"
Điện Học Cuốn Hút Đến Tóe Lửa PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Điện Học Cuốn Hút Đến Tóe Lửa PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
ĐIỆN HỌC
CUỐN HÚT ĐẾN TÓE LỬA
Horrible Science - Shocking Electricity
Lời © Nick Arnold 2000
Minh họa © Tony de Saulles 2000
Bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản theo thỏa thuận nhượng quyền với Scholastic UK Ltd., tháng 7-2005
NICK ARNOLD
Minh họa: Tony de Saulles
điện học
CUỐN HÚT ĐẾN TÓE LỬADƯƠNG KIỀU HOA (dịch)
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
4
Nick Arnold bắt đầu viết sách khoa học
phổ thông cho lớp trẻ khi đã lên đến chức
phó giáo sư của một trường đại học tại
thành London, đồng thời là một nhà báo
nổi danh. Giờ thì những cuốn sách phổ
biến kiến thức khoa học cũng đã mang lại
thêm cho anh thật nhiều thành công. Bên
cạnh việc viết sách cho các bạn trẻ, anh
Nick vẫn tiếp tục giảng dạy cho người lớn
tại một trường đại học.
Tony de Saulles cầm bút chì màu lên tay
mà nguệch ngoạc khi còn … quấn tã và
cứ thế vẽ vời cho tới tận hôm nay. Công
việc minh họa cho bộ sách Kiến Thức
Thật Hấp Dẫn được anh coi trọng hết
mực. Lúc nào không cầm bút cầm giấy để
vẽ, anh làm thơ hoặc chơi Squash, nhưng
cho tới nay anh vẫn chưa làm bài thơ nào
về trò Squash.
5
Lời nói đầu
Ai cha! Lại một ngày học tập vất vả qua đi…
Thế nào, giờ Vật lý hôm nay ra sao?
À vâng, lớp con hôm nay còn có người ngoài Trái đất đến thăm nữa.
Dĩ nhiên rồi, Vật lý là môn học nhàm chán, và khi nói đến chuyện điện học, thì nó càng nhàm chán đến gây sốc. Vì vậy mà khi đã sa phải một giờ Vật lý, cả những người ngoài Trái đất cũng phải lo bị rụng mất các cần ăng-ten suy nghĩ.
Đơn vị cho sự khác biệt điện thế tương ứng với một đơn vị công cho...
Các ăng-ten của mình như bị đánh
thuốc mê - đã tới lúc truyền bản
báo cáo về nhà.
Người ngoài
Ngạc nhiênbộ siêu não Bối rối
Trái đất với
6
Bản báo cáo của Voltagrammi
THỜI GIAN HÀNH TINH: Hiện tại
SỨ MỆNH: Nghiên cứu các hoạt động của
giống người trên một hành tinh
có tên là “Trái đất”.
TỌA ĐỘ TRONG DẢI NGÂN HÀ:
0001.1100.0011100.0
BAO CẢNH HIỆN THỜI: Một thành viên thuộc nhóm
người đã lớn truyền lại cho các thành viên người ít tuổi
hơn (còn gọi là “trẻ em”) những kiến thức dưới dạng
dữ liệu trong một “giờ Vật lý”. Kết quả thử nghiệm cho
thấy, đám trẻ em quên mất 99% tất cả các dữ liệu đó.
Hiện tượng này dẫn tới những cử chỉ, biểu hiện tầm
thường và dữ tợn ở con người trưởng thành.
HOẠT ĐỘNG HIỆN THỜI: Quan sát một “giờ Vật lýá” trong một thứ lô-cốt được xây dựng tầm thường và đơn giản, còn gọi là “trường học”.
Kết quả siêu âm cắt lát não bộ
Chủ đề hôm nay của chúng ta là điện học.
Nhỏ dãi! Ngáy! Ngáp!
Nhận xét: Những người trẻ tuổi dần trôi vào một trạng thái khác của ý thức, thường được người ta gọi bằng từ “ngủ gật”.
Một watt là gì?
Một watt ư?
Đúng, đó là thứ tôi muốn hỏi em. Một Watt!
Watt watt là gì?
7
Watt watt là gì, nghe như tiếng gió quát?
Chú thích: Một Watt được giống người dùng làm đơn vị đo đạc
cho công suất điện.
Nhận định tổng kết: Một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong các “giờ học Vật lýá” là sự sụp đổ hoàn toàn và triệt để mọi kênh giao tiếp.
Những giờ học vật lý của bạn cũng phát rên lên như vậy không? Có phải bạn bị sốc, kể từ khi tiếp xúc với điện? Vậy thì cuốn sách này sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Trong cuốn sách chứa đầy những dữ liệu gây sốc và các câu chuyện cũng không kém phần gây sốc, ví dụ như về một nhà nghiên cứu bị sét đánh trúng, một bác sĩ đã nhờ vào một cú sốc điện mà khiến cho trái tim bệnh nhân đập trở lại, và về một nhà khoa học thậm chí đã đang tâm giết đồng loại để khẳng định mình là người có lý. Nói thật nghe – đâu có ai cần đến những giờ Vật lý nhàm chán, một khi đã làm quen với kiểu sách Vật lý trong bộ Kiến Thức Thật Hấp Dẫn.
cảnh báo!
Cuốn sách này không thích hợp cho những người dễ bị sét đánh!
Thế đấy, bạn còn chờ gì nữa, đút phích cắm vào ổ đi và lật sang trang sau!
8
Những thứ lực hấp dẫn
đến tóe lửa
Chắc chắn cuốn sách này không làm ai bị điện giật mà cũng không làm hỏng hóc các thứ máy chạy điện. Có lẽ bởi nó không cần có điện, ngược lại với rất nhiều thứ quen thuộc khác như máy nướng bánh mì, ti-vi, máy sấy tóc và tủ lạnh. Loài người chúng ta sẽ đi về đâu nếu không có điện? Đúng thế đấy, chúng ta sẽ trôi dạt, ví dụ vào một kỳ nghỉ khác thường như sau:
hãy đến với hòn đảo hoang vắng
HORROA
đảo horroa nằm xa cách và hoang vắng đến mức ở đó không có điện
“Ngày trước đâu có những dàn máy CD
ầm ĩ này. Không gian yên ắng đến mức
tôi nghe thấy cả tiếng lách cách của
que đan”.
Bà Edna Scrupks (97 tuổi)
Lời mách bảo in nhỏ: Trên đảo Horroa mặc dù không khí hơi lạnh chút đỉnh, nhưng rất may là mỗi ngày chỉ mưa một lần thôi (trận mưa thường kéo dài 24 tiếng đồng hồ).
Bạn muốn lên đường đến nghỉ ở Horroa ư? Hay lắm – có vẻ như cả lớp bạn muốn cùng nhau đi về nơi đó!
9
Cột hải đăng
Horroa
Kính gửi trung đội canh bờ biển,
Làm ơn cứu chúng em khỏi đảo Horroa! Trên đảo không có điện và không có lò sưởi điện. Trời lạnh đến phát cóng. Bọn em phải thay phiên nhau áp tay vào con mèo để sưởi. Mọi đồ ăn dự trữ mang theo đã dùng hết, bọn em phải ăn thức ăn của mèo, mà là ăn nguội, bởi không tìm đâu ra một
cái bếp điện để hâm nóng.
m è o
Nguồn ánh sáng duy nhất là vài cây nến - Bởi
cả những bóng đèn bình thường cũng cần điện,
mà ở đây buồn đến phát chết đi được. Không
có ti vi, không có video, không có trò chơi máy
tính và không có CD PLAYER, bởi vì - đúng thế, chính thế! - Bởi
tất cả những thứ máy móc đó đều cần điện. Và thầy giáo Điện còn
chất lên đầu bọn em hàng đống bài tập về nhà. Tối đến thầy bắt bọn
em ngồi nghe thầy thổi kèn harmonika vừa già vừa rít. Bọn em sức
cùng lực kiệt rồi! Hãy cứu bọn em với, nếu không bọn em sẽ bỏ mạng!
LAAAAÀM ƠƠƠƠƠN!
Gửi tới các anh thật nhiều lời chúc
yêu mến
Em của các anh - Lớp 5E
TB: Khi đến, liệu các anh có thể mang giúp bọn em một con cá tươi cho
con mèo được không?
10
Đúng thế đấy, cuộc đời mà không có điện cũng buồn cười như việc chùi toilett bằng một cái bàn chải đánh răng. Nhưng bạn đã biết những gì về dạng năng lượng quan trọng đến phát điên này? Đã có bao giờ bạn nghe đến những dữ liệu sau đây?
Bốn sự thật gây sốc về điện
1. Một quả “bom trung tiện” có thể giúp người ta tạo nên điện. Thật đấy mà – việc đốt cháy khí Metan (có trong một số quả bom trung tiện) sẽ tạo ra nhiệt năng, người ta có thể dùng nó để chạy các máy phát điện và qua đó tạo nên dòng điện. Bạn có thể tìm thấy Metan cả trong những đống rác thối rữa. Chỉ riêng tại nước Mỹ, đã có tới 100 nhà máy điện tận dụng loại khí này.
NHÀ MÁY ĐIỆN
2. Một tia sét là một hiện tượng tích điện khổng lồ (xem trang 59). Khi ngồi trong một không gian được bọc bằng kim loại (ví dụ như khi ngồi trong ô tô), người ta sẽ được bảo vệ trước hiện tượng sét đánh, bởi lớp kim loại bên ngoài dẫn điện đi. Từ đó suy ra người ngồi bên trong được an toàn – chừng nào người ta không chạm vào lớp kim loại đó. Trong mọi trường hợp thì khi trời nổi sấm sét, người ngồi trong ô tô vẫn còn an toàn hơn là ngồi trong một nhà vệ sinh xây tách rời nhà chính.
A ha, vậy là khi thả bom trung tiện, ta
có thể làm ra điện, hm...
pfut!
oh!
!
rums
11
3. Khi một nhà máy điện sản xuất ra quá nhiều điện, nó có thể dẫn đến hiện tượng đột ngột tăng điện áp. (Bạn hãy tưởng tượng một luồng sóng năng lượng khổng lồ trào ra từ ổ cắm điện trong phòng mình.) Năm 1990, các cư dân của thị trấn Piddlehinton (nước Anh) đã bị một cú sốc ra trò, khi một vụ tăng điện thế thổi bếp điện cùng ti-vi của họ bay tung vào không khí.
Không phải phim
mà là thật, anh yêu!
Ai cha! Thế này mới là phim như thực chứ - trông như thể tivi của bọn mình nổ tung!
peng !
4. Vụ mất điện trầm trọng nhất trong lịch sử xảy ra vào năm 1965 ở vùng Đông Bắc nước Mỹ và ở tỉnh Ontario, Canada. 30 triệu con người bị đẩy vào bóng tối, thật đáng ngạc nhiên là trong cơn hỗn mang rộng khắp đó chỉ có hai người bỏ mạng.
Đó là những chuyện gây sốc đối với bạn ư? Vậy thì đã tới lúc chúng ta chơi một trò đố vui cao áp.
Đố vui cao áp
1. Trong những thứ sau, thứ nào không cần điện?
a) Toilett
b) Telephone
c) Radio
2. Tại sao người ta nảy tung lên khi bị điện giật một cú ra trò? (Đừng có thử trò này với các con thú cưng trong nhà hoặc các ông thầy vật lý già nua yếu ớt!)
a) Sức mạnh của cú điện giật nâng người đó lên khỏi mặt đất. b) Khi dòng điện chạy qua các dây thần kinh, các cơ bắp của con người
12
co giật mạnh đến mức người bị điện giật sẽ lùi bật về phía sau một bước.
c) Điện sẽ đổi hướng cho lực hấp dẫn của trái đất và đẩy cơ thể của người bị điện giật vào trạng thái không có trọng lượng trong vòng một giây đồng hồ.
3. Khi trời nổi giông, ông thầy giáo của bạn bị sét đánh giữa sân trường. Tại sao việc ra sân trường trong những lúc như thế là chuyện nguy hiểm? a) Bạn có thể phải thực hiện cấp cứu bằng phương pháp hà hơi cho ông thầy giáo.
Mình không làm đâu!
Không đời nào!
