"
Đối Thoại Với Án Tử Hình - Vũ Đức Sao Biển full mobi pdf epub azw3 [Phóng Sự]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đối Thoại Với Án Tử Hình - Vũ Đức Sao Biển full mobi pdf epub azw3 [Phóng Sự]
Ebooks
Nhóm Zalo
Lời nhà xuất bản
Trong thời gian qua, việc thi hành các bản án tử hình đối với trùm ma túy Vũ Xuân Trường, tên cướp Phước tám ngón của các cơ quan pháp luật đã tranh thủ được sự đôàng tình, nhất trí của đông đảo nhân dân. Tính nghiêm minh của luật pháp quốc gia đã được xác lập; công lý ở đời đã được khẳng định. Xa hơn, việc thi hành các bản án tử hình này còn có tác dụng răn đe, giáo dục các loại tội phạm khác.
Việc thi hành các bản án tử hình luôn luôn đặt ra cho người làm công tác pháp luật sự cẩn trọng, sự dè dặt. Một khi đã thi hành xong bản án tử hình, nếu phát hiện có sự sai lầm và dù có thiện chí thú nhận sai lầm, thành tâm cải sửa thì cũng không còn có thể cải sửa được nữa. Cũng vậy, việc xác minh làm rõ mọi chi tiết phức tạp trong một trọng án; việc tôn trọng các chứng cứ trong quá trình lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm pháp y, thực nghiệm hiện trường; việc nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện hồ sơ vụ án để đưa ra những bằng chứng buộc tội; việc đắn đo, cân nhắc trước khi tuyên phạt mức án tử hình là nhiệm vụ cao nhất mà các khâu trong quy trình tố tụng phải triệt để tuân thủ. Tiếc thay trong thực tế, một số hoạt động nghiệp vụ tố tụng đã bị giản lược dẫn đến một số trường hợp tuyên án tử hình chưa chuẩn xác, khiến
Vũ Đức Sao Biển
các cơ quan tố tụng mất nhiều công sức để cải sửa, tạo ra mối hoài nghi trong một bộ phận nhân dân về tính chính xác, tính nghiêm minh của pháp luật.
Nhằm góp thêm một tiếng nói xây dựng với cơ quan tố tụng, Nhà xuất bản Trẻ cho in tập Đối thoại với án tử hình của nhà báo Vũ Đức Sao Biển. Cơ sở của vấn đêà ở đây chính là lòng quý trọng, thương yêu phẩm giá và sinh mạng con người được nhìn qua đôi mắt mẫn cảm của một nhà báo, một nhạc sĩ. Toàn bộ nội dung anh trình bày lấy từ thực tế tuyên án tử hình ở nhiều địa phương khác nhau, đã được anh điêàu tra, tìm hiểu, đúc kết, can thiệp...
Về mặt quan điểm, Đối thoại với án tử hình thể hiện rõ rệt tính chất đối thoại. Đối thoại là con đường đưa đến sự đôàng cảm, sự nhất trí. Thảng hoặc, có đôi chỗ văn chương, ngôn ngữ chưa mềm mại lắm thì đó cũng chính là tính chất của đối thoại. Ý hướng cao nhất mà tác giả vươn tới là phải hoàn toàn nghiêm túc, công minh khi tuyên phạt một bản án tử hình.
Nhà xuất bản Trẻ xin gởi đến bạn đọc tập sách nhỏ này, góp thêm một tiếng nói trong việc thực thi pháp luật. Đối thoại với án tử hình vừa mang dấu ấn của một bút ký văn học, vừa mang dấu ấn của một phóng sự điều tra. Hy vọng tập sách nhỏ này đón nhận được sự đồng cảm của đông đảo bạn đọc.
Nhà xuất bản Trẻ
8
Đối thoại với án tử hình
Lời tác giả
Tôi đang sống trong một thời điểm thiêng liêng nhất: giờ giao thừa của năm Kỷ Mão chuyển qua năm Canh Thìn. Giờ phút này, nhiều người đang an vui, đoàn tụ, quây quần với gia đình. Tôi chọn một vùng núi non im ắng hoang dã, tĩnh tâm suy nghĩ và trong thời điểm thiêng liêng này, tôi cũng đang nói về một vấn đề hết sức thiêng liêng: mạng sống của con người qua các án tử hình.
Chế độ chúng ta vốn quý trọng con người, quý trọng phẩm giá làm người. Tuy nhiên, trong một giai đoạn mà sự phát triển của xã hội đang diễn ra quá nhanh, những loại tội phạm nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, lương tri nơi một số cá nhân gây án hầu như không còn nữa thì Bộ luật Hình sự cho phép cơ quan tố tụng đề nghị và tuyên mức án cao nhất: tử hình.
Khi quyết định xóa đi cuộc sống của một trọng phạm, từ Cơ quan Cảnh sát điều tra ra kết luận điều tra, từ Viện Kiểm sát ra cáo trạng đề nghị khung hình phạt và mức án đến các vị trong Hội đồng xét xử, các cấp Tòa, Đội thi hành án... ai ai cũng cảm thấy trái tim đau đớn. Ngay cả những người không biết trọng phạm ấy là ai, đọc trên báo thấy đưa tin đã thi hành án tử hình, lòng cũng ngậm ngùi xót thương cho một số phận. Nhiều người đã nằm xuống bởi sự
9
Vũ Đức Sao Biển
trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật quốc gia vì những tội ác của họ gây ra là không thể dung thứ được.
Thế nhưng, vấn đề là con đường đi đến án tử hình. Ở nơi nầy nơi khác, do định kiến ban đầu, do non yếu nghiệp vụ, do cả tin vào hồ sơ, do chạy theo thành tích, đã có những vụ án oan và đã tuyên những bản án tử hình vội vã. Tôi có một số trường hợp có thể chứng minh rằng thực tế đáng sợ trên đây là có thật. Và chính vì vậy, bằng tất cả lương tâm của người cầm bút có trách nhiệm trước cuộc sống, trước số phận con người, tôi viết tập sách Đối thoại với án tử hình.
Cũng như những tập sách khác của tôi, quan điểm của tập sách nầy là đối thoại. Bản chất đối thoại là thẳng thắn, cởi mở, biết lắng nghe và biết khắc phục, sửa chữa. Nếu có những sự kiện thật, con người thật được đưa ra thì đơn thuần đó chỉ là những thí dụ để chứng minh rằng tôi không nói sai sự thật, không hư cấu những tình huống, không nói thêm ngoài những điều mắt thấy, tai nghe sau khi đã được tham khảo hồ sơ. Toàn bộ nội dung tập sách dừng lại ở chỗ đặt vấn đề để chúng ta cùng suy ngẫm, cùng tìm ra giải pháp tối ưu giải quyết một phần hay toàn thể vấn đề.
Đạo Khổng thường ca ngợi cái “xích tử chi tâm “(trái tim trong sáng của đứa hài nhi còn đỏ hon hỏn). Thánh kinh của đạo Thiên Chúa cũng có câu: “Hãy để con trẻ đến cùng ta”. Từ xưa, nhân loại đã biết yêu sự hồn nhiên bởi chính sự hồn nhiên mới là bản chất của trái tim con người. Nhân loại cũng đã quá khổ sở với những lý luận dù lý luận được xem là bằng chứng của sự minh triết vẫn làm
10
Đối thoại với án tử hình
cho con người dễ xa nhau. Tôi viết tập sách nầy với tất cả sự hồn nhiên của một nhà báo viết văn, biết đau với nỗi đau của số phận con người. Ở một chừng mực nào đó, tôi là một “con trẻ”, một “xích tử” đang xin được đối thoại với các cơ quan tố tụng và bạn đọc bằng thứ ngôn ngữ hồn nhiên nhất. Có thể ở chỗ nầy chỗ kia, giọng điệu chưa mềm mại lắm nhưng tính chân tình thì rất thật.
Sai lầm trong công tác tố tụng là một điều mà pháp luật hoàn toàn không cho phép, dù tỉ lệ có nhỏ đến cỡ một phần ngàn. Sai lầm trong những bản án nhẹ đã đáng sợ huống chi sai lầm trong những bản án tử hình. Tuy nhiên, sự sai lầm trong bản án tử hình cũng chưa đáng sợ. Điều đáng sợ là não trạng không mạnh dạn thú nhận sai lầm, biết sai mà vẫn tiến tới, vẫn làm nhân danh thành tích, vị trí, vai vế. Và vì là công dân có ý thức tôn trọng pháp luật, chúng tôi có quyền đề nghị các cơ quan luật pháp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người làm án oan cho các công dân vô tội theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự.
Tôi xin cám ơn Nhà xuất bản Trẻ cho phép in quyển sách nầy, xin cám ơn sự góp ý, phê bình,chỉ giáo thêm của các bạn đọc. Đơn giản, quyển sách nầy chỉ góp thêm một tấc lòng gởi lại cho cuộc sống.
Núi Takou, Bình Thuận, ngày mồng Một năm Canh Thìn Vũ Đức Sao Biển
11
Vũ Đức Sao Biển
CHƯƠNG 1
Tôi biết có một người không đáng chết
Ngày 18-12-1998, tôi nhận được một cuộc điện thoại của một người không cho biết tên gọi vào máy di động của mình. Ban đầu, tôi hơi ngạc nhiên bởi lẽ ít ai ngoài những bạn bè, đồng nghiệp thân quen biết được số máy ấy. Nhưng nội dung cuộc gọi ấy đã làm cho tôi quên đi sự ngạc nhiên:
- Thưa ông, ông có phải là nhà báo Vũ Đức Sao Biển? - Dạ, chính là tôi.
- Ông có thể cho phép tôi nói chuyện một phút được không? - Dạ, thưa được. Xin ông cứ nói ngắn gọn.
- Vâng. Cũng chẳng có gì dài dòng lắm đâu. Tôi xin báo tin để ông rõ: bị cáo Phạm Văn Toán tức Lê Mạnh Toàn, người được ông lên tiếng trên Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh để xin được giảm tội chết đã bị thi hành án tử
12
Đối thoại với án tử hình
hình sáng ngày 15-12-1998. Cả gia đình họ đang đau đớn, không dám báo tin cho ông vì biết ông nghe tin cũng sẽ đau đớn không kém. Nhưng tôi là người hàng xóm, tôi nghĩ nên báo cho ông hay. Dù sao, tôi nghĩ phải có một lời cám ơn tấm lòng của ông đã ra sức bảo vệ mạng sống của chàng thanh niên bất hạnh nầy. Nhưng lực bất tòng tâm ông à. Tôi sấp mình cầu nguyện Đức Bà Maria phù hộ cho ông được hạnh phúc, mạnh khỏe để dũng cảm đấu tranh, đối thoại; giúp những người không đáng tội tử hình thoát khỏi bản án tử hình. Tôi xin chào ông.
Tôi buông rơi chiếc điện thoại, gục xuống trên bàn và khóc. Phạm Văn Toán tức Lê Mạnh Toàn! Tôi chưa hề gặp người thanh niên ấy; tấm ảnh được chụp đưa lên báo là do một phóng viên ảnh khác thực hiện tại trại giam Chí Hòa. Nhưng tôi biết rõ người thanh niên nầy, thậm chí tôi thuộc được cả lý lịch của anh ta bởi tôi đã bỏ ra năm ngày ròng rã để nắm lại trường hợp phạm tội và viết hai bài liên tiếp trên Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh để mong cứu anh ta thoát khỏi bản án tử hình mà các cấp tòa đã tuyên.
Phạm Văn Toán tức Lê Mạnh Toàn là con của ông Phạm Văn Thỉnh và bà Vũ Thị Tuyết. Vì hoàn cảnh gia đình, bà Tuyết bỏ vào Nam sinh sống, ông Thỉnh giữ con lại ở Hải Phòng. Bà Tuyết vào Sài Gòn năm 1975, bước thêm một bước nữa. Năm 1984, ông Thỉnh dắt con vào Nam, đi kinh tế mới tại Lộc Ninh, Bình Phước. Ông cũng đi thêm một bước nữa, có với người vợ sau bốn đứa con.
13
Vũ Đức Sao Biển
Đã thất học, lại phải làm lụng vất vả, năm 1995, Phạm Văn Toán về thành phố Hồ Chí Minh với một mơ ước vừa đáng sợ vừa lãng mạn: tìm lại bà mẹ ruột của mình. Đói ăn, cậu ra công viên Quách Thị Trang cướp giật tài sản công dân, bị Công an quận 1 tạm giam đợi ngày đưa đi cải tạo lao động. Trong trại tạm giam, cũng vì thèm ăn và bị một bạn tù là anh Nguyễn Hữu Hưng dè bỉu, Toán đã lấy quyền của một trưởng buồng đá vào ngực anh Hưng ba cái. Anh Hưng chết ngay trên đường đi cấp cứu; Toán phạm tội giết người theo Điều 101 của Bộ luật Hình sự năm 1985. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm, tuyên án tử hình. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm, y án sơ thẩm.Tháng 5-1998, tôi nhận được đơn kêu cứu của bà Tuyết mới biết được vụ nầy. Báo chúng tôi nghĩ nên có tiếng nói đề đạt lên các cơ quan pháp luật cấp cao của nhà nước để xin ân giảm cho Toán xuống còn án chung thân.
Điều hiển nhiên là Toán đã phạm tội giết người. Nhưng xét trường hợp của Toán, động cơ mục đích phạm tội là vì miếng ăn chứ bản chất của Toán không phải là côn đồ, hung hãn. Đọc hồ sơ vụ án, kết luận pháp y cho biết anh Hưng nghiện ma túy nặng và có bệnh hở van tim. Nói cách khác trường hợp tử vong của anh Hưng không hẳn là do bị Toán đá ba cái. Tôi không hề dám xúc phạm người đã chết nhưng tôi vẫn có cơ sở để tin rằng nếu không bị Toán đá, thì với sức khỏe ấy, anh Hưng cũng không thể sống lâu bởi chứng nghiện ma túy và chứng hở van tim của mình. Toán mới phạm tội lần đầu, và khi thấy nạn nhân ngã ra, Toán đã đập cửa buồng kêu cứu
14
Đối thoại với án tử hình
với cán bộ trại giam. Điều nầy cho thấy Toán không cố ý giết anh Hưng, việc anh Hưng ngã ra bất tỉnh và sau đó tử vong là điều mà Toán hoàn toàn không ngờ đến. Toán không phải là một thứ đại bàng trong trại giam.
Với những nhận định ấy, tôi đã mạnh dạn và công khai xin các cơ quan tố tụng cấp cao của nhà nước giảm án tử hình cho Toán, phạt Toán án chung thân để Toán còn có cơ hội sống còn và tự cải tạo mình. Người Trung Quốc có câu: “Thiếu nợ phải trả tiền, giết người thì đền mạng”. Nhưng pháp luật của chúng ta vốn rất nhân đạo; tôi hy vọng Toán được may mắn hưởng ân huệ của tinh thần nhân đạo ấy. Tôi vốn chẳng ưa gì những loại đại ca, đại bàng trong trại giam; những kẻ đã mất hết tính người, lấy sự hành hạ, vũ nhục thân xác và nhân phẩm của những bạn tù làm trò giải trí. Họ đã gây ra nhiều cái chết thương tâm cho những người tù mới và, thậm chí cho những người vô tội. Nhưng tôi vẫn thường nghĩ lại: tại sao một đất nước văn minh và giàu tinh thần nhân đạo, nhân ái như đất nước chúng ta mà vẫn còn nạn đại bàng hành hạ, giết chóc tù nhân trong trại giam? Tại sao ở nơi nầy nơi khác, các giám thị trại giam không kiên trì chỉ dạy cho các phạm nhân phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau mà vẫn còn lơ là để cho tù cũ hiếp đáp tù mới?
