"
Di Chúc Pháp - Andrei Makine full mobi pdf epub azw3 [Kinh Điển]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Di Chúc Pháp - Andrei Makine full mobi pdf epub azw3 [Kinh Điển]
Ebooks
Nhóm Zalo
DI CHÚC PHÁP Andreï Makine
Making Ebook Project BOOKAHOLIC CLUB
Tên tác phẩm: DI CHÚC PHÁP
Nguyên tác: Le Testament Francais
Tác giả: Andreï Makine
Dịch giả: Bùi Hiển
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Năm xuất bản: 1998
Số trang: 320
Khổ sách: 13 x 19 cm
Đánh máy: Thái Thanh, Diệu Linh, Đặng Mùi, Thùy An, Ngọc Nở, Tuyết Anh
Kiểm tra: Nguyễn Thanh
Chế bản ebook: Thảo Đoàn
Ngày thực hiện: 28/08/2011
Making Ebook Project #169 - www.BookaholicClub.com
Bạn đang đọc ebook DI CHÚC PHÁP của tác giả Andreï Makine do Bookaholic Club chế bản theo Dự án chế bản Ebook (Making Ebook Project).
Mong rằng ebook này sẽ mang đến cho bạn một tác phẩm Văn học hay, giàu giá trị biểu cảm và nhân văn, với chất lượng cao. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến những chế bản ebook tốt nhất, nếu trong quá trình chế bản có lỗi sai sót nào mong bạn góp ý và cho chúng tôi biết những ebook mà đang mong muốn.
Making Ebook Project của Bookaholic Club là một hoạt động phi lợi nhuận, nhằm mục đích mang đến những chế bản ebook hay, có giá trị với chất lượng tốt nhất mà chúng tôi có thể với Cộng đồng đọc - người Việt. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng xin hãy đọc tác phẩm này bằng sách trước hết vì lợi ích cho Nhà xuất bản, bản quyền tác giả và góp phần phát triển xây dựng nền Văn hóa đọc.
Hãy chỉ đọc chế bản này trong điều kiện bạn không thể tìm đến ấn phẩm sách.
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Lời giới thiệu
Phần I
I
2
3
4
5
6
PHẦN II
1
2
3
4
PHẦN III
1
2
3
PHẦN IV
1
2
3
4
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Andreï Makine sinh ngày 10/9/1957 tại Krasnoyarsk, Xô Viết.
Năm 1987, ông sang Pháp là thành viên của chương trình trao đổi giáo viên và quyết định ở lại. Quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông La fille d'un héros de l'Union soviétique (A Hero's Daughter) được xuất bản năm 1990, khi ông trình bày rằng nó đã được dịch từ tiếng Nga, vì không nhà xuất bản nào tin rằng ông có thể viết bằng tiếng Pháp. Với quyển tiểu thuyết thứ ba, Au temps du fleuve Amour (Once Upon Love River), ông mới được công nhận là một nhà văn Pháp. Và đến quyển tiểu thuyết thứ tư, Le Testament Français (Dreams of My Russian Summers), năm 1995, ông trở thành tác giả đầu tiên chiến thắng được cả hai giải thưởng văn học hàng đầu nước Pháp Prix Goncourt và Prix Médicis.
Năm 2001, Andreï Makine bắt đầu bí mật xuất bản dưới bút danh Gabriel Osmonde với tổng cộng 4 quyển tiểu thuyết trong hơn 10 năm. Đây là một bí ẩn của nền văn học Pháp. Mãi đến năm 2011, một học giả nhận thấy quyển Les 20 000 Femmes de la vie d'un homme của Osmonde được lấy cảm hứng từ Le Testament Français (Dreams of My Russian Summers) của Makine, sau đó sự việc mới được sáng tỏ. Khi được hỏi tại sao lại sử dụng bút danh, ông đã trả lời rằng: “Tôi muốn tạo ra một người sống xa sự ồn ào náo nhiệt của thế giới”.
Các tác phẩm:
- La fille d'un héros de l'Union soviétique , 1990 (A Hero's Daughter , 1996)
- Confession d'un porte-drapeau déchu , 1992 (Confessions of a Fallen Standard-Bearer , 1996)
- Au temps du fleuve Amour , 1994 (Once Upon the River Love , 1996) - Le Testament français , 1995 (Dreams of My Russian Summers , 1997) - Le Crime d'Olga Arbelina , 1998 (Crime of Olga Arbyelina , 2000) - Requiem pour l'Est , 2000 (Requiem for a Lost Empire , 2001)
- La Musique d'une vie , 2001 (A Life's Music , 2004; also published as Music of a Life)
- La Terre et le ciel de Jacques Dorme , 2003 (The Earth and Sky of Jacques Dorme , 2005)
- La femme qui attendait , 2004 (The Woman Who Waited , 2005) - L'Amour humain , 2006 (Human Love , 2008)
- Le Monde selon Gabriel , 2007
- La Vie d'un homme inconnu , 2009 (The Life of an Unknown Man , 2010)
- Cette France qu'on oublie d'aimer , 2010
- Le Livre des brèves amours éternelles , 2011
Dưới bút danh Gabriel Osmonde:
- Le Voyage d'une femme qui n'avait plus peur de vieillir, 2001 - Les 20 000 Femmes de la vie d'un homme, 2004 - L'Œuvre de l'amour, 2006
- Alternaissance, 2011
Édité avec laidede Lambassadede France et LAlliancefrancaise de Hanoi.
Với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Pháp và Trung tâm Ngôn ngữ và Văn minh Pháp ở Hà Nội
Dựa theo nguyên bản tiếng Pháp của Le testament Francais của Andrèi Makine, nhà xuất bản Mercure de France, 1995
Lời giới thiệu
Ký ức tuổi thơ trong một số tác phẩm được giải năm 1995 ở Pháp (trích)
Đặng Thị Hạnh
Hầu hết các giải thưởng văn học lớn ở Pháp đều được trao vào cuối mùa thu hàng năm, còn được gọi là mùa khai diễn lại.
Năm nay, cuốn Di chúc Pháp của Andrei Makine, giải Goncourt, được giới báo chí khen ngợi nhiệt liệt: “Di chúc Pháp mùa thu năm nay sáng ngời lên với một ánh rạng rỡ đặc biệt. Một cuốn tiểu thuyết hay”. (Báo Le Figaro). “Một sự tráng lệ yên bình, chắc chắn đó là một trong những tiểu thuyết vào đời hay nhất của những năm gần đây. (Báo Le Croise). “Andrei Makine đã viết một kiệt tác. Một kỳ công về văn xuôi, một tiếng nhạc khiến ta sững sờ, như thể Tchékhov viết bằng tiếng Pháp” (Báo Elle).
*
Gần mười năm sau khi rời khỏi đất Nga sang Pháp, người kể chuyện hồi tưởng lại về thời thơ ấu và tuổi mới lớn của mình, sống chia sẻ giữa một thành phố lớn bên bờ sông Volga (nơi bố mẹ ở) và thị trấn Saranza ở vùng Ukraine là nơi người bà ngoại gốc Pháp ở.
Trong nhiều năm, theo một tập quán không thay đổi, trên một ban công giữa vườn, mỗi chiều hè, người bà lại kể cho hai chị em cậu bé những mẩu chuyện về nước Pháp, quê hương của bà, những mẩu chuyện rời rạc, có khi lặp đi lặp lại, điều mà cả người kể lẫn người nghe đều không mấy quan tâm, đối với đứa trẻ, mỗi chuyện kể hay đều có thể nghe đi nghe lại mà không biết chán. Cùng với an bom gia đình, những bài dân ca, thơ văn các nghệ sĩ nổi tiếng, rồi những kỷ vật, vài hòn cuội, một mẩu kim loại bí ẩn... các câu
chuyện kể cứ làm hình thành dần trong đầu óc cậu bé, một hình ảnh về nước Pháp, giống như những mẩu trong một bức tranh ghép mảnh. Mở đầu của mọi chuyện, chắc chắn là chuyện kể về Paris vụ lụt mùa đông năm 1910: sông Seine biến thành biển, dân Paris lênh đênh trên những con đò, và nước Pháp của bà ngoại đi lên từ sóng nước như một hòn đảo Atlantide. Nhưng liền ngay sau đó lại là một Paris khác, rực rỡ ánh xuân, đang chờ đón Sa hoàng Nicolas đệ nhị và Hoàng hậu Alexandra. Cả hai xuất hiện trẻ măng, đẹp đẽ Nhiều năm sau, người kể chuyện (lúc ấy còn là người nghe chuyện) mới biết là sự kiện ngoại giao lớn, Paris đón Sa hoàng, là xảy ra vào năm 1896, trước vụ lụt hàng chục năm. Nhưng mọi sự sai niên đại đều chẳng quan trọng gì. Điều quan trọng là trên ban công ngôi nhà của Charlotte, tên người bà, mỗi chiều hè “giống như cái bình cầu cổ dài của một nhà luyện kim, trong đó diễn ra sự chuyển vi nguyên tố của quá khứ”: điện Elysée xuất hiện trong ánh lấp lánh những đèn chùm gương soi, nhà hát Opéra sáng rực vì những đôi vài trần phụ nữ, còn Nhà thờ Đức Bà lại khiến ta cảm thấy rợn người vì chất đá lạnh toát dưới bầu trời vẩn mây...
Cứ như vậy, cho dù các giấc mộng chiều hè đó mỗi năm một lần lại lùi ra xa, mờ đi sau đám sương thu và những cơn bão tuyết đầu tiên- cậu bé trở về với cuộc sống học sinh và thành phố - thì cái mà sau này cậu sẽ gọi là Francité (tính Pháp) vẫn cứ đọng lại như những “địa tầng” trong tâm hồn cậu, cùng với cái đó là những xung đột giữa hai bản ngã khó dung hòa. Cũng như chính tác giả, người kể chuyện cảm thấy “mình vừa là Pháp, lại vừa là Nga: và không ở đâu, tính đối nghịch đó lại biểu hiện rõ như trong ngôn ngữ: “Khi tôi đọc (từ Tsar) bằng tiếng ngan thì một tên bạo chúa tàn ác đứng sừng sững trước mặt tôi, trong khi đó từ “Tsar” trong tiếng Pháp lại tràn ngập ánh sáng, tiếng động, gió, ánh đèn chùm, những vai trần phụ nữ lấp lánh...” Ngôn ngữ, cái mầm ghép hoang đường… Rất lâu sau này, người kể chuyện mới có dịp thể nghiệm cái chất liệu bí ẩn này, nhưng chắc anh sẽ khó thành công nếu ngay từ thời thơ ấu, trong con người anh, trong ngôn ngữ anh, đã không mang tính kép, cái mà có lúc anh đã muốn rũ bỏ cho kì được. “Thói ủy mị Pháp đã ngăn trở không cho tôi sống”: lớn dần lên, cậu bé đã nhận ra như vậy, khi cảm thấy mình lạc lõng giữa cái xã hội mini là trường học, bạn và thầy. Vào một mùa hè, khi cậu đã 14 tuổi, cậu trở về Saranza với “ý định kết thúc với cái nước Pháp của Charlotte”, thì một lần nữa, cậu lại ra đi với bao nhiêu khám phá về bản thân mình, về ngôn ngữ, nhất là về người bà của mình, đơn giản chỉ vì bà xuất hiện dưới bầu trời
Nga “như một con người- ngoài trái đất” nhưng lại đã “hội tụ được trong cuộc đời mình các thời điểm mấu chốt của lịch sử nước chúng tôi”.
*
Từ ngày ấy, gần hai mươi năm đã trôi qua. Bị cuốn theo những biến động xã hội người kể chuyện nay đã ở trên đất Pháp. Và điều gì đã xảy ra? Về những tháng dài nghèo khổ và lang thang trên đất Pháp, anh sẽ rất ít lời. Xuống đến tận cùng của tuyệt vọng, có lúc anh đã nghĩ đến cái chết, nhưng chính một hồi ức của tuổi thơ lại đã cứu anh. Vào một sáng tinh mơ, khi anh gần như quỵ xuống cạnh một bức tường: Lũ tháng giêng 1910, những dòng chữ trên xuất hiện như nhờ phép lạ trên một tấm kim loại đã gỉ, đen xì. Và ngay tức thì, cả một quá khứ ùa trở lại: “… Sức nóng của một thành cầu thang gỗ trên cái ban công treo giữa không trung vào một chiều hè. Những mùi hương cỏ, khô và cay cay. Tiếng kêu xa xôi và buồn bã của một đầu tàu… Tiếng giấy nhẹ sột soạt trên lòng người đàn bà đang ngồi giữa hoa. Mái tóc đã điểm bạc. Giọng nói của bà…”Đến đây điểm nhìn của người kể chuyện đã đảo ngược lại, thời ấy còn là nước Pháp nhìn từ nước Nga qua truyện kể của bà, bây giờ lại một hồi ức về đất Nga nhìn lại từ nước Pháp.
Cũng như vậy, trong hai mươi trang cuối chuyện, tình huống sẽ bị rạt lại. Trong hơn hai trăm chín mươi trên ba trăm linh bẩy trang của cuốn tiểu thuyết, người kể chuyện chỉ làm có một việc là vẽ lại cho chúng ta sự hình thành của tính Pháp trong con người anh. Vậy mà khi anh tưởng như đã có điều kiện để đưa người bà trở về thăm nước Pháp thì một bức thư của Charlotte viết trước khi và mất: Di chúc Pháp lại là để nói với anh về đời một người đàn bà Nga, mẹ của anh: bà đã đón từ tay của một phụ nữ Nga bị chết trong trại tập trung, và đã hứa với người đó chỉ báo cho anh biết điều này vào thời điểm chậm nhất. Vậy là tất cả những gì mà suốt thời gian qua anh coi như biểu hiện của tính Pháp di truyền trong anh đều không có, hoàn toàn không có.Nhưng đấy cũng là điều kiện để anh nghĩ tới sự hiện diện của người bà, “kín đáo và tự nhiên như chính cuộc sống vậy. Đối với tôi, duy nhất chỉ còn thiếu các từ để nói lên điều đó”.
Cũng giống như kiệt tác của Proust, khi chuyện kể đóng lại là lúc báo hiệu cuốn tiểu thuyết sẽ bắt đầu.
*
Trên đây chỉ là tóm tắt sơ lược của truyện kể và khó có thể hình dung một tác phẩm hay nếu không biết đến văn viết. Nhưng đấy là việc của người đọc, không ai có thể làm thay. “Mỗi độc giả trước tiên là độc giả của chính mình. Với văn phong trong sáng, dễ hiểu, với cốt truyện giản dị. Di chúc Pháp vẫn là một tác phẩm phức hợp, có thể được đọc ở nhiều tầng. Trong phạm vi bài này không thể nói tới các âm hưởng khác nhau có thể tìm thấy trong tác phẩm. Nhưng một điều có thể nhận thấy ngay, là người độc giả Việt Nam đã quen với tiểu thuyết Na và Xô viết trước đây (tuy bây giờ dường như chúng đã bị xếp xó) sẽ nhận thấy trong người đàn bà gốc Pháp nhiều nét gợi nhớ tới các nữ nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển Nga, và cả trong các tác phẩm Xô viết họ đã đọc. Còn một số độc giả khác sẽ nhạy cảm với “tiếng nhạc nhỏ của các hồi ức Proustienm cứ đệm theo dòng chuyện kể, gợi nhớ “những giây lát không trôi qua”, cái sẽ còn lại mãi mãi phía trên dòng thời gian luôn chảy./.
“(…) tôi ghi lại đây tên thật những người ấy với một niềm thích thú trẻ nít cùng niềm xúc động sâu xa, trong khi không thể kể hết tên bao người khác nữa hẳn cũng đã từng hành động tương tự và nhờ họ mà nước Pháp vẫn tồn tại đến ngày nay (…)”
MARCEL PROUST
Thời gian tìm lại được
“Người dân Xibêri có bao giờ xin ông trời cây ôliu, hoặc người dân cứ Provence cây klukwa?”
JOSEPH DE MAISTRE
Những tối đàm luận ở Saint Petersbourg
“Tôi hỏi nhà văn Nga cách thức ông làm việc và lấy làm ngạc nhiên là ông không tự dịch bản viết, mặc dù ông nói một thức tiếng Pháp hết sức trong sáng, hơi chậm rãi tí chút do lối suy nghĩ tinh tế của ông.
Ông thú thật là Viện Hàn lâm với pho từ điển của nó khiến ông buốt cóng.
ALPHONSE DAUDET
Ba mươi băm ở Paris
Phần I
I
Hồi còn bé, tôi đã đoán rằng cái nụ cười mỉm rất đặc biệt kia, với từng người phụ nữa biểu hiện một chiến thắng nhỏ kỳ lạ. Đùng vậy, một sự phục thù chốc lát trước những hy vọng tan vỡ, thôi thô bỉ người đời, nỗi hiếm vắng những điều đẹp đẽ và chân thực trong thế giới này. Nếu như lúc bấy giờ biết các diễn đạt, tôi sẽ báo cái mỉm cười ấy là đầy “nữ tính”... Nhưng ngôn ngữ tôi hồi còn quá cụ thể. Tôi đành tự bằng lòng nhìn ngắm trong an bom các gương mặt phụ nữ và tìm thấy lại cái hồi quang đẹp đẽ kia trên một số gương mặt.
Là vì các bà này biết rõ muốn đẹp, thì vài ba giây trước khi máy ảnh chớp lên chói mắt, cần thốt mấy cái âm tiết Pháp bí ẩn này vốn không mấy ai hiểu nghĩa “pe-tite-pomme...”[1] Như có pháp thần, thay vì miệng dạch rộng trong vẻ hân hoan hớn hở hoặc co dúm trong cái nhếch mép hồi hộp, khuôn môi uốn thành một vòng tròn duyên dáng. Toàn bộ gương mặt biến đổi hẳn. Lông mày khẽ rướn cong, đôi má bầu bầu thuôn dãn. Họ nói “petite pomme”, và hình bóng một niềm hồn hậu xa xôi mơ mộng hiện lên mờ ảo trong ánh mắt, tô các nét thêm tinh thể, khiến các bức ảnh phảng phất một làn ánh sáng dìu dịu những ngày xưa cũ.
Một ngón ảo thuật nhiếp ảnh như vậy đã chiếm lĩnh niềm tin cậy của bao người phụ nữ khác nhau. Chẳng hạn cái bà người Nga bà con trên bức ảnh màu độc nhất trong anbom. Vợ một ông ngoại giao, bà nói không mở miệng và thờ dài chán chường trước khi nghe người ta cất lời. Nhưng trên ảnh, tôi nhận thấy ngay tức khắc hiệu quả của “petite pomme”.
Tôi cũng nhận thấy cái quầng sáng trên gương mặt của bà tỉnh lẻ tẻ nhạt nọ, một bài dì vô danh nào đó người ta nhắc tên là chỉ để nói về những người đàn bà góa bụa sau vụ tàn sát đàn ông hồi chiến tranh vừa rồi. Cả đến Glacha, cô gái nông thôn trong gia đình, trên vài bức ảnh chúng tôi còn giữa
cũng trưng bày cái nụ cười kỳ diệu kia. Cuối cùng lại có cả một bầy những cô em họ trẻ đang phồng môi cố giữ trong mấy giây pô bất tận cái phù phép thoáng qua kiểu Pháp. Trong khi lẩm nhẩm “petite pomme” hẳn các cô vẫn còn tin cuộc sống sắp tôi sẽ được dệt toàn bằng những phút giây ân sủng nó…
Chuỗi những ánh mắt và gương mặt nối tiếp kia cứ chốc chốc bị xuyên qua bởi hình ảnh một phụ nữ nét mặt đều đặn tinh tế, màu máu xám. Lúc đầu còn trẻ trong các anbom cũ nhất, nụ cười của bà thấm đượm vẻ quyến rũ bí mật của “petite pomme”. Tiếp đó, với tuổi tác, trong các anbom càng lúc càng mới và gần với bây giờ, cái vẻ ấy mờ nhạt dần, nhuốm chút u buồn và thuần phác.
Chính người phụ nữ ấy, người đàn bà Pháp lưu lạc giữa mênh mông tuyết phủ nước nga, là người đã bày cho chung quanh cái tiếng để làm đẹp kia. Bà ngoại tôi đấy Bà sinh ở Pháp vào đầu thế kỷ, trong gia đình ông Norbert và bà Albertine Lemonnier. Cái bí mật của “petite pomme” chắc hẳn là truyền thuyết đầu tiên làm tuổi thơ chúng tôi xiết bao thích thú và cũng là một trong những lời đầu tiên của cái ngôn ngữ mà mẹ tôi gọi vui là “tiếng bà ngoại đẻ” của chúng mày.
Một hôm tôi tình cờ nhìn thấy một bức ảnh lẽ ra tôi không nên nhìn… Tôi đang nghỉ hè tại nhà bà ngoại trong cái thành phố ven thảo nguyên Nga nơi bà trôi giạt đến sau chiến tranh. Bấy giờ sắp tối buổi hoàng hôn hè nóng nực ké dài tỏa khắp nhà một ánh sáng mầu tím nhạt. Cái ánh sáng hơi huyền ảo ấy dọi lên những bức ảnh tôi đang xem cạnh cửa sổ mờ. Các ảnh này cũ nhất trong anbom, Chúng vượt qua cả cái mốc xa lơ xa lắc là cuộc cách mạng năm 1917, làm sống lại thời các Sa hoàng, không những thế, còn chọc thủng bức màn sắt rất kiên cố hồi bấy giờ, lúc thì đưa tôi lên bậc thềm một nhà thờ gô tích, lúc dẫn tới những lối đi một khu vườn vuông vức ngang hàng thẳng lối không chê vào đâu được khiến tôi lạ mắt đến ngẩn ngơ. Tôi đang chìm sâu vào pho tiền sử gia đình…
Rồi đột nhiên, bức ảnh nọ!
Tôi nom thấy nó khi chỉ do tò mò, tôi mở một chiếc phong bì lớn kẹp giữa trang cuối và tấm bìa. Đó là cái mớ ảnh mà thông thường người ta cho không đáng dán lên các trang các tông ram ráp, in những phong cảnh không còn nhớ chụp ở đâu, những gương mặt chung chung không gợi lên tình cảm hoặc kỷ niệm. Mớ ảnh mà mỗi lần người ta tự nhủ ngày nào đó phải lọc bớt để quyết định số phận của những linh hồn hắt hiu cô quạnh kia.
