"
Đêm Định Mệnh - Nhiều Tác Giả full prc pdf epub azw3 [Tập Truyện Ngắn]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đêm Định Mệnh - Nhiều Tác Giả full prc pdf epub azw3 [Tập Truyện Ngắn]
Ebooks
Nhóm Zalo
ĐÊM ĐỊNH MỆNH Tập Truyện Ngắn
Nhiều tác giả
Lê Tân tuyển chọn và dịch Chuyển text, soát lỗi: cailubietdi Ebook: Cuibap
Con Ngựa Về Nhất
D. H. Lawrence
Đó là một người đàn bà đẹp.
Nàng vào đời với hoàn cảnh thuận lợi nhưng lại kém may mắn. Nàng lập gia đình vì tình yêu nhưng tình yêu nhanh chóng lụi tàn. Nàng có những đứa con xinh xắn, dễ thương nhưng nàng có cảm tưởng chúng là gánh nặng cho nàng. Nàng không thương yêu chúng. Chúng nhìn nàng với ánh mắt lạnh lùng như để tìm lỗi của mẹ chúng. Nàng phải che đậy bằng cách vội vã tự an ủi cho tâm tưởng. Mà che đậy cái gì nàng cũng không rõ. Dù sao, khi những đứa trẻ ở gần, nàng luôn tỏ ra dịu dàng, lo lắng cho chúng, như thật sự chiều chuộng thương yêu chúng. Chỉ có tự sâu thẳm trong tâm hồn, nàng biết hầu như không có chỗ cho sự yêu thương nào dành cho chúng và cho bất cứ ai. Người ta bàn tán: “Bà ấy là người mẹ tốt, rất thương yêu con cái...”. Chỉ có nàng và các con nàng biết đó không phải sự thật. Họ thấy điều đó trong mắt nhau.
Đó là hai đứa bé gái và một bé trai.
Họ sống trong một ngôi nhà sang trọng có vườn hoa bao quanh, có những gia nhân nghiêm trang. Họ cảm thấy họ là người trên kẻ cảtrong vùng. Tuy sống một cuộc sống phong lưu, song họ luôn thấy lo lắng. Sự lo lắng đó luôn bao trùm căn nhà vì họ không bao giờ có đủ tiền cho việc chi tiêu. Hai vợ chồng đều kiếm được ít tiền, không thể đủ cho cách sống của họ. Người cha làm ở một công sở nào đó. Tuy có những viễn cảnh tốt đẹp mở ra trước mắt ông ta nhưng không bao giờ trở thành sự thật. Luôn có những món nợ mới. Cuối cùng, người mẹ nói.
- Tôi phải thử xem có cách gì kiếm được nhiều tiền không.
Nhưng nàng không biết phải làm thế nào. Nàng vắt óc suy nghĩ, làm việc này rồi việc khác mà không kết quả. Các con nàng lớn dần, chúng phải được đi học. Phải có tiền. Phải có nhiều tiền. Người cha có những thú ăn chơi xa xỉ trong khi
không biết làm gì hay hơn để có nhiều tiền. Người mẹ cũng thế. Thế là nhà họ bị ám ảnh một câu không cần nói: “Phải có tiền! Phải có thật nhiều tiền!”. Những đứa con có thể nghe ở mọi nơi, mọi lúc tuy không ai nói lớn. Chúng nghe câu đó vào ngày Giáng Sinh, khi những món đồ chơi đẹp đẽ, đắt tiền chất đống trong phòng chúng. Đằng sau con ngựa gỗ, phía sau nhà búp bê, một giọng thì thầm: “Phải có nhiều tiền! Phải nhiều tiền hơn nữa!”. Những đứa trẻ ngưng chơi, lắng nghe. Chúng nhìn nhau xem các anh chị em chúng có nghe hay không. Chúng biết chúng đều nghe. “Phải có tiền! Phải có nhiều tiền hơn nữa!”. Tiếng thì thầm đó dường như phát ra từ con ngựa gỗ lắc lư của Paul. Hình như con ngựa cũng nghe khi cưỡi thằng bé trên lưng. Con búp bê nằm trong cái nôi nhỏ xíu có lẽ cũng nghe rõ. Con chó nhồi bông thế chỗ con gấu cũ có lẽ cũng nghe rõ. Không hiểu tại sao tiếng thì thầm đó lại len lỏi khắp nhà. “Phải có thật nhiều tiền!”.
Không ai nói lớn nhưng tiếng thì thầm đó ở khắp nơi trong căn nhà rộng. Nó thật lạ. Cũng như không ai nói: “Chúng ta đang thở” nhưng ai cũng biết mình đang thở. Họ cảm nhận lời thì thầm đó tương tự như thế.
Một ngày nọ, Paul nói với mẹ nó.
- Mẹ, tại sao chúng ta phải dùng xe hơi củachú Oscar?
- Tại chúng ta nghèo.
- Tại sao chúng ta nghèo Mẹ nó cay đắng.
- À... mẹ nghĩ... vì chacon không may mắn.
Thằng bé ngẫm nghĩ chút rồi rụt rè.
- May mắn là gì hở mẹ? Làtiền phải không mẹ?
- Không, không hẳn thế. May mắn làcái giúp con kiếm được nhiều tiền. Thằng bé nói mơ hồ.
- Ô! Con đã nghĩ thế khi chú Oscar nói bổng lộc bẩn thỉu làtiền. - Bổng lộc bẩn thỉu không phải làtiền, nó là bổng lộc, không phải là may mắn. - Ô, thế à? Vậy may mắn là gì hở mẹ?
- Làcái giúp con kiếm được nhiều tiền. Nếu con may mắn, con sẽ có tiền. Đó là tại sao con nên được sinh ratrong may mắn hơn làsinh ratrong giàu có vì nếu con
giàu, con có thể bị mất tiền. Nhưng nếu con may mắn thì con sẽ kiếm được nhiều tiền.
- Ồ, thật vậy hở mẹ? Vậy là ba con không may mắn hở mẹ Mẹ nó đáp chua chát.
- Rất kém may mắn!
Thằng bé nhìn mẹ nó, nghi ngờ.
- Tại sao?
- Mẹ không biết. Không ai biết tại sao người này may mắn, người kia không. - Thậtà? Không ai biết thật hở mẹ?
- Có lẽ chỉ có Thượng đế... nhưng Người thì không nói bao giờ. - Người phải nói chứ... và mẹ cũng không may mắn phải không? - Đúng, nếu mẹ lấy một người chồng không may mắn.
- Nhưng riêng mẹ thì sao?
- Mẹ nghĩ trước khi lấy bố con thì mẹ rất may mắn, bây giờ thì hết rồi. - Tại sao?
- À, đừng nghĩ nữa, mẹ cũng không biết.
Thằng bé nhìn mẹ nó, nghi ngờ nàng giấu nó điều gì. Rồi nó bỗng nói một cách mạnh bạo và bướng bỉnh.
- Được thôi, thế thì con là người may mắn.
Mẹ nó bật cười.
- Tại sao?
- Thượng đế nói với con.
Giọng nó quả quyết và trơ tráo. Mẹ nó lại cười, nhưng lần này có chút chua chát.
- Mẹ cũng mong thế!
- Thật mà mẹ!
- Tuyệt lắm!
Nàng bắt chước câu nói ưa dùng của chồng. Thằng bé biết mẹ nó không tin vì thấy mẹ không quan tâm lắm đến sự quả quyết của nó. Nó tức giận muốn bắt buộc mẹ mình phải tin.
Nó bỏ đi, trong đầu mơ hồ tìm hiểu đầu mối của cái gọi là “may mắn”. Không chú ý đến những gì xung quanh nữa. Từ hôm đó, nó cứ nghĩ ngợi, tìm kiếm sự may mắn. Nó muốn gặp may. Sự mong muốn sục sôi trong nó. Khi hai em gái nó ngồi chơi búp bê thì nó leo lên con ngựa bập bênh, lắc lư dữ dội như trong cơn phi nước đại. Nó nhún con ngựa gỗ điên cuồng dữ dội đến nỗi hai em gái nó nhìn nó bằng ánh mắt kỳ lạ, sợ hãi. Con ngựa gỗ như đang lao đi với tốc độ khủng khiếp trong trí tưởng tượng của thằng bé. Hình như có lửa trong ánh mắt trẻ thơ của nó. Hai đứaem gái nhìn nó sợ hãi không dám nói gì.
Khi đến đích của cuộc hành trình điên loạn, nó tụt xuống, nhìn vào mắt con ngựa gỗ, nói như ralệnh.
- Nào, hãy đưatatới nơi có sự may mắn! Mau!
Nó đánh vào cổ con ngựa gỗ bằng cái roi chú Oscar cho nó. Nó biết con ngựa có thể đưa nó đến nơi có sự may mắn nếu nó bắt buộc được con ngựa. Vì thế, nó lại leo lên. Lại nhún điên cuồng, hy vọng sẽ đến được nơi đó. Cô coi trẻ nói: - Cậu làm gẫy con ngựa mất!
Joan, em gái nó nói.
- Anh ấy làm thấy ghê quá! Cứ để té một cái cho biết!
Nhưng thằng bé chỉ nhìn họ bằng ánh mắt lạnh lùng. Cô coi trẻ bỏ đi vì nghĩ rằng dù sao Paul cũng đãlớn.
Một ngày nọ mẹ nó và chú Oscar bước vào phòng khi nó đang phi nước đại trên lưng con ngựa gỗ. Nó không nói lời nào với họ. Chú nó lên tiếng. - Chào anh nài tí hon! Đang cưỡi con ngựa về nhất phải không? Mẹ nó nói.
- Con đãlớn rồi, cưỡi ngựa gỗ trông kỳ quá!
Nhưng Paul chỉ giương đôi mắt xanh long lanh nhìn hai người. Nó không bao giờ mở miệng nói khi đang phi nước đại. Nó thấy ánh mắt kỳ lạ của mẹ nhìn nó. Bỗng nó giảm nhịp con ngựa rồi bước xuống. Nó nói một cách dữ dội. Mắt nó hừng hực.
- Tốt, đến nơi rồi!
Mẹ nó hỏi.
- Đến đâu?
Nó hơi xẵng giọng.
- Nơi con muốn đến!
Chú nó xen vào.
- Đúng! Chú sẽ không ngừng khi chưa đến đích. Tên con ngựalà gì? - Nó không có tên.
- Sao kỳ vậy?
- À, nó có nhiều tên... tuần vừarồi nó tên Sansovio.
- Sansovio?... Ủa, đó là con ngựa về nhất tuần qua ở trường đua Ascot. Làm sao cháu biết?
Joan xen vào.
- Anh ấy hay nói chuyện ngựa đua với chú Bassett.
Ông chú có vẻ thích thú vì đứa cháu quan tâm đến tin tức đua ngựa. Bassett là người làm vườn trẻ tuổi do ông giới thiệu đến gia đình này. Anh ta rất mê môn đua ngựa, sống gắn bó với tin tức những cuộc đua.
Oscar biết chuyện khi hỏi Bassett.
- Thưa ông, cậu ấy cứ theo hỏi gặng nên tôi không biết làm sao hơn là nói cho cậu ấy rõ.
Anh ta nói với vẻ mặt trang nghiêm đến dễ sợ, cứ như đang bàn luận đến vấn đề tôn giáo.
- Thế có bao giờ nó đánh cược con ngựa nó thích không?
Bassett đáp rất nghiêm trang, hơi bối rối.
- Thưa ông, tôi không muốn cản cậu ấy... cậu nhỏ dễ thương lắm... hay là ông hỏi cậu ấy sẽ rõ! Cậu có vẻ mê môn đua ngựa lắm và có lẽ biết tôi không muốn cho cậu ta dính dáng vào...
Rõ ràng anh ta giấu diếm điều gì.
Người chú trở lại chỗ đứacháu, đưa nó đi chơi bằng xe hơi của ông. - Này, Paul, đãcó bao giờ cháu đánh cácon ngựacháu thích chưa? Thằng bé nhìn chú nó đăm đăm.
- Sao, chú thấy không nên à?
- Ô, không hề! Chú còn muốn cháu mách cho chú con ngựa nào về nhất ở trường đua Lincoln hôm nay đấy.
Họ đãra đến ngoại ô. Thằng bé nói.
- Vậy chú phải hứa danh dự là giữ kín tin tức nhé?
- Danh dự!
- Tốt, đó làcon Daffodil.
- Daffodil? Chú nghi ngờ đấy! Thế còn con Mirza?
- Cháu chỉ biết con ngựathắng cuộc. Đó là Daffodil.
- Daffodil? Hừm...
Daffodil làcon ngựa không chút tiếng tăm.
- Chú này...
- Gì cháu?
- Chú đừng tiết lộ tin đó nhé? Cháu đã hứa với Bassett rồi.
- Bassett? Anh ta dính dáng gì ở đây?
- Chúng cháu là bạn cùng phe từ lâu rồi. Chú này, cháu mượn cậu ấy năm shilling và thua hết. Cháu đã hứa danh dự với cậu ấy là chỉ có hai người biết... cho đến hôm đó, cháu xin chú mười shilling, cháu đã thắng, thắng bằng tiền của chú nên cháu nghĩ chú là người may mắn. Chú hứa không tiết lộ tin Daffodil sẽ về nhất nhé?
Thằng bé nhìn chú nó trừng trừng, ánh mắt rực lên. Người chú cười nhưng trong lòng thấy khó chịu. Có cái gì...
- Được, chú hứa... cháu tin là Daffodil về nhất à? Cháu đánh bao nhiêu cho nó?
- Tất cảtiền cháu có, chỉ chừalại hai mươi bảng.
Ông chú nghĩ nó nói đùa.
- Cháu để dành lại đến hai mươi bảng thậtà? Vậy làcháu đánh cá bao nhiêu? Thằng bé nghiêm nghị.
- Cháu cá ba trăm bảng. Nhưng chú phải hứa danh dự là không nói với ai đấy nhé?
Người chú phálên cười.
- Được, được thôi, chỉ có chú vàcháu... nhưng batrăm bảng củacháu đâu? - Bassett giữ cho cháu, người cùng phe mà.
- Thật chứ? Thế Bassett cá bao nhiêu?
- Cậu ấy không dám cá nhiều như cháu, chỉ một trăm năm mươi. - Cái gì? Cháu batrăm, Bassett một trăm năm mươi... xu?
- Bảng!
Thằng bé nhìn chú nó, vẻ mặt ngạc nhiên, tiếp.
- Bassett sợ thua nên dành tiền lại.
Ngạc nhiên lẫn thích thú, Oscar im lặng, không bàn cãi nữa. Ông quyết định đưa đứacháu đến trường đua Lincoln. Ông nói.
- Nào, cậu bé mơ mộng, tôi sẽ cá hai mươi bảng cho con Mirza, tôi cho cậu năm bảng vào bất cứ con nào cậu thích. Con nào?
- Daffodil.
- Đừng, đừng cá đến năm bảng cho con Daffodil.
- Cháu sẽ đặt cược năm bảng cho nó nếu làtiền củacháu.
- Thôi được, tao cũng theo mày xem sao, năm bảng phần mày, năm bảng phần tao, cho con Daffodil.
Đây là lần đầu tiên thằng bé được đến trường đua ngựa. Mắt nó rực lửa. Miệng nó mím chặt. Một người Pháp trước mặt nó cá con Lancelot, rất phấn khích, vung tay la hét.
- Lancelot! Lancelot!
Daffodil về nhất. Lancelot về nhì. Mirza về ba. Thằng bé mặt đỏ bừng, mắt long lanh nhưng thái độ nó trầm tĩnh kỳ lạ. Chú nó lãnh tiền, đưa nó bốn tờ giấy năm bảng, mộtăn bốn. Ông hỏi nó.
- Cháu định làm gì?
- Cháu nghĩ chúng ta nên gặp Bassett. Bây giờ cháu đã có 1.500 bảng, với 20 bảng dành lại, và với 20 bảng này...
Chú nó nhìn nó một lúc.
- Này cháu, cháu nói thật về Bassett và về 1.500 bảng đó chứ?
- Danh dự! Nhưng chú hứa danh dự không nói với ai đấy!
- Nhưng chú phải gặp Bassett cái đã.
- Nếu chú thích thì nhập phe chúng cháu đi. Chú chỉ phải hứa không tiết lộ những gì cháu nói. Cháu và Bassett rất may mắn, chú cũng may mắn vì nhờ 10 bảng chú cho nên cháu mới thắng...
Oscar đưa Bassett racông viên. Bassett nói.
- Mọi chuyện như vầy, thưa ông... cậu Paul cứ bắt tôi phải giảng giải về đua ngựa và tin tức những cuộc đua. Cậu tỏ ra tinh tế về môn này. Cậu biết trước tôi sẽ thắng hay thua. Mọi chuyện bắt đầu hơn một năm nay. Hôm đó tôi cho cậu mượn năm shilling, cá con Blush và thua. Rồi với mươi shilling xin ông, cậu ấy cá con Shinghalese, thắng. Từ đó cậu thắng đều đều... cậu nói đi, cậu Paul.
- Cháu thắng khi cháu chắc chắn. Khi không chắc lắm, cháu sẽ thua. Ông chú mỉm cười.
- Thế khi nào cháu không chắc chắn?
Bassett xen vào, giọng đầy bí ẩn.
-Thưa ông, đó là điều kỳ lạ, cậu ấy biết chắc chắn như có Thượng đế mách bảo vậy... chẳng hạn như con Daffodil, cậu ấy nói chắc như đóng đinh. Oscar hỏi.
- Anh có cácon Daffodil không?
- Thưacó, nhưng không nhiều bằng cậu ấy.
- Nó đánh bao nhiêu?
Bassett lưỡng lự nhìn Paul. Nó nói.
- Tôi thắng 1.200 bảng phải không Bassett? Với 300 bảng vốn là1.500. Bassett gật đầu. Thằng bé lalên, xen vào.
- Với 20 bảng giữ lại, và 20 bảng lúc nãy thắng con Daffodil!
Oscar lẩm bẩm.
- Lạthật!
- Thưa ông, xin ông bỏ lỗi cho vì lời này: nếu cậu ấy mời ông nhập phe chúng tôi... nếu tôi là ông thì tôi không từ chối đâu.
Oscar ngẫm nghĩ rồi nói.
- Khoan, lấy tiền cho tôi coi đã!
Họ trở về nhà và Bassett lấy cho ông chú của Paul xem 1.500 bảng toàn tiền giấy mới tinh và 20 bảng dành lại.
- Chú thấy đấy, khi chắc chắn thì cháu sẽ thắng. Chúng ta sẽ giàu phải không Bassett?
- Đúng.
Người chú cười.
- Thế thì bao giờ chúng tachắc chắn?
- Ồ... thỉnh thoảng cháu chắc chắn... như Daffodil... cũng có lúc cháu không nghĩ được, phải không Bassett? Lúc đó chúng ta phải cẩn thận nếu không thì... - Đúng, đúng! Thế khi cháu chắc chắn, như Daffodil chẳng hạn, cái gì làm cháu chắc chắn?
Thằng bé tỏ vẻ khó chịu.
- Cháu không biết... khi cháu nghĩ con ngựa nào về nhất và tin chắc thì cháu sẽ thắng, thế thôi.
Bassett xen vào.
- Như có Thượng đế mách nước vậy!
Người chú nhún vai.
- Tôi cũng nghĩ thế.
Ông thành người phe họ.
Và khi cuộc đua Leger đến, Paul chắc chắn con Spark mà nó là một con ngựa tồi tệ. Nó cá1.000 bảng, Bassett 500, chú Oscar 200.
Spark về nhất, tỉ lệ cá mộtăn mười. Paul thắng 10.000 bảng. Nó nói. - Chú thấy chưa? Cháu đã nói làchắc chắn mà!
Oscar là người đặt cược ít nhất mà cũng thắng 2.000 bảng, một số tiền không nhỏ. Ông nói.
- Này cháu, việc này làm chú căng thẳng thật đấy!
- Đừng bận tâm chú ạ! Có lẽ cháu sẽ không chắc chắn trong một thời gian dài đấy.
- Nhưng cháu định làm gì với số tiền này?
- Dĩ nhiên cháu sẽ cho mẹ cháu. Mẹ cháu nói mẹ cháu không may mắn vì bố
cháu là người không may mắn. Nhưng cháu may mắn, vì thế cháu nghĩ sẽ không còn lời thì thầm đó trong nhà nữa.
- Cái gì thì thầm?
Thằng bé bồn chồn.
- À, à... cháu không biết... hình như nó luôn nói về việc thiếu hụt tiền nong... có lẽ chú biết...
- Chú hiểu.
- Chú biết người tathường gởi những hóa đơn đòi tiền mẹ cháu chứ? - Biết.
- Và những lời thì thầm, như có người cười nhạo sau lưng cháu vậy... dễ sợ lắm! Cháu nghĩ nếu cháu gặp may thì...
- Thôi, tốp!
Thằng bé nhìn ông chú bằng đôi mắt mở to. Trong ánh mắt nó có tia lửa vừa nóng bỏng vừalạnh lẽo ma quái. Nó im. Chú nó hỏi.
- Thế nào? Cháu định làm gì tiếp?
- Cháu không muốn mẹ cháu biết cháu là người may mắn.
- Tại sao?
- Mẹ cháu sẽ cấm cháu.
- Chú không nghĩ mẹ cháu sẽ cấm đâu.
Thằng bé bỗng nói như rít lên.
- Không! Chú Oscar! Cháu không muốn mẹ cháu biết!
- Được, cậu bé mơ mộng! Chúng tasẽ tìm cách để mẹ cháu không biết. Họ dễ dàng xoay xở. Theo đề nghị của Oscar, Paul đưa cho chú nó 5.000 bảng. Ông gởi cho người luật sư riêng của gia đình. Ông này báo cho mẹ Paul là có người bà con của mẹ nó gởi ông 5.000 bảng, bảo mỗi năm giao cho nàng 1.000 bảng vào ngày sinh nhật của nàng.
Chú Oscar nói.
- Vậy là bà ấy có 5.000 bảng trong năm năm. Chú mong rằng số tiền ấy sẽ làm cho bàta dễ thở đôi chút.
Ngày sinh nhật của mẹ Paul vào tháng mười một.
Căn nhà “thì thầm” còn tệ hơn trước. Tuy bây giờ nó đã gặp may nhưng thằng bé vẫn không chịu nổi. Nó nôn nóng chờ kết quả của bức thiệp mừng sinh nhật báo cho mẹ nó biết về số tiền.
Hình như ngày nào mẹ nó cũng lên tỉnh. Ngẫu nhiên nàng biết mình có khiếu vẽ trên vải và da thú. Nàng làm việc kín đáo trong nhà một người bạn mà người đó nhận vẽ cho các hiệu buôn vải. Vẽ hình những người con gái trên da thú, trên tơ lụa, vẽ cả những hoa văn quảng cáo trên báo. Người bạn nàng kiếm được vài ngàn bảng mỗi năm nhưng nàng chỉ kiếm được vài trăm bảng và nàng lại không vừa lòng. Nàng muốn xuất sắc ở một cái gì đó nhưng nàng không bao giờ thành công, ngay cả vẽ quảng cáo cho báo chí.
Nàng xuống phòng ăn vào sáng hôm sinh nhật mình. Paul nhìn mặt mẹ nó xem đã đọc bức thiệp chưa. Nó thấy có cái thiệp của người luật sư trong đó. Mặt mẹ nó lạlạ. Nàng giấu bức thư, không nói một lời. Paul hỏi.
