"
Động Đình Hồ Ngoại Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ full prc pdf epub azw3 [Kiếm Hiệp]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Động Đình Hồ Ngoại Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ full prc pdf epub azw3 [Kiếm Hiệp]
Ebooks
Nhóm Zalo
Mục lục
Chương 1: Nay Hán Xuống Bạch Thành Đóng Lại
Chương 2: Thiên Ưng Lục Tướng
Chương 3: Cái Bóng Của Phù Đổng Thiên
Chương 4: Ai Ngờ Đôi Lứa Thiếu Niên Quan Sơn Để Cách Hàn Huyên Bao Đành Chương 5: Thục Đạo Chí Nan Nan Thượng Thanh Thiên
Chương 6: Tây Vu Lục
Chương 7: Màn Mưa Tưởng Tuyết Xông Pha Nghĩ Thôi Lạnh Lẽo Kẻ Ra Cõi Ngoài Chương 8: Đã Trắc Trở Đôi Ngàn Xà Hổ Lại Lạnh Lùng Những Chỗ Sương Phong Chương 9: Não Người Áo Giáp Bấy Lâu Hồn Quê Qua Đó Mặt Sầu Chẳng Khuây Chương 10: Tục Nhật Chu Nam Tử Kim Nhật Bạch Phát Thôi
Chương 11: Hữu Nữ Đồng Xa Nhan Ngư Nghiêu Hoa
Chương 12: Phản Hán Phục Việt
Chương 13: Điểu Tận Cung Tàn
Chương 14: Gươm Thiêng Tộc Việt
Chương 15: Hồ Mã Tê Bắc Phong Việt Điểu Sào Nam Chi
Chương 16: Nhất Phiến Tài Tình Thiên Cổ Lụy Tân Thanh Đáo Để Vị Thùy Thương Chương 17: Huyền Âm Độc Chưởng
Chương 18: Bây Giờ Nàng Đã Nghe Ai Gặp Anh Ghé Nón Chạm Vai Chẳng Chào Chương 19: Tấc Lòng Cố Quốc Tha Hương Đường Kia Nỗi Nọ Ngổn Ngang Bời Bời Chương 20: Oai Trấn Trung Nguyên
Chương 21: Hồn Tử Sĩ Gió Ù Ù Thổi Mặt Chinh Phu Trăng Dõi Dõi Soi Chương 22: Động Đình Hồ Ngoại Sử
Chương 23: Nhớ Xưa Kia, Ai Tài Hoa, Ai Tiết Liệt, Ai Đài Trang Cũng Một Giấc Mơ Màng Trong Vũ Trụ
Chương 24: Hận Tình Chưa Trả Cho Ai Khối Tình Mang Xuống Tuyền Đài Chưa Tan Chương 25: Viễn Ly Ư Đoạn Trường Thế Gian Hằng Như Mộng
Chương 26: Tương Giang Song Hậu
Chương 27: Chả Cá Lĩnh Nam
Chương 28: Đoái Thương Muôn Dặm Tử Phần Hồn Quê Theo Ngọn Mây Tần Xa Xa Chương 29: Ngọc Tỷ Truyền Quốc
Chương 30: Thiên Địa Hữu Chính Khí
ĐỘNG ĐÌNH HỒ NGOẠI SỬ Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
www.dtv-ebook.com
Chương 1: Nay Hán Xuống Bạch Thành Đóng Lại
Nghiêm Sơn cho các đạo binh lên đường được ba ngày thì có ngựa lưu tinh báo rằng Triệu Anh-Vũ đã cho binh vượt Thiên-sơn. Đào Kỳ và toàn quân chiếm được Độ-khẩu. Tại bản doanh còn Nam-hải nữ hiệp, Phương Dung, Lê Ngọc-Trinh, Lương Hồng-Châu với đạo binh Nam-hải. Vương nói với Nam-hải nữ hiệp:
– Tôi với Phương-Dung phải lên đường đi Kinh-châu. Đạo Kinh-châu do Đại-tư-mã Đặng Vũ thống lĩnh. Đặng là một đại-tướng giỏi nhất của Hán, ngặt vì phó tướng của Đặng là Mã Viện không ai chịu ai, vì vậy hơn năm qua, không thắng được Thục. Nếu tôi có mặt, thì hai người mới không dám kình chống nhau.
Phương-Dung hỏi:
– Mã Viện là ngưới thế nào?
– Mã Viện được phong chức Phục-ba tướng quân. Hồi phụ thân ta làm tướng cho Trường-sa vương. Viện là một huyện-úy. Sau cô Viện trở thành Vương-phi Trường-sa vương, y được cất nhắc lên chức Đô-úy, rồi Thái-thú. Hồi ta cùng Kiến-Vũ thiên-tử khởi binh, y đem toàn quân theo. Kiến-Vũ thiên-tử cảm động là người trung lương, chỗ con cô con cậu, nên cho y giữ đại quân. Lúc ta với Đặng Vũ đánh chiếm Kinh-châu, có bàn với Thiên-tử rằng: "Đất Kinh-châu địa thế phân chia Nam, Bắc Trung-nguyên bằng sông Trường-giang. Phía Bắc là hàng rào bảo vệ Lạc-dương, phía Nam tiếp giáp Lĩnh-nam, nơi các Thái-thú bất phục. Phía Đông giáp Mân-Việt, lòng người
nan trắc. Phía Tây giáp Thục, Công-tôn Thuật hùng cứ, bất cứ lúc nào cũng gặp nguy hiểm, cần có người văn võ kiêm toàn, trung lương trấn thủ. Ta đề cử Mã Viện trấn giữ chín quận Kinh-châu, còn em y là Mã Anh làmThái-thú Trường-sa. Trong khi ta đánh vùng Giang-đông, chiếm Mân-việt, rồi kinh lược Lĩnh-nam"
Lê Ngọc-Trinh hỏi:
– Tại sao Kiến-Vũ thiên-tử không giao cho Mã Viện đánh Thục, mà lại giao cho Đặng Vũ?
Nghiêm Sơn lắc đầu:
– Mã Viện tuy là người trung lương, nhưng so với Đặng Vũ y chỉ là một đại tướng dưới quyền. Cho trấn thủ Kinh-châu là quá sức rồi. Chứ còn thống lĩnh quân nghiêng nước, các tướng khác như Sầm Bành, Mã Vũ không phục. Tuy vậy Kiến-Vũ thiên-tử vẫn giao y trấn thủ Kinh-châu kiêm phó tướng cho Đặng Vũ.
Nghiêm Sơn thở dài tiếp:
– Mã cậy thế là người thân của Mã thái-hậu, trấn thủ vùng trọng địa, trong khi tài ba, công lao y thua xa 9 đại tướng dưới quyền Đặng Vũ, được ta tặng cho danh hiệu "Tương-dương cửu hùng".
Phương-Dung tỏ vẻ hiểu biết:
– Tương-dương cửu hùng là chín đại tướng võ công vô địch, tài dùng binh không thua Tôn Vũ, dường như họ tên là Sầm Bành, Mã Vũ, Cảnh Yểm, Tế Tuân, Tang Cung, Lưu Hán, Phùng Tuấn, Đoàn Chí, Lưu Long. Tất cả chín người theo Kiến-Vũ thiên-tử từ khi mới khởi binh. Hiện họ đều ở đạo Kinh châu cả sao?
– Đúng thế. Vì võ công cao, tài dùng binh giỏi, lại nhiều công lao hơn Mã Viện. Mã Viện làm phó tướng, họ bất phục. Đã vậy Mã Viện còn muốn hất cẳng Đặng Vũ, khi Đặng Vũ cầm quân đánh vào Thục, y tìm cách chần chờ không chịu cung ứng lương thảo, bổ sung binh lính, cho nên Đặng Vũ mới thua.
Phương-Dung gật đầu:
– Vì vậy đại ca cần có mặt ở Kinh-châu phải không? Dường như Mã Viện chỉ sợ có Thiên-tử với đại ca thì phải?
Nghiêm Sơn gật đầu:
– Đúng thế. Việc dùng binh quan trọng nhất là trị quân cho nghiêm. Ta thành công nhờ đều đó. Một lần Mã Viện ỷ thế Mã thái-hậu, ta sai đem ra chặt đầu. Kiến-Vũ thiên-tử xin ta tha tội cho y. Ta phạt đánh y 30 côn, cách chức xuống còn sư trưởng, sai đi lập công chuộc tội. Từ đó y thấy ta như gà thấy cáo. Sư muội thấy đấy ta đối xử với anh hùng Lĩnh-nam, sư bá, sư thúc, sư đệ, sư muội bằng tất cả tình ruột thịt, họ là anh hùng, họ biết vì đại nghĩa tuân phục lệnh ta, thì có gì xảy ra đâu?
Lê Ngọc-Trinh nói:
– Bọn em là người hiệp nghĩa. Đem chữ hiệp ra làm việc, mà lại gây sự với nhau. Đem chữ nghĩa ra giúp đại ca Dù mất mạng cũng không từ, còn đâu là chuyện bất tuân lệnh nữa.
Nghiêm Sơn gật đầu:
– Sư muội nói đúng đó.
Vương nói với Nam-hải nữ hiệp:
– Phàm việc xung phong, tranh thắng, cần bảo vệ hậu quân cho vững. Lỡ hậu quân có biến cố, thì tiền quân bị lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch. Hai vị Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ đã vượt Kim-sơn. Đào Kỳ đang chiếm Độ khẩu, song địa thế quá hiểm trở, vậy cần bảo vệ hậu quân thực kiên cố. Cho nên tôi mới nhờ Nam-hải nữ hiệp, sư thúc Lương Hồng-Châu, sư muội Lê Ngọc-Trinh là những người tinh minh mẫn cán, thống lĩnh đạo Nam-hải với ba Quân-bộ, ba Sư-kỵ dàn ra làm trừ bị, bảo vệ hậu quân.
Phương-Dung hỏi:
– Trong sáu đạo quân Lĩnh-nam, đạo Nam-hải bảo vệ hậu quân, đạo Nhật nam sư bá Lại Thế-Cường đã điều lên Kinh-châu trợ chiến, đạo Cửu-chân do Hoàng sư-tỷ chỉ huy, đạo Quế-lâm do Minh-Giang chỉ huy, đạo Tượng-quận do sư đệ Đào Hiển-Hiệu thống lĩnh đánh Độ-khẩu. Đại ca nghĩ xem quân số đánh vào mặt sau Ích-châu như vậy đủ chưa?
Nghiêm Sơn nói:
– Ta được Tế-tác báo cho biết, Công-tôn Thiệu dồn toàn lực ra Kinh-châu, Hán-trung. Mặt Nam do một tướng trẻ, con nuôi Công-tôn Thiệu tên là Công tôn Phúc tước phong Bình-nam vương trấn thủ. Quân số chưa quá 5 vạn, làm sao địch lại Tiểu sư-đệ với hai vị Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ?
Phương-Dung, Nghiêm Sơn lên đường đi Kinh-châu. Nghiêm Sơn chỉ mang theo mười tiễn thủ của phái Hoa-lư hộ vệ. Phương-Dung mang theo mười Thần-ưng liên lạc với các cánh quân.
Lần đầu tiên Nghiêm Sơn thấy Phương-Dung cỡi con ngựa Ô. Ngựa Ô là một loại ngựa rừng Tây-vu. Hồ Đề phải mất công khó nhọc lắm mới bắt được nó. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, nàng tặng cho Phương-Dung. Nghiêm Sơn thấy Phương-Dung cưỡi ngựa không yên cương thì ngạc nhiên.
– Ngựa không cương làm sao mà điều khiển được?
Phương-Dung cười:
– Nó là ngựa hoang, được chị Hồ Đề dạy dỗ, hiểu được tiếng người, không cần cương.
Nàng hô lớn:
– Chạy mau!
Con ngựa Ô vọt lên như tên bắn. Nghiêm Sơn phi ngựa theo.
Hai người tới Kinh-châu vào khoảng nửa đêm. Vương với Phương-Dung gọi cửa. Đặng Vũ, Trưng Nhị mở cửa thành ra đón. Trưng Nhị nhìn mặt Phương-Dung biết đã thành công, nàng hỏi:
– Chiếm được Độ-khẩu, Kim-sơn rồi à?
Phương-Dung gật đầu:
– Quân đã qua Kim-sơn và Độ-khẩu rồi. Có lẽ giờ này họ đang trên đường tới Thành-đô. Cho nên em với Nghiêm đại-ca lên đây xem Đặng đại tư-mã cùng chị chiếm ải Xuyên-khẩu vào Bạch-đế. Với hùng tài đại lược của Đặng đại tư-mã thì vào Thành-đô chắc nhanh hơn Đào tam-ca.
Đặng Vũ thất kinh hồn vía nghĩ: Trước đây Kiến-Vũ thiên-tử thường nói rằng Nghiêm Sơn vừa có mưu, vừa có trí, lại thêm tính tình hào sảng của võ lâm hiệp sĩ không sai. Vương từ Lĩnh-Nam lên đạo quân ít hơn ta nhiều, nhờ tinh thần hiệp nghĩa, vương được một số cao nhân hiệp sĩ giúp đỡ, mới thành công như vậy. Kiến-Vũ thiên-tử, Ngô Hán với ta đều cho Tế-tác thám thính tìm đường đánh mặt sau Ích-châu mà tuyệt vọng, vì sông nước chảy xiết, núi cao vời vợi, không thể vượt qua. Nay vương đã làm được, thì vương hơn ta
gấp bội, vương xứng đáng là người trên ta. Kiến-Vũ thiên-tử hứa rằng, ai bắt hoặc giết được Công-tôn Thuật sẽ cho làm chúa Ích-châu. Nghiêm Sơn làm chúa Lĩnh-Nam, nơi bờ xôi giếng mật, vương đâu có thèm làm chúa Ích châu? Ta cần phải được lòng vươn mới mong vào Ích-châu.
Vì vậy Đặng Vũ đối với Nghiêm Sơn cực kỳ cung kính. Y sai chuẩn bị trướng gấm cho Nghiêm Sơn nghỉ, để hôm sau còn tiếp tục nghĩ kế đánh Xuyên-khẩu. Phương-Dung ở chung với Trưng Nhị, Hồ Đề.
Sau khi rời Phiên-ngung, Trưng Nhị điều động anh hùng Lĩnh-Nam theo Đặng Vũ lên Kinh-châu trước. Còn Lại Thế-Cường với Hồ Đề thống lĩnh đạo Nhật-nam cùng với binh đoàn đặc biệt Tây-vu lên sau. Phải hơn tháng mới tới. Trong khi chờ đợi Lại Thế-Cường, Hồ Đề tới, Trưng Nhị suốt ngày cùng Đặng Vũ lo bổ sung binh mã, tiếp thu lương thảo, thao luyện binh sĩ. Mọi việc vừa hoàn tất thì Nghiêm Sơn tới.
Chỉ cách nhau một tháng mà Trưng Nhị, Hồ Đề cảm thấy như xa Phương Dung một năm vậy. Họ là những thiếu nữ trẻ tuổi tài năng xuất chúng, cùng hướng về đaÏi cuộc phục hồi Lĩnh-Nam, coi nhau như chân tay. Trần Năng hỏi về kế hoạch đánh Độ-khẩu và Kim-sơn, Phương-Dung trình bày tỉ mỉ từng chi tiết một.
Hồ Đề bảo Phương-Dung:
– Sau này nếu chúng ta khởi binh, phải chia thành khu vực, đánh nhiều mặt trận cùng một lúc, theo ý em phải chia như thế nào?
Phương-Dung đáp:
– Em đã nghĩ đến chuyện này rồi. Chúng ta chia làm bốn khu vực khác nhau. Khu vực Quế-lâm thì sư bá Triệu Anh-Vũ, Lương Hồng-Châu sẽ đứng chủ trương đại cuộc. Nhưng người điều khiển phải là Minh-Giang. Sư huynh
Minh-Giang kinh nghiệm hành quân lại, lại hiểu nhân vật địa phương; huyện lệnh, huyện-úy người nào theo ta, người nào chống ta, y biết hết.
Trưng Nhị trầm ngâm một lúc tiếp:
– Phương-Dung nhận xét đúng, chắc em đã thổ lộ mưu kế của chúng ta với Minh-Giang. Hiện giờ em để Đào tam đệ chỉ huy mặt Nam Ích-châu, còn Minh-Giang là Phấn-oai đại tướng-quân. Y là người Hán, liệu y có chống Quang-Vũ không?
Phương-Dung gật đầu:
– Chúng ta đã có 5 Thái-thú, 6 Đô-úy, Đô-sát, 5 Đại tướng-quân, thì Lĩnh Nam đã là của chúng ta rồi. Chỉ còn Tô Định mà thôi. Tô bây giờ như người cụt tay, cụt chân. Đô-úy là sư thúc Trần Khổng-Chúng. Anh hùng Lĩnh-Nam do Đặng Thi-Sách, Trưng Trắc thống lĩnh. Kỵ binh có đaÏo Văn-lạc và Đăng châu chiếm Luy-lâu. Các đạo Mai-động, Cối-giang, Thái-hà chiếm Long biên. Còn các nơi khác như Thiên-trường, có sư thúc Trần Quốc-Hương, Lục-hải có Hùng Bảo, Trường-yên có phái Hoa-lư...Nghĩa là chúng ta cùng khởi binh một ngày. Quan lại địa phương ai theo ta thì để, ai không theo, chặt đầu.
Trần Năng tiếp:
– Vấn đề trước mắt là, ai thống lĩnh quần hùng? Từ trước đến nay, chúng ta mạnh ai nấy làm, chưa có người làm chúa tướng? Em sợ khi đánh đuổi giặc đi rồi lại lâm vào hoàn cảnh tranh giành địa vị.
Phật-Nguyệt nói:
– Đúng đấy, hiện chúng ta tôn Nam-hải nữ hiệp là người cầm đầu anh hùng Lĩnh-Nam. Nam-hải nữ hiệp chỉ là người đạo đức, cầm đầu anh hùng thì được, chứ tổ chức, cai trị một quốc gia thì không được.
Phương-Dung suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Bàn chung những người sau đây có đủ tài năng, đức độ để làm chuyện đó: Đào-hầu, Đinh-hầu ở Cửu-chân, Đặng đại-ca, Nhị Trưng, sư thúc Đào Thế-Hùng. Em nghĩ sáu người này đều không ai bằng Nghiêm đại-ca.
Trưng Nhị gật đầu:
– Ta cũng nghĩ thế, tại sao ta không để Nghiêm đại-ca làm Lĩnh-Nam hoàng đế?
Phương-Dung cười:
– Em gần Nghiêm đại-ca nhiều, em biết chí của người lắm. Khi đứng ra giúp chúng ta xin Quang-Vũ cho phục hồi Lĩnh-Nam, thì Nghiêm đại-ca xin từ chức Lĩnh-nam vương, để tỏ ý không vì tham quyền cố vị mà chống lại nghĩa huynh Quang-Vũ. Người cũng như sư tỷ Hoàng Thiều-Hoa, chỉ thích tiêu dao sơn thủy. Vì vậy nếu Quang-Vũ thuận, người sẽ để Lĩnh-Nam cho chúng ta tổ chức thành một nước. Còn Quang-Vũ không thuận ắt có chiến tranh. Trường hợp đó Người sẽ đứng ngoài, không muốn giúp Quang-Vũ đánh chúng ta, cũng không muốn vì chúng ta mà phản Quang-Vũ.
Phương-Dung trầm tiếng:
– Em nghĩ thế này có đúng không: Sáu vùng Tượng-quận, Quế-lâm, Giao chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam, Nam-hải, các lạc-hầu bầu lấy một vị vương. Sáu vị vương đó bầu lấy một Lĩnh-Nam hoàng đế: Lệ đặt ra 5 năm bầu lại một lần.
Trần Năng vỗ tay:
– Sư thẩm hay thật, nghĩ ra được lối giải quyết đó. Ngày xưa, các động, trang đã bầu người thống lĩnh Tây-vu là An-Dương vương, nổi lên đánh vua Hùng. Có điều họ chỉ biết bầu lên, mà không biết ấn định thời gian tái bầu.
Thành ra Ngài trở thành vị Hoàng-đế, cho đến lúc già, đầu óc thiếu minh mẫn, lầm lần trong vụ Trọng-Thủy.
Trưng Nhị gật đầu:
– Bây giờ chúng ta tạm coi thống lĩnh Cửu-chân là Đào-hầu, Nhật-nam là sư bá Lại Thế-Cường, Giao-Chỉ là Đặng đại-ca, Quế-lâm là sư bá Triệu Anh Vũ, Nam-hải là Khúc-giang ngũ hiệp. Còn Tượng-quận thì phải lên Trường sa mời Tượng-quận tam anh.
Phương-Dung nói:
– Còn Lĩnh-Nam hoàng đế, vấn đề khó đây. Bây giờ chúng ta cùng đoán xem, ai sẽ được bầu. Rồi mỗi người cùng viết vào một mảnh giấy kín, xem có ai giống nhau không?