Chính là giữa những con người xa lạ và những phong cảnh vùi vào quên lãng nọ mà tôi nom thấy bà ta. Một phụ nữ trẻ, ăn mặc tương phản kỳ quặc với vẻ thanh lịch của những nhân vật ở các bức ảnh khác. Bà ta bận chiếc áo bông dày cộm xám xịt, đội mũ lính đàn ông hai mảnh che tai buông thõng. Bà bế trên ngực một em bé bọc kín trong chăn len.
Tôi kinh ngạc tự hỏi: “Cách thế nào mà người đàn bà này lỏn được vào giữa đám các ông bận lễ phục và các bà váy áo dạ hội kia ấy nhỉ?” Rồi lại quanh bà ta trên các bức ảnh khác, là những đại lộ tráng lệ, những hàng cây cột lớn, những phong cảnh Địa Trung Hải. Sự hiện diện của bà cứ như là không hợp thời, không đúng chỗ, khó hiểu. Trong khung cảnh gia đình thời bấy giờ, bà có vẻ như khách không mời mà đến, với kiểu áo váy lố lăng hệt như ngày nay chỉ các bà thu dọn tuyết mùa đông ngoài đường mới ăn vận như vậy…
Tôi không nghe tiếng chân bà tôi đi vào. Bà đặt tay lên vai tôi. Tôi giật thột, tiếp đó chỉ vào bức ảnh, hỏi:
- Người đàn bà này là ai hả bà?
Một ánh hoàng hốt lướt qua trong mắt bà tôi vốn luôn luôn bình tĩnh.Bằng một giọng hầu như uể oải bà đáp lại bằng câu hỏi:
- Người đàn bà nào?
Chợt cả hai bà cháu giỏng tai lắng nghe. Có tiếng sột soạt kỳ lạ vang khắp phòng. Bà tôi quay nhìn và kêu lên giọng vui vẻ, hình như thế:
- Cái đầu lâu! Trông kìa, cái đầu lâu!
Tôi nom thấy một con bướm lớn màu nâu, thứ bướm thường xuất hiện lúc hoàng hôn, nó đập cánh cố húc vào mặt kính tưởng nhầm là khoảng trống. Tôi với tay lao tới, cảm thấy trước cặp cánh nhung của nó mơn buồn buồn trong lòng bàn tay… Đúng lúc ấy tôi nhậm ra con bướm này to dị thường. Tôi lại gần và buột kêu:
- Có hai con cơ đấy! Sinh đôi dính vào nhau!
Quái thật, hai chú bướm dường như cột vào nhau. Thân mình chúng rung lên dữ dội. Tôi ngạc nhiên thấy cặp bướm chẳng chú ý gì đến tôi, cũng chẳng tìm cách thoát. Trước khi chộp được nó, tôi kịp nhận ra những chấm trắng trên lưng nó, nom quả như chiếc đầu lâu.
Hai bà cháu không còn chuyện trò về người đàn bà bận áo bông nữa. tôi dõi nhìn con bướm đêm bay lên trong bầu trời nó phân thành hai và tôi hiểu, trong chừng mực một đứa trẻ mười tuổi có thể hiểu, tại sao chúng lại dính vào nhau như vậy.Vẻ thảng thốt của bà tôi giờ đây về như có lý do.
Chuyện hai con bướm đêm lẹp nhau đưa trí tôi về với hai kỷ niệm rất xưa cũ và bí ẩn nhất của thời thơ ấu. Kỷ niệm thứ nhất, lần lên hồi tám tuổi, thâu tóm trong vài lờn một bài hát cũ bà tôi cứ thì thầm hơn là cấy lên tiếng hát, một đôi khi ngồi trên ban công, đầu cúi xuống đồ khâu, đang mạng lại cổ hoặc thùa lại khuy. Chính mấy câu chót khiến tôi thích mê:
... Và ở đó đôi ta sẽ ngủ
Cho đến ngày tận thế
Giấc ngủ cặp tình nhân dài đến vậy vượt quá tầm hiểu biết trẻ nít của tôi. Tôi vốn biết là người chết thì ngủ vĩnh viễn (như cái bà già hàng xóm mà người ta đã giảng giải cho tôi rõ bà qua đời dạo mưa dông như thế nào). Ngủ như cặp tình nhân trong bài hát ư? Tình yêu và cái chết trộn lẫn thành một thứ hợp kim kỳ lạ trong đầu óc thôi. Và vẻ đẹp u buồn của giai điệu, chỉ càng làm tăng thêm niềm bối rối kia. Tình yêu, cái chết, vẻ đẹp... Thế rồi cái cảnh trời chiều này này, ngọn gió này, mùi vị thảo nguyên này, mà
nhỡ có bài hát tôi cảm nhận rõ được mọi thứ đó cứ như thể cuộc đời tôi bắt đầu từ giây phút ấy.
Kỷ niệm thứ hai không thể nói rõ thời gian, vì quá xa xôi thậm chí cũng chẳng có cái “tôi” thật cụ thể trong đám mây mù ký ức. Chỉ là cái cảm giác mãnh liệt về ánh sáng, cái hương thơm nồng nàn cây cỏ và những dãy bạc óng ánh kia vạch ngang màu xanh đậm của không khí nhiều năm sau tôi hiểu ra là tơ nhện bay. Mờ hồ, không thể nắm bắt, cái hồi ức này tuy nhiên lại thật thân thiết với tôi, vì dường như tôi tự thuyết phục được rằng đó là điều nhớ lại khi còn trong bụng mẹ. Phải rồi, từ một âm vang do cái dòng dõi Pháp của tôi dội về. Nguyên do là vì trong một câu chuyện bà tôi kể, tôi tìm thấy lại tất cả mọi yếu tố của kỷ niệm này: ánh mặt trời mùa thu trong chuyến bà đi qua xứ Provence, mùi những cánh đồng oải hương và cả những tơ nhện bay óng ánh trong không trung thơm ngáy. Tôi sẽ chẳng bao giờ dám thổ lộ với bà về cái linh tính trẻ thơ này.
Đúng vào mùa hè năm sau, một hôm chị tôi và tôi nom thấy bà ngoại khóc... Lần đầu tiên trong đời chúng tôi.
Trong mắt chị em tôi bà như một vị thần công minh nhân từ, luôn luôn bình tĩnh và tuyệt vời thanh thản.Chuyện đời bà, từ lâu đã thành huyền thoại, đặt bà vượt cao hơn những buồn lo trần thế. Đúng vậy, chúng tôi không hề nom thấy một giọt nước mắt. Quá lắm là cái cắn mọi đau đớn, cặp má khẽ giật giật, mí mắt chớp chớp...
Chúng tôi đang ngồi trên thảm phủ đầy mẩu giấy và đang lao vào một trò chơi mê mải: nhặt các viên sỏi bé bọc trong các mẩu giấy trắng đem so với nhau lúc thì một mảnh thạch anh, lúc thì một hòn cuội trơn nhẵn. Trên giấy thấy ghi những chữ, mà vì không hiểu chúng tôi cho là những tên khoáng vật bí ẩn: Fécamp, La Rochelle, Bayonne...[2] Trong một mẩu giấy, chúng tội lại còn tìm thấy một mảnh quặng sắt ram ráp có vệt gì. Đọc cứ như tên một kim loại kỳ lạ “Verdun”[3].Nhiều mẫu của sưa tập này đã được mở xem như vậy.
Khi bà ngoại bước vào, trò chơi từ một lúc đã trở nên náo nhiệt hơn. Hai chị em tranh nhau những viên đá đẹp nhất, chúng tôi chập vào nhau xem cái nào rắn hơn, có khi đánh vỡ đôi. Những viên có vẻ xấu xí chẳng hạn như viên “Verdun” thì được vứt qua cửa sổ, lên một bồn thược dược. Nhiều mẩu giấy bị xé toạc...
Bà chúng tôi đứng sững trên cái chiến trường đầy mảnh vụn trắng. Chúng tôi ngước nhìn. Và đúng lúc ấy luồng mắt màu xám của bà dường như đẫm lệ - vừa đủ để nó nhóng nhánh lên khiến chúng tôi nhìn không chịu nổi.
Không, bà chúng tôi chẳng phải là một vị nữ thần. Vậy là bà cũng có thể bị giày vò vì một niềm bực bội, một cơn tuyệt vọng đột ngột. Bà, người mà chúng tôi cứ tưởng tiến bước ung dung trong chuỗi ngày êm ả, cà cũng đôi lúc rưng rưng nước mắt!
Chính là từ cái mùa hè ấy mà cuộc đời bà ngoại phát lộ trước mắt tôi những khía cạnh mới không ngờ. Và nhất là rất riêng tư.
Trước kia quá khứ của bà thu gồm vào vài ba bùa phép, vài di vật gia đình, chẳng hạn như chiếc quạt lụa nom giống như chiếc là phong mỏng manh, hoặc như cái “túi nhỏ Cầu Mới” đáng ghi nhớ. Truyền thuyết chúng tôi kể rằng cái túi này vốn do Charlotte Lemonnier nhặt được trên chiếc cầu nói trên, lúc đó bà mới lên bốn. Chạy lon xon trước mẹ, con bé đột nhiên đứng dừng kêu lên: “Cái túi!”. Và già nửa thế kỷ sau, giọng vang vang của bà còn vọng lại yếu ớt giữa một thành phố hẻo lánh trong cái mênh mông Nga, dưới mặt trời thảo nguyên. Chính là trong cái túi bằng da lợn này, miệng dính những mảnh men xanh, bà đã cất giữa món sưu tập những viên đá thời xưa.
Chiếc ví cũ kỹ nào đánh dấu một trong những kỷ niệm đầu tiên bà ngoại, và đối với chúng tôi, nó đánh dầu mối phát sinh cái thế giới hoang đường trong ký ức bà: Paris, Cầu Mới... Một thiên hà kỳ lạ đang thai nghén, phác những đường viền còn mơ hồ trước con mắt chúng tôi đầy mê hoặc.
Với lại, trong số những dấu tích của quá khứ kia (tôi còn nhớ niềm vô cùng thích thú khi vuốt ve mép mạ vàng mượt bóng những cuốn sách hồng:
Hồi ức chú chó bông, Em gái của Gribouille...)còn có một bằng chứng xưa cũ hơn. Cái bức ảnh nọ, chụp lúc đã về sống ở Xibêri: bà Albertine, ông Norbert và phía trước hai người, bà Charlotte lúc lên hai trùm chiếc mũ viền đăng ten, mặc áo búp bê, đặt ngồi trên một vật tựa rất sơ sài kiểu đồ đạc thợ ảnh thường có, một cái bàn xoay cao nghêu. Bức ảnh dán trên tờ các tông dày, mang tên người thợ ảnh và hình các huy chương được thưởng, khiến chúng tôi rất đỗi băn khoăn: “Có gì chung kia chứ, giữa người đàn bà tuyệt đẹp, gương mặt thuần khiết thanh tú, tóc buông óng ả, và ông già nọ với bộ rây bạc bện thành hai bím nom giống cặp nanh con hải mã?”
Chúng tôi cũng biết ông già này, tức cụ cố chúng tôi, hơn bà Albertine hai mươi sáu tuổi. “Cứ như thế ông cụ lấy con gái mình ấy!” chị tôi bực tức bình luận. Chúng tôi coi cuộc hôn phối này có vẻ hỗn tạp, không lành mạnh.Sách học ở trường đầy rẫy những chuyện cưới xin giữa một cô gái không hồi môn và một ông già giàu có, keo kiệt và hám trẻ. Đến mức chúng tôi tin trong xã hội tư sản, không thể có tình huống hôn nhân nào khác. Chúng tôi cố vạch tìm trong vẻ mặt ông Norbert một nét độc địa dâm bôn nào đấy, một cái nhăn mặt mãn nguyện không thể giấu. Nhưng mặt ông vẫn điềm đạm trung thực như mặt các nhà thám hiểm can trường trong các minh hoạt truyện Jules Verne. Vả chăng ông già râu bạc hồi bấy giờ mới bốn mươi tám tuổi.
Về phần Albertine, được giả thiết như nạn nhân các thói tục tư sản, chẳng bao lâu sau bà đã đứng trên mép nhẫn một huyệt mộ nơi những xẻng đất đầu tiên bay tung lên. Theo như kể lại, bà giãy dụa rất dữ trong tay những người ngăn cản, kêu gào thảm thiết đến mức đám người Nga đưa tang trong cái nghĩa địa thành phố Xibêri xa xôi này đâm bàng hoàng sửng sốt. Những người này vốn quen với cảnh huyên náo bi thương lễ tang trên đất nước mình, với những dòng nước mắt lã chã và những lời than vãn thống thiết, họ đâm sững sờ trước vẻ đẹp khổ đau quằn quại của người phụ nữ Pháp trẻ kia. Nghe kể là bà vật vã trên huyệt mộ vừa khóc lóc trong ngôn ngữ lanh lảnh quê bà: “Ném tôi xuống! Cho tôi chết theo!”.
Tiếng khóc than thê thảm ấy còn âm vang rất lâu trong tai bọn trẻ chúng tôi.
- Có lẽ là... bà cũng yêu ông ấy...,chị tôi có lần bảo. Và đỏ mặt.
Nhưng đáng chú ý hơn cả cái cuộc hôn phối khác thường giữa ông Norbert và bà Albertine, chính Charlotte trên bức ảnh chụp hồi đầu thế kỷ, mới gợi sự tò mò trong trí tôi. Đặc biệt là những ngón chân trần cô bé, Do tình vờ hoặc vô tình làm dáng, cô bé đã quặp mấy ngón chân thật chặt. Chi tiết vặt này tạo một ý nghĩa đặc biệt cho bức ảnh vốn cũng rất bình thường. Không biết cách diễn tả ý nghĩa, tôi đành nhắc đi nhắc lại trong bụng, giọng mơ màng: “Cái cô bé đặt ngồi chẳng biết tại sao trên chiếc bàn tròn một chân kỳ cục này, vào cái ngày hè đã biến vào vĩnh viễn, ngày 22 tháng tư 1905 ấy, nơi hang cùng ngõ hẻm Xibêri. Phải, cái cô bé Pháp nhỏ xíu hôm ấy ăn mừng tròn hai tuổi, cái cô bé đang nhìn bác thợ ảnh và tự dưng vô tình quặp những ngón chân bé không tưởng tượng được và nhờ đó giúp tôi thâm nhập vào cái ngày ấy, nếm bắt khí hậu của nó, thời tiết của nóm sắc màu của nó…”
Tôi nhắm mắt, cảm thấy sự hiện diện của cô bé mới huyền diệu biết bao đến đọ làm chóng mặt.
Cô bé ấy… là bà của chúng tôi. Phải, đúng là bà, người đàn bà mà chiều nay chúng tôi thấy ngồi xổm lặng lẽ thu nhặt các mảnh đá rải rác trên thảm. Sửng sốt và ngượng ngùng, chị em tôi đứng dậy, lưng dựa vào tường, chẳng dám thốt một lời xin lỗi hoặc giúp bà nhặt nhạnh các mẩu bùa phép vương vải. Chúng tôi đoán trong đôi mắt sập xuống kia đang rơm rớm lệ…
Cái buổi chiều chơi trò phá phách bất kính ấy, chúng tôi thấy đối diện chúng tôi không phải bà tiên hiền lành thuở nào, thường kể chuyện Con yêu Râu xanh hoặc Người đẹp ngủ trong rừng gì đó mà là một người phụ nữ dễ bị thương tổn và mẫn cảm mặc dù đầy nghị lực. Với bà, đó là cái giây phút đau khô khi một người lớn đột nhiên tự phát lộ, phô bày chỗ yếu của mình, cảm thấy như ông vua trần truồng trước con mắt chăm chú đứa trẻ. Lúc bấy giờ con người ấy giống như kẻ làm xiếc trên giây vừa bước hụt, và trong mấy giây loạng choạng, cưỡng lại được là chi do ánh mắt dõi nhìn hồi hộp của chính khán giả…
Bà khép lại cái “túi Cầu Mời”, cất vào buồng, rồi gọi chúng tôi ngồi vào bàn ăn. Sau một lát im lặng, bà bắt đầu nói, giọng đều đều trầm tĩnh, bằng tiếng Pháp, vừa chuyện trò vừa rót trả cho chúng tôi thói quen.
- Trong số các viên đá các cháu vứt, có một viên bà rất mong tìm lại được…
Và vẫn cứ cái giọng bình tĩnh ấy, vẫn bằng tiếng Pháp, trong các bữa ăn chúng tôi thường hay chuyện trò bằng tiếng Nga (vì có bạn bè hoặc láng giềng thường đến bất ngờ), bà kể cho chúng tôi nghe cuộc diễu binh của Đại Đoàn và câu chuyện viên đá nâu tên “Verdun”. Chúng tôi chỉ hiểu lờ mờ ý nghĩa câu chuyện chính cái giọng kể mê hoặc chúng tôi. Bà ngoại nói với chúng tôi như nói với người lớn! Chúng tôi chỉ còn hình dung thấy một viên sĩ quan đẹp để râu mép tách khỏi hàng diễu binh mừng chiến thắng, tiếng tới trước một người phụ nữ chẹt giữa cái đám đông nhiệt hứng và tặng cô tan một mảnh kim loại nâu…
Sau bữa cơm tối, tôi mang đèn pin ra xăm xoi từng ly từng tý cái bồn thược dược trước nhà nhưng vô hiệu, chẳng thấy mẩu “Verdun”. Sáng hôm sau tôi tìm thấy nó trên vỉa hè một mẩu sắt giữa mấy mẩu thuốc lá, mảnh chai, vệt cắt. Đuôi mắt tôi, nó như bứt ra khỏi cái mớ kề cận tầm thường kia, tựa hồ một thiên thạch đến từ một thiên hà xa lạ suýt nữa lẫn vào với những viên cuội lối đi…
Như thế đấy, chúng tôi đoán ra những giọt nước mắt thầm bà ngoại và lính cảm thấy sự tồn tại trong tim bà hình bóng anh chàng si tình xa xưa người Pháp đã đến với bà trước ông ngoại Fiodor. Phải, một sĩ quan đỏm dáng thuộc Đại Đoàn, một người đã đặt vào tay Charlotte mảnh sắt nhám “Verdun”. Sự phát hiện này khiến chúng tôi bối rối. Chúng tôi cảm thấy gắn bó với bà ngoại bởi một bí mật mà không một ai khác trong gia đình được biết. Phía sau bảng ghi ngày tháng, phía sau những mẩu chuyện truyền thuyết gia đình, giờ đây chúng tôi nghe ri tuôn âm ỉ sự sống trong tất cả vẻ đẹp bi thương của nó.
Buổi chiều, chúng tôi đến tìm bà ở chỗ ban công bé cạnh buồng. Trồng đầy hoa, chiếc ban công này như treo lơ lửng giữa đám sương mù nóng nực thảo nguyên. Một mặt trời rừng rực màu đồng sà xuống chân trời, dần dà chốc lát, rồi lặn nhanh chóng. Mấy ngôi sao đầu tiên run rẩy trong bầu trời. Mùi hương cây cỏ nồng nàn thấm thía hay lên tận chúng tôi theo với gió chiều hây hây.
Mọi người im lặng. Bà chúng tôi tranh thủ trời còn sáng, mang chiếc sơ mi nữ trải trên đầu gối. Rồi khi cảnh vật đã thấm đượm bóng tối mênh mang, bà ngửng đầu ngừng công việc, luồn mắt đắm trong xa xôi cánh đồng mù sương. Không dám phá ngang im lặng của bà, chốc chốc chúng tôi đưa mắt lên nhìn: bà sắp kể với chúng mình một điều tâm sự mới, thầm kín hơn chăng hoặc giả, cứ như không xảy ra chuyện gì, bà cầm cây đèn có chao màu ngọc lam ra, đọc vài trang truyện Daudet hoặc Jules Verne như bà thường làm các đem hè dài đặc? Không hề thú nhận với mình, chúng tôi rình đợi lời nói đầu tiên của bà, giọng điệu của bà. Trong trạng thái chờ đợi giống kiểu chăm chú của khán giả đối với người làm xiếc leo dây xen lẫn một sự tò mò ít nhiều khe khắt và một niềm bứt rứt mơ hồ. Chị em tôi có cảm giác giăng bẫy bà, bà thì đang đơn độc đối mặt với chúng tôi.
Trong lúc ấy bà dường như thậm chí chẳng quan tâm đến sự hiện diện căng thẳng của chị em tôi. Tay bà vẫn đặt bất động trên đầu gối, ánh mắt hòa tan vào bầu trời trong suốt. Một thoáng cười mỉm rạng trên môi…
Dần dà chúng tôi cũng buông chìm vào cái im lặng ấy. Cúi người trên bao lơn, chúng tôi giương to mắt cố nhìn được càng nhiều khoảng trời càng tốt. Chiếc ban công khẽ chòng chành, hẫng đi dưới bàn chân, bắt đầu bay lượn. Chân trời dịch gần lại cứ như thể chúng tôi lao tới nó xuyên qua làn hơi đêm.
Ngay phía trên đường chân trời chúng tôi nhận ra cái ánh lấp lánh nhợt nhạt tưởng chừng như những vẩy sóng lăn tăn trên mặt một cong sông. Không tin ở mắt mình, chúng tôi dò tìm bóng tối đang dâng đầy trên chiếc ban công bay. Đúng thế, một khoảng nước đen thẫm lung linh nơi tận cùng thảo nguyên đang dâng lên, tỏa cái mát lạnh chen vị chát của mưa rào. Cái khoảng nước ấy dường như sáng dần lên một thứ ánh sáng mờ đục mùa đông.
Bây giờ chúng tôi thấy mọc lên từ cái mặt biển kỳ ảo ấy những khối đen tòa nhà, những chóp tháp nhà thờ, những cọc đèn đương một thành phố! To lớn, hài hòa cân đối mặc dù nước ngập mọi đường phố, một thành phố ma xuất hiện trước mắt chúng tôi…
Đột nhiên chúng tôi nhận ra là ai đó nói chuyện với chúng tôi đã được một lúc rồi! Chính bà ngoại đang nói!
