"Giữa Những Hiệp Sĩ Đen - Yuri Dold-Mikhajlik full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giữa Những Hiệp Sĩ Đen - Yuri Dold-Mikhajlik full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết] Ebooks Nhóm Zalo Yuri Dold-Mikhajlik Giữa những hiệp sĩ đen Phần tiếp truyện “Nam tước Phôn gôn-rinh" Phần I CHƯƠNG 1 Tên cai ngục đóng sập cửa, chiếc khóa nổ đánh tách một tiếng khô khan như khi người ta lên đạn khẩu súng lục, Gri-gô-ri rùng mình, nhưng chỉ giây lát sau anh thấy khó chịu gần như bực mình với bản thân. Khi chúng tuyên án, anh rất hài lòng là mình đã không hề tỏ ra sợ hãi và anh quyết định sẽ giữ vẻ bình tĩnh lạnh lùng cho đến những giây phút cuối. Trong cuộc đời anh, không phải chỉ một lần — đã có những lúc anh phải dồn hết sức lực để thắng phút yếu lòng thường hay lung lạc con người trong hiểm nguy. Chỉ có điều hai tiếng khiếp sợ không thích hợp ở đây. Đó chính là sự đương đầu với những điều gian nan nhất. Năm 1941, khi anh vượt qua mặt trận dưới cái tên Hen-rích phôn Gôn rính, anh đã may mắn qua được những bước hiểm hóc đã đương đầu với tất cả những xấu xa, cạm bẫy trong hang ổ quân thù. Dù biết rằng mình đang phải đùa giỡn với tử thần trong từng giây phút một, thế nhưng anh vẫn chiến thắng mọi hiểm nguy mà không hề sợ hãi. Ngay cả khi bị hỏi cung ở Bông vin, dù hiểu rằng chỉ trong nháy mắt có thể phải nổ đạn vào thái dương mình, anh cũng không hề hốt hoảng. Anh đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả cho bản thân và quyết định sẽ không đổi rẻ sinh mạng mình một cách vô ích. Gri-gô-ri biết là chiến tranh đã bùng nổ, và cấp trên hay đứng hơn là "Tổ quốc" đã điều anh tới một mặt trận đầy, gay cấn và hiểm hóc, nơi mà cả thành công lẫn sự sống còn đều phụ thuộc vào khả năng tự chủ của chính bản thân anh. Trong thâm tâm, anh rất tự hào rằng suốt những năm, tháng trong chiến tranh nỗi sợ hãi chưa một lần nào có thể uy hiếp được anh, chưa một lần nào có thể lung lạc được cân não, ý chí và tinh thần chiến đấu của anh. Vậy thì cái cảm giác yếu lòng vừa qua là do đâu mà có, khi anh đã sẵn sàng đón nhận bất kỳ tình huống nào ở giữa hang ổ kẻ thù này ? Phải chăng ý chí anh đã bị tê liệt! Có lẽ còn tệ hơn thế nữa khi chiến tranh kết thúc anh đã gỡ bỏ một gánh nặng tưởng như không thể nào chịu đựng nổi, đó là sự căng thẳng đè trĩu trên vai anh trong suốt những năm chiến tranh mà anh phải vượt qua để hoàn thành những nhiệm vụ phải hoàn thành và để đạt được thắng lợi. Khi đó anh không thể ngờ rằng trong cái nhẹ nhõm đầy vui sướng ấy lại ẩn náu nguy cơ của những thử thách mới. Thử thách mới ư ? Đúng hơn là thử thách kế tiếp hoặc chính xác hơn là thử thách sau cùng. Rất lạ là đến bây giờ anh vẫn chưa thể tin được cái gì đang chờ anh. Lý trí bảo rằng ngày tận số của anh đang đến, nhưng tất cả con người anh phản kháng lại điều đó. Mọi việc xảy ra đều quá bất ngờ. Lẽ dĩ nhiên, chỉ bất ngờ đối với riêng anh. Bởi nếu phân tích kỹ những sự kiện một cách lô gích thì... Quả thật tìm được lý do gây ra sự hy sinh vô nghĩa lý của mình là một điều an ủi đáng buồn! Nhưng chính vì con người biết đặt cảm xúc riêng tư và bản năng mù quáng xuống dưới lý trí mà con người đã trở thành người, và chính lý trí đã cho ta sức lực để đến những giây phút cuối cùng người ta vẫn xứng đáng với bản thân. Và thế rồi nỗi bàng hoàng vừa giam anh trong thế lực của nó đã lập tức biến mất! Tuy con tim anh vẫn còn xót xa nuối tiếc tất cả những gì mà rồi đây vĩnh viễn anh không còn trông thấy, không bao giờ còn đạt tới được nữa. Nhưng sự tuyệt vọng và nỗi đau đớn đó cũng có thể thắng được. Và cần phải thắng. Kể ra thì số phận cũng đối xử tốt với anh quá lâu rồi. Anh chợt nhớ tới lời của đại tá Ti-tốp: «Cậu thật là đứa con cưng của hạnh vận, chẳng ai tin cậu trở về được nguyên vẹn...». Ông nói vói giọng tự nhiên, mộc mạc như những người lính nói chuyện với nhau trong mọi chuyện vui. Nhưng trong trường hợp của Gri-gô-ri thì đó là lời khen ngợi cao nhất vì những công việc anh đã hoàn thành trong vùng hậu phương xa xôi của quân thù. Và bây giờ thì « đứa con cưng của hạnh vận ấy » đang ngồi trong xà-lim tử tù do những lầm lỡ của chính bản thân. Bởi anh phạm không phải chỉ một sai lầm, mà có đến hàng tá... Nhưng dù sao lý do cũng không phải là vì anh lại ra nước ngoài, sau khi trở về Tồ quốc chưa được bao lâu. Ngay cả đại tá Ti-tốp cũng không phản đối quyết định của anh khi biết rõ lý do của cuộc hành trình, dù ông biết rằng việc đó khổng phải là không nguy hiềm. Nhưng đại tá cũng nhất trí là có những trường hợp con người không thể chỉ hoàn toàn quan tâm đến sự an toàn của bản thân, và ông cho việc giúp đỡ bạn bè đang lâm vào hoạn nạn là một nghĩa vụ thiêng liêng, chân chính. Không, cho đến bây giờ, trong xà-lim tử tù này anh cũng không ân hận vì ý muốn minh oan cho Mac-ti-ni, càng không đổ lỗi cho Cuốc dắt đến mọi tai ương này. Gri-gô-ri hồi tường lại vẻ sững sờ của Cuốc khi anh nhét chiếc đồng hồ tay và mẩu giấy nhỏ có đề địa chỉ của cha mình để giã biệt... Tội nghiệp, Cuốc ưở nên vô cùng bối rối. Bởi vì từ lâu anh ta đã biết về hoạt động chống phát xít của người đại úy mà anh ta hằng yêu mến, và đã tận tình giúp đỡ bằng tất cả mọi khả năng của mình. Nhưng còn chuyện ngài đại úy lại không phải là người Đức... thì Cuốc không thể nào tương tượng nổi! Nhưng dù sao việc đó cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc chia tay thân thiết với đại úy, mà trái lại càng làm cho tình bạn của họ thêm ấm áp hơn. Một chiến sĩ Hồng quân Nga đã trốn khỏi trại tù binh và chiến đấu, gần hai năm bên cạnh các chiến sĩ du kích Ý yêu nước, khi trở về U-crai-na đã mang theo lá thư của Cuốc và lá thư đã được chuyển cho anh. Giờ đây Gri-gô-ri hầu như thấy lại trên hai trang giấy viết đặc một nét chữ rất đứng. Cuốc bắt đầu bằng lối gọi quen thuộc: « Ngài đại úy rất kính mến », rồi anh ta gạch chữ « ngài đại úy » đi, viết thay vào đó nét bút hơi ngập ngừng do dự chữ « bail » và đặt thêm trong ngoặc đơn: « Mong ngài cho phép tôi được xưng hô như vậy, đến hơi thở cuối cùng tôi vẫn cố gắng để được xứng đáng với vinh dự đó ». Gri-gô-ri đã phải mỉm cười khi nghĩ rằng Cuốc phải suy nghĩ đến nát óc vì cách xưng hô ấy, nhưng nụ cười lập tức tắt ngấm trên môi, khi anh đọc tiếp những dòng sau. Cuốc báo cho anh biết bác sĩ Mac-ti-ni đã chuyển đến Rôm, nước Ý ở số nhà đó, phố đó v.v... và đã bắt đầu làm việc, thì bất ngờ bị đưa ra tòa truy tố như một tên Ghet-xta-pô và đảng viên đảng Mut-xô-li-ni. Mac-ti-ni bị buộc tội đã cùng với sĩ quan Đức Hen-rích phôn Gôn rinh đi trong đoàn đại biểu quân đội chiếm đóng phát-xít đến bàn về việc trao đổi con tin và đã dâng cho sở mật thám một trong những người lãnh đạo xuất sắc của đội du kích Ga-ri-ban-đi. Có mặt trong cuộc đàm phán là Vich-to. Hiện giờ tên khiêu khích chỉ điểm của sờ Ghet-xta-pô đang được ca tụng như một nhân vật anh hùng. Cha của Li-đi-a là Men-ta-rô-xi có thể bác bỏ dễ dàng vụ vu khống đổi trắng thay đen này vì chính ông là chỉ huy đội du kích Ga-ri-ban-đi. Nhưng trước khi Mac-ti-ni bị bắt giam một ngày thì ông bị một người lạ mặt bắn trộm. Như vậy trước mắt, bác sĩ Mac-ti ni không có lấy một nhân chứng nào để chứng minh rằng mình vô tội. Vich-to, « chú Vich-to » như Li-đi-a thường gọi khi chưa biết về sự phản bội của hắn. Chính hắn, tên có cặp lông mày rậm lạ thường đó đã có báo cho bọn Ghét-xta-pô biết về tất cả mọi hoạn động của đội du kích Ga-ri-ban- đi. Chỉ qua sự may mắn tinh cờ mà Gri-gô-ri mới lột trần được bộ mặt phản bội của hắn và cùng với sự giúp đỡ của Li-đi-a bắt hắn phải chịu sự trừng phạt xứng đáng... Câu chuyện lộn sòng này quá vô lý, rất đáng nghi nữa là khác. Có một ai đó cố tình «đóng dấu đen» lên những người yêu nước và bảo vệ những kẻ phản bội. Quá trình điều tra vụ án đã thể hiện điều này: Cuốc biết rằng họ đã phớt lờ nhân chứng Li-đi-a với lý do là lòng uất hận do cái chết của cha có thể làm ảnh hưởng tới sự vô tư của cô ta... Không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng là Mac- ti- ni đang cần có sự giúp đỡ khẩn cấp và chỉ có anh, chỉ có Gri-gô-ri, mới minh oan được cho anh ấy mà thôi, Đó chính là bổn phận cao cả của anh, là mệnh lệnh của con tim. Anh không có quyền bỏ rơi bè bạn trong cơn hoạn nạn, càng không thể để cho ai đó thực hiện thành công một cuộc đổi trắng thay đen. Gri-gô-ri vẫn còn nghe văng vẳng bên tai : — Và đồng chí, chắc rằng đồng chí giúp được anh ấy thật phải không? — Đại tá Ti-tốp hỏi, sau khi nghe anh kể về Mac-ti-ni và đọc xong lá thư của Cuốc. Gri-gô-ri trả lời không chút do dự : — Tôi không biết là hiện giờ tình hình nơi đó ra sao. Nhưng tôi muốn tin ở sức mạnh của chân lý - Mac- ti-ni là một người yêu nước chân chính, chính anh ta đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thừa hành nhiệm vụ... Về phần tôi — tôi sẽ là kẻ vô ơn đê tiện, nếu tôi lùi bước trước những khó khăn, và bàng quan trước số phận, thậm chí là trước sự sống còn của anh ấy. Mac ti-ni là một con người đa cảm mơ mộng và duy tâm, không có một chút hiểu biết nào trước cuộc sống lừa lọc đương thời và hoàn toàn không Có khả năng để tự bảo vệ mình. — Thế đồng chí có biết đồng chí dấn thân vào con đường nguy hiểm như thế nào không ? — Ti-tốp hỏi lại. Gri-gô-ri thừa biết rằng cuộc hành trình qua bắc Ý, rồi đến Rôm không phải chỉ là một chuyến du lịch với những khó khăn vặt vãnh và anh công nhận một cách thành thật điều ấy. — Vấn để là ờ chỗ này... — Dù sao tôi cũng đề nghị đồng chí thông cảm giúp đỡ cho, dù tôi phải trải qua những khó khăn nguy hiểm cũng được. Tuy nhiên chứng ta cũng chỉ có thể nói về những khó khăn tầm thường mà thôi, bởi tôi hứa là sẽ rất dè dặt và thận trọng. Cuộc nói chuyện với đại tá Ti-tốp sau đó kéo dài rất lâu. Từ những góc độ khác nhau cả hai lường thử những tình thế mà Gri-gô-ri có thể rơi vào, rồi cân nhắc và tìm giải pháp xem Gri-gô-ri phải xử sự ra sao trong từng trường hợp. Gri-gô-ri thấy rằng đại tá đã tạm bằng lòng với những dự đoán của mình và anh càng yên tâm hơn. — Thôi được, — cuối cùng ông đồng ý — Tôi sẽ giúp cho cuộc hành trình của đồng chí được trót lọt. Nếu quyết định của đồng chí đã nghiêm chỉnh đến thế... Nhưng đồng chí hãy nhớ lấy: cuộc hành trình này là việc riêng của lương tâm đồng chí. Chỉ là việc riêng thôi. Hiện giờ chiến tranh đã kết thúc, đồng chí không còn là tình báo viên, thậm chí cũng không phải là quân nhân nữa, mà chỉ là một khách du lịch bình thường như mọi người khác. — Tôi đã rõ... Đại tá thực hiện lời hứa, nhưng có thể thấy rõ là ông miễn cưỡng tán thành, và dường như có vẻ bực mình với sự nhân nhượng, dễ dãi của chính ông. — Thôi, cứ đi đi! Giờ thì tôi lại phải lo lắng vì cậu — ông thốt lên lúc chia tay — Không phải vì cậu là cấp dưới của tôi, mà vì... Ti-tốp không nói hết câu, ông chi lắc đầu bực bội dường như muốn xua tan những ý nghĩ không vui của mình, ông siết chặt tay Gri-gô-ri — Vạn sự như ý nhé ! Cái ý nghĩ mình đã không thực hiện được niềm hy vọng của đại tá như một điều xấu hổ luôn