🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Điệp Viên 007 - Tử Chiến Gã NO Ebooks Nhóm Zalo Điệp viên 007 Tử Chiến Với Gã NO Chương 1 NGHE RÕ RỒI … RÕ RỒI … Những tia nắng cuối cùng vướng vào gờ đá nhấp nhô của dãy núi Blue rồi đua nhau phủ bóng trên con đường Richmond. Lúc ấy đã 6 giờ chiều. Một khoảng tím thẫm che khuất con đường rộng lớn vắng vẻ. Chỉ có tiếng rì rào của bầy dế ven bãi cỏ. Đám ểnh ương cũng ào ào bắt chước tạo nên một điệp khúc thiên nhiên. Dọc hai bên đường, những căn nhà đồ sộ xây theo kiểu củ nằm chường ra, kiêu kỳ. Ấy là cơ ngơi của đám đại gia tai to, mặt bự: các giám đốc ngân hàng, những viên chức cao cấp, thương gia hàng đầu của cảng Kingston. Mới 5 giờ chiều họ đã về nhà. Đấu láo vài ba câu với đám bà xã diệu đàng, thay đồ xong, nửa tiếng sau, họ lại ra xe đến các buổi party. Làn khói thoát ra từ những chiếc xe sang trọng lẫn vào trong không khí sực nức mùi hoa nhài. Cảnh vật bình yên, thơ mộng đến thế! Ở Jamaica, ai chẳng biết, Richmond là con đường tuyệt vời nhất. Tuyệt vời cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bạn có thể tìm thấy ở đó hình dáng của đại lộ Park của NewYork, Kensington Palace Garden ở London hay con đường D’Iena tại Paris. Vẻ hào nhoáng, xa hoa của nó thật khác xa phần còn lại của Kingston: nghèo nàn, bẩn thỉu, đất đá ngổn ngang. Cuộc sống dân nghèo luôn là thế. Kiếm miếng cơm còn không đủ, nói chi đến chuyện nhà cửa. Chỉ nhìn khoảng sân trước của mấy ngôi nhà trên đường Richmond với một, hai bãi cỏ rộng hơn nửa mẫu đầy những kỳ hoa dị thảo đến từ mũi Hope, bạn không khỏi giật mình.Chưa hết, xa hơn một chút về phía ngã tư, ngay trên đĩnh đồi là dinh thự của quan thống đốc toàn quyền và ngài Tổng tư lệnh quân đội của Jamaica. Xuôi về phía Đông giao điểm của con đường số 1 vàRichmond là một căn nhà hai tầng đồ sộ khác. Ngay cổng vào, một lối đi đầy sỏi trứng, hai bên có những hàng cột chạm trổ tinh vi vươn mình qua bãi cỏ rồi chạy dài đến những khoảng sân tennis phía sau. Dọc theo một bên là hàng hiên sơn trắng hai đầu đều có cửa to. Ngoài sân, chiều nào cũng vậy, mấy vòi nước hoạt động hết công xuất. Vừa tưới cây, chúng vừa tạo độ ẩm cho bầu không khí oi ả của miền nhiệt đới. Căn nhà - ồ, không phải, gọi là toà lâu đài mới đúng -, vốn là thánh địa của đám dân đen ở Caribê. Không khác gì Mecca trong mắt dân Hồi giáo. Hơn năm mươi năm qua với tên gọi là Câu lạc bộ của Nữ hoàng, nó nổi tiếng với bao nhiêu huyền thoại. Đám doanh nhân ở Jamaica cố nài nỉ xin một chân hội viên. Ậy , cái bọn thừa tiền muốn mua chút danh phận đã lầm to. Có nằm mơ cũng chẳng thấy được. Trơ mặt cùng với thời gian, Câu lạc bộ của Nữ hoàng cứ sừng sững ra đó với những định chế bất di bất dịch. Bọn lái buôn đứng từ xa mà thèm nhỏ dãi. Tìm đâu được chỗ nào trên quần đảo Caribê một nơi phục vụ tốt đến như thế. Chà, cái đám nhân viên có bằng cấp hẳn hoi, vâng dạ đúng khuôn phép, khác xa đám tiếp viên bát nháo của các nhà hàng. Còn nửa, tài nấu của tay bếp trưởng quả là số dách. Muốn dùng gì có ngay thứ đó. Thật hợp khẩu vị. Không chút chê trách. Còn cái hầm rượu thì chứa toàn những loại thượng hạng làm đám con buôn thèm thuồng mà không thể thốt nên lời. Vâng, chiều nào cũng thế, vào lúc 5 giờ, một hàng xe của đám quý tộc đậu kín bên ngoài câu lạc bộ. Đám quan to đầu cứ hẹn nhau chơi bài bridge cho đến nửa đêm. Nhìn vào bảng số xe, bạn có thể đoán ai là chủ nhân của những chiếc xe bóng loáng, sang trọng. Đứng đầu hàng là con ngựa sắt của ngài Thiếu tướng chỉ huy trưởng quân đội Caribê. Kế tiếp là chiếc xe của viên Luật sư công tố hàng đầu của Kingston. Vị trí thứ ba dành cho ngài Giáo sư toán học nổi tiếng của trường đại học Kingston. Còn cuối dãy là chiếc Sunbeam Alpine màu đen của Viên thanh tra địa phương John Strangsway. Ông ta còn là đại diện chính thức của Cục Phản gián của vương quốc Anh tại vùng biển này. Chiều nay có gì khác lạ. Trước 6 giờ 15 một chút, chả biết từ đâu có ba gã ăn mày mù loà xuất hiện ở ngay ngã tư. Lê từng bước trên lề, chúng hướng về phía hàng xe đang đậu. Chà, ăn xin sao mà to con thấy sợ. Nom rõ là những gã châu Phi lai Tàu. Kể cũng lạ, đám tạp chủng thế này đâu có dễ gì kiếm trên vùng biển Caribê. Đầu cúi hẳn, tay gõ dây gậy trắng xuống lề đường, chúng đi thành hàng. Tay gã phía sau đặt lên vai gã đằng trước. gã đi đầu mang kính xanh thẫmdẫn đường. Hai gã còn lại, đôi mắt nhắm nghiền. Quần áo rách nát, chiếc kết trên đầu dơ bẩn, chúng lê từng bước chân. Lốc cốc … Lốc cốc … Lốc cốc … Lốc cốc … Lốc cốc … Tiếng gậy gõ đều trong chùm sáng nhá nhem của buổi chiều tà. Từng bước rồi từng bước, chúng tiến về phía hàng xe. Không một tiếng van xin, nài nỉ. Bọn chúng cứ im lặng. Không thể tinđược. Đám ăn xin, ăn mày à, đâu có thiếu gì ở cảng Kingston. Nhưng chúng lại xuất hiện tại con đường quý tộc ngay gần cổng của Câu lạc bộ quý tộc. Chẳng thể hiểu nổi. Tinh mắt một chút, bạn thấy trong phòng chơi bài, bàn tay sạm nắng của Strangsway vươn tới một cổ bài màu xanh, rút liền bốn lá. Bepp! Tiếng va chạm nhẹ khi ông ta quảng chúng xuống mặt bàn. - Quân chủ 100. Bên dưới 90. Vừa nói xong ông ta nhìn vào đồng hồ rồi đứng lên: - Hai mươi phút sau tôi sẻ trở lại. Bill, tới phiên anh chia bài rồi đó. Gọi cái gì uống đi. Kêu cho tôi thứ dùng thường ngày. Lúc tôi vắng mặt xin quý vị đừng có chơi gian. Tôi làm dấu rồi đấy. Viên Thiếu tướng tư lệnh, Bill Templar, cười khẩy. Gõ vào cái chuông bên cạnh, Bill cào mớ bài về phía mình: - Nhanh chân lên, ông bạn mắc dịch. Ngày nào cũng vậy, khi người ta đang hên, ông bạn cứ nhấc cái mông đi. Bị cằn nhằn thế, chứ Strangsway có nghe gì đâu. Lúc này, chân ông ta đã bước ra khỏi cửa. Khi tên phục vụ chạy tới, ba người còn lại kêu thức uống cùng ly whisky cho Strangsway. Vâng, cảnh tượng này như một thông lệ xảy ra vào mỗi buổi chiều, đúng 6 giờ 15. Mưa gió cũng mặc. Cuộc chơi dở dang cũng kệ. Strangsway phải trở về văn phòng gọi một cú phôn.. Tuy bực mình, nhưng ba người kia chẳng ai hỏi lý do. Ông ta cũng không màng giải thích. Ai nấy đều ngầm hiểu: CÔNG VIỆC. Thứ công việc bí mật của Cục Phản gián chớ phảchuyện đùa đâu. Phiền nhiễu thì chắc rồi.. Đành phải chịu thôi. Strangswayvốn là linh hồn của đội chơi bốn người. Tánh tình ông ta lại hào phóng. Chầu rượu này mặc nhiên ông ta trả tiền. Không thèm lời qua tiếng lại. Thiếu một tay, chả lẻ đám quý tộc vơ đại tên lái buôn nào đó cho đủ tụ? Vùa nốc mấy ly rượu tên bồi mang tới, họ bắt đầu tán dóc. Thế Strangswaylàm gì vào giờ này? Có đúng là gọi một cú phôn? Gọi cho ai thế? Sự thật đây là thời khắc quan trọng nhất trong ngày của ông ta. Thời gian bắt liên lạc với máy điện báo trong toà nhà ở công viên Regent, London, tổng hành dinh của Cục Phản gián. Vâng, chính xác vào 6 giờ 30 giờ địa phương, Strangsway phải gởi báo cáo về cho London và nhận chỉ thị. Có việc gì bận, như đau nằm liệt giường hay còn kẹt trên các hòn đảo lân cận, ông ta phải báo cáo vào ngày hôm trước. Quy định là thế. Nếu 6 giờ 30, cú điện báo với London không được thực hiện, báo động Xanh lập tức xuất hiện vào lúc 7 giờ. Nửa tiếng sau, là báo động Đỏ. Cuối cùng, nếu vẫnkhông có tín hiệu từ Kingston, tình trạng khẩn cấp mặc nhiên được ban bố. Cơ quan III, văn phòng chủ quản của Strangsway lập tức vào cuộc, truy tìmnguyên nhân. Chu trình điện báo của London trên khắp thế giới là một vòng tròn khép kín, không chút sơ hở. Chỉ chểnh mảng một chút, tất cả đều đảo lộn. Strangsway thừa biết điều này. Chưa bao giờ báo động Xanh xảy ra trong cuộc đời công cụ của ông ta, nói chi đến báo động Đỏ. Công việc lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Chơi thì lúc nào chả được. *** Nguyên tắc vốn cứng ngắc không thể nào phá vỡ: 6 giờ 15, Strangsway rời câu lạc bộ. 6 giờ 25, ông ta lái xe tới ngay ngôi nhà gỗ dưới chân núi Blue, mặt nhìn ra biển. Vài phút sau đó, ông ta bước vào phòng. Ở đấy, cô nàng Mary- Trueblood, thư ký riêng đang sẵn sang phát tín hiệu liên lạc với London. 3 Bạn chớ xem thường cô nàng.Với danh nghĩa là thư ký riêng nhưng Trueblood là nhân vật thứ hai đầy quyền lực của đám phản gián ở Caribê, một cựu thủ trưởng của W.R.N.S. Gắn ống nghe vào tai, Trueblood phát đi mật mã của Strangsway, WXN 14 mêga xích. Chồng giấy ghi tốc ký nằm sẳn trên đùi cô nàng. Ngồi xuống kế bên, ông ta đưa tay nhặt ống nghe. Lúc ấy, đồng hồ báo 6 giờ 28. Cả hai cùng im lặng. Họ đang chờ mật mã WWW từLondon. Chiều nào cũng thế. Thói quen như một thứ kỷ luật thép, không thể thay đổi. Liệu Strangsway có từng lo xa một chút hay không? Tính chính xác trongcông việc là điều kiện phải có. Nhưng nếu kẻ thù nắm rõ được quy luật này, quả là một nguy hiểm chết người đang chờ đón ông ta. *** Đi dọc theo hành lang lót gỗ cẩn của Câu lạc bộ, viên Phân cục trưởngStrangsway với dáng người cao, thân hình rắn chắc, một miếng băng đen phủ ngang mắt phải, chiếc mũi khoằm, đội trưởng đội phá cầu trong thời kỳ chiến tranh, đẩy cái cửa lưới rồi bước ra lối đi. Tâm hồn ông ta thật thanh thản. Không khí về đêm sao mà mát mẻ đến thế . Hên thật, rút một cái ra ba con gà. Đám chiến hửu nhìn ngẩn tò te. Chỉ có một điều làm ông ta hơi lo lắng. Một vụ việc khá phức tạp hai tuần trước đó ông M chỉ thị cho Strangsway. Cũng kỳ. Thông tin từ phía London không cụ thể mấy. Kể ra, vụ việc tạm ổn. Strangsway đã lần ra một vài đầu mối. Dù không quan trọng cho lắm nhưng có vẫn còn hơn không. Tiếp cận với đám cộng đồng người Hoa bước đầu đã có kết quả. Một vụ việc kỳ lạ. Ông ta nghĩ mãi mà không ra. Khẽ nhún vai, ông ta bước ra con đườngRichmond. Hoang tưởng với nghề nghiệp như Strangsway là một kẻ thù. Giãi pháp vốn có nhưng chả mấy thuyết phục. Thực chất cái đám người Hoa này là gì? Có năng lực đội đá vá trời hay chỉ là một bọn tâm thần phân liệt? Kìa, bóng dáng của ba gã mù loà làm ông ta chú ý. Lốc cốc … Lốc cốc … Lốc cốc … Lốc cốc … Lốc cốc … Chúng vẫn lê bước chân chậm về phía Strangsway. Khoảng cách cỡ hai mươi thước. Ông ta nhẩm tính: bọn chúng sẻ vượt qua chừng một, hai giây trước khi mình vào xe. Thò tay vào túi, ông ta lấy ra đồng florin. Lúc này, ông ta đang đứng ngang hàng với ba gã ăn mày. Quái, bọn châu Phi lai Tàu! Thật kỳ lạ. Nhưng ông ta chẳng thừa thì giờ suy nghĩ về điềunày. Strangsway vung tay ra. Kẻng! Đồng florin rơi vào cái lon thiếc. - Xin cám ơn ngài – Gã đi đầu lên tiếng - Xin cám ơn ngài – Hai gã sau lặp lại Tay Strangsway đang cầm chiếc chìa khoá xe. Đột nhiên, ông ta có linh cảm chẳng lành, Rồi những cây gậy thôi gõ xuống lề đường. Hoàn toàn trống vắng. Vẻ im lặng đáng sợ. Nhưng, đã quá trễ. Khi ông ta vượt qua thằng cuối cùng, ba tên cùng xoay người lại. Hai thằng phía sau lùi đi một bước để tạo khoảng cách nã đạn. Chúng rút nhanh ba khẩu súng lục có gắn hệ thống hãm thanh từ cái túi da trong người. Động tác thật chuyên nghiệp, ba tên sát thủ bắn liên tiếp vào ba vị trí khác nhau trên lưng ông ta: một viên vào giữa hai vai, một ngay phần eo, một trúng vào xương chậu. Rít trong không khí ba viên đạn phóng ra cùng lúc. HỰ Ư Ư … Cả thân hình ông ta đổ nhào về phía trước. Hệt như trúng phải một cú đá quá mạng. Rồi Strangsway nằm gục ngay tại chỗ. Chút bụi đất bốc lên. Lúcấy đúng 6 giờ 15. RÉTTTTTT … Một chiếc xe tang dơ dáy, bốn góc trên mui có cắm mấy chùm lông đen từ ngã tư chạy ào tới chỗ ba tên sát thủ rồi thắng lại. Bánh xe cạ lên mặt đường nghe khủng khiếp. Chẳng chần chừ một giây, hai tên khiêng xác của Strangsway lên. Còn tên kia mở vội cửa sau của chiếc xe tang. Ồ, một cái hòm loại thường để sẵn trong xe. Mở nắp hòm ra, chúng đặt ông ta vào trong đó rồi đậy lại. Sau khi cánh cửa sau đóng lại, cả ba ngồi xuống mấy chiếc ghế ngay góc. Vứt đám gậy sang bên, khoác mấy chiếc áo vải len che phủ bộ quần áo rách rưới, chúng thay mấy cái kết dơ bẩn bằng những cái mũ nồi cao. Vẻ mặt tên lái xe, một thằng tạp chủng khác, lo lắng. Mông nó xoay qua xoay lại trên ghế. Nào, đi thôi – Tên sát thủ to con nhất trong bọn lên tiếng. Nhìn vào cái đồng hồ dạ quang, nó thấy lúc đó 6 giờ 20. Chỉ còn ba phút. Không được trễ hơn. Đánh một vòng chử U, chiếc xe tang nhắm thẳng về phía ngã tư. Quẹo phải, nó chạy từ từ với tốc độ gần 50 cây số/giờ ra xa lộ trải đầy đá dăm, hướng về phía chân đồi. Bọn sát thủ trên xe làm bộ đau buồn. Mặt chúng xìu xuống như đưa tiễn người quá cố. Lưng thẳng lên, chúng đưa một cánh tay bắt chéo thành hình chữ thập trước ngực. Thê lương. Ảm đạm. Ai nhìn thấy mà không mủi lòng. *** WXN gọi WWW … WXN gọi WWW … WXN …WXN … Ngón tay giữa trên bàn tay phải của Trueblood gõ nhẹ lên bàn phím. Rồi cô nhìn vào đồng hồ. 6 giờ 28 phút. Kỳ thật! Ông ta trễ mất một phút. Rồi cô ta có vẻ mơ màng. *** Có lẽ giờ này sếp mình vừa mới cho xe vào cổng. Một phút nữa, bước chân ông ta sẽ vội vã trên hành lang. Rồi tiếng mở khoá nhẹ, bóng dáng cao cao của Strangsway lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Vừa lấy cái ống nghe, vừa thì thầm: - Xin lỗi, Trueblood. Chiếc xe của tôi không chịu nổ máy. Mà cũng có thể là: - Ồ, xin lỗi Trueblood. Đám giao thông chặn xe tôi lại. Ngay khúc đường Tree. Giờ chắc bọn ấy biết chủ nhân của chiếc xe là ai rồi. Chẳng chần chừ một giây, Trueblood bắt đầu liên lạc… WXN gọi WWW… WXN gọi WWW … *** Trueblood điều chỉnh nút quay số. 6 giờ 29 phút. Cô nàng bắt đầu lo lắng. Vài giây nữa, tín hiệu của London tải đến. Ồ, cô nàng bối rối. Nếu sếp đến không kịp lúc, cô nàng không biết xử trí ra sao. Chả lẽ mình mạo danh ông ta? Thế còn chết dở. Thật sự vô ích và quá nguy hiểm. Hệ thống an ninhtrên sóng vô tuyến thừa sức phát hiện điều này. Mỗi nhân viên đều có một mật mã riêng. Làm sao gian lận được? Điều này Trueblood quá rõ. Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm trong Cục Cảnh sát của Caribê, cô taquá biết mỗi mật mã có chuỗi tín hiệu chính xác. Nếu điện báo viên báo sai, mối liên lạc tự động bị cắt. Đó là trường hợp bảo vệ tối thiểu cho quá trình chuyển tải thông tin tránh rơi vào tay kẻ thù. Trong trường hợp nhân viên bị địch bắt, bị tra tấn thậm tệ, họ chỉ cầm thêm vài tín hiệu lạ trong chuỗi mật mã. Đầu kia ở London biết ngay chuyện gì đã xảy ra. Ngay lúc này, tín hiệu từ Cục Phản gián tải đến. Trueblood nhìn vào đồng hồ: 6 giờ 30. Chà, tình hình thật sự căng thẳng rồi. Hình như có tiếng bước chân ngoài phía hành lang. Ôi, lạy Chúa, một giây nữa sếp sẽ đến. Khôngđể đám London phát hiện, cô ta quyết định liên lạc. WWW gọi WXN … WWW gọi WXN … Ông có nghe rõ không? … Cnghe tôi nói rõ không? Tín hiệu từ phía London tải đến bắt liên lạc với Phân Cục ở Jamaica. Làn sóng rất mạnh. Tiếng tè tè vang dậy. Tít tít tè tè …Tít tít tè tè … Tít tít tè tè … Tít tít tè tè … Ngoài cửa, tiếng bước chân dừng lại. Như trút được gánh nặng, Trueblood đáp lại: - Nghe rõ rồi … Nghe rõ rồi … Rất rõ … ẦMMM! Một tiếng động thật to phát ra từ phía cửa. Cái gì đó đụng trúng mắt cá Mary. Nhìn xuống, cô nàng thấy cái ống khoá. Ngạc nhiên, cô nàng quay người lại. Bóng dáng một gã đàn ông đứng ngay ngạch cửa. Chẳng phải Strangsway. Một gã da đen to kềnh càng, tay thủ cây súng có gắn hệ thống hãm thanh. Nước da nó vàng sậm, đôi mắt xếch, ti hí. AHHHHH … Cô nàng bắt đầu la, vẻ mặt hốt hoảng. Cười khẩy, nó nâng cây súng lên, bắn ba phát vào ngực trái Mary. ĐỪNGGGG ... Vừa kịp la một tiếng, người cô ta sụp ngay xuống chiếc ghế gần đó. RẦMMM! Cái ống nghe vuột ra, rớt xuống sàn. Tít tít tè tè …Tít tít tè tè … Tín hiệu từ London phát thêm một giây rồi ngừng lại. Không còn nghi ngờ gì nữa. Hệ thống cảnh báo trên vô tuyến biết chuyện chẳng lành xảy ra với WXN. Tên sát thủ quay lưng ra. Chừng một phút sau, nó trở lại, trên tay cầm một cái hộp có dán nhãn vàng: Thuốc Súng và một cái bao đựng đường có hàng chử Tate & Lyle. Đặt cái hộp xuống sàn, nó bước tới chỗ Trueblood. Cố tròng cái bao qua đầu cô ta, nó kéo cả cái xác vào trong bao. Không đủ chỗ, hai chân nạn nhân thò ra ngoài. Cúi xuống, nó đẩy mạnh cho chúng lọt vào trong. Khệnh khạng, nó lôi cái bao qua cửa , về phía hành lang. Vài phút sau, nó quay trở lại. Nơi một góc phòng, cái tủ sắt dang mở ra. Cuốn ký hiệu điện báo mở sẵn trên bàn. Ném hết giấy tờ, tài liệu trong tủ ra giữa phòng, nó giựt hết mấy cái màn cửa xuống cho vào đống giấy nằmlăn lóc trên sàn. Xong, nó quay lại đá hai ba cái ghế gần đó vào mớ hỗn độn. Mở cái hộp ra, nó đổ một mớ thuốc súng lên rồi châm lửa đốt. Bước ra hành lang, nó đốt tiếp mấy chỗ bên ngoài. Tẹt tẹt tẹt … Tẹt tẹt tẹt … Tẹt tẹt tẹt … Mớ bùi nhùi bắt lửa rất nhanh, liếm vào lớp gỗ tấm. Tên sát thủ tiến vế phía cửa trước, mở nó ra để thông gió. Nhìn qua hàng rào dâm bụt, nó thấy dáng chiếc xe tang đằng xa. Không gian thật im lặng. Chỉ có tiếng rì rào của lũ dế trong bụi. Tiếng nổ máy nho nhỏ của chiếc xe tang từ xa vọng lại. Bước lui ra hành lang, nó vác bao đường lên vai rồi đi ra đường. Sau khi cho cái xác của Trueblood nẳm ngay trên Strangsway trong chiếc hòm, tên sát thủ ra hiệu cho thằng tài xế. Ngay khi ngọn lửa bùng lên liếm vào cửa sổ, chiếc xe tang vọt nhanh theo xa lộ, vế phía hồ nước ngọt Mona. Bốn mươi lăm phút sau, cái quan tài chứa hai mạng người vùi sâu dưới ba tấc đất. Vâng, bốn mươi lăm phút định mệnh. Toàn bộ nhân viên cao cấp cùng đống hồ sơ của Phân Cục Phản gián tại vùng biển Caribê hoàn toànmất dạng. Chương 2 LỰA CHỌN VŨ KHÍ Ba tuần sau, London bước vào tháng Ba. Ngay ngày đầu tiên, thời tiết cực kỳ khắc nghiệt. Bắt đầu là mưa đá, mưa tuyết. Rồi cơn bão số 8 quét ngang thành phố. Bàn dân thiên hạ khốn khổ vì tai ương của lão trời già. Có chuyện bước ra đường, mọi người trùm kín áo mưa. Gió cứ thổi đến từng cơn đau buốt da thịt, nứt nẻ mặt mày. Ôi lạy Chúa. Ai nấy đều cầu mong bão táp mau qua. Ngay cả ông M, người quá dạn dày với sương gió, nắng mưa cũng cảmthấy khó chịu. Khi chiếc xe Silver Wraith Rolls màu đen, cũ kỹ dừng lại trước cổng ngôi nhà cao tại công viên Regent, ông ta bước ra. Mưa quất vào mặt ông từng hồi một. Chả thèm để ý, ông M bước đến cửa ngay chỗ tay tài xế. - Smith, ngày hôm nay tôi không cần xe nữa. Cứ về nhà đi. Tối nay, tôi về bằng xe điện ngầm. Thời tiết thế này chạy nhông ngoài đường không thích hợp. Anh chàng Stoker Smith mỉm cười cám ơn: - Vâng, thưa ngài. Rồi ông M bước từng bước vững chãi qua cổng, đi vào ngôi nhà. Ông ta lúc nào cũng thế. Luôn quan tâm đến nhân viên cấp dưới. Bao nhiêu nămqua vẫn vậy. Không chút hách dịch, cửa quyền. Gạt mạnh cần số, Stoker nhấn ga cho chiếc xe lướt trong làn mưa tuyết. Dùng thang máy đi lên lầu 8, ông M bước dọc theo hành lang trải thảm dày về phía văn phòng của ông ta. Sau khi đóng cửa lại, ông máng áo khoác và khăn quàng cổ lên móc. Rút vội cái khăn tay to, ông lau mặt. Ông M là thế đấy. Chả bao gờ biểu lộ cảm xúc ra ngoài. Luôn vũng chãi, trầm tĩnh. Ngồi xuống chiếc ghế ngay bàn làm việc, ông chồm người về chiếc máy bộ đàm. Nhấn một nút liên lạc, giọng ông trầm trầm: - Này cô Moneypenny, mang tài liệu đến cho tôi rồi bắt liên lạc với ngài James Molony. Có lẽ ông ta đang ở bệnh viện St. Mary. Báo với ôngChánh văn phòng, nửa tiếng sau tôi cần gặp 007. Nhớ đem hồ sơ của Strangsway đến. Đợi cho giọng của Moneypenny đáp lại, ông mới thôi nhấn nút. Tựa lưngvào ghế, tay với lấy cái tẩu, ông bắt đầu nhồi thuốc vào. Vẻ mặt ông dường như đăm chiêu. Vài phút sau, Moneypenny mang chồng hồ sơ bước vào. Vài báo cáo ngang chữ khẩn cấp. Ông ta thậm chí chẳng thèm nhìn lên. Cũng chả quan tâm đến chồng giấy tờ trước mặt. Nếu thực sự quan trọng, hồi khuya này họ đã phôn tới rồi. Một lát sau, ngọn đèn vàng trên máy bộ đàm sang nhấp nháy. Đưa tay lấy ống nghe đen ở hàng thứ tư, ông nói ngay: - Có phải là ông James Molony? Ông có thể nói chuỵên với tôi khoảngchừng năm phút? - Không, sáu phút, thưa ngài. Ngài muốn tôi cấp giấy chứng nhận cho một nhân viên cao cấp của Nữ Hoàng? - Từ đầu dây bên kia giọng của ông bác sĩ tâm thần nổi tiếng vui vẻ đáp lại. Ông M cau mày khó chịu: - Không phải thế. Tôi muốn hỏi chuyện một nhân viên của tôi. Đây là một đường dây công cộng. Không tiện nhắc tên anh ta. Có lẽ ông vừa mới cho anh ta xuất viện vào ngày hôm qua. Không biết anh ta có đủ sức khoẻ để tiếp tục công việc? Đầu dây bên kia ngừng một chút. Rồi giọng ông James Molony vang lênĐúng theo kiểu bác sĩ đang đánh giá bệnh nhân: - Thể trạng nói chung tốt. Vết thương ở chân đã hồi phục. Không thấy có tác dụng phụ nào. Rồi ông ta ngừng lại một chút. - Này ông bạn. Có một điều tôi cần báo cho ông biết. Anh ta cần nghĩ ngơi đôi chút. Mà sao ông quay đám nhân viên căng thế? Theo tôi, anh ta phải làm công việc nhẹ nhàng hơn. Dường như mấy năm gần đây anh chàng thường xuyên bị sốc. Thần kinh luôn căng thẳng. Ông M đáp lại cộc lốc: - Đành phải chịu thôi. Công việc là thế đó. Còn phải để anh ta quyết địnhnữa. Anh ta không phải bị thương lần đầu. Theo lời ông nói, tình trạng sức khoẻ của anh ta rất tốt, đúng không? Cũng may, anh ta không lâm vào tình trạng tồi tệ như mấy nhân viên trước kia. - Ồ, ông bạn của tôi. Về phương diện y học, đau đớn là điều rất kỳ lạ. Chúng ta vẫn chưa hiểu hết về điều này. Nỗi đau của một phụ nữ trong thời gian mang thai hoàn toàn khác hẳn với một người chịu đau trong bão thận. Mà cũng may, cơ thể con người có thể nhanh chóng thích ứng với mọi cơn đau. Ông M à, nhân viên của ông đang đau đớn thật sự đấy. Đừng nghĩ là không tìm thấy tổn thương thực thể … - Vâng, tôi hiểu. Ông M thầm nghĩ: James đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Và đó là cái giá mà anh chàng phải trả. Đối diện với kẻ thù, không thể nào lơ đễnh. Cái nghề này vốn thế. Vẻ mặt ông cau có. Trước giờ, ông có thích ba cái bài giảng dài hơi đâu. Dù là lời nhận xét của một bác sĩ hàng đầu thế giới về tâm thần học cũng vậy. Đối xử với nhân viên như thế nào, ông có thừa kinh nghiệm. Ông M nói tiếp: - Ông đã từng nghe đến bác sĩ Steincrohn, Peter Steincrohn chưa? - Chưa. - Đó là một bác sĩ người Mỹ. Ông ấy đã từng viết một quyển sách bàn đếnviệc cơ thể con người có khả năng chịu đựng tối đa bao nhiêu hình phạt. Bên Washington có gởi tặng cho thư viện của chúng ta. Ông ta có trình bày cả một danh sách thí nghệm trên một người ở thể trạng bình thường. Tôi có sao chép lai. Ông có muốn nghe qua không? Đưa tay vào túi áo khoác, ông M lấy ra một xấp giấy. Lật từng tờ ra , ông tìm đúng mẩu giấy. - Này, ngài James Molony. Ngài còn giử máy chứ. Vâng, danh sách đâyrồi. Túi mật, lá lách, hạch amiđan, ruột thừa, một quả thận, một lá phổi, hai lít máu, hai phần năm lá gan, hầu hết phần bụng, một thước ruột, một nửa não. Đầu dây bên kia vẫn im lặng. Ông M nói tiếp: - Ông có ý kiến gì không? Có tiếng càu nhàu miễn cưỡng của ông bác sĩ: - Vâng. Tôi vẫn không hiểu. Sao ông ta không thêm vào đấy một cánh tayhay một cái chân. Cả hai thứ cũng được. Mà này, ông bạn. Ông muốn chứng minh điều gì? Ông M phát cười to: - Không chứng minh gì hết. Danh sách làm tôi tò mò chút đỉnh thôi. Xemchừng vết thương trên người nhân viên của tôi thua xa nhiều lần với thí nghiệm của bác sĩ Steincrohn. Thôi đừng tranh cãi về điều này. Tôi định đưa anh ta đến một nơi có không khí trong lành. Jamaica chẳng hạn. Nhìn ra cửa sổ nước chảy ròng ròng rồi ông M nói tiếp: - Có lẽ đó là một kỳ nghỉ dưới ánh mặt trời. Còn tốt hơn chịu mưa gió ở đây. Cùng đi với anh ta có một cô nữ nhân viên khác. Tình bạn có thể làmcho mọi vết thương sớm bình phục, đúng không? Thế thì được đấy. Tôi vẫn thầm ước mong như thế. Rồi giọng bác sĩ hơi lưỡng lự: - Đừng nghĩ tôi muốn xía vô chuyện nội bộ của ông. Lòng can đảm của con người có giới hạn. Tôi biết công việc của các ông khác với người thường. Bất cứ điềư gì lạm dụng quá cũng không tốt. Chúng ta vẫn chưa thể đo lường hết khả năng chịu đựng của con người. Có thể nhân viên của ông đã trải qua quá nhiều nguy hiểm. Cần cho anh ta thời gian nghĩ ngơi. Ông có nhớ mấy lời nhận xét của Morgan? - Không. - Theo Morgan, lòng can đảm cũng giống như tiền bạc. Xài nhiều quá sẽ cạn kiệt. Tôi đồng ý điều này. Kể từ trước chiến tranh, nhân viên của ông đã tham gia quá nhiều điệp vụ nguy hiểm. Không phải anh ta không đủ năng lực. Nhưng con người luôn có giới hạn. Ông M cảm thấy chừng như buổi nói chuyện đã quá đủ: - Vâng, tôi hiểu. Tôi chỉ định gởi anh ta ra nước ngoài. Một kỳ nghỉ ở Jamaica. Đừng lo lắng thái quá ngài James Molony à. Tôi sẽ lưu ý chuyệnnày. Ông có tìm ra thứ thuốc bọn giặc cái tiêm vào người anh ta? - Mãi đến ngày hôm qua mới có kết quả. Ông bác sĩ cảm thấy mừng. Dẫu sao câu chuyện không đến nỗi căng thẳng. Ông già M này hắc ám lắm. Chả biết trình bày thế nào cho ông ta hiểu. James Molony nói tiếp: - Chúng tôi phải mất ba tháng. Cũng may có một tay bác sĩ từ trường Y nhiệt tới giúp sức. Thứ thuốc độc ấy có tên là fugu. Bon Nhật thường dungnó để tự sát. Người ta trích nó từ tuyến sinh dục của loài cá nóc Nhật Bản. Bọn địch dùng nó để giết hại kẻ thù. Nó có tác dụng chẳng khác nào chất độc cura dân da đỏ. Chúng làm tê liệt thần kinh trung ương. Tên khoa học của fugu là Tetrodotoxin. Một chất kịch độc có tác động nhanh. Với liều bằng đúng liều tiêm vào người nhân viên của ông, vài giây sau, hệ hô hấp và thần kinh vận động của anh ta bị tê liệt hoàn toàn. Đầu tiên, anh ta lâmvào chứng song thị. Đồng tử dãn ra. Không mở mắt lên được. Kế đến, anhta không thể thực hiện động tác nuốt. Đầu gục xuống. Rồi chết vì thiếu oxy não. - Lạy Chúa. Cũng may, anh ta không lâm vào tình trạng như thế. - Một kỳ tích đấy. Anh ta còn cơ may sống sót là nhờ vào anh chàng người Pháp đi cùng. Hắn đặt anh ta xuống sàn rồi làm hô hấp nhân tạo. Kéo dài khả năng sinh tồn cho tới khi mấy bác sĩ đến. Mà đám bác sĩ ở Nam Mỹcũng khá lắm. Chẩn đoán ngay là triệu chứng ngộ độc chất cura. Họ có phương pháp giải độc thích hợp. Nhưng đó chỉ là cơ may với tỉ lệ một phần triệu. Con giặc cái ấy ra sao rồi? Ông M đáp ngắn gọn: - Ả đi đời nhà ma rồi. Vâng, cám ơn ông rất nhiều, bác sĩ James Molony. Đừng bận tâm về bệnh nhân của ông. Anh ta sẽ có thời gian nghĩ dưỡng sức. Xin chào. Gác cái phôn xuống, vẻ mặt ông M lạnh lùng và trống vắng. Kéo chồngbáo cáo về phía mình, ông mở chúng ra đọc nhanh. Đôi khi tay ông ghi vội vài ba nhận xét lên phần lề của chúng. Thỉnh thoảng, ông nhấc máy lên gọi gì đó cho mấy phòng ban. Mươi phút sau, ông đặt chúng vào giỏ công văn đã được xét duyệt. Với tay lấy cái tẩu, ông nhồi thuốc lần nửa. Trên bàn, giờ chẳng còn gì ngoài chồng hồ sơ to dày với hàng chử Tuyệt Mật có ngôi sao đỏ ở góc. Ngy giữa là những chữ in hoa cỡ to: PHÂNCỤC CARIBÊ. Strangsway & Trueblood. Một ngọn đèn nhấp nháy trêmáy bộ đàm. Nhấn nút, ông M hỏi nhanh: - Chuyện gì? - Thưa ngài, 007 có mặt. - Cho anh ta vào. Năm phút sau gọi viên sĩ quan phụ trách vũ khí đến. Dựa lưng vào ghế, miệng ngậm ống píp, ông quẹt một que diêm rồi rít. Xuyên qua làn khói trắng, ông nhìn về phía cánh cửa. Đôi mắt ông sáng lên. Vẻ cân nhắc hiện rõ. Từ ngoài bước vào, James Bond khép cánh cửa lại sau lưng rồi ngồi xuống cái ghế gần bàn viết. - Chào 007. - Xin chào bác. Đột nhiên căn phòng im lặng. Chỉ còn tiếng sột soạt trong ống píp nơi miệng ông M. Trời lạnh làm đốm lửa tắt ngúm. Quẹt đi quẹt lại mấy lần, mớ thuốc mới chịu cháy. Ngoài cửa sổ, mưa tuyết bệt dài từng mảng. James chợt rung mình khi nhớ lại mấy tháng vừa qua. Chàng điệp viên huyền thoại mình đồng da sắt như thế phải chuyển đi từ bệnh viện này tới bệnh viện kia. Thật khủng khiệp. Nhiều tuần liền nằm trong phòng hồi sức. Bầu không khí ảm đạm, thê lương. Các bác sĩ đã tận tình cứu chữa. Họ đã mang sinh mạng anh trở về từ cõi chết. Chúa cũng còn thương xót. Giờ anh chàng lại ngồi đây đối diện với ông M. Những giây phút trên giường bệnh, anh chàng thông minh, sắc sảo của ông M. Chúng đang dò xét anh chàng. Có điều gì không ổn chăng? Điệp vụ vừa qua có chút sơ sót? Hay ông ta muốn chuyển mình về làm công việc bàn giấy? Hoặc có một điệp vụ nào khác ông ta vẫn còn giữ bí mật? Liệng cái hộp quẹt lên bàn, ông ta tựa lưng vào ghế, hai tay đặt sau đầu. - Cháu cảm thấy thế nào? Có muốn trở lại làm việc không? - Vâng. Cháu rất muốn. Tất cả ổn rồi, thưa bác. - Có cảm nhận gì về vụ việc vừa qua? Tịnh dưỡng cho lại sức đã. Tay Chánh văn phòng có một số bằng chứng về cháu. Cháu có yêu cầu gì không? Giọng ông M thật lạnh lùng. Hoàn toàn theo kiểu thượng cấp truyền đạt cho thuộc hạ. James cảm thấy hơi chạm tự ái. Có chút gì đó không được thoải mái. - Không. Vụ kỳ rồi có mè nheo đôi chút. Cháu tự trách mình sao quá lơ đễnh. Thế con ả mới giở trò được. Sẽ không như thế nữa, thưa bác. Đặt hai bàn tay xuống bàn, ông M chồm người ra trước. Ánh mắt ông sắc lạnh. Giọng nói vẫn mượt mà nhưng đáng sợ. - Cây Beretta và hệ thống hãm thanh có gì đó không ổn, 007. Nếu cháu còn mang hai con số 0, không thể mắc bất kỳ sai phạm nào. Cháu có muốn nhường công việc lại cho người khác rồi trở về công việc bàn giấy? James cảm thấy người bốc hoả. Anh chàng nhìn ông M với vẻ bực bội. Trời, hai con số 0 đó là niềm tự hào của anh chàng. Quyền được giết khi thi hành công vụ. Kiếm được nó đâu phải dễ. Phải đánh đổi bằng một điệp vụ nguy hiểm cùng cực. Giờ tự dưng tặng không cho thằng nào. Không! Dứt khoát là không! Anh chàng nghiêm giọng: - Thưa bác. Cháu không muốn thế. - Chúng ta phải thay đổi vũ khí. Đó là ý kiến của bộ phận chuyên trách. Bác cũng nghĩ thế. Cháu hiểu không? Anh chàng vẫn ngoan cố, cãi lại. - Thưa bác, cháu đã từng dùng nó. Cháu thích nó. Điều ấy có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ loại súng nào. - Bác không đồng ý. Điều quan trọng bây giờ là cháu sẽ dùng gì thay vào đó? Nhấn vào máy bộ đàm, ông M trầm giọng: - Viên sĩ quan phụ trách vũ khí đến chưa? Cho anh ta vào. Quay về phía James, ông M lên tiếng: - Cháu có thể chưa nắm rõ điều này. Nhưng thiếu tá Boothroyd, chuyên gia vũ khí hàng đầu của thế giới thừa biết về nó. Nếu không có năng lực như thế, anh ta chẳng làm việc ở đây. Chúng ta cùng lắng nghe ý kiến cua Boothroyd. Cánh cửa mở ra, một anh chàng ốm, dáng người thấp, mái tóc hung đỏ bước vào đứng bên cạnh chiếc ghế của James. 007 chưa từng gặp qua tay này. Đôi mắt màu nâu của hắn rất to, sắc sảo không lộ vẻ sợ hãi. Liếc sơ 007 một cái, hắn ta nhìn về phía ông M, dáng người thư giãn. Giọng Boothroyd điềm tĩnh, không có cảm xúc: - Xin chào ngài. - Chào anh, Boothroyd. Tôi có chút việc muốn hỏi. Anh nghĩ thế nào về loại súng Beretta 25 ly? - Thưa ngài, đó là súng dành cho phụ nữ. Ông M nhướng đôi mày chế nhạo về phía James. 