"
Gia Huấn Ca - Nguyễn Trãi PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Gia Huấn Ca - Nguyễn Trãi PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
Tên sách : GIA-HUẤN CA
Tác giả : NGUYỄN TRÃI
Đính-chính và chú-thích : Thi-Nham ĐINH GIA THUYẾT Nhà xuất bản : TÂN-VIỆT
Năm xuất bản : 1952
IN LẦN THỨ BA
------------------------
Nguồn sách : timsach.com.vn
Đánh máy : vqsvietnam
Kiểm tra chính tả : Ngô Thanh Tùng,
Phạm Ngọc Phương Trinh
Biên tập ebook : Thư Võ
Ngày hoàn thành : 20/08/2019
Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE-4U.ORG
Cảm ơn soạn giả Thi-Nham ĐINH GIA THUYẾT và TÂN VIỆT đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.
MỤC LỤC
TIỂU TRUYỆN CỦA TÁC-GIẢ NGUYỄN TRÃI (1380-1442) GIA-HUẤN CA
LỜI MỞ ĐẦU
BÀI THỨ 1 : DẠY VỢ CON
Với cha mẹ
Với chồng
Với vợ lẻ
Với bạn-hữu của chồng
Với chị-em
Với trong họ ngoài làng
Với những khi sản-dục
Với con-cái
Với dâu rể
Với tôi-tớ
Thờ-cúng
BÀI THỨ 2 : DẠY CON Ở CHO CÓ ĐỨC
BÀI THỨ 3 : DẠY CON-GÁI PHẢI CÓ ĐỨC-HẠNH BÀI THỨ 4 : VỢ KHUYÊN CHỒNG
BÀI THỨ 5 : DẠY HỌC-TRÒ Ở CHO PHẢI ĐẠO BÀI THỨ 6 : KHUYÊN HỌC-TRÒ PHẢI CHĂM HỌC
CỔ VĂN VIỆT NAM
NGUYỄN TRÃI
GIA-HUẤN CA
Thi-Nham ĐINH GIA THUYẾT ĐÍNH-CHÍNH và CHÚ-THÍCH
IN LẦN THỨ BA
SÁCH GIÁO KHOA
TÂN-VIỆT
CÙNG BẠN ĐỌC
Theo bài tựa của Trần Khắc Kiệm trong Ức Trai thi-tập viết từ năm Hồng-đức thứ 10 triều Lê Thánh-Tông (1480), thì Ức Trai tiên-sinh ngoài những tác-phẩm bằng Hán-văn, còn có tập văn Quốc-âm mà « Gia-huấn ca » là một. Nhưng « Gia-huấn ca » của Ức Trai tiên-sinh, nội-dung thế nào, nào có ai biết. Tập « Gia-huấn ca » này viết theo lối lục-bát gián thất, trong có 6 bài :
- Dạy vợ con,
- Dạy con ở cho có đức,
- Dạy con-gái,
- Vợ khuyên chồng,
- Dạy học-trò ở cho có đạo,
- Khuyên học-trò phải chăm học,
Gồm 796 câu.
Chúng tôi nhận thấy lời văn bình-thường, giản-dị, không có gì là từ-chương, khác hẳn với ngòi bút « Bình Ngô đại cáo » ! Phải chăng « Gia-huấn ca » chỉ là bài học dạy đàn-bà con-trẻ trong nhà, chỉ cần cho dễ hiểu ? Vả lại lối quốc-âm đối với các bậc tiên-nho ta ngày trước, vẫn cho là « nôm na mách qué », chỉ dùng làm lối « phong-dao trào-phúng », cốt phổ-biến các nơi đầu đường xó chợ, nên chỉ cần lối văn bình
dân, chứ không cần phải trau-dồi cho lắm, nhất là Ức Trai tiên-sinh, một văn-tự đại-gia !
Nhưng dù sao mặc lòng, tập « Gia-huấn ca » này đã được truyền-tụng, được liệt vào cổ văn Việt-nam, thì có không chắc là của cụ Nguyễn Trãi, mà của một tác-giả nào, chúng
tôi cũng vẫn theo đòi công-việc đã chủ-trương : đính-chính và chú-thích để lĩnh giáo cùng bạn đọc.
Hà-nội mồng 1 tháng 12 năm 1952
Thi Nham
ĐINH GIA THUYẾT
TIỂU TRUYỆN CỦA TÁC-GIẢ NGUYỄN TRÃI (1380-1442)
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, người làng Nhị-khê, huyện Thượng-phúc (tức phủ Thường-tín, tỉnh Hà-đông bây giờ). Năm 21 tuổi, đỗ Thái-học-sinh (Tiến-sỹ) niên-hiệu Thánh nguyên thứ 1 triều Vua Hồ Quí Ly (1400). Làm quan đến chức Ngự-sử-đài chánh chưởng.
Thân-phụ là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Bảng-nhỡn niên-hiệu Long-khánh thứ 2 triều Vua Trần Duệ-Tông (1374), vì cớ là hàn-tộc mà lấy con-gái Trần Nguyên Đán là tôn-thất nhà Trần, theo phép nhà Trần không được bổ-dụng. Mãi đến triều nhà Hồ mới được dùng làm Trung-thư thị-lang. Khi quân Minh sang xâm-lấn, hai cha con vua nhà Hồ bị bắt, Phi Khanh cũng bị giải về Tàu. Nguyễn Trãi khóc theo đến Nam-quan. Phi Khanh ngoảnh lại bảo rằng : « Con về rửa hờn cho nước, báo thù cho cha, mới là người đại trung đại hiếu, không nên theo nhi-nữ thường tình ! »
Nguyễn Trãi trở về đi theo Lê Thái-Tổ khởi nghĩa ở Lam sơn. Trong 10 năm kháng-chiến với quân Minh, giúp Vua Lê bằng mưu-kế : phàm các văn-thư từ-trát giao-thiệp với tướng nhà Minh, đều do một tay ông thảo thiện. Sau khi đã đánh đuổi ngoại xâm về Tàu, Nguyễn Trãi được phong tước Quan-phục-hầu, liệt vào hạng khai quốc công thần đệ-nhất. Triều Vua Lê Thái-Tông được làm Nhập-nội hành-khiển (tức Tể-tướng). Năm 60 tuổi, về trí-sĩ tại Côn-sơn (thuộc huyện Chí-linh, tỉnh Hải-dương bây giờ). Ba năm sau, vì án Nguyễn
Thị Lộ, bị tru di tam tộc.
Sử chép : Niên-hiệu Đại-bảo thứ 3 triều Lê Thái-Tông (1442), nhà vua đi tuần phương đông, duyệt võ ở Chí-linh, Nguyễn Trãi đón xa-giá đến chơi chùa Côn-sơn. Thiếp của Nguyễn Trãi là Thị Lộ, có tài có sắc, được nhà vua vời. Khi xa-giá đến vườn Lệ-chi (xã Đại-lai, huyện Gia-bình, tỉnh Bắc ninh bây giờ) nhà vua bị bệnh sốt, Thị Lộ vào chầu suốt đêm
rồi Vua mất, ai nấy đều nói Thị Lộ thí nghịch, nên Nguyễn Trãi phải tội tru di.
