" David Beckham - Góc Cạnh Đời Tôi - Tom Watt & David Beckham full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Sử] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook David Beckham - Góc Cạnh Đời Tôi - Tom Watt & David Beckham full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Sử] Ebooks Nhóm Zalo NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI Số 4 - Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: (04) 38252916 - Fax: (04) 39289143 TỰ TRUYỆN DAVID BECKHAM – GÓC CẠNH ĐỜI TÔI David Beckham & Tom Watt Trần Quỳnh dịch Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng Giám đốc – Tổng Biên tập Vũ Văn Việt Biên tập: Đàm Thị Ly Vẽ bìa: Jc Black Trình bày: Linh Vũ Sửa bản in: An Chi – Minh Vân Liên kết xuất bản Công ty cổ phần sách TH Nhà sách THBOOKS Địa chỉ: Số 51, Ngõ 441, Đường Lĩnh Nam, P. Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội Tel: (84-24)32011882 -097.354.0078 Website: http://thbooks.vn Fanpage: http://m.facebook.com/THBooks Mã ISBN: 978-604-55-8700-3 In 3.000 cuốn, khổ 16 x 24cm tại Công ty TNHH in thương mại Thuận Phát. Địa chỉ: Thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội. Số xác nhận ĐKXB: 619- 2021/CXBIPH/04-50/HN. Quyết định xuất bản số: 485/QĐ HN ngày 10/03/2021. In xong và nộp lưu chiểu năm 2021. LỜI CẢM ƠN L ời cảm ơn đầu tiên, con xin gửi đến Cha và Mẹ. Nếu không có sự chỉ bảo, tình yêu thương và sự chăm sóc của Cha Mẹ thì có lẽ cuộc đời con không thể có sự nghiệp như ngày hôm nay và những điều con sắp kể ở đây. Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể gia đình, đặc biệt là Lynne và Joanne, Colin, Georgina và Freddie, ông bà nội của tôi, song thân của vợ tôi, ông bà Tony và Jackie, Louise, Haydn, Liberty và Tululah, Christian và Lucy. Cảm ơn các bạn bè thời niên thiếu, những người bạn thân hồi trẻ thơ và các đồng đội của tôi từng khoác áo Ridgeway, những người mà tôi sẽ không bao giờ quên! Xin cảm ơn những người bạn thân mà tôi đã may mắn được gặp trong sự nghiệp bóng đá của mình: Gary, Phil, Ryan, Nicky và Scholesy. Và đặc biệt cảm ơn Dave, Terry và Steve, những người đã luôn đồng hành, gắn bó với tôi, cho tôi những lời khuyên trong suốt những năm qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Andrew và Charles; Caroline và Jo. Cảm ơn tất cả mọi người tại Harper Collins[1], trong đó phải kể đến Michael, Tom, Jane và David vì những sự trợ giúp trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, xin cảm ơn Tom, người đã giúp tôi lột tả lại những kỷ niệm, ký ức của tôi qua cuốn sách này. [1] Nhà xuất bản tại London. Cảm ơn tất cả các thầy và các huấn luyện viên đã từng gắn bó với tôi trong sự nghiệp, đặc biệt là Stuart Underwood, Malcolm Fidgeon, Eric Harrison, Sir Alex Ferguson và Sven-Goran Eriksson, những người đã giúp tôi tỏa sáng và thăng hoa trên sân cỏ. Tất cả đều khiến tôi phải kính trọng, biết ơn và ngưỡng mộ. Và xin cảm ơn đến tất cả những cầu thủ tuyệt vời mà tôi đã có vinh dự được sát cánh tại Manchester United, Real Madrid và đội tuyển Anh. Tôi sẽ không thể nào làm nên được thành quả như ngày hôm nay nếu không có tài năng, niềm cảm hứng và sự cố gắng của mười người còn lại. David Beckham Tháng 8 năm 2004 Khu vườn sau nhà, tháng 8/2004 “Điều ý nghĩa nhất với cuộc sống của tôi chính là những gì ở trước mặt tôi: Gia đình.” Ở Madrid, dường như buổi tối thời tiết luôn tuyệt hảo. Khoảng 7 giờ, mặt trời đã khuất nhưng bầu không khí vẫn khá ấm áp. Trước mặt tôi là ly rượu vang đỏ được đặt ngay ngắn trên bàn. Ngồi phía đối diện là Victoria cũng với một ly vang. Lúc ấy, Brooklyn giống như một người hùng khi nhảy nhào xuống bể nước nhỏ cách khu vườn mà chúng tôi đang ngồi vài bước chân. Trong khi đó, Romeo đang chập chững bước đi trên bãi cỏ cùng với người bạn thân Carlos. Đó là một chú chó, chứ không phải ông hậu vệ cánh của Real. Nơi đây cách xa Chingford, nhưng cũng giống như ngôi nhà mà chúng tôi đã từng lớn lên. Đó đúng là cảm giác của nơi mà chúng tôi thuộc về. Theo tiếng Tây Ban Nha thì họ gọi đó là Un hogar. Bỏ lại mùa hè năm đó và Euro 2004, chúng tôi đã tìm được một nơi hoàn hảo để cùng nhau bắt đầu cuộc sống cho cả bốn chúng tôi tại Madrid. Chúng tôi đã thuê một căn nhà với thời hạn ba năm, đúng bằng ba năm còn lại trong hợp đồng sẽ kết thúc vào năm 2007 của tôi với Real, tại La Moraleja, một khu dân cư đông đúc ở phía bắc của thành phố Madrid. Từ đây, chúng tôi chỉ mất khoảng 20 phút lái xe là đến sân tập của đội và Santiago Bernebeu; chỉ khoảng nửa tiếng để đi tới trung tâm thành phố. Và cũng chỉ mất vài phút để Brooklyn tới trường khi thằng bé bắt đầu đi học vào tháng sau. La Moraleja là một thị trấn trong lành và khá yên tĩnh. Bóng cây phủ khắp khu vườn, nơi vốn diễn ra hầu hết các hoạt động của gia đình tôi hằng ngày. Tôi sắp sửa có trận đấu chính thức đầu tiên của mùa giải mới trong khoảng một tuần nữa. Mùa giải thi đấu bết bát năm ngoái đã khiến Real Madrid phải đá lượt trận đấu loại để giành vé tham dự vòng đấu bảng Champions League mùa giải năm nay. Tôi đã một vài lần nghĩ rằng chúng tôi cũng sẽ làm được như United ở mùa giải 1999 bởi lẽ trước khi giành được mọi vinh quang năm đó, Manchester United cũng đã phải thi đấu lượt trận đấu loại để có vé vào vòng bảng. Tôi cũng không biết liệu bạn có từng có cảm giác giống thế trước một mùa giải mới ở mọi đội bóng hay không nhưng tại đây, tại Real, khát khao, tham vọng đó lúc nào cũng thường trực trong phòng thay đồ và được coi là hiển nhiên như những mong đợi, kỳ vọng của mọi người trên khắp các con phố của thành phố. Và đây là đội bóng nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Mỗi một sự khởi đầu đầy sức sống sẽ luôn khiến cho người ta cảm thấy họ sắp làm nên lịch sử phía trước. Hơn nữa, chính chúng tôi đã nợ các Madridistas[2] sau tất thảy những gì đã diễn ra vào mùa xuân ở mùa giải tồi tệ trước đó. [2] Biệt danh của các cổ động viên Real. Tính đến nay, tôi cũng đã gắn bó với thành phố Madrid được khoảng một năm. Một năm về trước, dường như tất cả mọi thứ đều mới mẻ, bối rối nhưng cũng đầy háo hức. Và tôi cũng đang chờ đợi để tìm ra những gì mà tôi đang kỳ vọng, những gì mà tôi mong đợi từ cuộc sống ở một câu lạc bộ mới và ở một thành phố mới. Bây giờ, tôi đã trải qua hết tất cả những nghi ngờ trước đó. Và giờ, tôi hiểu tôi sẽ đối mặt với những câu hỏi nào. Tất nhiên, câu trả lời thì vẫn cần phải chờ mọi thứ bắt đầu. Và một huấn luyện viên trưởng mới tại Bernebeu, ông Jose´ Antonio Camacho đã đến và chắc chắn chúng tôi hiểu rằng cần phải tìm ra một đáp án đúng. Rất nhiều thứ đã xảy ra kể từ khi tôi rời đội bóng mà tôi đã trưởng thành, Manchester United, và cập bến Tây Ban Nha để bắt đầu lại mọi thứ. Và cũng có những điều mà tôi cũng đã lường trước được phần nào rằng chúng sẽ xảy ra. Nhưng hầu hết mọi thứ tôi đều không mường tượng ra được khi tôi có mặt ở đây và bắt đầu một mùa giải mới và một giải đấu quốc tế lớn. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác phấn khích ra sao vào buổi sáng tháng tám năm ấy khi được giới thiệu trước đông đảo người hâm mộ trong vai trò là một cầu thủ của Real Madrid. Tại Pabellon Raimundo Saporta, tôi bước vội vã trên lối đi hành lang và được giới thiệu lên sân khấu cùng với Chủ tịch Florentino Perez và cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá là Alfredo di Stefano để cùng kéo căng chiếc áo trắng tinh khôi của Real. Bây giờ khi nghĩ lại, có một thứ luôn khiến tôi không hài lòng. Đặc biệt sau cú sốc, những thách thức và những bài học mà tôi đã có được trong nhiều tháng kể từ đó. Giữa tất cả những cảm xúc diễn ra vào buổi sáng hôm ấy, có một điều đã lóe lên và đến giờ nó vẫn vậy. Bấy giờ là tháng tám, 2004, tôi luôn cảm thấy biết ơn vì đã chọn đúng những từ mà tôi đã phát biểu trước khi cuộc sống của tôi bị đảo lộn trong suốt một năm ở Tây Ban Nha, ở quê nhà ở Anh và tại Euro 2004. Mười hai tháng qua đã nhắc nhở tôi điều đó đã tạo nên toàn bộ cuộc phiêu lưu đáng sống cho đến nay. Khi tới lượt tôi đứng lên phát biểu trước truyền thông và các cổ động viên Real, giọng của tôi dường như níu lại, tôi nhớ mình đã nói: “Tôi luôn luôn dành tình yêu cho bóng đá. Tất nhiên, tôi cũng yêu gia đình của tôi và tôi có một cuộc sống thật tuyệt vời. Nhưng bóng đá là mọi thứ đối với tôi. Được chơi bóng cho Real Madrid là giấc mơ đã thành hiện thực.” Bóng đá và gia đình của tôi: biết về chúng và bạn có thể hiểu hết gần như tất cả những gì mà bạn muốn biết về David Beckham. Nhưng kể từ đó về sau, có những thứ đã xảy đến không theo đúng trật