Quên đi!
b) Sân trường ướt nước mưa. Điện tích của tia sét lan ra trên nền đất, và vì thế bạn cũng có thể sẽ bị điện giật.
c) Tia sét nóng đến mức các vũng nước đọng trên sân trường bốc lên những làn hơi cực nóng, cực nguy hiểm.
minh ra một bộ bàn cầu chòng chành tự động. Ông Thomas J. Bayard được biết rằng, nhà phát minh Thomas J. Bayard vào năm 1966 đã phát hiểu chứ? Toilett không cần điện, nhưng rất có thể bạn sẽ vui thích khi và ở đó chúng được biến đổi trở lại thành âm thanh. Tới đây thì bạn những xung điện này sẽ được truyền đến cho người ở đầu dây bên kia làn sóng âm thanh của giọng nói sẽ được chuyển thành các xung điện, nhận được điện từ giàn pin. Khi bạn nói chuyện qua điện thoại, những
ời: 1a) Ngay cả khi Radio không được cắm vào ổ thì nó vẫn l ả tr Câu
13
nước hoặc dùng tay ướt mà chạm vào phích cắm hoặc công-tắc. ý định đưa một chiếc máy chạy điện (không thích hợp) lại gần chỗ có 3b) Nước truyền điện – và vì thế sẽ là trò cực kỳ ngu ngốc nếu bạn nảy cho bao cảnh xung quanh lẫn món đồ lót.
chí còn làm ra quần nữa kia… với những hậu quả bốc mùi gây sốc cả cơ bắp và các dây thần kinh là người ta sẽ “thả bom trung tiện” và thậm hay ho. Một hiệu ứng phụ nữa của một cú điện giật ra trò đối với các 2b) Và cái việc người ta bị giật bắn ra khỏi vật tích điện là một chuyện bao lâu đã bị gạt ra khỏi thị trường.
tiếc là chả một ai hưởng ứng ý kiến của ông, và loại bàn cầu đó chẳng nghĩ rằng, cái vụ chòng chành này sẽ giúp cho bạn đi cầu dễ hơn. Đáng
MỘT LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG!
Điện là thứ nguy hiểm! Dĩ nhiên bạn có
thể thực hiện theo các thí nghiệm trong
cuốn sách này, nhưng không bao giờ được
thực hiện chúng với điện từ ổ cắm trong
nhà. Nó sẽ dẫn ngay đến hậu quả là một
chiếc quần trong bị ẩm hoặc thậm chí cả
cái chết! Bản thân bạn đã đủ năng lượng
rồi, cho nên cứ để yên những ổ cắm điện
trong nhà! (đề phòng trường hợp có ai đó
bị điện giật, bạn sẽ tìm thấy phương pháp
cấp cứu ở trang 87).
Thế nhưng trước khi bạn thật sự xắn tay áo lao vào một thí nghiệm nào đó, hãy trả lời câu hỏi quan trọng và thú vị sau đây: Thứ gì trên thế giới này tạo nên điện? Câu trả lời có ở chương kế tiếp. Hãy lật trang!
14
Bí mật tích điện Được thôi, điện được làm từ thứ gì? Ai biết giơ tay lên nào…
Cái gì? Sao kia?
Hé?
Tôi,
tôi
biết,
tôi
biết!
Cô giáo môn nghệ thuật
Thầy dạy văn Cô dạy sử Thầy dạy vật lý
À ha, nhìn có vẻ như ông thầy Vật lý dạy môn Điện có câu trả lời đúng.
Khái niệm điện dùng để chỉ một loạt các hiện tượng xuất phát từ các vụ tích điện - dù là dạng tĩnh hay dạng động - và các trường bao quanh chúng. Người ta phân các hiện tượng tích điện ra thành tích điện dương và tích điện âm.
Đồ khoe mẽ
Kiêu căng
Mọt sách
Cám ơn thầy Điện rất nhiều, nhưng mà tôi hỏi thật nghe, có ai hiểu chút nào không?
Không ư? Thôi được, ta thử thêm lần nữa: Mọi thứ trong vũ trụ này được tạo bởi các thành phần nhỏ xíu - gọi là các nguyên tử - và trong đa phần trường
15
hợp thì mỗi nguyên tử được bao quanh bởi một đám mây tạo bởi những vảy vật chất còn nhỏ hơn nữa, gọi là các điện tử.
một nguyên tử
được hiển thị
với độ phóng
đại một triệu
lần
một giọt nước dãi bị
văng ra khi thầy điện
điện tử
kể về điện học (trong độ lớn thật)
Dòng điện trong ổ cắm của các bạn vậy là được tạo bởi các điện tử chuyển động, và hiệu ứng của dòng điện xuất phát từ lực của các điện tử này. Ta hãy tưởng tượng một nguyên tử dưới dạng một gia đình...
làm quen với
gia đình nguyên tử
gia đình bảnh nhất trong toàn bộ ngành vật lý Mẹ nguyên tử Các con điện tử
16
Mẹ nguyên tử là trung tâm của gia đình - mọi thứ trong gia
đình đều xoay quanh bà. Các
nhà khoa học gọi bà là Nuclon (hạt nhân nguyên tử)
Các con điện tử bay vòng
quanh bà mẹ của chúng.
vÉO VÉO
VÉO VÉO
Này, không được gọi tôi
xách mé như thế!
Mỗi điện tử thường xuyên tỏa ra năng lượng trong dạng điện.
Vâng, lứa
tuổi chúng
nó thường
thừa năng
lượng!
MỘT LỜI NHẬN XÉT KHOA HỌC NGẮN GỌN:
Cả hạt nhân nguyên tử cũng cung cấp điện. Để biết nhiều hơn về điểm này, bạn hãy đọc trang 26.
17
Bạn đã biết chưa...?
Các điện tử bé thật là bé. Một điện tử bé chỉ bằng một
phần mười ngàn so với hạt nhân nguyên tử. Dù bạn có xếp một ngàn tỷ nguyên tử cạnh nhau, thì vẫn chưa đủ để phủ kín đầu một cây kim!
Em xếp các điện
tử không sát,
Marie. Thử lần
nữa đi!
Trò chơi với các con số
• Bạn có đèn pin không? Tốt lắm, hãy bật nó lên, bắt đầu đếm: 1,2,3... • Nguồn điện yếu ớt từ cây đèn pin bạn cầm trên tay cần: 6.280.000.000.000.000.000 (6,28 tỷ tỷ) điện tử mỗi giây. Qua đó, có lẽ bạn sẽ có một sự tưởng tượng gần đúng về số lượng.
• Một ngày học ở trường kéo dài 23 400 giây đồng hồ - nếu không tin, cứ thử tự đếm mà xem! Để đếm đến một triệu, bạn phải đếm liền tù tì không nghỉ suốt mười ngày liền.
... tám trăm bảy mươi
hai ngàn ba trăm chín
mươi mốt...
• Nếu tiếp tục đếm 32 năm và 354 ngày nữa (đếm cả khi ăn, khi ngủ và khi ngồi trên toilett), cuối cùng bạn sẽ đếm được đến con số một tỷ (nếu bạn chưa chết trước đó vì chán ngán trò đếm số).
18
• Đếm như thế chưa thấy mỏi hay sao? Được lắm, vậy thì tiếp tục đi: để đếm cho đủ số lượng điện tử lao vọt qua cây đèn pin yếu ớt của bạn chỉ trong một giây, lẽ ra bạn phải bắt đầu đếm từ 4 600 triệu năm trước khi Trái đất xuất hiện!
Lời nhắn gửi người đọc...
Những gì mà chúng ta thường gọi “dòng điện” là một dòng sông của các điện tử chảy qua dây dẫn điện. Bạn có thể tưởng tượng việc bơi lội trong một dòng sông như thế sẽ cho cảm giác gì không? Sau đây là câu chuyện của một người đã thật sự làm điều đó: Andy Mann, một tay thợ thủ công rất có năng khiếu. Mọi chuyện bắt đầu khi Andy có cảm giác mỗi lúc một co nhỏ lại hơn và co nhỏ lại hơn…
Ô, xin lỗi nghe! Tấm ảnh này
được chụp khi anh ta còn cực
nhỏ. Bạn xem trang bên sẽ
nhìn thấy rõ mặt anh ấy hơn.
CẢNH BÁO NGẮN GỌN
Sụyt! Thầy Điện mới đe sẽ bắt cả lớp viết một bài kiểm tra vật lý
sau câu chuyện này đấy. Thế nên bạn tập trung theo dõi cho thật
kỹ nhé!
19
Sau đây là câu chuyện của tôi, và nguyên
tắc của tôi xưa nay là chỉ chịu làm việc
tôi là Andy - nói cho chính xác khi khách hàng trả trước, hiểu chứ? Tên là Andy Mann.
ANDY MANN
Nhận sửa chữa các loại:
ống dẫn nước, tường và
các công việc thuộc lĩnh
vực điện tử.
Bạn cần một sự trợ giúp
nhanh chóng ư? Vậy thì
Andy là người đàn ông
thích hợp cho bạn. Anh
ta vui vẻ và tận tình nhận
mọi hợp đồng.
(Tel: 01201 5843673,
điện thoại cầm tay: 0912 387 690)
Quý vị có thể gọi đến bất cứ lúc nào, ngoại trừ các chương trình thể thao của đài truyền hình. À đúng, câu chuyện của tôi đây: Nó bắt đầu khi bà giáo sư Nổ Đùng Đoàng gọi điện cho tôi. Bà ấy nói đây chỉ là một chuyện sửa chữa vặt vãnh - nói rõ hơn là toilett của bà ấy bị tắc. Thế nên tôi đã khá là ngạc nhiên khi nghe bà giáo sư nhắc tôi mặc quần áo bảo hộ lao động. “Thôi được”, tôi
nghĩ thầm, “Những bồn cầu
bị tắc nhiều khi thối khủng
khiếp, nhắc mình thế nhiều
khi cũng có lý”.
20
Ở đây có một nhầm lẫn nho
nhỏ. Khi Andy Mann xuất
hiện, tôi đã tưởng lầm anh
ấy là tiến sĩ Manning, một
người bạn đồng nghiệp đã
tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ
tôi trong việc thử nghiệm bộ
máy phóng tia thu nhỏ.
Tiến sĩ Manning - làm gì có chuyện! Bà giáo sư đặt tôi đứng ngay xuống dưới một bộ máy. Tôi vừa muốn nói cho bà ấy biết là đám dây nhợ ở đây sao trông rối rắm quá, chả giống một cái bàn cầu chút nào, thì bà giáo sư đã giật một cần gạt. Thế rồi đột ngột tôi thấy bà ấy lớn lên và lớn hơn nữa- cả căn phòng xung quanh cũng thế. Nhưng mà... sự thật thì chính tôi mới là kẻ mỗi lúc một nhỏ lại!
Cái gì? Cái gì?
Ôi trời!
Cứu tôi với!
Không!
Mặc dù trên danh thiếp có đề là tôi vui vẻ nhận mọi việc, nhưng ý tôi đâu có nói đến tất cả mọi việc trên đời này! Nhưng thanh minh bây giờ cũng muộn rồi, tôi cứ mỗi lúc một nhỏ nữa, nhỏ nữa và cuối cùng bị hút vào một dây dẫn. “Chuyện gì xảy ra ở đây thế?”, tôi tự hỏi.
21
Cái máy thu nhỏ đó có một chỗ hỏng. Nhưng cho tới khi tôi tắt được bộ phận chiếu tia thì Andy đã nhỏ lại chỉ còn 0,000.000.025 mm, gần bằng độ lớn của một nguyên tử! Và mọi việc trầm trọng hơn nữa khi anh ta đã bị máy hút vào trong. Tình huống quả không khỏi có phần nguy hiểm.
Nói thế mà nghe được sao, phải nói là nguy hiểm
cùng cực mới đúng! Thứ đầu tiên tôi nhìn thấy là
những quả bóng kỳ quặc và nghĩ thầm: “Trời ơi,
bọn chúng nó là nguyên tử.”
Và xoay quanh những thứ kỳ cục đó là những vật còn nhỏ hơn nữa, mà chúng quay nhanh tới mức trông chúng như những đám sương mù. Sau này bà giáo sư có giải thích rằng, đó
là các điện tử. Bản thân dây dẫn điện
thì trông như một đường hầm khổng
lồ với các nguyên tử ở hai mép, và các
điện tử chảy qua giữa đường hầm. Tôi
bị chúng nó kéo theo, như trong một dòng sông vậy. Thế là tôi bơi giữa những hạt đậu trơn nhẩy, gắng sức để cứu mạng mình.
Liệu lúc đó tôi có sợ không hả? Dĩ nhiên, sợ đến mức muốn làm bẩn quần kia. Liệu mình có sống sót
mà thoát khỏi nơi này không? Tôi
tự hỏi.
22
Là một thợ điện dạn dày kinh nghiệm, dĩ nhiên tôi biết là một dòng điện xuất hiện khi tất cả điện tử cùng chảy theo một hướng. Cũng may mà chúng chảy không quá nhanh, nếu không thì tôi đã bị chết đuối rồi, bị dìm ngập xuống hoặc là bị chết bằng một kiểu cách nào đó...
Đây là một bằng chứng thú vị, cho thấy các điện tử trong một dòng điện chuyển động rất chậm - chỉ khoảng 0,1 mm mỗi giây đồng hồ. Trong khoảng thời gian đó, tôi gắng sức cứu mạng Andy. Tôi muốn giảm tia thu nhỏ xuống,
để anh ấy lại to ra. Để nhìn mọi
thứ rõ hơn, tôi bật đèn lên.