Các anh hùng cầm bút, viết lên giấy. Lại Thế-Cường thu các tờ giấy, mở ra. Thấy có 9 tờ thì 8 tờ ghi chữ Trưng Trắc, một tờ ghi chữ Đào Thế-Kiệt. Ông cười tủm tỉm nói với Trưng Nhị:
– Ta gấp đôi tuổi cháu, ta nhận xét không sai đâu, trước sau gì chị cháu cũng phải lĩnh chức Lĩnh-Nam hoàng đế. Thực là từ tiền cổ đến giờ mới có một. Muôn ngàn năm sau, anh hùng thiên hạ đều lắc đầu không hiểu tại sao chúng ta lại cử nữ hoàng đế. Song không cử Trưng Trắc thì không biết cử ai đây?
Trưng Nhị khẳng khái nói:
– Nếu tất cả anh hùng đều đề cử, chắc chị cháu nhận lĩnh. Đã là con cháu Hùng vương, An-dương Vương đâu sợ khó, sợ nguy hiểm.
Đám anh hùng nói chuyện cho đến trời sáng, họ mới nhắm mắt dưỡng thần, vận khí lấy lại sức khỏe.
Sáng hôm sau Nghiêm Sơn truyền đánh trống tụ tập các tướng. Tướng sĩ Hán trước đây đều dưới quyền chỉ huy của Nghiêm Sơn. Cách nhau một thời gian lâu dài, bây giờ giữa lúc họ bại trận, Nghiêm Sơn trở về với một đạo hùng binh, hàng trăm hào kiệt giúp sức. Họ nghiêm chỉnh đứng nghe lịnh, lòng tràn đầy hy vọng.
Đặng Vũ trình bày:
– Đạo quân Kinh-châu từ khi bại trận, án binh bất động để bổ sung, tướng sĩ đã phục hồi lại tinh thần. Nay nhờ Vương gia, binh lương đầy đủ. Sĩ tốt muốn ra trận phục thù. Trước mắt là ải Xuyên-khẩu kiên cố, phía sau Xuyên khẩu là thành Bạch-đế. Binh tướng Xuyên-khẩu, ước 5 vạn bộ, hai vạn kỵ.
Nghiêm Sơn gật đầu:
– Bây giờ chúng ta ngồi xem Đặng đại tư-mã với Trưng Nhị trổ tài thần vũ. Tướng trấn thủ bên giặc là ai?
Sầm Bành nói:
– Là Công-tôn Thiệu, em ruột Công-tôn Thuật, tài kiêm văn võ. Về võ công y xử dụng đại đao, đoản đao đều thần sầu quỷ khốc. Về quyền cước, y xử dụng một pho chưởng pháp rất hùng hậu. Tôi đã đấu với y mấy trận, bất phân thắng bại. Y là một trong Thiên-sơn thất hùng.
Phương-Dung giật mình hỏi:
– Tôi nghe Nghiêm nguyên soái nói, Kiến-Vũ thiên tử khởi binh từ Hoài dương, thì Đặng đại tư-mã cắp gươm theo hầu bên người, đánh thẳng về Lạc dương. Võ tướng của Vương Mãng anh hùng là thế, mà không ai chịu nổi của Tư-mã lấy 10 chưởng. Sau Đặng đại tư-mã bị thua về tay tướng quân. Tiếp theo tướng quân đánh tới Kinh-châu, Xích-mi cõ công cao biết mấy, mà rút cục cũng thua tướng quân. Bên giặc nghe tên là khiếp đảm, thế mà y đấu
ngang tay với tướng quân thì không phải tầm thường. Võ công y thuộc loại dương cương, ở đây chúng ta có sư thúc Phật Nguyệt xử dụng âm nhu có thể trị được. Còn hai người nữa, võ công dương cương tuyệt đỉnh là Khất đại phu với Đào tam ca, nhưng hai người không có ở đây. Vậy đối vối Công-tôn Thiệu, chúng ta cần đánh một trận bằng mưu trí, để y mất nhuệ khí và đánh baị y bằng võ công, để binh sĩ tin tưởng.
Đặng Vũ muốn Trưng Nhị điều binh xem sao, nên bưng ấn kiếm đưa cho nàng. Y nghĩ rằng, nếu trận này thất bại, y đổ cho Nghiêm Sơn. Còn thành công thì y hưởng:
– Xin nhờ Trưng cô nương trổ thần oai cho.
Trưng Nhị không khiêm tốn cầm ấn kiếm nói:
– Trước hết ta đánh cho giặc một trận để chúng mất nhuệ khí và lấy nhuệ khí cho quân ta.
Các tướng Hán thấy một nữ quân sư tuổi chưa quá 25, khuôn mặt đẹp như ngọc, uy nghi lên trướng, chưa chi đã coi như thắng địch thì không tin cho lắm. Trưng Nhị đọc được nét mặt họ, nàng thản nhiên cầm bút viết một phong thư.
"Trưng Nhị, lĩnh Quân sư đạo binh Kinh-Sở nhà Đại-Hán, thư cho Trường-sa vương. Tiểu nữ từ Lĩnh-nam, được Lĩnh-nam vương hạ cố mời làm Quân-sư cho Đại tư-mã. Vương gia lịnh cho tiểu nữ phải vào Thành-đô trước Tết, thưởng hoa xuân đất Thục. Vậy xin mời các vị anh hùng Thiên-sơn xuất thành quyết chiến một trận".
Nàng nói với Hồ Đề:
– Phiền sư muội cho chim ưng đưa vào thành dùm.
Hồ Đề gật đầu, hú lên lanh lảnh. Một con chim ưng bay lên đậu vào tay nàng. Nàng đưa phong thư nó cắp vào mỏ. Nàng huýt sáo, ra hiệu chỉ chỗ, nó gật đầu bay bổng lên trên mây, hướng vào thành Xuyên-khẩu.
Trưng Nhị thăng trướng ra lệnh:
– Phía bắc thành Xuyên-khẩu có rừng Đại-xuyên, bây giờ mùa Đông, cây cỏ không lá khó phục binh. Nữ tướng Lê Chân dẫn một nghìn quân kỵ vá 50 thớt voi, vòng phía Đông sang Tây phục sau đồi. Đợi khi Đại tư-mã và Công tôn Thiệu giao chiến, thế nào chúng cũng cho một đội kỵ binh xuất cửa Bắc đánh vào sườn phải của chúng ta. Khi giặc xuất thành, đợi cho chúng dàn quân đánh vào hữu quân của ta đang hồi kịch liệt, lập tức thả 50 thớt voi và phục binh đánh vào hậu quân chúng. Bị đánh bất ngờ, chúng cùng đường tất tử chiến. Bấy giờ phải mở một đường cho chúng chạy vào rừng. Ở đấy sẽ có đội quân bắt chúng.
– Phía Nam thành Xuyên-khẩu có rừng Nghi-đô. Nữ tướng Trần Năng mang 50 thớt voi cùng 5000 quân phục tại đây. Khi Đặng đại tư-mã giao chiến với Công-tôn Thiệu, tất giặc xuất cửa thành phía Nam đánh vào tả quân của ta, tôi sẽ cho đốt pháo lệnh, bấy giờ xua voi và phục binh ra đánh. Giặc bị đánh trước sau thế nào cũng bỏ chạy vào rừng. Giặc đông quá không bắt hết đâu, phải dùng cung nỏ mà bắn. Giặc tất bị tử thương nhiều, bấy giờ hãy đổ quân ra mà bắt lấy.
– Công-tôn Thiệu xuất thành, chúng ta chờ y ở Vu-sơn. Đặng đại tư-mã với tôi ở trung quân. Sư thúc Phật Nguyệt cầm tả quân, sư thúc Lại Thế Cường cầm hữu quân. Chúng ta cùng xuất trận. Nếu Công-tôn Thiệu xuất trận, Đặng tư-mã sẽ đấu vối y. Dù thắng, dù bại, tôi cũng xuất quân và đội voi tràn sang trận địch. Quân giặc bị đánh bất thình lình, quân trong thành sẽ đổ ra cửa Bắc, Nam cứu viện. Sư bá Lại Thế-Cường chia quân ra làm đội, một nửa chống với tả quân địch, một nửa chống với đội quân cửa Bắc. Khi thấy mình núng thế thì đốt pháo lệnh, sư muội Trần Năng cho đổ phục binh
ra đánh. Giặc thua tất chạy vào rừng. Hồ Hác sư đệ phục ở đây một đội binh mà bắt sống. Quân cửa Nam đổ ra thì sư thúc Phật Nguyệt sẽ chia quân làm hai, một nửa chống với hữu quân địch, một nửa đánh quân tiếp viện cửa Nam. Khi thấy mình núng thế thì đốt pháo lệnh lên. Sư muội Lê Chân sẽ đổ phục binh ra đánh vào hậu quân đội tiếp viện cửa Nam. Bấy giờ sư thúc Phật Nguyệt phải giết cho bằng được tướng địch để giặc mất nhuệ khí. Tôi có lời dặn chung: Khi giặc bị thua nên bắt sống càng nhiều càng tốt, tôi sẽ dùng đám quân sĩ này làm tan nát đoàn quân Thục còn lại.
Các tướng thấy Trưng Nhị điều quân phải phép, đều ngẩn người ra khâm phục. Chính Đặng Vũ cũng ngẩn người, vì y đã thấy Phương-Dung điều quân. Y cho rằng Phương-Dung chỉ biết ước tính về chiến lược mà thôi, không ngờ bây giờ thấy Trưng Nhị chỉ huy quân tỏ ra thông thạo cả chiến thuật lẫn chiến lược.
Trưng Nhị tiếp:
– Lĩnh-nam vương gia và quân-sư Phương-Dung sẽ ra trước trận để khích lệ tướng sĩ.
Vừa lúc ấy thì chim ưng trở về. Hồ Đề nói:
– Nó đưa thư rồi.
Đến chiều có sứ từ trong thành đưa thư qua. Trưng Nhị cầm lấy thư đọc. Thư viết:
"Dã phu phái Thiên-sơn là Công-tôn Thiệu kính gửi Trưng Nhị cô nương thuộc phái Tản-viên, đất Lĩnh-nam".
Nàng đọc xong đưa cho Phương-Dung xem:
"Tôi là tên nhà quê, ở núi Thiên-sơn, cùng huynh trưởng xuất thân theo
đòi nghiệp võ. Chúng tôi gồm bảy người sư huynh đệ đồng môn, thề cùng nhau dùng võ công giúp kẻ khó, cứu người nguy, trừ đạo tặc. Thời thế nhiễu nhương, vua thì hôn ám, quân thì nhũng lạm, giặc giã nổi lên tứ phương, Trăm họ khốn khổ, muốn sống không nổi. Vì vậy huynh trưởng tôi, tụ tập đệ tử chiếm vùng Kinh-châu, Ích-châu, Hán-trung, tổ chức thành một nước Nghiêu-Thuấn. Trước đây tôi có giao tình với sư huynh Đặng Thi-Sách rất hậu. Giữa hai người cùng một ý chí cầm gươm cứu dân. Nay chúng tôi đang làm, trong khiến trăm họ yên ổn, vua với tôi, quân với dân coi nhau như ruột thịt. Vì vậy tuy Ích-châu đất hẹp, dân nghèo, mà Quang-Vũ đem hùng binh trăm vạn, chia làm ba đạo, bao lần tiến vào đều bị đánh bại. Mới đây Tế-tác báo rằng Trưng cô nương cùng Lĩnh-nam vương xuất lĩnh hào kiệt phò Hán diệt Thục. Dĩ nhiên Lĩnh-nam nhân tài như rừng, như biển, cùng Hán diệt Thục thì Thục nguy vong. Thục nguy vong thì trăm họ Ích-châu lầm than, cũng chẳng đáng nói gì, nhưng khi Hán đã diệt Thục, liệu Lĩnh-nam có còn đứng vững được không? Lĩnh-nam vương có còn được tại vị hay không?
Trước đây, thời Tây-Hán, Sở-vương Hàn Tín, công lao dường nào, cuối cùng cũng bị diệt tộc. Nay Lĩnh-nam vương công đã không bằng Hàn Tín, mà uy lại bao trùm thiên hạ, thì cái họa không xa là mấy.
Kính cẩn mong cô nương nghĩ lại".
Phương-Dung đọc xong chuyển cho Hồ Đề, Trần Năng cùng đọc. Trần Năng nói:
– Tế tác của Thục thật tài. Chúng ta họp tại Quế-lâm, cơ mật bảo toàn, chỉ có chư tướng được biết thôi, thế mà Thục biết rồi. Đợi ngày mai ra trận sẽ định liệu.
Sáng hôm sau Đặng Vũ cho lệnh xuất quân, tới đồi Vu-sơn dàn nghiêm chỉnh. Công-tôn Thiệu dàn quân, quân khí hùng tráng, uy vũ ngất trời.
Trưng Nhị, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường đứng trước trận uy thế phiêu phiêu phiêu, hốt hốt, trong cái uy có cái nhàn tản.
Công-tôn Thiệu thủng thỉnh cưỡi ngựa ra trước trận nói với Đặng Vũ:
– Quang-Vũ thế cùng lực kiệt, tướng sĩ nản lòng, binh tướng không muốn chiến đấu, nên phải đi cầu viện Lĩnh-nam về đối phó với chúng ta. Đặng Vũ! Ngươi là Đại tư-mã, theo hầu Quang-Vũ đã lâu, tự hào trí dũng song toàn, vậy ngươi có dám cùng ta đấu không? Hay phải dựa vào mấy vị cô nương đất Lĩnh-nam?
Đặng Vũ cầm roi chỉ sang trận Thục:
– Lĩnh-nam hay Ích-châu cũng đều là đất của nhà Đại-Hán, mấy vị cô nương Lĩnh-nam, sang đây để trừ diệt bọn anh em phản tặc các người.
Công-tôn Thiệu quát lên:
– Bọn mi sức cùng, lực kiệt, đem đàn bà ra trận mà làm cái gì? Trưng Nhị bước ra trước trận nói :
– Công-tôn vương gia. Vương gia hỏi câu đó đủ tỏ ra vương gia không biết cái lý của trời đất. Trong thế gian có trời thì có đất, có nóng thì có lạnh, có nam thì có nữ. Cho nên quân Hán mới có nữ tướng, nữ binh. Vương gia coi thường phụ nữ, chẳng hóa ra không hiểu lẽ biến hóa của vũ trụ ư?
Hồ Đề là người của Tây-vu theo chế độ mẫu hệ, nàng ghét nhất những người khinh thường phụ nữ. Trong đại hội Tây-hồ, Đinh Công-Thắng chế nhạo Hùng Bảo phải phục tùng vợ, nàng đã đánh cho y phải chui qua háng Trần Năng. Bây giờ nghe Công-tôn Thiệu nói giọng khinh nữ, nàng nổi giận cành hông, phất tay hai cái, hú lên một tiếng dài, vang tới trời cao. Trưng Nhị biết nàng nổi giận, chắc lại tinh nghịch cái gì đây. Nàng không can gián, nói
nhỏ với Đặng Vũ:
– Để cho Công-tôn Thiệu chịu nhục một chút cũng không sao.
Từ phía sau trận một thiếu niên, tuổi khoảng 13-14, quần áo da, phi ngựa đến bên Hồ Đề. Hồ Đề nói nhỏ:
– Sún Lé, em cho chúa tôi bên Thục ăn cứt đi.
Sún Lé hỏi :
– Mấy bãi?
Hồ Đề đáp:
– Hai trăm bãi.
Sún Lé cầm tù và thổi lên trời mấy hơi dài liên miên bất tận. Từ chân trời xa xa, một đoàn chim ưng bay đến trước trận. Đàn chim ưng lông màu nâu, dưới ánh nắng phản chiếu lóng lánh đẹp vô cùng. Đàn chim chia làm 5 toán, mỗi toán 25 con xếp hàng rất ngay ngắn, bay đến trước trận lượn thành vòng tròn.
Sún Lé lại cầm tù và thổi lên một hơi dài nữa, từ chân trời xa xa đoàn chim ưng khác bay đến, cũng 25 con xếp 5 hàng ngay ngắn. Hai đàn chim lượn vòng vòng trên nền trời.
Tướng sĩ Hán, Thục cùng ngửa cổ lên nhìn hai đoàn Thần-ưng không biết những gì sẽ xảy ra. Ngay cả Nghiêm Sơn, Đặng Vũ, Phương-Dung, Trưng Nhị thấy Hồ Đề mang theo đội Thần-ưng, họ không hiểu nàng cho chúng tham chiến dưới hình thức nào? Nhất là đội này được chỉ huy bởi bọn thiếu niên tuổi chưa quá 15, đều có bộ răng đẹp, mà có hỗn danh là Sún Lé, Sún Cao, Sún Lùn, Sún Rỗ và Sún Hô. Bây giờ thấy Hồ Đề hú lên một tiếng vang
vang, thì Sún Lé phi ngựa ra. Sún Lé cầm tù-và thổi, đoàn thần ưng bay lượn rất nhịp nhàng. Bỗng cả đoàn bay vọt lên mây rồi bất thần đâm bổ xuống với tốc độ kinh khủng vào giữa trận Thục. Binh tướng Thục vội vàng chuẩn bị vũ khí đối phó. Nhưng đoàn thần ưng bay xuống cách họ hơn trăm trượng thì vọt
trở lên, đồng kêu một loạt. Tướng sĩ Thục thấy trên đầu, y phục, ngựa đều bị một loạt phân chim rơi xuống. Họ đưa tay lên sờ mặt rồi ngửi, mặt mũi nhăn nhó khó chịu.
Đứng lược trận phía xa, Nghiêm Sơn thấy tướng sĩ Thục bị Thần-ưng ị tập thể xuống đầu, trông thực thảm thiết. Vương là người nghiêm trang, cũng phải cười đến sùi bọt mép ra.
Hai đoàn Thần-ưng sau khi thả phân vào trận Thục, đồng ré lên một loạt, biến vào chân trời xa.
Các tướng sĩ bên Hán cười ầm lên, vỗ tay hoan hô. Hồ Đề thấy như vậy đã đủ. Nàng hú lên một tiếng. Sún Lé gò ngựa trở về trận, đứng chờ lệnh.
Hồ Đề hỏi Công-tôn Thiệu:
– Công-tôn vương gia, thế nào, nữ nhân có tài hay vô tài? Lời vương gia nói ra, chỉ đáng so sánh với phân chim mà thôi.
Công-tôn Thiệu người đầy cứt chim, giận quá, y chỉ một tướng cạnh là Công-tôn Đoàn:
– Ngươi hãy ra giết đứa con gái kia cho ta.
Công-tôn Đoàn vọt ngựa ra đứng trước Hồ Đề:
– Nữ tướng kia! Hãy cùng ta đấu ít trăm hiệp.
Hồ Đề vọt ngựa ra trước, tay nàng rung lên, cây roi da đã chụp xuống đầu
Công-tôn Đoàn. Nguyên cái roi Hồ Đề cán ngắn, khoảng vài gang tay, còn lại là những sợi da. Đầu mỗi sợi da móc những tấm lục lạc và dao, móc câu. Nàng vung lên một cái thì Công-tôn Đoàn thấy một cái lưới chụp vào người. Y múa đao đỡ nhưng không kịp, một vài móc câu trúng vào người y, máu chảy ra lênh láng. Hai người quấn lấy nhau giao phong. Hồ Đề thấy võ công Đoàn cao hơn mình, bản lĩnh ngang với Trần Năng, nên không dám coi thường. Đánh được trên trăm hiệp, Hồ Đề đuối sức, nàng lùi dần về phía sau. Công-tôn Đoàn lợi dụng nàng sơ hỏ, quát lên một tiếng, chém cụt đầu con ngựa nàng. Hồ Đề biết thế nguy, là người ở rừng núi, đánh dư trăm trận, nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nàng đạp chân vào yên ngựa, vọt người lên. Công-tôn Đoàn vớt một đao lên cao định kết liễu tính mạng nàng, thì y cảm thấy một ám khí chụp xuống đầu. Ám khí là sợi dây mềm trói tay y lại, đao rơi xuống đất. Y vùng vẫy thoát khỏi sợi dây, thì Hồ Đề đã rơi xuống sau ngựa y, chụp cổ bắt sống, phi ngựa chạy về trận Hán, liệng y xuống đất.
Bấy giờ mọi người mới nhìn ra, thấy Công-tôn Đoàn bị một con trăn to bằng cổ tay, dài hơn trượng siết chặt, không giẫy được.
Nguyên Hồ Đề thường nuôi, dạy trăn, rắn làm vũ khí. Nàng cũng như các hào kiệt Tây-vu, kể cả Lục Sún đều đeo trên lưng một cái túi. Trong túi có hai con trăn lớn và hơn chục con rắn nhỏ cực độc. Chúng được huấn luyện tinh vi. Khi lâm trận, chỉ cần xùy một tiếng, chúng từ trong túi đeo trên lưng vọt ra tấn công địch. Vì vậy trong lúc nguy cấp, Hồ Đề xùy một tiếng, con trăn nằm trong túi dưới bụng ngựa, vọt ra quấn lấy Công-tôn Đoàn. Công-tôn Thiệu nhảy ra định cứu tướng của mình thì Sầm Bành vung đao chém xả ngay mặt kình lực mạnh vô cùng :
– Công-tôn Thiệu, chúng ta tái đấu.
