🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức Ebooks Nhóm Zalo PGS.TS. NGUYỄN VÁN DÂN Diện mạo và triển vọng CỦẤ XÃ HỘI TRI THÚC NÍIÀ x u Ất bản c h ím ỉ trị quỔc gia Diện mạo và trỉỂn vọng CỦẤ XÃ HỘI TRI THỨC Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Dân Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức / Nguyền Vãn Dân. - H. : Chính trị Quốc gia, 2015. - 280tr. ; 21cm Thư mục: tr. 266-277 1. Xã hội học 2. Tri thức 306.42 - dc23 CTH0219p-CIP 3.30 Mã số; CTQG-2015 PGS.TS. NGUYỄN VẢN DÂN Diện mạo và triển vọng CỦẤ XÃ HỘI TRI THỨC NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUốC GIA - sự THẬT Hà Nội - 2015 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Khoảng vài thập niên gần đây, những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho thế giới chuyển biến tói một xã hội và nền kinh tế mà ở đó thông tin và tri thức được xem là nguồn lực chủ yếu. Điều này tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước, nhất là các nưốc đang phát triển. Chúng ta ngày càng nhận thấy rằng xã hội tri thức có một tầm ý nghĩa rất quan trọng đôl với sự phát triển của loài người, nhưng để tiến tới xây dựng một xã hội tri thức, loài người đang phải vượt qua nhiều thách thức và trở ngại, trong đó có sự cách biệt sô", tình trạng bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục, sự mâu thuẫn giữa quyền sở hữu trí tuệ vối quyền được chia sẻ tri thức của mọi người dân,... Vối mong muôn giúp bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn thế nào là một xã hội tri thức theo quan niệm mối nhất của quốc tế và làm thế nào để có thể xây dựng được một xã hội tri thức bền vững, Nhà xuất bản Chính trị quôc gia - Sự thật xuất bản cuôn sách D iện m ạo và triển vọng của xã hội tri th ứ c của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân (cuô'n sách đã được xuất bản lần đầu tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2008). Cuồn sách sẽ là tài liệu tham khảo rất có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu về xã hội tri thức - một lĩnh vực đang từng bước khẳng định vai trò và vị trí trong đòi sông hiện đại ngày nay. Nội dung cuô'n sách hệ thông hóa lại các quan điểm về đặc trưng của xã hội tri thức, làm rõ bản chất và phân tích vai trò của xã hội tri thức đôì với sự phát triển bền vững, qua đó trình bày một số suy nghĩ về con đường phát triển xã hội tri thức ở Việt Nam. Những vấn để do tác giả luận giải khá rộng và vẫn còn có những ý kiến đánh giá khác nhau trong giối nghiên cứu trong và ngoài nước. Đổ bạn đọc thuận tiện khi nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi cô" gắng giữ nguyên chính kiến và các luận chứng của tác giả và coi đây là quan điểm riêng. Rất mong bạn đọc góp ý kiến để lần xuất bản sau nội dung cuô"n sách hoàn thiện hớn. Tháng 3 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT Mở đầu XÃ HỘI THÔNG TIN HAY XÃ HỘI TRI THỨC? Ngày nay, trên sách báo trong và ngoài nước đang xuất hiện hai khái niệm khi thì đưỢc dùng để chỉ một kiểu xã hội hiện đại, khi thì được dùng để chỉ hai giai đoạn phát triển của nó; “xã hội thông tin” và “xã hội tri thức”. Thực tế, hai khái niệm này đang được hiểu và cần phải được hiểu như thế nào? Đây là hai khái niệm xuâ't hiện từ khoảng thập niên 1960, khi công nghệ thông tin đã làm một cuộc cách mạng để tạo ra một kiểu xã hội mới, xã hội hậu công nghiệp. Từ đó người ta bắt đầu nói đến một thời đại thông tin. Bên cạnh hai thuật ngữ “xã hội thông tin” và “xã hội tri thức”, người ta còn nói đến “xã hội số” (hay “xã hội kỹ thuật số”)i “xã hội mạng”, “xã hội học tập” (hay “xã hội học hành”, có người còn dịch là “xã hội học hỏi”), “xã hội dựa trên tri thức”... Nhìn chung, các thuật ngữ này đều xoay quanh hai đặc trưng chủ chốt là “thông tin” và “tri thức”. Sự thực là thuật ngữ “xã hội tri thức” xuất hiện sau thuật ngữ “xã hội thông tin” và “xã hội học tập” (tiếng Anh: “knọwledge society”, “information society”, “learning society”). Theo nhiều nguồn tài liệu thì người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “xã hội tri thức” là nhà khoa học người Mỹ Peter Drucker trong công trình Thời đại gián đoạn. Dường hướng cho xã hội đang thay đổi của chúng ta (The Age o f Discontinuity. Guidelines to our Changing Society), xuất bản tại New York (Harper & Row) năm 1969. Từ đó, xã hội tri thức tiếp tục được bàn luận song song với xã hội thông tin và xã hội học tập, và đến thập niên 1990 thì nó được khẳng định. Đặc biệt là sang đến đầu thế kỷ XXI, vấn đề về xã hội tri thức đã thu hút được sự hỢp tác nghiên cứu của các nhà khoa học và sự quan tâm của các tô chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức của Liên hỢp quốc. Từ ngày 10 đến ngày 12-12-2003, theo kế hoạch của Đại hội đồng Liên hỢp quốc, Liên hiệp Viễn thông Quốc tế của Liên hỢp quốc (ITU) đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh thế giới vể Xã hội Thông tin giai đoạn I tại Giơnevơ, Thuỵ Sĩ. Và để phục vụ cho công tác trù bị của Hội nghị này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hỢp quốc (UNESCO) đã cho công bố hai văn kiện quan trọng: - Thông cáo của Hội nghị bàn tròn cấp bộ trưởng “Hướng tối các xã hội tri thức” (“Tovvards Knowledge Societies”), và: - Bản báo cáo Từ xã hội thông tin đến xã hội tri thức (From the Inỉormation Society to KnowIedge Societies). Trong bản thông cáo “Hướng tối các xã hội tri thức” của Hội nghị bàn tròn cấp bộ trưởng của Đại hội UNESCO, UNESCO đã nhấn mạnh: “...việc sử dụng các công nghệ thông tin - truyền thông để xây dựng xã hội tri thức cần phải hướng tối sự phát triển con người dựa trên các quyền con người”*. Rồi từ ngày 16 đến ngày 18-11-2005, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin giai đoạn II đưỢc tổ chức tại Tuynít, thủ đô của Tuynidi. Tại Hội nghị lần này, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực muốn đạt được một quan điểm chung về một bộ khung thích hỢp cho một xã hội dành cho tất cả mọi người. Nhân dịp này, các học giả Đức đã nhân danh xã hội công dân Đức soạn thảo một bản Hiến chương vê quyền công dân vì một xã hội tri thức bền vững trình lên Hội nghị, trong đó các nhà khoa học Đức nhấn mạnh: “Một xã hội trong đó chế độ sở hữu trí tuệ đang biến tri thức thành một nguồn tài nguyên khan hiếm thì không phải là một xã hội bển vững”^. Như vậy, ngay khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Thế giối về Xã hội Thông tin, thì các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng, để khắc phục những nhược điểm của xã hội thông tin, chúng ta phải chuyển sang xã hội tri thức, và ngay bây giò, loài người phải chú trọng đến việc xây dựng xã hội tri thức, nền tảng của xã hội bền vững. Và cũng ngay trong năm 2005, UNESCO đã xuất bản một Báo cáo Thế giối mang tên Hướng tới cấc xã hội tri thức, dài 226 trang, trong đó các tác giả nhấn mạnh yêu cầu phải chuyển từ xã hội thông tin sang xã hội tri thức, với một nguyên tắc 1. Trích theo UNESCO; Towards Knowledge Societies (UNESCO World Report 2005) (“Hướng tối các xã hội tri thức- (Báo cáo thê giới của UNESCO 2005)”), UNESCO Publishing, Paris, 2005, p. 28. 2. Charter of civil rigbts for a sustainable knovỉỉedge society (A contribution of German civil society for the world summit on the iníormation society Geneva 2003 - 'hinis 2005), www.worldsummit2005.org. cơ bản là tri thức cần phải được chia sẻ cho mọi người dẫn trên th ế giới. Theo UNESCO, xã hội tri thức có một tính ưu việt so vối xã hội thông tin là: Trong khi xã hội thông tin vẫn dựa trên nguyên tắc trao đổi mua bán của nền kinh tê thị trường: thông tin đưỢc coi là hàng hoá; thì xã hội tri thức dựa trên một nguyên tắc đạo đức học mới mang tính dân chủ, dân quyền và nhân quyền: tri thức cần phải được coi là tài sản chung của nhân loại, mọi người dân đều có quyền được tiếp cận. Điều này sẽ biến xã hội tri thức thành phương tiện để loài người xây dựng một xã hội bển vững và phát triển con người bền vững. Đây là xu hướng phù hỢp với trào lưu chung hiện nay của toàn cầu hoá: trào lưu hướng tới dân chủ, dần quyền và nhân quyền. Đe tiến tới xây dựng một xã hội tri thức, loài người đang phải vượt qua rất nhiều thách thức và trở ngại: đó là sự cách biệt sô", là tình trạng bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục, dẫn đến tình trạng cách biệt và loại trừ về mặt tri thức giữa miền Bắc và miền Nam, giữa các nước phát triển với các nưốc đang phát triển và trong lòng mỗi một xã hội. Xã hội tri thức cũng sẽ phải giải quyết vấn đề về sự mâu thuẫn giữa quyền sở hữu trí tuệ - một quyển lợi trọng tâm của xã hội thông tin - với quyền được chia sẻ tri thức của mọi người dân. Chúng ta tưởng rằng với quá trình toàn cầu hoá, cùng với các thể chế mang tính áp đặt phổ biến của nó như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quyền sở hữu trí tuệ sẽ ngày càng trở thành tiêu chuẩn đôl xử giữa các xã hội. Thế nhưng cùng với sự xuất hiện của xã hội tri thức, quyền sở hữu trí tuệ sẽ được nhìn nhận dưói một ánh sáng 10 khác mà dựa vào đó loài người sẽ phải giải quyết vấn đề này theo một hướng phát triển bền vững hơn. Rõ ràng, xã hội tri thức đang mở ra cho chúng ta những đường hướng mối chưa từng có cho sự phát triển con người theo quan điểm nhân đạo. * Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã nói nhiều đến chủ đề xã hội thông tin, nhưng chủ đề xã hội tri thức được đề cập rất ít. Có một sô" bài tạp chí lẻ tẻ đã để cập đến xã hội tri thức, nhưng chưa có cuô"n sách nào bàn chuyên về xã hội tri thức. Mặt khác, các tác giả trong nước chủ yếu vẫn nhìn xã hội tri thức từ góc độ kinh tế. Trong gần 10 năm trở lại đây, một loạt cuôh sách viết về kinh tế tri thức và xã hội thông tin đã đưỢc công bố. Chúng tôi xin đơn cử một số cuô"n sách như; Nền kinh t ế tri thức: Nhận thức và hành động. Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển, (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2000, 216 trang); Kinh t ế tri thúc - vấn đề và giải pháp: Kinh nghiệm của các nước đang phát triển (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Thông kê, Hà Nội, 2001, 239 trang); Kinh t ế tri thức - Những khái niệm và vấn đề cơ bản (Đặng Mộng Lân, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2001, 142 trang); Kinh t ế tri thức - xu th ế mới của xã hội th ế kỷ XXI (Sách tham khảo, Ngô Quý Tùng, Nhà xuất bản Chính trị quốíc gia, Hà Nội, 2000, 400 trang); Phát triển kinh t ế tri thức: Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Đặng Hữu (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 11 2001, 387 trang); Quản lý công nghệ trong nền kinh tê tri thức (Đặng Nguyên, Thu Hà, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 2002, 318 trang); Nhà nước với phát triển kinh t ế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá (Nguyễn Thị Luyến (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, 329 trang); Ai sở hữu kinh t ế tri thức?: Tiếng nói bè bạn, (Sách tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, 187 trang); Tri thức, thông tin và phát triển (Viện Thông tin Khoa học xã hội, Bùi Biên Hoà (Chủ biên), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, 370 trang); Hội thảo khoa học “Kinh t ế tri thúc và những vấn đ ề đặt ra đôĩ vói Việt N anỉ’ (Ban Khoa giáo Trung ương - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 2000, 259 trang); Những vấn đ ề về kinh t ế tri thức (Tư liệu chuyên để, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000, 4 tập); Thời đại kinh t ế tri thức (Sách tham khảo, Tần Ngôn Trước - Trần Đức Cung - Nguyễn Hữu Đức dịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, 464 trang); Những thách thức của sự phát triển trong xã hội thông tin (Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, 208 trang); Bước chuyển sang nền kinh t ế tri thức ở một s ố nước trên t h ế giới hiện nay (Lưu Ngọc Trịnh (Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002, 444 trang); Kinh t ế tri thức ở Việt Nam: Quan điểm và giải pháp phát triển (Vũ Trọng Lâm (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004, 284 trang); Môi trường xã hội nền kinh t ế tri thức: Những nguyên lý cơ bẩn (Sách chuyên khảo chuyên ngành Xã hội học tri thức, Trần Cao Sơn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 12 Hà Nội, 2004, 219 trang); Kinh t ế tri thức với công cuộc phát triển ỏ Việt Nam (Vương Liêm, Nhà xuất bản Thanh niên, Thành phốHồ Chí Minh, 2004, 291 trang); Kinh t ế tri thức - Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam (Đặng Hữu, Nhà xuất bản Chính trị quốíc gia, Hà Nội, 2004, 318 trang). Như vậy, mối quan tâm chính của các nhà nghiên cứu và quản lý của Việt Nam mối chỉ tập trung vào kinh t ế tri thức và xã hội thông tin. Đành rằng kinh tế tri thức là một trong những cột trụ của xã hội tri thức trong tương lai, nhưng, theo quan điểm mối đây của nhiều học giả và tổ chức quốc tế trên thế giới, thì kinh tế tri thức không phải là tất cả xã hội tri thức. Nói một cách khác, nhiều tác giả trong và ngoài nước ta vẫn thiên về xu hưống đồng nhất xã hội tri thức với xã hội thông tin và với kinh t ế tri thức, vẫn thiên về việc chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin mà ít có ý thức về các khía cạnh xã hội, chính trị, giáo dục và đạo đức của “xã hội tri thức”’, trong khi đó, những khía cạnh này cũng là những khía cạnh chủ chốt của xã hội tri thức. Có thể nói, những bài báo viết về xã hội tri thức của nưốc ta chưa cập nhật được quan niệm mới nhất của quốc t ế về xã hội tri thức. Vì thế, chúng tôi thực hiện công trình này vối mục đích: Thông tin khách quan về quan điểm của các nhà khoa học 1. Về vấn đề này, có thể tham khảo bài viết “Xã hội tri thúc và vài suy nghĩ về con dường hội nhập" của Diễn đàn Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, đăng trên www.chungta.com, ngày 4-5-2003. 