Năm ấy Nguyễn Trãi 63 tuổi, có người thiếp đương có thai trốn được, sau sinh ra Nguyễn Ánh Vũ. Đời Lê Thánh-Tông, Nguyễn Trãi được minh oan, truy tặng Tế-văn-hầu. Anh Vũ được bổ chức Tri-châu.
Nguyễn Trãi chẳng những là bậc năng-thần kinh bang tế thế, mà còn là một nhà đại văn-hào của Việt-nam ta. Tác phẩm của Tiên-sinh bằng chữ Hán rất nhiều, hiện nay còn truyền lại đều in trong bộ Ức Trai toàn tập như Ức Trai thi tập, Ức Trai văn-tập, Quân-trung từ-lệnh tập, An-nam Vũ cống, v.v… Tác-phẩm bằng Quốc-âm, nay chỉ còn truyền lại có 2 : tức là tập « Gia huấn ca » này và bài thơ « Hỏi ả bán chiếu » mà người ta thường truyền-tụng.
GIA-HUẤN CA
LỜI MỞ ĐẦU
Đặt quyển sách, vắt tay nằm nghĩ, Hễ làm người dạy kỹ thì nên, Phấn-son cũng phải bút-nghiên, Cũng nhân-tâm ấy há thiên-lý nào.1
BÀI THỨ 1 : DẠY VỢ CON
Nhân thong-thả lựa vần quốc-ngữ, Làm bài ca dạy vợ nhủ con :
Lời ăn nết ở cho khôn,
Chớ nên đa quá, đa ngôn chút nào !2 Ăn-mặc chớ mỹ-miều chải-chuốt, Hình-dung đừng ve-vuốt ngắm-trông, Một vừa hai phải thì xong,
Giọt dài giọt ngắn cũng không ra gì !3 Khi đứng ngồi chớ hề lơ-lẳng,
Tiếng nhục-nhằn nữa nặng đến mình. Hạt mưa chút phận lênh-đênh,
Tấm son tạc lấy chữ trinh làm đầu.4 Kìa mấy kẻ làu-làu tiết ngọc,
Đem sắt-đanh nguyện lúc lửa châm. Con hiền cha mẹ an tâm,
Một nhà khen-ngợi, nghìn năm bia truyền.5 Nọ những kẻ nước nguyền non hẹn, Thấy mùi hoa bướm nghển, ong chào, Miêng đời dê-diếu biết bao,
Động ra quốc-pháp, nhục vào gia-thanh.6 Đem người trước lấy mình ngắm lại, Khôn ba năm đừng dại một giờ,
Đua chi chén rượu câu thơ,
Thuốc lào ngọt-nhạt, nước cờ thấp-cao. Đám dồi-mỏ ra vào săn-sóc,
Lại bài phu, tam cúc, đánh đinh.
Đố mười, chẵn lẻ, đố kinh,
Tổ tôm, kiệu chắn, sám quanh tứ chiều. Đi đứng-đắn, chớ điều vùng-vẫy, Khi tối-tăm đèn phải phân-minh, Hoặc khi hội hát linh-đình,
Được lời dạy đến thì mình hãy ra. Ra phải có mẹ già em nhỏ,
Đừng đánh đàn, đánh lũ không hay. Nói đừng chau mặt, chau mày, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay hay nào ! Của tằn-tiện, chắt-chiu, hàn-gắn, Khách buôn tàu chưa hẳn nơi đây ! Cũng đừng vắt nước cổ chày,
Tiếp tân tế lễ là ngày nên hoang.7 Ăn-ở chớ lòng mang khoảnh-khắc,8 Mua-bán đừng điêu-trác đong-đưa. Mua đừng ráo-riết quá lừa,
Bán đừng bo-xiết, ích ta hại người. Chớ tắt-mắt của người kém-cỏi, Đừng đảo-điên có nói làm không. Giàu-sang cũng chớ khoe ngông, Miễn mình ấm phận chớ lòng khinh ai. Khó-khăn chớ vật-nài oán-hối, Hết bĩ rồi tới buổi thái-lai.9
Cầm cán, tạo-hóa đổi dời,10
Giàu ba họ, khó ba đời mấy ai ?11 Đừng học cách tham lời, đặt lãi, Lợi kẻ cho thì hại kẻ vay,
Dễ-dàng nợ phải lay-nhay,
Đến đầu đũa quá, e cay-đắng nhiều.12 Hoặc lỡ thiếu phải điều lĩnh tạm,
Dù ít nhiều liệu sớm tính xong,
Chẳng nên mê-mẩn hơi đồng,13
Qua lần cho khỏi thì lòng mới nguôi. Thói mách-lẻo, ngồi rồi bỏ hết,
Hễ điều gì nói ít mới hay,
Lân-la giắt rợ, giắt rây,
Đã hư công-việc, lại dày tiếng-tăm.14 Việc chợ-búa chăm-chăm chúi-chúi, Buổi bán xong liệu vội ra về,
Cửa nhà trăm việc sớm khuya,
Thu-va thu-vén mọi bề mới xong. Phòng những kẻ có lòng gian vặt, Nhỡ xảy ra một mất mười ngờ,
Tiếc thầm đứng ngẩn, ngồi ngơ,
Đau-buồn thôi lại đổ cho tại trời.
Từ chốn ở, nơi ngồi thay thảy,
Rác ngập đường nhìn vậy chan-chan, Ai vào rác ngập ướt chân,
Bát mâm tơi-tả chiếu-chăn đầy giường. Tuy khó rách, giữ-gìn thơm sạch,15 Có hay gì chiếu lệch bụi nhơ,
Đồ ăn thức nấu cho vừa,
Thường thường giữ lấy muối dưa ngon lành. Nghề bánh trái chiều thanh vẻ lịch, Cũng học dần thói-cách người ta,
Vá may giữ nếp đàn-bà,
Mũi kim nhỏ-nhặt mới là nữ-công.16 Thủa tại gia phải tòng phụ giáo,17 Khi lấy chồng giữ đạo chính-chuyên.18 Lại là hiếu với tổ-tiên,
Những ngày giỗ tết không nên vắng nhà. Đồ cúng-cấp hương trà tinh-khiết,19 Theo lễ-nghi khép-nép, khoan-thai, Ăn nhiều ăn ít cho rồi,
Nhớ điều ghẻ lạnh lễ thôi lại về.