- Không có cái thiệp nào làm mẹ vui à?
Giọng nàng lạnh lùng thờ ơ.
- Có một cái...
Không nói gì, nàng lên tỉnh.
Trưa hôm đó chú Oscar đến. Ông nói mẹ Paul đã gặp người luật sư, hỏi rằng có thể nhận hết số tiền đó một lần không, cả 5.000 bảng, vì nàng đang nợ ngập đầu.
- Chú nghĩ sao?
- Đó là quyền củacháu.
- Cho mẹ cháu hết đi! Chúng tacòn tiền mà! Chúng tasẽ kiếm được tiếp! - Nhưng một đồng trong tay thì chắc hơn hai đồng chưa có đấy cậu bé mơ mộng ạ!
- Nhưng cháu sẽ thắng trong cuộc đua ở trường đua National hoặc Lincoln, có thể là ở Derby. Chắc chắn cháu sẽ thắng một trong những cuộc đua đó. Thế là Oscar ký giấy và mẹ Paul lãnh trọn số tiền. Nhưng chuyện quái dị vẫn tiếp diễn. Những lời thì thầm càng nhiều hơn, điên loạn hơn, như bản hợp xướng của sương mù trong buổi tối mùa đông. Đã có những đồ dùng, đồ trang trí mới
trong nhà và Paul có thầy dạy kèm tại nhà. Mùathu sắp đến, nó sắp được đi học. Mùa đông năm nay trong nhà cũng có hoa, toàn hoa đắt tiền mà mẹ nó mua về. Trong những bó hoa rực rỡ phát ra những lời thì thầm mê hoặc, kỳ dị: “Ô, ô...! Phải có tiền bây giờ!...Phải có nhiều tiền hơn nữa!...Ngay bây giờ! Ngay bây giờ! Ngay bây giờ!... Phải có nhiều tiền hơn... Ngay bây giờ...” Nó làm Paul sợ hãi. Nó lơ đãng trong giờ học. Những giờ miệt mài của nó là với Bassett. Cuộc đua ở National đã qua và Paul không chắc chắn, nó thua 100 bảng. Mùa hè đến, nó mong chờ từng ngày cuộc đua ở Lincoln. Nhưng nó cũng không chắc chắn và thua 50 bảng. Mắt nó trở nên man rợ, kỳ quái như có cái gì sắp nổ tung trong nó. Chú Oscar bảo nó.
- Đừng nghĩ nữacháu! Đừng bận tâm làm gì nữa!
Nhưng thằng bé nào có nghe chú nó nói gì. Nó gắt gỏng, mắt nó lộ vẻ điên dại. - Cháu phải biết con nào thắng trong cuộc đua ở Derby. Cháu phải biết! Cháu phải biết!
Mẹ nó thấy sự căng thẳng khác thường ở nó.
- Con nên đi nghỉ mát ở bãi biển, đi càng sớm càng tốt, mẹ nghĩ con sẽ khỏe. Nàng nhìn nó, lòng chùng xuống. Một cái gì đè nặng trên vai nàng. Nhưng thằng bé ngước mắt ma quái nhìn mẹ nó.
- Con không thể đi trước khi cuộc đua ở Derby bắt đầu, không thể được! Người mẹ thấy tâm hồn nặng trĩu hơn khi bị nó phản đối lần đầu tiên. - Tại sao? Tại sao không? Ở đó con vẫn có thể đến trường đua Derby với chú
Oscar mà. Sao... mẹ thấy có bao giờ con gắn bó với căn nhà này đâu. Mẹ thấy con bận tâm nhiều đến đua ngựa rồi đấy, không tốt đâu. Gia đình ta đã khổ sở vì cờ bạc, lớn lên con sẽ hiểu tác hại của cờ bạc cho bản thân và gia đình. Mẹ sẽ cho Bassett nghỉ việc và yêu cầu chú Oscar không nói chuyện ngựa đua với con nữa, trừ khi con hứa phải ngoan ngoãn, đi nghỉ mát ở biển và quên đi... con căng thẳng quárồi đấy!
- Con hứa sẽ làm theo lời mẹ miễn mẹ hứa không đuổi con đi trước khi cuộc đua ở Derby bắt đầu.
- Mẹ đuổi con? Đuổi đi đâu? Này Paul... cái gì làm con quyến luyến căn nhà
này vậy? Có cái gì... có bao giờ con tỏ ra yêu thích căn nhà này đâu? Nó chỉ nhìn mẹ nó, không nói một lời. Nó có bí mật riêng. Bí mật ấp ủ trong bí mật. Nó không tiết lộ cho ai biết, ngay cả với chú Oscar và Bassett. Mẹ nó lưỡng lự rồi nói như hờn dỗi.
- Thôi được, tùy con, nhưng phải hứa với mẹ là không được căng thẳng vì chuyện đua ngựa nữa.
Thằng bé nói, ra vẻ tự nhiên.
- Con có nghĩ gì đâu. Mẹ đừng lo nhé! Nếu là mẹ con chẳng phải lo nghĩ gì. - Mẹ cũng chẳng phải bận tâm mệt trí làm gì với những chuyện vớ vẩn nếu mẹ làcon.
Nó lặp lại.
- Nhưng mẹ không phải lo lắng gì cả.
Người mẹ đáp, giọng mệt mỏi.
- Sao không lo?
- Không! Mẹ phải biết là mẹ không nên lo lắng gì cả!
- Sao? Mẹ phải biết ư?
Sự bí mật của Paul là con ngựa gỗ không tên. Từ ngày không cần cô coi trẻ túc trực, con ngựa gỗ được đưalên phòng nó trên lầu. Mẹ nó thường trách. - Con lớn rồi, cưỡi ngựa gỗ trông kỳ lắm!
Nó đáp thật kỳ lạ.
- Vâng, cho đến khi có một con ngựa thật. Bây giờ con cần một con ngựa làm bạn.
Nàng cười.
- Nó làm con vui à?
- Vâng! Nó tốt lắm, luôn đưacon đến đó!
Cuộc đua ở Derby đến gần. Thằng bé căng thẳng hơn. Hầu như nó không ý thức được mọi việc xung quanh nữa và nó rất khác lạ. Mắt nó trở nên ma quái hơn. Mẹ nó thình lình có những linh cảm bất thường về nó. Một thứ linh cảm chết chóc. Nàng thường chạy đến chỗ nó, xem nó có khỏe không.
Hai đêm trước cuộc đua Derby, nàng đi dự dạ hội trên tỉnh. Đang lúc vui vẻ
thì linh cảm đó chợt ập đến, bóp nghẹt tim nàng làm nàng không chịu nổi. Nàng xua đuổi nó bằng sự tỉnh táo, bằng lý trí vì nàng không tin dị đoan. Nhưng nó quá mạnh mẽ. Nàng phải rời sàn nhảy, xuống nhà gọi điện thoại cho người coi trẻ. Cô coi trẻ kinh hoảng vì bị dựng dậy giữa đêm khuya.
- Các cháu bình thường chứ?
- Vâng, bình thường cả...
- Paul... có khỏe không?
- Cậu đi ngủ sớm... tôi lên xem nhé?
Nàng không muốn sự riêng tư củacon trai bị xâm phạm.
Nàng cùng chồng trở về nhà lúc một giờ sáng. Tất cả im lìm. Nàng bảo người tớ gái cứ đi ngủ. Chồng nàng đang pha nước cam ở trong bếp. Vì sự xao xuyến vẫn bóp nghẹt tim nàng, thật nhẹ nhàng, nàng lên lầu, đến phòng Paul. Hành lang im lìm. Có tiếng gì trong phòng thằng bé khẽ vọng ra. Cái gì vậy?
Nàng đứng đó, ngoài cửa phòng, lắng nghe. Tiếng động kỳ lạ, không lớn lắm. Nó nặng nề, man rợ như từ cõi khác vọng lại. Cái gì vậy? Trời ơi, nó là cái gì vậy? Nàng đoán và biết là cái gì rồi. Nhưng nàng không dám chắc, không thể nói chắc đó làtiếng gì.
Nó vẫn tiếp tục, điên loạn...
Lạnh toát người vì sợ hãi, nàng xoay tay nắm cửa.
Căn phòng tối đen. Bên cửa sổ lờ mờ, nàng thấy có cái gì lắc lư. Nàng nhìn nó trân trân trong kinh ngạc. Thật nhanh, nàng bật công tắc đèn và thấy con trai mình. Nó đang ngồi trên con ngựa gỗ, lắc lư điên dại. Ánh đèn thình lình thắp sáng nó vàthắp sáng nàng. Nàng hét lên.
- Paul! Con làm gì vậy!
Nó cũng hét lên, giọng mạnh mẽ và kỳ dị.
- Đó là Malabar! Đó là Malabar!
Mắt nó nhìn nàng không chút thần sắc. Nó càng thúc con ngựa dữ dội hơn và nó té rất mạnh trên sàn. Nàng thấy tim mình thót lại, vội chạy đến bên con trai, bế nó lên.
Nhưng thằng bé đã bất tỉnh. Sau đó nó tỉnh lại nhưng không nhận biết gì được nữa vì bị viêm não. Nó trằn trọc, nói sảng. Mẹ nó ngồi suốt với nó. - Malabar! Malabar! Bassett đâu, tôi biết rồi, đó là Malabar!
Thằng bé gượng dậy đến bên con ngựa gỗ, vỗ về, cám ơn nó đã truyền thông điệp. Người mẹ kinh hãi hỏi.
- Nó nói Malabar nghĩalà gì?
Bố nó đáp lạnh lùng.
- Tôi không biết.
Nàng hỏi Oscar.
- Nó nói Malabar nghĩalà gì?
- Đó làtên một trong những con ngựa ở cuộc đuatại Derby sắp tới. Oscar báo cho Bassett biết và chính ông ta cá cược 1.000 bảng cho con Malabar, mộtăn mười bốn.
Ba hôm sau, bệnh tình thằng bé có chiều nguy ngập. Mọi người trông chờ một phép lạ. Thằng bé cứ trằn trọc, mê sảng. Nó không ngủ, cũng không hồi phục trí nhớ. Đôi mắt nó thất thần. Mẹ nó túc trực bên cạnh, lòng tan nát.
Tối hôm đó Oscar không đến nhưng Bassett đến, xin được vào thăm Paul một chút, chỉ xin một phút thôi. Nàng đã cho anh ta nghỉ việc từ hôm đó, bực mình vì anh ta đến nhưng bằng lòng cho anh ta vào vì biết đâu Bassett sẽ làm thằng bé tỉnh trí lại.
Anh ta bước nhẹ nhàng vào phòng, chào nàng rồi đến bên Paul, nhìn vào cặp mắt của đứa bé mê sảng, sắp chết. Anh nói thật khẽ khàng.
- Cậu Paul... Cậu Paul! Malabar về nhất, ăn trắng! Tôi đã làm theo lời cậu. Cậu đã thắng hơn 70.000 bảng, tổng cộng cậu có hơn 80.000 bảng. Malabar thắng rồi, cậu Paul!
- Malabar! Malabar! Phải con nói Malabar sẽ thắng không mẹ? Phải con đã nói thế không? Mẹ có nghĩ con may mắn không? Con biết Malabar sẽ về nhất mà! Hơn 80.000 bảng! Con biết mà! Thế là Malabar đã về nhất... nếu tôi cưỡi con ngựa của tôi cho đến khi tôi chắc chắn, tôi sẽ báo cho cậu biết, Bassett, cậu thắng bao nhiêu?
- Tôi cá1.000, thắng 14.000.
- Con chưa bao giờ nói với mẹ rằng nếu con cưỡi con ngựa gỗ của con thì con sẽ đến đó, con sẽ tuyệt đối chắc chắn! Mẹ, phải con là người may mắn không mẹ? Con may mắn lắm mà!
- Không, mẹ không nghĩ thế, con không bao giờ may mắn cả!
Thằng bé chết trong đêm đó.
Mẹ nó ngồi bên xác nó, tiếng người chú vọng bên tai nàng.
- Trời ơi, chị Hester! Chị có hơn 80.000 bảng để cười và một đứa con để khóc... thằng bé khốn khổ... nó đã ra đi một cách tốt đẹp trên lưng con ngựa gỗ của nó để tìm cho racon ngựa về nhất...
Canh Bạc
Alfred Hitchcock
Trời nắng như đổ lửa, ánh nắng cháy bỏng phủ lên hòn đảo đơn độc giữa biển.
Hắn không biết mình đang ở đâu, chỉ biết mình vừa thoát chết. Con tàu chìm mau sau khi va phải đá ngầm đêm qua. Thuyền cứu hộ và phao cứu sinh được thả nhanh xuống biển nhưng quá nhiều hành khách kinh hoảng nên hỗn loạn diễn ra, hậu quả là đa số thuyền cứu hộ bị lật. Có lẽ hắn là người duy nhất còn sống sót. Hắn văng xuống biển khi thuyền cấp cứu của hắn bị lật. Hắn bơi rất giỏi. Nhưng bơi giỏi đến mấy thì phỏng ích gì khi ở giữa biển? Hắn kiệt lực khi trời tờ mờ sáng.
Khi mọi nỗ lực, mọi hy vọng đã tàn, chỉ còn lại cảm giác rã rời cả tinh thần lẫn thể xác thì hắn chỉ muốn buông xuôi tất cả mặc cho thân xác chìm xuống biển. Lúc đó hắn chỉ thèm được nghỉ ngơi, thư giãn, chỉ khao khát được yên nghỉ dù là mãi mãi. Cái chết bấy giờ chẳng có gì là đáng sợ như người tathường nói.
Ngay lúc đó một cái gì chạm vào tay hắn.
Một cái phao!
Có lẽ là một trong những cái phao cứu sinh của con tàu đó. Hy vọng sống còn lại trỗi dậy trong hắn. Hắn chụp lấy nó, ôm chặt. Hắn trôi trên biển đến trưa. Ánh nắng gay gắt, chói chang. Những cuộn sóng ập đến, nhấc bổng hắn lên rồi ném xuống. Nước biển mặn chát trong miệng hắn. Hắn không dám mở miệng ra nữa. Cổ họng khô đắng, hắn bắt đầu thấy chóng mặt. Bỗng hắn thấy một chấm đen ở phía chân trời. Hắn mở to mắt... một con tàu! Hắn đập chân như điên, cố bơi về hướng đó, một tay giữ cái phao, một tay giơ lên quơ liên hồi, miệng gào to. Chiếc tàu lớn dần rồi nó rẽ sang hướng khác. Hắn cuống cuồng bơi theo một cách tuyệt vọng. Hắn kêu gào. Hắn khóc rống lên, tay quơ điên dại.
Con tàu từ từ mất dạng. Hắn không bơi nữa, không la hét nữa, mắt ngây dại
như vừatrông thấy mộtảo ảnh. Rồi hắn bật khóc, khóc nức nở. Hắn mặc cho sóng đưa đẩy, lênh đênh trên biển. Đêm xuống. Đêm trên biển lạnh buốt. Hắn không còn bao nhiêu sức lực nữa. Hắn chỉ biết bám chặt lấy cái phao, đầu óc trống rỗng.
Một cuộn sóng lớn ập đến hất văng cái phao trong tay hắn. Chới với tuyệt vọng trong màn đêm dày đặc. Giữa sóng nước mênh mông, hắn nghĩ thầm: “Thế là hết!”.
Hắn muốn buông xuôi tay nhưng bản năng đòi quyền sống. Hắn nổi người trên biển, mặc cho sóng đưa hắn đi. Sau cùng, hắn kiệt lực hoàn toàn và đúng vào lúc hắn sắp mặc cho thân xác chìm xuống biển thì một bên vai hắn chạm vào cái gì cứng như đá.
Hắn quơ tay sờ soạng. Đúng, tay hắn chạm mặt đá cứng! Đất liền à? Hắn không rõ. Hắn leo lên, loạng choạng. Hắn ngồi xuống. Đến lúc này, cái mệt rã rời ập đến, bản năng đòi hỏi được đền bù. Hắn ngất đi.
Hắn tỉnh lại khi ánh mặt trời chói chang rọi trên mặt hắn. Ánh nắng rát bỏng. Cổ họng hắn khô đắng, người hắn bừng bừng như lên cơn sốt. Gượng đứng dậy, hắn lảo đảo bước đi, nhìn quanh. Nước mênh mông. Hắn đang ở trên một hòn đảo nhỏ, đường kính khoảng hơn ba mươi mét. Có lẽ đây là ngọn một quả núi nhỏ dưới biển. Trên đảo không cây cối, vài chỗ có đất, còn toàn là đá, mặt đá lồi lõm, rải rác những tảng đálớn nhỏ...
Không chết dưới biển cũng chết ở đây, hắn nghĩ thầm, mà cái chết này có lẽ còn ghê gớm hơn. Hắn thất thểu bước đi. Sau khi xem xét hòn đảo nhỏ, hắn hoàn toàn tuyệt vọng. Liệu người ta có tìm đến đây không? Đoàn cứu hộ đi tìm dấu vết con tàu đắm đêm kia có ngờ rằng có người trôi dạt đến đây không? Nơi này có trên bản đồ hàng hải không? Nơi đây cách chỗ đắm chừng bao xa? Nhiều ý nghĩ quay cuồng trong cái đầu bừng bừng của hắn. Hắn thấy đói cồn cào và khát, khát ghê gớm. Có thể sẽ có người đến đây, nhưng bao giờ? Ngày mai, tuần tới, tháng tới? Hắn ăn gì để sống? Uống gì? Làm thế nào sống được đến lúc có người xuất hiện? Mà người ta đến đây làm gì chứ?
Hắn lại thấy đói, cái đói cồn cào nhộn nhạo trong bụng hắn. Đã gần hai ngày
đêm không được ăn gì, chỉ uống mà lại uống toàn nước biển! Hắn nghĩ thầm: “Tình trạng này mình sống được bao lâu?”
Ánh mắt thẫn thờ của hắn tình cờ nhìn thấy một vật nổi trên mặt biển. Hắn nhìn kỹ... hình như một cái thùng gỗ. Hắn đứng dậy bước tới nhìn cho rõ. Sóng đang đưa nó vào bờ. Đúng là một cái thùng gỗ. Thùng gì vậy? Hắn bước tới nữa, sát mép hòn đảo. Sóng đánh nước bắn lên chân hắn. Cái thùng gỗ đã đến vừa tầm tay, hắn nắm lấy nó bằng hai tay, nhấc lên. Đó là một cái thùng gỗ hình vuông, cạnh khoảng sáu mươi phân. Nắp thùng có then cài. Hắn mở ra. Trong thùng là một cái hộp bằng giấy dầu khá dầy và một cái can bằng nhựa. Nước chỉ lọt vào khoảng một phân. Hắn mừng muốn hét lên vì thấy thủy thủ trên tàu dùng những cái can như vậy để chứa nước ngọt. Hắn mở nắp cái hộp giấy dầu... hơn nửa hộp bách bích-qui! Hắn mở can nếm thử chất nước trong đó, đúng là nước ngọt! Hắn dốc vào miệng... nước! Trời ơi, nước! Nước không màu không mùi mà sao ngon thế! Đặt can nước xuống, hắn bóc bánh ăn ngấu nghiến. Ăn được mươi cái, hắn sực nhớ. Không, không được phí phạm! Phải nghĩ đến những ngày tới. Hắn nhìn can nước, còn nhiều, ít nhất phải tám lít. Hắn đếm bánh... còn bảy mươi lăm cái. Hắn tính nhẩm: “Mỗi ngày mình ăn mười cái thì được hơn bảy ngày, không, vậy thì phí quá, sáu cái thôi. Sáng, trưa, tối, mỗi bữa hai cái và một ngụm nước... như thế sẽ được hơn mười hai ngày... rất có thể trong thời gian đó sẽ có tàu thuyền đi ngang qua đây... có thể lâu hơn... mình phải ăn bớt đi, mỗi ngày bốn cái thôi... nhưng... như vậy sao sống nổi? Không sao, người ta có thể nhịn đói lâu hơn nhịn khát, mình phải tiết kiệm nước...”.
Hắn xếp tất cả chỗ bánh vào hộp giấy dầu, vặn chặt nắp can nước, bỏ tất cả vào thùng gỗ, đóng nắp cài then cẩn thận rồi đi quanh đảo, nhìn tứ phía. Không bóng dáng một chiếc tàu nào, chỉ có nước mênh mông..
Trời bắt đầu tối. Hắn tìm một chỗ đá bằng phẳng để nằm, đặt cái thùng gỗ bên cạnh. Người hắn vẫn hâm hấp như sốt. Hắn nghĩ thầm: “Có lẽ cái thùng gỗ này rơi từ một trong những thuyền cứu hộ đêm kia... không biết nó sẽ cứu mình hay chỉ kéo dài cái chết của mình?” Suy nghĩ miên man và hắn thiếp đi.
Khi hắn tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao. Hắn mở thùng gỗ, lấy ra hộp bánh và
can nước. Hắn ăn hai cái, không dám ăn nhiều hơn. Hắn nhâm nhi từng chút hương vị ngọt thơm của đường, trứng, sữa, bơ. Chưa bao giờ hắn thấy bánh bích qui ngon như thế. Ăn xong, hắn uống nước, chỉ dám uống một ngụm rồi cẩn thận xếp hộp bánh và can nước vào thùng gỗ. Người hắn vẫn như đang sốt. Ánh nắng bắt đầu gay gắt. Vậy là đã bốn ngày trôi qua, hai ngày trên biển, hai ngày trên đảo. Liệu hắn có còn được trông thấy đất liền không? Có cơ hội gặp lại gia đình, người thân không? Hắn là nhà sưu tập tem. Hắn đi từ Úc đến nhiều nước để xem những con tem quý mà người ta báo cho hắn biết. Hắn không đem theo nhiều tiền mặt, chỉ có ngân phiếu. Tập ngân phiếu đã chìm theo con tàu. Hắn bỗng sực nhớ, thò tay vào túi. Nó vẫn còn. Hắn lấy ra một tờ giấy năm mươi đô-la nhàu nát và một cái kính lúp khá dầy. Cái kính dùng để coi tem. Cái bật lửa mạ vàng ở túi kia đã rơi mất. Nhưng những thứ còn lại này giúp được gì cho hắn? Hắn bỏ lại tờ giấy bạc và năm mươi đô-la vào túi áo, ngồi thừ người nghĩ ngợi.
❉❉❉
Tối hôm đó hắn ăn hai cái bánh, uống một ngụm nước rồi nằm ngủ. Ngày nóng như thiêu. Đêm lạnh cắt thịt, lại không có chỗ trú. Thế là hắn ốm. Hắn lên cơn sốt dữ dội. Hắn rên rỉ trong cơn nhức đầu dữ dội, trong cái lạnh của đêm trên biển, trong cơn đói khát... hắn ngủ hay ngất đi lúc nào không hay.
