"
Giờ Khắc Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giờ Khắc Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
Tên eBook: Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc
Tác giả : La Nguyên Sinh
Thể loại: Nhân vật lịch sử, Quân sự, Văn học phương Đông
Công ty phát hành: Pandabooks Nhà xuất bản: NXB Lao Động Trọng lượng vận chuyển: 350 g Kích thước: 14 x 20 cm
Số trang: 336
Ngày xuất bản: 06/2012
Hình thức: Bìa Mềm
Giá bìa: 55.000 ₫
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - http://www.dtv-ebook.com
Giới thiệu:
Diệp Kiếm Anh, Bành Đức Hoài, Trần Nghị, La Thuỵ Khanh, Hứa Thế Hữu, Lưu Bá Thừa, Nhiếp Vinh Trăn, Dương Dũng, Hoàng Khắc Thành là
những tên tuổi lừng lẫy một thời trên đất nước Trung Hoa cũng như trên toàn thế giới. Họ là những người tiên phong sáng
lập nên đất nước Trung Hoa cộng hoà, là tấm gương ngời sáng về tinh thần dũng cảm, không chịu lùi bước, cúi đầu, kể cả
trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất.
Vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời, khi nằm trên giường bệnh, 9 vị nguyên soái Trung Quốc đã suy nghĩ về
điều gì? Về ý nghĩa của cuộc sống? Về những năm tháng “ngựa sắt, giáp vàng” đã trở thành quá vãng? Hay là những tình cảm thiêng liêng về quê hương, đất nước, gia đình… không thể chia cắt?...
Mời các bạn đón đọc Giờ phút cuối cùng của 9 Vị nguyên soái Trung Quốc của tác giả La Nguyên Sinh.
Lời nói đầu
Diệp Kiếm Anh, Bành Đức Hoài, Trần Nghị, La Thuỵ Khanh, Hứa Thế Hữu,
Lưu Bá Thừa, Nhiếp Vinh Trăn, Dương Dũng, Hoàng Khắc Thành là những tên tuổi lừng lẫy một thời trên đất nước Trung Hoa cũng như trên toàn thế giới. Họ là những người tiên phong sáng lập nên đất nước Trung Hoa cộng hòa, là tấm gương ngời sáng về tinh thần dũng cảm, không chịu lùi bước, cúi đầu, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất.
Vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời, khi nằm trên giường bệnh, 9 vị nguyên soái Trung Quốc đã suy nghĩ về điều gì? Về ý nghĩa của cuộc sống? Về những năm tháng “ngựa sắt, giáp vàng” đã trở thành quá vãng? Hay là những tình cảm thiêng liêng về quê hương, đất nước, gia đình... không thể chia cắt?...
Đáp ứng nhu cầu được tìm hiểu thông tin về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đất nước Trung Quốc của bạn đọc, Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn: “Giờ phút cuối cùng của 9 vị nguyên soái Trung Quốc” của tác giả La Nguyên Sinh do Nhà xuất bản Thụy Niên, Trung Quốc ấn hành. Cuốn sách đề cập đến cuộc sống của những vị tướng lập quốc này trong giây phút lâm chung - thời điểm mà họ đã bộc lộ rõ nhất cá tính độc đáo và thế giới nội tâm của những con người phi phàm. Chúng tôi coi đây là cuốn sách tham khảo có ích, đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của đông đảo độc giả hiện nay.
Dù rất cố gắng nhưng cuốn sách chắc chắn còn những hạn chế khó tránh khỏi,
cũng như còn những đánh giá mang tính chủ quan, rất mong được độc giả lượng thứ và góp ý chân thành.
Chương I: Nguyên soái Diệp Kiếm Anh già nhưng vẫn yêu cái đẹp 1. Đó là "căn bệnh khó chữa" Năm 1979, Nguyên soái Diệp KiếmAnh đã 82 tuổi, chỉ đi được từng bước, từng bước run rẩy. Tại sao lại thế? Mọi người đều rất lo lắng.
Nhưng, tất nhiên lo lắng nhất chính là những người làm việc bên cạnh nguyên soái. Họ đã nói với Diệp Kiếm Anh rằng, phải tranh thủ chút thời gian rảnh rỗi đi bệnh viện khám xem sao để tránh bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh tốt nhất. Nhưng, khi ấy đồng chí Diệp Kiếm Anh phụ trách công việc hàng ngày của Quân uỷ Trung ương, nên ông vô cùng bận rộn. Muốn kiểm tra sức khoẻ cho ông thì chỉ
có thể xem lịch làm việc có còn chỗ trống nào không để xếp chen vào. Không hề có kiểm tra sức khoẻ toàn diện, nên rất khó đưa ra được phán đoán chính xác về bệnh tật của ông. Trong tình trạng ấy, các chuyên gia, bác sỹ cũng khó có thể chuẩn đoán được bệnh tình. Đồng chí Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo quan trọng của Quân uỷ Trung ương rất quan tâm, chú ý đến việc này. Dưới sự giúp đỡ, ủng hộ hết mình của đồng chí Đặng Tiểu Bình, năm 1980, Ban Kiểmtra, bảo vệ sức khoẻ Trung ương đã chính thức thành lập một tổ kiểm tra sức khoẻ thuộc Bệnh viện Quân giải phóng nhằm khám, chữa trị cho Diệp KiếmAnh. Những người đã từng tham gia tổ
chữa bệnh này gồm có các giáo sư, bác sỹ và chuyên gia: Phổ Vinh Khâm, Uông Thạch Kiên, Đặng Gia Đông, Ngưu Thiện Sơ, Vương Tân Đức, Cao Tồn Hậu, Lý Thiên Đức, Giáp Phục Lang, Mạnh Hiến Thần, Hồ Sĩ Lương.
Các chuyên gia đã tranh thủ giờ nghỉ trưa để nhanh chóng kiểm tra rõ bệnh tình của Diệp Kiếm Anh. Diệp KiếmAnh rất ủng hộ và hiểu công việc vất vả của các bác sỹ và chuyên gia, ông đã phối hợp rất tích cực trong khi họ kiểmtra. Để quan sát bước đi, ông đã phải đi qua đi lại rất nhiều lần. Nhất là khi đó lại đang là mùa hè, đi một lượt là người đã ướt đẫm mồ hôi, nhiều lúc đi một lượt chưa được thì phải đi hai lượt, hai lượt
không được thì ba lượt, phải đi như vậy đến khi các bác sỹ hài lòng mới thôi. Các bác sỹ cảm động vô cùng, trong lòng họ cảm thấy kính phục yêu thương với vị nguyên soái già đức cao vọng trọng mà không hề kênh kiệu, khó tính chút nào. Trong vài tuần liền các bác sỹ phải làm việc theo kiểu vừa quan sát và vừa phân tích, nhưng vẫn chưa xác định ngay được kết quả.
Các bác sỹ có hơi chút lo lắng và băn khoăn. Dù sao thì Diệp nguyên soái cũng là một ông già 80 tuổi, không phát hiện đúng bệnh thì không thể chữa bệnh chuẩn xác được. Nếu vì điều này mà làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của Diệp nguyên soái thì sẽ phải ăn nói với Tổ
quốc và Nhân dân ra sao?
Diệp Kiếm Anh hình như đã nhận thấy được nỗi lo lắng, băn khoăn của các chuyên gia. Một hôm, sau bữa cơmtrưa, Diệp nguyên soái đã nói đùa với các chuyên gia trong tổ bảo vệ sức khoẻ: "Có thể tôi đã mắc phải một căn bệnh phức tạp, nặng đến mức mà ngày nay vẫn chưa có tên. Các cậu đã mất nhiều thời gian quan sát, ghi chép, kiểm tra mà cũng chưa biết đặt tên bệnh ra sao. Thôi để tôi đặt tên bệnh là chứng bệnh khó chữa vậy nhé!"
Mọi người nghe Nguyên soái nói vậy đều cười. Diệp nguyên soái thường xuyên nói với các chuyên gia trong tổ bảo vệ sức khoẻ rằng: "Sinh lão bệnh tử,
đó là quy luật tự nhiên, chúng ta không thể chống lại được. Nhưng là Đảng viên Đảng Cộng sản thì cần nhìn nhận bệnh tật với thái độ lạc quan, tích cực và với ý chí kiên cường, duy trì một cơ thể mạnh khoẻ, không chỉ vì cá nhân chúng ta, điều quan trọng là để làm tốt công việc vì Đảng, vì Dân hơn". Dưới sự tích cực chuẩn đoán của các chuyên gia, bác sỹ, bệnh tình của Diệp Kiếm Anh cuối cùng cũng đã được làm rõ.
