🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đi qua những mùa xuân
Ebooks
Nhóm Zalo
CK.0000078794
[ỘI VÃN HỌC NGHỆ THUẶT VIỆT NAM Ệ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIÊU s ố VIỆT NAM
QUANG ĐẠI
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN NHẢ XUẢT BAN
01 QUA NHỮNG MÚA XUÂN
L ÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHẸ THUẬT VIỆT NAM hỤI VĂN HỤC NGHẸ THUẠT CÁC DÂN TỌ( THIÉU SÓ VIỆT NAM
QUANG ĐẠI
fil QUA NHÔNG Mù a x u â n Tập bút ký
NHÀ XUÁT BẢN HỘI NHÀ VĂN
ĐÈ ÁN BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
TÁC PHẢIM VĂN HỌC, NGHỆ T H U Ậ T
CÁC DÂN TỘC THIÊU SÒ VIỆT NAM
Cố vấn Ban Chỉ đạo: Nhà thơ Hữu Thỉnh Chu tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
BAN CHI ĐẠO
1. Nhà văn Tùng Điển (Trần Quang Điên) Trưởng ban 2. Nhà nghiên cứu, TS. Đoàn Thanh Nô Phó Trường ban
3. TS. Trịnh Thị Thủy
4. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình
5. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 6. PGS.TS. Lâm Bá Nam
7. ThS. Vũ Công Hội
8. ThS. Phạm Văn Trường
9. ThS. Nguyễn Nguyên
10. ThS. Nguyễn Ngọc Bích
Giám đốc
Phó Trưởng ban
ủy viên kiêm Giám đốc ủy viên
Uy viên
Uy viên
Úy viên
Uy viên
Uy viên
Nhạc sĩ Nông Quốc Bình
LỜI GIỚI THIỆU
?y ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tô chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận Tố quốc Việt Nam, mái nhà chung cua các Hội Văn học nghệ thuật cả nước. Liên hiệp gồm 74 tô chức thành viên với trên 45.000 hội viên là văn nghệ sĩ thuộc các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam đã có hơn một nghìn hội viên, trong đó gần 600 hội viên là người dân tộc thiểu sổ hoạt động tại 34 tố chức cơ sở và các chi hội, tỉnh thành hội trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có hàng nghìn công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, sáng tạo.
7
Bộ sách này là một phần của Đe án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiếu số Việt Nam”, với mục tiêu là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; quảng bá di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với bạn bè thế giới; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi, giao lưu và phát triển văn hóa giữa các tộc người, nhân dân trong và ngoài nước, với cộng đồng quốc tế.
Bộ sách là kết quả từ kho tài liệu hàng nghìn công trình, tác phẩm đã được nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, sáng tạo qua nhiều thế hệ tác giả, nghệ nhân, hội viên của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện bộ sách, Ban Chi đạo mong nhận được góp ý của quý bạn đọc gần xa. TM. BAN CHỈ ĐẠO
TRƯỞNG BAN
Nhà văn Tùng Điển
Phó Chủ tịch Thường trực
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam 8
ĐI QUA NHỮNG MÚA XUÂN
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Vào mùa xuân năm Mậu Tý (1948). Có một người Việt Nam đầu tiên đã đi một đôi dép cao su. Thế rồi, đôi dép cao su đã trở thành “Hài vạn dặm” cho Ọuân đội nhân dân Việt Nam và toàn dân đã đi hơn nửa thế kỷ sau đó.
Người Việt Nam đầu tiên đi dép cao su đó chính là Bác Hồ.
Cụ Trần Văn Hưng, một cựu chiến binh ở Lục Nam, Bắc Giang đã kể với tôi là hồi cụ còn một anh Vệ quốc quân, từng chăn ngựa và đưa thư cho Bác Hồ. Trong một lần, Bác Hồ cùng chiến sĩ Trần Văn Hưng đi vi hành đến một bản xa. Hai bác cháu cải trang thành bố con người nghèo đói để đi quan sát “nhân tình thế thái” trong vùng.
Cũng như mọi lần đi vi hành, hai bác cháu chỉ đi dép cao su khi còn ở trong rừng, còn lúc ra đường cái thì đi bộ, đôi dép cao su được cởi ra, đút vào một chiếc bị cói cũ. Đi trên đường, hai bác cháu thường thủ thỉ chuyện trò. Bác Hồ hỏi:
9
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
- Chú có biết vì sao Bác gọi đôi dép cao su của bác cháu ta là hài vạn dặm không?
- Dạ! Thưa Bác... - Người đội viên ngập ngừng - Vì... vì Bác và bộ đội ta cùng nó đi hàng vạn dặm đường ạ!
- Không phải! Không phải! - Bác Hồ xua tay, Người trìu mến bảo: - Cháu có biết câu chuyện cổ tích về một đôi hài mà mồi bước đi sải tới hàng vạn dặm không? Có hả? Bác nghĩ đôi dép cao su của bác cháu mình chẳng kém gì đôi hài thần kỳ ấy đâu!
Anh Vệ quốc quân Trần Văn Hưng chợt hiểu ra, khoái chí, gật đầu lia lịa:
- Vâng! Cháu hiểu rồi! Cháu hiểu là với “Hài vạn dặm” quân ta sẽ còn tiến rất xa trên đường kháng chiến thắng lợi. Nhung thưa Bác! Người ta còn gọi dép cao su là dép Bác Hồ. Có phải dép này do Bác nghĩ ra không ạ! Và có phải Bác là người đầu tiên đi dép cao su không hả Bác?
- Đúng! Rất có thể Bác là người Việt Nam đầu tiên đi dép cao su trên đất Việt Nam thôi. Còn ở nơi khác thì Bác chưa biết. Vì biết đâu, có một người Việt Nam nào đó có ra nước ngoài đã đi dép cao su trước Bác thì sao?
Anh đội viên tròn mắt ngạc nhiên:
10
DI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
- Thế ra dép cao su không phai là do người Việt Nam làm ra đầu tiên ha Bác? Chủng cháu vẫn cứ nghĩ...
- Không phải đâu chú ơi! Hồi Bác còn ở bên Pháp đã thấy người dân nghèo đi dép cao su rồi. Người ta đã tận dùng xăm lốp ô tô đế làm ra đôi dép đế đeo đi làm trong các công xưởng và hầm mỏ khá tiện lợi và bền. Bác cũng có một đôi dép như thế đe đi hàng ngày và cứ tấm tắc mãi về công dụng của nó. Bác đã dùng đôi dép đó khá lâu, thường đi tất dày rồi lội cả trên tuyết rất tốt. Từ hồi đó, Bác đã có ý định “nhập khâu” một đôi về làm mẫu cho người nước ta... Thế nhưng, cũng không sao mang về được vì còn phải đi ra nhiều nước khác. Ở các nước Bác đã qua, kể cả châu Âu, châu Phi hay châu Mỹ đều không nhìn thấy người ta dùng ỉoại dép như vậy. Rất có thể dép cao su là của người Pháp sáng chế ra đầu tiên chú ạ!
Anh đội viên há hốc mồm ra vì những gì Bác Hồ vừa cho anh biết. Anh buột mồm:
- Vậy là Việt Minh ta đã dùng dép đó làm hài vạn dặm để đánh Pháp. Đúng là gậy ông lại đập lưng ông. Bác nhỉ?
Bác Hồ nghiêm nghị bảo:
- Chú nói “gậy ông lại đập lưng ông” là sai rồi! 11
ĐI QUA NHỮNG MÚA XUÂN
Phải nói người dân Pháp sáng chế ra dép cao su cho Bác và bộ đội ta dùng làm hài vạn dặm đề đánh đuồi bọn thực dân xâm lược. Chú hiểu chưa?
Anh đội viên lại bên lẽn gãi đầu:
- Thưa Bác! Vâng ạ! Nhưng... - Anh lại ngập ngừng hỏi Bác - Nhưng Bác là người Việt Nam đầu tiên đi dép cao su trên đất Việt Nam thì là đúng chứ ạ!
- Chắc là như vậy! - Bác Hồ mỉm cười - Vì không thấy nói có ai ở nước ta đi dép cao su trước Bác. Chú có biết đôi dép của Bác có nhiều chuyện vui lắm không?
- Dạ! Thưa Bác! Cháu cũng có nghe. Nhưng cháu muốn được chính Bác kể lại cơ!
- Xem ra chú cũng lém lỉnh đó! - Bác Hồ cười hiền hậu - Được rồi, - vừa đi dường Bác vừa kể cho anh đội viên nghe về đôi hài vạn dặm của Bác. - Nhưng chuyện phải có đầu có cuối. Chú có biết đôi hài vạn dặm của Bác mà chú bọc lá chuối, nhét trong bị cói kia có từ lúc nào không? Chú có biết đó chính là dôi dép cao su đầu tiên ở nước Nam không?
Anh đội viên lại một lần nừa tròn mắt ngạc nhiên:
- Dép cao su đầu tiên ở nước Nam ạ! Vậy thì đúng Bác là người Việt Nam đầu tiên đi dép cao su ở nước ta rồi!
12
01 QUA NHỮNG MỬA XUÂN
- Đúng là như thế. - Bác nồ chậm rãi kê - Đôi dép cao su này có từ đầu năm 1948. Chú ngày ấy chắc còn làm phát hành viên cua “ Đông Dương thời báo” nhi?
- Vâng ạ! Cháu nhớ là người ta đọc báo rồi nói Pháp đã thắng trận ơ Việt Bac, bất được cơ quan đầu não của Việt Minh và Hồ Chu tịch. Thế sau rồi Bác thoát ra làm sao được ạ!
Bác Hồ kể:
- Thu Đông năm 1947, quân Pháp mở chiến dịch tấn công lên Việt Bấc. Qua là chúng đã tập kích được vào cơ quan đầu não của ta thật. Vì ban đầu ta bị bất ngờ. Chúng cướp được khá nhiều ngân khố của Việt Minh. Chú Tổng Bí thư Trường Chinh cũng suýt bị chúng bắt. Người mà chúng bắt được và công bố là Hồ Chủ tịch chính là cụ Nguyễn Văn Tố, là ủy viên Thường vụ của Chính phủ. Cụ đã bị chúng nó bắn. Cụ Tố hy sinh là một tổn thất lớn cho cách mạng, khiến Bác phải buồn khổ khá lâu. Nhung chung cuộc thì Pháp đã bị thất bại vô cùng nặng nề ở Việt Bắc. Với Việt Minh thì đây là một chiến thắng lớn đầu tiên và then chốt, quan trọng để ta đi tiếp trên chặng đường kháng chiến. Đôi dép cao su của Bác được làm tò một chiếc xăm lốp xe quân sự chiến lợi phẩm trong trận thắng này. Trong chiến dịch năm bốn bảy ( 1947) ấy, ta phục kích diệt được hàng trăm xe quân
13
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Sự của giặc. Tiếc là hầu hết số xe bị ta đánh hỏng thì hầu hết ta lại đem đốt đi. Chẳng hạn như ở đồi Bông Lau, gần ba chục chiếc xe đều bị đốt trụi. Giá mà ngày ấy ta có điều kiện mà sửa chữa thì tốt biết mấy. Chỉ tính đến sổ lốp của ngần ấy chiếc xe thôi, cũng làm được biết bao nhiêu là dép cho cán bộ, chiến sĩ ta...
Giọng kể của Bác Hồ đượm vẻ nuối tiếc. Người đội viên đi cùng Bác cũng xuýt xoa:
- Ôi thế thì tiếc thật đấy Bác nhỉ! - Anh hỏi bác: - Thế là đốt cháy hết, cả chiến trường chỉ còn mấy mảnh mà Bác lấy làm dép thôi ạ?
- Ừ! Bác đi thăm chiến trường, thấy những mảnh lốp xe địch chưa cháy hết, thế là Bác gói lại, đem về làm dép. Chẳng là hồi ở bên Pháp, Bác từng đi loại dép tương tự như thế này và tìm hiểu cách người ta làm dép cao su rồi.
- Bác tự làm lấy ạ!
- Không! Mấy chú cảnh vệ khéo tay làm cho Bác đấy chứ! Nhưng Bác đã vẽ kiểu cả đế lẫn quai rồi hướng dẫn tỉ mỉ cho các chú ấy làm. Bác còn đặt chân vào miếng lốp cháy dở cho các chú ấy khoanh và cắt cho vừa khít chân Bác. Phải nói là các chú cảnh vệ rất khéo tay. Lúc đầu hơi nhay nhính một chút vì cắt cao su không dễ như cắt các thứ khác. Nhưng cuối cùng thì chiếc dép
14
ĐI QUA NHỮNG MÚA XUÂN
cao SU đầu tiên cua nước Nam cũng đã thành. Nó không dày, không mỏng, rất vừa chân cua Bác. Đôi dép cao su tiện lợi và phù hợp hơn bất kỳ loại giày dép nào khi người ta đi bộ khi băng rừng, lội suối, trèo đèo. Sau này các chú lãnh đạo ở Trung ương cùng bắt trước Bác đi dép cao su. Bác bao với chú Vò Nguyên Giáp phố biến cách làm dép cao su trong toàn quân. Sau đó thì cho mở những xưởng làm dép cao su trang bị cho cán bộ, chiến sĩ ta. Cho đến Chiến dịch Biên Giới Thu - Đông năm 1950 thì tất cả xăm lốp chiến lợi phẩm được chiến sĩ ta nhặt nhạnh bằng hết về làm dép, không bỏ phí một mảnh nào. Thế là từ đó đến giờ, đi đâu Bác cũng thấy bộ đội ta mang dép như mình. Bác cháu ta đã có đôi hài vạn dặm đế vượt qua kháng chiến trường kỳ.
*
* *
Qua câu chuyện mà cụ Hưng kể lại, tôi mới hay đôi dép cao su hiện ở bên di hài Bác Hồ trong Lăng của Người chính là đôi dép cao su đầu tiên ở Việt Nam. Nó ra đời cách đây 65 năm. Bác Hồ là người đưa cách làm dép cao su từ Pháp vào Việt Nam. Thì ra, người ta vẫn thường quen gọi đôi dép cao su với cái tên trân trọng, trìu mến và thân thương là “Đôi dép Bác Hồ” với ý nghĩa như vậy.
15
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Tôi còn được biết nhiều mầu chuyện cảm động về đôi dép cao su đầu tiên của Việt Nam ấy. Nhừng câu chuyện liên quan đến nhân cách và tấm gương đạo đức vĩ đại của Người. Trong đó có những chi tiết khá ly kỳ khi Bác Hồ đã cùng “Đôi hài vạn dặm” bay sang thủ đô Niu-đê-ly thăm đẩt nước Ấn Độ và tiếp kiến tổng thống Nê-ru. Đôi dép cao su mộc mạc của Người đã xuất hiện trên trang nhất các tờ báo ở Án Độ, trở thành một sự kiện chính trị nóng hổi ở nước này vào lúc đó. Đôi dép của Bác Hồ đã khiến cả đất nước Ấn Độ cảm phục và ngưỡng mộ trước một vị Chủ tịch nước vĩ đại mà vô cùng bình dị.
