"
Elon Musk: Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Elon Musk: Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
ELON MUSK: Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng
Tác giả: Ashlee vance
NXB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Trong sách có gì
Ebook được tạo với mục đích phi lợi nhuận
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Chương 1: Thế giới của Elon
Chương 2 : Châu Phi
Chương 3 : Canada
Chương 4: Lần khởi nghiệp đầu tiên của Elon Chương 5: Ông trùm paypal
Chương 6: Đàn chuột không gian
Chương 7: Hoàn toàn chạy điện
Chương 8: Tổn thương đau khổ và tồn vong Chương 9: Cất cánh
Chương 10: Sự báo thù của xe hơi điện.
Chương 11: Thuyết lĩnh vực hợp nhất của spaceX Lời kết
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Lời giới thiệu
Giữa thế kỷ 19, Hoa Kỳ còn là một quốc gia đang phát triển. Đầu thế kỷ 20, nước này đã chiếm lĩnh địa vị lãnh đạo thế giới và duy trì địa vị này cho tới ngày nay. Đâu là nguyên nhân dẫn đến kỳ tích trên của nước Mỹ trong suốt gần hai thế kỷ qua?
Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là nước Mỹ và nền văn hóa của nó khuyến khích tất cả mọi người bộc lộ đầy đủ tài năng, tạo cho họ cơ hội như nhau để cạnh tranh trong một nền kinh tế tự do. Cơ hội lớn nhất sẽ dành cho những người sáng tạo nhất, không chấp nhận những phương thức cũ, vượt lên trên những lối mòn tư duy để tạo ra những sản phẩm mới-công nghệ mới, không chỉ thúc đẩy doanh nghiệp của họ phát triển mà còn tạo động lực để đưa xã hội và kinh tế tiến lên không ngừng. Có thể kể ra một loạt các doanh nhân như vậy: cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là Andrew Carnegie với ngành thép, George Eastman với ngành nhiếp ảnh, Henry Ford với ngành ô tô, tiếp đó là Thomas Watson với IBM, Robert Noyce với Intel, Bill Gates với Microsoft, Steve Jobs với Apple... Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, chúng ta lại được biết đến một thế hệ doanh nhân Mỹ mới tạo ra những đột phá về công nghệ và có ảnh hưởng toàn cầu. Đó là Mark Zuckerberg với Facebook. Và đó là Elon Musk - nhân vật được mô tả trong cuốn sách mà các bạn đang cẩm trên tay.
Elon Musk là ai? Elon muốn một cách thức giao dịch mới trên Internet: anh sáng tạo ra PayPal. Elon muốn một chiếc xe hơi điện để bảo vệ môi trường: anh lập ra Tesla Motors. Elon muốn khơi dậy ước mơ đi tới không gian với
chi phí rẻ hơn: anh hình thành SpaceX. Anh không bao giờ nói không với những ước mơ của mình. Anh sáng tạo để thay đổi thế giới. Khi nhìn lại lịch sử kinh doanh, thì đó chính là những điều mà các doanh nhân lớn của nước Mỹ đã làm trước đây.
Tôi mong rằng bất kỳ ai, nhất là các bạn thanh niên và những người đang trên bước đường khởi nghiệp, khi đọc cuốn sách này sẽ nhận thấy một điều rõ ràng: không quan trọng chúng ta đang làm lĩnh vực gì mà cách thức chúng ta tư duy và tạo ra những đột phá mới thực sự quan trọng, thậm chí là sống còn đối với một tổ chức, doanh nghiệp, tác động lớn lao đến sự phát
triển chung của toàn xã hội. Và tôi hy vọng một ngày nào đó Việt Nam sẽ trở thành Quốc gia khởi nghiệp.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng các bạn độc giả!
Hà Nội, ngày 13 tháng Bảy năm 2016
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT
TRƯƠNG GIA BÌNH
CÙNG ĐỘC GIẢ
Cuốn sách này viết về một gã khùng. Phải, nhưng là một gã khùng có khả năng “khuynh đảo” cả thế giới. Với X.com, Elon Musk thay đổi tư duy của cả thế giới về dịch vụ ngân hàng. Với SpaceX, Musk đánh thức khát vọng của con người về một tương lai rộng mở ngoài Trái Đất. Với Tesla Motors, Musk làm chấn động toàn bộ ngành công nghiệp ô tô với những trạm sạc năng lượng miễn phí và hình thức bán trực tiếp thay vì thông qua các đại lý. Với Solar City, Musk đang dẫn hiện thực hóa tham vọng tạo dựng một thế lực chi phối cả ngành năng lượng mặt trời lẫn ngành công nghiệp năng lượng nói chung. Tất cả những gì Musk tham dự vào đều liên quan đến những ý tưởng lớn lao làm thay đổi thời đại.
Ashlee Vance, nhà báo công nghệ kỳ cựu đã bắt đầu cuốn sách này bằng câu hỏi mà Musk đặt ra cho anh “Anh có nghĩ tôi điên không?”, và dù không trả lời Musk lúc đó, ta có thể biết Vance nghĩ gì qua những chuyện anh kể về Musk. Có tới không dưới 40 từ “điên rồ” trong cuốn sách này, và quả thật bạn sẽ không thể ngăn mình thốt lên “Thật điên rồ!” khi đọc sách. Những gì Musk làm nằm ngoài khả năng tưởng tượng và cả ngoài kỳ vọng của hầu hết mọi người. Musk tạo dựng hai công ty công nghệ sạch thành công trong giai đoạn các doanh nghiệp công nghệ sạch lần lượt phá sản. Musk kiên định với sứ mệnh “cứu nhân loại thoát khỏi sự tự đày ải hay tai họa hủy diệt bất thường” dù suýt mất tất cả vì nó. Musk luôn đưa ra những đòi hỏi vô lý và những thời hạn không tưởng cho nhân viên...
Toàn chuyện điên rồ, nhưng cũng đầy cảm hứng. Musk là nguồn cảm hứng tạo dựng nhân vật Tony Stark trong bộ phim Iron Man (Người Sắt). Anh muốn truyển cảm hứng cho số đông và làm sống lại niềm đam mê của họ
đối với khoa học, sứ mệnh chinh phục và những hứa hẹn của công nghệ. Với Musk, “Điều duy nhất có ý nghĩa chính là phấn đấu vì một sự khai sáng chung lớn lao hơn.”
Qua những câu chuyện, bạn sẽ thấy cách mà Musk tư duy: anh luôn hướng tới điều cốt yếu. Musk không bao giờ lẫn lộn cảm xúc hay mờ mắt vì tiền. “Theo cách nói của Musk, luôn phải bắt đầu từ những nguyên tắc đầu tiên
của vấn đề. Đặc điểm vật lý của nó là gì? Nó sẽ mất bao lâu? Sẽ tốn bao nhiêu chi phí? Tôi có thể giảm bớt phí tổn đến đâu?” Nếu Musk có quan tâm đến tiền bạc hay luôn đòi hỏi giảm chi phí (như mối quan tâm của mọi doanh nhân khác) thì điểm khác biệt là vì điều đó giúp ích cho việc đạt được mục tiêu giải cứu thế giới của anh. Musk không mở công ty vì tiền.
Luôn đầy ắp ý tưởng, tràn trề nhiệt huyết, kiên định với mục tiêu và không bao giờ gục ngã, đó là cách Musk sống. Bạn có thể bắt gặp những cách nhìn khác về Musk, đủ cả khen chê, nhưng không ai có thể phủ nhận khả năng thay đổi thế giới của Musk. Và rất có thể, khi đọc xong cuốn sách này, trông bạn sẽ trao lên niềm hứng khởi muốn trở thành một anh hùng giải cứu nhân loại, một Iron Man - Elon Musk.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA
(cho ấn bản in lần đầu)
Chương 1: Thế giới của Elon
“Anh có nghĩ tôi điên không?”
Elon Musk chợt hỏi tôi câu này khi chúng tôi sắp kết thúc bữa tối kéo dài tại một nhà hàng hải sản thượng hạng ở Thung lũng Silicon1. Tôi đến chỗ hẹn trước và yên vị với một cốc gin pha tonic, biết rằng Musk sẽ lại đến muộn - như mọi khi. Chừng 15 phút sau, Musk xuất hiện với đôi giày da, chiếc quần jeans thời thượng và áo sơ-mi kẻ ca-rô. Musk cao mét tám, nhưng nếu hỏi bất kỳ ai quen biết anh, họ sẽ khẳng định rằng anh còn to cao hơn thế. Anh có bờ vai rộng đến mức phi lý, dáng người đậm và chắc nịch. Bạn sẽ nghĩ rằng anh luôn biết cách tận dụng vóc dáng đó và toát ra phong thái “tôi là sếp” mỗi khi bước vào phòng. Nhưng kỳ thực anh rất hay ngượng ngùng. Một cái nghiêng đầu nhẹ khi bước vào, một cái bắt tay chào hỏi khi đến bên bàn, thế rồi anh ngồi xuống ghế. Tiếp đó, Musk cần vài phút làm quen để cảm thấy thoải mái hơn.
Musk mời tôi ăn tối để dàn xếp về vài vấn đề. 18 tháng trước, tôi đã thông tin với anh rằng tôi dự định viết một cuốn sách về anh, và anh cũng nói thẳng với tôi rằng anh không có ý định hợp tác. Lời khước từ khiến tôi đau nhói nhưng đã đánh thức bản năng phóng viên lì lợm trong tôi. Nếu tôi phải viết cuốn sách này mà không có anh, thì hãy cứ vậy đi. Tôi có thể liên lạc với vô số người từng rời bỏ hai công ty của anh, Tesla Motors và SpaceX, và quen biết rất nhiều bạn bè của anh. Các cuộc phỏng vấn từng người một cứ nối tiếp nhau, từ tháng này sang tháng khác, và sau khi tiếp chuyện khoảng 200 người, tôi lại được nghe giọng Musk một lần nữa. Anh gọi cho tôi từ nhà và tuyên bố rằng mọi chuyện chỉ có thể diễn ra theo một trong hai hướng: hoặc anh sẽ khiến đời tôi khốn khổ, hoặc anh sẽ giúp tôi thực hiện dự án này. Anh sẵn lòng hợp tác nếu được đọc qua cuốn sách trước khi nó được xuất bản và thêm chú thích trong toàn bộ nội dung. Anh sẽ không can thiệp vào bản thảo của tôi, nhưng muốn có cơ hội chú thích lại trung thực những điểm mà anh cho rằng không đúng như sự thật. Tôi hiểu vì sao anh có suy nghĩ đó. Musk muốn có một công cụ nhằm kiểm soát toàn bộ câu chuyện về cuộc đời anh. Anh như một nhà khoa học, bị ám ảnh và tự giày vò tâm trí mỗi khi thấy một lỗi sai sự thật. Chỉ một lỗi nhỏ trên trang giấy cũng có thể gặm nhấm linh hồn anh vĩnh viễn. Tuy hiểu cho lập trường của
anh, nhưng tôi không thể để anh đọc cuốn sách vì nhiều lý do nghề nghiệp, cá nhân lẫn thực tế. Musk có phiên bản sự thật của anh, và không phải lúc nào đó cũng là phiên bản sự thật mà những người khác chia sẻ. Anh hay dùng những câu trả lời dài dòng cho ngay cả các câu hỏi đơn giản nhất; và hễ nghĩ đến 30 trang giấy đặc những chú thích, tôi lại thấy chúng có vẻ quá chân thực. Song, chúng tôi vẫn đồng ý hẹn nhau ăn tối để bàn về tất cả những vấn đề trên, và xem thử cả hai đã đi đến đâu.
Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu với cuộc thảo luận về các nhân sự cho mảng quan hệ công chúng (PR). Musk vẫn khét tiếng là đốt tiền cực nhanh vào đội ngũ PR, và Tesla vẫn đang trong quá trình săn tìm một giám đốc truyền thông mới. “Ai là người làm PR xuất sắc nhất thế giới?” anh hỏi với một phong thái rất “Musk”. Rồi chúng tôi trò chuyện về vài người bạn chung, về Howard Hughes2 và nhà máy Tesla. Khi bồi bàn bước đến chờ gọi món, Musk liền nhờ anh ta gợi ý các món hợp với thực đơn low-carb3 của anh. Anh hài lòng với vài khoanh tôm hùm rán rưới sốt mực đen. Cuộc dàn xếp vẫn chưa bắt đầu nhưng Musk đã sẵn sàng dùng bữa. Mở đầu câu chuyện, anh kể về nỗi lo sợ ghê gớm khiến anh thao thức hàng đêm: Rất có thể Larry Page, đồng sáng lập kiêm CEO của Google, đang âm mưu xây dựng một binh chủng robot được-tăng-cường-trí-tuệ-nhân-tạo có khả năng hủy diệt nhân loại. “Tôi thực sự lo lắng về điều này,” Musk nói. Tuy rất thân với Page và hiểu rằng Page thực chất là người tốt tính chứ không phải Tiến sĩ Evil4, nhưng Musk vẫn không cảm thấy an tâm. Trên thực tế, đó cũng là một phần của vấn đề. Bản chất tốt đẹp của Page khiến anh ta đinh ninh rằng mọi thứ máy móc sẽ mãi mãi tuân lệnh con người. “Tôi thì không lạc quan như thế,” Musk nói. “Anh ấy có thể ngẫu nhiên tạo ra thứ gì đó xấu xa lắm chứ.” Khi thức ăn đến, Musk liền ngấu nghiến ngay. Anh ăn rất nhanh, làm mọi thứ trên đĩa biến mất với vài cú ngoạm lớn. Liều mạng giữ cho Musk vui vẻ và có hứng trò chuyện, tôi chuyển cho anh khoanh thịt bò lớn từ đĩa của mình. Kế hoạch thành công... được tất cả 90 giây. Thịt. Miếng to. Mất hút.
Phải mất một lúc tôi mới kéo được Musk ra khỏi cầu chuyện u ám về trí tuệ nhân tạo và chuyển sang chủ để tiếp theo. Sau đó, khi chúng tôi cùng lướt qua cuốn sách, Musk bắt đầu thăm dò xem chính xác thì vì sao tôi lại muốn viết về anh và cân nhắc về ý định này của tôi. Khi thời khắc xuất hiện, tôi
liền chớp ngay lấy lời anh. Với chút adrenaline trộn lẫn với hơi rượu gin, tôi bắt đầu tuôn một tràng kể lể suốt 45 phút về mọi nguyên nhân vì sao Musk nên để tôi đào sâu về cuộc đời anh, cũng như nên từ bỏ hẳn mọi sự kiểm soát anh mong muốn. Cuộc trò chuyện xoay quanh những hạn chế cố hữu của các chú thích, thói ưa kiểm soát đến gàn dở của Musk và việc thỏa hiệp với đức liêm chính nhà báo của tôi. Sau vài phút, Musk khiến tôi vô cùng kinh ngạc khi ngắt lời và nói một cách đơn giản, “Okay.” Mối bận tâm lớn nhất mà Musk giữ trong lòng đã được hóa giải, và anh khâm phục những ai vẫn tiếp tục cố gắng sau khi bị nói không. Trước đó, hàng tá phóng viên khác đã từng đến nhờ anh giúp viết sách, nhưng chỉ có tôi là kẻ phiền nhiễu duy nhất tiếp tục thuyết phục Musk sau lời khước từ ban đầu của anh, và có vẻ như anh thích điều đó.
Bữa tối lắng dần thành một cuộc trò chuyện thoải mái, và Musk cũng vứt luôn thực đơn ăn kiêng low-carb của anh. Người bồi bàn xuất hiện với món tráng miệng khổng lồ màu vàng được trang trí bằng kẹo bông, và Musk lao ngay vào nó, tay xé toạc từng nạm bông. Dàn xếp xong. Musk đã cho phép tôi tiếp cận các giám đốc trong công ty anh, bạn bè và gia đình anh. Anh sẽ dùng bữa tối cùng tôi mỗi tháng một lần, và ngồi bao lâu tùy thích. Lần đầu tiên Musk cho phép một phóng viên nhìn sâu vào bên trong thế giới của mình. Khoảng hai tiếng rưỡi sau khi chúng tôi bắt đầu, Musk đặt tay lên bàn, dợm người đứng dậy, rồi dừng lại, nhìn vào mắt tôi, và thốt ra một câu hỏi kỳ lạ: “Anh có nghĩ tôi điên không?” Khoảnh khắc kỳ quặc đó khiến tôi không nói nên lời, trong khi từng sợi dây thần kinh như bốc cháy vì cố nhận ra xem đó có phải một kiểu đánh đố hay không, và nếu đúng thế, thì nên trả lời sao cho khôn khéo. Nhưng sau giây lát, tôi mới nhận ra câu hỏi này có ý nghĩa với anh hơn với tôi. Tôi có im lặng cũng không thành vấn đề. Musk cũng im lặng, rồi tự hỏi thành tiếng liệu tôi có đáng tin không, và nhìn thẳng vào mắt tôi để ra phán quyết. Nửa giây sau, chúng tôi bắt tay và Musk vút đi trên chiếc sedan Tesla Model s màu đỏ chói.
MỌI NGHIÊN CỨU VỀ ELON MUSK đều phải bắt đầu từ trụ sở của SpaceX tại Hawthorne, California - vùng ngoại vi Los Angeles cách Sân bay Quốc tế Los Angeles vài cây số. Đó là nơi khách ghé thăm sẽ nhìn thấy hai tấm áp-phích Hỏa tinh khổng lồ được treo hai bên bức tường dẫn lên phòng ngủ nhỏ ở nơi làm việc của Musk. Tấm áp-phích bên trái mô tả Hỏa tinh của hiện tại - một thiên thể đỏ lạnh lẽo và trơ trụi. Còn bên phải là hình
ảnh Hỏa tinh với một lục địa bao la, xanh mướt được bao quanh bởi các đại dương. Hành tinh đỏ đã được làm ẩm và biến đổi cho phù hợp với con người. Musk đang hết sức cổ gắng để biến điều đó thành sự thật. Mục tiêu cả đời của anh là đưa con người định cư ngoài không gian. “Tôi muốn chết với niềm tin về một tương lai tươi sáng dành cho nhân loại,” anh chia sẻ. “Nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề năng lượng bền vững, trở thành giống loài đa tinh cầu và xây dựng được một nền văn minh tự cường trên một hành tinh khác — nhằm đối mặt với kịch bản tồi tệ nhất, trong đó loài người bị mất hết ý thức — thì,” đến đây, anh ngừng lại một lát, “tôi nghĩ điều đó thực sự tốt đẹp.”
Nếu Musk có nói hay làm điều gì có vẻ buồn cười, thì đó là do bạn cảm thấy thế. Chẳng hạn như lúc này, khi trợ lý của Musk đưa anh một cốc kem phủ vụn bánh bích quy và rắc hạt bên trên, rồi anh hào hứng kể về sứ mệnh cứu rỗi nhân loại trong khi môi dưới vẫn thòng xuống vết dính của món tráng miệng.
Chính cá tính luôn sẵn sàng, sốt sắng của Musk khi xử lý những điều không thể đã biến anh thành một vị thánh của Thung lũng Silicon, nơi các CEO đồng cấp như Page nói về anh với sự tôn kính, còn các doanh nhân mới nổi lại phấn đấu “để được như Elon” giống như nhiều năm trước đây họ từng cố gắng nối gót Steve Jobs. Tuy nhiên, Thung lũng Silicon chỉ vận động trong một phiên bản méo mó, và bên ngoài khung cảnh của sự hào nhoáng bao trùm đó, Musk luôn xuất hiện với phong thái hầu như đối lập. Anh thuộc về những chiếc xe hơi chạy điện, những tấm pin Mặt Trời và những quả tên lửa gợi nhớ về một ước vọng đã sụp đổ. Hãy quên Steve Jobs đi. Musk là phiên bản viễn tưởng của P. T. Barnum5 người đã trở nên cực giàu nhờ kiếm ăn trên nỗi sợ hãi và dằn vặt của con người. Hãy mua một chiếc Tesla. Hãy quên đi mớ hỗn độn bạn đã gây ra cho hành tinh này trong chốc lát.
Tôi đăng ký tham dự hội trại tại Silicon cách đây đã lâu. Musk gây ấn tượng với tôi như một kẻ mơ mộng có thiện chí -một thành viên cốt cán của cầu lạc bộ “công nghệ không tưởng” tại Thung lũng Silicon. Hội này chủ yếu là một sự kết hợp của những kẻ hâm mộ Ayn Rand6 với các kỹ sư theo chủ nghĩa tuyệt đối, những người xem thế giới quan siêu logic của họ là Câu trả lời cho tất cả. Chỉ cần ta không ngáng đường họ, họ sẽ xử lý mọi vấn đế cho chúng ta. Sẽ sớm có một ngày chúng ta có thể tải chính bộ óc của mình
xuống máy vi tính, thư giãn, và để các thuật toán của chúng chăm lo mọi thứ. Phần lớn tham vọng của họ truyền được cảm hứng cho nhiều người, và cho thấy các công trình của họ mang lại lợi ích. Thế nhưng, các nhà công nghệ không tưởng này đã quá mệt mỏi vì sự tầm thường của bản thân cùng khả năng huyên thuyên hàng giờ mà chẳng nói vào thực chất. Trớ trêu hơn là thông điệp ẩn đằng sau của họ, theo đó con người là một tạo vật khiếm khuyết, và nhân tính của chúng ta chỉ là một gánh nặng phiền nhiễu cần được xử trí thông qua một tiến trình thỏa đáng. Mỗi khi tôi bắt gặp Musk tại các sự kiện của Thung lũng Silicon, bài phát biểu của anh có vẻ như luôn đánh thẳng vào sách lược của hội công nghệ không tưởng. Song, điều khó chịu nhất chính là các công ty giải-cứu-thế-giới của anh có vẻ không gánh vác nổi tất cả những sứ mệnh anh đã nêu ra.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2012, những kẻ hoài nghi như tôi buộc phải chú ý đến các thành tựu mà Musk thực sự đạt được. Các công ty từng một thời gây rối của anh đang thành công chưa từng có. SpaceX đã chuyển một đầu tên7 lửa mang hàng tiếp tế tới Trạm Không gian Quốc tế (ISS: International Space Station) và đưa nó trở về Trái Đất an toàn. Tesla Motors cung cấp mẫu xe Model s, một chiếc sedan đẹp đẽ chạy điện hoàn toàn khiến ngành công nghiệp xe hơi phải nín thở, và giáng một cái tát làm Detroit thức tỉnh. Hai kỳ tích đó đã nâng Musk đến tầm cao độc nhất vô nhị trong số các doanh nghiệp khổng lồ. Chỉ duy nhất Steve Jobs mới đạt đến những thành tựu tương đương trong hai ngành công nghiệp khác nhau, khi từng cho ra mắt một sản phẩm Apple mới và một bộ phim Pixar bom tấn trong cùng một năm. Song, Musk vẫn chưa dừng lại. Anh còn là chủ tịch kiêm cổ đông lớn nhất của SolarCity, một công ty năng lượng Mặt Trời phát đạt đang sẵn sàng phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Bằng cách nào đó, Musk đã đạt được những bước tiến quan trọng nhất, một kỳ tích mà các ngành công nghiệp không gia8, xe hơi và năng lượng chỉ chứng kiến một lần trong hàng thập kỷ.
2012 cũng là năm tôi quyết định gặp Musk trực tiếp và viết một bài giới thiệu về ảnh trên tờ Bloomberg Businessweek. Đối với Musk vào thời điểm đó, mọi thứ đều phải thông qua người trợ lý kiêm phụ tá trung thành của anh, Mary Beth Brown. Cô mời tôi đến một nơi mà sau này tôi vẫn gọi là “Xứ Musk”.
Bất kỳ ai đến Xứ Musk lần đầu đều sẽ có cùng một trải nghiệm nhức nhối giống nhau. Bạn sẽ được hướng dẫn đổ xe trên phố One Rocket tại Hawthorne, nơi SpaceX đặt trụ sở. Dường như không thể tìm ra được điểm nào tốt đẹp để có thể gọi Hawthorne là nhà. Đó chỉ là khu đất hoang vắng của hạt Los Angeles, nơi tập trung các ngôi nhà xiêu vẹo, các cửa hàng đổ nát và các quán ăn xuống cấp bao quanh những khu phức hợp công nghiệp rộng mênh mông; có lẽ chúng được xây dựng từ thời thịnh hành lối kiến trúc chữ nhật nhàm chán. Elon Musk thực sự muốn cắm công ty anh ngay giữa đống phế thải này ư? Nhưng rồi, mọi thứ sẽ dần trở nên hợp lý hơn khi bạn chứng kiến trên 5,1 hecta đất được sơn hàng chữ trắng lòe loẹt đầy phô trương: “Tâm, trí, thể hợp nhất.” Đây cũng là khu nhà chính của SpaceX.
Chỉ đến khi bước qua cửa trước của SpaceX, mới nhận thấy tầm vóc của những gì người đàn ông này đã làm được. Musk đã xây dựng nên một nhà máy sản xuất tên lửa đúng nghĩa ngay giữa lòng Los Angeles. Và nhà máy này không chỉ sản xuất mỗi lần một quả tên lửa. Không. Nó sản xuất nhiều tên lửa cùng một lúc — ngay từ đầu. Cả nhà máy là một khu vực vận hành khổng lồ. Nằm gần cuối là các gian giao nhận đồ sộ, cho phép từng khối kim loại cập sàn và được vận chuyển lên các máy hàn cao bằng tòa nhà hai tầng. Một bên là các kỹ thuật viên khoác áo choàng trắng đang lắp ráp các bo mạch chính, radio và nhiều thiết bị điện tử khác. Những người còn lại tập trung ở một gian kính đặc biệt, chế tạo các khoang hàng để tên lửa mang đến Trạm Không gian. Một toán đàn ông xăm trổ quàng khăn rằn đang mở nhạc Van Halen 9inh ỏi và mắc dây điện quanh các động cơ tên lửa. Các thân tên lửa hoàn thiện đang xếp hàng sẵn sàng để được chuyển lên xe tải. Vẫn còn nhiều tên lửa tại một khu vực khác của tòa nhà đang chờ được sơn vỏ trắng. Thật khó bao quát toàn bộ khung cảnh nhà máy ngay lập tức. Có đến hàng trăm bộ phận chuyển động liên tục đang lượn quanh các cỗ máy kỳ quái khác nhau.
Đây chỉ là tòa nhà thứ nhất tại Xứ Musk. SpaceX đã mua lại một số khu nhà từng là một phần của một nhà máy Boeing, chuyên sản xuất thần máy bay 747. Một trong các tòa nhà này có mái vòm và trông như một nhà chứa máy bay. Nó đóng vai trò là nơi nghiên cứu, phát triển và xưởng thiết kế của Tesla. Đây cũng là nơi công ty chốt lại dáng vẻ cho mẫu xe sedan Model s và dòng xe tiếp nối, chiếc SUV10 Model X. Tại bãi đỗ xe ngoài xưởng,
Tesla cũng xây dựng một trong các trạm sạc năng lượng của họ, nơi các tài xế Los Angeles có thể sạc đầy điện miễn phí. Trung tâm sạc điện này rất dễ nhận ra, vì Musk đã cho xây một ngọn tháp màu đỏ trắng với logo Tesla trải giữa bể bơi bao la bên dưới.
Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi với Musk, diễn ra ngay tại xưởng thiết kế; tôi bắt đầu cảm nhận được cách nói chuyện và hành xử của anh. Anh là người tự tin, nhưng không phải lúc nào cũng thể hiện tốt điều đó. Khi gặp mặt lần đầu, Musk có thể tỏ ra ngượng ngùng và khá lúng túng.
Tuy anh vẫn giữ được khẩu âm Nam Phi nhưng nó cũng đang mất dần, và sự quyến rũ của nó không đủ bù đắp cho thói ngắc ngứ trong cung cách trò chuyện của Musk. Như bao kỹ sư và nhà vật lý học khác, Musk sẽ ngập ngừng mỗi khi tìm kiếm cách diễn đạt chính xác, và anh thường ồm Ồm đi thẳng vào một vấn đề khoa học thâm thúy, khó nuốt mà chẳng có lời mào dẫu hay giải thích đơn giản nào trong suốt câu chuyên. Musk muốn bạn phải liên tục lắng nghe anh. Và điều này chẳng có gì khó chịu. Trên thực tế, Musk có thể tuôn ra hàng tràng câu nói đùa hết sức có duyên. Vấn đế là người đàn ông này luôn ý thức được mục đích và áp lực trong mỗi cuộc đối thoại của mình. Musk không ưa tán chuyện vô bổ. (Phải mất đến hơn 30 giờ phỏng vấn, Musk mới thực sự mở lòng và cho phép tôi chạm đến một phần khác biệt, sâu sắc hơn trong tâm hồn và tính cách của anh.)