Chà, các bạn ơi, thử đoán xem chuyện gì
xảy ra? Dây dẫn trở nên nhỏ hơn, tất cả
các điện tử chen chúc vào nhau, chuyển
động chậm hơn và bắt đầu cọ sát vào
các nguyên tử nằm bên rìa và - nói thật
đấy! - chúng cọ cả vào tôi. Trời ạ, sao mà
nóng đến thế! Chà, ai cũng biết là chuyện cọ sát sẽ tạo ra nhiệt năng, ví như khi bạn cọ hai tay vào nhau chẳng hạn. Thế nhưng khi ta nhỏ tí xíu và phải đứng giữa
cái vụ cọ sát đó, thì là một cảm
giác khác hẳn đó nghe...
Các điện tử
Các nguyên tử
23
Đột ngột, tôi thấy bao quanh tôi không biết bao là chấm sáng. Lúc đó tôi chợt hiểu ra: tôi đã sa vào phía trong một bóng đèn đang sáng! Đúng thế, vào cái bóng đèn mà bà giáo sư vừa
bật lên. Thế nhưng tôi thấy tình cảnh của mình
chẳng sáng sủa chút nào.
Làm sao mà tôi biết được là lúc đó Andy đã hạ cánh vào trong bóng đèn. Các nhà khoa học chúng tôi gọi hiện tượng cọ sát mà Andy nói tới là “điện trở”, và các đốm sáng mà anh ấy nhìn thấy là “Photon”.
Một Photon
được phóng
to hàng triệu
lần
Khi các điện tử tìm cách nguội đi, chúng sẽ phát ra các Photon. Đối với Andy, chắc đó phải là một thí nghiệm khoa học cực kỳ thú vị...
Làm gì có chuyện thú vị, thưa bà giáo sư - suýt chút nữa thì tôi đã bỏ mạng! Bộ quần áo bảo hộ lao động của tôi muốn tan ra vì nóng, bản thân tôi cũng thế! Cả người tôi hừng hực như nước sôi, và tôi đổ mồ hôi như điên. “Chà, Andy, vậy là hết mạng cậu rồi”, tôi tự nhủ. “Chắc mình không còn được xem trận chung kết của giải bóng đá này nữa!” Chính
lúc đó, điện thoại cầm tay của tôi
đổ chuông. Tôi chả muốn chuyện trò gì với ai, mặc dù vậy, tôi vẫn bật máy... ít nhất thì tôi cũng có thể nói lời từ biệt với thế giới.
RENG!
24
Khi nhìn lại tấm thiệp của Andy, tôi thấy anh ấy có điện thọai cầm tay. Vậy là tôi chọn số, và khi được biết anh ở trong bóng đèn, tôi hoảng hốt tắt nó ngay lập tức. Qua đó, các điện tử ngưng không chảy nữa.
Đúng là vừa kịp! Cái dây bắt đầu nguội xuống. Nhưng tôi còn lâu mới thoát họa, đúng hơn là thoát ra khỏi đường dây. Làm sao mà bà giáo sư có thể đưa tôi ra khỏi chỗ này. Liệu tôi có nhỏ như thế này mãi mãi? Làm sao tôi sống tiếp được? Không bao giờ tôi còn dám thò đầu ra ngoài nữa, bởi chỉ một con kiến thôi cũng
đủ lớn để dẫm tôi chết bẹp!
Cứu với!
Vất vả ba tiếng đồng hồ liền, tôi mới dần từng bước từng bước phóng to được dây tóc của bóng đèn, và mỗi lần lại cắt ra phần dây có chứa Andy bên trong, cho tới
khi anh ấy thoát được
ra ngoài. Sau đó tôi mới có thể đưa anh ấy quay trở lại độ lớn cũ. Dĩ nhiên là anh ấy
rất cáu kỉnh...
Tôi ở trong này!
25
Cáu kỉnh thôi hả? Tôi muốn nổ tung ra vì thịnh nộ! Đầu tiên bà giáo sư để cho tôi chờ muốn chết trong cái bóng đèn kia, rồi sau đó bà ấy làm tôi chỉ cao lại như cũ mà thôi. Tại sao không cho tôi cao mét tám? Đã từ lâu tôi muốn được là người cao lớn!
Này, sao chỉ
có thế thôi?
Bắt đầu
và to
hơn nữa!
To hơn
Và các bạn biết gì không? Ngay sau đó bà ấy xoay sang nói về chuyện cái bàn cầu bị tắc. Suýt chút nữa thì tôi bị “cháy cầu chì”. Rồi bà ấy sẽ mở tròn mắt ra cho mà xem, khi nhận được tờ hóa đơn của tôi, nó sẽ hất bà ấy ngã lăn ra đất!
Dám cuộc là lúc đó bà giáo sư sẽ muốn thu mình lại nhỏ xíu?
Một lời nhắn nhủ ngắn gọn
Ta có một tin tốt lành đây! Chúng tôi đã khéo léo lừa và nhốt được thầy Điện vào trong tủ tường – và thế là bẻ gãy được đợt kiểm tra vật lý – thật là may!
bang! bang!
Thả tôi ra!
Nhưng để phòng trường hợp thầy trốn được ra ngoài, sau đây là tờ giấy của thầy Điện với các câu trả lời cho bài kiểm tra vật lý.
26
Thầy Điện
BÀI KIỂM TRA VỀ ĐIỆN HỌC Đáp án
Tài liệu tuyệt mật – không được phép sa vào tay những kẻ học gạo.
Điện tử là những phần
vật chất nhanh như chớp,
chuyển động bao quanh
hạt nhân nguyên tử.
Một tên khác cho hạt nhân
nguyên tử là Nuclon.
Các điện tử (và cả
Nuclon) đều sản
sinh ra lực điện tử.
Một dòng điện xuất hiện khi
có nhiều điện tử bơi theo
cùng một hướng.
Các Photon là các thành
phần năng lượng ánh
sáng nhỏ nhất mà điện tử
phát ra khi bị đốt nóng.
Ta nói đến hiện tượng
điện trở khi các điện
tử trong một đường
dây dẫn điện cọ sát
vào các nguyên tử và giảm tốc độ chuyển động. Người ta áp dụng hiện tượng điện trở để tạo ra độ nóng trong các máy đun nước bằng điện,
trong các máy sấy tóc và trong các lò, bếp điện.
27
Ấm sôi chưa?
Chưa, nó đang chơi trò cản trở dòng điện.
Một câu trả lời sành điệu
Bạn có thể nói gì nào…?
Em có thể nêu vài vật
dẫn tốt? Thế này nhé, em chỉ biết người dẫn thôi. Ví dụ như ông thầy dạy nhạc của bọn em. Thầy dẫn dắt
dàn hợp xướng của toàn trường, nhưng mà thầy
dẫn hơi chậm, trường em chẳng bao giờ giật giải
thưởng nào về âm nhạc.
28
dẫn điện đa phần được làm bằng đồng.
chẽ vào hạt nhân nguyên tử, mà được quyền bay lộn mọi hướng. Các dây dẫn tốt, bởi các điện tử phía ngoài của chúng không được nối kết chặt chất liệu cho phép dòng điện chạy qua dễ dàng. Kim loại là những vật CÂU TRẢ LỜI: Không đâu, người ta dùng khái niệm vật dẫn để chỉ một
Đọc tới đây thì chắc đã tới lúc bạn muốn đặt câu hỏi lắm rồi. Câu hỏi của bạn có thể là:
Câu hỏi hay
Nếu các điện tử nhỏ đến như thế, thì làm sao người ta có thể phát hiện ra chúng?
đấy!
Thế thì tại sao bạn không phát hiện ra chương sách sau đây? Lúc đó tự bạn sẽ hiểu…
29
Những phát minh gây sốc
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong các bộ môn khoa học tự nhiên là chuyện các nhà khoa học cứ bình thản nói tới những thành phần nhỏ tí xíu mà chưa một người nào nhìn thấy.
Ví dụ như não
bộ của một thầy
cô giáo hoặc là
các điện tử.
Cô giáo
Cả hai đều bé quá nên người ta không thể nhìn ra, kể cả khi sử dụng một chiếc kính hiển vi loại mạnh. Vậy thì làm sao có thể chứng minh được sự tồn tại của các điện tử? (Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại não bộ của thầy cô giáo vẫn còn đang được tiếp tục thực hiện!) Đó là một câu chuyện hấp dẫn…
Ai là người đã
chứng minh được
sự tồn tại của
các điện tử?
Thề danh
dự, không
phải em
đâu ạ!
Hai bước ngoặt thật sự lớn
Năm 1880, mặc dù các nhà nghiên cứu đã biết làm cách nào để tạo ra dòng điện và lưu trữ dòng điện (xem trang 54), nhưng họ không biết dòng điện được tạo từ những gì. Để giải đáp câu hỏi này, có không biết bao nhiêu nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã gây xôn xao dư luận bằng những thí nghiệm thú vị. Một trong số họ là nhà khoa học William Crookes. Năm 1880, ông đã chế ra một cỗ máy mới mẻ…
30
Dòng điện từ một bộ pin được
dẫn vào
đây.
ỐNG PHÓNG CA-TỐT
miếng mỏng kim loại (gọi là điện cực) tỏa ra một “tia” kỳ quặc, vô hình.
ống thủy tinh
môi trường hầu như chân không (chỉ còn rất ít không khí)
ông william
crookes đứa con
tinh thần
của tôi! hình chữ
thập bằng
thiếc.
LƯU Ý...
trong phòng tối, trên nền thủy tinh sẽ sáng lên một vệt mờ mờ màu xanh lục.
Có một người cùng tham gia cuộc đua phát hiện ra các điện tử là nhà vật lý học người Đức Karl Ferdinand Braun (1850 – 1918). Cũng trong năm 1880, Braun đã phát triển nên một cỗ máy rất giống cỗ máy của Crookes, làm hiện hình các chuyển động điện tử. Việc ống phóng Ca-tốt của Braun nổi danh hơn nhiều so với ống Ca-tốt của Crookes có một phần nguyên nhân nằm trong bản thân William Crookes...
31
Bạn có khả năng trở thành một nhà nghiên cứu? Tại sao mảng sáng màu xanh lục kia xuất hiện?
a) Phần không khí còn lại cháy lên khi các điện tử chạy qua. b) Ống thủy tinh tỏa sáng ở vị trí các điện tử đập vào.
c) Đây là một phản ứng hóa học giữa vật thể hình chữ thập làm bằng thiếc và phần không khí còn lại cùng các điện tử.
gồm các điện tử chảy ra từ bộ pin.
chúng ta biết rằng, cái gọi là “tia” vô hình kia chính là dòng điện bao thủy tinh” tỏa ra năng lượng dưới dạng các Photon ánh sáng. Ngày nay chúng sẽ làm các nguyên tử này nóng lên, cho tới khi các “nguyên tử : b) Khi các điện từ đập vào các nguyên tử thủy tinh, lời trả câu
Dĩ nhiên thời đó Crookes cùng những đồng nghiệp của ông không biết điều này. Trong đoạn sau, bạn sẽ còn biết là Crookes đã gặp không ít khó khăn khi muốn khẳng định phát minh của ông trong hàng ngũ các bạn đồng nghiệp. Vấn đề là, ngược lại với họ, Crookes lại tin vào ma. Sau đây là câu chuyện của ông…
Siêu sao nghiên cứu:
William Crookes (1832 - 1919) - Quốc tịch: Anh William Crookes là anh cả của một đàn 16 đứa con. (Bạn có muốn có tới 15 đứa em trai em gái luôn tìm cách phá hỏng đồ của bạn không?)
Mẹ đâu rồi?
Chắc lại đang sinh em nữa đấy.
Dĩ nhiên tình trạng này có thể đẩy một con người vào cảnh tuyệt vọng, điên khùng, và cũng có thể vì thế mà Crookes trở thành ông giáo dạy hóa. Thế nhưng tới một lúc nào đó, ông được thừa kế một gia tài. (Mãi tới lúc này ông mới đủ tiền mua quà giáng sinh cho mọi thành viên trong gia đình.)
32
Vậy là ông bỏ nghề dạy học và tự tạo nên một phòng thí nghiệm hóa học để thực hiện những thí nghiệm hấp dẫn.
Ai cha!
Tuyệt quá! Cấm các em
vào đây!
Ngày đó, những thí nghiệm của ông đã gây sốc cho nhiều nhà nghiên cứu. Có rất nhiều người tin rằng linh hồn của những người đã chết tiếp tục sống dưới dạng hồn ma, và các hồn ma có thể giao tiếp với người sống. Crookes quyết định nghiên cứu thật kỹ lưỡng chuyện này bằng phương pháp quan sát khoa học và tỉ mỉ.
