" 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đụng Độ Cá Mập Và Ninja - Bùi Chí Vinh full mobi pdf epub azw3 [Phiêu Lưu] Ebooks Nhóm Zalo BIỂU BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP. HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Bùi Chí Vinh Ngũ quái Sài Gòn. T.4, Đụng độ cá mập và ninja / Bùi Chí Vinh. - In lần thứ 2. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2017. 246tr. : minh họa ; 20cm. 1. Vụ án. 2. Văn học Việt Nam -- Thế kỷ 21. I. Ts. 1. Trials. 2. Vietnamese literature -- 21st century. 895.92234 -- ddc 23 B932-V78 Sơn Đại Ca 16 tuổi, đẹp trai, cao một thước bảy mươi hai, học lớp 11 trường trung học Cao Bá Quát, có trình độ học vấn cao nhất trong nhóm Ngũ Quái Sài Gòn. Ngoài tài thao lược của một nhà tổ chức các cuộc chơi mạo hiểm, Sơn sở trường hai môn võ Karatédo và Vovinam, thổi phi tiêu tự chế cực kỳ chính xác, đó là chưa kể trong những buổi văn nghệ cây nhà lá vườn, hắn sử dụng sáo trúc tuyệt vời không thua gì nghệ sĩ biểu diễn. Là một đứa trẻ nghèo, Sơn hiểu nỗi lòng cha mẹ, sống có hiếu với gia đình, chung thủy với bè bạn, nhưng là đại khắc tinh đối với những kẻ ác, và những ai chọn lối sống thiếu công bằng. Hắn xứng đáng là đại ca của nhóm Ngũ Quái Sài Gòn lừng danh. 5 Thúy Bụi 15 tuổi, xinh đẹp, ngổ ngáo, thông minh khác thường, cao một thước năm mươi lăm, học chưa hết lớp 6 ở trường mồ côi đã phải tự học thêm kiến thức trường đời. Tuy mang danh Thúy Bụi nhưng tâm hồn cô bé như tờ giấy trắng, cô chia sẻ vui buồn với lũ mèo hoang khu xóm đường ray xe lửa mỗi đêm và nhất là với ả mèo ranh mãnh lông tuyền một màu đen mà cô gọi là “Bé Mun”. Một Bé Mun không thể thiếu trong những cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Cô sống độc lập và ngẩng cao đầu như một bông lau phất phơ cho đến khi trở thành một nữ kiệt trong cánh rừng Ngũ quái khiến lũ tội phạm thất điên bát đảo. 6 QUYÊN TIỂU MUỘI 15 tuổi, ngộ nghĩnh hệt một búp bê, học lớp 10 trường trung học Cao Bá Quát, cùng trường nhưng khác lớp với Sơn Đại Ca. Với chiều cao một thước sáu mươi, Quyên thừa sức làm bạn bè cùng lứa ái mộ bởi thân hình thon thả, khuôn mặt xinh xắn, túi tiền rủng rỉnh của một cô gái nhà giàu biết thương yêu đồng loại. Trong nhóm Ngũ Quái Sài Gòn, Quyên Tiểu Muội có một biệt tài: cô có thể nhái giọng của bất cứ ai sau khi tiếp xúc và nghe tiếng nói của họ. Chính năng khiếu trời ban này đã mở màn cho vô số thắng lợi bất ngờ của cả nhóm. Biệt thự yên tĩnh và sang trọng của gia đình Quyên trồng toàn cây sứ, cô bé quả là một nụ bông sứ lạ lùng. 7 THẠC H SẦU ĐỜI 16 tuổi, kỳ hình dị tướng, giống một thân cây cao một thước sáu mươi lăm bị khô queo vì thiếu nước, trình độ vừa qua tiểu học, một nhân sự thường xuyên có ánh mắt... sầu đời. Hắn luôn luôn nói ngược nguyện vọng hoặc sở thích của mình, chẳng hạn như vô cùng yêu đời lại tự vỗ ngực xưng... sầu đời. Trừ bạn bè trong nhóm, có lẽ ít ai biết rằng hắn đang phụng dưỡng một bà mẹ mù lòa và trung thành tuyệt đối với Thúy Bụi bất chấp sẽ có ngày tận thế. Hắn là chủ nhân bất đắc dĩ của con khỉ có tên “Tề Thiên”, một quái khỉ mà thành tích quậy còn hơn Thạch Sầu Đời. 8 HOÀNG LÃNG TỬ 17 tuổi, nho nhã hệt một thư sinh, cao một thước bảy mươi, đi thanh niên xung phong từ năm 15 tuổi, biết cả tiếng Miên và tiếng các dân tộc thiểu số. Đặc điểm của hắn cũng khác người, hắn yêu thú dữ và là một chuyên gia chinh phục hùm, voi, gấu, rắn, chó sói. Cụ thể hắn bao giờ cũng kè kè một con chim đại bàng quái đản trên vai mang tên “Bụp”, một con thần điểu gần như hiểu tiếng người. Tuy nhiên, hắn rất sợ mèo, khỉ, chuột, thằn lằn, gián, nhện. Hắn sợ chúng như sợ cái nhìn búp bê của tiểu muội Quyên. Sau những đặc vụ điều tra nhất sinh thập tử, hắn lại là một nghệ sĩ kèn môi hòa âm với tiếng sáo du dương của Sơn Đại Ca. 9 một Long Sơn huyền bí Đảo Long Sơn tồn tại trên bản đồ như một dấu chấm cực nhỏ. Những ai có tâm hồn thi sĩ sẽ tưởng tượng nó là một khúc đuôi mồ côi của dãy Trường Sơn đâm ra biển, còn nhà địa chất có thể cho rằng nó như một núi lửa xưa cũ từ đáy biển trồi lên. Từ Vũng Tàu qua đảo Long Sơn không xa nhưng hòn đảo vẫn bị cô lập vì những cơn sóng thần bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng ập đến nhấn chìm các phương tiện di chuyển đường thủy. Còn từ Bà Rịa nhìn ra ngoài khơi ư? Những ngư dân đánh cá và làm ruộng muối chỉ thấy xa xa một dải đất màu xám mờ mờ, họ kháo nhau rằng trên hòn đảo huyền bí đó đầy những con thú kỳ lạ thời tiền sử chung sống với những người theo đạo Ông Trần tóc dài búi tó. Chỉ có dân thổ địa Long Sơn hiểu rằng họ không phải là những Robinsơn trên đảo hoang. Long Sơn huyền bí 11 Cầu tàu Bà Chao hôm nay rõ ràng có biến cố. Khoảng hai giờ chiều, trên những bậc thềm tam cấp xi măng, con nít đứng ngồi lố nhố. Con nít trên đảo chỉ tập trung một lần duy nhất trong năm vào dịp “lễ hội ông Trần”, vậy thì cớ sao hôm nay chúng lại giương con mắt hiếu kỳ nhìn nhau cực kỳ lo lắng? Mà không riêng gì con nít, cả người lớn cũng lo lắng. Coi, tại cầu tàu sâu hơn hai mươi mét nước, lù lù một chiếc du thuyền màu trắng vừa uy nghi vừa lộng lẫy neo lại như thách thức những cư dân quần áo rách rưới. Trên boong, những người ngoại quốc da vàng, da trắng không hề bước xuống mà vẫn ngang nhiên khoanh tay, chống nạnh luôn mồm xí xa xí xồ. Một số người dân am hiểu thì thầm: - Chắc không phải là bọn hải tặc? - Hải tặc mà đến đây là mình “bùm” một phát Carbine lúa đời. Có lẽ là bọn chủ Tây chủ Nhật thăm lại chiến trường xưa. Một giọng khác cương quyết hơn: - Tôi đã từng là du kích cầm súng đụng độ tụi xâm lược nên tôi biết phân biệt tiếng nói bọn họ. Chiếc du thuyền tổ chảng ấy lườn gắn nhãn Mỹ nhưng những người da vàng trên thuyền lại xổ tiếng Đại Hàn. - Chúng ta có thể kết luận: đây là một liên minh các ông chủ Mỹ Hàn đang tính làm ăn gì đó trên đảo chúng ta. - Cha chả, mày nói năng sáng suốt đó Ba Cọp. 12 - Cử Ba Cọp đại diện bà con trên đảo nói chuyện với họ đi. Cuộc biểu quyết của các bô lão diễn ra chớp nhoáng. Mười phút sau, xã đội trưởng Ba Cọp ung dung tiếp cận chiếc du thuyền màu trắng có hàng chữ đen khó hiểu: “MURPHY”. Tướng tá Ba Cọp dữ dằn như “ông ba mươi”, anh cao lớn lừng lững tựa một hộ pháp giữ đền ông Trần với mái tóc búi tó truyền thống của ngư dân đảo. Tuy xấp xỉ bốn mươi tuổi nhưng Ba Cọp thừa sức khỏe lẫn võ nghệ quật ngã mười chàng trai trong dịp lễ hội hàng năm. Trên cườm tay trái anh là một dòng chữ xăm bằng gai nhọn cây chà là: “THÙ NHÀ NỢ NƯỚC”, trên cườm tay phải cồm cộm những chiếc vảy rồng bằng mực tàu. Những chiếc vảy đó ăn liền với nguyên một con Quái Long vùng vẫy trên lồng ngực vạm vỡ khi anh cởi áo. Còn phải hỏi, hồi còn thuở nếm mật nằm gai, Ba Cọp rất hài lòng với cái máy xăm mình tịch thu của một lính Tân Tây Lan lọt vào ổ phục kích do anh giăng ra. Thần uy của Ba Cọp làm những kẻ dị chủng trên boong thuyền MURPHY xôn xao. Những vị khách lạ đồng loạt quay đầu về buồng hoa tiêu la hét và nhanh như cắt, ba người Việt Nam từ trong buồng nhào ra với những máy móc trang bị lỉnh kỉnh khắp mình mẩy. Một trong ba người Việt cũng có mái tóc búi tó như Ba Cọp. Y chừng ba mươi tuổi, mắt dáo dác, gương mặt lưỡi cày. Miệng y nhoẻn một nụ cười xởi lởi: Long Sơn huyền bí 13 14 Long Sơn huyền bí 15 - Chào chú Ba Cọp và ông phó đảo cùng bà con cô bác. Ba Cọp dựng cặp lông mày chổi sể: - Mày đó hả Tám Chồn. Sao mày lại có mặt trên thuyền của thiên hạ? - Ối, chú là chú họ của tôi mà không biết gì hết. Du thuyền MURPHY cặp bến Bà Chao là nhằm giúp dân đảo mình. Họ tình cờ gặp tôi ở Vũng Tàu và thuê tôi làm hoa tiêu dẫn đường cho họ đến đảo. Họ đang chuẩn bị một dự án đầu tư khai thác đưa khách quốc tế qua, qua... Tám Chồn liên tục cà lăm khiến cặp người Việt đứng sau lưng rì rầm nhắc nhở. Y gật gù đảo cặp mắt cáo: - Thế này nghe chú Ba, họ sẽ khai thác đường dây du lịch cho thế giới sửng sốt trước các tài nguyên trên đảo Long Sơn. Nhân tiện tôi cũng giới thiệu luôn, hai cha nội đứng kế bên tôi là hai ký giả Sài Gòn nổi tiếng: một người là ông Trần Sửng Cồ tự Vịt Cồ, còn ông kia là Hà Cáo Phó tự Phó Nháy. Nhờ hai ông ký giả mà tôi mới bắt mồi được mấy ông chủ du thuyền kiếm tiền lai rai mời bà con nhậu. - Tao không cần nhậu đồng tiền dơ bẩn dính nước bọt của mày. - Ối, giận hờn nhau chi chú Ba, chiếc thuyền MURPHY của chủ Mỹ chớ đâu phải của tôi. Còn mấy thằng cha Đại Hàn có võ Taekwondo kia đâu phải đồ 16 bỏ, hai ông ký giả nói với tôi rằng họ là chủ nhân hay giám đốc một công ty MỸ HÀN rất lớn ở Sài Gòn đấy. Cuộc đấu khẩu giữa hai người đàn ông “búi tó” bị cắt đứt đột ngột bởi Hà Cáo Phó. Ê, từ trên boong, tay nhà báo nhảy xuống cầu tàu quơ máy ảnh chụp lia lịa khiến trẻ con khoái quá hoan hô rầm trời. Đảo Long Sơn trước giờ bị cách ly khỏi đất liền, trên đảo không có đường dây điện thoại chỉ độc mỗi cái máy truyền tin của bộ đội Rừng Sát đóng quân thỉnh thoảng liên lạc về Bộ chỉ huy nằm tận Nhà Bè khi xảy ra sự biến. Chính vì thiếu đủ mọi tiện nghi xa xỉ của loài người như thế nên khi gã Phó Nháy tung lá bùa “máy ảnh”, đám nhi đồng lam lũ trần trùng trục ủng hộ là lẽ đương nhiên. Tay nhà báo thứ hai cũng hạ thổ xuống cầu tàu oang oang: - Thưa quý vị già trẻ lớn bé, đáng lẽ các phóng viên thành phố chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp báo giữa tàu MURPHY với chính quyền xã đảo nhưng đáng tiếc là những người Mỹ và Đại Hàn trên tàu không rành tiếng Việt. Bởi vậy chúng tôi chỉ cặp bến chừng ba tiếng đồng hồ để nghiên cứu “dự án đầu tư” rồi nhổ neo ngay. Hề hề, chào anh Ba Cọp... - Tôi không ưa người lạ gọi là Ba Cọp. - Hề hề, chào đồng chí xã đội trưởng. Tôi đã nghe anh bạn Tám Chồn nói sơ về thành tích