007 cười gượng. Ông M hỏi tiếp: - Thế à? Tại sao vậy? - Thưa ngài, lực bắn không mạnh. Nhưng bù lại rất dễ sử dụng. Dáng vẻ bên ngoài bắt mắt. Phụ nữ rất thích loại súng này. - Còn dùng nó với hệ thống hãm thanh thì sao? - Cũng không tăng được lực bắn. Tôi không thích ùung hệ thống hãm thanh. Chúng khá nặng lại cồng kềnh, nhất là lúc ngài đang vội. Tôi chưa từng khuyên ai dùng chúng chung với nhau khi thực hiện công vụ. Hướng về 007, giọng ông M vui vẻ: - Nào 007. Có ý kiến gì không? James khẻ nhún vai: - Thưa thiếu tá Boothroyd, tôi không đồng ý. Tôi dùng khẩu Beretta đã 15năm. Nó chưa hề kẹt đạn. Tôi cũng chưa bắn trật lần nào. Cho đến giờ, Không có một báo cáo than phiền về hiệu quả của nó. Đôi khi có chút gì đó không ổn nhưng tôi có thể điều chỉnh được. Những cây súng lớn hơn, chẳng hạn như cây Colt 45, nòng dài tôi đã từng dùng qua. Đối với cự ly gấn và nhất là trong tình trạng hoạt động bí mật, tôi vẫn thích cây Beretta. James dừng lại một chút. Lòng thầm nghĩ: Tình hình này nói căng quá không được. Mình phải có vài câu vô thưởng vô phạt. Tranh luận với tay này tới khuya còn chưa xong. Lời lẽ của hắn tự tin lắm. Mà trúng nghề vũ khí của hắn, khó mà hơn thua được. - Thưa ngài Thiếu tá. Chuyện hệ thống hãm thanh, tôi hoàn toàn nhất trí với ngài. Chúng thật phiền nhiễu. Nhưng đôi khi phải dùng đến chúng. Ông M bắt đầu lên tiếng. Giọng khô khan. - Chúng ta không cần bàn cãi thêm về khẩu Beretta. Đổi súng là chuyệnphải làm. Cháu sẽ nhanh chóng làm quen với một khẩu khác, đúng không? Rồi giọng ông ta dịu xuống, pha chút thông cảm: - Nào 007. Cháu đứng lên một chút. Bác muốn ông thiếu tá nhìn sơ hìnhdáng của cháu. Không một tiếng trả lời, anh chàng làm theo lời ông M. Nhưng đôi mắt không có chút thân thiện. Vẻ mặt vẫn còn bực tức. Boothroyd chả thèm để ý. Ánh mắt hắn lãnh đạm, hờ hững. Dạo một vòngquanh James, dừng lại bên hông rồi hắn đưa tay khẽ nắn phần cánh tay rắn chắc của anh chàng. Sau đó, hắn bước về phía trước mặt anh, hỏi: - Tôi có thể xem qua khẩu súng của ông? Đưa tay vào áo khoác, James rút ra cây Beretta cưa nòng. Xem qua xemlại cây súng rồi Boothroyd bỏ nó lên bàn tay ướm thử nặng nhẹ. Một lát sau, hắn bỏ Beretta lên bàn: - Thế còn bao da của ông? Cởi áo khoác ra, James gỡ cái bao súng khỏi vai rồi mặc áo vào. Boothroyd quan sát hai mép cái bao da. Không biết có bị thủng chổ nào không mà hắn nhìn tới nhìn lui rất kỹ. Chà, xem bộ dạng hắn liệng cái bao da lên bàn cạnh cây súng nữa kìa. Thấy phát ghét. Ánh mắt Boothroyd hướng về phía ông M: - Thưa ngài chúng ta có thứ khác tốt hơn cây này. Giọng của hắn y hệt tên thợ may lần đầu tiên James đi đo quần áo. Ngồi xuống ghế, anh chàng nhìn ông M vẻ bình thản. - Nào Boothroyd. Anh có ý kiến gì không? Tay Thiếu tá đáp lại bằng thứ giọng của dân chuyên nghiệp: - Thưa ngài, tôi chỉ tiến hành thử nghiệm những cây súng loại nhỏ tự động. Loại năm ngàn vòng ở cự ly hai mươi thước. Trong số đó, tôi sẽ chọn cây Walther PPK 7,65 ly. Nó chỉ xếp thứ tư sau cây M-14 của Nhật, Tokarewvà Sauer M-38. Tay cò nhẹ, linh hoạt, ổ đạn duỗi ra một khoảng dễ nắm. Nó thích hợp với 007. Lực bắn của nó mạnh. Dĩ nhiên, nó to hơn. Nòng 32so với khẩu Beretta 25 ly. Tôi không thích những khẩu súng nhẹ, tính chính xác không cao. Còn đạn của dây Walther có thể kiếm ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Vì thế, nó có ưu điểm hơn ba loại kia. Quay về phía James, ông M hỏi: - Có ý kiến gì không? Giọng anh chàng hơi lẽn bẽn: - Vâng, đó là một cây súng tốt, thưa bác. Hơi to hơn cây Beretta một tí. Không biết ngài Thiếu ta đề nghị tôi dùng gì đựng nó? Giọng Boothroyd súc tích: - Bao da ba góc của Berns Matin. Mang trong dây lưng quần bên trái rất tuyệt. Đeo ngang vai không thành vấn đề. Bao da cứng chắc. Giữ súng ổnđịnh khi dằn xóc. Thuận tiện cho việc rút súng. Nhanh gấp nhiều lần cái thứ nằm kia. Hắn chỉ tay về phía bàn rồi nói tiếp. - Ba phần năm giây dư sức nã trúng một tên ở cự ly 6 thước. Ông M lên tiếng: - Thế là ổn rồi. Còn thứ nào lớn hơn không? Giọng hắn lãnh đạm: - Chỉ có một loại. Smith & Wesson Centennial Airweight, súng lục nòng 38 ly. Không có cò súng. Vì thế không thể móc vào quần áo. Chiều dài tổng cộng hơn tấc rưỡi. Trọng lượng chỉ có 13 pao. Để giảm bớt trọng lượng, ổ đạn chứa năm viên. Nhưng độ bắn rất chính xác. Dùng đạn loại 38 ly S & W đặc biệt. Với cách nạp đạn tiêu chuẩn, tốc độ nóng súng 250 m/giây, năng lượng nòng súng là 78. Có thể dùng nhiều loại nòng khác nhau: dài, 8 phân, tấc hai … Chà, giọng ông M có vẻ bồn chồn: - Thôi được rồi. Nếu anh bảo chúng tốt, chúng tôi cứ tin vậy. Gởi mỗi loại một cây cho 007, Walther và Smith & Wwsson. Cùng với bao da nữa. Anh sắp xếp cho hắn ta có thời gian tập dượt. Bắt đầu từ hôm nay. Trong một tuần phải thành thục được không? Thôi cám ơn anh rất nhiều, Thiếu ta Boothroyd. Tôi không muốn làm mất thì giờ của anh. - Không có chi thưa ngài - Vừa trả lời xong, hắn đi ra khỏi phòng, dáng vẻ vũng chãi. Bầu không khí đột nhiên im lặng. Chỉ có tiếng quất của làn mưa tuyết từng hồi vào cánh cửa. Xoay người trên ghế, mắt ông M nhìn ra xa. Lúc này, đã hơn 10 giờ, James ngó cây Beretta cùng với cái bao da để trên bàn vẻ lưu luyến. Khối sắt vô tri kia sát cánh cùng anh chàng hơn mười lăm năm. Một khoảng thời gian chẳng thể gọi là ngắn ngủi. Đã bao lần nhờ nó, anh chàng thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Vâng, ngày đầu tiên anh chàng có quyền được bắn khi thi hành công vụ. Tháo từng bộ phận ra, chùi dầu, lắp cẩn thận từng viên vào ổ, lấy đạn ra, lắp vào đôi ba lượt, dùng giẻ chùi sạch phần vỏ, gắn nó vào bao da, đứng trước gương quan sát. Những động tác như thế, anh chàng đã từng làm bao nhiêu lần rồi? Chả thể nhớ nổi! Mang nó trong người, anh chàng vũng vàng biết bao nhiêu khi chạm trán với kẻ thù. Giữa những đêm dài tăm tối, cây Beretta như truyền thêm dũng khí cho chàng điệp viên mang bí số 007 trong lòng địch. Nó đã tiễn bao nhiêu tên chó chết về bên kia thế giới? Đột nhiên một nỗi buồn dào dạt trào dâng trong lòng James. Ừ, nó chỉ là một vật vô tri, dáng vẻ không cầu kỳ, thanh nhã. Không sánh bằng những loại súng hàng đầu như lời nhận xét của Boothroyd. Nhưng giữa anh chàng và nó có một mối đồng cảm thật khó giại bày. Và mối thâm tình ấy, ông M định cắt đứt … Giọng của ông M kéo anh chàng về thực tai: - James, thật sự đáng tiếc. Bác biết cháu yêu mến nó. Nhưng phải đặt lý lẽ lên hàng đầu, nhất là công việc như chúng ta. Không thể tiếp tục dùng một thứ vũ khí lần thứ hai khi nó bị hỏng. Bác không muốn những trò may rủi xảy ra với những điệp viên mang bí số 00. Họ phải được trang bị thật tốt. Sinh mạng con người là quan trọng hơn cả. Cháu hiểu chứ? Một cây súngkhông thể nào sánh bằng một cánh tay hay một cái chân của cháu, đúng không? James khẽ cười gượng: - Vâng, thưa bác. Cháu hiểu. Cháu chỉ có chút buồn khi chia tay với nó. - Thôi gác qua chuyện ấy. Bác có một việc cần nhờ đến cháu. Một công vụ ở Jamaica. Vấn đề nhân sự. Có thể tạm gọi như thế. Công việc điều trahằng ngày và báo cáo. Ánh sáng mặt trời, không khí ở bãi biển có thể giúp cháu mau chóng hồi phục sức khoẻ. À, còn mấy con ba ba nữa, cháu tha hồ dùng chúng làm bia tập cây súng mới. Giống như một kỳ nghĩ phép. Có thích không nào? Ôi, rõ chán. Anh chàng than thầm. Không lẽ dây là một chuyến công vụ cuối cùng trước khi về gặm mớ tài liệu ngày tám tiếng ở London? Công vụ hay kỳ nghĩ? Dường như mình làm ông ta thất vọng. Ông ta không còn tin tưỡng vào năng lực của mình nữa? 007 oai hung ngày nào giờ thảm hại đến nõi này sao? Không còn thích hợp những diệp vụ vào sinh ra tử? Vẻ chán nản vang lên trong giọng nói của James: - Nghe cũng khá hấp dẫn, thưa bác. Lâu rồi, cháu không có chút thời gian thư giãn. Nhưng nếu bác cảm thấy thế … - Đúng, bác cảm thấy thế. Chương 3 NHIỆM VỤ CHO MỘT KỲ NGHỈ Trời đang tối dần. Bên ngoài, tuyết đóng thành từng mảng to. Chồmngười về phía trước, Tay ông M nhấn nút vào cây đèn để bàn chụp xanh. Chùm sáng vàng hắt thành vũng trên mặt bàn phủ da đỏ. Căn phòng có vẻ ấm cúng hẳn. Ông M đột nhiên kéo chồng hồ sơ dày về phía mình. Mãi lo về khẩu súng, James không để ý đến nó. Liếc ngang qua các hàngchữ to không mấy khó khăn, anh chàng thấm nghĩ: Quái, Strangsway có chuyện gì ư? Còn Truebloody là ai? Vừa nhấn cái nút trên bàn, ông M vừa nói: - Bác chỉ nắm sơ sơ vụ việc. Tay Chánh văn phòng biết rõ nội tình. Bác e rằng vấn đề này có đôi chút khó khăn. Vài phút sau, tay Chánh văn phòng Bill bước vào. Bill từng là Đại tá ởSappers. Một anh chàng trạc tuổi James nhưng mái tóc bắt đầu nhuốm bạc ở hai bát. Gánh nặng của công việc, trách nhiệm trước tổ chức làm hắn ta già trước tuổi. Cũng còn may cho hắn. Nhờ có sức chịu đựng dẻo dai cùng với tính vui nhộn bẩm sinh, nếu không chắc hẳn phải về hưu non từ lâu. James đâu có lạ gì Bill. Hai người vốn là cặp bài trùng ở Cục Phản gián. Vừa thấy 007, Bill mỉm cười. Ông M nói: - Kéo ghế ngồi đi Bill. Tôi đang định bàn với 007 chuyện của Strangsway. Cần phải làm rõ sự tình trước khi chúng ta bổ nhiệm người mới ở đó. Trong thời gian sắp tới 007 sẽ là quyền Phân Cục Trưởng. Tôi muốn tuầntới anh ta lên đường. Liệu cậu có thể thu xếp thủ tục với bên Bộ Thuộc địa và Chính phủ? Nào, bây giờ chúng ta bàn về vụ của Strangsway. Quay sang James, ông M nói tiếp: - Chắc cháu không lạ gì Strangsway phải không? Cháu từng cộng tác với ông ta 5 năm về trước trong vụ tìm kiếm kho tàng, đúng không? Theo cháu, ông ta là người như thế nào? - Một nhân viên mẫu mực. Có hơi căng thẳng một tí. Lẽ ra theo cháu, ôngấy đã thuyên chuyển từ lâu rồi. Ở miền nhiệt đới, 5 năm quả là một thời gian khá dài. Không màng đến lời nhận xét, ông M hỏi tiếp: - Còn nhân vật thứ hai trong Phân Cục, cô Mary Truebloody, Cháu từnggặp qua chưa? - Dạ chưa. - Cô ta có lý lịch nhân thân rất tốt. Từng là thủ trưởng của W.R.N.S trướckhi về làm việc cho chúng ta. Chưa mắc một khuyết điểm nào. Dáng vẻ rất xinh. Có thể đây là một nghi vấn. Theo cháu, Strangsway có thuộc loại mèo mỡ lăng nhăng? - Cháu không chắc điều này. Nhưng chuyện gì đã xảy ra với họ? James không thốt ra lời nhận xét bất lợi cho ông ta. Mà cũng dám lắm. Cái tay này lúc nào cũng mướt rượt, ăn diện bảnh bao. - Đó là điều chúng ta cần tìm ra. Đột nhiên họ biến mất. Không để lại một dấu vết gì cả. Trong một buổi tối cách đây ba tuần. Ngôi nhà gỗ từng là văn phòng làm việc của ông ta biến thành đám tro tàn cùng toàn bộ hồ sơ tài liệu. Đồ đạc của cô gái còn nguyên kể cả hộ chiếu. Nhưng làm hai cuốn hộ chiếu giả với Strangsway không khó gì. Với chức vụ Thanh tra ở Caribê, ông ta có cả chồng hộ chiếu khống. Đám cớm ở đấy đang kiểm tra toàn bộ danh sách hành khách trong tất cả các chuyến bay từ Caribê đi Florida, Nam Mỹ và những hòn đảo trong vùng. Chưa có kết quả gì hết. Có lẽ họ còn quanh quẩn ở đó đôi ba ngày trước khi dông mất. Cô gái có thể nhuộm tóc, hoá trang đôi chút. Đám an ninh sân bay ở đấy năng lực luôn yếu kém. Sờ sờ ra trước mắt còn chẳng thấy nữa là. Tôi nói có đúng không Bill? Giọng của Bill không chắc chắn. Chừng như hắn còn hồ nghi điều gì. - Vâng, có lẽ thế, thưa sếp. Nhưng tôi vẫn không hiểu về cú liên lạc vô tuyến lần cuối cùng. Quay sang James, Bill bắt đầu kể: - Họ bắt đầu buổi điện báo thường lệ vào lúc 6 giờ 30 chiều, giờ Jamaica. Theo nhận định của hệ thống kiểm soát điện báo, có lẽ Mary đánh mật mã gọi về WWW. Nhưng sau đó bỏ lửng. Chúng ta cố gắng liên lạc nhưngkhông được. Hình như có chuyện gì xảy ra ở đấy. Rồi chẳng có tín hiệu trả lời cho báo động Xanh, báo động Đỏ. Sự việc chỉ có bấy nhiêu. Ngày hômsau, cơ quan III gởi 258 từWashington đến. Ngay sau đó, đám cảnh sát vào cuộc. Chính phủ không muốn làm căng vụ này. Họ định xếp êm cho xong chuyện Có một vài điểm bất lợi với Strangsway. Hình như hắn ta có quan hệ lăng nhăng với một vài cô gái. Xét cho cùng, cũng không trách được ông ta. Không nhiều công việc lắm. Thì giờ rảnh rỗi chả biết làm gì. Tán gái riết rồi dính. Dính rồi định trốn đi xây tổ uyên ương. Thế là chính phủ đưa ra quyết định ngay. Đám cớm cũng nhận xét như thế. Chuyện gái ghiếc có lẽ là lý do thuyết phục nhất. 258 đến đấy một tuần cũng không tìm ra gì cả đành trở về Washington. Cho đến giờ, đám cớm có mà ra gì đâu. Chỉ là phỏng đoán. Bill dừng một chút xíu. Rồi hắn quay sang ông M, Giọng từ tốn: - Thưa sếp, tôi biết sếp đồng ý với nhận định của chính phủ. Nhưng có một điều tôi thấy không thoả đáng. Đó là cú liên lạc điện báo cuối cùng. Nếu ráp nó vào vụ một cặp tình nhân bỏ nhiệm sở trốn đi, tôi thấy không ổn. Những người bạn của Strangsway tại Câu lạc bộ cho biết ngày hôm ấy hắnta vẫn bình thường. Không có điểm gì đáng nghi . Rời buổi đánh bài bridge dở dang vào lúc 6 giờ 15, hắn ta còn quay lại dặn đám chiến hữu hai mươi phút sau trở lại. Chiều nào cũng hệt như thế. Thời gian biểu luôn chính xác. Rồi bổng nhiên hắn ta mất tích. Chiếc xe hơi thậm chí còn bỏ ngoài đường ngay trước Câu lạc bộ. Nếu hắn ta muốn chuồn đi với nhân tình, sao lại để mấy người kia ngồi chờ? Đi buổi sáng có phải tiện hơn không? Hay đợi đến khuya, sau khi hoàn tất cú điện báo, thu xếp hết đồ đạc? Vấn đề này làm tôi cứ nghĩ mãi không ra. Giọng ông M có vẻ lưỡng lự: - Tình yêu luôn làm con người ta mù quáng. Dĩ nhiên, mù quáng sẽ dẫn đến ngu dại. Ngoài lý do ấy ra, có thể giải thích vụ này như thế nào? Một Phân cục buồn tẻ, không có nhiều việc để làm. Báo cáo ngày nào cũng y như ngày nấy. Đôi khi có bọn cướp bị truy nã trốn nước Anh dông đến đấy núp chờ thời. Tôi không nghĩ vụ việc của Strangsway lại to chuyện hơn thế đâu. Quay sang James, ông ta hỏi: - Cháu nghĩ sao? Giọng anh chàng quả quyết: - Theo cháu, sự việc không diễn ra kỳ lạ như thế. Có thể ông ta có dính líu tình cảm với cô gái. Nhưng với tính cách của Strangsway, công vụ bao giờ cũng xếp lên trên. Cục Phản gián luôn là ước mơ lớn nhất trong cuộc đời của ông ấy. Chẳng bao giờ ông ta xem thường nó. Cháu có thể thấy điều này qua những báo cáo của ông ta. Dù không có gì vẫn viết rất tỉ mỉ, cẩn thận.Cô gái kia cũng vậy. Tại sao hai người lại trốn đi trong khi hoàn toàn có thể xin chuyển công tác? Còn vụ điện báo lại bỏ dỡ giữa chừng nửa. Cô ta từng là thủ trưởng của W.R.N.S. Sao lại tắc trách và nông nổi như mấyẻm mới lớn được. - Bác chấp nhận lời nhận xét chân tình của cháu. Bác cũng đắn đo về những điều này. Tuy nhiên trước khi có đáp án cụ thể, chúng ta phải dự đoán tất cả những khả năng có thể xảy ra. Cháu có nghĩ ra giãi pháp nào không? Tựa lưng vào ghế, ông M chờ đợi. Với lấy ống píp, ông bắt đầu nhồi thuốc. Thuở giờ ông M có khoái ba cái vụ kỳ cục như vậy đâu. Giãi quyết vụ sếp lẹo tẹo với nhân viên nữ rồi mất tiêu. Trời ơi, đây là Cục Phản gián mà. Đâu phải là cơ quan chuyên trách về hôn nhân gia đình. Còn biết bao nhiêu điệp vụ quan trọng trên thế giới đang chờ ông xử lý. Đành gởi 007 đến giả vờ thi hành công vụ để xếp lại vụ việc. Sẵn cho anh chàng một kỳ nghỉ an dưỡng. Đặt cái tẩu vào miệng, ông châm lửa: - Nào James, có ý kiến gì không? Anh chàng không muốn đưa ra lời nhận xét vội vàng. Mà Bill nói cũng có lý lắm chứ. Anh chàng khoái tính cách của Strangsway. Nhiệt tình, năng động. Tuy có hơi nóng tánh một chút nhưng hắn ta không đến nỗi ấm đầu như nhận định của Chính phủ. Hình như nhớ ra điều gì, James hỏi: - Thưa bác, cháu có chút thắc mắc. Strangsway theo dõi vụ án cuối cùng nào? Ông ta có báo cáo gì không? Cơ quan III có yêu cầu ông ta vấn đề gì đặc biệt? Trong vài tháng gần đây có bất cứ gút mắc gì không? - Không có gì. Ông M quả quyết. Lấy cái tẩu ra, ông chỉ về phía Bill: - Đúng không nào? - Vâng, thưa sếp. Chỉ có vụ mấy con chim chết tiệt. Chà, ông M đáp lại giọng khinh khinh: - Ừ nhỉ. Một vài con két ở sở thú hay của ai đó. Nhờ chúng ta liên hệ với Bộ Thuộc dịa. Cũng hơn sáu tuần trước đây. - Vâng, thưa sếp. Nhưng không phải là sở thú. Đó là một tổ chức ở Mỹ cótên Audubon. Họ bảo vệ những động vật hoang dã. Đại loại như thế. Họ liên hệ với Đại sứ quán của chúng ta ở Washington. Rồi bên Bộ Ngoại giao giới thiệu họ đến Bộ Thuộc địa. Dường như tại Mỹ, đám này có khánhiều quyền lực. Thậm chí họ còn rào một hàng rào điện tử để ngăn chặn bọn trộm cắp tổ chim. Ông M khịt mũi: - Một thứ chim qoái quỷ gì có tên là sếu Whooping. Cháu có thể đọc chúngtrong tài liệu này. James vẫn kiên quyết: - Thưa bác, đám Audubon muốn chúng ta làm gì? Tay vẫy cái tẩu với vẻ bực bội, ông M dẩy chồng hồ sơ về phía Bill: - Này, Bill. Kể cho 007 nghe đi. Nhặt lấy, Bill lật phần cuối tìm những trang cần thiết rồi gấp đôi hồ sơ lại. James thấy ngay phía trên có dấu mộc xanh, trắng của Bộ Thuộc địa. Anhchàng vẫn ngồi yên vẻ dửng dưng. Còn ông M nhìn James với ánh mắt bồn chồn. - Chúng ta chuyển tài liệu cho Strangsway vào ngày 20 tháng Giêng. Ôngta báo đã nhận được. Rồi sau đó, không thấy ông ta trả lời gì cả. Tựa lưng vào ghế, Bill nhìn James nói tiếp: - Dường như có một loài chim tên là Roseate Spoonbill. Hình của nó đínhkèm theo hồ sơ. Giống như một loài cò hồng có cái mỏ dài, dẹp, xấu xí dùng để đào thức ăn trong bùn. Đã nhiều năm qua, chúng gần như tuyệt chủng. Trước chiến tranh một chút, chúng còn sót lại khoảng trăm con trên thế giới. Chủ yếu tập trung ở Florida và vùng phụ cận. Sau đó, có người phát hiện một đàn trên một hòn đảo Crab Key giữa Jamaica và Cuba. Nónằm trong quần đảo Jamaica, thuộc địa của vương quốc Anh. Tài nguyên chủ yếu trước kia của nó là nguồn phân chim. Nhưng trữ lượng quá thấp mà phí tổn khai thác lại cao. Công việc kinh doanh phải ngừng lại. Dường như loài này đã sống ở đó khoảng năm mươi năm. Đám Audubon đến đấy quan sát rồi mướn một khu đất làm nơi bảo tồn có hai người giám sát. Họ còn thuyết phục các hang hàng không đừng bay ngang hòn đảo để tránh làmlũ chim hoảng sợ. Có chổ sống ổn định, bầy chim sinh sản rất nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn chúng có đến năm ngàn con. Sau đấy chiến tranh nổ ra. Giá phân chim đột nhiên tăng lên. Một tay nào đó nghĩ đến hòn đảo này. Gã thuyết phục chính quyền Jamaica mua đứt hòn đảo này với giá mười ngàn bảng. Gã còn hứa sẽ không làm phiền đến khu bảo tồn. Lúc ấy vào năm 1943. Rồi gã đưa tới một số nhân công thuê với giá bèo khai thác phân chim. Vậy mà gã cũng kiếm được bộn bạc. Dạo gần đây, giá phân chim lại tuột xuống thê thảm. Theo cái đà nay, gã sắp phải dẹp tiệm. - Gã ấy là ai? - Một người Hoa lai Đức, tự gọi mình là bác sĩ No, Julius No. Chả biết cóbước chân vô trường Y nào hay chưa? Hay chỉ là mấy tên lang băm bịp bợm. Bác sĩ lại đi kinh doanh phân. Kể cũng lạ. - No? Ngược nghĩa với yes à? - Ừ. - Có thêm chi tiết nào về gã này không? - Chẳng có gì. Gã rất kín đáo. Không giao tiếp với bất cứ ai. Gã khôngmuốn lũ chim, nguồn cung cấp phân bị quấy rầy. Rồi thời gian dần trôi qua, cũng chẳng có gì đáng nói. Mãi cho đến trước Noen, một tay giám sát của Audubon chèo thuyền tới bờ Bắc của Jamaica. Ấy, một tay vóc dáng vạmvỡ, người vùng Barba. Người hắn lả đi. Toàn thân bị phỏng. Vết thương rất nghiêm trọng. Vài ngày sau, hắn chết. Lúc hấp hối, hắn trăn trối lại vài điều. Thật không thể tin được. Một con rồng chả biết từ đâu hiện ra, miệng khạc lửa tấn công vào lán trại của hắn, giết chết tên giám sát còn lại, đốt sạch mọi thứ rồi khạc lửa vào lũ chim hiếm. Bầy chim hoảng sợ bay mất tiêu. Có Chúa mới biết bây giờ chúng ở đâu. Dù toàn thân phỏng nặng, hắncũng cố lết về phía bờ biển, lấy trộm một chiếc thuyền, chèo suốt đêm tới Jamaica. Cò lẽ trong cơn mê sảng, hắn kể chuyện điên rồ. Sau đó, đámAudubon hay được. Dễ gì bon này để yên. Họ phái hai thám tử dùng một chiếc Beechcraft bay từ Miami đến điều tra. Trên đảo có một cầu hàng không gã No xây dựng để vận chuyển lương thực. Đột nhiên, ông M xen vào, giọng chua chat: - Bọn ăn không ngồi rồi quẳng không ít tiền cho lũ chim. - Vâng. Chuyện kỳ lạ này nối tiếp chuyện kỳ lạ khác. Chiếc Beechcraft bị rơi. Thêm hai tên Audubon thiệt mạng. Bọn này bắt đầu giận dữ. Họ có dù to lắm ở Washington. Thế là họ mượn đựoc một tàu chiến nhỏ trong đội tàu tập trận của Hải quân Hoa Kỳ ở vùng biển Caribê. Khi chiếc tàu đến gầnhòn đảo, viên thuyền trưởng điện đàm với gã No. Mà miệng gã nay dẻo lắm. Không khác gì miệng lưỡi của đám con buôn. Gã nói năng ra vẻ ôn tồn, không một chút cáu gắt. Nghe được những lời đường mật, viên thuyền trưởng khoái chí. Tên No chỉ cho phép một mình viên thuyền trưởng dùng cầu thang không lên đảo xem xét. Chiếc Beechcraft biến thành đống sát vụn. Nhưng chả có điềm khả nghi. Có lẽ nó đáp xuống đảo vội quá nên đâm vào vách núi. Xác của hai tên Audubon và phi công được tẩm liệm tử tế trong mấy cái hòm đắt tiền. Buổi tiễn đưa ba cái quan tài mới long trọng làm sao. Bọn chúng khua chiêng, đánh trống om sòm. Thềy bùa thầy pháp la hét inh ỏi. Viên thuyền trưởng xúc động. Rồi ông ta yêu cầu đến lán trại của khu bảo tồn. Ở đấy, không có gì ngoài một đống hoang tàn cháy rụi. Theo lời gã No, có lẽ do quá cô đơn, không gái ghiếc, nhiệt độ môi trường khá cao, mấy tên Audubon đâm ra loạn trí. Rồi trong cơn hoang tưởng, một tên tự đốt cháy tất cả. Chừng nghe cũng có lý lắm chớ. Sống cô đơn trên hoang đảo hơn mười năm hai gã làm gì mà chịu nổi. Âm dương không điều hoà theo triết học Trung Hoa dễ dẫn đến điên loạn. Quả là ngọt mật chết ruồi. Viên thuyền trưởng nghe thấy bùi tai. Có gì đâu mà xem cho phí thời giờ? Cả khu bảo tồn giờ chỉ là một đống đổ nát hoang tàn với vài cặp vợ chồng cò mỏ dẹp. Quay về tàu, ông ta ra lệnh nhổ neo dông mất. Đám Audubon biết được đâm ra cuồng nộ. Họ yêu cầu chúng ta vào cuộc. Dĩ nhiên, Bộ Thuộc địa và chính quyền Jamaica đâu có mặn mòi gì ba cái chuyện chim chóc. Bên này đá qua. Bên kia đá lại. Cuối cũng vụ việc rơi vào trong tay Cục Phản gián. Khẻ nhún vai, Bill chỉ vào chồng hồ sơ: - Thế là câu chuyện thần tiên cùng lũ chim choc đáp vào văn phòng của Strangsway. Ông M nhìn James, vẻ khinh khỉnh: - Nào 007. Cháu hiểu ý của bác rồi chứ? Mấy con mụ thừa tiền lắm của, ở không chẳng biết làm gì, luôn làm cho chuyện bé xé ra to. Thời đại bây giờ, mấy tay giàu có quá bắt đầu nghĩ đến chuyện bảo tồn: từ nhà thờ nhà cổ, bức tranh bị mục nát, chim chóc, thú vật … Hàng trăm hàng ngàn như thế. Người đâu mà thoả mãn ý thích điên khùng của họ. Vấn đề rắc rối là họ có ô dù quá to ở Washington, những chính trị gia hàng đầu. Họ có cả núi tiền nửa chứ. Lạy Chúa, không biết họ đào từ đâu ra? Mấy mụ già đó mà quậy thôi không còn đường chống dỡ. Phải làm thế nào cho dư luận dịu lại. Thời gian sẽ làm họ quên. Chúng ta phải dính líu vì nó thuộc lãnh thổ của vương quốc Anh. Nhưng lại là hòn đảo thuộc chủ quyền tư nhân. Không ai có thể xâm phạm. Bác làm gì bây giờ? Gởi đến đấy một chiếc tàungầm? Mà để làm gì kia chứ? Tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra với lũ cò? Vụ việc cuối cùng của Strangsway xử lý là thế. Ông ta bắt đầu khịt mũi, người ngiêng về phía trước: - Còn câu hỏi nào khác không? Bác còn khối chuyện phải làm. Anh chàng mỉm cười. Lòng thầm nghĩ: Ông M đôi lúc trở nên cáu gắt. Sứcnặng của công việc, trách nhiệm với Chính phủ, uy tín trước nhân viên khiến ông ta lúc nào cũng bị ám ảnh về hiệu quả công việc Ông ta cứ sợ hoang phí thời gian, công quỹ. Rồi anh chàng đứng lên: - Thưa bác, cháu cần xem lại hồ sơ. Cho đến giờ, 5 xác chết ít nhiều có liên quan tới lũ chim. Strangsway và Trueblood cũng không nằm ngoài lý do này. Cháu biết nói thế có lẽ phi lý. Thậm chí là buồn cười nữa. Nhưng đến giờ chúng ta chưa có một bằng chứng nào cả. Tất cả chỉ là phỏng đoán. Giọng ông M bực bội: - Thế được rồi. Cháu phải thu xếp nhanh lên. Rồi đến dấy như một kỳ nghỉ. Có thể phải sắp xếp lại từ đầu. Giơ tay lấy chồng hồ sơ, anh chàng định nhặt luôn khẩu Beretta cùng cái bao da. Ngay lúc đó giọng ông M gần như quát: - Không, Lần sau bác phải thấy cháu mang hai cây súng kia. Nhìn vào ánh mắt của ông ta, James cảm thấy bực dọc. Vâng, lần đầu tiêntrong đời, James thấy ghét ông. Anh chàng đâu có lạ gì tính khí của ông ta: cương quyết, nghiêm khắc. Một phần cũng do lỗi của anh chàng. Điệp vụ vừa qua 007 xém chút mất mạng. Đến Caribê lần này có khác nào thời gian nghỉ phép? Tới bờ biển nắng ấm để tránh cảnh giông tố ở London? Có bao giờ ông M để cho đám nhân viên ăn ở không đâu? Sao lại phái mình đến dấy chứ? Chẳng lẽ ông ta muốn chọc quê mình sao? Cái lão già chết tiệt. Nỗi giận dữ bắt đầu dâng lên trong làng James. Khắp cả người anh chàngnóng ran, da thịt như có lũ kiến đanh bò. Cố nén lại, giọng James nhẹ nhàng. - Vâng, cháu hiểu, thưa bác. Mặt sưng một đống, anh chàng quay gót bước ra. Chương 4 UỶ BAN ĐÓN TIẾP Chiếc Super Constellotion với trọng tải sáu mươi tám tấn vút qua bầutrời của Cuba. Bên cười màu xanh của những cánh rừng lẫn vào vùng đồi núi nâu xen kẽ nhau như bàn cờ. Chỉ còn hơn trăm dặm nữa là đến Jamaica. Kìa bên dưới ấy, hòn đảo nhô lên như con rùa khổng lồ màu xanh ẩn hiện trong đường chân trời. Từ màu xanh thẫm ở vùng biển sâu của Cuba, nước biển nhạt dần về phía ven biển Jamaica. Rồi chiếc Constellation bắt đầu tiếp cận bờ Bắc. Đây đó rãi rác những khách sạnnăm sao, rặng núi vươn cao, những ngôi nhà nhỏ nằm cheo leo bên sườn đồi, cánh rừng già um tùm. Ánh trời chiều lấp lánh trên mặt nước những con sông uốn khúc. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ quá. Xaymaca, những thổ dân Arawark gọi nó như thế: Hòn đảo của những ngọn đồi và dòng sông. Lòng James rạo rực. Bóng tối nhuốm màu tím thẫm che phủ một bên sườnnúi. Ngay dưới chân đồi, trên những con đường của cảng Kingston, ánh đèn đã lấp lánh. Xa hơn một chút, phần đất nhô ra của hải cảng và sân bay vẫn chìm trong ánh nắng. Ngọn hải đăng của cảng Royal mờ nhạt, khép nép. Rồi chiếc Constellation chúi mũi xuống, lượn một vòng lớn ra khỏi cảng. Bánh xe trượt kêu kèn kẹt. Hệ thống thắng hơi rít lên xì xì. Lượn đảo chầm chậm, chiếc máy bay trở mình vào đảo. Xuyên qua của sổ, nắng chiều làm cabin rực sáng. Từng chút từng chút một, hạ thấp xuống dãy núi Blue rổi nó lướt trên đường băng. Hệ thống dây điện thoại mắc loạn xà ngầu rên đường làm đám phi công rối cả mắt. Chẳng bao lâu, nó cũng đáp xuống an toàn trên khoảng sân bay thấp lè tè. Chà, khí hậu nóng ẩm của miền nhiệt đới lướt qua mặt khi James rời máy bay đi về phía phòng Hải quan và Di trú. Mồ hôi bắt đầu tuôn thành giọt trên trán. Cài áo dường như dính vào da thịt. Chừng bước ra khỏi hai cái phòng quỷ quái kia, chắc người mình ướt nhẹp. Đành chịu chứ sao. So với rét buồt, bão tố ở London, Jamaica còn dễ chịu hơn nhiều. Chìa cuốn hộ chiếu có ghi nghề nghiệp: Doanh nhân cho tên nhân viên da đen của Phòng Di trú, mặt James cứ tỉnh bơ. - Thưa ngài, công ty nào? - Công ty xuất nhập khẩu Universal. - Ngài đi làm ăn hay nghỉ mát? - Nghỉ mát. - Chúc ngài một kỳ nghỉ vui vẻ. Gã nhân viên Sở Di trú trao hộ chiếu lại cho anh chàng vẻ lãnh đạm. - Cám ơn ông. James đi về phía phòng Hải quan. Ngay lập tức, anh chàng nhận ra một gã cao to, nước da nâu bóng đứng sát hàng rào. Vẫn cái áo sơ mi xanh bạc màu cùng chiếc quần kaki năm năm trước James từng gặp. - QUARREL. Gã người miền đảo Cayman cười toe toét. Giơ cao cánh tay phải ngangtầm mắt, hắn chào theo cách của người da đỏ: - Thưa Đại tá, ngài có khoẻ không? - Rất khoẻ. Chờ tôi lấy túi xách. Anh có xe? - Vâng, thưa ngài. Đám nhân viên ở đây ai mà không biết Quarrel. Thấy hắn đang đứng đợi James, tên nhân viên Hải quan chẳng thèm mở túi xách ra xem. Gã quẹt đại vài chử lên hành lý của anh chàng. Nhặt lấy nó, James bước ra khỏi rào. Quarrel nhanh nhẩu đở lấy rồi chìa tay phải ra chào. Bắt lấy bàn tay đầy vết chai, ấm áp, anh chàng nhìn vào đôi mắt màu xanh đen của gã mang dòng máu của những chiến binh Cromwell: - Quarrel, anh vẫn vậy. Không có gì thay đổi. Công việc câu rùa như thế nào rồi? - Cũng tàm tạm thưa ngài. Ngó vào mặt James, hắn nhận xét: - Hình như ngài không được khoẻ? James ngạc nhiên: - Đúng thế. Chừng vài tuần sau, tôi sẽ khỏi thôi. Làm sao anh biết? Vẻ mặt Quarrel sượng sùng. Chắc hẳn nghỉ mấy lời vừa rồi làm anh chàngkhông được vui: - Xin lỗi ngài. Trên mặt ngài xuất hiện mấy vết nhăn. - Ồ, có gì đâu. Anh phải chỉ tôi tập luyện trở lại. Rồi anh xem, tôi dư sức bắt cả bầy cá mập. - Vâng, thưa đại tá. Khi hai người đi về phía lối ra, bất chợt có tiếng kêu sắc gọn của cái máy ảnh vang lên. Trước mặt James là một cô ả người Hoa kháu khỉnh trong bộ quần áo theo kiểu Jamaica, tay hạ thấp chiếc máy chụp hình Speed Graphic. Vừa bước tới, ả nở nụ cười xã giao. - Ồ, cám ơn các ngài. Tôi là phóng viên của tờ Daily Gleaner. Dò bảng danh sách trong tay, ả làm bộ tỉnh bơ: - Ông James Bond phải không? Ông lưu lại đây có lâu không? James sửng sốt. Chả biết con ả này tình cờ hay cố ý? Cả đám hành khách ả không hỏi ai sao nhằm mình mà bắt chuyện? Phải lưu ý chuyện này. Không khách sáo, anh chàng đáp lại thẳng thừng: - Quá cảnh. Còn nhiều anh chàng hấp dẫn đẹp trai trong đám khách đằng sau. Cô tha hồ tới đấy làm quen. - Ồ, không. Tôi cố ý đến đây để gặp ông. Ông rất nổi tiếng kia mà. Ông ở khách sạn nào? Chà con ả chết tiệt. Nhìn bộ dạng là biết ngay. Kháu thì có kháu thật nhưng trông mặt gian quá. Chận đường làm quen là có dụng ý. Giọng anh chàng sắc gọn: Myrtle Bank. Chẳng biết tự trọng là gì, ả người Hoa còn gọi với theo: - Cám ơn ông. Tôi mong ông sẽ … Khi hai người đi đến bãi đậu xe, anh ta hỏi Quarrel: - Trước giờ có gặp ả ở sân bay chưa? - Hình như chưa, thưa Đại tá. Nhưng bọn Gleaner có nhiều cộng tác viênlắm. James thầm nghĩ: Sao thấy nghi quá? Chả có lý do gì bọn nhà báo muốnsăn hình anh chàng. Chuyến phiêu lưu cuối cùng tại hòn đảo này cũng trôi vào dĩ vãng. 5 năm rồi còn gì. Ngay lúc ấy, cái tên James Bond cũng không được tiết lộ? Sao một con ả ranh con thế này biết được? Ả có phải là phóng viên? Hay chỉ là thủ hạ của một tổ chức nào còn giấu mặt? Dứt khoát phải cảnh giác. Vụ án của Strangsway và Trueblood là một thí dụ điển hình. Ngay phía trước, một chiếc Sunbeam Alpine màu đen chờ sẵn. Thoángnhìn vào bảng số, James biết ngay là chiếc xe của Strangsway. Lại một chuyện bất ngờ kế tiếp. Anh chàng liền hỏi ngay Quarrel: - Sao anh có được chiếc này? - A.D.C bảo tôi cứ lấy xe đi đón ngài, thưa Đại tá. Đây là chiếc xe duynhất còn thừa. Có gì không ổn sao, thưa ngài? - Ồ không. Chỉ hỏi thế thôi. Chiếc xe còn khá tốt đấy. Thôi nào chúng ta đi. Mở cửa sau, anh chàng bước vào. Đầu óc James cứ suy nghĩ nhưng khônglần ra manh mối. Vâng, kinh nghiệm và trực giác cho biết: Không có chuyện gì tự nhiên. Có một tên giấu mặt. Tay chân nó đang theo dõi anh chàng. Nó quan tâm đến nhiệm vụ của 007 tại Jamaica. Rồi chiếc xe lướt nhanh trên con đường hai bên đầy những bụi xương rồng. Phía xa xa, ánh đèn cảng Kingston sáng rực. Cảnh vật giờ đây với anhchàng trở nên vô nghĩa. Ánh sao trời, chùm đèn sáng lấp lánh nơi bến cảng, tiếng rì rào của lũ dế trong bụi rậm, làn gió mát dịu mang hương nồng của đất chẳng khiến lòng James dịu lại. Anh chàng thầm trách mình thật đoảng. Môt sai lầm ngay từ lúc khởi đầu. Số là trước khi đến đây, anh chàng gởi một báo cáo đến Chính phủ thông qua Bộ Thuộc địa yêu cầu A.D.C thuê Quarrel ở đảo Cayman một khoảngthời gian với giá 10 bảng một tuần. Một gã thật thà, hết lòng trung thành làm sao anh chàng quên được. Cách đây 5 năm trong chuyến phiêu lưu tìmkho tàng của Morgan, Quarrel quả là người bạn đường lý tưởng. Hắn nắmrõ đường đi nước bước ở Jamaica như lòng bàn tay. Mà cư dân ở đây đều yêu mến hắn. Dứt khoát hắn ta đóng một vai trò quan trọng trong vụ án của Strangsway lần này. Chưa hết. Anh chàng yêu cầu A.D.C thuê một chiếc xe và dặn Quarrel rađón anh chàng ở sân bay chở đến khách sạn Blue Hill. Ôi bao nhiêu dự tính trước kia giờ biến thành công cốc. Một sai lầm thực sự nghiêm trọng đến lúc này James mới nhận ra. Lẽ ra anh chàng nên đón tắc xi về Blue Hill trước rồi mới liên lạc với Quarrel sau. Còn thêm chiếc xe của Strangsway nửa. Tên giấu mặt kia nhìnsơ là biết ngay. Ngồi trên chiếc Sunbeam xuất hiện giữa chốn đông người, ai chẳng đoán được James là người của Cục Phản gián chứ. Bằng mọi giá phải thay đổi chiếc xe. Còn nửa, vừa bước xuống sân bay gặp ngay con ả phóng viên của tờ Gleaner. Rồi hình ảnh của 007 xuất hiện trên trang bìa. Thế còn gì là điệp vụ? Ông M và phía Chính phủ cứ khăng khăng vụ Strangsway là một tai tiếngtình ái lăng nhăng. James lại suy nghĩ khác hẳn. Anh chàng đánh mùi được một âm mưu đen tối còn khuất trong vòng bí mật. Nó là ai? Giờ vẫn chưa có một manh mối. Nhưng dứt khoát nó lẩn khuất đâu đây. Không chừng nó đang bám theo chiếc Sunbeam. Chợt nhớ ra điều gì, anh chàng quay lại nhìn. Khoảng trăm thước đằng sau, lờ mờ hai đốm sáng đèn hiệu của một chiếc xe. Quái, toàn bộ những chiếc xe khác đều bật đèn pha. Chỉ mình nó là không. - Này Quarrel, cuối đường Palisadoes có một ngã ba. Quẹo trái đi Kingston. Quẹo phải đi Morant. Anh chạy đến đấy rẽ phải nhanh rồi dừnglại, tắt đèn. Còn bây giờ vọt hết ga. - Vâng, thưa Đại tá! Giọng của Quarrel xem chừng vui thích lắm. Gạt cần số, hắn đạp mạnhxuống chân ga. Chiếc Sunbeam phóng như bay trên con đường thẳng tắp. Giờ chiếc xe đếnđoạn cong ngay góc của bến cảng và đất liền. Chỉ còn năm trăm thước nửa tới ngã ba. James quay ra phía sau lưng. Không có dấu hiệu của chiếc xe phía sau. Và đây, bảng hướng dẫn đường hiện ra. Quarrel quẹo thật gắt về phía phải, tấp vào lề rồi tắt hết đèn. Anh chàng ngồi yên chờ đợi. Ngay lập tức tiếng gầm rú của chiếc xe đáng ngờ vang lên. Đèn pha bật sáng. Đúng rồi, nó đang tìm chiếc Sunbeam. Một lát sau, nó quẹo trái về phía Kingston. Một chiếc tắc xi kiểu Mỹ, trên xe chỉ có tài xế. Mười phút sau, cả hai người ngồi yên.Chả ai nói với ai câu nào. Bụi đường dường như lắng đọng lại. James bảo với Quarrel quay xe lại theo hướng đi Kingston. - Tôi nghi nó theo dõi chúng ta. Chỉ có thằng khùng mới lái một chiếc tắc xi từ sân bay về Kingston, đúng không nào? Anh hãy coi chừng nó dọc đường. Biết bị lừa, thế nào nó cũng dừng lại chờ. - Vâng, thưa ngài - Giọng hắn hí hửng. Một con người năng động cỡ Quarrel khoái ba cái vụ này lắm. Nhận được điện tín của anh chàng, hắn mừng ra mặt. Với 007 có nghĩa là hành động, là điệp vụ vào sinh ra tử. Tuy hồi hộp nhưng vô cùng hào hứng. Sao chẳng mê cho được. Rồi chiếc Sunbeam xuôi theo dòng xe cộ đổ về phía Kingston. Nào xebuýt, xe ca, xe ngựa, đàn lừa chở hàng,xe ba bánh. Trong cái đám bát nháo này, làm sao đoán họ có bị theo dõi hay không? Một lát sau, quẹo phải, Quarrel cho xe hướng theo phía dãy đồi. Cả đốngxe đằng sau. Chả biết phải nghi ngờ chiếc nào? Kệ xác nó. Mười lăm phút nũa, chiếc Sunbeam tới Halfway Tree rồi dọc theo Junction, con đường chính xuyên qua đảo. Vài phút sau, bảng đèn hiệu với dòng chử: Khách Sạn Blue Hill hiện ra trong đám lá xanh của hàng cọ. Nhiều bụi hoa giấy được cắt tỉa kỹ lưỡng xếp hàng hàng lớp lớp xuôi theo lối vào Blue Hill. Còn chiếc tắc xi đen kiểu Mỹ giờ ở đâu? Khoảng trăm thước trên đường phía trước, tên tài xế ra hiệu cho mấy chiếc xe phía sau rồi tấp vào lề trái. Đánh một vòng chử U, gã xuống dốc, rẽ về phía Kingston. Với dáng dấp một khách sạn kiểu củ, thoáng mát, Blue Hills được bài trí theo phong cách hiện đại. Đám nhân viên đón tiếp James thật cung kính. Hẳn rồi. Khách của Phủ Thống đốc mà. Không chỉ là vấn đề tiền bạc màcòn là niềm vinh hạnh. Họ dẫn anh chàng đến một căn phòng rất xinh nằmngay góc có lan can nhìn về cảng Kingston. Thay mớ quần áo trên người ướt đẫm mồ hôi, anh chàng bước vội vào nhà tắm. Chà, dòng nước lạnh sao mà dễ chịu. Mọi cảm giác bực bội cùng lớp bụi đường trôi đi đâu mất cả. Sảng khoái, xỏ đại chiếc quần sọc vải Sea Island vào người , anh chàng sắp xếp hành lý. Làn gió nhẹ, ấm áp mơn man lớp da trần thật gợi cảm. Với tay lên cái chuông, anh chàng gọi phục vụ. Một lát sau, ly rượu gin cỡ to, ly nước khoáng cùng nguyên một trái chanh tươi được mang đến. Vắt hết chanh vào ly rượu pha nước khoáng, anh chàng bước ra lan can. Ngồi xuống cài ghế, James dõi mắt về phong cảnh hùng vĩ phía trước mặt. Giây phút này đây thật tuyệt vời. Cuối cùng rồi cũng thoát được cơn bão tố bao trùm lấy London, Nỗi buốn chán ở tổng hành dinh của Cục, không khí đầy mùi hoá chất tại bệnh viện. 007 lại xuất hiện. Chàng điệp viên huyền thoại đang dấn thân vào một nhiệm vụ sinh tử. Trực giác đã cảnh báo. Vụ án của Strangsway không phải là chuyên đùa. Càng không phải là vụ tình ái lăng nhăng giữa ông sếp đa tình với cô thư ký xinh đẹp. Một điệp vụ bí mật. Một âm mưu thật sự thâm độc. Thủ đoạn vô cùng tinh vi. Tên đầu sỏ vẫn còn núp trong bóng tối. Nó là ai? Ngồi ưỡn người ra, dòng rượu gin làm anh chàng sảng khoái. Thư giãn. Dễ chịu. James gọi thêm ly nữa rồi uống cạn. Lúc ấy đã 7 giờ 15. Mười lăm phút nữa, Quarrel đến đón anh chàng đi ăn tối. Lúc còn trên xe, hắn hỏi anh chàng thích đi đâu. Tuỳ hắn, chổ nào cũng được. Nghe thế, vẻ mặt Quarrel bẽn lẽn. Ngần ngừ mãi vài phút, hắn đáp lại: - Thưa Đại tá, tôi thích nhất một hộp đêm thuỷ tạ Joy Boat ở Kingston. Tạiđấy không có màn vũ sexy. Nhưng thức ăn, thức uống, dàn nhạc rất tuyệt. Tay chủ quán lại là thằng bạn chí cốt. Người ta gọi hắn là Pus-Feller vì có lần hắn chiến đấu với con rắn biển khổng lồ. Nghĩ tới cách nói tiếng Anh bồi của Quarrel, anh chàng chợt mỉm cười. Hắn thường thêm âm h vào chổ nào hắn thích rồi rút mất ở những chổ cần thiết. Tính hắn là thế. Sôi nổi, bộc trực, trung thành, thật dễ mếm. Khác xa mấy thằng cái miệng dẻo quẹo, bụng dạ thâm hiểm khôn lường. Bước vào phòng ngủ, anh chàng mặc chiếc áo sơ mi trắng ngắn tay, đeo khẩu Walther, thắt chiếc cà vạt len đen rồi khoác bộ vét xanh thẫm, bạc màu theo kiểu miền nhiệt đới. Khoá cửa lại, anh chàng dạo từng bước về phía chiếc xe đang chờ. Rồi hai người xuôi theo bờ dốc thoai thoải của con đường đầy bụi, quẹo trái dọc bờ cảng. Thấp thoáng vài nhà hàng, hộp đêm hiện ra với tiếng nhạc xập xình. Kế tiếp là dãy nhà nghỉ, các cửa hàng tạp hoá, những lán trại cũ kỹ. Cứ như thế, con đường ngoằn ngoèo dẫn đến một vùng đèn điện sáng trưng phát ra từ một nhà hàng có hình dáng như chiếc tàu chiến của Tây Ban Nha. Bảng hộp đèn lấp lánh với dòng chử: Joy Boat. Khi xe vào bãi, James bước theo Quarrel vào một khu vườn nhỏ đầy hàngcọ vươn mình trên thảm cỏ xanh. Phía trong cùng là bãi biển sóng gợn lăn tăn. Những chiếc bàn nằm nép dưới gốc cọ cành lá lay động. Ngay giữa nhà hàng là một sàn nhảy vắng tanh. Về một phía, ban tam ca trong bộ áo đỏ chả biết tên gì đang rên rỉ bài: Hãy mang cô ta tới Jamaica. Tiếng trống vỗ ầm ĩ, điếc cả lổ tai. Đám thực khách toàn dân da màu, chiếm gần nửa số bàn. Lẫn trong ấy, vài ba anh chàng thủy thủ người Mỹ hay Anh đang ve vãn mấy con gơ. Vừa thấy hai người, một gã da đen béo núc ních trong bộ đồ trắng lịch lãmbước tới: - Xin chào Quarrel. Lâu quá không gặp. Một bàn hai người nhé? - Này Pus-Feller. Chọn cái bàn xa sàn nhảy một chút. Pus-Feller mỉm cười. Rồi gã dẫn hai người xuôi theo bãi biển, đến một bàn ngay dưới cây cọ xa phần còn lại của nhà hàng. - Uống chút rượu nhé? James gọi ly gin, nước khoáng và chanh. Còn Quarrel khoái dùng loại bia Red Stripe. Liếc qua bảng thực đơn, hai người kêu món sò nướng bít tếch tái cùng với rau trộn. Một lát sau thức uống mang tới. Hơi lạnh bốc ra từ ly đá rồi đọng lại thành giọt chảy ròng ròng. Cách đó vài thước, làn sóng nhấp nhô vỗ vào bờ cát trắng. Băng nhạc ba con mèo, con chó gì đó đang nức nở bài Kitch. Phía trên đầu hai người, đám lá cọ xào xạc qua lại. Rồi tiếng tắc kè tặc lưỡi từ cái xó xỉnh nào làmanh chàng nhớ lại London phủ đầy tuyết trắng. Quay sang Quarrel, anh chàng thốt lên: - Tôi thích nơi này. Vẻ mặt hắn hí hửng lắm: - Pus-Feller là thằng bạn chí cốt của tôi. Chuyện gì ở Kingston, gã cũngrành sáu câu. Ngài có thể hỏi gã. Gã cũng là người Cayman. Trước đây tôi và gã dùng chung một chiếc xuồng. Rồi một hôm gã lẻn ra đảo Crab Keytới một bờ đá trộm trứng rắn. Rắn biển ở đấy nhiều vô cùng. Nhưng chỉ toàn những loại bé xíu. Đôi khi có những con khổng lồ. Có lẽ chúng đến từ vùng biển sâu của Cuba. Thế là gã đụng nhằm một con hung tợn. Trận chiến quả là không cân sức. Mình mẩy gã te tua. Một bên phổi sém chút phải cắt bỏ. Hoảng sợ, gã bán lại một nửa chiếc thuyền cho tôi rồi dọn đến Kingston. Lúc ấy trước thời gian chiến tranh. Giờ gã thành một ông chủ to, còn tôi vẫn tiếp tục câu cá. Giọng Quarrel trầm xuống. Dường như hắn suy tư về số mạng. Nghe tới hai chữ Crab Key, anh chàng làm ra vẻ nhớ đến điều gì, liền hỏi: - Crab Key à? Nó ở đâu vậy? Nhìn thẳng vào mặt anh chàng, Quarrel có vẻ ngạc nhiên: - Thưa Đại tá, đó là hòn đảo xúi quẩy. Một tay người Hoa mua nó trongthời gian chiến tranh. Rồi nó thuê người tới đấy đào phân chim. Nó không cho bất cứ ai léo hánh lên đảo. Cũng không cho ai trên đó rời đảo. Người dân chúng tôi tránh xa chổ này. - Sao vậy? - Nó cho nhiều tay chân rình rập quanh đó. Chúng có cả súng máy, đài ra đa, máy bay do thám. Mấy thằng bạn của tôi có lần đến đấy rồi mất tiêu. Chả thấy tên nào quay trở lại. Có lẽ chúng bị giết chết. Tên Tàu ấy luôncho người canh phòng cẩn mật. Tôi không có xạo đâu, thưa ngài. Nghe tới tên Crab Key, tôi sợ hết hồn. Vẻ mặt James trầm ngâm: - Ừ, có lẽ thế. Bồi bàn mang thức ăn đến. Anh chàng gọi thêm thức uống. Trong lúc dùng bữa, James kể cho Quarrel nghe sơ lược vụ án của Strangsway. Hắn chămchú lắng nghe. Thỉnh thoảng hỏi đôi điều gì đấy. Hình như hắn đặc biệt quan tâm đến chuyện lũ chim trên đảo, lời trăn trối của tên giám sát, chiếc máy bay bị rơi. Khi cái đĩa của hắn sạch trơn, Quarrel đưa cạnh bàn tay chùi miệng rồi hắn đốt một điếu thuốc. Nghiêng người về phía trước một chút, hắn cất giọng nhỏ nhẹ: - Thưa Đại tá, tôi chẳng màng chim chóc, ruồi nhặn hay ong bướm gì cả. Nếu như đó là đảo Crab Key và ông Strangsway dính líu vào đó, tôi dámcá với ngài một điều: Ông ta và cô gái bị giết. Bọn chúng giết người để giữ bí mật. Anh chàng nhìn thẳng vào đôi mắt xám mang vẻ chắc chắn: - Điều gì làm anh cả quyết như thế? Giơ lòng bàn tay ra, hắn trả lời ngay không do dự: - Câu trả lời thật đơn giản thưa ngài. Tên Tàu đó không muốn ai quấy rầy hòn đảo. Nó có âm mưu gì tôi không biết. Nhưng nó đã giết chết mấy người bạn của tôi khi họ đến gần đảo. Nó sẽ giết bất cứ ai chõ mũi vào chuyện làm ăn của nó. - Tại sao vậy? - Tôi không rõ nguyên nhân. Thế gian lúc nào chả có những tên đồi bại, xấu xa. Giết người bịt miệng, đại loại là như vậy. Đột nhiên James cảm thấy có ai đó nhìn lén. Không chút chần chừ, anhchàng quay đầu lại. Ngay chỗ bóng tối gần đó, con ả ban chiều ở sân bay giờ đang có mặt. Cha, ả trông điệu đàng với bộ xường xám đen, trên tay cầm sẵn cái máy ảnh Leica có gắn đèn nháy. Tay còn lại ả xách một túi da. Hình như ả đang thay bóng đèn nháy. - Ả ban chiều kìa - James nói ngay. Nhanh như cắt, Quarrel sải mấy bước chân tới ngay chổ ả. Chìa tay ra, giọng hắn nhỏ nhẹ: Xin chào cô em. Ả nhoẻn miệng cười khiêu gợi rồi treo sợi dây da của cái Leica vào cổ. Khi ả chìa tay ra bắt lại, Quarrel quay ả một vòng như một điệu van. Ngaylập tức, tay ả bị khoá chặt từ phía sau. Ngước mắt lên nhìn Quarrel giận dữ, ả cố chịu đau: - Xin đừng. Ôi, đau quá. Ánh mắt hắn như mỉm cười chế nhạo. Còn ả, vẻ tức giận phát ra từ đôi mắt đen trên gương mặt trái xoan nhợt nhạt. tỉnh bơ, miệng hắn vẫn ngọt ngào: - Đại tá muốn cô em đến ngồi uống chút nước. Vừa dứt lời, hắn đẩy ả về phía bàn. Dùng chân kéo chiếc ghế gần đó, hắn ấn ả ngồi xuống. Tay Quarrel vẫn nắm chặt cổ tay ả từ phía sau. Lưng cả hai cùng thẳng, mắt gườm nhau như muốn ăn tươi nuốt sống. Ngó vào gương mặt kháu khỉnh, bực dọc của ả, James lên tiếng: - Xin chào. Cô em làm gì ở đây? Muốn kiếm thêm một bức hình nữa à? - Tôi làm việc cho các hộp đêm. Bức hình của ông vẫn còn đây. Bảo hắn buông tôi ra. - Cô làm việc cho tờ Gleaner? Tên cô em là gì? - Tôi sẽ không nói. Anh chàng nhướng mày về phía Quarrel. Nheo mắt lại, tay của hắn xoaychầm chậm. Ả uốn éo người như con lươn. Hàm răng ả cắn chặt vào môi dưới. Tay Quarrel vẫn tiếp tục xoay ... AHHHHHH ... Ả hét lên. Hơi thở ả dồn dập: - Để tôi nói. Tay Quarrel nới đôi chút. Ánh mắt cuồng nộ của ả quét vào mặt anh chàng: - Annabel Chung. Chả thèm để ý, James bảo Quarrel: - Anh hảy gọi Pus-Feller. Dùng bàn tay còn lại, hắn lấy cái nĩa gõ vào thành ly. Ngay lập tức, gã chủ quán bước tới. Ngước lên nhìn gã, anh chàng hỏi: - Ông từng gặp cô em này chưa? - Vâng, thưa ngài. Thỉnh thoảng cô ta có đến đây. Cô ta làm phiền à? Hayđể tôi đuổi đi. - Thôi được rồi. Cô ta muốn chụp một bức hình của tôi. Tôi chẳng hiểunổi. Chụp để làm gì? Kiếm được bao nhiêu tiền. Phiền ông hỏi giùm tờ Gleaner xem có phóng viên ảnh nào tên Annabel Chung? Nếu đúng như thế, chúng tôi sẽ không làm khó dễ. - Vâng, thưa ngài. Ba chân bốn cẳng, tên chủ quán chạy một mạch. Mỉm cười nhìn con ả, James hỏi: - Sao cô em không nhờ ông ta giải thoát? Trừng mắt với anh chàng, mặt ả đỏ gay. Làm bộ tỉnh bơ, anh chàng nói tiếp: - Thành thật xin lỗi. Biện pháp mạnh với cô em xinh đẹp như thế này quả là không phải. Nhưng trước khi tới đây, sếp của tôi ở công ty xuất nhập khẩu tại London có cảnh báo. Kingston lúc này đầy rẫy bọn bất lương. Không thể xem thường. Có lẽ cô em không thuộc loại như thế. Thế tôi nghĩ mãi cũng chẳng hiểu, tại sao cô em quá sốt sắng săn lùng bức ảnh của tôi? Giọng ả sưng sĩa: - Đó là nghề nghiệp của tôi. James hỏi thêm vài câu. Ả chẳng thèm trả lời. Vài phút sau, Pus-Feller xuất hiện: - Đúng rồi thưa ngài. Annabel Chung. Một phóng viên tự do. Cô ta từngchụp vài tấm có giá trị. Ông cứ yên tâm - Giọng nói của gã ôn tồn. - Cám ơn ông. Khi gã quay đi, anh chàng nói với ả: - Phóng viên tự do à? Nhưng đó chẳng phải là lý do chính đáng. Nào cô em, tại sao thế? - Không. Đừng hỏi nhiều - Ả vẫn ngoan cố. - Quarrel, cứ tiếp tục đi. Tựa lưng vào ghế, đầu anh chàng nhẩm tính. James biết đây là một câu hỏi đáng giá. Từ câu trả lời của ả anh chàng đỡ phải tốn mấy tuần vừa chạy đi chạy lại, vừa suy nghĩ nát óc. Nhưng có chắc moi được điều gì từ con ả cứng đầu này không? Ả chả phải là thứ phóng viên bình thường. Phong cách này, thái độ này, dứt khoát ả quá dạn dày với trò bạo lực. Vai phải của Quarrel bắt đầu di chuyển thấp xuống. Ả thấp người theo để tránh bớt áp lực. Từ từ, mặt ả xoay thẳng về phía Quarrel. Ngay lập tức, ả phun một bãi nước miếng rõ to vào mắt hắn ta. Nhằm nhò gì thứ vũ khí của con nít. Quarrel toét miệng cười. Tay hắn siết mạnh hơn. Bàn chân ả quờ quạng liên tục bên dưới chiếc ghế. - Tiểu nả má. Ả văng tục mấy câu tiếng Hoa. Mồ hôi tươm ra từ trán ả. Giọng James vẫn ôn tồn: - Có gì đâu cô em phải khổ sở đến thế. Thẳng thắn nói ra. Giấu giếm mà làm gì. Có nỗi khổ nào sao? Hay có âm mưu gì chăng? Cứ cái đà này, tay phải ả sẽ bị gãy mất. Quả là con ả lì đòn. Một tay chân được huấn luyện chu đáo của một tổ chức nào đấy. Đến nước này thì rõ mười mươi rồi. Chả cần phải đoán hươu, đoán vượn nữa. - Đồ chó chết. Vừa chửi xong, tay trái ả vung lên xáng vào mặt Quarrel. BỐPPP! Trời, anh chàng quá hơ hỏng. Chặn bàn tay ả lại, không còn kịp nữa. Có tia sáng loé lên. Một tiếng nổ sắc gọn. Vươn người tới trước James chộp nhanh vào cánh tay ả. Máu tuôn ròngròng trên gò má Quarrel. Mảnh thuỷ tinh và kim loại rơi loảng xoảng trên mặt bàn. Ả đập bóng đèn nháy váo mặt Quarrel. Cũng còn may. Nếu ả giơ tay cao một chút, hắn trở thành tên mắt chột. Ngay lúc ấy, hắn đưa tay còn lại lên sờ chổ vết thương rồi đưa ngón tay ra gã nhìn. Máu à? Cũng không đến nổi nào, chỉ trúng ngay phần mềm. Giọng của hắn vẫn trầm tĩnh: - Nói chuyện tay đôi không ăn thua gì với con ả này đâu. Ngài có muốn tôi bẻ gãy một tay ả không? - Không cần thiết, Ả chỉ là một đứa sai vặt. Cứ tha cho ả đi. Anh chàng thầm trách mình. Mạnh tay thế mà chẳng được tích sự gì. Cái tổ chức đằng sau con ả ngoan cố này hẳn là gay lắm. Nếu tiết lộ bí mật, một hình phạt khủng khiếp chờ đợi ả? Mất mạng cũng không chừng. Vẫn nắm chặt cổ tay phải của ả. Quarrel kéo sát về mình. Dùng tay còn lại mở lòng bàn tay ả ra, hắn nhìn thẳng vào đôi mắt đen hung dữ. Giọng hắn rít lại: - Này cô em. Em vừa xin anh tí huyết. Được thôi, anh gởi cho em chút kỷniệm làm quà. Với ngón tay cái và ngón trỏ, hắn nhéo mạnh vào gò Vệ nữ nhô ra trên lòng bàn tay ả. Nhéo mạnh ... Những khớp xương tay Quarrel kêu răng rắc. Ả vẹo người chịu đựng. Chừng không thấu, ả rống lên: AHHHHH ... Tay trái ả tát