Cuốn nhật ký tối mật
của William Crookes
Ngày 11 tháng 11 năm 1870
Tối hôm nay tôi đã nhìn thấy con ma đầu tiên của mình. Đó là
một người phụ nữ. Bằng giọng yếu ớt, cô ta nói: “Tên tôi là
Katie, và tôi có một thông điệp dành cho anh...” rồi cô ấy biến
mất. Liệu tôi có còn gặp lại cô ấy không?
Phải chăng Crookes đã thật sự nhìn thấy một hồn ma? Cái trò nghiên cứu hồn ma này ít nhất cũng có tác dụng là khiến cho các bạn đồng nghiệp nghi ngờ cả những công trình nghiên cứu khác của ông. Đa phần các nhà khoa học không tin vào ma (tôi đoán rằng, có gặp ma thì họ cũng nhìn xuyên qua các đối tượng đó như chúng ta nhìn xuyên qua không khí). Nhìn chung, công trình nghiên cứu hồn ma của Crookes đã hủy hoại thanh danh nhà
33
khoa học đứng đắn, và máy phóng Ca-tốt kể từ đó được người ta gọi là ống phóng Ca-tốt của Braun.
Chỉ duy nhất có John Joseph Thomson (1856 – 1940), một giáo sư của trường đại học tổng hợp Cambridge, là chung thủy với Crookes. John Joseph là một người hậu đậu trong việc thực hiện thí nghiệm và có truyền thống hủy hoại các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm. (Bạn cẩn thận đấy nghe! Không phải ai có thành tích làm nổ tung phòng thí nghiệm của trường học đều là thiên tài và sau này sẽ trở thành giáo sư…). Nhưng sau khi John Joseph được phong chức giáo sư thì ông may mắn có những người khác làm hộ ông những công việc thực tiễn.
Nằm trong nhà
thương, thưa ngài.
Jenkins đâu rồi?
Chính ngài đã giật cho anh ấy bay tung lên vào cuối tuần qua.
John Joseph Thomson muốn chứng minh rằng “chùm tia” mà Crookes đã nói tới được tạo bởi vô vàn những vẩy năng lượng nhỏ tí xíu. Ông đã nhắc lại thí nghiệm của Crookes và dùng một tảng nam châm để đổi hướng tia (trong ống Ca-tốt) nọ. Ông tính ra được là lực của từ trường phải mạnh đến mức nào mới đủ để khiến tia đi lệch hướng. Và cuối cùng thì ông kết luận chắc chắn: tia này thật sự được tạo bởi rất nhiều phần tử nhỏ. Thomson sau đó đã thực hiện những tính toán phức tạp hơn với khối lượng của các phần nho nhỏ này. Bạn cũng thử làm đi xem sao!
Ô, liệu có thể
cho tôi một bài
tập khác được
không?
34
Thomson tính ra mỗi phần tử nhỏ như thế sẽ chứa bao nhiêu năng lượng và nhận thấy con số này tương ứng với khối năng lượng của các nguyên tử nhẹ nhất. Ngoài ra ông còn tìm ra rằng, mỗi một nguyên tử có chứa ít nhất là một vẩy năng lượng loại này. Dĩ nhiên những thành phần nhỏ đó chính là các điện tử.
Bạn đã biết chưa...?
Chính các điện tử tạo nên tính cứng của chất liệu. Lực điện của một điện tử này sẽ đẩy các điện tử khác. Các vật thể cứng được tạo bởi các nguyên tử và điện tử nằm sát bên nhau. Nếu bạn ấn vào chúng, chúng sẽ kháng cự lại, và vì vậy mà bạn có cảm giác là vật thể đó cứng. Bạn thử tưởng tượng xem: Nếu không có điện tử, chắc những chiếc ghế ngồi của chúng ta sẽ mềm như bánh bột sữa. Lúc đó bạn sẽ trôi qua ghế, ngã xuống và đập thẳng đôi “bờ má tròn trịa” đáng quý của bạn xuống mặt đất!
Điện tử hả, ai mà cần tới chúng?
Điện còn gây ra một loạt các sự kiện thú vị khác. Nó thậm chí khiến cho tóc bạn dựng đứng lên! Chi tiết về vụ này bạn sẽ biết ngay ở các trang sau. Nhưng chúng tôi xin cảnh báo trước: đây là chuyện thú vị đến tóe lửa lách tách đấy!
Ô, có lẽ tốt hơn
cả là ta nên đọc
tiếp thôi...
35
Những hiện tượng dựng tóc gáy Đã có bao giờ bạn được thưởng thức một cú điện giật nho nhỏ chưa, ví dụ khi bạn vuốt ve con mèo hoặc mặc vào người một chiếc áo len? Rồi ư? Xin chúc mừng! Vậy là bạn đã làm quen với tĩnh điện. Thật ra chữ “tĩnh” ở đây không được chính xác cho lắm. Chữ “tĩnh” bình thường có nghĩa là đứng yên…
Một nhà khoa
học ở trạng
thái tĩnh.
Cứ nghe cái tên thì người ta dễ đoán rằng, các điện tử trong hiện tượng tĩnh điện sẽ nằm ì ra đó và đọc truyện tranh. Sai rồi! Mặc dù chúng không chảy theo cùng một hướng để tạo thành một dòng điện, nhưng chúng vẫn luôn luôn chuyển động. Kể cả ở hiện tượng tĩnh điện, các điện tử cũng bay qua không khí, tạo ra các tia lửa điện, giáng cho các nhà nghiên cứu những ngọn đòn nho nhỏ và làm cả những chuyện thú vị khác nữa.
AUa!
AH!
Anh ấy đang nghiên cứu
hiện tượng tĩnh
uff!
wow!
Bạn tò mò rồi chứ hả?
điện đấy. IIIH!
aut
sch!
Nhưng trước khi hiểu được bí mật của tĩnh điện, bạn phải cho chiếc máy tính trong não bộ của bạn làm quen với các điện tử và các hạt nhân nguyên
36
tử cùng những thứ lực mà chúng sản sinh ra. Nếu thực hiện thí nghiệm sau đây, chắc chắn bạn sẽ được giúp đỡ…
Hãy tự thí nghiệm... lực điện tác dụng ra sao
Bạn cần: 2 thỏi nam châm.
Bây giờ bạn cần làm:
Giữ chúng lại gần nhau.
Chuyện gì xảy ra?
a) Hai thỏi nam châm đẩy nhau hoặc hút nhau tùy theo cách bạn giữ chúng. b) Các thỏi nam châm luôn luôn hút nhau.
c) Người ta có thể đặt các thỏi nam châm chồng lên nhau, nhưng không cảm nhận lực giữa chúng.
Nhưng khi hai thỏi nam châm hút nhau, thì chúng lại cư xử như một điện
của các điện tử khiến chúng đẩy lẫn nhau.
tượng chúng giống như hai điện tử. Chắc bạn vẫn còn nhớ trang 34, lực : a) Khi hai mẩu nam châm đẩy nhau, bạn có thể tưởng lời trả âu C
Ê, cút đi!
tử và một hạt nhân nguyên tử. Lực nằm bên trong chúng hút lẫn nhau! (Nói cho chính xác ra thì đây là một phản ứng rất phức tạp giữa hai lực, và… không, chuyện này không quan trọng đối với chúng ta.)
37
Lại đây nào, bé cưng!
Lời nhận xét khoa học
1. Các lực giữa hạt nhân nguyên tử và điện tử gìn giữ cho nguyên tử không bị “bung” ra. Nói cho chính xác: các lực trong hạt nhân nguyên tử được tạo bởi những thành phần rất nhỏ có tên là Proton.
2. Kể cả thứ lực mà chúng ta gọi là từ tính cũng được gây ra bởi các điện tử. Nếu không tin, bạn hãy đọc trang 111.
Những câu đối đáp thông minh
Hai nhà khoa học nói chuyện với nhau…
Tôi đang tích âm
Ngược lại, tôi tích
dương
Đây là lối tư duy lạc quan hay bi quan, hay là cái gì vậy?
38
này được sử dụng nhiều trong các trang tới đây.
tích dương. Chắc chắn bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy hai khái niệm là điện tích âm, và năng lượng điện của một hạt nhân nguyên tử là điện tránh hiểu lầm, các nhà khoa học gọi năng lượng điện của một điện tử : Không, họ đang nói về các thí nghiệm của mình. Để lời trả âu C
Và bây giờ thì gia đình nguyên tử sẽ chỉ cho chúng ta biết họ tạo nên tĩnh điện ra sao…
GIA ĐÌNH
NGUYÊN TỬ
TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH ĐIỆN
Cuộc phiêu lưu bắt đầu với một nhà
khoa học, người quyết tâm tạo nên
hiện tượng tĩnh điện.
Người ta dùng... một quả
bóng bay và một con mèo.
1. Người ta cọ sát quả bóng bay ít nhất 10 lần vào bộ lông của con mèo.
Ai cha,
cảm giác
dễ chịu
đấy!
39
2. Gia đình nguyên tử sống trong lông mèo.
Hay quá, cuối
cùng thì cũng có
thứ khác, ngoài
món bọ chét!
Các nguyên tử từ quả bóng bay trong quá trình cọ sát đã lấy thêm điện tử từ các nguyên tử trong lông mèo. Sau đây là một tranh cận cảnh…
Bóng bay
Có chuyện
Các điện
tử tích
điện âm Con bọ
chét
Con mèo
gì thế không biết?
3. Các điện tử nhảy lên bề mặt của quả bóng bay. Điều đó có nghĩa là quả bóng bay bây giờ được tích điện âm.
Cứu với, tại sao
hôm nay tôi lại
gần thế giới âm
thế này?
40
4. Cú tích điện âm khổng lồ với số lượng lớn các điện tử dẫn tới một lực, lực này tìm cách hút cả các nguyên tử từ lông mèo.
Sang đây chơi cho vui!
5. Các nguyên tử từ lông mèo bây giờ thiếu điện tử, và chúng được tích điện dương. Thế là chúng cùng nhau tìm cách kiếm lại chỗ điện tử bị mất.
Ta phải suy nghĩ sao cho dương bản!
Nhanh lên, ta dồn sức gọi chúng trở lại!
6. Những cái lông của con mèo dựng đứng lên, bởi lực dương của các nguyên tử chỉ về hướng quả bóng bay.
Trở lại đây ngay lập tức!
Trời ạ!
41
7. Ngay khi bạn đưa quả bóng bay lại gần lông mèo, những điện tử vừa chạy trốn bây giờ sẽ bị các nguyên tử hút trở lại. Lúc này, bạn có thể nghe tiếng lách tách khe khẽ.
Chào mừng quay trở lại nhà!
Bạn đã biết chưa...?
Một người Hy Lạp cổ xưa là học giả Thales von Milet (624 – 545 trước công nguyên) đã tạo nên hiện tượng tĩnh điện bằng cách cọ một thanh hổ phách (một dạng nhựa thông hóa đá) vào một miếng lông thú cũ. Sau đó, ông có thể dùng thanh hổ phách đó hút lông chim.
Hồi còn sống, cứ
mỗi lần được mình
vuốt ve là nó lại gừ
gừ thích thú.
Một miếng lông cũ
Hổ phách
Vuốt vuốt!
Chà, nếu chuyện này đã làm tóe lên vài tia lửa quan tâm trong bạn, thì có lẽ thích thú nhất là bạn tự mình nhắc lại thí nghiệm trên. (Nhưng nhẹ nhàng thôi, đừng lột da sống con mèo đấy!)
Bạn cũng có thể thử với thí nghiệm sau đây…
42
Hãy tự thí nghiệm... làm cách nào để di chuyển những miếng giấy ni-lon bọc đồ ăn
Bạn cần:
• 2 dải ni-lon bọc đồ ăn (chưa sử dụng) có kích cỡ 10cm x 2cm. • 1 cái lược sạch và khô.
• 1 miếng dán Powerstrip hay băng keo.
• Vài sợi tóc sạch – có thể tìm được vài sợi trên đầu bạn chăng. (Nếu không, hãy đi xin con mèo).
Không
cho
Bây giờ bạn cần làm:
1. Cầm trong mỗi tay một dải giấy Folie, đưa chúng lại gần nhau. Chuyện gì xảy ra?
2. Dán một dải giấy Folie vào một mép bàn sao cho nó thòng xuống dưới. Bây giờ bạn dùng lược chải vào tóc bốn lần thật nhanh và thật mạnh rồi đưa phần răng lược lại gần dải giấy Folie, lại gần thôi, đừng chạm vào tờ giấy nhé. Bạn nhìn thấy điều gì?
43
Chuyện gì xảy ra?
a) Cả hai dải giấy hút nhau, nhưng bọn này đẩy cây lược. b) Cả hai dải giấy không chạm vào nhau, nhưng lược hút giấy Folie. c) Giữa dải giấy Folie và lược tóe ra một tia lửa nhỏ, nhưng hiện tượng này không xảy ra khi ta đưa hai dải giấy Folie lại gần nhau.
điện dương của giấy Folie.
