"Dạy Con Tuổi Teen Dễ Ợt - Nguyễn Thanh Hải full prc pdf epub azw3 [Dạy Trẻ] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Dạy Con Tuổi Teen Dễ Ợt - Nguyễn Thanh Hải full prc pdf epub azw3 [Dạy Trẻ] Ebooks Nhóm Zalo Mөc lөc 1. Lời nói đầu 2. Lời giới thiệu 3. Nguyên tắc chung để giải quyết các vấn đề của tuổi teen 4. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHONG CÁCH SỐNG 5. 01. Con tôi quá cá tính, tôi rất lo lắng, có cách nào giảm bớt cá tính ở con? 6. 02. Làm gì khi con quá hiền lành, dễ bảo, khi ra ngoài thì nhút nhát, ngại giao tiếp? 7. 03. Làm sao nếu con tôi sống quá nội tâm, sâu sắc? 8. 04. Phải làm gì khi con tôi sống vô trách nhiệm? 9. 05. Phải làm gì để con tôi trở thành một người quyết đoán? 10. 06. Làm sao để con tôi sống có ước mơ và khát vọng? 11. 07. Phải làm sao khi con tôi quá cẩu thả, đoảng vị, vụng về, không biết nấu ăn? 12. 08. Làm thế nào để con gái tôi nữ tính hơn? 13. 09. Phải làm gì khi con trai tôi thiếu mạnh mẽ, nam tính? 14. 10. Tôi cũng dạy con nhiều về tình thương, lòng vị tha… Như vậy, có làm con bị giảm nam tính không? 15. 11. Con tôi quá thӵc dụng, làm sao để thay đổi điều đó? 16. 12. Phải làm sao khi con tôi ương bướng, thậm chí còn tỏ thái độ thách thức? 17. 13. Con tôi hay nói dối, tôi phải làm gì? 18. 14. Con tôi hay đòi hỏi, tôi nên làm gì để thay đổi cháu? 19. 15. Phải làm sao khi con tôi lì lӧm, ít nói, rất khó bảo? 20. 16. Làm gì khi con tӵ ti về hình thể? 21. 17. Con tôi không chú ý đến hình thức bản thân, thậm chí là vệ sinh thân thể. Có cách nào để thay đổi tình hình? 22. 18. Con tôi sống hình thức, hay thích chải chuốt. Tôi phải làm gì bây giờ để hạn chế điều đó? 23. 19. Con tôi sống vô cảm, thờ ơ, không quan tâm gì cả, tôi phải làm gì bây giờ? 24. 20. Con tôi không thích hoạt động xã hội. Có cách nào để thay đổi cháu không? 25. 21. Tôi nên làm gì khi con tôi không muốn tìm hiểu kӻ năng sống? 26. 22. Phải làm sao khi con tôi quá luộm thuộm? 27. 23. Con tôi hay tùy tiện, chậm trễ, thiếu tӵ giác, tôi nên làm gì để con sống có kế hoạch hơn? 28. 24. Con tôi học giỏi nhưng rất kiêu ngạo. Tôi nên làm gì? 29. 25. Phải làm sao khi con tôi có lối sống thích thể hiện? 30. 26. Làm sao cho con hiểu giá trị của đồng tiền? 31. 27. Có cách nào để con sử dụng Internet hiệu quả? 32. 28. Bố mẹ cần làm gì khi con say mê thần tưӧng? 33. 29. Làm gì khi con nghịch ngӧm, thiếu tập trung? 34. 30. Có cách nào để con có lối sống tích cӵc, lạc quan? 35. 31. Nên làm gì khi con mãi không tiến bộ? 36. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIA ĐÌNH 37. 32. Làm thế nào để con gần gũi với mọi người trong gia đình? 38. 33. Làm sao để con vừa “sӧ” vừa yêu quý, gắn bó với bố mẹ? 39. 34. Con tôi quá gắn bó với gia đình, không muốn mở rộng các mối quan hệ. Tôi nên làm gì để cháu sống cởi mở hơn? 40. 35. Con tôi cô đơn vì là con một, không có bạn bè thân, gia đình lại bận rộn. Tôi phải làm gì để giúp cháu? 41. 36. Con coi trọng, nghe lời bạn bè, người yêu hơn bố mẹ. Tôi phải làm gì? 42. 37. Con tôi ghét bố. Làm sao để cải thiện mối quan hệ của hai bố con? 43. 38. Con tôi không yêu quý anh chị em ruột. Tôi nên làm gì? 44. 39. Làm sao khi con có người thân mất? 45. 40. Tôi có nên chia sẻ với con về những khó khăn mà mình đang gặp phải hay không? 46. 41. Tôi nên làm gì khi hoàn cảnh kinh tế khó khăn của mình có thể ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con? 47. 42. Con tôi chê hoàn cảnh gia đình. Tôi phải làm gì? 48. 43. Phải làm gì khi con tôi hay dọa bỏ nhà đi? 49. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BẠN BÈ, TÌNH YÊU 50. 44. Con tôi không có bạn. Làm sao để giúp cháu? 51. 45. Làm sao để con chơi với người bạn mà tôi thấy tốt cho con? Làm sao để con ngừng chơi với người bạn không tốt? 52. 46. Con tôi yêu sớm. Tôi phải làm gì? 53. 47. Làm gì khi con đau khổ vì tình yêu tan vӥ? 54. 48. Làm sao để con tránh sinh hoạt tình dục sớm? Nếu con đã có quan hệ tình dục thì tôi phải làm gì? 55. 49. Làm sao để trang bị cho con kiến thức về giới tính? 56. CÙNG CON HỌC TẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI 57. 50. Tôi nên làm gì khi con chống đối giáo viên? 58. 51. Cha mẹ cần làm gì khi con là nạn nhân của bạo lӵc học đường? 59. 52. Con tôi thích bạo lӵc với bạn. Tôi phải làm gì? 60. 53. Con tôi không có ý chí, không tӵ giác học. Có cách nào để thay đổi tình hình không10? 61. 54. Tôi phải làm gì khi con tôi chán học? 62. 55. Tôi phải làm sao khi con thi trưӧt? 63. 56. Cha mẹ nên làm gì đối với việc quyết định chọn trường và lớp của con (khi vào cấp 2, cấp 3)? 64. 57. Phải làm sao khi con không theo nghề nghiệp tôi định hướng mà nhất nhất theo nghề mà con thích, trong khi tôi biết đó là nghề không phù hӧp với cháu? 65. 58. Làm sao để con kế nghiệp gia đình? 66. 59. Làm thế nào để sau này con có cuộc sống hạnh phúc? 67. LÀM SAO ĐỂ NUÔI DẠY CON TỐT? 68. 60. Làm sao để kiềm chế cơn nóng giận với con? 69. 61. Tôi luôn lo lắng và muốn che chở cho con. Làm sao để tôi có thể “buông” cháu đưӧc? 70. 62. Làm sao để nuôi dạy con tốt khi vӧ chồng tôi quá bận? 71. 63. Làm sao lấy lại lòng tin ở con? 72. 64. Tôi bị áp lӵc rất lớn trong việc nuôi dạy con do không cùng quan điểm với ông bà và bố cháu. Tôi phải làm gì? 73. 65. Tôi nên làm gì để giúp con vưӧt qua cú sốc cha mẹ ly hôn? 74. 66. Làm sao để nuôi dạy con tốt khi vӧ chồng tôi ly hôn? 75. 67. Sau khi ly hôn, con sống với tôi và cháu rất giận bố. Tôi phải làm gì trong trường hӧp này? 76. 68. Tôi nên làm gì để duy trì tình cảm cha con trong khi vӧ cũ luôn gây khó khăn, không cho tôi có cơ hội để gần con? 77. 69. Tôi có nên giới thiệu bạn trai (bạn gái) của mình với con không? Tôi nên thông báo với con quyết định tái hôn của mình như thế nào cho con khỏi sốc? 78. 70. Tại sao tôi đã thử hết tất cả các phương pháp nuôi dạy con nhưng đều không hiệu quả với cháu? Tôi nên làm thế nào? Lӡi nói đầu Tôi phải làm sao? Con tôi phải làm sao? Tôi nên làm gì? Tại sao lại thế? Nếu bạn là một ông bố bà mẹ quan tâm và yêu thương con cái, thì chắc rằng trong hành trình của mình, đã rất rất nhiều lần, bạn phải đối mặt với những câu hỏi. Bạn chất vấn bản thân mình, chất vấn con và chất vấn cả những người xung quanh. Cùng với niềm vui khi con dần trưởng thành, những ông bố bà mẹ luôn phải đối diện với các “tình huống” mới mà đôi khi những kinh nghiệm cũ chẳng giúp ích gì cho chúng ta. Sau thời kỳ khủng hoảng tuổi lên ba, con vào lớp 1, rất nhanh chóng các ông bố bà mẹ sẽ cùng con bước vào giai đoạn khó khăn nhất – tuổi dậy thì – lúc này, chúng ta không chỉ phải dắt tay con vưӧt qua chính mình mà còn đưa con vào những vùng trời ngoài kia, tình bạn, tình yêu và vô số các mối quan hệ xã hội, những xung đột, đứt gãy và tổn thương để trưởng thành. Và có khá nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy như “mất con”, có khá nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy bất lӵc, có khá nhiều hoang mang và tӵ vấn… Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hải đã viết Dạy con tuổi teen dễ ӧt bằng tâm thế và trải nghiệm của một bà mẹ yêu con cùng với sӵ hiểu biết khoa học. Với cách trình bày ngắn gọn, giản dị, cuốn sách đưӧc chia thành 5 phần với 70 câu hỏi - 70 tình huống, 70 khó khăn. Giống như cuốn cẩm nang tra cứu hữu ích mà tác giả rất dụng công ngay từ phần thiết lập những nguyên tắc đầu tiên, cuốn sách sẽ giúp người đọc vưӧt qua tuổi dậy thì cùng con một cách nhẹ nhàng, thấu đạt. Ở đây, tác giả đã nỗ lӵc chỉ đường vạch lối cho người đọc trong tất cả các tình huống, từ tình huống phổ biến đến tình huống hiếm gặp; và dù bạn đang trong hoàn cảnh nào, là ông bố bà mẹ đang có gia đình viên mãn hay đang cố gắng an nhiên với tình trạng đơn thân, thì những chia sẻ và con đường của chị Thanh Hải cũng là ánh sáng giúp bạn có định hướng và lӵa chọn đúng đắn cho hành trình cùng con yêu của mình. Chúng tôi thӵc sӵ trân quý những người luôn chia sẻ và nỗ lӵc làm cho cộng đồng tốt hơn; đặc biệt lại chia sẻ bằng một cuốn sách dày dặn, đáng yêu và cẩn trọng! Những thông điệp và chỉ dẫn trong cuốn sách này sẽ giúp cho những người làm cha làm mẹ buông bỏ đưӧc hoang mang và rối loạn, vững tâm hơn trên con đường của mình! TS. DIÊU LAN PHƯƠNG Lӡi giӟi thiệu Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ. Cha mẹ là những người gắn bó suốt đời, người dành thời gian nhiều nhất và có vai trò quan trọng không thể thay thế trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Vì vậy, hành vi ứng xử của cha mẹ hàng ngày sẽ là hình mẫu góp phần xây dӵng những nét nhân cách tích cӵc hoặc ngưӧc lại, sẽ tạo ra những nét nhân cách tiêu cӵc ở các em. Cuốn sách Dạy con tuổi teen dễ ӧt của Nguyễn Thanh Hải có thể đưӧc xem như một cẩm nang tra cứu cách ứng xử cho cha mẹ trước những vấn đề của con cái ở tuổi “ô mai” nhiều rắc rối, một chiến lưӧc giúp các con có một sức khoẻ tinh thần lành mạnh và tối đa hoá tiềm năng của mình. Đưӧc đúc rút từ kinh nghiệm của một người mẹ nuôi con tuổi teen, chia sẻ của tác giả đưӧc cấu trúc theo dạng hỏi đáp về những quan ngại thường gặp của các bậc phụ huynh khiến bất kỳ ai cũng phải mỉm cười vì thấy những câu chuyện của chính gia đình mình trong đó. Quan điểm nuôi dạy con đưӧc thể hiện xuyên suốt trong những dòng chia sẻ của tác giả là phong cách làm cha mẹ dân chủ, khuyến khích những hành vi thể hiện sӵ ấm áp và cảm xúc tích cӵc với trẻ, đưa ra những nguyên tắc trong gia đình một cách nhất quán và phù hӧp với lứa tuổi trên cơ sở trao đổi thảo luận, tôn trọng và khuyến khích sӵ tӵ chủ của trẻ, dành thời gian đồng hành và thấu hiểu con trẻ. Những quan điểm làm cha mẹ tích cӵc như vậy đã đưӧc nhiều nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả. Độc giả sẽ đồng hành với tác giả qua 70 câu hỏi, từ những băn khoăn chung về vấn đề làm sao để nuôi dạy con tốt đến những băn khoăn cụ thể về phong cách sống của con, về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, hay những thắc mắc về tình bạn, tình yêu, học tập và định hướng nghề nghiệp cho con. Sau mỗi câu hỏi là những gӧi ý cụ thể định hướng hành vi ứng xử cho cha mẹ. Những gӧi ý này không chỉ hướng dẫn cha mẹ dạy con hình thành kӻ năng và còn giúp con hình thành những giá trị sống cơ bản như yêu thương, trung thӵc, trách nhiệm, hӧp tác.... Vì vậy, chúng không chỉ giúp giải quyết những vướng mắc trong hiện tại của con trẻ mà còn có tác dụng phòng ngừa những vấn đề tiêu cӵc có thể xảy ra trong tương lai. Đừng cầm sách lên đọc một lèo cho xong. Hãy nhìn qua mục lục, chọn ra câu hỏi mà bạn quan tâm nhất để đọc và suy ngẫm, rồi sang một câu hỏi khác. Tôi tin cuốn sách sẽ đồng hành với bạn đọc trong một thời gian dài./. PGS. TS Tâm lý học lâm sàng TRẦN THÀNH NAM Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục – Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN Nguyên tắc chung để giải quyết các vấn đề cӫa tuәi teen Tuổi teen hay còn gọi là tuổi dậy thì – là bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người. Ở độ tuổi này, con có sӵ thay đổi rất lớn về tâm sinh lý, con đã biết thể hiện cái tôi của mình. Vì thế trong cuộc sống nảy sinh rất nhiều vấn đề khiến bố mẹ đau đầu, bối rối không biết nên xử sӵ thế nào cho đúng. Cho dù mỗi rắc rối, mỗi câu chuyện của con có những nguyên nhân cụ thể và giải pháp khác nhau, nhưng rốt cuộc vẫn có những nguyên tắc chung giúp bố mẹ có cách cư xử phù hӧp để giúp con ngày một trưởng thành hơn. Tôn trӑng con Khi con bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, con đang dần hình thành nhân cách độc lập, không còn là cô bé, cậu bé “gọi dạ bảo vâng” như trước đây nữa. Bố mẹ cần hiểu tâm lý này để luôn cư xử với con bằng thái độ tôn trọng. Sӵ tôn trọng con thể hiện ở những việc như: - Lắng nghe ý kiến của con; - Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cách cư xử của con; Các biện pháp bố mẹ đưa ra để áp dụng với con cần phải đưӧc giải thích, phân tích rõ ràng; – Không xâm phạm vào “khoảng trời riêng” của con. – Tôn trọng cá tính riêng của con. Bạn chỉ nên giúp con biết cách cư xử thế nào cho đúng và thể hiện bản tính riêng một cách phù hӧp. – Biện pháp khen thưởng, kӹ luật đưӧc thӵc hiện một cách hӧp lý. Trước các kết quả tốt hoặc sӵ tiến bộ của con, bạn nên khen ngӧi, thậm chí là thưởng cho con. Điều này có tác dụng khích lệ lớn, giúp con thêm tӵ tin. Còn khi con phạm lỗi, nếu cần thiết phải phạt thì cách làm của bố mẹ phải vừa có lý có tình, vừa kiên quyết để con nhận ra lỗi của mình vừa “tâm phục khẩu phục”. Có điểm cần lưu ý là không đưӧc xúc phạm đến danh dӵ, nhân phẩm, thân thể của con. Ví dụ: Nếu con không làm đủ bài tập thì phạt con phải dọn dẹp nhà cửa… chứ không áp dụng hình phạt theo kiểu bắt con phải đứng ngoài cửa cho hàng xóm biết hay thậm chí là phạt không cho con ăn. Nếu không để ý đến cách thӵc hiện thì có thể bố mẹ sẽ làm con bị tổn thương. Trên thӵc tế, đã có nhiều trường hӧp các con mang những tổn thương này theo suốt cuộc đời. Những vết thương ấy khiến con không thể thân thiết với bố mẹ. Vì vậy tốt nhất là các biện pháp thưởng phạt nên đưӧc xây dӵng trên sӵ thỏa thuận giữa bố mẹ và con cái. Gia đình tôi đã thống nhất với con là nếu rửa bát sạch thì đưӧc nhận 5.000 đồng/bữa, nếu quên dọn bếp sau khi rửa bát sẽ bị trừ 2.000 đồng. Vì thế, con khá vui vẻ thӵc hiện nội quy này. Bố mẹ phải tôn trọng con thì mới tạo đưӧc sӵ tôn trọng của con đối với bố mẹ. Hiểu con Hiểu con để tăng sự gắn kết Bạn có thể hiểu con bằng cách chủ động tìm hiểu về tâm sinh lý và học cách nhìn qua lăng kính tuổi teen. Chủ động tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì. Có nhiều cách để bố mẹ có thể tiếp cận vấn đề này như đọc sách báo, theo dõi các bài viết của những chuyên gia tâm lý và các nhà giáo dục hoặc học kinh nghiệm của những phụ huynh nuôi dạy con thành công; tham gia các diễn đàn tuổi teen; hòa cùng sở thích của con như xem phim, nghe nhạc; kết thân với phụ huynh trong lớp con để cùng trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt, bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con và bạn bè của con. Học cách nhìn của tuổi teen. Khi bố mẹ biết đặt mình vào vị trí của con trẻ, nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống theogóc nhìn của con thì bạn sẽ khiến con thấy gần gũi và tin tưởng hơn. Nhờ đó, khi con cần quyết định một việc gì đó có thể sẽ chủ động hỏi bạn để xin tư vấn, tránh đẩy trẻ vào thế phải tӵ quyết định do nghĩ rằng bố mẹ không hiểu mình. Ví dụ như việc con tӵ quyết định học trường gì, giải quyết mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô. Còn đối với các việc đơn giản khác như chọn lӵa quần áo, giầy dép, sách báo, phim ảnh… cho con, nếu bạn không hiểu tuổi teen đang có trào lưu ăn gì, mặc gì, nghe gì, xem gì thì sẽ khó mà mua hay tặng đưӧc đồ theo đúng ý của con đưӧc. Hiểu con để có cách cư xử phù hợp Mấy năm liền Minh Quân đi bị gù lưng. Chị Dung – mẹ của con đã áp dụng rất nhiều biện pháp để sửa cho con mà không đưӧc. Thế là chị nghĩ ra một cách. Biết con thích các nhân vật nổi tiếng, nhất là những người thuộc lĩnh vӵc quân sӵ, một hôm xem thời sӵ có cảnh Tổng thống Nga Putin đi giữa hàng binh, chị nói: “Con nhìn Putin xem, ông ấy không cao lớn, nhưng dáng đi rất oai phong. Người ta bảo, khi bắt chước, nhập vai giống khoảng 80% nhân vật nào đó thì mình cũng sẽ có đưӧc cảm xúc, tâm trạng như họ”. Rồi nói tiếp: “Các tướng lĩnh, dù cao hay thấp, xấu hay đẹp, họ đều đi rất thẳng lưng. Sẽ thế nào nếu họ đi chỉ huy quân lính với dáng vẻ lòng khòng nhỉ?”, vừa nói chị vừa làm giả dáng đi gù gù. Chỉ với mấy câu nói đó thôi mà khiến con tӵ giác thay đổi hẳn, không để mẹ nhắc nhở, chỉnh từng li từng tí như trước nữa. Đến bây giờ, dáng đi của con đã định hình lưng thẳng, không còn chút dấu vết nào của “cậu bé gù” ngày trước. Như vậy, để thay đổi đưӧc con, cách hiệu quả là bên cạnh việc hiểu về đặc điểm chung của lứa tuổi, hãy “đánh” trúng vào nét riêng của bạn ấy như về thể chất, tinh thần, ước mơ, khát vọng… Không có công thức chung áp dụng đưӧc cho tất cả các con. Trên cơ sở hiểu con, bạn hãy áp dụng, hoặc tӵ xây dӵng, điều chỉnh cách thức giáo dục cho phù hӧp với con mình. Thông cảm và luôn đồng hành Nhìn chung, trẻ ở tuổi dậy thì có xu hướng chịu nhiều ảnh hưởng từ bạn bè, giới trẻ trong xã hội hơn là gia đình. Vì thế, các con khó tránh khỏi có những hành động, thói quen mà trong mắt bố mẹ là “không thể chấp nhận đưӧc” hoặc không nghe lời như không cho cha mẹ đèo đi học, không gần gũi với gia đình… Nhưng khi bạn hiểu, thông cảm, luôn sát cánh bên con như những người bạn đồng hành thì có thể khiến con cởi mở và chịu nghe lời hơn. Còn nếu bạn chỉ biết quát mắng, bắt con phải làm theo yêu cầu của mình thì chẳng khác gì “lấy đá chọi đá”, sẽ chẳng thu đưӧc kết quả như ý muốn. Trẻ ở tuổi dậy thì có nguồn năng lưӧng rất lớn, giống như một dòng nước lũ vậy. Nếu bố mẹ biết lái dòng nước đó theo đúng hướng thì sẽ phát huy đưӧc sức mạnh của nó. Còn nếu không, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Trước tiên là ảnh hưởng đến hòa khí gia đình, lâu dài hơn là ảnh hưởng đến nhân cách, tương lai của con sau này. Thể hiện tình yêu và thắt chặt tình cảm gia đình Thể hiện tình yêu Ở nhiều gia đình Việt Nam, khi con đến tuổi vị thành niên thì những vòng tay ôm hôn, những buổi nói chuyện tâm sӵ của bố mẹ với con ít đi rất nhiều… Bởi họ cho rằng “Con lớn rồi, cần gì phải thế”, hay đơn giản vì bố mẹ thấy con xa cách, khó gần nên cũng ngại chủ động biểu hiện tình cảm. Chính điều này khiến khoảng cách giữa hai bên ngày một xa hơn. Trong khi đó, con lại tìm đưӧc cảm giác thân thiết, dễ chia sẻ ở bạn bè. Muốn thay đổi tình hình, cần làm cho con thấy bố mẹ luôn yêu thương con, là những người đáng tin tưởng nhất của con. Khi đó, bạn sẽ thấy con gần gũi hơn vì con người nhìn chung, ai cũng có xu hướng mở lòng và nghe lời những người yêu quý mình. Bố mẹ nên thể hiện tình yêu với con không chỉ bằng lời nói mà còn thông qua việc tӵ rèn luyện kӻ năng lắng nghe, kӻ năng nói, kӻ năng giải quyết xung đột và nhiều kӻ năng mềm khác. Đó là phương tiện không thể thiếu để tăng hiệu quả giao tiếp với con. Ngoài ra, nên giúp con hiểu là bất cứ lúc nào con cần đều có thể chia sẻ với bố mẹ. Như thế sẽ tốt cho sӵ trưởng thành của con. Thắt chặt tình cảm gia đình Trong nhiều rắc rối mà các con tuổi teen gặp phải, có lý do là thiếu sӵ quan tâm, gắn bó giữa các thành viên gia đình (không chỉ giữa bố mẹ với con mà có khi còn giữa các con với nhau). Từ đó dẫn đến việc mọi người không biết con đang học hành như thế nào, chơi với bạn ra sao hay con có những vấn đề gì về tình cảm, học tập… Nếu khắc phục đưӧc nguyên nhân trên thì sẽ giúp con có một chỗ dӵa vững chắc, có đưӧc những lời khuyên hữu ích để vưӧt qua những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Để thắt chặt tình cảm gia đình, bố mẹ có thể rủ con tham gia các hoạt động chung của gia đình, “lôi kéo” những người anh chị em họ, bạn bè mà con quý mến tham gia cùng, hoặc là kết hӧp với gia đình bạn thân của con tổ chức đi chơi. Như vậy con sẽ dễ hòa đồng hơn. Bố mẹ cũng nên cởi mở bằng cách tham gia các hoạt động của con như cùng chơi game, đọc sách, kể lại chuyện của mình khi vào độ tuổi teen để con thấy có sӵ gần gũi. Thắt chặt tình cảm gia đình bằng nhiều hình thức phù hӧp là điều cần chú trọng ở các gia đình có con trong độ tuổi dậy thì. Bạn nên đổi mới các địa điểm, hình thức vui chơi sao cho hấp dẫn, thú vị, không nên áp dụng theo cách cũ vì dễ khiến con thấy nhàm chán, ví dụ cho con chơi trò chơi cảm giác mạnh phù hӧp với tuổi teen hơn là đi thăm quan vườn hoa… Kiên trì và linh hoạt Kiên trì: Chúng ta là những người trưởng thành, khi phải sửa đổi một tính cách hay thói quen nào đó đã rất khó, huống hồ là con cái chúng ta đang trong giai đoạn “dở dở, ương ương”, nhận thức chưa đầy đủ, chưa đủ trải nghiệm để hiểu đưӧc tầm quan trọng của vấn đề. Muốn sửa đổi tính cách của chúng đương nhiên sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian, không chỉ mất hàng tuần, hàng tháng, mà thậm chí có khi mất nhiều năm. Đó là việc làm thường xuyên, đòi hỏi sӵ nỗ lӵc, kiên trì. Để có thể kiên trì đưӧc, bạn cần tập cho mình sӵ bình tĩnh, nhẫn nại, vưӧt qua đưӧc tâm lý buông xuôi “thôi kệ con” hoặc là “nhìn con làm ngứa cả mắt, để bố/mẹ làm cho xong”… và cần thường xuyên phân tích, giải thích cho con. Còn nếu nóng vội, muốn “đốt cháy giai đoạn” ép con làm theo ý của bố mẹ ngay lập tức thì sẽ làm nảy sinh xung đột hoặc khiến mâu thuẫn gia đình trở nên căng thẳng hơn. Bố mẹ nên tập trung vào việc sửa những lỗi lớn của con, không nên cái gì cũng lên tiếng. Nếu bạn tập trung vào quá nhiều mục tiêu thì sẽ khiến con bị bối rối, áp lӵc, không biết mình phải sửa lỗi nào trước, lỗi nào sau. Thậm chí nếu bạn nhắc nhở nhiều sẽ khiến con căng thẳng, không khí gia đình nặng nề. Linh hoạt: Ngưӧc lại, có những gia đình kiên trì, nhưng theo hướng “khăng khăng” dạy con theo cách mình muốn, mà không để ý đến phản ứng của con, dẫn đến thành cứng nhắc, như thế cũng kém hiệu quả. Để là những bậc cha mẹ thành công, bạn cần kiên trì, linh hoạt. Sӵ linh hoạt thể hiện qua: - Để ý thái độ, tình cảm và sức khoẻ của con. Nếu con có vẻ không hưởng ứng thì bố mẹ nên tìm cách để con có hứng thú hơn hoặc dừng lại, không nên ép con thӵc hiện. Nếu con đang không vui hoặc mỏi mệt thì cũng không nên ép con thӵc hiện các yêu cầu của bố mẹ. - Thỉnh thoảng, bố mẹ nên “nhưӧng bộ” con để con thấy ý kiến của mình đưӧc tôn trọng và cảm nhận đưӧc sӵ quan tâm của bố mẹ. Ví dụ, bạn định mua cho con cái áo màu xanh, nhưng con thích áo màu đỏ thì nên mua theo ý của con. - Bố mẹ biết nhìn lại bản thân, nhìn lại phương pháp giáo dục để đánh giá khách quan ưu, nhưӧc điểm, từ đó có sӵ điều chỉnh cần thiết. Có độ lùi về thời gian. Đối với con ở độ tuổi này, nếu bạn yêu cầu con phải làm ngay cái này, cái kia có thể khiến con không thoải mái. Vì thế, ngoại trừ một số trường hӧp cần thiết, còn không thì bạn nên nói cho con trước khi phải làm việc gì. Có thể bạn chỉ cần nói chung chung như: “Tẹo nữa con kiểm tra bài tập cho em nhé”, chứ không phải: “Con kiểm tra bài tập cho em luôn đi”. Kiềm chế, mềm mỏng nhưng kiên quyết Nuôi dạy con là quá trình gian khó, nhiều khi khiến bố mẹ mệt mỏi, dễ cáu giận. Nhưng nếu bố mẹ không kiềm chế đưӧc hành vi thì sẽ tác động tiêu cӵc đến con, có thể khiến con càng trở nên ương bướng, khó bảo hơn. Việc bạn cần làm là biết kiềm chế bản thân, luôn nhìn vào những điểm tích cӵc của con. Dù bạn thấy con khó bảo, trái tính, trái nết như thế nào, thì việc đầu tiên là phải nhìn thấy các điểm tích cӵc đó. Hãy nhớ lại khi con còn bé thơ, điều gì khiến bạn yêu con thì đó sẽ chính là ưu điểm vốn có của con. Việc của bạn là phải phát huy, nuôi dưӥng nó chứ không nên quát tháo, chán nản vì con thay đổi. Bố mẹ phải thống nhất sử dụng cách giáo dục mềm mỏng, chủ yếu là phân tích, thuyết phục cho con hiểu vấn đề, hạn chế tạo ra những tình huống có tính đối kháng với con… Tuy nhiên, trong nhiều trường hӧp, phụ huynh cũng cần phải kiên quyết, giữ vững nguyên tắc trong việc cư xử. Nếu bố mẹ dễ dàng thay đổi ý kiến, kế hoạch chỉ vì chiều con hay sӧ con “làm mình, làm mẩy”, ngại mất thời gian để uốn nắn, sửa chữa những tính cách xấu của con thì sẽ rất dễ bị con “bắt thóp” và như thế việc dạy bảo sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Bố mẹ cũng nên tránh trường hӧp than thở với người khác hoặc lên Facebook kể lể. Nếu con biết đưӧc thì sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ. Với những việc chưa hài lòng về con, bố mẹ chỉ nên tâm sӵ với một số người thân thiết, tin tưởng để tham vấn, giải tỏa tâm lý. Dành nhiều thời gian chất lượng cho con, giúp con lên kế hoạch cuộc sống Dành thời gian cho con là một phương thức gắn kết hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề không phải là bố mẹ ở bên con bao lâu mà là thời gian đó đưӧc sử dụng như thế nào, có thӵc sӵ chất lưӧng và hiệu quả hay không. Khi ở bên con, bố mẹ hãy tập trung lắng nghe, hỏi chuyện và nói chuyện với con. Hãy bỏ điện thoại, vô tuyến hay các công việc khác để con không chỉ cảm nhận đưӧc sӵ hiện diện mà còn cảm nhận đưӧc cả sӵ quan tâm của bố mẹ. Ngoài ra, bố mẹ cần giúp con lên kế hoạch cuộc sống bản thân. Điều này rất cần thiết đối với các vấn đề liên quan đến nề nếp, chí hướng hay ý thức đối với lao động. Biết cách trò chuyện vӟi con Hỏi chuyện con Đặt câu hỏi có thể là một cách để bắt đầu câu chuyện với con (như: hôm nay ở trường thế nào hả con? Con có việc gì không mà bố nhìn có vẻ con không vui…?) hoặc tiếp tục mạch tương tác trong trường hӧp con đã chủ động kể. Khi nói chuyện, bạn cần lưu ý cách đặt câu hỏi, bởi lẽ nó thể hiện bố mẹ có theo dõi, nắm bắt đưӧc những gì con nói hay không, có thӵc sӵ quan tâm con không. Ngoài ra, nhiều khi, chỉ một vài câu hỏi phù hӧp cũng có thể khơi gӧi khiến con có thể kể cho bố mẹ rất chi tiết về nhiều chuyện và giúp con tӵ nhìn nhận lại sӵ việc. Nghe con nói Khi con chủ động tâm sӵ hoặc trả lời câu hỏi, bạn nên tập trung nghe con nói. Nhờ đó, bạn có thể hiểu nội dung, nguyên nhân của sӵ việc, tâm lý của con, giúp các ý kiến của bạn hӧp lý, con dễ nghe lời. Tác dụng của lắng nghe còn ở chỗ giúp tăng đáng kể sӵ kết nối giữa bố mẹ và con. Vì thế, cần chú ý tạo điều kiện, khuyến khích để con nói chuyện với bố mẹ. Con càng nói chuyện, tâm sӵ thì bạn càng có cơ hội hiểu con và hai bên thân thiết nhau hơn. Đối với gia đình tôi, những lúc Minh Đức có chuyện bức xúc, tôi cứ để cho con nói thỏa thích. Sau đó mới đặt những câu hỏi mang tính gӧi mở như: con nghĩ tại sao bạn ý làm thế? Con thấy con làm như vậy thì mọi người sẽ nghĩ gì?... Khi trả lời các câu hỏi đó thì bản thân con đã phải có sӵ nhìn nhận khách quan lại mình và mọi người. Nhờ vậy, con cũng phần nào biết đâu là đúng, đâu là sai. Vì thế, khi tôi đưa ra các lời khuyên con đã dễ nghe lời hơn. Nói với con Trong khi trò chuyện, bố mẹ phải thể hiện sӵ tôn trọng con, thông qua việc cho con đưӧc quyền nói và trao đổi, bàn bạc với bố mẹ. Không nên vì con nói khó nghe hoặc cho rằng “mày vẫn là đồ con nít” mà bạn đưa ra các ý kiến chủ quan, áp đặt, hoặc mỉa mai, gạt bỏ ý kiến của con mà không có sӵ giải thích… Ở đây có điểm lưu ý là sӵ tôn trọng không có nghĩa con bình đẳng với cha mẹ. Đúng là có sӵ bình đẳng thông qua việc con cũng có quyền nói, nhưng sӵ bình đẳng này là không tuyệt đối vì trong nhiều trường hӧp, bố mẹ vẫn phải ra quyết định và con là người chấp hành, mặc dù lúc đó có thể con không thật sӵ thoải mái. Vì ở độ tuổi này, các con thường thiếu kiên trì nên buổi nói chuyện không nên dài quá. Để truyền đạt một thông điệp nào đó, có thể bạn sẽ phải chia ra nhiều buổi nhỏ. Ngoài ra, trong khi giao tiếp, cha mẹ cần vừa nói, vừa để ý thái độ của con để có điểm dừng hӧp lý. Nhiều khi chỉ vì bạn muốn nói hết những điều mình cho là cần hoặc vì bạn không có nhiều thời gian cho lần sau mà không biết rằng đang trở thành “nói dài, nói dai, nói dại” đối với con, khiến con ức chế, chuyển sang không muốn nói chuyện. Bạn cũng không nên chỉ nói một cách đơn thuần ý kiến của mình. Như thế, con sẽ dễ có cảm giác như đang nghe lời giáo huấn. Để việc giao tiếp đưӧc hiệu quả hơn, trong câu chuyện bạn nên kết hӧp với việc hỏi con, nghe con nói. Đối với những chủ đề tế nhị như giới tính, tình yêu… bạn có thể lúc đầu không đi thẳng vào vấn đề mà dùng cách “nói gần, nói xa” để tạo tâm thế thoải mái cho con hoặc bạn không cần phải nói chuyện trӵc tiếp với con, thay vào đó, dùng các phương tiện khác như các bài báo, bộ phim bạn đã lӵa chọn để con đọc và tӵ rút ra bài học cho bản thân. Cha mẹ cần khéo léo chọn thời điểm để nói chuyện với con. Đây đưӧc coi là một trong những nghệ thuật giao tiếp để tránh những mâu thuẫn không đáng có với con, giúp con có tâm trạng tốt, dễ tiếp nhận những góp ý. Đối với những vấn đề con có thể cãi (như đề nghị con đi học thêm, làm việc nhà…) thì cần chọn thời điểm tâm trạng con đang vui vẻ (như vừa đưӧc điểm cao, vừa đưӧc đi chơi về,...) trong không gian thoải mái để đề cập đến. Còn khi con đã cáu gắt, nổi khùng, bố mẹ không nên quát mắng mà bình tĩnh giải thích hoặc đánh trống lảng, rút lui rồi đӧi đến khi con đã bình tĩnh lại mới nói chuyện tiếp. Làm gương Khi muốn con sống có ý chí, nghị lӵc, cẩn thận… thì chính bố mẹ cần phải trở thành những tấm gương như thế. Hoặc chí ít thì con cũng phải thấy đưӧc sӵ nỗ lӵc hoàn thiện bản thân của bố mẹ. Nếu như con thấy bố mẹ về nhà hay mang tài liệu hoặc đọc sách thì đã gieo vào con một cách rất tӵ nhiên về việc cần phải tӵ học tập, nâng cao trình độ. Còn nếu phòng ngủ của bố mẹ không gọn gàng ngăn nắp, quần áo vứt bừa bãi, bếp ăn bẩn thỉu không đưӧc dọn dẹp thường xuyên thì sẽ khó yêu cầu con phải giữ bàn học của mình gọn gàng, sạch sẽ. Con người thường có xu hướng bắt chước những người xung quanh, giống như cổ nhân đã nói “gần mӵc thì đen, gần đèn thì sáng”. Quan hệ giữa con và bố mẹ lại càng đúng như vậy. Khi bạn có lối sống lành mạnh, khiến con yêu mến, kính trọng thì lời nói sẽ có trọng lưӧng hơn, khiến con dễ nghe lời. Dạy con giá trị chân thực của cuộc sống và lối sống nhân hậu Ngày nay, một số gia đình đã cho con đi đến các vùng sâu, vùng xa để con tận mắt nhìn thấy cuộc sống vất vả của người dân, của các bạn nhỏ. Qua đó, con sẽ hiểu thêm về giá trị của đồng tiền, ý nghĩa của lao động. Đây là biện pháp hữu ích cho các câu hỏi có liên quan đến hai nội dung này ở các chương sau. Hoạt động từ thiện tại các vùng khó khăn, bệnh viện, viện dưӥng lão còn giúp các con biết yêu thương những mảnh đời bất hạnh. Bố mẹ nên động viên con tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, tổ chức, cá nhân có uy tín tiến hành. Qua các hoạt động xã hội đó sẽ xây dӵng cho con ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, con biết yêu thương, chia sẻ, giúp đӥ mọi người. Bố mẹ cũng có thể cho con đọc những cuốn sách, xem những bộ phim giàu giá trị nhân văn. Khi có đưӧc trái tim ấm áp biết yêu thương, hiểu ý nghĩa của cuộc sống thì con sẽ sớm trưởng thành. Tóm lại, tôn trọng, thông cảm, luôn đồng hành với con, thể hiện tình yêu thương, sӵ kiên trì, thấu hiểu, làm gương cho con… là những điều cần duy trì xuyên suốt trong quá trình đối mặt với những rắc rối của tuổi teen. Tuy nhiên, do đối với từng vấn đề cụ thể, biểu hiện của các con là khác nhau nên bố mẹ cần phải có thêm những giải pháp khác để giải quyết cho phù hӧp. Những giải pháp chi tiết sẽ đưӧc đề cập ở từng tình huống trong phần tiếp theo. Mặt khác, để bảo đảm dung lưӧng không quá lớn của tác phẩm, làm ảnh hưởng đến sӵ theo dõi của độc giả, một số nội dung sẽ có thể không nhắc lại trong các câu hỏi cụ thể. Nhưng các độc giả cần lưu ý rằng các nguyên tắc trên là những nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp đối với các con ở lứa tuổi này. Nhӳng vấn đề về phong cách sӕng 01Con tôi quá cá tính, tôi rất lo lắng, có cách nào giảm bӟt cá tính ӣ con? Nhiều gia đình trăn trở về việc con mình sống rất cá tính, con mạnh mẽ, bảo thủ, khó hoà đồng…. Biểu hiện đó càng trở nên rõ ràng khi con bước vào tuổi teen. Bạn không nên quá lo lắng khi biết rằng, theo quy luật, đây là độ tuổi các con có nhu cầu khẳng định bản thân, do đó bên cạnh một số con cá tính từ bé, giai đoạn này trở nên “bùng nổ” hơn thì đối với nhiều trường hӧp, đây chỉ là biểu hiện mang tính chất tạm thời. Mặt khác, người cá tính bên cạnh những hạn chế thì họ cũng có nhiều ưu điểm như thường sống có bản sắc, độc lập, có trách nhiệm, quyết đoán, khả năng lãnh đạo tốt… Vì thế, cha mẹ cần có cách cư xử phù hӧp để giúp con phát huy ưu điểm, hạn chế nhưӧc điểm, ngay cả đối với những trường hӧp việc con cá tính chỉ là đặc điểm tâm lý của giai đoạn tuổi dậy thì, bởi lẽ nếu không thì nó cũng có thể để lại những hệ quả xấu trong mối quan hệ của con với mọi người và thậm chí là cả sau này. Giúp con hiểu về bản thân Những người cá tính có đặc điểm không sӧ khác biệt, không dễ bị dao động vì ý kiến của mọi người, do đó, nhiều khi bị coi là bảo thủ. Thông thường họ không dễ thay đổi bản thân nếu chưa thấy rõ sӵ cần thiết hoặc ý kiến của người khác chưa đủ thuyết phục đối với họ hay là tình cảm của họ chưa đủ lớn để thay đổi vì người khác. Vì thế, nếu muốn thay đổi đưӧc tình hình, bố mẹ cần giúp con hiểu về ưu điểm, nhưӧc điểm, ảnh hưởng của tính cách tới cuộc đời của con không chỉ bây giờ mà cả về sau. Bạn cho con biết rằng, sống có bản sắc riêng, không dễ bị lôi kéo là tốt, nhưng mặt khác, hiện tại với tính cách như vậy con sẽ dễ khiến mọi người ức chế, không khí gia đình căng thẳng, con khó lắng nghe, tiếp thu những điều tốt đẹp mà cha mẹ, thầy cô và mọi người dành cho con, làm ảnh hưởng đến khả năng hoà đồng vì khó tìm đưӧc tiếng nói chung… Ngoài ra, tính cách như vậy có thể dẫn đến những hậu quả không tốt cho cuộc sống sau này. Ở giai đoạn “tuổi ô mai”, nhiều bạn, nhất là các bạn dậy thì sớm hoặc già dặn so với tuổi tin rằng mình đã có thể làm chủ đưӧc cuộc sống của mình. Vì thế, càng có xu hướng thể hiện cá tính. Trong trường hӧp này, bạn nên giúp trẻ hiểu rằng, các con đang ở giai đoạn hoàn thiện nhân cách, mặc dù không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, chưa đủ trưởng thành để có thể đưa ra các ý kiến hoặc hành động một cách đúng đắn. Vì thế, con cần biết lắng nghe mọi người để có sӵ điều chỉnh bản thân một cách phù hӧp. Nếu không biết cách sống thì bản lĩnh có thể biến thành bảo thủ. Để “đánh” vào tâm lý thích thể hiện của tuổi teen, bạn có thể giúp con hiểu rằng có nhiều cách để khẳng định bản thân như học giỏi, biết cách giao tiếp tốt với mọi người, chứ không phải là việc bảo thủ, luôn luôn giữ quan điểm của mình. Về cách truyền đạt, bạn có thể nói chuyện thẳng thắn với con. Trong trường hӧp cách đó không hiệu quả, bố mẹ có thể cho con trải nghiệm bằng cách để con làm theo ý muốn một số việc mà bạn biết chắc chắn rằng con sẽ không đạt đưӧc kết quả như mong muốn. Nếu con muốn thức khuya đến 12 giờ, thì bạn hãy cứ để kệ làm theo ý mình. Mấy ngày sau, khi đi học, lúc nào cũng trong trang thái buồn ngủ, mệt mỏi thì bạn mới phân tích cho con tác hại của việc ngủ muộn. Sau khi kết quả xảy ra rồi, bạn mới ngồi nói chuyện, phân tích cho con hiểu vấn đề. Cho con biết khi nào cần kiên đӏnh, khi nào thì nên thay đәi ý kiến Trong khi nói chuyện bạn cần giúp con hiểu rằng, nếu thấy ý kiến của mình có cơ sở, tốt cho bản thân và mọi người thì con có thể thӵc hiện. Lúc đó, nếu bị chê, khích bác hoặc lôi kéo mà con vẫn kiên định thì là điều tốt, nên phát huy. Đây là trường hӧp con phát huy cá tính của bản thân. Ví dụ, nếu các bạn rủ con đánh “hội đồng” một bạn thì con nên kiên quyết không tham gia, cho dù có bị khích bác thế nào đi nữa. Còn nếu thấy ý kiến của mình không đúng hoặc cần hoà đồng thì con nên/có thể làm theo số đông. Ví dụ trong trường hӧp cả lớp đi chơi, các bạn đều mặc đồng phục thì mặc dù không muốn, con cũng nên mặc đồng phục cho hòa đồng cùng các bạn. Ngoài ra, mặc dù người cá tính không muốn dӵa dẫm người khác, nhưng khi cần thiết, con cũng nên biết nhờ mọi người giúp đӥ. Điều đó sẽ tốt cho con và giúp có mối quan hệ gần gũi với người khác. Trong trường hӧp con sai, hãy gạt bỏ cái tôi của mình để nói lời xin lỗi. Dạy con biết tôn trӑng mӑi ngưӡi và các chuẩn mӵc xã hӝi Việc dạy con biết tôn trọng mọi người, không áp đặt ý kiến chủ quan sẽ giúp con duy trì cá tính của mình và không khiến người khác khó chịu. Ví dụ, con là người mạnh mẽ thì cũng không nên chê bôi các bạn điềm tĩnh. Mặt khác, khi biết yêu mến, quý trọng mọi người con sẽ đӥ bảo thủ, dễ xem lại mình hơn. Bạn cũng nên dạy con biết những quy tắc đạo đức, quy định của pháp luật. Có những quy định của pháp luật tưởng chừng như xa vời với con trẻ, như không đưӧc xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dӵ người khác, vưӧt đèn đỏ… nhưng hóa ra lại ảnh hưởng đến ý thức, hành vi của con. Bởi vì, khi biết về các quy tắc đạo đức, quy định của pháp luật thì con sẽ có một khung tham chiếu để soi lại hành vi của mình, từ đó, con biết xem lại ý kiến của mình có đúng, có hӧp lý hay không để có cách cư xử phù hӧp. Nếu bố mẹ không chú ý điều này để hướng dẫn con cách cư xử thì dễ dẫn đến việc con chỉ biết đến bản thân mình, luôn làm theo ý kiến cá nhân mà không để ý đến xung quanh. Như vậy sӵ cá tính của con trở thành sӵ ích kӹ. Và trong một số trường hӧp con có thể phá vӥ các quy tắc xử sӵ theo chuẩn mӵc chung của xã hội. Ngoài các cách trên, bố mẹ cũng nên đề ra các nguyên tắc, giới hạn để con không đưӧc vưӧt qua như việc ăn mặc, say mê thần tưӧng… Con đừng vì muốn thể hiện cá tính riêng mà có những hành vi lố bịch, lập dị. Giúp con sӕng hòa đӗng Mặc dù không phải là tất cả, nhưng nhiều bạn vì cá tính của mình mà dẫn đến việc khó hoà đồng. Bố mẹ nên khắc phục vấn đề này bằng cách cho con theo học lớp kӻ năng hoặc dạy con về kӻ năng đàm phán, làm việc nhóm, kiểm soát bản thân… Đây là điều rất cần thiết giúp con biết cách thuyết phục, hòa đồng với mọi người, thể hiện cá tính của mình một cách hӧp lý và sẽ đưӧc bạn bè yêu mến hơn. Phát huy điểm mạnh cӫa con Đối với những đứa trẻ này, nếu bố mẹ biết cách giúp con phát huy thế mạnh thì sẽ tốt cho tương lai của con. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần ý thức rằng trong cuộc sống thường ngày, gia đình phải tôn trọng ý kiến, lối sống, cá tính đó (ngay cả trong trường hӧp đối lập với bố mẹ) miễn sao không ảnh hưởng đến mọi người. Bố mẹ có thể trao quyền một cách hӧp lý để con đưӧc chủ động thӵc hiện. Ví dụ, đối với các con lớn thì đưӧc quyền sử dụng tiền tiết kiệm để gửi ngân hàng hay cho bố mẹ vay với lãi suất thỏa thuận. Bố mẹ cũng có thể cùng con bàn bạc, đề ra các kế hoạch học tập, mục tiêu cuộc sống mà con cần đạt đưӧc (học kỳ này sẽ đạt học lӵc gì, cấp 3, đại học sẽ học trường nào…). Bạn cũng nên khuyến khích con làm trưởng các đội nhóm để con phát huy khả năng quyết đoán, chịu trách nhiệm của mình. Sӭc mạnh cӫa tình cảm Những đứa trẻ cá tính có suy nghĩ riêng, độc lập với những lập luận riêng mà có khi người khác dùng mọi cách vẫn không thuyết phục đưӧc. Trong trường hӧp này, làm sao để có thể khiến con thay đổi? Lúc đó, bố mẹ cần tác động vào tình cảm của con, khơi gӧi những cảm xúc, mong muốn của con hoặc nói cho con biết sӵ lo lắng, quan tâm của bố mẹ đối với con thì có thể đem lại kết quả. 02Làm gì khi con quá hiền lành, dễ bảo, khi ra ngoài thì nhút nhát, ngại giao tiếp? Hiền là một cô bé có cái tên thể hiện tính cách. Con hiền lành, dễ bảo. Vì thế, khi còn bé, bố mẹ nuôi dạy rất nhàn. Tuy nhiên bây giờ, khi con vào cấp 2 bố mẹ ngày càng thấy băn khoăn, lo lắng vì con hay bị bạn bắt nạt, ngại đám đông. Gia đình sӧ rằng sau này vào đời con dễ bị thiệt thòi do không dám tranh luận, bảo vệ quyền lӧi của mình, không dám thể hiện, phát huy những điểm mạnh bản thân. Tại sao con có tính cách đó? Hiền lành thường đi đôi với nhút nhát, thiếu tӵ tin. Khi con hiền có thể là do tính cách có tính chất bẩm sinh của con, hoặc con sống trong môi trường bố mẹ giáo dục quá nghiêm khắc, hay bị quát mắng, đánh đập, phải “gọi dạ bảo vâng”… Ngoài ra, nếu con đưӧc bao bọc, che chở, không cho va chạm với thế giới bên ngoài, có ít bạn thì cũng dễ trở nên nhút nhát. Thay đәi tӯ trong gia đình… Giúp con tӵ tin hơn. Bạn có thể thӵc hiện đưӧc điều này bằng cách giúp con nhận biết, tӵ hào và phát huy về các điểm mạnh của bản thân (về hình thức, nhân cách, trí tuệ). Đó là điều giúp con tӵ tin, từ đó dám khẳng định bản sắc riêng của mình. Khi ở nhà con tӵ tin thì lúc ra ngoài con mới có thể tӵ tin đưӧc. Lúc đó, con mới không bị sӧ hoặc ngӧp trước mọi người, biết thể hiện và bảo vệ ý kiến của bản thân. Bố của Hiền cũng áp dụng như vậy. Bắt đầu từ việc trong câu chuyện hằng ngày anh hay khen con, chẳng hạn như khen về khả năng nấu ăn tốt của con, động viên con nếu thích nấu món gì thì cứ mạnh dạn, chủ động xin phép để vào bếp, không nhất thiết phải để mẹ cho gì ăn nấy. Kết quả là vào sinh nhật của mình, con đã tӵ tin nấu một bữa ăn chiêu đãi cả nhà, điều mà trước đây con không dám làm vì sӧ nấu không ngon, mọi người chê trách. Bố mẹ cần giúp con khắc phục những hạn chế của bản thân (ví dụ như về ngoại hình, khả năng giao tiếp, học lӵc) để con không bị mặc cảm. Những lúc con mắc sai lầm, thất bại, bố mẹ hãy ở bên để an ủi, chia sẻ và khích lệ con. Ngay cả những lúc bình thường, chính sӵ quan tâm, tình yêu thương của bố mẹ sẽ giúp con tӵ tin vững bước trên đường đời. Ngoài ra, cha mẹ cần cho con học các lớp rèn luyện kӻ năng giao tiếp, kӻ năng bảo vệ bản thân (ví dụ như học võ, cách bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống nguy hiểm)... Khi biết cách giao tiếp, con sẽ tӵ tin hơn trong mối quan hệ với mọi người. Đó là các “công cụ” hữu ích để giúp con có thể thoát khỏi “chiếc vỏ kén” của mình. Dám thoát ra khỏi vỏ bọc, vưӧt qua sӵ nhút nhát. Những năm gần đây, mọi người hay nói đến khái niệm “vùng thoải mái”. Đó là nơi mà chúng ta cảm thấy an toàn và đưӧc bảo đảm. Để giúp con thay đổi, bố mẹ cần giúp trẻ thoát khỏi vùng thoải mái đó của bản thân, bởi vì các con thường chỉ chơi với người mà mình thân thiết, yêu quý, sӧ phải đến nơi lạ, sӧ phải làm quen. Bạn có thể thӵc hiện bằng cách trong cuộc sống hằng ngày hãy tạo cho con những thử thách, động viên con dũng cảm vưӧt qua. Lưu ý rằng các thử thách này không nhất thiết phải liên quan đến giao tiếp, nó có thể thuộc nhiều lĩnh vӵc khác nhau. Ví dụ, bình thường con chạy đưӧc 3km thì bạn hãy khích lệ con chạy lên thành 3,5km-4km. Mục đích ở đây là giúp con quen với việc tӵ vưӧt qua chính mình, để từ đó con có thể tӵ tin “làm mới” mình, cải thiện mối quan hệ xã hội. Giúp con sống có bản sắc. Muốn con mạnh dạn hơn, việc đầu tiên là cần “tập dưӧt” từ trong gia đình. Con cần sống có bản sắc vì thông thường đối với các con có kiểu tính cách này thì cái tôi không lớn, hay nhường nhịn. Bản sắc thể hiện qua việc có chính kiến, yêu, ghét rõ ràng, không phải việc gì cũng theo ý kiến của mọi người… Để làm đưӧc điều đó, đòi hỏi gia đình thường xuyên khích lệ, động viên con. Có thể mới đầu con ngại, sӧ không dám nói ra, nhưng bạn hãy kiên trì, khuyến khích thì theo thời gian, mọi việc sẽ dần thay đổi. Con cần mạnh dạn tӵ ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên hỏi con có thích cái này, cái kia không, ý kiến của con về các vấn đề như thế nào. Nếu con bảo là “con không biết” hoặc “thế nào cũng đưӧc” thì bạn cần hỏi thêm hoặc phân tích để giúp con cuối cùng cũng đưa ra đưӧc chính kiến, tránh việc nói chung chung, ba phải. Giúp con ý thức về quyền của mình. Ngoài ra, con cũng cần đưӧc biết về quyền đưӧc thể hiện ý kiến và quyền đưӧc mọi người trong gia đình và ngoài xã hội tôn trọng. Đây là hai quyền rất quan trọng để giúp con sống có bản sắc hơn. Nhiều con quá hiền lành, thậm chí là nhẫn nhịn, dẫn đến việc bị bạn bắt nạt là vì không ý thức đưӧc vấn đề đó. Bố mẹ có thể trӵc tiếp nói rõ với con rằng: “Con bây giờ lớn rồi, hãy cứ mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình. Có gì cứ nói!”. Còn bố Hiền áp dụng cách khác cũng khá hiệu quả. Trong giao tiếp hằng ngày, anh hay hỏi lại: “Con có thấy thoải mái không? Con có muốn gì khác không?”. Những câu hỏi này mặc dù đơn giản nhưng đã thể hiện sӵ tôn trọng, khích lệ con thể hiện ý kiến, nguyện vọng của mình. Đi liền với quyền thể hiện ý kiến và quyền đưӧc mọi người tôn trọng ý kiến là việc nhiều khi con cần dũng cảm lên tiếng yêu cầu mọi người phải tôn trọng hoặc tỏ thái độ giận dỗi, bӵc tức nếu có ai tỏ thái độ coi thường, không nghe con. Đây là điều mà nhiều bạn ngoan hiền e ngại thӵc hiện. Một vấn đề đáng lưu ý là bố mẹ cần cho con sống trong môi trường dân chủ, không roi vọt, hạn chế quát mắng để con dám thể hiện đưӧc bản thân. Có thể một số con không bị sống trong môi trường bạo lӵc, nhưng sӵ “nề nếp gia phong” đã khiến con trở nên quá nhút nhát, thì gia đình cũng cần cân nhắc điều chỉnh lối sống. Giúp con không ngại “va chạm” ý kiến: Bạn cần cho con hiểu rằng, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Nhiều khi, trong một chừng mӵc nào đó, mâu thuẫn sẽ giúp con người, xã hội phát triển hơn. Đừng vì ngại tranh luận căng thẳng hoặc ai đó giận mà con từ bỏ ý kiến của mình. Điều đó sẽ khiến con sống không có bản sắc, dễ bị mọi người coi thường. Mặt khác, những người thӵc sӵ yêu quý con sẽ không vì con không nghe theo mà họ ghét con. Vì thế, hãy dũng cảm, tӵ tin bảo vệ những gì mà con cho là đúng. Để làm đưӧc điều này, bạn cần cho con “quyền đưӧc cãi” ngay trong gia đình. Không nên quát tháo, đe nẹt khi con bảo vệ ý kiến của mình. Thay vào đó, bạn hãy lắng nghe con rồi sau đó phân tích, giảng giải cho con hiểu. Nếu con đúng, bạn cần chấp nhận điều con nói. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con có quyền đưӧc cãi bố mẹ bằng ngôn từ thiếu lịch sӵ và thái độ hằn học, hung hăng. Bố mẹ cần tạo ra giới hạn hoặc lập bên một bảng nội quy để con vừa có thể chia sẻ ý kiến, vừa cư xử có chừng mӵc, lễ phép. … Rӗi đến ngoài xã hӝi Khi ở nhà các con hiền lành, nhút nhát thì khi đi ra ngoài xã hội khả năng cao là các con vẫn giữ tính cách như vậy bởi lẽ các con thiếu tӵ tin, có thói quen nghe lời người khác, lối suy nghĩ đơn giản, thiếu kӻ năng giao tiếp, kӻ năng thể hiện và không biết bảo vệ chính kiến của… Để khắc phục đưӧc hạn chế này, bố mẹ cần giúp con thay đổi trước tiên là trong cách cư xử với bạn bè bởi vì đó là những người ngoài xã hội mà con hay giao tiếp nhất. Phụ huynh nên khích lệ con thể hiện và bảo vệ chính kiến của mình, mạnh dạn nói chuyện với các bạn không thân… Điểm cần chú ý là cần khích lệ con biết lên tiếng, bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt để tránh con bị bạo lӵc học đường – điều mà các con hiền lành dễ gặp phải. Các con nhút nhát có nhiều nỗi sӧ khi phải đi ra ngoài, như sӧ bị bắt nạt, sӧ bị chê cười… Vì thế, bố mẹ nên giúp con hiểu rằng trong cuộc sống có rất nhiều người tốt, thân thiện, họ yêu mến con. Số người xấu chỉ chiếm số lưӧng nhỏ (nhưng bố mẹ cũng cần trang bị cho con những kӻ năng để nhận biết và đối phó với họ). Vì thế, con không nên lo sӧ nếu phải giao tiếp với người lạ. Tạo môi trưӡng, rèn luyện dần khả năng giao tiếp cӫa con Bố mẹ nên sử dụng công thức: “Từ thân đến sơ, từ quen đến lạ, từ ít đến nhiều”. Mới đầu, khuyến khích con chơi nhiều với những người con đã quen như họ hàng, bạn bè thân rồi đến sơ, sau đó mới đến những người không quen biết. Khi phải đến những chỗ lạ như câu lạc bộ thì bố mẹ nên khuyến khích con rủ thêm bạn thân, anh chị em đi cùng để tạo cảm giác yên tâm. Rồi dần dần, khi con đã bạo dạn hơn lúc đó bố mẹ mới “buông” để con đi một mình. Việc rèn luyện con cần đưӧc tiến hành thường xuyên, kiên trì nhưng thận trọng. Bố mẹ đừng nên quá nôn nóng sẽ trở thành ép buộc, khiến con sӧ hãi. Cần chú ý kết hӧp giữa việc tạo môi trường, rèn luyện cho con bạo dạn và các biện pháp giúp con tӵ tin. Đối với các bạn có cú sốc tâm lý thì ngoài các biện pháp trên, bố mẹ càng cần phải gần gũi để tâm sӵ, động viên con. Trong trường hӧp cần thiết, có thể đưa con đi trị liệu tâm lý 03Làm sao nếu con tôi sӕng quá nӝi tâm, sâu sắc? Nhớ lại ngày tôi đỗ vào lớp chuyên có tiếng của tỉnh. Mới đầu thì thấy tӵ hào và vui mừng lắm, nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, áp lӵc học tập nặng nề, trong lớp có quá nhiều bạn lạ, không có bạn thân, khiến cho tôi là một đứa sống nội tâm, nhạy cảm càng có cảm giác cô đơn, khó hòa nhập. Những khi đi học thêm lớp mới cũng vậy, cảm giác lúng túng, chẳng biết nói chuyện với ai luôn bao trùm, khiến tôi chỉ biết cắm đầu vào mà học. Gần gũi – liều thuӕc bә đӕi vӟi con Những ngày đó, tôi may mắn có mẹ ở bên. Là một giáo viên tâm lý nên mẹ hiểu nhu cầu đưӧc quan tâm của tôi rất lớn, bà hay nói chuyện, lắng nghe và phân tích cho tôi thấy những điều không hӧp lý. Tôi luôn cảm thấy ấm áp, dần dần, giảm đưӧc sӵ lấn cấn trong mối quan hệ với các bạn. Qua những lời nói của mẹ, tôi hiểu hơn về những điểm hay, dở trong tính cách của mình và cố gắng để tӵ khắc phục. Nếu bạn có con sống quá nội tâm thì càng cần gần gũi con bởi lẽ các trẻ thuộc tính cách này hay suy nghĩ, dễ cô đơn nhưng cũng dễ nghe lời nếu cảm nhận đưӧc sӵ quan tâm, đồng cảm. Gần gũi cũng là một cách để giúp con không đưa các suy nghĩ tiêu cӵc đi quá xa, nhất là trong trường hӧp con gặp các chuyện buồn. Con sẽ cảm nhận đưӧc sӵ quan tâm của bố mẹ nếu như đưӧc bố mẹ trò chuyện, hỏi han, động viên, chia sẻ khi con gặp chuyện buồn/vui. Hay khi bạn chăm sóc sức khỏe, vấn đề ăn uống cho con, vì có một số gia đình khi con bước vào tuổi vị thành niên lại coi nhẹ vấn đề này. Đây là một sai lầm! Con nên đưӧc đảm bảo về dinh dưӥng, sức khỏe để phát triển thể chất cũng như tâm lý một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cha mẹ cũng chú ý không nên chăm sóc con một cách thái quá khiên con khó chịu. Mức độ cần vừa đủ để đảm bảo tốt cho con, lại khiến con cảm nhận đưӧc yêu thương, quan tâm của bố mẹ. Giúp con có lӕi sӕng lành mạnh, tích cӵc Bố mẹ cần tạo cho con sӵ bận rộn, có nhiều hoạt động vận động, hạn chế thời gian ở một mình, giúp con nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tránh mệt mỏi và stress. Ví dụ như thường xuyên cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tham gia các câu lạc bộ, hoạt động thể dục, thể thao, các hoạt động xã hội để con ít có “cơ hội” chìm đắm vào thế giới nội tâm. Có điểm lưu ý là hãy tiến hành một cách từ từ, từng bước vì đối với các con sống nội tâm thường sẽ ngại tham gia các hoạt động ồn ào1. 1 Tham khảo thêm câu 02: Làm gì khi con quá hiền lành, dễ bảo, khi ra ngoài thì nhút nhát, ngại giao tiếp; tr. 38 Bố mẹ cũng nên hạn chế con đọc các tiểu thuyết tình cảm sướt mướt, nghe các bản nhạc buồn. Thay vào đó, khuyến khích con nghe các bài hát sôi động, đọc sách về sӵ lạc quan, tin tưởng, chơi với các bạn sôi nổi, thẳng thắn, tính tình đơn giản để bù trừ cho nhau. Bố mẹ cũng nên chú ý về phong cách bài trí, màu sắc của ngôi nhà và phòng ngủ của con sao cho tươi sáng. Mọi người trong nhà cần vui vẻ, thoải mái để lan tỏa niềm vui cho con. Bên cạnh đó, phụ huynh hãy giúp con sống đơn giản hơn, nhìn mọi thứ bao dung và tin tưởng hơn. Ví dụ, nếu con cứ băn khoăn rằng: “Tại sao con vẫn đối xử tốt, vẫn hay chơi với Hà, mà Hà lại không rủ con đi sinh nhật? Có phải con đã mắc lỗi gì với bạn?”. Trong trường hӧp đó, bố mẹ có thể giải thích cho con rằng có thể là Hà quên hoặc khuyến khích con vưӧt qua sӵ ngần ngại để thẳng thắn hỏi bạn về lý do tại sao lại làm vậy. Phát huy nhӳng điểm mạnh trong tính cách cӫa con Bố mẹ có thể khuyến khích con nuôi thú cưng, chăm sóc anh chị em trong nhà và quan tâm hơn đến mọi người xung quanh, đồng thời hỏi ý kiến con về các vấn đề của gia đình, cuộc sống… để phát huy các điểm mạnh trong tính cách của con là sống tình cảm, chu đáo, thích quan tâm và đưӧc quan tâm. 04Phải làm gì khi con tôi sӕng vô trách nhiệm? Lối sống này thường gặp ở những trẻ từ bé đã đưӧc gia đình nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu nên hình thành lối sống hưởng thụ nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ sống trong các gia đình có lối giáo dục quá nghiêm khắc khiến con bức xúc, bất cần. Hãy tác đӝng vào nhận thӭc cӫa con Mai Trang năm nay 15 tuổi, hay đổ lỗi cho mọi người, sống vô trách nhiệm. Một hôm, mẹ đã ngồi tâm sӵ với Mai Trang, chị đã nhẹ nhàng chỉ ra những hạn chế về lối sống của Trang thời gian qua. Chị cũng lồng ghép các ví dụ chân thật của đời sống, như vừa qua đã xảy ra vụ sập giàn giáo xây dӵng khiến nhiều người thương vong là do sӵ thi công cẩu thả, thiếu trách nhiệm… Con đã im lặng lắng nghe, có vẻ hiểu những điều mẹ nói. Khác với mẹ Mai Trang, mẹ của Hoàng Vinh đã chọn cách nhân dịp sinh nhật con, chị tặng con cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” – cuốn sách có giá trị giáo dục nhân cách thông qua những câu chuyện bình dị. Sau khi nhận đưӧc sách, con chăm chú đọc. Điều đặc biệt là mấy ngày sau mẹ thấy biểu hiện của con đối với mọi người rất khác. Trường hӧp này, mặc dù mẹ của Vinh không chỉ ra tác hại trong lối sống của con, nhưng đã tạo ra hiệu quả giáo dục tốt khi biết hướng con đến những cách sống cao đẹp. Trong hai ví dụ trên, các phụ huynh đã áp dụng phương thức giao tiếp khá hӧp lý. Khi con ở tuổi dậy thì, bố mẹ không nên giảng giải nhiều theo kiểu “lên lớp”, nhất là đối với việc dạy con sống có trách nhiệm – một vấn đề có thể là nhạy cảm, dễ khiến con không nghe, thậm chí có thể nổi xung. Nên thay vào đó là sӵ trò chuyện trӵc tiếp mang tính chất tâm tình hoặc thông qua các câu chuyện, các nhân vật trong cuộc sống thӵc tế hay trên phim ảnh, sách báo… để phân tích cho con hiểu. Từ đó bố mẹ sẽ dễ áp dụng các biện pháp tiếp theo để con trở thành người có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và mọi người xung quanh Dù dùng hình thức giao tiếp nào thì bố mẹ cũng cần giúp con hiểu đưӧc những tác hại của lối sống vô trách nhiệm, giúp con hiểu đưӧc rằng, nếu con “dám làm, dám chịu”, “làm đến nơi, đến chốn”, biết quan tâm đến mình và mọi người thì sẽ đưӧc mọi người coi trọng và có tương lai tốt đẹp. Dạy con có trách nhiệm vӟi chính mình và mӑi ngưӡi Việc cần thay đổi đầu tiên là thái độ của con đối với chính mình. Mẹ Hoàng Vinh luôn nhắc nhở con cần chú ý đến việc ăn mặc, đầu tóc, phòng ở sao cho gọn gàng, học hành nghiêm túc, giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hӧp lý. Việc nhắc nhở ấy giúp con hiểu rằng con cần có trách nhiệm đối với việc học tập và tương lai của mình. Khi có trách nhiệm với bản thân thì con mới dễ trở nên trách nhiệm với mọi người hơn. Bố mẹ nên bớt bao bọc con. Hãy để con tӵ làm các việc liên quan đến bản thân, nhất là những việc liên quan đến nhu cầu cá nhân, không nên nhắc nhở con nhiều. Hãy để con tӵ trải nghiệm, tӵ rút kinh nghiệm từ việc làm của mình. Bên cạnh đó, nhiều khi cha mẹ không cần nhớ hộ con việc phải làm. Nếu bạn hay nhắc con về lịch học, lịch đi chơi với bạn, đồ đạc… vì sӧ con quên thì đã vô tình hình thành cho con thói quen ӹ lại, dӵa dẫm. Bố mẹ nên dạy con có trách nhiệm đối với mọi người. Đây là vấn đề liên quan trӵc tiếp đến thái độ của con đối với gia đình, xã hội. Muốn con làm đưӧc điều này, bố mẹ nên chú ý đến việc giúp con học cách yêu thương những người xung quanh. Khi biết yêu thương, cảm thông thì con sẽ sẵn sàng giúp đӥ mọi người hơn. Ngoài ra, cần khích lệ con thể hiện trách nhiệm bằng các hành động cụ thể như làm việc nhà, quan tâm, giúp đӥ cha mẹ. Để con dễ hӧp tác thì thay vì nôn nóng, bố mẹ nên thӵc hiện từng bước một. Ví dụ như mới đầu bố có thể rủ con đi mua quà tặng mẹ dịp 8/3, nhưng đến ngày lễ năm sau, bố khuyến khích con tӵ làm hay tӵ đi mua quà cho mẹ. Những người sống có trách nhiệm thường có xu hướng muốn sống trong môi trường mà mọi người cũng có ý thức như vậy. Nếu không, họ sẽ thấy khó chịu, có cảm giác bất bình đẳng và thiệt thòi. Vì vậy, nếu con có anh chị em ruột thì bố mẹ cần nuôi dạy các con công bằng, để các con đều có tinh thần trách nhiệm, biết quan tâm và tôn trọng mọi người trong nhà. Cho con tham gia hoạt đӝng nhóm Bố mẹ nên cho con tham gia các hoạt động nhóm vì tại đó, mỗi thành viên đều phải có tinh thần trách nhiệm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của cả đội. Đây là một cách khá hay để giúp các con vừa phát huy khả năng cá nhân, vừa biết quan tâm và hỗ trӧ những người xung quanh. Bố mẹ nên dạy con biết quan tâm đến mọi người và vì lӧi ích chung. Mặc dù trước khi làm, các con có phân công rõ ràng phần việc của mỗi thành viên, tuy nhiên, khi vào cuộc thì sẽ có thể xảy ra một số tình huống bất ngờ như có bạn nào đó không làm đưӧc việc do bận đột xuất, ốm… Lúc đó, tinh thần giúp đӥ nhau giữa các thành viên trong đội là rất quan trọng. Con cần tương trӧ cho các bạn ấy chứ đừng theo kiểu “việc ai người đó làm”. Như vậy, các bạn sẽ đánh giá cao con. Làm việc nhóm yêu cầu các thành viên phải gạt bỏ những cái tôi nhỏ bé để hướng về kết quả chung của cả đội. Vì vậy, con phải học cách bỏ qua những sӵ khác biệt về cách làm việc, sӵ ích kӹ, tӷ nạnh… để làm tốt việc đưӧc giao, đoàn kết cùng các bạn. Nếu con là trưởng nhóm, con cần chú trọng cả kӻ năng tổ chức công việc, phân công và khích lệ các thành viên trong nhóm… 05Phải làm gì để con tôi trӣ thành mӝt ngưӡi quyết đoán? Hạnh là một người thiếu quyết đoán, cả nể. Con có lối sống đơn giản, ít mâu thuẫn với mọi người, nhưng không có lập trường, tiếng nói ít đưӧc coi trọng, khó đưa ra quyết định dẫn đến bỏ qua cơ hội, dễ bị lӧi dụng và khó đạt đưӧc những thứ mình muốn… Đối với các con thuộc nhóm tính cách này, ngoài nguyên nhân do tính cách bẩm sinh, lối sống cầu toàn, sӧ mất lòng mọi người, sӧ cô đơn và không dám chịu trách nhiệm thì lý do có thể là vì con sống trong môi trường gia đình mà bố mẹ nghiêm khắc, gia trưởng hoặc bận rộn, ý kiến của con không đưӧc chú ý, hay bị mắng mỏ... Để thay đổi tính cách này của con, cần có sӵ quan tâm, kiên trì của bố mẹ. Dạy con ý thӭc về bản thân Khi thấy Hạnh như vậy, bố mẹ đã phân tích cho con biết những ảnh hưởng của việc thiếu quyết đoán, hay cả nể đối với cuộc sống hiện tại và tương lai sau này của con. Trong những cuộc nói chuyện, Hạnh cũng đưӧc nghe kể về các bài học của những người nổi tiếng vì sӵ thiếu quyết đoán mà gây ra những thiệt hại lớn. Ví dụ, nhiều người vẫn cho rằng, do sӵ thiếu quyết đoán của chiến lưӧc gia người Pháp Arsene Wenger cùng các cộng sӵ, đội bóng Arsenal đã bỏ lӥ cơ hội chiêu mộ rất nhiều tài năng trong suốt một thời gian dài, và mất chức vô địch giải Ngoại hạng Anh. Bên cạnh việc giúp con hiểu về tính cách bản thân, cha mẹ cần giải tỏa những lo lắng cho con. Đối với việc con sӧ mất lòng mọi người, sӧ lạc lõng vì là thiểu số nếu đưa ra ý kiến mà không đưӧc mọi người tán thành, phụ huynh có thể khắc phục bằng cách giúp con hiểu nếu con quyết đoán và đưa ra đưӧc các ý kiến đúng đắn thì ngay cả trong trường hӧp là thiểu số thì khi hiểu ra, mọi người sẽ lại yêu quý con. Đối với việc con không dám đưa ra ý kiến do cầu toàn, sӧ trách nhiệm, cha mẹ cần nói để con hiểu trong cuộc sống, không có gì là trọn vẹn, tuyệt đối. Vì thế, đừng cân nhắc nhiều đến mức khó đưa ra đưӧc ý kiến và trong cuộc sống, ai cũng cần phải có trách nhiệm, con không nên trốn tránh điều đó. Khi biết chịu trách nhiệm, con sẽ trưởng thành hơn. Ngoài ra, bố mẹ nên dạy con tӵ tin, ý thức về việc hình thành bản sắc cá nhân, khi đó con sẽ dễ đưa ra các quyết định. Giúp con hiểu rằng “Quyết đӏnh nào cũng hơn là không có quyết đӏnh” Theo tôi, câu nói trên của Brian Tracy nếu hiểu rộng hơn để áp dụng vào trường hӧp này thì nó bao hàm cả ý nghĩa là bố mẹ hãy dạy con dám nói, dám cãi, dám quyết định và dám làm. Dám nói. Hằng ngày, bố mẹ nên động viên con thể hiện ý kiến riêng. Qua đó sẽ giúp con tӵ tin và tăng khả năng giao tiếp. Đối với những ý kiến đúng, bố mẹ nên tán thành. Ý kiến nào chưa đúng, bố mẹ đừng chỉ trích mà phân tích cho con thấy điểm chưa hӧp lý của nó và nên làm thế nào để ý kiến đưӧc xác đáng hơn. Tôi hay nói chuyện để giúp con hiểu rõ hơn về bản thân mình, về những ước mơ, khát vọng của con, về cả những điều con mong muốn và không mong muốn. Có như vậy con mới có cơ sở để tӵ tin đưa ra ý kiến. Nếu con không hiểu mình là ai thì khó làm đưӧc điều đó. Có lẽ vì thế mà Minh Đức đã tӵ tin, quyết đoán trong việc chọn trường cấp 3 để thi vào. Ngoài ra, con có quyền từ chối yêu cầu của bất cứ người nào mà con nhận thấy không phù hӧp, không có trách nhiệm phải làm. Bố mẹ hãy cho con đưӧc quyền từ chối ngay cả đối với những yêu cầu của bố mẹ mà con thấy không phù hӧp. Gia đình của Hạnh ban đầu áp dụng cách này đối với những việc đơn giản như khi đi nghỉ mát, con thích nơi nào thì con có thể nói ra, rồi dần dần, tiến tới áp dụng với các việc lớn hơn như học hành, bạn bè, công việc. Dám cãi. Nhà tôi đưӧc nhiều người đánh giá là khá dân chủ. Minh Đức thường xuyên đưӧc hỏi ý kiến, đưӧc tranh luận thẳng thắn, bảo vệ ý kiến của mình. Đó cũng là một lý do giúp con luôn có chính kiến riêng. Bố mẹ đừng vì muốn nhàn thân mà bỏ qua việc thường xuyên dạy con “dám cãi” trong cuộc sống hằng ngày. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách đưa ra bài tập tình huống như giả sử con xin phép đưӧc đi chơi vào dịp cuối tuần và mẹ giả vờ đưa ra các quan điểm phản bác. Nhiệm vụ của con là đưa ra các lý do để bảo vệ ý kiến của mình. Mới đầu, màn hỏi đáp có thể chỉ kéo dài 3 câu hỏi, 3 câu trả lời. Sau đó, bố mẹ có thể dần dần nâng lên thành 5 hoặc 7 câu. Nếu con bảo vệ thành công quan điểm của mình thì con thắng, và đưӧc thưởng. Ngưӧc lại, con sẽ thua. Dám quyết định. Đây là yếu tố chính giúp con thay đổi đưӧc tính thiếu quyết đoán, cả nể của bản thân. Để con dễ đưa ra quyết định thì bố mẹ cần lưu ý hai điểm. Một là: Giúp con sống có mục đích, có tiêu chí rõ ràng để mục đích, tiêu chí ấy trở thành hệ quy chiếu giúp con đưa ra quyết định. Đó có thể là: – Đối với những vấn đề đơn giản, để đưa ra quyết định không cần quá 5 giây; – Ưu tiên cho những mong muốn, sở thích cá nhân của bản thân, nếu nó không thái quá; – Không dễ dàng chiều theo ý người lạ; – Luôn nhớ đến mục tiêu của mình. Khi không biết quyết định thế nào thì sẽ lӵa chọn theo mục tiêu đó. Hai là: Giúp con có khả năng phân tích và thấu hiểu. Con cần hiểu mình và người khác, có khả năng phân tích ý kiến của mọi người, các tình huống, hoàn cảnh hiện tại, khả năng tương lai… Làm đưӧc điều đó con sẽ tӵ tin đưa ra các quyết định hơn, không dӵa dẫm, ӹ lại vào người khác. Dám làm. Điều cốt lõi ở đây chính là khả năng sẵn sàng chấp nhận thách thức. Khi đã quyết định điều gì, con phải quyết tâm thӵc hiện điều đó đến cùng. Người thiếu quyết đoán thường sӧ rủi ro. Tuy nhiên, nếu họ trong tâm thế sẵn sàng đối mặt với quyết định của mình, dám đương đầu với khó khăn thì sẽ dễ đưa ra quyết định hơn, không bị mất nhiều thời gian cân nhắc đưӧc, mất, phân tán vì các luồng thông tin. Đӧt cô chủ nhiệm cho đăng ký vào đội tuyển, mới đầu Hạnh không biết chọn đội nào vì con thích Toán nhưng lại khó đạt giải vì có nhiều bạn giỏi đăng ký, còn môn Hoá con học xuất sắc nhưng lại không đam mê. Sau đó, nhớ lại những điều mẹ dạy, con tӵ tin đăng ký môn Toán, sẵn sàng đối diện với thách thức. 06Làm sao để con tôi sӕng có ưӟc mơ và khát vӑng? Tôi đã hỏi nhiều con học cấp 2, cấp 3 rằng sau này con thích học ở đâu, muốn làm nghề gì, điều gì khiến con yêu thích nhất? Nhiều con trả lời rất nhanh rằng con không biết; bố mẹ bảo gì thì con nghe. Như vậy các con đã để tương lai của mình cho người khác định đoạt mà không biết cách để tӵ xây dӵng và thӵc hiện nó. Nếu con sống có niềm tin, ước mơ và khát vọng thì con sẽ có đích đến. Những điều đó giúp con vưӧt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống sau này. Nếu chưa có thì thông thường là do con không tin vào mình, ước mơ của con đã từng bị cười nhạo, con bằng lòng với hiện tại, không có điều kiện để biết đến những cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc quen đưӧc bố mẹ sắp đặt mọi việc và tương lai đã đưӧc gia đình hứa hẹn… Vì vậy, để khắc phục tình hình bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp như sau: Khơi dậy sӵ tӵ tin trong con Một số câu khác trong cuốn sách này có đề cập đến cách giúp trẻ tӵ tin, nhưng ở phần này chủ yếu tập trung vào giúp trẻ tӵ tin vào khả năng học tập, tài năng, sӵ phấn đấu của mình. Những yếu tố này là nội lӵc, có ý nghĩa cốt lõi giúp trẻ dám có ước mơ về cuộc sống sau này vì khi có đưӧc các yếu tố trên, sẽ có cơ sở để trẻ tӵ tin tìm đến ước mơ của mình. Hòa đưӧc nuôi dạy trong một gia đình nghiêm khắc. Bố mẹ Hòa quan niệm cần phải rèn luyện con, không nên khen con vì như vậy sẽ khiến con trở nên kiêu căng. Vì thế, khi tôi khen Hòa thông minh, con đã rất ngạc nhiên vì ở nhà bố mẹ toàn chê con học chậm. Khi tôi trao đổi lại, bố con bảo rằng nói thế để con còn phấn đấu. Theo tôi, đó là một quan điểm sai lầm vì ở độ tuổi teen, các con chưa hiểu nhiều về bản thân mình, bản lĩnh chưa vững vàng, dễ dao động, rất cần những lời động viên, phân tích để con phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu. Sӵ chê trách, so sánh không đúng cách sẽ khiến con mất tӵ tin, thu mình lại và không dám mơ ước. Kích thích trí tưӣng tưӧng cӫa con Cho con xem hình ảnh các nước phát triển qua sách báo, phim ảnh. Cho con đọc sách, xem phim viễn tưởng. Đó là những cách thức kích thích trí tưởng tưӧng của con rất tốt. Trên thế giới, có rất nhiều sáng kiến mang tính nhảy vọt bắt nguồn từ ý tưởng trong các câu chuyện viễn tưởng như máy móc tӵ động hoàn toàn, ô tô bay... Hè Minh Đức từ lớp 5 lên lớp 6, tôi tìm trên mạng các trang học trӵc tuyến của nước ngoài với những hình ảnh đẹp, sống động cho con học. Khi học về con bướm, người học chỉ cần quét mã QR trên sách là tӵ nhiên sẽ thấy xuất hiện hình ảnh con bướm đập cánh, bay lên trong rừng. Con vô cùng thích thú. Tôi bảo con hãy cố gắng học tốt, sau này có cơ hội ra nước ngoài sẽ đưӧc học những giáo trình như vậy. Từ đó, tôi thấy con học tập cũng khác nhiều. Hãy gӧi mở, khích lệ và đồng hành cùng con. Chính bố mẹ phải là người đầu tiên khơi gӧi cho con những ước mơ, khát vọng. Bạn có thể cùng con bàn về tương lai tốt đẹp của gia đình và của con trong 5 năm, 10 năm nữa với thái độ trân trọng ý kiến của con. Khi con có ước mơ và thổ lộ cùng bố mẹ, dẫu nghe có vẻ viển vông thì bố mẹ cũng không nên cười nhạo con. Thay vào đó, hãy nói chuyện, khích lệ con kể cụ thể về điều đó. Bố mẹ có thể góp ý về khía cạnh này, khía cạnh kia để ước mơ của con có tính khả thi hơn. Tuyệt đối không nên nói theo kiểu “giội gáo nước lạnh” lên đầu con. Ví dụ như: “Con không làm đưӧc đâu”, “Lại liên thiên gì đấy?”… Vì điều đó sẽ vô tình làm dập tắt ước mơ vừa đưӧc nhen nhóm lên trong con. Cho con trải nghiệm cuӝc sӕng mơ ưӟc Trong điều kiện kinh tế cho phép, bố mẹ cho con đi nghỉ tại các khách sạn 5 sao, các resort đẹp hay ăn ở những nhà hàng sang trọng, thậm chí đi du lịch nước ngoài để khám phá thiên nhiên và cuộc sống con người. Việc này sẽ tác động vào tâm trí con, giúp con hình thành nên ước mơ, khát vọng đưӧc đi đến những chân trời mới, tạo động lӵc khiến con quyết tâm học giỏi. Đó là sӵ đầu tư thông minh và hứa hẹn. Bố mẹ cũng có thể cho con tham gia các sӵ kiện trong group “Đồng hành cùng tuổi teen” để con có cơ hội gặp những người nổi tiếng, thành đạt và đưӧc họ truyền cảm hứng. Giúp con thӵc hiện ưӟc mơ cӫa mình Ngoại trừ những ước mơ quá bất hӧp lý hoặc ảnh hưởng đến người khác, còn lại bố mẹ nên đồng hành cùng con thông qua việc để ý xem con học tập như thế nào, con đã làm gì để thӵc hiện ước mơ của mình, hoặc giúp con tìm tài liệu, cho con gặp chuyên gia về lĩnh vӵc mà con quan tâm… 07Phải làm sao khi con tôi quá cẩu thả, đoảng vӏ, vөng về, không biết nấu ăn? Người Việt Nam có câu “tề gia nội trӧ” để nói về vai trò người phụ nữ, với hàm ý người vӧ, người mẹ cần phải biết quán xuyến, chăm lo chuyện nhà cửa, bếp núc. Nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào trong thời đại ngày nay? Có phải chỉ cần “a lô” là có tất cả? Hiện nay, nhiều gia đình muốn con có nhiều thời gian để học, nhà lại có người giúp việc nên con không phải làm việc nhà. Từ đó, con dần hình thành thói quen ngại việc, không biết làm và không muốn làm. Nhiều người còn có quan điểm, bây giờ dịch vụ, hàng hóa phát triển, sao phải học nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, cứ “alo” là một lúc sau có tất cả. Trên thӵc tế, mặc dù quan niệm về “nữ công gia chánh” của phụ nữ bây giờ không nặng nề nữa, nhưng bố mẹ cũng cần chú ý dạy bảo con. Bởi lẽ, điều này có nhiều khả năng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của các con sau này vì nếu con đoảng vị, vụng về thì có thể sẽ chăm sóc con của mình không tốt hoặc thiếu kӻ năng vun đắp tổ ấm. Ngoài ra, nếu con chu đáo, biết nấu nướng, làm việc nhà thì cũng tốt cho việc học của con bây giờ và sau này khi con đi học xa. Nấu nưӟng cũng thú vӏ mà! Cần từ từ lôi kéo con tham gia nấu ăn bằng nhiều cách khác nhau. Bố mẹ đừng mắng và bắt con làm vì ở tuổi này các teen có nhiều lý do để từ chối. Thay vào đó, mới đầu bố mẹ có thể rủ con tranh thủ lúc rỗi rãi, cùng mình vào bếp, làm các việc đơn giản mà con thích như trang trí món ăn, sau đó cho con tập làm các món. Hãy thường xuyên động viên, khích lệ để con hӧp tác, từ đó mới có thể hình thành thói quen, niềm yêu thích nấu nướng. Một cách khác khá hiệu quả là cho phép con rủ các bạn về nhà tӵ nấu ăn, khuyến khích con tập làm mấy món để chiêu đãi bạn. Có thể sau khi lũ trẻ về, bố mẹ sẽ mất công dọn “bãi chiến trường” nhưng sẽ khiến các con rất vui và hào hứng. Hӑc cách nấu ăn thôi! Ngoài việc bố mẹ tranh thủ dạy con biết nấu ăn vào những lúc rỗi rãi hoặc vào giờ nghỉ giữa những lúc con học bài thì vào dịp hè hoặc sau khi thi xong các kỳ thi quan trọng, bố mẹ có thể động viên, khuyến khích con tham gia các lớp học về nữ công gia chánh. Như vậy, khả năng nấu ăn của con sẽ đưӧc cải thiện một cách khá nhanh. 08Làm thế nào để con gái tôi nӳ tính hơn? Dung học lớp 6. Mặc dù có cái tên rất nữ tính, nhưng các bạn trong lớp lại hay gọi cô bé là “thằng Dung”. Cô bé có mái tóc tém, không bao giờ mặc váy đồng phục, tính tình thẳng thắn, mạnh mẽ và chẳng tham gia tám chuyện về những chủ đề “sến sẩm” của con gái như “tớ phát ngất vì anh ca sĩ X đẹp trai”. Mẹ Dung rất lo lắng: “Sao con mình như con trai thế?”. Chân dung con gái ngày nay Bố mẹ nên hiểu rằng mức độ nữ tính của các bạn gái là khác nhau. Có bạn thuộc dạng điển hình, có bạn lại theo phong cách “tomboy”. Mỗi bạn một vẻ. Có nhiều yếu tố dẫn đến sӵ đa dạng trong phong cách của các bạn gái hiện nay như gene, môi trường gia đình, các xu hướng xã hội… Bố mẹ cần thấy rằng trong xã hội phát triển, khi nam nữ ngày càng trở nên bình đẳng hơn thì quan điểm về nữ tính đã thay đổi nhiều so với trước đây. Các con có thể không còn nhu mì, nhẫn nhịn, hy sinh như bà và mẹ của mình. Thay vào đó, các con đã biết đòi hỏi quyền lӧi, sӵ bình đẳng và biết lo cho tương lai của mình hơn. Ngoài ra, giới trẻ cũng có những suy nghĩ thoáng về ăn mặc, không cứ con gái là phải điệu đà, váy vóc, tóc dài… Vì vậy, bố mẹ cũng nên suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề nữ tính. Tuy nhiên, sӵ lo lắng của bố mẹ là có cơ sở bởi vì dù xã hội phát triển đến đâu thì nữ tính vẫn là một lӧi thế của người phụ nữ, nhất là ở Việt Nam – một đất nước Á Đông. Do đó, bố mẹ nên tìm cách hướng dẫn cho con hiểu về vấn đề này nhưng cần thӵc hiện một cách thật tӵ nhiên, chân tình, không ép buộc. Con là con, không phải mẹ Ở Ở giai đoạn tuổi teen, các con thích thể hiện bản thân, nhiều khi không muốn nghe lời cha mẹ, nhất là những vấn đề liên quan đến sở thích cá nhân như quần áo, đầu tóc hoặc cách cư xử… Cho nên, mọi sӵ góp ý của bố mẹ cần nhẹ nhàng, tinh tế và đủ sức thuyết phục, chứ không nên quát mắng, áp đặt con. Nếu hình thức bên ngoài của con không có gì nghiêm trọng lắm thì bạn cũng không nên can thiệp. Ngưӧc lại, nếu bố mẹ cảm thấy nó không phù hӧp về mặt văn hóa và thẩm mӻ, thì hãy thể hiện ý kiến ở mức độ hӧp lý. Bạn cần lưu ý cho con về cách cư xử của con, nhất là đối với bạn khác giới vì nếu không thì dễ bị người khác lӧi dụng hoặc hiểu lầm. Quay lại với trường hӧp của Dung, con không bị mẹ góp ý gì về việc ăn mặc. Mẹ chỉ dặn dò con không nên có những hành động thân mật với bạn nam như vỗ vào người và cũng không cho các bạn làm thế với mình. Bố mẹ cần tôn trọng, chấp nhận cá tính của con, không nên thúc ép con thay đổi ngay như ý muốn mà phải từ từ, kiên trì. Còn trong trường hӧp con sinh ra đã có đặc trưng rõ nét của một “tomboy” thì bạn đừng cố ép con thành “bánh bèo”. Như vậy, con sẽ cảm thấy khó chịu, căng thẳng với gia đình và dẫn đến nhiều hậu quả. Trách nhiệm chính của bạn là giúp con phát huy tốt nhất những thế mạnh, hạn chế tối đa điểm yếu trong sӵ vui vẻ của cả gia đình. Vai trò cӫa cha mẹ Giải thích cho con hiểu thế nào là nữ tính. Nhiều con bị mắng: “Mày lớn rồi mà như con trai, không nữ tính gì cả!” trong khi các con chưa thӵc sӵ hiểu nữ tính là gì. Bố mẹ cần giải thích cho con hiểu nữ tính không phải là sӵ yếu đuối, “bánh bèo”, cần sӵ che chở của người khác mà nữ tính là vẻ đẹp cả về hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ, biết làm tốt thiên chức và làm chủ cuộc sống của mình. Đó có thể là sӵ tinh tế của hình thức (ăn mặc phù hӧp giới tính, hoàn cảnh, có thẩm mӻ, tinh tế), sӵ hấp dẫn của giới tính (vấn đề này thì bạn cần cân nhắc khi nói sao cho phù hӧp với nhận thức lứa tuổi con, nếu không sẽ phản tác dụng), tính cách (bao dung, tốt bụng, quan tâm mọi người), học thức, cách đối nhân xử thế sao cho phù hӧp, sống có bản lĩnh…. Giúp con nữ tính hơn. Mẹ Dung đã giúp con có đưӧc các kiến thức về nữ tính thông qua các cách thức như trӵc tiếp dạy hay gián tiếp thông qua việc làm gương cho con học từ chính cách sống hàng ngày của mình từ việc cư xử khéo léo, quan tâm, chăm sóc gia đình hài hòa với hoàn thành tốt công việc ở cơ quan. Ngoài ra, chị còn cho Dung đọc các sách, xem phim, học các lớp kӻ năng sống… Bố mẹ nên áp dụng các bước trong phần này một cách linh hoạt. Nếu con là người không thích nghe nói nhiều hoặc mối quan hệ với bố mẹ không đưӧc tốt thì có thể bỏ qua việc dạy con thế nào là nữ tính. Thay vào đó, tìm cách trang bị cho con những kiến thức đã nói ở trên. Như vậy, sẽ giúp con dần hình thành sӵ nữ tính một cách tӵ nhiên nhất. Ngoài ra, bố mẹ nên áp dụng nguyên tắc “lý thuyết đi đôi với thӵc hành”, ví dụ như bạn có thể giúp con chọn một bộ váy phù hӧp để mặc và nói: “Con gái mẹ trông thật nữ tính”. Như thế, bạn đã giúp con hiểu thế nào là nữ tính và làm thế nào để nữ tính. 09Phải làm gì khi con trai tôi thiếu mạnh mẽ, nam tính? Giờ ra chơi, mấy bạn nữ tụ tập với nhau, bàn tán: “Tao thích ca sӻ SB vì trông thật manly”. Ở góc khác, cánh con trai tụ tập, một bạn nói: “Ơ, Bình mày mọc râu rồi à?”