tự, khiến tôi trở thành con người như tôi hiện tại. Tôi đã biết và chắc chắn hiểu rất rõ bản thân. Bóng đá chính là cuộc chơi tuyệt vời nhất trên thế giới, và cũng chính là sự nghiệp xuất sắc nhất mà tôi đã may mắn có được. Nó cho tôi niềm hạnh phúc và nhiều thứ hơn thế. Nhưng nó có phải là tất cả đối với tôi hay không ư? Không. Tôi đang ngồi ở đây, trên một sườn dốc ở căn nhà mới của chúng tôi tại Moraleja và điều ý nghĩa nhất đối với cuộc sống của tôi, hay với bất cứ ai, chắc chắn là những gì đang ở ngay trước mặt tôi. Đó là gia đình. Tôi có thể đặt tay lên vai họ ngay lúc này: vợ và hai cậu con trai. Tôi ở đây vì họ. Tôi chưa từng bao giờ nghĩ mình phải làm thế nhưng tôi đã hy sinh tất cả, mọi thứ mà không cần phải suy nghĩ để được bên cạnh họ. Tôi đã gặp Victoria, yêu và kết hôn với cô ấy và từ đó cùng nhau xây dựng một gia đình nhỏ. Bạn sẽ không bao giờ nhận ra được tình cảm mà cha mẹ đã dành cho mình lớn đến nhường nào cho đến khi bạn có và biết yêu thương những đứa trẻ của mình. Tôi đã sẵn sàng để dành cho gia đình nhỏ của tôi những gì mà trước đây cha mẹ của tôi đã làm với tôi: tất cả mọi thứ. Dù sao đi nữa thì Victoria, Brooklyn và Romeo vẫn là tất cả đối với tôi. “Được chơi bóng cho Real Madrid là giấc mơ đã thành hiện thực.” Như thế là vừa đủ. Và điều đó luôn đúng mỗi lần tôi lồng chiếc áo qua đầu mình và mặc lên người. Nhưng với chúng tôi, những người nhà Beckham, ở đây cùng với bầu không khí yêu thương, nồng ấm, dù là trở lại Anh hay bất cứ điều gì trong tương lai xảy đến đi chăng nữa thì việc được ở bên cạnh nhau vẫn luôn là điều ý nghĩa và quý giá nhất. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được điều đó lại ngọt ngào đến vậy cho đến khi nó xảy ra. Và điều đó luôn đúng với cả tôi, vợ tôi và cả những đứa trẻ nữa. Cuộc sống của chúng tôi là gia đình và cho dù có điều gì xảy ra phía trước đi nữa, tôi cũng sẽ không bao giờ từ bỏ họ! Chương 1 TÀN PHÁ MẤY LUỐNG HOA SAU VƯỜN “Bác Beckham ơi! Bác cho David ra công viên đá bóng với bọn cháu nhé?” T ôi cá là mẹ tôi vẫn có thể tìm lại được đoạn video trong chồng băng đĩa ở nhà ghi lại những bước đi chập chững đầu tiên của tôi. Trong đoạn video ấy, tôi là nhân vật chính, David Robert Joseph Beckham, khi ấy 3 tuổi, mặc chiếc áo mới toanh của Manchester United mà bố tôi đã tặng nhân dịp Giáng sinh. Tôi chơi bóng trong căn phòng phía trước của nhà tôi tại quận Chingford. Và 25 năm sau, Victoria cũng có thể quay một đoạn video tương tự khi tôi và Brooklyn chơi đùa cùng trái bóng trước khi tôi đi tập. Có thể, màu áo tôi khoác trên mình đã khác nhưng có những điều sẽ mãi mãi không thay đổi trong tôi. Trong vai trò một người bố theo dõi cậu con trai dần lớn lên và trưởng thành, tôi chợt nhớ lại những điều mà mình đã từng trải qua khi còn là một đứa trẻ và nhớ về những kỉ niệm mà tôi và bố đã cùng trải qua. Ngay khi chập chững những bước đi đầu tiên, bố luôn cố gắng để tôi được chơi đùa với trái bóng. Thời điểm ấy, có lẽ tôi cũng không trông chờ hay mong đợi gì về chúng cả. Tôi vẫn còn nhớ khi Brooklyn mới chỉ vừa biết đứng dậy, chúng tôi vẫn thường chơi đùa mỗi chiều sau các buổi tập. Dù mới chỉ chập chững biết đi nhưng có lần Brooklyn đã nhanh chân đá thật mạnh vào lon đậu hầm ở dưới sàn. Điều tôi sợ nhất là thằng bé có thể bị đau, thậm chí gãy xương nếu làm như thế. Tôi lại gần ôm thằng bé và không thể ngừng cười. Tôi chợt nghĩ, có vẻ cảnh tượng này không khác mấy với những gì trước kia tôi đã từng trải qua với ông nội thằng bé. q g ộ g Niềm say mê với trái bóng có lẽ đã nằm trong gen di truyền. Hãy nhìn Brooklyn thì biết: thằng bé lúc nào cũng chỉ muốn chơi với trái bóng, hết chạy, nô đùa rồi lại đá và vờn bóng. Lúc nào nó cũng như đang lắng nghe, giống như đã sẵn sàng để học hỏi mọi thứ. Khi thằng bé được 3 tuổi rưỡi, nếu tôi lăn trái bóng lại chân nó và bảo nó dừng bóng lại, nó sẽ nhanh chóng khống chế quả bóng bằng chân. Sau đó thì lùi lại, lấy đà trước khi sút trả cho tôi. Thằng bé giữ thăng bằng rất tốt. Gia đình chúng tôi đã từng ở New York khi Brooklyn mới 2 tuổi rưỡi, tôi vẫn nhớ có lần khi chúng tôi vừa ra khỏi nhà hàng và cùng nhau bước xuống bậc thang, thằng bé đứng thẳng người, ngẩng lên nhìn Victoria và tôi trong khi 10 ngón chân thì đã chớm trên một bậc thang mà gót chân thì vẫn đang bập bênh ở một bậc khác. Có một người đàn ông có vẻ như đã quan sát thằng bé từ lúc ở trong nhà hàng, bất ngờ tiến đến và hỏi tuổi của nó. Ông giải thích mình là một nhà tâm lí học và ông cho rằng Brooklyn còn nhỏ tuổi mà đã có khả năng giữ thăng bằng như thế thì rất tốt và đó là điều rất lạ nếu so sánh với những đứa trẻ cùng trang lứa. Có thể còn hơi sớm để nói với Romeo, nhưng Brooklyn thực sự có sự tự tin xuất phát từ chính năng lượng, sức mạnh và khả năng phối hợp vận động của mình. Thằng bé lướt vèo vèo trên chiếc xe trượt hai bánh, phải nói là như bay. Cảm giác nó tự tin vào chính mình, và tôi biết trước đây tôi cùng vậy. Khi còn là một cậu nhóc, tôi chỉ cảm thấy tự tin vào bản thân mỗi khi được chơi bóng. Thực tế tôi vẫn nói vậy về mình, cho dù sau này, Victoria giúp tôi hoàn thiện mình hơn ở những phương diện khác nữa. Tôi biết cô ấy cũng đang làm thế với Brooklyn và Romeo. Theo quan điểm của nhiều người, bố và con sẽ có nhiều điểm chung, nhưng xem ra, tôi và Brooklyn khá khác biệt. Khi còn ở độ tuổi của nó, tôi đã từng mạnh dạn bảo với người khác rằng: “Con sẽ thi đấu cho Manchester United.” Thằng nhóc cũng muốn là một cầu thủ bóng đá giống như bố, nhưng là United hay Real thì chúng tôi cũng chưa nghe nó nói. Nhưng Brooklyn thực sự khỏe mạnh và có một thân hình săn chắc. Ngược lại, hồi trẻ tôi khá mảnh khảnh. Cho dù tôi có ăn uống nhiều bao nhiêu thì cũng chẳng có mấy thay đổi. Khi chơi bóng, thậm chí trông tôi còn nhỏ bé hơn bởi lẽ khi ấy tôi thường ở công viên Chase Lane, ngay gần nhà và chơi bóng với các anh gấp đôi tuổi mình. Tôi không biết liệu có phải vì tôi giỏi thật hay vì họ có thể đá bay tôi trên sân mà sau mỗi buổi học, đám bạn luôn xuất hiện ở cửa: “Bác Beckham ơi! Bác cho David ra công viên đá bóng với bọn cháu nhé?” Tôi đã từng dành rất nhiều thời gian ở công viên Chase Lane. Nếu không đi cùng các anh như Alan Smith, sống cách nhà tôi hai nhà trên cùng con phố, thì tôi cũng sẽ đi với bố ra công viên đó. Ban đầu, chúng tôi thường đá bóng ở sân sau nhà, nhưng vì tôi thường làm hỏng mấy luống hoa sau vườn của mẹ nên về sau, hai bố con hay ra công viên sau mỗi ca làm việc của bố, để luyện tập hàng giờ liền. Tất cả những điểm mạnh của tôi đều xuất phát từ những điều mà bố đã dạy tôi trong công viên 20 năm về trước: chúng tôi tập tiếp bóng và sút bóng cho đến khi trời tối mịt không nhìn thấy gì nữa mới thôi. Ông sẽ đá bóng thật cao lên không trung và bắt tôi phải đón bóng, kiểm soát bóng trong chân. Sau đó thì bắt đầu chuyền bóng. Dù nhiều lúc nó khiến tôi phát chán, nhưng quả thật những bài tập đó rất bổ ích. Tôi đã từng nghĩ, “Sao bố không chỉ đứng ở cầu môn và để con sút bóng về phía bố?” Mặc dù vậy, tôi luôn cảm ơn bố, người sẵn sàng ở bên tôi mọi lúc. Bố tôi, Ted, từng thi đấu cho đội bóng địa phương có tên là Kingfisher ở Giải quận, và tôi thường cùng mẹ Sandra, chị gái Lynne và cô em gái Joanne đến sân để cổ vũ ông. Ông thi đấu ở vị trí tiền đạo; giống Mark Hughes, nhưng bố tôi có vẻ to khỏe hơn. Ông cũng đã từng thử việc tại Leyton Orient và thi đấu theo dạng bán chuyên khoảng vài năm tại Finchley Wingate. Bố tôi là một cầu thủ giỏi, dù thường bị bắt lỗi việt vị. Tôi cũng phải mất một thời gian khá dài mới hiểu được luật việt vị ra sao và tôi cũng không chắc ông ấy có hiểu nó hay không nữa. Tôi thích được tận mắt chứng kiến ông thi đấu. Tôi yêu mọi thứ xung quanh các trận đấu; tôi cũng hiểu các trận đấu và việc được thi đấu có ý nghĩa quan trọng như thế nào với ông. Khi ông bảo tôi rằng ông sẽ thi đấu ít đi để dành thời gian tập trung vào việc tập luyện và huấn luyện cho tôi, mặc dù lúc đó mới chỉ 8, 9 tuổi nhưng tôi cũng phần nào hiểu được sự hy sinh của ông lớn đến cỡ nào, cho dù ông chưa hề chia sẻ với tôi về điều đó. Từ khi lên 7, bố bắt đầu đưa tôi đến tập luyện với Kingfisher vào các buổi tối giữa tuần tại Wadham Lodge, ngay gần đường North Circular. Tôi vẫn nhớ như in những ký ức tuyệt vời ở buổi tối đầu tiên. Lí do không phải là vì được đi với bố và các đồng đội của bố, mà là vì sân bóng. Chỉ mất khoảng 10 phút đi ô tô từ nhà đến sân. Bố lái xe dọc theo con phố dài, những ngôi nhà sát hai bên đường, đi qua một cổng chào khá lớn bằng gỗ, màu xanh, đỗ xe vào ô