Hầu hết các CEO lừng danh đều có một đội ngũ hỗ trợ xung quanh họ. Nhưng Musk đa phần chỉ một mình dạo quanh Xứ Musk. Anh không phải kiểu người thích lượn lờ trong lễ tiệc. Anh là người luôn làm chủ không khí và sải những bước dài đẩy quyền uy. Musk trò chuyện với tôi trong lúc đang dạo quanh sảnh chính của xưởng thiết kế, kiểm tra các bộ phận mẫu và xe cộ. Tại mỗi trạm, các nhân viên thường tới gặp Musk và báo cáo thông tin. Anh chăm chú lắng nghe, tiến hành xử lý, và gật đầu khi hài lòng. Sau đó, toán nhân viên tản ra và Musk chuyển sang các thông tin tiếp theo. Một lần, Franz von Holzhausen, trưởng nhóm thiết kế của Tesla, muốn Musk tiếp nhận những chiếc lốp và vành bánh xe mới cho dòng Model s, cùng cách bố trí các hàng ghế cho dòng Model X. Họ thảo luận rồi bước vào căn phòng phía sau, nơi các chuyên viên của một hãng cung cấp phần mềm đồ họa cao cấp đã chuẩn bị sẵn bài thuyết trình với Musk. Họ muốn giới thiệu một công nghệ trình chiếu 3D mới, cho phép Tesla tách riêng từng bộ phận ảo của thành phẩm Model s và xem thử các yếu tố như bóng
đổ hay đèn đường sẽ thể hiện ra sao trên thân xe - với độ chi tiết rất cao. Các kỹ sư của Tesla rất muốn có hệ thống máy tính này và mong Musk chấp thuận ngay. Họ ra sức thuyết phục Musk về ý tưởng trên, trong lúc âm thanh của máy khoan và dàn quạt công nghiệp khổng lồ cứ át đi màn hùng biện này. Đóng bộ trong đôi giày da, chiếc quần jeans thời thượng cùng áo thun đen — vốn là trang phục làm việc của anh — Musk đeo cặp kính 3D lên xem thử và tỏ ra khá thờ ơ. Anh bảo họ rằng sẽ suy nghĩ và bỏ đi về phía phát ra âm thanh huyên náo - một phân xưởng nằm sâu trong xưởng thiết kế, nơi các kỹ sư Tesla đang dựng dàn giáo cho các ngọn tháp trang trí cao hơn chín mét, bao bên ngoài các trạm sạc điện. “Thứ đó hẳn sẽ đứng vững qua một cơn bão cấp 5,” Musk nhận xét. “Hãy bó gọn nó lại một chút.” Cuối cùng tôi và Musk cũng yên vị trong xe anh — một chiếc Model s đen - và quay lại khu nhà chính của SpaceX. “Tôi nghĩ có lẽ đang có quá nhiều kẻ thông minh theo đuổi các ngành về Internet, tài chính hay pháp luật,” Musk nói trên đường về. “Đó là một phần nguyên nhân vì sao chúng ta không có nhiều phát minh.”
XỨ MUSK LÀ SỰ MẶC KHẢI.
Tôi đến Thung lũng Silicon từ năm 2000, và sau cùng chuyển đến sống tại khu Tenderloin của thành phố San Francisco. Dân cư trong thành phố sẽ van xin bạn tránh xa khu vực này. Bạn sẽ không khó phát hiện ra ai đó đang tụt quần phóng uế giữa hai chiếc xe đang đỗ, hay bắt gặp vài kẻ loạn trí đập đầu vào bên hông trạm xe buýt. Tại các quán bar chui gần mấy cầu lạc bộ thoát y trong vùng, bọn biến thái thi thoảng lại chặn đường các doanh nhân tò mò, còn đám nát rượu thì ngủ gục trên ghế bành và tự bôi bẩn mình cứ như là một phần của nghi lễ Chủ nhật lười nhác nào đó. Khu vực cặn bã và dễ bị hành hung này của San Francisco hóa ra lại là nơi tuyệt vời để chứng kiến giấc mơ dot-com giãy chết.
Lịch sử của San Francisco từ lâu đã gắn với lòng tham. Nó trở thành một thành phố từ sau cơn sốt vàng, và ngay đến một thảm họa động đất cũng không thể kìm giữ nổi tham vọng kinh tế của San Francisco. Đừng để những rung cảm ngọt ngào đánh lừa bạn. Bùng nổ rồi phá sản là giai điệu của nơi đây. Năm 2000, San Francisco bất ngờ đón nhận đợt bùng phát kinh tế lớn hơn cả, để rồi bị thói hám lợi nuốt gọn. Đó quả là quãng thời gian sống tuyệt vời khi toàn bộ dân chúng đều chìm trong ảo vọng — một làn
sóng làm giàu nhanh điên cuồng nhờ Internet. Xung lực từ thứ ảo tưởng chừng này mãnh liệt đến mức có thể sờ thấy được, và tạo thành lời đồn đại không dứt lan khắp thành phố. Và tôi đang ở giữa trung tâm của nơi tha hóa nhất San Francisco, quan sát xem người dân tại đây bị sự thừa mứa ít nhiều nuốt chửng ra sao.
Ai ai cũng biết những câu chuyện về thói điên rồ của các doanh nghiệp trong thời kỳ này. Để khởi sự một công ty phát đạt, bạn không cần phải tạo ra thứ gì đó mà mọi người muốn mua. Bạn chỉ cần nảy ra một ý tưởng nào đó về Internet và rêu rao cho cả thế giới, thế là các nhà đầu tư háo hức sẽ đua nhau tài trợ cho cuộc thử nghiệm bạn vừa nghĩ đến. Mục tiêu duy nhất là kiếm được càng nhiều tiền càng tốt trong khoảng thời gian ngắn nhất, vì chí ít trong tiềm thức của mỗi người, họ đều hiểu rằng sự thật cuối cùng sẽ phải phơi bày.
Cư dân trong Thung lũng đã thấm nhuần câu giáo điều “làm hết sức, chơi hết mình” từng lời từng chữ. Những người đang độ hai mươi, ba mươi, rồi đến bốn mươi, năm mươi đều làm việc thâu đêm suốt sáng. Khu làm việc trở thành nhà ở tạm, và vệ sinh cá nhân bị bỏ lửng. Lạ hơn nữa là đang từ không có gì lại hóa ra có vô số việc để làm. Nhưng đến khi thời gian thoải mái hơn, lại có nhiều lựa chọn để sa ngã. Các công ty đình đám và các thế
lực truyền thông thời điểm đó dường như đã bị khóa chặt vào cuộc ganh đua hòng vượt trên kẻ khác, với những bữa tiệc hoành tráng chưa từng có. Để tỏ ra hợp thời, các công ty lạc hậu sẽ phải thường xuyên mua chỗ ở địa điểm hòa nhạc, rồi thuê vài vũ công, nghệ sĩ xiếc, các quầy bar phục vụ miễn phí, và cả nhóm Barenaked Ladies11. Các kỹ thuật viên trẻ sẽ xuất hiện để nốc sạch những cốc Jack and Cokes12 và khịt cocaine ra đằng mũi tại các nhà vệ sinh công cộng. Đấy là thời buổi mà lòng tham và thói tư lợi là thứ duy nhất được coi trọng.
Trong khi thời kỳ hoàng kim được lưu vào niên sử, thì thời kỳ tăm tối sau đó lại bị lãng quên mà chẳng ai bất ngờ. Hồi tưởng một giai đoạn tăng trưởng phi lý bao giờ cũng vui hơn ngẫm nghĩ về mớ hổ lốn nó để lại.
Có thế nói rằng, chính sức công phá từ bên trong của trào lưu làm giàu nhanh một cách ngoạn mục nhờ Internet đã đẩy San Francisco và Thung lũng Silicon vào một cuộc suy thoái trầm trọng. Những bữa tiệc không hồi
kết sau cùng đã chấm dứt. Gái bán hoa không còn rong ruổi khắp phố xá Tenderloin lúc 6 giờ sáng để ban phát tình yêu trước giờ công sở nữa. (“Đến đây nào cưng. Tốt hơn cà phê đấy!”) Thay vì nhóm Barenaked Ladies, bạn chỉ thỉnh thoảng bắt gặp một ban nhạc nhái Neil Diamond13 tại một buổi ra mắt cùng vài chiếc áo thun miễn phí, và trên hết là nỗi hổ thẹn ngập tràn.
Ngành công nghệ không biết phải làm gì với chính mình. Các nhà đầu tư mạo hiểm kín đáo từng nếm đòn bởi bong bóng không muốn tỏ ra ngu dốt hơn nữa, nên họ quyết định dừng hẳn mọi dự án mạo hiểm mới. Các sáng kiến khởi nghiệp lớn lao nhất cũng bị thế chỗ bởi những ý tưởng nhỏ nhặt
nhất. Cứ như thể Thung lũng Silicon đang đồng loạt khôi phục. Nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó là sự thật. Đám đông gồm hàng triệu kẻ khôn ngoan những tưởng rằng họ đang kiến tạo nên tương lai. Rồi... đùng một cái! “Chơi an toàn” bất ngờ lại trở thành trào lưu.
Các công ty cùng những ý tưởng hình thành trong giai đoạn này đã minh chứng cho tình trạng đình đốn trên. Google xuất hiện và thực sự bắt đầu phất lên từ khoảng năm 2002, nhưng đó chỉ là ngoại lệ. Kể từ thời điểm
Google thành lập cho đến khi Apple cho ra mắt iPhone vào năm 2007, nơi đây là vùng đất khô cằn của những công ty bạc nhược. Các tân binh năng nổ vừa bước vào thương trường như Facebook hay Twitter hiển nhiên cũng tránh tiếp bước các bậc tiền bối của họ — Hewlett-Packard, Intel và Sun Microsystem — trong việc chế tạo các sản phẩm hữu hình và thuê mướn đến hàng chục nghìn nhân công. Trong những năm sau đó, mục tiêu đã chuyển dịch từ chấp nhận rủi ro cao trong các ngành nghề và ý tưởng mới hoành tráng sang theo đuổi lợi nhuận dễ kiếm bằng cách làm vui lòng người tiêu dùng và ra mắt các ứng dụng, quảng cáo đơn giản. “Những bộ óc xuất chúng nhất của thế hệ tôi đang nghĩ cách thuyết phục mọi người nhập quảng cáo,” Jeff Hammerbacher, một kỹ sư đời đầu của Facebook, nói với tôi. “Thật vớ vẩn.” Thung lũng Silicon bắt đầu trông rất giống Hollywood. Trong khi đó, những người tiêu dùng mà nó phục vụ lại ngày càng khép kín mình và đắm chìm vào cuộc sống ảo.
Jonathan Huebner, nhà vật lý học công tác tại Trung tâm Không chiến của Hải quân Mỹ tại hồ China, California, là một trong những người đầu tiên kiến nghị rằng giai đoạn đình trệ trong quá trình đổi mới này có thể báo hiệu cho một vấn đề lớn hơn rất nhiều. Bản thân Huebner là phiên bản
Leave It to Beaver14 của một nhà buôn cái chết15. Trung niên, gầy, và hơi hói, ông thích mặc bộ quần áo nhìn như bám bụi: quần tây màu vàng nhạt, áo sơ-mi sọc nâu, cùng áo khoác vải dù cũng vàng nhạt. Ông đã chế tạo các hệ thống vũ khí từ năm 1985, hiểu biết đích xác về các công nghệ tân tiến và vĩ đại nhất về vật liệu, năng lượng và phần mềm. Sau khi bong bóng dot com vỡ, ông dần dần cảm thấy bức xúc trước sự nhạt nhẽo của những thứ được cho là đổi mới bày ra trước mắt mình. Năm 2005, Huebner đã công bố chuyên luận mang tên “Xu hướng đổi mới có thể suy giảm trên toàn cầu” — một bản cáo trạng dành cho Thung lũng Silicon, hay chí ít cũng là lời cảnh báo đáng lo ngại.
Huebner dùng hình ảnh một cái cây để phiếm dụ về thực trạng đổi mới mà ông quan sát được. Con người đã leo hết thân cây và vươn ra ngoài những cành lá to của nó, khai thác hầu hết những ý tưởng thực sự lớn lao và làm thay đổi thời đại - như bánh xe, điện, máy bay, điện thoại và bóng bán dẫn.
Hiện tại, chúng ta đang đung đưa sát rìa các nhánh cây trên ngọn, và đa phần chỉ tinh lọc lại những phát minh trong quá khứ. Trong chuyên luận của mình, Huebner đã nhắc lại quan điểm này khi cho thấy tần suất xuất hiện các phát minh làm thay đổi cuộc sống đã bắt đầu chậm lại. Ông còn dẫn dữ liệu chứng minh rằng số lượng bằng sáng chế cấp trên đầu người đang giảm dần theo thời gian. “Tôi nghĩ xác suất chúng ta khám phá thêm một phát minh thuộc số 100 phát minh hàng đầu đang ngày càng nhỏ dẫn,” Huebner trả lời tôi trong một cuộc phỏng vấn. “Sự cách tân là nguồn tài nguyên có hạn.”
Huebner dự đoán rằng phải mất khoảng năm năm để mọi người bắt kịp quan điểm của ông, và dự báo này có vẻ rất chính xác. Khoảng năm 2010, Peter Thiel, đồng sáng lập PayPal và là nhà đầu tư sớm vào Facebook, bắt đầu nêu ý kiến rằng ngành công nghệ đã khiến con người thất vọng. “Chúng ta muốn những chiếc xe hơi bay được, thay vì chỉ có 140 ký tự,” câu nói này đã trở thành khẩu hiệu của Founders Fund, hãng đầu tư mạo hiểm do ông sở hữu. Trong bài tiểu luận mang tên “Điều đã xảy ra với tương lai,” Thiel và các đồng sự của ông đã chỉ rõ các thông điệp 140 ký tự của Twitter cùng những phát minh tương tự đã khiến công chúng thất vọng như thế nào. Ông lập luận rằng khoa học viễn tưởng, vốn một thời được ca
ngợi, đã hóa thành địa ngục suy tàn vì con người không còn giữ được cái nhìn lạc quan về khả năng thay đổi thế giới của công nghệ.
Tôi đã hết lòng tán thành lối suy nghĩ này cho đến khi ghé thăm Xứ Musk lần đầu tiên. Khi Musk rụt rè tiết lộ về mục tiêu anh đang hướng đến, thì một số vị khách đã đến xem các nhà máy, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) cùng các cửa hàng máy móc để chứng kiến tận mắt quy mô của những điều anh đang làm. Anh là người khá tuân thủ nguyên tắc của Thung lũng Silicon đằng sau việc tăng trưởng nhanh chóng và vận hành tốt các doanh nghiệp mà không cần đến hệ thống cấp bậc quan liêu, đồng thời áp dụng nguyên tắc này nhằm cải tiến các cỗ máy lớn hoành tráng và theo đuổi những thứ có khả năng trở thành bước đột phá thực sự mà chúng ta đã bỏ lỡ.
Musk suýt nữa đã trở thành một phần của thực trạng trì trệ. Năm 1995, anh nhảy vào cơn cuồng phong dot-com khi mới chân ướt chân ráo rời đại học và thành lập một công ty tên Zip2 - giống như khi Google Maps buổi nguyên sơ chạm trán Yelp16. Cú liều đầu tiên đó đã kết thúc với một chiến tích trọng đại và chóng vánh. Năm 1999, Compaq mua lại Zip2 với giá 307 triệu đô-la. Musk bỏ túi 22 triệu đô-la từ thương vụ này và dốc gần như tất cả vào khoản đầu tư mạo hiểm kế tiếp của anh, một công ty khởi nghiệp sau này vươn mình thành PayPal. Với tư cách cổ đông lớn nhất của PayPal, Musk đã trở nên cực kỳ giàu có sau khi eBay mua lại công ty này vào năm 2002, với giá 1,5 tỷ đô-la.
Thay vì lang thang quanh Thung lũng Silicon và nhập hội rầu rĩ cùng với đồng bọn, Musk đã nhổ trại đến Los Angeles. Thời đó, mọi người thường khuyên nhau rằng hãy hít một hơi thật sâu và chờ đợi một biến cố lớn đưa
mọi thứ trở về đúng hướng. Musk đã bác bỏ thứ logic đó bằng cách ném 100 triệu đô-la vào SpaceX, 70 triệu đô-la vào Tesla và 10 triệu đô-la vào SolarCity. Nếu không thiết lập được một guồng máy in tiền thực sự, Musk có lẽ đã tự hủy đi tiền đồ của anh một cách chóng vánh. Anh trở thành chủ nhân của một hãng đầu tư mạo hiểm một thành viên, chấp nhận rủi ro tối đa và nhân đôi vốn liếng khi chế tạo các sản phẩm hữu hình siêu phức tạp tại hai khu vực đắt đỏ nhất trên thế giới, Los Angeles và Thung lũng Silicon. Các công ty của Musk luôn tìm cách xây dựng mọi thứ từ đầu và suy tính
cặn kẽ mỗi khi có thể, trong khi toàn bộ ngành hàng không vũ trụ, xe hơi và năng lượng Mặt Trời thường xuyên gặp khó khăn.
Với SpaceX, Musk đang tham gia vào cuộc chiến của những gã khổng lồ trong giới liên hợp công nghiệp quân sự Mỹ, bao gồm Lockheed Martin17 và Boeing. Anh còn đọ sức với nhiều quốc gia - đáng kể nhất là Nga và Trung Quốc. SpaceX đã tự tạo nên tên tuổi cho mình như một nhà cung cấp giá rẻ trong ngành. Nhưng chỉ thế vẫn không đủ để nó chiến thắng. Ngành kinh doanh không gian đòi hỏi bạn phải đối phó với một mớ hổ lốn nào chính trị, nào đền đáp, nào chính sách bảo hộ vốn chỉ làm phai mờ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Steve Jobs cũng từng đối mặt với những thế lực tương tự khi đứng ra chống lại ngành thu âm nhằm đưa iPod và iTunes ra thị trường. Song, những kẻ thủ cựu kỳ khôi trong ngành công nghiệp âm nhạc dẫu sao vẫn dễ ứng phó hơn so với kẻ thù của Musk, những kẻ kiếm sống bằng cách chế tạo vũ khí và tạo lập các quốc gia. SpaceX từng thử nghiệm các tên lửa tái sử dụng nhằm đưa các khoang chở hàng lên không gian trên các bệ phóng của chúng và quay trở về Trái Đất một cách chính xác. Nếu công ty hoàn thiện được công nghệ này, nó sẽ tạo ra một vụ nổ thổi bay mọi đối thủ và gần như chắc chắn sẽ loại bỏ một vài trụ cột trong ngành công nghiệp tên lửa, đồng thời thiết lập vị thế hàng đầu thế giới của Mỹ trong việc đưa khí tài và nhân lực ra ngoài không gian. Bản thân Musk cũng hiểu rằng mối đe dọa này sẽ tạo cho anh vô số kẻ thù. “Danh sách những kẻ không thèm bận tâm nếu một ngày nào đó tôi biến mất đang dài thêm,” Musk cho biết. “Gia đình tôi sợ rằng người Nga sẽ tìm cách ám sát tôi.”
Với Tesla Motors, Musk đã cố gắng đổi mới phương thức sản xuất và buôn bán xe hơi, đồng thời xây dựng một mạng lưới cung cấp nhiên liệu trên toàn thế giới. Thay vì dùng hybrids, điều mà trong ngôn ngữ của Musk là “sự thỏa hiệp tối ưu”; Tesla đang nỗ lực chế tạo các loại xe hơi hoàn toàn dùng điện khiến người mua phải thèm muốn và đẩy xa giới hạn của công nghệ. Tesla không bán chúng thông qua các đại lý, mà đăng lên Web hay giới thiệu tại các phòng trưng bày như của Apple tọa lạc trong các trung tâm mua sắm cao cấp. Tesla cũng không kỳ vọng sẽ thu lời nhiều từ việc chăm sóc xe cộ của mình, vì xe hơi chạy điện không cần thay dầu và các hình thức bảo dưỡng khác như xe hơi truyền thống. Mô hình bán hàng trực tiếp
mà Tesla theo đuổi chẳng khác nào sự sỉ nhục lớn với các đại lý buôn bán xe vốn đã quen mặc cả với khách hàng và kiếm lời từ phí bảo dưỡng cắt cổ. Các trạm sạc điện của Tesla nay đã chạy dọc nhiều tuyến quốc lộ chính tại Mỹ, châu Âu và châu Á, có thể bổ sung năng lượng cho hàng trăm cây số chạy tiếp vào bộ pin cường tráng của chiếc xe trong khoảng 20 phút. Các trạm mệnh danh siêu nạp này hoạt động nhờ năng lượng Mặt Trời, và Tesla chẳng tốn xu nào để nạp lại. Trong khi phần lớn cơ sở hạ tầng của nước Mỹ xuống cấp, thì Musk lại đang xây dựng một hệ thống vận tải từ điểm đầu đến điểm cuối cho tương lai, cho phép nước Mỹ “nhảy cóc” trước phần còn lại của thế giới. Tầm nhìn và cách thực thi (mới đây) của Musk đã tập hợp những gì tinh túy nhất từ Henry Ford và John D. Rockefeller.
Với SolarCity, Musk đã cấp vốn cho công ty lắp đặt và tài chính lớn nhất chuyên về tấm pin Mặt Trời dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Musk đã góp phần đề ra ý tưởng cho SolarCity và giữ vai trò chủ tịch, trong khi các anh em họ của anh, Lyndon và Peter, phụ trách điều hành công ty. SolarCity đã giảm chi phí cho hàng tá thiết bị, và bản thân nó cũng trở thành một tiện ích to lớn. Trong giai đoạn các doanh nghiệp công nghệ sạch lần lượt phá sản với tần suất đáng báo động, thì Musk lại thành lập hai công ty công nghệ sạch thành công nhất thế giới. Đế chế nhà máy Musk Co. với hàng chục nghìn công nhân đã hoàn thành tốt phần sự trong tiến trình trên, và biến Musk thành một trong những người giàu nhất thế giới với tổng tài sản vào khoảng 10 tỷ đô-la.
Chuyến ghé thăm Xứ Musk đã hé lộ cho tôi đôi chút về cái cách mà Musk đạt được tất cả những thành tựu đó. Tuy bài phát biểu “đưa người lên Hỏa tinh” có thể khiến một số người nghe có cảm giác bị đùa cợt, nhưng lại giúp Musk có được một lời kêu gọi độc đáo cho các công ty của anh. Nó chính là mục tiêu then chốt từ đó tạo nên nguyên lý thống nhất tất cả những gì anh thực hiện. Nhân viên của cả ba công ty đều ý thức rõ điều này, và biết rằng họ đang cố gắng chinh phục những điều không thể từ ngày này sang ngày khác. Khi Musk đặt ra các mục tiêu thiếu thực tế, hành hạ nhân viên bằng lời nói và dẫn họ đến cốt lõi vấn đề, họ sẽ hiểu ở chừng mực nào đó rằng đây chính là một phần của kế hoạch chinh phục Hỏa tinh. Một số nhân viên quý anh vì điều này. Những người khác ghét cay ghét đắng, nhưng vẫn dành sự kính nể và trung thành đến khó hiểu cho nỗ lực và sứ mệnh của anh. Yếu tố mà không ít doanh nhân tại Thung lũng Silicon còn thiếu, nhưng Musk
lại hình thành được, chính là một thế giới quan đầy ý nghĩa. Anh là một thiên tài luôn bị ám ảnh bởi sứ mệnh vinh quang nhất mà ai đó từng ba hoa. Anh không phải là một CEO chạy theo tiền tài, mà giống với một vị tướng thống lĩnh đoàn quân đi đến thắng lợi. Trong khi Mark Zuckerberg giúp bạn chia sẻ hình chụp bé yêu của mình, thì Musk lại muốn... umm... cứu nhân loại thoát khỏi sự tự đày ải hay tai họa hủy diệt bất thường.
Musk đã tự tạo cho mình một cuộc sống ngược đời nhằm duy trì tất cả những nỗ lực trên. Một tuần bình thường của anh sẽ bắt đầu trong căn biệt thự tại Bel Air. Vào thứ Hai, anh thường làm việc cả ngày tại SpaceX. Sang thứ Ba, anh bắt đầu tại SpaceX, rồi nhảy lên máy bay riêng và đáp xuống Thung lũng Silicon. Anh dành thêm hai ngày làm việc tại Tesla, với văn phòng đặt tại Palo Alto và nhà máy tại Fremont. Do không có nhà riêng tại Bắc California, Musk đành lưu lại khách sạn xa hoa Rosewood hoặc ở nhờ nhà bạn bè. Để sắp xếp một buổi tối ở nhà bạn, trợ lý của Musk sẽ gửi một email với nội dung, “Còn phòng cho một người không?” và nếu người bạn trả lời, “Còn,” Musk sẽ xuất hiện trước cửa lúc đêm muộn. Anh thường nghỉ tại phòng dành cho khách, nhưng cũng từng bị bắt gặp nằm vật trên ghế bành sau khi xả hơi với game điện tử. Sau đó, anh sẽ trở về Los Angeles và SpaceX vào thứ Năm. Anh chia sẻ quyền giám hộ năm cậu con trai nhỏ - một cặp sinh đôi và ba đứa sinh ba - với người vợ cũ Justine và chăm nom chúng bốn ngày mỗi tuần. Hằng năm, Musk lập bảng kê chi tiết thời gian bay mỗi tuần để nắm được anh đang mất kiểm soát mọi thứ ra sao. Khi được hỏi làm thế nào anh sống nổi với thời gian biểu đó, Musk đáp, “Tôi có một tuổi thơ khốn khó, nên điều đó có lẽ đã giúp ích.”
Trong một lần ghé thăm Xứ Musk, anh đã phải rút ngắn cuộc phỏng vấn của chúng tôi trước khi bay thẳng sang hội trại tại Công viên Quốc gia hồ Crater, Oregon. Khi ấy đã là 8 giờ tối thứ Sáu, nên Musk phải nhanh chóng dẫn các con anh và nhóm giữ trẻ vào chuyên cơ riêng, sau khi hạ cánh các tài xế xe hơi lại tiếp tục đưa anh đến chỗ nhóm bạn tại khu cắm trại; sau đó, bạn bè Musk sẽ giúp đoàn của anh dỡ đồ đạc và kết thúc chuyến đi giữa đêm tối như mực. Sẽ có chút thời gian leo núi vào cuối tuần. Rồi chuyến đi thư giãn cũng kết thúc. Musk lại cùng các con quay vế Los Angeles vào chiều Chủ nhật. Tối đó, anh tiếp tục đáp xuống New York một mình. Ngủ. Tham gia các cuộc trò chuyện (talk show) vào sáng thứ Hai. Vài cuộc họp. Email. Ngủ. Sáng thứ Ba bay về Los Angeles. Làm việc tại SpaceX. Chiều
lại bay sang San Jose, ghé qua nhà máy Tesla Motors. Bay đến Washington, D.c ngay đêm hôm đó để diện kiến Tổng thống Obama. Bay về Los Angeles đêm thứ Tư. Dành hai ngày làm việc tại SpaceX. Rồi đến tham dự một hội nghị cuối tuần do Eric Schmidt, Chủ tịch Google tổ chức tại Yellowstone. Lúc này, Musk vừa ly hôn với người vợ thứ hai của anh, nữ diễn viên Talulah Riley, và đang cố cân nhắc xem liêu anh có thể dung hòa cuộc sống cá nhân với tất cả những việc này không. “Tôi cho rằng mình đang phân bổ thời gian khá ổn cho việc kinh doanh và bọn trẻ,” Musk tâm sự. “Nhưng tôi vẫn muốn dành thêm thì giờ để hẹn hò. Tôi muốn tìm một cô bạn gái. Đó là lý do tôi cần ngắt thêm một ít thời gian nữa trong quỹ thời gian cho việc này. Tôi nghĩ có thể là thêm năm hoặc mười - phụ nữ cần bao nhiêu thời gian một tuần? Có thể là mười tiếng? Đó là tối thiểu? Tôi không biết.”
Musk hiếm khi có thời gian để thư giãn, nhưng nếu có, đó sẽ là những dịp lễ hội đình đám như thể anh đang sống hết phần đời còn lại của mình cho chúng vậy. Vào dịp sinh nhật thứ 30, Musk đã thuê một tòa lâu đài kiểu Anh cho khoảng 20 người. Từ 2 giờ đến 6 giờ sáng, họ chơi trò trốn tìm biến thể có tên là “cá mòi”, trong đó một người phải chạy đi trốn và tất cả những người khác sẽ đi tìm anh ta. Trong một buổi tiệc khác tổ chức tại Paris, Musk, em trai và các anh em họ của anh chợt tỉnh giấc giữa đêm và quyết định đạp xe quanh thành phố đến tận 6 giờ sáng. Họ ngủ cả ngày rồi bắt tàu tốc hành Orient vào buổi tối. Một lần nữa, họ lại thức trắng đêm. Nhóm Lucent Dossier Experience - một nhóm các nghệ sĩ trình diễn tiên phong - cũng có mặt trên chuyến tàu sang trọng đó, biểu diễn xem chỉ tay và nhào lộn. Khi tàu đến ga Venice ngày hôm sau, gia đình Musk dùng bữa tối và dạo chơi quanh sân trong khách sạn của họ - từ đây có thể nhìn ra Kênh đào Grand - đến 9 giờ sáng. Musk cũng rất yêu thích tiệc hóa trang, có lần đã đóng bộ như một hiệp sĩ rồi dùng cán ô đọ kiếm với một gã lùn trong trang phục Darth Vader18.
Trong dịp sinh nhật gần nhất, Musk mời 50 người đến một tòa lâu đài - hay có vẻ giống lầu dài theo cách hiểu của người Mỹ - tại Tarrytown, New York. Buổi tiệc này mang chủ để máy hơi nước viễn tưởng kiểu Nhật Bản, thứ văn hóa vốn chỉ có trong giấc mơ lãng mạn của những kẻ đam mê khoa học viễn tưởng -kết hợp giữa áo nịt, đổ da với lòng sùng bái máy móc. Musk chọn trang phục của một samurai.
