"Giải Mã Hành Vi - Bắt Gọn Tâm Lý PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giải Mã Hành Vi - Bắt Gọn Tâm Lý PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG Địa chỉ: 175 Giảng Võ - Hà Nội ĐT: (84-24) 3851 5380 – Fax: (84-24) 3851 5381; Email: info@nxblaodong.com.vn Website: www.nxblaodong.com.vn Chi nhánh phía Nam Số 85 Cách mạng Tháng tám, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh ĐT: 028.38390970; Fax: 028.39257205 GIẢI MÃ HÀNH VI, BẮT GỌN TÂM LÝ Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng biên tập MAI THỊ THANH HẰNG Biên tập: Bùi Thị Phương Thúy Sửa bản in: Quân Đặng Bìa: Mạnh Cường Trình bày: Diệu Linh In 3.000 cuốn, khổ 15 x 23 cm tại Công ty TNHH MTV In và TM TTXVN - Vinadataxa Địa chỉ: Số 70/342 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy xác nhận đăng kí kế hoạch xuất bản: 711-2020/CXBIPH/26-37/LĐ Quyết định xuất bản số: 554/QĐ-NXBLĐ cấp ngày 10/06/2020. ISBN: 978-604-9929-01-4 ể In xong và nộp lưu chiểu năm 2020. HỘI MÊ SÁCH Tải eBooks miễn phí tại https://hoimesach.com Nhận eBooks miễn phí qua Zalo: https://zalo.hoimesach.com Group: https://facebook.com/groups/mesachhoi GIỚI THIỆU NỘI DUNG Cuốn sách này là một tài liệu thực hành về tâm lý học hành vi, lý giải trạng thái tâm lý của một người trên góc độ phân tích tâm lý, có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực như quản lý tổ chức, giáo dục đào tạo, giao tiếp xã hội. Cuốn sách gồm 23 chương, mỗi chương giải thích một nội dung hành vi độc lập, trong đó giới thiệu cụ thể những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để phân tích hành vi của con người. 23 phương pháp nhằm giải mã ánh mắt, biểu cảm, cử động tay, tư thế, trang phục, lời nói, thói quen và sở thích... được đề cập trong cuốn sách đều đi kèm ví dụ thực tế, được trình bày rất đầy đủ và rõ ràng trước mắt người đọc. LỜI NÓI ĐẦU Vài năm gần đây, bộ phim truyền hình Lie to me của Mỹ rất nổi tiếng và sở hữu một lượng khán giả khổng lồ, được lấy cảm hứng từ những nghiên cứu thực tế của chuyên gia hành vi học Paul Ekman. Nam chính sau một thời gian dài quan sát và rèn luyện đã có khả năng “nhìn thấu lòng người”, không có một lời nói dối nào có thể qua mắt được anh ta. Chỉ mất vài giây quan sát là anh ta có thể đoán ra ngay cảm xúc thật và suy nghĩ giấu kín trong lòng đối phương. Trên thực tế, từ trước khi nhà tâm lý học người Mỹ John J. Watson sáng lập nên “chủ nghĩa hành vi”, nghiên cứu tâm lý thông qua hành vi đã là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong tâm lý học. “Họa hổ họa bì nan họa cốt, Tri nhân tri diện bất tri tâm.”1 Từ xưa đến nay, lòng người luôn là thứ khó đoán nhất. Không hiếm gặp những tình huống như sau trong cuộc sống: Người bạn chí cốt “đâm” cho bạn một nhát dao khi bạn không đề phòng, còn kẻ thù lại dang tay giúp đỡ khi bạn đang trong cơn nguy khốn. Vậy rốt cuộc phải làm thế nào chúng ta mới hiểu được người khác? 1 Vẽ cọp, vẽ da, khó vẽ xương. Biết người, biết mặt, nhưng không biết lòng. Chúng ta không thể quan sát, nắm bắt được tâm lý của một người, nhưng những cử chỉ, hành động mà họ thể hiện ra bên ngoài lại rất rõ ràng. Vì tâm lý ảnh hưởng đến hành vi, hành vi phản ánh tâm lý, cho nên chúng ta có thể tìm hiểu tâm lý của một người bằng cách quan sát hành vi của họ. Trong cuộc sống, chúng ta thường đặt câu hỏi: “Anh/cô ta đang nghĩ gì?” “Anh/ cô ta nói thật không?” “Anh/cô ta có thích (ghét) mình không?” Chúng ta rất dễ phiền não vì những câu hỏi như vậy, bởi lẽ chúng ta không tài nào tìm ra đáp án. Cuốn sách này sẽ dạy cho bạn cách tìm ra câu trả lời, dẫn dắt bạn bước vào hành trình khám phá những bí ẩn của tâm lý học. Có lẽ dùng từ “trao đổi” và “tổng kết” sẽ hợp lý hơn từ “dạy”, vì những người đi trước đã đưa ra nhiều lý thuyết, phân tích sâu sắc ý nghĩa tâm lý thể hiện đằng sau cử chỉ, hành động, dựa vào chính kinh nghiệm sống và quá trình nghiên cứu khoa học của họ. Chúng tôi chỉ sàng lọc những kiến thức đó, loại bỏ các lý thuyết khó thực hành hoặc khó vận dụng trong cuộc sống thực tế, giữ lại những phương pháp có thể giúp người đọc rèn luyện kỹ năng “đọc tâm”. Chúng tôi tin rằng sau khi đọc kỹ cuốn sách này, kết hợp với sự kiên trì luyện tập, bạn sẽ dễ dàng học được “thuật đọc tâm”. Thuật đọc tâm bao quát nhiều nội dung, chúng ta không thể nắm rõ tất cả hoặc trở thành “bậc thầy đọc tâm” chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng cũng có một số phương pháp đọc tâm rất dễ hiểu và dễ nắm bắt. Cuốn sách này đã tóm lược những phương pháp đọc tâm đó, chia thành 23 nội dung phán đoán tâm lý của con người, bao gồm nét mặt, tư thế, lời nói, nét chữ, thói quen, sở thích, đặc điểm giới tính... Các bạn có thể đọc riêng từng chương của cuốn sách, để không mất nhiều thời gian và tìm đọc được phần mình quan tâm: nhiều người không có nhiều thời gian đọc sách, trong khi đó các loại sách phổ biến trên thị trường lại quá nghèo nàn về mặt nội dung, hoặc là nội dung đầy đủ nhưng sách dày cộp, quá nhiều chi tiết rườm rà, khiến người đọc gặp khó khăn khi muốn tìm nội dung họ cần. Tóm lại, cuốn sách này đã đúc rút 23 điểm then chốt, có giá trị nhất từ những nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về thuật đọc tâm. Mỗi điểm then chốt đều chắt lọc những nội dung tinh túy, trình bày một cách sinh động, sâu sắc về thuật đọc tâm bằng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, giúp bạn đọc dễ dàng tiếp thu và tiết kiệm tối đa thời gian của mình. Chương 01 ÁNH MẮT CHỨA ĐỰNG NỘI TÂM Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Muốn hiểu được lòng dạ người khác, trước tiên cần đọc được ánh mắt của họ. Câu chuyện nhỏ, chủ đề lớn Cô A đang yêu, cô nghĩ rằng anh B cũng yêu cô, vì trong các cuộc hẹn hò anh ta thường nói những lời ngọt ngào và thề non hẹn biển. Mỗi lần anh B hứa hẹn với cô, anh ta đều nhìn chằm chằm vào cô, ánh mắt toát lên vẻ rạo rực. Cô A nghĩ rằng ánh mắt trìu mến của anh ta khi nói những lời đó mới là biểu cảm chân thành, cho nên cô cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng, sau khi cô A đưa tiền mua nhà cho anh B, anh ta bỗng biến mất một cách bí ẩn. Hóa ra hắn là kẻ chuyên lừa dối tình cảm của người khác, kết hôn giả để lừa tiền những phụ nữ nhẹ dạ cả tin như cô A. Cô A không hiểu tại sao anh B có thể nói dối như thật? Nếu biết cách đọc ánh mắt, chắc chắn cô A sẽ không còn nghĩ rằng biểu cảm của anh B là chân thành. Những người thích đọc tiểu thuyết kiếm hiệp không còn lạ gì với cách miêu tả “đôi mắt anh ta toát lên vài phần sát khí”, “đôi mắt anh ta lạnh giá như băng, chẳng có chút cảm xúc nào.” Còn những người thích đọc tiểu thuyết lãng mạn cũng khá quen thuộc với những câu như “ánh mắt cô ấy dịu dàng như làn nước”, “ánh mắt anh ta chứa đầy sự tuyệt vọng và bất lực”. Xét cho cùng, mắt là bộ phận được cấu thành từ một số protein, sao có thể toát lên “sát khí” hay “dịu dàng”, sao có thể “lạnh giá” hay “ấm áp”? Đây chính là sự kỳ diệu của đôi mắt. Mắt của con người đã vượt xa chức năng “thị giác”, nó đã trở thành một công cụ hỗ trợ cho việc biểu đạt tình cảm, có thể nói nó là phương tiện biểu đạt tình cảm quan trọng nhất ngoài nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Chính vì vậy, chúng tôi đặt nội dung nói về mắt ở ngay chương mở đầu cuốn sách. Trong Chương 1, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân biệt những trạng thái tình cảm được thể hiện qua ánh mắt. Khi nắm vững ba khía cạnh dưới đây và khéo léo vận dụng chúng, chắc chắn chúng ta sẽ đọc được ánh mắt của người khác. PHẦN A: NỘI DUNG CỦA ÁNH MẮT Lương Triều Vỹ là ngôi sao hạng A của Trung Quốc, anh được mệnh danh là “người tình quốc dân”. Tại sao trong số bao nhiêu ngôi sao nam ở Trung Quốc, chỉ có mình Lương Triều Vỹ được gọi là “người tình quốc dân”? Điều này phải nói đến sự quyến rũ của Lương Triều Vỹ. Mọi cử chỉ, thần thái và biểu cảm của Lương Triều Vỹ đều toát lên sự thu hút kỳ lạ, nhưng điểm đặc biệt nhất là đôi mắt dường như “có điện”. Thậm chí rất nhiều phóng viên còn tiết lộ rằng khi phỏng vấn họ đều không dám nhìn thẳng vào đôi mắt của anh. Như thế nào mới được coi là đôi mắt như “có điện”? Mắt như “có điện” thể hiện điều gì? Có người nói, mắt Lương Triều Vỹ như “có điện”, vì nó chứa đựng những cảm xúc ẩn giấu, sâu đậm. Khi anh đưa mắt nhìn, bạn sẽ cảm thấy dường như có hàng ngàn câu chuyện ẩn sau đôi mắt ấy. Ánh mắt Lương Triều Vỹ luôn đượm vẻ u hoài nhưng trong trẻo, bi sầu nhưng kiên nghị, làm mê hoặc đối phương, khiến họ như bị “điện giật”. Không chỉ các diễn viên từng đóng nhiều vai khác nhau mới có ánh mắt phức tạp, ánh mắt của người bình thường cũng thể hiện những nội dung phức tạp, đôi khi còn vượt ra ngoài trí tưởng tượng của chúng ta. Con người có bốn loại cảm xúc cơ bản là: vui mừng, ngạc nhiên, buồn bã và sợ hãi. Ánh mắt thể hiện những cảm xúc này đều có một điểm chung là “sáng” lên. Trong khoảnh khắc con người buồn bã hay vui mừng, ngạc nhiên hay sợ hãi, ánh mắt sẽ vụt sáng. Khả năng nhận biết cảm xúc thể hiện qua ánh mắt là bẩm sinh, hầu hết mọi người sẽ có thể ngay lập tức hiểu được hàm ý đối phương thể hiện qua ánh mắt, cho nên ở đây chúng tôi không đi sâu vào điều này. Ánh mắt của con người thể hiện rất nhiều nội dung phức tạp. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn ngoài những cảm xúc cơ bản đã nói ở trên. Dưới đây là một số phương pháp chính để phân biệt nội dung của ánh mắt, bạn đọc kỹ theo trật tự văn bản sẽ hiểu được ý nghĩa trong ánh mắt của người khác. • Đôi mắt “có hồn” hay “vô hồn”? Chúng ta thường nói đôi mắt “long lanh có hồn” để chỉ mắt của một người hơi lồi ra bên ngoài, con mắt như có tia sáng. Ánh mắt này thể hiện một người có trạng thái tinh thần rất tốt và tập trung. Còn đôi mắt vô hồn chỉ ánh mắt phân tán, đờ đẫn, như chưa tỉnh ngủ. Phần lớn các trường hợp mắt vô hồn là do đối phương không hiểu nội dung liên quan đến chủ đề mà bạn đang nói, hoặc có tâm trạng không tốt, nên ánh mắt trở nên hỗn loạn. Người ta thường ví đôi mắt có hồn như vì sao, còn đôi mắt vô hồn như sương mù buổi sáng. • “Độ sáng” của mắt Dựa vào cái hồn, tức là độ sáng của mắt, chúng ta có thể đoán được tâm tính con người. Ánh mắt mập mờ, lúc sáng lúc tối thể hiện tâm trạng bất định của một người, hoặc là họ có tính cách xốc nổi, hoặc là họ định nói dối điều gì đó. Ánh mắt có hồn, nhưng không vụt sáng lên, thể hiện tính cách can đảm, kiên cường và trạng thái tinh thần khá tốt. Ánh mắt sáng rực thể hiện tinh thần vô cùng hưng phấn, hoặc là người đó đang có tin vui, hoặc là bản tính hay cáu gắt, kích động. • Chuyển động của mắt Ánh mắt thường xuyên chuyển động. Nếu chúng ta cảm nhận rằng ánh mắt của đối phương vẩn đục, chắc chắn con mắt của họ sẽ không xoay chuyển, giống như ao tù nước đọng. Ánh mắt sáng rực nhưng không hề xoay chuyển, luôn nhìn chằm chằm, sẽ khiến người khác không hài lòng. Điều đáng chú ý là ánh mắt sáng, chuyển động linh hoạt thể hiện một người thông minh lanh lợi, có thể họ đang nghĩ đến chuyện gì đó thú vị. Nhưng nếu ánh mắt đó chuyển động liên tục thì lại thể hiện rằng đối phương đang chần chừ, lưỡng lự, ngoài ra đôi mắt quá “lanh lợi” sẽ trở thành “gian xảo”. PHẦN B: HƯỚNG NHÌN Trong bộ phim Lie to me, tiến sĩ Cal Letterman đã nhận một vụ án từ ngài thị trưởng: một nữ giáo viên trung học ở miền tây bắc bị sát hại. Kẻ tình nghi là học sinh của nạn nhân, chưa đến tuổi thành niên, cha mẹ cậu ta lại là những tín đồ sùng đạo Ki-tô, nên phiên xét xử sẽ rất căng thẳng, cần phải đảm bảo không có một chút sai sót nào. Ngài thị trưởng muốn điều tra thận trọng để xác định chắc chắn hành vi phạm tội của kẻ tình nghi. Tiến sĩ Letterman và cộng sự của ông là tiến sĩ Foster nhanh chóng tiếp xúc với nghi phạm đã có “chứng cứ xác thực” đó. Đầu tiên, tiến sĩ Foster – một chuyên gia tâm lý học, dẫn dắt cậu ta vào chủ đề cuộc trò chuyện. Sau đó, tiến sĩ Letterman sử dụng tư duy nhạy bén của mình để đặt câu hỏi cho kẻ tình nghi. Tiến sĩ Letterman: “Tôi nghe nói cháu đã được vào đội thi chạy của trường?” Kẻ tình nghi: “Cháu chưa vào đội, họ không cần cháu.” Tiến sĩ Letterman: “Thành tích chạy tốt nhất của cháu trong năm nay là lần nào?” Kẻ tình nghi (di chuyển hướng nhìn): “... Cháu không biết, có lẽ là trong cuộc đua với Jefferson vào tuần trước.” Tiến sĩ Letterman: “Lúc cháu chạy đua, cơ bắp của cháu thế nào?” Kẻ tình nghi (di chuyển tầm nhìn): “... Cháu nghĩ... rất tốt...” Tiến sĩ Letterman: “Còn lúc cháu chạy bộ vào cái đêm bị bắt?” Kẻ tình nghi (nhìn thẳng vào Letterman): “Cháu cảm thấy ổn.” Kết thúc cuộc trao đổi, khi nhân viên FBI hỏi tiến sĩ Letterman, ông nói: “Khi tôi hỏi cậu ta thành tích chạy tốt nhất của năm nay, cậu ta cắt đứt sự giao tiếp bằng ánh mắt với tôi để tìm câu trả lời chính xác. Nhưng khi tôi hỏi cậu ta về hôm cô giáo bị sát hại, cậu ta không tránh né ánh mắt của tôi, cũng không có biểu hiện hồi tưởng lại, chứng tỏ cậu ta đang nói dối.” Nhân viên FBI: “Tôi nghĩ khi nói dối người ta sẽ tránh mắt của người đối diện chứ.” Tiến sĩ Letterman: “Không, trên thực tế, khi mọi người nói dối thường có xu hướng nhìn vào anh, để quan sát xem anh có tin lời nói dối của họ hay không.” Ở đây, tiến sĩ Letterman đã giúp chúng ta sửa lại một quan niệm sai lầm phổ biến: mọi người thường cho rằng trong một cuộc trò chuyện, nếu đối phương không nhìn thẳng vào mắt mình, liên tục chớp mắt hoặc di chuyển hướng nhìn, thì chứng tỏ người đó đang nói dối. Quan niệm này là sai. Thực ra, khi nói dối người nói sẽ nhìn chằm chằm vào người nghe, vì họ biết lời họ nói không đáng tin, nên mới nhìn thẳng vào mắt đối phương để thể hiện sự “chân thành”. Do đó, khi có người “đắm đuối” nhìn chúng ta trong lúc nói