"
Fỉnh Fờ Lũ Ngốc - Kinh Tế Học Thao Túng Và Bịp Bợm - George A. Akerlof & Robert J. Shiller & Lê Trọng Hoàng (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tâm Lý Học]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Fỉnh Fờ Lũ Ngốc - Kinh Tế Học Thao Túng Và Bịp Bợm - George A. Akerlof & Robert J. Shiller & Lê Trọng Hoàng (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tâm Lý Học]
Ebooks
Nhóm Zalo
Start
Lời tựa
Sản phẩm của thị trường tự do
Thị trường đã làm gì cho chúng ta?
Về Lừa fỉnh và Kẻ ngốc
Làm sao chúng ta biết được?
Những điều CÓ LẼ CHẲNG AI MONG MUỐN
Mục tiêu của Fỉnh fờ lũ ngốc
Giới thiệu: Lường trước việc bị thao túng: Trạng thái cân bằng của trò lừa fỉnh
Bài luyện ngón thứ nhất: Cinnabon®
Bài luyện ngón thứ hai: Câu lạc bộ thể hình
Bài luyện ngón thứ ba: Sở thích kiểu “con khỉ ngồi trên vai” Tính tối ưu được viện dẫn của điểm cân bằng thị trường tự do Tâm lý học và bầy khỉ ngồi trên vai
Những kẻ ngốc về thông tin
Lý thuyết và thực tiễn
Chúng ta sẽ đi đến đâu: Cấu trúc của Fỉnh fờ lũ ngốc Phần Một Hóa đơn không thanh toán và sự sụp đổ tài chính Chương 1: Cám dỗ rải khắp đường ta đi
Suze Orman đối đầu Kinh tế học tiêu chuẩn
Những lời khuyên của Suze
Câu chuyện thống kê
Một góc nhìn khác
Nguyên nhân
Chương 2: Khai thác danh tiếng và Khủng hoảng tài chính Những quả bơ tầm thường (và có thể bị thối)
Bảy câu hỏi
Tại sao ban đầu các ngân hàng đầu tư lại đáng tin cậy? Vì sao khi đó các tổ chức đánh giá lại đánh giá đúng “các quả bơ”?
Động cơ tại các ngân hàng đầu tư đã thay đổi ra sao mà lòng tin không còn là nền tảng kinh doanh của họ nữa?
Các động cơ thay đổi đã tác động tới các tổ chức đánh giá như thế nào?
Tại sao việc khai thác danh tiếng lại sinh lợi đến thế? Tại sao những người mua chứng khoán (“bơ”) thối lại khờ khạo đến thế?
Tại sao hệ thống tài chính lại dễ bị tổn thương đến vậy khi mọi người phát hiện ra chứng khoán (“bơ”) thối?
TỔNG KẾT
PHỤ LỤC:Tiết mục phụ Hoán đổi Nợ xấu⦾
Phần Hai Fỉnh Fờ Trong Nhiều Bối Cảnh
Giới thiệu
Chương 3: Những người làm quảng cáo khám phá ra cách phóng đại những điểm yếu của chúng ta
Câu chuyện về lối tư duy của con người và vai trò của quảng cáo
Quảng cáo như kể chuyện
Fỉnh fờ lũ ngốc
Cuộc cách mạng marketing: “Bán tổng thống”, xưa và nay PHỤ LỤC: Chuyến bay số hiệu 370 của Malaysia Airlines Chương 4: Bán xe hơi, nhà cửa và thẻ tín dụng với giá cao Fỉnh fờ tại phòng trưng bày
Bán giá cao trong hợp đồng mua nhà
Bán hàng giá cao tại quầy thanh toán
Cái giá của thuốc tiên
Chương 5: Fỉnh fờ trong chính trị
Nền dân chủ, vai trò của tiền bạc trong chính trị, và một lần nữa lại là trò fỉnh fờ lũ ngốc
Các cử tri đủ và thiếu thông tin
Vận động hành lang và tiền bạc
Nhưng điều đó có hại không?
TỔNG KẾT
Chương 6: Thực fẩm, dược fẩm và lừa fỉnh
Tua nhanh đến thế kỷ 21
Vioxx
Chấp nhận trò chơi
Nhận được sự chấp thuận của FDA
Marketing thuốc
LỜI KẾT
PHỤ LỤC: Thuốc và giá thuốc
Chương 7: Đổi mới: thiện, ác, tà
Những nguyên tắc cơ bản của tăng trưởng kinh tế
Thặng dư Solow và Fỉnh fờ lũ ngốc
Ba phát minh
Chương 8: Thuốc lá và rượu bia
Hút thuốc và sức khỏe
Rượu bia
Chương 9: Phá sản vì lợi nhuận
Cướp đoạt
Tất cả bắt đầu như thế nào?
Phó mặc vấn đề
Fỉnh fờ lũ ngốc để chiếm đoạt thành công
Đi tiếp vào thị trường bất động sản
Bài học bị phớt lờ
Chương 10: Những trò đỉnh của Michael Milken với mồi nhử là trái phiếu rác
Lại tìm thấy vàng tại Bắc California
Sáu nhận xét
Chương 11: Sự kháng cự và người hùng
Người đem lại tiêu chuẩn
Những người hùng trong kinh doanh
Những người hùng chính phủ
Những người hùng hành pháp và nghi vấn về sự trục lợi điều tiết
TỔNG KẾT
Phần Ba Phần kết và Lời bạt
Phần kết: Ví dụ và những bài học tổng quát - Câu chuyện Mới ở Mỹ và hậu quả của nó
Bản thân “Fỉnh fờ lũ ngốc” là một câu chuyện
Thời đại Cải cách
Hợp pháp hóa Câu chuyện Mới
Ba ví dụ
An sinh Xã hội và việc “cải cách” nó
Điều tiết chứng khoán
Citizens United
Ờ
LỜI KẾT
Lời bạt: Tầm quan trọng của trạng thái cân bằng lừa fỉnh Thất bại của cuộc chiến chống ung thư
Nghiên cứu trước đây về Fỉnh fờ lũ ngốc
Sự khác biệt
Vai trò của trạng thái cân bằng trong thị trường cạnh tranh Sở thích được bộc lộ và không bị nghi ngờ
Chắp nối câu chuyện
TỔNG KẾT
Lời cảm ơn
LỜI TỰA
Đ
ó là “nền kinh tế, đồ ngu!”, James Carville, cố vấn chiến dịch tranh cử cho ứng cử viên Tổng thống Bill Clinton đã nói như vậy vào năm 1992. Ông muốn châm chọc Tổng thống George H. W. Bush vì một loạt những vấn đề kinh tế gắn liền với cuộc suy thoái kinh tế khởi phát trong nhiệm kỳ tổng thống của Bush. Vâng, chúng ta có một cách diễn giải khác, bao quát hơn về tuyên bố của Carville: đó là nhiều vấn đề của chúng ta xuất phát từ bản chất của chính hệ thống kinh tế. Nếu các doanh nhân hành động hoàn toàn ích kỷ và tư lợi như thuyết kinh tế giả định, thì hệ thống thị trường tự do của chúng ta có xu hướng xuất hiện thao túng và lừa đảo. Vấn đề không phải là có nhiều người xấu. Đa số mọi người đều chơi đúng luật và chỉ đang cố gắng có một cuộc sống tốt. Nhưng, hiển nhiên, áp lực cạnh tranh buộc các doanh nhân phải tìm cách lừa đảo và thao túng trên thị trường tự do, khiến chúng ta mua sắm và chi quá nhiều cho những sản phẩm mà chúng ta không cần; làm những công việc mang lại cho chúng ta rất ít ý nghĩa về mục đích; rồi tự hỏi vì sao đời ta lại trôi qua vô ích thế.
Chúng tôi viết cuốn sách này với tư cách những người ngưỡng mộ hệ thống thị trường tự do, và hy vọng giúp được mọi người nhiều hơn khi tìm ra lối đi trong thị trường ấy. Hệ thống kinh tế đầy rẫy những thủ đoạn, và mọi người cần biết điều đó. Chúng ta đều phải tìm đường trong hệ thống này nhằm gìn giữ phẩm giá và sự chính trực của bản thân, và chúng ta đều phải tìm kiếm nguồn cảm hứng để tiến lên, bất chấp sự điên rồ xung quanh. Chúng tôi viết cuốn sách này cho người tiêu dùng, họ cần phải thận trọng với vô số mánh lới tung ra với họ. Chúng tôi viết cuốn sách này cho giới doanh nhân, những người cảm thấy thất vọng trước sự nhạo báng của
một số đồng nghiệp và mắc kẹt trong cuộc theo đuổi những thứ không phù hợp với nhu cầu kinh tế. Chúng tôi viết cuốn sách này cho các quan chức chính phủ, những người đảm nhận nhiệm vụ vốn thường bạc bẽo là kiểm soát kinh doanh. Chúng tôi viết cuốn sách này cho các tình nguyện viên, những nhà hảo tâm, những nhà lãnh đạo có tầm, luôn đứng về phía chính trực. Và chúng tôi viết cuốn sách này cho những người trẻ đang nhìn về cuộc sống công việc phía trước và tự hỏi làm thế nào mình có thể tìm được ý nghĩa cho bản thân trong đó. Tất cả những người này đều được lợi từ một nghiên cứu về “điểm cân bằng lừa fỉnh”⦾ của các lực kinh tế sẽ dựng nên sự thao túng và lừa đảo trong hệ thống, trừ phi chúng ta có những nước cờ dũng cảm chống lại nó. Chúng ta cũng cần câu chuyện về những anh hùng, những người vì sự chính thực (chứ không phải lợi ích kinh tế) đã tìm cách hạn chế sự lọc lừa trong nền kinh tế xuống mức có thể chung sống được. Chúng tôi sẽ kể vô vàn câu chuyện về những anh hùng đó.
Sản phẩm của thị trường tự do
Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ náo nhiệt của các nhà phát minh: xe hơi, điện thoại, xe đạp, đèn điện. Nhưng còn một phát minh nữa của thời đại đó nhận được sự quan tâm ít hơn nhiều: “slot machine”. Thuở ban đầu, “slot machine” không mang hàm nghĩa như hiện nay. Thuật ngữ này dùng để chỉ bất kỳ loại “máy mua hàng” nào: bạn bỏ một đồng xu vào rãnh (slot) và mở một ngăn hộp ra. Đến thập niên 1890, “slot machine” được dùng để bán kẹo cao su, xì gà và thuốc lá, kính xem opera, bánh cuộn sô cô la trong từng gói giấy riêng, thậm chí là cả bản xem nhanh các tập niên giám thành phố, vốn là tiền thân của niên giám điện thoại, nói chung là mọi thứ. Phát
minh này về cơ bản là một ổ khóa chỉ được mở ra khi bỏ một đồng xu vào.
Nhưng rồi, người ta đã khám phá ra một công dụng mới. Chẳng mấy chốc, “slot machine” bắt đầu bao gồm cả máy đánh bạc. Một tờ báo thời đó đã ghi lại thời điểm xuất hiện của “slot machine” với ý nghĩa mới này vào năm 1893. Một trong những loại máy đời đầu chỉ thưởng kẹo trái cây cho người thắng cuộc chứ không phải là tiền mặt, và chẳng mấy chốc, mọi người đã gán một ý nghĩa đặc biệt cho sự tình cờ hiếm hoi đó: sự xuất hiện của ba quả anh đào.
Trước khi thập niên 1890 kết thúc, một dạng nghiện ngập mới đã ra đời: nghiện máy đánh bạc bỏ xu, Năm 1899, tờ Los Angeles Times viết: “Tại hầu hết các chốn công cộng, người ta đều có thể thấy từ một đến nửa tá máy loại này, cùng một đám đông người chơi vây quanh từ sáng đến đêm… Khi thói quen này hình thành, nó gần như đã trở thành một cơn cuồng. Người ta có thể thấy đám thanh niên kéo cần những chiếc máy này hàng giờ liền. Và cuối cùng, họ chắc chắn sẽ là kẻ thua cuộc.”
Thế rồi giới hành pháp vào cuộc. “Slot machine” đang hủy hoại cuộc đời của nhiều người đến nỗi chúng phải bị cấm, hoặc chí ít phải được kiểm soát, cùng với nạn đánh bạc nói chung. Chúng đã biến mất khỏi đời sống cộng đồng, bị loại bỏ hầu như hoàn toàn ngoài lề xã hội: đến những địa điểm đặc biệt được chỉ định như sòng bạc, và tới Nevada vốn được quản lý lỏng lẻo, nơi “slot machine” vẫn được tìm thấy rộng rãi tại các siêu thị, trạm xăng và sân bay; một người trưởng thành ở đây trung bình chi 4% thu nhập vào cờ bạc, gấp chín lần mức trung bình trên toàn nước Mỹ. Nhưng thậm chí ở Nevada cũng có một số giới hạn: vào năm 2010, Nevada Gaming Control Board (tạm dịch: Ủy ban Kiểm soát Đánh bạc Nevada) đã bác bỏ đề xuất cho phép khách mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi thay vì
nhận tiền thối lại dưới dạng tiền mặt như bình thường thì lại được trả bằng xèng để dùng cho “slot machine”.⁜
Với công cuộc vi tính hóa, “slot machine” đã bước vào một giai đoạn hoạt động mới. Theo nhan đề một cuốn sách viết năm 2012 (Addiction by Design: Machine Gambling in Las Vegas) của Natasha Schüll làm việc tại MIT, các loại máy mới gây nghiện do thiết kế của chúng. Mollie, người mà Schüll gặp tại chương trình Gamblers Anonymous⦾ ở Las Vegas, đã mô tả khía cạnh con người của cơn nghiện này. Mollie vẽ cho Schüll một bản đồ miêu tả cách cô nhìn nhận về bản thân. Bản đồ thể hiện cô là một hình người que, đứng cạnh một “slot machine”, bị bao quanh – mắc kẹt – bởi một đường tròn. Đường tròn đó nối sáu địa điểm quan trọng nhất trong cuộc đời cô: MGM Grand, nơi cô làm việc ở vị trí nhân viên phụ trách đăng ký; ba địa điểm mà cô đánh bạc⁜; trụ sở của Gamblers Anonymous, nơi cô cố gắng chữa chứng nghiện đánh bạc của mình, và cuối cùng là nơi cô lấy thuốc để điều trị chứng rối loạn lo âu. Mollie hoàn toàn ý thức được vấn đề của mình: cô không đến các “slot machine” với kỳ vọng chiến thắng.⁜ Cô biết mình sẽ thua. Thay vì thế, cô bị một ham muốn không thể chế ngự kéo đến đó. Và khi đến nơi thỏa thuê với canh bạc, cô hoàn toàn đơn độc, hành động đó diễn ra chóng vánh và liên tục. Mollie bước vào nơi mà cô gọi là “vùng an toàn”. Nhấn vào nút đỏ. Ánh sáng và mọi thứ hiện ra. Cô sẽ thắng hoặc thua. Cô nhấn nút đỏ một lần nữa. Rồi một lần nữa. Lần nữa, lần nữa và lần nữa… cho đến khi cạn túi. Mollie không phải là kẻ cá biệt tại Vegas. Mười năm trước, những cái chết do trụy tim từng là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng tại các sòng bạc. Các đội cấp cứu không thể xử lý kịp. Cuối cùng, các sòng bạc phải tự lập ra các đội khử rung tim được huấn luyện đặc biệt của riêng họ. Một video giám sát cho thấy vì sao việc tập
huấn đặc biệt này lại cần thiết. Trong video, khi đội của sòng bạc khử rung tim cho một người chơi bị trụy tim, những người chơi xung quanh vẫn tiếp tục, sự nhập tâm của họ không hề bị xáo động, dù nạn nhân đang nằm ngay dưới chân họ.⁜
Thị trường đã làm gì cho chúng ta?
Lịch sử về “slot machine” tốt/“slot machine” xấu từ thập niên 1890 đến nay minh họa cho quan điểm kép của chúng ta về kinh tế thị trường. Về cơ bản, chúng ta hoan nghênh các thị trường. Các thị trường tự do là sản phẩm của hòa bình và tự do, phát triển trong những giai đoạn ổn định khi con người không sống trong sợ hãi. Nhưng động cơ lợi nhuận tương tự sản sinh ra những chiếc hộp đã mở ra và cho chúng ta thấy thứ gì đó ta mong muốn, chính thứ đó cũng tạo ra “slot machine” với các vòng quay gây nghiện, tước đi của ta tiền bạc để đổi lấy đặc quyền. Hầu hết cuốn sách này đều nói một cách ẩn dụ về “slot machine” xấu, thay vì “slot machine” tốt: vì với tư cách những nhà cải cách về cả tư tưởng kinh tế lẫn nền kinh tế, chúng tôi không tìm cách thay đổi những điều phù hợp với thế giới, mà là những điều không phù hợp. Nhưng trước khi bắt đầu, chúng ta phải xem xét những điều mà các thị trường đã làm cho chúng ta.
Để làm thế, thật thuận lợi nếu chúng ta có một cái nhìn xa hơn và quay về thời kỳ cuối thế kỷ 19/đầu thế kỷ 20. Vào tháng Mười hai năm 1900, kỹ sư dân dụng John Elfreth Watkins Jr. của The Ladies Home Journal đã tham gia dự đoán xem cuộc sống 100 năm sau sẽ như thế nào. Ông dự đoán chúng ta sẽ có “hơi nóng và lạnh [phun ra] từ đầu vòi”. Chúng ta sẽ có những con tàu biển rất nhanh để đưa ta “đến Anh chỉ trong hai ngày”.
“Chúng ta sẽ có những tàu bay”, chủ yếu do quân đội sử dụng, nhưng đôi khi cũng được dùng để vận chuyển hành khách và hàng hóa. “Các vở đại nhạc kịch sẽ được truyền bằng điện thoại đến nhà riêng và âm thanh sẽ vẫn du dương như chúng ta thưởng thức từ lô ghế ngồi trong rạp hát”. Còn có nhiều dự đoán nữa.
Watkins đã mô tả các dự đoán của ông là có vẻ “lạ lùng, hầu như bất khả thi”; nhưng kinh ngạc thay, thị trường tự do, với động cơ tạo ra những thứ mà mọi người muốn miễn là có lợi nhuận, đã biến các dự đoán của ông thành sự thật và còn hơn thế nữa.
Tuy nhiên, thị trường tự do không chỉ mang đến sự phong phú mà mọi người ao ước. Chúng còn tạo nên thế cân bằng kinh tế cực kỳ phù hợp với những doanh nghiệp chuyên thao túng hoặc bóp méo phán đoán của chúng ta, vận dụng các phương thức kinh doanh giống như cách bệnh ung thư tạo
ra chỗ trú ngụ trong thế cân bằng bình thường ở cơ thể người. “Slot machine” là một ví dụ hiển nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà trước khi bị kiểm soát và nghiêm cấm, “slot machine” đã phổ biến đến mức mọi người không thể tránh khỏi nó. Chừng nào chúng ta còn có điểm yếu là không biết mình thật sự muốn gì, và chừng nào điểm yếu đó còn có thể tạo ra và châm ngòi cho lợi nhuận, thì các thị trường sẽ chớp thời cơ lợi dụng những điểm yếu đó. Chúng sẽ soi kỹ và lợi dụng chúng ta. Chúng sẽ fỉnh fờ ta như lũ ngốc.
Về Lừa fỉnh và Kẻ ngốc⦾
Từ lừa fỉnh (phish), theo Từ điển tiếng Anh Oxford, ra đời vào năm 1996
khi mạng Internet đang hình thành. Từ điển này định nghĩa “lừa phỉnh” là “Phạm tội lừa gạt trên Internet nhằm moi thông tin riêng tư từ các cá nhân, đặc biệt bằng cách đóng giả một công ty danh tiếng; thực hiện hành vi lừa
đảo trên mạng bằng cách ‘câu kéo’ lừa gạt để lấy thông tin cá nhân”. Ở đây, chúng tôi đang tạo ra một ý nghĩa mới, rộng hơn cho từ “lừa fỉnh”. Xin lấy định nghĩa “máy vi tính” làm phép ẩn dụ. Thay vì xem xét việc lừa fỉnh trên
góc độ phi pháp, chúng tôi trình bày định nghĩa về một việc phổ biến hơn và có lịch sử lâu đời hơn rất nhiều. Đó là khiến mọi người làm những việc vì lợi ích của kẻ lừa fỉnh, chứ không vì lợi ích của đối tượng. Đó là việc đi câu, thả miếng mồi giả vào nước, rồi ngồi đợi một chú cá thận trọng bơi đến, mắc sai lầm và bị tóm. Có rất nhiều kẻ lừa fỉnh và họ khéo léo với đủ loại mồi đến mức, theo quy luật xác suất, sớm muộn gì chúng ta cũng mắc câu, bất kể ta thận trọng đến thế nào. Không hề có ngoại lệ.
