"
Giữa Khu Rừng Thiêng - Nhiều Tác Giả full mobi pdf epub azw3 [Truyện Ký]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giữa Khu Rừng Thiêng - Nhiều Tác Giả full mobi pdf epub azw3 [Truyện Ký]
Ebooks
Nhóm Zalo
GIỮA KHU RỪNG THIÊNG ---❊ ❖ ❊---
Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Truyện - Kí
Nhà xuất bản: Quân Đội Nhân Dân Đóng gói: @nguyenthanh-cuibap
KÝ ỨC RỪNG CHIẾN KHU Đ
TRƯƠNG NGUYÊN VIỆT
… Cho đến khi đặt chân tới Mã Đà - vùng rừng núi Chiến khu Đ lịch sử ngày đánh Pháp, cũng đang là căn cứ địa đánh Mỹ lúc bấy giờ, thì cả 28 anh em mới hiểu rằng mình đã về tới đất Mẹ, nước mắt cùng chảy trên má họ. Miền Nam đây rồi. Quê hương đây rồi. Đồng chí, đồng bào đây rồi. Các anh ùa hết xuống sông Đồng Nai, vốc nước uống cho đã khát đã thèm, rồi quỳ xuống hất nước khắp người cho đẫm ướt tình yêu…
T
ôi nghiệm ra rằng, mỗi cuộc kháng chiến của chúng ta đều bắt đầu bằng những cuộc hành quân kỳ vĩ, với những khúc quân hành cháy lửa, giàu sức thúc giục lòng người. Ấy là khi ta nhớ lại những đoàn quân Nam tiến năm xưa, với tiếng hát: “Tiếng súng vang sông núi miền Nam. Ầm đất nước Việt Nam. Ta muốn băng mình tới phương Nam. Giết hết quân tham tàn…”. Ta lại nhớ tới những đoàn quân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước hôm qua: “Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn. Ta đi nhằm phương Nam gió ngàn đưa chân ta về quê hương. Quân về trong gió đang dâng triều lên…”.
Nhưng, tôi cũng biết, còn rất nhiều cuộc hành quân thiêng liêng, kỳ vĩ, nhưng lại hết sức âm thầm, lặng lẽ, không một khúc quân hành trên môi. Anh Sáu Thượng (Nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh) với hơn 30 năm sống đời chiến sĩ đang ngồi trước mặt tôi
đây, đã có nhiều cuộc hành quân như vậy. Một trong những cuộc hành quân ấy chính là ngày trở về quê mẹ.
Cuối năm 1959, đang từ một đơn vị của Sư đoàn 338 (sư đoàn của những cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết) đóng ở Xuân Mai (Hòa Bình cũ), anh Sáu được Quân ủy Trung ương gọi về Hà Nội, chuẩn bị công tác mới. Cả một sư đoàn hàng nghìn người, mà trên chỉ gọi một vài anh em, hẳn là một nhiệm vụ gì quan trọng lắm. Một linh cảm rạo rực trong anh: Hay mình chuẩn bị được trở về quê với mẹ? Mới là linh cảm thôi, nhưng đã cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô vàn…
Quê của anh - một làng nhỏ, tên gọi Đức Hòa, miền Chợ Lớn cũ. Ở nơi ấy, má sinh ra anh, tiếng ru ầu ơ của người mẹ nghèo suốt đời tê tái trong anh. Cha đi làm thuê được chút tiền nào, là dành hết cho con theo thầy đi học chữ. Nhưng rồi mới được dăm ba buổi, mẹ mất, nhà nghèo lại càng nghèo hơn, vậy là anh phải bỏ học và lại theo nghề làm thuê cuốc mướn của cha.
Cái quê mẹ ấy của anh, nghèo thì thiệt nghèo, nhưng kiên cường cách mạng thì không thua kém bất cứ một miền đất nào. Năm mới 13 tuổi, chính mắt anh đã chứng kiến cả quê hương đứng dậy làm Nam Kỳ khởi nghĩa. Trong đoàn người đi diệt tề, diệt lính ở Giồng Cám, Mỹ Hạnh, có cha anh, có chú, bác và bà con ruột thịt của anh. Máu cách mạng đã bắt đầu ngấm vô anh từ ấy. Rồi một thời gian ngắn sau, khi phong trào bị đàn áp, tại trường bắn do quân thù dựng lên, trái tim tuổi thơ của anh đã lần đầu nhói đau khi những loạt đạn của quân thù bắn vô lồng ngực của người bác, người chú ruột trong một chiều bị tử hình cùng với đồng chí Võ Văn Tần.
13 tuổi, lần đầu tiên anh thấy đau đớn khi những viên đạn của quân thù bắn vào những người chiến sĩ cách mạng, bắn vào chú bác ruột của mình, bắn vào quê hương, như bắn vào chính da thịt của mình.
Đất Mẹ của anh là thế, nghèo và kiên cường. Anh lớn lên không chỉ bằng bát cơm của cha, lời ru của mẹ, mà còn bằng cả không khí, bằng cả phong trào cách mạng của quê hương. Chính từ nơi này, ngày giặc Pháp quay lại gây hấn, anh đã ra đi làm một người chiến sĩ, chiến đấu bảo vệ cách mạng, bảo vệ quê hương.
Những năm tháng đánh Pháp tuy chiến trường của anh không ở ngay trên miền đất quê mình, nhưng sự cách xa cũng chẳng bao nhiêu. Anh chỉ thật sự xa quê từ năm 1954, cùng đồng đội lên tàu ra Bắc tập kết, hẹn hai năm sau trở về.
Hai năm, bốn năm, rồi gần sáu năm. Quân thù đã phản bội Hiệp định, hằng mong biên giới của Hoa Kỳ vĩnh viễn kéo dài tới vĩ tuyến 17. Không những thế, biết bao tội ác của chúng gây ra chất chồng trên đất Mẹ này. Với những người con của quê hương trên đất Bắc, có thể nói rằng không bữa cơm nào được ngon, không giấc ngủ nào được trọn, không chỉ vì nỗi thương nhớ quê hương, mà còn bởi sự âu lo cho số phận bà con, cô bác, của quê hương đang bị quân thù giày xéo.
Giờ đây, tất cả đang kêu gọi và chờ đón các anh trở về. *
Ngay khi rời đơn vị về Hà Nội nhận nhiệm vụ mới, dù chưa biết cụ thể là nhiệm vụ gì, nhưng linh cảm đã làm anh có cảm tưởng như đã bắt đầu được lên đường, thực hiện khao khát của mình. Nhưng
nghiệt ngã làm sao, tới Hà Nội chưa được ấm chỗ, thì anh lại bị trả về đơn vị.
Nguyên do là tất cả các anh em được đưa về để chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới này đều phải qua phòng khám sức khỏe. Khi khám cho anh, đồng chí thiếu tá bác sĩ đã bàng hoàng khi phát hiện trong buồng phổi của anh còn cả một mảnh đạn. Đó là một mảnh đạn của giặc Pháp còn găm lại từ cuộc kháng chiến lần trước, mà tới giờ vẫn chưa gắp ra được, hoặc nói đúng hơn là không thể lấy ra được nữa. Và đây là lý do duy nhất để anh bị trả về.
Khi biết đích xác rằng việc các anh được tập trung về đây là để chuẩn bị cho những đoàn quân đầu tiên trở về miền Nam chiến đấu thì anh nhất quyết không chịu bó tay nữa. Không thể vì một vết đạn “xoàng” ấy mà mất đi hạnh phúc lớn lao, không có tới lần thứ hai trong đời. Anh nhất quyết ở lại, tìm đến cả các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, của quân đội để trình bày nguyện vọng của mình. Và rồi nhiệt tình cháy bỏng của anh đã được chấp thuận, anh lại được ở lại để chuẩn bị lên đường.
Có thể nói, đây là một trong những đơn vị quân đội đầu tiên của chúng ta vượt Trường Sơn trở về miền Nam chiến đấu. Các anh có 28 người, là những sĩ quan trẻ, quê ở miền Nam. Đồng chí Bùi Thanh Vân (sau này là Trung tướng) là trưởng đoàn và anh Sáu Thượng được làm bí thư chi bộ.
Trước ngày lên đường, các anh được đưa về tăng cường sức mạnh chiến đấu ở một vùng rừng núi kín đáo, lặng lẽ thuộc tỉnh Hòa Bình cũ. Mặc dù ở nơi xa xôi này, nhưng cả Bác Hồ, Bác Tôn, cả các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng như: Lê Duẩn, Phạm Hùng… đều đã lên thăm và trực tiếp giảng bài cho các anh. Có thể
nói, đó là những tình cảm vô cùng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân dành cho những người con trở về miền Nam chiến đấu, hay nói đúng hơn là dành cho cả miền Nam ruột thịt.
Anh nhớ đó là một buổi chiều đông, trong cái lạnh thấu da thấu thịt của vùng núi rừng Tây Bắc, mặc dù bận trăm công nghìn việc, từ Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ kính yêu đã vượt đường xa, gió lạnh để lên thăm các anh. Đó là điều mà thật sự mọi người đều không ngờ tới. Khi Bác xuất hiện, mọi người cùng đứng lặng đi, rồi cùng ào tới ôm chầm lấy Bác.
Người ôm hôn từng người con, từng giọt máu của miền Nam ruột thịt. Rồi Người thân mật căn dặn các anh rất kỹ lưỡng mọi điều để có thể hoàn thành các nhiệm vụ lớn lao sắp tới. Và lời dặn cuối cùng của Bác, làm mọi người không kìm được nước mắt:
- Các chú đi trước, nhớ chuyển lời thăm hỏi của Bác tới đồng bào, đồng chí của miền Nam ruột thịt. Rồi nhất định một ngày, Bác sẽ vô thăm miền Nam.
Thật sự, hơn tất cả mọi điều, ngay khi được nghe lời dặn dò của Bác, mọi người đã muốn khoác ba lô lên đường ngay. Hãy sớm mang tình cảm của Bác tới từng đồng bào, đồng chí, từng người mẹ, người chị, người em của miền Nam quê hương. Bởi đó chính là nguồn sức mạnh lớn lao cho cả miền Nam vượt qua hết thảy đau thương, chết chóc, để vững bước trên con đường giải phóng.
Khi Bác ra về, các anh còn đứng lặng, vẫy tay theo mãi. Tay vẫy mà nước mắt mọi người cứ rơi rơi. Bởi tất cả đều cùng hiểu rằng, sẽ rất lâu nữa mới được gặp Bác. Ngày thống nhất, Bác sẽ vô thăm miền Nam. “Thưa Bác, chúng con sẽ cùng quê hương chiến đấu hết
mình, cho mau chóng tới ngày thống nhất, để chúng con và cả miền Nam lại được gặp Bác”.
Nghĩ vậy, nhưng không có ai có thể ngờ được rằng chỉ ít ngày sau đó lại một lần nữa, các anh được gặp Bác. Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, của quân đội đến tiễn đưa đơn vị lên đường.
Anh nhớ buổi ấy, anh được may mắn ngồi rất gần Bác. Khi Bác mời cơm anh em, anh còn được Bác gắp thức ăn ngon cho vào bát của mình nữa. Xúc động quá anh không ăn được. Nhìn sang Bác, anh thấy bát cơm của Bác cũng vẫn đang đầy. Còn tay đũa của Người thì chăm chăm gắp các món ăn cho từng chiến sĩ.
Anh cứ ngồi nhìn Bác, như nhìn một người Cha hết sức thiêng liêng mà xiết bao gần gũi…
Cũng trong những ngày ở Hòa Bình chuẩn bị ra đi ấy, các anh thường gặp một người anh lớn: Anh Ba, tên mà đông đảo cán bộ và chiến sĩ miền Nam thường gọi đồng chí Lê Duẩn kính mến từ những ngày đánh giặc Pháp ở chiến trường Nam Bộ.
Anh Ba thường đến với anh em giảng bài, thăm hỏi, tâm sự với từng cán bộ, chiến sĩ. Mỗi lần gặp anh Ba như thế, dù là giữa vùng rừng núi Tây Bắc, mọi người lại cứ ngỡ như đang lại được cùng sống với anh Ba ở núi rừng Chiến khu Đ của quê hương Nam Bộ.
“Thưa anh Ba, tôi không sao quên được những ngày được sống và chiến đấu gần anh ở Chiến khu Đ. Ngày đó gian khổ và ác liệt quá phải không anh? Tôi nhớ có những thời gian anh em ngược xuôi khắp nơi, ráng tìm được một chút dầu trắng cho anh thắp đèn làm việc đêm, mà cũng còn hết sức khó khăn. Nhưng không bao giờ chúng tôi quên anh đã nhường cho chúng tôi và các chiến sĩ bên
anh từng lon gạo trắng. Tôi còn nhớ hoài một lần anh Sáu Thọ (tức đồng chí Lê Đức Thọ) đi công tác miền Tây về, lặn lội mang theo về được ít lon gạo trắng. Anh em bàn để bồi dưỡng cho riêng anh, vậy mà rồi nồi cơm nấu lên, anh lại gọi anh em tới xới cho mỗi người lưng bát ăn cùng. Tôi nhớ hoài nụ cười của anh lúc đó: “Quà của anh Sáu đó, anh em!”.
Thưa anh Ba, tới đây chúng tôi lại trở về chiến trường thân thiết xưa. Có thể khó khăn, gian khổ, ác liệt còn nhiều hơn nữa, nhưng trong chúng tôi, không một ai thối chí đâu anh. Chúng tôi hiểu sâu sắc rằng, trái tim của Bác, của anh, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta lúc này đang ở miền Nam. Trái tim những người chiến sĩ chúng tôi đang ở đó. Chúng tôi sẽ nguyện hết sức mình để chiến đấu giải phóng quê hương, thực hiện tốt những lời chỉ bảo của Bác, của anh và của các đồng chí lãnh đạo khác…”.
Đã nhiều lần anh Sáu Thượng đã tính thưa với anh Ba như vậy, nhưng rồi cứ mỗi lần tính nói, lại thấy cổ họng nghèn nghẹn. Dường như anh Ba hiểu được điều đó. Cho nên mắt anh Ba cũng ánh lên bao tình cảm thân thương…
Tháng 11, các anh lên đường. Do yêu cầu bí mật tuyệt đối, cuộc hành quân này tuy trang nghiêm, nhưng hết sức lặng lẽ, không một khúc quân hành vang theo.
Qua Nam Định, Thanh Hóa, Vinh… những xóm làng miền Bắc thân yêu hằng ấp ủ và chấp cánh cho các anh trở về quê mẹ hôm nay. Cho tới Vĩnh Linh, khi dòng sông Bến Hải bên trong, bên đục hiện ra trước mắt, thì đơn vị đột ngột ngoặt sang một bến kín vượt sông. Rồi từ đây, các anh bắt đầu cặp theo triền Trường Sơn đi miết về phía Nam.
Hành trang trên vai mỗi người lúc ấy. Khoảng hơn 30 ki-lô-gam. Ngoài một bộ quần áo và thuốc men, lương thực, còn lại là vũ khí. Đây là những khẩu súng, những viên đạn… đầu tiên của miền Bắc trang bị cho miền Nam. Cũng không thể không nhắc đến một mặt hàng hết sức quan trọng khác mang trên vai các anh lúc đó là vàng. Vàng của đất nước, của miền Bắc gửi cho miền Nam để chuẩn bị bước vào cuộc chiến đấu mới.
Cả đơn vị cứ lặng lẽ đi men theo triền núi. Theo những con đường do chính mình khai phá. Nhưng lại không được để lại một dấu vết gì. Nhất là dấu giày, vết dép. Chính do vậy nên mọi người phải lội đất trong khi đó thì giày dép lại phải mang cả trên vai. Cứ đầu trần, chân đất như vậy mà vượt núi, băng rừng, đạp gai, dẫm đá. Những buổi đầu đôi chân phồng rát lên, có người còn bị tướt cả máu nữa. Nhưng đi mãi rồi cũng thành quen…
Riêng với anh Sáu, một hoàn cảnh khắc nghiệt hơn đến với anh. Đi được quãng một phần ba chặng đường, bỗng thấy nhói bên ngực phải. Cứ nghĩ do quai ba lô siết. Nhưng nới quai rồi vẫn thấy đau, càng đi càng đau. Cho đến lúc anh ói, ói ra máu đỏ nọc. Đồng đội nhìn anh ói mà nước mắt lưng tròng. Cái mảnh đạn tai quái trong buồng phổi của anh đó, rình lúc căng thẳng, mệt mỏi, lại trỗi dậy hành hạ anh. Trước tình hình sức khỏe của anh như vậy, chi bộ họp và quyết định phải đưa anh trở lại miền Bắc. Nhưng với quyền Bí thư, anh gắng thuyết phục mọi người cho mình đi tiếp. Có lẽ do quá thông cảm và nể tình, cho nên mọi cánh tay lại giơ lên phủ quyết lại quyết định trước đó của mình. Và rồi chính những cánh tay đồng chí đã mở ra, gánh vác giùm anh những khối hành lý nặng nề trên vai.