chuyện, chúng ta cần xem xét cẩn thận độ xác thực trong lời nói của họ. Đây là một quan niệm sai lầm về ánh mắt. Khi chúng ta không nắm bắt được hướng nhìn, thì sẽ không thể hiểu được ý nghĩa thực sự của ánh mắt, dẫn đến phán đoán sai lầm do “tự cho mình là đúng”. Ví dụ, khi người vợ tra hỏi anh chồng tối qua đã đi đâu, vì còn đang đau đầu, khó chịu do đã uống quá nhiều rượu nên anh chồng chuyển ánh mắt, cố nhớ lại chuyện xảy ra vào tối hôm qua, có khả năng người vợ sẽ hiểu nhầm “anh ta tránh né vì định nói dối mình”, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên bắt gặp những tình huống hiểu nhầm như vậy, thế nên hiểu đúng hướng nhìn là điều vô cùng quan trọng. Khi nói chuyện, hướng xoay chuyển khác nhau của con mắt sẽ thể hiện những trạng thái tâm lý khác nhau. Khi một người đảo mắt lên, xuống, rồi từ trái sang phải, có thể anh ta đang sợ hãi vì nói dối, hoặc không tự tin vào quan điểm của mình. Nói tóm lại, chắc chắn họ đang có tâm trạng không bình tĩnh. Còn nếu một người chỉ liếc mắt sang trái hoặc hoặc sang phải, có nghĩa là anh ta suy nghĩ rất nhanh. Ví dụ, trong cuộc thi hùng biện, con mắt của hai đối thủ thường liếc rất nhanh sang hai bên. Chúng ta cũng thường bắt gặp tình huống tương tự trong các trận đấu cờ vua và cờ vây. Ngoài ra, có một hiện tượng thú vị: khi đàn ông gặp được người phụ nữ mà họ có cảm tình, họ thường không nhìn chằm chằm vào đối phương, mà sẽ quay mặt đi chỗ khác, thỉnh thoảng liếc mắt nhìn lén. Còn khi đàn ông nhìn một người phụ nữ không chớp mắt thì chưa chắc họ đã hứng thú với cô ấy, đó chỉ là một hành vi bản năng, diễn ra trong vô thức, nhằm thể hiện họ là phái mạnh. Rất nhiều phụ nữ không biết điều này nên thường oán trách người yêu cứ thích nhìn người phụ nữ khác. Khác với đàn ông, phụ nữ khi yêu thì “trong mắt chỉ có một người duy nhất”. Khi thực sự dành trọn tình cảm cho người yêu, phụ nữ sẽ không để ý đến những người đàn ông khác, vì họ đã dành hết thời gian để quan sát nhất cử nhất động của anh ta mất rồi. PHẦN C: TẦM NHÌN Có một cô gái trẻ tuổi, thông minh đang đắm chìm trong tình yêu. Chủ nhật nọ, cô và bạn trai có một cuộc hẹn hò lãng mạn như bao lần khác: họ cùng nhau đi ăn uống, mua sắm, xem phim... Sau khi ra khỏi rạp phim, hai người bước vào một cửa hàng đồ ăn nhanh, cô gái nhớ lại những tình tiết trong bộ phim vừa xem, hào hứng bình luận nữ chính có góc nhìn nào đẹp nhất, nam chính có câu thoại nào cảm động nhất... Cô thì thao thao bất tuyệt, còn bạn trai chỉ thỉnh thoảng phụ họa một vài câu, hoặc trêu chọc cô. Cô gái nghĩ bầu không khí giữa hai người rất hòa hợp, mặc dù đôi lúc chàng trai lại hướng mắt nhìn về phía xa. Cô gái đáng thương không hề nhận ra rằng mình nên dừng cuộc nói chuyện vô nghĩa này lại, vì bạn trai không hứng thú với những lời cô nói, anh ta đang cảm thấy nhàm chán. Trong các cuộc trò chuyện hằng ngày, khi đối phương liên tục di chuyển ánh mắt không có nghĩa là anh ta chán ghét chủ đề đang nói. Tuy nhiên, khi đối phương rời mắt và nhìn ra xa, chúng ta cần phải chú ý, vì điều này thể hiện rằng họ không hứng thú với những gì chúng ta đang nói. Khi nói chuyện, nếu người nói nhìn vào đối phương, đặc biệt là nhìn vào mắt đối phương, chứng tỏ họ cực kỳ hứng thú và tập trung lắng nghe. Còn nếu người nói đưa mắt nhìn phía xa, thì chứng tỏ họ không thấy hứng thú hoặc “tâm trí đang treo trên mây”. Đây là một quy tắc đúng với hầu hết tình huống, nó thể hiện rõ ràng nhất ở các học sinh khi đang trong giờ học. Nếu bài học thú vị, chúng sẽ say sưa lắng nghe, tập trung tinh thần, mắt nhìn thẳng vào giáo viên. Thỉnh thoảng chúng sẽ di chuyển ánh nhìn sang bảng đen, nhưng vẫn sẽ không rời mắt khỏi giáo viên. Cũng có trường hợp học sinh không chú ý nghe giảng vì bài học nhàm chán. Lúc đó, chúng vẫn nhìn về phía giáo viên và tỏ vẻ tập trung, nhưng ánh mắt không còn chăm chú nhìn vào giáo viên nữa, mà dường như tâm trí đã lang thang đi đâu đó. Những giáo viên nhiều kinh nghiệm, chỉ cần nhìn lướt qua là sẽ phát hiện ra điều này, họ sẽ bất thình lình gọi học sinh đứng lên trả lời câu hỏi. Chúng ta cần lưu ý, quy tắc này không đúng trong một trường hợp đặc biệt: có một số người luôn tránh né ánh nhìn của người khác. Khi phát hiện ra mình đang bị theo dõi, họ sẽ tỏ ra lúng túng, không dám ngẩng đầu lên, càng không dám nhìn lại đối phương, đó là biểu hiện của hội chứng “sợ bị người khác nhìn”. Vì vậy, chúng ta không thể dùng tầm nhìn làm tiêu chí đánh giá tâm tính của kiểu người này. Một trường hợp khác cũng cần phải nói đến là khi một người đưa mắt nhìn gần, nhưng tầm nhìn của họ không tập trung vào người hay vật cần được chú ý, mà mí mắt cụp xuống, đầu hơi cúi xuống nhìn sàn nhà. Chúng ta không nên coi đó là biểu hiện “tôi không thấy hứng thú”, mà thực ra là “tôi đang xấu hổ”. Nhiều trẻ vị thành niên thường có cử chỉ này khi bị giáo viên hoặc cha mẹ trách mắng, các em cố tỏ ra hờ hững, coi nhẹ lời người lớn nói để giữ lòng tự tôn, nhưng chính cử chỉ cúi đầu đã bán đứng cảm xúc thật của chúng, đó là biểu hiện của sự xấu hổ vì bị phê bình. Đáng tiếc, không chỉ bản thân chúng không ý thức được điều này mà ngay cả giáo viên và phụ huynh cũng không hiểu được ý nghĩa đằng sau đôi mắt nhìn xuống, nên vô tình làm tổn thương đến cảm xúc của chúng. TRÒ CHƠI TÌNH HUỐNG Bây giờ là thời gian chúng ta tham gia trò chơi tình huống, để kiểm tra kết quả tìm hiểu Chương 01. Bạn đi ăn trưa với đồng nghiệp. Nhưng hai người không có chủ ý gì, không biết mình muốn ăn gì và ăn ở đâu. Bạn: “Cậu muốn ăn gì?” Ánh mắt ảm đạm chứng tỏ anh/cô ta không hứng thú với câu hỏi này. Đồng nghiệp (ánh mắt ảm đạm): “Tùy cậu.” [Vì vậy, bạn chủ động đưa ra gợi ý.] Bạn: “Ăn mì nhé? Cậu thích ăn mì không?” Ánh mắt ảm đạm chứng tỏ anh ta/ cô ta vẫn không hứng thú với đề nghị của bạn, còn cái nhìn trực diện khi chưa suy nghĩ thể hiện anh/ cô ta không thành thật. Đồng nghiệp (nhìn thẳng vào bạn với ánh mắt ảm đạm): “Ừ, được.” [Bạn đổi sang một lựa chọn khác.] Bạn: “Hay là đi ăn đồ xào?” Ánh mắt vụt sáng lên chứng tỏ anh ta/ cô ta có hứng thú với đề nghị này, còn di chuyển hướng nhìn thể hiện anh/cô ta đang suy nghĩ nghiêm túc. Đồng nghiệp (ánh mắt hơi sáng lên, di chuyển hướng nhìn): “Cũng được đấy.” [Vì vậy, các bạn quyết định đi ăn đồ xào.] Trong lúc ăn, bạn hỏi: “Cậu đã hoàn thành công việc gần đây chưa?” Ánh mắt sáng lên cho thấy anh/cô ta có hứng thú với chủ đề này. Đồng nghiệp (ánh mắt sáng lên): “Chưa đâu.” [Vì vậy, bạn tiếp tục chủ đề này.] Bạn: “Nghe nói dự án lần này rất nặng nề.” Ánh mắt có hồn thể hiện anh/cô ta đang rất muốn bàn luận về chủ đề này. Đồng nghiệp (ánh mắt trở nên rất có hồn): “Đúng vậy, dự án lần này khó lắm!” [Bạn tiếp tục nói chuyện với anh/cô ta về chủ đề công việc.] [Lát sau, bạn nói về bộ phim truyền hình đang xem gần đây.] Bạn: “Nam chính cực kỳ đẹp trai, nội dung cũng rất thú vị...” Mặc dù anh/cô ta lịch sự thể hiện mình “cảm thấy hứng thú” với chuyện bạn đang nói, nhưng tầm nhìn đã bán đứng anh ta/ cô ta thật lòng không hề thấy hứng thú. Đồng nghiệp thỉnh thoảng gật đầu với bạn, nhưng có một hai lần di chuyển ánh mắt nhìn ra xa. [Bạn khéo léo dừng chủ đề này.] Tải về eBooks hay, chuẩn, đẹp tại HOIMESACH.COM Tải về eBooks hay, chuẩn, đẹp tại HOIMESACH.COM Chương 02 NỤ CƯỜI “THẬT GIẢ” Nụ cười có thể phản ánh nội tâm con người, nhưng cũng chính vì điều đó nên nó được coi là “kẻ ngụy trang” hay “kẻ giả tạo”! Câu chuyện nhỏ, chủ đề lớn Avà B là đôi bạn rất thân hồi đại học, lúc nào họ cũng đi cùng nhau. Sau khi tốt nghiệp thì hai người làm việc ở hai thành phố khác nhau. Mấy năm sau, họ tình cờ gặp lại trên đường, hai người ghé vào một quán cà phê để hàn huyên về những chuyện đã trải qua trong vài năm vừa rồi. A hào hứng kể xấu về bản thân, B chăm chú nhìn A và gật đầu, thi thoảng lại mỉm cười. A nghĩ rằng cuộc trò chuyện của họ rất vui vẻ, chắc chắn B sẽ liên lạc lại với mình. Nhưng A không ngờ rằng B chẳng muốn giữ mối quan hệ này nữa, từ sau lần gặp mặt đó, cô ấy không bao giờ liên lạc với A. “Không phải cậu ấy cũng rất vui hay sao?” A cảm thấy khó hiểu. Nếu A biết được rằng nụ cười cũng có thật giả, cô sẽ không còn mong chờ vào kết quả của cuộc gặp gỡ này, đồng thời hiểu được lý do B cắt đứt liên lạc với mình. Con người sẽ cười vô số lần trong đời, trung bình một người sẽ cười từ hơn chục lần đến vài chục lần mỗi ngày, và có thể cười cả trăm lần mỗi ngày khi còn nhỏ. Nhưng bạn có biết không? Hơn một nửa trong số đó là những nụ cười giả tạo, không xuất phát từ đáy lòng. Ngược lại, có phân nửa nụ cười người khác dành cho chúng ta cũng là giả tạo. Bạn có tin không? Tại sao chúng ta lại nhận được những nụ cười giả tạo? Đó là do đối phương muốn trấn an chúng ta, muốn lấy lòng chúng ta, hoặc chỉ đơn giản là họ hiểu biết và lịch sự. Tất nhiên cũng có nhiều khả năng là do chúng ta kể một câu chuyện chẳng thú vị chút nào, đối phương không muốn chúng ta bị bẽ mặt nên đành cười nhạt. Khi phân biệt được nụ cười của đối phương là chân thật hay giả tạo, chúng ta có thể hiểu được cảm xúc thực sự của họ, không còn tiếp tục nói về chủ đề hoặc có hành động mà đối phương không thích, để từ đó dễ dàng hòa hợp với nhau hơn. Vậy làm thế nào phân biệt được sự thật giả của nụ cười? Trong thực tế, nụ cười chân thật và nụ cười giả tạo có sự khác biệt, những nụ cười khác nhau sẽ thể hiện tình cảm khác nhau. PHẦN A: NỤ CƯỜI CHÂN THẬT Tiến sĩ Foster được mời giúp xác định xem một nghị sĩ có đang nói dối về cuộc sống buông thả của mình hay không. Cộng sự của ông là Torres tiến hành điều tra một người phụ nữ có liên quan đến cuộc sống riêng tư của nghị sĩ. Khi nói về nghị sĩ, cô ta không nhịn được cười. Khi báo cáo với tiến sĩ Foster, Torres nói: “Khi chúng tôi nói đến nghị sĩ, nụ cười của cô ta như muốn nói rằng cô ta thực lòng có tình cảm với nghị sĩ.” Tiến sĩ Foster: “Có nếp nhăn quanh mắt khi cô ta cười không?” Torres nhớ lại giây lát: “Ừm, có.” Tiến sĩ Foster: “Vậy là nụ cười thật rồi, nếu là cười giả tạo thì cô ta sẽ không chớp mắt.” Nụ cười chân thật có tính lan truyền, chúng ta sẽ dễ dàng đón nhận những cảm xúc được truyền tải qua nụ cười của đối phương. Vì thế, mọi người có thể nhầm lẫn nụ cười giả tạo là chân thật, nhưng ít có khả năng hiểu sai nụ cười chân thật là giả tạo. Nụ cười chân thật có một số đặc điểm rất dễ nhận biết. Khi nụ cười đối phương có đặc điểm giống với miêu tả dưới đây, thì thường là nụ cười chân thật. • Cười chảy nước mắt hoặc cười không ngớt Đây là nụ cười rõ ràng nhất. Nếu một người có thể cười chảy nước mắt, thậm chí cười không ngớt, mà bản thân họ lại không phải là một diễn viên hoặc một kẻ lừa đảo tài tình, thì đó chính là nụ cười chân thật và xuất phát từ tận đáy lòng. Hầu hết chúng ta đều từng có trải nghiệm này: Khi gặp một chuyện rất thú vị, chúng ta sẽ cười phá lên, hoặc ôm bụng, đập tay xuống bàn, rồi nước mắt rỉ ra. Đôi khi chúng ta còn cười đến nỗi không kìm lại được. Tuy lúc đó bụng chúng ta co rúm lại, hơi thở dồn dập, nhưng đầu óc tỉnh táo vẫn luôn nhắc nhở chúng ta không được cười nữa, nhưng chúng ta không thể dừng lại. Khi gặp một nụ cười như vậy, chúng ta không có lựa chọn nào tốt hơn là tin rằng nó xuất phát từ đáy lòng. • Tiếng cười to và trầm bổng Tiếng cười giả tạo thường không to, vì nếu cười to mà không có cảm xúc thật sự thì nghe sẽ khô khốc. Hơn nữa, tiếng cười to và chân thật thường không tuân theo quy tắc nào, chúng ta không thể mô phỏng lại tiếng cười đó, nên tiếng cười to thường là nụ cười chân thật, chứng tỏ người đó đang cảm thấy vui vẻ hoặc gặp chuyện gì đó thú vị. Nếu tiếng cười nhỏ, có khả năng rơi vào trường hợp giả tạo, lúc đó chúng ta cần đánh giá tính thật-giả từ điệu cười của họ. Bởi vì tiếng cười rất khó bắt chước, nên tiếng cười giả tạo thường rất ngắn, khó lên xuống giọng. Còn tiếng cười chân thật cũng rất ngắn, nhưng vẫn mang theo âm điệu trầm bổng nhất định. Tiếng cười trầm bổng nghe rất tự nhiên, điều này có nghĩa là nếu âm thanh chúng ta nghe thấy không tự nhiên thì đó hẳn là nụ cười giả tạo. • Cười khi đang nói chuyện Trong một khoảng thời gian ngắn thì con người chỉ có thể chú ý vào một thứ. Nếu một người cố ý muốn đánh lừa bạn bằng một nụ cười giả tạo, họ sẽ dừng nói chuyện trong giây lát để tập trung vào việc “chế tạo” nụ cười. Ngược lại, khi họ không nhịn được cười vì quá vui mừng, thì nụ cười đó sẽ làm gián đoạn cuộc trò chuyện đang diễn ra. Tất nhiên, cách nhận biết này không có nghĩa là mọi nụ cười xuất hiện khi dừng nói chuyện đều là giả tạo, nhưng phần lớn các trường hợp bật cười khi đang nói chuyện đều cho thấy đối phương đang thực sự thoải mái. • Cười có nếp nhăn ở khóe mắt Điều này thật tàn nhẫn, nhưng sự thực là nụ cười chân thật sẽ làm xuất hiện những nếp nhăn nơi khóe mắt! Xét theo góc độ trạng thái tâm lý, các chị em phụ nữ đều biết rằng “một nụ cười trẻ ra mười tuổi”. Nhưng trên thực tế, khi nụ cười xuất phát từ đáy lòng, khóe mắt sẽ xuất hiện nếp nhăn, nên nhiều phụ nữ muốn giữ gìn nhan sắc sẽ hạn chế cười để giảm nếp nhăn. Còn xét về tính chân thật của nụ cười thì nếp nhăn nơi khóe mắt lại là dấu hiệu rõ rệt để phán đoán sự thật-giả của nụ cười. Trong bộ phim Lie to me, tiến sĩ Foster đã nói: “Thật không may, ngay cả những người phụ nữ xinh đẹp cũng không thể tránh được nếp nhăn do nụ cười mang lại, trừ khi họ tiêm một loại thuốc khiến cho da và cơ mặt căng cứng để duy trì vẻ bề ngoài trẻ trung, xinh đẹp, như vậy thì sẽ không có một chút thay đổi nào trên da khi nhếch miệng mỉm cười.” • Cười kèm theo chớp mắt Những người nhìn chằm chằm vào chúng ta và mỉm cười thường khiến chúng ta sởn tóc gáy. Nụ cười bắt nguồn từ tâm trạng vui vẻ, nên mỉm cười là điều hết sức tự nhiên. Tiến sĩ Forster cho rằng người cười giả tạo sẽ không chớp mắt, vì vậy nụ cười xuất phát từ đáy lòng thường đi kèm với động tác chớp mắt. Điều này rất dễ hiểu, vì cứ sau 2 đến 6 giây mọi người sẽ chớp mắt một lần, chớp mắt là một chuyển động tự nhiên, khi nở một nụ cười chân thật, cơ thể đang ở trạng thái thoải mái, dễ chịu thì chúng ta sẽ chớp mắt vào lúc này. Như chúng tôi đã nói ở trên, một người nói dối thường nhìn thẳng vào mắt đối phương. Tương tự như vậy, nếu một người muốn dùng nụ cười giả tạo để biểu đạt tình cảm giả dối, họ cũng thường nhìn đối phương không chớp mắt. Do đó, cười và chớp mắt cùng lúc không những rất dễ thương mà còn thể hiện cảm xúc chân thật. PHẦN B: NỤ CƯỜI GIẢ TẠO Chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết nụ cười giả tạo khi đối chiếu với những đặc điểm của nụ cười chân thật. Cười không phát ra tiếng hay điệu cười khô khốc, cười khi đang dừng cuộc nói chuyện, cười mà trán và khóe mắt không có gì thay đổi, không có nếp nhăn, cười không kèm theo chớp mắt... đều là những nụ cười giả tạo. Điều thú vị hơn là nụ cười giả tạo thường xuất hiện khi trong lòng chúng ta không có cảm giác vui vẻ, thân thiện, nhưng hoàn cảnh giao tiếp lại buộc chúng ta phải thể hiện những tâm tình này. Ví dụ khi bạn tham dự đám cưới của chú rể là họ hàng xa. Bạn không hề cảm nhận được niềm vui của anh ta, cũng không mừng cho anh ta, nhưng do đang tham dự đám cưới nên buộc phải tỏ ra vui mừng. Ngược lại, khi viếng đám tang của một người bạn không thân thiết, dù không mấy đau buồn nhưng bạn vẫn phải cố thể hiện tâm trạng đó. Đôi khi, nụ cười giả tạo không chỉ phản ánh chúng ta không có loại cảm xúc mà chúng ta đang cố tình thể hiện, mà nó còn che đậy hoặc thể hiện một loại cảm xúc trái ngược như sợ hãi, tức giận và khinh bỉ. Nhóm cộng sự của tiến sĩ Letterman nhận nhiệm vụ bảo vệ một chính trị gia là ứng cử viên Tổng thống đến từ Hàn Quốc, đã nộp đơn xin bảo vệ an toàn cá nhân. Con trai của chính trị gia này yêu một cô gái người Mỹ, họ chuẩn bị tổ chức đám cưới ở Mỹ. Nhóm cộng sự đã tiến hành bảo vệ rất nghiêm ngặt, nhưng con trai của chính trị gia vẫn không may bị bắn, phải vào viện điều trị. Tiến sĩ Letterman yêu cầu cộng sự Rauck lấy video giám sát địa điểm tổ chức đám cưới. Rauck giới thiệu tóm tắt với các nhân viên điều tra khác về cách nhận biết hung thủ giấu mặt: hung thủ có ý định giết chết chú rể, nên dù hắn có che giấu tâm tư tài tình đến mấy cũng sẽ để lộ những sơ hở nhỏ. Các nhân viên điều tra cần phải tìm ra cảm xúc thật ẩn sau nụ cười. Rauck: “Những video này được lấy từ chỗ nhiếp ảnh gia của đám cưới, hầu hết được ghi lại trước khi có tiếng súng nổ, nên không thể quan sát rõ được sự tức giận hoặc sợ hãi của hung thủ. Chúng ta phải tìm ra kẻ đã cố che đậy cảm xúc đó. Do hiện trường là một đám cưới, chắc chắn đa số mọi người chỉ giả vờ vui vẻ, nên các anh sẽ thấy rất nhiều người đang che giấu cảm xúc hoặc mỉm cười giả tạo.” Rauck lấy một bức ảnh làm ví dụ, anh ta chỉ vào bức ảnh, nói: “Chúng ta phải tìm kiếm những nụ cười sợ hãi, nụ cười giận dữ và nụ cười khinh bỉ như thế này. Hãy tìm ra kẻ có kiểu cười này và đánh dấu lại.” Nụ cười tựa như một chất gây mê. Con người thường có thói quen là dùng nụ cười che đậy cảm xúc thật. Nụ cười kỳ diệu ở chỗ trong lúc mê hoặc đối phương, nó có thể làm tê liệt chính chúng ta. Thời xưa có rất nhiều câu nói miêu tả tác dụng mê hoặc của nụ cười giả tạo, chẳng hạn như “Con hổ biết cười”, “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”. Chúng ta phải nhận thức được rằng khi một người mỉm cười với chúng ta, rất có khả năng trong lòng họ đang tính toán làm thế nào chiếm được lợi ích từ chúng ta, thế nên việc nhận biết được nụ cười giả tạo là một kỹ năng đặc biệt quan trọng. PHẦN C: KIỂU CƯỜI Có rất nhiều kiểu cười khác nhau, cười mỉm không giống với cười to, cười to cũng không giống với cười điên cuồng. Mỗi kiểu cười đều thể hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau, đồng thời ẩn chứa đặc điểm tính cách của con người. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích ngắn gọn ý nghĩa của các kiểu cười từ hai khía cạnh thể hiện tâm tình và thể hiện tính cách. • Kiểu cười thể hiện tâm tình khác nhau Đằng sau nụ cười mỉm là một tâm trạng vui vẻ, nhẹ nhàng và chưa đến mức sung sướng. Cười mỉm làm khóe miệng hơi cong lên, chứng tỏ trong lòng người đó đang vui, nhưng họ lại không muốn người khác biết được, nên cố ý nén lại. Hầu hết những nụ cười không hở răng chỉ thể hiện sự gần gũi, thân thiện, chứ không có ý gì khác. Cười hở răng thường thể hiện tâm trạng vui sướng. Nụ cười hở răng nhưng không bật ra thành tiếng bộc lộ niềm vui thực sự, bị chọc cười vì chuyện gì đó, hoặc tâm trạng đang rất tốt. Cười thoải mái vô tư cũng phản ánh tâm trạng vui sướng của con người, lúc đó bầu không khí xung quanh họ thường đang ở trạng thái rất hòa hợp và sôi nổi. Cao hơn mức độ “cười thoải mái” là cười điên cuồng. Cười điên cuồng thể hiện trạng thái kích động mạnh mẽ, khi vui mừng, đau buồn hay đắc ý tột độ đều có thể dẫn đến tiếng cười điên cuồng. Trạng thái tinh thần của con người vào lúc này rất không ổn định, hơn nữa cười điên cuồng cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. • Kiểu cười thể hiện những đặc điểm tính cách khác nhau Người hay cười mỉm thường muốn thể hiện sự thân thiện với đối phương, những người này rất tốt bụng, nhưng chỉ có một nửa trong số những nụ cười đó là xuất phát từ đáy lòng. Đặc điểm rõ ràng nhất của những người hay mỉm cười là họ giỏi che giấu bản thân, không muốn người khác nhìn thấu lòng mình. Họ như một người ngoài cuộc đầy lý trí, luôn mỉm cười để phản ứng lại các tình huống và quan sát người khác. Họ thường điềm tĩnh, ít khi bị môi trường xung quanh tác động, hiếm khi nổi giận. Người hay cười thoải mái, vô tư chắc chắn là người hào phóng, nhiệt tình. Họ tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết và tình yêu cuộc sống, khi đã quyết định làm việc gì thì sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá, mặc dù đôi khi họ không thể kiên trì đến cùng. Những người hay cười thoải mái thường lạc quan hơn so với người hay cười mỉm, họ không câu nệ tiểu tiết, nhưng tính cách lại tương đối xốc nổi, dễ “đắc tội” với mọi người xung quanh. Người hay cười lén thường có bản tính khá cổ hủ. Họ thường cười lén theo nhiều kiểu khác nhau, cười thầm khi người khác không chú ý, khẽ khàng nhếch mép, hoặc lấy tay che miệng để che giấu nụ cười, chỉ để hở đôi mắt. Trong cuộc sống, họ thường quá để ý đến người khác mà xem nhẹ bản thân mình, họ rất quan tâm đến hình ảnh của bản thân và đánh giá của người khác về mình, cho nên luôn tỏ ra rụt rè trong giao tiếp. Kiểu người này không phù hợp với những cách giao tiếp quá bạo dạn. Tất nhiên, trong nghi thức xã giao, con gái lấy tay che miệng khi cười là một biểu hiện lịch sự, nhưng nếu che đậy quá kỹ sẽ bị xếp vào nhóm bảo thủ. Còn đàn ông che miệng khi cười chứng tỏ rằng người đó có tính “đàn bà”. Thông thường có thể chia những người có thói quen cười nịnh thành hai loại. Một loại người rộng lượng, vô cùng nhạy cảm, dễ bị tâm trạng của người khác làm ảnh hưởng, luôn muốn tiếp nhận những thông tin tích cực. Còn một loại thì hoàn toàn trái ngược, cuộc sống nhàm chán, không thể tự xác định được vị trí của mình, thiếu tự tin trong các mối quan hệ xã giao, không tin tưởng vào sức hấp dẫn cá nhân, đặc biệt là thiếu khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Họ cười nịnh nhằm lấy lòng đối phương, thể hiện mình cũng là một thành viên trong nhóm, làm tăng cảm giác tập thể. Những người có “ngưỡng cười thấp” rất thú vị. Ngưỡng cười thấp là gì? Có lẽ chúng ta từng gặp kiểu người có thể cười rất lâu vì một chuyện chẳng đáng cười, khi người khác đang nói chuyện, họ bỗng cười phá lên chỉ vì một câu nói nào đó, khiến đối phương cảm thấy khó hiểu. Những người này thường phản ứng chậm chạp trước một câu chuyện cười, như thể “cung phản xạ” của họ quá dài. Loại người này rất dễ cảm thấy vui vẻ, nhưng không phải họ thích coi mình là trung tâm, chỉ là họ không muốn chia sẻ thế giới nội tâm với người khác. TRÒ CHƠI TÌNH HUỐNG Bạn đã bận rộn suốt cả buổi sáng nên hơi mệt mỏi, đến giờ nghỉ trưa, bạn muốn nghỉ ngơi một lát. Bạn để ý thấy các đồng nghiệp khác cũng có vẻ bơ phờ nên định kể một câu chuyện cười. Khi bạn kể xong, cả văn phong vang lên một tràng cười. Bạn quan sát các đồng nghiệp xung quanh và nhận ra mỗi người có một phản ứng khác nhau. Tiếng cười to và trầm bổng chứng tỏ trong lòng đối phương rất vui. Tiểu Trương: Cười ha ha, điệu cười trầm bổng. [Bạn biết Tiểu Trương chưa từng nghe chuyên này, cậu ta có tính cách hào phóng.] Cười có nếp nhăn nơi khóe mắt và hở răng đều thể hiện đối phương thật lòng rất vui. Tiểu Bạch: Không cười thành tiếng, nhưng để lộ răng, khóe mắt có nếp nhăn. [Bạn biết Tiểu Bạch hoặc là thích câu chuyện này hoặc là thích bạn.] Điệu cười đều đều, khô khốc, không chớp mắt, thể hiện cười giả tạo. Tiểu Lý: Cười “hì hì”, nhìn bạn không chớp mắt. [Có thể Tiểu Lý đã nghe câu chuyện này, hoặc cậu ta cảm thấy câu chuyện không buồn cười.] Lấy tay che miệng và mũi là kiểu cười lén. Tiểu Triệu: Cười thành tiếng, nhưng lấy tay che miệng và mũi, chỉ để hở mỗi hai con mắt. [Tiểu Triệu là một người bảo thủ và rụt rè, cô ta rất để ý đến hình tượng của bản thân.] Cười không lộ răng chứng tỏ cô ta chỉ đang cười gượng gạo, có thể gọi nụ cười của cô ta là cười kinh khỉnh. Tiểu Trịnh: Cười không hở răng, trong nụ cười có ý khinh khỉnh. [Tiểu Trịnh cho rằng câu chuyện này không hề buồn cười, có thể cô ta đang coi thường bạn.] Tải về eBooks hay, chuẩn, đẹp tại HOIMESACH.COM Chương 03 QUAN SÁT NGŨ QUAN TỪ NHỮNG BIỂU HIỆN NHỎ Chúng ta có thể kiểm soát nét mặt, nhưng không thể nào kiểm soát được những biểu hiện nhỏ trên khuôn mặt. Những thay đổi rất nhỏ đó sẽ cho thấy nội tâm chân thật, gạt bỏ những điều giả dối. Câu chuyện nhỏ, chủ đề lớn Alà một ông bố chăm chỉ. Một ngày nọ, anh ta bị lãnh đạo chỉ trích nên rất chán nản, buồn bã. Về đến nhà, thấy cậu con trai đang học cấp hai không chịu làm bài tập mà lại chơi game, anh A nổi giận, mắng con gay gắt. Cậu bé chỉ biết im lặng cúi mặt. Khi anh A hỏi: “Mày đã biết lỗi chưa?” Nó mím chặt môi, môi dưới hơi trề ra và gật đầu. Cậu bé phải viết một bản kiểm điểm theo yêu cầu của bố. Trong lúc viết, hai đầu lông mày nó cứ nhíu chặt lại. Anh A cho rằng con trai mình đã rút ra được một bài học, bèn yên trí đi ngủ. Sáng hôm sau thức dậy, anh ta phát hiện ra cậu con trai đã rời khỏi nhà, chỉ để lại một lá thư. Anh A vô cùng ân hận và cảm thấy khó hiểu, rõ ràng tối hôm qua cậu bé đã ngoan ngoãn nhận lỗi và còn chịu viết bản kiểm điểm, tại sao nó còn muốn bỏ nhà ra đi? Trên thực tế, nếu nhận ra được những biểu hiện rất nhỏ trên khuôn mặt của con trai mình, anh A sẽ không phạm phải sai lầm đáng tiếc này. Trên mặt con người có 43 sợi cơ, có thể tạo ra hàng ngàn biểu cảm khác nhau, mỗi biểu cảm lại chứa đựng rất nhiều thông tin. Chúng ta thường không tưởng tượng được rằng một cái nhướn mày hay mím môi cũng là biểu cảm độc lập và có ý nghĩa cụ thể. Chúng ta thậm chí còn không biết rằng nếu không chủ định tiêm thuốc làm tê liệt các dây thần kinh, hoặc làm nhão cơ bắp, thì dù làm thế nào cũng không thể che giấu những biểu hiện nhỏ trên khuôn mặt. Các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp có thể đọc được nội tâm của đối phương thông qua các biểu cảm nhỏ, từ đó phán đoán được mức độ trung thực trong lời nói của anh ta. Cách quan sát này phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc thẩm vấn. Tuy bạn không phải là chuyên gia, cũng chưa từng tham gia chương trình đào tạo chuyên nghiệp, nhưng vẫn có thể học cách nhận biết một số dạng biểu cảm nhỏ. Ở đây, chúng tôi chọn ra một số ví dụ thực tế tương đối đơn giản và phổ biến trong cuộc sống, để lần lượt trình bày những cách nhận biết kỳ diệu từ bốn bộ phận khác nhau trên khuôn mặt. PHẦN A: THÔNG TIN TỪ CHÂN MÀY Trong phần đầu bộ phim Lie to me, khi tiến sĩ Letterman giảng bài cho các sĩ quan cảnh sát, có một người ngồi dưới khán đài nói với người bên cạnh rằng: “Bạn tôi ở Bộ Quốc phòng nói tay này toàn vác tù và hàng tổng. Nghe nói hắn ta đã dành ba năm sống với một bộ lạc nguyên thủy trong rừng rậm châu Phi chỉ để nghiên cứu lông mày của họ.” Nghiên cứu lông mày có khó hiểu thế không? Nghiên cứu lông mày không có giá trị gì sao? Có lẽ rất ít người trả lời rằng “Nghiên cứu lông mày rất có giá trị.” Nếu tiếp tục hỏi họ, nó có giá trị như thế nào, e là hầu hết đều á khẩu. Trong tiềm thức của đám đông, lông mày không có giá trị gì đáng kể, ngay cả khi cho rằng lông mày có giá trị nghiên cứu thì họ vẫn sẽ coi thường việc dành mấy năm nghiên cứu lông mày giống như gã sĩ quan đang nghe tiến sĩ Letterman thuyết giảng. Lông mày là một phần tạo nên biểu cảm trên khuôn mặt, mặc dù nhiều người thường bỏ qua tầm quan trọng của nó, thậm chí coi nó như một loại “trang sức” thuần túy. Họ không hiểu cách lông mày biểu đạt tâm trạng, cảm xúc, bởi vì lông mày không chuyển động linh hoạt như mắt, hơn nữa chẳng ai nghĩ đến việc sử dụng lông mày khi muốn biểu đạt tâm trạng, cảm xúc. Nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn luôn sử dụng lông mày một cách vô thức. Trong những tình huống đó, lông mày đã “bán đứng” nội tâm của chúng ta. Chúng ta có kho từ vựng hết sức phong phú như “lông mày dựng ngược”, “nhếch mày”, “chau mày”, “dướn mày”, “liếc mắt đưa mày” và “lông mày cụp xuống”... để tóm tắt vai trò biểu cảm của lông mày. Chuyển động của lông mày có thể diễn tả một cảm xúc riêng biệt, hoặc có thể kết hợp với các bộ phận khác trên khuôn mặt (đặc biệt là đôi mắt) để