Chuyện Bác Hồ cứ giừ mãi, dùng đôi dép cũ (đôi dép hiện còn trong Lăng của Người) khi lồ xâu quai đã quá rỗng, xâu vào nó tụt ra ngay, phải đóng đinh nhiều lần mới giữ được quai. Rồi thì đinh lại mục, han đế quai dép lại tuồi ra hết lần nọ đến lần kia mà Bác vẫn giữ mãi đôi dép ấy... có người cho rằng đó là do Bác tiết kiệm.
Nhưng một có cụ trước đây từng phục vụ Bác cho hay là chính Người đã bảo:
- Bác giữ chiếc dép vì nó là kỷ niệm vô cùng thiêng liêng. Đôi dép này cũng là chiến lợi phẩm của trận thắng lớn đầu tiên và quyết định dẫn tới bao thắng lợi của quân ta sau này. Đôi dép đã cùng Bác vượt bao chông
16
ĐI ỌUA NHỬNG MÙA XUÂN
gai trên chiến khu Việt Băc. Bác luôn coi nó như báu vật bất ly thân. Đôi dép đã theo bác đi khắp mọi nơi, từ phố phường, làng xóm đen rừng núi, đảo xa. Bay ra cả nước ngoài. Bác còn mong ước được đi chính đôi dép đầu tiên này vào thăm đồng bào, đồng chí miền Nam.
Đôi dép cao su của Bác đã đi qua bao mùa xuân, vào thơ ca nhạc hoạ, hiện thân trong đời sống nhân dân như một huyền thoại. Đôi dép Bác Hồ đã cùng bộ đội ta hành quân ra trận trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, tạo ra những bước đi làm nên bao chiến thắng oai hùng đi đến ngày thống nhất đất nước. Hình ảnh của đôi dép Bác Hồ thật đẹp đẽ, tráng ca và mơ mộng. Không những chỉ trong quân đội mà đôi dép Bác Hồ sau này còn phổ biến đến toàn dân. Suốt nửa thế kỷ, người Việt Nam đã đi đôi dép Bác Hồ.
Giờ đây, chỉ còn vài tay chơi dùng dép cao su đúc để làm mốt ăn chơi cho khác người. Không còn ai dùng dép cao su làm tò xăm lốp ô tô cũ nữa. Trong những cuốn từ điển tiếng Việt hiện nay hầu như cũng chẳng thấy cho vào thấy mục từ: Dép cao su.
Nhưng tôi vần nghĩ rồi một ngày nào đố, đất nước này phải dựng một tượng đài tôn vinh đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ.
17
Đi QUA NHỬNG MÙA XUÂN
NGƯỜI ĐÀN BÀ MỒNG
THÓI KÈN LÁ
Giờ chị đã khoảng 50 xuân.
Nhung tôi vẫn cứ thấy ngài ngại khi gọi chị là đàn bà. Cái từ này nghe thô thô, tàn nhẫn và... quả là vô cảm nếu như dùng để gọi một người đẹp như chị. Nhưng sự thật thì Giàng Khánh Ly đã thành “đàn bà” từ những năm chỉ mới vào tuối trăng tròn.
I. KHÚC DẠO
Ấn tượng ban đầu về chị nữ phó chủ tịch huyện người Mông xinh đẹp, duyên dáng, hát hay, có gương mặt khả ái và phúc hậu xuất hiện trong buổi khai mạc trại sáng tác của ủy ban liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Mộc Châu (Sơn La) 2013 đã khiến các thành viên dự trại thấy cần phải phân công cho một tác giả viết riêng về chị, coi đây như một điểm nhấn trong những sáng tác văn học nghệ về Mộc Châu tại trại sáng tác này.
18 ■»-. .
i
DI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Tôi đã tìm đến nhà riêng đế gặp Giàng Khánh Ly. Sau khi biết được ý định cua tôi, chị bảo:
- Neu như anh viết về em thì xin anh hãy viết về một người phụ nữ Mông. Không phai là viết về một phó chù tịch nữ hay là một phụ nữ Mông thành đạt. Xin anh đừng viết như thế. Bơi vì còn rất nhiều phụ nữ Mông thành đạt hơn em nhiều anh ạ! Có điều, em đúng là một trong những tấm gương của người phụ nữ Mông ở huyện Mộc Châu này trong việc vượt qua những khổ đau, bất hạnh của cuộc đời đê mà vượt lên.
Giàng Khánh Ly ngừng lời, rót mời tôi cốc nước trà giảo cổ lam. Chị xin lồi tôi đê ra vườn một lát rồi trở vào với một lá đào trên tay. Chị mum mỉm cười, đôi lúm đồng tiền nhúng nhính:
- Em sẽ kể cho anh nghe câu chuyện đời em bằng cách kể của người phụ nữ Mông nhé?
Tôi vừa nhíu mày, đưa tay lên gãi đầu... thì Giàng Khánh Ly đã đặt chiếc lá đào lên môi. Một giai điệu réo rắt, thiết tha, sâu lắng cất lên từ làn môi xinh xinh. Tôi nghe quả đúng là lời thủ thỉ, tâm tình trong một câu chuyện kể lâm ly...
Có lẽ tôi đã cảm được điều gì đó. Phải chăng tôi cũng hiểu hết được tiếng kèn lá trên môi Giàng Khánh Ly
19
ĐI ỌUA NHỬNG MÙA XUÂN
đang kể điều gì... và tôi đã đắm mình vào lời nỉ non của người đàn bà Mông.
Một lúc lâu sau, tôi thấy nước mắt Giàng Khánh Ly trào ra thành giọt lăn trên má chị, chảy ròng, đọng ngập cả kèn lá...
II. KHÚC ĐỌA ĐÀY
KMnh Ly không phải là một cái tên học đòi hay bắt chước theo kiểu người Kinh. Ly là tên bố mẹ đặt cho cô bé từ thủa lọt lòng. Trong tiếng Mông thì “ly” có nghĩa là sinh sau đẻ muộn, là con út trong nhà. Cô bé Mông bản Lóng Luông đã mang tên Giàng Thị Ly ngay từ khi con ma nhà họ Giàng nhận nó.
Nhà Ly nghèo lam, nghèo nhất bản Lóng Luông. Bố Ly vì không có tiền cưới vợ nên phải lấy hai chị dâu của mình. Ly và chị sế là con của người vợ vốn là chị dâu thứ hai của bố.
Khi bố và mẹ mất đi, hai chị em Ly ở với người anh trai cùng mẹ vốn cũng là bác dâu của họ. Chị Se và Ly đã mắc nợ người anh trai này một con trâu làm ma cho mẹ. Người anh trai không chịu chung cái ma vì người chết đã đi bước nữa khi lấy chú ruột của mình. Cái nợ này đã đeo đẳng, làm khổ hai chị em Ly suốt mấy chục năm về sau. Nó là cái cớ cho người chị dâu đánh
20
DI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
đập, hành hạ hai cô em chồng. Hai chị em sế, Ly ở trong nhà anh trai ruột cùng mẹ khác bố mà như đi ở đợ cho phía, cho tạo.
Hai năm sau, chị Se đi lấy chồng thì một mình cô bé Ly ở lại chịu đòn roi. Người chị dâu khi đó còn nghiệt ngã, tai quái hơn cả một mụ dì ghẻ độc ác trong chuyện cổ tích. Lúc này, cô bé Ly mới chỉ bốn, năm tuổi mà ngày nào người chị dâu cũng bắt phải dậy sớm, thức khuya để làm lụng tối mắt tối mũi, hết việc nọ đến việc kia như con trâu, con ngựa. Thậm chí, người chị dâu ấy còn bắt Ly hầu hạ, cung phụng đủ điều.
Bản Lóng Luông của Ly ở một thung lưng núi. Mồi ngày, khi con chim chưa đập cánh, khi con trâu chưa cựa chuồng thì bé Ly đã phải dậy sớm đeo bế đi cõng nước từ trên tít trên cao. Cô bé phải leo ngược dốc chừng hai, ba cây số để cõng về ba, bốn chày dề nước. Chày dề là một ống bương có hai đốt, đựng được lượng nước chừng non chục cân. Có những hôm sương muối lạnh như cắt thịt, cắt da, đến người lớn còn ngại không muốn chui đầu ra khỏi chăn sui thì bé Ly vẫn phải đi cõng nước. Nghe tiếng bước chân cô bé gùi nước về gần đến nhà là người chị dâu lại đã chạy ra xoi mói, dòm dòm, ngó ngó. Chỉ cần thấy một trong bốn chày dề vơi vơi một chút là chị ta liền chửi bới thậm tệ rồi giơ tay tát lấy tát để hoặc
21
ĐI ỌUA NHỮNG MÙA XUÂN
đấm đá túi bụi, khiến cho cô bé phải ngã sấp ngã ngửa.
Có bận, người chị dâu đánh Ly ngất lịm trước cửa nhà, móng chân cô bé bị trầy ra, túa máu. Cả bốn ống chày dề đều lộc cộc văng ra xa, lăn lóc trên dốc, nước ộc ra, tung tóe khắp nơi. Áy vậy mà khi Ly tỉnh dậy, chị dâu lại bắt cô bé phải đeo bế đi gùi nước ngay lập tức...
Đi kiếm củi thì lại còn phải vượt dốc, băng rừng đi vào sâu hơn, xa hơn nữa. Cô gái Mông bé bỏng phải một thân một mình đối mặt với rừng rậm âm u, hoang lạnh. Đâu đó, vẳng tiếng hổ gầm, sói tru khiến con tim nhỏ nhoi thắt lại.
Nhưng Ly sợ con “hổ cái” ở nhà còn hơn cả con cọp, con beo trên rừng....
Người anh trai cô thì hiền lành thôi. Nhưng anh ấy không bênh Ly. Anh ấy cũng như bao người đàn ông người Mông khác, luôn coi đàn bà, con gái như cỏ rác. Chính anh trai của Ly cũng đã hành hạ vợ. Đe rồi, người vợ lại trút nỗi hận ấy lên Ly như kiểu “giận c á , chém thớt”.
Mới mấy tuổi đầu mà Ly đã phải nếm trải một cuộc sống đọa đầy.
Khổ quá nên Ly đã nhiều lần tính tới chuyện bỏ nhà, trốn đi.
Ly có người chị gái tên là Dụ, con ông bác mà sau 22
DI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
này mẹ chị ấy lấy bố cua Ly nên gọi bố Ly là chú dượng. Dù không cùng cha, cùng mẹ nhưng chị Dụ rất thương quý Ly. Chị Dụ trước đây cùng trốn nhà đi học, biết tiếng Kinh, thành cán bộ Nhà nước làm việc ớ trên tỉnh.
Thinh thoảng, chị Dụ trơ lại thăm quê. Mồi khi về nhà chị thường hay thu thỉ, chuyện trò với Ly. Những câu chuyện của chị Dụ đã mở ra cho cô bé một khoảng trời mơ ước, những miền đất hứa ngập tràn ánh sáng tươi đẹp. Chị Dụ khuyên Ly đi theo chị. Chị cũng đã nói với người anh cho Ly cùng chị ra tỉnh. Nhưng anh trai và chị dâu không nghe, nhất định bắt bé Ly phải ở nhà làm con trâu kéo cày để trả nợ cho họ.
Nhưng Ly vần cứ trốn nhà đi theo chị Dụ nhiều lần mà không thành. Người chị dâu biết thóp là cứ lần nào chị Dụ về nhà rồi khi ra đi là y như Ly đi theo sau. Ba, bốn lần cô bé bị chị dâu chặn đường bắt lại. Mỗi lần như thế, chị ta đánh cô bé thừa sống thiếu chết rồi kéo Ly sền sệt về nhà.
Có một lần, cũng vào dịp chị Dụ về thăm quê. Cô bé Ly đã trốn đi trước lúc chị Dụ trả phép mấy ngày. Điều này đã khiến người chị dâu ác độc bị bất ngờ. Chị ta đâu có hay chị Dụ và Ly đã bàn tính với nhau. Trước khi trốn lên rừng, Ly đã đưa váy áo và hai chiếc vòng bạc nhờ chị Dụ cầm hộ. Còn cô bé lén lút chuẩn bị xôi,
23
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
mèn mén, ngô rang để ăn trên rừng lúc trốn trên rừng.
Người chị dâu sùng sục săn tìm suốt mấy ngày. Thật may, đó là những hôm sương mù dày đặc, nghĩ là khó mà nhìn thấy để bắt được Ly nên chị ta đành ấm ức quay về. Sau mấy ngày đêm khổ sở vì phải ngủ trong rừng rậm cùng sợ hãi, đói khát. Ly men rừng ra đường ra đến gần quốc lộ thì nghe thấy tiếng chị Dụ và mấy người bà con khác được chị dâu cừ đi để tìm Ly nói chuyện với nhau.
Khi quay về bản, một người bảo chị Dụ: “Neu chị gặp cái Ly thì bảo nó đem hai cái vòng bạc về nhé!”. Đợi cho mấy người bà con đã đi xa, Ly mới từ trong rừng đi ra gặp chị Dụ. Hai chị em ôm lấy nhau, mừng rơi nước mắt.
Chị Dụ và Ly đi nhờ xe tải của bộ đội hai ngày đêm thì tới thị xã Sơn La. Ấy là một ngày sau Tết Tân Hợi (1971) ít lâu.
Cô bé Ly cảm thấy như mình đang mọc thêm đôi cánh để trở thành một nàng tiên bay lượn trên rừng hoa đào rực rỡ sắc xuân.
III. KHÚC ƯỚC M ơ
Đầu tiên, chị Dụ đưa Ly vào khu sơ tán bản Sàng thuộc huyện Mai Sơn. Khi ấy, Ly chưa hề biết đến một tiếng phổ thông. Bởi vậy, chị Dụ không thể cho Ly đi
24
ĐI QUA NH ỬNG MÙA XUÂN
học được. Hàng ngày, trước khi đi làm chị Dụ thường vất cho Ly một bó mía đê cô bé ở nhà ăn cho đờ buồn rồi bảo em đi lấy củi, nấu ăn giúp chị.