Có những dư luận lên án chung chung nạn đại bàng trong trại giam mà chưa dám hoặc không dám đề cập đến trách nhiệm của người giám thị khi để xảy ra nạn đại bàng nầy. Khi xảy ra một vụ án đại bàng hành hạ gây thương tích hay gây
15
Vũ Đức Sao Biển
tử vong cho một tù nhân, chúng ta chỉ làm khâu cuối cùng: đem tên đại bàng ấy ra xử, chồng án sau vào án trước. Ở một khía cạnh rất triết lý, khi nào còn nạn đại bàng trong trại giam là phẩm giá nền pháp luật đầy tinh thần nhân đạo và văn minh của chúng ta còn bị thương tổn. Trại giam là một xã hội thu gọn và vì tính chất đặc biệt của nó nên không thể để cho tội ác xảy ra trong trại giam. Hiểu ở một nghĩa bình thường, trại giam là nơi người phạm tội hoặc người có dấu hiệu phạm tội phải trả giá tương xứng cho hành vi tội ác mà họ đã gây ra. Hiểu ở một nghĩa tích cực hơn, trại giam là một nơi cải tạo, trả lại phẩm giá làm người cho người phạm tội hay có dấu hiệu phạm tội mà họ đã lỡ đánh mất đi qua một hay nhiều hành vi tội ác. Cho nên khi còn nạn đại bàng là hai chữ cải tạo vẫn chưa tròn hết ý nghĩa, là pháp luật còn bị xâm phạm. Tôi muốn nói đến trách nhiệm của cán bộ quản lý phòng giam số 6 nơi Toán gây án. Hành vi manh động của Toán không chỉ riêng Toán phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chính từ những suy nghĩ như vậy, chúng tôi tin rằng các cơ quan pháp luật cấp cao sẽ có cơ sở để ân giảm án tử hình, phạt Toán án chung thân. Dẫu sao, về mặt tình cảm, Toán vẫn là một thanh niên mới lớn lên, thiếu thốn tình yêu thương của người mẹ. Một đứa con biết ra đi tìm mẹ thì không thể là một đứa con tồi. Tôi vẫn tin vào đạo đức của những người có lòng hiếu thảo và riêng với Toán, tôi nghĩ người thanh niên nầy vẫn còn có cơ hội để hối cải, vươn lên làm người lương thiện được. Khi tiếp xúc với luật sư Trần Thế Hiển, người bào chữa chỉ định đã hết lòng hết sức với bị cáo, tôi được biết Tòa
16
Đối thoại với án tử hình
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xác minh lý lịch của Toán thật kỹ, đặc biệt là về địa chỉ cha mẹ ruột của Toán. Điều này có nghĩa là hướng Tòa xử sẽ ở khung án cao nhất của Điều 101 Bộ luật Hình sự năm 1985. Nhưng dẫu sao, đốùi với một luật sư nhiều năm trong nghề như ông Trần Thế Hiển và một nhà báo giàu lòng tin vào trái tim con người như tôi, chúng tôi vẫn nghĩ Tòa án nhân dân tối cao sẽ giám đốc thẩm bản án, giảm cho Toán xuống mức án chung thân...
Nhắc lại buổi trưa ngày 18-12-1998, lúc tôi nhận được tin báo qua điện thoại rằng Toán đã bị thi hành án tử hình vào sáng ngày 15-12-1998. Tôi gục mặt xuống bàn và bật khóc. Phạm Văn Toán tức Lê Mạnh Toàn, người tử tội mà tôi chưa hề gặp mặt một lần, đã nằm im trong lòng đất. Trưa ấy tôi bỏ bữa ăn, chạy vội đến thăm gia đình mẹ Toán. Bà bật khóc như mưa khi thấy tôi bước vào: “Tôi biết ông đã hết lòng cứu mạng sống cho cháu, nhưng ông ơi...”. Nhà có hai thanh niên, mồ hôi nhễ nhại. Họ nói: “Chúng cháu vừa đi cải táng cho anh ấy về đây. Cả nhà đau đớn lắm chú ạ”. Và họ cũng khóc. Tôi chào cả nhà ra đi, trái tim chìm xuống, nặng trình trịch. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy thấm thía niềm đau của một người làm báo về sự thất bại.
Tôi lớn lên, chỉ được học văn chương Việt Nam, văn chương Trung Hoa và triết học Đông phương. Tôi chưa có một ngày nào được học luật nhưng cuộc sống oái oăm đã đưa đẩy tôi vào làm Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và chuyên viết trang Tòa án, đặc trách loại bài giải oan, minh oan cho
17
Vũ Đức Sao Biển
những người bị oan khuất. Những kiến thức pháp luật của tôi, nếu có, được thể hiện trong các bài viết, hoàn toàn là do tôi học ở sách vở, học ở những lần đi dự các phiên tòa và học ở những đồng nghiệp trong cơ quan. Tôi thường nhìn mọi sự kiện trên đời bằng đôi mắt của một nhà văn, một nhạc sĩ.. Nhưng tấm lòng vốn thiết tha với cuộc sống, tôi lao vào đời làm báo bằng tất cả sự say mê và bằng lòng nhiệt thành. Cơ quan giao cho tôi nhiệm vụ vinh quang: đi giải oan, đi minh oan cho những người bị oan khuất. Tôi làm việc đó mà thiếu suy nghĩ, thiếu sự công bằng, thiếu lòng tự trọng thì giá trị ngòi bút của mình chẳng đáng một đồng xu.
Với tôi, Phạm Văn Toán tức Lê Mạnh Toàn là một người không đáng chết. Yêu cầu cao nhất của bản án là trừng trị một tên đại bàng đã phạm tội giết người trong trại giam để răn đe, làm gương cho những tên đại bàng khác thì tôi đảm bảo Toán không hề là một tên đại bàng. Người thanh niên ấy phạm tội vì miếng ăn, vì ngu dại. Và chỉ có vậy.
Với tôi Phạm Văn Toán tức Lê Mạnh Toàn là một người không đáng chết.
18
Đối thoại với án tử hình
CHƯƠNG 2
Tôi biết có hai người suýt bước vào cõi chết
Giữa cõi sống và cõi chết của một bị cáo chỉ có một sợi tơ mong manh. Sợi tơ ấy là lời tuyên án của ông (hoặc bà) chủ tọa Hội đồng xét xử, đặc biệt là trong phiên tòa sơ thẩm. Tất nhiên, ai cũng có thể hiểu lời tuyên án ấy có được là dựa trên hồ sơ vụ án; kinh qua thời gian xét xử, lời buộc tội của đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố, lời bào chữa của luật sư, phần tham gia nghị án của các thẩm phán khác và của hội thẩm nhân dân. Bản thân một hồ sơ vụ án cũng bao gồm nhiều thứ giấy tờ mà ta thường gọi là các bút lục: quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt, lệnh khám xét, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm pháp y, biên bản thu hồi vật chứng, các bản khai cung và lời nhận tội của bị can, các biên bản ghi lời khai của các nhân chứng, biên bản hiện trường, kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra, cáo trạng của Viện Kiểm sát và các thứ giấy tờ khác liên quan
19
Vũ Đức Sao Biển
đến vụ án. Nói cách khác, để có một hồ sơ vụ án, phải có sự tham gia của nhiều người, nhiều cơ quan; phải kinh qua một thời gian điều tra, xác minh, kết luận, truy tố; phải có một trí tuệ tập thể để giải quyết một cách tương xứng và đúng pháp luật một hành vi tội ác mà bị cáo đã gây ra.
Yêu cầu của Luật Tố tụng hình sự chặt chẽ đến như vậy, tưởng như mọi chuyện đã rõ ràng, tưởng như cả ba cơ quan tố tụng gồm Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án đã tỏ tường mọi sự trước khi tuyên án nhưng thực tế đã có những sai sót xảy ra. Tôi biết có hai người suýt bước vào cõi chết và họ đã thoát ra nỗi oan ức trọn đời chỉ nhờ phép lạ. Nói cách khác, nếu không có phép lạ xảy ra thì cả hai người ấy sẽ chết, không chết về phần xác cũng chết về phần hồn.
Người thứ nhất là anh Trần Văn Chiến, hiện cư ngụ tại xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Năm 1978, đồng chí Phạm Văn Sên, Trưởng Công an xã, bị giết trong một khu gò mả. Đồng chí Sên là một người rất khỏe mạnh, bị một vật tày đánh vào gáy, chết trong tư thế gục người xuống vũng nước. Lúc bấy giờ, chưa có Cơ quan Cảnh sát điều tra mà chỉ có cán bộ chấp pháp của Cảnh sát hình sự. Các cán bộ chấp pháp nhận định rằng để có thể hạ gục một người khỏe mạnh như đồng chí Sên phải có ít nhất hai kẻ gây án cùng tấn công. Chính nhận định ban đầu sai lầm ấy đã dẫn đến một hậu quả đau xót cho một thanh niên vô tội phải vào tù mười sáu năm ba tháng oan ức về sau. Người đó là anh Trần Văn Chiến.
20
Đối thoại với án tử hình
Trần Văn U, kẻ giết anh Sên vì một mối tư thù, đã bỏ trốn khỏi địa phương. Cơ quan Công an đã không tìm ra được thủ phạm, phát lời kêu gọi quần chúng tố giác. Sau ba ngày suy nghĩ, anh Chiến quyết định đến cơ quan công an tố giác Trần Văn U. Anh biết chính U là kẻ gây án bởi gây án xong, U chạy ngang nhà anh lúc anh đang ngồi nói chuyện với bà con hàng xóm và lấy của anh một xách tay cũ để đựng quần áo trốn đi. Thế nhưng kiểu ăn nói của anh rất ngập ngừng, ý tứ lại không rõ nên cán bộ chấp pháp không cần nghe anh tố cáo, bắt giữ anh luôn. Chiếc quần anh mặc có một vết mủ cây đã cũ bị cán bộ chấp pháp gọi đó là vết máu của nạn nhân! Anh bị bắt tạm giam và khởi tố với hai tội danh giết người và cướp tài sản của công dân (thời ấy chưa có Bộ luật Hình sự, hai tội danh nầy được ghi rõ trong Sắc lệnh số 10 của Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam).
Do vội vàng muốn kết thúc vụ án, cán bộ chấp pháp cáo buộc Chiến đã cùng U giết đồng chí Sên. Chiến không nhận tội, họ đã dùng nhục hình buộc Chiến phải nhận tội. Vấn đề gay go là vụ án không còn vật chứng, họ đưa đại ra một khúc cây và buộc Chiến phải xác nhận đó là hung khí gây án. Chịu đòn không được, và hy vọng mong manh đến lúc ra tòa còn có thể phản cung nói hết sự thật, Chiến đành ký tên nhận tội. Viện Kiểm sát tỉnh Tiền Giang cứ vậy mà truy tố Chiến với hai tội danh trên.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử hai bị cáo Trần Văn Chiến và Trần Văn U (vắng mặt) diễn ra đầy tính bi kịch. Chiến khóc, không
21
Vũ Đức Sao Biển
nhận tội nhưng chẳng ai trong Hội đồng xét xử tin tưởng đó là sự thật. Kiểm sát viên giữ quyền công tố thì rất giận dữ, cho rằng Chiến là kẻ ngoan cố. Ông đề nghị mức án cao nhất: tử hình. Điều may mắn là vị chủ tọa phiên tòa đã ngờ ngợ. Ông cảm thấy giữa lời khai nhận của Chiến trong hồ sơ và trước phiên tòa hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Điểm nổi bật nhất là vật chứng của vụ án - một đoạn cây vuông - hoàn toàn khác biệt với lời mô tả vết thương trên cổ nạn nhân “do vật tày tròn tác động vào”. Chính những điều ngờ ngợ đã khiến ông nghĩ lại và trong lúc nghị án, ông đã quyết định phạt Chiến tội chung thân. Như vậy là anh suýt bước vào cõi chết bởi nếu tòa tuyên án tử hình thì có lẽ anh sẽ bị tử hình.
Bản án không có kháng cáo; Chiến bị đưa đi trại Gia Trung (nằm giữa đèo Mang Yang và An Khê, tỉnh Gia Lai). Chiến ở đây, lao động ròng rã mười sáu năm ba tháng. Chiến tuy không đọc được Lỗ Tấn nhưng vẫn thấm đẫm chủ nghĩa A.Q. Anh tự an ủi “Cái số mình nó như vậy, phải chịu như vậy”. Điều anh xót xa nhất là ở quê nhà còn có một mẹ già và hai công ruộng. Mẹ anh sẽ ra sao nếu sống không có anh, lại mang tiếng là mẹ của một đứa con giết người, cướp tài sản? Chị Sên và các đứa con của chị sẽ nhìn bà bằng đôi mắt nào nếu họ tin rằng Chiến đã tham gia giết anh Sên? Điều tệ hại nhất là các cơ quan chính quyền đã họp dân, đưa vụ án Trần Văn Chiến giết người cướp của ra để mọi người lên án! Cái màn kịch hài hước đó đã áp đảo và đô hộ dư luận đến nỗi không một bà con nào dám lên tiếng làm chứng rằng Chiến là người không có tội. Ở thời điểm ấy, rõ ràng là đã có
22
Đối thoại với án tử hình
một thái độ ngụy tín tập thể về trường hợp Trần Văn Chiến. Chiến đau đớn muôn phần, nhiều lần đã nghĩ đến cái chết. Nhưng một mối tình đã đến với anh: trong một lần đi lao động, anh gặp một cô gái nghèo từ Bình Định lên Gia Lai lập nghiệp. Họ yêu thương nhau. Và anh mong ước có một ngày về...
Và phép lạ đã xảy ra. Theo lệnh truy nã của Cục Cảnh sát hình sự, Công an huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt được Trần Văn U. Ngày bỏ trốn sau khi gây án, U xuống Cà Mau, che chòi giữa rừng U Minh làm nghề cá. Hai năm sau, U cưới vợ, một phụ nữ ngoan hiền. Họ có với nhau được ba mặt con. Năm 1995, phong trào quần chúng phát hiện các đối tượng có lệnh truy nã lên cao, U sợ bị lộ, dẫn vợ con về huyện Xuyên Mộc kiếm đất làm rẫy. Gần như U đã mai danh ẩn tích trọn vẹn nhưng khuôn mặt U có một vết chém ngang má phải đã theo anh ta đi suốt đời. Qua tấm ảnh do Phòng Tàng thư Công an tỉnh Tiền Giang cung cấp được Cục Cảnh sát hình sự cho phóng lớn đăng vào lệnh truy nã, Công an Xuyên Mộc đã tìm ra đúng Trần Văn U. Họ bắt giữ U và mời Công an Tiền Giang lên di lý đối tượng về.
Trong trại giam, trước cán bộ điều tra, U đã thú nhận toàn bộ sự thật về vụ giết đồng chí Phạm Văn Sên. Lời nhận tội của U có hai điều đáng quan tâm: một - chỉ có một mình Trần Văn U giết đồng chí Sên bằng động tác đập cây tròn vào gáy và hai - gây án xong, U chạy ngang nhà Chiến, lấy đại túi xách cũ của Chiến rồi bỏ trốn. Nói cách khác Chiến
23
Vũ Đức Sao Biển
hoàn toàn vô tội, bản án chung thân dành cho anh là án oan. “Chúng ta đã sai quá rồi, sai thì mạnh dạn thú nhận sai lầm và không nên bưng bít dư luận” - Trung tá Nguyễn Thanh Phong, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tiền Giang đã nói với tôi như vậy. Ông giúp tôi vào trại giam gặp mặt và nói chuyện với Trần Văn U. Rồi tôi về Gò Công Đông, tìm gặp Trần Văn Chiến mới được thả về để tìm hiểu lại vụ án oan nầy.
Chiến đã trở thành người đàn ông trung niên; mái tóc đã nhiều sợi bạc. Người trong xóm xa lánh anh, bởi vì dưới mắt họ, anh chỉ là một tên tù phạm trọng tội mới được tha về. Đúng ra là các cơ quan pháp luật đã thả anh về; giữa chữ tha và chữ thả khác nhau chỉ có dấu hỏi nhưng ngữ nghĩa cách xa một trời một vực. Địa phương đã quên một động tác hết sức cần thiết: họp dân lại để minh oan cho anh. Hóa ra, việc họp dân để nghe tội trạng của anh được làm nhanh hơn; việc kết tội một người là cần thiết hơn. Cái tư duy vị thành tích quả đã sai lầm đến cùng cực đến nỗi người ta sợ họp dân minh oan cho anh là tự thú nhận sai lầm. Trần Văn Chiến nói: “Bây giờ tôi xin làm mướn kiếm ngày vài chục cũng không ai muốn thuê. Ngày đó, Tòa tuyên tôi tội “chung thân”, tôi hoàn toàn không biết chung thân là phải thế nào. Vào tù rồi, mới biết mức án chung thân chỉ thua mức án tử hình; anh em bạn tù bảo tôi còn may mắn”. Một người vô tội, phải ở tù 16 năm 3 tháng mà tự nghĩ mình còn may mắn thì pháp luật ở đâu, công lý ở đâu?
24
Đối thoại với án tử hình
Ngày 14-8-1998, Thiếu tướng Nguyễn Việt Thành, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, tiếp tôi trong văn phòng của ông tại Công an tỉnh. Ông đã đọc hai bài báo của tôi viết về Trần Văn Chiến. “Sự việc quả thật đau lòng”. Ông nói: “May mắn là chúng tôi được Công an Xuyên Mộc giúp đỡ bắt giữ Trần Văn U mới phát hiện được nỗi oan Trần Văn Chiến. Nhưng xin anh nhớ cho rằng việc bắt và khởi tố Chiến không phải là do anh em chúng tôi làm. Lớp cán bộ chấp pháp cũ bây giờ đã nghỉ hưu hết rồi. Chúng tôi mới lên kế thừa, phải khắc phục sai lầm của những người cũ. Tôi đã chỉ đạo cho Cơ quan Cảnh sát điều tra làm tất cả mọi việc nhanh nhất để minh oan cho Trần Văn Chiến”.
Có cái mất mát có thể đáp đền lại được như trường hợp của anh Trần Văn Chiến. Còn trường hợp của anh Bùi Minh Hải ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai thì chuyện đáp đền đã được thực hiện nhanh, nhưng cái mất mát vẫn đi theo anh trọn đời.
Có một phụ nữ bị hiếp dâm, giết chết và bị cướp một chiếc đồng hồ. Gần hiện trường xảy ra vụ án, cơ quan điều tra thấy một chiếc đồng hồ khác. Công tác xác minh cho biết đó là chiếc đồng hồ của anh Bùi Minh Hải. Bùi Minh Hải bị bắt, bị nhục hình và ép cung, buộc phải nhận một lúc ba tội giết người (Điều 101), hiếp dâm (Điều 112) và cướp tài sản của công dân (Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 1985).