Sáng hôm sau hắn vẫn thấy trong người bừng bừng và cơn nhức đầu mới càng ghê gớm. Hắn ăn hai cái bánh rồi uống một ngụm nước. Cổ họng khô khốc, hắn muốn uống thêm một ngụm nước nữa nhưng không dám. Hắn đứng dậy, lảo đảo đi quanh. Lát sau, hắn trở lại bên thùng gỗ. Ngay khi sắp ngồi xuống, hắn thấy thấp thoáng bóng một con tàu mãi xa phía chân trời. Hắn đứng bật dậy, quên cả đói khát mệt mỏi. Cơn nhức đầu cũng biến mất. Chạy nhanh đến mép hòn đảo, hắn giơ hai tay vẫy một cách điên cuồng. Con tàu từ từ mất dạng. Hắn quỵ xuống, khóc nức nở. Thế là hết! Khóc chán, hắn đứng dậy trở về chỗ cái thùng gỗ. Bỗng trong đầu hắn nảy ra ý nghĩ: “Ừ... sao mình không nghĩ ra nhỉ? Sao mình ngu quá vậy!”. Hắn bước đến bên cái thùng gỗ, mở nắp lấy hộp bánh và can nước ra ngoài. Hắn giơ cao cái thùng gỗ, đập mạnh xuống đất. Lát sau hắn gom tất cả mảnh gỗ lại thành một đống. Cầm cái kính lúp trong tay, ngắm nghía: “Ánh nắng
xuyên qua kính hội tụ đủ để bắt lửa... nếu có tàu đi ngang qua mình sẽ đốt... họ sẽ thấy khói...”. Ý nghĩ khác bỗng đến: “Trường hợp tàu đi ngang qua ban đêm thì sao, lúc mình đang ngủ?”. Lắc đầu chán nản. Tuy thế, hắn vẫn hy vọng. Cơn nhức đầu trở lại, miệng hắn đắng ngét. Ánh nắng bắt đầu thiêu đốt thân xác khốn khổ của hắn. Nheo mắt nhìn ra biển... có cái gì... một cái thùng gỗ nữa! Hắn đứng bật dậy, chạy tới. Nó đang tấp vào bờ. Ngay sau đó hắn nhận ra đó là một cái thùng rỗng, không có nắp. Định quay đi thì hắn sực nhớ: “Ồ... phải có thật nhiều khói...”. Hắn đến mép đảo vừa lúc cái thùng dạt vào tầm tay hắn. Nó lớn hơn cái thùng kia, gần gấp đôi. Hắn lại đập nát nó ra, chất thêm vào chỗ gỗ trước. Bây giờ thì đống gỗ ấy đủ để quay chín một con heo.
Xế chiều, hắn ăn hai cái bánh và uống một ngụm nước. Hắn vẫn sốt, cơn nhức đầu vẫn không giảm. Đêm xuống, hắn mệt nhọc thiếp đi...
Sáng hôm sau hắn thức giấc trong cảm giác kỳ lạ. Cơn sốt vẫn còn nhưng cơn nhức đầu giảm bớt. Hắn linh cảm có cái gì bất thường trên đảo. Nặng nhọc, hắn đứng dậy nhìn quanh vàthấy...
Cách hắn độ bảy, tám mét, một con chuột khá to đang đứng trên một tảng đá lớn. Nó dáo dác nhìn quanh. Hắn sững người giây lát rồi cười chua chát: “Mày cũng chết khô trên hòn đảo này như tao thôi!”. Có lẽ nó cũng trên con tàu đó, trong hầm chứa lương thực, trôi dạt đến đây. Hắn bỗng thấy thích thú vì không phải chỉ mình hắn trên đảo này. Hắn có bạn! Con chuột nhảy xuống và biến mất sau những tảng đá. Không nghĩ đến nó nữa, hắn mở hộp bánh lấy ra hai cái và nhấm nháp từng chút. Nửa giờ sau hắn ăn hết hai cái bánh, không để rơi vãi đi đâu một chút nào. Uống một ngụm nước rồi hắn đứng dậy đi quanh đảo. Vẫn trên trời dưới nước. Nước mênh mông. Không một bóng tàu thuyền nào. Hắn đi quanh, nhìn về phía xa hút tầm mắt, hy vọng, trông mong...
Lát sau, cảm thấy mệt, hắn trở lại chỗ cũ. Vừa ngồi xuống thì hắn nghe có tiếng động. Cái gì vậy? Tiếng động lại phát ra, ngay bên cạnh hắn, trong hộp bánh. Hắn mở to mắt. Một lỗ thủng bên thành hộp.
Con chuột! Hắn chụp lấy cái hộp và nhanh như cắt, con chuột thò đầu ra, nhảy xuống chạy biến mất trước khi hắn kịp có phản ứng.
Nó ăn bánh của mình! Đồ khốn!
Hắn lấy hết bánh ra đếm lại. Hắn đãăn mười cái thì phải còn sáu mươi lăm cái. Bây giờ chỉ còn bốn mươi cái nguyên vẹn, mười cái bị vỡ và vụn bánh... nó ăn hết gần mười ngày lương thực quý giá của hắn! Mắt hắn tóe lửa nhìn quanh. Không thấy nó đâu cả. Nhưng làm sao giết được nó? Hắn cởi áo khoác, đặt tất cả bánh nguyên và vỡ vào rồi cuộn lại. Hắn vét tất cả vụn bánh, để dành cho bữa chiều. Từ bây giờ hắn sẽ không rời gói bánh quý giá này nữa. Xẩm tối, sau khi ăn xong chỗ vụn bánh, uống một ngụm nước, hắn lại thấy nhức đầu. Hình như cơn sốt tăng thêm. Hắn nằm xuống, hai tay ôm gói bánh và mau chóng rơi vào giấc ngủ mê mệt.
Hắn thức dậy sáng hôm sau, hốt hoảng khi thấy vụn bánh rơi vãi đầy trên ngực hắn, trên đất đácạnh hắn. Cái áo rách một lỗ lớn. “Nó cắn thủng cái áo để ăn bánh!”. Điên cuồng, hắn giở tung cái áo ra. Chỉ còn hai mươi cái nguyên vẹn, chỗ còn lại là bánh vỡ và vụn bánh. Hắn ngồi đờ người một lúc rồi đứng dậy. “Nó phải chết!”.
Hắn gói chỗ bánh lại và xách đi. Hắn đi tìm con chuột. Chẳng thấy nó đâu cả. Lát sau, nhức đầu và mệt lả vì đói khát và cơn sốt, hắn ăn hết chỗ vụn bánh rồi trở lại chỗ để can nước. Hắn uống một ngụm rồi vặn nắp thật chặt trong lúc nghĩ cách bắt con chuột. Làm thế nào để bắt được nó bằng hai tay? Hắn lại đi tìm nó. Vẫn không thấy bóng dáng nó đâu cả. Thất thểu quay trở về, hắn đi men theo mép đảo. Đi ngang một tảng đá lớn hình bầu dục, một đầu bẹt chìa ra ngoài biển như một cái cầu nhảy ở hồ bơi, nửa dưới nước, nửa trên cạn. Con chuột đang bơi ở đó. Hắn đứng lại. Nó đã thấy hắn. Nó giương đôi mắt tròn xoe nhìn hắn như trêu chọc. Hắn bước đến. Ngay lập tức, nó lặn xuống và mất hút. Hắn đứng chờ và chỉ chốc lát sau, hắn thấy nó nổi lên đằng kia, cách hắn vài mét và nó nhảy lên bờ. Hắn mới bước tới được hai bước thì nó đã biến mất sau những tảng đá. Cơn giận cùng cơn sốt làm hắn ngây ngất cả người. Hắn không biết phải làm gì.
Ánh nắng lại tiếp tục thiêu đốt da thịt hắn. Hắn chợt nghĩ ra một cách để giấu bánh. Trên đảo có vài chỗ có đất. Hắn đến đó, dùng cán của cái kính lúp đào đất. Hắn đào từng chút, từng chút. Khi mồ hôi ướt đẫm cái áo sơ-mi thì cái hố cũng
vừa xong. Hắn đặt gói bánh vào đó. Lấp đất lại, kiếm một tảng đá lớn chận lên trên. Vậy là yên trí. Chỉ có hắn mới biết chỗ giấu bánh và chỉ có hắn mới lấy lên được.
Suốt buổi chiều hắn ngồi chịu trận cho cái nắng ác độc hành hạ thịt da. Cơn sốt vẫn đeo đẳng, đầu vẫn nhức dữ dội. Trời tối, hắn đào đất, lấy gói bánh và chỉ dám ăn một cái, uống một ngụm nước. Hắn lấp đất vàchặn tảng đálại như cũ. Đêm đó hắn ngủ ngon.
❉❉❉
Sáng hôm sau hắn quan sát bốn phía mặt biển một lúc rồi quay lại chỗ chôn bánh. Lật tảng đá, đào đất lên để rồi bật khóc. Cái áo rách tung. Có một lỗ ngầm bên dưới chỗ dấu bánh. Hắn mở cái áo rách bươm để nhìn thấy cảnh đau lòng. Chỉ còn chín cái nguyên vẹn, vài cái bánh vỡ và một ít vụn bánh. Hắn vừa khóc vừa quỳ xuống liếm hết chỗ vụn bánh. Hắn gói chỗ bánh còn lại vào cái áo rách nát rồi nặng nề đứng dậy, trở lại chỗ để can nước, thẫn thờ nhìn ra biển.
Lại một ngày cực hình. Ánh nắng hành hạ hắn không chút xót thương. Cái nắng ghê hồn làm da thịt hắn như bốc khói. Cơn sốt vẫn không giảm. Đầu hắn đau nhức khủng khiếp.
Đêm xuống, hắn ăn một cái bánh, uống một ngụm nước rồi đi nằm. Trải cái áo rách trên đất, hắn đặt tất cả bánh trên đó rồi nằm đè lên. Bánh vỡ hết cũng chẳng sao miễn làcon chuột không thể ăn trộm...
Hắn giật mình thức giấc lúc nửa đêm. Hình như có tiếng động. Ở đâu? Có cái gì động đậy dưới lưng hắn. Hắn ngồi dậy. Ánh trăng soi rõ chuyện không thể tin được. Con chuột đào một lỗ cách hắn vài tấc, trên mặt đất, đi ngầm xuống đất đến dưới lưng hắn. Chỉ còn ba cái bánh! Như hóa điên, hắn đứng dậy nhìn quanh. Ánh trăng tuy sáng nhưng không đủ nhìn thấy nó, mà có lẽ nó cũng đã chạy mất rồi. Hắn không ngủ được nữa. Hắn ngồi đến sáng.
Khi mặt trời lên cao, hắn ăn nửa cái bánh, không chịu nổi, hắn ăn nốt nửa kia. Bây giờ chỉ còn hai cái. Hắn uống một ngụm nước rồi nghĩ ngợi trong lúc đầu óc quay cuồng. Sau hai ngày nữa, hắn sẽ ăn gì? Hắn không dám nghĩ nữa. Nặng nhọc đứng dậy, hắn bước quanh, dõi mắt ra xa mong gặp bóng dáng một con tàu.
Vẫn trời nước mênh mông... tuyệt vọng, hoàn toàn tuyệt vọng. Một ngày nữa trôi qua. Hắn không thấy bóng dáng con chuột đâu cả. Đêm đó hắn ăn một cái bánh, uống một ngụm nước rồi ngủ.
Hắn thức giấc trong cơn sốt hầm hập và cơn khát cháy cổ. Lại cái nắng cay nghiệt hành hạ hắn. Có lẽ hắn ngủ mê vì cơn sốt và đói khát. Gượng ngồi dậy, hắn với tay lấy can nước.
Cái can nhựa bổng lên, nhẹ tênh!
Ánh mắt ngây dại của hắn nhìn sững cái can nhựa. Chỉ còn một chút nước đọng ở đáy can. Gần đáy can có một vết thủng nhỏ, vết răng chuột gặm... Hắn ngất đi. Khi hắn tỉnh lại thì mặt trời đã đứng bóng. Hắn không nghĩ ngợi được gì nữa. Hắn ăn nốt cái bánh cuối cùng rồi tiếp tục ngồi hứng ánh nắng trừng phạt. Đêm đó hắn nói sảng nhiều trong giấc ngủ.
❉❉❉
Sáng hôm sau, hắn uống một ngụm nước khi vừa thức giấc. Chẳng còn gì để ăn. Gắng gượng ngồi dậy đi quanh nhưng đầu gối hắn cứ muốn khụyu xuống. Lát sau, không thể đi nổi nữa, hắn xách can nước chỉ còn một chút, trở lại chỗ cũ. Con chuột đâu? Một ý nghĩ chợt lóe trong đầu hắn.
“Tại sao mình không ăn nó? Nó là món thịt tươi duy nhất trên đảo này... biết đâu có thể sống vài ngày nữatrên đảo này...”
Hắn đi tìm con chuột và thấy nó. Nó đứng lấp ló sau một tảng đá gần đó, giương đôi mắt tròn xoe tinh quái như trêu chọc thách thức hắn, dẫu như hắn còn mạnh khỏe thì cũng chưa chắc bắt được nó huống chi giờ đây hắn quá yếu. Biết rằng không thể nào bắt được nó, hắn chán nản ngồi bệt xuống. Chợt hắn nghĩ ra một cách.
“Giả chết! Nó sẽ đến gần mình, bò lên người mình, có thể sẽ bò lên tay, ngay bàn tay mình...”
Thế là hắn nằm xuống trong ánh nắng hỏa ngục. Hắn không biết mình sẽ chịu đựng được bao lâu. Mắt hắn nhức nhối tuy đã nhắm chặt. Đúng lúc hắn sắp bỏ cuộc thì nó đến. Quả nhiên nó mắc bẫy thật. Nó bò lên chân hắn, lên đùi, đến bụng rồi nhảy xuống. Hắn tưởng nó bỏ đi nhưng không, nó lại nhảy lên người
hắn, bò trên ngực hắn. Hắn thầm mong nó bò xuống tay hắn nhưng nó đứng im. Hắn không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Thu hết sức lực, hắn chụp mạnh và ngồi bật dậy, mở mắt. Mắt hắn hoa lên vì ánh nắng. Hắn không nhanh bằng nó. Nó chạy mất.
Đêm đó cơn sốt vẫn hành hạ hắn.
Sáng hôm sau hắn không còn sức lực để đứng dậy nữa. Hắn đã uống hết những giọt nước cuối cùng.
Trưa hôm đó hắn thấy các ngón tay bắt đầu tê dại. Hắn biết đó là dấu hiệu thiếu nước trầm trọng trong cơ thể. Chiều hôm đó cảm giác tê dại lan dần lên hai cánh tay.
Sáng hôm sau cảm giác tê dại đã ở mặt. Hắn biết đã đến những giờ phút cuối cùng của cuộc đời hắn. Không còn hy vọng gì nữa. Hắn cố gượng ngồi dậy nhưng hắn lại gục xuống. Hắn nằm nghiêng một bên và trông thấy con chuột. Nó đang đứng cách hắn khoảng bốn, năm mét nhìn hắn. Không có nước thì làm sao nó sống được? Sao cứ nhởn nhơ thế kia? Lại có vẻ mập mạp nữa! Hắn chợt hiểu. Trên đảo có những hốc đá giống như hang chuột mà tay hắn không cho vào lọt. Ban đêm rất lạnh, ban ngày nóng, quá nóng nên nước bốc hơi. Hơi nước đó bám vào bờ đá như một thứ nước cất không còn muối. Nó liếm lớp nước đó. Vậy là nó may mắn hơn mình. Hắn thấy tức tối. Nó hại mình. Nó sống lâu hơn mình. Hắn nhìn nó. Nó vẫn nhìn hắn. Nó bước tới vài bước nghe ngóng. Thấy hắn nằm im, nó bước tới bước nữa, bước nữa... hai mét, một mét, nửa mét. Hắn vung tay ra nhưng cánh tay run rẩy rồi rũ xuống. Con chuột chạy mất.
Đầu hắn nhức dữ dội, hắn ngất đi. Hắn tỉnh lại khi mặt trời đã hơi chếch bóng, có lẽ khoảng một giờ trưa. Không phải tự nhiên hắn thức tỉnh mà có cái gì chạm vào tay hắn.
Con chuột! Nó đang gặm tay hắn! Nó ăn hắn!
Hắn không ngờ đến chuyện này. Hắn định ăn nó và giờ đây nó ăn hắn! Hắn rụt tay lại và con chuột chạy mất. Không, canh bạc này hắn phải thắng. Con chuột sẽ không ăn được hắn. Không được để nó làm việc đó. Hắn rùng mình giữa cái nắng ghê gớm khi nghĩ rằng con chuột sẽ ăn dần thân thể hắn, mỗi ngày một chút:
tay, chân, ruột, gan... xác hắn sẽ nuôi nó trong nhiều ngày và hắn phải chết một cách đau đớn... Không, hắn phải thắng!
Ý nghĩ ghê gớm hình thành trong đầu hắn.
Hắn sẽ dùng cái kính lúp để đốt đống gỗ và hắn sẽ nằm trong đó, ngọn lửa sẽ thiêu xác hắn ra tro. Nó sẽ không ăn được tí gì của thân xác hắn. Nhưng chỗ củi đó liệu có đủ để thiêu xác hắn ratro không? Hắn chuachát nghĩ thầm, có lẽ không đủ. Nhưng ít ra mình cũng đã chết để không thấy nó ăn thịt mình. Hắn không chịu nổi ý nghĩ bị ăn sống. Gom hết tàn lực, hắn gượng ngồi dậy, lết đến đống gỗ. Chỉ độ tám mét thôi mà sao hắn thấy xa quá. Cuối cùng hắn cũng đến nơi. Nghỉ một chút rồi hắn lấy cái kính lúp ra. Mặt trời hơi nghiêng, có lẽ khoảng hai giờ. Tay hắn run quá, không cầm vững được cái kính. Hắn cố xoay xở và sau cùng đặt gác nó lên một cục đá nhỏ. Ánh nắng như thiêu xuyên qua mặt kính hội tụ, chưa đầy một phút sau, trên mặt một miếng ván đã nám đen, bốc khói. Đống ván đã quá khô vì nhiều ngày phơi nắng. Một đốm lửa đỏ xuất hiện trên mặt miếng ván, khói bốc nhiều hơn, vết cháy đen loang rộng. Ngay lúc đó hắn thấy con chuột bên kia đống ván, lưng quay về phía hắn. Nó đang ngậm trong miệng một con cá nhỏ. Con cá chỉ bằng hai ngón tay. Hắn bỗng thấy đói cồn cào, quên cả việc đang làm, vừa bò vừa lết lại chỗ con chuột. Nó vừa nhả con cá ra, có lẽ bị sóng đánh văng lên bờ. Con chuột nghe tiếng hắn, ngoạm lấy con cá và chạy biến mất. Đầu óc hắn quay cuồng vì vừa cố gắng quá sức, quị vật xuống. Rủi thay, đầu hắn va phải một cục đá. Hắn suýt ngất đi, nhưng không, hắn vẫn tỉnh, cảm thấy một luồng hơi nóng hắt đến từ phía sau lưng. Chậm chạp quay đầu lại, hắn thấy ngọn lửa đã bùng lên, đám gỗ khô nẻ bắt cháy nhanh chóng. Hắn đang nằm cách đống lửa khoảng sáu, bảy mét. Hắn cố lết lại. Cơ thể hắn không còn chút sức lực nào. Hắn ước sao mình được nằm trong đống lửa đó. Hắn cố nữa, cố nữa, nhưng chỉ được nửa mét. Hơi nóng hắt vào mặt hắn, lên người hắn. Hắn chợt ân hận: “Sao lúc nãy mình không ráng lăn xuống biển nhỉ! Mà chẳng biết có nổi không!” Hắn ngất đi.
Hắn tỉnh lại lúc trời chưa tối hẳn. Ánh nắng chiều tàn vẫn còn trên đảo. Đống gỗ đã cháy hết, đống than hồng cũng tàn gần hết. Những cuộn khói trắng bốc cao
trên nền trời màu cam. Giờ thì hoàn toàn tuyệt vọng. Từng thớ thịt trong cơ thể hắn đau nhức rãrời.
Màn đêm xuống dần. Hắn vẫn thức, vẫn tỉnh và biết con chuột đã đến. Nó đang cắn ngón chân hắn. Hắn không thấy đau, chỉ thấy nhột vì cơ thể hắn giờ đã tê dại. Hắn không sợ, không kinh hoảng vì sắp bị ăn sống nữa mà chỉ thấy chua chát.
Mình đãthua!
Hắn không thể cử động dù chỉ một ngón tay. Hắn nhắm mắt lại. Con chuột vẫn gặm ngón chân hắn. Hắn bỗng thấy ngứa ngáy khắp người và ngay sau đó hắn nghe có tiếng động.
Tiếng xích sắt loảng xoảng vàtiếng người lao xao.
- Đây rồi! Có một người ở đây!
- Tôi đã nói mà... rõ ràng có khói...
- Kìa, đống than đang tàn kìa...
- Anh tacòn sống không?
- Không biết, để tôi coi...
Họ đặt hắn lên cái băng-ca, khiêng ra ca-nô để chuyển lên tàu. Lúc đến mép hòn đảo, hắn sực nhớ, mấp máy môi. Qua ánh đèn măng-sông sáng rực, một người trông thấy, cúi xuống hỏi.
- Anh muốn gì?
Hắn thì thào yếu ớt.
- Trong túi áo... tôi có... năm mươi... đô-la... lấy ra...
Người đó làm theo lời hắn và hỏi.
- Để làm gì?
- Trên tàu... có bánh... bích-qui không?
- Có.
- Có... nước ngọt không?
- Có.
- Bán cho tôi... năm mươi... đô-la... bánh và nước... bỏ lên đảo cho tôi... tôi đã thắng...
Người đó nói lại cho những người kia nghe. Họ nghĩ hắn mê sảng. Nhưng có một người nói.
- Chắc có chuyện gì đấy, cứ làm theo lời anh ta vàlấy tiền đi.
Hắn gắng gượng cho đến khi thấy họ mang hai thùng bánh rất to và hai thùng nước bỏ lên đảo, rồi một màn đen phủ chụp lấy hắn.
Con tàu không nhổ neo cho đến sáng hôm sau. Họ tiếp nước biển, tiêm thuốc hồi sức cho hắn. Họ muốn biết chuyện gì xảy ra với con tàu, với những hành khách. Dù rất yếu, hắn vẫn đủ sức cho họ biết có lẽ hắn là người duy nhất sống sót.
Hắn hỏi mượn một cái ống nhòm, gượng dậy nhìn về hòn đảo. Hắn thấy con chuột đang đứng trên thùng bánh, hai chân trước cầm một cái bánh, gặm ngon lành, cặp mắt dáo dác nhìn quanh...
Sáu Cỗ Quan Tài
Jonathan Craig
Tôi cho rằng người ương ngạnh, sắt đá hay côn đồ nhất trong chúng ta cũng có tính mềm yếu trong sâu thẳm tâm hồn dù cho người đó chẳng ưa ai, chẳng thương ai, cũng có thể không thương luôn chính bản thân họ.
Đối với tôi đó là tình cảm, đặc biệt là tình yêu nếu đó là một chuyện tình buồn. Tôi là người dễ xúc động trước những chuyện tình buồn. Chúng làm tôi ăn không ngon, ngủ không yên, chẳng hạn như chuyện tình của Denver Eddie và Sweet Alice mà tôi sắp kể cho các bạn. Nó làm tôi ray rứt cả tuần lễ, xao xuyến mãi vàlàm tôi mất toi hai trăm đô-la.
Tôi không bao giờ quên buổi tối được nghe kể câu chuyện đó. Tôi muốn quên nó nhưng không sao quên được.
Tôi đang trên đường đến dự buổi họp mặt hàng tuần tại câu lạc bộ của những người biệt xứ. Chúng tôi vẫn gọi thế. Chúng tôi có mười hai người ở đây, Rio. Chúng tôi là những người trốn biệt xứ, không phải chúng tôi đến sinh sống ở đất nước Brazil này vì thích nó mà vì sự sống còn, vì ở Mỹ, chúng tôi không thể sống nổi trong nhà tù Leavenworth hoặc Singsing hay bất cứ địa ngục nào tương tự. Càng không thể sống ở Mỹ một cách ung dung vì phòng hơi ngạt và ghế điện có thể lúc nào cũng chờ đón chúng tôi.
Vì thế, chúng tôi phải đến xứ Brazil này để được sống, được tự do. Chúng tôi thành lập một câu lạc bộ và mỗi tuần một lần, chúng tôi họp mặt trong một phòng đặc biệt của một khách sạn ở bãi biển Copabana nổi tiếng. Chúng tôi gặp nhau để uống rượu, tán gẫu những chuyện ngày xưa ở Mỹ.
Có vài chàng trai cô gái bản xứ được nhập hội chúng tôi và họ đều dễ thương. Đó là Môi mỏng, Johnny nóng tính, Charlie một, Charlie hai, Millie, Sue chậm chạp, Willie mít ướt, Mặt dầy...
Họ gọi tôi là giáo sư vì tôi đã qua hai năm ở đại học Hanley Miller.
Như tôi nói lúc nãy, tôi đang trên đường đến dự buổi họp mặt với họ. Lúc đó trời chưa tối hẳn. Tôi đi thong thả bên lề đường, thích thú vì trời lành lạnh. Bỗng tôi thấy một người đàn bà đang đứng bên cột đèn đường nhìn tôi chăm chú. Ánh mắt bà ta như dò xét, đánh giá tôi. Theo tôi, bà ta khoảng sáu mươi tuổi, nhưng trong đời tôi chưa thấy một người đàn bà nào ở tuổi đó mà vẫn giữ được sắc đẹp như vậy. Bàta đẹp, rất đẹp.
Bàta nói khi tôi đến gần.
- Xin lỗi, tôi có thể nói chuyện với cậu một chút chứ?
Giọng nói mới tuyệt làm sao! Đó là tiếng nói của một phụ nữ trẻ, nhẹ nhàng, thánh thót.
- Vâng, xin sẵn sàng...
- Tôi muốn kiếm một người tin cậy để nhờ một việc quan trọng... Mắt bàta mờ đi, hình như bàta khóc.
- Trông cậu người lịch sự, tôi thấy có thể tin được. Cậu vui lòng giúp tôi một việc nhé?
- Còn tùy chứ!
- Chỉ mất một phút để làm việc đó thôi, xin cậu nhận lời giúp tôi nhé? - Việc gì vậy?
Bàta khẽ hất mặt về phíacăn nhà bên kia đường, cửara vào đang mở. - Có một người thân của tôi trong căn nhà đó... ông ấy mới chết... đang nằm trong quan tài... chưa đóng nắp... tôi... tôi muốn nhờ cậu đặt vào trong đó một vật hộ tôi.
- Nghĩalà bà muốn vật đó được chôn cùng người chết?
- Vâng, vì nó làcủa người đó.
Giọng bàtarun run.
- Tôi biết nhờ cậu như vậy rất đường đột... nhưng nó phải được chôn cùng ông ấy... nó phải...
- Tại sao bà không tự làm lấy?
- Tôi đãcố thử... khi tôi vào chào tạm biệt ông ấy...
- Chào tạm biệt?
- Vài phút trước đây tôi nhìn ông ấy lần cuối, tôi đã thử nhưng không được. Tôi bị bệnh thấp khớp, tay tôi không nhấc lên được.
- Tôi hiểu.
- Làm ơn giúp tôi, tôi sẽ nhớ ơn cậu suốt đời.
- Nó quan trọng đến thế à?
- Đây làchuyện quan trọng nhất đời tôi... xin giúp tôi.
Giọng bàta van lơn thật đáng thương.
- Tôi chỉ bỏ nó vào trong quan tài thôi chứ gì?
- Vâng, xin cậu bỏ nó vào chỗ nào mà không ai thấy để lấy nó ra - Lỡ có ai nhìn thấy tôi làm thế thì sao?
- Không có ai trong đó. Hình như không có ai đến viếng ông ta. Tôi vừa trong đó ra đây vài phút.
- Bà muốn tôi bỏ cái gì trong đó?
Mắt bàtasáng lên nhưng nước mắt tuôn theo ngay.
- Vậy làcậu nhận lời?
Bàta vội vãthò tay vào túi xắc.
- Cầu Chúa ban ơn cho cậu.
Thật tình, tôi thấy tò mò lẫn căng thẳng.
Bà ta lấy ra một vật nhỏ bằng kim loại, hình tròn, nhìn đăm đăm nó một lúc như không muốn rời nó. Cuối cùng, bàtatrao nhanh cho tôi, mặt quay đi. - Đấy, làm ơn đặt nó ở chỗ không ai thấy.
Trời đã nhập nhoạng tối, thêm vào ánh đèn đường nên tôi không biết nó bằng kim loại gì. Nó hình tròn, giống như hộp phấn thoa má của phụ nữ, nắp hộp đóng kín, dán một lớp băng viền quanh miệng. Tôi hỏi.
- Cái gì vậy?
Bà ta chỉ nhìn tôi mỉm cười, cố mím môi để khỏi bật khóc. Tôi nhún vai, bỏ cái hộp vào túi.
- Được, tôi sẽ giúp bà.
- Cầu Chúa ban phước cho cậu.
- Không có chi.
Tôi băng qua đường, bước vào căn nhà ba ta chỉ. Đúng như bà ta nói, không có ai ở đó. Căn phòng tồi tàn không đồ đạc, chỉ có mười hai ngọn nến quanh cỗ quan tài. Tôi đứng tránh cửa sổ để bà ta không nhìn thấy tôi, lấy cái hộp ra xem kỹ.
Đó là một cái hộp bằng vàng trắng.
Cái hộp này đem bán ở chợ trời với giá rẻ mạt cũng được hai trăm đô-la. Tôi nhìn vào quan tài. Người chết là đàn ông khoảng trên sáu mươi. Có hai vết sẹo dài ở má phải ông ta. Vành tai trái ông ta bị cắt cụt sát vào đầu.
Tôi cầm cái hộp giơ lên trước ánh nến cốt cho người đàn bà ngoài kia trông thấy vì có thể bà ta đang nhìn tôi rồi tôi thò tay vào quan tài. Khi rút tay ra, tôi vẫn nắm cái hộp trong lòng bàn tay, bước tránh khỏi cửasổ, bỏ nó vào túi quần. Hai trăm đô-lachứ đâu ít!
Khi tôi trở ra thì bà ta không còn ở đó nữa. Tôi quẹo phải và tiếp tục đi bộ đến nơi họp mặt. Tối nay thật đẹp trời, tôi thấy sảng khoái và vui hơn nữa vì tự nhiên có hai trăm đô-la.
Đi được hai dãy phố thì có một chiếc xe hơi thắng lại phía sau lưng tôi, bóp còi inh ỏi.
Đó là Gus, người lớn tuổi nhất trong nhóm chúng tôi. Ông nói. - Lên xe đi, giáo sư.
Tôi lên xe và ông ta lái đi tiếp. Gus là tay anh chị khét tiếng ở Mỹ chuyên được thuê gây hỏa hoạn. Ông là người thích pha trò, lúc nào cũng tươi vui rạng rỡ. Nhưng bây giờ thì không. Tôi hỏi.
- Chuyện gì vậy? Sao bác trông như đưa đám ma vậy?
- Giáo sư, tôi không tin ma quỷ, nhưng tôi vừatrông thấy ma.
- Ồ, ở đâu?
Ông ngoắc ngón tay cái rasau lưng.
- Đằng đó. Suýt nữathì tôi đâm vào xe khác.
- Ma kéo đấy!
- Tôi không đùa đâu, thật đấy.
- Thế con ma đó làai vậy bác?
- Một cô gái tôi quen bốn mươi năm trước, lúc tôi chỉ là một thằng nhóc mới vào đời. Khó tin quá! Khó tin... lạthật... cô ta biến mất bốn mươi năm nay rồi. - Ai mới được chứ?
- Sweet Alice. Một cô gái tóc vàng rất đẹp, đẹp lộng lẫy, đẹp nhất trên trái đất này màtôi may mắn được quen.
- Và bác mới thấy lại người đó?
- Ừ, nếu nàng còn sống thì người tôi vừa gặp là nàng chứ không ai khác. Cô ấy đã già gần bằng tôi nhưng vẫn đẹp. Tôi sẽ kể lại chuyện xưa cho giáo sư nghe, chuyện làm tôi choáng váng từ đó đến nay vẫn chưa hết.
- Tại sao bác không dừng xe xem có đúng người đó hay không. - Khi kiếm được chỗ đậu xe rồi quay lại nơi nhìn thấy nàng thì bà ta đã biến mất. Có lẽ bàta đãlên xe buýt hay taxi...
Gus trông có vẻ buồn bã hơn. Đến khách sạn, chúng tôi lên thẳng phòng. Đó là một loại phòng khác thường. Nó hình tròn, một cái bàn tròn giữa phòng. Tất cả đãcó mặt. Mọi người thấy ngay sự bất thường ở Gus.
Frankie lalên từ đầu bàn bên kia.
- Chuyện gì mà mặt mày sưng sỉa vậy bác Gus? Bộ bác mới đốt lầm nhà hả? Gus nói lại chuyện đã nói với tôi lúc nãy về Sweet Alice.
Charlie Một nói.
- Vậy thì cái cô Alice đó hẳn là một tuyệt thế giai nhân nên bác mới nhớ suốt bốn mươi năm qua.
Gus nói.
- Bạn không bao giờ thấy cô gái nào lộng lẫy hơn cô ấy đâu. Bất cứ người đàn ông nào trông thấy nàng đều yêu nàng ngay. Cả tôi cũng thế. Nàng là cái đẹp mà người ta gọi là người đẹp... người đẹp...
- Người đẹp giết người.
Tôi tiếp lời vì thấy Gus có vẻ không tìm rachữ. Ông gật đầu.
- Đúng! Người đẹp giết người, đúng! Năm người đàn ông đã chết vì nàng bốn mươi năm trước chứng minh điều đó đúng. Năm người đàn ông đã chết, trừ tôi, vì may mắn, quá may mắn. Đáng lẽ tôi đãchết cùng năm người đó.
Ông lắc đầu buồn bã.
- Tất cả chỉ vì tình yêu. Tình yêu là cái nguy hiểm, nhất là mối tình này. Tôi khuyên các bạn chớ vướng vào nó. Tình yêu thường chỉ làsự nghiệt ngã màthôi. Millie kinh ngạc hỏi.
- Bác nói nàng giết chết năm người đàn ông? Giết năm người vàsuýt giết bác? - Không! Không phải thế! Tôi muốn nói nàng là nguyên nhân thôi. Nàng là nguyên nhân củatất cả những cái chết đến với những người đàn ông yêu nàng. Sue chậm chạp hỏi.
- Bác nói đã bốn mươi năm qua không thấy nàng phải không? - Đúng, vàcũng không thấy Denver Eddie nữa.
Môi mỏng ngạc nhiên.
- Denver Eddie? Ai vậy?
- Lâu lắm rồi, trước khi các bạn ra đời nữa kia... bốn mươi năm trước... lâu quá rồi còn gì. Denvetr Eddie là tay khủng bố thuê, chuyên dùng dao và thuốc nổ. Hắn rất đẹp trai. Hắn đã nhận lời khủng bố thuê cho ai thì luôn làm đến nơi đến chốn. Thế mà hắn pháluật trong vụ thanh toán Alice.
Mặt dầy hỏi.
- Hắn là một trong những người chết?
- Không, nếu được thế thì đã hay quá.
Millie nói.
- Tôi chưa bao giờ được nghe những chuyện tình thơ mộng. Chuyện này có vẻ hay đấy. Năm người đàn ông chết vì nàng!
Cô nàng Betty xen vào.
- Ấy, đãcó một thằng cha nhảy lầu tự tử vì tôi rồi đấy...
Millie cắt ngang.
- Im đi, Betty. Bác Gus đã nói thì nói cho hết. Nào, bác kể cho chúng tôi nghe đi.
Sue chậm chạp tiếp lời.
- Đúng, kể đi bác.
Gus ngồi im một lúc, đôi lông mày nhíu lại như không biết nên kể hay không.
Cuối cùng ông nhún vai và bắt đầu.
- Không ai trong các bạn ở đây hiểu được cuộc sống bốn mươi năm trước, nhất là ở Chicago. Tôi ở băng Monk Homma lúc đó. Băng chúng tôi có sáu người kể cả Monk. Gom góp vốn, chúng tôi cùng nhau kinh doanh, đang định cạnh tranh... Millie ngắt lời.
- Chúng tôi đang chờ bác kể về Sweet Alice cơ mà!
- Vâng, nàng là bồ của Monk. Hắn là thủ lĩnh của băng. Hắn thu xếp cho nàng chỗ ở thật tốt mặc dù đó là chung cư. Hắn vung tiền cho nàng. Chuyện bắt đầu khi hắn biết nàng không chung thủy với hắn. Hắn đến phòng nàng một buổi trưa nọ, lúc nàng đang đi thăm người em họ. Hắn nhặt được một cái kẹp ca vát trên sàn nhà cạnh giường nàng. Có sáu cái như vậy. Hắn chơi ngông lắm, đặt làm sáu cái kẹp ca vát bằng vàng đề tặng từng người trong băng, đều làm theo hình cỗ quan tài. Chúng tôi gọi đùa đó là sáu cỗ quan tài sống. Hắn nhặt được một cái trong phòng Alice, biết rằng nàng đang dan díu với một trong năm đàn em của hắn.
Một người xen vào.
- Nhưng làm sao biết được người đó làai?
- Hắn nghĩ ra cách tìm được kẻ đó. Hắn đến bưu điện, gởi năm bức điện tín cho năm người, ký tên Alice, nói rằng nàng vừa đi thăm người em họ về, muốn chàng đến gặp nàng ngay tại phòng riêng của nàng. Tôi quên một điều: hắn giấu mọi người chỗ ở riêng hắn thuê cho nàng. Vì thế bất cứ người nào trong năm chúng tôi đến đó tức là kẻ đang dan díu với nàng. Sau khi gởi điện cho năm người chúng tôi, hắn trở lại phòng, súng trên tay chờ đợi con mồi.
Willie hỏi.
- Người đó làai?
Gus thở dài.
-Tôi. Khi tôi vào phòng thì hắn hướng khẩu súng vào ngực tôi, tôi nghĩ hắn bắn ngay.
Charlie Hai hỏi.
- Tại sao hắn không bắn ngay?
- Hắn muốn tôi thú nhận. Đó là điều cứu tôi thoát chết. Hắn ngồi đó, súng hướng vào ngực tôi thì cánh cửa bật mở. Trời ạ! Một cậu trong băng! Thế là hắn có hai kẻ để giết.
Ngưng một chút, ông tiếp.
- Vài phút sau, ba người còn lại đều có mặt trong phòng. Monk định gài bẫy một tên phản bạn, thế mà hóaracả năm tay em!
Millie lalên.
- Thánh thần ơi! Tư tình với cả năm tay em của ông trùm! Hay! Hay quá! Tiếp đi bác.
- Ban đầu, Monk suy tính xem bắn ai trước. Tất cả chúng tôi phát điên vì nhau, không ai biết nói gì, cũng không sợ chết. Thế rồi chúng tôi nghĩ về Alice khi đãtỉnh trí lại, hiểu rằng nàng đang cười trên đầu sáu thằng đàn ông chúng tôi. Cô nàng Betty khịt mũi.
- Đàn ông mà! Cứ cho mình là nhất!
- Nàng làm thế chỉ có hại cho nàng vì chúng tôi sẽ không thù oán nhau. Chúng tôi bàn bạc một lúc rồi quyết định Alice phải chết, nhưng suy đi tính lại nếu thế thì nhẹ cho nàng quá. Chúng tôi nghĩ một cách: phá hủy sắc đẹp của nàng. Chúng tôi sẽ cắt tai nàng. Nàng sẽ nhớ suốt đời hình phạt này. Thế là chúng tôi kiếm Denver Eddie, tên giết mướn chuyên dùng dao và chất nổ tôi nói lúc nãy. Sau khi thỏa thuận giá cả, hắn lên đường đem về cho tôi, à, cho chúng tôi một cái tai của Alice.
Một người nói.
- Giống như kiểu hành hình thời Trung cổ bên châu Âu.
- Chúng tôi biết Denver không bao giờ phá vỡ hợp đồng khi đã thỏa thuận mà cũng không dám phản chúng tôi. Alice có đôi tai rất đẹp, ở mỗi trái tai có xâm hình một bông hồng rất khéo, nó bé xíu do một bàn tay bậc thầy xâm cho nàng. Chúng tôi sẽ biết Denver đem tai của nàng hay củaai về cho chúng tôi.
Một người hỏi.
- Gã Denver này có quen Alice không?
- Không. Hắn đi ngay, mang theo một con dao bấm và vài quả bom tự chế.
Hắn luôn mang chất nổ trong người phòng khi bất ngờ có chuyện. Sau khi hắn đi rồi chúng tôi gọi một thùng rượu vàcùng nhau uống để quên Alice. Millie nói.
- Tội nghiệp cô bé quá!
Cô nàng Betty thì nguýt dài.
- Đàn ông các người chỉ có thế! Chán người ta rồi sai một thằng điên đi cắt tai nàng, lại còn ung dung ngồi nhậu nhẹt nữachứ!
Gus tiếp.
- Denver gặp may vì khi hắn đến nhà người em họ của nàng thì cô em đi vắng, chỉ có Alice ở nhà.
Sue nhấp nhổm.
- Rồi sao?
- Một tay cầm lựu đạn, một tay cầm dao găm, hắn đứng nhìn Alice. Chỉ nhìn thấy nàng một lần thôi, Eddie không còn là Eddie nữa. Tình yêu làthế đấy. - Nhưng hắn cắt tai nàng chứ? Hợp đồng là hợp đồng. Nếu hắn phá hợp đồng thì các bác phanh thây hắn phải không?
Gus gật đầu.
- Đúng, nhưng hắn không thể cắt tai nàng. Hắn không phải người đàn ông duy nhất rơi vào vũng lầy Alice. Mọi bi kịch đến với đàn ông đều do cái nhìn đầu tiên khi đối diện Alice. Denver cũng không thoát khỏi số phận nghiệt ngã đó.
Người bồi bưng khay rượu tới, tôi chụp ngay ly Scotch làm một hơi. Tôi đã nói tôi là người yếu mềm. Tôi cần rượu để đủ sức nghe tiếp câu chuyện vì sắp đến hồi bi thảm nhất. Tôi làm thêm một ly nữa. Một người hỏi.
- Denver làm gì? Alice thế nào?
- Họ cùng ngồi xuống nói chuyện. Denver cho nàng biết lý do hắn đến. Hắn nói với nàng rằng hắn coi như đã chết vì nếu không thực hiện hợp đồng thì hắn sẽ bị giết. Trong vài phút gặp gỡ ngắn ngủi đó Alice yêu hắn ngay với tất cả sự cuồng nhiệt. Nàng bảo hắn cứ cắt tai nàng đem về nộp cho chúng tôi vì nàng không muốn Denver phải chết.
Sue kêu lên.
- Thế mới làtình yêu!
Mọi người im lìm, không khí trong phòng chùng hẳn xuống.
- Nhưng Denver không làm thế. Hắn nói sẽ có cách khác. Cả giờ đồng hồ hai người ngồi đó, ôm nhau như hai đứa trẻ lạc loài rồi hắn nghĩ ra một cách giải quyết mà các bạn không thể tưởng tượng được. Chỉ có một tên điên mới nghĩ được thế. Denver có vành tai nhỏ như của đàn bà và hắn muốn xâm chúng giống như Alice để cắt đem về cho chúng tôi.
Sue lại kêu lên
- Thế mới làtình yêu!
- Hắn yêu nàng thật sự, không còn gì trên đời này có ý nghĩa đối với hắn ngoài Alice. Họ đến nhà người nghệ sĩ xâm hình. Alice ngồi làm mẫu để ông ta xâm cho Denver.
Millie nói, mắt ươn ướt.
- Đây làchuyện tình hay nhất tôi được nghe.
Tôi cũng thế, có thể chính tôi cũng làm thế. Tôi không dám nói gì vì sợ sẽ bật khóc nếu lên tiếng.
- Denver đưa Alice trở về nhà người em họ rồi nói nàng chờ một chút hắn ra ngoài mua thuốc lá. Nhưng Alice biết đó chỉ là cái cớ nên ngay sau khi hắn vừa khép cửathì nàng chạy vào phòng tắm lấy lưỡi dao lam cắt luôn một tai mình. Sue lalên.
- Trời ơi! Tình yêu!... Có thể vậy ư?
- Nàng chạy ra gọi Denver. Nhưng đã muộn. Denver máu đầy mặt, tay cũng cầm một cái tai.
Sue lại thảng thốt.
- Trời ơi! Sao lại có chuyện như thế...
- Vâng, khi họ thấy việc họ đã làm vì nhau, họ thấy tình yêu của họ đối với nhau là vô cùng, cả hai ngất đi trong tay nhau. Tôi biết rõ mọi chuyện vì tôi và những người kia đến đó vài phút sau.
Frankie lalên.
- Để làm gì?
- Khi đã say mèm, chúng tôi ước sao đừng bảo Denver làm việc đó. Chúng tôi biết mình đã lầm vì chúng tôi vẫn còn yêu Alice, không muốn nàng bị hại. Thế là Monk chở chúng tôi đến đó. Đến nơi thì thấy cả hai nằm ngất trên sàn nhà.
Không ai nói gì. Không khí kỳ lạ bao trùm căn phòng. Có tiếng hỏi. - Rồi sao nữa?
- Chúng tôi lấy khăn ướt lau mặt cho họ, lau máu cho họ. Denver tỉnh lại ngỡ chúng tôi tìm giết hắn, ngồi bật dậy, chạy biến vào một phòng nọ, đóng cửa lại. Chúng tôi không hiểu tại sao... còn về Alice, khi tỉnh lại, nàng nhặt cái tai của nàng và của Denver rồi chạy xuống lầu. Tôi chạy theo sát nàng ngay vì tôi là người tỉnh rượu nhất. Tôi bắt kịp nàng ở cửa. Đúng lúc tôi chụp lấy tay nàng thì một tiếng nổ khủng khiếp làm rung chuyển cảcăn nhà.
George gật đầu.
- Chất nổ của Denver.
- Vâng. Hắn hóa điên, mở hé cửa và ném ra những quả đạn tự chế. Monk và bốn người kia chết ngay. Cả tuần sau người ta mới sắp xếp được những mẩu thịt xương củatừng người.
- Thế còn Denver?
- Hắn lặn ngay. Từ đó không ai gặp hắn nữa.
- Sweet Alice?
- Tôi đưa nàng biến khỏi nơi đó ngay vì cảnh sát đang đến. Tôi đưa nàng đến một bác sĩ hành nghề lậu. Trong lúc ông ta săn sóc vết thương cho nàng thì nàng ngồi nắm chặt cái tai của Denver. Nàng nói không bao giờ để mất nó. Sau đó tôi đưa nàng tới một khách sạn, ở đó nàng kể mọi việc cho tôi nghe. Nàng nói sẽ đi tìm Denver. Nàng vẫn giữ cái tai của hắn. Tôi bảo nàng đi nghỉ, tôi xuống phố mua thuốc cho nàng. Khi tôi trở về thì nàng đã đi. Bốn mươi năm qua tôi không được tin gì về nàng.
Gus kể xong ngồi im.
Tôi nhìn ly rượu trên bàn. Bây giờ tôi đã biết cái hộp trong túi quần tôi đựng cái gì rồi. Tôi đã biết người đàn bà đó là ai. Tôi biết mình phải làm gì với cái hộp đó. Tôi sẽ không kể cho ai biết chuyện này.
Bạn nghĩ gì? Tôi không quên được tối hôm đó. Tôi nhìn quanh, mắt người nào cũng ươn ướt.
Sòng Phẳng
John Cortez
Nàng có gương mặt buồn.
Đôi mắt to màu xám, cứ đăm chiêu mơ màng như hồi tưởng cái gì đó đã mãi mãi xa vời. Đôi môi hồng nhạt luôn nghiêm trang và đôi gò má hơi cao càng làm vẻ mặt xương xương của nàng héo hon thêm. Nàng rất ít khi cười. Tuy thế, nàng đẹp, đẹp ám ảnh, đẹp não nùng, đẹp khó quên.
Dáng nàng yểu điệu, mảnh mai, ai cũng có thể nhận thấy thân hình xinh xắn của nàng qua bộ trang phục mùa đông. Cứ như một món đồ sứ Trung Hoa thanh tú. Ngay cả giọng nói nàng cũng mong manh, như tiếng vọng sau cùng của lời thì thầm quên lãng.
Mỗi khi ôm nàng trong vòng tay, tưởng chừng như hắn có thể bóp nát hơi thở, bóp nát cả cuộc sống của nàng, vì hắn là một người đàn ông to lớn, cục súc. Tôi cho rằng bề ngoài thì thế chứ thật ra hắn rất dịu dàng vì nàng tỏ vẻ thích thú. Chỉ có những lúc đó tôi mới thấy nàng mỉm cười và ôm chặt hắn, đáp lại những nụ hôn.
Những lúc đó tôi cố gắng không nhìn, nhưng dù cho tôi có lảng đi thật nhanh thì hình ảnh nàng và hắn vẫn còn đó, rõ ràng, vĩnh viễn...
❉❉❉
Nàng nhìn thấy chúng tôi và bước ra ngoài đứng im trong tuyết, đầu trần. Nàng vẫy tay và thế là đủ để hắn bước nhanh về phía nàng. Tôi đứng lại, nhìn màu xanh mặt nước lăn tăn ở cái hồ gần đó. Nước chưa kịp đóng băng sau đợt tuyết rơi đầu tiên tháng mười hai.
Tôi nghe tiếng họ líu ríu với nhau. Những lời du dương ngọt ngào... phải vậy không? Tôi cố không quan tâm.
“Cái gì dằn vặt mi vậy, Ludlow?” Tôi tự nhủ.
“Tại sao cứ để nó ám ảnh mi như thế? Không có gì cả. Không có một tí gì...
giữa mi và nàng cả! Nàng hầu như không biết có mi hiện hữu trên cõi đời này. Hơn nữa, nàng đãcó chồng vàchồng nàng là người tốt...”.
Tôi đi vòng qua họ và nghe tiếng nàng:
- Thôi... anh...
Tôi cảm nhận thấy nàng gỡ khỏi vòng tay ghì siết của hắn khi tôi bước lên những bậc thềm đã được nàng lau rất sạch. Tôi giũ tuyết ở giày rồi nhìn từ hướng tây qua hướng nam. Chỉ có một khoảng trời xám đen, mênh mông nối tiếp mênh mông hoang dã.
Endicott hỏi:
- Anh không vào nhàsao, Ludlow?
Tôi đóng cửa. Endicott cởi áo khoác và nàng vội đỡ lấy, treo lên giá cho hắn. Bộ ngực vạm vỡ của hắn phập phồng.
Hắn nói:
- Cà phê thơm quá, Rosemary, có pha whiskey không, em yêu? Anh mê thứ đó lắm...
Tôi vào phòng ngủ, lấy hết đạn trong súng ra rồi dựng súng ở góc tường. Tôi cởi mũ áo quẳng lên giường rồi ngồi rồi xuống mép giường. Tôi không biết mình ngồi như thế bao lâu, hai tay kẹp trong đùi, đăm đăm nhìn sàn nhà. Tiếng Endicott kéo tôi về thực tại:
- Ludlow, cà phê nhé?
Hắn gọi từ phòng ngoài, tôi đáp vọng ra:
- Tôi ra ngay.
Hắn đang cầm một cái tách, tôi thấy trong đó có một nửa là cà phê đen đặc sánh, tay kia hắn cầm một chai whiskey. Tôi nói:
- Không,anh uống đi, tôi uống cà phê đen.
Hắn nhướn mày:
- Anh vẫn thích cà phê đen pha whiskey mà?
- Nhưng hôm nay tôi không thích.
Hắn nhún vai.
- Tùy anh.
Tôi cảm thấy ánh mắt nàng nhìn tôi soi mói, như vẫn thường nhìn. Tôi giả vờ không biết. Nàng nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Hôm nay cũng không gặp may à,anh Ludlow?
Tôi lắc đầu. Nàng nói:
- Tôi thì không biết nên vui hay buồn! Những con nai đó có làm hại gì ai đâu? Tội nghiệp! Tại sao đàn ông các anh nhẫn tâm quá vậy? Tại sao lại cứ thích giết chúng?
Endicott lên tiếng:
- Ludlow, anh đừng bực mình vì vợ tôi nhé? Chưa bao giờ tôi gặp ai có tâm hồn đacảm ủy mị như Rosemary...
Ông tacười vang tiếp:
- Cô ấy thà đi vòng để tránh một con bọ trên đất chứ không chịu dẫm lên nó! Rosemary, em phải tập tính gan dạ mới được!
Nàng đáp:
- Không, anh thừa biết mà, em không thể chịu nổi ý nghĩ có một sinh vật bị giết.
Endicott lại cười vang.
- Em phải vượt qua chính mình chứ! Hôm nào thử đi săn với anh để xem anh bắn một con thú,anh tin em sẽ thấy chẳng có gì là ghê gớm cả. Nàng rùng mình:
- Anh thừa hiểu là em không chịu nổi mà! Em sẽ ốm cả tuần cho anh coi. Em chỉ muốn anh đừng giết một con vật nào nữa...
Tôi nhìn họ, thầm nghĩ, hắn là hạng đàn ông to con, cục súc, tuýp người dễ gây quyến rũ những phụ nữ yểu điệu, mảnh mai. Có lẽ họ là một cặp cực kỳ xứng đôi vừa lứa. Nhưng hắn lớn tuổi hơn nàng nhiều quá. Có đến hơn hai mươi tuổi chứ không ít!
Nghĩ thế tôi bỗng giật mình, người nhộn nhạo.
“Lại nữa! Ludlow, mi làm sao vậy? Việc họ hơn kém tuổi nhau thì quan hệ gì đến mi chứ? Hay chỉ vì thỉnh thoảng nàng nhìn mi... mi không thấy rằng hắn yêu nàng đến nhường nào hay sao?”
Hắn cùng nàng chuẩn bị bữa tối. Tuy bảo nàng lo bữa ăn nhưng chính hắn là người nấu ăn. Hắn cười vui vẻ:
- Bây giờ tôi mới có dịp trổ tài nấu ăn đấy anh Ludlow. Ở nhà thì không bao giờ cô ấy cho tôi vào bếp!
Ăn xong hắn rửa đĩa, nàng lau khô. Tôi vào phòng, lên giường trùm chăn, cầm một cuốn tạp chí nhưng không đọc được chữ nào. Tôi nghe tiếng họ trò chuyện, nhẹ nhàng, âu yếm. Tiếng cười của hắn thỉnh thoảng vang lên sau một câu gì đó của nàng. Tôi nằm im giả vờ không nghe và nhớ lại mọi chuyện.
Khi hắn cho tôi thêm một số tiền khá lớn vào tiền thuê nhà, để tôi làm người hướng dẫn hắn trong mùa săn nai năm nay thì tôi cho rằng hắn là một anh nhà giàu đến từ miền nam nước Mỹ và có lẽ là chủ nhân một công ty xây dựng, hoặc chí ít thì cũng phải là một công ty gì đó cỡ khá. Tôi cũng chẳng thắc mắc gì về việc đó. Hắn trả trước tiền nhà là tôi thích rồi, lại còn cho thêm một khoản nữa để tôi dẫn hắn đến nơi có hươu, nai. Lúc đó hắn có nói rằng sẽ đưa vợ hắn đến ở cùng suốt mùa săn này. Tôi bằng lòng và đinh ninh vợ hắn cũng là người to lớn như hắn.
Thế mà giờ đây lại là một cô gái như vậy!
Tôi vừa bỏ cuốn tạp chí xuống, nhìn lên trần nhà thì nàng bước vào. Nàng nói giọng nhỏ nhẹ, thậm chí rụt rè:
- Em có làm phiền anh không?
- Không.
Đáp xong tôi ngồi bật dậy.
Không chớp mắt, nàng nhìn hai khẩu súng của tôi ở góc phòng. Nàng chỉ tay, hỏi:
- Tại sao anh lại dùng đến hai khẩu súng?
Tim tôi đập mạnh. Tôi tự nhủ: “Nàng hẳn là bực bội lắm? Phải ru rú ở nhà cả ngày trong khi chồng nàng và tôi đi săn. Chắc nàng chỉ quen đến những vũ trường, hộp đêm để giải trí chứ đâu có thích bị đưa đến một nơi hẻo lánh như thế này...”.
Tôi cố phatrò, hơi cợt nhả:
- Tôi bắn súng hai tay, như cao bồi trong phim miền viễn tây ấy mà! Mỗi tay một khẩu.
Nàng liếc tôi, ánh mắt nàng vốn mơ màng và bỗng sắc lẻm trong giây lát và miệng nở nụ cười u buồn, giọng trách móc:
- Anh đừng chế nhạo em, em hỏi thật mà! Hai khẩu súng đó có khác gì nhau không?
Tôi bước lại chỗ hai khẩu súng:
- Đây là súng trường, và đây là súng carbine. Carbine thì ngắn hơn, nhẹ hơn nên dễ mang cả ngày trong rừng, nhưng tôi vẫn thích súng trường hơn. Chúng không có gì khác nhau về cỡ nòng, đều 30.30...
- Anh có vui lòng chỉ em cách bắn không?
Tôi nhìn nàng trừng trừng. Trong một thoáng, nét mặt xanh xao của nàng ửng đỏ.
- Em... em thực tình muốn biết... vì chồng em. Anh ấy rất mê săn bắn... em muốn được đi cùng anh ấy. Em muốn được chia xẻ mọi thứ với anh ấy, anh anh ấy cứ cười nhạo em, cứ chế giễu em khi em nói chuyện nghiêm túc. Anh dạy em cách bắn súng nhé?
Tôi vẫn nhìn nàng trừng trừng. Ánh mắt nàng lẩn tránh mắt tôi, rồi lại nhìn thẳng vào mắt tôi. Chính cái ướtát trong ánh mắt nàng bắt tôi phải gật đầu. - Khi cò súng nhẹ như vầy là nó đã được cài khóa an toàn. Muốn bắn, cô bật ngón tay cái như thế này, rồi bóp cò. Muốn đẩy vỏ đạn ra để thay đạn mới thì làm như vầy, sau đó bắn tiếp. Nếu không muốn bắn nữa thì ấn cò như vầy rồi khóa an toàn... cô hiểu chưa?
Nàng gật đầu. Tôi nói:
- Đây, cô cầm lấy vàthử đi, không có đạn đâu.
Nàng mở to mắt như thể tôi vừa định ném một con rắn độc vào nàng. - Ô, không! Anh Ludlow, em không dám đâu!
- Thế thì làm sao cô tập bắn được?
- Cho em thời gian, nhé? Ngày mai ở nhà một mình em sẽ tập. Anh cứ để khẩu súng đó và đừng nạp đạn nhé? Em biết làm vậy có vẻ ngây ngô lắm, xin anh đừng
bực mình... em rất muốn biết bắn... để làm chồng em vui lòng. Anh dạy em nhé? Tôi thấy trong khoảnh khắc đó, ở nàng tỏa ra một nỗi mong mỏi, khát khao, tuyệt vọng. Một nỗi cô đơn kỳ lạ, rất khác thường. Tôi đáp:
- Được, tôi sẽ chỉ cho cô.
❉❉❉
Con hươu bước ra khỏi khu rừng nhỏ, đứng im một chút. Tôi thấy nó ngay nhưng lại lưỡng lự, suy tính. Nếu nó đi lên cái gò kia thì nó sẽ là cái bia rất lý tưởng cho Endicott. Tôi ngứa tay muốn bắn nhưng hắn đã trả tiền cho tôi nên tôi nhường hắn màtrong lòng tiếc rẻ.
Con hươu thật to, cặp gạc rất đẹp. Nó vẫn còn xa quá, khó mà ước lượng khoảng cách cho chính xác. Thật khó nhai. Tôi biết Endicott ao ước lập được chiến tích vì từ ngày đến đây hắn chưa bắn được con nào. Tôi đặt ngón tay lên cò súng, nếu nó bước lên cái gò kia thì tôi nhường hắn. Nếu nó đứng im thì tôi sẽ bắn. Ngay sau đó con hươu cựa mình rồi từ từ bước lên cái gò. Nó đi thật thong thả. Hình dáng nó nổi bật giữa khoảng không xám xịt.
Tôi chờ đợi. Một phát súng vang lên chát chúa phía trước tôi. Âm thanh vọng vào hoang dã rồi im ắng trở lại. Ngay sau đó một phát súng nữa, phát thứ ba tiếp theo ngay. Những tiếng vọng lịm dần rồi tắt hẳn.
Một cái gì kỳ lạ xâm chiếm tôi khi tôi bước lên con đường dốc. Tôi không thể hiểu, không nhận thức được. Nó làm tôi nôn nao, căng thẳng. Phải chăng do thời tiết khắc khắc nghiệt, do những đám mây ghê sợ kia, hay do cái im ắng của mùa đông nơi đây, giống như sự tĩnh lặng vĩnh cửu của huyệt mộ sâu kín? Ngay lúc đó hình ảnh nàng hiện trong trí tôi vàtôi hiểu đó làcái gì.
Tôi dừng lại giữa đỉnh đồi. Hắn ở phía trước tôi, đang ngồi trên một khúc cây, lưng quay về tôi. Tôi nhìn hắn và lại thấy nhộn nhạo trong người. Mới đầu nó êm ả, sau đó cuồn cuộn dồn dập khuấy động trong sâu thẳm tâm hồn tôi và tôi không hiểu rõ đó là cái gì. Rồi một cái gì khác làm nó nảy nở mỗi lúc một lớn hơn và tôi thấy nó bừng bừng choán ngự tôi. Sau cùng, tôi cố hết sức mình, tự kềm chế, bắt cái đó quay trở về hố thẳm mà nó vừathoát thai.
Tôi hạ khẩu súng xuống, thấy toàn thân run rẩy.
Khi đã hoàn toàn chế ngự được mình, tôi xuống đồi, đi về phía hắn. Nghe tiếng chân tôi, hắn liền đứng dậy, cầm khẩu súng, lộ vẻ bực tức chán chường. Hắn nói:
- Hụt rồi! Ba phát hụt cả ba. Anh nghe tiếng súng chứ?
Tôi im lặng. Hắn tiếp:
- Nó đi lên cái gò kia, đi chậm lắm. Chẳng có cái bia nào ngon lành hơn thế mà tôi bắn hụt phát đầu, cả hai phát sau cũng hụt nốt! Cũng phải thôi, lần đầu là mục tiêu di động chậm mà bắn không trúng thì hai lần sau làm sao trúng được khi nó di động nhanh!
Tôi không quan tâm đến hắn. Nhận thấy sự khác lạ ở tôi, hắn hỏi: - Anh có nghe tôi nói không?
Tôi sực tỉnh, cố lôi mình ra khỏi những ý tưởng đen đúa cùng nỗi sợ hãi, nỗi sợ tê tái con quỷ vô hình vừa mới ngự trị trong tôi. Tôi đáp khô khan: - Tôi nghe anh bắn. Chính tôi cũng thấy khó ăn, nhưng đừng buồn, còn nhiều dịp khác mà.
Hắn vẫn nhìn tôi chăm chú.
- Anh sao vậy? Trông anh không được khỏe.
Tôi nhìn vòm cây xanh, những cây bóng nước, vân sam, độc cần bao quanh vùng.
- Tôi khỏe mà.
- Thế màtôi lại thấy anh lạlạ. Mình về chứ?
Tôi không thích trở về căn nhà gỗ của tôi để lại thấy bóng hình nàng quanh quẩn, nghe tiếng nàng nói và thỉnh thoảng bắt gặp ánh mắt nàng nhìn tôi. Tôi không muốn về chút nào nhưng cũng chẳng có cách nào tránh được. Tôi đáp: - Ừ, chúng ta về.
Tối hôm đó tôi không nằm đọc báo nữa mà thu mình trong chăn, gối đầu lên hai bàn tay, nhắm mắt, cố xua đuổi chuyện đã xảy ra trong ngày, cố không quan tâm tiếng họ trò chuyện bên kia bức màn.
Họ đang chơi bài. Nàng kêu lên thích thú mỗi khi thắng được một ván và hắn lẩm bẩm cằn nhằn nhưng tôi dư biết hắn buông cho nàng thắng. Chẳng có gì hắn
không sẵn sàng làm vì nàng.
Tôi không nghe tiếng nàng đến. Mắt nhắm nhưng tôi ngửi thấy mùi hương. Linh cảm nàng đến, tôi mở mắt. Nàng đứng đó, nhìn tôi đăm đăm. Ánh mắt nghiêm trang và u buồn. Endicott đang ở phòng bên, mở nhạc thật to. Tôi vốn ghét mở máy hát quáto. Nhưng ngay lúc này tôi lại cần như thế. Nàng hỏi:
- Anh có khỏe không, Ludlow?
Hình như có gì khác thường trong giọng nàng. Một nỗi khát khao được giãi bày. Nhưng tôi tự nhủ đó chỉ là sự tưởng tượng phong phú của tôi mà thôi. Tôi ngồi dậy đáp:
- Tôi khỏe mà.
- Hôm nay anh không ăn gì.
- Tôi không đói.
- Em làm món gì cho anh ăn nhé?
- Thôi, đừng bận tâm.
- Em muốn làm cái gì đó cho anh...
Tôi không muốn câu chuyện tiếp diễn theo chiều hướng này nên tìm cách lảng đi.
- Hôm nay cô đãtập bắn súng chưa? Khẩu đó rất nhẹ, hợp với cô lắm. Nàng rùng mình.
- Em thử rồi... quả thật là dễ sợ... em có cầm lên nhưng chỉ có thế thôi. Em bỏ xuống ngay. Hễ cứ đụng đến nó là em cứ nổi da gà... em không tin là mình có thể bắn trúng được cái gì...
- Vớ vẩn thật! Tôi không hiểu tại sao cô lại sợ hãi quá như thế! - Em sợ lắm!
Nàng lại rùng mình. Mắt nàng mở to nhìn quanh quất, nhìn cái gì mông lung màchỉ có nàng biết.
- Người ta gọi đó là ám ảnh sợ. Có lẽ có chuyện gì đó xảy đến với em từ bé mà em không nhớ rõ...
Nàng bật cười, tiếng cười căng thẳng:
- Có lẽ em phải đến bác sĩ. Anh không cần em giúp gì chứ?
- Không, cám ơn cô nhiều.
- Vâng, chúc anh ngủ ngon.
- Cám ơn, chúc cô ngủ ngon.
❉❉❉
Có cái gì lạ lùng về những dấu chân đó làm tôi khó chịu ngay từ lúc đầu tiên trông thấy nó. Nhưng tôi không hiểu, không có một chút ý niệm cái “lạ lùng” đó là cái gì. Tâm trí tôi đang chất đầy những chuyện khác, về sự tuyệt vọng, ghê tởm, băng hoại của chính mình cùng với nỗi sợ hãi con quỷ đen đúa vô hình đang ngự trị trong tôi, vàtôi đang làm chủ nó.
Tôi bỏ Endicott ở một chỗ trống rồi đi vòng qua những cụm rừng nhỏ để xem có lùa được con thú nào chạy ngang đường cho Endicott bắn không. Chẳng có dấu chân con thú nào hôm nay. Chỉ có một vùng hoang vu mênh mông. Một màu xanh ngắt vàcái im ắng buồn thảm, kiên nhẫn, dễ sợ, đầy chán chường cô quạnh.
Tôi chạy theo con đường ngoằn ngoèo lên đồi, nhớ lại hôm qua, nhớ lại sự kích thích ma quái, nhớ khẩu súng tôi nâng trên lên vai, nhớ lúc hình ảnh nàng chợt hiện ra trong tâm trí. Và giữa những hồi tưởng đó, tôi lại thấy những vết chân. Chúng song song với những dấu chân của tôi, trừ một điều lạ là chúng lên đồi trong khi dấu chân tôi đi xuống. Nghĩa là, chúng ngược lại dấu chân tôi. Trước khi đến đỉnh đồi tôi thấy những dấu chân đó quẹo trái, hướng về rừng cây.
Hắn ngồi hút thuốc trên một thân cây cụt, khẩu súng đặt trên đầu gối. Tôi tự bảo mình đừng lưỡng lự. Có lẽ sự suy nghĩ của tôi hôm qua là sai lầm. Nhưng không hiểu sao tôi cố tình gây tiếng động. Hắn đứng dậy. Mắt hắn nhìn tôi kỳ kỳ. Hắn có hiểu không? Hắn có nghi ngờ gì về hôm qua? Hắn liếc nhìn đồng hồ rồi nói:
- Anh đi lâu quá.
Rồi hắn nói giọng thành thật:
- Tôi bắt đầu lo cho anh.
Tôi giật mình:
- Lo cái gì cho tôi?
Hắn lại nhìn tôi chăm chú:
- Tôi không biết, chỉ thấy hai ngày nay anh khác lạ. Nếu anh không được khoẻ thì cứ nghỉ ngơi vài ngày.
Tôi thở ra nhẹ nhõm. Vậy là hắn không biết, không nghi ngờ gì cả. Tôi đáp: - Không có gì đâu, cám ơn anh, tôi khỏe mà.
- Tôi vẫn chưa bắn được con nai nào. Năm nay không săn được thì sang năm tôi sẽ trở lại đây, thế nào cũng được phải không? Thôi, ngày mai anh cứ nghỉ ở nhà, tôi sẽ đi săn quanh đây, chẳng thể lạc được. Anh đừng cố gắng vì tôi trả tiền cho anh, cứ nghỉ ngơi nếu anh không được khỏe, tôi vẫn trảtiền cho anh.
Tôi suýt gào lên “Sao anh tốt với tôi quá vậy?”
Tôi nói lớn:
- Không, tôi khỏe lắm, có gì đâu? Thôi, chúng ta về kiếm cái gì uống đi. ❉❉❉
Nàng ngồi giữa hai gã đàn ông chúng tôi, hai tay đặt trên đùi. Mặt nàng trông xanh xao hơn qua ánh đèn xe hơi hắt lại. Ánh đèn vàng vọt mơn trớn mặt nàng làm tôi ganh tị vì tôi không dám ôm lấy khuôn mặt đó. Tôi nói với Endicott. - Tới một chút nữa, quẹo trái.
Đấy là những lời đầu tiên tôi nói từ khi ra khỏi nhà. Endicott hãm ga, rẽ trái. Khá nhiều xe hơi đậu trước quán rượu. Vừa ra khỏi xe thì tôi nghe tiếng hát vọng ra từ các máy hát tự động trong quán rượu cùng tiếng cười nói ầm ĩ. Tôi đứng lại nhường nàng và hắn vào trước. Có một hành lang nhỏ ở lối vào. Chúng tôi cởi áo khoác ở đó tôi vẫn nhớ lời một bài hát đang phát ra từ máy hát tự động, nó trùng hợp với tâm trạng tôi lúc này.
“... có em trong anh, có một nỗi buồn...”
Chúng tôi cùng vào quán. Endicott sà lại bên một cái máy hát tự động, bỏ tiền vào khe. Tôi gọi rượu, uống một hơi cạn ly, gọi tiếp ly nữa. Tôi thấy nàng và hắn liếc nhìn tôi. Hai ly rượu của họ vẫn còn nguyên. Tôi lại lắng nghe bài hát. “... những giọt nước mắt lại rơi, khi anh nhớ em...”
Trong quán toàn những tay thợ săn. Họ cười đùa náo nhiệt. Chuyện chỉ xoay quanh việc săn bắn, những con nai họ giết, những con bị thương, những con to hiếm có mà họ bắn hụt... những lời trêu chọc chế giễu nhau, chuyện khôi hài...
Mọi người đều mặc áo len dày, quần jean màu đỏ sẫm. Đàn ông không ai cạo râu và thậm chí có thể ngửi thấy mùi gỗ rừng từ người họ. Tấ cả đều cười nói oang oang,ai cũng muốn lời mình lấn át lời người khác át luôn cả những cái máy hát ồn ào.
Chẳng bao lâu sau, Endicott đã nhập bọn với họ để được nghe bàn bạc về những loại súng tốt nhất dùng săn nai. Tôi gọi ba ly rượu nữa. Chất men làm tôi ngà say. Cái bóng đen ma quái đó tan biến trong tôi, nhưng tôi vẫn thấy buồn vì biết rằng nó sẽ trở lại với tôi khi men rượu đãtan.
Hai lần, tôi bắt gặp ánh mắt nàng nhìn tôi qua cái gương lớn ở quầy rượu và cả hai lần tôi lảng nhìn nơi khác. Cuối cùng, tôi quay lại, nhìn thẳng nàng. Nàng mân mê ly rượu, mặt đăm chiêu. Một lúc sau nàng nhìn lên và bốn mắt chúng tôi gặp nhau.
Tôi cho rằng tôi đã đọc được thông điệp nàng dành cho tôi trong ánh mắt đó. Tôi hỏi:
- Cô thích nhảy chứ?
Nàng vừa vặn, nhỏ nhắn,ấm áp trong vòng tay tôi vàtôi cũng nhận thấy đây là một sai lầm. Nàng nói khi chúng tôi dìu nhau ra giữasàn:
- Trong này ngột ngạt quá, em muốn ra ngoài một chút.
Tuyết phủ đầy những chiếc xe hơi. Hơi lạnh bốc lên từ mặt hồ. Nàng đứng đó, lưng về phía tôi, in lìm như chìm đắm trong suy tư, như mê mải miên man trong thế giới mộng tưởng khó hiểu của đàn bà. Và một lần nữa, tôi chống lại nó, nhưng ngay sau đó tôi nghĩ đây làcơ hội bằng vàng đến với tôi, tuy trong tôi có cái gì bắt tôi phải ngưng lại. Cái đó hòa lẫn một nỗi khát khao băng hoại. Tôi ôm vai nàng, xoay nàng lại, ghì xiết nàng trong tay tôi.
Tôi đoán nàng sẽ vùng vẫy lúc đầu, mong nàng sẽ kháng cự, ao ước nàng làm thế. Đôi môi nàng lãnh đạm lúc đầu rồi ươn ướt, ấm dần và tôi biết mình không lầm.
Thình lình, có tiếng động như có ai mở cửa quán rượu. Nhưng nàng biết trước nên xô tôi ra ngay. Tôi quay lại, đinh ninh là chồng nàng. Nhưng chỉ là một đôi tình nhân. Họ đi quachúng tôi, vào một chiếc xe hơi.
Chúng tôi trở vào quán.
❉❉❉
Trời xám xịt, xám đen như những ý nghĩ trong đầu tôi.
Nhưng đám mây đen lơ lửng thấp gần. To và cuồn cuộn. Không khí ẩm ướt, lạnh buốt. Một cơn mưatuyết rất lớn, có thể là bão sắp đến nơi hoang dã này. Tôi đứng ngoài nhà chờ Endicott từ biệt nàng. Họ luôn mất thì giờ trong việc chia tay nhau. Hắn đang đứng trên bậc thềm, tần ngần như đứa trẻ nói lời chào cha mẹ trước khi đến trường. Cảnh đó hôm nay làm tôi nghiến răng tê tái, vì nhớ đêm qua nàng đã ở trong vòng tay tôi.
Giọng Endicott vang lên:
- Anh không nghe vợ tôi nói sao?
Tôi giật mình quay lại. Hắn nói:
- Cô ấy hỏi anh hôm nay trời có mưatuyết lớn phải không?
Tôi nhìn nàng nhưng khá xa nên không thấy rõ ý đồ trong mắt nàng. Tôi đáp: - Chắc chắn đấy.
Hắn hỏi:
- Tuyết nhiều lắm phải không?
- Ừ.
Hắn hôn nàng đắm đuối và nói:
- Anh không đi lâu đâu, em yêu.
- Cẩn thận nhé anh!
Tôi bắt đầu bước racon đường mòn, tiếng nàng vọng theo:
- Tạm biệtanh, Ludlow!
Trong một khoảnh khắc, bước chân tôi lưỡng lự, nhưng tôi không dừng lại, chỉ lalớn:
- Sớm gặp lại cô.
Trên đường, tôi và hắn không nói lời nào. Âm thanh duy nhất là tiếng bước chân chúng tôi dẫm trên tuyết. Đến chỗ con đường rẽ, tôi dừng lại nói với hắn: - Hôm nay chúng ta tìm thú bằng cách khác xem sao. Mỗi người đi mỗi ngả. Anh cũng khá thuộc đường nơi đây rồi nên không sợ lạc đâu miễn là anh đừng rời
con đường mòn này mà mò vào rừng. Tôi sẽ tìm thú trong rừng vì tôi quá thuộc đường rồi. Biết đâu hôm nay lại chẳng bắn được con nai nào, vậy nhé? Hắn nhìn tôi không đáp. Hắn có biết không? Hắn có hiểu lý do thực đằng sau sự xếp đặt của tôi không? Hắn có biết tôi đang sợ hãi chính tôi không? Sợ cái tôi sắp làm?
Mấy bông tuyết rơi nhẹ nhàng giữa hai chúng tôi. Hắn nói:
- Được.
Tôi bảo hắn:
- Anh không cần đợi tôi như mọi khi, cứ trở về nhà nếu anh thấy mệt. Nhớ là đừng đi vào rừng, đừng bỏ con đường mòn này. Vùng này rộng lắm, rời đường chính thì tuyết sẽ lấp mất dấu chân anh và anh sẽ không tìm được đường về đâu, nguy lắm đấy, cẩn thận nhé.
Hắn gật đầu rồi bước đi.
Tôi theo con đường ngoằn ngoèo lên đồi. Những con đường tôi đã thuộc lòng từ bé nhưng ít khi đến đây những năm sau này. Bây giờ chúng chỉ còn trong ký ức, vàsau việc này, tôi muốn sẽ quên chúng cũng như quên tất cả mọi chuyện.
Tôi theo những dấu chân nai về hướng nam. Những vết chân còn mới nên tôi rẽ ngoặt vào rừng để không đánh động chúng. Tuyết đã ngập đầy khắp nơi, những bông tuyết rơi dày đặc hơn. Chẳng bao lâu nữa, trận mưa tuyết sẽ kéo đến với tất cảsức mạnh của nó.
Không lâu sau, những vết chân nai băng qua con đường chính. Tôi cũng thấy dấu chân Endicott vừa đi qua. Sau đó, khi thấy hai hàng dấu chân đi theo dấu chân Endicott, tôi vội theo ngay. Chúng tương tự như dấu chân tôi bắt gặp hôm qua, và khi nhìn kỹ chúng, tôi thấy trong người nhộn nhạo, quay cuồng và tôi hiểu.
Đó là dấu chân nhỏ nhắn của con nít, hoặc của một người đàn bà. Tôi theo chúng...
Nàng đang ngồi thu mình sau một gốc cây đại thụ, chăm chú ngắm bắn, quá chăm chú đến nỗi không nghe tiếng chân tôi rất nhẹ sau lưng nàng. Hắn dừng lại không xa phía trước, đang châm thuốc lá. Cái lưng của hắn là tấm bia lý tưởng vì
cái áo khoác đỏ nổi bật giữa biển tuyết trắng xóa.
Giữa cái im lặng rừng rú, tiếng “cách” khi nàng lên cò khẩu carbine chỉ là âm thanh mơ hồ. Nàng đã tháo găng tay bóp cò súng. Tôi vẫn mang găng và tôi chặn lại hành động cuối cùng của nàng vừa kịp lúc. Chính vì giật mình nên nàng bóp cò, nhưng ngón tay tôi đã đón phía trước - giữa cò và kim hỏa - cốt để vừa chận được phát súng oan nghiệt, vừa không cho khẩu súng rơi xuống. Nàng quá kinh hoảng, quá ngạc nhiên nên tôi dễ dàng tước khẩu súng trong tay nàng.
Nàng co rúm người, tay ôm ngực, tay kiache miệng ngăn một tiếng kêu sợ hãi. Hắn không bao giờ biết chuyện gì xảy ra sau lưng hắn. Khi tôi quay lại thì hắn đã đi tiếp, súng lủng lẳng trên vai. Hắn không nhìn lại và dần mất dạng. Tôi đã từng biết cái gọi là nỗi đau trong lòng, nhưng chẳng có cái đau nào có thể so sánh với cái đang đến với tôi trong lúc này. Nó là sự ghê tởm khôn cùng của mộtảo tưởng tan vỡ...
Tôi nhìn nàng, trong lòng nhức nhối, tràn ngập xót xa. Đó là một thứ đau đớn có thể phai nhòa nhưng không bao giờ chấm dứt. Tuy thế, tôi ngạc nhiên là không hề có chút ghét bỏ nào đối với nàng trong tôi. Cho dù bây giờ - sau cùng thì tôi đã hiểu nàng - tôi cũng không thể ghét nàng được. Điều tôi cảm nhận, hiểu thấu về nàng thì quá thật, quá sâu lắng, không thể bị chiếm cứ bởi sự ghét bỏ. Tôi nói:
- Thế mà cô nói không biết bắn súng, và súng làm cô ghê sợ! Lại còn bảo sợ lạc nếu đi một mình trong vùng này nữachứ!
Tuyết đang rơi dày hơn, nhiều hơn. Gió bắt đầu mạnh. Những vết chân của chúng tôi trên đường đã bị tuyết lấp mất. Tôi nói:
- Cô muốn làm cho không ai nghi ngờ cô chứ gì? Đó là lý do cô không bắn hắn hôm qua mà phải chờ đến hôm nay vì hôm nay tuyết sẽ lấp mất dấu chân cô. Trường hợp bị nghi ngờ thì cô cũng đã lo liệu rồi: súng của tôi! Cảnh sát kiếm thấy viên đạn trong người hắn, sẽ biết là đạn từ súng của tôi. Hay quá phải không? Vì thế nên cô không biết bắn chứ gì?
Hai giọt nước mắt nàng trào ra, đọng trên hàng mi, run rẩy một chút rồi lăn xuống gò má. Nàng lắc đầu nguầy ngậy. Cảnh này trước kia có thể làm tôi mủi
lòng, nhưng giờ đây tôi bỗng khôn ngoan, già dặn hẳn lên. Tôi tiếp: - Ngay cả đêm qua cô cố tình cho tôi hôn, cố tình để cho người khác thấy tôi hôn cô. Đó là cái bẫy dành cho tôi chứ gì? Đó là nguyên nhân tôi giết hắn. Còn nguyên nhân nào hay hơn tôi giết hắn vì muốn chiếm vợ hắn? Nhưng có một điều tôi thắc mắc: phải chăng không chỉ có mình cô trong vụ này? Bây giờ nàng mới nói:
- Em yêu anh, Ludlow, em yêu anh!
- Thậtà? Hay là một người đàn ông đang ở đâu đó? Endicott quá già đối với cô nên cô muốn thoát khỏi hắn, nhưng cô lại muốn có tiền của hắn. - Em yêu anh, tin em đi!
Rồi như thấy vô ích, nàng hỏi:
- Anh định làm gì?
- Tôi sẽ không nói cho ai biết đâu, Rosemary, không kể cho ai đâu. Ai mà tin tôi! Nào, chúng ta về.
- Về đâu?
- Về nhàchứ về đâu!
❉❉❉
Dĩ nhiên tôi nói dối nàng. Endicott quá say mê nàng nên vô ích nếu tôi kể mọi chuyện. Nàng sẽ chối quanh. Sẽ lẩn tránh đủ kiểu và hắn sẽ tin nàng chứ không tin tôi. Không, không thể kể cho hắn được.
Nhưng nàng sẽ tìm cách khác để giết hắn. Không cách này thì cách khác. Hắn sẽ chết màtôi không làm sao báo trước cho hắn...
Tôi rẽ ngoặt khỏi đường làng, vào rừng. Nàng dừng lại, lưỡng lự rồi nói: - Đâu phải đường về...
- Lối tắt.
Nàng vẫn do dự. Tôi nói:
- Cô không thấy trời sắp bão sao? Tôi muốn về nhà thật nhanh, theo tôi mau lên.
Nàng vội theo tôi. Rừng cây dày đặc xung quanh. Gió rền rĩ trên những ngọn cây nhưng dưới này khó mà nghe rõ. Đây là một cõi khác, một thế giới nguyên
thủy ban sơ, một thế giới của rừng cây và băng tuyết. Cây cối xung quanh giống hệt nhau. Mọi hướng đều y như nhau. Ngay cả mặt trời cũng không thể cho biết đâu là hướng đông, đâu là hướng tây, cả bầu trời cũng vậy. Vì làm sao mà thấy được gì khi tuyết rơi quá dầy và quá nhanh đến nỗi không thể nhìn xuyên qua cành cây kẽ lá?
Tôi bước nhanh. Nàng gọi:
- Anh Ludlow! Chậm lại, em không theo kịp!
Tiếng nàng ngắt quãng. Tôi đi nhanh hơn. Nàng hét lên, chạy theo. - Ludlow!
Tôi vùng chạy.
- Ludlow, Ludlow... Ludlow...
Tôi tiếp tục chạy, chạy mãi.
- Ludlow... Ludlow... Ludlow...
Tôi vẫn chạy, mặc những cành cây quất vào mặt, bỏ lại đằng sau tiếng thét lanh lảnh kinh hoàng.
Tiếng thét lịm dần vàchỉ còn trong trí tưởng tượng củatôi.
❉❉❉
Tôi đi cùng đoàn người tìm kiếm và chính hắn tìm ra nàng. Bão đã ngớt sau đó hai ngày. Chúng tôi thấy nàng gục bên một gốc cây, hai bàn tay nắm chặt, áp hai bên má. Viên cảnh sát nhẹ nhàng gạt tuyết trên mặt nàng. Trông nàng như đang ngủ và vẫn đẹp não nùng. Tôi quay đi và suýt ứa nước mắt trước cảnh đó. Nhưng không ai để ý vì ai cũng muốn khóc.
Nước mắt ràn rụa, hắn gào lên:
- Tại sao? Tại sao vợ tôi đến đây? Tại sao cô ấy đi lang thang như vậy? Tại sao... cô ấy sợ rừng mà! Có ai nói cho tôi biết tại sao không?
Biệt Thự Chim Sơn Ca
Agatha Christie
-Tạm biệt, em yêu.
-Tạm biệt,anh yêu.
Alix Martin đứng tựa vào hàng rào của khu vườn tuyệt đẹp, dõi mắt trông theo hình dáng chồng nàng nhỏ dần khi anh đi xuống con đường dốc dẫn vào làng. Không bao lâu sau, anh khuất dạng ở một khúc quẹo nhưng Alix vẫn đứng ở chỗ cũ,ánh mắt xa vắng, mơ màng.
Alix Martin không đẹp lắm, chỉ khá xinh và có chút gì đó vui nhộn ở nét mặt nàng mà các bạn nàng ít khi nhận thấy. Cuộc đời nàng không được suôn sẻ lúc tuổi đôi mươi. Mười lăm năm qua, từ tuổi 18 đến 33, nàng phải sống tự lập, làm thư ký đánh máy vàlàm việc rất năng động, chăm chỉ. Sự vật lộn với cuộc sống gay go làm nàng già dặn nhiều cảtâm hồn lẫn thể chất.
Nàng đã một lần yêu say đắm trong đời. Nàng yêu Dick Windyford, một bạn đồng nghiệp. Tuy bề ngoài họ có vẻ chỉ là những người bạn thân thiết bình thường, nhưng Alix biết rất rõ là Dick yêu mình. Dick phải làm việc cật lực để kiếm thêm tiền nuôi đứa em trai còn đang đi học, vì thế anh không thể tính chuyện lập gia đình.
Bỗng nhiên cuộc đời bình lặng và buồn tẻ của cô gái thay đổi nhanh chóng, nhanh một cách đáng ngạc nhiên, cứ như trong tiểu thuyết vậy. Một người bàcon của nàng qua đời và để lại tất cả tài sản cho nàng, một số tiền lớn. Thế là Alix có một cuộc sống thoải mái, không lệ thuộc vào ai. Nàng nghĩ Dick và nàng chẳng phải trì hoãn nữa, chỉ việc làm đám cưới là xong.
Nhưng Dick bỗng có thái độ khác thường. Anh chưa hề thẳng thắn nói với nàng là anh yêu nàng. Bây giờ, anh càng có thái độ xa cách hơn. Anh hay tránh mặt nàng. Anh bỗng trở nên im lặng, hay buồn bã. Alix mau chóng hiểu ra sự thật. Nàng đã trở thành một cô gái giàu có. Lòng kiêu hãnh của Dick không cho
phép anh hỏi nàng làm vợ. Nhưng không vì thế mà nàng không còn yêu anh, mà còn định ướm lời cho anh. Nhưng nàng chưa kịp thực hiện ý định đó thì một việc bất ngờ khác xảy đến.
Nàng gặp Gerald Martin tại nhà một người bạn. Người đàn ông này bỗng yêu nàng điên cuồng và chỉ một tuần sau, ông ta ngỏ lời cầu hôn nàng. Alix vốn bản tính nhân hậu và nhạy cảm, đã xiêu lòng trước người đàn ông này, và vô tình, nàng đánh động Dick Windyford. Anh đến gặp nàng, gần như nghẹn lời vì tức giận:
- Người đàn ông đó hoàn toàn xalạ đối với em! Em chưa hiểu gì về ông tacả! - Em chỉ biết làem đã yêu ông ấy.
- Làm sao em biết mình đãthực sự yêu hay chưachỉ trong... một tuần gặp gỡ? Alix tưởng anh bóng gió chuyện bậy bạ, nàng hét lên:
- Bộ anh tưởng phải mất mười năm để biết mình có yêu hay không à? Mặt Dick tái nhợt:
- Anh yêu em từ khi gặp em lần đầu vàanh nghĩ em cũng yêu anh. Alix thú thật:
- Vâng, em đã yêu anh, nhưng lúc đó em chưathực sự hiểu tình yêu là gì. Sau đó, trong cuộc nói chuyện, Dick bùng lên giận dữ. Lúc đầu anh năn nỉ, van xin nàng, rồi sau thì anh đe dọa, dọa sẽ làm cái gì đó với người đàn ông đã cướp người yêu của anh. Alix rất ngạc nhiên về tình yêu của chàng trai, người mà nàng tưởng mình hiểu rất rõ.
Sáng nay đứng tựa hàng rào biệt thự Chim Sơn Ca trong ánh nắng ấm, nàng hồi tưởng cuộc gặp gỡ hôm đó. Nàng vừa lấy Gerald được một tháng và rất hạnh phúc. Tuy thế, nàng bỗng có những lúc đột nhiên xao xuyến lạ lùng làm u ám những ngày hạnh phúc này. Nguyên nhân gây ra sự xao xuyến đó là Dick. Ba lần trong những giấc ngủ sau ngày cưới, nàng có ba giấc mơ giống nhau. Nơi xảy ra sự việc trong ba giấc mơ thì khác nhau nhưng các chi tiết chính thì giống nhau.
... nàng thấy chồng nàng chết và Dick đứng bên xác chồng nàng...... nàng biết Dick đã giết Gerald...
Nhưng nếu đó là chuyện ghê rợn thì có cái gì đó khủng khiếp hơn, tuy chỉ
trong mơ nhưng nó rất tự nhiên, rất thật.
... nàng, Alix Martin, vui mừng vì chồng mình đãchết...
Trong mơ nàng đã dang tay đón kẻ sát nhân, cám ơn hắn. Cả ba giấc mơ luôn kết thúc giống nhau: nàng trong vòng tay Dick Windyford.
Nàng không kể cho chồng nghe những giấc mơ đó. Chúng làm nàng lo sợ vu vơ, nhưng nàng không hề muốn kể cho chồng biết. Phải chăng đó là một lời cảnh báo huyền bí - phải đề phòng Dick?
Alix giật mình vì tiếng chuông điện thoại reo vang trong nhà. Chạy vào nhấc ống nghe và nàng gần muốn xỉu, phải chống một tay vào tường. - Ai... ai đầu dây đấy... hình như...
- Ủa, Alix, em làm sao vậy? Sao giọng em lạc đi vậy? Anh gần như không nhận ra giọng em nữa! Anh đây, Dick đây!
- Ô! Anh... anh đang ở đâu vậy?
- Ở khách sạn Du Lịch trong làng gần nhà em. Chắc em biết? Anh đang nghỉ phép, đến đây câu cá. Em không phản đối nếu chiều tối nay anh đến thăm vợ chồng em chứ?
Alix đáp nhanh:
- Không,anh không được đến!
Im lặng một chút rồi giọng Dick hơi khác cùng với vẻ trịnh trọng: - Xin lỗi em, dĩ nhiên anh không bao giờ muốn làm em buồn... Alix vội ngắt lời anh, sợ anh hiểu lầm mình hay nghĩ nàng không bình thường.
Mà đúng vậy,ắt hẳn nàng điên rồi! Nàng nói, cố giữ giọng tự nhiên: - Không phải... vợ chồng em vắng nhà tối nay... anh... anh đến dùng bữa tối mai với tụi em nhé?
Nhưng Dick nhận thấy không có chút nhiệt thành nào trong giọng nàng nên anh anh đáp, vẫn giọng trịnh trọng:
- Cám ơn em nhiều lắm, nhưng anh có thể đi khỏi nơi đây bất cứ lúc nào vì anh đang chờ một người bạn. Tạm biệt em.
Ngưng một chút,anh tiếp, vẫn thiết tha,ân cần như ngày trước: - Cầu mong em gặp nhiều may mắn!
Alix gác máy, lòng nhẹ nhõm, tự nhủ: “Dick không được đến đây, không được... quái lạ... mình làm sao vậy nhỉ! Nhưng... Dick không được đến đây... mình không muốn...!”
Nàng lấy cái mũ rơm trên bàn rồi trở ra vườn. Vừa ra khỏi cửa, nàng dừng lại ngước nhìn lên khung cửa. Có một bảng khắc bằng đá gắn ở đó: “Biệt Thự Chim Sơn Ca”. Nàng nói với Gerald khi mới cưới:
- Cái tên hay quáanh nhỉ?
Anh cười vui vẻ:
- Có lẽ em chưa bao giờ nghe về loài chim nightingale. Chúng chỉ hót cho những người yêu nhau. Chúng ta sẽ được nghe chúng hót vào những buổi chiều tối trong vườn.
Quả thật, nàng đã nghe chúng hót những buổi chiều tối, nàng rất vui. Gerald tìm thấy biệt thự này và đến gặp Alix với tâm trạng bối rối. Anh nói đã tìm được một căn nhàlý tưởng cho hai vợ chồng, một tổ ấm tuyệt vời. Khi đến xem căn nhà thì Alix mê ngay. Tuy ở một nơi khá hẻo lánh, cách ngôi làng gần nhất gần bốn cây số, nhưng căn nhà toát ra vẻ gì đó vui mắt và ấm cúng. Cách kiến trúc thật lôi cuốn, trong nhà đầy đủ tiện nghi. Xem một vòng, Alix hoàn toàn bị thuyết phục. Nhưng cả hai vợ chồng trẻ thất vọng khi tìm gặp chủ nhà, biết ông ta không cho thuê mà bán đứt.
Gerald có rất nhiều tiền nhưng phần lớn là tiền đã ủy thác trong công việc làm ăn nên không thể sử dụng tùy tiện. Anh chỉ có thể rút ra trong ngân hàng được 1.000 bảng. Chủ nhà định giá là 3.000 bảng. Alix quá mê căn nhà, và để giải tỏa lo lắng cho anh, nàng đưa cho anh 2.000 bảng để giao cho chủ nhà. Thế là biệt thự Chim Sơn Ca trở thành sở hữu của họ và Alix không một chút hối tiếc quyết định của mình. Có điều là căn nhà lớn quá mà không ai muốn làm gia nhân nơi hẻo lánh này nên Alix phải tự thu dọn lấy. Đã trải qua tuổi trẻ vất vả, nàng cũng không coi đó là nặng nhọc.
Trong vườn nhà có nhiều loại hoa đẹp, được một một người làm vườn chuyên nghiệp chăm sóc. Ông ta đến trông coi những luống hoa mỗi tuần hai lần. Vừa quẹo sang hông nhà, Alix ngạc nhiên khi thấy người làm vườn già đang
lúi húi bên những luống hoa. Nàng ngạc nhiên vì ngày làm việc của bác ta là thứ hai vàthứ sáu. Hôm nay làthứ tư.
Bước về phía ông già, nàng hỏi:
- Ủa, bác George, bác làm gì vậy?
- Tôi biết cô sẽ ngạc nhiên, nhưng sắp có một cuộc triển lãm hoa trên tỉnh vào thứ sáu, tôi nghĩ cô cậu không trách việc tôi đến đây làm việc hôm nay bù cho ngày nghỉ thứ sáu.
- Vậy à? Vâng, cháu chúc bác sẽ đoạt giải.
- Cám ơn cô, và tôi cũng muốn gặp cô trước khi cô đi để hỏi cô tôi sẽ làm gì với những luống hoa khi chúng trổ bông. Cô không định trước bao giờ sẽ trở về à? - Cái gì? Cháu đi đâu?
Ông George nhìn sững nàng, ngạc nhiên:
- Không phải cô đi Luân Đôn ngày mai à?
- Không! Ai nói thế?
Ánh mắt người làm vườn khác lạ:
- Tôi gặp cậu chủ trong làng hôm qua, nói là cậu và cô sẽ đi Luân Đôn ngày mai vàchưa biết bao giờ trở về.
Alix cười.
- Vô lý, chắc bác nghe lầm hay hiểu lầm ý anh ấy rồi.
Tuy nói thế nhưng nàng không hiểu chồng mình nói thế nào mà người làm vườn lại nghe ra như vậy. Đi Luân Đôn! Không bao giờ nàng muốn trở lại nơi đó. Nàng bỗng nói một cách cay đắng:
- Tôi ghét Luân Đôn!
Ông già điềm tĩnh:
- À, chắc tôi lầm... nhưng cậu nói rất rõ... tôi rất vui khi cô vẫn ở đây. Tôi không thích cô cậu đi vắng lâu và tôi cũng cũng không thích Luân Đôn chút nào. Tôi không muốn đến thành phố đó nữa, thành phố ồn ào nhất thế giới! Khi có một chiếc xe hơi thì người ta không chịu ở yên một chỗ. Ông Ames, chủ cũ nhà này vốn là người thích yên tĩnh thế mà thay đổi nhanh chóng sau khi sắm một chiếc xe hơi. Mua xe được một tháng thì bán nhà. Ông ta tốn bộn tiền cho việc
sửa sang, trang trí căn nhà này đó chứ. Tôi đã nói với ông ấy là sẽ không bao giờ lấy lại được số tiền bỏ ra phí phạm như vậy. Nhưng ông ấy nói chắc chắn sẽ bán được căn nhà với giá 2.000 bảng, dư lấy lại vốn, còn lời nữa! Tưởng đùa mà ông ấy bán được với giá đó thật!
Alix mỉm cười:
- Ông ấy bán được 3.000 bảng cơ đấy!
Ông George lặp lại:
- Hai ngàn, người quanh đây bàn tán nhiều vì giá đó hơi cao!
- Chỉ có 2.000?
Ông già nghiêm mặt:
- Sao, cô nói rằng ông Ames trơ tráo đến độ đòi cô cậu đến 3.000 bảng à? - Ông ấy không nói với tôi, ông ấy gặp chồng tôi và hai người thỏathuận. Ông giàlại cúi xuống những luống hoa, nói giọng quả quyết:
- Tôi biết chỉ có 2.000 bảng màthôi.
❉❉❉
Không bận tâm đôi co với lão, nàng bước về phía những luống hoa cuối vườn, chọn những bông đẹp nhất, hái một bó lớn. Khi đang trở vào nhà, vô tình nàng thấy một vật nhỏ màu xanh đậm nằm vắt trên cành một cây hoa. Nàng dừng lại nhặt nó lên và nhận ra là cuốn sổ tay của chồng mình. Anh ấy vẫn ghi những việc sắp làm, những việc cần nhớ trong cuốn sổ này. Là người vui tính, cởi mở đồng thời cũng là người rất ngăn nắp, làm việc gì dù nhỏ anh ấy cũng có thời gian sắp đặt trước hẳn hoi. Khi mới cưới, anh ấy đề nghị ăn đúng giờ và từ đó nàng thấy việc gì anh ấy cũng sắp xếp một cách cẩn thận, chi tiết.
Lật vài trang trong cuốn sổ, nàng bỗng thấy thích thú vì một trang có ghi: “Ngày 14 tháng 5, cưới Alix tại nhà thờ Thánh Peter lúc 2 giờ 30”. Nàng khẽ bật cười, lật tiếp những trang kế. Thình lình nàng dừng lại: “Thứ tư, ngày 18 tháng 6. Tại sao không làm tối hôm nay nhỉ?”. Ngay bên dưới là nét chữ nắn nót của anh: “9 giờ tối”.
Chỉ có thế.
Gerald định làm gì lúc chín giờ tối nay? Ngẫm nghĩ và nàng mỉm cười khi
nhận ra rằng một cuốn sổ tay thì có thể ghi bất cứ điều gì và chỉ có chủ nó mới hiểu thôi. Rất có thể trong cuốn sổ này có tên một nguời đàn bà nào đó. Nàng hờ hững lật tiếp. Nhiều ngày tháng ghi trước những cuộc hẹn, gặp gỡ việc làm ăn, nhưng tên người đàn bà duy nhất là... tên nàng!
Khi bỏ cuốn sổ vào túi áo, bước đi giữa những luống hoa, nàng bỗng thấy xao xuyến. Nàng chợt nhớ lời Dick Windyford. Lời anh rõ mồn một như bên tai nàng: “Người đàn ông ấy hoàn toàn là người xa lạ đối với em. Em chưa hiểu gì về ông tacả!”.
Quả đúng vậy. Nàng đã hiểu gì về Gerald? Anh ấy đã bốn mươi tuổi. Tuổi đó hẳn đãcó nhiều đàn bàtrong đời anh ấy...
Alix thấy bực bội. Nàng tự nhủ không nên nghĩ những chuyện vớ vẩn như vậy. Còn nhiều việc trước mắt phải làm. Có cần phải nói với anh ấy việc Dick phôn cho nàng? Nói hay không?
Có thể Gerald đã gặp Dick trong làng. Nếu thế thì chắc chắn anh ấy sẽ kể cho nàng ngay khi về nhà chiều nay, bấy giờ nàng nói với anh ấy cũng không muộn. Mà... cái gì vậy nhỉ? Alix bỗng muốn giữ kín chuyện này trong lòng. Nàng không muốn nói với ai cú phôn vừa qua. Nếu nói với Gerald thì anh ấy sẽ mời Dick đến chơi tại biệt thự, lúc đó nàng sẽ cho chồng biết là Dick có hỏi anh ta muốn lại chơi có được không và nàng đã từ chối. Nếu thế, Gerald hỏi tại sao thì nàng đáp thế nào? Kể cho anh ấy những giấc mơ của nàng ư? Anh ấy sẽ cười giễu nàng.
Sau cùng, tuy xấu hổ với chính mình, Alix quyết định giấu chồng chuyện ấy. Đây là lần đầu tiên từ khi cưới nhau, Alix giấu chồng một chuyện và nó làm nàng khó chịu.
❉❉❉
Khi nghe tiếng chân Gerald trong vườn chiều hôm đó lúc anh đi làm về, nàng vội chạy vào bếp giả vờ bận bịu để giấu sự bối rối. Nàng biết Gerald chưa gặp Dick. Nàng thở nhẹ nhõm nhưng vẫn thấy xốn xang vì giấu chồng một việc mà lẽ raanh ấy nên được biết.
Ăn tối xong, nàng cùng chồng vào phòng khách, mở các cửa sổ cho gió đêm đưa hương hoa ngoài vườn vào phòng. Alix bỗng nhớ cuốn sổ tay. Nàng đưa cho
anh, nói:
- Em thấy nó kẹt giữa những cành hoatrong vườn.
- Ủa,anh làm rớt ở đó à?
- Vâng, em biết hết bí mật củaanh rồi.
Gerald cười:
- Không có gì làtội lỗi cả, em yêu.
- Chuyện bí mật củaanh lúc chín giờ tối nay là gì vậy?
- Ô! Đó là...
Anh lộ vẻ ngạc nhiên trong một thoáng rồi mỉm cười như có gì đó làm anh thích thú lắm:
- Đó là một cuộc gặp gỡ của anh với một cô gái rất duyên dáng có mái tóc nâu, mắt xanh như em vậy.
Alix giả vờ nghiêm nghị:
- Em không hiểu,anh đừng lẩn tránh vấn đề.
- Không, anh nói thật. Cô gái đó là em đấy. Đây này, anh định tối nay rửa một số ảnh trong phòng tối vàem sẽ giúp anh lúc chín giờ.
Gerald rất mê nhiếp ảnh. Anh có một cái máy ảnh cũ nhưng rất tốt. Chụp ảnh xong anh thường tự tráng phim, rửa ảnh trong căn hầm rượu nhỏ của biệt thự. Hầm rượu đó anh cho sửa lại thành phòng tối cho thú đam mê của anh. Alix cười:
- Vàcông việc phải làm đúng chín giờ!
Gerald lộ vẻ khó chịu:
- Em yêu...
Giọng anh bỗng có vẻ giận dỗi:
- Nên sống có trật tự cho quen mới có thể làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Alix ngồi im không nói. Nàng nhìn chồng. Anh duỗi dài trên ghế đu, nhả khói thuốc. Mái tóc đen nhánh và gương mặt xương xương của anh bỗng nổi bật vẻ cương nghị. Bỗng nhiên. Một nỗi sợ hãi mơ hồ tràn ngập trong lòng Alix, nàng nói mà giọng lạc đi không kịp kềm chế:
- Ôi, Gerald, phải chi em hiểu nhiều hơn về anh!
Gerald nhìn nàng ngạc nhiên:
- Em yêu, em đã biết nhiều về anh. Anh đã kể tất cả quá khứ của anh từ khi anh còn là một cậu bé ở Norththumberland, về cuộc sống của anh ở Nam Phi, mười năm sau cùng ở Canada, thời gian sau cùng là quãng đời thành công nhất củaanh.
Alix nói giọng bực bội:
- Chuyện công việc thì nói làm gì!
- Anh hiểu ý em rồi. Chuyện tình cảm phải không? Đúng là đàn bà! Không có gì làm đàn bàtò mò hơn những chuyện riêng tư của người khác! Alix thấy cổ mình khô khốc khi nàng nói một cách lưỡng lự:
- Vâng... nhưng chắc hẳn đã có những chuyện tình cảm... phải chi em được biết...
Im lặng. Gerald có vẻ bực bội. Cuối cùng, anh nói với vẻ nghiêm túc nhưng ân cần:
- Alix, em cho rằng biết nhiều về người khác là tốt à? Được, anh sẽ nói. Đúng là đã có nhiều đàn bà trong đời anh. Anh không chối bỏ chuyện đó mà nếu anh nói không thì em cũng chẳng tin. Nhưng anh thề là không một người đàn bà nào trong họ là quan trọng đối với anh hơn em. Anh không thể sống thiếu em.
Giọng anh quáchân thành làm nàng xúc động. Anh cười, tiếp: - Sao, vừalòng chưa?
Bỗng anh nhìn nàng, tò mò:
- Alix, cái gì hôm nay làm em tự dưng nghĩ toàn chuyện không vui vậy? Giọng Gerald nhỏ nhẹ như tự nói với mình:
- Lạthật! Kỳ quái!
- Cái gì lạ hảanh?
- Ô, em yêu, đừng vặn hỏi anh như thế. Anh muốn nói là lạ vì em vốn là người vui vẻ và đang sống những ngày hạnh phúc với anh.
Alix miễn cưỡng mỉm cười, đáp:
- Tất cả mọi việc xảy ra hôm nay như cốt làm em khó chịu.
Ngưng một chút, nàng tiếp:
- Ngay cả bác George cũng có ý nghĩ là chúng ta sẽ đi Luân Đôn ngày mai, bác ấy bảo chính anh nói thế.
Giọng Gerald bỗng sắc lạnh.
- Em gặp bác ấy ở đâu?
- Bác ấy đến làm vườn hôm nay vì thứ sáu bác ấy xin nghỉ.
Gerald bỗng tức giận:
- Lão già ngu xuẩn! Ngu xuẩn!
Alix nhìn chồng, ngạc nhiên vì mặt anh ấy đỏ bừng vì giận dữ. Chưa bao giờ nàng thấy chồng như vậy. Nhận thấy sự ngạc nhiên của vợ, Gerald lấy lại tự chủ, thản nhiên lẩm bẩm:
- Đúng làlão già ngu ngốc.
- Anh nói gì mà bác ấy hiểu ra như vậy?
- Anh nói? Anh có nói gì đâu! Mà... à... anh nhớ rồi, anh chỉ đùa khi gặp lão trong làng: “Đi Luân Đôn sáng mai”, chắc lão hiểu lầm, cũng có thể lão nghe không rõ. Em đính chính rồi phải không?
Anh có vẻ bồn chồn chờ câu đáp của nàng.
- Dĩ nhiên, nhưng bác ấy có vẻ ngạc nhiên. Anh cũng đã biết tính bác ấy, một người kỹ tính, chân thật.
Rồi nàng nói về chuyện giácủacăn nhà.
Gerald im lặng một chút rồi nói:
- Ông Ames bằng lòng nhận trước 2.000 bảng, số còn lại cho trả góp trong vài tháng nhưng anh đãtrả đủ rồi. Anh quên không nói với em. Hết thắc mắc chưa? Alix gật đầu vui vẻ:
- Hết rồi.
Nhìn đồng hồ, nàng cười:
- Chúng ta xuống phòng rửaảnh đi, chín giờ rồi kìa!
Một nụ cười lạlùng nở trên môi Gerald,anh nói:
- Anh đổi ý rồi,anh không muốn làm việc tối nay.
❉❉❉
Đầu óc phụ nữ hay nghĩ những chuyện rất bất ngờ, khó hiểu.
Khi lên giường đêm đó, tâm trí Alix hoàn toàn thỏa mãn, thanh thản. Tuy hạnh phúc của nàng có những khoảnh khắc bị đe dọa vu vơ nhưng giờ đây nàng thấy yêu đời vàan tâm hơn bao giờ.
Thế mà chiều hôm sau nàng lại thấy bồn chồn, lo âu vô cớ. Dick không phôn lại nữa. Nàng vẫn nhớ hình ảnh của anh khi hai người còn bên nhau. Nàng bỗng nhớ lời anh: “Người đàn ông đó hoàn toàn xa lạ đối với em. Em chưa hiểu gì về ông tacả!”.
Rồi giữa những ý nghĩ ngổn ngang trong đầu, giọng nói chồng nàng bỗng trở lại bên tai: “Alix, em cho rằng biết nhiều về người khác làtốtà?”. Tại sao anh ấy lại nói như thế? Có cái gì như đe dọa trong giọng anh ấy, như thể khuyến cáo nàng rằng: “Tốt nhất là em đừng nên biết về anh, dĩ vãng của anh sẽ làm em giật mình đấy!”.
Sáng thứ sáu, nàng linh cảm có một người đàn bà quan trọng trong đời anh ấy. Chồng nàng đã giấu nàng sự thật. Sự ghen tuông hình thành âm ỉ trong đầu nàng, giờ bùng lên dữ dội.
Phải đó là người đàn bà anh ấy định gặp lúc chín giờ tối thứ tư? Nếu thế thì anh ấy nói rủ nàng xuống phòng tối để rửa ảnh là anh ấy nói dối. Ba ngày trước đây nàng dám thề rằng nàng rất hiểu chồng. Giờ đây, anh ấy là người rất xa lạ với nàng. Nàng nhớ lại thái độ tức giận khó hiểu của anh ấy khi nàng nhắc việc bác làm vườn. Thái độ đó hoàn toàn khác thường. Có lẽ đó là việc nhỏ, nhưng cũng cho thấy là nàng chưa hiểu hết về chồng mình.
Sáng thứ sáu đó nàng có nhiều việc lặt vặt cần làm. Gerald đang trong vườn. Nàng nói với anh là nàng phải vào làng mua sắm vài thứ cần thiết trong nhà. Thật ngạc nhiên, Gerald phản đối dữ dội. Anh nói nàng phải ở nhà, anh sẽ đi giúp nàng. Alix miễn cưỡng nhượng bộ. Nhưng sự ngăn cản của anh làm nàng ngạc nhiên vàlo lắng. Tại sao anh không muốn nàng xuống làng? Tại sao?
Thình lình, nàng tìm ra lời giải thích cho tất cả. Có lẽ cách lý giải này làm sáng tỏ tất cả. Có lẽ vì thế mà anh ấy không nói với nàng? Phải chăng Gerald đã gặp Dick trong làng? Trước khi lập gia đình nàng không biết ghen là gì, giờ thì nàng đã biết. Như thế thì Gerald cũng biết ghen chứ? Anh ấy ngăn cản nàng gặp Dick.
Cách giải thích này nàng thấy rất hợp lý, làm nàng an lòng và chấp nhận nó một cách mau mắn.
Nhưng chiều hôm đó nàng lại thấy khó chịu. Linh cảm một chuyện không may sắp xảy ra. Nàng bị giằng xé bởi một cái gì khó hiểu từ khi Gerald đi làm. Sau cùng, nàng nghĩ phải tìm việc gì để làm, để quên đi sự xao xuyến kỳ quái này. Nàng lên lầu, định dọn dẹp phòng làm việc củachồng. Nàng vừalau dọn vừa nghĩ mình là người vợ tốt.
Nhưng vừa làm việc mà cứ vừa tự nhủ: “Phải chi mình biết hết! Phải chi mình hiểu hết!”.
Nàng cho rằng Gerald đã thủ tiêu một chứng cớ gì đó liên quan đến một người đàn bà trong quá khứ của anh. Sự nôn nóng trong nàng mỗi lúc một tăng cho đến khi nàng không chịu được nữa. Thế là, tuy xấu hổ, nàng hăm hở lục lọi những túi xách, cặp táp đựng thư từ, giấy tờ... lục lọi những ngăn kéo và tất cả các túi áo, quần của chồng. Chỉ có hai ngăn kéo nàng không mở được. Cái thứ nhất là ngăn kéo nhỏ trong tủ quần áo. Cái kia là ngăn kéo bên phải bàn giấy. Cả hai đều khóa. Nhưng nàng quên hết mặc cảm xấu hổ. Nàng tin chắc một trong hai ngăn kéo đó phải cái nàng đang tìm kiếm. Liên quan đến một người đàn bà nào đó. Một người bí ẩn đang ám ảnh tâm trí nàng.
Nàng nhớ Gerald hờ hững bỏ xâu chìa khóa trên bàn khác dưới nhà. Nàng xuống lấy và lên thử từng chiếc. Chiếc thứ ba mở được ngăn kéo bàn giấy. Nàng hăm hở mở vội ngăn kéo bàn giấy. Có một tập ngân phiếu và ít tiền lẻ. Trong cùng là một xấp vài bức thư, cột bằng sợi dây nơ màu hồng.
Alix thở gấp khi nàng mở sợi dây nơ để rồi cột vội lại, đẩy chúng vào chỗ cũ, khóa tủ lại. Đó là những bức thư tình nàng viết cho Gerald trước khi hai người lấy nhau.
Nàng quay sang ngăn kéo nhỏ trong tủ quần áo. Không hy vọng tìm thấy gì nhưng nàng không muốn bỏ sót một chỗ nào mà nàng thấy nghi ngờ. Không một chìa nào đúng của nó cả. Nàng bực bội lấy tất cả các xâu chìa khóa có trong nhà để thử. Bất ngờ, một chiếc chìa khóa trong xâu chìa của dãy tủ bếp mở được cái ngăn kéo đó. Nàng lôi ngăn kéo ra ngoài. Chẳng có gì ngoài một xấp những mảnh báo
cắt từ những tờ báo cũ.
Alix thở phào nhẹ nhõm nhưng mắt vẫn liếc nhìn những mảnh báo. Nàng muốn biết cái gì mà Gerald phải lưu giữ chúng? Hầu hết đều là báo Mỹ hơn mười năm trước, nói về vụ xử án một người đàn ông tên là Charles Lemaitre. Người đàn ông này bị nghi ngờ là đã cưới nhiều phụ nữ giàu có rồi giết họ để đoạt gia tài. Nhiều bộ xương người được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau, dưới đất, trong nhà kho hoặc hầm rượu của những căn nhà hắn thuê. Đa số những phụ nữ hắn cưới đều được báo cáo là “biến mất” và không bao giờ nghe nói đến nữa.