... Giới tính là một chủ đề “hot” của các bạn teen. Các con quan tâm đến sӵ phát triển của bản thân và các bạn xung quanh. Đối với con trai, các con đã biết quan tâm đến mức độ nam tính của mình, nhất là trong mắt các bạn gái. Để con phát triển thành người đàn ông trưởng thành, cách cư xử của cha mẹ là rất quan trọng. Chân dung các chàng trai thế hệ 10x (các con sinh tӯ năm 2000) Nam tính có thể hiểu là vẻ ngoài đậm chất đàn ông (biểu hiện qua chiều cao, cân nặng, dáng đi, nét mặt, cử chỉ, phong cách ăn mặc...) hay thế giới nội tâm với các phẩm chất, tính cách như: nghị lӵc, dũng cảm, quyết tâm, quyết đoán, che chở người khác, ý chí… Những người như vậy có nhiều lӧi thế trong cuộc sống gia đình và công việc, giao tiếp xã hội. Đối với các chàng trai thế hệ 10x, nam tính còn thể hiện qua việc sống có khát vọng, khả năng học tập, tiếp cận tri thức thế giới, có trách nhiệm xã hội và kӻ năng sống tốt. Thông thường, việc một bạn trai thiếu nam tính có thể là do gene, do môi trường sống (ví dụ như con đưӧc bố mẹ bao bọc, che chở) hoặc do sức khỏe (quá yếu ớt)... Để giúp con hiểu hơn về nam tính, trước tiên, vai trò của người bố rất quan trọng. Bố hãy trở thành một hình mẫu cho con noi theo bởi vẻ ngoài đàn ông và cách sống trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Ngày trước chồng tôi sống khá vô tư, nhưng từ khi con bắt đầu lớn, anh đã chú ý nhiều hơn về lối sống. Nhờ đó mà Minh Đức cũng học tập đưӧc nhiều từ bố. Bên cạnh đó, gia đình tôi còn áp dụng một cách khác. Một hôm nọ, hai mẹ con vô tình cùng xem trailer phim Ván bài lật ngửa, The bodyguard. Minh Đức có vẻ chú ý đến các nhân vật chính là Đại tá Thành Luân, nhân vật Vệ sĩ do Kenvin Costner đóng (chắc do họ đẹp trai quá). Lúc đó, tôi tranh thủ bảo luôn: “Mẹ mong con sau này sẽ “manly”, tài giỏi, đẹp trai, có tình yêu đẹp như các chú ý”. Như vậy, bố mẹ có thể dạy con về sӵ nam tính thông qua việc cho con xem các bộ phim có nhân vật nam mạnh mẽ hoặc cho con tiếp xúc với những người thân, bạn bè của bố mẹ mà có độ nam tính cao. Qua ảnh hưởng từ các tấm gương ấy con sẽ dần thay đổi tích cӵc. Đây cũng là một cách để các bà mẹ đơn thân tham khảo dạy con về sӵ nam tính. Con trai, hãy rèn luyện thưӡng xuyên! Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể dạy con về các phẩm chất cần thiết của người đàn ông như nghị lӵc, quyết đoán… Ví dụ, đã lên kế hoạch làm 5 bài trong tối ngày hôm nay thì dù gì cũng phải làm cho xong các bài đó, có thể phải thức khuya thì cũng phải làm. Hoặc bạn có thể nhờ con làm giúp các việc như vác đồ nặng (nếu con có thể chất bình thường) rồi khen: “Con (bố) mẹ thật là nam tính, biết đӥ (bố) mẹ các việc nặng rồi đấy!”. Bạn hãy thật kiên trì, bình tĩnh, không mỉa mai, trách móc con bằng những lời nặng nề như: “Thằng này chẳng đàn ông gì cả”. Cùng với thời gian, qua chính những việc hằng ngày, bạn sẽ xây dӵng, bồi đắp cho con những phẩm chất mà một người đàn ông cần có. Cần chú trọng nâng cao sức khỏe thể chất, tầm vóc cho con vì những yếu tố đó cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nam tính. Nếu con nhỏ bé, yếu ớt thì khó làm đưӧc các việc xốc vác, đòi hỏi nhiều sức lӵc như các bạn trai khỏe mạnh, to lớn. Ngoài ra, bạn có thể cho con đọc các sách về kӻ năng sống dành cho các nam thiếu niên, sách về tấm gương của những người đàn ông thành công như Steve Jobs, Elon Musk để con học tập nghị lӵc, cách theo đuổi thành công của họ. Bố mẹ cũng nên khích lệ con học tốt kiến thức ở trường lớp, nâng cao khả năng ngoại ngữ, tiếp cận các nguồn tri thức tiên tiến, tham gia hoạt động xã hội và có ý thức hoàn thiện bản thân… Sӱ dөng biện pháp “đòn bẩy” Bố mẹ hãy cho con biết các bạn gái thích gì ở một bạn trai. Bố mẹ có thể nói trӵc tiếp về điều đó hoặc gián tiếp thông qua các cuốn sách, tạp chí, bộ phim phù hӧp với độ tuổi của con. Sau khi biết đưӧc, có thể con sẽ cố gắng tӵ thay đổi bản thân để trở nên hấp dẫn hơn, có sức thu hút hơn với các bạn khác giới. 10Tôi cũng dạy con nhiều về tình thương, lòng vӏ tha… Như vậy, có làm con bӏ giảm nam tính không? Minh Đức là con một, nhưng không đưӧc chiều. Con đưӧc bố mẹ rất quan tâm, dạy bảo. Đến lớp 6 con đã có thể tӵ nấu một bữa ăn đầy đủ, tӵ lo cho bản thân và lên kế hoạch học tập trước mắt cũng như lâu dài. Đức sống tình cảm nhưng mạnh mẽ. Biết làm chӫ cuӝc đӡi cӫa mình – mӝt yếu tӕ để hạnh phúc Trong xã hội phát triển, mỗi cá nhân dù là con trai hay con gái đều phải sống độc lập, biết tӵ lo cho mình không dӵa dẫm vào ai. Thước đo sӵ nam tính không phải là sӵ độc đoán, gia trưởng mà là việc sống độc lập, có nghị lӵc, dũng cảm, quyết tâm, quyết đoán, biết che chở, có ý chí… Việc con là con trai mà biết nấu nướng, đi chӧ là điều tốt. Nó thể hiện sӵ độc lập, biết lo cho mình. Sӭc mạnh cӫa yêu thương, chia sẻ Đối với các đức tính như thương người, vị tha… thì dù là giới nào, dù là nam hay nữ thì cũng cần phải có. Nó không làm giảm độ nam tính mà sẽ giúp con có sӵ thu hút hơn đối với người khác. Chính vì vậy mà Minh Đức vẫn đưӧc đánh giá là “manly”, đưӧc nhiều bạn quý mến. Ngoài ra, khi biết nấu nướng, con có thể giúp đӥ đưӧc vӧ sau này, xây dӵng hạnh phúc gia đình. Thӵc tế ngày nay, gia đình đầm ấm là khi vӧ chồng biết chia sẻ công việc với nhau, cùng giúp nhau phát triển sӵ nghiệp cá nhân và chăm sóc con cái. Việc kiếm tiền không phải là trách nhiệm duy nhất của người đàn ông. Việc bếp núc, con cái không chỉ là nhiệm vụ của người phụ nữ. Nếu sӧ con biết làm nhiều việc như vậy sẽ dẫn đến tình trạng “việc gì cũng đến tay”, vӧ sẽ ӹ lại, dӵa dẫm thì bố mẹ hãy dạy con hiểu rằng mỗi người trong gia đình đều phải có trách nhiệm chung, đưӧc đối xử công bằng, bình đẳng, không dӵa dẫm vào nhau. Đồng thời, bố mẹ cũng cần dạy con về cách khích lệ người khác, giúp họ trở nên hoàn thiện hơn. Có như vậy thì sau này, nếu vӧ của con không phải là người đảm đang lắm, con sẽ biết cách giúp vӧ mình chăm chỉ, có trách nhiệm với gia đình hơn hoặc cả hai sẽ tìm đưӧc tiếng nói chung trong việc phân công lao động để vӧ chồng đều thoải mái, hạnh phúc. Bố mẹ cũng có thể dạy con về việc trước khi yêu hoặc cưới, các con cần tìm hiểu nhau kӻ tránh khả năng sau này xảy ra mâu thuẫn không dung hoà đưӧc về quan điểm và lối sống. 11Con tôi quá thӵc dөng, làm sao để thay đәi điều đó? Khi nền kinh tế phát triển, lối sống thӵc dụng đã ảnh hưởng đến một bộ phận lớp trẻ. Người có lối sống thӵc dụng thường hay chạy theo lӧi ích vật chất, danh lӧi, chỉ biết đến lӧi ích của mình (hoặc của cả người thân) mà quên đi, thậm chí là bất chấp các quy định của pháp luật, các chuẩn mӵc đạo đức, không chú ý đến các giá trị tinh thần, không quan tâm đến người khác. Nhiều người có tâm lý cảnh giác khi chơi với người thӵc dụng. Trong cuộc sống, người thӵc dụng có thể kiếm đưӧc nhiều tiền nhưng khó có đưӧc hạnh phúc thӵc sӵ, lâu dài. Vì thế, khi con có biểu hiện sống thӵc dụng, bố mẹ cần sớm can thiệp và điều chỉnh. Bӕ mẹ cần chú ý đến hành vi cӫa mӑi ngưӡi xung quanh Bố mẹ cần xem lại quan niệm của mình và mọi người trong gia đình về tiền để kịp thời điều chỉnh bản thân khi cần thiết, nhằm giúp con có lối sống hài hoà, không thӵc dụng. Cụ thể là về cách kiếm tiền, sử dụng tiền, phân phối thời gian dành cho việc kiếm tiền và dành cho những người thân. Đặc biệt, nếu bạn là người kinh doanh thì càng nên lưu ý vấn đề này vì thông qua cuộc sống hàng ngày, các hành động, lời nói của bạn có thể khiến con hiểu rằng tiền là quan trọng nhất. Ở một khía cạnh khác, có thể bạn không cố ý nhưng đôi khi chính những lời nói, hành động vô tình của bạn lại gieo rắc vào con những tư tưởng thӵc dụng. Anh Tiến vì công việc kinh doanh bận rộn nên hay về muộn. Về đến nhà nhiều khi ông bà và vӧ con đã đi ngủ nên anh không có cơ hội hỏi thăm mọi người đưӧc nhiều. Gia đình than phiền thì anh hay nói: “Kiếm tiền mệt chết đi đưӧc, tưởng dễ à, thời gian đâu mà để ý với cả quan tâm”. Mặc dù đó chỉ là một cách nói, còn anh Tiến vẫn là người biết quan tâm, chăm sóc gia đình dưới nhiều hình thức, nhưng có những lần con trai anh nghe đưӧc, đã vô tình hình thành nên tư tưởng không đúng đắn trong con. Học hết cấp 2, con đi học trường nghề nên con đã sớm tӵ kiếm đưӧc tiền. Nhưng khi về đến nhà, con không quan tâm ai. Con lại nói câu có “bóng dáng” của bố hôm nào: “Con đi làm mệt lắm rồi, đừng đòi hỏi con phải quan tâm ai”. Dạy con quan niệm đúng đắn về tiền Có trường hӧp con trở nên thӵc dụng do chưa hiểu đúng về giá trị và ý nghĩa của đồng tiền. Bố mẹ nên trò chuyện để con hiểu rằng tiền quan trọng vì nó là điều kiện cần thiết cho sӵ tồn tại và phát triển của gia đình, nhưng tiền không phải là tất cả. Trong gia đình quan trọng nhất vẫn là hạnh phúc, mọi người biết quan tâm nhau. Bố mẹ có thể trích tiền để biếu ông bà, giúp đӥ họ hàng, làm từ thiện hay góp vào quӻ du lịch của cả gia đình. Thông qua đó, con có thể học hỏi đưӧc về cách sử dụng tiền, hiểu đúng về giá trị của tiền bạc. Bạn cũng có thể cho con đọc, xem hay kể cho con nghe các ví dụ về những người xung quanh, đặc biệt là những người mà con biết, vì mải chạy theo đồng tiền, danh vọng mà phải trả giá. Ngưӧc lại, bên cạnh đó lại có những người giàu có như Bill Gates, Mack Zuckerberg nhưng biết quan tâm, chia sẻ với mọi người nên họ hạnh phúc và đưӧc nhiều người ngưӥng mộ. Trong vấn đề này, bố mẹ cũng nên dạy con phân biệt thӵc tế và thӵc dụng. Con người sống cần phải thӵc tế, mơ mộng quá cũng không tốt. Đặc điểm chính của người có lối sống thӵc tế là biết kiếm tiền, bảo đảm cho cuộc sống của mình và gia đình, nhưng vẫn biết cân bằng các yếu tố vật chất với các yếu tố tinh thần, bên cạnh việc gánh vác kinh tế, vẫn biết quan tâm, dành thời gian chăm sóc cho mình và các mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè… Dạy con cách quan tâm, giúp đӥ ngưӡi khác Khi thấy con có biểu hiện sống thӵc dụng, vӧ anh Tiến đã chú ý thay đổi cách giáo dục. Qua những lần nghe mẹ tâm sӵ, con đã hiểu rằng hạnh phúc là sӵ sẻ chia, là “cho” chứ không phải là “nhận”. Khi bố mẹ chú trọng dạy con về những đức tính tốt đẹp như biết hy sinh, nhường nhịn, quan tâm đến người khác… và các giá trị tinh thần như lòng tӵ trọng, sӵ yêu quý và tin tưởng mà mọi người dành cho mình cũng sẽ góp phần giảm bớt tính thӵc dụng của con. 12Phải làm sao khi con tôi ương bưӟng, thậm chí còn tӓ thái đӝ thách thӭc? Hồi bé Minh Đức khá ngoan, nhưng khi lên cấp 2, có nhiều lúc con không nghe lời, rất bướng, nói mãi không đưӧc. Mẹ động viên học bóng rổ, con kiên quyết không học, thế là mẹ phải áp dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”, mỗi ngày nói chuyện một ít. Lần thì “khích” rằng, các bạn gái thích con trai cao lắm, mà bóng rổ lại là môn thể thao tốt nhất cho chiều cao. Lần khác, lúc cùng xem phim có cảnh các anh chị sinh viên Mӻ chơi bóng rổ, mẹ lại trầm trồ khen họ… Dạo đó vào dịp hè, có một trung tâm mở lớp bóng rổ ngay tại trường cấp 1 của con – nơi mà con rất yêu quý, có chính sách khuyến mại hấp dẫn, đánh đúng tâm lý thích ‘tính toán” của con. Chớp thời cơ mẹ lại rủ rê thuyết phục, lần này con đã đồng ý tham gia học. Bӕ mẹ biết chấp nhận, thông cảm Về sâu xa, việc thuyết phục đưӧc Minh Đức học bóng rổ là do tôi đã đặt mình trong tâm thế biết chấp nhận con, hiểu rằng con là một thӵc thể độc lập, có suy nghĩ, tình cảm riêng, mình không thể áp đặt đưӧc. Con không thích môn thể thao đó là do chưa thấy sӵ hấp dẫn, cần thiết của nó. Nhiệm vụ của cha mẹ là phải làm sao đưa ra các lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục đưӧc con. Suy nghĩ đó đã khiến cho tôi đӥ căng thẳng, bình tĩnh tìm ra giải pháp. Xét rộng hơn, trong quá trình làm bố mẹ, mọi người cũng nên đặt câu hỏi: Liệu con có thӵc sӵ bướng bỉnh, thách thức bố mẹ hay là do đang phát triển cái tôi, khẳng định cá tính riêng nên không muốn nghe theo sӵ áp đặt? Liệu có phải con đang có những khó chịu, bức xúc trong lòng? Lý do bố mẹ đưa ra chưa đủ sức thuyết phục? Nghĩ như vậy thì tâm lý của bố mẹ mới nhẹ nhàng, bình tĩnh để tìm đưӧc cách giải quyết phù hӧp cho mỗi vấn đề cụ thể. Ví dụ, nếu đó là do con thích khẳng định cá tính thì cần giúp bạn ấy nhận ra những đúng, sai trong suy nghĩ, hành động của bản thân. Bên cạnh đó, để đáp ứng đưӧc yêu cầu thể hiện cái tôi của con, trong quá trình nói chuyện, bạn nên thể hiện sӵ tôn trọng con như đứng trên quan điểm của con để thông cảm, không dùng lời nói xúc phạm…2 2 Tham khảo thêm Câu 1 – con tôi quá cá tính, tôi rất lo lắng, có cách nào giảm bớt cá tính ở con?; tr. 32 “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” Khi con ương bướng, khó bảo, điều bố mẹ cần chú ý là không áp dụng các biện pháp có tính bạo lӵc như quát mắng, dọa nạt, đánh đập vì sẽ chỉ khiến con càng trở nên thách thức, gan lì. Thay vào đó, bố mẹ phải rất gần gũi, kiên trì, nhẹ nhàng phân tích cho con thấy phải, trái, đúng, sai. Nếu nói 1 lần con không nghe thì bạn đừng vì bӵc tức, sốt ruột mà nản lòng, bỏ cuộc. Mà bố mẹ hãy thay đổi cách nói chuyện như bạn có thể rủ con đi chơi, rồi trên đường đi, lӵa lúc con thoải mái thì hãy nhẹ nhàng phân tích. Trong trường hӧp cần thiết phải phạt thì nên lưu ý về nguyên tắc phạt con. Cha mẹ nói chung, nhất là những người có con ương bướng, hay cãi hoặc lý sӵ cần rèn luyện mình về khả năng kiềm chế, khả năng thuyết phục… Bạn sẽ thấy đó là các kӻ năng rất cần thiết cho quá trình giao tiếp hàng ngày với con. Biết kiềm chế sẽ giúp bạn không nặng lời với con, biết thuyết phục sẽ khiến những điều bạn nói dễ nghe, dễ hiểu và dễ cảm hơn. Bố mẹ cũng nên tìm hiểu cách để con tôn trọng và yêu quý3. Khi đó, dù không bằng lòng với phụ huynh thì nhiều khả năng là con cũng sẽ không dám có biểu hiện thách thức. 3 Tham khảo thêm Câu 33: Làm sao để con vừa “sӧ” vừa yêu quý, gắn bó với bố mẹ?; tr. 162 Cảm hóa con bằng tình yêu và nghệ thuật Hãy làm tính con mềm mại hơn, giải phóng năng lưӧng bằng cách cho con tham gia các môn nghệ thuật như đàn, hát, nhảy… Cho con gặp gӥ với những người con yêu quý, có nhiều kinh nghiệm sống như cô, dì… để con có cơ hội nói chuyện, tâm sӵ và nhận đưӧc những lời khuyên bổ ích, khách quan. 13Con tôi hay nói dӕi, tôi phải làm gì? Tôi đã nghe nhiều bố mẹ than phiền là “con mình nói dối như cuội, không biết đâu mà lần”, “cảm giác con đang tuột khỏi vòng kiểm soát của mình”… Họ đối phó bằng cách tăng cường kiểm soát điện thoại, máy tính, lịch học của con nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp. Nếu bố mẹ không phát hiện ra thì con càng đưӧc thể, cứ thế lấn tới, còn khi phát hiện ra có nhiều phụ huynh sẵn sàng đổ lên đầu con những trận quát mắng lôi đình. Chính điều này sẽ làm cho khoảng cách giữa hai bên rộng hơn. Cái gì cũng có nguyên do cӫa nó Ở tuổi teen nhiều con bắt đầu nói dối. Nguyên nhân chủ yếu là do: Con nghĩ rằng khi bố mẹ biết đưӧc sӵ thật thì sẽ không ủng hộ, thậm chí sẽ quát mắng, trách phạt; Không thích bố mẹ can thiệp vào việc riêng mà chỉ muốn tӵ mình giải quyết; Từ bé đã hay nói dối; Thấy bố mẹ nói dối nên con cũng học theo. Một số trường hӧp con nói dối vì muốn bố mẹ vừa lòng, ví dụ như khi con nói dối về điểm số… Khi con ở độ tuổi này, nếu bạn áp dụng cách thức mang tính kiểm soát như nêu trên thì không hiệu quả, thậm chí là phản tác dụng. Cách thức phù hӧp là làm sao để con thay đổi nhận thức, từ đó thay đổi hành vi hoặc kiểm soát một cách tế nhị. Tuy nhiên, bài viết này sẽ tập trung vào biện pháp giúp con thay đổi nhận thức vì nó là biện pháp chính, không chỉ hiệu quả trước mắt mà còn có tác dụng lâu dài, giúp con trở thành một người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm, có lòng tӵ trọng… ể Giúp con hiểu nếu nói dӕi, con sẽ khiến mӑi ngưӡi mất lòng tin Khi con ở độ tuổi học cấp 2, cấp 3 nhận thức đã khá phát triển, lúc này bố mẹ hãy chú trọng giải thích phải trái, đúng sai, hậu quả việc làm không trung thӵc của con. Đó cũng là một biện pháp tâm lý tác động vào nhận thức, tình cảm, đạo đức của con để cho con tӵ thay đổi. Chẳng hạn khi con nói dối, nếu bị phát hiện con sẽ không còn nhận đưӧc sӵ tin tưởng của những người xung quanh như bố mẹ, thầy cô, bạn bè. Hiểu đưӧc tác hại đó, có thể con sẽ không dám tiếp tục nói dối vì sӧ mọi người không yêu quý, bạn bè tẩy chay. Trong cuộc sống hằng ngày, từ việc vệ sinh nhà cửa đến học hành, các mối quan hệ, bạn hãy khuyến khích con là người có trách nhiệm, nếu sai thì sửa, luôn sống thành thật. Mọi người trong gia đình cũng cần sống có trách nhiệm để làm gương. Sẽ khó thay đổi đưӧc con nếu như con phát hiện bạn là người không trung thӵc. Trong trường hӧp bố mẹ rơi vào tình huống bắt buộc phải nói dối với mục đích tốt (như để tránh làm người khác bị tổn thương hoặc lo lắng quá…) thì khi có cơ hội thích hӧp cũng cần giải thích cho con. Dạo con học lớp 7, có lần tôi dạy con về lòng trung thӵc, con bảo: “Mẹ toàn nói dối ông thôi, sao mẹ lại còn bắt con nói thật?”