Nhiệm vụ chứng minh một người có tội hay không có tội là nhiệm vụ của cơ quan điều tra. Ở đây, Cơ quan Cảnh sát
25
Vũ Đức Sao Biển
điều tra Công an tỉnh Đồng Nai chỉ làm một việc đơn giản là chứng minh anh Hải có tội mà không cần nghe những lời kêu oan, không để ý đến bằng chứng chứng minh anh ngoại phạm. Các điều tra viên đã dùng nhục hình đến nỗi anh Hải bị gãy xương quai hàm và xương quai xanh. Bùi Minh Hải đành phải đau đớn thú nhận mình đã hiếp, đã giết và cướp chiếc đồng hồ của nạn nhân để mong còn được sống sót. Đối với cơ quan điều tra, đó là một thành tích (lại thành tích!) nhưng đối với một công dân vô tội thì điều đó có nghĩa là bản án tử hình đã treo lơ lửng trên số phận của họ. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai cứ vậy mà truy tố và Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai cứ vậy mà đưa vụ án và bị cáo Bùi Minh Hải ra xét xử. Hóa ra, trên cơ sở được cấu tạo bởi những điều giả dối, cả ba cơ quan tố tụng đều tin đó là sự thật. Sự giả dối quả đã đô hộ trái tim con người, làm tàn đi chút nhân ái, nhân đạo cuối cùng!
Với ba tội danh trên, Bùi Minh Hải cầm chắc bản án tử hình trong tay. Điều may mắn duy nhất cho anh là chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nầy là một nữ thẩm phán. Bà đã tuyên anh bản án chung thân mặc cho những lời kêu oan của anh vang lên suốt phiên tòa. Sau nầy, khi anh Hải được minh oan, bà trả lời báo chí rằng sở dĩ bà chỉ tuyên án chung thân là vì đọc hồ sơ vụ án, bà vẫn còn ngờ ngợ, không dám tuyên hết khung. Bản án chung thân đối với Bùi Minh Hải có hai điểm cần suy nghĩ. Một là - nó thể hiện ở chừng mực nào đó tính nhân đạo của Hội đồng xét xử vì với cả ba tội danh trên, hai chữ chung thân tuy có nghiêm minh nhưng
26
Đối thoại với án tử hình
vẫn chưa tương xứng với hành vi gây án (nếu có thật). Hai là - còn ngờ ngợ mà đã tuyên án chung thân là một câu nói rất khó nghe bởi lẽ một thẩm phán hành xử quyền lực của quốc gia trao cho như vậy là vi phạm pháp luật. Trong quyền hạn được cho phép, đáng lý ra bà phải tuyên bố tạm đình chỉ xét xử, trả hồ sơ lại cho cơ quan điều tra làm rõ những điều “ngờ ngợ”; thậm chí bà còn có quyền tuyên bố bị cáo không phạm các tội trên và trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa. Hễ đã tuyên án thì không còn gì đáng ngờ ngợ; mà đã ngờ ngợ thì không được phép tuyên án. Cái kinh nghiệm nuớc đôi vừa ngờ ngợ vừa tuyên án là một thứ kinh nghiệm nguy hiểm, không được phép tồn tại trong hoạt động tố tụng.
Bùi Minh Hải đành phải mang một bản án chung thân và hai thương tích trọn đời. Tất nhiên, anh có làm đơn kháng án như thủ tục tố tụng hình sự cho phép. Bỗng nhiên, phép lạ xảy ra: Công an Đồng Nai bắt được tên tướng cướp Nguyễn Văn Tèo. Tèo khai ra một loạt những trọng án mà anh ta đã thực hiện, trong đó có vụ hiếp dâm, giết chết và cướp tài sản của chị phụ nữ ở Nhơn Trạch. Đến lúc đó, cả ba cơ quan tố tụng mới biết những sai lầm nghiêm trọng trong vụ Bùi Minh Hải. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai đã làm một việc rất dũng cảm: ký lệnh tha ngay cho công dân Bùi Minh Hải và thú nhận những sai lầm của mình trước dư luận báo chí. Việc làm nầy của Viện Kiểm sát là không đúng với quy định tố tụng hình sự nhưng như bà Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Đồng Nai nói với báo chí: “Chúng tôi biết làm như vậy
27
Vũ Đức Sao Biển
là sai quy định luật pháp nhưng không có một quy định nào lớn hơn sinh mạng của công dân”. Phát biểu của bà Phan Thị Diệu thật chân tình, gây được sự đồng cảm lớn lao trong dư luận quần chúng.
Số phận của Bùi Minh Hải sẽ ra sao nếu cơ quan công an không bắt được Nguyễn Văn Tèo hoặc có bắt được nhưng Tèo vẫn giấu vụ trọng án mà anh ta gây ra ở Nhơn Trạch? Hãy tưởng tượng chuyện Tòa phúc thẩm xử y án sơ thẩm và một trường hợp Trần Văn Chiến thứ hai được lặp lại. Tôi cứ nghĩ đến tiếng kêu oan khuất đau thương của công dân không được một ai trong suốt tiến trình tố tụng để ý tới mà lấy làm xót xa cho số phận con người.
Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định rõ các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Những cán bộ tham gia tố tụng vụ án tiêu biểu trên đây đã vi phạm các Điều 231 (tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội), Điều 237 (tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật), Điều 234 (tội dùng nhục hình), Điều 235 (tội bức cung) và Điều 241 (tội cung cấp tài liệu sai sự thật). Bao giờ thì họ bị truy cứu trách nhiệm theo đúng những tội danh đó, ra trước tòa án để nghe sự phán quyết của luật pháp quốc gia về những hành vi sai lầm và phạm pháp của họ? Có cái gì đền bù được hai vết thương trọn đời của Bùi Minh Hải và mười sáu năm ba tháng sống trong trại giam của Trần Văn Chiến? Có gì đền bù lại được uy tín của luật pháp quốc gia, tính nghiêm minh của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà những người trên đây đã xâm hại? Hãy chỉ ra
28
Đối thoại với án tử hình
cho tôi một hướng xử lý đúng pháp luật nhất, phù hợp với đạo lý nhất ngoài các biện pháp họp kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý nội bộ và rút tiền địa phương ra đền cho công dân.
Ở đây, cần phải kêu gọi một điều: lòng nhân ái. Tôi mong những người làm công tác trong các khâu của quy trình tố tụng hãy lắng nghe tiếng kêu oan của các bị can. Ngay từ khi mới bị bắt, bị can đã kêu oan. Chỉ cần một chút nhân ái, một chút quan tâm đến lời kêu oan đó, anh sẽ cố gắng để tìm ra được sự thật là công dân bị bắt oan ức; anh khỏi làm phiền đến các cơ quan tố tụng khác và bản thân anh cũng tránh khỏi tội lỗi, ít ra là trước lương tâm của chính mình.
Vâng, trước lương tâm của chính mình.
29
Vũ Đức Sao Biển
CHƯƠNG 3
Và một người chưa đủ yếu tố tuyên án tử hình
Tháng 12-1997, tôi tiếp một công dân từ Bến Tre lên. Ông tên là Huỳnh Văn Út, đi kêu oan cho con trai là Huỳnh Văn Minh bị Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre xét xử sơ thẩm, tuyên án tử hình. Tôi đọc xấp hồ sơ dài đến trăm trang nhiều lần và cảm thấy có một cái gì chưa thỏa đáng. Và tôi đã hội ý với luật sư Hoàng Quý để khi phiên xử phúc thẩm vừa xong, chúng tôi có ngay một bài trên Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh (số ra ngày 10-2-1998).
Bài viết có nhan đề “Bản án tử hình còn nhiều vướng mắc”.
Vụ án vườn cam
Tháng 6-1997, đang mùa thu hoạch cam, Huỳnh Văn Minh, 22 tuổi, ở ấp Phú Hội, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Bến Tre (CQCSĐT) bắt vì bị tình nghi là thủ phạm hiếp và giết chị
30
Đối thoại với án tử hình
Nguyễn Ngọc Lan, 29 tuổi, có ba con, nhà ở cách vườn cam của Minh trên dưới 100 mét.
Kết luận điều tra của CQCSĐT và cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bến Tre ghi rõ: tối ngày 12-6-1997, Minh vào nhà chị Ngọc Lan. Minh có ý định hiếp dâm chị nhưng bị chị chống cự nên đã giết chị. Khi nạn nhân bất động, Minh đã thực hiện hành vi tính giao trong 10 phút rồi sau đó nghe chó sủa mới bỏ chạy.
Biên bản khám nghiệm tử thi ghi nhận: “Các đầu ngón tay nạn nhân cắt ngắn”. Biên bản giám định pháp y ghi nhận: “Thu dịch trong âm hộ nạn nhân để nghiên cứu và giám định” và kết luận cái chết do: “Chẹn cổ gây ngạt dẫn đến tử vong”. Cơ quan điều tra không lấy dấu vân tay tại hiện trường và trên thi thể nạn nhân.
Từ ngày 13-6-1997 đến ngày 26-6-1997, CQCSĐT phối hợp với Công an xã Phú Đức mời Minh đến làm việc liên tiếp để lấy lời khai và buộc viết bản tự khai. Suốt quá trình nầy, Minh khẳng định: anh không liên quan gì đến cái chết của chị Ngọc Lan. Ngày 26-6-1997, CQCSĐT bắt tạm giữ Minh. Qua một đêm tạm giữ, hôm sau, với bản tự khai ngày 27-6-
1997, Minh đã nhận tội “giết người” và “hiếp dâm”. Tám bản tự khai trong thời gian sau đó của Minh cơ bản cũng giống như bản tự khai nhận tội ngày 27-6-1997.
31
Vũ Đức Sao Biển
Những căn cứ buộc tội Huỳnh Văn Minh
Trong phiên xử hình sự sơ thẩm ngày 5-8-1997, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt Minh mức án cao nhất: tử hình. Cơ sở để Tòa buộc tội Minh là lời khai nhận tội của Minh tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa mà theo Tòa là hoàn toàn phù hợp với hiện trường xảy ra vụ án, biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản khám xét dấu vết cào xước trên thân thể bị cáo...
Minh làm đơn kháng cáo. Trong phiên xử ngày 20-11- 1997, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tại TP.HCM đã giữ nguyên bản án tử hình đối với Minh. Tòa nhận định: “Nội dung đơn kháng cáo của bị cáo... là nhận tội hoàn toàn, chỉ xin giảm án. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo Minh lại phủ nhận toàn bộ những lời khai của y, không nhận tội... khiếu nại rằng ở cơ quan điều tra, y bị ép cung, bị đánh đập nên mới khai nhận tội... Nhưng, tất cả những lời khai nhận tội của bị cáo đều phù hợp với hiện trường cũng như các vật chứng của vụ án thể hiện... Kết luận của bản giám định pháp y cũng phù hợp với sự nhận tội của bị cáo...”
Vẫn còn nhiều câu hỏi
Biên bản khám nghiệm tử thi nạn nhân đã ghi nhận rất rõ: “thu dịch trong âm đạo nạn nhân để nghiên cứu và giám định” nhưng hồ sơ vụ án không có kết quả xét nghiệm tinh trùng thu ở dịch âm đạo nạn nhân, trong khi kết quả xét nghiệm trong trường hợp có tinh trùng sẽ chỉ ra dễ dàng Minh có gây
32
Đối thoại với án tử hình
án hay không. Một trọng án hình sự diễn tiến trên dưới mười ba phút và có xô xát, cấu xé theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra, nhưng tại sao cơ quan điều tra không lấy được bất cứ một dấu vân tay nào của Minh tại hiện trường và trên thi thể nạn nhân để làm rõ sự thật vụ án.
Các vết xước trên người bị cáo được Hội đồng xét xử xem là một trong những căn cứ để kết tội Minh. Trong khi đó, biên bản khám nghiệm tử thi ghi nhận: “Các đầu ngón tay nạn nhân cắt ngắn”. Vậy, những đầu ngón tay cắt ngắn của chị Ngọc Lan có thể gây ra các vết xước trên người bị cáo, đặc biệt là “vết trầy xước da bên lưng phải bị cáo dài 2,5cm, rộng 0,2cm, chưa khô, còn rướm máu huyết tương” (Bút lục 91) sau bốn ngày vụ án xảy ra hay không? Minh khai vết trầy xước đó là do hái cam và các giỏ cần xé cam gây ra. Nhưng Hội đồng xét xử thì cho rằng các vết xước trên người Minh là do bị chị Ngọc Lan cào cấu.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo cho rằng trong quá trình điều tra, bị cáo bị ép buộc phải nhận tội, cụ thể là hai điều tra viên Cao Văn Anh và Lê Thanh Hải đã ép buộc bị cáo nhận tội thì đơn kháng cáo mới được chuyển lên cấp trên.
Hồ sơ vụ án liên tục từ ngày 13-6-1997 đến ngày 26-6- 1997, Minh không nhận tội. Nhưng chỉ qua một ngày tạm giữ, ngày 27-6-1997, Minh đã viết biên bản tự khai nhận tội giết người và hiếp dâm. Cần lưu ý đây là bản tự khai đầu tiên mà Minh nhận tội. Nhưng bản tự khai này bị Kiểm sát viên Huỳnh Xuân Anh giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc
33
Vũ Đức Sao Biển
thẩm phát hiện là có chữ viết khác hẳn với chữ viết của bị cáo tại các bản tự khai và các bản cung khác. Vậy ai đã viết bản tự khai nhận tội đầu tiên của Minh tại cơ quan điều tra? Từ bản tự khai đầu tiên, có dấu hiệu giả mạo chữ viết của Minh, việc Minh khai là “Các điều tra viên viết bản tự khai và bản cung để bị cáo xem lại và viết lại, khai lại” không thể không làm tăng nghi vấn là Minh bị ép buộc viết tám bản tự khai nhận tội tiếp đó theo mẫu của bản đầu tiên. Hội đồng xét xử cho rằng việc hoãn phiên tòa theo đề nghị của Viện Kiểm sát và bốn luật sư để giám định lại chữ viết, chữ ký của bị cáo ở bản tự khai nhận tội ngày 27-6-1997 là không cần thiết, vì nếu giám định có kết luận không phải là chữ viết của bị cáo thì cũng không bác bỏ được toàn bộ lời khai nhận tội và tám bản tự khai nhận tội khác của Minh. Ý kiến này của Hội đồng xét xử xem ra chỉ đúng khi việc điều tra diễn ra một cách bình thường, không có việc ép buộc bị cáo nhận tội. Nhưng điều tra bình thường thì làm sao có thể có một bản tự khai đầu tiên nhận tội có dấu hiệu giả mạo chữ viết của bị cáo trong hồ sơ vụ án?
Nhà của chị Ngọc Lan có nuôi ba con chó, được biết là chó dữ. Huỳnh Văn Minh là người lạ đến gây án trên dưới mười ba phút, tại sao chó không sủa? Ngày 12-6-1997, chị Ngọc Lan và chồng là ông Hiệp có cãi nhau và nghe nói bị chồng đánh tại nhà cha chồng là ông Nghĩa. Ông Năm Chì, người hay giăng lưới ở gần nhà chị Ngọc Lan, xác nhận đêm xảy ra vụ án có nghe tiếng máy Kohler nổ trước bến nhà chị
34
Đối thoại với án tử hình
Ngọc Lan. Vậy có ai đó đi xuồng máy đến nhà chị Ngọc Lan vào đêm vụ án xảy ra hay không? Tại sao tình tiết này không được quan tâm theo hướng điều tra phải toàn diện để tìm ra sự thật của vụ án?
Người giữ quyền công tố nói gì?
Kiểm sát viên cao cấp Huỳnh Xuân Anh thuộc Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TP. HCM là người ngồi ghế công tố tại phiên tòa phúc thẩm ngày 20-11-1997. Qua nghiên cứu hồ sơ và diễn tiến tại phiên tòa, ông đã không kết luận về nội dung vụ án, không tranh luận với các luật sư của bị cáo lẫn luật sư của gia đình người bị hại và đề nghị Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa. Theo ông, đây là vụ án mà chứng cứ buộc tội bị cáo còn nhiều vướng mắc và lời khai bị cáo có nhiều mâu thuẫn, lẽ ra Tòa phúc thẩm phải tăng cứu, xác minh thêm. Ông đề nghị hoãn phiên tòa để có thời gian xem xét thêm và nếu cần thiết thì trưng cầu giám định để có cơ sở kết luận đó là chữ viết, chữ ký của bị cáo Minh hay của điều tra viên Cao Văn Anh, Lê Thanh Hải như bị cáo đã khai tại Tòa.
Viện Kiểm sát sẽ yêu cầu tổ chức giám định pháp y tỉnh Bến Tre cung cấp tài liệu và kết quả xét nghiệm tinh trùng thu ở âm đạo nạn nhân theo biên bản khám tử thi ngày 13-6-1997.
Đề nghị của Viện Kiểm sát tại phiên tòa đã không được Hội đồng xét xử chấp nhận vì cho là “vô ích, không cần thiết” và sau đó bị cáo đã bị tuyên mức hình phạt tử hình.