Chương trình buổi tiệc còn bao gồm phần trình diễn của The Mikado, một đoàn hát opera theo phong cách hoạt hình thời nữ hoàng Victoria do Gilbert và Sullivan thành lập tại Nhật Bản, có một nhà hát lớn tại trung tâm thành phố. “Tôi không nghĩ người Mỹ hiểu được nó,” Riley cho biết; Musk đã tái hợp với cô sau khi kế hoạch hẹn hò 10 giờ/tuần của anh thất bại. Những người Mỹ và tất cả quan khách lại thích thú với sự kiện sau đó. Khi trở lại lâu đài, Musk đeo vải bịt mắt, bị đẩy lên quay lưng vào tường, mỗi tay cầm một chùm bong bóng và thêm một quả nữa kẹp giữa hai chân. Sau đó, nghệ sĩ phóng dao bắt đầu phần việc của mình. “Tôi đã gặp anh ta trước đó, nhưng vẫn lo rằng có lẽ mình nên cho anh ta nghỉ một ngày,” Musk thú nhận. “Tôi vẫn nghĩ anh ta có thể ném trúng một bên bi của tôi, chứ không đến nỗi trúng cả hai.” Người xem sửng sốt và khiếp hãi thay cho sự an toàn của Musk. “Quả là kỳ quái,” Bill Lee, nhà đầu tư công nghệ và là một trong số bạn bè tốt của Musk, cho biết. “Nhưng Elon tin vào khoa học của vạn vật.” Một tay vật sumo hàng đầu thế giới cũng góp mặt tại buổi tiệc, mang theo vài anh chàng đồng hương. Sới vật đã được chuẩn bị sân trong lâu đài, và Musk mặt đối mặt với nhà vô địch. “Anh ta nặng đến 159 kí, bắp thịt không thể đong đưa,” Musk kể lại. “Lúc ấy adrenaline trong tôi đang dâng trào và tôi nhấc bổng được anh ta khỏi mặt đất. Anh ta để tôi thắng vòng đầu rồi sau đó hạ gục tôi. Tôi nghĩ lưng mình đến nay vẫn còn ê ẩm.”
Riley bắt đầu có ý định biến các kiểu tiệc tùng này của Musk thành một thứ nghệ thuật. Cô gặp lại Musk vào năm 2008, khi các công ty của anh đang sụp đổ. Cô chứng kiến anh đánh mất toàn bộ cơ đồ và bị báo chí nhạo báng. Cô hiểu rằng vết nọc của những năm tháng đó sẽ còn mãi và hợp chung với những đau thương khác trong đời Musk — bi kịch khi mất đi một đứa con còn ẵm ngửa, cùng một tuổi thơ lớn lên trong thô bạo tại Nam Phi - tạo thành một tâm hồn bị giày vò. Riley đã không quản ngại đường xa, cốt chỉ muốn biết chắc Musk đã thoát khỏi công việc; và chính nghĩa cử này đã khiến anh cảm thấy mình hồi phục, nếu không muốn nói là được chữa lành. “Tôi cố nghĩ đến những trò vui mà anh ấy chưa được tận hưởng trước đây tại những nơi anh ấy có thể thư giãn,” Riley nói. “Chúng tôi giờ đây đang cố gắng bù đắp cho tuổi thơ khốn khó của anh ấy.”
Bất chấp nỗ lực chân thành của Riley, kế hoạch của cô đã không thành công hoàn toàn. Không lâu sau buổi tiệc Sumo, tôi bắt gặp Musk đang làm việc tại trụ sở của Tesla ở Palo Alto. Hôm đó là thứ Bảy, nhưng bãi đỗ đã đầy xe.
Trong các văn phòng của Tesla, hàng trăm thanh niên đang tích cực làm việc - một số đang thiết kế các bộ phận xe hơi trên máy tính, trong khi số khác tiến hành các thí nghiệm với thiết bị điện tử tại bàn làm việc. Cứ vài phút, tràng cười ha hả của Musk lại cất lên và lan khắp tầng lầu. Khi Musk bước vào phòng họp nơi tôi đang ngồi chờ, tôi mới thực sự ấn tượng trước cảnh nhiều người hăng hái làm việc vào thứ Bảy. Nhưng Musk lại nhìn cảnh tượng đó dưới một góc độ khác, khi phàn nàn rằng ngày càng có ít người chịu làm việc muộn vào cuối tuần. “Chúng tôi đang ngày càng yếu đi,” Musk đáp. “Tôi suýt nữa phải thông báo điều này trên email. Chết tiệt, chúng tôi đang yếu đi.” (Một cảnh báo nhỏ: Sẽ có rất nhiều từ “chết tiệt” xuất hiện trong cuốn sách này. Musk thích nó, và đa số mọi người trong nhóm nòng cốt của anh cũng thế.)
Kiểu tuyên bố này dường như khá khớp với ấn tượng của chúng tôi về những nhân vật nhìn xa trông rộng khác. Không khó để hình dung ra cảnh Howard Hughes và Steve Jobs đày đọa nhân viên của họ theo cách tương tự. Xây dựng nên mọi thứ — đặc biệt là những thứ to tát - là một nhiệm vụ phức tạp. Trong hai thập kỷ dành ra để xây dựng các công ty, Musk đã bỏ lại phía sau một hàng dài những kẻ ngưỡng mộ lẫn khinh miệt anh. Trong quá trình viết bài của tôi, những người này đã xếp hàng để kể với tôi những gì họ biết về Musk, cùng nhiều chi tiết kinh hồn về cách anh và các doanh nghiệp của anh hoạt động.
Các bữa tối với Musk và những chuyến ghé thăm Xứ Musk định kỳ của tôi đã hé lộ nhiều sự thật khác hẳn về người đàn ông này. Anh dự định sẽ làm nên một thành tựu và tiềm năng vượt trội so với tất cả những gì Hughes hoặc Jobs đã tạo ra. Musk đã chọn các ngành công nghiệp mà nước Mỹ có vẻ đã từ bỏ, như hàng không vũ trụ và xe hơi, và tái tạo chúng thành thứ gì đó mới mẻ đến không tưởng. Trọng tâm của tiến trình chuyển đổi này chính là kỹ năng viết phần mềm của Musk cùng năng lực áp dụng chúng vào các cỗ máy. Anh đã kết hợp nguyên tử với các bit dữ liệu theo những cách mà không ai cho là khả thi, và đạt được những thành quả ngoạn mục. Quả thực, Musk chưa từng đạt số lượng người đặt mua kỷ lục với một chiếc iPhone hay chạm mốc hơn 1 tỷ người dùng như Facebook. Hiện tại, anh vẫn đang chế tạo đồ chơi cho người giàu, và đế chế đang lớn mạnh của anh có thể sẽ trở thành một tên lửa nổ tung hoặc sự hồi tưởng về một Tesla hùng mạnh sau khi sụp đổ. Nhưng mặt khác, các công ty của Musk đã bỏ xa những kẻ
gièm pha lắm lời hết mức có thể, và lời cam kết về tương lai sắp đến đã tôi luyện cảm xúc lạc quan của họ trong suốt những thời điểm yếu đuối nhất. “Với tôi, Elon là một tấm gương sáng để Thung lũng Silicon dõi theo và tự làm mới mình, cũng như trở nên thức thời hơn thay vì cứ chạy theo các đợt IPO gấp rút và tập trung tạo ra những sản phẩm có lãi,” Edward Jung, kỹ sư phần mềm kiêm nhà phát minh nổi tiếng, nói. “Nhiệm vụ đó rất quan trọng, nhưng chưa đủ. Chúng tôi còn phải xem xét các mô hình thực thi khác mang tính dài hạn hơn về bản chất, trong bối cảnh công nghệ đang ngày càng hợp nhất.” Sự hợp nhất mà Jung đề cập - tức sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa phần mềm, điện tử, vật liệu tiên tiến và năng lực tính toán - có vẻ như là biệt tài của Musk. Chỉ với một cái nheo mắt nhẹ, có vẻ như Musk có thể vận dụng các kỹ năng của mình để mở ra con đường hướng tới một thời đại của các loại máy móc khó tin và những giấc mơ khoa học viễn tưởng trở thành sự thật.
Vì lẽ đó, Musk giống với một Thomas Edison thứ hai hơn là Howard Hughes. Anh là một nhà phát minh, một doanh nhân lừng lẫy, một nhà công nghiệp có khả năng nắm bắt những ý tưởng lớn và biến chúng thành các sản phẩm quan trọng. Anh đã thuê hàng nghìn nhân công luyện kim tại các nhà máy ở Mỹ, trong khi không ít người nghĩ đó là điều bất khả thi. Sinh ra tại Nam Phi, nhưng giờ đây Musk đã có phong thái của một nhà công nghiệp cách tân nhất, một tư tưởng gia xuất chúng nhất nước Mỹ và cũng là người có triển vọng nhất để đưa Thung lũng Silicon đến với một hành trình tham vọng hơn. Nhờ có Musk mà trong mười năm tới, người dân Mỹ có thể thức giấc và ngắm nhìn con đường cao tốc hiện đại nhất thế giới: Một hệ thống giao thông được vận hành bởi hàng nghìn trạm sạc năng lượng Mặt Trời và những chiếc xe hơi điện qua lại trên đó. Khi ấy, rất có thể SpaceX đang phóng tên lửa mỗi ngày, vận chuyển người và mọi thứ đến hàng chục môi trường sống mới và chuẩn bị cho những chuyến du hành xa hơn đến Hỏa tinh. Rất khó đạt được tất cả những bước tiến trên cùng một lúc, nhưng có lẽ chúng sẽ là hiển nhiên nếu Musk có thể đơn giản mua được thời gian đủ để thực hiện. Như vợ cũ Justine của anh từng nói, “Anh ấy làm những gì mình muốn và nỗ lực không ngừng nghỉ. Đó là thế giới của Elon, và tất cả chúng ta sống trong thế giới ấy.”
Chương 2 : Châu Phi
Năm 1984, công chúng lần đầu tiên biết đến Elon Reeve Musk. Ấn phẩm thương mại của tờ PC and Office Technology tại Nam Phi đã cho đăng mã nguồn của một game điện tử do Musk thiết kế. Với tên gọi Blastar, game không gian lấy-cảm-hứng-từ-khoa-học-viễn-tưởng này cần 167 dòng lệnh để chạy. Thời đó, những người sử dụng máy tính đời đầu phải tự gõ các dòng lệnh để những chiếc máy của họ xử lý nhiều thứ. Trong bối cảnh đó, game của Musk không rực sáng như một kỳ quan khoa học máy tính, nhưng nó thật sự vượt trội hơn hẳn những thứ mà những người 13 tuổi tạo dựng được khi ấy. Nhờ xuất hiện trên trang bìa tạp chí, Musk đã thu được 500 đô la và để lại vài gợi ý ban đầu về tính cách của anh. Bài viết về Blastar chiếm trọn trang 69 của tạp chí cho biết thiếu niên này muốn được biết đến với cái tên rất kêu: E. R. Musk — tác giả khoa học viễn tưởng, và anh đã nhìn thấy viễn cảnh của những cuộc chinh phục vĩ đại nhảy múa trong tâm trí mình. Dòng chú giải vắn tắt viết, “Trong game này bạn phải tiêu diệt chiếc tàu không gian của người ngoài hành tinh, trong đó chở theo Bom Khinh khí và Máy bắn Tia Trạng thái chết người. Game sử dụng hình ảnh chuyển động và quái vật rất sinh động; vì lẽ đó, đây là một tin tức đáng quan tâm.” (Theo bài viết này, ngay đến Internet cũng chẳng biết “Máy bắn Tia Trạng thái” nghĩa là gì.)
Một cậu bé mơ mộng về không gian và cuộc chiến giữa thiện và ác đã là cái gì đó đáng kinh ngạc. Nhưng một cậu bé suy nghĩ nghiêm túc về những mơ tưởng đó lại càng khác thường hơn. Đó chính là trường hợp của chàng thiếu niên Elon Musk. Ngay từ giữa những năm tuổi teen, Musk đã hòa hợp hiện
thực và mơ mộng trong tâm trí mình đến mức khó có thể tách rời. Musk dần xem vận mệnh của con người trong không gian như một bổn phận cá nhân. Nếu điều đó đồng nghĩa anh phải theo đuổi công nghệ năng lượng sạch hay chế tạo những con tàu không gian để mở rộng tầm với của loài người, thì anh sẽ làm thể. Musk sẽ tìm cách khiến những điều đó xảy ra. “Có lẽ thuở nhỏ tôi đã đọc quá nhiều truyện tranh,” Musk cho biết. “Trong truyện tranh, dường như lúc nào cũng có người cố gắng giải cứu thế giới. Dường như lúc
nào cũng có người cố biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, vì điều ngược lại chẳng có ý nghĩa gì cả.”
Đến khoảng năm 14 tuổi, Musk rơi vào khủng hoảng của tuổi mới lớn. Anh cố gắng đối phó với nó như bao thiếu niên tài ba khác vẫn làm, và chuyển sang nghiên cứu tài liệu về tôn giáo và triết học. Musk để ra một số tư tưởng, và ít nhiều anh đã quay lại xuất phát điểm khi chịu ảnh hưởng của khoa học viễn tưởng từ một trong những cuốn sách ảnh hưởng nhất đến cuộc đời anh: Cẩm nang chu du thiên hà của kẻ quá giang của Douglas Adams. “Ông ấy chỉ ra rằng một trong những nhiệm vụ thực sự khó khăn chính là nhận ra mình cần đặt câu hỏi gì,” Musk nói. “Một khi anh tìm đúng câu hỏi, câu trả lời sau đó sẽ khá dễ dàng. Tôi đã đi đến kết luận rằng chúng ta thực sự nên đặt tham vọng mở rộng phạm vi và trình độ nhận thức của con người nhằm hiểu rõ hơn những câu hỏi cần đặt ra.” Sau đó, chàng thiếu niên Musk đã rút ra một tuyên ngôn sứ mệnh cực logic của mình, “Điều duy nhất có ý nghĩa chính là phấn đấu vì một sự khai sáng chung lớn lao hơn.”
Rất dễ nhận ra một số căn cứ dẫn đến quyết định tìm kiếm mục tiêu của Musk. Anh sinh năm 1971 và lớn lên tại B.Pretoria, một thành phố lớn miền Đông Bắc Nam Phi, cách Johannesburg19 một giờ xe chạy. Bóng ma của nạn phân biệt chủng tộc (apartheid) cứ lảng vảng bên anh suốt thời thơ ấu, thời điểm Nam Phi luôn trong tình trạng căng thẳng và bạo lực sôi sục. Người da đen xung đột với người da trắng, và với cả người da đen của những bộ tộc khác. Musk vừa tròn năm tuổi chỉ ít ngày sau khi cuộc nổi dậy Soweto20 diễn ra, với hàng trăm sinh viên da đen thiệt mạng do chống lại các sắc lệnh của chính phủ da trắng. Suốt hàng năm trời, Nam Phi phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt do những quốc gia khác áp đặt bởi chính sách phân biệt chủng tộc. Thời điểm đó, Musk đã có cơ may được chu du nước ngoài từ bé, được nếm trải cách nhìn của người ngoài cuộc đối với Nam Phi.
Những điều tác động hơn cả đến tính cách của Musk chính là thứ văn hóa thịnh hành của người Nam Phi da trắng gốc Âu tại Pretoria và các vùng lân cận. Họ tôn vinh cách hành xử trượng nghĩa và kính trọng những đấng nam nhi cứng cội. Tuy Musk được hưởng đặc quyền ở một mức độ nhất định, nhưng anh lại sống như kẻ ngoài cuộc, luôn giữ nguyên tính cách và những khuynh hướng lập dị của mình chống lại các quan điểm thịnh hành thời ấy.
Quan niệm của anh rằng thế giới đã lệch lạc ở khía cạnh nào đó liên tục được củng cố, và Musk, gần như ngay từ những năm đầu đời, đã vạch đường thoát khỏi môi trường xung quanh và mơ về một nơi chốn cho phép cá tính và ước mơ của anh nảy nở. Anh quan sát nước Mỹ ở hình thái nguyên bản nhất của nó, như một mảnh đất đầy cơ hội và là sân khấu có khả năng hiện thực hóa cao nhất những mơ ước của anh. Đó chính là hành trình biến một cậu bé Nam Phi cô độc, rụt rè, luôn nói về sứ mệnh theo đuổi “sự khai sáng chung” với lòng chân thành hết mực, trở thành nhà công nghiệp ưa mạo hiểm nhất của Mỹ.
Cuối cùng, Musk đã đặt chân đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ở tuổi đôi mươi, đánh dấu chuyến trở về với cội nguồn tổ tiên. Gia phả của anh cho thấy những tiền nhân từng mang họ Đức gốc Thụy Sĩ Haldeman - thuộc về họ ngoại của gia tộc Musk — đã rời châu Âu đến New York trong Chiến tranh Cách mạng. Từ New York, họ tỏa khắp các thảo nguyên vùng Trung Tây — các bang Illinois và Minnesota. “Có vẻ như chúng tôi đã chiến đấu cho cả hai phe trong cuộc Nội chiến, và từng là một gia đình nông dân,” Scott Haldeman, cậu ruột của Elon và cũng là người viết sử không chính thức của gia tộc Musk, cho biết.
Suốt thời thơ ấu, bọn trẻ luôn trêu chọc Musk vì cái tên khác thường của anh. Tên Elon của anh được lấy từ người cụ cố John Elon Haldeman - sinh năm 1872 và lớn lên tại Illinois, trước khi chuyển đến Minnesota. Ở đó cụ gặp Almeda Jane Norman, người vợ kém cụ năm tuổi. Đến năm 1902, hai vợ chồng yên bề gia thất trong một ngôi nhà gỗ tại thị trấn Pequot, trung tâm Minnesota và hạ sinh người con trai Joshua Norman Haldeman, ông ngoại của Musk. Khi trưởng thành, ông trở thành một nhân vật kỳ quặc nhưng xuất chúng, và cũng là hình mẫu cho Musk.21
Joshua Norman Haldeman được mô tả như một cậu trai cường tráng và tự lập. Năm 1907, gia đình ông chuyển đến thảo nguyên Saskatchewan22; cha ông mất sau đó không lâu khi Joshua chỉ mới bảy tuổi, khiến cậu bé phải sớm phụ giúp gia đình. Ông gắn bó với miền đồng cỏ rộng lớn và tập cưỡi ngựa hoang, quyền anh và đấu vật. Ông chuyên huấn luyện ngựa cho các điền chủ trong vùng, thường tự làm mình bị thương và là một trong những người tổ chức cuộc thi rodeo23 đầu tiên tại Canada. Trong các bức ảnh gia
đình, Joshua thường mặc một chiếc quần da sặc sỡ, trình diễn kỹ xảo tung thòng lọng của mình. Đến tuổi thiếu niên, Haldeman rời nhà để theo học ngành Nắn xương khớp tại Trường Palmer, Iowa, rồi trở về Saskatchewan làm chủ trang trại.
Khi cơn suy thoái kinh tế ập đến vào thập niên 1930, Haldeman lâm vào khủng hoảng tài chính. Ông không đủ sức duy trì các khoản vay ngân hàng để mua trang thiết bị, và 5 nghìn mẫu Anh đất đai đã bị tước đi. “Kể từ đó, cha tôi không còn tin tưởng ở ngân hàng hay muốn nắm giữ tiền bạc nữa,” Scott Haldeman — người nhận bằng bác sĩ nắn xương tại ngôi trường nơi cha ông theo học, và trở thành một trong những chuyên gia về bệnh cột sống hàng đầu thế giới - cho biết. Sau khi để mất trang trại vào khoảng năm 1934, Haldeman sống cuộc đời du cư, một tình cảnh mà cháu trai ông đã tái hiện ở Canada những thập kỷ sau đó. Với chiều cao đến mét chín, ổng xin làm những công việc lặt vặt như công nhân xây dựng hay người biểu diễn rodeo trước khi ổn định với nghề nắn xương khớp.
Năm 1948, Haldeman kết hôn với Winnifred Josephine Fletcher (còn gọi là Wyn), một vũ sư người Canada, và mở một phòng mạch nắn xương khớp rất phát đạt. Trong cùng năm đó, gia đình - vốn đã có một trai một gái - tiếp tục chào đón cặp chị em sinh đôi Kaye và Maye (tức mẹ của Musk). Bọn trẻ sống trong một căn hộ ba tầng và rộng đến 20 phòng, trong đó có một phòng tập nhảy để Wyn tiếp tục huấn luyện học viên. Trong lúc tìm kiếm điều gì đó mới mẻ để làm, Haldeman đã chọn thú vui bay lượn và mua một chiếc phi cơ riêng. Gia đình ông bị mang tiếng vì người ta nghe đâu Haldeman và vợ ông thường nhét con cái vào chiếc máy bay một động cơ và lao vào những cuộc du ngoạn trên khắp Bắc Mỹ. Haldeman cũng thường xuyên xuất hiện trong các cuộc họp chính trị hoặc hẹn nắn xương khớp ngay trên máy bay, và sau này đã cùng vợ viết một quyển sách nhan đề The Flying Haldemans: Pity the Poor Private Pilot (Nhà Haldeman bay: Đáng thương thay người phi công tư).
Năm 1950, khi dường như đã có mọi thứ trong tay, Haldeman lại quyết định ném đi tất cả. Vị chính trị gia kiêm bác sĩ này từ lâu đã luôn lên tiếng chống lại hành động can thiệp của chính phủ đối với cuộc sống của người dân, và cho rằng thể chế quan liêu ở Canada quá nhũng nhiễu. Là người cấm tiệt trò văng tục, hút thuốc, Coca-Cola và bột mì tinh luyện ở nhà mình, Haldeman
tin rằng phẩm chất đạo đức của người Canada đã bắt đầu tha hóa. Haldeman cũng có một khát khao phiêu lưu vô tận. Thế nên chỉ trong vài tháng, gia đình ông đã bán nhà, phòng tập nhảy cùng phòng mạch nắn xương khớp và quyết định chuyển đến Nam Phi - đất nước Haldeman chưa từng đặt chân đến. Scott Haldeman còn nhớ ông đã giúp cha mình tháo rời chiếc máy bay Bellanca Cruisair (đời 1948) của gia đình và xếp vào thùng gỗ trước khi chuyển nó đến châu Phi. Khi đến Nam Phi, cả gia đình đã ráp lại chiếc máy bay và dùng nó lùng sục khắp đất nước để tìm một nơi an cư tốt đẹp; cuối cùng, họ dừng chân tại Pretoria, nơi Haldeman lập một phòng nắn xương khớp mới.
Có vẻ như tinh thần phiêu lưu của gia đình Haldeman không có giới hạn. Năm 1952, Joshua và Wyn đã thực hiện chuyển hành trình hơn 35 nghìn km bằng máy bay của họ, bay qua châu Phi tới Scotland và Na Uy. Wyn giữ vai trò hoa tiêu, và tuy không có bằng phi công, vẫn thỉnh thoảng kiêm luôn nhiệm vụ lái máy bay. Năm 1954, hai vợ chồng đâu đưa nỗ lực của họ đến đỉnh cao, khi bay hơn 48 nghìn km đến nước Úc rồi quay về. Báo chí đưa tin về chuyến hành trình của họ, và tin rằng họ là cặp phi công tư nhân duy nhất từng bay từ châu Phi đến châu Úc trên một chiếc máy bay một động cơ.24
Khi không mải bay lượn, nhà Haldeman lại tìm đến những miền đồng cỏ xa xôi, thực hiện những chuyến thám hiểm vĩ đại suốt cả tháng trời để tìm kiếm Thành phố Thất lạc trên Sa mạc Kalahari25 - một thành phố được cho là bị bỏ hoang ở phía nam châu Phi. Trong bức ảnh gia đình chụp một chuyến du ngoạn như thế là cảnh năm đứa trẻ đang ở giữa đồng cỏ châu Phi. Chúng vây quanh một chiếc ấm kim loại lớn được đun nóng trên than hồng lửa trại, ngồi trên ghế xếp, bắt chéo chân và đọc sách với vẻ thư thái. Phía sau là chiếc Bellanca màu đỏ ruby, một chiếc lều và một chiếc xe hơi. Nhưng khung cảnh thanh bình đó không nói lên được chuyến hành trình nguy hiểm ra sao. Trong một sự cố, chiếc xe tải của gia đình đã đâm vào gốc cây, khiến thanh cản trước xuyên vào bộ tản nhiệt. Mắc kẹt giữa nơi vô định mà không có phương tiện liên lạc nào, Joshua phải dành ba ngày trời để sửa xe, trong khi các thành viên còn lại săn tìm thức ăn. Có những lúc, linh cẩu và báo đốm vây quanh đống lửa trại suốt đêm; và một buổi sáng, cả gia đình thức giấc, chợt thấy một con sư tử chỉ cách bàn ăn của họ chừng
một mét. Joshua vớ ngay lấy thứ đầu tiên ông tìm được - một chiếc đèn ngủ - khua liên hồi, và bảo nó hãy đi đi. Và nó đã bỏ đi.26
Vợ chồng Haldeman áp dụng phương pháp “không can thiệp” trong nuôi dạy con cái, và mở rộng sang các thế hệ sau tới tận Musk. Bọn trẻ không bao giờ bị trừng phạt, vì Joshua tin chúng sẽ tự biết cách cư xử sao cho đúng đắn. Khi bố mẹ mải mê với những chuyến bay hoành tráng, họ để bọn trẻ ở nhà. Scott Haldeman không nhớ nổi cha của ông có từng ghé qua trường ông lần nào không, dù ông là đội trưởng đội rugby (bóng bầu dục Anh) kiêm lớp trưởng. “Với ông, tất cả những điều đó đều đã định trước,” Scott Haldeman tâm sự, “Chúng tôi được để mặc với cảm giác rằng mình có thể làm bất cứ điều gì. Chỉ cần ra quyết định và hành động. Vì lẽ đó, cha tôi hẳn sẽ rất tự hào về Elon.”
Haldeman mất năm 1974 ở tuổi 72. Khi đó, ông đang hạ cánh trên chiếc phi cơ của mình và không nhìn thấy sợi dây điện mắc giữa hai cây cột. Sợi dây vướng vào bánh máy bay và làm nó lật nhào, còn Haldeman bị gãy cổ. Elon
khi ấy chỉ mới chập chững tập đi. Nhưng suốt thời thơ ấu, Elon đã nghe kể nhiều câu chuyện về các chiến tích của ông ngoại anh, và ngồi xem mê mệt vô số bức ảnh chiếu lại những chuyến viễn du và hành trình của ông trên miền đồng cỏ. “Bà tôi kể lại rằng họ đã có vài lần suýt chết trong những chuyến đi của mình,” Musk nói. “Họ cứ thế bay mà hoàn toàn không có thiết bị gì - kể cả radio liên lạc; họ chỉ có bản đồ đường bộ thay cho bản đồ hàng không, trong đó một số cái thậm chí còn không chính xác. Ông tôi có niềm khao khát thám hiểm, khám phá và làm những điều điên rồ.” Elon tin rằng khả năng chịu đựng rủi ro khác thường của anh có thể đã thừa hưởng trực tiếp từ người ông của mình. Nhiều năm sau khi xem loạt ảnh chiếu cuối cùng, Elon đã cố gắng tìm và mua được một chiếc phi cơ Bellanca màu đỏ, nhưng lại không có chỗ chứa nó.
Maye Musk, mẹ của Elon, lớn lên cùng với sự tôn sùng đối với cha mẹ bà. Khi còn trẻ, bà từng bị xem là con mọt sách. Bà thích môn toán và khoa học, luôn làm tốt các bài tập. Tuy nhiên đến năm 15 tuổi, mọi người mới chú ý đến một số phẩm chất khác của bà. Maye tuyệt đẹp. Ngoài dáng người cao và mái tóc màu vàng sẫm, Maye còn có gò má cao và những nét góc cạnh giúp bà nổi bật ở bất kỳ đâu. Một người bạn của gia đình mở một trường đào tạo người mẫu, và Maye đã đăng ký vài khóa. Cứ đến cuối tuần,
bà lại khoe dáng trên sàn diễn, chụp ảnh cho tạp chí và thỉnh thoảng xuất hiện tại nhà riêng của thống đốc hoặc đại sứ nhân một sự kiện nào đó, cũng như lọt vào vòng chung kết của cuộc thi Hoa hậu Nam Phi. (Maye tiếp tục sự nghiệp người mẫu đến khi ngoài 60, xuất hiện trên trang bìa các tạp chí như New York hay Elle và trong các video ca nhạc của Beyoncé).
Maye và Errol Musk, cha Elon, cùng lớn lên như hàng xóm của nhau. Họ gặp nhau lần đầu khi Maye, sinh năm 1948, tròn 11 tuổi. Là một cậu trai lạnh lùng, nhưng Errol lại phải lòng cô mọt sách như Maye suốt nhiều năm. “Ông ấy rơi vào lưới tình vì yêu đôi chân và hàm răng của tôi,” Maye nói. Cả hai cứ hẹn hò rồi lại chia tay suốt thời đại học. Và theo lời Maye, Errol đã phải cầu hôn bà hết lần này đến lần khác suốt bảy năm ròng, mong mỏi được nắm tay Maye trong lễ cưới, và sau cùng đã bẻ gãy ý chí của bà. “Ông ấy không bao giờ ngừng cầu hôn,” bà cho biết.
Hôn nhân của họ đã gặp rắc rối ngay từ ban đầu. Maye có bầu trong tuần trăng mật của cặp đôi và sinh Elon vào ngày 28 tháng Sáu năm 1971, tức 9 tháng 2 ngày sau lễ cưới. Trong khi chưa được tận hưởng niềm hạnh phúc vợ chồng, cặp đôi đã phải chắt chiu dành dụm cho cuộc sống đầy đủ mai sau của họ tại Pretoria. Errol trở thành kỹ sư điện và cơ khí, phụ trách nhiều dự án lớn như các cao ốc văn phòng, các khu phức hợp bán lẻ, các khu dân cư và cả một căn cứ không quân, trong khi Maye chọn nghề chuyên gia dinh dưỡng. Em trai Elon, Kimbal, ra đời sau anh một năm, và chẳng mấy chốc họ lại chào đón cô em gái Tosca.