day dứt cấu xé lòng anh. Không, tốt hơn hết là ta đừng nghĩ tới cái siết tay thân ái đó, đừng nhớ đến cái nhìn của cặp mắt buồn rầu và nghiêm nghị đó. Và một hình ảnh chia ly khác lại dần dần hiện lên trong trí nhớ anh. Sân ga Ki-ép. Tội nghiệp cho cha! Cha đã giấu nỗi băn khoăn lo lắng và đã cố gắng biết bao mới có được cái vẻ ngoải bình tĩnh dù rằng ông cảm thấy cái thư nào đó đã khuấy động con trai ông, và chắc chắn có liên quan đến chuyến đi xa đột ngột của nó. Giờ đây người cha thân yêu có thể nghĩ gì sau khi nhận được tấm bưu ảnh vỏn vẹn chỉ có vài dòng của con trai nhỉ ? Và chắc chắn là theo thói quen cha lại tới lật những tờ lịch chờ cái ngày mà Gri-gô-ri hứa sẽ trở về. Và niềm hy vọng sẽ còn sống mãi trong cha. Cha sẽ lằn lượt giở những tờ lịch với niềm mong ước... mà không hề biết rằng đứa con trai ấy chỉ còn có đêm nay nữa. Khó khăn biết bao khi phải cắt đứt dòng suy nghĩ gắn với những người gần gũi thân thiết. Tha lỗi cho con, cha ơi! Lúc này con không có quyền nghĩ đến cha, con không có quyền mềm yếu. Cần phải bóp chết trong tim con nỗi đau đớn tiếc thương, để khỏi mang niềm ô nhục và hổ thẹn đến cho nòi giống chân chính của chúng ta. Người ta thường nói khi sắp chết cả cuộc đời của con người như diễu qua trước mắt họ. Nhưng tại sao mình vẫn chưa muốn nhớ lại những gì trải qua. Chỉ một phần nhỏ của quá khứ làm mình bận tâm. Phải, mình phải tìm xem, phải suy xét đến cùng xem vài tuần gần đây nhất mình đã lầm lỗi ở đâu. Bước đầu của cuộc hành trình anh nhớ lại thì hình như chưa có điểm gì không hay cả. Theo thói quen Gri-gô-ri tránh tiếp xúc trên tàu, không bắt chuyện với những hành khách, anh kêu đau đầu và nuốt một viên pi-ra-mi đồng. Điều đó đã có tác dụng. Không còn ai quấy rầy anh với câu hỏi như một điệp khúc: từ đâu đến đây. Không còn ai chú ý xem quyển sách anh đang thong thả lật từng trang là quyển sách gì nữa. Nếu một hành khách đang đau đầu thì nên để cho người ta yên tĩnh. Những việc như thế có thể xảy ra với bất cứ ai, nhất là trên tàu hỏa, nơi mà những cửa ra vào rất trống gió. Lợi dụng tình thế thuận lợi trên, Gri-gô-ri quay mặt về phía cửa sổ... Dấu vết của cuộc chiến tranh vừa kết thúc lần lượt hiện ra trước mặt anh. Đó đây một cái đầu máy trông xa giống như một con quái vật khổng lồ thời cổ đại đang thu mình chuẩn bị vồ mồi và cứ ở nguyên trạng thái đó khi bị sát thương. Những khung toa xe cháy dở rải rác khắp nơi, bên một đống gạch vụn đổ ngổn ngang chỉ còn một bức tường đứng sững nguyên vẹn. Chắc là vật báo tin độc nhất còn sót lại của khu nhà đông đúc, Một vài ống khói còn lại một cách kỳ lạ nổi bật lên giữa cảnh hoang tàn đồ nát như những tấm bia mộ. Những cành nhỏ quằn quại đen thui trên nhưng thân cây lớn bị thiêu cháy, như những cánh tay hướng về phía bầu trời trong sạch với những cử chỉ cầu khẩn hay kêu gọi trả thù... Đoàn tàu lao nhanh qua những tang chứng tố cáo cuộc chiến tranh bẩn thỉu, và Gri-gô-ri có cảm tưởng như tất cả những tang chứng ấy đang diễu hành dọc theo đường ray trước mắt anh. Dần dần anh phát hiện ra giữa cảnh hoang tàn đó một màu xanh mượt mà của những dải đất đã được trồng những cây ăn quả, những thảm lúa mì xanh non tươi mát, những bước chân vội vã hấp tấp trên các ấp trại, những chiếc ô-tô chất đầy những bao, những túi và gạch, gỗ, vật liệu xây dựng, những chú bò non bướng bỉnh chạy trên con đường khấp khểnh dọc đường tàu. Hàng đoàn trẻ con đổ ra trên các sân ga rải đá vẫy tay tới tấp theo đoàn tàu, như Gri-gô-ri đã làm không phải chỉ một lần khi còn ở tuổi thiếu niên. Ừ, không gì có thể ngăn nổi sức sáng tạo của cuộc sống. Cuộc sống dù trải qua phong ba bão táp vẫn tiến tới, vẫn vươn lên với đà mạnh mẽ không gì ngăn cản nổi. Cái ý nghĩ chiến tranh đã thuộc về dĩ vãng và lịch sử đã chứng minh sự thật hùng hồn của cuộc sống khiến Gri-gô-ri thấy tự hào biết bao về Tổ quốc của mình. Bởi chính nhờ thắng lợi của Tổ quốc anh mà cả Trung Âu ngày nay được sống trong hòa bình, công lao đó của dân tộc anh, của lý tưởng chân chính vô địch đã dẫn lối đưa đường cho anh và anh sẵn sàng hy sinh tất cả, sẵn sàng cống hiến cả sự sống của mình cho chân lý đó. Trong xà-lim mờ tối Gri-gô-ri lại cảm thấy niềm tự hào vô bờ bến đó. Giờ đây có rút kinh nghiệm cũng không còn nghĩa lý gì nữa! Chính lòng tự hào đã dẫn dắt anh đến chỗ chủ quan và anh đã rơi vào ma lực của những say sưa trước thành tích. Nghĩ đến dân tộc mình, anh nhớ đến phần việc bé nhỏ mà anh đã đóng góp vào thắng lợi chung. Phải chăng cái lầm lỡ đầu tiên mà mình phạm đã bắt rễ từ tư tưởng tự mãn đó? Tính anh hùng cá nhân đã làm cho mình mê muội như con công trống xòe bộ lông đuôi sặc sỡ để phô trương, mình đã tự hài lòng với bản thân và quên mất sự thận trọng. Giá mình đừng mù quáng tin ở ngôi sao vận mệnh đến thế. Đừng xuống ở cái ga đáng nguyền rủa ấy và đừng phá bỏ lời hứa với bản thân là sẽ không rời toa xe nếu không cần thiết... Khi tàu hỏa đến biên giới Áo — Ý anh không kìm nổi mình bước xuống sân ga. Không khí ấm áp trong sạch đượm mùi hoa lá mùa xuân tràn đầy lồng ngực anh. Lúc đó mình đã choáng váng, dường như chớm say sưa vì nó. Và một ý muốn không thể cưỡng nổi: ít nhất phải mang vào toa xe một vài cành lá, dù nhỏ cũng được. Và mình đã bước những bước tai hại về phía rìa ga. — Đại úy Gôn-rinh ? — một giọng nói vang lên từ bên cạnh khi anh đang cúi xuống một đám cỏ non có vẻ là cỏ gà... Phải, chúng đã bất chợt tóm được mi, và mi đã giật mình như một đứa trẻ ăn vụng bị bắt quả tang. Điều đó không thoát khỏi sự chú ý của tên sĩ quan Mỹ và hai tên lính. Nếu không thế thì ai biết được, có thể... nhưng không ? Giữa cái đám vô công rồi nghề đang hau háu vây quanh người hành khách khả nghi, Gri-gô-ri thoáng thấy hình dáng quen thuộc Phran Vôn-phơ, mụ quản gia cũ của tướng Ê-vec. Khi cảm thấy cái nhìn của người mà một thời mụ quen gọi là Gôn-rinh mụ ta nhanh nhẹn ẩn vào sau lưng một người nào đó. « Chính mụ đó đã khai báo mình», — Gri-gô-ri chợt hiểu ra. — Phải, tôi là đại úy Gôn rinh. - Anh xác nhận sau giâỵ lát suy nghĩ, lưỡng lự. Giữa tình thế này anh không thể viện vào giấy tờ đã chuẩn bị sẵn, bởi như thế sẽ chỉ làm cho tình thế thêm phức tạp mà thôi. Không, anh không có quyền để lộ chân tướng của mình. Bằng bất cứ giá nao cũng không! Cần phải tìm mọi khả năng khác để thoát thân thôi. Vậy nếu đã là Gôn-rinh thì cứ là Gôn rinh xem sao? Họ có thể buộc tội gì cho ta kia chứ? Ta làm việc ở Ban tham mưu, không trực tiếp tham gia trong các chiến dịch hành quân cũng như trong các đoàn tiểu trừ ở hậu phương. Nhưng mọi sự lại không xảy ra như điều Gri-gô-ri nghĩ. Quả anh không thể biết được rằng khoảng thời gian đó ở Áo cung như ở biên giới Đức và Thụy sĩ, người ta đang lùng bọn đã phục vụ cho chủ nghĩa Hít-le. Và để trốn tránh quân đội chiến thắng, bọn mất chủ này đã lần về những dãy núi của miền Nam nước Đức, nơi chiến tranh đang tiếp diễn. Khi chợt hiểu ra là bị đánh lừa, và sự thất bại là không gì cứu vãn nổi, thì chủ yếu là bọn tướng tá và những sĩ quan của bọn SS liền hối hả chạy tản đi khắp nơi dưới những tên giả lẫn giấy tơ giả để hòng cứu mạng. Phần đông chúng bị tóm lại và tống vào những trại tù binh tập trung có hàng rào dây thép gai vây quanh. Từ trại tù binh đó quân đồng minh Anh, Mỹ đã thả ngay một số lớn, thậm chí là đại đa số mà không một lời xét hỏi về những tội lỗi chúng đã gây ra trong chiến tranh. Gri-gô-ri không nắm được tình hình đó, nên anh rất ngạc nhiên khi gặp ban chỉ huy trại. Viên thượng sĩ trực nhật chỉ viết vẻn vẹn có mấy chữ vào sổ: Gôn-rinh và đơn vị mà anh đã phục vụ, sau đó không hỏi han gì thêm, hắn chỉ cho anh nơi ở của những người mới tới, Trại tù binh! Lại một lần nữa anh thấy rõ từng chi tiết trước mắt anh. Trại tù binh được thiết lập trên sân bay cũ giờ đã được rào dây thép gai xung quanh, gần ngoại ô của thành phố Sat-đơ. Mỗi đại đội được dành một khu riêng biệt, các cán bộ từ trung đội đến trung đoàn thì ở chung với nhau, còn các sĩ quan tham mưu thì ở trong một khu nhà gỗ riêng khác. Những sĩ quan cao cấp hơn thì được cấp người phục vụ riêng. Từ thiếu úy đến thiếu tá cứ ba người thì được một cần vụ. Trong trại cấm không được giữ ống nhòm và máy ảnh, nhưng các sĩ quan lại có thể mang súng lục theo người. Có khoảng 80 nghìn lính và sĩ quan trong trại. Quả là một thành phố nhà gỗ thật sự. Những dãy nhà xếp theo khối đều đặn, và từ những con số cùa chúng có thể suy ra số của các tiểu đoàn. Xưởng sửa chữa khổng lồ cũ của sân bay được trang bị lại thành câu lạc bộ và ở đó hầu như được chiếu phim liên tục cả ngày lẫn đêm. Ban chỉ huy trại đóng ở tòa nhà bốn tầng cạnh cổng ra vào của sân bay xưa kia. Cũng như những người mới đến khác, ngay lập tức Gri-gô-ri đã bị những «cư dân » cũ vây quanh và anh đã mau chóng làm quen, tìm hiểu ngọn ngành, nội quy của cuộc sống ở trại và những tin tức mới đang làm cho các tù binh hồi hộp chờ đợi. Sự kiện gây ấn tượng mạnh mẽ gần đây nhất là theo thông tư của ban chỉ huy trại, người ta sẽ lại phóng thích một số tù binh nữa, trừ những người đã phục vụ ở tổ chức SS - SO và ở Sở Ghet-xta-pô. Trong trại hiện giờ những tin tức này đang là đề tài hấp dẫn cho những cuộc nói chuyện và tranh cãi ầm ĩ. Thỉnh thoảng một vài tù binh, nhưng chủ yếu là những sĩ quan tham mưu lại bị điệu lên gặp ban chỉ huy trại, và bị giữ ở đó hàng tiếng đồng hồ. Chuyện đặc biệt đó làm cho những người khác phát ngứa ngáy vì tò mò, và khi bị các bạn tù căn vặn thì những, sĩ quan tham mưu đó chỉ trả lời úp mở, mập mờ, để cho các bạn tù ai muốn hiểu theo nghĩa nào tùy thích. Riêng đối với Gri-gô-ri thì thời gian đi chậm như rùa, Mặc dù anh đã gửi nhiều bản thỉnh cầu lên ban chỉ huy trại, nhưng họ vẫn không tiếp anh. Cả ngày anh nằm dài trong khu nhà gỗ, sách luôn luôn trên tay. Trại tù binh này có một thư viện khá tốt. Anh đọc liên tục để cố quên, để xua đuổi nổi lo âu và để bớt nghĩ đến Mac-ti-ni bất hạnh đang chờ đợi vô ích sự giúp đỡ của anh. Ngay phút đầu anh đã ít lo nghĩ đến số phận riêng mình: nếu họ đã thả những người khác thì thế nào cũng đến lượt mình... Anh phó mặc cho thời gian cứ thế trôi đi và đó là sai lầm thứ hai mà Gri-gô-ri không thể nào tự tha thứ cho mình được trong giờ phút cuối cùng này. Nhưng giờ đây có nghiêm khắc phê phán mình cũng đã muộn, không còn nghĩa lý gì nữa... Có lẽ tốt hơn là trước khi nhận cái chết không nên căn vặn cái « vì sao » của những sự việc nối tiếp và không nên nghĩ ngợi gì cả. Nhưng khốn thay bộ óc đã bị khuấy trộn vì những hồi ức không để anh được yên với những sự kiện vừa xảy ra không lâu... Buổi sáng 1 tháng 7 bắt đầu một cách khác thường. Gri-gô-ri choàng tinh giấc vì có người lắc vai anh, anh mở mắt: một thượng sĩ Mỹ đứng bên cạnh giường : — Ông là đại úy Phôn Gôn-rinh ? — hắn nói bậng tiếng Đức sai giọng. — Phải, chính tôi. Vậy mời ông lên gặp cấp chỉ huy. — Ai mời ? — Ở đó ông sẽ rõ. Thoáng cái Gri-gô-ri đã chuẩn bị xong, anh theo tên thượng sĩ Mỹ bước vào văn phòng, nơi anh được đưa tới. Văn phòng ban chỉ huy trại