thể hiện cảm xúc chung. Dưới đây, chúng ta hãy xem ý nghĩa đằng sau những chuyển động này. • Chau mày Chau mày thực ra là một phản ứng phòng vệ của cơ thể, nhằm ngăn chặn nguy hiểm từ bên ngoài đối với mắt. Ví dụ, khi đột ngột từ chỗ tối bước ra chỗ sáng, bạn sẽ vô thức chau mày, nhắm mắt để cản luồng sáng kích thích vào mắt. Khi chau mày là một “chi tiết” biểu cảm, nó thường kết hợp với cử động của bộ phận khác trên khuôn mặt, để thể hiện tâm trạng tiêu cực như chán ghét, khó hiểu, căm hận hoặc phẫn nộ. Đặc biệt tâm trạng chán ghét thường kèm theo động tác chau mày, mặc dù nó chỉ là một động tác nhỏ và thoáng qua. Cũng có khả năng chúng ta chau mày chỉ vì một lý do đơn giản là cảm thấy khó chịu. Khi cảm thấy đau đớn về thể xác hoặc phiền muộn về tinh thần, con người thường vô tình chau mày. Điều này rất dễ hiểu, bởi nếu một người bị cơn đau hành hạ, chắc chắn họ sẽ rất ghét cảm giác này, mà chau mày lại thường đi kèm với những tâm trạng tiêu cực. • Dướn mày Mọi người thường cho rằng lông mày dướn lên thể hiện tâm trạng đắc ý. Trên thực tế, dướn mày không chỉ thể hiện mỗi tâm trạng này. Người kiêu căng tự phụ thường dướn mày khi đối diện với người khác hoặc khi giải quyết vấn đề nào đó, trong lòng họ lúc đó ngoài cảm giác đắc ý ra, còn có chút coi thường đối phương. Cho nên người hay dướn mày nhiều khả năng có bản tính ngạo mạn. Khi ngạc nhiên lông mày cũng hơi dướn lên. Rất nhiều người không để ý đến chi tiết này, vì họ cho rằng biểu hiện rõ ràng nhất của con người khi ngạc nhiên là mở to mắt và há hốc miệng. Nhận thức này là đúng, nhưng không chính xác tuyệt đối. Chúng ta trợn mắt, há miệng là để cho đối phương nhận ra sự ngạc nhiên của mình, biểu hiện này truyền tải một thông điệp: Trời ơi! Sao lại (hóa ra là) thế này! Nói cách khác, biểu cảm ngạc nhiên này là do chúng ta “tạo ra” và thường kéo dài chưa đến một giây. Trong một giây ngắn ngủi đó, miệng sẽ mở ra rồi khép lại ngay lập tức, nếu không tinh ý sẽ không thể nhận ra biểu cảm này. Khi không xác định được biểu hiện ngạc nhiên của một người không thích thể hiện cảm xúc hoặc cố ý che giấu nội tâm trong những tình huống nhất định, lông mày sẽ “vạch trần” sự ngạc nhiên của họ – khi ngạc nhiên, có thể là một bên hoặc hai bên lông mày sẽ dướn lên. Cử động này của lông mày dễ quan sát hơn so với mắt. Vì thế, để phán đoán một người có biết chuyện nào đó hay không, chúng ta có thể thử họ bằng cách nói ra sự thật. Nếu lông mày họ hơi dướn lên thì chứng tỏ họ rất ngạc nhiên về điều đó, cũng có nghĩa là họ chẳng biết gì về chuyện đó. Chau mày có thể thể hiện tâm trạng đau đớn hoặc chán ghét, còn dướn mày có thể thể hiện tâm trạng đắc ý hoặc bất ngờ. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta dướn mày và chau mày cùng một lúc? Khi bạn thử làm động tác này sẽ cảm nhận được một cảm giác quen thuộc là sợ hãi. Khi con người sợ hãi, hai hàng lông mày dướn lên, có khuynh hướng sát gần nhau, đó là biểu hiện khi các sợi cơ kéo chặt. Nếu chúng ta nhìn thấy biểu hiện này trên khuôn mặt một người nào đó, dù đối phương tỏ ra vui vẻ hay tức giận, thì trong lòng họ cũng đang thực sự sợ hãi. • Lông mày xoắn lại Tình huống này gần giống với chau mày, chỉ khác nhau ở chỗ khi chau mày thì hai hàng lông mày kéo sát gần nhau, còn khi lông mày xoắn lại thì hai hàng lông mày không chụm lại một hướng, mà có khi một bên cao, một bên thấp hoặc xoắn lại như bánh quai chèo. Động tác xoắn lông mày cần dồn nhiều sức, nên thường thể hiện tâm trạng vui mừng, tức giận, buồn bã hoặc đau đớn. Khi những trạng thái tâm lý này đạt đến mức kích động, lông mày sẽ xoắn lại. Khi mọi người tập trung suy nghĩ hay chau mày, nhất là khi chìm trong tư duy, nghĩ mãi không ra điều bí ẩn, lông mày sẽ xoắn tít. Do đó, một người có lông mày xoắn lại nếu không phải có tâm trạng kích động thì hẳn là họ đang suy nghĩ một vấn đề phức tạp. • Lông mày nhếch lên Nhếch mày là một động tác mang tính kỹ thuật, không phải ai cũng có thể làm được và làm đẹp. Đặc điểm nổi bật nhất khi lông mày nhếch lên là một bên xếch lên, còn một bên cụp xuống hoặc bình thường, từ đó tạo thành hình dáng lông mày bên cao bên thấp. Trong hầu hết các trường hợp, lông mày nhếch lên diễn tả một từ đơn giản là “Hả, cái gì cơ?” Lông mày nhếch lên trông khá thú vị, một số người có lông mày linh hoạt, có thể kéo giãn khoảng cách chênh lệch giữa hai bên lông mày, tạo nên một dấu hỏi to tướng trên khuôn mặt. Nhếch mày không xuất hiện thoáng qua như chau mày khi ngạc nhiên, nó diễn ra trong thời gian khá dài, nên đối phương sẽ dễ dàng nhận được tín hiệu đó. Nhiều khi lông mày nhếch lên là do người ta cố ý làm như vậy để tỏ ý thắc mắc, nghi ngờ. • Lông mày nhíu cao Lông mày nhíu cao chỉ phần giữa lông mày xếch lên, hai đầu lông mày cụp xuống tạo thành hình chữ “bát”. Không phải ai cũng có thể làm lông mày nhíu cao, có người lông mày chỉ hơi nhíu lên, chúng ta phải quan sát kỹ mới thấy. Khi nhìn thấy hai lông mày tạo thành hình chữ “bát” trên trán của người khác, chúng ta cần liên tưởng ngay đến “nỗi buồn”. Do lông mày nhíu cao là biểu hiện của nỗi buồn nên nó là một nét biểu cảm phổ biến trên toàn thế giới. • Tần suất chuyển động của lông mày Ngoài các động tác kể trên, tần suất chuyển động của lông mày cũng thể hiện các ý nghĩa khác nhau. Lông mày xếch lên một chút, rồi trở về bình thường, còn kèm theo cái hất đầu hoặc nụ cười mỉm, là biểu hiện thường xảy ra khi chúng ta gặp lại bạn thân hoặc người mình đi đón. Hiện tượng này thể hiện sự chào đón, nên còn được gọi là “chớp mày”. Đặc điểm nổi bật nhất của “chớp mày” nằm ở chữ “chớp”, bởi vì động tác xếch mày lên rồi hạ xuống chỉ diễn ra trong tích tắc và rất linh hoạt, khó nắm bắt. Nếu bạn muốn biết liệu người khác có thực sự chào đón mình hay không thì chỉ nghe lời chào đón của họ là không đủ, mà phải để ý xem họ có “chớp mày” hay không. Lông mày dướn lên, cụp xuống liên hồi chứng tỏ đối phương đang ở trạng thái vui vẻ, phấn khởi. Nếu bạn nhìn thấy động tác này trong một bối cảnh bình thường thì chắc chắn là đối phương muốn tỏ ra thân thiết với bạn hoặc đồng ý với quan điểm của bạn, nên mới vô thức thể hiện ra trên lông mày. Trong mọi trường hợp, bạn nên cảm thấy mừng khi thấy đối phương chuyển động lông mày như thế. Lông mày dướn cao khi đặt câu hỏi còn chứng tỏ đối phương “biết rõ rồi còn hỏi”, tức là họ đã biết câu trả lời rồi, chỉ đặt câu hỏi để xem phản ứng của bạn mà thôi. Trong giao tiếp, nếu quan sát được động tác này ở đối phương thì bạn sẽ tìm ra những thông tin mà họ che giấu. PHẦN B: THÔNG TIN ĐẾN TỪ CHIẾC MŨI Mọi người thường nghĩ mũi là một bộ phận kém linh hoạt trên khuôn mặt, nên nó chỉ có thể biểu đạt rất ít thông tin. Đây là một quan niệm sai lầm, trên thực tế, mũi có khả năng biểu đạt nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, mặc dù “cử động” của mũi rất hạn chế, nhưng nó vẫn có “tuyệt chiêu” của riêng mình. “Nhân tướng học” miêu tả mối quan hệ giữa hình dáng của mũi và tính cách như sau: hình dáng chiếc mũi thể hiện đặc điểm cá tính và sức khỏe khác nhau. Điều này không hoàn toàn chính xác, nhưng cũng có giá trị tham khảo. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn về mũi trong “nhân tướng học”, sau đó giải thích cụ thể cách quan sát nội tâm dựa vào cử động của mũi. • Mũi trong “nhân tướng học” Chúng tôi chia mũi thành ba phần: giữa hai lông mày, đầu sống mũi, giữa sống mũi, đầu mũi và hai cánh mũi. Trong đó, đầu mũi và hai cánh mũi thể hiện rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của con người. Còn phần giữa hai lông mày cho biết cơ thể có khỏe hay không, vì đầu trên cùng của sống mũi tập trung hệ bài tiết quan trọng của cơ thể. Người nào có phần này đầy đặn, không có đường vân ngang dọc, chứng tỏ người đó có hệ bài tiết tốt, sinh lực dồi dào. Người nào có đường vân màu vàng, chứng tỏ người đó có vấn đề về hệ bài tiết hoặc đường hô hấp. Trong nhân tướng học, người có phần đầu sống mũi trở xuống đầy đặn thường thông minh và tự tin. Loại người này có mũi đẹp, làm tăng thêm nét quyến rũ cho cả khuôn mặt. Những người có sống mũi gồ lên quá cao thường có tính cách tự tôn, ngạo mạn, chỉ thích làm việc một mình. Những người có phần đầu sống mũi lõm xuống thường có mũi thấp, đa số họ thiếu tự tin, không có chí tiến thủ, hoặc là người nhẫn nại, bền bỉ, dịu dàng, khoan dung, không màng danh lợi, có thể nói là một “nhà Nho” chính cống. • Đoán nội tâm từ chiếc mũi Mũi thể hiện tâm tình của con người như thế nào? Mũi giống như lông mày ở chỗ khó có thể biểu đạt trạng thái cảm xúc một cách độc lập. Lông mày thường kết hợp với mắt, còn mũi lại thường kết hợp với lông mày, mắt và miệng để thể hiện một trạng thái tâm lý nhất định. Vì vậy, khi quan sát động tác thể hiện của mũi, chúng ta cần kết hợp phân tích với các bộ phận khác trên khuôn mặt. Đầu tiên, chúng ta sẽ bàn về một trong những biểu hiện thường gặp nhất của mũi trong cuộc sống hằng ngày là nhăn mũi. Hiện tượng này xảy ra do hai gò má nhô lên, cánh mũi nở ra, lớp da trên sống mũi dồn lại và tạo thành những nếp nhăn. Nhăn mũi thường thể hiện tâm trạng chán ghét. Khi nhìn thấy thứ ghê tởm, ngửi thấy mùi kích thích hay gặp một người đáng ghét, chúng ta thường có xu hướng nhăn mũi, kèm theo động tác chau mày, nhắm mắt. Đó là biểu hiện điển hình thể hiện cảm xúc chán ghét, tuy chỉ diễn ra trong nháy mắt, nhưng do nó tương đối rõ ràng và khá dễ nắm bắt. Tiếp theo, chúng ta sẽ nói về cánh mũi nở rộng, hay còn gọi là lỗ mũi phồng to. Cánh mũi nở rộng thường xảy ra khi con người ở trong trạng thái kích động, có thể do tức giận hoặc bất mãn. Khi bất mãn, lỗ mũi sẽ chỉ hơi nở ra. Còn khi tức giận, lỗ mũi sẽ phồng to hẳn lên, bởi vì khi con người nổi giận sẽ thở gấp để lấy thêm oxy. Hoảng sợ cũng làm cho lỗ mũi nở ra giống khi tức giận. Ngoài ra, lỗ mũi nở ra còn thể hiện trường hợp “nhìn người khác bằng lỗ mũi”. Động tác hất đầu kèm theo lỗ mũi phồng to thường thể hiện tâm trạng “đắc ý” và “coi thường”. Tất nhiên, nếu chỉ có cánh mũi nở ra mà không có biểu hiện nào khác, rất có khả năng đối phương đang cố kìm chế cảm xúc. Chúng ta cũng không thể bỏ qua những thay đổi trên bề mặt của mũi. Thay đổi sinh lý phổ biến nhất của mũi là đổ mồ hôi, tiếp đến là thay đổi màu sắc. Chúng ta đều biết rằng, mũi và trán là hai bộ phận dễ đổ mồ hôi nhất trên khuôn mặt con người, trong đó mũi sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn khi căng thẳng, lo âu, vậy nên nếu chúng ta phát hiện ra mũi đối phương lấm tấm mồ hôi khi đang nói chuyện, trong khi môi trường xung quanh rất mát mẻ, thì có thể đoán rằng tâm lý của họ đang cực kỳ căng thẳng, hoặc là nôn nóng khi phải đối diện với chúng ta, hoặc là đang có cảm giác tội lỗi. Màu sắc của mũi thay đổi theo diễn biến tâm lý, có khi sẽ đỏ ửng, có khi lại trở nên trắng bệch. Mũi đỏ ửng thường dễ nhận biết hơn, có người mũi đỏ ửng khi bị cảm cúm, có người mũi đỏ ửng khi lúng túng, ngượng ngùng. Còn mũi trắng bệch thường thể hiện tâm lý hoảng sợ hoặc rụt rè, mũi cũng thường trở nên trắng bệch khi một người đột nhiên bị giật mình. PHẦN C: THÔNG TIN TỪ KHÓE MIỆNG Thông tin thể hiện qua đôi môi không giống với thông tin thể hiện qua lông mày và mắt. Đôi môi có thể thực hiện nhiều động tác, chỉ riêng độ cong của khóe môi cũng đã phản ánh những tâm trạng cảm xúc khác nhau. • Hé miệng và khép miệng Những người có thói quen hé miệng trong trạng thái bình thường là người hướng ngoại và cẩu thả. Tuy họ rất nhiệt tình, nhưng thường không đáng tin cậy. Còn những người quen khép miệng khá quyết đoán và bình tĩnh, khi họ khép miệng, nếu hai môi mím lại quá chặt sẽ khiến mọi người có cảm giác họ rất khó gần. Họ sẽ không biến sắc khi gặp chuyện khó khăn, nhưng tính cách có phần lạnh lùng. • Động tác khi hai môi khép lại Mím môi là động tác phổ biến nhất của miệng. Trong quá trình giao tiếp, nếu đối phương khẽ mím môi khi nói đến chuyện nào đó thì chứng tỏ họ do dự, chần chừ, không tự tin vào những gì mình nói. Khi đối phương biết chuyện gì đó nhưng không muốn tiết lộ, cũng sẽ có động tác mím môi – một hành vi bản năng nhằm ngăn cản bản thân nói ra những gì mình biết. Khi muốn giữ bí mật, con người cũng thường có động tác “cắn môi”, lấy hàm răng trên cắn vào môi dưới để ngăn bản thân không được tiết lộ bí mật. Giống như răng, lưỡi cũng hỗ trợ biểu cảm của môi: Khi đang ở trong tâm trạng kích động thì chúng ta thường liếm môi. Vì khi kích động, con người hay bị khô miệng, khô lưỡi. Những trạng thái kích động bao gồm vui sướng, tức giận và căng thẳng. Bĩu môi thường là động tác có ý thức, thể hiện sự “không hài lòng”. Khi một người bĩu môi một cách vô thức, ngoài ý không hài lòng ra còn thể hiện tâm trạng chán ghét. Khi răng khít chặt, môi dưới hơi trề ra, khiến cho khóe miệng cong xuống, kèm theo động tác chau mày và nhăn mũi, thường tỏ ý chê bai, xem thường. • Thông tin từ cằm Cằm chỉ có rất ít cử động, mặc dù nó có thể truyền đạt độc lập một số thông tin, nhưng thường kết hợp với môi để tạo thành biểu hiện nhỏ về mặt cảm xúc. Khi một người bất ngờ nghe thấy hoặc nhìn thấy một sự việc nào đó ở giữa nơi công cộng, có thể cằm anh ta sẽ căng lên và giương ra, thể hiện anh ta rất lúng túng. Ví dụ, khi bị người khác mắng nhiếc, có thể chúng ta sẽ có động tác giương cằm ra. Có lẽ trước kia bạn chưa từng để ý mình có thể giương cằm ra phía trước. Nếu thử làm động tác này, bạn sẽ thấy chiếc cằm linh hoạt hơn mình nghĩ khá nhiều. Thường thì giương cằm là biểu hiện của sự tức giận. Biểu hiện này cũng giống với phản ứng “nghiến răng nghiến lợi” diễn tả tâm trạng cực kỳ tức giận. TRÒ CHƠI TÌNH HUỐNG Bạn muốn mua một chiếc tivi trong trung tâm thương mại, nhưng lại không