Theo định nghĩa của chúng tôi, kẻ ngốc (phool) là người bị lừa thành công, bất kể vì lý do gì. Có hai kiểu kẻ ngốc: về mặt tâm lý và về mặt thông tin. Những kẻ ngốc về mặt tâm lý cũng có hai loại. Một trường hợp, cảm xúc của kẻ ngốc tâm lý át đi tiếng gọi của hiểu biết thông thường. Ở trường hợp còn lại, thiên kiến về nhận thức⦾, giống như các ảo ảnh⁜, khiến anh ta diễn giải sai thực tế và hành động dựa trên diễn giải sai lầm đó. Mollie là ví dụ về một kẻ ngốc cảm xúc, chứ không phải là kẻ ngốc về mặt nhận thức. Cô ý thức rất rõ tình cảnh của mình ở các máy đánh bạc, nhưng không thể làm khác được.
Những kẻ ngốc thông tin lại hành động dựa trên các thông tin được “nhào nặn” có chủ ý để đánh lừa họ. Các cổ đông của Enron là một ví dụ. Sự phát triển của Enron dựa trên việc chấp nhận quá trình kế toán sai lệch (và sau đó là lừa dối). Lợi nhuận phi thường của Enron là kết quả của công
tác kế toán hạch toán theo giá thị trường, trong đó lợi nhuận tương lai dự kiến đến từ một khoản đầu tư có thể được ghi vào sổ sách ngay khi khoản đầu tư đó được thực hiện. Phương thức phổ biến hơn là chờ đến khi lợi nhuận thực sự được thu về. Trong giai đoạn từ năm 1995-2000, tạp chí Fortune đã vinh danh Enron là “Công ty cách tân nhất”. Fortune đã đúng; chỉ là các biên tập viên của tạp chí đã không hiểu được bản chất của sự cách tân ấy.
Việc các doanh nhân có đạo đức (hay không) không phải là chủ đề của cuốn sách này, tuy đôi khi cả hai phương diện này đều xuất hiện. Thay vào đó, chúng tôi coi rắc rối cơ bản như những áp lực đối với hành vi kém cẩn trọng, thứ vốn được khích lệ trong các thị trường cạnh tranh. Chúng rất giỏi khích lệ và tưởng thưởng cho những doanh nhân “anh hùng” sở hữu các sản phẩm mới, cách tân, đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, thị trường tự do không được kiểm soát hiếm khi tưởng thưởng cho một kiểu chủ nghĩa anh hùng khác, dưới dạng những người tự ngăn mình lợi dụng điểm yếu về tâm lý hoặc thông tin của khách hàng. Do áp lực cạnh tranh, những nhà quản lý nào tự ràng buộc mình theo cách này thường sẽ bị thay thế bởi những người ít bị lương tâm dằn vặt hơn. Xã hội văn minh và các chuẩn mực xã hội có một số cách kìm hãm kiểu lừa fỉnh này, nhưng trong trạng thái cân bằng thị trường sau đó, nếu có cơ hội lừa fỉnh, ngay đến những doanh nghiệp do những nhà lãnh đạo có đạo đức và chính trực thực sự cũng thường phải làm thế để cạnh tranh và tồn tại.
Làm sao chúng ta biết được?
Chúng tôi đã lường trước rằng cuốn sách này sẽ không hấp dẫn được (chí
ít là nói như vậy) những người cho rằng con người lúc nào cũng đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân, dù không phải tất cả. Họ sẽ chất vấn: Bob và George là ai mà dám bảo rằng những cá nhân riêng lẻ lại không phải – luôn luôn và bao giờ – cũng là những người phân xử tốt nhất trong các quyết định ảnh hưởng đến họ? Giống như một quy luật lớn trong kinh tế học, lập luận này hợp lý về mặt lý thuyết. Nhưng khi kiểm chứng câu hỏi này lúc những người thực đưa ra các quyết định thực (như chúng tôi sẽ làm xuyên suốt cuốn sách này), chúng tôi nhận thấy một số lượng đáng kể mọi người bị fỉnh fờ như lũ ngốc; và hậu quả là họ đưa ra các quyết định, vận dụng rất ít hiểu biết thông thường, mà họ biết là không vì lợi ích của bản thân. .
Chúng tôi không cần phải tự tin thái quá mới thấy nhiều người đang đưa ra những quyết định như thế. Chúng tôi biết vì chúng tôi chứng kiến nhiều người đang ra những quyết định mà CÓ LẼ CHẲNG AI MONG MUỐN. Henry David Thoreau đã nhấn mạnh rằng “đa số mọi người cứ sống với nỗi tuyệt vọng lặng câm”. Đáng kinh ngạc là một thế kỷ rưỡi sau đó, tại Mỹ, một quốc gia gần như giàu có nhất mà thế giới từng biết đến, quá nhiều cuộc đời vẫn bị dẫn dắt trong nỗi tuyệt vọng lặng câm. Hãy nghĩ đến cô nàng Mollie tội nghiệp tại Vegas mà xem.
Những điều CÓ LẼ CHẲNG AI MONG MUỐN
Bốn lĩnh vực lớn cho ta thấy những điều CÓ LẼ CHẲNG AI MONG MUỐN đang lan rộng đến thế nào, bao gồm sự an toàn tài chính cá nhân; sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô (tức toàn bộ nền kinh tế nói chung); sức khỏe của chúng ta; và chất lượng của chính phủ. Trong mỗi lĩnh vực này,
chúng ta sẽ thấy việc fỉnh fờ lũ ngốc tác động đáng kể đến cuộc sống của ta ra sao.
Sự bấp bênh về tài chính cá nhân. Đời sống kinh tế có một sự thật cơ bản chưa bao giờ được đưa vào sách giáo khoa kinh tế học. Đa số những người trưởng thành, thậm chí tại các quốc gia giàu có, đều đi ngủ mỗi đêm mà trong lòng vẫn đau đáu nghĩ tới cách thanh toán các hóa đơn sinh hoạt. Các nhà kinh tế học cho rằng với mọi người, thật dễ dàng chi tiêu dựa theo dự trù ngân sách. Nhưng họ quên mất rằng ngay cả khi cẩn trọng trong 99% thời gian, chúng ta vẫn hành động như thể “tiền bạc không quan trọng” trong 1% còn lại; và phần nhỏ bé này có thể hủy hoại hoàn toàn thái độ đúng đắn trước đó. Và các doanh nghiệp nhận thức sắc bén về các khoảnh khắc 1% này. Họ nhắm vào những sự kiện trong cuộc đời, khi tình yêu (hay những động lực khác) chiến thắng sự cảnh giác về ngân sách. Đối với một số người, đó là buổi tiệc mừng Giáng sinh hàng năm. Với số khác, nó xảy ra tại các sự kiện ý nghĩa trong đời như: lễ cưới (khi các tạp chí cưới hỏi quả quyết với các cô dâu rằng “một đám cưới thông thường” tiêu tốn gần một nửa GDP trên đầu người một năm); đám tang (khi giám đốc nhà tang lễ tỉ mỉ vạch ra các chi tiết của quan tài để thuyết phục khách hàng lựa chọn, ví dụ như mẫu Monaco với “sơn phủ màu Sea Mist bóng loáng, lớp lót bên trong bằng vải nhung 600 Aqua Supreme, cực kỳ mềm mịn và dẻo dai”); hay dịp sinh nở (khi hãng đồ chơi Babies “R” Us sẽ cung cấp một “cố vấn đồ sơ sinh cá nhân”).
Nhưng các sự kiện ý nghĩa không chỉ là những cột mốc duy nhất trong đời mà việc bám sát dự trù ngân sách đồng nghĩa với bủn xỉn. Lấy ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà tại Mỹ, khi người ta giàu có, chiếu theo toàn bộ lịch sử trở về trước, hầu hết những người trưởng thành lúc lên giường ngủ
vẫn đau đáu về các hóa đơn. Các nhà sản xuất chỉ sáng tạo trong việc khiến chúng ta cảm thấy mình cần đến những gì họ sản xuất, trong khi vẫn thỏa mãn được những nhu cầu mà chúng ta thực sự có. Chẳng ai muốn đi ngủ mà vẫn phải lo lắng về mớ hóa đơn cả. Nhưng đa số mọi người vẫn thế.⁜
Một nguyên nhân của nỗi lo mà chúng ta dành cho các hóa đơn đó xuất phát từ những chiêu bán giá đắt (rip-off): là người tiêu dùng, chúng ta đặc biệt thiên về trả quá cao khi bước ra khỏi vùng an toàn để thực hiện việc mua sắm hiếm hoi và đắt đỏ.⁜ Trong khoảng 30% doanh thu nhà ở bán cho những người mua mới, tổng chi phí giao dịch (từ người mua và người bán) cao hơn một nửa số tiền trả trước mà người mua đổ vào vụ mua bán.⁜ Như chúng ta sẽ thấy, các nhân viên bán xe hơi đã phát triển những kỹ thuật công phu của riêng mình để bán cho chúng ta nhiều xe hơn chúng ta thực sự muốn; và họ cũng khiến chúng ta phải trả quá nhiều. Không ai muốn mình bị áp giá quá đắt cả. Nhưng chúng ta vẫn bị như thế, kể cả trong những vụ mua sắm được xem là thận trọng nhất trong đời.
Sự bất ổn về tài chính và kinh tế vĩ mô. Fỉnh fờ lũ ngốc trên thị trường tài chính là căn nguyên hàng đầu dẫn đến khủng hoảng tài chính, từ đó gây ra những cuộc suy thoái sâu nhất. Nói về khủng hoảng tài chính, cụm từ nổi tiếng hiện nay “Lần này sẽ khác” vừa đúng lại vừa sai. Trong giai đoạn bùng nổ trước sụp đổ, những kẻ lừa fỉnh thuyết phục những người mua tài sản mà họ phải bán cho rằng “lần này sẽ khác”. Ví dụ như diêm Thụy Điển vào thập niên 1920 (Ivar Kreuger của Kreuger and Toll); các công ty dot-com vào thập niên 1990; thế chấp dưới chuẩn vào thập niên 2000 (Angelo Mozilo của Countryside). Phải, mỗi lần như thế đều khác: những câu chuyện khác nhau, những chủ doanh nghiệp khác nhau, và những chào mời khác nhau. Tuy nhiên, mỗi lần đều giống nhau. Đều có kẻ
lừa fỉnh và đều có kẻ ngốc. Và khi cả một kho các mánh fỉnh fờ (hay như nhà kinh tế học John Kenneth Galbraith gọi là “cướp đoạt” – bezzle) chưa bị phát hiện được tích tụ bấy lâu mà bị vạch trần, giá tài sản sẽ lao dốc. Các nhà quản lý đầu tư từng mua các gói thế chấp xấu trong giai đoạn tích lũy dẫn đến cuộc sụp đổ năm 2008 có thể đã chẳng hề muốn mua chúng. Thế rồi, đau xót thay, khi mánh fỉnh fờ bị vạch trần, các phản ứng phụ tồi tệ đã xảy ra: sự mất niềm tin lan tràn khắp nền kinh tế; giá cổ phiếu giảm một nửa; người lao động mất việc; và người thất nghiệp không thể tìm nổi việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp dài hạn đã chạm mức chưa từng có kể từ Đại Suy thoái.
Sức khỏe sa sút. Thậm chí liên quan đến vấn đề sức khỏe, điều có lẽ là nhu cầu mạnh mẽ nhất của những người đã ăn no, mặc đủ, có chốn ở tương xứng, thì những kẻ cung cấp thuốc men vẫn cứ fỉnh fờ lũ ngốc chúng ta. Quay lại thập niên 1880, khi Daniel Pinkham đang ở New York và nhận thấy phụ nữ ở đó rất lo ngại các vấn đề về thận, ông đã viết thư về nhà nói rằng chúng nên được bổ sung vào danh sách các bệnh mà hãng thuốc Pinkham Pills của gia đình ông chữa được. Họ đã làm theo lời khuyên này. Ngày nay, hãng Pharmaceuticals không thể đơn giản là thêm một căn bệnh vào danh sách. Tại Mỹ, họ phải trải qua hai sát hạch. Họ phải có được sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), nơi đòi hỏi thực hiện các thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên; và họ cũng phải thuyết phục các bác sĩ kê thuốc của mình trong đơn. Nhưng họ cũng có hơn một thế kỷ để học cách vượt qua những trở ngại đó. Một số loại thuốc thỏa mãn được cả hai sát hạch trên lại có rất ít ích lợi. Tệ hơn, một số ít thực chất còn gây hại, như Vioxx (một loại thuốc kháng viêm như Aleve) và liệu pháp thay thế hormone. Trong năm năm lưu hành, Vioxx
ước tính đã gây nên 26.000 đến 56.000 ca tử vong do tim mạch tại Mỹ⁜; việc các bác sĩ và Pharma không cảnh báo nữ khách hàng những nghi ngờ về liệu pháp thay thế hormone ước tính cũng đã gây nên 94.000 ca ung thư vú. Không ai muốn dùng thuốc kém chất lượng cả.
Ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ dừng lại ở thuốc chất lượng kém. Hãy nghĩ đến thực fẩm và hậu quả của chúng. Khoảng 69% người Mỹ trưởng thành bị thừa cân; ngoài ra, hơn một nửa số này (tức 36% người dân Mỹ) bị béo phì⁜. Một nghiên cứu đoàn hệ ở hơn 120.000 người đã cho một bức tranh chính xác đến kinh ngạc. Những người được phỏng vấn, chủ yếu là y tá có chứng chỉ, được theo dõi cứ bốn năm một lần trong giai đoạn từ cuối thập niên 1970 đến hết năm 2006. Mức tăng cân trung bình trong mỗi bốn năm là 1,52 kg (tức là tăng 7,6 kg trong 20 năm). Bản phân tích thống kê liên hệ mức tăng 1,52 kg này với 0,77 kg snack khoai tây, 0,58 kg khoai tây (chủ yếu là khoai tây chiên), và 0,45 kg nước giải khát có đường. Nói văn hoa thì những y tá đó không thể ngừng ăn vặt snack khoai tây (muối và chất béo), khoai tây chiên (chất béo và muối) hoặc uống cola (đường). Họ đã tự nguyện lựa chọn như thế. Nhưng ngoài những y tá này, và nhìn ra dân số nói chung, chúng tôi biết các ông lớn thực phẩm đã giao cho các phòng thí nghiệm khoa học tính toán các “điểm vui sướng” của người tiêu dùng để tối đa hóa cơn thèm đường, muối và chất béo của họ. Thế mà chẳng ai muốn bị béo phì cả.
Thuốc lá và bia rượu là những trò fỉnh fờ khác liên quan đến sức khỏe. Nhưng hai thứ đó có sự khác biệt rất lớn. Hiện nay, chẳng ai nghĩ rằng hút thuốc là khôn ngoan. Khi viết đoạn này, George đang làm việc ở một tòa nhà văn phòng lớn tại Washington, trụ sở số 1 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Họ cấm hút thuốc trong tòa nhà. Nhưng khi đến văn phòng vào buổi sáng,
ông đi ngang qua một số người hút thuốc rải rác bên ngoài. Tất cả bọn họ đều né tránh đầy mai mỉa cái lườm của ông. Không cần nói một lời, họ cũng biết ông nghĩ họ đang mạo hiểm mạng sống của mình: cho một khoái lạc khó có thể coi là xứng đáng. Nhờ sự khiển trách và tự khiển trách này, tỉ lệ người hút thuốc tại Mỹ đã giảm hơn một nửa so với khoảng thời gian đáng buồn trước đây, khi những người đáng lẽ nên biết phải trái lại cãi rằng hút thuốc thật sự có lợi cho sức khỏe⁜: nó giúp ta giảm cân⁜.
Còn một loại chất gây nghiện hợp pháp khác, ngoài thuốc lá, tuy độc hại hơn, nhưng nó lại gợi lên ít phê phán hơn. David Nutt và các đồng nghiệp tại Vương quốc Anh, cũng như Jan van Amsterdam và Willem van den Brink tại Hà Lan, đã mời các nhóm chuyên gia đánh giá những tác hại tương đối của các chất gây nghiện ở quốc gia mình. Xét trên tác hại đối với người khác, thay vì chỉ tác hại đến bản thân người dùng, Nutt và các đồng nghiệp đánh giá đồ uống có cồn là thứ tệ hại hơn cả; van Amsterdam và đồng nghiệp xếp chúng đứng thứ hai, nhưng chỉ kém suýt soát. Sau đây, chúng ta sẽ thấy từ những nghiên cứu kéo dài cả đời người) rằng lạm dụng đồ uống có cồn có lẽ là thứ nhấn chìm con người kinh khủng nhất ở Mỹ. Ấy thế mà từ quán bar, nhà hàng, các hãng hàng không và bạn bè chúng ta tại các bữa tiệc cứ ép chúng ta uống một ly, rồi lúc khác lại một ly, một ly nữa… Chẳng mấy ai chịu suy xét rằng “thêm ly nữa” là lựa chọn quá dễ dàng. Chẳng ai muốn trở thành kẻ nghiện rượu cả. Ấy thế nhưng thay vì khuyên ngăn, họ lại thuyết phục người khác uống. Chính phủ tồi. Giống như các thị trường tự do vẫn hoạt động khá ổn chí ít trong điều kiện lý tưởng, nền dân chủ cũng thế. Nhưng các cử tri quá bận rộn với cuộc sống của riêng họ, nên họ hầu như không thể biết khi nào một chính trị gia chệch khỏi những mong muốn thực sự của họ đối với hệ thống pháp luật. Và
cũng chỉ vì cùng là con người mà chúng ta có khuynh hướng bầu cho người khiến chúng ta thoải mái nhất. Rốt cuộc, chính trường dễ dàng trở thành trò fỉnh fờ đơn giản nhất, trong đó các chính trị gia lặng lẽ gom góp tiền từ khối Lợi ích, rồi dùng tiến đó để chứng minh rằng họ “chỉ là một người trong chúng ta”. Chương “Fỉnh fờ trong chính trị” sẽ mô tả chiến dịch tranh cử năm 2004 của Charles Grassley tại Iowa, khi ấy ông đang là chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, người đã huy động khoản “chiến phí” hàng triệu đô-la và phủ sóng quảng cáo truyền hình khắp cả bang; trên quảng cáo, ông chỉ là “một người trong chúng ta”, ngồi trên chiếc máy xén cỏ ở sau nhà. Chẳng có điều gì đặc biệt bất thường về vai trò của tiền bạc trong chiến dịch này. Trái lại, chúng ta đã lựa chọn nó vì nó quá điển hình. Thế nhưng (hầu như) chẳng ai muốn có một nền dân chủ mà các cuộc bầu cử được mua như thế.
Mục tiêu của Fỉnh fờ lũ ngốc
Cuốn sách này dự tính sẽ nêu ra một số tình huống fỉnh fờ lũ ngốc để chứng minh chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta (các hoạt động, suy nghĩ, mục tiêu của chúng ta và cả nỗi thất vọng đối với những mục tiêu đó, nhiều ra sao. Một số trường hợp sẽ liên quan đến cuộc sống thường ngày, ví như xe hơi, thực phẩm, thuốc men cũng như những ngôi nhà mà chúng ta mua đi bán lại và sống trong đó. Số khác lại mang tính hệ thống và kỹ thuật hơn, như các thị trường tài chính. Nhưng trên hết, những ví dụ mà chúng tôi khảo sát sẽ có những ngụ ý nghiêm túc về chính sách xã hội, bao gồm vai trò của chính phủ như một phần bù đắp chứ không phải vật cản đối với thị trường tự do, do đó, giống như máy tính của chúng ta cần
sự bảo vệ chống lại phần mềm độc hại, chúng ta cũng cần sự bảo vệ chống lại việc fỉnh fờ lũ ngốc ở nghĩa rộng hơn.
