"
Hành Tinh Của Một Kẻ Nghĩ Nhiều PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hành Tinh Của Một Kẻ Nghĩ Nhiều PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
HÀNH TINH CỦA MỘT KẺ NGHĨ NHIỀU - NGUYỄN ĐOÀN MINH THƯ
01. Thoải mái với cô độc và cảm giác không thuộc về Có phải khi con người cảm thấy cô độc, họ không hề nghĩ rằng trên đời có những kẻ giống như họ? Việc biết rằng có vô và những kẻ cô độc khác trên đời liệu có xoa dịu cảm giác cô lập trong họ hay không? Liệu khi biết rằng chính bản thân cũng là một kẻ cô độc có xoa dịu cảm giác lạc lõng bên trong bạn, một người cũng có cảm tưởng tương tự về bản thân? Chúng ta vẫn hay lầm tưởng và nạn nhân hóa cụm từ cô độc hay những người lựa chọn sự cô độc. bởi chúng ta là những động vật xã hội, do đó chuyện giao tiếp và gây dựng quan hệ với những động vật xã hội khác dường như đã được lý tưởng hóa là một điều những người tài giỏi, cấp cao và thu hút làm rất tốt. Ngược lại, việc không giỏi nói chuyện, không giữ được những mối quan hệ xã giao hoặc hồi hộp trước đám đông sẽ bị gán mác yếu kém, đáng thương hại và cần được cải thiện để trở nên tốt hơn.
Đặc biệt trong xã hội hiện đại, với sức mạnh của mạng xã hội, các mối quan hệ - vốn là chìa khoá dẫn đến những cơ hội công việc, tình yêu, bạn bè - càng được khuếch đại khi mà định mệnh chỉ cách bạn một cú nhấp chuột, một mẩu tin nhắn. Việc kết nối đơn giản,
1 | T r a n g
việc không giỏi kết nối càng biến thành một sự hổ thẹn cho những người thích được ở một mình. Việc chấp nhận bản thân là một người cô độc không phải là một ý tưởng có thể khiến bạn thoải mái thú nhận mà không cần hàng vạn giờ tự nói chuyện và thuyết phục bản thân bạn không phải là một kẻ lập dị.
Trục xu hướng tính cách hướng nội - hướng ngoại là một khái niệm đã khá phổ biến bên trong tâm lý học tính cách. Hai cực tính cách này đã tiếp cận đến dân số chung mạnh mẽ qua các bài trắc nghiệm phổ biến có thể dễ dàng tìm thấy và làm trực tuyến như Mô hình Năm đặc trưng tính cách lớn (Big Five Personality) hay Bộ câu hỏi trắc nghiệm 16 nhóm tính cách Myer-Briggs (Myer Briggs 16 Personality Test). Một thuyết tính cách ta được chứng minh và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học và thuyết Năm đặc trưng tính cách lớn (Big Five Personality) được phát triển và nghiên cứu sâu bởi hai nhà tâm lý học Costa và McRae (1985, 1989, 1992, 1997). Trong đó. Sự hướng ngoại được định nghĩa là một thước đo đáng tin cậy cho mức độ giao tiếp xã hội của một người. Sự hướng ngoại được quyết định bởi 6 yếu tố bao gồm sự ấm áp, độ yêu thích việc giao du, sự chủ động, sự năng động, việc tìm kiếm sự hào hứng và cảm xúc tích cực.
2 | T r a n g
Bởi những đặc trưng tính cách này, sẽ không có gì bất ngờ khi những người cô độc thường thuộc nhóm hướng nội. Và cũng không còn xa lạ gì chuyện tính cách hướng ngoại thường được coi trọng hơn trong xã hội chúng ta đang sống. Nghiên cứu của Back và các cộng sự (2011) cho thấy những người có tính cách hướng ngoại thường dễ dàng thu hút người khác hơn và khiến người lạ có nhận định tích cực về họ ngay từ lần gặp đầu tiên, ngược lại với sự im lặng của người hướng nội.
Nhìn lại những năm tháng xa nhà, những mùa Tết không có gia đình, bạn bè, nhìn lại đêm giáng sinh nằm trên giường ký túc xá, dưới ánh đèn led dây mình mua ba trăm ngàn trên Amazon, mình càng thấm thía sự cô độc đã trải qua, một sự thỏa hiệp mà trong thời điểm đó, mình thậm chí đã không biết đến sự tồn tại của nó. Những cảm xúc trong căn phòng đơn độc không để lại nỗi buồn trong trái tim, nhưng để lại dấu vết của một kẻ ngoài lề xã hội, một minh chứng cho sự biệt lập mà mình đã thôi chối bỏ.
Mình nhận ra, sự cô độc chỉ tiêu cực khi bạn coi thường nó, khước từ nó và ép bản thân trốn chạy khỏi nó. Nghiên cứu của Nguyen (2019) với các sinh viên đại học năm nhất ở Mỹ và Canada cho thấy, đối với những sinh viên không cảm thấy bản thân thuộc về một cộng đồng nhất định, việc chủ động tìm đến sự cô độc và
3 | T r a n g
chấp nhận bản thân khi ở một mình cho thấy sự tích cực trong sức khỏe tinh thần của họ, biểu hiện ở lòng tự trọng cao, cảm giác cô đơn thấp và mong muốn kết nối với những người khác cao hơn. Ngược lại, những sinh viên không thể hòa nhập và cũng không thể thỏa hiệp với cô độc có xu hướng cô độc cao hơn, khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn, lòng tự trọng thấp và cảm giác kết nối với người khác thấp hơn.
Thời còn làm nhân viên bán hàng trong tiệm tạp hóa của trường đại học, rất nhiều lần các bạn đồng nghiệp đã hỏi mình rằng "Mày có tham gia câu lạc bộ nào không?" Mình đều cười và nói rằng "Không, tao ghét giao tiếp xã hội lắm, tao cũng ghét câu lạc bộ nữa." Tất cả đồng nghiệp đều bất ngờ khi mình nói với họ điều này, "Nhưng mà tao cảm thấy mày hòa đồng lắm mà." Đó chính là sự mâu thuẫn của cảm giác cô độc, bạn có thể cảm nhận nó ngay cả khi nói chuyện và gây dựng nhiều mối quan hệ xã giao đòi hỏi mức năng lượng thấp và dành phần lớn thời gian cho bản thân.
Một yếu tố khác khiến mình cảm thấy bản thân luôn muốn được ở một mình nhiều hơn là việc tham gia vào các hội nhóm - đây cũng nằm trong số những điều mình đã thử. Mình từng cố ép bạn thân góp mặt trong một vài câu lạc bộ của trường đại học như:
4 | T r a n g
cầu lông, bóng bàn và bắn cung. Dù mình rất thích và tận hưởng tất cả các hoạt động này nhưng việc phải xã Giao và thực hiện chúng trong môi trường đám đông và hội nhóm khiến mình rất mệt mỏi. Mình vẫn nhớ vào năm nhất. Trong một lần bước vào phòng của câu lạc bộ bóng bàn, mình đã trải nghiệm cơn lo âu xã hội tệ nhất trên đời, mình vừa khó thở, mặt nóng ran, vừa bồn chồn đến buồn nôn. Tất cả những điều này xảy ra đều do cảm giác lo sợ đã đạt đến đỉnh điểm. Mình nhận ra rằng không có lý do gì để bắt ép bạn thân phải trải qua những cuộc tình cảm xúc như vậy chỉ vì xã hội cho rằng việc hướng ngoại, việc giao lưu rộng rãi và thuộc về hội nhóm là điều đáng mong đợi, là điều mình buộc bản thân phải thay đổi để cảm thấy thuộc về.
Vậy hà cớ gì phải ép bản thân trải qua những cảm xúc cao trào ấy khi mình thoải mái hơn với cảm giác trầm lặng và điềm tĩnh? Nghiên cứu của Nguyen (2018) chia những người tham gia vào hai nhóm. Nhóm thứ nhất sẽ ngồi một mình và không làm gì trong 15 phút và nhóm thứ hai sẽ được giao tiếp với trợ lý nghiên cứu. Những người tham gia sẽ được khảo sát về cảm xúc trước và sau khi tham gia thí nghiệm. Kết quả cho thấy việc ở một mình sẽ giảm nhưng cảm xúc cao trào, cả tích cực lẫn tiêu cực, nhưng hào hứng, mạnh mẽ, tự hào, tràn đầy cảm hứng hay bồn chồn, sợ hãi, xấu hổ,
5 | T r a n g
khó chịu và gia tăng những cảm xúc có mức năng lượng thấp như điềm tĩnh và bình yên. Kết luận của nghiên cứu này cho thấy cô độc cho chúng ta cơ hội để thanh thản và điềm đạm hơn.
Thoải mái với cô độc, rốt cuộc không chỉ giúp một kẻ hướng nội két giao tiếp như mình dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu sự giàu có trong tâm hồn của bản thân. Điều này còn dạy mình chấp nhận rằng khi không được nhìn nhận là cool ngầu vì ít bạn bè, ít người theo dõi trên mạng xã hội thì cũng không sao cả, vì mình thoải mái là chính mình. Đó có lẽ là cách tốt nhất để bước vào bản thể chân thật nhất và đem lại sự tự tin trầm lặng - điều đã giúp mình bắt đầu những công việc mới ở một đất nước xa lạ cũng như bắt đầu một podcast để chia sẻ chuyện sống thật và sống yếu đuối với rất nhiều những người đồng cảm và nhìn thấy họ trong bản thể nhiều khiếm khuyết và phi hoàn hảo của chính mình.
02. Chật vật với chuyện ghét bản thân
Trước khi chấp nhận cảm giác không thuộc về và thoải mái với cô độc, mình đã có một thời gian dài trải nghiệm cảm giác chán ghét bản thân. Điển hình của những hành vi tàn nhẫn này là việc đầu tiên mình liên tục nhai đi nhai lại những điều xấu hổ mình đã phạm phải trong quá khứ. Tất cả đều là những sai lầm mình không bao giờ muốn kể ra cho người ngoài, nhưng lại không ngừng dằn
6 | T r a n g
vặt bản thân và làm bầm dập sức khỏe tinh thần của chính mình. Tất cả đều là những chuyện không thay đổi được, đều là những sai lầm tuổi trẻ, đều là những hành vi chưa từng gây hại đến ai, nhưng mình nhận thức được đó là những hành vi sai trái và do đó mình không đáng được tha thứ, không đáng được xem là một con người đàng hoàng.
Những ký ức này quay đi quay lại trong đầu mình như những thước phim, khi mình đứng tắm trong nhà tắm, khi mình nấu ăn, khi mình đi bộ bâng quơ và nhìn thấy một đồ vật liên quan đến ký ức đó. Rất nhiều lần mình phải bố vào cẳng tay để cắt đứt những dòng suy nghĩ này. Đầu óc mình không bao giờ ngươi nghỉ chỉ trích bản thân. Đến bây giờ để nhìn lại sức khỏe tinh thần tồi tệ của mình hồi năm hai đại học, mình nghĩ rằng phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ không biết mình là ai, cũng không có giá trị sống để định nghĩa bản thân. Hệ quả của nó là việc mình tự tước đoạt lòng chắc ẩn với chính mình và tự tra tấn tinh thần mỗi ngày.
Neff (2003) định nghĩa dòng chắc ẩn cho chính mình là khi bạn đối xử với cá thể đang chật vật trong đời - không ai khác là chính bạn - bằng sự tử tế thay vì sự chỉ trích, bằng cách thấu hiểu thay vì liên tục nhai đi nhai lại những sai lầm cùng khiếm khuyết của bản thân trong đầu và chấp nhận rằng việc phạm lỗi hay vật
7 | T r a n g
lộn trong đời là một điều rất con người. Không giống như lòng tự trọng là một thứ chỉ có thể xây dựng dựa trên những thành tựu hay những điều đẹp đẽ bạn làm, lòng trắc ẩn do chính mình là loại xúc cảm vô điều kiện, bất kể bạn có thành đạt hay không, tốt đẹp hay không, đó là việc luôn đối xử với chính bạn một cách dịu dàng và tử tế. Nghiên cứu của Neff (2003) cho thấy những người có lòng tự trách bản cao thường cảm thấy ít lo âu và trầm cảm hơn, đồng thời cảm thấy gắn kết với xã hội và hài lòng với cuộc sống hơn, bất kể lòng tự trọng của họ có cao hay không. Việc ghét bản thân, do đó, nên được định nghĩa là khi bạn tự mình tước đoạt lòng trắc ẩn với bản thân.
Một khái niệm khác cũng gắn liền với lòng trắc ẩn tự thân và sự chán ghét bản thân là nỗi sợ lòng trắc ẩn, bao hàm cả việc từ chối yêu thương bản thân và lòng tốt người khác dành cho chúng ta. Nghiên cứu của Gilbert và cộng sự (2014) và nỗi sợ này đề cập đến hai lý do khiến chúng ta không muốn dành lòng trắc ẩn cho chính mình. Lý do thứ nhất nằm ở chỗ chúng ta nhìn nhận việc đón nhận lòng tốt là một sự yếu đuối hoặc nuông chiều bản thân. Do đó, để là một người mạnh mẽ, chúng ta vô tình khước từ lòng tốt từ mọi người xung quanh đồng thời không thể tự xây dựng lòng trắc ẩn cho chính mình.
8 | T r a n g
Lý do thứ hai cho rằng nỗi sợ này đã được cắm rễ từ những tổn thương trong tuổi thơ. Cụ thể hơn, nghiên cứu này cho thấy rằng những đứa trẻ bị bạo hành hay thiếu sự quan tâm tới các bậc cha mẹ thường lớn lên với nỗi sợ về lòng tốt và sự gắn kết. Nỗi sợ này thường kích hoạt xu hướng né tránh cảm xúc trong mối quan hệ giữa người với người. Nghiên cứu của Naismith (2019) cho thấy rằng những đứa trẻ thiếu thốn tình thương của ba mẹ trong tuổi thơ sẽ có lòng trắc ẩn thấp cho bản thân khi trưởng thành. Đồng thời, cảm giác yếu kém và không bao giờ là đủ cũng là hệ quả của việc không nhận được sự công nhận từ cha mẹ.
Nghiên cứu của Gilbert cùng các cộng sự (2014) cho thấy biểu hiện giữa hai đón nhận lòng trắc ẩn từ người khác có mối quan hệ đồng biến với nỗi sợ yêu thương chính bản thân. Hay nói cách khác, nếu bạn không thể để người khác yêu bạn thì chính là do bạn không thể yêu bản thân mình và ngược lại. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những người có xu hướng trầm cảm thường cho rằng việc được yêu vô cùng đau đớn vì họ không cảm thấy mình xứng đáng được yêu. Sự chán ghét bản thân ở đây bắt nguồn từ suy nghĩ: "Đó là bởi bạn không phải là tôi, nếu bạn biết được những gì đang diễn ra trong đầu tôi, bạn sẽ không thể yêu tôi đâu." Cảm giác xấu hổ và việc tin rằng bản thân là một kẻ xấu là vật cản khiến chúng ta
9 | T r a n g
không thể yêu thương chính mình và càng không thể cho phép người khác yêu thương chúng ta.
Vào năm 2016, thông qua việc trị liệu tâm lý với những bệnh nhân trầm cảm, Austin đã nghiên cứu về sự chán ghét bản thân và cho rằng đây là biểu hiện của nỗi hổ thẹn hiện sinh. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, việc ghép bản thân là một phần của quá trình sống và tự vấn về sự tồn tại của một người. Đây là cách nỗi khổ thẹn của ai đó tự lên tiếng cho sự tồn tại của nó trong đấy họ. Mình nghĩ rằng, đây là một điều rất con người, rất phức tạp, nhưng cũng vô cùng bình thường. Chúng ta có thể chấp nhận và làm quen với những suy nghĩ phức tạp này để công nhận sự tồn tại của chúng thay vì chối bỏ và lờ đi sự tiêu cực này. Chúng ta bị bán cho lối tư duy mọi thứ trên đời đều phải được vận hành bằng tình
"VIỆC THA THỨ CHO CHÍNH MÌNH KHÔNG PHẢI LÀ MỘT QUÃNG ĐƯỜNG DỄ DÀNG, CŨNG KHÔNG PHẢI CHỈ TỐN NGÀY MỘT NGÀY HAI, MÀ ĐÓ LÀ SỰ CỘNG HƯỞNG CỦA THỜI GIAN, CỦA NHỮNG KHÁM PHÁ VỀ THẾ GIỚI VÀ VỀ BẢN THÂN."
yêu và rằng yêu bản thân hoàn toàn là một quá trình đơn sắc màu hồng mà một buổi đi spa hay một ngày quẹt thẻ thả ga mua sắm
10 | T r a n g
có thể giải quyết được. Vậy nhưng thực chất, việc kết bạn thân là một phần của quá trình học cách yêu bản thân.