Khi từ cơ quan về hay rồi lúc nào là chị Dụ lại tranh thu dạy tiếng Kinh cho Ly. Chị Dụ bảo với Ly là chí khi nào nói được tàm tạm tiếng phố thông thì cô bé mới có thể đi học chừ rồi sau đó mới đi học làm cán bộ được. Nhưng học nói tiếng Kinh là một việc vô cùng khó nhọc với cô bé bản Mông từ núi cao xuống.
Ở cùng chị Dụ gần một năm, được chị dạy dồ tận tình và cho đi tiếp xúc với nhiều người bên cạnh mà Ly chỉ nói được ít từ quá ư ngọng nghịu mà những người Kinh xung quanh nghe cô bé nói chí mỉm cười, lắc đầu vì không biết cô bé nói gì.
Tuy nhiên, chị Dụ vẫn chuyển về Hát Lót ở trung tâm thị trấn Mai Sơn và đưa Ly vào học cấp một. Do không biết tiếng phổ thông nên việc học hành của Ly gặp rất nhiều khó khăn. Thế là, chị Dụ lại phải cạy cục xin cho em vào học tại Trường thiếu nhi dân tộc tỉnh Sơn La. Đây là một trường nội trú dạy học sinh người các dân tộc thiểu sổ từ vỡ lòng đến hểt cấp hai. Học sinh ở đây được cấp lương thực, quần áo và nhu yếu phẩm cần thiết theo chế độ đãi ngộ của Nhà nước.
Vào học trường này, cô bé Ly đã gặp thuận lợi là có 25
ĐI QUA NHỮNG MỦA XUÂN
nhiều bạn cùng là người dân tộc thiểu số cùng học. Trong đó, có những bạn cũng là người Mông nhưng rất thạo tiếng Kinh. Thời gian những bạn này dạy tiếng Kinh cho Ly còn nhiều hơn cả thày cô giáo dạy ờ trên lớp.
Nhờ giúp đỡ của thày cô và bạn bè mà Ly dần dần nói được tiếng Kinh. Tuy nhiên, tiếng Kinh mà Ly nói vẫn là thứ tiếng Kinh ngọng líu, ngọng lô. Mãi cho đến những năm học lớp ba, lớp bốn Ly mới nói sõi, đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Lúc này, cô bé còn thuộc được cả gần chục bài hát. Từ đây, Ly học rất sáng dạ.
Ly có giọng hát rất hay nên được cả lớp bầu làm quản ca. Cô giáo của Ly cũng vì thấy bé hát hay mà thay chữ đệm để tên cô bé trùng với tên ca sĩ Khánh Ly. Từ đây, cái tên Giàng Khánh Ly luôn được thày cô, bạn bè nhắc đến trong niềm thương yêu. Cũng từ năm từ lớp ba đến lớp bảy, năm nào Giàng Khánh Ly cũng đứng trong tốp đầu những học sinh giỏi của Trường thiếu nhi dân tộc nội trú Sơn La.
Học xong cấp hai phổ thông. Giàng Khánh Ly tiếp tục vào học tại trường đào tạo cán bộ ở Thuận Châu.
Từ một cô bé Mông bé bỏng, còm nhom, đen đủi, không biết đến một câu tiếng Kinh; đôi mắt ngác ngơ hàng năm kế từ khi rời bản Lóng Luông trốn nhà lên thị
26
ĐI QUA N H Ử N G m ù a x u â n
xã. Giờ thì Ly là học sinh gioi ớ tất cả các môn học tự nhiên và xã hội.
Giàng Khánh Ly đà trở thành một cô gái Mông xinh đẹp, hát hay.
Dường như cuộc đời khô đau của cô gái Mông bản Lóng Luông đã sang trang mới. Một chân trời ước mơ sáng tươi, đang rộng mở phía trước với bao khát vọng.
Nhưng...
Thật không ngờ... tai họa lại ụp lên đời cô như một chiếc bẫy định mệnh.
IV. KHÚC TRÀM CỦA LÁ
Giàng Khánh Ly đã học văn hóa hết lớp tám ở Trường đào tạo cán bộ các dân tộc tỉnh Sơn La khi đó đóng ở Thuận Châu.
Vào giữa năm 1980, trong dịp nghỉ hè trước khi bước vào lớp chín, một bạn gái người Thái đã rủ Ly về nhà chơi.
Ly đã theo bạn về bản Nà Pó, xã Mường Sang. Được cùng bạn ra suối tẳm, cùng đi chơi nương, bắt cá, hái rau rừng, cấy lúa thật vui.
Ở chơi nhà bạn, Ly bỗng thấy nhớ nhà, nhớ quê làm sao. Suốt chín năm trời đi xa, bản Lóng Luông luôn
27
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
là nồi nhớ quắt quay trong lòng mà... ngay cả trong nghĩ thôi, cô bé chẳng dám một lần trở về.
Từ bản Na Pó bên Mường Sang, có ai đó chỉ lên một dải mây trắng phía trên cao, ở ngay trước mặt bảo bản Lóng Luông của Ly ở đó. Ôi! Gần vậy ư? Cô bé kêu lên, thèm về bản của mình quá chừng. Nhưng Ly lại thấy sợ không dám về. Nghĩ lại những ngày ấu thơ sống trong đọa đày mà cô bé quay mặt đi, nham mắt lại, không dám nhìn về cái dải mây thân thương trên lưng núi nữa...
Nhưng rồi không biết “ma xui quỷ khiến” thế nào mà cô bé vẫn cứ leo núi đi về nhà. Có phải nỗi nhớ da diết đã thúc giục cô gái? Hay định mệnh trớ trêu đã giăng bẫy Giàng Khánh Ly?
Nhìn thì ngay trước mặt nhưng Ly đã phải luồn rừng, leo dốc suốt hai ngày trời mới về được bản Lóng Luông. Cô gái đã òa khóc, ôm lấy cột nhà, ôm lấy những gốc cây, tảng đá trong vườn... xung quanh cô ngập tràn kỷ niệm.
Anh chị của Ly đã ngớ người ra khi thấy cô đột ngột trở về. Họ vô cùng sững sờ vì Ly xinh đẹp, duyên dáng quá. Cả bản Lóng Luông ùa sang xem “cái Ly đẹp như tiên”. Các cô gái tíu tít hỏi Ly về thị xã, về người Kinh dưới xuôi. Rồi họ bảo Ly hát cho nghe. Ly sang
28
DI QUA NH ỬNG MÙA XUÂN
thăm hết nhà nọ đến nhà kia trong bán.
Suốt đêm hôm ấy, bản Lóng Luông sáng lửa...
Nhưng cùng ngay đêm hôm đó, tại nhà anh chị Ly đã có một cuộc bàn mưu, tính kế giữa vợ chồng anh trai cô và ông xã đội trưởng Tráng A Chu. Họ bảo nhau : cái Ly đẹp thế, nếu cứ đê cho nó đi học thì rồi nó vào tay một thằng người Kinh nào đó thì tiếc lắm! Phải làm thế nào để không cho nó đi học thôi.
Chị dâu soạn rượu, soạn chén rồi đi ra. Hai chén rượu nhấc lên, nhấc xuống. Cứ mỗi lần cụng lại lóe ra một âm mưu đen tối trong đầu óc coi khinh phụ nừ của hai người đàn ông Mông.
Đen khuya, Ly về nhà thì thấy hai cái chén chổng chôn ở bên chai rỗng. Căn nhà còn nồng nặc mùi rượu. Nhưng cô lại không để ý ...
Sáng ra, chị dâu sai Ly đi cõng nước. Ly nói: nước trong lu còn đầy, đi cõng nước làm gì? Chị dâu bảo: “Mày cứ đi cõng nước về, tao có việc cần”.
Thế là Ly đeo bế leo dốc, đi về phía khe nước quen thuộc ngày nào. Vừa đi Ly vừa hát, cô đâu có biết tai họa sắp giáng xuống cô.
Vừa đặt bế xuống, lấy ra một chày dề định hứng nước thì bỗng dưng có tám gã thanh niên lực lường tò
29
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
trong bụi xồ ra như tám con mãnh thú vồ lấy Ly . Cô gái hoảng hốt kêu lên rồi vất bế, ù té chạy xuống dưới dốc.
Nhưng làm sao mà Ly thoát được. Chỉ loáng cái, mấy gã thanh niên đã chạy theo, đuổi kịp rồi chắn đầu, bắt được Ly. Mặc cho Ly lấy hết sức để giãy giụa, cào cắn quyết liệt, gào thét, chửi mắng om sòm nhưng vô vọng. Họ vẫn nhấc bổng Ly lên rồi khiêng đi.
Đến khi biết là không thể nào cưỡng lại được định mệnh trớ trêu và phong tục cướp vợ oái oăm của dân tộc mình, Ly chỉ còn biết ôm mặt khóc nức nở khóc.
Khiêng Ly về đến nhà thì họ nhốt Ly vào buồng. Đến lúc này, cô gái bản Lóng Luông vẫn không biết mình bị bắt làm vợ ai. Nhưng với Ly thì phải làm vợ ai cũng thế cả thôi... bao ước mơ, bao khát vọng của đời Ly đã bị cắt ngang mất rồi. Cô gào khóc gọi thày cô, bạn đến mà cứu mà chẳng ai nghe được lời cô! Ly cảm thấy nhớ trường, nhớ lớp, thày cô bè bạn đến xót ruột.
Nhưng còn làm gì được nữa? Ly ân hận và đấm ngực trách mình sao bỗng dưng sao chui lại vào hang hùm, hang sói? Ly căm thù cái tục bắt vợ vô cùng nghiệt ngã kia.
Thế là chỉ mới mười sáu tuổi đầu, Giàng Khánh Ly đã phải làm vợ người ta.
30
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Đã nhiêu lân Ly ra nương thuốc phiện cao ngập đầu ở sau nhà, cạo lấy nhựa nuốt hàng vốc để tự tư mà không thành. Người Mông trồng thuốc phiện cũng có phương thuốc chống ngộ độc thuốc phiện rất hữu hiệu.
Cô gái Mông xinh đẹp Giàng Khánh Ly đành phải buông tay trước cuộc đời làm vợ dở sống dớ chết của mình.
V . KHÚC VÚT CAO
Chị đã kể cho tôi nghe những quãng đời đắng cay, cơ cực, xót xa bằng khúc trầm của lá. Tôi còn nghe được trong tiếng hát của người đàn bà Mông với âm hưởng vút cao của khát vọng.
Giàng Khánh Ly thấy không thể cứu được tuổi thanh xuân của mình nữa rồi. Chị nghĩ đến việc giải thoát cho những thế hệ đàn bà, con gái Mông tiếp theo. Cuộc giải thoát này sẽ gian khổ, cam go và dài lâu có khi đến đời con, đời cháu, chắt mình vẫn chưa xong...
Chị cho rằng: người phụ nữ Mông chỉ có thể thoát khỏi những hủ tục của dân tộc mình sau khi mọi người Mông đều biết đến cái chữ.
Thế là bản Lóng Luông có cô giáo Giàng Khánh Ly. Xã Lóng Luông có Phó hiệu trưởng Giàng Khánh Ly. Giàng Khánh Ly là Hội trưởng hội phụ nữ xã Lóng
31
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Luông. Rồi chị trở thành phó Chủ tịch huyện Mộc Châu.
Chị là một người lãnh đạo rất có uy tín với nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu. Đặc biệt, bà con người dân tộc Mông ở đây luôn tin tưởng, nghe theo chị; luôn coi chị như “sứ giả” hay vị “ thủ lĩnh” của dân tộc Mông ở huyện. Mọi vướng mắc dù nhỏ, dù lớn liên quan đến người Mông trong huyện Mộc Châu người ta đều vời đến chị. Có cả những vụ việc xảy ra căng thẳng với người Mông ở bên kia biên giới Việt - Lào tiếp giáp với Mộc Châu cũng được chị giải quyết một cách êm thấm.
Chị kể rằng có lần về quê, vô tình chị thấy các cháu nhỏ đang chơi hồn nhiên, thơ ngây tranh nhau: “Tao làm cô Ly, lớn lên tao làm cô Ly!”. Chị thấy thật ấm lòng.
Những “nấc thang” vùng lên cùa cô gái Mông không đơn giản chỉ là sự thăng tiến. Mà hom thế, còn là hòa khúc vang ngân, giội vào tư duy, tâm thức dân tộc Mông của chị. Giàng Khánh Ly đã “chuyển giao” ước mơ, khát vọng trước đây của mình sang bao thế hệ các cô gái Mông là học trò, là con em dân tộc Mông. Biết bao cô gái Mông bản Lóng Luông đã thành bác sĩ, kỹ sư...
Những nương thuốc phiện bạt ngàn đã bị triệt phá. Tuy nhiên, con đường đến ước mơ của Giàng
32
OI QUA NHỬNG MÙA XUẢN
Khánh Ly đà phải đi qua những khúc vòng vèo, quanh co, nghiệt ngă...
Giàng Khánh Ly đã gặp lại thày cô, bạn bè sau hai chục năm thương nhớ. Cô ôm rít lầy những người thân yêu mà nước mắt lã chã tuôn rơi...
Giàng Khánh Ly đưa khúc hát của dân tộc mình vang xa. Chị đoạt huy chương vàng tại liên hoan hát ru toàn quốc ở Huế; huy chương bạc tại liên hoan tiếng hát các dâm tộc thiểu số Việt Nam tại Hà Nội.
Và hôm nay, tôi lại được nghe tiếng kèn lá ngân vang trên môi xinh của người đàn bà Mông duyên dáng.
Trại sáng tác VHNT Mộc Châu, 4-2013
33
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
ĐƯỜNG TÂM LINH - ĐƯỜNG XUÂN
Tôi nghĩ, ý tưởng xây dựng một con đường tâm linh quả là nhuốm màu lãng mạn. Với tôi thì ý tưởng đó chỉ cần nảy ra trong đầu óc một nhà lãnh đạo thôi, cũng đã là điều đáng mừng lắm rồi. Vậy mà... từ ý tưởng nay đã trở thành hiện thực: tỉnh lộ 293 đã được xây dựng và đang hoàn thành mang tên Đường Tâm Linh. Một con đường khang trang, to đẹp đang mở ra trên quê hương tôi.
Ôi! Có biết bao nhiêu con đường dẫn đến mọi nơi trên thế gian này. Song, có lẽ đây là con đường đầu tiên được mang tên gọi thiêng liêng như thế!
Đi trên con đường hiện đại, thênh thang, lúc thẳng táp, lúc uốn lượn đi qua làng, bản, núi đồi giữa mùa xuân khiến cho lòng tôi miên man, nao nao với bao nồi niềm...