13 trên thế giới về xã hội tri thức, vể những vấn đề và những lĩnh vực liên quan đến xã hội tri thức (trong đó tất nhiên phải có lĩnh vực xã hội thông tin và kinh tê tri thức, là những lĩnh vực vẫn được nhiều người đồng nhất với xã hội tri thức); về những đặc điểm của xã hội tri thức cùng những thách thức và triển vọng đốì với sự phát triển thế giới nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng; góp phần tạo lập cơ sở lý luận cho việc tiến tói xây dựng một xã hội tri thức ở Việt Nam, đưa nưốc ta hội nhập với xu thế phát triển của thế giối. 14 Ch ương I TỪ XÃ HỘI THÔNG TIN ĐEN XÃ HỘI TRI THỨC 1. Sự chổng chéo giữa hai khái niệm Trước hết chúng tôi phải nói rõ thêm rằng, thuật ngữ “xã hội thông tin” hay “xã hội tri thức” không nằm trong hệ thôhg khái niệm thuộc hệ thông phát triển của hình thái ý thức xã hội theo lý thuyết về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cũng giống như mọi sự vật, xã hội có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ. Từ mỗi góc độ ta lại có thể phân loại và phân cấp xã hội theo một hệ thống khác. Đứng từ góc độ của lý thuyết quan hệ sản xuất, chúng ta có các hình thái ý thức xã hội như xã hội cộng sản nguyên thuỷ, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản, xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đứng từ góc độ tôn giáo người ta có thể nói đến xã hội Cơ Đốc giáo, xã hội Phật giáo, xã hội Nho giáo, xã hội Hồi giáo... Và đứng từ góc độ văn minh, người ta nói đến sự chuyển biến theo dòng lịch sử từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, đến xã hội hậu công nghiệp hay xã hội thông tin, và tiếp 15 đến sẽ là xã hội tri thức. Đó là chưa kể đến việc người ta có thể lấy tên gọi của dân tộc để đặt cho xã hội của một quốc gia: xã hội Mỹ, xã hội Nga, xã hội Trung Quốc, xã hội Việt Nam... (Còn thuật ngữ “xã hội công dân”^ thì không phải là để chỉ một kiểu hình thái xã hội, mà là một thuật ngữ đưỢc dùng để chỉ tập hỢp các cá nhân và tổ chức trong quan hệ phân biệt vối nhà nước. Về' điều này, chúng tôi sẽ trình bày thêm ỏ chương II). Tuy nhiên, các hệ thống xã hội khác nhau của các góc độ tiếp cận khác nhau không trùng khớp hoặc loại trừ nhau hay phải có quan hệ với nhau. Nghĩa là xã hội nông nghiệp không nhất thiết trùng khớp chỉ với xã hội phong kiến, xã hội thông tin hay xã hội tri thức không nhất thiết phải trùng khớp với xã'hội tư bản hay với xã hội cộng sản. Không nhất thiết phải quan niệm rằng khi ta nói đến các kiểu xã hội theo góc độ văn minh thì ta phải loại trừ các kiểu xã hội theo góc độ quan hệ sản xuất. Cũng không nhất thiết khi nói đến xã hội tri thức, chẳng hạn, thì phải xét xem nó có liên quan gì đến các hình thái xã hội, hoặc nó có tương ứng với một hình thái xã hội nào đó trong hệ thống các hình thái xã hội xét theo góc độ quan hệ sản xuất hay không. Nghĩa là ta phải quan niệm rằng các góc độ tiếp cận đa dạng chỉ có ý nghĩa bổ sung góc nhìn cho nhau mà thôi. * Nói đến xã hội thông tin, người ta thường hình dung đó là một xã hội dựa trên những ứng dụng phổ biến của các 1. Một thuật ngư có xuất xứ từ tiếng nưóc ngoài, còn được dịch là “xă hội dân sự”. 16 công nghệ thông tin và truyền thông mới, tức là công nghệ máy tính điện tử và kỹ thuật số, mà đỉnh cao là công nghệ internet. Với các công nghệ thông tin và truyền thông mới này, nhiều người đã nói đến một cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm do thời đại thông tin đem lại từ giữa thế kỷ XX, sau bốn cuộc cách mạng đã diễn ra trong lịch sử nhân loại với sự xuâ't hiện lần lượt của tiếng nói, chữ viết, kỹ thuật in ấn, các thiết bị truyền thông bằng điện và điện tửh Song, cũng có nhiều người (dưới sự tập hỢp của UNESCO) lại gọi cuộc cách mạng của những công nghệ mối ngày nay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, một cuộc cách mạng sô' tạo ra những vật vô hỉnh và mạng liên kết toàn cầu, sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vối sự thay thê của máy móc cho lao động chân tay, và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai với việc phát triển công nghiệp dịch vụ^. Có thể nói, dù được xác định bằng tên gọi là cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm hay cách mạng công nghiệp lần thứ ba, thì trong suốt nửa thế kỷ qua, các công nghệ thông tin và truyền thông mới vẫn đang phát huy sức mạnh của nó, và ngày nay càng phát huy mạnh mẽ hơn bao giò hết. Đứng từ góc độ khoa học và công nghệ, xã hội thông tin được coi là một kiểu xã hội có các lĩnh vực hoạt động dựa 1. Xem Bùi Biên Hoà; “Toàn cầu hoá kinh tê dưới tác động của cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm”, in trong Những vấn đ ề của toàn cẩu hoá kinh tê’(Nguyễn Văn Dân chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, tr. 124 -158; Phạm Thị Ngọc Trầm: “Cách mạng thông tin - công nghệ và nền văn minh”, www.chungta.com, ngày 12-12-2005. 2. Xem UNESCO; Towards Knowledge Societies, Tlđd, tr. 5, 18, 24, 27, 45. 17 ! trên các công nghệ thông tin và truyền thông. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin đang đóng một vai trò quan trọng, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng thông tin cao. Nền kinh tế đó được gọi là nền kinh tế mới, còn đưỢc cụ thể hoá bằng những tên gọi như kinh tê mạng, kinh tế sô", kinh tế thông tin, hay kinh tê dựa trên tri thức, và cuổì cùng được gọi ngắn gọn là kinh tế tri thức. Một sô" ngành công nghệ cao hiện nay đang được coi là những ngành mũi nhọn của nền kinh tê mới này. Chính vì vậy, trong quan niệm của nhiều người, xã hội thông tin cũng đồng nghĩa với xã hội tri thức, và xã hội tri thức lại đồng nghĩa với kinh tế tri thức. Việc đồng nhất khái niệm xã hội thông tin với xã hội tri thức không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà ngay cả trên thê" giới, hai khái niệm này vẫn được nhiều người dùng lẫn cho nhau. Điều này xuất phát từ một thực tê" là bản thân “thông tin” và “tri thức” là hai khái niệm khó có thể phân biệt rạch ròi. Trong tập 1 của cuô"n sách The Iníormation Age: Economy, Society and Culture (Thời đại thông tin: Kinh tế, xã hội và văn hoá), xuất bản năm 1996, Manuel Castells đã định nghĩa “thông tin” là “dữ liệu được tổ chức và đưỢc truyền thông”, ông cũng nhắc lại định nghĩa đơn giản nhưng tương đô"i mang tính mở của Daniel Bell: thông tin là “một tập hỢp những lời tuyên bô" về các sự việc hoặc ý tưởng, đưa ra một sự phán xét có lý hoặc một kết quả thực nghiệm, được truyền đi cho những người khác thông qua một phương tiện truyền thông nào đó theo một hình thức hệ thông nhâ"t định”. Như vậy, theo Castells, thông tin và 18 tri thức là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng cùng chia sẻ những đặc điểm chung, bao gồm việc tổ chức và truyền thông dữ liệu. Xã hội tri thức nhấn mạnh nhiều hơn đến khả năng sản sinh và tích hỢp tri thức mói, và đến khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận tri thức, dữ liệu và một tập hỢp rộng lớn các bí quyết nghề nghiệph Trong cuốn sách Kinh t ế tri thức: Những khái niệm và vấn đê cơ bản, xuất bản năm 2001, trên cơ sở tổng hỢp các quan điểm của các học giả nưốc ngoài, nhà nghiên cứu Đặng Mộng Lân cho biết rằng thông tin theo nghĩa rộng bao gồm dữ liệu, còn thông tin theo nghĩa hẹp là kiến thức (hay tri thức)^. Và theo tác giả, tất cả mọi dữ liệu hay kiến thức (tri thức) đều là thông tin theo nghĩa rộng. Theo ông: “Thông tin là dữ liệu đã đưỢc chế biến (tức ‘được xử lý’ - NVD) tối mức độ nào đó, kiến thức (tri thức - NVD) là thông tin được chế biến (“xử l ý ’) ở mức cao hơn”'*. Tuy nhiên, Đặng Mộng Lân lại trích quan điểm của p. F. Drucker cho rằng trong nền kinh tế tri thức, một phần quan trọng tri thức được “dịch” thành thông tin (tức tri thức đưỢc mã hoá) để có thể dễ dàng mua bán'*. Rõ ràng là “thông tin” và “tri thức” đang còn được dùng lẫn cho nhau. Đó là vì, như nhiều người đã nói: “Vấn đề bản chất của thông tin, như ta đã biết, là một trong 1. Castells M.: The Iníormation Age: Economy, Society and Culture, Vol. 1, The Rise of the Netvvork Society, Malden, Mass./Oxíord, Blackvvell, 1996, p. 38, note 28. (Trích theo UNESCO: Tovvards Knovvledge Societies, Tlđd, chú thích 4 của phần Nhập đề, tr. 211.). (Hai tập sau của cuô'n sách này là; Vol. 2, The Power oíldentity, 1997; Vol. 3, End of Millenium, 1998). 2, 3, 4. Đặng Mộng Lân: Kinh tế tri thức: Nhũng khái niệm và vấn dê cơ bản, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2001, tr. 21, 28, 19. 19 những vấn đề phức tạp nhất và có nhiều tranh cãi nhất trong khoa học hiện đại” (A. Ursul và E. Semeniuk, 1978); rằng; “Vấn đề chính của chúng ta là chúng ta không biết thông tin là cái gì”' (H. Bosma, 1983). Ngay cả khái niệm tri thức cũng có nhiều phát biểu khác về nó, trong đó có cả những phát biểu mang tính cảm nhận chủ quan. Chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một định nghĩa rất văn vẻ: “Tri thức giống như ánh sáng. Không trọng lượng và vô hình, nó dễ dàng đi khắp thế giới, soi sáng cuộc sông của người dân ở khắp mọi nơi”^(1999). Còn Sven Ove Hansson, Giáo sư triết học Viện Công nghệ Hoàng gia Stockholm, thì đưa ra một định nghĩa thiên về tính chủ quan: “Trước hết, tri thức là một dạng niềm tin. Điều gì không được người ta tin thì không thể là tri thức. Bởi vậy, nếu tôi tiếp cận được một thông tin xác thực nhưng lại không tin vào nó, thì việc tôi biết đến thông tin đó cũng không làm thành tri thức. Mặt khác những niềm tin không đúng đắn cũng không thể đưỢc coi là tri thức (...). Như thế, tri thức có cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan”^. 1. Đặng Mộng Lân: Kinh t ế tri thức: N hững khái niệm và vấn đề cơ bản, Sđd, tr. 23. 2. Trích theo Hans-Dieter Evers: ‘Transition towards a Knovvledge Society; Malaysia and Indonesia Compared” (“Quá độ sang một xã hội tri thức; so sánh Malayxia và Inđônêxia”), http://home.t-online.de/home/ hdevers/Homepage.htm (file; transition tovvards a Knowledge Society ZEF.doc hde 01/07/2002 3:54 PM), tr. 5. 3. Sven Ove Hansson: “Uncertainties in the Knovvledge Society” (“Những tình trạng bấp bênh trong xã hội tri thức”), UNESCO, ISSJ, 171/2002, p. 39-46 (Đoạn trích ở tr. 39), {http://www.coss.sdnpk.org, 8 pages); {http://www.blackwell-synergy.com). 20 s. o. Hansson đã phân biệt rất rõ dữ liệu với thông tin và với tri thức, ông lấy ví dụ: .nếu ông có một cuốn sách vê thói quen đi lại của người dân Stockholm, thì điều đó có nghĩa là ông được tiếp cận thông tin về chủ đê này chứ chưa phải là tri thức. Nếu ông đọc cuốn sách, thì thông tin có thể sẽ dẫn đến tri thức. Tuy nhiên, sự chuyển biến từ thông tin thành tri thức như vậy chỉ có thể xảy ra nếu ông hiểu đưỢc thông tin để nó có thể đưỢc hấp thụ vào hệ thông niềm tin của ông một cách đúng đắn. Nếu ông học thuộc lòng văn bản cuốn sách mà không hiểu, thì ông có thông tin chứ không phải có tri thức về chủ đề đó. Còn dữ liệu thì khác biệt với thông tin ở chỗ là nó không có đưỢc một hình thức thích hỢp cho sự hấp thụ. Nếu thay vì cuốn sách, ông có 10.000 câu hỏi mà dựa vào đó cuốn sách đã đưỢc viết ra, thì tức là ông có dữ liệu chứ không phải thông tin. Nói tóm lại, dữ liệu phải được hấp thụ bằng con đường nhận thức để có đủ điều kiện là thông tin, và phải đưỢc hấp thụ bằng con đường nhận thức để có đủ điều kiện là tri thức*. Trong cuô"n sách Inỉormation and Knowledge Society (Xã hội thông tin - tri thứcY, xuất bản năm 2002, hai tác giả là Suliman Al-Hawamdeh (PGS. TS. Ban nghiên cứu 1. Sven Ove Hansson: “Uncertainties in the Knovvledge Society”, Tlđd, tr. 39-40. 2. Việc diễn đạt cụm từ này sang tiếng Việt, nếu không chú ý sẽ rất dễ gây hiểu lầm. Nếu ta dịch là “Xã hội thông tin và tri thức”, thì có thể khiến người đọc hiểu đây là môi quan hệ giữa một vế là “xã hội thông tin” vói mệt vê là “tri thức”. Nhưng thực tê là tác giả bàn đến một kiểu xã hội mang bản tính của “thông tin và tri thức”, ở đây, “thông tin và tri thức” là một tính từ kép bô nghĩa cho danh từ “xã hội”, chính vì vậy mà chúng tôi buộc phải thay chữ “và” bằng dấu gạch nốì để khỏi nhầm lẫn. 21 r thông tin thuộc Đại học Công nghệ Nam Dương (Nanyang), Xingapo) và Thomas L. Hart (GS. TS. của Trường Nghiên cứu Thông tin thuộc Đại học Quốc gia Plorida, Hoa Kỳ), đã phân biệt tri thức với thông tin như sau: “Chúng tôi định nghĩa tri thức là thông tin tích cực và năng động: đó là thông tin được đọc hoặc được thông báo, đưỢc hấp thụ và đưỢc sử dụng. Định nghĩa này sẽ giúp ta phân biệt giữa các trung tâm thông tin (thư viện, thư viện số", thư mục, cổng thông tin, v.v.) với các tô chức tri thức. Trong khi các trung tâm và các cổng thông tin đưỢc dùng để nắm bắt, tổ chức và quản lý thông tin, thì các tổ chức và các cổng tri thức vượt qua khỏi việc quản lý thông tin để quản lý tri thức. Điều này đòi hỏi phải sử dụng và thao tác thông tin để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng. Việc biến thông tin từ dạng tĩnh sang dạng động cũng có thể dẫn đến sự đổi mới và sáng tạo. Thông thường, tri thức tồn tại trong sách vở và tư liệu dưới dạng thông tin tĩnh sẽ không có ích gì nếu thông tin đó không đưỢc đọc và đưỢc lĩnh hội”k ĐỐI với khái niệm “tri thức”, nhiều người đã phân ra hai loại tri thức: tri thức hiện và tri thức ẩn. Ví dụ, hai tác giả Al-Hawamdeh và Thomas L. Hart quan niệm về hai loại tri thức này như sau: • Tri thức hiện, được xác định như là thông tin và kỹ năng mà chúng có thể đưỢc thông báo và mô tả dưối dạng tư liệu một cách dễ dàng (ví dụ như dữ liệu số). 1. Suliman Al-Hawamdeh và Thomas L. Hart: Inỉormation and Knowledge Societỵ (Xã hội thông tin - tri thức), McGraw-Hill Education, Singapore, 2002, p. 3. 22 • Tri thức ấn, được xác định như là tri thức không mã hoá mà con người đem theo trong mình và sử dụng trong công việc của mình nhưng không đưỢc mô tả trong bất cứ một tư liệu nào’. Năm 2005, trong bản báo cáo Tìm hiểu xã hội tri thức, Vụ các Vấn đê Kinh tế và Xã hội (DESA) thuộc Ban Thư ký của Liên hợp quốc cũng phân ra hai loại tri thức như trên và họ đồng nhất thông tin với tri thức hiện để phân biệt nó vói tri thức ẩn. Họ phát biểu; “Tri thức hiện (thông tin) ám chỉ cái ‘niềm tin được xác minh (là đúng)’ (Platon), đưỢc mã hoá bằng ngôn ngữ hình thức và mang tính hệ thống. Nó có thể được kết hỢp, lưu trữ, truy cập và truyền tải thông qua các phương tiện khác nhau, bao gồm cả các công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Tri thức ẩn lè một sự pha trộn linh hoạt kinh nghiệm trong khuôn khổ với các giá trị, vối thông tin tình huống và sự thấu hiểu chuyên môn để cung cấp một khuôn khô đánh giá và hỢp nhất các kinh nghiệm và thông tin mối. Tri thức ẩn là thông tin kết hỢp với kinh nghiệm, tình huống, sự lý giải và sự phán đoán”^. Sau đó, cũng giông như Nonaka, Takeuchi và Konno, DESA ví tri thức như là một tảng băng trôi: phần nổi của 1. s. Al-Hawamdeh và Th. L. Hart: Information and Knowledge Society, Sđd, tr. 94-96. 2. DESA (Department of Economic and Social Affairs of the United Nations Secretariat), Understanding KnowIedge Societies (Tìm hiểu xã hội tri thức), UN, New York, May 2005 (179 p.), tr. 19, (http://www.unpan.org). 23 tảng băng là tri thức hiện - tức thông tin, nó hiện ra rõ rệt cho mọi người tiếp cận; phần chìm, lớn hơn, là tri thức ẩn, vô hình, chỉ có thể được tiếp cận thông qua người mang chứa nó. Như vậy, khi nói đến “tri thức” là nhiều người hình dung đến cả tri thức hiện - tức thông tin - và tri thức ẩn. Vì thế, thông tin và tri thức đang bị hiểu lẫn cho nhau cũng là điểu hiển nhiên. Chúng tôi cho rằng sở dĩ có sự chồng chéo trong việc sử dụng hai thuật ngữ còn là vì thông tin và tri thức liên tục được chuyển hoá cho nhau theo một chu trình lặp lại không bao giò dứt. Sự chuyển hoá đó đưỢc thông qua một hoạt động được gọi là hoạt động học tập. Với quan niệm cho rằng tri thức là thông tin tích cực và năng động, hai tác giả Al-Hawamdeh và Hart cho rằng quá trình chuyển biến tri thức hiện thành tri thức ẩn và ngược lại là một hoạt động học tập và sáng tạo tri thức liên tục. Họ đã mô tả chu trình này như sau: Thông tin Học tập Tri thức Còn I. Nonaka và N. Konno (1999) thì cho rằng quá trình sáng tạo tri thức đòi hỏi phải có sự tương tác giữa tri thức hiện và tri thức ẩn theo một vòng xoáy ốc liên tục (xem hình dưới). 24 Sự trao đổi và chuyển hoá tri thức Ngoai liiện hoá {Nguồn: Nonaka và Konno 1999)' Để hiểu rõ thêm vấn đề này, chúng ta hãy xem xét hai thuật ngữ “thông tin” và “tri thức” từ góc độ ngữ nghĩa học. Theo nghĩa Hán - Việt, “thông tin” là truyền đạt một tin tức để báo cho (mọi người) biết. “Tri” là biết; “tri thức” là những điều nhận biết được thông qua kinh nghiệm, qua học hành, cảm giác và suy lý. “Trí thức”, theo nghĩa Hán - Việt, cũng đồng nghĩa vối “tri thức”, và ngày nay trong tiếng Việt hiện đại, thuật ngữ này còn có thêm một nghĩa nữa là chỉ “những người lao động trí óc”. Còn “kiến thức” là những điều thâỳ và biết. Nhìn chung, “kiến thức” và “tri thức” đưỢc coi là đồng nghĩa với nhau. Như vậy, có thể hiểu “thông tin” và “tri thức” như thế này: Đứng từ góc độ người phát và vật 1. Dẫn theo s. Al-Hawamdeh và Th. L. Hart: Iníormation and KnowIedge Society, Sđd, tr. 94-96. 25 phát thì mọi sản phẩm và dữ liệu được sáng tạo ra đều là thông tin. Còn đứng từ góc độ người nhận thì những gì được lĩnh hội, được tiếp thu, đều đưỢc gọi là tri thức. Nghĩa là, cùng một dữ liệu, nhưng đứng từ góc độ này thì nó là thông tin, còn đứng từ góc độ khác nó lại là tri thức. Tất nhiên, giữa hai cấp độ này đã có sự tham gia và đóng góp của quá trình học tập và sáng tạo. Quá trình này là cái làm sản sinh ra thông tin và làm cho thông tin biến thành tri thức. Đồng thòi nó cũng làm cho tri thức biến thành tri thức mới - được gọi là quá trình tái sản xuất tri thức - và tri thức mới lại được mã hoá để đưa vào truyền thông với tư cách là thông tin. Điều đó giải thích cho sự chuyển hoá liên tục giữa thông tin và tri thức. Hansson cũng nhận xét râ't xác đáng rằng người ta thường khó vạch được một ranh giới rõ ràng giữa tri thức vói thông tin thuần túy, và giữa thông tin với dữ liệu thuần túy. Đáng tiếc là trong khoa học máy tính, người ta thường coi “tri thức” và “thông tin” là những từ đồng nghĩa. Hệ quả của điểu này là người ta thường không nhận thấy một cách thoả đáng sự khác biệt giữa “xã hội tri thức” với “xã hội thông tin”k Cả khái niệm “kinh tế tri thức” và “kinh tế thông tin” cũng đang chịu chung sô" phận như vậy. Nhiều người cho rằng các thuật ngữ “kinh tế tri thức”, “kinh tế thông tin”, “kinh tê phi vật chất”, “kinh tế mối”, “kinh tế mạng”, “kinh 1. s. o. Hansson: “Uncertainties in the Knowledge Society”, Tldd, tr. 40. 26 tê số”... đểu là những thuật ngữ đồng nghĩa. Trên cơ sở này, các thuật ngữ “xã hội thông tin”, “xã hội mạng” và “xã hội tri thức” có bị hiểu lẫn cho nhau cũng là điều dễ hiểu. Ví dụ như trong bài viết “Xã hội dựa trên tri thức; chính sách của Liên hiệp châu Âu”, in trên tò tạp chí tiếng Nga Inỉormacionnoe ohshchestvo (Xã hội thông tin), (2003, số 5, trang 8-21)’, ông Bernard Smith, Trưởng ban Di sản Văn hoá, Giám đốc Tổng nha các vấn đề về xã hội thông tin thuộc uỷ ban châu Âu, đã cho rằng xã hội dựa trên tri thức là xã hội có nền kinh tế dựa trên tri thức (hay thông tin). Sau đó tác giả liên tiếp sử dụng lẫn lộn thuật ngữ “xã hội thông tin” với “xã hội tri thức”, và tác giả cũng cho rằng điểm mấu chốt của xã hội thông tin (hay xã hội dựa trên tri thức) là thiết lập mạng internet để kết nốì toàn cầu. Xuyên suốt bài viết, tác giả chỉ bàn đến việc xây dựng và áp dụng internet vào các hoạt động kinh tế - xã hội. cả hai tác giả Al-Hawamdeh và Hart cũng vậy, mặc dù họ rất muôn phân biệt xã hội thông tin với xã hội tri thức, nhưng tinh thần cuốn sách của hai ông vẫn là kết hỢp hai tính chất “thông tin” và “tri thức” để xác định cho một kiểu xã hội như tên của cuô"n sách đã chỉ rõ. Thậm chí ngay cả khi xác định đặc điểm của xã hội tri thức, hai ông vẫn gắn “thông tin” với “tri thức” để xác định tính chất cho một xã hội: “Tri thức là sức mạnh, và nhiều người vẫn tiếp tục giữ tri thức làm của riêng như là một hình thức an ninh. Nếu không có những 1. Tài liệu dịch của Viện Thông tin Khoa học xã hội, Ngô Thê Phúc dịch. 27 biện pháp kích thích để khuyến khích việc chia sẻ thông tin và tri thức, thì xã hội thông tin - tri thức vẫn sẽ không thể tồn tại được”b Đối vối nhiều người, việc chia sẻ thông tin và tri thức liên quan chặt chẽ đến một phương tiện truyền thông hiện đại nhất là internet. Đối với họ, khái niệm “xã hội thông tin” hay “xã hội tri thức” được coi là một sự tồn tại đưỢc mặc nhiên công nhận, không cần phải định nghĩa cụ thể và chi tiết. Và khi nói đến xã hội thông tin và xã hội tri thức là họ nghĩ ngay đến việc phát triển và ứng dụng internet vào đòi sôhg xã hội. Đây là một xu hướng phù hỢp với một tư duy cụ thể. Nhiều người không muốn bận tâm tranh cãi về những gì tỏ ra là trừu tượng, mà bàn ngay đến những vấn đê thiết thực cụ thể. Do đó, đố’i với họ, cách gọi “xã hội thông tin” hay “xã hội tri thức” không phải là điều quan trọng, vấn đề chỉ chốt lại ở một từ: internet! Những điểu trên đây cho thấy rằng, dù chưa định nghĩa, chúng ta cũng thấy khái niệm xã hội thông tin gắn rất chặt với khái niệm internet. Và trong quan niệm của nhiều người, tên gọi xã hội thông tin và xã hội [dựa trên] tri thức cũng có thể được dùng thay thế cho nhau, khi mà trong ý thức của nhiều người, “tri thức” vẫn đưỢc coi là “thông tin”, ngay cả trong quan điểm của Giám đốc Tổng nha các vấn đề về xã hội thông tin của ưỷ ban châu Âu, ngài Bernard Smith. Chính vì thế mà trong khi diễn ra Hội nghị Thượng 1. s. Al-Hawamdeh và Th. L. Hart: Iníormation and Knovvledge Society, Sđd, tr. 5. 28 đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin 2003-2005, nhiều người đã tuyên bố" rằng chúng ta đang bước vào xã hội thông tin, nhưng đồng thời UNESCO lại tuyên bô" rằng bây giò là lúc chúng ta phải chuyển sang xã hội tri thức. Trên thực tế, trong giối khoa học và trong sô" bạn đọc thông thường, khái niệm “xã hội thông tin” vẫn còn có một sức hâ"p dẫn rất mạnh mẽ. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu thêm khái niệm này. 2. Khái niệm và những đặc điểm của xã hội thông tin Như chúng tôi đã nói, khái niệm [xã hội] thông tin và [xã hội] tri thức chưa nhận được một sự phân biệt rạch ròi, vì thê" việc tìm ra những đặc điểm của riêng mỗi xã hội này để định nghĩa nó dường như là một việc làm không tưởng. Cho nên, việc định nghĩa về “xã hội thông tin” ở đây chỉ là một việc làm tương đô"i, và bất cứ ai cũng rất có thể soi thấy sự trùng lặp của một đặc điểm nào đó giữa xã hội thông tin và xã hội tri thức. Dù sao chúng tôi cũng sẽ cô" làm rõ sự phân biệt này. Khi nói đến xã hội thông tin thì có lẽ ai cũng có thể hình dung và liên hệ ngay đến phạm trù “thông tin”, và họ đặt trọng tâm vào phạm trù “thông tin” này chứ không đặt vào phạm trù “xã hội”. Chính vì thê" mà những định nghĩa về xã hội thông tin thực châ"t là việc xác định đặc điểm cơ bản của nó, tức là chủ yếu để trả lời cho câu hỏi “xã hội thông tin có cái gì?”, hơn là cho câu hỏi “xã hội thông tin là gì?”. Trên tinh thần đó, hai nhà khoa học Al-Hawamdeh và Hart đã đưa ra một định nghĩa như thế này: “Xã hội thông tin đã bắt đầu bằng việc sử dụng những chiếc máy vi tính 29 có bộ nhớ khổng lồ để truy cập một khôi lượng lớn thông tin. Việc tạo ra, phân phôi và thao tác thông tin đã trở thành một hoạt động kinh tế và văn hoá có ý nghĩa nhất trong xã hội thông tin đang tiến triển”'. TS. Andrei Chernov, Bí thư thứ ba phái đoàn thường trực Liên bang Nga tại Liên hợp quốc ở New York, cũng cho rằng “thuật ngữ ‘xã hội thông tin’ là tương đôl rộng, nọ bao gồm trên hết là toàn bộ ngành công nghiệp thông tin toàn cầu đang phát triển, trong khi vai trò của thông tin và tri thức đang không ngừng gia tăng trong bôl cảnh chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội. Nó phản ánh một điều rằng, trong quá trình toàn cầu hoá, thông tin và tri thức -.một tài sản trí tuệ có giá trị - đang trở thành một trong những nguồn lực chiến lược chủ chốt”^. Giôhg như nhiều người khác, Chernov cũng không phân biệt thông tin vối tri thức trong xã hội thông tin. Một điểu dễ thấy ở đây là khái niệm “xã hội thông tin” gắn rất chặt với khái niệm “ngành công nghiệp thông tin”. Đây là điều mà nhiều người đã nói tới. Hai nhà khoa học Nga là Zborovski và Shuklina cũng xác định xã hội thông tin theo một kiểu tương tự. Họ viết: “Chúng ta hãy ghi nhớ rằng, trái với một xã hội công nghiệp phát triển - trong đó nhiệm vụ chính là sản xuất hàng hoá -, thì một tính châ't đặc trưng của xã hội thông tin là sản xuất và sử dụng thông tin trên cơ sở công nghệ máy tính (và điều 1. s. Al-Hawamdeh và Th. L. Hart: Inỉormation and KnowIedge Society, Sdd, tr. 3. 2. A. Chernov: “Global Information Society” (“Xã hội thông tin toàn cầu”), International Affairs, 2004, Vol. 50, Issue 6, p.22-28 (Cơ sở dữ liệu EBSCO), 30 này đương nhiên là không thay thế cho việc tạo ra một khối lượng hàng hoá phocg phú và dồi dào). Đó là một xã hội mà trong đó việc tạo ra, phân phối hàng hoá và dịch vụ, ở một mức độ quan trọng, sẽ phụ thuộc vào việc sản xuất, xử lý và truyền thông tin. Nó cũng là một xã hội đặt trọng tâm chú ý nhằm vào việc sản xuất, truyền bá rộng rãi hoặc tiêu thụ tri thức mối (Daniel Bell). Chúng tôi hoàn toàn nhâ't trí với quan điểm của nhà nghiên cứu nổi tiếng này [Bell], người vẫn thường đồng nhất xã hội thông tin với xã hội hậu công nghiệp, hoặc coi nó là vật tương đương với xã hội hậu công nghiệp (Bell, 1973)”k Nói chung, đây cũng là quan điểm của nhiều người, trong đó có các nhà khoa học nổi tiếng như Alvin và Heidi Toffler (1996) và M. Castells. Chính vì thế mà bộ từ điển Wikipedia cũng định nghĩa “xã hội thông tin” theo hưống đó: “Một xã hội thông tin là một xã hội mà trong đó việc tạo ra, phân phối, phổ biến, sử dụng và thao tác thông tin là một hoạt động kinh tế, chính trị và văn hoá quan trọng. Nền kinh tế tri thức là đối tác kinh tế của nó mà nhờ đó của cải đưỢc tạo ra thông qua việc khai thác kiến thức về mặt kinh tế. Đặc trưng của loại xã hội này là công nghệ thông tin có một vị trí trung tâm đốì với sản xuất, kinh tê và xã hội nói chung. Xã hội thông tin được nhìn nhận như là vật kế tục của xã hội công nghiệp. Những khái niệm liên quan gần gũi với nó là xã hội hậu công nghiệp (Daniel Bell), xã hội thòi 1. G. E. Zborovski và E. A. Shuklina: “Education as a Resource of the Inlormation Society” (“Giáo dục như là một nguồn lực của xã hội thông tin”), Russian Education and Society, Vol. 49, no. 2, Eebruary 2007, p. 41 (bản dịch sang tiếng Anh của Công ty liên hợp M. E. Sharpe). 31 fhậu Ford\ xã hội hậu hiện đại, xã hội tri thức, xã hội viễn thông - tin học (tiếng Anh: “telematic society”), cuộc cách mạng thông tin, và xã hội mạng (Manuel Castells)”^. Đi ngưỢc dòng lịch sử trở lại những năm giữa thê kỷ XX, thuật ngữ khái niệm “xã hội thông tin” lần đầu tiên xuất hiện cũng liên quan chặt chẽ đến công nghệ thông tin. Cũng theo từ điển Wikipedia, thì thuật ngữ “xã hội thông tin” lần đầu tiên được đưa ra là do nhà kinh'tế học ngưòi Mỹ gốc Áo Fritz Machlup. Machlup đã bàn đến khái niệm này cùng khái niệm ngành “công nghiệp tri thức” trong cuốn sách xuất bản năm 1962 của ông với nhan đề: sản xuất và phân phôi tri thức ở Hoa Kỳ. Cuô"n sách sau đó đã được dịch sang tiếng Nga và tiếng Nhật. Và người Nhật cũng nghiên cứu xã hội thông tin và coi nó là giai đoạn phát triển cao nhất của xã hội, tương tự như trong tiến hoá sinh học. 1. Theo từ điển Wikipedia, xã hội thời hậu Ford là thuật ngữ dùng đê chỉ phương thức sản xuất cùng vỏi hệ thông kinh tê - xã hội gắn liền với nó ỏ hầu hết các nưốc công nghiệp hiện nay. Nó đôi lập với thuật ngữ “xã hội thời Ford”, một thuật ngữ dùng để chỉ phương pháp sản xuất và hệ thốhg kinh tế - xã hội với điển hình là các nhà máy ôtô của Henry Ford, trong đó công nhân làm việc theo một dây chuyền sản xuất, thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn theo cách lặp đi lặp lại. Phương thức thời hậu Ford có những thuộc tính đặc trưng như sau: - Nó có các công nghệ thông tin mới; - Nó nhấn mạnh đến các loại người tiêu thụ, trái vối trước đây người ta thường nhấn mạnh đến giai cấp xã hội; - Sự nôi lên của khu vực dịch vụ và của tầng lớp công nhân áo trắng; - Việc nữ hoá lực lượng lao động; - Việc toàn cầu hoá thị trường tài chính. Xem Wikipedia, mục từ “Post-Fordism”, http://www.wikipedia.org. 2. Xem Wikipedia, mục từ “Information society”, http://www. wikipedia.org. 32 Như vậy, đặc điểm nổi bật nhất của một xã hội được coi là xã hội thông tin là trong xã hội này, người ta chú trọng đến việc tạo ra, xử lý, truyền và sử dụng thông tin bằng các công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet, đ ể phục vụ cho sản xuất, cho kinh t ế và cho xã hội nói chung. Trong xã hội này, công nghệ thông tin và truyền thông sẽ có một vai trò rất lớn. Chính vì vậy mà nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS), Hội nghị toàn thể của xã hội công dân toàn cầu hướng tối WSIS đã gọi các xã hội hiện nay là các “xã hội thông tin và truyền thông” và đã ra bản tuyên bố gửi tới WSIS. Đồng thời, WSIS cũng đã đề nghị Đại hội đồng Liên hỢp quốc tuyên bô lấy ngày 17 tháng 5 là Ngày Xã hội Thông tin Thê giới. Đầy là ngày ký Công ưốc Điện báo Quốc tê đầu tiên tại Paris (1865), đánh dấu việc thành lập Liên hiệp Điện báo Quốc tế (mà đến năm 1934 được chính thức đổi tên thành Liên hiệp Viễn thông Quôh tế (ITU), và cũng là Ngày Viễn thông Quốc tế theo quyết định của Hội nghị toàn quyền của ITU họp tại Malaga-Torremolinos (Tây Ban Nha) năm 1973. Theo đề nghị này, đến ngày 27-3-2006, Đại hội đồng Liên hỢp quốc đã ra Nghị quyết số 60/252 tuyên bố ngày 17 tháng 5 là Ngày Xã hội Thông tin Thế giới, mục đích là “để nâng cao ý thức về những khả năng mà việc sử dụng internet cùng những công nghệ thông tin và truyền thông khác có thể đem lại cho các xã hội và các nền kinh tế, cũng như về những cách rút ngắn khoảng cách biệt số”'. 