Sầm Bành chĩa đao ngay đầu y chém xuống ! Hai người quay cuồng đấu vơi nhau. Trưng Nhị chỉ giỏi về chưởng pháp, kiếm pháp, nàng không hiểu nhiều về đao pháp, quay lại nhìn Phật-Nguyệt để hỏi ý kiến. Phật-Nguyệt là
đệ tử yêu của Nguyễn Phan, kiếm thuật của nàng thần thông, không kém gì Phương-Dung, Đào Kỳ, nàng phân biệt được đao pháp của Công-tôn và Sầm. Nàng nói nhỏ cho Trưng Nhị nghe :
– Đao pháp của hai người thuộc loại dương-cương, nhưng hai môn phái khác nhau. Bành thuộc Bắc phái, trầm mãnh, thiếu biến hóa tinh vi. Còn Thiệu dường như thuộc vùng Kinh-Sở, vừa trầm vừa hùng, biến hóa tinh kỳ. Hai bên nội lực cùng cao ngang với Khất đại-phu, Đào tam-lang, Lê Đạo Sinh. Có điều cả hai cùng kinh nghiệm chiến đấu, khó mà biết ai thắng bại. Nội lực Bành hùng hậu hơn một chút, nếu đấu chưởng thì thắng. Tôi cần quan sát võ công hai người, để Phương-Dung, Đào Kỳ nghiên cứu cách phá. Lỡ một mai họ sang Lĩnh-nam, ta biết phá võ công của họ. Biết cách phá ta không còn sợ gì nữa.
Hai tướng đấu trên hai trăm hiệp. Hồ Đề hỏi Trưng Nhị :
– Chị muốn em cho tên Công-tôn một bài học hay không ?
Trưng Nhị thấy Hồ Đề thích tinh nghịch mà bấy lâu nay phải trở thành đại tướng, không có dịp phát tiết cũng buồn, ban nãy nàng cho Công-tôn Thiệu ăn phân chim, dùng trăn bắt sống Công-tôn Đoàn, lòng đầy phấn khởi. Bây giờ nàng muốn mang Công-tôn Thiệu ra đấu nữa, thì tính trẻ con của Trưng Nhị cũng nổi dậy, nàng hỏi :
– Em muốn cho hắn bài học như thế nào ?
Hồ Đề bưng miệng cười :
– Em muốn nó trần truồng trước trận cho bõ ghét, vì nó có tội khinh thường đàn bà.
Trưng Nhị gật đầu :
– Ừ, em làm thử chị xem.
Hồ Đề phi ngựa đến trước hai tướng hô lớn :
– Công-tôn vương-gia, Sầm đại tướng quân xin ngừng tay ?
Hồ Đề người rừng núi, nàng ưa nói mộc mạc. Nhưng từ khi rời Giao-chỉ sang đây, lúc nào cũng đi cạnh Trưng Nhị, được Trưng Nhị dạy dỗ rằng : Bất cứ trường hợp nào, dù là kẻ thù, cũng phải nói năng lịch sự, tỏ ra chúng ta dù là võ tướng cũng vẫn không mất vẻ đoan chính, nhu thuận của gái Lĩnh-nam. Cho nên lời nói vừa rồi của nàng mới văn vẻ như vậy.
Hai tướng cùng lui ngựa lại.
Hồ Đề bảo Sầm Bành :
– Sầm tướng quân, tôi thấy võ công Công-tôn vương-gia vô cùng kỳ diệu nên muốn lĩnh giáo ít chiêu. Xin Đại tướng-quân nhường cho tôi được không ? Hai vị đã đánh nhau nhiều rồi mà chưa chán ư ?
Công-tôn Thiệu vừa bị nàng chỉ huy đội Thần-ưng ỉa đầy đầu, quần áo, y chưa nguôi giận, tiếp theo cháu là Công-tôn Đoàn bị nàng dùng trăn bắt sống. Y thấy võ công nàng không mấy gì cao, nhưng nàng chỉ huy được trăn, chim ưng huyền bí kỳ lạ, y đã ngán. Nàng thấy võ công y cao mà còn dám thách đấu, thì chắc là có mưu đồ gì đây, y không muốn ra tay, vẫy một cái. Một tướng trẻ khoảng ba mươi tuổi, dáng điệu hiên ngang hùng vĩ bước ra trước trận nói lớn :
– Ta là Thượng-tướng Vũ Chu, nếu bên người có ai địch nổi thì ra đây đối chiêu.
Mã Viện nói nhỏ :
– Vũ Chu là tướng vô địch bên giặc, thất học, vô mưu, nhưng có võ công cao hơn tôi. Tôi bị bại về tay hắn một lần.
Hồ Đề xua tay :
– Vũ tướng quân ! Ta thấy người coi cũng đẹp đẽ đấy, ta không muốn đấu với ngươi. Ta muốn đánh nhau với Công-tôn Thiệu kia. Ngươi về trận nghỉ đi, đừng đánh nhau với ta, không tốt đâu.
Nàng là người Tây-vu, ngẫm nghĩ câu nói bằng tiếng Mường, xong mới dịch sang tiếng Hán, nên giọng hơi ngọng. Người Mường nghĩ sao nói vậy, nàng thấy Vũ Chu dáng điệu hiên ngang, hùng vĩ thì dịch sang tiếng Hán là đẹp đẽ.
Người Trung-nguyên vào thế kỷ thứ nhất bị ảnh hưởng sâu đậm của đạo lý Khổng Mạnh, nam ra ngoài xã hội, nữ ở trong nhà : Nam tại ngoại, nữ tại nội. Đàn bà con gái khi đi đường gặp đàn ông lạ nhìn vào mặt một cái, đã phải che mặt xấu hổ. Thế nhưng nay họ thấy các nữ tướng Lĩnh-nam nhu mì xinh đẹp, trang phục tươi như hoa, giống như những đóa hoa xuân, ra trước trận đã là một điều hiếm thấy. Họ còn thấy Hồ Đề bắt sống Công-tôn Đoàn dễ dàng, bây giờ nàng lại khen Vũ Chu đẹp đẽ, thì không thể nào hiểu nổi.
Công-tôn Thiệu ngẫm nghĩ :
– Ta chỉ cần đánh một hiệp là bắt được con nhỏ, đem về làm tỳ thiếp cũng sướng một đời. Đất Ích-châu làm gì có đàn bà thế này ?
Nghĩ vậy y chỉ mặt Hồ Đề :
– Ngươi dùng chim ưng làm người ta dơ bẩn, được ta sẽ bắt ngươi, đem về lột trần truồng cho quân sĩ coi.
Đối với người Hán thời bấy giờ, con gái bị người ta nắm lấy tay, phải chặt
tay đi để bảo toàn danh tiết. Con gái bị lột trần truồng ra thà giết đi còn sướng hơn. Hồ Đề là người Mường, nàng thường cùng các bạn gái đêm đêm ra suối, cởi trần truồng tắm với nhau, đùa vui ca hát, đó là điều thích thú. Bây giờ nghe Công-tôn Thiệu nói, nàng cười :
– Ta không cần ngươi lột đâu. Ta biết tự cởi lấy để tắm mà ! Trưng Nhị nói nhỏ với Hồ Đề :
– Y nói lột quần áo sư muội ra là nhục lắm đấy. Sư muội trả đũa đi.
Con ngựa của Hồ Đề đã bị Công-tôn Đoàn chém chết, nàng mượn con ngựa ô của Phương-Dung. Nàng huýt sáo một tiếng, con ngựa lao thẳng vào Công-tôn Thiệu. Các tướng sĩ cũng ngạc nhiên khi thấy con ngựa đen nhỏ, không cương, phóng nhanh như lao. Thiệu vung đao chém vào đầu ngựa ô, định giết ngựa, bắt tướng. Nhưng ngựa ô là linh vật của rừng Tây-vu, nó thấy kình lực đao chém vào đầu thì khuỵu vó trước xuống, uốn cong lưng, dựng vó sau lên đá vào ngực Công-tôn Thiệu. Thiệu vội thu đao về đưa ngang cắt hai chân sau ngựa Ô. Ngựa Ô chui dưới bụng ngựa Thiệu, luồn qua phía sau. Trong khi đó Hồ Đề nhảy xuống đất vung tay một cái, cả trăm quả mắt mèo chụp xuống đầu Công-tôn Thiệu. Thiệu vội trở đao lên lia đứt những sợi dây nhưng không kịp nữa, mấy cái móc câu đã trúng người y, đau đớn thấu xương, máu chảy đầm đìa. Con ngựa Ô chui qua bụng ngựa Thiệu, há mồm đớp một cái đứt nghiến hai trứng ngựa Thiệu, rồi vọt ra sau. Ngựa Thiệu bị đứt nghiến hai trứng đau quá hí lên một tiếng ngã lăn ra. Nói chậm chứ diễn tiến ngựa Ô lao tới chui qua bụng, đớp trứng liên hợp với hai đao của Thiệu và một roi của Hồ Đề thật mau. Công-tôn Thiệu là võ học danh gia, y thấy ngựa đổ xuống vội vọt mình lên cao để khỏi ngã. Hồ Đề ném vào người y một nắm ám khí, y vung chưởng lên gạt, thì ra là một đám phấn gì đó, chứ không phải ám khí.
Y rơi xuống đất, nhìn ngựa mình bị đứt hạ bộ, máu đầm đìa, trong khi đó
Hồ Đề đã lên lưng ngựa Ô ngồi, tay nàng cầm hai cái cật ngựa máu còn nhỏ giọt, đưa ra trước ba quân nói :
– Cật ngựa mà xào rau ăn thì chắc là ngon lắm. Cám ơn vương-gia ban cật ngựa.
Tướng sĩ bên Hán cười đến phun bọt miệng ra. Quân lính bên Thục không nhịn được cũng phì cười. Họ vội bụm miệng lại vì thấy chủ soái mình bị nhục mạ, cười có khác gì cổ võ bên địch.
Con ngựa của Công-tôn Thiệu giẫy mấy cái thì chết. Hồ Đề rú lên một tiếng dài, một đàn chim ưng từ trên trời lao xuống xúm nhau rỉa thịt con ngựa Thiệu. Phút chốc con ngựa chỉ còn bộ xương.
Người nghiêm trang nhất là Nghiêm Sơn với Lại Thế-Cường cũng phải cười đến sùi bọt mép ra. Nghiêm Sơn đã biết Hồ Đề ngỗ nghịch, nhưng không ngờ nàng còn dạy con ngựa Ô ngỗ nghịch theo nàng đến thế. Phương Dung là một thiếu nữ tinh nghịch, thấy Hồ Đề nghịch quá, phải gật đầu nhận rằng mình còn thua nàng quá xa.
Trưng Nhị bảo sẽ Đặng Vũ :
– Hồ Đề tinh nghịch qúa sợ Công-tôn Thiệu nổi giận, xin tướng quân chuẩn bị đánh với y.
Quả nhiên Công-tôn Thiệu nổi giận, vung đao nhảy đến tấn công Hồ Đề. Con ngựa Ô vọt chạy ngược về phía trận Thiệu. Thiệu mừng quá đuổi theo. Phía trận Thục, ba tướng đứng đầu thấy ngựa Hồ Đề chạy đến định dùng vũ khí đánh, nhưng ngựa Ô lạng một cái trở đầu chạy ngược về. Nó vung cước đá ngược ra sau, trúng đầu hai con ngựa tướng Thục. Hai con ngựa đau quá hí lên, quật chủ rơi xuống đất. Khinh công Công-tôn Thiệu tuy cao nhưng không đuổi kịp ngựa Ô. Không cương, Hồ Đề huýt sáo chỉ huy, nó cứ chạy
vòng vòng quanh trận, làm Thiệu đuổi một lúc mệt quá ngừng lại, thì ngựa Ô cũng ngừng lại. Công-tôn Thiệu cảm thấy vết thương do roi Hồ Đề đánh vào ngứa ngáy, y đưa tay lên gãi, thấy ở cổ cũng ngứa. Y không chịu được, cởi giáp quăng xuống đất mà gãi. Y càng gãi, càng ngứa.
Trưng Nhị hỏi Hồ Đề :
– Sư muội, em làm gì hắn vậy ?
Hồ Đề cười :
– Em tung vào người hắn một ít bột móc mèo. Bột này trúng da thì ngứa lắm, nhưng không làm chết người. Thông thường trúng da thì không đáng ngại, nếu người ta chạy nhiều, mồ hôi đổ ra, phấn móc mèo lọt vào lỗ chân lông, thì ngứa đến điên lên được.
Công-tôn Thiệu nhảy lên ngựa của một tướng Thục, giật quần áo ra mà gãi. Y ngứa quá, râu tóc dựng đứng lên. Hồ Đề cười ha hả nói :
– Công-tôn vương gia ! Vương-gia đòi lột quần áo tôi. Tại sao vương gia lại tự lột quần áo mình vậy?
Vũ Chu thấy chủ tướng bị làm nhục, vọt ngựa ra trước trận định đánh với Hồ Đề, Trưng Nhị vẫy tay cho Hồ Đề lùi lại, Phật-Nguyệt tiến ra.
Phật-Nguyệt phi ngựa ra tới trước Vũ Chu nói:
– Ta là Phật-Nguyệt, gái Việt đất Lĩnh-nam, muốn cùng anh hùng Ích châu qua lại mấy chiêu;
Vũ Chu thấy một thiếu nữ mảnh mai, mặc quần áo lụa xanh, không mặc giáp trụ, lưng đeo bảo kiếm, nói năng nhu nhã, y coi thường:
– Được, vậy cô nương muốn cùng ta đấu quyền hay đấu kiếm?
Phật-Nguyệt gật đầu:
– Tôi muốn lĩnh giáo tướng quân mấy chiêu kiếm.
Công-tôn Thiệu đã được y sĩ thoa thuốc, hết ngứa, mặc giáp trụ lại. Y rút kiếm sau lưng đưa cho Vũ Chu:
– Vũ tướng quân, nếu ngươi bắt được cô gái này, ta gả cho tướng quân làm vợ đấy.
Binh Thục cười ầm lên. Vũ Chu cầm kiếm, cởi giáp trụ bỏ lại trận, nhảy xuống ngựa đứng đối diện với Phật-Nguyệt. Trống trận hai bên khua vang lừng. Vũ Chu cầm kiếm vòng một chiêu khoanh tay như chào. Phật-Nguyệt cũng cầm kiếm nhảy lên cao quay một vòng, giải khăn lụa bay phấp phới trông thật đẹp. Nàng đáp xuống khoanh tay chào. Tướng sĩ hai bên thấy chiêu này, biết khinh công của nàng không tầm thường. Vũ Chu tấn công trước, kiếm chiêu kình lực mạnh kêu lên những tiếng vo vo. Bên này trận Lại Thế Cường nói với Trưng Nhị:
– Trưng cô nương! Cô nương bảo Phật-Nguyệt đừng giết Vũ Chu vội, để y diễn hết kiếm thuật Thục, hầu chúng ta hiểu rõ địch hơn đã.
Đặng Vũ nhăn mặt nhìn Trưng Nhị, Lại Thế-Cường tự nói thầm: Chúng mày thật hỗn láo! Võ công Vũ Chu vô địch đến Sầm Bành còn không địch lại, mà chúng mày dám bảo Phật-Nguyệt đừng giết y, cứ làm như là giết y dễ dàng lắm. Ta sợ Vũ Chu chỉ chém vài kiếm là con nhỏ kia mất mạng ngay.
Đặng Vũ xuất thân từ một danh gia đệ tử, năm 25 tuổi theo Quang-Vũ với Nghiêm Sơn khởi binh, các tướng của Vương Mãng không ai địch lại y. Mãi tới trận đánh Hoài-dương gặp Sầm Bành về hàng Hán, từ đó bên Thục không còn một tướng nào là đối thủ của y. Sầm Bành, Đặng Vũ, Phùng Dị là ba đệ nhất cao thủ Đông-Hán. Ngày nọ y đến đầu quân theo Quang-Vũ. Nghiêm
Sơn đã đấu thử với y, chỉ chịu được có 7 chưởng rồi chịu thua. Sở dĩ y phải ở dưới quyền Nghiêm, vì một là y không có công trạng bằng Nghiêm với hai mươi lần cứu giá. Hai là Quang-Vũ với Nghiêm Sơn có tình kết nghĩa huynh đệ. Ba là Nghiêm xuất thân nghĩa hiệp, có tài dùng người, khiến anh hùng quy phục. Bốn là tài dụng binh của Nghiêm vô địch thiên hạ.
Từ khi cầm quân đánh Thục, Đặng Vũ đấu ngang tay với Thiên-sơn thất hùng của Tây-xuyên, mới đây y lại bị bại dưới tay Vũ Chu. Thế mà hôm nay nghe Lại Thế-Cường dặn Phật-Nguyệt rằng đừng giết Vũ Chu, có nghĩa là nàng thừa khả năng giết Vũ Chu, đời nào y tin.
Còn Lại Thế-Cường, ông biết Phật-Nguyệt là đệ tử yêu của Nguyễn Phan, được Nguyễn Phan dốc túi truyền nghề, kiếm thuật của nàng đến chỗ siêu việt như Phương-Dung. Hơn nữa, cách nay mấy trăm năm, Vạn-tín hầu Lý Thân sang Hàm-dương đấu với anh hùng đời Tần. Ông tổng hợp kiếm thuật Trung-nguyên thành những nguyên lý chính, rồi tìm ra phá cách đó là kiếm thuật Lĩnh-nam, lưu truyền đến nay là Long-biên kiếm pháp. Đối với các võ công khác Long-biên kiếm pháp chưa chắc là vô địch, vì phải đợi đối phương ra chiêu, rồi mới thuận thế đưa ra những thức khắc chế chống lại. Nhưng kiếm pháp Long-biên chế ra để khắc chế kiếm pháp Trung-nguyên, mỗi chiêu, mỗi thức đã hàm khắc tinh. Cho nên Lại Thế-Cường biết rõ Phật Nguyệt thắng Vũ Chu.
Kiếm của Vũ Chu phát ra kình lực vo vo, mỗi chiêu thức bổ xuống mạnh đến long trời lở đất, mạnh đến không thể tưởng tượng được. Y đánh đã mười chiêu, chiêu nào cũng biến ảo phi thường, người ngoài những tưởng Phật Nguyệt sẽ lâm nguy. Nhưng nàng cứ trơn tuột như con chạch, mấy lần kiếm Vũ Chu chỉ nhích một chút nữa là đả thương được nàng.
Các tướng Hán, Thục đều nín lặng hồi hộp theo dõi, mỗi chiêu Vũ Chu đánh ra, có tiếng kêu lên:
– Ái chà!
– Úi! Quá!
– Chết!
Sau khi tránh mười chiêu của Vũ Chu. Phật-Nguyệt nhận ra nội công của nàng khắc chế nội công của y đã đành. Còn kiếm pháp của nàng dường như thức nào cũng dùng để phá kiếm pháp của y.
Các tướng Hán như Sầm Bành, Đặng Vũ, Cảnh Yểm, Mã Vũ đều nhận thấy kiếm pháp Phật-Nguyệt nhẹ nhàng, phiêu hốt, chiêu nào cũng bao hàm sát thủ, biến hóa quái dị không biết đâu mà lường. Bất giác họ đưa mắt nhìn Nghiêm Sơn :
– Lĩnh-nam vương tài như Y Doãn, Chu Công có khác. Một mình, một ngựa kinh lược Lĩnh-nam, mấy năm sau, đem về hơn ba mươi vạn hùng binh, vơi hơn một trăm anh hùng. Một cô gái đơn sơ, mộc mạc, võ công tầm thường như Hồ Đề, mà điều khiển được chim ưng, ngựa ô, làm cho bên Thục kinh hoàng. Bây giờ một thiếu nữ ẻo lả, cả ngày không nói một câu, xuất trận với kiếm thuật kinh thiên động địa, mỗi chiêu nàng phóng ra, mọi người đều rùng mình tự hỏi kiếm pháp này là kiếm pháp gì, mà mỗi chiêu, mỗi thức đều khắc chế với võ công của mình ?
Bất thình lình, Phật-Nguyệt lộn liền ba vòng ra xa, bóng trắng lấp loáng với giải khăn hồng ngang lưng, như một bông hồng bay lượn trong gió. Vũ Chu vọt người lên theo, xả liền ba nhát. Đến nhát thứ ba, y vừa chém xuống thì Phật-Nguyệt vọt người lên cao như chiếc pháo thăng thiên. Vũ Chu chém một chiêu bao trùm dưới chân nàng. Tướng sĩ hai bên đều nhắm mắt lại, không muốn nhìn một thiếu nữ xinh đẹp như nàng bị đứt làm hai. Phật Nguyệt tà tà đáp xuống làn kiếm quang của Vũ Chu. Nàng xỉa một chiêu vào giữa trung tâm. Nàng lại bay vọt lên cao. Vũ Chu vọt người lên. Ở trên không
hai người chiết với nhau trên mười chiêu, rồi cùng đáp xuống một lúc.
Thình lình Vũ Chu đổi kiếm pháp. Kiếm của y chậm hẳn lại, chiêu nào kình lực cũng veo véo. Phật-Nguyệt nhảy lui liền mười bước, rồi nàng quay tròn người như một con quay, người ta chỉ thấy bóng trắng ở giữa có sợi dây hồng. Nàng lăn vào làn kiếm quang của Vũ Chu. Bỗng choảng một tiếng, cả hai cũng nhảy lui lại.
Phật-Nguyệt đã tra kiếm vào vỏ. Còn Vũ Chu thì ôm tay, cườm tay ứa máu ra, mặt lộ vẻ vừa kinh hoàng, vừa khâm phục.
Phật-Nguyệt chắp tay nói :
– Vũ tướng quân ! Đa tạ tướng quân nhẹ tay.