chiến đấu chống ngoại xâm của anh và bà con địa phương. Tôi Long Sơn huyền bí 17 biết các anh trên đảo đều là gốc anh hùng hảo hán Bình Xuyên thời xưa trôi dạt đến. Các ạnh đã đánh Tây, đuổi Mỹ, dẹp loạn chư hầu Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn léng phéng dòm ngó đảo. Hôm khác, tôi sẽ phỏng vấn anh một bài viết trên báo LÁ CẢI. Ba Cọp cảm thấy mát lòng mát dạ. Anh dịu giọng: - Bây giờ hai anh nhà báo muốn gì? - Ố là là, chúng tôi chỉ muốn xách canô chạy một vòng quanh hòn đảo Long Sơn dưới sự hướng dẫn của Tám Chồn để... hề hề, để biết con người và muông thú ở đây hiếu khách tới mức nào. Anh và chính quyền địa phương cho phép chớ? Ba Cọp miễn cưỡng quay qua hội ý với các bô lão. Một vị búi tó cao niên lặng lẽ gật đầu. Trời ạ, dân trên đảo ai lạ gì thằng cha ham tiền quên tình dòng họ Tám Chồn, chú họ của y là Ba Cọp dũng mãnh hiên ngang chừng nào thì y bết bát co rúm chừng ấy. Y từng bị công an xã giam bảy ngày về tội cờ bạc và trai gái bậy bạ trong bụi, từng vượt biên hụt bị cảnh cáo toàn xã, đối với y vàng bạc kim cương có ý nghĩa hơn truyền thống “trọng nghĩa khinh tài” của cha chú Bình Xuyên. Có lẽ vì những mối hiểm họa trên của Tám Chồn nên khi chiếc ca nô đời mới chui ra từ bụng du thuyền MURPHY sửa soạn lao băng băng trên biển, ông già phó đảo đã khều Ba Cọp: - Mày mượn chiếc xe đạp chạy lên núi Bến Đá báo cho bộ đội Rừng Sát biết chiếc tàu lạ để họ cảnh giác. 18 - Đồng ý. Mẹ kiếp, nếu không nể tình dân “búi tó” cùng theo đạo Ông Trần là tôi đã cho thằng Tám Chồn mò tôm. Cái thằng súc sinh có máu “cõng rắn cắn gà nhà” ngay từ lúc mới đẻ. * Tám Chồn đi guốc vào bụng một ngàn dân chài dân rẫy sống rải rác trên hòn đảo rộng và dài lê thê. Lúc chiếc ca nô chạy động cơ phản lực lướt qua “Ngã Ba Thuồng Luồng” tiến vô “Đồng Sói Ngáp” um tùm lùm bụi chà là xen kẽ lau sậy, y mới giảm tốc độ và thọc chân ngoáy xuống mặt nước ngầu đục. Ngồi trên ca nô, Hà Cáo Phó tự Phó Nháy há hốc mồm bấm máy ảnh lia lịa chụp bầy khỉ nô giỡn trong rừng đước, còn Trần Sửng Cồ tự Vịt Cồ quàng quạc hét lên: - Ê, thả giò xuống nước không sợ cá sấu sao. Tôi nghe đồn cá sấu Long Sơn dữ dằn lắm. Tám Chồn cười khẩy: - Cá Sấu không có ở vùng cửa biển này, chúng tụ tập quanh miệt “Đèn Xanh” tận trong kia. Chúng không nuốt ca nô mà xực thịt người, hồi xưa lính Mỹ hành quân sục sạo bị chết bom chết đạn chết đuối thường xuyên nộp mồi cho đàn sấu nên chúng ăn quen thành ra ghiền thịt người cỡ như tôi ghiền ba xị đế vậy. - Ớn quá. Ối, sao ngó cái bụi trước mặt đầy rắn quấn? Long Sơn huyền bí 19 - Rắn con khỉ khô. Đó là cây đước mọc tự nhiên, đước là loài cây chịu mặn rễ trồi lên cả ngọn. Rễ nào rễ đó bự bằng cổ tay quấn nhau chằng chịt nên ông tưởng là rắn. Tôi nói thiệt nghe, dưới nước chỉ có thuồng luồng thôi. - Thuồng luồng ư? - Ờ, thuồng luồng là loại thủy quái khổng lồ thời tiền sử còn sót lại, có nơi gọi là con “nưa” vảy bằng cái nón lá. Hồi xưa có một cặp thuồng luồng dài từ bên này đến bên kia bờ rạch tung hoành ngang dọc Rừng Sát rồi không hiểu sao sau đó mất tiêu. Người dân “kỷ niệm” sự bá chủ của nó nên đặt tên khúc sông cái này là “Ngã ba Thuồng Luồng”. - Hic, còn “Đồng Sói Ngáp” phía bên trái? - Hà hà, cái ruộng chà là ngập sình lún đó à. Đêm trên ruộng toàn là sói hoang dã vùng nước lợ, chúng xúm xít tru lên từng hồi nhưng không dám chạy nhiều bởi chạy là... ngáp. Chúng thèm săn heo rừng nhưng săn là bị sình lún kéo cẳng thành thử ngáp ngáp chờ thời cơ. Vịt Cồ vô cùng hoang mang. Còn lâu gã mới “vô tư” như anh chàng Phó Nháy đồng nghiệp đang say sưa thu lượm hình ảnh khu rừng nước nguyên sinh kỳ ảo. Gã thở khò khè: - Chẳng lẽ không có con thủy quái nào hiền sao? Tám Chồn nhún vai: 20 - Có chớ. Muông thú sống trên đảo bao giờ cũng sợ người cho dù đó là rắn chàm quạp hay rắn hổ mây toòng teng mắc võng tát cá. Ở dưới nước thì có cá vược. - Cái gì? - Cá vược hay còn gọi là cá nược, cá heo đôi khi cũng bén mảng đến đảo. Chúng ít khi lẻ bầy mà bơi thành từng đoàn. Chính Ba Cọp hai mươi hai năm trước đã được một bầy cá vược cứu sống. Ba Cọp sau khi dùng thủy lôi đặc công đánh chìm một tàu dầu của giặc liền bị xỉu vì tức thở. Ổng sắp chìm xuống thăm Hà Bá thì lũ cá vược khổng lồ ở đâu nhào đến hè lưng võng vô bờ. - Trời đất quỷ thần ơi? - Không tin thì thôi, tôi cho ca nô chạy qua điểm khác đây. Không phải Vịt Cồ không tin chỉ có điều sắc mặt gã tái xanh tái mét. Hai tiếng “tàu dầu” và “cá vược” khiến gã hình dung đến một chuyện kinh hoàng khác. Gã đánh trống lảng: - Này Tám Chồn, bộ ông bạn ngán Ba Cọp lắm hả? - Ờ, ổng vừa là xã đội trưởng vừa là bà con của tôi. Ổng có uy số một trên đảo. Tôi mà không có cái đầu búi tó giống mụ đàn bà nhà quê là ông đã xử tội Tứ Đổ Tường rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút xách. Thú thiệt, tôi làm “hoa tiêu” cho thuyền MURPHY là để kiếm đôla lận lưng chứ không dám phản lề luật đạo Ông Trần. - Đạo Ông Trần? Long Sơn huyền bí 21 - Ờ, dân Long Sơn đều theo đạo Ông Trần. Ông Trần cũng như Bà Chao đều là thủy tổ dân ngư phủ. Tôi nghe người lớn kể hồi xưa Ông Trần là một danh tướng trong hàng ngũ nghĩa quân Trương Công Định hay Nguyễn Trung Trực gì gì đó. Nghĩa quân thất bại, ông Trần mới dong con thuyền độc mộc đến đây sinh con đẻ cái tận ngày nay. Sở dĩ người ta gọi là ông Trần vì vị chúa đảo luôn luôn cởi trần không hề mặc áo bất chấp mưa nắng. Ông Trần lại hay búi tóc và bắt mọi người phải làm theo để tưởng nhớ tổ tiên Hùng Vương. Sau này dân đảo đông hơn do có sự nhập cư của các anh hùng hảo hán Bình Xuyên nhưng tất cả đều cúi rạp trước Ông Trần. Khi chúa đảo chết, mọi người lập đền thờ Ông Trần và phát thệ xăm mình, búi tóc đồng loạt. Tám Chồn phanh ngực áo: - Ông nhà báo thấy hình con chồn trên ngực tôi không, tôi không dữ như chú Ba Cọp nên chẳng dám xăm Con Rồng múa vuốt. Không riêng gì Vịt Cồ mà Phó Nháy cũng ngưng chụp ảnh, chụm đầu săm soi những vết xăm kỳ ảo trên ngực gã hoa tiêu bất đắc dĩ. Hai phóng viên khâm phục đến nỗi mỗi người nhét năm mươi đôla vô túi áo Tám Chồn bày tỏ lòng ngưỡng mộ: - Ê, mấy người hối lộ sao? - Không, lì xì xài chơi. Ông chủ Mỹ đã cho anh bạn một ngàn đô, ông chủ Đại Hàn tặng hai ngàn đô 22 thưởng công dẫn đường tàu MURPHY không đụng đá ngầm trên đường vô đảo. Tụi này rất chịu anh bạn ở chỗ “thành thị” hơn ngư dân trên đảo xa lắc. Anh bạn chịu mùi đôla giống hệt tụi này. - Ha ha, tôi thường xuyên qua Vũng Tàu hát karaoke mà. Tôi học hành giỏi nhất đảo đó. - Biết, biết... - Nhưng có điều này. Tôi cần tiền ăn chơi chớ không mua bán hòn đảo à nghe. Cái công ty Mỹ Hàn và du thuyền MURPHY “đầu cơ kinh tế thị trường” gì đó tôi không dính dáng. Quý ông miễn đưa hình tôi lên báo, cũng xin báo trước dân Long Sơn người nào cũng có súng trong nhà, liệu hồn. * Ba giờ sau, lúc chiếc ca nô thả Tám Chồn lên cảng Vũng Tàu và rúc vào bụng du thuyền êm ái, hai nhà báo Trần Sửng Cồ và Hà Cáo Phó rạp mình trước ba ông chủ Đại Hàn trên boong với một bản báo cáo. Một ông chủ xì xầm với viên thông ngôn. Thông dịch viên gục gặc: - Công ty Mỹ Hàn ghi nhận sự cộng tác tận tụy của hai báo LÁ CẢI và HOA HẬU. Công lao đưa tin ngăn chặn “Vết Dầu Loang” sẽ được tính giá năm mươi ngàn đôla. Công lao giữ bí mật “Con Tàu Đồ Cổ Bị Chìm” là năm mươi ngàn đôla nữa. Trước mắt hai vị mỗi vị nhận trước phong bì mười ngàn đô. Tám mươi Long Sơn huyền bí 23 ngàn còn lại chúng tôi sẽ giao nốt lúc hai tờ báo đưa tin sòng phẳng. Chào. Trong tiếng cười đắc thắng, Phó Nháy và Vịt Cồ mơ màng nghĩ đến một đêm “nhất dạ đế vương” ngay tại Vũng Tàu “by night” rực rỡ. 24 hai Bi kịch của người say Sơn Đại Ca sáng sớm đến trường không hề ghé qua bất cứ sạp báo nào ấy thế mà giờ ra chơi hắn lại chúi mũi vào tờ TIẾNG DÂN KÊU mới lạ. Đọc xong, hắn liệng tờ báo xuống cỏ gầm gừ. - Thiệt khốn nạn, tôi chẳng bao giờ muốn đọc tin tức kiểu này chút nào. Quyên ôn tồn: - Bình tĩnh đi người hùng, mình cũng chẳng muốn đọc nhưng cái tít đau khổ trên trang nhất bắt mình phải mua ngay tờ báo. Chúng ta không thể nào khoanh tay trước bất công xã hội diễn ra. - Vì lẽ đó mà tôi mới nổi nóng. - Thấy đại ca giận run người là tiểu muội biết liền thôi. Để mình đọc một lần nữa nghe: “Công nhân Việt Nam đình công chống Ban giám đốc nước ngoài lạm quyền hành hung và hạ nhục”. Bi kịch của người say 25 - Tôi có thể đọc thuộc lòng bài báo của phóng viên Nguyễn Liêm Sỉ tờ TIẾNG DÂN KÊU. Quyên duyệt thử coi đúng không. Này nhé: “Lúc 8 giờ sáng ngày hôm kia... toàn bộ thợ thuyền người Việt làm việc tại các phân xưởng thuộc công ty kinh doanh đa chức năng MỸ HÀN đã nhất loạt bãi công. Theo nguồn tin chúng tôi điều tra từ những người trong cuộc thì công ty MỸ HÀN chưa hề có tổ chức công đoàn, công đoàn mới thành lập hôm qua chỉ là sự chắp vá của sáu vị quản đốc người Việt bù nhìn không đại diện cho quyền lợi giai cấp. Trên thực tế gần như đúng vậy, trong thời gian một tháng gần đây, không hiểu công ty MỸ HÀN làm ăn lời lỗ ra sao mà bỗng dưng đuổi một loạt công nhân bất chấp họ đang còn hợp đồng lao động, ai vì tình cảm đồng nghiệp phản đối thì ông lãnh đạo người Đại Hàn bắt ra phơi nắng suốt giờ hành chánh. Thậm chí công nhân nữ bị kêu lên làm việc trong văn phòng đóng kín cửa, công nhân nam bị quất roi da túi bụi vào đầu. Trước tình trạng đàn áp thô bạo này, tôi nhất định đứng về phía những công nhân bãi công khởi đầu một loạt bài phóng sự điều tra. Chẳng hạn cái “Công Đoàn Ma” do Ban lãnh đạo công ty vừa cho phép thành lập gồm những ai, tại sao họ chống lại những người Việt đồng loại mà không biết xấu hổ, tại sao họ nỡ thờ ơ trước số lương tháng chỉ có năm mươi đôla bị rút bớt còn bốn mươi lăm đôla của các đồng bào mình. Hiện nay theo chúng 