1. UN General Assembly: “Resolution 60/252” (Đại hội đồng Liên hỢp quốc: “Nghị quyết s ố 60/252”), điều 13, tr. 3, http://www.itu.inưwsis/ index.html. 33 Ngay sau đó, Hội nghị toàn quyền của ITU họp tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) đã ra Nghị quyết sô" 68 quy định lấy ngày 17 tháng 5 làm Ngày Viễn thông và Xã hội Thông tin Thế giới. Có thể nói, những vấn đề của xã hội thông tin đã thực sự được cả thế giới quan tâm, ở cả cấp chính phủ, liên chính phủ, các tổ chức quốic tế lẫn cấp xã hội công dân, mà ở cấp cao nhất là Liên hỢp quốc. Tất cả mọi ngưòi đều thấy rõ rằng, xây dựng xã hội thông tin là để phục vụ cho sự phát triển xã hội và cho cả loài người trên toàn hành tinh. Trên tinh thần đó, Nghị quyết 60/252 của Đại hội đồng Liên hỢp quốc đã nêu rất rõ: Đại hội đồng, Thừa nhận rằng việc thực hiện và triển khai các nghị quyết của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giời về Xã hội Thông tin (WSIS) là một phần hỢp thành của việc triển khai tích hỢp các nghị quyết của các hội nghị và các hội nghị thượng đỉnh của Liên hỢp quốc về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và các lĩnh vực có liên quan, và rằng nó sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu đã được thoả thuận ở cấp quốc tế, kể cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; Công nhận nhu cầu cấp thiết phải rút ngắn khoảng cách biệt sô’ và trỢ giúp các nước đang phát triển, kể cả những nước kém phát triển nhất, những nước đang phát triển ở vùng sâu, vùng xa, những quốc đảo nhỏ đang phát triển, và những nưốc có nền kinh tế đang chuyển đổi, để họ được hưởng đầy đủ tiềm năng của các công nghệ thông tin và truyền thông; Tái khẳng định tiềm năng của các công nghệ thông tin và truyền thông như là những công cụ mạnh mẽ để thúc 34 đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển đã được thoả thuận ở cấp quốic tế, bao gồm cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đóng góp của WSIS cho việc xây dựng một xã hội thông tin lấy người dân làm trung tâm, mang tính bao hỢp và hướng tối sự phát triển, nhằm cải thiện các cơ hội sô" của mọi người dân để giúp rút ngắn khoảng cách biệt sô";...'. Đổ xây dựng và phát triển các xã hội thông tin quốc gia và một xã hội thông tin toàn cầu, các nhà khoa học cho rằng điểm mâ"u chốt là phải xây dựng được hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia (NII) và hạ tầng cơ sở thông tin toàn cầu (GII). Theo Al-Hawamdeh và Hart, khái niệm “hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia” đã tồn tại từ khá lâu, bắt nguồn từ một ý tưởng mang tính quân sự mà khởi đầu của nó là sự kiện phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik của Liên Xô năm 1957. Ngay sau đó Hoa Kỳ đã lên kế hoạch phát triển một xa lộ thông tin điện tử nhằm phục vụ mục đích quốc phòng. Đến năm 1968, Hoa Kỳ triển khai mạng ARPANET (Mạng Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến). Đến năm 1972, Roger Summit triển khai một hệ thống truy cập thông tin nội địa tinh vi, và nó trở thành dịch vụ thương mại trực tuyến đầu tiên trên thê" giới. Có thể coi h ạ tần g c ơ s ở th ôn g tin là một mạng truyền thông vối cấc ứng dụng và dịch vụ của nó nhằm tạo ra một môi trường tối hơn và mang lại nhiều hơn cho các hoạt động kinh t ế - xã hội và cho cuộc sống con người. 1. UN General Assembly: “Resolution 60/252”, http://www.itu.iiìư wsis/in dex. html 35 Cũng có thể coi mạng ARPANET (từ năm 1968) của Hoa Kỳ là tiền thân của internet ngày nay. Tuy nhiên thuật ngữ “internet” mới được chính thức thông qua năm 1974 trong một vàn bản “Request for Comments” của một nhóm công tác vể mạng của Hoa Kỳ, và đến đầu những năm 1990 thì nó trở nên thông dụng trên khắp thế giới. Như thế, nghĩa cơ bản của “internet” là “mạng liên mạng” (inter-net), chứ không phải là “mạng quốc tể” (international netvvork) như một số cuốh từ điển định nghĩa. Hiện nay người ta hiểu “internet” là “mạng thế giới kết nốì giữa các mạng máy tính”. Đến năm 1973, lần đầu tiên mạng ARPANET của Hoa Kỳ thực hiện việc kết nối ra bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Đó là chuyên kết nốì vối NORSAR (Mạng Dữ liệu về Địa chấn của Na Uy). Đến năm 1979 thì mạng này được mở rộng cho kết nối quốc tế. Với sự ra đời của giao thức internet (TSP/IP) năm 1982, vối những thành tựu mới về kỹ thuật mạng, siêu văn bản, công nghệ web trên cơ sở internet (tức World Wide Web [www]) năm 1989 do Tim Berners-Lee phát minh, mạng máy tính phát triển rất nhanh và kết nối khắp nơi trên thế giối. Số người dùng internet đã tăng lên hơn cả mức sô" nhân: nếu như năm 1993 mối có khoảng một triệu người dùng*, thì đến năm 2003, con sô" này đã lên tối hơn 600 triệu người, chiếm 11% dân sô" thê" giốp. Và con sô" 1. Theo Đặng Hữu (Chủ biên), Trần Minh Tiến, Hồ Ngọc Luật; Phát triển kinh tế tri thức - Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 46-47. 2. Theo sô liệu của UNESCO, xem UNESCO; Towards Knowledge Societies, Tlđd, tr. 22. 36 đó hiện đang tăng lên hằng ngày, hằng giờ. Đến cuổì năm 2013, con sô" này đã lên tối hơn 7 tỷ ngườih Người ta còn so sánh rằng, để đạt đưỢc con số 50 triệu người sử dụng, vô tuyến truyền thanh phải mất 30 năm, truyền hình mất 13 năm, còn internet chỉ mất có 4 năm. (Tuy nhiên theo tôi, vói cách tính theo câp sô" nhân như trên, thì internet phải mâ't ít nhất là 8-9 năm chứ không phải 4 năm để có được 50 triệu người dùng^. Dù sao đây vẫn là một tô'c độ tăng nhanh). Để cụ thế hoá các khía cạnh của hạ tầng cơ sở thông tin, năm 1994, Hội đồng tư vấn về hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia của Hoa Kỳ (NIIAC) đã xác định 6 nguyên tắc chủ chốt định hình cho khuôn khổ của hạ tầng cơ sở thông tin quốic gia như sau: 1. Một nguyên tắc chung tuyên bô' rằng thông tin cá nhân trên hạ tầng cơ sở thông tin cần phải chính xác, kịp thời, đầy đủ và phù hỢp với mục đích mà vì nó thông tin cá nhân được cung câ"p và đưỢc sử dụng. 2. Nguyên tắc vê' thông tin cá nhân đề cập những khía cạnh thu thập và sử dụng thông tin cá nhân. Những người dùng tin cần phải bảo vệ quyền lợi riêng tư của các cá nhân; bảo đảm không để tiết lộ và sửa đổi thông tin cá nhân một cách phi pháp... 3. Nguyên tắc về các nhà cung cấp thông tin bao gồm ba khía cạnh: sự biết rõ, sự đền bù, và sự an ninh. Nguyên tắc 1. Nguồn: Internetworldstats.com, 2014. 2. Theo Đặng Hữu (Chủ biên), Trần Minh Tiến, Hồ Ngọc Luật; Phát triển kinh tê tri thức - Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Sđd, tr. 49. 37 về sự biết rõ tuyên bố rằng các cá nhân cần phải đưỢc biết rõ về những hậu quả của việc cung cấp thông tin cá nhân cho người khác; sự đền bù có nghĩa là các cá nhân cần phải đưỢc bảo vệ trưốc những tác hại do những quyết định dựa trên thông tin cá nhân gây ra do việc thông tin này không chính xác, không kịp thòi, không đầy đủ hoặc không phù hỢp với mục đích sử dụng nó; an ninh có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia cần phải bảo đảm rằng thông tin cá nhân chỉ được cung cấp cho nơi nào và khi nào họ muốn, chứ không cho bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào. 4. Nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ nhằm giải quyết vấn đề phân phối qua mạng điện tử những tác phẩm có bản quyển để sao lại, trưng bày hoặc trình diễn. 5. Nguyên tắc về giáo dục và học tập suối đời tập trung vào việc cải thiện chất lượng giáo dục của trường phổ thông, trường đại học và thư viện. Mọi cá nhân đều có thể thông qua hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia để tiếp cận với mọi nguồn lực thông tin điện tử do các trường, các đại học và các thư viện cung cấp. 6. Nguyên tắc vê doanh nghiệp và thương m ại điện tử nhằm nâng cao tần suất, năng lực, và tính chính xác của doanh nghiệp điện tử. Môi trường doanh nghiệp cạnh tranh do hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia tạo ra sẽ thúc đẩy hơn nữa các dịch vụ và sự phát triển của hạ tầng cơ sở thông tin quôb gia. NIIAC cũng xác định hai nguyên tắc chỉ đạo ưu tiên như sau: 38 1. Nguyên tắc về tiếp cận và dịch vụ p h ổ thông có mục tiêu chủ yếu là tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tiếp cận được với hạ tầng cơ sở thông tin quôh gia, có trình độ cơ bản về năng lực tiếp cận và sử dụng dịch vụ, đồng thời sự triển khai một hạ tầng cơ sở truyền thông đa phương tiện tương tác. 2. Nguyên tắc về quyền riêng tư và an ninh có nhiệm vụ bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân và giải quyết những vấn đề về quyền riêng tư, về sự toàn vẹn và chất lượng của thông tin cá nhân trên hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. Về hạ tầng cơ sở thông tin toàn cầu, Al-Hawamdeh và Hart cũng cho rằng: “GII có thể được định nghĩa như là một mạng truyền thông tương tác chặt chẽ được triển khai ở cấp độ toàn thê giối để cung cấp hạ tầng cơ sở cho các dịch vụ và hoạt động mới dựa trên việc sử dụng tất cả các loại thông tin một cách có chiến lược”. Với định nghĩa như vậy, GII có những nguyên tắc cơ bản như sau: - Nguyên tắc đầu tư tư nhân: Việc đầu tư tư nhân đang được chính phủ các nước phôi hỢp với Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính quốíc tế khác để hỗ trỢ và thúc đẩy nó. - Nguyên tắc cạnh tranh. - Nguyên tắc tiếp cận mở. - Nguyên tắc về môi trường điều tiết linh hoạt. - Nguyên tắc dịch vụ phổ thông. Như vậy, điểm mấu chô’t của hạ tầng cơ sở thông tin là hoạt động truyền thông. Việc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tê và xã hội với một tốíc độ chưa từng có. Thông tin không có truyền 39 thông sẽ chỉ là thông tin tĩnh, khép kín. Thông tin đưỢc lưu truyền sẽ trở thành tri thức, tham gia vào việc sản xuất ra tri thức mới, tác động trực tiếp đến sự nâng cao năng suất và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là cho các hoạt động thương mại; và nó giúp cho mọi người dân trên thế giối hiểu biết lẫn nhau, qua đó phát triển đời sống tinh thần và văn hoá của người dân trong một quốic gia và của cả thế giới. Ngày nay, công nghệ truyền thông hiện đại đã vượt xa các công nghệ truyền thông truyền thông, và nó chính là xương sông của xã hội thông tin và của cả xã hội tri thức. * ơ Việt Nam, mối quan tâm dành cho khái niệm xã hội thông tin (cũng như dành cho khái niệm kinh tê tri thức và xã hội tri thức) mới xuất hiện vào những năm cuối của thế kỷ XX. Nhìn chung, ở Việt Nam (cũng giông như ở nhiều nơi khác trên thế giới), những khái niệm “xã hội thông tin”, “kinh tế thông tin”, “kinh tế tri thức”, “xã hội tri thức”, “xã hội mạng”... vẫn chưa được phâp biệt và chưa được xác định một cách rõ ràng, mà chúng đều được xếp vào cùng một mối quan tâm và đều đưỢc đưa vào một phạm vi bao quát của khái niệm “thòi đại thông tin” hay “kỷ nguyên thông tin”. Nhiều người khi nới đến xã hội thông tin thì hình dung đến kinh tế tri thức, và khi nói đến kinh tế tri thức thì hình dung ra xã hội thông tin. Chẳng hạn như nhóm tác giả Đặng Hữu khi giối thiệu “chiến lược phát triển kinh tê tri thức” của một số nước trên thế giới thì đã giối thiệu cả Dự án Chiến Iược xã hội thông tin quốc gia năm 1996 của nước Anh, và Kê hoạch hành động năm 2000 của nước Đức 40 với tên gọi: Năm 2000: nước Đức trên đường hướng tới xã hội thông tin\ Những khái niệm dẫn xuất như hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia, hạ tầng cơ sở thông tin khu vực, và hạ tầng cơ sở thông tin toàn cầu, cũng đã đưỢc đề cập và giới thiệu ở nước ta. Về những khái niệm này, có người hiểu rõ và cũng có người hiểu hời hợt. Chẳng hạn, trong khi có người đã dành cả một mục cho hạ tầng cơ sở thông tin của quốc gia, của khu vực và của toàn cầu, nhưng không h ề định nghĩa cũng như không hể xác định đặc điểm của phạm trù hạ tầng cơ sở thông tin, mà chỉ dẫn dụng lan man lòng vòng để rồi đi đến một kết lụận rằng: ý tưởng xây dựng một ‘hạ tầng cơ sở thôrtg tin quốc gia’ nhằm chuyển lên ‘xã hội thông tin’ đã nổi lên thành vấn đề cấp thiết và đưỢc nâng lên cấp quốc sách ở nhiều nước và khu vực trên thế giới”^, thì cũng có những tác giả đã định nghĩa hạ tầng cơ sở thông tin khá rõ ràng: “Kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia là một hệ thống thống nhất các mạng truyền thông tốc độ cao, giải băng rộng, các máy tính, các cơ sở dữ liệu và các phương tiện điện tử dân dụng, sẵn sàng để mọi người có thể truy-cập tớÌTihững lượng thông tin to lớn dưới mọi hình thức (âm thanh, văn bản, hình ảnh...), vào bất cứ lúc nào và bất kỳ từ nơi đâu. 1. Xem Đặng Hữu (Chủ biên): Phát triển kinh tếtri thức - Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Sđd, tr. 260-261. 2. Đó là cách làm của Trần Thanh Phương trong bài “Nền kinh tê tri thức trong xã hội thông tin”, in trong sưu tập chuyên đề Tri thức, thông tin và phát triển (Bùi Biên Hoà chủ biên), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 83-126. 41 Kết cấu hạ tầng thông tin toàn cầu đóng vai trò quan trọng nối hàng triệu máy tính của người dùng..., là một hệ thốhg mở, bao gồm các mạng kết nối với nhau, có tính chất tự tổ chức, có khả năng tương tác và thích ứng nhanh, có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới; không còn chỉ là một phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,..”h Về thời điểm xuất hiện xã hội thông tin, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng chưa có sự nhất trí. Nhìn chung, kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay, người ta thường có một câu nói quen thuộc rằng “chúng ta đang sông trong thòi đại/kỷ nguyên thông tin”, còn nó xuất hiện từ khi nào thì ít người phát biểu. Tuy nhiên cũng có tác giả, như Trần Thanh Phương, vào năm 1998, đã viết (tất nhiên là căn cứ vào tài liệu nước ngoài) rằng: “Kết quả là, vào thời điểm giao thời giữa hai thiên niên kỷ để bước sang thiên niên kỷ thứ ba, một loại hình xã hội mới dưâi tên gọi là xã hội thông tin (trong nhiều tài liệu còn được gọi là xã hội hậu công nghiệp, xã hội nhanh...) đang từng bước thành hình từ trong lòng xã hội công nghiệp với sự gia tăng ngày càng lốn của các ngành dịch vụ (các ngành xử lý thông tin) trong cơ cấu của sản xuất xã hội”^. Nhưng đến năm 2000 cũng chính tác giả 1. Xem Đặng Hữu (Chủ biên); Phát triển kinh tếtri thức - Rút ngắn quá trình công nghiệp boá, hiện đại hoá, Sdd, tr. 168. 2. Trần Thanh Phương: “Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, thông tin tới thê giới, khu vực và Việt Nam”. Trong; Sự đột phá của khoa học thông tin trước th ế kỷ XXI (sưu tập chuyên để, Bùi Biên Hoà chủ biên), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 18. 