Vũ Chu nhăn nhó đáp :
– Cô nương Phật-Nguyệt, tiểu-tướng vẫn chưa phục, vì vừa rồi cô nương ra chiêu thế nào tiểu-tướng hoàn toàn không nhìn thấy.
Câu nói của Vũ Chu chính là ý nghĩ của tướng sĩ Hán, Thục. Tất cả không ai hiểu Phật-Nguyệt đã ra chiêu như thế nào. Chỉ có một mình Phương-Dung đứng lược trận phía sau biết mà thôi.
Phật-Nguyệt là một thiếu nữ nhu nhã, tính tình ôn hòa, nàng thấy Vũ Chu quả có bản lĩnh chân thực. Nàng thắng y là nhờ kiếm pháp Long-biên khắc chế kiếm pháp Thiên-sơn, chứ không phải kiếm pháp nàng cao hơn y. Nàng nói :
– Vũ tướng quân, trên thế gian này ngoài,ân sư của tiểu nữ ra, có lẽ chỉ có hai ngừơi là thắng được kiếm thuật của tướng quân mà thôi. Tiểu nữ cũng như họ, thắng tướng quân là nhờ kiếm pháp của bản môn khắc chế kiếm pháp Thiên-sơn, chứ không phải võ công tiểu nữ cao hơn tướng quân đâu.
Bên trận Thục Công-tôn Thiệu và các tướng nghe Phật-Nguyệt nói, họ cảm thấy cô gái Lĩnh-nam này hiệp nghĩa, thật thà đáng kính, không phải người tàn nhẫn độc ác. Công-tôn Thiệu là một người trí dũng tuyệt vời, y nghĩ rất mau :
– Hoàn cảnh đưa day, những người này ở vào thế đối nghịch với ta. Ta với Đặng Thi-Sách là chỗ thâm giao, vậy ta phải cho người khẩn sang Lĩnh nam gặp y, nếu không kéo được những người này về với Thục, ít nhất họ cũng không giúp Hán.
Nghĩ vậy Công-tôn Thiệu nói :
– Cô nương! Cô nương có thể diễn lại cho Tiểu-vương được mở rộng tầm mắt không ?
Phật-Nguyệt gật đầu. Nàng vọt người lên cao, tay rút kiếm đưa xuống dưới, nàng vận khí, thanh kiếm cong đi, rồi bật sang phải. Kình lực làm lưỡi kiếm kêu lên vo vo.
Bây giờ Vũ Chu mới biết rằng, y vung kiếm lên chém nàng, nàng đưa kiếm gạt, rồi vận khí lưỡi kiếm bật sang ngang, vì vậy y mới bị trúng cườm tay. Y ra nhặt kiếm, nhìn Phật-Nguyệt cẩn thận, rồi bay vọt lên tấn công. Lần này Phật-Nguyệt rút kiếm đâm ngược trở lại. Kiếm pháp của nàng nhanh quá, hư hư ảo ảo, không biết đâu mà lường. Người ta chỉ thấy bóng trắng nhấp nhô chập chờn khi trái, khi phải.
Đặng Vũ đứng lược trận nhìn tình cảnh của Vũ Chu, y nghĩ : – May là Vũ Chu, nếu là mình có lẽ bị giết lâu rồi.
Đánh được hai trăm hiệp, Phật-Nguyệt thấy kiếm pháp của Vũ Chu có tới 36 chiêu khác nhau, mỗi chiêu đều biến hóa mãnh liệt vô cùng, nên nàng tránh không đỡ. Đợi khi Vũ Chu đánh hết một lượt, nàng đã hiểu rõ kiếm
pháp của y. Y chém liền ba chiêu véo véo véo. Phật-Nguyệt nhảy vọt lên cao ánh kiếm quay thành những vòng tròn bao phủ khắp người Vũ Chu. Chỉ một chiêu đó nàng đã biến thành 72 chiêu khác nhau. Vũ Chu hoa mắt nhảy lui lại
7 bước, mà kiếm quang vẫn bao phủ lấy người. Phật-Nguyệt thu kiếm nhảy lui lại cười :
– Vũ tướng quân, người thấy rõ chưa ?
Vũ Chu lắc đầu :
– Như thế không kể, cô nương dùng tà thuật, chứ có phải dùng kiếm thuật đâu, ta không phục.
Phật-Nguyệt cười :
– Vậy thì được, bây giờ ta cắt chỏm mũ của tướng quân đây.
Thân hình thấp thoáng một cái, ánh kiếm lóe lên, không ai nhìn rõ nàng ra chiêu như thế nào, đã nhìn thấy nàng tra kiếm vào vỏ đánh cách một tiếng, khoanh tay cười. Vũ Chu nhảy lui lại, mặt tái mét, vì chỏm mũ của y bị cắt đứt, y cúi xuống nhặt lên tay phát run.
Bên này Sầm Bành nhìn thấy kiếm chiêu của Phật-Nguyệt, y tỉnh ngộ :
– Trước đây có một người ở Lĩnh-nam tên Lý Thân sang Hàm-dương đánh thắng tất cả võ sĩ của Tần Thủy-Hoàng bằng chiêu kiếm thần tốc vô cùng, sau được phong là Vạn-tín hầu. Vậy con này tất là đệ tử đời sau của Vạn-tín hầu chứ không sai. Kiếm pháp của nó thần sầu quỷ khốc. Nếu ta là Vũ Chu, ta cũng không biết làm sao đỡ được. Ta nghe con nhỏ Phật-Nguyệt kiếm pháp còn thua Phương-Dung với Đào Kỳ, thế thì kiếm pháp của chúng còn cao siêu tới đâu ?
Ngoài trận Phật-Nguyệt vung kiếm lên ánh bạc bao trùm người Vũ Chu.
Y chỉ đỡ mà không kịp. Được mấy chục hiệp, mồ hôi vã ra. Lần này Trưng Nhị hô lớn :
– Giải quyết đi thôi.
Phật-Nguyệt vung kiếm lên, choảng một tiếng, Vũ Chu bị đâm trúng cườm tay. Kiếm rơi xuống đất. Tay trái Phật-Nguyệt bắt kiếm quyết, tay phải dí kiếm vào cổ y, giải khăn đỏ bay phấp phới trông như một nàng tiên. Vũ Chu bật ngửa người ra sau, lăn đi mấy vòng, rồi vọt người đứng dậy, tưởng đã thoát được kiếm Phật-Nguyệt, nhưng vừa đứng dậy, y đã thấy cổ đau nhói, kiếm Phật-Nguyệt dí vào. Y sợ quá biết khó thoát khỏi cái chết, hiên ngang nói :
– Ta giận vì học nghệ chưa tinh, bị bại dưới tay cô nương. Cô nương giết ta đi. Vũ Chu này không sợ chết đâu.
Phật-Nguyệt cười lớn :
– Vũ tướng quân, người có khí phách anh hùng thật hiếm thấy. Tiểu nữ trót mạo phạm mong tướng quân rộng lượng thứ lỗi. Trên đời tiểu nữ chưa bao giờ gặp một kiếm thuật danh gia như tướng quân. Tiểu nữ dám hỏi : Tướng quân với Thiên-sơn lão tiên là thế nào ?
Vũ Chu đáp:
– Thiên-sơn lão tiên là Thái-sư phụ của tiểu tướng.
Phật-Nguyệt, Phương-Dung, Trưng Nhị đều à lên một tiếng kinh ngạc. Ngày nọ trên thuyền từ đảo về Bắc, Khất đại-phu kể chuyện rằng cách nay 20 năm ông cùng Nguyễn Phan sang Trung-nguyên chơi, đấu với khắp anh hùng
thiên hạ, để tìm bạn đồng đạo. Sau hơn một năm, hai người chỉ tìm được Thiên-sơn lão tiên là người hiệp nghĩa, rồi kết bạn với nhau.
Công-tôn Thiệu hỏi :
– Chẳng hay cô nương có quen biết với Thái-sư phụ của chúng tôi chăng ? Phật-Nguyệt đáp :
– Tôi bằng này tuổi, làm sao quen được với một lão tiên như Thiên-sơn đại hiệp! Chẳng qua sư phụ tôi với lão tiên là bạn tri kỷ. Cách nay 20 năm sư phụ tôi với Khất đại-phu, cùng lão tiên đấu võ, uống rượu, rồi kết bạn. Khi rời Lĩnh-nam sang đây, sư phụ dạy rằng, nếu biết tin tức lão tiên ở đâu, cho người biết để người sang cùng đối ẩm.
Công-tôn Thiệu kêu lớn lên:
– Thì ra cô nương là đệ tử của Long-biên thần kiếm Nguyễn Phan tiên sinh. Chúng tôi thua là phải lắm.
Đặng Vũ thấy Phật-Nguyệt, Công-tôn Thiệu thân mật, sợ hai bên hòa hoãn thì khó khăn cho y. Y cầm roi ngựa chỉ một cái. Các tướng Hán xua quân tràn sang trận Thục.
Bỗng trận phía trái, phía phải đều xáo trộn, thì ra trong thành đã cho hai đạo quân đánh vào trận Hán.
Trưng Nhị sai đốt pháo lệnh, cho quân sĩ lui lại, một đàn voi trận xuất hiện. Lần đầu tiên binh tướng Thục thấy voi, thất kinh hồn vía bỏ chạy. Hai đội quân bên trái, phải không sợ vẫn đánh thúc vào mạn sườn quân Hán. Hán quân cương quyết xua voi trợ chiến. Chỉ được một lát hai đạo trái, phải dao động, thì ra hai đội của Lê Chân, Trần Năng xuất hiện. Binh Thục bị ba đội voi bao vây chạy hỗn loạn. Công-tôn Thiệu bỏ Phật-Nguyệt xông về phía Bắc gặp Trần Năng. Y không nói không rằng phóng chưởng đánh liền. Trần Năng vận khí, phát chiêu trong Phục-ngưu thần chưởng Ngưu tọa ư điền đánh lại. Bùng một tiếng, nàng thấy nảy đom đóm mắt, khí huyết đảo lộn. Vội nhảy
vọt lên cao hít một hơi chân khí. Trong khi đó Công-tôn Thiệu cũng rung động toàn thân bởi y không ngờ nữ tướng có công lực mạnh như vậy. Y vung chưởng nữa đánh lên không. Trần Năng trên cao phát chiêu Ác ngưu nan độ đánh xuống. Bùng một tiếng người nàng lại bay lên. Nàng là người can đảm nhiều mưu trí, đá gió một cái đáp xuống đất. Công-tôn Thiệu bị tê cả tay. Y nói :
– Thiếu nữ kia, ngươi tên gì ? Trên đời này chỉ có Đặng Vũ, Sầm Bành đỡ được chưởng của ta mà thôi. Ngươi đỡ được mấy chưởng của ta, thì công lực không phải tầm thường. Sư phụ của ngươi là ai ?
Trần Năng đáp :
– Tôi họ Trần tên Năng, sư phụ tôi họ Trần húy Đại-Sinh.
Công-tôn Thiệu nghe đến tên Trần Đại-Sinh thì mặt y cau lại. Y nói :
– Trần cô nương, xin cô nương hãy kíp liên lạc với tôn sư, hỏi người xem việc cô nương đánh Thục có hợp đạo lý hay không ? Trần lão tiên sinh với Thái sư-phụ tôi là chỗ giao hảo thâm tình. Sư huynh Đặng Thi-Sách với tôi vốn là chỗ cựu giao. Thôi tôi rút quân đây.
Trưng Nhị phất cờ, quân Hán chia làm ba, một đạo do Hồ Đề, Đặng Vũ với Trưng Nhị chỉ huy đuổi theo Công-tôn Thiệu. Một đạo do Lại Thế-Cường chỉ huy quẹo sang phải hợp với Trần Năng đánh đội quân cửa Bắc. Một đạo do Phật-Nguyệt quẹo sang trái đánh đạo quân cửa Nam.
Trưng Nhị cho đuổi tới chân thành, trên thành Xuyên-khẩu lăn gỗ đá bắn tên xuống, nàng phất tay cho quân lùi lại. Nghiêm Sơn thấy như vậy đã đủ, vương cho đánh chiêng thu quân. Các tướng binh đều trở về. Kiểm điểm bắt được hơn 3000 tù binh. Trần Năng cùng các y sĩ đang băng bó vết thương cho binh Hán lẫn tù binh bị thương.
Sầm Bành hướng vào Trần Năng :
– Trần phu nhân, không ngờ phu nhân mảnh mai như vậy mà chưởng lực mạnh đến thế. Phu nhân đối với Công-tôn Thiệu ba chưởng ngang tay, trên đời thật hiếm có.
Cảnh Yểm nói với Phật-Nguyệt :
– Thú thực tôi chỉ biết khâm phục cô nương mà không biết cô nương sử dụng chiêu thức như thế nào làm cho Vũ Chu dở sống, dở chết.
Các tướng Hán bây giờ mới kính phục Trưng Nhị và các tướng Lĩnh-nam. Đặng Vũ nói với Nghiêm Sơn :
– Giặc không biết vương-gia ở đây. Hôm nay thấy chúng ta thắng trận, chúng cho rằng chúng ta không đề phòng, chắc thế nào cũng cướp trại. Vậy Trưng cô nương điều binh đề phòng.
Nghiêm Sơn lắc đầu :
– Công-tôn Thiệu là người cẩn thận, mưu trí tuyệt vời. Y vừa mới bại trận, lại bị trúng độc, nhuệ khí mất, chắc y không cướp trại đâu.
Trưng Nhị mỉm cười :
– Lĩnh-nam vương liệu địch không sai. Tôi có cách khiến y cướp trại. Nếu đêm nay y cướp trại, ta sẽ chiếm thành Xuyên-khẩu, đuổi giặc đến Bạch-đế thành. Sau đó chia quân ra làm ba, đánh Vũ-khê, Vũ-lăng và Bạch-đế.
Đặng Vũ ngẫm nghĩ một lát nói :
– Trưng quân sư, giáp sĩ của giặc ở Giang-tân, Bột-lãng có đến mấy vạn, giáp sĩ Thành-đô còn hơn 10 vạn. Nếu ta đánh mau quá, giặc dồn hết quân ra
mà sĩ tốt của ta lại mệt mỏi thì nguy. Chúng ta nên đợi đạo quân của Ngô Hán, Đào Kỳ đánh cho giặc rúng động, giặc đem quân từ Thành-đô đi cứu các nơi kia, ta chỉ cần đánh một trận là lấy được Ích-châu dễ dàng.
Trưng Nhị nhìn Đặng Vũ cười :
– Lĩnh-nam vương đã là anh em kết nghĩa với Kiến-Vũ thiên tử. Tướng quân là một trong ba vị đại thần. Chúng ta cần hy sinh nhiều hơn các nơi kia mới phải chứ. Có phải tướng quân sợ mình đánh nhanh quá, giặc đưa quân ra tiếp viện, khó vào Thành-đô trước, trong khi các nơi kia rảnh tay, nhập Thành-đô, thì cái mộng làm chúa Ích-châu bị mất phải không ?
Đặng Vũ bị nàng nói trúng tim đen, y chối quanh :
– Tôi sợ binh sĩ mệt mỏi mà thôi.
Trưng Nhị chỉ chờ y nói có thế, nhìn Phương-Dung như thông cảm :
– Ừ ta đang muốn cho mi tiến chậm để Ngô Hán bắt Công-tôn Thuật, nay mi tự nói ra thì sau này đừng trách ta.
Nàng làm bộ như hiểu ra :
– Tôi chưa kinh nghiệm, may nhờ tướng quân chỉ bảo, nếu không thì làm quân sĩ mệt mỏi. Thôi được, chúng ta khao thưởng sĩ tốt trước đã.
Đặng Vũ cho lệnh giết trâu, mổ dê khao thưởng quân sĩ. Những người chết cho chôn cất tử tế, làm mộ, trên đề tên, quê quán, sau này cho cải táng mang về quê.
Trưng Nhị tập hợp tù binh giữa bãi lớn, nàng để Đặng Vũ đứng lên đọc hịch của Nghiêm Sơn, rồi hỏi lớn :
– Ai chịu đầu hàng thì ta tha. Ai không chịu đầu hàng thì ta chém đầu.
Nào ai đầu hàng thì đứng lên sang bên phải.
Quân sĩ cười oà. Có người cười ha hả đến sùi bọt mép. Có người nhổ nước miếng, có người hỉ mũi tỏ vẻ khinh bỉ.
Trưng Nhị ngạc nhiên hỏi :
– Các ngươi là tù binh bị bắt, đàng lẽ ta đem ra chém. Nhưng nghĩ các ngươi còn vợ con, nên không nỡ, mở rộng cửa cho các ngươi đầu hàng. Tại sao các ngươi lại vô lễ như vậy ?
Một tiểu tướng nói :
– Trưng cô nương, trận đấu hôm nay thấy tư thái cô nương cùng các vị anh hùng Lĩnh-nam, tôi khâm phục các vị có võ công, võ đạo, trí dũng tuyệt vời. Nhưng có điều đáng tiếc.
Trần Năng đứng cạnh hỏi :
– Chúng tôi hành xử quang minh chính đại, có gì đáng tiếc đâu ? Viên tướng đó nói :
– Trước đây Hoàng-thượng và Trường-sa vương thường nói rằng: Trong thiên hạ nghĩa sĩ rất hiếm. Hiện chỉ đất Lĩnh-nam với Tây-xuyên là nhiều anh hùng. Tây-xuyên có Thiên-sơn thất hùng mà Hoàng-thượng là một. Vì vậy Tây-xuyên giám đứng lên chống lại triều đại thối nát của Lưu Tú. Tương lai chắc chỉ còn Lĩnh-nam mà thôi. Rồi trong lúc bàn về anh hùng Lĩnh-nam, Trường-sa vương có khoe rằng người là bạn thân với Đặng Thi-Sách, người muốn gửi sứ giả sang mời Đặng tiên sinh hợp tác phản Hán, phục lại đất Thục, đất Việt. Không ngờ hôm nay các anh hùng giúp Hán, tức là giúp kẻ ác diệt nhân nghĩa vậy. Cho nên chúng tôi mới tiếc.
Y thở dài tiếp :
– Cô nương xem, chúng tôi là dũng sĩ đất Thục, dù bị bắt, chúng tôi cam lòng chịu chết chứ không chịu hàng. Thôi cô nương đem chúng tôi ra chém quách đi, chúng tôi tuyệt không oán hận.
Trưng Nhị nhìn Trần Năng, Hồ Đề nàng thấy trong mắt mỗi người dường như có vẻ khâm phục tướng Thục. Nàng nói :
– Thôi ta đã hứa tha, thì sẽ tha các ngươi. Các ngươi về đi, thanh gươm ta chỉ có thể chém giặc, chứ không thể chém người có võ đạo cao.
Đám tướng binh Thục đứng dậy thủng thẳng ra về.
Đặng Vũ không hiểu, hỏi :
– Trưng quân sư, tại sao lại tha chúng dễ dàng vậy ?
Trưng Nhị đưa tờ hịch của Nghiêm Sơn cho y :
– Phàm việc thiên hạ phải giữ chữ tín. Lĩnh-nam vương đã ban hịch tôn trọng hiền sĩ. Họ tuy là tướng sĩ Thục thật, nhưng họ là kẻ sĩ giết đi thật uổng.
Sáng hôm sau, một tham-tướng vào báo với Đặng Vũ :
– Thưa Đại-tư mã, không hiểu trong các cánh rừng quanh dinh Hán, có rất nhiều xác binh lính chết, quần áo xương còn nguyên mà thịt mất hết, máu me văng đầy chung quanh. Quân sĩ rúng động cho rằng những người đó bị yêu tinh ăn thịt.
Cảnh Yểm hỏi :
– Có bao nhiêu xác như vậy ?
– Thưa gần 100 xác.
Đặng Vũ truyền lệnh cho quân sĩ không được vào rừng lẻ tẻ, và cho điều tra nguyên do.
ĐỘNG ĐÌNH HỒ NGOẠI SỬ Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
www.dtv-ebook.com
Chương 2: Thiên Ưng Lục Tướng
Trưng Nhị kiểm điểm lại, ước tính bên Thục tổn thất khoảng trên một vạn người. Lối tính cổ cứ một bị bắt, có 4 vừa bị thương, vừa bị chết. Còn bên Hán chỉ có hơn ba nghìn chết, khoảng một vạn bị thương. Binh tướng bên Hán đồn đại Trưng Nhị, Phương-Dung có tài như Khương Thái-Công, Tôn Tử, Ngô Khởi; Hồ Đề, Phật-Nguyệt có phép tiên.
Ngược lại trong lòng Đặng Vũ ẩn tàng một mối lo nghĩ rằng hắn không bắt được Công-tôn Thuật, không làm chúa được đất Thục. Hắn nghĩ cách, làm cách nào vào Thành-đô trước, nhưng nghĩ hoài không ra. Binh tướng được nghỉ ngơi dưỡng sức.
Nghiêm Sơn tổ chức cuộc khao quân thật lớn, thăng cấp những tướng sĩ có công, phủ tuất những gia đình tử sĩ. Trong tiệc khao quân, tướng sĩ Hán uống rượu ăn thịt vui vẻ hơn bao giờ hết. Vì đã từ lâu đạo Kinh-châu của Đại tư-mã Đặng Vũ và Phiêu-kỵ đại tướng quân Sầm Bành đánh nhau với Công tôn Thiệu bị bại mấy trận, binh sĩ chết không được bổ sung. Bây giờ Nghiêm Sơn mang các anh hùng Lĩnh-nam sang trợ chiến. Trận đầu, không dùng bất cứ một tướng nào bên Hán, mà thắng Thục oanh liệt.