hiểu rõ về chức năng và giá cả của các loại tivi. Mấy nhân viên bán hàng đứng bên cạnh tươi cười và nói với bạn: “Anh/chị muốn mua một chiếc tivi tầm nào?” Người quen hé miệng ngay cả những lúc bình thường là người có tính cách hướng ngoại và cẩu thả. Bạn nhìn lướt qua mấy người họ, thấy một người trong số họ hơi hé miệng. [Bạn biết rằng người này khá dễ “đối phó”, nên chỉ định cậu ta phục vụ bạn.] Cậu nhân viên hỏi bạn câu hỏi tương tự, bạn trả lời: “Anh/ chị muốn chiếc tivi có những chức năng mới, nhưng giá phải chăng thôi.” Động tác hất đầu, dướn mày và cánh mũi nở ra kết hợp với nhau cùng thể hiện vẻ đắc ý. Nhân viên bán hàng (khẽ hất đầu lên, lông mày dướn lên, cánh mũi nở ra): “Vậy anh/chị xem chiếc này đi.” Cậu ta giới thiệu chức năng của một chiếc tivi và báo giá: “Chiếc này phù hợp với nhu cầu của anh/chị.” Bạn: “Có được giảm giá nữa không em?” Mím môi khi đang nói chuyện là biểu hiện điển hình của tâm trạng lưỡng lự, nó cho thấy cậu ta không tự tin vào những gì mình vừa nói. Nhân viên bán hàng: “Đây là giá ưu đãi nhất của bên em rồi.” Dứt lời cậu ta mím môi. [Bạn biết cậu ta đang nói dối, bèn tung “hoả mù” để thăm dò.] Bạn: “Nhưng đợt trước anh/chị đã xem loại tivi như thế này ở chỗ khác, họ bán rẻ hơn.] Khi đối phương đặt câu hỏi, nếu họ nhếch mày lên, thì chứng tỏ họ “biết rõ rồi còn hỏi”, tức là người hỏi đã biết đáp án. Nhân viên bán hàng (hai mày nhếch lên): “Làm gì có chuyện đó ạ?” [Bạn thấy rằng nhân viên bán hàng cho rằng chuyện này có khả năng xảy ra, nên bạn đưa thêm bằng chứng.] Bạn: “Anh/chị xem ở trung tâm thương mại XXX, giá của họ thực sự rẻ hơn ở đây.” Cằm căng lên, rồi giương ra thể hiện tâm trạng lúng túng, khó xử. Nhân viên bán hàng (cằm căng lên và giương ra): “Mỗi đời tivi một giá, hơn nữa chức năng cũng khác nhau. Nhưng nếu anh/ chị thực sự muốn mua, bên em có thể giảm thêm chút nữa.” [Biểu hiện của nhân viên bán hàng giúp bạn xác định được rằng có các mức giảm giá. Bạn biết mình có thể mua với giá rẻ hơn, nên tiếp tục mặc cả.] Bạn: “Em có thể giảm cho anh/chị bao nhiêu?” Nhân viên bán hàng: “Anh/chị có thể chấp nhận được giá nào?” Bạn: “Giảm 1.000 tệ đi.” Mày dướn lên và mắt mở to cùng một lúc thể hiện sự ngạc nhiên, biểm cảm này xuất hiện chưa đầy một giây nên là thật. Nhân viên bán hàng (mày dướn lên, mắt mở to trong chưa đầy một giây): “Giá đó là không thể được, như vậy chúng em lỗ vốn!” [Bạn biết giảm giá 1.000 tệ là chuyện không tưởng.] Bạn: “Vậy các em có thể giảm được bao nhiêu?” Mũi lấm tấm mồ hôi thể hiện tâm trạng căng thẳng hoặc lo lắng. Nhân viên bán hàng (chóp mũi lấm tấm mồ hôi): “Bên em có thể giảm giá cho anh/chị 300 tệ, đó là giá ưu đãi hết mức rồi.” [Nhân viên bán hàng sắp bị bạn thuyết phục rồi, bạn cảm thấy vẫn còn khả năng mặc cả, nhân cơ hội ép giá.] Bạn: “Em giảm cho anh/chị 600 tệ đi.” Cánh mũi nở ra kết hợp với biểu hiện giương cằm ra thể hiện tức giận. Nhân viên bán hàng hơi do dự (cánh mũi nở ra, cằm giương ra): “Thôi được ạ.” [Nhân viên bán hàng đã nổi cáu, bạn biết không thể mặc cả thêm nữa, nên cuối cùng đã chấp nhận cái giá này.] Tải về eBooks hay, chuẩn, đẹp tại HOIMESACH.COM Chương 04 ĐỘNG TÁC CỦA TAY LÀ “KẺ PHẢN BỘI” LỚN NHẤT Động tác của tay có thể tiết lộ cách nghĩ chân thật nhất mà bạn không thể nào che giấu được! Mẩu chuyện nhỏ, chủ đề lớn Clà một thư ký có năng lực khá tốt. Trở ngại lớn nhất của cậu ta là thường không đoán được tâm tư của sếp. Sếp của C mới ngoài 30 tuổi đã leo lên vị trí cao, tính khí thất thường. Một hôm, sếp to tiếng với một người qua điện thoại. Lát sau, khi C mang tài liệu vào phòng, sếp nói: “Tôi sẽ hủy hết các hợp đồng của nhà máy XX! Không bao giờ hợp tác với bọn họ nữa! Không thể nào chịu đựng nổi gã phụ trách bên đó!” Khi nói, sếp đưa mắt nhìn cửa sổ sát bên tay trái, ngón trỏ tay phải duỗi thẳng, gõ từng nhịp một, bốn ngón còn lại nắm chặt như muốn nhấn mạnh những lời anh ta nói là thật. C nhanh nhảu thay sếp hủy hết các hợp đồng với nhà máy XX. Nhưng không lâu sau đó, C nhận được quyết định sa thải. Nếu C hiểu được bí ẩn đằng sau động tác của tay sếp, liệu cậu ta có còn “nhanh ẩu đoảng” như vậy hay không? Ngoài nét mặt ra, ngôn ngữ cơ thể sẽ thể hiện rõ nhất thế giới nội tâm của con người, trong đó động tác tay sẽ diễn tả những cảm xúc thực sự trong lòng mỗi người. Chúng ta khó có thể tưởng tượng động tác tay truyền tải bao nhiêu thông tin, cũng giống như việc chúng ta không thể tưởng tượng được mỗi ngày mình đã thực hiện bao nhiêu cử chỉ, động tác tay một cách vô thức. Hẳn sẽ có ai đó cho rằng tôi hơi nói quá. Không, đây là sự thật. Mỗi khi nói dối, chúng ta sẽ cố che giấu biểu hiện trên khuôn mặt, điều chỉnh lời nói, thay đổi giọng điệu, nhưng vẫn vô thức thực hiện một số động tác tay nhất định vì nó rất khó kiểm soát. PHẦN A: ĐỘNG TÁC TAY KHI NÓI CHUYỆN Văn phòng của tiến sĩ Letterman nhận được một vụ án mới thuộc trách nhiệm của FBI. Đó là tìm ra hung thủ đã giết hại con gái của một vị thẩm phán. Lần theo manh mối, nhóm cộng sự của tiến sĩ Letterman nghi ngờ một nữ giáo viên đã nhận tiền để hạ sát cô bé thay cho kẻ khác. Khi nhóm cộng sự và FBI hỏi về chuyện này, nữ giáo viên tỏ ra rất tức giận. Cô ta hét lên: “Tôi không cần phải ngồi đây nghe những lời vô lý của các anh!” Dứt lời cô ta đập mạnh tay xuống bàn để thể hiện sự giận dữ. Tiến sĩ Letterman châm biếm: “Có lẽ cô sẽ muốn lặp lại những hành động vừa rồi. Thực ra đó chính là độ trễ trong phản ứng của con người đối với những sự việc kinh khủng.” FBI: “Ý anh là gì?” Tiến sĩ Letterman: “Cô ta đột nhiên nói to, rồi đập tay xuống bàn trông có vẻ rất tức giận. Nhưng nếu thực sự tức giận, những hành động đó nên xảy ra cùng một lúc.” Trong lúc nói chuyện, chúng ta thường vô thức thực hiện những động tác tay. Ví dụ nhiều người có thói quen khoát tay khi nói. Những động tác này biểu đạt chân thật nội tâm của con người, rất khó kiểm soát vì nó hoàn toàn mang tính bản năng. Thời gian từ lúc não bộ quyết định thực hiện một động tác tay cho đến lúc đôi tay thực hiện động tác đó chưa đến một giây. Chúng ta hãy tìm hiểu các cử chỉ, động tác của tay trong khi nói chuyện, và phân tích ý nghĩa của nó. • Hai lòng bàn tay mở rộng Đây là một động tác tay rất điển hình, thường biểu hiện sự thẳng thắn. Hai lòng bàn tay mở rộng là động tác thả lỏng, giống như mở lòng mình với người khác. Động tác này xuất hiện khi chúng ta nói thật, hoặc thể hiện sự chân thành với đối phương. Hai lòng bàn tay mở rộng có thể là do vô thức hoặc có ý thức. Khi muốn bày tỏ sự “chân thành”, chúng ta sẽ cố ý thực hiện động tác này để làm tăng sức thuyết phục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hai lòng bàn tay mở rộng không chỉ thể hiện sự trung thực của bạn, mà còn khơi gợi sự trung thực của đối phương. Vì vậy, dùng động tác này khi muốn bày tỏ sự chân thành hoặc muốn đối phương thẳng thắn hơn là một lựa chọn tốt. • Một bàn tay mở ra Một bàn tay mở ra cũng là động tác thường thấy trong khi nói chuyện, giống như hai lòng bàn tay mở rộng. Tuy nhiên nó mang ý nghĩa trái ngược, thường thể hiện sự “không trung thực”. Khi một người không tự tin vào điều mình nói hoặc nói dối, họ sẽ vô thức lật tay và để lộ lòng bàn tay. Động tác này có vẻ như muốn nhấn mạnh điều đã nói, nhưng trên thực tế nó thường mang lại cảm giác không đáng tin cậy. Vì vậy, nếu một người nào đó thực hiện động tác này khi đang nói chuyện thì tốt nhất đừng quá tin vào những gì họ nói. Tiến sĩ Letterman xem tivi và thấy một doanh nhân nổi tiếng thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào cổ phiếu của công ty mình, dù liên tục nói những câu từ mang tính tích cực như: “Tương lai tươi sáng... vấn đề nhỏ... đừng lo lắng...” nhưng anh ta lại vô thức lật một bàn tay ra. Tiến sĩ Letterman lập tức gọi điện cho thư ký của ông, ra lệnh bán hết số cổ phiếu của công ty kia mà ông đang nắm giữ. Quả nhiên không lâu sau giá cổ phiếu này tụt xuống đáy. • Một bàn tay nắm lại, ngón trỏ duỗi thẳng Đây cũng là một cử chỉ phổ biến khi ai đó thể hiện quan điểm của mình, cùng với giọng nói sang sảng, mạnh mẽ, họ sẽ nắm bàn tay phải, duỗi thẳng ngón trỏ và gõ nhịp vào không trung. Có thể chỉ gõ một nhịp, cũng có thể gõ liên tiếp nhiều nhịp. Đa số những người thực hiện cử chỉ này đều ở trong trạng thái hưng phấn. Ví dụ, trong một cuộc thi hùng biện sôi nổi, đối phương sẽ liên tục thực hiện cử chỉ này khi giải thích quan điểm của mình, nhằm nhấn mạnh tính chính xác và sức mạnh đanh thép của lời nói. Mọi người cũng thường thực hiện cử chỉ này trong một trạng thái khác, đó là tức giận, với điều kiện phải có đối tượng gây ra sự tức giận, khi đó ngón trỏ sẽ không chỉ vào không trung mà chỉ thẳng vào đối tượng đã khiến chúng ta nổi giận, như muốn trút hết sự bất mãn. Khi đó, động tác tay của chúng ta là có ý thức. Có một điều thú vị, đó là khi một người thực hiện cử chỉ tương tự với tác dụng nhấn mạnh, nhưng nếu hướng nhìn của họ và hướng chỉ của ngón tay trái ngược nhau, thì chứng tỏ người đó đang nói dối. Ví dụ, một chính trị gia đang bị tin đồn tiêu cực bủa vây, khi trả lời phỏng vấn trên sóng truyền hình, ông ta trịnh trọng tuyên bố mình hoàn toàn không có liên quan đến vụ việc đó. Nhưng lúc nói, ông ta đưa mắt nhìn sang trái, còn ngón tay lại gõ nhịp vào bên phải. Những người có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ cơ thể đều biết rằng kẻ đang một mực kêu oan kia chưa chắc đã vô tội. • Lực nắm của bàn tay Nắm tay là động tác cần dùng nhiều sức nhất trong tất cả các động tác của tay. Khi đang trong trạng thái tinh thần phấn khởi hoặc phẫn nộ, chúng ta thường vô tình thực hiện động tác này. Các trạng thái phổ biến nhất là: tức giận, đau đớn, buồn bã, hạ quyết tâm hoặc chuẩn bị tấn công. Đôi khi đối phương nắm tay rất chặt, vì họ muốn bạn nhìn thấy động tác nắm tay của mình. Ví dụ khi cố ý đe dọa hoặc thể hiện quyết tâm. Tuy nhiên, cái nắm tay mà đối phương cố ý muốn người khác nhìn thấy không hoàn toàn thể hiện suy nghĩ thật của họ, nên không có nhiều giá trị tham khảo. Cái nắm tay thực sự bộc lộ nội tâm của đối phương thường được thực hiện một cách vô thức và rất khó quan sát. Khi bạn phát hiện ra đối phương đang lén nắm tay, thì gần như chắc chắn họ đang ở trong ba trạng thái tức giận, đau đớn hoặc buồn bã. Còn muốn biết cụ thể là loại tâm trạng nào, thì cần kết hợp với các biểu hiện trên khuôn mặt của họ mới có thể đoán ra được. • Lòng bàn tay ngửa lên và úp xuống Lòng bàn tay ngửa lên và úp xuống mang lại những cảm nhận khác nhau cho người đối diện. Lòng bàn tay ngửa lên mang lại cảm giác tốt đẹp, bởi vì nó là biểu hiện của sự nhiệt tình. Động tác giơ bàn tay lên đơn giản nhất là chào hỏi. Gần như mọi động tác chào hỏi trên thế giới đều liên quan đến lòng bàn tay ngửa lên, tuy hình thức thể hiện có phần khác nhau, nhưng đều truyền tải thông tin là sự thân thiện. Chúng ta thường thấy các diễn giả, đặc biệt là nhà lãnh đạo một tổ chức hoặc một phong trào nào đó ngửa lòng bàn tay lên khi nói, vì động tác này có tác dụng kêu gọi và khích lệ, có thể thu hút sự chú ý của người nghe. Do đó, những người thường ngửa bàn tay hoặc cánh tay lên trong lúc nói chuyện là người cởi mở, nhiệt tình, họ thích giao tiếp với người khác. Ngược lại, lòng bàn tay úp xuống là cử chỉ mang tính “dứt khoát”. Những người thực hiện cử chỉ này thường thể hiện thế thượng phong của mình, họ thích lãnh đạo người khác, lời họ nói ra không đáng nghi ngờ, chuyện họ đã quyết định sẽ không dễ dàng thay đổi. Nói cách khác, những người như vậy có chút tự phụ. Có thể nói, lòng bàn tay úp xuống thể hiện ý nghĩa “chuyện này đã quyết”. Cho nên, nếu bạn nhìn thấy một người nào đó thực hiện cử chỉ như vậy (đặc biệt là sếp của bạn) thì chớ nên tìm cách thay đổi cách nghĩ của họ. Việc đó không những vô ích, mà còn khiến họ nảy sinh ác cảm vì sự không nhạy bén của bạn. • Động tác giữa hai tay Chỉ bằng một tay mà đã có thể truyền đạt được khá nhiều thông tin, vậy thì lượng thông tin mà cả hai tay cùng truyền đạt hẳn sẽ càng phong phú hơn. Nhiều khi động tác giữa hai tay có thể thay thế cho lời nói, và được thực hiện một cách có ý thức. Hai tay khoanh trước ngực sẽ tạo thành một dấu “X” lớn, có nghĩa là “không”, thường dùng khi chúng ta muốn từ chối đối phương, ngụ ý bảo họ hãy dừng chủ đề đang nói hoặc hành động đang làm, ngăn họ lại gần mình. Động tác này hiếm khi xuất hiện theo bản năng, nhưng nó vẫn truyền tải rất chân thật nội tâm của con người. Hai bàn tay chắp lại, lòng bàn tay chụm vào nhau giống như cầu khấn là một động tác phổ biến trên toàn thế giới. Nó không chỉ thể hiện hành động cầu khấn, mà còn thể hiện trạng thái tập trung suy nghĩ. Khi đối phương thực hiện động tác như vậy, nếu không phải đang thầm cầu trời khấn phật thì hẳn là họ đang mải miết suy nghĩ về vấn đề nào đó. Nếu hai lòng bàn tay của đối phương úp vào nhau, đặt trước ngực hoặc dưới cằm thì là họ cầu khấn; còn nếu hai lòng bàn tay tách rời, các ngón tay chắp lại trước miệng, thì đó là suy ngẫm. 10 ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay ngửa lên trên đùi hoặc úp xuống mặt bàn là một động tác thể hiện trạng thái thoải mái, tự tin. Nếu trong quá trình đàm phán mà thấy đối phương thực hiện cử chỉ đó thì chúng ta phải cẩn trọng và tập trung tìm cách đối phó. Hai bàn tay xoa vào nhau theo bất kỳ cách nào khi đang nói chuyện đều là động tác tự an ủi bản thân. Động tác này có tác dụng trấn an bản thân, bởi vì cử chỉ vuốt ve có thể an ủi người khác, nhưng khi không có ai vỗ về bạn, thì chính bàn tay trái và bàn tay phải cũng có thể mô phỏng động tác này. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta phải tự an ủi chính mình? Lý do là chúng ta cần phải làm cho bản thân tin rằng lời mình nói là thật, nói cách khác, có khả năng lúc này chúng ta đang nói dối. Từ đó chúng ta có thể thấy, nếu người bên cạnh có động tác xoa hai bàn tay vào nhau (tự trấn an bản thân) thì chứng tỏ người đó đang ở trong trạng thái căng thẳng, và nói dối là một trong những lý do dẫn đến sự căng thẳng này. Nếu hai bàn tay không xoa mà siết chặt vào nhau thì thể hiện điều gì? Đây là một động tác biểu đạt sự thất vọng và chán nản. Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ nhận ra có những người siết chặt hai bàn tay vào nhau để che đậy cảm xúc tiêu cực. • Sự tương tác giữa động tác của tay và thân người Nếu muốn đọc được ý nghĩa từ những động tác của tay, chỉ quan sát mỗi đôi tay thôi là chưa đủ. Chúng ta còn phải xem bàn tay đặt ở đâu, tay phối hợp với bộ phận khác trên cơ thể tạo thành dáng vẻ như thế nào. Ví dụ như một cử chỉ rất điển hình: năm ngón tay khép lại, áp lên một bên lông mày hoặc một bên mắt, che khuất một phần khuôn mặt, mắt nhìn xuống là biểu hiện ngượng ngùng. Khi một người nói dối, có khả năng người đó sẽ đưa tay sờ lên cổ một cách vô thức. Nhiều người không nhận thức được rằng họ sẽ thực hiện động tác này khi nói dối. Nguyên nhân có thể là do họ quá căng thẳng. Cũng có một động tác khác của tay là tay bám chặt vào cơ thể (đặc biệt là phần đùi) hoặc đút tay vào túi quần để che giấu sự căng thẳng. Cử chỉ biểu đạt “hãy dừng lại” rất thú vị, tuy nó chỉ có một biểu hiện là năm ngón tay khép lại gần nhau, lòng bàn tay mở ra, nhưng có rất nhiều cách dùng, và cho dù được sử dụng như thế nào thì nó cũng đều thể hiện ý nghĩa là “hãy dừng lại”. Khi chúng ta đang tranh luận hoặc cãi lộn, nếu bạn giơ hai tay ra trước ngực, lòng bàn tay hướng về đối phương, giống như dựng một rào chắn bằng bàn tay, thì chứng tỏ bạn muốn “dừng” chủ đề này lại, và còn kéo xa khoảng cách tâm hồn giữa hai người. Một số người lại thích giơ hai ngón trỏ, đặt chéo lên nhau để ra hiệu dừng lại, nhưng động tác này thường được thực hiện một cách có chủ ý. Ngược lại, nếu nhìn thấy hai người nói chuyện ở đằng xa, cho dù không biết họ nói gì, nhưng chỉ cần thấy một người có điệu bộ các ngón tay khít vào nhau, lòng bàn tay úp xuống, cổ tay đặt sát đùi, biểu đạt ý “hãy dừng lại”, thì chúng ta có thể suy đoán hai người họ đang tranh cãi. Một tay chống nạnh hoặc hai tay chống nạnh là động tác rất phổ biến trong cuộc sống, khả năng đầu tiên khi đối phương thực hiện động tác này là họ đã mệt mỏi. Ví dụ, phụ nữ mang thai thường chống một tay vào hông. Động tác một tay chống nạnh biểu đạt những hàm ý gần giống nhau. Khi một người không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn, họ chống một tay vào hông như thể muốn dùng một cánh tay nâng đỡ cả nửa thân trên, hơi thở nặng nề, thể hiện tâm trạng chán nản, bất lực và mệt mỏi. Còn hai tay chống nạnh thì ngược lại, nó khiến người ta trông có vẻ đang trong trạng thái kích động. Chúng ta thường nhìn thấy động tác này ở những người đang cãi nhau, vì hai tay chống nạnh có thể làm họ biến thành “người khổng lồ”. Khi chống hai tay vào hông, chúng ta thường cảm thấy bản thân trở nên to lớn hơn, có khí thế hơn, còn đối phương thì như người lùn. Chúng ta thường thấy các vận động viên cử tạ đứng trên bục thi đấu, hai tay chống hông, hít một hơi thật sâu, từ từ thở ra, rồi mới bước lên phía trước. Động tác hai tay chống hông khiến các vận động viên có cảm giác mình đã trở thành “người khổng lồ” khi đối mặt với thử thách và tăng sự tự tin trong tiềm thức. • Độ ấm của bàn tay Nhiều người không biết rằng độ ấm của lòng bàn tay cũng chứa đựng rất nhiều bí mật. Chúng ta có thể suy đoán tình trạng sức khỏe và cả trạng thái tâm lý của một người thông qua độ ấm của bàn tay. Trên thực tế, có những người bàn tay lúc nào cũng lạnh ngắt, chỉ đến mùa hè nóng bức thì bàn tay họ mới hơi ấm. Những người như vậy cơ thể lưu thông máu không tốt, nên tay và chân lạnh. Đừng nghĩ rằng người có tay chân lạnh có tính cách lạnh lùng. Trên thực tế, đa phần họ đều thân thiện và nhiệt tình, chẳng qua mọi người luôn nghĩ rằng cảm giác nóng-lạnh có liên quan đến tính khí mà thôi. Do độ ấm lòng bàn tay của mỗi người là khác nhau, nên khi chúng ta tiếp xúc với bàn tay của một người, cần có sự so sánh giữa trước và sau khi tiếp xúc. Nếu không, bạn sẽ không thể phán đoán được tâm tư của đối phương từ độ ấm của lòng bàn tay. Nếu lòng bàn tay của một người đột ngột chuyển từ ấm sang lạnh, thì đó là biểu hiện người này đang hoảng sợ. Xét ở khía cạnh sinh học, khi sợ hãi thì con người sẽ có phản ứng chạy trốn, máu chảy từ chi trên xuống chi dưới để chuẩn bị chạy, trong đó máu ở bàn tay sẽ di chuyển trước, nên lòng bàn tay sẽ lạnh toát. Tương tự như vậy, nếu lòng bàn tay trước đó đang khô bỗng đổ mồ hôi, có nghĩa là người đó đang rất sợ hãi hoặc rất căng thẳng, có khả năng do lo lắng cực độ gây ra. PHẦN B: CÁI BẮT TAY CŨNG CHỨA ĐỰNG NHỮNG ĐIỀU BÍ ẨN Bắt tay là một nghi thức xã giao phổ biến, mọi người thường bắt tay nhau khi tiếp xúc, đặc biệt là vào những dịp trang trọng. Nhưng cách bắt tay của mỗi người thì không giống nhau, chúng ta có thể đánh giá tình cảm và đặc điểm tính cách của một người qua cách bắt tay của họ. • Kiểu bắt tay kiểm soát và phục tùng Không phải lúc nào bắt tay cũng thể hiện sự gần gũi, thân thiện, có kiểu bắt tay mang tính kiểm soát, cũng có kiểu bắt tay mang tính phục tùng. Những người có thói quen bắt tay kiểm soát thường có ham muốn kiểm soát mạnh mẽ, thích ra đòn phủ đầu, khi ở vị trí lãnh đạo lại càng thích thể hiện vị thế của mình. Kiểu bắt tay kiểm soát với lòng bàn tay hướng xuống như muốn úp tay mình lên trên tay đối phương, lực nắm tay tương đối mạnh, biên độ lắc tay và thời gian bắt tay đều do họ quyết định. Kiểu bắt tay phục tùng thì trái ngược với kiểu bắt tay kiểm soát. Nếu một bên bắt tay theo kiểu kiểm soát, thì bên còn lại có khả năng sẽ thể hiện điệu bộ phục tùng. Kiểu bắt tay phục tùng với lòng bàn tay hướng lên, như thể sẵn sàng gánh chịu sức nặng từ bàn tay của đối phương. Do lòng bàn tay hướng lên khó có thể dùng sức, nên đồng nghĩa với việc người đó đã trao quyền kiểm soát màn bắt tay cho đối phương. Những người thích dùng kiểu bắt tay phục tùng, nếu không phải vì chịu sức ép trước địa vị của đối phương thì là người có tính cách yếu đuối. Tất nhiên, không phải cái bắt tay nào cũng thể hiện vai trò kiểm soát hay phục tùng. Trong cuộc sống, chúng ta thường bắt gặp những cái bắt tay mang tính bình đẳng nhiều hơn. Kiểu bắt tay này thể hiện hai bên có quyền lực ngang nhau, thường xuất hiện trong trường hợp cả hai có mối quan hệ gần gũi, thân thiện, nhún nhường lẫn nhau, hoặc đều ở thế mạnh, không ai chịu nhường ai. Nếu đó là một màn bắt tay bình đẳng, thân thiện, bàn tay của hai người thường chỉ nắm lại, lắc nhẹ vài cái rồi buông ra, không dùng nhiều sức. Còn nếu hai bên đều là người có tính cách mạnh mẽ, cái bắt tay của họ sẽ dùng nhiều sức, đặc biệt là khi cả hai đều muốn kiểm soát đối phương, hai lòng bàn tay cùng úp vào, lắc mạnh, tạo thành cái bắt tay theo kiểu “gọng kìm”. Cho nên, nếu chú ý đến tư thế bắt tay và phán đoán được đặc điểm tính cách của đối phương từ những chi tiết nhỏ trước khi bước vào đàm phán, chúng ta sẽ nắm trước được thế chủ động. • Lực bắt tay mạnh hay nhẹ Có người khi bắt tay chỉ chạm nhẹ vào bàn tay của đối phương, nhưng có người lại lắc rất mạnh. Lực bắt tay thường chịu ảnh hưởng từ những tính cách và tâm trạng khác nhau. Người có tính cách rụt rè, hướng nội thường không muốn có nhiều sự tiếp xúc với người khác, nên dù chỉ là cái bắt tay xã giao, họ cũng sẽ thực hiện qua quýt. Còn người có tính cách nhiệt tình, hướng ngoại thường thích tiếp xúc với người khác, nên họ dồn nhiều tình cảm vào cái bắt tay, lắc tay mạnh và nhiều lần. Thi thoảng chúng ta sẽ bắt gặp một số người hơi do dự trước khi bắt tay, những người như vậy thường thiếu quyết đoán, hướng nội và có khả năng tự chủ kém. Có khi chúng ta lại bắt gặp những người bắt tay với người khác bằng cả hai tay, họ nhiệt tình đến mức có thể gây cho người khác cảm giác khó chịu. Trên thực tế, bắt tay bằng cả hai tay chẳng khác nào hạ thấp bản thân xuống một bậc, tương đương với kiểu “khom lưng uốn gối”. Những người này thường muốn lấy lòng đối phương. Còn khi chúng ta cảm kích đối phương từ tận đáy lòng, thì bắt tay thật chặt, lắc nhiều lần hoặc bắt tay bằng cả hai tay là điều dễ hiểu. Những người nhận được sự giúp đỡ từ người khác thường rơi nước mắt và nắm chặt lấy bàn tay của họ bằng cả hai tay để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. • Tay trái cũng không được “nhàn rỗi” Tháng 5 năm 2008, huyện Vấn Xuyên xảy ra trận động đất mạnh 8 độ richter, chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ sau khi xảy ra trận động đất, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có mặt tại khu vực thiên tai, đích thân chỉ đạo công tác cứu nạn trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn và nguy hiểm. Khi Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đến khu vực này, bàn tay phải của ông nắm lấy tay Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi Thủ tướng đến sân bay đón ông, còn bàn tay trái nắm lấy cổ tay của Thủ tướng. Cảnh bắt tay này trở thành một trong những hình ảnh cảm động nhất trong trận động đất ở Vấn Xuyên năm đó. Tại sao cách bắt tay như vậy lại vô cùng cảm động? Nguyên nhân nằm ở bàn tay trái của Tổng bí thư. Bắt tay bằng tay phải là nghi thức xã giao phổ biến. Vì vậy, bàn tay trái thường sẽ rơi vào tình trạng “nhàn rỗi”. Nhưng nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ nhận thấy bàn tay trái chứa đựng lượng thông tin không kém gì bàn tay phải. Khi chúng ta nhìn thấy hai người đang bắt tay nhau ở đằng xa, trong đó có một người giơ tay trái lên, vỗ vào vai của đối phương, thì có khả năng hai người họ có mối quan hệ tương đối tốt, hoặc người chủ động vỗ vào vai đối phương là bề trên. Khi tay trái của một người nắm chặt mu bàn tay của đối phương, nếu không phải người đó muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, thì hẳn là người được bắt tay bằng cả hai tay đó có địa vị cao hơn. Nếu tay trái không nắm vào mu bàn tay của đối phương, mà nắm vào cổ tay, thì nhiều khả năng hai người họ có mối giao tình thân thiết. TRÒ CHƠI TÌNH HUỐNG Bạn thay mặt công ty đàm phán kinh doanh với công ty đối tác. Khi đối tác bước vào phòng hội nghị, bạn đứng dậy và bắt tay anh ta. Bạn: “Chào anh!” Đối phương (lòng bàn tay hướng xuống, úp mạnh lên trên tay bạn): “Chào anh, rất vui được gặp anh!” Cái bắt tay dùng nhiều sức, lòng bàn tay hướng xuống, úp mạnh lên trên tay đối phương thể hiện vai trò kiểm soát. (Bạn biết người này có ham muốn chỉ huy mạnh mẽ, chắc chắn anh ta muốn giành quyền kiểm soát quá trình đàm phán. Bạn không muốn cho anh ta thể hiện khí thế chỉ huy, nên định đè nén điều anh ta đắc ý nhất.) Bạn: “Chúng ta đi thẳng vào chủ đề nhé.” Đối phương: “Được.” Bạn đưa ra các điều kiện của công ty mình, sau đó đối phương đưa ra các điều kiện của họ. Hai bên bước vào thời khắc quan trọng nhất là đàm phán. Bạn chỉ ra bảng giá công ty họ đưa ra quá cao, và nói rõ có rất nhiều công ty sẵn sàng đưa ra bảng giá thấp hơn. Đối phương đan mười ngón tay vào nhau, lòng bàn tay đặt ngửa trên đùi. Mười ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay ngửa trên đùi, hoặc úp xuống mặt bàn, đều thể hiện sự thoải mái, tự tin. (Bạn biết rằng đối phương đã sớm đoán ra những gì bạn định nói, và đã có cách đối phó.) Quả nhiên, đối phương đưa ra các lý do có vẻ rất hợp lý như chất lượng sản phẩm của công ty khác không tốt bằng của công ty họ, thời gian giao hàng cũng dài hơn. Bạn lại tiếp tục chỉ ra, theo kết quả nghiên cứu thị trường, sản phẩm của công ty nào đó thậm chí còn có lượng tiêu thụ tốt hơn sản phẩm của công ty đối phương. Bạn quan sát đối phương trong lúc nói chuyện, khi bạn nói chất lượng sản phẩm của công ty kia cũng rất tốt, bàn tay của đối phương bắt đầu siết chặt lại thành cái nắm tay. Bàn tay dần dần nắm lại chứng tỏ đối phương chuẩn bị phản công. (Bạn biết rằng chất lượng sản phẩm là ưu thế lớn nhất của họ.) Đối phương chỉ ra sản phẩm của công ty họ có chất lượng tốt nhất trong ngành và đưa ra rất nhiều thông tin về các chứng nhận, giải thưởng họ đã đạt được cùng với thông tin về những công ty mà họ từng hợp tác. (Bạn quyết định kiểm tra xem họ có dao động về ưu thế này hay không.) Bạn: “Công ty các anh có thể đảm bảo chắc chắn về chất lượng sản phẩm không? Lẽ nào từ trước đến nay chưa từng xảy ra vấn đề về chất lượng?” Đối phương (hơi cúi đầu, các ngón tay áp lên một bên lông mày hoặc một bên mắt, ánh mắt nhìn xuống): “Chưa từng xảy ra vấn đề gì.” Năm ngón tay khít lại gần nhau, áp lên một bên lông mày hoặc một bên mắt, che khuất một phần khuôn mặt, ánh mắt nhìn xuống, là biểu hiện ngượng ngùng. (Từ biểu hiện ngượng ngùng đó, bạn nhận ra ưu thế về chất lượng cũng có kẽ hở, bèn tấn công vào điểm này.) Bạn: “Nói thật, chúng tôi biết sản phẩm của quý công ty từng xảy ra vấn đề về chất lượng. Lý do chúng tôi vẫn muốn hợp tác với công ty các anh là vì chúng tôi tin rằng quý công ty có thể đưa ra một cái giá hợp lý.” Đối phương im lặng giây lát (hai tay khoanh trước ngực, người hơi ngả ra sau): “Nhưng giá các anh đưa ra quá thấp, chúng tôi không thể chấp nhận được.” Hai tay khoanh trước ngực, tạo thành chữ “X” lớn, thể hiện “không đồng ý”, thường là từ chối đối phương. [Bạn biết anh ta đã bắt đầu phản kháng, nếu không xuống nước có thể sẽ dẫn đến kết quả rất tồi tệ, vì thế bạn bèn đưa ra cái giá thứ hai.] Đối phương (vẫn giữ tư thế khoanh hai tay trước ngực): “Thực sự không được, giá này quá thấp.” Bạn