Mỗi chặng đường đi, lại gặp mỗi khó khăn mới. Càng về cuối con đường, lương thực càng vơi cạn.
Cho đến lúc chỉ còn lại những lon gạo cuối cùng. Chi bộ lại phải họp và quyết định từ đây chỉ được ăn rau rừng, dành phần gạo còn rất ít ỏi đó phòng những trường hợp thật đặc biệt. Hai tháng trời ròng rã chỉ ăn rau rừng, lá rừng, người ai cũng xanh mướt. Mãi cho tới lúc gần tới Phước Long, anh Sáu mới reo lên với anh em:
- Yên tâm đi! Sắp tới Phước Long rồi. Bí thư ở đó là anh Bảy Thẩm, trước kia mình rất thân. Mai này qua đó, mình sẽ vô xin chi viện cho chúng mình lương thực…
Khi đi ngang qua vùng căn cứ Bà Rịa, anh Sáu Thượng dặn anh em đứng chờ bên ngoài, để anh tìm vô căn cứ của các đồng chí Tỉnh ủy Phước Long. Nhưng thiệt không thể tưởng tượng nổi, trong những rừng le, anh Bảy Thẩm cùng ba đồng chí còn sót lại của Tỉnh ủy đang phải chịu đựng một cuộc sống gian khổ gấp nhiều lần nỗi cực khổ của các anh. Hàng tháng trời nay các đồng chí trong Tỉnh ủy này không có lấy một hạt bắp, chứ đừng nói gì hạt gạo để ăn. Ngoài ra, lại còn bị bệnh tật, sốt rét triền miên mà cũng không có lấy một viên thuốc. Nhìn thấy các đồng chí còn da bọc xương, anh Sáu ôm lấy anh Bảy mà nước mắt giàn giụa trên má. Mãi rất lâu, anh Bảy mới run run đề nghị:
- Mới ở miền Bắc vô, còn gạo ủng hộ cho bọn mình với…
Anh Sáu lặng lẽ đi ra ngoài, ngồi kể lại với anh em. Và mọi người dồn hết số gạo còn lại cho các đồng chí Phước Long. Riêng anh Sáu còn lại một củ sâm duy nhất mà Trung ương dành bồi
dưỡng cho các anh phòng khi đi đường, anh cũng mang vô tặng anh Bảy và anh em ở Tỉnh ủy…
*
Cho đến khi đặt chân tới Mã Đà, vùng rừng núi Chiến khu Đ lịch sử ngày đánh Pháp, cũng đang là căn cứ địa đánh Mỹ lúc bấy giờ, thì cả 28 anh em mới hiểu rằng mình đã về tới đất Mẹ, nước mắt cùng chảy trên má họ. Miền Nam đây rồi. Quê hương đây rồi. Đồng chí, đồng bào đây rồi. Các anh ùa hết xuống sông Đồng Nai, vốc nước uống cho đã khát đã thèm, rồi quỳ xuống hất nước khắp người cho đẫm ướt tình yêu…
Trước mắt họ là những cánh rừng già trang nghiêm. Nơi đây, suốt bao năm đen tối qua, bao trái tim kiên cường của Đảng, của quê hương vẫn thao thức bền bỉ nhen nhóm ngọn lửa đánh Mỹ. Khi các anh vừa đặt chân tới, tất cả các đồng chí có mặt ở chiến khu lúc ấy cùng ùa ra mở rộng vòng tay ôm chầm lấy anh em, mừng mừng tủi tủi. Thay mặt toàn đoàn, anh Vân, anh Sáu Thượng đã báo cáo lại với các đồng chí trong Khu ủy tình cảm của Bác, của Trung ương, của quân đội, và cả của nhân dân miền Bắc với miền Nam. Rồi các anh trao lại cho Khu ủy tất cả súng đạn và vàng bạc, máy móc mà Trung ương trang bị cho Cách mạng miền Nam. Cầm những khẩu súng trên tay, các đồng chí Khu ủy cùng run lên vì xúc động. Võ khí của Đảng đây rồi. Võ trang đây rồi. Có võ khí, có võ trang, có quân đội là có ngày chiến thắng.
Một thời gian rất ngắn sau, vào tháng 7 năm 1961 từ 28 cán bộ quân đội này, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Chiến trường Nam Bộ được thành lập. Đồng chí Hai Xô - Thường vụ Khu ủy phụ trách quân sự chỉ rõ: “Tiểu đoàn đầu tiên là đốm lửa, và sau này cháy
thành rừng lửa để góp phần cùng toàn quân đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…”.
Từ tiểu đoàn đầu tiên đó, chiến dịch sau đã trở thành Trung đoàn Bình Giã và rồi trưởng thành lên thành một sư đoàn anh hùng. Và trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, sư đoàn đã góp phần xứng đáng vào trận cuối cùng quét sạch Mỹ, ngụy trên đất nước chúng ta, hoàn thành sứ mệnh lịch sử và lời hứa thiêng liêng của những cán bộ, chiến sĩ đầu tiên đã hứa trước Trung ương và Bác Hồ yêu quý ngày trở về quê hương…
(Bài đã in Báo Nhân dân)
NỤ CƯỜI ÔNG SÁU PHONG
NGUYỄN KHẮC VĂN
1
T
ôi được gặp ông lần đầu tiên trong buổi họp mặt đầu Xuân 1992 tại Tòa soạn Báo Sông Bé, lúc ấy ông tròn 50 tuổi, vừa được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé. Là sinh viên mới ra trường, được dự buổi họp mặt có lãnh đạo cao cấp, tôi dán mắt vào ông, nghe ông nói như nuốt từng lời. Ông nói giọng miền Nam ấm áp, thỉnh thoảng nở nụ cười thật đẹp, thật tươi.
Những năm sau đó, cả nước chứng kiến sự trỗi dậy của tỉnh Sông Bé - Bình Dương, đặc biệt là về thu hút đầu tư (Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Sông Bé được tách thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Ông Sáu Phong - Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương được dư luận trong và ngoài nước chú ý với câu nói nổi tiếng: “Bình Dương trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”. Và không chỉ nói, ông cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương thời kỳ đó vận hành cơ chế “một cửa” để phục vụ các nhà đầu tư, tranh thủ tối đa cơ hội hợp tác đầu tư. Từ đó, Bình Dương “ăn nên làm ra” và trở thành thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cũng từ đó, hình ảnh ông Sáu Phong xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Rồi ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ
Chính trị các khóa tiếp theo, giữ các trọng trách: Trưởng ban Dân vận Trung ương, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước. Ở cương vị nào ông cũng thể hiện phong thái đĩnh đạc của một chính khách, với nụ cười tươi tắn, đôn hậu.
2
Ông Tư Kinh Nghiệm (tên thật là Nguyễn Văn Chóa, anh ruột của ông Sáu Phong) lúc sinh thời có kể cho chúng tôi: “Cha mẹ tôi có tám người con. Chú Triết là con thứ sáu, hồi đó ở nhà gọi là Bảy Triết. Thời gian hoạt động cách mạng, chú Triết lấy bí danh là Trần Phong - Sáu Phong. Hồi nhỏ chú Triết học giỏi, học nhảy một năm mà thi đâu đậu đó. Nhà nghèo, ngoài giờ học, chú Triết còn phải đi chèo đò. Tôi xuống Sài Gòn làm thợ sửa xe gắn máy và xe hơi, kéo chú Triết xuống ở với tôi để ăn học. Chú Triết đậu vô Trường Petrus Ký (nay là Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong), đến năm 1960 theo học cử nhân Toán tại Đại học Khoa học Sài Gòn, tham gia phong trào đấu tranh của học sinh - sinh viên Sài Gòn. Năm 1963, chú Triết vào chiến khu…”. Cách kể chuyện của ông Tư mộc mạc. Ông Tư kể nhiều về những kỷ niệm tuổi thơ nghèo khó thời đạn bom ở Phú An, những ngày sống vất vả ở Sài Gòn. Ông Tư còn kể cả chuyện chú Triết gặp rồi cưới cô Chi. Cuối cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Tư nhận xét: “Ngay từ nhỏ, chú Triết đã thể hiện rõ là một người thông minh, tình cảm, sống đạo đức và có chí khí cách mạng”.
3
Ngày 18 tháng 9 năm 2010, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết làm trưởng đoàn tham gia khóa họp lần thứ 65 Đại hội đồng Liên Hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ
nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Lịch làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong 5 ngày ở đây đặc kín.
Được tháp tùng ông trong chuyến đi này để đưa tin, viết bài, chúng tôi chứng kiến sức làm việc mạnh mẽ của ông: gặp gỡ các bạn bè Hoa Kỳ đã tích cực ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện chất độc da cam và các đại diện kiều bào tiêu biểu; dự lễ khai mạc hội nghị cấp cao Liên Hợp quốc; phát biểu tại phiên toàn thể hội nghị cấp cao Liên Hợp quốc; tiếp xúc song phương với Tổng Thư ký Liên Hợp quốc; tiếp tổng thống và thủ tướng các nước: Đức, Na-mi-bi-a, Cộng hòa Trung Phi, Phi-lip-pin, U-crai-na; dự lễ trao giải thưởng “Xích đạo” của Liên Hợp quốc về đa dạng sinh học; gặp gỡ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clin-tơn; gặp gỡ lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Hoa Kỳ; dự và phát biểu về “Đầu tư tại Việt Nam” tại Hội nghị Đầu tư toàn cầu; cùng Tổng thống Hoa Kỳ Ba-rắc Ô Ba-ma chủ trì Hội nghị Hoa Kỳ - ASEAN…
Mặc dù làm việc căng thẳng như vậy, nhưng mỗi sáng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vẫn dậy sớm xuống nhà ăn khách sạn ăn sáng cùng bàn với các anh chị em trong đoàn, trò chuyện cởi mở, vui vẻ. Ông luôn giữ phong thái đĩnh đạc của một nguyên thủ quốc gia. Chúng tôi không bao giờ quên hình ảnh ông ung dung bước lên bục phát biểu tại hội nghị cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc vào sáng 21 tháng 9 năm 2010: “Việt Nam trân trọng thông báo đã hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ và có thể đạt các mục tiêu còn lại vào năm 2015. Đó là những thành tựu đầy phấn khởi về xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ,
đẩy lùi sốt rét và các bệnh dịch. Nhà nước Việt Nam thực hiện cam kết qua việc cụ thể hóa các mục tiêu thiên niên kỷ, để thực hiện có hiệu quả, lồng ghép các mục tiêu này vào chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển ở các cấp, phát huy sự tham gia của người dân. Các tiến bộ này gắn liền với những thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện và sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế…”.
4
Từ Thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 13 đến cuối thành phố Thủ Dầu Một, rẽ trái qua khỏi cầu Ông Cộ khoảng 2 ki-lô-mét là đặt chân đến xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vùng đất này được gọi tên là chiến khu “Tam giác sắt”. Dưới lòng đất nơi đây có cả một địa đạo dài 30 ki-lô mét, là một dấu tích quý báu về lịch sử chiến tranh.
Xã Phú An hiện nay có diện tích 1.974 héc-ta, trong đó có trên 60 phần trăm là đất nông nghiệp, với trên 1.400 hộ dân. Người dân ở đây không chỉ với nghề trồng lúa, cây ăn trái mà còn trồng cao su, trồng điều, làm bánh tráng, nuôi thủy sản, kinh doanh dịch vụ… Hơn chục nhà máy, xí nghiệp mới được xây dựng trên địa bàn xã cũng đã giải quyết được nhiều việc làm cho người dân tại chỗ. Phú An hiện có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở kiêm trung học phổ thông, 1 trạm xá đạt chuẩn quốc gia. Tại làng Tre ở xã nay mới mọc lên công trình Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An. Những năm 2006 - 2011, người dân xã Phú An tự hào về một điều thú vị, bốn vị chủ tịch đương nhiệm đều quê quán tại xã Phú An: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch huyện Bến Cát Nguyễn Văn Khải và Chủ tịch xã Phú An Nguyễn Văn Tuấn.
Những ngày cuối năm 2013, đoàn cán bộ Báo Sài Gòn giải phóng đến Phú An thăm ông. Ông về sống ở đây được hơn 2 năm, sau khi nghỉ hưu. Căn nhà tranh nằm sâu trong lộ nhỏ cạnh bến đò xưa, nơi gắn liền với tuổi thơ của ông, nay được xây thành căn nhà tường nhỏ. Ông niềm nở đón chúng tôi, trò chuyện, nhắc nhớ những kỷ niệm với Báo Sài Gòn giải phóng, với Thành phố Hồ Chí Minh. Ông hỏi thăm sức khỏe, công việc từng người. Ông không nói nhiều về mình, chỉ kể về một số việc đã làm được và cũng có việc muốn nhưng chưa làm được vì ý kiến ông lúc ấy chỉ là thiểu số. Ông cho biết, khu vườn ông rộng 1 héc-ta trồng các loại rau, cây ăn trái và nuôi chim yến làm kinh tế gia đình, mỗi tháng thu lợi được khoảng 20 triệu đồng. Về bí danh Sáu Phong, ông tiết lộ: “Bên nhà tôi, tôi thứ Bảy, bên bả thì thứ Năm, cộng lại chia đôi là thứ Sáu, nên tôi lấy bí danh là Sáu Phong”.
Chúng tôi còn được ông mời dùng bữa cơm chiều do chính cô Sáu nấu. Cuộc sống ở Thành phố Hồ Chí Minh sôi động, làm nghề báo đi đứng, ăn uống vội vàng, lâu lắm rồi tôi mới được ăn bữa cơm quê ngon như vậy. Bữa cơm với thịt heo nấu hon, cá kho, canh cá, rau vườn nhà do chính ông Sáu Phong trồng và chăm bón, rượu thuốc cũng do ông tự ngâm. Ông tận tay múc từng chén canh cho từng người. Chia tay chúng tôi, ông tiễn ra tận cửa, đứng chờ mọi người lên xe, vẫy tay và cười tươi. Nụ cười đôn hậu, mang sức thuyết phục lớn lao!
(Báo Sài Gòn giải phóng)
SỨC SỐNG MÃNH LIỆT CỦA CÁNH RỪNG NGUYÊN SINH… K
hu rừng già nguyên sinh hàng trăm năm tuổi tại Chiến khu Đ hay còn gọi là rừng Mã Đà, ở xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, cách trung tâm tỉnh hơn 30 ki-lô-mét.
Với diện tích trên 512 héc-ta, khu rừng già này hiện đang là “lá phổi xanh” bảo vệ cho cả vùng Đông Nam Bộ. Khu rừng già quý hiếm, có cây đường kính 5 - 6 người ôm đầy vẻ kiêu hãnh đang được bảo vệ nghiêm ngặt bởi những cựu chiến binh từng được khu rừng này che chở...
Vẻ đẹp kiêu hãnh
Cuối tháng 10 năm 2018, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Hồng Tươi (66 tuổi, thương binh hạng 4/4, cựu chiến binh Ban Liên lạc Khối tình báo B.58) dẫn về tham quan khu rừng Chiến khu Đ.
Cái nắng gắt vùng Đông Nam Bộ đã được xua tan bởi không khí trong lành toát ra từ rừng xanh.
Dẫn chúng tôi vào lõi khu rừng còn có anh Phan Văn Trí (43 tuổi, ngụ xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú), nhân viên bảo vệ rừng. Do anh Trí đã quá quen ngõ ngách trong khu rừng này nên việc đi lại dễ dàng hơn. Còn cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi, dù đã ở cái tuổi ngoài 60 nhưng những bước chân của bà vẫn rất nhanh nhẹn.
Cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi vừa đi vừa kể khu rừng này trước đây do Ban Liên lạc Khối tình báo B.58 quản lý và bảo vệ. Đến năm 2008, khu rừng này được giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ B.58 Bình Phước (Công ty B.58) do bà Tươi cùng chồng đứng đầu phối hợp với các cựu chiến binh tỉnh quản lý.
Càng đi sâu vào khu rừng, chúng tôi tận mắt chứng kiến những thảm rừng còn nguyên vẹn. Hai bên lối hẹp tuần tra, nhiều dấu vết heo rừng cày bới tìm thức ăn. Những loạt dây leo chằng chịt quấn vào nhau toát lên cảnh hùng vĩ, hiểm trở của thiên nhiên. Bên cạnh đó, còn có nhiều loại gỗ quý hiếm như lim, bằng lăng, chò, trường...
Ngồi dưới gốc cây có chu vi gần 12 mét, anh Trí cho biết anh tham gia bảo vệ rừng đã hơn chục năm nay. Anh và các cựu chiến binh rất quý khu rừng này. Dù các lần tuần tra phải len lỏi trong khu rừng, vượt suối vất vả, nhiều lần phải đối mặt nguy hiểm nhưng anh thấy rất vui.