Elon phát huy hết mọi tố chất của một đứa trẻ hiếu kỳ và hiếu động. Anh nắm bắt mọi thứ rất dễ dàng, và như mọi bà mẹ khác, Maye tin chắc rằng con trai bà rất thông minh và lớn trước tuổi. “Có vẻ như nó hiểu mọi thứ
nhanh hơn những đứa trẻ khác,” bà nói. Điều khó hiểu là dường như nhiều khi Elon bị rơi vào trạng thái ngẩn ngơ. Mọi người nói chuyện với anh, nhưng anh cứ bỏ ngoài tai tất cả với ánh mắt kiên định và xa xăm. Chuyện này xảy ra thường xuyên đến mức cha mẹ Elon và các bác sĩ đều nghĩ có thể anh bị điếc. “Đôi khi, thằng bé như không nghe thấy tôi nói,” Maye kể lại. Các bác sĩ đã tiến hành hàng loạt cuộc kiểm tra với Elon, và nhất trí loại bỏ tuyến adenoid của anh để có thể cải thiện khả năng nghe. “Nhưng chẳng có gì thay đổi,” Maye cho biết. Tình trạng của Elon liên quan nhiều đến hệ thống mạch thần kinh trong não hơn là chức năng của hệ thống thính giác.
“Mỗi khi thằng bé chìm vào suy nghĩ, cứ như thể nó đang trong một thế giới khác,” Maye giải thích. “Và nó cứ làm thế. Còn bây giờ tôi để mặc nó vì biết rằng nó đang thiết kế một tên lửa mới hay thứ gì đó.”
Những đứa trẻ khác không biết cách cư xử với tình trạng lơ mơ của Elon. Chúng nhảy nhót bên cạnh hoặc hét vào tai, nhưng anh vẫn không chú ý. Anh cứ chìm trong dòng suy nghĩ, và bọn trẻ xung quanh bèn cho rằng anh quá thô lỗ hoặc quá kỳ quặc. “Tôi nghĩ Elon luôn có chút khác biệt nhưng theo kiểu mọt sách,” Maye chia sẻ. “Nó không được bạn bè đồng trang lứa quý mến cho lắm.”
Với Musk, những khoảnh khắc trầm ngầm như thế thật tuyệt vời. Khi lên năm, sáu tuổi, anh đã tìm ra cách khép lại thế giới quanh mình và dành hết sự tập trung cho một việc duy nhất. Khả năng này bắt nguồn một phần từ cách thức tư duy đẩy trực quan của anh. Anh có thể thấy được các hình ảnh từ “tâm nhãn” của mình với độ chi tiết và rõ ràng mà ngày nay chúng ta có lẽ phải nhờ đến công nghệ vẽ kỹ thuật của phần mềm máy tính. “Cứ như thể phẫu não bộ thường được dành để xử lý thị giác — tức bộ phận chuyên xử lý hình ảnh xuất phát từ mắt tôi — đã bị tiến trình suy nghĩ nội tâm chiếm mất,” Musk nói. “Hiện nay, tôi khó mà làm được như thế vì phải chú ý đến quá nhiều thứ, chứ khi còn bé thì rất dễ dàng. Phần đại não vốn được dùng xử lý hình ảnh đi vào đó đã được tôi sử dụng cho suy nghĩ nội tâm.” Máy tính phân chia các phần việc khó khăn nhất của chúng cho hai loại vi mạch. Đó là vi mạch đồ họa chuyên xử lý hình ảnh xuất phát từ màn hình tivi hay game điện tử, và vi mạch máy tính chuyên xử lý các nhiệm vụ chung và các thuật toán. Theo thời gian, Musk cuối cùng đã kết luận rằng bộ não của anh chẳng thua kém gì một vi mạch đồ họa. Nó cho phép anh nhìn ngắm mọi thứ và tách chúng khỏi bối cảnh xung quanh, tái hiện chúng trong tâm trí và hình dung chúng sẽ thay đổi hay biến động thế nào khi tiếp xúc với các sự vật khác. “Tôi có thể lý giải những mối tương quan và mối liên hệ số học giữa các hình ảnh và số liệu,” Musk cho biết. “Ngoài ra còn có gia tốc, động lượng và động năng - tức cách thức những sự vật khác tác động đến chúng; tất thảy đều hiện lên trước mắt tôi hết sức sinh động.”
Điều đáng chú ý nhất trong tính cách của Elon từ khi còn là một cậu bé chính là thói quen tự ép mình đọc sách. Ngay từ khi còn rất nhỏ, dường như lúc nào anh cũng đem sách theo bên mình. “Thật lạ khi anh ấy có thể đọc
sách những mười tiếng mỗi ngày.” Kimbal cho biết. “Nếu là cuối tuần, anh ấy có thể đọc hết hai quyển trong một ngày.” Cả gia đình đã phải tìm quanh vô số lần khi đi mua sắm do phát hiện Elon biến mất giữa chừng. Maye hoặc Kimbal tạt vào hiệu sách gần nhất và tìm thấy Elon ngồi đâu đó trên sàn, quay lưng lại và đang đọc với vẻ trầm tư thường thấy.
Khi Elon lớn hơn, anh tự mình đến hiệu sách khi tan học lúc 2 giờ chiều và ở đó đến tận 6 giờ tối, khi cha mẹ đi làm về. Anh ngấu nghiến từ sách viễn tưởng, rồi truyện tranh, rồi đến các tựa sách phi hư cấu. “Đôi khi họ tống tôi khỏi tiệm, nhưng thường thì không,” Elon chia sẻ. Anh xếp Chúa tể của những chiếc nhẫn, bộ Nền tảng của Isaac Asimov và Mặt trăng là người tình tàn nhẫn của Robert Heinlein vào danh mục yêu thích của mình, bên cạnh cuốn Cẩm nang chu du thiên hà của kẻ quá giang. “Khi ấy, tôi đã hết sách để đọc tại thư viện trường và thư viện địa phương,” Musk chia sẻ. “Lúc đó có lẽ tôi đang học lớp ba hoặc lớp bốn. Tôi còn cố thuyết phục thủ thư đặt sách hộ tôi. Sau đó, tôi bắt đầu đọc đến Bách khoa toàn thư Britannica27. Thật bổ ích. Bạn biết hết mọi thứ. Bạn nhận ra đấy là tất cả những gì ở ngoài kia.”
Thực tế, Elon đã “luyện” đến hai bộ bách khoa toàn thư -một kỳ tích góp phần giúp anh kết bạn. Một cậu bé có trí nhớ như máy ảnh, và các bộ bách khoa thư biến cậu thành một kho sự kiện. Anh trở thành một nhân vật “biết tuốt” điển hình. Bên bàn ăn tối, Tosca thắc mắc về khoảng cách giữa Trái Đất đến Mặt Trăng. Elon lập tức thốt ra số đo chính xác tại điểm gần nhất và xa nhất trên quỹ đạo. “Nếu chúng tôi có một thắc mắc, Tosca bao giờ cũng nói, ‘Chỉ việc hỏi thần đồng,”’ Maye nhớ lại. “Chúng tôi có thể hỏi thằng bé mọi điều. Nó nhớ tất cả.” Thế nhưng, Elon lại gắn tiếng tăm mọt sách của anh với sự vụng về. “Nó không giỏi thể thao lắm,” Maye cho biết.
Maye kể rằng có một đêm Elon ra ngoài chơi cùng với các em và anh em họ. Khi một đứa phàn nàn rằng nó sợ bóng tối, Elon bèn chỉ ra, “bóng tối chẳng qua là do không có ánh sáng,” nhưng chẳng làm đứa trẻ đang sợ hãi kia an tâm hơn chút nào. Khi còn bé, chính thói quen luôn muốn “chỉnh” người khác và cung cách dễ gây tổn thương của Elon đã đẩy những đứa trẻ khác ra xa anh và càng khiến anh cảm thấy bị cô lập. Elon thực lòng nghĩ rằng mọi người sẽ vui vẻ nghe về những thiếu sót trong cách suy nghĩ của họ. “Bọn trẻ không thích những câu trả lời như thế,” Maye cho biết. “Chúng
nói, ‘Elon này, chúng tớ sẽ không chơi với cậu nữa.’ Là một người mẹ, tôi rất buồn vì nghĩ nó muốn có bạn. Kimbal và Tosca hay dẫn bạn về nhà chơi, nhưng Elon thì không, dù nó vẫn muốn chơi với chúng. Song, anh biết đấy, nó ngượng ngùng.” Maye từng bắt Kimbal và Tosca phải cho Elon chơi cùng, chúng đáp lại như bao đứa trẻ khác, “Nhưng mẹ ơi, anh ấy chẳng có gì vui cả.” Tuy nhiên, khi lớn hơn, Elon lại gắn bó rất khăng khít và tình cảm với các em và họ hàng — các cậu con trai của dì anh. Tuy vẫn khép mình khi ở trường, nhưng Elon lại bộc lộ tính cởi mở với các thành viên trong gia đình, thậm chí còn làm tốt vai trò anh cả và chuyên làm kẻ đầu trò trong nhóm.
Cuộc sống trong gia đình nhà Musk đã có lúc rất đầm ấm. Họ sở hữu một trong những ngôi nhà lớn nhất Pretoria nhờ công việc kỹ sư thành đạt của Errol. Trong bức chân dung chụp ba đứa trẻ nhà Musk khi Elon được tám tuổi, ba đứa bé tóc vàng khỏe mạnh ngồi cạnh nhau dưới một cổng vòm
gạch, với những khóm lan dạ hương tím nổi tiếng vùng Pretoria làm nền phía sau. Elon có vóc người cao lớn, cặp má tròn phúng phính và đang nở một nụ cười rộng.
Nhưng chẳng bao lâu sau khi bức ảnh được chụp, gia đình anh tan nát. Cha mẹ anh ly thân rồi ly hôn chỉ trong một năm. Maye cùng các con chuyển đến sống ở ngôi nhà nghỉ của gia đình tại Durban, nằm bên bờ biển phía đông Nam Phi. Sau vài năm sắp xếp lại cuộc sống, Elon quyết định rằng anh muốn sống với cha. “Cha tôi có vẻ rất buồn và cô đơn; trong khi mẹ đã có ba đứa chúng tôi, còn cha chẳng có đứa nào,” Musk tâm sự. “Điều đó dường như không công bằng.” Một số thành viên trong gia tộc Musk tin rằng chính bản tính logic trong Elon đã đẩy anh theo hưởng đó, trong khi những người khác quả quyết rằng Cora, bà nội anh, đã gây nhiều sức ép lên cháu mình. “Tôi không hiểu nổi vì sao nó lại rời bỏ mái ấm mà tôi tạo dựng cho nó — một mái ẩm thực sự,” Maye chia sẻ. “Nhưng Elon có quyết định riêng của nó.” Justine Musk, vợ cũ của Musk và là mẹ năm đứa con trai của anh, đoán rằng Elon giống với mẫu đàn ông trụ cột trong gia đình và không bị bận tâm bởi yếu tố cảm xúc khi quyết định. “Tôi không nghĩ anh ấy đặc biệt gần gũi với cha hay mẹ,” Justine nói, trong khi miêu tả rằng người nhà Musk nhìn chung đều lạnh lùng và đối lập hẳn với sự yêu chiều. Về sau, Kimbal cũng chọn sống với Errol, và đơn giản nói rằng một đứa con trai hiển nhiên sẽ muốn sống với cha mình.
Mỗi khi nhắc đến Errol, các thành viên trong gia tộc Musk đều im thít. Họ cùng nhất trí rằng ông không phải là người dễ chịu để sống cùng, nhưng cũng từ chối nói sâu hơn. Errol sau đó đã tái hôn, và Elon có thêm hai cô em gái cùng cha khác mẹ mà anh hết lòng che chở. Có vẻ như Elon và các em đều quyết tâm không kể xấu về cha mình cho người ngoài, và cũng là để các cô em kế không buồn lòng.
Bản chất vấn để là đây: Nhánh của Errol trong gia tộc Musk có gốc gác Nam Phi sâu sắc. Người nhà Musk có thể lần theo sự hiện diện của họ tại đất nước này từ 200 năm trước và đòi phải có một mục dành cho họ trong quyển danh bạ đầu tiên của Pretoria. Cha của Errol, Walter Henry James Musk, là một trung sĩ quân đội. “Tôi nhớ rằng ông hầu như chẳng bao giờ lên tiếng,” Elon hồi tưởng. “Ông chỉ ngồi đó uống whiskey, cáu kỉnh và chơi giải ô chữ rất tài.” Cora Amelia Musk, mẹ của Errol, sinh ra trong một gia đình người Anh nổi tiếng là có gien thông minh. Bà rất thích được chú ý và quấn quýt với các cháu mình. “Bà nội chúng tôi có tính lấn át rất cao, và là một phụ nữ dám nghĩ dám làm,” Kimbal cho biết. “Bà có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời mỗi chúng tôi.” Elon cho rằng anh có mối quan hệ đặc biệt gắn bó với Cora - hay Nana, như anh thường gọi. “Sau khi cha mẹ ly hôn, bà đã chăm sóc tôi rất chu đáo,” anh nói. “Bà đưa đón tôi đi học, và tôi thường chơi xếp chữ Scrabble với bà và đủ mọi thứ khác.”
Bên ngoài, cuộc sống tại nhà Errol có vẻ rất tuyệt vời. Ông có dư sách để Elon đọc từ cuốn này sang cuốn khác, và có đủ tiền để mua một chiếc máy tính cùng những thứ khác mà Elon muốn. Errol còn đưa con đi du lịch nước ngoài vô số lắn. “Đó là quãng thời gian vô cùng vui vẻ, tôi đã có rất nhiều kỷ niệm,” Kimbal tâm sự. Errol còn gây ấn tượng với con nhờ sự thông thái của ông, và dạy chúng một số bài học thực tế. “Cha là một kỹ sư tài ba”, Elon nói. “Ông biết rõ mọi thứ hoạt động thế nào.” Cả Elon và Kimbal đều được yêu cầu tham gia vào công việc kỹ thuật của Errol, học cách xây gạch, lắp đường ống nước, sửa cửa sổ và mắc đường dây điện. “Quả là những thời khắc vui vẻ,” Elon nhớ lại.
Kimbal mô tả Errol là người “luôn luôn hiện diện và rất nghiêm khắc”. Ông bắt Elon và Kimbal ngồi xuống, giảng giải cho họ suốt ba, bốn tiếng liển mà cả hai không thể đáp lại một câu. Ông dường như rất thích tỏ ra khó khăn với bọn trẻ và tước hết niềm vui trong những trò chơi tuổi thơ đời
thường. Hết lần này đến lần khác, Elon thuyết phục cha chuyển đến Mỹ và thường kể về dự định sống ở Mỹ của anh trong phần đời sau này. Errol đã ngăn cấm những ước mơ đó bằng cách thử dạy cho Elon một bài học. Ông
sa thải người giúp việc và bắt Elon làm hết việc nhà, để anh biết “chơi kiểu Mỹ” là như thế nào.
Tuy từ chối kể chính xác chi tiết, nhưng Elon và Kimbal quả thực đã trải qua điều gì đó rất tồi tệ và hằn sâu trong những năm tháng sống với cha mình. Cả hai đều kể rằng mình phải chịu đựng một dạng tra tấn tâm lý. “Ông chắc chắn có vấn đề nghiêm trọng về giao tiếp,” Kimbal nhận xét, “điều mà tôi dám đảm bảo mình và Elon thừa hưởng từ ông. Ông có cách nuôi dạy rất khó khăn về mặt tình cảm, nhưng chính nó đã làm nên anh em tôi như ngày hôm nay.” Maye lại nổi đóa mỗi khi nhắc đến Errol. “Không ai chịu nổi ông ta,” bà nói. “Ông ta chẳng tử tế với ai. Tôi không muốn nhắc lại những chuyện đó vì chúng kinh khủng. Anh biết đấy, đơn giản là không muốn nhắc đến nữa. Chúng liên quan đến con cháu của tôi.”
Khi được đề nghị kể về Elon, Errol đã phản hồi qua e-mail như sau: “Elon là một đứa trẻ rất độc lập và chăm chỉ khi sống ở nhà tôi. Nó yêu thích khoa học máy tính từ trước khi người dân Nam Phi biết đó là gì, và năng lực của nó cũng được nhiều người công nhận từ khi 12 tuổi. Các hoạt động hồi bé cũng như thời trẻ của Elon và Kimbal nhiều và phong phú đến nỗi rất khó kể tên dù chỉ một, vì chúng đã cùng tôi chu du khắp Nam Phi và cả thế giới, đều đặn ghé thăm tất cả các châu lục từ năm lên 6. Elon và hai em nó đã và đang tiếp tục là tấm gương mẫu mực trên mọi phương diện mà một người cha mong muốn. Tôi hết sức tự hào vì những gì Elon đã đạt được.”
Errol cũng copy cho Elon e-mail này, và Elon đã cảnh báo tôi về việc trao đổi thư từ với cha anh, quả quyết rằng những gì cha anh viết về các sự kiện trong quá khứ là không đáng tin. “Ông ấy là một người kỳ quặc,” Musk cho biết. Tuy nhiên, khi bị ép phải thông tin thêm, anh lại tránh né, “Thú thực, tôi có thể khẳng định chính xác rằng mình không có một tuổi thơ êm đẹp. Có thể tốt, hoặc không hẳn là không tốt, nhưng đó không phải một tuổi thơ hạnh phúc. Nó như một nỗi thống khổ. Ông ấy rất biết cách khiến đời anh khốn khổ — chắc chắn đấy. Ông ấy có thể biến một tình huống dù tốt đến đâu trở nên tồi tệ. Ông ấy không hạnh phúc. Tôi không biết... chết tiệt... tôi không biết sao ông ấy lại trở nên như thế. Sẽ rắc rối to nếu kể thêm với
anh.” Elon và Justine cũng giao ước rằng họ sẽ không cho phép con mình gặp Errol.
Khi gắn 10 tuổi, Elon lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc máy tính tại khu mua sắm Sandton City, Johannesburg. “Ở đó có một cửa hàng điện tử chủ yếu bán thiết bị âm thanh nổi, nhưng rồi họ bắt đầu chất vài chiếc máy tính vào một góc. Tôi như muốn thốt lên, ‘Ôi, trời ơi!’” Musk kể lại. Anh cảm thấy bị hớp hồn bởi cỗ máy được lập trình để làm theo mệnh lệnh của con người. “Tôi phải có nó và vì vậy đã giục cha tôi mua nó,” Musk nói. Chẳng mấy chốc, anh đã sở hữu một chiếc Commodore VIC-20, chiếc máy tính gia đình phổ biến được thanh lý vào năm 1980. Cỗ máy của Elon có bộ nhớ 5 kilobyte kèm một quyển hướng dẫn về ngôn ngữ lập trình BASIC. “Đáng ra phải mất đến sáu tháng mới xem hết các bài học,” Elon nói. “Nhưng tôi cứ như bị rối loạn xung lực ám ảnh (OCD: obsessive-compulsive disorder) vì nó, và thức trắng ba ngày không ngủ để đọc hết. Có vẻ như nó là thứ hấp dẫn nhất tôi từng thấy trong đời.” Tuy là một kỹ sư, nhưng cha Musk lại có vẻ phản đối và coi thường chiếc máy tính. Elon nói rõ hơn, “ông ấy bảo nó chỉ dùng để chơi game, và ta sẽ chẳng bao giờ thực sự chế tạo được thứ gì nhờ nó. Tôi chỉ nói, ‘Sao cũng được.’”
Tuy ham đọc sách và đắm chìm vào chiếc máy tính mới, nhưng Elon vẫn luôn là thủ lĩnh của Kimbal và các anh em họ của anh - Russ, Lyndon và Peter Rive (con dì Kaye) - trong những chuyến phiêu lưu. Họ dành cả năm trời để bán trứng Phục sinh đến từng nhà trong khu họ sống. Những quả trứng được trang trí không đẹp lắm, nhưng họ vẫn đẩy giá lên cao gấp vài lần khi bán cho những người láng giềng giàu có. Elon còn bày trò cho cả nhóm chế tạo thuốc nổ và tên lửa tại nhà. Ở Nam Phi không có các bộ tên lửa đồ chơi hiệu Estes phổ biến cho những người cùng sở thích, nên Elon đã tự điều chế các hợp chất hóa học và nhét chúng vào hộp cà phê. “Thật tuyệt vời khi ta có thể cho nổ biết bao nhiêu thứ,” Elon chia sẻ. “Diêm tiêu, lưu huỳnh hay than củi đều là những thành phần cơ bản của thuốc súng, và nếu kết hợp axit mạnh với kiềm đặc, chúng thường sẽ giải phóng rất nhiều năng lượng. Hay chất clo kết tủa trộn với dầu phanh - thật ấn tượng làm sao. Tôi thật may mắn vì vẫn còn đủ mười ngón tay.” Khi không điều chế thuốc nổ, các cậu trai lại mặc hàng lớp quần áo, đeo kính bảo hộ rồi lấy súng đạn nhựa bắn nhau. Elon và Kimbal còn đua xe đạp bám đầy đất cát
trên sân cát, cho đến một hôm Kimbal bay khỏi xe và va mạnh vào hàng rào dây kẽm gai.
Nhiều năm sau, nhóm anh em họ này đã theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp của mình nghiêm túc hơn, thậm chí đã bắt đầu với một cửa hàng game điện tử. Quyết không để phụ huynh biết, các cậu trai chọn địa điểm đặt máy, thuê chỗ và bắt đầu tìm cách lấy giấy phép kinh doanh. Rốt cuộc, họ phải nhờ một người trên 18 tuổi ký vào văn bản pháp lý, và cả ông bố nhà Rive lẫn Errol đều không muốn giúp. Mất đến vài thập kỷ sau đó, Elon và anh em nhà Rive mới có thể hợp tác kinh doanh cùng nhau.
Chiến công táo bạo nhất của các chàng trai có lẽ là những chuyến đi của họ giữa Pretoria và Johannesburg. Trong suốt thập niên 1980, Nam Phi là một nơi bạo động khủng khiếp, và tuyến tàu hỏa dài hơn 56 km nối Pretoria với Johannesburg cũng nổi tiếng là một trong những tuyến nguy hiểm nhất thế giới. Kimbal xem những chuyến tàu hỏa đó như những trải nghiệm để nên người đối với anh và Elon. “Nam Phi không phải là đất nước của vận may
và hạnh phúc, và điều đó đã tác động đến chúng tôi. Chúng tôi đã chứng kiến những gian khổ thật sự. Chúng là một phần trong cách dạy dỗ khác thường nơi đây - chính những trải nghiệm điên rồ này đã thay đổi quan điểm của chúng tôi về rủi ro. Bạn không thể trưởng thành khi nghĩ rằng kiếm việc là nhiệm vụ khó khăn. Điều đó chẳng thú vị chút nào.”
Khi ấy, các chàng trai đang trong độ tuổi từ 13 đến 16, chạy theo một mớ hỗn hợp của những bữa tiệc và các chiến tích kỳ quặc tại Johannesburg. Trong một chuyến rong chơi như thế, họ tham gia giải đấu Bạo long & Ngục tối (Dungeons & Dragons28). “Chúng tôi vào vai những chúa ngục mọt sách với quyền lực tối cao,” Musk kể. Tất cả các chàng trai đều bị cuốn vào trò chơi đóng vai, trong đó cần có một người giúp tạo không khí thi đấu bằng cách tưởng tượng ra và mô tả khung cảnh. “Bạn bước vào một căn phòng, và có một cái rương trong góc. Bạn sẽ làm gì?... Bạn mở rương. Bạn mắc bẫy. Hàng tá yêu tinh được giải thoát.” Elon vào vai Chúa ngục rất cừ và thuộc lòng mọi chỉ dẫn chi tiết về sức mạnh của lũ quái vật cùng các nhân vật khác. “Dưới sự dẫn dắt của Elon, chúng tôi đã nhập vai tốt và chiến thắng trong giải đấu,” Peter Rive cho biết. “Người chiến thắng cần có trí tưởng tượng phi thường, và Elon thực sự đã tạo được âm hưởng chung giúp mọi người nhập tâm và có cảm hứng.”
Thế nhưng, một Elon mà bạn bè anh gặp tại trường lại không gây nhiều cảm hứng. Suốt thời trung học cơ sở và phổ thông, Elon cứ chuyển loanh quanh mấy trường. Anh trải qua chương trình học tương đương lớp 8 và lớp 9 tại Trường Trung học Bryanston. Một buổi trưa nọ, khi Elon và Kimbal đang ngồi ăn trên đầu dãy cầu thang bê-tông, thì một cậu bé quyết định bám theo Elon. “Nói chung khi ấy tôi đang cố tránh mặt gã này; gã chết tiệt đó cứ săn đuổi tôi và có Chúa mới biết tại sao. Tôi đoán mình đã va vào gã trong buổi họp toàn trường sáng hôm đó và gã thi xem đó như tội lỗi gì ghê gớm lắm.” Cậu bé nọ lẻn đến phía sau Musk, đá vào đầu anh, rồi xô anh cuộc sống của anh dễ thở hơn. Tuy là một trường công đúng nghĩa, nhưng Pretoria lại hoạt động giống với một trường tư thục hơn trong khoảng 100 năm trở lại đây. Đó là nơi bạn có thể gửi gắm một chàng trai trẻ để cậu ta sẵn sàng nhập học Oxford hoặc Cambridge.
Các nam sinh cùng lớp với Musk nhớ về anh như một học sinh dễ mến, trầm tính và không quá nổi bật. “Có bốn hoặc năm anh chàng được xem là sáng dạ bậc nhất,” Deon Prinsloo, người ngồi sau Elon trong vài lớp học chung, cho biết. “Elon không phải một trong số đó.” Những lời bình phẩm do nửa tá nam sinh truyền tai nhau — những người nhận thấy Musk không có hứng thú với các môn thể thao — đã khiến anh lạc lõng giữa một văn hóa học đường tôn thờ thể thao. “Thực lòng mà nói, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy cậu ta sẽ trở thành tỷ phú,” Gideon Fourie, một bạn cùng lớp khác cho biết. “Cậu ấy chưa bao giờ giữ vị trí lãnh đạo trong trường. Tôi đã rất ngạc nhiên trước những gì xảy đến với cậu ấy.”
Tuy Musk không có bạn bè thân thiết nào trong trường, nhưng sở thích dị thường của anh đã để lại ấn tượng. Một cậu trai - Ted Wood - còn nhớ Musk đã mang các tên lửa mô hình vào lớp và làm nổ tung chúng trong giờ giải lao. Song, đây không phải điều duy nhất nói lên hoài bão của anh. Trong phần tranh biện tại lớp khoa học, Elon lại gây chú ý vì xỉ vả nhiên liệu hóa thạch và ủng hộ năng lượng Mặt Trời - đây kỳ thực là thái độ rất báng bổ trong một đất nước luôn dốc sức khai thác tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất, “Cậu ấy luôn giữ quan điểm kiên định về mọi thứ,” Wood cho biết. Terency Beney, một bạn học khá gần gũi với Elon trong nhiều năm, cũng khẳng định rằng Musk đã bắt đầu nghĩ đến việc định cư trên các hành tinh khác ngay từ thời trung học.
Trong một tiết lộ khác về tương lai của anh, khi Elon và Kimbal đang tán gẫu ngoài lớp học giữa giờ giải lao, Wood đã cắt ngang và hỏi xem họ đang bàn về chuyện gì. “Họ bảo, ‘Chúng tôi đang thảo luận xem liệu chúng ta có cần đến chi nhánh ngân hàng trong ngành tài chính hay không, và sắp tới có nên chuyển sang hoạt động ngân hàng không cần đến giấy tờ hay không.’ Tôi nhớ lúc ấy mình đã nghĩ rằng đây quả là một nhận xét lố bịch, nhưng lại nói, ‘Ưm, cái đó tuyệt đấy29.’”
Tuy Musk có lẽ không thuộc nhóm ưu tú về thành tích học tập tại lớp, nhưng anh lại là một trong số ít học sinh có điểm số và sở thích phù hợp với chương trình máy tính thử nghiệm. Khi ấy, học sinh được chọn ra từ nhiều trường và tập trung lại để học về các ngôn ngữ lập trình BASIC, COBOL và Pascal. Musk tiếp tục nuôi dưỡng thiên hướng công nghệ này bằng lòng yêu mến đối với khoa học viễn tưởng và tính mơ mộng, cũng như thử viết các câu chuyện liên quan đến lũ rồng và sinh vật siêu nhiên. “Tôi muốn sáng tác thứ gì đó kiểu như Chúa tể của những chiếc nhẫn,” anh nói.
Maye nhìn lại những năm tháng trung học này qua con mắt của một người mẹ, và thuật lại chi tiết nhiều câu chuyện về chiến tích ngoạn mục của Musk trong học tập. Theo lời bà, game điện tử anh viết đã gây ấn tượng với nhiều chuyên viên lớn tuổi và giàu kinh nghiệm hơn. Anh đạt điểm tối đa trong các bài thi toán vốn dành cho độ tuổi lớn hơn. Và anh có một trí nhớ đáng kinh ngạc. Lý do duy nhất khiến anh không trội hơn những nam sinh khác là vì anh không hứng thú với những hoạt động do trường quy định.
Như Musk nhận định về điều đó, “Tôi chỉ thắc mắc ‘Mình cần bao nhiêu điểm để đến được nơi mình muốn?’ Có những môn bắt buộc như tiếng Afrikaans30, và tôi chẳng biết phải học nó để làm gì. Nó có vẻ lố bịch. Tôi chỉ đạt vừa đủ điểm đỗ và thế là ổn. Tôi luôn đạt điểm cao nhất có thể trong những môn như vật lý hay tin học. Phải có lý do nào đó để lấy điểm cao. Tôi thà chơi game, viết phần mềm và đọc sách còn hơn cố giành điểm A, nếu điểm A đó là vô nghĩa. Tôi còn nhớ trượt môn là thế nào thời học lớp 4 và lớp 5. Khi ấy, bạn trai của mẹ tôi bảo rằng tôi sẽ bị lưu ban nếu không đỗ. Tôi quả thực không hề biết rằng mình phải đỗ tất cả các môn để được lên lớp. Thế là kể từ đó, tôi luôn đạt điểm cao nhất trong lớp.”