Từ khi bắt đầu công nhận mình có những suy nghĩ căm ghét bản thân, mình đã không còn nhớ rõ những dằn vặt và cảm giác ghê tởm đã từng trải nghiệm trong nhà tắm, khi đi bộ, khi nấu ăn về những ký ức đã hổ thẹn thuở nào. Mỗi lần những ký ức đó ùa về, mình bắt đầu nhắc nhở bản thân rằng, đây là hành vi ghét bỏ chính mình, chuyện này đã qua rồi, mình tha thứ cho mình của quá khứ, mình tha thứ cho bạn thân, mình chọn cách yêu bản thân.
Mình cần phải tha thứ và viết lại bản thân, tự trả lời cho câu hỏi mình là ai, giá trị sống của mình là gì, mục đích sống của mình là gì. Mình biết rằng đây không phải là đích đến. Trong cuộc sống và trong tương lai, mình sẽ còn chạm phải nhiều sai lầm và làm những điều xấu hổ khiến mình căm ghét bản thân, tất cả như mọi người đang sống. Nhưng việc duy nhất mình có thể làm là cố hết mình để nương theo nhưng giá trị sống mình đã tự định nghĩa. Và nếu như mình lại phải căm ghét bản thân, việc công nhận nó và chấp nhận sự xấu xa của chính mình là bước đầu để chuộc lỗi và học cách tha thứ.
03. Luôn cảm thấy không bao giờ là đủ
11 | T r a n g
Để lần về quá khứ và tìm kiếm thời điểm mình cảm thấy những thành tựu, những công sức và tài năng của bản thân chưa khi nào là đủ, mình thật sự không biết phải bắt đầu từ đâu. Liệu đây có phải là một cảm giác tất cả mọi người đều đã trải qua hay không? Vậy nhưng có lẽ yếu tố lớn nhất để hình thành cảm giác không hài lòng với bản thân là lề thói được rèn luyện suốt những năm tháng đi học - khi ba mẹ có nhiều kỳ vọng, bản thân có tính cạnh tranh và tham vọng cao cộng thêm một cái tôi hống hách cho rằng bản thân được định mệnh ban cho một cái gì đó lớn lao hơn là những điều tầm thường bình dị. Mình đã tử hình thành thói thích với và đòi hỏi rất nhiều ở bản thân.
Ngay từ khi còn đi học mẫu giáo và cấp một, mình đã được các bạn đồng lứa và thầy cô đánh giá là "giỏi". Tất cả thật ra chỉ phản chiếu một phần năng lực tư duy của mình, đạt được thật ra nhờ rất nhiều vào chuyện đi học thêm, chứ bản thân mình không phải là đứa thông minh xuất chúng. Mình vẫn nhớ ngày nhận được kết quả rớt trường chuyên cấp hai, mình đã úp mặt vào giường khóc như mưa, cảm giác bại trận, vô giá trị kém cỏi, trong giây phút đó đã vươn tới đỉnh điểm trong đời mình. Sau này khi lên học cấp ba, mình cũng rớt vài ba trường chuyên mới vào học một trường chọn trong thành phố. Lên đại học, rủ đi du học nước ngoài nhưng một
12 | T r a n g
phần lớn cũng là nhờ gia đình có khả năng chu cấp, mình mới mơ được đặt chân lên đất Anh và học một trường hạng trung. Nói tóm lại, mình là một kẻ tương đối tầm thường nếu không muốn nói những gì mình có được là nhờ hoàn cảnh, chứ bản thân thực lực chưa đủ để ưỡn ngực tự hào. Càng nhận thức được những yếu tố này, mình càng cảm thấy bản thân phải nỗ lực hơn, rằng mình chưa sống cho trọn vẹn tiềm năng của bản thân, rằng mình không được ngơi nghỉ làm việc, học tập và tìm cách phát triển. Mình là điển hình của một kẻ thích với, một đứa trẻ có thành tích cao hơn trí thông minh thật sự của chúng vì chúng không ngừng ép bản thân phải chạy vòng chạy hamster.
Vậy như thế nào là một kẻ thích với? Một trong những nghiên cứu sớm nhất trong tâm lý học về vấn đề này là nghiên cứu của Curry (1961). Trong nghiên cứu này, Curry cho các học sinh làm hai bài kiểm tra để đo độ trưởng thành về mặt trí tuệ và về phương diện học thuật. Hai nhóm được phân ra trong nghiên cứu này là "underachievers"hay là những đứa trẻ học kém hơn thực lực của mình và "overachievers" là những đứa trẻ có thành tích học tập cao hơn trí tuệ thực sự của chúng. Những đứa trẻ ở nhóm sau là những đứa trẻ có lúc nào cũng nỗ lực và từ đó thích với, tức là thích với cao hơn tầm của mình. Nghiên cứu này cho thấy, những đứa trẻ
13 | T r a n g
học kém hay thích cúi có chỉ số IQ trung bình cao hơn những đứa trẻ thích với. Con trai có xu hướng nằm trong nhóm học kém hơn thực lực, ngược lại thì con gái có xu hướng học với cao hơn.
Theo nghiên cứu của Micomonaco và Espinoza (2019), mấu chốt để những kẻ thích với đạt được thành tích cao hơn thực lực của họ phần lớn nằm ở luôn được cá nhân. Nghiên cứu này cho thấy những học sinh có điểm đầu vào thấp nhất trong lứa học sinh được công nhận là trường đại học và có thành tích cao nhất sau học kỳ đầu tiên có xu hướng kích hoạt nội lực - một cơ chế tư tưởng cho bản thân người đó chịu trách nhiệm cho tất cả sự việc xảy ra trong cuộc sống của họ. Mỗi khi gặp thất bại, những học sinh này cho rằng thất bại của họ xuất phát từ việc họ chưa cố gắng đủ và sử dụng phương pháp học tập chưa hiệu quả, từ đó nỗ lực nhiều hơn cho lần tiếp theo. Tư duy này trái ngược với tư duy ngoại lực hay đổ lỗi cho hoàn cảnh mỗi khi thất bại. Bằng việc vô cùng khắt khe với bản thân và kỉ luật thép với chính mình những người thích với có thể đạt được thành tựu vượt quá khả năng của họ.
Trong xã hội mà tư tưởng tư bản và việc mọi thứ chúng ta có được đều là phần thưởng từ sự nỗ lực của chính bản thân và mỗi chúng ta đều có một cái giá đang ăn dần vào các sản phẩm truyền thông và giá trị sống, việc lúc nào cũng tự tạo áp lực cho bản thân
14 | T r a n g
hoạt động hết công suất để thành công biến một điều đáng được tán dương và khao khát.
" PHẦN LỚN THỜI GIAN TRONG CUỘC SỐNG, MÌNH CẢM THẤY BẢN THÂN ĐANG BÁN MÌNH CHO CÔNG VIỆC, RÃ RỜI VÀ CẠN KIỆT NĂNG LƯỢNG."
Vậy nhưng là một kẻ thích với, bạn thân mình nhìn nhận xu hướng này là một điều độc hại và ăn mòn sức khỏe tinh thần một cách chậm rãi.
Xu hướng thích với cũng đi kèm với các đặc tính như kiên trì, chăm chỉ, tham vọng và thói theo đuổi sự hoàn hảo. Nghiên cứu của Clinique và cộng sự (2012) cho thấy tính kiên trì là một đức tính thường được tìm thấy ở những người thích với, có xu hướng khiến họ trải nghiệm cảm xúc theo hai chiều hướng cực đoan. Khi những người này vui vẻ, họ có thể hào hứng, mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng và cảm hứng. Ngược lại khi họ rơi vào trạng thái tiêu cực, họ sẽ trải qua những cảm xúc căng thẳng, sợ hãi, buồn bã, tội lỗi, xấu hổ, lo lắng và bồn chồn. Xu hướng này sẽ tệ hơn nếu kết hợp thêm thói theo đuổi sự hoàn hảo. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra những người thích với cũng có nguy cơ trải nghiệm trứng rối loạn lo âu nhiều hơn bạn bè đồng trang lứa.
15 | T r a n g
Cá nhân mình thấy rằng thích với không chỉ đơn giản là có thể thay đổi và xóa bỏ qua việc đọc một bài viết, lắng nghe một bài thuyết giảng, hay ngồi thiền mỗi ngày. Điều này đòi hỏi bạn biết chấp nhận bản thân và điều chỉnh những yếu tố khác trong cuộc sống để cân bằng tham vọng nghề nghiệp, sức khỏe tâm lý và các mối quan hệ cá nhân, qua đó, giảm đi những cảm xúc tiêu cực như sự tự nghi ngờ, xu hướng nghiện công việc và rối loạn lo âu. Mình cũng đang học cách để yêu bản thân một cách vô điều kiện, không phải chỉ khi đạt được một thành tựu, khi kiếm ra được tiền hay khi mình với những thứ cao hơn tầm của bản thân. Đó sẽ là một chặng đường dài, và nếu bạn cũng giống mình, hãy lường trước rằng chặng đường của bạn cũng như vậy.
04. Không thích hình ảnh của mình trong gương Có một điều mà mình chưa bao giờ tâm sự với ai, trừ khoảng 10.000 người đã nghe podcast của mình, là ngoại hình hồi nhỏ của mình rất xấu xí. Nói cho chính xác thì mình đã diễn tả chính mình với các thính giả trong tập podcast của Amateur Psychologyrằng mình là một con vịt xấu xí. Hành trình thay đổi bản thân của mình cũng không có gì là hay ho hay đáng tự hào.
Mình bước vào một ngôi trường cấp ba nơi quy định học sinh nữ phải mặc áo dài suốt tuần. Đối với mình, vào đối với cơ thể con
16 | T r a n g
gái tuổi 16 của mình, áo dài là một cơn ác mộng. Mỗi buổi sáng thức dậy, mình liên tục phải nhìn vào cơ thể của mình trong tà áo dài không thể nào thảm họa phần ngực áo ôm vào khuôn ngực lép xẹp và rộng như con trai một cách gò bó và kỳ cục, phần eo áo lỏng lẻo quanh vòng eo to là mình trông như một khuôn chữ nhật, mái tóc đen cột kiểu đuôi ngựa để lộ vầng trán phẳng, láng và rám nắng không hề ưa nhìn cùng làn da sần sùi mụn của con gái tuổi dậy thì. Dân gian có câu người đẹp vì lụa, nhưng trong mắt mình, làm cho tao dài trông vạn lần xấu xí, theo cách mình tự cảm nhận về bản thân. Cấp ba là một khoảng thời gian khó khăn đối với mình.
Mình tự nhận thức được vẻ ngoài kém thu hút của bản thân, suốt quãng thời gian đi học mình cũng không thèm muốn gì chuyện yêu đương, vì căn bản con trai cũng không muốn nói chuyện với mình. Vậy nhưng con trai là loại động vật đáng sợ nhất trong ký ức thời niên thiếu của mình. Vào những giờ ra chơi, tụi con trai tụm lại một nhóm với nhau cười cợt và xếp hạng các bạn gái theo nhan sắc. Những bạn trong top đầu là những bạn có khuôn mặt xinh xắn, cơ thể cân đối, lại rất có duyên trong việc nói chuyện với các bạn nam. Tất nhiên mình làm trong những top cuối. Mình ở tuổi 21 nếu nghe được những điều này vẫn sẽ quay về
17 | T r a n g
nhà nhảy lên giường úp mặt xuống gối mà tức tưới chứ đừng nói đến cô bé 16 tuổi xấu xí năm nào. Vậy là mình nhịn ăn để giảm cân. Năm 16 tuổi, mình cao 1m55 và nặng 65kg. Đến năm 17 tuổi, mình vẫn cao từng ấy nhưng nặng chỉ còn 50kg. Năm 17 tuổi là thời gian kỳ lạ nhất trong 21 năm sống trên đời của mình. Mình đã tưởng rằng chỉ cần ốm đi mình sẽ hạnh phúc, chỉ cần ốm đi mình sẽ hài lòng với cuộc đời của mình. Vỡ lẽ ra đây chỉ là một lầm tưởng. Mỗi ngày mình thức dậy với một tinh thần không thể nào tồi tệ hơn. Tà áo dài rộng thùng thình đã đem cắt giờ lại ôm gọn vào eo mình, mình không còn trông giống một hình chữ nhật nữa, mà thay vào đó mình trong gương giống một cô gái buồn. Đêm nào cũng phải chiến đấu dữ dội với cơn thèm ăn. Mình không ăn Hai chén cơm mỗi bữa ngay cả khi hôm đó có món khoái khẩu là cá hú kho tộ và canh khoai mỡ mẹ nấu. Mỗi lần ăn một bịch snack mình đều phải đọc kỹ thành phần và lượng ca-lo. Mình là một người rất thích ăn, đồ ăn là niềm vui, là danh tính, là một phần lớn trong các câu chuyện, các cuộc hội thoại của mình. Kể cả bây giờ khi sống ở nước ngoài và nói chuyện với các bạn ngoại quốc, nói về đồ ăn cũng là một chủ đề mình có thể ưỡn ngực tự hào để mà khô môi múa mép. Niềm vui của mình năm 17 tuổi hoàn toàn bị giết chết để có được cơ thể của một cô gái buồn.
18 | T r a n g
Vậy nhưng vào năm mình 17 tuổi, mỗi khi gặp những người quen mình thời còn "béo", ai cũng xuýt xoa "Làm sao giảm được ký hay vậy, bữa nay trông xinh xắn ra vì ốm đi quá!". Những lời nói đó thật lòng rất mát dạ, nhưng chúng cũng chỉ đem lại những thỏa mãn tức thời, mình không thể ngừng lại mong muốn tiếp tục giảm cân. 50kg vẫn chưa đủ, mục tiêu của mình là giảm xuống còn 45kg. Đó là một xã hội luôn nhắc nhở mình tiêu chuẩn của cái đẹp chỉ có gọi cho một vài tiêu chí - ốm không mỡ thừa, da trắng như tuyết và mịn như da em bé, mắt to, mũi cao, môi mềm. Thật là một đống lý tưởng vô nghĩa!
Nghiên cứu của Kerry, Berg và Thompson (2004) cho ra một mô hình Nội hóa những khuôn mẫu hình để dẫn đến sự bất mãn về cơ thể và xác định ba yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về ngoại hình của mình là cha mẹ, bạn bè đồng lứa và truyền thông. Và yếu tố gia đình, nghiên cứu này cho thấy những người có cha mẹ thường xuyên trêu chọc phải ngoại hình, suy nghĩ thái quá về cân nặng và ăn kiêng -thông qua các hành vi như thảo luận về số đo, chế độ ăn uống và mức độ quan trọng của nó, sẽ có xu hướng nhìn nhận tiêu cực về cơ thể của họ.
Đối với yếu tố thứ hai, nghiên cứu của Jones và Crawford (2006) cho thấy con gái có tần suất nói chuyện với bạn đồng lúa
19 | T r a n g
về ngoại hình nhiều hơn. Tuy nhiên, con trai lại thường tán gẫu về cách phát triển cơ bắp với tần suất nhiều hơn truyện ăn kiêng của hội con gái. Điều này cho thấy việc đặt nhiều tâm tư và ngoại hình khá phổ biến ở cả hai giới. Đặc biệt ở con trai, những câu chuyện về rèn luyện cơ bắp như tập gym hoặc chơi thể thao còn mang tính giới hóa - việc thay đổi nhân dạng của bản thân để phù hợp với khuôn mẫu giới do xã hội đặt ra. Vậy nên việc đem những chủ đề này vào những cuộc trò chuyện hàng ngày với bạn đồng lứa còn được xem là đáng khao khát theo chuẩn mực xã hội của tính nam. Và yếu tố truyền thông, nghiên cứu của Knauss và cộng sự (2008) báo cáo rằng ảnh hưởng từ việc nội hóa những tiêu chuẩn bất khả của truyền thông về cơ thể có tác động lớn đến sự hài lòng của con gái với cơ thể của họ. Tuy nhiên điều này không được phát hiện ở con trai. Lời giải thích cho sự khác biệt này là giả thuyết các bạn nam có xu hướng ngưỡng mộ những siêu anh hùng hoặc các vận động viên thể thao hơn là so sánh cơ thể của bản thân với người nổi tiếng như các bạn nữ.