Những con đường có lẽ đã xuất hiện từ thời “Tiền nhân loại”, nghĩa là tò khi còn chưa cả có loài người. Ấy là những lối mòn do loài động vật nào đó dẫm chân lên
34
1)1 QUA N H Ữ N G MÙA XUÂN
quá nhiều lần đê đi tới một nơi quen thuộc mà tìm kiếm thức ăn hoặc đến vui vầy với bầy đàn. Bao lối đi của người tiền sử qua các hang động còn in dấu tro than và những dụng cụ đồ đá, đồ đồng thô sơ. Những lối mòn đó là tiền thân của bao con đường về sau. Có lẽ, những lối mòn đầu tiên như thế đã xuất hiện cách đây hàng trăm triệu năm rồi.
Ở nước ta, cách đây chỉ vài chục năm thì con đường rộng mấy thước, tương đương với vài ba mét đã là thênh thang lắm rồi. Nay thì đường rộng ra hơn hẳn. Có rất nhiều con đường mở to gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, khiến có cớ để người ta vặn vẹo câu thơ của Tố Hữu: "Đường ta rộng thênh thang tám thước... Thật oan cho nhà thơ. Đường ngày xưa nó chỉ thế thôi. Và ngày ấy, các phương tiện giao thông cũng chỉ nhỏ nhẹ thôi mà. Vào những thời xa xưa, xa xưa hơn nữa thì chủ yếu là đường đi bộ, thi thoảng mới có người cưỡi ngựa nên đại lộ cũng chỉ đôi ba thước là cùng...
Nhưng dù nhỏ hay to thì con đường vẫn luôn gắn liền với đời sống, hàn sâu trong tiềm thức, các giác quan và tám linh toàn nhân loại. Nó quan trọng, thiết thực, ám ảnh loài người đến nồi tất cả cuộc sống vật chất và tinh thần của chúng ta đều lấy “đường” làm biểu tượng. Nào là đường đời, đường tình, đường học vấn, đường
35
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
công danh, đường hạnh phúc, đường tới tương lai và... Đường Tâm Linh.
Cả bạn và tôi, chúng ta đã từng đi qua biết bao những con đường. Từ nhừng lối mòn, từ ngõ nhỏ đi ra đường cái quan rồi tới đại lộ . Ngày ngày chúng ta phải đi. Nếu nói cuộc sổng tồn tại là khi chúng ta đi trên đường thì cũng chẳng ngoa đâu! “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” luôn là lời khuyên hừu ích muôn thủa.
Đã có thời chúng ta chỉ chăm chăm nghĩ đến đường làm ãn. Chúng ta cũng từng nô nức, bừng bừng khí thế làm đường ra mặt trận. Và... con đường nào cũng gấn vào đó bao số phận... con người. Để rồi, có một ngày chúng ta hướng đến một đường tâm linh! Phải thế chăng?
Thực ra, những con đường chuyên đi đến cõi tâm linh đã có từ rất xa xưa. Đường Tâm Linh mở ra trên quê hương tôi hôm nay chính là con đường mà cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm các tín đồ Phật giáo đã đi. Tất nhiên, vào thời ngày xửa, ngày xưa thì đó chỉ là đường nhỏ hay những lối mòn.
Phật giáo Việt Nam chọn lối lên non cao Yên Tử, để tu hành, thắp ngọn đèn tâm linh vòi vọi chiếu rọi để nơi đây thành trung tâm truyền đạo thì đã được khẳng định. Thế nhưng, con đường hành đạo đã đi từ Đông Yên Tử sang Tây Yên Tử hay từ Tây Yên Tử sang Đông
36
DI QU A NH ỬNG MÙA XUÂN
Yên Tư hoặc cùng lúc rẽ về hai ngả Đông - Tây thi có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo sách cô Thiên uyên tập anh thì vào thời Lý (1010 - 1225), ờ đất Na Ngạn (nay là vùng Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, cũng là sườn Tây Yên Tử) đã có một vị thiền sư nổi tiếng trụ trì. Đó là Thiền sư Àn Không, mà dân trong vùng vần tôn là Na Ngạn Thiền Sư. Ông là đệ tử của Thiền sư Thần Nghi thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông thời Lý.
Một nguyên nhân thu hút tín đồ Phật giáo thời xưa hướng đến Tây Yên Tử có lẽ bới người ta đã phát hiện thấy một trái núi mang hình Đức Phật nhập niết bàn ở vùng này. Trái núi không chỉ giống dáng hình mà còn giống cả hồn phách đức Như Lai. Nhìn trái núi ta đều cảm thấy đức Phật đang thiêm thiếp đi vào cõi bất tử. Khi ngắm nhìn nét mắt, nét mũi, nét cổ cao ba ngấn sinh động và thiêng liêng đến nỗi ta có thể coi đây như là một bức tượng Phật nhập niết bàn tự nhiên duy nhất có ở Việt Nam. Và rất có thể trên thế giới không nơi nào có trái núi hình Phật đẹp như vậy. Cho tới nay, núi ấy vẫn mang tên là núi Phật Sơn. Trên lưng chừng núi có dáng tượng Phật kỳ vĩ, cao hàng ngàn mét ấy là một chùa cổ, gọi là chùa Hồ Thiên, tên chữ là Trù Phong Tự. Ngôi chùa này trước đây là một ngôi chùa lớn, có
37
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
nhà bia và những tháp đá, tháp gạch uy nghi. Đặc biệt hiện còn một tháp đá 7 tầng và một nhà bia mà từ tường đến mái đều làm bằng đá xanh. Hai kiến trúc quý giá này được lắp ghép bởi những phiến có khi nặng tới nửa chục tấn với kết cấu mộng chuẩn xác không một khe hở. Ngôi chùa nằm rất xa nơi có đá xanh và ở trên núi cao với địa hình hiêm trở nên việc đưa những phiến đá nặng như thế đến đây quả là một bí ẩn khó có lời giải. Chùa Hồ Thiên chính là nơi đào tạo những tăng tài bậc cao nhất của Thiền phái Trúc Lâm sau khi họ đã tu hành ở Vĩnh Nghiêm Tự, chùa Quỳnh Lâm hay những thiền viện khá. Chính là nơi này, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308) đã nhiều lần đăng đàn thuyết giáo hơn bảy trăm năm về trước.
Gần đây, dưới chân núi Phật Sơn, tại địa phận giữa thôn Đám Trì và thôn Chồi xã Lục Sơn (huyện Lục Nam, Bắc Giang) các nhà khảo cổ đã bất ngờ phát hiện ra và khai quật được di tích một ngôi chùa cổ. Điều làm cho các nhà nghiên cứu sừng sờ, kinh ngạc là họ đã tìm thấy rất nhiều hiện vật thời Lý tại đây, kể cả gạch, ngói và những chi tiết đất nung, gốm xây dựng. Những di vật mà họ khai quật, đưa lên từ một nơi thâm sơn cùng cốc, vùng rừng núi xa xôi, chưa hề được ai nhắc đến bao giờ lại tương tự, hoàn toàn không khác gì những hiện vật đào lên tò Hoàng Thành Thăng Long. Hay nói
38
DI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
một cách khác: đó cũng là nhừng loại vật liệu cao cấp như ở Hoàng Thành Thăng Long. Vật liệu chỉ dành đê xây dụng kinh đô được tìm thấy ở đây chứng tỏ ngôi chùa này quan trọng đến mức nào với triều đình vào thời ấy. Điều này cũng minh chứng cho việc Phật giáo xuất hiện ở nơi đây rất sớm phía Đông Yên Tử. Bởi chúng ta đều biết những di tích Phật giáo ơ Đông Yên Tử chỉ có sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông lập ra Thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng Tây Yên Tư là con đường hoang dương phật pháp của đức Phật Hoàng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi chép việc Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đến núi Tiêu Sơn ở Tây Yên Tử.
Phải chăng ngôi chùa cổ ở Đám Trì đã tàng là một quốc tự ở thời Lý. Và rất có thể đây cũng chính là nơi Na Ngạn Thiền sư trụ trì? Sự kiện Hoàng đế Lý Nhân Tông lên giàn hỏa thiêu ở Na Ngạn mà Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép có thể cũng ở ngôi chùa dưới chân núi Phật Sơn linh thiêng này?
Trong thời gian tới, một đường nhánh có bề mặt rộng 9 mét sẽ được nổi tò Tỉnh lộ 293 đi qua làng Chồi đến chùa Đám Trì (ngôi chùa vừa đào được những cổ vật thời Lý) rồi đi vào khu thắng cảnh Suối Nước Vàng. Đoạn đường nhánh này có kết cấu hiện đại và bền vững
39
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
gồm ba lớp: nền hồn hợp đất, sỏi được lu nén, lớp bê tông nhựa đổ theo công nghệ nung chảy bàng máy ép hiện đại, trên cùng là lớp bê tông có cốt thép dày 25cm. Đây cũng là kết cấu chung cho tất cả tuyến trục chính và nhánh của Đường Tâm Linh Tây Yên Tử. Một kết cấu đường bộ rất mới ở nước ta, đặc trưng của các con đường do doanh nghiệp Xuân Trường xây dựng. Ket cấu này tương tự như kết cấu đường băng của các sân bay hiện đại. Theo như thiết kế quy hoạch thì con đường nhánh này sẽ chỉ đi theo vết con đường tâm linh cũ từ xa xưa chứ không hề theo bất kỳ định hướng nào về kinh tế - chính trị của chính quyền địa phương hiện nay.
Những đường nhánh xương cá tương tự như thế sẽ có rất nhiều, như những chân rết trên Đường Tâm Linh. Đó là đường vào chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm hiện còn lưu giữ kho mộc bản nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới. Đường vào Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, nơi cũng đang được khởi công xây dựng. Đường vào chùa Khám Lạng và rất nhiều đền, chùa khác ở khu vực Tây Yên Tử đang tồn tại và sẽ được phục dựng như: đền Suối Mỡ, chùa Bình Long (Huyền Sơn), chùa Yên Mã (Bắc Lũng), chùa Hòn Tháp (Cẩm Lý), chùa Hang Non (Khám Lạng), chùa Đồng Vành (Lục Sơn), Nghè
40
DI QUA NH Ữ N G MÙA XUÂN
Mầu Vua Bà (Trường Sơn), đền Thánh Trần Cao San, Nghè Cả, Nghè Long (Lục Sơn) huyện Lục Nam. Chùa Am Vãi (Nam Dương - Lục Ngạn).
Một đường nhánh sê dần đến cụm kiến trúc đặc biệt đà được UBND tinh Bắc Giang cho khơi công xây dựng năm vừa qua ơ cuối con đường với tống diện tích
13,8ha thuộc khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động. Đây là khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tư chia làm 4 cụm chùa độc lập gồm: chùa Trình, chùa Hạ (chùa Phật Quang), chùa Trung, chùa Thượng (chùa Kim Ọuy). Các điêm chùa này có cao độ từ 145m đến điểm cao nhất gần 1 .OOOm kết nối với chùa Đồng trên non thiêng Yên Tử. Đi cùng đó là hàng loạt hệ thống hạ tầng kĩ thuật, các công trình dịch vụ, mạng lưới giao thông và cáp treo từ chùa Hạ lên chùa Đồng từ phía đông, cáp treo tham quan du lịch trên các thắng cảnh ở
> I I 1 A \ r A r I I t
vùng Tây Yên Tử.
Trục chính của Đường Tâm Linh dài 73,3km. Điểm khởi đầu là nơi đường Hùng Vương (thành phố Bắc Giang) gặp quốc lộ 1A, ngay chồ BigC Bắc Giang vừa mọc lên. Tại nơi đây sẽ xây dựng một nút giao thông hiện đại với cầu vượt đi sang Đường Tâm Linh. Điểm cuối của con đường nằm ở thị trấn Thanh Sơn (huyện Sơn Động).
41
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, một doanh nghiệp dường như chuyên nhận làm những công trình tâm linh đã trúng thầu dự án có kinh phí 960 tỷ đồng này. Hiện nay, doanh nghiệp này đang gấp rút thi công với sự tập trung cao độ của 300 cán bộ, công nhân viên với 20 máy lu rung, 20 máy xúc, ủi công suất lớn hoạt động có khi cả đêm.
Cũng theo kế hoạch thì cuối năm 2015 con đường sẽ khánh thành. Đẻ đạt được yêu cầu tiến độ thời gian như vậy, hầu như toàn công trường phải làm việc trung bình từ 10 - 12 giờ một ngày.
Hiện nay, trên công trường đường tỉnh 293 hàng ngày, hàng giờ luôn diễn ra cảnh nhộn nhịp xuôi ngược của 100 ô tô tải hạng nặng cung cấp vật liệu cho hai máy rải cấp phối đá dăm và hai máy rải nhựa mặt đường.
Cùng đó, nguyên vật liệu được tập kết ngồn ngộn khắp nơi trên toàn tuyến. Tất cả có 5 trạm trộn công suất từ 60 - 120 tấn bê tông một giờ liên tục hoạt động. Theo thiết kế trên đường trục chính, trừ một số đoạn đi qua các đô thị được mở rộng hơn. Còn lại thì mặt đường đều rộng 12m, mặt bê tông 1 lm.
Năm 2014, nguồn vốn Trung ương đã đầu tư 561 tỷ đồng cho tuyến đường. Nhà thầu đã cam kết là trong năm 2014 sẽ hoàn thành bê tông mặt đường từ thành phố Bắc Giang đến Km 45 thuộc địa phận xã Trường Sơn
42
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
(huyện Lục Nam).
Doanh nghiệp Xuân Trường đã thực hiện đúng cam kết nên bà con vùng Mai Sưu đã vô cùng phấn khởi vui đón Tet Giáp Ngọ (2015) cùng với con đường mới trên quê hương mình.
Cây số 45 trên Đường Tâm Linh lại chính là điểm có ngôi trường mà tôi đã học thời cap II vào những năm 60 của thể kỷ trước. Ngôi trường này còn đọng biết bao kỷ niệm yêu thương về thày cô và bè bạn chúng tôi. Khi con đường mở đen đây, các thày giáo và học sinh cũ của trường đều náo nức thông tin cho nhau như reo lên: “Đường to đã mở về trường mình rồi!”. Cứ như là người ta làm con đường này chỉ để dành đi tới ngôi trường cũ của mình ấy!
Một đoàn các thày cô giáo cũ lập tức tổ chức ngay chuyến về thăm trường cũ. Học sinh cũ gồm toàn những ông bà tóc bạc hay hoa râm hân hoan kéo về đón các thày cô và thăm lại trường xưa. Lệ vui giàn giụa. Thày trò chúng tôi ôm nhau ùa ra đứng hai bên con đường mà cảm thấy sững sờ, bàng hoàng như là trong mơ.