lia lịa vào mặt hắn. Nhằm nhò gì, giống như phủi bụi.Toét miệng cười, tay hắn nhéo mạnh. Ả sụp xuống tuyệt vọng. Đột nhiên, hắn thả tay ra. Ả té nhào xuống cát. Bò lăn dưới đất một vòng, ả đứng lên, đưa bàn tay tím bầm vào miệng mút. Vài phút sau chừng như bớt đau, miệng ả bắt đầu tru tréo: - Nhớ nghe con, tên khốn kiếp. Sếp tao sẽ giết chết mày. Vừa dứt lời, ả vọt ngay. Quarrel nhoẻn miệng cười. Lấy từng chiếc khăn ăn, hắn đưa lên má chùi máu rồi liệng xuống đất. - Vết bầm trên tay ả cũng cỡ như vết thương của tôi. Không dễ gì mất dấu đâu. Một con cọp cái đúng nghĩa. Loại phụ nữ thế này, ngài có thích không? - Không. Lần đầu tiên tôi mới gặp một ả như vậy. - Ngài có điều gì bận tâm? Tôi sẽ theo dõi nó. Hắn cố dò xét nét mặt của anh chàng. Ngay lúc ấy, băng nhạc chuyển sang bài: Đừng chạm vào người tôi. Giọng James từ tốn: - Đã đến lúc anh phải có một gia đình. Cứ mặc xác con ả. Nếu không anhsẽ lãnh một dao vào bụng đấy. Thôi nào, tính tiền xong chúng ta đi về. Sáng nay lúc 3 giờ ở London, tôi đã dậy rồi. Tôi cảm thấy buồn ngủ quá. Anh phải huấn luyện cho tôi, nhớ không? Tôi cần có thêm chút cơ bắp mới được. Vả lại, phải để vết thương trên mặt lành lại. Ả hun anh một cái quá mạng. Quarrel bật cười ồ: - Con cọp cái xổng chuồng. Vừa nói xong, hắn gõ cây nĩa vào ly. Leng keng ... Leng keng ... Leng keng ... Chương 5 SỐ LIỆU VÀ SỰ KIỆN Sếp tao sẽ giết chết mày ... Sếp tao sẽ giết chết mày ... Sếp tao sẽ giết chết mày, đồ khốn kiếp. Lời tru tréo của ả cứ dọng mãi trong đầu anh chàng. Âm vang cho đến sáng hôm sau. Giờ James đang ngồi ở lan can, dùng bữa điểm tâm thật tuyệt. Mắt dõi qua khu vườn um tùm của miền nhiệt đới về phía Kingston, cách đó năm dặm. Vâng, vụ án của Strangsway và Trueblood đã rõ rồi. Họ bị giết chết. Họ đang điều tra điều gì đó. Một điều vẫn còn nằm trong bí mật Đến cả Cục Phản gián còn chưa biết được. Bọn khốn kiếp kia muốn giết người diệt khẩu. Hẳn nhiên, chúng dư hiểu Cục Phản gián phái người đến đây điều tra vụ việc đột nhiên mất tích. Người ấy không ai khác hơn là 007. Chúng muốn có một tấm hình của anh chàng để dễ bề nhận dạng. Anh chàng sẽ lưu lại ở đâu? Làm gì? Có tìm thấy chút manh mối nào không? Và một khi 007 nắm được sự tình, chúng đâu có ngại gì mà không thủ tiêu. Hệt như bao nhiêu kẻ vô tội khác. Một vụ đụng xe trên đường, cộc choảng nhau bằng hàng nóng trong quán ăn, hoặc bất kỳ cái chết chừng như rất vô tình sẽ xảy ra. Tên cầm đầu vụ này là ai? Dù chưa biết rõ, nhưng dứt khoát nó là một thằng rất man rợ, khát máu. Giết người đối với nó chỉ là chuyện thường tình. Mà cách giết người của nó cũng thật hoàn hảo. Có thể Strangsway tìm thấy được điều gì rồi báo cáo sơ bộ về London. Và một kẻ nào đó rò rỉ thông tin. Kẻ thù nắm được, nhanh chóng ra tay. Không chừng một ngày nào đó, tử thần đến gõ cửa James, và Quarrel nữa. Láo thật. Nócó quyền gì thay mặt Thượng đế giũ sổ người khác. Chờ đấy con ạ. Để xemai sẽ giũ sổ ai? Đốt điếu thuốc Royal Blend đầu tiên trong ngày, anh chàng phà ra thật điệu nghệ. Vòng khói tròn bốc lên cao. Đầu óc cứ mãi miên man. Kẻ thù là ai? Thằng chó nào? Xét cho cùng, chỉ có một tên khả nghi nhất. Tên tạp chủngngười Đức lai Hoa Julius No sở hữu đảo Crab Key, khai thác phân làmgiàu. Nó tự nhận là bác sĩ. Chả biết có đúng thế hay chỉ là tên lang bămmiệt vườn mắc chứng hoang tưởng? Loại người này anh chàng đã gặp quá nhiều. Tri thức quá kém cõi nhưng thừa gian xảo giết người. Thật lạ. Không hề có lý lịch nhân thân của nó. Thậm chí trong hồ sơ của đám FBIcũng không nốt. Chăng lẽ từ đất nẻ nó chun ra? Năm mạng người trong vụ chim cò không thể xem thường. Bất hạnh ngẫu nhiên ư? Anh chàng không tin. Kinh nghiệm thầm báo: Không có điều gì tự nhiên xuất hiện. Nhiều lúc cứ nghĩ đó là sự an bài của Thượng đế. Nhưng không. Đó là một âm mưuvô cùng thâm độc của một tổ chức, một cỗ máy giết người hoàn hảo đang khuất trong bóng tối. Lời quả quyết của Quarrel chẳng đã khẳng định thêm điều này? Hắn và cư dân ở đây cạch mặt cái hòn đảo tử thần Crab Key. Những người Caymannhư Quarrel đâu phải là loại người chết nhát. Họ không dễ gì hù doạ. Trừ phi đó là sự tàn độc khủng khiếp. Tại sao tên No cố tạo ra nỗi ám ảnh này với cư dân địa phương? Nó có điều gì đó riêng tư. Không muốn ai xía vào vụ khai thác phân chim? Kể cũng lạ. Phân chim có gì quý báu. Chúng dùngphân chim để làm gì? Chế tạo bom? Vũ khí ư? Anh chàng đã quyết định gọi cho viên quyền Thống đốc vào lúc 10 giờ. Phải tìm ra lời giãi đáp thoả đáng về vụ này: phân chim, đảo Crab Key, tên No tạp chủng. Đang suy nghĩ miên man, bỗng có tiếng gõ cửa. Anh chàng vội đứng lên mở. Quarrel bước vào. Trên má trái của hắn ta băng một miếng rõ to. - Xin chào Đại tá. Ngài hẹn lúc 8 giờ 30. - Vâng, vào một chút đi. Hôm nay, chúng ta rất bận. Ăn sáng chưa? - Vâng. Cám ơn ngài. Cơm, cá muối và chút rượu rum. - Sáng sớm làm gì nhiều thế? Cũng bình thường thôi thưa ngài. Khi hai người ngồi xuống ngoài lan can, James châm lửa mời hắn điếu thuốc. - Nào, bắt đầu ngày hôm nay của chúng ta. Tôi phải đến Phủ Thống đốc rồi Viện Nghiên cứu của Jamaica. Có lẽ đến chiều mới xong. Hôm nay anh không đi với tôi nhưng có một việc phiền anh chút xíu. - Vâng, thưa ngài. Ngài cứ dặn, tôi sẽ làm ngay. - Chiếc xe của chúng ta không ổn. Nó đang bị theo dõi. Anh đi xuống Motta hoặc nơi nào đấy ghé vào cửa hàng cho thuê xe. Mướn một chiếc tốt nhất, mới nhất chỉ chạy chừng vài dặm. Chỉ mướn xe không mướn tài xế. Thời hạn thuê: một tháng. Nhớ không? Sau đó, đến bến cảng kiếm cho được hai gã có hình dáng gần giống chúng ta. Gã nào phải biết lái xe. Sắmquần áo cho họ giống loại chúng ta thường mặc. Nhớ cả nón luôn nhé. Bảo với họ, chúng ta muốn mang chiếc xe đến Montego vào sáng mai. Chổ đường Ocho Rios, gần thành phố của Tây Ban Nha. Rồi họ cứ bỏ xe ở gara của Levy. Xong, gọi diện cho Levy, nhờ hắn ta trông giùm. Quarrel mỉm cười: - Ngài tính lừa tên nào đó? - Chính thế. Trả cho hai gã ấy mỗi gã 10 bảng. Cứ bảo tôi là một doanh nhân người Mỹ giàu có, có ý thích ngược đời. Khoái hai người đứng đắn lái chiếc Sunbeam đến Montego. Hẹn họ sáng mai đúng 6 giờ phải có mặt ở đây. Anh đến với chiếc xe mới thuê. Sau đó cho họ lái chiếc Sunbeamđi. Mui xe phải hạ kín. Rõ chưa? - Vâng, thưa Đại tá. - Còn một việc nữa. Căn nhà Beau Sesert ở cảng Morgan, có ai thuê chưa?- Hình như chưa. Nó xa mấy điểm du lịch mà giá cho thuê cao quá. - Anh đến hiệp hội Graham, xem coi chúng ta có thể thuê một tháng không? Hoặc một nhà gỗ gần đấy cũng được. Tiền bạc không thành vấn đề. Cứ bảo tôi là một doanh nhân Mỹ giàu có, ông James. Lấy chìa khoá và trả tiềnthuê. Nếu họ muốn tôi xác nhận, cứ phôn cho tôi. Đưa tay vào túi, anh chàng rút ra một xấp bạc dày. Xẻ nửa cọc giao cho Quarrel, anh chàng nói tiếp: - Đây là 200 bảng. Cất kỹ đừng cho ai biết. Nếu cần thêm, cứ phôn cho tôi. Anh biết tôi ở đâu, đúng không nào? - Vâng, thưa ngài. Hắn cảm thấy hoảng vì số tiền quá lớn. Bỏ chúng vào bên trong chiếc áo sơ mi xanh rối hắn gài nút cho đến tận cổ: - Còn gì nữa không thưa ngài? - Không. Cố gắng đừng để bị theo dõi. Gởi xe ở một nơi nào đó trong khutrung tâm rồi đi bộ đến mấy chổ ấy. Đặc biệt chú ý đám ngưởi Hoa, nhất là những tên sáp lại gần anh. Nói xong anh chàng đứng dậy. Cả hai cùng bước tới cửa. - Hẹn gặp anh 6 giờ 15 sáng mai. Rồi chúng ta đến bờ biển phía Bắc. Chắcchúng ta phải đóng ở đấy một khoảng thời gian rồi. Quarrel gật đầu, vẻ mặt thoáng chút khó hiểu. - Vâng, thưa Đại tá. Vừa dứt lời, hắn bước nhanh ra cửa. Nửa giờ sau, anh chàng lững thững bước xuống cầu thang. Vẫy một chiếc tắc xi, James chỉ hướng Phủ Thống đốc. Chẳng thèm ký tên vào cuốn sổ đăng ký ở bàn tiếp tân, anh chàng ráng ngồi đợi trong phòng chờ. Kẻ thù vẫn lảng vảng đâu đây. Nó trong tối, anh chàng ngoài sáng. Không được phạm bất cứ một sai lầm nào, dù là nhỏ nhặt. Cố tạo ra vẻ không quan trọng càng ít bị chú ý. Mười lăm phút sau, A.D.C bước ra mời anh chàng vào phòng làm việc của viên Thống đốc ởlầu một. Chà một căn phóng khá rộng, thoáng mát với mùi thuốc là nực nồng. Viên quyền Thống đốc trong bộ vét màu kem, cổ áo to qua khổ, tắt chếc cà vạt lốm đốm đen ngồi chễm chệ trên cái bàn bằng gỗ mun. Thật lạ. Chăng thấy thứ văn kiện giấy tờ chi cả. Chỉ vái tờ tạp chí Daily Gleaen hay Times Weekly nằm ngổn ngang bên cạnh chậu dâm bụt. Ông ta đã luống tuổi. Hơn sáu mươi cũng không chừng. Đôi mắt sáng, xanh thẫm trên gương mặt đỏ gay lộ vẻ nóng nảy. Hai bàn tay để hẳn trên bàn, ông ta chẳng cười mà cũng chẳng thèm đứng dậy: - Xin chào ông ... James Bond. Xin cứ tự nhiên. Bước tới cái ghế gấn bàn của ông ta, anh chàng ngồi xuống, chào lại: - Xin chào ngài. Chả nói thêm một câu, James ngồi yên đấy chờ đợi. Một chiến hữu ở BộThuộc địa đã mách trước cho anh chàng. Cuộc đón tiếp này chẳng có gì thú vị. Thậm chí là vô cùng lãnh đạm. Ông ta sắp về hưu. Vị trí này bất quá là một giai đoạn chuyển tiếp. Bộ cất nhắc ông ta vào chức quyền Thống đốc chỉ nhằm thế chổ cho ngài Hugh Foot trong thời gian ngắn. Số là ngài Hughhoạt động quá thành công, chuyển về Anh với chức vụ cao hơn. Còn ông ta thừa biết chẳng làm gì được như thế nên cứ tà tà. Trườc đây, ông ta đã từng làm Thống đốc ở Rhodesia. Vài tháng nữa, Bộ quyết định cho ông ta nghỉ hưu. Chả thiết gì cả. Ông ta cố kiếm chức giám đốc nào đấy ở London để dưỡng già. Còn những chuyện ở Jamaica, cứ làm thinh cho rảnh nợ. Vụ án của Strangsway là một thí dụ. Bằng mọi giá, ông ta cố lờ đi. Càng bới móc, càng nhọc công mà chẳng xơ múi được gì cả. Viên quyền Thống đốc tằng hắng. Ổng thừa biết James thuộc loại khó nuốt. - Ông cần gặp tôi? Giọng anh chàng điềm tĩnh: - Chỉ là công vụ thôi, thưa ngài. Tôi đến vì vụ án của Strangsway. Hẳnngài nhận được thông tin từ Bộ trưởng. Phải nắn gân lão già an phận này một chút. Dù đến đây đơn độc nhưng ai chống lưng cho anh chàng? Ổng phải hiểu rõ điều này. 007 và Cục Phản gián chả phải là mấy thằng ranh con dễ bắt nạt. - Vâng, tôi có nhận được. Vậy tôi có thể giúp gì cho ông nào? Nếu tôi nhớ không lầm, vụ đó kết thúc rồi kia mà. - Kết thúc thế nào thưa ngài? Giọng ông ta thẳng thừng: - Strangsway rõ ràng trốn theo cô gái. ĐÀO NHIỆM VÌ TÌNH. Tóm tắt lnhư vậy. Vài đồng sự của ông không thể sống thiếu gái. Chà, lão xách mé tới mình, anh chàng thầm nghĩ. - Mê gái, lụy vì tình, luôn gây ra những tai tiếng lăng nhăng. Chả hiểu sao Chính phủ không có một ông James Bond nào không có máu hảo ngọt. Tôi cứ cầu mong Cục gởi đến một tay nào đấy có năng lực hơn. Chức vụ thanh tra địa phương chẳng phải là chuyện đùa. Tôi có khối tư liệu từ phía cảnh sát. Chả thèm đếm xỉa vào những lời móc nghéo của lão, James mỉm cười: - Vâng, xin ngài nhớ những gì ngài phát biểu hôm nay. Tôi sẽ chuyển chúng về Cục. Dĩ nhiên, sếp của tôi đem chuyện này làm việc vời các ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao. Và một khi ngài hết nhiệm kỳ trở về Anh, tôi không dám chắc, thưa ngài là có gặp khó khăn gì không với Cục Phản gián? Chỉ có trời mới biết được. Còn Sở Cảnh sát củaJamaica có hiệu quả không? Chờ xét lại. Lão quyền Thống đốc nhìn James nghi ngờ. Thằng ranh con thế mà gớmthiệt. Phải giữ mồm giữ miệng với hắn mới được. - Ồ, đây chỉ là chuyện tầm phào ngoài lề thôi. Nếu cần trình bày quan điểm, tôi phải tự báo cáo với ngài Bộ trưởng. Trong thời gian ở đây, ông có cần gặp ai trong đám nhân viên của tôi? - Tôi muốn nói chuyện với ông Trưởng ban phụ trách vấn đề thuộc địa. - Tại sao vậy? Xin xỏ điều gì chăng? Cái lão già chết tiệt. Chả làm nên trò trống gì, chỉ giỏi cái nước rộng họng, xách mé. Tỉnh bơ, James nói tiếp: - Có vài sự cố trên đảo Crab Key. Khu bảo tồn chim bị phá hủy. Bộ Thuộcđịa chuyển hồ sơ qua Cục Phản gián. Tôi có nhiệm vụ điều tra chuyện này. Vẻ mặt lão già thư giãn: - Được thôi. Chuyện này không thành vấn đề. Pleydell-Smith, Trưởng banphụ trách thuộc địa sẽ gặp ông ngay lập tức. Còn vụ của Strangsway, chúng ta khép hồ sơ lại nhé? Chả cần phải bới móc ra làm gì. Lão giơ tay lắc cái chuông bên cạnh. Vài phút sau, A.D.C bước vào. - Ông James Bond muốn gặp Trưởng ban phụ trách thuộc địa. A.D.C, phiền anh đưa ông ta đến đấy. Tôi sẽ phôn cho Pleydell-Smith. Lão đứng lên, bước qua bàn làm việc rồi giơ tay chào: - Xin tạm biệt. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau. Đảo Crab Key à? Tôichưa từng đến đó. Nhưng chuyến đi này chắc sẽ thú vị lắm. Bắt tay lão, giọng anh chàng thản nhiên: - Tôi cũng nghĩ thế. Xin chào. Chờ anh chàng bước ra khỏi phòng, lão quyền Thống đốc lẩm bẩm: - Thứ ngựa non háu đá. Trở lại bàn, ngồi xuống, lão nhấc điện thoại lên, nói vài câu lấy lệ với tay Trưởng ban phụ trách thuộc địa. Gác phôn xong, lão lật nhanh tờ Times Weekly, dán mắt vào trang cổ phiếu. Tay Trưởng ban phụ trách vấn đề thuộc địa – Pleydell-Smith trông vẫn còn trẻ. Mái tóc xù xù, đôi mắt nâu sáng làm gương mặt gã hồn nhiên. Chà, một tay nghiện ống píp thứ thiệt. Ngồi nói chuyện với James chừng mươi phút, gã mồi thuốc hai, ba lần. Vừa thấy mặt anh chàng, Pleydell-smith ngồi nhỏm dậy, nhanh nhẩu chạy tới bắt tay. Chỉ cho anh chàng chiếc ghế gần đó, gã đi tới đi lui trong phòng, dùng píp gãi gãi lên màng tang. Giọng gã thân mật: - James Bons à? Cái tên nghe quen quá. Để mình nhớ lại chút xem. Ồ, đúng rồi, cậu điều tra vụ kho tàng trên đảo. Bốn năm năm gì đó. Có một hôm, mình tìm thấy chồng hồ sơ về cậu nằm đâu đó trên bàn. Vụ án tuyệt vời. Thật hân hạnh. Mình không ngờ đấy. Cậu làm mọi thứ ở đây đảo lộn. Nhờ vụ đó, Kingston có chút tiếng tăm. Thiên hạ ngày nay chỉ biết lo nghĩ cho quyền lợi cá nhân, địa vị xã hội, quyền tự quyết. Miệng la to hét lớn đủ thứ mà chẳng làm nên trò trống gì cả. Nội cái điều khiển xe buýt cũng chả xong. Còn vấn đề sắc tộc ấy à, miễn bàn. Vừa nói xong, hắn bước tới bàn làm việc, ngồi xuống đối diện với James, một chân gác lên tay ghế. Với tay lấy hộp thuốc, hắn bắt đầu nhồi cái tẩu: - Xin cậu cứ tự nhiên. Mình có thể giúp gì nào? Mình dám cá, chuyện của cậu lý thú hơn nhiều mấy cái thứ quái quỷ nằm kia – Tay hắn quơ quơ về phía chồng công văn đang chờ giải quyết. James mỉm cười. 5 năm rồi mà hồ sơ của anh chàng vẫn còn năm đâu đó trên bàn? Thật lạ. Xoáy vào chỗ hớ hênh của hắn, mình phải hỏi vài câu cho ra lẽ. Ngồi thẳng người lên, James nghiêm giọng: - Vâng. Tôi đến đây vì vụ của Strangsway. Nhưng trước hết, tôi muốn hỏi một câu. Với chừng ấy thời gian, hồ sơ vụ kho tàng vẫn còn nằm trên bàn? Ai đó yêu cầu ông lục lại hồ sơ? Nếu điều này có chút gì khó nói, ông có thể không cần trả lời. Nghe có vẻ phi lý thôi. Thật chẳng có gì quan trọng. Pleydell-Smith nheo một mắt nhìn anh chàng: - Mình biết do bản chất nghế nghiệp, đôi khi cậu quá dè dặt. Rồi hắn ta ngó lên trần: - Để nhớ lại xem. Vâng, có một hôm, mình tìm thấy nó trên bàn cô thư ký vừa mới tuyển. Cô ta đang sắp xếp lại tất cả hồ sơ. Thật là bề bộn. Rồi trong cái đống hỗn độn ấy, tình cờ mình gặp nó. - Thế ư? Thật ngại quá. Chả hiểu sao, khi tôi vừa đặt chân đến đây, có nhiều kẻ muốn tiếp cận làm quen. Trở lại vấn đề chính, tôi muốn rõ vài điều. Ông biết gì về hòn đảo Crab Key? Gã người Hoa tự xưng là bác sĩ No, chủ nhân hòn đảo ấy? Vụ khai thác phân chim? Tất cả những chi tiết dù nhỏ nhặt nhất đều có giá trị. Đột nhiên hắn cười nho nhỏ. Lấy cái tẩu ra khỏi miệng hắn vừa nói vừa nhồi nhồi mớ thuốc đang cháy dở với que diêm. - Cậu đặt những câu hỏi hơi khó trả lời. Đó là cả một bộ phim nhiều tập ấy. Lúc đó mình còn làm ở Toà lãnh sự trước khi về Bộ Thuộc địa. Công việc đầu tiên của mình là ở Peru. Mình có nhiều mối quan hệ với đámngười quản lý vụ làm ăn này: Companía Administrandoradel Guano. Những con người tốt bụng. Chờ ống tẩu cháy đỏ, hắn quăng cái hộp quẹt lên bàn. - Phần còn lại của câu chuyện, phải dựa vào tập hồ sơ. Hắn lắc cái chuông đặt bên cạnh. Vài phút sau, cánh của phía sau James mở ra. - Cô Tano, mang cho tôi hồ sơ liên quan đến vụ mua bán của đảo Crab Key. Thêm hồ sơ về tay giám sát bị chết hôm trước Noen. Nếu tìm khôngra, cứ hỏi cô Longfellow. Cô thư ký dạ một tiếng nho nhỏ rồi khép cửa lại. Xoay xoay người trên ghế, Pleydell-Smith bắt đầu kể: - Mình có vài lời xơ lược về vụ phân chim. Thường người ta khai thác nguồn chất thải của hai giống chim: con Booby và Guany. Trên Crab Key, chỉ thấy loài Guany. Hình dáng chúng tương tự giống chim cốc xanh, cậu có thể thấy ở Anh. Chà, cái lũ Guany rất háu ăn. Chúng là cái máy nghiềncá thành phân chim. Cậu biết một lần nó ăn bao nhiêu con cá không? Tình cờ, người ta mổ bụng một con Guany, tìm thấy hơn 70 con cá trồng. Lấy ống píp ra, hắn quơ quơ về phía anh chàng cố tạo chút ấn tượng. - Một năm cả dân Peru chỉ dùng có bốn ngàn tấn cá. Còn đám Guany ở đó xơi cả thảy năm trăm ngàn tấn. Bĩu môi, anh chàng làm ra vẻ ngạc nhiên: - Thật ư? - Vâng. Mỗi ngày, một con trong số hàng trăm ngàn con Guany ăn hết nửa ký cá rồi thải ra hơn nửa trăm gram phân. Ngày này qua ngày kia, chúng tạo thành hòn đảo phân chim. James cắt lời: Tại sao chúng không thải phân xuống biển? - Cũng chả hiểu. Có lẽ do bản năng. Chúng cứ thải phân trên đảo từ thuở Chúa sáng tạo ra muôn loài. Hàng triệu triệu tấn phân trên vùng Pescadores và nhiều đảo khác. Mãi đến năm 1850, người ta mới biết chúng là nguồn phân bón tự nhiên giàu chất ni trát và phốt phát nhất trên thế giới. Thế là thiên hạ xúm nhau lên tàu đến các hòn đảo phân chim khai thác chúng. Thời kỳ ấy được gọi là Saturnalia ở Peru. Nó kéo dài hơn hai mươi năm. Ở Klondyke cũng thế. Thiên hạ giành giựt, chém giết nhau trên đống phân, cướp bóc các chiếc tàu, bắn nhau loạn xạ, bán những tấm bản đồ giả về các hòn đảo phân chim. Bổng chốc có khối thằng giàu to. - Người ta quan tâm đến đảo Crab Key từ khi nào? Anh chàng muốn đi thẳng vào vấn đề. Cái tay này cứ cà kê dê ngỗng mãi mấy thứ phân chim. - Đó là đảo phân chim duy nhất ở phía Bắc. Nó cũng từng được khai thác. Chả biết từ lúc nào, khoáng chất trong nước ở vùng biển này thua dòng chảy Humboldt nên thịt loại cá trồng cũng không bổ dưỡng cho lắm. Vì thế nguồn phân ở đây có chất lượng kém hơn. Người ta khai thác chúng cũng khi trồi khi sụt. Mãi cho đến khi ngành kinh doanh này bùng nổ, nhất là khi bọn người Đức phát minh ra phân hoá học, người ta đổ xô nhau tới Crab Key và các hòn đảo có nguồn phân chim chất lượng kém. Vào lúc này, Peru vào cuộc. Họ quốc hữu hoá ngành khai thác phân chim và bảo vệ giống Guany. Rồi sản lượng bắt đầu tăng lên trở lại. Sau một thời gian dùng thử phân hoá học, người ta thấy chúng làm cho đất bị thoái hoá, không thể nào so sánh với đám phân chim. Thê là giá cả của chất thải từ Guany tăng lên không ngừng. RiêngPeru thực hiện chính sách bảo hộ nền nông nghiệp của họ với đống phân chim trong nước. Nguồn cung cấp đột nhiên khan hiếm. Thế là thiên hạ tranh giành Crab Key. - Thế à? Vừa nói đến đây, Pleydell-Smith dừng lại một chút.Tay lần kiếm cái hộp quẹt, hắn mồi cái tẩu lần nữa. - Ngay khi chiến tranh vừa nổ ra, tay người Hoa láu cá, lưu manh ấy liền nghĩ ra cách làm giàu từ việc khai thác phân chim ở đảo Crab Key. Giá cả thị trường lúc ấy vào khoảng 50 đô một tấn tại Atlantic. Gã đề nghị mua Crab Key với giá mười ngàn bảng. Rồi gã vận chuyển công nhân đến đâylàm việc ngày đêm. Chà, gã kiếm cũng được bộn bạc. Mỗi tháng một chuyến tàu từ châu Âu hay Antwerp đến chở chúng đi. Sau đó, để giảm giá thành sản xuất, gã dùng thêm máy gạn, máy nghiền. Còn đám công nhân ấy à, gã bóc lột tối đa. Những năm gần đây, giá thị trường chỉ còn 38 hay 40 đô gì đấy một tấn ở Antweep. Dĩ nhiên, gã hạ tiền thuê nhân công xuống. Rồi Crab Key trở thành nơi lao động khổ sai. Gã cấm không cho ai rời khỏi đảo. Rồi người ta bắt đầu đồn đãi nhau mấy câu chuyện liên quan đến cách cai trị hà khắc của gã. Dĩ nhiên, Crab Key thuộc sở hữu tư nhân. Chả ai dư hơi xía vào chuyện nội bộ của nó. Anh chàng thấy có điểm cần làm rõ: - Thật sự Crab Key đem lại tiền cho tên No? - Guany là giống chim có giá trị nhất trên thế giới. Sau khi trừ hết chi phí, một cặp chim mang đến cho chủ nó hai đô la một năm. Mỗi con chim mái đẻ trung bình ba trứng, một cặp chim đáng giá 15 đô. Nhân con số này cho một trăm ngàn chim trên Crab Key, số tiền lên đến một triệu rưỡi đô. Con số không nhỏ phải không nào? Chưa kể gã dùng máy móc để tăng năng suất. Cậu thấy không, một miếng đất nhỏ xíu với chừng ấy tài sản. Chừng nhớ ra chuyện gì, hắn lắc cái chuông nhỏ. - Sao chồng hồ sơ nảy giờ không thấy tới? Rồi cậu sẽ tìm thấy những chi tiết thú vị trong đó. Cánh cửa phòng mở ra phía sau James. Giọng Pleydell-Smith càu nhàu: - Mấy tập hồ sơ đâu, cô Tano? - Xin lỗi sếp. Tôi không tìm ra chúng. - Cô nói giỡn à? Không tìm ra chúng? Lần cuối cùng ai mượn chúng? - Thưa, ngài Strangsway. - Không phải thế. Tôi nhìn thấy ông ta mang chúng trở lại đây. Chuyện gì xảy ra thế? Ả cố giữ giọng bình tĩnh: - Tôi không biết, thưa sếp. Chỉ có cái bìa, còn tài liệu bên trong không có. Quay người lại, anh chàng nhìn vào ả thư ký. Mỉm cười, anh chàng xoay lưng lại. Chuyện đã rõ mười mươi. Mấy chồng hồ sơ đang ở đâu? Tại sao hồ sơ của 007 cách đây 5 năm lại năm lăn lóc trên bàn của ả? James dư sức biết điều này. Hèn gì, mới vừa đặt chân xuống sân bay, con ả trơ trẽn Annabel xáp tới làm quen. Tai mắt của kẻ thù có mặt ngay trong cái phủ Thống đốc. Nó tiết lộ thông tin ra ngoài. Giống như tên No xảo quyệt, conả mặt dày Annabel Chung, ả thư ký Tano với dáng vẻ nhu mì, Bẽn lẽn, đôi mắt đằng sau cặp kính cận là một ả người Hoa. Trùng hợp ư? Không hề! Chương 6 NGÓN TAY TRÊN CÒ SÚNG Một lát sau, Pleydell-Smith mời anh chàng dùng bữa ở Câu lạcbộ của Nữ hoàng. Ngồi tại bàn trong góc căn phòng bằng gổ cẩm kiêu kỳ, ngay bên dưới bốn cái quạt quay vù vù, họ vừa ăn vừa tán gẩu về Jamaica. Lúc cà phê mang lên, Pleydell-Smith bắt đầu tâm sự. Ngoài dáng vẻ trù phú, thơ mộng yên bình của hòn đảo này là những bí mật khó ai hiểu hết được. Hắn quơ quơ cái tẩu: - Thế đấy. Người Jamaica là một chủng tộc khá lười biếng. Tâmhồn họ đơn thuần, hệt như đứa trẻ con. Sống ngay trên hòn đảo giàu có như thế này, nhưng họ không biết cách kiếm ra tiền. Một phần do làm biếng, một phần do ngu dốt. Cách đây hai trăm năm, người Anh đến đây và chiếm nó thật dễ dàng. Nhưng họ không lưu lại đây. Đến rồi đi. Dường như họ chỉ muốn chiếm thêm lãnh thổ, chẳng màng khai thác chút tài nguyên nào. Cùng với người Anh, đám người Bồ Đào Nha gốc Do Thái đến đây lập nghiệp. Nhưng bọn này quá chú trọng đẳng cấp xã hội. Những kẻ hợm hĩnh, tạm gọi là như thế. Họ dùng tiền của xây dựng nhà cửa lâu đài, truyền bá âmnhạc, đặt tên các điểm du lịch. Tên họ nhan nhản trên tờ Glesner như cậu thấy đó. Họ lao vào xản xuất rượu rum, thuốc lá và làm đại diện cho các công ty của Anh quốc: xe hơi, bảo hiểm ... Sau đó, là đám người Syrie đặt chân đến đây. Bọn này rất giàu có nhưng làm ăn dở ẹt. Chúng kinh doanh các kho bãi, nhà trọ. Chả có máu làmăn bẩm sinh, chúng thường xuyên thua lỗ. Trữ hàng nhiều quá, đôi khi kẹt tiền mặt, chúng phải bán đổ, bán tháo. Kế tiếp là bọn người Ấn Độ với nghề bán trang sức. Họ cũng là đám cò con, kiếm ăn ngày ba bữa. Không dư được bao nhiêu. Cuối cùng là bọn tha phương cầu thực người Hoa. Cậu chớ có xemthường bọn này. Với bản tính gan lì, kín đáo, chắc mót, ngay lập tức, bọn chúng trở thành chủng tộc có nhiều tài sản ở Jamaica. Chúng kinh doanh trong ngành ăn uống: mở các lò bánh, nhà hàng, quán ăn và cả nghề giặt giũ. Chúng thường sống cô lập trong cộng đồng. Dần dần về sau, dùng thuốc tráng dương nhiều quá, nhu cầu sinh lý không giãi quyết được, chúng lấy luôn mấy ẻm da đen sinh ra hàng đống tạp chủng. Cậu có thể thấy nhan nhản bọn này ở Kingston. Bọn này đúng là đám càn quấy nhất ở Jamaica. Chuyệngì chúng cũng chẳng từ: cướp bóc, tống tiền, giết người... Thành tích của chúng càng lúc càng chồng chất trong hồ sơ của Sở Cảnh sát. James ngắt lời: - Cô thư ký của ông có thuộc trong đám tạp chủng này? - Đúng đấy. Một cô gái sáng dạ, làm việc rất hiệu quả. Chúng mình tuyển được cách đây sáu tháng. Cô ta là ứng cử viên sáng giá nhất trong đợt ấy. - Có lẽ là thế. Lanh lợi, nhanh trí. Còn tổ chức của bọn chúng, ai là tên cầm đầu trong đám tạp chủng này? - Cũng không rõ lắm. Có ai đó cầm đầu nhưng không hề lộ diện. Đấy là một cộng đồng khép kín nhưng làm ăn rất hiệu quả. Thật ra, hồ sơ cũng không cung cấp được chi tiết nào cụ thể. Cậu không thể tìm gì nhiều ở đấy. Còn tên No, có phải bác sĩ hay không chưa rõ. Nhưng hắn đúng là miệng lưỡi như đám con buôn. Ngọt xớt, xởi lởi, hoạt bát lắm. Chỉ cái chuyện rắc rối với đám Audubon, cậu cũng có chút khái niệm về hắn. Còn Crab Key như thế nào? Theo hồ sơ, đó chỉ là một hoang đảovới những đầm lầy mọc đầy những cây đước và mấy đống phân chim khổng lồ. Nếu cần biết thêm chi tiết, cậu có thể tham khảo ở Viện Nghiên cứu của Jamaica. Mình có quen một tay ở đấy. Chở cậu tới đó xong, mình sẽ giới thiệu cậu với hắn. Chịu không? Một tiếng sau, James ngồi gọn lỏn trên chiếc ghế trong văn phòng mờ tối với cái bản đồ địa hình của Crab Key sản xuất từ năm 1910 trải ra trước mặt. Dùng mấy tờ giấy can Viện cho mượn, anh chàng phác thảo sơ bộ những điểm chính yếu. Tổng diện tích của hòn đảo vào khoảng năm mươi dặm vuông. Ba phần tư về phía Đông là đầm lầy và những hồ nước không sâu lắm. Một con sông bắt nguồn từ đây chảy nửa đường dọc theo bờ Nam đổ vào một vịnh cát nhỏ. Anh chàng thầm đoán: Có lẽ đám Audubon chọn nơi này để xây dựng khu bảo tồn. Vế phía Tây, có một ngọn đồi nhô cao khoảng trăm rưỡi thước rồi đột ngột biến thành dốc thẳng ra biển. Từ ngọn đồi này có một đường chấmchấm dẫn đến một cái hộp mang dòng chử Khu Khai Thác Phân Chim, hoạtđộng cho tới năm 1880, Chả có bóng dáng một ngôi nhà, con đường hay lối mòn nào. Từ xa nhìn vào, hòn đảo giống như một con chuột nước đang lội, Phần xương sống nhô cao, đầu hướng về phía Đông, cách điểm cực bắc Galina của Jamaica khoảng 30 dặm và 60 dặm về phía Nam của Cuba. Anh chàng khá thất vọng. Đây chỉ là một bản đồ địa hình sơ sài. Nhìn chung Crab Key nằm trong vũng nước cạn, ngoại trừ phía bờ Tây sâu khoảng trăm rưỡi thước kéo dài đến vũng sâu của Cuba. Cuộn nó lại, anh chàng trao lại tay quản thủ thư viện. Lúc ấy vẫn chưa tới bốn giờ. Chà, trời hôm nay sao oi quá. Mồ hôi thấm ướt cả người. Uể oải, James bước ra khỏi thư Viện, vẫy chiếc tắc xi trở về khách sạn. Công việc chừng như tạm ổn. Có điều thật quái lạ. Không một chút thông tin nào về tên No. Tất cả đều kín như bưng. Nếu thế chỉ còn một lý do duy nhất: Nó quét sạch mọi thứ trước khi anh chàng đến đây. Kệ xác nó. Thêm một thời gian nữa, mọi việc rồi cũng phơi bày. Chạy trời cũng không khỏi nắng. Dứt khoát là thế. Còn chiều nay ấy à? Về khách sạn nghĩ dưỡng sức chuẩn bị cho chuyến đi sáng mai. Ghé lại bàn tiếp tân, anh chàng cố tìm xem lời nhắn của Quarrel. - Thưa ông – Cô tiếp tân dễ thương đáp lại. Chừng nhớ ra điều gì, cô nàng nói tiếp: - Chỉ có giỏ trái cây từ bên phủ Thống đốc gởi đến. Sau giờ trưa một chút. họ mang luôn tới phòng cho ngài. - Người mang đến là ai? - Một người da màu. Hắn bảo từ văn phòng của A.D.C - Xin cám ơn cô em. Nhận chìa khoá, anh chàng đi cầu thang lên thẳng tầng một. Thật nực cười. Mới đây đã có quà. A.D.C trước giờ làm gì có thói quen này? Chúng định gài bẫy mình chăng? Tay thủ sản khẩu súng bên trong áo khoác, anh chàng bước nhè nhẹ đến cửa phòng. Vặn chiếc chìa khoá, anh chàng đá cánh cửa mở ra. Căn phòng vẫn trống trơn. Không có gì thay đổi ngoài giỏ trái cây năm trên bàn trang điểm. Khoá cửa lại, anh chàng bước tới. Chà một giỏ trái cây to, trang hoàng khá đẹp với nào quýt, nho, chuối hồng, mãng cầu xiêm, vú sữa, cùng một cặp quả xuân đào. Phía trên cột vào hàng nơ là một phong thư trắng. Lấy nó ra, anh chàng giơ dưới ánh đèn. Bên trong là một lá thư với dòng chữ: LỜI CHÚC MỪNG CỦA NGÀTHỐNG ĐỐC. Anh chàng khịt mũi. Thằng nào ngu quá! Lão quyền Thống đốc và James như nước với lửa. Làm gì có chuyện chúc mừng. Nhìn sang mớ trái cây, James nghiêng người xuống, áp tai vào cố lắng nghe. Không một tiếng động. Nắm lấy quai giỏ, anh chàng đổ nó xuống sàn. Từng quả, từng quả một lăn khắp tấm thảm dừa. Cũng không có gì. Chẳng lẽ mình đa nghi? Nhặt một quả xuân đào lên, anh chàng thầm nghĩ: Gặp một tay háu ăn, chắc hắn sẽ chọn quả này. Bước vào phòng tắm, anh chàng bỏ nó vô lavabo. Trở ra phòng ngủ, James quan sát kỹ ổ khoá của tủ quần áo. Không thấy điều khả nghi, anh chàng mở khoá. Nhấc chiếc vali ra, anh chàng cúi người dò xét lớp bột tan đã rắc sẵn từ buổi sáng quanh hai ổ khoá. Có vết vấy bẩn lan ra chung quanh. Ngay lỗ khoá có vài đường trầy xước. Thế thì rõ rồi. Lợi dụng lúc anh chàng vắng mặt, bọn chúng lẻn vào đây tìm kiếm. Bất quá chỉ lả mấy tên gà mờ để lại dấu vết tùm lum. Thua xa cái đám tội phạm trước đây 007 từng tiễn về bên kia thế giới. Mở vali ra, anh chàng dựng nó lên. Ngay bốn dầu đinh đồng bình thường đính vào đường viền trên góc phải của nắp, anh chàng dùng ngón tay nạy nó lên. Giữ nó trong tay, anh chàng kéo ra một sợi dây thép dài cả thước rồi để xuống sàn. Sợi dây này luồn xuyên qua các vòng thép nhỏ bên trong nắp vả giũ cho vali luôn đóng lại. Tất cả vẫn còn nguyên. Tên đột nhập làm quái gì mà biết mở cái vali. Mở cái túi đồ nghề, anh chàng lấy ra một cái kính lúp đồ nghề của bọn thợ bạc rồi trở vào phòng tắm. Bật cái đèn ngay tấm gương dùng để cạo râu, xoay quả xuân đào vào bên dưới cái kính, James quan sát thật kỹ. A, đây rồi. Ngay trên vết nứt của cái quả mọng nước, ngon lành kia lộ ra một lổ kim. Mép của nó có vết nâu nhạt. Thật tinh vi. Nếu khôngdùng kính lúp, có trời mới phát hiện được. Bỏ nó xuống lavabo, anh chàng nhìn thẳng vào trong gương. Miệng nhép một nụ cười thật dễ ghét. Chà, thế là lũ chúng nó nấp trong bóng tối đã tuyên chiến. Vâng, tao chỉ chờ có thế. Trước sau gì chúng mày cũng phải ra mặt. Một dòng máu nóng từ bên dưới chạy ngược lên trên theo sống lưng của anh chàng. Dâng mãi ... dâng mãi ... Mặt James đỏ rần. Trực giác và kinh nghiệm của 007 quả chẳng sai. Vụ án Strangsway và Truebloody đã có cơ sở. Họ cùng bị giết. Còn đống hồ sơ hoá thành tro bụi. Có lẽ họ quá vội vàng lần theo dấu vết. Và giờ đây khi anh chàng vào cuộc, ả Tano chó chết ngay lập tức thông báo cho tên giấu mặt. Con ả trơ trẽn Annabel cùng với thằng tài xế tắc xi hôm nọ bám sát theo sau anh chàng. Bọn chúng đã tìmra được khách sạn Blue Hills. Và bắt đầu KHAI HỎA. Đến nước này, chẳng thể nào dừng lại được nữa. Chúng sẽ tiếp tục nã những đòn chí mạng vào anh chàng. Nhưng thằng cầm đầu là ai? Ngón tay thằng chó nào đang bóp cò? Manh mối giờ chỉ là con số không to tướng. Nhưng anh chàng vẫn dám quả quyết, đằng sau khẩu súng ấy không ai khác hơn là thằng chó No. Bãi chiến trường của cuộc chiến không khoan nhượng ấy dứt khoát phải diễn ra trên hòn đảo Crab Key! Trở ra phòng ngủ, anh chàng nhặt từng quả một rồi mang chúng vào nhà tắm xem xét. Y như dự đoán, quả nào cũng đều bị tẫm độc. Luôn có lỗ kim nhỏ, mép nâu nhạt xuất hiện không ở cuống thì ở vết nứt. Chà, đầu độc kiểu này dư sức giết cả tiểu đội. Một mình 007 mà ăn thua gì. Rung cái chuông gọi tên hầu phòng, anh chàng nhờ hắn kiếm giùmcái thùng cạt tông, mấy tờ giấy và vài cọng dây. Bỏ đống trái cây vào thùng, anh chàng cột lại cẩn thận. Sau đó , nhấc cái phôn lên, James gọi đến phủ Thống đốc, yêu cầu gặp Pleydell-Smith. - Vâng, có phải là Pleydell-Smith? Tôi là James Bond. Xin lỗi đlàm phiền ông. Nhưng tôi có việc rất quan trọng. Ở Jamaica có phòng xét nghiệm nào không? Thế thì quá tốt. Tôi có chút việc cần nhờ. Khi