Trước trận họ thấy tuyệt diệu nhất là Hồ Đề, một cô gái người Mường, trang phục xanh, đỏ kỳ lạ, nói tiếng Hán không sõi, tính tình bộc trực, võ công không cao, nhưng với đội Thần-ưng của nàng làm cho cả hai bên đều kinh hoảng. Rồi nàng dùng ngựa Ô cho đớp hai quả cật ngựa của Công-tôn Thiệu. Nàng lại phóng ám khí làm Công-tôn Thiệu phải lột quần áo, còn dùng trăn trói tướng Thục. Họ thấy cô gái ẻo lả, thâm trầm ít nói như Phật-
Nguyệt, mà đánh bại đại tướng quân bên Thục là Vũ Chu.
Trong tiệc, Nghiêm Sơn nhận thấy đám anh hùng Lĩnh-nam dường như không vui vẻ, chỉ ăn uống lấy lệ. Vương cố tìm hiểu nguyên do. Đợi tan tiệc, vương cùng Phương-Dung đến trại anh hùng Lĩnh-nam, thì tất cả đang họp. Bên ngoài Vi Đại-Lâm cùng đội Thần-ngao canh phòng rất nghiêm mật. Trên trời một đoàn Thần-ưng bay lượn, tuần phòng. Sún Lé đứng trên đài cao chỉ huy. Nghiêm Sơn nói với Phương-Dung:
– Sư muội Trưng Nhị có tài đế-vương chứ không phải người thường. Năm nay nàng mới 24 tuổi mà tài đã muốn hơn ta, nếu cứ đà tiến triển này trong vòng hai năm nữa, trong thiên hạ không ai địch nổi nàng.
Phương-Dung cười:
– Như đại-ca thấy, võ công cao nhất là Khất đại-phu, đạo đức nhất là Nam-hải nữ hiệp, yêu nước nhất là Đào-hầu Cửu-chân, thế mà em không hiểu sao tất cả đều quy phục Trưng Trắc, Trưng Nhị. Chính em, võ công cao hơn Nhị Trưng; điều binh mưu trí, em hơn Trưng Nhị, nhưng tự thấy mình quy phục Trưng sư tỷ, sư tỷ nói gì em không dám cãi. Ngay sư tỷ Hồ Đề làm nữ chúa 72 động trên vùng Tây-vu, sống với thiên nhiên, coi trời nhỏ bằng cái vung, thế mà Trưng sư tỷ nói gì cũng nghe răm rắp.
Nghiêm Sơn cười:
– Để ta phân tích cho sư muội nghe. Về xung phong hãm trận, hành quân đánh giặc, các vị như Đào Thế-Kiệt, Đinh Đại, Lại Thế-Cường, Đinh Công Thắng, Triệu Anh-Vũ, Lương Hồng-Châu thực là đại tài. Nhưng họ chỉ là chiến tướng, chứ không phải đại tướng. Phàm làm đại tướng, trên phải thông thiên văn, dưới phải thông địa lý; lại biết mình, biết người, biết điều khiển các chiến tướng. Sư muội, Đào Kỳ, Vĩnh-Hoa, Trưng Nhị, Trưng Trắc đều có cả. Nhưng Vĩnh-Hoa thiên về mưu và kế. Sư muội giỏi dùng binh hơn. Sư
muội giỏi hơn cả ta, nên ta để sư muội làm Tổng quân sư. Đặng Vũ, Ngô Hán đều có tài đại tướng, họ không biết kết hợp giữa mưu và trí, thành tài dụng binh, vì vậy ta để Trưng Nhị với Vĩnh-Hoa làm quân sư cho họ, ta để Khất đại-phu, Phật-Nguyệt theo tòng chinh giúp họ. Chỉ riêng có Đào tiểu sư đệ, y có đủ tài. Y biết kết hợp mưu với trí, giỏi dụng binh, y vừa là đại tướng vừa là quân sư. Võ công y rất cao, ta dạy y kỹ về xung phong, hãm trận, không cần người theo giúp y về võ lực. Ta sợ y trẻ quá, có điều gì quá đáng chăng. Ta để Hoàng sư tỷ đi bên cạnh. Ta biết trên đời này y chỉ vui lòng nghe lời có ba người: Đào hầu, Đinh hầu và Hoàng sư tỷ.
Nghiêm Sơn tiếp:
– Có một điều, chỉ Nhị Trưng là có tài thu phục nhân tâm. Tài đó là tài đế vương. Chính vì vậy mà những người ngỗ nghịch như sư muội, như Hồ Đề đều khuất phục.
Phương-Dung cười:
– Còn đại ca! Đại ca biết điều khiển các tướng, biết thu phục nhân tâm, nên mới là Lĩnh-nam vương. Em như đại ca, em kéo quân về Lĩnh-nam xưng là Hoàng-đế. Trưng Nhị sư tỷ làm Thừa-tướng, Đào tam lang làm Tư-mã, em làm Tư-đồ.
Câu nói đó của Phương-Dung, đối với Nghiêm Sơn là câu nói đùa của một thiếu nữ vô tư, vương cười khì bỏ qua. Vương đâu có biết Trưng Nhị, Phương-Dung đã bàn với nhau, hầu dò ý vương.
Nghiêm Sơn cười:
– Con chim thích bay trên trời cao, con nai thích gặm cỏ bên bờ suối. Nghĩa huynh Quang-Vũ của ta thích làm hoàng-đế, còn ta, ta thích cùng Hoàng sư tỷ, ruổi ngựa ngao du bốn phương, ngắm cảnh đẹp của tạo hóa mà
thôi.
Phương-Dung gật đầu:
– Hoàng sư tỷ cũng muốn thế, hôm trước em gọi Hoàng sư tỷ bằng vương-phi, sư tỷ nhíu mày lại, tỏ ý không thích. Em nghĩ kiếp trước đại ca với sư tỷ là Sào Phủ với Hứa Do thì đùng hơn.
Vi Đại-Lâm đến trước mặt Nghiêm Sơn hỏi;
– Lĩnh-nam vương gia! Ngài có việc gì không? Lão còn vào báo với Trưng cô nương.
Nghiêm Sơn gật đầu:
– Lão tướng vào báo với Trưng sư muội rằng có ta với Dung muội cần gặp anh hùng Lĩnh-nam.
Vi Đại-Lâm trở vào một lúc thì Trưng Nhị ra đón. Nghiêm Sơn khen:
– Trưng muội bố phòng như thế này, đến con kiến cũng không lọt vào được, huống hồ là gian tế giặc.
Mặt Trưng Nhị lạnh lùng mời Nghiêm Sơn vào trướng, để ngồi lên thủ vị cao nhất. Nghiêm Sơn thấy không khí lạnh lùng, vương hỏi:
– Từ hơn năm nay, Đặng Vũ đánh Thục bị thất trận liên tiếp. Cho nên thiên tử mới triệu ta về đánh giặc. Chiến thắng đầu tiên hoàn toàn nhờ các vị sư thúc, sư bá, sư huynh, sư đệ. Nhưng trong buổi tiệc khao quân này, ta thấy các vị đều có ý không vui. Vì vậy ta đến đây tìm hiểu tại sao. Trong chúng ta là tình huynh đệ, chứ không phải một vị Lĩnh-nam vương đối với tướng sĩ.
Hồ Đề liếc nhìn Trưng Nhị hỏi ý kiến. Trưng Nhị gật đầu tỏ ý ưng thuận. Hồ Đề đứng lên nói:
– Khi rời Lĩnh-nam, tiểu muội được biết rằng trước đây Công-tôn Thuật là một mệnh quan của nhà Hán. Trấn giữ sáu quận, rồi nhân lúc Vương Mãng cướp ngôi, mà xưng đế đất Thục, chiếm 41 quận Tây-xuyên, sau tiến chiếm 9 quận Kinh-châu và 34 châu quận Hán-trung. Công-tôn Thiệu hợp với Ngỗi Hiêu chiếm Lũng-hữu cùng xưng đế. Hán-đế dẹp yên Ngỗi Hiêu, đất Lũng hữu yên. Duy còn đất Thục là mối loạn, nên chúng ta giúp Hán-đế dẹp Công tôn Thuật.
Nghiêm Sơn gật đầu:
– Thì bây giờ sư muội thấy đúng rồi đó.
Thiên-thủ viên hầu Lại Thế-Cường tiếp lời Hồ Đề:
– Qua trận đánh vừa rồi, cũng như khi xem xét dân tình, tôi thấy Công-tôn Thuật sở dĩ xưng đế, đánh bại Hán vì y xuất thân võ lâm. Võ đạo của y rất cao, y là một trong Thiên-sơn thất hùng. Nước Thục trên từ vua, xuống dưới tướng sĩ, đối xử với nhau như đám Lĩnh-nam chúng ta. Dân chúng Ích-châu sung sướng hơn dân Kinh-châu. Tôi hỏi dân Kinh-châu họ nói rằng thời Tây Hán họ không khổ, không sướng. Đến khi Xích Mi, Vương Mãng chiếm, họ khổ vô cùng. Sau khi Thục chiếm họ rất sung sướng. Bây giờ lại thuộc Hán, họ khổ như hồi Xích Mi cai trị. Cho nên chúng tôi có cảm tưởng mình giúp kẻ bất nhân, đánh người nhân. Do đó trong tiệc chúng tôi không vui, họp nhau đây tìm hiểu sự thực.
Nghiêm Sơn ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Ta rời Quang-Vũ sang Lĩnh-nam đúng lúc chiếm Kinh-châu, nên không biết sau đó việc nội trị thế nào. Chúng ta là nghĩa hiệp, các vị nghiên cứu xem Thục có điều gì khiến dân chúng sung sướng; Hán có điều gì khiến dân chúng đau khổ, chúng ta bỏ những điều khổ cho dân, làm những gì hạnh phúc cho
dân. Đặng Vũ tuy thống lãnh đạo quân này, nhưng ta ở trên. Thiên tử cho ta trọn quyền thay người, các vị đề nghị gì, ta sẵn sàng theo. Thiên tử là ta, ta là các vị. Vậy các vị đề nghị đi.
Vi Đại-Sơn tiếp:
– Ngoài trận lão thấy Vũ Chu anh hùng khí phách hiên ngang. Tướng sĩ Thục bị bắt, đều chịu chết chứ không chịu hàng. Họ giống chúng ta, chúng ta chẳng nên đánh.
Trần Năng lắc đầu:
– Lão bá nói thế thì đúng rồi, nhưng chúng ta cần giúp Quang-Vũ để phục hồi Lĩnh-nam. Vì vậy dù biết đánh người nhân cũng phải ra tay. Phục hồi đất nước trên hết.
Câu nói của Trần Năng làm mọi người tỉnh ngộ.
Sáng hôm sau Nghiêm Sơn gọi Đặng Vũ đến nói:
– Đặng đại tư-mã tài ba lỗi lạc, hãy lo chiếm Xuyên-khẩu vào Thành-đô. Ta với quân sư Phương-Dung đi Hán-trung ngay, hầu gặp Xa-kỵ đại tướng quân Ngô Hán, duyệt xét tình hình thế nào mới được. Việc quan trọng nhất ta muốn nói với Đại tư-mã rằng: Đất Ích-châu là nơi trước đây Cao-tổ nhà Hán ẩn náu, sau quật khởi đánh Sở bá vương. Vì vậy tướng quân đi đến đâu cũng phải lấy nhân nghĩa đối với trăm họ, đó là điều cần thiết vậy.
Đặng Vũ, Trưng Nhị tiễn Nghiêm Sơn, Phương-Dung lên đường. Thông thường các tướng soái đi đâu, binh tướng theo hầu cả hàng vạn để bảo vệ. Nhưng Nghiêm Sơn, Phương-Dung là người võ công cao cường, không cần hộ tống. Vương chỉ mang theo mấy thần ưng làm phương tiện liên lạc, với mười tiễn thủ của phái Hoa-lư.
Tiễn Nghiêm Sơn đi rồi, lúc trở về Hồ Đề nói với Đặng Vũ: – Ngày mai mình chuẩn bị đánh thành Xuyên khẩu. Ở không buồn quá!
Đặng Vũ rùng rình chưa muốn tiến công, cho tới một hôm tế tác báo cho biết Thành-đô đang rúng động vì đạo quân phía Nam đã tiến tới Long-xương, Hán-nguyên. Đạo Lĩnh-nam tạm ngừng tiến công để kinh lược các thành trì, thiết lập hệ thống cai trị, đồn ải cho an toàn mới vào Thành-đô. Còn đạo quân Tây-xuyên đã đánh được Dương-bình quan, chia làm hai tiến đánh Ba-trung, Kiếm-các. Thành-đô vội đưa binh tướng ra trấn thủ mặt Nam, Bắc. Công-tôn Thuật lo lắng vô cùng. Đặng Vũ nghe báo cuống cuồng, vội tập họp tướng sĩ đánh Bạch-đế, Xuyên-khẩu càng gấp càng tốt. Trưng Nhị biết tâm lý y, nàng nên cứ rùng rình không lên tiếng.
Đặng Vũ hỏi:
– Trưng quân sư, bây giờ chúng ta phải tiến quân cho mau mới được. Trưng Nhị giả vờ:
– Được, vậy chúng ta chiếm Xuyên-khẩu, rồi chia quân ra làm ba. Một đánh Bạch-đế, một đánh Vũ-khê, một đánh Vũ-lăng được chăng?
Đặng Vũ muốn đánh nhanh, không đồng ý:
– Theo ý tôi, ta tiến đánh Xuyên-khẩu rồi vây thành Bạch-đế cầm chân giặc. Ta tiến dọc theo sông Trường-giang đánh Bồ-lăng. Tới Bồ-lăng chia làm hai, một theo sông Bồ-giang, một theo sông Nê-giang, tiến đến uy hiếp Thành-đô.
Trưng Nhị càng đủng đỉnh:
– Đánh như vậy thì mau đấy, nhưng những ải phía sau ta chặn đường tiếp
tế, ta kẹt ở giữa thì nguy đấy. Chi bằng ta cứ thong thả mặc cho hai đạo quân kia vào Thành-đô trước.
Đặng Vũ tức đến đỏ mặt lên, nhưng y vì cần Trưng Nhị nên phải nín nhịn, y nói ngọt:
– Trưng cô nương, xin cô nương giúp tôi... Trọn đời tôi nguyện không quên ơn cô nương.
Trưng Nhị thấy đùa như vậy đã đủ rồi, nàng nói:
– Thôi được, hôm nay chúng ta đánh chiếm Xuyên-khẩu, bao vây thành Bạch-đế. Như vậy Đại-tư-mã vừa ý chứ?
Đặng Vũ mừng cuống cuồng lên, bưng ấn kiếm hai tay đưa trước mặt Trưng Nhị:
– Xin Trưng quân sư điều binh cho.
Đặng Vũ sai đánh trống triệu tập quân sĩ đến nghe lệnh. Trưng Nhị lên trước trướng ngồi:
– Hôm Đặng đại-tư mã muốn chúng ta đánh Xuyên-khẩu, nhất quyết giờ Tý đêm nay phải vào trong thành. Tướng sĩ nào lui thì chém đầu làm hiệu lệnh dù cấp nào cũng quyết không tha.
Các tướng Hán nghe nói, mặt nhìn mặt ngẩn ngơ. Kiến-oai đại tướng quân Cảnh Yểm đứng lên thưa:
– Thưa quân sư trận đầu quân sư không dùng đến chúng tôi, chỉ dùng các tướng Lĩnh-nam mà thắng giặc. Hôm trước giặc cùng ta dàn trận thì dễ, chứ bây giờ tướng giặc võ công cao, quân sĩ tinh luyện, chúng nhất quyết thủ trong thành làm sao mà đánh vào được. Trước đây Đại tư-mã đã cùng anh em
chúng tôi đánh bao phen, chỉ chết uổng sĩ tốt mà thôi. Bây giờ quân sư bắt phải vào thành giờ Tý đêm nay, thì thực không thể nào được.
Trưng Nhị nhìn Đặng Vũ cười:
– Đại hội quân ở Quế-lâm, quân sư Phương-Dung đã định sẵn kế sách. Chúng ta đánh bại các cao thủ bên giặc, cần thắng một trận để cho giặc mất nhuệ khí, bấy giờ sẽ đánh thành. Hai vấn đề đầu tiên, chúng ta đã thành công. Bây giờ đánh thành không khó khăn gì nữa. Trước kia, các vị thua vì binh sĩ chết không được bổ sung, khí thế giặc mạnh. Bây giờ ngược lại khí thế ta mạnh, binh giặc không được bổ sung.
Nàng cầm binh phù nói:
– Nữ tướng Phật-Nguyệt, chỉ huy toàn bộ hải quân đánh chiếm cảng Độ hà. Nữ tướng Hồ Đề cho Phật-Nguyệt mượn đội Thần-ưng. Khi hai bên dàn quân đánh nhau, cho Thần-ưng xuất trận làm địch phải rối loạn. Hải-quân giặc bỏ chạy không cần đuổi xa, đến bên Cổ-lăng thì đóng lại, bao vây mặt sau thành Bạch-đế.
Hồ Đề hỏi :
– Thần-ưng của tôi có một Lữ, gồm 600 con, chia thành từng Lượng 25 con. Cho mượn hết hay chỉ mượn một vài Tốt ? Sau khi đuổi giặc thì trả về hay vẫn mang theo bao vây thành Bạch-đế ?
Trưng Nhị đáp :
– Đánh nhau dưới nước, vũ khí quan trọng là cung tên. Khi Phật-Nguyệt dùng cung tên bắn giặc tất nhiên giặc bắn lại. Nếu ta dùng Thần-ưng từ trên bổ xuống đánh, địch phải dùng cung tên bắn Thần-ưng, như vậy hàng ngũ rối loạn. Khi đến Cổ-lăng, Thần-ưng vẫn được giữ để còn đánh thủy quân giặc nữa.
Phật-Nguyệt hỏi :
– Đô-đốc Lưu Long hiện coi thủy quân, vậy tôi là chủ tướng hay Lưu Long là chủ tướng ?
Đặng Vũ đáp :
– Cô nương Phật-Nguyệt làm chủ tướng.
Trưng Nhị tiếp :
– Kiến-oai đại tướng-quân Cảnh Yểm mang hai vạn quân đánh cửa Bắc, cần giữ vững trận tuyến không cho giặc chạy ra. Xin sư bá Lại Thế-Cường theo giúp Cảnh tướng-quân.
Lại Thế-Cường hỏi :
– Quân mã của Kiến-oai đại tướng-quân gồm ba vạn. Đạo quân Nhật-nam của tôi gồm bốn vạn Bộ-binh, bẩy nghìn năm trăm kỵ binh, nếu đem cả đi thì e rằng nhiều quá chăng ? Còn mang đi một phần thì mang quân của ai ?
Trưng Nhị nói :
– Binh lính của Cảnh đại tướng-quân đánh nhiều trận đã mệt mỏi, cho họ nghỉ dưỡng sức. Sư bá mang quân Nhật-nam xuất trận.
Nàng tiếp :
– Bô-lỗ đại tướng-quân Mã Vũ mang hai vạn quân đánh cửa Nam. Nếu thấy giặc bỏ chạy, thì lùi lại cho chúng thoát khỏi thành. Sư muội Lê Chân mang theo một trăm thớt voi giúp Mã tướng-quân. Cứ thẳng đường đuổi không sợ phục binh, vì giặc trong thành Bạch-đế không dám xuất ra cứu đâu, nếu chúng xuất ra, sẽ bị thủy-quân ở Cổ-lăng đánh úp thành.
– Chinh-lỗ đại tướng-quân Tế Tuân mang hai vạn quân phục ở Vu-sơn, khi giặc bỏ thành chạy, chờ một nửa đi qua hãy đổ ra đánh. Tuy bắt không được tướng giặc, nhưng cũng bắt được một số quân. Sau đó tiến vào cửa Tây thành. Xin sư thúc Trần Năng theo giúp Mã tướng-quân.
– Chúng ta bỏ trống cửa Tây cho giặc chạy về thành Bạch-đế.
– Đặng đại-tư-mã, Sầm đại tướng-quân đánh vào cửa Đông làm nỗ lực chính. Xin Đặng đại tư-mã cho binh sĩ chuẩn bị thang, cung nỏ sẵn.
Ngừng một lát, nàng nói :
– Tôi nhắc lại là cung nỏ với đoản đao phải sẵn sàng. Chúng ta đánh cửa Đông gấp, giặc sẽ lên thành dùng cung nỏ bắn xuống và lăn gỗ đá. Nữ tướng Hồ Đề chuẩn bị đội Thần-phong. Khi pháo lệnh nổ, cho đội Thần-phong đánh quân trên thành. Pháo lệnh đó cũng là lệnh cho quân sĩ bắc thang lên. Chúng ta có một phần tư giờ để lên thành mà thôi. Vì chậm trễ, giặc đem lửa đốt, Thần-phong bỏ chạy, tất ta gặp nguy. Binh sĩ lên mặt thành rồi cung nỏ bắn lùi giặc, mở cửa cho đại-quân tiến vào. Đặng đại tư-mã, Chinh-di đại tướng quân đánh vào giữa thành. Phấn-oai đại tướng-quân Lưu Hân với tôi đánh sang cửa Nam. Hổ-oai đại tướng-quân Phùng Tuấn và sư tỷ Hồ Đề đánh sang cửa Bắc. Bấy giờ giặc bỏ thành chạy, chúng ta không cần đuổi theo, vì đã có phục binh chặn đường bắt sống.