Bất ngờ hơn, nghiên cứu của Jones cùng cộng sự (2004) và Vincent cùng McCabe (2002), con trai lại thường bị bạn đồng lúa chọc ghẹo về ngoại hình nhiều hơn con gái, đặc biệt là những bạn nam có cơ thể gầy và thiếu cơ bắp. Vậy nhưng nghiên cứu của
20 | T r a n g
Lawler và Nixon (2011) cho thấy dáng con gái thương có nhớ bất mãn về ngoại hình hơn con trai. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con trai không hề tự ti, hơn một nửa như người tham gia là nam có mong muốn thay đổi ngoại hình của bản thân. Sự khác biệt về giới cũng được chỉ ra khi con gái có nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè về ngoại hình và có sự nội hóa các tiêu chuẩn ngoại hình nhiều hơn con trai. Từ đó, con gái cũng dễ tổn thương hơn khi nói về vấn đề này và thường cảm thấy áp lực trong việc rập khuôn bản thân để phù hợp với các tiêu chuẩn sắc đẹp. Một kết quả thể hiện rõ ràng sự khác nhau trong công việc nhìn nhận về ngoại hình bản thân ở hai giới là: đối với các bạn nam có chỉ số cơ thể trên trung bình, có tới 1/3 trong số đó mong muốn cơ thể to hơn và chỉ 10% mong muốn có cơ thể nhỏ hơn; đối với các bạn nữ có chỉ số cơ thể trung bình, đến 75% cảm thấy không hài lòng với cơ thể của bản thân và đa phần các bạn nữ này đều mong muốn có cơ thể nhỏ hơn.
Nghiên cứu của Berg và cộng sự (2007) cho thấy ở phụ nữ, các tác nhân như lòng tự trọng, xu hướng trầm cảm, chuyện bạn bè ăn kiêng, việc tiếp xúc với hình ảnh cơ thể lý tưởng của phụ nữ trên các tạp chí và chỉ số cơ thể đều có tác động rất lớn đến sự không hài lòng về ngoại hình. Tuy nhiên, những yếu tố này lại không có nhiều ảnh hưởng tương tự ở nam giới. Nghiên cứu này cũng kết
21 | T r a n g
luận rằng, do bị "phơi nhiễm" trước các tạp chí có liên quan đến những hình ảnh về tiêu chuẩn ngoại hình hay các nội dung về giảm cân và ăn kiêng, phụ nữ thường tự so sánh bản thân với những người nổi tiếng trên mạng xã hội, từ đó dẫn đến sự tiêu cực trong cách nhìn nhận về cơ thể của chính họ. Bên cạnh đó, lòng tự trọng thấp và xu hướng trầm cảm cũng liên hệ đến tần suất so sánh cơ thể với các hình mẫu lý tưởng. Kết luận của nghiên cứu này cho thấy tuy cả nam và nữ đều dễ bị tổn thương bởi các yếu tố ngoại hình, phụ nữ sẽ là nạn nhân lớn nhất của các chiến dịch tuyên truyền trên mạng xã hội và truyền thông, thường là những tiêu chuẩn phi thực tế về cơ thể lý tưởng mà phụ nữ cần phải có được thêu dệt qua các hình ảnh trên Instagram hay phim ảnh.
Mình chưa bao giờ giảm xuống 45kg. Mình đã dừng lại, ở một giai đoạn buồn nhất, khi sức khỏe tinh thần của mình ở đáy vực, mình đi du mọi thứ thay đổi, mình quá bận rộn trong môi trường mới, qua đầu tư vào chuyện hòa nhập và chuyện học. Mình tìm thấy giá trị của bản thân qua những đêm muộn ngồi học trong thư viện đọc về các thuyết xã hội học, qua những quyển sách về nhân dạng và chỗ đứng của cá nhân trong đời, qua những tình bạn đẹp với các cô gái cũng chật vật với hình ảnh cơ thể như mình. Và trên
22 | T r a n g
hết, ở một đất nước vạn dặm xa nhà, lần đầu tiên mình không có cân để xem mình nặng bao nhiêu ký. Mình vui hơn bao giờ hết. Lần khám sức khỏe cuối cùng ở phòng y tế trường đại học, mình nặng 54kg. Nếu bạn đặt tay lên bụng mình, bạn có thể nắm một tảng mỡ thừa đầy lòng bàn tay. Nếu bạn nhìn mình mặc váy ngắn, bạn có thể thấy bắp chân "cuồn cuộn" của mình. Nếu bạn nhìn mình kỹ một chút sau lớp trang điểm, da mặt mình vẫn sần sùi, những vết sẹo từ mụn mọc lên từ ký kinh nguyệt tháng trước vẫn chưa phai màu. Mình chưa bao giờ xinh đẹp, và mình sẽ không bao giờ xinh đẹp, và điều đó không sao cả. Mình thấy rất vui, rất hài lòng với cơ thể của một cô gái. Chỉ đơn giản là một cô gái.
05. Thói so sánh và ghen tị
Nếu bạn cũng lớn lên trong một gia đình châu Á điển hình giống như mình, có lẽ việc nghe theo ba mẹ không ngớt lời khen ngợi con nhà người ta xinh đẹp ra sao, tài giỏi và lanh lợi như thế nào đã không còn xa lạ, và có thể bạn cũng sẽ trải nghiệm cảm giác mình sắp kể đến. Mình ghét những người hướng ngoại, ghét những người xinh đẹp và ghét những người thông minh vượt trội. Nhưng đó không hoàn toàn là sự thật. Mình không ghét họ. Mình ghen tị với họ, mong muốn được như họ. Nhưng mình không thể, mình chuyển hóa về kết bạn thân sang ghét bỏ những người không liên
23 | T r a n g
quan đến mình. Vì điều đó dễ dàng hơn. Trong suốt quá trình trưởng thành, mẹ luôn dặn dò mình, đố kị là một tính xấu và độc hại, rằng những người có tính đố kỵ luôn là những người không bao giờ được "trời cho". Đây là một triết lý đã dán mặt mình trong suốt những năm tuổi teen. Bởi mình biết, mình có tính ghen tị.
Mình ghen tị với bạn cùng lớp lúc nào cũng hơn điểm mình. Mình ghen tị với những người chị họ vừa xinh đẹp vừa hoạt bát mà khi nào mẹ mình cũng khen tấm tắc. Mình ghen tị với cô bạn xuất thân trong gia đình học thức, danh giá, thoải mái trong chuyển tiền bạc, lại biết chơi ba bốn nhà cụ và nói vài ba thứ tiếng. Mình ghét bản thân vì điều này. Bởi mình luôn tin rằng mình là một người tốt, là một người có đạo đức. Vậy nhưng mặt tối này, sự đố kỵ này hoàn toàn đi ngược lại với niềm tin của mình về bản thân. Và không ai muốn nghĩ bản thân họ là một người xấu, một nhân vật phản diện, một kẻ khiếm khuyết. Mình ghét sự đố kỵ, nhưng mình lại là hiện thân của sự đố kỵ.
Vậy kem tỉ là gì và chúng ta nên định nghĩa nó như thế nào? Trong Envy: The Seven Deadly Sins ‹tạm dịch: Đố kỵ: Bảy đại tội của con người› (2003), Vincent và Epstein có nhắc đến định nghĩa sát sao nhất của từ này trong từ điển Oxford: ghen tị là cảm giác tủi nhục và ác ý được hình thành từ cảm giác ghen ghét những điều
24 | T r a n g
tốt đẹp hơn của người khác. Lý luận của Van và cộng sự (2009) lại cho rằng trên đời tồn tại hai kiểu ghen tị: ghen tị lành tính và ghen tị ác tính. Trong khi ghen tị lành tính có bao hàm cả như ý nghĩ tích cực và cảm giác muốn cải thiện bản thân thì ghen tị ác tính ám chỉ khả năng có thể làm hại đối tượng bị ghét.
Sự khác biệt giữa hai kiểu ghen tị này nằm ở chỗ tính ghen tị ác tính thường được kích hoạt khi người mà ta đố kỵ không xứng đáng với thành quả họ có được, điều này khiến chúng ta cảm thấy bất công và vô lý. Trong khi đó, tính ghen tị lành tính sẽ được kích hoạt khi tình huống được xem là có thể thay đổi và kiểm soát, tức là chỉ cần cố gắng thì ta có thể lấy lại sự công bằng. Ngoài ra, Lange và Crusius (2015) còn cho rằng trong sự ghen tị ác tính khơi dậy ham muốn đạp đổ người khác thì tính ghen tị lành tính lại thôi thúc cảm giác muốn hoàn thiện bản thân. Dù thuộc loại nào thì tính ghen tị cũng thường được liên hệ với cảm giác khao khát được bằng người khác và ham muốn có được những điều đẹp đẽ họ có được (Vincent và Epstein, 2003).
Trong bảng nghiên cứu được thực hiện năm 2020, Hong và cộng sự đã thu thập thông tin về các sinh viên đại học và tầng lớp xã hội của họ, sau đó sử dụng thang đo mức độ nhạy cảm của nạn nhân trước bất công để chỉ ra mức độ khó chịu và căm phẫn của một
25 | T r a n g
người khi đối mặt với sự không công bằng. Sự nhạy cảm này thường liên quan đến các hành vi gây cấn, chồng đối xã hội và không hợp tác. Những người được ghi nhận có mức độ nhạy cảm cao thường cảm thấy bản thân thiệt thòi và trải nghiệm những cảm giác tức tối và căng thẳng nặng nề hơn khi có sự bất công. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, những người xuất thân từ tầng lớp xã hội thấp thường trải nghiệm cảm giác ghen tị nhiều hơn. Khi bị từ chối, những người này cũng cảm thấy tức tối và thua kém hơn do điều kiện vật chất thiếu thốn. Họ cũng tin rằng bất công là đặc tính của xã hội. Họ thường phải lo lắng về việc bị đối xử thiếu công bằng trong cuộc sống. Cuối cùng, họ cũng có mức độ nhạy cảm trước bất công cao hơn những người đến từ tầng lớp nhiều đặc quyền hơn. Vậy nên, nếu thấy một ai đó có tính ghen tị quá cực đoan, chúng ta không thể đơn thuần phán xét con người họ và bỏ qua hoàn cảnh họ sống.
Vậy thì ghen tị có phải là bản chất của con người không? Trong phòng thí nghiệm của Moyal, Motsenok và Ritov (2020), người tham gia được phân vào hai trường hợp giả định: trong trường hợp A, người chơi sẽ luôn nhận được 1.000 đô la cho bất cứ lựa chọn nào, tuy nhiên, họ có thể lựa chọn cho người còn lại nhận được số tiền từ 2.000 đô la đến 10.000 đô la. Trong trường hợp này, người
26 | T r a n g
tham gia sẽ nhận được đúng 1.000 đô la và luôn luôn ít hơn người còn lại. Kết quả cho thấy, hầu hết người chơi chọn cho người kia số tiền ít nhất là 2.000 đô la.
Trong trường hợp B, người tham gia sẽ luôn nhận được 11.000 đô la cho bất cứ lựa chọn nào họ đưa ra và cũng như trường hợp A, họ có thể lựa chọn cho người còn lại nhận được số tiền từ 2.000 đô la đến 10.000 đô la. Ở điều kiện này, người tham gia lúc nào cũng nhận được nhiều tiền hơn. Phần lớn người chơi trong trường hợp này lại cho đối tác nhận được 10.000 đô la. Bên cạnh đó, khảo sát những người tham gia ở trường hợp A cũng cho thấy có nhiều sự ghen tị hơn và mức độ ghen tị càng cao thì người tham gia càng cho người còn lại số tiền ít hơn. Từ đó có thể thấy, chúng ta muốn không tốt hơn điều chúng ta nhận được.
Nếu đã biết bản chất con người là đố kỵ, việc cô kìm nén cái ghen tị ác tính và chấp nhận cái ghen tị lành tính có được coi là độc hại hay không? Nghiên cứu của Jafri (2020) cho thấy tính ghen tị lành tính nếu được kết hợp cùng sự tự chủ có thể khiến một người đặt hiệu quả rất cao trong công việc. Tự chủ ở đây ám chỉ đến nhiều cách tư duy có thể đạt được tất cả nguyện vọng bằng ý chí và nỗ lực, tự làm chủ được cuộc đời và rằng hoàn cảnh không thể quyết định 100% những chuyện xảy ra trong cuộc sống. Có thể thấy đây
27 | T r a n g
là một đức tính hoàn toàn trái ngược với tính nhạy cảm trước bất công của mình đã nhắc đến từ trước. Nếu có thể kết hợp tính tự chủ và một chút ghen tị lành tính, đây sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo để thúc đẩy bạn vươn lên bằng người khác, từ đó kiến tạo thành công.
Trưởng thành, mình nhận ra đố kỵ không phải là một khái niệm đơn nghĩa, rằng đố kỵ không chỉ tồn tại trong cái xấu, cái đáng chê, cái cần được tẩy chay. Trong mỗi chúng ta tồn tại cả những con quỷ luôn thầm thì bên tai rằng chúng ta sẽ không bao giờ bằng người khác, chúng ta kém cỏi hơn, ngu xuẩn hơn và xấu xí hơn. Và rất nhiều lúc, đó là sự thật.
"VẬY NHƯNG NGƯỜI KHÁC KHÔNG PHẢI LÀ TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU CỦA BẠN, HỌ KHÔNG TỒN TẠI ĐỂ BẠN NHÌN THẤY CÁI XẤU XÍ CỦA MÌNH TRONG CÁI ĐẸP ĐẼ CỦA HỌ." Thật khó để cảm thấy hài lòng với bản thân khi nhìn thấy những điểm thua kém của chính mình.
Họ đơn giản cũng chỉ là những đơn thể đang sống cuộc đời của họ và bạn là một đơn thể khác đang sống cuộc đời của bạn. Càng lớn, càng gặp gỡ nhiều người tài giỏi hơn, càng nhận thức được sự rộng lớn của thế giới, sự ghen tị không còn chỉ tồn tại dưới một dạng hình thức tiêu cực đối với mình, mà đi kèm theo đó là sự ngưỡng
28 | T r a n g
mộ, thôi thúc bản thân phải nỗ lực hơn, thay vì nhận xị bởi người khác tài giỏi hơn, giàu có hơn, xinh đẹp hơn. Có lẽ đi cùng những thay đổi này cũng là việc nhận thức được chúng ta là ai trong thế giới, rằng ngay cả khi chưa giỏi bằng người khác thì mỗi người đều đi trên con đường riêng dẫn đến những vạch đích khác nhau. Đích đến của người khác không phải là đích đến của chúng ta, sẽ thật không công bằng khi chỉ nhìn vào con đường họ đi, soi chiếu bản thân trên con đường ấy và tự so sánh xem ai đang ở đâu và ai đang bị bỏ lại phía sau.
06. Sống thật với chính mình
Nếu đã đọc đến chương cuối cùng của phần một, mọi người cũng có thể lật lại trang đầu tiên để xem lại tiêu đề - The flawed me - Cái tôi không hoàn hảo, tất cả những chủ đề mình đã nói đến điều vẽ nên chân dung của một con người vô cùng... con người. Mình là một người hướng nội không quá giỏi trong chuyện giao tiếp và kết bạn, mình là một người lúc nào cũng sẽ nét và đánh giá bản thân, mình là một người không bao giờ thấy đủ, mình là một người tự ti về ngoại hình của bản thân, mình là một người có thói ghen tị và hay tự so sánh với người khác. Nhưng có lẽ trên, hết mình đang cố gắng sống thật.
29 | T r a n g
Mình lại nghĩ đến phản ứng của nhân vật Ola trong bộ phim Giáo dục giới tính «tên gốc: Sex Education - Một tựa phim trên Netflix» (cụ thể hơn là ở phần 3, tập 7) khi cô nhìn thấy Jean - "mẹ kế" của cô hạ sinh em bé. Do đã ở tuổi 48, việc sinh em bé khiến Jean băng huyết nặng và cần nhiều giờ phẫu thuật. Ola đã bỏ chạy không dám nhìn mặt em bé cho đến khi Jean thật sự tai qua nạn khỏi. Khi được bố hỏi vì sao lại phản ứng như vậy, Ola trả lời rằng trong đầu cô khi đó đã có rất nhiều suy nghĩ tồi tệ và lời lẽ nguyền rủa Jean, cô cho rằng việc Jean gặp tai nạn khi sinh em bé đều được gây nên bởi những dòng suy nghĩ tồi tệ cô dành cho mẹ kế. Đoạn phim này tưởng chừng như không có nhiều giá trị, vì phân cảnh đoạn của Ola cũng rất ngắn trong phim, nhưng khắc họa một cách sâu sắc diễn biến tâm lý mà theo mình, ở bất kể lứa tuổi nào, địa vị nào, chúng ta cũng đã từng trải qua. Đó là cảm giác khi bạn ghét một điều gì đó và hình thành lũ lượt những suy nghĩ tiêu cực về nó, đó có thể là một người đồng nghiệp bạn không ưa, có thể là người yêu cũ, thậm chí có thể là cha mẹ khi hai bên bất đồng quan điểm. Ola là một nhân vật điển hình dám sống thật với chính mình.