26 tôi biết cuộc bãi công của 200 công nhân chưa có dấu hiệu chấm dứt. “Công Đoàn Ma” điều đình thất bại. Độc giả báo hãy chờ xem số ra ngày mai”. Quyên Tiểu Muội gật gù sau khi Sơn Đại Ca “lược trận” xong. Cô chớp mắt: - Mình chỉ đồng ý năm mươi phần trăm với ngòi bút can đảm của ông nhà báo Nguyễn Liêm Sỉ. Tại sao ông ta không dám chĩa ngòi bút vào những tên sếp người nước ngoài, chẳng lẽ tờ TIẾNG DÂN KÊU sợ mang tiếng là phá hoại ư? Sơn đã bình tĩnh, hắn nói: - Có thể ông Sỉ chưa nắm được bằng chứng, luật pháp chúng ta còn nhiều kẽ hở trong khi đụng đến quan hệ với các công ty ngoại quốc sang đây làm ăn là cứ sợ rắc rối, sợ họ rút vốn đầu tư. Có tờ báo trong nước còn bắc thang cho những ông chủ nước ngoài nữa kia, khi công nhân người Việt biểu tình thì họ đổ thừa là do lao động cà kê theo tập quán cũ không chịu bảo đảm tám giờ vàng ngọc thành thử bị đuổi việc hay mắng chửi cũng là phải. Họ còn dạy dỗ công nhân cách làm việc theo tư bản cho đất nước mau phất. Chính cái lưỡi của họ đã khiến bọn chủ ngoại quốc tha hồ bóc lột sức lao động. - Nghĩa là làm việc như con vật với số lương bốn mươi lăm đôla một tháng. Lạy chúa, còn thua cả lương một người ở. Không thể nào chấp nhận người đối với người như vậy. Bi kịch của người say 27 Sơn cay đắng: - Nhưng đó là sự thật rành rành. Dù những người nghèo đã tan vỡ ảo tưởng khi bước vào các công ty Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật Bản nhưng họ vẫn cần cái phao năm trăm ngàn đồng một tháng để tự nuôi thân. Hừm. - Ở đâu cũng vậy. Ở Thủ Đức, Tân Bình, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh... những ông chủ nước ngoài của các công ty điện tử, nước giải khát, giày dép, may mặc... đều lợi dụng nhu cầu kiếm việc làm của người nghèo để ăn hiếp công nhân. Ấy là mình chưa kể những vụ việc nổi cộm gần đây trên khắp nước ta: các ông chủ tư bản còn hủy cả hợp đồng đã ký với nhà nước nếu không đáp ứng mục tiêu kinh doanh của họ. Mình đơn cử vụ Cảng Dung Quất Quảng Ngãi, khách sạn Hà Nội Vàng, rồi... - Quá đủ rồi, Quyên ạ. Những việc lớn để cho người lớn giải quyết còn chúng ta sẽ đảm trách các việc nhỏ. - Mình rất ngạc nhiên thấy đa số vụ bãi công đều rớt vào những công ty liên doanh do Đài Loan hoặc Đại Hàn làm chủ. Tại sao cũng là dân da vàng mũi tẹt mà họ còn tệ hơn người da trắng nữa nhỉ? Sơn Đại Ca lúc lắc đầu: - Bất cứ nước nào cũng có người tốt người xấu. Báo chí đã nói nhiều về tệ nạn mãi dâm do khách du lịch mang qua nhưng biết làm sao hơn được khi thành phố mở cửa thì phải chấp nhận cả văn minh 28 và cả... rác rưởi. Chúng ta sẽ quét rác và đón những ông bà chủ có tấm lòng như ông bà Henry, cha mẹ Thúy Bụi chẳng hạn. Hai đứa còn định thảo luận tới nơi tới chốn đề tài thời sự nóng hổi thì chuông reo báo giờ vào lớp. Chúng ngồi học trong tâm trạng nặng nề như trần nhà vừa sụp xuống đầu. * Dạo này Xóm Lách trở nên mịt mùng hơn đối với Sơn chứ sao. Kể từ khi ngôi trường từ thiện MƠ ƯỚC của Thúy Bụi được hình thành, Hoàng Lãng Tử và con đại bàng Bụp tự động “cắt hộ khẩu” khỏi nhà Sơn Đại Ca để nương náu trong căn cứ mới dưới tầng hầm đầy tiện nghi “chiến đấu”. Đám trẻ chưa một lần xuất quân từ căn cứ mới, chúng muốn không khí ngôi trường thật yên tĩnh bảo đảm việc học chữ, học nghề cho gần năm mươi đứa nhóc. Chúng có quyền lo xa cho dù tầng hầm nằm cách biệt dưới lòng đất thuộc khu nhà để xe. Những đứa nhóc mồ côi bụi đời đâu phải là tay mơ, tụi nó mà đánh hơi “căn cứ mật” là thế nào cũng thi nhau sục sạo làm thám tử mini là cái chắc. Không có tri kỷ Hoàng Lãng Tử hiện diện, trưa Xóm Lách càng thêm não nùng. Sơn Đại Ca vừa đạp xe quành vào con ngõ hẹp quen thuộc, bỗng một bóng người đâm sầm chạy ra suýt tông phải ghi đông ngựa sắt của hắn. Bi kịch của người say 29 - Ủa, anh Tâm... - Em mới đi học về hả Sơn, ái chà, xin lỗi... Người đàn ông mặc cảnh phục xớn xác chạy ra không ai khác hơn là trung úy Tâm, cảnh sát khu vực. Trung úy Tâm vốn nổi tiếng với bà con xóm nghèo bởi chủ trương hòa giải lục đục do chính anh đặt ra “lấy tình thương xóa bỏ hận thù”, và anh đã rất thành công trong việc thuyết phục các băng đảng mới lớn bớt quậy phá, các gia đình bớt tan nát trước cảnh cơm không lành canh không ngọt. Sơn nhảy xuống xe đạp ngơ ngác. - Có chuyện gì vậy anh Tâm? - Xong rồi... Người cảnh sát khu vực thở ra: - Anh mới dìu cha nội “Chín Xác Xơ” từ quán rượu đầu xóm về nhà. Một tuần nay anh Chín bị thất nghiệp nên ngày nào cũng nhậu lãng quên đời liên tục. Anh ấy hễ bị ma men nhập là đập ly đập chén rùm beng đòi đốt quán và đòi tự sát mới chết dở. - Trời đất, xưa nay anh Chín Xác Xơ hiền khô mà. - Thì hiền cho nên mới nghèo xác xơ, ai ngờ anh Chín đổi tính nết trăm tám chục độ. Sơn nhớ khuyên nhủ anh Chín giùm anh để anh về Phường tắm cái đã. Phù, người ngợm toàn mùi rượu hôi rình. Sơn nhảy lên yên ngựa sắt bần thần. Nhà của hắn nằm giáp với dòng kinh đen cuối xóm chính vì thế xe đạp hắn bắt buộc phải lướt ngang ngôi nhà tôn vách 30 ván tiều tụy của anh Chín. Ngôi nhà cũng hẩm hiu như anh và một vợ ba con. Chín Xác Xơ chưa đến ba mươi tuổi mà lưng đã muốn còng như tôm, nghe nói anh đang giữ chân bảo vệ gác cửa cho công ty nước ngoài nào đó để có đồng lương nuôi bà vợ cụt một giò và ba đứa nhóc trong độ tuổi “Mầm, Chồi, Lá” nhưng chưa có điều kiện đến trường mẫu giáo. Sơn rất thương lũ nhóc nên mỗi lần chẻ củi có tiền, hắn thường giúi vào tay ba đứa vài chục ngàn bảo chúng về đưa cho mẹ. Tội nghiệp mẹ trẻ của chúng, chị Chín phúc hậu và trắng trẻo xinh xắn lại tề gia nội trợ đảm đang nhưng ông trời mù mắt mới oái oăm. Trong một buổi tối đi bỏ mối bánh giò bánh chưng ở cổng xe lửa số tám, chị bị trượt cẳng té xuống đường ray nhằm lúc xe lửa trờ tới thế là... mất nguyên một chân phải. Sơn nhìn căn nhà cửa đóng bít bùng của Chín Xác Xơ thở dài: - Gánh trần gian của anh Chín nặng quá, anh ấy có quyền say một chút cũng được. Sự thông cảm của hắn chỉ đưa đến tác dụng ngược lại. Lạy Chúa, từ bên trong ngôi nhà tôn nóng hầm hập tựa lò lửa, ba đứa con nít đồng loạt khóc thét lên, sau đó là tiếng phụ nữ gào thất đảm: - Bớ người ta, anh Chín đốt nhà... Tiếng gào của người đàn bà bất hạnh như lưỡi dao xuyên thủng buồng phổi của dân Xóm Lách. Không cần biết mọi người có kịp đổ xô ra hay không, Sơn Bi kịch của người say 31 Đại Ca liệng con ngựa sắt sát bờ rào và tung ngọn cước phá tung cái bản lề cửa lỏng lẻo. Trước mặt hắn là một cảnh tượng rùng rợn khi cánh cửa ọp ẹp đổ sụp. Kia kìa, ba đứa nhóc chưa đứa nào tới sáu tuổi bị trói chân tay dính chùm lăn lóc dưới thềm xi măng khóc bù lu bù loa. Chị Chín còn bi thảm hơn, hai cánh tay trắng trẻo lành lặn của người đàn bà trẻ bị cột chặt vô thành giường chỉ chừa một chân ngoe nguẩy. Nhưng anh Chín Xác Xơ không tưới dầu hôi vào vợ, anh ta lạnh lùng giương cặp mắt đỏ ngầu đổ hết can dầu lên thân thể chính mình. Anh huơ chiếc hộp quẹt ga cười điên dại: “Đứa nào can thiệp bị lửa thiêu ráng chịu, ha ha ha ha”. Tiếng cười anh ta tắt lịm bởi động tác võ thuật kỳ ảo của Sơn Đại Ca. Ê, hắn búng người tới trước giống hệt một con dế rồi nhanh như cắt đá văng miếng mồi lửa trên tay Chín Xác Xơ đồng thời siết cổ gia chủ quật chúi nhủi xuống đất. Ba động tác của hắn diễn ra trong nháy mắt. - Anh điên rồi, anh Chín. - Buông tao ra cho tao chết, tao thèm chết, hic hic... Yêu cầu của anh ta được đáp ứng tức khắc. Sơn Đại Ca tự cột Chín Xác Xơ bằng một đòn thế lắt léo. Hắn thở phào lùi lại một bước nhìn hai bàn tay tê liệt của gia chủ đan xoắn vào nhau. Sau lưng hắn là cả một đám đông huyên náo. Hắn ngước mặt về họ nói lớn: 32 - Xin các cô bác cởi trói giùm chị Chín và ba đứa nhỏ để cháu nói chuyện với anh Chín. Anh không được bình thường. Làn sóng người gầm thét: - Đưa thằng Chín ra Phường, nó dám say sưa đốt nhà đốt xóm... - Sao? Anh ấy chỉ giơ quẹt ga lên thôi mà. Cái quẹt cũng đâu còn ga, cô bác thấy không. Cháu nghĩ rằng trong cơn hoạn nạn với nhau, mọi người càng phải chia sẻ tình cảm hàng xóm láng giềng mới phải. Không ai nỡ xử án một kẻ đau khổ đến tuyệt vọng như vậy. Đám đông vừa nguôi ngoai thịnh nộ là Chín Xác Xơ quằn quại khóc rống lên. - Em cứu anh làm chi hả Sơn. Hu hu, anh có thiết gì nữa đâu. - Bình tĩnh nào, anh Chín. Tính tình anh rất khảng khái cơ mà. Hai anh em mình xuống nhà sau tâm sự nghe. * Bùi Thái Sơn luôn luôn tin ở con người. Một tướng cướp chuyên nghiệp vẫn còn có chút lương tri nói gì Chín Xác Xơ là dân lành tự phát làm loạn. Hắn giải huyệt cho gia chủ và đứng bít ngay ngưỡng cửa. - Anh nói đi, những gì anh định giấu trung úy Tâm hãy kể cho thằng em này được chớ? Bi kịch của người say 33 Chín Xác Xơ chùi nước mắt. Giọng anh ta chẳng hề giống giọng một người say cuồng trí: - Anh rất nể em, anh biết em thường cho tiền tụi nhỏ mỗi lần chẻ xong một vài thước củi. Tụi nhỏ kể cho anh nghe sạch sẽ. Nhưng nhà anh buồn lắm em ạ. Anh bị người ta hạ nhục. - Em có nghe anh Tâm nói rằng anh bị thất nghiệp bảy ngày nay. - Đúng vậy! Chín Xác Xơ tuôn một mạch: - Sơn thử dòm hoàn cảnh gia đình anh coi. Vợ tàn tật, con thơ dại. Vậy mà bọn cai thầu nỡ đuổi việc anh chỉ vì anh bất bình phản đối khi chúng đàn áp công nhân. Mỗi ngày anh phải đứng gác cửa kế sợi dây xích ròng rọc kéo lên kéo xuống cho xe hơi ra vào công ty nên anh biết hết. Chúng đã bắt những người thợ Việt Nam quỳ gối phơi nắng ngoài sân suốt giờ nghỉ trưa trong khi sáu tên trùm phân xưởng tỉnh bơ hò hét ăn nhậu nịnh bợ trong văn phòng giám đốc. - Hả, anh nói gì, sáu tên trùm phân xưởng ư? Phải chăng chúng là cái “Công Đoàn Ma” của công ty MỸ HÀN mà báo đưa tin hồi sáng. - Anh không đọc báo nên không biết. Có điều đúng công ty anh làm có cái tên MỸ HÀN. Mỹ là đẹp còn Hàn là lạnh. Công