Năm 17 tuổi, Musk rời Nam Phi đến Canada. Anh thuật lại chuyến đi này khá thường xuyên trên báo chí, và đặc biệt thường đưa ra hai cách mô tả về động lực cho chuyến bay của mình. Theo cách mô tả ngắn gọn, Musk muốn đến nước Mỹ càng nhanh càng tốt, và có thể dùng Canada làm bến đỗ nhờ gốc gác của anh tại quốc gia này. Cách mô tả thứ hai là câu chuyện mà Musk thường viện dẫn lại liên quan nhiều hơn đến luân thường đạo lý. Khi ấy, Nam Phi đang yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự. Musk từng nói rằng anh muốn tránh nhập ngũ, vì điều đó sẽ buộc anh trở thành một phần của chế độ phân biệt chủng tộc.
Một điều hiếm khi được nhắc đến chính là Musk từng nhập học Trường Đại học Pretoria được năm tháng trước khi rẽ sang cuộc phiêu lưu vĩ đại của mình. Anh bắt đầu theo đuổi ngành vật lý và kỹ thuật nhưng không đặt nhiều nỗ lực vào đó và sớm thôi học. Musk chỉ xem thời đại học như khoảng thời gian học hành cho có trong lúc chờ hoàn tất hồ sơ đến Canada. Hơn nữa, tuy là một phần vô nghĩa trong đời anh, nhưng những ngày tháng lười nhác của Musk tại trường còn nhằm tránh lệnh nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Nam Phi, và không làm phai nhạt đi câu chuyện về thời trai trẻ đầy phiêu lưu, nhiều ấp ủ anh vẫn hay kể; và có lẽ đó là lý do tại sao khoảng thời gian ngắn ngủi tại Đại học Pretoria dường như không bao giờ thỏa mãn được anh.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng trong thâm tâm, Musk đã ghim chặt khát khao đến Mỹ trong suốt thời gian dài. Thiên hướng gắn với máy tính và công nghệ có từ sớm của Musk đã thôi thúc niềm hứng thú mãnh liệt về Thung lũng Silicon, và những chuyến đi khắp thế giới lại càng củng cố thêm tư tưởng rằng nước Mỹ là nơi biến mọi thứ thành sự thật. Trái lại, Nam Phi lại hiện lên như một mảnh đất ít cơ hội cho một tâm hồn mang khát vọng khởi nghiệp. Kimbal đă nhận xét, “Nam Phi chẳng khác nào nhà ngục đối với một người như Elon.”
Cơ hội trốn thoát đã đến với Musk khi một thay đổi trong điều luật cho phép Maye chuyển quyền công dân Canada của bà cho các con. Musk lập tức bắt tay vào nghiên cứu xem anh phải hoàn tất giấy tờ cho quá trình này như thế nào. Mất một năm, anh mới được chính phủ Canada chấp thuận và đảm bảo có hộ chiếu Canada. “Đó là khi Elon nói, ‘Con sẽ đi Canada,’” Maye kể. Trong thời điểm Internet chưa xuất hiện, Musk phải chờ đợi suốt
ba tuần khổ sở mới nhân được vé máy bay. Ngay khi có vé, không do dự, anh đã rời gia đình đi tìm những điều tốt đẹp.
Chương 3 : Canada
Cuộc đào thoát vĩ đại của Musk đến Canada chưa được dự tính kỹ. Anh chỉ biết một ông bác tại Montreal, nhảy lên máy bay và hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất. Sau khi hạ cánh vào tháng Sáu năm 1988, Musk tìm thấy một buồng điện thoại công cộng và dùng dịch vụ danh bạ theo yêu cầu để tìm bác của anh. Khi không gọi được, anh gọi điện thoại (do người nghe trả tiền) cho mẹ. Bà báo với anh một tin xấu. Maye đã gửi thư đến người bác trước khi Musk đi và nhận thư trả lời khi con trai bà đã lên đường. Bác anh đã đến Minnesota, đồng nghĩa Musk chẳng có nơi nào tá túc. Với hành lý trong tay, Musk đành tìm đến một nhà trọ dành cho du khách trẻ.
Sau khi dành vài ngày tại Montreal và khám phá thành phố, Musk cố gắng vạch ra một kế hoạch dài hạn. Người thân của Maye sống rải rác khắp Canada, và Musk bắt đầu tìm cách đến chỗ họ. Anh mua một tập vé xe buýt cho phép mình tự do đi khắp vùng quê với giá 100 đô-la, và quyết định sẽ đến Saskatchewan, nhà cũ của ông ngoại anh. Sau hơn 3.000 km ngồi trên xe buýt, anh xuống bến Swift Current, một thị trấn khoảng 15 nghìn dần. Musk bất ngờ gọi cho cậu em họ từ trạm xe buýt và quá giang đến nhà cậu này.
Suốt một năm sau đó, Musk làm đủ các việc lặt vặt trên khắp Canada. Anh chăm sóc các luống rau và dọn sạch các thùng ngũ cốc tại nông trại của em họ trong thị trấn nhỏ Waldeck. Musk cũng ăn mừng sinh nhật thứ mười tám của anh tại đây, chia sẻ chiếc bánh kem với đại gia đình anh vừa hội ngộ và
vài người lạ trong vùng. Sau đó, anh học xẻ gỗ bằng cưa xích tại Vancouver, British Columbia. Công việc khó khăn nhất đã đến với Musk sau khi anh ghé phòng hỗ trợ thất nghiệp. Anh yêu cầu một công việc với mức lương tốt nhất, và hóa ra đó là lau dọn phòng chứa nồi hơi theo hợp đồng tại một xưởng cưa với 18 đô-la/giờ. “Bạn phải mặc quần áo bảo hộ rồi trườn qua đường hầm nhỏ này, một đường hầm vừa đủ chui lọt người,” Musk kể lại. “Sau đó, bạn phải lấy xẻng xúc cát, chất nhờn và đủ loại cặn bã khác trong khi chúng vẫn nóng hôi hổi; và bạn phải đổ chúng qua chính cái lỗ mình vừa trườn qua. Chẳng còn đường thoát. Một người khác từ phía bên kia xúc chúng vào xe cút kít. Nếu ở trong đó quá 30 phút, bạn sẽ bị hun
chết.” Đầu tuần, có 30 người bắt đầu nhận việc. Ngày thứ ba, còn năm người. Đến cuối tuần, chỉ còn lại Musk và hai người đàn ông nữa tiếp tục công việc.
Trong khi Musk đang trên hành trình vòng quanh Canada, mẹ, em trai và em gái của anh cũng tìm cách đến đó31. Cuối cùng, khi Kimbal và Elon hội ngộ tại Canada, đó là lúc bản tính ương ngạnh và ham vui trong họ bùng cháy. Năm 1989, Elon quyết định ghi danh vào Đại học Queen’s tại Kingston, Ontario. (Anh chọn trường Queen’s thay vì Đại học Waterloo vì cảm thấy trường này có nhiều bạn nữ ưa nhìn hơn.) Ngoài chuyên học hành, Elon thường đọc báo với Kimbal, và hai anh em chọn ra những nhân vật thú vị mà họ muốn gặp gỡ. Sau đó, họ thực hiện những cuộc gọi không hẹn trước đến những người này để hỏi xem họ có rảnh để ăn trưa không. Trong số những người bị làm phiền, có cả trưởng bộ phận marketing của đội bóng chày Toronto Blue Jays, phóng viên kinh doanh của báo Globe and Mail, và tổng giám đốc Ngân hàng Nova Scotia, Peter Nicholson. Nicholson vẫn nhớ rõ cuộc điện thoại của hai chàng trai. “Tôi không có thói quen nhận những lời đề nghị bất ngờ,” ông cho biết. “Nhưng tôi hoàn toàn sẵn lòng dùng bữa trưa với hai cậu trai dám nghĩ dám làm như thế.” Họ phải mất đến sáu tháng mới chốt lịch thành công với Nicholson, và anh em nhà Musk đã phải bắt chuyến tàu chạy suốt ba giờ đồng hồ để có mặt đúng hẹn.
Lần chạm mặt đầu tiên với anh em nhà Musk đã để lại trong Nicholson một ấn tượng mà nhiều người cũng có giống ông. Cả hai đều thể hiện tốt bản thân và khá lịch thiệp. Nhưng Elon rõ ràng có phần kỳ quặc và lúng túng hơn, trái ngược hẳn với một Kimbal đầy sức hút và có duyên. “Tôi càng lúc càng ấn tượng và thích thú hơn khi trò chuyện với họ,” Nicholson chia sẻ. “Họ rất quyết tâm.” Cuối cùng, Nicholson đã đề nghị với Elon một chuyến thực tập hè tại ngân hàng và trở thành cố vấn đáng tin cậy của anh.
Không lâu sau cuộc hẹn đầu tiên, Elon đã mời Christie, con gái Peter Nicholson, đến bữa tiệc sinh nhật của anh. Christie xuất hiện trước căn hộ của Maye tại Toronto với lọ mứt chanh nhà làm trong sự chào đón của Elon cùng khoảng 15 người khác. Tuy chưa từng gặp Christie trước đó, nhưng anh đã lập tức bước đến và mời Christie ngồi xuống ghế. “Tôi còn nhớ câu thứ hai của anh ấy là, 'Tôi suy nghĩ rất nhiều về xe hơi điện,’” Christie kể lại, “Rồi anh quay sang tôi và nói, ‘Cô có từng nghĩ về xe hơi điện
không?’” Cuộc trò chuyện đã để lại trong Christie, nay là một người viết về khoa học, một ấn tượng rõ rệt rằng Musk là một chàng mọt sách điển trai, nhã nhặn và khác thường. “Không rõ vì lý do gì mà tôi như bị sét đánh vào khoảnh khắc ngồi bên chiếc sô-pha đó,” cô chia sẻ. “Phải nói rằng người đàn ông này rất khác biệt. Anh ấy đã hớp hồn tôi như thế.”
Với khuôn mặt góc cạnh và mái tóc vàng óng ả, Christie là mẫu người phù hợp với Musk, và cả hai luôn giữ mối quan hệ trong suốt thời gian Musk ở Canada. Họ chưa từng thực sự hẹn hò, nhưng Christie nhận thẩy Musk đủ
thú vị để trò chuyện với anh thật lâu trên điện thoại. “Một tối nọ, anh ấy bảo tôi, ‘Nếu có thể không ăn mà làm được nhiều việc hơn, anh sẽ nhịn ăn. Anh ước giá như có cách nào đó để hấp thụ dinh dưỡng mà không phải ngồi dùng bữa.’ Thứ đạo đức công việc tàn nhẫn của anh ấy ở độ tuổi đó cùng với sức sống mãnh liệt cứ thế toát ra ngoài. Và những lời tôi nghe khi ấy có vẻ như chỉ là chuyện thường tình.”
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi tại Canada, giữa Musk và Justine Wilson, cô bạn học tại trường Queens, đã nảy sinh một mối quan hệ sâu đậm hơn. Chân dài, tóc nâu, từ Wilson toát ra vẻ lãng mạn và bốc lửa. Justine từng yêu một người đàn ông lớn tuổi, và đã bỏ ông ta để theo học đại học. Mục tiêu chinh phục kế tiếp của cô là một chàng trai khoác áo da đen và đầu bù tóc rối kiểu James Dean32. Song, có lẽ do duyên phận mà trên sân trường, Wilson đã lọt vào mắt xanh của anh chàng Musk luôn chỉnh tề, lịch lãm, và anh đã lập tức tìm mọi cách hẹn hò với cô. “Cô ấy trông thật tuyệt vời,” Musk nhớ lại. “Cô ấy cũng thông minh, và điều này có thể xem là lợi thế. Cô ấy có đai đen taekwondo và nửa dòng máu Bohemian; và, anh biết đấy, quả là một cô nàng nóng bỏng trên sân trường.” Anh đã thực hiện bước đầu tiên ngay bên ngoài ký túc xá của cô, khi giả vờ va vào cô bất chợt và nhắc cô nhớ rằng họ đã gặp nhau trong một buổi tiệc trước đó. Justine, vừa nhập học được một tuần, đã nhận lời mời ăn kem với Musk. Khi đến đón Wilson, Musk tìm thấy một mảnh giấy trước cửa phòng ký túc của cô, và nhận ra anh đã bị cho leo cây. “Nó viết là cô ấy phải ôn thi, không đi được và rằng cô ấy rất tiếc,” Musk nói. Sau đó, Musk tìm được bạn thân của Justine và tìm hiểu đôi chút, hỏi thăm xem Justine thường học ở đâu và vị kem yêu thích của cô ấy là gì. Thế rồi, khi Justine đang trốn trong trung tâm sinh
viên để học tiếng Tây Ban Nha, Musk bỗng xuất hiện phía sau cô với hai chiếc kem ốc quế phủ hạt sôcôla mát lạnh trên tay.
Wilson từng mơ về một cuộc tình cháy bỏng với một nhà văn. “Tôi từng ước chúng tôi như Sylvia và Ted33,” cô tâm sự. Nhưng thay vì thế, cô lại phải lòng một chàng mọt sách cần cù và đầy tham vọng. Cặp đôi học chung lớp tâm lý học bất thường, và khi so sánh điểm bài thi kế tiếp, Justine được 97 điểm, Musk 98. “Anh ấy đến gặp giáo sư và trình bày tại sao mình đã để mất hai điểm, rồi được tròn 100,” Justine kể lại. “Tôi cảm giác như chúng tôi luôn ganh đua.” Nhưng Musk cũng có nét lãng mạn. Có lần, anh đã gửi tặng Wilson một tá hoa hồng với lời chúc riêng trên mỗi bông; và anh còn tặng cô cuốn sách Nhà tiên tri (The Prophet) với đẩy những lời mùi mẫn viết tay. “Anh ấy có thể khiến bạn xúc động đến té nhào,” cô nói.
Suốt những năm đại học, đôi trẻ cứ hợp lại tan, và Musk phải cố gắng rất nhiều để níu giữ mối quan hệ. “Con bé buồn chán và hẹn hò với lũ con trai hào hoa nhất, và Elon không thích điều đó chút nào,” Maye nhớ lại. “Thế nên mọi chuyện rất khó khăn với nó.” Musk cũng theo đuổi vài cô gái, nhưng anh vẫn quay lại với Justine. Mỗi khi cô đối xử lạnh lùng với anh, Musk sẽ đáp lại bằng sức mạnh thường thấy ở anh. “Anh ấy sẽ gọi điện liên tục,” cô chia sẻ. “Bạn sẽ luôn biết đó là Elon vì chuông điện thoại không ngừng reo. Con người này không chấp nhận câu trả lời ‘không’. Bạn không thể đuổi anh ấy đi. Tôi nghĩ Elon chính là Kẻ hủy diệt. Anh ấy dán mắt vào thứ gì đó và nói, ‘Nó sẽ là của tôi.’ Từng chút một, anh ấy đã thắng tôi.”
Trường đại học là nơi phù hợp với Musk. Anh đã bớt cư xử như một kẻ “biết tuốt”, đồng thời cũng tìm được một nhóm bạn luôn thán phục năng lực trí tuệ của mình. Bạn bè đại học ít khi bật cười hay chế giễu mối quan tâm của anh đối với năng lượng, không gian, hay bất cứ điều gì thu hút anh trong khoảnh khắc. Musk đã tìm được những người hưởng ứng hoài bão của anh chứ không nhạo báng nó, và anh cũng được tiếp thêm sức mạnh nhờ môi trường này.
Mùa thu năm 1990, Musk ở cùng ký túc xá năm nhất với Navaid Farooq, một chàng trai Canada sinh trưởng ở Geneva. Cả hai được xếp vào nhóm sinh viên quốc tế, trong đó một sinh viên Canada sẽ ghép với một sinh viên đến từ quốc gia khác. Musk suýt nữa đã phá vỡ cách sắp xếp này, vì đúng ra
anh vẫn là người Canada, nhưng hầu như chẳng biết gì về xung quanh. “Tôi có một bạn cùng phòng đến từ Hồng Kông, cậu ấy thật tử tế,” Musk cho biết. “Cậu ấy luôn chăm chỉ đến lớp, và điều đó giúp tôi rất nhiều vì tôi chỉ góp mặt với số buổi ít nhất có thể’.” Có thời gian Musk còn bán linh kiện máy tính và máy PC nguyên bộ ở ký túc xá để kiếm thêm tiền. “Tôi có thể chế tạo vài thứ nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, như máy game bịp bợm hay thiết bị xử lý văn bản đơn giản với giá rẻ hơn giá họ mua ở cửa hàng,” Musk kể. “Hay nếu máy tính của họ không khởi động tốt hoặc nhiễm vi-rút, tôi sẽ sửa chúng. Tôi có thể giải quyết mọi vấn để.” Farooq và Musk trở nên thân thiết vì đều có xuất thân ở nước ngoài và có chung sở thích chơi game chiến thuật. “Tôi không nghĩ cậu ấy dễ kết bạn, nhưng cậu ấy lại rất trung thành với bạn bè mình có,” Farooq nhận xét. Khi game điện tử Civilization (Nền văn minh) được phát hành, hai anh chàng cùng phòng đại học này đã dành hàng giờ xây dựng đế chế của mình, mặc kệ cô bạn gái bị bỏ quên của Farooq đang hờn dỗi trong một phòng khác. “Elon có thể chơi quên mình suốt hàng giờ đồng hồ,” Farooq cho biết. Các sinh viên khác cũng thích thú trước cách sống thui thủi một mình của họ. “Chúng tôi là kiểu người có thể là chính mình trong một buổi tiệc mà không thể cảm thấy ngại ngùng,” Farooq chia sẻ. “Chúng tôi có thể đắm chìm trong suy nghĩ của riêng mình, và không cảm thấy lạ trước người khác về điều đó.”
Thời đại học, Musk có nhiều tham vọng hơn thời trung học. Anh theo học ngành kinh doanh, tranh tài trong các cuộc thi hùng biện trước công chúng, bắt đầu thể hiện bản tính quyết liệt và ganh đua, điều đã để lại dấu ấn trong cách cư xử của anh hiện nay. Sau bài thi kinh tế học, Musk, Farooq và vài sinh viên khác trở về ký túc xá vàbắt đầu so sánh các ghi chép hòng có xác định xem họ làm bài có tốt không. Chẳng mấy chốc, ai cũng biết rõ Musk chính là kẻ bám dính lấy mớ tài liệu này hơn ai khác. “Đó là nhóm những người đạt thành tích cao, nhưng Elon vượt xa cả tốp đầu,” Farooq nhớ lại. Bản tính quyết liệt của Musk vẫn tiếp tục giữ nguyên trong mối quan hệ lâu dài của họ. “Khi Elon đã nhắm đến điều gì, cậu ấy sẽ toát ra niềm hứng thú với mức độ khác hẳn những người khác. Và đó chính là điểm phân biệt Elon với phần còn lại của nhân loại.”
Sau khi trải qua hai năm ở Queens, năm 1992, Musk chuyển tiếp đến Đại học Pennsylvania theo diện học bổng. Musk nhận thấy ngôi trường Ivy
League34 này có thể mở ra cho anh vài cánh cửa khác, và bắt đầu hành trình theo đuổi văn bằng kép - trước tiên là bằng kinh tế học thuộc Trường Wharton và sau đó là bằng cử nhân vật lý. Justine vẫn ở lại Queen’s, theo đuổi ước mơ trở thành nhà văn và tiếp tục duy trì mối quan hệ từ xa với Musk. Cô thường đến thăm anh, và đôi khi cả hai sẽ đến New York tận hưởng một cuối tuần lãng mạn.
Tài năng của Musk càng nở rộ hơn tại Penn, và anh cũng bắt đầu cảm thấy thực sự thoải mái khi chơi đùa cùng các bạn học chung lớp vật lý. “Tại Penn, nó gặp được những người có suy nghĩ giống mình,” Maye nói. “Ở đó có vài đứa mọt sách. Nó rất thích chúng. Tôi nhớ có lần mình đã ăn trưa với chúng, và chúng toàn nói về vật lý học. Chúng cứ thao thao, ‘A cộng B bằng pi bình phương’ hay đại loại thế. Chúng cười rất to. Thật vui khi thấy Musk hạnh phúc.” Song, một lần nữa, Musk vẫn không quen được nhiều bạn bè giữa ngôi trường rộng lớn. Thật khó tìm được những cựu sinh viên còn nhớ đến anh thời học tại trường. Nhưng anh vẫn có được một người bạn rất thân tên Adeo Ressi, người sau này cũng tự mình làm chủ một doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon và gắn bó với Musk đến tận ngày nay hơn bất kỳ ai khác.
Ressi là một anh chàng gầy nhẳng, cao trên mét tám và cũng có vẻ lập dị. So với một Musk luôn kiệm lời và chăm chỉ học hành, anh có chất nghệ sĩ và đặc sắc hơn nhiều. Cả hai chàng trai trẻ đều là sinh viên chuyển tiếp, và được xếp chung vào một ký túc xá năm nhất hiện đại. Cảnh sống chung ảm đạm không thỏa mãn được mong muốn của Ressi, nên anh bàn với Musk thuê một ngôi nhà lớn bên ngoài khuôn viên trường. Họ tìm được một căn nhà mười phòng ngủ với giá tương đối rẻ, vì đó là nơi ở của hội nam sinh nhưng chưa có ai thuê. Musk và Ressi đi học suốt tuần, nhưng cứ đến cuối tuần, họ - cụ thể là Ressi - lại biến ngôi nhà thành một hộp đêm. Anh lấy các vỏ bao bì che hết các cửa sổ để bên trong tối đen như mực, rồi trang trí các bức tường bằng sơn màu sáng và mọi thứ anh có thể tìm được. “Đó còn là nơi bán rượu lậu trái phép khá ổn,” Ressi tiết lộ. “Chúng tôi tụ tập đến 500 người. Chúng tôi tính phí mỗi người 5 đô-la và họ có thể uống bao nhiêu tùy thích - nào bia, nào các ngụm Jell-O và các thứ khác.”
Cứ đến đêm thứ Sáu, mặt đất quanh ngôi nhà lại rung chuyển vì tiếng bass cường độ cao phát ra từ dàn loa của Ressi. Maye từng đến tham dự một
buổi tiệc và nhận ra Ressi đã đóng các thứ linh tinh lên tường rồi quét lên chúng một lớp sơn phát sáng trong tối. Bà đứng chốt tại cửa với nhiệm vụ kiểm tra áo khoác, thu tiền, và chộp lấy chiếc kéo để bảo vệ chiếc hộp giấy nhét đầy tiền mặt.
Ngôi nhà thứ hai có 14 phòng. Musk, Ressi và một người nữa sống tại đây. Họ tạo ra những chiếc bàn bằng cách lắp gỗ dán lên trên các két bia dùng rồi và nảy ra thêm vài ý tưởng bài trí tạm thời khác. Một hôm, Musk về nhà và trông thấy Ressi vừa đóng chiếc bàn học của anh vào tường rồi sơn nó bằng sơn huỳnh quang Day-Glo. Musk liền đáp trả bằng cách tháo chiếc bàn của anh xuống, sơn nó thành màu đen, rồi ngồi học. “Tôi chỉ biết chắt lưỡi, ‘Này anh bạn, đó là nghệ thuật sắp đặt cho ngôi nhà tiệc tùng của chúng ta đấy,’” Ressi kể. Anh cũng nhắc lại câu trả lời thản nhiên của Musk khi đó, “Nó là cái bàn học.”
Musk thỉnh thoảng cũng uống vodka và coca không đường, nhưng anh không phải người tham uống, và thực ra cũng chẳng quan tâm bia rượu có mùi vị ra sao. “Phải có ai đó tỉnh táo trong những buổi tiệc tùng thế này chứ,” Musk nói. “Tôi đang tự lo học phí đại học và có thể trả hết tiền thuê nhà cho cả tháng chỉ sau một đêm. Adeo đảm trách những trò quái quỷ quanh nhà, còn tôi sẽ lo điều hành buổi tiệc.” Như Ressi từng nhận xét, “Elon là gã mẫu mực nhất tôi từng gặp. Cậu ta không khi nào quá chén. Cậu ta không khi nào làm gì quá trớn. Không. Hoàn toàn không.” Lần duy nhất Ressi phải can thiệp và xoa dịu cách cư xử của Musk là khi anh đắm chìm vào game điện tử suốt nhiều ngày.
Mối quan tâm từ lâu của Musk đối với năng lượng Mặt Trời và những cách mới để khai thác năng lượng đã mở rộng hơn tại Penn. Tháng Mười hai năm 1994, anh vạch ra một kế hoạch kinh doanh cho lớp học của mình và viết một bài luận nhan đề, “Tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng Mặt Trời”. Bài luận mở đầu với chút hài hước châm biếm của Musk. Ngay đẩu trang, anh viết: “Mặt Trời sẽ biến mất từ ngày mai...” - cô bé Annie mồ côi35 đã nói như thế về chủ đề năng lượng tái tạo được. Bài luận dự đoán về sự lên ngôi của công nghệ năng lượng Mặt Trời dựa trên những cải tiến trong vật liệu và việc xây dựng các nhà máy pin Mặt Trời quy mô lớn. Musk đào sâu vào cách hoạt động của các tấm pin Mặt Trời cùng những hợp chất khác nhau giúp chúng đạt hiệu suất cao hơn. Và anh kết lại bài
luận với một bản vẽ “trạm năng lượng của tương lai.” Nó mô tả hai hàng pin Mặt Trời khổng lồ lơ lửng giữa không gian - mỗi hàng rộng đến 4km - đang triển năng lượng xuống Trái Đất bằng các tia vi sóng đến chảo ăng-ten tiếp nhận có đường kính 7km.
Musk được 98 điểm cùng lời phê từ giáo sư rằng “bài viết rất tốt và rất thú vị.”
*
Bài luận thứ hai nói về việc nghiên cứu các tài liệu, sách báo, chụp lại chúng bằng công nghệ điện tử - sử dụng bộ nhận diện ký tự quang, rồi lưu toàn bộ thông tin vào một cơ sở dữ liệu duy nhất - giống như một sự kết hợp giữa Google Books và Google Scholar hiện nay. Bài luận thứ ba cũng tập trung vào một trong những chủ đề yêu thích của Musk - siêu tụ điện. Trong tài liệu dài 44 trang này, Musk đã thể hiện một cách mộc mạc sự hân hoan trước ý tưởng về một hình thức dự trữ năng lượng mới phù hợp với việc theo đuổi công nghệ xe hơi, máy bay và tên lửa của anh sau này. Nhấn mạnh vào nghiên cứu mới nhất từ một phòng thí nghiệm thuộc Thung lũng Silicon, anh viết: “Kết quả cuối cùng sẽ đại diện cho thiết bị mới đầu tiên nhằm lưu trữ các khối năng lượng điện đáng kể, nhờ bước phát triển trong công nghệ ắc-quy và pin nhiên liệu. Không những thế, vì siêu tụ điện vẫn giữ nguyên các đặc tính cơ bản của tụ điện, nên nó có thể truyền tải năng lượng nhanh hơn một ắc-quy cùng khối lượng đến 100 lần, và cũng được sạc đẩy nhanh như thế.” Musk nhận được 97 điểm cho nỗ lực này và lời khen cho “một phần tích rất thấu đáo” với “các tính toán tài chính xuất sắc!”
Những nhận xét trên của vị giáo sư không hề cường điệu. Các bài viết rõ ràng, chính xác của Musk là thành quả từ một bộ óc logic, luôn chuyển từ luận điểm này sang luận điểm khác với độ chuẩn xác cao. Điểm nổi bật thực sự chính là khả năng làm chủ các khái niệm vật lý học khác nhau của Musk trong bối cảnh một dự án kinh doanh đích thực. Anh thậm chí còn thể hiện một biệt tài phi thường, đó là lĩnh hội được con đường áp dụng tiến bộ khoa học vào hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận.
Khi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc hơn về những điều anh muốn làm sau khi rời đại học, Musk đã nhanh chóng cân nhắc đến khả năng gia nhập ngành
kinh doanh game điện tử. Game điện tử đã ám ảnh anh từ thuở bé và anh từng tham gia một khóa thực tập làm game. Nhưng anh cũng nhận ra đó không phải mục tiêu đủ lớn để theo đuổi. “Tôi thực sự thích game máy tính, nhưng giả sử tôi viết được những trò chơi vĩ đại đúng nghĩa, thì chúng sẽ ảnh hưởng đến thể giới nhiều đến đầu?” anh cho biết. “Nó sẽ không tạo được một ảnh hưởng lớn. Thậm chí dù tôi có một tình yêu tiềm ẩn với game điện tử, tôi không thể chọn nó làm sự nghiệp cho mình.”
Trong các cuộc phỏng vấn, Musk luôn khẳng định rằng mọi người đều biết anh đã ấp ủ một số ý tưởng thật sự to tát trong giai đoạn này của cuộc đời. Theo lởi anh, anh thường mơ mộng viển vông hồi ở trường Queen’s và Penn, và thường thì cuối cùng rút ra được cùng một kết luận: Anh xem Internet, năng lượng tái tạo được, và không gian là ba lĩnh vực sẽ trải qua những biến đổi lớn trong những năm sắp tới, và đấy là các thị trường nơi anh có thể tạo ảnh hưởng lớn. Anh nguyện sẽ theo đuổi các dự án trong cả ba lĩnh vực. “Tôi luôn kể với các bạn gái cũ và vợ cũ của tôi về những ý tưởng này,” anh nói. “Nghe có vẻ như câu chuyện siêu điên rồ.”
Quyết tâm của Musk nhằm lý giải những căn nguyên ban đầu dẫn đến đam mê trong anh về xe hơi điện, năng lượng Mặt Trời và tên lửa có thể không vững lắm. Có cảm giác như Musk đang cố nhào nặn nên câu chuyện về cuộc đời anh một cách gượng gạo. Nhưng với Musk, sự khác biệt giữa việc tình cờ vấp phải một điều gì đó với việc có dự tính trước từ đâu mới là quan trọng. Từ lâu, Musk đã luôn muốn cả thế giới biết rằng anh khác với một doanh nhân tầm thường tại Thung lũng Silicon. Anh không chỉ đánh hơi xu hướng và cũng không để suy nghĩ làm giàu nuốt chửng lấy mình, mà anh đặt mục tiêu theo đuổi xuyên suốt một kế hoạch chủ đạo. “Tôi thực sự đã suy nghĩ về điều này từ thời đại học,” anh nói. “Đó không phải một câu chuyện nảy sinh từ thực tế. Tôi không muốn bị xem như kẻ đến sau, chạy theo xu thế hay cơ hội. Tôi không phải nhà đầu tư. Tôi chỉ muốn biến công nghệ thành sự thật, vì tôi nghĩ đó là điều quan trọng đối với tương lai và hữu ích theo cách nào đó.”
Chương 4: Lần khởi nghiệp đầu tiên của Elon
Mùa hè năm 1994, Musk và cậu em trai Kimbal đã bước những bước đầu tiên để trở thành những công dân Mỹ thực thụ. Họ làm một chuyến chu du xuyên quốc gia này.
Khi ấy, Kimbal đang là đối tác nhượng quyền của hãng sơn College Pro Painters và khá thành đạt trong vai trò điều hành một cơ sở tương đương một doanh nghiệp nhỏ. Anh đã bán phần nhượng quyền của mình và hùn
tiền cùng Musk mua một chiếc BMW 3201 tơi tả thời thập niên 1970. Hai anh em bắt đầu chuyến đi gần San Francisco vào tháng Tám, khi nhiệt độ tại California tăng vọt. Đoạn đầu của chuyến đi đã đưa họ đến Needles, một thành phố nằm giữa Sa mạc Mojave36. Tại đây, họ đã trải qua cảm giác vã mồ hôi giữa thời tiết 49 độ c, trong chiếc xe hơi không máy lạnh và học được cách yêu quý các hầm nghỉ chân tại các điểm trung chuyển burger Carls Jr., nơi họ dành hàng tiếng đồng hồ lấy lại cái mát cho cơ thể.
Chuyến đi có dư thời gian cho những trò nghịch ngợm điển hình của tuổi đôi mươi cùng những mơ mộng cuồng nhiệt kiểu tư bản. Thời ấy, người dân chỉ mới bắt đầu truy cập được Web nhờ sự xuất hiện của các trang danh bạ như Yahoo! và các công cụ trình duyệt như Netscape’s. Hai anh em nắm bắt được xu thế của Internet, và nghĩ rằng có lẽ họ muốn cùng nhau thành lập một công ty để làm một cái gì đó trên Web. Từ California, Colorado, Wyoming, South Dakota rồi đến Illinois, họ thay phiên nhau lái xe, động não và thảo luận vẩn vơ trước khi quay lại miền Đông để Musk kịp trở lại trường vào mùa thu. Ý tưởng hay ho nhất nảy sinh từ chuyến đi chính là một mạng trực tuyến dành cho các bác sĩ. Điều này không có nghĩa là nó có tham vọng trở thành một thứ giống như hổ sơ sức khỏe điện tử, nhưng vẫn tốt hơn hệ thống có tính vật lý để trao đổi thông tin và cộng tác. “Có vẻ như ngành y là lĩnh vực có thể gặp trở ngại,” Kimbal nhận xét. “Sau đó, tôi đã tiến hành lập kế hoạch kinh doanh cùng các phương án bán hàng và marketing cho nó, nhưng ý tưởng này đã không cất cánh được. Chúng tôi không thích nó.”
Musk đã trải qua khoảng thời gian đâu mùa hè năm ấy ở Thung lũng Silicon, do vẫn đang tham gia hai khóa thực tập. Ban ngày, anh làm việc tại Viện Nghiên cứu Pinnacle. Có trụ sở đặt tại Los Gatos, Pinnacle là một công ty khởi nghiệp được quảng cáo rầm rộ, với một nhóm nhà khoa học chuyên khám phá cách thức sử dụng siêu tụ điện như một nguồn nhiên liệu cách mạng dành cho xe cộ dùng điện hoặc hybrid37. Công trình này cũng chuyển hướng - chí ít về mặt ngữ nghĩa - sang một phạm vi khác thường hơn. Musk có thể thao thao bất tuyệt về cách sử dụng siêu tụ điện nhằm tạo ra các loại vũ khí giắt lưng dùng tia laser theo phong cách của loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars), hay bất cứ bộ phim viễn tưởng nào khác. Súng laser sẽ giải phóng các vòng năng lượng khổng lồ, rồi xạ thủ sẽ thay tụ điện vào báng súng, hệt như cách thay băng đạn, và lại bắt đầu xả đạn liên tục. Siêu tụ điện cũng được xem là nguồn cung cấp hỏa lực đầy hứa hẹn cho các tên lửa. Chúng chịu lực tốt hơn pin ắc-quy thông thường dưới sức ép cơ học khi khai hỏa, và cũng sạc liên tục hơn trong thời gian dài. Musk rất yêu thích công việc tại Pinnacle và lấy đó làm nền tảng cho một số thử nghiệm về kế hoạch kinh doanh tại trường Penn, cũng như cho những mơ mộng của nhà công nghiệp trong anh.
Vào các buổi tối, Musk chuyển sang làm tại Rocket Science Games, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Palo Alto38 mong muốn tạo ra những game điện tử tiên tiến bậc nhất, bằng cách nén chúng vào các ổ và đĩa CD vốn lưu giữ được nhiều thông tin hơn. Trên lý thuyết, đĩa CD sẽ cho phép họ đưa chất lượng sản xuất và kể chuyện theo phong cách Hollywood vào các game. Một nhóm “siêu sao” mới nổi, bao gồm các kỹ sư và nhân vật trong ngành điện ảnh đã được tập hợp lại để hoàn thành công trình. Tony Fadell - người sau này đã thúc đẩy sứ mệnh phát triển các sản phẩm iPod và iPhone tại Apple - cùng các nhân vật từng phát triển phần mềm truyền thông đa phương tiện QuickTime cho Apple cũng làm việc tại Rocket Science. Họ còn có những người chuyên tạo hiệu ứng nguyên bản cho bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao từ công ty Industrial Light & Magic, và các nhà làm game từ LucasArts Entertainment. Rocket Science đã giúp Musk hiểu thêm về những gì Thung lũng Silicon đem lại từ lớp nhân tài và quan điểm văn hóa của nó. Có những người làm việc trong văn phòng suốt 24 giờ/ngày, và họ nghĩ chẳng có gì lạ khi Musk xuất hiện lúc 5 giờ chiều
mỗi ngày và bắt đầu công việc thứ hai của anh. “Chúng tôi thuê cậu ta viết vài đoạn mã cấp thấp rất tầm thường,” Peter Barrett, một kỹ sư người Úc góp sức thành lập công ty này, cho biết. “Cậu ta không bối rối chút nào. Tôi không nghĩ đã có ai đó hướng dẫn cho, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, cậu ta đã hoàn thành những gì cậu ta muốn làm.”
Cụ thể hơn, Musk đã được yêu cầu viết các driver cho phép tay cầm điều khiển game và con chuột tương tác với nhiều loại máy tính và game khác nhau. Driver chính là thứ tập tin phiền phức mà bạn phải cài đặt cho máy in hay máy ảnh để chúng tích hợp với máy tính tại nhà — quả là đáng chán. Là một lập trình viên tự học hỏi, Musk cho rằng anh đã viết mã khá tốt rồi, nên xung phong đảm nhận những công việc tham vọng hơn. “Về cơ bản, tôi đang cố tìm hiểu xem chúng ta có thể xử lý nhiều việc một lúc như thế nào, nhờ thế anh có thể vừa đọc video từ đĩa CD vừa chạy game,” Musk chia sẻ. “Thời điểm đó, anh chỉ làm được việc này hoặc việc kia. Thế nên việc lập trình chắp nối mới mẻ này có chút phức tạp.” Quả là phức tạp. Musk phải gửi lệnh trực tiếp đến bộ vi xử lý chính của máy tính và tổn thời gian với hàng mớ chức năng cơ bản nhất để làm cỗ máy hoạt động. Bruce Leak, nguyên kỹ sư trưởng đứng sau thành công của QuickTime tại Apple, chính là người giám sát việc tuyển dụng Musk và rất kinh ngạc trước khả năng làm việc thâu đêm của anh. “Cậu ấy sở hữu nguồn năng lượng vô tận,” Leak cho biết. “Bọn trẻ thời đó chẳng biết phần cứng hay những thứ khác hoạt động như thế nào, ấy thế mà cậu ấy đã có kinh nghiệm của một hacker máy tính cá nhân và tìm tòi không chút e sợ.”
Musk nhận ra Thung lũng Silicon là nơi đầy ắp những cơ hội mà anh đang tìm kiếm và tương xứng với tham vọng của anh. Anh đã trở lại đây vào hai mùa hè liên tiếp rồi chuyển đến sống hẳn ở miền Tây sau khi tốt nghiệp với
văn bằng kép tại Penn. Ban đầu, anh dự định theo đuổi bằng tiến sĩ khoa học vật liệu và vật lý tại trường Stanford, rồi nâng cấp công trình siêu tụ điện anh đã làm ở Pinnacle. Thế nhưng, anh đã thôi học tại Stanford chỉ sau hai ngày vỉ không cưỡng được tiếng gọi của Internet. Anh cũng bảo Kimbal chuyển đến Thung lũng Silicon, để hai anh em có thể cùng nhau chinh phục Web.
Những hiểu biết đầu tiên về một ngành kinh doanh Internet độc lập đã đến với Musk trong hai kỳ thực tập. Có lần, một nhân viên kinh doanh từ
Những trang vàng (Yellow Pages) bước vào văn phòng công ty khởi nghiệp của anh. Anh ta cố gắng bán ý tưởng về một danh bạ trực tuyến nhằm bổ sung cho danh bạ chính thức của công ty trong quyển Những trang vàng to tướng. Nhân viên này gặp khó khăn với màn chào mời của mình, và rõ ràng chẳng hiểu gì về bản chất của Internet cũng như làm thế nào để ai đó tìm thấy cơ hội kinh doanh từ nó. Lời chào mời nông cạn này khiến Musk suy nghĩ, và anh đến gặp Kimbal để trao đổi về ý tưởng giúp các doanh nghiệp xuất hiện trên mạng lần đầu tiên.
“Elon nói, ‘Những gã này chẳng biết họ đang nói về cái gì. Có thể chúng ta sẽ làm được điều đó,’” Kimbal nhớ lại. Đó là năm 1995, và hai anh em đang chuẩn bị thành lập Global Link Information Network, một công ty khởi nghiệp sau này được đổi tên thành Zip2. (Chi tiết về những tranh cãi xung quanh việc thành lập Zip2 và học bạ của Musk, xem Phụ lục 1.)
Zip2 là một ý tưởng tài tình. Năm 1995, rất ít doanh nghiệp nhỏ hiểu được khả năng lan tỏa của Internet. Họ chẳng biết truy cập nó thế nào, và thực sự không thấy được giá trị từ việc tạo dựng một trang web cho doanh nghiệp của mình, hay thậm chí sở hữu một danh bạ trực tuyến kiểu Những trang vàng. Musk cùng em trai hy vọng sẽ thuyết phục được các nhà hàng, cửa hàng quần áo, tiệm hớt tóc đến với mình để được cộng đồng lướt Web biết đến sự hiện diện của họ. Zip2 sẽ xây dựng một danh bạ tra cứu dành cho các doanh nghiệp và kết nối danh bạ này với các bản đổ. Musk cũng thường mượn bánh pizza để giải thích khái niệm này, khi nói rằng ai cũng có quyền biết vị trí của tiệm pizza gần với họ nhất cũng như được chỉ dẫn từng bước để đến đó. Ngày nay, đầy dường như là chuyện hiển nhiên - hãy nghĩ xem Yelp đã gặp gỡ Google Maps như thế nào - nhưng thời ấy, chẳng ai dám mơ đến một dịch vụ như vậy.
Anh em nhà Musk đã khai sinh Zip2 tại số 430 Đại lộ Sherman ở Palo Alto. Họ thuê một văn phòng rộng bằng một căn hộ studio - 6 mét x 9 mét - và sắm sửa vài thứ đồ đạc tối thiểu. Tòa nhà ba tầng này cũng có những hạn chế. Nó không có thang máy, còn nhà vệ sinh thi thường xuyên kẹt cứng. “Quả là một nơi làm việc tệ hại,” một nhân viên đời đầu cho biết. Để kết nối Internet nhanh hơn, Musk phải thỏa thuận riêng với Ray Girouard, một doanh nhân điều hành dịch vụ cung cấp Internet ở tầng dưới văn phòng của Zip2. Theo lời Girouard, Musk đã khoan một cái lỗ trên bức tường gần cửa
văn phòng Zip2 rồi nối cáp Ethernet dọc cầu thang đến bộ phát Internet. “Họ đôi khi cũng thanh toán trễ, nhưng chưa bao giờ khiến tôi phải khó xử với hóa đơn,” Girouard nói.
Musk tự viết toàn bộ các đoạn mã gốc làm nên dịch vụ của anh, trong khi Kimbal nhã nhặn gõ cửa từng nhà để bán dịch vụ. Musk cũng mua được giấy phép giá rẻ để sở hữu cơ sở dữ liệu về danh sách các doanh nghiệp trong khu vực Vịnh, cho phép họ lấy tên và địa chỉ của doanh nghiệp. Sau đó, anh liên hệ với Navteq -một công ty đã bỏ hàng trăm triệu đô-la để xây dựng các bản đồ và chỉ dẫn đường đi kỹ thuật số có thể sử dụng trên các thiết bị tìm đường kiểu GPS đời đầu - và đưa ra một đề nghị mặc cả hách dịch. “Chúng tôi truy xuất thông tin cho họ, còn họ sẽ giao công nghệ miễn phí cho chúng tôi,” Kimbal cho biết. Musk kết hợp hai cơ sở dữ liệu với nhau để khởi tạo một hệ thống sơ bộ rồi cho vận hành. Theo thời gian, các kỹ sư của Zip2 buộc phải làm đầy thêm khối lượng dữ liệu ban đầu với nhiều bản đổ hơn nhằm bao quát hết các khu vực bên ngoài những khu vực thủ phủ chính, cũng như lập các chỉ dẫn tùy chỉnh có thể hiển thị và hoạt động tốt trên máy tính để bàn.
Errol Musk gửi hai cậu con trai 28 nghìn đô-la để giúp họ vượt qua giai đoạn này, còn họ ít nhiều đã khánh kiệt sau khi thuê văn phòng, mua giấy phép sử dụng phần mềm và sắm sửa một số thiết bị. Trong ba tháng đầu thành lập Zip2, Musk và em trai phải sống ngay trong văn phòng. Họ chất quần áo trong một buồng nhỏ và phải tắm nhờ ở Hội Thanh niên Cơ đốc giáo (YMCA: Youth Men’s Christian Association). “Thi thoảng chúng tôi ăn bốn bữa một ngày ở quán Jack in the Box,” Kimbal kể. “Họ mở cửa 24 giờ nên hợp với lịch làm việc của chúng tôi. Có lần tôi uống sinh tố và cảm thấy có thứ gì trong đó, nên lấy nó ra rồi lại uống tiếp. Kể từ đó, tôi không thể ăn ở đây nữa, nhưng vẫn có thể kể vanh vách thực đơn của họ.”
Kế đến, hai anh em thuê một căn hộ hai phòng ngủ. Họ không còn tiền hay tinh thần để sắm sửa đồ đạc nữa. Thế là chỉ có hai tấm nệm trên sàn. Bằng cách nào đó, Musk đã thuyết phục được một kỹ sư người Hàn Quốc đến thực tập tại Zip2 để đổi lấy tiền phòng và tiền cơm tháng. “Cậu bé khốn khổ đó cứ nghĩ rằng mình vừa nhận việc tại một công ty lớn,” Kimbal chia sẻ. “Cậu ấy cứ đến sống với chúng tôi mà chẳng biết mình đang đâm đầu vào đâu.” Một ngày nọ, chàng thực tập sinh đang lái chiếc BMW 320i tơi tả của
Musk đến chỗ làm thì một chiếc bánh xe bỗng rơi ra. Trục xe mài ken két xuống mặt đường ngay giao lộ giữa đường Page Mill và El Camino Real, và vết rãnh nó tạo thành vẫn còn hiện rõ suốt mấy năm.
Zip2 có thể là một doanh nghiệp Internet năng động nhắm đến thời đại thông tin, nhưng họ phải giúp nó cất cánh bằng phương thức bán hàng gõ cửa từng nhà. Các doanh nghiệp cần được thuyết phục trước những lợi ích của Web và sẵn sàng trả tiền cho thứ họ chưa biết. Cuối năm 1995, anh em nhà Musk bắt đầu thuê các nhân viên đầu tiên và tập hợp được một đội bán hàng pha tạp. Jeff Heilman, một chàng trai 20 tuổi với tâm hồn bay bổng đang tìm kiếm hướng đi cho cuộc đời, đã đến với Zip2 với tư cách một trong những tân binh đầu tiên. Một đêm đã muộn, anh đang xem tivi với cha mình thì chợt thấy một dòng địa chỉ Web chạy dưới màn hình quảng cáo. “Đó là một công ty dot-com,” Heilman nói. “Tôi còn nhớ mình đang ngồi đó và hỏi cha mình rằng chúng tôi đang xem gì thế. Cha tôi nói ông không biết. Đó là lúc tôi nhận ra mình phải tìm thấy chính mình đâu đó trên Internet.” Heilman dành hai tuần cố gắng trò chuyện với những người có thể giải thích cho anh về Internet, và rồi chợt thấy mẩu tin tuyển dụng rộng 2x2 inch của Zip2 trên tờ San Jose Mercury News: “Bán hàng qua Internet. Đăng ký tại đây!” Thế là Heilman tạm thời có việc. Một số nhân viên bán hàng khác củng nhập hội cùng anh và làm việc hưởng lương theo hoa hồng.
Musk dường như chẳng bao giờ rời văn phòng. Anh ngủ trên chiếc ghế lười cạnh bàn làm việc chẳng khác gì một chú chó. “Tôi đến văn phòng lúc 7 giờ 30 hoặc 8 giờ sáng mỗi ngày, và hầu như luôn thấy anh ấy đang ngủ trên chiếc ghế đó,” Heilman cho biết. “Có lẽ anh ấy tắm rửa vào cuối tuần. Tôi chẳng biết nữa.” Musk đề nghị những nhân viên đầu tiên này của Zip2 đá anh một cái khi họ đến văn phòng, đánh thức anh dậy và trở lại làm việc. Trong khi Musk đảm trách công việc viết mã vốn thuộc về anh, thì Kimbal trở thành một trưởng nhóm bán hàng nhiệt tình. “Kimbal là người luôn lạc quan, và anh ấy rất, rất giàu sức sống,” Heilman nhận xét. “Tôi chưa từng gặp ai như anh ấy.” Kimbal phân công Heilman đến trung tâm mua sắm cao cấp tại Stanford và Đại lộ University, con đường chính tại Palo Alto, thuyết phục các nhà bán lẻ đăng ký hợp tác với Zip2, với lời giải thích rằng một danh bạ được bảo trợ sẽ giúp một công ty lọt vào nhóm kết quả được tìm kiếm nhiều nhất. Vấn để lớn, tất nhiên, là chẳng ai chịu mua. Heilman gõ cửa từng nhà từ tuần này sang tuần khác và trở về văn phòng với rất ít tin
tốt để báo cáo lại. Những phản hồi tử tế nhất lại đến từ những người bảo Heilman rằng quảng cáo trên Internet là điều ngớ ngẩn nhất họ từng nghe. Nhưng thông thường, các chủ tiệm sẽ bảo Heilman biến đi và đừng làm phiền họ. Khi đến giờ ăn trưa, anh em nhà Musk với lấy chiếc hộp xì gà đựng tiền, dẫn Heilman ra ngoài và nghe anh báo cáo về tình hình bán hàng đáng thất vọng.
Craig Mohr, một nhân viên đời đầu khác, cũng từ bỏ công việc buôn bán bất động sản để chạy theo dịch vụ của Zip2. Anh quyết định đón đầu các đại lý xe hơi vì họ thường chi rất nhiều tiền cho quảng cáo. Anh kể với họ về trang web chính của Zip2 — www.totalinfo.com - và cố gắng thuyết phục họ rằng nhu cẩu có một danh mục dữ liệu như www.totalinfo.com/ toyotaofsiliconvalley là rất cao. Dịch vụ này không phải lúc nào
cũng hiệu quả như Mohr mô tả, hoặc nó sẽ tải rất chậm - vốn là chuyện thường tình vào thời đó. Điều này buộc anh phải khuyến khích khách hàng mường tượng đến tiềm năng của Zip2. “Một hôm, tôi trở về với những tấm séc khoảng 900 đô- la,” Mohr kể lại. “Tôi bước vào văn phòng và hỏi mọi người xem họ muốn tôi làm gì với số tiền đó. Thế là Elon ngừng gõ phím, ngả người ra xa màn hình rồi nói, ‘Không thể nào, anh đã kiếm được tiền.’”
Chính những cải tiến liên tục của Musk dành cho phần mềm Zip2 đã đẩy tinh thần nhân viên lên cao. Dịch vụ của anh đã biến từ một “chứng minh bằng khái niệm” thành một sản phẩm đích thực, có thể sử dụng được và cho dùng thử. Tuy không hiểu biết về marketing, nhưng anh em nhà Musk vẫn cố gắng khiến dịch vụ Web của họ trở nên có vẻ quan trọng hơn bằng cách khoác lên cho nó một bộ dạng ấn tượng. Musk đã chế tạo một thùng lớn bao quanh chiếc PC tiêu chuẩn và kéo cả khối máy lên bệ đỡ có bánh xe. Khi các nhà đầu tư tiềm năng xuất hiện, anh sẽ đứng lên trình diễn và đẩy cỗ máy bề thế này ra, để nó xuất hiện như là Zip2 đang tiến vào trong một siêu máy tính nhỏ. “Các nhà đầu tư nghĩ nó thật ấn tượng,” Kimbal nói. Heilman cũng nhận thấy các nhà đầu tư tin vào sự hiến dâng tận tụy của Musk với công ty. “Khi ấy, với bản chất của một cậu sinh viên mặt chưa sạch mụn, Elon đã dốc hết tâm sức để thứ này - dù đó là gì đi nữa — nhất định phải thành công; và nếu không làm được, anh ấy sẽ bỏ lỡ mục tiêu,” Heilman nói. “Tôi nghĩ các nhà đầu tư mạo hiểm này đã nhận thấy điều đó -rằng anh ấy sẵn sàng đặt cược sinh mạng mình để xây dựng nên nền tảng mạng này.”
Thực tế, Musk còn nói với một nhà đầu tư mạo hiểm rằng, “Tôi có tinh thần của một samurai. Tôi thà mổ bụng tự sát còn hơn thất bại.”
Trong dự án Zip2 buổi đầu này, Musk đã kịp tìm cho mình một người bạn đường quan trọng, người đã hạ nhiệt một số cơn bốc đồng mãnh liệt. Greg Kouri, một doanh nhân người Canada tầm 35 tuổi, đã gặp gỡ anh em Musk tại Toronto và tin vào ý tưởng nhen nhóm ban đầu về Zip2. Một buổi sáng
nọ, hai anh em đã xuất hiện trước cửa nhà Kouri và thông báo với ông rằng họ dự định đến California để tìm một cơ hội kinh doanh. Vẫn quàng trên mình chiếc khăn tắm đỏ, Kouri trở vào nhà, lục tìm đâu đó vài phút và trở ra với một xấp tiền 6 nghìn đô-la. Đến đầu năm 1996, ông chuyển đến California và gia nhập Zip2 với tư cách đồng sáng lập.
Kouri, người đã tiến hành một số thương vụ bất động sản trong quá khứ, có kinh nghiêm kinh doanh thực tế và kỹ năng nhìn người, đã đảm nhiệm vai trò giám hộ của người lớn tại Zip2. Người đàn ông Canada này có biệt tài xoa dịu Musk, và sau đó gần như trở thành cố vấn của anh. “Đôi khi, những người thông minh thực sự không hiểu rằng không phải ai cũng theo kịp họ hay hiểu nhanh như họ,” Derek Proudian, nhà đầu tư mạo hiểm, người về sau trở thành tổng giám đốc của Zip2, cho biết. “Greg là một trong số ít người mà Elon chịu lắng nghe và biết cách đặt mọi thứ vào đúng bối cảnh giúp cậu ấy.” Kouri cũng thường làm trọng tài trong các cuộc đọ sức giữa Elon và Kimbal ngay giữa văn phòng.
“Tôi chẳng ẩu đả với ai cả, nhưng Elon và tôi không có khả năng cùng nhìn về một hướng,” Kimbal giải thích. Trong cuộc ẩu đả đặc biệt kinh khủng về một quyết định kinh doanh, Elon đã bị rách da bàn tay và phải tiêm ngừa uốn ván. Sau đó, Kouri đã đặt dấu chấm hết các trận tranh cãi. (Kouri mất vì đau tim vào năm 2012 ở tuổi 51, sau khi may mắn đầu tư vào các công ty của Musk. Musk có mặt tại tang lễ của ông. “Chúng tôi nợ ông ấy rất nhiều,” Kimbal nói.)
Đầu năm 1996, Zip2 trải qua một sự thay đổi to lớn. Công ty đầu tư mạo hiểm Mohr Davidow Ventures nghe danh hai chàng trai Nam Phi đang nỗ lực đưa Những trang vàng lên Internet và đã đến gặp họ. Tuy kỹ năng thuyết trình còn non yếu, Musk vẫn giới thiệu khá tốt về công ty, và các nhà đầu tư cũng ấn tượng trước nhiệt huyết của anh. Mohr Davidow quyết định
đầu tư 3 triệu đô-la vào Zip239. Với số vốn này trong tay, công ty đã chính thức đổi tên từ Global Link thành Zip2 — tức ý tưởng nén lại ở đây, nén lại ở kia - rồi chuyển đến số 390 Đại lộ Cambridge, Palo Alto và bắt đầu tuyển mộ những kỹ sư tài năng. Zip2 cũng thay đổi chiến lược kinh doanh của họ. Khi ấy, công ty đã xây dựng xong một trong các hệ thống dẫn đường tốt
nhất trên Web. Zip2 dự định sẽ nâng cấp công nghệ này, đưa nó từ chỗ chỉ tập trung vào vùng Vịnh tới phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trọng tâm chính của công ty sẽ là một cuộc chơi hoàn toàn mới. Thay vì rao bán dịch vụ đến từng nhà, Zip2 sẽ tạo ra một gói phần mềm để bán cho các tờ báo, để đến lượt họ tự lập danh bạ cho dịch vụ bất động sản, đại lý xe hơi hay các mục phần loại khác. Cuối cùng thì báo giới cũng hiểu Internet sẽ tác động thế nào đến việc kinh doanh của họ, và phần mềm của Zip2 sẽ giúp họ nhanh chóng xuất hiện trên mạng mà không phải tự phát triển công nghệ từ đầu. Về phần mình, Zip2 có thể đuổi theo con mồi lớn hơn và chiếm lấy một phần mạng lưới danh bạ dữ liệu toàn quốc.
Quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh và diện mạo công ty này chính là khoảnh khắc trọng đại trong đời Musk. Các chủ đầu tư mạo hiểm đã đặt Musk vào vai trò giám đốc công nghệ và tuyển Rích Sorkin làm CEO công ty. Sorkin từng công tác tại Creative Labs, một hãng sản xuất thiết bị âm thanh và điều khiển một nhóm phát triển kinh doanh tại công ty này, nơi ông đã hướng khá nhiều khoản đầu tư vào các dự án khởi nghiệp Internet. Các nhà đầu tư của Zip2 nhận thấy ông là người dày dạn kinh nghiệm và hiểu biết về Web. Tuy Musk đồng ý với cách sắp xếp này, nhưng anh lại không chấp nhận từ bỏ quyền kiểm soát Zip2. “Có lẽ điều khiến tôi hối tiếc nhất trong suốt khoảng thời gian làm việc với anh ấy là Musk đã chấp nhận thỏa thuận ma quỷ đó với Mohr Davidow,” Jim Ambras, phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật tại Zip2, nói. “Elon không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về hoạt động, anh ấy chỉ muốn làm CEO.”
Ambras từng làm việc tại Phòng thí nghiệm Hewlett-Packard cũng như Silicon Graphics Inc. (SGI), và là một nhân tài điển hình có tay nghề cao được Zip2 tuyển mộ sau đợt sóng đầu tư đầu tiên. Silicon Graphics, nhà sản xuất các máy tính công nghệ cao được yêu thích tại Hollywood, là công ty hào nhoáng bậc nhất thời đó và quy tụ được nhiều gã lập dị ưu tú cho Thung lũng Silicon. Song, Ambras lại hứa hẹn về sự giàu có của Internet để
cuỗm lấy cho Zip2 những kỹ sư thông thái nhất của SGI. “Các luật sư của chúng tôi nhận được thư từ SGI viết rằng chúng tôi đang cướp đi những anh chàng xuất sắc nhất của họ,” Ambras nói. “Elon nghĩ điều đó thật tuyệt vời.”