Tôi nhìn lại thày, cô và bạn bè sau nửa thế kỷ gặp lại mà lòng xốn xang. Mới hay: ngôi trường này đâu phải bình thường. Có rất nhiều tiến sĩ giáo sư trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội đã từng học trường này.
43
ĐI QUA NHŨNG MÙA XUÂN
Tôi đã gặp lại bạn Nguyễn Quang Hoa Bình, hoa khôi số một của trường nay đã là phó giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy những khóa trên đại học tại Đại học Bách khoa. Bạn Bắc Hà, Tổng Giám đốc Ngân hàng đầu tư Việt Nam. Bạn Nguyễn Hữu Sơn, tiến sĩ ngành văn học. Một bạn học sau tôi vài khóa là tiến sĩ ngành Dược... và bao bạn học thành đạt khác. Nhưng vui nhất (với riêng tôi thôi) đó là cuộc gặp mặt các nhà văn, nhà thơ đã từng dạy và học ở ngôi trường này là các thày và bạn tôi như nhà thơ Nguyễn Phan Hách, nhà thơ Nguyễn Văn Chương, nhà thơ Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Như hạo...
Các thày cô và bạn bè tôi mắt đều rưng rưng khi nhìn ra con đường mới với bao cảm xúc trào dâng. Thày Nguyễn Văn Quyền (giáo viên chủ nhiệm lớp tôi trước đây), đã kể lại kỷ niệm ngày ông mới tò phòng giáo dục Lục Nam được điều về đây. Ông đã lếch thếch đi bộ trên con đường này khi nó còn gập ghềnh sỏi đá và ngập ngụa bụi để đến nơi mà ông cùng đồng nghiệp thường nói đùa là đến để “khai hóa văn minh”.
Lúc mà thày giáo trẻ đang mỏi rụng rời chân tay thì gặp một người đàn ông chừng ba chục tuổi đạp chiếc xe đạp Pha-vô-rít trên đường. Thế là thày giáo trẻ liền lên tiếng xin “anh cho em đi nhờ!”. Dù ngồi trên gác-ba-ga xe đạp xóc nảy lên thì thày giáo cũng đi nhờ được gần
44
RI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
chục cây số. Hôm sau nhận lớp, thày Ọuyền mới hay người đèo mình trên xe đạp hôm qua chính là Hồ Trung Phí, học sinh trong lớp thày phụ trách...
Các bạn bè tôi là nhừng học sinh từ Hà Nội, Hái Phòng lên đây sơ tán cũng kê về nồi niềm của họ khi đi trên con đường bụi mù đê về vùng rừng núi này. Họ là con em của các cán bộ giảng dạy hoặc công nhân viên cua trường Đại học Giao thông vận tải, Xí nghiệp in H.40 từ Hà Nội hay Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 3 từ Hải Phòng và một sổ đơn vị từ các tỉnh thành về đây. Họ đều được con đường này “cồng” trên cái lưng gồ ghề của mình. Những ngày ấy, mồi lớp học của chúng tôi thường có một phần ba là các bạn sơ tán. Như thế cũng có thể ước được lượng người đến sơ tán cũng khoảng bàng một phần ba dân số sở tại. Vùng đất rừng quê tôi đã là nơi che chở cho những anh chị sinh sinh viên, công nhân viên học tập và làm việc phục vụ cho đất nước suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Cũng trong thời kỳ ấy. Con đường này còn là đường hành quân luyện tập của bộ đội Trung đoàn 568, đom vị bộ đội được mệnh danh là “Lò luyện quân”. Tân binh của trung đoàn được tuyển về từ các tỉnh thành: Thái Bình, Hải Hưng (nay là: Hải Dương - Hưng Yên), Hà Nội, Hà Bắc (nay là: Bắc Ninh - Bắc Giang) và Hải
45
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Phòng. Thời ấy, trên đường ngày nào cũng rợp lá ngụy trang và rầm rập bước chân của những anh lính trẻ. về sau, chính tôi cũng vinh dự là một người được đào tạo trở thành cán bộ khung của “lò luyện quân” này. Ở hai bên con đường quen thuộc, chúng tôi lập nên hàng ngàn thao trường luyện tập với đây rừng làm hàng rào gai, đất rừng nặn thành bộc phá. Chúng tôi đeo những sọt rèn đựng đá núi đi trên đường và hát những bài hát do nhạc sĩ của trung đoàn là anh Lưu Ba (quê ở Tân Yên) sáng tác:
"... Ta bước đi trên đường một ngày nắng đẹp Những bông hoa dẻ nở trên ba lô
Ôi những bông hoa màu nắng yêu thương
Đảy núi rừng Hà Bắc quê hương... ”
Từ con đường của vùng đất Tây Yên Tử, hàng chục vạn đồng đội tôi đã hành quân về phương Nam đánh Mỹ. Chỉ một trung đoàn mà đã đào tạo số quân cho cả chục sư đoàn. Ngay quân số thường trực huấn luyện tại chỗ có lúc có hom chục tiểu đoàn. Vậy là quân sổ, bằng cả mấy sư đoàn.
Trong tôi còn lan man về một thời mà vó ngựa ông Mạnh Hùng, “Con Hùm Xám Đông Bắc” đi đến đâu là giặc Pháp sợ khiếp vía ở đấy. Lúc ấy, vùng này cũng là
46
DI QUA NH ỮNG MÙA XUÂN
một chiến khu.lớn mà con đường này đã là huyết mạch.
Rồi bất chợt tôi nhớ lại một chuyến leo lên chùa Đồng từ phía tây cách đây vài năm cũng vào một ngày đầu xuân như hôm nay. Một chuyến đi kỳ thú vào vùng rừng núi nguyên sinh mộng mơ, kỳ ảo. Tôi đã được hôn lên đầu “ông” rùa đá. Được một bạn gái tặng cho một bông hoa trứng gà trắng muôn muốt. Ôi! Hoa trứng gà sao mà thơm và tinh khiết đến nao lòng. Tôi bồng chột dạ: một mai, khi đã có những chuyến cáp treo đi từ phía tây lên chùa Đồng thì trong rừng Tây Yên Tử còn hoa trứng gà nữa không nhỉ?
Tôi đã nghĩ đến quyết định số 651/ỌĐ - UBND của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê chuấn quy hoạch xây dựng dọc tuyến đường tỉnh 293 đến năm 2030. Nghĩa là cái đích thời gian không còn xa. Nhưng một loạt những công trình mọc lên sẽ làm thay đoi đến sững sờ diện mạo một vùng đất Tây Yên Tử này. Điều đáng chú ý và khá mới mẻ và có thể gọi là dũng cảm và đổi mới là trong quyết định này, UBND tỉnh không cho xây dựng những khu dân cư phân lô ở hai bên đường như cách làm quy hoạch quen thuộc trước đó. Đây là điều mà tôi và nhiều người dân rất là tâm đắc.
Vùng Tây Yên Tử sẽ ra sao chỉ trong vòng hơn chục năm nữa?
47
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
Tôi không nêu toàn bộ nội dung quyết định vừa nêu của ƯBND tỉnh Bắc Giang. Chỉ xin đưa ra một chi tiết là: theo quyết định mà Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ký thì hai bên đường 293 vào năm 2030 sẽ có tới 3 sân gôn quy mô mồi sân gôn 200ha ở Chu Điện, Cương Sơn (huyện Lục Nam) và Tân Mộc (huyện Lục Ngạn) thì hẳn bạn cũng có thể hình dung được sự thay đổi thế nào?
Khi tôi miên man suy tư để rồi viết ra những dòng này là lúc tôi đang đi trên Đường Tâm Linh. Con đường mùa xuân còn vương vương mùi hoa dẻ.
48
ĐI QUA NH Ữ N G MÙA XUÂN
HOA XUAN
TRÊN ĐÁT ĐẦM LẦY
Hùng đã đi thật xa...
Đã sáu mùa xuân rôi tôi không thê gặp Hùng được nừa. Thế nhưng, gốc đào thế mà bạn tặng tôi thì năm nào cũng nảy lộc, đơm nụ, kết hoa; dù rang cỏ năm sớm, có năm muộn, có năm dày, có năm thưa...
Phía dưới gốc đào vần là vầng đắt đắm lầy.
I. KỶ NIỆM THỜI THƠ Áu
Tôi và Hùng là bạn đồng ngũ cùng sinh năm Quý Tỵ (1953). Tính đến Tết này là vừa tròn một hội.
Chúng tôi biết nhau và thân nhau từ thủa ấu thơ, bắt đầu ở khoảng đầm lầy trước cửa nhà Hùng.
Khi ấy, tôi còn là một đứa trẻ chăn trâu. Chẳng hiểu vì đâu mà bất cứ con trâu nào dù hiền lành, ngoan ngoãn đến mấy mà vào tay tôi cũng như thành tinh. Khó bảo, thích tìm ăn lúa má, hoa màu và chạy rông. Điều
49
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
này mãi về sau tôi mới hiểu, chính ra là do tôi mải chơi, hay thả trâu tự do để người đi chơi khăng, chơi đáo, chạy nhảy khắp nơi. Con trâu hay được thả lỏng cứ quen dần với tự do, phóng túng mà thành ra thế.
Có một lần, tôi đã theo dấu chân mà tìm được trâu của mình ở một xóm rất xa, sang tận xã bên cạnh, nơi mà tôi chưa hề đi đến do lúc ấy còn bé. Khi tìm thấy cũng là lúc con Mộng của tôi đang ngồm ngoàm vừa ăn, vừa dằm nát ruộng khoai lang đang xanh mơn mởn của nhà người ta.
Một thằng bé đen nhẻm, nhỏ thó chạy ra kêu lên:
- A! Thằng kia! Sao mày thả trâu phá ruộng củ nhà tao?
Lúc ấy tôi cuống lên. Nhưng đã kịp nghĩ ngay ra một cách láu cá là đánh cho trâu chạy thật nhanh để tẩu thoát. Tôi cầm cành cây vụt lia lịa, vụt lấy vụt để vào mông, thúc con Mộng chạy về hướng bãi hoang phía dưới.
Thằng bé lúc nãy thấy vậy thì hoảng hốt hét tướng lên:
- Này này này... bãi lầy đấy! Mày xuống đó thụt cả trâu lẫn người. Đánh trâu quay lại đi!
Tôi cho là thằng bé này nó lừa mình nên mặc kệ, không thèm nghe.
50
DI QUA NHÙ'NG MÙA XUÂN
Khi đã qua khỏi ruộng khoai, nghĩ là thoát rồi nên tôi tôi đắc chí quay lại, bĩu môi, hất hàm về phía thằng bé mà “lêu lêu” nó rồi thúc trâu chạy nhanh hơn nữa. Tôi nghĩ rằng con Mộng của tôi chạy khỏe lam, chi một lát nữa thôi thì đố ai đuổi kịp...
Bồng nghe tiếng “phụp” thật to. Con Mộng bồng mất hút trong đám cỏ dại um tùm. Lát sau mới thấy tiếng nó lục ục, kêu kêu lên 0 ò... một cách thảm hại. Thêm vài chục bước nữa thì tôi nhìn thấy con Mộng bị thụt dưới lầy. Bốn chân nó ngập lút trong bùn,đang giãy giụa, kêu cứu một cách vô vọng, làm bùn nước bắn lên tung tóe. Tôi định chạy tới thì thằng bé lúc nãy vội ngăn lại, nó bảo tôi chỉ cần đi thêm vài bước nữa là cũng sẽ bị ngập lúp đầu.
Thế là tôi sững lại, lo lắng nhìn chú Mộng đang thở phì phì dưới đầm lầy rồi khóc lên hu hu. Thằng bé lúc nãy đến bên tôi an ủi. Tôi ân hận lắm, vừa khóc vừa bảo nó:
- Tao... không nghe mày... giờ... mới đến nỗi này! Còn... biết làm sao bây giờ... hu hu hu...
- Mày đừng lo! - Thằng bé bảo: - Mày cứ ở đây, tao chạy về gọi người kéo trâu lên!
Nói rồi nó vừa la hét vừa chạy vào làng.
51
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Chỉ dăm phút sau, có tới mấy chục dân làng đi hướng về phía đầm lầy. Thì ra, chuyện trâu sa lầy ở đây vốn là chuyện thường tình. Người dân thôn Bãi Cả vẫn thường xuyên cứu những “ca” trâu sụt như thế này. Ai nấy đều nhiệt tình vào cuộc. Họ dùng thừng chạc luồn qua bụng trâu vài vòng rồi buộc lại, mấy chục người cùng nhau kéo, rút chân con trâu lên khỏi bùn, vật cho nó ngã ngửa, chổng vó lên trời mà kéo vào. Qua gần hai tiếng đồng hồ “dô hò”, người ta đã kéo được con Mộng của tôi ỉên khỏi bùn lầy.
Sau khi hỏi tôi ở đâu? Con cái nhà ai? Sau đó, cô bác giao trâu cho tôi. Chỉ dặn dò tôi từ nay đừng chăn trâu ở gần đầm lầy nữa. Tôi vừa dắt trâu đi vừa lấm lét lo sợ thằng bé lúc này nhắc đến chuyện trâu tôi phá nát cả khoai lang, rồi bắt đền. Thế nhưng, nó không hề nhắc đến chuyện đó, cứ như là nó đã quên chuyện đó rồi. Không những thế, nó còn dúi vào tay tôi mấy củ khoai nướng, nó biết tôi đang đói bụng vì đi tìm trâu tò sáng đến giờ...
Hôm sau, tôi đưa bố tôi sang cảm ơn bà con thôn Bãi Cả và đem theo mấy cân phân NPK để bón bù cho ruộng khoai vừa bị trâu ăn.
Tôi lại gặp lại cậu bé tốt bụng hôm qua và biết tên cậu ta là Hùng. Qua chuyện trò giữa bổ tôi và bố Hùng
52
ĐI QUA NH ỬNG MỜA XUÂN
mới hay gia đình Hùng cũng mới từ Thái Bình lên đây khai hoang năm ngoái. Thôn Bãi Cả vốn là một thôn khai hoang lấy tên cua đầm lầy bên cạnh.
Từ khi thân với Hùng, tôi thường đưa trâu sang chăn bên đâm lầy ấy mà không sợ vì con Mộng của tôi từ độ bị sa lay thì hãi lam, hề đên gần đầm là nó cứ gãi gãi chân rồi lùi lại...
Hùng kể với tôi là cũng có nhiều người bị sa xuống đầm lầy này và được cứu lên. Cứu người thì đương nhiên là dề hơn cứu trâu. Chỉ cần vứt dây thừng xuống cho người ấy bám rồi hai ba người, có khi khỏe thì chỉ cần một người cũng kéo lên được.