GIỚI THIỆU
Lường trước việc bị thao túng:
Trạng thái cân bằng của trò lừa fỉnh S
uốt chiều dài hơn một thế kỷ, các nhà tâm lý học đã dạy chúng ta qua những tiếng nói với đủ phong cách và nội dung, từ Sigmund Freud đến Daniel Kahneman, rằng người ta thường ra những quyết định không có lợi cho họ nhất. Nói thẳng tuột ra thì họ không làm những việc thật sự tốt cho họ, họ không lựa chọn những thứ họ thật sự muốn. Những quyết định tồi như thế dễ khiến họ bị fỉnh fờ như lũ ngốc. Chân lý này cơ bản đến nỗi nó giữ vai trò thiết yếu ngay trong câu chuyện đầu tiên của Kinh Thánh, khi con rắn đã lừa Eva ngây thơ đưa ra một quyết định xuẩn ngốc mà nàng sẽ ngay tức khắc, và mãi mãi, hối hận.⁜
Khái niệm cơ bản của kinh tế học lại khá khác biệt: đó là khái niệm về sự cân bằng của thị trường.⁜ Để giải thích, chúng tôi xin mượn ví dụ từ hàng chờ tính tiền tại siêu thị.⁜ Khi đến quầy tính tiền ở siêu thị, chúng ta thường mất ít nhất vài tích tắc để quyết định xem nên chọn hàng nào. Quyết định này gây ra chút khó khăn vì các hàng hầu như dài bằng nhau, tức là ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này xảy ra vì một lý do rất đơn giản và tự nhiên là người mới đến tính tiền sẽ luôn chọn đúng vào hàng ngắn nhất.
Nguyên tắc của sự cân bằng, như chúng ta thấy các hàng chờ tính tiền, áp dụng vào nền kinh tế bao quát hơn nhiều. Khi giới doanh nhân lựa chọn lĩnh vực kinh doanh để theo đuổi, cũng như họ nên mở rộng hay thu hẹp chỗ nào trong công việc kinh doanh vốn có, họ (giống như khách hàng khi
bước đến quầy tính tiền) sẽ chọn các cơ hội tốt nhất. Điều này cũng tạo nên một sự cân bằng. Bất kỳ cơ hội mang lại lợi nhuận phi thường nào cũng bị lấy mất nhanh chóng, dẫn tới tình trạng khó lòng tìm được những cơ hội như thế. Nguyên tắc này, cùng với khái niệm về sự cân bằng mà nó tạo ra, chính là trọng tâm của kinh tế học.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng để fỉnh fờ lũ ngốc. Điều đó có nghĩa nếu chúng ta có điểm yếu nào đó, mà theo đó ta có thể bị lừa như những kẻ ngốc để thu được nhiều lợi nhuận hơn thông thường, thì theo nguyên tắc cân bằng lừa fỉnh, sẽ có ai đó lợi dụng nó. Nói ẩn dụ thì trong số những người làm kinh doanh đi đến quầy tính tiền, nhìn quanh quất và quyết định xem nên đầu tư vốn của họ vào đâu, một số kẻ sẽ tìm kiếm lợi nhuận bất thường bằng cách fỉnh fờ chúng ta. Và nếu họ nhận thấy một cơ hội sinh lời như thế, thì đó (lại ẩn dụ) là “hàng chờ” mà họ lựa chọn.
Và các ngành kinh tế sẽ có một điểm cân bằng lừa fỉnh mà tại đó, mọi cơ may thu lời cao hơn thông thường đều đã bị chiếm mất. Để hiểu hơn, giờ chúng ta sẽ chuyển sang ba “bài luyện ngón” vận dụng khái niệm cân bằng lừa fỉnh.
Bài luyện ngón thứ nhất:
Cinnabon®
Hãy xem xét ví dụ mà chúng tôi dẫn ra sau đây. Vào năm 1985, hai cha con Rich và Greg Komen tại Seattle thành lập tập đoàn Cinnabon® Inc. cùng với một chiến lược marketing. Họ sẽ mở các đại lý hứa hẹn sẽ nướng tại chỗ “loại bánh quế cuộn tuyệt nhất thế giới”. Hương quế thu hút khách
hàng cũng giống như pheromone thu hút bướm đêm vậy. Chuyện kể rằng họ đã “đến Indonesia không biết bao nhiêu lần” để “thu thập loại quế Makara hảo hạng”. Bánh Cinnabon® được làm từ bơ thực vật; nó chứa 880 calo, và phủ đầy kem frosting. “Cuộc sống cần kem phủ” (Life Needs Frosting) là khẩu hiệu của Cinnabon® Inc. Họ cẩn thận đặt các đại lý, cùng các tranh cổ động và khẩu hiệu của mình trên đường đi của những người dễ bị mùi thơm và câu chuyện về loại bánh quế cuộn tuyệt hảo thu hút, với chỉ chút ít thời gian tại sân bay và trung tâm mua sắm. Tất nhiên, thông tin về lượng calo vẫn được ghi trên bao bì, nhưng không dễ tìm thấy. Cinnabon® đã thành công vang dội, không chỉ nhờ loại bánh thơm ngon mà còn nhờ cả chiến lược của cha con Komen, và lặp lại hết lần này đến lần khác. Giờ đã có hơn 750 hiệu bánh Cinnabon® ở hơn 30 quốc gia. Có lẽ hầu hết chúng ta mặc nhiên xem việc có một đại lý kiểu như thế ở ngay nơi chúng ta đứng chờ chuyến bay bị trễ của mình là chuyện đương nhiên. Chúng ta không đánh giá đúng bao công sức và tài trí đã được đổ ra để hiểu những khoảnh khắc yếu lòng của chúng ta, từ đó phát triển một chiến lược để lợi dụng các khoảnh khắc đó.
Và đa số chúng ta cũng không nghĩ sự hiện diện của Cinnabon® có ảnh hưởng xấu đến kế hoạch ăn uống lành mạnh của ta, là hệ quả tất yếu từ một trạng thái cân bằng của thị trường tự do. Nhưng đúng là thế đấy: nếu Rich và Greg Komen không ra tay thì sớm muộn gì cũng sẽ có một người khác nảy ra một ý tưởng tương tự, tuy hầu như chắc chắn là không giống y hệt. Hệ thống thị trường tự do sẽ tự động khai thác điểm yếu của chúng ta.
Bài luyện ngón thứ hai:
Câu lạc bộ thể hình
Trở lại mùa xuân năm 2000, cả Stefano DellaVigna và Ulrike Malmendier đều là sinh viên sau đại học tại Harvard. Họ đang theo học một lớp đọc đặc biệt về tâm lý và kinh tế học ở khu Charles River, tại MIT. Họ quyết định tìm một ví dụ về việc ra quyết định tồi trong kinh tế, vốn là chủ đề của lĩnh vực vẫn còn mới mẻ vào thời ấy. Và họ hân hoan nhận ra một ví dụ như thế tại khu mình sống: các câu lạc bộ thể hình. Lợi ích chính mà chúng ta có được từ các câu lạc bộ thể hình là một ví dụ về trò fỉnh fờ lũ ngốc. Nhưng các câu lạc bộ thể hình cũng thu được ít nhiều lợi ích cho riêng mình. Trong năm 2012, câu lạc bộ thể hình là một ngành công nghiệp trị giá 22 tỉ đô-la Mỹ với hơn 50 triệu khách hàng.⁜
DellaVigna và Malmendier đã xây dựng một bộ dữ liệu về hơn 7.500 người sử dụng câu lạc bộ thể hình trong khu vực Boston.⁜ Giống như những cậu choai choai, khi khách hàng lần đầu đến câu lạc bộ thể hình, họ lạc quan thái quá về kế hoạch tập luyện của mình; và sẽ ký những hợp đồng trả tiền quá tay. Điển hình, họ sẽ chọn lựa trong ba hình thức thanh toán khác nhau: trả theo mỗi lần tập, làm hợp đồng thanh toán bằng thẻ tín dụng tự động chuyển khoản hàng tháng, trừ phi hủy bỏ; hoặc một hợp đồng hàng năm. Hầu hết khách hàng (không được trợ giá) sẽ chọn hợp đồng hàng tháng. Nhưng 80% trong số họ đáng ra chỉ phải trả ít hơn nếu thanh toán cho từng lần tập. Không những thế, tổn thất từ lựa chọn sai này không hề nhỏ: 600 đô-la/năm, so với khoản tiền thanh toán trung bình là 1.400 đô-la. Chưa hết, để “xát muối vào vết thương”, các phòng tập thể hình còn đặt nhiều trở ngại trên đường hủy bỏ. Trong số 83 câu lạc bộ cung cấp chế độ tự động làm mới hợp đồng hàng tháng trong mẫu nghiên cứu của DellaVigna-Malmendier, tất cả đều chấp nhận việc hủy bằng cách trực tiếp
đến phòng tập; nhưng chỉ 7 câu lạc bộ chấp nhận hủy qua điện thoại. Chỉ 54 phòng đồng ý hủy qua thư, và trong số này, 25 phòng đòi thư phải có công chứng.
Tất nhiên, việc các câu lạc bộ thể hình cung cấp những hợp đồng mà theo đó người tập phải “trả tiền để không đến tập” không phải là ngẫu nhiên. Vì khách hàng sẵn sàng ký vào các hợp đồng sinh lợi nhiều hơn so với việc trả tiền theo lượt, nên xét theo điểm cân bằng lừa fỉnh, chúng ta mong chờ họ sẽ làm thế. Nếu không, đó sẽ là cơ hội sinh lời không được tận dụng.
Bài luyện ngón thứ ba:
Sở thích kiểu “con khỉ ngồi trên vai”
Chúng ta có thể hình dung rõ hơn những vấn đề đi kèm với trạng thái cân bằng thuần túy của thị trường tự do nếu xem xét thêm một phép ẩn dụ về điểm cân bằng lừa fỉnh như thế. Nhà kinh tế học Keith Chen cùng hai nhà
tâm lý học Venkat Lakshminarayanan và Laurie Santos đã thành công trong việc dạy những con khỉ mũ⦾ dùng tiền để mua bán. Với một khởi đầu đáng kinh ngạc đối với nền kinh tế thị trường tự do, bầy khỉ đã dần đánh giá được giá bán và số tiền mong đợi, chúng thậm chí còn đổi tình lấy tiền.
Tuy nhiên, hãy dùng tâm trí để nhìn xa hơn những gì thí nghiệm này đã làm được. Giả sử chúng ta mở rộng thí nghiệm để bầy khỉ có thể giao dịch với con người nói chung. Chúng ta sẽ cho một số lượng lớn khỉ mũ một khoản thu nhập đáng kể và để chúng trở thành khách hàng của các doanh nghiệp vị lợi nhuận do con người điều hành, mà không có luật lệ bảo vệ.
Bạn có thể dễ dàng hình dung, với sở thích “thèm lợi nhuận”, hệ thống thị trường tự do sẽ cung cấp mọi thứ mà bầy khỉ muốn mua. Chúng ta có thể trông chờ một trạng thái cân bằng kinh tế, với những loại đồ ăn thức uống
thu hút sở thích khác lạ của khỉ mũ. Sự phong phú này sẽ cho bầy khỉ những gì chúng chọn; nhưng những lựa chọn này lại rất khác với điều làm chúng vui sướng. Nhờ Chen, Lakshminarayanan và Santos, chúng tôi biết rằng chúng thích bánh trái cây cuộn kẹo dẻo xốp. Khỉ mũ có khả năng cưỡng lại cám dỗ rất hạn chế. Chúng ta dự đoán chúng sẽ trở nên lo âu, suy dinh dưỡng, mệt lả, nghiện ngập, dễ nổi cáu và ốm yếu.
Giờ chúng ta đã đi đến điểm cốt yếu của thí nghiệm tưởng tượng này và sẽ thấy nó nói lên điều gì về con người. Cách nhìn của chúng ta về bầy khỉ đã phân tích hành vi của chúng như thể chúng có hai kiểu “sở thích” – theo cách gọi của các nhà kinh tế học. Kiểu “sở thích” thứ nhất được bầy khỉ mũ thể hiện khi chúng ra các quyết định có lợi cho bản thân. Kiểu “sở thích” thứ hai, tức sở thích đối với bánh cuộn trái cây, là kiểu chúng thực sự hướng theo. Hiển nhiên, con người tinh khôn hơn khỉ. Nhưng chúng ta cũng có thể xem xét hành vi của mình theo cách tương tự. Chúng ta có thể mường tượng rằng giống như khỉ mũ, con người chúng ta cũng có hai kiểu sở thích khác nhau. Khái niệm “sở thích” đầu tiên mô tả những gì thực sự tốt cho chúng ta. Nhưng giống như trường hợp của loài khỉ mũ, không phải lúc nào đó cũng là cơ sở cho mọi quyết định của chúng ta. Khái niệm “sở thích” thứ hai quyết định cách chúng ta thực sự lựa chọn. Và thực tế thì những lựa chọn đó có thể không “có lợi cho chúng ta”.
Việc phân biệt giữa hai kiểu sở thích và ví dụ về loài khỉ mũ đã cung cấp cho chúng ta một hình ảnh mô phạm: chúng ta có thể quan niệm về nền kinh tế như thể mỗi chúng ta đều có con khỉ ngồi trên vai khi đi mua sắm
hoặc ra các quyết định có tính kinh tế. Những con khỉ trên vai sẽ tượng trưng cho các điểm yếu đã bị giới marketing khai thác suốt nhiều thời đại. Chính vì những điểm yếu đó mà nhiều lựa chọn của chúng ta khác hẳn những gì chúng ta “thực sự muốn” hay,nói khác đi, khác với những gì có lợi cho chúng ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được con khỉ ngồi trên vai mình. Chính vì vậy, nếu thiếu đi sự kiềm chế trên thị trường, chúng ta sẽ tiến tới trạng thái cân bằng kinh tế mà về căn bản do bầy khỉ ngồi trên vai nắm quyền quyết định.
Tính tối ưu được viện dẫn
của điểm cân bằng thị trường tự do
Có lẽ không thể phủ nhận rằng có một hệ quả đáng kinh ngạc nằm ngay chính trọng tâm của kinh tế học. Trở lại năm 1776, Adam Smith, cha đẻ của lĩnh vực này, đã viết trong cuốn Wealth of Nations (Sự giàu có của các quốc gia) rằng cùng với thị trường tự do, cứ như thể “do một bàn tay vô hình… [mỗi cá nhân] đều theo đuổi lợi ích của riêng mình”, đồng thời thúc đẩy lợi ích chung.
Phải mất hơn một thế kỷ, tuyên bố của Smith mới được hiểu chính xác. Theo phiên bản hiện đại của tuyên bố này, thường được dạy ngay từ kinh tế học đại cương, điểm cân bằng cạnh tranh của thị trường tự do chính là “tối ưu Pareto”. Điều này có nghĩa một khi nền kinh tế đạt đến trạng thái cân bằng, chúng ta sẽ không thể cải thiện phúc lợi kinh tế cho tất cả mọi người. Bất kỳ sự can thiệp nào đều sẽ khiến ai đó chịu tổn thất. Đối với các sinh viên sau đại học, kết luận này được trình bày như một định lý toán học khá tao nhã, nâng khái niệm “tính tối ưu của thị trường tự do” lên
thành một thành tựu khoa học có giá trị cao.⁜
Lẽ tất nhiên, lý thuyết này thừa nhận một số yếu tố có thể phá hỏng một trạng thái cân bằng như thế của các thị trường tự do. Những yếu tố đó bao gồm các hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân khác (còn gọi là “ngoại tác”); chúng cũng bao gồm cả những phân phối thu nhập không công bằng. Chính vì thế, các nhà kinh tế học thường tin rằng với riêng hai yếu tố gây hại đó, chỉ có kẻ ngốc mới can thiệp vào guồng máy của thị trường tự do.⁜ Và tất nhiên, từ lâu họ cũng nhận ra rằng các công ty quy mô lớn có thể giữ cho thị trường khỏi bị cạnh tranh triệt để.
Thế nhưng kết luận trên lại lờ đi những quan điểm vốn là trọng tâm của cuốn sách này. Khi có các thị trường hoàn toàn tự do, chúng ta không chỉ tự do lựa chọn, mà còn tự do lừa gạt. Nó vẫn đúng, theo lời Adam Smith, rằng trạng thái cân bằng sẽ vẫn tối ưu. Nhưng nó sẽ không phải là cân bằng tối
ưu theo ý những gì chúng ta thực sự mong muốn, mà thay vào đó là tối ưu theo sở thích của “con khỉ ngồi trên vai” chúng ta. Và điều đó sẽ khiến chính chúng ta, cũng như bầy khỉ, vấp phải những vấn đề muôn màu muôn vẻ.
Kinh tế học tiêu chuẩn đã phớt lờ sự khác biệt này vì hầu hết các nhà kinh tế học đều nghĩ rằng đa số mọi người đều biết rõ họ muốn gì. Điều đó đồng nghĩa với kết quả thu được sẽ chẳng là gì khi chúng ta xem xét sự khác biệt giữa điều mình thực sự muốn với điều mà bầy khỉ ngồi trên vai đang mách bảo. Nhưng điều này bỏ qua khía cạnh tâm lý, thứ nói nhiều về những tác động từ bầy khỉ.
Ngoại lệ là các nhà kinh tế học hành vi, đặc biệt trong 40 năm qua, đã
nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm lý học và kinh tế học. Điều đó đồng nghĩa với việc họ đã xem những hệ quả của bầy khỉ là vấn đề trọng tâm. Thế nhưng, theo chúng tôi được biết, thật lạ khi họ chưa bao giờ diễn giải những kết quả của mình gắn với ý tưởng nền tảng của Adam Smith về bàn tay vô hình. Có lẽ vì điều đó đã quá rõ ràng. Chỉ có trẻ con hay kẻ ngốc mới thực hiện quan sát như thế và hy vọng ai đó chú ý. Nhưng chúng ta sẽ thấy rằng quan sát này, tuy có thể đơn giản, vẫn có những hệ quả thật sự. Đặc biệt vì, như Adam Smith đã phát biểu, ngay cả nếu do một bàn tay vô hình đi nữa, thì những thứ nằm ngoài tư lợi của chính họ sẽ vẫn thỏa mãn những sở thích kiểu “con khỉ ngồi trên vai”.
Chính vì thế, có lẽ chúng tôi chỉ đang tạo nên một thay đổi nhỏ trong kinh tế học thông thường (bằng cách chú ý đến sự khác biệt giữa tính tối ưu xét theo sở thích thực sự của chúng ta và tính tối ưu xét theo sở thích kiểu “con khỉ ngồi trên vai”). Nhưng thay đổi nhỏ đó trong kinh tế học sẽ
mang đến khác biệt lớn cho cuộc sống của chúng ta. Đó là nguyên nhân chính giải thích vì sao việc để mọi người tự do lựa chọn, điều mà Milton và Rose Friedmano⦾ coi là điều kiện tiên quyết của một chính sách công tốt, lại gây ra những vấn đề kinh tế nghiêm trọng.
Tâm lý học và bầy khỉ ngồi trên vai
Không phải toàn bộ ngành tâm lý học đều quan tâm đến những nguyên do khiến con người ra các quyết định “bất thường”. Một số mô tả hoạt động của tâm trí khỏe mạnh. Nhưng phần lớn các chủ đề quan tâm đến các quyết định mang lại cho con người những gì họ nghĩ rằng họ muốn, chứ không
phải những gì họ thật sự muốn. Chúng tôi nhận thấy điều đó khi xem lại một ứng dụng của tâm lý học khi môn này được giảng dạy vào giữa thế kỷ 20. Tâm lý học thời ấy chủ yếu dựa trên học thuyết của Freud, nhấn mạnh đặc biệt vào kết luận của ông, hiện đã được xác nhận qua thực nghiệm, về vai trò của tiềm thức trong việc ra quyết định. Vance Packard đã mô tả những cách thức mà giới làm marketing cũng như quảng cáo trở thành Những kẻ thuyết phục giấu mặt (tức Hidden Persuaders, nhan đề cuốn sách xuất bản năm 1957 của ông). Theo đó, họ thao túng chúng ta thông qua tiềm thức. Trong một ví dụ mà cả George và Bob còn nhớ từ hơn 50 năm trước, các hãng sản xuất bột làm bánh đã đánh vào khao khát sáng tạo của các bà nội trợ bằng cách yêu cầu thêm một quả trứng một cách không cần thiết. Hoặc trong một ví dụ khác, các công ty bảo hiểm đã lợi dụng khao khát được bất tử của mọi người thông qua một quảng cáo lạ lùng, miêu tả một người cha đã mất trong các bức ảnh gia đình sau khi ông qua đời.