ty bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lạnh lùng ác đức. Hồi anh mới nhận chân bảo 34 vệ cách đây một năm, công ty có một vài ông chủ Mỹ da trắng nhưng sau này mấy ổng về nước hết giao lại cho chủ Đại Hàn. Công ty không có phó giám đốc chỉ lù lù sáu tên cai người Việt mất gốc lương tháng mỗi tên năm trăm đô trong lúc thợ thuyền lao động kiệt sức lương chỉ có năm mươi đô. Sơn mím môi: - Em còn biết lương công nhân mới đây bị cắt bớt mất năm đôla nên mọi người đồng lòng bãi công không chịu làm việc. Chín Xác Xơ xúc động: - Báo chí đã đứng về phía người nghèo hả em, ôi cám ơn trời. Họ biểu tình để đòi tụi anh được thâu nhận lại đó. Em biết không, toàn bộ nhóm bảo vệ tụi anh gồm năm mạng cựu bộ đội bị đuổi trong một ngày. Tụi anh đã ngăn cản hai tay kỹ sư Đại Hàn say rượu sàm sỡ công nhân nữ trong toilet, mình phải bảo vệ người mình chớ. - Công ty MỸ HÀN sản xuất buôn bán thứ gì vậy anh Chín? - Tùm lum Sơn ơi. Họ nhập từ cây kim cho đến phi thuyền, nghĩa là đủ thứ hầm bà lằng xắn cấu. Sáu phân xưởng miệt ngoại ô đâu có sản xuất gì, thợ thuyền chẳng cần chuyên môn cao, họ cứ ráp lại các máy móc phụ tùng nghĩa địa rồi đóng thùng tung ra thị trường. Công việc đơn giản thành thử chẳng ai phàn nàn với đồng lương chết đói. Bi kịch của người say 35 - Em nghĩ rằng hai trăm công nhân bãi công không phải chỉ vì năm người bảo vệ các anh. Chín Xác Xơ uất ức: - Trường hợp tụi anh bị đuổi là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Em nghĩ sao về số lương chênh lệch kinh khủng giữa sáu quản đốc người Việt và anh chị em lao động trực tiếp, em nghĩ sao về quyết định giải tán phân xưởng điện tử cho nghỉ dài hạn không lương chờ nhiệm vụ mới. - Sao? - Bọn cai thầu nói với tụi anh rằng: Công ty MỸ HÀN sắp thay thầy đổi chủ và đổi mới phương thức kinh doanh. Nay mai phân xưởng hóa chất sẽ được thành lập thay thế phân xưởng điện tử, vì vậy ông chủ lớn Kim Sam Hô không muốn thấy những kẻ rách việc tồn tại ở hãng. - Hừm! - Những kẻ rách việc ấy là bốn mươi người nghèo cắn răng ký hợp đồng chịu nhục như tụi anh, Sơn ạ. Họ là những thôn nữ, nông dân nhà cửa ruộng vườn bị đô thị hóa phải chạy về đây. Tức ơi là tức, phải chi anh cầm khẩu súng AK trong tay như hồi bộ đội. Sơn Đại Ca dõng dạc: - Tôi cấm anh nghĩ bậy bạ, còn một vợ ba con nhỏ. Sau ba đứa nhỏ là bà con chòm xóm hiểu hoàn cảnh thất nghiệp của anh. Chuyện đâu còn có đó anh Chín 36 ạ, anh không thể tự sát cá nhân rồi lôi theo tập thể bằng cách đốt nhà đốt xóm. - Nhưng anh biết làm gì ngoài chuyện uống rượu quên đời hả Sơn? - Ý chí của một cựu quân nhân mất rồi à. Anh phải sống để chứng kiến sự công bằng được lặp lại chứ. Ồ, trung úy Tâm đến rồi kìa, chào anh Chín và chúc anh nghị lực. * Buổi tối trên chiếc tivi màu nội địa bán như cho do ông Trình xách về nhà tháng trước, Sơn Đại Ca há hốc mồm khi thấy màn hình hiện ra chân dung đồ sộ của giám đốc Kim Sam Hô thay mặt công ty MỸ HÀN đặt viên đá đầu tiên cho một công trình từ thiện bác ái. Hắn sửng sốt trước hai nhân sự người Việt kè kè hai bên nách Kim Sam Hô được xướng ngôn viên giới thiệu là phóng viên báo HOA HẬU và báo LÁ CẢI. Bản tin bằng hình chỉ dài một phút nhưng đủ làm hắn chết điếng. Hắn thì thầm: - Đôla đã làm mờ mắt không riêng bọn Công Đoàn Ma mà cả một vài kẻ sâu mọt viết báo. Tội nghiệp cho anh Chín Xác Xơ xơ xác còng lưng. Anh chết đi thì ai tố cáo tội lỗi lũ người “theo đóm ăn tàn” đây? Bi kịch của người say 37 b a Hiểm họa cá mập Buổi trưa hôm sau, giờ tan học, hai học sinh lớp 10 và lớp 11 trường Cao Bá Quát không ghé về trình diện phụ huynh mà hối hả phóng xe đạp và xe ga đến “Tổng hành dinh”. Xóm Đường Ray hiện ra, Sơn và Quyên trò chuyện qua loa với cô quản lý Mơ có hai bím tóc ngồ ngộ rồi ba chân bốn cẳng biến mất trong nhà để xe kín đáo. Hai đứa không cần mở nắp hầm bởi cửa căn cứ đã tự động bật lên sẵn chào đón. Chúng lao xuống cầu thang phía dưới, bước vào lòng đất tiện nghi. Quyên xuýt xoa: - Thúy Bụi chẳng những có máu văn sĩ mà còn là nhà kiến trúc tài hoa. Cô nàng đã tự vẽ họa đồ cho ông thầu xây dựng căn hầm độc đáo như một pháo đài cổ điển. Đại ca thấy không, chúng ta đang lạc vô một thế giới khác. 38 - Ôkê, đó là thế giới của nhóm Ngũ Quái Sài Gòn. Nàng Lolita của tụi mình nghiên cứu tiểu thuyết trinh thám hình sự quá nhiều nên biết cách tạo ra một sào huyệt ngon lành, một sào huyệt vừa cổ tích vừa hiện đại. Hiện đại với máy điều hòa không khí, tivi, tủ lạnh, cassette và cổ tích với kệ sách Andersen cùng năm cái võng đong đưa. Hai đứa trẻ bất giác nhìn vào gương và trợn mắt thấy trong gương phản ảnh Thạch Sầu Đời đang khệ nệ cuốn chiếu ngang hông. Sơn chới với: - Mày làm gì giống chạy giặc vậy Thạch? - Đại ca giặc thì có. Theo lệnh của con nhỏ Thúy, tao phải trải chiếu ra sàn hầm để tụi mình ngồi họp. Nàng nói “Bữa khai trương Tổng hành dinh bắt buộc phải long trọng”. Sơn phì cười: - Hoàng Lãng Tử đâu? - Gã đang vác con đại bàng theo gót nhỏ Thúy ra vườn chớ đâu. Mày nhớ cái bụi mía hoang um tùm hồi đó không, chậc chậc, giờ con nhỏ Thúy cho dựng một chuồng thú hoang dã ở đó với mấy hòn non bộ suối nhân tạo róc rách. Con nhỏ bụi bặm ấy bây giờ kỹ quá, nó muốn mỗi con vật rúc vô một cái chuồng riêng hẳn hoi. Chuồng chim thì treo tấm bảng đề chữ BỤP, chuồng mèo rừng thì ghi chữ BÉ MUN, chuồng khỉ thì TỀ THIÊN. Hì hì, tại sao nó quên làm cho tao Hiểm họa cá mập 39 cái chuồng SẦU ĐỜI đen bạc trước cái nhìn màu tím hờ hững của nó? - Xạo hoài, tao được biết mày khoái “tóc bím” hơn “tóc xù lông nhím”... Thạch líu lưỡi: - Hả, hả, mày nhắc bé Mộng Mơ hả? Nói nhỏ thôi kẻo nhỏ Thúy nghe là ốm đòn tao. Bé Mơ dù sao cũng cùng giai cấp cùng đinh như tao còn Thúy Bụi đã trở thành tiểu thư cành vàng lá ngọc. Hì hì, nàng hiện thời giàu hơn cả Quyên Tiểu Muội với hai gia đình ở ngoại quốc, đúng không. Nàng vung tiền xây nhà lầu sân thượng và còn lập tổ ấm dưới hầm nhà xe cho tụi mình hưởng ké nữa chớ. Quyên Tiểu Muội không cười. Cô bé nghiêm mặt: - Ông Thạch ăn nói linh tinh quá, ông coi Thúy Bụi đâu có giữ gì cho mình. Với tiền của ông bà Henry, cô ấy chia hết cho đám nhi đồng lang thang tứ xứ. Trường MƠ ƯỚC là nhà của đám nhóc, Tổng hành dinh là hang ổ của anh Hoàng. Cô ấy chỉ có một căn phòng đối diện với phòng bé Mơ của ông. Thạch bẻ những ngón tay răng rắc: - Vậy à, xin lỗi người đẹp nha. Mình là chuyên gia nói ngược mà, hì hì. Sếp con nít Xóm Chùa im bặt trước tiếng chân xuống cầu thang rầm rập. Nhanh như cắt, nó lật đật trải chiếu: - Mời quý vị an tọa, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng từ khuya. 40 * Trên chiếc chiếu bông là một bình trà lài thơm phức với năm cái ly bốc khói vây quanh. Nhóm Ngũ Quái Sài Gòn ngồi năm góc nhìn nhau không ai nói một câu. Những gì cần nói thì thủ lãnh Sơn Đại Ca đã phát biểu, rằng qua bi kịch của người say định đốt nhà tự vẫn là Chín Xác Xơ, những đứa trẻ đều ý thức được mục tiêu lần này hết sức khó khăn. Còn phải hỏi, trước giờ bọn chúng chỉ quen săn đuổi bọn tội phạm nội địa lẫn quốc tế trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm nghiêng về mặt hành động, vụ công ty MỸ HÀN có vẻ quá sức chúng, đó là một đơn vị làm ăn kinh tế được nhà nước “bật đèn xanh” cấp giấy phép vào Sài Gòn thời kỳ mở cửa. Một vụ dính dáng đến tòa án, ngoại giao và luật sư kiện tụng hơn là dành cho bọn nhóc tuổi vị thành niên. Mặt Thúy Bụi sa sầm trong bộ đồ Jean với áo sơ mi bụi thắt ngang lưng. Hoàng Lãng Tử giả vờ thờ ơ đưa bàn tay vuốt mái tóc hippy cột túm lại thành cái đuôi gà lủng lẳng giống y chang chàng tài tử da đỏ trên màn bạc. Thạch Sầu Đời giựt cơ mép Tôn Ngộ Không co nắm đấm tung vào không khí. Quyên Tiểu Muội cắn sợi tóc thề buồn thiu còn Sơn Đại Ca lần thứ hai phát pháo: - Mọi người trả lời đi chứ, chúng ta nên hay không nên bắt tay vào đặc vụ hóc búa này? Hiểm họa cá mập 41 Bốn cánh tay giơ lên không một chút do dự. Sơn tỏ vẻ hài lòng, hắn “nổ” một câu chữ Hán: - “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Chuyện bất bình không cần thiết phân biệt người lớn hay thiếu niên mới đủ tiêu chuẩn tham gia. Tụi mình tuy không có quyền lực trong tay nhưng được những người lớn đứng đắn ủng hộ: Chúng ta có sự bổ trợ tối đa của đội đặc nhiệm hình sự thành phố do thiếu tá Lý Thạch Sanh cầm càng, chúng ta có đại úy La Thông, trung úy Tâm và hai trăm công nhân lương thiện khác đang bị ngược đãi. Mình tin rằng lẽ phải sẽ chiến thắng. Thạch Sầu Đời nôn nóng. Nó bưng luôn bình trà tu ừng ực rồi hất hàm: - Kế hoạch đại ca ra sao nói đi? Sơn trầm ngâm. - Tối qua có ai xem truyền hình mục thời sự trong tuần chăng? - Có. - Tốt lắm, tối qua công ty MỸ HÀN được “đánh bóng” bằng một công tác từ thiện. Giám đốc Đại Hàn Kim Sam Hô khôn khéo mua cảm tình dư luận bằng cách trích ngân quỹ năm ngàn đô và một trăm thùng mì gói tặng cho việc xây một làng mồ côi ngoại thành. Thậm chí ông ta được quan chức địa phương mời đặt viên đá đầu tiên cho dù “vốn từ thiện” của công ty MỸ HÀN thua xa khoản đóng góp của các công ty, xí nghiệp Việt Nam khác. 42 Thúy Bụi trề môi khinh bỉ: - Bản mặt ông ta vênh váo dễ ghét, lý do gì người ta lăng xê một ông chủ “ngụy quân tử” như thế trong khi đằng sau túi tiền không được rộng rãi của Kim Sam Hô là hai trăm người nghèo đang bị bỏ rơi. Mình ghê tởm sự giả dối của ông ta. - Tôi hiểu, có thể phóng viên ghi hình quên để ý điều đó. Vả lại cuộc bãi công ở công ty MỸ HÀN vẫn còn giằng co chưa bị truy tố trước pháp luật, vì thế Kim Sam Hô hoàn toàn được công nhận là một trong những người hùng có tấm lòng. Mỉa mai thay, báo chí hầu như chia làm hai phe trong vụ bãi công. Một vài tờ ca ngợi sự ra đời kịp thời của Công Đoàn Ma đưa ra các giải pháp