42 này trong một bài viết lại viết một mục là “hướng tới xã hội thông tin”, trong đó ông đã đưa ra một nhận định hoàn toàn mâu thuẫn vối nhận định của ông từ năm 1998 như sau: “Trong hai thập niên cuối cùng của thê kỷ XX, dưối sự tác động mạnh mẽ và sự hoà nhập của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại vối cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm, nhân loại đang tiến dần vào Kỷ nguyên thông tin. Kỷ nguyên này, theo các nhà khoa học, sẽ mở ra ở đầu thiên niên kỷ tới - vào quãng năm 2010 - 2015”'. Như vậy có thể nói, vấn để về xã hội thông tin và xã hội tri thức vẫn chưa được bàn đến một cách có hệ thống ở Việt Nam. Và cũng giống như các học giả nước ngoài, khi nói đến xã hội thông tin và xã hội tri thức, các nhà nghiên cứu của Việt Nam thường không định nghĩa nó mà đi thắng vào đặc điểm và tính châ't của nó, và thường là tổng kết quan điểm của các học giả nưốc ngoài. Tuy nhiên, việc tổng kết đôi khi chưa có hệ thông và chưa đầy đủ. * Nhưng dù sao, khi để cập xã hội thông tin, trước tiên chúng ta không thể không nói đến tác động tích cực của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại đốl với sự phát triển của xã hội và con người, mà công nghệ quan trọng nhất là công nghệ internet. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại trong nửa thế kỷ qua, chúng ta đều thấy rõ là chúng đã có những đóng 1. Trần Thanh Phương: “Nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin”. Trong: Tri thức, thông tin và phát triển, Sdd, tr. 94. • 43 góp to lớn như thế nào cho sự phát triển của xã hội trong tất cả các lĩnh vực. Công nghệ thông tin và truyền thông đang xoá đi mọi khoảng cách vê không gian và thời gian để biến toàn thê giới thành một “ngôi làrìg toàn cầu” như cách nói của McLuhan (1964), biến thế giói tròn thành “thê giới phẳng” như cách nói của Thomas PViedman (2005), và nó có thể đưỢc tóm gọn trong mấy chữ: “nhanh nhất, xa nhấf. Có thể nói, ngày nay thuyết tương đôi của Einstein đang ứng nghiệm hơn bao giờ hết: khi tốc độ càng nhanh thì khoảng cách càng giảm* Và vối tốc độ truyền tin đa năng gần như tức thời của internet, thì khoảng cách của thế giối rút lại gần như bằng không cũng là điều dễ hiểu. Rút ngắn thời gian và khoảng cách không gian tức là tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng đòi sông tinh thần. Quả thực, người ta đã nói nhiêu đến ích lợi của công nghệ thông tin, và trong cuộc sôhg hằng ngày, bất cứ ai cũng có thể cảm nhận đưỢc những ích lợi mà nó đem lại cho cuộc sông của mỗi chúng ta. Người ta đã nói đến khả năng sử dụng công nghệ thông tin như “đôi đũa thần” của thầy phù thuỷ để làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộik Nhưng đặc biệt là người ta nói đến khả năng làm biến đổi xã hội của công nghệ thông tin. Chang hạn người ta cho rằng công nghệ thông tin và truyền thông đang tạo ra một loạt biến đổi trên nhiều lĩnh vực xã hội. Có thể kể ra đây một sô" lĩnh vực chủ chô"t: 1. Xem Nguyễn Sĩ Dũng: “ICT hay IT, vấn đê' nhận thức”, www. chungta.com, ngày 4-11-2005. 44 - Biến đổi cẳch thức giao tiếp: hàng tỷ người trên thế giới có thể truy cập internet cùng một lúc và giao tiếp với khắp nơi trên thế giới, xuất hiện một phạm trù mới: “cộng đồng ảo”, liên quan đến khả năng mở rộng tự do trong giao tiếp. - Biến đổi cách thức sử dụng thông tin: mọi người đều có thể tiếp cận và sử dụng thông tin từ khắp nơi trên thế giới một cách nhanh nhất chỉ thông qua một màn hình vi tính phẳng. - Biến đổi cách thức học tập: mọi cá nhân đểu có thể chủ động tham dự và tham dự nhiều lần các chương trình học tập qua mạng. - Biến đổi bản chất thương mại: thương mại điện tử đang trở thành một nhân tô" quan trọng bổ sung cho thương mại truyền thông. - Biến đổi bản chất công việc: vấn đề không gian không còn là điều trở ngại lớn trong quan hệ giữa người lao động với nơi làm việc; xuâ"t hiện khái niệm làm việc từ xa, đem lại lợi ích đặc biệt cho những người cao tuổi và người khuyết tật, qua đó nâng cao tính nhân đạo cho quan hệ xã hội và con người. - Biến đổi cách thức chăm sóc y tế: khoảng cách địa lý được khắc phục trong khám - chữa bệnh, công tác dự phòng y tê và tự điều trị được cải thiện nhờ lượng thông tin y học phong phú được chuyển tải lên mạng. - Biến đổi cách thức thiết kê và xây dựng: tính chính xác trong thiết kế và xây dựng được gia tăng, mẫu thiết kế trở nên phong phú, đa dạng, tạo ra nhiều lựa chọn cho người dân. 45 - Biến đổi cách thức nghiên cứu: phát triển phòng thí nghiệm ảo, gia tăng tiếp xúc giữa các nhà khoa học với các nguồn thông tin phong phú, tăng cường môl liên kết giữa các nhà khoa học trong không gian thực tại ảo gần như tức thòi và với khắp mọi nơi; xuất hiện khái niệm “phòng thí nghiệm cộng tác” (tiếng Anh: “collaboratory”). - Và ở mức cao nhất là biến đổi cách thức làm việc của chính phủ; xuất hiện loại hình giao dịch qua mạng giữa các cơ quan công quyền vối nhân dân, khái niệm “chính phủ điện tử” ra đời (tiếng Anh: “e-government”)’. - Và theo tôi, còn có một biến đổi quan trọng nữa cần phải nhấn mạnh ở đây là sự biến đổi phương thức xuất bản báo chí; Báo điện tử đang chiếm lĩnh thị trường xuất bản. Người dân không còn phải tiếp thu thông tin theo một mô hình tuyến tính một chiều như trước đây, mà họ còn chủ động tham gia thảo luận và tự do phát biểu ý kiến trên mạng, qua đó tác động tích cực đến các chính sách của các cấp chính quyền. Một điều đặc biệt là người dân được quyền lập các trang web cá nhân và hoạt động như một tò báo tư nhân. Vai trò của nhà xuất bản bị giảm xuôhg mức tôl thiểu, từ đó, quyền dân chủ và tự do ngôn luận được mở rộng. Chúng ta hãy tham khảo hai mô hình dưới đây của Al-Hawamdeh và Hart: ]. Xin tham khảo bài “Công nghệ thông tin biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức”, www.chungta.com, ngày 19-7-2005; và xem thêm: s. Al-Hawamdeh và Th. L. Hart: Sđd, chựợng 3; Norman H. Nie và Lutz Erbring; “Internet and Society; a Preliminary Report” (“Internet và xã hội: một bản báo cáo sơ bộ”), IT & Society, Volume 1, Issue 1, Summer 2002, pp. 275-283. Đăng trên www.ITandSociety.org. 46 H ình 1: Mô hình xu ất bản tru yền thống H ình 2 : Mô hình xuất bản điện tử Thậm chí nhiều người cho rằng trong xuất bản điện tử còn không có cả người biên tậph Thực tế trên mạng cho thấy đúng là như vậy, khi mà ngày nay mỗi cá nhân có thể tự tạo lập một trang web cho riêng mình. Hiện tượng này có thể được coi như là một sự nở rộ của các nhà xuất bản tư nhân hay báo chí tư nhân trên mạng. Trên đó người ta có thể đưa bất cứ thứ gì lên mà không bị ai kiểm duyệt, kể cả 1. Guide for “Human Rights in the Iníormation Society”, http:// rights.jinho.net. (Copylefted by Korean Progressive Netvvork ‘dinbonet’ 2003 [Mạng tiến bộ Hàn Quốc “dinbonet” 2003 cho phép sao chép]). 47 những thứ “rác rưởi” và sản phẩm độc hại mà người ta đang gọi đó là những “vvebsite bẩn”. Nhìn một cách toàn diện, ở tất cả các lĩnh vực trên đây cũng như ở mọi lĩnh vực khác nữa trong đời sông xã hội và đời sống thường nhật của con người, sự thay đổi dễ thấy nhất do công nghệ thông tin và truyền thông đem lại là thay đổi về tốc độ và khả năng bao quát không gian. Báo chí điện tử cập nhật tin tức từng giò, từng phút, thậm chí từng giây. Trưóc đây, ngưòi ta đọc báo hàng ngày, giò đây người ta phải đọc báo điện tử hàng giò nếu không muôn bị lạc hậu. Mặt khác, trước đây, do nhiều điểu kiện, một người thường chỉ mua hoặc đọc một vài loại báo, thì ngày nay cũng người đó đã có thể ngồi tại nhà đọc được rất nhiều loại báo trên khắp thế giới cùng một lúc thông qua các đường liên kết. Tính liên văn bản trở thành một đặc trưng bao quát không gian của xuâT bản điện tử. Và tất nhiên, tất cả những biến đổi nói trên là để phục vụ lợi ích và sự tiện lợi của con người. Theo UNESCO, công nghệ thông tin và truyền thông còn làm biến đổi ngay cả bản sắc cá nhân của mỗi con người. Nó cung cấp cho chúng ta khả năng hoàn toàn mối để thử nghiệm vối bản sắc cá nhân, bằng cách tạo cho các bản ngã ảo có khả năng được đặt chồng lên trên các bản ngã thật để trao đổi thông tin hoàn toàn tự do. Đây là một khía cạnh hoàn toàn mói của xã hội thông tin do công nghệ thông tin và truyền thông đem lại. Nó khuyến khích phát triển óc sáng tạo của con người ngay từ tuổi ấu thơ. Theo số liệu khảo sát đôl với một số nước đại diện cho bô'n châu lục Á, 48 Âu, Mỹ và Phi, Liên hiệp Viễn thông Quốc tê (ITU) cho thấy rằng lớp trẻ đang chiếm một tỷ lệ cao nhất trong số những người sử dụng internet (xem bảng dưối đây). Tỷ lệ n g ư ờ i s ử d ụ n g in t e r n e t tín h th eo n h ó m tuổi tro n g n ă m 2002: + T ru n g Quốc: Từ 0 -^ 24 tuổi: 56% ; Từ 25 ^ 35 tuổi: 28% ; Từ 36 -> 50 tuổi: 13%; Trên 50 tuổi: 3%. + Th uỵ Sĩ: Từ 14 -> 19 tuổi: 28% ; Từ 20 -> 39 tuổi: 38% ; Từ 40 ^ 49 tuổi: 17%; Trên 50 tuổi: 17%. + V ênêxuêla : Từ 18 -> 24 tuổi: 37%; Từ 25 -> 34 tuổi: 36%; Từ 35 ^ 49 tuổi: 20%; Trên 50 tuổi: 7%. + M ôrixơ: Từ 0 ^ 20 tuổi: 43% ; Từ 21 -> 39 tuổi: 34%; Từ 40 -> 49 tuổi: 16%; Trên 50 tuổi; 7%. N gu ồn : ITU , World Telecom m unication Report 2 0 0 4 ’. Qua đây có thể thấy rằng lớp trẻ từ 24 tuổi trở xuông chiếm một tỷ lệ rất cao trong việc sử dụng internet, đặc biệt là ở những nước đang phát triển hoặc mới nổi lên. Trong khi đó ở những nước phát triển thì tỷ lệ này không cao bằng tỷ lệ của thê hệ tiền trung niên (xem trường hỢp của Thụy Sĩ). Điều này phản ánh đúng tình trạng của những, nưóc đang phát triển, nơi mà lớp trẻ là những người dễ bị hấp dẫn nhất vối những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, dễ bị cuô"n hút bởi chí hướng phiêu lưu và khám phá thực tại ảo. 1. Xem UNESCO: Towards KnowIedge Societies, Tlđd, tr. 54. 49 Theo tôi, có thể nói thực tại ảo cũng giốhg như một thế giới siêu nhiên trong truyện cổ tích. Chỉ bằng một động tác nhấn chuột, trẻ em của chúng ta đã có thể mở cửa bước vào xứ sở thần tiên để từ đó chúng mặc sức phiêu luu, tưởng tưỢng và sáng tạo. Xét về mặt lôgích, thế giới thực tại có những ranh giói hữu hạn đối vối trí tưởng tượng. Muôh mở rộng trí tưởng tượng thì con người phải sáng tạo ra thế giới ảo. Thế giới trong truyện cổ tích thần tiên được dân gian tạo ra từ bao đòi nay chính là để đáp ứng nhu cầu khám phá và sáng tạo đó. Nhưng cái thế giới thần tiên ấy thường chỉ giới hạn ở những phương tiện thể hiện bằng lời nói và văn tự. Đến ngày nay, các phương tiện truyền thông đa năng (hay còn gọi là truyền thông đa phương tiện - tiếng Anh: “multimedia”) đang đưa trẻ em (và cả người lón) bước vào một thê giới ảo đa dạng và phong phú mà lại có vẻ giông hệt như thế giới thực, ó đây, trí tưởng tượng đã đưỢc chắp cánh thêm nhiều lần. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa về khả năng khuyến khích tự do sáng tạo, việc này cũng có những nguy cơ khiếm khuyết của nó là biến xã hội thông tin thành một xã hội giải trí đơn thuần đối vối một sô' lượng người không nhỏ mà tôi sẽ nói rõ hơn ở mục sau. Ngoài những điều trên đây, chúng tôi phải nhấn mạnh đến một tác động mang ý nghĩa nhân ván cũng vô cùng to lớn của công nghệ thông tin và truyền thông. Ngày nay, mạng truyền thông đã làm cho mọi biến cố của người dân ở từng nơi trên thế giối ngay lập tức được toàn thể loài người biết đến và cùng sông vói một nhịp đập trái tim, bất châ'p những sự khác biệt về chế độ chính trị, vê sắc tộc, về chủng 50 tộc hoặc về tôn giáo, đó là điểu mà trưốc đây thê giới không thể nào có được, thậm chí ngay trong phạm vi ranh giối của một quốc gia! Giờ đây, bất cứ một thiên tai hay một thảm hoạ nào xảy ra tại một góc xa xôi nào đó trên thế giới, thì ngay lập tức cả loài người đều hưống về với tấm lòng cảm thương và những sự giúp đỡ thiết thực. Nhờ có mạng truyền thông mà giờ đây cả thế giới đang dang tay đón nhận những người bị nhiễm HIV để cùng nhau đấu tranh chôhg lại nạn đại dịch này. Cũng nhò có mạng truyền thông mà những người dân thường ở khắp nơi trên thế giói dễ dàng đi đến chỗ đoàn kết chông lại những kẻ khủng bô". Và mạng truyền thông đang làm cho những nhà chức trách không thể né tránh được các vấn đề thời sự của môi trường Trái Đất và buộc phải có trách nhiệm hơn. Ai mà không xúc động trưốc cảnh những cơn lũ quét do rừng bị tàn phá tràn về cuô"n trôi nhà cửa, người già, trẻ em trên màn hình tivi; những cơn sóng thần cao hàng chục mét làm kinh hoàng hàng triệu con tim; những vụ cháy rừng hiện ra có thể làm bỏng rát cả bộ mặt người xem truyền hình; những tảng băng Bắc cực có nguy cơ tan chảy đang làm lạnh buốt lòng người;... tất cả đều hiện lên rõ ràng trên màn hình tivi và màn hình máy tính của mọi nhà. Ke cả những tội ác diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia giò đây cũng luôn luôn phải nằm dưới sự phán xét của công chúng trước và cả sau khi được toà án chính thức xét xử. Có thể nói, công nghệ thông tin và truyền thông không chỉ làm cho chúng ta trở nên nhanh hơn, đi đưỢc xa hơn, mà còn “nhân đạo hơn”. Đây là những tác động rất tích cực của công nghệ thông tin và truyền 51 thông đốì với sự phát triển của con người và xã hội, và đó cũng chính là ưu điểm của xã hội thông tin ngày nay. ở nhiều nước và khu vực, để phát huy những tác động tích cực của công nghệ thông tin và truyền thông, các cấp chính quyển đã đề ra những chính sách rất tích cực nhằm đẩy mạnh công cuộc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin. Chẳng hạn, năm 2002, Liên hiệp châu Âu (EU) đã để ra một chiến lược bao trùm nhằm xây dựng một “châu Âu điện tử”. Đây là chiến lược xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin của EU để cạnh tranh với Hoa Kỳ, nhằm xây dựng một châu Âu thoát mù về điện tử và tiến tối một xã hội thông tin toàn khắp. Điều này xuất phát từ một lý do thực tiễn là ỏ châu Au lúc bấy giò, vấn đề sử dụng internet vẫn còn nhiều việc đặt ra cho chính phủ phải làm: tính đến năm 2003, mới có 1/3 sô" dân châu Âu thường xuyên sử dụng internet, 1/3 khác có điều kiện thực hiện việc đó nhưng không có động cơ để làm việc đó, còn 1/3 còn lại thì không có điều kiện tiếp cận với internet cho dù là họ muôn’. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện về hạn chế của xã hội thông tin: sự cách biệt sô' Hiện nay, tính đến ngày 31-12-2013, châu Âu đã có 68,6% (hơn 2/3) sô" người sử dụng internet, đứng thứ hai sau Bắc Mỹ (84,9%)^. Đó là thành công vượt bậc trong nỗ lực khắc phục sự cách biệt sô". 1. Xem Bernard Smith: “Xã hội dựa trên tri thức: chính sách của Liên hiệp châu Âu”, in trên tờ tạp chí tiếng Nga HhậopiMaụuoHHoe oõuịecm eo [Xã hội thông tin], 2003, No. 5, tr. 8-21 (bản dịch từ tiếng Nga của Ngô Thế Phúc). 2. Internetworldstats.com, 2014. 