Robert Cialdini, nhà tâm lý học xã hội kiêm chuyên gia marketing, đã viết một cuốn sách đầy những bằng chứng ấn tượng về các thiên kiến trong tâm lý.⁜ Theo “danh sách” của ông, chúng ta dễ bị lừa fỉnh vì chúng ta muốn đền đáp những món quà và ân huệ mình nhận được; vì chúng ta muốn đối xử tử tế với những người mình yêu mến; vì chúng ta không muốn bất tuân quyền thế, vì chúng ta có khuynh hướng nghe theo người khác khi phải quyết định hành xử thế nào, vì chúng ta muốn những quyết định của mình phải nhất quán từ bên trong và vì chúng ta không thích gánh chịu tổn thất.⁜ Theo Cialdini, mỗi thiên kiến trên đều lần lượt gắn liền với những mánh khóe phổ biến của giới bán hàng. Một ví dụ như thế liên quan đến việc anh trai ông, Richard, tìm cách trả học phí khi học đại học. Hàng tuần, Richard lại mua hai hoặc ba chiếc xe hơi từ các mẩu quảng cáo trên
các tờ báo trong vùng. Rồi ông rửa xe sạch sẽ và rao bán lại chúng. Ở đây, Richard đã áp dụng hiệu quả tâm lý “sợ tổn thất”. Không như đa số chúng ta, Richard không sắp xếp cho các khách hàng tiềm năng của mình đến mua vào những thời điểm khác nhau. Thay vì thế, ông cố tình hẹn họ đến vào những giờ trùng nhau. Sau đó, bất kể các căn cứ đánh giá chiếc xe tiềm năng của họ là thế nào, người mua nào cũng sẽ lo mình sẽ bị thiệt: rằng kẻ khác có thể sẽ nẫng mất chiếc xe của họ.
Những kẻ ngốc về thông tin
Rất nhiều các trường hợp lừa fỉnh lại đến từ một nguồn khác: khi chúng ta bị cung cấp các thông tin sai lệch, hay thông tin lỗi. Đối với chiêu này,“kẻ đi câu” sẽ lợi dụng những gì khách hàng nghĩ rằng họ sẽ nhận được. Có hai
cách để kiếm tiền. Thứ nhất là cách trung thực: cung cấp cho khách hàng thứ gì đó mà họ định giá là 1 đô-la; được sản xuất với chi phí thấp hơn. Cách còn lại là cung cấp thông tin sai cho khách hàng hoặc dẫn dụ họ đi đến một kết luận sai lầm: để họ nghĩ rằng mình sẽ nhận được một món đáng giá 1 đô-la, mặc dù thực ra nó rẻ hơn thế.
Cuốn sách này tràn ngập những ví dụ như thế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Những kẻ lạc quan về tài chính cho rằng các giao dịch tài chính phức tạp sẽ phân bổ rủi ro và doanh thu kỳ vọng theo cách tốt nhất có thể giữa những người có sở thích khác nhau, giống như bọn nhóc thường trao
đổi các viên bi hay thẻ bóng chày. Con người khôn ngoan mà, đặc biệt trong chuyện tiền bạc, câu thần chú cứ thế vang lên; cách tốt nhất để kiểm soát các thị trường tài chính là để chúng tự kiểm soát. Như một ví dụ đáng
chú ý về cách vận dụng câu thần chú này trong chính sách công, Đạo luật Hiện đại hóa Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn năm 2000, đã cho phép các sản phẩm tài chính cực kỳ phức tạp được giao dịch với sự giám sát tối thiểu. Người ta bảo rằng các thị trường sẽ tự kiểm soát chúng.
Nhưng không phải chúng ta có thể niệm câu thần chú mà nó trở thành sự thật. Một cách kiếm tiền khác trong lĩnh vực tài chính là không bán cho mọi người thứ họ thật sự muốn. Hãy nhớ mánh lới của nhà ảo thuật: anh ta bỏ đồng xu dưới một trong ba chiếc bình, đảo vị trí của chúng rồi mở tất cả ra.⁜ Đồng xu biến mất. Nhưng nó biến đi đâu? Bật mí: nó nằm trong tay của nhà ảo thuật. Và điều này cũng có thể xảy ra trong thế giới tài chính phức tạp. Nói một cách văn vẻ thì chúng ta mua một sự đảm bảo rằng đồng xu nào đó sẽ xuất hiện khi những chiếc cốc được mở ra. Nhưng rồi trong vòng xoáy tài chính phức tạp, đồng xu đã bằng cách nào đó lọt vào tay nhà ảo thuật, nên khi cốc mở ra, chúng ta chẳng được gì. Trong phần sau của cuốn sách, chúng tôi sẽ trình bày ba chương về những trò thao túng tài chính. Mỗi chương sẽ tiết lộ nhiều mánh khóe tương tự mà ta có thể so sánh chúng với trò lấy đồng xu từ những chiếc cốc đảo đi đảo lại. Cụ thể hơn, chúng đòi hỏi những thủ đoạn như kế toán tài chính khôn khéo và xếp hạng tài chính quá lạc quan. Trong trường hợp này, mọi người biết họ muốn gì, nhưng chính trò thao túng thông tin khôn ngoan lại gợi ý rằng họ sắp có được thứ họ muốn trong khi thực ra là ngược lại, họ sắp có một thứ khác xa. Cuối cùng, chúng ta ghi nhận rằng chừng nào còn tạo được lợi nhuận từ những mánh khóe ảo thuật như thế, thì các ảo thuật gia còn xuất hiện. Đó là bản chất của trạng thái cân bằng kinh tế. Và đó cũng là lý do căn bản tại sao các thị trường tài chính lại đặc biệt cần được giám sát kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chúng ta đã hơi đi trước câu chuyện rồi.
Lý thuyết và thực tiễn
Đến đây, chúng tôi đã trình bày xong lý thuyết về cân bằng lừa fỉnh cùng một vài ví dụ minh họa. Lý thuyết này đề xuất rằng trong trạng thái cân bằng kinh tế thực tế sẽ có rất nhiều trò fỉnh fờ lũ ngốc. Trạng thái cân bằng này xảy ra với cùng lý do mà các hàng chờ tính tiền trong siêu thị chẳng dài ngắn hơn nhau là bao: vì khách hàng kế tiếp đều chọn hàng mà họ cho là ngắn nhất. Tương tự, trong các thị trường cạnh tranh, luôn có kẻ nắm lấy cơ hội kiếm lời bằng cách fỉnh fờ lũ ngốc chúng ta. Giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần còn lại của cuốn sách, đưa ra hàng loạt ví dụ cho thấy nguyên tắc tổng quát này đóng những vai trò quan trọng ra sao trong đời sống của chúng ta.
Chúng ta sẽ đi đến đâu:
Cấu trúc của Fỉnh fờ lũ ngốc
Cuốn sách được chia thành phần giới thiệu (tức phần này) và ba phần nội dung kế tiếp.
Giới thiệu: Trạng thái cân bằng của trò lừa fỉnh. Vai trò chủ đạo của chương mở đầu này là giải thích khái niệm trạng thái cân bằng lừa fỉnh cũng như hệ quả tất yếu của lừa fỉnh. Quay lại với câu chuyện của Cinnabon®, sự tất yếu là nếu không có cha con nhà Komen, sẽ có ai đó, trong hàng tỉ người trên thế giới, thay thế họ. Lẽ tất nhiên, điều gì đúng với nhà Komen cũng sẽ đúng với mọi trạng thái cân bằng lừa fỉnh khác: nếu ai đó không nắm lấy cơ hội kiếm lời, một người khác sẽ nắm lấy nó.
Phần một: Hóa đơn không thanh toán và sự sụp đổ tài chính. Việc chúng tôi (Bob và George) tạo ra hình ảnh về những con khỉ ngồi trên vai, thay phụ âm “f bằng “ph”⦾); và trao đổi qua về trạng thái cân bằng kinh tế là một chuyện. Chỉ ra các chữ “f” và các cân bằng đó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống của chúng ta lại là một chuyện khác. Hai chương kế tiếp của phần một là nỗ lực đầu tiên nhằm giúp độc giả hiểu thấu vấn đề này. Chương 1 giải thích vì sao cứ đến cuối tháng hoặc cuối tuần, người tiêu dùng lại lo lắng tìm cách thanh toán các hóa đơn và thường xuyên thất bại. Chúng ta đều có thể mắc sai lầm, và nhiều sai lầm trong số đó là do những kẻ đang cố “bán cho chúng ta thứ gì đó” tiếp tay hoặc xúi giục. Chương 2 cho thấy vai trò của việc fỉnh fờ lũ ngốc trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, với các hậu quả tàn khốc trên khắp thế giới. Một phần hay ho của câu chuyện này là cái chúng ta gọi là “khai thác danh tiếng” mà nhiều doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn thực hiện: ít nhiều cố ý giảm lợi nhuận để được cái danh liêm chính khó lòng đạt được. Khi viết cuốn sách này, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau cuộc khủng hoảng đó; và chính các lực đẩy dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng là những yếu tố cấu thành trạng thái cân bằng kinh tế của chúng ta. Những lực đó rất khó thuần phục, và chúng ta phải thấu hiểu chúng, vừa để giảm khả năng khủng hoảng xảy ra một lần nữa, vừa để khống chế chúng một khi điều đó diễn ra.
Phần hai: Fỉnh fờ trong nhiều bối cảnh. Phần hai lại chọn một chiến thuật mới. Nó đề cập đến vai trò của fỉnh fờ lũ ngốc trong các bối cảnh nhất định: quảng cáo và marketing, bất động sản, buôn bán xe hơi và thẻ tín dụng; vận động hành lang và chính trị; thực phẩm và dược phẩm; đổi
mới và tăng trưởng kinh tế; rượu bia và thuốc lá; cùng hai thị trường tài chính cụ thể. Chúng tôi sẽ trình bày đề cương riêng của phần này khi đề cập đến nó.
Phần hai củng cố thêm vai trò hệ trọng của việc fỉnh fờ lũ ngốc trong đời sống của chúng ta. Nhưng nó cũng bao hàm nhiều bài học quan trọng khác. Nhiều ví dụ xuyên suốt cuốn sách này đóng vai trò là những bài thực hành về khái niệm và hiểu biết về trò lừa fỉnh. Phần hai sẽ trình bày các ví dụ mới về trạng thái cân bằng lừa fỉnh, do đó có nói tới tính tất yếu của việc fỉnh fờ (không phải của kẻ ác) như một hệ quả, chứ không phải như cách vận hành tự nhiên của hệ thống kinh tế. Bên cạnh đó, và có lẽ là quan trọng nhất, kinh nghiệm mà chúng ta thu được từ những bài thực hành liên quan tới fỉnh fờ lũ ngốc trong nhiều bối cảnh khác nhau sẽ hướng chúng ta đến một cách nhìn mới về cách thức và nơi chúng diễn ra. Bắt đầu với chương nói về giới quảng cáo và marketing, những người có nhiệm vụ khiến chúng ta mua những thứ mà họ được trả công để quảng bá, chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn mới, khái quát hơn (hơn cả danh sách của Cialdini và hơn cả kinh tế học hành vi đương thời) về điều khiến mọi người bị thao túng. Đa số mọi người tư duy bằng cách tự đặt mình vào một câu chuyện. Thế nên, một chiến lược thao túng hàng đầu là dẫn dụ những kẻ ngốc chắp nối những câu chuyện mới (có lợi cho kẻ lừa fỉnh) dựa trên những câu chuyện cũ. (Chúng tôi xin bổ sung rằng vai trò chủ đạo của các nhà tâm lý học, nói trắng ra là từ Freud cho đến Kahneman, là khơi ra những câu chuyện mà mọi người vẫn tự kể cho chính họ nghe. Các nhà tâm lý có cả những thuật ngữ chuyên ngành dành riêng cho chúng, như “bộ khung tâm trí” – mental frame hay “kịch bản” – script.⁜
Phần ba: Kết luận và Lời bạt. Phần này đưa chúng ta đến phần “kết luận”. Phần một và hai đã điểm qua những trò fỉnh fờ lũ ngốc trong các bối cảnh từ rất tổng quát, như chi tiêu tiêu dùng và thị trường tài chính, đến cụ thể, như các cuộc bầu cử quốc hội hay cách Big Pharma tránh né các quy định và fỉnh fờ các bác sĩ kê toa bằng thuốc của họ. Từ những ví dụ riêng rẽ này, và từ lý thuyết lừa fỉnh của mình, chúng tôi sẽ mô tả cách xác định đặc điểm mới, thứ mang đến cho chúng tôi, và hy vọng là cả các bạn nữa, một nhận thức mới về kinh tế học: ý thức được việc fỉnh fờ lũ ngốc, và những nơi và thời điểm việc đó diễn ra. Trong phần kết, “Câu chuyện Mới ở Mỹ và những hậu quả của nó”, chúng ta sẽ xem quan điểm mới này áp dụng vào chính sách kinh tế-xã hội hiện tại của nước Mỹ như thế nào, với các ví dụ từ ba lĩnh vực chính sách kinh tế khác nhau.
Tiếp đó là lời bạt. Chúng tôi viết nó đặc biệt dành cho các nhà phê bình tiềm năng, những người mà chúng tôi biết sẽ thắc mắc Fỉnh fờ lũ ngốc có gì mới không. Phần lời bạt này sẽ trình bày quan điểm của chúng tôi về việc cuốn sách này đóng góp những gì, bằng cách nào và trên phương diện nào cho kinh tế học.
Chúng tôi dự định Fỉnh fờ lũ ngốc là một cuốn sách rất nghiêm túc. Nhưng chúng tôi cũng muốn nó hài hước. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ yêu thích những câu chuyện cùng kiến thức trong suốt cuộc hành trình, từ đầu cho đến phần kết và lời bạt, vượt xa hơn bất kỳ “Thông điệp” (với chữ “T” viết hoa) nào kèm theo, đồng thời dành một sự trân trọng xứng đáng cho “fỉnh fờ lũ ngốc”.
PHẦN MỘT
HÓA ĐƠN KHÔNG THANH TOÁN VÀ SỰ SỤP ĐỔ TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 1
Cám dỗ rải khắp đường ta đi
H
ầu như người Mỹ nào cũng nhận ra Suze (phát âm là “Susie”) Orman⦾ . Khi George hỏi một nhà kinh tế học bạn mình về bà, ông đã có một phản ứng đúng như dự đoán. Người bạn của ông chỉ xem chương trình truyền hình của Suze được 10 giây. Các bạn bè trong giới kinh tế học của chúng tôi không thể chịu được giọng điệu “mẹ biết tất/ tôi đã bảo bạn làm thế rồi” của bà. Họ nhận thấy những lời khuyên về đầu tư của bà quá đơn giản. Không những thế, thật kỳ lạ với các nhà kinh tế, những người có xu hướng quan tâm đến các vấn đề kiểu này lại, nhận thấy lời khuyên của bà quá nặng về tiền bạc.
Thế nhưng, chúng tôi lại nhận được phản hồi trái ngược từ một trong những người tháo vát nhất mà chúng tôi được biết, Teodora Villagra, vốn là thu ngân tại quán ăn tự phục vụ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Là người tị nạn từ đất nước Nicaragua của Tổng thống Daniel Ortega, cô đã mua được nhà riêng tại Capitol Hill; con trai cô cũng vừa tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư điện mà không phải mang nợ; đáng kinh ngạc nhất chính là cô liên tục có những cuộc trò chuyện “sẽ còn tiếp diễn vào lần sau” với hàng trăm khách hàng thường ngày, trong lúc cộng dồn tiền ăn uống và đếm tiền thối cho họ. “Suze Orman không chỉ nói về chuyện tiền bạc đâu, bà ấy còn nói về nhân tình thế thái đấy,” Teodora cho biết. Cô ấy đã mua cho mình một cuốn cẩm nang tư vấn tài chính của Suze Orman, và còn tặng cho người thu ngân làm cùng một cuốn.
Lắng nghe Teodora và đích thân Suze Orman nói chuyện, chúng tôi đã
hiểu những gì trước đây vốn là ẩn số đối với mình: vì sao khán giả của Orman nuốt lấy từng lời bà nói. Nếu lắp các mảnh ghép của câu đố này lại với nhau, chúng ta sẽ từng bước làm sáng tỏ một vấn đề kinh tế học hệ trọng ảnh hưởng đến hàng tỉ người trên khắp thế giới.
Suze Orman đối đầu Kinh tế học tiêu chuẩn
Cuốn sách ăn khách nhất của Orman (đã bán hơn 3 triệu bản) là The 9 Steps to Financial Freedom: Practical and Spiritual Steps So You Can Stop Worrying (9 bước để tự do tài chính: Những bước đi thực tiễn và tinh thần giúp bạn ngừng lo lắng). Bức tranh của bà về việc chi tiêu và tiết kiệm tiêu dùng hoàn toàn trái ngược với cách suy nghĩ của giới kinh tế học (cũng như cách chúng được mô tả trong các giáo trình kinh tế học). Giáo trình kinh tế đại cương điển hình khiến chúng ta nghĩ đến một chuyến đi trong siêu thị. Chúng ta dự trù sẵn một khoản chi – rất thiếu trí tưởng tượng – để mua táo và cam. Với khoản ngân sách này, và với các mức giá khác nhau, chúng ta có thể mua được những tổ hợp khác nhau của hai loại quả, và chúng ta sẽ mua tổ hợp khiến mình vừa ý nhất. Sách bảo chúng ta hãy xác định xem mình sẽ mua bao nhiêu quả táo và bao nhiêu quả cam ở từng mức giá; những tương ứng giữa giá bán và số lượng mà người tiêu dùng muốn mua sẽ trở thành “cầu về táo” và “cầu về cam”, như chúng ta biết thêm sau này.⁜
Câu chuyện buồn tẻ một cách cố ý nói trên không hề vô hại như ta tưởng. Đó không phải là khoa học, nhưng lại khoa trương đầy sức mạnh. Những tân sinh viên đại học, vốn là độc giả mục tiêu của cuốn giáo trình,
đang nhận được một lời tuyên bố; sau này, điều ấy sẽ ngụ ý rằng không chỉ chuyện mua táo và cam, mà mọi quyết định kinh tế đều được tiến hành theo cách này: người ra quyết định có một khoản ngân sách (giống như trong ví dụ về táo và cam); người này ra các quyết định khác nhau dựa trên giá cả, và người này sẽ lựa chọn phương án mang lại cho mình kết quả ưng ý nhất. Đó là lối nói khoa trương đầy sức mạnh, vì trong bối cảnh quầy trái cây ở siêu thị, thật khó tưởng tượng người nào đó sẽ hành xử khác đi.
Câu chuyện trên còn thuyết phục vì một nguyên do khác. Khi đọc giáo trình, ít có khả năng các tân sinh viên sẽ kháng cự, vì họ không thể tưởng tượng (và rất ít hồ nghi) giai thoại về cam và táo này sẽ được vận dụng như thế nào trong những bối cảnh khác nhau, trong những trang còn lại của cuốn giáo trình, trong các khóa học kinh tế sau này, hoặc xa hơn nữa là trong chương trình sau đại học, nếu họ trở thành một nhà kinh tế học chuyên nghiệp. Nhưng lối khoa trương trong cuốn giáo trình còn buộc họ phải nuốt trọn một điều nữa: nói chung, đây là cách mọi người suy nghĩ khi họ ra quyết định. Nhưng có thật thế không? Hầu như chắc chắn rằng họ sẽ làm thế trong một số bối cảnh, như ở quầy trái cây tại cửa hàng Safeway chẳng hạn. Song ví dụ này sẽ ít thuyết phục hơn nhiều nếu nó vẽ ra một cô dâu đang đọc Wedding Magazine (Tạp chí Đám cưới), nơi ngân sách và giá cả dường như chỉ là mối quan tâm thứ yếu, để chuẩn bị cho “Ngày trọng đại nhất đời”. Và điều này đưa chúng ta quay về với Suze Orman, không chỉ về với lý do vì sao bà có nhiều khán giả ái mộ như thế, mà còn vì sao những khán giả đó còn hơn cả một ví dụ bất thường.
Những lời khuyên của Suze
Người tiêu dùng có thể hành động khác với những gì mô tả trong sách như thế nào? Orman bảo rằng người ta thường cảm thấy khó chịu khi động đến tiền bạc và chuyện tiêu tiền. Họ không thành thực với bản thân, và hậu quả là họ không dự trù ngân quỹ hợp lý. Làm sao bà biết được? Bà là một cố
vấn tài chính, và bà đã làm một thử nghiệm. Bà đề nghị các khách hàng mới của mình cộng gộp các khoản chi; và khi họ làm thế, những khoản chi đó đều thiếu hụt so với sổ sách kế toán được ghi chép sau đó.⁜ Theo cách nói văn hoa, nếu liên hệ với chuyến đi siêu thị có tính cách ngôn nọ, thì cứ như thể những người tham vấn bà đã chi tiêu quá mức ở quầy trái cây; đến khi tới quầy các sản phẩm từ sữa, họ chẳng còn xu nào để mua trứng và sữa. Trong đời thực, việc lập ngân sách bất thành như thế sẽ được diễn giải thành tình trạng không còn đồng nào để tiết kiệm vào cuối tháng, sau khi thanh toán mọi khoản mua sắm hiện tại. Tệ hơn nữa, đặc biệt trong thời buổi khủng hoảng, điều này có nghĩa là con lợn tiết kiệm sẽ trống rỗng. Trong thời hiện đại, nó hầu như được thể hiện qua hình thức tích thêm hóa đơn thẻ tín dụng, với lãi suất ngay lúc này, giữa mớ bòng bong khủng hoảng dai dẳng, đã lên đến gần 12%.⁜ Thậm chí chúng còn cao hơn nữa vào mấy năm trước.
Theo Orman, việc không thể giải quyết chuyện tiền bạc cả về nhận thức lẫn cảm xúc khiến chúng ta không thể thanh toán được những hóa đơn đó. Nhiệm vụ của bà là kìm các hóa đơn đó xuống, để độc giả và khách hàng của bà không phải lo lắng hàng đêm nữa. Đó là vai trò của người mẹ, và cũng là lý do những khán giả này bỏ qua giọng điệu “mẹ biết tất” của bà. Ngoài ra, hãy chú ý rằng đúng như tựa phụ cuốn sách của Orman, lo lắng là mối quan tâm chính của các cuốn cẩm nang tài chính; nhưng bạn sẽ phải tìm kiếm miệt mài mới thấy một từ như thế, liên quan tới tình hình tài
chính và cảm xúc của con người, trong bất kỳ giáo trình kinh tế nào.
Câu chuyện thống kê
Chúng tôi không cần mượn lời của Orman; chúng tôi có thể tự đưa ra một câu chuyện thống kê ở đây,ngụ ý rằng có một bộ phận đáng kể người tiêu dùng đang lo lắng về việc họ phải cân đối thu-chi như thế nào. Các nhà kinh tế học Annamaria Lusardi và Peter Turano, cùng nhà xã hội học Daniel Schneider đã có một quan sát trực tiếp. Họ đặt ra một câu hỏi khảo sát: “Bạn tin chắc bao nhiêu phần rằng mình có thể đưa ra 2.000 đô-la cho một nhu cầu bất ngờ phát sinh trong tháng tới?” Gần 50% người trả lời tại Mỹ đã đáp rằng họ không thể, hoặc có lẽ không thể đưa ra 2.000 đô-la cần thiết đó. Trong một cuộc trò chuyện mới đây, Lusardi nhấn mạnh thêm rằng những người trả lời có cả một tháng để kiếm tiền, thời gian đó đủ để thế chấp nhà cửa, mở thẻ tín dụng mới, hoặc mượn gấp một khoản từ cha mẹ, anh chị em, bạn bè hay họ hàng.
Số liệu thống kê về tài chính tiêu dùng gợi ra những lý do vì sao lại có quá nhiều người trả lời Lusardi và đồng nghiệp của cô rằng họ cảm thấy khó gom góp được 2.000 đô-la đến vậy. Một bài báo kinh tế gần đây về chủ đề “tiêu dùng tằn tiện” cho thấy vào năm 2010, một gia đình người Mỹ trong độ tuổi lao động trung bình chỉ giữ chưa đến một tháng thu nhập ở dạng tiền mặt, séc, tiền tiết kiệm hay các tài khoản thị trường tiền tệ⦾; thêm vào đó, không ngạc nhiên khi giá trị trung bình của các khoản dành dụm trực tiếp từ cổ phiếu hoặc chi phiếu đúng bằng 0.⁜ Một nghiên cứu sử dụng các nhật ký chi tiêu ở Anh cho thấy một chỉ dấu khác là nhiều người chỉ đang vật vã với các hóa đơn; đối với những người nhận lương theo
tháng, các khoản chi của họ trong tuần cuối cùng của kỳ trả lương giảm 18% so với các khoản chi trong tuần đầu tiên sau khi nhận lương.
Chúng tôi cũng biết rằng một bộ phận đáng kể các hộ gia đình không giảm được chi tiêu. Khoảng 30% các hộ gia đình cho biết họ đã viện đến các “hình thức vay mượn thay thế” với lãi suất siêu cao ít nhất một lần trong vòng năm năm qua, chẳng hạn cầm đồ, vay thế chấp bằng xe hơi hoặc vay nóng ngắn hạn.⁜ Vào năm 2009, 2,5% số hộ gia đình báo cáo rằng họ từng phá sản trong vòng hai năm trước đó (hầu hết đều diễn ra trước sụp đổ tài chính).⁜ Con số 2,5% có vẻ nhỏ và khá vô hại, nhưng nó lại cho thấy một tỉ lệ đáng kể dân số sẽ trải qua tình trạng phá sản trong cuộc đời họ. Không ai biết tỉ lệ phá sản lặp lại là bao nhiêu, nhưng ví dụ, nếu những người từng phá sản một lần lại khánh kiệt thêm hai lần nữa trong 50 năm thành niên, thì sẽ có hơn 20% dân số Mỹ lâm vào cảnh phá sản trong quãng đời trưởng thành của họ.⁜
Bị thu hồi tài sản là một dấu hiệu khác cho thấy chi tiêu quá đà. Một đánh giá chi li các hồ sơ tòa án của thành phố Milwaukee do nhà xã hội học Matthew Desmond tiến hành, đã tiết lộ các số liệu thống kê cao tương tự; tỉ lệ bị thu hồi tài sản hàng năm từ năm 2003-2007 – một giai đoạn hoàn toàn trước cuộc sụp đổ tài chính – là 2,7%.⁜ Những con số như thế về tỉ lệ phá sản và thu hồi tài sản chỉ là bề nổi của tảng băng, đang chỉ dấu cho một tình trạng ẩn về mặt thống kê, lớn hơn rất nhiều của các thị trường tự do. Thậm chí tại Mỹ hiện nay, nơi hầu hết dân số đều có mức tiêu dùng cao chưa từng thấy trong lịch sử loài người, đa số đều lo lắng về cân đối thu chi. Một số thậm chí còn vượt quá giới hạn, bị phá sản hoặc thu hồi tài sản.
Một góc nhìn khác
Một phân tích nữa đã đặt ra cho chúng tôi câu đố về Suze Orman dưới một góc nhìn khác. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng nếu thu nhập của mình tăng hơn năm lần, chúng ta sẽ sống sung túc. Các vấn đề tài chính của chúng ta sẽ chấm dứt. Thực tế, đó chính xác là điều John Maynard Keynes, một trong những nhà kinh tế học sắc sảo nhất mọi thời đại, nghĩ sẽ xảy ra khi ông dự đoán tương lai vào năm 1930. Trong một chuyên luận vốn chẳng được chú ý mấy khi xuất bản, Keynes đã đoán trước “tương lai con cháu chúng ta” sẽ như thế nào vào năm 2030: tức 100 năm sau.⁜ Trên một khía cạnh, ông gần như đã đoán “trúng phóc”. Ông “đồ rằng” mức sống sẽ tăng tám lần. Với riêng nước Mỹ, vào năm 2010, thu nhập bình quân đầu người thực tế đã tăng 5,6 lần.⁜ Trong 20 năm còn lại theo đồng hồ bấm giờ của Keynes, và với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thường niên trong khoảng trung bình lịch sử là 1,5-2%, giả thiết của ông sẽ tiệm cận mục tiêu một cách đáng kinh ngạc.
Nhưng trên một phương diện khác, Keynes đã hoàn toàn chệch hướng. Như bạn có thể đoán được, Keynes không hề nói rằng con cháu ông sẽ lên giường đi ngủ mà vẫn phải trăn trở về đồng bảng hay đồng shiling tiếp theo của họ. Thay vào đó, ông bảo rằng họ chỉ phải lo làm sao để dùng hết thời gian nhàn rỗi thừa thãi của mình. Giờ công trong tuần sẽ giảm xuống còn 15 giờ. Theo Keynes, cả nam giới lẫn phụ nữ sẽ “trải qua… sự suy nhược thần kinh mà nay đã phổ biến tại Anh và Mỹ trong cộng đồng những bà vợ thuộc tầng lớp khá giả, những phụ nữ bất hạnh, nhiều người trong số họ, những con người bị cảnh giàu sang tước mất công ăn việc làm và nhiệm vụ truyền thống, không tìm thấy đủ nguồn vui khi thiếu đi sự khích lệ của cảnh nghèo túng, để nấu nướng, dọn dẹp,may vá, nhưng vẫn
không tìm thấy nguồn vui nào hơn”. (Chúng tôi xin đóng mở ngoặc rằng tuyên bố này có thể không đúng về mặt chính trị trong bối cảnh hiện nay, nhưng nó cũng đã báo trước một “vấn đề không tên” là trọng tâm của hội “Nữ quyền Thần bí” – The Feminine Mystique, đã phát động phong trào
phụ nữ khoảng 30 năm sau đó.) Sự thừa thãi thời gian nhàn rỗi kiểu này đã không xảy ra, bất chấp thu nhập tại Hoa Kỳ đã tăng hơn năm lần. Trái lại, như kinh nghiệm của chúng tôi, người nội trợ phải vắt kiệt sức với ca một (đi làm) rồi ca hai (việc nhà), tức chệch hẳn so với dự báo của Keynes.⁜
Dự báo của Keynes có thể gây chú ý vì sự không chính xác của nó, nhưng nó phản ánh cách suy nghĩ của hầu hết các nhà kinh tế học (ngoại trừ Suze Orman) về tiêu dùng và thời gian nhàn rỗi. Và một dự báo nữa xuất phát từ lối suy nghĩ đó cũng bất hợp lý không kém. Mọi người sẽ không chỉ có thêm thời gian rỗi, mà còn tích cóp một phần đáng kể các thu nhập đó để có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn vào cuối tháng. Nhưng như chúng ta đã chứng kiến, điều đó cũng chưa hề xảy ra.
Nguyên nhân
Lý do các bà nội trợ bị vắt kiệt sức và không tiết kiệm đủ tiền xuất phát từ dự báo trọng tâm của cuốn sách này. Thị trường tự do không chỉ sản xuất những thứ chúng ta thực sự muốn, mà còn sản xuất ra những thứ ta muốn dựa trên sở thích kiểu “con khỉ ngồi trên vai” chúng ta. Mục tiêu của thị trường tự do cũng là tạo ra những mong muốn đó, nên chúng ta sẽ mua những gì các thị trường phải bán. Tại Mỹ, mục tiêu của hầu như mọi doanh nhân (ngoại trừ một số người bán cổ phiếu, trái phiếu và tài khoản ngân
hàng mà chúng tôi sẽ bàn sau) là khiến bạn tiêu tiền. Thị trường tự do tạo ra sự cám dỗ liên tục. Nói kiểu cách ngôn thì cuộc sống là một hành trình đến chỗ đỗ xe trong khi bạn không ngừng lướt qua những chỗ trống dành cho người khuyết tật.
Hãy bước xuống phố. Cửa sổ các cửa hiệu thực chất là để lôi kéo bạn bước vào và mua hàng. Ngày trước, khi cả Bob và George còn trẻ, các phố mua sắm trong vùng thường sẽ có một tiệm thú cưng với những chú cún quấn quýt bên cửa sổ. Thậm chí còn có cả một bài hát nổi tiếng về nó, từ một phụ nữ trẻ đi ngang qua:
Chú cún bên cửa sổ giá bao nhiêu nào? (gâu gâu)
Chú cún có cái đuôi ve vẩy ấy.
Chú cún bên cửa sổ giá bao nhiêu nào? (gâu gâu)
Tôi mong họ sẽ bán chú ở đây.⁜
Hiển nhiên, những chú cún không tình cờ xuất hiện ở đó. Chúng có ở đó là để dụ bạn bước vào và mua chúng. Nhưng nói rộng hơn, “cún con trong cửa sổ” chính là hình ảnh ẩn dụ về toàn bộ hoạt động của thị trường tự do. “Chiếc đuôi ve vẩy” ở khắp nơi ta tới. Ở trung tâm mua sắm, siêu thị, phòng trưng bày xe hơi, khi săn lùng nhà ở: cám dỗ luôn bày ra trước mắt chúng ta. Hãy lấy một ví dụ, trứng và sữa luôn được sắp xếp một cách có chiến lược ở tận cuối siêu thị, chúng là món hàng phổ biến nhất, và nói một cách văn hóa thì bạn phải xuyên suốt cả cửa hàng mới lấy được chúng, cùng lúc vẫn bị nhắc nhở về những nhu cầu khác mà bạn có thể đã quên.⁜ Và khi bạn quay lại quầy tính tiền rồi chờ ở đó, không phải ngẫu nhiên mà kẹo và tạp chí được đặt sẵn cho bạn (và bọn trẻ). Ngày trước, đây vốn là chỗ của các loại thuốc lá: một lời gợi nhắc hữu ích cho những ai hút thuốc.
Đây là một trò fỉnh fờ để lừa bạn mua kẹo và thuốc lá. Có hàng nghìn
chiêu trò fỉnh fờ khác trong siêu thị, gắn với mọi sản phẩm khác nhau trên kệ, mỗi loại sản phẩm lại có một đội ngũ chuyên gia marketing và các chiến dịch quảng cáo riêng; và mỗi sản phẩm đều được thử nghiệm với nhiều hình thức marketing khả dĩ khác. Và chiêu trò này đã vượt ra ngoài siêu thị, đến với hầu như mọi thứ chúng ta mua. Elizabeth Warren đã nhấn mạnh thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng rất cám dỗ, và chúng tôi đồng ý với điều này và sẽ dành một phần của chương sau cho nó. Nhưng chính ý tưởng dụ dỗ người tiêu dùng mua hàng và tiêu tiền mới là bản chất của thị trường tự do. Nó không chỉ nằm ở thẻ tín dụng. Nhân viên bán hàng không được trả lương để trông nom tiền bạc cho em trai anh ta, hay để chứng kiến khách mua táo, mua cam để dành đủ tiền hàng thanh toán hóa đơn cuối tháng. Và như Suze Orman biết rõ nhất, chúng ta phải cần đến một sự tự chủ ghê gớm, một giọng nói bên trong không ngừng nhắc nhở: đừng làm việc này, đừng làm việc kia, bạn cần phải giữ ngân quỹ trong tầm kiểm soát.
Điều đó giải thích tại sao dự báo của Keynes đã được chứng minh là sai. Chúng ta đang giàu gấp năm lần rưỡi so với thời điểm năm 1930. Nhưng thị trường tự do cũng sáng chế thêm nhiều “nhu cầu” cho chúng ta, cũng như nhiều phương cách mới để bán cho ta những “nhu cầu” đó. Tất cả những lôi kéo trên giải thích tại sao người tiêu dùng rất khó cân bằng thu-chi. Hầu hết chúng ta đều sáng suốt hơn việc bước vào và mua một chú cún, ít nhất khi nảy ra ý thích bất chợt. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều sáng suốt như thế, và lúc nào cũng vậy, khi trên đường phố, các kệ hàng trong siêu thị, trung tâm mua sắm, và giờ cả mạng Internet nữa, luôn đầy ắp những cám dỗ.
Một số người bảo rằng tình thế khó xử của chúng ta là một sản phẩm của chủ nghĩa tiêu dùng của thế giới hiện đại. Họ sẽ nói rằng chúng ta quá
trọng vật chất; chúng ta đã dâng hiến linh hồn cho quỷ dữ. Nhưng trong suy nghĩ của chúng tôi, vấn đề trọng tâm nằm ở trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng của thị trường tự do sản sinh nguồn cung những chiêu fỉnh fờ nhắm đến bất kỳ điểm yếu nào của con người. Chỉ số GDP bình quân trên đầu người thực tế của chúng ta có thể tăng lên năm lần rưỡi một lần nữa, rồi lại một lần nữa, nhưng chúng ta vẫn sẽ cứ loay hoay như vậy.
CHƯƠNG 2
Khai thác danh tiếng
và Khủng hoảng tài chính
C
âu chuyện về cuộc khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2008-2009 đã được viết đi viết lại hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn lần. Đa số những bài tường thuật này đều dưới hình thức những cuốn sách tập trung vào một công ty hoặc cơ quan chính phủ, chẳng hạn như J. P. Morgan Chase, Goldman Sachs, Bear Stearns, Lehman Brothers, Ngân hàng Hoa Kỳ, Merrill Lynch, Cục Dự trữ Liên bang, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, hoặc Fannie Mae và Freddie Mac, với thông điệp hàm ý rằng “tổ chức của tôi” đã ở tâm khủng hoảng. Niềm hy vọng lóe lên trong cuộc khủng hoảng đó chính là thời đại hoàng kim của giới báo chí tài chính mà nó sản sinh ra. Nhưng thay vì nếu chi tiết những gì đã diễn ra trong 500 trang giấy như bình thường, chương này lại nhằm một mục đích khác. Chúng tôi sẽ trình bày một bản tóm tắt ngắn gọn: đó là thảo luận về vai trò trung tâm của một kiểu lừa fỉnh mà chúng tôi gọi là “khai thác danh tiếng”.
Những quả bơ tầm thường
(và có thể bị thối)
Nếu tôi nổi tiếng là người chuyên bán những quả bơ đẹp đẽ, chín mọng, thì tôi sẽ có một cơ hội. Tôi có thể bán cho bạn một quả bơ tầm thường với cái giá mà bạn phải trả cho một quả bơ chín hoàn hảo. Tôi sẽ khai thác danh tiếng của mình. Tôi cũng sẽ fỉnh fờ bạn như một kẻ ngốc.
Một câu chuyện như thế, tuy đề cập đến chuyện to tát hơn việc mua một quả bơ rất nhiều, chính là trọng tâm của cuộc khủng hoảng tài chính đang tiếp diễn và chi phối các nền kinh tế trong thời đại chúng ta. Sự khai thác danh tiếng mà ta đang bàn có liên quan đến danh tiếng của nhiều thể chế tài chính, mà đáng chú ý trong số đó là hệ thống đánh giá chứng khoán thu nhập cố định (fixed-income securities). Danh tiếng của những tổ chức đánh giá tín dụng lớn tại Mỹ đã được gây dựng qua quá trình gần một thế kỷ đánh giá trái phiếu. Công chúng sử dụng các đánh giá này như một chỉ số đo khả năng vỡ nợ. Vào cuối thập niên 1990 và đầu 2000, các tổ chức đánh giá đã tự đề ra một nhiệm vụ mới: không chỉ đánh giá trái phiếu, mà đánh giá cả những mã chứng khoán phức tạp hơn, các công cụ tài chính phái sinh mới (và phức tạp). Quay lại phép so sánh của chúng ta, đây chính là một loại bơ mới. Vì chúng mới, và đặc biệt vì chúng phức tạp, nên rất khó để người mua biết được chúng có được đánh giá chính xác hay không. Nhưng vì các tổ chức đánh giá đã chứng tỏ họ đáng tin cậy trong quá khứ với các loại bơ cũ (tức những loại chứng khoán cũ đơn giản hơn), nên người mua thấy chẳng có lý do gì để không tiếp tục tin tưởng những đánh giá của họ về các loại chứng khoán mới phức tạp.
Nhưng công chúng mua bơ (mua chứng khoán) lại không hiểu về trạng thái cân bằng lừa fỉnh. Nếu bạn thân họ không thể phân biệt giữa những quả bơ (chứng khoán) tốt với những quả tầm thường, và trong một số trường hợp là những quả thực ra đã bị thối, thì những người trồng loại bơ mới (hay các công ty tài chính tạo ra các loại chứng khoán mới) sẽ có rất ít động lực để tạo ra các loại bơ ngon mới. Họ có thể sản xuất các loại bơ mới nhưng tệ và với giá rẻ hơn (tức các gói phái sinh phức tạp kèm theo những chứng khoán có khả năng vỡ nợ cao), rồi đem chúng đến các cơ
quan đánh giá, những nơi sẽ khai thác danh tiếng của họ bằng cách xếp hạng AAA cho chúng. Trong câu chuyện cách ngôn này, đó là điều đã xảy ra với các quả bơ, và trên thực tế, xảy ra với những chứng khoán thế chấp bằng tài sản.
Điều đó không chỉ diễn ra, mà còn được chúng ta dự đoán trong một trạng thái cân bằng lừa fỉnh, khi mà một người trồng bơ ngon không thể cạnh tranh nổi. Anh ta sẽ phải bán những quả bơ hoàn hảo của mình với giá bằng với những quả tầm thường được định giá cao. Nếu chi phí sản xuất những quả bơ hoàn hảo cao hơn chi phí sản xuất những quả tầm thường, thì vườn bơ của anh ta có thể bị đưa vào sử dụng theo một cách nào đó sinh lời nhiều hơn. Anh ta có thể chấp nhận bị một nhà sản xuất bơ tầm thường nào đó mua lại, hoặc đi đến phá sản. Vào năm 1982, nhà kinh tế học Carl Shapiro đã mô tả kiểu cân bằng này, đồng thời lập luận rằng một điểm cân bằng như thế sẽ khiến những mặt hàng tương đối tầm thường xuất hiện lan tràn trên một thị trường tự do. Và trong những trường hợp hiếm gặp hơn, như trước khi khủng hoảng tài chính xảy ra, người ta bán những “mặt hàng” thực sự hư thối.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao việc trồng và đánh giá sai những loại bơ mới này (hay các loại chứng khoán mới được đánh giá quá cao) lại gây nên cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn đến vậy. Một lần nữa, câu trả lời rất sơ đẳng. Các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng thương mại, quỹ phòng hộ, ngân hàng đầu tư và các tổ chức tương tự, đều vay mượn: thực chất, các ngân hàng đầu tư điển hình khi đó đang vay mượn hơn 95% tổng tài sản của họ, một số trong đó bao gồm các loại bơ mới (các sản phẩm thế chấp phái sinh phức tạp).⁜ Nhưng khi có người phát hiện, chắc chắn là thế rồi, rằng một số loại bơ mới thực sự đã bị hỏng từ bên trong, chúng sẽ sụt
giảm giá trị nghiêm trọng. Mọi thứ cũng dần sáng tỏ rằng các tổ chức tài chính này mắc nợ nhiều hơn giá trị tài sản của họ. Đó chính là điều đã xảy ra từ Frankfurt đến London, đến New York, và thậm chí cả Reykjavik tí hơn vào năm 2008 (tất nhiên, ngoại trừ việc đây là tình trạng giảm giá trị của các chứng khoán phái sinh thế chấp chứ không phải của quả bơ). Các gói vay khẩn cấp từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương châu Âu, cùng với sự hỗ trợ tài chính khổng lồ dành cho “các tài sản có vấn đề” tại Mỹ và châu Âu, đã ngăn chặn sự sụp đổ tài chính trên toàn thế giới và sự tái diễn của cuộc Đại Suy thoái.⁜
Fỉnh fờ lũ ngốc đã đóng vai trò cốt yếu trong bong bóng và cuộc đổ vỡ tài chính này. Không có sự hoài nghi thích đáng, thảm họa năm 2008 xảy ra là tất yếu; như thể nếu phủ nhận trò lừa fỉnh trên máy tính, sẽ đến lúc chúng ta phải gánh hậu quả.
Bảy câu hỏi
Giờ chúng ta sẽ chuyển sang câu chuyện chi tiết hơn về những điều đã xảy ra. Song, phần mở đầu khuyên chúng ta tìm lời giải cho bảy câu hỏi sau: 1. Vì sao ban đầu, tức trở lại các thập niên 1950, 1960 và 1970, việc những ngân hàng đầu tư đảm bảo rằng các chứng khoán (“quả bơ”) được đánh giá đúng lại đáng tin?
2. Vì sao tại thời điểm đó, các tổ chức đánh giá lại đánh giá đúng “quả bơ” này?
3. Động cơ tại những ngân hàng đầu tư đã thay đổi ra sao, vì vậy mà lòng tin không còn là nền tảng kinh doanh của họ nữa?
4. Những động cơ bị thay đổi đã tác động đến các tổ chức đánh giá như thế nào khiến họ đưa ra những đánh giá sai lệch?
5. Vì sao việc khai thác danh tiếng lại sinh lời nhiều đến thế? 6. Vì sao những người mua chứng khoán (“bơ”) thối lại cả tin đến thế? 7. Vì sao hệ thống tài chính lại dễ bị tổn thương đến vậy khi mọi người phát hiện ra những chứng khoán (“quả bơ”) đó bị thối?
Tại sao ban đầu các ngân hàng đầu tư lại đáng tin cậy?
Trong nền kinh tế Mỹ và thế giới, các thể chế cung cấp chứng khoán đã thay đổi trong giai đoạn từ năm 1970-2005. Nếu một chủ ngân hàng đầu tư chìm vào hôn mê vào năm 1970 và tỉnh lại một cách thần kỳ vào năm 2005, ông ta hẳn sẽ bất ngờ. Cả hệ thống đã thay đổi. Ông ta hẳn sẽ chứng kiến tổ chức mình từng làm việc đã tăng quy mô một cách khủng khiếp. Nếu ngân hàng đầu tư của ông trước đây là Goldman Sachs – chúng tôi sẽ thường xuyên lấy tên ngân hàng này ra làm ví dụ – thì vốn của nó đã tăng hơn 500 lần. Vào năm 1970, hợp doanh Goldman sở hữu 50 triệu đô-la;⁜ đến năm 2005, Số vốn của họ đã là hơn 28 tỉ đô-la (với tổng tài sản hơn 700 triệu đô-la).⁜ Trái lại, chỉ số GDP (với giá trị đồng đô-la tương tự chưa điều chỉnh lạm phát) trong cùng giai đoạn đó chỉ tăng 12 lần.⁜
Nếu quay lại khoảng thời gian có vẻ đơn giản hơn đó, chúng ta sẽ được thấy một thế giới khác, trong đó ngành ngân hàng đầu tư khác hiện nay. Đó là thời đại mà các ngân hàng đầu tư có động cơ mạnh mẽ phải biết chứng khoán có được đánh giá đúng hay không. Trở lại năm 1970, một ngân hàng đầu tư điển hình – Goldman Sachs, Lehman Brothers hay đại loại thế – sẽ
là “nhà cái” cho nhiều doanh nghiệp lớn. Vai trò của họ là đưa ra lời khuyên cho các công ty của họ. Người đại diện tại các ngân hàng biết rõ lối làm ăn của Phố Wall, và nhiệm vụ của anh ta là thông tin cho khách hàng những sự thật của đời sống tài chính. Anh ta là “người bạn được tin cậy”: nói một cách văn hóa, nhưng đôi khi đúng theo nghĩa đen, thì đây chính là một bằng hữu thời trung học/đại học của một giám đốc tài chính doanh nghiệp hiện đang “sống” tại Phố Wall. Anh ta sẽ đưa ra những lời khuyên thông thái, về những vấn đề đáng chú ý như làm thế nào để giả mạo số liệu tài chính hòng lách được Sở Thuế vụ, hay tránh được những người thừa hành pháp luật.
Về phần mình, “người bạn được tin cậy” nhẫn nại, nhưng không hoàn toàn dễ dãi. Để đổi lại, anh ta kỳ vọng mình sẽ được chỉ định là người bảo lãnh cho việc phát hành các cổ phiếu hoặc trái phiếu. Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (Initial Public Offering – IPO) của Ford Motor Company do Goldman Sachs tiến hành năm 1956, sau khi Henry Ford qua đời, đã minh chứng cho điều đó.⁜ IPO là một sự vụ phức tạp, vì các lý do về thuế cũng như nhu cầu môi giới các quyền lợi của gia đình Ford và Quỹ Ford. Cả gia đình có quyền biểu quyết, nhưng chỉ một số ít sở hữu cổ phần; Quỹ Ford không có quyền biểu quyết nhưng lại nắm nhiều cổ phần nhất.⁜ Cộng sự cấp cao tại Goldman Sachs, Sidney Weinberg, đã dành hai năm tính toán các chi tiết để ra được khoản phí cá nhân ít ỏi là 250.000 đô-la. Nhưng sau đó Hợp doanh Goldman đã được tưởng thưởng một cách hào phóng: họ đã chốt được thỏa thuận IPO.
Cuối thập niên 1970, một cộng sự cấp cao khác là John Whitehead đã dự cảm thấy rằng khi Goldman Sachs phát triển, họ sẽ đánh mất phẩm giá đạo đức “người bạn được tin cậy” của họ. Ông đã đặt ra 14 nguyên tắc của
hợp doanh này, với ý định đó sẽ là chỉ nam dẫn dắt trong tương lai. Nguyên tắc thứ nhất bắt đầu bằng: “Lợi ích của khách hàng luôn là trước nhất”. Và nó tiếp tục giải thích vì sao “thực sự không có sự mâu thuẫn lợi ích nào: “[vì] kinh nghiệm của chúng ta cho thấy nếu chúng ta phục vụ khách hàng tốt, thành công sẽ đến với chúng ta”. Sự kiện IPO của Ford cho thấy thành công như thế đã xảy đến như thế nào. Rủi thay, đúng như Whitehead đã lo sợ, giờ đây những nguyên tắc này chỉ được xem là biểu tượng của quá vãng, thay vì là tấm bản đồ chỉ lối tương lai như ông mong đợi.
Thời đó, danh tiếng của một ngân hàng đầu tư là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Danh tiếng đó còn đóng một vai trò khác trong mối quan hệ với những ngân hàng đầu tư khác. Khi một trái phiếu hoặc cổ phiếu được phát hành lần đầu, doanh thu của nó sẽ được “chia sẻ” (hoặc được “cung cấp qua một tổ chức chung”) với các ngân hàng đầu tư khác. Sự hợp tác này là cần thiết, vì những ngân hàng đứng đầu cần đến các mạng lưới bán lẻ của những thành viên khác trong tổ chức chung (syndicate).⁜ Giống như trong mối quan hệ người bạn được tin cậy-khách hàng, đây cũng lại là kiểu “Tôi gãi lưng hộ anh/Anh gãi lưng hộ tôi”. Đây chính là kỷ nguyên của “ngân hàng quan hệ”, nơi lòng tin là cốt yếu.
Vì sao khi đó các tổ chức đánh giá lại đánh giá đúng “các quả bơ”?
Trong kỷ nguyên đơn giản hơn này, không chỉ các ngân hàng đầu tư có động cơ cung cấp những chứng khoán tốt, mà ngay cả các tổ chức đánh giá cũng có động cơ đánh giá chúng một cách chính xác. Các tổ chức đánh giá, điển hình như lịch sử của Moody’s, từ xưa đến nay vẫn né tránh bất kỳ
xung đột lợi ích nào. Moody’s tồn tại nhờ doanh thu theo sổ sách và các khoản phí nhỏ khác. Họ nghèo nhưng rất kỹ lưỡng tỉ mỉ.⁜
Như chúng ta đã biết, thời đó, danh tiếng là điều tối quan trọng đối với những tổ chức bảo lãnh chứng khoán lớn. Sự cố sau đây, một lần nữa đến từ Goldman Sachs, sẽ lý giải vì sao lại thế. Vào năm 1969, Goldman bảo đảm cho đợt phát hành trái phiếu trị giá 87 triệu đô-la của công ty vận tải đường sắt Penn Central. Chỉ trong một năm, Penn Central vỡ nợ. Toàn bộ tài sản của hợp doanh có nguy cơ bị đe dọa. Đơn kiện buộc tội Goldman có thông tin nội gián về sự bấp bênh của ngành đường sắt nhưng không tiết lộ. Nhưng Goldman lập luận rằng tuy có biết về những khoản thua lỗ trong hoạt động của ngành đường sắt, họ vẫn nghĩ những khoản lỗ đó có thể dư sức được bù đắp bởi các tài sản bất động sản dồi dào của Penn Central. Goldman khá dễ dàng thoát tội bằng việc chi trả những khoản bồi thường chưa đến 30 triệu đô-la; nhưng chỉ cần kém may mắn hơn một chút, toàn bộ tài sản của hợp doanh đã bị nuốt gọn.⁜ Sự kiện này là lời nhắc nhở đối với mọi ngân hàng đầu tư rằng việc làm ăn của họ phải “sạch bong kin kít”. Và điều đó bao gồm cả các mối quan hệ của họ với các tổ chức đánh giá.
Động cơ tại các ngân hàng đầu tư đã thay đổi ra sao mà lòng tin không còn là nền tảng kinh doanh của họ nữa?
Nhưng rồi hệ thống đã thay đổi: với các ngân hàng đầu tư, và như chúng ta sẽ thấy trong phần sau, cả các tổ chức đánh giá. Đây là những gì vị chủ ngân hàng sẽ chứng kiến sau khi tỉnh lại vào năm 2005. Một lần nữa, ví dụ vẫn là Goldman. Trở lại năm 1970, toàn bộ vốn của hãng này thuộc về các
cộng sự. Vào năm 1999, Goldman bắt đầu phát hành cổ phiếu ở Sở Giao dịch chứng khoán. Hầu hết các cộng sự không còn phải run rẩy nghĩ đến một vụ kiện sẽ khiến họ chịu trách nhiệm pháp lý đối với hầu hết tài sản cá nhân của mình.⁜ Trong khi ngày xưa, Goldman chủ yếu xoay quanh việc bảo lãnh chứng khoán, thì hiện nay, họ đã tham gia vào rất, rất nhiều mảng kinh doanh: từ giao dịch trên tài khoản của riêng họ (trong một phòng giao dịch với kích cỡ bằng sân bóng bầu dục), quản lý các quỹ phòng hộ, cho đến sáng tạo và đóng gói các loại chứng khoán phái sinh mới phức tạp. Họ không còn là một công ty tập trung trong một tòa văn phòng tù túng số 20 đường Broad, nổi tiếng với các bàn giao dịch có màn hình điều khiển và 1.920 đường dây điện thoại riêng kết nối đến các giao dịch viên. Công ty đã mở rộng khắp thế giới: không chỉ có văn phòng tại New York, London và Tokyo, theo thời gian, họ tiến tới cả những điểm nóng tài chính như Bangalore, Doha, Thượng Hải và thậm chí cả Princeton nhỏ bé tại New Jersey. Tất cả những điều trên được biểu tượng hóa bởi những trụ sở mới “bóng lộn” của họ, khánh thành vào năm 2009: cao 43 tầng, trải dài trên hai dãy phố và được nhà phê bình kiến trúc Paul Goldberger mô tả là một “cung điện tao nhã”. Goldman Sachs đã trở thành một đế chế.
Về mặt tài chính, giống như bao ngân hàng đầu tư khác, Goldman nay đã trở thành một “ngân hàng ngầm” (shadow bank). Mỗi đêm, một khoản nợ kha khá của họ lại được gia hạn. Họ nhận “tiền gửi” từ các nhà đầu tư lớn, với những lượng lớn tài sản lưu động đang tìm kiếm nơi cất giữ bí mật. Những nhà đầu tư đó có thể là các ngân hàng thương mại, các quỹ tiền tệ, quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm hay các tập đoàn lớn khác. Mỗi đêm, những người này lại gửi đến hàng tỉ đô-la (chúng ta có thể gọi là “tiền gửi”), với lời hứa của các ngân hàng đầu tư rằng họ sẽ trả ngay
hôm sau. Kiểu dàn xếp này được gọi là mua bán “repo” (thỏa thuận/hợp đồng vay ngắn hạn)⦾. Người gửi được bảo vệ gấp đôi. Họ không chỉ có thể đòi tiền lại ngay hôm sau, mà nếu Goldman có sụp đổ, họ cũng chẳng phải bất an. Tại sao? Bởi các hợp đồng repo luôn kèm theo một khoản thế chấp là tài sản chỉ định có giá trị xấp xỉ giá trị của khoản tiền gửi. Trong trường hợp Goldman thật sự phá sản, nếu nhà đầu tư không thể thu hồi khoản tiền gửi, họ sẽ đơn giản là đút túi phần tài sản thế chấp.
Thỏa thuận mới này, phổ biến với các ngân hàng đầu tư, diễn ra vì chủ nhân của các khoản tiền gửi lớn luôn thận trọng khi gửi tiền vào một ngân hàng thương mại thông thường. Họ sợ sẽ tổn thất lớn trong trường hợp ngân hàng đó phá sản.⁜ Ngân hàng IndyMac tại Pasadena, California là minh chứng cho nỗi lo sợ đó. Khi ngân hàng này đóng cửa vào tháng Bảy năm 2008, những người gửi tiền với số tiền thấp hơn khoản bảo đảm 100.000 đô-la từ Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation – FDIC) đã được hoàn trả toàn bộ. Nhưng bất kỳ khoản nào trên 100.000 đô-la đều gặp rủi ro, vì ban đầu FDIC chỉ hứa hoàn trả 50%. Rốt cuộc, các chủ sở hữu lớn của các tài sản lưu động sẽ an toàn hơn nếu gửi tiền qua đêm tại các ngân hàng đầu tư lớn, vì biết rằng nếu ngân hàng phá sản, họ có thể sở hữu tài sản thế chấp.
Còn một nguyên nhân nữa lý giải cho việc các ngân hàng đầu tư tiếp nhận những khoản tiền gửi qua đêm như vậy. Một lần nữa, lịch sử của Goldman lại là ví dụ tiêu biểu. Cuối thập niên 1970, người ta bắt đầu phát hiện ra có thể kiếm được những khoản lợi nhuận lớn từ việc vay tiền và giao dịch trên tài khoản của chính họ. Một ngân hàng đầu tư, như của Goldman chẳng hạn, sẽ là trung tâm giao dịch tài chính của cả nước, và sau này là của thế giới. Vòng xoáy của Phố Wall đã trao cho họ một lợi thế. Họ
không chỉ tự động thu được những thông tin ít nhiều được công khai, mà còn có thể diễn giải ý nghĩa của các thông tin đó. Chúng ta không cần nói nhiều đến những điều không trái với Luật Giao dịch Nội gián mới có thể hiểu được chúng. Ngay cả một thiếu niên tinh ý cũng có giác quan thứ sáu
khi quyết định trao, hoặc nhận “nụ hôn đầu” đó.
Tiếp tục với ví dụ về Goldman, cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, Gus Levy, người sẽ kế thừa vai trò cộng sự cấp cao của Sidney Weinberg theo đúng trình tự, đã nhận thấy các khoản lãi lớn có thể được tạo ra như một sản phẩm trung gian trong lúc các tổ chức đầu tư tiến hành giao dịch các lô chứng khoán lớn. Với tư cách “nhà cái” của nhiều nhà đầu tư trong số đó, một mặt, Goldman có thể nhận diện một người giao dịch tiềm năng với số lượng lớn; và mặt khác, với các mối liên hệ của mình, sau đó họ có thể tìm ra một tổ chức khác để giao dịch theo chiều ngược lại. Họ tạm thời sẽ giữ các khối tài sản lớn này trong trạng thái chờ bán lại. Theo cách này, Goldman bắt đầu giao dịch trên chính tài khoản của mình. Nhưng đóng vai trò trung gian kiểu này cũng làm phát sinh mâu thuẫn tiềm ẩn về lợi ích: là trung gian trong những thương vụ như thế, Goldman nên giữ lại cho bản thân bao nhiêu? Người mua nên trả mức giá nào, người bán nên đặt giá nào, và khi nào sự chênh lệch giữa hai bên sẽ được dồn về Goldman?