Chúng ta thường cho rằng sống thật chỉ được phản chiếu qua những điều tích cực bề nổi, như việc chúng ta chấp nhận giới tính
30 | T r a n g
của mình, hai việc chúng ta ăn mặc theo cá tính của bản thân, hay việc chúng ta không giả lả với người chúng ta không ưa. Vậy nhưng việc sống thật còn là chấp nhận những mặt tối, những nỗi mặc cảm tự ti, sự ghen tị, nỗi lo lắng được mất và việc tự nhận thức được bạn thân yếu kém hơn. Hay nói cách khác, người chân thật là người nhận thức được "con quỷ" bên trong họ và họ học cách kiểm soát chúng, họ cố gắng không biến những suy nghĩ tiêu cực trong đầu thành những hành động và lời nói cay độc. Họ không phải là kiểu người hoàn mỹ, không biết ghen tị cũng không biết căm ghét.
Nghiên cứu của Xu và cộng sự (2021) cho thấy, nhờ khả năng sáng tạo và nóng quyết tâm cao, những người thành thật cũng có khả năng đưa ra những cách trả đũa mang nhiều thủ đoạn hơn những người không chân thật khi phải đối mặt với một tình huống tiêu cực. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, những người chân thật sẽ chọn không thực hiện những giải pháp tiêu cực họ gợi ý mà sẽ chỉ thiệt thòi hơn. Kết luận của nghiên cứu này cho rằng những người chân thật có khả năng tư duy những điều xấu nhưng họ sẽ không làm những điều đó vì họ biết bản thân của họ không cho phép họ làm như vậy.
Nếu có thể áp dụng kết quả nghiên cứu này vào đời sống hằng ngày, chúng ta nên hiểu rằng những suy nghĩ tiêu cực vẫn thi
31 | T r a n g
thoảng xuất hiện, như ghen tị khi người khác có những thứ tốt đẹp hơn hay ham muốn trả đũa khi người khác làm tổn thương chúng ta, không phản ánh con người xấu xa của chúng ta. Do đó việc thừa nhận những cảm xúc tiêu cực này không biến chúng ta thành những kẻ tồi tệ, những kẻ hoàn toàn trái ngược với con người tốt đẹp chúng ta vẫn luôn nghĩ về bản thân. Đó chỉ là một phần của những dòng suy nghĩ rất con người. bản chất chân thật giúp chúng ta thừa nhận những ý nghĩ xấu xa của chính mình. Thừa nhận những dòng suy nghĩ tiêu cực này cũng chính là thừa nhận những mặt tối bên trong chúng ta, để xóa bỏ nó, tha thứ cho bản thân và cuối cùng là thực hiện những hành vi đúng với con người của chúng ta, như biết chịu thiệt khi bị phản bội và mặc nhiên bước tiếp hay nhận ra việc ghen tị có thể giúp chúng ta học hỏi được nhiều hơn từ người đó thay vì hạ bệ họ.
Ngoài ra, nghiên cứu của Gino và Kouchaki (2020) còn cho thấy sự chân thật có thể giúp giảm nhẹ cảm giác tổn thương khi bị khước từ bởi hội nhóm hoặc trong giao tiếp xã hội hằng ngày. Thông qua những thí nghiệm kinh điển như cho người tham gia chơi trò chơi chuyền bóng và không nhận được bóng từ những người chơi khác hoặc trong trường hợp giả định khi họ bị từ chối tình cảm bởi người khác, kết quả nghiên cứu cho thấy những người
32 | T r a n g
thành thật với bản thân sẽ có ít cảm giác ê chề và tổn thương hơn. Điều này giúp cho họ hiểu rõ giá trị của bản thân đồng thời không bị thôi thúc phải làm hài lòng người khác. Do đó khi bị khước từ, những người chân thật ít có xu hướng nghi ngờ chính mình hoặc cảm thấy việc bị khước từ là lỗi của họ, từ đó dễ dàng tự chữa lành hơn khi chuyện tương tự xảy ra.
Trong giao tiếp xã hội, nhiều nghiên cứu khác cho thấy lợi ích của sự chân thành trong những mối quan hệ lãng mạn và ở nơi làm việc. Nghiên cứu của Wickham (2013) (xem thêm nghiên cứu của Brunell và các cộng sự, 2010) cho thấy rằng những người nhìn nhận bạn đời của họ là những người chân thật sẽ có cảm giác kết nối cao hơn trong những mối quan hệ và mong muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài hơn. Những người chân thành cũng ít nghi ngờ người yêu hơn và thường nhìn nhận những mặt tích cực trong mối quan hệ. Thông qua việc nhìn nhận người khác là chân thật và tự thành thật với bản thân, chúng ta sẽ có xu hướng xây dựng những mối quan hệ lãng mạn lành mạnh bên cạnh mối quan hệ lành mạnh với chính bản thân.
Trong môi trường công việc, nhiều nghiên cứu (Oc và các cộng sự, 2020; Yagil và Medler-Liraz, 2014) cũng cho thấy khi có cấp trên là người chân thành, biểu hiện ở việc họ thường có những biểu
33 | T r a n g
hiện và thái độ "con người" và không phải lúc nào cũng chăm chỉ giữ hình tượng hoàn hảo, nhân viên sẽ có tinh thần làm việc thoải mái hơn và cảm thấy dễ dàng chấp nhận sự yếu đuối của bản thân hơn trong công việc. Những nghiên cứu này cũng cho rằng thông qua việc học hỏi đức tính từ cấp trên, nhân viên có sức khỏe tinh thần tốt hơn từ đó làm việc hiệu quả hơn.
Sự chân thật và yếu đuối chia sẻ rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều phô bày một con người không có áo giáp, Trần trụi và chỉ đơn giản là chờ đợi được chấp nhận mà không phải quá cố gắng để trở thành bất kỳ ai khác. Trong cuốn sách Sử liều lĩnh vĩ đại«tên gốc: Daring Greatly» (2012), Brené Brown có đề cập tới cách chúng ta nhìn nhận lỗi sai ở bản thân tàn nhẫn hơn với người khác. Brown cho rằng chúng ta thích nhìn thấy sự thật trần trụi và cởi mở ở người khác nhưng lại sợ hãi việc để người khác nhìn thấy sự yếu đuối của chính chúng ta. "Tôi muốn trải nghiệm cảm giác yếu đuối nhưng không muốn trở nên mềm yếu. Sự yếu đuối ở bạn là lòng dũng cảm nhưng ở tôi thì lại là sự kém cỏi. Tôi bị thu hút bởi vẻ mong manh của bạn nhưng lại chổi bỏ sự yếu đuối của chính bản thân."
Truyền thông nói rằng bạn không được ghen tị với những cô gái xinh đẹp hơn, rằng bạn phải luôn mong ước những điều đẹp
34 | T r a n g
cái nhất đến với người khác, rằng để là một người tốt, bạn phải là một người hoàn mỹ trong suy nghĩ và nhân phẩm. Vậy nhưng trong mỗi chúng ta đều tồn tại những "con quỷ" cần được công nhận, kiểm soát và cảm thông cho. Nếu bạn đã từng tự dày vò cảm xúc của bản thân, đó không phải do đạo đức của bạn chưa tốt, mà bởi bạn cũng chỉ là con người thôi. Cả bạn và mình, chúng ta đều là những cái tôi không hoàn hảo, và điều đó không sao cả. Chúng ta đều chỉ cần là những cái tôi cố gắng chân thật nhất học cách để trở thành những cái tôi đỡ xấu xí hơn mỗi ngày.
"CÓ LẼ BỞI CHÚNG TA CÒN TRẺ, CHƯA THỂ NHÌN NHẬN RÕ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA BẢN THÂN, CHÚNG TA THƯỜNG DỄ DÀNG BIẾN ĐỔI MÌNH ĐỂ NƯƠNG THEO NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ MỤC TIÊU SỐNG CỦA NGƯỜI KHÁC."
07. Những điều cơ bản về mối gắn kết giữa đứa trẻ trong bạn và cha mẹ
Là một kẻ dành hết mọi thời gian, tâm huyết và năng lượng trí tuệ trong dòng dã 3 năm tuổi trẻ theo học tâm lý ở trường đại học, mình có một "nguyên tắc vàng" mỗi khi hẹn hò ở tuổi 20. Mình luôn lựa thời điểm trong buổi nói chuyện và hỏi câu: "Cậu có thân thiết với gia đình của cậu không?" Bước vào thế giới của người lớn khiến mình nhận thấy một điều thú vị, đó là chẳng còn mấy ai
35 | T r a n g
quan tâm đến gia đình của chúng ta nữa. Ít có ai hỏi bố mẹ chúng ta làm nghề gì hay chúng ta có quan hệ tốt với bố mẹ hay không. Có lẽ bởi rất nhiều người có chung một niềm tin được ngầm hiểu về chuyện trưởng thành, khi đã là người lớn, chúng ta trở thành những sinh vật độc lập về cá tính, về các mối quan hệ xã hội, về tài chính và về tất cả mọi thứ khỏi cha mẹ.
Việc đánh giá một người dựa trên da cảnh dần trở nên lỗi thời và phiến diện vì chúng ta thật sự không muốn hạ thấp giá trị của ai đó chỉ đơn giản vì họ không có "đặc quyền" được lớn lên trong một gia đình "truyền thống". Và mình đồng ý rằng việc lớn lên trong một gia đình "tốt" hay "xấu" theo thước đo xã hội không thể phản ánh phẩm cách của một cá nhân. Vậy nhưng có một sự thật rằng, mối quan hệ của cha mẹ và đứa trẻ bên trong bạn quyết định một phần rất lớn để xu hướng tương tác xã hội của mỗi chúng ta. Và bạn nên nhớ, bởi chúng ta là những động vật xã hội, những mối quan hệ xã hội định hình một phần rất lớn nhân dạng của mỗi chúng ta.
Một học thuyết rất phổ biến trong tâm lý học phát triển ở trẻ em và đã dần được mở rộng để ứng dụng vào tâm lý học xã hội - hành vi trong giao tiếp xã hội của người trưởng thành là học thuyết gắn kết được phát triển bởi hai nhà tâm lý học Mary Ainsworh và
36 | T r a n g
John Bowlby. Sự gắn kết được định nghĩa là một dạng thức gắn bó với người chăm sóc (thường là người mẹ, nhưng không phải lúc nào cũng là người mẹ) quyết định khả năng điều chỉnh cảm xúc của đứa trẻ được phát triển trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 4 tuổi (Mitchel và Ziegler, 2013). Nghiên cứu của Ainsworh và cộng sự (1972) cho các em bé 9 tháng tuổi bước vào một căn phòng với mẹ. Mẹ và bé sẽ chơi với nhau cho đến khi người làm thí nghiệm ra tín hiệu, mẹ sẽ rời khỏi phòng và để bé lại hoặc một mình, hoặc ở với người quan sát phản ứng của các em bé khi mẹ rời đi, Ainsworh tìm thấy bốn xu hướng hành vi phản ánh tính chất của mối quan hệ hay dạng thức gắn bó giữa mẹ và bé.
Ở dạng thức thứ nhất mà dạng thức gắn bó an toàn (thường chiếm 50-64%, các bé trong thí nghiệm được thực hiện với các trẻ em phương Tây), em bé có xu hướng trở nên hoảng sợ và bật khóc khi mẹ biến mất, một phản ứng rất bình thường. Khi mẹ quay lại, em bé chào đón mẹ một cách vui vẻ và tiếp tục chơi đùa, khám phá cùng mẹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một phản ứng lành mạnh, thể hiện sự gắn bó cảm xúc khi trẻ tin tưởng mẹ và thoải mái khám phá với sự có mặt của mẹ. Điều này chứng tỏ trẻ có ý thức về nền móng vững chắc và cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ bởi mẹ.
37 | T r a n g
Ở dạng thức thứ hai là dạng thức gắn bó lo âu (thường chiếm 10%), em bé cũng có phản ứng hoảng sợ và khóc khi mẹ biến mất. Tuy nhiên, khi mẹ trở lại phòng, em bé này ngừng khóc nhưng lại có thái độ kháng cự và lạnh lùng với mẹ, thể hiện sự giận dỗi và tổn thương. Phản ứng này là phản ánh sự thiếu niềm tin ở mẹ, nhạy cảm thái quá với sự biến mất của mẹ và việc không cảm thấy an toàn trong gắn bó cảm xúc với mẹ. Nguyên nhân của mùa gắn kết này được cho rằng, do mẹ thường có những phản ứng không đồng nhất với cảm xúc của trẻ, lúc nóng lúc lạnh, khiến trẻ bối rối và không biết phải phản ứng như thế nào để làm hài lòng mẹ, dẫn tới xu hướng rối loạn trong hành vi. Đây là một trong những dạng thức gắn bó không an toàn cùng với dạng thức gắn bó né tránh và dạng thức gắn bó rối loạn.
Ở dạng thức thứ ba là dạng thức gắn bó né tránh (thường chiếm 15%), em bé có tương tác rất xa cách với mẹ ngay từ khi mẹ còn ở trong phòng. Em bé này cũng không có phản ứng hay thậm chí nhận thức được việc mẹ đã rời khỏi phòng. Đến khi mẹ quay lại, em bé cũng không có nhiều thay đổi trong hành vi. Nói cách khác, em bé này hoàn toàn lãnh cảm với sự tồn tại của mẹ. Nguyên nhân của dạng thức gắn kết này nằm ở chỗ từ ngay những tương tác hàng ngày giữa mẹ và bé đã không có sự gắn kết, mẹ thường
38 | T r a n g
sao lãng trẻ, dẫn đến việc sẽ không thể hình thành mối gắn kết cảm xúc lành mạnh với mẹ. Bé không có niềm tin cũng không có nhu cầu dựa dẫm vào sự hiện diện của mẹ.
Ở dạng thức cuối cùng là dạng thức gắn bó rối loạn (thường chiếm 15%), xu hướng hành vi của em bé rất khó để đoán định. Khi mẹ rời đi, em bé này có thể giúp bạn thân bình tĩnh như dạng thức cần bò né tránh trong một khoảng thời gian ngắn rồi đột nhiên khóc lớn, rơi vào trạng thái hoảng sợ, loay hoay lo lắng. Khi mẹ quay lại, em bé tiếp cận mẹ như muốn được bồng lên nhưng khi người mẹ chuẩn bị bồng bé lên, em lại có thái độ lo lắng và kháng cự như dạng thức gắn bó lo âu.
Woolf và Ijzemdoorn (1997) nhấn mạnh sự nhạy cảm trong quá trình tương tác giữa mẹ với bé trong giai đoạn trẻ hình thành gắn kết cảm xúc. Sự nhạy cảm này được thể hiện qua bốn yếu tố sau. Thứ nhất là khả năng mẹ đọc vị cảm xúc ở bé và cách mẹ phản ứng với các tín hiệu cảm xúc mà bé phát ra. Thứ hai là sự đồng nhất và liên tiếp trong việc mẹ trả lời bé. Thứ ba là số lượng và chất lượng của những cử chỉ thân mật mẹ dành cho bé. Cuối cùng là cách mẹ can thiệp vào các hành vi của bé có mang tính kiểm soát thái quá hay không. Anisfeld và các cộng sự (1990) chỉ ra rằng những trẻ em được mẹ bồng,nựng và ôm ấp vào lòng nhiều trong
39 | T r a n g
giai đoạn sơ sinh thường có khả năng hình thành xu hướng gắn kết an toàn cao hơn.
Những em bé có dạng thức gắn bó an toàn thường sẽ tự tin hơn khi bước vào xã hội, việc kết bạn với các em cũng trở nên dễ dàng hơn. Điều này được lý giải do niềm tin ở gia đình đã được chuyển hóa vào các mối quan hệ xã hội. Các em cũng vâng lời và thân thiết với bố mẹ hơn, trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực hơn và có nhiều bạn bè hơn. Trẻ thuộc dạng thức gắn kết cảm xúc an toàn thường thấu hiểu cảm xúc và đồng cảm với người khác hơn. Ngược lại, những trẻ thuộc kiểu gắn bó không lành mạnh được nhập nhiều chướng ngại trong việc gắn kết cảm xúc với người tình và bạn đời khi trưởng thành (những trở ngại này sẽ được nhắc đến cụ thể hơn trong chương 10).