tôi chuyểncái thùng đến ông, nhớ mang nó đến tay xét nghiệm viên. Đích thân ông đấy nhé. Đừng giao cho ai khác. Vâng, tôi sẽ giãi thích sau. Khi nhận được kết quả xét nghiệm, nhớ đánh điện báo cho tôi theo địa chỉ ở Beau Desert, cảng của Morgan. Tôi sẽ ở đấy trong vài tuần tới. Vâng, có chút không tiệnnói qua điện thoại. Lần sau gặp, tôi sẽ giãi thích rõ hơn. Nhờ ông báo với tay ấy làm xét nghiệm cẩn thận. Đừng nhìn sơ một chút là bảo không có gì. Nhận được kết quả, ông sẽ hiểu hết mọi chuyện này. Cám ơn rất nhiều. Thật là may mắn, sáng nay được gặp ông. Xin chào. Đề tên lên cái thùng, anh chàng bưng nó xuống đường. Vẫy một chiếc tắc xi, James trả tiền nhờ gã tài xế chuyển hộ đến phủ Thống đốc. Lúc ấy đã 6 giờ chiều. Trở lên phòng, anh chàng tắm nhanh, thay đồ rồi gọi chút rượu. Vừa định bước ra lan can thì Quareel gọi điện. - Mọi việc đều ổn cả, thưa Đại tá. - Thế ư? Tuyệt lắm. Còn căn nhà thì sao? - Thu xếp xong rồi, thưa ngài. Rất tốt. Chà, Quarrel thật được việc. Tất cả đâu vào đấy. Khoan khoái, anhchàng bước ra lan can. Ánh nắng chiều như còn chút luyến lưu, chợt le lói vài tia nhợt nhạt. Ngoài kia, bóng tím thẫm phủ gần hết thị trấn và bến cảng. Xa xa trên bầu trời, tiếng gầm rú của chiếc Super Constelltion càng lúc càng lớn dần. Cũng chính nó, mới chiều hôm qua mang anh chàng đến đây. Ôi, hai mươi bốn giờ qua thật là dài. Mọi việc dường như đã thay đổi kể từ khi anh chàng bước ra khỏi máy bay. Mình có nên kể cho ông Mnghe chuyện này? Hay viết báo cáo về cho Chính phủ? Với Chính phủ thì khôngthể rồi. Mình sẽ nói điều này với ông M? Tên No gởi cho mình giỏ trái câytẩm độc à? Có bằng chứng không? Điều gì bảo tên No gởi đến? James không có một dấu vết xác thực. Tất cả chỉ là trực giác và suy luận. Làm ăn thế này, ông M cười vào mũi mình. Rồi ông ta nhăn cái mặt lên, tay bấm vào máy bộ đàm liên lạc với tay Chánh Văn Phòng: - Này Bill. 007 lụt nghề rồi. Hắn quả quyết có gã nào đó dùng mấyquả chuối tẫm độc định thủ tiêu hắn ta. Nghe sao giống mấy bộ phimTàu. Có lẽ nằm trong bệnh viện quá lâu ngày, hắn hoá rồ mất rồi. Tốt nhất, anh nên gọi hắn về đi. Nghĩ đến đây, bất giác anh chàng cười thầm. Lúc này vẫn chưa thích hợp. Còn quá sớm. Đứng lên, anh chàng gọi thêm ly rượu. Vâng, phải chờ đợi thời cơ. Kẻ thù vẫn chưa xuất hiện dù nó đã bắt đầu khai hoả. Bao nămlăn lộn trong lòng địch, 007 chưa một lần thất bại. Giờ đây cũng thế. Không có ngoại lệ. Uống nốt ly rượu thứ hai, anh chàng bước xuống nhà ăn dùng bữa tối. Căn phòng khá văng lặng. Vừa ăn, anh chàng vừa đọc quyển: Cẩm NangVề West Indies. Mãi một lúc sau, James cảm thấy buồn ngủ. 9 giờ mấy rồi còn gì. Mệt mỏi, anh chàng trở về phòng, chuẩn bị hành lý cho buổi sáng mai. Sắp xếp xong, James phôn cho cô tiếp tân nhờ đánh thức vào lúc 5 giờ 30. Gài cửa nẻo lại thật cẩn thận, anh chàng leo lên giường, nămnghiêng về bên trái, tay phải chạm vào báng khẩu Walther PPK nhét dưới gối. Dù ban đêm, trời thật oi ả, không một ngon gió. Đành chịu thôi. Không thể mở cửa toang hoác. kẻ thù luôn giấu mặt và vô cùng xảo quyệt. Nó nấp trong bóng tối rình mò từnh sơ hở một. Rồi anh chàng nhớ lại lời Pleydell Smith ban sáng: Bọn tạp chủng chuyện gì mà chẳng dám làm. Chỉ năm phút sau, anh chàng đánh liền một giấc không mộng mị. Mãi đến ba giờ sáng, anh chàng tỉnh giấc. Căn phòng thật im lặng. Không một tiếng động. Từ phía xa xa, tiếng chó sủa vang vong lại. Rồi tiếp đó là cả bầy chó hùa nhau inh ỏi. Chừng mươi phút sau, tiếng sủa dứt hẳn. Cả không gian im phăng phắc. Ánh trăng xuyên qua khe cửa sổ chiếu những dãi trắng đen vào căn phòng. James có cảm tưởng mình bị nhốt trong chiếc lồng. Thật ngột ngạt khó thở. Anh chàng chợt băn khoăn. Hình như có cái gì đánh thức mình dậy. Vừa định bước khỏi giường, anh chàng cảm thấy có gì lạ lạ đang ngọ nguậy ngay mắt cá phải. Rồi bây giờ, nó bò lên ống quyển. Kỳ vậy ta. Cảm giác thật nhột. À, bàn chân của một loại côn trùng. Chà cái con này khá dài. Ít nhất cũng gần hai tấc. Quái, giường của khách sạn bốn năm sao gì mà có côn trùng. Chả lẽ nó bay tứ ngoài vào hay tên nào đó cắc cớ bỏ vào đây tính hù dọa mình? Rồi cái vật lạ đang bò dần dần. Giờ anh chàng biết nó là gì rồi. Một con rết của miền nhiệt đới. Nhớ lại hối chiều trong Viện Nghiên cứu Jamaica, anh chàng từng trông qua hình dáng của nó. Người ta chứa chúng trong những hũ ngâm phoọc môn. Thân chúng dẹp, màu nâu nhạt, dài gần hai tấc cũng vào cỡ con này. Dọc theo cái đầu u lên là những cái càng chứa nọc độc. Thứ nọc độc dư sức giết người nếu nó cắn phải động mạch. Nó đang bò tới đầu gối. Cứ thế nó tiến dần lên bắp đùi. Anh chàng tự nhủ: Dù chuyện gì có xảy ra, không được run sợ, không được cuống quýt lên. Phải bình tĩnh đối phó. Chà, chẳng lẽ nó muốn bò vào hạ bộ. Hai hàm răng anh chàng nghiến chặt lại. Lạy Chúa, nó định cắn một phát vào đấy? Hay tính chun qua hậu môn? Gai ốc đang nổi khắp người anh chàng. Ồ, may quá. Nó tiếp tục bò lên bụng. Mấy cái chân của nó bám chặt vào da anh chàng. Từng chút tứng chút một, nó tiến về phía quả tim. Chúa ơi, nó mà nổi khùng lên cắn một cái, chỉ có nước đem đi chôn thôi. Sự đời thật khó lường. Một 007 oai hùng như thế, quả cảm như thế giờ thất thủ trước con rết cỏn con. Kẻ thù thật xảo quyệt, đê tiện. Không còn nghi ngờ gì nữa, tên mang giỏ trái cây bỏ nó vào đống mùng mền ban chiều. Nó không dừng lại, bò tiếp lên ngay xương đòn của James. Ủa, hình như nó dừng lại. Nó định làm gì? Cái đầu búa của nó ngọ nguậy qua lại. Có khoảng trống nào giữa da mình và tấm mền không? Dùng góc mền túm lấy nó? Ồ không. Không thể được. Nó đang nằm ngay động mạch cổ. Có lẽ nó ngạc nhiên khi thấy phần động mạch phình ra, tóp vào. Chừng như nó bị ngộp, muốn chun ra tìm chút không khí. Rồi nó bò tiếp qua cổ, vào phần râu lởm chởm ngay cằm. Ôi lạy Chúa. Mấy bàn chân của nó di chuyển về phía góc miệng. Cảm giác nhột nhột. Ngửi cái mùi của nó, anh chàng muốn ói. Nhúc nhích, nhúc nhích, nó leo qua cánh mũi ... Anh chàng nhắm hai mắt lại. Sức nặng của con rết đang đè lên mí mắt phải. Mình có thể giũ nó ra lúc này được không? Chả ăn thua. Hàng trămchân bám chặt vào da, làm sao rứt ra được? Ậy, nó tiếp tục bò lên trán rồi dừng lại ngay đường chân tóc. Nó tính làm gì? Ồ, nó bắt đầu liếm tứng giọt mồ hôi của anh chàng tươm ra ở trán. Ôi lạy Chúa. Hình như nó khoái chí lắm. Nó đứng đó vài phút. Khôngthể làm gì khác hơn, anh chàng đành phải chờ đợi. Chẳng bao lâu sau, nó bắt đầu cựa quậy tiến vào mớ tóc bồng bềnh của anh chàng. Chẳng lẽ nó tính ngủ ở đấy? Thật vô vọng, phải chờ nó bò xuống cái gối. Một giây ... hai giây ... ba giây ... Từng cái chân nhỏ di chuyển dần xuống lớp vải mềm mại của chiếc gối. Chừng như có tiếng sột soạt nhè nhẹ. Khi những bản chân cuối cùng của con rết rời khỏi người, anh chàng vùng dậy nhanh, nhào ra giữa phòng. Bật đèn lên, anh chàng bước tới giường. Chà, nó đang bò về một phía của chiếc gối. Bình tĩnh, James túmlấy gối rồi quăng xuống giữa phòng. Quá bất ngờ, con rết lăn lăn lộn lộn trên miếng thảm dừa. Nó định bò trốn đi. Chẳng chút chần chừ, anh chàng lượm ngay chiếc giày nằm cạnh chân giường. Đập một cái, thân thể dài hai tấc của con rết độc nát như tương. Máu mủ phọt ra tanh ói. Bỏ chiếc giày xuống, anh chàng chạy ngay vào nhà tắm. Phải tắm cho thật sạch. Nhớt dãi của nó nhả ra khắp người anh chàng quá ghê tỡm. Đúng là xúi quẩy. Chương 7 NỬA ĐÊM VƯỢT BIỂN James vờn vờn trước đầu chiếc xe buýt mang dòng chử Brown Bomber trên kính chắn gió. Tức giận, tên tài xế bấm còi inh ỏi, rồ ra thật lớn, vượt qua chiếc xe của anh chàng rồi xuôi theo các ngọn đồi hướng về phía Kingston. - Này, Quarrel. Anh có biết gì về loài rết không? Liếc anh chàng một cái, hắn có vẻ trầm ngâm. Ánh sáng cho thấy James vẫn bình thường. Không có gì khác lạ. - Thưa Đại tá, con rết hả? Ở Jamaica, có nhiều loài rết rất khủngkhiếp. Dài gần hai tấc. Nọc độc của chúng có thể giết chết người. Chúng thường sống trong các ngôi nhà cổ. Chúng khoái những nơi có gổ mục và ẩm mốc. Chúng thường kiếm ăn vào ban đêm. Có việc gì thế thưa ngài? Ngài từng gặp một con? Anh chàng ngập ngừng trước câu hỏi ấy. Vụ giỏ trái cây tẫm độc, Quarrel vẫn chưa biết. Có lẽ không nên làm hắn hoảng sợ. Vâng, không phải cũng có thể bình tĩnh để một con rết bò qua người. Mới vừa thấy bóng dáng chúng, nhiều tay giang hồ bặm trợn đã lăn chết giấc. - Có khi nào nó xuất hiện trong những ngôi nhà mới xây? Trong giày dép, mùng mền chiếu gối? Giọng Quarrel quả quyết: - Không thưa ngài, Trừ khi có ai đó bỏ chúng vào đấy. Chúng thường sống trong những cái lỗ, vết nứt nẻ. Đó là những con vật dơ bẩn. Ngài có thể tìm thấy chúng trong bụi rậm, dưới tảng đá. Chả bao giờ chúng bò ra những nơi sạch sẽ. Thế đã rõ mười mươi rồi. Không còn chút nghi ngờ gì nữa. Anh chàng lái câu chuyện sang hướng khác. - Vâng, tôi hiểu rồi. Mà này, chuyện của hai gã kia với chiếc Sunbeam thế nào? - Ổn cả, thưa ngài. Chừng như họ khoái công việc này lắm. Dáng vẻ bề ngoài của họ khá giống tôi và ngài. Bổng hắn cười khúc khích. Rồi nhìn anh chàng, giọng của hắn hơi ngần ngại: - Thưa ngài, tôi e rằng họ không phải là những người tốt. Nhưng đành chịu vậy thôi, chỉ có thể kiếm những người trong khả năng của tôi. Tên giống tôi là một tên ăn xin. Còn gã da trắng thay chổ của ngài là một tên bất hảo ở chổ Betsy. - Betsy à? Ả là ai thế? - Ả quản lý một cái nhà thổ trong thị trấn. Tên này giữ sổ sách cho ả. Vừa nghe xong, James phát cười thật to: - Không thành vấn đề. Miễn là hắn biết lái xe. Hy vọng họ đếnMontego bình an. Dường như hắn không hiểu ý của anh chàng: - Ngài e ngại điều gì? Nếu bọn chúng ăn cắp xe, tôi sẽ báo cảnh sát. Rồi họ đang vượt qua phần sống trâu gồ ghề của ngọn đồi Stonny. Ngay chổ này, con đường Junction đánh một vòng chử S về phía bờ Bắc. Gạt cần số, James cho chiếc Austin A-30 chạy dọc theo bờ biển. Mặt trời giờ đã lên ngang đỉnh ngọn núi Blue rồi hắt chùm sáng vàng rực xuống thung lũng bên dưới. Trên con đường vắng vẻ thấp thoáng một vài bóng người. Thỉnh thoảng, anh chàng bắt gặp một vài người nông dân, tay phải cầm cài liềm, miệng nhai ngồm ngoàm khúc mía đứng cạnh mảnh vườn năm cheo leo bên sườn đồi. Và đây đó vài phụ nữ đầu đội thúng trái cây, rau quả, đi chân đất vội vã hướng về phiên chợ ở Stony. Một khung cảnh yên lành, vắng lặng. Cảnh vật này cứ thế tồn tại với thời gian. Hơn hai trăm năm qua, người dân ở đây vẫn sống như thế. Không màng thế sự, chẳng tranh quyền lực, chả thiết đến việc cải tạo thế giới. Cuộc sống của họ thật bình thản, đáng yêu biết dường nào. Đôi khi mùi phân lừa xộc vào mũi anh chàng ngột ngạt, khó chịu. Chả mấy chốc, chiếc Austin dọc theo cảng Royal hướng về phía pháo đài của Morgan xây dựng từ 1750. Đột nhiên giọng của Quarrel vang lên: - Thưa Đại tá. Tôi không hiểu tí nào về kế hoạch của ngài. Sắp tới chúng ta phải làm gì? Lúc này chiếc xe chạy chầm chậm vào những cái trảng mát mẻ, umtùm cây cối của Castleton Gardens. - Thật sự mà nói tôi cũng không dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi đến đây để điều tra vụ Strangsway và thư ký của ông ta, cô Truebloody mất tích. Hầu hết mọi người đều nghĩ họ trốn đi xây tổ uyên ương. Tôi không nghĩ thế. Họ bị giết chết trong khi đang theo dõi một bí mật nào đó. - Thế à? Theo ngài, ai nhúng tay vào vụ này? - Chẳng còn ai khác hơn. Tên người Hoa tự xưng là bác sĩ No, chủcái đảo Crab Key. Hình như Strangsway nhúng tay vào chuyện gì của thằngchó chết này. Có lẽ là khu bảo tồn chim. Dĩ nhiên, tên No làm sao để yên vụ này. Nó tìm cách trừ khử bất cứ ai dòm ngó công việc làm ăn của nó. Như anh từng biết đó. Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ qua, có rất nhiều chuyện quái đản xảy ra. Bởi thế tôi muốn đưa chiếc Sunbeam đi Montego để đánh lạc hướng bọn chúng. Và chúng ta phải giấu mặt ở Beau Desert. - Thưa Đại tá, rồi sau đó? - Tôi muốn anh huấn luyện như lần trước. Còn nhớ không? - Vâng, thưa ngài. - Sau đó, tôi và anh phải đột nhập lên đảo Crab Key. Bỗng nhiên hắn huýt gió. Tiếng gió phát ra nghe có vẻ ngần ngại. - Chỉ là lảng vảng chung quanh. Không cần thiết phải xâm nhập vào sào huyệt của nó.Tôi chỉ muốn xem sơ qua khu bảo tồn và lán trại bị bốc cháy. Nếu tìm ra được manh mối gì đó, chúng ta rút lui rồi trở lại với đám quân đội. Giống như một diễn tập. Vâng, chỉ có thế thôi. Nếu không có bằng chứng xác thực, chúng ta chẳng thể có hành động gì. Thò tay vào túi lấy ra điếu thuốc, Quarrel mồi lửa. Tay hắn có vẻ run run. Phà một hơi thật dài, mắt hắng dõi theo làn khói thoát ra cửa xe. - Thưa ngài, tôi nghĩ làm như thế thật là liều lĩnh. Rồi hắn dừng lại. Hình như hắn e ngại chuyện gì đó. Liếc sang anhchàng, hắn nói tiếp: - Tôi vẫn còn gia đình ở Cayman. Ngài cò thể mua cho tôi một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước khi chúng ta ra khơi? Nhìn vào gương mặt màu nâu rắn rỏi, anh chàng thấy vẻ lo lắng hiện trên đôi mắt. - Không thành vấn đề. Sáng mai ở Port Maria, chúng ta sẽ làm thủtục. Một hợp đồng có mệnh giá cao. Khoảng năm ngàn bảng, được không? Mà này, chúng ta ra khơi bằng cách nào? Dùng xuồng à? Giọng hắn có vẻ miễn cưỡng: - Vâng, thưa ngài. Chúng ta phải đợi biển lặng và có gió nhẹ. Đi theo hướng Bắc. Phải khởi hành vào một đêm tối trời. Cuối tuần này là kỳ trăng thứ hai. Chúng ta sẽ vào bờ chổ nào? - Bờ Nam gần cửa sông. Rồi chúng ta đi ngược dòng đến chổ cái hồ. Theo tôi nghĩ, đó là khu vực lán trại trước kia. Nơi ấy có nước ngọt và dễ ra biển câu cá. - Chúng ta sẽ lưu lại bao lâu thưa ngài? Với một chiếc xuồng, chúng ta không thể mang nhiều đồ ăn. Chỉ trử những thứ cần thiết như: bánh mì, phô mát, thịt muối. Không mang theo thuốc lá. Nó tạo khói và đốm lửa dễ bị phát hiện. Toàn khu đó chỉ là đầm rừng đước. - Ba ngày là thời gian tốt nhất cho chuyến đi. Vượt biển có thể mất một hay hai đêm. Anh nhớ mang theo cặp dao đi rừng loại tốt. Tôi dùng súng. Chỉ còn nước tuỳ cơ ứng biến. Rồi Quarrel im lặng. Hình như hắn đang suy nghĩ điều gì. Đôi mắt nhíu lại. Dáng vẻ đăm chiêu. Mãi cho đến khi hai người đến Port Maria, gương mặt hắn mới thư giãn. Một lát sau, chiếc Austin lướt ngang thị trấn nhỏ rồi vòng qua mũi đất của cảng Morgan. Hình dáng tròn trịa của đảo Surpise nhô lên cao trong phần vịnh lặng gió. Những chiếc xuồng chạy dọc theo rặng san hô vắng lặng. Gợn sóng nhấp nhô vỗ mạnh vào bờ nghe rì rào. Tâm hồn anh chàng hơi xao động. 5 năm trước đây với biết bao nhiêu kỷ niệm. Tất cả dường như vụt qua tầm mắt James. Rồi chiếc xe xuôi theo lối mòn. Những cánh đồng mía ở hai bên đường kêu xào xạt trong gió. Khung cảnh hoang tàn của lâu đài nổi tiếng một thời gian năm chơ vơ giữa cát bụi như con tàu bị mắc cạn. Khi đến trước cổng dẫn vào ngôi nhà gỗ, Quarrel nhảy xuống, mở khoá. Còn anh chàng cho xe vào sát ngôi nhà một tầng quét sơn trắng. Tất cả đều trống vắng. Rảo một vòng quanh ngôi nhà, anh chàng bước dọc theo bãi cỏ về phía bờ biển. Vâng, chính nơi đây, James từng vượt qua vũng nước sâu này trong chuyến phiêu lưu đảo Surprise. Những ký ức khủng khiếp ấy đôi khi cứ hiện về trong cơn ác mộng. Xúc động, bỗng anh chàng nhớ lại Solitaire. Với chút sức lực còn sót lại, anh chàng cố dìu cô gái ngất xỉu, thương tích đầy người băng qua bãi cỏ trở về ngôi nhà gỗ. Chẳng hiểu giờ này cô nàng ở đâu? Đang làm gì? Cố xua đi quá khứ, anh chàng bước vội vào nhà. Cuộc đời 007 là thế đấy. Chưa một ngày thanh thản. Những bóng ma thù địch luôn còn đó. Như lũ thú hoang khát máu, chúng hung hãn, điên cuồng. Một bầy thú đội lốt người. Chúng đang dẫm nát lương tri của loài người bằng bạo lực, tắm công lý trong máu. Tên No này không là ngoại lệ. Cuộc chiến không khoan nhượng đã bắt đầu. Lúc ấy đã 8 giờ 30. James sắp xếp quần áo vào tủ, thay quần soóc và đôi săng đan.