thứ hai của bãi đỗ xe nằm cạnh sân tập. Mặt sân đất rải sỏi màu cam và than xỉ nhuyễn, có cột gôn và lưới, và một quán bar nho nhỏ bên trong khu tập luyện, tôi không để ý tới chúng cho lắm. Ngoài sân này, còn có khoảng 3-4 sân khác nữa, trong đó có một sân tốt nhất để chuẩn bị cho các dịp đặc biệt hoặc các trận đấu tranh cúp. Bao quanh khu tập luyện là bức tường nhỏ và hai khu huấn luyện dành cho hai đội. Tại thời điểm đó, đối với tôi, sân vận động trông mới to lớn làm sao! Tôi mơ ước mình sẽ được thi đấu tại đó. Tuy nhiên say này, Wadham Lodge có vẻ không được chăm sóc cho lắm. Tôi vẫn còn nhớ phòng thay đồ trong các trận đấu tại Giải phong trào Sunday League: bùn đất bám đầy trên mặt sàn, hệ thống chiếu sáng khá tệ, nước nhỏ giọt từ đường ống nhà tắm. Nồng nặc mùi của loại dầu mà các cầu thủ thường dùng để xoa chân. Đó là những thứ sẽ gây ấn tượng cho bạn khi đến đây. Có khoảng 6 chiếc đèn trên cột đèn, nhưng mỗi buổi tập, họ phải đi ra ngoài và ấn đồng xu vào chiếc công tơ điện trong một cái tủ sau cánh cửa phòng thay đồ để bật ánh sáng. Ngoài việc tập luyện với Kingfisher trong suốt mùa giải, chúng tôi vẫn sẽ quay trở lại Wadham Lodge vào mỗi dịp nghỉ hè. Bố tôi đã từng thi đấu trong các giải diễn ra vào mùa hè, vì thế mà tôi được đến sân với ông. Chúng tôi cùng nhau tập luyện trước và sau mỗi trận đấu và ngay cả khi các trận đấu đang diễn ra trên sân đấu chính, tôi cố tìm một vài đứa trẻ khác để cùng thi đấu ở khoảng sân nhỏ bên cạnh. Sau này, khi đã có một sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp tại các câu lạc bộ với điều kiện cơ sở vật chất thuộc hạng tốt nhất, nơi mà mọi thứ đều được chuẩn bị, chỉnh trang và chăm chút cẩn thận, tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc với những trải nghiệm thú vị thuở ấu thơ tại một nơi như Wadham Lodge. Nếu không có mặt ở đó cùng bố, có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ biết được thế nào là Xà phòng buộc dây (Soap on a Rope). Và hơn hết, đây cũng chính là nơi mà tôi bắt đầu thực hiện những quả đá phạt. Sau khi mọi người hoàn thành buổi tập và tham gia câu lạc bộ, tôi thường đứng quanh khu vực vòng cấm và thực hiện những pha đá bóng chết về phía khung thành. Mỗi lần sút trúng xà ngang, tôi sẽ được bố cho thêm 50 xu tuần đó. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là những lời khen từ bố. Thỉnh thoảng, các đồng đội của bố tôi cũng đưa những đứa con trạc tuổi tôi tới sân, còn tôi thì ở đó từ tuần này qua tuần khác. Tôi thường ngồi theo dõi các cầu thủ dưới sân tập luyện cho tới cuối buổi tập, họ sẽ cho tôi tham gia cùng trong các trận đấu 5 đấu 5. Tôi luôn háo hức được ra sân chơi bóng cùng với các cầu thủ, những người đàn ông đã trưởng thành. Tôi vẫn nhớ có lần, một người trong số họ lao đến tắc bóng bằng pha xoạc bóng nguy hiểm. Bố tôi không mấy vui vẻ, nhưng nếu tôi có ngã xuống thì bố cũng chỉ bảo tôi đứng dậy, rồi dặn tôi phải làm quen với điều đó. Ông cũng thường nhắc tôi phải chuẩn bị đối phó với những tình huống vào bóng thô bạo. Nếu bố tôi chạy khắp sân để nhắc mọi người đừng vào bóng quyết liệt với tôi, thì tôi ở đó cũng vô ích. Thực tế là việc được thi đấu bên cạnh các cầu thủ to lớn hơn và khỏe mạnh hơn ngay từ khi còn bé đã giúp tôi rất nhiều trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp sau này. Tối nào không ở Wadham Lodge, tôi sẽ đến công viên Chase Lane. Chúng tôi có một lối đi tắt: băng qua đường và bốn hoặc năm ngôi nhà tính từ nhà tôi, ở đó có một hẻm nhỏ. Chúng tôi thường đến đó khi không còn ai và sau đó chạy khoảng 50 mét cho đến hàng rào rồi lách qua lỗ hổng trên hàng rào chắn. Tôi quen một, hai cậu bạn khi gặp nhau tại Chase Lane. Tôi vẫn tiếp tục đi học cùng với Simon Treglowen và anh trai cậu ấy - Matt, và cho đến giờ, tôi vẫn giữ liên lạc với Simon. Chúng tôi thường xuyên tranh cãi về những bàn thắng trong mỗi lần chơi bóng. Điều này từng khiến chúng tôi xô xát, mặc dù Simon lớn hơn tôi 4 tuổi. Đánh nhau có lẽ là cách hài hước nhất để kết bạn. Chúng tôi thường cùng nhau chơi bóng cho đến khi trời tối mịt. Một câu lạc bộ trẻ được quý bà Joan điều hành cũng tập luyện ở đây. Mẹ tôi biết cô ấy và thường liên lạc với cô ấy qua điện thoại, thỉnh thoảng tôi và mẹ cũng đến thăm cô ấy. Ở đó, bạn có thể chơi bóng bàn, bơi lội hoặc là uống thứ gì đó hay dùng một chút sôcôla. Có một bể bơi ngoài trời ở phía sau đầy ắp người mỗi khi hè đến. Một số lần, Joan tổ chức chuyến xe buýt nhỏ cho chúng tôi đi xuống phòng tắm ở Walthamstow. Ngoài ra, còn có một đường dốc trượt ván bên cạnh ngôi nhà. Vài vết sẹo, vết bầm tím của tôi là do trượt ván, mặc dù tôi không được phép. Một lần bị ngã khá nặng của tôi là vào buổi tối khi tôi cố lấy trái bóng bị rơi xuống bể bơi sau khi đã đóng cửa. May mà Joan vẫn ở đó và cô ấy đã gọi cho mẹ tôi để nói về vết thương trên đầu của tôi. Trong khoảng sáu hoặc bảy năm trời, cả thế giới của tôi dường như chỉ nằm trong công viên. Giờ đây, toàn bộ những thứ ấy đã không còn nữa. Thời gian đã trôi qua và những đứa trẻ đã phá hỏng mọi thứ trước khi chúng bị đóng cửa. Một trong số những người bạn thân đầu tiên của tôi là John Brown, sống ngay gần nhà. John và tôi học cùng nhau từ tiểu học đến trung học. Cậu ấy không phải là một cầu thủ, vì thế, khi không thể nói chuyện với cậu ấy về những cú sút hay những pha bóng trong công viên, chúng tôi thường chơi lego, một vài trò chơi tại nhà, đạp xe hay chơi ván trượt trên đường phố. Về sau, khi tôi bắt đầu thi đấu cho Ridgeway Rovers, John cũng thường đến sân theo dõi cho dù tôi không được ra sân thi đấu. Chúng tôi, đặc biệt là tôi và một cầu thủ khác của Ridgeway là Nicky Lockwood, thường đi xem phim với nhau và John cũng hay đi cùng; tôi vẫn nhớ mẹ thường đón chúng tôi tại rạp chiếu phim ở Walthamstow. Hồi nhỏ, John Brown và tôi là bạn thân nhất của nhau nhưng tôi cho rằng bóng đá đã đưa tôi đi theo một hướng rất khác. John trở thành một thợ làm bánh sau khi ra trường. Thật may mắn cho tôi, ở trường tiểu học Chase Lane, họ cũng yêu bóng đá. Tôi vẫn nhớ thầy McGhee, người thường huấn luyện chúng tôi: một người Scotland hết sức đam mê với môn thể thao này, cũng giống như Alex Ferguson. Những đứa trẻ thường kể chuyện ông McGhee từng ném ấm trà, quả bóng cricket hay bất cứ thứ gì vào tường khi ông thấy khó chịu. Tôi chưa từng chứng kiến nhưng vẫn hơi hãi vì “tiếng tăm” của thầy. Chúng tôi có một tập thể xuất sắc và thường ra sân trong trang phục màu xanh. Tôi cũng thường thi đấu cho cả đội Cubs nữa, chỉ có thể chơi khi đi nhà thờ vào Chủ nhật. Vì thế, cả nhà tôi - tôi, bố, mẹ và chị gái - luôn ở đó hằng tuần, không bỏ lỡ buổi nào cả. Bố mẹ hiểu tôi yêu bóng đá đến nhường nào. Nếu có cơ hội tham gia một trận nào đó, họ sẽ làm mọi cách để giúp tôi thực hiện, cho dù là thi đấu hay chỉ tham gia các lớp tập luyện đơn thuần. Và tôi bắt đầu đến trường đào tạo đá bóng. Ngôi trường bóng đá đầu tiên của đời tôi là trường Roger Morgan. Đây là ngôi trường được một cựu cầu thủ của Tottenham Hotspur điều hành. Bố tôi là fan ruột của United và chúng tôi thường xuyên đến xem các trận đấu của họ mỗi khi họ hành quân tới London. Trong khi đó, đội bóng mà ông ngoại tôi hâm mộ lại là Tottenham, vì thế ông thường dẫn tôi đến sân White Hart Lane. Mỗi dịp Giáng sinh, tôi nhận được món quà là trang phục thi đấu của cả United và Tottenham, và thi thoảng mẹ tôi còn tặng áo của tuyển Anh nữa. Cứ có bóng đá hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến bóng đá, đều sẽ thấy sự hiện diện của tôi. Mẹ tôi không quá hâm mộ bóng đá. Trong khi đó ông ngoại là một fan hâm mộ nhiệt thành, đó là một trong những lý do tôi thích được bên cạnh ông nhiều nhất có thể. Ông ngoại tôi, Joe, làm cho một công ty thuộc ngành in. Trong suốt một thời gian dài, ông làm việc tại Stationery Office ở Islington. Sau đó, ông chuyển về Fleet Street. Ông và bà tôi - Peggy - cùng sống tại một ngôi nhà trên phố City Road, ngay gần Old Street. Bố tôi thường phải đi làm từ sớm vào các thứ Bảy nên mấy mẹ con tôi sẽ đón tàu tại Walthamstow để đến chơi nhà ông bà ngoại cả ngày. Chúng tôi sẽ phải ở đó trước buổi trưa vì cứ khoảng 11.30 là ông sẽ đi xem Spurs thi đấu. Trước khi đi, ông sẽ xuống dưới tầng trệt và xem tôi chơi bóng trong công viên nhỏ ở khu đất bên cạnh. Tôi cá là ông vẫn còn nhớ những lần mà tôi làm vỡ kính mắt của ông. Mặc dù mới lên 6, nhưng tôi đã từng sút những cú khá mạnh khiến cặp kính của ông tôi vỡ toang khi vô tình đá trúng. Mỗi lần ông đi xem đá bóng ở White Hart Lane, bà sẽ đưa chúng tôi đến cửa