Đầm lầy cạnh nhà Hùng rộng đến vài chục mẫu. Đó là khoảng đất vô dụng lớn hơn nhiều so với đám ruộng vừa được khấn hoang của thôn Bãi Cả. Trên đó mọc um tùm những bụi rậm và gai góc, nơi làm 0 cho rắn rết và muỗi dĩn. Bên dưới đầm thường rỉ ra những lạch nước có váng chua, nhung nhúc những đỉa...
Đó là toàn bộ những gì tôi cho vào “bộ nhớ” của mình về khoảng đầm lầy bên cạnh nhà bạn tôi. Tôi không thể ngờ là Hùng lại đau đáu nghĩ đến cái đầm lầy ấy suốt cả đời ...
Nhưng tất cả đều âm thầm. Bao buổi chăn trâu 53
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
cùng nhau Hùng cũng không nói. Sau này tôi và Hùng cùng nhập ngũ một ngày, ở cùng một đơn vị cũng chẳng thấy Hùng hé răng. Tôi đâu biết sau cái lần con trâu của tôi sa xuống đầm lầy, nghĩa là lúc mới mười một, mười hai tuổi Hùng nảy ra ý muốn chinh phục cái vùng đất vô dụng ấy...
Rồi khi về phục viên, cơ thể Hùng có biểu bị nhiễm chất độc màu da cam. Người Hùng gầy dộc, ốm o... vậy mà bạn tôi vẫn nung nấu ý tưởng chinh phục đầm lầy...
II. QUẢ BÍ ĐẦU TIÊN TỪĐẨT ĐẦM LẦY
Cách đây chục năm. Một hôm, khi tôi rẽ vào thăm nhà bạn thì được Hùng đưa cho một quả bí đỏ khá mỡ màng nhưng còn xanh. Bạn tôi bảo:
- Tặng đồng ngũ thành quả đầu tiên của tớ! Tôi ngạc nhiên:
- Cậu vẫn thường cho vợ chồng tớ bí đó thôi ! Thành quả gì cơ?
Hùng hào hứng:
- Đây là quả bí đặc biệt! Cậu đi theo tớ.
Hùng nói rồi ho một tràng. Tôi biết sức khỏe bạn tôi 54
ĐI QUA NH ỮNG MÙA XUÂN
kém lắm. Tuy nhiên, vì đang khá hưng phân nên Hùng bước đi thoăn thoắt. Bạn dần tôi ra phía đầm lầy. Chăng mấy chốc, tôi đà phải ngạc nhiên đến há hốc môm ra khi thấy một vườn rau xanh mướt hiện lên trên đầm lầy ngay tại chồ con trâu Mộng ngày trước bị sa lầy.
Thật chăng khác gì một phép màu.
- Người ta khoe thì ước mơ chinh phục đỉnh Phan Xi Păng. Hùng thố lộ: - Còn tớ, tớ lại mong chinh phục đầm lầy ngay trước cửa nhà mình. Tớ tin là có ngày tớ sẽ đàng hoàng đi ra giữa đầm lầy này.
- Nhưng cậu làm thế nào mà trồng rau được trên đầm lầy?
- Đó là một câu chuyện dài đến hơn bốn chục năm cơ đấy. Cậu biết không? Nhà tớ từ Thái Bình, vùng thèm đất nhất Việt Nam lên đây khai hoang. Áy thế mà ngay trước cửa nhà lại có cả hàng chục mẫu đất chẳng thể làm gì thì ai nhìn mà chắng ngứa mắt. Cậu nên biết đất đầm lầy không chỉ có lún sụt mà thôi đâu. Cái cơ bản chính là nó chua phèn, không thể trồng hay thả thứ rau màu gì vào được. Rau muống hay rau rút thả xuống hôm trước, hôm sau vàng úa rồi lụi đi ngay. Đau đầu suốt hàng chục năm, tớ đã tìm ra được một cách để cải tạo hoàn toàn đất đầm lầy và canh tác bình thường trên đó.
55
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
Tôi trố mắt hỏi Hùng:
- Cậu định tiếp tục cải tạo cả hàng chục mẫu đầm lầy này hay sao?
- Tớ sẽ phổ biến cách của tớ cho mọi người cùng làm. Thậm chí tớ còn bảo cho bà con ở nơi khác có đầm lầy cùng cải tạo thành ruộng, thành vườn để trồng lúa, trồng màu. Tớ biết nhiều nơi trong vùng mình còn đầm lầy lắm. Ở những vùng khác cũng còn nhiều nơi đầm lầy rộng mênh mang, cải tạo thành những cánh đồng thì thật là tuyệt.
- Nhưng có khó khăn lắm không?
- Với tớ, việc cả cái đầm lầy này thành đất canh tác chỉ còn là thời gian không lâu.
Hùng tự tin bảo tôi như thế rồi thủ thỉ:
- Chắc cậu không thể ngờ cái hầm chữ A gắn bó với chúng mình hồi còn là bộ đội lại chính là bí quyết đế tớ cải tạo đầm lầy đâu nhỉ? Cậu có biết không? Cả vườn rau ngoài đầm kia bên dưới là những dãy cây chống theo cách hầm chữ A như của bộ đội hồi đánh Mỹ đấy. Có cả chục dãy hầm chữ A liền mà tớ dựng liền nhau. Chỉ có khác là những hầm chữ A này không để người núp vào tránh đạn mà khi dựng xong, tớ lấy đất dưới đầm đổ đầy khoảnh trống hình chừ V. Như vậy thì bên trên thành
56
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
mặt phăng, bên dưới là khoáng trông của hầm chừ A. Đất trôn đó nước luôn dóc xuống, cháy theo những rãnh hầm chừ A. Rồi qua những đợt nước mưa mà dần dần rưa hết chua phèn, trơ thành đất trồng rau màu rat tôt. Đất này lại có ưu điêm là luôn có độ âm nhờ rãnh nước lúc nào cùng chay phía dưới. Bởi thế nên rau màu trồng bên trên không cần phải tưới mà vần luôn xanh tươi. Tớ nghĩ, với cách này có thê cái tạo một khoảnh hay toàn bộ đầm lầy dù nó rộng đen đâu.
Thật là một cách cải tạo đầm lầy đơn giản mà hiệu quả.
Ngay lúc đó, Hùng hạ cây cầu ván treo xuống để hai chúng tôi cùng bước sang vườn rau. Hay thật, vườn rau trên đầm lầy nếu cất cầu treo đi thì người hay trâu bò đề không thể qua được.
Tôi đã trèo lên khoảng vườn bồng bềnh mà mồi bước đi đều cảm thấy tròng trành ấy. Trên đó Hùng trồng đủ thứ rau màu. Quả là không phải tưới nước, không phải bón phân mà vẫn xanh tươi mơn mởn. Hùng chỉ cho tôi cây bí đỏ và vết cắt cuống quả đầu tiên mà bạn tặng tôi rồi bảo:
- Tao cho mày ăn trước để rồi viết bài, phổ biến cách cải tạo đầm lầy của tao. Đẻ nơi nào có đầm lầy thì bà con cùng làm.
57
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
III. HOA TRÊN ĐẦM LẦY
Vào dịp Tết Đinh Hợi (2007) Hùng lại gửi ra cho tôi một cây đào thế có cả chậu. Trên thành chậu, Hùng còn dán một mảnh giấy với dòng chừ “Trồng trên đất đầm lầy”. Tôi đã gặp hoa và... không bao giờ gặp được bạn tôi nữa. Vì sau khi gửi cho tôi chậu hoa ít ngày thì Hùng nằm phải đi nằm viện rồi mất nhanh chóng vì một căn bệnh hiểm nghèo có nguồn gốc từ chất độc màu da cam...
Bây giờ tất cả đầm lầy Bãi Cả đã thành ruộng nhờ cách làm của Hùng. Không những thế, hàng chục hécta đầm lầy trong khu Tứ Sơn (huyện Lục Nam) ở các xã Vô Tranh, Bình Sơn, Trường Sơn cũng đã được cải tạo thành đất canh tác bằng cách gác cây những hầm chừ A rồi đổ đất dưới đầm lên trên. Đó là phát minh làm ra no ấm của cả một vùng mà đến nay vần ít người ai biết đến người nghĩ ra đầu tiên. Người ấy chính là nông dân Nguyễn Văn Hùng, người ở thôn Bãi Cả, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Tôi rất ân hận nhận thấy mình là một kẻ vô tâm khi bây giờ mới đặt bút viết bài này. Hôm nay ngắm chậu hoa đào đang đâm nụ khi xuân về tôi lại thấy nôn nao nhớ bạn. Thắp một nén nhang tôi cầu xin Hùng tha thứ cho sự chậm trễ của mình rồi thầm thì bên gốc hoa xuân:
- Hùng ơi! Muôn đời cậu là bông hoa xuân trên đất đầm lầy!
58
ĐI QUA NHỬNG MÚA XUÂN
LÀNG HOA
BÊN BỜ SÔNG LỤC
Tôi đã thực sự “choáng” khi nghe một người bạn đồng ngũ hiện đang ở ngoài Hà Nội bảo: “Làng Vườn, nơi tân binh chúng mình đóng quân ngày trước, bây giờ đã là một làng hoa nổi tiếng rồi”.
Tôi vô cùng ngỡ ngàng.
Ngờ ngàng bởi tôi biết cả nước này cũng chỉ có một vài làng hoa nổi tiếng chứ mấy. Ngay như những nơi trồng ràn rạt hoa đào ở thành phố Bắc Giang với cánh đồng hoa bát ngát... mà nào thấy ai gọi là làng hoa đâu! Lại còn “làng hoa nổi tiếng” nữa chứ. Thật khó tin nếu như đây không phải là lời của một người bạn thân chí cốt.
Vậy là tôi đã trở lại làng Vườn với nồi tò mò, háo hức để rồi có bài viết về một làng nghề đặc biệt nhất Việt Nam này.
59
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Trước khi kế về một làng hoa, tôi muốn cho bạn đọc biết đôi điều quan trọng về làng này. Đó là ngôi làng có bến sông đã trở thành địa danh nổi tiếng từ rất xa xưa. Ai là người Việt Nam cũng biết đến câu chuyện Yết Kiêu, tướng tâm phúc của Hưng Đạo Đại Vương Trần Ọuốc Tuấn đã dừng thuyền trên một bến sông. Ông mớ túi gấm của chủ tướng rồi y lệnh đen đợi Vị Đại vương của mình. Vì vậy mà ông đã lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên vào thế kỷ thứ XIII. Bến sông ấy chính là bến sông ở làng Vườn (thuộc xã Cương Sơn, huyện Lục Nam) mà cho đến tận bây giờ vẫn mang tên là bến cẩm Nang để ghi nhớ sự kiện lịch sử này..
Làng quê này cũng từng đứng đầu phong trào trồng cây theo lời kêu gọi của Bác Hồ của tỉnh Hà Bắc trước đây. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, ở làng Vườn đã hình thành một lâm trường trồng cây với quy mô rất lớn. Người có thành tích xuất sắc trong phong trào trồng cây là cụ bà Đoàn Thị Ưng. Mặc dù tuổi cao nhưng cụ đã gương mẫu, tích cực đi đầu trong phong trào trồng cây và vận động cháu con và mọi người tham gia. Cụ đã nhiều lần được gặp Bác Hồ. Khi gặp Bác, thấy cụ xưng “con”. Bác Hồ xua tay bảo không nên xưng hô như thế. Khi cùng chuyện trò Bác Hồ mới hay cụ Ưng và Bác sinh cùng tháng, cùng năm. Bác rất vui, nhận cụ
60
DI Q U A N H Ừ NG MÙA XUÂN
ưng là đồng niên và tặng lụa cho cụ. Bác báo cụ: “Cụ ơi! Người già chúng ta gương mầu thì thể nào cháu con cùng noi theo. Chúng ta phải làm mọi cách cho nông dân ta đủ ăn rồi khá lên và giàu có. Nông dân ta có giàu thì nước ta mới giàu. Phai không cụ đồng niên! Làng Vườn cua cụ rôi sẽ khâm khá, sẽ đẹp như một vườn hoa cụ ạ! Tôi hứa thế nào cũng vè thăm vườn hoa này và thăm nhà cụ đồng niên!”
Bác Hồ đi xa mà chưa đên được làng Vườn... nhưng sau đó thì đồng chí Trường Chinh, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội đã thay mặt Bác về thăm làng Vườn và gia đình cụ Ưng.
Thời chống Mỹ, làng Vườn từng đón hàng vạn tân binh nhập ngù.
Vào giữa năm 1971, tôi và bạn bè đồng ngũ đã ở nơi đây hơn một tháng. Chúng tôi đã được đón nhận bao tình yêu thương của bà con làng Vườn. Phong trào “mẹ chiến s ĩ’ ở đây cũng rất mạnh. Chính cụ Ưng đã cùng các mẹ trong làng đã từng khâu lành bao chiếc áo của chúng tôi. Ngày ấy, làng Vườn trồng rất nhiều mía. Nhà nào mỗi năm cũng nấu hàng chục chảo đường. Bởi thế, khi đóng quân ở đây, bộ đội luôn được bà con thết đãi những bừa cháo chè ngọt lịm.
Trên diễn đàn tại sân bóng đá của làng Vườn ngày ấy. Tôi đã thay mặt cho cả tiểu đoàn tân binh lên phát
61
ĐI ỌUA NHỬNG MÙA XUÂN
biếu cảm tưởng về ngày đầu vào bộ đội bằng một bài thơ có tên là "Thưgửi mẹ”. Trong bài thơ còn rất vụng dại viết năm 18 tuổi ấy, tôi đã kể cho mẹ nghe về những ngày đầu nhập ngũ và lòng tốt của bà con làng Vườn với bộ đội. Trong đó có câu:
... Dân làng Vườn cũng tot tựa dân quê
Thương con lắm và chở che con nữa
Lòng con có tình dân ấm lửa
Bát chè thơm chan chứa tình ai...
Ấy là làng Vườn mà tôi đã biết và đã sống ở đó. Thật khó mà mường tượng ra nếu bây giờ nơi ấy lại là một làng trồng hoa.
*
* *
Tôi đã đi trên con đường trải nhựa thẳng tắp, rộng rãi, khang trang chạy qua giữa làng Vườn. Ôi! Đổi nhiều quá. Đường liên xã mà trải nhựa, lại to đẹp thế này cũng ít thấy ở đâu trong vùng miền núi. Tôi ngắm những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát ở hai bên mà thốt lên: Làng quê này đang đô thị hóa thật rồi!