trang bị nghèo nàn. .Không ở đâu có mội cái gì thừa: trong góc phải đặt chiếc bàn viết cồng kềnh, trước nó là chiếc ghế dựa thấp, dọc theo tường bên phải là một cái tủ khổng lồ với vô số ngăn kéo. Chỉ những chữ la-tinh đen tròn xếp theo vần A,B,C và chiếc máy điện thoại nhựa trắng trên bàn là nổi bật hơn cả trong văn phòng. Gri-gô-ri vô cùng ngạc nhiên khi bước vào phòng. Anh nghĩ là mình sẽ gặp một quân nhân, nhưng ngươi ngồi đối diện với anh lại mặc thường phục. Cái áo vét- tông nhàu nát treo cẩu thả trên đôi vai góc cạnh. Cổ áo sơ mi để lộ ra chiếc cổ gầy nhãn nheo như muốn giới thiệu đầy đủ nhất vẻ thiếu quan tâm đến hình thức của chủ nhân. Nhưng, nét mặt của người ấy lại gợi lên ấn tượng trái ngược. Sau đôi mắt kính to che mất một phần ba khuôn mặt gày là đôi mắt lạnh lùng, dò xét, nhìn kỹ người đang bước vào. Dường như tất cả sức sống của tấm thân gầy còm, tàn héo ấy đều tập trung cả trong đôi mắt. Y chỉ thoáng gật đầu trả lời câu chào của Gri-gô-ri, rồi trở vào chiếc ghế dựa. Cả hai lặng lẽ nhìn nhau đến vài giây. Cuối cùng hắn cất tiếng : — Speak you English ? (Ngài có nói chuyện bằng tiếng Anh được không ?) — Không, tôi chỉ nói tiếng Đức thôi. Cặp môi mỏng của y lệch đi, trông như một nụ cười mỉm, hoặc cũng có thể là một loại bĩu môi khinh bỉ nữa. — Cũng được, ta nói chuyện bằng tiếng Đức vậy. Hắn nói: — Ngài là Hen-rích phôn Gôn-rinh, đại úy của quân đội Đức ? — Đúng. — Chắc ngài cũng biết là chúng tôi bắt đầu phóng thích những sĩ quan tham mưu của quân đội Đức ? — Tôi có nghe nói — Bây giờ đến lượt ngài. Vì vậy tôi cho mời ngài đến. Vấn đề là trước khi phóng thích chúng tôi muốn biết chúng tôi trao tự do cho ai. Những giấy tờ của quân đội các ngài nằm gọn trong tay chúng tôi và như thế chứng tôi có điều kiện làm quen với hoàn cảnh riêng của từng người. Ngài có hiểu điều tôi nói không ? — Tôi hiểu. — Giờ thì quả tình tôi không biết bắt đầu từ việc gì với ngài. — Vì sao ? Tên đeo kình bắt đầu gõ những ngón tay xương xẩu lên mặt bàn, mắt nheo lại như để lựa câu trả lời... — Tôi không gây khó khăn cho những người như các ngài, dù rằng các ngài đã chiến đấu chống lại chúng tôi. — y nói giọng dễ dãi, tuy ánh mắt vẫn lạnh lùng không hề thay đổi. — Ngài muốn nói về những phiền toái nào kia ? Tôi hoàn toàn không hiểu ý ngài. — Như tôi vừa nói, chúng tôi có dịp làm quen với hoàn cảnh riêng của tất cả các ngài. — Vậy thì càng tốt. — Chưa hẳn thế, ngài phải công nhận là thời gian đầu ngài đã ở trong quân đội Xô viết, sau đó ngài chạy sang quân đội Đức. Như vậy có nghĩa là ngài tự nguyện chống lại chúng tôi, chứ không phải bị ép buộc. — Tôi nguyên là người Đức. — Nhưng ngài là công dân Nga. Vì thế chúng tôi có thể dựa vào hiệp ước đã ký với các nước đồng minh mà đối xử với ngài — Tôi không rõ thực chất của bản hiệp ước đó. — Vậy thì ngài nghe đây. Theo tinh thần của bản hiệp ước ký với Nga xô, tất cả những người rời nước Nga từ trước năm 1939 được coi là những người lưu vong. Còn những người qua biên giới sau đó được coi như di cư và phải trả số người ấy lại cho nước họ không tùy thuộc vào nguyện vọng. — Nhưng tôi là người Đức, như vậy thì... — Điều ấy không có nghĩa gì cả, thực chất ngài là 1 công dân Nga-Xô. Nhưng tôi nghĩ rằng triển vọng trở về nước Nga không làm cho ngài hào hứng lắm. Bởi tòa án binh Nga ngay mùa thu năm 1941, — y nhìn đương sự với giọng nói nhấn mạnh đặc biệt, — đã tuyên án tử hình vắng mặt vì tội phản quốc, — Đúng như vậy. — Đối với chúng tôi thì điều đó cũng chẳng được lợi gì nếu họ thanh toán ngài. Dù rằng theo tinh thần hiệp ước đã ký... — Nói trắng ra nghĩa là các ông định trao tôi cho quân đội Xô-viết xử bắn chữ gì ? — Đó chưa phải là sự thật đã được quyết định... — Tòi có thề hy vọng sự thật ấy sẽ không bao giờ xảy ra được chăng ? — Điều ấy còn tùy thuộc ở ngài, — Tùy tôi ư ? Tôi chưa hiều ý ngài... — Lúc nào chúng tôi cũng thực hiện đầy đủ hiệp ước quốc tế. Trong các trại tù binh, chúng tôi không hề tuyên truyền, mà cho tất cả mọi người khả năng lựa chọn tự do. Trường hợp của ngài cũng vậy. Ngài cần phải tự giúp mình để chúng ta cùng tìm ra lối thoát. Nếu dự tính của ngài có thể chấp nhận được, chúng tôi sẽ giúp ngài thực hiện. Ngài có thể tính đến sự giúp đỡ tận tình của chúng tôi. Vài ngày nữa tôi cho mời và ngài sẽ cho tôi rõ ý định của ngài... Hôm nay tôi không giữ ngài lâu hơn nữa... Gri-gô-ri vừa quay lại khu nhà gỗ, vừa trầm ngâm suy nghĩ. Tên đeo kính đã ranh mãnh lợi dụng « những hoàn cảnh riêng » của anh. Hắn lại đòi hỏi chính anh đề ra « lối thoát », cứ chờ xem... Rõ ràng là họ muốn đưa anh vào một tổ chức nào đó. Nhưng tổ chức nào ? Vì mục đích gì ? Cần phải đợi thôi. Rồi họ sẽ quyết định thay anh. Gri gô-ri cảm biết « họ » là những ai3 anh biết rằng chỉ trong vài ngày nữa họ sẽ xuất đầu lộ diện và tấm lá chắn bấy lâu họ ẩn náu sẽ được cất bỏ. Nhưng một tuần đã trôi qua mà vẫn không có ai cho gọi anh cả. Điều ấy bắt đầu làm anh lo ngại. Và mặc dù không để lộ ra ngoài, nhưng trọng thâm tâm anh phải tự thú nhận với chính mình rằng sự chờ đợi làm căng thẳng thần kinh anh. Khi người ta cho gọi anh lên ban chỉ huy trại lần nữa là lúc hơn hai tuần trôi qua kể từ cuộc nói chuyện với tay mặc thường phục kia. Văn phòng anh đến lần trước ở trên gác, và anh đi về phía cầu thang. — Không phải ở đó! Viên thượng sĩ hộ tống lên tiếng. Hắn dẫn anh đi dọc dãy hành lang dài dằng dặc, rồi đưa anh vào một gian phòng nhỏ hầu như trống rỗng. Ngoài cái bàn nhỏ và hai chiếc ghế ra, trong phòng không có cái gì khác. — Ngài hãy chờ đây, rồi các ông ấy sẽ đến! — Viên thượng sĩ dặn, rồi đi mất. Gri-gô-ri đoán người ta sẽ chú ý rình anh qua một lỗ hổng bí mật nào đó, nên anh châm thuốc hút với vẻ uể oải bình thản cố tình... Anh hút hết điếu này đến điếu khác, mà vẫn chưa thấy ai tới cả. Dường như người ta đã quên mất có anh đang đợi... đúng là một trò chơi với các dây thần kinh... Cuối cùng cánh cửa mở ra nhẹ nhàng và trên ngưởng cửa xuất hiện một người, Gri-gô-ri ít ngờ tới nhất trong môi trường này. Một cố đạo già nua, gầy gò, cằn cỗi bước vào tới những bước chân lặng lẽ. Khuôn mặt ông ta như bị nhúng vào sáp ong, có những nếp nhăn cắt ngang cắt dọc, Đôi mi mắt xệ xuống gần như đã giết hết sự sống trên khuôn mặt tàn héo ấy. Nhưng rồi hai mí mắt của ông ta chợt mở, một đôi mắt đen có ánh sáng ấm áp hiện ra. Đồng thời đôi môi ông ta cũng trở nên sinh động hơn, những nếp nhăn giãn ra như những nếp gấp của chiếc quạt và bộ mặt người ướp của lão già trở nên có sinh khí. — Ngồi xuống, con! — Giọng của lão cố đạo trầm và êm ái như ánh mắt của lão ta. Gri-gô-ri ngồi xuống và cũng đặt một cánh tay lên bàn như vị khách không mời mà đến kia. — Ta đọc được từ ánh mắt con sự ngạc nhiên, từ đó suy ra con ít có quan hệ với nhà thờ. Đúng vậy không con ? — Thưa cha, rất tiếc là con không thể hầu chuyện cha bằng tiếng Anh. Hiểu thì con cũng hiểu đôi chút, nhưng để trả lời cho chỉnh xác ihì... — Còn ta thì chỉ bập hẹ được vài tiếng Đức... Làm thế nào nhỉ. Lão ta hỏi vẻ do dự giả tạo. Rồi đôi mắt lão sáng bừng lên một cách ranh mãnh, một nụ cười nghề nghiệp làm rung động bộ mặt cằn cỗi đầy nhưng vết nhăn chân chim của lão. — Ta nghĩ rằng có một thứ tiếng có thể giúp chúng ta dễ dàng hiểu nhau được. Không đúng ư ? — Ông ta nói lưu loát bằng thứ tiếng U-cra-i-na rõ và nhẹ nhàng, hơi kéo dài như hát phần cuối các từ. — Jaw-ohl (Đúng như thế, đúng vậy)- Gri-gô-ri cố ý trả lời bằng tiếng Đức. — Sao con lại trả lời ta bằng tiếng Đức ? — Đó là tiếng mẹ đẻ của con. — Phải chăng thứ ngôn ngừ đã giúp con làm quen với cuộc sống từ lúc còn thơ ấu không thể trở thành thứ tiếng mẹ đẻ thứ hai của con đưọc sao ? Có lẽ nào! Hay ta nhầm ? Vì theo ta biết thì từ nhỏ con đã theo học ở trường U cra-i-na kia mà? Lập tức Gri-gô-ri thấy ngay tay áo thụng này cũng tường tận về quá khứ của anh chẳng kém gì tên đeo kính cận thị kia. — Thưa cha, con thiết tưởng cha đến đây không phải để tìm hiểu về mối liên quan của con vời tiếng Ucra-i-na chứ ? — Gri-gô-ri lộ rõ vẻ sốt ruột; Lão cố đạo lắc đầu vẻ chê trách, nhưng giọng nói của lão vẫn dịu dàng: — Con bẳn tính quá đấy, nam tước ạ! Nhưng chính vì thế mà người ta đưa cây thánh giá thiêng liêng vào tay chúng ta, những kẻ chăn chiên, để chúng ta truyền sự bằng an vào những tâm hồn phiến loạn, bắt sự độc ác ngự trị trong trái tim con người phải lẩn trốn. Thưa cha kính mến! Ngươi có thể nói thẳng vào chủ đề chính được chăng ? Con là quân nhân nên thích nói chuyện rõ ràng và ngắn gọn. Còn về chuyện chăn dắt linh hồn con người thì con hiểu rất ít và cũng không có ý định bỏ những khuyết điểm đó. Giọng nói của Gri gô-ri còn gay gắt hơn lời anh nói nhiều. Và thái độ của cha cố lại càng đáng ngạc nhiên hơn. Lão ta bước đến cạnh Gri-gô-ri, đặt tay lên vai anh. và giọng nói hầu như vui sướng : — Nói chuyện với một người tính tình thẳng thắn cởi mở như thế này thật dễ chịu. Nam tước thân mến! Con đã giúp ta tránh khỏi nhưng phép tắc bắt buộc, nói cách khác là những lý lẽ dài dòng vô tích sự của lối xã giao. Ta nhận thấy trong bản tính của con tính chính xác tinh vi cao độ của người Đức, và sự khôn khéo của người Mỹ. Nào, thời giờ là vàng ngọc. Vậy chúng ta đừng nên phung phí nó vô ích. Trước tiên ta là ai ? Là một linh mục giản dị bần cùng của nhà thờ Thiên chúa giáo, Người ta quen gọi ta là cha Phô-ti-ốt. Nhiệm vụ Giáo hoàng La mã tối cao trao cho ta là phải báo cáo cụ thể với Người về hoàn cảnh và nỗi đau khổ của bầy con chiên đang mòn mỏi dưới ách của bọn phản Chúa. Bởi vì nếu một người nào đó tin Chúa thì mặc dù thể xác có thể bị hành hạ, nhưng lại vui sướng thảnh thơi trong tâm hồn, và ân huệ đó sẽ sáng mỗi trên ngưỡng cửa kẻ nô lệ Chúa. -- Thưa cha Phô-ti-ốt. Cha thứ lỗi cho. Tâm hồn của kẻ nô lệ Chúa làm sao mà vui sướng được; khi người ta tước mất khẩu súng lục của nó và bản thân nó lại bị nhốt trong hàng rào dây thép gai của một trại tù binh ? — Gri gô-ri phát cáu vì những câu nói dài dòng cửa cha linh hồn, bèn chế nhạo hỏi. Cha Phô-ti-ốt làm như không để ý đến giọng giễu cợt đó. — Con ạ, kẻ mạnh không phải là người giữ vũ khí. trong tay mà chính là người khoác áo giáp trong linh hồn để chống lại kẻ thù của lòng tín Chúa. — Dù sao con cũng tín nhiệm một khẩu súng tốt hơn. Nhưng thôi, tốt hơn hết là nên quay về mục đích chính đã dẫn cha tới đây, mà đừng hoài công bàn cãi về sự lợi hại của các loại vũ khí. Lần này sự giận dữ thoáng hiện trên cặp mắt đen to của tên cố đạo. — Được thôi! Nếu con muốn thế thì con hãy nghe đây... — Con chờ nghe cha, con chỉ yêu cầu cha cho phép được hút thuốc. — Ố, con cứ tự nhiên ! Gri-gô-ri đốt thuốc và ngồi lại cho thoải mái hơn. Cha sẽ tóm tắt để con rõ. Ta đã hiểu biết về tiều sử của con. Và con cũng đừng thắc mắc là vì sao ? Điều đó không quan trọng. Điều cốt yếu là con còn trẻ, có năng lực và có thể hy vọng trước lòng tin Chúa. Số phận của con hình thành như thế nào điều ấy không phải dửng dưng đối với ta — người cha linh hồn của con. Con đã được đảm bảo về