đã nhượng bộ, nhưng đối phương vẫn giữ tư thế từ chối. Đó là một biểu hiệu “được đằng chân lân đằng đầu”. Việc này cần phán đoán linh hoạt dựa vào tình huống thực tế. Bạn: “Vậy không còn cách nào hợp tác được rồi. Đây là giới hạn cuối cùng của chúng tôi. Nếu theo giá bên anh đưa ra, chúng tôi muốn hợp tác với công ty XX hơn. Họ không chỉ có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm, mà còn có tốc độ sản xuất rất nhanh.” Đối phương (bàn tay trái vô thức xoa vào bàn tay phải): “Anh nói có lý, chúng tôi cũng có thể lựa chọn hợp tác với công ty khác.” Trong khi nói chuyện, nếu hai bàn tay của một người xoa vào nhau theo cách nào, thì cũng đều là động tác tự an ủi bản thân, chứng tỏ trong lòng người đó đang bồn chồn, lo lắng vì nói dối. (Bạn biết đối phương không muốn mất đi đơn hàng với công ty của bạn, họ còn bắt đầu hơi nôn nóng.) Bạn: “Tất nhiên, công ty của anh vẫn là lựa chọn đầu tiên của chúng tôi khi tìm đối tác. Chúng tôi đã nhượng bộ về giá cả rồi, đây là nhượng bộ lớn nhất của chúng tôi.” Đối phương suy nghĩ một lúc, rồi đồng ý với cái giá trên, nhưng họ kéo dài thời gian sản xuất thêm vài ngày. Họ báo giá cuối cùng và thời gian giao hàng (đối phương đưa tay phải ra, lòng bàn tay hướng xuống). Úp tay xuống là một động tác của tay ra hiệu “hãy dừng lại”. Lòng bàn tay hướng xuống khi giơ tay ra có nghĩa là chuyện này đã được quyết định. (Bạn biết đây là giới hạn cuối cùng của đối phương, họ sẽ không thay đổi nữa. Hơn nữa, bạn đã có được mức giá lý tưởng, nên đồng ý ký hợp đồng.) Tải về eBooks hay, chuẩn, đẹp tại HOIMESACH.COM Chương 05 KIẾN THỨC VỀ TƯ THẾ Dáng đứng, dáng ngồi ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa, mỗi một cử chỉ, động tác đều thể hiện mối quan hệ thân-sơ giữa hai bên. Mẩu chuyện nhỏ, chủ đề lớn Khi điều tra nguyên nhân cái chết của một người phụ nữ, cảnh sát phán đoán hung thủ là người quen của cô ấy nên đã lọc ra một vài người đưa vào diện tình nghi. Nhưng kết quả điều tra và thu thập bằng chứng lại cho thấy các đối tượng trên đều có chứng cứ ngoại phạm. Cuộc điều tra liền rơi vào bế tắc. Chẳng lẽ họ đã để sót nghi phạm nào đó? Cảnh sát tiếp tục rà soát lại các tài liệu một cách cẩn thận. Cuối cùng phát hiện ra vấn đề nằm trong một đoạn video. Video ghi lại cảnh trong thang máy chỉ có một người là cấp trên của nạn nhân, anh ta đứng dựa vào vách đối diện với cửa thang máy. Khi cửa mở ra, nạn nhân bước vào, đứng cạnh sếp của mình, cả hai chào hỏi nhau xong liền im lặng không trò chuyện gì nữa, nhìn bề ngoài quan hệ giữa họ chỉ ở mức xã giao. Nạn nhân đứng trụ bằng một chân, chân kia dựa gót với dáng vẻ rất thoải mái. Cảnh sát nhận định rằng hai người họ có quan hệ yêu đương và cuối cùng đã phá được vụ án. Câu chuyện trên được trích ra từ một bộ phim của Hồng Kông có tựa đề là Độc tâm thần thám. Tại sao cảnh sát chỉ quan sát mỗi dáng đứng của nạn nhân đã đoán ra được mối quan hệ giữa cô ấy và sếp của mình? Mọi người thường nói đến “tư thái1”. Vậy chính xác tư thái là gì? Căn cứ vào đâu để nhận xét một người có tư thái đoan trang, nghiêm chỉnh? Tư thái khác với cử chỉ. Cũng có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, họ cho rằng có một số tư thái đúng chuẩn mực, còn số khác thì không. Ai cũng muốn học được cách đi đứng, ăn uống, ngủ nghỉ sao cho đúng chuẩn mực, nhưng rất ít người hiểu được ý nghĩa sâu xa ẩn chứa đằng sau mỗi tư thái. 1 Dáng vẻ và thái độ của con người. Bạn có tin rằng tính cách của bạn được tiết lộ qua chính dáng đi hằng ngày, hoặc tư thế ngồi cũng có thể nói lên rất nhiều điều về con người bạn? Nếu nói cử chỉ và biểu cảm có thể “bán đứng” nội tâm của chúng ta, thì tư thế, dáng vẻ chính là “kẻ phản bội” khó đề phòng hơn cả. PHẦN A: TƯ THẾ TIẾT LỘ NỘI TÂM CỦA CHÚNG TA Bạn có biết rằng ngay cả khi chỉ đứng yên thôi chúng ta cũng đã tiết lộ tất tần tật về con người mình. Hãy xem những cách giải mã dáng đứng dưới đây nhé! • Các dáng đứng cơ bản Trong cuộc sống, chúng ta hay bắt gặp những người có dáng đứng thẳng tắp, hai chân khép lại. Đây là tư thế đứng chuẩn mực. Người sở hữu dáng đứng như vậy thường rất để ý tới sự đánh giá của người khác về mình cũng như hình tượng của bản thân, đặc biệt là ở những nơi công cộng. Họ thường khá tự ti về bản thân, luôn mong muốn được nghe những lời đánh giá tích cực từ người khác. Đặc điểm nổi bật nhất của những người có dáng đứng thẳng tắp là khá tính toán và nghiêm túc. Vậy nên hạn chế tranh luận với họ vì tính cách tự ti sẽ khiến họ cực kỳ kiên trì với lập trường của bản thân, họ không cho phép bản thân thất bại, cũng không thích nghe người khác bác bỏ ý kiến của mình. Tất nhiên, có một số người được giáo dục theo lối truyền thống nên họ rất chú trọng tới tư thế đứng. Vì vậy, khi gặp người có dáng đứng này, chúng ta không nên vội vàng kết luận họ thuộc típ người hiền lành, lịch sự, vì rất có thể họ thuộc một thái cực khác hẳn. Tiếp theo là kiểu người khi đứng thì tay chân thả lỏng một cách tự nhiên, thỉnh thoảng lại đổi sang tư thế khác. Họ đứng như vậy phần lớn là vì đã quen với môi trường xung quanh, hoặc ở trong môi trường mới nhưng có người mang lại cho họ cảm giác yên tâm, nên mới thả lỏng. Nếu trong các trường hợp khác mà họ vẫn giữ nguyên dáng đứng này thì họ là người hướng ngoại, lạc quan và vô cùng tự tin về bản thân. Bên cạnh đó còn một kiểu người “không chịu đứng yên”. Cụ thể, khi đứng họ liên tục đổi chân, rung chân, thỉnh thoảng lại thêm vài động tác tay, lúc nào chân tay cũng bận rộn. Đây là dáng đứng của những người có nội tâm bất an. “Bất an” ở đây chỉ hai loại cảm giác: thứ nhất chỉ cảm giác “không an toàn”. Họ cảm thấy sợ hãi với môi trường xung quanh nên bồn chồn, lo lắng. Thứ hai chỉ việc “không an phận”, người như vậy tính khí thường nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, không thể tập trung lâu vào một việc nào đó. • Khoảng cách đứng Ngoài dáng đứng ra, việc giữ khoảng cách khi đứng giữa mọi người cũng rất được chú trọng. Trong tâm lý học có một khái niệm được gọi là “khoảng cách tâm lý”, chỉ các khoảng cách khác nhau sẽ thể hiện mức độ thân thiết khác nhau. Giữa những người xa lạ thường có một khoảng cách nhất định, khi chúng ta vượt qua ranh giới đó sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Khoảng cách giữa bạn bè sẽ gần hơn giữa những người lạ, khoảng cách giữa người thân gần hơn giữa bạn bè, còn giữa hai người yêu nhau thì khoảng cách là thân mật nhất. Vì vậy, khi quan sát khoảng cách đứng giữa hai con người, chúng ta có thể nhanh chóng đưa ra phán đoán về mối quan hệ của họ. • Thái độ “tiếp nhận” và “từ chối” bộc lộ qua dáng đứng Thông thường tư thế, dáng vẻ có thể biểu đạt rõ ràng thái độ của chúng ta đối với người khác. Khi chúng ta khoanh tay trước ngực, sẽ có rất nhiều người cho rằng đó là động tác ra oai, nhưng thực chất chúng ta chỉ đang muốn bảo vệ bản thân. Hai cánh tay giống như “hàng rào” được dựng lên, cho thấy chúng ta không thích người đối diện nên mới muốn chặn người đó ở phía ngoài “hàng rào”. Nếu khi đứng, chúng ta dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào một chân, chân còn lại hoàn toàn thả lỏng, mũi bàn chân vắt lên trước chân trụ, điều đó có nghĩa là chúng ta rất có thiện cảm với người bên cạnh, ít nhất phải có mối quan hệ bạn bè thân thiết mới thực hiện động tác vô cùng thoải mái này. • Tư thế đứng “ngầu” nhất Có một người đàn ông đứng đợi ai đó, lưng dựa vào tường, một chân bước lên, tạo thành một hình tam giác giữa chân, tường và lưng, chân kia thì thu gót về, đạp nhẹ lên tường. Một tay cầm bật lửa, một tay cầm điếu thuốc, khẽ cúi đầu chuẩn bị châm lửa... Đây là dáng đứng chúng ta thường thấy trong phim ảnh, vì sao nam chính thường thích đứng như vậy? Vì như vậy trông họ mới “ngầu”. Dáng đứng này sẽ khiến họ toát ra một vẻ trầm tư, truyền đạt tín hiệu đến những người xung quanh rằng “tôi không quan tâm đến ánh mắt của kẻ khác”, là biểu hiện của típ người thích làm theo ý mình. Họ có thế giới nội tâm rất phong phú, nhưng không tùy tiện thể hiện trước mặt người khác. “Trong nóng ngoài lạnh” có lẽ là một từ thích hợp miêu tả về kiểu người này. Vì vậy, nếu bắt gặp người đàn ông có dáng đứng như trên, chỉ cần loại bỏ khả năng anh ta đang cố tỏ ra “ngầu”, thì nhìn chung chúng ta sẽ nắm bắt rõ được tính cách của anh ta. PHẦN B: DÁNG ĐI TIẾT LỘ TÍNH CÁCH Dáng đi có liên quan đến tính cách con người, những cụm từ như “hùng hùng hổ hổ”, “lề mà lề mề” cũng được sinh ra từ đó. Việc phán đoán tính cách con người thông qua dáng đi cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích. Chúng ta có thể thực hiện việc này trên ba phương diện là: tư thế khi bước đi, tốc độ bước đi và cách sải bước. • Tư thế khi bước đi Có ba loại tư thế khi bước đi thể hiện tính cách của một người: thứ nhất là thẳng lưng ưỡn ngực, thứ hai là rụt đầu rụt cổ, thứ ba là nhìn ngang ngó dọc. Người đi thẳng lưng ưỡn ngực sẽ bộc lộ sức mạnh thể chất của bản thân, ngoài ra còn thể hiện họ tràn đầy sự tự tin. Không phải ai cũng có đủ tự tin và dũng khí để bước đi trong tư thế hiên ngang như thế. Người có tư thế như vậy thường rất tự chủ trong cuộc sống. Nếu muốn phát triển tình bạn với họ, có lẽ thi thoảng bạn sẽ phải chùn bước trước thái độ cứng rắn và phong thái ngang tàng của họ. Người rụt đầu rụt cổ khi bước đi thường do không đủ sự tự tin, bởi vì họ sợ dáng đi không đẹp của mình bị lộ ra trước mặt người khác, sợ sẽ trở thành tâm điểm sự chú ý của mọi người. Kiểu người này có nội tâm nhạy cảm, hay ngại ngùng, rất để tâm đến hình tượng của bản thân, thích tự tạo nên một thế giới nhỏ bé của riêng mình và lẩn trốn trong đó. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là trong lần tiếp xúc đầu tiên, kiểu người này thường thân thiện, dễ kết bạn hơn những người đi thẳng lưng ưỡn ngực. Tất nhiên, nội tâm của họ không đơn giản, thẳng thắn như kiểu người thẳng lưng ưỡn ngực. Muốn kết bạn lâu dài với họ là điều khá khó khăn. Người vừa đi vừa nhìn ngang ngó dọc thường có bản tính tò mò. Nếu xung quanh đột nhiên vang lên một tiếng động, họ chắc chắn sẽ lập tức tìm kiếm nơi phát ra tiếng động. Họ giỏi quan sát, thích những thứ mới mẻ, gây kích thích. Song cũng chính vì vậy, họ khó có thể nghiêm túc làm một việc nào đó, họ thường không để tâm đến hầu hết mọi chuyện. Họ luôn thích sự bất ngờ. Nếu bạn muốn phát triển tình bạn với kiểu người này, hãy tạo nhiều bất ngờ cho họ. • Tốc độ khi bước đi Khi thấy một người bước đi vội vã trên đường, phản ứng đầu tiên của chúng ta là sẽ nghĩ họ đang có việc gấp. Nhưng cũng có kiểu người luôn bước đi vội vàng dù có việc gấp hay không, kiểu người này thường có tính khí nóng nảy. Khi xử lý một việc nào đó, lý trí của họ rất dễ bị tình cảm lấn át. Khi gặp khó khăn hay vấp ngã, họ dễ ủ rũ, chán nản, không tiếp tục nỗ lực nữa. Khi gặp chuyện gì không vừa lòng cũng rất dễ nổi giận. Thậm chí cho dù họ đã giải quyết vấn đề một cách thuận lợi đi chăng nữa, nhưng cũng không cảm thấy thoải mái, ngược lại còn mệt mỏi, kiệt quệ vì phải bỏ ra quá nhiều công sức mới giải quyết được vấn đề đó. Những người có thói quen bước đi lề mề tuy không có bản tính nóng nảy, song lại vô tâm với mọi việc, thậm chí là lười nhác. Khi gặp việc gì đó không thuận mắt, không phải họ không tức giận, mà đơn giản là họ lười tranh luận, nhắc nhở người khác. Kiểu người này có chủ nghĩa cá nhân cao hơn nhiều so với người bước nhanh thoăn thoắt, thậm chí ý thức cá nhân của họ quá mạnh vì luôn chỉ quan tâm đến bản thân. Còn đối với người bước đi khoan thai, thư thả, chúng ta rất khó phán đoán tính cách của họ. • Cách sải bước Cách sải bước chính là dáng vẻ của đôi chân khi bước đi. Có người sải bước dài, có người lại sải bước ngắn và nhanh, có người đi ngay ngắn, có người lại đi theo hình chữ bát, lại có người đi kiểu cà nhắc. Người có sải bước dài thường có tính cách ngay thẳng, phóng khoáng, không bao giờ ngượng ngùng, bối rối, đối tượng khiến họ phản cảm nhất là những người lề mề, chậm chạp. Bạn sẽ nghe thấy kiểu người này thường hét lên với ai đó khi gọi điện thoại: “Vào vấn đề chính! Nói trọng tâm đi!” Mặc dù đôi lúc họ có thể sẽ lãng quên hay bỏ qua một số chi tiết, nhưng nhìn chung hiệu suất làm việc của họ khá cao. Phụ nữ thường thích sải bước ngắn và nhanh, đây là dáng đi điển hình của “tiểu thư nhà nghèo”. Họ thường dịu dàng, thùy mị, nhưng chưa chắc đã giàu tình cảm; họ biết tiến biết lùi, nhưng lại thiếu đi cốt cách quý phái. Đừng cho rằng phụ nữ đi bước ngắn là người nhỏ nhen, thực ra họ rất rộng lượng. Cũng đừng cho rằng đàn ông đi bước ngắn và nhanh là người có “tính đàn bà”, chỉ là họ tinh tế trong chuyện tình cảm hơn những người đàn ông khác một chút mà thôi. Dáng đi chữ “bát” là một loại di truyền tập tính, hai gót chân hướng vào nhau còn hai đầu bàn chân chĩa ra ngoài, vì mỗi người đều học cách bước đi từ người thân, nên thông thường dáng đi sẽ giống với họ, đặc biệt là cùng với sự tăng dần của tuổi tác, mức độ tương đồng lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Vì vậy, nghiên cứu dáng đi của một người, thực chất là nghiên cứu dáng đi của người thân người đó, từ đó chúng ta có thể phân tích tính cách người thân của họ. Người thích nhón chân chắc chắn là kiểu người “tự đắc”, có một số người còn tự đắc tới mức kiêu căng. Dáng đi nhón chân thể hiện thế giới nội tâm buông thả tùy tiện. Do trong lòng họ quá chộn rộn nên ảnh hưởng đến nhịp bước chân. PHẦN C: NGỒI KHÔNG CŨNG “TRÚNG ĐẠN” Tư thế ngồi còn chân thật hơn cả dáng đứng, bởi ngồi là một tư thế thả lỏng, mà trong trạng thái thả lỏng, tư thế của con người thường đồng nhất với nội tâm. Tư thế ngồi của con người rất phong phú, đa dạng, nhưng nhìn chung