- Hồi ấy bà cũng trạc tuổi các cháu bây giờ. Ấy là vào mùa đông năm 1910. Sông Seine đã biến thành một cái biển thực sự. Dân Paris đi lại bằng thuyền. Đường phố giống như những dòng sông, các quảng trường biến thành hồ. Và điều làm bà ngạc nhiên nhất, là sự lặng im…
Trên ban công, chúng tôi nghe sự lặng im thiu thiu ngưng trệ của Paris ngập lụt. Vài tiếng sóng lóc bóc khi thuyền đi qua, một giọng nói âm vang đầu đường phố chìm trong nước.
Nước Pháp của bà chúng tôi, tựa hồ một Atlantide[4] mù sương đang xuất hiện trên mặt sông.
2
- Cả đến ông Tổng thống cũng phải ăn thức ăn nguội!
Đó là câu nói thoạt tiên vang lên giữa thủ đo cái nước Pháp Atlantide của chúng tôi. Chúng tôi hình dung một ông già đáng kính gương mặt vừa giống vẻ chững chạc cao quý của cụ cố Norbert chúng tôi vừa đượm cái oai vệ kiểu hoàng đế Ai Cập cổ xưa của Staline một ông già râu bạc, ngồi bên bàn dưới ánh sáng rầu rĩ ngọn nến.
Tin này được mang đến do cái người đàn ông trạc bốn mươi, mắt linh lợi, dáng vẻ tự tin, xuất hiện trên các bức ảnh trong những an bom cũ nhất của bà ngoại. Đi thuyền tới cạnh một toàn nhà, ông ta bắc thang trèo lên cửa sổ tầng hai. Đó là Vincent, cậu của bà Charlotte, phóng viên tờ Excelsior.Từ khi bắt đầu xẩy ngập lụt, ông ta ngang dọc các đường phố thủ đo săn sự kiện nổi bật trong ngày. Bữa ăn nguội của Tổng thống là một trong số đó. Chính là từ chiếc thuyền của Vincent mà bức ảnh ngộ nghĩnh của chúng tôi nhìn thấy trong một mảnh báo vàng ệnh đã được chụp: ba người đàn ông trong một chiếc thuyền mỏng manh trên khoảng nước mênh mông vây bọc các ngôi nhà. Chú thích ghi: “ Ba nghị sĩ đi họp Quốc hội”
Vincent leo qua bậu cửa sổ nhảy vào vòng tay cô chị Albertine vào cháu Charlotte, hai mẹ con đang trú tại nhà ông lúc đến Paris… Đảo Atlantide, trước đây vắng lặng, lúc này đầy ắp âm thanh, xúc cảm, chuyện trò. Mỗi chiều tối, những câu chuyện kể của bà chúng tôi giải phóng một mảnh của cái thế giới đã bị thời gian nhấn chìm kia.
Rồi lại có cái kho báu rất kín kia nữa. Cái chiếc va li đầy những giấy má cũ mà mỗi khi mạo hiểm bò vào gầm giường bà Charlotte, cái mảng to bè của nó khiến chúng tôi đâm hồi hộp. Chúng tôi vặn ô khóa, mở nắp. Bao nhiêu giấy tờ linh tinh bề bộn! Cuộc sống người lớn, trong tất cả vẻ buồn chán và nghiêm chỉnh đáng ngờ của nó, khiến chúng tôi nghít thở vì mùi hấp hơi và bụi bặm… Làm sao mong được là giữa mớ báo cũ, giữa mớ thư
từ của bà để những ngày tháng khó mà tưởng tượng nổi, chỉ ít tìm ra được bức ảnh ba ông nghị sĩ ngồi trong thuyền?
Chính ông Vincent đã truyền cho Charlotte cái thú đọc các bài phóng sự kia và khuyến khích cháu sưu tập chúng bằng cách cất trong báo các hình ảnh phù du của thực tế kia. Chắc ông nghĩ, với thời gian chúng sẽ càng nổi bật nét riêng đặc sắc, như các đồng hào bạc đượm lớp hoen qua các thế kỷ vậy.
Trong một chiều mùa hạ đầy ắp hương thơm đồng nội, câu chuyện của một khách qua đường dưới ban công lôi chúng tôi ra khỏi cơn mơ mộng.
- Mình thề với cậu, người ta đã nó ở đài mà! Ông ấy đã đi ra ngoài không gian.
Và tiếng người khác, giọng hoài nghi, vừa đi xa vừa đáp:
- Cậu tưởng mình là thằng ngốc hay sao? “Ông ấy đã đi ra…” Nhưng trên ấy, thì có gì để mà đi ra kia chứ. Nói thế bằng như nhảy từ máy bay không dù.
Cuộc tranh cãi này đưa chúng tôi trở về với thực tế. Quanh chúng tôi trải rộng cái vương quốc nga to lớn phi thường, đặc biệt kiêu hãnh về công cuộc thám hiểm cái bầu trời vô cùng tận trên đầu chúng tôi. Một vương quốc với quân đội hùng mạnh ghê gớm, những tàu nguyên tử phá băng xẻ dọc ngang Bắc cực, những xí nghiệp chẳng bao lâu nữa sẽ sản xuất một lượng thép bằng tất cả các nước trên thế giới gộp lại, những đồng lúa mì lượn sóng từ Biển Đen đến Thái Bình Dương… Với cánh đồng thảo nguyên kia kéo dài vô tận…
Và trên chiếc ban công này, một phụ nữ Pháp nói với chúng tôi về chiếc thuyền đi ngang qua một thành phố lớn ngập lụt ghé bên bức tường một tòa nhà… Chúng tôi cựa mình có hiểu xem mình đang ở đâu. Đây ư? Hay ở đó? Trong tai chúng tôi tắt ngấm tiếng lao xao của sóng.
Không, chẳng phải lần đầu chúng tôi cảm nhận sự phân thân kia trong đời mình. Sống cạnh bà chúng tôi đã có nghĩa là cảm thấy sống ở nơi xa. Bà đi qua sân mà không bao giờ ghé ngồi ở ghế băng các bà giác Nga, cái thiết chế mà không có nó sân Nga không thể hình dung được. Điều này không hề ngăn bà chào hỏi các bà kia rất thân tình, thăm hỏi sức khỏe một bà mấy hôm rồi chưa gặp, hoặc giúp họ chút đỉnh bằng cách mách bảo, chẳng hạn, cách khử vị chớm chua ở nấm sữa mặn… Nhưng trong khi nói với họ những lời nhã nhặn, bà vẫn đứng… Và các bà già thích chuyện trò trong sân chấp nhận thái độ khác biệt ấy. Mọi người hiểu là bà Charlotte chẳng phải hoàn toàn một babouchka[5].
Điều này không có nghĩa bà sống cách biệt với mọi người hoặc bà vâng theo một thành kiến xã hội nào đó. Mỗi sáng sớm, đôi khi chúng tôi bị bứt khỏi giấc ngủ trẻ thơ bởi một tiếng gọi lảnh lói vang giữa sân:
- Ra nhận sữa nào!
Xuyên qua giấc ngủ, chúng tôi nhận ra tiếng và nhất là giọng điệu của Avdotia, chị bán sữa đến từ làng bên. Các bà nội trợ xách bi đông chạy tới cạnh hai chiếc thùng to tướng bằng nhôm do chị nông dân to khỏe tuổi khoảng năm mươi này chở từ nhà này sang nhà nọ. Một hôm, bị tiếng gọi đánh thức, tôi không ngủ lại được… Tôi nghe tiếng dập cửa và những giọng thầm thì lọt vào phòng ăn. Lát sau một tiếng đàn bà khẽ thốt giọng buông thả khoan khoái:
- Ôi bà Choura, nhà bà mới thích làm sao! Cứ như nằm trên mây ấy…
Nghe vậy tôi đâm tò mò, liếc nhìn sau tấm màn ngăn căn phòng. Chị Avdotia, nằm dài trên sàn, chân tay dang rộng, mắt lim dim. Tất cả con người chị - cặp chân trần đầy bụi, cho đến cả mái tóc rải xòa trên đất đang nằm xoài nghỉ ngơi hết sức thoải mái. Một nụ cười lơ đãng phảng phất trên cặp môi hé.
- Ôi nhà bà mới thích làm sao, bà Choura! Chị khẽ lặp lại, gọi bà tôi bằng tên tắt thường là thay cho cái tên họ khó nhớ.
Tôi đoán vẻ mệt mỏi của cái thân hình đàn bà to lớn ngã nhoài giữa phòng ăn. Tôi hiểu chị Avdotia tự cho phép buông thả như vậy chỉ là ở trong buồng bà tôi. Vì tin chắc không bị mắng mỏ hoặc khinh thường… Chị vừa làm xong nhiệm vụ hàng ngay, lưng còng dưới sức nặng những cái thùng to tướng. Và khi đã giao xong sữa, chị lên phòng “bà Choura”, chân liệt bại, cánh tay nặng chịch. Sàn ván luôn luôn sạch sẽ, để trần, vẫn còn giữ cái mát mẻ ban mai dễ chịu. Avdotia bước vào, chào bà tôi, và tụt đôi giày to kềnh, nằm lăn ngay trên đất. “Choura” mang đến cho chị cốc nước, ngồi cạnh chị trên chiếc ghế đẩu. Và hai người dịu dàng trò chuyện với nhau trước khi Avdotia lấy lại được can đảm lên đường.
Hôm ấy tôi nghe lời bà tôi nói với chị bán sữa mệt lả đang nằm choài khoan khoái. Hai người phụ nữ trao đổi với nhau chuyện đồng áng, chuyện thu hoạch lúa kiều mạch… Và tôi thật kinh ngạc khi nghe bà Charlotte nói về cảnh sống nông thông rất đỗi thông thạo. Nhưng đặc biệt tiếng Nga của bà, luôn luôn rất trong trẻo, rất tinh tế, chẳng tương phản tẹo nào với ngôn ngữ đậm đà, sù sì và đầy hình ảnh của chị Avdotia. Cuộc trò chuyện cũng nhắc đến chiến tranh, cái đề tài không thể tránh: chồng chị bán sữa chết ở mặt trận. Gặt hái, lùa kiều mạch, Stalingrad… Thế mà tối nay, bà lại sắp nói với chúng tôi về Paris ngập lụt hoặc đọc vài trang truyện Hector Malot cơ đấy! Tôi cảm thấy một quá khứ xa xôi, mờ tối lần này là quá khứ Nga thức dậy trong chiều sâu cuộc sống xưa cũ của bà.
Chị Avdotia đứng dậy, ôm hôn bà tôi và lại ra đi trên con đường dẫn chị xuyên qua các cánh đồng vô tận, dưới mặt trời thảo nguyên, trên chiếc xe ngựa chở hàng chìm lấp trong đại dương có cao và hoa đồng nội. Lần này khi chị đi ra, tôi thấy chị đưa những ngón tay nông dân to bậm với vẻ rụt rè thận trọng sờ lên bức tượng xinh xắn trên tủ thấp cạnh cửa ra vào: một nữ thần sông núi thân mình óng ả với nhiều dây leo quấn quýt, cái bức tượng bé thời đầu thế kỷ, một trong những di vật quý báu hiếm hoi được bảo tồn như nhờ phép lạ.
Điều này nói ra thật kỳ lạ, nhưng chính nhờ cái lão say rượu địa phương Gavrilytch mà chúng tôi khám phá ra ý nghĩa của cái “nơi khác” riêng biệt khác thường bà tôi vốn thường ấp ủ. Đó là một người mà chỉ nhác thấy cái bóng dáng lão loạng choạng đột nhiên xuất hiện sau rặng phong ngoài sân ai nấy đã đâm hốt. Một người thách thức cảnh sát bằng cách làm tắc nghẽn
giao thông nơi đường cái lớn với kiểu đi ngùng ngoằng chữ chi, một người chuyên gây gổ quát tháo với các nhà chức trách, chửi rủa ầm ầm như sấm làm rung cửa kính và quét tất thảy các bà già khỏi ghế băng. Vậy mà chính cái lão Gavrilytch ấy hễ giáp mặt bà tôi liền đứng lại, cố hít vào cái hơi thở sặc mùi vốt ca và nói từng tiếng với một vẻ trọng vọng đặc biệt:
- Chào bà ạ, bà Charlotte Norbertovna!
Vâng, lão là người duy nhất trong sân gọi bà bằng cái tên tục Pháp, quả có Nga đi ít nhiều. Không những thế, lão lại còn nhớ được, chẳng rõ từ bao giờ và cách thế nào, tên ông cụ của Charlotte và lão pha chế thành cái tên họ ngoại lai “Norbertovna” cực điểm của sự lễ độ và vồn vã ân cần trên miệng lão. Cặp mắt mờ đục rạng lên, cái thân hình khổng lồ lấy lại được thăng bằng tương đối, đầu gật gật lia lịa có hơi hỗn độn, và lão vắt cái lưỡi ngâm trong rượu thực hiện trò nhào lộn bằng âm thanh này:
- Bà khỏe chứ, thừa bà Charlota Norbertovna?
Bà tôi chào đáp lại, thậm chí còn trao đổi với lão vài lời không phải không mang ẩn ý khuyên răn. Sân nhà vào lúc ấy có một vẻ mặt rất kỳ lạ: các bà già bị cuộc bước lên sân khấu giông bão của lão say xua đuổi, lách vào bậc cấp ngôi nhà gỗ lớn đối diện với toàn nhà chúng tôi, bọn trẻ thì nấp sau các gốc cây, trong các cửa sổ người ta nom thấy những gương mặt nửa tò mò, nửa khiếp sợ. Và trên trường đấu, bà chúng tôi tranh luận với một Gavrilytch đã thuần hóa. Và lại lão vốn không phải thằng ngu xuẩn
Từ lâu lão đã hiểu vai trò của lão vượt lên trên sự say nhà và đôi co ầm ĩ. Lão cảm thấy như thế mình cần thiết cho sự an lạc tinh thần trong sân. Gavrilytch đã thành một nhân vật, một kiểu người, một hiện tượng kỳ lạ - kẻ phát ngôn của cái số phận bất trắc, ngông cuồng, thứ niềm tin xiết bao da diết với tâm tình Nga. Thế rồi đột nhiên, xuất hiện người phụ nữ Pháp kia, với ánh nhìn trầm tĩnh trong cặp mắt xám, váy áo giản dị nhưng thanh lịch, thân hình mảnh dẻ khác hẳn các bà cùng tuổi, cái đám bà già mà lão ta vừa xua khỏi sào đậu.
Một hôm, muốn nói với Charlotte một điều gì khác hơn câu chào đơn giản, lão húng hắng ho trong nắm tay to che miệng và lầm bầm:
- Thế đấy bà Charlota Norbertovna, ở đây bà thật là đơn độc giữa cái thảo nguyên của chúng tôi.
Chính nhờ câu nói vụng về ấy mà tôi có thể hình dung (điều mà đến giờ tôi chưa hề làm) cảnh bà ngoại khi không có chúng tôi, vào mùa đông, một thân một mình trong phòng.
Giá như ở Matxcơva hoặc Lêningrát, mọi sự sẽ diễn ra khác đi. Cảnh đám đông hỗn tạp thành phố lớn sẽ đang về ở tại cái thành phố của Charlotte.
Nhưng bà lại đang về ở tại cái thành phố Saranza nhỏ bé này, nơi lý tưởng để sống những chuỗi ngày giống hệt nhau. Cuộc đời dĩ vãng của bà hiện về mãnh liệt, cứ như vừa mới hôm qua.
Saranza là vậy; vẻ sững sờ trong niềm kính ngạc sâu xa nơi rìa thảo nguyên trước cái vô tận trải ra trước mặt. Những ngả đường dốc cong, bụi bặm, không ngớt leo lên các ngọn đồi, những hàng rào gỗ dưới màu xanh vườn tược. Ông mặt trời. Những cảnh vật ngái ngủ. Những khách đi đường đột nhiên xuất hiện ở một đầu phố tưởng như đi mãi đi mãi vẫn không tới được ngang tầm bạn.
Nhà bà tôi ở ven thành phố, tại một khu gọi là “Rừng thưa Phía Tây”: một sự trùng hợp như vậy (Phía Tây Châu Âu Pháp) khiến chúng tôi rất thích thú. Toàn nhà ba tầng kia xây vào những năm mà theo dự án của ông thị trưởng nhiều tham vọng, sẽ mở đầu cho việc kẻ một đại lộ mang dấu ấn phong cách hiện đại.
Phải, toàn nhà là một phiên bản mơ hồ mốt đầu thế kỷ. Có thể nói tất cả các khúc quanh, dáng uống, nét cong của kiến trúc này tuôn chảy mô phỏng theo cái nguồn châu Âu, thế rồi suy yếu đi, phần nào bị gạch xóa, đã tới được nơi xa nôi tận cùng nước Nga này. Và trong gió gá rét thảo nguyên, sự tuôn chảy ấy đã đông cứng thành những cửa sổ mắt bò bầu dục kỳ quặc, những nét trang trí dây hoa hồng bao quanh lối vào... Dự án của ông thị trưởng sáng suốt bị thất bại. Cách mạng Tháng Mười đã chấm dứt hẳn các
khuynh hướng suy đồi của thứ nghệ thuật tư sản kia. Và tòa nhà này một phần nhỏ của đại lộ mơ ước thành ra độc nhất trong thể loại. Vả chăng, sau nhiều lần sửa chữa, nó chỉ còn giữ cái bóng của phong cách buổi đầu. Chính cái chiến dịch do chính quyền phát động “chống những cái thừa thãi về kiến trúc (đang bé tí chúng tôi được chứng kiến việc này) đã đánh đòn chí mạng đối với nó. Mọi cái đều xem như “thừa thãi”: thợ vứt bỏ các nhành hoa hồng, bít các cửa sổ mắt bò... Và do bao giờ cũng có những kẻ muốn tỏ ra hăng hái (quả nhờ những người này mà các chiến dịch thành công thực sự), ông láng giềng tầng dưới ra sức rút bỏ khỏi tường cái dư thừa kiến trúc hiển nhiên nhất: hai khuôn mặt cô tiên dâng rượu xinh đẹp buồn rầu mỉm cười với nhau bên này bên kia chiếc ban công nhà bà chúng tôi. Muốn đạt được điều đó, ông ta phải thực hiện những kỳ công rất nguy hiểm, đứng cheo leo trên bậu cửa sổ phòng mình tây cầm một dụng cụ dài bằng thép. Hai khuôn mặt lần lượt tách khỏi tường rơi xuống. Một khuôn rơi xuống đường nhựa vỡ vụn, khuôn kia rơi theo kiểu khác, lún vào đám thược dược rậm rì nên bớt va đập. Đêm xuống, chúng tôi nhặt đưa vào nhà. Từ đó, suốt những đêm hè dài, trên ban công, khuôn mặt đá với nụ cười héo hon và cặp mắt dịu dàng của nó nhìn chúng tôi giữa các chậu hoa và có vẻ như lắng nghe những câu chuyện kể của bà Charlotte.
Phía bên kia sân rợp tán lá bồ đề và cây phong sừng sững một ngôi nhà lớn bằng gỗ hai tầng, đen sạm màu thời gian, với những ô cửa sổ tối tắm vẻ đa nghi. Chính nhà này và những nhà tương tự là cái mà ông thị trưởng muốn xóa bỏ dưới ánh sáng diễm kiều của phong cách hiện đại. Trong ngôi nhà xây từ hai thế kỷ này đang sinh sống các bà già dân dã nhất, đi thẳng từ truyện cổ tích ra với những chiếc khăn quàng dày, những gương mặt tái mét chết chóc, những bàn tay xương xẩu gần như màu xanh đặt nằm trên đầu gối. Đôi khi có dịp đi vào cái ngôi nhà tối tăm kia, tôi thấy nghèn nghẹt trong cổ họng vì cái mùi hăng hằng đậm đặc nhưng không hẳn là khó chịu ngưng đọng trong cách hành lang bộn bề đồ đạc. Đó là cái mùi của cuộc sống xưa cũ tăm tối và rất cổ sơ trong cách thức riêng của nó đón nhận cái chết, sự sinh nở, tình yêu, niềm đau khổ. Một thứ không khí nặng nề, nhưng đầy sức sống kỳ lạ, nói cho cùng là thứ không khí duy nhất có thể thích hợp với các cư dân ngôi nhà gỗ này. Cái hơi thở Nga Bước vào phía trong, chúng tôi ngạc nhiên thấy cơ man cánh cửa ra vào không đối xứng dẫn vào những căn phòng đắm trong bóng mờ mờ như khói. Tôi cảm thấy, gần như
một cảm giác vật chất, cái mật độ thân thể của những cuộc đời xen kẽ lẫn nhau nơi đây. Lão Gavrilytch sống dưới tầng hầm có ba gia đình nữa ở chung. Cửa sổ bé phòng lão nằm ngang mặt đất và cứ xuân đến lại bị cỏ hoang trùm lấp. Các bà già ngồi trên ghế băng cách đấy dăm mét, chốc chốc liếc nhìn lo lắng không hiếm lần họ trông thấy qua cửa sổ mở cái gương mặt to bạnh của lão “ba bửa”. Đầu lão như trồi từ mặt đấy. Nhưng vào những giây lát trầm tư ấy, bao giờ lão cũng yên lặng. Lão ngửa ngật mặt như thế muốn ngắm bầu trời và ánh chiều giữa các cành lá... Một hôm leo lên tận gác xép ngôi nha gỗ màu đen ấy, dưới chiếc mái bị mặt trời hun nóng, chúng tôi đẩy cái cánh cửa sập. Phía chân trời, một cơn hỏa hoạn ghê gớm hừng hừng đốt cháy đồng cỏ, trong chốc lát khói bốc mù che kín mặt trời.
Rốt cuộc cách mạng chỉ tạo được một cách tân duy nhất trong cái góc yên tĩnh của Saranza này. Ngồi nhà thờ ở một đầu mút sân bị xén mất vòm mái. Người ta cũng khiêng đi bức bình phong tranh thánh và thay vào đó một khung vuông lụa trắng lớn làm màn ảnh khâu bằng những ri đô trưng thu trong một căn phòng tư sản của toàn nhà “suy đồi”. Rạp chiếu bóng Chiến lũy sẵn sàng đón các khán giả đầu tiên...