đời sống vật chất, điều đó ta cũng biết, nhưng nhà thờ Đức Mẹ muốn rằng con đừng để lãng phí tài năng mẫn cán, mà nên dùng nó để chống lại kẻ thù của lòng kính Chúa. — Có lẽ con sẽ là nhà truyền đạo ư ? — Gri-gô-ri hỏi với thái độ nhạo báng ra mặt. Cha Phô-ti-ốt vờ không để ý đến thái độ chọc tức đầy xúc phạm kia. — Không, chúng ta không muốn yêu cầu con một hy sinh lớn lao đến thế. Chính năng khiếu sĩ quan quân đội và bản lĩnh của con đang cần cho một dân tộc đang đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại kẻ đã giương cao lá cờ đen chống Chứa. — Thưa cha, quả tình con không hiểu cha muốn nói gì ? — Rõ ràng trong hoàn cảnh con, con không thể biết được những gì đã xảy ra trên thế giới rộng lớn này. Điều đó tất nhiên thôi. Vậy cha sẽ kể lại để con rõ. Hiện giờ những cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra ở miền tây U-cra- i-na yêu dấu. Những đứa con trung thành của Chúa ở U-cra-i-na đang khởi nghĩa chống lại bạn «cộng sản». Mở đầu cuộc chiến đã tỏ ra có hiệu quả. Quân khởi nghĩa hầu như chiếm được cả miền tây U-cra-i-na. Các thế lực phướng Tây đã giành sự giúp đỡ lớn lao, rộng rãi và hậu hĩnh cho quân khởi nghĩa. Nhà thờ Đức Mẹ vĩ đại của chúng ta cũng đứng về phía những người cầm vũ khí bảo vệ chính nghĩa thiêng liêng ấy. Và mặc dù quân khởi nghĩa rất đông, lại được trang bị vũ khí tối tân đầy đủ, nhưng đáng tiếc là họ không đủ những sĩ quan quân sự dày đạn kỉnh nghiệm. Chúng ta được biết con rất căm thù bọn bôn-sê-vích và đã thể sẽ trả thù cho cái chết của cha con. Chính ý thức về mối tử thù đó đã dẫn dắt con vượt qua mặt trận mùa thu 1941. Ta hy vọng rằng cũng ý thức đó sẽ tiếp tục chỉ đạo con cùng với những người khởi nghĩa tham dự trận chiến vì lòng kính Chúa. Ta sẽ không bao giờ quên con trong những lời cầu nguyện, về vật chất cũng sẽ cung cấp đầy đủ theo yêu cầu. Tiếp theo là sự im lặng kéo dài. Lời đề nghị của lão cố đạo bất ngờ đến nỗi Gri-gô- ri không tìm ngay được câu trả lời thích hợp. Anh nghi: «Hay là ta cứ nhận lời đề nghị kia, để rồi từ bên trong phá nát bè lũ đê tiện cặn bã đã không ngần ngại đem quyền lực của nhân dân ra buôn bán kiếm lời. Hoặc để vạch trần trước thế giới bộ mặt của những kẻ « đối đầu, những kẻ có «thế lực phương Tây» mà Phô-ti-ốt vừa nói đến» — Anh lại nghĩ: «Mọi người nghĩ rằng chiến tranh đã kết thúc. Nhưng thực tế nó vẫn đang tiếp diễn... Mình lại có thời cơ đột nhập vào tận hang ổ của kẻ thù» - Thiếu chút nữa Gri-gô-ri lại ngây ngất trước sự kiện bất ngờ đó. Nhưng cuộc nói chuyện với đại tá Ti- tốp đột ngột hiện ra trong trí nhớ anh với câu: « Đồng chí hãy nhớ lấy: chuyến đi này chỉ là việc riêng, hoàn toàn chỉ là việc riêng thôi». Giờ đây những lời ấy như còn văng vẳng bên tai anh. Không, anh không có quyền làm sai lời dặn dò của đại tá. Có trời biết việc phiêu lưu sẽ đưa tới đâu. Bởi sự đồng ý của anh có thể dẫn đến những mạo hiềm tột bậc khác. « Nếu anh chưa biết bơi thì chớ đặt chân xuống nước...» Vậy thì nên từ chối thẳng ư ? Điều đó có thể gây nguy hiểm, vì bây giờ thì sự việc khá rõ ràng: Tất cả những điều anh vừa nghe được ở đây là sự nối tiếp của câu chuyện mà tay đeo « kính cận » kia đã khơi mào hai tuần lễ trước. Gri-gô-ri hồi tưởng lại những câu anh trả lời lão cố đạo và anh kết luận là mình đã hành động đúng. Thưa cha Phô-ti-ốt, cha đã chân thành với con và con muốn đối với cha cũng chân thánh như thế. Ý nghĩ về cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa bôn-sê vích của cha rất quyến rũ con. Đồng thời với danh nghĩa là một sĩ quan Đức, một nam tước, con không muốn đổi bộ đồ sĩ quan lấy bộ đồ da hổ lớn của quân khởi nghĩa... Cha Phô-ti-ôt mỉm cười : — Đó chỉ là hình thức bề ngoài, thực chất chỉ là một và cũng là... — Theo con hình thức và nội dung đôi khỉ phụ thuộc chặt chẽ với nhau, — anh ngắt lời lão cố đạo, — đến nỗi nếu cắt rời hai cái khỏi nhau thì nghĩa là bản chất chủ yếu của con người sẽ nổi loạn chống lại cá tính của họ. Con trở thành sĩ quan là do giáo dục, chứ không phải nhờ bộ quân phục. — Ta hiểu những cảm giác của con, nhưng ta không tán thành. Chính lòng kiêu hãnh đang lên tiếng trong con. Lòng kiêu hãnh chứ không phải tính quy thuận theo ý muốn tối cao của Chúa. Như vậy khoảng một tuần nữa ta sẽ gặp lại con. Ta tin rằng tới lúc đó con đã cân nhắc kỹ chuyện nầy. — Con rất vui lòng được gặp lại cha nhưng không phải là để tiếp tục câu chuyện này. — Chớ vội con ạ! Đừng quên rằng số phận con người nằm trong bàn tay Chúa. Và bàn tay đó không chỉ ban ân huệ mà còn ban cả sự trừng phạt đối với những kẻ hấp tấp nữa... Lúc đó Gri-gô-ri không coi lời đe dọa đó ra gì. Lại một lỗi nữa! Đáng lẽ anh phải vờ hứa hẹn suy nghĩ để tạo khả năng vượt trại. Nhưng anh đã không chú ý và bỏ lỡ khả năng đó tức là anh có nghĩ ra, nhưng không tạo hoàn cảnh để thực hiện. Và một sự kiện mới lại đến với anh. Ở trại tù binh có lệ là những sĩ quan sắp được phóng thích thường được nhận giấy phép vào thành phố từ tối đến sáng. Được nhận một giấy phép như thế thực chất có nghĩa là mội quá trình hành chính của việc phóng thích đẫ giải quyết xong. Và tất cả mọi người ai cũng biết tới điều đó. Vì vậy nên khi viên thượng sĩ Mỹ tới khu nhà gỗ chuyển cho Gri-gô-ri tờ giấy phép vắng mặt, thì sau đó những sĩ quan cùng cấp đều đổ đến để chia vui với anh bằng những lời chúc tụng đứa con may mắn của hạnh vận, người mà chẳng bao lâu nữa sẽ từ giã trại tù binh. Riêng Gri-gô-ri dương như không giấu nổi nỗi sửng sốt của mình. Sự ưu tiên bất ngờ này có ẩn ý gì chăng ? Anh chưa thỏa thuận với lão cố đạo và từ đó cũng chưa có sự nhất trí gì với ai. Thật là lạ lùng... nhưng có lẽ chính cuộc dạo chơi này sẽ giúp anh giải đáp những mưu mô của họ. Mặt trời đã lặn về phía tây khi Hen rich phỏn Gôn rinh trong bộ com lê thường phục màu xám nhạt bước qua cổng trại. Lập tức những cảm giác quen thuộc từ lâu của tính cảnh giác lại trỗi dậy trong anh mỗi lần có nguy hiểm ám ảnh. Chưa có gì xảy ra cả. Mặt đường quốc lộ bị những bánh Xe tải mài nhẵn bóng loáng trước ánh nắng của buổi chiều tà. Không có một kháchbộ hành hay một người đi xe đạp nào. Không có ai theo dõi anh. Vậy cái linh cảm rủi ro kia từ đâu mà có ? Càng tới gần thành phố thì sự căng thẳng lại càng tăng. « Theo lệnh ai và vì sao mình lại nhận được giấy phép vắng mặt này ? Hay là họ muốn cho ta nếm mùi tự do để đưa vào cạm bẫy ? Hoặc để kiểm tra xem ta có quen ai trong thành phố này chăng ? Chẳng lẽ họ đã linh cảm biết đại úy phôn Gôn rỉnh trong thực tế là ai ư ?» Mải suy nghĩ cân nhắc những khả năng trên, Gri-gô-ri tới thăm thành phố vào lúc nào không biết. Đây là một thành phố chật hẹp nghèo nàn, phố xá vắng vẻ. Nhưng không, hình như có một bóng người lẩn quất đâu đây gần tiệm bán báo. Không thể nhận thấy bằng giác quan, đúng hơn là anh đã linh cảm theo bản năng, phải, một cái bóng vô hình nào đó... tốt hơn hết là ta cứ thong thả đi qua rồi quay lại, có lẽ còn tới đó mua tờ báo nữa. Gri-gô-ri vừa húyt sáo vừa thản nhiên đi tiếp. Khi đã vượt qua quầy bán báo, anh bỗng vòng lại như chợt nhớ ra điều gì mà thọc tay vào túi như để tìm tiền lẻ Như thế... bây giờ anh đã có thể quay lại được rồi. Và thật là khó chịu biết bao khi người ta cứ cảm thấy một đôi mắt rình mò sau lưng. Gri-gô-ri đột ngột quay gót. Anh thấy một tên trẻ tuổi đang lảng vảng cạnh hiệu bán báo. Gri-gô-ri thoáng thấy mái tóc, vầng trán và cặp mắt ướt chăm chú của hắn trước khi hắn kịp đưa tờ báo lên che mặt. Sự căng thẳng trong anh ngay lập tức biến mất như có phép lạ. Tất cả đã rõ ràng: anh bị theo dõi! Và như thế thì anh chả còn gì đáng ngại cả. Họ có thể thấy rằng ngoài giải trí anh ra không có ý định gì khác. « Việc làm thô thiền, sơ đẳng quá !» — anh vui vẻ nghĩ, rồi hồn nhiên tiếp tục thổi sáo bài ca ngắn mà anh đã nghe trong « rạp chiếu phim » của câu lạc bộ ngày hôm trước. Anh rẽ vào một phố phụ, rồi lại vào một phố khác nữa. Không thấy tên thanh niên có cặp mắt ướt lúc nãy giữa những người qua lại. «Có lẽ hẳn đã chuyển ta cho tên khác rồi. Nào, tên này rồi cũng sẽ phải nháy mắt lia lịa khi phải báo cáo với cấp trên cho mà xem». Lúc này anh đã bỏ qua tính thận trọng và rẽ vào một hiệu cà-phê gần nhất. Trong hiệu chỉ có vài khách hàng ngồi rải rác. Gri-gô-ri lựa cái bàn thích hợp nhất mà từ đó anh có thể quan sát những người vào tiệm, đồng thời có thế theo dõi ngoài đường phố qua cửa sổ. Chủ tiệm là một người lùn tịt, vẻ uể oải đưa cái bụng phệ ì ạch ra khỏi quầy. — Ngài dùng gì ? — Ông ta thờ ơ hỏi. — Ông cho một chai nước chanh, táo tươi và một bao xì-gà loại thượng hạng. Lão gật đầu để thay thế cho câu trả lời và uể oải trở lại quầy hàng. Lúc đi qua gian phòng lão đứng lại nhường đường cho một người khách mới, Gri gô-ri đã nhìn thấy vóc dáng cao thon của người ấy. Không, không phải là tên lẩn khuất ở tiệm bán báo. Ồ, anh còn thừa thì giờ để xem tên này là ai! Anh xoay người về phía cửa sổ, hờ hững đưa mắt nhìn những người qua lại, rồi cũng thản nhiên như vậy anh quay lại quan sát quầy hàng cũng với những bàn bên cạnh. Người đàn ông cao thon vừa đến lúc nãy nâng mũ chào anh. — Ngài Krô-hơ-ne ? — Gri-gô-ri trố mắt nhìn. Anh nhận ra viên chỉ huy cũ của mình ở người khách mới tới ấy. Nước Ý và hồi ức của những ngày cuối chiến tranh thoáng hiện ra trong anh, rồi lắng đi, Không, Krô-hơ-ne không thể biết được về những việc xảy ra bên đập. Về cái chết của Béc-gôn và nói chung về những sự kiện ở Ca sten la Phông. — Herr1 Gôn-rinh! Tôi rất mừng là ngài đã mau chóng làm quen với hoàn cảnh mới. Cách đây không lâu ngay cả trong lúc tôi mặc thường phục ngài vẫn gọi tôi là ngài đại tá. Không phải thế ư ? — Phải chăng giờ đây đó là một lời quở trách ẩn ý ? — Trái lại đó là một lời khen chân thành nhất — Mép Krôthơ-ne xệch ra một nụ cười chua xót. — Tôi cũng ít hy vọng là còn được gặp ngài. Đây là một cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên hay — Gri-gô-ri thầm nghĩ và gắn mắt vào Krô-hơ-ne, người mà bao giờ cũng như bây giờ, có lối sống kiểu cách, tinh tế và phong thái tao nhã. — Nam tước, ngài hãy kể vắn tắt xem ngài đã từ Ca-sten la Phông đến đây như thế nào, và đã xử lý như thế nào những giấy tờ bí mật ? — Krô-hơ ne hỏi. Hắn nói khe khẽ và lịch sự nhưng giọng nói vẫn có vẻ như một chỉ thị. Từ phong cách của hắn toát ra cho thấy rằng hắn đã là chỉ huy của anh trong nhiều năm tháng. — Những giấy tờ bí mật dĩ nhiên là tôi đốt hết, ngoài ra tôi còn thủ tiêu một vài nhân chứng nguy hiểm nữa. Vì vậy tôi đến đây hơi muộn so với người khác. — Số ngài thật là đỏ. Tôi lo rằng ngài đã rơi vào hay bọn du kích Ga-ri ban-đi. Thế còn Béc-gôn và gia đình ông ta, cũng chính là gia đình ngài sau này, giờ ra. sao rồi ?... — Số phận của cha tôi đáng lo ngại hơn... ngay trước ngày hạ khí giới2 cha tôi đã khởi hành lên miền Bắc Ý một cách thiếu cân nhắc... Còn vợ chưa cưới và mẹ vợ tôi thì hiện nay ở Thụy Điển. Tất nhiên tôi đang tranh thủ tạo hoàn cảnh để tới đó. Tuy Gri-gô-ri cố nén vẫn không sao giấu hết vẻ lạnh lùng khi nói mấy câu