Với cha mẹ
Dù nội, ngoại hai bề cũng vậy,
Đừng đành-hanh bên ấy, bên này. Cù-lao đội đức cao dày,20
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng. Bởi thương đến mới năng mắng-quở, Muốn cho ta sáng-sủa hơn người, Ân-cần kẽ tóc, chân tơ,
Tấm lòng chép để mấy lời tạc ghi. Đừng nặng nhẹ, tiếng chì tiếng bấc, Đừng vùng-vằng, mặt vực, mặt lưng, Có thì sớm tiến trưa dâng,
Cơm ngon canh ngọt cho bằng chị em. Dù chẳng có thì yên một phận,
Người trên ta há giận ta sao !
Hoặc khi lầm-lỗi điều nào,
Đánh đằng cửa trước, chạy vào cửa sau.
Khi ấm-lạnh, ta hầu coi sóc,
Xem cháo-cơm, thang-thuốc mọi bề, Ra vào thăm-hỏi từng khi,
Người đà vô sự, ta thì an tâm.21 Việc báo hiếu phải chăm chữ hiếu, Kiệm hay phong cũng liệu tùy ngơi.22 Đừng điều tranh-cạnh chê bai, Xấu trong làng nước, để cười mai sau.
Với chồng
Đạo vợ chồng tình sâu nghĩa ái, Lại chẳng nên mặt tái, mày tăm, Chuyện đâu bỏ đấy cho êm
Đừng đem bên ấy về gièm bên ta. Sách có chữ « nhập gia vấn húy »,23 Khi nói-năng phải kỹ kiêng-khem, Dịu-dàng tiếng thuận lời mềm, Cứ lời chồng dạy mới yên cửa-nhà. Chớ nên cậy mình ta tài-sắc, Chồng nói ra nhiếc-móc chê-khen. Nói càn như ở bậc trên,
Thường khi động đến tổ-tiên quá lời. Cơn giận đến, sự đời ngang-ngửa, Dở-dói ra nát cửa tan nhà,
Chữ « tùy » là phận đàn-bà,24 Nhu-mì để dạ, chua-ngoa gác ngoài. Dù lỗi phận gặp người tửu-sắc,25 Hay gặp người cờ-bạc lưu-liên,26
Nhỏ to tiếng dịu lời êm,
Dần-dà uốn mãi may mềm được chăng ! Phải chồng ngược, cán răng chịu khổ, Chớ nghiêng đầu, ngảnh cổ thiệt thân, Duyên may gặp được văn-nhân27
Thuộc câu « tương kính như tân » làm lòng.28 Nghiệp đèn-sách khuyên chồng sập-sã, Tiếng kê-minh gióng-giả đêm ngày,29 Khuyên chồng nhớ đến đạo thầy,
Vật dâng lớn nhỏ gọi nay lễ thường.
Với vợ lẻ
In lấy chữ tao-khang chi nghị,30
Đừng mang câu đố-kỵ chi thường.31 Dây bìm cho tựa cành vàng,32
Trước chàng đẹp mặt, sau nàng đỡ tay. Câu « đường cái » xưa nay cũng vậy.33 Trai làm nên lấy bảy lấy ba,34
Lấy về hầu hạ nhà ta,
Thêm hòe, nẩy quế có là con ai ?35 Cũng da thịt cũng tai mắt thế,
Kém ta nên phận ế hoa ôi,
Nghĩ tình ăn cạnh nằm ngoài,
Ấm-no nên xót lấy người bơ vơ
Thế mới phải phép thờ phu-tử,36
Ấy mới là đạo xử hài hòa,
Chữ « tùy » rắn khúc nghi-gia.37
Môn-đường thong-thả, một nhà vẻ-vang.
Với bạn-hữu của chồng
Kìa những đứa mặt thường cau-có, Khách đến nhà chửi chó mắng mèo, Cất lời nặng ngỡ đá đeo,
Đã ra thét tớ, lại vào mắng con. Khách về đoạn sợ mòn mất chiếu, Chồng ra đường chẳng kẻo mặt mo ! Hễ ngày bạn-hữu giao-du,
Sai người trải chiếu, sắp đồ tiếp ra. Dù trăm giận thì ta để bụng,
Có trọng người mới trọng chồng ta. Tùy người thết-đãi rượu-trà,
Nhớ rằng : của gửi chồng ta đi đường !
Với chị-em
Ấy là vẹn cương-thường bằng-hữu, Lại phải tường trong đạo chị em, Đạo em thì phải trông lên,
Đạo chị trông xuống cho êm-đẹp chiều. Miếng bùi-ngọt chia đều như một, Khi nắng-mưa ấm sốt đỡ tay,
Với nhau như bát nước đầy,
Lá lành đùm-bọc bóng cây rườm-rà ! Đạo thúc-tẩu một nhà minh-bạch.38 Lánh hiềm-nghi tăm-tích rõ-ràng, Trộm trông bóng đuốc Vân Trường,39
Nức danh ba nước treo gương muôn nhà.40
Với trong họ ngoài làng
Cả trong ngoài cùng là đàn cháu,
Xem như con yêu-dấu chẳng sai,
Đồng quà, tấm bánh hôm mai,
Chớ điều dằn-vặt, chớ lời gieo đanh. Từ họ-mạc, láng-giềng, hàng-xóm,
Cũng ở cho trong ấm ngoài êm,
Tiếng chào, tiếng hỏi cho mềm,
Chẳng khinh ai cũng chẳng hiềm oán ai.
Với những khi sản-dục
Ấy ngôn hạnh các lời hằng giữ,41
Lại cần điều cư-xử cho tuyền,
Hễ ngày sóc, vọng, hối, huyền,42
Cùng ngày nguyệt-tín phải khuyên-dỗ chồng.43 Khi thai-sản trong phòng gìn-giữ,
Học cổ-nhân huấn-tử trong thai,44
Dâm thanh chớ để vào tai,45
Ác ngôn chờ chút bợn lời sam-sưa !46 Từ xuất nhập, khởi cư, hành-động,47 Có lễ-nghi nghiêm-trọng đoan trinh.48 Đứng ngồi chính đại quang-minh,49 Cho bằng-phẳng thế, chớ chênh-lệch mình. Chớ vin cao cũng đừng mang nặng,
Đừng ăn đồ cay-đắng canh riêu,
Đừng ăn ít, chớ ăn nhiều,
Nuôi từ trong dạ khỏi điều lo xa. Khi sinh nở thai hòa vô sự,
Cẩn từ khi trong cữ ngoài tuần. Chiều sương chớ để áo quần,
Đỉnh đầu phải cúi, bước chân phải dò. Nơi bếp vách đừng cho hơ lửa,
Ngọn đèn hoa chớ quở quá ngôn,50 Kiêng-khem trăm sự vuông tròn, Trước mình yên dạ, sau con ít sài.
Với con-cái
Ngày con đã biết chơi biết chạy, Đừng cho chơi cầm gậy, trèo cao, Đừng cho chơi búa chơi dao,
Chơi vôi, chơi lửa, chơi ao có ngày. Lau cho sạch không hay dầm nước, Ăn cho vừa, đừng ước cao-lương,51
Mùa đông tháng hạ thích thường, Đừng ôm-ấp quá, đừng suồng-sã con. Dạy từ thủa hãy còn trứng nước, Yêu cho đòn bắt-chước lấy người, Trình thưa, vâng dạ, đứng ngồi, Gái trong kim-chỉ, trai ngoài bút-nghiên. Gần mực đen, gần đèn thì sáng, Ở bầu tròn, ở ống thì dài,
Lạ gì con có giống ai,
Phúc-đức tại mẫu là lời thế-gian.52
Làm mẹ chớ ăn càn, nói dở,
Với con đừng chửi-rủa quá lời, Hay chi thô-tục những người,
Hôm nay cụ cụ, ngày mai bà bà. Gieo tiếng ra chết cây, gãy cối, Mở miệng nào có ngọn có ngành, Đến tay bụt cũng không lành,
Chồng con khinh-rẻ, thế tình mỉa-mai ! Ấy những thói ở đời ngông-dại, Khôn thì chừa, mới phải giống người, Sinh con thì dạy thì nuôi,
Biết câu phải trái lựa lời khuyên-răn.
Với dâu rể
Tuổi cả khôn, hôn-nhân trạch phối,53 Giàu đừng tham, khó đói chớ nề, Dâu hiền, rể thảo tìm về,
Xem tông xem giống kẻo mê mà lầm.54 Xử với rể một niềm kính-trọng, Dù dở hay, đừng giọng mỉa-mai, Với dâu, dạy-bảo phải lời,
Bắt khoan bắt nhặt, biết ai cho vừa !
Với tôi-tớ
Gương giáo-tử nhường đưa mặt nhận,55 Mực trì-gia đặt hẳn ân uy.56
Bọt-bèo là phận nô-tỳ,57
Dạy nghiêm, ở thảo hai bề vẹn hai.
Có câu ví « chiều người lấy việc », Chẳng há nên ráo-riết người ta. Hay thì nó ở lâu ra,
Dở thì nó bước nào ta bận gì.
Một đôi kẻ phải khi lỡ độ,
Có thì cho chẳng có thì thôi.
Chẳng nên nhiếc mắng nhiều lời, Cơ-hàn hầu dễ có ai muốn gì.
Thờ-cúng
Trong nhà vận thịnh suy có mệnh, Đạo quỉ-thần thì kính viễn chi,58 Nắng mưa giải-kiết có khi,
Phải chăm cơm thuốc, đừng mê cốt thầy. Nhà chẳng quét, quét hay có rác, Đã bói ra, bỏ nhác sao đành,59 Cao tay mấy kẻ có danh,
Bùa-hèn chẳng bỏ là tinh hiệu vào. Suy cho thấu, tà nào phạm chính,60 Cứ thánh-kinh cảnh-tỉnh dị-kỳ, Kìa như mấy kẻ tăng, ni,61
Thôi tuần cúng Phật, lại khi vào hè. Nam-mô-phật rù-rì hai chữ,
Đua nhau rằng tín-nữ thiện-nam, Miệng rằng chừa độc chừa dâm, Tay lần tràng hạt dao găm một bồ. Kẻ trốn việc ở chùa cũng có,
Kẻ lộn chồng, trốn chúa cũng nhiều.
Gian-ngoan rất mực làm kiêu,
Mượn danh Hòa-thượng, lợi điều tham dâm. Chẳng qua lũ ngu dân hoặc thái,
Phúc-đức đâu nghĩ lại mà coi.
Trước sau có bấy nhiêu lời,
Bảo nhau gìn-giữ nên người thơm danh. Dù ai nấy có tình chẳng cứ,
Thói Thọ Dương vẫn giữ không chừa.62 Ngày ngày mắng sớm đòn trưa,
Thường thường dạy-dỗ mà ra tuồng gì. Cành kia lớn sợ khi khó nắn,
Sắt nọ mài ắt hẳn nên kim,
Diễn nôm cho tiện mà xem,
Dạy nhà trước đã mới đem dạy người.
BÀI THỨ 2 : DẠY CON Ở CHO CÓ ĐỨC
Lấy điều ăn-ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non chuyển-vần. Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc trời.
Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ. Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi-tác già-nua bần-hàn. Thương người quan-quả, cô-đơn,63
Thương người lỡ bước lầm-than kêu đường. Thấy ai đói-rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn. Thương người như thể thương thân, Người ta phải bước khó-khăn đến nhà. Đồng tiền bát gạo mang ra,
Rằng đây « cần-kiệm » gọi là làm duyên.64 May ra ở chốn bình yên,
Còn người tàn-phá chẳng nên cầm lòng. Tiếng rằng : ngày đói tháng đông,65 Thương người bớt miệng bớt lòng mà cho, Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ-tóc, nghĩa so nghìn trùng. Của là muôn sự của chung,
Sống không, thác lại tay không có gì. Ở phải có nhân có nghì,
Thơm danh vả lại làm bia miệng người.
Hiền-lành lấy tiếng với đời,
Lòng người yêu-dấu, là trời độ ta. Tai-ương hoạn-nạn đều qua,
Bụi trần giũ sạch thực là từ đây. Vàng tuy trời chẳng trao tay,
Bình-an hai chữ xem tày mấy mươi. Mai sau bạc chín tiền mười,
Sống lâu ăn mãi của đời về sau. Kìa người ăn-ở cơ cầu,
Ở thì chẳng biết về sau phòng mình, Thấy ai đói-rách thì khinh,
Cách nào là cách ích mình thì khen. Hứng tay dưới, với tay trên,
Lọc-lừa từng tí, bon-chen từng đồng ! Ở thì phất giấy đan lồng,66
Nói thì mở miệng như rồng như tiên.67 Gan thì quá ngỡ sắt đèn,
Miệng thơn-thớt nghĩ rơi tiền-bạc ra. Mặt lành khéo nói thực-thà,
Tưởng như xẻ cửa xẻ nhà cho nhau. Ở nào mùi-mẽ chi đâu,
Như tuồng cuội đất giấu đầu hở đuôi. Nói lời lại nuốt lấy lời,
Một lưng bát xáo mười voi chưa đầy.68 Cho nên mới phải lúc này :
Cửa-nhà tàn-phá phút rày sạch trơn. Kẻ thì mắc phải vận nàn,
Cửa-nhà một khắc lại tàn như tro.
Kẻ thì phái linh, phái phu,
Đem mình vào chốn quân-gia trận tiền. Kẻ thì mắc phải dịch-ôn,69
Kẻ thì thủy-hỏa gian-nan kia là !70 Thấy người mà phải lo ta,
Sờ-sờ trước mắt thực là thương thay. Khuyên ai chớ bắt-chước rày,
Ở lòng nhân-nghĩa cho đầy mới khôn. Lời cha dạy-bảo nỉ-non,
Trước sau ghi-chép khuyên con nghe lời. Nghe thì mới phải là người,
Chẳng nghe thì cũng là đời bỏ đi.