Rừng Chiến khu Đ hiện có nhiều cây bằng lăng, bình linh, gõ mật, kơ nia, sồi, huỳnh đường, da, trường… Những cây bằng lăng có chiều cao từ 20 - 35 mét, chu vi từ 4 - 6 mét; cây kơ nia cao từ 20 mét đến hơn 50 mét, chu vi từ 3 - 12 mét và nhiều loại cây khác đã tạo nên giá trị của khu rừng này.
Chính vẻ đẹp tự nhiên, giá trị về thời gian, lịch sử đã giúp 54 cây thuộc 13 loài trong khu rừng này được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam năm 2014.
Có lẽ đây là một trong ít những khu rừng được giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt ở Bình Phước. Nhắc đến Bình Phước, nhiều người
nghĩ ngay đến hình ảnh một tỉnh miền núi với những cánh rừng bạt ngàn, thế nhưng trên thực tế, hiện nay diện tích rừng ở Bình Phước chủ yếu là cao su, điều hay cây trồng khác.
Chính vì rừng “biến mất” với tốc độ nhanh chóng nên chuyện hai vợ chồng bà Nguyễn Thị Hồng Tươi cùng đồng đội tuy tuổi cao, sức yếu vẫn giữ được rừng nguyên vẹn rất đáng trân trọng.
Rừng gắn với lịch sử cách mạng
Rừng Mã Đà thuộc Tiểu khu 379, từng là căn cứ cách mạng, trụ sở Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ. Khu rừng này hiện vẫn còn vết đường hầm, địa đạo ghi dấu một thời hoạt động kháng chiến của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và các nhà cách mạng…
Hiện nay, để khu rừng được bảo vệ an toàn, lãnh đạo Công ty B.58 thành lập 5 chốt với 25 bảo vệ hầu hết là cựu chiến binh hoặc con em họ để gác rừng 24/24.
Cựu chiến binh Trần Quang Hoa cho biết nguyện vọng của các cựu chiến binh giữ rừng là để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, kết hợp giữa du lịch sinh thái và địa chỉ đỏ giáo dục lịch sử cho thế hệ sau. Các cựu chiến binh cùng nhân viên ở đây rất tâm huyết để cánh rừng này càng được nguyên vẹn.
Nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước Lê Đức Hùng chia sẻ nhiều cựu chiến binh đã gắn bó với khu rừng này hơn 20 năm nay và bảo vệ rất tốt. Nơi đây có nhiều bộ đội đã hy sinh nên các cựu chiến binh quyết tâm giữ rừng, sau này trở thành khu sinh thái, xây dựng bia tưởng niệm các anh hùng đã ngã xuống.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Hòa Hà Trung Tuấn cho biết công tác giữ rừng được chính quyền các cấp rất quan tâm. Nhờ có
Công ty B.58 và các cựu chiến binh rừng ở khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay, đơn vị vẫn chưa được hưởng kinh phí giữ rừng nên các cựu chiến binh cũng như địa phương đang gặp nhiều khó khăn.
Để bảo vệ hàng trăm héc-ta rừng già nguyên sinh này, hằng năm, những cựu chiến binh phải chi hơn 1 tỷ đồng cho chi phí tuần tra, bảo vệ. Các cựu chiến binh liên tục thay phiên nhau tuần tra bởi hiện nay, rừng chính là mục tiêu của nhiều đối tượng xấu. Nhiều lần, chúng lén lút đánh dấu đòi chặt hạ nhưng đã bị lực lượng bảo vệ phát hiện và kịp thời có phương án ngăn cản.
Bà Nguyễn Thị Hồng Tươi cho biết: “Chúng tôi đã gắn bó với rừng từ lâu. Việc giữ lại rừng này xuất phát từ việc bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên, giữ lại dấu ấn Chiến khu Đ nên cựu chiến binh chúng tôi cùng nhau góp sức bảo vệ cho tốt. Chúng tôi mong muốn, nơi đây trở thành điểm cựu chiến binh gặp gỡ ôn lại Chiến khu Đ lịch sử, điểm du lịch sinh thái cũng như địa chỉ đỏ giáo dục lịch sử cho thế hệ sau”.
Thời gian qua, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, đều đánh giá Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, Thương mại, Dịch vụ B.58 Bình Phước giữ rừng tốt. Đến nay, khu rừng Chiến khu Đ còn nguyên vẹn hàng trăm cây cổ thụ có giá trị.
Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước, Công ty B.58 được Thanh tra Chính phủ quyết định cho phép tôn tạo, bảo vệ và phát triển du lịch sinh thái rừng căn cứ cách mạng Chiến khu Đ.
(Thông tấn xã Việt Nam)
NỮ CỰU CHIẾN BINH Ở BÌNH PHƯỚC BẢO VỆ RỪNG
LÊ THẨM
T
rong khi những cánh rừng già ngày ít dần, do bị tàn phá lấy gỗ, đất trồng cao su, canh tác nông nghiệp,… thì tại Tiểu khu 379 Mã Đà, xã Tân Hoà, huyện Đồng Phú, Bình Phước, bằng quyết tâm của người lính và không ngại khó khăn, hàng chục năm qua, nữ cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi đã bảo vệ, quản lý tốt 512 héc-ta rừng.
“Choáng ngợp và bất ngờ”, đó là cảm xúc của chúng tôi khi vào thăm khu rừng già, lại tận mắt thấy những cây gỗ lim xẹt, cây kơ nia, cây dầu... cao 20 - 30 mét, có cây phải ba, bốn người ôm mới xuể. Đi dưới những tán lá của cây rừng nhiều tầng, trùng trùng, lớp lớp mới thấy công sức của những người giữ rừng - nơi đã một thời che bộ đội, vây quân thù. Khi chúng tôi hỏi “bí quyết” để giữ được 512 héc
ta rừng, trong bối cảnh đất rừng Bình Phước ngày càng thu hẹp, nhất là khu rừng có nhiều gỗ quý. Bà Nguyễn Thị Hồng Tươi, thương binh hạng 4/4 khiêm tốn cho biết đã học Bác Hồ “coi rừng là vàng, nếu biết bảo vệ, thì rừng rất quý”. Từ lời dạy của Bác, người nữ cựu chiến binh đã quy tụ các đồng chí (cũng là cựu chiến binh) yêu rừng, quyết tâm bảo vệ rừng nguyên vẹn, không nghe lời dụ dỗ của kẻ gạ mua gỗ. “Nhưng điều cốt lõi là chăm lo tốt đời sống cho hàng chục bảo vệ, để họ vừa nuôi được bản thân, vừa giúp đỡ được gia đình. Tạo điều kiện để các bảo vệ trồng khoai mì (sắn),
trồng rau tại vài khu đất trống để cải thiện kinh tế, vừa gắn bó và yên tâm bảo vệ rừng”.
Thành quả giữ hơn 512 héc-ta rừng này của nữ cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi đã được Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng Bình Phước đánh giá, “đây là khu rừng nguyên sinh đươc bảo vệ tốt. Diện tích rừng này cần được giữ lại làm khu sinh thái và bảo tồn di tích lịch sử”. Trước đó, bà Nguyễn Thị Hồng Tươi được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khen công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt. Ngoài ra, nhiều tổ chức khác như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... cũng vinh danh cá nhân bà Tươi cùng tập thể các cựu chiến binh, trong công tác bảo vệ và giữ nguyên trạng 512 héc-ta rừng nguyên sinh.
Trao đổi với chúng tôi, cựu chiến binh Phạm Công Trường, gần 70 tuổi đời, hơn 40 năm tuổi Đảng khẳng định, khu rừng này một thời từng là trụ sở của Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ. Vì vậy, nó có giá trị lịch sử. Để có cánh rừng còn nguyên sơ như ngày nay, suốt 10 năm qua, trung bình mỗi năm gia đình bà Tươi bỏ ra hàng tỷ
đồng để trả lương cho 20 bảo vệ - đều là cựu chiến binh để giữ rừng. Bà Nguyễn Thị Hồng Tươi cũng xác nhận, đến nay chưa nhận được sự hỗ trợ nào, dù nhỏ từ Nhà nước cũng chưa khai thác bất cứ nguồn lợi gì từ rừng. Mục đích chỉ nhằm bảo vệ khu rừng còn nguyên vẹn, để con cháu hiểu về nơi các thế hệ ông cha thời kháng chiến. Bà Tươi cho rằng, về lâu dài rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Bình Phước hỗ trợ kinh phí, bảo vệ khỏi lâm tặc phá rừng và người dân xâm canh, lấn chiếm đất; các cơ quan
chuyên môn hỗ trợ nghiên cứu hệ sinh thái rừng và có biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.
Nói về điều này, ông Bùi Phó Vĩnh, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước cho rằng, những năm qua trong khi diện tích rừng của tỉnh Bình Phước liên tục bị lấn chiếm, xâm canh và ngày càng thu hẹp thì công tác quản lý, bảo vệ rừng của nữ cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi cần được biểu dương, tiếp tục duy trì và nhân rộng.
(Bài đã in Báo Nhân dân)
TRUYỀN THỐNG NGƯỜI LÍNH TRONG CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG
BÙI VĨNH
H
ội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước đã tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp vào tháng 1 năm 2019. Các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Song Phi - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm - Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam, các đồng chí Thường vụ Trung ương Hội và Hiệp hội cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Phước và hội Doanh nhân cựu chiến binh các tỉnh bạn đã đến chung vui với những người lính cựu chiến binh Bình Phước trở về với đời thường hàng chục năm qua khi chiến tranh kết thúc, nhưng bản chất con người vẫn là những người lính năm xưa…
Tại Đại hội, tên của Câu lạc bộ Doanh nhân Cựu chiến binh đã chính thức trở thành Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước. Nhìn lại 6 năm hình thành và hoạt động, Câu lạc bộ có 157 hội viên, chủ yếu làm trang trại trồng cao su, điều, tiêu, cây ăn trái, một số ít là doanh nghiệp loại nhỏ. Trong nhiệm kỳ qua, Câu lạc bộ thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh và Hội Cựu chiến binh các huyện, thị xã, thành phố. Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Với bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” từng hội viên cũng như toàn thể Câu lạc bộ đã nỗ lực
phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều kết quả tốt. Toàn tỉnh có 211 cựu chiến binh đạt danh hiệu Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi (cấp huyện có 97 người, cấp tỉnh có 57 người, cấp Trung ương có 28 người). Có 38 doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giải quyết việc làm cho 1.086 lao động. 5 hợp tác xã giải quyết việc làm cho 109 lao động. 57 trang trại giải quyết việc làm cho 1.032 lao động.
Nhiều hội viên có quy mô sản xuất khá, có vốn kinh doanh vài chục tỷ đồng, thu hút hàng trăm lao động, thu nhập mỗi năm hàng chục tỷ đồng như các hội viên Nguyễn Thị Hồng Tươi (thành phố Đồng Xoài), Bùi Văn Tân (Bù Đốp), Trần Ngọc Khanh (Bù Đốp), Đỗ Thám (Hớn Quản)…
Đồng thời 6 năm qua, Câu lạc bộ đã ủng hộ cho các hoạt động từ thiện là 8.950.000.000đ (Tám tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng). Riêng Công ty B.58 đã hỗ trợ cho các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội hàng ngàn phần quà, hàng chục căn nhà với tổng số tiền là 4.168.000.000đ (Bốn tỷ một trăm sáu mươi tám triệu đồng).
Tiêu biểu cho hoạt động kinh tế và từ thiện xã hội là Công ty B.58. Là những người lãnh đạo, điều hành Công ty B.58 quản lý, bảo vệ, phát triển 512 héc-ta rừng nguyên sinh tại Tiểu khu 379 thuộc xã Tân Hòa (Đồng Phú), gần 20 năm qua các cựu chiến binh Phạm Công Trường, Nguyễn Thị Hồng Tươi đã tổ chức lực lượng để bảo vệ khu du lịch sinh thái, tôn tạo di tích lịch sử Chiến khu Đ - miền Đông Nam Bộ, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Tại Đại hội, Hội đã tặng 7 căn nhà tình nghĩa cho cựu chiến binh và cựu thanh niên xung phong hoàn cảnh còn khó khăn. Trong
đó gia đình cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi tặng 3 căn; Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm tặng 2 căn; cựu chiến binh Lê Đức Toàn (Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình) và cựu chiến binh Nguyễn Chính Hải (Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương) mỗi người tặng một căn. Các cựu chiến binh còn ủng hộ 1 tỷ 390 triệu đồng cho quỹ hoạt động của Hội. (Trong đó gia đình cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi 1 tỷ đồng; Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm 250 triệu; cựu chiến binh Nguyễn Thị Bảo Hiền (Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội) 50 triệu đồng; cựu chiến binh Lê Đức Toàn 50 triệu đồng; cựu chiến binh Hoàng Mạnh Cường (Phó Chủ tịch Hiệp hội) 20 triệu đồng; cựu chiến binh Nguyễn Đức Lạc (Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương mỗi nơi 10 triệu đồng.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa II gồm 27 đồng chí. Cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi được bầu làm Chủ tịch Hội.
Ngày 14-9 tại thành phố Thủ Dầu Một, Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh miền Đông Nam Bộ cũng đã tổ chức hội nghị sơ kết các hoạt động của hiệp hội. Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương và Câu lạc bộ Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước trao cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2018 - 2019
Về đối ngoại, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Hiệp hội Cựu chiến binh tỉnh Kra-chiê, Vương quốc Campuchia cũng thường xuyên gặp gỡ và hỗ trợ với nhau. Lãnh đạo Hội cựu chiến binh tỉnh và Hiệp hội cựu chiến binh tỉnh Kra-chiê ký kết biên bản ghi nhớ hoạt động năm 2020.
Tại hội nghị, hai bên đã trao đổi trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và thống nhất thực hiện nhiều nội dung quan trọng trong biên bản ghi nhớ phối hợp hoạt động năm 2020.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lê Thị Xuân Trang nhấn mạnh: Các hoạt động phối hợp giữa Hội cựu chiến binh hai tỉnh Bình Phước - Kra-chiê đã tiếp tục khẳng định, thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa hội viên, nhân dân hai tỉnh nói riêng, giữa Việt Nam và Campuchia nói chung. Tỉnh ủy đánh giá cao hoạt động của Hội cựu chiến binh hai tỉnh và mong muốn, hội viên Hội cựu chiến binh hai tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm của mình thực hiện tốt các điều trong bản ghi nhớ phối hợp, nhất là trong thực hiện tốt quy chế biên giới; bảo vệ đường biên cột mốc cũng như công tác phối hợp quy tập hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Campuchia.
Bà Nguyễn Thị Hồng Tươi - Phó Giám đốc Công ty B.58, Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước trao căn nhà trị giá 60 triệu đồng cho Hiệp hội Cựu chiến binh tỉnh Kra-chiê xây dựng nhà cho hội viên nghèo khó khăn về nhà ở, đã làm cho bạn hết sức cảm động vì những tấm lòng vàng cựu chiến binh Việt Nam.
NGƯỜI NỮ CỰU CHIẾN BINH LÀM KINH TẾ GIỎI VÀ GIẦU LÒNG NHÂN ÁI
BÙI THỊ BIÊN LINH
N
hững ngày dịch bệnh Covid-19 hoành hành, cả nước cùng chung một nhịp đập con tim, cùng chung mối quan tâm tha thiết nhất: Quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống của toàn dân trở lại yên bình. Trong nguy nan, trong khó khăn thách thức, lòng nhân ái, tình yêu thương, tình người, tình đồng chí đồng bào càng tỏa sáng thiêng liêng cao đẹp.
Ngày nào mở mạng, tôi cũng được đọc những dòng tin đầy yêu thương về những nghĩa cử rất đáng trân trọng. Và tôi đã được “gặp” chị Nguyễn Thị Hồng Tươi qua những công việc từ thiện đầy ý nghĩa của chị. Tấm lòng thiện nguyện của chị Tươi cùng gia đình đã hòa cùng cả nước trong những ngày toàn dân đồng lòng chống dịch bệnh Covid-19 thật đáng ghi nhận. Đây là những ngày gian khổ nhưng thấm đẫm ân tình, những tháng ngày mà đạo lý “Thương người như thể thương thân” được thể hiện một cách giản dị, chân thành nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất.
Chị Nguyễn Thị Hồng Tươi - Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước hiện đang sinh sống tại phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chị là một thương binh, một cựu chiến binh làm kinh tế giỏi và giầu lòng nhân ái .
Chị luôn tâm niệm rằng: Mình có được ngày hôm nay, ngoài khả năng tư duy kinh tế nhanh nhạy và biết thực hiện đúng quy định
của pháp luật, bản thân còn được sự giúp đỡ của nhiều đồng đội từ những ngày gian khó nhất.