này, có lẽ vì anh đã căm ghét Lô-ra và bà mẹ cô ta đến tột đỉnh trong suốt thời gian đóng kịch bên bọn chúng. - Herr Gôn-rinh! Nói chung hiện giờ ngài có những dự định gì ? — Tôi chưa có dự định gì cả. Thật là một khổ hình khi phải nhìn vào tương lai đối với tôi. Nước Đức ư ? Phải chăng đó là một khái niệm còn tồn tại. Và liệu chúng ta có đủ sức dựng lên được một nước Đức mới. Phải, chúng ta, những người đã kiệt lực đến kỳ cùng cả trong sức mạnh cả trong những vinh quang xưa cũ ! Trên môi Krô-hơ-ne thoáng một nụ cười giễu cợt. — Nam tước, nói xin lỗi, ngài còn quá trẻ và chưa đủ kinh nghiệm để phân tích tình hình quốc tế. Cuộc chiến tranh vừa qua đã dạy chúng ta nhiều thứ và chúng ta sẽ không vấp lại lần nữa những lầm lỗi đã đưa đến sự sụp đổ. Tôi cho ngài là một người yêu nước chân thành, điều đó cho phép tôi nói chuyện thật cởi mở với ngài. Phải, cuộc chiến đấu mà cả hai chúng ta đã cống hiến một phen cuộc đời cho nó chỉ bây giờ mới thật sự bắt đầu, Và tôi có cơ sở để khái quát điều đó. — Tôi không yêu cầu ngài điều gì cả, Herr đại tá, nhưng sau này nếu tôi thoát khỏi trại tù binh... Giọng nói Gri-gô-ri như bị tắc lại vì hồi hộp... Ồ, Herr Krô-hơ-ne, nhưng không... Ngài đại tá! Ngài cho phép tôi quên rằng chúng ta đang mặc thường phục, mà gọi như vậy. — Ngài đừng nói to giọng như thế, Herr Gôn-rinh. Rồi tôi sẽ tìm phương cách để chúng ta gặp lại nhau bất kỳ ở đâu, trong trại hay ngoài thành phố. — Rất tiếc là tôi không bảo đảm được điều đó... — Và anh kể cho Krô-hơ-ne nghe về câu chuyện tờ giấy phép vắng mặt anh không ngờ đến nhất. — Ngài hãy hiểu cho, không có chuyện họ sẽ phóng thích tôi như người khác đâu. Nhưng như vậy thì tờ giấy phép nầy có nghĩa gì ? Và liệu họ có còn cho thêm lần nữa không cơ chứ ? — Rồi tôi sẽ lưu tâm thử xem — Krô-hơ-ne hứa và đứng đậy. Đáng tiếc tôi phải để ngài ở lại một mình. Hẹn gặp lại nhau càng sớm càng tốt. Tạm biệt, ngài đại úy. Mặc dù cuộc nói chuyện với Krô-hơ-ne đặc biệt thu hút anh, nhưng Gri gô-ri không quên cảnh giác để ý đến những việc xảy ra chung quanh. Bộ mặt của tiệm cà-phê lúc đó đã thay đổi. Khách hàng tới đông đúc và những người bồi chạy lăng xăng giữa các bàn. Lúc này bầu không khí trang nghiêm của tiệm cà-phê bị một tên lính say rượu phá rối. Cổ áo sơ-mi để hờ, mái tóc rối bù, còn sắc mặt hắn thì đỏ bừng, chứng tỏ đây không phải là tiệm thứ nhất hắn lạc bước vào, và cũng không phải hắn chỉ nốc có một hoặc hai cốc vại mà thôi. Tên lính gọi cả một thùng bia to, trải một đống thuốc lá lên bàn, rồi dùng áp lực của người say để mời những khách hàng của tiệm cà-phê. Hắn túm lấy tay áo của những người ngồi gần, còn những người ngồi xa hơn thì hắn đùng thuốc lá để ném họ. Khi nhận thấy có vài người đứng dậy định đi thì hắn đẩy cả cái bàn lại sát cửa và giữ lấy lối đi. — Chỉ người nào chịu hút một điếu thuốc và uống một cốc bia mới ra khối được nơi này! — Hắn oang oang tuyên bố với điệu cười sằng sặc của người say. Krô-hơ-ne được hắn để yên khi lướt qua, nhưng anh con trai khác thử vượt qua sau đó liền bị hắn dùng sức mạnh ấn vai buộc ngồi xuống bên cạnh. Anh chàng sợ chết khiếp vội uống một hơi hết cốc bia, rồi chộp lấy một điếu thuốc lá chạy biến ra cửa. Những người khách còn lại tập trung từng nhóm trước quầy hàng ra sức thuyết phục người chủ tiệm cho họ ra lối cửa sau. Gri-gô-ri tin chắc cũng như Krô-hơ-ne anh sẽ ra khỏi tiệm cà-phê không chút phiền toái. Anh trả tiền, rồi thản nhiên bước ra cửa. — Ô hô! Đằng ấy không qua được tớ đâu — Tên lính rống lẽn, rồi túm lấy tay áo Gri-gô-ri. — Uống đi! — Hắn lầu bầu ra lệnh và gí vào trước mũi anh một cốc vại đầy tận miệng. Gri-gô-ri nhăn mặt vì mùi bia nồng nặc. - Thế nào, không thích à ? — Tên lính hỏi vẻ gây gỗ và hất cốc bia về phía anh. Cũng may, anh lẹ làng né kịp, và nhờ thế tránh khỏi một trận tắm bất đắc dĩ. Nhanh như chớp Gri-gô-ri gạt tay hất những cốc bia xuống đất và xô cái bàn sang bên để dọn đường ra cửa. Cùng lúc đó anh thấy tên lính chộp lấy súng... Một động tác nhanh như trở bàn tay — võ khí đã nằm gọn trong tay anh. Chỉ còn vài bước nữa là ra đến đường rồi. Gri- gô-rì lấy hết băng đạn để khỏi bị bắn sau lưng, rồi vứt súng xuống mặt đường. Sau đó tên lính có tìm được súng không anh không còn biết nữa. Chỉ còn nghe tiếng ồn ào lẫn tiếng chửi bới đe đọa vọng vào sân bên cạnh nơi anh vọt nhảy vào. Cả đêm Gri-gô-ri không hề chợp mắt. Anh hồi tưởng lại từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của việc xảy ra và tiên đoán nó có thể gây nên hậu qua gì ? Điều anh dự đoán thì nhiều, nhưng cái xảy ra trong thực tế thì anh lại không ngờ tới. Buổi sáng người ta tống giam Gri-gô-ri và ngay tối hôm đó đã tuyên án. Hai nhân chứng — tên lính Mỹ và người chủ quán cà-phê đều cũng xác nhận bị cáo muốn cướp súng của tên lính, nhưng «bên nguyên» đã dũng cảm tay không dám chống lại hành động táo bạo của tên phá hoại... Trò hề toà án kéo dài không lâu. Tất cả đều đã được tính toán sẵn từ trước như người ta đọc một bài học thuộc lòng. Trong phiên tòa họ cũng không thèm để ý đến tới biện bạch của anh. Ồ, mà cũng tất nhiên thôi. Bởi vì quyền lực ở trong tay họ Bản án rất sơ lược; Tòa án quân sự tuyên bố xử bắn tù binh Hen-rích phôn Gôn-rinh là đại úy của quân đội Đức, vì tội cướp vũ khí mưu sát một trong những binh lính của quân đội chiếm đóng. Cái gì có thể là mục đích thật của phiên tòa, nói đúng hơn là tấn hài kịch xử án này? Chỉ có một giải đáp có thể: phôn Gôn-rinh như một cái gai đâm vào mắt, cản trở con đường đi của ai đó... Hay có lẽ ngược lại: Có một ai đó rất quan tâm đến anh ? Như tay đeo kính cận kia. Hắn thiết tha đến số phận của anh biết bao nhiêu... Hoặc cha Phô-ti ốt... Đúng là người đeo kính cận không đưa ra một lời đề nghị cụ thể nào, mà chỉ gợi ý thăm dò thôi... Lại còn Krô-hơ-ne. Krô-hơ-ne ? Làm sao hắn lại đến đúng tiệm cà phê ấy nhỉ? Và vì sao tên lính Mỹ đã để cho y đi ra ổn thỏa ? Khi mặc thường phục, Krô-hơ-ne vẫn có ảnh hưởng nhất định đối với bọn lính. Dù rằng tên điên rồ kia đã say mềm... Nhưng hắn say thật hay chỉ làm bộ say thôi ? Hừm... chuyện giấy phép này có vẻ như là để họ cố đưa anh vào cạm bẫy. Và câu hỏi «họ làm thế nhằm mục đích gì ?» lại vang lên trong óc anh. Rõ quá rồi, chẳng qua họ lấy cớ để thủ tiêu một nhân chứng nguy hiểm vì cha Phô-ti-ốt đã tiết lộ quá nhiều điều cần giữ kín. Anh đã lần đến đầu mối của đám tơ rối tắm! Nhưng không, không phải những cuộc đụng đầu tai hại với những sự kiện trên làm mi thất bại, mà chính là do những sai lầm của bản thân đã dẫn mi đến cái xà lim tử tù này. Vấn để xảy ra ở tiệm cà-phê chẳng qua chì là một hành động khiêu khích được vạch sẵn. Vậy mà mi như một con gà trống hùng hổ ngu ngốc xông đến nắm thóc vãi, mi đã hấp tấp tự mình lao vào bẫy ! Lòng khát khao tự do trong cái xà lim tử tù chết tiệt này càng làm cho trái tim anh nhức nhối... Dường như anh vẫn còn ngửi thấy mùi cây cỏ đâu đây lúc anh ngồi câu cá trên bờ dốc thoai thoải của dòng sông Đơ-nhi-ép. Những cảnh vật thân yêu như sống lại trong anh rực rỡ như làn sương mờ tan dưới nắng sớm... U-crai-na! Anh sẽ chẳng bao giờ còn thấy lại được quê hương yêu dấu nữa! Niềm nhớ thương đã được gói trọn trong tim anh. Nhớ mái tóc bạc của cha già. Nhớ nụ cười dịu dàng cuối cùng của mẹ! Nhớ cả những bình nguyên mênh mông vô tận và những bàn tay lao động đã dựng nên những mái nhà và những vườn cây ăn quả đậm đà hương vĩ. Nhớ biết mấy cảnh hùng vĩ của buổi bình minh và sức lôi cuốn hấp dẫn của những buồi chiều tím U-cra-ni a... và tất cả những gì của lòng dũng cảm quang vinh của đồng bào, đồng chí thân yêu lại lên tiếng trong anh. Trong chiến tranh đã bao lần anh tìm thấy trong nguồn sức mạnh không bao giờ cạn nầy lòng can đảm, tỉnh táo, một ý chí đấu tranh luyện thành gang thép. Và anh tự hào khi nhớ lại quê hương anh. Gri-gô-ri đi vài bước trong xà-lim chật hẹp, rồi ngồi xuống chiếc ghế độc nhất được gắn chặt vào sàn nhà. Dù cũng phải giữ sức, hay đúng hơn là giữ chút sự sống còn lại trong giây phút ngắn ngủi này. Bởi chỉ một phút ngắn ngủi cũng trở thành giàu có vô tận nếu như các ý nghĩ và các xúc cảm của ta được ôn lại trọn vẹn... Rồi một hồi ức nữa thoáng qua trong óc anh: Mô-ních đứng trước trong bộ áo váy trắng với bó hoa trong tay. Nàng rực rỡ như ánh mặt trời và tim ta lại nung nấu một tình yêu quặn xé... Một giây lát như thế mà còn ít nữa sao ? Bởi trong đó có nàng, có tất cả thế giới riêng biệt của ta nữa. Nếu ta hồi tưởng lại những gì đẹp đẽ đã qua, như đọc lại một vần thơ của một thi sĩ ưa chuộng, ta sẽ được thưởng thức hương thơm của bông hồng. Và ôn lại những giờ phút căng thẳng trong chiến tranh, với niềm vui chiến thắng... Tìm lại trong trí nhớ những người bạn đã làm cho cuộc sống ta thêm phong phú bằng những tư tưởng chân lý, tình bạn, tình yêu... thì ta có thể tự hào rằng ta giàu có bao nhiêu... Sau cánh cửa song sắt ánh rạng đông đã dần dần xuất hiện. Gri-gô-ri vẫn không hề chợp mắt, bởi còn bao kỷ niệm thân yêu cần phải ôn lại. Cánh cửa xà-lim nghiến ken két làm đứt dòng ý nghĩ trong anh. Gri-gô ri nhỏm phằt dậy, sẵn sàng đi vào cõi chết với thái độ không hề sợ sệt. Nhưng không phải người cai ngục với số lính hộ tống. Cũng không phải cha linh mục đến rửa tội phạm nhân trước giờ bắn. Mà là một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề sang trọng, khắp người tỏa ra mùi nước hoa thơm ngát. Bộ tóc chải phẳng rẽ đường ngôi lệch thấp thoáng dưới ánh sáng vàng vọt của xà lim và chiếc kinh kiểu lỗi thời nằm vắt ngang trên chiếc mũi khoằm của người mới tới. — Mong ngài thông cảm cho sự quấy rầy của tôi. Con người mới đến đó nói nhự ông ta đang ở phòng khách chứ không phải trong xà-lim tử tù. — Xin ngài cho phép tôi được giới thiệu: tôi là bác sĩ nhà tù. — Bác sĩ đừng mất công vì tôi vô ích... bởi vì... Gri-gô-ri chờ đợi vị khách không mời mà tới này sẽ quay gót ngay Nhưng trái lại lão ta còn lấy cặp kính ra lau cẩn thận, hiển nhiên là để chuẩn bị cho một cuộc thẩm vấn hoặc nói chuyện lâu. — Tôi xin nhắc lại là rất cảm ơn ngài, và tôi muốn được yên tĩnh một mình. Giọng nói Gri-gô-ri đã lộ vẻ gay gắt. — Tôi hiểu, tôi hiểu. Trong hoàn cảnh của ngài thì sự bực dọc là điều dĩ nhiên thôi. Tôi không muốn ngài cho tôi là kẻ lắm điều. Nhưng mong ngài hiểu cho rằng tôi tới đây không phải với tư cách là bác sĩ, mà còn do... Ngài cho phép tôi ngồi xuống chứ ? — Có lẽ tôi có quyền không cho phép ngài ư ? — Phải! Tức giận, nhạo báng, thách thức... một số người trong tuyệt vọng thường có thái độ như vậy. — Thưa bác sĩ, tôi còn rất ít thì giờ. Mong ngài nhớ cho. — Tôi bảo đảm ngài sẽ không ân hận vì cuộc nói chuyện này. — Vậy xin mời ngài ngồi và nói mau mau lên... — Trước hết xin ngài biết cho tôi đến đây với tư cách một người bạn, Ngài ngạc nhiên nhưng sự thật là như vậy Gri-go-ri cảm thấy như ngạt thở, tim anh bắt đầu đập liên hồi. « Có hy vọng trốn thoát ư? Hay đây chỉ là một trò chơi mới, một thủ đoạn để đánh gục anh trước giờ xử bắn ? Cần phải bình tĩnh và không được lộ vẻ hồi hộp. Anh tự dặn mình và bình tĩnh nói : — Ngài không quen tôi và cùng không thể là người trung gian, bởi tôi không hề quen biết một ai ở đây cả. — Ngài thứ lỗi, thế còn Herr Krô-hơ-ne ? — Krô-hơ-ne ? — Gri-gô-ri để lộ nỗi ngạc nhiên thành thật. Đúng đấy, ông ấy nhờ tôi biểu lộ niềm thông cảm chân thành nhất vì những việc đã xảy ra. Ông ấy đã làm tất cả những gì con người có thể làm được, nhưng vẫn không thay đổi được số phận của ngài. Và bây giờ ông ta muốn rằng... — Ông ấy biết tất cả nhưng chuyện xảy ra từ đâu cơ chứ ? Lão bác sĩ tảng lờ như không nghe thấy, đoạn lắc đầu tỏ vẻ chán nản, rồi cho tay vào túi móc ra một tờ báo. Lão ta lường lự giây lát, rồi trải từ báo ra trước mặt Gri-gô-ri. — Đây, xin mời ngài đọc đi — Ngài quên rằng tôi không thể đọc chữ trong bóng tối. Ánh đèn pin vụt sáng, chiếu vào bản thông cáo đã được gạch dưới bằng bút chì đỏ. Gri-gô-ri dán mắt vào đó. « Năm giờ sáng hôm nay bản án cưa Hen rích phôn Gôn-rinh đã được thi hành. Vì tội anh ta đã... — Mấy giờ rồi nhỉ ? — Anh bình tĩnh hỏi. Bác sĩ soi mặt đồng hồ : — Bốn giờ kém mươi hai phút. — Như vậy tôi còn một tiếng mười hai phút để... — Ngài hãy tin rằng tay tôi gần như nóng bỏng vì tờ báo này đấy! À nhân tiện ngài có biết vì sao họ lại xử bắn tôi cấp bách vậy không ? — Họ muốn nêu một tấm gương. Giờ đây ai cũng chán ghét chiến tranh. Và cái mưu đồ đưa những chỉ huy quân sự từng trải tới miền Tây Ư-crai-na bị thất bại. Bản án của ngài họ sẽ đem dọa những người khác. Nếu tôi không lầm thì những người nhát gan do dự sẽ có mặt ở pháp trường lúc bắn ngài. — Như vậy chứng tỏ bên đồng minh cũng lắm mưu ma chước quỷ... — Tôi hoàn toàn tán thành ý ngài. Vì vậy tôi sẵn sàng thực hiện lời đề nghị của Krô-hơ-ne. — Thật đáng tiếc lúc đó ông ta vội ra khỏi tiệm cà- phê đến thế. Nếu không thì... — Ông ta cũng không thể tự tha thứ cho mình về việc đó. — Nhờ ngài chuyển đến ông ta: không nên sợ những xác chết, mà nên sợ nhưng người còn sống đang nhìn mặt nhau ấy. Còn tôi lát giây nữa tôi sẽ từ giã cái sân khấu bỉ ổi này... — Ngài là một con người đầy can đảm... — Mặc dù theo bản tin tôi đã chết như một tên hèn nhát. — Rồi mọi người sẽ hiểu. — Bác sĩ nhấp nhỏm trên ghế — Tôi quên khuấy đi mất có lẽ ngài cần hút thuốc... Rất tiếc tôi cũng chỉ còn lại một điếu. À, còn diêm nữa đây. — Cảm ơn bác sĩ — Gri-gô-ri hít khói thuốc một cách thèm khát... Bác sĩ vội vã đúng dậy. — Tôi không đám làm phiền ngài thêm nữa — và lão ta vội vã đi ra. Chỉ vài phút nữa thôi là chúng sẽ điệu mình đi — Gri-gô-ti nghĩ — Quỷ bắt chúng, đi, có lẽ mình không kịp hút hết điếu thuốc lá. Có lẽ anh hút thuốc vào lúc đang đói hoặc do nguyên cớ nào đó anh thấy choáng váng, tay chân bỗng dưng nặng trĩu... và mọi thứ đều tối sầm trước mắt anh... Gri-gô-ri lần tường và lảo đảo ngã vật ra như một bao cát. Dường như từ đâu xa lắm vọng đến những bước chân, rồi hình như có ai cúi xuống bên anh. Sau đó cả sự nhận thức của anh cũng tê liệt nốt, anh không thể và cũng không cảm thấy được bất cứ cái gì nữa... CHƯƠNG 2 NHỮNG SỐ PHẬN TRỚ TRÊU Bét-tơ đã bị Se-vi-la làm cho mê đắm. Chính ra không phải vì nàng mê thành phố mà vì nơi ở mới dã chinh phục nàng. Hãy tương tượng mà xem thay cho dãy nhà hộp tầm thường ở Béc-lin tự nhiên nàng trở thành bà chủ của cả một tòa lâu đài xinh xắn nằm giữa vườn cây xanh và các bông hoa đẹp lộng lẫy ở sân trong. Các cột nhà được nối liền với nhau bằng các vòm cuốn, vây quanh là một đài phun nước đang phun rào rào xuống chiếc hồ nhỏ lát đá hoa, nước trong vắt nhìn thấy tận đáy. — Một thiên đường thu gọn của chúng ta đấy! — Jô-dép nói khi đựa nàng lên chiếc sân giải trí rộng mát có hàng cột thon thả đẹp đẽ chạy dài trên bức tường vây quanh. — Ô! — Bet-tơ không tìm được lời để diễn tả những cảm xúc tràn ngập lòng mình. — Em có thể cảm ơn người Mo-rơ vì cái công trình kỳ diệu này. Cho đến nay dân Tây Ban Nha vẫn ưa chuộng sử dụng kiều nhà Pa-ti-ô, ngay cả những tòa nhà mới họ cũng vẫn xậy dựng theo kiều cũ đó. — Thế nhà nào cũng có đài phun nước hở mình ? — Bét-tơ ngờ vực hỏi, đã tưởn của hiếm ngoại lệ đó chỉ riêng nhà mình mới có. — Phần lớn các nhà đều có — Jô-dép mỉm cười. Nhưng em yêu quý, em đừng buồn làm gì, không phải là đài nào cũng đều hoạt động được đâu. Em thử tường tượng mà xem những đài phun nước này đều do ống dẫn nước từ thời hoàng đế Xê-da1, khi Se-vi-la còn là thuộc địa của La Mã cung cấp nước. — Trời, có biết bao điều mới lạ... — Ồ, ở Se-vi-la thì em tha hồ ngắm nghía thường ngoạn những di tích lịch sử! Gret-ta sẽ phải ghen tị đến chết khi em khoe với cô ta, vì cô ta cứ tưởng anh mang em đi đầy không bằng. Se-vi-la là một viện bảo tàng đầy đủ nhất. Thảo nào người Tây Ban Nha thường nói: Ai chưa đến Se-vi-la người đó chưa thấy gì hết. — Em thấy anh đã thật sự trở thành người Tây Ban Nha rồi đấy ! — Không hẳn thế, nhưng nếu anh không nắm vững ngôn ngữ và mọi vấn đề thì anh cũng không làm nên trò trống gì đâu. —Ồ, lại cái công việc của anh! Em cảm thấy là em khó quen được với cái tên mới Phran Nun-ke của em đâu! À, còn việc giao dịch thư từ của em ? Em không viết thư được cho bạn bè thân thích của em sao ? — Thư từ sẽ đến một địa chỉ khác. Em đừng lo, anh đã lưu tâm cả rồi. — Dù sao em cũng muốn anh giải thích để công ty của anh là thế nào ? Chúng buôn bán cái gì thế ? — Điều này thuộc về nguyên tắc bí mật nội bộ, em yêu ạ! Có những trường hợp ta phải hành động như một người máy ấy. Em đừng giày vò bộ óc và vầng trán đẹp đẽ của em về điều đó làm gì. Và như vậy cùng đã khối việc cho em rồi. Cần phải sửa soạn lại cửa nhà cho xứng với tiếng là một thương gia giàu có phong lưu bậc nhất. Phải giao thiệp càng rộng, càng tốt là công việc của anh. Rồi chúng ta sẽ tiếp xúc rộng rãi với xã hội bên ngoài và tổ chức những buổi tiếp khách nữa... Nào, em yêu quý, em đã bằng lòng chưa ? Bét-tơ áp đầu vào vai chồng. — Anh không nhớ em lắm phải không, Sê-phỉ ? Anh không khao khát chúng ta được sống cho chúng ta trong một thời gian ngắn ư ? Anh còn nhớ cuộc hành trình của chúng mình sau hôn lễ không ? Trong trí nhớ của Jô-dép Nun-ke sống lại cuộc hành trình đến nước Ý. Lúc bấy giờ họ phải sử dụng tiền rất dè dặt và bắt buộc phải ở trong một khách sạn hạng hai lúc nào cũng có mùi nhà bếp, và hai tuần một lần phải tự thay vỏ chăn gối. Hồi đó Bét-tơ tỏ ra rất dễ thương và thích nghi với hoàn cảnh. Cô ta cảm thấy những việc đó rất bình thương nhưng Jô- dép cảm thấy bẽ mặt mỗi khi phải hạn chế những thú vui vô tội vạ của mình. Chính ở đó, ở nước Ý, y đã thề rằng sẽ tận dụng mọi khả năng để làm nên danh vọng. Là con cháu của một dòng họ quý tộc Đức đã suy sụp, ngay khi từ nước Ý trở về, y bắt đầu kiên nhẫn khôi phục lại mối quan hệ họ hàng cũ và chẳng bao lâu đã quen thuộc một vài phòng khách thân tình, nơi chủ yếu có những sĩ quan cao cấp hay đến dự những buổi tiếp tân để mơ tưởng bàn bạc về sự trả đòn sau thất bại nhục nhã của cuộc chiến tranh năm 1934. Khi đó chàng, sĩ quan trẻ tuổi Jô-dép đầy tham vọng này đã thu hút sự chú ý của thượng cấp về mình bằng cách thúc giục, cổ vũ về chuyện «ăn miếng, trả miếng» không chậm trễ. Người ta đã quan tâm tới hắn. Chẳng bao lâu đại diện cao cấp của một cơ quan có thế lực đã trực tiếp cho hắn giữ một chức vụ với lương bổng rất cao, ngoài ra còn những quyền lợi khác đến là hấp dặn. Việc này khác với những công tác hành chính sự vụ hoặc bất cứ một công việc nào khác. Lần này nhiệm vụ của hẳn là phải ốm và đi nghỉ mát một thời gian dài ở Se vi-la, thành phố cảng lớn có nhà máy sản xuất đạn dược, máy bay và nói chung là những vũ khí quan trọng đang hoạt động. Và thế là Jô-dép Nun-ke, dưới danh nghĩa một thương nhân giàu sang kiểu cách, tao nhã và lịch thiệp đã xuất .hiện ở Sê-vi-la và được mọi người ân cần niềm nở đón tiếp. — Anh không trả lời ư, Sa-phỉ ? — Đừng giận, em yêu! Anh cũng vừa nghĩ đến chuyến du lịch sau tuần trăng mật của chúng ta. Khi ấy anh chưa tạo được cho em tất cả những điều anh muốn. Vì vậy mà bây giờ... — Lúc đó cũng như bây giờ em nghĩ không có gì quý hơn là chúng ta tha thiết yêu nhau. Em đau lòng khí nhận thấy anh đã quên điều chủ yếu đó. Vẻ trách móc lộ ra trên nét mặt của Bet-tơ. Nàng hy vọng chồng nàng sẽ lập tức xua tan những ghen tuông ngờ vực trong lòng nàng... Họ xa nhau gần nửa năm trước khi nàng tới đây. Trong thời gian đó có trời biết việc gì đã xảy ra với một người đàn ông nhiều tham vọng như chồng nàng... Nhưng Nun ke đã thỏa mãn với triển vọng về tương lai, nên chỉ âu yếm vuốt má vợ: — Ồ, em cũng tầm thường như tất cả mọi người đàn bà khác sao! Giờ thì có mọi thứ sang trọng rồi, tình yêu của chúng mình sẽ đơm hoa kết quả, Em còn muốn gì nữa chứ . Ngay tối hôm đó Nun-ke cùng với vợ đến quảng trường Nu-e-va là nơi đi dạo được mọi ngươi ưa thích nhất. Bet-tơ ngạc nhiên thấy chồng mình có bao nhiêu là người quen. Đối với một số thì họ vẫy chào từ xa. Còn số khác thì Nun-ke lại gần và giới thiệu vợ mình. Người ta ngắm nhìn Bet-tơ với vẻ ngưỡng mộ không che giấu, họ tiếp nàng rất nồng nhiệt và ân cần, Cái cảm giác được mọi người ưa thích làm thỏa mãn tính hiếu danh hão huyền của người đàn bà trong nàng, chừng nào đó nàng rất bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Thế nhưng nàng vẫn thấy man mác buồn khi trên đường vế nhà với chồng, Người vợ trẻ ấy thích được âu yếm bên chồng sau bao nhiêu ngày lẻ loi xa cách, để cảm thấy anh vẫn là của nàng. Nhưng nàng lại cảm thấy tình yêu của chồng không còn nồng nàn như trước... — Em làm sao thế — Nun-ke ngạc nhiên hỏi vợ. — Anh hứa với em là ngày mai chỉ có riêng chúng mình thôi đi. — Bét tơ khẩn khoản thay cho câu trả lời. Các xe-nho-rơ và xe-nho-ri-ta1 nói chuyện ầm ĩ quá. Và em hầu như hơi choáng váng vì sự có mặt quá đông người lạ (!). Lại còn vốn liếng tiếng Tây Ban Nha nghèo nàn của em nữa. — Em phải học càng nhanh càng tốt. Em biết không, anh đã tìm cho anh được một ông giáo hạng nhất. Người đó là một bác sĩ sinh trưởng ở đây; Ông ta say sưa sưu tầm đồ cổ. Và cũng nói được tiếng Đức, tuy phát âm không được đúng lắm. Anh đã thỏa thuận với ông ta rồi. — Cảm ơn! — Bet-tơ trả lời khô khan vẻ hờn dỗi... — Bực bội vô ích em yêu quý ạ! Rõ ràng anh không thể dành thì giờ cho chúng ta được. Em đừng quên rằng anh còn có nhiêm vụ khác nữa. — Em hiểu — người vợ trẻ gật đầu nhẫn nhục ! Không, cuộc sống của Bet-tơ không hình thành theo ý muốn của nàng. Chồng nàng chỉ có mặt ở nhà vào hai bữa cơm trong ngày, nhưng cũng chẳng thường xuyên. Nếu không bận rộn với công việc trang trí nhà cửa chắc nàng không biết dùng thì giờ để làm gì ? Lúc đầu Ê-mi-li-ô người thầy giáo bất đắc dĩ làm cho Bet-tơ chán ngấy vì cái kiểu cách câu nệ cổ lỗ sĩ của ông ta, mỗi lần gặp mặt nàng đâm bối rối khó xử. Nhưng người đàn ông đứng tuổi ấy đã khéo léo dẫn dắt những ý nghĩ và chiều theo những cảm xúc của nàng một cách hết sức tế nhị. Còn kiến thức của ông ta thì vô tận. Đến nỗi chẳng bao lâu ông trở thành người hướng đạo và một cố vấn không thể thiếu của Bet-tơ. Khi đã sắp xếp