Đây chính là nỗi băn khoăn của John Whitehead về mâu thuẫn tiềm ẩn về lợi ích, thứ đã thúc đẩy ông đề ra các “nguyên tắc” trên. Ông lo Goldman sẽ làm mất đi đạo đức phục vụ khách hàng mà nó vẫn có kể từ khi Marcus Goldman lập văn phòng vào năm 1869, trừ một số ít ngoại lệ. Marcus đã đưa tiền cho các thương nhân người Do Thái chuyên buôn trang sức và đồ da tại vùng Hạ Manhattan, đổi lấy những giấy hẹn trả tiền cùng
chút ít lãi suất. Ông cất những giấy nợ này trong vành mũ, rồi bán chúng lấy chút lợi nhuận nho nhỏ cho các chủ ngân hàng đáng kính, những người biết rằng họ có thể tin tưởng ông sẽ trông chừng cho lợi nhuận của họ.
Nhưng đến thập niên 2000, kiểu lương tri “đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu” đã không còn được xem là đương nhiên nữa. Trong cuốn Money and Power (Tiền bạc và quyền lực), tác giả William Cohan đã trích dẫn quan điểm của một giám đốc quỹ phòng hộ về thông lệ hiện tại của Goldman: “[câu hỏi của Goldman sẽ là] Cửa 1 hay Cửa 2 có giá trị hiện tại cao nhất đối với tôi? Bạn sẽ không muốn ở cửa với dấu hiệu có số đô-la ít hơn”. Điều này không cho thấy Goldman xưa cũ như “người bạn được tin cậy”, đặt khách hàng lên trước nhất, với việc đưa ra lời khuyên tài chính để đổi lấy phần thưởng là công việc của người bảo lãnh vốn không thường xảy ra.
Các động cơ thay đổi đã tác động tới các tổ chức đánh giá như thế nào?
Nhưng không chỉ các ngân hàng đầu tư mới thay đổi kể từ thời kỳ “ngân hàng là bạn” trước đây, mối quan hệ giữa các ngân hàng đầu tư với các tổ chức đánh giá cũng thế. Trong thời kỳ bong bóng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính, các tổ chức đánh giá có động cơ đánh giá theo mong muốn của các bên phát hành cổ phiếu mới, tức việc đánh giá không nhất thiết là thỏa đáng. Sự thay đổi này diễn ra lần đầu vào thập niên 1970, khi tổ chức đánh giá của Moody bắt đầu tính phí đánh giá cho các ngân hàng đầu tư.⁜ Thử nghiệm thận trọng này hầu như không được chú ý đến vào thời điểm đó: như chúng ta đã biết, trong kỷ nguyên của “ngân hàng quan hệ” thời
ấy, việc được đánh giá “ngân hàng là bạn” phụ thuộc hoàn toàn vào danh tiếng của họ, họ muốn điểm đánh giá dành cho các chứng khoán phát hành của mình hoàn toàn thận trọng, trung thực.
Nhưng từ đó trở đi, động cơ đã thay đổi. Với thái độ “Cửa 1 hay Cửa 2” đối với khách hàng như hiện nay, những người đến để phát hành chứng khoán giờ sẽ ra về với những lời khen ngợi. Đó là cách hoạt động của các thị trường cạnh tranh. Và những khách hàng đó muốn gì từ một giao dịch? Họ đặc biệt muốn các chứng khoán của mình được đánh giá cao; tất nhiên, những con số đánh giá đó sẽ quyết định lãi suất mà họ phải trả sau đó. Và vì vậy, mức đánh giá cao như thế là điều mà các ngân hàng đầu tư hiện nay phải cung cấp; nếu không, khách hàng” của họ sẽ chọn làm ăn với nơi khác. Theo đó, các ngân hàng lại gây áp lực với các tổ chức đánh giá. Một lần nữa, theo tinh thần của “nụ hôn đầu”, chỉ phải nói rất ít, hay có lẽ là không cần nói gì, với các tổ chức đánh giá là họ đã hiểu nhu cầu và mong muốn của các ngân hàng đầu tư, tức những người trả tiền cho họ. Giờ thì họ đã biết: nếu chấm điểm thấp, họ sẽ không còn thương vụ nào nữa. (Điều này tất nhiên còn đúng gấp đôi nếu ngân hàng đầu tư đó vừa tạo ra và vừa phát hành cổ phiếu, một điều thường tình hiện nay.⁜
Như vậy, vận mệnh đã đảo chiều. Các ngân hàng đầu tư không còn là những đốc công giám sát các tổ chức đánh giá, theo dõi các tổ chức này để đảm bảo họ đưa ra những đánh giá với sự cẩn trọng thích đáng nữa. Trái lại, những ngân hàng đầu tư này, hết thương vụ này tới thương vụ khác, sẽ tìm những điểm đánh giá cao nhất có thể cho mọi cổ phiếu mà họ đang đẩy lên. Và các tổ chức đánh giá biết rõ hậu quả nếu họ không tuân theo.
Tại sao việc khai thác danh tiếng lại sinh lợi đến thế?
Ở đây, chúng ta thấy chút ảo thuật thực sự của các cấu trúc tài chính phức tạp. Một phần của trò ảo thuật là thực, nhưng phần khác là lừa dối, trợ giúp cho sự fỉnh fờ. Trước khi có các sản phẩm tài chính phái sinh hiện đại, các tập đoàn thường chia nhỏ lợi nhuận thành hai loại: những khoản thanh toán cho người giữ trái phiếu và những khoản thanh toán cho người giữ cổ phiếu (khoản này có thể được giữ trong công ty như “lợi nhuận giữ lại”). Người giữ trái phiếu được hứa hẹn những khoản thanh toán cố định, còn người giữ cổ phiếu thì nhận được phần lợi nhuận còn lại. Nhưng tài chính hiện đại phát hiện ra rằng các phần lợi nhuận này, với các mức rủi ro khác nhau, có thể được phân chia theo rất, rất nhiều cách. Những cách phân chia mới này sẽ hữu ích nếu chúng khéo léo chia lợi nhuận giữa những người muốn chịu rủi ro thấp (như những người sở hữu trái phiếu) và những người sẵn lòng chấp nhận rủi ro cao hơn (như những người sở hữu cổ phiếu). Nhưng cách phân chia này có thể bị lạm dụng, vì người ta có thể sử dụng nó để gây hoang mang cho nhà đầu tư. Giả sử một ngân hàng thương mại hoặc một ngân hàng đầu tư, hay bất cứ định chế nào kiểu thế, có thể đem một mớ tài sản mục nát “đóng gói” lại theo một cách phức tạp đến mức tổ chức đánh giá nhầm lẫn mà xếp hạng chúng rất cao. Thế rồi mới tài sản mục nát đó sẽ hóa vàng. Công cụ của nhà ảo thuật chính là cách “đóng gói” đó. Việc tổ chức đánh giá tập trung vào sai vấn đề ở sai thời điểm là lý do giúp nhà ảo thuật thành công đến vậy.
Và đây chính là những gì chúng ta đã chứng kiến. Chúng ta đã thấy nó hoành hành trên thị trường vay dưới chuẩn. Trong trường hợp của chủ ngân hàng trong phần trước, các khoản thế chấp chủ yếu do ngân hàng đề xướng. Là những chuyên gia địa phương có thể đánh giá chúng tốt nhất,
một khi các khoản vay được đưa ra, họ sẽ hưởng lợi từ những gì mình tạo ra: tài sản thế chấp sẽ đi thẳng vào danh mục tài sản của họ. Nhưng rồi, họ phát hiện ra mình có thể rào trước những rủi ro của việc nắm giữ các khoản vay chỉ trong một khu vực, quả đúng thế. Các khoản thế chấp có thể gộp chung với nhau thành những gói khổng lồ. Rồi họ có thể bán cổ phiếu từ các gói đó đi. Rủi ro vì thế lại được san sẻ rộng hơn. Các ngân hàng tại Delaware không chỉ nắm giữ tài sản thế chấp ở Delaware, cũng như các ngân hàng tại Idaho không chỉ nắm giữ tài sản thế chấp ở Idaho; thay vì thế, mỗi ngân hàng có thể nắm giữ một gói thế chấp được chia giữa Idaho và Delaware (hay tổng quát hơn là mọi ngân hàng đều có thể nắm nhiều gói thế chấp từ khắp mọi nơi). Giờ đây, những ngân hàng vốn là nơi khởi nguồn của các khoản vay sẽ không còn giữ chúng cho riêng họ, mà sẽ bỏ túi tiền ký quỹ và bán chúng dưới dạng các gói thế chấp. Những gói thế chấp đó là “hậu sinh” hiện đại của chiếc vành mũ của Marcus Goldman, khi ông bán giấy hẹn trả nợ mà ông lập ra cho người khác.
Những lợi ích của việc chia sẻ rủi ro chỉ là khởi đầu của các khoản lợi nhuận có thể đạt được từ những gói thế chấp lớn như vậy. Nếu một gói thế chấp được “gói ghém” chỉn chu, đẹp đẽ đến mức các tổ chức đánh giá không nhận ra, thì ngay cả việc tạo ra những món thế chấp với người vay là một chủ hộ NINJA (No Income, No Job or Assets – Không thu nhập, việc làm hay tài sản) cũng có khả năng sinh lời. Vậy các chủ ngân hàng “tô son trát phấn” cho gói thế chấp đó như thế nào? Họ che giấu những khoản vay xấu ra sao? Họ đã dùng một mánh ảo thuật tài chính khiến các tổ chức đánh giá hướng sự chú ý ra khỏi nơi tiềm ẩn những khoản vay xấu. Thay vì trực tiếp bán các gói chứng khoán, họ lại bán những gói đó thành từng “miếng” khác nhau. Người mua những miếng, hoặc các “đợt”, như họ
thường gọi, khác nhau, sẽ thu về các phần thu nhập khác nhau. Những miếng này có thể rất phức tạp; nhưng để đưa ra một ví dụ đơn giản, thì một đợt này có thể là các khoản trả lãi cho gói thế chấp, trong khi một đợt khác có thể là phần trả nợ gốc. Nhưng ví dụ đó chỉ cung cấp một cái nhìn sơ lược về những giao dịch hết sức phức tạp. Hệt như một đứa trẻ có thể dùng kéo cắt giấy màu thành vô vàn hình thù và kích thước, các khoản thanh toán từ gói thế chấp cũng có thể được cắt ra theo vô số cách. Và bản thân những hình thù và mẩu đó cũng được bán thành các gói riêng rẽ.
Đến thời điểm này, việc điều tra rất nhiều bước kể từ những khoản thế chấp ban đầu, các mã chứng khoán hay còn gọi là các đợt bảo lãnh thế chấp, đã trở nên rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Các khoản thế chấp đều nằm trong những gói lớn; còn lợi nhuận từ chúng thì được chia theo nhiều cách phức tạp; những khoản thanh toán nhận được cũng vượt xa những khoản thanh toán hàng tháng của chủ hộ vay thế chấp. Những sự phức tạp này mang đến cho các tổ chức đánh giá cái cớ để bỏ qua việc điều tra thỏa đáng các tài sản thế chấp cơ bản.⁜ – Các kỹ thuật thống kê hiện đại, vốn được giảng dạy như môn cơ bản tại các trường kinh doanh, còn mang lại một cái cớ lớn hơn. Các ước tính thống kê về tỉ lệ vỡ nợ có thể dựa trên những trường hợp vỡ nợ thế chấp trước đây, tức dựa trên dữ liệu lịch sử. Điểm đánh giá cao dành cho các chứng khoán bảo lãnh thế chấp khiến các khoản thế chấp này xuất hiện nhiều hơn gấp bội, và từ đó dẫn đến tình trạng giá nhà tăng cao chưa từng có. Với giá nhà tăng như thế, cùng với tỉ lệ có việc làm tổng thể cao, khả năng vỡ nợ thế chấp sẽ được ghi nhận ở mức thấp.⁜
Không vấn đề gì khi sử dụng các chuỗi dữ liệu thống kê để ước tính rủi ro vỡ nợ chỉ bao quát được những giai đoạn mà giá nhà tăng, nên vỡ nợ
thế chấp là chuyện hiếm gặp. Cũng chẳng sao nếu các “sản phẩm tài chính” này, như ta thường gọi, được “gia công” để tạo ảo giác về khả năng vỡ nợ thấp. Và thực ra cũng chẳng sao nếu việc đánh giá sai có lúc trở thành yếu tố chủ đạo làm tăng giá nhà đất, vì chúng đóng góp đáng kể vào nhu cầu nhà ở. Điều đó không quan trọng vì động cơ của các tổ chức đánh giá chủ yếu không còn là đưa ra những đánh giá hợp lý nữa. Động cơ của họ giờ là đưa ra những đánh giá khiến bên bảo lãnh muốn mua. Việc làm ăn giờ đây là khai thác danh tiếng trước đó của họ. Họ đang làm ăn theo kiểu fỉnh fờ lũ ngốc.
Làm sao chúng ta biết việc thổi phồng đánh giá đó xảy ra? Chỉ riêng cơ quan đánh giá Moody’s đã xếp hạng 45.000 chứng khoán liên quan đến thế chấp ở hạng AAA (trong giai đoạn 2000-2007); sự hào phóng đối với chứng khoán bảo lãnh thế chấp đó trái ngược với chỉ sáu công ty Mỹ được xếp hạng AAA tương tự (vào năm 2010).⁜ Sự thổi phồng đánh giá cũng được khẳng định qua một tuyên bố thẳng thắn bất ngờ từ một giám đốc điều hành của Moody’s. Ông đã nói như sau trong cuộc họp “nội các” với các nhân viên trong những ngày đầu khủng hoảng: “Sao chúng ta không hình dung rằng tín dụng sẽ thắt chặt lại sau khi được nới lỏng, và giá nhà sẽ lại giảm sau khi tăng?… Tựu trung lại, những sai sót này khiến chúng ta có vẻ kém cỏi trong việc phân tích tín dụng, hoặc như thể chúng ta đã bán linh hồn cho quỷ dữ vì doanh thu, hoặc thậm chí là cả hai”.
Tại sao những người mua chứng khoán (“bơ”) thối lại khờ khạo đến thế?
Hạnh phúc làm sao, người Mỹ, và cả thế giới rộng lớn ngoài kia, chẳng có
lý do gì phải nghi ngờ. Họ đã nghe kể về những điều kỳ diệu của thị trường tự do. Họ không biết về việc fỉnh fờ lũ ngốc và hậu quả của nó. Chỉ sau đó, họ mới nhận ra rằng các gói phái sinh bao gồm cả những quả bơ thối. Nhưng, như chúng tôi đã nhấn mạnh, chẳng có động cơ nào để các ảo thuật gia tạo ra các gói đó cũng như những người đánh giá chúng nhìn thấu mánh khóe của trò ảo thuật. Có một sự thiên vị khi xem xét lợi ích của mình là gì; và có cả sự thiên vị khi bạn xem xét những gì chống lại nó. Người khai sinh ra các gói đó, thường là một ngân hàng đầu tư, được tưởng thưởng nhờ những đánh giá cao các sản phẩm họ cung cấp. Và đến lượt mình, các tổ chức đánh giá sẽ bị tẩy chay nếu không cho ngân hàng đầu tư thứ họ muốn. Các ngân hàng đầu tư và các tổ chức đánh giá chẳng được lợi gì khi quay lại và thực hiện nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, và có lẽ bất khả thi, là mở các gói đó ra và kiểm tra cẩn thận mọi thứ bên trong.
Những ai đã tìm cách nhìn thấu được những gì đang thực sự diễn ra, như một số ít người vô cùng sắc sảo nhưng cũng cực kỳ lập dị, giống các nhân vật chính trong cuốn sách The Big Short (Bán khống) của Michael Lewis, sẽ có những khoản lời lãi tiềm năng cực lớn nếu họ bán khống các gói bảo lãnh thế chấp (tức đánh cược tiền bạc với các gói tài chính sẽ giảm giá trị sau này). Nhưng những thứ bên trong các gói đó đã cố ý bị giấu đi khỏi tầm mắt. Do đó, các đợt chứng khoán có thể liên quan chặt chẽ với những mức đánh giá viển vông. Những kẻ bán khống của Lewis là những ngoại lệ xuất chúng; họ không tuân theo quy luật.
Hãy quay lại với trường hợp của Goldman. Bất ngờ thay, vào giai đoạn cuối cuộc chơi, vào mùa hè năm 2006, một người thông minh tốt nghiệp ngành tài chính chuyên về giao dịch chứng khoán bảo lãnh thế chấp, Josh Birnbaum, đã nhìn ra mánh khóe ảo thuật và hiểu rõ điểm yếu của Goldman
Sachs⁜. Anh ta đã sớm nhận thấy tỉ lệ vỡ nợ tăng cao, và cũng biết được bí mật của những mô hình cùng các chi tiết cần thiết để hiểu rõ những rủi ro của vỡ nợ thế chấp. Birnbaum đã thuyết phục các cấp trên của mình, từ thấp đến cao nhất, tin vào sự thích đáng trong lập luận của anh; và Goldman đã nhanh chóng đảo ngược danh mục đầu tư của họ một cách ngoạn mục, chuyển từ chứng khoán bảo lãnh thế chấp dài hạn sang ngắn hạn, nhờ đó mà cứu được hàng tỉ đô-la. Đến cuối tháng Mười năm 2009, lợi nhuận của nhóm thị trường Birnbaum, vốn đang bán khống trên thị trường, đã đạt 3,7 tỉ đô-la. Con số này dư sức bù đắp được các khoản thua lỗ thế chấp 2,4 tỉ đô-la từ các bộ phận còn lại của công ty. Đến năm tiếp theo, khi Birnbaum nhận được khoản đền bù được cho là khoảng 10 triệu đô-la, anh đã nghỉ việc tại Goldman. Anh giải thích, “Tôi đoán chuyện nghỉ việc đó phụ thuộc vào quan điểm của bạn về sự công bằng, đúng không nào? Nếu là một công nhân ngành thép, bạn có thể nghĩ tôi được trả lương khá. Nhưng nếu là người quản lý một quỹ phòng hộ, bạn có thể không nghĩ thế.”
Tại sao hệ thống tài chính lại dễ bị tổn thương đến vậy khi mọi người phát hiện ra chứng khoán (“bơ”) thối?
Bản thân hệ thống tài chính đã và đang vô cùng dễ tổn thương trước trò fỉnh fờ lũ ngốc như thế. Nó đặc biệt dễ tổn thương trước khi sụp đổ là vì các ngân hàng đầu tư, với hàng nghìn tỉ đô-la tài sản, đang tái huy động vốn từ một phần đáng kể tài sản của mình mỗi ngày. Vấn đề của các ngân hàng đầu tư là nếu tài sản của họ xuống thấp hơn giá trị của các khoản nợ, thì sớm muộn gì việc cấp vốn của họ cũng sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Và
họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Các doanh nghiệp thông thường, ví như một tập đoàn, có những nghĩa vụ dài hạn. Ví dụ, vào mùa thu năm 2002, khi United Airlines phát hiện tài sản của họ có giá trị thấp hơn các khoản nợ, họ đã đến tòa án xin phá sản. Hãy xem cách giải quyết ở chương 11. Hãng hàng không sắp phá sản này
đã thương lượng lại với các công đoàn để cắt giảm hơn 3 tỉ đô-la tiền lương hàng năm; bắt các chủ nợ không bảo đảm phải chi ra 4-8 xu trên mỗi đô-la; rồi vứt kế hoạch lương hưu có mức hưởng xác định trước cho Tập đoàn Đảm bảo Trợ cấp Hoa Kỳ, với phần thua thiệt lớn do người được hưởng phải chịu. Và họ cắt xén chi phí hoạt động ở mọi nơi. Rất nhiều người bị thiệt hại, nhưng đa số nhân viên vẫn giữ được việc làm. Các chuyến bay đã lên lịch thì không thể hủy; và đến nay, sau hơn một thập niên, bản Rhapsody in Blue vẫn ngân nga “the Friendly Skies”.⦾
Nhưng các ngân hàng đầu tư không thể học theo cách ở chương 11 và vẫn tiếp tục kinh doanh như thường, vì cách cấp vốn của họ khác hẳn. Họ cấp vốn phần lớn số nợ nghìn tỉ đô-la của mình qua đêm. Hãy nhớ lại, những thỏa thuận qua đêm này cũng chỉ rõ rằng vật thế chấp sẽ được thu hồi, nếu ngân hàng không thanh toán vào ngày hôm sau. Nếu cứ vay mượn như thế, chẳng hạn 300 tỉ đô-la mỗi ngày, và vốn cũng như tài sản của ngân hàng không bù đắp nổi, thì họ sẽ không thể sống sót qua một vụ phá 1 sản kéo dài, như United Airlines. Tại sao? Bởi những chủ nợ ngắn hạn của họ có một lựa chọn tốt hơn rất nhiều so với việc chờ đợi tòa Phá sản xác định phần được hưởng. Họ có thể lấy tài sản thế chấp và rời đi. Nhưng đến sáng hôm sau, ngân hàng sẽ không mở cửa vì vẫn còn thiếu vốn. Chẳng ai lại ngốc nghếch đến mức cho vay những khoản cần thiết cho việc kinh doanh của họ.