điện tử từ tóc bạn, và lực của nó (lực âm) sẽ hút các nguyên tử được tích đâu, và vì thế mà hai dải giấy né xa nhau ra. Cái lược đã hút mất một số đẩy lẫn nhau? Đúng thế, hai vật tích điện dương cũng chẳng ưa gì nhau giấy Folie được tích điện dương. Bạn còn nhớ rằng hai vật tích điện âm sẽ : b) Các nguyên tử của giấy Folie thiếu điện tử. Vì thế mà lời trả âu C
SIÊU TĨNH ĐIỆN
Tĩnh điện là một hiện tượng cực kỳ có ích. Bạn có biết rằng, các bộ máy photocopy làm việc theo nguyên tắc tĩnh điện?
Chuyện đó xảy ra như sau…
1. Một nguồn sáng chiếu vào một tấm hình mà người ta muốn sao chép, ném hình này xuống một mặt gương và qua một thấu kính, chuyển nó đến một trục tròn bằng thép. Bạn hiểu cả chứ?
Nguồn sáng
Thấu kính Trục bằng thép
Ảnh cần
sao chép
Gương
44
2. Chiếc trục bằng kim loại được phủ một hợp chất gọi là Selen, chất này sẽ “nộp” ra các điện tử một khi nó bị ánh sáng rọi vào.
Chào
nghe,
tôi biến
đây Nguồn sáng s e l e n
3. Điều này dẫn đến kết quả là những vị trí trên trục thép nhận được nhiều ánh sáng nhất (tức là những vị trí sáng nhất trên bức tranh gốc), sẽ bị mất nhiều điện tử tích điện âm hơn và qua đó sẽ trở nên tích điện dương. Cha, thế đấy, người thân quen với ánh sáng nhiều sẽ là người có suy nghĩ dương bản!
Ánh sáng
Chỗ này
sáng quá
không chịu
được!
Hình ảnh được
chiếu lên trục bằng thép
Trục bằng thép
4. Những hạt mực được tích điện dương rơi phủ xuống trục thép và bám lại ở những vị trí vẫn còn được tích điện âm (tức là ở các điểm tối trên ảnh gốc). (Bạn còn hiểu chứ hả?)
Này, tôi sợ tối
lắm
Đừng lo, cứ bám chặt vào tôi!
45
5. Bây giờ có một tờ giấy được quấn quanh trục quay, và những hạt mực dán chặt vào giấy, thế là bạn có một bản sao của tấm ảnh cũ.
Bản sao chép
Tôi cần
thêm 300 bản sao
Bạn còn tỉnh
táo không
đấy?
Giấy
6. Qua việc bị đốt nóng, các hạt mực mềm ra và dán chặt vào tờ giấy. 7. Vậy là xong, bạn có một bản sao chép hoàn hảo.
Bạn đã biết chưa...?
Người phát minh ra chiếc máy photocopy là anh chàng người Mỹ Chester Carlson (1906 – 1968). Năm 1938, ông đã thực hiện các bản sao chép đầu tiên của mình với những hạt giống rêu nhỏ li ti được tích điện. Thật là một cảm giác hay ho! Sau đó ông đã làm việc suốt bốn năm trời với rất nhiều hóa chất bốc mùi khó ngửi, và chắc là cái phòng thí nghiệm của ông phải thối lắm. Vì thế mà quan hệ vợ chồng của ông tan vỡ, người phụ tá bỏ việc và không biết bao nhiêu hãng đã từ chối không hỗ trợ cho công cuộc nghiên cứu của ông. Nhưng sau một quá trình cải thiện kéo dài suốt 20 năm trời, chiếc máy photocopy của ông cuối cùng đã khẳng định được vị trí trên thị trường và Chester trở thành nhà triệu phú.
Toàn bộ câu chuyện bắt đầu với một đồng đôla duy nhất...
... đồng đôla đó đã được ông sao chép thành ba triệu bản!
46
Thế nhưng phát minh của Chester sẽ không thể ra đời nếu không có những công việc nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, những người đã nghiên cứu bản chất tĩnh điện. Bạn có biết, một số thí nghiệm gây sốc theo hướng này đã được thực hiện bởi một người tên là Stephen Gray (1666 – 1736)? Và bạn có tưởng tượng được rằng, người đàn ông này đã thực hiện tất cả các thí nghiệm đó trên thân thể của những em bé yếu ớt? Sau đây là toàn bộ câu chuyện gây sốc…
MỘT CÂU CHUYỆN GÂY SỐC
London, 1730
- Em mới đến đây hả? - Joe hỏi.
Cô bé gầy gò có gương mặt lem luốc gật đầu.
- Và vì vậy mà em cứ chạy theo anh?
Cô bé ngượng ngùng gật đầu.
Joe cắn cắn môi dưới và suy nghĩ thật căng thẳng. Cậu không thích chuyện bị cô bé bám theo cả ngày như một cái đuôi, nhưng cậu cũng thấy thương cô bé chưa quen được với cuộc sống trong trại mồ côi.
Cả hai cùng khoanh chân ngồi thẳng xuống nền phòng đầy bụi, và cậu con trai lớn tuổi hỏi tên cô bé.
- Hannah, - cô bé rụt rè thì thầm.
- Thôi được, Hannah, anh có thể nói cho em nghe điều này: sống ở đây không tệ lắm đâu. Nếu em muốn, anh sẽ kể cho em nghe một câu chuyện. Hồi hộp, cô bé cúi người về phía trước.
47
- Một câu chuyện có thật chứ?
- Đúng thế, - Joe trả lời. - Em biết
không, anh đã có lần làm việc cho một
nhà khoa học. Ông ấy đã tiến hành thí
nghiệm lên chính anh!
- Cái gì kia ạ? Một thí nghiệm thật
sự? - Hannah ngạc nhiên hỏi.
- Thôi nào, đừng ngắt lời anh như
thế, rồi em sẽ được biết tất cả. Một ngày
kia, có một lão già kỳ quặc bước vào trại
mồ côi và hỏi xem có đứa bé nào sẵn lòng
cho ông ta làm thí nghiệm. Ông ta béo,
giàu có và tên là Gray, Stephen Gray.
Bà quản giáo đã tóm lấy anh và dẫn đến nhà ông Gray. Ông ấy có một ngôi nhà rất sang trọng, sàn nhà bằng gỗ, chỗ nào cũng được đánh bóng lộn, rèm cửa thật dày và đồ ăn bằng bạc trên bàn. Và em biết gì không? Ông Gray cho dọn lên cho anh một bữa ăn thịnh soạn, đầy đủ mọi thứ sang trọng, bởi vì theo như ông ấy nói: Trông anh có vẻ đói khát! Bữa ăn hôm đó có thịt rán với nước sốt hành và bánh bột khoai tây, sau đó có tới ba bát bánh bột sữa. Anh đã ăn ngốn ngấu, cho đến suýt chút nữa là vỡ bụng.
Joe nhìn vào mặt Hannah, nhìn thấy rõ là cô bé đang nuốt nước bọt. - Em cũng muốn làm việc cho ông Gray! - Cô bé hào hứng kêu lên.
48
Rồi sau đó bà quản gia của ông Gray bước vào. Đó là một bà già dữ tợn, bà Salter. Bà ấy bảo: “Nếu thằng bé cứ ăn mãi thì dây buộc sẽ bị đứt đấy”. Dây ư?, anh nghĩ thầm và bắt đầu thấy sợ. Chả lẽ ông này cho trói mình lại rồi giết chết? Liệu ông ấy có băm nhỏ anh ra rồi ăn thịt không?
Chắc ông Gray đã nhận thấy nỗi sợ hãi của anh, ông ấy giơ tay vuốt tóc anh và nói:
- Đừng sợ, Joseph, không đau lắm đâu.
- Sao? Sau đó có đau không? - Hannah lo lắng hỏi.
- Ừ thì, - Joe dũng cảm nói tiếp. - Anh vẫn còn sống như em thấy đấy. Ông Gray sau đó dẫn anh sang phòng bên, mọi thứ lạ lẫm đến mức mắt anh suýt chút nữa lòi ra khỏi tròng. Cả phòng để đầy những máy móc khoa học: Các bình thủy tinh, các quả cầu bằng thép, các ống xi-lanh và kính viễn vọng. Không biết chúng dùng để làm gì nhỉ?
Ông Gray cầm lên một chiếc kính viễn vọng. - Ngày trước ta là một nhà thiên văn, thế nhưng cái trò cúi lom khom cả ngày đã làm hỏng lưng ta. Bây giờ ta nghiên cứu điện.
- Điện là gì vậy? - Anh hỏi và ông Gray kể cho anh nghe về những cái lực kỳ lạ đó. Bây giờ em đừng hỏi anh. Khó quá, anh đâu có hiểu gì. - “Chuyện đó có liên quan gì đến những quả cầu bằng thép không?”. Sau khi nghe xong, anh đưa ra một câu hỏi với vẻ ngu ngốc.
49
- Có, một chuyện thú vị, - ông Gray trả lời. - Ta có thể chứng minh là chuyện quả cầu đặc hay rỗng không thành vấn đề – nó sẽ trữ cùng một lượng tĩnh điện, chắc là nó trữ trên bề mặt. Ít nhất thì ta cũng đã tìm ra được cách làm cho vật này nhiễm điện, và đó chính là nội dung thí nghiệm của chúng ta.
Ông ấy gật đầu với bà Salter, bà này nhanh như chớp quấn những dải lụa trói ngang vai, chân và bụng anh. Vì hoàn toàn bất ngờ, nên khi bị hai người kéo bổng lên không khí, anh đã la hét dữ dội, và cứ sợ là toàn bộ bữa ăn ngon lành đó sẽ lại thốc tháo trôi ra ngoài.
Ông Gray đặt một ngón tay lên môi. - Đừng có la hét, Joseph, chúng ta chỉ muốn làm cháu nhiễm điện thôi.
- Nhưng cháu không muốn nhiễm điện! - Anh la lên.
Ông Gray nhăn trán. - Chuyện này xảy ra là nhằm phục vụ cho khoa học, Joseph. Mà ngoài ra, sau đó ta sẽ cho cháu một đồng 6 xu. Cái này khiến anh rất vui. Có khi ông ấy trả một Penny thôi, anh cũng đã thuận làm rồi.
Sau đó anh có cảm giác như mình đang bơi – nói đúng hơn là bay, bởi anh bị treo lơ lửng trong không khí với hai cánh tay duỗi thẳng ra. Bà Salter dùng một thanh thủy tinh cọ thật mạnh vào quần áo của anh – trời ơi, bà ấy mới khỏe làm sao! Trong thời gian đó, ông Gray phủ vài mẩu giấy nhỏ lên ba tấm thép gắn dưới nền đất, ngay phía dưới anh.
50
- Đúng thế, Joseph, - ông nói, - bây giờ cháu dang rộng hai tay ra và tìm cách nhặt những miếng giấy này lên.
- Làm sao cháu làm được! - Anh gầm lên. Cánh tay anh quá ngắn, anh biết rõ như vậy. Nhưng để cho ông ấy thấy, anh vẫn gắng sức thử làm. Thế rồi xảy ra một chuyện nực cười: những mảnh giấy đó bay về phía anh, bay thẳng vào những ngón tay. Trông chúng như những vụn giấy hoa mà người ta thường tung lên trời trong đám cưới.
- Tuyệt lắm! - Ông Gray kêu lên và hài lòng vỗ tay vào nhau. Anh hãnh diện đến mức hơi cúi người xuống, mặc dù đang bị treo lơ lửng giữa không khí.
- Bây giờ cháu xuống được chưa? - Anh hỏi. Ông Gray gật đầu và bà quản gia bắt đầu cởi dây trói cho anh. Đột ngột, có một tiếng “Click” vang lên và anh thấy đau nhói lên. Đau thật đấy!
- Ai cha, - ông Gray nói, - chắc cháu vừa bị điện giật, nhưng mà không sao, đồng 6 xu của cháu đây.
- Chả lẽ anh đã nhận được một đồng 6 xu thật? - Hannah hỏi với hai con mắt sáng lóa.
- Đúng, - Joe hãnh diện trả lời.
- Chỗ đấy là rất nhiều tiền đấy, - Hannah trầm ngâm nói. - Em chưa bao giờ nhận được nhiều tiền như thế. Cho em xem nó một chút được không? Joe rút từ túi quần ra một đồng tiền óng ánh, và cô bé chìa tay về phía cậu. - Ai đau! - Cô bé hoảng hốt kêu lên. - Anh vừa đâm em!
- Đâu có, - cậu bé nhún vai trả lời. - Chỉ là một cú điện giật nhỏ thôi.
51
Hãy tự thử nghiệm...
Joseph đã nhặt những mẩu giấy đó ra sao
Bạn cần:
• Một khúc nhựa khô (thay cho Joseph)
• Một chiếc áo len hoặc một cặp tất dài bằng ni-lon
• Vài mảnh giấy vụn (những mảnh giấy nhỏ lấy ra từ cái đục lỗ văn phòng là lý tưởng nhất).