Ông đã mắc bệnh suy thoái hệ thống miễn dịch đường hô hấp.
Căn bệnh này thường có các triệu chứng phát tác kèm theo như: cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi... Nhưng Diệp Kiếm Anh với gánh nặng
xã tắc trên vai không hề để bệnh tật ảnh hưởng đến công việc. Quốc gia và quân đội đang ở trong những ngày xây dựng, chỉnh đốn, ông muốn một ngày dài bằng hai ngày để có thời gian làm việc. Trong hội nghị lần hai đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 5 (tiến hành vào ngày 1/7/1979), Diệp Kiếm Anh đã nhấn mạnh: "Nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta trong giai đoạn này là thực hiện 4 hiện đại hoá". Trong lễ kỷ niệm thành lập Tân Trung Quốc 30 năm, ông đã nhấn mạnh thêm: "Xây dựng 4 hiện đại hoá là sự nghiệp chính trị lớn nhất hiện nay", "Mọi công việc của chúng ta đều xoay quanh trọng tâm xây dựng 4 hiện đại hoá này, phục vụ cho trọng tâm này. Mỗi khu vực,
mỗi ban ngành, mỗi đơn vị và mỗi cá nhân trong cả nước, mọi đánh giá công việc của họ cũng như những vinh dự họ đạt được đều liên quan trực tiếp tới việc đã cống hiến như thế nào cho sự nghiệp xây dựng hiện đại hoá, coi đó là một tiêu chuẩn để xem xét. Cán bộ và nhân dân cả nước cần phải tập trung toàn bộ sức lực, tinh thần, đồng tâm nhất trí, tranh thủ từng giây từng phút cho sự nghiệp xây dựng vĩ đại này". Trong lần nói chuyện này, Diệp Kiếm Anh đã luôn nhấn mạnh đến cụm từ "tranh thủ từng giây từng phút". Cũng chính vì ông xem trọng tinh thần "tranh thủ từng giây từng phút" nên các bác sỹ phục vụ cũng phải "tranh thủ từng giây từng phút" kiểm
tra và chữa trị bệnh tình cho ông. 2. Nhất định phải tranh thủ vượt qua 3 thế kỷ
Tháng 7 năm 1979, Diệp Kiếm Anh đến Yên Đài, Sơn Đông kiểm tra công việc.
Khi đến Yên Đài, do khí hậu thay đổi nhiều, cơ thể ông không kịp thích ứng nên đã nhanh chóng bị viêm đường hôhấp. Đầu tiên mới là cảm cúm nhưng chưa đến hai ngày sau thì đã chuyển thành viêm phổi.
Những bác sỹ trong tổ bảo vệ sức khoẻ đi cùng rất lo lắng, thấy điều kiện chữa trị ở nơi này không được tốt liền khuyên Diệp nguyên soái quay về Bắc Kinh thật nhanh để chữa bệnh. Diệp
Nguyên soái đã rất bình tĩnh nói: "Đừng lo, tôi sẽ khỏi nhanh thôi". Bác sỹ thấy Diệp nguyên soái không có ý quay về Bắc Kinh liền đến bàn bạc với các chuyên gia ở nơi này, đồng thời đã tiến hành chữa bệnh bằng biện pháp kết hợp Đông - Tây y.
Do chữa trị kịp thời và đúng cách, cộng thêm sự tích cực phối hợp của Diệp nguyên soái nên căn bệnh viêm phổi khỏi rất nhanh. Ông đã kiên trì hoàn thành công việc điều tra, nghiên cứu của mình.
Khi ấy, căn bệnh viêm phổi của Diệp nguyên soái vừa khỏi xong, đồng chí Tiền Xương Chiếu, Uỷ viên Chính hiệp toàn quốc cũng vừa từ Bắc Kinh đến Yên Đài. Khi đồng chí Tiền được
biết Diệp nguyên soái cũng ở Yên Đài thì vội vàng đến thăm ông ngay. Hai ông già lâu ngày mới gặp nhau nên vô cùng mừng vui. Diệp Kiếm Anh như chưa bị bệnh bao giờ, nói chuyện rất lâu với Tiền Xương Chiếu.
Khi nói đến tình hình sức khoẻ của mình, ông Tiền đề nghị: "Hai chúng ta cần phải cố gắng tranh thủ vượt qua 3 thế kỷ".
Diệp Kiếm Anh cũng đồng ý: "Cần phải vượt qua 3 thế kỷ!"
Hai ông già cũng đồng thanh nói: "Cần phải tranh thủ vượt qua 3 thế kỷ!" Hai ông nói chuyện rất rôm rả, sau đó thì đứng lên và đi ra bên ngoài. Hai ông vừa đi dạo vừa nói hết chuyện này đến
chuyện nọ. Họ tỏ ra hết sức phấn khích, đàm đạo đến hơn nửa tiếng đồng hồ. Các nhân viên phục vụ thấy Diệp nguyên soái vừa mới khỏi căn bệnh viêmphổi, không dám để ông ở ngoài trời quá lâu nên bèn khuyên hai người nên về phòng nghỉ. Nhưng, về đến phòng nghỉ thì Diệp Kiếm Anh vẫn nhiệt tình nói chuyện với ông Tiền như là mình không phải là một người bệnh.
Hai tháng sau, Diệp Kiếm Anh lại đi đảo Nội Trường thị sát. Những bác sỹ trong tổ bảo vệ sức khoẻ đi cùng đã có kinh nghiệm của lần trước, đề nghị Diệp Kiếm Anh phải chú ý đến đặc điểm khí hậu của biển, nên mặc nhiều quần áo, và phải nhớ đến việc giữ ấm, đừng để
cảm lạnh. Nhưng Diệp Kiếm Anh lại cười vui vẻ nói: "Bây giờ tôi đã quen rồi, không phải là đã có kinh nghiệm của lần trước hay sao?" Đảo Nội Trường có một cái vịnh gọi là vịnh Nguyệt Nha, ở đây có một loại đá hoa cương gọi là đá tròn, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn có thể tiêu thụ ở Nhật Bản, Đông Nam Á... Chính quyền vùng này đã phát động nhân dân ngày đêm thu thập đá và đã có không biết bao người nhặt đá nhiều đến rách cả tay nhưng vẫn kiên quyết đi tìm đá trên đảo.
Diệp Kiếm Anh thấy ngư dân ở đây vừa sản xuất ngư nông nghiệp lại còn tìmđược hàng trăm mét đá. Ông đã làm thơ tặng nhân dân vùng này vì tinh thần sản
xuất hăng say.
Đến ngày hôm sau, không quản ngại mệt nhọc, ông đã vội đi đến Yên Đài thị sát.
Bác sỹ tổ bảo vệ sức khoẻ có chút lo lắng, họ khuyên Diệp nguyên soái nên nghỉ ngơi ở trên sơn đảo Nội Trường một ngày rồi hãy đi tiếp, vì nếu mệt mỏi quá thì bệnh viêm phổi dễ bị tái phát.
Nhưng do thời gian gấp rút nên Diệp Kiếm Anh đã từ chối ý tốt của chính quyền, nhân dân địa phương cũng như của bác sỹ trong tổ bảo vệ sức khoẻ, nhất quyết ngày hôm sau phải đi Yên Đài ngay.
Trước khi khởi hành, bác sỹ đã tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho Diệp Kiếm
Anh, nhận thấy tình trạng sức khoẻ của Diệp nguyên soái rất tốt nên họ cũng yên lòng. Các bác sỹ trong tổ bảo vệ sức khoẻ thầm nghĩ, có lẽ là do có được kinh nghiệm lần trước và sự thích nghi của cơ thể đối với khí hậu biển, cộng với tinh thần vui vẻ nên sức đề kháng trong cơ thể Diệp nguyên soái cũng được củng cố. Tại Yên Đài, nơi có những phong cảnh đẹp, bờ biển thoáng đãng... nên Diệp nguyên soái hứng khởi làmthơ. Thực ra, ngay từ năm 1960, Diệp Kiếm Anh cũng đã đến Yên Đài và cũng đã từng làm thơ về tinh thần làm việc của người dân nơi đây. Lần này trở về chốn cũ ông cảm thấy khi đứng trước biển bao la, gió biển đã thổi bay hết bụi trần thế.
Cũng chính vì Yên Đài đẹp quá, đẹp như cõi tiên nên đã khiến lòng ông xao xuyến để bỗng dưng trở thành thi sĩ. Tổ quốc trong ông hiện ra sinh động, tươi đẹp và đáng yêu làm sao.
3. Tôi nên chịu trách nhiệm ấy Đến năm 1982, tình trạng sức khoẻ của Diệp Kiếm Anh diễn biến thất thường, lúc tốt lúc tồi.
Đã 85 tuổi, nên hễ đến mùa xuân là bệnh tật lại đến làm phiền ông.
Do bị ảnh hưởng của thời tiết ẩm ướt, âm u nên ông lại bị viêm phổi, cứ vài hôm lại tái phát một lần. Mỗi lần phát bệnh là phải tiến hành truyền dịch và tiêm tĩnh mạch một thời gian.
Truyền dịch và tiêm tĩnh mạch thực ra
đó là việc rất đơn giản và dễ dàng, nhưng làm việc này trên cơ thể Diệp nguyên soái lại không hề dễ dàng như vậy. Một người già hơn 80 tuổi, mạch máu vừa nhỏ lại dễ vỡ, cộng thêmviệc thường xuyên bị tiêm nên việc lấy ven lại càng khó hơn, các y tá thấy lo lắng, sợ xảy ra sơ xuất, không bảo đảm được 100% kết quả. Với tâm lý như vậy nên tinh thần của các y tá trực ban rất hồi hộp khi phải truyền dịch cho Diệp nguyên soái.
Một hôm sau bữa cơm trưa, y tá lại chuẩn bị truyền dịch cho Diệp nguyên soái.
Diệp Kiếm Anh thân mật nói với y tá: "Tôi rất thích đọc thơ của nhà thơ Đỗ
Phủ, đời Đường. Lâu lắm rồi không có thời gian đọc. Để tôi đọc cho cô nghe nhé, xem trí nhớ của tôi như thế nào, có sai gì hay không".
"Thưa nguyên soái, bác không chỉ thích đọc thơ mà còn biết làm thơ, cháu nghĩ là bác không đọc sai".
Diệp Kiếm Anh liền đọc thơ và còn khua chân múa tay với những động tác rất vui mắt, chìm đắm trong thế giới thơ Đỗ Phủ. Y tá nghe xong vui vẻ vỗ tay khen luôn miệng:
"Bác đọc thuộc làu làu!"
Diệp nguyên soái thích ngâm thơ Đường vì ông rất say mê thơ cổ, quan trọng hơn nữa là để xoá bỏ áp lực tâmlý của các y tá, giúp cho họ dễ dàng bắt
được ven và truyền dịch được tự tin hơn. Ngoài việc ngâm thơ, ông còn luôn mồm đùa vui với các y tá, khen ngợi khi họ bắt được ven, an ủi những y tá chưa bắt được ven: "Không thể trách được cháu, trách nhiệm này là của bác,
mạch máu của bác khó lấy quá đó mà!" Với tấm lòng chân thành, Diệp nguyên soái đã làm cho các y tá vô cùng cảmđộng. Diệp nguyên soái là người bệnh mà lại đi an ủi cho các y tá, giúp họ xoá bỏ áp lực tâm ý, khiến ai ai cũng kính phục. Các cô thường nói với nhau: "Diệp nguyên soái đã tin tưởng chúng ta, chúng ta phải biến niềm tin này thành động lực, làm tốt công việc bằng tất cả sức mình, cố gắng giảm sai sót đến con
số không". Diệp không chỉ an ủi các y tá bằng cách ngâm thơ mà ông còn để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế nhờ vào tài ngâm thơ và làmthơ.
Trong thời gian chữa trị và điều dưỡng, ông thường kể cho các bác sỹ và y tá hai chuyện sau:
Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, Diệp Kiếm Anh dẫn đầu đoàn đại biểu hữu nghị quân sự Trung Hoa sang thăm Việt Nam và đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, một chiếc quạt sương phi đời Minh của Trung Quốc. Một mặt của chiếc quạt là bức quốc hoạ do Hoàng Vị, một hoạ sỹ nổi tiếng của
Trung Quốc vẽ về cảnh quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đang lao động giúp các dân tộc anh em.Còn mặt bên kia Diệp Kiếm Anh đã làm một bài thơ với tựa đề "Tặng quạt Sương phi cho Hồ Chủ tịch". Hồ Chủ tịch sau khi đọc bài thơ này rất vui thích, ca ngợi tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt - Trung, ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, khẳng định "phong cách Phương Đông" của đồng chí Diệp Kiếm Anh, ghi nhận và lưu giữ mãi mãi hình ảnh của vị nguyên soái trong lòng.
Còn đây là câu chuyện Diệp nguyên soái an ủi ông Mã Vạn Kỳ, lãnh tụ kiều bào người Hoa tại Ma Cao:
Từ năm 1969 đến năm 1970, ông Mã Vạn Kỳ, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chính hiệp toàn quốc khoá 11, Uỷ viên thường vụ Quốc hội toàn quốc kiêm phụ trách kiều bào người Hoa tại Ma Cao bị mắc bệnh phổi, sức khỏe lúc tốt lúc xấu. Sau khi biết tin, Diệp Kiếm Anh đặc biệt quan tâm. Ông đã yêu cầu Mã Vạn Kỳ gửi hồ sơ bệnh án từ Ma Cao đến cho mình, và mời giáo sư nổi tiếng Chung Huệ Nhàn là Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh cùng một số bác sỹ khoa Phổi nổi tiếng của Bắc Kinh đến chuẩn đoán. Các chuyên gia sau khi xemxét bệnh đều cho rằng, tốt nhất bệnh nhân nên đến kiểm tra và chữa trị tại Bắc Kinh. Thế là Diệp nguyên soái đã mời
Mã Vạn Kỳ đến Bắc Kinh và mời các giáo sư Ngô Hoàn Hưng, Chung Huệ Nhàn và các chuyên gia nổi tiếng thuộc Viện Nghiên cứu lao phổi của Bắc Kinh cùng hội chẩn cho Mã Vạn Kỳ.
Mã Vạn Kỳ đã đề nghị được phẫu thuật để trừ hậu hoạn vì bệnh tình đang diễn biến rất nặng. Diệp Kiếm Anh và các giáo sư, chuyên gia bàn bạc với nhau đề xuất không nên làm phẫu thuật, mà nên chữa bệnh lao phổi bằng các loại thuốc mới. Mã Vạn Kỳ đã tuân theo ý kiến dùng thuốc mới của Diệp nguyên soái, quả thật rất có hiệu quả. Sau này, Mã Vạn Kỳ vô cùng cảm động nói: "May mắn là được Diệp nguyên soái quan tâm, giúp đỡ nên tôi mới có cơ hội được sống
tiếp".
Trong thời gian "Đại cách mạng văn hoá", Diệp nguyên soái đã bị theo dõi và đấu tố. Một hôm, Mã Vạn Kỳ từ Ma Cao về thăm ông, lúc đó sức khoẻ của Diệp nguyên soái không được tốt lắm, Mã Vạn Kỳ đã chúc Diệp nguyên soái mạnh khoẻ, sống lâu. Diệp nguyên soái tươi cười gật đầu cám ơn và lẩm nhẩm đọc bài thơ "Rùa tuy thọ" của Tào Tháo. Các bác sỹ và y tá chăm sóc rất cảm động với tấm lòng bao dung và phong độ nho nhã của Diệp nguyên soái.
4. Tiêu My đã vội khóc
Diệp Kiếm Anh phối hợp rất nhịp nhàng với các bác sỹ và y tá, các bác sỹ và y tá cũng hiểu rõ được tính
cách khoan dung và thấu hiểu lòng người của Diệp nguyên soái. Nhưng làm công việc bảo vệ sức khoẻ cho Thủ trưởng quân uỷ trung ương là một nhiệm vụ vừa vinh quang vừa gian khó, không cho phép có bất cứ sự thờ ơ, sai sót nào cả. Công việc bảo vệ sức khoẻ không phải là chuyện nhỏ, về ý nghĩa cho thấy, nó có gắn bó mật thiết với sự ổn định của quốc gia, tiền đồ của Đảng. Nhưng, người thông minh đến mấy cũng có lúc mắc sai lầm, con ngựa có tốt đến mức nào thì cũng có lúc sa chân, huống hồ những bác sỹ, y tá làm công tác bảo vệ sức khoẻ chỉ là những con người bằng da bằng thịt hết sức bình thường! Do vậy, trong quá trìnhbảo vệ sức khoẻ, khó tránh khỏi một
số sai sót. Và y tá Tiêu My đã từng một lần sai sót như vậy. Hôm ấy, cũng như mọi lần, Tiêu My đang tập trung dùng máy xì để rửa răng cho Diệp nguyên soái trước khi khử viêm.
Những thao tác ấy đối với một y tá là những thao tác cơ bản nhất, huống hồ Tiêu My là một y tá giỏi giang, nhanh nhẹn và cẩn thận với mười mấy năm kinh nghiệm, cho nên cô đã là người đầu tiên được chọn giao nhiệm vụ này. Lần tẩy rửa răng này lại chẳng may xẩy ra một sai sót. Khi cô đang tập trung tinh thần để rửa răng cho Diệp nguyên soái thì bỗng nhiên đầu kim rơi ra khỏi máy xì nước, và trôi tuột cùng nước vào cổ họng của Diệp nguyên soái.
Trong chốc lát, sắc mặt của Tiêu My bỗng nhiên trắng bệch. Sau một lúc căng thẳng cô lập tức trấn tĩnh lại, với kinh nghiệm mười mấy năm công tác và sự gan dạ được rèn luyện từ thực tế công việc, trong lúc Diệp nguyên soái chưa kịp có phản ứng gì cô nhanh tay giữ luôn đầu kim và khéo léo lôi đầu kim từ cổ họng của Diệp nguyên soái ra. Đáng sợ nhưng không còn nguy hiểm, đã tránh phải dùng đến phẫu thuật. Những đồng chí có mặt tại đó đều thở phào nhẹ nhõm. Còn y tá Tiêu My không cầm được lòng, khóc nức nở...
Cô biết rõ tính nghiêm trọng của vấn đề. Đừng nói đến chuyện sự việc này xẩy ra ở một vị lãnh đạo quan trọng của
Đảng và Nhà nước như Diệp nguyên soái, ngay cả xảy ra ở một người dân bình thường thì hậu quả của vấn đề cũng đã rất nghiêm trọng.
Sau một hồi khóc, cô lặng lẽ nhìn Diệp nguyên soái rồi đi ra chỗ khác. Cô đã nghĩ đến những điều tồi tệ nhất, chờ đợi sự tức giận của Diệp nguyên soái.
Nhưng, một ngày trôi qua, Diệp nguyên soái vẫn bình thản như chưa có chuyện gì xẩy ra, vẫn nói cười vui vẻ với những người làm việc quanh mình, vẫn như mọi ngày, bình tĩnh, nhẹ nhàng nói vài câu chọc cười làm vui mọi người.
Cô Tiêu My có vẻ không chịu đựng nổi nữa liền rụt rè đến bên Diệp nguyên
soái, Diệp nguyên soái nhìn thấy cô nhưng thái độ vẫn không có gì thay đổi, vẫn nói cười vui vẻ như mọi ngày.
Tiêu My không thể nào nghĩ rằng, Diệp nguyên soái lại độ lượng với mình đến vậy, một lần nữa cô lại trào nước mắt, cảm động không thốt lên lời.
Sau một lần sai lầm như vậy, các bác sỹ và y tá càng cẩn thận hơn trong quá trình kiểm tra và chữa bệnh cho Diệp nguyên soái, trong lòng mọi người đều nghĩ, Diệp nguyên soái hiểu và độ lượng với chúng ta bao nhiêu thì chúng ta càng cần phải đòi hỏi trình độ làm việc cao bấy nhiêu. Nếu không thì có lỗi với Diệp nguyên soái, có lỗi với Đảng và nhân dân!
5. Gió nhẹ thổi bạt cả gió mạnh Do bệnh tật quanh năm nên Diệp KiếmAnh luôn muốn được sớm rời khỏi cương vị lãnh đạo.
Ngày 1 tháng 9 năm 1982, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh. Trong lần Hội nghị lớn này, Diệp Kiếm Anh đã nói rất chân thành với các đại biểu tham dự Hội nghị: "Năm nay tôi đã 85 tuổi rồi, tuổi già lắmbệnh, muốn làm việc gì thì cũng lực bất tòng tâm. Suy nghĩ đến sự nghiệp của Đảng, tôi đã từng rất nhiều lần đề nghị được sớm rút khỏi cương vị lãnh đạo, nhưng chưa được nhất trí. Bây giờ trước khi Trung ương có quyết định cho tôi về
nghỉ thì còn bao nhiêu tâm sức tôi nguyện sẽ làm hết sức mình, hết lòng tận tuỵ vì dân vì Đảng đến chết mới thôi".
Những lời nói chân thành này của Diệp Kiếm Anh đã khiến toàn thể đại hội phải vỗ tay rào rào.
Cũng chính vì vấn đề làm thế nào để chuyển giao thế hệ lãnh đạo cho tốt, tiếp nhận công việc cho tốt, Diệp Kiếm Anh với kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ làm cách mạng của bản thân đã trịnh trọng nhấn mạnh: "Đảng của chúng ta là một Đảng tràn đầy sức sống. Qua lần Đại hội này chúng ta sẽ đề cử các đồng chí tuổi trẻ, tài cao để đảm nhận cương vị lãnh đạo Trung ương cũng như các cương vị lãnh đạo khác. Đó là một mốc son,
một sự đánh dấu quan trọng cho thấy sự nghiệp của Đảng phát triển thịnh vượng. Những đồng chí cao tuổi như chúng tôi được tận mắt chứng kiến những điều ấy đều cảm thấy vô cùng vui sướng". Nói đến đây, Diệp Kiếm Anh lại đọc một câu thơ của Lý Thương Ẩn, một nhà thơ đời Đường: "Gió nhẹ thổi bạt cả gió mạnh".
Bài phát biểu của Diệp Kiếm Anh luôn được các đồng chí vỗ tay nhiệt liệt. Thực ra, rút lui để thúc đẩy sự nghiệp của Đảng phát triển, đó chính là tâmnguyện lâu dài của Diệp Kiếm Anh. Ngay từ Hội nghị lần thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 24
tháng 2 năm 1980, Diệp Kiếm Anh đã từng nói thẳng mọi suy nghĩ trong lòng: "Những đồng chí cao tuổi của thế hệ chúng tôi dưới sự lãnh đạo của đồng chí Mao Trạch Đông đã từng Nam chinh Bắc chiến, đi qua hơn nửa thế kỷ, bây giờ đều đã 70, 80 tuổi rồi. Mùa xuân năm 1978 tôi đã từng viết hai câu thơ:
"Trăm năm đã được 8 phần mười Ngựa hay tuy già nhưng vẫn ngày đi vạn dặm".
Có thể xem đây cũng là những nét khái quát cho tâm nguyện của những đồng chí cao tuổi như chúng tôi trong cuộc chuyển giao này. Tất cả chúng tôi đều muốn làmnhiều việc cho Đảng, cống hiến sức mình nhiều hơn cho Đảng, nhưng tuổi tác nào
có buông tha ai, chúng ta không thể chống lại quy luật tự nhiên. Sự nghiệp cách mạng luôn phải đứng trước vấn đề chuyển giao nhiệm vụ lãnh đạo của các đồng chí đã cao tuổi và tiếp nhận nhiệm vụ của các đồng chí trẻ hơn. Vì vậy, việc bồi dưỡng những cán bộ kế cận,nhất là những cán bộ kế cận Trung ương đã luôn là một nhiệm vụ chiến lược vừa quan trọng, vừa cấp bách đặt ra trước mắt chúng ta".
Tháng 6 năm sau, Diệp Kiếm Anh lại viết thư gửi Trung ương đề nghị thay đổi thứ tự sắp xếp danh sách trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng, đặt tên mình sau tên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Trung ương Đảng qua thời gian suy
nghĩ cẩn thận, cuối cùng đã đồng ý với đề nghị của ông.
Tuy nhiên, tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tổ chức vào tháng 9 năm1982, Diệp Kiếm Anh vẫn được chọn bầu vào uỷ viên Uỷ ban Trung ương. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ 12 thì ông lại được bầu là Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị Trung ương.
Khi ấy, trong lòng Diệp Kiếm Anh hiểu rõ, đó là lòng mến yêu và tôn kính của nhân dân cả nước đối với mình, nhưng vì tình trạng sức khoẻ cũng như tuổi tác, ông kiên trì quyết tâm rút lui khỏi cương vị lãnh đạo.
Vừa hết nhiệm kỳ Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc khoá 5 ngày 25 tháng 2 năm 1983, ông lại viết thư gửi Uỷ ban thường vụ Đại biểu nhân dân toàn quốc đề nghị không đưa mình vào danh sách đề cử Uỷ viên Thường vụ Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 5. Ngày 5 tháng 3, Thường vụ Đại biểu nhân dân toàn quốc đã gửi thư trả lời đồng ý và còn tuyên dương những cống hiến của ông qua hơn nửa thế kỷ trong cuộc đấu tranh đập tan "Bè lũ bốn tên", cũng như cuộc đấu tranh cách mạng đầy gian nan, vất vả. Sau sự kiện đó, ông đã vui mừng nói với những nhân viên làm việc bên mình rằng: “Tôi sớm về hưu ngày nào thì những người trẻ tuổi sớm có cơ hội được gánh vác trọng trách, sự nghiệp của Đảng, sớm
tiến bộ hơn”.
Đêm trước hôm tổ chức Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 4 khoá 12, Diệp Kiếm Anh và một số đồng chí lão thành cách mạng khác đã cùng gửi thư và đề nghị không đảm nhận chức vụ Uỷ viên Trung ương, nhường chỗ cho những đồng chí trẻ tuổi, có đức có tài được bầu vào Uỷ viên Trung ương. Họ đã từng bước thực hiện tâm nguyện của mình. Cuối cùng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 4 khoá 12 đã đồng ý với đề nghị của các đồng chí cao tuổi và còn gửi thư chúc mừng họ.
Bằng hành động của mình, Diệp KiếmAnh đã đưa ra được câu trả lời hợp tình hợp lý cho việc Đảng và Nhà nước thực
hiện chuyển giao lãnh đạo giữa cán bộ mới và cũ.
6. Cơ tim tắc nghẽn đột ngột
Khoảng 6 giờ tối ngày 19 tháng 11 năm 1983, Diệp Kiếm Anh đang dùng bữa tối ở nhà thì cảm thấy cơ thể không được khoẻ: ngực khó thở, khó chịu. Những nhân viên làm việc bên cạnh vội vàng đỡ ông lên giường nằm nghỉ và lập tức báo cho Tổ kiểm tra sức khoẻ đến kiểm tra bệnh tình cho ông.
Các y tá tập lức làm điện tâm đồ cho ông và kết quả cho thấy có điều gì đó không ổn.
Các chuyên gia trong Tổ bảo vệ sức khoẻ vội vàng đến. Họ đã kịp thời tiến hành kiểm tra và chuẩn đoán sức
khoẻ của Diệp Kiếm Anh, cuối cùng giáo sư Mâu Thiện Sơ cho rằng, Diệp KiếmAnh mắc chứng bệnh cơ tim tắc nghẽn cấp tính ở bên vách trái.
Mọi người đều cho rằng, thời gian này Diệp Kiếm Anh cần phải dành thời gian nằm nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Theo dặn dò của các chuyên gia, Diệp Kiếm Anh đã nằm trên dưỡng bệnh ba ngày, nhưng đến sáng sớm ngày 21 thì ông lại mắc thêm bệnh viêm phổi. Các chuyên gia trong Tổ bảo vệ sức khoẻ cho rằng, căn bệnh này phát tác nếu không được kiểm soát kịp thời thì khi phát tác sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thế là để tìm hiểu bệnh tình, đưa ra những biện pháp tốt nhất, hàng ngày họ phải túc trực
cạnh giường của nguyên soái Diệp KiếmAnh. Các chuyên gia trong Tổ bảo vệ sức khoẻ là những chuyên gia y học nổi tiếng như Đặng Gia Đông, Phương Ngần, Mâu Thiện Sơ, Vương Tân Đức... hàng ngày đã túc trực cùng với các nhân viên làm việc bên cạnh Diệp Kiếm Anh, xemxét hồ sơ bệnh án, nghiên cứu và cùng nhau thảo luận. Họ đã cẩn thận đến mức còn trưng cầu ý kiến của các chuyên gia nổi tiếng khác, cân nhắc thiệt hơn nhằm đưa ra phương án chữa trị thích hợp.
Do xử lý kịp thời và có phương pháp chữa trị đúng nên bệnh tình của nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã chuyển biến theo hướng tích cực.
Sau bữa sáng ngày 14 tháng 12, Diệp Kiếm Anh đã nêu ý kiến với các nhân viên công tác của Tổ chuyên gia: Sức khoẻ của tôi thường xuyên có vấn đề, đó chính là căn bệnh Parkinson. Bây giờ đã tốt rồi, có thể ngừng không sử dụng thuốc chữa viêm phổi không?"
Sau nhiều lần kiểm tra và suy nghĩ kỹ càng, các chuyên gia đã đồng ý với ý kiến của nguyên soái Diệp KiếmAnh, ngừng không sử dụng thuốc chữa bệnh viêm phổi.
Trong thời gian dưỡng bệnh, Diệp Kiếm Anh rất thích tâm sự với những nhân viên làm việc quanh mình. Ông thường xuyên rất cảm kích nói với mọi người: "Bác sỹ làbác sỹ, chuyên gia
là chuyên gia, họ đúng là những con người giỏi giang. Người xưa thường nói Hoa Đà ra tay là chữa được khỏi bệnh. Tôi thấy họ ngày nay đều là Hoa Đà cả, chỉ cần họ đến là tôi yên tâm vô cùng!"
Hàng ngày, nếu có thời gian rỗi ông rất thích được nói chuyện, tâm sự chuyện gia đình với những người làm việc quanh mình.
Vào một buổi trưa, nguyên soái ra ngoài đi dạo bộ thì gặp Diêu Truyền Luân, một chiến sỹ đang quét sân liền dừng lại nói chuyện.
Trong khi nói chuyện, anh Diêu đã vô tình nhắc đến chuyện về nhà lấy vợ. Diệp Kiếm Anh nghe thấy vậy liền hỏi ngay:
"Tiểu Diêu, cậu giấu cũng giỏi nhỉ, sao tôi chẳngbiết gì cả?". Nói rồi, ông liền quay ngay về buồng ngủ lấy tiền lương của mình đưa cho một đồng chí khác nhờ đưa Tiểu Diêu mua một số đồ dùng dành cho đám cưới. Tiểu Diêu tìm mọi cách từ chối, nhưng nguyên soái Diệp đã nói:
"Đây là món quà cưới tôi muốn tặng cậu, cậu phải nhận thì tôi mới vui lòng". Tiểu Diêu vô cùng xúc động nói với nguyên soái Diệp: "Cảm ơn sự quan tâmcủa Thủ trưởng!"
Ông đối xử với chiến sỹ Tiểu Diêu là như vậy, với những người làm việc quanh mình ông cũng đối xử vô cùng chu đáo.
Tiêu Cúc vừa đến làm việc cùng
nguyên soái Diệp Kiếm Anh thì ông đã nhiều lần hỏi chuyện gia đình cô. Một lần, Diệp Kiếm Anh hỏi nhà cô có mấy người, nhà cửa có rộng rãi không, có khó khăn gì trong vấn đề nhà ở không, về nhà thì ở thế nào... Tiêu Cúc không để ý gì cả, trả lời luôn: Cháu không hay về nhà, chỉ về thăm ngày lễ, ngày tết, không có giường nên cứ bắc một tấm ván gỗ rồi ngủ." Diệp Kiếm Anh nghe xong liền ghi nhớ lại trong đầu. Vài hôm sau, ông nhờ người mua từ Thượng Hải mang về một chiếc giường xếp mà Bắc Kinh chưa có tặng cho Tiêu Cúc. Tiêu Cúc vô cùng cảm động. Mỗi lần nhắc chuyện này với mọi người cô đều xúc động nói: "Ai ngờ người nói thì vô tình, người nghe thì có
tâm. Diệp nguyên soái phải lo chuyện quốc gia đại sự mà ngay cả chuyện vớ vẩn ấy cũng nhớ trong đầu". Từ đó, mỗi lần về thăm nhà Tiêu Cúc không cần phải bắc tấm ván gỗ để ngủ nữa rồi. Cô thường nói: "Với chúng tôi, tình cảm của Diệp nguyên soái ấm áp giống như mùa xuân, ông luôn nhiệt tình với những người làm việc quanh mình".
Tết Nguyên đán năm 1984, các thư ký rất vui mừng vì bệnh của Diệp nguyên soái đã được chữa trị khỏi, họ đã cùng nhau đến chúc Tết ông.
Vừa bước vào cửa, họ đều không hẹn mà đồng thanh chào Diệp nguyên soái: "Chúc thủ trưởng năm mới vui vẻ, mạnh khoẻ và sống lâu!"
Diệp Kiếm Anh nghe xong, nồng nhiệt đứng lên chào lại các thư ký: "Tôi cũng chúc các chú năm mới vui vẻ, nămnay tốt đẹp hơn năm trước", sau đó bắt tay mọi người. Chúc Tết xong, Diệp Kiếm Anh liền nói với các bác sỹ, y tá là mình muốn làm việc, yêu cầu các thư ký báo cáo tình hình công việc. Các bác sỹ, y tá thấy thái độ của Diệp nguyên soái rất kiên quyết, hơn nữa tâm trạng cũng đang lúc hồ hởi và nghĩ đang là Tết Nguyên đán nên đồng ý với đề nghị của Diệp nguyên soái, để ông "làm việc".
Nhưng, rốt cuộc thì ông cũng vẫn là một ông già hơn 80
tuổi, bệnh nặng vừa chữa khỏi nếu cứ tiếp tục làm việc
quá sức như vậy thì rất có hại cho sức khoẻ, đặc biệt là khi
căn bệnh viêm phổi rất dễ có cơ hội tái phát.
Thế là, các bác sỹ và thư ký liền bàn bạc với nhau, quyết định để Tổ trưởng Tổ bảo vệ sức khoẻ, giáo sư Đặng Gia Đông đứng ra khuyên giải Diệp nguyên soái nghỉ ngơi một thời gian, vì bệnh tình của ông vừa ổn định, rất dễ tái phát. Biện pháp này quả nhiên có hiệu quả bởi Diệp Kiếm Anh luôn tôn trọng giáo sư Đặng, tích cực tiếp thu ý kiến của giáo sư. Ông đã đồng ý với giáo sư Đặng là để vài ngày sau sẽ nghe báo cáo tình hình công việc.
Nhưng Diệp Kiếm Anh không yên tâm,
luôn nóng lòng muốn tìm hiểu tình hình công việc của Trung ương, của Quân uỷ. Sáng ngày 4 tháng 1, con trai cả của Diệp Kiếm Anh là Diệp Tuyển Bình, Chủ tịch tỉnh Quảng Đông đã từ Quảng Châu đến Bắc Kinh thăm cha.
Diệp Kiếm Anh vô cùng vui mừng khi gặp con trai từ nơi xa đến. Câu đầu tiên ông hỏi khi gặp mặt con trai là:
"Tinh hình bên Quảng Đông thế nào hả con? Trên có tinh thần ra sao? Tình hình trật tự an toàn xã hội và xây dựng kinh tế như thế nào?" Sau khi trả lời vắn tắt, Tuyển Bình đã khuyên cha lên giường nằm nghỉ. Nhưng Diệp Kiếm Anh vẫn hỏi hết câu này đến câu khác về tình hình phát triển của Quảng Đông và xây dựng
Tổ quốc. Tuyển Bình đành phải đứng một bên, lúc thì gật đầu, lúc thì trả lời vài ba câu với những câu hỏi của bố. Cuối cùng, Diệp Kiếm Anh còn muốn tìm hiểu một chút về tình hình quê nhà là huyện Mai. Ông muốn sau này có dịp sẽ về thăm quê. Tuyển Bình an ủi bố: "Chỉ cần bố nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tốt, hợp tác với các chuyên gia cùng chữa bệnh, đợi đến khi sức khoẻ tốt rồi thì sẽ có cơ hội." Diệp Kiếm Anh nghe con nói xong liền gật gật đầu.Bấy lâu nay ông luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ và những hồi ức về quê hương. Ông không thể nào cắt đứt được tình cảm nhớ quê, đặc biệt là lúc ốm đau, ông lại càng nhớ quê đến da diết.
Trung tuần tháng 4 năm 1980, sau chuyến thị sát một số thành phố như Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải... ngày 13 tháng 5 ông đã về thị sát khu vực huyện Mai quê nhà. Sau chuyến thăm nhà lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1971 tính đến lúc này đã gần 10 năm rồi. Bao nhiêu năm đã qua như vậy nhưng trong lòng ông luôn lo lắng về cuộc sống của những người dân quê nhà. Ông biết quê mình nhiều núi ít ruộng, cuộc sống của người dân khó khăn đã lâu, vì vậy, khi những người dân đến thăm, câu đầu tiên ông hỏi là tình hình cuộc sống và sản xuất của những người con quê hương ra sao. Khi ông được biết từ sau Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ ba
khoá 11 đến nay, cuộc sống của nhân dân quê hương ông về cơ bản đã được thay đổi thì ông vui mừng gật đầu khen ngợi.
Ngày 17 tháng 5, Diệp nguyên soái tiếp một số cán bộ huyện Mai và thành phố. Ông đã nhấn mạnh: Một là, cần phải tiến quân vào khu vực núi, xây dựng khu vực núi tốt hơn. Xây dựng tốt các con đường cửa ngõ và phát triển cuộc sống ấm no hơn. Hai là, cần phải đoàn kết. Đặc biệt là các cán bộ ngoại tỉnh cũng như trong tỉnh cần phải học tập, giúp đỡ lẫn nhau, đồng tâm hiệp lực làm tốt "bốn hiện đại hoá". Những lời nói của Diệp Kiếm Anh đã cổ vũ và giáo dục quần chúng cán bộ khu vực huyện Mai rất nhiều. Trong vài ngày thị sát ở quê
hương, Diệp Kiếm Anh sống rất giản dị, không nhận lời tham dự tiệc tùng, chiêu đãi. Khi đi qua thôn B huyện Mậu ông rất vui vẻ cùng ăn cơm quê, đi qua thành phố thì vào ở trong Nhà khách. Buổi trưa trước ngày rời khỏi quê hương ông đã ăn một bữa cơm rất bình thường trong ngôi nhà của gia đình mình, ngồi lại trong căn phòng đã ở thời còn nhỏ, nhìn ngắmtừng ô cửa sổ gỗ... Lần này gặp Tuyển Bình từ Quảng Châu về lại càng khơi dậy nỗi nhớ quê hương vốn đang cồn cào, da diết trong lòng Diệp nguyên soái.
7. Nhà bắt cá tài giỏi
Tháng 7 năm 1979, Diệp nguyên soái đã gặp một số hoạ sỹ của 7 tỉnh tại Tào Duyệt, Di Hoà Viên, Bắc Kinh, ông
đã cao hứng làm một bài thơ về đề tài bắt cá.
Bạn cũng biết "bắt cá" là tên gọi khác dành cho Diệp nguyên soái. Vậy thì tại sao Diệp nguyên soái nổi tiếng trong và ngoài nước lại tự xưng là "bắt cá" tài giỏi. Hoá ra hàng ngày ông có sở thích câu cá. Tại thành phố Quảng Châu (còn gọi là Dương Thành) năm 1961, một ngày chủ nhật đầu mùa hè đẹp trời, trời cao xanh, gió mát, nước hồ tĩnh lặng, sóng hồ lăn tăn. Diệp nguyên soái mặc bộ đồ Trung Sơn màu nhạt đang ngồi trên một chiếc ghế mây chăm chú thả cần câu cá. Ngày hôm ấy, một vài đồng chí có tuổi tham gia Hội nghị nghiệmthu điều lệnh bộ đội chiến đấu của quân
uỷ cũng đến chỗ Diệp nguyên soái xin ý kiến để chuẩn bị biên soạn điều lệnh. Diệp nguyên soái là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của quân đội và cũng là một nhà giáo dục quân sự vĩ đại, ông còn là một lãnh đạo chuyên về quân uỷ trung ương. Các đồng chí này đã đưa ra những giải đáp khó khăn đối với những quy định của điều lệ, nhưng thấy Diệp nguyên soái đang tập trung ý chí cao độ như vậy nên không ai nỡ làmphiền nhã hứng của ông. Thế là họ đành phải tạm gác mọi thắc mắc trong lòng, vui vẻ cầm cần câu ngồi câu cá cùng Diệp nguyên soái.
"Các anh có biết câu cá không?" "Cũng có biết chút ít thôi ạ, nhưng kỹ
thuật còn kém lắm, câu chỉ được vài con".
"Không sao, sẽ vừa câu vừa nâng cao trình độ, tất cả kinh nghiệm đều được đúc rút qua thực tế mà!"