Vâng, bà chúng tôi chính là người phụ nữ có thể chuyện trò yên ổn với Gavrilytch, người phụ nữ chống đối lại mọi chiến dịch và một hôm nói với chúng tôi về rạp chiếu bóng, vừa nói vừa kèm cái nháy mắt: “Cái nhà thờ cụt đầu...” Và chúng tôi cũng đã từng nom thấy phía trên cái phần xây thấp bè (xưa kia thế nào chúng tôi không rõ), mọc lên cái dáng cao dong dỏng của một vòm bát úp và một cây thánh giá.
Chính những dấu hiệu cỏn con như vậy khiến chúng tôi nhận ra sự khác biệt của bà ngoại hơn là cách ăn mặc hoặc dáng ngoài của bà. Còn tiếng Pháp, chúng tôi coi nó như là một thứ phương ngữ gia đình. Suy cho cùng thì mỗi nhà đều có những tật nói năng, những thói riêng ngôn ngữ và những cách gọi biệt danh không bao giờ ra khỏi ngưỡng cửa, nó là thứ tiếng lóng thân mật gia đình.
Hình ảnh về bà ngoại được dệt bằng những nét lạ thường vô hại như vậy đó độc đáo dưới mắt một số người, với những ai khác coi như lố lắng. Cho đến cái ngày một hòn cuội nhỏ đầy vệt gỉ khiến trào lên lóng lánh những
giọt lệ trên mi bà, và tiếng Pháp, thổ ngữ gia đình chúng tôi, nhờ cái thần diệu âm thanh của nó, làm xuất hiện từ những làn nước đen náo động một thành phố huyền ảo đang dần dà trở về với sự sống.
Từ một mệnh phụ gốc gác mờ mịt không thuộc Nga, Charlotte đêm hôm ấy biến thành sứ giá của cái Atlantide bị thời gian chìm ngập.
3
Neuilly sur Seine gồm một tá căn nhà ghép gỗ tròn. Những isbas[6]thực sự, mái lợp những thanh mền mỏng bạc lên anh ánh vì mưa gió mùa đông, với những cửa sổ viền khung gỗ chạm trổ đẹp đẽ, những hàng rào phơi quần áo. Các phụ nữ trẻ gánh nước làm sánh vài giọt trên bụi đường cái. Đàn ông vác những bì lúa mì nặng chất lên xe ngựa. Một đàn bò chậm chạp lừ đừ trở về chuồng Chúng tôi nghe tiếng chuông đeo cổ văng vẳng, tiếng một chú gà trống gáy khàn khàn. Mùi thơm bếp củi dễ chịu mùi bữa cơm tối sắp chín phảng phất trong không gian.
Là vì bà chúng tôi có hôm đã từng nói về thành phố quê bà: - Ái chà! Neuilly hồi ấy chỉ như một cái làng bình thường.
Bà nói bằng tiếng Pháp, nhưng chúng tôi vốn chỉ từng biết những làng Nga. Và cái làng ở Nga tất yếu phải là một chuỗi nhà gỗ - thậm chí trong tiếng Nga, chữ dévevnia (làng) gốc từ dérévo (cây, gỗ). Sự lẫn lộn bám dai dẳng trong trí chúng tôi mặc dù sau đó bà ngoại kể thâm nhiều tình tiết. Cứ nghe “Neuilly” là cái làng với những nhà gỗ, đàn bò và chú gà trống của nó lại hiện ra ngay tức khắc. Và khi, mùa hè sau, bà Charlotte lần đầu tiên nói với chúng tôi về một ông Marcel Proust[7]nào đó “nhân tiện kể, người ta thấy ông ấy chơi quần vợt ở Neuilly, trên đại lộ Bineau”, chúng tôi hình dung anh chàng công tử bột nọ, mắt to mơ màng tình tứ (bà đã chỉ cho xem bức ảnh) giữa những căn nhà ghép gỗ tròn!
Cái thực tế Nga thường hiện ra xuyên qua lớp hoen mỏng manh các từ ngữ Pháp chúng tôi. Ông tổng thống nước Cộng hòa cũng không thoát khỏi một cái gì đó hao hao như Stalin trong bức chân dung ông ta vẽ trong tưởng tượng. Neuilly đầu rẫy những nông trường viên. Và thành phố Paris đang vợi dần nước lụt mong trong nó một niềm xúc động đặc Nga cái đợt nghỉ xả hơi ngắn ngủi sau cái vui kết thúc một cuộc chiến tranh. Chúng tôi dạo lang thang dọc những đường phố còn ẩm ướt, đầy bùn và cát. Mọi người dọn đồ
đạc quần áo ra trước cửa để hong như người Nga thường làm sau một mùa đông mà họ bắt đầu nghĩ nó kéo dài bất tận.
Thế rồi, khi Paris rạng rỡ trở lại trong hơi xuân mát mẻ mà chúng tôi đoán được mùi vị của nó bằng trực giác một đoàn xe lửa huyền ảo do chiếc đầu máy kết hoa kéo, từ từ dừng lại ở cửa ngõ thành phố, trước tòa lầu nhà ga Ranelagh.
Một người đàn ông trẻ bận áo vét nhà binh giản dị từ toa bước xuống đi trên thảm đỏ trải dưới chân. Cạnh ông là một phụ nữ cũng rất trẻ, áo váy trắng, cổ quàng khăn lông dài kết bằng lông vũ.
Một người đàn ông nhiều tuổi hơn, mặc lễ phục, đeo bộ ria rực rỡ, một cuống huân chương màu xanh cài trên ngực, tách khỏi cái đám đông long trọng đứng dưới tòa lầu tiến đến gặp đôi vợ chồng trẻ. Ngọn gió hây hẩy mơn trớn những đóa hoa phong lan và mồng gà điểm trang các cây cột, thổi phơ phất chiếc lông cài trên mũ nhung trắng người phụ nữ trẻ. Hai người đàn ông bắt tay nhau.
Ông chủ của Atlantide, thủ tướng Félix Paure, đón chào Sa hoàng nước Đại Nga Nicolas đệ Nhị và bà vợ.
Chính cặp vợ chồng hoàng đế, bao quanh là tinh hoa của nước Cộng hòa, đã dẫn dắt chúng tôi đi xuyên qua Paris Nhiều năm sau, chúng tôi mới biết rõ niên đại thật của cuộc viếng thăm tôn nghiêm này: Nicolas và Alexandra đến Pháp không phải vào mùa xuân năm 1910, sau trận lụt, mà là tháng mười 1896, nghĩa là rất lâu trước sự phục sinh của Atlandide Pháp chúng tôi. Nhưng cái lôgich thực ấy chẳng mấy quan hệ. Chỉ có cái niên biểu những câu chuyện mà bà chúng tôi kể miên man mới đang ghi nhớ: Một ngày, vào cái thời truyền thuyết của nó, Paris nhô khỏi mặt nước, mặt trời sáng chói và đồng thời chúng tôi nghe tiếng còi tàu phía xa chờ nhà vua. Cái trật tự sự kiện này chúng tôi cho cũng chính đáng chẳng khác sự xuất hiện của Proust giữa đám nông dân Neuilly.
Chiếc ban công bé bà Charlotte bay lượn trong ngọn gió thơm nồng đồng cỏ, nơi ranh giới một thành phố ngái ngủ, bị cắt rời khỏi thế giới bằng
cái vắng lặng ngàn năm của thảo nguyên. Mỗi buổi chiều giống như cái bình pha lê cổ dài huyền bí của nhà luyện kim trong đó diễn ra sự biến đổi kỳ lạ của quá khứ. Các yếu tố của trò ảo thuật kia đối với chúng tôi cũng không kém huyền bí hơn các thành phần của hòn đá tạo vàng. Bà Charlotte giở một tờ báo cũ, ghé gần cây đèn có chao mày ngọc lam và đọc cho chúng tôi nghe thực bữa tiện thết vợ chồng hoàng đế Nga lúc đến Cherbourg:
Potage
Bisque de crevettes
Truite de la Loire braisée au sauternes
Filet de Pré-Saté aux cèpes
Cailles de vigne à la Lucullus
Poulardes du Mans Cambacérès
Granités au Lunel
Punche à la romaine
Bartavelles et ortolans truf és rôtis
Pâté de foie gras de Nancy
Salade
Asperges en branches sauce mousseline
Glaces Succès
Dessert[8]
Làm sao giải mã được các câu thần chú bí hiểm kia cơ chứ? Bartavellet và ortolans! Cailles de vigne à la Lucullus! Bà chúng tôi thông cảm, tìm những từ tương đương bằng cách gợi lên các thứ thực phẩm rất sơ sài còn có thể tìm thấy ở các cửa hàng Saranza. Khoái chí, chúng tôi nếm hưởng các món ăn tưởng tượng nọ, điểm xuyết bằng vị tươi mát mù sương của đại dương (Cherbourg mà lại), nhưng rồi đã phải tất tưởi đuổi theo Sa hoàng!
Như ông, chúng tôi bước vào điện Élysée, đâm hoảng trước cảnh tượng bao nhiêu những bộ lễ phục đen đứng im bất động khi ông bước tới nghĩ xem, hơi hai trăm thượng nghị sĩ và ba trăm hạ nghị sĩ chứ ít à! (Những người làm theo niên biểu chúng tôi, mới cách đây vài hôm thôi, rất cả đi họp quốc hội bằng thuyền...) Giọng bà ngoại, luôn luôn bình thản và thoáng mơ màng, lúc này khẽ rung đượm kịch tính:
- Các cháu có hình dung được không, hai thế giới gặp nhau mặt giáp mặt.(Nhìn ảnh mà xem. Tiếc là tờ báo bị gập nếp quá lâu…) Ừ, một bên là Sa hoàng, ông vua chuyên chế và bên kia các đại biểu nhân dân Pháp! Các đại biểu của nền dân chủ…
Ý nghĩa sâu xa sự đối chiếu này chúng tôi chưa hiểu nổi. Nhưng giờ đây chúng tôi phân biệt rõ, trong số năm trăm ánh mắt nhìn thẳng vào Sa hoàng có những ánh mắt không hẳn ác ý nhưng lại khước từ không tham gia sự hứng khởi chung. Và nhất là, nhân danh cái nền “dân chủ” bí ẩn này, tự cho phép mình làm như vậy! Kiểu bừa bãi xuê xoa này khiến chúng tôi sững sờ. Chúng tôi soi nhìn kỹ vào các hàng lễ phục đen nhằm phát hiện những kẻ phá đám tiềm tàng. Lẽ ra ông Tổng thống phải nhận dạng họ, trục xuất họ bằng cách lôi tuột ra khỏi thềm điện Élysée mới đúng chứ!
Chiều hôm sau, cây đèn bà ngoại lại thắp trên ban công. Chúng tôi thấy tay bà cầm mấy trang báo bà vừa lấy từ chiếc va ly Xibêri. Bà bắt đầu nói, chiếc ban công từ từ tách khỏi tường và bay là là trong bóng tối thoáng hương thơm đồng cỏ.
… Vua Nicolas ngồi ở bàn danh dự trang trí bằng những nhánh mêđiôla tuyệt đẹp. Ông lắng nghe lúc thì lời đối đáp duyên dáng của bà Faure ngồi cạnh phía bên phải, lúc thì giọng nam trung êm mượt của Tổng thống nói với Hoàng hậu. Những ánh pha lê long lanh và cốc chén bằng bạc ròng lấp
lánh khiến các tân khách lóa mắt… Trong bữa tráng miệng, Tổng thống đứng lên nâng cốc và tuyên bố:
Sự hiện diện của Hoàng thượng giữa chúng tôi, dưới những tiếng hoan hô của tất cả một dân tốc, đã gắn bó những mối liên kết nối liền hai đất nước trong một hoạt động hài hòa và một niềm tin cậy lẫn nhau về vận mệnh chung. Mối liên kết giữa một vương quốc hùng mạnh và một nước cộng hòa cần cù… Củng cố bởi lòng trung thành đã được thử thách… Là người truyền đạt ý chí toàn thể quốc gia, tôi xin nhắc lại với Hoàng thượng… Cho sự vĩ đại của quý triều đại… Cho hạnh phúc của Hoàng hậu… Tôi nâng cốc chúc mừng Hoàng thượng Nicolas và Hoàng hậu Alexandra Fedorovna.
Ban nhạc đội cận vệ cộng hòa tấu quốc ca Nga… Và đêm hôm ấy, dạ hội tại Opréra là một cuộc đại xưng tụng tưng bừng.
Đi theo hai người cầm đuốc, cặp vợ chồng hoàng đế bước lên bậc thềm. Họ tưởng như bước tới giữa ngọn thác người: những đường cong trắng ngà bờ vai phụ nữ, những đóa hoa xòe nở gài trên áo chẽn, những mái tóc thơm óng ả, những đồ trang sức lấp lánh trên làn da trần, tất cả mọi cái đó trên nền các nhung phục và lễ phục. Tiếng hô “Hoàng đế muôn năm!” vang động nâng bổng vòm trần uy nghi, trộn lẫn chiếc vòm với bầu trời… Cuối buổi trình diễn khi dàn nhạc tấu bài La Marseillaise, Sa hoàng quay về phía Tổng thống và giơ bắt tay.
Bà tôi tắt đèn và chúng tôi ngồi ít phút trong bóng tối. Cốt để ruồi bọ đang cố lao vào lửa đèn tìm cái chết bay đi. Dần dà mắt chúng tôi quen nhìn sự vật. Các vì sao tái tạo lại vẻ lấp lánh. Giải ngân hà đượm chất lân tinh. Và trong một góc ban công, giữa những cành nhánh đậu thơm quấn quýt, cô tiên tế tửu bị giáng trần gửi tới chúng tôi cái nụ cười bằng đá.
Bà Charlotte đứng dừng nơi ngưỡng cửa khẽ thở dài:
- Các cháu biết đấy, La Marseillaise thực ra chỉ là một bài hành khúc không hơn không kém. Đại kháo như các bài hát cách mạng Nga ấy mà. Thời bấy giờ chả ai sợ máu cả.
Bà đi vào phòng và từ trong ấy chúng tôi nghe vẳng ra mấy lời bài ca bà lầm rầm đọc như một bài kinh cầu nguyện kỳ quặc của quá khứ:
- … lá cờ máu tung bay… Cầu cho các luống cày thấm đẫm dòng màu thù nhơ nhớp...
Chúng tôi đợi cho vang âm những lời ấy tan vào bóng tối, đoạn đồng thanh buột kêu lên:
- Thế còn Nicolas? Còn ông Sa hoàng? Ông ta có biết bài hát nói gì không ấy nhỉ?
Nước Pháp Atlantide tỏ ra là một thang gam đầy nhạc điệu này, đầy màu sắc, hương thơm. Theo các vị dẫn đường chúng tôi khám phá ra những vẻ khác nhau hợp thành cái tính chất Pháp bí ẩn này.
Điện Élysée hiện ra trong ánh các đèn chùm rực rỡ và các gương lớn lấp lánh. Nhà hát Opéra khiến chúng tôi lóa mắt với những cánh vai trần phụ nữ, ngất ngây vì mùi nước hoa tỏa từ các mái tóc lộng lẫy. Nhà thờ Notre Dame với chúng tôi là một cảm giác mặt đá lạnh tanh dưới bầu trời náo động. Vâng, chúng tôi hầu như sờ được vào những bức tường ram ráp, lỗ chỗ - như thế một tảng đá khổng lồ tạc bằng tài khéo xói mòn của các thế kỷ…
Các tình tiết được cảm nhận như vậy vẽ nên đường viên còn mơ hồ của vũ trụ Pháp. Cái lục địa nhô lên ấy dần dà chứa đầy sự vật và con người. Bà Hoàng hậu quỳ quốc một chiếc “ghế cầu kinh” bí ẩn nó chẳng gợi cho chúng tôi một thực tại nào đã biết. “Đó là một thứ ghế chân cắt cụt”, bà Charlotte giải thích và hình ảnh chiếc đồ vật bị tiện cụt khiến chúng tôi ngẩn ngơ. Như nhà vua Nicolas, chúng tôi cố kìm ý muốn sờ vào chiếc áo choàng màu tía Napoléon khoác hôm làm lễ đăng quang. Chúng tôi thấy cần cái đụng chạm bất kính ấy. Cái thế giới đang thai nghén vẫn còn thiếu hụt tính vật chất. Trong nhà thờ Sainte- Chapelle, là những hạt sù sì trên mặt giấy cổ bằng da nó gợi cho chúng tôi ý muốn kia Charlotte giảng cho biết các bức thư dài kia đã được viết bằng tay cách đây một nghìn năm do
một hoàng hậu Pháp và một phụ nữ Nga, Anna Iaroslavna, vợ vua Henri đệ Nhất.
Nhưng điều hào hứng nhất Atlantide đang được thiết lập dưới mắt chúng tôi. Vua Nicolas cầm chiếc bay thợ nề bằng vàng rải vữa lên một khối đá hoa cương lớn viên đá đầu tiên cây cầu Alexandra đệ Tam… Đoạn ông trao bay cho Félix Faure: Đến lượt Ngài, Thưa Tổng thống”. Và ngọn gió thênh thang làm gợn nước sông Seine mang đi những lời bộ trưởng bộ Thương mại cất lên vang vang mạnh mẽ cố át tiếng lá cờ đập phần phật:
Tâu Hoàng thượng! Nước Pháp muốn cung hiến một trong những công trình lớn của thủ đô để tưởng nhớ Hoàng Phụ ngài. Nhân danh chính phủ Cộng hòa, tôi mong Hoàng thượng vui lòng nhận sự bày tỏ lòng tôn kính này bằng cách cùng với ngài Tổng thống nước Cộng hòa, gắn viên gạch đầu tiên cho chiếc cầu Alexandre đệ Tam sẽ nối liền Paris với khu triển lãm 1900, và qua đó đánh dấu công cuộc văn minh và hòa bình vĩ đại được tổ chức lễ khánh thành hôm nay với sự phê chuẩn cao quý của Hoàng thượng và sự bảo trợ ân cần của Hoàng hậu.
Ông Tổng thống vừa kịp đặt hai nhát vữa tượng trưng lên khối đá hoa cương chợt xẩy một sự cố không thể tưởng tượng được. Một gã không thuộc đám tùy tùng nhà vua cũng không thuộc trong đám thân hào Pháp tiến đến trước vợ chồng nhà vua, bắt chuyện thân mật với Sa hoàng, và với một cử chỉ khéo léo vô cùng hào hoa phong nhã, hôn tay hoàng hậu! Kinh ngạc vì thái độ tự do tùy tiện nhường ấy, chúng tôi như nghẹt thở.
Dần dà cảnh tượng rõ nét thêm. Những lời lẽ của anh chàng không mời mà đến kia, vượt lên sự lùi xa của quá khứ và những lỗ hổng trong tiếng Pháp chúng tôi, trở nên rõ ràng hơn. Chúng tôi cuống quýt bắt lấy vang âm của chúng.
Thưa Hoàng Đế nổi danh, con của Alexandre đệ Tam vĩ đại! Nước Pháp hôm nay trọng đại lễ đón mừng Ngài.
Đang chào Ngài bằng tiếng nói Thánh thần, qua giọng nói của tôi.
Bởi chỉ có nhà thơ mới được chuyện trò với quân vương bằng những lời thân mật.
“Ái dà!” Chúng tôi thốt tiếng thở dài nhẹ nhõm. Cái anh chàng lố lăng hỗn xược chẳng phải ai khác hơn là nhà thơ mà bà Charlotte mách tên: José Maria de Heredia!
Và Hoàng hậu, đứng bên Người, trong hội lớn
Chỉ riêng nàng nhan sắc tuyệt trần sao.
Hãy cho tôi được chào nơi Nữ hoàng kiều diễm
Vẻ dịu hiền kia thánh thiện biết bao!
Nhịp điệu các khổ thơ khiến chúng tôi mê say. Tính vang âm vần điệu tạo trong tai những cuộc hôn phối lạ kỳ của các từ ngữ xa xôi- dòng sông mênh mông, rực rỡ - hớn hở Chúng tôi cảm thấy duy chỉ có những tài khéo ngôn từ nọ mới biểu hiện được vẻ xa lạ của cái Atlantide Pháp chúng tôi:
Đây Paris! Biết bao lời tung hô đẹp đẽ
Đang dâng lên từ thành phố vui tươi cờ xí rợp trời
Thành phố ấy, từ dinh thự nguy nga đến mái lều nhỏ mọn Đang kết chặt ba mầu cờ hai nước khắp nơi nơi…
Dưới rặng câu phong vàng, dòng sông Seine với đôi bờ mỹ lệ Chở tiếng reo hò của dân chúng hân hoan
Hỡi Thượng khác, bao trái tim theo mắt nhìn đang hướng về quý vị
Nước Pháp đang chào các Ngài bằng sức trẻ cường ngoan!
Sức mạnh sẽ hành thành những kỳ công rực sáng của Hòa bình Và cây cầu kia đang bắc một chiếc vòm cao rộng
Từ thế kỷ đang tàn sang thế kỷ mới nhen
Chiếc cầu sinh ra cho các nhân dân và các thời đại nối liền…
Trên bãi bờ lịch sử trước khi Ngài bước xuống.
Nếu trái tim hào phóng của Ngài đáp lời những trái tim Pháp hôm nay.
Trước cây cầu, xin Ngài hãy nghiêm trang trầm tư và mơ mộng
Nước Pháp dành món quà này cho Alexandra, thân phụ của Ngài.
Giống như Đức Vua Cha, xin Ngài hãy oai hùng và nhân đạo. Cứ giữ nguyên trong vỏ lưỡi gươm thần tôi luyện trứ danh. Và như người chiến sĩ hòa bình tì lên đốc kiếm.
Hỡi Sa hoàng, hãy nhìn trong bàn tay Ngài trái đất vần xoay.
Một cử chỉ đế vương giữ cân bằng cho trái đất
Cánh tay khỏe gấp hai không mệt mỏi chút nào
Bởi Alexandre, cùng với Đế Chế, đã để lại cho Ngài di sản Là niềm vinh dự chinh phục được tình yêu một dân tộc tự do.