Hắn đã xử trí rất khôn khéo tại phiên tòa, được sự giúp đỡ bởi một trong những luật sư tài ba nhất nước Mỹ. Tòa án không chứng minh được hắn là kẻ sát nhân, chỉ tìm thấy những chứng cớ hắn phạm vài tội nhỏ. Hắn chỉ bị tù. Alix biết vụ này vì đã xôn xao dư luận một thời. Ba năm sau hắn vượt ngục và cảnh sát không tìm thấy hắn. Báo chí nước Anh cũng bàn tán về cá tính đặc biệt cùng khả năng quyến rũ phụ nữ rất tài tình của hắn. Cũng có nhiều bài nói về chứng bệnh tim của hắn. Đúng là hắn mắc bệnh tim khá nặng, nhiều lần lên cơn tại các phiên toà, phải đưa đi cấp cứu.
Có một bức ảnh của hắn trong một bài báo. Alix nhìn kỹ. Đó là một người đàn ông để râu khárậm, nét mặt trầm tư, dáng dấp quý phái.
- Sao trông quen quá nhỉ?
Thình lình nàng giật mình nhận ra người trong ảnh có cùng nét mặt, ánh mắt như Gerald. Đặc biệt là đôi mắt. Không khác chút nào. Có lẽ vì thế mà anh ấy giữ những bài báo này. Nàng đọc những hàng chữ bên dưới. Cảnh sát tìm thấy những cuốn sổ ghi ngày tháng mà theo họ là những ngày sau cùng người ta còn thấy những người phụ nữ ấy, những người vợ mất tích của hắn!
Tại phiên tòa nọ, có một người đàn bà khai rằng Lemaitre có một vết sẹo ở phíatrong cổ tay trái.
Alix buông rơi những mảnh báo, hai tay ôm ngực.
Ở bên trong cổ tay trái chồng nàng có một vết sẹo.
Căn phòng quay cuồng chao đảo quanh nàng. Gerald Martin là Charles Lemaitre! Nàng hiểu hết vàchấp nhận sự thật trong một tích tắc.
Tất cả những việc rời rạc khó hiểu mấy ngày qua bỗng khớp với nhau một cách nhanh chóng trong đầu nàng.
Tiền mua căn nhà này là tiền của nàng, chỉ một mình nàng. Giấc mơ của nàng giờ đây cũng có ý nghĩa: trong sâu thẳm tâm trí - tuy không nhận thức rõ - nàng luôn cảm thấy sợ hãi Gerald Martin. Nàng ước sao mình trốn thoát khỏi Gerald và ngôi nhà này ngay lập tức, để tìm đến Dick, cầu cứu anh. Không hiểu sao nàng tin rằng Gerald-Lemaitre đang âm mưu giết nàng. Có lẽ không bao lâu nữa...
Bỗng nàng thảng thốt nhớ lại một việc.
Thứ tư... 9 giờ tối...
Hầm rượu với bốn bức tường bê tông... thật dễ dàng, tiện lợi để giấu kín mọi chuyện! Hắn đã từng chôn một trong những người đàn bà hắn giết trước đây trong một hầm rượu. Rõ ràng hắn định hành động tối thứ tư vừa rồi. Nhưng tại sao hắn lại điên tới mức viết ngày giờ đó ra giấy? Không... hắn không điên, hắn luôn ghi chép những việc sắp làm... đối với hắn, án mạng cũng là một loại công việc.
Thế cái gì đãcứu nàng thoát chết? Làm sao nàng thoát khỏi cái chết đến gáy tối thứ tư vừa qua? Hắn tha nàng vì thương hại vào phút chót ư? Không! Lời giải đáp chợt lóe trong đầu nàng: bác làm vườn...
Nàng hiểu tại sao hắn nổi giận. Không nghi ngờ gì nữa. Hắn đã chuẩn bị chu đáo mọi việc, đã dàn cảnh bằng cách nói với thật nhiều người rằng vợ chồng nàng sắp đi Luân Đôn hôm sau. Bác George bất ngờ đến làm việc là điều hắn không ngờ. Bác ấy nói đến việc đi Luân Đôn và nàng đã phủ nhận, thế là Gerald hỏng kế hoạch vì giết nàng đêm đó là cả một sự liều lĩnh. Trường hợp cảnh sát điều tra vụ việc, bác George sẽ kể sự thật. Hú vía, nàng thầm nghĩ, nếu nàng mà không nói chuyện với bác ấy trong vườn thì...
Nàng thấy chân tay bủn rủn.
Nhưng nàng không còn nhiều thời gian ở đây để nghĩ ngợi nữa. Phải trốn ngay trước khi Gerald trở về. Mau chóng thu xếp những mảnh báo vào chỗ cũ, khóalại ngăn kéo.
Ngay lúc đó người nàng bỗng như hóa đá. Nàng nghe tiếng cạch cổng.
Chồng nàng đã về.
Trong vài giây, nàng đứng như tượng rồi rón rén bước đến bên cửa sổ, nhìn qua bức màn voan.
Đúng, Gerald đã về. Hắn vừa đi vừa huýt sáo vui vẻ, tay hắn cầm một vật làm cô gái trẻ đã kinh sợ lại càng kinh sợ hơn. Nàng gần muốn xỉu. Hắn đang cầm một cái xẻng. Alix hiểu ngay.
Hắn sẽ hành động trong đêm nay.
Nhưng nàng còn hy vọng. Hắn vừa huýt sáo, vừa đi vòng ra sau nhà. Không một chút lưỡng lự, nàng chạy ra cửa. Nhưng ngay khi ra đến cửa thì chồng nàng xuất hiện ở mé kiacăn nhà. Hắn lên tiếng:
- Hello, làm gì em chạy vội thế?
Alix cố hết sức trấn tĩnh. Cơ hội của nàng đã qua nhưng nàng tin sẽ có cơ hội khác, với điều kiện là không được làm hắn nghi ngờ. Nếu không thì có thể... ngay bây giờ...
- Em định ra ngoài đi dạo chút.
Tuy đãtrấn tĩnh nhưng giọng nàng vẫn run. Gerald nói:
- Tốt,anh đi cùng em.
- Không,anh đừng đi, em thấy trong người khó chịu, em muốn đi một mình. Hắn nhìn nàng,ánh mắt dò xét. Nàng thấy nghi ngờ dấy lên trong mắt hắn. - Chuyện gì vậy? Sao em nhợt nhạt vậy? Sao em run quá vậy?
Nàng mỉm cười, ra vẻ tự nhiên:
- Không có gì, em hơi nhức đầu, đi dạo chút có lẽ đỡ...
Gerald cười:
- Thế thì anh phải đi cùng em, dù em không muốn anh vẫn cứ đi! Nàng không dám phản đối nữa, hắn mà nghi ngờ nàng đã biết thì... Bằng tất cả cố gắng, nàng lấy lại tự chủ. Trong lúc đi dạo, nàng có cảm giác khó
chịu là hắn thỉnh thoảng liếc nhìn nàng như nghi ngờ điều gì. Khi trở lại nhà, hắn bắt nàng nằm nghỉ, săn sóc nàng với thái độ dịu dàng. Alix cảm thấy tuyệt vọng như rơi vào một cái bẫy với tay chân bị trói. Hắn không rời nàng phút nào. Lát sau, hắn cùng nàng vào bếp, giúp nàng bưng những đĩa thức ăn nàng đã dọn sẵn.
Nàng biết mình phải tự cứu lấy mạng sống của mình. Chỉ có mình nàng và hắn ở đây. Sự giúp đỡ gần nhất cũng cách đây bốn cây số. Chẳng trông mong gì vào sự thương hại của hắn. Hy vọng duy nhất của nàng là làm dịu đi sự nghi ngờ của hắn để hắn không theo sát nàng nữa, dù chỉ vài phút, đủ thì giờ cho nàng gọi điện thoại trong đại sảnh. Đó là hy vọng cuối cùng của nàng.
Một niềm hy vọng chợt lóe trong trí khi nàng nhớ ra lý do đã làm hắn bỏ cuộc lần trước: bác George.
Nàng sẽ nói với hắn là Dick sắp đến chơi, nhưng lại không dám. Hắn sẽ không chịu thua lần thứ hai. Có một vẻ quả quyết và điềm tĩnh đến rợn người trong thái độ của hắn làm nàng chóng mặt. Nếu phịa ra chuyện đó rất có thể hắn sẽ giết nàng ngay và phôn cho Dick là hắn và nàng phải đi gấp.
Ôi, phải chi Dick tới chơi tối nay! Phải chi Dick...
Một ý nghĩ khác chợt nảy trong đầu. Nàng liếc nhanh hắn, như thể sợ hắn đọc được ý nghĩ trong đầu nàng. Nàng đãcó kế hoạch, thấy tự tin trở lại, bình tĩnh lại. Nàng pha cà phê, cùng chồng bưng cà phê ra vườn như những tối đẹp trời ngày mới cưới.
Gerald bỗng nói:
- À, tối nay chúng tarửaảnh nhé.
Máu trong người Alix như đông lại. Nàng chỉ nói được vài lời, cổ họng nàng khô khốc:
- Anh không làm việc một mình được sao? Tối nay em mệt lắm. Hắn mỉm cười:
- Việc này mau thôi mà, và anh bảo đảm với em là sau buổi làm việc tối nay em sẽ không bao giờ thấy mệt mỏi hay bệnh hoạn gì nữa.
Những lời đó có vẻ làm hắn thích thú. Alix nhắm mắt lại.
Phải thực hiện kế hoạch ngay. Nàng đứng dậy nói:
- Em phải gọi điện thoại cho ông bán thịt bò.
Ngưng một chút, nàng tiếp bằng giọng thản nhiên:
- Anh cứ ngồi đó, em ra ngay.
- Phôn cho hàng thịt vào giờ này?
- Dĩ nhiên hàng thịt đã đóng cửa nhưng em phôn lại nhà ông ta. Mai thứ bảy, em quên không dặn ông ta giao thịt bò để em làm bữa cuối tuần. Ông ấy tốt lắm, nhờ gì cũng nhanh nhảu.
Nàng đi nhanh vào nhà, đóng cửa và nghe Gerald nói với theo: - Đừng đóng cửa.
Nàng đáp vui vẻ:
- Bộ anh sợ em tình tự với ông bán thịt bò à?
Ngay sau khi vào, nàng nhấc ống nghe, quay số điện thoại khách sạn Du Lịch. Họ chuyển đường dây tiếp tân cho nàng ngay.
- Có ông Dick Windyford ở đó không? Tôi nói chuyện với ông ấy được chứ? Ngay lúc đó tim nàng đập mạnh. Cánh cửa ra vào bật mở và Gerald bước vào. Nàng tức giận lalên:
- Đi ra, Gerald! Em không thích ai nghe em nói chuyện điện thoại! Hắn ngồi xuống một cái ghế, mỉm cười:
- Em có chắc làem đang gọi cho người bán thịt heo hay thịt bò gì đó không? Alix tuyệt vọng. Kế hoạch của nàng đã thất bại. Dick sắp nói chuyện với nàng. Nàng có dám hét lên cầu cứu không?
Trong cơn hoảng loạn bối rối, vô tình những ngón tay nàng mân mê ống nghe. Ngay lập tức, một kế hoạch khác nảy trong đầu nàng. Trên ống nghe có một cái nút khóa. Khi ấn cái nút xuống thì đầu kia sẽ không nghe được tiếng nói của nàng, khi thả nút rathì lại nghe được.
Nàng thầm nghĩ: “Khó đấy, phải thật bình tĩnh, phải thật chính xác, nói đúng những gì cần nói, không được vấp váp... mình tin sẽ làm được... phải được...” Ngay lúc đó giọng Dick vang lên ở đầu dây kia.
Alix hít một hơi dài rồi nói:
- Bà Martin đây, đang nói tại biệt thự Chim Sơn Ca, làm ơn đến (ấn nút) sáng mai, đem cho tôi một miếng bíp-tết đủ cho hai người (buông nút) rất cần thiết (ấn nút) cám ơn nhiều, ông Hexworthy, xin lỗi ông vì gọi vào giờ này, nhưng thịt đúng là (buông nút) vấn đề sống chết (ấn nút) vâng, tốt, sáng mai nhé (buông nút) càng sớm càng tốt.
Đặt ống nghe xuống, nàng quay nhìn chồng. Gerald nói:
- Đó làcách nói chuyện củaem với người bán thịtà?
- Một cách nói chuyện thân tình đấy.
Nàng hơi run vì kíck động. Hắn không nghi ngờ chút nào. Dick sẽ đến, phải đến dù không hiểu gì cả.
Nàng vào phòng khách, bật đèn. Gerald theo sát nàng. Hắn vừa nói vừa nhìn nàng chăm chú:
- Bây giờ trông em vui vẻ quá nhỉ?
- Vâng, em hết nhức đầu rồi.
Nàng ngồi xuống cái ghế quen thuộc, mỉm cười với chồng khi hắn ngồi đối diện nàng. Nàng thoát rồi. Mới 8 giờ 25. Chắc chắn Dick sẽ đến trước 9 giờ. Gerald bỗng nhăn nhó:
- Anh không thích loại cà phê em phalúc nãy, nó chuachualàm sao ấy! - À, đó là loại em mới mua, thử xem có ngon không. Nếu anh không thích thì em đổi thứ khác.
Alix lấy giỏ đồ thêu, Gerald ngồi đọc báo. Nhưng chỉ vài phút sau hắn ngước nhìn đồng hồ, vứt cuốn sách lên bàn rồi nói:
- 8 giờ 30 rồi, đến giờ chúng ta xuống phòng rửaảnh rồi đấy em. Món đồ thêu rơi khỏi tay Alix.
- Ô, chưa! Chưa đến 9 giờ mà, em thích làm việc lúc 9 giờ!
- Em đã quá hiểu anh mà, khi anh đã sắp xếp giờ giấc công việc thì không thay đổi được!
Alix nhìn thẳng vào mắt hắn. Tay hắn run rẩy. Mắt hắn long lanh. Hắn liếm môi liên tục. Đến giờ phút này thì hắn không giấu diếm sự nôn nóng của hắn nữa.
Alix nghĩ thầm: “Đúng rồi, hắn không thể chờ đợi, hắn giống như một gã điên...”
Gerald đứng dậy, bước lại bên nàng, chụp vai nàng, kéo nàng đứng dậy. - Đi nào, em yêu, nếu không anh sẽ bế em xuống đó.
Hắn nói với giọng khôi hài nhưng có cái gì dữ dội trong giọng hắn, một cái gì
khủng khiếp. Bằng hết sức, Alix vùng khỏi tay hắn, tựa lưng vào tường. Nàng thấy tuyệt vọng. Nàng không thể thoát được nữarồi. Không còn gì nữa... Hắn bước về nàng.
- Nào, Alix!
- Không! Không!
Nàng hét lên, hai tay quơ quàng, cuống cuồng. Nàng bỗng buột miệng: - Gerald, khoan đã... em... em có chuyện muốn nói với anh... em muốn thú thật với anh...
Hắn dừng lại, sửng sốt:
- Cái gì? Thú nhận?
- Vâng, em muốn thú nhận hết...
Nàng không hiểu tại sao mình lại thốt lên những lời đó, nhưng nàng đã nói bừa trong lúc tuyệt vọng cốt làm xao lãng hắn, để trì hoãn được phút nào hay phútấy.
Vẻ khinh miệt hiện trong mắt hắn:
- Một nhân tình phải không?
- Không... chuyện khác... em nghĩ anh sẽ gọi đó làtội ác.
Ngay lập tức, nàng biết mình đánh đúng chỗ hiểm. Nét mặt hắn đổi khác ngay sau câu nói của nàng. Nàng bỗng lấy lại can đảm, thấy hy vọng trở lại, nàng sẽ thoát chết...
Giọng nàng nhỏ nhẹ:
- Anh ngồi xuống đi.
Nàng cũng ngồi lại cái ghế cũ. Cúi nhặt những món đồ thêu trên sàn, đầu óc nàng làm việc dữ dội, cố tìm một câu chuyện giả tưởng cầm chân hắn trong khi chờ Dick đến. Nàng cố tình chậm chạp bắt đầu:
- Em đã nói với anh rằng em làm thư ký đánh máy suốt mười lăm năm qua, nhưng không hẳn đúng như thế. Có những lúc em bỏ việc, hai lần đáng nhớ. Lần đầu lúc em 22 tuổi. Lúc đó em gặp một người đàn ông rất tốt, có một gia tài nhỏ. Ông ấy yêu em ghê lắm, hỏi cưới em vàem nhận lời.
Nàng ngưng một chút rồi tiếp:
- Em đã dụ được ông ấy bảo hiểm nhân mạng.
Nàng thấy vẻ quan tâm hiện rõ trên mặt Gerald. Nàng tiếp tục, tự tin hơn: - Em đã làm việc trong một bệnh viện hồi còn chiến tranh, ở đó em được giao quản lý nhiều loại độc dược quý hiếm.
Rõ ràng là Gerald đang rất chú ý. Kẻ sát nhân luôn quan tâm đến án mạng. Nàng liều thử tìm cơ hội ở đó và đã thành công. Liếc nhìn đồng hồ trên tường: 9 giờ kém 20. Nàng tiếp:
- Có một loại thuốc độc, dạng bột màu trắng ngà, chỉ cần một chút bằng đầu tăm là đủ gây cái chết. Anh có bao giờ nghe về loại độc dược đó chưa? Nàng hỏi với vẻ lo lắng. Nếu hắn biết thì nàng phải cẩn thận không thì lộ tẩy. Gerald đáp:
- Chưa,anh biết rất ít về thuốc độc.
Nàng an tâm, tiếp:
- Chắc anh biết loại thuốc tên Hyoscine? Đó là loại em đang nói. Không à? Nó mạnh ghê gớm và hay ở chỗ là không thể tìm được dấu vết gì ở xác người bị đầu độc. Bất cứ bác sĩ nào cũng cho là một chứng đột biến về tim gây ra cái chết. Em đã đánh cắp một ít thứ thuốc đó để dành...
Nàng ngưng lại, Gerald nói:
- Tiếp đi.
- Không... em sợ... em không dám kể... để lúc khác...
Hắn lộ vẻ sốt ruột:
- Anh muốn nghe bây giờ!
- ... em ở với ông ấy được một tháng, luôn tỏ ra là người vợ tốt. Ông ta ca ngợi em với nhiều người hàng xóm. Ai cũng cho em là người vợ gương mẫu. Em thường pha cà phê cho ông ấy mỗi chiều. Một chiều nọ, khi pha cà phê, em bỏ một chút thuốc độc đó vào tách của ông ấy...
Alix ngưng kể, làm bộ chăm chú xỏ một sợi chỉ qua lỗ kim. Nàng chưa bao giờ đóng kịch trong đời nhưng lúc này đây nàng đang là đối thủ số một của những kịch sĩ vĩ đại nhất thế giới. Nàng đang đóng kịch với một tên sát nhân tàn nhẫn và điên loạn.
- Loại độc dược đó không gây đau đớn chút nào. Em ngồi nhìn ông ấy. Lúc đầu, ông ta ho một chút, nói là khó thở. Em ra mở cửa sổ. Lúc đang mở cửa thì nghe ông ấy nói không đứng dậy được. Khi em quay lại thì ông ta đãchết.
Nàng mỉm cười, ngưng kể. 9 giờ kém 15. Chắc chắn Dick sẽ đến, không lâu nữa...
Gerald hỏi:
- Bao nhiêu? Em được hưởng bao nhiêu tiền bảo hiểm?
- Hai ngàn bảng. Lúc đó em không biết giữ nên tiêu xài phí phạm hết số tiền lớn đó. Em lại làm công việc cũ nhưng chán nghề đánh máy lắm. Sau đó em gặp một người đàn ông khác. Ông này biết em đã một lần lập gia đình. Ông ta trẻ hơn ông trước một chút, khá đẹp trai, khá giàu. Tụi em cưới nhau ở Sussex. Ông ấy không muốn bảo hiểm mạng sống, nhưng dĩ nhiên tiền của ông ấy sẽ là của em nếu ông ấy chết. Ông ấy thích em pha cà phê cho ông ấy mỗi tối như em từng pha cho ông chồng trước củaem...
Alix ngưng một chút, mắt mơ màng:
- Em phacà phê rất ngon...
Nàng lại cười:
- Em có rất nhiều bạn bè trong làng tụi em ở, họ lấy làm buồn cho em khi chồng em đột ngột qua đời vì bệnh tim vào một buổi tối sau bữa ăn. Em không thích ông bác sĩ khám nghiệm chồng em lúc đó. Em không nghĩ ông ta nghi ngờ em nhưng ông ta cứ băn khoăn về cái chết bất ngờ của chồng em. Lần đó em được 4.000 bảng, một số tiền rất lớn, em để dành được vàanh thấy đó...
Nhưng nàng bị ngắt lời. Gerald đang chỉ tay vào mặt nàng, tay kia ôm cổ, kêu thất thanh:
- Cà phê!... Đúng rồi, cà phê!
Nàng nhìn hắn, ngạc nhiên. Hắn lại lalên:
- Tôi hiểu rồi, tôi hiểu tại sao cà phê có vị chua rồi! Đồ quỷ cái, đồ yêu tinh! Cô đã đầu độc tôi!
Hai tay hắn bấu chặt thành ghế. Nàng nghĩ hắn sắp phóng tới nàng nên vội đứng dậy bước nhanh về lò sưởi. Nàng đã làm hắn kinh hoảng tuy chỉ là vô tình.
Nàng không ngờ lại xảy ra tình huống này. Nàng toan mở miệng nói sự thật nhưng lại thôi. Chỉ giây lát nữa là hắn nhào đến nàng. Thu hết can đảm, nàng nhìn hắn không chớp mắt, tỏ vẻ thản nhiên như ta đây làtay anh chị:
- Vâng, tôi đã đầu độc anh. Thuốc đang ngấm đấy. Bây giờ anh không ra khỏi ghế được đâu... không thể cử động...
Nàng ước chi có thể giữ hắn trong ghế vài phút nữa...
A! Cái gì vậy? Nàng nghe tiếng động ngoài kia. Nàng nghe tiếng lao xao ngoài cổng rồi tiếng chân chạy trên con đường trải sỏi dẫn vào nhà.
Cửara vào mở toang.
Nàng bước nhanh qua Gerald, không dám nhìn hắn, chạy vụt racửa vàté xỉu. Nàng té vào vòng tay của Dick Windyford.
Anh lalên:
- Trời ơi, Alix!
Anh quay sang người đàn ông bên cạnh, một cảnh sát:
- Ông hãy vào xem chuyện gì trong đó.
Anh nhẹ nhàng đặt Alix vào một cái ghế, cúi xuống ân cần hỏi: - Alix, em yêu, em làm sao vậy? Chuyện gì vậy?
Mí mắt nàng khẽ rung động, môi nàng mấp máy, khẽ gọi tên anh. Người cảnh sát trở lại, chạm tay vào vai Dick:
- Không có gì trong đó cả, thưa ông, chỉ có một người đàn ông đang ngồi trên ghế. Hình như ông ta quá kinh hoảng vì cái gì đó và...
- Sao?
- Vâng, ông ấy đãchết.
Họ ngạc nhiên khi nghe tiếng Alix. Nàng nói như trong mơ:
- Vậy làsau cùng, hắn đãchết...
"""