35
Vũ Đức Sao Biển
Có vi phạm thủ tục tố tụng?
Sau khi vụ án đã được xét xử ở cấp phúc thẩm, bên cạnh câu hỏi Minh có bị oan hay không, một câu hỏi hết sức quan trọng được đặt ra là Hội đồng xét xử có vi phạm thủ tục tố tụng không?
Có ý kiến cho rằng Viện Kiểm sát đề nghị hoãn phiên tòa, Viện Kiểm sát không kết luận về nội dung vụ án và không tranh luận với luật sư nhưng Hội đồng xét xử đã tuyên xử là vi phạm về thủ tục tố tụng được quy định tại Điều 191, 192 và 291 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo chúng tôi được biết, cho đến nay bị cáo Huỳnh Văn Minh và gia đình từ chối làm đơn gửi Chủ tịch nước xin tha tội chết vì một mực cho rằng Minh bị oan và chỉ gửi đơn đi khắp nơi kêu oan. Chúng tôi đề nghị ông Chánh án TANDTC, ông Viện trưởng VKSNDTC quan tâm đến vụ án này và xem xét kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm ngày 20-11-1997 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM để xét xử lại.
Sau bài báo đó của chúng tôi, phóng viên Hải Ly đã có cuộc phỏng vấn với một Kiểm sát viên cao cấp và một luật sư. Bài phỏng vấn như sau:
Ông Nguyễn Thái Phúc, Kiểm sát viên cao cấp:
KHÔNG ĐƯỢC XEM LỜI KHAI NHẬN TỘI CỦA BỊ CÁO QUAN TRỌNG HƠN NHỮNG CHỨNG CỨ KHÁC.
36
Đối thoại với án tử hình
PV: Thưa ông, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, lời khai nhận tội của bị can, bị cáo có ý nghĩa như thế nào?
Ông Nguyễn Thái Phúc: Khi điều tra, truy tố, xét xử cơ quan tiến hành tố tụng phải rất thận trọng xem xét, đánh giá các chứng cứ. Vừa phải làm rõ chứng cứ định tội vừa phải làm rõ các chứng cứ xác định vô tội đối với bị can, bị cáo.
Luật quy định lời khai của bị can, bị cáo - kể cả lời khai nhận tội - cũng chỉ là một trong các chứng cứ, không có chứng cứ nào có giá trị chứng minh tuyệt đối hơn các chứng cứ khác. Khi xét xử, Tòa án phải đánh giá, kiểm tra, xem xét các chứng cứ như nhau... Điều này khác với quy định theo luật của một số nước coi lời khai nhận tội của bị cáo là “chứng cứ vua”, có giá trị tuyệt đối cao hơn chứng cứ khác. Tuy nhiên, vẫn có một số người nhận thức sai lệch, cho rằng lời khai nhận tội của bị cáo có giá trị cao hơn chứng cứ khác, điều đó hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi lẽ theo Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”.
- Nếu trước tòa, bị cáo khai rằng lời khai nhận tội không phải do mình viết và ký, trong trường hợp này, tòa án phải làm gì?
+ Trước hết, Tòa án phải kiểm tra lại chứng cứ đó, nếu cần thiết thì phải giám định phù hợp với lời khai của bị cáo
37
Vũ Đức Sao Biển
(cho rằng không phải chữ viết, chữ ký của mình) thì chứng cứ ấy bị coi là giả.
- Khi bị cáo không thừa nhận lời khai nhận tội đầu tiên là do mình viết, Tòa án có thể không xem xét việc không thừa nhận này và vẫn tiếp tục xét xử và buộc tội không, thưa ông?
+ Việc kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong quá trình xét xử thuộc về trách nhiệm của Tòa án như luật định. Tuy nhiên việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ đó như thế nào còn phụ thuộc vào trách nhiệm và kinh nghiệm của người xét xử hoặc phụ thuộc vào những chứng cứ khác của vụ án.
Nếu ngoài lời khai nhận tội của bị cáo, không có chứng cứ nào khác, hoặc sự khác biệt về chữ viết trong lời khai nhận tội và chữ viết của bị cáo có thể phân biệt được bằng mắt thường thì lúc này Hội đồng xét xử cần có thái độ thận trọng cần thiết.
Hình phạt tử hình là một hình phạt đặc biệt so với các hình phạt khác, vì nó tước đi sinh mạng của con người. Tất cả các hình phạt khác khi phát hiện oan sai, đều có khả năng khắc phục sau đó, còn đối với hình phạt tử hình mà thi hành xong thì không còn khả năng khắc phục nếu phát hiện oan sai.
- Nếu trong hồ sơ có chứng cứ giả như bản cung giả, lời khai nhận tội giả, v.v...thì trách nhiệm của cơ quan điều tra, người trực tiếp điều tra như thế nào thưa ông?
+ Một chứng cứ được coi là giả khi có kết luận giám định kết luận rằng đó là chứng cứ giả. Trường hợp lời khai nhận tội của bị cáo được kết luận giám định về chữ ký, chữ viết và
38
Đối thoại với án tử hình
các giám định khoa học hình sự khác kết luận là giả thì người lập chứng cứ giả sẽ bị xem xét trách nhiệm theo Điều 236 Bộ luật Hình sự về tội “làm sai lệch hồ sơ vụ án”.
- Nếu lời khai nhận tội đầu tiên của bị cáo bị coi là chứng cứ giả thì điều đó phủ nhận giá trị của những lời nhận tội tiếp theo hay không?
+ Luật không quy định sự phủ nhận đương nhiên của chứng cứ giả đối với các chứng cứ còn lại. Nhưng tất cả các chứng cứ trong vụ án đều có tính liên quan với nhau nên tất yếu đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải có đánh giá hoặc kiểm tra rất thận trọng đối với những chứng cứ còn lại.
- Xin chân thành cám ơn ông!
Luật sư Nguyễn Văn Hòa:
CÓ NHIỀU NGHI VẤN ĐÃ BỊ CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG “BỎ QUÊN”
PV: Thưa luật sư, ông có nhận định gì về các chứng cứ được xem là căn cứ buộc tội bị cáo trong vụ án này? Luật sư Nguyễn Văn Hòa: Điều đầu tiên có thể thấy là không có dấu vết nào của bị cáo để lại hiện trường. Căn cứ quan trọng nhất để buộc tội bị cáo là lời khai của anh ta trước cơ quan điều tra.
Theo quan điểm của tôi, ngoài lời khai của bị cáo, có thể nói rằng không có chứng cứ khác để buộc tội. Cơ quan điều tra cho rằng “chứng cứ khác” là vết trầy xước trên người nạn nhân (được kết luận là do bị nạn nhân cào cấu). Cơ quan điều
39
Vũ Đức Sao Biển
tra đã cho “giám định” để xác định vết trầy ấy không phải do việc thu hoạch cam, chanh rồi bị gai cào bằng cách cho bị cáo diễn lại việc thu hoạch cam, chanh. Theo tôi như vậy là thiếu sức thuyết phục. Bởi việc bị cáo thu hoạch trái cây diễn ra nhiều lần trong vòng nửa tháng, còn việc diễn lại chỉ có một lần. Hơn nữa, việc phủ nhận rằng vết trầy xước trên mình bị cáo không phải do gai cào đâu có nghĩa là vết trầy xước ấy do bị nạn nhân cào cấu...
Có một chi tiết khác rất quan trọng: trong vòng hơn bảy ngày đầu, bị cáo Minh không hề nhận tội. Trước Tòa, bị cáo khai rằng bản tự khai nhận tội đầu tiên không phải do mình viết mà do cán bộ điều tra viết sẵn “làm mẫu” cho anh ta viết tám bản tiếp theo. Tòa án cũng xác nhận bản tự khai đầu tiên và các bản tiếp theo có sự khác biệt có thể nhận thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã không xét đến tính liên quan giữa bản tự khai đầu tiên và các bản tự khai sau của bị cáo.
- Ngoài ra, còn có những nghi vấn nào chưa được làm rõ?
+ Có những nhân chứng cho biết trong gia đình nạn nhân có những mâu thuẫn, xung đột nhưng cơ quan điều tra đã không tìm hiểu xem liệu có mối liên quan nào giữa các mâu thuẫn ấy và cái chết của nạn nhân hay không. Trong nhà nạn nhân có năm người (nạn nhân, chồng và ba con), nhưng cơ quan điều tra đã không tìm hiểu tại sao Minh có thể biết chồng và ba con của nạn nhân đi vắng để sang nhà thực hiện hành vi phạm tội. Việc cơ quan điều tra cho diễn lại cảnh Minh ngồi ở đầu cầu nhìn sang cửa sổ nạn nhân, thấy nạn nhân chỉ có
40
Đối thoại với án tử hình
một mình nên nảy sinh ý đồ thực hiện hành vi phạm tội là thiếu căn cứ. Bởi lẽ từ đầu cầu nhìn sang bị khuất tầm mắt bởi cây cối nên không thể thấy được cả cửa sổ, thì làm sao có thể nhìn thấu vào trong mà biết nạn nhân ở nhà một mình. Nhà nạn nhân có nuôi ba con chó rất dữ, không có lẽ Minh đi vào mà chó không sủa... Cạnh đó là một nghi vấn khác: gần sát nhà cô Lan là nhà của Hội (em chồng cô Lan), tại sao tiếng kêu cứu của cô Lan lại không được ai nghe thấy? Có một nhân chứng là ông Năm Chì nghe tiếng xuồng máy Kohler ở bến nước nhà cô Lan tối hôm xảy ra vụ án, nhưng cơ quan điều tra đã không làm rõ chi tiết nghi vấn này. Và những vết chân dính bùn đã khô (sáu vết) nơi hiện trường xảy ra vụ án cũng không được giám định xem là có phải vết chân của bị cáo hay không.
Với sự mỏng manh về chứng cứ buộc tội và quá nhiều nghi vấn không được quá trình điều tra làm rõ, chúng tôi đã đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra bổ sung nhưng rất tiếc, đề nghị ấy đã không được chấp nhận...
- Xin cám ơn luật sư!
Đến đây thì bác sĩ Ngô Văn Quỹ, chuyên gia pháp y học, tham gia vấn đề. Bài viết của Bác sĩ thể hiện một cách sâu sắc tinh thần nhân đạo, nhân bản.
ĐỀ NGHỊ HOÃN THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH
Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh ra ngày 10-2-98 đã có bài “Một bản án tử hình còn nhiều vướng mắc” viết về
41
Vũ Đức Sao Biển
trường hợp công dân Huỳnh Văn Minh (Phú Hội, Phú Đức, Châu Thành, Bến Tre). Hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên án tử hình Huỳnh Văn Minh về hai tội “giết người” và “hiếp dâm” đối với cái chết của chị Nguyễn Thị Ngọc Lan đêm 12-6-97.
Tiếp đó, trên số báo ra ngày 17-2-98, Báo Pháp Luật TP.HCM đã đưa ý kiến tham luận của KSV cao cấp Nguyễn Thái Phúc: “Không được xem lời khai nhận tội của bị cáo quan trọng hơn những chứng cứ khác”; Luật sư Nguyễn Văn Hòa: “Có nhiều nghi vấn đã bị cơ quan tố tụng bỏ quên”. Từ đó đến nay, tử tù Huỳnh Văn Minh đang bị giam giữ tại trại giam Công an Bến Tre; gia đình đã xin nhiều lần gặp mặt nhưng Công an Bến Tre không giải quyết mặc dù đã có ý kiến cho phép của VKSND tối cao.
Trong số này, Báo Pháp Luật TP.HCM trở lại “Vụ án vườn cam” qua bài phân tích của Bác sĩ Ngô Văn Quỹ - một chuyên gia pháp y học. Theo quan điểm của Báo Pháp luật TP.HCM, không thể thi hành án tử hình đối với Huỳnh Văn Minh khi còn nhiều chứng cứ trong vụ án chưa được làm sáng tỏ.
Ngày 20-11-97, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã xét xử “Vụ án vườn cam”, kết bị cáo Huỳnh Văn Minh, 23 tuổi, vào tội “giết người và hiếp dâm”, y án sơ thẩm “tử hình” đối với bị cáo. Đã gần bảy tháng trôi qua, hạn định xin ân xá đã hết từ lâu, nhưng Minh và gia đình một mực kêu oan, lại nhất quyết không làm đơn lên Chủ tịch nước xin ân xá. Như
42
Đối thoại với án tử hình
vậy bản án có thể được thi hành vào bất cứ lúc nào, tước đi sinh mạng của Minh, vĩnh viễn loại ra khỏi xã hội người thanh niên nông thôn không hiểu biết gì về pháp luật và nhân quyền, chỉ biết làm ăn lương thiện và chưa hề vi phạm pháp luật.
Ông Huỳnh Văn Út, cha ruột của Minh đã chín lần gửi đơn khiếu oan lên các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước; kể lại chi tiết sự việc, lời lẽ hết sức khẩn thiết đau khổ. Nhiều tờ báo, nhiều người làm công tác pháp luật đã viết bài, trả lời phỏng vấn vạch rõ nhiều chi tiết còn nghi ngờ, uẩn khúc chưa được xác minh. Tại phiên tòa, vị đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đã từ chối không chịu luận tội và chính thức đề nghị hoãn xét xử, nhưng không được Tòa chấp nhận... Và cuối cùng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đã có văn bản chính thức gửi Tòa án nhân dân tối cao, kiến nghị xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm.
Đây là “một án tử hình chưa thuyết phục” được nhân tâm như Báo Đại Đoàn Kết đã viết trong số ra ngày 1-6-98. Điểm lại tất cả sự việc, có thể thấy nổi cộm lên một số câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Tình tiết khả nghi và chứng cứ vô lý
Sau đây chỉ liệt kê một vài chi tiết khó hiểu nhất.
- Từ nơi gần nhất, nói là nơi Minh nhìn sang nhà chị Lan, cũng phải xa khoảng 100 mét, lại có cây cối um tùm, ban ngày đứng cách xa 30 mét còn không thấy gì, huống hồ ban đêm khi
43
Vũ Đức Sao Biển
nhà chỉ thắp có một ngọn đèn nhỏ thì làm sao Minh biết được chị Lan ở nhà một mình mà dám mò sang để thực hiện, nếu có, ý đồ hiếp dâm một người phụ nữ khỏe mạnh, hơn mình đến bảy, tám tuổi.
- Biên bản buộc tội nói bị cáo bị chị Lan phát hiện tri hô lên, nên đã giết chết nạn nhân rồi mới thực hiện việc hiếp dâm trên xác chết và làm việc này “trong 10 phút mới xuất tinh”. Đó là chi tiết khó tưởng tượng nổi ở một thanh niên mới 22 tuổi, từ trước đến nay chưa hề có một biểu hiện gì về bệnh tâm thần, hoặc bệnh loạn dâm (perversion sexuelle), và không phải là một kẻ đã chai cứng, quen giết người.
- Biên bản pháp y của đoàn khám nghiệm tử thi hồi 17g30 ngày 13-6-97 nêu rõ một số thương tích trên người nạn nhân như: “Hố mắt phải bị phù nề bầm tím, nhãn cầu và niêm mạc bị xung huyết nặng, các vùng mi mắt trái, đuôi mày trái, sống mũi, vùng má có nhiều vết bầm tím, môi trên bị dập...” thì có nhiều khả năng đây là vết tích của một người bị đấm vào mặt. Các vết thương đó không thể làm nạn nhân chết được, thì tại sao chị Lan khi bị một “người lạ, không phải là người thân hay người quen biết của mình” đánh đập như vậy lại không kêu cứu và vùng chạy ra ngoài. Ở đây cần so sánh thể lực của Minh và của chị Lan xem liệu Minh có thể khống chế nổi chị Lan không? Biên bản còn ghi nhận: “...Vùng cổ có nhiều vết bầm tím” và kết luận nạn nhân đã bị bóp cổ đến chết. Lúc này chị Lan có kháng cự lại không, mà không thấy ghi lại trên người
44
Đối thoại với án tử hình
có hay không những vết tích điển hình của một cuộc vật lộn chống lại với một người định hiếp dâm mình.
- Sự kháng cự của chị Lan - nếu có - thì sức mãnh liệt đến đổ cả vách phên, chắc chắn phải để lại trên mình hung thủ nhiều thương tích rõ nét và điển hình hơn, chứ không phải chỉ có những vết xước nhẹ ở lưng mà bốn ngày sau vẫn còn “rỉ huyết tương” (hoàn toàn vô lý về mặt sinh học).
- Trong cuộc vật lộn và mười phút dài đăng đẳng thực hiện việc hiếp dâm xác chết, thì các con chị Lan (tối hôm đó được anh Hiệp - chồng chị Lan - khẳng định là có mặt ở nhà cùng với chị Lan) phải được chứng kiến cảnh đó, sao không chạy ra ngoài kêu cứu, hoặc kêu khóc rầm rĩ lên? Tại sao ba con chó dữ thấy người lạ lại không sủa ầm lên? Tại sao những người ở gần nhất, cách không quá 50 mét, lại không hề hay biết gì, không hề nghe thấy một tiếng động nào trong nhà chị Lan, mặc dù ở hiện trường - nếu đúng như lúc xảy ra vụ án, và không phải sau này mới ngụy tạo lại - có những dấu vết chứng tỏ đã có sự xô xát vật lộn lớn, mà ở một nơi yên tĩnh như vậy, tiếng động vang đi rất xa, nhất là trong ban đêm.