hàng mua sắm. Thỉnh thoảng, chúng tôi đến West End, nhưng thường thì sẽ bắt xe buýt đến Angel và đi siêu thị Chapel. Có lẽ tôi cũng không thể nhớ hết tất cả. Tôi chẳng thấy thú vị gì khi phải lẽo đẽo đi theo mẹ, bà và các chị em loanh quanh trong siêu thị, và cứ đến buổi chiều là tôi lại lèo nhèo để đòi một món đồ chơi hoặc một cái gì đó. Chúng tôi cũng thường ăn bánh táo và khoai tây chiên vào bữa trưa ở phố Chapel. Khi chúng tôi đã về tới nhà thì ông có lẽ vẫn đang đi trên đường. Sau đó, ông chuẩn bị để đi làm ca đêm. Bố đón chúng tôi trên Wenlock Street sau khi hết ca làm và cả nhà sẽ cùng nhau về nhà. Kể từ khi tôi bắt đầu luyện tập bóng đá một cách nghiêm túc, ông bà thường đến thăm chúng tôi vào mỗi sáng Chủ nhật. Ông bà theo dõi tất cả các trận đấu của tôi. Tôi thích ông ở đó: ông luôn nhẹ nhàng khi nói chuyện về trận đấu và màn trình diễn của tôi trên sân. Điều này thì hơn hẳn bố tôi. Cả mẹ tôi cũng muốn đến sân để xem tôi thi đấu, thế nên bà nội sẽ ở nhà để chăm nom cho chị gái Lynne của tôi và chuẩn bị bữa tối cho tất cả mọi người. Buổi chiều Chủ nhật, chúng tôi thường đến công viên Victoria ở Hackney. Ở đó, có rất nhiều không gian để chơi bóng cùng bố và ông, cũng có rất nhiều thứ khác để chơi: một sân chơi lớn, hồ chèo thuyền và thậm chí là một sở thú nhỏ. Tôi không thể đòi hỏi gì nhiều hơn thế và thực tế là tôi cũng không làm vậy. Tôi đã chuyển đến Ridgeway Rovers và điều đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Khi ấy tôi mới lên 7, tôi không thể biết điều gì đã xảy ra với mình vào thời điểm đó. Mẹ tôi kể lại là tôi được một người tên là Stuart Underwood tình cờ để mắt đến khi đang chơi bóng trong công viên và được ông đưa ra một lời đề nghị về việc cho tôi tập luyện trong môi trường chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, bố tôi đã để ý đến tin tức trên một tờ báo địa phương nói về buổi kiểm tra trình độ của đội bóng trẻ mới được thành lập. Và buổi chiều hôm đó chính là buổi kiểm tra của tôi. Dù sao đi nữa, tôi vẫn cảm thấy thực sự biết ơn và tự hào khi trở thành một phần của đội bóng đầu tiên Ridgeway Rovers. Và Stuart đã làm nhiều thứ để mang đến tương lai cho tôi. Stuart Underwood khá to cao. Ông ấy cao khoảng 1m90, có giọng nói sang sảng và một vóc dáng hết sức tuyệt vời. Ông từng là một sĩ quan quân đội. Ban đầu, tôi cũng hơi sợ ông ấy. Ông có vẻ khá khó tính: dù còn trẻ như thế nào, nếu bạn không chơi tốt, dù là thi đấu hay tập luyện, ông ấy sẽ mắng bạn chẳng khác gì bạn là thứ rác rưởi và nhấn mạnh rằng bạn cần phải làm tốt hơn, thay vì vài câu nói bông đùa. Stuart luôn chân thành với các cầu thủ của mình, nhưng ông không phải là mẫu người thích chạy sát đường biên trong các trận đấu của đội trẻ để hò hét chỉ đạo. Có lẽ đây cũng là điểm yếu của ông. Con trai ông, Robert, cũng từng thi đấu trong đội, nhưng Stuart dường như là người cha thứ hai đối với tất cả chúng tôi. Và ông luôn muốn tạo ra một đội bóng xuất sắc. Mỗi đứa trẻ khi ấy đều muốn thi đấu cho Stuart và chúng tôi đã có một tinh thần đoàn kết thực sự tuyệt vời. Ông sắp xếp cho Ridgeway tham gia các giải bóng đá tại Hà Lan và Đức, vì thế, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm thi đấu giống như các cầu thủ chuyên nghiệp của Champions League hay một giải đấu quốc tế vậy. Trong giai đoạn đó, những ông bố khác của các cầu thủ cũng tham gia vào quá trình huấn luyện chúng tôi. Bố tôi đảm nhận công việc huấn luyện. Steve Kirby, thi đấu cho Ridgeway, có con trai là Ryan, cũng vậy. Bố tôi cùng chạy với cả đội, và huấn luyện các kĩ thuật cơ bản cho chúng tôi. Trong khi đó, Steve giống như một chiến thuật gia, thường hướng dẫn các cầu thủ thi đấu theo vị trí và chạy chỗ khi không có bóng. Trong suốt quãng thời gian dài, cả ba người đều ở đó, chúng tôi được chia ra làm các nhóm nhỏ bởi lẽ không nhiều cậu bé ở độ tuổi của chúng tôi để ý đến việc được huấn luyện. Ba người - Steve, Stuart và bố tôi, rất hay tranh cãi, nhưng hầu hết đều có nguyên do. Họ là những người chân thành và đều muốn xây dựng một đội bóng xuất sắc nhất có thể. Và họ đã làm được điều đó. Tôi không biết bằng cách nào mà ông Stuart có thể tìm ra các cầu thủ xuất sắc trong đội: Ryan Kirby, Micah Hyde - hiện tại đang thi đấu ở Watford, Jason Brissett - đang thi đấu cho Bournemouth (lần cuối tôi nghe nói về anh ấy), và Chris Day - người đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho QPR. Robert, con trai của Stuart Underwood là một ví dụ. Thực sự mà nói, khởi đầu của anh ấy không tốt nhưng anh ấy luôn thi đấu chăm chỉ trong mỗi trận đấu, và rồi tự hoàn thiện mình để trở thành một cầu thủ xuất sắc trong đội. Đó là sự ghi nhận với anh ấy, nhưng cũng là sự vinh danh đối với Stuart và phần còn lại. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ anh ấy không đủ khả năng thi đấu cho Ridgeway. Stuart luôn thực hiện mọi động tác, mọi pha bóng hết sức hợp lí. Chúng tôi có một sân cỏ tốt để thi đấu các trận trên sân nhà, giống như một sân vận động tại Ainslie Wood Sports Ground. Sân này chỉ cách nhà tôi một quãng đường ngắn. Chúng tôi thường tập luyện ở đó 2 buổi mỗi tuần. Stuart cũng sống trên đường Larkswood gần đó, cạnh một công viên - nơi có điều kiện cơ sở vật chất khá ổn, vì thế chúng tôi thường tranh thủ tập luyện ở đây. Bằng cách này hay cách khác, Stuart luôn cố gắng đảm bảo những điều kiện tối thiểu mà chúng tôi cần phải có. Khi di chuyển để thi đấu tại các trận đấu quan trọng như chung kết, ông luôn nhắc nhở chúng tôi phải mặc áo có cổ và thắt cà vạt. Và có một quy định hết sức đơn giản, nhưng lại cực kỳ quan trọng, là nếu bạn không tham gia tập luyện trong tuần thì bạn sẽ không có tên trong danh sách thi đấu vào cuối tuần. Một thói quen rất tốt và đáng học hỏi - tôi luôn cố gắng tham gia các buổi tập và có mặt đúng giờ. Tôi thích được tập luyện và luôn cố gắng thật nhiều trong từng buổi tập. Nhưng cũng có một lí do nữa giải thích cho tập thể xuất sắc của cả đội: Ridgeway Rovers luôn có đấu pháp phù hợp. Khi đối đầu với các đội có nhiều cá nhân xuất sắc, chúng tôi sẽ dồn sự tập trung vào các cầu thủ tài năng nhất. Họ có thể gây rất nhiều khó khăn cho từng cá nhân trong đội. Nhưng điều đó hoàn toàn không được phép với Ridgeway: bất cứ sự phô diễn nào cũng có thể khiến bạn phải nhường chỗ cho người khác. Chúng tôi đã bắt đầu giành chiến thắng với tỉ số 10 hoặc 11-0. Các câu lạc bộ chuyên nghiệp bắt đầu để mắt đến các cầu thủ. Hình như West Ham đã từng đưa ra lời đề nghị với tôi khi tôi mới 11 tuổi. Nhưng cả Stuart, Steve và bố tôi đều thống nhất rằng chúng tôi sẽ không gia nhập câu lạc bộ khác cho đến khi lớn hơn. Nếu bạn luyện tập trong các câu lạc bộ chuyên nghiệp, theo quy định của họ, bạn sẽ không thể tập luyện cùng Ridgeway vào mỗi Chủ nhật. Tôi không hề muốn điều đó xảy ra, và cũng thấy chưa sẵn sàng. Tất cả chúng tôi đều ở lại Ridgeway. Tôi nghĩ các quy định trên chính là lí do giải thích cho việc nhiều người trong số chúng tôi tiếp tục đạt được nhiều thành công trong tương lai. Chúng tôi đã học được rất nhiều điều về sự tận tâm và cống hiến ngay từ khi lững chững bước vào nghiệp “quần đùi áo số”. Tôi phải học khi nào thì cầm bóng, khi nào thì không. Tôi thấp bé hơn hầu hết các cầu thủ khác, nên thường phải đón nhận những cú va chạm rất mạnh. Lúc nào cũng vậy, bố tôi luôn thúc giục tôi phải đứng dậy và tiếp tục làm quen với điều đó, giống như những gì mà tôi phải làm với các đồng đội của ông tại Wadham Lodge. Ông dạy tôi làm sao để tránh chấn thương. Trong vai trò của một cầu thủ chạy cánh, tôi thường phải đối đầu với các hậu vệ lúc nào cũng chỉ rình rập để cho tôi một cú tắc bóng. Bố dạy tôi cách duy trì trái bóng sao cho chúng liên tục di chuyển và chuyền bóng thật nhanh ngay khi có quyền kiểm soát. Điều đó giúp tôi tránh khỏi tình trạng bối rối như một cầu thủ chuyên nghiệp. Và đó là cách tốt nhất khi chơi bóng. Lúc lên 10, tôi từng gặp chấn thương, loại chấn thương vốn thường xảy ra với rất nhiều đứa trẻ. Khi chạy và bật nhảy liên tục, đặc biệt trên các mặt sân cứng, thì việc gặp phải những vấn đề với đầu gối, cẳng chân và mắt cá là chuyện chẳng có gì lạ. Với tôi, đó là ở hai gót chân: mới đầu chỉ tê buốt một chút nhưng sau đó mỗi lúc một đau nhức. Tôi đã cố gắng đặt một ít xốp mỏng trong giày nhưng cuối cùng vẫn phải nghỉ hoàn toàn. Không thể thi đấu, không thể tập luyện. Thậm chí không thể tập chuyền, sút trong công viên như mọi khi. Có lẽ đó là 5 tuần dài nhất trong cuộc đời tôi và tôi chưa từng trải qua thời gian nào như vậy. Tôi phải ngồi