. Lúc đó, tôi mới giải thích với con: đúng là mẹ nhiều lần nói dối rằng đi công tác trong khi đang ở Hà Nội, nhưng vì dạo đó mẹ bị ốm, không vào thăm ông đưӧc mà nếu nói thật thì sẽ khiến ông lo lắng. Nghe vậy, con hiểu ra vấn đề nên không nói gì thêm. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần dạy con cách cư xử trong các tình huống phức tạp, nguy hiểm để tránh việc con không biết phải làm thế nào hoặc quá lo sӧ nên đành nói dối mọi người. Ví dụ, nếu bị người xấu đe dọa, bắt phải nộp tiền, con hãy kể cho bố mẹ để có cách xử lý, chứ không nói dối, viện cớ này cớ kia để có tiền nộp cho chúng. Cha mẹ cũng nên giúp con hiểu rằng nếu có nhu cầu dùng tiền nhiều hơn bình thường thì cứ nói với gia đình. Bố mẹ sẽ xem xét, cân nhắc việc đó, còn con thì không nên nói dối để có tiền. Giúp con hiểu bӕ mẹ luôn ӣ bên con Khi học cấp 2, có dạo tôi rất nghịch ngӧm nên có lần phải viết bản kiểm điểm, xin chữ ký của phụ huynh. Do sӧ bố mẹ mắng nên tôi đã giấu nhẹm chuyện này và mạo chữ ký của bố để nộp cho cô giáo. Khi bị phát hiện, rất may bố mẹ đã không đánh mắng mà chỉ hỏi lý do, rồi phân tích đúng sai cho tôi hiểu. Bố mẹ cũng thông cảm với tôi khi thấy cách cư xử của giáo viên có điểm chưa hӧp lý, khiến tôi chống đối bằng cách nghịch ngӧm. Tôi đã rất xúc động vì điều đó và sau này không bao giờ tái phạm. Chính kӹ niệm ấy đã giúp tôi rút ra bài học: Sӵ lắng nghe, khách quan, công tâm của bố mẹ rất quan trọng đối với con trẻ. Trong nhiều trường hӧp, con nói dối là bởi lo sӧ khi nói thật sẽ bị phạt. Do vậy, bố mẹ cần tạo cho con cảm giác an toàn và đưӧc thấu hiểu. Từ đó, con mới có tâm thế tốt để nhìn sӵ việc một cách khách quan, dễ nhận ra lỗi của mình. Bây giờ với Minh Đức, tôi vẫn thường nói với con: “Có chuyện gì thì con cũng nói với mẹ nhé. Con yên tâm, mẹ sẽ không đánh mắng con. Dù mắc lỗi lớn đến đâu, dù phạm sai lầm thế nào thì bố mẹ vẫn yêu thương và sẽ tha thứ…”. Vì vậy, có chuyện gì ở lớp, con cũng về kể với mẹ. Để con tӵ rút ra “bài hӑc xương máu” Đó chính là cách cho con đưӧc trải nghiệm, tӵ chịu trách nhiệm về hành động của mình. Cụ thể là, nếu thấy con nói dối, bạn cứ tảng lờ, coi như không biết. Đến khi con phải “trả giá” cho hành động của mình thì con sẽ tӵ rút ra bài học kinh nghiệm hoặc lúc đó thì bạn mới “nhỏ nhẹ lên tiếng”. Biện pháp này khá hiệu quả đối với các bạn tuổi teen và còn giúp bố mẹ đӥ phải nói nhiều, giải thích nhiều cho con – điều có thể khiến con thấy nhàm chán. Ví dụ, nếu con nói dối là đã cho quần áo đồng phục vào máy giặt để bố mẹ giặt thì mặc dù biết chắc chắn là con chưa làm, quần áo vẫn treo trên mắc, bạn vẫn nên kệ, coi như tin lời con nói. Để vài hôm, con hết quần áo mặc, bị phạt vì thiếu đồng phục thì con sẽ tӵ rút ra bài học không nên lười, không nên nói dối. Hoặc nếu muốn thì lúc đó, bạn chỉ cần đưa ra lời khuyên ngắn gọn là con sẽ hiểu đưӧc vấn đề. ә ể Tránh làm con xấu hә, mất thể diện Thông thường, mọi người hay tập trung vào “bắt tận tay, day tận trán” hoặc truy xét đến cùng về việc nói dối khiến con phải nhận lỗi, xin lỗi, hứa không tái phạm. Mặc dù bạn vẫn có thể áp dụng biện pháp đó, nhưng cần lưu ý cách thức này nhìn chung không còn phù hӧp với các con tuổi teen. Bố mẹ chỉ nên sử dụng trong một số trường hӧp khi chứng cứ rất rõ ràng. Lý do là vào độ tuổi này, trẻ nhạy cảm, có lòng tӵ trọng cao, dễ tổn thương nên nếu bị dồn đến cùng thì có thể con cũng phải nhận lỗi nhưng lại cảm thấy rất xấu hổ, đau khổ. Điều đó có thể khiến con hành động dại dột nhằm trốn tránh trách nhiệm hay giữ gìn danh dӵ. Thay vào đó, bố mẹ nên sử dụng những cách thức tế nhị. Ví dụ, nếu thấy tiền nhà mình bị mất, nhiều khả năng là con lấy thì bạn đừng hỏi luôn là: “Có phải con lấy trộm tiền của mẹ không?” vì nếu không đúng thì con sẽ cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương do không đưӧc bố mẹ tin tưởng. Mà ngay cả đúng con lấy thì nhiều khi con cũng không dám thú nhận. Trong trường hӧp này, bạn có thể nói rằng: “Mấy hôm nay mẹ tìm mãi mà không thấy một khoản tiền, không biết để ở đâu. Tiếc quá vì làm mãi mới có đưӧc nó, mà đó là tiền mẹ để dành để đóng tiền học cho con đấy… Chắc là mẹ tìm chưa kӻ, nó chỉ lẫn ở đâu thôi. Hy vọng hôm sau sẽ thấy”. Khi bị “đánh động” và với cách nói tác động vào tình cảm của con như vậy, biết đâu hôm sau con sẽ lặng lẽ để lại chỗ nào đó trong nhà. Ngoài ra, không nên tranh luận nhiều vì một số con thông minh, biết che đậy dấu vết, nguӷ biện rất giỏi nên nếu bố mẹ cứ tập trung “đấu khẩu” với con thì “trận chiến” sẽ kéo dài và vô cùng căng thẳng. Cho con có khoảng trӡi riêng Thỉnh thoảng, gia đình tôi vẫn cho con tiền tiêu vặt phòng khi con đi học thêm bị đói hoặc trường hӧp đột xuất phải đi xe ngoài. Tôi chỉ dặn con không đưӧc dùng tiền đó để chơi game, mua đồ ăn không tốt, còn đâu cho con tӵ chi tiêu, không kiểm soát, tra hỏi từng khoản con mua. Vì thế, con rất thoải mái, không nói dối hay lấy trộm tiền. Trên thӵc tế, nhiều khi vì sӵ quan tâm thái quá của gia đình mà khiến con mất tӵ do. Con đành phải nói dối để vừa đáp ứng yêu cầu của mình, vừa khiến bố mẹ hài lòng. Vì vậy, bạn cần tin tưởng, dành cho con không gian riêng, quyền quyết định đối với một số vấn đề nhất định. Nếu không yên tâm, bạn có thể đề ra những nguyên tắc về việc học tập, vui chơi hay tiêu tiền… Ngoài ra, bạn có thể giúp con hiểu rằng, niềm vui thӵc sӵ sẽ không đến từ việc nói dối. Con người ta có thể nói dối đưӧc người khác nhưng sẽ không tránh đưӧc hậu quả của việc nói dối. Con hiểu đưӧc điều đó sẽ thấy có trách nhiệm với mỗi lời nói của mình. 14Con tôi hay đòi hӓi, tôi nên làm gì để thay đәi cháu? Thường thì việc con hay đòi hỏi liên quan đến cách gia đình giáo dục con từ bé. Ví dụ, từ nhỏ con đã hay “muốn gì đưӧc nấy”, đưӧc mọi người chiều chuộng, đáp ứng nhu cầu một cách gần như vô điều kiện, không đưӧc giáo dục về việc phải biết quan tâm đến mọi người… Vì vậy, đến độ tuổi teen con vẫn có thói quen hay đòi hỏi. Để thay đổi đưӧc con, bạn có thể áp dụng các cách sau đây: Kiên đӏnh và kiên trì Đối với mỗi thói quen, tính cách đều không dễ sửa, nhưng với việc con hay đòi hỏi thì càng khó khăn hơn vì các biện pháp áp dụng về cơ bản sẽ đánh trӵc tiếp vào quyền lӧi của con, như bị giảm bớt những lӧi ích mong muốn như đi chơi, mua sắm và có thể sẽ phải lao động nhiều hơn. Lúc đầu, rất có thể bố mẹ sẽ gặp phải sӵ phản ứng, thậm chí là chống đối từ con. Nhiều gia đình thất bại vì đã sớm đầu hàng trước những phản ứng đó. Để thành công, không thể thiếu yếu tố kiên trì và kiên định của bố mẹ. Cần từng bước, từng bước một giúp con giảm dần sӵ đòi hỏi, biết quan tâm đến mọi người. Bạn Hạnh cả tuần nay cứ nằng nặc đòi mẹ mua cho chiếc điện thoại smartphone. Mẹ của Hạnh đã giải thích lý do không mua đưӧc nhưng con vẫn kỳ kèo hết lần này đến lần khác, rồi giận dỗi, vùng vằng không ăn cơm. Bố xót con gái nên bảo với mẹ: “Hay là mình cứ mua cho êm chuyện đi em?”, nhưng mẹ kiên quyết không đồng ý. Mẹ đặt ra điều kiện là nếu Hạnh thi vào đưӧc trường cấp 3 tốt, thì mẹ sẽ thưởng cho một chiếc smartphone phù hӧp. Một tuần, rồi đến hai tuần trôi qua vẫn không thấy mẹ thay đổi ý kiến, thế là Hạnh đành thôi, không đòi nữa, tập trung học, cố gắng thi vào trường cấp 3 thật tốt. Tӯ chӕi cũng phải có cách Bố mẹ có thể từ chối hoặc trì hoãn những đòi hỏi lớn của con (như điện thoại, xe đắt tiền) kèm theo lời giải thích cho con hiểu. Đồng thời, nên ra điều kiện rõ ràng như nếu con muốn đưӧc sở hữu một món đồ A thì phải đáp ứng điều kiện B của bố mẹ (như trong ví dụ của bạn Hạnh). Để làm đưӧc như thế, yêu cầu bố mẹ phải rất nỗ lӵc, vưӧt khỏi mong muốn, thói quen che chở, chiều chuộng con. Không nên áp dụng cách thức cӵc đoan, đột ngột là từ chối tất cả các yêu cầu lớn, bé của con. Như thế sẽ khó đem lại hiệu quả vì khiến con thất vọng, dẫn đến việc con chống đối và làm không khí gia đình căng thẳng. Bạn cần bình tĩnh trước mọi phản ứng của con, không đấu khẩu mà phải kiên trì thӵc hiện ý định của mình, nếu không những lần sau con sẽ đưӧc đà, gây sức ép để đòi hỏi bằng đưӧc. Khuyến khích con lao đӝng để có kết quả Ngoài việc yêu cầu con học giỏi để có thể “giật giải” là các phần thưởng thì bố mẹ có thể khuyến khích con chăm chỉ lao động. Muốn có đưӧc cái gì thì con sẽ phải bỏ sức lao động để có nó. Ví dụ, muốn có đưӧc xe đạp mới, con sẽ phải làm việc nhà nhiều hơn. Bố mẹ sẽ lập “bảng giá” cho từng công việc cụ thể. Đến khi làm đủ tiền, con có thể mua đưӧc thứ mà mình muốn. Thay đәi con mӝt cách gián tiếp Khích lệ con biết quan tâm đến các thành viên trong gia đình. Ví dụ như khi bố mẹ đi làm về thì hỏi han xem ngày hôm nay bố mẹ có mệt không. Các con hay đòi hỏi thường thì trong một thời gian dài đã thiếu quan tâm đến mọi người. Vì vậy, có thể mới đầu, con làm chỉ vì bố mẹ yêu cầu, nhưng sau đó sẽ dần hình thành thói quen quan tâm thӵc sӵ. Bố mẹ nên tăng cường sӵ gắn kết gia đình, lôi kéo con làm cùng các việc nhà hoặc cho trải nghiệm công việc của bố mẹ với mức độ phù hӧp để con biết bố mẹ vất vả như thế nào. Từ đó con sẽ hiểu, thương bố mẹ hơn và bớt đòi hỏi. Bố mẹ cũng nên quan tâm đúng mӵc, đừng quá lo lắng, chăm sóc, bao bọc, mua quá nhiều đồ cho con trước cả khi con yêu cầu. Mục đích của việc làm này là để con hiểu đưӧc giá trị việc làm của bố mẹ. Dạy con sống nhân ái, yêu thương mọi người. Trong cuộc sống hằng ngày, bố mẹ cũng nên định hướng con quan tâm đến các bạn có điều kiện kém hơn mình hoặc giúp đӥ những người xung quanh. Khi thấy rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người, thì con sẽ ít đòi hỏi hơn. 15Phải làm sao khi con tôi lì lӧm, ít nói, rất khó bảo? Nhiều gia đình hiện nay đau đầu, không biết cư xử ra sao đối với những trẻ cứng đầu, lì lӧm. Một số con xuất hiện những biểu hiện này từ cấp 2. Ở mức độ nhẹ, các con khiến gia đình, thầy cô khó dạy bảo, nhưng nếu không biết cách giáo dục, có khả năng con sẽ trở thành học sinh cá biệt, hay đánh nhau và thậm chí trở thành “đầu gấu” của trường, lớp... Tìm hiểu nguyên nhân Những trẻ mà mọi người thấy khó nói chuyện thông thường là do chúng ta chưa biết cách tiếp cận chúng, chưa hiểu hoặc chưa đủ khiến chúng yêu quý, tin tưởng. Những đứa trẻ sống trong môi trường bạo lӵc, trải qua những tổn thương to lớn hay là đưӧc nuông chiều “có voi đòi tiên” hoặc không đưӧc quan tâm cũng dễ có đặc điểm tính cách như vậy. Khi bạn biết đưӧc điều đó thì sẽ có giải pháp cụ thể, phù hӧp cho từng trường hӧp. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên tắc chung đối với việc giáo dục các trẻ thuộc nhóm tính cách này. Nếu dùng bạo lӵc vӟi con, cha mẹ sẽ thất bại Vì có đặc điểm là lì lӧm, “không biết sӧ là gì” nên các con sẽ không sӧ sӵ đe nẹt, doạ dẫm. Thậm chí, ngay cả khi bố mẹ đánh, con cũng không sӧ. Có những trường hӧp bị bố đánh đến gẫy roi, chảy máu nhưng con vẫn cứ trơ ra. Nếu bạn đuổi con hoặc làm điều gì quá mức, con sẽ sẵn sàng bỏ nhà đi. Đối với các con thuộc nhóm tính cách này, cha mẹ không đưӧc dùng bạo lӵc với con, kể cả bạo lӵc về thể xác hay tinh thần. Bạn sẽ có cảm giác bất lӵc nếu như dùng chúng. Bạn càng đánh, mắng, con càng lì, thậm chí có thể gây cho con những tổn thương trong lòng mà sau này rất khó gạt bỏ. Vì thế, bố mẹ phải thay đổi, biết kiềm chế những lúc khó chịu với con. Ngoài ra, bạn đừng chú trọng yêu cầu con phải nhận lỗi, xin lỗi bởi lẽ có thể con đã nhận ra lỗi của mình nhưng với bản tính lì lӧm, ít nói, con sẽ khó thú nhận. Thay vào đó, bạn có thể cho con cơ hội chuộc lỗi bằng các hành động cụ thể. Sӭc mạnh cӫa sӵ cảm hoá bằng yêu thương Đối với các con có kiểu tính cách này, sức mạnh cảm hoá của tình yêu thương là rất lớn và hiệu quả, bởi lẽ trong các nguyên nhân nêu trên thì xét về sâu xa, chủ yếu là do con thiếu thốn tình cảm, thiếu sӵ quan tâm. Một minh chứng là trong nhiều trại giáo dưӥng, trại giam khi có giám thị, quản giáo tâm lý, quan tâm gần gũi hơn, nhiều con đã thay đổi đưӧc bản thân. Nếu con tức giận, bạn nên đӧi lúc con đã bình tĩnh hơn mới ngồi phân tích, nói chuyện với con. Có một số trẻ mặc dù ít giận dữ với cha mẹ nhưng lại có “sóng ngầm” lớn trong lòng, rất lì lӧm, không nghe lời. Dù con thuộc nhóm nào thì cha mẹ cần chú trọng việc gần gũi, thể hiện tình yêu với con một cách rõ ràng hơn, khiến con cảm nhận đưӧc tình cảm đó. Bạn có thể tiến hành bằng nhiều cách như dùng lời nói “thú nhận” là bạn yêu con rất nhiều, luôn lo lắng cho con, đang buồn vì con…; hoặc hành động như chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho con. Có khi, chỉ một lần thấy mẹ lên đắp chăn lại cho con vì sӧ con lạnh cũng đủ khiến con xúc động. Nó có tác dụng hơn trăm nghìn lần đòn roi, những câu nhiếc móc. Để con đӥ lầm lì, ít nói, bạn nên áp dụng cách thức giao tiếp với con4 phần Nguyên tắc chung. Biết cách trò chuyện với con. Đồng thời, lưu ý thêm về việc bố mẹ phải giữ vai trò chủ động, tích cӵc, bởi lẽ các con lúc đầu sẽ ít nói, không hưởng ứng, nhưng khi thấy bố mẹ gần gũi thì có thể con sẽ cởi mở hơn. Bạn có thể chọn các chủ đề mà con quan tâm để nói chuyện hoặc bạn tâm sӵ về mình để tạo cho con cảm giác gần gũi. Khi con đã bắt đầu chịu nói, bố mẹ phải thật chăm chú, gӧi mở câu chuyện để con nói nhiều hơn. Nếu con nói ra đưӧc những cảm xúc, bức xúc thì chứng tỏ bạn đã bước đầu thành công trong việc cảm hoá con. 4 Tham khảo thêm phần Nguyên tắc chung; mục Biết cách trò chuyện với con; tr. 25 Giúp