thương lượng hòa bình có lợi cho ban lãnh đạo công ty MỸ HÀN, một vài tờ giữ thái độ im lặng đáng sợ, chỉ có tờ TIẾNG DÂN KÊU là đứng hẳn về phía người cô thế. Thú thật, tôi rất khâm phục những bài điều tra của phóng viên Nguyễn Liêm Sỉ viết thẳng vào các tiêu cực của công ty MỸ HÀN. Quyên nhắc thầm. - Ông Sỉ không chỉ tập trung vào vụ chủ nhân nước ngoài đàn áp công nhân. Sáng nay xuất hiện bài “Tàu dầu Mỹ bị chìm ngoài khơi Cần Giờ làm ô nhiễm môi trường sinh thái biển”. Sơn Đại Ca lẳng lặng móc trong túi quần kaki ra tờ báo TIẾNG DÂN KÊU. Hắn chuyền cho Hoàng Lãng Tử. Hiểm họa cá mập 43 - Mày, Thúy, Thạch đọc kỹ trang tám rồi cho anh em biết ý kiến. Trang một có bài ghi chép thứ hai về cuộc đình công của những người thợ nghèo khổ tại công ty Mỹ Hàn, trang tám đáng chú ý hơn, không hiểu sao tai họa cứ dồn dập xảy ra từ những chiếc tàu căng cờ nước ngoài. Khó mà đếm xuể tàu Hồng Kông buôn lậu, tàu Trung Quốc xâm phạm hải phận, tàu Thái Lan vi phạm vùng biển đánh cá, rồi bây giờ đến phiên tàu dầu Mỹ bị chìm trên sông Lòng Tàu. Giang sơn mình lộn xộn thiệt. Thạch Sầu Đời đọc lớn: Ngày... Những ngư dân đóng đáy đảo Long Sơn ngoài khơi biển Bà Rịa bất ngờ khám phá một làn sóng màu đen đổ ập đến ghe thuyền của họ. Tin dữ được loan đi khẩn cấp và cuối cùng đã được các chuyên viên dầu khí xác định: đó là số lượng dầu nhờn dành cho động cơ nổ bị lan trên biển từ một chiếc tàu vận tải Mỹ bị chìm do đụng đá ngầm. Hiện chiếc tàu nguy hiểm trên đã chìm sâu dưới đáy sông Lòng Tàu nên giới chức thẩm quyền chưa rõ trọng tải chở bao nhiêu tấn. Báo TIẾNG DÂN KÊU chúng tôi đã cử phóng viên năng nổ Nguyễn Liêm Sỉ, người đang tấn công vào công ty bất khả xâm phạm MỸ HÀN, theo dõi trực tiếp cuộc trục vớt tàu dầu “NUMBER ONE” của Mỹ. Chúng tôi cảm thấy cần thiết báo động cho đồng bào ven biển Cần Giờ và khu Rừng Sát về hiểm họa môi trường sống của các loài thủy sản đang bị đe 44 dọa. Từ sông Lòng Tàu, dòng thủy lưu vẫn tiếp tục đẩy làn sóng màu đen ra tận đảo Long Sơn. Có tin mới, đặc phái viên bổn báo sẽ loan báo sau. Không khí trong căn hầm như phảng phất mùi dầu nhờn, Quyên Tiểu Muội rùng mình: - Chưa xong vụ Kim Sam Hô lại đến NUMBER ONE quấy nhiễu. Đất Cần Giờ đâu có cần... dầu. Tiền bạc của các ông chủ tàu đền bù làm sao cứu được cá cua tôm chết hàng loạt và ô nhiễm sự sống. Theo mình hiểu, để cải tạo môi trường sinh thái, người ngư dân phải chịu trận tối thiểu mười năm. Vụ chiếc tàu chở hóa chất tẩy rửa trước kia bị thủng lỗ khi đụng một tàu du lịch đến giờ này vẫn còn ám ảnh bà con Duyên Hải. Trên tivi chiếu những cảnh rợn người, lúa chết rạp bởi chân rạ nhiễm đen, gà vịt chim hải âu chim bói cá đều thoi thóp vì ăn nhầm thức ăn nhiễm độc. Thúy Bụi thắc mắc: - Khoan đã, tại sao tàu NUMBER ONE chìm ngày 16 mà ngày 18 báo chí mới biết mà đưa tin. Chẳng lẽ ngư dân lại bảo vệ con tàu gây thiệt hại cho họ sao, rõ ràng có gì mờ ám trong vụ này. Ý kiến của Thúy làm cả đám chưng hửng. Thạch Sầu Đời ngao ngán: - Khó mà tin những người dân đóng đáy lại ngậm miệng ăn tiền của tay chủ tàu Mỹ. Có điều tôi liên tưởng đến một nỗi buồn khác. - Nỗi buồn nào? Hiểm họa cá mập 45 46 - Ông già võ sư Bí Bo ẩn cư tại đảo Lý Nhơn vùng Rừng Sát chứ sao. Nước nôi nhiễm trùng cà chớn kiểu này còn lâu già Bo mới bình tâm câu cá được. Ngũ Quái ỉu xìu thấy rõ. Thấp thoáng trong đầu chúng, hình ảnh vũ dũng của ông thầy võ có vóc dáng uyển chuyển như chim hồng hạc hiện lên. Chúng có cảm tưởng bên tai phần phật ngón đòn “Ngựa Chạy Trên Sông” từ chiếc cần trúc của già Bo, người ẩn sĩ lớn tuổi đã từng sát cánh với chúng chiến đấu chống lại bọn tội phạm giết hại cha Đào Phá Thạch, người đã gửi cô con gái nuôi Lâm Thị Mộng Mơ cho ngôi trường mồ côi MƠ ƯỚC. Ấy là chưa kể ông già đã giúp “thằng cháu Thạch mặt khỉ” hoàn thiện môn Hầu Quyền tuyệt kỹ. Hoàng Lãng Tử vốn là kẻ tiết kiệm lời nói cũng phải buột miệng: - Chúng ta còn mắc nợ tình nghĩa bác Bí Bo một chuyến phiêu lưu Bình Khánh. Trước sau gì mình cũng ghé thăm ông cụ để trả nợ. Sơn Đại Ca trở lại vấn đề thực tế bằng một câu nói khoa học: - Đảo Lý Nhơn chỗ bác Bí Bo nằm ngược với dòng thủy lưu, hy vọng vết dầu loang sẽ không ảnh hưởng đến thú điền viên “một mai một cuốc một cần câu” của ông già. Á, còn vấn đề nữa. Tôi sực nhớ cuốn phim thời sự tối qua trên truyền hình, chúng ta đều thấy cặp kè hai bên giám đốc Kim Sam Hô có hai ông Hiểm họa cá mập 47 người Việt được giới thiệu là hai nhà báo LÁ CẢI và HOA HẬU. Họ vồn vã với tay giám đốc Đại Hàn thây kệ họ, nhưng có điều lạ lùng là trước hai biến động lớn về cuộc đình công và chiếc tàu chở dầu chìm, hai tờ báo LÁ CẢI, HOA HẬU đều lờ tịt chẳng tham gia. Tại sao vậy? Ai chết mặc ai chăng? Hay đằng sau hai biến động đáng buồn kia là bản giao kèo béo bở của sự im lặng? Hoặc giả họ là những phóng viên quá tồi? Quyên nói ôn hòa: - Phóng viên hay báo chí thì cũng có người tốt người xấu, báo đàng hoàng báo sến, chính đại ca đã phát biểu các thương gia ngoại quốc không phải ai cũng giống ai cơ mà. Thúy phản đối: - Nhưng mặt ông LÁ CẢI nhìn khả ố không thể tả, Quyên có thấy ông ta trình diện khán giả bộ mặt ngựa dài thượt chăng, ông HOA HẬU có vẻ an phận hơn, ông ta xun xoe kế ông chủ công ty MỸ HÀN với cặp mắt hí gian xảo của kẻ chuyên bợ đỡ. Tôi nghĩ rằng hai tay nhà báo ấy cố tình đẩy Kim Sam Hô tránh xa cuộc phỏng vấn của các nhà báo khác. Sơn cười: - Cực kỳ đã. Bạn đã nhận định y hệt một nhà văn am tường tâm lý nhân vật mà mình sắp viết. Chính vì thế nhân dịp này, tôi đề nghị hai tiểu thư xâm nhập một trong hai tờ báo LÁ CẢI hoặc HOA HẬU để tìm hiểu sự thực. 48 Hai cô gái choáng váng trong khi Sơn vẫn cười khà khà. - Chúng ta chưa rõ có mối ràng buộc vô hình giữa bộ ba Kim Sam Hô và hai anh chàng Mặt Ngựa, Mắt Hí hay không nhưng trước mắt rõ ràng cả hai cơ quan ngôn luận vừa nói đều nhất tề tránh né những biến cố đang gây xôn xao trong dân chúng. Quyên và Thúy đều có thể dùng sở trường của mình điều tra tới nơi tới chốn. Thạch Sầu Đời giãy nảy: - Mày nỡ cho hai người đẹp của mình vào hang cọp ư? - Đồ điên. Hai cô nương mỗi cô xách một bài thơ do mình sáng tác đến tòa soạn tờ báo giả làm “hai mầm non văn nghệ” yêu nghề thi sĩ. Tao dám cá hai nàng sẽ được ông Tổng Biên Tập mời cộng tác cho coi. * Cuộc phân công đã được ấn định. Trong giờ nghỉ trưa hôm sau, cũng tại Tổng hành dinh dưới lòng đất ngôi nhà để xe trường MƠ ƯỚC, năm đứa trẻ họp mặt lại “duyệt” hai bài thơ mới ra lò của hai nữ sĩ Đỗ Thị Thuyền Quyên và Vũ Thị Lolita Thúy. Hoàng Lãng Tử có vẻ mặn mòi chuyện thơ phú văn chương hơn chuyện săn lùng tội phạm, gã cứ đi qua đi lại trong căn cứ ngầm lảm nhảm hai bài thơ cho đến lúc thuộc lòng. Hiểm họa cá mập 49 Thạch Sầu Đời không mảy may quan tâm, nó nghiến răng kèn kẹt như khỉ ăn ớt: - Mình sắp điên lên rồi đây. Cá mập hung dữ đã xuất hiện quanh đảo Long Sơn và cửa biển Cần Giờ, quý ông bà đọc tờ LÁ CẢI sẽ rõ. Cu cậu phanh tờ báo mới mua ra để ngón tay lên trang nhất. Ma quỷ ạ, trên đó chình ình một hàng tít to tướng: “HIỂM HỌA CÁ MẬP: Đặc phái viên báo Lá Cải chúng tôi vừa nhận được hung tin, cá mập đã xuất hiện từng đoàn tại những nơi có váng dầu loang trên mặt biển do chiếc tàu Mỹ NUMBER ONE bị chìm. Đây là trường hợp hiếm hoi cả thế kỷ mới có một lần. Chúng tôi e ngại đàn cá ác ôn trên sẽ ăn hết các loài thủy tộc dưới nước trong một thời gian ngắn, cá mập vốn là chúa tể hiếu sát. Phóng viên VỊT CỒ của bổn báo yêu cầu người dân hãy ngưng các hoạt động đánh bắt tôm cá hầu bảo đảm an toàn tính mạng”. Kế bản tin CÁ MẬP là một tấm ảnh rùng rợn chụp một con cá khổng lồ nhe hàm răng lưỡi gươm táp ngang sườn một chú heo rừng đất Cần Giờ. Sơn Đại Ca lầm lì: - “Cá mập trên cạn” đã chui ra khỏi hang, đây không phải là tin cạnh tranh sốt dẻo với báo TIẾNG DÂN KÊU mà bắt đầu cho một âm mưu thâm độc. Quyên và Thúy xâm nhập báo LÁ CẢI được rồi đó. 50 bốn Hai mầm non văn nghệ Thúy Bụi không hề biến sắc. Cô đứng dậy tiến lại dãy kệ sách rút ra một cuốn nói về hoạt động của loài cá ăn thịt dưới nước. Ngay lập tức cả đám xúm xít bình phẩm: - Hình chụp đẹp thiệt, té ra cá voi đâu có hiền. Cá voi trắng và cá nhà táng đều thuộc chủng loại sát sinh. - Con cá lưỡi kiếm mới ghê, nó dùng mỏ đâm xuyên qua một chiếc tàu sắt. - Cũng không bằng cá ăn thịt người ở Phi Châu, khi có người bơi lội dưới sông, lũ đao phủ tí hon đó nhào tới lóc sạch thịt da nạn nhân chỉ chừa bộ xương trắng hếu. - Ê, còn cá sấu nữa đây nè. Cá sấu sông Dương Tử bên Tàu dài sơ sơ mười mét đủ nhấn chìm con thuyền chạy máy “Yaon Đầu Bạc” của già Bo Rừng Sát. Thúy xếp cuốn sách lại, cười: Hai mầm non văn nghệ 51 - Cá dữ thì nhiều nhưng kinh khủng nhất vẫn là cá mập, đúng không. Nó là chúa tể đại dương cũng như đại bàng là chúa tể không trung vậy. Tôi đang rất ngạc nhiên khi thấy chúa tể đại dương tự nhiên kéo bầy đàn vô đảo Long Sơn và cửa biển Cần Giờ. Hì hì, ở vùng biển lãng mạn này của người ta chỉ có nghêu sò ốc hến chớ nào có nhiều cá làm mồi cho cái bụng đao phủ của cá mập. Thạch trợn mắt: - Cá mập sẽ tử chiến với cá sấu, bác Bí Bo nói Khu Rừng Sát hiện thời cá sấu nước lợ tràn về sinh sống nhiều lắm. Sơn cắt ngang: - Mày không hiểu ý Thúy cô nương. Ý nàng cho rằng cá mập không rỗi hơi đâu mà du hí vùng biển nước lợ Việt Nam. Quyên Tiểu Muội tủm tỉm: - Vấn đề ở đây không phải là sự hiện diện của cá mập mà chỉ từ sự đưa tin của tờ báo LÁ CẢI. Rõ ràng hôm qua tờ TIẾNG DÂN KÊU vừa báo động về tai họa ô nhiễm của chiếc tàu Mỹ bị chìm thì hôm nay anh chàng Vịt Cồ nào đó đã tung tin vịt rằng “cá mập xuất hiện ngay bên cạnh vệt dầu loang” mới là khó hiểu. Ô nhiễm dầu có thể giết chết các loài thủy sản rong tảo nhưng cá mập cũng giết chết