ngoài theo dõi, thay vì được vào sân thi đấu. Điều này khiến tôi thực sự thất vọng và có một chút lo lắng. Quãng thời gian tại Ridgeway Rovers thực sự là giai đoạn tuyệt vời đối với tất cả chúng tôi, không chỉ các cầu thủ. Gia đình của tất cả đều tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ, cho dù là giặt đồ, dọn vệ sinh, đưa đón cầu thủ nhí, tham gia các chuyến picnic hay vận động gây quỹ. Các thành viên trong đội đã gắn bó với nhau suốt 6 năm. Gia đình chúng tôi cũng tham gia với đội trong suốt khoảng thời gian đó. Và tất cả chúng tôi trở nên thân thiết hơn thông qua các hoạt động như thế. Tôi vẫn còn nhớ cảnh bác Ken và bố của Micah Hyde, với mái tóc cuộn thành từng lọn dài xoăn tít cùng với bố tôi đứng trên đường biên vào Chủ nhật trong các trận đấu của Ridgeway. Để có thể kiếm được nguồn tài trợ cho cả đội, phụ huynh của các cầu thủ nhí thường tổ chức bữa tối và các buổi khiêu vũ cùng nhau vào tối thứ Sáu. Mặc dù chính bố là người đưa tôi đi tập luyện, nhưng có lẽ mẹ tôi mới là người dành hầu hết thời gian cho tôi và đam mê bóng đá của tôi, mặc dù bà là thợ cắt tóc. Bà là người duy nhất trong số các mẹ biết lái xe. Khi bố đi làm, mẹ sẽ là người đưa tôi đi và đón tôi về với tất thảy mọi thứ cần thiết trong túi. Nghĩ lại, có lẽ chị em gái tôi đã phải chịu nhiều thiệt thòi khi quá nhiều thời gian của gia đình đều dành cho sự nghiệp bóng đá của tôi. Tôi đã bộc bạch suy nghĩ này với Lynne và chị ấy cũng chia sẻ rằng nhiều lúc, có cảm giác như bị tất cả mọi người trong gia đình bỏ rơi. Chị Lynne lớn hơn tôi 3 tuổi và có những người bạn thân riêng của mình. Mặc dù vậy, khi chúng tôi còn học chung trường, chị Lynne vẫn luôn ở bên cạnh tôi dù có chuyện gì xảy ra. Tôi nhớ, trong một buổi ăn trưa ở Chingford High, tôi đã cãi vã với một cậu bé lớn hơn trong hàng, và rốt cuộc anh ta đã đánh tôi khi ra sân. Chị Lynne là người đưa tôi về nhà. Chị luôn ân cần chăm sóc tôi, mặc dù, chị không thực sự thích bóng đá. Cả hai chúng tôi hiện giờ đều đã lập gia đình: Lynne và anh rể Colin có một bé gái và một bé trai, Georgina và Freddie. Mặc dù chúng tôi không thường xuyên gặp nhau vì cả hai đều phải chăm nom lũ trẻ, nhưng tôi cảm thấy mình càng ngày càng thân với chị hơn so với khi tôi còn là một cậu bé. Điều này lại không giống với em gái Joanne. Khi lên 5 tuổi, tôi nhớ hôm đó đang đứng trong bếp thì bố bước vào, nói rằng tôi đã có một em gái, tôi liền bật khóc. Tôi muốn một cậu em trai cơ mà! Nhưng mọi thứ vẫn ổn, chúng tôi lại thân nhau đến bất ngờ: nếu tôi muốn con bé đứng trong khung thành để làm thủ môn, nó sẽ không bao giờ từ chối. Nó luôn theo tôi mọi lúc, mọi nơi: sân bóng, công viên, cửa hàng. Joanne bây giờ cũng là một thợ cắt tóc giống mẹ, nhưng con bé mới chỉ bắt đầu công việc này vài năm trước, và khi tôi kết hôn, chúng tôi mới thôi quấn quýt như trước. Cuối cùng, con bé vẫn phải trưởng thành và tôi cũng thế. Mặc dù vậy, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ những khoảnh khắc vui đùa bên cô em bé nhỏ. Tôi cá là Joanne cũng sẽ nhớ những phút giây lăng xăng bên “đại ca” của mình. Mẹ luôn muốn cả nhà sẽ cùng ăn tối trong không khí ấm áp của gia đình. Đó cũng là thời gian để bố mẹ lắng nghe tôi chia sẻ về một ngày dài ở trường. Bây giờ tôi cũng làm điều đó với Brooklyn. Nhưng nếu tôi hỏi thằng bé thì câu trả lời nhận được có lẽ cũng giống như câu trước đây bố vẫn thường nghe từ tôi: Không có gì cả. Đó chẳng phải là bí mật hay thứ gì đó đại loại thế. Ngay từ khi là học sinh tiểu học, tôi đã biết phụ giúp mẹ chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. Tôi dẫn Joanne ra chơi ở sau vườn hoặc trước cửa phòng để mẹ không bị vướng víu khi Joanne mới chỉ chập chững biết đi. Đến giờ vào bàn ăn, tôi lau bàn. Sau đó, khi lên trung học, tôi đã chọn môn Kinh tế gia đình và Nấu ăn, bởi vì nếu không thì thay vào đó là hai tiết Khoa học. Tôi thích vào bếp mỗi khi ở nhà. Khi tôi 13 tuổi, nếu mẹ bận phải làm việc, mẹ sẽ để tôi chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. Nếu mẹ đang cắt tóc tại nhà, tôi sẽ chuẩn bị mấy chén trà và một chút bánh kẹo cho khách của mẹ. Tuy nhiên, có vẻ như đã có một chút sai lầm khi tôi theo học trung học tại trường Chingford High ở Nevin Drive, bởi lẽ ở đây, người ta thường chơi bóng bầu dục (rugby), thay vì bóng đá. Nhưng thật may mắn, giáo viên dạy rugby của tôi, thầy John Bullock, rất nghiêm khắc và kỉ luật, nhưng lại là một người đàn ông dễ mến. Thầy luôn tốt với tất cả chúng tôi và dường như luôn dành nhiều thời gian cho tôi. Thầy là một người tuyệt vời. Thầy đã qua đời vài năm trước, đúng vào đêm mà tôi bị truất quyền thi đấu trong trận gặp Argentina ở Saint-Etienne. Thầy là một trong số ít giáo viên mà tôi vẫn còn giữ liên lạc. Thậm chí ngay sau lần đầu tiên xuất hiện tại Old Trafford, tôi đã viết một vài dòng thư gửi thầy, cũng như quay trở lại thăm thầy và trường cũ. Tôi nghĩ điều này có ý nghĩa rất lớn với thầy. Mọi người thường bảo tôi rằng thầy ấy thực sự yêu quý tôi, và dường như lúc nào cũng kể về tôi. Ban đầu, tôi không nghĩ thầy Bullock quan tâm đến bóng đá, nhưng có nhiều lần khi chúng tôi cứ đeo bám mãi, thầy đã đồng ý thử chơi môn thể thao này. Và mọi thứ đã thay đổi. Ngay khi thành lập đội bóng của trường, chúng tôi bắt đầu giành được những danh hiệu có ý nghĩa rất lớn. Và điều đó cũng là vinh dự đối với nhà trường. Có lẽ bóng đá đã giúp chúng tôi hạnh phúc khi còn ở đó. Tôi không có được hứng thú như thế với bài vở trên lớp. Tôi đã từng là nhà vô địch chạy việt dã thành phố và vô địch bơi lội ở Chingford High, nhưng chỉ có một điều tôi muốn làm với cuộc đời mình. Tôi thật may mắn khi đã tìm ra động lực ngay từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Tôi hiểu những gì mình muốn trong tương lai, nhưng điều gì sẽ chờ đón trong suốt chặng đường dài? Tất nhiên, có một vài lần tôi cũng đã gặp rắc rối vì sự hỗn xược, giống như mọi nam sinh khác, nhưng về căn bản, tôi vẫn là một cậu học trò ngoan và luôn hoàn thành bài tập về nhà. Tôi thường ghé vào nhà Alan Smith, nhờ cô Pat - mẹ của cậu ấy - làm giúp bài tập toán. Tôi vẫn còn nhớ, cô ấy rất giỏi toán, và Alan cũng vậy. Hiện giờ, cậu ấy đang làm việc cho công ty bảo hiểm Rothschild, và tôi cũng thường đến thăm Alan. Cậu ấy đã kết hôn và đã chuyển đi nơi khác nhưng vẫn làm việc trong căn hộ của bố mẹ cậu ấy. Điều quan trọng là tôi không bao giờ nghỉ học ở trường, trừ khi bị ốm, dù là trường Tiểu học Chase Lane hay trường Trung học Chingford. Nếu không phải là bóng đá, tôi không biết mình sẽ làm gì khi lớn lên nữa. Tôi thích âm nhạc và khi ở trường tiểu học, họ nghĩ tôi có một chất giọng khá ổn. Tôi đã hát một mình trong dàn hợp xướng của trường ngay trước khi rời khỏi đó. Nhưng môn học mà tôi thực sự thích là Mỹ thuật. Ngay cả trước khi đến trường Chingford, tôi vẫn thích vẽ và tô màu. Giống như quãng thời gian ở trường Chase Lane, cô Joan có tất cả những thứ chúng tôi cần để vẽ trong lều tại công viên. Vào những ngày mưa, tôi dành cả ngày để vẽ lại những bức hình nhân vật trong phim hoạt hình Disney. Tôi vẫn nhớ chú vịt Donald là nhân vật yêu thích nhất của tôi. Khi lớn hơn, tôi bắt đầu vẽ những nhân vật do tôi tự sáng tạo ra. Và rồi những tác phẩm mỹ thuật đó của tôi dần hướng về bóng đá. Khi bắt đầu thi đấu cho Ridgeway Rovers, thay vì vẽ các nhân vật kiểu như Mickey và Donald, tôi bắt đầu vẽ những bức hoạt hình của các trận đấu và những cầu thủ góp mặt trong đội: những bàn thắng tuyệt vời, cùng với Stuart Underwood phía ngoài sân, và cả những lời nói của ông cũng được đưa vào trong khung hình. Chơi bóng cho đội bóng của trường là một vinh dự lớn và là cách tốt để tiếp cận các giải đấu ở quy mô cao hơn. Tôi đã từng thi đấu cho quận Waltham Forest và hạt Essex. Từ những buổi tối chơi bóng cùng với bố trong công viên, tôi thật may mắn khi có thêm những người thầy giỏi. Don Wiltshire và Martin Heather, cả hai đều là những huấn luyện viên tuyệt vời đối với những đứa trẻ ở tuổi “teen” như tôi. Don, huấn luyện viên của đội bóng quận, là một người khá cứng nhắc, có một thân hình săn chắc và giọng nói trầm. Đặc biệt, ông luôn nắm rõ đâu là những thứ cần thiết với toàn đội. Lần đầu tôi thi đấu cho Waltham Forest, cảm giác giống như mình được tuyển chọn để thi đấu cho tuyển Anh vậy. Mọi người đôi khi chỉ trích bóng đá trong trường học vì cho rằng tất cả các đội đều cố gắng cướp bóng từ phía đối thủ thật nhanh, sử dụng chiến thuật “đẩy bóng và chạy” và dùng những cậu nhóc cao to để kiểm soát trận đấu. Tất cả những gì tôi có