"Doanh Nghiệp Việt Nam Xưa và Nay Tập 1 - Lê Minh Quốc full prc pdf epub azw3 [Kinh doanh] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Doanh Nghiệp Việt Nam Xưa và Nay Tập 1 - Lê Minh Quốc full prc pdf epub azw3 [Kinh doanh] Ebooks Nhóm Zalo Doanh nghiệp Việt Nam xưa & nay  Lê Minh Quốc Doanh nghiệp Việt Nam xưa & nay  nhà xuất bản Trẻ HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC GÓP Ý PHÊ BÌNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 161b Lý Chính Thắng - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 9316211 - 8465595 - 8465596 - 9316289 Fax: 84.8.8437450 E-mail: nxbtre@hcm.vnn.vn Lời nói đầu “Doanh nghiệp Việt Nam xưa & nay” là bộ sách nhiều tập đề cập đến những vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh của người Việt Nam ta nói chung. Trong quan niệm lạc hậu trước đây, buôn bán là việc thấp kém, không đáng coi trọng. Chẳng hạn, một bậc túc nho đã đậu đến Hoàng giáp là Trần Danh Án (1754-1794), trong thư gửi cho con có khuyên: “Người ta nuôi được thân thể, nuôi được vợ con không đến nỗi đói rét khổ sở là phải có phương pháp: đọc sách, thi đỗ, yên hưởng lộc trời là bậc nhất; cày cấy mà ăn, cần kiệm để lập cơ nghiệp là bậc thứ hai; làm thầy thuốc, thầy cúng, nghề thợ, nghề buôn, được người ta nuôi mình là bậc thứ ba”. Rõ ràng, trong quan niệm cũ thì nghề buôn được xếp vào hạng thấp nhất! Nhưng thực tế đã chứng minh “phi thương bất phú”. “Phú” ở đây đối với nhiều nhà doanh nghiệp không chỉ là làm giàu cho riêng mình, mà còn được thể hiện với ý thức tích cực “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Trải qua nhiều năm tháng, quan niệm cũ xem thường nghề buôn đã được thay đổi. Nhất là những năm đầu thế kỷ XX, khi mà làn gió Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc, Nhật Bản... thổi vào Việt Nam, khi mà làn sóng Duy tân trong nước do các nhà nho cấp tiến, yêu nước và các nhà tây học khởi xướng đã khoấy động DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  5 rầm rộ từ Nam chí Bắc. Từ đây, các chiến sĩ tiên phong của phong trào Duy tân đã phát động phong trào đổi mới triệt để mọi mặt, không chỉ “hóa dân” (mở mang dân trí) mà còn phải chung sức làm cho “cường quốc” (làm cho nước mạnh). Họ hô hào “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, khuyến khích mọi người bước vào công thương nghiệp, dũng cảm kinh doanh, đầu tư cho sản xuất để cạnh tranh với ngoại bang v.v... Ngay khi nước nhà vừa giành được độc lập, sau ngót một trăm năm nô lệ, dù đang phải lao tâm khổ trí đối phó với thù trong giặc ngoài, nhưng ngày 13.10.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giành thời gian quý báu để kêu gọi: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới công thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập “Công thương vệ quốc đoàn” cùng đem vốn làm những công cuộc ích quốc lợi dân”. Thực tế đã chứng minh trong công cuộc cứu quốc và kiến quốc, giới công thương nước nhà đã có nhiều đóng góp lớn. Ngày nay, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục rọi sáng cho nhân dân ta trong công cuộc Đổi mới. Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết: “Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định 6  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY đường lối, chính sách phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội, dựa vào động lực chủ yếu là sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế trong môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật. Đường lối đó đang được thể chế hóa nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của các doanh nghiệp và cho sự hình thành đồng bộ kinh tế thị trường, khắc phục mọi sự kỳ thị đã tồn tại lâu năm trong cơ chế cũ đối với nền kinh tế dân doanh và đối với thị trường”. Với nhận thức này, tập sách “Doanh nghiệp Việt Nam xưa & nay” do nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn, là thiện chí mong được góp phần làm rõ hơn nữa sự phát triển của doanh nhân, doanh nghiệp nước nhà. Tất nhiên trong quá trình biên soạn cũng không thể tránh những thiếu sót ngoài ý muốn. Chúng tôi rất mong được sự chỉ giáo, giúp đỡ chân tình của các học giả uyên bác, của các nhà kinh tế, sử học và của các bạn đọc xa gần để bộ sách nhiều tập này ngày càng hoàn thiện và thật sự hữu ích cho mọi người. Trước hết xin quý độc giả ghi nhận nơi đây sự biết ơn sâu xa của chúng tôi. Nhà xuất bản TRẺ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  7 Thời xưa người Việt Nam quan niệm như thế nào về nghề buôn bán? Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước lúc đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa há quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. Bài thơ Thương vợ của Tú Xương (1870-1907) đã khắc họa được hình ảnh tảo tần, đảm đang, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam. Câu kết “Có chồng hờ hững cũng như không”, đơn giản chỉ vì đức ông chồng ấy là nhà nho, ngày đêm đèn sách, suốt đời lều chõng nhưng cũng chỉ đậu đến... Tú tài! Mà dù chỉ đậu đến thế, nhưng Tú Xương đã được người đời sau truyền tụng qua hai câu thơ: Kìa ai chín suối Xương không nát Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn Lời tiên đoán ấy không sai. Tú Xương nổi tiếng đến độ, người ta cho rằng đất Nam Định có hai đặc sản: “Đọc thơ Xương, ăn chuối ngự”! Tú Xương đã để lại một bản lĩnh thơ, một sự nghiệp văn học để tạo nên cốt cách trào phúng và trữ tình - mà sau này trong thế kỷ XX nhiều người cũng bắt đầu sự nghiệp văn học bằng chữ “Tú” của Tú Xương. Có lẽ, ông là người có nhiều “môn DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  9 đệ” nhất: Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Tú Quỳ (Phan Quỳ), Tú Xơn (Tout seul: chỉ có một mình-Phan Khôi), Tú Nạc, Tú Sụn, Tú Trọc, Tú Da... rồi Tú Kếu (Trần Đức Uyển), Tú Lơ Khơ (Nguyễn Nhật Ánh)... Tiếng cười của ông cay độc. Nó phản ánh rõ nét những nhố nhăng của cái xã hội buổi giao thời Pháp-Việt. Nhưng dù nổi tiếng đến đâu thì đương thời Tú Xương vẫn phải sống... nhờ vợ! Vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng” là nhờ biết buôn bán. Không riêng gì bà Tú Xương mà từ ngàn xưa cho đến nay, hầu hết người phụ nữ Việt Nam cũng đều giỏi giang trong việc chợ búa... Lướt qua tục ngữ, ta thấy dân gian đã đúc kết lại những kinh nghiệm mà nay chưa hẳn đã lỗi thời. Trước hết, muốn lao ra thương trường thì phải có vốn, “có bột mới gột nên hồ”, “cả vốn lớn lãi”; muốn kiếm lãi nhiều thì “buôn tận gốc, bán tận ngọn” chứ không qua trung gian. Thông thường những người buôn bán nhỏ, vốn ít thì họ “buôn gánh bán bưng, “buôn thúng bán mẹt”,”buôn ngược bán xuôi” thậm chí “buôn đầu chợ, bán cuối chợ”, tần tảo “buôn Sở bán Tần”, “bán ngày làm đêm” hoặc: Nửa đêm ân ái cùng chồng Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi Chưa kể gặp lúc “chợ chưa họp, kẻ cắp đã đến”; buôn bán đâu phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”, “mua may bán đắt” mà thất thường tùy lúc như “buôn trầu gặp nắng, buôn đàng gặp mưa” hoặc: Đắt hàng những ả cùng anh Ế hàng gặp những thong manh quáng gà Kiếm được đồng tiền quả cũng chảy máu con mắt. Chẳng thà như vậy, còn hơn những kẻ “bán mồm nuôi miệng”,”ăn như rồng 10  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Chợ hoa ngày Tết tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội) khoảng thập niên 1940 thế kỷ XX. cuốn, uống như rồng leo, làm như mèo mửa”, khoác lác một tấc đến trời “bán trời không mời Thiên lôi”,”bán nắng cho trời, bán sấm cho Thiên lôi”, huênh hoang “buôn mây bán gió” nhưng thực ra chả làm nên trò trống gì! Dân gian cũng chê cười những kẻ “buôn hương bán phấn”, “bán trôn nuôi miệng”, “bán phấn buôn son”, “bán thịt buôn người”... Tất nhiên, khi buôn bán thì ai cũng muốn có vốn to để buôn lớn, nhưng “thuyền lớn thì sóng lớn”, phải tính toán, lao tâm khổ tứ nhiều hơn: Ông cả nằm trên sập vàng, cả ăn cả mắc, lại càng cả lo Ông bếp nằm trong xó tro, ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm Có phải vì tâm lý này mà người Việt xưa ít có những cửa hiệu lớn, những người buôn đông bán tây “buôn vạn bán nghìn” DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  11 “Gánh gạo bên sông” (1930), tranh mực nho của danh họa Nam Sơn (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Louvre Pháp). Bến cá Gò Công Đông (Tiền Giang) tranh sơn dầu của họa sĩ Lê Vĩnh Phát (2002). 12  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY chăng? Mà khi buôn bán thì không nên bán riêng lẻ, phải “buôn có hội, bán có thuyền” và thực tế đã cho thấy người tiêu dùng cũng muốn đến những nơi bày bán nhiều mặt hàng, dễ chọn lựa; hoặc nên chọn những địa điểm buôn bán thuận lợi như “nhất cận thị, nhị cận giang”. Buôn bán nơi chợ, đông đúc người qua kẻ lại; gần sông, nơi tấp nập người lên kẻ xuống thì mới có thể “buôn gặp chầu, câu gặp chỗ”, “buôn một bán mười”... Những người buôn bán khôn ngoan, chẳng bao giờ “mua trâu, bán chả”, “mua vải, bán áo” - nghĩa là đầu tư lớn nhưng lại thu về nhỏ giọt, không tương xứng với mớ tiền lớn đã bỏ ra; hoặc buôn bán mà không biết điều nghiên thị trường, tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng thì nào khác gì “bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè”... Có những mặt hàng mà trải qua năm tháng, người buôn bán có kinh nghiệm như “bán gà kiêng ngày gió, bán chó kiêng ngày mưa” vì thời tiết ấy bán không được giá... Buôn bán thì phải nghĩ đến đồng lãi, nhưng “ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi”, “trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buông”... Muốn gì thì muốn, trong việc buôn bán phải biết tính toán, “lộn con toán bán con trâu”, “bút sa gà chết”; không nên “bán bò tậu ễnh ương, bán bò mua dê về cày”, “mua quan tám, bán quan tư”, “bán cá mũi thuyền”! Và điều quan trọng là phải biết tiết kiệm, chứ “có đồng nào xào đồng ấy”, “bóc ngắn cắn dài” thì có lúc cũng... sập tiệm, có lúc “bán vợ đợ con”! Ông bà ta thường dặn dò “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, “hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có”, “năng nhặt chặt bị”... Và khi đã có tiền thì phải dùng tiền nhàn rỗi đầu tư thêm cho công việc kinh doanh, vì “tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ”, nếu cứ bo bo giữ lấy thì không khéo cũng DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  13 chỉ là “tiền dư thóc mục”. Lại có câu mà ông bà ta cảnh giác “buôn chung với Đức ông”, “tậu voi chung với Đức ông” trong Tục ngữ lược giải của Lê Văn Hòe có giải thích: “Đức ông là tiếng nôm tôn xưng các ông Hoàng (tức anh em bà con với nhà vua) thời xưa, thế lực dĩ nhiên là to tát lắm, nhân dân ai cũng kính sợ. Bỏ vốn buôn chung với Đức ông thì được tiếng là giao thiệp đi lại với người quyền quý, nhưng chẳng được lợi lộc gì, chỉ bị thiệt thòi, vì bao giờ cũng phải nhường Đức ông phần hơn, mình chịu phần lép. Câu này, đại ý khuyên người ta về việc giao thiệp buôn bán cần phải suy tính lợi hại thiết thực, không nên chuộng cái danh giá hão”. Ngày nay ta thường nói “khách hàng là thượng đế”, “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” thì trong dân gian cũng đúc kết thành kinh nghiệm quý báu: “bán hàng chiều khách”, “bán rao chào khách” phải biết hòa nhã, khéo léo “lời nói quan tiền, thúng thóc”, “lời nói như ném châu, gieo vàng”, chứ nói với khách như “bầu dục chấm mắm cáy”, “ăn chưa nên đọi, nói chửa nên lời”... thì buôn với bán làm sao thành công được! Cũng đừng quên “bán chịu mất mối hàng”, tốt nhất “tiền trả mạ nhổ”, “tiền trao cháo múc”... Không nên “bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ” mà chỉ nên “thuận mua vừa bán”. Có như vậy mới giữ được khách mà “quen mặt đắt hàng”... Trong thương trường, đôi khi người buôn bán phải biết chấp nhận những tình huống ngoài ý muốn “bán rẻ còn hơn đẻ lãi”, “bán tống bán táng”, “bán sấp bán ngửa”, “bán đổ bán tháo”,”chẳng được ăn cũng lăn được vốn”, “thà bán lỗ còn hơn xách rổ về không”... là cũng không ngoài mục đích thu hồi đồng vốn nhanh, còn hơn là mất trắng. 14  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Chợ bán lợn ở miền Bắc đầu thế kỷ XX. Chợ Quy Nhơn khoảng thập niên 1960 thế kỷ XX. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  15 Không chỉ truyền lại những kinh nghiệm trong buôn bán, mà ông bà ta còn nhấn mạnh đến đạo đức trong kinh doanh. Vẫn biết rằng, vốn liếng của mình có bao nhiêu thì mình buôn bấy nhiêu, nhưng ngặt lúc túng thì dẫu có vay nhau cũng là lẽ thường tình. Mà điều quan trọng nhất trong kinh doanh vẫn là chữ “tín”: Mất trâu thì lại tậu trâu Những quân cướp nợ có giàu hơn ai Muốn làm ăn lâu dài với nhau thì đừng quên “có vay có trả mới thỏa lòng nhau”. Chị em buôn bán với nhau phải tự ý thức sự tương quan qua lại của các ngành hàng, “có hàng tôi mới trôi hàng bà”, “việc tôi không bằng bác; bánh đúc, kẹo lạc bác chẳng bằng tôi”, chứ đừng “hàng thịt nguýt hàng cá” và cũng đừng “hàng tôm hàng cá” với nhau... Đạo đức trong kinh doanh thì nhiều, không thể chấp nhận ai đó “treo đầu dê, bán thịt chó”, “bán mướp đắng giả làm bầu”, “bán mạt cưa giả làm cám”... Có người bán thì có người mua, “của giữa chợ ai thích thì mua”. Mà biết mua hàng nghĩ cho cùng đó cũng là một... nghệ thuật, cũng như nghệ thuật bán hàng vậy! chứ không khéo “tiền chinh mua cá thối”. Chỉ có những kẻ dại dột mới: Vàng mười chê đắt không mua Mua lấy vàng bảy thiệt thua trăm đường hoặc “mua mèo trong bị”, “hỏi giá trâu sau bụi rậm”... lời dặn dò này chẳng bao giờ thừa cả. Các mặt hàng phổ biến thời xưa đều được người tiêu dùng truyền đạt kinh nghiệm như: Mua thịt thì chọn miếng mông Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi 16  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Chợ gà ở Huế đầu thế kỷ XX. Người bán hàng rong tại Sài Gòn đầu thế kỷ XX. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  17 ... Mua cá thì phải xem mang Mua bầu xem cuống mới toan không nhầm ... Hoặc “mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi”,”mua trâu xem sừng, mua chó xem chân”, “mua cua xem càng, mua cá xem mang”. Thông thường, “mua nhầm, bán không nhầm” nên người mua khôn ngoan thường phải kì kèo, mặc cả hoặc đòi thêm thắt để có lợi cho mình “mua thì thêm, chêm thì chặt” là vậy. Muốn mua hàng tốt thì phải đầu buổi chợ “của ngon ai để chợ trưa”. Khi mua thì trả tiền ngay, đừng mua chịu, vì “rẻ tiền mặt, đắt tiền chịu”... Chợ Bình Tây (Sài Gòn) trong thập niên 1990. 18  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Tục ngữ là túi khôn của ông cha ta, được đúc kết lại từ ngàn năm qua, chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Riêng trong lãnh vực kinh doanh, có những câu phản ánh tâm lý, kinh nghiệm buôn bán v.v... nhưng rất tiếc cho đến nay vẫn chưa có ai bỏ công ra sưu tập, nghiên cứu nhằm tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu ấy - dù ra đời trong một xã hội nông nghiệp, để vận dụng trong đời sống hôm nay. Trước đầu thế kỷ XX, các nhà Nho Việt Nam đã quan niệm như thế nào về nghề buôn bán nói chung? Nhà nho Nguyễn Công Trứ trong bài thơ Luận kẻ sĩ, ngay từ những câu đầu ông đã khẳng định: Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên Có giang san thì sĩ đã có tên Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý Trong năm tước, theo giải thích của nhà giáo Dương Quảng Hàm có năm bậc: thượng đại phu khanh, hạ đại phu, thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ; còn nhà nghiên cứu Trương Chính cho rằng “là danh vị mà nhà vua phong cho các quan to hoặc những người có công lớn, gồm năm bậc: công, hầu, bá, tử, nam thì sĩ vẫn được liệt vào trong. Trong dân có bốn hạng: sĩ, nông, công, thương thì sĩ đứng đầu”. Hiểu một cách nôm na thì sĩ là người học trò, học đạo Nho để rồi gánh vác việc đời, nghĩa là ra làm quan. Khi trở thành một ông quan, người học trò được coi đã thành nhân. Theo Nguyễn Công Trứ thì kẻ sĩ trước hết phải tu thân: “Đạo DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  19 Ngón tay của kẻ sĩ thời xưa. lập thân phải giữ lấy cương thường”; lúc chưa gặp thời “hối tàng nơi bồng tất”; lúc làm quan thì “đem quách cả sở tồn làm sở dụng...”; lúc về trí sĩ thì “tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn”... Kẻ sĩ được nhìn nhận là bậc thức giả có uy tín trong xã hội, khi làm việc gì phải biết hổ thẹn, khi đi sứ ra bốn phương không làm nhục mệnh vua, được họ hàng khen là hiếu, được làng xóm khen là đễ, làm quan cốt để hành đạo chứ không phải đục khoét dân đen để làm giàu v.v... Với quan niệm này, kẻ sĩ thường nghèo, nhưng có khi họ lại lấy cái nghèo, sự thanh bần ấy như một nét đẹp nhằm củng cố hơn nữa hình ảnh kẻ sĩ trong mắt thiên hạ. Trong thơ cổ điển Việt Nam, trong những bài thơ hay nhất, ta vẫn thấy có những bài thơ mà các bậc túc nho đã “than nghèo”, nhưng qua lời than đó lại một lần nữa khẳng định sự thanh tao của tâm hồn, chứ không phải hổ thẹn vì cái nghèo! Thậm chí có người còn thi vị hóa cái nghèo nữa! Nay ta thử đọc lại Bài văn trách ma nghèo của nhà nho, Tiến sĩ Ngô Thì Sĩ (1726-1780) “sống trong cảnh túng thiếu, hàng ngày củi gạo bức bách” để ít nhiều có thể hiểu thêm suy nghĩ của kẻ sĩ thuở trước. Ông trách ma nghèo rằng: “Nhà ta dột nát, ngươi bảo chưa thể sửa chữa; khách khứa, tế tự không chu đáo đủ đầy, ngươi bảo chưa thể rộng rãi. Những điều ngươi thỉnh cầu, ta đều 20  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY nghe theo; ta có mưu tính gì ngươi đều ngáng trở, khiến ta năm nay vì đấu lương mà gãy lưng, một đồng tiền cũng chẳng dính tay. Năm nay được mùa, ấm áp mà vẫn bị đói rét, nông nỗi này đều do ngươi làm ra...” Những lời này được ma nghèo trả lời thấu đáo, mà qua đó ta thấy được nhân sinh quan của Ngô Thì Sĩ. Ông viết: “Tiên sinh lầm rồi! Cứ xem từ thời Hạ, Thương, Chu trở xuống, ở Quan đốc học đầu thế kỷ XX. các nơi danh hương hiền phố, các vị Đi chợ về (1884). DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  21 khanh tướng có danh tiếng trong thiên hạ, hết thẩy đều qua tay tôi điểm hóa trước, sau đó mới luyện đức tốt, thêm trí lực, rồi mới lập nên sự nghiệp phi thường. Thí dụ như Y Doãn trước nấu bếp, Thái Công Vọng làm nghề mổ gia súc, Nịnh Tử chăn trâu, Tô Quý Tử mặc áo cầu rách, đó đều là những tấm gương rõ ràng ở đời trước. Có được mười mẫu ruộng chỉ làm được ông lão nông; có nghìn vàng ở chợ chỉ được khen là anh lái buôn giàu. Nhưng một chàng áo vải làm nên khanh tướng, thế thì cái nghèo có phụ gì người đời đâu!... Giàu vốn làm cho đời sống người ta thêm phong phú, nhưng nghèo há chẳng lại rèn luyện ta nên người đó sao? Tôi nghe nói: lợi nhiều thì trí mờ ám, tiền dễ thì thêm mắc lỗi...” Mặt tích cực của suy nghĩ này là một khi đã ý thức như thế, thì lúc đã đạt được chí, ra làm quan ăn lộc nước, nhiều kẻ sĩ đã không mảy may vì chữ lợi mà làm mờ thanh danh của mình. Thế nhưng, do quan niệm phải tiến thân bằng con đường “độc thư” với khoa cử nên các nhà nho ta không đánh giá cao việc doanh thương, dẫu vẫn biết “phi thương bất phú”. Trong mắt họ, “dẫu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền, cũng bất quá thủ tài chi lỗ” (Hàn nho phong vị phú - Nguyễn Công Trứ), chỉ là “thằng mọi giữ của” mà thôi! Nhà nho đậu đến Hoàng giáp là Trần Danh Án (1754-1794) trong thư gửi cho con có khuyên: “Người ta nuôi được thân thể, nuôi được vợ con không đến nỗi đói rét khổ sở là phải có phương pháp: đọc sách, thi đỗ, yên hưởng lộc trời là bậc nhất; cày cấy mà ăn, cần kiệm để lập cơ nghiệp là bậc thứ hai; làm thầy thuốc, thầy cúng, nghề thợ, nghề buôn, được người ta nuôi mình là bậc thứ ba”. Ta thấy trong quan niệm của nhà nho thì nghề buôn được xếp vào hạng thấp nhất! Sau này, trong giáo 22  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Ông đồ nghèo viết câu đối ngày Tết -tranh dân gian. Bán trái cây ngoài chợ (1883). “Thằng bán tơ” trong Truyện Kiều theo bản Huyền Mặc Đạo Nhân in tại Sài Gòn năm 1930. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  23 trình “Quốc dân độc bản” của trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã phê phán: “Phàm những kẻ biết đôi chút từ chương là đã vênh vang tự cho mình là sĩ, không thèm đứng cùng hàng với nông, công, thương, họ cho là hèn hạ, gọi là dân buôn, dân thợ, dân cúng, ngu dốt, thậm chí có kẻ không thèm nói đến vải vóc, thóc gạo nữa!” Quan niệm này tồn tại hàng ngàn năm, chính vì thế xã hội ta trải qua bao thăng trầm của lịch sử có rất nhiều kẻ sĩ dẫu có giỏi về nhiều mặt nhưng... không giỏi về buôn bán! Nhà nghiên cứu Đào Hùng trong bài viết “Nghề buôn dưới mắt người Việt” đã có những nhận xét khiến ta suy nghĩ: “Nếp nghĩ coi rẻ nghề buôn có lẽ đã tồn tại từ lâu trong tâm thức người Việt. Ở đây có hai lý do: một là do những thành kiến nghề nghiệp của chúng ta; hai là do chính bản thân nghề buôn gây nên, người đi buôn không coi đó là một nghề cao quý. Giở lại bộ sưu tập truyện cổ tương đối hoàn chỉnh “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” (của Nguyễn Đổng Chi - L.M.Q chú thích), ta thấy trong số 200 truyện chỉ có hai truyện nói đến nhân vật lái buôn. Đó là truyện Con mụ Lường và Đồng tiền Vạn Lịch, mà cả hai truyện đều nói đến cái xấu xa của những người đi buôn. Trong khi đó, nếu so sánh với bộ truyện cổ “Nghìn lẻ một đêm” của văn học A Rập, thì ta thấy nhân vật lái buôn có mặt khắp nơi, mà họ là những người đáng kính, đại diện cho đức tính: trung thực, dũng cảm, khôn ngoan, có học. Một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam ở Mỹ, gần đây có làm một bảng phân loại các truyện nôm khuyết danh thế kỷ XVII, căn cứ theo đề tài của truyện đã xếp ra các loại sau: truyện có xu hướng chính trị, truyện phong tục, truyện về khát vọng của 24  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY phụ nữ, truyện tình chung thuỷ, truyện anh hùng, truyện có xu hướng Phật giáo, truyện tâm lý, truyện hài, truyện dị thường, truyện lịch sử. Người ta chỉ thấy trong những truyện này các nhân vật nho sĩ, quan lại, cung nữ, chinh phụ, nhà nông và tiều phu, tuyệt nhiên không có mặt nhà buôn. Có lẽ tên lái buôn duy nhất có mặt trong truyện thơ là “thằng bán tơ” trong Truyện Kiều, lại là một kẻ gây tai họa cho người dân lành. Cuốn Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ là tập bút ký hiếm hoi trong kho sách văn học Việt Nam nói đến sinh hoạt đô thị ở Thăng Long cuối thế kỷ XVIII. Trong tập này, ông đề cập đến hoạt động buôn bán ở kinh thành như là những chuyện lừa đảo và ăn cắp. Bản thân tác giả, tuy theo cha mẹ lên kinh thành từ nhỏ, nhưng không bao giờ tự nhận mình là người thị thành. Ông cứ luôn nhắc đến cái làng quê xa xôi nơi ông ra đời với đầy nỗi luyến tiếc. Ông không hề có tự hào được làm người dân chốn kinh đô. Cái tâm lý coi khinh thành thị, coi rẻ nghề buôn của tầng lớp nho sĩ, tất ảnh hưởng lớn đến đa số dân chúng. Cần nói thêm rằng vì không có tầng lớp thương nhân lớn, có một nếp sống riêng, một tâm lý riêng, tác động đến đời sống chung của xã hội, nên đô thị Việt Nam xưa vẫn giữ truyền thống sinh hoạt của làng xã, với hội hè đình đám quen thuộc với người nông dân. Nếp sống đô thị, mặc dầu đã hình thành ở Trung Quốc từ đời Tống, vẫn không có ảnh hưởng đến nước ta. Cho đến cuối thế kỷ XlX, chúng ta vẫn chưa có những loại hình sinh hoạt đặc thù của đô thị như sân khấu chuyên nghiệp, tiểu thuyết, hội họa... Và nếu như loại truyện phiêu lưu và du ký là sản phẩm của những nhà thám hiểm - mà trước hết là những nhà buôn - được DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  25 Bán cá tại chợ miền Nam trong thập niên 1960. phát triển sớm ở những dân tộc buôn bán giỏi như người Trung Hoa, người Anh, người Hà Lan, người A Rập... thì ở nước ta, đến tận ngày nay, hình như vẫn còn vắng bóng. Cái tâm lý coi rẻ nghề buôn đó đã khiến chúng ta không xây dựng được cho mình một truyền thống tốt đẹp trong việc buôn bán. Chúng ta thiếu một cơ sở đạo lý của nghề buôn, mà thậm chí còn coi nghề buôn là đồng nhất với sự lừa lọc. Đó cũng là một biểu hiện của tâm lý tiểu thương, chỉ nghĩ đến việc kiếm lời bằng mánh khoé thủ đoạn, không có một tầm nhìn xa trong kinh doanh...” (Xưa & Nay số 4(05) tháng 7.1995). Quan niệm cũ này chỉ thay đổi vào những năm đầu thế kỷ XX, khi mà làn gió Tân thư, tân văn từ Trung Quốc, Nhật Bản... thổi 26  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY vào Việt Nam, khi mà làn sóng Duy tân trong nước do các nhà nho cấp tiến, yêu nước và các nhà tây học khởi xướng đã khoấy động rầm rộ từ Nam chí Bắc. Là nhân chứng của thời điểm này, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sau này có viết: “Địa ngục mấy tầng, ngọn triều Âu tràn vô ở bốn mặt, đồng nội mịt mù, đêm dài dằng dặc, bỗng đâu gà hàng xóm gáy lên một tiếng, giấc mộng quần chúng thoạt tỉnh dậy: sau cuộc Trung-Nhật chiến tranh (1894), Canh Tý liên binh (1900), người Trung Hoa đã dịch các học thuyết Đông Tây; sách báo của các danh nhân như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; tạp chí của phái cách mạng Tôn Dật Tiên lần lần lọt vào nước ta. Trong học giới có bạn đã sẵn tư tưởng quốc gia cùng lòng đau đớn với giống nòi, được đọc loại sách báo nói trên, như trong buồng tối, bỗng chợt thấy tia ánh sáng lọt vào, những học thuyết mới “cạnh tranh sinh tồn”, “nhân quyền tự do” gần chiếm cả cái chủ đích môn học khoa cử ngày trước, mà một tiếng sét nổ đùng, có sức kích thích mạnh nhất, thấm vào tâm người Việt Nam ta là trận chiến tranh 1904 Nhật Bản thắng Nga”. Từ đây, các chiến sĩ tiên phong của phong trào Duy tân đã phát động phong trào đổi mới triệt để mọi mặt, không chỉ “hóa dân” (mở mang dân trí) mà còn phải chung sức làm cho “cường quốc” (làm cho nước mạnh). Họ hô hào “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, khuyến khích mọi người bước vào công thương nghiệp, dũng cảm kinh doanh, đầu tư cho sản xuất để cạnh tranh với ngoại bang v.v... Cuộc cọ sát dữ dội từ quan niệm đổi mới trong cách suy nghĩ đến thực tiễn của công cuộc kinh doanh, có thể ghi nhận đây là một cuộc cách mạng ghê gớm. Khi đánh thức tinh thần quốc dân DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  27 các nhà Duy Tân Nguyễn Thượng Hiền. Lương Văn Can. Huỳnh Thúc Kháng. Phan Châu Trinh. 28  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY các nhà Duy Tân Phan Bội Châu. Ngô Đức Kế. Nguyễn Quyền. Trần Quý Cáp. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  29 về lợi ích của việc buôn bán nói nói chung, các nhà nho Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Thúc Duyện, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Lê Bá Trinh, Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi... đã đặt nền móng trước nhất. Để làm gương cho quốc dân, các cụ vứt bỏ các học vị tiến sĩ, phó bảng... thậm chí từ quan để mở trường dạy học theo lối mới, nghĩa là dạy học trò ý thức học để sau này làm những việc ích nước lợi dân, chứ không phải để đạt đến mục tiêu cuối cùng của đời người là ra làm quan; các cụ còn mở cửa hàng buôn bán (thương cuộc), lập công ty (hợp thương) v.v... Nhưng buổi ban đầu, muốn thực hiện chủ trương này không phải dễ. Nhà văn Nguyễn Hiến Lê có kể lại chuyện thú vị xẩy ra ngoài Bắc vào đầu thế kỷ XX, khi nhà nho Đỗ Chân Thiết và Phương Sơn rủ nhau đi buôn, thực hiện chủ trương của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hai cụ mướn thuyền về Hải Dương, Thái Bình mua gạo chở lên Hà Nội bán. Dù đi buôn nhưng hai cụ vẫn giữ vẻ quan cách đĩnh đạc, vẫn áo xuyến, khăn lượt chỉnh tề! Thuyền đậu ở bến cột Đồng hồ Hà Nội, có mấy o xinh đẹp xuống hỏi mua. Nhưng khi nhìn thấy trong khoang thuyền nào là tráp khảm, sách vở mấy pho, treo vài câu đối đỏ nên tưởng là các nhà nho đùa, mấy o liền ù té chạy. Hai cụ gọi hết hơi nhưng cũng chẳng ai tin! Họ chẳng tin vì lâu nay hình ảnh nhà nho trong mắt họ và trong suy nghĩ của họ: “Cái tên nhà nho không những là để chỉ người biết chữ, học đạo thánh hiền trong Nho giáo; lại là chỉ một giai cấp trong xã hội, tức là hạng thượng lưu trí thức trong nước. 30  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Đường phố Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX. Vì xưa kia ngoài Nho học không có cái học nào khác nữa, nên phàm người đi học là học đạo Nho hết cả. Đạo Nho có cái địa vị độc tôn, nên hầu như thành một tôn giáo; mà thực ra cũng chính là cái quốc giáo của nước Nam từ xưa đến giờ. Những người phụng sự cái quốc giáo đó, tức là nhà nho. Vậy thì nhà Nho là kẻ có học hành, biết chữ nghĩa; nhà Nho là bậc thức giả xã hội trong nước; nhà Nho là tín đồ của cái tôn giáo họ Khổng. Về đường xã hội, về đường chính trị, về đường tri thức, tinh thần đều có một cái địa vị đặc biệt, đối với một chức vụ đặc biệt. Chức vụ này cao quý, có thể gọi là một thiên chức được, vì là chức vụ hướng đạo cho quốc dân, làm tiêu biểu cho cả nước” (Phạm Quỳnh-Tạp chí Nam Phong số 172, tháng 5.1932). Thì làm sao họ có thể chia sẻ được hình ảnh nhà nho trở thành “con buôn”, “tư thương” được chứ! Bởi đó là hạng người mà trong suy nghĩ cũ rất lạc hậu cho là loại “buôn gian bán lận”: DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  31 Thật thà như thể lái trâu Thương nhau như thể chị dâu em chồng hoặc “mua một bán mười”; “bán mướp đắng giả làm bầu”; “bán mạt cưa giả làm cám”... thậm chí có người còn miệt thị là “con buôn”, “con phe”, “dân phe phẩy” v.v... Thế đấy! Còn trong Nam cũng trong thời điểm này, khi nhà nho Nguyễn An Khương mở hiệu bán cơm thì trên Lục tỉnh tân văn số 8, ra ngày 2.1.1908 cụ cũng phải trình bày việc làm của mình để được mọi người đồng cảm và chia sẻ: “Thuở nay, trong bạn đồng bào ta những tay có tiền hay cho nghề bán cơm là nghề hèn cho nên không một ai mở tiệm cạnh tranh với Hoa kiều... Vả lại có nhiều người ăn theo cách Tàu không quen hay chê lạt lẽo mà cũng phải ăn, song ăn không đặng cơm thì đã tốn tiền bánh hàng mà lại trong mình không đặng khỏe, ấy là điều mắt thấy tai nghe chớ không phải tôi dám đặt điều... Bởi vậy, tôi muốn quyết một lòng rửa hổ, không sợ mang danh chú bán cơm, ráng sức kinh doanh, lập ra một tiệm tiên lầu tại đường Kinh Lấp (Boulevard) số 49 gần chợ Sài Gòn lắm. Hiệu tiệm là Chiêu Nam Lầu (nghĩa là tiệm tiên lầu mà chiêu đãi người An Nam)... Tôi lại ước ao cho các đồng bang đừng có ngại về danh tiếng hoặc xuất vốn nhà, hoặc rủ hùn mà lập lấy năm bảy tiệm hùn như vậy, mượn người Thanh nấu ăn cho khéo, đặng mà tiếp đãi đồng bào, mình với mình buôn bán với nhau vui biết chừng nào, đẹp biết chừng nào. Chú bán cơm, Nguyễn An Khương đốn thủ”. Tất nhiên, thay đổi tận gốc rễ một quan niệm cũ, xây dựng một ý thức không phải là việc làm của ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài... 32  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Các nhà nho cấp tiến trong Phong trào Duy Tân đã làm cuộc cách mạng về doanh thương, doanh nghiệp đầu thế kỷ XX như thế nào? Trước hết là phải cổ động, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân ý thức “Dân giàu thì Nước mạnh”. Muốn vậy, các cụ nhà nho cấp tiến đã biên soạn một loạt sách nhằm giáo dục quốc dân theo chủ thuyết “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Thật lạ, những tập sách ấy dù viết đầu thế kỷ XX nhưng nay đọc lại ta vẫn còn thấy những giá trị thực tiễn của nó, và điều khiến người đọc nhói lòng là nó được viết bằng một tấm lòng ưu ái với Dân, với Nước, tưởng chừng như lấy huyết lệ, lấy nỗi đau của con dân mất nước mà viết. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà thời ấy, bọn hủ hậu bảo nhau: “Các thầy muốn ra làm quan thì phải cẩn thận, chớ có đọc sách mới, báo mới”. Đối với các lãnh tụ trong phong trào Duy tân thì làm giàu gắn liền với vận mệnh hưng vong của non sông gấm vóc. Phải tự cường, phải mở mang công, nông, thương, khoa học kỹ thuật để sau này có cơ hội mà cứu nước. Nhưng làm giàu bằng cách nào? Có phải làm giàu bằng mọi giá không? Cụ Lương Văn Can (1854-1027) - thục trưởng của trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã viết nhiều sách, trong đó có quyển Kim cổ cách ngôn, về vấn đề kinh doanh, cụ viết: “Ý nghĩa của hai chữ kinh doanh thật là sâu sắc. Như người dân quê chuyên cày ruộng, người thợ làm bách nghệ, nhà thương gia buôn chuyến hay đứng cửa hàng đại lý... tất thảy đều kinh doanh. Bí quyết thành công đối với nhà kinh doanh là ở sự trung thực. Nghĩa là nguồn thu về phải theo lẽ tự nhiên, đừng DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  33 Di tích trường Đông Kinh Nghĩa Thục hiện nay tại Hà Nội - ảnh Quốc Anh. bao giờ vì lợi mà làm điều xằng bậy hoặc phiêu lưu mạo hiểm. Giả dụ như người ta tích trữ gạo, vải mà lại mong mất mùa lúa, mùa bông thì đó là cái tâm địa ích kỷ, độc ác. Lại có người kinh doanh chuyên mua thừa, bán thiếu. Bán hàng giả để đánh tráo hàng thật, cũng bởi lòng tham khôn cùng đấy thôi. Xét kỹ ra, người ta giàu nghèo là ở tâm đức, ở lòng ngay thẳng, khoan hậu với người, đây cũng là phép thuật kinh doanh đấy thôi. Kìa xem những người bụng dạ khắc bạc, trong kinh doanh chỉ chăn chắn lợi mình, hại người, nguồn lợi trước mắt thu về nhiều đấy, vậy mà tương lai con cháu mạt vận. Cũng là bởi đạo trời ban phúc cho người thiện, trừng phạt kẻ gian tà. Vậy nên nhà kinh doanh phải lấy điều đó mà xem xét mình”. Thiết nghĩ, đây cũng là quan niệm chung của nhiều nhà tư sản dân tộc thời ấy. Chẳng hạn, ông 34  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ, người đã đóng góp trong “Tuần lễ vàng” ngay sau ngày nước nhà giành được độc lập là 1.200.000 đồng (tương đương 5 ngàn lượng vàng) đã phát biểu: “Đã là nhà buôn, thì phải có uy tín làm ăn. Chẳng ai dại gì mua danh ba vạn, bán danh ba đồng... Chúng tôi buôn bán, được 10 thì chỉ giữ lại 7, còn lại thì giúp đỡ người nghèo, làm những việc phúc đức. Đó cũng là lẽ thường tình. Như thế nó mới lâu bền”. Hầu hết trong các sách của trường Đông Kinh Nghĩa Thục đều chỉ ra rằng, muốn làm giàu thì trước hết mọi người đều phải học. Không phải học theo lối cũ “Kìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đồ thơ, đánh chữ, số, tướng, địa lý, phù thủy, ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, thì chả kể làm gì” mà “Cần phải học đúng”: Có học mới biết đường biết lối Không học mờ như tối như đêm Trong Tĩnh quốc hồn ca, cụ Phan Châu Trinh khuyên trước hết mọi người đều phải học lấy một nghề: ...Người mình đủ vụng về trăm thức Lại khoe rằng nhất sĩ tứ dân Người khanh tướng, kẻ tấn thân Trăm nghề, hỏi có trong thân nghề nào? Chẳng qua là quơ quào ba chữ May ra rồi ăn xớ của dân Khoe khoang rộng áo dài quần Tráp giày bệ vệ, rần rần ngựa xe Còn bực dưới ngo ngoe vô kể DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  35 Học cúi lòn kiếm thế quơ quào Thầy tư lại, bác kỳ hào Gặm xương, nuốt đũa lao nhao như ruồi Lại có kẻ lôi thôi bực giữa Trên lỡ quan, dưới nữa lỡ dân Ấy là học sĩ văn nhân Ăn sung mặc sướng mà thân không làm ... Mau mau học lấy một nghề Học rồi, ta sẽ đem về dạy nhau... Nhưng nghề nào cần thiết nhất trong giai đoạn này? Trong Thiết tiền ca, cụ Nguyễn Phan Lãng ngoài việc khuyên quốc dân phải “Học chuyên môn cốt lấy nghề cao” thì nên học cái nghề: ...Rồi mà cũng chế thủy tinh Cũng lò đúc sắt, cũng dinh đúc đồng Cũng tàu máy qua sông vượt bể Cũng điện cơ, điện khí, điện xa Cũng buôn cũng bán gần xa Khi vào Tây Cống, khi ra Hải Phòng Thế mới thực phụ công đi học Thế mới là cỗi gốc văn minh... Không chỉ học trong nước, Quốc văn tập đọc còn khuyên mọi người nên du học: ...Liệu mà sớm bảo nhau đi Giàu thì giúp của, nghèo thì góp công Khăng khăng ghi lấy một lòng Khi Âu sang Mỹ học tày nghề hay 36  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Quán nước chè xanh trên vỉa hè Sài Gòn (1900). Nghề dệt ở miền Nam (1925). Nghề chế biến cao su tại Củ Chi (Sài Gòn-1935). DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  37 Muốn khôn thì phải tìm thầy Khí cơ kỹ xảo ngày nay phải tường Mỏ đồng, mỏ bạc, mỏ vàng Trong bao nhiêu mỏ lại càng phải tinh Hỏa xa dùng để thông hành Sắt pha, máy đúc phải rành chớ sai Bao nhiêu nghề khéo nước ngoài Học sao cho được hơn người mới nghe Bấy giờ rồi liệu trở về Mở trường trong nước lấy nghề dạy nhau Làm cho trong nước mạnh giàu So vào các nước Mỹ - Âu kém gì... Sau khi đã thông thạo nghề, theo cụ Phan Châu Trinh thì phải chung vốn làm ăn, cải tiến máy móc, làm ăn có giờ có giấc, sản xuất nhiều mặt hàng v.v... ...Khí cơ vật dụng mười mươi Làm cho tinh khéo để người mình mua Nghề càng ngày càng đua càng tới Vật càng ngày càng mới dễ coi Chở chuyên đi bán nước người Lợi trong đã được, lợi ngoài lại thêm Được càng nhiều lại thêm tư bổn... Về vấn đề chung vốn làm ăn, ta nhận thấy lúc ấy không riêng gì ngoài Bắc kêu gọi quốc dân mà trong Nam các nhà nho cấp tiến cũng hô hào hết sức quyết liệt. Điều này cho thấy, tâm lý 38  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY người Việt bấy giờ chưa thật sự ý thức “hợp của nên giàu”. Trong Gọi hồn quốc dân, cụ Phan Bội Châu dõng dạc: ...Việc buôn bán xiết bao phí lớn Quan cùng dân hợp vốn mà nên Mỗi người tháng góp một nguyên Mười năm được tám trăm muôn có thừa Xem “châu thức hợp tư” hội ấy Ấy tài nguyên thịnh lợi dường bao Nước ta dẫu gọi rằng nghèo Hằng tâm cũng được ít nhiều bỏ ra Trong mười người dăm ba người có Rủ nhau mà hợp cổ cùng nhau... Hoặc cụ Trần Quý Cáp trong Bài ca khuyên hợp thương đã kêu gọi thống thiết: ...Bỏ bạc tiền ra để buôn chung Người có của kẻ có công Xem nhau lại đem lòng thân ái Hiệp bãi cát gây nên non Thái Hiệp ngàn dòng nên cái biển Đông Mới gọi rằng hào kiệt, anh hùng... ... Giàu giữ của như con mọi núi Lúc hết rồi cũng phủi tay không Chẳng thà ta bỏ ra chung Liều như đánh bạc với ông trời già!... DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  39 Mà muốn cho việc chung vốn làm ăn thành công, theo cụ Phan Châu Trinh thì người mình cần khắc phục một thói xấu là thường không biết giữ chữ “tín”... Đi vào công cuộc làm giàu, trong các sách của trường Đông Kinh Nghĩa Thục đều đề cập đến nhiều vấn đề rất mới, rất thiết thực trong thời điểm đó. Chẳng hạn, trong Văn minh tân học sách chỉ ra rằng trước hết phải chấn thương công nghệ: “... Công nghệ rất quan hệ với quốc gia, ta không hơn người thì người sẽ bỏ rơi ta... Tưởng nên đón thầy giỏi, mua đồ mẫu, chọn người khéo tay, nhanh trí khôn để cho vào học, rồi triều đình thời thường săn sóc dạy dỗ họ. Lại hạ lệnh khắp nước hễ ai học được kiểu mới, chế tạo được đồ mới, thì theo lối Âu châu cấp cho bằng khen làm lưu chiếu, thưởng cho phẩm hàm để khen ngợi họ, cấp cho lương bổng để khen thưởng họ, cho giữ quyền sáng tạo để bảo vệ quyền lợi của họ. Những ai giỏi về khoa cách trí, khí học, hóa học thì làm cho họ được vẻ vang, sang trọng hơn những người đỗ đại khoa. Như thế mà không có người chịu trổ tài, đua khéo để cho hơn người, thì có lẽ nào!”; hoặc trong Quốc văn độc bản, với 79 tiểu mục thì ta thấy có đề cập đến những vấn đề liên quan đến công thương doanh nghiệp như: cạnh tranh, chấn hưng thực nghiệp, nhân công, ích lợi của đại công nghiệp, mậu dịch, thông thương, tiền tệ, ngân hàng, trái phiếu, hối phiếu, séc... Chẳng hạn, việc thành lập công ty, có đoạn phân tích: “Nước ta, trong xã hội chưa thật đoàn kết, từ lâu chỉ hùn vốn lại mà buôn (giống như công ty vô hạn), còn các quy cách khác thì chưa có nhiều. Có hai điều kiện trở ngại, hai mươi năm trước đã có góp cổ phần khai thác than đá, nhưng mỏ chưa khai mà đã hết vốn, người góp cổ phần 40  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY chỉ còn trong tay một tấm phiếu vô giá trị. Từ đó, dân buôn cho là việc góp cổ phần là một tấm gương tầy liếp. Thế là không thi hành những cách tốt hơn nữa. Hai là, nước chưa văn minh, dân ít người biết nghĩ xa, mà đường sắt, khoáng vụ lại không phải một sớm một chiều mà thu lợi được, do đó tập hợp vốn khó khăn. Cả hai hợp lại thành một trở ngại rất lớn là không thể liên kết thành một thương cục được. Cho nên đường sắt thì để cho nhà nước bảo hộ kinh doanh, mà tàu bè, khoáng vụ, ngân hàng cũng để cho người nước ngoài khai thác lấy lãi. Dân ta phải phát động tư tưởng hợp quần mà giáo dục những đức tính công cộng” v.v... Đọc lại những tài liệu này, quả thật chúng ta phải lấy làm ngạc nhiên không rõ tại sao thời ấy các bậc túc nho lại đổi mới trong tư duy đến thế. Mà không chỉ đổi mới tư duy, các cụ còn xắn tay áo thực hiện “những việc cùng làm ngay” để quốc dân noi gương. Từ năm 1904 tại Bình Thuận, các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Trọng Lợi, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi... thành lập Công ty thương mãi Liên Thành. Chỉ riêng việc lập công ty này, ta đủ thấy các cụ “chịu chơi” như thế nào. Ai đời các bậc uyên thâm Nho học, thi đậu, có tên chói ngời trên bảng vàng nhưng không thèm ra làm quan “ăn trên ngồi tróc” mà lại đi kinh doanh... cá, nước mắm! Sau đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng lập Công ty thương hội, trụ sở đóng tại gần chùa Cầu Hội An; cũng tại Quảng Nam, cụ Phan Thúc Duyện lập Hợp thương Phong Thử, cụ Trần Quý Cáp lập Nông hội ở phủ Điện Bàn v.v...; tại Nghệ An cụ Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn lập Triêu Dương thương quán... Ngoài Bắc, cụ Đỗ Chân Thiết, Phương Sơn buôn gạo từ Thái Bình, Hải Dương DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  41 Làng Mỹ Phước (An Giang) có xưởng chế biến nước mắm (1930). Nghiệp đoàn Tương tế Hội tại Phan Thiết khoảng thập niên 1920. 