“Niềm vinh dự chinh phục được tình yêu một dân tộc tự do”, lời đáp này suýt trôi tuột trong dòng chảy các câu thơ du dương nó khiến chúng tôi chú ý. Dân tộc Pháp, một dân tộc tự do Bây giờ chúng tôi hiểu vì sao nhà thơ dám ban phát lời khuyên cho vị chúa tể một vương quốc hùng mạnh nhất thế giới và vì sao được các công dân nọ yêu mến lại là một vinh dự. Cái tự do kia, đêm ấy, trong không khí nóng nực thảo nguyên, hiện ra với chúng tôi như một luồng gió phùn phụt mát mẻ làm cuộn sóng sông Seine và chứa đầy phổi chúng tôi một niềm hứng khởi say sưa có hơi điên rồ…
Về sau chúng tôi sẽ biết đánh giá lối văn cầu kỳ hoa mỹ nặng nề này, nhưng hồi đó cái giọng khoa trương thù tạc ấy không ngăn được chúng tôi khám phá trong câu thơ một “cái gì đó rất Pháp” lúc bấy giờ chưa biết gọi là gì. Trí tuệ Pháp ư? Lịch sự Pháp ư? Chúng tôi chưa biết nói ra.
Một lúc nào đó, nhà thơ quay ra phía sông Seine và giơ tay chỉ cái nóc vòm nhà Invalides[9]bên kia bờ. Bài diễn văn vần điệu của ông ta đụng đến một điểm hết sức đau thương trong quá khứ Pháp Nga: Napoléon, Mạc tư khoa bốc cháy, Bérézina… Chúng tôi hồi hộp cắn môi, rình xem giọng nói ông ta vào cái thời khắc vô cùn nguy hiểm này thế nào. Gương mặt Sa hoàng trầm xuống. Nữ hoàng Alexandra thì khép mi. Phải chăng tốt hơn nên im lặng đừng nhắc đến, làm như không có gì xảy ra hết và từ Pierre Đại đế nhảy ngay sang cuộc liên minh thân thiện có hơn không?
Nhưng Heredia dường như lại còn cao giọng hơn nữa:
Và trên bầu trời, phía xa xa, chiếc mái vòm chói sáng
Còn lưu giữ những anh hùng của thời đại qua lâu
Mà người Pháp và người Nga, trong một trò đấu thương không thù hận.
Vì tính cuộc ngày mai, hai dòng máu trộn vào nhau.
Băn khoăn ngơ ngác, chúng tôi tự hỏi: “Vì sao chúng ta lại thù ghét người Đức đến vậy khi nhớ lại cuộc tấn công của bọn Teuton[10]cách đây bảy thế kỷ, dưới thời Alexandra Nevski, cũng như cuộc chiến tranh vừa rồi?” Tại sao chúng ta không thể quên những điều tàn bạo do bọn xâm lược Ba Lan và Thụy Điển gây ra cách đây ba thế kỷ rưỡi? Đấy là chưa kể bọn Tarta… Và tại sao kỷ niệm về thảm họa ghê gớm năm 1812[11]không hề làm hoen ố thanh danh người Pháp trong những đầu óc Nga? Phải chăng chính là nhờ cái thanh lịch ngôn ngữ về “trò đấu thương không thù hận” nọ?
Nhưng “cái gì đó rất Pháp” lại biểu lộ chủ yếu dưới dáng vẻ sự hiện diện của người phụ nữ. Bà Alexandra đang đứng đấy, tập trung về phía mình một sự chú ý kín đáo, được chào đón trong mỗi lời diễn văn bằng giọng ít khoa trương hơn ông chồng, chính vì vậy càng lịch thiệp. Và thậm chí giữa các bức tường Viện Hàn lâm Pháp nơi mùi các đồ gỗ cũ và các pho sách bụi bặm khiến chúng tôi nghẹt thở, cái “cái gì đó” giúp cho bà vẫn là phụ nữ. Vâng, bà là như vậy ngay giữa đám các ông già kia mà chúng tôi đoán là hay càu nhàu, thông thái rởm lại hơi điếc lác do lông mọc trong tai. Một vị trong đám, ông giám đốc, đứng dậy, và với vẻ mặt cau có, tuyên bố khai mạc buổi họp. Rồi ông im lặng như để tập trung ý nghĩ mà chúng tôi đoán chắc chúng tất sẽ làm cho tất thảy mọi thính giả cảm thấy độ rắn các ghế gỗ đến ê ẩm cả người. Mùi bụi bặm càng nồng nặc. Đột nhiên ông giám đốc ngửng đầu một tia láu lỉnh lóe trong mắt và ông nói:
Thưa Hoàng thượng, thưa Lệnh bà! Cách đây gần hai trăm năm Pierre Đại đế một hôm bất ngờ xuất hiện nơi các viện sĩ họp và tham gia công việc của họ… Hoàng thượng hôm nay còn làm hơn thế nữa: góp thêm một vinh dự bằng cách không đến một mình (quay về phía Hoàng hậu): sự hiện diện của Lệnh bà ở đây sẽ đóng góp cho cuộc tranh luận nghiêm trang của chúng tôi một cái gì khác bất thường: Vẻ duyên dáng.
Nicolas và Alexandra trao đổi nhau một ánh mắt lẹ. Và diễn giả, như thể cảm thấy đã đến lúc gợi lên điều chủ yếu, cao giọng vang vang, rất hùng biện tự đặt câu hỏi:
Tôi có được phép nói lên điều này không? Sự biểu lộ thiện cảm này hướng tới không chỉ riêng Viện Hàn lâm, mà cả với nền quốc ngữ của chúng tôi cái ngôn ngữ vốn không hề xa lạ với các ngài, và qua đó người ta cảm thấy một ý muốn hòa nhập mật thiết hơn với thẩm mỹ và trí tuệ Pháp…
“Nền quốc ngữ chúng tôi”. Qua phía trên trang báo bà ngoại đang đọc, chị em tôi nhìn nhau, cùng bừng lóe một tia sáng trong đầu: “… vốn không phải một ngôn ngữ xa lạ với các ngài”. Đúng thế rồi, chìa khóa của Atlantide chúng tôi là đó! Ngôn ngữ, cái chất liệu huyền bí, vô hình mà hiện diện khắp nơi, bằng cái bản chất ngân vang, nó với tới mọi ngõ ngách của cái thế giới mà chúng tôi đang thăm dò. Cái ngôn ngữ nó nhàn nặn mọi con người, tạc hình các vật, lai láng chảy thành thơ, gầm thét trên các đường phố tràn ngập đám đông, khiến một nữ hoàng trẻ đến từ bên kia quả đất nở nụ cười… Nhưng nhất là, nó phập phồng đạp trong chúng tôi, như một cái mầm ghép huyền hoặc tim lúc này đã phủ đầy hoa lá, mang trong nó thành quả của một nền văn minh. Vâng, cái mầm ghép ấy, tiếng Pháp.
Và chính là nhờ cái cành nhánh vừa nẩy nở trong tim mà chúng tôi tối ấy bước vào buồng lô dành cho vợ chồng nhà vua ở Nhà hát Comédic Francaise. Chúng tôi giở xem chương trình, Một trò đỏng đảnh của Musset, trích đoạn kịch Le Cid, màn ba vở Các bà thông thái. Chúng tôi chưa hề đọc những cái này thời bấy giờ. Chính là qua một chút đổi giọng của bà Charlotte mà chúng tôi đoán tầm quan trọng những cái tên kia đối với cư dân Atlantide.
Màn kéo lên. Toàn thể bạn diễn đứng trên sân khấu, mặc áo choàng lễ phục. Người cao niên trong đám bước tới, cúi mình và nói về một đất nước mà thoạt đầu chúng tôi chưa nhận ra ngay:
Có một đất nước xinh tươi và rộng dài như một thế gian.
Ở nơi đó, chân trời dường như không chấm hết
Một đất nước với tâm hồn giàu đẹp
Rất lớn một thời qua, cũng lớn nữa một thời sau.
Vàng màu vàng lúa mì, trắng màu trắng tuyết phơi.
Trên đất ấy, những người con, tướng hay quân, đều bước đi với bàn chân chắc mạnh.
Cầu cho số phận nhân từ chở che cho họ
Với những màu vàng trên dải đất tinh khôi!
Lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn đất nước tôi từ bên ngoài, từ xa, cứ như thể tôi không thuộc về nó nữa. Được chở tới một thủ đô lớn của châu Âu, tôi quay lại để ngắm vẻ mênh mông cánh đồng lúa mì và những đồng bằng phủ tuyết dưới ánh trăng. Tôi nom thấy nước Nga bằng tiếng Pháp! Tôi đang ở nơi khác. Ở ngoài đời sống Nga của tôi. Và nỗi giằng xe này vừa sắc nhọn và đồng thời hào hứng đến nỗi tôi phải nhắm mắt lại. Tôi đâm sợ không thể trở lại với bản thân mình, sợ lưu lại mãi trong cái đêm Paris này.Nheo mắt, tôi hít thở thật sâu.Ngọn gió nóng đêm thảo nguyên lại tỏa đầy trong tôi.
Hôm ấy, tôi quyết định lấy cắp cái ma lực của bà. Tôi muốn đi trước bà Charlotte, lọt vào thành phố tưng bừng lễ hội trước bà, hòa mình vào đoàn tùy tùng của Sa hoàng mà không đợi cái vầng sáng mê hoặc tỏa từ chiếc chao đến màu ngọc lam.
Ngày hôm ấy vắng lặng, xám xịt một ngày hè nhợt nhạt buồn bã, một trong những ngày, lạ thay, vẫn còn lưu trong trí nhớ. Không khí đượm mùi đất ẩm thổi phồng chiếc màn voan trắng bên cửa sổ mở - tấm màn sinh động lên, phình tướng rồi rũ xuống sau khi cho một kẻ vô hình nào đó lọt vào.
Sung sướng thấy đang có một mình mình trong phòng, tôi đem thực hiện kế hoạch. Tôi lôi chiếc vali ra chỗ tấm thảm cạnh giường. Cái nắp khóa bật lên khẽ kêu lách cách như chúng tôi từng nghe mỗi đêm. Tôi lật
ngửa vali, cúi nhìn các giấy tờ bề bộn như một tên cướp biển nhìn vào cái kho vàng chiếc hòm…
Trên mặt, tôi nhận ra vài ba bức ảnh, nom thấy Sa hoàng và Hoàng hậu trước điện Panthéon, rồi bên vờ sông Seine. Không, cái tôi tìm nằm sâu hơn phía dưới, trong cái máng đặc sệt đen sì chữ in. Như một nhà khảo cổ, tôi bóc dần từng lớp. Nicolas và Alexandra xuất hiện ở những địa điểm tôi không biết tên. Một lớp nữa, và tôi không còn gặp họ. Lúc này tôi nom thấy những chiếc tàu thiết giáp thon dài trên mặt biển lặng, những chiếc máy bay một lớp cánh, cánh ngắn ngủn nom buồn cười, những người lính trong hầm hào. Cố tìm lại dấu vết cặp vợ chồng nhà vua, tôi đào bới lung tung, xáo lộn các mảnh báo. Sa hoàng hiện ra một lát, cưỡi ngựa, chiếc tranh thánh trong tay, trước một hàng lính bộ binh quỳ… Mặt ông nom như già đi, tối sầm. Riêng tôi thì cứ muốn lại thấy ông trẻ trung, đi cạnh Alexandra xinh đẹp, được đám quần chúng hoan hô, được ca ngợi bằng những câu thơ đầy hứng khởi.
Chính ở tột cùng đáy va li tôi tìm thấy lại dấu tích ông. Cái đầu đề in chữ lớn không thể nhầm được: “Vinh quang cho nước Nga!” Tôi mở trang báo đặt trên đầu gối, như bà Charlotte, và khe khẽ đánh vần những câu thơ:
Ôi, lạy Chúa, tin đâu bao tốt đẹp
Nỗi vui nào run rẩy triệu con tim
Nghe sụp đổ một thành trì lũy thép
Nơi rỉ rên nô lệ kiếp đau buồn!
Nhìn ngửng đầu một nhân dân trỗi dậy.
Và dương cao bó đuốc của lợi quyền!
Bạn ta hỡi, có phải ngày hội lớn
Trên những lâu đài, hãy kéo lá cờ lên!
Đọc đến cái điệp khúc tôi mới dừng lại, đâm hồ nghi: “Vinh quang cho nước Nga?” Nhưng đất nước ấy là đâu cơ chứ, cái đất nước vàng màu vàng bông lúa, trắng màu trắng tuyết phơi? Cái đất nước có tâm hồn giàu đẹp? Và cái anh nộ lệ đang rên rỉ đau khổ nọ đến đây làm gì ấy nhỉ? Và ai là cái kẻ bạo chúa mà người ta hoan hô việc ông ta sụp đổ ấy nhỉ?
Bối rối, tôi đọc to đoạn điệp khúc:
Chào các bạn, xin chào tất cả
Hỡi nhân dân và binh lính nước Nga!
Chào các bạn, xin chào tất cả
Đã đứng lên cứu nước non nhà!
Chào vinh quang và chào danh dự
Viện Dounna giành lại chủ quyền
Nào, ngày mai, vì hạnh phúc mình
Hãy bẻ tan xích xiềng vĩnh viễn.
Đột nhiên những hàng tít lớn phía trên các câu thơ đập vào mắt tôi:
Vua Nicolas đệ nhị thoái vị. Cuộc cách mạng: sự kiện 89[12] Nga. Nước Nga tìm thấy tự do, Kerensi - ông Danton[13] Nga, chiếm nhà tù PIERREET PAUL, cái Bastille[14] Nga. Chế độ chuyên chế kết thúc…
Phần lớn các chữ này chẳng nói với tôi điều gì. Nhưng tôi hiểu điều chủ yếu: Nicolas không còn là Sa hoàng nữa, và cái tin ông ta sụp đổ gây một niềm hân hoan điên cuồng ở những kẻ, mới chiều hôm qua thôi, hoan hô ông ta, chúc tụng ông trị vì bền lâu thịnh vượng. Đúng vậy, tôi nhớ rất rõ giọng của Heredia vẫn còn vang vọng trên ban công nhà tôi:
Vâng, cha của Ngài đã nối bằng sợi dây thân ái
Nước Pháp và nước Nga trong hy vọng cùng chung
Hỡi Sa hoàng, hãy lắng nghe hôm nay nước Nga và nước Pháp. Cầu chúc cho tên Ngài cùng với tên thánh thiện của Vua cha!
Một sự trở mặt như vậy tôi cho không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thể tin một điều tráo trở hèn hạ đến vậy. Nhất là từ phía một ông tổng thống nước Cộng hòa!
Có tiếng đập cửa. Tôi vội vàng nhặt nhạnh các giấy tờ, đóng va li lại đẩy nó xuống gầm giường.
Chiều tối vì trời mưa, bà Charlotte thắp đèn trong nhà. Chị em tôi ngồi cạnh bà như những buổi tối trên ban công. Tôi nghe bà kể: Nicolas và Alexandra trong buồng lô, vỗ tay khi xem Le Cid… Tôi ngắm nhìn gương mặt họ với một niềm buồn bã chán chường trong lòng. Tôi là kẻ đã đoán thấy trước tương lai. Điều hiểu biết này đè nặng trên trái tim tôi thơ trẻ.
“Chân lý là đâu nhỉ?” tôi tự hỏi khi lơ đãng theo dõi câu chuyện (vua và hoàng hậu đứng lên, quần chúng quay nhìn hoan hô). “Các khán giả này chẳng bao nữa sẽ nguyền rủa họ. Và chẳng còn gì nữa hết về mấy cái ngày thần tiên nọ! Chẳng còn gì hết!”.
Cái kết thúc mà chẳng may tội được biết trước, tôi cảm thấy nó phi lý quá, bất công quá, nhất là giữa cuộc lễ hội, giữa những ánh đèn Nhà hát Comédie-Francaise – đến nỗi tôi bật khóc và đẩy lùi ghế, chạy trốn vào nhà bếp. Chưa bao giờ tôi khóc nhiều đến thế. Tôi vùng vằng hất tay chị tôi khi chị cố khuyên dỗ tôi. (Tôi giận chị quá, chị vẫn biết gì sất!) Xuyên qua nước mắt tôi kêu lên tuyệt vọng:
- Mọi cái đều giả dối! Đồ phản bội, phản bội! Lão nói dối đeo râu mép… Một ông Tổng thống, đồ hèn! Đồ dối trá!
Tôi không biết bà Charlotte có đoán ra lí do vì sao tôi đau khổ tuyệt vọng không (có lẽ bà đã chú ý thấy cái bề bộn do tôi lục tìm trong chiếc va ly Xibêri, thậm chí đã tìm thấy cái trang báo định mệnh). Dù sao thì bà cũng tỏ ra xúc động về chuyện tôi bất ngờ bật khóc, bà tới ngồi trên giường tôi, lắng nghe một lát tôi thở dài nức nở, rồi trong bóng tối lần tìm bàn tay tôi, bà đặt vào đó một viên sỏi nhám. Tôi nắm chặt nó trong bàn tay. Không mở mắt, chỉ qua sờ mó, tôi nhận ra cái “Verdun”. Từ nay nó là của tôi.
4
Cuối kì nghỉ hè chúng tôi từ biệt bà. Atlantide lúc này mờ nhạt đi phía sau sương mù mùa thu và những cơn bão tuyết đầu tiên – phía sau cuộc sống Nga chúng tôi.
Là ví cái thành phố nơi chúng tôi quay về không giống chút nào với cái Saranza tĩnh lặng. Thành phố này trải dài trên hai bờ con sông Vônga và với một triệu rưỡi cư dân, những xí nghiệp chế tạo vũ khí, những đại lộ rộng rãi cùng những tòa nhà lớn theo phong cách thời Stalin. Một nhà máy thủy điện khổng lồ phía hạ lưu, một đường tàu điện ngầm đang xây dựng, một cảng sông rộng mênh mông, ghi đậm trong mắt mọi người cái hình ảnh về đồng bào chúng tôi - đang chiến thắng sức mạnh thiên nhiên, sống nhân danh một tương lai rực rỡ, đang ra sức năng nổ nên chẳng cần quan tâm đến các tàn tích lố lăng quá khứ. Mặt khác, thành phố chúng tôi do vì có các xí nghiệp nên người nước ngoài không được phép vào… Vâng, đó là một thành phố nơi người ta cảm thấy rất rõ mạch đập của đất nước.
Cái nhịp điệu này, ngay khi chúng tôi trở về, liền bắt đầu chỉnh nhịp cho mọi cử động mọi suy nghĩ của chúng tôi. Ai nấy hòa vào trong hơi thở lạnh băng của tổ quốc.
Cái mầm ghép Pháp không hề ngăn cản chị tôi lẫn bản thân tôi sống một cuộc sống giống như các bạn bè: tiếng Nga trở thành ngôn ngữ hằng ngày, trường học, đúc khuôn chúng tôi thành những thanh niên Xô viết kiểu mẫu, các trò chơi bán quân sự giúp chúng tôi quen với mùi thuốc súng, với tiếng nổ lựu đạn, với ý nghĩ về kẻ thù phương Tây mà một ngày kia chúng tôi sẽ phải chiến đấu chống lại họ.
Các buổi tối trên ban công bà ngoại chúng tôi chỉ còn coi như giấc mơ con trẻ. Và khi, trong giờ lịch sử, ông giáo nói về “Nicolas đệ Nhị, mà nhân dân đặt biệt hiệu là Nicolas khát máu”, chúng tôi coi như không hề có mối liên hệ gì giữa tên đao phủ hoang đường này với ông vua trẻ từng vỗ tay thưởng thức Le Cid. Không, đó là hai người không hề biết nhau.
Thế nhưng một hôm do tình cờ, sự gắn liền này diễn ra trong đầu tôi: tuy không ai hỏi, tự dung tôi nói về Nicolas và Alexandra, về chuyến họ đến thăm Paris. Điều tôi trình bày khiến mọi người bất ngờ và các chi tiết tiểu sử tôi dẫn ra phong phú đến mức ông giáo đâm bối rối. Mấy tiếng cười khẩy sững sờ chạy khắp lớp: bọn học sinh chẳng biết nên coi lời tôi nói như một hành động khiêu khích hoặc đơn giản chỉ là một câu chuyện điên rồ. Nhưng ông giáo đã nắm lại tình thế bằng cách dằn từng tiếng:
- Chính Sa hoàng là kẻ chịu trách nhiệm về cuộc xô xát ghê gớm xẩy trên cánh đồng Khodynka - hàng nghìn người bị giết hại. Chính ông ta đã ra lệnh bắn vào cuộc biểu tình ôn hòa ngày 9 tháng giêng 1905 - có hàng trăm nạn nhân. Chính chế độ của ông đã phạm các tội tàn sát trên sông Léna - 102 người chết. Với lại chẳng phải ngẫu nhiên mà Lénine vĩ đại đã đặt tên mình như vậy - ông muốn bằng cái bí danh ấy đả kích các tội ác chế độ Sa hoàng!
Tuy nhiên gây xúc động với tôi nhất, chẳng phải cái giọng hăng say đả kích kia. Một câu hỏi đầy hoang mang hiện ra trong đầu lúc giờ ra chơi, trong khi bọn học trò nhâu nhâu chế giễu tôi (“Xem kìa! lão có một vương miện, cái lão Sa hoàng này!” một đứa nắm tóc tôi kêu lên). Câu hỏi vẻ như thật đơn giản: “Ừ, tôi biết, đó là một bạo chúa khát máu, sách giáo khoa nói rồi. Nhưng ta làm gì đây với cái ngọn gió mát mang vị biển thổi trên sông Seine, với âm vang những câu thơ tỏa lan trong gió, tiếng sào sạo chiếc bay bằng vàng miết trên đá hoa cương - làm gì đây với cái ngày xa xôi ấy? Bởi vì tôi cảm nhận lại bầu không khí này mãnh liệt xiết bao.