con mӣ rӝng trái tim vӟi mӑi ngưӡi Một điều quan trọng con cần hiểu là sống trong gia đình hay ra ngoài xã hội, mọi người cần có sӵ mở lòng, thái độ xây dӵng mối quan hệ. Nếu mình sai thì phải dám chịu trách nhiệm và sửa chữa. Đó mới là điều cần cho sӵ trưởng thành. Còn nếu con không hài lòng, hãy nói ra để mọi người biết và bàn cách tháo gӥ, chứ không đưӧc im lặng, giữ trong lòng và nhất quyết không nói, không thay đổi. 16Làm gì khi con tӵ ti về hình thể? Xuân học lớp 9 rồi nhưng trông cô bé giống như đang học lớp 5. Con hay bị mọi người đoán nhầm tuổi vì vóc dáng bé nhỏ của mình. Điều này khiến con cảm thấy chán nản và hay kêu ca với gia đình. Khi ra ngoài, con rất ngại khi mọi người hỏi con đang học lớp mấy, bao nhiêu tuổi. Ở độ tuổi teen, hình thức bản thân và thái độ của mọi người rất quan trọng đối với các con. Vì vậy, nếu chẳng may con có vẻ ngoài không đưӧc như các bạn, hay bị bạn bè chế giễu, thì con sẽ tӵ ti, mặc cảm. Con ơi, “nӝi dung” mӟi là quan trӑng! Trong trường hӧp con có khiếm khuyết về hình thể thì việc cho con tìm hiểu về cuộc đời những người khuyết tật thành công hoặc tham gia các câu lạc bộ của những người cùng cảnh ngộ sẽ khá hiệu quả. Bạn cũng có thể khuyến khích con tìm hiểu một số tấm gương người khuyết tật nhưng vẫn đạt đưӧc thành công trong cuộc sống, như nhà vật lý học Stephen Hawking hay như Nick Vujicic... Bố mẹ cần gần gũi, giúp con hiểu hình thức không quan trọng bằng tâm hồn. Tính cách, tri thức, cách cư xử của con mới là quan trọng. Hình thức có thể chỉ có tác dụng tạo ấn tưӧng lúc ban đầu, còn việc quyết định mối quan hệ lâu dài hay không là phụ thuộc vào tính cách, trình độ của mỗi người. Hình thức không đẹp, thậm chí khiếm khuyết vẫn có thể thành công và khiến nhiều người ngưӥng mộ. Nhắn con hãy tӵ tin vào mình! Bố mẹ cần giúp con hiểu sӵ tӵ tin có thể tạo nên vẻ đẹp, sức hút của mỗi người. Mặc dù có những hạn chế về hình thể, nhưng con vẫn có những điểm đáng tӵ hào. Bố mẹ nên chỉ cho con thấy những nét đẹp, thế mạnh của con. Đó có thể đơn giản là đôi tay thon thả hay là sӵ thông minh, dí dỏm… Con cần yêu quý bản thân, tập trung vào những điểm mạnh, đừng quá quan tâm đến điểm yếu của mình. Con có những điều mà các bạn xinh xắn không có đưӧc. Ngoài ra, bố mẹ nên động viên con hoàn thiện bản thân mình, cân bằng tâm trí và học thật giỏi, chính những điều này sẽ giúp con thêm tӵ tin. Bạn nên tìm những cuốn sách viết về lòng quyết tâm, ý chí, nghị lӵc vươn lên trong cuộc sống để khuyến khích con đọc, chẳng hạn như cuốn Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường của Cynthia Kersey. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dạy con hay là cho con tham gia học các lớp làm đẹp để con biết cách che đi hoặc giảm bớt những khiếm khuyết của bản thân, chẳng hạn nếu con bị thấp quá thì không nên mặc váy xoè rộng. Giúp con biết cách phát huy những nét đẹp của mình, ví dụ mặc quần bó nếu như con có đôi chân thẳng. Bố mẹ cần khuyên con chọn bạn mà chơi, hướng dẫn con nên tránh xa những bạn bè xấu, hay chế giễu người khác, chỉ nên chơi với các bạn tốt, biết chia sẻ và thông cảm với những khiếm khuyết của con. Bố mẹ có thể giúp con tìm cho mình ít nhất một người bạn thân ở lớp, điều này rất có ích đối với con vì tình bạn ấy sẽ giúp con tӵ tin hơn. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo các câu khác trong sách về tӵ tin nói chung vì phần trên chỉ chủ yếu tập trung vào việc giúp con tӵ tin về hình thức. 17Con tôi không chú ý đến hình thӭc bản thân, thậm chí là vệ sinh thân thể. Có cách nào để thay đәi tình hình? Việc không để ý đến hình thức của mình thông thường do con có lối sống đơn giản (trường hӧp này hay gặp ở các bạn trai) hoặc con đang có tâm trạng bất cần, chán nản. Nhưng nếu bố mẹ áp dụng đúng cách thì không phải quá khó để thay đổi tình hình của con. Giúp con tìm hiểu về tầm quan trӑng cӫa hình thӭc Tôi hay nói với con: “Khoa học đã chứng minh rằng khi giao tiếp, người ta chỉ mất chưa đến 7 giây là có ấn tưӧng về người đối diện thông qua vẻ ngoài của họ. Có những người tuy mới gặp nhưng đã tạo đưӧc cảm giác tin tưởng, thân thiết, muốn hӧp tác, nhưng có người lại không.” Vì thế, khi đi ra ngoài, nhất là những chỗ đến lần đầu, bạn Minh Đức đã biết chú ý đến quần áo của mình, không ăn mặc tuềnh toàng, vô tư như ngày thường. Bố mẹ cần giúp con hiểu rằng, sӵ quan tâm đến hình thức của mình như trang phục, vẻ mặt, đầu tóc… trong giao tiếp chính là sӵ tôn trọng mọi người. Khi tiếp xúc, tối kӷ là để hơi thở, cơ thể mình có mùi khó chịu. Nếu trong tương lai con định theo đuổi các ngành về thời trang hoặc giao thiệp thì yếu tố hình thức càng trở nên quan trọng. Con cần tập quan tâm đến vẻ ngoài của mình dần từ bây giờ, bắt đầu từ những việc cơ bản nhất là luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ, không ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm không thì về sau khó thay đổi. Dũng học lớp 11, con đã bắt đầu để ý đến một bạn gái cùng lớp. Nhưng con lại có thói quen ăn mặc, đầu tóc rất cẩu thả. Một hôm, bố cố tình nói một câu có vẻ bâng quơ để Dũng nghe thấy: “Hội con gái đứa nào chẳng thích một thằng ‘ngon giai’!” Thế là từ đó, bạn ấy thay đổi, ăn mặc trông sạch sẽ, nom đẹp trai hơn hẳn. Trong trường hӧp này, người bố đã đánh vào tâm lý thích đưӧc các bạn khác giới chú ý – một cách làm khá hiệu quả đối với các bạn tuổi teen. Trӣ thành “ngưӡi gác cәng” cho con Bố mẹ nên khen ngӧi khi con biết ăn mặc đẹp, nhắc nhở khi thấy con có hình thức chưa phù hӧp. Mọi sӵ góp ý cần dӵa trên thái độ tôn trọng vì nếu bố mẹ mắng mỏ, chê bai sẽ khiến các con đang ở độ tuổi “ương ương dở dở” này chống đối. Cần đặt ra quy định rõ ràng như trước khi ra khỏi nhà, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ, không có mùi cơ thể.... Thỉnh thoảng cũng nên hỏi con xem bố mẹ mặc bộ này trông đưӧc không, đi đôi dép này có ổn không, qua đó, giúp con có quan niệm đúng về cái đẹp, nhận ra sӵ quan trọng của hình thức và giúp con hoàn thiện bản thân hơn. Tháo gӥ nguyên nhân Đối với trường hӧp do tâm trạng bất cần, chán nản khiến con không để ý đến hình thức thì việc cần làm đầu tiên là tháo gӥ nguyên nhân. Từ đó, bố mẹ có thể tìm ra biện pháp phù hӧp. 18Con tôi sӕng hình thӭc, hay thích chải chuӕt. Tôi phải làm gì bây giӡ để hạn chế điều đó? Chị Minh bạn tôi kể, dạo này bạn Hoa – con chị hay đứng trước gương và mất hàng tiếng trong phòng tắm chỉ để tӵ tạo kiểu tóc hay xăm xoi mấy cái mụn trứng cá bé xíu, khác hẳn với cháu ngày thường. Nhìn chung, việc quan tâm đến hình thức của bản thân là một điều tất yếu đối với các con đang ở tuổi teen. Đó cũng là yếu tố để con hình thành lòng tӵ trọng. Tuy nhiên, nếu con quá chải chuốt, không phù hӧp với nội quy của trường và hoàn cảnh kinh tế của gia đình, con dễ trở thành người sống hình thức, đua đòi, ăn diện. Thậm chí, con còn có thể có những hành vi không tốt để đạt đưӧc mục đích thỏa mãn nhu cầu trưng diện của mình. Trӣ thành chuyên gia làm đẹp gần gũi vӟi con Thấy con lại ngó ngó nghiêng nghiêng kiểu tóc của mình, chị Minh – mẹ Hoa nhẹ nhàng: “Để mẹ sấy lại tóc cho con nhé, chỗ đằng sau mẹ thấy chưa đưӧc đẹp lắm.” Đưӧc mẹ quan tâm, Hoa thích lắm, từ đó bạn ấy tin tưởng tâm sӵ với mẹ nhiều hơn. Cách làm này của chị Minh rất khôn khéo, thay vì cấm đoán, chị chọn cách làm bạn với con. Trong cuộc sống, cha mẹ hãy là người tư vấn công tâm cho con về cách làm đẹp phù hӧp và chỉ cho con biết rằng làm đẹp bản thân là điều cần thiết. Bạn có thể cùng con đi mua sắm hoặc lên mạng chọn mẫu rồi khi con đồng ý mẫu, bạn sẽ đặt mua cho con. Như vậy, vừa đӥ thời gian của con, vừa tạo đưӧc niềm tin, sӵ gắn bó với con, dễ dàng định hướng cho con về mặt thẩm mӻ. Nếu để ý, các bố mẹ sẽ thấy, ở độ tuổi này, các con hay bắt chước nhau. Nếu các bạn ăn diện thì cũng sẽ ảnh hưởng, tác động đến con. Do đó, việc chú ý đến các bạn con hay chơi và tình hình chung ở lớp là điều quan trọng. Bố mẹ cần gần gũi hơn với con để giúp con hiểu rằng con có thể làm đẹp theo trào lưu nhưng ở mức độ phù hӧp. Đӏnh hưӟng cho con Bố mẹ cần giúp con hiểu nên làm đẹp ở mức độ nào là phù hӧp. Để tránh con quan tâm thái quá đến hình thức, bố mẹ nên giúp con hiểu, bây giờ nhiệm vụ chính của con là học, nếu quá quan tâm đến hình thức thì sẽ ảnh hưởng đến việc học. Con cũng cần biết đâu là hành vi thái quá, cần phải tránh. Ví dụ, khi con mặc váy quá ngắn hay mất nhiều thời gian để chăm sóc da trong khi bài tập thì chưa làm… Về sau, khi đã trưởng thành, lúc đó con quan tâm nhiều về hình thức thì sẽ phù hӧp hơn bây giờ. Có những trường hӧp vì con học hành không tốt, không thấy hứng thú với việc học nên trở thành để ý đến việc làm đẹp. Trong trường hӧp này, phụ huynh cần giúp con học tập có kết quả hơn (xem các câu có liên quan ở chương sau). Đối với những con có thiên hướng theo các ngành nghệ thuật như người mẫu, ca sӻ… hoặc con có ngoại hình đẹp, nhiều bạn chú ý thì nhiều khả năng, con sẽ quan tâm đến việc đầu tóc, ăn mặc hơn các bạn khác. Khi đó, bạn đừng nên “vùi dập” mạnh mẽ nhu cầu của con. Thay vào đó, nên dạy con biết đâu là “điểm dừng” hӧp lý, khi đi học thì cần tôn trọng nội quy của trường, khi ra đường cũng nên ăn mặc sao cho phù hӧp với độ tuổi và những chuẩn mӵc đạo đức chung. Hướng con đến những giá trị sống cốt lõi, vẻ đẹp về nhân cách, trí tuệ. Bố mẹ nên thường xuyên khen ngӧi những điểm đó ở con để con hiểu rằng, tuy hình thức cũng quan trọng nhưng cái đẹp bên trong mới là vĩnh cửu và quyết định chính đến tương lai của con. 19Con tôi sӕng vô cảm, thӡ ơ, không quan tâm gì cả, tôi phải làm gì bây giӡ? Ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ thi đại học sắp đến rồi mà Mạnh vẫn chưa quyết định đưӧc sẽ thi trường gì, mặc dù con học ở một trường cấp 3 có tiếng và học lӵc tốt. Ngày Chủ nhật, bác của Mạnh đến chơi và hỏi: – Mạnh, cháu muốn vào trường nào? – Cháu không biết. – Bà nội ốm cháu đã hỏi thăm chưa? – Cháu chưa. Mạnh đã trả lời bác một cách miễn cưӥng, khó chịu. Đây chính là một biểu hiện của sӵ vô cảm. Nó không chỉ xuất hiện ở những gia đình thiếu quan tâm đến con mà ngay cả ở các gia đình quan tâm đến con nhưng chưa đúng cách cũng có. Liều thuốc nào có thể chữa đưӧc căn bệnh này? Sӵ nguy hiểm cӫa vô cảm Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, mọi người càng lao vào kiếm tiền thì sӵ vô cảm lại càng phổ biến. Sӵ vô cảm không chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa người thân với người thân mà sӵ vô cảm còn tồn tại trong cách mà mỗi người tӵ đối xử với chính mình. Điều đó không thể giúp cho con người hạnh phúc và xã hội phát triển bền vững đưӧc. Nguyên nhân của việc con trẻ có lối sống bàng quan, vô cảm có thể là do từ nhỏ con chỉ biết tập trung vào học tập, không đưӧc bố mẹ chú ý hướng dẫn cách thức giao tiếp, không đưӧc trang bị tốt kӻ năng sống (như trường hӧp của Mạnh), mọi người trong nhà ít quan tâm đến nhau, hoặc quá nuông chiều mà không yêu cầu con phải biết quan tâm đến mọi người, hay gia đình thiếu tôn trọng ý kiến của con nên con dần thờ ơ với mọi chuyện vì biết là nói cũng chẳng ai nghe. Thêm một nguyên nhân khác là nhà trường, xã hội cũng chưa có các hình thức phù hӧp để lôi kéo giới trẻ vào các hoạt động tập thể hay sӵ sẻ chia, gắn kết với mọi người trong cộng đồng... Như vậy dần dần con sẽ sống không có mục đích, lý tưởng, không quan tâm đến ai, dẫn đến khả năng sa đà vào thế giới ảo. Những người có tính cách này thường sẽ bị cô đơn, khó thành công vì “muốn đi xa thì phải có đồng đội”. Vì vậy, điều cốt lõi ở đây là cha mẹ cần khơi gӧi đưӧc sӵ quan tâm, động lӵc, mục tiêu sống của con. Tạo cho con một lối sống lành mạnh, tích cӵc, biết yêu thương, quan tâm đến mọi người. Cha mẹ cần “đánh thức” con người nhiệt huyết ở trong con bằng cách quan tâm, gần gũi con… (như các cách thức ở phần chung), đồng thời, chú ý giúp con có lối sống tích cӵc như có tâm trí khỏe mạnh, tìm đưӧc niềm say mê của mình, biết yêu thương chia sẻ với mọi người… Giúp con có lӕi sӕng tích cӵc Mẹ của Mạnh thay vì quát mắng, chị đã tìm cách động viên để con đi học đàn, tham gia hoạt động vì môi trường, tăng cường các hoạt động gắn kết gia đình… Một thời gian sau, nhờ sӵ kiên trì và quyết tâm của mẹ, khi gặp lại nhiều người không nhận ra Mạnh. Con nhanh nhẹn, học vẫn tốt nhưng biết quan tâm đến mình và mọi người, mọi thứ xung quanh. Đó là kết quả của việc con đã thay đổi, có lối sống tích cӵc hơn. Con cần có một tâm trí khỏe mạnh. Nếu con đang nghiện game, mạng xã hội thì bố mẹ cần tìm cách giúp con khắc phục. Đừng để cho con ở nhà một mình với lưӧng thời gian rảnh rỗi lớn vì khi không có việc gì để làm, để chơi thì con sẽ tìm đến thế giới ảo. Hãy khuyến khích con tập thể dục, tham gia các hoạt động ngoài trời vì khi thể chất đưӧc vận động, linh hoạt thì tâm trí con người cũng “khỏe mạnh” hơn, sống sâu sắc hơn. Giúp con tìm đưӧc niềm say mê của mình. Khi Mạnh thờ ơ, không biết mình thích trường gì, nghề gì, mẹ đã tìm hiểu về các ngày hội hướng nghiệp, triển lãm ngành nghề và động viên con đến tham khảo. Mới đầu con không muốn tham gia, nhưng do mẹ kiên trì “dụ dỗ” nên con đã thay đổi. Khi đến tham quan gian trưng bày mô hình robot, con rất thích và sau này con đã quyết định sẽ theo ngành chế tạo robot. Có một cách khác mà các cha mẹ có thể vận dụng là nhớ lại trước đây con đã thích gì. Có thể đấy là điều con thӵc sӵ thích, nhưng vì bố mẹ phản đối, vì mải học hay vì lý do gì đó đã khiến con quên đi. Hãy đánh thức những gì còn tiềm ẩn bên trong con. Khuyến khích con sống hết mình, quan tâm đến bản thân để hiểu mình là ai, mình thích gì. Cũng cần giúp con hiểu đưӧc sӵ thú vị, vai trò của các ngành, lĩnh vӵc. Nhiều khi con không thích ngành nào đó có khi là do con chưa khám phá đưӧc vẻ đẹp, sӵ hấp dẫn của nó. Nếu chưa tìm đưӧc ra hoặc muốn con hiểu hơn khả năng của mình thì khuyến khích con thử trải nghiệm ở nhiều lĩnh vӵc khác nhau để khám phá đưӧc đâu là sӵ yêu thích của mình. Sau khi phát hiện đưӧc điều con yêu thích, cha mẹ hãy từng bước giúp con tham gia các hoạt động liên quan, trên cơ sở đồng thuận của con. Cha mẹ có thể thuyết phục nhưng không nên ép con, vì nếu bị ép quá con sẽ thu mình vào vỏ ốc thì bố mẹ lại bị khó hơn nhiều so với lúc ban đầu. Giúp con biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Muốn vậy, bố mẹ cũng cần sống lành mạnh, quan tâm đến nhau và quan tâm đến con nhiều hơn. Bố mẹ giúp con nhận biết đưӧc tình cảm, tâm trạng của mình và mọi người. Nhiều con sống trong gia đình mà bố mẹ bận rộn, thiếu sӵ quan tâm thì có thể khiến con chìm đắm trong thế giới riêng của mình, dễ dẫn đến vô cảm. Gia đình nên thường xuyên nói chuyện về thời cuộc, tình hình của giới trẻ, xu hướng xã hội… Điều này giúp kéo con về thӵc tại, hiểu đưӧc điều gì đang diễn ra xung quanh, tăng cường gắn kết gia đình, chứ không bị đơn độc một mình trong thế giới của riêng con. """