Tuy Musk rất xuất sắc trên tư cách một người viết mã tự học, nhưng kỹ năng của anh lại không trau chuốt bằng những tân binh. Họ xem qua các đoạn mã của Zip2 và bắt tay vào viết lại gần hết phần mềm. Musk nổi đóa trước một vài thay đổi của họ, nhưng các nhà khoa học máy tính chỉ cần một phần nhỏ trong các dòng mã Musk sử dụng để hoàn thành công việc. Họ có khả năng phân chia các dự án phần mềm thành từng cụm nhỏ có thể thay thế và tinh lọc được, trong khi Musk lại sa vào cái bẫy kinh điển của những người tự học viết mã, đó là viết ra những gì mà giới phát triển phần mềm gọi là “những cuộn lông” - những cụm mã lớn nguyên khối rất dễ khiến ta cáu tiết vì lý do khó hiểu nào đó. Các kỹ sư cũng mang đến một cách thức làm việc chuyên nghiệp hơn cùng các thời hạn có tính thực tế cho nhóm. Đó là một thay đổi đáng hoan nghênh so với cách tiếp cận của Musk, vốn hay đặt ra các thời hạn lạc quan thái quá rồi ép các kỹ sư làm việc không ngừng ngày qua ngày nhằm đạt mục tiêu. “Nếu bạn hỏi Elon rằng phải mất bao lâu để hoàn thành một việc gì đó, cầu trả lời sẽ là bất kỳ con số nào nảy ra trong đầu anh ấy, nhưng không bao giờ quá một giờ,” Ambras chia sẻ. “Chúng tôi đành diễn giải một giờ thành một hoặc hai ngày; và nếu Elon bảo việc đó mất một ngày, chúng tôi sẽ cho nó một hoặc hai tuần.”
Việc thành lập Zip2 rồi chứng kiến nó trưởng thành đã khiến Musk ngày càng tự tin. Terence Beney, bạn học của Musk thời trung học, đã đến California thăm anh và nhận ra sự thay đổi rõ ràng trong tính cách của Musk. Anh trông thấy Musk đe dọa một chủ nhà trọ đáng khinh, người đã gây khó dễ cho mẹ anh khi bà thuê trọ trên thị trấn. “Anh ấy nói, ‘Nếu anh muốn bắt nạt ai đó, thì bắt nạt tôi đầy này.’ Thật ngạc nhiên khi thấy anh ấy làm chủ được tình huống. Lần cuối tôi gặp anh ấy, Musk vẫn là một anh chàng lập dị, hay ngượng ngùng và đôi khi nổi nóng. Bạn sẽ muốn chọn anh ấy để có người hùa theo. Nhưng giờ đây, anh tự tin và kiềm chế.” Musk cũng bắt đầu có ý thức kiểm soát những chỉ trích của anh dành cho người khác. “Elon không phải là kiểu người hay nói ‘Tôi thông cảm với anh, tôi hiểu quan điểm của anh,’” Justine cho biết. “Do anh ấy không biết cảm thông, nên có những điều tưởng như hiển nhiên với người khác nhưng lại
khó hiểu với anh ấy. Elon phải biết rằng một gã tầm 20 tuổi không nên phá hỏng kế hoạch của người lớn tuổi hơn, người giữ chức vụ cao hơn, hoặc chỉ ra mọi điểm sai của họ. Anh ấy phải học điều chỉnh hành vi của mình theo những cách nhất định. Tôi nghĩ Elon chỉ nhìn thấy thế giới xung quanh thông qua chiến lược và trí tuệ.” Việc sửa đổi tính nết hiệu quả đã đem lại thành công trên nhiều mức độ. Musk vẫn khiến các kỹ sư trẻ phát điên với những đòi hỏi của anh trong công việc và thói chỉ trích lỗ mãng. “Tôi còn nhớ tại một cuộc họp thảo luận về sản phẩm mới - một thiết kế xe hơi mới,” Doris Downes, giám đốc sáng tạo tại Zip2, cho biết. “Ai đó phàn nàn rằng thay đổi kỹ thuật mà chúng tôi muốn là bất khả thi. Elon quay sang và nói, ‘Tôi thực tình không hiểu anh nghĩ cái quái gì,’ và bỏ ra khỏi phòng họp. Với Elon, từ không không hề tồn tại, và anh ấy kỳ vọng mọi người quanh mình có chung thái độ đó.” Musk cũng đều đặn làm lung lay những giám đốc cấp cao hơn. “Bạn phải thấy họ rời các cuộc họp với vẻ chán ghét ra mặt,” Mohr, nhân viên kinh doanh, nói. “Bạn sẽ không đi đến đâu với Musk nếu cứ luôn tỏ ra tử tế, và anh ấy chỉ cảm thấy thôi thúc và chắc chắn ở chính bản thân.”
Trong khi Musk cố gắng hòa nhập với những thay đổi mà các chủ đầu tư áp cho Zip2, anh cũng được hưởng một số đặc quyền nhờ có một túi tiền lớn hậu thuẫn. Bên cấp vốn đã giúp anh em nhà Musk có được thị thực. Họ cũng tặng mỗi người 30 nghìn đô-la để mua xe hơi. Trước đó, Musk và Kimbal đã đổi chiếc BMW xơ xác của họ lấy một chiếc sedan xơ xác khác và phun sơn màu với những chấm bi lên đó. Kimbal nâng cấp lên một chiếc BMW 3 Series, còn Musk mua một chiếc Jaguar E-Type. “Nó cứ hỏng suốt, và bò đến văn phòng trên cái lốp bẹp,” Kimbal nhận xét. “Nhưng Elon chỉ nghĩ đến những thứ to tát.”40
Trong một hoạt động tập thể vào cuối tuần, Musk, Ambras cùng vài nhân viên và bạn bè đã lượn xe đạp qua đường mòn Saratoga Gap và dãy núi Santa Cruz. Hầu hết những người tham gia đều đã qua luyện tập và quen với các buổi đạp xe khắc nghiệt dưới cái nóng mùa hè. Họ bắt đầu chinh phục dãy núi với một tốc độ điên cuồng. Sau khoảng một giờ, Russ Rive, em họ Musk, đã lên đến đỉnh và bắt đầu nôn ọe. Ngay phía sau anh là những thành viên còn lại trong đoàn. Rồi sau đó 15 phút, cả nhóm mới thấy Musk lộ diện. Mặt anh chuyển màu tím tái, còn mồ hôi tuôn ra như tắm,
nhưng anh vẫn cố gắng lên được đến đỉnh. “Tôi luôn nhớ về buổi đạp xe đó. Anh ấy thậm chí còn chưa đủ điều kiện cần thiết để tham gia,” Ambras cho biết. “Người khác sẽ bỏ cuộc hoặc dắt bộ. Khi tôi chứng kiến anh ấy cố leo 30 mét cuối với vẻ mặt cực kỳ khổ sở, tôi đã nghĩ, Thế mới là Elon. Thành công hoặc chết chứ không từ bỏ.”
Musk vẫn tiếp tục là quả bóng năng lượng lăn khắp văn phòng. Trước các chuyến ghé thăm của các chủ đầu tư mạo hiểm và những chủ đầu tư khác, Musk sẽ tập hợp đội ngũ và chỉ thị tất cả họ dùng điện thoại để tạo không khí rì rẩm. Anh cũng lập một nhóm chơi game điện tử để tham gia các cuộc
thi đấu Quake — game bắn súng góc-nhìn-thứ-nhất. “Chúng tôi thi đấu tại một trong những giải game toàn quốc đầu tiên,” Musk cho biết. “Chúng tôi đã đoạt giải nhi, và đáng ra đã đoạt giải nhất, nhưng chiếc máy của một trong các đấu thủ hàng đầu của đội tôi đã hỏng vì anh ấy lắp thẻ đồ họa quá mạnh tay. Chúng tôi thắng được vài nghìn đô-la.”
Zip2 đã có những thành công đáng kể khi tranh thủ sự ủng hộ của các báo. The New York Times, Knight Ridder, Hearst Corporation và nhiều đơn vị truyền thông khác đã đăng ký dịch vụ của họ. Một số trong các công ty này còn đóng góp thêm 50 triệu đô-la vào vốn của Zip2. Các dịch vụ như Craigslist với thông tin phân loại trực tuyến miễn phí vừa manh nha xuất hiện, và báo giới cần phải hành động. “Các tờ báo hiểu rằng họ đang gặp rắc rối với Internet, và có ý định cho phép Internet gắn với báo chí càng nhiều càng tốt,” Ambras cho biêt. “Họ muốn có thông tin được phân loại và danh bạ từ các công ty bất động sản, xe hơi, giải trí và có thể dùng chúng tôi như một nền tảng cho mọi dịch vụ trực tuyến như thế.” Zip2 đã tạo được dấu ấn thương mại nhờ khẩu hiệu “Chúng tôi mang đến sức mạnh cho báo chí,” và nguồn tiền mặt-đổ vào tiếp tục giúp Zip2 tăng trưởng nhanh chóng. Trụ sở công ty cũng sớm trở nên chật chội, đến mức một bàn làm việc phải đặt ngay trước nhà vệ sinh nữ. Đến năm 1997, Zip2 chuyển đến trụ sở mới khang trang và rộng rãi hơn ở số 444 đường Castro, khu Mountain View.
Musk phát bực khi Zip2 trở thành kẻ đứng sau hậu trường làm nên thành công của các tờ báo. Anh tin công ty mình có thể trực tiếp cung cấp những dịch vụ đáng quan tâm cho người tiêu dùng, và khuyến khích mua một tên miến cỏ đuôi city.com với hy vọng biến nó thành một điểm đến tiêu dùng. Thế nhưng, sức cám dỗ của nguồn tiền đến từ các hãng truyền thông đã
khiến Sorkin và ban quản trị níu giữ đường lối bảo thủ, và họ quyết định sẽ quan tâm sau đến lực đẩy từ người tiêu dùng.
Tháng Tư năm 1998, Zip2 đã tuyên bố một bước đi to tát nhằm đặt cược gấp đôi vào chiến lược của họ. Nó sẽ sáp nhập với đối thủ chính CitySearch trong một thỏa thuận trị giá khoảng 300 triệu đô-la. Công ty mới sẽ giữ tên CitySearch, trong khi Sorkin đảm trách phi vụ mạo hiểm này. Trên giấy tờ, liên minh mới này trông rất giống một cuộc sáp nhập giữa hai thế lực ngang hàng. CitySearch đã xây dựng một bộ danh bạ mở rộng cho nhiều thành phố trên khắp cả nước. Nó cũng sở hữu đội bán hàng và marketing mạnh, có thể bổ sung cho nhóm kỹ sư tài ba tại Zip2. Vụ sáp nhập được công bố trên khắp các báo và có vẻ như là chuyện đã rồi.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh sự kiện xảy ra tiếp theo. Trong tình hình đó, công tác hậu cần đòi hỏi cả hai công ty phải xem xét lại sổ sách và tlm ra những nhân viên buộc phải sa thải để tránh trùng lặp vai trò. Tiến trình này dấy lên nhiều câu hỏi rằng bộ phận tài chính trung thực của CitySearch sẽ ra sao, cũng như khiến một số giám đốc tại Zip2 phải lo ngay ngáy, vì họ thấy vị trí của mình đang mờ mịt hoặc sắp bị xóa bỏ hoàn toàn tại công ty mới. Một nhóm nhỏ trong Zip2 tranh luận rằng họ phải từ bỏ thỏa thuận này, trong khi Sorkin yêu cầu phải thông qua nó. Musk, người ban đầu ủng hộ thỏa thuận, cũng quay sang phản đối nó. Tháng Năm năm 1998, hai công ty đã xóa bỏ thương vụ sáp nhập khiên báo chí khốn đốn, gây nên sự hỗn loạn từ một thương vụ lớn bị đổ vỡ. Musk thúc giục hội đồng quản trị Zip2 tống khứ Sorkin và bổ nhiệm anh làm CEO trở lại. Nhưng hội đồng quản trị từ chối. Thay vào đó, anh mất ghế chủ tịch, còn Sorkin bị thay thế bởi Derek Proudian, một nhà đầu tư mạo hiểm bên cạnh Mohr Davidow. Sorkin đánh giá hành vi của Musk trong suốt vụ việc này là rất tệ, và sau đó khẳng định cách phản ứng của hội đồng quản trị và việc Musk bị giáng chức là bằng chứng cho thấy họ cũng cảm thấy như vậy. “Có nhiều phản ứng dữ dội và đổ lỗi,” Proudian cho biết. “Elon muốn làm CEO, nhưng tôi nói, ‘Đầy là công ty đầu tiên của anh. Hãy tìm người mua lại nó và nhận tiến, rồi anh có thể làm CEO tại công ty thứ hai, thứ ba hay thứ tư của mình.’”
Do thỏa thuận đổ vỡ, Zip2 nhận ra nó đang trong tình thế khó khăn. Nguồn tiền đang mất. Musk vẫn muốn đi theo hướng tiêu dùng, nhưng Proudian sợ
rằng hướng đi đó sẽ tốn quá nhiều vốn. Microsoft vừa nâng số vốn đầu tư vào cùng thị trường đó, và số các công ty khởi nghiệp với ý tưởng về tra cứu bản đồ, bất động sản và xe hơi cũng nhân lên gấp bội. Các kỹ sư của Zip2 mất tinh thần và lo rằng họ không thể thắng nổi đối thủ cạnh tranh. Rồi đến tháng Hai năm 1999, nhà sản xuất máy tính Compaq Computer bất ngờ đề nghị trả 307 triệu đô-la để mua lại Zip2. “Cứ như tiền trên trời rơi xuống vậy,” Ed Ho, cựu giám đốc của Zip2, nhớ lại. Hội đồng quản trị Zip2 đã chấp nhận lời đề nghị, thế là công ty thuê trọn gói một nhà hàng tại Palo Alto và tổ chức một buổi tiệc hoành tráng. Mohr Davidow lãi đến 20 lần từ số tiến đầu tư ban đầu của họ, còn Musk và Kimbal ra đi với lần lượt 22 triệu đô-la và 15 triệu đô-la. Musk chưa bao giờ thích ý tưởng gắn bó với Compaq. “Ngay khi biết rõ công ty sẽ bị bán, Elon đã lập tức lao vào dự án mới,” Proudian chia sẻ. Kể từ đó, Musk luôn đấu tranh để giữ vững quyển kiểm soát và chức vị CEO. “Chúng tôi bị áp đảo và cứ nghĩ rằng những gã này nhất định phải biết họ đang làm gì,” Kimbal chia sẻ. “Nhưng họ không biết. Mọi viễn cảnh đều biến mất khi họ lên nắm quyền. Họ là chủ đầu tư, và chúng tôi phát triển cùng với họ, nhưng tầm nhìn của công ty đã biến mất.”
Nhiều năm sau, sau khi có thời gian suy ngẫm về tình trạng tại Zip2, Musk nhận ra đáng lẽ anh đã có thể xử lý một số tình huống với nhân viên tốt hơn. “Tôi thực tình chưa bao giờ điều hành một kiểu đội ngũ nào trước dày,” Musk thú nhận. “Tôi chưa bao giờ làm đội trưởng khi chơi thể thao hay bất kỳ hoạt động nào khác, hoặc quản lý dù chỉ một người. Tôi buộc phải suy nghĩ: Thôi được, vậy đâu là điều ảnh hưởng tới cách hoạt động của đội ngũ? Đầu tiên, rõ ràng bạn tưởng rằng người khác phải hành động giống như bạn. Nhưng không phải thế. Ngay cả khi họ muốn hành động giống như bạn, họ cũng không nhất thiết phải có cùng những giả định hay thông tin mà bạn đang nghĩ trong đầu. Thế nên, nếu tôi biết về một điều nhất định, và trao đổi với bản sao của chính tôi nhưng chỉ truyền đạt một nửa thông tin, thì tôi không thể kỳ vọng bản sao đó cũng đưa ra cùng kết luận như tôi. Bạn phải tự đặt mình vào vị trí của người khác bằng cách tự hỏi, ‘ừm, họ sẽ cảm thấy thế nào về điều này dựa trên những gì họ biết?’”
Các nhân viên của Zip2 về nhà mỗi tối, khi quay lại thì nhận thấy Musk đã thay đổi những việc họ làm mà không báo trước; và tác phong hay đối đầu của Musk cũng gây hại thay vì có lợi. “Đúng thế, chúng tôi sở hữu các kỹ
sư phần mềm rất giỏi tại Zip2, nhưng tôi muốn nói rằng tôi có thể viết mã tốt hơn họ. Và tôi chỉ vào sửa lại mấy dòng mã chết tiệt của họ thôi,” Musk nói. “Tôi phải chờ đợi thành quả của họ trong tuyệt vọng, thế nên tôi đành sửa lại mã của họ và giờ thì nó chạy nhanh hơn gấp năm lần, lũ dẩn. Có một gã viết một phương trình cơ học lượng tử — hay xác suất lượng tử — lên bảng, và viết sai. Thế là tôi nói, ‘Sao cậu lại viết như thế?’ Rồi tôi chỉnh lại giúp gã. Kể từ đó gã đâm ghét tôi. Cuối cùng, tôi nhận ra, okay, mình có thể đã sửa được phương trình đó nhưng giờ mình lại tạo ra một kẻ làm việc kém năng suất. Đó không phải cách xử lý vấn để tốt.”
Là người phấn đấu làm nên chuyên trong ngành công nghiệp dot-com, Musk hội đủ cả may mắn lẫn tài năng. Anh có một ý tưởng hay, biến nó thành một dịch vụ đích thực và đã thoát ra khỏi khối hỗn mang dot-com với tiền rủng rỉnh trong túi; nói cách khác, anh đã làm tốt hơn những gì mọi người vẫn nói. Đó là một quá trình khó nhọc. Musk khát khao được trở thành lãnh đạo, nhưng những người xung quanh anh lại cố chống mắt xem một CEO như Musk có thể điều hành thế nào. Song đối với Musk, họ đều sai, và anh đã tìm cách chứng minh cho quan điểm của mình bằng những kết quả thậm chí còn ngoạn mục hơn.
Chương 5: Ông trùm paypal
Thương vụ bán lại Zip2 đã truyền cho Musk một sự tự tin mới. Giống như các nhân vật game điện tử anh hằng ngưỡng mộ, Musk đã “lên cấp”. Anh đã tìm ra lời giải cho Thung lũng Silicon và trở thành một nhân vật mà ai ai cũng muốn trở thành vào thời đó - một triệu phú dot-com. Dự án mạo hiểm tiếp theo của anh phải thỏa mãn được tham vọng đang ngày càng lên cao. Điều đó thôi thúc Musk tìm kiếm một ngành công nghiệp với hàng tấn tiền nhưng thiếu hiệu quả để anh và mạng Internet có thể khai thác. Musk bắt đầu nhớ lại khoảng thời gian anh còn là thực tập sinh tại Ngân hàng Nova Scotia. Điều quan trọng anh rút ra được từ công việc đó, rằng các chủ ngân hàng đều là những kẻ lắm tiền nhưng xuẩn ngốc, giờ đây đã đưa đến cảm giác về một cơ hội lớn.
Đầu thập niên 1990, trong khoảng thời gian làm việc cho giám đốc chiến lược của ngân hàng này, Musk từng được yêu cầu xem xét danh mục nợ của công ty tại các nước thế giới thứ ba. Khối tiền này được đặt dưới cái tên chán nản: “Nợ của các nước kém phát triển”, và Ngân hàng Nova Scotia đang kẹt hàng tỉ đô-la trong đó. Các quốc gia khắp Nam Mỹ và nhiều khu vực khác đã vỡ nợ từ nhiều năm trước, buộc ngân hàng phải giảm bớt giá trị các khoản nợ. Sếp của Musk muốn anh đào sâu vào các khoản nợ mà công ty đang nắm giữ như một thử nghiệm để học hỏi và cố gắng xác định xem giá trị thực tế của khoản nợ là bao nhiêu.
Trong khi theo đuổi dự án trên, Musk đã tình cờ bắt gặp một cơ hội kinh doanh khá rõ ràng. Mỹ đang cố gắng giúp một số quốc gia đang phát triển giảm bớt gánh nặng nợ nần thông qua cái gọi là trái phiếu Brady, theo đó chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ các khoản nợ ở những nước như Brazil và Argentina. Musk đã nhận ra nó là một trò buôn chứng khoán. “Tôi tính toán giá trị hỗ trợ, và nó rơi vào khoảng 50 xu trên mỗi đô-la, trong khi khoản nợ thực tế đang được giao dịch ở mức giá 25 xu,” Musk cho biết. “Có vẻ đây là cơ hội lớn nhất từ trước đến nay, và dường như chưa ai nhận ra điều đó.” Musk cố gắng trấn tĩnh và bình thản khi anh gọi điện cho Goldman Sachs, một trong những nhà giao dịch chính trên thị trường này, và thăm dò xung quanh điều anh vừa nhận thấy. Anh hỏi thăm xem có thể mua được bao
nhiêu tiền nợ ở Brazil với giá 25 xu. “Ông ấy bảo, ‘Cậu muốn bao nhiêu?’ và tôi đưa ra con số khá vô lý là 10 tỷ đô-la,” Musk nhớ lại. Khi nhà giao dịch khẳng định rằng có thể lo được, Musk liền gác máy. “Chết tiệt, tôi nghĩ họ hẳn đã phát điên rồi, vì bạn có thể kiếm được gấp đôi số tiền mua vào. Chú Sam đứng sau mọi thứ. Không cần động não.”
Musk đã làm cả mùa hè để nhận số tiền lương khoảng 14 đô-la/giờ và bị mắng vì dám dùng máy pha cà phê cao cấp cùng nhiều vi phạm khác, nhưng anh nhận ra đã đến thời khắc mình tỏa sáng và giành lấy một khoản thưởng lớn. Anh lao vào văn phòng giám đốc và đề nghị với ông một cơ hội cả đời. “Ông có thể thu về hàng tỉ đô-la mà chẳng mất gì cả,” anh nói. Sếp của Musk yêu cầu anh viết một báo cáo và nó nhanh chóng được chuyển tới CEO của ngân hàng; nhưng ông này lập tức bác bỏ vì cho rằng ngân hàng từng chuốc họa vì nợ nần ở Brazil và Argentina trước đầy, nên ông không muốn dính dáng đến nữa. “Tôi cố thuyết phục họ rằng đó không phải vấn đề,” Musk cho biết. “Vấn đề là thứ chết tiệt đó được chú Sam chống lưng. Các nước Nam Mỹ làm gỉ không quan trọng. Bạn không thể thua lỗ trừ khi bạn cho rằng ngân khố Hoa Kỳ sắp vỡ nợ đến nơi. Nhưng họ vẫn không thông qua, và tôi đã bị choáng. Sau này trong đời, khi đấu tranh chống lại các ngân hàng, tôi lại nhớ về khoảnh khắc này và nó đã cho tôi sự tự tin. Chủ ngân hàng nào cũng chỉ bắt chước điều mọi người khác đã làm. Nếu những người khác đua nhau nhảy xuống một vực thẳm đẫm máu, họ sẽ lập tức nhảy xuống cùng những người đó. Nếu có một đống vàng khổng lồ ở giữa phòng nhưng chẳng ai nhặt nó lên, họ cũng sẽ không nhặt.”
Những năm sau đó, Musk đã cân nhắc đến việc thành lập một ngân hàng trực tuyến và thảo luận công khai về ý tưởng này trong chuyến thực tập tại Viện Nghiên cứu Pinnacle năm 1995. Chàng trai trẻ Musk đã diễn thuyết trước các nhà khoa học về sự chuyển giao không thể tránh khỏi — chuyển sang các hệ thống trực tuyến - trong ngành tài chính, nhưng họ lại cố át lời anh, khi cho rằng khả năng bảo mật trên Web còn lâu mới đủ an toàn để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Song, Musk vẫn tiếp tục thuyết phục họ rằng ngành tài chính có thể tiến hành một bước nâng cấp quan trọng, và anh có thể tạo ảnh hưởng lớn đến ngành ngân hàng với một khoản đầu tư tương đối nhỏ. “Tiền bạc là một dải băng thông chậm,” anh đã diễn tả suy nghĩ của mình như thế trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm
2003. “Các bạn không cần cải thiện cơ sở hạ tầng quá nhiều vì nó. Thực ra nó chỉ là cổng nhập trong một cơ sở dữ liệu.”
Kế hoạch thực sự mà Musk vạch ra còn hơn cả vĩ đại. Như các nhà nghiên cứu tại Pinnacle đã chỉ ra, mọi người ít khi cảm thấy thoải mái khi mua sách trực tuyến. Họ có thể thử vận may với con số trên thẻ tín dụng, nhưng ít ai dám nghĩ đến chuyện công khai tài khoản ngân hàng trên Web. Chà. Vậy thế nào đây? Musk muốn thành lập một tổ chức tài chính trực tuyến với đầy đủ dịch vụ: Một công ty có đủ từ tài khoản tiết kiệm, tài khoản séc cho đến các dịch vụ môi giới và bảo hiểm. Công nghệ có thể tạo dựng nên một dịch vụ như thế, nhưng việc thông qua các quy định cho phép thành lập một ngân hàng trực tuyến dường như là vấn đề nan giải đối với những kẻ lạc quan nhất, và là điều bất khả thi đối với những ai biết nghĩ. Đó không còn là chuyện tung ra một mớ chỉ dẫn đến tiệm pizza hay đăng lên một danh bạ nhà đất. Đó là giao dịch với tài chính của mọi người dân, và sẽ gây ra những hậu quả thực nếu dịch vụ không hiệu quả như quảng cáo.
Không nản lòng, Musk đã bắt tay tiến hành kế hoạch mới này trước cả khi Zip2 được bán. Anh trao đổi với một số kỹ sư xuất sắc nhất công ty để tạo cảm hứng cho những ai sẵn sàng tham gia cùng anh trong một chuyến mạo
hiểm khác. Musk cũng khoe ý tưởng của anh với vài nhân vật anh đã tiếp xúc hồi còn làm trong ngân hàng ở Canada. Tháng Một năm 1999, khi hội đồng quản trị Zip2 còn đang tìm kiếm người mua lại, Musk đã bắt đầu chính thức hóa kế hoạch ngân hàng của anh. Thỏa thuận với Compaq được công bố ngay tháng tiếp theo. Và đến tháng Ba, Musk thành lập X.com, một công ty tài chính khởi nghiệp có cái tên nghe khá khiêu dâm.
Musk chỉ mất chưa đến một thập niên để từ một khách du lịch ba-lô người Canada trở thành một triệu triệu phú ở tuổi 27. Với 22 triệu đô-la, anh đã chuyển ra khỏi căn hộ sống chung với ba người bạn cùng phòng và mua một căn hộ rộng 167m2 rồi nâng cấp nó. Anh còn sắm một chiếc xe hơi thể thao McLaren Công thức 1 (F1) trị giá 1 triệu đô-la, cùng một chiếc máy bay phản lực cánh quạt loại nhỏ và học bay. Musk tận dụng ngay danh tiếng mới giành được với tư cách một thành viên trong dàn triệu phú dot-com. Anh cho phép đài CNN đến căn hộ của mình lúc 7 giờ sáng để quay cảnh chiếc xe hơi được giao đến. Một cỗ xe 18 bánh đen xì đỗ xịch trước cơ ngơi của Musk, rồi hạ dần một chiếc xế hộp màu bạc bóng loáng xuống mặt
đường, trong khi Musk đứng há miệng nhìn, tay khoanh trước ngực. “Chi có 62 chiếc McLaren trên thế giới, và tôi sẽ sở hữu một trong số chúng,” anh nói với CNN. “Ôi chao, tôi không thể tin nó đã thực sự ở đây. Thật điên rồ.”
CNN đã phát xen kẽ cảnh giao xe với các cuộc phỏng vấn Musk. Lúc nào trông anh cũng như bức biếm họa về một kỹ sư thành đạt. Tóc Musk đã bắt đầu thưa dần, và mái tóc cắt ngắn lại càng làm nổi bật thêm khuôn mặt trẻ con của anh. Anh mặc một chiếc áo khoác thể thao màu nâu to quá khổ và
kiểm tra điện thoại di động từ chiếc xe lắm tiền của mình, ngồi cạnh là cô bạn gái Justine lộng lẫy, và anh tỏ ra như bị mê hoặc bởi cuộc sống của mình. Musk cứ thốt ra hết lời nực cười này đến lời nực cười khác của giới trưởng giả, mở đầu bằng thương vụ Zip2 - “Nhận tiền mặt liền tay. Ý tôi là một con số lớn của những Ben Franklin41” -rồi đến cuộc sống trong mơ của anh - “Nó đây, thưa quý ngài, chiếc xe hơi nhanh nhất thế giới” - cùng một tham vọng to tát — “Tôi sẽ mua một hòn đảo tại Bahamas và biến nó thành thái ấp cho riêng mình, còn hiện giờ tôi khá hứng thú với việc cố gắng xây dựng và thành lập một công ty mới.” Nhóm quay phim theo chân Musk đến văn phòng X.com, nơi lối nói chuyện kiêu ngạo của anh đạt đến một tầm vóc mới với những tuyên bố đáng xấu hổ: “Tôi không hợp với hình ảnh một chủ ngân hàng,” “50 triệu đô-la chỉ là vấn đề của một loạt cú điện thoại, và thế là có tiền,” “Tôi tin X.com nhất định sẽ trở thành một doanh nghiệp nhiều tỉ đô-la phồn thịnh.”