Bây giờ bạn cần làm:
1. Dùng khúc nhựa khô cọ vài lần lên áo len hoặc tất.
2. Sau đó đưa thanh nhựa khô lại gần những mẩu giấy nhỏ. Chuyện gì sẽ xảy ra?
a) Những mẩu giấy tự động nhảy lên bám vào thanh nhựa khô. b) Bạn phải chịu một cú điện giật nho nhỏ.
c) Những mẩu giấy hút thanh nhựa khô về phía chúng.
ện giật. điện tử từ da của bà nhảy sang người Joe và vì vậy mà cậu bị đi nhỏ (tức là hút bản thân các mẩu giấy). Khi bà Salter chạm phải cậu, các tích điện dương. Vì thế mà Joe đã hút các điện tử trong các mẩu giấy đã hút các điện tử ra khỏi quần áo và làn da cậu bé, qua đó cậu bé được : a) Thanh thủy tinh mà người ta dùng để cọ vào người Joe lời trả âu C
Các mẩu giấy tích
điện âm
Vật tích
điện dương
52
À mà này, Hannah không phải bị điện giật vì Joe vẫn còn nhiễm điện đâu. Nhiều khi người ta tích điện một cách vô ý thức, ví dụ như khi bước trên một tấm thảm. Vì thế mà nhiều lúc bạn cũng bị điện giật chút chút khi chạm vào người khác.
Tôi bị điện giật!
Bạn đã biết chưa...?
Gray đâu chỉ làm một cậu bé nhiễm điện. Ông còn tìm ra rằng, người ta có thể tích điện cho tóc, lông chim và những bộ lòng bò được mạ vàng. (Làm ơn đừng hỏi tôi, ông ấy làm cách nào để mạ vàng cho lòng bò!)
Sáu xu thôi ấy hả? Trò này không rẻ thế đâu,
anh bạn!
Ông ấy cũng nghiên cứu nhiều vật dẫn khác nhau nữa (Nếu bạn không còn nhớ vật dẫn là gì, hãy ngay lập tức quay trở lại trang 28!)
CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA SAU ĐÓ?
Năm 1732, có một người Pháp là Charles Dufay (1698 – 1739) đã dũng cảm
53
nhắc lại thí nghiệm của Gray bằng bản thân mình. Sau đó, khi anh trợ lý Sam chạm vào người ông, Dufay đã bị điện giật đến mức áo Gi-lê của ông cháy thành than.
Ai cha!
S i i í t!
Ô xin lỗi!
Nhà khoa học thấy thí nghiệm này của ông thật hấp dẫn (hay nói cho đúng hơn là bị điện hút? Haha…) và đã nhắc lại thí nghiệm này một lần nữa trong bóng tối, để có thể nhìn thấy những tia lửa do tĩnh điện tạo nên.
A! Ái!
Hay quá
- Lần
nữa đi
Sam!
Thí nghiệm của Dufay chứng minh rằng, mọi thứ đều có thể được tích điện qua cọ sát – chỉ trừ các chất lỏng, kim loại và các tảng thịt. Nhưng Dufay không biết điều sau đây: đó là những vật dẫn tốt, và vì thế mà điện tử dễ dàng lao xuyên qua chúng, thay vì lười biếng ngồi lại một chỗ và tạo nên hiện tượng tích điện âm.
Chỉ trong vài năm, các nhà nghiên cứu đã phát triển nên những cỗ máy thiên tài tạo nên hiện tượng tĩnh điện và có thể lưu trữ điện cho các thí nghiệm sau đó. (Thuở ấy thế giới chưa có ổ cắm.) Bạn muốn có một cỗ máy như thế? Vậy thì đầu tiên bạn phải hứa với tôi là sẽ không bao giờ giật điện ai, kể cả các thầy cô giáo môn vật lý, được không?
54
LỜI CHÀO HÀNG GÂY SỐC
Hãy gây bất ngờ cho bạn bè và gây sốc cho những kẻ thù của bạn bằng những chiếc máy phát tĩnh điện thiên tài không thể nào tin nổi sau đây của hãng Giật và Sốc!
CÁI CHAI SIÊU GIỎI!
Là phát minh của nhà vật lý người Hà Lan Pieter van Musschenbroek (1692- 1761), cái chai trông rất đẹp đẽ này có tác dụng lưu trữ tĩnh điện.
LỜI CẢNH BÁO VỀ AN TOÀN! Những ai chạm vào quả cầu bằng kim loại phía trên chai,
sẽ bị giật một cú đau ra trò. Chính trợ lý của Musschen broek đã phát hiện ra điều này,
Bình thủy
tinh có
chứa nước
Bạn nói
tôi sờ
Quả cầu kim loại
Xích bằng
kim loại
Tĩnh điện chảy
qua xích vào
trong chai và
không thể
thoát ra
Một tấm ảnh X-quang
của phía bên trong
chai thủy tinh. Kể cả
phía trong lẫn phía
ngoài chai đều được
phủ một lớp kim loại.
dĩ nhiên là hoàn toàn tình cờ thôi! Ai đau!
vào đây sao... ái đau!
55
NGẠC NHIÊN VỚI BỘ MÁY
CỦA WIMSHURST
Được gọi theo tên người đã phát minh ra nó là James Wimshurst (1832 - 1903), chiếc máy ảo thuật này tạo ra tĩnh điện, chừng nào quả cầu bằng thủy tinh và miếng sắt cọ vào nhau.
2. Các miếng kim loại
4. Những tia lửa kỳ lạ nhảy nhót giữa
hai quả cầu bằng
đồng thau!
Nhà nghiên cứu
J. Wimshurst
Tay quay
Xin đảm bảo sẽ
hoàn lại tiền,
nếu cỗ máy
không hoạt
động.
3. Điện tích chảy vào chiếc chai Leiden, nơi chúng được lưu trữ.
thu thập điện tích xuất hiện qua hiện tượng xoay bánh xe.
1. Khi người ta quay tay quay này, sẽ tạo ra hiện tượng tích
điện.
56
Máy phát điện Van-de-Graaff này sẽ mang lại
BẠN MUỐN MỘT
CỖ MÁY LỚN HƠN CHĂNG?
4. Hiện tượng tích
điện dương khổng lồ
- tới hàng ngàn volt
- tụ tập trên bề mặt
quả cầu.
1. Nguồn điện thế
2. Miếng băng chạy
trên trục sẽ bị điện thế khiến cho tích điện
dương.
không khí tưng bừng nhộn nhịp trong mọi mái nhà! Được đặt tên theo người đã phát minh ra nó là nhà nghiên cứu người Mỹ Robert Van de Graaff (1901-1967), máy này có khả năng tạo nên điện thế tới cả triệu volt*, thật là hấp dẫn, với những tiếng rít đầy ghê rợn.
3. Các nguyên tử tích
điện dương trên băng
sẽ hút các điện tử tích
điện âm từ quả cầu
bằng thép.
Một lời cảnh báo
Khung nhìn X quang
Hãy tự tạo ra
những tia sét của mình!
Bạn chỉ cần đưa một thanh kim loại lại gần quả cầu thôi - thế là chuyện đó xảy ra! Nếu chạm vào quả cầu, tóc tai trên đầu bạn sẽ dựng đứng lên đấy.
nghiêm chỉnh!
Hãy chú ý luôn đứng trên một lớp chiếu bằng cao su, để không có dòng điện nào chạy qua người. Nếu không, bạn sẽ thành người của thế giới bên kia!
(*) Chú thích: * Volt: đơn vị đo điện thế (xem trang 105)
À mà xin nói thêm đôi chút về các tia sét: Bạn có biết sấm sét cũng là một dạng tĩnh điện không? Nếu ngỡ ngàng trước sự thật này như người bị sét đánh, thì bạn nhất quyết phải đọc chương sách sau đây bằng mọi giá. Nó sẽ làm bạn té ngửa vì ngạc nhiên đấy!
57
Những tia sét giết chóc
Một trò đùa nho nhỏ cho thầy giáo trong giờ nghỉ Với câu hỏi ngoắt ngoéo sau đây, bạn có thể đẩy ông thầy vật lý của bạn vào trạng thái ngượng ngùng…
Thưa thầy,
làm thế nào
để nước bắt
lửa? Phòng
giáo viên
Mách bảo: Nó có liên quan chút đỉnh đến tĩnh điện.
có thể bay tung lên không khí!
đó vẫn còn hơi dầu, thì đám hơi dầu này có thể bốc cháy, và cả bồn chứa tĩnh điện, và nó phóng thành những tia chớp. Nếu trong bồn chứa lúc nước áp suất cao, các nguyên tử nước sẽ cọ vào nhau. Qua đó xuất hiện Câu trả lời: Khi người ta rửa các bình đựng dầu bằng những vòi đựng
Thế nhưng làm sao mà những giọt nước khi trời mưa giông lại có thể tạo ra sét? Bạn cứ đọc tiếp đi, óc não bạn sẽ sáng bừng ngay thôi!
Lệnh truy nã: Sét
Cọ sát
Các dữ liệu căn bản:
1. Khi gió thổi mạnh vào một đám
mây lúc trời mưa giông, nó sẽ
gây nên hiện tượng các giọt nước và các tinh thể đá cọ vào nhau.
nước đá
58
VÚT ! VÚT !
Các giọt nước được tích điện âm.
2. Các tinh thể đá sẽ truyền điện tử sang cho các nguyên tử nước và dịch chuyển lên trên.
3. Các giọt nước tới một lúc nào đó sẽ rơi xuống (đúng thế, thành các giọt nước mưa), khiến
cho phần mây bên trên thiếu điện tử nên trở thành tích
điện dương, còn phần
dưới tích điện âm.
Cứu! Sấm!
Dương
Âm
4. Lượng điện tích âm khổng lồ ở phần dưới của đám mây tạo nên một trường điện từ khổng lồ, đẩy cho những điện tử dưới mặt đất dịch chuyển đi chỗ khác. Chỉ còn lại các nguyên tử tích điện dương.
59
Các chi tiết gây sốc
1. Một tia sét phóng với tốc độ 1600 km/s qua không trung.
2. Một tia sét có thể phóng
điện nội trong một đám
mây duy nhất. Lúc đó
người ta nói đến hiện tượng
“chớp lóe”.
3. Tia sét có thể phóng xuống
mặt đất mà cũng có
thể xuất phát từ những
nguyên tử tích điện
dương dưới mặt đất
phóng lên trên. Một
tia sét như thế sẽ có
nhiều năng lượng hơn
và dịch chuyển với
vận tốc 140 000 km/s! Thế nhưng nhìn chung, làm sao lại xảy ra hiện tượng sét đánh được nhỉ?
Bất kỳ ai muốn tìm hiểu điều đó đều sẽ phải bước chân vào một mối mạo hiểm lớn lao – rất là lớn lao là đằng khác!
MỘT CÔNG VIỆC SẤM SÉT
Bà giáo sư Nổ Đùng Đoàng khao khát
muốn ghi lại một tia sét trong những đoạn phim quay chậm. Thế nhưng bà biết nhờ ai phụ cho mình trong một công việc tế nhị đến như vậy? Chỉ còn một khả năng thôi!
Xin hãy quên
chuyện đó đi, bà giáo sư! Tôi không co nhỏ một lần nữa đâu!
60
Tôi thề thốt với Andy là lần này sẽ không
có hiểm họa bị co nhỏ và chính bản thân tôi
sẽ có mặt khi quay phim. Sau khi thương
thuyết rất lâu về tiền thù lao, cuối cùng anh
ấy cũng đồng ý.
Đúng thế, cuối cùng thì tôi đành nhượng bộ, bởi tôi là người mê những cỗ máy quay phim Camcorder. Tôi thường quay phim cho các đám cưới, các đám tang, bất kỳ chuyện gì ai nhờ vả. Quay phim một tia sét có vẻ như là trò trẻ con - ý tôi nói, đó là chuyện sẽ nhanh như sét đánh, đúng không nào? Vậy là tôi bắt đầu bình tĩnh quay phim các đám mây, đưa mắt tìm kiếm các tia sét và... ướt sũng từ đầu đến chân . “Mình đâu phải đồ mềm yếu”, tôi tự nhủ...
Andy không cần phải
chờ lâu. Khi điện tích
âm trong phần dưới của
một đám mây đạt được
một mức độ nhất định,
phần dưới của đám mây
bắt đầu lóe sáng. Hiện
tượng này xuất phát từ
các điện tử được tích
điện âm.
61
Bị hút bởi các nguyên
tử được tích điện dương
dưới mặt đất, đột ngột
một dòng điện tử phóng
xuống dưới. Những gì
chúng ta gọi là một tia
chớp, đó chính là con
đường mà dòng điện tử
kia đi qua. Khi nó đập
vào các nguyên tử không
khí, các nguyên tử này
sẽ tỏa ra nhiệt lượng và
ánh sáng. Qua đó, ta
thấy tia chớp sáng đến
như vậy.