Ông vừa nhìn cá bơi trên mặt nước vừa nhẹ nhàng giảng giải về những kiến thức câu cá. Ông chậm rãi nói về các loài cá, thói quen sống, quy luật hoạt động và nơi hoạt động của cá, công cụ câu cá cũng như cách làm mồi câu cá... khiến ai cũng say sưa ngồi nghe.
Khi đang nọi chuyện, phát hiện thấy con cá bơi trong làn nước trong xanh, Diệp nguyên soái liền lập tức đưa nhẹ cần câu và dùng sức nhấc lên, một chú cá chày thoi nhảy loạn xạ được đưa lên
bờ. "Ha, ha, tiết mục này thật lắm công phu! Sớm quá thì cá bỏ mồi câu, muộn quá thìsẽ bị cá ăn mất mồi và chạy đi đằng nào không biết, cần phải nhấc cần câu đúng lúc, sớm hay muộn đều không được". Trời ạ, câu cá mà cũng có nhiều điều phải học đến như vậy? Mọi người đều nhìn nhau...
Diệp nguyên soái biết các đồng chí đến tìm mình để thảo luận về điều lệnh. Ông đặt cần câu xuống, nhìn đồng hồ rồi nói: "Thôi được rồi, bây giờ cũng không còn sớm nữa, đã đến giờ ăn cơm rồi. Hôm nay chúng ta thu hoạch được khá nhiều, tôi sẽ chiêu đãi các anh bằng thành quả lao động của chúng ta, về nhà tôi ăn một bữa cơm bình thường nhé?".
Chẳng mấy chốc trên bàn ăn đã xuất hiện những đĩa cá chày thoi, cá trình nướng ngon và đẹp mắt, mọi người vừa ăn vừa trò chuyện, ai ai cũng khen ngợi hết lời. Nhưng câu mở đầu của Diệp nguyên soái lại vẫn không tách khỏi chủ đề câu cá. Ông nói: "Mỗi người biết câu cá đều có vài tuyệt chiêu. Nhưng kinh nghiệm cần phải trải qua sự kiểm chứng của mình và còn phải không ngừng tìm tòi phát triển lên. Biên soạn điều lệnh cũng như vậy. Chúng ta phải học tập kinh nghiệm của nước ngoài, nhưng càng cần phải chú trọng đến kinh nghiệm của mình". Một đồng chí nói chen vào: "Những năm 50 chúng ta cũng đã từng nghiên cứu biện pháp tác chiến của Hồng
quân Liên Xô, trình tự tổ chức chiến đấu rất khả thi, nhưng lại thiếu đầu óc". Diệp nguyên soái nói: "Đúng vậy, đó chính là thiếu tư tưởng và linh hồn. Vì vậy khi chúng ta biên soạn điều lệnh không được sao chép nguyên bản, cần tiếp thu những kinh nghiệm nước ngoài phù hợp với tình hình chung cũng như tình hình quân sự trong nước". Bài giáo huấn của Diệp nguyên soái đã làm cho mọi người bỗng thấy trong lòng sáng ra.
Năm 1975, Thủ tướng Chu Ân Lai lâmbệnh nặng phải vào viện điều trị, Diệp nguyên soái lòng nóng như lửa đốt. Ông đã hết mình xoay tròn với "Bè lũ bốn tên" bằng trí tuệ thông minh của mình. Trong lúc hoàn thành nhiệm vụ quan
trọng do Thủ tướng giao phó, ông còn dành toàn bộ tinh thần và sức lực để chăm nom bệnh tình của Thủ tướng Chu Ân Lai. Ông đã cùng với Đặng Tiểu Bình tự tổ chức một tổ điều trị cho Thủ tướng và chỉ cần có mặt ở Bắc Kinh thì bất kể sớm, tối, ngày nào ông cũng gọi điện thoại đến bệnh viện thăm hỏi bệnh tình của Thủ tướng. Mỗi lần Thủ tướng Chu Ân Lai làm phẫu thuật thì ông đều đứng bên ngoài buồng phẫu chuật chờ đợi cho đến khi xong cuộc phẫu thuật mới rời. Trong lúc công việc quốc gia bận rộn, ông vẫn tận tay bọc gói những con cá mình câu được, bảo nhân viên phục vụ mang đến Bệnh viện mời Thủ tướng nếm cá tươi ngon. Trong thời gian
ấy, mỗi lần nhắc cần câu lên câu cá ông đều nói: "Chu Ân Lai bị bệnh, hômnay ta phải câu con cá thật to vào..."
Đầu tháng 10 năm 1976, tại Tây Sơn, Bắc Kinh, gió thu thổi mát rượi, lá phong đỏ ối một vùng. Sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời, "Bè lũ bốn tên" càng đẩy nhanh từng bước cướp Đảng, cướp chính quyền. Diệp nguyên soái khi ấy đang sống ở Tây Sơn đã tìm mọi cách, tích cực liên lạc, bàn bạc với các nhà cách mạng lão thành chuẩn bị các biện pháp giải quyết dứt khoát "Bè lũ bốn tên" để trừ gian, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và cứu nhân dân.
"Bè lũ bốn tên" sau khi đã lên kế hoạch chặt chẽ, quyết định điều Vương
Hồng Văn đến ở Tây Sơn để dễ dàng theo dõi mọi hành động của Diệp nguyên soái. Còn Diệp nguyên soái thì mặc kệ vẫn xuất hiện với cốt cánh của "lão ngư ông", lá đỏ đầy núi, Tây Sơn sương mờ ảo, ông đã dạo chơi quanh núi dạo bước trên núi Ngọc Tuyền khiến cho những con chó săn không biết đường nào mà lần. Một hôm, Diệp nguyên soái bước ra khỏi nhà tự tin bước đến bên hồ số 9. Gió thu thổi đến, nước hồ từng lớp từng lớp nổi lăn tăn, Diệp nguyên soái đến bên chiếc ghế đá, bình tĩnh ngồi xuống và nhấc cần câu nhẹ nhàng nói về "dòng suối số 1 thiên hạ", nhắc đến câu chuyện Tây Thái hậu đã dùng lừa đưa nước từ núi Ngọc Tuyền đến Tử Cấm
thành. Hoàng đế sơ ý đánh đổ, "nước Ngọc Tuyền đã chảy đến trăm nhà". Diệp nguyên soái cảm động than thở: "Chuyện đời bể dâu đến cuối cùng thì tất cả cũng đều là của nhân dân". Nhưng hôm ấy không biết vì sao mà không có một con cá nào mắc câu. Những người đi theo đều không kìm được lòng, nói: "Thủ trưởng, chúng ta đi về thôi, trời sắp mưa rồi". "Vội gì! Năm ấy, Khương Tử Nha thả cần câu ở sông Vị Thuỷ, ông ấy có vội gì đâu, sẽ có kẻ tình nguyện mắc câu thôi! Chỉ cần chúng ta nhẫn nại chờ đợi đến lúc nhất định thì sẽ có vài con cá to mắc câu". Suy ngẫm những câu nói ấy của Diệp nguyên soái, chứng kiến sự thay đổi khôn lường của cục diện chính
trị đất nước Trung Quốc mới thấy những lời nói của lão ngư ông thật ý vị, sâu xa! Ngày phát ra "Mệnh lệnh chung số 1" của Lâm Bưu thì Diệp nguyên soái bị đưa đến "ướp lạnh" ở Trường Sa, Hồ Nam, ông sống ở Khách sạn Dung Viên.
Một hôm, ông nghe nói vợ của một đầu bếp bị mắc bệnh hen nên đã tự mình kê đơn, hái thuốc cho cô ấy. Người đầu bếp mang thuốc về cho vợ uống và bệnh tình đã nhanh chóng khỏi.
Năm 1982, con gái của Diệp KiếmAnh là Lăng Tử đến Hồ Nam quay phimvà cũng ở tại Khách sạn Dung Viên. Một hôm, người đầu bếp ngày ấy nghe nói Lăng Tử đến Dung Viên nên đã vội tìm
đến cô nhờ giúp đỡ. Người đầu bếp đã nói rất khẩn thiết: "Cô về đến Bắc Kinh thì nhất định phải xin bố cô kê cho vợ tôi thêm một đơn thuốc nhé. Lần ấy chính là bố cô đã tự mình kê đơn và hái thuốc trong vườn chữa khỏi bệnh hen cho vợ tôi. Mười mấy năm nay tình trạng sức khoẻ rất tốt, nhưng bây giờ căn bệnh đó lại tái phát rồi, đáng tiếc là tôi đã làmmất tờ giấy kê đơn thuốc của bố cô..." Diệp nguyên soái chưa học qua trường lớp y nào, cũng chưa hề tầm sư học đạo, nhưng ông rất thích y học và quan tâm đến sự phát triển của sự nghiệp y dược của cả nước. Đồng thời, ông cũng có những cách lý giải độc đáo đối với y dược.