Không, vấn đề với tôi không phải là khôi phục danh dự cho cái ông Nicolas đệ Nhị. Tôi tin ở cuốn sách giáo khoa, tin ông giáo. Nhưng còn cái ngày xa xôi ấy, ngọn gió ấy, cái không gian rạng rỡ ánh mặt trời ấy? Đầu tôi rối bời trong những suy nghĩ rời rạc nọ - nửa ý tưởng, nửa hình ảnh. Trong khi xua bọn bạn đang bíu quanh giễu cợt ầm ỹ, tự dưng tôi cảm thấy ghen tị ghê gớm với chúng: “Sung sướng thay khi không mang trong đầu mình cái ngày lộng gió ấy, cái quá khứ đậm đặc vẻ như vô dụng ấy. Ừ, chỉ một cách nhìn duy nhất thôi về cuộc sống. Không thấy như ta đang thấy…”
Cái ý tưởng cuối cùng này nó kỳ lạ đến mức tôi không chống lại cuộc tấn công của bọn chế giễu nữa và quay nhìn ra phía cửa sổ nơi thành phố
trải dài phủ đầy tuyết. Ừ nhỉ, tôi thấy cách khác! Đó là một lợi thế chăng? Hay là một điều thiệt thòi, một tì vết? Không rõ. Tôi nghĩ có thể giải thích cách nhìn này bằng hai thứ ngôn ngữ mình dùng: đúng vậy, khi tôi phát âm tiếng Nga Bapb, một bạo chúa hiện ra trước mắt, trong khi tsar tiếng Pháp chứa đầy ánh sáng, âm thanh, gió, ánh đèn chùm lóng lánh, làn vai trần phụ nữ, mùi nước hoa hỗn hợp - đầy cái không khí Atlantide không gì sánh nổi. Tôi hiểu cần giấu đi cách nhìn về sự vật này, vì chỉ tổ gây thêm trò chế nhạo xung quanh.
Cái nghĩa bí mật của từ ngữ, sau đó, một lần nữa, hiện rõ trong một tình huống bi hài tương tự như cái lần bài học sử.
Tôi đi theo một dòng người rồng rắn dài vô tận trước một cửa hàng thực phẩm, dòng người này khi vượt qua ngưỡng cửa cuộn mình vào bên trong nhà. Chắc hẳn có một món hàng hiếm gì đó cho mùa đông - cam hoặc chỉ là táo thôi, chẳng nhớ. Tôi đã vượt qua cái ranh giới tâm lý quan trọng nhất của cuộc xếp hàng - chỗ ngưỡng cửa nơi hàng tá người phía ngoài đang bì bõm trong tuyết trộn bùn. Vào lúc ấy chị tôi đến đứng cạnh: hai người thì được mua hai khẩu phần phân phối.
Không hiểu có cái gì đột nhiên khiến đám đông giận dữ. Những người đứng sau chắc tưởng chị tôi định chen ngang - một tội không thể tha thứ! Những tiếng quát hằn học nổ ra, con rắn dài co lại, những bộ mặt hăm dọa vây quanh chúng tôi. Hai chúng tôi cố thanh minh chúng tôi là chị em. Nhưng đám đông có bao giờ chịu nhận là mình lầm lẫn. Những người chưa lọt qua ngưỡng cửa là những kẻ bực bội nhất hét toáng lên phẫn nộ, cũng chẳng còn biết nhằm vào ai. Và do vì bất cứ đám đông quần chúng nào đang vận động cũng thổi phồng quá đáng mục tiêu đầu một cách phi lý, chính là bản thân tôi lúc này bị tống cổ ra ngoài. Con rắn rùng mình, các bả vai gồng lên. Một cú thúc, và tôi thấy mình bị bật ra khỏi hàng, cạnh chị tôi, đối mặt với cái chuỗi ken sít những bộ mặt hằn học. Tôi cố chiếm lại chỗ, nhưng các cùi tay tạo thành một dãy khiên. Ngơ ngác, môi run bần bật, tôi đoán cả hai chị em chúng tôi lúc này rất dễ bị thất thế. Hơn tôi hai tuổi, chị suýt soát mười lăm, chưa có con chủ bài nào của người phụ nữ trẻ, lại đã mất những lợi thế tuổi thơ lẽ ra đã có thể làm mềm lòng cái đám đông sắt đá kia. Với tôi cũng vậy: tuổi mới mười hai rưỡi, tôi không thể làm dữ như
mấy gã mười bốn mười lăm vốn cậy thói ngổ ngáo vô trách nhiệm của tuổi thanh xuân.
Chúng tôi đi men đám xếp hàng hy vọng được xếp ít ra cách vài mét chỗ bị mất. Nhưng các thân hình chen khít vào nhau khi chúng tôi đi qua nên chẳng mấy lúc chúng tôi bị lọt hẳn ra ngoài, trong bãi tuyết loãng. Mặc dù chị mậu dịch gọi ra: “Này, những ai đứng ngoài cửa đừng đợi nữa nhé, không còn đủ cho cả mọi người đâu!” người ta vẫn cứ dồn tôi.
Hai chị em đứng cuối hàng, như mê man đi trước cái quyền lực vô danh của đám đông. Tôi không dám ngước mắt, không dám cựa quậy, tay thọc sâu trong túi run rẩy. Và chợt nghe giọng nói chị tôi cứ như tới từ một hành tinh khác - mấy tiếng đượm một nỗi buồn rầu vui vui:
- Em có nhớ không: Bartavelles et ortolans truf és rôtis?[15] Chị cười khe khẽ.
Còn tôi, khi nhìn gương mặt xanh xao của chị với đôi mắt phản chiếu bầu trời đông, tôi cảm thấy ngực mình tràn căng một làn không khí hoàn toàn mới - không khí Cherbourg - mang mùi vị sương mù mằn mặn, mùi vị những viên sỏi ướt đẫm trên bãi biển, và tiếng kêu lảnh lót của những con hải âu mênh mông biển cả. Tôi đứng một lát như thằng mù. Đám xếp hàng tiến dần từ từ đẩy tôi về phía cửa ra vào. Tôi để mặc cho họ xô đẩy, không rời bỏ cái giây phút rực sáng đang bừng nở trong tôi.
Đa đa đỏ và chim sẻ vườn… Tôi mỉm cười và nháy mắt kín đáo về phía chị tôi.
Không, chúng tôi không cảm thấy cao hơn đám người đang chen chúc. Chúng tôi giống họ, dễ thường còn sống xoàng xĩnh hơn nhiều người trong đám. Tất thảy chúng ta thuộc cùng một giai cấp: giai cấp những kẻ đang bì bõm trong làn tuyết bị dẫm xéo giữa một thành phố công nghiệp lớn, trước cửa một nhà hàng, mong chất đầy túi hai cân cam.
Thế nhưng, khi nghe mấy cái tiếng thần diệu kia, được biết qua bữa tiệc ở Cherbourg, tôi cảm thấy là mình khác họ, chẳng phải vì tôi uyên bác gì hơn (dạo ấy tôi chưa hiểu những cái bartavelle và ortolan cừ khôi nọ mặt mũi nó thế nào). Đơn giản là cái giây phút chợt đến trong tôi - với những luồng ánh sáng mù sương và mùi biển mặn của nó - đã khiến cho mọi cái quanh mình đều trở thành tương đối: cái thành phố này với vóc dáng rất Staline, cảnh chờ đợi căng thẳng này và thói dữ dằn cùn bướng của đám đông. Thay vì nổi giận với những kẻ đã gạt đẩy mình, giờ đây tôi cảm thấy một niềm thương hại lạ lùng đối với họ: họ không thể nheo mắt mà thâm nhập được vào cái ngày đầy những vị rong rêu man mát, những tiếng chim hải âu, ánh mặt trời mây phủ kia… Tôi bỗng nẩy ý muốn lạ kỳ nói điều này ra cho tất cả mọi người. Nhưng nói thế này đây? Tôi phải phát minh ra một ngôn ngữ chưa hề có mà lúc này mình cũng chỉ mới biết có hai từ đầu tiên: Bartavelle và Ortolan…
5
Sau khi cụ cố Norbert tôi qua đời, cái mênh mông trắng của Xibêri dần khép lại trên cuộc sống bà Albertine. Quả còn có vài ba lần bà trở lại Paris mang theo Charlotte, nhưng mảnh hành tinh tuyết phủ này chẳng bao giờ buông tha những linh hồn bị khoảng không gian không cột mốc và thời gian uể oải biếng lười của nó quyến rũ mê hoặc.
Vả lại, những ngày bà ghé Paris bị ghi dấu bằng một niềm chua chát mà những chuyện bà tôi kể không giấu giếm nổi. Một sự bất hòa nào đó trong gia đình, chúng tôi không được phép biết nguyên do chăng? Hoặc một thái độ lạnh lùng mang tính rất châu Âu trong quan hệ người thân, mà dân Nga chúng tôi không thể hình dung được, bởi quen với lối sống tập thể tràn trề chan chứa? Hoặc đơn giản chỉ là thái độ dễ hiểu của những con người bình thường đối với một trong bốn chị em trong gia đình, cái cô thích phiêu lưu thế rồi thay vì giấc mộng đẹp, mỗi lần lại chỉ mang về nỗi khắc khoải của một xứ sở hoang mạc và một cuộc đời tan vỡ.
Dù sao thì việc bà Albertine thích sống ở trong phòng cậu em hơn là trong nhà gia đình ở Neuilly không thể không làm cho mọi người chú ý, cả với đám trẻ chúng tôi.
Cứ mỗi lần trở về Nga, bà thấy cái xứ Xibêri này càng thêm mê hoặc không thể nào tránh khỏi, hòa lẫn với số phận mình. Không phải chỉ ngôi mộ ông Norbert ràng buộc bà với mảnh đất băng giá kia, mà còn là cái cảnh sống Nga âm u từng nếm trải mà bà cảm thấy chất thuốc độc say người của nó ngấm sâu trong mạch máu.
Vốn là vợ một thầy thuốc đáng kính, được cả thành phố biết tiếng, bà Albertine đã biến thành một góa phụ khá kì quặc - một phụ nữ Pháp dường như chẳng muốn quyết định trở về quê hương. Tệ hơn, cứ mỗi lần bà lại từ đó quay về!
Bà vẫn còn quá trẻ và quá đẹp nên không thể tránh khỏi những điều dèm pha của giới ăn chơi đài điếm ở Boiarsk. Quá kỳ lạ để người ta chấp nhận bà như vốn có. Và chẳng bao lâu sau là quá nghèo.
Charlotte nhận thấy mỗi lần đi Paris về, hai mẹ con về ở một căn nhà ngày càng bé. Ở nhà trường nơi Charlotte được nhận vào học nhờ một bệnh nhân cũ của bố, cô bé nhanh chóng trở thành “cái con Lemonnier”. Một hôm bà giáo chủ nhiệm gọi cô lên bảng - nhưng không phải để truy bài…
Khi Charlotte đã đứng trước mặt, bà ngắm nghía cô bé từ chân đến đầu và với một nụ cười khinh khinh cất tiếng hỏi:
- Em có gì ở chân vậy, hả em Lemonnier?
Ba chục cô học sinh nhổm khỏi ghế, nghểnh cổ giương to mắt. Trên sàn xi bóng lộn, họ thấy hai cái bao bằng len, hai chiếc “giày” do Charlotte tự tạo, bị dẫm nát dưới ngần ấy luồng mắt, Charlotte cúi gằm mặt và vô tình quặp chặt ngón chân trong bao giày cứ như thể muốn làm cho chân biến mất…
Vào thời ấy Charlotte cũng đã phải sống trong một ngôi nhà gỗ cũ kỹ ở rìa thành phố. Charlotte chẳng còn lạ mắt thấy mẹ mình hầu như luôn luôn ngồi ủ rũ trên chiếc giường cao nông dân, sau tấm màn. Khi bà Albertine đứng dậy, trong con mắt bà, tuy mở, thấy những bóng đen chiêm bao lúc nhúc. Bà thậm chí chẳng còn gượng cười với con gái. Với cái muôi bằng đồng bà múc nước trong xô, uống giây lâu rồi đi ra. Charlotte vốn biết lâu nay hai mẹ con sống sót là nhờ mấy đồ nữ trang lấp lánh trong cái hộp nhỏ khảm xà cừ…
Chiếc nhà gỗ ghép ấy nằm cách xa các khu phố sang trọng thành phố Boiarsk, nên được Charlotte ưa thích. Người ta ít nhận rõ hơn cảnh khốn khổ của hai mẹ con giữa những ngả đường hẹp cong queo ngập tuyết. Với lại, thú vị biết bao lúc ở trường về, bước lên bậc tam cấp cũ kỹ bằng gỗ kêu cót két dưới chân, đi qua một lối vào âm âm tối hai bên tường ghép bằng những súc gỗ tròn lớn phủ lớp giá dày, và đẩy cánh cửa nặng khiến nó rít lên một tiếng rên rỉ ngắn hệt như tiếng người. Và ở đó, trong ngăn buồng, có thể ngồi một lát không châm đèn, nhìn ra cửa sổ thấp chứa đầy hoàng hôn tím, lắng nghe những luồng tuyết gõ ràn rạt vào ô kính. Tựa lưng lên bọ
sườn nồng ấm chiếc lò sưởi lớn, Charlotte cảm thấy hơi nóng lan dần dưới áo khoác. Cô áp bàn tay tê cóng lên mặt đá âm ấm - chiếc lò sưởi cô thấy nó như quả tim khổng lồ của căn nhà gỗ cũ kỹ này. Và dưới gót giày ni những mảnh băng cuối cùng tan chảy.
Một hôm một mảnh băng vỡ ra dưới chân với tiếng răng rắc bất thường. Charlotte ngạc nhiên – cô về đã hơn nửa tiếng, bao nhiêu tuyết trên áo khoác và mũ lông đã tan và khô ráo từ lâu. Thế còn cái mảnh băng này… Cô cúi nhặt. Hóa ra một mảnh thủy tinh! Mảnh thủy tinh vỡ một ống thuốc, rất sắc…
Và như vậy đó mà cái từ khinh khủng “moóc phin” bước vào cuộc sống của Charlotte. Nó giải thích vẻ câm lặng bà mẹ sau tấm màn, những bóng mờ lúc nhúc trong mắt mẹ, giải thích cái vùng đất Xibêri phi lý và không thể tránh khỏi, cứ như số mệnh vậy.
Bà Albertine chẳng còn có gì để giấu giếm cô con gái. Chính Charlotte là người mà từ nay người ta thấy bước vào hiệu thuốc và rụt rè khẽ nói: “Cháu mua thuốc cho bà Lemonnier…
Cô bao giờ cũng trở về một mình, đi xuyên qua những khu đất hoang mênh mông ngăn cách thị trấn nhỏ nơi đang ở với những đường phố cuối của thành phố có cửa hàng và điện sáng. Một cơn bão tuyết thường hay kéo đến trên những khoảng trống vắng vẻ kia. Mệt nhoài vì phải chống đỡ với ngọn gió mang đầy bông tuyết, ù tai vì tiếng gió rít, một đêm Charlotte đứng dừng, quay lưng với gió táp, mắt mờ mịt đi trong làn tuyết bay vun vút. Cô cảm nhận cuộc đời mình một cách mãnh liệt, cảm nhận cái hơi nóng cơ thể gầy gò tụ thành một cái tôi bé xíu. Cô cảm thấy cái mơn man do một giọt nước rỉ từ mảnh che tai chiếc mũ lông, cảm thấy tiếng đập của trái tim và cạnh trái tim. Đột nhiên một tiếng nói thầm thĩ dội trong cô: “Chính là ta, là ta đấy đang ở nơi này, giữa những cơn lốc tuyết nơi tận cùng thế giới, trong cái xứ Xibêri này, ta, Charlotte Lemonnier, ta là kẻ vốn không có liên quan gì với cái nơi hoang vắng này, cái bầu trời này, cái mảnh đất đóng băng này. Cũng chẳng có liên quan gì với đám người kia. Ta ở đây, một thân một mình, và ta đem moóc phin về cho mẹ ta…” Cô tưởng như đầu óc mình chao đảo, rồi cả người đổ xiệu rơi xuống một cái vực nơi tất cả cái phi lý vừa đột nhiên phát hiện kia sắp trở thành đương nhiên. Cô cựa mình:
không, cái hoang mạc Xibêri này tất phải chấm dứt một nơi nào đó, và ở đó, có một thành phố với những đại lộ hai bên trồng cây dẻ, những quán cà phê sáng đèn, có căn nhà ông cậu và tất cả các pho sách mở ra bằng những từ ngữ thân thiết biết bao chỉ cần nhìn vào dạng chữ. Có nước Pháp…
Cái thành phố có đại lộ hai bên trồng dẻ biến thành một vảy vàng mỏng manh lung linh trong ánh mắt Charlotte mà không ai nhận thấy. Charlotte lại còn nhận ra hồi quang của nó trong cái lóng lánh nơi chiếc ghim cài đẹp đẽ trên áo một cô gái trẻ có nụ cười đỏng đảnh kiêu kỳ - cô này ngồi trong chiếc ghế bành sang trọng, giữa một phòng lớn đồ đạc lịch sự, cửa sổ treo màn lụa.
- La raison du plus fort est toujours meilleurem cô ta nói bằng giọng kiểu cách[16]
- … est toujours la meilleure, Charlotte kín đáo sửa lại, và cúi nhìn xuống, nói thêm:
- Có lẽ nên phát âm là “meilleure” thì đúng hơn “meillaire” Meill-eu eure…[17]
Charlotte tròn môi và kéo dài cái âm tiết cuối lịm dần trong một âm “r” mượt mà. Cô học trò, vẻ mặt cau có, lại đọc tiếp:
- Nous l’allons vous montrer tout à l’heure…[18]
Cô này là con gái ông thị trưởng Boiarsk. Charlotte dạy cô học tiếng Pháp thứ tư hàng tuần. Charlotte lúc đầu hy vọng sẽ là bạn của cô thiếu nữ ăn mặc chau chuốt, tuổi chỉ nhỉnh hơn mình tí chút này. Giờ đây, chẳng còn ước mong gì nữa, cô chỉ còn lo dạy cho tốt. Những cái liếc mắt khinh khỉnh của cô học trò chẳng còn làm cô bận tâm. Charlotte nghe cô ta nói, thỉnh thoảng nhắc nhở, nhưng luồng mắt hướng về ánh lấp lánh của chiếc ghim cài áo xinh xinh bằng hổ phách kia. Chỉ có con gái ông thị trưởng mới được phép mặc áo hở cổ với vật nữ trang ấy ở giữa. Tỉ mỉ chu đáo, Charlotte nêu
từng lỗi phát âm hoặc ngữ pháp. Từ chiều sâu vàng óng của hổ phách vụt hiện lên một thành phố có cây cối mùa thu đẹp đẽ. Cô hiểu mình phải chịu đựng cả một tiếng đồng hồ trò nhăn nhó vặt của cô bé lớn, người mập mạp và ăn mặc cực kỳ sang trọng ấy, để rồi vào bếp nhận từ tay chị người ở cái gói của cô, đựng những thức ăn thừa, rồi đứng nơi đường phố chờ dịp chỉ có một mình đối mặt với bà dược sĩ, thì thầm: “Làm ơn cho tôi mua thuốc cho bà Lemonnier”.
Chút hơi ấm đánh cắp trong hiệu thuốc liền đó sẽ bị đánh bạt khỏi lần áo khoác bởi ngọn gió tê buốt trên các khoảng đất trống.
Khi bà Albertine xuất hiện trên bậc tam cấp, bác xà ích rướn mày và nhổm dậy trên ghế. Bác chẳng ngờ được chuyện này. Cái nhà gỗ mái sụt đầy rêu kia, cái bậc tam cấp mối mọt mọc đầy cây tầm ma kia. Và nhất là cái thị trấn với các ngả phố vùi trong cát xám.
Cánh cửa mở trong khung cửa xiêu vẹo, một người đàn bà bỗng xuất hiện. Bà bận chiếc váy dài cắt rất trang nhã, kiểu áo mà bác xà ích chỉ nom thấy ở các bà xinh đẹp đêm đêm ở nhà hát trung tâm thành phố bước ra. Mái tóc bà búi gọn - một chiếc mũ rộng trùm vòng quanh. Ngọn gió xuân thổi chiếc khăn voan bay phơ phất lượn song bên vàng mũ bẻ uốn duyên dáng.
- Chúng ta ra ga, bà nói và bác xà ích càng ngạc nhiên hơn vì cái giọng rung vang lanh lảnh rất lạ tai của bà.
- … Ra ga, cô bé vừa ra gọi bác ngoài phố hồi nãy lặp lại. Cô này thì nói giọng đặc Nga, điểm tí chút giọng Xibêri…
Charlotte hiểu được việc bà Albertine xuất hiện trên tam cấp vốn là kết quả một cuộc chiến đấu nội tâm dài và đau đớn, qua những dằn vặt trở đi trở lại. Giống như cảnh vật lộn của người đàn ông kia giữa băng tuyết, trên một hố sâu đen ngòm, một hôm cô nom thấy giữa mùa xuân, khi đi qua cầu. Bám chặt một cành cây dài được người ta chìa cho, ông ta bò lên dốc bờ trơn trượt, bụng áp vào mặt băng, nhích từng xăng ti mét một và đã giơ bàn
tay bầm đỏ với được tay người cứu. Đột nhiên, chẳng hiểu vì sao, ông giật nẩy người và tuột xuống, rơi tõm vào hố nước đen thẳm. Giòng nước cuốn ông ra xa chút ít. Lại phải bắt đầu lại tất cả. Vâng, giống như cái người đàn ông nọ.
Nhưng vào cái buổi chiều hè tràn đầy ánh sáng và cây xanh ấy, hai mẹ con chuẩn bị về với vẻ hoàn toàn nhẹ nhàng thanh thản.
- Thế còn cái va ly to hả mẹ? Charlotte hỏi khi đã lên xe.
- Để lại thôi. Chỉ có mấy thứ giấy tờ cũ với lại báo của cậu con … Chúng ta sẽ trở về lấy.
Hai mẹ con vượt qua cầu, đi qua cạnh nhà ông thị trưởng. Cái thành phố Xibêri này tựa hồ như đã trải lùi về một quá khứ kỳ quặc, nơi người ta dễ mở lòng tha thứ kèm thêm một nụ cười.