52 3. Những hạn chế của xâ hội thông tin và sự cần thiết phải chuyển sang xã hội tri thức a. Vân đê về khả năng tác động tiêu cực của internet Mặc dù công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại đã có những tác động râ't tích cực đôl với đòi sông kinh tế và xã hội như chúng tôi vừa trình bày, nhưng những năm gần đây đã xuất hiện một loại ý kiến cho rằng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại cũng gây ra những tác động tiêu cực rất đáng lo ngại đốì.với con người. Về vấn đề này, hiện đang có những luồng ý kiến trái ngược nhau. Nhiều người cho rằng internet đang kết nổi con người từ khắp nơi trên thế giới lại với nhau; nhưng cũng có nhiều người lại khẳng định rằng internet gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống và hành vi tâm lý của con người, điều này đôi khi còn đưỢc coi là mặt trái của xã hội thông tin. Cụ thể, từ cuôl thập niên 1990, bắt đầu xuất hiện một luồng ý kiến cho rằng internet làm cho con người rơi vào tình trạng tha hoá, cô đơn, xa lánh xã hội, không quan tâm đên cuộc sông thực mà chỉ mải mê với hiện thực ảo, giảm giao thiệp trực tiếp với người thân và bạn bè, thay vào đó là mở rộng các môl quan hệ trên mạng. Tuy nhiên luồng ý kiến này đã được khơi mào từ giữa thập niên 1980, khi các nhà nghiên cứu xã hội cho thấy cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực của sự giao tiếp thông qua máy vi tính so với giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt'. Nhưng có ý kiến ngược lại 1. Chẳng hạn xem Norman H. Nie và Lutz Erbring: “Internet and Society: a Preliminary Report” [“Internet và xã hội: một bản báo cáo sơ bộ”], IT & Society, Volume 1, Issue 1, Summer 2002, pp. 275-283. Đăng trên www.ITandSociety.org. 53 cho rằng những người sử dụng internet sẽ càng có sự giao thiệp rộng rãi hơn với người thân và bạn bè, càng giảm đưỢc sự cô đơn. Lại có loại ý kiến thứ ba cho rằng việc sử dụng internet chẳng có liên quan gì đến việc tăng hay giảm mức độ giao thiệp xã hội và mức độ cô đơn cá nhân. Điều này đã trở thành chủ đề bàn luận khá sôi nổi ở nhiều nước từ Đông sang Tây trong những năm cuối thê kỷ XX đầu thế kỷ XXL Vậy thực tế vấn đề này là như thế nào? Phải công nhận rằng tất cả những ý kiến trái ngược trên đây hoàn toàn không phải là những ý kiến phát ngôn tuỳ hứng, vô căn cứ, mà đều là những kết luận của những công trình điểu tra xã hội học rất công phu và kéo dài nhiều năm. Có những công trình được nằm trong những dự án lốn như Dự án Internet Thế giới (World Internet Project - WIP) của Hoa Kỳ. Có những công trình được tiến hành vối những khoản kinh phí rất lớn. Chẳng hạn như những công trình nghiên cứu của HomeNet ở Hoa Kỳ. Công trình nghiên cứu của HomeNet được tiến hành trong năm 1995-1996 đối với 169 người được phỏng vấn thuộc 93 hộ gia đình mà trước đó những người này chưa hề đưỢc sử dụng internet. Mỗi người trong sô" họ được phát không một chiếc máy vi tính và được truy cập internet miễn phí trong hai năm 1995-1996. Và kết quả của cuộc điều tra xã hội học này đã dẫn HomeNet đi đến kết luận rằng: Việc gia tăng sử dụng internet gắn liền đáng kể vối việc suy giảm sự giao tiếp thực tế trong gia đình, suy giảm quan hệ giao tiếp xã hội thực tế ở địa phương và ở khoảng cách xa, và kéo theo một sự gia tăng tình trạng 54 cô đơn, trầm cảm và buồn phiền’. Công trình Study o f the Social Consequences o f the Internet (Nghiên cứu các hậu quả xã hội của internet) (năm 2000) của Norman Nie, thuộc Học viện Stanford Nghiên cứu Định lượng Xã hội (Hoa Kỳ), bằng việc điều tra 4.113 người sử dụng internet thuộc 2.689 hộ gia đình trong tháng 12-1999, cũng khẳng định thêm cho những kết luận của HomeNet. Bài viết Internet và xã hội: một bản báo cáo sơ bộ của Norman Nie và Lutz Erbring (2002) đã xác nhận lại điều đó^. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu do Robert Kraut đứng đầu kéo dài trong ba năm (1997-1999) đã tiếp tục nghiên cứu theo mẫu điều tra cũ của HomeNet năm 1995-1996. Họ đã điều tra 208 người thuộc cùng một mẫu 93 hộ gia đình cũ của HomeNet. Và kết quả thật bất ngờ: các phản ứng thể hiện phần nào trái ngược với kết quả của HomeNet trưốc đó. Tức là họ không thấy có sự tác động đến tình trạng giao tiếp trong gia đình và trong xã hội do việc gia tăng sử dụng internet của những người đưỢc điều tra. vể trạng thái trầm cảm thì có sự gia tăng giông như kết quả của HomeNet. về trạng thái buồn phiền thì có sự gia tăng trong 12-18 tháng đầu và suy giảm trong 12-18 tháng sau. Còn về trạng thái 1. Xem Sara Kiesler, Robert Kraut, Jonathon Cumimings, Bonka Boneva, Vicki Helgeson, và Anne Crawford: “Internet Evolution and Social Impact” (“Sự tiến triển của internet và tác động xã hội”), IT&Society, 2002, 1(1), pp. 120-134 {http://www.ITandSociety.org) (chúýtr. 122). 2. Xem Norman H. Nie và Lutz Erbring: “Internet and Society: A Priliminary Report” (“Internet và xã hội: một báo cáo sơ bộ”), IT & Society, Vol. 1, Issue 1, Summer 2002, pp. 275-283 (http://www.ITand Society.org). 55 cô đơn thì có sự gia tăng trong 12-18 tháng đầu và không bị tác động gì trong 12-18 tháng sau'. Những công trình đưa ra ý kiến ngược lại như của nhóm Kraut, cũng như những công trình phản bác cả hai loại ý kiến trên, cũng đều là những công trình nghiên cứu râ't công phu và tôh kém. Cùng trong chương trình Dự án Internet Thế giới, các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford đã thực hiện những công trình điều tra xã hội học tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản... để rút ra kết luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy có mốì liên hệ giữa việc sử dụng internet với việc hoà đồng xã hội cũng như với cảm giác cô đơn của những người sử dụng internet ở những nước này. Những kết luận mâu thuẫn trên đây có thể làm cho nhiều người hoang mang. Sẽ xảy ra những trường hỢp: nếu chỉ nhận được những thông tin cục bộ và một chiều, thì hoặc là có thể có người sẽ tin rằng internet đang làm cho người ta cô đơn hơn bao giờ hết, hoặc là có người lại tin rằng internet đang khuyến khích khả năng giao thiệp xã hội của những người sử dụng nó. Điều này đã xảy ra ở Việt Nam, khi có người mặc dù chưa có được thông tin đầy đủ nhưng vẫn khẳng định khả năng làm cho con người trở nên cô đơn của internet^. Thái độ tương tự cũng đã xảy ra ở Việt Nam đốì 1. Xem Norman H.Nie và Lutz Erbring: “Internet and Society: A Priliminary Report”, Sđd, tr. 123-124. 2. Phạm Thị Thanh Tâm: “Nhũng thách thức trong xã hội thông tin”, trong cuôh sách; Những thách thức của sự phát triển trong xã hội thông tin (Bùi Biên Hoà chủ biên), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr. 158. 56 với cả những lĩnh vực khác nữa chứ không riêng gì đôl với internet. Và đây cũng là điều chúng ta cần hết sức tránh, khi mà trong thời đại thông tin ngày nay, thông tin có quá nhiều mà trình độ xử lý của người dùng tin không phải lúc nào cũng đáp ứng, nhất là những ngưòi không có trình độ bao quát vấn đề một cách có hệ thống, những người chỉ nhìn sự vật theo lôl tư duy cục bộ như kiểu thầy bói xem voi! Trước tình trạng có những ý kiến trái ngưỢc nhau như vậy, một sô nhà khoa học đã quyết định tiếp cận vâ"n đê này từ nhiều góc độ điều tra để giải quyết một cách triệt để. Chẳng hạn như vào năm 2002, ba nhà khoa học là Jean Prancois Coget - nghiên cứu sinh về lĩnh vực nguồn nhân lực và hành vi tổ chức tại Trường Quản lý Anderson thuộc Đại học Calitonia ở Los An'geles (UCLA), Hoa Kỳ; Yutaka Yamauchi - nghiên cứu sinh về lĩnh vực Hệ thôhg Thông tin Quản lý tại Trường Quản lý Anderson thuộc UCLA; và Michael Suman - Giám đôc nghiên cứu của Trung tâm Chính sách Truyền thông thuộc UCLA và là giảng viên chính về xã hội học tại UCLA -, đã thực hiện một công trình nghiên cứu lý luận và điều tra xã hội học công phu để bác bỏ loại ý kiến khẳng định môi quan hệ giữa việc sử dụng internet với sự gia tăng cảm giác cô đơn, buồn phiền và xa' lánh xã hội^ 1. Xem Jean-Prancois Coget, Yutaka Yamauchi, Michael Suman; ‘The Internet, Social Netvvorks and Loneliness” (“Internet, mạng xã hội và sự cô đơn”), IT & Society, volume 1, Issue 1, Summer 2002, pp. 180-201 (Đại học Stanlord). Đăng trên www.ITandSociety.org. 57 Ba tác giả trên đây đã sử dụng các dữ liệu điều tra năm 2000 của Trung tâm Chính sách Truyền thông của UCLA để rút ra kết luận rằng không có cơ sở để khẳng định việc sử dụng internet có tác động đến các mối quan hệ xã hội của người sử dụng, cũng như không có bằng chứng cho thấy có sự gia tăng mức độ cô đơn của người sử dụng, thậm chí họ còn nhận thấy có một chút suy giảm dành cho cảm giác cô đơn của người sử dụng internet. Đồng thời họ lập luận rằng phương pháp điều tra xã hội học của các tác giả khác còn bộc lộ những hạn chế, trong khi đó internet vẫn là một chiếc “hộp đen” chưa thể khám phá hết được. Hạn chê quan trọng nhất là phương pháp đó đã tuân thủ một mô hình tương quan kiểu cũ, không tính đến những sự can thiệp vê mặt nhân quả. Người ta không biết chắc đưỢc chiều hướng nhân quả của hiện tượng. Bởi vì nếu có người cho rằng những ai dành nhiều thời gian cho việc sử dụng internet thì sẽ cảm thấy bị cô đơn nhiều hơn, thì người khác cũng có thể đặt ngưỢc lại mối quan hệ nhân quả mà suy luận rằng: những người nào cảm thấy cô đơn thì sẽ có xu hướng tìm bạn trên mạng nhiều hơn nhằm làm giảm bớt đi sự cô đơn của mình. Thứ hai, phương pháp này không xác định được hết những yếu tố làm nên sự cô đơn, mà nó chỉ so sánh một cách võ đoán việc sử dụng internet với mức độ tăng - giảm sự cô đơn. Quả thực, không thể khẳng định rằng internet chính là thủ phạm duy nhất làm gia tăng sự cô đơn, một khi chúng ta không biết rõ được về cơ c h ế tác động của internet đến sự cô đơn như thế nào, và chúng ta chưa khảo sát hết mọi khả năng tạo ra sự cô đơn bắt nguồn từ các yếu tô' khác. 58 Đây là điều mà các nhà nghiên cứu trên đây chưa làm được. Tại sao trong khi ta chưa khảo sát được sự tác động của các yếu tô" khác mà đã khẳng định sự tác động của internet? Tóm lại, việc so sánh phải được tiến hành vối nhiều cấp độ và nhiều góc độ. So sánh không phải chỉ căn cứ vào những biến số tuyệt đối, mà còn phải dựa vào cả những biến sô" tương đô"i để đánh giá vê giá trị tích cực hay tiêu cực của một hiện tượng. Tức là ở đây, việc gia tăng mức độ cô đơn khi sử dụng internet, nếu như là do internet gây ra, có thể là một tác động tiêu cực, nhưng giá trị tiêu cực này sẽ mất đi ý nghĩa khi ta tính đến một tác động tích cực lốn hơn của nó là đem lại sự sảng khoái tinh thần và bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng nó. Ngoài ra, khi so sánh ta còn phải quan tâm đến một kiểu so sánh lựa chọn phương án. Tức là người ta không thể chỉ so sánh các mốì quan hệ hiện tại với các mốì quan hệ quá khứ, mà phải so sánh chúng với các mối quan hệ tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai. Ví dụ chị A hẹn hò với anh B và chị hài lòng vối mối quan hệ này, nhưng chị lại nghĩ rằng đáng ra chị có thể hẹn hò với anh c, vì với anh c rất có thể chị sẽ còn thấy hài lòng hơn. Cũng vậy ta có thể suy ra, việc sử dụng internet có thể làm người ta cảm thấy cô đơn hơn (nếu đúng là như thể), nhưng việc ngừng sử dụng internet biết đâu lại còn có th ể làm cho người ta cảm thây cô đơn hơn nữaĩ Như vậy, việc điều tra xã hội học cần phải đưỢc tiến hành theo cả bề rộng về không gian lẫn bề dài củiạ thời gian. Việc điều tra và so sánh dữ liệu phải tính đến nhiều loại dữ 59 ỉ liệu để rút ra các ý kiến đánh giá có khả năng bổ sung cho nhau. Đấy là điều tra theo bề rộng của không gian. Còn theo bề dài của thòi gian thì, việc điều tra đối với một sô" đối tượng trong một khoảng thời gian nhất định cần phải được bổ sung thêm bằng việc điều tra trong một thòi gian nào đó nữa để khẳng định cho kết quả điều tra trước đó. Ngoài ra, chúng tôi xin nhắc lại, việc điều tra lật ngược phương án cũng sẽ tỏ ra rất bổ ích cho việc củng cô" hoặc kiểm nghiệm kết quả đã đạt được. (Về điều này, hiện chưa có ai nghiên cứu so sánh tác động của việc sử dụng internet đôi với người sử dụng, với tác động của việc họ ngừng sử dụng internet). Đó chính là lôgích của phép so sánh đa tầng, đa bậc và đa phương án. Chúng tôi muôn nói thêm rằng, phương pháp xã hội học có ưu điểm là nó có thể cho ta những kết quả mang tính khách quan, vì nó dựa vào những sô" liệu và sự kiện khách quan. Nhưng vấn đề mấu chốt lại là ở chỗ phải xác định đưỢc mô"i quan hệ biện chứng giữa các sự kiện khách quan vối mục đích nghiên cứu đặt ra. Nếu xác định sai mô"i quan hệ, thì các kết luận rút ra sẽ là không tương thích. Đến đây, yếu tô chủ quan của nhà nghiên cứu sẽ có một vai trò rất quan trọng. Điểu này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có một phương pháp luận rất khoa học. Như vậy ta có thể tạm gác vấn đề về mốì liên quan giữa internet vối sự cô đơn và xa lánh, vì đa sô" các nhà khoa học chưa thâ"y có mối liên quan này. Nghi án thứ nhất về tác động tâm lý tiêu cực của internet tạm thời đưỢc loại bỏ. Bây giờ chúng ta hãy xem xét đến một vấn đề thứ hai của khả 60 năng tác động tiêu cực của internet. Đó là vấn đề vể khả năng truyền bá văn hoá phẩm độc hại và những tư tưởng phản tiến bộ của internet cho loài người. Với khả năng “đem cả thế giới đến mọi nhà”, internet thực sự đang là một phương tiện truyền thông có thể nói là mang tính “toàn trị” nhất hiện nay. Như Thomas Priedman đã nói, thế giới đang thu hẹp lại chỉ còn trong một màn hình phẳng {Thếgiới phẳng, 2005). Chỉ cần ngồi ở nhà với chiếc màn hình vi tính, bạn có thể tiếp cận được với mọi thông tin trên thế giới. Thế nhưng nó cũng là một phương tiện đặc hiệu nhất để cho những kẻ nổi loạn và có tư tưởng xâ'u xa gieo rắc các loại vãn hoá phẩm đồi truy và độc hại ra khắp thế giới. Các phần tử khủng bô" cũng chọn internet làm một công cụ đắc lực cho việc lập kê hoạch hành động, cũng như lây chính internet làm phương tiện khủng bô". Song nói cho cùng thì đây đâu phải là khiếm khuyết của internet! Mà đó chính là khiếm khuyết của con người. Trong lịch sử loài người, có thành tựu khoa học nào mà thoát khỏi bàn tay bóp méo của con người để biến nó thành một công cụ gây hại cho chính loài người: bom mìn là một trong những kết quả không mong muôn của việc phát minh ra thuốc nô của thiên tài Nobel (và có lẽ chính vì hô"i hận mà ông đã hiến 94% giá trị tài sản của mình để lập ra giải thưởng quốc tê" danh giá nhất và có giá trị kinh tê" lớn nhâ"t thế giới là giải Nobel); bom nguyên tử là một kết quả râ"t không mong muôn của thuyết tương đối của thiên tài Einstein; vũ khí hoá học là kết quả không mong muôn của ngành hoá học; việc gieo rắc văn hoá phẩm độc hại cũng đã hoành hành 61 nhò tận dụng thành tựu của kỹ th u ật in ấn và nghệ th u ật phim ảnh từ lâu trưốc khi có internet, V.V.. Cho nên, trước hết loài người hãy tự kết tội “m ặt trái của