Năm 1958, Diệp nguyên soái đã tự mình viết lời tựa cho cuốn "Lịch sử Đông sơ lược", trong đó có viết:
"Mấy năm nay, tôi cũng là một bệnh nhân vật lộn với bệnh tật, khi mang bệnh tôi cảm nhận được sâu sắc rằng đối với một chứng bệnh cần phải kết hợp cả Đông - Tây y, chữa trị cả trong lẫn ngoài, đó là cách chữa trị rất tiên tiến. Đông y cần phải học thông Tây y, Tây y cần phải học thông Đông y, thế thì mới gọi là danh y. Đông y và thuốc Đông y được lưu truyền trong nhân dân Trung Quốc đã hàng ngàn năm nay. Chúng ta cần phải có một cái nhìn khoa học Đông y và các loài thuốc Đông y, nâng cao trình độ tri thức về Đông y, đó chính là nhiệm vụ
nặng nề của những bác sỹ thế hệ trẻ. Là một người bệnh, tôi rất chú ý đến sự thành công và phát triển của Đông y Trung Quốc”.
Đây đúng là cách kiến giải chính xác mà thấu triệt rất khoa học.
Diệp nguyên soái cũng đã từng nói: "Nếu tôi học nghề y thì nhất định tôi sẽ là một bác sỹ tốt".
Bình thường, chỉ cần điều kiện cho phép thì ông rất thích và chuyên tâmnghiên cứu không biết mệt mỏi các loại sách y dược. Và bản thân ông cũng rất thích quan sát, thí nghiệm và thực tiễn. Một lần, Diệp nguyên soái ở Quảng Đông nghe nói con gái mình ở Bắc Kinh bị bệnh viêm xoang. Thế là ông đã ra
ngoài cánh đồng hoang tìm một số cây mạ có tên gọi là "Ngỗng không ăn cỏ" trồng vào hai chậu hoa mang về Bắc Kinh cho con gái chữa bệnh.
Thực ra, con gái ông không mắc bệnh viêm xoang, đó chẳng qua chỉ là mũi bị dị ứng. Con gái ông không muốn làmmếch lòng cha nên đã không nói gì cả, cứ coi như là mình mắc bệnh viêm xoang.
8. Chiến dịch Hoài Hải trong lịch sử bảo vệ sức khỏe
Không lâu sao căn bệnh viêm phổi của Diệp nguyên soái lại tái phát, bệnh tình ngày càng nặng.
Ngày 11 tháng 1 năm 1984, giáo sư Đặng Gia Đông, đồng chí Thạch Kiên, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân
giải phóng và đồng chí Tiêu Hồng Đạt - Văn phòng Quân uỷ đã báo cáo bệnh tình của Diệp Kiếm Anh với Dương Thượng Côn, Phó Chủ tịch Quân uỷ chịu trách nhiệm chủ trì công tác thường trực của Quân uỷ Trung ương.
Trong lúc báo cáo cũng có mặt của Dương Đức Trung, Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ sức khoẻ Trung ương, đồng chí Phó Chủ tịch Dương đã mời Vương Mẫn Thanh, Phó Chủ nhiệm văn phòng bảo vệ sức khoẻ Trung ương đến nghe tình hình.
Giáo sư Đặng đã báo cáo rất tỉ mỉ về tình hình sức khoẻ gần đây nhất của Diệp nguyên soái cũng như phương án chữa trị, đồng thời cũng nói đến một số đề
nghị chữa bệnh của một số chuyên gia trong tổ bảo vệ sức khoẻ. Đồng chí Dương Thượng Côn nghe rất chămchú và cẩn thận. Sau khi nghe báo cáo xong, đồng chí Dương Thượng Côn vừa nắm tay đồng chí Đặng Gia Đông vừa nói mong muốn tổ bảo vệ sứckhoẻ sẽ cố hết sức mình để chữa bệnh cho Diệp nguyên soái và cũng tỏ rõ thái độ ủng hộ hết mình đối với công việc của họ. Đồng thời, đồng chí còn cử Vương Mẫn Thanh tham gia tổ điều trị này.
Các đồng chí trong Tổ bảo vệ sức khỏe tham gia buổi báo cáo này đều cảmthấy rằng, lãnh đạo quân uỷ Trung ương đã gửi gắm hy vọng quá lớn vào mình, cảm thấy gánh nặng lại càng nặng hơn, đó
đúng là một nhiệm vụ lớn lao. Sau chuyện đó, Vương Mẫn Thanh đã nói: "Là Phó Chủ nhiệm văn phòng bảo vệ sức khoẻ Trung ương, cần phải dốc toàn bộ sức lực, làm hết trách nhiệm chữa trị đối với mỗi vị lãnh đạo Trung ương bị bệnh. Nhưng đối với Diệp nguyên soái, ngoài trách nhiệm của bác sỹ, tôi còn có một mối quan hệ hết sức đặc biệt. Sau khi kháng chiến vừadành được thắng lợi, Chủ tịch Mao Trạch Đông trong một lần nói chuyện với bố tôi đã đề nghị ông đảm nhận chức Phó tham mưu trưởng Tổng bộ bát lộ quân kiêm Bộ trưởng Bộ công tác chống địch của quân uỷ Trung ương, và không lâu sau đã chính thức bổ nhiệm. Khi ấy Tham mưu trưởng là bác
Diệp Kiếm Anh. Vì cùng làm việc với nhau nên bố tôi có quan hệ mật thiết với Diệp nguyên soái. Khi đi học ở Diên An, tôi cũng là bạn học khác khoá của con bác Diệp. Hơn nữa, xuất phát từ tấm lòng kính trọng bác Diệp, người đã đi trên con đường đúng đắng nhất, đóng vai trò quan trọng khi Đảng của chúng ta đi qua những cửa ải khó khăn. Do vậy, tôi đã báo cáo với Phó Chủ tịch Dương Thượng Côn là nhất định tôi sẽ làm tốt công việc của mình".
Dương Thượng Côn thấy Vương Mẫn Thanh tràn đầy tự tin thì bèn dặn dò: "Trong quá trình chữa bệnh cần phải dựa vào các chuyên gia, tôn trọng ý kiến của các chuyên gia, phối hợp nhịp
nhàng, chung sức hợp tác”. Trong lòng Vương Mẫn Thanh cũng hiểu rõ, tình trạng sức khoẻ của Diệp nguyên soái như thế nào, có liên quan đến sự ổn định của thời cuộc nước nhà, đó là người thầy giáo cao quý, danh vọng trong lòng Đảng, quân đội, nhân dân cả nước và kiều bào nước ngoài, sự sống của Diệp nguyên soái kéo dài thêm một ngày thì đều có ý nghĩa không thể cân đo được đối với sự ổn định, hoà bình và thống nhất của Tổ quốc. Sau cuộc họp, Vương Mẫn Thanh đã ở bên cạnh các chuyên gia như Đặng Gia Đông, Thạch Kiên trong ngôi nhà ở Tây Sơn của Diệp Kiếm Anh, cùng các chuyên gia trong tổ điều trị sức khoẻ bắt tay ngay
vào làm việc. "Ngôi nhà" của Diệp KiếmAnh được đặt tên là toà nhà số 2, theo số toà nhà của toàn bộ Học viện Khoa học Quân sự. Diệp nguyên soái chuyển đến đây ở từ năm 1958 và ông đã sống ở đây đến khi qua đời. Khi mới đến thì quanh toà nhà số 2 này chỉ có một bức tường nhỏ bao quanh cao hơn 1 mét, trong sân trồng vài cây thưa thớt. Sau đó cùng với sự phát triển của Học viện Khoa học Quân sự, cảnh quan xung quanh toà nhà số 2 đã được cải thiện rất nhiều. Với sự chăm chút nhiều năm của Diệp nguyên soái và những cán bộ làm việc quanh ông, sau giờ làm việc, những cây tùng, cây bách đã lớn lên mạnh mẽ, và rất nhiều loại cây, hoa cỏ như cây ngô đồng,
"""