BÀI THỨ 3 : DẠY CON-GÁI PHẢI CÓ ĐỨC-HẠNH
Phận làm gái ở cùng cha mẹ,
Lòng phải chăm học khéo học khôn,
Một mai xuất giá hồi môn,71
… … …
Phận bồ-liễu giá trong như ngọc,72
Khéo là khéo bánh trong, bánh lọc,
Lại ngoan nghề dệt vóc, may mền.
Khôn là khôn lẽ phải, đường tin,
Lại trọn đạo nâng khăn sửa túi.
Khôn chẳng tưởng mưu lừa chước dối,
Khéo chẳng khoe vẻ lịch, chiều trai.
Xưa nay hầu dễ mấy người,
Miệng khôn, tai khéo cho ai được nhờ.
Phận làm gái này lời giáo-huấn,73
Lắng tai nghe cổ-truyện mới nên,
Hãy xem xưa những bậc dâu hiền,
Kiêm tứ đức : dung, công, ngôn, hạnh.74
Công là đủ mùi xôi, thức bánh,
Nhiệm-nhặt thay đường chỉ mũi kim.
Dung là nét mặt ngọc trang-nghiêm,
Không tha-thiết, không chiều lả-tả.
Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ,
Hạnh là đường ngay-thảo kính tin.
Xưa nay mấy kẻ dân hiền,
Dung, công, ngôn, hạnh là tiên phàm-trần,75
Phận con-gái ở nhà thi-lễ,
Lắng mà nghe kể chuyện tam cương :76 Dẫu ái-ân cùng chiếu cùng giường, Đạo chồng sánh quân-thân chi đạo.77 Làm tôi-con chỉ trung chỉ hiếu,78 Làm dâu thì chỉ kính mới nên,79 Chớ khoe-khoang mình bạc mình tiền, Đừng đỏng-đảnh cậy khôn cậy khéo. Bề thiếp-phụ thuận tòng là điệu. Cũng như bên thờ chúa thờ cha, Muôn nghìn đừng thói kiêu-ngoa, Mắng ta không giận, yêu ta không nhờn, Quyền mệnh-phụ là mình làm chủ,80 Trong đại-hôn áo-mũ thân nghênh,81 Kính người vợ phép ở Lễ Kinh,82 Chức-phận phải chăm bề tần-tảo,83 Trong khuê-khổn giữ-gìn khăn áo.84 Trên từ-đường trăm việc trơn tru.85 Từ cơm, canh, cá, thịt, mọi đồ, Dẫu nhiều ít sửa cho trong-sạch. Bằng nhường ấy thần-minh lai cách,86 Câu « hữu trai » nên tiếng để đời,87 Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi,
Người khôn ai nỡ nặng lời đến ai. Bề nội-trợ việc trong xem-xét,88 Siêng-năng thì trăm việc đều nên, Chớ khoe-khoang lắm thóc nhiều tiền, Ngồi ăn mãi non mòn núi lở.
Việc nhà có kẻ ăn người ở,
Từ trong ngoài như bảo trước sau, Đồ làm ăn, ngày để đâu đâu, Ban tối phải thu về cho đủ.
Trống canh một chớ đà vội ngủ, Siêng-năng thì chăm-chú việc ta. Lũ nô-tỳ trai gái năm ba,
Cơm chưa chín không nên khua xáo. Đứa xay thóc, đứa thì giã gạo, Đứa bếp thì chủ việc dọn cơm.
Ấn đoạn rồi cho chúng nghỉ-ngơi, Đèn ta sẽ soi trong bếp lại,
Đừng tin trẻ tôi-đòi thơ-dại, Lời dạy rằng « giữ lửa chẳng chơi ». Cho hay đại phú bởi trời,89
Nhưng mà ở thế thì người hết chê. Cầm then khóa giữ bề thu-phát,90 Chắt-chiu mà dè-dặt mới nên, Coi-sóc từ hạt gạo đồng tiền, Đừng cậy có ăn càn, tiêu dở. Bữa thường phải xem cho con ở, Cũng đừng thừa, chớ thiếu làm chi. Kẻ lân-bang đến một đôi khi,91 Đồ thết-đãi xem cho tử-tế.
Trong nhà phải bảo nhau có ý, Đừng chửi mèo, mắng chó mà chi. Trong anh em thiên tải nhất thì.92 Sang vì vợ nhưng giàu vì bạn,
Chiều rộng-hẹp tùy cơ ứng biến.93 Đạo trì-gia đãi khách khác màu, Trần trần một mực nên đâu,
Phô loài bồ-các biết đâu lẽ gì.94 Phận là gái về làm dâu cả,
Việc ta chăm giữ chốn từ-đường, Lấy ngọn tần, lá tảo lễ thường
Kìa hiếu dưỡng Thành-Chu gia-pháp.95 Tôn-tộc đến những khi kỵ lạp,96 Xem bằng nhường quí khách, gia tân.97 Có chữ rằng : « đạo trọng thân thân », Dễ mấy thủa đông như ngày giỗ. Lúc tế-tất lẻn vào dọn cỗ,98
Hãy pha trà tiếp đãi cho xong,
Bữa thường dù dưa-muối mặc lòng, Khi có họ xem cho tử-tế,
Nước đã đoạn rượu liền nhân thể, Giục tiểu-hầu bưng cỗ tiếp ra.
Nhà dưới ta mời họ đàn-bà.
Coi-sóc hỏi họ-hàng con-cháu,
Không bỏ sót là tình yêu-dấu,
Ai chẳng khen hiền-đức phụ-nhân.99 Trọn đời đẹp mặt phu-nhân,
Vì chưng chủ-phụ thân-thân biết điều. Bề phụng dưỡng đôi bên cha mẹ, Muôn một khi đá đổ bồ-hôi,
Nghĩ xa lo đứng lo ngồi,
Chẳng còn tưởng đến tham công tiếc việc.
Đường điều-hộ tiền không dám tiếc,100 Mặc phu-quân giữ việc thuốc-thang,101 Song ta nâng giấc giữ-giàng.
Điều ăn-uống phải hỏi-han tùy thích. Lòng người ước chim, gà, cá, thịt, Của nên ăn dù đắt cũng mua.
Tùy người ưa thức ngọt-chua,
Nhưng gia vị phải mong cho đủ mùi. Xem quần-áo nên thay kẻo bẩn,
Lòng yêu thân phải cẩn từng khi, Tấm lòng trời đất chứng tri,
Dâu hiền có hiếu, tiếng ghi để đời. Này con-gái thuộc về khôn đạo,102 Khôn đức nhu nết gái dịu-dàng,103 Một đôi khi chân bước ra đường,
Bề tôn-trưởng thì lòng kính-nhượng.104 Dù chẳng phải là ta hơi hướng,
Nghĩa hương-lân phải cất tiếng chào.105 Bằng thấy người đầu bạc tuổi cao, Có mang đội trình đòi nâng-đỡ.