Trước đây khi hội quân ở Quế-lâm, Trưng Nhị và Hồ Đề có hứa sẽ làm cho quân trên thành tê liệt trong vòng nửa giờ, giúp Đặng Vũ đánh thành. Bấy giờ Đặng Vũ hỏi rằng đạo quân mà Hồ Đề làm tê liệt quân trên thành là quân gì ? Hồ Đề không trả lời, nàng sợ lộ bị giặc biết, giặc sẽ có cách chống. Bây giờ Đặng Vũ mới biết là đội ong, nếu địch quân biết trước sẽ dùng lửa chống lại, e khó thành công.
Các đạo quân lục tục lên đường. Đặng Vũ với Trưng Nhị vừa lên ngựa đi
được một lát, chưa tới thành Xuyên-khẩu có thám mã về báo :
– Thủy-quân giặc bỏ chạy, nữ tướng Phật-Nguyệt đang cho quân đuổi theo.
Nguyên Phật-Nguyệt là người cơ mưu, võ công cao cường. Lúc nàng đến cảng thủy quân thì Lưu Long, Đoàn Chí đã chờ sẵn. Nàng ra lệnh cho Lưu Long dàn chiến thuyền, khua chiêng trống tiến lên đánh quân Thục. Thủy quân Thục đông hơn Hán lại đóng ở thượng-lưu sông, tấn công như vũ bão. Phật-Nguyệt là đệ tử yêu của Nguyễn Phan, khinh công của nàng ngang với Đào Kỳ, Phương-Dung. Nàng chỉ nhún mình mấy cái đã leo đến đỉnh cột soái thuyền quan sát. Thủy quân Thục chia làm bốn cánh, dàn ra thành đội hình như một tam giác. Phía trước ba đội : Trung quân, tả, hữu. Phiá sau là đội trừ bị. Mỗi đội phía trước có một soái thuyền rất lớn, đội phía sau có năm soái thuyền, một số thuyền nhỏ lui tới tiếp tế cho các chiến thuyền phía trước. Phật-Nguyệt ít đọc binh thư, chưa biết gì về thủy chiến, hơi bỡ ngỡ. Nàng nhìn bên Hán cũng dàn trận tương tự. Là người thông minh, nàng nghĩ:
– Hai bên bắn nhau thế này mà mình ở dưới hạ lưu, địch thượng lưu thì mình yếu thế. Vậy phải cho hai bên cận chiến, thế thượng lưu của địch sẽ mất đi.
Nàng gọi Sún Lé, người chỉ huy Thần-ưng hỏi :
– Sư đệ, nếu hai bên đánh lẫn nhau, Thần-ưng có cách nào phân biệt giữa ta và địch không ?
Sún Lé cầm đầu Tây-vu Thiên-ưng, tính tình tinh nghịch hơn cả Hồ Đề, nhiều mưu lắm mẹo, nó nghe Phật-Nguyệt hỏi thế thì gật đầu :
– Có chứ, quân Hán mặc quần áo xanh, quân Thục mặc quần áo sậm. Kể từ lúc giáp chiến đến giờ, Thần-ưng đã phân biệt được giữa ta và địch. Tùy
chị muốn, em sẽ ra lệnh cho Thần-ưng chỉ tấn công những ai mặc quần áo mầu nâu sậm thôi.
Phật-Nguyệt gọi Lâu-thuyền tướng-quân Đoàn Chí và đô-đốc Lưu Long lại dặn :
– Bây giờ thế này, hai tướng-quân cho thuyền xuôi theo dòng nước, ryt lui nhưng vẫn giữ vững đội hình. Như vậy mình không phải xuất lực chèo. Giặc đuổi theo thì mình vẫn cứ lui từ từ, cho quân bắn cầm chừng. Cố giữ đôi bên khoản g cách một tầm tên. Chúng ta sẽ cho ba soái thuyền vọt về trước. Lưu tướng-quân đánh bên phải, tôi đánh vào giữa. Đoàn tướng-quân đánh vào bên trái. Khi thấy soái kỳ của giặc bị tôi chặt gãy, sư đệ Sún Lé cho Thần-ưng bay lên tấn công. Đợi hàng ngũ địch loạn mới cho quân đuổi theo.
Nàng dặn Sún Lé :
– Sư đệ có 600 Thần-ưng, chia thành 6 tốt phải không ?
– Không em để một tốt cho sư tỷ Hồ Đề dùng. Em mang theo 5 tốt, mỗi tốt 100. Một tốt chia làm 4 lượng. Mỗi lượng 25 Thần-ưng.
– Em có mấy người điều khiển Thần-ưng?
– Tất cả có 5 người với em nữa là sáu. Chúng em đều nhỏ tuổi cả. Lớn nhất 16, nhỏ nhất 14.
– Vậy thì tốt lắm. Em trấn nhậm trung ương. Đứng trên soái hạm chỉ huy. Đầu tiên cho bốn tốt xuất trận. Một tốt đánh vào phải, một tốt đánh vào trái, một đánh vào giữa, một đánh vào hậu quân địch. Còn một tốt cho bay lượn trên không làm trừ bị. Còn đánh cách nào thì tùy ý em.
Sún Lé cười như nắc nẻ:
– Có cho các tướng Thục ăn phân chim không?
Phật-Nguyệt là đệ tử của Nguyễn Phan, nên tính tình hiền lành, nhu mì ít tinh nghịch như Hồ Đề, Trần Năng, nàng tát yêu Sún Lé:
– Không cần, hôm trước tướng bên giặc oai phong, cho Thần-ưng thả phân xuống, làm mất thể diện chúng. Hôm nay là trận đánh sinh tử, cần cho tấn công cào mặt, móc mắt.
Sún Lé hỏi:
– Có bằng này lối đánh: Một là cho Thần-ưng bất thần tấn công, nhào xuống mổ mắt, cào mặt mấy cái rồi bay lên không. Địch bị thương, tất ngửa mặt lên trời theo dõi. Em cho chim bay lượn đe dọa. Thấy chúng cúi xuống,
em cho Thần-ưng nhào xuống đánh. Chúng ngửa lên thì cho Thần-ưng bay lượn đe dọa, làm chúng không thể tấn công về trước. Còn lối đánh thứ nhì, thì cho từng lượng Thần-ưng một từ trên cao nhào xuống đánh, mổ mắt cào mặt, rồi lại bay lên. Tiếp theo lượng thứ nhì, cứ như vậy trên trời mỗi cánh quân đều có ba lượng, một lượng tấn công. Chị thích lối nào?
Lưu Long nói:
– Nên đánh lối thứ nhì hay hơn. Khi em cho Thần-ưng đánh, thì bọn tôi chèo thuyền lên tấn công, địch phải thua.
Phật-Nguyệt chỉ về phía trước nói:
– Em thử cho tấn công đội thứ nhì chị xem nào?
Sún Lé cầm tù-và thổi một hơi dài, lập tức có năm tiếng tù-và của những Sún chỉ huy Thần-ưng ở các thuyền khác đáp lại. Sún Lé lại cầm tù-và thổi liền bẩy tiếng to nhỏ khác nhau. Lập tức soái thuyền phía sau có một thiếu niên khác nhỏ tuổi hơn Sún Lé một chút, leo lên cột buồm tay cầm năm lá cờ
xanh, vàng, đỏ, trắng và đen phất, lát sau có tiếng kêu ré trên không của loài chim, rồi một đám Thần-ưng từ xa bay tới chia làm 5 đội, mỗi đội 25 con trông rất đều đặn. Đàn Thần-ưng bay vòng vòng trên trời như thao diễn.
Sún Lé nói với Phật-Nguyệt:
– Thằng Sún Lùn đang thao diễn dấy! Em cho lệnh tấn công đây.
Nói rồi nó cầm tù-và thổi ba tiếng dài, lập tức Sún Lùn cầm cờ xanh phất một cái, đội hình Thần-ưng đi đầu kêu lên đồng loạt, từ trên cao bổ xuống chiến thuyền Thục, mỗi con tấn công một thủy thủ. Đám thủy thủ bị tấn công bất ngờ buông cung tên để gạt Thần-ưng, thì Thần-ưng lại bay bổng trên cao. Thế là thủy thủ trên một chiến thuyền Thục bị thương gần hết, giữa lúc đang luống cuống thủy quân Hán, bắn ngã gục hết rồi nhảy vọt sang chiếm lấy.
Phật-Nguyệt bảo Sún Lé:
– Em cho tấn công vào tất cả các chiến thuyền phía phải một lượt.
Sún Lé cầm tù-và thổi năm hơi. Lập tức Sún Lùn phát cờ liên tiếp. Đoàn Thần-ưng ré đồng loạt, từ trên cao bổ xuống. Một trăm Thần-ưng tấn công vào bốn chiến thuyền, lại bay vọt lên cao. Thủy thủ Hán thích quá, bắn tên rào rào, nhảy sang cướp chiến thuyền địch.
Bên Thục hỗn loạn vì mất năm chiến thuyền một lúc. Hậu quân chuyển động, rồi các chiến thuyền từ từ rút lui. Phật-Nguyệt chỉ một soái thuyền bảo Sún Lùn:
– Em dùng Thần-ưng tấn công soái thuyền kia đi.
Sún Lùn cầm tù-và thổi. Lập tức đoàn Thần-ưng lại kêu lên vang trời. Bốn lượng mỗi lượng 25 con vụt xuống soái thuyền. Dưới soái thuyền đã chuẩn bị, dùng tên bắn một loạt, nhưng không trúng con nào. Bọn thủy thủ dùng dao
chém ngược trở lên đồng loạt, hơn 10 Thần-ưng chết văng dưới sàn. Sún Lùn cầm cờ phất ba cái, tức thì số Thần-ưng còn lại đồng loạt lao xuống tấn công. Thủy thủ Thục mải đánh nhau với Thần-ưng, thì soái thuyền Lưu Long đã đuổi kịp, Lưu Long nhảy vọt sang trước cùng quân Hán đánh nhau với Thục. Dù trên soái thuyền Thục, hết trên trăm người bị thương, số còn lại đến hơn 300 đồng chống trả. Phật-Nguyệt thấy cảnh hỗn độn bảo Sún Lé:
– Không cần chị ra lệnh, chỗ nào có quân Thục, em ra lệnh tấn công thực gấp.
Sún Lé cầm tù-và thổi lên liên tiếp. Trên các chiến thuyền khác đám Sún đồng phất cờ. Thần-ưng lao vùn vụt tấn công. Hàng ngũ Thục quân náo loạn cả lên, chiến thuyền Hán được dịp tràn đến bắt.
Binh Thục đang hỗn loạn, thì viên đô-đốc chỉ huy hạm đội nhận ra người chỉ huy đoàn Thần-ưng là Sún Lé, y nói với tên cận vệ mấy câu. Người này phất tay ra hiệu, mười tên thủy thủ võ công cao cường theo y, tấn công đồng loạt binh Hán, rồi nhảy sang thuyền có Sún Lé. Võ công 11 người này cực cao, chỉ mấy chiêu chúng đã chiếm được chiến thuyền. Một trong bọn họ đã nhảy tới chụp Sún Lé. Sún Lé đã chuẩn bị từ trước, nó cúi đầu húc vào bụng tên này. Y ngẩn người ra, vì trên đời này khi bị tấn công, thì người ta nhảy lùi lại tránh, chứ có ai húc đầu vào đối thủ đâu. Y đưa tay túm Sún Lé, nhấc lên định trói lại thì cảm thấy bàn tay đau nhói. Y nhìn kỹ thì ớn da gà, vội buông Sún Lé ra, vì trên mu bàn tay y có đến năm con bò-cạp. Y đạp chết bò-cạp thì mu bàn tay sưng lên. Y biết phải bắt cho được Sún Lé để lấy thuốc giải độc. Nếu không chỉ trong khoảnh khắc, nọc bò-cạp chạy vào tim thì hết phương cứu chữa.
Y nhặt đao chém liên tiếp mười chiêu, giết 10 thủy thủ Hán. Khi y quay lại tìm, thì Sún Lé đã leo lên chót vót cột buồm, thè lưỡi chế nhạo y.
Nguyên Lục Sún là 6 đứa trẻ mồ côi. Cha mẹ chúng bị người Hán bắt giết.
Hồ Đề đem về nuôi nấng dạy dỗ. Chúng sống với thú rừng, leo cây nhảy nhót như khỉ đã quen. Y chỉ chuyền mấy cái đã lên đến đỉnh cột buồm, đứng điều khiển Thần-ưng.
Bọn 11 cao thủ chém hầu hết quân Hán trên thuyền Sún Lé, nhưng không làm cách nào bắt được nó. Tên trưởng toán lo sợ cuống cuồng vì tay y tím bầm sưng lớn. Y biết nọc độc đang chạy lên cánh tay, chậm thì chết, bèn gọi lớn:
– Chú nhỏ kia mau đưa thuốc giải độc bò-cạp cho ta, nếu không, ta sẽ chặt cột buồm thì chú rơi xuống là hết đời.
Sún Lé cười khì khì, tính tinh nghịch nổi dậy. Nó tụt quần đái xuống đầu bọn thủy thủ Thục. Bọn này vội nhảy tránh, tên cầm đầu phất tay:
– Hạ cột buồm xuống!
Cả mười tên xúm vào dùng dao chặt cột buồm. Sún Lé thấy nguy, vội cầm tù-và thổi, móc trong túi ra cây cờ vàng phất lia lịa xuống dưới chân.
Từ xa một đoàn Thần-ưng ré lên, bay đến. Chúng thấy chúa tướng lâm nguy, đồng loạt tấn công bọn thủy thụ.. Bọn này là những cao thủ võ công đâu có dở, chúng vung đao chém. Sáu Thần-ưng bị trúng đao rơi xuống sàn. Sún Lé sợ Thần-ưng tử trận nhiều. Nó cầm cờ ra lệnh đoàn Thần-ưng không tấn công nữa, từ trên bổ xuống gần đầu quân địch lại vọt lên. Bọn thủy thủ không dám chặt cột buồm, ngửa mặt lên trời, phòng Thần-ưng tấn công.
Trong khi đó gần 500 Thần-ưng như những vì sao xẹt trên trời, lao vào các chiến thuyền khác. Quân Hán được dịp tiến đánh. Một khắc sau bên Thục cho lệnh rút lui, chiến thuyền Hán cho lệnh đuổi theo ráo riết. Phật-Nguyệt thấy một thuyền Hán không người chèo lái, trên cột buồm có Sún Lé phất cờ điều khiển Thần-ưng đánh 11 thủy thủ Thục, nàng thất kinh, tự mắng:
– Mình thật sơ ý, mải lo tấn công, quên mất một chiến thuyền Hán bị cao thủ Thục đánh chiếm, trên đó có Sún Lé.
Khi hai thuyền gần nhau, nàng nhún mình một cái, nhảy qua chiến thuyền kia kêu lớn:
– Sún Lé! Có chị đây đừng sợ!
Nàng lia kiếm, tên thủy thủ Thục vung đao đỡ. Choang một tiếng, Phật Nguyệt thấy tay tê rần, thì biết đây là một cao thủ. Nàng nhớ lời sư phụ dặn:
– Kiếm pháp Long-biên lấy thần tốc làm căn bản tuyệt đối, không nên chạm nhau với vũ khí địch.
Nàng thu kiếm về ánh thép chớp lên, một cái đầu thủy thủ rơi xuống. Mười tên thủy thủ reo lên tấn công Phật-Nguyệt. Nàng đảo kiếm một lần nữa, hai tên ôm ngực ngã xuống. Tám tên đang ngơ ngác, thì kiếm lại vung lên, nàng đã đâm bốn tên ngã gục. Bốn tên còn lại la lên một tiếng, nhảy xuống sông biến mất.
Sún Lé bây giờ mới thoăn thoắt tuột xuống sàn thuyền. Phật-Nguyệt bảo nó:
– Em cho lệnh ngừng tấn công chỉ bay theo dọa địch mà thôi.
Sún Lé cầm tù-và thổi một hơi. Chỉ lát sau Thần-ưng bay thành năm đoàn, lượn vòng tròn trên trời rất đẹp mắt.
Phật-Nguyệt ra lệnh đuổi theo rất gấp. Nàng đứng đầu một mũi thuyền, bên Thục bắn tên sang, nàng dùng kiếm pháp thần thông đánh dạt ra hết. Khi thuyền nàng đã đuổi kịp thuyền phó đô-đốc đi cản hậu. Nàng nhảy vọt sang lia một kiếm, đầu y rụng xuống. Nàng vung kiếm lên hơn 30 chiêu, hơn ba mươi cái đầu rụng xuống. Cứ thế, nàng nhảy từ thuyền này sang thuyền khác.
Thủy quân Thục bắn nhiều quá, hết tên, chỉ còn nước bỏ chạy. Khi đuổi đến Cổ-lăng, bên Hán bắt được trên trăm chiến thuyền Thục. Phật-Nguyệt cho thu quân về bến Cổ-lăng, chiếm các cảng Vân-dương, Văn-giang.
Đặng Vũ nghe tin Phật-Nguyệt đuổi thủy quân Thục thì mừng lắm. Y cho lệnh vây Xuyên-khẩu rất gấp. Quân trong thành thi nhau bắn tên, lăn đá xuống. Trưng Nhị đứng bên Hồ Đề hỏi:
– Sư muội chuẩn bị xong chưa?
Hồ Đề cười:
– Lúc nào mà chả xong.
Trưng Nhị sai đốt pháo lệnh. Quân ngoài ải tiến vào đến chân thành.
Hồ Đề quay lại ra hiệu. Sáu thiếu nữ xinh tươi, cỡi ngựa dàn phía sau nàng, cầm ống tre thổi lên những tiếng nhạc du dương. Thì phía sau năm cái xe lớn có hàng triệu con ong bay rợp trời. Chúng chia làm sáu đội khác nhau,
tấn công quân trên thành. Quân sĩ trên thành bị ong đốt bất ngờ, ngã lăn xuống dưới hoặc ôm đầu bỏ chạy. Lập tức quân Hán bắc thang leo lên. Tới mặt thành, họ dùng cung tên bắn vào quân bên trong. Hồ Đề vẫy tay ra hiệu, Lục-phong nữ chỉ huy Thần-phong, cầm ống tre thổi lên. Thần-phong là là bay trở về xe đậu phía sau trận.
Quân Hán trèo lên mặt thành như kiến, chỉ một lát sau cổng thành mở. Đặng Vũ phi ngựa vào trước, sau đó đến Hồ Đề, Trưng Nhị.
Hồ Đề chỉ huy đội quân đánh sang phía Bắc gặp Vũ Chu đang chỉ huy quân chống cự. Y múa đao chém nàng. Hồ Đề tự biết mình không phải là đối thủ của y, vội giật cương ngựa tránh né. Vũ Chu từ mình ngựa lao vút trên cao chụp bắt. Hồ Đề thất kinh, rút kiếm chém. Y không coi nàng vào đâu, y xuyên tay qua kiếm chụp cổ nàng. Hồ Đề kinh hoàng vội bỏ ngựa lăn xuống
đất. Vũ Chu đáp trên mình ngựa, phóng một kiếm vào ngực Hồ Đề. Nàng thấy bên cạnh đó có một cây vội leo lên. Nàng ở vùng núi lâu năm, leo cây nhanh như vượn. Vũ Chu vận sức đánh một chưởng, cây rung động thực mạnh. Vừa lúc đó đám đệ tử Tây-vu tới nơi, người thì quăng trăn, người ném rắn ra. Vũ Chu hoảng hốt bỏ chạy. Hồ Đề thổi còi gọi ong. Ong từ ngoài thành bay vào. Nàng cho Thần-phong bay là là rượt theo binh Thục tới cửa Tây mới ngừng lại.
Hồ Đề đủng đỉnh đi vào tới giữa thành gặp Đặng Vũ với Trưng Nhị. Nàng kể lại trận đánh kinh khủng vừa rồi cho hai người nghe. Trưng Nhị dặn:
– Từ nay em phải cẩn thận chớ có khinh địch như vậy nữa. Đi đâu cũng mang theo đám sư đệ và đội Thần-phong theo đề phòng.
Trưng Nhị kiểm điểm lại, hàng quân trên một vạn, kho tàng, lương thảo đầy ăm ắp. Đặng Vũ sai mở cửa thành cho các đoàn quân phía ngoài vào. Tổng hah dinh của Đặng Vũ cũng di chuyển vào thành.
Trưng Nhị gọi Sầm Bành, Mã Vũ, Hồ Đề:
– Phiền các vị đem một đội Thiết-kỵ, một đội Thần-tượng ra tiếp viện Trần Năng. Vì ta e nếu Trần Năng không địch lại Vũ Chu và Công-tôn Thiệu thì nguy to.