có thể chia thành một số loại cơ bản. Qua việc quan sát những tư thế ngồi đó, chúng ta có thể phân tích được tâm tư ẩn sau đó. Hai chân khép lại là biểu hiện của sự thận trọng. Phụ nữ quen ngồi hai chân khép kín là kiểu người nghiêm túc, đứng đắn. Trong khi đó, đàn ông ngồi với tư thế này lại là người có phép tắc quy củ, ý thức tốt, có lẽ đôi lúc họ sẽ hơi cố chấp, nhưng nhìn chung vẫn là kiểu người dễ tiếp xúc. Còn có một loại tư thế ngồi thường gặp là vắt một chân lên chân còn lại, hay còn được gọi là “bắt chéo chân”. Người quen ngồi với tư thế này có mức độ tự tin cao, tác phong làm việc mạnh dạn, nhưng thái độ lại khá hiền hòa. Tư thế ngồi này thường thể hiện trạng thái thư giãn, thoải mái, cũng chính vì có đủ tự tin nên người ta mới có thể ngồi trong trạng thái thoải mái như thế. Tư thế ngồi hai đầu gối chụm sát vào nhau, hai cẳng chân choãi ra cũng là một tư thế ngồi rất phổ biến. Để giữ được tư thế ngồi như vậy, hai bàn tay thường phải đặt ở trên đùi hoặc đưa ra phía trước. Đây là một tư thế ngồi mang tính phòng vệ, nhìn bề ngoài có vẻ như họ nghiêm túc lắng nghe đối phương nói chuyện, nhưng thực ra lại đang thu mình trong thế giới riêng. Dáng ngồi này thường thể hiện sự căng thẳng và không tự tin. Nếu là nữ giới thì đây là kiểu phụ nữ hay ngại ngần. Có một tư thế ngồi không mấy đẹp mắt nhưng lại rất phổ biến, đó là ngồi ngả người ra sau, hai chân duỗi ra phía trước và dang rộng. Những người có tư thế ngồi này thường là nam giới, họ không để ý đến sự đánh giá của mọi người xung quanh, làm việc tùy ý, nhìn họ có vẻ phóng khoáng, cởi mở, nhưng thực ra lại rất cẩu thả, qua loa. Phụ nữ có tư thế ngồi này thường có tính cách giống đàn ông, có quan niệm cởi mở, tính cách có phần lười nhác. Tư thế ngồi tao nhã, lịch thiệp thể hiện một con người được giáo dục tốt và có tâm lý vững vàng. Tư thế ngồi tao nhã của đàn ông là hai chân khép lại, hai tay đan vào nhau đặt trên đùi. Tư thế này mang đặc trưng của phẩm chất tự tin, dũng cảm và quyết đoán. Còn tư thế ngồi tao nhã của phụ nữ lại là chân này gác lên chân kia từ đằng sau, hai chân nghiêng về một bên và khép lại, bàn tay này úp lên bàn tay còn lại và đặt nhẹ lên đùi. Đây là tư thế ngồi tao nhã theo chuẩn quốc tế. Người phụ nữ có tư thế ngồi này thể hiện được khí chất khoan thai, dịu dàng, độ lượng. Tư thế ngồi thư giãn nhất là hai chân duỗi thẳng thoải mái, hai bàn chân gác lên nhau, người ngả ra sau, hai cánh tay vươn ra phía sau, đầu gối lên hai cánh tay hoặc hai bàn tay. Dáng ngồi này thường chỉ xuất hiện trong tư thế hoàn toàn thả lỏng, và thường gặp ở nam giới. Người có tư thế ngồi này chắc chắn đang có tâm trạng tốt, nếu không thì khó có thể có tư thế thoải mái như vậy. Nếu bạn có vấn đề gì cần nhờ họ giúp đỡ thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất để nói ra, bởi vì tâm trạng của đối phương lúc này rất tốt, khả năng thuyết phục thành công của bạn sẽ nâng cao rõ rệt. PHẦN D: KHI NGỦ BẠN KHÔNG HỀ CÓ SỰ PHÒNG BỊ Không chỉ có dáng đi, dáng ngồi cũng có thể tiết lộ tính cách con người, ngay cả khi ngủ chúng ta cũng bị tư thế của mình “bán đứng”, bởi vì mỗi người đều có dáng ngủ đặc trưng. Nói cách khác, người khác hoàn toàn có thể “đọc tâm” của chúng ta bằng cách quan sát tư thế ngủ. Khi con người ở trong trạng thái ngủ say, tiềm thức nắm giữ một phần quyền điều khiển cơ thể. Cũng có nghĩa là tiềm thức sẽ điều tiết những lời chúng ta nói, những việc chúng ta làm trong khi ngủ. Tiềm thức tựa như một vị pháp sư ẩn mình trong sâu thẳm tâm trí con người, khi bị tiềm thức điều khiển, con người sẽ thể hiện bản ngã chân thật của mình. Xét theo ý nghĩa đó, chúng ta luôn là chính mình trong khi ngủ. Tư thế ngủ của con người được chia làm ba loại cơ bản: nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp. Tuy nhiên, ba tư thế chính này lại kết hợp với những động tác khác nhau của cơ thể, từ đó tạo thành rất nhiều dáng ngủ. Tư thế nằm ngửa và nằm nghiêng phổ biến hơn tư thế nằm sấp. Người có thói quen nằm ngửa khi ngủ thường có tính cách vui vẻ, hào phóng, tự tin. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân rất đơn giản, khi nằm ngửa thì tư thế của tay và chân sẽ bị hạn chế, chân chỉ có thể duỗi thẳng chứ không thể gập lại, cho dù có chống chân lên thì khi ngủ say, cơ bắp thả lỏng, cẳng chân cũng sẽ dần duỗi thẳng ra. Hai tay cũng tương tự như vậy. Tứ chi và thân mình dang rộng thể hiện sự thoải mái, không bị gò bó, cho nên những người có thể giữ được tư thế dang rộng ngay cả khi ngủ đa phần có tính cách vui vẻ, hào phóng, tự tin. Để nằm ngửa khi ngủ thì tâm trí luôn cần có đủ cảm giác an toàn, những người thiếu cảm giác an toàn nhất định sẽ không đi vào giấc ngủ trong tư thế này. Ngủ nghiêng là tư thế của những người tương đối thiếu cảm giác an toàn, tuy nhiên họ cũng được chia ra làm nhiều trường hợp. Những người nằm nghiêng, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt tự nhiên trên hông thuộc típ người cởi mở. Còn những người nằm nghiêng, hai chân co lại, lưng cong, cả người cuộn tròn, lại thuộc típ người rất thiếu cảm giác an toàn. Tư thế ngủ này được gọi là “tư thế thai nhi”, những bào thai còn ở trong bụng mẹ thường nằm trong tư thế cuộn tròn như vậy, vì nó đem lại cảm giác an toàn hơn. Những người thiếu cảm giác an toàn thường có thế giới nội tâm phong phú, tinh tế và cũng rất sắc sảo, qua lại với những người này sẽ “vừa mệt người vừa mệt óc”, vì họ giống như con nhím luôn khao khát được ôm ấp nhưng lại rất khó tiếp cận. Tư thế ngủ nằm sấp thường gặp ở trẻ nhỏ, chúng sẽ dần từ bỏ thói quen nằm sấp khi ngủ trong quá trình lớn lên, nhưng cũng có những người vẫn giữ nguyên dáng ngủ này khi đã trưởng thành. Sau khi có thể tự học cách trở mình, trẻ nhỏ sẽ không còn thích nằm ngửa khi ngủ nữa, mà thường thích nằm bò trên giường để ngủ. Nhưng tư thế ngủ này sẽ khiến cho nội tạng bị chèn ép, gây khó khăn cho quá trình hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, vì vậy chúng sẽ dần dần từ bỏ thói quen nằm sấp. PHẦN E: TỨ CHI VÀ THÂN NGƯỜI CŨNG “QUAN TRỌNG” KHÔNG KÉM Tư thế của con người do các bộ phận trên cơ thể phối hợp với nhau tạo thành, trong đó có tứ chi và thân người. Để hiểu được ý nghĩa nội hàm của một tư thế, chúng ta cần phải kết hợp với động tác của nhiều bộ phận, từ đó tiến hành phân tích một cách tổng thể. Tứ chi và thân người không thể cử động linh hoạt được như bàn tay, cũng không thể tạo thành nhiều kiểu biểu cảm giống như khuôn mặt, thế nhưng nó cũng là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ cơ thể. Hướng nghiêng của thân người có thể giúp chúng ta biết được thái độ cơ bản của đối phương. Trong quá trình giao tiếp, nếu đối phương hơi nghiêng người về phía trước, có nghĩa là họ hứng thú với những gì bạn nói, độ nghiêng càng lớn thì mức độ hứng thú càng cao, hai điều này tỷ lệ thuận với nhau. Còn nếu đối phương hơi ngả người ra sau, thì tốt nhất bạn nên dừng ngay chủ đề vô vị này lại. Bởi vì tư thế đó kéo xa khoảng cách giữa hai bên, chứng tỏ đối phương không hề bị nội dung câu chuyện của bạn thu hút. Nếu bạn gặp một người luôn xoay người ngả nghiêng trong lúc nói chuyện, thì nên bỏ mặc người đó, tìm một “thính giả” khác tốt hơn, bởi vì họ không phải là người biết lắng nghe. Những người như vậy không biết quan tâm đến cảm xúc của người khác, dù có nghiêm túc lắng nghe thì nội tâm của họ cũng không thể nảy sinh sự đồng cảm. Động tác của cánh tay cũng giống như ngôn ngữ của thân người. Tuy hai cánh tay chỉ có thể biểu đạt rất ít tâm tư, nhưng nếu quan sát một cách tỉ mỉ thì chúng ta có thể nhìn ra được phần nào tâm tư của đối phương. Ở phần trên tôi có nói rằng, khoanh tay trước ngực chính là dựng hàng rào giữa bản thân và người khác, có ý từ chối sự tiếp xúc gần gũi, thân mật của đối phương. Tương tự như vậy, việc ôm đồ vật đang cầm trên tay (ví dụ như một cuốn sách) vào lòng hoặc chắn đồ vật đó trước ngực cũng là biểu hiện tạo ra chướng ngại, kéo xa khoảng cách. Nếu quan sát kỹ xung quanh, bạn sẽ nhận ra có những cô gái ôm túi xách trong lòng, học sinh ôm chặt cặp sách trước ngực hoặc cầu thủ ôm bóng trước ngực khi nói chuyện với mọi người sau trận đấu… tất cả đều thể hiện ý nghĩa tương tự. Ngược lại, hai tay chắp sau lưng, thân người ưỡn thẳng thể hiện sự hoan nghênh, những người có tư thế này khi ở trước mặt bạn thường có chuyện muốn nói và cũng muốn tiếp cận bạn. Giơ hai tay lên cao trong khi nói chuyện là biểu hiện của sự phấn khích, động tác này nhằm kích thích tinh thần người khác, đạt được hiệu quả hâm nóng bầu không khí. Hai tay buông thõng hai bên, vung vẩy tự nhiên khi di chuyển chứng tỏ tâm lý thoải mái, còn nếu động tác hai tay cứng nhắc hoặc tay đút vào túi quần, túi áo thì chứng tỏ người đó đang cảm thấy bối rối, bất an hoặc không biết nên làm gì. Dáng vẻ thoải mái thể hiện ở hai chân là dồn trọng tâm cơ thể vào một chân, còn đứng thẳng trên hai chân chứng tỏ đối phương đang trong trạng thái nghiêm túc hoặc căng thẳng. Vậy khi con người đang trong trạng thái nhàm chán thì chân của họ sẽ như thế nào? Mọi người đều biết rằng, rung đùi là biểu hiện điển hình nhất thể hiện sự nhàm chán. Có lẽ vì chân không cử động linh hoạt như tay, cũng không thể tham dự vào nhiều động tác, cho nên khi cảm thấy nhàm chán, rất ít người thực hiện động tác tay, đầu một cách vô thức, mà thường lựa chọn rung đùi để làm giảm tâm lý lo lắng do cảm giác nhàm chán gây nên, dành phần biểu đạt loại cảm xúc này lại cho chân thực hiện. TRÒ CHƠI TÌNH HUỐNG Cuối cùng bạn cũng quyết định đi “xem mặt”! Phía bạn gái: Bạn và đối tượng xem mặt hẹn nhau trước cửa một nhà hàng. Khi đến nơi, bạn nhận ra anh ấy dựa vào những miêu tả trước đó, hai người chào hỏi khách sáo vài câu, rồi cùng đợi thang máy. Trong lúc nói chuyện, bạn đánh giá dáng đứng của anh ấy. Bạn phát hiện ra anh ấy đang đứng thẳng trên hai chân, thẳng lưng ưỡn ngực. Trong lúc chờ thang máy, anh ấy không làm bất cứ động tác thừa thãi nào, không có những động tác nhỏ ở chân, ở đầu và tay cũng không. Có thể anh ấy là người rất để ý đến đánh giá của người khác về mình, cũng rất chú ý đến hình tượng của bản thân, không chịu được việc bị phản đối, là người tương đối nghiêm túc. Hoặc là anh ấy đã được dạy dỗ một cách truyền thống và tốt đẹp. Khi thang máy đến, hai người bước vào, anh ấy đứng vào một góc, khoảng cách giữa hai người không gần cũng không xa, giữ một khoảng cách lịch sự. Khoảng cách hợp lý nói lên hai người mới quen biết, chưa có quan hệ sâu sắc, cũng nói rõ rằng anh ấy là người lễ độ, không tùy tiện. Trước khi thang máy đến tầng cần đến, anh ấy luôn đứng thẳng lưng, không thực hiện một động tác nhỏ nào. Trong những không gian nhỏ như thang máy, anh ấy không có cảm giác an toàn, cho nên dáng đứng không được thoải mái, chứng tỏ anh ấy có chút căng thẳng. Phía bạn trai: Bạn và đối tượng xem mắt hẹn gặp nhau ở một nhà hàng, khi hai người đến nơi thì đã hết chỗ ngồi, cần phải ngồi đợi ở phòng chờ. Lúc ngồi nói chuyện trên ghế, bạn âm thầm đánh giá dáng ngồi của cô ấy. Cô ấy ngồi lên hai phần ba ghế, hai đầu gối khép lại, nhưng hai cẳng chân lại choãi ra. Hai đầu gối chụm sát vào nhau, hai cẳng chân choãi ra là dáng ngồi mang tính phòng vệ, thoạt nhìn có vẻ người đó rất chú ý lắng nghe đối phương, nhưng thực chất họ đang chìm đắm trong thế giới riêng. Dáng ngồi này bộc lộ sự căng thẳng và tự ti trong nội tâm. Nếu người có dáng ngồi này là phái nữ thì đó là một người phụ nữ dễ xấu hổ, ngượng ngùng. Cô ấy đặt túi xách lên đùi, che đi đôi chân của mình. Ôm đồ vật (ví dụ như một cuốn sách) đang cầm trên tay vào trong lòng hoặc chắn trước người, là biểu hiện thiết lập chướng ngại, kéo xa khoảng cách. Cùng với sự phát triển của nội dung cuộc trò chuyện, cơ thể cô ấy dần dần hơi nghiêng về phía bạn, túi xách cũng đã được lấy ra. Cơ thể nghiêng về phía trước là biểu hiện người đó đang lắng nghe đối phương hoặc có hứng thú với chủ đề mà đối phương nói, bỏ đi đồ vật chắn trước cơ thể chứng tỏ họ đã dần dần chấp nhận đối phương. Sau khi ăn cơm xong, hai người đi bộ đến ga tàu điện ngầm. Bạn phát hiện ra bước đi của cô ấy không quá dài, cũng không quá ngắn, tốc độ di chuyển cũng không nhanh không chậm, rất phù hợp. Bước chân không quá dài cũng không quá ngắn chứng tỏ người đó không quá vui vẻ cũng không quá ngượng ngùng, tốc độ di chuyển không nhanh không chậm chứng tỏ tính cách không quá nóng vội cũng không quá chậm chạp, những điều này đều nói lên rằng đây là một người “trung lập”. Tự tin thiết kế với PHOTOSHOP THẦN THÁNH Học online tại nhà https://photoshopthanthanh.net Học trực tiếp tại lớp https://photoshopthanthanh.com Tải về eBooks hay, chuẩn, đẹp tại HOIMESACH.COM Chương 06 CỬ CHỈ NHỎ, ĐẠO LÝ LỚN Bạn có thường thực hiện những cử chỉ nhỏ một cách vô thức không? Những cử chỉ tưởng chừng như vô tình đó lại là điểm chí mạng khiến bạn bị người khác “đọc vị”. Mẩu chuyện nhỏ, chủ đề lớn Cô gái muốn dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Chàng trai rất hồi hộp, bèn hỏi người yêu nên chuẩn bị quà gì. Cô gái biết rõ tầm quan trọng của quà gặp mặt nên đã hỏi khéo bố mình. “Con thấy rượu cũng khá ổn, bố nhỉ?” Cô vừa hỏi vừa quan sát phản ứng của bố. Ông bố gật đầu và đáp: “Không cần cầu kỳ đâu, rượu là được rồi.” Trong lúc nói, ông đưa tay phải lên gãi má. Nhờ đó, cô gái biết bố mình không thích lời đề nghị này, chưa biết chừng còn ghét rượu tặng. Vì thế, cô lập tức gọi điện thoại bảo bạn trai không nên tặng rượu. Bác sĩ Sigmund Freud – người đặt nền móng cho học thuyết phân tâm học từng nói: “Có thể coi tâm trí của con người như một tảng băng trôi, phần nổi trên mặt nước là thứ chúng ta có thể nhìn thấy được, hay chính là """