Đúng vậy, đúng là với cái ánh mắt không thù hận mà hai mẹ con khi về lại Paris nhìn lại Boiarsk. Và lúc sang hè, khi Albertine tỏ ý muốn quay về sống ở Nga (để kết thúc hẳn giai đoạn Xibêri đời mình, như người thân nghĩ), Charlotte thậm chí còn hơi ganh tị với mẹ: cô cũng muốn được dịp lưu lại một hai tuần trong cái thành phố từ nay trong ký ức chứa đầy những nhân vật của quá khứ, nơi các ngôi nhà, nhất là các isbas[19]trở thành những công trình kỷ niệm của thời xưa cũ. Một thành phố nơi chẳng có gì có thể làm cô tổn thương nữa.
- Mẹ ơi, mẹ chú ý xem có còn cái tổ chuột nhắt không, ở cạnh lò sưởi ấy, mẹ nhớ chứ? Cô gọi với theo bà mẹ ngồi cạnh cửa sổ mở toa tàu.
Đó là vào tháng bảy năm 1914. Charlotte bấy giờ mười một tuổi.
Cuộc đời cô chẳng hề xẩy đứt đoạn. Riêng câu nói ấy (“Mẹ chú ý đàn chuột nhắt!”), với thời gian Charlotte ngày càng nhận thấy nó ngớ ngẩn, trẻ
con. Lẽ ra phải lặng im và nhìn kỹ gương mặt kia cạnh cửa sổ toa tàu, chất đầy ánh mắt mẹ. Bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm trôi qua, và câu nói cuối cùng ấy vẫn còn mang nguyên vẹn vang âm một niềm hạnh phúc ngây ngô. Sự chờ đợi trở thành cái thời gian duy nhất cuộc đời Charlotte.
Thời bấy giờ (“lúc thời chiến”, báo chí viết vậy) giống như một buổi chiều xám, một ngày chủ nhật trong các phố vắng thành phố tỉnh lẻ: một cơn gió đột nhiên dấy lên từ góc nhà, cuộn thành cơn lốc bụi, một cánh cửa khẽ giật, con người dễ hòa tan trong làn không khí không màu sắc, biến mất không lý do.
Chính là như vậy mà ông cậu của Charlotte biến đi - “ngã xuống chiến trường”, “chết cho nước Pháp”, theo lối nói báo chí. Và cái ngữ điệu này khiến cho sự vắng mặt của ông càng gây thêm bối rối - như cái gọt bút chì kia trên bàn viết, với chiếc bút tra nguyên trong lỗ và vài vụn vỏ bào, nó nằm đó bất động từ khi ông mất đi. Chính là như vậy mà căn nhà ở Neuilly trống vắng dần - các ông các bà cúi hôn bé Charlotte và với vẻ rất nghiêm chỉnh nhắc nhở bé phải cho ngoan.
Cái thời gian kỳ quặc này có những thói thất thường của nó. Bỗng nhiên, với kiểu mau lẹ nhảy nhót như trong phim, một bà dì Charlotte vận váy áo trắng, quanh mình là các bà con thân thích tụ tập cũng với kiểu hối hả của điện ảnh bấy giờ, để đi bằng dáng đi nhanh nhẹn giật giật tới một nhà thờ nơi bà dì đứng bên một người đàn ông đeo râu mép, tóc chải dầu trơn mượt. Và hầu như ngay sau đó - trong kí ức Charlotte thậm chí họ cũng chưa có thời gian rời khỏi nhà thờ - cô dâu mới vận bộ đồ đen vào và không ngước nổi cặp mắt đầy lệ. Sự biến đổi quá ư nhanh chóng, cứ như thể ngay từ khi ra khỏi nhà thờ, bà ta chỉ có một mình, mang tang chồng và giấu cặp mắt đỏ hoe. Hai ngày đó chập làm một - cái ngày nhuốm màu bầu trời rạng rỡ, rộn tiếng chuông ngân và lộng gió hè, ngọn gió thổi dường như càng thúc đẩy nhanh hơn bước tới lui qua lại của khách khứa. Và hơi nóng của nó dán bết lên mặt người phụ nữ trẻ lúc thì chiếc khăn voan trắng cô dâu, lúc thì chiếc khăn trùm đen góa phụ.
Về sau, cái thời gian lạ lùng ấy trở về với dòng chảy bình thường và được ghi dấu bằng những đêm không ngủ và dãy dài những thân thể què cụt diễu qua. Giờ giấc lúc này rộn ràng như trong những phòng học lớn trường
trung học Neuilly. Sự hiểu biết đầu tiên của cô về thân thể đàn ông là hình ảnh thứ thịt da rắn chắc bị dập xé máu me kia. Và bầu trời đêm những năm ấy chứa đầy vĩnh viễn hình bóng quái gở hai khinh khí cầu Đức màu xám nhạt giữa những tia đèn chiếu mọc lên trời như những măng đá.
Cuối cùng rồi cũng có một ngày, cái ngày 14 tháng bảy 1919, rất đông binh lính không đếm xuể kéo qua Neuilly tiến về thủ đô. Trang phục chau chuốt, ánh mắt hiên ngang, giày đánh xi bóng loáng - chiến tranh lấy lại dáng vẻ diễu binh của nó. Anh ta có trong số đó không ấy nhỉ, cái anh chàng chiến binh sẽ đặt vào tay Charlotte một viên sỏi con, cái mảnh đạn pháo đầy gỉ? Hai người có yêu nhau không ấy nhỉ? Hoặc là đã hứa hôn?
Cuộc gặp gỡ này không thay đổi gì quyết định của Charlotte, vốn sắp sẵn từ nhiều năm trước. Có dịp đến đầu tiên, may mắn lạ thường, cô liền đi sang Nga. Chưa hề có mối liên hệ nào gắn bó cô với cái đất nước bị nội chiến tàn phá này. Năm ấy là năm 1921. Một phái đoàn Chữ Thập Đỏ chuẩn bị đi đến vùng Vonga nơi xẩy những vụ chết đói. Charlotte được nhận vào làm y tá. Đề nghị của cô nhanh chóng được chấp nhận do hiếm người tình nguyện. Nhưng nhất là do cô nói được tiếng Nga.
Chính ở nơi đây cô mục kích bao cảnh nhọc nhằn. Từ xa, cái nơi nhọc nhằn này nom cũng giống như những làng Nga yên tĩnh - nhà ghép gỗ, giếng, hàng rào - chìm trong sương mù tỏa từ dòng sông lớn. Lại gần, nó đứng yên bất động trong những cảnh chụp do người thợ ảnh lấy ra từ những ngày tẻ nhạt kia: một nhóm nam nữ nông dân mặc áo da cừu, đứng im lìm trước một đống những bộ xương người, những thân thể xé từng mảnh, những mảng thịt chẳng còn nhận ra hình thù. Rồi cái thằng bé trần truồng trong tuyết - tóc dài rối bời, mắt sắc như mắt ông già, thân hình teo tóp như con bọ. Cuối cùng, trên mặt băng chỗ đường cái, một cái đầu lăn lóc, mắt mờ mờ đục. Tệ nhất là các cảnh chụp ấy không cố định. Do vì anh thợ ảnh gập cái giá ba chân và đám nông dân đi ra khỏi khung ảnh, nên họ lại trở về sống trong cái kiểu đơn giản đến lạ lùng của những cử chỉ thường ngày. Phải, họ vẫn tiếp tục sống! Một người đàn bà cúi xuống thằng bé và nhận ra đó là con mình. Và chị chẳng biết làm gì với cái ông già - sâu bọ. Thế rồi ông ta nghe từ cổ họng chị thốt ra tiếng tru như của chó sói. Không có bức ảnh nào có thể ghi lại được tiếng tru ấy… Một bác nông dân nhìn thẳng vào
mắt chiếc đầu vứt trên đường. Rồi cúi xuống vụng về nhặt nó bỏ vào túi vải len thô, lẩm bẩm: “Để phải đem chôn”.
Rồi lại phải đi vào các ngôi nhà gỗ của cái cảnh đói khổ bình yên này để phát hiện ra là cái bà già đang nhìn ra đường qua mặt kính, thực ra là xác khô đét một cô gái chết cách đây nhiều tuần, ngồi cạnh cửa sổ với chút hy vọng sống còn đầy tuyệt vọng.
Charlotte rời phái đoàn ngay khi trở về Mạc tư khoa. Từ khách sạn đi ra, cô hòa vào trong đám đông ồn ào hỗn tạp nơi quảng trường và biến mất. Ở chợ Soukharevka chuyên nghề đổi chác, cô đổi đồng năm frăng bằng bạc (anh bán hàng ghé răng cắn rồi gõ gõ vào lưỡi rìu để thử) lấy hai chiếc bánh mì tròn làm lương ăn cho những ngày đầu đi đường. Cô đã ăn vận như một người Nga, và tại nhà ga xe lửa trong cảnh chen chúc hỗn độn lên toa, chẳng ai chú ý đến người đàn bà trẻ đang vừa sửa lại xắc đeo lưng vừa đánh vật với cảnh xô đẩy hoảng loạn của đám đông lùng nhùng.
Cô đi rong ruổi, và trông thấy tất cả. Cô bất chấp cái vô tận của đất nước này, bất chấp cái không gian càng lúc càng lùi xa trong đó những ngày những năm tháng sa lầy. Mặc dầu tất cả, cô vẫn cứ đi, lội bì bõm trong cái thời gian tù hãm. Bằng xe lửa, xe ngựa, đi bộ…
Cô trông thấy tất cả. Cả một bầy ngựa thắng yên cương mà không có người cưỡi phi trên cánh đồng, dừng chốc lát rồi hoảng hốt lại phóng điên cuồng vừa sung sướng vừa kinh hãi vì cái tự do vừa giành được. Trong đám ngựa có một con khiến mọi người chú ý. Một thanh kiếm cắm ngập vào yên, dựng đứng trên lưng nó. Con vật phi và chiếc lưỡi dài cây gươm cắm chặt trong tấm da thuộc dày đung đưa mềm mại, lóng lánh lên dưới mặt trời xế. Mọi người đưa mắt dõi theo những ánh đỏ tía kia cứ mờ dần trong sương mù cánh đồng. Họ hiểu là thanh kiếm, cán đúc chì, hẳn đã chẻ một thân người.
Cô cũng nom thấy những xác ngựa chết được kéo từ giếng lên. Và thấy những cái giếng mới đào trong đất mỡ màng dịn chặt. Các súc gỗ tròn đưa xuống lót bụng giếng còn thơm mùi gỗ mới.
Cô trông thấy một đám dân làng, dưới sự chỉ huy của một người đàn ông khoác áo da màu đen, đang hè nhau kéo một sợi giây thừng lớn quấn quanh cái nóc tròn một ngôi nhà thờ với cây thánh giá. Tiếng đổ vỡ răng rắc liên tục dường như kích thích họ hăng thêm. Trong một làng khác, mới tinh mơ, cô thấy một bà già quỳ trước một chiếc vòm củ hành nhà thờ vứt chơ chỏng giữa các nấm mồ một khu nghĩa địa không có hàng rào nhìn trống trơn ra cánh đồng.
Cô đi qua những làng mạc hoang vắng có những mảnh vườn quả chín nẫu rụng xuống cỏ hoặc khô quắt trên cành. Trong một thành phố có hôm, ở chợ, một người bán hàng chặt tay một đứa trẻ định đánh cắp một quả táo. Tất cả những con người cô gặp dường như hoặc đang lao về một mục tiêu không rõ, bằng cách chen chúc nhảy lên tàu và các bến đò, hoặc là chờ đợi, chẳng biết đợi ai - trước những nhà hàng cửa đóng kín, cạnh những cánh cổng có lính gác hoặc đôi khi chỉ là đứng đợi ngay cạnh đường.
Khoảng không gian nơi cô xông pha vào không biết đến sự trung dung: cảnh người người lớp lớp chồng chất không thể tưởng tượng nổi bỗng nhiên nhường chỗ cho cảnh hoang vắng hoàn toàn nơi cái mênh mông bầu trời, cái thẳm sâu rừng núi khiến sự hiện diện của con người là không thể hình dung được. Thế rồi cái trống rỗng ấy, không hề có sự chuyển tiếp, dẫn tới một cảnh chen lấn ác liệt đám nông dân đang lội bì bõm trong cái bờ đất một con sông dềnh lên do mưa rào mùa thu. Vâng, Charlotte cũng nom thấy điều đó. Những người nông dân giận dữ nọ dùng cây sào dài, gạt đẩy một cái xà lan trên đó dậy lên tiếng rên rỉ bất tận. Người ta nom thấy những bóng người trong xà lan giơ cánh tay gầy đét về phía bờ. Đó là những người mắc bệnh sốt chấy rận bị ruồng bỏ đang trôi giạt trên cái trên cái nghĩa địa nổi đã nhiều ngày. Cứ mỗi lần chiếc xà lan gắng cập bờ, người trên bờ lại hùa nhau xô ra. Chiếc xà lan lại tiếp tục cuộc nổi trôi tang tóc, lúc này có cả những người chết vì đói. Chẳng bao lâu họ cũng chẳng còn sức cố gắng đáp vào bờ, và những người sống sót cuối cùng, một hôm nào đó bị đánh thức bởi tiếng sóng ầm ào đều đặn, sẽ nom thấy xa xa đường chân trời dửng dưng lạnh lẽo biển Caspienne.
Ở một cửa rừng, vào một sáng lóng lánh sương giá, cô nom thấy những bóng người lủng lẳng trên cành cây, cái cười nhăn nhó tiều tụy của những kẻ bị treo cổ mà chẳng ai nghĩ đến chôn cất. Và cao tít trên bầu trời xanh
lộng nắng, bóng một đàn chim di cư mờ tan dần, tăng thêm vẻ vắng lặng bằng tiếng hót lảnh lót dội về.
Cái hơi thở nồng nặc ngừng ngắt từng quãng của cái thế giới Nga này không làm cô kinh hãi nữa. Cô đã học được bao nhiêu điều từ ngày ra đi. Cô biết mẹo khi ngồi trong toa tàu hay đi xe ngựa nên mang theo một cái túi nhét đầy rơm và mấy hòn sỏi dưới đáy. Bọn cướp đêm sẽ giằng lấy cái túi này là chủ yếu. Cô biết khi ngồi trên nóc toa chỗ tốt nhất là cạnh lỗ thông hơi: từ cái lỗ này người ta buộc thừng để tụt xuống hoặc leo lên nhanh chóng. Và khi may mắn tìm được chỗ trong hành lang toa tàu chật ních, chẳng việc gì phải ngạc nhiên nếu thấy những người chen chúc trên sàn chuyền tay nhau một đứa bé vẻ hớt ha hớt hải ra phía cửa. Những người đang co ro gần chỗ đó mở cửa ra và giữ đứa bé phía trên bậc lên xuống một lát để nó tiểu tiện hoặc đại tiện. Việc dịch chuyển này có vẻ khiến họ vui vui thật sự, họ mỉm cười, mủi lòng vì cái sinh linh nhỏ bé ấy lặng lẽ để mặc cho người ta làm, họ xúc động trước cái chuyện mót ỉa đái nó là tự nhiên biết bao giữa cái thế giới bất nhân này… Cũng chẳng cần ngạc nhiên, khi nghe tiếng thì thầm nổi lên giữa tiếng tàu giằn rầm rập trên đường ray: người ta chuyền tin cho nhau về cái chết của một hành khách vùi trong tầng sâu những cuộc đời lẫn lộn mù mịt.
Chỉ có một lần, trong chuyến đi xuyên dài ngày cắm mốc bằng bao nhiêu đau đớn, máu me, bệnh tật, bùn lầy, cô tưởng như thoáng thấy một mảnh của niềm thanh thản và hiền minh. Đã là phía bên kia dãy Oural. Vừa ra khỏi một thị trấn hỏa hoạn thiêu hủy mất một nửa, cô nom thấy mấy người ngồi trên một cái gò phủ đầy lá rụng. Gương mặt xanh xao của họ hướng về phía mặt trời dìu dịu cuối thu biểu lộ một vẻ bình thản chứa chan hạnh phúc. Bác nông dân đánh chiếc xe ngựa gật gù khẽ mách: “Tội nghiệp. Có đến mười hai người đi lang thang ở đây. Nhà thương của họ đã bị cháy. Dân mắc chứng điên ấy mà”.
Không, chẳng còn có gì có thể làm cô ngạc nhiên.
Thường khi, bị ép chặt trong bóng tối ngột ngạt toa tàu, có mơ thấy một giấc mơ ngắn, chói lòa và hoàn toàn huyền hoặc. Chẳng hạn như nom thấy mấy con lạc đà to lớn đi dưới tuyết, đang quay đầu khủng khỉnh nhìn về phía một ngôi nhà thờ. Bốn người lính đi ra khỏi cửa nhà thờ giắt theo một
ông mục sư đang thuyết giảng họ bằng giọng run run. Những con lạc đà bướu phủ đầy tuyết, cái nhà thờ, đám đông hớn hở… Trong giấc ngủ Charlotte nhớ ra rằng xưa kia những cái hình bóng nổi bướu gù kia bao giờ cũng gắn liền với cây cọ, sa mạc, ốc đảo…
Và chính lúc bấy giờ cô nhô ra khỏi cơn trì độn, không, chẳng phải mơ đâu! Cô đang đứng giữa một cái chợ thuộc một thành phố không quen biết. Tuyết rơi đầy bám trên lông mi. Khách qua đường đến gần sờ vào chiếc mặt giây chuyền bằng bạc mà cô tính đem đổi bánh mì. Những con lạc đà vượt cao hẳn đám mua bán lúc nhúc, nom như những chiếc thuyền rồng kỳ quặc đặt trên giá. Và dưới con mắt đám đông thích thú, mấy người lính đẩy ông mục sư lên một chiếc xe quệt độn rơm.
Sau cái giấc mơ hư hư thực thực ấy, cuộc đi dạo buổi chiều quả là rất thường ngày, rất thực. Cô đi ngang qua một đường phố có vỉa hè loang loáng dưới ánh cây đèn đường lù mù. Đẩy cửa một cửa hàng bánh mì. Trong nhà ấm cúng, sáng đèn, nom có vẻ thân thuộc từ màu gỗ quầy hàng đánh véc ni cho đến cách bày bánh ngọt và sô cô la trong tủ kính. Bà nhà hàng mỉm cười nhã nhặn với cô như với khách quen và trao cho cô chiếc bánh mì. Trở ra đường, Charlotte chợt đứng dừng, bối rối: đáng lẽ phải mua nhiều bánh hơn nữa chứ! Hai, ba, không, bốn chiếc bánh tròn! Lại cũng phải nhớ tên đường phố có cái hiệu bánh tuyệt vời này. Cô đến trước ngôi nhà góc phố, ng]rng nhìn. Nhưng các con chữ có một dáng vẻ kỳ quặc, lờ mờ, chúng quấn quýt vào nhau, nhấp nha nhấp nháy “Ngốc ơi là ngốc! cô nghĩ bụng. Phố này là phố cậu mình ở đây mà…”
Charlotte giật mình tỉnh thức. Đoàn tàu bị chặn giữa cánh đồng, đầy những tiếng lao xao nháo nhác: một băng cướp đã giết bác lái tàu và lúc này đang đi lục lọi các toa giật lấy tất cả những gì tìm thấy. Cô cởi khăn san trùm lên đầu buộc các góc dưới cằm như bà già nông dân thường làm. Đoạn, vẫn còn mủm mỉm cười nhớ lại giấc mơ vừa rồi, cô đặt lên đầu gối các túi nhét đầy giẻ bọc quanh hòn đá…
Và nếu cô thoát để được sống sót trong hai tháng trời đi đường ấy, thì chỉ là vì cái lục địa mênh mang nơi cô đi qua đã no nê máu. Cái chết, ít ra trong vài ba năm, mất vẻ hấp dẫn của nó, trở nên quá nhàm và chẳng đáng để ra tay.
Charlotte đi xuyên qua Boiarsk, cái thành phố Xibêri của tuổi thơ, và cũng không buồn tự hỏi đây vẫn là giấc mơ hay đây là sự thực. Cô thấy yếu mệt quá rồi chẳng còn muốn suy nghĩ nữa.
Tại nhà ông thị trưởng, phía trên cửa ra vào, treo một lá cờ đỏ. Hai người lính cầm súng dẫm trong tuyết đi đi lại lại hai bên cửa… Vài cửa sổ nhà hát đã bị phá vỡ và vì không tìm ra gì hơn được bít tạm bằng mấy mảng phông bài trí bằng gỗ dán: chỗ thì lá cành điểm hoa trắng, chắc là cảnh trong kịch Vườn anh đào, chỗ thì cảnh mặt tiền một nhà nghỉ nông thôn. Phía trên cổng, hai người thợ đang chăng một tấm biểu ngữ dài vải đỏ: “Tất cả tham gia mít tinh quần chúng xã hội vô thần!” Charlotte đi chậm lại một chút thử đọc. Một người thợ rút chiếc đinh cắn trong miệng và đóng vào cạnh cái dấu chấm than.
- Chúng mình thế nào cũng làm xong trước tối nhá, lạy trời! Anh ta nói to với cậu bạn.
Charlotte mỉm cười đi tiếp. Không, cô chẳng nằm mơ đâu.
Một anh lính gác cạnh cầu ngăn cô lại hỏi giấy. Charlotte làm theo. Anh ta cầm giấy nhưng chắc hẳn không biết đọc nên quyết định giữ lại. Vả chăng anh ta cũng có vẻ ngạc nhiên vì cái quyết định của chính mình. “Cô sẽ được nhận lại sau khi ủy ban cách mạng đã xem xét”, anh ta bảo, rõ ràng có vẻ như lặp lại lời ai đó. Charlotte chẳng còn hơi sức đâu tranh cãi.
Ở nơi đây, Boiarsk, mùa đông đã đến từ lâu. Nhưng hôm ấy trời ấm, lớp băng dưới cầu phủ những mảng lớn ẩm ướt. Dấu hiệu trở ấm đầu tiên. Và có những bông tuyết lớn lười biếng bay nhởn nhơ trong cái lặng im trắng toát của những khu đất hoang mà cô đã bao lần đi qua hồi bé.
Bằng hai cửa sổ bé như hai con mắt ngôi nhà gỗ dường như đã nhận ra cô từ xa. Vâng, ngôi nhà nhìn cô đi tới gần, gương mặt nó đầy nét nhăn rạng lên một cái cười nhăn nhó khó nhận ra, một niềm vui cay đắng của cảnh gặp lại.
Charlotte chẳng trông đợi gì nhiều về cuộc thăm viếng này. Cô đã chuẩn bị tinh thần từ lâu để đón nhận những tin không vui: chết chóc, phát điên, biến mất. Hoặc là một sự vắng mặt đơn thuần, không thể giải thích, tự nhiên như không, chẳng làm ai ngạc nhiên. Cô tự ngăn cấm mình hy vọng mà vẫn cứ hy vọng.
Những ngày cuối đi đường, sức đã kiệt quệ quá chừng cô chỉ còn nghĩ đến cái hơi nóng lò sưởi lớn nơi cô sẽ đến tựa vào và ngã lăn đùng xuống sàn nhà.
Từ tam cấp ngôi nhà, cô nom thấy dưới gốc táo cằn cỗi một bà cụ già, đầu trùm kín mít trong chiếc khăn quàng đen. Còng lưng, bà cụ lôi một cành cây to vùi trong tuyết. Charlotte cất tiếng gọi. Nhưng bà cụ không quay lại. Giọng cô yếu ớt quá và tan nhanh trong không khí trầm đục của thời tiết trở ấm. Cô cảm thấy không còn sức gọi thêm lần nữa.
Cô ghé vai đẩy cửa. Chỗ lối vào, tối và lạnh, thấy cả một đống gỗ dự trữ - ván thùng, ván sàn và thậm chí cả những phím dương cầm dồn một đống nhỏ đen trắng. Charlotte nhớ lại chính đàn dương cầm trong các nhà giàu là cái chủ yếu gây tức giận của hàng xóm. Cô đã nom thấy một chiếc bị rìu đập vỡ, kẹt trong băng trong một con sông…
Khi cô bước vào trong nhà, cử chỉ đầu tiên là sờ vào mấy hòn đá lò sưởi. Nó vẫn còn âm ấm. Cô cảm thấy bàng hoàng dễ chịu. Đã định tiến đến gần lò sưởi cô bỗng nom thấy một cuốn sách mở đặt trên chiếc bàn ghép bằng ván gỗ nâu sỉn theo thời gian. Một cuốn sách nhỏ giấy ram ráp. Ngồi tựa trên chiếc ghế dài, cô cúi nhìn xuống các trang mở. Kỳ quặc thay, các con chữ bỗng chập chà chập chờn, hòa tan đi - hệt như cái đêm trong toa tàu cô đã mơ thấy đường phố Paris nơi ông cậu ở. Lần này thì chẳng phải giấc mơ, mà là nước mắt. Đó là một cuốn sách Pháp.
Bà cụ trùm khăn đen bước vào và vẻ như chẳng hề ngạc nhiên khi nom thấy người phụ nữ trẻ mảnh mai kia đang từ ghế đứng dậy. Những cành cây khô bà cụ ôm trong tay rỏ từng sợi tuyết dài xuống sàn nhà. Gương mặt tàn tạ nom giống bất cứ gương mặt bà cụ nông dân nào trong vùng Xibêri này. Cặp môi đầy một mạng li ti những nếp nhăn rung lên. Và từ chính cái
miệng kia, từ bộ ngực lép kẹp của con người khó nhận ra kia buột lên giọng nói của bà Albertine, một giọng không hề thay đổi lấy một ly:
- Mấy năm nay, mẹ chỉ sợ có một điều: là mày trở về đây!
Vâng, đó là câu đầu tiên bà Albertine nói với con gái. Và Charlotte hiểu ra: những điều hai mẹ con đã trải từ ngày giã biệt trên sân ga, cách đây tám năm, vô số những cử chỉ, gương mặt, lời nói, khổ đau, thiếu thốn, hy vọng, lo buồn, kêu thương, nước mắt - toàn bộ cái ầm ì sự sống vang lên trên nền một tiếng vọng không chịu tắt: cái cuộc gặp gỡ này, mong mỏi biết bao, đáng sợ biết chừng nào.
- Mẹ tính nhờ ai viết thư cho con bảo rằng mẹ đã chết. Nhưng rồi xẩy chiến tranh, rồi cách mạng. Rồi lại chiến tranh nữa. Thế rồi…
- Thư có viết thế con cũng chả tin đâu…
- Ừ, vả chăng mẹ cũng nghĩ là dù thế nào con cũng không tin…
Bà cụ đặt bó cành cây cạnh lò sưởi và đến gần Charlotte. Lần ở Paris bà nhìn con gái mình qua cửa sổ toa tàu, cô bé lên mười một tuổi. Giờ đây cô sắp sửa tuổi hai mươi.
- Con có nghe thấy không, bà Albertine thì thào, mặt tươi rạng lên và bà quay về phía bếp lò. Đàn chuột nhắt, con còn nhớ không? Nó vẫn còn đấy…
Lát sau, ngồi xổm trước ngọn lửa đang bừng lên sau cánh cửa nhỏ bằng gang, bà Albertine lẩm bẩm như nói một mình, không nhìn Charlotte nằm trên ghế dài vẻ thiu thiu:
- Cái đất nước này là thế. Vào thì dễ nhưng chẳng bao giờ ra khỏi được đâu…
Nước nóng dường như một chất liệu mới tinh, chưa hề biết. Charlotte giơ tay đón dòng nước bà mẹ rót từ từ lên vai lên lưng từ một chiếc gáo bằng đồng. Trong bóng tối căn phòng chiếu bằng ngọn lửa liu riu một mảnh
vỏ bào, những giọt nước nóng tựa như giọt nhựa thông. Nước mơn man thật dễ chịu khắp cơ thể mà Charlotte kỳ cọ bằng cục đất thó xanh. Cái khoản xà phòng chỉ còn là một kỷ niệm mơ hồ.
- Con gầy đi nhiều quá, bà Albertine thì thào, giọng nghẹn hẳn đi.
Charlotte cười khẽ. Và ngửa đầu với mái tóc ướt, cô thấy những giọt nước mắt cũng cái màu hổ phách ấy long lanh trong mắt lờ đờ của mẹ.
Những ngày sau đó, Charlotte thử hỏi xem bằng cách nào hai mẹ con có thể rời Xibêri (vì mê tín, cô không dám nói: trở về Pháp). Cô đi vào nhà ông thị trưởng cũ. Mấy người gác cửa mỉm cười với cô: dấu hiệu tốt chăng? Chị thư ký ông chủ tịch mới của Boiarsk bảo chị ngồi chờ ở một gian phòng bé - nơi mình ngày xưa chờ cái túi đựng thức ăn thừa. Charlotte nghĩ.
Ông lãnh đạo tiếp cô, ngồi sau chiếc bàn giấy to nặng, cô đã bước hẳn vào nhưng ông ta, cặp lông mày cau cau, vẫn tiếp tục gạch rất mạnh bằng bút chì đỏ lên các trang một cuốn sách. Có cả một chồng sách mỏng tương tự nằm trên bàn.
- Chào nữ công dân! Cuối cùng ông ta nói và chìa tay.
Hai người nói chuyện. Với một niềm kinh hãi chen nghi hoặc, Charlotte nhận thấy những lời đáp của vị viên chức giống như tiếng dội méo mó các câu hỏi của cô. Cô nói về Ủy ban Cứu tế Pháp và nghe dội lại một bài diễn văn ngắn về những mưu đồ đế quốc của Phương Tây dưới danh nghĩa nhân đạo tư sản. Cô nêu nguyện vọng đi Matxcơva và rồi… Tiếng dội ngắt lời cô: các lực lượng can thiệp của ngoại bang và các kẻ thù nội địa đang phá hoại cuộc sống tái thiết trong nước cộng hòa Xô viết trẻ tuổi.
Sau mười lăm phút trao đổi kiểu như vậy, Charlotte cứ muốn buột kêu lên: “Tôi muốn đi! Thế thôi!” Nhưng cái lô gích phi lý của câu chuyện vẫn chưa buông tha cô.
- Một chuyến tàu đi Matxcơva…
-Thủ đoạn phá hoại của bọn chuyên gia tư sản trong ngành đường sắt… - Tình trạng sức khỏe mẹ tôi kém sút…
- Cái di sản kinh tế và văn hóa kinh khủng do chế độ Xa hoàng để lại… Cuối cùng, kiệt lực, cô thì thào:
- Vâng, thế thì xin ông cho tôi lại giấy tờ…
Giọng ông lãnh đạo tựa hồ vấp phải một vật chướng ngại. Một nét co rúm nhanh chạy qua trên bộ mặt. Ông ta lẳng lặng đi ra khỏi bàn giấy. Lợi dụng lúc ông vắng mặt, Charlotte liếc nhìn cái chồng sách mỏng. Đầu đề khiến cô bối rối vô cùng tận: Để chấm dứt thói buông thả tình dục trong chi bộ Đảng (chỉ thị).
- Đúng là những chỉ thị như vậy mà ông lãnh đạo gạch dưới bằng bút đỏ.
- Chúng tôi không tìm thấy giấy tờ của cô, ông ta đi vào nói.
Charlotte cố đòi. Việc xảy ra lúc đó vừa khó tin vừa thật là lô gích. Ông lãnh đạo tuôn ra một tràng chửi rủa đến nỗi hai tháng sau cái dận trong toa tàu lèn chặt, lúc này cô vẫn còn choáng váng. Ông vẫn tiếp tục quát lác khi cô đã nắm quả đấm cửa. Đoạn ghé sát mặt vào mặt cô, ông ta thì thào:
- Tôi có thể bắt cô đem xử bắn ngay trong sân này, sau nhà xí ấy. Hiểu không, đồ gián điệp!
Lúc về, trong khi bước giữa cánh đồng tuyết phủ, Charlotte tự nhủ có một ngôn ngữ mới đang nảy sinh ở đất nước này. Một ngôn ngữ cô không hề biết, và vì thế cuộc đối thoại trong phòng giấy ông thị trưởng cũ cô cảm thấy như không thể tin nổi. Không, mọi việc đều có ý nghĩa riêng của nó: nào cái giọng hùng biện cách mạng đột nhiên trượt sang thứ ngôn ngữ thô lỗ, nào cái “con mẹ công dân gián điệp”, nào cuốn sách nhỏ quy định đời sống tình dục đảng viên. Đúng rồi, một trật tự sự vật mới đang được an bài.
Mọi chuyện trong cái thế giới này, tuy thật quen thuộc, sắp đội một cái tên mới, người ta sắp áp dụng cho mỗi vật, mỗi con người một cái nhãn khác.
“Thế còn cái làn tuyết rơi chậm rãi này, cô nghĩ, những cái bông tuyết bay lửng lờ buổi trở ấm trong bầu trời chiều màu tím này?” Cô nhớ hồi còn bé đã vui sướng biết bao khi thấy lại tuyết trên đường phố, sau buổi dạy con gái ông thị trưởng. “Cũng như hôm nay vậy…” Cô tự nhủ và hít thở thật sâu.
Ít hôm sau, cuộc sống đông cứng lại. Vào một đêm trong trẻo, cái lạnh bắc cực tràn xuống từ trên trời. Thế giới chung quanh biến thành một khối pha lê nước đá trong đó khảm những cây cối lờm xờm sương giá, những cột trắng bất động phía trên các ống khói, nét lóng lánh bạc rừng taiga nơi chân trời, ông mặt trời viền một quầng có vân long lanh. Giọng nói không đi xa được, hơi nước ngưng đọng trên môi.
Hai mẹ con chỉ còn lo sống từng ngày một, bằng cách duy trì một khu vực nhiệt bé tẹo quanh thân mình.
Chính cái nhà gỗ isba đã cứu sống họ. Mọi sự đã được thiết kế để chống lại những mùa đông liên miên không dứt, những đêm sâu không đáy. Phải nói chính là chất gỗ các súc cây tròn lớn vốn chứa đựng cái từng trải gian khổ của bao nhiêu thế hệ người dân Xibêri. Bà Albertine đã cảm nhận ra cái hơi thở thầm kín của ngôi nhà cũ này, đã học cách sống mật thiết với nhịp sống chậm rãi nồng ấm của chiếc lò sưởi lớn chiếm nửa căn phòng, với cái vắng lặng rất sinh động của nó. Còn Charlotte khi quan sát các cử chỉ thường ngày của mẹ, thường hay mỉm cười nghĩ: “Bà cụ là một dân Xibêri thực thụ rồi!” Ở lối ra vào ngay từ hôm đầu cô đã chú ý có những bó cỏ khô. Chúng làm nhớ đến những cụm lá người Nga dùng để quất lên người trong các nhà tắm. Khi đã ăn hết khoanh bánh mì cuối cùng cô mới khám phá ra tác dụng thật sự các bó cỏ kia. Bà Albertine ngâm vào nước nóng và đến chiều, hai mẹ con ăn cái món mà về sau họ gọi vui là: “Món canh Xibêri” - lổn nhổn những nhánh, hạt và rễ. “Mẹ bắt đầu thuộc lòng tên các cây cỏ rừng taiga”, bà Albertine vừa nói vừa múc canh vào dĩa. “Mẹ đang tự hỏi tại sao người ở đây ít tận dụng nó phí vậy”.
Cái điều cứu sống họ còn là sự có mặt của con bé kia, con bé Di-gan một hôm hai mẹ con bắt gặp trên bậc tam cấp, hầu như rét cóng. Nó cào lên ván cửa lạnh cứng bằng các ngón tay cóng đờ bầm tím…
Để nuôi nó, Charlotte làm những việc mà cô sẽ chẳng bao giờ làm cho chính mình. Cô ra chợ ăn xin một củ hành, ít củ khoai tây quắt, tí mỡ lợn. Cô moi trong thùng rác gần nhà ăn của cơ quan Đảng, không xa mấy nơi ông lãnh đạo dọa bắn chết cô. Có lúc cô giúp dỡ hàng từ toa tàu xuống để nhận lấy chiếc bánh mì. Con bé, chỉ còn bộ xương bọc da, mấy ngày đầu lay lắt nơi biên giới mỏng manh giữa ánh sáng hư vô, rồi dần dà, với một sự ngạc nhiên ngập ngừng, lại tuôn nhập theo cái dòng chảy kỳ lạ những tháng ngày, lời nói, mùi vị - cái mà người ta gọi là sự sống…
Sang tháng ba, vào một ngày đầy nắng và đầy tiếng sào sạo bước chân khách bộ hành trên tuyết, một người đàn bà (mẹ hay chị?) đến tìm con bé và chẳng giải thích gì hết, mang nó đi. Charlotte chạy theo đến tận lối ra thị trấn và trao cho đứa bé Digan con búp bê to má bị tróc rạn nó vẫn thường chơi suốt những đêm đông dài… Con búp bê nầy vốn xưa kia đến từ Paris và cùng với những báo chí cũ trong chiếc va ly là một trong những di tích cuộc đời xưa cũ mẹ con cô.
Cái đói thực thụ, bà Albertine vốn biết, sẽ đến vào mùa xuân… Chẳng còn lấy một bó cỏ ở lối vào, chợ búa vắng tanh. Sang tháng năm, hai mẹ con trốn khỏi ngôi nhà gỗ mà chẳng biết đi đâu. Hai người đi trên con đường còn ẩm ướt mùa xuân, chốc chốc cúi xuống ngắt những ngọn rau chua me mới nhú.
Một phú nông nhận cho mẹ con vào làm công nhật trong trang trại của lão. Đó là một người dân Xibêri gầy mà khỏe, mặt lấp một nửa sau chòm râu thỉnh thoảng để lọt vài lời cụt lủn hiếm hoi quyết đoán.
- Chẳng tiền nong gì đâu nhá, lão nói không úp mở. Có chỗ ăn, chỗ ngủ. Ta nhận hai mẹ con mụ chẳng phải vì là người đẹp. Ta cần nhân công.
Hai mẹ con không còn con đường nào khác. Những ngày đầu, khi trở về, Charlotte bổ nhoài nằm như chết trên chiếc giường mọt, tay đầy nốt
phỏng bị vỡ. Bà Albertine suốt ngày khâu bì cho vụ thu hoạch sắp tới và tận tình săn sóc con gái. Một tối, Charlotte mệt rũ đến mức gặp bác chủ trại, cô buột nói bằng tiếng Pháp. Bộ râu bác nông dân linh hoạt lên làm chuyển động cả gương mặt, mắt giãn dài - lão mỉm cười.
- Tốt, mai cháu có thể nghỉ. Nếu mẹ cháu muốn lên phố thì mẹ con cứ đi…
Lão bước ít bước rồi quay mình:
- Bọn trẻ trong làng chúng nó nhảy hàng đêm đấy, cháu có biết không? Cháu thích thì cứ đến…
Như đã giao hẹn, bác nông dân chẳng tính tiền nong gì hết. Sang thu, khi hai mẹ con chuẩn bị trở về thành phố, lão trỏ chiếc xe ngựa chở hàng hóa phủ tấm bạt bằng len thô.
- Ông lão này sẽ đánh xe, bác nói và nhìn về ông cụ nông dân ngồi trên ghế đằng trước.
Bà Albertine và Charlotte cảm ơn và leo lên xe ngồi cạnh thành chiếc xe chở đầy những sọt, những túi, gói.
- Bác chở mọi cái này ra chợ à bác? Charlotte hỏi để khỏa lấp cái im lặng ngượng nghịu lúc chia tay.
- Không. Giả công cho hai mẹ con đấy.
Hai người không kịp đáp. Lão đánh xe giật giây cương, chiếc xe lắc lư rồi lăn trong làn bụi nóng dọc cánh đồng. Dưới lần vải bạt, Charlotte và bà cụ khám phá ra ba túi khoai tây, hai bì lúa mì, một thùng con mật ong, bốn quả bí ngô to tướng và nhiều sọt rau, đậu táo. Trong một góc có nửa tá gà mái chân bị trói, giữa đám là một anh gà trống giương cặp mắt tức tối bất bình.
Bà Albertine nhìn mãi không chán mắt, cuối cùng mới nói:
- Mẹ cũng cứ phải nhặt phơi vài bó cỏ. Rồi đây chẳng biết thế nào.
Hai năm sau bà qua đời. Bấy giờ là một buổi chiều tháng tám, bình lặng trong trẻo. Charlotte đi làm ở thư viện về, cô nhận công việc nghiên cứu hàng núi sách tịch thu từ các khu nhà quý tộc bị phá… Bà mẹ đang ngồi trên chiếc ghế băng nhỏ sát cạnh tường, đầu dựa trên những súc gỗ tròn trơn láng. Chắc bà đã thiếp đi và tắt nghỉ trong giấc ngủ. Một cơn gió nhẹ vùng tai-ga thổi bay bay các trang một cuốn sách mở đặt trên đầu gối. Cũng vẫn là cuốn sách nhỏ bằng tiếng Pháp gáy mạ vàng đã sờn.
Hai người cưới nhau vào mùa xuân năm sau. Anh chồng vốn quê một làng bên bờ Biển Trắng, cách mười nghìn cây số cái thành phố Xibêri nơi cuộc nội chiến đã đưa anh lưu lạc đến. Charlotte nhanh chóng nhận ra rằng ở chồng, xen lẫn mối tự hào là một “thẩm phán nhân dân”, có một tâm lý bất ổn mơ hồ nào đấy mà lúc bấy giờ hẳn anh cũng chẳng thể phân tích lý do. Trong bữa tiệc cưới, một ông khách đề nghị đứng mặc niệm một phút để tưởng nhớ ngày Lênin qua đời. Mọi người đứng dậy… Ba tháng sau lễ cưới, anh được bổ nhiệm đến tận đầu mút kia xứ sở, tại Boukhara. Charlotte khăng khăng đòi mang theo cái va ly to đầy những tờ báo Pháp. Anh chồng không phản đối, nhưng trong toa tàu, chẳng thể giấu kín cái tâm lý bất ổn dai dẳng, anh giảng giải cho vợ hiểu là một đường ranh giới, khó vượt qua hơn bất cứ rặng núi nào, từ nay sẽ dựng lên giữa đời sống Pháp của cô và đời sống hai người. Anh tìm chữ để nói cái điều chẳng bao lâu nữa sẽ thành tự nhiên biết bao: cái màn sắt.
PHẦN II
1
Hè năm ấy, tôi rất sợ sẽ gặp lại lần nữa ông Sa hoàng… Vâng, sợ thấy lại ông vua trẻ tuổi cùng với vợ ông ta giữa thành phố Paris. Cũng sợ như người ta sợ gặp một cậu bạn mà thầy thuốc mách với anh cậu ta sắp chết chỉ ngày một ngày hai thôi, cái cậu từng thổ lộ cùng anh những dự định của mình, trong một tâm trạng tươi vui vì không hay biết gì hết.
Quả vậy, làm sao tôi có thể đi theo Nikolai và Alexandra nếu tôi biết rằng trước sau họ sẽ chết? Nếu tôi biết rằng cả dến con gái Olga của họ cũng sẽ không được miễn. Và cả đến những đứa con khác mà Alexandra chưa sinh hạ cũng sẽ chịu cái số phận bi thảm tương tự.
Với một niềm vui kín đáo tôi nhìn thấy tối hôm ấy một tập thơ nhỏ mà bà tôi, ngồi giữa những bông hoa trên ban công, giở xem đặt trên đầu gối. Bà có cảm thấy tôi lúng túng không, do nhớ lại sự việc hè năm ngoái? Hoặc đơn giản là bà muốn đọc cho chúng tôi một trong những bài thơ yêu thích?
Tôi đến ngồi xệp ngay trên đất cạnh bà, tựa khuỷu tay lên đầu cô tiên dâng rượu bằng đá. Chị tôi ngồi phía bên kia, dựa lưng lên bao lơn, mắt đắm chìm trong sương mù nóng nực thảo nguyên.
Giọng bà Charlotte trầm bổng du dương như nội dung câu thơ:
Có một điệu hát tôi sẵn sàng đánh đổi
Cả Rossini, Mozart và cả Weber
Một điệu hát cổ xưa, u buồn thảm thiết
"""