xong việc trang bị lại ngôi nhà, Bet-tơ rất vui lòng đi tham quan thành phố với bác sĩ. Và nàng đã hấp thụ được ở ông ta óc thẩm mỹ độc đáo. Vì đôn Ê-mi-li-a hiểu biết tất cả những di tích lịch sử, ông kể rất hấp dẫn. Những lúc như thế đến hòn đá trong câu chuyện ông nói cũng trở nên sinh động. Và những con người quá cố thì dường như sống lại làm nhộn nhịp những căn phòng của các tòa lâu đài cổ. Trên tường thành đổ nát của thành phố lại nổi lên rõ nét « chiến lũy vàng » hai mươi góc Tô-rê del Ô rô2 và hai mươi sáu chiếc tháp nhìn ra Gu-a-đan-quy-vi-rơ và đúng như xưa kia những chiếc tàu chất đầy châu báu của những người đã tìm ra châu Mỹ. ---------------- 1. Tiếng Tây Ban Nha: Senor và Senorita: Chỉ đàn ông và các cô gái. 2. Phát âm: Tô-re đel Ô-rô. Chẳng bao lâu Bet-tơ đã khá thành thạo và có thể làm hướng đạo cho người khác. Một hôm vào chủ nhặt, lúc Nan-ke-rỗi rãi nàng quyết định thử lại những kiến thức vừa học được của mình. — Ồ, anh thân yêu! Sẽ thú vị biết bao, nếu chúng ta lại đi tham quan lần nữa lâu đài An-ca-da, lâu đài San Ten-mo thư viện Cô-lum-bô, nhà hội đồng thành phố, trường đại học, sở giao dịch và nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh. — Anh van em, em không định đưa anh đi hết những nơi đó đấy chứ ? Thú thật ở Se-vi-la chỉ có đấu trường nơi tổ chức chọi bò là hấp dẫn anh hơn cả. Theo anh biết thì sau Ma-đrit, đấu trường này thuộc loại lớn thứ hai trong toàn cõi Tây Ban Nha, và đấy mới là đặc điểm thú vị chứ không phải là những toà lâu đài đã tàn tạ vì thời gian đâu! Nhất định chúng ta sẽ đi xem chọi bò một lần em nhé. Anh đã xem một lần rồi, quả là một điều thú vi khó quên. — Nhưng lâu đài An-ca-da là do người Mo-rơ xây dựng, kia mà! Anh thử đoán xem vào lúc nào nào ? Họ bắt đầu xây từ đầu thế kỷ thứ XII kia anh ạ. Còn nhà hội đồng thành phố A-hun-ta-men-đô, mà anh có vẻ coi thường đó lại được xây dựng vào thế kỷ XV theo kiểu đầu thời kỳ Phục Hưng đấy. Và thư viện Cô-lum-bô do con ông ta thiết lập, ngoài số sách nhiều vô kể còn có đến gần hai nghìn bản thảo cũ rất giá trị nữa. Còn nhà thờ Đức Mẹ thực tế đã làm em say sưa về kích thước và vẻ đẹp của nó. Nó cao chọc trời và anh có biết nó được xây trên nền cũ cùa một nhà thờ Hồi giáo mà vẫn giữ nguyên tháp cao của nhà thờ cũ không ? Tháp chuông cao nổi tiếng « La hi-ran-đa » ấy mà. Đúng là sau đó người ta cũng có sửa chữa và xây thêm đôi chút. Vậy ít nhất chúng ta cũng đến nhà thờ Đức Mẹ nhé! Lúc em nghe nói đến chiếc đàn ống với năm nghìn ống của nó... hoặc lúc nói về thần An-tan của Mu-ri lô mà năm 1812 Vương hầu Oen-linh-tơn muốn mua bức vẽ đó với số vàng đủ che kín bức phông vẽ của tấm ảnh. Khi đôn Ê-mi-li-ô kể lại điều ấy em đã cười cái ý định điên rồ đó của vị vương hầu... nhưng đến lúc được trông thấy bức ảnh thì... Nếu em là nữ hoàng giàu có, có lẽ em sẽ đem tất cả số vàng trong kho để mua bức ảnh không một chút hối tiếc ! — Vậy thì nhất định anh phải làm quen với cái nguy cơ sạt nghiệp của chúng ta đó mới được. — Nun-ke cười — Nào, chúng ta đến nhà thờ lớn đi Bức vẽ nổi tiếng, của Mu-ri-lô được treo phía bên phải của nhà thờ. Cũng như mọi hôm, lúc này có đám khách du lịch đứng trước bức họa. Bet-tơ đã quen, nên điều đó không làm phiền nàng, nàng hoàn toàn đắm mình vào sự ngưỡng mộ tác phẩm của người sáng tạo thiên tài. Và cũng như bao giờ tim nàng lại đập dồn dập, dường như nàng cũng là một phần thuộc về ảo tưởng diệu kỳ của thần An-tan. Luồng ánh sáng chói ngời rọi sáng một phần của góc nhà tu tăm tối này, toát ra từ tấm thân trần như nhộng của chúa Giê su. Tuy vẻ bất lực thể hiện ở cái nét trần truồng hạ giới đó, nhưng sức mạnh kích động toát ra từ khuôn mặt trẻ thơ đó lại cao cả vô cùng, và một khuôn mặt khác của thần An-tan. Trong đó cái dáng quỳ của ông ta toát lên sự bay bổng của tâm hồn. Do sự ngưỡng mộ quên mình và lòng khâm phục hoan hỉ, An-tan vẫn như sống và còn sinh động hơn tất cả nhưng bộ mặt đang đứng bên Bet-tơ... Tay Nun-ke đặt nhẹ lên vai vợ. — Đi thôi, Bet-tơ! Chúng mình không thể đứng mãi ở đây được... — Em cảm thấy như đấy là hiện thực, chứ không phải một bức họa nữa... Em đã bị mê hoặc bởi giá trị số vàng của vương hầu Oen- linh-tơn rồi. Đối với anh nó không có tác dụng gì cả. Nghệ thuật hội họa và vấn đề tôn giáo hoàn toàn không hấp dẫn anh chút nào. — Nhưng ở đấy nói lên sự biểu hiện nghệ thuật cơ mà. Nó nói về con ngươi và sự khát vọng đối với lý tưởng... ít nhất em cũng cảm thấy như thế. — Nào, xin cứ tự nhiên. Cảm giác! Em nên nhìn mọi việc bằng đôi mắt tỉnh táo đi thì hơn. « Anh ấy và đôn Ê-mi-li-ô khác nhau biết bao !... — Bet-tơ buồn rầu nghĩ — Đôn Ê-mi-li-ô trử nên hào hứng biếc bao khi nói về nghệ thuật phù hợp với tâm hồn lãng mạn thơ mộng của ông ta... Còn Jô-dép thì... tất cả tâm hồn đều bị ràng buộc bởi tiếng gọi của tiền tài». Nun-ke không cảm thấy rằng trong ngày hôm ấy lần đầu tiên vợ y đã xét đoán y bằng cái nhìn phê phán dẫn đến sự tan vỡ của cuộc sống lứa đội. Anh ấy chỉ quan tâm đến danh vọng...và tiền là chúa tể của tâm hồn anh ta... Lại kiêu ngạo và đầy thiển cận nữa chứ! Cái tên Nun-ke xám xịt mà anh ấy vui lòng khoác lên người mới thật là hợp với bản chất của anh ấy... Thật ra cái công việc bí mật mà anh ấy luôn ban rộn là cái quái gì nhỉ ? Còn tình, yêu đối với Jô-dep chẳng qua chỉ là một quá trình sinh lý học mà thôi. Ngoài ra chẳng còn gì khác... Anh ấy sùng bái cái bụng. Điều này thật đáng khinh! Và Jô-dep có bảnh trai không ? Thật ra ảnh chỉ đẹp mã như chú gà trống, hay như một nhãn hiệu lòe loẹt rẻ tiền của các cửa hiệu tầm tầm... Đã bao giờ mình thấy anh ấy mó tay vào một quyền sách nào đâu! Có lẽ anh ấy đang có nhân tình vì càng ngày càng thấy anh ấy sàm sỡ hơn... Lại còn thói quen hút thuốc xì gà rẻ tiền ở nhà nữa chứ ? Ngày này qua ngày khác Bet-tơ càng phát hiện thêm ở chồng những nét ti tiện và nàng vô tình đem so sánh với người bạn mới: Đôn Ê-mi-li-ô sao mà thông hiểu nghệ thuật hội họa đến thế! Cũng không phải vô cớ mà người ta niềm nở đón tiếp ông trong các viện bảo tàng một cách tôn trọng như vậy. Còn óc thẩm mỹ của ông ta thì rất nhạy. Và phong cách thì như của người sinh ra đã là quí phái rồi vậy... Tình cảm ông ta thật là dịu dàng, âu yếm và tế nhị. Chắc có chuyện gì đau đớn lắm xảy ra, nếu không ông ta đã chẳng đến nỗi buồn rầu như thế đâu... Đôi mắt ông ấy sao mà đẹp và mênh mông như mặt trời thu... Các đường nét trong người ông ta thật hài hòa một cách tao nhã! Cả mái tóc hoa râm cũng hợp với khuôn mặt của ông ta. Ông ấy có nhiều bệnh nhân mà phần lớn là người nghèo — điều đó biểu hiện một trái tim nhân hậu và đức xem nhẹ bạc tiền... Cầu Chúa cho Ê-mi-li-ô đừng ốm. Jô-dep chắc chắn sẽ lợi dụng ông ta. Còn ông ta thì đến tất cả của cải trên đời ông cũng không màng... Khi chợt hiểu ra là mình không dửng dưng với đôn Ê-mi-li ô, Bet-tơ đâm hoảng... Ôi! nhục nhã làm sao! Một người đàn bà có chồng... lại là con nhà gia giáo... Cần phải chấm dứt ngay những cuộc dạo chơi, trong khi mình còn ra lệnh được cho con tim và những xúc cảm của mình. Và Bet-tơ bắt đầu viện những lý do khác nhau để tránh gặp bác sĩ. Mặc dù nỗi buồn chán luôn dằn vặt giày vò nàng trong cảnh cô đơn của ngôi biệt thự. Những buổi tối phải đi cùng chồng vào các nhà hát, tiệm ăn hay đến thăm một gia đình quen biết nào đó làm nàng bực bội, cáu kỉnh... — Em trở nên hay hờn dỗi qua rồi đấy, Bet-tơ ạ! Nun-ke nhận xét — Phải chăng điều ấy không có liên quan gì tới cuộc sống của chúng ta mới đây...— Hắn không nổi tiếp khi thấy mặt vợ tái nhợt như một xác chết — Hay em chán nơi ở mới của chúng ta em yêu! — Num ke hỏi với giọng âu yếm giả tạo. Một ý nghĩ khuấy động lòng Bet-tơ. Mình thật là đoảng! — nàng nghĩ — Thật là sai lầm khi mang thai con của anh ấy, lại đi xót xa cay đắng vì mọt người khác. Cần phải rời khỏi Se-vi-la... Có thể tất cả những gì mình cảm thấy đó chẳng qua chỉ là trạng thái sinh lý bất thường của mình thôi. Hiển nhiên là như thế... Ý nghĩ đó và chuyện quyết định trở về Béc-lin làm nàng yên lòng. Để kiểm tra lại mình nàng gửi vài dòng mời đôn Ê-mi-li-ô tới. — Dạo này trong người tôi không được khỏe nên đã cư xử rất tệ với nhà tôi và với ngài là người bạn thân nhất. Ngài không giận tôi chứ ? — Tôi chỉ ân hận vì đã thiếu tế nhị với bà, chính tôi đã làm cho bà chán đến chết về... về những món đồ cổ của tôi — Đôn Ê-mi-li-ô chậm rãi nói — Vì một người đàn bà kiều diễm như bà thì cần phải thấy nhịp đập của thời đại, chứ không cần phải đắm chìm vào dĩ vãng... Nếu bà vui lòng tôi sẽ giới thiệu với bà một Se-vi-la khác vậy. Một Se-vi-la không tẻ nhạt giàu sức sống. — Tôi đã sốt ruột vì tò mò rồi đấy? Hôm nay chúng ta đi đâu vậy ? — Sang bờ sông bên kia Gu-a-đan-qui-vi-rơ đến ngoại ô thành phố gọi là Tơ-ri-a-na. — Đến Tơ-ri-a-na! — Nun-ke cũng có mặt trong cuộc nói chuyện vội lên tiếng — Thế thì tôi cũng muốn tham gia vào cuộc dạo chơi của các bạn rồi đấy. — Từ bên bờ này sông ngài chỉ có thể nhìn thấy ống khói của các công xưởng mà thôi. Nhưng cái mà tôi muốn giới thiệu lại là vấn đề khác hẳn: Một vương quốc của những người Gi-ta-nox1. Ngay cả dân Se-vi-la chúng tôi, những người vốn ưa màu sắc lộng lẫy, cũng phải trố mắt ngạc nhiên về sự phong phú đến lóa mắt trong cách phục trang lộng lẫy mê hồn của họ. Đó là chưa nói đến số khách du lịch đấy... — Gi-ta-nox à ? Họ là người di-gan chứ gì ? Nhưng họ là phường lang bạt cơ mà — Nun-ke ngạc nhiên. Tôi không thể nào tương tượng được cuộc sống của chúng, nếu thiếu những chiếc xe có mui bạt. Ở miền bắc Tây Ban Nha, đặc biệt là ờ Se-vi-la có cả những người di gan định cư nữa. Người ta thử đưa họ vào con đường làm ăn sinh sống trong cảc xưởng máy, vì thế nên họ mới được phép định cư ở Tơ-ri-a-na. Họ sống ờ các xóm riêng lẻ và nhờ vậy nên vẫn giữ nguyên được đặc tính của nòi giống tổ tiên họ. Nói trắng ra những quan hệ họ hàng của họ xáo trộn linh tinh, đến nỗi chỉ những người già nhất trong những người già mới biết được ai là con của ai, theo ngành mẹ hay ngành cha. Còn những quan hệ cô, bác, dâu, rể thì có quỷ sa-tăng mới hiểu được. Thật là một dân tộc kỳ dị có một không hai và độc đáo làm sao ! — Ngài nói là người di-gan họ ít chịu làm việc, vậy họ sống nhờ cái gì ? — Bét-tơ hỏi. — Nhờ ân huệ của Chúa. Y như lối sống của tổ tiên họ nay đây mai đó vậy thôi. Họ buôn bán gia súc, đồ cũ, ngoài ra họ còn đổi chác và ăn cắp nữa... đàn bà thì bói toán, thanh niên trai gái thì tiêu khiển cho khách du lịch bằng những điệu múa và những bài dân ca di-gan. Và người ta không thể nghe họ hát bằng đôi tai thờ ơ được... Rồi bà và ngài sẽ chứng kiến tận mắt điều tôi vừa nói thôi mà. ---------------- 1. Tiếng Tây Ban Nha: — Getanox — chỉ người di-gan ở Tây Ban Nha, Khác với lệ thường, Bét-tơ vui mừng tán thành cuộc đi chơi do đôn Ê-mi-li-ô gợi ý. Nun-ke sau lúc do dự cũng cùng đi với họ. — Nhưng chỉ với một yêu cầu là lúc quay về ngài cho tôi đến cảng Ta la-đa. Tôi có chút công việc ở đó — Nun-ke do dự đề nghị. Họ đi qua bên kia sông bằng chiếc xe Pho