Khi tia chớp chạm
mặt đất, nó chỉ có
bề rộng cùng lắm
là 1cm.
62
Lớp không khí bị tia
chớp va chạm nóng
lên rất nhanh và cũng
lại nguội xuống thật
nhanh. Hiện tượng
này sản sinh ra các
làn sóng áp suất
(sóng nén), được tai
chúng ta nghe thấy
và gọi chúng là sấm.
Khi Andy thực hiện
đoạn quay phim này,
tôi nhận thấy có một
đám mây ngay phía
trên đầu anh ấy sắp
sửa phóng sét...
Có ai đó nói là chuyện này sẽ “nhanh như sấm sét”, phải không? Ôi cha, suýt nữa thì tôi toi đời! Tôi quá bận rộn với chuyện quay phim cho bà giáo sư, đến mức độ hoàn toàn không nhận thấy tia chớp đó,... Cứu với!
Sau đây là tin mới nhận:
Andy Mann đã bị sét đánh trúng! Phóng
viên của chúng tôi đang trên đường
tới bệnh viện. Trong vài phút nữa thôi,
chúng tôi sẽ báo cáo về tình trạng sức
khỏe của anh ấy.
63
Thế, thế đấy. Ra bạn không sợ sét ư? Và bạn muốn tự tay tạo ra sét – trong sự an toàn của ngôi nhà thân thương của bạn, dĩ nhiên rồi? Được thôi, cách làm như sau: nhưng đừng dùng thí nghiệm sau đây để hành hạ đám em trai gái hoặc con mèo của nhà bạn – không có những trò này thì bọn họ cũng đã phải chịu đựng quá đủ rồi!
Hãy tự thử nghiệm... cách người ta tạo ra tia sét Bạn cần:
• Một chiếc Radio với cần anten kéo dài ra.
• Một quả bóng bay.
• Một cái áo len dày (áo len chui đầu hoặc một chiếc khăn quàng cổ bằng len thật dày cũng được).
Bây giờ bạn cần làm:
1. Chờ cho tới khi trời tối hoặc chui vào tầng hầm chứa than của nhà bạn. Đừng bật điện lên. Thí nghiệm này chỉ hoạt động trong bóng tối hoàn toàn.
Ôi!
Ui!
Ai cha!
Khốn
kiếp!
Cẩn thận đấy, bậc thang!
2. Cọ quả bóng nhiều lần vào lớp len rồi đưa nó lại gần cần an-ten của đài.
64
Chuyện gì sẽ xảy ra?
a) Đài tự động bật nói mặc dù bạn không chạm vào nó – như có ma vậy. b) Một ánh điện rùng rợn trôi qua căn phòng – khiến cho con chim Oanh
Như đã thông báo ở trang
62, Andy Mann hiện đang
bị sốc!
Vũ của bạn sợ gần chết.
c) Bạn nhìn thấy những tia lửa nho nhỏ.
Hãy tự thử nghiệm...
Làm cách nào để nghe thấy một tiếng sét
Bạn cần: Những đồ vật y hệt như trong thí nghiệm trước. Bây giờ bạn phải làm:
1. Chuyển đài Radio vào sóng AM nhưng không tìm đài nào cả. 2. Vặn tiếng lại thật nhỏ.
3. Nhắc lại thí nghiệm trên và dỏng tai lên nghe.
HMMM!
Bạn nghe thấy gì?
a) Nhạc pop, mặc dù đài không được bắt vào đài phát nào cả. b) Một tiếng lách tách nhè nhẹ. (Nhưng không phải nhạc) c) Cũng tiếng lách tách như ở mục b), nhưng to khủng khiếp.
65
nhận được tiếng lắc rắc của các thế lực thiên nhiên.
bởi một tia sét thật sự. Dĩ nhiên, bạn không phải là người đầu tiên cảm cũng nghe thấy những tiếng động đó, nhưng đó là tiếng động được tạo không tìm một đài phát nào giống như trong thí nghiệm ở đây, thì bạn ăng-ten. Nếu gặp lúc trời nổi cơn giông mà bạn bật đài radio lên, nhưng 2b) Bạn có thể nghe tiếng những điện tử từ quả bóng bay nhảy sang cần bạn nhìn thấy sự thật là những tia sét nhỏ xíu.
quả bóng bay, và bây giờ nhảy sang cần ăng-ten. Những tia lửa nhỏ mà 1c) Đó là những điện tử từ áo len, qua cọ sát đã nhảy sang Câu trả lời:
Siêu sao ngành nghiên cứu:
Benjamin Franklin (1706 - 1790), Quốc tịch: Mỹ
Cuộc đời của Benjamin Franklins có nhiều khúc ngoặt bất ngờ, đến mức độ người ta phải ngạc nhiên không hiểu ông lấy đâu ra thời gian để mà ăn, mà ngủ. Ông là…
Hừm, hôm nay
mình làm gì nhỉ? Nhà khoa học
Chính trị gia Người viết truyện
Đại sứ
Nhà phát minh
Chuyên gia in ấn Nhà báo
66
Cậu bé Ben là đứa con út trong một đàn 17 đứa con – bạn có thể tưởng tượng đó là một cơn ác mộng trầm trọng tới mức nào không? 16 người chị và anh đồng lòng ra lệnh sai khiến ta và luôn luôn được tắm trước ta? Ben chỉ đến trường học có 3 năm, mà thế đã là quá đủ rồi. Cậu bé căm thù môn toán học và chỉ nhận được toàn điểm xấu. Thế nhưng tình huống còn trầm trọng hơn nữa kia: 7 năm sau đó, cậu làm việc mỗi ngày 12 tiếng đồng hồ, mà là làm việc không lương, cho một trong những người anh trai của mình. Thật đấy, liệu bạn có định bỏ học để làm việc như vậy không?
Trong hãng của người anh trai, Ben học được nghề làm thợ in, rồi sau đó, trong cái tuổi 15 chín chắn, cậu bé đột ngột trở thành ông chủ báo.
Cuối cùng cũng có một tin vui!
hình ảnh gây sốc:
Ông chủ báo Franklins ở
tuổi 15 ngây thơ
Người anh trai của Ben phải đi tù, bởi anh ấy đã dám lôi một số người quan trọng lên mặt báo của anh mà chửi bới. Vậy là Ben nhanh chóng nhảy lên nắm quyền điều khiển tờ báo và có lẽ đây là một chuyện rất thú vị đối với cậu bé. Lẽ ra Ben có thể viết những bài báo xuất sắc về các trò chơi máy tính và trò trượt pa-tin, chỉ đáng tiếc là những vật này thời đó chưa được phát minh ra.
Sau một thời gian, vì cãi nhau với anh trai của mình nên Ben ra đi. Cậu đến vùng Philadelphia không một xu dính túi, trong tay chỉ có duy nhất một ổ bánh mì. Cũng may, Ben nhanh chóng tìm được một công việc tại một nhà in và làm bạn với ngài thống đốc người Anh, ngày đó còn cai trị thành phố. Ngài thống đốc này đã chơi ông một vố thật đau: ngài cử cậu bé Ben
67
về London học tập – thế nhưng sau khi lên đường, Ben mới rõ là ông thống đốc không đưa cho cậu số tiền như đã hứa.
Tiếu lâm thật -
giờ tôi chẳng còn
đường tiến cũng
chẳng còn đường
lui!
Bước ngoặt lớn lao của Ben đến vào năm 1732. Sau thời gian sống ở London, ông quay trở lại Pennsylvania, và cho xuất bản một cuốn lịch có ghi các câu nói thông minh. Tác phẩm này đã thành công dữ dội! Một câu nói thông thái ghi trong đó còn nổi danh tới tận ngày hôm nay và được yêu thích cực kỳ, và chắc chắn bản thân bạn cũng đã có lần nghe bà bạn nhắc nhở…
Người đi ngủ sớm và dậy
sớm sẽ là người khỏe mạnh
và giàu có. Buổi sáng dậy sớm và
buổi tối đi ngủ sớm, làm
cuộc đời nhàm chán đến
mức người ta muốn chết
đi cho rồi.
Nhưng bản thân Benjamin Franklin lại chả làm theo lời khuyên của chính ông. Vào khoảng năm 1770, thời sống ở Paris, tối nào ông cũng tham dự tiệc tùng nhậu nhẹt, vậy mà ông vẫn khỏe mạnh và giàu có. Bạn cũng có thể một lần nhắc cho bà bạn nghe chuyện này… nếu đủ lòng dũng cảm!
68
Ben kiếm được nhiều tiền đến độ ông bỏ luôn nghề in để quay sang với chuyện nghiên cứu và phát minh. Ông tìm ra nhiều thứ, trong số đó phải kể đến một dạng lò sưởi mới bằng gỗ, những cánh tay gọng kìm có thể kéo dài ra để lấy những đồ vật trên các khuôn kệ cao (ví dụ như tấn công vào kho dự trữ socola của cô em gái), và một loại nhạc cụ được tạo bởi một cái đĩa thủy tinh với rìa được làm ẩm. Khi người ta đặt ngón tay lên trên rìa đĩa và cái đĩa xoay, sẽ vang lên các âm thanh.
Bạn đã biết chưa...?
Benjamin Franklin quan tâm đến rất nhiều thứ – thậm chí cả những quả bom trung tiện. Ông đã tổ chức một cuộc thi để tìm cho ra những món ăn nào và những loại thuốc nào sẽ giúp người ta sản xuất ra các loại bom trung tiện bốc mùi ngon lành. Một phát minh như thế rõ ràng sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho nhân loại, chỉ đáng tiếc là không ai giành phần thắng.
Tôi có
giật giải không?
Tôi e rằng không!
Những phát minh quan trọng nhất của Ben là những phát minh có liên quan đến điện học. Năm 1746, khi nghe một bản báo cáo về đề tài này, ông thấy món điện học hấp dẫn đến độ ông đã mua toàn bộ số máy móc của người đọc bản báo cáo và ngay lập tức bắt tay vào thí nghiệm.
69
Bạn đã biết chưa...?
Franklin là một nhà nghiên cứu xuất sắc và luôn ham thích tìm hiểu những thứ mới. Ông là người đầu tiên nảy ra sáng kiến là hiện tượng tĩnh điện có thể dựa trên điện tích dương và điện tích âm. (Dù không đưa ra được bằng chứng, nhưng ông đã là người nói đúng!) Đáng tiếc, ông khẳng định rằng, điện chạy từ cực dương đến cực âm. Lời khẳng định này sai – chính các điện tử tích điện âm chạy đến với các nguyên tử tích điện dương.
Như các nhà nghiên cứu khác, Franklin cũng sử dụng cái chai Leiden để phát ra các tia lửa điện. Khi nhìn và nghe thấy những tia lửa cùng những tiếng lách tách nhè nhẹ đó, ông đã so sánh nó ngay lập tức với các tia sét của thiên nhiên. Ông tự hỏi, liệu một tia sét có thể chỉ là một tia lửa điện khổng lồ hay không. Nhưng làm thế nào để chứng minh được điều đó?
Đầu tiên, ông lên kế hoạch đặt một thanh thép lên đỉnh một ngọn tháp nhà thờ, để rút điện tích từ những đám mây giông xuống. Nhưng ông không tìm được ngọn tháp nhà thờ nào thích hợp. Ngoài ra, chỉ vài tháng sau đã có một người khác thực hiện đúng kế hoạch của Franklin. Người ta nhận thấy rằng, một tia sét dựa trên hiện tượng điện – nhưng toàn bộ chuyện này rất nguy hiểm. Vào thời điểm tia chớp đánh vào thanh thép nọ, bất kỳ ai đứng gần đó đều gặp phải một kết cục kinh hoàng. Chuyện này đã xảy ra với nhà nghiên cứu người Nga Georg Richmann…
70
Thời báo St. Petersburg
Nhà nghiên cứu người Nga Richmann bị nướng giòn!
Phóng viên ngôi sao: Hall D. Giật Gân
Nhà nghiên cứu Georg Richmann đã bị sét đánh trúng. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông khi ông đang trên đường về nhà, nơi ông muốn thực hiện một thí nghiệm nguy hiểm. Richmann, 42 tuổi, muốn đo cường độ điện tích của một tia chớp. Tờ báo của chúng tôi đã nói chuyện với người bạn lâu năm của ông là Mikhail Lo monosov.
“Tôi đã tìm cách cảnh báo anh ấy: ‘Georg, Franklin có nói rằng, điện tử nhảy từ thanh thép ra ngoài.’ Nhưng anh ấy không nghe. Cái anh điên đó đã chạm vào một cây thước bằng kim loại được buộc dây vào thanh thép kia, bởi anh ấy muốn đo xem sức mạnh mà vụ tích điện
này tạo ra lớn bằng bao nhiêu. Và đó là một sai lầm dẫn đến thảm họa!