Tôi băn khoăn tự hỏi: sao chẳng gặp một cánh đồng hay ruộng bãi trồng hoa nào? Mấy giàn hoa giấy,
62
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
đôi hàng dâm bụt, dăm, ba ngọn hoa mướp vàng hoe trong vườn thì đáng gì mà gọi làng hoa? Hay làng này trồng hoa trên núi? Không phai! Tôi đă nhìn thấy các đồi núi phía trên làng xanh um bạch đàn và keo tai tượng. Mùa này, quá là những cây ấy cũng đang ra hoa. Nhưng lẽ nào những thứ hoa này tạo nên một làng hoa nôi tiếng hay sao?
Tất nhiên sự thay đôi sau hơn 40 năm khiến tôi không thề tìm đến được nơi quen thân ngày trước. Chỉ cái sân bóng đá mà ngày nào tôi lên bục đọc thơ thi vần còn đó. Tôi đã đi vòng quanh sân và dừng ở đây rõ lâu đê ngắm nhìn. Cuối cùng, tôi cũng chang quan sát được gì và chẳng gặp được ai để hói. Lạ một điều là sao làng lại im ắng quá thể. Chưa thấy một làng quê nào lại vắng người đến thế này.
Và tôi bắt đầu hoang mang...
Tôi định tìm đến nhà ông Ôi, nơi tiểu đội tôi ở đó. Nhà ông Ổi có cô con gái tên là Chanh mà cả tiểu đội anh nào cũng tranh nhau “tán” ngày trước. Nhưng không sao tìm ra. Tại khoảng đất mà tôi đoán là vị trí ngôi nhà ông Ối thì nay là một ngôi nhà cao tầng với vành lao và cánh cổng sắt đóng im ỉm.
Tôi gọi cửa. Một ông cụ râu dài, tóc bạc phơ đi ra. Biết ý muốn của tôi, cụ mời tôi vào nhà. Pha trà.
63
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
Chuyện trò. Tôi biết được ông Ổi đã mất. Cô Chanh đã lấy chồng về Ọuảng Ninh từ lâu lam rồi. Những người khác mà tôi biết trong ngôi nhà tiểu đội tôi đóng quân cũng chẳng ai còn ở làng Vườn nữa.
Cụ già mà tôi gặp là cụ Đỗ Văn Thế, 80 tuổi. Cụ từng là chủ nhiệm hợp tác xã và phó Giám đốc lâm trường An Viên của làng Vườn.
Nghe tôi hỏi sao gọi là làng hoa mà chẳng thấy hoa đâu? Cụ Thế cười ngất. Cụ bảo nhiều người cũng nhầm như bác thật. Làng này đúng là một làng hoa nổi tiếng. Nhưng là làng đi bán hoa tươi chứ không phải trồng hoa. Cụ cũng cho tôi hay sự vắng lặng trong làng hôm nay là bởi tôi đã đến làng đúng vào ngày Quốc tế phụ nữ mồng 8 tháng 3. Một ngày trọng điểm đi bán hoa trong năm. Cụ nói năm nào vào ngày này hay 20 tháng 10, ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoặc các dịp Tet, các ngày lễ lớn khác thì cả làng Vườn đều đổ ra Hà Nội. Ra là vậy.
Tôi hỏi cụ Thế:
- Thế phụ nữ làng ta đi hết, không tổ chứ kỷ niệm mồng 8 tháng 3 ư cụ?
- Có chứ! - cụ Thế bảo tôi - Các chị ấy tổ chức từ mấy hôm trước rồi! Có năm, vội đi bán hoa quá thì các chị ấy tổ chức sau.
64
DI QU A N H ỪNCi MÙA XUÂN
*
* *
Cách đây gần hai chục năm. Một cô gái làng Vườn là Nguyền Thị Thơm lây chồng về làng hoa Ngọc Hà. Cô trơ thành người làng Vườn đầu tiên ra Hà Nội bán hoa tươi. Năm nay chị Thơm đã 54 tuồi nhưng vần hàng ngày đạp xe đi bán hoa tươi. Có thể gọi chị chính là bà tô nghề bán hoa tươi cua làng Vườn. Bởi nhờ chị Thơm đã mơ đầu, dần dẳt, chỉ bao, giúp đỡ từ ban đầu mà nay làng Vườn có cả một đội ngũ đi bán hoa tươi iành nghề. Có người còn nói: đáng ra, làng Vườn phai dựng tượng đồng đế ghi công chị Thơm mới xứng.
Giờ đây, cả làng Vườn nhà nào cũng có vài người đi bán hoa tươi ở Hà Nội. Hầu như tất cả phụ nữ trong làng đều ra Hà Nội bán hoa tươi. Thế nhưng, họ không bỏ ruộng vườn ở nhà. Tất cả mọi việc cày bừa, cấy hái, làm cỏ, bón phân đều do nam giới ở nhà đảm nhiệm. Các đức ông chồng còn phải lo cả việc cơm cháo lợn gà và mọi việc vặt khác trong gia đình để vợ đi bán hoa tươi ngoài thủ đô. Thế nhưng, hễ đến các ngày lễ, ngày Tết thì các đấng phu quân làng Vườn nhất nhất phải nghe theo “cồng bà” mà tất tưởi ra Hà Nội giúp vợ bán hoa. Anh có làm gì người ta trả một ngày một triệu cũng phải bỏ đế ra mà giúp em! Một người vợ làng Vườn gọi về
65
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
cho chồng như thế vào một ngày mồng 8 tháng 3. Tất nhiên chồng phải nghe vợ vì anh ta biết chỉ một ngày lề này, vợ chồng anh sẽ thu về hàng chục triệu đồng.
Người làng Vườn nhà nào cũng đặt thuê nhà ở hết năm nọ đến năm kia. Nghĩa là có hẳn một làng Vườn thường xuyên trọ tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội... Đảng ủy, UBND xã Cương Sơn đã nhiều lần ra làm việc Với Đảng ủy, UBND phường này để nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện ăn ở, làm việc và bảo đảm an ninh trật tự cho người xã mình.
Nhiều gia đình làng Vườn đã đem toàn bộ lao động ra túc trực ở Hà Nội thường xuyên để đi bán hoa, chỉ để người già và trẻ con ở nhà. Các cụ lo việc trông nom, chăm sóc các cháu nhỏ, đưa đón chúng đến trường. Đại gia đình ông Nguyễn Văn Sáu ở làng Vườn có tới 42 người đi bán hoa tươi ngoài Hà Nội. Dân làng kể: hôm mẹ ông Sáu mất, đã làm vãn chợ hoa đầu mối Quảng Bá (Hà Nội) bởi hàng trăm người làng Vườn bở bán hoa vì vướng bận tang gia. Hôm ấy, cả chợ hoa tươi cứ xôn xao hỏi nhau sao hôm nay thấy thưa người bán hoa thế?
Dân bán hoa tươi làng Vườn tập trung tại chợ hoa đầu moi Quảng Bá. Đây là một siêu thị hoa tươi lớn vào bậc nhất Việt Nam. Hoa tươi từ đây được đưa đi khắp các tỉnh thành phía Bắc. Họ kinh doanh hoa với hai hình
66
DI QUA NH Ử N G MÙA XUÂN
thức: mở quây kinh doanh hoa tươi và mang hoa tươi đi bán rong trên các phố.
Siêu thị hoa tươi Quang Bá có rât nhiều chu quầy hoa tươi là người làng Vườn. Tất cả đều là những nhà doanh nghiệp với mức doanh thu hàng tý đồng một năm. Các quầy hoa tươi này hâu như chí do hai vợ chồng vừa quản lý, vừa bán hàng như các quầy: Tĩnh - Chuyên, An - Minh, An - Hương, Trí - Hạnh... vậy mà vào ngày thường, doanh thu cúa họ lên tới vài chục triệu đồng. Còn vào các ngày lễ, mồi quầy thường xuất vốn mua tới vài trăm triệu đồng tiền hoa đê bán, lãi cả trăm triệu đồng. Họ còn chọn lựa hoa cao cấp để đóng gói, xuất khẩu hoa tươi sang Mỹ và các nước Tây Âu. Các quầy hoa ở chợ hoa đầu mối Quảng Bá thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều nhà sản xuất và phân phối hoa tươi ở xung quanh Hà Nội hay từ Đà Lạt, Hải Phòng, Mộc Châu (Sơn la); hoặc từ các nước Trung Quốc, Thái Lan bay sang. Cứ mỗi năm hai lần, các quầy hoa này đều được Hiệp hội hoa Đà Lạt (DFA) mời vào tham dự Festival hoa và thăm Đà Lạt cả tuần với tài trợ ăn, ở hàng tuần liền và vé máy bay đi về của DFA mỗi người hàng chục triệu đồng.
Ngoài các quầy kinh doanh hoa tươi ở siêu thị thì chủ yếu dân làng Vườn ra Hà Nội bán hoa tươi rong trên
67
ĐI QUA NHỬNG m ù a x u â n
các đường phố và các khu di tích. Chỉ với một chiếc xe đạp đèo hoa tươi và các phụ kiện nghề nghiệp. Các cô hàng hoa đã tháng ngày đi qua các tuyến đường lớn và mọi ngõ ngách ở Hà Nội chính gốc. Họ quen thuộc đường phố đến nồi nhớ được từng lùm cây, mấy cái ô gà hay một chỗ lầy lội nào đó còn sót lại trong các ngõ ngách của thủ đô. Bởi vì đạp xe mồi ngày tới bốn, năm chục cây số, đi đi, lại lại trên những đường phố ấy cả ngàn vạn lần, làm gì mà chẳng thuộc.
Ra Hà Nội, đi đâu cũng va phải người làng Vườn đi bán hoa tươi. Nhìn hình ảnh người bán hoa tươi mà dân mạng chụp đưa lên thì mười người nhận ra bảy, tám người là chị em làng Vườn. Thậm chí, hình ảnh các cô gái làng Vườn đi bán hoa tươi còn được đưa lên các tạp chí nổi tiếng ở nước ngoài như Xin hua, Asian Images...
Người các địa phương xung quanh ra Hà Nội bán hoa tươi từ cũng có. Nhưng không ở đâu, không có nơi nào lại đi nhiều và có cả một làng đi bán hoa tươi như làng Vườn. Có lẽ, đây là một làng có người đi bán hoa nhiều nhất Việt Nam Mà cũng có thể đây là một làng duy nhất trên đất nước này cả làng làm nghề bán hoa tươi.
Người làng Vườn vô cùng thông thạo và sành điệu với nghề. Hoa tươi của họ được trình bày rất nghệ thuật và luôn làm hài lòng khách hàng dù khó tính đến đâu. Từ
68
ĐI QUA NHỪNG MÙA XUÂN
một bó hoa nho mừng sinh nhật đến những lằng hoa lớn với thiết kê câu kỳ dành cho dịp đón Nguyên thu Ọuốc gia từ nước ngoài đến thăm. Tất cả đều là nhừng tác phâm hoa khiến người khó tính đen mấy cũng phái nể.
Người ta ke rằng: có lần, ông Đại sứ Thụy Điển cần một lằng hoa tươi cho buối mừng sinh nhật một thành viên trong sứ quán. Nhưng do gấp quá nên phải bảo tùy viên gọi một người bán rong. Ông đã vô cùng sừng sờ khi tận mắt nhìn bàn tay tài hoa thoăn thoắt cắt tỉa, sửa sang... và cuối cùng ông đã đón nhận một lẵng hoa đẹp chưa từng thấy từ một cô gái làng Vườn. Vị Đại sứ cứ cầm lằng hoa đưa lên, đưa xuống. Nghiêng bên này, nghiêng bên kia. Ông cứ ngắm đi, ngắm lại “tác phẩm hoa” ấy rồi lại nhìn dáng vẻ chân quê mộc mạc của nhà chị bán hoa. “Tác giả” của một tuyệt phẩm hoa tươi có vẻ nhếch nhác cùng với chiếc xe đạp cà tàng thồ hoa tươi. Ông ta cứ nheo nheo mắt, lấy ngón tay trỏ gõ gõ, mổ mổ vào đầu mình... tỏ ra khó hiểu. Nhưng điều còn khó hiểu hơn là khi tùy viên của ông đưa 100 đô la trả cho lẵng hoa thì người bán chỉ nhận đúng 3 chục ngàn đồng tiền Việt Nam. Ngài tùy viên hỏi người bán hoa ở đâu? Cô gái thật thà nói mình là người làng Vườn, xã Cương Sơn. Thế là tò ấy, hễ cứ cần hoa là Đại sứ quán Thụy Điến lại đi tìm mua hoa của người làng Vườn.
69
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
Đương nhiên những người nông dân làng Vườn hiểu biết về hoa còn hơn cả nhiều người đã dân sống lâu năm ở Thủ đô. Không những hiểu về hoa tươi mà họ còn rất am tường nghệ thuật và tâm lý chơi hoa tươi của mọi tầng lớp người từ bình dân đến quý phái trong xã hội. Họ cũng biết người theo các đạo giáo khác nhau thì dùng các loại hoa khác nhau cho nghi lễ như thế nào? Họ cũng biết mồi quốc gia, mồi chủng tộc đều yêu thích nhất một loài hoa riêng.
Tất cả những hiểu biết tưởng như siêu phàm ấy thực ra chỉ cũng chỉ là do chú tâm vào nghề bán hoa tươi và kinh nghiệm sau gần hai chục năm đạp xe đi bán rong trên đường phố của người dân làng Vườn. ít ai biết được rằng hoa hồng có đến hàng chục loại như: hồng bạch, hồng kem, hồng phấn, hồng Pháp, hồng Đà lạt, v.v... Cúc thì nào: Đại đóa, cúc chi, bạch cúc, hoàng mi, tàng trâm, cúc tím, cúc đỏ, cúc ngũ sắc... Còn có các loài hoa mang theo tên Tây như: denbrobium, lan Mocara, Salem. Hoa lạ, mới nhập nội và hiếm như: tuy líp, phi yến, mắt ngọc, baby... Những loài hoa dù lạ đến đâu, mới đến đâu thì chỉ cần đảo mắt qua là những người nông dân làng Vườn biết ngay đó là hoa gì; giá của nó vào thời điểm đó là bao nhiêu.