Điều đó cho chúng ta biết vì sao hệ thống tài chính mới, vốn phụ thuộc vào việc vay mượn ngắn hạn, lại đứng trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn khi bị phát hiện rất nhiều tài sản được đánh giá rất cao của họ là mục nát. Chứng khoán bảo lãnh thế chấp có thể được xếp hạng rất cao, nhưng chúng chủ yếu được bảo lãnh bằng những khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ vỡ nợ cao không kém. Khi người ta phát hiện những khoản vay này có giá thấp hơn nhiều so với mức họ từng nghĩ, thì các ngân hàng đầu tư đã phá sản.
Trước cuộc khủng hoảng, các nhà kinh tế học cho rằng người mua số lượng lớn chứng khoán sẽ biết tự bảo vệ mình. Họ cho rằng những người đó sẽ đặt ra câu hỏi đã được thể hiện trong vật lưu niệm mà Sidney Weinberg bày trong văn phòng ông sau chuyến đi đến thác Niagara thời trẻ: một viên đá cuội đựng trong một chiếc túi nhỏ mà ông mua với giá 50 xu từ một tên lừa đảo bảo rằng chỉ mình hắn biết cách lấy kim cương từ dưới dòng thác lên. Nhưng nếu gã đó muốn bán những viên kim cương lấy từ dưới thác, thì mình có nên mua chúng không? Một khía cạnh quan trọng của trò fỉnh fờ lũ ngốc chính là nó che đi những câu hỏi khiến người ta lúng túng như thế. Người ta đồn đại về nền kinh tế mới rằng các chứng khoán bảo lãnh thế chấp phức tạp đã được chỉnh trang sao cho rủi ro đó biến mất. Xếp hạng cao mà các tổ chức đánh giá đưa ra đã che đậy cho đồn đại này. Chừng nào nó còn chưa bị vạch trần thì việc fỉnh fờ lũ ngốc vẫn thu lợi hơn bao giờ hết.
TỔNG KẾT
Và, như chúng tôi đã chứng minh, đó chính là điểm cân bằng lừa fỉnh. Chừng nào một phần đáng kể công chúng mua trái phiếu vẫn sẵn sàng nuốt
trôi lời đồn thổi nói trên, thì chừng đó các chủ ngân hàng đầu tư vẫn có động cơ sản xuất ra những quả bơ thối và rút ra từ các tổ chức đánh giá những xếp hạng cao hòng che đậy chúng. Rủi thay, đây chính là điều đã diễn ra.
Tổng chưởng lý bang New York năm 2008, tướng Andrew Cuomo (nay là thống đốc), đã điều tra các tổ chức đánh giá và buộc họ tuân thủ các thỏa thuận kéo dài 42 tháng nhằm công bố sự cẩn trọng thích đáng và các tiêu chí đánh giá đối với việc xếp hạng chứng khoán bảo lãnh thế chấp nhà ở. Nhằm ngăn chặn trò “mua điểm” để có mức đánh giá cao, các thỏa thuận yêu cầu tổ chức đánh giá phải thu phí ngay cả khi những đánh giá của họ không được sử dụng. Đạo luật Dodd-Frank năm 2010 càng tạo thêm những thay đổi làm tăng thêm trách nhiệm của các tổ chức đánh giá tín dụng đối với việc đánh giá khả năng vỡ nợ. Những thỏa thuận của Cuomo nay đã hết hiệu lực, và không rõ liệu vấn đề đánh giá tín dụng có lặp lại khi thị trường chứng khoán bảo lãnh thế chấp nhà phục hồi không. Việc đánh giá phải trả tiền vẫn tạo ra mâu thuẫn về lợi ích cho các bên phát hành chứng khoán.
Trong phần hai, chúng ta sẽ quay lại với việc fỉnh fờ lũ ngốc trong các thị trường tài chính. Tại đây, chúng ta sẽ xem xét hai ví dụ khác, từ lịch sử tài chính Hoa Kỳ, với sự bóp méo tương tự. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu khái niệm “cướp đoạt” tài chính của các doanh nghiệp; chúng có thể diễn ra nhằm sinh lời như thế nào, và thêm nữa, làm thế nào những cơ hội tương đối nhỏ trong việc cướp đoạt để giành lợi nhuận lại có thể mang đến những rủi ro cực lớn cho hệ thống tài chính.
PHỤ LỤC:
Tiết mục phụ Hoán đổi Nợ xấu⦾
Nếu đến rạp xiếc, bạn và bầy con có thể nhận thấy các tiết mục biểu diễn yêu thích của mình, chẳng hạn như các màn ảo thuật hay nhất… không diễn ra trong căn lều lớn, mà chỉ là những tiết mục phụ. Giờ ta hãy cùng đến với Lều Hợp đồng Hoán đổi Nợ xấu.
Trong “căn lều lớn” như chúng tôi đã mô tả, các ngân hàng đã khám phá ra họ có khả năng tạo ra những khoản thế chấp, và khi đó, như một thuật giả kim, với sự trợ giúp của các tổ chức đánh giá, họ có thể biến những khoản thế chấp này thành vàng: bằng cách tạo ra những tài sản đủ phức tạp để các tổ chức đánh giá có thể, với sự ngu dốt đích thực hoặc giả vờ, xếp hạng chúng ở mức cao. Nếu tổng giá trị các tài sản phái sinh cao hơn giá trị mà ngân hàng cho vay để tạo ra tập hợp các tài sản thế chấp đó, thì sẽ có bên chồng tiền ra.
Sự ra đời của trò ảo thuật này được thúc đẩy bởi sự hiện diện của một loại hợp đồng phái sinh mới: hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS). Một sản phẩm phái sinh như thế có thể dành cho bất kỳ tài sản nào có mức thanh toán cố định, như một trái phiếu hay bất kỳ tài sản bảo lãnh thế chấp nào. Trong trường hợp vỡ nợ, người sở hữu hợp đồng hoán đổi sẽ được trả một khoản giá trị danh nghĩa của tài sản, nhưng sau đó anh ta sẽ từ bỏ nó (cụ thể là “đổi” nó) cho người bán. Đây là một hình thức bảo hiểm. Giống như trong trường hợp hỏa hoạn (tương tự như vỡ nợ thanh toán), bạn sẽ được trả giá trị bảo hiểm của căn nhà, nhưng sau đó, bạn phải trao những gì còn lại của căn nhà cho hãng bảo hiểm.
Có người sẽ cho rằng buôn bán CDS là kiểu làm ăn cực kỳ rủi ro. Hãng
bảo hiểm có thể bị mắc kẹt với một tài sản hầu như vô giá trị. Có người lại nghĩ chẳng mấy ai chấp nhận rủi ro như thế. Nhưng trước khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, mọi người vẫn vui vẻ làm thế, ngay cả khi phần thưởng thu về rất ít. Trong những thời kỳ phởn phơ như thế, họ xem khả năng vỡ nợ thấp đến mức nghĩ rằng mình chỉ đang kiếm tiền một cách dễ dàng mà thôi.
Việc bán CDS của AIG Financial Products, London là một ví dụ như vậy. American International Group (AIG) là tập đoàn bảo hiểm toàn cầu của Mỹ rất lớn và tiếng tăm. Họ có một công ty con là AIG Financial Products tại London. Người đứng đầu đơn vị này hồi đầu thập niên 2000, Joseph Cassano, nhận thấy ông có thể bán hợp đồng bảo hiểm CDS trong khi chỉ phải chịu mức rủi ro tổng rất nhỏ. Ông cho tiến hành một mô hình toán kinh tế, từ đó biết được với các đợt chứng khoán bảo lãnh thế chấp đầu bảng (hay còn gọi là siêu vượt trội), ngay cả trong thời kỳ suy thoái tệ hại nhất là sau chiến tranh, khả năng tổn thất một số tiền đáng kể bất kỳ của chúng là không tới 0,15%. Các kiểm toán viên của AIG đồng ý với phát hiện đó và với cả kết luận của Cassano rằng AIG có thể bán CDS cho những tài sản này mà không lo thua lỗ gì. Điều đó nghĩa là những khoản thanh toán cho các khoản nợ hoán đổi như thế có thể được xem là tuyệt đối béo bở. Và thế là ông ta tức tốc bán chúng, thậm chí khi chỉ mới lời được 0,12%. Đến năm 2007, AIG đã có 533 tỉ đô-la nợ tín dụng xấu trong sổ sách của họ.
Bất kể Cassan có thực sự tin tưởng hay không, thì những kẻ ngốc đích thực (vì Cassano đang tự trả cho mình mức lương hơn 38 triệu đô-la mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2002-2007) là những người ngồi tại các trụ sở của AIG, những người đang miễn cưỡng nghi ngờ con ngỗng đẻ trứng
vàng. Không những thế, các khoản nợ đó có thể kéo công ty xuống khi đến kỳ hạn, dù Cassan có đúng về việc họ chẳng phải trả khoản nào trong trường hợp vỡ nợ. Bởi những hợp đồng đó, đặc biệt là những hợp đồng phát hành cho Goldman Sachs, có một số điều khoản nhỏ. Nó chỉ rõ rằng khi khoản hoán đổi giảm giá trị nhiều hơn một mức nào đó, AIG phải công khai vật ký quỹ để chứng minh họ có thể đáp ứng các nghĩa vụ hoán đổi. Chừng nào mọi thứ còn êm đẹp, điều khoản này sẽ không có hiệu lực: chỉ cần giá trị nguyên vẹn của các CDS và mức đánh giá tín dụng AAA của AIG vẫn đủ đảm bảo. Và các trụ sở của tập đoàn vẫn ghi lại lợi nhuận với thái độ biết ơn, vì ngay đến giám đốc rủi ro của họ cũng chẳng biết đến điều khoản này. Nhưng rồi, trong cơn náo loạn tài chính xoay quanh sự sụp đổ của Lehman Brothers vào tháng Chín năm 2008, AIG đã không nâng được điểm tín dụng cho vật ký quỹ được truy thu. Biết rằng nếu AIG nộp đơn xin phá sản thì mọi hợp đồng CDS đều vướng vòng lao lý, Bộ Ngân khố và Cục Dự trữ Liên bang đã phải vào cuộc. Họ đã đổ 182 tỉ đô-la vào AIG. Ngạc nhiên thay, do lấy lại được 205 tỉ đô-la, người nộp thuế lại thu lời từ thỏa thuận này. Nhưng đó là cái kết có hậu cho một câu chuyện buồn: sự can thiệp đó là động thái tối cần thiết để cứu thế giới khỏi cuộc Đại Suy thoái của thế kỷ 21.
CDS cũng đóng nhiều vai trò trong cuộc khủng hoảng tài chính. Cổ phiếu của AIG, dù lớn đến thế, cũng chỉ chiếm 1% toàn bộ thị trường trị giá xấp xỉ 57 nghìn tỉ đô-la. Những khoản nợ tiềm ẩn khổng lồ này đóng một vai trò lớn trong việc làm mất lòng tin của dân chúng trong thời kỳ khủng hoảng. Xét cho cùng, ngay đến một ngân hàng được đảm bảo hoàn hảo, giả sử mắc nợ một nghìn tỉ đô-la khi vỡ nợ và cũng bị nợ một nghìn tỉ đô-la, vẫn phải đau đầu về một nghìn tỉ đô-la. Ngay cả khi đã thanh toán
đủ, họ có thể vẫn phải xin các tòa phá sản cho phép họ lấy lại những gì người khác nợ họ.
Nhưng CDS còn đóng một vai trò khác ngoài việc tạo nên kiểu “rủi ro đối tác”⦾ này. Nếu bạn nắm giữ một chứng khoán bảo lãnh thế chấp và bảo lãnh cho các khoản thanh toán bằng CDS, chẳng hạn như từ AIG, thì bạn sẽ chuyển đổi một chứng khoán rất-có-thể hoàn toàn thiu thối thành một chứng khoán hoàn toàn an toàn, miễn là AIG có khả năng thanh toán. Sự sốt sắng của AIG và nhiều công ty khác với việc phát hành các hợp đồng CDS dựa trên những điều khoản lấy cơ sở là mặc cả đã kích thích cả người mua và bên tạo ra các chứng khoán bảo lãnh thế chấp đó. Với những sợi dây nhảy bungee được buộc chặt thỏa đáng, việc nhảy cầu rất an toàn. Cassano và nhiều kẻ khác đang cung cấp những sợi dây nhảy bungee như thế với chi phí rất thấp. Và ngoài kia có rất nhiều người muốn nhảy.
PHẦN HAI
FỈNH FỜ TRONG NHIỀU BỐI CẢNH
Phần hai sẽ có chín chương, mỗi chương sẽ mô tả việc fỉnh fờ lũ ngốc trong một bối cảnh cụ thể. Chúng ta có thể xem đây là phần khám phá
đặc điểm “kinh tế vi mô” của việc fỉnh fờ lũ ngốc. Các chương này sẽ mô tả mặt tiêu cực đáng kể của chiêu trò fỉnh fờ đối với đời sống khá phong phú của hầu hết mọi người tại các quốc gia phát triển hiện đại. Nói chung, trò fỉnh fờ mà chúng ta sẽ thấy trong các chương này sẽ dẫn đến sự đổ vỡ nghiêm trọng niềm hạnh phúc của chúng ta nói chung, như những vấn đề “kinh tế vĩ mô” hơn nữa của việc không tiết kiệm đủ tiền và sụp đổ tài chính mà chúng tôi đã mô tả.
Nhưng tác động tổng thể của sự đổ vỡ này chỉ là một trong những điều cần rút ra trong phần này. Khi hai chúng tôi, George và Bob, viết cuốn sách này năm năm về trước, chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về việc fỉnh fờ lũ ngốc. Chúng tôi đã phát triển được một cái nhìn khôn ngoan hơn về nó so với lúc mới bắt đầu. Chúng tôi cho rằng nhờ công việc này, chúng tôi đã phát triển được giác quan thứ sáu đối với trò fỉnh fờ lũ ngốc, giống như khứu giác ở loài chó hay thính giác ở loài voi. Giác quan thứ sáu này càng được kích thích nhiều hơn bởi một quan điểm về tư duy con người liên quan đến điều khiến chúng ta dễ mắc lừa như vậy. Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét đặc điểm của trò fỉnh fờ lũ ngốc trong chương về quảng cáo và marketing; tại đó, chúng ta sẽ thảo luận xem giới quảng cáo và các marketer đã thuyết phục chúng ta bằng cách thao túng khung tư duy của ta như thế nào.
CHƯƠNG 3: Những người làm quảng cáo khám phá ra cách phóng
đại những điểm yếu của chúng ta. Nếu có bất kỳ lĩnh vực nào mà người ta có thể quan sát việc fỉnh fờ lũ ngốc ở dạng thuần túy nhất, chính là trong lĩnh vực quảng cáo và marketing. Chúng ta sẽ thấy mọi người thường suy nghĩ dưới dạng những câu chuyện, và nền tảng tư duy đó của chúng ta đóng một vai trò lớn trong việc khiến ta dễ bị thao túng. Nếu bạn làm chệch hướng câu chuyện mà ai đó đang tự kể với chính họ, vì lợi ích của bạn thay vì của anh ta, thì bạn đã fỉnh fờ thành công anh ta như một kẻ ngốc rồi đấy. Tất nhiên, kiểu chuyển hướng này là một kỹ thuật chủ yếu trong quảng cáo/marketing. Chương này cũng sẽ khám phá công dụng hiện đại của các phương pháp thống kê khoa học trong quảng cáo và marketing, cung cấp thêm một ví dụ về trạng thái cân bằng lừa fỉnh. Những kỹ thuật này đã chứng minh chúng có thể sinh lời: chính vì thế mà chúng tồn tại. Không phải ngẫu nhiên mà các quảng cáo hiện lên trên thanh tra cứu Google lại dường như đọc được suy nghĩ của bạn.
CHƯƠNG 4: Bán xe hơi, nhà cửa và thẻ tín dụng với giá cao. Chương này sẽ ghé thăm ba địa hạt của trò lừa fỉnh; cả ba địa hạt được lựa chọn đều là các lĩnh vực đặc biệt phù hợp để xem xét các thủ thuật khác nhau của kẻ fỉnh fờ. Hai trong số ba địa hạt là những khoản mua sắm lớn nhất của người tiêu dùng trong đời: xe hơi và nhà cửa, thế nên chúng không hề tầm thường. Địa hạt thứ ba là thẻ tín dụng. Chúng là một sự tiện lợi nhỏ, nhưng phải đánh đổi bằng cái giá cực cao.
CHƯƠNG 5: Fỉnh fờ trong chính trị. Thuyết chính trị học dân chủ cũng tương tự như thuyết về thị trường cạnh tranh tự do. Điều đó chẳng phải ngẫu nhiên. Trong các nền dân chủ, các chính trị gia đang cạnh tranh để
giành được phiếu bầu của bạn, cũng giống như những người bán trên thị trường tự do đang cạnh tranh để giành lấy tiền của bạn. Chúng ta sẽ thấy việc fỉnh fờ lũ ngốc lật đổ nền dân chủ ra sao khi ở thế cân bằng của nó.
CHƯƠNG 6: Thực fẩm, dược fẩm và lừa fỉnh. Nền công nghiệp thực phẩm kiếm tiền bằng cách khiến mọi người ăn những gì mà họ phải bán; công nghiệp dược phẩm kiếm tiền bằng cách khiến mọi người nuốt những viên thuốc mà họ sản xuất. Những kẻ tồn tại trong ngành kinh doanh này có rất nhiều mánh khóe giấu trong tay áo. Một biện pháp đối phó với lừa fỉnh là đặt ra quy định. Chương này sẽ thảo luận về một phong trào của người tiêu dùng đã bước đầu dẫn tới việc ban hành quy định về thực phẩm và thuốc men ra sao ngay từ đầu thế kỷ 20. Nhưng nó cũng sẽ mô tả cách những kẻ fỉnh fờ hiện nay luồn lách những quy định này, khi họ phát triển các phương thức qua mặt giới hành pháp chứ không phải là công chúng thông thường, và biến giới chức thành những kẻ ngốc.
CHƯƠNG 7: Đổi mới: thiện, ác, tà. Hầu hết các nhà kinh tế học hiện nay tin rằng tăng trưởng kinh tế chủ yếu là kết quả của sự thay đổi và đổi mới về mặt kỹ thuật. Xét về quan điểm này, hiển nhiên họ hầu như đúng đắn. Nhưng trái với đa số tư duy kinh tế học, những ý tưởng mới và sự đổi mới sáng tạo về mặt kỹ thuật không phải lúc nào cũng đem lại tiến bộ kinh tế, thay vì thế, một số còn mở đường cho việc fỉnh fờ lũ ngốc.
CHƯƠNG 8: Thuốc lá và bia rượu. Phần lời tựa đã mở đầu với Mollie và chứng nghiện đánh bạc của cô. Đánh bạc và các chất gây nghiện, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc lá và đồ uống có cồn, là những mối đe dọa ghê
"""