- Chị Lan bị hiếp ở trong nhà, trên giường nằm của chị hay ở bờ mương, trên đất nhão, còn để lại “dấu hai mông” do Hội - em chồng nạn nhân - “phát hiện” ra. Biên bản pháp y nêu rõ khi mổ tử thi thấy trong cổ họng chị Lan có “dị vật như bùn đất” chứng tỏ khi chị Lan bị dìm xuống nước thì lúc
45
Vũ Đức Sao Biển
đó chưa chết. Vậy chị có bị hiếp ở đây không và nếu có thì cụ thể hiện trường ở đây như thế nào?
Từ nhà chị Lan ra bờ mương cách xa khoảng 10 mét. Hung thủ đã làm cách nào đưa chị Lan ra đây: bế trên tay, vác trên vai, hay kéo lê dưới đất, và trên quãng đường đi đó có để lại dấu vết gì không? Ở đây cần xác minh lại xem sức lực của bị cáo so với nạn nhân có thể làm được việc này không?
- Chị Lan bị giết vào thời điểm nào? Điều cần xác minh này là cực kỳ quan trọng. Bởi lúc 20g, hai người dân cùng xã, giăng lưới ở bãi bồi cao quanh phần đất cách nhà chị Lan không quá 30 mét, nghe tiếng một chiếc ghe máy Kohler cập vào bến nhà chị Lan. Vậy chiếc ghe ấy là của ai? Ai đã đi chiếc ghe ấy đến cập bến nhà chị trong đêm xảy ra vụ án mạng. Đã kiểm tra xác minh thời gian của người chồng là anh Hiệp, của người em chồng là anh Hội và của những người có liên quan chưa, xem đêm đó họ ở đâu, làm gì từ mấy giờ đến mấy giờ, có ai xác nhận không? Cần phải xác minh lại lời khai cực kỳ quan trọng của chị Bé Ba - vợ anh Hội - là: Tối hôm xảy ra vụ án, Hội ngủ cùng vợ và ba con trên gác, nhưng sáng ra, vợ Hội lại phát hiện chồng mình ngủ vùi dưới nhà, chân có dính bùn đất.
- Cũng rất cần phải lấy lời khai các con của chị Lan. Các cháu đã ở tuổi hiểu biết, cần hỏi xem đêm đó các cháu ở đâu, nghe và nhìn thấy gì, có ai dặn dò gì các cháu phải khai báo thế nào không?
46
Đối thoại với án tử hình
Tình tiết uẩn khúc không được xét đến
- Đã từ lâu gia đình ông Út - cha ruột của bị cáo và gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa - cha chồng của nạn nhân, có những mối mâu thuẫn rất sâu sắc do tranh chấp đất đai gây ra, được UBND xã Phú Đức nhiều lần giải quyết nhưng vẫn chưa ổn.
- Trong nội bộ gia đình ông Nghĩa cũng có những sự bất hòa và tranh chấp sâu sắc. Chị Lan đã nhiều lần bị chồng đánh đập gây thương tích và có lần say rượu về nhà, người chồng đã dìm đầu chị Lan xuống mương suýt chết nếu không được bà con xung quanh đến can ngăn. Ngay hôm xảy ra án mạng, chị Lan cũng bị chồng đánh đập tại một đám giỗ, làm chị tức giận bỏ về nhà và hăm: “Tối nay về nhà tao tự tử cho coi”.
- Giữa chị Lan và vợ chồng anh Hội cũng có những xích mích, thường gây lộn đánh nhau vì mâu thuẫn đất canh tác chung.
- Nhân dân trong vùng đều biết rõ hai gia đình ông Út và ông Nghĩa, biết rõ bị cáo và nạn nhân, biết rõ vụ án. Nói chung, có dư luận cho rằng bị cáo đã bị kết tội oan. Có những người cùng lao động chung với Minh trong vườn cam xác nhận những vết xước da trên người Minh có từ trước khi xảy ra vụ án là do gai cam gây ra.
Điều chưa được xét tới trong phiên tòa phúc thẩm - Hội đồng xét xử gần như chỉ căn cứ duy nhất vào bản
47
Vũ Đức Sao Biển
nhận tội của bị cáo để kết tội.
Cứ cho rằng bản nhận tội này là do chính tay bị cáo viết đi nữa, thì như thế cũng vi phạm vào Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự, đã quy định rõ: “Lời nhận tội của bị cáo, bị can chỉ có thể coi là chứng cứ nếu phù hợp vơí những chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”
Thế mà ở đây, chính vị đại diện VKS giữ quyền công tố trưóc Tòa đã công khai phủ nhận bản nhận tội đầu tiên, vì “với mắt thường”, chưa cần giám định cũng đã thấy chữ ký, chữ viết của bị cáo, mà là một “bản mẫu” của một người khác nào đó viết ra để bị cáo theo đó mà chép ra tám bản khác.
- Các biên bản kết quả khám nghiệm pháp y, khám nghiệm hiện trường đều hết sức sơ sài, thiếu cả những chi tiết quan trọng nhất, lại có nhiều điều mâu thuẫn nhau, hoàn toàn không có gì chứng minh được bị cáo đã hiếp dâm và giết chết chị Lan.
- Khi tại phiên tòa, bị cáo một mực kêu oan, khai bị ép cung nên phải nhận tội, khi có những người làm chứng đưa ra những chứng cứ mới, khi thấy có những nghi vấn chưa được làm sáng tỏ, có những thiếu sót trong quá trình điều tra chưa được bổ sung ... vị đại diện VKS đã từ chối không kết luận về nội dung vụ án, không tranh luận với các luật sư, và đề nghị HĐXX cho hoãn phiên tòa. Cả bốn luật sư của bị cáo, và một trong hai luật sư của gia đình nạn nhân nhất trí với quan
48
Đối thoại với án tử hình
điểm này của VKS. Nhưng HĐXX đã bác bỏ đề nghị hợp tình hợp lý đó, vẫn cứ xét xử và kết án tử hình bị cáo. Đây là một điều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, quy định tại các Điều 191, 192, 219 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Một đề nghị khẩn thiết
Hình phạt tử hình - như lời ông Nguyễn Thái Phúc, Kiểm sát viên cao cấp VKS - là một hình phạt cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì: “Tất cả các hình phạt khác khi phát hiện oan sai đều có khả năng khắc phục, nhưng hình phạt tử hình, thi hành án xong thì không còn khả năng khắc phục nữa”.
Trước những tình tiết còn chưa rõ của vụ án, người viết bài báo này hết sức bức xúc. Nhân danh là một công dân Việt Nam, một bác sĩ pháp y đã nhiều năm làm công tác pháp y Hội đồng giám định pháp y tại thủ đô Hà Nội, làm Chủ nhiệm bộ môn Pháp y trường Đại học Y khoa TP.HCM, tôi khẩn thiết kiến nghị lên các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng:
1. Cho đình hoãn việc thi hành án đối với bị cáo Huỳnh Văn Minh.
2. Cho tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, điều tra, xét xử lại vụ án. Có như vậy mới rõ ngay gian, không giết oan người vô tội, không để lọt lưới kẻ có tội.
*
* *
Bức xúc vì những tiếng kêu của chúng tôi rơi vào im lặng,
49
Vũ Đức Sao Biển
tôi đã gởi một thư riêng đến một vị lãnh đạo tỉnh Bến Tre. Bức thư như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21-4-1999
Kính gởi: ông Trần Văn Truyền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.
Thưa ông, tôi là Vũ Đức Sao Biển, nhà báo, hiện đang công tác tại Báo Pháp Luật TP.HCM. Được biết ông là một cán bộ lãnh đạo giàu tâm huyết với cuộc sống, luôn luôn thể hiện tinh thần trung thực và tấm lòng nhân ái của một người cộng sản, tôi xin được phép gởi đến ông bức thư này bởi vì tôi là nhà báo có tấm lòng với cuộc sống.
Thưa ông,
Tôi muốn xin được trình bày với ông mấy suy nghĩ của tôi về “Vụ án vườn cam” mà bị cáo là Huỳnh Văn Minh, người ấp Phú Hội, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Chúng tôi đã có bài viết trên báo Pháp Luật TP.HCM phân tích về tiến trình điều tra, truy tố và xét xử ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm vụ án này. Theo chúng tôi, cả hai cấp tòa án chỉ mới quan tâm buộc tội mà không quan tâm đến những điều có thể gỡ tội cho bị cáo Minh. Hồ sơ vụ án cho thấy các cơ quan pháp luật không đưa ra được bản xét nghiệm tinh trùng thu được trong âm hộ nạn nhân, không lý giải được tại sao bị cáo gây án trên dưới 10 phút mà ba con chó tại nhà nạn nhân không sủa, các đứa con của nạn nhân không cầu cứu và những chữ viết ký tên của bị cáo Minh trong bản
50
Đối thoại với án tử hình
tự khai đầu tiên là hoàn toàn khác với chữ viết và chữ ký của bị cáo ở những bản cung khác. Chính ông Huỳnh Xuân Anh, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm cũng đã khẳng định các quan điểm trên và đã ra kháng nghị hủy án sơ thẩm, tiến hành phúc tra vụ án lại từ đầu. Tiếc thay, công tác phúc tra đã không thực hiện được chu đáo, hiện trường vụ án đã bị thay đổi sau hai năm, và kết quả phúc tra cũng không đem lại điều gì mới mẻ. Quan điểm của chúng tôi là khi nào chứng cứ chưa vững chắc thì không nên tuyên án tử hình đối với bị cáo. Thế nhưng, bị cáo Minh đã bị tuyên hai lần tử hình mặc dù những chứng cứ đưa ra là chưa có tính thuyết phục. Trong kinh nghiệm riêng, chưa bao giờ chúng tôi tin rằng một thanh niên 22 tuổi, không uống rượu mà lại có thể hiếp dâm và giết chết một phụ nữ 29 tuổi như chị Ngọc Lan khi chị đã có ba con.
Thưa ông,
Vụ án Huỳnh Văn Minh cũng tương tự như vụ án anh Bùi Minh Hải ở Đồng Nai. Hải đã bị buộc ba tội hiếp dâm, giết người, cướp tài sản công dân và bị Tòa án Đồng Nai tuyên phạt chung thân. Rất may là người ta đã bắt được tên cướp Nguyễn Văn Tèo, và qua sự thú nhận của Tèo, anh Hải mới được coi là vô tội. Nếu Tèo không bị bắt hoặc bị bắt mà không nhận tội thì anh Hải đã hàm oan suốt đời. Điều tôi muốn trình bày là có rất nhiều trường hợp chứng cứ buộc tội chưa đủ vững mà mức án đã tuyên hết khung, có thể gây ra oan khuất cho công dân không thể cứu vãn được.
51
Vũ Đức Sao Biển
Trên cơ sở đó, tôi kính mong ông nghiên cứu lại trường hợp bị cáo Huỳnh Văn Minh, một công dân tỉnh Bến Tre. Cho đến thời điểm này, tôi vẫn tin là chưa đủ cơ sở để kết án tử hình Huỳnh Văn Minh. Tôi nghĩ với tấm lòng nhân hậu của ông, hẳn rằng ông cũng đồng cảm với chúng tôi về vấn đề này. Tôi kính mong ông lên tiếng vấn đề này trước diễn đàn Quốc hội để tránh cho công dân khỏi bị hàm oan.
Trân trọng kính chào và chúc ông sức khỏe.
Kính,
Vũ Đức Sao Biển
Ngày 30-8-99, Linh mục Phan Khắc Từ cũng đã có thư gởi lên các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan tố tụng.
Thư của Linh mục ghi rõ “Khiếu nại kêu oan xin giám đốc thẩm bản án hình sự phúc thẩm số 2273 ngày 21-11-1997 của Tòa phúc thẩm Tòa án NDTC tại TP.HCM xử tử hình bị cáo Huỳnh Văn Minh về tội giết người và hiếp dâm.”
Tôi có nhận được đơn của ông Huỳnh Văn Út, 69 tuổi, ngụ tại ấp Phú Ninh, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre gởi kêu oan cho con là bị cáo Huỳnh Văn Minh đã bị Tòa sơ thẩm Bến Tre và tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM xử phạt tử hình về tội giết người và hiếp dâm. Nạn nhân là Nguyễn Thị Ngọc Lan. Thời điểm xảy ra vụ án là tối ngày 12-6-1997.
Theo cáo trạng số 56 ngày 21/7/1997 của Viện Kiểm sát tỉnh Bến Tre thì buổi tối ngày 21-6-1997, Huỳnh Văn Minh
52
Đối thoại với án tử hình
vào nhà chị Nguyễn Thị Ngọc Lan ở cùng ấp để hiếp dâm - nhưng bị chị phát hiện - sợ bị lộ nên y dùng tay bóp cổ. Khi thấy nạn nhân bất động, y thực hiện hành vi giao cấu cho đến khi thỏa mãn và chị Lan đã chết ngay sau đó.
Nhưng tại tòa sơ thẩm, bị cáo Minh khai rằng khi chị Lan chết, vì chó sủa nhiều, bị cáo sợ bị người khác phát hiện nên không giao cấu với xác chị Lan. Do đó tòa sơ thẩm đã tuyên phạt Huỳnh Văn Minh tử hình về tội giết người, ba năm tù về tội hiếp dâm ở giai đoạn chưa đạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Minh phản cung kêu oan - không nhận tội giết người và hiếp dâm.
Bị cáo cho rằng trong quá trình điều tra, bị cáo bị ép buộc phải nhận tội, cụ thể là hai điều tra viên Cao Văn Anh và Lê Thanh Hải đã ép buộc bị cáo nhận tội. Các điều tra viên viết bản tự khai và bản cung để bị cáo xem và viết lại. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo buộc phải nhận tội để đơn kháng cáo được chuyển lên cấp trên - và tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo khai thật là mình không phạm tội.
Đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa phúc thẩm thấy chứng cứ để buộc tội bị cáo còn nhiều vướng mắc - lời khai của bị cáo còn nhiều mâu thuẫn, bất nhất, lại thêm tình tiết mới là bị cáo không nhận tội và không thừa nhận chữ ký và chữ viết của bị cáo tại bản tự khai đề ngày 27-6-1997. Đại diện VKS đã đề nghị Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa để có thời gian xem xét lại chứng cứ, giám định chữ viết, chữ ký và yêu cầu tổ
53
Vũ Đức Sao Biển
chức Giám định pháp y tỉnh Bến Tre cung cấp kết quả tìm tinh trùng ở dịch âm đạo của nạn nhân theo biên bản khám tử thi ngày 13-6-1997 và biên bản giám định pháp y ngày 14-6-1997.
Hội đồng xét xử đã không chấp nhận đề nghị hoãn phiên tòa của đại diện Viện Kiểm sát, đã tiếp tục xét xử và tuyên giữ nguyên án sơ thẩm, phạt bị cáo Minh tử hình về tội giết người và ba năm tù về tội hiếp dâm chưa đạt.
Sau khi có án phúc thẩm gia đình của ông Huỳnh Văn Út đã chạy vạy khắp các cơ quan Đảng, Nhà nước để kêu oan cho con. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đã có văn bản kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét giám đốc thẩm bản án này. Công luận báo chí cũng nêu bất bình với việc phân tích chứng cứ và kết luận của bản án và đã lên tiếng về nhiều uẩn khúc trong “Vụ án vườn cam” này.
Đến ngày 11-7-1998 - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có kháng nghị số 51/KSXX-HS đề nghị Ủy ban Thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm. Tuy nhiên, cho đến hôm nay 01-9-1999, hơn một năm có kháng nghị của VKSNDTC, nhưng Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao vẫn chưa xét xử giám đốc thẩm vụ án này, trong khi bị cáo Minh vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Việc chậm trễ này là một vi phạm tố tụng gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của công dân - bởi Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự đã ghi rõ: phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị.
54
Đối thoại với án tử hình
- Căn cứ vào Điều 87 Luật Khiếu nại tố cáo qui định nhiệm vụ và quyền hạn của Đại biểu Quốc hội đối với khiếu nại của công dân.
Nay tôi trân trọng chuyển đơn khiếu của công dân đến Tòa án nhân dân tối cao và các vị lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và đề nghị xem xét để mau chóng giám đốc thẩm và điều tra xét xử vụ án này theo đúng quy định của pháp luật để xét xử đúng người đúng tội, tránh việc kết án tử hình oan sai cho người vô tội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.
Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện có việc bức cung, làm sai lệch hồ sơ vụ án nhằm che giấu tội phạm thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự của những người vi phạm.
Trân trọng kính chào đoàn kết và xây dựng.
Đại biểu Quốc hội
Phan Khắc Từ
Một điều cần lưu ý là “Vụ án vườn cam” và bị cáo Huỳnh Văn Minh đã được tám tờ báo lên tiếng bảo vệ, ba tờ báo lên tiếng kết án. Trong suốt ba năm qua, gia đình Huỳnh Văn Minh đã không được thăm nuôi bị cáo như pháp luật đã cho phép. Và cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn khẳng định quan điểm của mình: trường hợp Huỳnh Văn Minh chưa đủ yếu tố để tuyên án tử hình.