Ba người vọt lên ngựa đi liền. Đuổi theo một quãng thấy quân Hán đang giao chiến với quân Thục. Tướng Thục quả nhiên là Vũ Chu đang tả xung hữu đột đánh cản hậu. Còn Trần Năng đứng trên đồi cao, cầm cờ chỉ huy. Sầm Bành chỉ cho Mã Vũ, nói:
– Chúng mình học binh pháp từ nhỏ đánh đư trăm trận đã đành. Còn thiếu nữ này không biết học binh pháp từ bao giờ, mà tài chỉ huy không thua gì bọn mình.
Vũ Chu tả xung hữu đột, đi đến đâu quân Hán dạt ra đến đó. Mồ hôi ướt đẫm chiến bào, người y đã mệt nhoài. Nếu cứ như thế này thì chỉ một lát nữa, y kiệt lực chết mất. Y ngẩng mặt nhìn lên sườn đồi thấy có nữ tướng cầm cờ đỏ phất ra hiệu cho quân Hán vây y. Bất giác y tỉnh ngộ:
– Thì ra nữ tướng này đang chỉ huy quân vây ta. Ta phải giết thị mới mong thoát chết.
Y rút kiếm chém xả mấy nhát, vòng vây dãn ra. Y nhảy nhót mấy cái lên đỉnh đồi, vung chưởng đánh Trần Năng liền. Trần Năng vận sức chống lại. Bùng một tiếng, nàng cảm thấy lồng ngực muốn nổ tung ra, tai kêu vo vo. Biết gặp đối thủ, nàng hít hơi một cái, nàng phát chiêu Ngưu nhập thanh điền trong Phục-ngưu thần chưởng. Vũ Chu trả một chiêu vào đầu Trần Năng. Y tưởng với chưởng đó Trần Năng sẽ tan xương nát thịt. Trần Năng biết nguy hiểm. Khi rời Lĩnh-nam, sư phụ có dặn nàng. Nếu gặp đối thủ dùng sức dương-cương hùng mạnh thì vận khí trở về Đốc-mạch, rồi phát lực ra huyệt Trung-xung ở đầu ngón tay giữa, rồi biến thành chỉ tấn công. Chỉ này ông với Đào Kỳ vừa mới phát minh ra.
Trần Năng thấy chưởng chụp xuống đầu, nàng xuống đinh tấn, chĩa ngón tay chỏ xuyên vào chưởng của Vũ Chu. Vũ Chu cảm thấy một luồng lực đạo xuyên qua chưởng lực chạy vào người, ngực y đau nhói lên. Y nhăn mặt lui lại. Còn Trần Năng bị chưởng của y đánh bay vọt lại phía sau.
Sầm Bành, Mã Vũ thấy chiêu thức Trần Năng kỳ diệu, họ chưa muốn nhập cuộc, đứng ngoài quan sát.
Vũ Chu lại phát chưởng tấn công. Trần Năng hít hơi, vận sức phóng chỉ ra huyệt Thiếu-trạch ở đầu ngón tay út. Véo một cái, chỉ xuyên vào giữa chưởng của Vũ Chu, cả hai cùng lui lại.
Quân sĩ hai bên dãn ra. Đúng ra với công lực của Trần Năng không thể
nào thắng Vũ Chu. Nhưng một là y hoảng hốt vì bị vây, hai là Lĩnh-nam chỉ pháp quá tinh diệu, nên nàng mới chống nổi. Đấu đến chiêu thứ năm, bấy giờ Trần Năng đã bắt đầu thấm mệt. Cứ mỗi chiêu, nàng phải lui lại hai bước. Vũ Chu biết thế, vận sức đánh ra một chiêu cực kỳ thâm hậu. Trần Năng luống cuống phát bừa một chiên, đó là chiêu dương-cương Hải triều lãng đãng của phái Cửu-chân. Chiêu này Đào Kỳ đã dạy nàng và Hùng Bảo. Chưởng phong ào ào phát ra. Vũ Chu thấy chưởng kỳ lạ vội phất chiêu đỡ. Bùng một tiếng, cả hai lùi lại. Trần Năng chỉ hơi khó chịu. Còn Vũ Chu thì lui lại hai bước. Chính Trần Năng cũng không ngờ được như thế, vì chưởng pháp Cửu-chân xưa nay vẫn thua Phục-ngưu thần chưởng. Thế mà nàng đấu với Vũ Chu sáu chưởng, chưởng nào cũng nàng cũng kém thế. Vậy mà bây giờ mới đánh có lớp thứ nhất của Cửu-chân chưởng, Vũ Chu đã lui lại hai bước, kém thế rõ ràng là tại sao ?
Thực ra Phục-ngưu thần chưởng do Sơn-Tinh chế, sau được Vạn-tín hầu Lý Thân bổ sung cực kỳ tinh vi. Nhưng vì công lực của nàng với Vũ Chu cách nhau xa, nên nàng bị thua. Còn Cửu-chân chưởng là do Thục An-Dương vương và Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung chế, mục đích khắc chế võ công Trung-nguyên, nên Trần Năng đánh ra, thì khắc được chưởng của Vũ Chu. Vấn đề ngoắt ngoéo như vậy làm sao Trần Năng hiểu nổi? Nàng phóng một hơi phát lớp thứ nhì, lớp này mạnh gấp hai lần lớp trước, Vũ Chu vung chưởng đỡ. Bùng một tiếng, y thấy đầu óc choáng váng, vội hít hơi giữ thăng bằng thì lớp thứ ba tới mạnh gấp đôi lớp thứ nhì. Vũ Chu kinh hãi nhảy vọt lên trên cao, y rút kiếm chém Trần Năng. Trần Năng kinh hoảng rút kiếm đỡ. Choảng một tiếng, kiếm của nàng bay vọt lên cao. Vũ Chu chém kiếm thứ nhì, nàng vội lăn tròn dưới đất tránh. Vũ Chu chém thêm nhát nữa, thì thấy vật gì lạnh toát chui vào cổ. Y kinh hãi thò tay lấy ra, thì bị vật gì cắn vào ngón tay đau thấu tâm can. Y nhìn lại thì là một con rắn lục bằng ngón tay. Y bóp chết con rắn rồi thì tai, rồi mũi, mắt, đầu nhức không thể tưởng tượng được. Y nhìn lên một đàn ong đang xúm vào đốt. Y vội vung kiếm mở một con đường máu chạy biến vào rừng.
Trần Năng thoát nạn, đứng dậy thì thấy Hồ Đề đang cười thì biết là nàng đã cứu mình. Chị em mừng mừng tủi tủi nắm tay nhau, ra lệnh thu quân trở về thành. Trong khi Sầm Bành, Mã Vũ xua binh đuổi quân Thục.
Trưng Nhị truyền chư tướng vào nhận lệnh :
– Phép dùng binh, khi giặc thua cần đánh tiếp không cho chúng nghỉ. Chư quân dự trận Xuyên-khẩu được nghỉ ở hậu quân. Những vũ khí, lương thảo thu được của giặc sung vào làm của công. Còn trâu bò, của cải binh tướng giặc thì thưởng cho tướng sĩ hữu công.
Quân sĩ reo hò mừng rỡ. Vì họ theo Hán có hàng chục năm nay, mỗi khi thắng trận, chỉ được ăn một bữa khao quân hoặc thăng cấp là cùng. Còn những của cải thì tướng soái lấy hết có bao giờ đến lượt họ đâu. Hôm nay họ thấy vị nữ quân sư này ra lệnh thưởng cho họ tất cả, họ không reo mừng sao được.
Đặng Vũ nói :
– Bây giờ chúng ta đánh thành Bạch-đế. Thành này là kho tàng của Thục tại miền Đông. Thành cao, hào sâu khó đánh. Công-tôn Thiệu cất vàng bạc châu báu tại đây. Nếu ai vào thành trước tiên, những gì lấy được của Thiệu, ta thưởng cho hết, lại cho trấn thủ thành này.
Các tướng sĩ biết Công-tôn Thiệu là em Công-tôn Thuật, tước phong Trường-sa vương, làm đại nguyên-soái, tiền của giàu có súc tích. Nếu ai vào thành Bạch-đế trước tiên, sẽ thành đại-phú, sống đến mấy chục đời mới hết.
Trưng Nhị đáp :
– Thành Bạch-đế có bốn cửa, cửa Tây và Nam bị thủy quân vây hãm, chắc y không chạy qua ngã đó. Phía Đông thành thì đại-quân ta đóng, vậy chắc chắn y sẽ chạy về phía Bắc. Binh thư nói rằng : Giặc cùng khó đánh,
chớ đuổi. Lại cũng nói : Một người liều mạng, mười người khôn địch. Chúng ta chỉ cần vây hãm làm cho binh tướng giặc kinh hoảng bỏ chạy, hơn là cố đánh thành, chết nhiều vô ích.
Đặng Vũ góp ý :
– Theo ý tôi chúng ta cần phải đánh thành gấp mới được, trễ thì chúng ta vào Thành-đô sau hai đạo kia mất.
Trưng Nhị thấy Đặng Vũ muốn đánh gấp, nàng nghĩ :
– Y muốn thì ta để y làm. Chết là chết quân Hán, chứ có chết người Việt đâu ?
Nàng nói với Đặng Vũ :
– Đặng đại tư-mã đánh dư trăm trận, nhiều kinh nghiệm công thành, xin Tư-mã đích thân điều động mới được.
Đặng Vũ không lui được, y phân phối :
– Đô-đốc Lưu Long chỉ huy thủy quân đánh dọc theo sông Trường-giang, để giặc không chạy qua sông. Xin Phật-Nguyệt cô nương theo giúp Lưu đô đốc, đề phòng Vũ Chu với Công-tôn Thiệu.
– Kiến-oai đại tướng-quân Cảnh Yểm đánh cửa Bắc. Xin phu nhân Trần Năng, cô nương Lê Chân theo giúp.
– Bô-lỗ đại tướng-quân Mã Vũ, đánh cửa Tây. Xin đại-hiệp Lại Thế Cường theo trợ giúp.
– Chinh-lỗ đại tướng-quân Tế Tuân, anh hùng Lĩnh-nam cùng với chúng tôi công thành.
Đặng Vũ sai đốt pháo lệnh, chư quân reo hò, tiến đánh. Thành Bạch-đế là thành cổ, hào sâu, quân trong cố thủ, quân ngoài bắc thang leo lên. Quân trong thành dùng cung tên bắn xuống. Công thành hơn một ngày, binh lính chết hơn vạn người. Thây chất hàng chục đống lớn, mà vẫn không lấy được thành. Đặng Vũ đành cho lệnh rút ra xa bao vây.
Y thăng trướng hỏi Hồ Đề :
– Hồ cô nương. Cô nương có thể dùng Thần-phong giúp tôi một tay chăng ? Binh sĩ chết nhiều quá rồi !
Hồ Đề đưa mắt nhìn Trưng Nhị hỏi ý kiến. Trưng Nhị nói :
– Thần-phong chỉ dùng được một lần mà thôi. Bây giờ dùng nữa, giặc dùng lửa đốt lên, Thần-phong phải bỏ chạy. Tuy nhiên tôi vẫn có kế đánh được thành.
Nàng quay lại hỏi Hồ Đề ;
– Sư muội một Thần-ưng có thể mang được bao nhiêu cân ? Hồ Đề ngẩn người ra nói :
– Em chưa thử nhưng chúng thường bắt gà. Chúng tha một con gà đực lớn dễ như không.
Trưng Nhị gật đầu :
– Như vậy chúng có thể mang nổi bốn cân (2kg ngày nay). Em cho truyền tin gọi đoàn Thần-ưng về đây ngay, đêm mai chúng ta chiếm thành.
Hồ Đề nhìn Trưng Nhị tủm tỉm cười. Đặng Vũ ngẩn người ra. Tuy nhiên vì tự ái, y không hỏi Trưng Nhị sẽ dùng kế gì. Y vội cho ngựa lưu tinh đến cảng Cổ-lăng, xin Phật-Nguyệt cho đội Thần-ưng về trợ chiến. Sáng hôm sau
bọn Sún Lé lục tục trình diện. Chúng là trẻ con, chẳng biết quân pháp, chẳng biết chủ soái là gì, miệng cứ bô bô kể cho Hồ Đề nghe đám Thần-ưng đánh giặc. Đặng Vũ nhìn sáu đứa trẻ mặt mũi lem luốc. Y bật cười hỏi Sún Lé :
– Em đã cho Thần-ưng ăn chưa ?
Sún Lé cười :
– Chúng nó nhá thịt binh Thục no rồi không cần ăn nữa. Bây giờ tập họp chúng lại, không cho ăn. Mai chúng đói, xuất trận thì tuyệt hảo. Chúng sẽ đớp thịt binh Thục cho Đặng đại tư-mã coi.
Hồ Đề hỏi Sún Lé :
– Em có thể cho Thần-ưng tha một sợi dây lên cao, bảo chúng cột dây vào cây cột được không ?
– Dễ quá, cứ để vật đó trước mắt, em thổi tù-và, chúng dùng chân cặp. Em thổi hai tiếng chúng bay lên. Em thổi hai tiếng lớn, một tiếng nhỏ, chúng bay vòng quanh, dây cuộn vào cột.
Trưng Nhị gật đầu:
– Đêm nay chúng ta dùng hỏa công đốt thành Bạch-đế. Chúng ta có 600 Thần-ưng, mỗi Thần-ưng một lần mang bốn cân, hai lần là tám cân, cộng chung có khoảng 4000 cân tẩm dầu, thả vào thành rồi dùng tên lửa bắn, thì thành Bạch-đế thành tro, thành than.
Sún Đen hỏi:
– Sư tỷ, vậy là đêm nay bọn em nướng chả Công-tôn Thiệu với Vũ Chu phải không? Phàm là anh hùng Lĩnh-nam làm việc gì cũng quang minh chính đại. Em muốn báo cho tướng sĩ trong thành biết trước. Hoặc họ đầu hàng,
hoặc họ bị nướng chả. Chị bảo có nên không?
Đặng Vũ bế bổng Sún Đen lên:
– Bọn chúng ta là tướng soái đánh dư trăm trận mà thua một chú bé 16 tuổi. Sún Đen, em nói đúng đó, bây giờ ta cho thư-lại chép mấy trăm tờ hịch của Lĩnh-nam vương cho quân bắn vào thành, như vậy biết đâu quân Thục không sợ mà buông gươm đầu hàng.
Sún Lé tiếp:
– Đặng đại tư-mã muốn cho quân Thục sợ mà buông gươm đầu hàng ư? Dễ lắm, bây giờ Đặng đại tư-mã viết thêm một đoạn vào hịch của Nghiêm đại-ca rằng Thành-đô bị Đào đại-ca bao vây. Phía Bắc Ngô Hán tiến sát Thành-đô. Thành Bạch-đế bị cô lập vì mất Trường-giang. Thủy quân bỏ chạy, mặt Đông thì bị chúng ta bao vây. Tiến không được mà lui thì hết đất sống. Chi bằng đầu hàng được bảo toàn tính mệnh, hoặc muốn cũng được giữ nguyên quan chức.
Đặng Vũ há hốc mồm ra ngạc nhiên vì lời của Sún Lé. Nguyên bọn Lục Sún được Hồ Đề truyền thụ võ công, nhưng nàng chỉ coi bọn chúng là sư đệ, chứ không coi là đệ tử. Trong 72 động Tây-vu của nàng đa số toàn là người vùng rừng núi, nói năng tự do. Bọn Sún là những đứa trẻ thông minh, mỗi khi hội họp Hồ Đề cho chúng được phát biểu ý kiến như người lớn. Vì vậy mấy hôm nay chúng đã hiểu tình hình hai bên... Sún Lé, nó đưa ra những lời bàn mà không ai ngờ nổi.
Trưng Nhị di chuyển từ Giao-chỉ sang Quế-lâm cùng Hồ Đề, Lục Sún. Nàng biết Lục Sún có trí thông minh đặc biệt. Nàng khen:
– Ý kiến của Sún Đen thật tinh tế. Kế hoạch công thành của Đặng đại tư mã vẫn giữ nguyên, thêm vào việc truyền hịch của Sún. Ta treo giải thưởng
dù bên Thục hay bên Hán, người nào giết hoặc bắt được Công-tôn Thiệu sẽ được làm trấn thủ thành Bạch-đế. Tất cả của cải tịch thu được của y sẽ thưởng cho hết. Làm như vậy Công-tôn Thiệu sinh nghi ngờ mọi người, khiến y ăn không ngon, ngủ không yên.
Nàng cầm bút thảo:
Đại tư-mã nhà Đại-Hán truyền hịch cho các tướng sĩ trong Bạch-đế thành được rõ:
Lĩnh-nam vương lĩnh chức Tả tướng-quốc truyền hịch hứa rằng các ngươi đầu hàng thì được giữ nguyên chức tước. Ta là thuộc hạ của người sẽ tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh mà thi hành. Vậy nếu các người giết hoặc bắt được Công-tôn Thiệu ta cho làm trấn thủ thành Bạch-đế. Phàm những của cải tịch thu được của y, ta thưởng cho hết.
Các ngươi có biết không? Đạo quân Lĩnh-nam 30 vạn, đã chiếm Hán nguyên, Giang-an và Long-xương. Đạo quân Tây-xuyên đã chiếm được Dương-bình quan, Ba-trung. Chỉ một sớm, một tối là tiến vào Thành-đô. Các ngươi ở trong thành Bạch-đế tiến thì không xong, lui thì không nẻo. Thủy quân đã bỏ chạy, lương thảo ngày một cạn. Các ngươi mau mở cửa thành đầu hàng thì mạng sống chức tước được giữ, lương bổng không bị mất, gia đình được bảo trọng.
Đêm nay ta dùng Thần-ưng đốt thành nhưng chỉ để cảnh cáo các ngươi thôi. Neéu các ngươi không đầu hàng, đêm mai ta quyết sẽ nướng các ngươi thành than.
Vậy ta truyền hịch cho các ngươi rõ.
Đặng Vũ sai cầm bản thảo giao cho thư-lại chép. Đến trưa thì đã chép được trên ngàn tờ. Trưng Nhị hỏi Hồ Đề:
– Sư muội định cho Thần-ưng truyền hịch, hay dùng tên bắn vào thành. Hồ Đề bảo Sún Lé:
– Em là thủ lĩnh của Lục Sún, cho em quyết định.
Sún Lé bảo Sún Cao:
– Này Sún Cao, Sún Cao cho một tốt Thần-ưng làm việc đi?
Sún Cao cầm tù-và thổi năm tiếng liền, một đám Thần-ưng đậu trên cây bay xuống trước mặt. Sún Cao cho mỗi Thần-ưng ngậm 10 tờ hịch, rồi hú hai tiếng chỉ lên thành Bạch-đế. Đoàn Thần-ưng vỗ cánh vút lên trời bay lượn. Sún Cao thổi bốn tiếng. Thần-ưng chia làm bốn toán lượn vòng tròn trên bốn cửa thành.
Sún Cao nói:
– Chị Hồ Đề, em cho Thần-ưng thả thật thấp cho chị coi nghe.
Nó thổi bốn tiếng nữa. Thần-ưng từ trên cao lao xuống thành, tới sát ngọn cây thì há mỏ cho những tờ hịch bay ra, rồi vút lên cao, hợp thành đàn. Sún Cao cầm tù và thổi mấy tiếng, cả đoàn 100 Thần-ưng bay về đậu trên cây cổ thụ trước trướng của Đặng Vũ. Trưng Nhị ra lệnh cho viên tướng phụ trách tiếp vận chuẩn bị 2000 bó cỏ, mỗi bó nặng bốn cân, tẩm dầu sẵn, đến giờ Dậu thì phải đủ. Nàng nói với Đặng Vũ:
– Chúng ta chuẩn bị đánh thành đêm nay.
Các tướng sĩ nghe Trưng Nhị nói vậy đều phấn khởi tinh thần, cho binh sĩ ăn uống, nghĩ ngơi, đợi đêm tấn công. Trưng Nhị thăng trướng truyền lệnh;
– Trong thành hiện còn bốn vạn nhân mã, hai vạn Kỵ-binh tinh nhuệ. Nếu chúng ta bức quá giặc cùng đường thì phải chống cự, sĩ tốt bị thương nhiều.
Chúng ta mở đường cho giặc chạy. Mục đích là chiếm thành tiêu hao nửa quân số là đủ. Suốt một giải phía Đông Ích-châu do Công-tôn Thiệu chỉ huy. Các ải Lương-bình, Phong-đô, Võ-lăng cũng còn trên bốn vạn người ngựa. Nếu chúng đồng kéo đến cứu thành Bạch-đế, thì không biết đến bao giờ chúng ta mới vào được Thành-đô. Đêm nay, làm sao chiếm được thành Bạch đế, giết được Công-tôn Thiệu thì suốt một giải phía Đông-Thục giặc như rắn mất đầu không người chỉ huy, chúng ta tiến dễ dàng. Đánh thành, chúng ta mở cửa Tây và Bắc cho chúng chạy. Các đạo quân mai phục phải đợi cho giặc đi qua một nửa rồi mới đổ ra đánh cắt nửa sau.