42  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY về Hà Nội, mở hiệu buôn Đồng Lợi Tế (nghĩa là hội họp nhau cùng sinh lợi) tại phố Mã Mây chuyên bán đồ nội hóa; cụ Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Quyền mở Công ty Đông Thành Xương (thành Đông thịnh vượng) bán hàng tạp hóa ở phố Hàng Gai; cụ Tùng Hương lên Phúc Yên mở hiệu buôn Phúc Lợi Tế; cụ Nguyễn Trác mở hiệu buôn Sơn Thọ ở Việt Trì v.v... Trong Nam, cụ Nguyễn An Khương mở khách sạn Chiêu Nam lầu; cụ Trần Chánh Chiếu lập Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho, lập Nam kỳ Minh tân Công nghệ theo phương thức cổ đông v.v... Nhân đây cũng xin nhắc lại, khi Thời báo Kinh tế Sài Gòn (số Xuân Kỷ Mão) đăng bài “Phong trào Duy tân và đòn bẩy công thương” của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân thì có ý kiến cho rằng các sĩ phu Duy tân hồi đầu thế kỷ trước chỉ hô hào chấn hưng công thương, thức tỉnh hồn nước, thì liệu đã nên gọi đó là “đòn bẩy công thương” chưa? Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân đã trở lại vấn đề này bằng những luận chứng và lập luận rất thuyết phục: “Đó là hiện tượng mới lạ nhất, mở đầu cho một cao trào kinh tế Việt Nam từ trước chưa hề có. Cùng với cao trào đó, theo tôi, đã có thể nói tới sự hình thành lớp doanh nhân Việt Nam và phôi thai tinh thần doanh nghiệp lần đầu tiên trong lịch sử. Một điểm rất mới là các hội buôn, hội trồng quế, hội nông... đều do các sĩ phu, các nhà khoa bảng thành lập và điều hành - phải chăng giới doanh nghiệp nước ta thoát thai từ tầng lớp kẻ sĩ? Bản thân Phan Châu Trinh cũng góp phần hùn vào hội trồng quế để mở mang các vườn quế ở quê nhà, còn Trần Quý Cáp thì lập Nông hội Yến Nê và sáng tác những bài ca khuyến nông, khuyến thương tràn trề lòng yêu nước nổi tiếng một thời. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  43 Cụ Trần Chánh Chiếu. Và mục đích của các sĩ phu-doanh nhân khi kinh doanh không đơn thuần là kiếm lợi mà cao hơn là mục tiêu cứu quốc tự cường. Mỗi hợp thương, nông hội đều là chỗ lui tới tụ tập của các nhân sĩ Duy tân bàn việc cứu nước. Hơn thế nữa, từ Quảng Nam trở vào đến Bình Thuận, hợp thương đi liền với học hiệu - trường học kiểu mới - kinh doanh để kiếm lợi và cái lợi ấy được dùng để tài trợ cho việc giáo dục đào tạo, truyền bá cái học mới, hun đúc lớp người mới có trí, khí để đảm đương việc cứu nước sau này. Tinh thần doanh nghiệp trong buổi đầu chính là tinh thần phục vụ đất nước chứ không phải chỉ có cạnh tranh thu lợi. Phan Châu Trinh cho biết, đến năm 1908 riêng tỉnh Quảng Nam đã có hơn 40 trường học do các thân sĩ lập nên, trong đó những trường nổi tiếng là trường Diên Phong, Phú Lâm, Phước Bình... Các trường này và hàng loạt các trường khác trong vùng đều chú trọng thực nghiệp, dạy học bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán, dạy cả các môn toán và khoa học, Nam sử, địa lý... chứ không chỉ dạy tứ thư ngũ kinh như ngày trước vì mục tiêu đào tạo của trường là học để biết (khai dân trí), để làm công thương nghiệp, chứ không phải học để làm quan. Do không thu học phí nên các trường đều dựa vào nguồn tài trợ của thương hội, học sinh đi học theo nguyên tắc “thả học thả canh” (vừa đi học vừa làm ruộng), nghỉ hè vào 44  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Một nhà nho yêu nước đầu thế kỷ bị thực dân Pháp đàn áp. lúc cấy gặt để vừa học vừa bảo đảm được sinh kế. Trường hợp tiêu biểu nhất cho sự kết hợp giữa thương hội và học hiệu của Phong trào Duy tân có lẽ là trường Dục Thanh ở Phan Thiết, được thành lập và hoạt động dưới sự bảo trợ của Công ty nước mắm Liên Thành. Từ hợp thương đến học hiệu, thực sự đây là một phong trào nhân dân chưa hề thấy ở Việt Nam trước đó. Nhờ tinh thần hợp tác chặt chẽ của sĩ phu có tâm huyết, nêu gương cho cả nước học kinh doanh mà kinh tế mỗi ngày mỗi lên vùn vụt. Các cơ sở văn hóa, giáo dục, kinh tế của phong trào lan rộng ra nhiều tỉnh. Và khi Phan Châu Trinh rời Quảng Nam ra Hà Nội (1907) cùng các đồng chí Hà thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục và các cơ sở kinh tế khác ở đất Bắc thì có thể nói khắp dải Trung Bắc đã phấp phới lá cờ Duy tân, lá cờ Minh xã, nghĩa là công khai hóa mọi tổ chức, mọi hoạt động. Nhưng như đã nói, người nước ta bấy giờ chưa phải ai cũng tin giáo dục văn hóa kinh tế đủ để cứu nước, dựng nước. Phải có những hoạt động khác. Xảy ra vụ Hà thành đầu độc của Ám xã (phái bạo động) rồi đến vụ biểu tình cúp tóc xin xâu vĩ đại khởi từ Đại Lộc (Quảng Nam) dẫn xuống vây Tòa sứ Hội An, lan vào DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  45 Những nhà nho yêu nước bị đưa ra pháp trường.Lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh - lãnh tụ phong trào Duy tân tại Sài Gòn (1926) 46  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Quảng Ngãi, Bình Định, ra Nghệ Tĩnh thì chủ trương bất bạo động tiến lên bán bạo động... Người Pháp thấy nguy cơ mới liền tận diệt bằng cách chém giết, tù đày. Sĩ phu cả nước còn sống sót phần lớn sẽ gặp nhau tại Lao Bảo, nhất là Côn Lôn. Tại đây tinh thần yêu nước còn nguyên vẹn với khẩu hiệu “nhà tù là trường học thiên nhiên”. Và cái tinh thần doanh nghiệp, cùng với lớp doanh nhân mới, đã được gieo mầm từ các hội buôn, hội nông, học hiệu của phong trào Duy tân vẫn âm ỉ tăng trưởng dù các nhân sĩ lãnh đạo phong trào đã bị tù đày, giết chóc. Năm 1926 Phan Châu Trinh mất tại Sài gòn. Hàng vạn người dân thuộc mọi tầng lớp, từ Nam chí Bắc đã nghênh ngang đứng dậy tổ chức “quốc tang” cho ông - người khởi xướng và lãnh đạo Phong trào Duy Tân 1905 - 1908. Trong rất nhiều câu đối viếng ông, tôi muốn dùng một vế đối để kết thúc bài này, không phải câu đối của những bậc trí thức tiếng tăm mà là của một nhà thực nghiệp nổi tiếng bậc nhất Bắc kỳ mà cả nước đều biết tên tuổi, ông Bạch Thái Bưởi: Bốn nghìn năm nước cũ, đương cuộc đổi thay, cờ thực nghiệp trống tân dân; may mắn sao một gánh non sông, rết có nhiều chân mừng cũng nhẹ. “Cờ thực nghiệp, trống tân dân” - phải chăng ấy là bước khởi đầu của một tinh thần mới trong xã hội thuộc địa phong kiến Việt Nam mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử” (Huỳnh Hoa viết theo tài liệu và lời kể của học giả Nguyễn Văn Xuân - Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 36 ra ngày 28.8.2003). DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  47 Cho biết một vài nghề mới du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX? Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, những phố Tây, cơ sở sản xuất, cửa hiệu... của Pháp cũng bắt đầu xuất hiện ở các thành thị Việt Nam. Qua đó một số ngành nghề mới cũng bắt đầu du nhập vào nước ta. Đọc lại tài liệu “Công nghệ mới tại Việt Nam” (4 tập) do tòa Tu thư phủ thống sứ Bắc kỳ ấn hành từ thập niên 1930 và một vài tài liệu khác ta có thể tìm được nhiều thông tin thú vị. Nghề làm xe tay Có lẽ Tú Xương là nhà thơ trước nhất đưa chất liệu thực tế vào thơ: “Ông chồng thương đến cái xe tay”. Trước kia các quan nước ta thường đi ngựa, đi võng hay đi cáng. Sau Đốc lý Hà Nội Bonnal mua được bên Nhật Bản hai cái xe tay, một biếu quan Tổng đốc, một để dùng. Về sau, năm 1884, ông tham tá nhà Đoan là Ulysse Leneveu dù hưu trí, nhưng chưa vội về cố hương mà ở lại Hà Nội để kinh doanh. Ông sang Hồng Kông mua được 6 chiếc xe tay, vừa để cho thuê, vừa mướn thợ Việt Nam căn cứ vào mẫu mã có sẵn để sản xuất thêm. Mãi đến ngày 24.3.1887, ông Leneveu mới có được hơn 100 chiếc xe để cho thuê. Từ đó những người thợ của ta đã làm xe cho ông Leneveu cũng bắt đầu sản xuất loại xe này, hầu hết xe tay dùng bánh sắt. Chỉ có quan tuần vũ, quan tây mới dùng loại xe bánh cao su- mà người lính kéo thường mặc áo “kép nẹp”, đầu đội “nón gù”, đi chân không. Rồi mãi đến năm 1932 mới có tập phóng sự Tôi kéo xe của nhà báo trứ danh Tam Lang (Vũ Đình 48  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Người phu kéo xe do nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc vẽ (báo Le Paria số 5 ra ngày 1.8.1922). Chí) ra đời - mở đầu cho thể loại viết phóng sự ở Việt Nam. Nhân đây, ta đọc lại một đoạn ngắn trong tập phóng sự này. Một người “cựu binh” trình bày “kỹ thuật” kéo xe cho người mới vào nghề: “- Kéo xe cũng là một nghề. Đã đành cầm đến cái tay gỗ thì ai cũng kéo, ai cũng đi, nhưng phải kéo làm sao, đi làm sao cho đỡ vất vả. Tôi chắc bác chạy một cuốc xong, thể nào bác cũng phải thở dốc một hồi, lúc mới buông hai chiếc tay xe ra. Thế là không biết kéo rồi, người kéo thạo tuy cũng thở, nhưng không phải thở dốc ra như thế. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  49 Làm cái nghề chạy quanh năm suốt ngày này, người đã không thể nhớn lên được, cứ cọc dần đi, nếu không biết chạy mà lần nào cũng thở hồng hộc như bò thì phổi mình phải yếu dần đi, rồi đến mắc ho mắc xuyễn. Ăn đã chẳng có gì béo bổ, ở cũng ở chui ở rúc, lại còn dãi gió dầm mưa, phơi sương phơi nắng, đến đá cũng phải ốm, đừng nói là người. Nhưng giời đã đầy vào kiếp ấy, cũng chẳng chống lại được với giời! Biết giữ được phần nào, hãy cứ hay phần ấy. Nói đến đấy, chẳng biết cảm động thế nào mà anh Tư nhỏm dậy, cầm tích nước, tu thẳng một hơi. Bây giờ thì anh ta ngồi, nhón chiếc kẹo bỏ vào mồm, nhai rau ráu rồi lại nói: - Cầm hai chiếc tay xe lên, phải liệu xem khách ngồi chiều nào, định trước cho cân rồi hãy chạy. Người ta ngồi ngả vào đệm dựa, thì phải cầm dài, ngồi giữa đệm thì cầm giữa càng; ngồi tì đệm tai (hai cái đệm con để tựa khuỷu tay) thì cầm ngắn. Trước khi chạy, phải dún càng xe lấy mực rồi hãy bước. Cầm tay xe, không nên cầm tay dài tay ngắn, vì lúc chạy ngoắt đường này sang đường khác, đà xe đang mạnh, mình giữ không vững, xe phải lật nghiêng. Không nên ăn no, phải thắt chặt dây lưng; thắt lưng không chặt thì ruột vặn từ rốn đưa lên; ngon miệng ăn no thì bụng xóc. Lúc chạy, phải mím môi lại, chỉ được thở đằng mũi, đừng thở đằng miệng. Cầm hơi như thế, sức bao giờ cũng mạnh; hễ há hốc luôn miệng mà thở là thấy mệt liền. Giữ như thế cho đến lúc thật tức hơi thì há mồm thở phào ra một cái thật mạnh rồi lại phải mím miệng lại liền; lấy hơi vào, phải thở luôn bằng mũi. 50  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Cảnh phu kéo xe tay trước khách sạn Morin (Đà Nẵng) năm 1900. Cảnh phu xe trước khách sạn Métrpole (Hà Nội) trong thập niên 1920. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  51 Xe dừng lại, khách xuống rồi, bấy giờ tha hồ thở, nhưng không nên ngồi nghỉ ngay. Phải bước một mà đi cho chân khỏi chồn, lúc thuận chân hãy ngồi nghỉ lại. Quạt cho ráo mồ hôi rồi hãy uống nước; uống nước vội vã chẳng đỡ khát, lại thêm mồ hôi...’’ Bài học vỡ lòng ấy, anh Tư giảng giải cho tôi nghe làm nhiều đoạn, nhiều hồi. Mỗi điếu thuốc là một cái chấm xuống dòng. Mỗi chiếc kẹo là một cái chấm phẩy!”. Nhà văn Nguyễn Công Hoan có viết truyện ngắn “Người ngựa ngựa người” mà nhân vật chính cũng là người kéo xe... Riêng thi sĩ Tản Đà có viết “hài đàm” tựa “Cái đòn cán và anh phu xe” đọc thấy chua chát trong cái buổi giao thời thuở ấy: “Có một anh phu xe nguyên ngày trước là phu cáng chuyển nghề. Từ ngày đi làm xe, anh ta hay học đòi nói năng kiểu mới. Một hôm anh ta định đem đòn cáng chẻ thành củi và nói rằng: “Trước ta làm cùng mày thì hai đứa chỉ khiêng được một người mà cũng ì ạch. Giờ ta làm xe , một mình kéo được hai ba người mà lại chạy nhanh. Thế là văn minh, tiến bộ hơn”. Đòn gánh liền đáp: “Trước cùng tôi anh chỉ phải khiêng một nửa người. Bây giờ anh phải mang nặng gấp 4, 6 lần. Vậy mà đời sống và phẩm giá của anh chẳng hơn gì trước. Vậy thì văn minh, tiến bộ là phải, nhưng nên tiến lên làm người ngồi xe, và đừng làm người kéo xe”: Đời thế anh ơi, thế cũng khoe, Hết trò phu cáng lại phu xe! Văn minh chừng mấy ki-lô mét? Tiến bộ như anh nghĩ chán phè. 52  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Nghề làm xe ngựa Thấy trong thành phố chỉ có xe tay do cu-li kéo, chỉ đi gần chứ không đi xa được, ông Montaignac cũng là một tham tá nhà Đoan về hưu liền bắt chước kiểu làm xe ngựa như bên Nhật Bản-thứ xe này to hơn xe tay, có thể chứa được 4, 5 người do ngựa kéo-để cho thuê. Sau người Việt Nam ta cũng theo đó mà làm được và gọi là xe độc mã hay song mã. Ở trong Nam cũng có xe ngựa, gọi là xe thổ mộ, gọi như vậy vì cái mui xe giống như cái mả đất - dành chở khách bình dân, giới buôn bán đi chợ với quang gánh, thúng, mủng... Nhà báo Nguyễn Nguyên lúc sinh thời có gặp ông Tư ở ấp Nam Thái, xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn để tìm hiểu thêm thì được biết: “Cái xe thổ mộ xuất hiện cũng không sớm và đâu chừng quãng năm 1920, và khi chính thức trở thành phương tiện vận chuyển, Tây Phụ nữ Sài Gòn đi xe kéo đầu thế kỷ XX. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  53 quy định chỉ được phép chở bốn người. Từ chợ quận Hóc Môn đi chợ Bà Điểm “ăn” bảy xu, từ Hóc Môn đi Củ Chi “ăn” một hào rưỡi. Thằng cò “Bê-tay” ở bót Bà Điểm bắt gặp xe nào chở năm người, nó phạt năm hào...” (báo Sài Gòn Giải phóng số 22.4.1998). Học giả Vương Hồng Sển trong Sài Gòn năm xưa (1968) cho biết: “Khách phong lưu và người có tiền thì đi “xe kiếng”, tức xe đóng bít bùng Xe thổ mộ ở Sài Gòn trong thập niên 1930. Xe kiếng tại chợ Bến Thành đầu TK XX. 54  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Bản quy định giá mướn xe kiếng, xe kéo tại Sài Gòn năm 1923. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  55 Cảnh trước Nhà hát Lớn Sài Gòn đầu thế kỷ XX. có cánh cửa có gắn kính cho có ánh sáng nên gọi như thế. Người Pháp gọi xe ấy là “voiture malabare” vì người cầm cương phần đông là người Mã Lai. Rồi sau có xe trái bí, hình dáng thanh hơn xe kiếng. Nhà giàu nữa thì dùng xe mây một ngựa (thùng đan bằng mây) hoặc xe song mã có xà-ích (sais) Chà-và cầm cương”. Ngoài ra, trong thời gian này, còn có “xe tờ” là thứ xe có bánh giát sắt, cao lêu đêu, thùng rộng có băng ngang hẹp dành cho người cầm cương, sau có hai băng dọc dành cho khách ngồi đối diện, do hai con ngựa kéo. Vì xe dùng để chở công văn, tờ trát của nhà đương cuộc nên gọi “xe tờ”. Xe điện Ngày 1.7.1882 thực dân Pháp bắt đầu khai thác tuyến xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn, dài trên 5 km, rộng 1m. Đây là tuyến đường xe điện đầu tiên ở Nam kỳ và Việt Nam. 56  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Năm 1885, binh lính Pháp ở Hà Nội đã tăng lên rất đông. Muốn thuận tiện cho việc đi lại, nhà binh liền cho đóng một ít toa giống như xe điện ở bên Pháp và lặp đường ray trong mấy phố lớn để cho ba con lừa kéo. Mỗi ngày xe chạy đi chạy lại ba lần, chỉ trừ chủ nhật là chạy bốn lần qua các phố France, phố Hàng Khảm (tức phố Paul Bert), phố Trường Thi (tức phố Borgnis Desbordes), phố Nhà Chung, phố Hàng Bông và Hàng Gai rồi về thẳng trong thành. Tháng 5.1900, Pháp chính thức xây dựng Nhà máy xe điện Hà Nội và tiến hành đặt đường ray rộng 1 mét. Ngày 10.11.1901, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Hà Nội dài 18km được khai thác; ngày 18.12.1906, khai thác thêm 5,5km tuyến đường Bạch Mai. Thời điểm này có bài vè phản ánh lại khá chân thực: “Có chiếc tàu điện đứng chờ ngã ba”. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  57 Thằng Tây ngồi nghĩ cũng tài Sinh ra đèn điện thắp hoài năm canh Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường “La- ga” thì ở Thụy Chương Dây đồng cột sắt theo đường cái quan Bồi bếp cho chí bồi bàn Chạy tiền ký cược đi làm “sơ-vơ” Xưa nay có thế bao giờ Có chiếc tàu điện đứng chờ ngã ba Đàn ông cho chí đàn bà Hễ tàu vừa đến, lấy đà nhảy lên Ba xu ghế gỗ rẻ tiền Toa sau thì để xếp riêng gánh gồng Năm xu ngồi ghế đệm bông Hỏi mình có sướng hay không hỡi mình Xin giải thích “la-ga” (la gare: nhà ga, chỉ nơi đỗ tàu xe); “xơ vơ” (receveur: người thu tiền trên xe điện, người bán vé); còn Thụy Chương là tên cũ của Thụy Khuê, được đổi tên vì kiêng miếu hiệu của vua Thiệu Trị, trước năm 1975 là trụ sở Quốc doanh xe điện). Nhân đây, thiết tưởng ta cũng nên biết qua Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ Cognacq ký ngày 26.5.1922, quy định các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng các loại xe, trong đó có xe hơi. Chẳng hạn, điều 27 quy định tốc độ của xe hơi thời đó: “Khi xe hơi chạy tới mấy chỗ đông đảo hay vô tới xóm làng, thì người coi máy phải coi chừng xe mình chạy có quá 15 ngàn 58  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Xe khách đầu tiên ở Đông Dương chạy tại Sài Gòn đầu thế kỷ XX. Xe hơi tại Sài Gòn (1912). DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  59 thước mỗi giờ hay không, vì không được phép chạy hơn cây số ấy... Khi trời tối hay khi nào có sa mù thì xe hơi cũng phải chạy chậm” hoặc hạng xe nặng từ 3.000 đến 4.500 kilos loại niền cứng chỉ được “chạy mau hơn hết” là 20 km/g, nhưng loại niền mềm dùng chở hành khách thì được phép chạy đến 40 km/g; hạng xe nặng trên 11.000 kilos loại niền cứng chỉ được chạy tối đa 5 km/g, nhưng loại niền mềm dùng chở hành khách thì được phép chạy đến 15 km/g v.v... Nghề làm nước đá Ngày 1.4.1886 anh em ông Larue ở Sài Gòn ra Hải Phòng mở một nhà máy làm nước chanh và ông Molinard, ông Berthoin và ông Bédat mở nhà máy làm nước đá ở Hà Nội. Nghề cắt tóc Ngày 4.2.1888, ông Querelle sang Hà Nội mở hiệu thợ cạo và thuê người Việt Nam làm. Rất tiếc, hồi ấy người nước ta phần nhiều giữ lại cái “búi tó” chứ không húi tóc nên nghề này không phát đạt lắm. Nhân đây xin trích lại một đoạn ngắn trong tác phẩm Tuấn, chàng trai nước Việt của nhà văn Nguyễn Vỹ để thấy chuyện hớt tóc đối với người Việt Nam đầu thế kỷ XX thiêng liêng biết chừng nào: “Trên bàn thờ ông bà, có bày một hộp trầu cau, một nải chuối chín và một con gà luộc. Một mâm gỗ lớn đựng mười chén cháo và mười đôi đũa, đặt trước bộ ván kê trước bàn thờ”. Người được hớt tóc cũng khấn vái trước bàn thờ, xong, thợ “cốp-phơ” (coiffeur) mới hớt tóc. Nhìn thấy tóc rơi xuống đất: “Bà Xã đứng gần đấy, òa lên khóc, thê thảm, quay lưng đủng đỉnh đi vào nhà trong. Ông Xã rưng rưng hai ngấn lệ. Trên bàn thờ, ba que nhang 60  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY cùng tỏa ra một làn khói thơm nồng, cuồn cuộn lên cao. Ngọn đèn dầu phộng cháy tỏ như thể có vong hồn các đấng tiền nhân đang chứng minh nghi lễ “thế phát” của đứa con trai trưởng trong gia đình”. Phải chờ đến sau năm 1908, lúc phong trào chống thuế đã nổ ra ở Quảng Nam thì việc hớt tóc mới được thanh niên cấp tiến hưởng ứng. Trên báo Ngày nay số 149 (ra ngày 15.2.1939) nhà văn hóa Cảnh hớt tóc trên đường phố Hà Nội đầu TK XX. Cảnh hớt tóc trên đường phố Sài Gòn đầu TK XX. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  61 Phan Khôi với tư cách là người trong cuộc, ông có kể lại chuyện... hớt tóc mà nay đọc lại ta có thể thấy được những nét rất thú vị: “Mùa đông năm 1906, thình lình ông Phan Châu Trinh đi với ông Nguyễn Bá Trác đến nhà tôi. Đã biết tin ông Phan mới ở Nhật về, tiên quân tôi chào mừng một cách thân mật với câu bông đùa này “cửu bất kiến quân, quân dĩ trọc” khiến tôi phải để ý xem ngay đầu ông Phan, thấy không đến trọc, nhưng là một mớ tóc bờm xờm trong vành khăn nhiễu quấn. Ở chơi nhà tôi ba hôm, lúc đi, ông Phan rủ tôi cùng đi sang làng Phong Thử, nơi hiệu buôn Diên Phong, là một cơ quan của các đồng chí chúng tôi lúc bấy giờ mới lập được mấy tháng. Tại đó, tôi gặp thêm cụ cử Mai Dị nữa, rồi bốn người chúng tôi cùng đi thuyền lên Gia Cốc, thăm ông Học Tổn, ông này có mở một tiệm buôn và một sở vườn trồng quế, trồng chè ở làng An Chánh gần đó, nhân thể mời chúng tôi đến chơi. Một nếp nhà chòi đóng sơ sài ở trên đồi, bốn phía cây cối um tùm, giữa mùa đông lạnh và vắng vẻ. Vào nhà rồi, một điều nhận thấy lấy làm lạ mắt nhất; từ chủ đến người làm công, kẻ tôi tớ, cả nhà hết thảy chừng hai chục đầu người, đều không có tóc dài như ba chúng tôi. Giữa bữa cơm sáng đầu tiên, khi ai nấy đã có chén hoặc ít hoặc nhiều, ông Phan mở đầu câu chuyện nói: - Người đời, nhất là bọn nhà nho chúng ta, hay có tính rụt rè, không dám làm việc. Mỗi khi có việc đáng làm, họ thường tìm cớ trách rút, có khi họ nói việc nhỏ không xứng đáng. Trong ý họ, đợi đến việc lớn kia. Nhưng nếu họ đã có ý không muốn làm thì đối với họ việc nào cũng sẽ là nhỏ cả, thành thử cả đời họ không có việc mà làm!... 62  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Ông Phan lúc đó gặp ai cũng hay diễn thuyết, những câu chuyện luân lý khô khan như thế, mấy hôm nay ông đem nói với bọn tôi hoài, thành thử khi nghe mấy lời trên đó của ông, không ai để ý cho lắm, cứ tưởng là ông phiếm luận. Thong thả ông nói tiếp: - Nếu lấy bề ngoài mà đoán một người là khai thông hay hủ lậu thì trong đám chúng tôi ngồi đây duy có ba anh - vừa nói ông vừa chỉ ông Trác, ông Dị và tôi - là hủ lậu hơn hết, vì ba anh còn có cái đùm tóc như đàn bà. Cả mâm đều cười hé môi. Ba chúng tôi bẽn lẽn, ông Phan lại nói: - Nào! Thử “cúp” đi có được không? Đừng nói là việc nhỏ; việc này mà các anh không làm được, tôi đố các anh còn làm được việc gì! Câu sau đó, ông nói với giọng rất nghiêm, như muốn gây với chúng tôi vậy. Ông Mai Dị đỏ mặt tía tai: - Ừ thì cúp chứ sợ chi! - Thì sợ chi! . - Thì sợ chi! Ông Trác rồi đến tôi phụ họa theo. Khi ấy, trong mâm cười ầm cả lên, mỗi người như có sự đắc ý gì lớn lắm, ông Học Tổn cầm ve rượu rót thêm cho ba chúng tôi và mời: Uống nữa! Uống nữa! Mấy kẻ ở nhà dưới tưởng có việc gì xẩy ra, chạy lên xem thấy cười, họ chẳng biết đầu đuôi chi, cũng cười mà trở xuống. Bữa cơm xong đã đúng trưa, trời vẫn mưa phùn, ông Học Tổn bảo người nhà mở cửa cái nhà trại đạp lúa, rủ bức mành che bớt DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  63 gió và đặt ở đấy mấy cái ghế cho chúng tôi. Người em ruột ông ấm Đôn cầm kéo, ông Phan Châu Trinh ngồi một ghế như thị thiềng. Ông Mai Dị được hớt trước rồi đến hai chúng tôi. Mỗi người đều đầy ý quả quyết và tin nhau lắm, chẳng hề sợ ai nửa chừng thoái thác. Hớt xong, những tóc của ba cái đầu bỏ đầy một thúng; có mấy người đàn bà ở cạnh xóm đến tranh nhau xin về làm trang (tóc), về sau tôi mới biết ra rằng lần hớt này thiệt vụng quá chỉ cắt ngắn đi thôi, chứ không theo kiểu mẫu gì cả. Thế mà lúc đó ông Phan cứ trầm trồ khen mãi “Cúp khéo đấy! Coi đẹp đấy!” Tối hôm đó còn ở lại An Cháng một đêm, cái đêm tôi ngủ chẳng yên cứ giật mình, mở mắt, chốc chốc lại mó lên đầu, trong lòng thổn thức. Chuyến đi chơi này chỉ đi chơi trong mấy hôm rồi còn về nhà nữa, chứ không phải đi bỏ xứ! Về nhà mà mang cái đầu này về, dễ chịu làm sao? Nhà mình còn có cha còn có bà nội - nhất là bà nội - sao mình lại tự tiện quá thế này? Nhưng không làm thế này sao được? Mình là người định làm việc lớn kia mà! Thế mà trước mắt các ông đi Nhật Bản về kia, mình không làm nổi việc nhỏ thì bé lắm! Đó là những điều trao trở qua lại trong đầu tôi trong đêm ấy và luôn mấy đêm sau, trước khi về đến nhà, có một điều tỏ ra tôi thật thà và ngây thơ quá, nghĩ gì thì nghĩ, chứ không hề nghĩ đến mình làm việc ấy là bị khích bởi ông Phan! Ở Gia Cốc về chúng tôi chưa về nhà vội, còn định trú lại Diên Phong mấy ngày. Ở đó, chúng tôi yêu cầu các ông Phan Thúc Duyện, Phan Thành Tài, Lê Dư cũng làm như chúng tôi; luôn với năm, sáu mươi người vừa làm công vừa học trò, đều cúp trong 64  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Cảnh hớt tóc trên đường phố Hà Nội cuối thế kỷ XX (ảnh Kiều Quốc Khánh). một ngày. Rồi hễ có vị thân sĩ nào đến chơi là chúng tôi cao hứng lên diễn thuyết, cổ động khuyên họ cúp thảy cả. Trong số đó có ông tiến sĩ Trần Quí Cáp - thầy chúng tôi và các ông Tú Hữu, Tú Bôm, Tú Như còn nhiều không kể hết, ít hôm sau, ông Huỳnh Thúc Kháng ở Hà Đông ra cũng cúp tại đó. Chính tay ông Lê Dư cầm kéo hớt cho ông Huỳnh dù ông Lê chưa Phụ nữ ngày nay cũng “hớt” tóc. hề biết qua nghề hớt là gì. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  65 Hôm ở Diên Phong về nhà, tôi phải viện ông Lê Dư đi về với. Thấy hai chúng tôi, cả nhà ai nấy dửng dưng. Trước tôi mảng tưởng về nhà chắc bị quở dữ lắm, nhưng không, thầy (cha) tôi tảng lơ đi, bà tôi càng lạnh lùng hơn nữa, chỉ ba chặp lại nhìn cái đầu tôi mà chặc lưỡi. Dò xem ý bà tôi, hẳn cho rằng tôi đã ra như thế là quá lắm, không còn chỗ nói!... Người làng đối với việc tôi làm đó, phần công kích nhiều hơn phần tán thành. Đến bọn đàn bà, trẻ con thì lại cười nhạo ra mặt, mỗi khi gặp tôi đi đường, chúng công nhiên chỉ trỏ và nhe răng ra với nhau. Có đứa trẻ dám chê tôi đội cái vung lên đầu. Tôi mặc kệ tất cả, cứ hàng ngày cổ động thêm, nhiều người phản đối rồi cũng chịu hớt. Trong làng bấy giờ có người tên là Biện Nghệ bắt đầu sắm dao, kéo, tông đơ hớt lấy tiền. Qua năm 1907 trở đi, thôi cả tỉnh chỗ nào cũng có những bạn đồng chí về việc ấy. Ở đâu có trường học theo lối mới thì ở đó là cái ổ cúp tới. Năm ấy trường Diên Phong cũng mở rộng, học trò đông thêm, người kiểm khán tên là Lê Văn Đoan vừa làm kiểm khán, vừa làm thợ cúp. Lúc này không còn phải cổ động nữa, mà hàng ngày có những người ở đâu không biết, mang cái búi tóc to tướng đến xin hớt cho mình. Bởi một ý đùa, tôi đặt một bài ca dao cho Đoan để mỗi lại hớt cho ai thì ca theo dịp đó: Tay trái cầm lược, Tay phải cầm kéo. Cúp hè! Cúp hè! Thăng thẳng cho khéo! Bỏ cái hèn nầy 66  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Bỏ cái dại nầy. Cho khôn, cho mạnh, v.v... Giữa lúc đó có lời phao đồn ở Diên Phong chúng tôi hay cưỡng bách người ta hớt tóc, đến nỗi khuyên không nghe mà rồi đè xuống cắt đi, thì thật là thất thực, không hề có thế bao giờ. Sự cưỡng bách ấy nếu ta có trong vụ ‘’xin xâu’’ năm 1908 là do những kẻ cầm đầu đoàn dân thi hành. Tôi vắng mặt trong vụ ấy, nhưng sau nghe nói lại rằng mỗi một đoàn dân kéo đi, giữa đường nếu có ai xin gia nhập thì đều buộc phải hớt tóc; hoặc khi đoàn dân nghỉ ở một cái chợ, thì người cầm đầu đứng ra diễn thuyết, bắt đàn ông trong chợ đều phải hớt tóc rồi mới cho nhập bọn đi theo mình. Cũng nhờ vậy, mà sau vụ này, thấy số người tóc ngắn tăng gia rất nhiều. Hớt tóc cũng là một cớ buộc tội trong vụ án năm 1908 ở mấy tỉnh Trung kỳ. Làm người không có việc gì cả, chỉ đã hớt tóc mà cũng bị ghép vào mặt luật bất ưng vi trọng, phải 18 tháng tù. Lại cuộc “phiến loạn” năm 1908 ấy trong các ký tài của người Pháp cũng gọi là “cuộc phiến loạn của bọn hớt tóc”. Xem đó đủ thấy hớt tóc ở thời đại ấy bị coi là nghiêm trọng dường nào. Cũng năm 1908, tôi ra Hà Nội thấy bọn ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn đã mặc Âu phục rồi, nhưng rất nhiều đàn ông ở thành phố còn có tóc dài. Thì ra duy ở Trung kỳ có lần vận động ấy mà đến bây giờ cái tục hớt tóc mới lan khắp dân gian; còn Bắc kỳ, Nam kỳ cũng vậy, vì chưa hề có một phong trào như thế, nên ngày nay trong chốn thôn quê vẫn còn nhiều cái búi tóc”. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  67 Liên quan đến nghề hớt tóc là nghề thợ cạo. Theo truyền thuyết dân gian thì một ngày kia ông thầy địa lý Tả Ao đi qua làng nọ, nghe người trong làng nói là muốn được làm cái nghề gì mà từ vua đến quan, thứ dân hễ bảo sao thì phải nghe vậy! Ông Tả Ao cười, thế thì chỉ có nghề “vít cổ ngắt ngọn” là phù hợp nhất. Rồi, không rõ ông đã “yểm” như thế nào mà dân cả làng nọ về sau chỉ chuyên sống bằng... nghề thợ cạo! Lại nghe nói, chính ông là người đã viết bốn câu thơ về nghề: Giang san một trắp: gương, lược, dao Chơi ngon gọt gáy khách anh hào Dẫu thánh tướng, ai ta cũng mặc Vít cổ vua, xoay chẳng sợ nào! Nghề ấn loát Năm 1862, tại Sài Gòn xuất hiện nhà in đầu tiên của Soái phủ Nam kỳ, 1885 có thêm nhà in Nhà Chung (Tân Định) với kỹ thuật in typô hiện đại. Sau đó, nghề in hiện đại lần lượt ra đời tại Bắc kỳ, Trung kỳ. Năm 1892, ông Schneider lập nhà in trước nhất tại phố Hàng Bông. Sau đó, nhà in mọc lên nhiều hơn, đáng kể nhất là nhà in Viễn Đông (IDEO) to nhất Đông Dương - nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà cách mạng Ký Con... cũng có thời gian làm ở nhà in này. Cũng năm 1892, ông Schneider mở luôn nhà máy làm giấy tây trên bờ hồ Tây. Rồi sau mới đến nhà máy giấy Đáp Cầu do hãng Caffa làm tổng phát hành. Phải kể luôn nghề tráng ảnh kẽm cũng do Schneider thực hiện tại nhà in của ông trên phố Hàng Bông. Sau có một người Việt Nam là Lê Văn Khuê, người làng Thiền Quang (Hà Nội) làm thợ in nơi đây rồi học được nghề. Sau này ông truyền cho con cháu, nổi tiếng nhất là hiệu 68  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Mỹ Trương trên phố Hàng Bông. “Ở nước ta khi đó, trong nghề xuất bản, vai trò của F.H. Schneider thực lớn. Ông ta thật sự là tài phiệt lớn nhất trong nghề này, bao thầu phần lớn việc xuất bản các tờ báo chính ở Sài Gòn. Việc ông ta sử dụng Nguyễn Văn Vĩnh, cây bút vào hạng sáng giá nhất ở Bắc kỳ ngay từ đầu Hiệu sách của nhà in Mai Lĩnh khai trương tại Hải Phòng (1936). Triển lãm sách tại Hà Nội, nhân 50 năm ngày truyền thống của ngành xuất bản - in - phát hành (10.10.1952 - 10.10.2002). DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  69 thế kỷ, kể cả bảo trợ để xuất bản Đông Dương tạp chí (1913) cũng trong chiến lược văn hóa ấy của phủ Toàn quyền. Đặc biệt cuối chiến tranh thế giới thứ nhất, Schneider đã “bàn giao” cho Nguyễn Văn Vĩnh toàn bộ cơ sở in ấn ở xứ Bắc kỳ, đã khiến nhóm ông Vĩnh chế ngự được thị trường sách trong một thời gian dài. Trong khi đó, ở Bắc kỳ và Trung kỳ với những nhà xuất bản, nhà in nổi tiếng như Trung Bắc tân văn (lúc đầu là Công ty Vĩnh - Phúc - Thành), Nhà in Bắc kỳ, Mai Lĩnh, Ngọ báo, Lê Văn Tân, Tân Dân... đã đưa ra thị trường hàng loạt sách chữ Việt, chữ Pháp mà không ít cuốn có giá trị văn hóa rất đáng quý” (Lịch sử xuất bản sách Việt Nam - Cục Xuất bản - Hà nội, 1996, tr.31). Ngày 10.10.1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 122/SL “Nay đặt bộ phận Nhà in và Phát hành trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thành một doanh nghiệp quốc gia lấy tên là Nhà in Quốc gia”. Hiện nay Nhà nước ta chọn ngày 10.10 hàng năm làm Ngày Truyền thống của ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt Nam. Nghề làm đèn Thời Tây mới sang, đường phố ban đêm chưa có đèn. Nhưng ở một vài ngã tư có những trụ đèn bằng sắt, chạm trổ tinh vi, ở Tây đem qua, trên có lồng kiếng. Đèn này được thắp sáng bằng hơi acétylène mà người Việt Nam thường gọi là “đèn hơi đá” hay “đèn carbure”. Trong Tuấn, chàng trai nước Việt, nhà văn Nguyễn Vỹ cho biết: “Cứ vào khoảng 7 giờ chiều, có một người lính vác chiếc thang trên vai, tay xách một cái đèn carbure, đi đến từ ngã tư thành phố, nơi có trụ điện. Anh dựng thang vào trụ, rồi cầm 70  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY một chiếc đèn leo lên thang. Gần đến ngọn, anh đưa tay mở cửa kiếng, đặt đèn vào trong. Trong đèn đã có sẵn bốn, năm cục carbure và nước. Anh đánh một que diêm (loại diêm Hoa Sen rất thông dụng, do một một hãng Pháp sản xuất tại Hàm Rồng, Thanh Hóa). Anh châm lửa kề miệng vòi chiếc đèn, tự nhiên lửa phựt cháy, do hơi acétylène trong đèn phựt ra. Đèn carbure chiếu một ánh sáng xanh dịu, mát mẻ và soi xa được một vùng chu vi bốn, năm thước. Xong rồi, anh lính trèo xuống, vác thang lên vai, tay còn xách năm, sáu chiếc đèn nữa, đi lần lượt đến những trụ đèn khác. Cứ cách bốn năm chục thước, nơi các con đường lớn, mới có một trụ đèn carbure. Tất cả các đường khác đều tối om. Mẩu quảng cáo của hiệu đèn Nam Thái. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  71 Tiệm bán tạp hóa tại Sài Gòn-Gia Định qua tranh ký họa đầu thế kỷ XX. Thường thường một chiếc đèn carbure ngoài đường chỉ cháy được 4 tiếng đồng hồ thôi. Thành thử, chú lính coi về việc thắp đèn phải đi thay carbure mỗi đêm 3 lần, bất kể mưa gió, vào khoảng 7 giờ tối, 11 giờ khuya và 3 giờ sáng. Lương của anh mỗi tháng 2 đồng bạc”. Về sau người ta mới biết đến “đèn Huê Kỳ” hoặc “đèn Hoa Sen” thắp bằng dầu lửa. Mãi đến năm 1922, ông Vũ Thế Nhai, quê ở làng Vân Tràng, tổng Thi Liệu, phủ Nam Trực (Nam Định) đến Thái Bình mở cửa hàng chuyên sửa các thứ máy móc. Thấy người trong nước không có đèn để thắp mà phải mua của ngoại quốc, nên ông đã cố công chế ra kiểu “đèn Nam Thái”. Đèn làm ra còn cục mịch, nhưng bán giá rẻ nên cũng đắt hàng. Về sau có đủ vốn liếng ông lên Hà Nội lập một cơ sở làm đèn tại nhà số 310 72  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY phố Khâm Thiên. Đèn của ông ngày càng đẹp hơn, được nhiều người chuộng về sau thu mối lợi không nhỏ. Năm 1938 giá bán đèn Nam Thái như sau: đèn làm bằng đồng giá 0 đồng 45, đèn làm bằng kẽm giá 0 đồng 50. Nghề làm “đăng-ten” Nghề làm “đăng ten” (dentelle) thường được gọi là ren, chỉ mới xuất hiện ở nước ta vào những năm đầu thế kỷ này. Nghề này do bà Autigeon người Pháp đến làng Hạ Hồi (Hà Đông) mở trường dạy cho dân ta trước tiên. Năm 1913, bà lại mở thêm một trường nữa ở Cầu Đơ (Hà Đông). Tuy là nghề mới nhưng với đôi tay khéo léo, tài hoa của người thợ Việt Nam nên sản phẩm “đăng ten” này ngày càng phát đạt và được nhiều người yêu thích. Nổi tiếng nhất về nghề này mà tiếng vang còn đến tận ngày nay vẫn là làng ren Hạ Mỗ (tên nôm là Mỗ, huyện Đan Phượng) ở Hà Tây. Trước năm 1935, ở đồng bằng Bắc bộ có đến 6.000 thợ, riêng tỉnh Hà Đông (cũ) chiếm đến 4.500 thợ, trong đó có những tay thợ lành nghề của làng Hạ Mỗ. Nghề làm thủy tinh, nhựa Trước kia ở nước ta chưa có ai làm được cái cốc, tách, bóng đèn và những thứ đồ dùng bằng thủy tinh. Mãi đến năm 1920, Trịnh Đình Kính, người làng Đôn Thư, tổng Phương Trung, phủ Thanh Oai (Hà Đông) chế ra được các thứ cần dùng bằng thủy tinh. Khởi đầu công việc ông mở một xưởng ở Hàng Bột, sau thấy nơi này không thuận lợi cho việc khuếch trương nên năm 1929 ông dọn lên Hàng Bồ. Hàng thủy tinh của ông chưa tinh xảo, nhưng bán với giá “nội địa” nên cũng được nhiều người mua. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  73 Còn nghề làm vật dụng bằng nhựa thì ông Bùi Xuân Đoàn, người làng Vân Canh, tổng Phương canh, phủ Hoài Đức (Hà Đông) đã nghiên cứu làm ra thứ nhựa bằng chất hóa học - gọi là nhựa celluloide (hay còn gọi là nhựa cellulose). Tuy nhiên, ông chỉ mới làm ra các khuôn nhựa gương tròn nho nhỏ mà thôi, chứ chưa làm được búp- bê mà thời đó bán rất chạy. Nghề tráng gương Trên báo Nông cổ mín đàm số 149 ra ngày 24 Juliet 1904, có in mẩu chuyện “Kiến soi” thuộc thể loại “chuyện tiếu đàm”. Chúng tôi in lại nguyên văn nhưng vẫn giữ nguyên văn phong và lỗi chính tả để ta thấy được cách hành văn của hơn một trăm năm trước: “Đời trước người ta mới bày cái mặt kiến, để dùng mà soi mặt, ai có thì lấy làm quí, bán mắc tiền, thường chánh nơi thành thị có một hai người giàu có lớn mới sắm, còn nơi thôn giả thì chưa ai hề thấy cái mặt kiến bao giờ. Có một tên trai kia giàu có lớn, buôn bán xứ xa, thấy người ta có cái mặt kiến, anh ta chạy lại mà coi, dòm vô thì thấy rỏ ràng khuôn mặt của anh ta tạc hết hình kiến, lấy làm lạ và năn nỉ mua cho đặng cái kiến, mắc rẻ thì cũng chẳng nại, anh ta mua đặng cái kiến rồi quầy quẩy trở về giấu cái mặt kiến trong rương không cho ai coi. Từ ngày anh ta có cái mặt kiến thì anh ta cứ ở trong buồng luôn luôn, săm soi hoài, coi rồi nói lầm thầm với hình bóng anh ta trong cái kiến như là đứa điên vậy, vợ va rình coi thì lấy làm lạ mà không rỏ ý chi, vã lại anh ta ham mê cái kiến đó, thì ý ăn ở với vợ lơ lẵng, nên vợ đổ ghen, càng nghi lắm. Bữa kia anh ta có việc cần kíp chi đó phải đi, dặn vợ ở nhà đừng có lục đồ trong rương mình. Khi 74  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Người phụ nữ soi gương thập niên 1920. căn dặn vợ đôi ba lần ắt chất, anh ta ra đi, vợ anh ta ở nhà lấy làm mừng lén coi cho biết cái chi mà chồng mình mê sa đến đổi coi tưởng hơn mình, mới vô dở rương lục coi thấy cái kiến, chị ta dòm vô, thấy mặt chị ta trong cái kiến, liền phát ghen, quăn cái kiến chạy ra kêu bà mẹ chồng rồi khóc và nói rằng: “- Nè mẹ nhà tôi nó hết thương tưởng đến tôi nữa rồi, bỡi vậy cho nên nó đi chuyến buôn đó nó mê sa theo đỉ điếm nên ở lâu, e sau sự sảng phải hết, bây giờ nó lại đem cái chơn dung con đỉ đó về, nên ngày đêm nó coi hoài”. Mẹ nó nghe nói cũng nỗi giận, hỏi đâu nà? Cái hình con đỉ đó đâu đưa cho tao coi thử, con nọ lại lấy cái gương ra cho mụ mẹ coi, mụ nầy dòm vô rồi nói: “- Cái con đỉ già rồi mà còn nhí nhảnh”. Đoạn vừa giức tiếng, chú chàng lơn tơn về, thấy hai mẹ con đang săm soi cái mặt kiến, nổi giận, la rầy, kế vợ đổ ghen theo cằn nhằn, lại thêm mụ mẹ mắng chưởi om sòm, ảnh ta nổi xung giận đạp đồ đạc rồi nắm đầu vợ mà đánh, vợ la làng xóm om sòm, nói chồng mình mê sa theo đỉ mà còn về làm hung. Vừa may có anh xã đi nhóm về đi ngang qua đó, nghe la làng xóm om sòm, biểu trùm vô bắt hết đem ra nhà việc tra hỏi, thấy DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  75 con nọ bị lổ đầu chảy máu, mới hỏi: “- Vì cớ làm sao mà chồng thiếm đánh thiếm hung vậy?”. Chị ta khai rằng: “- Thưa cậu, vợ chồng tôi ăn ở với nhau ba bốn năm nay rồi, tuy không con cái, chứ tình ưa ý hiệp, thương yêu nhau lắm, nay nó mê sa theo một con đỉ mà phải nát cửa hại nhà nên mới ra rầy rà như vậy”. Chú xã nghe khai đầu đuôi tự sự, biểu con nọ đưa cái hình cho va coi thử. Mới lấy cái kiến dòm vô rồi nói rằng: “- Không phải con đỉ, nó là thằng điếm ma, có bịt khăn- be đây nữa, hai mẹ con thiếm nói bậy nên sanh sự bất hòa, thôi tôi xử hòa cho hai đàng về đừng có rầy rà nữa, và phải chịu phạt hai quan tiền vạ về sự la làng”. Ba mẹ con lấy cái mặt kiến trở về giận chú xã xử hiếp, lại biểu chịu phạt hai quan tiền vạ, khi về tới nhà, ba mẹ con cằn nhằn nhau, mụ mẹ biểu con dâu lấy cái kiến coi lại coi là con đỉ hay là thằng điếm; Con nọ lấy cái kiến dòm vô, thấy chị ta trong kiến liền kêu mẹ mà rằng: “- Nè mẹ thật rỏ ràng là con đỉ mà, sao chú xã lại nói là thằng điếm”. Hai mẹ con giắc nhau tới huyện mà kiện chú xã. Quan huyện tra hỏi ba đàng xong xuôi rồi, ngài mới biểu đưa cái hình cho ngài coi, ngài dòm vô và hỏi rằng: “- Vậy chớ lão là người gì, ở đâu vậy?” Cái hình trong kiến cũng nhóp nhép hỏi lại. Ngài giận nổi xung mà rằng: “- Tôi hỏi lảo, lảo lại hỏi tôi, không phải chỗ chơi mà diễu cợt được”. Ngài thấy cái hình trong kiến cũng đối đi đối lại; Ngài giận nổi xung đập bể cái kiến tang nát. Ngài không thấy cái bóng nữa, ngờ là biến mất nên nói rằng: “- Trốn đi đâu? sao không ở mà diễu cợt nữa”. Ngài mới kêu ba mẹ con và tên xã mà quở rằng: “- Sao mấy người dám đem cái hình lão nào mà diễu cợt với ta, lẽ thì ta làm tội mấy người, 76  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Xưởng vẽ tranh trên kiếng tại Lái Thiêu thập niên 1920. song ta lấy lòng nhơn mà tha cho mấy người về, sau đừng kiếm chuyện mà diễu cợt nữa”. Té ra cả ba đều tin sự quấy mà sanh sự bất hòa, có một quan huyện cũng tin như thế, người đập bể kiến mà gỡ rối xong”. Mẩu “chuyện tiếu đàm” này dù viết với mục đích hài hước, gây cười nhưng qua đó ít nhiều ta cũng thấy được cái kiếng soi mặt đối với người Việt Nam thuở ấy cũng chưa phổ biến lắm. Người có công cải tiến nghề tráng gương là ông Bùi Xuân Đoàn, người làng Vân Canh, tổng Phương canh, phủ Hoài Đức (Hà Đông). Nói cải tiến vì nghề tráng gương đã có tại Việt Nam từ lâu, theo nhiều tài liệu thì nghề này đã có từ thời nhà Trần, do ông Phúc Hậu-người thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương đậu Tiến sĩ, phụng mệnh nhà vua đi sứ và đã học được nghề này và đem DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY  77 Mẩu quảng cáo của hiệu Nam Mỹ thập niên 1930. về phổ biến cho nhân dân. Nhưng thuở ấy, ông chỉ học được cách tráng gương bằng thủy mà thôi và dân ta cũng cứ theo thế mà làm, chứ cũng chưa tìm cách chế biến theo lối khác để giản tiện và chất lượng cao hơn. Năm 1911, ông Đoàn với người bạn chí cốt là ông Năm Minh cùng nghiên cứu cách tráng gương theo lối mới bằng bạc đẹp và sáng hơn. Ít lâu sau, những doanh nhân Quảng Đông (Trung Quốc) lại đem sang nước ta bán thứ gương lạ hơn, thường có vẽ tranh các màu hoặc các hoành phi, câu đối bằng kính thếp chữ vàng rất đẹp. Vì là của lạ, người dân nước ta đổ xô nhau mua rất nhiều. Thấy công nghệ ngoại quốc tiến bộ, ảnh hưởng lớn đến mối lợi cho nước nên hai ông lại nghiên cứu thêm cách vẽ tranh lên gương và có thể thếp được chữ vàng của người Tàu. Năm 1924, công việc nghiên cứu hoàn thành, thế là nghề của hai ông lại tiến thêm một bước nữa. Riêng về kính đeo mắt, chúng tôi không rõ được người Việt Nam thực hiện từ bao giờ. Nhưng trong tập Vade Mecum Annamite 78  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY """