🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đến Với Nhạc Cổ Điển
Ebooks
Nhóm Zalo
https://tieulun.hopto.org
https://tieulun.hopto.org
https://tieulun.hopto.org
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM
Đến với nhạc cổ điển / Nhiều tác giả - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011.
412tr. : minh họa ; 23cm.
1. Âm nhạc -- Thế kỷ 18. 2. Âm nhạc -- Thế kỷ 19. .
781.68 -- dc 22
Đ391
https://tieulun.hopto.org
https://tieulun.hopto.org
https://tieulun.hopto.org
Lời nói đầu
Trong một cuộc thảo luận quanh chủ đề “Con đường đến
với nhạc cổ điển” của một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội, các thành viên lần lượt chia sẻ “phương pháp” mà từng người đã áp dụng để trở nên say mê thể loại âm nhạc này - cơ duyên gắn kết họ thành một nhóm bạn thân thiết. Các thành viên cũ đã bật cười sảng khoái khi một thành viên trẻ mới gia nhập tiết lộ “phương pháp” của mình - thường xuyên đọc tạp chí Tia Sáng. Đến lúc đó, thành viên trẻ nói trên mới biết rằng các thành viên cũ vốn là cộng tác viên thân thiết bấy lâu nay của chuyên mục nhạc cổ điển trên tạp chí Tia Sáng. Sự cộng tác này bắt đầu từ năm 2006, cùng năm bút nhóm nhaccodien. info cho ra mắt trên mạng Internet Trang thông tin âm nhạc cổ điển và Diễn đàn nhạc cổ điển Việt Nam - một kênh giao lưu trực tuyến mà nhờ đó thành viên trẻ nói trên biết tới và có thể tham dự các cuộc thảo luận về âm nhạc cổ điển đầy bổ ích và lý thú.
Nhà soạn nhạc Pháp Maurice Ravel nói: “Tôi có cảm tưởng rằng âm nhạc trước tiên phải là những rung động trong tâm hồn rồi sau đó mới là sự lên tiếng của lý trí”. Công chúng nhạc cổ điển ở Việt Nam, ngoài cảm xúc hồn nhiên thơ trẻ, đang rất cần sự lên tiếng của lý trí là những kiến thức khoa học và chuẩn xác để có thể thưởng thức nhạc cổ điển một cách trọn vẹn.
5
https://tieulun.hopto.org
Với sự cộng tác của bút nhóm nhaccodien.info, tạp chí Tia Sáng là một trong số hiếm hoi các kênh báo chí thường xuyên đăng tải các bài viết khá sâu về âm nhạc cổ điển so với mặt bằng báo chí Việt Nam hiện nay. Nếu theo dõi tạp chí này thường xuyên, bạn đọc có thể thu lượm được một lượng thông tin và kiến thức về âm nhạc cổ điển không hề nhỏ. Các bài viết hay nhất về âm nhạc cổ điển từng đăng trên tạp chí Tia Sáng những năm qua, phần lớn do thành viên bút nhóm nhaccodien.info thực hiện, đã được tuyển chọn vào cuốn sách Đến với nhạc cổ điển mà bạn đang cầm trên tay. Ấn phẩm này, như một hạt giống bé xinh, ấp ủ hy vọng sẽ nảy mầm trong lòng độc giả thành cây tình yêu với âm nhạc cổ điển như đã xảy ra với một thành viên trẻ của bút nhóm nhaccodien.info.
Người biên soạn
6
https://tieulun.hopto.org
Phần I
Tác Giả
và
Tác Phẩm
https://tieulun.hopto.org
https://tieulun.hopto.org
Johann Sebastian Bach,
khi âm nhạc bước ra khỏi
mái vòm nhà thờ
Nhạc sĩ người Đức Johann Sebastian Bach là
người có những đóng góp to lớn cho kho tàng
âm nhạc của nhân loại. Âm nhạc Bach tạo nên
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử âm nhạc
phương Tây, đánh dấu sự phát triển đỉnh cao
của thời kỳ âm nhạc Baroque và mang trong
mình những mầm mống đầu tiên của một thời kỳ mới đầy sức sống và hơi thở của thời đại: thời kỳ Cổ điển và Lãng mạn sau này. Tác phẩm của ông thừa hưởng nét đẹp của những nền âm nhạc lớn, mạch nguồn của âm nhạc cổ điển như âm nhạc Đức, Pháp, Italia và Hà Lan. Sự kết hợp những phong cách âm nhạc khác nhau trong một tư duy khúc chiết và logic rất đặc trưng đã tạo nên cái phong phú, sâu sắc và bao quát của âm nhạc Bach. Song trên tất cả, chính cuộc sống luôn vận động, chính cá tính mạnh mẽ và nghị lực đã làm cho âm nhạc Bach bước ra khỏi mái vòm của nhà thờ để đến với những giá trị nhân văn bất diệt, không bị lu mờ bởi thời gian.
Bach sinh ngày 21/3/1685 tại Eisenach (Thuringia) vùng
Đông Bắc nước Đức trong một dòng họ có truyền thống âm nhạc. Ông được rửa tội và đặt tên tại Nhà thờ thánh George vào ngày 23/3/1685. Cuộc đời Bach rất đặc biệt, chỉ giới hạn trong một phạm vi địa lý không rộng, trong bán kính khoảng 200km: Bach hầu như sinh sống ở các thành phố trong vùng Đông Bắc Đức. Cha của ông, Johann Ambrosius Bach (1645-
1695) là một nhạc công đàn dây, kèn trumpet của xứ Eisenach. Năm 1668, Johann Ambrosius Bach cưới Elisabeth Lämmerhirt (1644-1694), con gái trong một gia đình âm nhạc ở Erfurt. Johann Sebastian Bach là con thứ tám trong gia đình. Chú họ của Bach là Johann Michael và Johann Christoph là những nhạc sĩ
Johann Sebastian Bach • 9
https://tieulun.hopto.org
có tên tuổi thời bấy giờ. Truyền thống âm nhạc của một gia đình nhiều thế hệ làm nhạc công dàn nhạc, thành viên dàn hợp xướng và nhạc công đàn ống đã là điều kiện đầu tiên cho sự phát triển tài năng của Bach sau này.
Song bất hạnh cho Bach, năm 1694 rồi 1695, mẹ rồi cha ông đều qua đời khi ông mới lên 9-10 tuổi. Bach đến sống với anh cả, Johann Christoph, đang giữ vị trí nhạc công đàn ống tại Ohrdruf. Tại đây ông được học trong trường dòng, hát trong hợp xướng của trường. Nhờ sự dạy dỗ của anh, Bach được học những bài học đầu tiên về âm nhạc, học đàn ống và violin. Do điều kiện kinh tế, anh của Bach không thể tiếp tục chu cấp cho Bach được nữa. Ngày 15/3/1700, cùng với một người bạn học là Georg Erdmann, Bach rời khỏi Ohrdruf đến Lüneburg, bắt đầu cuộc sống tự lập khi mới 15 tuổi.
Tại Lüneburg, Bach học trong trường dòng và trả học phí bằng cách hát trong hợp xướng của trường nhờ chất giọng đẹp của mình. Tuy vậy, công việc chính của Bach trong giai đoạn này là nâng cao trình độ đàn ống, dưới sự hướng dẫn của Georg Bôhm. Đồng thời ông cũng học hỏi từ những nhạc sĩ khác bằng cách nghe họ biểu diễn. Năm 1701, Bach đã đi bộ 48km đến Hamburg để nghe Reinken biểu diễn, và năm 1705 ông đi bộ 300 km đến Lübeck để nghe Buxtehude. Bach trở thành người biểu diễn đàn ống xuất sắc, bắt đầu tiếp cận âm nhạc nhà thờ cổ và sáng tác.
Thông qua những người thầy của mình, Bach tiếp nhận các phong cách âm nhạc Pháp, Hà Lan và gián tiếp là âm nhạc Anh thời bấy giờ. Năm 1703, Bach bắt đầu sự nghiệp âm nhạc độc lập của mình với tư cách là nhạc công đàn ống và nhạc sĩ tại Arnstadt. Với tính khí nóng nảy và bồng bột của tuổi trẻ, công việc không được suôn sẻ cho lắm, thậm chí ông đã có lần đánh nhau trên đường phố với một nhạc công chơi bassoon
10 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
trong dàn nhạc. Tuy vậy vào năm 1706, ông đã gặp cô em họ xa, Maria Bacbara, người sau này trở thành vợ ông. Công việc cũng tạo điều kiện cho Bach phát triển trình độ và sự chú tâm đối với nhạc đàn ống và nhạc hát, thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng đầu tiên như Toccata và Fugue giọng Rê thứ BWV 565, Passacaglia giọng Đô thứ BWV 582 cho đàn ống và một số lượng cantata trong đó phải kể đến bản cantata thế tục đầu tiên, Cantata “Đi săn” BWV 208.
Năm 1708, Bach tiếp tục công việc làm nhạc công đàn ống và sáng tác tại Weimar. Thời kỳ này kéo dài tới năm 1717, là thời kỳ quan trọng đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của Bach. Tại đây ông đã sáng tác phần lớn các tác phẩm cho đàn ống của mình và một số lượng đáng kể các bản cantata, do từ 1713 ông phải viết mỗi tháng một cantata theo nhiệm vụ. Nhờ tiếp xúc với những tác phẩm âm nhạc Italia, đặc biệt là Vivaldi, Bach đã mở rộng khả năng sáng tác của mình, đưa những yếu tố mới và tự nhiên hơn vào trong âm nhạc nhà thờ, nhất là ở thể loại cantata. Ông cũng bắt đầu dạy nhạc. Về phía gia đình, vợ ông đã sinh cho ông những đứa con đầu tiên, trong đó có hai người con trai sau này cũng là những nghệ sĩ và nhạc sĩ lớn là Wilhelm Friedemann và Carl Philipp Emanuel. Từ khi đến Weimar, Bach tạo quan hệ với cả hai vị công tước đứng đầu vùng này. Song không may cho Bach, hai vị này không ưa gì nhau, và kết quả là khi vị bảo trợ chính cấm Bach làm việc cho vị công tước còn lại thì một cuộc xung đột giữa Bach và vị bảo trợ chính nổ ra. Bach bị bắt giữ và tống giam trong một tháng (từ 6/11 đến 2/12/1716) rồi được thả ra trong tình cảnh mất hết danh dự.
Thật may mắn, hoàng thân trẻ Leopold xứ Côthen nhận bảo trợ cho Bach và tháng 12/1717, Bach trở thành giám đốc âm nhạc ở Côthen với tiền lương khá hậu hĩnh. Hoàng thân trẻ
Johann Sebastian Bach • 11
https://tieulun.hopto.org
là một người rất yêu thích âm nhạc và biết chơi nhiều nhạc cụ. Bach rất thoải mái và khá tự do ở đây, ông không phải sáng tác cantata thường kỳ nữa. Lòng yêu âm nhạc của hoàng thân cùng với việc Bach có được cây đàn clavecin hiệu Mietke năm 1719 đã tạo cho Bach điều kiện sáng tác nhiều tác phẩm nhạc thính phòng và nhạc cho bàn phím quan trọng. Những kiệt tác cho clavecin của thời kỳ này gồm có bộ Bình quân luật tập I gồm 24 cặp Prelude và Fugue ở tất cả các giọng BWV 846 - 869, bộ các Invention hai bè BWV 772 - 786 và Invention (cũng gọi là Sinfonia) ba bè BWV 787 - 801, các Tổ khúc Pháp BWV 812 - 817 và các Tổ khúc Anh BWV 806 - 811. Bên cạnh đó, Bach cũng sáng tác những kiệt tác cho các nhạc cụ khác như 3 Partita và 3 Sonata cho violin độc tấu BWV 1001 - 1006 và 6 Tổ khúc cho violoncello độc tấu BWV 1007 - 1012.
Bach còn sáng tác nhiều tác phẩm thính phòng khác, và đặc biệt là các concerto như 6 Concerto thành Brandenburg BWV 1046 - 1051 và Concerto cho violin giọng Mi trưởng BWV 1042. Bach tiếp tục sáng tác một số tác phẩm cho đàn ống và cantata. Ngày 7/7/1720, vợ Bach, bà Maria Bacbara, qua đời sau một đợt ốm bất ngờ. Trong số bảy đứa con bà sinh cho Bach, chỉ có bốn còn sống. Một năm sau, Bach lấy cô ca sĩ giọng soprano Anna Magdalena Wülken, lúc đó mới 19 tuổi, cũng làm việc cho Hoàng thân. Do tác động của Anna, nhưng chủ yếu vì Bach muốn được sáng tác trở lại âm nhạc nhà thờ, và thậm chí đơn giản là vì lí do tài chính, ông đã vài lần xin việc ở các thành phố lớn. Một lần, Bach đã đề cập đến việc xin vị trí nhạc sĩ bằng cách đề tặng sáu bản Concerto thành Brandenburg cho ông hoàng Ludwig xứ Brandenburg song không thành. Năm 1723 Bach mới nhận một vị trí quan trọng trong cuộc đời ông, làm trưởng dàn đồng ca nhà thờ ở Leipzig. Tuy vậy, ông vẫn giữ quan hệ tốt với Hoàng thân Leopold, giữ chức giám đốc âm nhạc danh dự cho đến lúc Hoàng thân qua đời
12 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
năm 1729 và một trong những tác phẩm lớn nhất của Bach, bản St. Matthiew Passion BWV 244, được viết cũng để tưởng nhớ người bảo trợ, người bạn của ông.
Thời điểm năm 1723, khi Bach chuyển đến Leipzig và rồi sống hẳn ở đó là thời điểm đặc biệt với cuộc đời sáng tác của Bach. Nó đánh dấu sự phân chia hai thời kỳ trong sự nghiệp sáng tác của Bach, cũng như cuộc đời ông, một của sự đam mê học hỏi và tìm tòi đầy ý chí và sức trẻ trong tất cả các lĩnh vực của âm nhạc, còn một là thời kỳ đỉnh cao và chín chắn của sự nghiệp với những kiệt tác có tầm vóc lớn lao trong phần lớn các thể loại lúc đó. Giai đoạn đầu cho đến năm 1729, theo yêu cầu của nhà thờ, Bach phải viết cantata cho tất cả các buổi lễ trong năm, tính ra là 59 cantata mỗi năm (mỗi tuần một cantata và một số dịp lễ đặc biệt khác). Bach đã làm công việc đó trong năm năm cho đến năm 1729. Một phần ba trong số hơn 300 cantata của Bach đã thất lạc, song những tác phẩm còn lại cho thấy một sự sáng tạo phi thường, sự phát triển và tiếp thu những nhân tố âm nhạc mới từ những thể loại âm nhạc khác nhau, những trường phái và nền âm nhạc khác nhau để tạo nên những tác phẩm cách mạng vượt ra khỏi mục đích và phạm vi tôn giáo ban đầu. Bên cạnh những cantata sáng tác phục vụ nghi lễ nhà thờ, Bach vẫn viết những cantata thế tục khác, mang hơi thở cuộc sống hiện thực. Đỉnh cao của giai đoạn này là các kịch tôn giáo quy mô rất lớn, bản Magnificat BWV 243, St. Matthiew Passion BWV 244 và St. John Passion BWV 245.
Quy mô dàn nhạc, dàn đồng ca và những đòi hỏi của Bach về biểu diễn ngày càng vượt ra khỏi khả năng và phạm vi của những buổi lễ thánh. Đồng thời, sự đãi ngộ không thỏa đáng và một số tranh chấp về quyền lợi đã khiến Bach thất vọng hoàn toàn và dừng viết cantata cho nhà thờ. Bach bắt đầu chú ý hơn đến các dự án âm nhạc ngoài nhà thờ, trong đó có việc Bach trở thành chủ tịch Hội âm nhạc Leipzig (Collegium Musicum),
Johann Sebastian Bach • 13
https://tieulun.hopto.org
tổ chức hòa nhạc vào các tối thứ sáu hàng tuần tại quán cà phê Zimmermann. Chính nhờ công việc này, Bach đã viết nhiều cantata thế tục và những tác phẩm thính phòng như Coffee Cantata BWV 211, Peasant Cantata BWV 212, các Concerto cho violin BWV 1041 và 1043, các Concerto cho harpsichord và các Tổ khúc cho dàn nhạc. Bach vẫn viết nên những tác phẩm nhạc nhà thờ lớn cho đến năm 1735, như các bản St. Mark Passion BWV 247, Christmas Oratorio BWV 248, Easter Oratorio BWV 249 và Ascension Oratorio.
Bach cũng chú ý hơn đến những công việc khác liên quan đến âm nhạc, như các dự án tu bổ đàn ống - công việc mà Bach thực hiện hầu như trong suốt sự nghiệp của mình. Bach bắt đầu xuất bản sách trong đó có những tác phẩm như bốn quyển Bài tập cho đàn phím (Clavier - übung), Italian Concerto BWV 971 và French Overture BWV 831 (tập 2), Goldberg Variation BWV 988 (tập 4, sáng tác và xuất bản trong thời kỳ cuối). Thậm chí Bach còn tham gia bán nhạc cụ. Ông cũng tiếp tục dạy nhạc. Trong số học sinh ngày càng tăng của Bach, có một số học sinh rất quan tâm đến lịch sử và lý luận âm nhạc. Thực tế là những công việc nghiên cứu này sau này đã thu hút Bach tham gia và để lại dấu ấn rất quan trọng trong sự thay đổi phong cách của Bach ở giai đoạn cuối đời.
Hai sự kiện Bach trở thành giám đốc âm nhạc danh dự tại Dresden năm 1736 và cuộc tranh luận với người học trò cũ của ông, Johann Adolph Scheibe, năm 1737 là những điểm mốc đánh dấu giai đoạn cuối của cuộc đời Bach. Nhờ những sự kiện này, phong cách sáng tác của Bach có thay đổi quan trọng, mang tính bước ngoặt không chỉ với sự nghiệp của Bach, mà cả với một thời kỳ âm nhạc. Những mối liên hệ thường xuyên với đời sống âm nhạc tại Dresden và Berlin tạo điều kiện cho Bach gặp gỡ những nghệ sĩ có tên tuổi đang lên thời bấy giờ.
14 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Nhờ thế một mặt Bach tiếp thu những đỉnh cao về kỹ thuật sáng tác phức điệu nghiêm ngặt của thế kỷ 15-16; một mặt tiếp thu những nhân tố âm nhạc mang tính mới mẻ và tiên phong của âm nhạc Pháp và Italia.
Các tác phẩm của Bach trong sự nghiệp hầu hết là những tác phẩm âm nhạc phức điệu (sáng tác cho nhiều bè giai điệu), song những tác phẩm phức điệu thời kỳ cuối có lẽ là những tác phẩm khác biệt nhất cả về hình thức lẫn nội dung. Chặt chẽ và chuẩn xác về hình thức, nhưng những tác phẩm này lại có được cái hồn tự nhiên và cảm xúc vô cùng bay bổng, thể hiện rõ qua các tác phẩm như bộ Bình quân luật tập II BWV 870 - 893, Biến tấu Goldberg BWV 988, Musical Offering BWV 1079 và Nghệ thuật Fuga BWV 1080. Bản Mass giọng Si thứ BWV 232, hoàn thành vào năm 1749, một năm trước khi Bach qua đời, là sự kết tinh những sáng tạo và trải nghiệm trong suốt cuộc đời của nhạc sĩ. Mang trong mình những suy tư về nỗi đau khổ của con người, vận động vĩnh hằng của cuộc sống và niềm tin vào cái thiện và con người, tác phẩm này cùng với Giao hưởng số 9 của Beethoven đã trở thành một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nền âm nhạc nhân loại.
Bach mất ngày 28/7/1750. Trong số bảy người con còn lại của ông (hai người vợ đã sinh cho ông tổng cộng 20 người con), bốn người con trai đều theo nghề âm nhạc. Ba người trong số đó trở thành những nhạc sĩ lớn là Carl Phillip Emanuel Bach (1714 - 1788), Johann Christoph Friedrich Bach (1732 - 1795) và Johann Christian Bach (1735 - 1782). Họ có công rất lớn trong việc tiếp thu chất liệu của những nền âm nhạc khác nhau để xây dựng nên những trường phái của thời kỳ Cổ điển, và qua đó có những đóng góp và ảnh hưởng quan trọng cho sự hình thành trường phái Cổ điển Vienna mà tiêu biểu là Haydn, Mozart và Beethoven thời trẻ.
Johann Sebastian Bach • 15
https://tieulun.hopto.org
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Cổ điển, khi mà sự lên ngôi của âm nhạc chủ điệu khiến âm nhạc phức điệu thoái trào, nhiều người đã không công nhận tài năng của Bach. Song sang đầu thời kỳ Lãng mạn (thế kỷ 19) sự vĩ đại của Bach đã được tất cả các thế hệ nhạc sĩ ngưỡng mộ và học hỏi. Vai trò của Bach trong quá trình phát triển âm nhạc cổ điển còn thể hiện cho đến tận ngày nay. Điều thú vị là những nhạc sĩ lớn đầu tiên trân trọng tài năng của Bach lại chính là Mozart và Beethoven, cũng như Bach từng là người đầu tiên trân trọng tài năng của Vivaldi.
Trần Minh Tú tổng hợp
16 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Tartini và bản sonata
“Âm láy ma quỷ”
Có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất của Tartini là
Sonata giọng Son thứ, thường được biết đến
nhiều hơn với cái tên Sonata “Âm láy ma quỷ”,
viết cho violin cùng phần đệm basso continuo.
Rất nhiều giai thoại được dựng lên xung quanh
cái tên và nguồn gốc ra đời của tác phẩm.
Nhưng giai thoại nào cũng cho rằng bản sonata
này khởi nguồn từ một giấc mơ.
Giuseppe Tartini sinh ngày 8/4/1692 tại Pirano, một thị trấn
nhỏ trên bán đảo Istria, thuộc Cộng hòa Venice (ngày nay là Piran, Slovenia). Cha mẹ ông muốn con trai mình trở thành một linh mục dòng Francis và nhờ thế Tartini đã được đào tạo âm nhạc cơ bản. Ông học luật tại Đại học Padua và trở nên điêu luyện trong môn đấu kiếm. Sau cái chết của người cha năm 1710, ông kết hôn với một học trò của mình là Elisabetta Premazone. Mối quan hệ của ông với Elisabetta trước đây không được cha ông tán thành, phần vì cô ở tầng lớp dưới, phần vì sự khác biệt quá lớn về tuổi tác giữa hai người. Thật không may cho Tartini, Elisabetta cũng lọt vào mắt xanh của Hồng y Cornaro đầy quyền lực. Cornaro ngay lập tức buộc cho Tartini tội bắt cóc Elisabetta. Tartini phải trốn khỏi Padua tới tu viện Assini dòng Thánh Francis, nơi ông có thể thoát khỏi truy tố và tiếp tục chơi violin.
Có một giai thoại kể rằng khi Tartini được nghe nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ violin Italia Francesco Maria Veracini (1690 - 1768) chơi đàn vào năm 1716, ông bị ấn tượng mạnh đến nỗi vì quá thất vọng với kỹ năng chơi đàn của chính mình, ông đã trốn đến Ancona và tự nhốt mình trong một căn phòng để luyện tập.
Giuseppe Tartini • 17
https://tieulun.hopto.org
Kỹ năng chơi violin của Tartini được cải thiện rõ rệt. Vào năm 1721 ông được bổ nhiệm vị trí kapellmeister(1) tại Il Santo ở Padua, với một hợp đồng cho phép ông chơi đàn cho cả các tổ chức khác nữa nếu ông muốn. Ở Padua, ông đã gặp gỡ và kết thân với nhà soạn nhạc, nhà lý luận âm nhạc Francesco Antonio Vallotti (1697 - 1790).
Năm 1726, Tartini mở một trường dạy violin và đã thu hút được học viên từ khắp châu Âu. Dần dần ông cũng trở nên hứng thú với lý thuyết về hòa âm. Từ năm 1750 đến cuối đời, ông đã xuất bản nhiều chuyên luận âm nhạc.
Không như những nhà soạn nhạc cùng thời, Tartini không viết opera hay bất kỳ một thể loại âm nhạc nhà thờ nào. Là một nghệ sĩ violin nên hầu hết tác phẩm của Tartini được viết cho đàn violin. Ông đã viết hàng trăm trio sonata, concerto cho violin và các nhạc cụ khác. Trong các concerto, ông đi theo những nguyên tắc hình thức của Vivaldi nhưng viết nên thứ âm nhạc có thể phô diễn được kỹ thuật chơi đàn đỉnh cao của mình. Trong các bản sonata của ông, mọi chương nhạc đều ở cùng một giọng, hình thức nhịp đôi rõ ràng và chiếm ưu thế.
Các học giả và nhà biên tập gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu tác phẩm của Tartini vì ông không bao giờ đề ngày tháng sáng tác lên bản thảo. Thêm vào đó, ông cũng thường sửa chữa những tác phẩm đã được xuất bản hay được hoàn thành từ những năm trước. Điều này gây khó khăn cho việc xác định thời điểm tác phẩm được viết, sửa chữa cũng như việc xác định mức độ sửa chữa. Các học giả Minos Dounias và Paul Brainard đã cố chia các tác phẩm của Tartini thành hai giai đoạn, hoàn toàn dựa trên đặc trưng phong cách âm nhạc. Charles Burney (1726-1814) nhận xét rằng phong cách của Tartini thay đổi vào khoảng năm 1744 từ “cực khó chơi sang duyên dáng và diễn cảm”.
1 Kapellmeister: thuật ngữ trong âm nhạc cổ điển, chỉ chức danh giám đốc nghệ thuật của một dàn nhạc, một nhà hát.
18 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất của Tartini là Sonata giọng Son thứ, thường được biết đến nhiều hơn với cái tên “Âm láy ma quỷ”, viết cho violin cùng phần đệm basso continuo. Đây là một tác phẩm nổi tiếng vì đòi hỏi không chỉ kỹ thuật chơi violin cực khó, ngay cả với thời nay, mà còn cả ở mức độ biểu cảm nội tâm sâu sắc - một của hiếm vào thời Tartini.
Sonata “Âm láy ma quỷ” được xuất bản lần đầu vào năm 1798, 28 năm sau khi tác giả qua đời. Rất nhiều giai thoại được dựng lên xung quanh cái tên và nguồn gốc ra đời tác phẩm. Nhưng giai thoại nào cũng cho rằng Sonata “Âm láy ma quỷ” khởi nguồn từ một giấc mơ.
Nào là trong một giấc mơ của Tartini khi ông ẩn náu tại tu viện Assini, quỷ sứ đã hiện lên ở chân giường ông và chơi một bản sonata. Lúc thức dậy, ông đã sáng tác một bản sonata cho violin, mô phỏng tác phẩm mà ông nghe thấy quỷ sứ chơi trong giấc mơ. Theo một giai thoại khác thì chính Tartini đã kể với nhà thiên văn học Jérôme Lalande rằng ông mơ thấy quỷ sứ hiện ra và đề nghị được làm người hầu của ông. Cuối những bài học giữa họ, Tartini trao cho quỷ sứ cây đàn violin của mình và kiểm tra kỹ năng chơi của nó - ngay lập tức quỷ sứ chơi đàn với một trình độ bậc thầy khiến Tartini như nghẹt thở. Khi Tartini thức dậy, ông lập tức chép lại bản sonata, cố gắng nắm bắt được những gì ông nghe được trong giấc mơ.
Phần lớn bản sonata mang những đặc trưng hoàn toàn theo thông lệ sonata thời bấy giờ. Tấn bi kịch nội tâm được thể hiện qua những giai điệu bóng bẩy, những nốt láy duyên dáng ngập tràn trong tác phẩm. Dường như một bức tranh mô tả nụ cười của một người con gái hồng nhan bạc phận đang hiện dần lên. Nụ cười tươi tắn không che giấu nổi nội tâm giằng xé: giữ gìn thiên lương hay buông mình cho quỷ sứ? Yếu tố âm nhạc liên quan đến cái tên của tác phẩm xuất hiện ở đoạn cadenza chói sáng gần cuối tác phẩm. Trong đoạn cadenza này, kỹ thuật láy/
Giuseppe Tartini • 19
https://tieulun.hopto.org
rung (trill) rất khó vì đòi hỏi người biểu diễn phải rung trên một dây đàn trong khi phải lướt nốt thật nhanh trên một dây khác. Ngay cả nghệ sĩ vĩ cầm có tiếng là Leopold Mozart (cha của Wolfgang Amadeus Mozart vĩ đại) cũng đánh giá: “Những nét lướt đó đòi hỏi một kỹ xảo không xoàng”. Sau đoạn cadenza khá dài, bè basso continuo tham gia trở lại trong ít nhịp cuối cùng đầy kịch tính. Cao trào đấu tranh nội tâm vừa mới qua nhưng câu trả lời cuối cùng vẫn chưa hề xuất hiện.
Tuy rất thành công khi biểu diễn Sonata “Âm láy ma quỷ” trước các thính giả của mình nhưng Tartini vẫn khẳng định: “Còn thua xa so với những gì tôi đã được nghe” và “Nếu tôi có thể kiếm sống bằng cách khác, tôi đã đập cây đàn violin và từ bỏ âm nhạc mãi mãi”. Trái tim Tartini ngừng đập vào ngày 26/2/1770. Cũng trong năm đó tại thành Bonn, nước Đức, một trái tim khác bắt đầu đập trong lồng ngực của một vĩ nhân sau này. Đó là Beethoven - người viết nên những tác phẩm ngợi ca sức mạnh tinh thần của con người mà trong đó đoạn coda thường là một khúc khải hoàn. Nếu trong giấc mơ, Tartini được nghe trước một đoạn coda như vậy của Beethoven thì hẳn cuộc đời và sự nghiệp của ông sẽ khác đi nhiều lắm.
Ngọc Anh
20 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Nhà cách tân âm nhạc
Mozart
Lục tìm khá lâu trong kho sách gia đình, tôi
mới tìm được cuốn “Mô Da” của Bằng Việt
do Nhà xuất bản Văn hóa in năm 1978, sách
khổ nhỏ, giấy thô ngả vàng, bìa màu ghi
nhạt, cho tới nay vẫn là cuốn duy nhất viết
về Mozart ở Việt Nam.
Mozart sinh ngày 27/1/1756 tại thành phố Salzburg nay
thuộc nước Áo, bắt đầu học nhạc từ năm lên sáu dưới sự hướng dẫn của người cha vốn là một nhạc công lão luyện trong dàn nhạc nhà thờ, trong vòng vài năm tiếp theo đó, ông đã đưa Mozart và gia đình sang nhiều thành phố châu Âu nhằm giúp cậu con trai có cơ hội học hỏi, giao tiếp, và biểu diễn âm nhạc. Từ năm lên mười, Mozart đã nổi tiếng với khả năng chơi đàn clavier và organ nhà thờ, trong chương trình biểu diễn luôn có phần ngẫu hứng cá nhân rất độc đáo. Năm mười hai tuổi, dưới sự hướng dẫn của cha, Mozart bắt đầu viết những bản đầu tiên cho dàn nhạc và hợp xướng. Kể từ đó cho tới khi mất (ngày 5/10/1791 tại Vienna, một cuộc đời 35 tuổi ngắn ngủi), ông đã viết tổng cộng hơn 600 tác phẩm gồm 52 bản giao hưởng, 24 vở nhạc kịch, 55 concerto, 19 sonata cho piano, 38 sonata cho violin và piano, 50 tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu nhạc cụ, hơn 70 ca khúc nghệ thuật (aria, duo, trio), 40 bài hát trữ tình, hàng trăm tiểu phẩm cho độc tấu và hòa tấu nhóm nhạc nhỏ... - một khối lượng công việc đồ sộ và số lượng tác phẩm khổng lồ nếu ta biết rằng để soạn một bản giao hưởng, nhạc kịch hay concerto, mỗi nhà soạn nhạc cần trung bình một năm tập trung làm việc!
Wolfgang Amadeus Mozart • 21
https://tieulun.hopto.org
Âm nhạc Mozart ngày nay được coi là mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển, giản dị và nhẹ nhàng, khác với sự sôi nổi trào lên từ các giao hưởng của Beethoven. Tuy vậy, vào những năm giữa thế kỷ 18, giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ tiền cổ điển của J.S.Bach sang Joseph Haydn đến Mozart, âm nhạc của ông đã từng “bị” coi là “phá khổ”, quá tiên phong, và trong nhiều đêm công diễn bị khán giả la ó bỏ về.
Một trong những vở nhạc kịch nổi tiếng của ông là Don Giovanni hoàn thành năm 1787, trong đêm công diễn đầu tiên giữa năm 1788 tại Vienna với sự có mặt của hoàng đế Áo lừng lẫy thời đó là Joseph II, giữa lúc khán giả xôn xao, lắc đầu khó chịu vì sự cách tân mạnh mẽ trong tác phẩm, thì nhà vua tuyên bố một câu được ghi lại trong sử sách: “... đó là thứ âm nhạc siêu phàm, nhưng điều bất hạnh là món ăn đó có thể không tiêu hóa được đối với dân thành Vienna của ta”.
Trước đó, từ năm 1783, Mozart đã ấp ủ ý tưởng cải tổ hệ thống nhạc kịch già nua bằng cách kết hợp rồi thay đổi các lối mòn giữa “nhạc kịch kinh viện” (opera seria - theo khuôn khổ khô cứng) và “nhạc kịch hài hước” (opera buffa - những trò đùa bông lơn) nhằm tạo ra những vở mới chân thực, giản dị, và gần với công chúng hơn.
Đầu năm 1785, ông tìm được kịch bản The Marriage of Figaro (Đám cưới Figaro) rồi miệt mài làm việc cho tới giữa năm 1786 hoàn thành vở nhạc kịch cùng tên. Đầu tháng Năm năm 1786, The Marriage of Figaro ra mắt tại nhà hát lớn Vienna chật khán giả và họ ngay lập tức chia thành hai phe, phe ủng hộ và phe phản đối, bên nào cũng quyết liệt như nhau liên quan đến sự cải cách quá mạnh trong tác phẩm. Đến đêm công diễn lần thứ tám thì tình hình hỗn loạn giữa các bên chống đối nhau lan rộng đến mức Hoàng đế Joseph II đã buộc phải ra lệnh ngừng toàn bộ chương trình cho đến khi có một hội đồng nhận định lại tác phẩm.
22 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Vở nhạc kịch cuối đời của Mozart Die Zauberflote (Cây sáo thần) hoàn thành năm 1791 còn thể hiện ý tưởng cải cách mạnh hơn nữa. Sau Cách mạng Pháp 1789, tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” lan truyền rộng khắp châu Âu khiến Hoàng đế Áo Leopold II lo ngại tung ra chiến dịch đàn áp mạnh mẽ, bản thân Mozart từng bị nghi ngờ tham gia Hội Tam điểm và bị quản thúc. Về mặt âm nhạc, lần đầu tiên ông đã tạo được hệ thống chủ đề và âm hình dàn nhạc theo sát những chuyển động nhanh trong phần kịch, mỗi nhân vật được khắc họa rõ tính cách thông qua chủ đề âm nhạc, và toàn bộ dàn nhạc đã được huy động tối đa để nâng đỡ từng giọng ca, tạo nền cho mỗi nhân vật, và hòa tấu cùng dàn hợp xướng thành một khối âm thanh mạnh nhưng mềm mại, lớn nhưng uyển chuyển, đánh dấu một bước chuyển rõ rệt trong nghệ thuật sử dụng hợp xướng và dàn nhạc, một cuộc cách mạng về “công nghệ” kiến tạo nghệ thuật và tư tưởng thời kỳ đó. Sự cách tân mạnh mẽ của Cây sáo thần không những đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật thành Vienna lúc đó, mà còn để lại dư âm tới khá lâu sau, tới mức mà Goethe, nhà thơ vĩ đại người Đức, phải thốt lên: “Phải có kiến thức để hiểu được giá trị của kịch bản và tác phẩm đó, không thì sẽ phủ nhận nó”.
Về phần dàn nhạc, Mozart đã đưa những khúc hòa tấu nhỏ còn ở dạng tùy hứng đến với khuôn khổ và chính ông là người xác lập một dạng cấu trúc tác phẩm hoàn toàn mới vào thời đó, những bản concerto (hòa tấu giữa một nhạc cụ với dàn nhạc) viết theo hình thức sonata. Trong lĩnh vực nhạc hát, ông đã thể nghiệm loại ca khúc một người hát với phần đệm piano, khi đó rất mới lạ với công chúng và phải mất nhiều năm sau mới được phổ biến rộng rãi cho tới khi trở thành mẫu mực tới tận ngày nay, thể loại “ca khúc nghệ thuật”.
Chịu ảnh hưởng âm nhạc của Haydn thời kỳ đầu, Mozart đã viết liền sáu bản tứ tấu cho đàn dây (1728 - 1785) với cấu trúc
Wolfgang Amadeus Mozart • 23
https://tieulun.hopto.org
và tinh thần rất mới, mà sau này trở thành mẫu mực cổ điển cho thể loại tứ tấu đàn dây, không những thế, loạt tác phẩm còn được giới phê bình đánh giá là “sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn chân chính” và là “chiếc cầu nối” với tâm hồn Schubert thời kỳ sau. Cũng trong thời gian này, Mozart đã nghiên cứu và xác lập nên hai hình thức fantasia và rondeau, là cơ sở cho lý thuyết âm nhạc cổ điển sau này.
Phần lớn cuộc đời Mozart chìm trong cảnh nghèo túng với suất lương của một “nhạc sĩ hầu cận trong triều đình”. Ông buộc phải viết không ngừng nghỉ và không mệt mỏi vì mưu sinh kiếm sống, rồi trong quá trình đó tìm cách giành giật, co kéo, và nâng những tác phẩm lên theo tiêu chuẩn của riêng mình để đưa ra công chúng. Một phần lớn trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của ông đã chìm lại trong cuộc mưu sinh, những gì còn tới ngày nay được thời gian sàng lọc mà trở thành kiệt tác. Cho tới khi qua đời, ông luôn bị giày vò bởi sự nghèo túng, dấu vết ngôi mộ của ông tại một nghĩa trang không tên ở ngoại ô thành Vienna cũng không còn. Mãi tới tận ngày nay, người ta vẫn chưa thể xác định được nơi lưu giữ những dấu vết cuối cùng của Mozart.
Vũ Nhật Tân
24 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Beethoven qua ngôn từ
của chính ông
Âm nhạc Beethoven đã quen thuộc với nhiều
người, nhưng ở ông dường như còn một thứ
hấp dẫn hơn, đó là những nhận xét của chính
ông về nghệ thuật, tình yêu với thiên nhiên,
cuộc sống, sáng tạo, về những nhạc sĩ khác
và Thượng đế(1).
• Về Nghệ thuật
Nghệ thuật là nữ thần cho ông cầu nguyện, là người ông cảm tạ và là người được ông che chở. Ông ca ngợi Nàng là vị cứu rỗi linh hồn ông những lúc tuyệt vọng; ông thú nhận rằng nhờ Nàng ông từ bỏ ý định tự sát. Nàng cũng chính là người bạn đồng hành trong những chuyến đi lang thang xuyên qua cánh đồng và rừng rậm, chia sẻ với ông sự cô độc do bệnh điếc mang lại, làm cho cuộc đời đầy bất hạnh của ông trở nên đáng sống với những niềm vui nghệ thuật thuần khiết. Còn những thứ nghệ thuật giả dối chỉ càng làm ông thêm khinh bỉ và thù ghét tới tận đáy lòng.
“Người ta từng nói rằng, nghệ thuật là lâu dài còn cuộc sống chỉ là thứ phù du. Nhầm đấy; cuộc sống mới là lâu dài, nhưng chỉ là sự tóm lược một giai đoạn của nghệ thuật; nếu trước kia hơi thở của nghệ thuật từng gặp đức Chúa trời, thì chúng ta được sinh ra từ ân huệ của cuộc gặp đó”.
(Cuốn Cuộc nói chuyện, tháng 3/1820)
1 Bài tổng hợp này dựa theo cuốn sách Beethoven: Con người và Nghệ sĩ, thể hiện qua ngôn từ của chính ông của Friedrich Kerst và Henry Edward Krehbiel.
Ludwig van Beethoven • 25
https://tieulun.hopto.org
“Thế giới như một ông vua, và cũng như một ông vua, nó thèm khát lời nịnh bợ để ban phát ân huệ; nhưng nghệ thuật thật ích kỷ và ngang bướng, nó không màng đến những lời nịnh bợ”. (Cuốn Cuộc nói chuyện, tháng 3/1820)
“Những sáng tác của tôi không để trưng bày!”
(Beethoven đáp khi nam tước Van Braun nói rằng vở opera Fidelio
đã giành được thiện cảm và sự tán thưởng của tầng lớp trên)
“Hãy tiếp tục tiến bước tới thiên đàng của nghệ thuật; tại đó không có một hạnh phúc thuần khiết, yên bình và trong sạch nào sánh bằng”.
(Ngày 19/8/1817, nói với Xavier Schnyder,
người tìm tới Beethoven từ năm 1811
để xin sự chỉ bảo nhưng không được đáp ứng)
“Nghệ thuật đích thực là bất diệt và người nghệ sĩ đích thực sẽ tìm thấy sự vui sướng tột bậc trong những tác phẩm vĩ đại của thiên tài”.
(15/3/1823, gửi Cherubini, người được Beethoven
coi là nghệ sĩ vĩ đại nhất còn sống, ngoài ông ra)
“Sự thật chỉ tồn tại với người khôn ngoan; cái đẹp chỉ tồn tại với người biết cảm nhận. Chúng đi cùng với nhau và bổ sung cho nhau”. (Viết trong cuốn bản thảo của bạn ông là
Lenz von Breuning vào năm 1797)
• Về sáng tác
Beethoven cho rằng cái đẹp hình thức và thuần túy chẳng có ý nghĩa gì với ông. Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng chỉ có tâm hồn, cảm xúc, cuộc sống hiện tại mới là cái cần đầu tiên cho nghệ thuật. Vì thế chúng ta chẳng ngạc nhiên khi thấy trong nhiều bản sonata và giao hưởng của mình, ông phớt lờ những nguyên tắc truyền thống. Rung động bột phát và tự do là đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của Beethoven.
26 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
“Những đấng tối cao! Sự chi phối tư tưởng của tôi là ở trong không khí; những âm thanh xoay tít như cơn gió, và tâm hồn của tôi cũng quay cuồng y như vậy”.
(13/2/1814, gửi Bá tước Brunswick)
“Vâng, đúng rồi, đặt những nốt nhạc đó cạnh nhau thì thật kinh ngạc bởi vì không bao giờ tìm thấy chúng trong bất kỳ quyển sách âm nhạc nào”.
(Viết cho Ries khi những nhà phê bình buộc tội ông
phạm những lỗi thô thiển về quy tắc âm nhạc)
“Không một con quỷ nào có thể buộc tôi chỉ được viết những phách nhạc như thế”.
(Trích những ghi chép của ông trong những năm học nhạc)
“Nhiều người khẳng định rằng với những giai điệu mềm mại thì phải chấm dứt bản nhạc bằng một quãng thứ. Không! Tôi thì thấy ngược lại, một quãng ba trưởng khi chấm dứt bản nhạc có một hiệu ứng lạ lùng. Hết nỗi buồn sẽ lại tới niềm vui, khi mưa tạnh sẽ lại có ánh nắng mặt trời. Nó tác động đến tôi như thể tôi đang kiếm tìm ánh bạc lấp lánh của sao Hôm”.
(Trong lời giới thiệu cuốn sách của Hoàng tử Áo Rudolph)
“Để trở thành người soạn nhạc có tài phải học hòa âm và đối âm từ khi mới 7 đến 11 tuổi, nhưng điều quan trọng hơn là phải để cho trí tưởng tượng và cảm xúc biết làm gì theo những quy tắc đó”. (Schindler nhớ lại câu nói này của Beethoven.
Schindler nói: “Khi Beethoven tới Vienna,
ông không hề biết đối âm và chỉ biết chút ít về hòa âm”)
“Thư từ và sự giao thiệp, như Ngài biết đây, không bao giờ là sở trường của tôi; một vài người bạn thân thiết nhất của tôi không hề gửi thư cho tôi trong suốt mấy năm. Tôi chỉ sống trong những ghi chép và sáng tác của mình, và ít khi hoàn thành một bản nhạc rồi mới bắt đầu một bản mới. Như hiện nay, tôi thường soạn ba, thậm chí bốn bản một lúc”.
(Vienna, ngày 29/6/1800, gửi Wegeler ở Bonn)
Ludwig van Beethoven • 27
https://tieulun.hopto.org
“Tôi buộc mình phải quen với việc nghĩ ra toàn bộ bản nhạc với mọi giai điệu và nốt nhạc ngay khi ý tưởng vừa xuất hiện trong đầu tôi”.
(Ghi chú trong một bản phác thảo năm 1810)
Bạn sẽ hỏi tôi rằng tôi lấy những ý tưởng đó ở đâu. Tôi không thể kể chắc chắn cho bạn; chúng đến thật tự nhiên - Tôi có thể nắm bắt chúng trong bàn tay của mình, trong không trung, trong khu rừng; trong khi đi bộ; trong sự tĩnh lặng của đêm; trong buổi sáng sớm; hối thúc bởi tâm trạng, được nhà thơ chuyển tải thành ngôn từ, được tôi chuyển tải thành âm thanh, và tiếng gầm rú và cơn bão xoáy vào tôi cho đến khi tôi đặt chúng xuống thành những nốt nhạc”.
(Nói với Louis Schlosser, một nhạc sĩ trẻ.
Beethoven rất quý trọng tình bạn này, quãng năm 1822 -23.)
“Tôi không quen viết lại những tác phẩm của mình. Tôi không bao giờ làm điều đó bởi tôi hoàn toàn tin rằng mỗi chi tiết thay đổi sẽ làm thay đổi đặc tính của toàn bộ bản nhạc”.
(19/2/1813, gửi George Thomson, người yêu cầu ông
thay đổi một vài nốt nhạc trước khi xuất bản)
• Về những nghệ sĩ khác
Quan điểm của người nghệ sĩ này về người nghệ sĩ khác thường phiến diện và không phải không có thành kiến. Nhưng với Beethoven thì khác, đặc biệt là sự phán xử của ông về Rossini, người đã quyến rũ dân chúng thành Vienna.
Từ khi còn nhỏ, Beethoven đã tới Vienna và biểu diễn cho Mozart nghe, Mozart rất ấn tượng về tài năng của cậu bé, ông nói với mọi người hãy chăm sóc và theo dõi cậu! Khác với Mozart, Beethoven sống nhờ việc sáng tác nhạc cho công chúng hơn là cho các quý tộc và cung đình. Bản giao hưởng đầu tiên Beethoven viết khi ông đã 30 tuổi, vào tuổi đó, Mozart đã sáng tác được tới 40 bản!
28 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Đừng làm rách những vòng nguyệt quế trên đầu của Handel, Haydn và Mozart; chúng thuộc về họ chứ không phải về tôi. (Teplitz, 17/7/l852, viết cho cô bé 10 tuổi tên là Emilie M.
rất ngưỡng mộ ông)
“Handel là bậc thầy không thể với tới của mọi bậc thầy. Hãy tới học ông cách để đạt được những hiệu ứng rộng lớn chỉ với những cách thức đơn giản... Handel là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từng sống. Tôi muốn ngả mũ và quỳ xuống trước ngôi mộ của ông”.
(Câu nói của ông trên giường bệnh giữa tháng 2/1827,
ông nói với chàng thanh niên Gerhard von Breuning,
về sự cảm nhận đối với các tác phẩm của Handel)
Việc Ngài sẽ xuất bản những tác phẩm của Sebastian Bach là một điều làm tôi hạnh phúc, trái tim tôi đang đập trong tình yêu nghệ thuật cao ngất và vĩ đại của người đã sinh ra sự hòa âm; tôi muốn sớm nhìn thấy chúng.
(Tháng 1/1801, gửi Hofmeister ở Leipzig)
Tôi luôn luôn coi bản thân mình là một trong những người vô cùng ngưỡng mộ Mozart, và sẽ mãi vậy cho tới ngày tôi qua đời. (Ngày 6/2/1806, gửi Abbe Maximilian Stadler, người đã gửi
cho ông bài luận về Mozart có tên là “Lễ cầu siêu”)
“Đúng vậy, một sự thiêng liêng luôn tỏa sáng không ngừng bên trong Schubert!”
(Nói với Schindler khi ông nghe những bản nhạc
Songs of Ossian, Die Junge Nonne, Die Burgschaft
và Grenzen der Menschheit của Schubert)
“Rossini là một nhạc sĩ có tài và sáng tác các bản nhạc du dương, êm ái, nhưng âm nhạc của ông ta chỉ làm thỏa mãn cảm xúc và tinh thần hời hợt của thời đại”.
(Năm 1824, viết tại Baden, gửi cho Freudenberg)
Ludwig van Beethoven • 29
https://tieulun.hopto.org
“Người Italia phải xem trường nhạc của họ dạy những gì? Hãy ngắm nhìn lại thần tượng của họ, Rossini! Nếu thần May Mắn không mang lại cho ông ta tài năng và những giai điệu dễ thương nhờ bắt chước, thì ông ta học được gì từ trường đó ngoài khoai tây, thứ chỉ làm ông ta to bụng mà thôi”.
(Trong một cuộc trò chuyện tại cửa hàng âm nhạc của Haslinger,
nơi Beethoven thường xuyên lui tới)
Nguyễn Cảnh Bình dịch
30 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Người tác thành cho
thơ và âm nhạc cổ điển
Nói đến mối liên hệ giữa thơ và âm nhạc cổ điển, tên tuổi đầu
tiên cần được nhắc tới là Ludwig van Beethoven (1770 - 1827).
Ông là nhà soạn nhạc đầu tiên đưa thơ vào thể loại giao hưởng,
là tác giả của tập liên khúc được cho là tập liên khúc đích thực
đầu tiên, là người đã phổ biết bao bài thơ tiếng Đức, tiếng Anh
thành những ca khúc nghệ thuật hết sức tuyệt vời có sức sống
vững bền đến tận ngày nay. Nếu như Schubert được mệnh danh là
“Vua của Lied” thì có thể gọi Beethoven là “người tác thành cho
thơ và âm nhạc cổ điển”.
“Adelaide”, một trong những lied nổi tiếng nhất và được
lấy vào hợp tuyển nhiều nhất của Beethoven, được sáng tác vào khoảng năm 1794-1795 khi tác giả ở tuổi 25. Ca từ của “Adelaide” là một bài thơ Đức thời kỳ đầu lãng mạn do Friedrich von Matthisson (1761-1831) sáng tác. Được viết ở giọng Si giáng trưởng cho giọng tenor hoặc soprano, có cấu trúc như một bản sonata cỡ nhỏ, Adelaide là một trong những tác phẩm rất tâm đắc của Beethoven và chính ông đã chơi phần đệm piano trong một buổi hòa nhạc kỷ niệm sinh nhật nữ hoàng Nga năm 1815. Bài thơ của Matthisson là lời thổ lộ nỗi khát khao dành cho một người con gái lý tưởng (tên là Adelaide) và dường như không thể với tới được. Bài thơ rõ ràng đã đánh trúng tình cảm của Beethoven, người mà trong đời tư thường có nỗi khát khao về một người phụ nữ lý tưởng xa xôi.
Bức thư cảm ơn mà Beethoven đã viết cho nhà thơ đã chứng tỏ cảm tình sâu sắc của ông đối với bài thơ này. “Adelaide” (Op. 46) được Artaria xuất bản ở Vienna với lời đề tặng cho tác giả bài thơ. Nhưng rất lâu sau Beethoven mới gửi cho Matthisson
Ludwig van Beethoven • 31
https://tieulun.hopto.org
một bản sao lied này vì e rằng nhà thơ sẽ không thích nó. Song Matthisson cảm thấy đây là lied hay nhất trong tất cả những lied phổ thơ ông. Rất nhiều thính giả sau này xem nó là một trong những tác phẩm hay nhất thời kỳ đầu của Beethoven. Rất nhiều nghệ sĩ piano như Franz Liszt, Henri Cramer và Sigismond Thalberg đã soạn những phiên bản dành cho piano độc tấu dựa trên lied này.
An die ferne Geliebte (Gửi người yêu phương xa) Op. 98 là tập liên khúc duy nhất của Beethoven và thường được cho là tập liên khúc đích thực đầu tiên trong lịch sử thể loại lied. Ca từ của tác phẩm này là của bác sĩ, nhà văn, chính trị gia và nhà báo Alois Isidor Jeitteles (1794 - 1858). Đây là một tác phẩm quan trọng không chỉ vì giá trị âm nhạc mà còn vì nó đóng vai trò như một bước ngoặt lớn trong phong cách và sự nghiệp của Beethoven. Tác phẩm mở ra một con đường mới cho nhà soạn nhạc ở nhiều khía cạnh: chủ nghĩa anh hùng và sự huy hoàng của quá khứ đều vắng mặt ở đây; cá tính hướng ngoại (quan tâm đến người khác hơn bản thân mình) nhường chỗ cho sự diễn tả có sức nặng hơn, nội tâm hơn. Ở mức độ cá nhân, âm nhạc biểu trưng cho nhận thức rõ ràng của Beethoven, rằng ông có thể sẽ không bao giờ kết hôn và rằng tuổi trẻ của ông, với tất cả những thất vọng cay đắng của nó, đã qua rồi. Tuy nhiên dù âm nhạc phản ánh nỗi đau của tác giả nhưng nó chưa bao giờ gợi lên bất cứ sự ca thán nào, thậm chí đôi chỗ mang màu sắc tươi sáng - tiếng “Ừ” thanh thản trước những điều bất khả của số phận.
Vào ngày 7/5/1824, Ludwig van Beethoven tận hưởng thắng lợi vang dội nhất của mình trước công chúng trong buổi công diễn bản Giao hưởng số 9 tại nhà hát Kaerntner, Vienna. Giao hưởng số 9 giọng Rê thứ Op. 125 bắt nguồn từ hai tác phẩm riêng biệt - một bản giao hưởng với chương kết có hợp xướng và một tác phẩm khí nhạc thuần túy giọng Rê thứ. Beethoven đã
32 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
làm việc với chúng trong gần 10 năm trước khi quyết định kết hợp hai ý tưởng lại thành một bản giao hưởng với lời thơ “An die Freude” (Tụng ca niềm vui) của Schiller như là chương kết. Nhà âm nhạc học Dennis Matthews nhận xét về Giao hưởng số 9 của Beethoven: “Như với các tác phẩm thời kỳ cuối, có những chỗ mà không gian phải rung lên dưới sức nặng của tư tưởng và tình cảm, nơi mà nhà soạn nhạc khiếm thính dường như chiến đấu chống lại hoặc vươn ra ngoài các giới hạn của nhạc cụ và giọng ca”.
Bản giao hưởng bất hủ này cũng là hiện thân của tính nhị nguyên trong âm nhạc đã trở thành cuộc xung đột ở thế kỷ 19 giữa chủ nghĩa Cổ điển và chủ nghĩa Lãng mạn, giữa cái cũ và cái mới. Các phong cách hoàn toàn khác nhau, như phong cách của Brahms và của Liszt, đều tìm thấy các tiền lệ của chúng trong tác phẩm này. Ba chương đầu của tác phẩm rõ ràng vẫn còn cắm rễ vào thế kỷ 18 trong khi chương thứ tư - hân hoan và thấm nhuần ý nghĩa thi ca - dường như đập tan khuôn vàng thước ngọc của chủ nghĩa Cổ điển, đưa toàn bộ tác phẩm vào trong lãnh địa của âm nhạc chương trình, một khái niệm được xác nhận của chủ nghĩa Lãng mạn thế kỷ 19. Chẳng thế mà trong cuộc luận chiến âm nhạc thế kỷ 19 giữa phe ủng hộ âm nhạc chương trình và phe ủng hộ âm nhạc tuyệt đối (còn gọi là âm nhạc thuần túy), chương hợp xướng trong Giao hưởng số 9 của Beethoven được cả hai phe đem ra làm bằng chứng cho luận cứ của mình. Những nhà hình thức chủ nghĩa cự tuyệt các thể loại như opera, ca khúc nghệ thuật, thơ giao hưởng vì chúng bộc lộ ý nghĩa rõ ràng. Với họ, chương nhạc này cũng như Giao hưởng số 6 của Beethoven là “có vấn đề” mặc dù họ vẫn coi Beethoven là một trong những nhà tiên phong của âm nhạc thuần túy (đặc biệt là với các bản tứ tấu đàn dây thời kỳ cuối). Còn ở phe ủng hộ âm nhạc chương trình, Richard Wagner coi chương hợp xướng trong bản Giao hưởng số 9 của Beethoven
Ludwig van Beethoven • 33
https://tieulun.hopto.org
là một minh chứng cho thấy âm nhạc sẽ hay hơn nếu có lời ca bằng câu nói nổi tiếng: “Nơi âm nhạc không thể đi xa hơn nữa, thì lời ca sẽ tới... Lời ca đứng cao hơn tiếng nhạc”.
Bài thơ “An die Freude”, được thi hào Đức Friedrich von Schiller viết năm 1785, ngợi ca lý tưởng hòa hợp và tình huynh đệ của toàn nhân loại. Một số nhà soạn nhạc đã phổ nhạc bài thơ này trong đó có Franz Schubert (soạn năm 1815, xuất bản năm 1829). Beethoven cũng đã ấp ủ dự định phổ nhạc bài thơ này trong nhiều năm. Khi sáng tác chương 4 của Giao hưởng số 9 Beethoven đã phải trăn trở rất nhiều để tìm cách bắt vào phần mở đầu đoạn tụng ca của Schiller. Ông viết đi viết lại đoạn đó nhiều lần cho đến khi nó thành hình dáng như chúng ta nghe thấy ngày hôm nay.
Người ta kể lại rằng mặc dù người chỉ huy chính thức của buổi hòa nhạc lịch sử ngày 7/5/1824 là Michael Umlauf - giám đốc âm nhạc của Nhà hát Kaerntnert - nhưng Beethoven đã cùng chỉ huy với Umlauf. Do chứng kiến Beethoven thất bại trong việc chỉ huy buổi tổng duyệt vở opera Fidelio hai năm về trước nên ở buổi này Umlauf đã chỉ thị cho các nhạc công và ca sĩ lờ đi “sự chỉ huy” của nhà soạn nhạc đã hoàn toàn khiếm thính. Giao hưởng số 9 được các nhạc công kết thúc trong tiếng vỗ tay vang dội của khán thính giả khi mà Beethoven vẫn đang chỉ huy một vài ô nhịp nữa trong tổng phổ. Vì thế ca sĩ giọng nữ trầm Caroline Unger phải bước tới bên Beethoven và xoay người ông lại để ông có thể nhìn thấy khán thính giả đang tung hô mình. Công chúng thành Vienna đã đón nhận vị anh hùng với lòng tôn kính và cảm phục sâu sắc nhất.
Với Giao hưởng số 9, Beethoven là người đầu tiên đưa thơ vào thể loại giao hưởng. Đến thời Hậu lãng mạn, nhà soạn nhạc người Áo Gustav Mahler (1860-1911) thường xuyên đưa thơ của Nietzsche, Goethe cho đến các nhà thơ Trung Hoa thời Đường như Lý Bạch, Trương Kế, Mạnh Hạo Nhiên và Vương Duy
34 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
(qua các bản dịch thơ sang tiếng Đức) vào sáng tác giao hưởng. Trong Das Lied von der Erde (Bài ca trái đất), Mahler đã hòa trộn hai hình thức sở trường của mình (lied và giao hưởng) thành một bản giao hưởng - ca khúc lớn, mặc dù bề ngoài nó có vẻ như một bộ sáu ca khúc với phần đệm của dàn nhạc.
Sang thời Hiện đại, nhà soạn nhạc Nga Dmitri Shostakovich (1906 - 1975) cũng có một thử nghiệm tương tự như Mahler ở bản Giao hưởng số 14 Op. 135 viết cho hai giọng soprano và bass cùng dàn nhạc dây nhỏ và bộ gõ. Trong Giao hưởng số 14, Shostakovich sử dụng 11 bài thơ của bốn nhà thơ Garcia Lorca, Guillaume Apollinaire, Wilhelm Küchelbecker và Rainer Maria Rilke. Tác phẩm này có ba phiên bản: sử dụng bản dịch thơ tiếng Nga, bản dịch thơ tiếng Đức và bản dịch ngược từ tiếng Nga về ngôn ngữ gốc. Nhưng có lẽ đến tận bây giờ vẫn chưa có một thử nghiệm đưa thơ vào giao hưởng nào lại thành công vang dội bằng Giao hưởng số 9 của Beethoven.
Ngọc Anh
Ludwig van Beethoven • 35
https://tieulun.hopto.org
Thiên tài chống lại
chủ nghĩa chuyên chế
Khi tia sáng của chế độ dân chủ bùng sáng ở Đức, cả Beethoven
và Wagner đều là những nhân vật chống lại thế giới quý tộc già
cỗi nhưng điều khác biệt giữa họ là trong khi Beethoven luôn giữ
vững lập trường của mình, thì Wagner sau nhiều năm sống lưu
vong và lâm vào cảnh bần cùng, đã thỏa hiệp với tầng lớp quý
tộc để nhận được sự bảo trợ của tầng lớp này.
Điều đặc biệt đáng ca ngợi là sự kiêu hãnh của Beethoven
trong tư cách là một nghệ sĩ và một nhà tư tưởng. Vào một ngày, khi anh trai Johann của ông gửi một tấm thiếp với dòng chữ “chủ đất” sau tên mình, nhà soạn nhạc đã gửi lại tấm thiếp của mình, trên đó ghi dòng chữ “chủ sở hữu bộ não”. Một trường hợp khác, Beethoven có ý định bán chiếc nhẫn mà ông nhận được từ vua Phổ nhân những cống hiến của bản Giao hưởng số 9. Nghệ sĩ violin Karl Holz, người bạn thân thiết đến cuối đời của Beethoven, đã cố gắng thuyết phục ông giữ lấy kỷ vật này và nhắc lại rằng người tặng là một vị vua; nhưng Beethoven đã trả lời: “Tôi cũng là một vị vua”.
Có thể đoan chắc, Beethoven đã vượt xa thời đại của mình, để trở thành một nhà quý tộc của những thiên tài với niềm kiêu hãnh đặc biệt, hơn cả những vị quý tộc bẩm sinh. Ông khẳng định: “Tôi không bao giờ viết vì tiếng tăm. Những thứ tràn ngập trong trái tim tôi cần thiết phải được biểu lộ, đó là nguyên nhân vì sao tôi sáng tác”.
Vào thời của Beethoven, tại Áo cũng như tại Đức, giới quý tộc vẫn còn thống trị. “Nhân loại bắt đầu với ngài nam tước” là một câu châm ngôn xấc xược và xuẩn ngốc nhưng lại thịnh hành. Beethoven nghĩ gì về nó, ắt hẳn chúng ta đều biết qua
36 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
những hàm ý trong hành động của ông. Beethoven luôn giữ mình ngang hàng với tất cả những nhà quý tộc danh giá nhất thành Vienna bằng mọi cách, và từ chối mọi hành động khúm núm trước họ. Và trong trường hợp học sinh của ông là thành viên của các gia đình hoàng gia thì điều đó cũng không thuyết phục Beethoven đối xử tôn trọng với họ hơn những người khác. Nhà soạn nhạc đã từng cự tuyệt các nghi lễ cung đình ngay cả khi dạy nhạc trong lâu đài của Hoàng tử Rudolph, cậu con trai út của Hoàng đế Leopold II; và khi các cận thần quấy rầy Beethoven với những cố gắng của họ để bắt ông phải tuân theo những luật lệ của chốn cung đình, thì hoàng tử đã mỉm cười và nói với các cận thần hãy để cho Beethoven được xử sự theo cách riêng của mình.
Nhà soạn nhạc Đức Ferdinand Ries, người từng được biết đến với tư cách là thư ký, người sao chép tài liệu cho Beethoven và đồng thời là người bạn keo sơn của ông, đã kể lại rằng nhà soạn nhạc đã từng quở trách vài nhà quý tộc vô giáo dục. Đó là vào một buổi biểu diễn âm nhạc ở lâu đài của bá tước Browne, Beethoven đang chơi một số bản hành khúc piano bốn tay với Ries thì ngài bá tước P. bắt đầu trò chuyện với một tiểu thư quý tộc trẻ trung xinh đẹp bên cánh cửa của phòng liền kề đó. Sau những nỗ lực vô ích để lấy lại sự im lặng, Beethoven đột ngột đứng dậy và giận dữ kêu lên “Tôi không thể chơi đàn cho những con lợn này nghe”. Tất cả mọi van nài để nhà soạn nhạc trở lại bên cây đàn sau đó đều thất bại.
Một buổi tối, người bảo trợ của Beethoven, hoàng thân Karl Lichnowsky, đề nghị ông chơi đàn cho một vài người bạn nghe nhưng Beethoven dứt khoát từ chối. Nổi giận đùng đùng khi Lichnowsky vẫn cứ chờ đợi dù ông không muốn, Beethoven đã chạy lao ra ngoài trời mưa, bản tổng phổ vẫn cầm trong tay. Ông kiêu hãnh nói: “Thưa hoàng thân, những gì ngài có là bởi sự ngẫu nhiên, còn tôi, những gì tôi có là bởi nỗ lực của
Ludwig van Beethoven • 37
https://tieulun.hopto.org
riêng tôi. Trên thế gian này đã có hàng ngàn hoàng thân và sẽ tiếp tục có hàng ngàn hoàng thân nữa, nhưng chỉ có duy nhất một Beethoven!”. Mưa để lại những vệt dài trên bản thảo viết tay “Appassionata”...
Có thể tất cả các nghệ sĩ đều có được sự dũng cảm tương tự như Beethoven. Nhưng nhiều người trong số họ chắc chắn không đủ sức hành động theo gương ông. Và cũng không có bất cứ ai dám sử dụng thứ ngôn ngữ trái với quy tắc ứng xử chốn thượng lưu của ông. Cách từ chối của Liszt thì nhiều chất lịch thiệp hơn nhưng hoàn toàn hiệu quả. Một lần, Liszt chơi nhạc cho cung đình ở thủ đô nước Nga. Khi Sa hoàng bắt đầu nói chuyện ầm ĩ, Liszt đã dừng lại một cách bất ngờ, và khi được hỏi vì sao không chơi tiếp, ông trả lời: “Nghi thức cung đình yêu cầu khi hoàng đế nói chuyện thì tất cả những người khác buộc phải im lặng”.
Brahms là một con người hết sức khiêm tốn và nhún nhường. Nhưng sự khiêm nhường như thế xa lạ với Beethoven, ông biết rằng mình là một vị vua - trên thực tế còn hơn cả thế, bởi nhiều bậc vua chúa đã bị lãng quên ngay sau khi qua đời. Tuy nhiên Beethoven biết rõ mình cũng có khi mắc sai lầm. Ông không thích những người theo chủ nghĩa Beethoven một cách ngu xuẩn, luôn có ý nghĩ rằng mọi tác phẩm của ông đều hoàn hảo. Khi Katharina Tibbini ca tụng Beethoven là bậc thầy duy nhất, người không bao giờ sáng tác bất cứ thứ gì tầm thường hoặc kém cỏi, ông đã trả lời: “Cô nói điều quái gở gì thế. Tôi cảm thấy rất vui sướng được phá hủy nhiều tác phẩm trong số những gì mình đã sáng tác nếu có thể”.
Trong các bức thư của mình, Beethoven nhiều lần thú nhận rằng ông viết các tác phẩm “mì ăn liền” kiếm tiền nhằm dành điều kiện tốt nhất hoàn thành các kiệt tác. Một trong số những tác phẩm “kiếm cơm” kiểu như vậy, theo lời thú nhận của ông, là bản pianoforte sonata Op. 106; nó được viết ra, cũng như
38 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
lời ông tâm sự với Ries: “gần như vì lợi ích của bánh mỳ - tôi đã phải làm đến mức như vậy”.
Không nhiều người hâm mộ Beethoven thú nhận một cách thành thực về những thiếu sót trong tác phẩm của thần tượng, nhưng nhà văn Wilhelm Joseph Von Wasielewski, trong phần hai cuốn sách tiểu sử Beethoven, giải thích: cùng lúc sáng tác những bản sonata cuối cùng Op. 109, 110 và 111, nhà soạn nhạc còn mải mê tập trung vào tác phẩm vĩ đại Mass nên các bản sonata đó đã phải hứng chịu hậu quả. Nhà viết tiểu sử cho biết: “Một điều rõ ràng là các tác phẩm viết cho piano không nhận được sự quan tâm như trước đây”. Beethoven kiên quyết (trong năm 1823, một năm sau khi sáng tác các tác phẩm trong Op. 111) không viết thêm bất kỳ tiểu phẩm piano nào nữa, ngoại trừ khi được đặt hàng.
Các nhà phê bình đương đại đã không do dự chĩa mũi dùi của họ vào những tác phẩm của Beethoven, những lỗi có thật hoặc tưởng tượng. Đặc biệt là “những con bò thiến Leipzig”, như cách Beethoven gọi họ, đã quá quen với lối trò chuyện đầy khiếm nhã của ông. Beethoven viết cho một người bạn làm trong ngành xuất bản của mình: “Nhưng cứ để cho họ nói chuyện, họ sẽ chắc chắn không làm cho bất cứ ai trở thành bất tử bằng những lời lẽ nhảm nhí của mình, và cũng không thể tước đoạt được sự bất tử của bất cứ ai, những người đã được thần Apollo ban tặng sự bất tử”.
Việc các nhà phê bình tấn công vào phong cách và cấu trúc trong tác phẩm chỉ kích thích Beethoven cảm thấy vui hơn. Nhạc trưởng Ignaz von Seyfried, học trò của Mozart và từng chỉ huy buổi ra mắt vở opera Fidelio của Beethoven, đã viết: “Khi thấy những lời phê bình chỉ trích về việc mắc những sai lầm ngớ ngẩn trong nhạc lý, Beethoven thường cười ầm ĩ và xoa hai bàn tay vào nhau một cách hân hoan rồi la lên: ‘Đúng thế, đúng thế! Họ đã cắm đầu mình vào nhau và ngoác mõm ra
Ludwig van Beethoven • 39
https://tieulun.hopto.org
bởi vì họ không bao giờ thấy bất cứ thứ gì như thế trong một cuốn sách bàn về hòa âm’”.
Về những nghệ sĩ piano chuyên nghiệp cùng thời đại, Beethoven viết: “Nhiều người trong số họ là kẻ thù chí mạng của tôi”. Tại sao vậy? Bởi vì kẻ tầm thường thường thù ghét bậc thiên tài. Ở góc độ nào đó, người ta có thể thấy không có lý do đặc biệt nào để các pianist căm ghét Beethoven. Ông không biểu diễn thường xuyên trước công chúng, và nếu có thì ông cũng chỉ chơi các tác phẩm của mình. Nhưng chắc chắn rằng không ai trong số họ mong chơi hay như Beethoven, bởi ông là “người khổng lồ giữa các pianist”.
Trong thời đại của Beethoven, tất cả các pianist đều được mong đợi sẽ ứng tác trong các buổi trình diễn. Nhiều tài liệu ghi lại rằng, trong một dịp Beethoven và một trong số các địch thủ của ông, Woelffl, cùng ngồi cạnh nhau bên hai cây đàn piano, trong vòng quay ứng tác trên các chủ đề được đề xuất bởi mỗi người. Và tất nhiên Beethoven là người thành công hơn cả. Mozart đã có nhận xét lịch sử sau khi lắng nghe Beethoven chơi ứng tác: “Hãy hướng cặp mắt lên người nghệ sĩ này! Một ngày nào đó anh ấy sẽ buộc cả thế giới phải nói về mình”.
Một nhà phê bình cùng thời Beethoven viết: “Ông ấy trở nên tuyệt vời nhất khi ứng tác và thực tế là thật kỳ diệu khi được thấy ông biểu diễn ứng tác một cách dễ dàng và hoàn hảo trên bất kỳ chủ đề nào được đưa ra, không đơn thuần bởi sự biến đổi của cấu trúc (như nhiều nghệ sĩ bậc thầy đã làm với sự thành công và cả sự hào nhoáng) mà bằng sự phát triển đích thực của ý tưởng”. Một khán giả đã viết về buổi biểu diễn ứng tác của Beethoven tại Vienna: “Beethoven nhanh chóng quên đi những gì diễn ra xung quanh và trong vòng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, ông chìm đắm vào chuỗi ứng tác... Đúng hơn là ông chìm đắm một cách say mê trong những âm điệu mãnh liệt, táo bạo hơn là những âm điệu dịu dàng, ủy mị. Khối cơ trên gương mặt
40 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
của ông cũng căng lên, các tĩnh mạnh dường như căng phồng, đôi mắt long lên hoang dại, khuôn miệng rung động dữ dội. Với những tinh thần do bản thân gợi lên, ông đã xuất hiện như một phù thủy bậc thầy”.
Có một giai thoại vui kể về một dịp Beethoven chơi đàn cho những người bạn nghe. Nhà xuất bản âm nhạc lỗi lạc Schlesinger mời bạn bè đến Vienna dự một bữa tiệc. Beethoven là một trong những khách mời này, và tất nhiên, được mời biểu diễn ứng tác. Sau khi từ chối nhiều lần không được, Beethoven cuối cùng cũng phải ưng thuận với điều kiện rằng Castelli, người không có lấy một ý tưởng nào về việc chơi đàn, sẽ phải đưa ra cho ông một chủ đề. Castelli liền bước đến bên cây đàn, chạm ngón tay đầu tiên lên bốn phím đàn và lặp lại điều đó một lần nữa. “Thế là quá đủ!”, Beethoven nói to và cười vang. Sau đó người nghệ sĩ thiên tài ngồi xuống và làm các vị khách vui thích, ông ứng tác trong vòng một giờ đồng hồ trên bốn nốt nhạc ấy, thứ tạo thành tất cả những gì ông chơi hôm đó.
Chuyện đó xảy ra vào năm 1825, hai năm trước khi ông qua đời. Toàn bộ sự nghiệp biểu diễn như một nghệ sĩ bậc thầy của Beethoven chỉ kéo dài trong vòng 19 năm. Có một sự thật là ông chưa bao giờ quan tâm một cách đặc biệt đến phương diện biểu diễn. Theo lời của Ries và nữ bá tước Julia Guicciciardi, người được Beethoven đề tặng bản sonata “Ánh trăng”, ông không thích chơi các tác phẩm của mình trước công chúng, có thể bởi vì ông không quan tâm đến việc dành thời gian cho việc đạt tới một kỹ thuật hoàn hảo. Czerny, học trò của ông, đã giải thích nguyên nhân vì sao Beethoven lại thích chơi ứng tác các tác phẩm của mình như vậy, bởi theo cách đó, ông có thể rèn được những phần mà ông không có thời gian luyện tập.
Một vài học trò và bạn bè của nhà soạn nhạc vĩ đại nói rằng khi chơi đàn, Beethoven sử dụng pedal thường xuyên hơn trong nguyên bản các tác phẩm của mình. Và có thể nhận thấy
Ludwig van Beethoven • 41
https://tieulun.hopto.org
Beethoven, khi chơi tác phẩm của mình, thường sử dụng một cách tự do sự dao động tốc độ, thứ vẫn được gọi là tốc độ linh hoạt. Theo lời kể của Ries, có lẽ thói nghiện sử dụng nhịp độ dao động như thế này ở Beethoven là do ông không bao giờ được học khiêu vũ. Ries đã đề cập đến sự thất bại của Beethoven trong chuyện học khiêu vũ như một hình mẫu về sự vụng về nhất mà người ta có thể thấy và quả thật ông thiếu hẳn phong cách phong nhã “trong mọi cử chỉ”. Beethoven hiếm khi cầm vật gì trong tay mà không làm rơi vỡ nó. Nhiều lần ông đã làm rơi giá để bút vào trong cây đàn của mình. Không một vật dụng nào được yên ổn trong bàn tay ông. “Làm thế nào mà ông học được cách cạo râu cũng là một điều khó hiểu, ngay cả khi chúng ta không có cơ hội thấy vết cắt thường xuyên trên má ông”. Điều lạ lùng là không có nhiều dấu vết của sự vụng về trong âm nhạc của ông!
Bạn bè thân thiết của Beethoven cũng thường phải hứng chịu những cơn bùng nổ “tính khí” của ông. Beethoven xúc phạm đến cả những người bạn tốt nhất của mình, nhưng khi cơn giận dữ tan biến, ông lại viết thư gửi họ với những lời xin lỗi đầy thống thiết.
Cũng như Brahms, Handel và Chopin, Beethoven chưa bao giờ kết hôn nhưng ông rất ngưỡng mộ những người phụ nữ đẹp và luôn say mê họ đắm đuối. Cơn cuồng dại của ông, dẫu sao, cũng không bao giờ kéo dài quá bảy tháng, theo lời của Ries. Tuy nhiên không hề thấy dấu vết của sự hời hợt hoặc nông cạn trong tình yêu âm nhạc của ông.
Tình yêu của ông với thiên nhiên, bản giao hưởng “Đồng quê”, là một bằng chứng hùng hồn rằng, với biệt lệ của tình yêu dành cho phụ nữ, không có nguồn cảm hứng trong âm nhạc nào có thể so sánh được với nó. Pianist, cellist người Anh Charles Neate kể lại rằng ông “chưa bao giờ gặp một người đàn ông nào hân
42 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
hoan mừng vui khi ở giữa thiên nhiên như Beethoven. Ông thường rất đỗi thích thú với những bông hoa và những đám mây. Thiên nhiên là nguồn sống và là yếu tố khiến ông hòa nhập vào cuộc sống. Khi đi bộ trên đồng cỏ gần Vienna ông có thể ngồi xuống bất cứ thảm cỏ xanh mời gọi nào như ngồi xuống một chiếc ghế bành và lập tức ông cảm thấy mơ màng. Trong cuốn sổ ghi chép của mình, ông từng viết: “Cứ như là tất cả cây cối cùng nói với tôi. Thánh thiện, thánh thiện! Trong khu rừng này có nhiều thứ như bỏ bùa mê - ai có thể nhanh chóng làm được tất cả những điều này [như thiên nhiên]?”
Henr y T. Finck
Thanh Nhàn dịch
Ludwig van Beethoven • 43
https://tieulun.hopto.org
Florestan và Leonore trong vở Fidelio, nhà hát Queen Elizabeth
Nhen nhóm
Fidelio đứa con đầy nước mắt và vinh quang
Mùa xuân năm 1804, Beethoven đặt bút hoàn thành những giai điệu cuối cùng của bản Giao hưởng số 3 đồ sộ mang tên “Eroica” (Anh hùng). Trước đó, các tác phẩm Sonata “Kreutzer”, sonata “Appassionata”, sonata “LAurora” đã ra đời với xúc cảm mãnh liệt đúng như thời đại của chúng - thời đại “Bão táp và Xung kích”. Tất cả dồn dập và ồn ã để chuẩn bị cho sự xuất hiện một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nhạc sĩ - tác phẩm mà trước khi qua đời Beethoven từng gọi là “đứa con đầy nước mắt và vinh quang” - vở opera Fidelio.
Tuổi trẻ của Beethoven gắn liền với đời sống âm nhạc thành Vienna với những sinh hoạt trong các sân khấu vừa và nhỏ. Thời gian này ông sáng tác khá nhiều các tác phẩm sân khấu tiêu biểu như vở ballet Creatures of Prometheus, âm nhạc cho vở kịch Coriolan của Collin và một số ca khúc nghệ thuật (lied), tiểu phẩm thanh nhạc trên sân khấu kịch mà ngày nay phần lớn đã bị quên lãng.
Nhạc sĩ đương thời nổi tiếng người Pháp, Luigi Cherubini đã khuấy động thính giả các nhà hát bằng những vở opera có nội dung mới phần lớn là bi kịch thay thế dần các thể loại hài hước và thần thoại như Lodoiska, Médée, Elize, Les deux journées... Đặc biệt vở Les deux journées (Người chở nước) với phần lời của nhà văn Bouilly được dựng ở
44 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Nhà hát Hoàng gia năm 1802 đã gây ấn tượng mạnh mẽ với Beethoven. Ông rất tâm đắc với phần kịch bản và luôn ca ngợi Cherubini là nhạc sĩ vĩ đại nhất. Chính từ đây ý tưởng hình thành một vở opera tiếp bước thần tượng của mình đã được Beethoven nhen nhóm.
Bước khởi đầu của vở opera bắt nguồn từ đơn đặt hàng của Nhà hát Vienna năm 1804 với Beethoven, và ông lập tức chú ý đến tác phẩm cũng của Bouilly mang tên Tình nghĩa vợ chồng. Đây là một câu chuyện dựa trên sự kiện có thật những năm Bouilly giữ chức nghị viên ở Tua, kể về một người phụ nữ dũng cảm cứu chồng khỏi sự trả thù đê tiện của tên tỉnh trưởng. Trước Beethoven, đã có hai nhạc sĩ là Pierre Gaveaux và Ferdinando Paer cùng sáng tác opera trên cốt truyện đó nhưng chúng nhanh chóng bị rơi vào quên lãng do âm nhạc quá sáo mòn. Tuy nhiên Beethoven đã lấy phần lời tác phẩm của Paer làm cơ sở cho bản thảo đầu tiên của mình, dưới tên gọi Leonora.
Cốt truyện của vở opera kể về Leonora, người phụ nữ đã cải trang thành đàn ông dưới tên gọi Fidelio để tìm cách cứu chồng. Chồng nàng là Florestan do tố cáo những việc làm phi pháp của tên tỉnh trưởng Pizarro đã bị hắn bỏ tù với âm mưu thủ tiêu. Leonora cải trang thành nam giới và xin vào làm trợ lý cho viên quản ngục Rocco để cứu chồng, nàng tìm cách đưa tin về hành động ti tiện của Pizarro cho bộ trưởng Fernando, vốn là bạn cũ của Florestan. Được lệnh phải đào huyệt để chôn người tử tù ấy, Leonora đã gặp được chồng dưới hầm tối. Tên tỉnh trưởng xông vào đòi đâm chết Florestan nhưng Leonora đã xông ra đứng chắn trước hắn làm Pizarro ngỡ ngàng. Đúng lúc đó tiếng kèn trumpet vang lên báo hiệu viên bộ trưởng đã tới giải cứu cho những tù nhân vô tội. Họ ùa ra quảng trường và hát bài ca vui bất tuyệt.
Ludwig van Beethoven • 45
https://tieulun.hopto.org
Thất bại phủ đầu
Vai diễn chính đầu tiên được giao cho giọng soprano nổi tiếng là Anna Milder lúc đó mới 20 tuổi. Buổi công diễn đầu tiên vào ngày 20/11/1805 tại nhà hát Kaerntnerthor, Vienna. Tuy nhiên đây là thời kỳ đen tối của thành Vienna khi trước đó một tháng, quân đội của Napoleon tràn vào thành phố và xua đuổi đám quý tộc. Nhà hát tràn ngập binh lính Pháp. Vở opera đã ra mắt phiên bản thứ nhất trong hoàn cảnh như vậy. Ở phiên bản này nhạc sĩ vẫn giữ nguyên phiên bản ba màn của Paer, nhưng thực sự âm nhạc đã không lôi cuốn được khán giả mặc dù ông đã sửa chữa rất nhiều. Beethoven đã thay hẳn khúc overture đầu tiên và viết một overture khác mà ngày nay ta vẫn gọi là “Overture Leonora” No.2. Các khán giả chân chính còn lại hiếm hoi ở Vienna cũng hờ hững với tác phẩm.
Điều này làm Beethoven rất khổ tâm. Trong một buổi họp ở nhà hoàng thân Karl Lichnowsky - người bảo trợ thân thiết của Beethoven, bạn bè ông ra sức thuyết phục nhạc sĩ sửa chữa lại một số chỗ trong tác phẩm. Ban đầu Beethoven đã kiên quyết bảo vệ tác phẩm “như một con sư tử bảo vệ đàn con của mình”, và phải rất vất vả những người bạn của nhạc sĩ mới thuyết phục được ông sửa chữa lại phần âm nhạc và kịch bản. Sự khó tính của Beethoven có lẽ bắt nguồn từ căn bệnh điếc lúc này đang gây cho ông những cực hình khi ông bắt đầu không thể phân biệt được các bè trong dàn nhạc nữa.
Năm 1806 vở opera được chỉnh sửa hoàn thiện. So với nguyên tác, nó đã được rút gọn lại chỉ còn hai màn như chúng ta thấy ngày nay, quan trọng nhất ở lần chỉnh sửa này là tác giả đã viết một overture đồ sộ cho tác phẩm, đó chính là khúc Overture “Leonora” No.3, một tác phẩm khí nhạc đặc biệt quan trọng mà Xerov đã gọi là “kỳ quan vĩ đại của nghệ thuật giao hưởng”. Tuy lần công diễn này có vẻ đã được công chúng đón nhận cởi mở
46 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
hơn nhưng Beethoven lại gặp những chỉ trích vô cùng gay gắt từ các nhà phê bình và các nhạc sĩ đương thời mà điển hình là Cherubini - thần tượng của Beethoven. Cherubini đã công kích dữ dội khúc Overture “Leonora” No.3, cho rằng nó quá lộn xộn, dàn nhạc lấn át lời ca. Trong một lá thư gửi Beethoven, Cherubini đã khẳng định Beethoven không hiểu gì về thanh nhạc cả. Còn giới thượng lưu thì kịch liệt đả kích tác phẩm như họ đã từng làm với vở Đám cưới Figaro của Mozart trước đây. Chính vì vậy chỉ sau đêm diễn thứ hai, vở Leonora đã bị rút khỏi kịch mục của Nhà hát. Các năm sau đó Beethoven đã cố gắng để nó được trình diễn trên sân khấu ở Berlin, Prague và Bonn nhưng tất cả đều thất bại.
Vinh quang
Nếu so sánh với bản Giao hưởng số 9, một tác phẩm cũng được phôi thai trong thời gian khá dài nhưng lại thành công ngay lần công diễn đầu tiên, thì vở Fidelio quả thật kém may mắn hơn nhiều. Bởi vì mãi đến năm 1814, sau lần chỉnh sửa thứ ba, Beethoven mới nhận được những đền đáp xứng đáng so với trí lực mà ông bỏ ra suốt 10 năm trời.
Kết quả của sự thành công đó chính là sự kết hợp giữa Beethoven với Georg Friedrich Treitschke - nhà văn nổi tiếng cùng thời. Beethoven đã gọi con người này là Fernando - vị cứu tinh của Fidelio. Treitschke viết lại phần lớn lời ca và Beethoven cũng chỉnh sửa âm nhạc rất nhiều, một lần nữa nhạc sĩ đã viết một overture khác phù hợp hơn cho tác phẩm và nó gắn bó chặt chẽ với vở opera dưới tên gọi chính thức - Fidelio. Đặc biệt trong lần sửa chữa này Beethoven có những cách tân quan trọng với dàn nhạc cũng như hợp xướng. Và đây chính là tác phẩm Fidelio mà chúng ta vẫn thưởng thức ngày nay.
Ludwig van Beethoven • 47
https://tieulun.hopto.org
Một học trò của Beethoven kể lại rằng nhạc sĩ rất say sưa và hứng khởi khi ông chỉ huy buổi tổng duyệt và công diễn lần này, mặc dù lúc đó Beethoven đã bị điếc trầm trọng. Ngày 23/5/1814, cũng tại nhà hát Kaerntnerthor nơi trước đây tưởng như đã chôn vùi tác phẩm, Fidelio trở lại huy hoàng với giọng hát của nàng Milder do chính tác giả chỉ huy. Michael Umlauf (người sau này đã giúp Beethoven chỉ huy bản Giao hưởng số 9) đã trợ giúp nhạc sĩ. Vở nhạc kịch đã thu được thành công mỹ mãn.
Ngày 18/7 cùng năm, Beethven đã tổ chức buổi biểu diễn có doanh thu đầu tiên của vở. Và trong lớp khán giả nô nức đến xem có chàng trai trẻ Franz Schubert khi ấy 17 tuổi và sau này “chàng trai” ấy nhớ lại “tôi đã bán cả những cuốn sách quý của mình để mua được vé”.
Khởi nguồn của kỷ nguyên Lãng mạn
Nếu “Eroica” đưa lịch sử giao hưởng sang một trang mới thì opera Fidelio cũng có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới nghệ thuật nhạc kịch của Đức thế kỷ 19. Nhạc sĩ đã làm công việc rất quan trọng mà sau này thường được nhắc đến với thuật ngữ “giao hưởng hóa opera”. Dàn nhạc lúc này không còn đóng vai trò là một “nhạc cụ lớn” đệm cho giọng ca nữa mà đã tham gia trực tiếp vào tuyến phát triển của tác phẩm, thậm chí còn trực tiếp bộc lộ những dòng nội tâm của nhân vật. Các aria được xây dựng theo cấu trúc sonata, hợp xướng được xây dựng theo tính chất khí nhạc. Điều này ta có thể nhận thấy rõ ràng qua các aria của Leonora, Pizarro hay đoạn song ca của vợ chồng Florestan, nhất là “Hợp xướng tù nhân” ở đầu màn 2. Phần hợp xướng chiến thắng cuối vở được coi là tiền thân đầu tiên của chủ đề “Niềm vui” trong chương kết của Giao hưởng số 9, và Beethoven cũng đã trích hai câu trong bài thơ An die Freude của thi hào Schiller: “Ai tìm được người bạn đời yêu dấu/ Hãy tới đây cùng hát khúc hoan ca”. Nhạc sĩ đã đưa vào tác phẩm
48 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
này tất cả các tư tưởng quan trọng nhất đời ông - tình yêu, sự chung thủy, tình bạn, sự hy sinh cá nhân, chủ nghĩa anh hùng và niềm vui bất tuyệt.
Richard Wagner sau này đã kế tục Beethoven trong việc xử lý dàn nhạc nhưng theo một cách cực đoan hơn. Schubert và Brahms luôn coi Fidelio là một sự mẫu mực còn M. Glinka - người đặt nền móng của opera Nga thì gần như tôn sùng nó khi ông nói với Xerov “Tất cả các vở nhạc kịch của Mozart cũng không thể so sánh với Fidelio”. Năm 1944, nhạc trưởng Arturo Toscanini đã chỉ huy vở Fidelio phát trực tiếp qua sóng phát thanh NBC như một thông điệp của phe Đồng minh gửi đến Hitler và Mussolini.
Fidelio chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự miệt mài, tỉ mỉ và cẩn thận của Beethoven. Ông đã bỏ công sức cho nó nhiều hơn hết thảy các tác phẩm của mình. Ngày nay người ta vẫn lưu giữ cuốn vở nháp gần 300 trang ghi dày đặc các phác thảo của tác phẩm, cũng như những dị bản của các aria và hợp xướng. Aria của Florestan có tới 18 dị bản khác nhau, hợp xướng tù nhân có 8 dị bản, khúc hoan ca có 10 dị bản... tất cả đủ nói lên tình yêu của Beethoven với tác phẩm này. Có người hỏi Beethoven tại sao ông không viết thêm một vở opera nào nữa, ông trả lời rằng: “Tôi cũng rất muốn viết opera, nhưng thực sự tôi không tìm được kịch bản nào thích hợp cả...”. Thực ra Beethoven đã khởi thảo một số kịch bản như Machbeth, Werther và Faust của Goethe nhưng càng về sau, ông càng không tìm được tiếng nói chung trong tư tưởng của mình, thậm chí Beethoven tỏ ra khá thất vọng với cái kết mang tính “thỏa hiệp” trong kiệt tác Faust.
Romain Rolland viết rằng trước khi qua đời, cầm bản tổng phổ trao cho một học trò của mình, Beethoven đã nói: “Trong tất cả các tác phẩm của mình, chính vở nhạc kịch này mang cho tôi những xúc động mãnh liệt nhất và cũng là những nỗi phiền muộn lớn nhất, và bởi thế tôi quý nó hơn hết thảy...”.
Đinh Quang Trung
Ludwig van Beethoven • 49
https://tieulun.hopto.org
Chúc thư Heiligenstadt
Chúc thư Heiligenstadt là một lá thư gửi hai người em Carl và Johann được Ludwig van Beethoven viết tại Heiligenstadt (ngày nay thuộc Vienna, Áo) vào ngày 6/10/1802. Bức thư thể hiện sự tuyệt vọng của Beethoven đối với chứng điếc ngày càng nặng và ước muốn vượt qua sự đau yếu về thể xác và tinh thần để hoàn thành sứ mệnh nghệ thuật của mình. Beethoven đã giấu bức thư này bên trong những giấy tờ cá nhân suốt quãng đời còn lại, và có lẽ chưa cho ai xem bao giờ. Bức thư được Anton Schindler và Stephan von Breuning phát hiện vào tháng 3/1827 và được công bố vào tháng 10 năm đó. Điểm kỳ lạ của bức thư là tên của Carl được đề cập ở những chỗ cần thiết, trong khi những chỗ lẽ ra phải đề tên Johann lại để trống (như ở góc trên bên phải của lá thư gốc). Có vô số lý giải về điều này, từ việc Beetoven không chắc liệu có nên dùng tên đầy đủ của Johann (Nikolaus Johann) trong bức thư gần như văn bản pháp lý này, cho đến tình cảm lẫn lộn của ông dành cho hai người em của mình, hoặc liên quan đến sự căm ghét suốt đời đối với người cha nát rượu, hay hành hạ con cái (chết trước đó mười năm), cũng tên là Johann.
50 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Gửi hai em Carl và [Johann] Beethoven
Hỡi hai em của anh! Hai em đã nghĩ và nói ra rằng anh là người ác tâm, ngoan cố và căm ghét con người. Các em đã bất công với anh biết bao. Các em không hiểu nguyên nhân sâu xa biến anh thành như vậy trong mắt các em. Từ thời niên thiếu, trái tim anh, tâm hồn anh đã tràn đầy những tình cảm dịu dàng của lòng từ tâm, và anh còn có xu hướng thực hiện những điều lớn lao. Nhưng các em hãy nghĩ xem, sáu năm rồi anh sống trong đau đớn tuyệt vọng, lũ bác sĩ bất tài càng làm bệnh tật của anh tệ hại hơn, năm này qua năm khác anh bị đánh lừa bởi niềm hy vọng cải thiện được tình hình, để cuối cùng bị dồn đến chỗ phải đối mặt với viễn cảnh mang tật suốt đời (phải mất nhiều năm để chữa trị hoặc cũng có thể không bao giờ chữa khỏi). Mặc dù bẩm sinh có tính khí mãnh liệt, sôi nổi, thậm chí nhạy cảm trước những thay đổi của xã hội, anh đã sớm bị buộc phải tự rút lui để sống đời cô độc. Nếu đôi khi anh cố quên đi tất cả, thì hỡi ôi, anh lại bị trải nghiệm đau đớn gấp bội – bệnh điếc – ném trở lại hiện thực một cách phũ phàng. Tuy nhiên anh lại không thể nói với mọi người rằng: “Hãy nói to lên, hãy la lớn lên vì tôi bị điếc”. Chao ôi, làm sao anh có thể thừa nhận sự khiếm khuyết của một giác quan mà lẽ ra anh phải trội hơn những người khác, một giác quan mà một thời từng hoàn hảo tuyệt đối, hoàn hảo đến nỗi ít người trong giới của anh có được hay đã từng có được.
Ôi, anh không thể làm được điều đó; vì thế hãy tha thứ cho anh khi các em thấy anh thu mình lại trong khi lẽ ra anh phải hòa đồng vui vẻ cùng các em. Nỗi bất hạnh đó đối với anh càng đau đớn bội phần bởi vì anh hẳn đã bị hiểu lầm; anh không thể thư giãn cùng bạn bè, không có những cuộc trò chuyện ý nhị, không thể trao đổi các ý tưởng. Anh phải sống hầu như đơn độc, giống như người bị lưu đày; anh không thể hòa mình vào xã hội ngay cả ở mức tối thiểu. Nếu anh đến gần mọi người,
Ludwig van Beethoven • 51
https://tieulun.hopto.org
một nỗi sợ hãi tràn ngập lòng anh, và anh sợ mọi người có thể để ý đến tình trạng của anh. Do đó suốt sáu tháng rồi anh đã sống ở nông thôn. Bằng việc ra lệnh cho anh sử dụng đôi tai càng ít càng tốt, vị bác sĩ thông minh của anh gần như chiều theo tâm trạng hiện tại của chính anh, mặc dù đôi khi anh trái lệnh khi không cưỡng lại nổi ham muốn kết bạn. Nhưng thật là bẽ mặt khi người đứng cạnh anh nghe thấy tiếng sáo ở xa còn anh chẳng nghe thấy gì cả, hay người ta nghe thấy tiếng mục đồng hát còn anh vẫn chẳng nghe thấy gì. Những sự việc đó đã đẩy anh đến chỗ gần như tuyệt vọng; chỉ thêm một chút nữa thôi là anh đã tự kết liễu đời mình rồi – chỉ nhờ âm nhạc níu kéo mà anh còn ở lại với đời. Chao ôi, dường như anh không thể nào rời bỏ thế giới này cho đến khi anh viết ra hết tất cả những tâm sự trong lòng. Vì thế anh cam chịu sự tồn tại khổ sở này – thật sự khổ sở cho một thân xác dễ bị tổn thương, một thân xác có thể bị quật ngã bởi sự thay đổi trạng thái đột ngột từ hoàn hảo nhất xuống tệ hại nhất.
Người ta nói hiện tại anh phải chọn chữ “nhẫn” làm phương châm sống, và anh đã làm như vậy. Anh hy vọng mình sẽ giữ vững được quyết tâm để chịu đựng cho đến khi nào các nữ thần Parcae(1) không thể lung lạc chịu cắt đứt sợi chỉ cuộc đời anh. Cũng có thể anh sẽ khá hơn, cũng có thể không; anh đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Bị buộc phải trở thành một triết gia ở lứa tuổi hai mươi tám, ôi thật không dễ dàng gì, và đối với người nhạc sĩ thì càng khó hơn những người khác rất nhiều. Lạy Chúa lòng lành, Người nhìn thấu lòng con, Người biết rằng ở đó ngự trị tình yêu nhân loại và ước muốn làm điều thiện. Bạn đời ơi, vào một lúc nào đó khi bạn đọc những dòng này, hãy suy xét lại rằng các bạn đã bất công với tôi; những ai gặp điều bất hạnh sẽ
1 Trong thần thoại La Mã, Parcae là các nữ thần định mệnh (trong thần thoại Hy Lạp là Moirae). Họ nắm giữ sợi chỉ cuộc đời quy định số phận của thần thánh và người trần. Ngay cả thần Jupiter (Jeus) cũng phải e ngại các Parcae và chấp nhận quyền lực của họ. (ND)
52 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
được an ủi khi tìm được một người bất hạnh như mình, người mà bất chấp tất cả những giới hạn của Tự nhiên vẫn làm mọi điều trong khả năng của mình để được các nghệ sĩ và những con người đáng kính chấp nhận.
Hai em Carl và [Johann] của anh, khi anh chết, nếu bác sĩ Schmidt vẫn còn sống, hãy nhân danh anh yêu cầu ông ấy mô tả lại bệnh tật, và kèm chúc thư này với mô tả đó để càng nhiều người biết càng tốt, để ít nhất anh có thể làm lành trở lại với thế gian này sau khi anh chết đi. Đồng thời, anh tuyên bố hai em là người thừa kế khối di sản nhỏ bé của anh (nếu có thể gọi như thế); hãy chia cho công bằng; hãy nhường nhịn và giúp đỡ nhau. Anh đã tha thứ từ lâu cho hai em về những tổn thương các em đã gây ra cho anh.
Em Carl, anh đặc biệt cảm ơn em vì sự gắn bó với anh mà em đã thể hiện trong thời gian gần đây. Anh mong em có được một cuộc sống tốt hơn và tự do hơn cuộc đời anh. Hãy dạy các con em sống cho tốt; chính đức, chứ không phải tiền, mới đem lại hạnh phúc cho chúng. Anh rút ra từ kinh nghiệm đời mình; đây chính là điều đã nâng đỡ anh trong những thời điểm cùng cực. Nhờ nó và nhờ âm nhạc, anh đã không tự kết liễu đời mình.
Vĩnh biệt và gửi tình thương yêu đến tất cả mọi người. Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè của tôi, đặc biệt là Hoàng thân Lichnowsky và giáo sư Schmidt. Tôi muốn các nhạc cụ Hoàng thân L. tặng sẽ được một trong hai bạn gìn giữ, nhưng tôi cũng muốn việc đó sẽ không phải là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa hai bạn, và khi nào cần bán cho một mục đích tốt đẹp hơn thì hãy bán chúng đi. Tôi sẽ hạnh phúc biết bao nếu tôi vẫn có thể hữu ích cho các bạn khi đã ở dưới mồ. Tôi vội vã, hân hoan đón nhận cái chết. Nhưng nếu nó đến trước khi tôi có cơ hội phát triển hết khả năng nghệ thuật của mình thì vẫn là quá sớm mặc dù số phận của tôi quá nghiệt ngã, và có lẽ tôi nên cầu mong cho cái chết đến chậm hơn. Tuy nhiên ngay cả nếu nó đến sớm
Ludwig van Beethoven • 53
https://tieulun.hopto.org
thì tôi vẫn nên hạnh phúc, vì lẽ nào cái chết không giải thoát tôi khỏi tình trạng đau đớn vô tận này sao? Hãy đến khi thời đã điểm, ta sẽ can đảm đón nhận ngươi.
Vĩnh biệt và xin đừng quên hẳn tôi khi tôi đã qua đời; tôi xứng đáng được nhớ đến, vì suốt cuộc đời tôi luôn nghĩ đến mọi người và tìm cách để mọi người được hạnh phúc. Vì thế xin hãy nhớ đến tôi.
Ludwig van Beethoven
Heiglnstadt (Heiligenstadt)
Ngày 06 tháng 10 năm 1802
Nam An dịch
54 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Carl Maria von Weber -
cha đẻ chủ nghĩa
lãng mạn Đức
Carl Maria von Weber là người đã chuyển lịch sử,
văn hóa dân gian, thi ca và huyền thoại thành
những tác phẩm âm nhạc thể hiện tinh thần và
khát vọng của chủ nghĩa lãng mạn Đức, đồng
thời thiết lập trường phái opera Đức.
Nhà soạn nhạc người Đức Carl Maria von Weber sinh ngày
18/11/1786 ở Eutin, là con cả trong ba người con của Franz Anton von Weber và người vợ thứ hai, Genovefa Brenner, một nữ diễn viên. Weber đã được cha mình truyền lại cho những kiến thức âm nhạc, tuy có bị gián đoạn do những đợt chuyển nhà của gia đình. Năm 1796, Weber học âm nhạc ở Hildburghausen dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ oboe Johann Peter Heuschkel. Sau đó, Weber tới Salzburg theo học nhà soạn nhạc Áo Michael Haydn (em trai của Joseph Haydn) rồi đến Munich theo học ca sĩ Johann Evangelist Wallishauser (nghệ danh là Valesi) và nghệ sĩ organ J.N. Kalcher.
Năm 1798, tác phẩm đầu tiên của Weber đã được xuất bản ở Leipzig, đó là sáu fughetta (fugue nhỏ) viết cho piano. Những sáng tác khác trong thời kỳ này của Weber gồm có một mass và vở opera đầu tiên Die Macht der Liebe und des Weins (Sức mạnh của tình yêu và rượu vang) đã bị thất lạc và Variations for the Pianoforte (Những biến tấu cho đàn piano).
Vào năm 1800, gia đình Weber chuyển tới Freiberg. Ở Saxony, khi mới 14 tuổi, Weber đã viết vở opera có tên Das stumme Waldmädchen (Sự im lặng của nữ chúa rừng) được trình diễn ở
Carl Maria von Weber • 55
https://tieulun.hopto.org
nhà hát Freiberg. Về sau vở opera này cũng được trình diễn ở Vienna, Prague và St. Petersburg. Năm 1801, gia đình lại quay về Salzburg, nơi Weber lại tiếp tục học âm nhạc với Michael Haydn và sau đó theo học tiếp tại Vienna với Abbé Vogler, nhà soạn nhạc Đức.
Năm 1803, vở opera Peter Schmoll und seine Nachbarn (Peter Schmoll và những người láng giềng) của Weber được trình diễn ở Augsburg. Với thành công của vở diễn, ông được cử làm giám đốc nhà hát opera ở Breslau (1804) và từ 1807 đến 1810.
Mặc dầu cuộc sống riêng của Weber thời kỳ này chưa ổn định (ông đã bỏ chức vụ ở Breslau vì thất vọng sau lần bị bắt giữ do nợ nần và gian lận, bị trục xuất khỏi Württemberg cũng như dính líu vào nhiều vụ tai tiếng), ông vẫn viết một số lượng lớn tác phẩm âm nhạc nhà thờ, chủ yếu là các bản mass Cơ đốc giáo rất phổ biến ở Đức. Tuy nhiên điều này đã gây nên thái độ thù địch của những người chủ trương cải cách đang tiến hành chính thức hóa thánh ca truyền thống trong nghi lễ.
Năm 1810 Weber đã tới thăm một số thành phố Đức. Từ năm 1813 đến 1816 ông là giám đốc của nhà hát opera ở Prague. Từ 1816 đến 1817 ông làm việc tại Berlin và từ 1817 trở đi là giám đốc nhà hát opera lừng danh ở Dresden, và đã thiết lập một trường phái opera Đức, phản ứng lại trường phái opera Italia đã thống trị diện mạo âm nhạc châu Âu từ thế kỷ 19.
Buổi trình diễn lần đầu thành công của vở opera Der Freischütz (Nhà thiện xạ) ngày 18/6/1821 tại Berlin đã mở đầu cho những lần trình diễn tiếp theo trên toàn châu Âu. Ngày nay Der Freischütz vẫn còn là một trong những vở opera của Weber nằm trong vốn tiết mục được trình diễn thường xuyên. Bề ngoài đây là một singspiel ca tụng văn hóa dân gian Đức và đời sống thôn quê. Nhờ việc sử dụng tài tình các motif từ âm nhạc dân gian Trung Âu, những hòa âm và lối phối dàn nhạc
56 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
giàu màu sắc, cách bài trí về thị giác và nhạc cụ cùng với libretto buồn rầu ảm đạm, kết thúc bằng sự xuất hiện của quỷ sứ trong một khu rừng về đêm, đặc biệt là cảnh thung lũng sói, một hình mẫu nổi bật trong âm nhạc về cách xử lý đầu thời kỳ Lãng mạn đối với lực lượng hiểm ác và siêu nhiên, ông đã đem lại cho tác phẩm này một mức độ sáng tạo mới cũng như đảm bảo được tính đại chúng của tác phẩm.
Năm 1824 ông nhận được lời mời từ nhà hát Convent Garden, London để sáng tác và trình diễn vở Oberon, phỏng theo vở kịch Giấc mộng đêm hè của William Shakespeare. Weber đã chấp nhận lời mời và năm 1826 chuyển đến Anh để hoàn thành tác phẩm. Vở Oberon được Weber viết khác hẳn với một số vở khác để phù hợp với thị hiếu Anh song tác phẩm vẫn giữ lại cách trình bày motif tài tình một cách đặc trưng và sự miêu tả cả những yếu tố tự nhiên lẫn siêu nhiên.
Trình diễn vào ngày 12/4/1826, Oberon được người Anh đón nhận nồng nhiệt nhưng đó cũng là tác phẩm cuối cùng của ông. Weber qua đời vào đêm 4 rạng ngày mùng 5/6/1826 vì bệnh lao ở tuổi 39. Ông được chôn cất tại London và 18 năm sau hài cốt đã được chuyển nhà soạn nhạc đồng hương Richard Wagner về chôn tại Dresden. Vở opera Die Drei Pintos còn dở dang của ông được người vợ góa trao cho Mayerbeer viết tiếp nhưng cuối cùng nó lại được Gustav Mahler hoàn thiện. Mahler cũng là người đã chỉ huy trong buổi công diễn lần đầu tác phẩm này ở Leipzig vào ngày 20/1/1888.
Sáng tác của Weber, đặc biệt là các vở opera của ông, có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của opera Lãng mạn Đức. Ngoài opera, ông là một nhà soạn nhạc viết nhiều tác phẩm cho clarinet và có nhiều cách tân, với một concertino và hai concerto cho clarinet, một ngũ tấu cho clarinet và đàn dây và đặc biệt là tác phẩm bậc thầy Grand duo concertant cho clarinet
Carl Maria von Weber • 57
https://tieulun.hopto.org
và piano. Những tác phẩm nổi tiếng khác của Weber còn gồm hai bản giao hưởng, concerto cho bassoon, một concertino cho horn (tác phẩm đòi hỏi kỹ thuật “polyphonics” dành cho nhạc cụ bộ đồng), konzertstück viết cho piano và dàn nhạc giàu màu sắc và một số lied.
Weber còn là một nhà chỉ huy lớn, hiểu biết về dàn nhạc của ông còn hơn cả Schubert và Beethoven dù về mặt tổng thể ông không thành công bằng họ. Với tư cách nhà chỉ huy, Weber đã tổ chức lại một cách có hệ thống những hoạt động của nhà hát và xây dựng nên hình mẫu cho sự phát triển của truyền thống opera Đức. Song việc ông tìm kiếm những cải cách (mở rộng tới cả phông cảnh, ánh sáng, cách bố trí dàn nhạc, kế hoạch và thù lao diễn tập) đã dẫn tới thái độ thù địch của nhiều nhà soạn nhạc. Cuộc đấu tranh của ông cho một nền opera Đức đích thực giành được sự ủng hộ của công chúng từ trước khi ông làm nhạc trưởng tại Dresden (1817).
Sau thắng lợi không có tiền lệ của vở Der Freischütz (1821) ở Berlin và trên toàn nước Đức, những phản đối chính thức vẫn tiếp tục, cả từ việc thiết lập trường phái opera Italia ở Dresden và từ Spontini (1774 - 1851, tác giả opera và nhà chỉ huy Italia, phát triển sự nghiệp chủ yếu ở Paris và Berlin). Song Weber đã đáp lại các nhà phê bình bằng vở opera lớn mang tính anh hùng ca Euryanthe (1823, Vienna).
Ngọc Anh
58 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Franz Schubert,
người chạy đua với
thời gian
Rất kính phục Beethoven, khi biết cái chết
đã ở rất gần mình, Schubert có một ước
muốn: “Hãy chôn tôi cạnh mộ Beethoven”.
Ước muốn đó đã thành sự thực, mộ của
Schubert được đặt cạnh mộ của Beethoven
tại nghĩa trang Walhring, và sau đó là nghĩa
trang Zentralfriedhof. Trên mộ của Schubert
ghi dòng chữ: “Cái chết đã chôn vùi một tài
năng tuyệt vời của nhân loại, và đó còn là
một tài năng hứa hẹn hơn gấp nhiều lần”.
Sự phát triển của con người và xã hội luôn liên tục và âm
nhạc cũng không đứng ngoài quy luật đó. Bối cảnh lịch sử những năm cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 tại châu Âu có những biến động đáng kể tạo nên những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế và nghệ thuật. Hòa mình vào dòng chảy đó, âm nhạc cổ điển cũng có những chuyển mình cho phù hợp với quy luật tự nhiên. Giai đoạn Cổ điển Vienna khép lại với những tên tuổi lừng lẫy như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn Lãng mạn, mà sự huy hoàng của nó lan toả suốt thế kỷ 19 với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai phá và là “nhân vật vĩ đại” đầu tiên chính là Franz Schubert.
Franz Schubert sinh ngày 31/1/1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemia. Cha của Schubert là thầy giáo làng chơi được violin và cello, mẹ ông là đầu bếp. Cha mẹ Schubert có cả thảy
Franz Schubert • 59
https://tieulun.hopto.org
15 người con nhưng 10 người trong số họ đã chết ngay từ khi còn nhỏ. Schubert có ba người anh trai Ignaz (1785), Ferdinand (1794), Karl (1796) và một cô em gái Theresia (1801). Chính người cha và anh trai Ignaz đã dạy cho Schubert những bài học âm nhạc đầu tiên.
Lớn lên trong một gia đình mà mọi thành viên đều có niềm đam mê âm nhạc lớn lao nhưng kinh tế gia đình lại tỷ lệ nghịch với niềm đam mê đó, thời thơ ấu của Schubert là những chuỗi ngày ông không thể nào quên cho đến cuối cuộc đời. Luôn sống trong cảnh nghèo đói, những ký ức tuổi thơ buồn bã thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Schubert sau này. Năm 1804, khi mới 7 tuổi, Schubert được gửi tới nhà thờ Lichtenthal ở Vienna để học chơi đàn organ.
Năm 1808, để gia đình giảm bớt một miệng ăn, Schubert tới học ở trường nội trú Convict nơi có nhà soạn nhạc nổi tiếng Antonio Saliari - người cùng thời với Mozart làm hiệu trưởng. Tuy được miễn hoàn toàn học phí cũng như tiền ăn, tiền trọ nhưng cuộc sống hà khắc nơi đây thật quá sức chịu đựng của một cậu bé mới 10 tuổi. Trong thời gian năm năm sống ở trường nội trú, Schubert còn phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của những người bạn học vốn là con của những gia đình giàu có. Cũng trong thời gian này, Schubert ban đầu chơi ở bè violin 2 sau đó chuyển lên bè violin 1 trong dàn nhạc của trường. Những sáng tác đầu tiên của cậu bé cũng bắt đầu xuất hiện trong đó nổi tiếng nhất là bản Fantasia cho 2 piano (1810).
Rời trường nội trú năm 16 tuổi, để san sẻ gánh nặng gia đình, Schubert định đi đăng lính. Nhưng vì cận thị quá nặng, bị quân đội từ chối, ông đành nghe theo lời cha đi làm thầy giáo tại Annegasse. Tuy công việc khá nhàm chán, không làm thỏa mãn nhà soạn nhạc trẻ vốn đầy hoài bão, ước mơ, nhưng vì thực tế cuộc sống, Schubert đành phải tạm bằng lòng với bản thân. Trong thời gian ba năm dạy học, Schubert đã sáng tác
60 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
được hai tứ tấu đàn dây, những bản giao hưởng đầu tiên, một vài piano sonata, Mass số 1 giọng Fa trưởng. Tác phẩm Mass số 1 giọng Pha trưởng lần đầu tiên được vang lên vào tháng 10/1814 tại nhà thờ Lichtenthan với giọng hát chính là ca sĩ trẻ Therese Grob, người mà Schubert đem lòng yêu mến. Sau này Schubert đã ngỏ lời cầu hôn nhưng bị gia đình cô gái từ chối và từ đó Schubert luôn mang trong mình vết thương lòng sâu sắc cũng như không bao giờ nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.
Thời gian này các tác phẩm của Schubert xuất hiện với số lượng thật đáng kinh ngạc. Năm 1814, Schubert hoàn thành vở opera đầu tiên Des Teufels Lustschloss D.84 cũng như 17 lied trong đó có những bài nổi tiếng như “Der Taucher” D.77/111 hay “Gretchen am Spinnrade” D.118 (dựa theo thơ của Goethe). Một năm sau, 145 lied và bốn vở opera khác ra đời, những con số thật ấn tượng. Có cảm giác không phải Schubert sáng tác mà những bài hát tuôn trào dưới tay ông như một dòng thác.