Các tướng đồng cúi đầu khâm phục. Trưng Nhị tiếp:
– Công-tôn Thiệu, Vũ Chu võ công cao cường. Ở đây có Đặng đại tư-mã, Phiêu-kỵ đại tướng-quân Sầm Bành, Kiến-oai đại tướng-quân Cảnh Yểm, Bô-lỗ đại tướng-quân Mã Vũ và sư tỷ Phật-Nguyệt địch lại chúng. Vậy sư tỷ Phật-Nguyệt phụ trách bảo vệ Lục Sún đánh thành. Còn bốn vị phục binh từ Giang-khẩu đến Ôn-tuyền chặn đánh Công-tôn Thiệu, Vũ Chu. Sư đệ Hồ Hác chia đội Thần-tượng ra làm bốn theo trợ chiến với các vị tướng quân.
– Đại tướng-quân Lưu Long và Lâu-thuyền tướng quân Đoàn Chí đặt dưới quyền điều khiển của sư bá Lại Thế-Cường, dàn thủy quân từ Cổ-lăng đến Vân-dương, không cho giặc qua sông, cũng để ngăn đạo quân từ Võ-lăng lên cứu viện.
– Chinh-lỗ đại tướng-quân Tế Tuân điều quân đánh vào cửa Bắc thành. Nhớ đánh thật gấp không cho giặc ra khỏi thành. Sư thúc Trần Năng đi theo giúp Cảnh tướng-quân.
– Chinh-di đại tướng-quân Tang Cung đánh cửa Nam, có sư muội Lê Chân trợ lực, cần giữ chắc không cho giặc xuất thành.
– Phấn-oai đại tướng-quân Lưu Hân, sư muội Phật-Nguyệt, Lục Sún và tôi
đánh cửa Đông.
– Trận này hoàn toàn nhờ sức sư muội Hồ Đề và Tây-vu Thiên-ưng lục tướng.
Trưng Nhị ngừng một lúc tiếp:
– Thành Bạch-đế cao 20 trượng. Hào phía ngoài rộng 15 trượng, sâu 2 trượng. Dưới hào đầy chông gai, rất khó đánh. Hôm qua chúng ta tổn thất gần một vạn người mà không thu được thắng lợi gì. Hôm nay phải tận dụng đoàn Thần-ưng và Thần-phong.
Hồ Đề lắc đầu:
– Lần trước chúng ta dùng Thần-phong đánh Xuyên-khẩu, giặc đã biết rồi nên đã chuẩn bị để chống lại. Chỉ cần đốt lên mấy cụm khói là đoàn Thần phong bỏ chạy. Em nghĩ chúng ta không nên dùng tới nữa thì hơn.
Trưng Nhị lặng thinh suy nghĩ một lúc lâu mới nói:
– Như vậy chúng ta chỉ có thể dùng Thần-ưng đốt thành mà thôi. Thành Bạch-đế rất rộng, chúng ta đốt gì bây giờ? Và làm thế nào để đốt? Tôi nghĩ nên đốt kho lương thực, làm nát lòng quân Thục và đốt dinh Công-tôn Thiệu. Vậy chúng ta cho Thần-ưng thả cỏ tẩm dầu, rồi dùng tên lửa bắn lên là thành công.
Hồ Đề, Trần Năng, Lê Chân đồng gật đầu. Lại Thế-Cường là người kinh nghiệm nhiều, ông nói:
– Từ ngoài thành đến kho lương và dinh Công-tôn Thiệu khá xa, làm sao chúng ta bắn tên lửa tới được? Chỉ có cách duy nhất cho Thần-ưng ngậm cỏ đốt sẵn từ ngoài thành thả vào tốt hơn.
Sún Đen lắc đầu:
– Sư bá! Nếu đốt sẵn cỏ ở ngoài cho Thần-ưng thả vào, chỉ nửa đường là cỏ cháy lớn, tất Thần-ưng bị nướng chín mất.
Trưng Nhị hỏi Phật-Nguyệt:
– Khinh công phái Long-biên tuyệt vời, vậy sư muội có cách nào vào trong thành được không?
Phật-Nguyệt lắc đầu:
– Tôi chỉ có thể vọt lên cao được hơn hai trượng mà thôi. Mà thành cao tới 20 trượng, làm sao vào được?
Sún Lé nheo mắt cười:
– Giả như có một sợi dây từ trên thành thòng xuống, sư tỷ cần bao nhiêu cái chớp mắt có thể lên trên thành?
Mọi người bật cười vì lối dùng chớp mắt làm đơn vị đo thời gian đó của Sún Lé, nhưng ai cũng phải phục vì lối đo lường đó rất hợp với hoàn cảnh.
Phật-Nguyệt ngơ ngác:
– Chỉ cần mười chớp mắt là đủ. Mỗi chớp mắt tôi lên được 2 trượng, với 20 trượng tôi cần mười chớp mắt. Nhưng trên mặt thành quân sĩ lăn đá, bắn tên làm sao mà lên được. Trưng sư tỷ, sư tỷ định bảo tôi lên mặt thành làm gì?
Trưng Nhị đáp:
– Sau khi thả cỏ tẩm dầu vào thành, sư muội châm lửa đốt kho lương và dinh Công-tôn Thiệu. Công tác này cần người võ công cao. Hiện Trần Năng
với sư muội có thể địch lại Thiệu và Vũ Chu, nên tôi mới nghĩ đến sư muội hoặc Trần Năng lọt vào thành.
Hồ Đề bảo Sún Đen:
– Lục-phong quận-chúa làm cho quân sĩ trên thành tê liệt trong 50 chớp mắt, như vậy sư tỷ có đủ thời giờ lên mặt thành. Sún Đen! Bây giờ em làm thế này: Một mặt em cho đội Thần-ưng bay lượn trên cao ngậm cỏ tẩm dầu sẵn. Chị cho đội Thần -phong bất thần tấn công vào cửa Đông, nếu quân
Thục đốt lửa đuổi được Thần-phong thì cũng mất ít ra hàng trăm cái chớp mắt, ngọn lửa và khói mới đủ sức đuổi Thần-phong. Bấy giờ sư tỷ Phật Nguyệt đã lên mặt thành rồi.
Nàng ngưng lại bảo Sún Lé:
– Em lựa lấy 10 Thần-ưng thực lớn chờ sẵn ở cửa Đông. Khi chị cho Thần-phong tấn công quân trên thành, thì lệnh cho Thần-ưng ngậm một đầu dây bay lên mặt thành quấn quanh cột cờ mấy vòng. Chị Phật-Nguyệt sẽ bám dây phi thân lên. Chỉ cần tới mặt thành là sư tỷ giết quân dễ như trở bàn tay. Ta cũng sẽ lên theo sư tỷ Phật-Nguyệt để cùng đốt kho lương thực. Khi kho cháy rồi, tất giặc đổ xô cứu hỏa. Chúng ta đi đốt dinh Công-tôn Thiệu.
Trưng Nhị dặn Sún Lé:
– Em nhớ khi thấy lửa trong thành bốc cao, lệnh cho Thần-ưng tiếp tục thả cỏ tẩm dầu xuống những nơi bốc cháy.
Sún Lé cười khúc khích, Hồ Đề quát:
– Đây là quân lệnh nếu em vô phép thì chị chặt đầu có im ngay không? Sún Lé bụm miệng nói:
– Chị Trưng Nhị coi bọn em là thần thánh, nên em sướng, em cười mà cũng cấm sao? Này nhé Sún Lé cao gần trượng, thành cao hơn 20 trượng mà chị Trưng Nhị bảo em thấy chỗ nào cháy thì lệnh cho Thần-ưng thả cỏ khô. Chúng em có là thánh như Phù-Đổng Thiên-vương đâu mà nhìn xa được như vậy? Muốn như vậy, họa chăng một trong bọn em leo lên mặt thành chỉ huy Thần-ưng.
Trưng Nhị xoa đầu Sún Lé:
– Em nói đúng đó, chị sơ xuất quá. Vậy thế này: Sún Đen chỉ huy Thần ưng thả dây trên mặt thành. Sún Cao, Sún Lùn, Sún Rỗ chỉ huy Thần-ưng thả cỏ ngoài mặt thành. Còn Sún Lé lên mặt thành với chị để chỉ huy Thần-ưng thả cỏ vào khu vực mình muốn. Sún Hô làm trừ bị.
ĐỘNG ĐÌNH HỒ NGOẠI SỬ Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
www.dtv-ebook.com
Chương 3: Cái Bóng Của Phù Đổng Thiên
Trưng Nhị bảo Hồ Đề :
– Em nhớ lúc nào cũng phải duy trì đội Thần-phong bảo vệ cho mình và các Sún ở dưới thành. Riêng Sún Lé thì đã có chị bảo vệ.
Hồ Đề chỉ Sún Lé :
– Sún Lé có tài leo dây, leo cây còn hơn khỉ, vậy khi sư tỷ leo lên thành, nó cũng leo được như thường, chị khỏi lo cho nó. Cần nhất kiếm cho nó một cây cao, để nó leo lên đó dùng tù-và chỉ huy Thần-ưng. Chị cần đề phòng địch dùng tên bắn mà thôi. Chứ trên đời này ngoài những đệ tử Tây-vu ra, không ai có thể đuổi bắt được nó trên cây.
Đặng Vũ tuyên bố giải tán. Các tướng lục đục ra đi. Trưng Nhị dẫn Phật Nguyệt, Hồ Đề cùng các Sún theo quân đến cửa Đông. Chờ đúng canh hai, Trưng Nhị nổ pháo lệnh, quân sĩ các mặt tấn công vào thành. Quân Thục lại dùng tên đá bắn xuống như mưa.
Trưng Nhị đứng nhìn quân Thục chiến đấu, lòng đầy khâm phục, nói nhỏ với Phật-Nguyệt, Hồ Đề :
– Các sư muội thấy không, quân Thục chiến đấu dũng cảm vô cùng, trách chi Đặng Vũ, Cảnh Yểm, Tế Tuân và Mã Vũ là những đại tướng, những cao thủ vào sinh ra tử hàng hai chục năm, mà cũng bị thua. Vì sự nghiệp Lĩnh nam ta phải đánh họ, chứ thực sự trong lòng, ta muốn kết bạn với họ. Đánh họ trong hoàn cảnh này thật đáng buồn.
Hồ Đề phất tay ra hiệu, Hoàng Long đưa ống tiêu lên miệng thổi, âm thanh nhu hòa vọng đi rất xa. Từ xa có tiếng vù vù, càng lúc nàng gần, rồi một đàn ong bầu đen thui bay đến rợp trời, nhào xuống tấn công quân quân Thục. Quân Thục kinh hoảng ngã lăn trên mặt thành, ôm đầu chạy. Viên tướng trấn thủ hô lớn :
– Đốt lửa lên !
Y vừa ra lệnh, vừa vung đao gạt ong, nhưng đoàn Thần-phong đã lọt lưới đao, đốt y. Đao pháp của y bị rối loạn, người y bị hàng trăm ong bầu bu vào. Y nghiến răng chịu đựng chỉ huy sĩ tốt đốt lửa.
Dưới thành Sún Lé đã chuẩn bị. Thấy quân trên mặt thành rối loạn, nó huýt một tiếng sáo, có năm Thần-ưng ngậm một đầu dây bay lên cao, chúng lượn bốn vòng quanh cây trụ trên mặt thành cho dây quấn chặt vào. Phật Nguyệt cầm dây giật thử thấy chặt, nàng bám vào đầu dây tung mình leo lên, vèo một cái đã tới mặt thành. Nàng chưa kịp đứng vững, thì một loạt tên hàng trăm mũi từ dưới thành bắn vào nàng. Nàng rút kiếm, ánh thép loang loáng chém đứt loạt tên. Bấy giờ nàng mới nhìn thấy bên dưới, hàng trăm cung thủ núp sau ụ đất hướng lên trên thành. Họ thi nhau bắn, nhưng kiếm pháp của Phật-Nguyệt cực kỳ linh diệu, không mũi tên nào trúng được nàng.
Nàng gọi lớn :
– Cho một người chỉ huy Thần-phong lên đây.
Vừa nói nàng vừa vung kiếm gạt tên. Thấp thoáng, đã thấy một người đứng sau nàng cầm vòi thổi tu tu. Đàn Thần-phong từ trên cao nhào xuống tấn công đám xạ thủ. Chúng ôm đầu chạy tán loạn. Bấy giờ Phật-Nguyệt mới nhìn lại phía sau, thì Hồ Đề, Trưng Nhị, Sún Lé, Hoàng Phong đã lên mặt thành. Hoàng Phong chỉ huy đoàn Thần-phong tấn công đám cung thủ. Bây giờ quân Thục đã đốt lửa lên rồi. Hoàng Phong thổi ống tre cho đoàn Thần-
phong trở về.
Trên mặt thành, Hồ Đề, Trưng Nhị, Hoàng Phong thả dây xuống mặt thành. Bọn dũng sĩ Hán leo lên, rồi họ lại thả dây khác xuống. Chỉ một lát sau hơn một trăm người lên được.
Quân Thục chiến đấu như một đàn sư tử, dù họ gặp những cao thủ như Phật Nguyệt, Trưng Nhị tấn công.
Sún Lé vừa lên mặt thành, nó đã nhìn thấy gần chân thành một cây khá cao. Nó quăng sợi dây vào cành cây rồi đu mình sang. Nó còn lơ lửng trên không, một mũi tên xé gió bắn đứt sợi dây. Nó rơi xuống như một quả mít rụng. Vừa xuống đất, một binh Thục lia đao chém vào đầu nó. Nó lăn đi một
vòng tránh khỏi. Người đội trưởng nhảy đến ôm lấy nó định bắt sống. Nó kinh hoảng huýt lên tiếng sáo. Lập tức trong cái túi bên hông nó, một con trăn vọt ra quấn lấy viên đội trưởng. Thoát nạn, nó bám lấy cây leo lên cao. Hai binh sĩ Thục chạy đến lia đao chặt chân, thì nó đã lên tới ngọn. Hai tên này tên này định tìm cách leo lên cây giết nó. Nhưng vèo một cái, hai tên cung thủ bị đánh một chưởng bay ngược trở lại, chết ngay tại chỗ. Nó nhìn xuống, thì ra Trưng Nhị phóng chưởng cứu nó. Nó nhe răng cười :
– Cám ơn sư tỷ.
Nó leo lên tít trên cao, lấy đá châm vào ngọn đuốc rồi hỏi Trưng Nhị : – Sư tỷ, kho lương ở đâu ?
Trưng Nhị trỏ về phía trước :
– Chín dẫy nhà kia kìa.
Sún Lé cầm tù-và thổi, phất ngọn đuốc về phía dẫy nhà kho lương thực. Đoàn Thần-ưng đang bay lượn trên không, hướng về phía đó thả những bó cỏ
tẩm dầu xuống. Bên dưới Trưng Nhị tả xung, hữu đột tiến về phía kho lương định đốt. Nhưng quân Thục vây kín như tường đồng vách sắt. Sún Lé ngồi trên ngọn cây tiếp tục chỉ huy Thần-ưng thả cỏ khô. Cỏ đã thả xong rồi nhưng Trưng Nhị, Phật-Nguyệt đang bị vây kín. Kiếm pháp Phật-Nguyệt tinh diệu, nàng đi đến đâu đầu rơi đến đó, nhưng quân Thục không lùi bước. Trưng Nhị chưởng lực cực mạnh, nàng tiến tới đâu, người đổ tới đó. Bỗng vòng vây mở ra, Vũ Chu đã xuất hiện. Y vung chưởng đánh Trưng Nhị. Trưng Nhị biết y là một đại cao thủ bên Thục không dám coi thường vội vận sức đỡ. Trưng Nhị là một đại cao thủ của phái Tản-viên. Nàng chỉ thua có Trần Đại-Sinh, Lê Đạo-Sinh, Đặng Thi-Kế và Nguyễn Thành-Công mà thôi, nên chưởng lực rất mạnh. Bùng một tiếng Vũ Chu khựng lại, y cảm thấy cánh tay tê buốt, còn Trưng Nhị thì khí huyết đảo lộn. Nàng chợt nhớ lời Trần Năng thuật lúc đối chưởng với Vũ Chu. Nàng dùng Phục-ngưu thần chưởng chỉ đấu được có 6 chưởng, sau đó nàng dùng chưởng pháp Cửu-chân thì thắng. Trưng Nhị biết thế, nàng thử vận Phục-ngưu thần chưởng, đánh chiêu thứ nhì, quả nhiên nàng phải lui hai bước, còn Vũ Chu thản nhiên như không. Võ công nàng cao hơn Trần Năng lại nhiều mưu trí, nên chiêu sau chưa phát ra, nàng đã lùi lại nói :
– Vũ tướng quân là anh hùng vô địch, nhưng Thành-đô bị bao vây, Dương-bình quan, Kiếm-các đã mất, đầu hàng đi thôi.
Vũ Chu không trả lời vung chưởng đánh nữa. Trưng Nhị vận sức phóng ra một chiêu Phục-ngưu thần chưởng đỡ chưởng của y, lần này nàng lùi đến ba bước, tới bên cạnh Phật-Nguyệt. Phật-Nguyệt vội đâm một nhát kiếm về phía y, y phải lùi lại ba bước mới tránh khỏi kiếm quang. Y vội rút kiếm giao đấu với Phật Nguyệt.
Sún Lé ngồi trên cây cao thấy Phật-Nguyệt, Trưng Nhị bị vây, nó nghĩ được một kế, bóp miệng hú. Năm Thần-ưng đến đậu quanh nó. Nó lấy đuốc châm vào năm bó cỏ của Thần-ưng rồi chỉ về phía trước. Năm Thần-ưng bay
về phía kho lương, thả năm bó cỏ lửa xuống. Phút chốc năm nơi lửa bốc cháy ngun ngút. Sún Lé thích chí huýt sáo gọi Thần-ưng đến nữa, lần này mỗi Thần-ưng đậu trước mặt nó, nó châm lửa, lại bay đi. Chốc lát trong thành Bạch-đế lửa bốc dậy ngút trời.
Sún Lé hỏi xuống dưới :
– Kho lương cháy rồi, vậy đốt ở đâu nữa bây giờ ?
Trưng Nhị vừa chiến đấu, vừa nói :
– Cứ tiếp tục đốt kho lương nữa đi.
Sún Lé hú lên, từng đoàn trăm Thần-ưng đến đó thả cỏ tẩm dầu xuống. Chốc lát cả chín dẫy nhà chứa lương thảo biến thành biển lửa.
Bên dưới Hồ Đề cùng các võ sĩ Hán mở cổng vào phía Đông thành, quân Hán có voi yểm trợ, tiến vào thành. Trong thành tuy quân Thục quyết tâm chiến đấu, nhưng bị voi tấn công mạnh quá, hàng ngũ rối loạn. Rồi các cửa thành khác cũng mở toang ra, quân Hán ào ào tiến vào.
Sún Lé thích chí cười ha hả. Bỗng một mũi tên xé gió bay đến trước mặt. Nó tránh nhưng không kịp, mũi tên trúng người, nó đau quá la lên một tiếng lớn, rồi rơi từ trên xuống như một trái cây rụng. Trưng Nhị nghe tiếng nó kêu biết sự không lành, vội bỏ trận tuyến lại đưa tay hứng lấy nó. Sức nó rơi mạnh quá, làm nàng cũng ngã chúi về phía trước. Trần Năng nhảy xuống ngựa, bồng Sún Lé lên cấp cứu. Nàng mổ mũi tên ra, lấy thuốc rịt lại cho nó. Lục Sún là những đứa trẻ mồ côi được Hồ Đề đem về nuôi dạy từ nhỏ, chúng nó rất can trường. Dù mũi tên cắm sâu vào thịt, Sún Lé cũng nghiến răng chịu, chứ nó không kêu, không khóc.
Xưa nay Lục Sún sống với nhau như anh em, chúng vội chạy lại hỏi Trần Năng rối rít lên. Trần Năng thấy mũi tên trúng vào mông không nguy hiểm
lắm, an ủi :
– Các Sún cứ yên tâm không sao đâu.
Sún Rỗ chửi thề :
– Đ.m. nó bọn Thục, chúng ông phải tìm thằng nào bắn để trả thù mới được.
Nó nhìn về phía trước, thấy Thần-ưng từng đoàn một lao xuống tấn công một người. Chúng nhận ra là Công-tôn Thiệu. Sún Rỗ nói :
– Anh em ơi ! Thằng Công-tôn Thiệu bắn Sún Lé, Thần-ưng đang đánh trả thù, chúng ta mau tiến lên bắt thằng này cho chim ưng ăn thịt.
Năm Sún cùng hội lại bên Sún Lé hỏi mưu kế. Sún Lé nói:
– Mỗi đứa chúng ta đều mang theo một con trăn, hãy dùng trăn mà bắt thằng Thiệu mới được.
Nguyên bọn Sún đi đâu cũng mang theo một con trăn để trong túi vải đeo bên mình. Bọn trăn này được huấn luyện thành thục để làm vũ khí, Sún Rỗ nói nhỏ với các Sún, rồi cả năm đứa cùng tiến vào vườn hoa gần đó.
Cuộc hỗn chiến tới sáng thì Hán chiếm được toàn thành. Trưng Nhị sai đánh chiêng thu quân, mở rộng bốn cửa thành, cho quân ra đóng bên ngoài chỉ để lại một lữ kị binh để bảo vệ tướng soái. Nàng cho các tướng sĩ kiểm soát bắt hết tàn quân giặc, cứu hỏa những nơi còn đang cháy. Đến sáng mọi việc mới tạm yên.
Trưng Nhị rất quan tâm đến Sún Lé, hỏi Trần Năng:
– Thế nào?
"""