Một tia lửa khổng lồ bắn vọt ra từ thanh sắt, nhảy qua cây thước và đâm trúng anh chàng Georg tội nghiệp. Tôi như người bị sét đánh! Georg cũng thế, và khi nhìn thấy chuyện gì vừa xảy ra, tôi hầu như bị ngất đi. Thật không phải là một bức tranh vui vẻ.”
Vết cháy trong thảm khiến cho các gia nhân hoảng hồn.
Vào thời điểm đó, Benjamin Franklin đã thực hiện nhiều thí nghiệm với các tia sét. Dĩ nhiên đây là chuyện cực kỳ nguy hiểm, chắc giờ bạn cũng hiểu như vậy. Thế ý bạn nghĩ sao – liệu Benjamin có phải chịu cùng một số phận như Richmann và bị nướng thành một món cháy sém không?
71
Sổ ghi chép của Benjamin Franklin
1. Tháng 10 năm 1752
Bầu trời đầy mây và u ám, có vẻ như sắp nổi giông và mưa. Tuyệt thật! Khí hậu lý
Khăn tay bằng lụa (vệt
mũi đã khô cứng lại) Dây , phía
dưới có
buộc vào
chiếc chìa
tưởng để chơi trò thả diều. Con diều được làm từ những chiếc khăn tay cũ bằng lụa của tôi đã sẵn sàng chờ đợi.
Móc sắt dùng để buộc
con diều
Dây bằng
lụa (chất
liệu lụa
không dẫn
điện)
khóa
Tôi muốn thả cho diều bay, để hút điện tử các đám mây. Thứ điện này sẽ được dẫn qua một đường dây xuống dưới, và tích điện vào chiếc chìa khóa. Liệu nó có hoạt động không? Tôi không mấy băn khoăn về suy nghĩ có thể sẽ bị bỏ mạng, mà
e ngại chuyện một người nào khác có thể
nhìn thấy. Như thế thì sẽ ngượng ngùng biết
bao! Vì vậy mà tôi đã cùng với con trai tôi
ra một cánh đồng hoang vắng, nơi không
một ai lai vãng tới.
Ba tiếng đồng hồ sau...
Thật là bực bội! Không có lấy một đám
mây giông nào cho tử tế! Con trai tôi đã
chán lắm rồi. Rất có thể hôm nay chúng
tôi phải ngưng việc này thôi. Không, chờ
đã, kia là một đám mây xinh đẹp!
72
Tôi thả cho diều bay lên! Ai
cha, nó hút mới mạnh làm
sao! Những cái lông trên
đọan dây nối dựng đứng
lên. Có phải chúng đã được
tích điện?
Tôi như đang được tích điện
vì hồi hộp. Tôi đưa tay lại
gần chiếc chìa khóa - chú ý
đừng chạm vào! - Áaii đau!
Tôi bị điện giật. Đúng thế! Đúng
vậy! Đúng rồi! Tôi hạnh phúc vô
cùng! Hãy đưa một chai Leiden
xuống bên dưới cái chìa khóa!
Một tia lửa nhỏ nhảy vào bên
trong chai - đúng rồi, đây là tĩnh
điện! Ha ha, đây chính là bằng
chứng! Tôi có thể hút điện của
các đám mây giông, và tôi vẫn
còn sống, hurra!
MỘT LỜI CẢNH BÁO nghiêm chỉnh!
Franklin và con trai của ông đã gặp may cực kỳ – không phải ai cũng gặp may như họ đâu! Nếu cánh diều đó bị sét đánh trúng, thì cả hai sẽ bị hại. Vì vậy: không bao giờ bạn được phép thả diều khi trời nổi giông hoặc đứng gần những dây dẫn điện có hiệu thế cao.
73
Sau thành công đó, Benjamin Franklin bắt tay vào dự án tiếp theo. Ông muốn phát minh ra một thứ có thể bảo vệ cho những ngôi nhà trước cảnh bị sét đánh – và bảo vệ cho đám mèo nuôi trong nhà trước những trận khủng hoảng thần kinh.
Sét có thể đánh ở khắp mọi nơi. Vì vậy không một ai nên bỏ lỡ cơ hội bảo vệ cho ngôi nhà của mình với cột thu lôi, một phát minh mới của Franklin.
Những tia chớp tích điện âm sẽ bị thanh kim loại hút rồi chạy dọc theo dây kim loại một cách an toàn xuống dưới đất.
MỘT MÀN TRÌNH DIỄN SANG TRỌNG
Chỉ cần quý vị trả thêm một phần tiền nhỏ, dây dẫn này cũng có thể được đặt vào
Trạng thái tích điện âm của những đám mây giông sẽ đẩy các điện tử ra khỏi phần mũi nhọn của thanh thép. Các nguyên tử ở đó vậy là được tích điện dương.
Bộ chuông
nhạc sang
trọng, được
gắn ngang
bên nhà.
Tôi muốn
ngã vì ngạc
nhiên!
phía trong nhà, khi đó sẽ giúp quý vị thực hiện các thí nghiệm khoa học thú vị mỗi khi trời có sét. Giá tiền ghi ở đây có bao gồm những chiếc chuông đồng thau, chuông sẽ kêu mỗi khi dòng điện khiến chúng chuyển động.
74
Những phát minh của Benjamin Franklin khiến ông nổi tiếng. Nổi tiếng đến mức năm 1776, ông được mời tham gia soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ. (Người ta đồn rằng, những người khác trong ban soạn tuyên ngôn đã phải căng thẳng hết sức, chú ý canh chừng để ngăn ông viết vào đó những câu pha trò cười.) Benjamin Franklin trở thành đại sứ của nước Mỹ tại Pháp và đã thuyết phục được người Pháp ủng hộ cho nền cộng hòa non trẻ.
Nhưng ta hãy quay trở lại với các tia sét…
Bạn đã biết chưa...?
Tại nước Anh thời đó thậm chí đã có cả những chiếc ô có cột thu lôi! Đó là một thanh kim loại, ở phía dưới được buộc với một đọan dây nối xuống đất để dẫn tia sét xuống dưới (Qua đó người cầm ô sẽ được bảo vệ). Nguyên tắc ở đây cũng y hệt như nguyên tắc của một thanh thu lôi bình thường trên nóc nhà, và người ta có thể dùng ô này để an toàn dạo chơi khi trời giông bão. Thế nhưng nó có thật sự là một sáng kiến tốt hay không? Loại ô này rất hấp dẫn các tia sét, đến mức chúng hầu như thu sét về phía mình –bạn có muốn sắm một cái ô như vậy không?
CẢNH BÁO!
Chúng tôi khẩn thiết van
nài chủ nhân của những
chiếc ô có thanh thu lôi
không nên buộc con chó
của mình vào đoạn dây
bằng thép dẫn điện!
75
Chuyện vui trong giờ giải lao cho các thầy cô giáo Bạn có thích ăn cá luộc không? Nếu không, có lẽ bạn còn để thừa lại vài con cá luộc từ bữa chiêu đãi của bà cô Gertrud. Hãy gõ vào cánh cửa phòng giáo viên. Khi cửa mở ra, bạn hãy khoác lên mặt nụ cười dễ thương nhất, dí sát cái đĩa có con cá luộc phía trên xuống mũi cô giáo và nói…
Xin lỗi cô, nhưng
liệu cô có thể cho
em biết chuyện gì
sẽ xảy ra với đám
cá một khi sét đánh
xuống biển.
rất có thể sẽ bị điếc.
đó hàng dặm đường cũng nghe thấy. Những thợ lặn ở gần chỗ sét đánh gian ngắn thành hơi nước và tạo ra một vụ nổ mà người ở dưới nước cách Cái nóng này cao độ đến mức có thể biến nước trong một khoảng thời và vì vậy mà biến ngay thành món cá luộc vì cái nóng của vụ sét đánh. biết đó, nước dẫn điện. Nếu con cá ở gần vị trí sét đánh, nó sẽ bị điện giật ùy thuộc con cá ở gần chỗ sét đánh đến mức nào. Bạn T Câu trả lời:
rùm!TRÒ ĐỐ VUI TÍNH TOÁN
Cứu với!
Sau đây là các câu hỏi đơn giản mà chắc là bạn có thể trả lời nhanh như sấm sét, chỉ cần cộng vài con số lại với nhau thôi.
1. Cứ trong mỗi giây đồng hồ, trên Trái đất xảy ra bao nhiêu vụ sét đánh. Câu trả lời: 14 + 86
76
2. Một người trong cả đời mình bị sét đánh nhiều nhất là bao nhiêu lần? Câu trả lời: Kết quả ở phần một trừ đi 93.
HURRA, tôi vừa
bẻ gãy kỷ lục thế
giới!
3. Một tia sét còn nóng hơn cả bề mặt của mặt trời. Nhưng nóng hơn bao nhiêu lần? Câu trả lời: Kết quả phần 2) trừ đi 1.5.
4. Đã có nhiều nhất là bao nhiêu người bị cùng một tia sét đánh trúng. Câu trả lời: Kết quả phần 3) cộng với 11.5.
Chẳng có mấy người tình
nguyện... ... có lẽ tại thời tiết. Thử nghiệm
lập một kỷ lục
thế giới mới -
Thời gian:
Hôm nay
bờ vai bị cháy sém; năm 1972 và 1973, tóc bị cháy; năm 1976, Sullivan cắt nó; năm 1969, hàng lông mày ông ấy bị đốt rụi; ngay năm sau đó, không ít! Năm 1942, ông ấy mất một cái móng chân, và kể từ đó phải khác nhau, không trong cùng một ngày! Ông ấy đã phải chịu đựng Người canh công viên Sullivan tại Mỹ đã 7 lần bị sét đánh vào 7 dịp 7. 2.
lùng...
đấy, có những con người đặc biệt có vẻ như luôn luôn bị sấm sét truy xuống hai lần tại cùng một vị trí, người ta bảo vậy. Nhưng mà cẩn thận Nhưng không tại cùng một nơi - một tia sét không bao giờ phóng 100. 1.
Câu trả lời:
77
đều sống sót, nhưng có vài người bị bỏng trầm trọng.
đã có nhiều cha mẹ và em bé bị một tia sét đánh trúng. Mặc dù tất cả
Năm 1995, ở vùng Kent nước Anh, trong một trận chơi bóng đá, 17. 4.
Bọn này có khi bị sét đánh mà vẫn trơ trơ cũng nên.
nướng cứng như đá của bà cô bạn thì tôi không chắc chắn lắm đâu. cho một vách đá nóng chảy ra! Nhưng đối với món bánh quy được 5.530 C thôi. 0 hật chẳng đáng ngạc nhiên khi một tia sét có thể làm T
Các tia sét có thể nóng tới 30.000 5.5 3. C, bề mặt của mặt trời chỉ nóng 0
chắc là tới lần này thì ông ấy đã quen với trò bị sét đánh rồi. bị cháy ở mắt cá chân và đến năm 1977 bị sém trên vòng ngực... nhưng
Món bánh bích
quy cứng như đá
của bà cô
Tôi luôn nướng
chúng mười phút ở
nhiệt độ 30.0000C
Giờ ta quay lại với Andy Mann – liệu anh ấy có bị bỏng nặng không? Liệu anh ấy còn sống? Ta hãy ghé mua thật nhanh một túi nho tươi và lên đường vào bệnh viện thăm anh ấy.
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA ANDY MANN Tin tốt lành là Andy đã lại ngồi lên được và đang theo dõi trận chung kết bóng đá trên ti vi. Tin tồi tệ là trông anh ấy khá thảm hại.
Đáng tiếc hôm
nay tôi không
được khỏe mấy!
78
HỒ SƠ BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN
TÊN: Andy Mann TUỔI: 35
Tài liệu tuyệt mật
TÌNH HÌNH CHUNG: Bệnh nhân vẫn còn phải chịu hiệu ứng sốc. Suốt ngày anh ta to tiếng chửi bới bà giáo sư Nổ Đùng Đoàng. TRIỆU CHỨNG: Có một số dấu hiệu cho thấy anh ấy đã bị sét đánh trúng.
1. Quần áo anh ấy có những lỗ thủng vì bị cháy thành than, râu và tóc mai cháy rụi.
3 . Đ ố i v ớ i
một tia sét,
việc chạy dọc
bề mặt cơ thể
của nạn nhân sẽ dễ hơn là xuyên qua làn da mà vào tới phía trong cơ thể. Tình hình của Andy Mann ở đây cũng vậy.
Các vệt máu chảy giữa các ngón chân cho biết điện đã thoát ra khỏi làn da con người ở những chỗ nào để chạy xuống đất.
2. Các vệt cháy làm hằn lên những mạch máu lốm đốm toàn cơ thể.
Mặc dù tia sét nóng đến độ đủ khả năng giết chết bệnh nhân (đây cũng là trường hợp thường xảy ra) n h ư n g ở đ â y n ó chuyển động quá nhanh, nên không gây những nguy hại trầm trọng.
"""