của bác sĩ, nhưng gần đến nơi họ phải xuống đi bộ. Và khó khăn lắm mới vào được đến xóm đông như một phiên chợ Ba tư ồn ào và náo động. Những người di-gan đã quá quen thuộc với sự có mặt của người lạ nên chỉ bình thản nhìn người đàn bà trẻ và hai « hiệp sĩ » của bà từ đầu đến chân với cặp mắt thờ ơ... Chỉ có đám con gái là hơi xôn xao một chút, nhưng khi thấy xe-nhô-ra1 cười từ chối lời mời xem hói và chữa bệnh bằng phù phép, nên họ lảng ra quan về với công việc của họ. — Tôi cảm thấy ngượng khi nhìn vào cuộc sống lộ liễu của họ Bet-tơ nhận xét. — Thật là một sự sơ đẳng thú vật - Nun-ke hưởng ứng. — Tôi không cho là như vậy — Bác sĩ phản đối. Người di-gan họ không quen sống theo lối sống văn minh của chúng ta. Lòng yêu tự do của họ quá lớn, nên họ không thể giam mình trong khuôn khổ của những luật lệ chung được áp dụng. Họ chuyên sống lang bạt chẳng chịu sự kiềm thúc của ai. Họ sống tự nhiên và đối xử với nhau như một đại gia đình... — Đôn Ê-mi-li-ô! — Bet-tơ cắt ngang Ngài hãy nhìn em gái đang chải đầu trước mặt chúng ta kia. Không một mảy may lúng túng, như là không có chúng ta ở đây vậy. Tôi tò mò muốn biết em sẽ cư xử ra sao nếu chúng ta tới đó. Em gái có bộ tóc tuyệt đẹp. Bác sĩ tiến về phía em gái và lên tiếng: — Nếu em vui lòng chúng ta sẽ cho em tiền mua một giải lụa, còn em — em sẽ nhảy múa cho chúng ta xem. — Tôi chẳng muốn gì hết. — Có lẽ em không biết nhảy chăng ? — Tôi không thích. — Em khó tính quá đấy! Tên em là gì thế ? — Ma-ri-a — em gái miễn cưỡng trả lời và lặng lẽ bỏ đi... — Các ngài có thấy vẻ tự tin của em gái chưa ? Cô bé không có lấy một chút tính nô lệ nào cả. Và các ngài có để ý đến dáng đi của em rồi chứ ? Dường như đôi chân nhỏ bé ấy không chạm đến đất này. — Đôi chân của nó tương đối bẩn thỉu thì có — Nun-ke nói vẻ dè bỉu. — Sê-phi, anh bỏ cái lối nhạo báng muôn thuở đó đi. Em gái tuyệt diệu như thế còn gì nữa. Thật đáng tiếc là chúng ta không hỏi họ của em. Tôi sẵn sàng gửi biếu gia đình em chút ít tiền bạc. — Đối với người di-gan thì nữ giới không có họ. — Ê-mi-li-ô giải thích. —Còn con trai chỉ từ khi chính phủ Tây Ban Nha bắt buộc người di-gan cũng phải làm nghĩa vụ quân sự mới có. — Thật là một dân tộc ngu xuẩn làm sao! Nun-ke thốt lên khinh bỉ. Và làm sao hắn cổ thể linh cảm thấy được rắng một lúc nào đó số phận hắn sẽ đụng độ với số phận của cô gái mà cho đến cả môt cái họ cũng không có này ! Cuộc dạo chơi của họ ở Tơ-ri-a-na đến chiều thì kết thúc. Hôm đó xảy ra một việc không được vui vẻ cho lắm. Nun-ke nhận ra ví tiền của mình đã biến mất tự lúc nào. — Đúng là một ổ trộm cắp chuyên nghiệp! Những loại như thế cần phải quét chúng ra khỏi mặt đất mới được! — Nun-ke phát khùng — Không biết cái ý định điên rồ nào đã xui ngài dẫn chúng tôi tới giữa cái ổ bất lương đểu cáng này ! Bác sĩ tái mặt và lạnh lùng nói : — Có bao nhiêu tiền trong ví của ngài ? Herr Nun- ke ? T ôi xin hoàn lại chỗ mất mát ấy cho ngài. — Ngài hãy cất giữ số tiền của ngài cho được việc ! Nun-ke chặn ngang một cách lỗ mãng. Bet-tơ nghẹn ngào nuốt thầm nước mắt! Và khi chồng đă xuống xe ở cảng Ta-la-đa, nàng không nén được nữa bật lên khóc nức nờ... — Ngài tha lỗi cho, Ê-mi-li-ô, tôi rất mong ngài bỏ qua cho sự thô lỗ, cục cằn của nhà tôi — Tôi đến là xấu hồ với ngài... — Bà đừng cho chuyện ấy là lạ, Phran Bet-tor ạ! Đàn ông chúng tôi vốn thế. Bao nhiêu điều lo lắng những vướng mắc về công việc nó đè nặng trong đầu... — Tôi không tin trong trường hợp nào đó ngài cũng tỏ ra nóng nảy như vậy ? — Đôi khi tôi cũng không thể ra lệnh cho mình được đấy bà ạ! — Đôn Ê-mi-li-ô nói VỚI giọng không bình thường — Nếu tôi còn thấy bà... Vâng... vâng, có thể, bởi vì... Ông ta vội im bặt và phanh xe lại. — Bà hãy ra đây. Chúng ta đi dạo một lát bên bờ sông. Cả hai chúng ta đều cần phải trở nên bình tĩnh mới được. Bầu trời đỏ rực trong ánh chiều tà. Nước sông Gu- a-đan-qui-vi-rơ nhuộm trong màu vàng cuộn sóng nhấp nhô giữa đôi bờ. Đỉnh của các nhà thờ trong thành phố cũng sáng lấp lánh một màu vàng chói lọi, còn trên tháp chuông nhà thờ Đức Mẹ thì bức tượng của Hit dường như đang rơi khỏi bệ và bay lơ lửng trong không gian. Tất cả vẻ đẹp của cảnh vật trong buổi hoàng hôn như có vẻ hư ảo, cùng với những xúc cảm tràn ngập tâm hồn. — Ngài vẫn chưa nói hết ý — Bet-tơ khẽ đụng tay người hộ tống của mình. — Có những lời người ta không được phép nói ra thưa bà. Những giấc mơ hãy chỉ nên là những giấc mơ thôi và bà hãy tin rằng chúng sẽ mất ngay vẻ quyến rũ diệu kỳ khi đi vào thực tế. — Như vậy có nghĩa con người phải phủ định cuộc sống thực tế, để tìm yên vui trong xứ sở hoang đường ư ? — Ai không có đủ sức mạnh thì người đó rút lui vào vương quốc của giấc mơ. Tôi cũng thuộc vào loại ấy... « Còn ta » ? — Bet-tơ thầm nghĩ. Đột nhiên nàng sực nhớ đến cuộc sống ở Béc-lin, tuy có vẻ nhạt nhẽo và vô vị, nhưng lúc nào cũng bình dị và an toàn. Không, đó mới chính là vương quốc chắc chắn nhất của nàng... Sự mệt mỏi về cuộc sống vô vị bên cạnh người chồng ti tiện xui nàng trượt nhanh hơn trên đường băng đến với sự cám dỗ trước mắt làm nàng xao xuyến tâm hồn. Nàng cảm thấy như được thoát khỏi chiếc nhà tù của cuộc sống tầm thường và bay lơ lửng trong mây như bức tượng lìa khỏi bệ kia... Thật là điên rồ, một ảo tưởng hão huyền! Cần phải chấm dửt ngay tình trạng này thôi... Một tuần sau người vợ trẻ của Nun-ke lên đường trở về Béc-lin, viện vào trạng thái cần được sự theo dõi của y học và sự chăm sóc của gia đình... --------------- 1. Tiếng Tây ban nha: bà (senora) * * * Trong quá trình oái oăm của hoàn cảnh, vào một ngày nào đó khoảng tháng 5 năm 1930 Ma-ri-a bé nhỏ biến mất khỏi xóm di-gan Tờ-ri-a-na. Trong xóm người ta quen gọi Ma-ri-a là con gái của « không ai cả ». Cha mẹ em ngay hồi còn sống lang thang đã bị bắt vì tội ăn cắp. Và cả hai đều mất tích trong nhà tù bí hiểm cửa sờ cảnh sát Tây Ban Nha. Tập thể di gan không bỏ rơi đứa cháu gái bơ vơ của họ. Người ta đưa em bé về nuôi. Ở đây không thể dùng hai chữ dạy dỗ, vì rõ ràng là em chưa hề được giáo dục, ngay đến cả theo kiểu giáo dục của nòi giống di-gan cũng không nốt. Ngay từ bé em đã tự do làm cái gì em muốn, đi đến nơi em thích và ăn ở chỗ nào có miếng ăn ngon nhất trong chảo. Một buổi tối... bọn trẻ đi thơ thẩn cách Tơ-ri- a-na vài ki-lô-mét và thở hồng hộc chạy về xóm, vẻ kinh hãi. — Có trại, có trại, có trại! — Chúng kêu thét lên từ xa. Nỗi lo sợ cuống cuồng hỗn loạn xuất hiện trên nét mặt mỗi người của xóm di-gan Tơ-ri-a-na. Người có uy thế nhất của xóm là An-phông-xơ làm thợ rèn lập tức gọi bọn trẻ đến và bình tĩnh hỏi chúng. — Đung thế! Cách xóm vài ki-lô-mét một đoàn di- gan đến đóng trại. Dân di-gan của Tơ-ri-a-na có đủ lý do để lo sợ. Không phải chỉ vì đoàn di-gan du mục đối xử tàn bạo, cướp bóc của những người cùng dòng máu với họ. Điểu đáng sợ chủ yếu là những khách du mục đó sẽ hỏi tội những kẻ định cư đã phản lại truyền thống di-gan cổ xưa bằng những trận phục cừu tàn nhẫn, việc trừng phạt ấy thường khi đẫm máu của những kẻ bị buộc tội! Tối hôm đó sự sống dường như chết lặng ở Tơ-ri-a na. Tiếng ca hát, sự ồn ào của lũ trẻ và giọng the thé la mắng con cháu của các bà già thảy đều im bặt. Dân xóm tập trung vào các lều trại, mang theo cả đồ đạc. Chi ở phía ngoại vi Tơ-ri-a-na, con đường chính từ thành phố đi vào xóm là có tiếng thì thầm của bọn đàn ông. Họ tập trung ở đây với những trang bị thô sơ, rìu, dao găm, hoặc gậy gộc. Cứ như vậy cho đến khi người đưa tin về báo trại nhổ rồi. Tơ-rí-a-na mở hội mừng. Ngay người già nhất cũng ít có dịp vui sướng hơn thế. Và khi mọi người nhảy đến khuấy tung bụi lên thì lão trùm An-phông-xơ gọi to: — Ma-ri-a! Cháu đâu rồi ? Hãy cho mọi người biết tài gái Tơ-ri-a-na nhảy như thế nào đi ! Nhưng Ma-ri-a đã vắng bóng. Họ bổ đi tìm, nhưng vẫn không thấy em đâu. — Tôi còn nhớ là nó nói chuyện với một xe-nho và một xe-nho-ra xinh đẹp tóc vàng... — Một bà già gợi ra. — Nó có kể với tôi chuyện đó, và đã ăn xúp cừu bữa trưa ở bếp tôi nữa. — An-phông-xơ, bác không nhớ à! Lúc ấy bác còn cằn nhằn vì sao nó cứ luôn luôn hỏi trại đóng về phía nào ư ? Họ bàn bạc nghĩ ngợi, rồi quên ngay Ma-ri-a. Mất em họ cũng buồn đôi chút, nhưng không vì thế mà cuộc vui dừng lại. Tất cả mọi người bị lôi cuốn bởi niềm vui vô hạn. Trong khi đó Ma-ri-a lâm nguy. « Vì sao dân trong xóm lại hoảng hốt thế nhỉ ? — Cô bé tự hỏi — những người kia cũng là dân di-gan kia mà... không biết cái trại đáng sợ kia nó ra làm sao ? Ma-ri-a nóng ruột vì tính hiếu kỳ chưa được thỏa man. Không cưỡng nổi lòng mình, cô bé muốn được tận mắt thấy những điều nguy hiểm kia. Và Ma ri-a bí mật lên đường vào lúc nửa đêm. Em đi dọc theo bờ sông về phía bắc thành phố theo đường bọn trẻ đã mách. Cô bé đến gần trại lúc trời rạng đông, khi sương mù còn phủ kín các lều trại. Ma-ri-a ngồi xuống tảng đá ven sông, vòng tay ôm lấy đầu gối cho khỏi run, vì đêm ấy trời lạnh một cách khác thường, cũng có lẽ do em sợ. Em quyết định chờ cho đến lúc dân trại thức giấc. Một bà già da nhăn nheo vẻ ngái ngủ chui ra khỏi lều. Bà ta nhìn thấy cô bé đầu tiên. Dáng điệu bà ta ngớ ngẩn làm cô bé không nhịn được cười, cô cười ầm lên vui vẻ như ở xóm mình. Bà lão vừa ngáp vừa kêu lên một tiếng gì đó, một phút sau cả trại, vùng dậy. Tất cả đều chạy về phía Ma-ri-a nhưng có tiếng một ông già vừa thét lên, tất cả đoàn người đều dừng lại. Ma-ri-a đứng dậy chưa bước được hai bước về phía trại. Lòng tức giận của đám đông lại nổi lên. Không một ai có thể tin là người di-gan định cư có ý tốt đối với họ. Theo họ thì những người định cư là quân ly giáo, phản bội... và để đón tiếp cô gái nhỏ họ ném tới tấp vào cô những gì có thể vớ được. Ông trùm của đám di-gan đầu tóc hoa râm thét bảo mọi người im lặng, và tiến về phía vị khách không mời mà đến. Ông ta dừng lại cách Ma-ri-a ba thước dõng dạc hỏi : — Mày từ đâu tới ? Im lặng... — Mày từ đâu tới ?— Lão già nhắc lại, giọng lạnh lùng hơn. — Từ Tơ-ri-a-na. . — Đến đây để làm gì ? — Chẳng để làm gì cả. Nhìn xem... Nếu Ma-ri-a khôn hơn thì nên vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng khốn thay cô bé đã quen cảm thấy như ở nhà mình, dù ở bất cứ nơi đâu... — Tôi muốn đến để xem... Em chưa nói hết câu, chiếc roi ngựa đã vung lên quấn lấy lưng và mặt em như một con rắn. Đám đông ùa đến, tất cả đều đánh em bằng vật gì có trong tay. Ma-ri-a thì lẩn tránh. Cuối cùng em ngã nằm dài trên mặt đất lấy tay che mặt và thét đến vỡ họng. Lát sau tiếng kêu em nhỏ dần, rồi tắt hẳn. — Lùi ra! — Lão trùm lại kêu lên, Lão chỉ đánh Ma-ri-a roi đầu tiên và lùi ra nhìn mọi người trút cơn tức giận, Và như thế là đã đủ. Ông lo ngại con bé chết sẽ lôi thôi ở Sở cảnh sát, mặc dù sự đánh đập tàn nhẫn đó vẫn chưa thỏa mãn khát vọng trả thù của những người du mục. — Nước! — Lão trùm nhìn chăm chắm vào cô bé xem cô đã hồi tĩnh chưa, nhưng cô bé vẫn nằm im bắt động... Không phải nhắc đến lần thứ hai, lập tức đã có mấy thùng nước xếp hàng ngay trước mặt lão già. Ông ta dùng chân lật ngửa Ma- """