Từ những gì đã trải qua trong cuộc đời, khi trở thành một doanh nhân thành đạt, chị sẵn lòng san sẻ, đem niềm vui đến với những người nghèo túng khó khăn. Những việc làm từ thiện của chị cùng gia đình suốt bao tháng năm qua đều xuất phát từ tâm, từ sự cảm thông “Thương người như thể thương thân” của một trái tim nhân hậu và tư tưởng cao đẹp của người lính Cụ Hồ: “Một miếng cũng chia sẻ cùng đồng đội”.
Việc làm từ thiện của chị Nguyễn Thị Hồng Tươi là một hành trình thường xuyên, liên tục suốt nhiều năm tháng. Những thời điểm có dấu ấn của đất nước thì tập trung nhiều hơn. Đặc biệt là từ khi có phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chị càng có thêm động lực để làm nhiều việc thiện.
Khi còn buôn bán nhỏ ngoài chợ, thấy nhiều mảnh đời khốn khó, chị đã âm thầm giúp họ khi con cá, mớ rau, ký gạo; có lúc là áo quần… Dù khi ấy hoàn cảnh của chị cũng chưa khá giả gì, nhưng chị luôn thuộc lòng câu thành ngữ: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Từ khi kinh tế gia đình có sự phát triển đi lên, với mức thu nhập bình quân từ 5 đến 10 tỷ đồng/năm, càng giúp anh chị có nhiều điều kiện làm từ thiện hơn. Và, cứ sau mỗi lần từ thiện ấy, chị lại phát hiện thêm nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ: Họ là những người già nghèo khó không nơi nương tựa, là những trẻ mồ côi cơ nhỡ, những gia đình bất hạnh do thiên tai hay do ốm đau bệnh tật...
Những người cần giúp ít thì chị lặng lẽ giúp. Những đợt có phong trào của địa phương hoặc đất nước như: Thiên tai, bão lụt,
dịch bệnh… cần giúp đỡ nhiều hơn, chị luôn bàn với chồng và các con để tìm cách thực hiện. Chồng chị - anh Phạm Công Trường - người bạn đồng hành, người đồng chí, đồng đội, người luôn là điểm tựa vững chắc cho chị; đặc biệt anh luôn là người đầu tiên cổ vũ cho chị trong các hoạt động thiện nguyện. Thấy bố mẹ luôn đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, các con chị không những nhiệt tình ủng hộ mà còn noi gương, tham gia cùng mẹ làm từ thiện.
Tấm lòng nhân ái của chị Nguyễn Thị Hồng Tươi cùng gia đình đã góp phần không nhỏ làm cho nhiều gia đình bớt nghèo, bớt khó khăn, có những gia đình đã vươn lên thoát nghèo, góp phần vào dựng xây quê hương, đất nước.
Anh Bùi Phó Vĩnh - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước hồ hởi chia sẻ về những việc làm từ thiện rất đáng trân trọng của chị Nguyễn Thị Hồng Tươi cùng gia đình chị trong thời gian qua:
Chị Tươi cùng gia đình đã tham gia tích cực các hoạt động từ thiện về chính sách an sinh xã hội. Hưởng ứng đầy nhiệt huyết các phong trào qua lời kêu gọi của các cấp, các ngành. Những ngày cả nước chung tay đẩy lùi bệnh dịch Covid-19, ngoài những khoản tiền, gia đình chị đã đóng góp gần 20 tấn gạo và 18 nghìn chiếc khẩu trang. Tận mắt chứng kiến nhiều cựu chiến binh - những người đồng đội năm xưa kém may mắn đang phải sống trong đói nghèo bệnh tật, cửa nhà tạm bợ tuềnh toàng, chị đã dành tặng 10 sổ tiết kiệm (mỗi sổ 10 triệu đồng) và xây dựng 7 căn nhà nghĩa tình để giúp cho những đồng đội của mình có cuộc sống ấm áp hơn…
Thương các em học trò nghèo nơi vùng sâu biên giới, mong các em có tương lai tươi sáng hơn, chị đã gửi tặng những khoản
tiền, gạo và đồ dùng học tập để các em có thêm động lực, tiếp bước đến trường.
Nhân dịp đến thăm hai đồn biên phòng Tân Thành và Đắk Ka của tỉnh Bình Phước, chứng kiến cuộc sống còn nhiều gian khổ, thiếu thốn của cán bộ, chiến sĩ nơi đây, chị đã xin phép đơn vị, tham gia đóng góp gần 200 triệu để cùng những người lính quân hàm xanh lắp đèn năng lượng thắp sáng biên cương.
Đặc biệt, trong cuộc sống thường ngày, chị luôn trăn trở làm thế nào để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giúp đỡ đời sống của các cựu chiến binh trong tỉnh Bình Phước nói riêng, góp phần hỗ trợ cựu chiến binh cả nước nói chung được không ngừng cải thiện. Những ngày gần đây, chị đã cùng gia đình gửi vào Ngân hàng Chính sách xã hội 5 tỷ đồng để sẵn sàng hỗ trợ các câu lạc bộ cựu chiến binh sản xuất kinh doanh…
Còn rất nhiều những việc làm thiện nguyện khác nữa của người nữ thương binh, cựu chiến binh giàu lòng nhân ái mà trong bài viết ngắn này chúng ta không thể kể hết. Chỉ riêng số tiền mà chị Nguyễn Thị Hồng Tươi đã cùng gia đình tham gia các hoạt động từ thiện từ năm 2019 đến năm 2020 đã lên đến con số hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra còn nhiều việc làm ý nghĩa khác nữa của chị không thể so sánh bằng vật chất mà chúng ta không thể nói hết được. Không phải vậy mà khi tìm hiểu về những việc làm của chị và gia đình, nhà văn Hoàng Dự - Tổng Biên tập Thời báo Văn học Việt Nam đã phải thốt lên: “Không phải ai có nhiều tiền cũng làm được như vậy!”.
Được trò chuyện với vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Tươi và anh Phạm Công Trường, tôi thấm thía những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!/ Trong khổ đau, Người
đẹp hơn nhiều...”. Và tôi đã hiểu ra điều cốt lõi để duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi con người qua lời chia sẻ chân tình của chị. Chị cho rằng: Con người muốn làm gì thì cũng phải nghĩ đến cơm ăn áo mặc. Cha ông ta ngày xưa đã dạy: “Có thực mới vực được đạo”. Có ăn là cái gốc để đem đến sự bình an cho mỗi ngôi nhà. Vì vậy, khi giúp người khác, trước hết chị chú ý giúp họ miếng ăn, chỗ ở theo phương châm “Giúp cần câu hơn xâu cá”. Những cống hiến tuy thầm lặng của chị vẫn được xã hội ghi nhận và tôn vinh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tặng quà và bày tỏ niềm cảm kích trước những nghĩa cử cao đẹp của chị Nguyễn Thị Hồng Tươi cùng gia đình.
Chị vinh dự được thay mặt cho phụ nữ tỉnh Bình Phước tham dự Đại hội Nữ cựu chiến binh Doanh nhân toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội, năm 2019.
Chị được tôn vinh danh hiệu Doanh nhân nữ tướng thời bình.
Với cương vị là Ủy viên Thường vụ Hiệp hội Doanh nhân Cựu Chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu Chiến binh tỉnh Bình Phước, chị Nguyễn Thị Hồng Tươi luôn có kế hoạch làm việc khoa học, sát thực tế, tâm huyết, trách nhiệm, và hiệu quả nên chị luôn được mọi người tin yêu, quý mến và kính phục.
Nhưng hơn hết, vinh dự cao quý nhất đối với chị đó là tình cảm yêu quý, biết ơn của những mảnh đời bất hạnh, sự nể trọng tin yêu cảm phục của đồng chí đồng đội. Trong hành trình dựng xây đất nước hôm nay, chị vẫn cùng đồng đội sát cánh “Hát mãi khúc quân hành” thiết tha hùng tráng - khúc ca của lý tưởng sống cao đẹp thấm đẫm ý nghĩa nhân văn.
Gặp chị là gặp người phụ nữ kiên định, thẳng thắn, cứng cỏi trong bộ quân phục nhưng cũng rất nền nã sang trọng trong những khi lễ hội và bình dị thân thiện trong cuộc sống đời thường. Niềm vui của chị là mỗi ngày khi công việc bận rộn khép lại, được quây quần bên gia đình gần như thường xuyên có mặt đông đủ chồng và các con các cháu. Đây là cái nôi của yêu thương và động lực của những việc làm nhân ái của người nữ cựu chiến binh đặc biệt này.
CỰU BINH GIỮ RỪNG TRÊN CHIẾN KHU Đ
LÊ HÀ
T
rở về từ chiến trường với những vết thương do chiến tranh trên người nhưng vợ chồng thương binh Nguyễn Thị Hồng Tươi vẫn sẵn sàng bước vào một “cuộc chiến” mới, đó là cuộc chiến thương trường và giữ rừng.
Bà Tươi tâm sự: “Tôi đến với nghiệp kinh doanh như một cơ duyên. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của quân đội, Nhà nước cử tôi đi học ngành thương nghiệp và nghiệp kinh doanh như máu chảy trong huyết quản đến tận bây giờ”.
Mặc dù trong người vẫn còn rất nhiều vết thương của chiến tranh, sau khi nghỉ hưu, cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi vẫn không nghỉ ngơi theo chế độ của Nhà nước, bà tiếp tục “nghiệp” kinh doanh với một công ty đa ngành.
Trở về từ chiến trường ác liệt, những năm tháng chiến đấu hào hùng, nữ chiến sĩ Hồng Tươi khi xưa đã được rừng che chở. Nay, khi cuộc chiến đã qua đi, người chiến sĩ ấy nuôi nguyện vọng giữ rừng để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Đứng trước thực trạng lâm tặc tàn phá các khu rừng nguyên sinh, vợ chồng doanh nhân Hồng Tươi đã xung phong tham gia bảo vệ rừng Chiến khu Đ.
Bằng nguồn tài chính của gia đình, Công ty B.58 được thành lập do bà Tươi, ông Trường làm chủ đã xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn để gìn giữ, xây dựng hơn 512 héc-ta rừng Chiến khu Đ tại Tiểu khu 379, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Vợ chồng bà cùng các cựu chiến binh ở đây không chỉ tâm huyết để cánh rừng này càng được nguyên vẹn mà còn kết hợp giữa du lịch sinh thái và “địa chỉ đỏ” giáo dục lịch sử cho thế hệ sau.
Những người tham gia bảo vệ rừng đều là những người lính Cụ Hồ năm xưa. Xung quanh 512 héc-ta rừng có 6 chốt cửa, trưởng 6 chốt này đều là các cựu chiến binh với 40 - 50 năm tuổi Đảng là chốt trưởng, những chốt viên cũng là cựu chiến binh, con em cựu chiến binh.
30 công nhân của Công ty - phần đông là cựu chiến binh được ông bà nhận vào làm việc, đã tổ chức canh gác, bảo vệ nghiêm ngặt 512 héc-ta rừng 24/24. Họ đã nhiều lần bị lâm tặc tấn công, gây thương tích nhưng với ý chí và quyết tâm của những cựu chiến binh kiên trung, rừng Chiến khu Đ vẫn tốt tươi. Công ty B.58 được nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương thanh tra, kiểm tra và đánh giá là một trong những công ty tư nhân bảo vệ rừng tốt nhất.
Chỉ có “thực mục sở thị” đến với rừng Tân Hòa, Đồng Phú, ngoại vi thành phố Đồng Xoài hôm nay, mới thấy được sự giàu đẹp của rừng Chiến khu Đ mà ông bà Tươi - Trường đang nhận trách nhiệm gìn giữ. Đi trong bạt ngàn 512 héc-ta rừng tựa như rừng nguyên sinh với hàng nghìn cây gỗ quý, đặc biệt có tới 54 cây Di sản, ta mới hiểu được phần nào giá trị của “Rừng vàng” và đặc biệt
tấm lòng vàng của vợ chồng cựu chiến binh Phạm Công Trường - Nguyễn Thị Hồng Tươi.
Khu rừng hiện có 54 loài cây thuộc 13 loài được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Trong rừng còn có hàng nghìn cây cổ thụ như bằng lăng, gõ mật, kơ nia, huỳnh đường, da, trường, bình linh… Nhiều cây có chiều cao từ 20 - 35 mét, đường kính 4 - 6 mét.
Về giá trị lịch sử, khu rừng này từng là trụ sở của Bộ Tư lệnh Miền Đông - nơi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và nhiều vị lãnh đạo lão thành cách mạng từng hoạt động. Nơi đây vẫn còn giữ được dấu tích của hầm hào nhà ở, nhà làm việc, bệnh xá… còn lại từ thời kháng chiến gian khổ năm xưa.
Bà Tươi nhấn mạnh: “Mất rừng hay không quyết định phần lớn ở người giữ rừng, nếu người giữ rừng có ý chí thì không bao giờ mất rừng được. Hạnh phúc của tôi là nhìn thấy… rừng an toàn”.
Và thực tế đã chứng minh, hơn 10 năm qua, rừng Chiến khu Đ không mất cây nào. Thậm chí, bà Tươi còn tự bỏ tiền ra để chăm sóc và bảo vệ rừng.
Với diện tích trên 512 héc-ta, rừng Chiến khu Đ hiện đang là “lá phổi xanh” bảo vệ cho cả vùng Đông Nam Bộ. Khu rừng già quý hiếm, có cây đường kính 5 - 6 người ôm đầy vẻ kiêu hãnh đang được bảo vệ nghiêm ngặt bởi những cựu chiến binh từng được khu rừng này che chở...
Cái tâm của người lính
Không chỉ quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, cựu chiến binh Hồng Tươi còn kinh doanh tổng hợp hàng hóa và đầu tư bất động sản.
Là người con của đất Thành Nam, vào bộ đội khi tròn 19 tuổi, trưởng thành trong gian khó, nay có của ăn của để, bà Tươi luôn nghĩ đến đồng chí, đồng đội và những người nghèo khó.
Với tinh thần và ý chí của người Bộ đội Cụ Hồ năm xưa, bà Tươi tâm sự: “Kinh doanh là hướng tới lợi nhuận, nhưng với tôi, kinh doanh không đơn thuần có lợi cho mình mà phải mang lại nhiều lợi ích, ý nghĩa cho xã hội. Vợ chồng tôi luôn có một tâm niệm, mỗi năm sẽ dành một phần lợi nhuận để làm từ thiện, tri ân các đồng đội đã ngã xuống, hỗ trợ các thương binh, Mẹ Việt Nam anh hùng và đặc biệt là mong muốn gìn giữ rừng nguyên sinh Chiến khu Đ - nơi gắn bó bao kỷ niệm một thời máu lửa”.
Tâm hướng thiện, mỗi năm ông bà đều trích ra từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng từ nguồn lãi của Công ty để làm từ thiện, tặng quà cho các đối tượng chính sách và đóng góp các loại quỹ.
Bà Nguyễn Thị Hồng Tươi được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất và nhiều Bằng khen của các cấp, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước.
Công ty B.58 do vợ chồng bà quản lý cũng vinh dự được nhận Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2018 - 2019 của Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam.
Không biết bao nhiêu thương binh, bệnh binh, những người không may nhiễm chất độc màu da cam, cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, phụ nữ nghèo… đã được vợ chồng bà giúp đỡ.
Năm 2019, ông bà dành ra 300 triệu đồng xây 5 ngôi nhà tình nghĩa cho đồng đội, ủng hộ 1,5 tỷ đồng xây nhà máy nước ngọt biển
đảo.
Khi cả nước đang gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19, bà đã chung tay ủng hộ 1,836 tỷ đồng.
“Tổng số tiền vợ chồng tôi làm thiện nguyện tính đến thời điểm này đã đạt con số 8,936 tỷ đồng. Từ thiện nhưng cũng phải có cái tâm thiện nguyện của mình” - Bà Tươi bộc bạch.
“MIỀN ĐÔNG GIAN LAO MÀ ANH DŨNG”
NGUYỄN VĂN CHIẾN
Tròn 10 năm qua, bằng tất cả tình yêu với đất rừng trong Chiến khu Đ, giữa vùng đất “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, vợ chồng thương binh Nguyễn Thị Hồng Tươi và cựu chiến binh Phạm Công Trường đã dồn tâm lực tổ chức chăm nuôi, bảo vệ 512 héc-ta rừng tại Tiểu khu 379, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Không chùn bước trước khó khăn
B
ằng nguồn tài chính của gia đình, Công ty B.58 được thành lập do bà Tươi, ông Trường làm chủ đã xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn để gìn giữ, xây dựng hơn 512 héc-ta rừng tại Chiến khu Đ. được quản lý, bảo vệ và phát triển thành khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục truyền thống cách mạng, trở thành một “Địa chỉ đỏ” để các thế hệ cựu chiến binh, thanh niên, học sinh của vùng đất Đông Nam Bộ tìm về tham quan, học tập.
Khó khăn, thử thách đối với Công ty B.58 và vợ chồng cựu chiến binh Phạm Công Trường - Nguyễn Thị Hồng Tươi không chỉ là tổ chức chăm nuôi, quản lý rừng bằng nguồn tài chính của mình mà còn giữ cho khu rừng đặc biệt này khỏi rơi vào tay “lâm tặc”. “Giữ rừng vì những thế lực khác đang tìm mọi cách tranh đoạt khu rừng đặc biệt này” - Bà Tươi tâm sự.
Chúng tôi được biết, khó khăn nhất đối với những người canh giữ, bảo vệ rừng của Công ty B.58 ở đây là hàng ngày phải đối mặt với “lâm tặc” luôn rình rập, rắp tâm phá rừng để trục lợi. Với 30 công nhân của Công ty - phần đông là cựu chiến binh được ông bà nhận vào làm việc đã tổ chức canh gác, bảo vệ nghiêm ngặt 512 héc-ta rừng 24/24 giờ.
Họ đã nhiều lần bị “lâm tặc” tấn công, gây thương tích. Nhưng với ý chí và quyết tâm của những cựu chiến binh kiên trung, rừng Chiến khu Đ vẫn tốt tươi, nguyên vẹn. Công ty B.58 được nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương thanh tra, kiểm tra và đánh giá là một trong những công ty tư nhân bảo vệ rừng tốt nhất hiện nay trong cả nước.
Khu rừng hiện có 54 loài cây thuộc 13 loài được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Trong rừng đang có hàng nghìn cây cổ thụ như bằng lăng, gõ mật, kơ nia, huỳnh đường, da, trường, bình linh…
Nhiều cây có chiều cao từ 20 - 35 mét, đường kính 4 - 6 mét. Về giá trị lịch sử khu rừng này là trụ sở của Bộ Tư lệnh Miền Đông, nơi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và nhiều vị lãnh đạo lão thành cách mạng từng hoạt động. Nơi đây vẫn còn giữ được dấu tích của hầm, hào, nhà ở, nhà làm việc, bệnh xá…
Phát triển du lịch sinh thái bền vững
Chỉ có “mục sở thị” đến với rừng Tân Hòa, Đồng Phú, đến với đất rừng của Chiến khu Đ mới thấy được sự giàu đẹp của khu rừng vợ chồng người cựu binh đang nhận trách nhiệm gìn giữ. Đi trong bạt ngàn 512 héc-ta rừng tựa như rừng nguyên sinh với hàng nghìn
cây gỗ quý, đặc biệt có tới 54 cây Di sản, ta mới hiểu được phần nào giá trị của “Rừng vàng” và tấm lòng vàng của vợ chồng cựu chiến binh Phạm Công Trường - Nguyễn Thị Hồng Tươi.
Trong bối cảnh “lâm tặc” hoành hành khắp nơi; ngay cả những khu bảo tồn Quốc gia cũng bị “xẻ thịt”, thì việc làm và thành quả của Công ty B.58 chăm nuôi, giữ rừng Chiến khu Đ rất đáng trân trọng, ngưỡng mộ.
Không chỉ quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, cựu chiến binh Hồng Tươi còn kinh doanh tổng hợp hàng hóa và đầu tư bất động sản. Do nhạy bén trong kinh doanh mà hằng năm bà đều có thu nhập từ 5 đến 10 tỷ đồng. Tâm sự với chúng tôi, bà cho biết hiện nay Công ty đang triển khai Dự án du lịch sinh thái ngay ở khu rừng mình quản lý.
Là người con của đất Thành Nam, vào bộ đội khi tròn 19 tuổi, trưởng thành trong gian khó, nay có của ăn của để, ông Trường, bà Tươi luôn nghĩ đến đồng chí, đồng đội và những người nghèo khó.
Mỗi năm ông bà đều trích ra từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng từ nguồn lãi của Công ty để làm từ thiện, tặng quà cho các đối tượng chính sách và đóng góp các quỹ. Điển hình như năm 2019, ông bà dành ra 300 triệu đồng xây 5 ngôi nhà tình nghĩa cho đồng đội.
Ông Huỳnh Văn Nước - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước cho biết: “Cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi là thương binh hạng 4/4, nhưng khi trở về đời thường đã nỗ lực phấn đấu để trở thành một doanh nhân tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả, tích cực tham gia những việc làm từ thiện. Là tấm gương sáng của cựu chiến binh toàn tỉnh. Doanh nghiệp do ông bà quản lý vinh dự được
nhận Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2018 - 2019 của Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam”.
Cảm phục hơn khi biết rằng cựu chiến binh - Doanh nhân Hồng Tươi đã được tặng thưởng Huân chương chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất; trong thời bình, bà cũng được các cấp, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tặng thưởng nhiều bằng khen.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra và đều đánh giá Công ty B.58 Bình Phước tổ chức giữ rừng tốt, giữ nguyên vẹn hàng trăm cây cổ thụ có giá trị. Do đó, Công ty B.58 đã được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý kiến nghị của Thanh tra Chính phủ cho phép lập dự án tôn tạo, bảo vệ và phát triển rừng thành Khu du lịch sinh thái rừng căn cứ cách mạng Chiến khu Đ.
(Báo Pháp luật Việt Nam)
NỮ CỰU CHIẾN BINH GIÀU LÒNG NHÂN ÁI
DUY HIẾN
H
ưởng ứng phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu, sản xuất kinh doanh giỏi, giàu lòng nhân ái, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, xóa nhà tạm và làm giàu chính đáng”, cựu chiến binh, thương binh 4/4 Nguyễn Thị Hồng Tươi và gia đình (ngụ phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã ủng hộ xây tặng hàng chục căn nhà “nghĩa tình đồng đội”, trao hàng ngàn phần quà tới các gia đình cựu chiến binh, người nhiễm chất độc da cam hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật, phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa với số tiền gần 4 tỷ đồng. Ngoài ra, bà còn dành tặng rất nhiều phần quà vào dịp tết Trung thu hàng năm cho các cháu thiếu nhi, ủng hộ quỹ sinh viên nghèo vượt khó, quỹ tri ân đồng đội, quỹ khuyến học khuyến tài. Không chỉ trong tỉnh, bà Tươi cùng chồng là cựu chiến binh Phạm Công Trường còn trao tặng số tiền 60 triệu đồng ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho cựu chiến binh khó khăn ở tỉnh Bình Dương và tặng quà cho nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Để giữ khu rừng nguyên sinh Chiến khu Đ - căn cứ cách mạng miền Đông Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hàng chục năm qua, Công ty B.58 do gia đình bà thành lập và quản lý đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển rừng. Các cơ quan quản lý Nhà
nước và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đến địa phương và vào rừng Chiến khu Đ kiểm tra nhiều lần, đều đánh giá công tác bảo vệ rừng tốt, rừng phát triển ổn định. Công ty B.58 đã tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương, con em gia đình chính sách, các cựu chiến binh với mức lương ổn định hàng tháng.
Vào dịp ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.2019), Công ty B.58 đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị gặp mặt thương, bệnh binh tiêu biểu tại rừng Chiến khu Đ. Tại đây, lãnh đạo Hội Doanh nhân Cựu chiến binh các tỉnh, thành phố như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh đến dự đã tặng quà cho các thương, bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam tỉnh Bình Phước. Đó như là một thông điệp để mọi thế hệ tri ân những người có công với cách mạng, ghi nhớ giá trị cội nguồn lịch sử dân tộc.
Hành động, nghĩa cử nhân ái của cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi đã được Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng bằng khen về thành tích “Giúp nhau xóa nghèo, xóa nhà tạm, làm kinh tế giỏi, giàu lòng nhân ái”; Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam tặng danh hiệu “Doanh nhân Cựu chiến binh tiêu biểu toàn quốc” lần thứ nhất và nhiều bằng khen, giấy khen. Bà còn được tặng danh hiệu “Doanh nhân Văn hóa”, “Nữ tướng thời bình”. Đặc biệt, tháng 11 năm 2017, bà được trao tặng phần thưởng “Bông sen vàng” về công tác quản lý khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển 512 héc-ta rừng nguyên sinh tại Bình Phước, được Ban chỉ đạo cuộc vận động nhân đạo thành phố Đồng Xoài tuyên dương “Hoa việc thiện”. Trong phong trào xã hội từ thiện tại địa phương 10 năm (2008 - 2018), bà Tươi được tặng nhiều bằng khen, bằng tri ân tấm lòng vàng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh,
Hội người nhiễm chất độc da cam/dioxin tỉnh; được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên dương “Phụ nữ Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt, tích cực tham gia phong trào công tác từ thiện cho phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa biên giới”...
Cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi hiện là Ủy viên Thường vụ Hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước, Phó Cụm trưởng Cụm 6 - Hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam.
Trong hai ngày 15 và 16 tháng 1, đoàn công tác xã hội Báo Thanh niên phối hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ B.58 Bình Phước trao 160 phần quà trị giá hơn 200 triệu đồng cho các hộ nghèo, khó khăn, giúp bà con vui đón tết.
Tại xã Phú Riềng (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước), đoàn đã tổ chức thăm hỏi và trao 50 phần quà, mỗi phần gồm 1 triệu đồng tiền mặt và giỏ quà trị giá 300.000 đồng, cho 50 hộ đồng bào dân tộc S’tiêng đang sinh sống tại thôn Phú Thuận.
Ông Lê Tiến Hòa, Phó trưởng thôn cho biết: Phú Thuận có 218 hộ, chủ yếu là bà con dân tộc S’tiêng, do khó khăn bởi điều kiện văn hóa, xã hội, lại nằm xa trung tâm xã khoảng 15 - 20 ki-lô-mét, nên đa số bà con ở đây còn nghèo khó. Đời sống chủ yếu dựa vào rẫy vườn nhỏ, hoặc làm thuê nên hiện cả thôn có hơn 60 hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, trong đó không ít hộ có hoàn cảnh thật đáng thương. Như trường hợp gia đình em Điểu Tinh.
Năm nay Điểu Tinh chỉ mới 19 tuổi, nhưng phải gồng gánh nuôi 5 em nhỏ, vì cả cha mẹ bị bệnh qua đời, gia cảnh thật bấp bênh.
Gia đình ông Điểu Yên cũng vậy. Ông gần 70 tuổi, là trụ cột nuôi 3 người con bị bại liệt từ nhỏ. Nhưng rồi bệnh tật ập đến và ông đã “ra đi” cách nay hơn một năm, để lại các con bơ vơ. Hay như bà Thị Phác, 66 tuổi, cũng là một hộ nghèo, khi nhận phần quà trên tay chỉ nói được hai tiếng cảm ơn rồi rưng rưng nước mắt.
Trực tiếp trao tận tay các phần quà cho bà con, bà Nguyễn Thị Hồng Tươi - Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước, Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ B.58 Bình Phước, trải lòng: “Với tinh thần tương thân tương ái, chúng tôi đến với bà con bằng tất cả tấm lòng, với mục tiêu cùng giúp nhau vượt qua khó khăn và cùng động viên nhau vượt lên phía trước. Dù là phần quà nhỏ thôi, nhưng thông qua nhịp cầu Báo Thanh niên, chúng tôi thật ấm lòng khi được san sẻ yêu thương với nhiều gia cảnh còn bộn bề khó khăn, mong bà con đón cái tết thật đầm ấm, sum vầy!”.
Ông Lê Văn Hưng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Riềng, cũng xúc động: “Rất cảm ơn Báo Thanh niên và nhà tài trợ đã thấu hiểu và chia sẻ cùng với người nghèo khó, nhất là đồng bào S’tiêng, bằng những phần quà tết ý nghĩa và đậm chất nhân văn”.
Tại buổi trao quà, nhà báo Nguyễn Đức Tú - Trưởng ban Công tác bạn đọc Báo Thanh niên, đã cảm ơn sự hỗ trợ thiết thực của bà Nguyễn Thị Hồng Tươi và trân trọng trao thư cảm ơn của Báo Thanh niên cho bà Tươi về sự đồng hành đầy hiệu quả trong chương trình Cây mùa xuân năm 2020 của báo, và cũng cảm ơn sự phối hợp tổ chức đầy trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tặng quà cho người dân nghèo.
(Báo Thanh niên)
DOANH NHÂN CỰU CHIẾN BINH PHÁT HUY PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI CỤ HỒ
MINH LUẬN
Hoạt động sản xuất - kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng các doanh nhân cựu chiến binh đều có một điểm chung là luôn vẹn nguyên tình cảm của người lính Cụ Hồ. Câu lạc bộ Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Bình Phước được thành lập đã trở thành “mái nhà chung” để các doanh nghiệp, doanh nhân cựu chiến binh giao lưu, học hỏi, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế và cùng tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.
Nỗ lực sản xuất - kinh doanh
Ô
ng Lê Đức Hùng - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước cho biết: Hội viên cựu chiến binh chủ yếu sản xuất - kinh doanh chế biến các mặt hàng nông sản, làm kinh tế trang trại, chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh xăng dầu, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoặc thành lập các hợp tác xã vận tải... quy mô hộ gia đình. Đến nay, đã có 120 hội viên và 11 cựu chiến binh sản xuất - kinh doanh giỏi; 72 trang trại sản xuất, chăn nuôi với diện tích 1.000 héc-ta, tài sản cố định ước đạt 2.201 tỷ đồng. Các trang trại đang giải quyết việc làm cho 991 lao động với thu nhập bình quân 5, 5 triệu đồng/người/tháng.
Trong câu lạc bộ doanh nhân cựu chiến binh có 26 cửa hàng, công ty, doanh nghiệp với tài sản cố định ước tính 387 tỷ đồng, vốn lưu động 355 tỷ đồng, thu nhập trong năm đạt 152 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế 60,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 51,3 tỷ đồng. Năm 2016, các cửa hàng, công ty, doanh nghiệp của hội viên cựu chiến binh đã nộp ngân sách nhà nước 9,2 tỷ đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 840 lao động với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.
Những năm gần đây, mặc dù giá mủ cao su xuống thấp nhưng gia đình hội viên cựu chiến binh Mai Tiến Chinh ở huyện Phú Riềng nhờ tiết kiệm các suất đầu tư, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào phòng, chống bệnh cho cây cao su nên vườn cây luôn cho năng suất cao. Hiện nay, trang trại của gia đình ông có diện tích 70 héc-ta, mỗi năm trừ chi phí thu lợi hơn 1 tỷ đồng. Mô hình sản xuất - kinh doanh của cựu chiến binh Mai Đức Sáng ở huyện Chơn Thành cũng là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi và giàu lòng nhân ái.
Cựu chiến binh Mai Đức Sáng nói: “Thời buổi kinh tế khó khăn, nông dân không thể an bài với một loại cây trồng hay một mô hình sản xuất - kinh doanh mà phải đa dạng hình thức để bắt nhịp với thời đại. Những năm qua, gia đình liên tục đổi mới, nhân rộng mô hình và đã cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, gia đình vừa trồng cao su, chăn nuôi bò, chế biến phân vi sinh, phân phối bia, nước ngọt và chế biến gỗ, tạo việc làm cho hơn trăm lao động với thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.
Cơ sở thu mua, chế biến điều của cựu chiến binh Bùi Văn Tân ở thị trấn Thanh Bình (Bù Đốp) cũng liên tục đổi mới, mở rộng sản xuất - kinh doanh và làm từ thiện nhân đạo. Từ một xưởng bóc tách hạt điều thủ công với quy mô 20 công nhân làm việc (năm 2008), đến nay, cơ sở sản xuất, chế biến điều của gia đình ông với 90% các công đoạn sản xuất bằng máy, nhưng vẫn tạo việc làm cho gần 100
lao động với thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất của gia đình ông được ở nhà, sử dụng điện, nước miễn phí. Công nhân nghèo được mượn tiền không tính lãi... Mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lợi trên 2 tỷ đồng.
Làm tốt công tác an sinh xã hội
Do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp, doanh nhân do cựu chiến binh làm chủ gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, trong gian khó, phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ càng được phát huy và tỏa sáng. Vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu để đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp, doanh nhân cựu chiến binh đã có nhiều đóng góp xây dựng quê hương, thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện.
Năm 2016, hội viên cựu chiến binh đã ủng hộ chính quyền các cấp 750 triệu đồng, ủng hộ cựu chiến binh các cấp 72 triệu đồng; ủng hộ quà tết cho người nghèo, các gia đình chính sách 350 phần quà trị giá 92 triệu đồng.
Trong năm, câu lạc bộ còn vận động xây dựng 2 căn nhà nghĩa tình đồng đội, tổng trị giá 80 triệu đồng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ B.58 đóng góp “ngân hàng bò”, quỹ khuyến học, quà tết biên giới, trẻ em tàn tật... trị giá 270 triệu đồng. Câu lạc bộ sản xuất - kinh doanh Hội Cựu chiến binh huyện Lộc Ninh đã góp tiền nấu cơm từ thiện tại Bệnh viện đa khoa Lộc Ninh mỗi tháng 450 suất...
Bà Nguyễn Thị Hồng Tươi, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ B.58 cho biết: Công ty đang quản lý, trông coi, khoanh nuôi và bảo vệ 512 héc-ta rừng tại Tiểu khu 379 - Mã Đà, xã Tân Hòa (Đồng Phú). Với tinh thần tương
thân tương ái, năm 2016, công ty đã tạo việc làm cho nhiều lao động là cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh và con em gia đình có công với cách mạng.
Đánh giá về những hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước, ông Mai Xuân Tâm, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam cho biết: “Câu lạc bộ Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước là một trong những câu lạc bộ hoạt động tốt trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và có những việc làm thể hiện đúng tinh thần đồng đội. Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân lớn lên nhờ sự hợp tác, giúp đỡ của đồng chí, đồng đội. Tuy nhiên, trong sản xuất - kinh doanh các doanh nghiệp, doanh nhân cựu chiến binh cần chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng góp tích cực cho an sinh xã hội. Câu lạc bộ phải là ngôi nhà chung để hội viên trao đổi, học tập kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng về đồng bào miền Trung bị thiên tai lũ lụt, tại hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2016 diễn ra ngày 28 tháng 11, hội viên Câu lạc bộ Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh đã ủng hộ 24,7 triệu đồng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ B.58 ủng hộ 40 triệu đồng xây nhà nghĩa tình đồng đội.
(Báo Bình Phước)
KỶ NIỆM CỦA NỮ CỰU CHIẾN BINH VỚI TRUNG TƯỚNG NGUYỄN PHÚC THANH
DUY HIẾN
Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa X, XI đã về cõi vĩnh hằng - nhưng hình ảnh cử chỉ thân thiện, gần gũi và lời căn dặn của Trung tướng với những “Chiến binh giữ rừng” Chiến khu Đ thì mãi vẫn còn. Và đặc biệt trong kỷ niệm của nữ cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi.
C
ông ty B.58 nhận quản lý, khoanh nuôi, trông giữ khu rừng nguyên sinh rộng 512 héc-ta tại Tiểu khu 379, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú (Bình Phước). Rừng Chiến khu Đ còn hàng trăm cây cổ thụ, trong đó có 54 cây cổ thụ thuộc 13 loài gỗ quý hiếm được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là quần thể cây Di sản. Vốn rất yêu quý rừng và chia sẻ động viên tinh thần của các cựu chiến binh giữ rừng. Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh đã vào Bình Phước thăm rừng Chiến khu Đ. Với ông, đó không chỉ giữ “lá phổi xanh” cho người dân thành phố Đồng Xoài và các vùng lân cận. Nơi đây còn lưu giữ dấu tích của Bộ Tư lệnh Miền lãnh đạo quân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ...
Năm 2014, nhân buổi đi dự lễ vinh danh hai cây đa sộp (thuộc cây di sản quý hiếm) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Chuyến đi đó còn
có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh. Sau khi tham quan rừng ở đảo Lý Sơn về, Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh đã có chuyến vào thăm Bình Phước, Hội cựu chiến binh tỉnh, lãnh đạo tỉnh, gặp gỡ những cựu chiến binh giữ rừng Chiến khu Đ. Sau khi đi tham quan gần hết khu rừng Chiến khu Đ, Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh hết sức vui mừng khi nhìn thấy rừng Chiến khu Đ vẫn còn nguyên. Ông động viên tinh thần những cựu chiến binh giữ rừng phát huy sức mạnh đoàn kết, nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận mới - mặt trận của những cựu chiến binh giữ rừng.
Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh nói: “Rừng hiện nay rất quý hiếm, nên ta phải giữ lấy rừng. Rừng Chiến khu Đ rất đẹp và còn nguyên sinh, cựu chiến binh giữ được như vậy là rất tốt!”. “Ở gốc cây kơ nia lớn nhất chúng tôi dựng cột lợp mái nhà để đặt bàn thờ Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Vào rừng Chiến khu Đ, Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh đều đến thắp hương trước bàn thờ tưởng niệm Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và các anh hùng liệt sĩ. Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh mất vào ngày 8 tháng 2 năm 2019, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; lãnh đạo Công ty B.58 - tôi và anh Trường chồng tôi có ra Hà Nội viếng ông. Những hình ảnh thân thiện gần gũi và lời căn dặn ân cần của ông đến thăm rừng Chiến khu Đ, chúng tôi nhớ mãi! Ông dự định vào Bình Phước thăm rừng Chiến khu Đ một lần nữa thì lâm bệnh nặng…” - Cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi xúc động nói.
Để tồn tại rừng Chiến khu Đ, những cựu chiến binh Công ty B.58 đã dồn tâm, dồn lực cho việc quản lý, tôn tạo, bảo vệ rừng. Cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi chia sẻ: “Khu rừng Chiến
khu Đ chẳng khác một cù lao bốn bề toàn cao su. Nhằm chống xâm lấn đất rừng và phòng cháy, chúng tôi đã cho máy móc đường ranh chặn lại”... Cách thành phố Đồng Xoài chưa tới 30 ki-lô-mét, Chiến khu Đ như một góc của rừng Trường Sơn hùng vĩ. Tiếng chim hót hòa với suối chảy róc rách. Càng vào sâu rừng âm u xanh sẫm, những trảng bằng lăng, trường, chò, dầu cao vút. Có cây thân mấy người ôm. Cây và dây rừng cả những cụm dây mây chằng chịt liên kết nhau dày đặc, nồng nã hương rừng. Từ ngoài vào càng thấy thảm thực vật tự nhiên được bảo tồn, sinh trưởng tốt. Nhiều loài động vật quý như nhím, kỳ đà, heo rừng, cheo, khỉ… vẫn được bảo tồn sinh trưởng ở rừng Chiến khu Đ.
Cứ vài chục bước ta lại gặp một cây cổ thụ cao hàng chục mét, thân to bằng mấy người ôm. Gần ngã ba lối rẽ về chốt 5 còn dấu vết lõm xuống như hố bom Mỹ bị đất lấp gần đầy, cựu chiến binh Tươi cho biết đó là dấu vết còn lại của khu hầm Bệnh xá của Cục II miền Đông Nam Bộ làm từ năm 1946. Cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi cùng chồng là cựu chiến binh Phạm Công Trường, Giám đốc Công ty B.58 (Cựu chiến binh Trường vừa được Thành ủy Đồng Xoài tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng) và 25 cựu chiến binh bảo vệ rừng Chiến khu Đ; hơn một nửa trong số họ là đảng viên tự nguyện bảo vệ rừng Chiến khu Đ lịch sử. Nhiều cựu chiến binh trên thân thể còn mang nhiều vết chém của bọn lâm tặc.
Dẫu rằng khó khăn thiếu thốn mọi bề, những cựu chiến binh Công ty B.58 tự nguyện đóng góp sức mình, tiền của cho việc bảo vệ khu rừng lịch sử mà không có phần hỗ trợ nào của địa phương. Mọi khoản thanh toán trợ cấp cho đến cơm gạo mắm muối, thuốc men cho cựu chiến binh bảo vệ rừng đều do Công ty tự cấp. Gia đình cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi đã bỏ ra hàng tỷ đồng
trong việc gìn giữ tôn tạo cảnh quan Chiến khu Đ thành khu di tích lịch sử tầm cỡ quốc gia. Trong hợp đồng, Công ty thừa hưởng khoanh nuôi, sản xuất Điều trong diện tích 100 héc-ta vùng rừng tái sinh trước đây bị lâm tặc tàn phá. Đến nay, Công ty B.58 vẫn chưa được thu một khoản nào trong hợp đồng được thừa hưởng… Khó khăn là thế, song mỗi thành viên trong Công ty B.58 vẫn quyết tâm mạnh dạn đầu tư xây dựng các hạng mục như nhà tưởng niệm, dựng bia khắc tên các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên vùng đất này, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”…
CHIẾN BINH SÁT CÁNH BẢO VỆ RỪNG CHIẾN KHU Đ
HOÀNG BẮC
Rừng Chiến khu Đ (còn gọi rừng Mã Đà, thuộc xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) có quy mô hơn 512 héc-ta, cách trung tâm tỉnh chưa tới 30 ki-lô-mét, hiện là khu rừng nguyên sinh lớn nhất còn sót lại của tỉnh Bình Phước. Khu rừng quý hiếm này đang được những cựu chiến binh thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ B.58 (gọi tắt Công ty B.58) sát cánh bảo vệ.
Kiêu hãnh rừng chiến khu
C
on đường trải nhựa phẳng lì uốn lượn giữa những vườn cao su, vạt điều xanh ngút tầm mắt, đưa chúng tôi đến thăm rừng Chiến khu Đ. Cái nắng chói chang mau chóng được xua tan bởi không khí trong lành khi gần đến sát cửa rừng.
Anh Phan Văn Trí (nhân viên bảo vệ rừng) dẫn chúng tôi theo lối hẹp tuần tra, cũng là đường mòn để vào lõi rừng. Chừng vài phút, những thảm rừng nguyên sơ bắt đầu lộ ra với vẻ thâm u đặc trưng của rừng già. Rừng có hàng ngàn cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi to lớn, như bằng lăng, bình linh, gõ mật, kơ nia, sồi, huỳnh đường, da, trường… Nhiều cây bằng lăng cao vút đến 20 - 35 mét, đường kính 4 - 6 mét, những cây kơ nia cao 20 - 50 mét với đường kính 3 - 12 mét, trở thành biểu tượng của cánh rừng.
Thời điểm này, mưa vẫn thường xuyên đổ xuống nên khu rừng ẩm ướt, lá rụng thành nhiều tầng mục ruỗng, kết thành tấm nệm khổng lồ. Quanh lối mòn là những dấu vết cào bới thức ăn của bầy heo rừng và thấp thoáng trong những bụi cây ven đường có những bầy sóc đang chuyền cành. Trên những ngọn cổ thụ cao tít, chim chóc đủ loài cũng đang tìm về xây tổ. Mùa này nhiều loại cây rừng đơm hoa kết trái, cả khu rừng tỏa hương dìu dịu. Các cựu chiến binh nơi đây gọi đó là hương rừng. Quá trưa, khi ánh mặt trời rọi đỉnh đầu, từng tia nắng xuyên qua kẽ lá khiến cả khu rừng bừng lên sức sống.
Rừng Mã Đà có 54 loài cây thuộc 13 loài được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam 2014. Xưa kia rừng Mã Đà là căn cứ cách mạng, là trụ sở của Bộ Tư lệnh Miền Đông, nơi cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và nhiều lãnh đạo lão thành cách mạng từng hoạt động. Khu rừng vì vậy có giá trị rất lớn về lịch sử, ghi đậm dấu ấn một thời của cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ với hầm, hào, chỗ ở, làm việc của Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ; nhà hầm Bệnh xá Cục II miền Đông của những năm 1946…
Giữ rừng như đánh giặc
Cùng đi vào rừng có cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi (thành phố Đồng Xoài) - một chứng nhân cho những biến cố, thăng trầm của khu rừng. Ngồi nghỉ dưới tán cổ thụ, bà kể, khu rừng này trước đây do Ban liên lạc Khối tình báo B.58 quản lý và bảo vệ. Mãi đến năm 2008, rừng được giao Công ty B.58 Bình Phước, do vợ chồng bà phối hợp với các cựu chiến binh tỉnh Bình Phước quản lý.
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra và đều đánh giá Công ty B.58 Bình Phước giữ rừng tốt, giữ nguyên vẹn hàng trăm cây cổ thụ có giá trị. Do đó, Công ty B.58 Bình Phước đã được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đồng ý kiến nghị của Thanh tra Chính phủ cho phép tôn tạo, bảo vệ và phát triển rừng thành Khu du lịch sinh thái rừng căn cứ cách mạng Chiến khu Đ.
Nói về những ngày đầu được giao giữ rừng Mã Đà, bà Tươi cho biết: “Chúng tôi từng tham gia kháng chiến, hiểu rõ nhất câu “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Khu rừng chứng kiến biết bao máu đồng đội chúng tôi đã ngã xuống, hài cốt họ còn nằm ở đây, nếu không bảo vệ được rừng là có tội với họ, có lỗi với lịch sử, với các thế hệ sau. Chúng tôi coi việc giữ rừng như nhiệm vụ đánh giặc”.
Chỉ tay về một góc rừng từng bị “lâm tặc” cưa hạ, bà nói thêm: “Tôi dành thời gian tìm hiểu từng đối tượng, sau đó tiếp cận, thuyết phục, phân tích cho họ hiểu, tư vấn họ tìm một nghề khác phù hợp để làm ăn. Tôi nói với họ rằng, bây giờ rừng này không chỉ là cuộc sống của tôi mà còn là cuộc sống của cả cộng đồng, trong đó có các anh. Nếu các anh phá, tức là phá cuộc sống của tất cả”. Bà Tươi xây dựng mạng lưới tai mắt tại địa phương theo kiểu “cài răng lược”, kịp thời phát hiện những người “manh nha” ý đồ vào rừng kiếm chác. Cứ như thế, tình trạng phá rừng giảm dần, đến giờ thì dứt hẳn.
Theo ông Trần Văn Hòa, nguyên Trưởng phòng Bảo vệ khối tình báo B.58, hiện nay để khu rừng được bảo vệ an toàn, lãnh đạo Công ty B.58 thành lập 5 chốt với 25 bảo vệ, hầu hết là cựu chiến
binh hoặc con em cựu chiến binh, gác rừng cả ngày lẫn đêm. Hàng năm, những cựu chiến binh này phải chi hơn 1 tỷ đồng cho việc tuần tra, bảo vệ rừng. “Việc giữ lại rừng xuất phát từ bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên, giữ lại dấu ấn Chiến khu Đ. Tôi mong muốn nơi đây trở thành nơi cựu chiến binh gặp gỡ ôn lại truyền thống lịch sử và là địa chỉ đỏ giáo dục lịch sử cho thế hệ sau” - Ông Hòa chia sẻ.
Còn ông Lê Đức Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước, chia sẻ, trước kia rừng có sự phối hợp giữa cựu chiến binh Bình Phước và cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh. “Từ những năm đã tham gia ở các chiến trường, gắn bó với rừng nên nguyện vọng của chúng tôi là muốn giữ cánh rừng nguyên sinh này. Chúng tôi tha thiết mong rừng được giữ, sau này trở thành khu sinh thái, xây dựng bia tưởng niệm các đồng đội đã ngã xuống” - Ông Hùng bày tỏ.
(Báo Sài Gòn giải phóng)
GIỮA CÁNH RỪNG THIÊNG
ĐỨC ANH
Trong thời chiến, những con người ấy dành hết tuổi thanh xuân của mình để gìn giữ, bảo vệ từng tấc đất, đường biên. Hòa bình lập lại, họ tiếp tục trông coi những cánh rừng bạt ngàn xanh mướt, cũng là nơi đồng đội họ đã ngã xuống trong chiến tranh. Đó là những cựu binh tại rừng B.58 - một căn cứ quân sự thuộc Chiến khu Đ trước đây tại tỉnh Bình Phước.
Rừng che bộ đội…
“C
húng tôi, ai cũng nằm lòng câu “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Khu rừng có biết bao máu đồng đội, hài cốt họ còn nằm nơi đây, nếu không bảo vệ được rừng là có tội với người ngã xuống, với các thế hệ mai sau...” - Nữ cựu binh Nguyễn Thị Hồng Tươi nói.
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi dọc theo quốc lộ 13 đến thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Từ đây, xuôi theo đường tỉnh 753 chừng 30 cây số, xuyên giữa những vườn cao su, vạt điều xanh ngút tầm mắt, là đến khu rừng Mã Đà.
Theo chỉ dẫn, chúng tôi dọc con đường nhỏ dẫn vào cánh rừng. Anh bạn đồng nghiệp phải dừng xe hạ kính mũ bảo hiểm và khoác thêm áo choàng để chống từng đàn muỗi dày đặc. Vượt chừng 2
cây số thì gặp chốt bảo vệ rừng. Sau tấm biển Công ty B.58 kia là cánh rừng nguyên sinh mà chúng tôi đang tìm.
Đón chúng tôi là một phụ nữ đã lớn tuổi với nụ cười đôn hậu. Bà là Nguyễn Thị Hồng Tươi, cựu chiến binh, Phó Giám đốc Công ty B.58. Vừa rót nước mời khách, bà vừa nói: “Nước được lấy từ suối, hãm với nấm quý của rừng nguyên sinh nên rất sạch, có tác dụng giải độc gan đấy” - Bà Tươi đon đả.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chiến khu Đ giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của toàn bộ chiến trường miền Nam. Hiện tại, nơi đây vẫn còn dấu tích của các khu bệnh viện dã chiến, hầm và hào giao thông bí mật của bộ đội giải phóng.