Schubert chuyển đến dạy học tại trường Laibach ở Slovenia vào năm 1816. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được ông sáng tác vào thời gian này. Tiêu biểu có các lied “Erlkonig” (Chúa rừng), “Gesange des Harfners”, Giao hưởng số 4 “Tragic” giọng Đô thứ D.417, Giao hưởng số 5 giọng Si giáng trưởng D.485. Tháng 6/1816, Schubert bắt tay vào viết bản cantata “Prometheus”.
Một năm trước đó, trong một lần đến thăm Linz, Schubert gặp Franz von Schober - một chàng trai trẻ rất đáng mến và họ trở thành những người bạn thân nhất của nhau. Là con nhà khá giả, Schober nhiệt tình giúp đỡ Schubert trong cuộc sống sau này. Nghe theo lời khuyên của Schober, Schubert rời bỏ nghề dạy học để làm nhà soạn nhạc tự do, điều mà Schubert luôn khao khát. Năm 1817, trở lại Vienna thời gian đầu, Schubert sống tại nhà của Schober. Tại đây Schubert gặp Johann Michael Vogl, giọng nam trung nổi tiếng nhất Vienna thời bấy giờ. Sự cộng tác giữa họ tạo nên những buổi hòa nhạc rất ấn tượng
Franz Schubert • 61
https://tieulun.hopto.org
thu hút được nhiều sự chú ý mà công chúng Vienna hồi đó gọi là Schubertiaden. Tuy nhiên điều này cũng không che giấu được thực tế là chàng trai 20 tuổi Franz Schubert vẫn rất khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình. Các nhà xuất bản chỉ trả cho Schubert những khoản nhuận bút rất thấp khi in ấn các tác phẩm của ông và Schubert vẫn phải ở nhờ nhà bạn.
Với bản tính vui vẻ, thích giao thiệp, Schubert có rất nhiều bạn bè và một người trong số đó là Anselm Huttenbrenner đã giới thiệu ông đến làm việc tại lâu đài của công tước Esterhazy - nơi Haydn vĩ đại từng sống. Thời gian đầu tại đây Schubert còn cảm thấy hạnh phúc nhưng dần dần nỗi buồn xâm chiếm ông và trong vòng chưa đầy một năm ông đã trở về Vienna.
Mùa hè năm 1819, một niềm vui nhỏ đến với Schubert. Trong chuyến lưu diễn cùng với Vogl tại Upper, Áo, các lied của ông, trong đó có lied “Die Forelle” (Cá hồi) và Ngũ tấu Piano giọng La trưởng D.667 còn có tên khác là Ngũ tấu “Cá hồi”, được giới yêu âm nhạc đón nhận nồng nhiệt. Năm 1820, Schubert hoàn thành piano Sonata giọng La trưởng, D.664, tác phẩm thính phòng xuất sắc Tứ tấu đàn dây giọng Đô thứ Quartettsatz D.703, âm nhạc cho vở kịch Die Zauberharfe D.64 và vở opera Die Zwillingsbrüder D.647.
Lúc này Schubert đã trở nên nổi tiếng nhưng sự nghèo khó vẫn không chịu buông tha ông. Các nhà xuất bản chỉ chịu trả cho Schubert những khoản tiền ít ỏi để in những tác phẩm của ông. Thường xuyên phải nhịn đói, đã có lần để đổi lấy một bữa ăn Schubert phải sáng tác một bài hát tặng ông chủ quán.
Năm 1822 sự nghiệp âm nhạc của Schubert có một bước ngoặt vĩ đại. Ông sáng tác bản Giao hưởng số 8 giọng Si thứ “Bỏ dở” D.759 nổi tiếng. Không hiểu vì lý do gì bản giao hưởng chỉ có hai chương thay vì bốn chương như thông thường. Nếu như những tác phẩm được sáng tác trong thời gian đầu của Schubert
62 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
còn mang hơi hướng của trường phái cổ điển Vienna thì đến bản giao hưởng này đã bộc lộ một ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn khác vượt qua những quy tắc khắt khe, chặt chẽ để đến với những sáng tạo, tìm tòi mới tạo lập nên một trường phái mới: trường phái Lãng mạn mà sau này đã lan rộng ra khắp châu Âu trong suốt thế kỷ 19 trong đó Franz Schubert chính là “người vĩ đại đầu tiên”. Tổng phổ tác phẩm này bị thất lạc trong hơn 60 năm kể từ ngày được Schubert viết, chỉ được tìm thấy một cách tình cờ trong ngăn kéo tại nhà Anselm Huttenbrenner.
Cùng trong năm 1822 này, Schubert hoàn thành bản Mass giọng La giáng trưởng D.678 và tác phẩm nổi tiếng Wanderer fantasy cho piano D760 (sau này Liszt đã phối khí lại cho piano và dàn nhạc). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bản nhạc này dựa trên lied “Der Wanderer” của Schubert.
Toàn bộ các sáng tác của Schubert đều mang đậm màu sắc trữ tình, trữ tình đến mức nhiều nhà phê bình sau này không lý giải được và họ phải thốt lên: “Chất trữ tình tràn đầy như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Phải chăng cuộc sống nghèo khổ lại là nguồn cảm hứng bất tận và âm nhạc là người bạn sẻ chia mọi nỗi buồn đau?
Năm 1823, vở opera Rosamude, furstin von Cypern (Rosamude, hoàng tử đảo Cyprus) và tập bài hát đầu tiên Die Schône Müllerin D. 795 (Con gái ông chủ cối xay xinh đẹp) dựa theo thơ của Wilhelm Müller ra đời. Các tác phẩm của Schubert luôn xuất hiện với số lượng đáng kinh ngạc cho thấy ông quả là một con người thật phi thường. Một năm sau, Schubert sáng tác hai bản Tứ tấu đàn dây giọng La thứ và Rê thứ “Death and the maiden” (Thần chết và trinh nữ) cũng như Octet giọng Fa trưởng D.803.
Trong lần trở lại nhà công tuớc Esterhazy để dạy học cho hai con gái của công tước, ông viết “Divertissement a l’Hongroise” D.818 sau khi bị những giai điệu dân ca Hungary chinh phục.
Franz Schubert • 63
https://tieulun.hopto.org
Thời gian này, đời sống của Schubert có khá hơn nhưng ông lại có những nỗi bực bội khác. Trong một bức thư cho bạn, Schubert viết: “Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Sự tự do của tôi đang bị đánh cắp. Tôi sẽ trở về và không bao giờ quay trở lại đây nữa”. Schubert là như vậy, luôn coi trọng tự do và không để những việc đời thường làm ảnh hưởng đến công việc sáng tác của mình.
Trong thời kỳ mà sự ổn định tạm thời về kinh tế xen lẫn với sự suy sụp về sức khoẻ, Schubert vẫn không ngừng sáng tác, âm nhạc đối với ông như một niềm an ủi. Từ năm 1825 đến 1826, hàng loạt các tác phẩm quan trọng ra đời như Piano Sonata giọng La thứ Op. 42; giọng Rê trưởng Op. 53 và bản giao hưởng cuối cùng của ông: bản Giao hưởng số 9 giọng Đô trưởng (The Great) D.944. Bản nhạc này cũng bị thất lạc như bản số 8 nhưng được Robert Schumann tìm thấy vào năm 1839 trong đống giấy tờ còn sót lại của Schubert. Mendelssohn đã lần đầu tiên chỉ huy bản giao hưởng này nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày mất của Schubert.
Năm 1827, người mà Schubert luôn kính phục trong suốt cuộc đời là Beethoven qua đời. Như dự báo được số phận của mình, Schubert lao vào sáng tác, chạy đua với thời gian. Tập bài hát thứ 2 Winterreise D. 911 (Hành trình mùa đông) cũng dựa theo thơ của Müller ra đời và cùng với tập thứ nhất là những viên ngọc vô giá trong kho tàng thanh nhạc của nhân loại. Bốn Impromptu cho piano, D.899, Trio giọng Si giáng trưởng và Fantasia cho violin và piano, D.934 ra đời trong thời gian này cũng là những tác phẩm ưu tú.
Mười bốn lied trong tập liên khúc thứ ba và cũng là tập cuối cùng Schwanengesang D.957 (Bài ca thiên nga) được Schubert viết vào năm 1828. Sáu bài trong số đó là dựa vào thơ của Heinrich Heine. Các tác phẩm cuối cùng của Schubert là ba Piano Sonata cuối cùng cũng như Ngũ tấu cho dàn dây giọng Đô trưởng D.956 cho hai violin, viola và hai cello.
64 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Giữa lúc sức sáng tạo đang dồi dào nhất, sức khoẻ của Schubert ngày càng trở nên xấu hơn. Ông luôn phải vật lộn với căn bệnh thương hàn và do chữa bệnh bằng thủy ngân (cách chữa bệnh phổ thông thời đó) nên bệnh tình của ông ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Schubert bị suy sụp hoàn toàn vào tháng 10/1828 sau khi trở về Vienna từ Eisentadt, nơi ông đi thăm mộ của Haydn. Trong bức thư cuối cùng Schubert viết cho Schober ngày 12 tháng 11, ông thể hiện sự tuyệt vọng của mình: “Tôi đang ốm. Mười một ngày nay tôi hầu như không ăn uống được gì. Tôi đi không vững nữa”. Schubert qua đời ngày 19/11/1828. Và thể theo nguyện vọng lúc cuối đời của ông, mộ của Schubert được đặt cạnh mộ của Beethoven tại nghĩa trang Walhring. Vào năm 1888, hai ngôi mộ này được chuyển đến nghĩa trang Zentralfriedhof bên cạnh Johann Strauss cha và Johannes Brahms.
Chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng Schubert đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ. Chín bản giao hưởng (bản Giao hưởng số 7 bị thất lạc), khoảng 10 vở opera, 15 tứ tấu đàn dây, 8 mass, gần 20 piano sonata, 500 tiểu phẩm cho nhiều nhạc cụ và hơn 600 lied, những con số khổng lồ khiến chúng ta ngày nay vẫn chưa hết kinh ngạc. Thật tiếc nuối cho Schubert và cho tất cả những người yêu âm nhạc, ở độ tuổi 31, Bach và Haydn chưa có tác phẩm nổi tiếng còn Beethoven thì chỉ vừa mới hoàn thành bản Giao hưởng số 1. Sự ngọt ngào trong đau khổ của Schubert đã thổi vào nền âm nhạc thế kỷ 19 những ngọn gió nhẹ trong lành, tươi mát mãi cho đến tận bây giờ...
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ, nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. - Franz Schubert.
Cobeo tổng hợp
Franz Schubert • 65
https://tieulun.hopto.org
“St Matthew Passion”
đã được đánh thức
như thế nào
Khi ban hành lệnh cấm đối với âm nhạc của
Mendelssohn, Đức quốc xã đã làm ngơ trước
một sự thật, chính Mendelssohn chứ không phải
ai khác đã làm sống lại Bach, một niềm tự hào
của âm nhạc Đức, thông qua việc phát hiện và
dàn dựng oratorio “St Matthew Passion”. Những
người tôn sùng Bach không bao giờ quên được ngày 11/3/1829, khi Mendelssohn với những nỗ lực của mình, đã đưa tác phẩm này ra mắt công chúng, đồng thời đánh thức một huyền thoại âm nhạc.
200 năm sau ngày nhà soạn nhạc Đức Felix Mendelssohn ra
đời, các nhà phê bình nghiên cứu âm nhạc đã nhận thấy rằng số lượng tác phẩm của Mendelssohn không thua kém Mozart hoặc Bramhs nhưng một phần ba các tác phẩm của ông (khoảng 270 trong số 750 tác phẩm) chưa được công bố hoặc biểu diễn.
Theo các nhà nghiên cứu tiểu sử, Mendelssohn đã có buổi biểu diễn đầu tiên trước công chúng vào năm 9 tuổi. Năm 1821, mới 12 tuổi, Mendelssohn đã sáng tác 12 fugues cho tứ tấu đàn dây. Cũng vào thời điểm này, qua sự giới thiệu của người thầy, Karl. F. Zelter, Mendelssohn đã gặp Goethe, một trong những bộ óc vĩ đại của thi ca Đức, và được lưu lại trong ngôi nhà của nhà thơ vĩ đại 72 tuổi trong hai tuần. Goethe bị tài năng của cậu bé Mendelssohn mê hoặc trong lần nghe bản Tứ tấu piano giọng Si thứ do Mendelssohn sáng tác. Qua những đánh giá của Goethe, châu Âu hồ hởi đón nhận Mendelssohn - một thiên tài âm nhạc mới, người được Goethe dự báo có thể thay thế được khoảng trống lớn kể từ khi Mozart qua đời vào năm 1791.
66 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Ở tuổi 16, Mendelssohn viết bản Bát tấu giọng Mi giáng trưởng, và một năm sau là overture lấy cảm hứng từ Giấc mộng đêm hè của Shakespeare. Những tác phẩm đầu tiên báo hiệu sức sáng tạo của thiên tài âm nhạc được cả châu Âu chào đón và luôn có mặt trong danh mục biểu diễn của các dàn nhạc lớn.
Khi lật lại tiểu sử của Mendelssohn, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, cả khi ông qua đời ở tuổi 38, ông vẫn là nạn nhân của chủ nghĩa bài Do Thái. Kẻ chủ mưu được xác định là Richard Wagner, nhà soạn nhạc có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống âm nhạc Đức nửa cuối thế kỷ 19. Wagner cố gắng sáng tạo ra cụm từ “chủ nghĩa Do Thái trong âm nhạc” để ám chỉ âm nhạc của Mendelssohn quá trau chuốt, và được đăng trên báo chuyên về âm nhạc ở Leipzig vào năm 1850 (ba năm sau khi Mendelssohn qua đời). Đức quốc xã đã cấm không cho những cái tai Đức nghe âm nhạc của Mendelssohn cũng như của các nhà soạn nhạc Do Thái khác.
Khi ban hành lệnh cấm đối với âm nhạc của Mendelssohn, Đức quốc xã đã làm ngơ trước một sự thật, chính Mendelssohn chứ không phải ai khác đã làm sống lại Bach, một niềm tự hào của âm nhạc Đức, thông qua việc phát hiện và dàn dựng oratorio St Matthew Passion. Những người tôn sùng Bach không bao giờ quên được ngày 11/3/1829, khi Mendelssohn với những nỗ lực của mình, đã đưa tác phẩm này ra mắt công chúng, đồng thời đánh thức một huyền thoại âm nhạc.
Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng Wagner cũng tôn trọng những sáng tác trong thời kỳ đầu của Mendelssohn. Trong những năm cuối đời, Wagner đã chơi bản overture “Giấc mộng đêm hè” trên cây đàn piano và hát lên giai điệu của bản nhạc này cho những đứa con của mình nghe. Mendelssohn thậm chí còn thường hiện lên trong giấc ngủ của Wagner, có đêm Wagner còn mơ thấy người đồng nghiệp cũ của mình. Và tác phẩm
Felix Mendelssohn • 67
https://tieulun.hopto.org
cuối cùng của Wagner Parsifal đã trả lại sự tôn kính Mendelssohn trên trang tổng phổ.
Khi lệnh cấm của Đức quốc xã ban hành vào năm 1936, thì những bức thư và các tác phẩm âm nhạc chưa được công bố của Mendelssohn đang được ký gửi bí mật ở Prussian State Library tại Berlin. Người quản lý thư viện coi đó là một phần quan trọng của di sản âm nhạc Đức nên quyết định gửi chúng tới Ba Lan. Đây là điều may mắn cho Mendelssohn bởi Đức quốc xã đã đốt khoảng 20.000 cuốn sách, phần lớn được lấy từ thư viện, bao gồm các tác phẩm của Thomas Mann, Erich Maria Remarque, Heinrich Heine, Karl Marx và nhiều nhà văn, nhà tư tưởng khác. Và khi Đức quốc xã tấn công Ba Lan, tác phẩm của Mendelssohn đã được vội vã đưa đi phân tán khắp thế giới.
Felix Mendelssohn sinh tại Hamburg, Đức vào ngày 3/2/1809, con trai của Leah Salomon và Abraham Mendelssohn, một chủ nhà băng giàu có và là cháu của một giáo sĩ Do Thái và nhà triết học Moses Mendelssohn. Mendelssohn được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo, điều đó để lại rất nhiều dấu ấn trong cuộc đời nhà soạn nhạc Lãng mạn này. Với sự hậu thuẫn của gia đình, Mendelssohn và cô chị gái Fanny được học nhạc từ nhỏ, và bộc lộ những năng khiếu khác thường về âm nhạc.
Gia đình Mendelssohn đưa con cái của mình du lịch khắp châu Âu, trong đó chuyến đi tới Berlin đóng một vai trò lớn với Mendelssohn khi được học piano với Ludwig Berger và học sáng tác với Karl. F. Zelter. Mendelssohn có tác phẩm đầu tay vào năm 1820, sau đó sáng tác nhiều sonata, concerto, giao hưởng cho dàn dây, tứ tấu cho piano và singspiel(1) thể hiện khả năng ngày càng tăng trong việc làm chủ nghệ thuật đối âm và hình thức âm nhạc.
1 Singspiel: một loại nhạc kịch sử dụng ngôn ngữ Đức
68 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Bên cạnh những chuyến du lịch cùng gia đình và sự viếng thăm của những vị khách nổi tiếng tới salon của cha như Humboldt, Hegel, Klingemann, A.B. Marx, Devrient, Felix sớm chịu ảnh hưởng của thi hào Đức Goethe, và các tác phẩm của Shakespeare; điều đó có thể thấy trên chặng đường sáng tác của ông, bao gồm Bát tấu dây Op.20 và bản overture chói lọi “Giấc mộng đêm hè” Op.21. Tài năng của Mendelssohn còn được thể hiện ở lĩnh vực chỉ huy, ông cũng đạt tới thành công với việc phát hiện và trình diễn St. Matthew Passion của Bach tại Berlin Singakademie vào năm 1829, mở đầu cho sự phục hưng sự nghiệp của Bach.
Sau những chuyến đi, Mendelssohn đã giới thiệu nhiều tác phẩm xuất sắc như Hebrides, Piano Concerto giọng Son thứ, Italian Symphony... Âm nhạc của Mendelssohn chịu ảnh hưởng của Bach (kỹ thuật fuga), Handel (nhịp điệu, chuỗi hòa âm), Mozart (tính chất trữ tình, hình thức âm nhạc, kết cấu) và Beethoven (kỹ thuật khí nhạc), qua đó phát triển đặc điểm phong cách của ông, có nền móng từ văn học, lịch sử nghệ thuật, địa lý và cảm xúc kết nối; đó là những tác nhân góp phần nào tạo ra phong cách Lãng mạn.
Mendelssohn hết sức gắn bó với gia đình. Sau cái chết của ông Abraham Mendelssohn vào năm 1835, Mendelssohn vô cùng đau đớn bởi mất đi người cha - người bạn lớn. Bảy năm sau đó, người mẹ cũng qua đời và tiếp tục tới ngày 14/5/1847, chị gái Fanny gục ngã trong khi chuẩn bị cho một buổi concert. Mendelssohn đã nói rằng đó là tin buồn nhất mà ông phải nghe. Sau những cú đòn của số phận, Mendelssohn ra đi vĩnh viễn ở tuổi 38 vào ngày 4/11/1847.