55
Vũ Đức Sao Biển
Để có thể tuyên một bản án tử hình trong trường hợp này, cơ quan điều tra phải đưa ra một bằng chứng có giá trị khoa học, chứng minh rõ là Huỳnh Văn Minh phạm tội. Thí dụ: tinh trùng trong âm đạo nạn nhân được xác định là của Huỳnh Văn Minh, dấu vân tay để lại trên da thịt nạn nhân, đồ vật trong nhà là của Huỳnh Văn Minh; dấu chân dính sình lầy được xác định là của Huỳnh Văn Minh... Lời khai, lời nhận tội và những động tác thực nghiệm hiện trường trước sự “nhắc tuồng” của cơ quan điều tra chưa thể gọi là chứng cứ chứ đừng nói chi đến chứng cứ để buộc tội. Cái mà báo chí lên tiếng yêu cầu về trường hợp Huỳnh Văn Minh là cơ quan điều tra phải đưa ra một chứng cứ trực tiếp, có tính khoa học khẳng định Minh phạm tội. Chúng tôi đã thẳng thắn trình bày suy nghĩ này trên mặt báo và mong có một câu trả lời dứt khoát từ cơ quan điều tra.
Tiếc thay, cơ quan điều tra không đưa ra được một bằng chứng như vậy. Và trong trường hợp này, chúng tôi có thể nói cơ quan điều tra chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Cho nên vụ án Huỳnh Văn Minh là một vụ án chưa đủ yếu tố để tuyên án tử hình. Và đó là điều khẳng định.
56
Đối thoại với án tử hình
CHƯƠNG 4
Khái quát về án tử hình
Tử hình là giết đi một kẻ còn sống bởi kẻ ấy đã từng phạm một hay nhiều tội không thể dung thứ được. Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh định nghĩa tử hình là tội chết (peine de mort).
Loại đối tượng chịu án tử hình thường là các phần tử phạm tội xét ra không còn có thể cải tạo được nữa, và sự có mặt của đối tượng này trong cuộc sống là rất nguy hiểm và không cần thiết. Nói cách khác, sự loại trừ vĩnh viễn đối tượng này ra khỏi xã hội, khỏi cuộc sống là điều tối cần thiết và phải làm điều ấy một cách nghiêm túc.
Khung án tử hình là khung án cao nhất trong luật hình sự của các quốc gia trên thế giới. Nó chứng minh quyền lực tối thượng của pháp luật nhà nước đối với sinh mạng của các công dân phạm trọng tội. Tùy theo tình hình cụ thể của từng quốc gia (dân số ít hay nhiều, tình hình phạm tội giảm ít hay gia tăng, ý thức chấp hành pháp luật của công dân cao hay thấp,
57
Vũ Đức Sao Biển
tình hình chính trị ổn định hay chưa ổn định) người ta quy định hay không quy định khung án tử hình trong luật hình sự, duy trì hay bãi bỏ nó vĩnh viễn. Một số quốc gia đã bãi bỏ án tử hình.
Việc duy trì, bãi bỏ hay lập lại khung án tử hình gần như là một tập quán pháp luật. Người ta không thể nói rằng một quốc gia không có hoặc đã bãi bỏ án tử hình là một quốc gia văn minh và các quốc gia còn duy trì hay lập lại án tử hình là ít văn minh hơn. Trong thực tế của Việt Nam, việc Bộ luật Hình sự giữ lại khung án tử hình quả thật rất cần thiết để trừng trị và răn đe một số kẻ phạm tội cực kỳ nghiêm trọng.
Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định khung án tử hình ở các Điều (Khoản):
Khoản 1 Điều 78 - Tội phản bội Tổ quốc.
Khoản 1 Điều 79 - Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Khoản 1 Điều 80 - Tội gián điệp.
Khoản 1 Điều 82 - Tội bạo loạn.
Khoản 1 Điều 83 - Tội hoạt động phỉ.
Khoản 1 Điều 84 - Tội khủng bố.
Khoản 1 Điều 85 - Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoản 1 Điều 93 - Tội giết người.
58
Đối thoại với án tử hình
Khoản 3 Điều 111 - Tội hiếp dâm.
Khoản 3 và Khoản 4 Điều 112 - Tội hiếp dâm trẻ em. Khoản 4 Điều 133 - Tội cướp tài sản.
Khoản 4 Điều 139 - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khoản 4 Điều 153 - Tội buôn lậu.
Khoản 4 Điều 157 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Khoản 3 Điều 180 - Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.
Khoản 4 Điều 193 - Tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Khoản 4 Điều 194 - Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Khoản 4 Điều 197 - Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Khoản 3 Điều 221 - Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy.
Khoản 2 Điều 231 - Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Khoản 4 Điều 278 - Tội tham ô tài sản.
Khoản 4 Điều 279 - Tội nhận hối lộ.
Khoản 4 Điều 289 - Tội đưa hối lộ.
Khoản 4 Điều 316 - Tội chống mệnh lệnh.
Khoản 3 Điểu 322 - Tội đầu hàng địch.
59
Vũ Đức Sao Biển
Khoản 4 Điều 334 - Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Điều 341 - Tội phá hoại hòa bình gây chiến tranh xâm lược. Điều 342 - Tội chống loài người.
Điều 343 - Tội phạm chiến tranh.
Điểm qua các Điều (Khoản) như vậy, chúng ta thấy án tử hình đặc biệt tập trung vào các loại tội phạm nghiêm trọng về giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, ma túy, tham ô, nhận và đưa hối lộ, buôn lậu. Các loại tội phạm nghiêm trọng về phản bội Tổ quốc, xâm hại an ninh quốc gia, chống mệnh lệnh, đầu hàng địch, chống loài người... thực tế rất khó xảy ra bởi đất nước chúng ta có một nền chính trị ổn định vào bậc nhất thế giới, đất nước chúng ta yêu chuộng hòa bình bậc nhất thế giới. Thông thường thì thực tế cuộc sống làm phát sinh các loại tội phạm hình sự rồi pháp luật mới có những điều khoản chế tài các loại tội phạm ấy. Tuy nhiên, cũng không thể loại bỏ khả năng tiên lượng của các bộ luật hình sự các quốc gia, đưa ra các điều khoản chế tài trước nhằm răn đe tội phạm, không cho phép chúng phát sinh. Một số khung án tử hình trong Bộ luật Hình sự của đất nước ta đã có những điều khoản tiên lượng như vậy dù trong thực tế, loại tội phạm ấy chưa hề xảy ra.
Dù khung án tử hình được giữ lại trong khá nhiều Điều (Khoản), chúng ta vẫn tự hào rằng Bộ luật Hình sự của đất nước chúng ta là một bộ luật hết sức văn minh bởi các điều khoản chế định án tử hình đều rất xứng đáng và tối cần thiết.
60
Đối thoại với án tử hình
Thí dụ đối với bọn tội phạm ma túy và hiếp dâm, đặc biệt là hiếp dâm trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với hai loại tội phạm trời không dung, đất không tha này, bản án tử hình là hoàn toàn xứng đáng và sự nhẹ tay cho chúng được coi là đồng lõa, thỏa hiệp với tội ác.
Để có một bản án tử hình, phải có một tiến trình thẩm định mức độ rất nghiêm trọng của tội phạm thông qua hoạt động của ba khâu tố tụng điều tra, truy tố và xét xử. Trong khâu điều tra, căn cứ vào những chứng cứ (kết luận pháp y, khám nghiệm hiện trường, lời khai của bị can, lời khai của các nhân chứng hoàn toàn phù hợp với lời khai bị can...), người cán bộ điều tra viết kết luận điều tra và nhấn mạnh bị can phạm tội rất nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra, Phòng Kiểm sát điều tra Viện Kiểm sát phải thường xuyên có mặt tham dự điều tra vụ án, để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, đúng pháp luật; vừa tìm ra những yếu tố buộc tội lẫn những yếu tố gỡ tội cho bị can để đảm bảo tính khách quan, tránh oan sai.
Hồ sơ vụ án được gởi qua Viện Kiểm sát, được hai Phòng Kiểm sát điều tra và Kiểm sát án trị an duyệt lại một lần nữa rồi đúc kết thành cáo trạng, truy tố bị can ra trước Tòa án. Cũng như những vụ án khác, trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các cơ quan tố tụng cũng tống đạt cho bị can bản kết luận điều tra và bản cáo trạng để bị can biết về tội lỗi của mình, dự bị ý kiến, chuẩn bị tinh thần, nhờ gia đình mời luật sư bào chữa trước khi ra tòa. Gần như trong kết luận điều
61
Vũ Đức Sao Biển
tra và cáo trạng, bị can đã biết được rõ số phận của mình bởi cả hai loại bút lục này đã khẳng định dấu hiệu phạm tội và đề nghị khung án, mức án (căn cứ theo Điều, Khoản của Bộ luật Hình sự).
Hồ sơ vụ án được gởi qua Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố lớn tương đương với tỉnh để xét xử sơ thẩm. Tòa án sẽ làm khâu duyệt án và dự kiến tuyên mức án cao nhất: tử hình. Để có mức án này, Tòa sẽ dự kiến một Hội đồng xét xử gồm năm thành viên, trong đó có ba Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Tòa sẽ làm động tác điều tra thật kỹ nhân thân, lý lịch của bị can; nắm vững các thành viên trong gia đình để khẳng định mọi điều đều sáng tỏ. Vụ án sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm; bị cáo có thể chối tội, khai báo quanh co hoặc kêu oan nhưng trước những bằng chứng khách quan, tòa sơ thẩm vẫn tuyên án tử hình.
Trong vòng 15 ngày, bị cáo phải làm động tác viết đơn kháng cáo, xin được xét xử phúc thẩm. Hồ sơ được gởi lên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao trong khu vực (Hà Nội gồm các tỉnh phía Bắc; Đà Nẵng gồm các tỉnh Trung Bộ và Tây nguyên; thành phố Hồ Chí Minh gồm các tỉnh Nam Bộ). Tòa phúc thẩm nghiên cứu hồ sơ, có sự tham gia của Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm ở khu vực. Trong phiên xử phúc thẩm nếu tòa tuyên y án sơ thẩm thì có nghĩa là bị cáo đã bị hai lần án tử hình.
Đến đây tử tù hay gia đình tử tù có thể viết đơn kiến nghị gởi Tòa án tối cao xin kêu oan. Đơn sẽ được chuyêån
62
Đối thoại với án tử hình
qua Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát tối cao. Tòa nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu bản án rồi Chánh án ra quyết định kháng nghị hay không kháng nghị bản án. Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao cũng ra quyết định tương tự. Có được hai quyết định này, Tòa và Viện có tờ trình gởi lên văn phòng Chủ tịch nước; cả hai quyết định cũng được gởi về cho tòa sơ thẩm.
Nếu tử tù không kêu oan mà chỉ xin được giảm tội chết, tử tù làm đơn gởi đến văn phòng Chủ tịch nước. Văn phòng Chủ tịch nước thẩm tra lại bản án, trình ý kiến lên Chủ tịch nước chấp nhận đơn hay bác đơn. Nếu ý kiến bác đơn, bản án tử hình có hiệu lực thi hành. Nếu ý kiến chấp nhận đơn, bản án tử hình được giảm xuống còn bản án chung thân.
63
Vũ Đức Sao Biển
CHƯƠNG 5
Đường ra pháp trường
Pháp trường là nơi thực hiện bản án tử hình đối với tử tù. Ở một số quốc gia, pháp trường đặt luôn trong trại giam tử tù để đỡ nhọc công chở tử tù đi, chở xác về. Ở một số quốc gia khác, pháp trường đặt ngoài trại giam, phụ thuộc vào hình thức, mục đích thực hiện bản án. Ở đất nước ta, pháp trường thường đặt ngoài trại giam.
Về hình thức thực hiện bản án tử hình, các quốc gia trên thế giới đã có nỗ lực cải thiện để đem lại cho tử tù một cái chết nhanh chóng nhất, đỡ đau đớn nhất. Ngay trong hình thức thực hiện bản án tử hình, người ta cũng thấy được chất nhân đạo, nhân bản, nhân văn của hệ thống luật pháp hôm nay.
Trở lại với các triều đại quân chủ Trung Quốc ngày xưa, chúng ta thấy có nhiều hình thức thực hiện bản án tử hình rất dã man. Hình thức lăng trì, kẻ tử tù bị cắt từng miếng thịt, chết dần mòn rất đau đớn. Hình thức ngựa xé (tứ mã phân thân) cột hai tay, hai chân của tử tù vào bốn con ngựa khỏe cho bốn kỵ mã chạy bốn hướng. Hình thức voi dày (tượng
64
Đối thoại với án tử hình
đạp) khiến tử tù rất lâu chết. Hình thức bỏ vào vạc dầu sôi, hình thức trảm quyết (chém), hình thức đánh cho đến chết... đều là những kiểu thực hiện bản án tử hình rất dã man. Đối với hoàng thân, quốc thích, phi tần, vương công, đại thần; các nhà nước quân chủ Trung Quốc thực hiện một hình thức xem ra nhân đạo một chút: ban cho ba món để người thụ án chọn lựa một món tự xử lấy mình. Đó là ba món theo điều lệ do triều đình (nhà vua) ban phát, tức tam ban triều điển gồm một dải lụa (bạch), một dao ngắn (trủy thủ), một bình thuốc độc (độc dược). Người thụ án chọn một món để tự xử và thường là chọn dải lụa bởi cái chết từ dải lụa đem lại không làm biến dạng con người lắm và không làm cho con người đau đớn lắm. Hai đời Tần - Hán còn thi hành hình thức chôn sống. Đây là loại án tử hình tập thể mà Tần Thủy Hoàng áp dụng để chôn sống 480 nhà nho, Lưu Ban áp dụng để chôn hàng vạn hàng binh nước Sở.
Triều đại Neron, bạo chúa La Mã, có một hình thức thi hành án tử hình tàn bạo. Neron cho xây dựng những hình trường; phía dưới là tầng hầm nhốt sư tử, cọp, beo bị bỏ đói; phía trên là những hàng ghế dành cho người dự khán án tử hình. Tử tù được đưa ra dưới tầng hầm, sau đó, sư tử, cọp, beo được thả ra. Người tử tù phải chiến đấu một cách tuyệt vọng trước khi thân thể bị thú dữ xé xác. Hình thức này trở thành một trò giải trí cho Neron và các vương công, quý tộc. Aùn tử hình trở thành một trò biểu diễn cao cấp phục vụ cho giai cấp thống trị. Người đời sau lên án Neron không chỉ ở chỗ Neron giết người mà lên án cách giết người rất tàn bạo.
65
Vũ Đức Sao Biển
Nhân loại càng văn minh, việc thực hiện án tử hình càng nhân đạo hơn. Ý nghĩa của việc thực hiện án tử hình là phải làm cho tử tù chết nhưng tránh cho họ sự đau đớn, tránh tiếng rên la gào thét bởi một lẽ đương nhiên thịt da ai cũng là người, tử tù vẫn là con người. Thế giới ngày nay còn giữ lại các hình thức tử hình tương đối phổ biến như xử bắn, xử giảo (treo cổ, còn trong một số quốc gia theo Hồi giáo để trị loại tội phạm ma túy và hiếp dâm), xử ghế điện, xử hơi ngạt. Trung Quốc hiện nay có thêm hình thức chích thuốc. Những hình thức này làm cho tử tù chết đi trong vòng trên dưới 30 giây. Riêng hình thức xử giảo rất hạn chế bởi hình thức này vẫn khiến cho tử tù giãy giụa, thè lưỡi, xuất tinh và tiêu ra phân trong quần. Người tử tù chết lâu hơn. Luật pháp ta giữ lại một hình thức tử hình đơn giản và nhanh nhất: xử bắn.
Khi một tử tù bị bác đơn xin ân giảm, bị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao ra quyết định không kháng nghị bản án gởi về cho Tòa án sơ thẩm thì bản án có hiệu lực thi hành. Chánh án Tòa sơ thẩm đại diện cho quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện bản án tử hình đó.
Chánh án Tòa sơ thẩm nhận quyết định không kháng nghị và triển khai ngay các quyết định thi hành. Tất cả mọi điều đều phải được giữ kín, không cho tử tù hay thân nhân của tử tù được biết để tránh cho họ tâm trạng lo âu, buồn khổ, tuyệt vọng, có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Chánh án Tòa sơ thẩm sẽ thành lập một Hội đồng thi hành án tử hình, quyết
66
Đối thoại với án tử hình
định ngày thi hành án trong đó Tòa án chủ trì, có sự tham dự của đại diện Viện Kiểm sát và đại diện Công an. Hội đồng quyết định ngày thi hành án và thường chọn vào buổi sáng sớm. Phải chọn buổi sáng sớm để rộng rãi thì giờ hơn, đủ sức ứng phó với một số tình huống có thể phát sinh. Đây cũng là một lý do thuần túy tâm lý: buổi sáng sớm, người tử tù tỉnh táo. Chánh án Tòa sơ thẩm ra hai trưng cầu gồm một - giám định pháp y và hai - giám định khoa học kỹ thuật hình sự. Các giám định viên của hai ngành nầy phải có mặt trong ngày thi hành án.