Cuối cùng, Bowlby (1965) cho rằng, ngoài 4 dạng thức gắn bó trên, những trẻ em bị tách rời khỏi cha mẹ trong giai đoạn sơ sinh và không để hình thành mối gắn kết với bất kỳ ai thường sẽ trở thành những người không có cảm xúc, không biết đồng cảm, rối loạn tâm thần và có xu hướng phạm pháp cao hơn. Kết luận cho rằng,việc hình thành gắn kết lành mạnh và có mối quan hệ tốt với gia đình giúp chúng ta định hình bản thân trong đời. Tuy nhiên, nếu bạn nhận biết được xu hướng gắn bó không lành mạnh của
40 | T r a n g
bản thân điều này không biến bạn thành một kẻ xấu hay một người không thể yêu. Chúng ta đều không hoàn hảo, việc hiểu rõ về bản thân sẽ giúp bạn giải đáp những nguyên nhân khó hiểu đằng sau những hành động của mình, như lo lắng thái quá, luôn bám dính lấy người yêu hay lảng tránh họ. Từ đó bạn có thể tính cách giao tiếp những khó khăn này với họ một cách hiệu quả hơn. Nhờ vậy, cả hai có thể cùng nhau xây dựng một mối quan hệ giữa trên sự thấu hiểu và tình yêu thương sâu sắc.
08. Tôi "ghét" cha mẹ mình, được không?
Mình đã từng có một thời gian phải ngồi sau xe gắn máy của ba chạy xuống Biên Hòa hai tuần một lần để bốc thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực. Đó là khoảng thời gian hai tháng trước ngày mình bay đến một đất nước xa lạ năm 17 tuổi. Đó là thời gian sức khỏe tinh thần của mình chạm đáy và ở trong tình trạng tồi tệ nhất từ lúc sinh ra cho đến tận bây giờ. Mùa hè năm 17 tuổi, mình về lớp lần đầu tiên sau 8 tháng một nơi đất khách. Ba mẹ và anh trai đứng sau hàng xong sắt quầy chờ khách ra đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc sáu giờ sáng, mình bật khóc lần đầu tiên vì nhớ nhà kể từ ngày bước lên chuyến bay Sài Gòn - London. Đến tận bây giờ, để viết ra những dòng này, để chấp nhận sự thật rằng nguyên nhân sức khỏe tinh thần năm đó của mình tuột dốc trầm trọng phần lớn xuất
41 | T r a n g
phát từ mối quan hệ phức tạp giữa mình và mẹ vẫn là một điều mình cứ đắn đo không biết có nên bày tỏ ra cho người ngoài nhìn vào hay không. Việc không thể ngôn từ hóa cảm xúc hỗn loạn giữa yêu và ghét của mình với mẹ đã dày vò mình một thời gian dài. Đó không chỉ là việc sống trong sự tội lỗi thầm lặng mà còn là sự bối rối khi không biết những xúc cảm phức tạp là gì. Thật không có gì hay ho khi một đứa con lớn lên trong một gia đình "hạnh phúc" lại công khai với thế giới rằng việc sống xa nhà, xa gia đình, có lẽ là điều tốt nhất mình từng làm cho sức khỏe tinh thần của bản thân.
Khi xem bộ phim I'm thinking of ending things (Có chăng nên chấm dứt)trên Netflix, nữ chính đã nói một câu thoại rằng "Everyone has problems with their parents" (Ai cũng có vấn đề với cha mẹ mình), đó là lúc trái tim mình được nhả mỏ neo nặng như chì thở phào — mình không phải là kẻ tồi tệ duy nhất. Trong phim I killed my mother (Tôi đã giết mẹ tôi) của đạo diễn Xavier Dolan, Nam chính cũng có một câu thoại mình vẫn nghĩ về mãi: "Tôi cá răng hầu hết mọi người tin rằng ghét mẹ của mình là một tội lỗi. Họ là một lũ đạo đức giả. Họ đều ghét mẹ của mình, có thể trong, một tháng, một năm, có thể họ đã quên."Nhưng cũng trong cùng bộ phim này, trong phân cảnh chia tay cậu con trai sau một trận cãi vã để đưa con vào trường nội trú, khi nam chính hỏi mẹ rằng: "Mẹ sẽ làm gì
42 | T r a n g
khi con chết hôm nay?", Mẹ của cậu chờ khi con trai đã quay đi rồi mới thì thầm "Mẹ sẽ chết vào ngày mai." Cả hai trích đoạn trong hai bộ phim này đều là phản ánh thật trần trụi mối quan hệ giữa mình và mẹ.
Và mình đoán rằng những lời thoại này cũng phản ánh đời sống tình cảm gia đình của anh rất nhiều bạn khác. Những nghiên cứu về quan hệ gia đình ở Hà Lan (van Gaalen và Dykstra, 2006; van Gaalen và cộng sự, 2010) cho thấy rằng 21-29% các bạn trẻ có quan hệ phức tạp với cha mẹ của họ. Nghiên cứu ở Đức còn cho thấy kết quả cao hơn, tới 40% (Connidis, 2015). Trong lĩnh vực tâm lý gia đình, mối quan hệ yêu - ghét với cha mẹ được gọi là intergenerational ambivalence hay còn được dịch là xung đột thế hệ. Connidis (2010) định nghĩa xung đột tâm lý trong mối quan hệ với cha mẹ là khi chúng ta có những quan điểm và cảm xúc tiêu cực song song với tích cực dành cho bố mẹ. Sự tồn tại của cả hai thái cực cảm xúc này có thể được sinh ra từ những bất đồng trong suy nghĩ, từ những tổn thương tâm lý cha mẹ vô tình hoặc cố tình để lại cho con cái và cảm giác ràng buộc về bổn phận của người con phải kính yêu cha mẹ. Năm 17 tuổi đó, khi chật vật với những cảm xúc khó tả với mẹ của mình và cảm giác tội lỗi vì mình hiểu rằng mình phải yêu mẹ nhường nào, đã không có ai nói với mình rằng,
43 | T r a n g
không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi.
Vậy nhưng việc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những cảm xúc mâu thuẫn dành cho cha mẹ là một điều không thể tránh khỏi. Nghiên cứu của Fingerman và cộng sự (2008) cho thấy những người tham gia thừa nhận bản thân có mối quan hệ phức tạp với cha mẹ thường có nhiều dấu hiệu trầm cảm cũng như sức khỏe tinh thần suy sút. Chất lượng tinh thần của họ thậm chí còn thấp hơn những người có mối quan hệ xấu với cha mẹ. Nghiên cứu này cho rằng, cảm giác vừa yêu vừa ghét làm chúng ta phiền muộn, bởi ngay cả khi những xung đột và tổn thương chưa thể giải quyết, chúng ta vẫn yêu thương và quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Điều này dẫn đến cảm giác bối rối và bất lực lúc nào cũng đè nặng nên tâm trí. Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn trong cảm xúc dành cho cha mẹ cũng giống như khi chúng ta ở trong mối quan hệ mà người yêu thương đối phương nhiều hơn là chúng ta — ví dụ như tình yêu với những cha mẹ độc hại. Tình yêu này biến thành một khối u cảm xúc khó mà giải tỏa và gây ra những vấn đề tiêu cực cho sức khỏe tâm lý.
44 | T r a n g
Luscher (2005) phân loại bốn kiểu xung đột thế hệ được quan sát trong các gia đình. Kiểu thứ nhất là trạng thái đoàn kết, mọi người trong gia đình có xu hướng kìm nén cảm xúc của bản thân và ưu tiên những cảm xúc, mục tiêu và giá trị của gia đình lên trên hết, từ đó né tránh những cảm xúc tiêu cực. Kiểu thứ hai là trạng thái mắc kẹt, trong đó sự xung đột giữa các thế hệ được công nhận, nhưng những thành viên trong gia đình không thể nói ra hoặc giải quyết những xung đột này, khiến cho việc duy trì những mối quan hệ biến thành những bổn phận miễn cưỡng. Thứ ba là trạng thái phân tán, khi giữa những mối quan hệ có quá nhiều xung đột, dẫn đến nhiều cãi vã và chia cắt. Cuối cùng là trạng thái giải phóng, khi những xung đột với cha mẹ được công nhận và giải quyết bằng thỏa hiệp để có thể chữa lành những tổn thương tâm lý. Luscher và Hoff (2013) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp nhận và giải phóng xung đột thế hệ nhằm duy trì mối quan hệ lành mạnh với cha mẹ. Hai nhà nghiên cứu này cho rằng việc thừa nhận sự xung đột có tồn tại sẽ tạo điều kiện cho cả cha mẹ và con cái cùng sửa chữa và thay đổi.
Nếu những đứa trẻ trong giai đoạn mới lớn chật vật với cảm xúc yêu - ghét cha mẹ, thì chính những người cha người mẹ đuôi khi cũng phải giằng xé nội tâm bởi những mâu thuẫn trong tình
45 | T r a n g
cảm họ dành cho con cái. Nghiên cứu của Ingersoll-Dayton và cộng sự (2011) chỉ ra rằng những bà mẹ có con gái được chuẩn đoán và điều trị bệnh tâm lý nghiêm trọng thường trải nghiệm cả cảm giác thương xót con lẫn cảm giác bực bội vì sao con không thể mạnh mẽ hơn. Nghiên cứu của Birditt cùng các cộng sự (2010) về quan điểm của cha mẹ với sự thành công của con cái cho thấy cha mẹ thường có nhiều cảm xúc tiêu cực với những đứa con kém may mắn trong công việc và tình duyên hơn những người thành công. Tuy nhiên, tình yêu những cha mẹ này dành cho những người con của họ là như nhau chứ không hề giảm đi, dù họ có thành công hay không.
Không chỉ riêng chúng ta, trong vai trò con cái, phải chật vật với suy nghĩ là người xấu khi tồn tại trong mình cảm giác cha mẹ mà ngay cả cha mẹ cũng phải đấu tranh với những cảm xúc đó. Hiểu được điều này là cách để chúng ta có thể xoa dịu cảm giác tội lỗi, ôm đứa trẻ bị tổn thương bên trong và tha thứ cho những cảm xúc đó. Cũng từ việc công nhận và tha thứ cho chính bản thân, chúng ta sẽ bước những bước đầu tiên để tìm gần hơn đến việc chữa lành mối quan hệ với cha mẹ, hoặc chỉ là thỏa hiệp với bản thân để cảm thấy được an yên hơn.
46 | T r a n g
Mùa hè năm 17 tuổi đó, mình và mẹ đã rủ ra một trận cãi nhau lớn đến mức mình không nhìn mặt mẹ trong hai ngày. Trong cuộc cãi vã, mình thậm chí đã hết nên rằng tất cả những tổn thương tâm lý mình trải qua là vì mẹ. Mẹ khóc, mình cũng khóc, cả hai đều bỏ ăn bỏ uống. Đó chính là bởi tình yêu của mình dành cho mẹ cũng như tình yêu của mẹ dành cho mình lớn hơn cả những tổn thương, lớn hơn cả sự tồn tại thể xác. Đó là một sự kết nối sâu sắc, mạnh mẽ và rất nhiều quyền năng. Và mình sẽ không thể nói dối rằng tình yêu là thứ duy nhất tồn tại giữa mình và mẹ, trong đó còn có những bất đồng quan điểm, những lời làm đau nhau một đời không thể xóa mờ, những tổn thương không thể quay ngược thời gian để thay đổi. Mình nhớ đến chuyện ngắn Ngàn năm thiện nguyện của Lý Dực Vân . Ngạn ngữ Trung Quốc có câu, chúng ta mất 300 năm cầu nguyện để có thể ngồi cùng trên chuyến đó qua sông cùng một người khác. Cô gái trong truyện cũng có một mối quan hệ yêu và ghét vô cùng phức tạp với bố của cô, vậy nhưng ông đã nói rằng có lẽ để được làm cha cô, cả ông và cô hẳn đã phải tốn một nghìn năm thiện nguyện. Rốt cuộc cũng chỉ để nói, trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, chúng ta không thể tự mình lựa chọn cha Mẹ là điều đã được định sẵn từ trước. Nếu không thể chỉ yêu họ, chúng ta vẫn có thể học cách chấp nhận việc yêu và ghét
47 | T r a n g
cha mẹ là một điều thật con người, để chữa lành cho chính mình và tha thứ cho cha mẹ, vì họ cũng chỉ thật con người. Đã không có ai nói điều này với mình năm mình 17 tuổi, vậy nên giờ mình sẽ nói điều này cho các bạn cần nghe nó.
09. Một Nhà và Một Đời
Trong suốt một năm làm podcast, mình nhận thấy xu hướng tìm hiểu và lắng nghe tâm lý học của mọi người khiến mình khá bất ngờ. Đó là việc tập podcast được ít người nghe nhất trong gần 40 tập đã phát sóng lại có chủ đề về mối quan hệ của chúng ta với cha mẹ. Có vẻ như trong quá trình trưởng thành, chúng ta quá tập trung vào các mối quan hệ bên ngoài xã hội như bạn bè và người yêu, việc học tập và sự nghiệp cũng như quá chăm chú vào sự biến đổi trong tâm hồn bị kỷ của bản thân mà quên mất rằng định dạng con người của chúng ta thật ra đã được nhiều lắm từ rất lâu trước khi chúng ta nhận thức được mình là ai trong thế giới này. Tất cả những giá trị xây dựng nên một nhân sinh quan tưởng chừng vô cùng độc lập và mang đậm tính cá nhân thật ra đều ẩn chứa dư âm của đứa trẻ trong mỗi chúng ta và quan hệ của chúng với cha mẹ ta trong suốt thời thơ ấu. Đây chính là lý do mình đặt tên cho chương cuối cùng của phần 2 là "Một nhà và Một đời". Như một cái cây, chúng ta đâm chồi nảy lộc từ việc nhận được bao nhiêu
48 | T r a n g
dinh dưỡng từ gốc rễ, có thể là tình yêu thương hay sự khước từ của cha mẹ, một nhà và một đời.
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của tình yêu thương mà ta nhận được từ cha mẹ lên "phiên bản người lớn của chúng ta" Có lẽ là việc chuyển hóa tình yêu ấy thành cách chúng ta yêu khi trưởng thành. Trong nghiên cứu của Ashdown và cộng sự (2020), ông yêu cầu người tham gia hãy tưởng tượng họ quay về là những đứa trẻ 10 tuổi và trả lời những câu hỏi về mối quan hệ của họ với cha mẹ trong thời điểm đó. Những câu hỏi này gồm những mục như 'Bố mẹ thường cố tình làm tổn thương cảm xúc của tôi' hay 'Bố mẹ không mấy quan tâm đến tôi'. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những người nhận định bản thân bị mẹ khước từ tình cảm thường cảm thấy lo âu khi bước vào những mối quan hệ lãng mạn. Song song với đó, những người cảm thấy họ không được cha mẹ yêu thương cũng gặp nhiều khó khăn trong việc điều tiết tâm lý. Cả hai loại cảm giác này đều có mối liên hệ mật thiết với nỗi sợ gần gũi (xem thêm chương 18) của những đứa trẻ bị tổn thương trong họ.
Cũng cùng chủ đề về nỗi sợ gần gũi, nghiên cứu của Senese và cộng sự (2020) phát hiện những rối loạn tâm lý thường thấy là hệ quả của những mối quan hệ không lành mạnh với cha mẹ trong
49 | T r a n g
tuổi thơ. Điều này dẫn đến nỗi sợ thân mật khi trưởng thành, có những biểu hiện bao gồm tê liệt cảm xúc, lãnh cảm, lòng từ trọng thấp và có xu hướng phụ thuộc vào người khác. Những người càng có nhiều vấn đề trong việc thể hiện bản thân càng tự cảm thấy họ không có nhiều giá trị, không đáng được giúp đỡ, do đó họ không nên và không cần sử dụng đỡ từ người khác, dẫn đến việc né tránh và sợ thân mật.