Thanh Nhàn
Felix Mendelssohn • 69
https://tieulun.hopto.org
Chopin - nhà thơ
bên cây đàn piano
Lối trình diễn của Chopin tương đồng với phong
thái của ông, cả hai đều thanh nhã và mơ mộng.
Ông không ưa những động tác phô trương, thiếu
tự nhiên. Để chuẩn bị cho mỗi buổi hòa nhạc,
ông thường cô lập bản thân trong hai tuần và
chỉ chơi Bach mà không tập luyện các tác phẩm
của mình.
Trong thế giới âm nhạc, Chopin là trường hợp độc nhất vô
nhị. Theo cách nói của F. Liszt, cùng với cây đàn piano, Chopin đã vượt qua được sự quyến rũ của dàn nhạc để rót đầy những mảnh nhỏ của giai điệu vào khuôn nhạc. Ông đã chứng tỏ được rằng một thiên tài có thể tập trung những dòng cảm hứng vô tận của mình vào những hình thức nhỏ nhất của âm nhạc.
Trí tưởng tượng của Chopin tràn ngập những khúc ca, đem lại cảm giác đẹp như truyện cổ tích và những giấc mơ ám ảnh nỗi nhớ quê hương, với nỗi sầu muộn bị kìm nén từ một tâm hồn cao quý. Tác phẩm của ông chỉ có thể được thể hiện bằng những vần thơ của thi hào Ba Lan Adam Mickiewicz. Tất cả những nỗi đau đớn của cuộc sống lưu vong, ý thức sâu sắc về những bất hạnh của mảnh đất quê hương, những quan niệm cao nhất của ông về giới quý tộc Ba Lan cổ đã được phản chiếu trong những tác phẩm ấy với một sự phong phú, một sự giản dị lớn lao và luôn loại trừ tất cả những gì thái quá.
Trong sáng tác của ông, các điệu polonaise đầy tinh thần hào hiệp, gợi ra phong thái cao quý của một trang phong lưu mã thượng;
70 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
các bản ballade là những ảo ảnh buồn đẫm màu sắc Ba Lan; các điệu mazurka gợi ra vũ điệu dân tộc của một đất nước vừa vui tươi lại vừa bi thương, tràn ngập ý thức về phẩm giá. Bằng sự mơ mộng tao nhã, nhưng là một thứ tao nhã nguyên chất, ông đã lôi cuốn người nghe vào trong những đường viền đầy mơ hồ, không ngừng biến chuyển của âm nhạc và cả sự duy cảm trong mỗi người
Nếu chơi đàn theo cách riêng của ông, những đoạn kỹ xảo mang tính chất trang trí không bao giờ cản trở độ tinh khiết của các giai điệu. Những vòng quay mang đặc điểm của ông, các đường lượn và những nét trang trí mỏng manh, tất cả đều trong trẻo, không bao giờ làm lu mờ đi ý tưởng chính của tác phẩm. Qua các bản nocturne, valse và impromptu, tinh thần đầy xúc cảm của ông được thể hiện một cách thanh thản và tự nhiên chưa từng có; chúng mô tả cuộc sống của ông trong xã hội, nơi “ông tôn thờ một cách say đắm ba người phụ nữ như nhau trong một buổi dạ hội, và thà bỏ chạy còn hơn là phản bội một người trong số đó”, và nỗi sầu muộn sẽ bám lấy ông khi trở về nhà để rồi “như một người đàn bà cuồng loạn, ông sẽ khiến cho chính bản thân mình rơi vào chứng mất ngủ với nỗi xúc động trong ký ức” (Georges Sand đã từng khắc họa con người Chopin như vậy).
Các buổi biểu diễn của ông, theo lời những người cùng thời, đều hết sức hoàn hảo và phong cách biểu diễn của ông quá đẹp. Nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano bậc thầy người Bohemia, Ignaz Moscheles, đã nói rằng lối trình diễn của Chopin tương đồng với phong thái của ông, cả hai đều thanh nhã và mơ mộng. Moscheles kể: “Chỉ sau khi nghe anh ấy chơi đàn, tôi mới bắt đầu lĩnh hội được thứ âm nhạc của anh và hiểu được những cảm xúc mà anh khuấy lên trong lòng giới nữ. Khả năng ứng tác của anh bao gồm cả sự biến đổi của nhịp điệu một cách đều đặn, nhưng đó không phải là sự lôi cuốn nhất của anh ấy.
Fryderyk Chopin • 71
https://tieulun.hopto.org
Những ngón tay của Chopin lướt đi khắp bàn phím với tốc độ chỉ có trong thần thoại; cây đàn piano của Chopin quá dịu dàng bởi anh ấy không cần thiết phải chơi những đoạn đầy sức mạnh mới thể hiện được sự tương phản mà anh vẫn hằng khao khát”.
Chopin hiểu thấu những ý tưởng về việc chơi piano. Học sinh của ông thường kể lại rằng, những bài học đầu tiên với Chopin thực sự là một nỗi thống khổ. Lối bấm phím luôn luôn phải chính xác và ngay cả những chi tiết nhỏ nhất không đúng ý nhà soạn nhạc đều bị khiển trách gay gắt. Cách đặt bàn tay lên phím đàn cũng phải thật duyên dáng và Chopin luôn hướng dẫn học trò của mình đặt tay lên bàn phím một cách nhẹ nhàng. Phong cách chơi đàn của ông luôn luôn phụ thuộc vào sự thanh tao của lối bấm phím và sự giản dị của cách phân nhịp. Ông không ưa những thứ thiếu tự nhiên và những động tác phô trương.
Một căn phòng trong ngôi nhà của Pleyel có một góc riêng biệt để một chiếc piano nhỏ làm bằng gỗ gụ màu đồng. Đó là chiếc đàn piano của Chopin, trên chiếc đàn này ông đã sáng tác bản Fantasie giọng Fa thứ, Hành khúc tang lễ, Scherzo giọng Rê giáng trưởng và nhiều bản prelude, nocturne, mazurka... Các nghệ sĩ đều quan tâm đến chiếc đàn đặc biệt này với sự tôn kính. Felix Mendelssohn nói sau concert đầu tiên của Chopin ở Paris: “Chopin đã chơi một cách tao nhã, nhưng anh ấy chỉ mới trình diễn một chút điều đó từ cây đàn của mình”.
Sau buổi concert đầu tiên của Chopin tại Vienna, tờ Wiense Theater-Zeitung viết: “Nghệ sĩ đã chơi đàn với phong cách nhẹ nhàng, tinh tế nhất, những hiệu ứng cảm xúc này sẽ còn được đề cập đến nhiều hơn, nhưng đáng tiếc trong lối chơi của ông thiếu hẳn sự hoa mỹ, thứ vốn được coi là không thể thiếu của các nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc”.
Chopin biết rõ về điều này, nhưng vẫn tin tưởng bản thân mình đúng và không bao giờ sửa chữa những thứ bị cho là
72 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
“khuyết điểm” này; ở hướng ngược lại, ông đã làm tất cả những gì có thể để ngăn ngừa một “cuộc chiến piano” xảy ra. Liszt đã có lần khuyên Chopin nên trình diễn ở các salon âm nhạc lớn. Chopin trả lời: “Không, một đám đông khán giả khiến tôi cảm thấy không thoải mái, nhưng anh có thể thích nghi được với điều đó, bởi vì nếu khán giả không nhiệt tình hưởng ứng thì anh luôn có thể áp đảo được họ”.
Bất chấp sự khâm phục dành cho Beethoven, ông đã không thích một vài tác phẩm của nhà soạn nhạc Đức thiên tài này. Ông say đắm các tác phẩm của Schubert nhiều hơn, còn việc chơi các tác phẩm của Liszt cũng hiếm khi khiến ông hài lòng. Những nhà soạn nhạc yêu thích của ông là Mozart và Bach. Chopin là một tín đồ của nhà soạn nhạc vĩ đại Đức, J.S.Bach. Bà Streicher viết, “Vào một buổi sáng, ông ấy đã chơi liền một mạch 14 prelude và fugue của Bach bằng trí nhớ và khi tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với màn trình diễn vô song này, ông đã trả lời: ‘Đó là những tác phẩm không bao giờ tôi có thể quên được’”.
Khi được hỏi chuẩn bị như thế nào cho một buổi hòa nhạc, Chopin thường trả lời: “Trong vòng hai tuần tôi thường cô lập bản thân mình và chỉ chơi Bach. Đó là sự chuẩn bị của tôi. Tôi không tập luyện các tác phẩm của mình”. Với sự tôn sùng Bach và với sự nhận thức rõ rằng các tác phẩm của Bach đã tạo nền tảng vững chắc cho các nhà soạn nhạc, các pianist thế hệ sau, Chopin (theo lời kể của Schumann) đã “làm cho bộ Bình quân luật trở thành thứ bánh mì hằng ngày” cho những hoạt động âm nhạc của mình. “Luôn luôn tập luyện Bach, đó là phương tiện tốt nhất để tiến bộ”.
Lenz, một học trò của Chopin, đã có lần lắng nghe người thầy của mình chơi đàn tại lâu đài của nữ bá tước Chérémétiène, chơi những biến tấu từ bản Sonata giọng La giáng trưởng Op. 26 của Beethoven. Lenz kể lại: “Ông ấy chơi tác phẩm đó một cách
Fryderyk Chopin • 73
https://tieulun.hopto.org
đáng ngưỡng mộ, tôi cảm thấy kinh ngạc về điều này, nhưng chỉ ở mức độ vẻ đẹp của âm thanh, ở sự duyên dáng đầy tinh tế và sự thuần khiết của phong cách. Nhưng đó không phải là Beethoven; nó quá nhẹ nhàng, quá nữ tính”. Trên đường trở về, người học trò đã thẳng thắn đề cập những gì mình nghĩ với người thầy của mình thì nhận được câu trả lời: “Tôi chỉ đề xuất, chỉ gợi ý và tôi đưa điều đó cho những thính giả của tôi hoàn thành bức tranh âm nhạc”. Khi về đến nhà, trong lúc Chopin thay quần áo, Lenz đã cả gan chơi chủ đề tương tự của Beethoven trên chiếc đàn piano ở phòng bên cạnh. Chopin lặng lẽ bước sang phòng và tiến gần đến cây đàn piano, chăm chú lắng nghe đến hết tác phẩm; sau đó ông đặt bàn tay mình lên vai người học trò bướng bỉnh và nói: “Tôi phải nói với anh rằng đó cũng là một cách chơi hay, nhưng có nhất thiết phải trở nên quá khoa trương như vậy không?”
Xúc cảm mạnh mẽ với Chopin không bao giờ đến từ thứ hiện thực chủ nghĩa buồn tẻ bởi đơn giản, ông ghê sợ những sức mạnh tàn bạo. Liszt đã quả quyết rằng bất cứ những gì quá cường điệu trong âm nhạc, văn học và cuộc sống cũng đều khiến Chopin ác cảm. Tempo rubato(1) của Chopin có quá ít điểm chung với các nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc đương thời và cả với thứ “tempo động kinh” của họ, vốn thường chơi các nét trang trí hoa mỹ bằng sự nhấn mạnh một cách cường điệu. Chopin muốn rubato phải là một thứ hoàn toàn nguyên chất, không rối loạn; bàn tay trái giữ nhịp, trong khi tay phải chuyển động trong sự tương đồng về ý tưởng.
Một học trò tên Guttman của Chopin từng tuyên bố là lối chơi của Chopin luôn luôn được kiềm chế và nhà thơ vô song của cây đàn piano hiếm khi nhờ cậy đến những âm lượng fortissimo.
1 Tempo rubato: Thuật ngữ chỉ sự thay đổi tốc độ. Nghĩa đen của “rubato” là “đánh cắp” giá trị thời gian bằng cách kìm giữ hoặc đẩy nhanh tốc độ tùy ý theo sắc thái của đoạn nhạc.
74 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
“Trong khi biểu diễn bản Polonaise giọng La giáng trưởng, ông ấy dứt khoát không sử dụng đến sức mạnh, thứ mà chắc chắn bất kỳ pianist xuất sắc nào cũng thường sử dụng. Ông ấy thường mở đầu pianissimo cho đoạn quãng tám nổi tiếng, và duy trì điều đó cho đến cuối bản nhạc”.
Thanh Nhàn
Fryderyk Chopin • 75
https://tieulun.hopto.org
Tranh Cái chết của Chopin
Cái chết của thiên tài
Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano thiên tài người Ba Lan Fryderyk Chopin qua đời ngày 17/10/1849 tại Paris, khi ông mới 39 tuổi. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình ông đã viết hơn 230 tác phẩm, toàn bộ cho piano. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của trào lưu Lãng mạn. Sau khi ông mất, Franz Liszt (1811 - 1886) - một trong những người bạn gần gũi của Chopin, đồng thời là nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc thiên tài người Hungary - đã viết cuốn sách “Cuộc đời Chopin” bằng tiếng Pháp. Cuốn sách sau đó được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên năm 1863. Dưới đây là đoạn trích dịch phần cuối của bản tiếng Anh (lần tái bản thứ tư,1880), thuật lại những giờ phút lâm chung của Chopin.
76 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org
Cuối cùng căn bệnh đã trở nên trầm trọng rõ rệt khiến nỗi lo
âu của các thân hữu của ông nhuốm màu tuyệt vọng. Hầu như ông không rời khỏi giường, và chỉ thảng hoặc mới cất tiếng. Chị ông(1), sau khi nhận được tin, đã từ Vác-sa-va tới để túc trực cạnh giường ông, và từ đó không rời ông nửa bước. Ông không biểu lộ ấn tượng trước sự khổ não, linh cảm về cái chết, nỗi đau buồn ngày càng tăng lên đang vây quanh ông. Ông nghĩ về cái chết với sự bình thản và cam chịu của người theo đạo Cơ đốc, tuy rằng ông vẫn chưa ngừng chuẩn bị kế hoạch cho tương lai. Với sở thích luôn muốn thay đổi chỗ ở, ông đã tìm một ngôi nhà mới, kêu người cho chuyển đồ đạc tới đó, và bận bịu thu xếp mọi tiểu tiết cho chỗ ở mới. Ông không rút lại sự xếp đặt của mình, vì thế, cho tới ngày cuối cùng của đời ông, người ta vẫn vận chuyển đồ đạc tới ngôi nhà mà số mệnh đã không bao giờ cho phép ông được ở.
Phải chăng ông sợ cái chết sẽ không đáp ứng lời thề hẹn của mình? Phải chăng ông lo rằng, sau khi đã chạm vào bàn tay giá băng của thần chết, ông vẫn phải khổ sở sống lần lữa trên cõi đỡi này mà chưa được ra đi? Liệu ông có cảm thấy rằng cuộc sống sẽ trở nên hầu như không chịu đựng nổi một khi mọi ràng buộc trìu mến đã bị cắt đứt, mọi liên hệ gần gũi nhất đã bị chia lìa? Những khí chất trời sinh thường cảm thấy một ảnh hưởng to lớn nào đó trước một sự kiện có ý nghĩa quyết định của số phận. Con tim đau đáu, bị thôi thúc bởi ham muốn làm sáng tỏ những bí mật của Tương lai chưa được biết, bỗng phủ nhận trí tuệ lạnh lùng và nhút nhát sợ phải lao xuống vực thẳm của cái chết đang tới gần. Nhu cầu về sự hài hòa giữa những tiên đoán
1 Ludwika Jędrzejewicz (họ khai sinh: Chopin) (1807 - 1855) - chị của Chopin, người từng dạy ông những bài học piano đầu tiên. Lo sợ bị chôn mà vẫn chưa chết hẳn, Chopin đã di chúc lại rằng, sau khi ông chết, trái tim của ông phải được lấy ra khỏi xác. Để chứng thực cho tình yêu quê hương, ông đã di chúc đem trái tim mình về mai táng tại Ba Lan. Ngày 8/1/1850 chị của Chopin đã bí mật đem trái tim của ông về nước. Trái tim của Chopin hiện được bảo quản trong một bình pha lê đựng rượu cognac chôn trong tường Giáo đường Thánh Giá tại Vác-sa-va. (Các chú thích trong bài này là của người dịch.)
Fryderyk Chopin • 77
https://tieulun.hopto.org
đồng thời của cả lý trí và con tim thường khiến các đầu óc kiên định nhất đưa ra những khẳng định mâu thuẫn với các hành động của họ, cho dù cả khẳng định và hành động đều bắt nguồn từ cùng một niềm tin. Có phải Chopin đã phải đau đớn bởi sự không tương xứng giữa những tiên tri thì thầm của con tim và những nỗi nghi ngờ đang choán hết tinh thần?
Tuần nối tuần, và chẳng mấy chốc, ngày lại ngày, bóng đen lạnh lẽo của cái chết bao phủ lên ông. Hồi kết thúc nhanh chóng tới gần, đau đớn của ông ngày càng tăng. Các cơn đau kéo đến mỗi lúc một thêm dồn dập, và ngày càng gần với cơn hấp hối. Song, giữa những cơn đau, ông vẫn giữ được tỉnh táo và ý chí mạnh mẽ đến phút cuối, không khi nào mất đi sự chính xác của tư duy, hay sự trong sáng của nhận thức về các ý định của mình. Những nguyện vọng ông bộc lộ trong những giây phút ngắn ngủi này cho thấy sự trang nghiêm của ông khi chờ đợi cái chết. Ông muốn được mai táng bên cạnh Bellini(1), người mà ông đã quen thân trong thời gian Bellini sống tại Paris. Mộ của Bellini toạ lạc tại nghĩa địa Père La Chaise, cạnh mộ Cherubini(2). Chính nguyện vọng muốn làm quen với bậc thầy vĩ đại mà ông hằng ngưỡng mộ đã là một trong những lý do xui khiến ông, trong hành trình năm 1831 từ Vienna sang London, dừng chân tại Paris mà không hề đoán trước được rằng số phận sẽ gắn chặt ông với thành phố này. Chopin nay yên giấc giữa Bellini và
1 Vincenzo Bellini(1801 - 1835) - nhà soạn nhạc Italia, sinh tại thành phố Catania trên đảo Sicily. Cùng với Rossini và Donizetti, Bellini là nhà soạn nhạc tinh hoa của phong cáchbel cantotrong opera Italia. Phong cách hát này xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 17. Sang thế kỷ 18 - 19bel-cantođược dùng để chỉ kiểu hát legato (luyến) hoàn hảo, với những khoảng âm cao, được hát nhẹ, mềm mại và nhanh. Vở opera hai hồiNorma(1831) của Bellini được coi là đỉnh cao của phong cáchbel-canto. Bellini vàbel-cantocó ảnh hưởnh lớn tới cách thể hiện âm nhạc của Chopin, đặc biệt trong cách dùng các gam bán cung (chromaticism) và các làn giai điệu. Chopin mong muốn khôi phục lại sự thanh cao của giọng hát bằng tiếng đàn piano. Ông thường khuyên học trò phải biết hát trước khi chơi piano, và rằng hát thầm trong khi chơi piano sẽ giúp chơi hay hơn.
2 Luigi Cherubini(1760 - 1842) - nhà soạn nhạc Italia, được Beethoven coi là nhạc sĩ cùng thời vĩ đại nhất.
78 • Đến với nhạc cổ điển
https://tieulun.hopto.org