Buổi sáng của ngày N. đó, tử tù được cán bộ quản giáo thức dậy sớm, cho ăn một bữa ăn khá đầy đủ. Trên nguyên tắc, tử tù có thể yêu cầu được ăn hoặc uống một món mà anh ta (hay chị ta) thích nhưng trên thực tế, có những món tìm không ra kịp. Thí dụ khoảng năm sáu, giờ sáng thì không tìm ra được một đĩa thịt nai xào hay hai cái hột gà lộn chẳng hạn. Cho nên, chúng tôi nói bữa ăn khá đầy đủ là so với tiêu chuẩn ăn uống hàng ngày của nhà nước và gia đình gởi vào để nuôi nấng tử tù.
Ăn bữa sáng xong, tử tù sẽ được tống đạt quyết định bác đơn xin ân giảm và quyết định thi hành án tử hình của Tòa sơ thẩm trao. Tử tù ký vào biên bản đã nhận được các quyết định tống đạt xuống. Sau đó, anh ta (hay chị ta) được viết những dòng thư gởi về thăm gia đình, gởi lại các loại vật dụng thông thường cho các bạn tù.
67
Vũ Đức Sao Biển
Có những tử tù rất bình tĩnh, ngồi hút thuốc viết thư, tay không hề run rẩy. Nhưng cũng có những tử tù không thể viết được một chữ bởi chứng động kinh cục bộ đột ngột phát khởi sau khi đọc xong quyết định thi hành án tử hình. Đến đây, giám định viên khoa học kỹ thuật hình sự làm động tác lấy 10 dấu vân tay trong danh chỉ bản đã được cơ quan cảnh sát điều tra lập khi bị can mới bị bắt, xem có trùng khớp hay không trước khi thi hành án. Có những tử tù đi đứng rất bình tĩnh, ngược lại cũng có những tử tù bước đi không nổi, các cảnh sát áp giải phải dìu lên xe. Trên xe chở thêm một chiếc hòm gỗ.
Mọi thủ tục xong, tử tù lên xe với bộ đồ sọc mà phạm nhân thường mặc. Tử tù được bịt mắt lại trên suốt đoạn đường đi đến pháp trường. Pháp trường có thể là một sân bắn tự nhiên, có đồi cao chắn tầm đạn bay; cũng có thể là một vùng hoang dã có bao cát chắn chung quanh thành một hình cánh cung. Nơi xử bắn đã được chôn một cọc gỗ và cách nơi đó một khoảng, một cái hố đã được đào sẵn để chôn cất tử tù. Một bộ phận âm công, chung sự đã có mặt sẵn tại sân bắn để làm tác động sau cùng: chôn cất người chết theo đúng nghi thức lễ tang Việt Nam trong sự cho phép của các quy định luật pháp. Tử tù đứng dựa vào cột và được trói lại. Chánh án Tòa án sơ thẩm cho tử tù nói lời sau cùng, lời này cũng ghi vào biên bản.
Tùy theo tình hình địa phương, mức độ tội ác mà tử tù gây ra, các cơ quan pháp luật có thông báo cho bà con lân cận đến tham dự buổi xử bắn hay không. Mọi việc chuẩn bị xong, Chánh án Tòa sơ thẩm giao nhiệm vụ thi hành án cho
68
Đối thoại với án tử hình
Đội trưởng đội xử bắn. Năm cảnh sát cơ động tiến vào vị trí, mở cơ bẩm kiểm tra đạn, mở khóa an toàn, đợi lệnh. Tất cả năm mũi súng đều hướng vào vùng ngực trái tử tù, đảm bảo cho đạn đạo không đi trệt vào bộ phận khác ở trên (như vai hoặc cổ) và ở dưới (như bụng, be sườn).
Trước đây có những đội xử án chuyên biệt nhưng qua một thời gian, một vài anh em có biểu hiện sa sút thần kinh. Điều này cũng dễ hiểu bởi ám ảnh công việc khiến họ cảm thấy ở chừng mực nào đó, khó có thể làm công việc lâu dài. Hiện nay, việc thi hành bản án được giao cho năm xạ thủ là cảnh sát cơ động. Những toán xạ thủ này được thay phiên để làm nhiệm vụ. Điều may mắn là án tử hình cũng không nhiều và nỗi ám ảnh phải bắn vào một con người của anh em nhờ vậy cũng không sâu đậm lắm.
Tử tù đứng dựa lưng vào cột gỗ. Chánh án kiêm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình đọc bản tóm tắt tội trạng của bị cáo theo bản án sơ thẩm; công bố quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước. Sau đó, ông (bà) ra lệnh cho Đội thi hành án vào vị trí, thực hiện nhiệm vụ.
Viên Đội trưởng Đội thi hành án hô khẩu lệnh cho năm xạ thủ kéo cơ bẩm, mở khóa an toàn của cây súng trường, quỳ xuống và đồng loạt nổ súng. Mỗi xạ thủ chỉ bắn một viên, vùng quy định là ngực trái. Về mặt sinh học, trái tim con người nằm ở vùng ngực trái, tác xạ đúng vùng ngực trái là vô hiệu hóa hoạt động của tim, dẫn nhanh đến sự tê liệt hoạt
69
Vũ Đức Sao Biển
động tuần hoàn, giúp cho tử tù chết nhanh chóng nhất. Năm xạ thủ bắn xong, Đội trưởng Đội thi hành án tiến đến cạnh tử tù, bắn phát cuối cùng. Thông thường, người ta gọi đây là phát súng ân huệ.
Xác tử tù được cởi dây trói, đặt nằm trên miếng nylon. Giám định viên pháp y thực hiện nhiệm vụ khám nghiệm, xem mắt, nghe nhịp tim để xác định tử tù đã chết thật chưa. Cái chết ở đây được định nghĩa là mũi không thở, tim ngừng đập, da bị véo không biết đau (không còn phản ứng thần kinh). Ông sẽ làm một biên bản khám nghiệm pháp y, ghi nhận vị trí, kích cỡ các vết thương, trong đó khẳng định người có tên... đã chết thực sự lúc mấy giờ, ngày nào. Các thành viên Hội đồng thi hành án sẽ ký tên vào; biên bản này cũng như biên bản giám định khoa học kỹ thuật hình sự (lấy dấu vân tay) được lưu vào hồ sơ thi hành án để lại tòa sơ thẩm.
Đại diện ngành công an làm thủ tục, cho phép mai táng người qua đời tại chỗ. Các công nhân mai táng làm vệ sinh cho xác chết, đặt xác vào quan tài. Trong nguồn kinh phí bình thường của nhà nước, lễ mai táng cũng có một ít hương đèn, đôi khi có cả hoa và trái cây. Thông thường thì việc thi hành án tử hình đối với tử tù không được biết như vừa nói ở trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, qua thông tin báo chí, thân nhân của tử tù đoán được ngày tử tù ra pháp trường. Họ có thể sắm sửa thêm một ít lễ vật đèn, hương trái cây, hoa để nhờ các công nhân mai táng làm hậu sự cho ấm cúng hơn.
70
Đối thoại với án tử hình
Xác tử tù được khâm liệm và quan tài được chôn vào mộ huyệt đã đào sẵn. Trên mộ huyệt, các công nhân mai táng sẽ cắm một cây gỗ ghi rõ tên người chết, năm sinh, ngày giờ chết, quê quán... Thi hành án tử hình xong, đại diện của các cơ quan pháp luật trở về cơ quan, tiếp tục những công tác hằng ngày.
Thông thường, sau khi thi hành án tử hình, Chánh án Tòa sơ thẩm sẽ có thông báo chính thức cho gia đình tử tù biết và cho phép gia đình nhận lại thư từ, các đồ dùng cá nhân của tử tù. Xác tử tù được chôn ba năm tại nghĩa trang riêng của trường bắn, sau đó mới cho đưa về quê quán cải táng. Thế nhưng, người Việt Nam chúng ta có một câu nói vừa Nôm vừa Hán rất nhân bản: “Nghĩa tử là nghĩa tận”, coi cái chết là cái sau cùng của một đời người, không còn điều gì để bàn cãi, phê phán đúng sai về người chết nữa. Do vậy, có một số thân nhân người chết quen biết được với công nhân quản trang, có thể lặng lẽ đưa xác tử tù về quê ngay mà không phải chờ đợi đến ba năm. Trường hợp ông Phạm Huy Phước bị thi hành án buổi sáng tại trường bắn Thủ Đức, đêm ấy thân nhân đã đưa được xác ông về quê tại Trà Vinh chôn cất là một thí dụ. Nghĩa tử là nghĩa tận, ở đây, chúng tôi không bàn về khía cạnh pháp lý. Dẫu sao, việc chôn cất một người qua đời ấm cúng hơn; nơi chôn cất gần với thân nhân hơn để tiện việc chăm sóc, thăm viếng, cúng bái cũng là một việc hết sức nhân bản, nhân đạo hoàn toàn phù hợp với tinh thần nhân đạo Việt Nam. Thử tưởng tượng một bà mẹ nghèo ở một tỉnh miền Bắc, có đứa con lưu lạc phạm tội tại miền Tây Nam Bộ, bị xử án
71
Vũ Đức Sao Biển
tử hình. Nếu bà muốn thăm con, thắp cho đứa con tội lỗi một nén hương, khóc bên mộ con một lần thì dẫu tình mẹ có bao la như biển cả cũng khó mà thực hiện được ước muốn.
Đại để, tiến trình thi hành một bản án tử hình là như vậy. Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt, Chánh án Tòa sơ thẩm kiêm chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phải ra lệnh hoãn việc thi hành án và làm báo cáo gởi ngay lên Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát tối cao. Đó là trường hợp tử tù nhận được quyết định thi hành án, sợ quá, nên xin được khai thêm hay khai rõ sự thật. Thí dụ trường hợp của Siêng Phên xin được khai thêm, khai rõ sự thật khi thi hành án trước ông Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Từ lời khai thêm đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nhanh chóng tìm ra toàn bộ đường dây các tổ chức mua bán ma túy xuyên quốc gia mà ta thường gọi là đường dây Vũ Xuân Trường.
Pháp luật bao giờ cũng nghiêm minh và nhân đạo. Đặc biệt, Bộ luật Hình sự của đất nước ta được sửa đổi càng thể hiện tính nhân đạo cao hơn. Trong quy định mới của Bộ luật Hình sự, người phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi thì Tòa không tuyên hai mức án chung thân và tử hình. Những phụ nữ phạm tội, khi đưa ra xét xử đang mang thai thì Tòa cũng không tuyên mức án tử hình. Những phụ nữ bị đưa ra thi hành án tử hình mà đang mang thai hoặc không mang thai mà phải nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì bản án tử hình được chuyển ngay sang bản án chung thân. Những tình huống mới này được Bộ luật Hình sự quy định và Chánh án tòa sơ thẩm kiêm
72
Đối thoại với án tử hình
chủ tịch Hội đồng thi hành án quyết tại chỗ, báo cáo lên các cơ quan cấp trên sau.
Có một chiều, tôi qua trường bắn Thủ Đức, nhìn những nấm mồ của các tử tội. Nghĩa tử là nghĩa tận, họ đã nằm xuống do các hành vi tội ác của họ đã gây ra mà một nền luật pháp dù nhân đạo đến đâu cũng không thể dung tha tội chết cho họ được. Tuy nhiên, tận đáy lòng tôi bỗng nảy lên một ý niệm: biết đâu trong những mộ huyệt này lại có một người chưa xứng với tội chết mà đã chết? Và nếu có một trường hợp như vậy, thì trái tim chúng ta đau biết bao nhiêu. Điều đó khiến tôi suy nghĩ về vai trò của người làm báo, về những bài báo có nội dung là các bản án tử hình.
73
Vũ Đức Sao Biển
CHƯƠNG 6
Báo chí trước bản án tử hình
Xưa nay, hoạt động của thế giới tội phạm và hoạt động của thế giới chống tội phạm luôn luôn hấp dẫn, luôn luôn khêu gợi trí tò mò của mọi người. Đại đa số con người bình thường đều tự cảm thấy mình căm thù cái xấu xa, cái ác; tự đặt mình vào đội ngũ những người chống tội phạm để cùng đấu tranh chống cái ác và cảm thấy thỏa mãn khi tội phạm bị trừng trị. Những người bình dân Việt Nam có thể không biết Bao Công là ai nhưng xem phim Bao Thanh Thiên, người ta đâm ra yêu mến Bao Công và việc ông chém đầu những kẻ gây tội ác chẳng những không làm cho người ta ghê sợ mà còn cảm thấy rất hả hê, rất thỏa mãn. Tự thâm tâm họ nổi lên một suy nghĩ: nếu họ là Bao Công, họ cũng sẽ chém đầu những kẻ đại ác như vậy.
Tại sao con người có chung não trạng đó? Aáy bởi vì bản chất của tính người vốn là lương thiện, vốn ghét cái ác, luôn
74
Đối thoại với án tử hình
luôn thiết tha với sự công bằng tuyệt đối. Giết đi một kẻ đại ác để trả thù cho các nạn nhân là lập lại sự công bằng cho xã hội. Dung tha cho một kẻ đại ác, để hắn sống nhởn nhơ được coi là một trọng tội. Ở trong mỗi con người bình thường đều có một Bao Công hoặc đều nuôi một ước mơ được hành xử pháp luật như Bao Công.
Cũng chính vì vậy, trong hai mươi năm gần đây, việc thông tin về các trọng án trên báo chí trở thành những đề tài hấp dẫn. Ở chừng mực nào đó, đề tài trọng án thường cuốn hút độc giả hơn những loại đề tài khác bởi nó đánh đúng vào nhu cầu hiếu tri của con người: kẻ gây án thực hiện hành vi phạm tội ra sao; cơ quan pháp luật đã điều tra, truy tố kẻ gây án thế nào; kết quả việc xét xử có công bằng, nghiêm minh hay không... Gần như mọi công dân biết đọc báo đều muốn tìm hiểu những vấn đề như trên từ các trọng án. Đó là quyền được thông tin của đám đông. Nhà nước rất tôn trọng quyền thông tin của báo chí và quyền được thông tin của đám đông. Thế nhưng, vấn đề còn lại là cách thông tin, thời điểm đưa ra thông tin và quyền hạn của báo chí khi thông tin về các trọng án.
Tôi là người làm báo. Trong những lần nói chuyện với các bạn đồng nghiệp hay trong các buổi họp chính thức của cơ quan, tôi thường đề cập đến hai khái niệm “giật gân cách mạng” và “giật gân phi cách mạng”. Thông tin về các vụ án, các trọng án luôn luôn là loại thông tin giật gân cho nên được nhiều bạn đọc đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, có những vụ án tự nó có vấn đề về mặt pháp luật, đặt ra được những vấn nạn
75
Vũ Đức Sao Biển
để các cơ quan tố tụng (và cả xã hội nữa) cùng quan tâm giải quyết, đem lại một vài kinh nghiệm mới mẻ cho hoạt động phòng chống tội phạm hay hoạt đông tố tụng thì chúng tôi gọi là “giật gân cách mạng”. Ít nhất, khi đọc xong thông tin vụ án loại này, người đọc hiểu biết thêm một ít kiến thức pháp luật. Tính mục đích của một bài báo thông tin vụ án là như vậy. Ngược lại, có những vụ án và những trọng án trơn lu bạch tuộc; nội dung đơn thuần chỉ là những hành vi gây án man rợ, tàn bạo; đọc lên nghe xót xa cả lòng người mà người đọc chẳng có thêm được một chút kiến thức nào về phòng chống tội phạm hay về pháp luật thì chúng tôi gọi đó là loại “giật gân phi cách mạng”. Và trọng án nào thuộc loại “giật gân phi cách mạng” thì không đưa, cương quyết không đưa. Trong tinh thần này, những loại nội dung hiếp dâm trẻ em, giết người rồi chặt thân xác ra từng phần, con giết mẹ, cha giết con, vợ mưu đồ với tình nhân xô chồng xuốùng giếng... là những thông tin không cần thiết đưa lên mặt báo.
Thời điểm đưa ra thông tin về các vụ án, các trọng án cũng đáng để cho các nhà báo suy gẫm. Đất nước hòa bình thịnh vượng, có những ngày lễ long trọng, những ngày vui chung cho toàn dân thì ngay trước những thời điểm đó, tốt hơn hết là không nên đưa ra một thông tin trọng án có thể làm đau xót lòng người! Tôi thí dụ trước ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, nếu có một thông tin về một học sinh đánh thầy trọng thương với nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn thì tôi vẫn không đưa lên báo. Đầu năm 2000, ngay trước tết Nguyên đán Canh Thìn,
có một tờ báo đưa liên tiếp hai bài khá dài về vụ án con giết
76
Đối thoại với án tử hình
mẹ ở Tân Bình. Theo tôi nghĩ, một thông tin như vậy không thể đưa lên trước ngày Tết. Điều này không đơn thuần là vấn đề lương tâm mà chính là vấn đề trách nhiệm của người làm báo trước xã hội.
Người đọc có thể chấp nhận một số báo làng nhàng, không có một thông tin “đinh” vào mắt nhưng không thể chấp nhận một số báo đưa ra một vụ án tàn bạo, man rợ hoặc đậm đặc những thông tin lớn nhỏ về hiếp dâm, cướp của, giết người, lừa đảo.