thể nói là, khi tham gia ở cấp độ quận hay hạt, mọi thứ hoàn toàn khác so với bóng đá học đường. Tất cả mọi người trong đội luôn cố gắng thi đấu. Phải mất một quãng thời gian tôi mới có thể lọt vào đội hình thi đấu bởi lẽ tôi nhỏ hơn hầu hết các cầu thủ khác trong đội. Nhưng mỗi khi có cơ hội, Don và Martin đều động viên tôi, và cả toàn đội, hãy thi đấu dựa vào những điểm mạnh của mình. Martin Heather là huấn luyện viên của hạt Essex và có một số điểm hoàn toàn trái ngược với Don hay Stuart Underwood, về vấn đề này. Tất cả lũ trẻ đều yêu quý ông. Martin cũng là mẫu người mà các bà mẹ của chúng ta sẽ thích: điềm tĩnh, thông minh và rất khéo ăn nói. Ông cũng thuộc tuýp huấn luyện viên rất khác biệt. Ông hiếm khi la hét, nhưng một khi ông làm điều đó thì bạn phải biết là ông đang rất không vui. Ông luôn ân cần chăm sóc tất cả chúng tôi. Còn nhớ, ông đã đích thân dẫn chúng tôi tham gia một tour du đấu đến Texas khi tôi 13 tuổi. Tôi cứ nghĩ tất cả các bố mẹ phải quyên góp tiền, nhưng Martin đã lo chu đáo tất cả mọi thứ. Nhưng dù tôi ở Hackney Marshes hay ở tour du đấu nước ngoài thì cũng không có quá nhiều khác biệt. Quan trọng là tôi được chơi bóng. Bởi thế, hầu hết các chuyến đi thi đấu chỉ thoáng qua trong đầu tôi. Đến giờ, tôi chỉ nhớ: lên máy bay, sau đó, cả đội ăn, ngủ, thi đấu, quay trở lại máy bay và về nhà. Thế nhưng, tôi vẫn còn nhớ chuyến cả đội Essex đi thi đấu tại châu Mỹ. Tôi yêu nước Mỹ. Tôi yêu tinh thần yêu nước, lối sống của họ. Tôi thậm chí còn không cảm thấy nhớ nhà gì cả. Chuyến đi đó rất khác, bởi lẽ thay vì ở cùng nhau, chúng tôi được chia nhỏ ra vào các gia đình tại địa phương. Người đầu tiên mà tôi ở cùng là người Mexico. Ngôi nhà của họ chỉ hơn cái lán một chút, nhưng thực sự mà nói, họ là những người rất tuyệt vời. Họ có một người con trai cũng tham gia giải đấu đó. Họ gần như phát cuồng với bóng đá. Tất cả các đồng đội của tôi sống trong những căn nhà lớn hơn và được đưa đón bằng những chiếc ô tô khá rộng rãi. Trong khi chúng tôi chỉ được đưa đến McDonald’s để ăn sáng vào mỗi sáng bằng chiếc xe bán tải. Tôi đã có một tuần thật thú vị cùng với gia đình họ. Thậm chí, bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến họ. Vui vẻ khi ở nhà và chơi bóng thỏa thích, chỉ có một điều duy nhất khiến tôi phải lo lắng: Manchester United sẽ không bao giờ để ý tới tôi khi tôi vẫn còn ở London. Mặc dù chính sách của Ridgeway là không cho phép các cầu thủ trẻ chuyển thẳng sang một câu lạc bộ chuyên nghiệp, nhưng tôi không chán nản. Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời để thi đấu và tập luyện cùng đội và, vì bố tôi, tôi chỉ muốn chơi bóng cho một câu lạc bộ chuyên nghiệp duy nhất. Tôi chỉ cần tin tưởng rằng, nếu tiếp tục tập luyện chăm chỉ, United sẽ để ý đến tôi. Liệu tôi có thể làm gì khác hơn nữa được chứ? Có thông tin xoay quanh sự thành công của Ridgeway Rovers và chúng tôi cũng quen với việc có các tuyển trạch viên xuất hiện tại các trận đấu của chúng tôi mỗi tuần. Tôi biết bố đã được một vài tuyển trạch viên của West Ham và Wimbledon, cũng như Arsenal và Spurs, tiếp cận. Vào thời điểm phải đưa ra quyết định lựa chọn một câu lạc bộ chuyên nghiệp, tôi buộc phải chọn một trong hai câu lạc bộ ở Bắc London, bởi lẽ, dù sao tôi cũng chưa thể đến United, trừ khi chúng tôi chuyển tới Manchester để sống. Và tôi đã quyết định chọn Spurs. Có lẽ lựa chọn đó liên quan đến sự say mê cuồng nhiệt của ông ngoại tôi với Tottenham. Tôi vẫn còn nhớ những gì đã nói với mẹ khi ấy: “Ông sẽ vui lắm, phải không mẹ?” Tottenham là một câu lạc bộ khá thân thiện; hồi đó David Pleat là ông bầu của đội. Ở đó, tôi cảm giác như ở nhà. Phương pháp huấn luyện rất tốt và Spurs có một số cầu thủ xuất sắc ở độ tuổi của tôi: Nick Barmby và Sol Campbell. Tôi không biết huấn luyện viên và các cầu thủ khác nghĩ gì khi tôi xuất hiện để tập luyện cùng cả đội trong khi đang mặc bộ áo thi đấu của Manchester United. Tôi sẽ không giấu giếm tôi là một fan của Manchester United, mặc dù tôi cũng rất thích quãng thời gian tại White Hart Lane. Bất chấp sự quan tâm từ các đội bóng London, trong tâm trí tôi chỉ có Manchester United. Trong việc tôi trở thành một cổ động viên và một cầu thủ của United, chắc chắn có vai trò chính của bố. Ông là một Cockney Red[1] chính hiệu. Và dường như ông truyền cảm hứng đó cho tôi trước cả khi tôi biết ông đang làm điều đó. Năm bố tôi 10 tuổi, xảy ra thảm họa Munich 1958. Khi ấy, ông đã theo dõi United và thảm họa đó đã trở thành nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời ông. Tôi nghĩ điều đó đúng với rất nhiều cổ động viên United cùng thế hệ với bố tôi. Khi tôi còn nhỏ, ông thường kể cho tôi nghe về United đương đại với những Robson, Strachan, Hughes và phần còn lại. Ông cũng thường nói về Những đứa trẻ của Busby, về Cúp châu Âu tại Wembley, về Best, Stiles, Law và Charlton. Còn có câu lạc bộ nào khác dành cho tôi? Tôi, một thiếu niên tuổi “teen”, mọi người nói rằng tôi chỉ có một nửa cơ hội để trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Tôi không biết về sự ra đời của United; nhưng tôi sinh ra là để dành cho United. Và điều khiến tôi không ngừng phấn đấu là ý nghĩ rằng: cuối cùng thì tôi cũng sẽ nhận được cuộc gọi mà tôi đã chờ đợi từ rất lâu rồi, kể từ khi tôi thực hiện cú sút đầu tiên của cuộc đời mình. [1] Người London nhưng lại dành tình cảm cho Manchester United. Chương 2 NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐI CHIẾC SIERRA MÀU NÂU “Anh có gì để nói cho tôi biết về cậu bé này?” T ôi đã thi đấu cho đội bóng của quận Waltham Forest trong chuyến làm khách trên sân Redbridge. Tôi xuất phát trong đội hình 11 cầu thủ ra sân thi đấu ngay từ đầu. Bố tôi phải làm việc và không thể đến xem trận đấu, vì thế mẹ đã đưa tôi đi. Hai từ “Good game” (Một trận đấu hay) có lẽ là một trong số những thứ tuyệt vời nhất mà tôi đã làm được cùng toàn đội. Và sau đó, khi tôi bước ra khỏi phòng thay đồ cùng với những cậu bé khác, mẹ đã đứng chờ sẵn. Tôi và mẹ cùng nhau đi lấy xe và khi tôi đặt balo phía sau xe, tôi chợt để ý thấy mắt mẹ ngấn lệ. “May mắn là con có một trận đấu hay hôm nay.” “Vâng ạ. Nhưng sao thế mẹ?” “Có một người đàn ông cũng ở đó. Ông ấy là tuyển trạch viên của Man United. Họ muốn xem con thi đấu.” Tôi vẫn nhớ chính xác sự hồ hởi, phấn khích và niềm vui của mình lúc đó. Tôi cũng bật khóc, chỉ biết khóc và khóc mà thôi. Tôi không thể tin vào điều bản thân vừa nghe thấy. Tôi phải mất một thời gian để trấn tĩnh lại xem chính xác mình đã nghe được điều gì: Ông ấy là tuyển trạch viên của Man United. Tên ông ấy là Malcolm Fidgeon. Ông đến nhà, nói chuyện với bố mẹ tôi và giải thích rằng câu lạc bộ thành Manchester muốn tôi thử việc tại đó. Một vài ngày sau, Malcolm xuất hiện trong chiếc Ford Sierra màu nâu để đưa tôi về phương bắc. Tôi nợ Malcolm rất nhiều. Ông ấy là tuyển trạch viên của United tại London, người đã đưa tôi đến câu lạc bộ và trông chừng tôi cho đến khi tôi chuyển hẳn đến đó. Tôi lên đó lần đầu và sau đó quay trở lại đây trong khoảng 2-3 lần khác để thực hiện thêm những bài sát hạch khác. Tôi thích ở lại Manchester nhiều ngày hoặc một tuần, chơi bóng đá và nói về bóng đá từ sáng đến tối. Tôi đã cố gắng, nỗ lực tập luyện chăm chỉ hết mức có thể để gây ấn tượng tốt. Cuối cùng, tôi cũng được thông báo rằng United muốn ký hợp đồng với tôi. Một buổi tối khi đang ở nhà, chuông điện thoại bất ngờ reo, bố là người nhấc máy. Một hoặc hai phút sau, ông quay trở lại và khi nhìn vào gương mặt của bố, tôi dám chắc ông cũng không thể tin vào điều vừa mới nghe. Tất nhiên, giấc mơ của chúng tôi đã bắt đầu trở thành hiện thực. “Đó là Alex Ferguson.” Không khí chợt yên lặng. “Ông ấy đã gọi điện để báo họ rất muốn gặp con, con có tài năng và họ nghĩ rằng phẩm chất của con sẽ làm vẻ vang cho con, và cho cả bố mẹ nữa.” Và nhiều thứ nữa. “Ông ấy nói con là cậu bé mà Manchester United đang tìm kiếm.” Đó là những tiếp xúc đầu tiên mà tôi có với người đàn ông đã tạo ra động lực cho sự nghiệp của tôi sau này. Nghĩ lại, với tất cả sự lo lắng của tôi về việc họ có muốn tôi hay không, có lẽ tôi không bất ngờ khi United đến; hay việc huấn luyện viên trưởng biết đến tôi. Mùa hè trước đó, tôi đã có cơ hội chơi bóng trước đám đông các cổ động viên tại Old Trafford. Khi ấy, tôi 10 tuổi, lần đầu tiên tham gia trường học bóng đá của Bobby Charlton. Tôi đã thấy thông tin về khóa học trên Blue Peter, một chương trình truyền hình dành cho trẻ em. Thi đấu bóng đá ở Manchester ư? Cùng với Bobby Charlton? Tôi nghĩ bố mẹ đã