70
DI QUA NH Ữ N G MÙA XUÂN
Theo lời một chị làng Vườn bán hoa tươi thì trừ mọi khoan chi tiêu, ăn uống, nước nôi, hôm bán được nhiều bù vào lúc thất thu, thì tính khiêm tốn ra, mồi ngày một người bán hoa tươi rong cũng lãi được từ 300 đến 400 ngàn đồng. Một tháng thu nhập khoảng 9 đến 10 triệu đồng. Với mấy trăm người làng Vườn ra Hà Nội bán hoa tươi, mồi ngày thu về hàng mấy tỷ đồng. Còn tính mồi năm là vài trăm tỷ đồng. Đó không phái là một cách tính theo kiếu “tính cua trong hang”, mà đó là còn chưa tính đến vài chục quầy hoa kinh doanh ngay tại siêu thị hoa mà thu nhập của họ lớn rất nhiều so với những người đi bán hoa tươi rong. Thực tế, nhiều người chi ra Hà Nội bán hoa tươi vài năm mà xây được nhà cao tầng, biệt thự sang trọng, mua sắm nhiều thiết bị gia đình hiện đại. Làng Vườn đang giàu lên nhờ cái nghề độc đáo này.
Tuy nhiên, làm ra được đồng tiền không phải dễ. Người nông dân làng vườn lên Hà Nội bán hoa tươi đã phải chịu bao gian lao vất vả và cực nhọc.
Đầu tiên là họ phải dậy sớm, thức khuya để chầu trực ở chợ hoa đầu mối Quảng Bá để tìm mua hoa tươi. Vì chợ họp cả đêm. Có nhiều đêm họ thức từ 10 giờ đêm đến tận sáng chờ xe chở hoa. Với chiếc đèn pin lăm lăm trên tay, các cô, các chị đi soi rọi vào từng kiện hoa trên xe để chọn mua cho được những kiện hoa thật tươi, thật
71
ĐI QUA NHỬNG MÙA XUÂN
đẹp. Họ phải dùng mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi, thậm chí còn cấu một nhánh lá thò ra để nếm thử... nghía là đem đủ tất cả mọi cảm giác, kể cả linh cảm của mình ra mà chọn hoa. Bởi vì, các kiện hoa thường được đóng kín, nhìn bề ngoài không khác gì nhau. Thế nhưng, trong đó vẫn có những bó hoa bị thối, nhất là hoa dơn. Có khi, cả chuyến xe có tới một phần ba là dơn thối. Điều kiện bảo quán hoa trong các nhà lạnh ở những cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa tươi hiện nay rất hiện đại. Tuy nhiên, những trục trặc kỳ thuật vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Khi mua phải một bó dơn thối thì coi như người buôn bán hoa tươi lồ vốn tới mấy ngày.
Cả đêm thức để chờ và chọn hoa tươi. Sáng tinh mơ lại đạp xe đi bán. Có khi tới chín, mười giờ đêm mới về đến nhà trọ. Ăn vội ăn vàng bát cơm xong lại ra ngay chợ hoa đêm để chờ, chọn mua hoa bán ngày mai. Như vậy là tiếp thêm một vòng xoay của nồi cực nhọc, vất vả đế kiếm ra đồng tiền. Mỗi đêm, những người nông dân làng Vườn đi bán hoa tươi ở đất Hà thành chỉ được ngủ một, hai tiếng đồng hồ. Có nhiều đêm thức trắng.
Ngần ấy thôi đã thấy người bán hoa tươi vất vả lắm rồi. Họ luôn đầu tắt, mặt tối. Quần áo, ăn mặc thì vẫn cứ lam lũ như khi cày cấy trên đồng quê nhà.
Nhưng vẫn chưa hết. Khi đi bán hoa tươi, cái nghề làm dâu trăm ngàn họ còn đưa đến bao nồi chịu đựng khó lường. Phụ nữ làng Vườn đi bán hoa tươi đều rất
72
DI QUA N H Ữ N G MÙA XUÂN
thật thà và thăng thắn, dũng cám. Đã có hàng ngàn khách hàng mang ơn các cô bán hoa tươi làng Vườn khi các cô ấy không hề sợ rạch mặt mà tố cáo kẻ trộm ví tiên của khách mua hoa tươi.
Đi bán rong trên đường phố cả ngày đến tối thì đương nhiên chăng có chồ mà nghi trưa. Lúc nào thấy mệt quá thì họ dựa vào một gốc cây bên đường hay tạm bợ trên ghế đá công viên đê nghi ngơi một chút rồi lại đạp xe đi.
Nhưng khó khăn nhất đến với những người đi bán hoa tươi rong mấy năm lại đây và những năm tiếp theo là việc Hà Nội ban hành quyết định 02 /2008/ QĐ.UBND của thành phố về việc cấm bán hàng rong trên 62 tuyến phố và 48 di tích lịch sử ở thủ đô. Những nơi cấm bán hàng rong theo quyết định này đã gần như phủ kín hết nội đô Hà Nội. Trong khi đó, những người bán hàng rong có các chị, các cô đi bán hoa tươi của làng Vườn đã hành nghề từ trước đó rất lâu. Bán hàng rong vổn cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của Hà Nội; cũng là một nghề kiếm sống tương đối ổn định của hàng chục ngàn người trong bao năm nay. Do đó, họ không thể bỏ nghề mà vẫn tìm cách để xoay xở hành nghề. Các xe hoa tươi rong đã phải len lỏi vào các ngõ, hẻm nhỏ trong giờ hành chính. Họ chỉ xuất hiện ở các đường phố lớn vào giữa trưa và chiều tối...
73
ĐI QUA NHỪNG MÙA XUÂN
Tuy nhiên, thinh thoảng vẫn có trường họp nhùng chiếc xe bán hoa tươi rong đi trên đường phố mà không kịp lánh vào đâu đó thì số phận những bông hoa tươi tắn, vô tư, vô tội cũng bị vạ lây cùng người đem chúng đi bán. Người ta phũ phàng quăng tất cả vào thùng xe tải. Hoa thì bị nát nhừ. Xe đạp thì sau đó bị phạt từ 150 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng.
Thế nhưng, quy định cấm bán hàng rong ở thành phố Hà Nội đã có từ ba, bốn năm nay. Nhưng người dân làng Vườn vẫn nô nức ra Hà Nội để bán hoa tươi. Có cung thì có cầu. Dân thủ đô vẫn hàng ngày, hàng giờ chờ mong, đón đợi các chuyến xe hoa quen thuộc, thân thương qua ngõ nhà mình. Còn những cô hàng hoa tươi có duyên, lại chịu khó, cần mẫn tò làng Vườn lên đây đã có cách thực hiện nghiêm chỉnh quy định của thành phố mà vẫn không để người dân từ các đường phố lớn đến các ngõ ngách thiếu hoa tươi hàng ngày. Các cô, các chị đã thực sự tô điểm, làm đẹp thêm cho phố phường bằng những chuyến đạp xe cực nhọc của mình.
Tôi đã gặp anh Nguyễn Đức Kim, Chủ tịch xã Cương Sơn cũng là người làng Vườn để trao đổi với anh về việc đi bán hoa tươi của cả một làng. Tôi cũng đưa ra câu hỏi với anh rằng liệu hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến chính sách “Tam nông” của Đảng và Nhà nước hay không? Anh Kim cho hay vợ anh cũng đã nhiều
74
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
năm ra Hà Hội bán hoa tươi. Con gái anh hiện cũng đang bán hoa tươi ngoài Hà Nội. Qua anh tôi biết thêm việc ra Hà Nội bán hoa cua người làng Vườn, nhất là người phụ nừ quan trọng như thế nào với đời sống kinh tế của bà con. Anh bảo:
-.Người làng Vườn chúng tôi đi bán hoa tươi là do tự phát. Nghề này đã đem lại nguồn ngân sách lớn cho bà con. Làng Vườn quê tôi đang giàu lên nhờ nghề bán hoa tươi. Nghề này không ảnh hưởng gì đến chính sách “Tam nông” anh ạ! Vì cả làng Vườn có nhà nào bỏ ruộng, bỏ vườn đâu? Ngược lại, nghề bán hoa tươi đã tạo ra một nguồn lực tài chính quan trọng cho việc phát triển ở làng tôi. Để phát triến nông thôn mới tôi nghĩ mồi làng có một cách đi và phát trien khác nhau. Bởi thế mới có làng rau, làng nấm, làng mì, làng đi Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... Mà anh thấy đó, chính sách “Tam nông” cũng đề cập đến vấn đề liên kết sản xuất và thương mại đó thôi! Neu nói theo khía cạnh này thì nghề đi bán hoa tươi của bà con làng tôi cũng nằm trong “Tam nông” đó.
Tôi chợt nhớ đến câu chuyện cụ Ưng kể ngày nào và câu Bác Hồ bảo làng Vườn rồi sẽ đẹp như một vườn hoa.
Tháng 7-2012
75
Đĩ QUA NHỮNG MÙA XUÂN
KIỆU RÒNG RƯỚC RAU
ơ làng Hà Mỹ (xã Chu Điện, Lục Nam, Bac Giang) có lê hội rước cỗ cuốn vào Ram tháng Giêng âm lịch hàng năm. Trong ngày tết rau đặc biệt này, món diếp cuôn được tôn vinh lên ở vị thê cao sang rihảt. Món nàv được dân làng coi là cao lương mỹ vị. Còn như xôi, gà, thịt thà, bảnh trái... lại trở thành phụ âm...
Hà Mỹ có nơi thờ Thành Hoàng làng thật bề thế, khang trang, về quy mô thì đình này chỉ kém đình Dùm, đình Sàn, đình Thân là những ngôi đình có thể gọi là “vật vã” trong vùng. Tuy nhiên, đình làng Hà Mỹ lại nức tiếng gần, xa bởi những bức chạm khắc gỗ tinh xảo, độc đáo, đẹp vào bậc nhất so với tất cả những ngôi đình cổ ở Việt Nam.
Nhưng đây là ngôi đình còn có nhiều điều bí ẩn.
Khách thập phương và ngay cả dân làng cũng vẫn thường hay đặt ra những câu hỏi: Vì sao đình Hà Mỹ
76
ĐI QU A NH Ữ N G MÙA XU ÂN
cho đến nay gần như được bảo tồn nguyên ban kicn trúc cô, nhưng không đê lại lây một tấm bia? Vì sao chăng tìm thấy bất kỳ một chồ nào trong đình ghi lại năm, tháng xây dựng hoặc ngày khánh thành? Vì sao ngoài bức đại tự treo trước thượng điện với bôn chừ “Thánh
cung vạn tuế” không cho một thông tin gì đặc biệt ra... thì chăng còn thấy một văn ban Hán Nôm nào khác liên quan đẻn ngôi đình còn lưu truyên lại?
Có lẽ do chăng thê trá lời dược nhừng câu hỏi ấy chăng? Mà ngôi đình Hà Mỹ đã có nhiều huyền thoại khá ly kỳ và lạ lùng.
Một lần, khi cùng lúc tôi được hầu chuyện với nhiều cao niên trong làng thì một cụ bảo:
- Này bác ơi! Đình làng tôi vốn không phải đình làng tôi đâu!
Tôi suýt phì cười. Nhưng may mà kìm lại được, trố mắt, sững sờ ngạc nhiên:
- ơ! Sao thế hả cụ? Đình Hà Mỹ mà lại không phải đình Hà Mỹ? Phải nói thật là... cháu chẳng hiểu ra làm sao ạ!
Cụ ngồi bên thản nhiên như không:
- Ngôi đình này là do làng tôi “thó” được ở ngoài Đông Anh đấy!
77
ĐI QUA NHỮNG MÙA XUÂN
- Thó? Nghĩa là... là ăn cắp ấy hả cụ?
- Chứ còn là cái gì nữa! Cụ ấy gật đầu: - Chả là thế này... có một người ở làng tôi, khi đi ra Đông Anh thì thấy ở đó có một ngôi đình khá đẹp. Mà khi ẩy, hai làng họ đang tranh giành nhau. Thế là, giữa lúc hai bên còn đang mải cãi vã, không để ý, ông ấy đã lẳng lặng đến ăn trộm. Mang về.
Chuyện ăn trộm đình mà nghe cứ ngon xoẻn. Đe ý thì thấy các cụ khác ngồi bên xem ra cũng chang có phản ứng gì đặc biệt. Mới hay, tất cả các cụ trong làng đều tin vào điều kỳ lạ, hoang tưởng, khó mà có thật ấy. Tôi trộm nghĩ: ngôi đình chứ có phải cái chén, cái bát, vuông khăn, manh áo, quả na, quả bưởi hay một vật dụng nhỏ nhoi gì đâu mà có thể đút túi, cho vào đẫy rồi... đem đi dề dàng thế được?
Thắc mắc cua tôi được các vị cao niên ở làng Hà Mỹ giảng giải kỹ càng hơn... cũng lại bằng một câu chuyện ngày xửa ngày xưa...
Căn cứ vào kiến trúc của đình Hà Mỹ hiện nay, các nhà nghiên cứu đều khẳng định có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XVII, vào thời Lê Trung Hưng. Song nhiều cụ ừong làng lại nói rằng làng Hà Mỹ có muộn hơn thời điểm đó nhiều. Theo các cụ nếu sớm thì làng các cụ cũng chỉ được hình thành tò cuối thế kỷ XVIII, đầu thế
78
ĐI QUA NHỬNG MUA XUÂN
ky thứ XIX. Nghĩa là sau ước đoán niên đại của ngôi đình làng chừng hơn 100 năm. Khi ấy, có bốn hộ người họ Nguyền ở làng Hà Thanh (Hà Tú) di cư ra đây lập trại rồi sau nên làng Hà Mỹ. Hàng chục năm về sau mới dôi ra được mươi hộ. Cũng vì nghèo, lại neo người nên không thê làm được đình. Thấy các làng bên cạnh người ta có đình thì thèm lắm. Ai nấy đều ước ao.
Bấy giờ, trong làng có một ông phu thủy rất cao tay. Ông này đã đi khắp mọi nơi, đặng tìm một ngôi đình đề lấy về cho làng mình. Ông đã tìm được một ngôi rất ưng ý. May quá, hăn là thần linh thổ địa ở đó đã chán ngán trước tình cảnh mất đoàn kết, luôn cãi cọ của dân bản địa, nên khi ông gieo quẻ, xin âm dương đế đưa ngôi đình này đi thì được ngay. Thế là, chỉ trong một đêm, ông người Hà Mỹ đã phù phép, sai khiến âm binh khênh tếch ngôi đình đó về. Dựng ngay ở giừa làng Hà Mỹ. Sáng ra, cả làng đều dụi mắt, bàng hoàng, kinh ngạc khi thấy ngôi đình uy nghi bỗng dưng mọc lên giừa làng mình. Mà cứ như là đình đã có ở đó từ lâu lắm rồi. Bởi ai cũng nhìn thấy cỏ mọc trùm chân tường, dây bìm bìm leo lên gần nóc đao.
Chỉ ít ngày sau. Hai làng ngoài Đông Anh đến nhận đình. Họ bảo ngôi đình đang ở làng Hà Mỹ là của hai làng họ vừa mới bị ăn trộm. Hai làng này đi kiện
79