Musk đã mua chiếc McLaren từ một người bán tại Florida, chộp lấy nó ngay trước mũi Ralph Lauren42, người cũng hỏi mua nó. Ngay đến những đại gia như Lauren cũng muốn để dành một vật báu như chiếc McLaren cho những sự kiện đặc biệt hoặc một chuyến đi tùy hứng ngày Chủ nhật. Musk thì không. Anh lái nó vòng quanh Thung lũng Silicon và đỗ nó trên con đường cạnh văn phòng X.com. Bạn bè anh thất kinh khi chứng kiến một tác phẩm tuyệt mỹ như thế ngập dưới phân chim hoặc bị vùi trong bãi đỗ đầy xe của siêu thị Safeway. Một ngày nọ, Musk gửi e-mail cho một chủ xe McLaren khác — Larry Ellison, tỷ phú đồng sáng lập hãng sản xuất phần mềm Oracle - để bất ngờ hỏi liệu Ellison có muốn đua với anh một vòng cho vui hay không. Jim Clark, một tỷ phú đam mê tốc độ khác, nghe phong thanh được lời đề nghị trên và bảo một người bạn rằng ông phải lao ngay
đến đại lý Ferrari gần đó để sắm một cái gì đó có thể so tài. Musk đã gia nhập câu lạc bộ của những ông trùm. “Elon vô cùng phấn khích trước mọi điều đó,” George Zachary, nhà đầu tư mạo hiểm và là bạn thân của Musk, cho biết. “Anh ấy cho tôi xem thư từ với Larry.” Năm sau, khi đang lái xe trên đường Sand Hill để đến gặp một nhà đầu tư, Musk chợt quay sang người bạn đi cùng và nói, “Xem này.” Anh đánh lái, đổi làn, mất kiểm soát, rồi đầm sắm vào bờ kè đường, khiến chiếc xe xoay vòng trên không trung như một chiếc đĩa bị ném. Cửa sổ và bánh xe vỡ tan thành từng mảnh vụn, còn vỏ xe thì bị hư hỏng nặng. Musk lại quay sang anh bạn đồng hành và nói: “Điều buồn cười là nó vẫn chưa được bảo hiểm.” Sau đó, hai người vẫy xe đi nhờ đến văn phòng của nhà đầu tư mạo hiểm.
Với uy tín của mình, Musk không hoàn toàn bị cuốn vào thứ tính cách dân chơi này. Thực tế, anh đã tái đầu tư số tiền kiếm được từ Zip2 vào X.com. Quyết định này xuất phát từ nguyên nhân thực tiễn. Các nhà đầu tư sẽ lách
được thuế, nếu họ thu được lợi nhuận trời cho từ một dự án đầu tư mới trong vòng vài tháng. Nhưng dù xét theo chuẩn rủi ro cao của Thung lũng Silicon, thì việc đổ hết số tài sản vừa kiếm được vào một lĩnh vực bấp bênh như ngân hàng trực tuyến vẫn gây sốc. Tất cả đều nói, việc Musk đầu tư khoảng 12 triệu đô-la vào X.com sẽ mang lại cho anh 4 triệu đô-la sau thuế, hoặc chỉ đủ để chi tiêu cá nhân. “Đó chính là điểm phân biệt giữa Elon với người bình thường,” Ed Ho, cựu giám đốc tại Zip2 và đổng sáng lập X.com, cho biết. “Anh ấy sẵn sàng tự mình gánh lấy những rủi ro điên rồ. Nếu tiến hành một thương vụ như thế, hoặc lên đến đỉnh cao hoặc kết thúc ở một nhà chờ xe buýt trơ trọi đâu đó.”
Ngẫm lại, quyết định đầu tư một khoản tiền lớn vào X.com của Musk thậm chí còn hơn cả sự bất thường. Đa phần, mỗi thành công thời dot-com năm 1999 là một lần chứng tỏ bản thân, cất giấu hàng triệu đô-la và sau đó lợi dụng thành tích ấy để thuyết phục người khác đặt cược tiền của họ vào dự án mạo hiểm tiếp theo của mình. Musk hẳn nhiên vẫn dựa vào các nhà đầu tư bên ngoài, nhưng anh cũng đích thân dấn sâu vào cuộc chơi. Thế nên, mặc dù bạn có thể bắt gặp anh nói chuyện trên truyền hình như những kẻ đáng khinh chỉ biết đến mình của thời dot-com, nhưng anh lại hành xử như một kẻ thoái lui của Thung lũng Silicon những ngày đầu, khi mà các nhà sáng lập các công ty như Intel đang sẵn sàng lao mình vào những canh bạc lớn.
Trong khỉ Zip2 trở thành một ý tưởng sắc sảo và hữu ích, thì X.com lại hứa hẹn châm ngòi cho một cuộc cách mạng trọng đại. Lần đầu tiên, Musk sẽ đối đầu trực diện với một ngành công nghiệp nhiều tiền của nhưng khó thay đổi, và mang theo hy vọng thay đổi tất cả những kẻ đang gánh vác nó. Musk cũng bắt đầu mài sắc thứ phong thái đã trở thành thương hiệu của anh, đó là gia nhập một ngành kinh doanh siêu phức tạp nhưng không thể băn khoăn trước thực tế rằng mình hiểu biết rất ít về những sắc thái trong ngành. Anh ngờ rằng các chủ ngân hàng đều đang phạm sai lầm trong hoạt động tài chính, và anh có thể lèo lái ngành kinh doanh này tốt hơn bất kỳ ai khác. Bản ngã và sự tự tin của Musk đã bắt đầu lên cao đến mức anh có thể truyền cảm hứng cho một số người, đồng thời khiến những người khác nghĩ anh chỉ khoa trương và vô nguyên tắc. Cuối cùng, việc thành lập X.com đã tiết lộ rất nhiều về trí sáng tạo, nỗ lực không mệt mỏi, tác phong đối đầu cùng những điểm yếu trong cách lãnh đạo của Musk. Musk còn phải nếm cảnh bị gạt ra ngoài rìa công ty của chính anh, cũng như nỗi đau gắn liền với một viễn cảnh dở dang.
Musk đã tập hợp một đội hình tưởng như toàn sao để thành lập X.com. Ho làm việc tại SGI và Zip2 trong vai trò một kỹ sư, và khiến các đồng nghiệp hết sức kinh ngạc trước khả năng viết mã và quản lý nhóm của mình. Sau đó, một cặp đôi người Canada - Harris Fricker và Christopher Payne - đến gia nhập. Musk đã từng gặp Fricker trong thời gian anh thực tập tại Ngân hàng Nova Scotia, và cả hai thực sự tâm đầu ý hợp. Là một học giả đến từ đảo Rhodes, Fricker đã mang đến kiến thức về cơ chế của giới ngân hàng mà X.com rất cần. Còn Payne là bạn của Fricker trong cộng đồng tài chính Canada. Cả bốn người đều được xem là đồng sáng lập của công ty, trong đó Musk nổi lên như cổ đông lớn nhất nhờ khoản đầu tư trực tiếp cực khủng. Như nhiều công ty khác tại Thung lũng Silicon, X.com cũng khởi đầu trong một căn nhà, nơi các đồng sáng lập cùng nhau động não, rồi chuyển đến văn phòng tốt hơn tại số 394 Đại lộ University, Palo Alto.
Các nhà đồng sáng lập thản nhiên ủng hộ triết lý rằng ngành ngân hàng đã tụt hậu so với thời đại. Việc cất công đến một chi nhánh ngân hàng chỉ để trò chuyện với giao dịch viên giờ đây dường như đã quá xưa, khi Internet
đã xuất hiện. Lối so sánh hoa mỹ đó nghe thật hay, và cả bốn người đều thích thú. Thứ duy nhất ngăn cản họ chính là thực tế. Musk chỉ có chút kinh nghiệm trong ngành ngân hàng và phải tính đến cách mua một quyển sách
về ngành này để giúp anh hiểu hơn về cơ chế vận hành nội bộ. Càng suy nghĩ về kế hoạch tấn công của họ bao nhiêu, các nhà đồng sáng lập lại càng nhận ra các vấn đề quản lý đang ngăn cản sự thành lập ngân hàng trực tuyến khó khắc phục bấy nhiêu. “Bốn, năm tháng đã trôi qua, những lớp hành cứ được bóc mãi,” Ho cho biết43.
Ngay từ đầu, tính cách của họ đã va chạm với nhau. Musk vừa trở thành một siêu sao mới nổi của Thung lũng Silicon và được báo chí xu nịnh. Điều này làm phật lòng Fricker, người đã chuyển đến đây từ Canada và nắm chặt lẩy X.com làm cơ hội của mình nhằm ghi dấu với thế giới như một sự đánh thức ngành ngân hàng. Theo lời nhiều người, Fricker muốn điều hành X.com và điều hành theo cách thông thường. Anh nhận ra những tuyên bố hão huyền của Musk với cánh báo chí — rằng nên suy nghĩ lại về toàn bộ ngành ngân hàng - đều là ngớ ngẩn, vì công ty đang phải vật lộn với việc xây dựng hầu như mọi thứ. “Chúng tôi là Mặt Trời, Mặt Trăng và những ngôi sao đầy hứa hẹn trong mắt truyền thông,” Fricker nói. “Elon bảo rằng đây không phải môi trường kinh doanh bình thường, và bạn phải hoài nghi lối tư duy kinh doanh bình thường. Anh ấy nói, ‘Có một nhà máy tạo khí ga-vui-vẻ nằm trên đồi, và nó đang bơm đầy ga xuống Thung lũng.’” Fricker không phải là người cuối cùng buộc tội Musk quảng cáo thái quá về sản phẩm và đùa giỡn với công chúng, mặc dù người ta vẫn tranh cãi phải chăng đây là thiếu sót, hay thực sự là một trong những khả năng xuất sắc của Musk trên tư cách một doanh nhân.
Vụ ầm ĩ giữa Fricker và Musk đã kết thúc nhanh chóng và bê bối. Chỉ năm tháng sau khi X.com thành lập, Fricker đã khởi xướng một cuộc đảo chính. ‘Anh ta bảo hoặc anh ta giữ chức CEO, hoặc anh ta sẽ kéo mọi người rời công ty và lập ra một công ty khác của riêng mình,” Musk cho biết. “Tôi không giỏi đối phó khi bị đe dọa. Tôi bảo, ‘Anh cứ làm thế đi.’ Thế là anh ta làm thật.” Musk cố gắng thuyết phục Ho và một số kỹ sư nòng cốt khác ở lại, nhưng họ vẫn đứng về phía Fricker và bỏ đi. Cuối cùng, Musk chỉ giữ được lớp vỏ ngoài của công ty cùng một nhóm nhỏ nhân viên trung thành. “Sau khi mọi chuyện lắng xuống, tôi nhớ mình đã ngồi cùng Musk trong văn phòng của anh ấy,” Julie Ankenbrandt, một nhân viên đời đầu của X.com quyết định ở lại, cho biết. “Có cả triệu điều luật cản trở một công ty
như X.com ra đời, nhưng Elon không quan tâm. Anh ấy chỉ nhìn tôi và nói, ‘Tôi nghĩ chúng ta nên tuyển thêm người.44’”
Musk đã cố gắng huy động vốn cho X.com và buộc phải tìm đến các nhà đầu tư mạo hiểm, thú nhận rằng công ty chẳng còn lại gì nhiều. Mặc dù vậy, Mike Moritz, một nhà đầu tư danh tiếng từ Sequoia Capital, vẫn quyết định hậu thuẫn cho công ty, đặt cược vào Musk và hỗ trợ thêm chút ít. Musk lại khuấy động đường phố Thung lũng Silicon một lần nữa và thu hút được nhiều kỹ sư nhờ những phát biểu nhiệt tình về tương lai của ngân hàng trực tuyến. Scott Anderson, một khoa học gia máy tính trẻ tuổi, đã gia nhập công ty vào ngày 1 tháng Tám năm 1999 — chỉ vài ngày sau cuộc di tản nhân viên - và lập tức tin vào viễn cảnh Musk vẽ nên. “Khi nhìn lại, tôi thấy nó hoàn toàn điên rồ,” Anderson thú nhận. “Những gì chúng tôi có chẳng khác nào một bộ phim Hollywood về một trang web. Nó chỉ vừa đủ thuyết phục các nhà đầu tư mạo hiểm thông qua.”
Hằng tuần lại có thêm nhiều kỹ sư mới gia nhập và viễn cảnh của Musk lại càng trở nên thực tế. Công ty tìm cách lấy giấy phép hoạt động ngân hàng, giấy phép quỹ tương hỗ và thành lập một hiệp hội với Barclays45. Đến tháng Mười một, nhóm lập trình nhỏ của X.com đã khai sinh một trong những ngân hàng trực tuyến hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, với các tài khoản ngân hàng được FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation - Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang) bảo hiểm cùng ba quỹ tương hỗ để các nhà đầu tư lựa chọn. Musk đã giao cho các kỹ sư 100 nghìn đô-la tiền riêng của anh để tiến hành các thử nghiệm. Vào đêm trước Lễ Tạ ơn năm 1999, X.com đã trở thành công ty cổ phần hóa. “Tôi ở lại đấy đến 2 giờ sáng,” Anderson cho biết. “Sau đó, tôi về nhà nấu bữa tối cho Lễ Tạ ơn. ít giờ sau, Elon gọi tôi đến văn phòng để trấn an vài kỹ sư khác. Elon đã ở đấy suốt 48 giờ liên tục để đảm bảo mọi thứ diễn ra thông suốt.”
Dưới định hướng của Musk, X.com đã kiểm nghiệm vài quan niệm cấp tiến trong ngành ngân hàng. Khách hàng sẽ nhận được 20 đô-la thẻ tiền mặt ngay khi đăng ký sử dụng dịch vụ, và 10 đô-la tiền mặt cho mỗi người họ giới thiệu. Musk đã loại bỏ các loại phí vụn vặt và tiền phạt thấu chi. Trong một thay đổi cập nhật hơn, X.com còn xây dựng một hệ thống thanh toán trực tiếp, theo đó khách hàng có thể gửi tiền cho người khác bằng cách nhập địa chỉ e-mail của họ lên trang web. Toàn bộ ý tưởng này đến từ việc khách
hàng muốn thoát khỏi các ngân hàng trì trệ có hệ thống máy chủ phải mất nhiều ngày xử lý thanh toán, và tạo ra một kiểu tài khoản ngân hàng nhanh chóng, nơi bạn có thể chuyển tiến đi khắp nơi chỉ với vài cú nhấp chuột hay một e-mail. Đó quả là một ý tưởng cách mạng. Đã có hơn 200 nghìn người tin vào nó và đăng ký tài khoản trên X.com chỉ trong vài tháng đầu hoạt động.
Chẳng mấy chốc, X.com đã có một đối thủ đáng gờm. Hai chàng trẻ tuổi Max Levchin và Peter Thiel đã triển khai hệ thống thanh toán của mình tại một công ty khởi nghiệp tên Confinity. Thực ra, cặp đôi này đã thuê một văn phòng nhỏ - một kho để chổi được tô vẽ lại - từ chính X.com và đang cố gắng giúp những người sở hữu máy tính cầm tay Palm Pilot có thể trao đổi tiền thông qua các cổng hồng ngoại trên thiết bị. X.com và Confinity đã biến văn phòng nhỏ trên Đại lộ University trở thành cái nôi cuồng loạn của cuộc cách mạng tài chính Internet. “Đám thanh niên này làm việc rất chăm chỉ,” Ankenbrandt nhận xét. “Chỗ họ bốc mùi kinh khủng. Đến giờ tôi vẫn còn ngửi thấy nó - mùi pizza ăn dở, mùi cơ thể, mùi mồ hôi.”
Song, những câu pha trò giữa X.com với Confinity đã đột ngột chấm dứt. Các nhà sáng lập Confinity quyết định chuyển văn phòng xuống phố, và giống như X.com, họ cũng bắt đầu tập trung chú ý đến các phương thức thanh toán trên nền tảng Web và e-mail, với dịch vụ có tên gọi PayPal. Các công ty bị khóa chặt vào cuộc đua khốc liệt hòng sánh ngang với các tính năng của đối phương và thu hút thêm người dùng, vì đều biết rằng kẻ nào nhanh hơn, mạnh hơn sẽ chiến thắng. Họ đổ mười triệu đô-la vào quảng cáo, trong khi tiêu tốn hàng triệu đô-la khác nhằm chống lại tin tặc, những kẻ chộp ngay lấy các dịch vụ này và biến chúng thành sân chơi lừa đảo mới. “Nó hệt như trò vung tiền vào hộp đêm phiên bản Internet,” Jeremy Stoppelman, kỹ sư của X.com, người sau này đã thăng tiến thành CEO của Yelp, cho biết. “Bạn phải ném tiền đi càng nhanh càng tốt.”
Cuộc đua giành chiến thắng trong dịch vụ thanh toán trên Internet đã trao cho Musk cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ nhanh và nguyên tắc làm việc của anh. Anh liên tục nghĩ ra các kế hoạch nhằm đáp trả lại lợi thế mà PayPal đã tạo ra trên các trang web đấu giá như eBay. Anh tập hợp nhân viên tại X.com lại để triển khai các chiến thuật nhanh nhất như có thể, cũng như áp dụng các yêu cầu về thuật toán với tính năng cạnh tranh của chúng.
“Anh ấy thực sự chẳng quan tâm đến gì nữa ngoài công việc,” Ankenbrandt nhận xét. “Tất cả chúng tôi đều làm việc 20 giờ mỗi ngày, còn anh ấy làm đến 23 giờ.”
Đến tháng Ba năm 2000, X.com và Confinity cuối cùng cũng quyết định ngừng cố gắng tiễn đối phương vào lãng quên: Họ đã kết hợp lực lượng. Confinity dường như đang sở hữu thứ sản phẩm hot nhất tại PayPal, nhưng đang phải trả thưởng 100 nghìn đô-la/ngày cho khách hàng mới và không dự trữ đủ tiền mặt để duy trì. Trái lại, X.com vẫn còn dư tiền mặt dự trữ, nhưng lại có các sản phẩm ngân hàng phức tạp hơn. Các điều khoản sáp nhập đã được soạn thảo, và Musk trở thành cổ đông lớn nhất của công ty vừa được sáp nhập - với tên gọi X.com. Không lâu sau khi chốt xong thỏa thuận, X.com đã huy động được 100 triệu đô-la từ các nhà tài trợ, bao gồm Ngân hàng Deutsche, Goldman Sachs và khoe rằng họ đã có hơn 1 triệu khách hàng46.
Hai công ty đã hết sức cố gắng gắn kết văn hóa của họ với nhau, nhưng chỉ đạt được thành công khiêm tốn. Các nhân viên từ X.com đã buộc chặt màn hình máy tính với ghế làm việc bằng dây cắm điện, rồi lôi chúng xuống đường tới văn phòng Confinity để làm việc cùng các đồng nghiệp mới. Nhưng hai nhóm chưa bao giờ nhìn vào mắt nhau. Musk tiếp tục bảo vệ thương hiệu X.com, trong khi hầu hết mọi người thích cái tên PayPal. Nhiều cuộc tranh cãi khác cũng nổ ra xung quanh chuyện thiết kế hạ tầng công nghệ của công ty. Phe Confinity do Levchin dẫn đầu muốn nâng cấp sang một phần mềm mã nguồn mở như Linux, trong khi Musk lại bênh vực cho phần mềm trung tâm dữ liệu của Microsoft vì có khả năng duy trì năng suất cao. Đối với người ngoài, vụ ầm ĩ này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đối với giới kỹ sư, nó chẳng khác gì một cuộc chiến tôn giáo - do nhiều người trong số họ luôn xem Microsoft là đế chế ma quỷ đã tàn lụi, còn Linux là phần mềm hiện đại cho mọi người. Hai tháng sau thương vụ sáp nhập, Thiel từ chức, còn Levchin dọa sẽ rời bỏ vi mâu thuẫn công nghệ. Còn lại Musk điều hành một công ty rạn nứt.
Vấn đề công nghệ mà X.com đối mặt còn trầm trọng hơn do hệ thống máy tính của công ty không thể duy trì một cơ sở dữ liệu khách hàng tăng đột ngột. Trang web của công ty mỗi tuần lại sập một lần. Đa số các kỹ sư được đặt hàng để thiết kế một hệ thống mới; chính điều đó đã làm phân tâm các
nhân sự công nghệ chủ chốt và để kẻ gian dễ bể tấn công X.com. “Chúng tôi bị mất rất nhiều tiền,” Stoppelman cho biết. Do X.com đang trở nên phổ biến hơn và khối lượng giao dịch của nó bỗng tăng vọt, nên mọi vấn đề đều trầm trọng hơn. Những vụ lừa đảo xuất hiện nhiều hơn. Các ngân hàng cũng như công ty phát hành thẻ tín dụng đặt ra nhiều loại phí hơn. Các công ty khởi nghiệp cạnh tranh gay gắt hơn. X.com thiếu một mô hỉnh kinh doanh chặt chẽ để bù đắp các khoản lỗ và tạo lợi nhuận từ số tiến nó kiểm soát. Roelof Botha, nguyên giám đốc tài chính của một công ty khởi nghiệp và hiện là nhà đầu tư mạo hiểm xuất chúng tại Sequoia, không tin Musk đã cung cấp cho hội đồng quản trị một bức tranh đúng đắn về những vấn đề của X.com. Ngày càng có nhiều người trong công ty hoài nghi về khả năng ra quyết định của Musk khi đối mặt với mọi cuộc khủng hoảng.
Điều đó đã kéo theo một trong những cuộc đảo chính bẩn thỉu nhất lịch sử Thung lũng Silicon, nơi từ lâu đã khét tiếng với những cuộc đảo chính kiểu này. Một đêm nọ, một nhóm nhỏ những người của X.com đã tập hợp tại Fanny & Alexander - một quán bar tại Palo Alto, nay đã đóng cửa - và bàn nhau làm sao để tống khứ Musk đi. Họ quyết định thuyết phục hội đồng quản trị kéo Thiel trở về làm CEO. Thay vì trực tiếp đối đầu với Musk trong kế hoạch này, những kẻ lập mưu quyết định sẽ hành động sau lưng anh.
Tháng Một năm 2000, Musk và Justine kết hôn, nhưng quá bận rộn nên chưa thể tận hưởng kỳ trăng mật. chín tháng sau — vào tháng Chín - họ dự tính kết hợp công việc với hạnh phúc riêng bằng cách cùng nhau đi huy động vốn, rồi kết thúc chuyến đi bằng một kỳ trăng mật tại Sydney để kịp dự Olympics. Khi hai người vừa lên máy bay vào buổi tối, các giám đốc của X.com đã gửi thư bất tín nhiệm đến hội đồng quản trị. Một số người trung thành với Musk cảm thấy có gì đó không ổn, nhưng đã quá muộn. “Tôi đến văn phòng lúc 10 giờ 30 tối hôm đó và thấy tất cả đều có mặt,” Ankenbrandt kể lại. “Tôi không thể tin nổi. Tôi điên cuồng tìm cách gọi cho Elon, nhưng anh ấy đang trên máy bay.” Ngay khi Musk hạ cánh, anh đã bị Thiel thế chỗ.
Cuối cùng, khi Musk biết được sự việc, anh lập tức nhảy lên chuyến bay tiếp theo về Palo Alto. “Thật là sốc, nhưng tôi để Elon làm thế - tôi nghĩ anh ấy sẽ xử lý tốt việc này,” Justine cho biết. Musk đã tìm cách phản công trong một thời gian ngắn. Anh thuyết phục hội đồng quản trị cân nhắc lại
quyết định của họ. Nhưng khi biết rõ rằng công ty đã thông qua rồi, Musk đành đầu dịu. “Tôi trao đổi với Moritz cùng vài người khác,” Musk nói. “Không phải tôi thèm khát làm CEO đến thế, mà tôi chỉ muốn nói rằng, ‘Này, tôi nghĩ có vài chuyện khá quan trọng cần thực hiện, và nếu tôi không phải CEO, tôi không chắc chúng sẽ được thực hiện.’ Nhưng rồi tôi trao đổi với Max và Peter, và dường như họ vẫn đảm bảo được mọi thứ diễn ra. Thế nên, có nghĩa đây vẫn chưa phải tận thế.”
Nhiều nhân viên sát cánh với Musk từ ngày đầu cũng không kém phần sửng sốt trước điều vừa xảy ra. “Tôi bối rối và tức giận,” Stoppeiman nói. “Đối với tôi, Elon như một ngôi sao nhạc rock vậy. Tôi dám nói thẳng rằng tôi nghĩ chuyện này thật nhảm nhí. Nhưng về cơ bản, tôi biết công ty đang làm đúng. Công ty là một chiếc tên lửa, và tôi sẽ không rời bỏ nó.” Stoppelman, khi ấy mới 23 tuổi, đã lao vào phòng họp quát tháo Thiel và Levchin dữ dội. “Họ để tôi trút hết tất cả, và chính phản ứng của họ là một phần lý do giữ tôi ở lại.” Những người khác cũng đành ngậm ngùi. “Thật phản phúc và hèn nhát,” Branden Spikes, một kỹ sư tại Zip2 và X.com nói. “Tôi sẽ ủng hộ quyết định đó nếu Elon có mặt trong phòng.”
Đến tháng Sáu năm 2001, ảnh hưởng của Musk tại công ty đã nhanh chóng phai nhạt. Cùng tháng đó, Thiel đổi tên X.com thành PayPal. Musk hiếm khi tha thứ dù chỉ một lỗi nhỏ. Nhưng trong suốt thử thách này, anh đã thể hiện sự kiềm chế phi thường. Anh gắn bó với vai trò cố vấn của công ty và vẫn tiếp tục đầu tư vào nó, nâng dần cổ phần của mình ở PayPal lên và trở thành cổ đông lớn nhất. “Bạn hẳn sẽ nghĩ một người ở vị thế của Musk phải rất đau khổ và căm thù, nhưng anh ấy không như thế,” Botha nói. “Anh ấy vẫn ủng hộ Peter. Musk quả là một quân tử.”
Những tháng tiếp theo đã trở thành chìa khóa mở ra tương lai của Musk. Thời kỳ dot-com “mượn tiền của người khác để tiêu xài” đã nhanh chóng kết thúc, và mọi người đều muốn rút tiền mặt bằng mọi cách có thể. Khi các giám đốc từ eBay bắt đầu tiếp cận PayPal với ý định mua lại, đa số mọi người đều có ý muốn bán và bán thật nhanh. Song, Musk và Moritz lại nài nỉ hội đồng quản trị khước từ một số đề nghị và chờ đợi để bán được nhiều hơn. PayPal có doanh thu thường niên 240 triệu đô-la, và có vẻ như nó sẽ vươn lên thành một công ty độc lập và cổ phần hóa. Sự nhẫn nại của Musk và Moritz đã đem lại thành quả và hơn thế nữa. Tháng Bảy năm 2002, eBay
đề nghị mua lại PayPal với giá 1,5 tỷ đô-la; Musk và các thành viên hội đồng quản trị đã đồng ý thỏa thuận này. Musk thu về tổng cộng 250 triệu đô-la từ thương vụ bán lại cho eBay, hay 180 triệu đô-la sau thuế - đủ để biến những giấc mơ vô cùng hoang dại sau này của anh thành sự thật.
Đối với Musk, thời kỳ PayPal là một chương khá hỗn độn trong đời anh. Tiếng tăm lãnh đạo của anh đã bị tổn hại do hậu quả của thương vụ bán lại, và lần đầu tiên truyền thông cũng thực sự quay lưng lại với anh. Năm 2004, Eric Jackson, một nhân viên đời đầu của Confinity, đã viết cuốn The PayPal Wars: Battles with eBay, the Media, the Mafia, and the Rest of Planet Earth (Những cuộc chiến PayPal: Chiến đấu với eBay, truyền thông, mafia và tất cả), thuật lại hành trình nhiều điều tiếng của công ty. Cuốn sách đã khắc họa Musk như một gã ngốc ích kỷ và cứng đầu, bao giờ cũng đưa ra những quyết định sai lầm, trong khi tô vẽ Thiel và Levchin như những thiên tài quả cảm. Valleywag, một trang web lá cải trong ngành công nghệ thông tin, cũng hùa theo và quay sang vùi dập Musk trong các chuyên đề ưa thích của họ. Làn sóng chỉ trích dâng cao đến mức mọi người bắt đầu lên tiếng thắc mắc liệu Musk có được tính là một đồng sáng lập thực sự của PayPal không, hay chỉ dựa hơi Thiel để đạt được thành quả kỳ diệu. Năm 2007, giọng điệu của cuốn sách cùng những bài blog đã làm Musk phát cáu, khiến anh gửi một e-mail dài 2.200 từ đến Valleywag nhằm đính chính lại các sự kiện theo phiên bản của anh.
Trong e-mail, Musk đã để năng khiếu văn chương tuôn trào và cho công chúng nhìn trực diện vào cá tính thích gây gổ của mình. Anh mô tả Jackson là một “con lừa bợ đỡ” và “chỉ khá hơn một thực tập sinh một chút,” cũng như chẳng biết tí gì về những điều diễn ra tại cấp thượng tầng công ty. “Do Eric tôn sùng Peter, nên kết quả đã quá rõ ràng — Peter nổi lên như Mel Gibson trong phim Trái tim dũng cảm47 còn vai trò của tôi thì vừa ít ỏi, vừa kém hiệu quả,” Musk viết. Sau đó, Musk trình bày chi tiết bảy lý do giải thích vì sao anh xứng đáng với tư cách đồng sáng lập PayPal, bao gồm vai trò cổ đông lớn nhất, công sức tuyển mộ nhiều nhân tài hàng đầu, để ra nhiều ý tưởng kinh doanh thành công nhất cho công ty, cùng khoảng thời gian anh giữ chức CEO khi công ty tăng từ 60 lên 700 nhân viên.
Khi được tôi phỏng vấn, hầu hết những ai làm việc tại PayPal thời gian đó đều thiên về đồng tình với đánh giá tổng thể của Musk. Họ bảo rằng lời kể
"""