Bà Tươi bắt đầu câu chuyện về khu rừng nguyên sinh này. Rừng B.58 là tên gọi mới, trước rừng có tên là rừng Mã Đà. Khu rừng thuộc Tiểu khu 379, những năm chiến tranh, đây là căn cứ cách mạng, trụ sở của Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ, thuộc Chiến khu Đ. Với địa thế hiểm trở bởi vậy Khu ủy đã quyết định xây dựng căn cứ, cất giấu quân lương tại khu rừng này.
Với địa thế lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía trước là khu vực đồng bằng đông dân cư và khu đô thị lớn, Chiến khu Đ trở thành vị trí án ngữ chiến lược, cầu nối liên kết với các chiến trường. “Trong kháng chiến, đây là một địa điểm quan trọng để liên lạc, tiếp nối, tích trữ, dừng chân từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam” - Bà Tươi cho biết.
Đấy là câu chuyện của những năm kháng chiến. Khi non sông thu về một mối, chiến tranh lùi xa, những cựu binh ấy bắt tay ngay vào cuộc chiến mới: Cuộc chiến bảo vệ và giữ rừng. “Bắt đầu mọi
việc chỉ với ý tưởng nhỏ thôi, muốn giữ rừng, bảo tồn di sản còn sót lại sau chiến tranh để con cháu mình biết đến như một minh chứng lịch sử thôi” - Bà Tươi chia sẻ.
Cựu chiến binh Đoàn Thanh Hoa - nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, hiện là thành viên bảo vệ khu rừng này cho biết, ông nhập ngũ năm 1964, chiến đấu và từng giữ chức vụ Chính trị viên đại đội.
“Khi nghỉ hưu, tôi thấy, việc bảo vệ chăm sóc rừng cũng là một trong những công việc cần làm nên quyết định tham gia làm thành viên bảo vệ rừng. Vừa vui với bạn bè vừa níu giữ những mảnh rừng đang như miếng mồi ngon của lâm tặc. Cũng là nghĩa cử tri ân với những đồng chí, đồng đội của chúng tôi đã chiến đấu, hy sinh còn nằm đâu đó trong khu rừng này” - Ông Hoa tâm sự.
Giữ màu xanh để lập địa chỉ đỏ
Bắt tay vào công việc mới thấy hết những khó khăn vất vả của những cựu binh bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2008, nạn phá rừng, lấn chiếm trái phép diễn ra nghiêm trọng tại các khu vực được giao khoán. Nhận thấy tình hình rừng ngày càng bị lâm tặc xâm hại, Trưởng ban liên lạc Truyền thống Khối tình báo B.58 Đặng Thắng đã giao cho bà Nguyễn Thị Hồng Tươi (lúc đó, nữ cựu chiến binh này đang giữ chức Trưởng Văn phòng đại diện Khối tình báo B.58 tại Bình Phước) chịu trách nhiệm giám sát, trực tiếp công tác quản lý bảo vệ rừng và đất rừng. “Với trọng trách này, chúng tôi phải chịu trách nhiệm về nguồn vốn, tổ chức điều hành bảo vệ thực hiện triển khai các dự án. Đặc biệt, phải có kế hoạch cho lực lượng bảo vệ, kiểm tra, đẩy lùi nạn phá và vận chuyển lâm sản trái phép ra khỏi rừng” - Bà Tươi nhớ lại những ngày đầu nhận nhiệm vụ.
Nói về những ngày đầu được giao giữ rừng Mã Đà, bà Tươi cho biết: “Chúng tôi từng tham gia kháng chiến, ai cũng thuộc nằm lòng câu “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Khu rừng có biết bao máu của đồng đội, hài cốt họ còn nằm ở đây, nếu không bảo vệ được rừng là có tội với họ, có lỗi với lịch sử, với các thế hệ sau”.
Khó khăn, thử thách trong khoanh nuôi, quản lý rừng bằng nguồn tài chính của mình chỉ là một phần nhỏ, giữ rừng khỏi rơi vào tay lâm tặc khó hơn nhiều.
Việc giữ rừng thoát khỏi những tranh đoạt quyền quản lý để “xẻ thịt” rừng Chiến khu Đ quả là công việc vô cùng gian nan.
Những tán rừng xum xuê, những thân cây cổ thụ tỏa bóng, bên gốc cây kơ nia với đường kính cả chục người ôm, chúng tôi được ông Đoàn Thanh Hoa dẫn vào vùng lõi của khu rừng. Ở đó có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các anh hùng liệt sĩ. Địa chỉ đỏ đã hình thành trong cánh rừng xanh…
Máu vẫn đổ giữa thời bình
Chỉ vỏn vẹn hơn 30 công nhân, bao gồm cả những cựu chiến binh già và thanh niên trẻ phân chia nhau vừa bảo tồn vừa phát triển 512 héc-ta rừng nguyên sinh Mã Ðã trước những kẻ “ăn của rừng”. Không ít lần những con người ấy bị lâm tặc tấn công, nhưng với tinh thần được tôi luyện từ những cuộc chiến, họ vẫn giữ vững cho Chiến khu Đ tốt tươi, nguyên vẹn...
Cùng dẫn chúng tôi thăm thú cánh rừng nguyên sinh B.58 hôm ấy là anh Phan Văn Trí. Vừa đi, anh Trí vừa dặn: “Các anh đi theo bước chân tôi, chỉ đi chệch đường sẽ rất nguy hiểm bởi có rất nhiều
hố sâu, hầm ngầm”. Rồi với thân thủ nhanh nhẹn, thoăn thoắt, quen thuộc, anh vạch lối mòn “dợm” bước.
Anh Trí sinh ra và lớn lên ở Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Năm 2008, sau khi xây dựng gia đình, anh theo bạn bè vào Nam lập nghiệp. Duyên số dun dủi thế nào lại đưa anh về với những cánh rừng bạt ngàn cây cối như quê anh một thủa. “Tình cờ, tôi gặp những người cựu chiến binh đang bảo vệ rừng. Nghe chuyện ăn ở rừng, ngủ ở rừng tôi quyết định bỏ mọi công việc để theo bước chân các cô, các chú” - Anh Trí tâm sự. Năm 2014, anh đưa cả vợ con vào sinh sống và tiếp tục với công việc giữ rừng cùng đơn vị.
Càng dợm bước vào sâu, chúng tôi càng lạc vào những thảm thực vật nguyên sinh đến khó tin. Cứ một đoạn ngắn lại bắt gặp những thân cây lớn bằng vài người ôm. Đây là cây bằng lăng, kia là gõ mật, kơ nia, sồi, huỳnh đường, da, trường mật... Phía dưới là những thảm thực vật nguyên sơ tựa như chưa được con người khám phá.
Trong thời chiến, những con người ấy dành hết tuổi thanh xuân của mình để gìn giữ, bảo vệ từng tấc đất, đường biên. Hòa bình lập lại, họ tiếp tục trông coi những cánh rừng bạt ngàn xanh mướt, cũng là nơi đồng đội họ đã ngã xuống trong chiến tranh. Đó là những cựu binh tại rừng B.58 - một căn cứ quân sự thuộc Chiến khu Đ trước đây tại tỉnh Bình Phước.
Vừa xua những bầy muỗi ngửi thấy hơi người bám lại, anh Trí vừa tự hào vừa nói: “Kia là cây bằng lăng cao khoảng 35 - 37 mét, đường kính 3 - 4 mét, phía tay trái là cây kơ nia cao 50 mét, đường kính 8 mét... Những cây to như thế đếm cả ngày không hết. Từ
những năm đầu tôi làm việc ở đây, những cây này đã to lớn như vậy rồi”.
Vừa dang tay ôm một cây bằng lăng để ướm thử chu vi của gốc, anh Trí vừa giới thiệu, đây là một trong hàng trăm cây bằng lăng ở khu rừng này, nó có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. “Cả rừng có 54 cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản năm 2014 đấy” - Anh Trí nói.
Sâu vào lõi rừng, bên cạnh những thảm thực vật nguyên sinh, chúng tôi càng cảm nhận được sự linh thiêng khi rừng mang trong mình những dấu tích của những năm tháng chiến tranh. Dưới những tán lá xanh, xen lẫn với chằng chịt những cây gai là dấu tích của những bệnh viện, căn hầm, trận địa… Càng vào sâu trong rừng, những lối mòn nhỏ dần biến mất nên ai ai cũng phải tự túc, người dùng rựa, người dùng dao hoặc gậy để tự bạt đường mà đi.
Đi chừng hơn một tiếng, thấy chúng tôi mồ hôi đẫm áo, anh Trí khích lệ: “Mỗi ngày, tôi đi hàng chục cây số xuyên rừng. Có khi đi từ sáng sớm đến chiều tối, khi thì từ nửa đêm tới sáng sớm, không có giờ giấc cụ thể nào. Trước khi đi ăn thật no, đi mấy ngày, khi đói, khát đã có cây rừng” - Anh Trí nói và cho biết thêm, sở dĩ không đi theo giờ giấc cố định như vậy để lâm tặc không thể căn ngày giờ để phá rừng.
Ðể vang mãi khúc ca đại ngàn
Trong đoàn đi rừng cùng chúng tôi hôm ấy có cựu binh Nguyễn Công Trường - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, một trong những chứng nhân cho những thăng trầm, biến cố của việc giữ rừng. Ông Nguyễn Công Trường kể: “Trước kia, lâm tặc vào rừng chặt phá, săn thú. Khi bị chúng tôi phát hiện, chúng chống trả quyết
liệt. Có lần, vì không cho chúng chặt hạ cây, chúng đã dùng súng, dùng dao đe dọa. Nhiều anh em đã phải đổ máu mới giữ được rừng như bây giờ”.
Không chỉ vượt qua khó khăn, nguy hiểm, những người cựu binh còn phải vượt qua cả cám dỗ của đồng tiền. Có lần khi đi tuần, phát hiện một số gốc cây bị cạo sạch vỏ, biết là lâm tặc đánh dấu, nên nhóm của ông Trường động viên nhau mắc võng ngay tại gốc cây để bảo vệ. Không chặt được cây, chúng quay ra mua chuộc, đe dọa, hay thậm chí đốt các lán trại để làm nhụt ý chí của những người bảo vệ rừng. Tuy nhiên, mọi cám dỗ đời thường không làm lay động được ý chí của những con người quả cảm nơi đây. “Thấy chúng tôi làm căng, cánh lâm tặc cũng phải chùn bước. Quyết tâm và ý chí ấy nên rừng vẫn giữ được đến bây giờ” - Ông Trường nói giọng chắc nịch.
Xuyên rừng được chừng hơn 3 cây số, bỗng ông Trường với những bước chân thoăn thoắt bước xuống một lối đi rất thấp. Và đây là những chứng tích của một thời kháng chiến năm nào. Những ngóc ngách còn sót lại của một bệnh viện dã chiến được đặt tại đây. Vừa chỉ tay, ông Trường vừa giới thiệu: “Đây là hầm bệnh xá của Bệnh viện K72 tiền thân là trạm xá của Cục II miền Đông Nam Bộ từ những năm 1962 - 1975. Sau này, khi hòa bình lập lại, đất nước đi lên, chính vị Giám đốc Bệnh viện Đại tá, bác sĩ Nguyễn Chí Lợi - Thường trực Ban liên lạc Quân y viện K2 thời bấy giờ đã về dựng lại những thước phim tài liệu thời kháng chiến tại đây” - Ông Trường cho hay.
Cựu chiến binh Đàm Quang Dần - nguyên là Trưởng Công an, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tân Hưng (Đồng Phú), là
thành viên của Công ty B.58, cho biết, để khu rừng được bảo vệ an toàn, lãnh đạo Công ty B.58 thành lập 5 chốt với 30 bảo vệ, hầu hết là những cựu chiến binh, con em gia đình có công với cách mạng, thay nhau gác rừng cả ngày lẫn đêm. Công ty cũng ký hợp đồng phối hợp tuần tra với huyện đội Đồng Phú tại các điểm xung yếu.
“Ngoài những chốt giữ rừng, công ty còn xây dựng được mạng lưới “tai mắt” tại địa phương giáp ranh, kịp thời phát hiện những người “manh nha” ý đồ vào rừng chặt phá. Hàng năm, chúng tôi phải chi hơn 1 tỷ đồng cho việc tuần tra, bảo vệ rừng. Việc giữ lại rừng xuất phát từ bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên, giữ lại dấu ấn Chiến khu Đ. Tôi mong muốn nơi đây trở thành nơi cựu chiến binh gặp gỡ, ôn lại truyền thống lịch sử và là địa chỉ đỏ giáo dục lịch sử cho thế hệ sau” - Ông Dần chia sẻ.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước, ông Trần Xuân Huệ khẳng định, toàn bộ diện tích rừng thuộc Tiểu khu 379 (Nông lâm trường Tân Lập, huyện Ðồng Phú, tỉnh Bình Phước) được Công ty B.58 quản lý, bảo vệ tốt, không bị tác động, chặt phá. Ðây là khu rừng nguyên sinh hiếm hoi, đúng nghĩa.
Ông Nguyễn Công Trường kể: “Trước kia, lâm tặc vào rừng chặt phá, săn thú. Khi bị chúng tôi phát hiện, chúng chống trả quyết liệt. Có lần, vì không cho chúng chặt hạ cây, chúng đã dùng súng, dùng dao đe dọa. Nhiều anh em đã phải đổ máu mới giữ được rừng như bây giờ”.
NGƯỜI LÍNH GIÀ CỦA CHIẾN KHU Đ
LÂM TRÂN
"B
ất chợt, tiếng hát ấy lan lan đến chỗ anh. Đêm đã khuya lắm rồi. Hơi sương và hơi đất như bốc lên che mờ cả ánh trăng non đầu tháng. Ấy vậy mà tiếng hát như một làn gió thổi làm cánh rừng đêm lung linh…
Rừng Chiến khu Đ của anh đây. Những kỷ niệm của một thời đánh Mỹ đầy gian khổ, ác liệt khiến suốt đời không ai có thể quên được bỗng lần lượt hiện lên như một bộ phim tài liệu sinh động trước mắt anh. Vậy mà đã lâu, anh mới có dịp trở lại cánh rừng này. Xin rừng hãy tha lỗi cho anh, cho những người lính của rừng, những người con của rừng. Công việc bộn bề giữa thành phố đã làm anh khó có thể dứt dăm bảy ngày mà về nơi mình đã gắn bó một thời đánh giặc này được. Để uống lại nước dòng Đồng Nai, để chân lại lội suối bờ hào, bắt con cá lóc trui lửa ăn cho qua ngày mà đánh giặc. Để lại có những đêm nằm trong lòng rừng, khi ôm cây súng, khi ôm máy quay phim, lắng nghe tiếng súng từ xa đưa về mà nuôi thêm khao khát ra trận. Anh nhớ tự những ngày chiến tranh ấy, các anh đã mong ước có một ngày bằng công việc của mình, công việc của người làm điện ảnh giải phóng sẽ làm một bộ phim nghệ thuật ca ngợi rừng Mã Đà, rừng Chiến khu Đ gian khổ và anh dũng này. Nhưng rồi tiếng súng khắp mặt trận đã gọi các anh, khiến các
anh chưa trả đươc món nợ cho rừng Chiến khu Đ, hay đúng hơn là món nợ của chính lòng mình…
Rồi chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại. Từ Chiến khu Đ, như rừng Việt Bắc năm xưa, những cơ quan Trung ương, cơ quan Miền, trong đó có cơ quan các anh trở về thành phố. Rừng Chiến khu Đ này sẽ lại heo hút thâm u vắng bóng người? Không, gần đây, các anh lại được nghe những tin vui quanh vùng rừng Chiến khu Đ này, những lâm trường mọc lên, trong đó có lâm trường Mã Đà, rừng chiến đấu trở thành rừng kinh tế. Và những người lính như anh Hai Uẩn ở Vĩnh An, anh Tư Lợt ở Mã Đà - Những người lính già của Chiến khu Đ, lại chuyển sang một mặt trận mới: mặt trận kinh tế. Họ đều trở thành những giám đốc lâm trường...
Anh nhớ lại năm 1965, vượt Trường Sơn về miền Nam chiến đấu, anh được đưa về rừng Chiến khu Đ. Ở đây, anh ở với anh Tư Lợt không bao nhiêu, nhưng có biết. Anh Tư là Trưởng ban bảo vệ rừng chiến khu. Thoạt gặp, thì đó là một người rất khó ưa. Năng quát tháo, hay đe nẹt. Khi ấy, tánh tình các anh cũng còn con nít lắm. Đi công tác qua, nhảy vô mượn anh Tư nào nồi, nào xoong, mượn luôn cả gạo, cả muối mắm nấu cơm. Ngọn lửa ngọn khói cũng chẳng mấy giữ gìn. Rồi ra suối đùa giỡn nhau, vật nhau cứ huỳnh huỵch. Vậy là ông già la lối om sòm, chất đầy “mắm tôm” quanh lán các anh. Mà nào lũ trẻ có chừa. Hết đợt này đến đợt khác. Đến nỗi sau này, ông thấy lũ các anh là phát ớn. Mà bọn các anh cũng phát ớn ông luôn.