Thì miệng lưỡi chê-bai ai nỡ,
Ở trên đời gái ở nết-na
Con hiền đẹp mặt mẹ cha,
Chồng hòa yêu-chuộng, họ hòa kính chung. Dạy những kẻ đàn-bà con-gái,
Gặp phải chồng cờ bạc rượu chè, Nay ông tơ, bà nguyệt trót se,
Duyên-phận ấy trót làm sao được.
Ở là phải tìm mưu giả chước,
Ngọt lời khuyên lâu cũng phải nghe, Lúc ham-mê cơm rượu say nhè,
Hãy cơm-cháo trọn bề phụ đạo.106 Chớ vợ nghiến chồng, thêm trân-tráo. Như chuyện chi lửa cháy dần thêm, Chẳng bằng khi chăn ấm chiếu êm, Hãy năn-nỉ đường khôn lẽ phải.
Bể ân-ái vợ chồng là ngãi,
Dẫu giàu ăn, khó chịu cho cam.
Hay gì yến bắc, nhạn nam,
Khăng khăng một tiết cho cam sở nguyền, Đạo vợ chồng là duyên kim-cải,107 Vốn trời sinh bể ái nguồn ân,
Kìa ai nổi trận phong-vân,108
Cũng vì gái nhiều phần nhầm lỗi.
Phận là gái ít đường giáo-hối,109
Thấy chồng yêu dễ lấy làm nhờn, Miêng sai-ngoa nói những giọng càn, Bụng kiêu-ngạo một ngày một sính, Đạo cha mẹ đã không biết kính,
Bề anh em lại chẳng hay nhường, Chua-chát thay những tính cương-cường.110 Ai là đá ru mà chịu vậy !
Đường gia-pháp không ăn lời dạy,111 Việc giáo-hình đến phải ra tay,112 Hổ thân tiếng khắp đông tây,
Nông-nỗi ấy hết đường khôn-khéo,
Khuyên những các đào tơ liễu yếu, Lấy làm gương chớ bắt chước chi, Một niềm kính-thuận vô vi,
Trước là khỏi nhục, sau thì nên danh, Thương những kẻ đàn-bà mất dạy, Lại gặp chồng sợ vợ như ma, Trách chi mà chẳng thói kiêu-ngoa, Những lừa cạnh, phô sòng, làm lệ, Bề họ-mạc không hay kính nể, Nghĩ bon-chen tiền-bạc là khôn, Đường gia-tài khôn biết vén-vun, Nghĩ tha-thướt áo-quần là khéo, Gà eo-óc, phòng loan uốn-éo, Bầng mắt ra đã tỏ vầng ô,
Việc trong ngoài khi dụng các đồ, Mặc con-cái gặp sao hay vậy, Bề nội-ngoại những phô loài ấy. Phúc-đức kia còn nói làm chi, Khen cho bà nguyệt khéo se, Anh này sánh với chị kia đương vừa.
BÀI THỨ 4 : VỢ KHUYÊN CHỒNG
Vợ chồng ta tơ hồng vấn-vít,
Nhân-duyên này bà nguyệt khéo se.
Trình anh thân thiếp vụng-về,
Yêu thì nên tốt chớ nề ngu-si.
Quản bao lỗi nọ, lầm kia,
Chiều thanh vẻ quí dám bì được đâu.
Thiếp vâng lời dạy trước sau.
Nguyện xem then khóa, giữ hầu áo khăn. Trước là thờ-phụng tiền-nhân,
Sớm thăm tối viếng ân-cần đỡ anh.113 Bốn phương chàng hãy kinh-doanh,
Dùi-mài kinh-sử tập-tành cung-tên.
Công-danh mong đợi ơn trên,
Còn trong trần-lụy, hãy xin dấu mầu.114 Gửi trình dễ dám khuyên đâu,
Sắc phòng thương thận, rượu hầu thương tâm.115 Thiếp xin chàng chớ đăm đăm,
Những nơi cờ bạc chớ ham làm gì.
Thế gian lắm kẻ điên mê,
Áo-quần lam-lũ người thì như ma.
Thiếp xin chàng lánh cho xa,
Một niềm trung hiếu để mà lập thân.
Bấy lâu những đợi long-vân,116
Đào thơ, liễu yếu gửi thân anh-hùng.117 Xưa nay gái đội ơn chồng,
Hiển-vinh bỏ lúc cơm sung, cháo dền
Ơn trời công đã được đền,
Chàng nên quan cả, thiếp nên hầu bà !
BÀI THỨ 5 : DẠY HỌC-TRÒ Ở CHO PHẢI ĐẠO
Nào là những kẻ học-trò,
Nghe lời thầy dạy phải lo sửa mình.
Nghĩa cha sinh cùng công mẹ dưỡng,
Thời đêm ngày tư-tưởng chớ khuây,
Hai công-đức ấy nặng thay,
Xem bằng bể rộng, coi tày trời cao !
Trình vâng từ tốn ngọt-ngào,
Đi về thưa-thốt, ra vào thăm lênh.
Bánh quà, cá thịt, cơm canh,
Sớm trưa thay-đổi để dành hẳn-hoi.
Bữa thường dâng ngọt dâng bùi,
Nâng-niu chào hỏi chẳng sai đâu là.
Nghĩ công khó-nhọc nuôi ta,
Đến ngày cả lớn mong cho vuông tròn,
Kể từ lúc hãy còn thai dựng,118
Đến những khi nuôi-nấng giữ-giàn,
Nặng-nề chín tháng cưu-mang,
Công sinh bằng vượt bể sang nước người.
Đoạn thôi lúc ấy vừa rồi,
Ấp-ôm bú-mớm chẳng rời trên tay,
Mong cho biết ngửa biết ngây,
Biết chuyện biết hóng chẳng khuây bao giờ, Ngày trứng nước, thủa ngây-thơ,
Bao giờ sài-ghẻ bấy giờ lại lo.
Lo cho biết lẫy, biết bò,
Mong cho biết đứng, mong cho biết ngồi.
Đoạn rồi lại lo khi xảy đậu,
Công, dại, ngây, thơ-ấu, u-ơ. Ba năm nhũ-bộ còn thơ,119
Kể công cha mẹ biết cơ-ngần nào ? Chữ rằng « sinh ngã cù lao »,120 Bể sâu khôn ví, trời cao khôn bì. Nhưng mà gặp buổi binh thì,
Tiền trăm, bạc chục việc gì mà lo ! Hay là gặp cửa nhà giàu,
Của chìm của nổi dễ hầu lo chi ! Song ta vốn đã hàn-vi,121
Lại sinh ra gặp phải thì can-qua.122 Đôi khi kém đói thiết-tha,
Bán-buôn tần-tảo cho qua lúc này. Việc nhà việc cửa chuyên tay, Khi đêm quên ngủ, khi ngày quên ăn. Ngược xuôi gánh vác nhọc-nhằn, Chân le, chân vịt nào phần khoan-thai. Hình-dung ăn-mặc lôi thôi,
Áo thời xốc-xếch, khố thời đuôi nheo. Gian-nan đòi đoạn ngặt-nghèo, Mà cho con học có chiều bao dong. Thế-gian mấy kẻ có lòng,
Có công trời hẳn dành công để chờ. Bây giờ loạn-lạc bơ vơ,
Cơ trời bĩ thái nắng mưa là thường. Khuyên con học lấy văn-chương, Có bên nghĩa lý, có đường hiển-vinh. Loạn rồi lại có khi bình,
Khi bình ta hãy cá kình giương vây. Say-sưa kinh-sử chờ khuây,
Sắt mài ắt hẳn có ngày nên kim. Mãi Thần kia mới là gan,123
Trèo non kiếm củi, đốt than dãi-dầu. Bể thánh sâu, cố gia công lội,
Rừng nho gai, thẳng lối xông-pha. Ba năm chợt đổi khôi khoa,
Sân rồng ruổi ngựa, đường hoa giong cờ. Trần Bình nhà bạc cửa thưa,124 Đói no chẳng quản, muối dưa chẳng nề. Đọc sách là chí nam-nhi,
Giúp Lưu trót đã lục-kỳ nên công.125 Lọng giương, ngựa cưỡi, xe giong, Bể sâu cá nhảy vẫy-vùng bỏ khi. Ấy là thủa trước nam-nhi,
Bây giờ đèn sách sớm khuya thế nào ? Chữ rằng : « loạn độc thư cao »,126 Khi nên cũng thế, khác nào người xưa. Nắng lâu cũng có khi mưa,
Trồng dưa thì lại được dưa nệ gì.127 Mai ngày treo biển tên đề,
Khôi khoa lại được gặp kỳ thánh minh. Lộc trời, tước nước hiển-vinh,
Báo-đền đôi đức dưỡng sinh bấy chầy. Bỏ khi nghèo-khổ chua-cay,
Bỏ khi đèn sách, bỏ ngày gian-truân. Bệ rồng gang tấc chín lần,
Trong triều mực-thước, ngoài dân quyền-hành. Một triều là một thanh danh.
Bởi chưng có chí học-hành thì nên.
Bao nhiêu là gái thuyền-quyên,
Lưng ong má phấn cũng chen chân vào. Đã má đỏ, lại má đào,
Thơm-tho mùi xạ ngạt-ngào mùi hương. Đủ mùi những thức cao lương,
Sơn hào hải vị bữa thường đổi trao.128 Lợn quay, xôi gấc, chè tàu,
Ai ai là chẳng đến hầu làm tôi.
Quạt lông, gối xếp, thảnh-thơi,
Một lời dạy đến, trăm người dạ vâng.
Tiếng đàn, tiếng địch, tưng-bừng,
Câu thơ, câu phú lại dâng chén quỳnh.129 Trong ngoài quan-khách linh-đình,
Treo chuông nội thất, truyền sênh công-đường.130 Phấn trần, tranh cánh, giá gương,
Khi buông màn vóc, khi giường chiếu hoa. Người hầu, người hạ, nhởn-nhơ,
Thắm chen vẻ tía, vàng pha màu hồng. Nhà ngang dãy dọc trùng trùng,
Hầu non : con mới, tiểu-đồng : thằng tranh. Trai khoe lịch, gái khoe thanh,
Ra vào hài hán, chung quanh dập-dìu ! Giàu-sang khác vẻ trăm chiều,
Vì ơn cha mẹ lắm điều vì ta.
Nghĩa thứ ba là trong thầy tớ,
Dạy mấy lời phải nhớ đinh-ninh. Nghĩa dưỡng sinh hiếu trung là thế Đường công-danh có chí thì nên.
BÀI THỨ 6 : KHUYÊN HỌC-TRÒ PHẢI CHĂM HỌC
Trước cửa Khổng cung tường chín-chắn.131
Bước lên đường vào cửa ung-dung,
Trăm quan, tôn-miếu lạ-lùng,132
Học-hành cho biết thủy-chung tỏ tường.
Bẩm phi thường khác hơn mọi vật,
Ắt làm người thời chẳng hư sinh.
Phú cho tai mắt thông-minh,133
Tính-tình gồm đủ kiếp sinh vẹn tuyền.
Bực thánh-hiền ấy không dám ví,
Song làm người có chí thì nên,
Khai tâm từ thủa thiếu-niên,134
Hiếu-kinh tiểu-học trước liền cho thông.135
Đọc cho đến Trung-dung, Đại-học,136
Tứ-thư rồi lại đọc Ngũ-kinh.137
Thi, Thư, Dịch, Lễ, đều tinh,
Xuân-thu nghĩa cả cho minh nghiệp nhà.
Xem cho đến Bách-gia, Chư-tử,138
Bảy mươi pho sử đều thông,139
Sớm khuya ở chốn văn-phòng,
Bút-nghiên, giấy-mực bạn cùng chân tay.
Bài kinh-nghĩa cùng bài văn-sách,140
Tinh phú, thơ, mọi vẻ văn-chương.141
Một đèn, một sách, một giường,
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Học-trò giữ chính tâm làm trước,142
Với tu, tề, bình, trị đều yên,143
Cương-thường giữ hiếu làm nên,144 Từ đoan, ngũ giáo cho tuyền công sinh. Bề đạo-đức, gia-đình phải giảng, Phủ thiên-quân quang-đãng tinh-vi.145 Lý cho cách vật, trí tri,
Trong thì dưỡng đức, ngoài thì tu thân.146 Nghiệp tứ dân nhất rằng chữ sĩ,147 Nghề nông, thương, công cổ khôn sơ, Đạo thầy thứ nhất là Nho,
Toán, y, lý, số dám so-sánh bài.148 Khắp triều-đình trong ngoài lớn nhỏ, Những là người áo-mũ đai-cân,
Đời nào cũng chuộng nghề văn, Mưu-mô dẹp loạn, kinh-luân mở nền.149 Pho kinh-sử lâu chuyên nghề học,150 Chốn thư-đường từng đọc hôm mai,151 Quan sang chẳng có riêng ai,
Đạo trời nào phụ những người độc thư.152 Kìa trước hết văn-nho sĩ-tử,153
Dẫu khó-khăn kinh-sử càng chuyên, Làm nên trọng chức cao quyền,
Trong ngoài ai chẳng ngợi-khen bậc hiền. Nhặt lấy cỏ bồ-biên mà đọc,
Người Ôn Thư chí học mới cao,154 Chàng Hoằng không sách biết sao. Mượn kinh mà học viết vào mảnh tre.155 Dùi đâm vế kẻo khi buồn ngủ,
Ngươi Tô Tần chí thú đọc kinh,156 Tóc treo giường ấy, Tô-sinh,
Để cho dễ thức học-hành canh khuya.157 Thủa dầu hết đèn hoe bóng tuyết, Chàng Tôn Khang chịu rét đêm đông,158 Nọ ngươi Trác Dận dầu không,
Túi bao đom-đóm bạn cùng thư-trai.159 Vai gánh củi học thời luôn miệng, Chu Mãi Thần nên tiếng danh-nho,160 Lý-sinh chẳng quản công-phu,
Chăn trâu treo sách một pho trên sừng.161 Ấy những người trước từng khó-nhọc, Sau làm nên tước-lộc quan sang, Làm trai chí-khí hiên-ngang,162
Chớ rằng nguy-khổ trễ-tràng làm chi ! Oanh bé nhỏ tuổi thì lên tám,
Việc đọc thơ sớm đủ tinh-thông.163 Lão Tuyền tuổi cả gia công,
Hai-mươi-bảy tuổi dốc lòng nghề nho.164 Đường Lưu Án tuổi vừa lên bảy,
Đỗ Thần-đồng tiếng dậy gần xa.165 Ông Lương đã đến tuổi già,
Tám-mươi-hai tuổi đỗ khoa đại đình.166 Đường vân-trình dù sau dù trước,167 Chữ công danh ai khác chi ai,
Hễ người có chí có tài,
Gió rung mặc gió khôn rời khôn lay. Chẳng sợ kẻ lắm thầy nhiều tớ,
Thấy ta nghèo ra sự rẻ-khinh,
Thư trung lắm kẻ hiển vinh,
Dập-dìu hầu-hạ, linh-đình ngựa xe.168 Chẳng sợ kẻ lắm tiền, nhiều của,
Nghĩ mình rằng có của thì hơn,
Thư-trung kim ngọc vô vàn,
Đầy khè chung-đỉnh, chứa-chan bạc vàng.169 Chẳng sợ lắm kẻ thê nhiều thiếp,
Đã hẳn rằng tốt-đẹp hơn ai ?
Thư-trung có gái tuyệt vời,
Những người mặt ngọc là người vẻ-vang.170 Chẳng sợ kẻ tòa ngang dãy dọc,
Khinh nhau rằng hàn-ốc thê-lương.171 Thư trung tuấn vũ điêu tường.172
Lầu hồng gác phượng cột giường liền mây,173 Ai có chí đêm ngày luyện-tập,
Theo người xưa cho kịp mới nên.
Học cho hy thánh hy hiền,174
Việc gì thông biết chẳng phiền-lụy ai. Chốn lâm-tẩu, hoài tài bảo đức,175 Khắp bốn phương đồn nức thời danh,176 Chiếu nêu cao giá ngọc lành,
Xe loan có thủa cung doanh có ngày.177 = CHUNG =
Notes
[←1]
« Thiên-lý tại nhân-tâm » : lẽ phải ở lòng người.
[←2]
Bởi câu tục-ngữ « đa ngôn đa quá » : năng nói năng lỗi.
[←3]
Hai câunàyýnói sựăn-vậnkhôngđài điếm,mộtvừahai phải làđượcchứ mớnọmớkia,ngắndài tha-thướtcóíchgì.
[←4]
Ý nói đàn-bà, con-gái như hạt mưa sa, cốt nhất là phải gìn-giữ trinh-tiết.
[←5]
Bốn câu này là chỉ vào người biết giữ-gìn trinh-tiết.
[←6]
Quốc-pháp : pháp-luậtnhànước.
Gia-thanh : danh tiếng nhà mình. Bốncâunàytrỏvàohạngngười lơ-lẳng.
[←7]
Tiếp tân : tiếp đãi khách-khứa bạn-hữu.
Tế lễ : tế thần hay thờ-cúng gia-tiên, ngày giỗ, ngày chạp, v.v…
[←8]
Khoảnh-khắc : chốc-lát, không được lâu-bền.
[←9]
Bởi câu « bĩ cực thái lai ».
[←10]
Tạo-hóa : tức là trời, nhưng khi nói tạo vật hay hóa công cũng thế.
[←11]
Ý nói không ai khó lâu, giàu bền.
[←12]
Ýnói công-nợnêndễ-dàngnhẹ-nhõm,khôngnêncay-nghiệtráo-riếtquá màcókhi xảyrachuyệnkhônghay.
[←13]
Hơi đồngbởi chữĐồng-xú : hơi tiền,câunàycũngnhưcâu«máuthamhễ thấyhơi đồngthìmê»trongtruyệnKiều.
[←14]
Ý nói nếu dây-dưa chỉ tổ hỏng việc mà còn mang tiếng.
[←15]
Câu này cũng như câu tục-ngữ « đói cho sạch rách cho thơm ».
[←16]
Nữ-công : sự làm-lụng bằng chân tay khéo-léo của đàn-bà con-gái. Nữ-công là một trong bốn đức của bọn nữ-lưu.
[←17]
Bởi câu « tại gia tòng phụ » : một nết trong đạo tam tòng của nữ-lưu.
[←18]
Bởi câu«phụ-nhântòngnhấtchichung» : đàn-bàthủychungchỉmột chồng.
[←19]
Hương trà tinh-khiết : hương trà trong-sạch.
[←20]
Cù-lao : côngkhó-nhọccủachamẹ,docâu«ai tai phụmẫu,sinhngãcù lao ».
[←21]
Vô sự : không việc gì ; An-tâm : yên lòng.
[←22]
Bởi câu « phong kiệm tùy nghi ».
[←23]
Nhập gia vấn húy : vào nhà nào phải hỏi tên húy nhà ấy.
[←24]
Tùy : theo, do chữ phu xướng phụ tùy.
[←25]
Tửu-sắc : trỏ người ham-mê rượu trà, trai gái.
[←26]
Lưu-liên : say-đắm liên-miên.
[←27]
Văn-nhân : người có văn-học, nho-nhã, khác hẳn bọn vũ-phu.
[←28]
Tương kính như tân : kính nhau như khách.
[←29]
Kê-minh : gà gáy. Do câu « kê ký minh hĩ, triều ký doanh hĩ » : gà đã gáy rồi, triều-đình đã đông người rồi, đó là lời của một bà hiền-phi khuyên nhà vua nên ra coi chầu cho sớm để các quan khỏi mong đợi. Sau người ta mượn chữ « kê-minh » để nói về vợ khuyên chồng.
[←30]
Tao-khang chi nghị : tình-nghĩa tấm cám, nói về vợ chồng lúc còn hàn-vi.
[←31]
Đố-kỵ : ghen-ghét.
[←32]
Ý nói vợ lẻ nương-tựa nhờ chồng.
[←33]
Đường cái : không hiểu nghĩa là gì. Phải chăng bởi chữ đại-cương ?
[←34]
Theo thế-hệ cũ thì thế !
[←35]
Hòe : cây hòe, đời Tống, Vương Hựu trồng 3 cây hòe ở sân, sau có con là Vương Đán làm đến Tam-công, nên thường mượn chữ hòe để ví những con quí.
Quế : cây quế. Đậu yên Sơn đời Tống, dạy 5 con trai đều thành đạt, người ta ví như 5 cành quế thơm-tho, nên cũng mượn chữ quế để ví những con giỏi.
"""