Rohner (1986) cho rằng có bốn kiểu tương tác cha mẹ thường dùng để thể hiện tình yêu dành cho chúng ta. Thứ nhất là hành vi ấm áp, yêu thương, được thể hiện thông qua việc khen ngợi, công nhận ưu điểm của con với những hành động như hôn hay ôm ấp con. Thứ hai là hành vi hung hãn, được biểu hiện thông qua việc nhạo báng, la hét, sử dụng bạo lực hay thậm chí thông qua những thái độ mang tính biểu tượng như tỏ ra thô lỗ hay có những cử chỉ xúc phạm. Thứ ba là xao lãng, khi cha mẹ hoàn toàn không có một sự hứng thú hay quan tâm nào đến con cái về cả mặt tâm lý, cảm xúc hay vật chất. Cuối cùng là cảm giác không đủ, thường được trải nghiệm khi chúng ta cảm thấy không được quan tâm và yêu thương như ta mong muốn.
Báo cáo của Rhoner và Lansford (2017) cho rằng con người chúng ta, bất kể là trẻ con hay người lớn, đều khao khát nhận được
50 | T r a n g
những hồi đáp tích cực từ hình tượng gắn kết trong đời mình. Đối với trẻ con, đây là cha mẹ, đối với người trưởng thành, đây là người yêu hay bạn đời. Khi không thể nhận được phản hồi như mong đợi, chúng ta sẽ trở nên lo âu và bất an. Càng không được công nhận, chúng ta càng cố gây ấn tượng để được yêu bởi những hình tượng gắn kết này. Nếu như khi còn là những đứa trẻ, chúng ta khóc lóc và la hét khi bị tách rời khỏi cha mẹ hay bám dính lấy họ khi được gặp lại, những đứa trẻ tổn thương này trong chúng ta sẽ lớn lên thành những người lớn hay ghen tuông hoặc bám dính, lệ thuộc và luôn đòi hỏi lời đảm bảo từ bạn đời.
Bên cạnh việc lệ thuộc vào người tình, hệ quả của việc cảm thấy không được yêu thương trong tuổi thơ cũng có thể dẫn đến những rắc rối trong việc điều chỉnh và kiểm soát sự tức giận, tê liệt cảm xúc, dễ tổn thương lòng tự trọng, không bao giờ cảm thấy mình đủ tốt, bất ổn trong cảm xúc và có góc nhìn tiêu cực về thế giới (Khaleque và Rhoner, 2012). Ngoài ra, việc cảm thấy không được cha mẹ yêu thương cũng có thể dẫn đến xu hướng độc lập phòng thủ. Những người độc lập phòng thủ khác với những người độc lập lành mạnh ở chỗ, Tuy họ thường tỏ ra mạnh mẽ và cứng rắn, thực chất đứa trẻ bị tổn thương bên trong họ có một lỗi khát khao day dứt về việc được yêu, được nhận sự ấm áp và ủng hộ.
51 | T r a n g
Những người này, tuy nhiên, lại rất sợ bị tổn thương và khớp từ như đã từng trải nghiệm trong tuổi thơ với cha mẹ, từ đó họ thường từ chối người khác trước để tự bảo vệ bản thân (Rhoner và Lansford, 2017).
Theo Rhoner và Lansford (2017), từ việc cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ khi còn nhỏ và được bạn đời chấp nhận khi đã trưởng thành, cách chúng ta nhìn nhận về việc yêu thương bởi những người có vị trí quan trọng trong đời có ảnh hưởng rất lớn đến cách mỗi chúng ta "vận hành", trên phương diện tâm lý, xã hội, hành vi cảm xúc và rất nhiều những khía cạnh khác trong cuộc sống như sự chân thành, mong muốn giúp đỡ người khác, cảm giác hài lòng với cuộc sống, sự mạnh mẽ trong tinh thần, thành tích học tập, cảm giác an toàn trong cảm xúc và trách nhiệm với xã hội. Tất cả để hình thành một đời của mỗi cá nhân. Những đứa trẻ trong chúng ta bởi lẽ đó sẽ theo chúng ta đến hết chặng đường của quá trình trưởng thành.
Mình lại nhớ đến lần đi dự buổi ra mắt cuốn sách Buông tay để con bay của cô Lê Thu Hà. Cô nói rằng bên trong mỗi ông bố và mẹ đều có một đứa trẻ bị tổn thương, và khi sinh con ra, chính những tổn thương trong cha mẹ cũng có thể tạo nên những đứa trẻ tổn thương trong mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta —những kẻ đang sống
52 | T r a n g
- đều đang đi trên một hành trình vừa khám phá, vừa chữa lành cho chính mình. Và ngay cả khi đang mang trong mình một đứa trẻ bị tổn thương, chúng ta vẫn có thể bước tiếp để khám phá về thế giới, về chính mình. Và khi đứa trẻ tổn thương trong bạn bật khóc, hãy thấu hiểu và nhân từ, hãy nhìn vào bên trong và dỗ dành đứa trẻ, rằng ai trong chúng ta cũng đều có những vết cắt trong tâm hồn và không có ai là hoàn hảo. Nếu chúng ta có thể chữa lành vết thương từ một nhà, chúng ta vẫn còn một đòi để học về chính mình, để cảm thông và biết yêu thương bản thân nhiều hơn.
10. Chuyện cảm nắng và chuyện yêu
Qua hai mùa podcast với gần 40 tập về mọi thứ chuyện trên đời qua lăng kính của tâm lý học, những chủ đề luôn nhận được rất nhiều lượt nghe của mọi người đều có liên quan đến tình yêu. Mình đã nhiều lần nói về tình yêu dưới góc nhìn của tâm lý học xã hội và sinh học về não bộ khi yêu. Vậy có một bí mật mình chưa bao giờ tiết lộ trên podcast của mình. Mình là một "bông hoa nở muộn". Ý mình khi nói điều này chính là việc mình đã không yêu hay luôn cố không "dính vào" tình yêu cho đến khi mình tốt nghiệp đại học vào mùa hè năm 20 tuổi, tức là mình đã lại nhảy về tình yêu rất nhiều lần ngay cả khi mình còn chưa yêu bao giờ.
53 | T r a n g
Chuyện mình bắt đầu hẹn hò và yêu đương cũng diễn ra một cách rất tình cờ. Mình đã luôn là một "bông hoa bên lề" ngượng ngùng. Thời còn học đại học và đi làm ở trường, mỗi lần các bạn trai đến bắt chuyện, mình đều trả lời "cụt" nhất có thể rồi vội vàng luống cuống bỏ đi để không phải nói chuyện với họ. Chuyện tương tự cũng xảy ra lặp đi lặp lại trong lớp học và những lần mình miễn cưỡng đi giao lưu cùng câu lạc bộ. Mình đã luôn là một đứa vừa ngại ngùng vừa ngại yêu. Nhờ có công việc làm thêm, thời gian học đại học của mình cũng tương đối bận rộn, mình càng có thêm lý do để là tránh nói chuyện với các bạn khác giới và "biện hộ" cho truyện nhác yêu của bản thân.
Cũng tự tính nhác yêu này, mình đã luôn thấy tình yêu là một khía cạnh gì đó rất mù mờ, không cần thiết và được đánh giá thái quá. Không yêu cũng không chết, không yêu vẫn có thể phát triển bản thân, tập trung vào sự nghiệp và tìm kiếm nhiều thú vui hay ho có thể làm khi chỉ có một mình. Độc thân là một trạng thái khiến mình đặc biệt hài lòng. Mình đã luôn rất thoải mái với việc ở một mình và tự làm mọi thứ, là một "bông hoa bên lề", một kẻ cô độc và vui vẻ với chuyện đó. Vậy nhưng mình cũng không chối bỏ sự tò mò khó cưỡng mỗi khi suy nghĩ hay nói về tình yêu. Bằng chứng là rất rất nhiều tập podcast đã được ra đời, rất nhiều thời
54 | T r a n g
gian đã được đổ vào các bộ phim diễm tình hàng giờ đồng hồ tận tụy đọc các nghiên cứu tâm lý về tình yêu. Bên cạnh tất cả những danh tính mình đã bộc bạch với mọi người, mình còn là một kẻ lãng mạn. Và chấp nhận chuyện ngại yêu, quãng thời gian đại học của mình ngập tràn những đêm nằm cười một mình nghĩ về những chàng trai mình thầm thương trộm nhớ. Chuyện cảm nắng luôn mang lại một điều gì đó thật trong trẻo và đáng yêu, có chút dại khờ và ngây thơ, khiến cuộc sống nở bừng một màu hồng ngọt ngào.
Vậy nhưng những cơn cảm nắng của mình chưa bao giờ có một cái kết trọn vẹn ngoài việc những chàng trai này đều biến mất khỏi cuộc sống của mình theo một kịch bản quen thuộc: họ tốt nghiệp và rời khỏi trường, mình đã luôn quá ngại ngùng để có một cuộc trò chuyện ra hồn với họ, mình quên họ và nhanh chóng cảm nắng một người khác. Một vòng tuần hoàn vừa vô hạn khiến cuộc sống của mình có một điều gì đó thật hào hứng bên ngoài chuyện học tập, công việc, bạn bè, gia đình và bản thân. Những đối tượng cảm nắng này luôn xuất hiện theo một công thức được giải thích bằng tâm lý học.
Thứ nhất, những chàng trai này luôn nằm trong thế giới nhỏ bé của mình, nằm trong khuôn viên trường đại học, cùng lớp học
55 | T r a n g
viết sáng tạo, cùng chỗ làm... Đây chính là yếu tố khoảng cách trong truyện tình cảm. Nghiên cứu của Festinger, Schachter và Back (1950) với các sinh viên đại học ở cùng ký túc xá cho thấy những sinh viên có phòng cạnh nhau sẽ rẽ trở thành bạn thân hơn những sinh viên sống trên cùng một hành lang nhưng lại cách nhau vài ô cửa. Hiện tượng này còn được gọi là "hiện tượng phơi nhiễm" (Zajonc, 1968). Moreland và Beach (1992) cho các sinh viên đánh giá về độ thu hút của bốn cô gái và những cô gái này sẽ tham gia số lượng lớp học khác nhau. Kết quả cho thấy càng tham gia nhiều lớp học, các cô gái càng được đánh giá là quyến rũ, thân thiện và gần gũi hơn. Điều này có nghĩa là bạn càng gặp người ta nhiều thì bạn càng dễ cảm nắng họ hơn.
Yếu tố thứ hai bên cạnh khoảng cách chính là sự tương đồng. Yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn bạn đời tiềm năng của chúng ta. Nghiên cứu của Walster và Walster (1969) chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng thích những người có cùng tần số vệ ngoại hình trí, thông minh và mức độ được yêu thích bởi người khác giới. Sự tương đồng về tầng lớp và gia cảnh cũng quyết định nhanh chóng việc bạn có bị hấp dẫn bởi đối phương hay không. Bởi bề ngoài của một người, cách họ ăn mặc, cách họ trưng diện bản thân thường phản ánh điều kiện tài chính. Chúng ta qua
56 | T r a n g
đó nhìn nhận rằng người ở cùng địa vị với mình sẽ chia sẻ được nhiều giá trị sống và sở thích tương đồng, người này cũng sẽ biết cách thưởng thức gu của bạn hơn. Hai nhà nghiên cứu cũng phát hiện đàn ông có xu hướng coi trọng nhan sắc khi lựa chọn đối tượng tiềm năng, trong khi đó phụ nữ thường muốn quen những người có trí thông minh cao hơn bản thân.
Yếu tố cuối cùng cho công thức cảm nắng của mình là sự hồi đáp. Khi những chàng trai này bắt chuyện, cười với mình hay trộm nhìn mình, mình liền ảo tưởng họ cũng có chung cảm xúc, điều này càng làm mình thích họ hơn và mơ mộng về họ nhiều hơn. Nghiên cứu của Curtis và Miller (1986) cho thấy khi cảm nhận được sự yêu thích từ người đối diện, chúng ta sẽ có xu hướng trải lòng nhiều hơn, ít thể hiện những hành động bất đồng hơn, đồng tình với người kia nhiều hơn và sử dụng tông giọng dễ chịu hơn để hồi đáp lại điều đó. Từ đó, các nhà tâm lý học cũng kết luận rằng người ta có xu hướng hồi đáp việc được thích, do đó yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn người thương.
Vậy nhưng cảm nắng và tình yêu lại là hai khái niệm gần như tách biệt với nhau. Bởi tình yêu không chỉ đơn thuần là những mơ mộng trong đầu về một chàng trai mà chúng ta không biết chút gì về con người họ. Lý thuyết tam giác tình yêu, được phát triển bởi
57 | T r a n g
Robert Sternberg vào năm 1986 mà mình được học trong lớp Tâm lý học gia đình vào năm ba Đại học thể hiện sự phức tạp của khái niệm "yêu". Lý thuyết này cho rằng ba yếu tố cấu tạo nên tình yêu là sự đam mê, sự gần gũi và sự cam kết. Đam mê ở đây là dục vọng hay sự hấp dẫn về mặt thể xác. Gần gũi ám chỉ sự ấm áp, thân mật và chia sẻ, đó là khi bạn có thể tự do thể hiện bản thân với đối phương và biết rằng cả hai sẽ luôn hiểu rõ về nhau. Cuối cùng, cam kết là sự cố gắng của hai người để duy trì và bảo vệ mối quan hệ ngay cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.
Từ ba nguyên tố này, tám mối quan hệ sẽ được hình thành. 1. Loại quan hệ trống vắng nhất là không có sự hiện diện của tình yêu, hai người không có hứng thú tình dục, không có nhu cầu gần cuối cũng như không có sự cam kết dành cho đối phương. 2. Say mê là loại tình yêu chỉ tập trung vào nhu cầu tình dục, không có sự gần gũi cũng không có cam kết.
3. Tình yêu trống rỗng chỉ đòi hỏi sự cam kết mà không hề có yếu tố đam mê hay gần gũi, loại tình cảm này thường được thấy trong hôn nhân cha mẹ ở đâu con ngồi đó.
4. Thích thú là loại quan hệ chỉ bao gồm yếu tố gần gũi. 5. Loại tình yêu thứ nhất gồm có sự đam mê và chung thủy được Sternberg gọi là tình yêu giải khờ. Mặc dù cả hai đều có tha
58 | T r a n g
ham muốn về thể xác và sự cam kết dành cho đối phương, họ lại không thật sự hiểu và đủ gần gũi để thấu hiểu đối phương. 6. Loại tình yêu thứ hai là tình yêu lãng mạn. Đây là loại tình yêu mà đôi bên đều dành cho nhau sự đam mê và gần gũi nhưng lại không hề có mong muốn bảo vệ và duy trì mối quan hệ lâu dài. Họ chỉ tận hưởng một tình yêu thấu hiểu và nồng cháy nhưng lại dễ dàng để mối quan hệ đổ vỡ khi gặp trở ngại. 7. Loại tình yêu thứ ba là tình tri kỷ, trong đó đôi bên thấu hiểu nhau và chung thủy với nhau nhưng lại không thể giữ được ngọn lửa đam mê.
Hatfield và Rapson (2002) cho rằng những mối tình thường bắt đầu với tình yêu lãng mạn và dần dần theo thời gian, sự cam kết sẽ thế chỗ đam mê và đưa mối quan hệ giữa đôi bên trở thành tri kỷ. Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng thời gian trung bình là 2,5 năm.
8. Và cuối cùng, tình yêu lý tưởng nhất là tình yêu hoàn mỹ, là loại tình yêu có đủ cả sự đam mê, cam kết và gần gũi. Tuy nhiên, cũng vô cùng hiếm gặp.
Trong nghiên cứu được thực hiện năm 1980, Murstein cho rằng khi yêu, chúng ta thường không thể ngừng suy nghĩ về người tình và luôn vẽ ra những viễn cảnh và phiên bản phi thực tế về
59 | T r a n g
họ.Milardo, Johnson và Huston (1983) kết luận rằng trong tình yêu, người tình sẽ trở thành trung tâm thế giới của chúng ta và cũng không có gì bất ngờ khi chúng ta vì yêu mà bỏ bê hết những mối quan hệ khác. Tình yêu là một loại cảm xúc vô cùng mãnh liệt và khó có thể kiểm soát được. Aron và các cộng sự (1995) cho các sinh viên đại học tham gia một cuộc khảo sát kéo dài trong 10 tuần. Trong khoảng thời gian này, họ sẽ điền vào bảng tự đánh giá bản thân sau mỗi 2 tuần. Kết quả cho thấy, những sinh viên đang yêu trong khoảng thời gian khảo sát nhận thấy họ quan tâm nhiều hơn đến những khái niệm về bản thân. Khi được yêu, chúng ta sẽ trải nghiệm sự gia tăng của lòng tự trọng và nỗ lực mở rộng thế giới quan để hòa quyện vào thế giới của người tỉnh. Sau cùng, những sinh viên đang yêu cũng báo cáo về sự gia tăng trọng hiệu suất cá nhân của họ trong công việc, học tập và sinh hoạt hằng ngày.