Một lần, trong lúc ông la hét om sòm, một cậu trẻ gân cổ cãi lại: - Này, ông đừng tưởng ông là chúa rừng mà làm bộ nha!
Vậy là ông Tư sửng lên luôn:
- Cái đời tui đã từng bảo vệ anh Ba, anh Sáu (tức hai đồng chí Lê Duẩn và Lê Đức Thọ) cũng chưa ai chê trách lấy một điều gì. Vậy mà tụi bay ăn nói bậy bạ thế hả?
… Cho đến một lần vào nửa đêm, khi các anh đang ngủ say sưa trên võng, bỗng thấy ai đó xô mạnh. Chưa hiểu trời đất trăng sao gì, lại thấy bị xô đẩy thêm dăm bảy cái nữa, lăn cả vào miệng hầm. Rồi tiếng bom B-52 rầm rầm nổ. Qua ánh chớp, mới thấy ông Tư Lợt ngồi ngay cửa miệng hầm như có ý che chở cho tất cả. Thời hóa ra, các anh ngủ say, B-52 tới rải thảm, ông Tư đã kịp đẩy các anh xuống hầm. Chừng đó đã làm các anh xúc động, biết ơn ông rồi. Cho tới lúc bom dứt, lên miệng hầm, ông đưa chiếc máy quay phim mà ông ôm trọn trong lòng lúc bom nó đánh:
- Tao biết đây là võ khí của tụi bay. Nên ôm theo bảo vệ. Lỡ bom nó đánh mất thì… tiêu.
Trời ơi, lúc đó các anh chỉ còn thiếu nước mà quỳ xuống lạy ổng, hay nhảy lên mà ôm ghì lấy ổng để bày tỏ cho hết lòng biết ơn của mình
Sau này gần gũi với ông hơn, được nghe ông tâm tình, anh mới thêm hiểu để rồi càng thêm yêu quý ông.
*
Ông Tư Lợt quê ở Hóc Môn. Kháng chiến bùng nổ, lên tham gia đánh Pháp ở đây, được tín nhiệm giao cho nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo của ta ở rừng Chiến khu Đ. Ông làm việc tận tụy, được các đồng chí lãnh đạo thương lắm. Rồi Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông theo các đoàn quân Nam Bộ ra tập kết ở miền Bắc. Năm 1960,
ông lại xin trở lại quê hương, góp sức chiến đấu. Nghe nói ngày ở Bắc, ông cũng thương một cô gái vùng đất quan họ nổi tiếng nơi ông đóng quân, nhưng rồi tiếng hát cũng không giữ được cánh chim bay về nơi ông ngày đêm mong nhớ…
Năm 1967, khi ấy ông đã trên 40 tuổi rồi, một lần về công tác đồng bằng, mới làm quen với một chị huyện ủy viên. Sau đó hai người xây dựng gia đình. Tuổi trên 40, thèm nhất một đứa con. Nhưng nỗi khát khao ấy không thực hiện được. Một thời gian sau, có một đêm Mã Đà, trái tim ông đau nhói khi tin từ đồng bằng đưa về: Chị Tư vợ ông đã hy sinh. Ông càng lầm lũi, càng dồn sức vào công việc, càng lo cho anh em…
Tính tình ông hay la hét vậy, là để đảm bảo nguyên tắc bảo vệ chiến khu, chứ tình thương anh em của ông thì bao la. Dẫu chỉ là một đồng chí của ta lạc vô rừng này, ông cũng không để cho đói. Tài thiện xạ của ông thì được kể như nhất vùng rừng. Ngày công tác, đào hầm, đào hố chiến đấu, đêm hai con mắt ông đỏ như lửa đi săn bắt thú rừng về nuôi anh em. Cứ vậy suốt hàng chục năm ròng chiến đấu…
- Sao, không ngủ được hả?
Có lẽ cũng nhiều xúc động, nên giám đốc Tự Lợt bỗng trong đêm đi tìm người bạn cũ tâm tình
- Dạ…
Anh Tư ngồi xuống bên cạnh anh, giở gói thuốc rê, vấn một điếu sâu kèn rồi đưa nhấm lên miệng và xòe lứa đốt. Cái mùi thuốc rê say lòng làm sao. Thì những năm ở rừng, chính anh cũng đã nghiền nó.
- Hồi tối, mải nói công việc chung, chưa hỏi chuyện riêng. Thằng Hai có mấy con rồi?
- Dạ, có một thôi anh.
- Tên chi?
- Dạ, cháu tên Huệ Anh.
- Tên đẹp quá hả? Sao không làm lấy dăm bảy đứa cho đông cửa đông nhà?
Cả hai cùng cười.
- Vậy còn anh?
- Vẫn chưa…
Trời ơi, anh lặng người đi.
- Tôi mới lập gia đình, làm bạn già với nhau thôi mà.
Thế rồi anh Tư tâm tình, anh cũng mới lập gia đình ba năm nay, chị cũng là vợ liệt sĩ, ngày anh Tư đi xây dựng vườn ươm dưới Xuân Lộc thì gặp chị. Thấy chung hoàn cảnh, vậy là thương nhau, làm bạn với nhau. Cũng lại như ngày xưa, anh Tư thì ở rừng, còn chị thì ở xuôi.
- Ừ, mấy lần định đón bả lên đây, nhưng mình bận rộn quá, phải tập trung sức lực thời gian cho công việc. Sợ có bả lên lại thêm bê bối. Với lại còn mảnh đất, nấm mộ của ông bà già, bà phải ở lại chăm sóc…
- Anh Tư à, sau giải phóng anh về luôn đây à?
- Ờ. Tỉnh giao tôi về lâm nghiệp. Cũng là do đời mình nhiều năm gắn bó với rừng rồi, nhất là rừng chiến khu nầy. Thoạt đầu điều tôi đi
xây dựng vườn ươm dưới Xuân Lộc, cái hồi tôi gặp bà vợ của tôi bây giờ ấy. Năm 1977, tỉnh có quyết định thành lập lâm trường Mã Đà, tôi lại được điều lên đây. 55 tuổi rồi, lại lần thứ ba chống đò qua sông Đồng Nai, lên lại vùng rừng xưa. Cái đất rừng này lạ thiệt, nó làm mình như trẻ lại. Vậy là bắt tay vô dọn mìn, dọn kẽm gai, dựng lều, dựng lán lập lâm trường. Trời ơi, cũng gay go, ác liệt lắm. Đã tưởng mình hiểu rừng cây, sông nước chiến khu nầy rồi, vậy mà bắt tay vô làm kinh tế, sao mà thấy khó khăn quá. Mang cái danh giám đốc thì dễ, mà làm ông giám đốc thiệt là khó.Tuổi già đã khó ngủ, lo âu làm ăn lại càng làm mình thao thức, dằn vặt nhiều hơn. Độ ấy người tôi gầy rộc đi. Định lên xin Bảy Sanh trưởng Ty cho hưu. Sức mình đâu cáng đáng được nữa. Nhưng mấy lần định đi, mà thấy cái rừng cây nó như nhạo báng mình, nên thôi. Rồi lại gắng, gắng mãi… Lúc nào cũng như người đuối sức phải ngụp lặn với biển cả. Giá tui chỉ là thằng lính có lệnh là bóp cò, thì nhẹ người bao nhiêu…
Người đồng đội cũ nhìn anh Tư đầy thông cảm…
- Đánh giặc hoài, mình đâu có được học mấy. Giờ đây làm ăn kinh tế, toàn là máy tính, toàn là con số không hà. Mà nói chung chung động viên tư tưởng thì ai nó nghe. Lại thời buổi làm ăn, đâu dễ nhận biết ai là người dũng cảm, ai là kẻ hèn nhát, ai thiệt ai giả như xưa. Tôi lúng túng quá. Hai năm liền không hoàn thành kế hoạch. Tôi thấy như có lỗi với Đảng, có lỗi với cả công nhân mình nữa. Ngồi trên rừng vàng mà anh em họ lên đây với mình, cơm không đủ ăn, áo không có lành lặn mà mặc, cái nhà che nắng che mưa cũng là tạm bợ. Tôi cứ nghĩ hoài: Tại sao như thế nhỉ? Về tâm sự với Bảy Sanh, mới tự hiểu ra là do mình dốt. Muốn khắc phục thì phải đi chiêu hiền đãi sĩ, đi tìm thêm thằng giỏi, biết làm ăn, hiểu biết kinh tế bày vẽ cho mình. Thế là lại về Bảy Sanh, xin thêm một thằng
kỹ sư trẻ, có trình độ, có đạo đức, là thằng An đây. Nó về giúp tôi được rất nhiều việc. Vậy là bây giờ tạm ổn. Hai năm liền hoàn thành mọi kế hoạch. Đời sống công nhân nâng cao. Nhà cửa dựng lên cũng tàm tạm. Bọn trẻ ngày nào lên đây lao động thì vất vả mà cuộc sống bệ bết quá, nhìn tôi như oán trách, như chính tôi là nguyên nhân cho chúng khổ. Mà chúng khổ thật, mà mình có lỗi thật. Bây giờ có khoán sản phẩm, có ba lợi ích, có tiền thưởng năng suất, đời sống khá lên là chúng nó yên tâm ở lại, nói cười ríu rít cả khu rừng. Có lần ngồi nhậu ngà ngà, tôi tâm sự với chúng: “Tao già rồi, chuẩn bị về hưu”, thì chúng cùng rưng rưng: “Bố cứ ở lại đây với chúng con, chúng con nuôi bố”. Kể cũng khó mà dứt được thiệt… Ngay thằng Nguyễn Danh An, cái thằng tôi xin Bảy Sanh cho nó về làm phó giám đốc, nó cũng nằng nặc bắt tôi phải ở lại đây. Thiệt lòng là tôi cũng muốn giao lâm trường lại cho nó, lớp trẻ nó có sức, có tài, còn mình thì già rồi, ủng hộ chúng cũng là ủng hộ cách mạng kỹ thuật, nhưng nó lại tâm sự lại với tôi: “Anh có tuổi, làm đến đâu thì làm. Nhưng có anh, lâm trường có thêm sức mạnh. Anh hãy gắng ở lại với anh em…”. Tôi đành ở lại…
Nghe tâm sự anh Tư, anh quá đỗi xúc cảm, muốn nói một điều gì đó với người lính già này mà cổ họng anh cứ nghẹn lại. Ông giám đốc - Người lính già của Chiến khu Đ. Đồng chí Tư Lợt… Có phải chính vùng rừng núi Mã Đà - Chiến khu Đ giàu truyền thống cách mạng này đã làm nên con người ông hay chăng, mà ông toát lên chất Chiến khu Đ đến vậy? Cám ơn những cuộc kháng chiến vĩ đại của đất nước. Cám ơn những cánh rừng đánh giặc của chúng ta đã làm nên một thế hệ anh hùng, giàu lý tưởng, giàu đức hy sinh cho đất nước thắng giặc và đất nước đẹp giàu…
Tiếng hát bên ngoài cứ bay bay, lay động vầng trăng non. Không biết tiếng hát của các cô gái trẻ trồng rừng hay tiếng hát của cánh rừng già trang nghiêm và trầm mặc…
(Báo Sài Gòn giải phóng)
BÀI CA NGƯỜI GIỮ RỪNG
PHÚC LẬP - ĐOÀN TRANG
B
ình Phước xưa kia từng là một trong những tỉnh nhiều rừng nhất ở khu vực miền Đông nói riêng và cả nước nói chung. Nhưng nay, cái diện tích nhiều nhất ấy không phải là rừng, mà có lẽ là… cao su.
Vì thế, những người tâm huyết một đời, bằng mọi giá bảo vệ khoảnh rừng thiên nhiên ít ỏi, thực sự là người hùng.
Có lẽ, khu rừng Mã Đà ở xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, là nơi còn nguyên vẹn nhất ở Bình Phước. Rất nhiều loại gỗ quý như lim xẹt, chò đen, gõ mật, dầu dái… cổ thụ vươn mình qua những tán rừng nhiều tầng, nhiều cây cổ thụ từ vài người đến cả chục người ôm mới xuể.
Để khu rừng còn được như hôm nay, đôi vợ chồng cựu chiến binh Phạm Công Trường - Nguyễn Thị Hồng Tươi và các đồng nghiệp khác đã trải qua bao sóng gió, hiểm nguy.
Rừng Mã Đà nằm cách thị xã Đồng Xoài 30 cây số. Hai bên con đường đã được trải nhựa, là bạt ngàn cao su. Đến khu vực rừng, đi thêm gần 1 cây số xuyên qua vườn cao su nữa, chúng tôi mới thấy khu lán trại của Công ty B.58, đơn vị được giao quản lý khu rừng này hiện ra dưới tán cây rừng chứ không phải cao su.
Do không hẹn trước nên khi đến, chúng tôi không gặp được vợ chồng cựu chiến binh Phạm Công Trường - Nguyễn Thị Hồng Tươi. Tuy nhiên, chỉ sau vài phút, có hai người đàn ông đi vào.
Người đàn ông mặc đồng phục công an xã giới thiệu tên Đắc và cho biết: “Tôi là công an xã Tân Hòa, còn đây là bảo vệ rừng. Chúng tôi nghe báo có người lạ vào rừng nên đến kiểm tra”. Sau khi giới thiệu, tôi thắc mắc: “Trên đường vào, tôi có thấy ai đâu, sao các anh biết?”.
Anh cười: “Đơn giản thôi, vì mạng lưới tai mắt, trinh sát của ban quản lý rừng rải khắp nơi, anh chỉ cần mang một cây con ra khỏi rừng là có người lại “hỏi thăm” ngay. Nếu không làm sao giữ rừng như thế này được”.
Sau khi trao đổi, xin phép ban lãnh đạo B.58 qua điện thoại, chúng tôi theo chân anh Đắc đi theo lối mòn vào rừng. Ngay đầu bìa rừng, một cây cây kơ nia cổ thụ, to đến 5 - 6 vòng tay người lớn, được “trưng dụng” làm bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. “Cây kơ nia này chưa to đâu, còn có cây đến 20 người ôm, nhưng ở sâu trong rừng” - Anh Đắc nói.
Đang mùa mưa, khu rừng ẩm ướt, tầng lá mục dưới chân mềm như tấm nệm và mát rượi. Đi vào sâu chừng hơn chục phút, tận mắt thấy những thảm rừng còn nguyên vẹn, những cây cổ thụ cao đến vài chục mét, phải ngửa hết đầu ra sau mới thấy ngọn, chúng tôi “choáng ngợp”, quên cả việc quần áo đã bị nước mưa còn đọng lại trên cây rừng làm ướt sũng.
“Rừng này thuộc Tiểu khu 379 Mã Đà, xưa là căn cứ cách mạng, là trụ sở của Bộ Tư lệnh miền Đông, nơi nhiều lãnh đạo lão thành cách mạng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh… từng hoạt động. Cho nên, khu rừng này có giá trị rất lớn về lịch sử” - Anh Đắc nói.
Trên đường tham quan, chúng tôi gặp anh Phạm Văn Trí, nhân viên bảo vệ, anh nói: “Tôi làm bảo vệ ở đây được bảy năm rồi. Bây giờ tụi lâm tặc không dám bén mảng đến đây nữa, vì chú Trường, cô Tươi và các chú hội cựu chiến binh làm bài bản, như đánh trận ấy, nên tụi nó không làm gì được. Chứ hồi đầu tụi nó làm dữ lắm. Nếu không có cô chú Trường, thì rừng này mất lâu rồi. Lâm tặc thì không có cửa vào phá, nhưng tôi nghe nói tỉnh muốn thu hồi để giao cho doanh nghiệp. Nếu giao thì tôi chắc chắn mất rừng luôn”.
Trần Ngọc Hoán, cựu học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2, hiện là chốt trưởng chốt 3 của rừng. Anh chia sẻ: “Hiện nay mấy chốt gác bị tốc mái, hư hỏng hết rồi, chúng tôi muốn sửa nhưng chính quyền địa phương không cho. Ngay cả việc khoan giếng lấy nước sinh hoạt cũng không được”. Tôi hiểu những “cái gây khó” ấy là do trước đó tỉnh đã có quyết định thu hồi, nhưng chưa thực hiện được.
Bảo vệ rừng như đánh giặc
Rời rừng Mã Đà, chúng tôi trở ra thị xã Đồng Xoài để gặp nữ cựu binh Nguyễn Thị Hồng Tươi. Ban đầu, bà tiếp chúng tôi không mấy mặn mà, sau khi trò chuyện tôi mới hiểu nguyên do. Ấy là hiện đang có những người đang muốn “xẻ thịt” khu rừng này nhưng do bị những cựu chiến binh một thời vào sinh ra tử quyết tâm giữ nên họ chưa làm gì được.
"""