tìm cách xoay xở để có tiền đóng học phí cho tôi và cuối cùng thì ông ngoại cũng đứng ra lo khoản này. Đó là khóa học bóng đá đầu tiên trong trường học nội trú này với hàng trăm trẻ em từ khắp nơi trên thế giới. Các cầu thủ nhí ăn ở tại khu ký túc của một trường đại học khi các sinh viên đang trong kì nghỉ. Trại hè kéo dài suốt một tuần và tôi đã chơi bóng rất nhiều, nhưng khoảng thời gian còn lại, tôi cảm thấy hơi lạc lõng. Bố mẹ đến và ở cùng với những người thân gần Liverpool, và tôi gọi điện thoại cho họ mỗi tối. Hồi đó, đêm nào tôi cũng bị đau răng và cảm nhận rõ nhớ nhà là như thế nào. Một tuần trôi qua nhanh chóng. Mùa hè năm sau, tôi trở lại đó. Mọi thứ dường như tốt hơn rất nhiều. Có các cuộc thi về các kĩ năng ở mỗi khóa học, thường kéo dài trong suốt cả mùa hè và người chiến thắng mỗi tuần sẽ được chọn tham gia cuộc thi chung kết tại Manchester vào tháng 12. Tôi đã vượt qua cuộc thi tuần để đến với vòng chung kết; hóa ra đó lại là một kì cuối tuần hết sức tuyệt vời với tất cả chúng tôi. Bố mẹ sống cùng tôi tại khách sạn Portland ở trung tâm thành phố. Tôi được xếp một phòng riêng tại tầng 20 với cửa sổ kính khá lớn nhìn ra toàn cảnh thành phố bên dưới. Vào sáng thứ Bảy, chúng tôi phải đăng ký và đi đến khu tập luyện cũ của United, sân The Cliff, để tham gia phần đầu tiên của cuộc thi được tổ chức trong nhà thi đấu, bao gồm: tâng bóng, sút bóng mục tiêu và chuyền ngắn. Tôi nghĩ mình luôn dẫn đầu trước khi chúng tôi nghỉ giải lao để ăn trưa. Phần thứ hai của cuộc thi diễn ra bên trong sân vận động Old Trafford. Tôi hồi hộp đến nỗi suốt hai ngày trời chẳng thiết gì ăn uống. Bố mẹ tôi cũng ở đó, có lẽ họ còn cảm thấy bồn chồn hơn cả tôi. Buổi chiều hôm đó, United cũng sẽ thi đấu với Spurs, và khi cuộc thi của chúng tôi gần kết thúc, thì cũng có khoảng 40.000 cổ động viên có mặt tại sân. Tôi thực sự rất phấn khích khi được ở ngoài sân thi đấu lúc đó, thậm chí tôi còn không nghĩ ngợi gì đến chuyện thắng thua cả. Họ giới thiệu chúng tôi, từng người, từng người một trước đám đông cổ động viên trước khi chúng tôi thực hiện bài đi bóng và sau đó chuyền dài. Tôi vẫn còn nhớ thời khắc tự hào ấy. Khi họ đọc tên “David Beckham” và đến từ “Leytonstone” - tất cả các fan của Tottenham bắt đầu hưởng ứng. Và khi anh chàng trên loa nói: “Và David là một fan đích thực của United”, tất cả các fan của Spurs bắt đầu cười trong khi phần còn lại trên sân đấu, cổ động viên nhà hoan nghênh bằng những tràng vỗ tay. Nhưng công bằng mà nói, tôi được cả hai phía cổ động viên đón nhận khi tôi được xướng tên là người giành chiến thắng chung cuộc. Chúng tôi bước đến Europa Suite, căn phòng danh dự ở khán đài chính, nơi Bobby Charlton đang phát biểu. Đó thực sự là một trải nghiệm hết sức thú vị đối với một đứa trẻ mới 11 tuổi như tôi. Tôi biết cả mẹ và bố sẽ rất tự vào về mình; mọi người xuất hiện và dành những lời ngợi khen cho tôi. Mặc dù vậy, điều đó cũng không hoàn toàn làm tôi mụ mị. Tôi nghĩ buổi lễ vẫn tiếp tục, nhưng tôi vẫn xuôi về một góc bởi lẽ trận đấu đã bắt đầu và tôi muốn xem. Giải thưởng của tôi là một chuyến tập luyện cùng với Barcelona tại Nou Camp (Tây Ban Nha). Tôi rất háo hức. Khi ấy, Terry Venables là huấn luyện viên trưởng của Barcelona, và Mark Hughes, Gary Lineker là các trợ lí của ông. Tôi và hai cậu bé nữa được tham gia cùng Ray Whelan từ trại hè bóng đá Bobby Charlton. Bốn người chúng tôi được sắp xếp chỗ ở tại nơi giống như một trang trại - thực sự rất đẹp - ngay giữa trung tâm khu liên hợp Nou Camp. Tôi nghĩ ngôi nhà đã có người ở đó trước cả khi câu lạc bộ xuất hiện, bạn có thể cảm nhận được lịch sử đã qua của đội bóng: có những chiếc cờ vô địch và kỉ niệm chương trên tường bên cạnh ảnh của những cầu thủ nổi tiếng từ Barcelona trước đây. Có lẽ đó là nơi sản sinh ra những huyền thoại. Ngôi nhà ngay bên phải sân tập của đội một, dưới bóng của sân vận động và chúng tôi đã ở đó cùng với những đứa trẻ khác của Tây Ban Nha - những người đang tập cùng đội trẻ của Barcelona. Khi ấy tôi mới 11 tuổi, và tôi đã nhận ra một vài thứ mà tôi chưa từng thử trong cuộc sống tại Chingford: vào buổi tối, gái bán hoa sẽ đi lên đi xuống, ở phía bên kia của lan can, và các chàng thanh niên Tây Ban Nha sẽ nghiêng người ra ngoài cửa sổ, huýt sáo với họ. Chúng tôi cũng thưởng thức một chút sôcôla nóng vào buổi tối. Tôi rất thích nên đã uống hai tách vào buổi tối hôm đó. Và chúng khiến tôi buồn nôn. Khi phải vào nhà vệ sinh, tôi bật đèn lên và giật mình vì một con gián đang bò ngang qua cửa. Tôi tự hỏi mình đang làm gì ở đây vậy? Nhưng bóng đá là những trải nghiệm. Và phần còn lại của nó cũng vậy. Chúng tôi ra ngoài tập luyện hằng ngày cùng với đội trẻ của Barcelona và các cầu thủ dự bị. Những buổi tập luyện thực sự thú vị. Nhưng điều hấp dẫn duy nhất với tôi là Ridgeway sẽ có trận Chung kết với đội bóng có tên Forest United, tại White Hart Lane, vào cuối tuần. Tôi thực sự thất vọng về viễn cảnh phải bỏ lỡ trận đấu này; ông ngoại của tôi, một fan ruột của Spurs chắc chắn muốn thấy tôi thi đấu ở đó. Cuối cùng, ông đã quyết định trả tiền để tôi bay về nhà thi đấu trận đấu đó rồi lại quay trở lại Barcelona. Mặc dù vậy, đã không có một cái kết có hậu nào xảy ra. Forest United có cầu thủ trẻ Daniele Dichio, 12 tuổi nhưng đã cao tới 2,1 mét và đã mọc râu. Buổi chiều hôm đó, họ đánh bại chúng tôi 2-1. Sau đó, tôi ra thẳng sân bay để quay trở lại Tây Ban Nha một mình. Câu lạc bộ Barcelona thực sự tuyệt vời. Điều kiện tập luyện quả là không thể chê vào đâu được, mặc dù các cầu thủ trẻ vẫn tập luyện trên sân đất, và tôi cũng không thực sự thích thú lắm với việc này. Đội 1 có một mặt sân thi đấu thật hoàn hảo, đội dự bị cũng có một sân vận động nhỏ khoảng 20.000 chỗ ngồi để thi đấu. Chúng tôi được đưa vào tham quan sân vận động Nou Camp trong 1 ngày. Tôi đi từ phòng thay đồ, qua nhà nguyện của câu lạc bộ nằm tách ra một bên trong đường hầm, và sau đó lên một cầu thang để tới sân thi đấu. Sân thi đấu có nhiều loại cỏ, khán đài cao vút, tôi bắt đầu chạy khởi động lên xuống, ra chân theo động tác sút bóng và giả vờ là Mark Hughes. Chà chà. Mọi thứ sẽ như thế nào, khi tham gia một trận đấu thực sự? Tất cả các cậu bé mà tôi đã tập luyện cùng có lẽ khoảng 16, 17 tuổi. Hai cậu bé giành giải hai và ba tại Old Trafford là một cậu 15 và một cậu khác 19 tuổi. Ban đầu, mọi người khá thân thiện, và họ thường trêu tôi, kiểu: Cậu bé với mái tóc vuốt nhọn lên và chất giọng khôi hài này đang làm gì ở đây vậy? Khi chúng tôi bắt đầu, mọi thứ khá tốt. Chắc chắn không một huấn luyện viên nào hay một cầu thủ nào nói tiếng Anh nhưng khi thi đấu, chúng tôi có thể hiểu nhau. Đó là lần đầu tiên tôi ở trong một hệ thống tập luyện cùng với các cầu thủ chuyên nghiệp như thế. Điều đó khiến chúng tôi bất ngờ. Chúng tôi theo dõi đội 1 trong suốt những ngày được sống ở đó. Một hôm, chúng tôi ra ngoài xem họ thi đấu và được giới thiệu với ông Venables và các cầu thủ. Tất nhiên, hiện giờ tôi là một người bạn tốt của Mark Hughes. Ông ấy thường cười khi nhắc đến quãng thời gian của tôi tại Tây Ban Nha: các cầu thủ Barcelona không biết chúng tôi là ai. Tôi vẫn còn giữ bức hình của tôi, Mark, Terry Venables và Gary Lineker mà tôi đã chụp chiều hôm đó. Đó thực sự là quãng thời gian hết sức thú vị. Tôi đã từng tập luyện với Spurs và United và điều này càng giúp tôi khẳng định sự chuyên nghiệp của họ trong tất cả mọi thứ chứ không chỉ là sự thích thú của một cậu nhóc. Tôi đã đến Manchester một vài lần trong các ngày lễ, luôn luôn có sự xuất hiện của Malcolm Fidgeon cùng chiếc Sierra màu nâu đó. Ông ấy giúp tôi kết nối với đội khi họ xuống London để thi đấu. Câu lạc bộ nói chung và cụ thể là Alex Ferguson luôn cố gắng để giúp tôi cảm thấy mình như là một phần của đội bóng. Các cầu thủ lớn tuổi như Bryan Robson và Steve Bruce đã cho tôi một vài lời khuyên trước khi tôi gia nhập United. Tôi đã có mặt trong các bữa ăn trước trận đấu và cả trong phòng thay đồ sau các trận đấu, giúp họ dọn sạch tất cả các bộ dụng cụ. Một buổi chiều, khi United làm khách trên sân của West Ham, họ mời tôi gia nhập nhóm các cậu bé bước ra sân cùng các cầu thủ. Tôi đã được tặng một bộ đồ thể thao của United và ở đó, tại Upton Park, tôi khởi động trên sân cùng với những cầu thủ như Bryan Robson và Gordon Strachan. Sau đó, tôi được ngồi trong hàng ghế dự bị trong suốt cả trận đấu. Tôi thậm chí còn thấy mình trong chương trình Match of the Day tối hôm đó. United dường như rất hứng thú với tôi. Tất nhiên là tôi cũng yêu United. Tôi từng để mái tóc nhọn