chính mình” chứ không thể đổ lỗi cho internet m à bảo rằng đó chính là m ặt trái của internet, là m ặt trái của xã hội thông tin, hay m ặt trái của bất cứ tấm “mê đay” nào! Như vậy, những gì được cho là mặt tiêu cực của internet thực ra lại là mặt tiêu cực của chính bản tính con người. Nghĩa là nghi án thứ hai về tác động tiêu cực về mặt ván hoá - xã hội dành cho internet cũng đưỢc dỡ bỏ. Nhưng dù sao, với những thứ “rác” ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng, thì người ta vẫn cứ gán cho internet một trách nhiệm gián tiếp nào đó. Chỉ có điều, bản thân internet không thể tự dọn đưỢc những thứ “rác” này, mà nhiệm vụ chính là của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền và của cả các xã hội công dân trên toàn thế giới. Ngoài việc nói đến tác động tiêu cực khả dĩ của công nghệ thông tin và truyền thông đến con người, người ta cũng đã từng nói đến tác động tiêu cực của nó về mặt chính trị - xã hội. Ngay từ thập niên 1950, nhà xã hội học người Đức Helmut Schelsky đã hình dung ra một cơn ác mộng như sau: việc sử dụng máy tính điện tử đang làm xuất hiện một bóng ma về một nhà nước chuyên quyền, ông tiên đoán: “Một cỗ máy chính phủ như vậy có thể đòi hỏi một sự tuân thủ tuyệt đổi, bởi vì nó sẽ có khả năng dự đoán và hoạch định tương lai với một mức độ đáng tin hoàn hảo”, và “đứng trưốc chân lý đã được bảo đảm về mặt kỹ thuật, 62 mọi sự chống đôl sẽ trở nên vô nghĩa”h Nửa thê kỷ sau, nhà doanh nghiệp và là nhà tương lai học người Hoa Kỳ Bill Joy lại cảnh báo chúng ta về một diễn biến không kém phần ác mộng: nỗi lo sỢ lớn nhất của ông là công nghệ nano có thể tiến triển độc lập vượt khỏi tầm kiểm soát của những con người sáng tạo ra nó. Công nghệ này cùng với những công nghệ khác của tương lai có thể đặt loài người vào danh sách của những giống loài bị nguy hiểm^ Thế nhưng theo Stehr, kết quả nghịch lý cho thấy rằng ngày nay, có lẽ chính tri thức và công nghệ là một nguồn quan trọng nhất dẫn đến một xã hội mở và vô hạn định đang phát triển xung quanh ta. Đó là vì quyền lực chính trị đang suy giảm do có sự lên ngôi của tri thức. Trật tự xã hội đang hiện ra ở phía chân tròi là một trật tự dựa trên tri thức®. Và theo tôi, đây thật sự là một trong những viễn cảnh của xã hội tri thức đang thoát thai từ xã hội thông tin. Quả thực trong xã hội thông tin và tri thức, quyền lực của thông tin và tri thức đã có đưỢc một tầm cỡ mới, có thể cạnh tranh ngang ngửa với quyền lực của chính trị. Tóm lại, một mặt nếu như còn có điều gì đó đáng phàn nàn về internet, thì mặt khác ta vẫn cứ phải nói rằng internet đang mang lại những ích lợi cho loài người với mức độ to lớn hơn bất cứ mức độ của một tác động tiêu cực khả dĩ nào có thể gán cho nó. Và đó cũng chính là mặt tích cực nhất của xã hội thông tin. 1, 2, 3. Trích theo Nico Stehr: “A World Made of Knowledge” (“Một thế giới đưỢc hình thành từ tri thức”), Society, Vol. 39, Issue 1, November/ December 2001, p. 89. 63 b. Những hạn c h ế của xã hội thông tin Nếu như không còn gì phải băn khoăn về khả năng tác động tiêu cực của internet, thì liệu ta đã có thể nói đến một tính hoàn hảo của xã hội thông tin chưa? Thứ nhất, ngưòi ta cho rằng đứng trước tình trạng thông tin đang tràn ngập thế giối như ngày nay, xã hội thông tin đang tỏ ra thiếu khả năng kiểm soát thông tin. về vấn đề này, UNESCO cho rằng: “Thông tin theo đúng nghĩa chỉ là những dữ liệu thô, là nguyên liệu cơ bản để tạo ra tri thức. Kết quả là, thông tin theo đúng nghĩa đen của nó có thể là ‘phi tri thức’. Mạng internet cho ta một ví dụ minh hoạ đặc biệt rõ ràng về vấn đề này: theo một số đánh giá, một nửa khối Iượng thông tin đang lưu hành chỉ ỉà thông tin giả hoặc không chính xác (tôi nhấn mạnh - N"VD). Hơn nữa mạng còn tạo thuận lợi cho sự lưu hành những trò lừa đảo. Tuy nhiên, bản tính suy tư của sự phán xét được đòi hỏi để chuyển hoá thông tin thành tri thức, có nghĩa là quá trình này yêu cầu nhiều điều hơn là chỉ kiểm nghiệm các sự kiện. Nó còn đòi hỏi phải làm chủ đưỢc một sô"kỹ năng nhận thức, kỹ năng phê phán và mang tính lý luận, mà những cái đó chính là cái mà xã hội tri thức sẽ tìm cách phát triển. Trong khi chúng ta có thể bị chìm ngập trong cơn lũ thông tin, thì tri thức chính là cái cho phép chúng ta có khả năng ‘tự định hưống tư duy’”'. Điều nhận định trên đây đặc biệt có ý nghĩa, nhất là thực tê cho thấy rằng trong xã hội thông tin, tình trạng 1. Xem U N ESCO ; Towards KnowIedge Societies, Tldd, tr. 47. 64 nhiễu tin đang gia tăng hơn bao giò hết. Với việc các cá nhân được tự do mở trang web, thì tình trạng ngập lụt thông tin càng trở nên trầm trọng. Nếu chúng ta không có khả năng kiểm soát được thông tin, thì chúng ta sẽ không thể làm chủ được thông tin, mà chính thông tin sẽ làm chủ và kiểm soát chúng ta. Mặt khác, tình trạng ngập lụt thông tin còn thể hiện ở việc tin rác đang tràn ngập các trang web và các hộp thư điện tử cá nhân. Những thông tin về hậu trường của các hoạt động ván hoá - xã hội, về đời tư của các nhân vật từ cấp quan trọng đến cấp đại chúng, đang lấn lướt những thông tin vể chính các hoạt động ván hoá - xã hội của cộng đồng và của những nhân vật đó, trong những thông tin về hậu trường đó có không ít những thông tin mang tính chất giải trí mua vui rẻ tiền, và chúng đang lấn át những thông tin chứa đựng tri thức hữu ích, làm cho xã hội thông tin có nguy cơ “trở thành một mê cung để từ đó dẫn chúng ta - dù thích thú hay không - đi đến bờ của xã hội giải trf’h Tình trạng này diễn ra phổ biến ở những nước phát triển lẫn những nước đang phát triển. Chẳng hạn một cuộc điều tra cho thấy rằng ở Yêmen, những người sử dụng internet thường truy cập các site giải trí (45%), tiếp đến vói khoảng cách khá xa là các site thông tin (23%) và site tôn giáo (19%). Một tỷ lệ phần trăm rất thấp đưỢc dành cho việc truy cập thông tin về nghiên cứu học thuật (5%)^ Tình hình ở nước ta chắc cũng không khá hơn: thông tin giải trí và 1, 2. Xem UNESCO: Towards Knovvledge Societies, Tlđd, tr. 55. 65 kể cả những thông tin nhảm nhí đang tràn ngập internet. Những tin tức như hoa hậu hay người mẫu bị đánh ghen; tin tức về nữ ca sĩ này, nữ người mẫu nọ đi ra đường ăn mặc phản cảm; những tin rao vặt câu khách, đồi trụy; vân vân và vân vân, đang tràn ngập trên mạng như một nạn hồng thuỷ. Nguy cơ này cần phải được khắc phục để chuyển sang xây dựng xã hội tri thức. Thứ hai, trong xã hội thông tin đang có nguy cơ gia tăng tình trạng hàng hoá hoá tri thức. Theo UNESCO, việc hàng hoá hoá tri thức một cách thái quá sẽ gây ra những mốì nguy hiểm cho sự phát triển của xã hội và con người. Những điều hứa hẹn về mặt kinh tế và xã hội mà xã hội thông tin dường như đã tạo ra, bao gồm cả việc tạo ra công ăn việc làm đầy đủ, tạo ra “nền kinh tê mối” và sự bùng nổ khả năng cạnh tranh, tâ't cả đã dẫn đến những mốì lo ngại về những hạn chế của “thời đại thông tin”. Điều này là vì bản thân tri thức đã bị “hàng hoá hoá” dưới hình thức của thông tin có thể trao đổi và có thể mã hoá. Nhiều người đã chỉ trích và lo lắng về việc tri thức rất có thể đi đến chỗ tự phân huỷ do nó bị vận hành trong cơ sở dữ liệu và trong các công cụ tìm tin, do chúng bị tích hỢp vào trong quá trình sản xuất như là một thứ phụ tùng “khoa học - công nghệ” và được chuyển biến thành một điều kiện của sự phát triển. Một sự chiếm dụng hoặc hàng hoá hoá tri thức một cách thái quá trong xã hội thông tin toàn cầu có thể sẽ là một mối đe doạ nghiêm trọng đốì với tính đa dạng của các nền văn hoá, dẫn đến việc đề cao tri thức khoa học - công nghệ và coi thường những bí quyết cùng những tri thức địa 6 6 phương - bản xứ. UNESCO đã khẳng định rất rõ; “Tri thức không thể được coi là một thứ hàng hoá thông thường có thể mua bán được. Cái xu hướng hiện tại nhằm tư hữu hoá các hệ thông giáo dục đại học và quôh tế hoá chúng đang đáng được các nhà hoạch định chính sách chú ý và chúng cần phải đưỢc xem xét trong khuôn khô của cuộc tranh luận công khai trên các cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Tri thức là lợi ích chung. Vì thế vâ'n đề biến nó thành hàng hoá cần phải được xem xét một cách rất nghiêm túc”h Chúng ta đã biết rằng, ngay sau khi mới được thành lập, đến năm 1948, Liên hỢp quốíc đã ban bố bản Tuyên ngôn Nhân quyền Thê giới (UDHR) trong đó có một số quyền cơ bản được tuyên bô" như sau; - Quyền được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến. - Quyền được hưởng sự giáo dục và mọi thành quả của nó. - Quyền được tự do tham gia vào đời sông văn hoá của cộng đồng, đưỢc hưởng các thành tựu nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ và thành quả của khoa học. Có thể nói gọn lại là, các quyền trên đây phản ánh một nguyên tắc tối cao về quyền con người: mọi người dân trên thế giối đểu có quyền được tiếp cận và sử dụng mọi thành quả tri thức của nhân loại. Thế nhưng xã hội thông tin ngày nay đã thật sự đáp ứng nguyên tắc này chưa? Chúng ta cũng biết rằng sau đó ít lâu, một cơ quan của Liên hỢp quốc là UNESCO đã soạn thảo bản Công ước T h ế giới về Bản 1. Xem UNESCO: Towards KnowIedge Societies, Tlđd, tr. 23. 67 quyền (UCC), được thông qua năm 1952 và sửa đổi năm 1971, có nhiệm vụ bảo vệ quyền của các nhà sáng tạo trong xã hội thông tin mối hình thành. Từ đó, thông tin ngày càng trở thành một thứ hàng hoá đặc biệt đ ể trao đổi trên toàn th ế giới. Và cho đến nay, quyền sở hữu trí tuệ, theo nhiều người và các cộng đồng xã hội công dân, đang trở thành một trong những vật cản của xã hội thông tin đốì với sự phát triển bền vững của con người. Thứ ba, hiện người ta đang nói đến hô'ngăn cách sổ hay hô" ngăn cách tri thức trong xã hội thông tin. Đó là sự cách biệt vê công nghệ thông tin và truyền thông giữa các nước phát triển vối các nước đang phát triển, và giữa các tầng lớp xã hội bên trong một quôh gia. Điều này xuất phát từ quan điểm coi trọng tính thị trường và tính thương mại của thông tin: thông tin được coi là hàng hoá trao đổi. Ngày nay, những con số về hô" ngăn cách sô" có thể làm cho chúng ta bàng hoàng. Theo UNESCO, tính đến năm 2005, trên thê giới chỉ có 11% dân sô" được tiếp cận internet. Nhưng trong sô" 11% những người được nô"i mạng đó thì có tới 90% là thuộc các nước công nghiệp hoá: Bắc Mỹ (30%), châu Âu (30%) và châu Á - Thái Bình Dương (30%). Những con sô này thể hiện đúng bô"i cảnh của sự ảnh hưởng trên toàn cầu của cuộc cách mạng công nghệ mới. Quả thực, trong khi chúng ta nói đến một xã hội thông tin toàn cầu và về một mạng toàn cầu, thì có một sự thực là có tới 82% dân sô" thế giối chỉ chiếm đưỢc 10% việc nô"i mạng trên toàn cầu. Sự cách biệt sô" này trưốc tiên là một vấn để về sự tiếp cận 6 8 hạ tầng cơ sở. Năm 2005 có khoảng 2 tỷ người không được tiếp cận hệ thông điện, mà đó lại là điều kiện tiên quyết để đại chúng có thể tiếp cận đưỢc với các công nghệ mối. Ngày nay, tính đến ngày 31-12-2013, tỷ lệ số người sử dụng internet trên thê giới đã tăng lên đến 39%'. Đây là một mức tăng đáng kể, tuy nhiên nó vẫn chỉ tập trung ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương. Thực tế là có nhiều loại cách biệt số, tuỳ thuộc vào các yếu tô’cấu thành của chúng. UNESCO đã liệt kê một sô’yếu tô làm thành sự cách biệt sô’ như sau: - Các nguồn lực kinh tế: giá máy vi tính vẫn còn cao. Nhiều người nghèo không có khả năng mua được máy vi tính cá nhân^. - Địa lý: những tình trạng bất cân xứng giữa thành phô’ và nông thôn, ớ các nước phía Nam, việc tăng trưởng chưa từng thấy của các khu vực đô thị đang làm phương hại đến sự tham gia của khu vực nông thôn. - Tuổi tác: lớp trẻ thường đi đầu trong việc nắm bắt sự đổi mới công nghệ và việc triển khai nó. Hiện đang có sự chênh lệch lớn giữa lốp trẻ và những người lớn tuổi về trình độ hiểu biết công nghệ. 1. Nguồn: Internetworldstats.com, 2014. 2. Theo bản đồ phân bô' năm 2002 trong bản Báo cáo Thế giới 2005 của UNESCO Tovvards Knovvledge Societies, chúng ta thấy Hoa Kỳ, Ôxtrâylia và bán đảo Scanđinavia đứng đầu về tỷ lệ máy tính cá nhân trên dân sô'của một nước: > 50%. Tiếp đó là Canada, một sô' nước Tây Âu và Nhật Bản; từ 30 -ỳ 50%. Việt Nam vẫn đứng ở hàng thấp nhất cùng với các nước châu Á, châu Phi, Trung - Nam Mỹ và Nga: < 10%. 69 - Giới: những tình trạng bất bình đẳng giới trong vấn đề công nghệ mới cũng là một khía cạnh khác của sự cách biệt sô". Gần 2/3 sô" người mù chữ trên thê giối là phụ nữ. 0 các nưóc đang phát triển, trung bình có 1/2 sô" phụ nữ không biết đọc. Vì thê có một nguy cơ nghiêm trọng là những điều cản trở hạn chê" sự tiếp cận của phụ nữ đốì với các công nghệ mới sẽ trở nên trầm trọng hơn. Kết quả tâ"t yếu sẽ là sự bình đẳng giới cần phải trở thành một thành tô" chủ chô"t của các chính sách “phát triển thông tin”. - Ngôn ngữ: đây là một sự cản trở lớn đô"i với sự tham gia của mọi người vào xã hội tri thức. Sự nổi lên của tiếng Anh như là một ngôn ngữ chung của công cuộc toàn cầu hoá đang chỉ để lại một ít cơ hội cho các ngôn ngữ khác trong không gian thực tại ảo. - Giáo dục và bối cảnh văn hoá - xã hội: nếu như sự thật là trong nửa cuối của thê" kỷ XIX, việc giáo dục phổ thông bắt buộc đã đáp ứng được những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và sau đó là của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thì trong thê kỷ XXI, liệu việc đào tạo cơ sở vê công nghệ mới có cần thiết phải trở thành một thành tô’ chủ chô"t của công cuộc giáo dục dành cho mọi người hay không? - Tình trạng việc làm: ở nhiều nước, việc tiếp cận internet chỉ được giới hạn ở giới công việc. Tình trạng bị loại trừ do mất việc làm trên thực tê" cũng đồng nghĩa với tình trạng bị loại trừ khỏi không gian thực tại ảo. - Tình trạng khuyết tật: internet là cơ hội duy nhất để cho những người khuyết tật hội nhập với xã hội. Thê" nhưng, 7 0 người khuyết tật gặp phải một loạt những khó khăn, hoặc là về kinh tế, văn hoá, hoặc là về tâm lý, thể lực, làm cho sự cách biệt sô" càng thêm sâu sắch Như vậy, trong các yếu tô" trên đây, tình trạng đói nghèo là yếu tô" đầu tiên gây nên sự cách biệt sô". Và ở đây có một vòng luẩn quẩn mà nếu không có giải pháp đột phá thì không thể giải quyết được: Đói nghèo dẫn đến cách biệt sô", cách biệt sô" lại làm trầm trọng thêm đói nghèo. Có thể nói, sự cách biệt sô' đang là mô"i quan tâm trực tiếp của UNESCO. UNESCO cho rằng chúng ta đang sông trong một “xã hội một phần năm”, tức là trong xã hội này, 1/5 dân sô" của loài người chiếm giữ độc quyền 4/5 nguồn lực của hành tinh; 1/5 nguồn lực còn lại của thê" giối là dành cho 4/5 dân sô" kia. Đầy chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự cách biệt sô", và sự cách biệt sô lại làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về kinh tê' - xã hội này. Nếu 1. Những khuyết tật vê' cơ thể là một sự cản trở thực sự đối vói việc sử dụng máy tính. Trong năm 2000, ở Hoa Kỳ chỉ có 23,9% sô' người khuyết tật được sở hữu một máy tính cá nhân (trong khi đó tỷ lệ này tính trung bình trên toàn quốc là 51,7% dân số), 31,2% số người khuyết tật thiếu khả năng học tập được tiếp cận với internet, số người khuyết tật về thính giác được tiếp cận internet chiếm gần 21,3%, số người có khuyết tật về tay chiếm 17,5%, số người khiếm thị chiếm 16,3%, số người có khuyết tật vê khả năng vận động chiếm 15%. Tuy nhiên, người ta phải trả một khoản tín dụng thích đáng cho những nhà chế tạo nào muôn triển khai các công cụ để tạo thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng máy tính, ví dụ như việc tiếp cận các lệnh đơn ngữ cảnh bằng các thao tác bàn phím cho người một tay (xem UNESCO: Tovvards Knovvledge Societies, Tlđd, tr. 30). 71 chúng ta muôn nhân danh sự phát triển con người để thúc đẩy sự phát triển của xã hội tri thức đích thực, thì có một nhu cầu tự nó tỏ ra rõ ràng và cấp bách là phải khắc phục những tình trạng bất bình đẳng số. Vì thế, tất cả các hội nghị quốc tế liên quan đến xã hội thông tin đều để ra nhiệm vụ cho các quốc gia và cộng đồng quốc tê là phải rút ngắn sự cách biệt sô. Sự tiếp cận bất bình đẳng đôi vối các công nghệ mới đang tạo ra một sự cách biệt số thực sự ở cấp toàn hành tinh, điều này sẽ dẫn đến sự nghi ngờ về tính phổ biến của sự xuất hiện các công nghệ mới. Trong khi internet đang đưa ra triển vọng hứa hẹn về sự tiêu vong của khoảng cách không gian và thòi gian, thì sự cách biệt số lại nhắc nhở chúng ta rằng hiện vẫn tồn tại những khoảng cách về việc tiếp cận internet. ở những nước phía Nam, tình trạng bất bình đẳng về công nghiệp có một môl liên quan đến sự chênh lệch trong tiếp cận thông tin. Sự việc đáng lo ngại nhất là hô' ngăn cách này dường như đang tiếp tục mở rộng ra. Những nước nghèo vẫn tiếp tục ít đưỢc hoặc không đưỢc tiếp cận với internet, trong khi số người đưỢc nôl mạng đang tăng lên nhanh chóng ở những nưốc công nghiệp hoá. ở Bănglađét, chi phí hằng năm của một gia đình cho việc kết nôi internet là đủ để nuôi dưỡng họ trong cả một năm. Tại Philíppin, việc nôi mạng vẫn còn là một sự xa xỉ ngay cả đối với tầng lốp trung lưu. Thứ tư, xã hội thông tin vẫn chưa khắc phục được triệt để nạn ô nhiễm và tàn phá môi trường mà một phần là do chính sự phô biến các công nghệ thông tin và truyền thông 72 gây ra (đưỢc gọi là ô nhiễm điện tử, sẽ đưỢc nói kỹ hơn ở mục Id, chương III). Rõ ràng, xã hội thông tin hiện nay vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Ngay cả những nguyên tắc của hạ tầng cơ sở thông tin do Hội đồng cô" vấn cơ sở hạ tầng thông tin quô"c gia của Hoa Kỳ (NIIAC) đưa ra cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu của Liên hỢp quốc về một xã hội thông tin phục vụ cho các Mục tiêu Phát triến Thiên niên kỷ, trong đó có một mục tiêu quan trọng là rút ngắn khoảng cách biệt sô", cùng những mục tiêu cụ thể hoá của nó là giảm đói nghèo, giảm sự cách biệt giàu nghèo, loại trừ tình trạng bất bình đẳng xã hội... Trước những yêu cầu câ'p bách đó, người dân trên thê" giới cảm thấy cần phải góp tiếng nói với các chính phủ và các tô chức quô"c tê để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu này. Chính vì vậy mà ngày nay, hơn lúc nào hết, đang xuất hiện một phong trào ngày càng được hưởng ứng rộng rãi, đó là phong trào hoạt động của các xã hội công dân và gần đây nhất là của một xã hội công dân toàn cầu, phù hỢp vói bô"i cảnh toàn cầu hoá ngày nay. Mục đích của xã hội công dân là tác động đến các chính phủ trong việc xây dựng các xã hội công bằng và phát triển bền vững. Trên tinh thần này, nhân dịp Hội nghị WSIS giai đoạn I, xã hội công dân Đức đã gửi tới Hội nghị một bản Hiến chương về dân quyền dành cho một xã hội tri thức bền vững, trong đó các nhà hoạt động xã hội ở nước Đức đặt câu hỏi nghi vấn về sự gia tăng việc tư nhân hoá và thương mại hoá tri thức và thông tin, và họ đưa ra những yêu cầu về việc xây dựng một xã hội tri thức thay cho xã hội thông tin. 73 Nhưng đặc biệt là một cuộc hội nghị toàn thể của xã hội công dân toàn cầu đã diễn ra tại Giơnevơ ngày 8-12- 2003. Hội nghị đã ra một bản tuyên bô" gửi WSIS mang tên Định hình các xã hội thông tin vì nhu cầu con người. Trong bản tuyên bô" này, xã hội công dân toàn cầu đã đề xuất các nguyên tắc cơ bản cho xã hội thông tin và truyền thông, bao gồm 5 nhóm nguyên tắc chính liên quan đến: công bằng xã hội; phát triển bền vững lâ"y người dân làm trung tâm; trọng tâm nhằm vào quyền con người; văn hoá, tri thức và lĩnh vực công; môi trường. Tiếp thu những khuyên nghị của xã hội công dân, Hội nghị Thượng đỉnh Thê" giối về Xã hội Thông tin đã đưa ra tuyên bô" và cam kết tuân thủ các mục tiêu vể nhân quyền và những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hỢp quốc để xây dựng một xã hội thông tin. Tuyên bô'các Nguyên tắc của Hội nghị WSIS Geneva và Cam kết Tunis của Hội nghị WSIS Tunis đã đề cập tâ"t cả mọi lĩnh vực mà các xã hội công dân đề xuất. Có thể nói, mặc dù WSIS vẫn tuyên bô" là xây dựng xã hội thông tin, nhưng những gì nó tuyên bô" đều trùng hỢp với những tuyên bô" của các xã hội công dân về xã hội tri thức. Như vậy, đứng ở một tầm cao hơn và sâu xa hơn về khía cạnh nhân quyền, các nhà khoa học ngày nay đang nhìn nhận mặt trái của xã hội thông tin theo quan điểm phát triển con người bền vững dưới ánh sáng của đạo đức học hiện đại, chứ không đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật của vấn đề internet như chúng ta vừa khảo sát trên đây. Tri thức phải là tài sản chung của loài người chứ không th ể là , 74 hàng hoá trao đổi. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã đi đến một quan điểm cho rằng đã đến lúc phải chuyển sang một kiểu xã hội mới: xã hội tri thức. 4. Khái niêm và những đặc điểm của xã hội tri thức a. Những nỗ lực nhằm xác định xã hội tri thức Như chúng tôi đã nói, hiện tại “thông tin” và “tri thức” nhiều khi vẫn còn được dùng lẫn cho nhau. Chẳng hạn như khi vỊ giáo sư người Đức Nico Stehr tuyên bô": “Khôi lượng tri thức được cung cấp cho chúng ta hiện cứ sau năm năm lại tăng lên gấp đôi”’, thì tôi ngờ rằng ông đang ám chỉ đó là “khôi lượng thông tin” (hay ít ra là “khôi lượng thông tin và tri thức”). Chính vì thế mà khái niệm “xã hội thông tin” và khái niệm “xã hội tri thức” cũng nhiều khi được dùng lẫn cho nhau hoặc dùng ghép làm một như chúng tôi đã trình bày. Tuy nhiên, trong nỗ lực của nhiều người, hiện tại việc sử dụng khái niệm “xã hội tri thức” được hiểu là một nỗ lực mới nhằm hướng tới dùng nó để thay thế cho khái niệm “xã hội thông tin”. Xã hội tri thức cũng là một khái niệm tương đôl mới ở Việt Nam. Ngay cả ở cấp độ thế giới thì, mặc dù xuất hiện từ năm 1969, nhưng chỉ từ hơn mười năm trở lại đây nó mới bắt đầu được nhắc đến nhiều, và chỉ vài năm gần đây nó mói thật sự nhận được sự quan tâm thoả đáng. Cũng giông như với trường hỢp của khái niệm “xã hội thông tin”, khái niệm “xã hội tri thức” cũng gặp phải những khó khăn trong định nghĩa. Trên tinh thần này, chúng tôi 1. Nico Stehr; “A World Made of Knovvledge”, Tlđd, tr. 89. 75 thấy định nghĩa của từ điển Wikipedia là một định nghĩa khá mơ hồ: “Xã hội tri thức là một tập đoàn người có cùng các môi quan tâm, muốn sử dụng có hiệu quả tri thức kết hỢp của họ về lĩnh vực mà họ quan tâm, và trong quá trình đó họ đóng góp cho tri thức. Trong tinh thần âỳ, tri thức là kết quả tâm lý hữu ích của nhận thức, của việc học tập và của sự suy luận”'. Còn diêm đặc trưng của xã hội tri thức là trong xã hội này, “tri thức làm thành thành phần chủ yếu của bất cứ một hoạt động nào, đặc biệt là của các hoạt động kinh tế. Các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá và tất cả các hoạt động khác đều phụ thuộc vào một khôi lượng lốn tri thức và thông tin. Một xã hội/kinh tế tri thức là một xã hội mà trong đó tri thức trở thành sản phẩm và nguyên liệu chính”^. Wikipedia cũng cho rằng xã hội tri thức không phải là một sự kiện mói. Nhưng cái mối là với các công nghệ hiện tại, các xã hội tri thức không còn bị gò bó bởi sự cận kê vê địa lý; công nghệ hiện tại cho phép có được nhiều khả năng hơn cho việc chia sẻ, lưu trữ và truy cập tri thức; tri thức trở thành nguồn vốn quan trọng nhất trong thời đại hiện nay, và vì thế sự thành công của bất cứ một xã hội nào sẽ phụ thuộc vào việc phải kiểm soát được nó. ớ đây, mặc dù đã xác định được những đặc điểm khá xác đáng của xã hội tri thức, nhưng Wikipedia vẫn dành cho khái niệm “xã hội tri thức” một nghĩa hẹp là “hội có cùng môi quan tâm”, như hội 1, 2. Xem Wikipedia.org, mục từ “Knovvledge society”. 76 giáo viên thuộc cùng một bộ môn, hội những người hâm mộ dành cho một ban nhạc, V.V.. Đây là một cách hiểu không tưđng thích với những cách hiểu của các nhà khoa học và của các tổ chức quốc tê cũng như của các xã hội công dân vê xã hội tri thức. Nhiều người cho đến nay vẫn chỉ hiểu một cách đơn giản rằng: xã hội tri thức là một tên gọi khác của xã hội thông tin, là một kiểu xã hội dựa trên nền kinh tê tri thức. Và nhiều người khác thì cho rằng, nếu nói đến xã hội tri thức ngày nay thì phải trả lòi được câu hỏi: “Có phải chỉ đến bây giờ mới có xã hội tri thức không?”. Thực tế là tri thức đã tồn tại từ thời xa xưa, và trong suốt quá trình lịch sử của mình, loài người luôn luôn phải sử dụng tri thức để phát triển xã hội. Và như thê thì xã hội nào cũng có thể ít nhiều đưỢc coi là xã hội tri thức. Nhưng để phân biệt giữa xã hội tri thức hiện nay vối các xã hội tri thức trước đây, có nhiều người cho rằng xã hội tri thức hiện đại là xã hội dựa trên nền kinh tê tri thức. Trong nền kinh tế mới này, tri thức trở thành một nguồn vốn trực tiếp làm tăng năng suất cho sản xuất kinh tế, đồng thời tri thức cũng trở thành đôl tượng của sản xuất và trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, ở các xã hội trước đây, tri thức vẫn bị xem là những nhân tô" bên ngoài và không được coi là một bộ phận hỢp thành của chức năng sản xuấth Đây là quan điểm xác định xã hội tri thức từ góc độ kinh tế. 1. Xem Trần Thanh Phương: “Nền kinh tê tri thức trong xã hội thông tin”, Tlđd, tr. 85. 77 t Chính vì khó có thế đưa ra đưỢc một định nghĩa chính xác cho xã hội tri thức, cho nên hầu hết các công trình nghiên cứu về xã hội tri thức mà chúng tôi biết đưỢc chỉ tìm cách xác định những đặc điểm của nó mà thôi, ớ đây, cũng giông như trong trường hỢp của xã hội thông tin, họ muôh tìm cách trả lời cho câu hỏi “xã hội tri thức có những cái gì?” hơn là cho câu hỏi “xã hội tri thức là gì?”. Ví dụ như Evers (năm 2000) đã không định nghĩa xã hội tri thức mà chỉ xác định một sô" điểm đặc trưng của xã hội tri thức như sau: - Các thành viên của xã hội này đạt đưỢc tiêu chuẩn giáo dục trung bình cao hơn so với các xã hội khác, và tỷ lệ lực lượng lao động tri thức của nó ngày càng tăng. - Ngành công nghiệp của nó tạo ra các sản phẩm có kiến thức thông minh nhân tạo tích hỢp. - Các tố chức tư nhân, chính phủ và xã hội công dân của nó đưỢc biôh đổi thành các tổ chức thông minh. - Có một khôi lượng gia tăng các kiến thức được tổ chức dưới dạng kiến thức chuyên môn đưỢc sô" hoá, được lưu trữ tại các ngân hàng dữ liệu, tại các hệ thông chuyên gia, các kê hoạch tô chức và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. - Có nhiều trung tâm về kiên thức chuyên môn và một ngành sản xuất tri thức đa trung tâm . - Có một nền văn hoá khoa học luận riêng biệt vê sản xu ất tri thức và sử dụng tri thức'. 1. Xem H.-D. Evers: “Transition tovvards a Knovvledge Society: Malaysia and Indonesia Compared”, Tlđd , tr. 6. 78 Xuâ"t phát từ nhận xét là người ta thường nhầm lẫn khái niệm “xã hội tri thức” với “xã hội thông tin”, và rằng người ta hay nhâ'n mạnh đôn công nghệ thông tin và truyền thông, Evers và nhiều người khác đã cho rằng cần phải phân biệt rõ hai khái niệm này, rằng không phải phần cứng, mà phần mềm mới chính là hòn đá tảng của “xã hội tri thức”; rằng "Trong một xã hội trí thức, hệ thông không chịu sự chi phối của công nghệ, mà là chịu sự quyết định của nội dung, của nghĩa và của tri thức'\ Elvers cũng phân biệt giữa lao động dựa trôn tri thức với lao động tri thức thực thụ. Theo ông, một xã hội công nghiệp cần phải trông cậy vào lao động dựa trên tri thức của các công nhân và các nhà chuyên nghiệp lành nghề, như bác sĩ, luật sư, kỹ sư hoặc các nhà khoa học xã hội. Trong khi đó, lao động tri thức, một tính chất đặc trưng của xã hội tri thức, có phạm vi vượt ra khỏi công việc đưỢc làm theo cách truyền thống của các công nhân lành nghề và các nhà chuyên nghiệp được giáo dục ở đại học hoặc cao đẳng. Kiểu tri thức mới này không được coi là hữu hạn, cũng không đưỢc coi là chân lý CUÔI cùng, mà nó phải không ngừng đưỢc xem xét lại. Tri thức mới mang tính phức hỢp, (...). Nó cần phải được tô chức và thể chếhoá một cách có hệ thống để tạo ra năng suất và đòi hỏi phải có công nghệ thông tin để phát triển hơn nữa^. 1, 2. Xem H.-D. Evers: “Transition towards a Knovvledge Society; Malaysia and Indonesia Compared”, Tìdd, tr. 6-7. 79 Như vậy, các nhà khoa học muôn nhấn mạnh đến vai trò của khía cạnh tri thức trong xã hội thông tin để có thể định danh xã hội này là xã hội tri thức, họ lưu ý rằng chúng ta phải chú ý đến việc sản xuất và truyền bá nội dung thông tin chứ không phải đặt trọng tâm vào công nghệ thông tin. Có như thê thì xã hội tri thức mới thoát thai khỏi xã hội thông tin đưỢc. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cho dù có đặt trọng tâm vào nội dung thông tin thì xã hội tri thức hiện đại cũng không thể được hình dung nếu không có công nghệ thông tin và truyền thông. Chúng ta có thể kể thêm nỗ lực của hai nhà khoa học Al-Hawamdeh và Hart nhằm định nghĩa và xác định đặc điểm cho một xã hội tri thức, về vấn đề này họ đã phát biểu như sau: “Giờ đây chúng ta đang bước vào xã hội tri thức, ở đó việc sáng tạo, chia sẻ và sử dụng tri thức trở thành những nhân tô chủ chốt cho sự phồn vinh và hạnh phúc của mọi người dân”*. Và hai ông đã liệt kê các đặc điểm của xã hội tri thức như sau: - Nó là một xã hội giàu thông tin. Tri thức và thông tin làm thành hòn đá tảng cho sự phát triển sản phẩm và dịch vụ và cung cấp khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế đang ngày càng được toàn cầu hoá. - Nó đáp ứng nhanh chóng đối với những biến đổi của công nghệ để bảo đảm khả năng cạnh tranh. - Nó có khả năng hành động trước trong việc đổi mới và tạo ra tri thức. 1. s. Al-Hawamdeh và Th. L. H art; Iníormation and KnowIedge Society, Sđd, tr. 3. 8 0