các loài cá hiền lành. Chúng ta cần nghiên cứu tại sao tờ LÁ CẢI nỡ tung tin giật gân, phải chăng tờ báo định tung hỏa 52 mù cho mọi người bớt chú ý đến hiểm họa môi trường sinh thái nước đang bị các đợt sóng váng dầu đe dọa? Sơn Đại Ca huýt sáo: - Nghe chưa Thạch, mày xứng đáng lên rừng với khỉ là vừa. Trời hỡi, tại sao mày lại nghĩ sẽ có một cuộc tử chiến giữa cá sấu và cá mập trong khi rành rành hai tờ báo TIẾNG DÂN KÊU và LÁ CẢI đang tử chiến với nhau. Khi nhà báo Nguyễn Liêm Sỉ viết bài binh vực quyền đình công của công nhân công ty MỸ HÀN thì ngài VỊT CỒ của tờ LÁ CẢI im lặng, khi ông Sỉ phang tiếp một bài về chiếc tàu dầu NUMBER ONE gây ô nhiễm thì ngài Vịt Cồ cho rằng cá mập đáng sợ hơn. Hừ hừ, không hiểu sao tôi có linh tính ngài Vịt Cồ chính là một trong hai nhà báo lấp ló sau lưng giám đốc Kim Sam Hô trên màn ảnh nhỏ. Hoàng Lãng Tử kết thúc: - Mọi chuyện sẽ được sáng tỏ khi hai nữ sĩ của chúng ta lọt vô hang ổ tờ LÁ CẢI. Hồi nãy mày đã nói đúng ý tao, Sơn ạ. Chúng ta đang săn “Những Con Cá Mập Trên Cạn”. Ôkê? * Thượng đế khi tạo dựng loài người đã ban tặng trái đất rất nhiều lá cây đẹp như lá xoài, lá ổi, lá mít, lá đu đủ, lá sầu riêng, lá nhãn, lá chôm chôm... ấy thế mà loài người khi tạo dựng nền báo chí thông tin lại nỡ coi thường thượng đế, họ cho ra đời một tờ báo Hai mầm non văn nghệ 53 mang tên LÁ CẢI tọa lạc ở một con đường không có cây cối nào mọc nổi. Đó là đường “Mười Lăm” khói xăng mù mịt phủ kín bầu trời. Hai giờ chiều, một chiếc Spacy 100 chở hai thiếu nữ xinh như mộng lạng qua lạng lại con đường xăng khói trước khi tấp vào cánh cửa tòa soạn báo mở toang. Ngay lập tức hai cô gái bị một người gác cổng chặn lại: - Đi đâu vậy? - Dạ, tụi cháu là cộng tác viên trang văn nghệ của báo nhà ạ. Thúy Bụi trả lời chúm chím. Cô bé vẫn kênh đời trong bộ đồ Jean bạc phếch với áo sơ mi cột toòng teng ngang lưng. Quyên Tiểu Muội thì yểu điệu thục nữ hơn, cô bé mặc áo thun quần Jean xám nửa thơ ngây nửa ranh mãnh. Người gác cổng đã bớt xẵng giọng khi nghe mấy tiếng “cộng tác viên văn nghệ”, ông ta vốn yêu thơ văn âm nhạc hơn yêu tiền nên phán khá ngọt ngào. - Hai cô gửi xe bên tay trái rồi vô phòng tiếp khách bên tay phải. Tôi sẽ gọi điện cho ông Trần Sửng Cồ xuống liền đây. - Trần Sửng Cồ là ai, thưa ông? - Hả, anh ta phụ trách trang văn hóa xã hội mà các cô không biết à? - Dạ, có phải anh chàng mặt dài như mặt ngựa vừa xuất hiện trên ti-vi không ạ? 54 - Đúng, đúng. Nhưng nếu các cô gọi gã là Cồ Mặt Ngựa, gã sẽ quăng bài vở vô sọt rác đấy. Phải gọi là phóng viên Vịt Cồ, hiểu chưa. Thúy đã xong nhiệm vụ tuy nhiên Quyên cố nấn ná thêm. Cô hỏi nhỏ: - Tờ LÁ CẢI của mình xịn quá há chú? - Sao, xịn con khỉ mốc. Căn nhà lộng lẫy mặt tiền dùng làm tòa soạn này là nhà thuê chớ đâu phải tài sản cố định của báo. Ở tờ báo ông Tổng biên tập không có quyền hạn, mọi chuyện cần giải quyết với bạn đọc đều nằm trong tay của Vịt Cồ, gã là người trả lương cho lũ nhân viên chúng tôi đó. - Ồ! - Vì gã làm ra tiền nhiều nhất chớ sao. Ông sếp báo chỉ hữu danh vô thực thôi. Các cô được lọt vào mắt xanh gã là may lắm rồi, gã chỉ khoái con gái đẹp chứ bọn đàn ông thì miễn tiếp. Quyên và Thúy hài lòng trước cuộc thu hoạch ngoài dự kiến. Hai đứa cám ơn người đàn ông gác cổng rối rít và dắt chiếc xe ga vào vị trí để xe khách. Năm phút sau tại căn phòng nồng nặc mùi nước hoa như một phòng “Vip” khách sạn lớn, hai đứa mở lớn mắt trước một cái đầu ngựa gắn lộn trên thân thể con người lừng lững tiến vào. Coi, Trần Sửng Cồ tự Vịt Cồ cao khoảng một thước bảy mươi, mặc veston thắt cà vạt, tuổi chừng 30 nhoẻn một nụ cười dài đến tận mang tai: Hai mầm non văn nghệ 55 - Chào, nhị vị tiểu thư đến để khen ngợi bài báo “Cá Mập” của tôi hả? Quyên nhanh chóng ghi nhớ “chất giọng” ồm ồm của gã còn Thúy chớp chớp cái nhìn màu tím cực kỳ dễ thương: - Chào anh, hai đứa em đều có dịp chiêm ngưỡng anh trên truyền hình mục bản tin thời sự. Vịt Cồ tít mắt: - Vậy sao, hai mỹ nhân cũng biết anh là một chính khách ư, hề hề, anh chuyên môn giao thiệp với các quan lớn. - Thí dụ quan Kim Sam Hô của công ty MỸ HÀN nổi tiếng? - Còn phải hỏi. Báo LÁ CẢI tụi anh rất thức thời, bất cứ cái gì đụng đến kinh tế thị trường là có mặt tụi anh ngay: Tụi anh tiếp thị các nhu cầu của mọi công ty nước ngoài đầu tư sinh lợi cho Việt Nam để tư vấn với chính quyền. Không riêng gì ông chú Kim Sam Hô mà các ông chủ Đài Loan, Ả Rập tụi anh cũng cử người bám theo chặt chẽ. - Anh tràn trề uy tín... Hề hề, anh hơn thằng đồng nghiệp Phó Nháy xa lắc. À, anh quên giới thiệu với hai mỹ nhân, anh còn một thằng bạn đẹp trai hào hoa phong nhã tên là Hà Cáo Phó tự Phó Nháy làm báo HOA HẬU. Y mà gặp nhan sắc mỹ miều của các em là thế nào cũng mở máy ảnh ngay. Các em thấy y chụp hình “con cá mập 56 khổng lồ nhe hàm răng nhọn lểu đớp con lợn của đồng bào Cần Giờ” chưa, nó đớp y như thiệt ấy chớ. - Lạy Chúa, chẳng lẽ tấm hình đó là giả? Vịt Cồ cười nham nhở: - Giả, giả tuốt luốt chỉ trừ bài báo của anh là thiệt. Anh đã đích thân xuống Cần Giờ ngồi trên ca nô thọc chân xuống nước xém bị cụt giò vì hàm cá mập... Gã chìa hai cẳng chân còn nguyên si cốt yếu để khoe đôi giày Italia bóng lộn rồi nghiêm giọng: - Cá mập nhiều vô kể, chúng sẽ xơi sạch cá lòng tong ở khu Cần Giờ lẫn đảo Long Sơn. Để ngăn ngừa hiểm họa ấy, anh đề nghị thằng bạn Phó Nháy lắp ghép giùm anh một tấm ảnh cảnh cáo dư luận. Trong báo chí, đây là việc làm cần thiết không vi phạm luật pháp, một phóng viên lão luyện có thể đưa hình ảnh giả minh họa một nguồn tin chính xác hòng làm lợi cho đời sống nhân dân. Quyên Tiểu Muội cất giọng oanh vàng: - Tại sao anh Vịt Cồ lại kể điều bí mật về tấm ảnh lắp ghép ra cho tụi em? - Ủa, vậy chớ hai cô không phải đến đây vì mục đích này sao? Từ sáng tới giờ, tòa soạn chúng tôi đã nhận được hàng trăm cú phôn yêu cầu giải thích hình ảnh rùng rợn trên báo Lá Cải, họ đòi xin cho kỳ được tấm phim chụp nhưng chúng tôi có phim đâu mà đưa. Tôi bắt buộc phải phun các bí mật nghề nghiệp của Phó Nháy và tức khắc mọi người đều cười xòa thông cảm. Hai mầm non văn nghệ 57 Quyên không ngờ Vịt Cồ lại có thể bán rẻ bạn bè gã như thế, trong khi cửa miệng gã bô bô Phó Nháy là đồng nghiệp thì tận đáy lòng gã chỉ muốn triệt hạ anh ta. Gã làm như thế có lợi gì nhỉ khi bản tin “Hiểm họa cá mập” và tấm ảnh dỏm cùng lộ diện song song trên báo. Cô nhỏ nhẹ: - Anh có xích mích với anh Hà Cáo Phó không? Vịt Cồ giật bắn mình: - Không đời nào. Chiều nay anh và Phó Nháy hẹn gặp nhau ở cái dạ tiệc trên sân thượng nhà hàng “Bốn Sao Rưỡi” đây. Phù, anh chỉ hơi bực y chia chác không đều trong một dịch vụ du thuyền. Gã nín bặt nhưng Thúy liền nhắc nhở: - Thuyền gì vậy anh? - Hề hề, tụi em không hiểu trò chơi... du thuyền trong các công viên trẻ con hả, tụi anh cùng hùn vốn đầu tư trò chơi du thuyền trong đó. Thằng Phó Nháy ẵm của anh phần chia nên anh hơi khó ở chút thôi. Ô, hai em tên họ là gì, quê quán ở đâu, nghề ngỗng ra sao mà nãy giờ tôi không biết. Thúy cười khanh khách. - Em tên Thúy còn bạn em tên Quyên, tụi em tính gửi anh Vịt Cồ hai bài thơ mới sáng tác. - Chết cha anh rồi, vậy mà tôi cứ tưởng hai em là người mẫu thời trang tuổi dậy thì nên vung vít đủ chuyện trên trời dưới đất. Đụng thi sĩ anh ớn lắm, 58 họ hay suy diễn tùm lum. Đâu, đưa sáng tác cho anh xem. Vịt Cồ ngẩn ngơ sau khi đọc xong hai bài thơ về Biển của hai thi sĩ mầm non. Phải nói là gã ngẩn tò te thì đúng hơn, gã rung đùi trên ghế bành lúc lắc mũi giày Italia láng bóng một cách khâm phục. - Chậc chậc, hai em có triệu chứng thiên tài, hèn chi bút hiệu Thuyền Quyên và Lolita Thúy. Thuyền Quyên là người đẹp sánh vai với anh hùng. Anh còn nhớ cụ Nguyễn Du nói “Trai anh hùng gái thuyền quyên”, còn Lolita là tên một giai nhân tuyệt sắc trong một cuốn phim Pháp do nữ tài tử Claudia Cardinale đóng. Hai em thật đáng đi chơi với anh và Hà Cáo Phó. Chậc chậc, thay mặt thằng Phó Nháy, anh kính mời hai người đẹp mini tham dự dạ tiệc các nhà báo. - Ơ, còn hai bài thơ? - Anh hứa sẽ lên khuôn trang nhất dưới bài “Cá Mập” thứ hai mà anh sắp viết. Nào, mời các nữ thiên tài ra xe. * Thúy Bụi và Quyên Tiểu Muội không ngờ Vịt Cồ giàu đến cỡ đó. Gã dặn dò người nhân viên gác cổng chăm sóc cẩn thận chiếc xe ga của hai cô bé rồi chìa tay lịch sự đưa hai cô lên băng sau chiếc xe hơi mui trần hiệu Opel đời mới. Quyên bấm nhẹ tay Thúy, Hai mầm non văn nghệ 59 hai đứa chấp nhận bước vào cuộc phiêu lưu tới thế giới ngầm với một số dữ kiện đã nắm trong tay: Thứ nhất, Trần Sửng Cồ không lợi hại như hai cô tưởng, gã rất háo sắc và nóng tính. Chính vì háo sắc mà gã phun tá lả các thông tin dựng đứng về cá mập để lòe các cô, chính vì nóng tính mà gã để lộ ra chuyện hiềm khích giữa gã và tên đồng nghiệp Hà Cáo Phó. Thứ hai, gã chỉ là một con thỏ đế trong lốt hùm sói, cái “dịch vụ du thuyền” từ cửa miệng hớ hênh đã làm gã xanh mặt, chưa kể đến tấm hình lắp ghép về cá mập ăn thịt một con heo của ngư dân, nếu tấm hình của Phó Nháy là giả thì bài báo của gã tất nhiên cũng là sản phẩm tưởng tượng nốt. Thúy cười khúc khích với Quyên: - Hồi cuối thế nào cũng hấp dẫn lắm đây. Tiếng cười của hai nầm non văn nghệ làm Vịt Cồ ngơ ngác. Gã không còn thì giờ thắc mắc bởi trước mặt lù lù nhà hàng “Bốn Sao Rưỡi” thả chiếc rèm đèn ngũ sắc từ tầng bảy xuống tầng một đón chào quý khách. Gã cho chiếc Opel chạy vào bãi ôtô rồi mở cửa xe mời hai cộng tác viên bước xuống. Vịt Cồ sửa lại chiếc cà vạt: - Hãy tự tin hỡi Thuyền Quyên và Lolita Thúy. Đi với anh là kể như đi với một chính khách tên tuổi. Hai cô gái tự tin hơn gã xa. Ưu thế của tuổi trẻ và nhan sắc hoàn toàn đánh bạt mọi âm mưu của Vịt Cồ. Hai cô bé bước vào thang máy trong