Khi một công dân có dấu hiệu phạm tội bị cơ quan điều tra bắt giữ, những nhà báo phụ trách mảng pháp luật - nội chính nhanh nhạy đặt quan hệ để thu lượm thông tin từ cơ quan điều tra. Cuộc cạnh tranh khốc liệt về thông tin, đặc biệt là những thông tin trọng án hấp dẫn, đã đặt ra cho nhà báo quyết tâm phải có được thông tin mới nhất, sớm nhất để đưa lên báo. Có những trường hợp phạm pháp quả tang, thí dụ như đâm chết người trên phố rồi bị nhân dân bắt được, thì ngay lời khai nhận tội ban đầu của bị can trước cơ quan điều tra đã được đánh giá là khả tín. Tuy nhiên, một nhà báo thận trọng có được nguồn tin đó vẫn phải thông tin ngắn gọn, chừng mực, không cường điệu, không lên gân. Ngược lại có những vụ án “thúi”, qua một vài tuần hoặc hai ba năm, thông qua lời khai của một vài bị can khác, cơ quan điều tra mới ra lệnh bắt giữ một công dân bị tình nghi thì trong trường hợp này, sự thận trọng của nhà báo là rất cần thiết.
77
Vũ Đức Sao Biển
Tôi biết có những người viết báo mới nghe qua loáng thoáng lời kể lại của cán bộ điều tra hoặc mới xin được một bản photocopy biên bản ghi lời khai bị can hay kết luận điều tra vụ án đã vội vàng chắp bút viết bài tường thuật vụ án. Có hai cách tường thuật. Hoặc là chừng mực, từ tốn viết nội dung vụ án theo sự cung cấp của cơ quan điều tra và dừng lại ở chỗ bị can có dấu hiệu phạm tội theo Điều nào, Khoản nào của Bộ luật Hình sự. Thế nhưng, một số anh em nhà báo không chọn cách đó. Họ chỉ sửa đổi một vài chi tiết trong kết luận điều tra và đưa toàn bộ nội dung vụ án lên mặt báo. Nguy hiểm hơn, họ tự cho mình cái quyền hạn thay mặt các cơ quan bảo vệ pháp luật để viết những câu sáo mòn, đại khái như: “Trước những chứng cứ khách quan không thể chối cãi được, tên Mỗ... đã phải cúi đầu nhận tội giết người, hiếp dâm và cuớp tài sản của công dân”. Nói cách khác, nhà báo đã làm thay tòa án, tuyên một bản án tử hình đối với công dân Mỗ... ngay trong giai đoạn mà công tác điều tra chưa kết thúc.
Anh là một nhà báo, một công dân bình thường trong xã hội. Anh lấy quyền gì để kết tội một công dân khi pháp luật chỉ mới gọi công dân ấy là bị can và cũng chỉ mới coi công dân ấy có dấu hiệu phạm tội? Luật báo chí hoàn toàn không cho phép anh kết tội một công dân trước khi tòa xét xử và tuyên án. Và luật pháp quốc gia cũng cho phép một bị cáo được làm đơn kháng án để tòa cấp trên xét xử lại. Có những nhà báo tự cho mình có cái quyền quá lớn, gọi bị can bằng tên này, tên nọ; lại còn viết những điều vu khống vượt xa sự cung cấp và ý kiến của cơ quan điều tra. Nhà báo dùng ngòi bút, dày xéo bị
78
Đối thoại với án tử hình
can như dày xéo một con trùn. Phải chăng đó là một khuynh hướng bạo hành trong báo chí?
Tác hại của một bài báo kết tội con người thật quá sức tưởng tượng. Khi anh Bùi Minh Hải ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) bị bắt, đã có hai bài báo viết về trường hợp phạm tội của anh, lời lẽ hết sức nặng nề, tưởng đâu anh đã cầm chắc cái án tử hình. Thế nhưng, sau này cơ quan điều tra bắt được Nguyễn Văn Tèo và qua lời khai của Tèo, mới thấy được anh Hải bị oan khuất. Cả hai tờ báo đều không có một lời xin lỗi anh Bùi Minh Hải và thú nhận sai lầm trước bạn đọc. Tại sao các cơ quan tố tụng thú nhận sai lầm mà hai tờ báo không chịu thú nhận sai lầm? Phải coi lại vấn đề trách nhiệm và lương tâm báo chí trong trường hợp này. Trước đây, ở Bến Tre có một vụ trọng án. Bị can vừa bị bắt thì đã có một bài báo ra đời kết tội bị can hiếp dâm, giết người với ngôn ngữ văn phong không lấy gì dịu dàng lắm. Khi tòa sơ thẩm xét xử tuyên án tử hình, có hai tờ báo cùng đồng loạt lên án bị cáo, cho rằng bản án tử hình là hoàn toàn phù hợp với hành vi tàn bạo, dã man, phi nhân tính của bị cáo... Điều đáng quan ngại là nội dung hai bài báo trên hai tờ báo na ná giống nhau khiến chúng tôi có cảm giác cùng một người viết và “đánh” ra hai nơi để áp đảo dư luận. Sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, đã có tám tờ báo cùng nhận định đó là phiên tòa vi phạm luật tố tụng, chứng cứ đưa ra không đủ sức thuyết phục để tuyên án tử hình. Bốn năm qua, vụ án vẫn chưa đuợc các cơ quan tố tụng cao cấp trả lời dứt khoát.
79
Vũ Đức Sao Biển
Rõ ràng ở đây có hai thứ báo chí, hai quan điểm làm báo, hai nhận thức về thông tin trọng án. Trước một người bị hại, nhà báo tỏ ra công phẫn tội ác, yêu cầu cơ quan pháp luật làm rõ thủ phạm để đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật là đúng. Thế nhưng, trước một bị can, bị cáo, nhà báo phải nhìn ra chất con người nơi họ. Văn chương báo chí không được quyền kết án họ như văn chương của kết luận điều tra hay cáo trạng. Anh phải đứng ở vị trí trung dung nhất, tỉnh táo bàn vấn đề trong phạm vi cho phép của pháp luật. Anh không được phép dùng cây bút để “giết người” hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng và ngay trong một bản án tử hình rõ như ban ngày, anh cũng không nên “giết” tử tù trước lúc Hội đồng thi hành án tử hình ra pháp trường để xử bắn theo sự cho phép của luật pháp quốc gia.
Trong tất cả các bản án khác, khi đã tuyên án và đã thi hành án, việc xét lại và cải sửa nếu phát hiện có sự oan sai là điều hoàn toàn có thể làm được. Nhưng một khi đã thi hành xong bản án tử hình là hoàn toàn không thể cải sửa gì được hết. Có cái gì đáng quý trọng hơn mạng sống con người? Mạng sống ấy mất đi, lỡ trong một vạn trường hợp có một trường hợp oan khuất thì lấy gì mà bù đắp lại được? Cho nên, báo chí cần có một thái độ khách quan, một cái nhìn tuyệt đối tôn trọng phẩm giá và sinh mạng bị can, bị cáo. Không ai cấm nhà báo tường thuật sự kiện. Nhưng trong trường hợp các trọng án, nếu nhà báo chỉ nghe lời kể lại và viết trên cơ sở cung cấp của cơ quan điều tra, cáo buộc bị can vào những trọng tội để gây tiếng vang áp đảo dư luận là đã vô tình giết chết một công dân trước khi thi hành án tử hình.
80
Đối thoại với án tử hình
CHƯƠNG 7
Mẹ ơi
Tôi đã đến bốn tòa án tỉnh, xem được bảy hồ sơ thi hành án tử hình với ước mong qua những gì người tử tù còn để lại, có thể tìm hiểu được một chút diễn biến tâm lý của con người biết mình sắp bước về cõi chết. Trong bốn bức thư được photo copy lưu lại, tôi đọc được ba bức thư gởi cho mẹ, một bức thư gởi cho vợ con. Điều cần quan tâm là cả bảy trường hợp trên đây đều là bảy anh em đều đã có gia đình, vợ con đầy đủ.
Tại sao con người, trong những phút giây sau cùng của đời mình, lại kêu lên hai tiếng mẹ ơi? Tại sao mẫu tính trong con người, những con người mà ta nghĩ rằng không còn chút nhân tính, cần phải cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội, lại mạnh đến như vậy?
Từ ngàn xưa, nhân loại đã theo chế độ mẫu hệ. Sống trong quần thể bầy đàn của thuở hồng hoang, một người nữ có thể chung đụng với nhiều người nam và không xác định được người nam nào là tác giả bào thai lớn lên trong bụng mình. Cho nên đứa bé được sinh ra sau đó là đứa con của bà mẹ; là sản phẩm thuộc về
81
Vũ Đức Sao Biển
người mẹ. Chế độ mẫu hệ được xây dựng trên nền tảng đó. Chế độ phụ hệ, đứa con mang theo họ tộc cha, chỉ là giai đoạn đến sau khi nhân loại đã biết tách ra để sống thành lứa đôi, khi một người nữ chỉ chung đụng với một người nam và xác định đứa con trong mình chính là đứa con được tạo ra trong quá trình chăn gối với người nam ấy.
Lão Tử trong tác phẩm Đạo đức kinh, đã đề cập đến khái niệm Huyền tẫn (nguyên lý mẹ). Chỉ có giống cái mới được quyền làm mẹ và mọi loài đều quay trở về với cái gốc giống cái, nơi từ đó đứan con được sinh ra. Kinh Upanishad của Aán Độ khẳng định: “Muôn loài được sinh ra từ giống cái”. Đối với loài người, mẹ là một hình tượng gần gũi, tha thiết, thiêng liêng, giàu tình thương yêu và giàu lòng bao dung nhất.
Cuộc sống có tiến lên văn minh, hiện đại bao nhiêu thì nguyên lý mẹ vẫn mãi mãi là nguyên lý mẹ. Nguyên lý mẹ chính là nền tảng, là điểm tựa một đời, là nơi quay về cuối cùng của con người. Có thể có những đứa bé lớn lên không được biết cha chúng là ai nhưng mẹ chúng thì chúng phải biết. Cho nên, mẹ là người gần gũi nhất với mọi đời người, là bóng mát cuộc đời cho đứa con, là nơi từ đó đứa con ra đi và cũng là nơi cuối cùng đứa con quay trở về.
Người mẹ nuôi đứa con lớn lên; cho bú, cho ăn, ẵm bế, hôn hít, tắm rửa, vỗ về, truyền tất cả hơi ấm của tình mẹ cho con. Cho nên, ngay từ bình minh lịch sử loài người, nguyên lý mẹ đã trở thành phổ quát. Ở cả mặt sinh lý và tâm lý, đứa con thừa hưởng
82
Đối thoại với án tử hình
nhiều di sản của người mẹ. “Con nhờ phước mẹ, cháu hưởng lộc bà” - câu châm ngôn ấy trong hệ tư tưởng bình dân Việt Nam không phải là không có cơ sở để tin cậy.
Thực hạnh phúc cho những bà mẹ có được đứa con thông minh, tài giỏi, đạt được nhiều thành công trên đường đời, được nhiều người yêu mến, quý trọng. Ngược lại, thực đau đớn cho những bà mẹ có đứa con hư, trượt dài trên con đường tội lỗi, gây ra những tội ác tầy trời, trở thành kẻ tử tù trước pháp luật quốc gia. Tôi đã đi qua nhiều trại giam, chứng kiến cảnh những bà mẹ già gầy guộc ôm lấy đứa con khóc ròng. Khi kẻ tử tù gây án hiếp dâm, cướp tài sản, buôn bán ma túy, giết người..., anh ta hoàn toàn không nghĩ gì đến bà mẹ, không nghĩ gì đến người phụ nữ thân yêu duy nhất đã sinh ra, nuôi lớn và giáo dục mình. Nếu anh ta biết nghĩ lại một chút thì anh ta đã không phạm vào tội ác hoặc có phạm tội cũng biết tự giới hạn để hành vi gây án nhẹ nhàng hơn. Aáy vậy mà khi đã trở thành tử tù thì hình ảnh người mẹ là hình ảnh đầu tiên và cuối cùng mà anh ta nghĩ đến.
Nói chuyện với một tử tù trong trại giam, tôi hỏi: “Bây giờ, anh nhớ ai nhất?”. “ Nhớ mẹ”. “Tại sao vậy? Anh có vợ, có con, có một mái gia đình riêng. Tại sao anh nhớ mẹ nhất?”. Người tử tù trầm tư: “Tôi hối hận vì không nghe những lời dạy dỗ của mẹ. Tôi tham lam, tổ chức vượt biên giả để gây án, lấy tiền vàng của những người nghe theo lời dụ dỗ của tôi. Tôi đã cầm đầu hai người nữa và thực hiện hành vi giết người, liệng năm người xuống sông Cửu Long sau khi đã trấn lột tiền vàng của họ. Bị bắt xong
83
Vũ Đức Sao Biển
đưa về trại giam, tôi mới nhớ lại lời mẹ dạy lúc còn nhỏ: “Đừng tham của ai, đừng lấy bất cứ một thứ gì của người khác”. Lúc đầu tôi cứ cho rằng đó là lời răn dạy dành cho trẻ con, khi phạm tội tôi mới hiểu lời răn dạy đó luôn luôn đúng”. “Nếu được phép ra khỏi trại giam một ngày, anh có muốn gặp mẹ anh không?”. “Có chứ. Tôi sẽ quỳ ôm chân mẹ, xin bà tha thứ cho tôi, cho đứa con tội lỗi của bà rồi sau đó ung dung đi thụ án”.
Người tử tù ấy đã chết, không phải đợi đến lúc ra pháp trường. Anh lấy một chiếc mùng của một người bạn đồng cảnh, xé ra làm thành một sợi dây. Anh đã treo cổ tự xử lấy mình trong trại tạm giam Công an tỉnh Đồng Tháp. Tội của anh rất nặng: tổ chức vượt biên giả, giết năm người (trong đó có hai em bé), cướp đoạt hết tiền vàng của họ. Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên án tử hình; một thời gian sau anh trốn khỏi nơi giam giữ và mai danh ẩn tích suốt 19 năm, trở thành một người khá giả. Nhưng lưới trời thưa mà không lọt, Công an tỉnh Cần Thơ bắt anh theo lệnh truy nã của Cục Cảnh sát hình sự. Anh được di lý về Đồng Tháp và chịu thêm tội trốn khỏi nơi giam giữ. Tên của anh ta là Lê Công Chánh.
Tôi hơi lấy làm lạ về một số bà mẹ không muốn thực hiện hết chức năng làm mẹ của mình. Mặc dù khoa học đã chứng minh rằng không có loại sữa nào có thể thay thế cho nguồn sữa mẹ, rằng sữa mẹ là thứ sữa tốt nhất đối với nhũ nhi nhưng một số bà mẹ vẫn không cho con bú vì sợ hư bộ ngực của mình. Khoa học cũng đã chứng minh rằng chính sự bồng bế vỗ về của người mẹ tạo ra cho hài nhi một tâm trạng an toàn, cho hài nhi một mối dây tình
84
Đối thoại với án tử hình
cảm thiêng liêng. Thế nhưng, có những bà mẹ không muốn ẵm bế, vỗ về con; giao nhiệm vụ ấy cho người vú nuôi. Có những bà mẹ nuôi con mà chẳng biết đến một câu hát ru dịu dàng, một lời ầu ơ ví dầu đằm thắm.
Khi đứa trẻ lớn lên, làm một vài điều sai phạm nho nhỏ, có những bà mẹ dửng dưng để cho con làm hoặc khuyến khích con làm tới. Nay bắt trộm con gà, mai ăn cắp trái bí; những loại giang dương đại đạo luôn luôn khởi đầu sự nghiệp hư hỏng với những hành vi tiểu tặc nho nhỏ như vậy. Có những bà mẹ rất lạ, biết con sai phạm đó nhưng không răn dạy vì cho rằng nhiệm vụ giáo dục con là nhiệm vụ của người cha. Tôi vẫn thường nghe câu: “Anh nói mà nó không chịu nghe huống hồ chi là em”. Người Trung Quốc gọi cha là nghiêm phụ, gọi mẹ là từ mẫu. Trước chữ mẫu có chữ từ để chỉ sự hiền thục, dịu dàng. Than ôi, biết bao người mẹ quên mất chính sự hiền thục, dịu dàng mới là yếu tố giáo dục đứa con thành người.
Ở đây, chúng tôi không phủ nhận vai trò của người cha trong việc dạy dỗ con cái. Nhưng người truyền cho con một tâm hồn, một đời sống tâm linh vẫn là người mẹ. Nếu người mẹ để cho tâm hồn đứa con khô héo thì đứa con rất dễ phạm pháp. Tôi đã làm một cuộc nói chuyện với đúng 100 anh chị em trong trại giam 12 tỉnh thành phía Nam, thì 89 trường hợp cho biết họ bị người mẹ bỏ bê, đòn vọt hoặc bỏ đi lấy chồng khác ngay từ khi họ còn thơ ấu. Họ không trách mẹ nhưng tâm trạng chung là họ hận đời và vì hận đời nên họ trượt dài trên đường phạm pháp.
85
"""