Tình yêu là một sản phẩm mà chúng ta, với vai trò một xã hội đã tạo nên ý nghĩa và dán nhãn cho nó. Hatfield và Walster (1985) đề xuất lý thuyết ba nguyên tố của tình yêu. Họ cho rằng tình yêu là một khái niệm được xây dựng nên bởi ba yếu tố: thứ nhất là những yếu tố văn hóa của một xã hội công nhận sự tồn tại của tình yêu, ví dụ như truyền thông tuyên truyền những tư tưởng lãng mạn qua phim ảnh, quảng cáo vào âm nhạc. Thứ hai là những
60 | T r a n g
thông lệ định hình sự tồn tại của đối phương lãng mạn mà chúng ta hướng đến. Như trong nhiều nền văn hóa, phần lớn chúng ta có xu hướng tìm kiếm bạn đời trạc tuổi, tương xứng về thu nhập, học vấn và môn đăng hộ đối. Thứ ba là sư kích thích trong cảm xúc, sự hưng phấn mà chúng ta tự gắn nhãn là tình yêu khi giao tiếp, trao đổi hay suy nghĩ về một ai đó. Ba yếu tố này cộng hưởng với nhau để tạo nên một lý tưởng về tình yêu mà chúng ta theo đuổi và đặt thật nhiều giá trị lên đó. Lý thuyết này cho rằng tình yêu là một thứ được xã hội hóa và có thể học được
Là một kẻ lãng mạn, suốt những năm tuổi teen mình đã luôn tin rằng khi tình yêu đến, cả thế giới của mình sẽ bừng sáng, mình cảm thấy như được lấp đầy, chàng trai đó sẽ là "the one" (nửa còn lại), là "soulmate" (tri kỷ) của mình. Cho rằng đến khi đã có bạn trai, mình mới nhận ra rằng, thì ra tình yêu cũng thể hiện một khía cạnh khác của con người mình, một bài học về việc mình là ai. Người kia không phải là một mảnh ghép lấp đầy vào khoảng trống trong đời mình mà mở ra một cánh cửa tiến vào tâm hồn mình, giúp mình nhìn thấy những nhân dạng, những phần tính cách mình không hề nhận thức tồn tại bên trong - sự yếu đuối, sự bạo dạn, sự dễ tổn thương, sự thẳng thắn,...
61 | T r a n g
Chúng ta luôn theo đuổi lý tưởng về tình yêu, cho rằng người tình sẽ là mảnh ghép hoàn hảo để hoàn thiện cuộc đời chúng ta, rằng tình yêu là thứ sẽ lấp đầy tâm hồn và chúng ta cần tình yêu để tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Lý tưởng tình yêu kỳ diệu này có thực sự là mục đích sống của chúng ta, là đích đến của mọi nỗ lực tìm kiếm hay không? Hay truyền thông, những bộ rom-com (hài kịch lãng mạn), những bài ca tình yêu, những mẫu quảng cáo về sữa hạnh phúc đôi lứa là nguồn cơn khiến bạn cảm thấy ở một mình là không đủ và cô đơn làm sao. Ở tuổi 21, mình nhận ra tình yêu vẫn là một khái niệm vô định. Vậy nhưng có gì đó thật đẹp về việc yêu và được yêu. Rốt cuộc có lẽ mình vẫn đang trên hành trình khám phá về tình yêu và qua tình yêu, khám phá chính mình.
11. Bị từ chối, bị phản bội và trái tim tan vỡ
Trong lịch sử tình trường ngắn ngủi của mình, dẫu ngắn đến vậy nhưng cũng có những đêm mình sụt sùi ướt đẫm cả gối chỉ vì một người con trai. Mỗi lần đem chuyện này kể cho bạn bè, mình vừa ngại ngùng đỏ mặt vừa cười khan bởi những trái tim tan vỡ đặc biệt là dễ bị tổn thương và có gì đó rất con người. Lần đầu tiên bị bạn trai đá, mình gọi điện cho ba mẹ biết. Khi đó ở Việt Nam là 2 giờ sáng. Mình khóc cả nước mắt với mẹ bên kia màn hình điện
62 | T r a n g
thoại đang mắt nhắm mắt mở trong bóng tối. Ba mình nằm cạnh vừa nghe vừa chất lưỡi xót xa. Ba mẹ nói rằng: " Tình yêu là như vậy đó." Có lẽ đây là lời an ủi dành cho tất cả những ai kia vừa bị người họ yêu thương ném trái tim xuống sàn nhà vỡ toang.
"TÌNH YÊU CHỈ LÀ MỘT PHẦN CUỘC SỐNG VỚI NHỮNG ĐÀN ÔNG NHƯNG LẠI LÀ CẢ SỰ TỒN TẠI ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ."
Và có chăng đúng là như vậy, chuyện bị từ chối, bị phản bội, hai trái tim tan vỡ là một phần không thể thiếu của hành trình yêu và được yêu.
Nếu đã từng trải qua cảm giác trái tim tan vỡ, Có lẽ bạn sẽ tự hỏi tại sao toàn bộ cơ thể cũng đau đớn đến như vậy. Đó là bởi não bộ cùng xử lý nỗi đau thể xác và nỗi đau tinh thần ở vùng đai nhỏ lão trước trán (Dunbar, 2012). Trong bài nghiên cứu năm 2011, Kross và các cộng sự đã cho những người vừa chia tay xem tình hình của người họ từng yêu. Khi những người này được yêu cầu suy nghĩ về khoảnh khắc bị người thương từ chối, phần não bộ xử lý thông tin về nỗi đau thể xác của họ sẽ được kích hoạt. Qua đây ta có thể kết luận rằng trái tim tan vỡ khiến người ta đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác, điều này càng làm cho chuyện yêu đương thật đáng sợ và khiến con người ta cảm thấy thật dễ tổn thương.
63 | T r a n g
Không chỉ vậy, việc trải nghiệm nỗi đau còn có sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới. So với phái nữ, phái nam hấp thụ nhiều endorphin hơn. Đây là một hóa chất giúp làm giảm sự đau đớn được sản sinh và hấp thụ trong não, cụ thể endorphin sẽ làm suy yếu hoạt động của hạt hạnh nhân — một bộ phận chuyên xử lý thông tin về cảm xúc của não bộ. Điều này lý giải tại sao nam giới lại cảm nhận nỗi đau một cách nhẹ nhàng hơn nữ giới. Và phụ nữ sẽ chịu tổn thương sâu sắc hơn khi bị từ chối (Dunbar, 2012). Có lẽ bởi vậy mà trong rất nhiều sản phẩm văn hóa như thơ ca hay phim ảnh, những lời ca bi thảm hay những cảnh quay sáu nẻo đến điên dại khi chia tay đều cho thấy phụ nữ khổ sở với cảm xúc của họ hơn đàn ông.
Rất nhiều quan niệm từ xa xưa cổ chú ý rằng tình yêu dường như quan trọng đối với phụ nữ. Trong The philosophy of sex and love⁴ (1998) của Alan Soble, ông nhắc đến một câu thoại của Lord Byron trong tiểu thuyết Don Juan (I, 194): "Tình yêu chỉ là một phần của cuộc sống với người đàn ông nhưng lại là cả sự tồn tại đối với phụ nữ." Shulamith Firestone, một nhà thơ người Mỹ - Canada cũng cho rằng: " cả nhân dạng của người phụ nữ được thể hiện qua tình yêu của họ."
64 | T r a n g
Quan điểm này là phần nào phản ánh sự khác nhau trong thái độ của phụ nữ và đàn ông với chuyện ngoại tình. Nghiên cứu của Walsh, Millar và Westfall (2018) cho thấy tỉ lệ đàn ông chia tay người yêu do đối phương ngoại tình về mặt tình dục cao hơn ngoại tình về mặt cảm xúc. Ngược lại, phụ nữ dễ dàng tha thứ cho những trường hợp ngoại tình về mặt thể xác hơn khi bị phản bội về mặt cảm xúc. Có phải bởi phụ nữ yêu sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn nên sự phản bội, đặc biệt là về cảm xúc - nguyên tố cốt lõi của tình yêu, đập vỡ trái tim của họ một cách tàn khốc hơn, khiến nỗi đau của họ day dứt hơn khi bị tổn thương trong tình cảm so với đàn ông?
Bất kể câu trả lời cho câu hỏi này đúng hay sai thì trái tim tan vỡ cũng để lại hệ quả tiêu cực cho những người phải trải nghiệm nó. Nghiên cứu của Field (2011) cho thấy rằng người sau khi chia tay có những trải nghiệm tâm lý tương đồng với người đang chịu tang. Những hậu quả tâm lý này bao gồm việc không thể kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực, chứng mất ngủ và trầm cảm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, "triệu chứng trái tim tan vỡ" giống như một cơn nhồi máu cơ tim giả bởi sự tương đồng giữa chúng. "Triệu chứng trái tim tan vỡ" cũng đem đến những cơn đau ở lồng ngực như nhồi máu cơ tim, tuy nhiên, điểm khác biệt là không có máu
65 | T r a n g
đông chặn hướng lưu thông máu chảy hay việc có thể để lại ảnh hưởng vĩnh viễn đến trái tim.
Mình chỉ mới trải nghiệm "triệu chứng trái tim tan vỡ" một lần thôi nhưng thật lòng đã không muốn phải nếm trải những đêm khóc sướt mướt chỉ vì một cuộc tình tan vỡ thêm bao lần nữa. Sau lần hẹn đó, mình đã vạn lần cẩn trọng hơn, vạn lần lo sợ hơn. Mình nói với mẹ, con sợ bị phản bội, con sợ bị tổn thương, con sợ bị làm cho thất vọng. Mẹ nói với mình :"Khi đã yêu thì con phải sẵn sàng bỏ qua tất cả những nỗi sợ đó." Trong Love is letting go of fear (Tạm dịch: Yêu là rời bỏ sự sợ hãi), Gerald G. Jampolsky (2011) có nói rằng: "Nỗi sợ và tình yêu không thể trải nghiệm cùng một lúc. Chính chúng ta lựa chọn để giữ loại cảm xúc mà chúng ta muốn. Ta có thể biến đổi bản chất và chất lượng của các mối quan hệ bằng cách thường xuyên trải nghiệm tình yêu, thay vì nỗi sợ hãi." Mình đang tập cách để luôn chọn tình yêu, mình nghĩ rằng có lẽ bạn cũng có thể làm vậy
⁴ Tạm dịch: Triết học về tình dục và tình yêu
12. Hẹn hò online
Mình rất ngại mỗi khi người lại hỏi về bạn trai của mình, đặc biệt là với những người mình chưa đủ thân để kể cho họ nghe với những mối quan hệ thân mật như chuyện tình cảm. Bản thân
66 | T r a n g
mình cũng là một người tương đối kín tiếng và riêng tư, chuyện mình hẹn hò chỉ có vài ba người bạn thân biết. Nhưng mình nghĩ nguyên do mình sợ việc chia sẻ về người tình của mình với người lạ làm ở chỗ mình biết rằng họ sẽ hỏi làm thế nào hai chúng mình quen nhau. Và có gì đó khá là xấu hổ để thú nhận rằng bọn mình quen nhau qua ứng dụng hẹn hò, mặc dù mình biết rằng hẹn hò online là một điều vô cùng bình thường của thế hệ Y và thế hệ Z.
Vậy nhưng có một cảm giác gì đó ít đặc biệt hơn, ít lãng mạn hơn về hẹn hò online. Đó có thể là do sự vắng mặt của yếu tố định mệnh hay của cảm giác "yêu từ cái nhìn đầu tiên" mà tính chất của các ứng dụng hẹn hò không thể thỏa mãn. Hay việc Có rất nhiều Định kiến vây quanh hẹn hò online mà một trong số đó nằm ở chỗ những người có mặt trên các ứng dụng hẹn hò thường được cho là tuyệt vọng trong đời thực. Buồn cười hơn, lúc mình kể cho ba mẹ về bạn trai của mình trong khoảng thời gian đầu bọn mình quen nhau, ba mẹ mình còn lo bạn trai mình là lừa đảo, là "không bình thường" hay chỉ đơn giản là không đàng hoàng.
Mình đặc biệt cảm thấy Định kiến và hẹn hò online có vẻ nặng nề hơn ở văn hóa Việt Nam, đặc biệt là khi các ứng dụng hẹn hò phần lớn được truyền thông đề cập đến dưới góc nhìn tiêu cực như lừa đảo tình - tiền, tình một đêm hay việc bắt cá nhiều tay bởi sự
67 | T r a n g
dễ dàng trong giao tiếp thông qua gian mạng. Trong văn hóa phương Tây, việc hẹn hò online có bằng được bình thường hóa hơn. Vậy nhưng những mối quan hệ khỏi nguồn từ không gian mạng vẫn được thần xem là thứ cấp so với những mối quan hệ bắt nguồn từ đời thực mà văn hóa lãng mạn từ phim ảnh hay thơ ca tôi vẽ cho thế giới của con người trong xã hội hiện đại.
Việc hẹn hò online của mình không có những khoảnh khắc khiến cả thế giới ngưng đọng khi nam chính lần đầu nhìn thấy nữ chính bước vào căn phòng đông kín người, cũng không có yếu tố chín muồi từ khi hai người bạn thân trở thành người yêu. Bước vào thế giới hẹn hò online, chúng mình đã có sẵn tâm thế tìm kiếm sự lãng mạn, một điều gì đó xoa dịu sự cô đơn trong thế giới đơn thể của chúng mình. Do đó vũ trụ không nằm sau sự gặp gỡ ấy, là chúng mình tự tìm đến định mệnh thay vì để định mệnh tìm thấy chúng mình. Vậy nhưng bên cạnh những mối nguy tiềm tàng và lỗi chán ngán của việc quẹt trái quẹt phải, việc bị "ghosted" (từ lóng tiếng Anh ám chỉ việc một người đang nói chuyện với bạn thì lẳng lặng biến mất tăm khỏi cuộc đời bạn và để bạn ngẩn ngơ không biết vì sao họ lại ra đi) hay những buổi hẹn hò tồi tệ, cũng có nhiều điều đẹp đẽ và đáng yêu đằng sau việc tìm kiếm tình yêu qua không gian mạng.
68 | T r a n g
Một điều có lẽ thường hay bị hiểu lầm nhất về hẹn hò online là động cơ của những người lựa chọn tham gia nó. Điển hình cho luận điểm này là định kiến về việc những người sử dụng ứng dụng hẹn hò chỉ với mục đích duy nhất là tìm kiếm quan hệ tình dục và tình một đêm. Nghiên cứu của Sumter, Vandenbosch và Ligtenberg (2017) chỉ ra rằng thực chất có đến sáu nguyên nhân tìm kiếm một người sử dụng Tinder - một ứng dụng hẹn hò online phổ biến hàng đầu trên thế giới - bao gồm: tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm tình dục, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp xã hội, thỏa mãn cảm giác được công nhận, tìm kiếm sự hào hứng, và cuối cùng là bắt kịp xu hướng. Bất ngờ thay, nghiên cứu này cho thấy tìm kiếm tình yêu là động cơ được tìm thấy nhiều nhất ở người sử dụng Tinder. Sumter và cộng sự (2017) cũng nhận thấy sự khác biệt trong động cơ giữa đàn ông và phụ nữ. Việc sử dụng ứng dụng hẹn hò online để thỏa mãn nhu cầu tình dục, giao tiếp xã hội và tìm kiếm thú vui hào hứng thường phổ biến hơn ở nam giới.
Định kiến thứ hai về việc hẹn hò online là việc những người sử dụng các ứng dụng trực tuyến thường thể hiện kém trong giao tiếp xã hội, thậm chí là những người có chứng lo âu xã hội hay nói chung là "không bình thường". Vậy nhưng nghiên cứu của Kim, Kwon và Lee (2009) cho thấy rằng thực chất những người hoạt bát
69 | T r a n g
có xu hướng hẹn hò online cao hơn. Bên cạnh đó, những người vừa có lòng tự trọng cao vừa cho rằng tình yêu là một khía cạnh quan trọng trong đó họ cũng có xu hướng sử dụng ứng dụng hẹn hò cao để giải thích cho kết quả này, Kim cùng đồng sự (2009) giải thích rằng những người có lòng tự trọng cao coi trọng tình yêu, việc cố gắng hết mình để tìm kiếm tình yêu và thể hiện bản thân một cách cởi mở nhất góp phần xây dựng cái tôi và giá trị cá nhân của họ. Từ đó, những người này không ngần ngại phơi bày bản thân trên không gian mạng, bộ công sức để tìm kiếm tình yêu song song với nỗ lực ngoài đời thực.