ánh mắt 60 trầm trồ của mọi người còn Vịt Cồ lủi thủi như một vệ sĩ đưa rước thân chủ. Thang máy dừng lại trên lầu bảy mở ra một không gian quý tộc linh đình. Trên sân thượng, ngoài sân khấu lộ thiên với dàn nhạc ngoại quốc là những chiếc bàn ăn sang trọng phủ khăn trắng muốt châu đầu đồng tâm trên thảm đỏ. Hơn hai mươi bàn nhập nhòe kỳ ảo dưới ánh đèn nửa hồng nửa tím liêu trai. Nhạc trỗi lên bài “Limelight” của Charlie Chaplin trong tiếng cụng ly của vô số người lớn bệ vệ khách sáo. Tiếng nhạc không át nổi tạp âm ồm ồm của Vịt Cồ. Gã rạp mình: - Chúng ta đến bàn Phó Nháy. Có lẽ y chờ tôi nãy giờ. Tại chiếc bàn ba người ngồi ở một góc sân thượng, Phó Nháy sửng sốt ngắm hai cô bé lạ hoắc do bạn y mang đến trong khi hai người khách ngồi cùng bàn tế nhị bước qua bàn kế bên. Mắt Phó Nháy đã ti hí còn híp chặt hơn tạo thành một vạch thẳng dưới cặp lông mày sâu róm. Trên ngực y cái máy ảnh tối tân không ngừng lắc lư như muốn đặt câu hỏi. Y ấp úng: - Thế này là thế nào? Vịt Cồ đã bị hai cô bé làm thơ hớp hồn, gã không thèm quan tâm tới chiến hữu mà nhẹ nhàng nhích ghế: - Thuyền Quyên và Lolita Thúy ngồi xuống đây. Sở dĩ mỗi tháng các nhà báo nòng cốt tụi anh dự dạ tiệc một lần là nhờ ô dù của các Mạnh Thường Quân kinh Hai mầm non văn nghệ 61 tế. Tháng trước tổ chức ở nhà hàng “Một Sao Bảy” còn tháng này ở nhà hàng “Bốn Sa Rưỡi”. - Mạnh Thường Quân là ai vậy anh Vịt Cồ? - Hề hề, họ là những nhà doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài, trong nước là các hãng sơn mài A, hãng bia B, hãng thuốc lá C, hãng mỹ phẩm D... còn nước ngoài là những ông chủ đáng mến như ngài Kim Sam Hô Hàn Quốc. - Kim Sam Hô có đây không hở anh? - A à... anh không rõ, có khi ông ta bận “dịch vụ du thuyền”... - Sao? - Ối, để anh gắp mồi cho, tọc mạch làm gì. Có lộc là hưởng hơi đâu bép xép. Hê hê, đối với anh sắc đẹp là trên hết. Quyên Tiêu Muội ỏn ẻn. - Sắc đẹp vẫn còn thua đồng tiền anh ạ. Em thấy các ông chủ kinh tế mà tiếp đãi các anh dài dài kiểu này thì báo chí trung thực khó lòng đến với độc giả bình dân. Vịt Cồ líu lưỡi trong lúc Phó Nháy cười phá lên. Y cười như điên như khùng: - Hố hố hố, há miệng mắc quai rồi Vịt Cồ ơi. Tao cứ ngỡ mày cuỗm được hai con nai tơ mơn mởn ai dè hai nàng là hai con cáo. Vịt Cồ sừng sộ: - Mày nói gì? 62 - Hai em bé người mẫu thời trang mà mày dắt đến thích hợp với nghề chụp người mẫu lên lịch của tao hơn là nghề bồi bút của mày. Hô hô, cái miệng mày suýt hại cái thân, tại sao mày xì cái “du thuyền” và cái thằng cha Kim Sam Hô ra cho các em kê tủ đứng hả? Mặt Vịt Cồ xám ngoét trước tia nhìn đầy gân máu của Phó Nháy. Y đặt cái máy ảnh tối tân xuống bàn chồm tới như sửa soạn liệng thằng bạn lưu manh xuống bảy tầng lầu. - Hừ hừ, chỉ vì mê đám đàn bà con gái mà mồm mép mày ngứa ngáy tùm lum. Mày nghe tao chất vấn đây: lý do gì mày nỡ xuyên tạc nghề nghiệp tao hử, tại sao mày tiết lộ với lũ độc giả cải lương của tờ báo LÁ CẢI bí quyết nhiếp ảnh của tao, nguyên nhân nào mày cho rằng tao ráp phim một con heo bị thọc tiết ở lò sát sinh vô phim một con cá mập chụp phóng đại trong Thủy Cung Đầm Sen chứ, mày hại bạn để làm gì hử, báo LÁ CẢI đại sến của mày làm sao hơn nổi báo HOA HẬU của tao, hừ hừ... - Suỵt, mày nể mặt tao chút Phó Nháy, các em cười mình kìa. Tụi mình còn làm ăn chung cơ mà... - Mẹ kiếp, không chung chạ gì hết. Tao thề rửa mối nhục này, mày làm tao hết còn mặt mũi triển lãm ảnh. Vịt Cồ lùi lại xắn tay áo. Gã gầm lên: - Mày muốn chơi thì chơi. Đồ bồi ảnh, đêm Vũng Tàu nhất dạ đế vương, tao và mày ngủ cùng phòng cớ sao sáng dậy túi quần tao không còn một cắc. Mày chôm mười ngàn đôla của tao phải không? Hai mầm non văn nghệ 63 - Ê... - Không ê iếc gì cả. Mày muốn nổ là tao nổ bom nguyên tử tức khắc. Vụ Long Sơn... - Tao lạy mày, Vịt Cồ. Ngồi xuống đây cụng ly với tao cái đã, tụi mình là bạn nhau. Quyên và Thúy bật dậy một lượt lúc hai tay nhà báo gian ác ngồi xuống phờ phạc. Hai nữ thi sĩ ngao ngán tách khỏi đám đông xúm xít khuyên can họ để ra ngoài lan can sân thượng nhìn xuống đô thị về đêm sặc sỡ muôn màu. Hai cô bé còn đang rù rì thì từ sau lưng một giọng đàn ông ấm áp vang lên: - Chào hai bạn trẻ, tôi xin tự giới thiệu tôi là phóng viên Nguyễn Liêm Sỉ. * Thúy, Quyên sững sờ quay đầu lại dòm trân trối vị ký giả báo TIẾNG DÂN KÊU mà Ngũ Quái luôn bày tỏ lòng ái mộ. Ái chà, Nguyễn Liêm Sỉ không có vẻ gì là một hảo hớn hết, người đàn ông chừng hơn ba mươi tuổi đó có thân hình dong dỏng cao, thư sinh và mảnh mai như một phụ nữ. Bàn tay anh ta chìa ra cho hai cô bắt có những ngón búp măng con gái. Tóm lại anh ta yếu ớt từ mái tóc nghệ sĩ bồng bềnh cho đến mặt mũi, trừ đôi mắt. Đúng vậy, đôi mắt của người phóng viên can đảm đó rực lửa và không hề né tránh bất kỳ sự soi mói của ai. 64 Anh ta rất hài lòng khi thấy bộ ba bị chìm khuất bởi đám đông. - Tôi xin lỗi chưa biết quý danh hai bạn. Thúy Bụi lạnh lùng: - Tôi tên Thúy, bạn tôi tên Quyên. Tụi này là cộng tác viên trang văn nghệ tờ LÁ CẢI, một tờ báo đại sến như anh đã biết. - Ồ, hai bạn đừng hăm he tôi, hai bạn không phải người của họ đâu. Tôi đã quan sát hai bạn từ lâu ở bàn bên kia, hai bạn lương thiện, thơ ngây và tinh khiết như bông sen giữa đám bùn LÁ CẢI, HOA HẬU. Hai bạn chắc chắn không phải hai người mẫu thời trang của tên Phó Nháy. - Ơ... - Làm hai ly “cốc tai” nhé. Nào, nghe tôi nói đây. Hai cô không phải hạng nữ nhi tầm thường là cái chắc, có phải hai cô cố tình áp dụng “mỹ nhân kế” nhằm khai thác gã hiếu sắc Vịt Cồ để thu lượm tin tức về sự cộng tác của gã và Phó Nháy với công ty MỸ HÀN? Hai cô là “ăngten” của cảnh sát hình sự, đúng không? Nguyễn Liêm Sỉ rõ ràng đã thuyết phục được Quyên và Thúy. Gương mặt cương quyết, nhân hậu của anh ta cùng những bài báo điều tra sắc bén đã đánh tan mọi nỗi nghi ngờ. Quyên khiêm tốn kể lại mục đích của hai đứa, kể từ phiên họp đầu tiên của nhóm Ngũ Quái Sài Gòn. Hai mầm non văn nghệ 65 Sỉ biến sắc: - Tụi em là nhị cô nương Thúy Bụi và Quyên Tiểu Muội thực sao, anh đã nghe thiếu tá Sanh trên thành phố nói nhiều về tụi em. - Thì đã sao đâu? - Quá có sao đi chứ. Hai em nên về bàn ngay kẻo bọn “bồi bút bồi ảnh” để ý. Tạ ơn trời đất có tụi em phụ giúp. - Hả? - Hai em còn nhỏ chưa biết hết tội lỗi của đám người lớn bất chánh đâu. Hai con sâu làm rầu nồi canh mang tên Vịt Cồ và Phó Nháy thâm độc ngoài mọi sự tưởng tượng. Các em biết chúng đã phá tan sự nghiệp của bao nhiêu người rồi không. Hừm, ỷ có hai tờ HOA HẬU và LÁ CẢI trong tay, chúng đã tống tiền các doanh nghiệp, công ty có vấn đề qua những hồ sơ tố cáo của độc giả. Chúng làm việc tay đôi với các vị thủ trưởng bị tố cáo đó. Chúng đề nghị họ “mua hồ sơ im lặng” với giá bạc tỉ hoặc ép họ phải đăng quảng cáo thường xuyên trên báo cho chúng bỏ túi riêng. Chúng “đi đêm” và móc ngoặc với các quan chức suy thoái bằng tiệc tùng thâu đêm. Chiếc Opel sang trọng mui trần của Vịt Cồ là thành quả một phi vụ làm cho giám đốc công ty cơ khí tư nhân Đại Việt sạt nghiệp. Kìa, chúng đảo mắt tìm hai em kia kìa... 66 năm Cơn thịnh nộ của Thạch Sầu Đời Thạch Sầu Đời chủ trương giải quyết vấn đề ân oán theo “luật giang hồ”. Khi cả đám biểu quyết đưa hai người đẹp tóc thề và tóc xù lông nhím xăm nhập tòa soạn báo LÁ CẢI thì nó là người duy nhất phản đối. Không phải nó không tin hiệu quả của “mỹ nhân kế” nhưng phiêu lưu quá. Thà thộp cổ đối thủ tung nấm đấm vẫn chắc ăn hơn. Chính vì thế lúc tiễn hai chiến hữu nữ lên xe ga, Thạch lầm bầm: - Ăn mặc cho đẹp để thiên hạ nhìn ngắm, dở ẹc... Thủy Bụi ôm eo ếch Quyên ngoái đầu lại trề môi: - Để rồi coi ai dở ai giỏi. Con trai gì mà tối ngày nhăn nhó như khỉ. Cơn thịnh nộ của Thạch Sầu Đời 67 Chiếc Spacy 100 biến mất bỏ lại Thạch với nỗi bực mình. Nó trút cơn giận vào Sơn Đại Ca và Hoàng Lãng Tử: - Xì, tao gửi con khỉ Tề Thiên lại cho trường MƠ ƯỚC và tụi bây quản lý đó. Tao về nhà nghiên cứu mục... Sầu Đời đây. Hoàng cười ha hả: - Tụi tao sẽ bàn giao con khỉ của mày cho cô Mơ, ha ha ha... - Cái gì? - Thằng Sơn về Xóm Lách còn tao tạm biệt căn cứ ngầm. Con khỉ đói bụng ráng chịu, tao cũng phải điều tra phụ với Quyên, Thúy chớ. Thạch Sầu Đời chưng hửng. Đời nó ngoài nữ khắc tinh Thúy Bụi còn bị “khớp” bởi cô em Mộng Mơ. Trời ạ, ông già võ sư Lâm Bí Bo là vai bác nó, ông già đã “ký gửi” ái nữ cho nó vậy mà Thạch nỡ để cô em gánh nặng trần gian sao đành. Thạch hình dung hai bím tóc ngộ nghĩnh của cô em kết nghĩa rồi ngậm ngùi: - Tao đành lôi con Tề Thiên về Xóm Chùa vậy. Ai lại bắt em Mơ vừa quản lý năm mươi đứa nhóc vừa làm bà chủ Sở Thú hả. Mãi tới gần tối cu cậu thảy con khỉ ngồi trên ghi đông xe đạp và co giò phóng như bay sau khi hai thầy trò được Mơ thết đãi no nê. * 68 Từ dốc cầu Kiệu, Thạch giảm tốc độ tính cho ngựa sắt quẹo phải qua đường Trần Quang Khải để vô miệt Xóm Chùa quen thuộc thì bất chợt cu cậu khựng lại bởi một người đàn ông đầu tóc rũ rượi ôm cứng một con chó Nhật lông xù ngồi khóc bù lu bù loa bên trạm xe buýt ven đường. Buổi tối người ngợm xe cộ đông đúc như thế mà chẳng ai đoái hoài đến người đàn ông bất hạnh và một con chó lạc lõng. Thạch không phải là một thành viên trong dòng người hờ hững ấy, nó dừng xe kinh ngạc ngó vị người lớn chừng năm mươi tuổi ăn mặc bê bối nhưng cốt cách vẫn còn phảng phất nét quý phái. Cu cậu hỏi rụt rè. - Bác ơi, bác có chuyện buồn hả? Người đàn ông lớn tuổi ngẩng đầu lên cùng lúc với con khỉ Tề Thiên phóng vụt xuống băng ghế gỗ. Chân vừa chạm thành ghế, Tề Thiên đã thò bàn tay lông lá nựng cằm con chó Nhật khiến nó khoái chí vẫy đuôi rối rít. - Khẹc khẹc... - Ăng ẳng... Thạch cảm thấy nhẹ người, tuy nhiên, nó vẫn chống chân ngồi trên yên xe. - Hai con vật làm quen nhau kìa bác, ngó chúng thật dễ thương. Người đàn ông đưa vạt áo sơ mi lên chặm nước mắt, bộ râu quai nón của ông ta ướt mèm coi khá mất vệ sinh. Ông sụt sịt: Cơn thịnh nộ của Thạch Sầu Đời 69 70 - Hic, còn tôi dễ ghét lắm phải không, thú thiệt với chú em, tôi sắp bán con Lu Lu trung thành cho những người thu mua chó mèo trên dốc cầu Kiệu, tôi là một thằng tồi bại, hic hic... Ông ta tự vả vào mồm liên tục làm Thạch Sầu Đời hoảng quá trổ chút Hầu Quyền ra giữ chặt cườm tay người đàn ông đáng thương. Thạch rít qua kẽ răng: - Bác đừng có tự hành hạ mình hoài hủy, bác có tâm sự gì nói đi, cháu và con khỉ đều có thể giúp được đó. - Hic, chú em đúng là người mà tôi cần. Chú tên gì vậy? Thạch Sầu Đời buông tay người đàn ông, ưỡn ngực: - Đào Phá Thạch, tổ sư võ khỉ tự phát. Người đàn ông nín khóc, ông ta âu yếm xoa đầu Tề Thiên lẫn con chó Lu Lu rồi gật gù: - Chú Thạch ơi, hiện giờ tôi đã thân tàn ma dại nên không thể ký “séc” chi tiền cho một tổ sư tài nghệ như chú để mời chú về làm trùm bảo vệ công ty. Chú em có bao giờ nghe nói đến “Công ty cơ khí Đại Việt” không hả? - Chưa ạ. - Tại chú em không bám sát thị trường kinh tế. Tôi chính là Năm Hoành, giám đốc công ty Đại Việt chuyên sản xuất quạt máy đây. Ông trời không có mắt xúi bọn tiểu nhân hãm hại tôi, từ một người cai quản gần trăm công nhân, tôi bị phá sản suýt Cơn thịnh nộ của Thạch Sầu Đời 71 phải ra Tòa án. Mọi người thân quen, tay chân của tôi đều đua nhau làm phản. Nhà cửa tiền bạc của tôi bây giờ mất sạch, bên cạnh tôi chỉ còn một con chó Nhật trung thành vậy mà tôi nỡ bán nó để đổi lấy miếng ăn chớ. Tôi là một thằng khốn nạn, chó chết, mất dạy, hu hu hu... Năm Hoành lại khóc nức lên khiến Thạch phải gia công làm nhiệm vụ vú em. Tội nghiệp con Lu Lu vô tư, chú chó lông xù đâu biết số phận mình sắp thay thầy đổi chủ, cứ nũng nịu vùi đầu vào cái bụng đầy lông của con khỉ. Một vài khách bộ hành đi đường há hốc mồm trước hiện tượng quái dị: thì hai con người và hai con vật an ủi nhau là quá lạ chứ sao. Năm Hoành kể lể: - Chú em Đào Phá Thạch nghe đây, gia tài tôi tan nát cũng vì cái lũ nhà báo đâm thọc. Chú hiểu không, tôi đang làm ăn phát đạt ở Chợ Lớn bỗng nhiên có một gã tự xưng là báo LÁ CẢI chìa thẻ phóng viên tại văn phòng. Thẻ phóng viên đề tên Trần Sửng Cồ bút hiệu Vịt Cồ. Gã đặt trên bàn giấy tôi một bản hợp đồng A, B và nói rằng “công ty Đại Việt cần ủng hộ báo chí bằng cách mỗi ngày phải đăng quảng cáo”. Trời đất, tiền trả đăng quảng cáo mỗi kỳ là nửa triệu đồng khổ nhỏ, đăng nguyên một tháng là mất đứt mười lăm triệu khơi khơi. Chú Thạch ơi, gã ép tôi phải đăng suốt một năm. 72 - Quỷ thần ơi! - Lúc đó tôi cương quyết từ chối thì gã Vịt Cồ chìa ra một xấp đơn nặc danh tố cáo rằng công ty Đại Việt của tôi là một “hãng Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”, nghĩa là tôi nhập phụ tùng ngoại từng chi tiết rồi lắp ráp lại theo mẫu mã ăn cắp để lừa bịp bà con. Tôi không ký hợp đồng quảng cáo là Vịt Cồ sẽ tung loạt bài điều tra nhan đề “Quạt máy nội địa Đại Việt dỏm” là công ty tôi sập tiệm. - Nhưng bác Năm có làm ăn gian dối không đã. - Không đời nào, nhưng tôi bị kẹt cái kho hàng. Kho hàng đã hết thời hạn thuê, đáng lẽ phải giao lại cho nhà nước tuy nhiên tôi vẫn thuê lậu để trả một số tiền rẻ hơn số tiền hiện hành. Dĩ nhiên tôi có quà cáp tình cảm cho người coi kho chút đỉnh. Trong kho toàn quạt máy Đại Việt sản xuất uy tín với các chi tiết chế tạo trong nước. Người coi kho tốt bụng nhưng mắc tật ăn nhậu. Tôi nghi trong lúc anh ta túng tiền gặp tay nhà báo LÁ CẢI gài độ nhậu nên viết đại xấp đơn vu khống nặc danh. - Rồi sao? - Đến khi tôi chịu ký hợp đồng quảng cáo với báo LÁ CẢI thì chính tên Vịt Cồ đã xác nhận rằng gã dụ khị người coi kho viết đơn tố cáo bậy bạ chỉ bằng một chầu rượu đế thịt chó. Hu hu, chỉ có rượu đế thịt chó mà con người ta cũng phản thùng. Thạch Sầu Đời liếm mép: Cơn thịnh nộ của Thạch Sầu Đời 73 - Theo cháu thì bác chỉ cần trả lại cái kho hoặc thuê một cái kho khác là yên chuyện. - Muộn rồi chú em ơi. Tôi là dân buôn bán làm ăn rất sợ bị lên báo cho dù có khen cũng sợ. Gã Trần Sửng Cồ lợi dụng điểm yếu đó bắt ép tôi quảng cáo suốt gần năm trời. Tiền quảng cáo chi hơn ba mươi cây vàng ai chịu xiết, khi tôi không còn tiền trả cho công nhân lẫn đăng quảng cáo thì hai tờ báo LÁ CẢI và HOA HẬU tung độc chiêu giết tôi. Họ phang sáu bài phóng sự liên tiếp nói rằng công ty Đại Việt thiếu năng lực kinh doanh, hàng hóa ế ẩm, công nhân bị chậm trả lương không ngừng rên xiết. Sau loạt sáu bài phóng sự đó, quạt máy chúng tôi chất đống trong kho còn mọi người lần lượt bỏ đi vì sợ liên lụy. Cũng may mà tôi chưa bị hai tờ báo đó đề nghị ra hầu tòa. Thạch Sầu Đời bàng hoàng. Nó không ngờ con người có thể gian ác với con người đến chừng ấy. Đồng tiền đã làm cho tất cả điên loạn. Vì tiền, Trần Sửng Cồ trơ trẽn tấn công một công ty quạt máy nội địa đứng đắn mà không chút run tay, trong khi đó gã sẵn sàng làm ngơ trước công ty MỸ HÀN đàn áp công nhân người Việt. Thạch gằn từng tiếng: - Tên Vịt Cồ cần phải bị trừng trị bởi các tội ác. Thứ nhất, làm sập tiệm hàng hóa Việt Nam tạo điều kiện cho hàng nước ngoài tràn vô. Thứ hai, dùng thủ đoạn nham hiểm ăn tiền quảng cáo của một công ty 74 quạt máy đang ổn định sản xuất. Thứ ba, câu kết với người coi kho hại người lương thiện... Năm Hoành như người chết đuối vớ được cái phao giữa đại dương. Ông cực kỳ kính nể tài hùng biện của Thạch. - Ồ, chú em nói năng chi còn hơn cả luật sư. Đúng là dị nhân song toàn văn võ, chú có thể làm giùm bác một lá đơn tố cáo hai tờ báo LÁ CẢI và HOA HẬU được không hở, chú Thạch? - Đó là chuyện nhỏ. Cháu đang định xông đến tòa soạn LÁ CẢI dằn mặt gã Vịt Cồ một trận đây. Thạch Sầu Đời vừa tuyên bố chắc nịch xong thì vị cựu giám đốc bị phá sản bất ngờ đứng phắt dậy mắt trợn trừng: - Gã... gã kìa, thằng Vịt Cồ khốn kiếp. Nó... Nó đang tấp chiếc xe Opel mua rẻ mạt của công ty Đại Việt vào lề đường để mua thuốc lá. - Đâu, đâu? * Số của Trần Sửng Cồ rớt nhằm vận đen. Buổi xế chiều ở dạ tiệc sân thượng nhà hàng “Bốn Sao Rưỡi” gã xém bị đồng nghiệp Phó Nháy lột mặt nạ liên minh ma quỷ. Hai tay phóng viên “đầu gấu” tưởng rằng đã làm hòa với nhau, ai dè lúc tan tiệc, không hiểu Phó Nháy dụ dỗ hai em bé mầm non văn nghệ làm sao mà hai “con nai” Thuyền Quyên và Lolita Thúy đều Cơn thịnh nộ của Thạch Sầu Đời 75 trèo lên xe Jeep Phó Nháy cho y chở về tòa soạn báo LÁ CẢI lấy xe gắn máy. Bảy giờ tối, Vịt Cồ dừng chiếc Opel mui trần kế tủ thuốc lá nguyền rủa: - Mẹ kiếp, chắc cái thằng Mắt Hí đó đề nghị hai em bé thi sĩ bỏ nghề thơ chuyển sang nghề người mẫu thời trang để nó tha hồ chụp hình. Ai mà không biết Phó Nháy chuyên chụp ảnh hở hang các em gái háo danh nhằm cung cấp cho đường dây sexy người nước ngoài chớ... Gã tự bịt mồm lại khi phát giác một thằng nhóc ốm nhách và một người đàn ông quần áo tả tơi đứng trước mặt gườm gườm. Thần trí của gã đột nhiên tỉnh táo hẳn: - Ông... ông là giám đốc Năm Hoành ư? - Còn tôi là Thạch Sầu Đời đây. Thằng nhóc mặt “có ngầu” vỗ ngực bình bịch rồi nhảy vút lại kế bên Vịt Cồ vung tay loang loáng. Nó xuất chiêu nhanh đến nỗi Năm Hoành lẫn bà bán thuốc lá chỉ kịp ơ lên một tiếng là tay nhà báo gian ác đổi chỗ ngồi từ trên xe xuống mặt đường ngay. Buổi tối trời nhá nhem, ánh đèn vàng vọt thành thử người đi đường không mấy để ý một cái xác nằm sóng sượt trên vỉa hè, mặt mày trầy trụa lỗ chỗ. Thạch Sầu Đời vừa dựng cổ Vịt Cồ vừa đè ngón tay chặn ngang huyệt “á khẩu” không cho gã la rống. Nó quay nhìn bà thuốc lá. 76 - Bà Hường biết cháu chớ? Người đàn bà run cầm cập: - Biết. Cháu là trùm con nít Xóm Chùa Thạch Sầu Đời. Cháu giống ông Đào Phá Bĩnh, chuyên cướp của nhà giàu giúp nhà nghèo hồi xưa. - Ông Bĩnh là cha cháu đó. Hôm nay cháu trị tên ký giả bất lương này cũng có lý do. Gã đã lợi dụng tờ báo LÁ CẢI ám hại nhiều người lương thiện trong đó có ông Năm Hoành đang đứng kế bên cháu. Gã đã trả tiền thuốc Dunhill cho bà chưa? - Rồi... - Cháu nhất định sẽ đưa gã ra tòa nay mai. Tội của gã thật kinh khủng... Đào Phá Thạch kể bốn tội lỗi mà hồi nãy nó đã thống kê khi nói chuyện với Năm Hoành. Kể xong xuôi, nó mới giải huyệt “á khẩu” cho gã Mặt Ngựa. - Sao, bây giờ tôi cho phép ông anh cầu cứu đó? Mặt Vịt Cồ xanh như tàu lá chuối: - Khôôông... đừng đánh tôi... tôi có tội... - Tốt lắm. Vậy thì làm ơn lên xe chờ ngày có trát công an kêu. Lên mau... Thạch hất hàm một câu trước khi chiếc ô tô đề máy. - Ngũ Quái Sài Gòn tụi này không sợ báo chí dởm đâu nghe. Khi chiếc ô tô bốc hơi, nó mới nắm tay Năm Hoành nói nhẹ nhàng: Cơn thịnh nộ của Thạch Sầu Đời 77 - Bác Năm và con Lu Lu theo cháu về Xóm Chùa dùng cơm tối. Cháu có một bà mẹ mù rất phúc hậu, cháu cũng có một số tiền bỏ ống để dành. Trước mắt bác sẽ nhận đỡ một số tiền để khỏi bán con chó rồi sau đó cháu sẽ vận động bạn bè quyên góp viện trợ cho bác ít vốn làm ăn. Thạch vừa dứt tiếng là người cựu giám đốc công ty Đại Việt khóc rống lên. * Tám giờ rưỡi hôm đó Vịt Cồ bưng bộ mặt sức đầy thuốc đỏ đánh Opel chạy như ma rượt đến nhà in riêng trong tòa soạn. Gã quát tháo công nhân ầm ĩ: - Tụi bây đục hai bài thơ về Biển của hai con bé Thuyền Quyên và Lolita Thúy ra gấp để xếp chữ cho tao bài này. Xếp co chữ to nhất đấy. Một công nhân trố mắt: - Mặt của sếp coi tởm quá. - Kệ tao, tao bị du đãng đánh đó, có sao không. Tụi bây xếp chữ cho báo kịp ra lò sáng mai, khỏi cần chữ ký Tổng biên tập. Tao chịu hết. Tay sửa “mô-rát” của tờ LÁ CẢI vừa đọc vừa lắc đầu quầy quậy: - Ái chà, sếp lại sắp vu khống một lũ trẻ con đây. Coi nào. “PHẢI GIẢI TÁN CÁC BĂNG ĐẢNG THIẾU NIÊN ĐƯỜNG PHỐ: Bổn báo chúng tôi xin báo động SOS về tệ nạn du đãng trẻ con đường phố, vừa qua 78 """