Điểm thứ ba cũng biến việc hẹn hò online trở thành mối e ngại của nhiều người là nỗi sợ bị lừa tình, lừa tiền, "catfished" (từ lóng tiếng Anh ám chỉ việc một người giả mạo hình ảnh một người khác hay đưa những hình ảnh không trùng khớp với ngoại hình của họ ngoài đời thực lên mạng) hay nói chung là việc gặp phải sở Khanh hay lừa đảo. Đây có lẽ là nỗi sợ của con gái nhiều hơn bởi việc gặp gỡ một người lại còn đe dọa đến sự an toàn của họ với những nỗi kinh hoàng như việc bị sàm sỡ, xâm hại hay thậm chí sát hại. Nghiên cứu của Guadagno, Okdie và Kruse (2011) cho thấy rằng đàn ông có xu hướng "nổ" về bản thân khi hẹn hò nhiều hơn phụ nữ. Đặc biệt trong trường hợp những người này không có nhu cầu
70 | T r a n g
hay ý định gặp gỡ đối tượng hẹn hò của mình ngoài đời thực, đàn ông càng có nhiều cơ hội để bốc phét về ngoại hình và các đặc điểm nổi bật trong tính cách của họ hơn. Bản thân mình là con gái khi sử dụng ứng dụng hẹn hò, mình cũng đặc biệt cảm thấy dễ bị tổn thương trong thế giới hẹn hò online với nỗi sợ bị "dụ" bên cạnh việc bị đánh giá về bề ngoài bị chơi đùa tình cảm hay bị "ghosted".
Đứng ở vị trí là một người đang quen bạn trai nhờ hẹn hò online, trải nghiệm các ứng dụng hẹn hò từ Tinder, Bumble đến Hinge, mình nhìn thấy ngoài việc có "quyền lực" làm giấy lên trong mình đủ mọi nỗi sợ và sự yếu đuối, việc hẹn hò qua mạng cũng có nhiều điều thực sự thú vị và làm một trải nghiệm đáng nhớ, ghi lại nhiều kỷ niệm dở khóc dở cười, làm nên những câu chuyện vô cùng giải trí khi ngồi tán phét bên cốc cà phê. Nghiên cứu của Finkel và cộng sự (2012) luận về sự khác biệt giữa hẹn hò online và hẹn hò truyền thống phát hiện rằng việc hẹn hò online qua mạng vừa có những cái lợi vừa có những cái hại mà bất kỳ ai đang suy tư về việc có nên tham gia các ứng dụng hẹn hò hay không có thể cân nhắc.
Thứ nhất, hẹn hò online không phải là "giao hàng"định mệnh cuộc đời đến tay bạn qua một cú quẹt phải thần thánh mà chỉ đơn thuần đưa ra cho bạn nhiều lựa chọn về các bạn đời tiềm năng. Thứ hai, thiệt tình thấy một ứng cử viên toàn năng đáp ứng mọi tố chất
71 | T r a n g
bạn tìm kiếm từ một người tình hoàn hảo không biến người đó nghiễm nhiên thành người yêu của bạn. Rất nhiều người đã gặp phải tình huống, dù cho đối tượng họ đang tìm hiểu đạt đủ mọi tiêu chuẩn họ đưa ra qua hồ sơ hẹn hò nhưng đến khi gặp mặt ngoài đời thực, những xúc tác hóa học trước người đó lại chẳng hề rạo rực, khiến cuộc gặp gỡ chẳng thể nên duyên. Cuối cùng, việc tìm kiếm tình yêu bằng thuật toán có thể dẫn lối bạn đến một buổi hẹn hò thăng hoa, một cuộc vui để lại dấu ấn sâu sắc khiến bạn cứ nghĩ đến là cười tiên mắt nhưng không thể hứa hẹn một mối quan hệ lành mạnh lâu dài. Việc biến một buổi hẹn, một cuộc vui thành một mối quan hệ phụ thuộc rất lớn vào chính bản thân bạn và công sức bạn muốn bỏ ra để xây dựng mối quan hệ đó.
Tóm lại, đây chỉ là một cuộc chuyện trò vừa tỉ tê chuyện riêng tư của mình, vừa chia sẻ với mọi người góc nhìn của mình về hẹn hò online. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới khi mọi thông tin chúng ta tiếp cận (Facebook), mọi món hàng chúng ta mua (Insargram), mọi quyết định chính trị xã hội chúng ta muốn ủng hộ (Twitter, Tiktok) đều được chống lưng và dẫn dắt bởi các thuật toán. Vậy thì việc tìm kiếm "the one" bằng thuật toán cũng không thể mãi nằm trong bóng tối định kiến và để bị xem như là thứ cấp so với hình thức yêu truyền thống được. Vậy nên câu trả
72 | T r a n g
lời cho các câu hỏi như: "Mình Có nên sử dụng ứng dụng hẹn hò hay không?" hay "Tinder có thực sự giúp bạn có người yêu hay không?" sẽ là: chúng ta đều là những người trẻ đang học cách sống và học cách yêu, bạn có gì để mất?
13. Nỗi sợ sự gần gũi
Việc bắt đầu yêu ở tuổi 20 đã để lộ một vạn nỗi sợ, nỗi tự ti, sự yếu đuối mà mình chưa bao giờ nghĩ có thể tồn tại trong mình. Một trong những khó khăn mà mình liên tục gặp phải kể từ lúc hẹn hò đến lúc chính thức quen nhau và vẫn mãi lấn cấn trong mối quan hệ lãng mạn giữa mình và bạn trai nằm ở việc mình rất sợ nói về những khó khăn của bản thân và bày tỏ cảm xúc của mình cho bạn ấy. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi bạn ấy lại rất tự nhiên trong việc nói về cảm xúc của bản thân hay thể hiện tình cảm một cách vô cùng tự do. Ngược lại, việc thừa nhận rằng mình cũng nhớ bạn ấy thôi cũng đã khiến mình cảm thấy cứng họng không thể nói ra, hai việc kể cho bạn ấy về những việc tồi tệ trong ngày khiến mình cảm thấy tổn thương và khó khăn đến độ mình thường phải lái sang chủ đề khác để tránh phải thể hiện sự yếu đuối của bản thân trước mặt bạn ấy. Bạn ấy đã dạy mình về nỗi sợ gần gũi cảm xúc ở bản thân và mình học cách thay đổi để có một mối quan hệ lành mạnh hơn.
73 | T r a n g
Theo Descutner và Thelen (1991), fear of intimacy hay nỗi sợ gần gũi cảm xúc là việc hạn chế chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc có giá trị trong một mối quan hệ với một người mà chúng ta thật sự quan tâm và gần gũi. Sự gần gũi trong các mối quan hệ phụ thuộc vào ba yếu tố: thứ nhất là việc tiết lộ những thông tin cá nhân của chúng ta cho nửa kia, thứ hai là cường độ cảm xúc hay việc coi trọng cảm xúc của người kia và cuối cùng là sự yếu đuối hay việc thoải mái để người kia nhìn thấy những điểm yếu của bản thân chúng ta. Chia sẻ thông tin và yếu tố căn bản trong việc xây dựng sự thân mật trong một mối quan hệ. Bên cạnh đó, việc này cũng đòi hỏi chúng ta phải có một khái niệm vững chắc về bản thân (strong sense of self) để có thể thoải mái trong một mối quan hệ đòi hỏi sự thân mật và cộng sinh giữa hai người.
Descutner và Thelen (1991) cho rằng những người có nỗi sợ gần gũi cảm xúc thường cô đơn hơn và ít mong muốn chia sẻ về bản thân, kết nối với xã hội và ít có nhu cầu lựa chọn hành vi đáng khao khát bởi xã hội hơn. Bên cạnh đó, Hazan và Shaver (1990) cũng phát hiện những người sợ gần gũi về mặt cảm xúc có xu hướng nghiện công việc cao hơn.
Một khái niệm khác cũng thường được liên hệ với nỗi sợ gần gũi cảm xúc là xu hướng né tránh kinh nghiệm. Những người có xu
74 | T r a n g
hướng đến tránh kinh nghiệm cao thường là mọi cách để không phải đối mặt với những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm không mong muốn. Một trong những hành vi phổ biến của xu hướng này là thói trì hoãn. Nghiên cứu của Maitland (2020) phát hiện rằng xu hướng né tránh trải nghiệm thường dẫn đến nỗi sợ gần gũi cảm xúc, từ đó khiến cho những người này gặp khó khăn trong việc hình thành mạng lưới hỗ trợ xã hội cho chính bản thân cũng như xây dựng những mối quan hệ cá nhân mới, từ đó làm gia tăng sự cô đơn ở họ. Nghiên cứu này cũng cho thấy hệ quả của sự cô đơn này là những triệu chứng rối loạn tâm lý. Có thể thấy nỗi sợ gần gũi cảm xúc tưởng chừng chỉ đơn thuần là việc né tránh tiết lộ về bản thân nhưng lại tiềm tàng rất nhiều những vấn đề ngầm ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân, mà còn ăn món sức khỏe tâm lý và muối quan hệ của chúng ta với bản thân.
Trong những mối quan hệ lãng mạn, Mashek và Sherman (2004) nhận thấy, nỗi sợ gần gũi cảm xúc thường được tìm thấy ở những cặp đôi cho rằng mối quan hệ của họ đang thiếu hoặc dư sự thân mật. Những cặp đôi không hài lòng với tần suất thân mật của họ cũng có nhiều lo âu lãng mạn hơn. Lỗi lo âu lãng mạn này còn liên quan đến việc lo sợ mối quan hệ sẽ sớm đổ vỡ. Do đó, những người có nỗi sợ gần gũi thường lo lắng về việc chia tay nhiều hơn
75 | T r a n g
những người có mối quan hệ lành mạnh với việc thân mật. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ta có xu hướng hẹn hò với những người có nhiều điểm tương đồng với mình trong gia cảnh, học vấn, tính cách, trí tuệ, quan điểm và giá trị sống. Nhiều người thường hẹn hò với những người có nhu cầu gần gũi tương đồng với chính họ. Cụ thể hơn, những người có nỗi sợ thân mật cao thường lựa chọn bạn đời cũng ít có nhu cầu gần gũi để tránh việc bị tổn thương hoặc bị khước từ trong các mối quan hệ thân mật.
"TUY NHIÊN, ĐỐI VỚI NHỮNG CÁ NHÂN CHẬT VẬT VỚI NỖI SỢ GẦN GŨI CẢM XÚC, VIỆC THỂ HIỆN BẢN THÂN THƯỜNG ĐƯỢC NHÌN NHẬN NHƯ LÀ MỘT KHẢ NĂNG KHIẾN HỌ TRỞ NÊN YẾU ĐUỐI TRONG MẮT NỬA KIA VÀ CHO NGƯỜI ĐÓ SỨC MẠNH ĐỂ LÀM HỌ TỔN THƯƠNG (RONHNER, 2005)"
Thelen và cộng sự (2000) cũng phát hiện việc sợ gần gũi về cảm xúc thường hay xuất hiện ở nam giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của Sobral cùng các cộng sự (2015) cho rằng phụ nữ có nỗi sợ gần gũi cao sẽ có khả năng gặp nhiều vấn đề và bị tổn thương trong những mối quan hệ tình cảm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, những phụ nữ có xu hướng sợ gần gũi vẫn muốn và chọn bước vào những mối quan hệ để tìm kiếm sự thân mật, bất chấp cảm giác bất tiện và chật vật với chuyện gần gũi. Ngược lại, đối với đàn ông có xu
76 | T r a n g
hướng này, dù họ muốn gần gũi nhưng vẫn chọn cách tránh bước vào những mối quan hệ thân mật để bảo vệ cái tôi của mình. Những nhà nghiên cứu này cho rằng, sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ khi chọn cách đối phó với nỗi sợ thân mật này bắt nguồn từ khuôn mẫu về dưới trong xã hội. Cụ thể hơn, do phụ nữ thường được mặc định đóng vai trò là người tình và người nuôi dưỡng, họ thường cảm thấy nhiều áp lực trong việc phải bước vào các mối quan hệ lãng mạn hơn đàn ông. Những người phụ nữ có nỗi sợ thân mật trong nghiên cứu của Lutwak (1985) thường gặp nhiều mâu thuẫn nội tâm khi bắt đầu những mối quan hệ lãng mạn. Ngay cả khi họ quyết định quen ai đó thì họ sẽ thường chọn những mối quan hệ không có giá trị cao (như những mối quan hệ mà trong đó họ không được đối xử tốt, những mối quan hệ mà họ biết chắc sẽ tan vỡ,...), Để khi những mối quan hệ này đổ vỡ họ sẽ ít tổn thương hơn do họ từ đầu xác định sẽ không đi đến đâu (Thelen và các cộng sự, 2000).
Cũng như những cô gái khác, mình cũng có những ngày đi làm về rã rượi cả người, cảm thấy như cuộc đời mình không có gì là hay ho, cảm thấy bản thân không thể tầm thường hơn, cảm thấy như mình không thể tìm thấy một giá trị hay ý nghĩa nào trong những ngày sống thật đơn thuần, mình ngồi trên thềm nhà và bật
77 | T r a n g
khóc. Điện thoại vang lên một thông báo tin nhắn từ bạn ấy, "Em ổn không?" khi mình bảo bạn ấy "I've been feeling of lately" (Dạo này em cứ thấy thế nào). Mình vẫn không thể kể cho bạn ấy nghe rằng mình ghét bản thân khi cứ làm mãi một công việc khiến mình nản lòng, khi cả tháng không ra được một tập podcast mới nào, khi viết mãi quyển sách này vẫn không xong, rằng cơ thể mình lúc nào cũng đau nhức và rằng mọi chuyện tưởng như đều đang tiến triển thật tốt nhưng lại chẳng đâu vào đâu. Mình chỉ xem tin nhắn rồi im lặng. Ting! Bạn ấy bảo, "Em sẽ làm được thôi, em tuyệt vời lắm, nếu anh ở đó lúc này anh sẽ ôm em vào lòng..." Có lẽ cuối cùng việc mọi người khi nào cũng là nhảy về tình yêu không phải là vô lý và quan trọng hóa. Chuyện tình cảm tưởng chừng chỉ là một mảnh ghép của cuộc đời, không phải là cần thiết nhưng khi được trải nghiệm nó, bất kể những nỗi lo sợ, những đêm yếu đuối, những ngày chật vật, tình yêu dạy chúng ta về chính mình, về việc yêu và được yêu, để trở thành chúng ta phiên bản ít lo sợ, ít yếu đuối và ít chật vật hơn.
Nỗi sợ gần gũi này là điểm yếu của mình và là một phần bài học trên chặng đường yêu của mình, và có thể, của cả bạn nữa.
14. Đám đông và chuyện hòa nhập
78 | T r a n g
Đọc đến chương trình này chắc mọi người cũng đã dễ dàng phác họa chân dung của một "bông hoa bên lề", một người chật vật trong chuyện hòa nhập, một kẻ không thể tìm thấy vị trí của mình trong hội nhóm. Đó chính là con người mình. Suốt những năm tháng đi học, đi làm, mình vẫn có bạn bè, vẫn thỉnh thoảng đi ăn uống sinh hoạt với các nhóm bạn nhỏ tầm 3 đến 4 người. Thế nhưng việc tham gia câu lạc bộ, đi tiệc sinh nhật và các hoạt động đòi hỏi nhiều năng lượng tinh thần trong các hoàn cảnh đông người mình đều vẽ lẽn tìm một lý do để né tránh. Rất nhiều lần đơn giản chỉ là vì mình thích nằm ở nhà một mình hơn.
Mình đã dành phần lớn thời gian tuổi teen cảm thấy tội lỗi về việc không cố gắng hòa nhập hơn, mặc dù mình biết bản thân cảm thấy mãn nguyện khi được ở một mình. Đó là bởi việc hòa nhập là một điều mang tính vô cùng nguyên thủy của con người – những động vật xã hội. Chúng ta nhìn người khác mà sống cũng như để giữ mạng sống của chính chúng ta. Việc bắt chước, làm theo hay tuân lệnh số đông là một điều vô cùng bình thường, thậm chí cần thiết trong nhiều tình huống nguy cấp như khi xảy ra hỏa hoạn, thiên tai hay khủng bố. Chuyện hòa nhập từ lâu cũng đã là một chủ đề rất được chú tâm trong tâm lý học, đặc biệt là sau thế chiến thứ hai khi tâm lý học bắt đầu đặt câu hỏi vì sao sự tàn ác có thể
79 | T r a n g
"""