hoắt để trông giống như Gordon Strachan, và hôm đó, trong trận đấu của Man United với West Ham, tôi đã tặng ông ấy một lọ gel vuốt tóc. Một dịp khác, trước một trận đấu tại London, họ cũng mời tôi và bố mẹ đến ăn tối cùng với toàn đội tại khách sạn ở West Lodge Park. Tôi cũng chẳng thèm bận tâm đến việc phục vụ lấy nhầm món thịt cá ngừ, dù trước đó tôi gọi bít tết cơ. Tôi ngồi cùng bàn với huấn luyện viên trưởng và các thành viên của ban huấn luyện. Họ tặng tôi một món quà. Đó là chiếc áo khoác của đội. Nó khoảng cỡ 6 gì đó, nhưng dù sao cũng quá lớn so với thân hình của tôi. Thậm chí, khi mặc vào, tôi còn không thấy được hai bàn tay của tôi ở hai tay áo, nó dài tới ngang mắt cá chân của tôi, nhưng tôi vẫn không muốn cởi nó ra trong suốt cả tuần sau đó. Tôi tặng huấn luyện viên trưởng của đội một chiếc bút. Alex Ferguson cầm lấy nó, nhìn tôi rồi nói: “Cảm ơn con, David. Ta nói cho con biết điều này: sau này, ta sẽ ký hợp đồng với con bằng cây bút này nhé.” Tôi vẫn nhớ khi ấy; đó quả là một điều kì lạ khi ai đó có ý định ký hợp đồng với một cậu nhóc còn đang tuổi đến trường. Nhưng tôi cũng thực sự hạnh phúc khi có quãng thời gian tập luyện tại Spurs và bắt thân với ông John Moncur, phụ trách khâu phát triển tài năng trẻ. Một điều quan trọng nữa là sân White Hart Lane chỉ cách nhà tôi có 15 phút đi bộ. Có lẽ bố tôi luôn mơ ước một ngày tôi sẽ được thi đấu trong màu áo của United, vì thế ông đặt vấn đề khoảng cách sang một bên khi chúng tôi ngồi nói chuyện. Vấn đề không nằm ở việc bạn nên làm gì, mà là: bạn muốn làm gì? Nhưng ít nhất chúng tôi quyết định sẽ tìm hiểu xem Spurs nói gì. Có thể trong thâm tâm tôi lúc đó đã biết sự lựa chọn phải là United. Cuộc nói chuyện giữa tôi, bố và Terry Venables, người vừa mới trở về từ Tây Ban Nha và đang dẫn dắt Spurs để lại cho tôi nhiều câu hỏi hơn. John Moncur đưa chúng tôi tới văn phòng của Terry. Tôi vẫn còn nhớ cảnh tượng khi ấy: Terry đánh rơi một chút khoai tây chiên hay đậu phộng gì đó trên mặt sàn, ông cố gắng cúi xuống từ trên ghế để nhặt chúng lên. Ông ngước lên và nhìn thấy chúng tôi: “John, anh có gì để nói cho tôi biết về cậu bé này?” Không một mảy may nhớ về tôi cho dù tôi cũng vừa mới trở về từ Barcelona. Cảm giác như chuyến đi đó đã xảy ra nhiều năm trước vậy. Mặc dù tôi đã tập luyện tại Spurs vài năm nhưng vị huấn luyện viên trưởng thậm chí không nhận ra tôi là ai. Tôi không thể ngừng so sánh với những lần tôi đến Manchester. Mọi thứ hoàn toàn khác. Alex Ferguson nhớ rất rõ về tôi. Ông nhớ tất cả mọi thứ về từng cậu bé. Ông biết tất cả bố mẹ, anh chị em của họ. Điều này thực sự quan trọng với tôi, với tương lai của tôi. Nó giống như tôi là một phần của đại gia đình United vậy. Spurs thực sự đã đưa ra một lời đề nghị rất hậu hĩnh với bản hợp đồng sáu năm, trong đó hai năm tại trường học bóng đá, hai năm là học viên của chương trình đào tạo trẻ và sau đó là hai năm thi đấu chuyên nghiệp. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi. Khi tôi 18, tôi có thể đang lái một chiếc Porsche rồi. Terry nói, “Này David, cậu sẽ ký hợp đồng với Tottenham chứ?” Bố nhìn tôi. Ông ấy chưa bao giờ quyết định điều gì thay tôi. Tôi hít thở sâu: “Cháu đã nghĩ về điều đó, chú Venables ạ.” Mặc dù, trong đầu tôi muốn hét lên: United! Chắc chắn là United! Tôi và bố mẹ cùng trao đổi về lời đề nghị đó. Tôi nghĩ mẹ có lẽ thích tôi gia nhập Tottenham, vì ông ngoại, và bởi vì tôi có thể ở nhà nhiều hơn, nhưng có lẽ mẹ luôn giữ điều đó trong lòng. Cả mẹ và bố đều không gây bất cứ áp lực nào với tôi. Tất cả chúng tôi đều hiểu, nếu tôi quyết định chọn Spurs, mọi thứ sẽ ổn. Tôi sẽ vui vẻ và được chăm sóc tốt tại White Hart Lane. Mặc dù vậy, chúng tôi có một cuộc hẹn tại Old Trafford và chúng tôi cần phải đi trước đã. Trên đường đến Manchester, chúng tôi nói chuyện không ngớt. Chúng tôi đều hiểu những gì Spurs đã đề nghị, bố và tôi đồng ý tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng. Đây không phải là một cuộc đấu giá. Tất cả những gì tôi cần là cảm giác yên tâm. Tôi muốn biết liệu mình có cơ hội để khẳng định bản thân hay không. Nếu United cũng đề nghị một bản cam kết có thời hạn sáu năm tương tự như của Tottenham, thì có lẽ tôi nghĩ mức lương không thành vấn đề. Nếu không, chúng tôi sẽ quay trở lại London và ký hợp đồng với Spurs. Đó là ngày 02/05/1988, sinh nhật lần thứ 13 của tôi. United thi đấu trên sân nhà, tiếp đón Wimbledon và Alex Ferguson vẫn đang đợi chúng tôi: “Chào con, David.” Ông ấy biết tôi đấy. Tôi cũng biết ông ấy. Và tôi tin tưởng ông. Bố tôi, mẹ tôi cũng vậy. Tôi có một chiếc áo khoác đặc biệt chỉ để phục vụ các dịp đặc biệt và United đã tặng tôi một chiếc cà vạt đỏ của câu lạc bộ. Tôi đã đeo nó suốt cả ngày hôm đó. Chúng tôi đến phòng ăn để ăn trưa, nơi mà đội 1 của United ăn trước mỗi trận đấu. Điều khiến tôi thực sự bất ngờ là chiếc bánh mừng sinh nhật đặt gọn gàng, trang trọng trên bàn. Lúc 5 giờ rưỡi, sau trận đấu, chúng tôi đến văn phòng của Ferguson. Ông ấy đã ở đó cùng với Les Kershaw, người phụ trách phát triển đội trẻ của câu lạc bộ. Malcolm Fidgeon cũng có mặt ở đó. Mọi thứ hết sức đơn giản. United muốn ký hợp đồng với tôi và huấn luyện viên trưởng Ferguson đưa ra lời đề nghị dành cho tôi: “Chúng tôi muốn ký hợp đồng với cậu ấy theo các giai đoạn hai, hai và hai năm.” Tôi ngước nhìn bố trong khi ông như đang ở một thế giới khác. Bố đã mong chờ khoảnh khắc tuyệt vời này còn lâu hơn cả tôi. Tôi có thể thấy bố dường như không thể tin vào những gì mà Alex vừa nói. Mặc dù vậy, tôi biết, tôi chỉ nghe thấy những gì tôi muốn nghe: hai, hai và hai, bằng với sáu năm tôi đã được đề nghị tại White Hart Lane. Tôi cũng chẳng cần để ý đến các điều khoản chi tiết nữa mà nhận lời luôn: “Con đồng ý ạ.” Tôi đã sẵn sàng, chờ đợi để nói những lời này cho giai đoạn tuyệt vời nhất trong 10 năm. Chương 3 MÁI ẤM XA NHÀ “Con đã ký hợp đồng thi đấu cho Man United, nhưng con đừng nghĩ như thế là đã thành công rồi.” “C on biết đấy, bố là một fan Man United thực sự, nhưng bố không muốn điều đó gây áp lực cho con. Nếu con quyết định ký hợp đồng với một đội bóng khác thì bố cũng không buồn đâu.” Bố tôi luôn nói rõ điều này với tôi. Tất nhiên, tôi biết câu cuối là ông nói dối. Vì thế, ngày mà tôi chính thức đặt bút ký vào bản hợp đồng, trở thành người của United là một ngày thực sự tuyệt vời và đầy cảm xúc với cả hai bố con. Chúng tôi rời văn phòng của Ferguson, và mẹ tôi bật khóc. Bà quá hạnh phúc, mừng cho tôi, nhưng bà cũng hiểu ra rằng ngày tôi phải rời xa mái ấm gia đình không còn xa nữa. Bà đã dành rất nhiều tình yêu và thời gian vào một đứa trẻ phát cuồng vì bóng đá như tôi; và khoảnh khắc chúng tôi đến đích cũng là khoảnh khắc mẹ sẽ phải làm quen với việc chàng trai của mẹ đi về phía Bắc để bắt đầu sự nghiệp. Mẹ khóc rưng rức suốt mấy ngày liền kể từ thời điểm tôi ký hợp đồng và khi tôi bắt đầu chương trình đào tạo trẻ của United. Nhưng tôi biết sâu trong tâm trí, mẹ và bố luôn tự hào về những gì tôi đạt được. Lúc bấy giờ, nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi là không để họ thất vọng. Dẫu bố mẹ không bao giờ muốn tôi phải hàm ơn vì những gì mà họ đã dành cho tôi, nhưng tôi cảm thấy tôi phải làm tất cả những gì có thể để khiến bố mẹ hài lòng. Nếu để bố mẹ thất vọng vì tôi thì cũng có nghĩa là tôi đã làm cho chính mình thất vọng. Dường như chưa bao giờ tôi có cảm giác mình phải cố gắng để xứng đáng với những kì vọng của họ cả. Chỉ đơn giản là tôi muốn biến những kì vọng của bố mẹ trở g g ọ g ẹ thành điểm xuất phát cho những mong đợi của mình. Ngay cả bây giờ, khi tôi đã có gia đình và sự nghiệp riêng, cho dù không thường xuyên gặp bố mẹ, nhưng tôi nghĩ, tôi vẫn tự đánh giá bản thân theo tiêu chuẩn mà tôi học được từ bố mẹ trước đây. Trở lại với văn phòng của United, mọi người bắt tay nhau trong sự vui mừng. Tôi, trong chiếc áo khoác và cà vạt đỏ của câu lạc bộ, là một cầu thủ của United, hay chỉ đơn giản là một cậu nhóc từ Chingford đang bước những bước đi đầu tiên trong hành trình trở thành một “Quỷ đỏ” thành Manchester! Ngoài hành lang, bố và tôi gặp đội trưởng của United khi ấy, Bryan Robson. Chúng tôi đã dành hàng giờ để xem những thước phim về người đàn ông này, một người hùng thực sự. Bố đã cố gắng giúp tôi rèn luyện những phẩm chất của anh ấy: can đảm, mạnh mẽ, năng lượng, tầm nhìn và khả năng vực dậy tinh thần của các đồng đội. Tôi đã gặp Bryan trước đó, nhưng huấn luyện viên vẫn giới thiệu tôi với tư cách là một bản hợp đồng mới nhất của United: “Chúc mừng con nhé, David. Con sẽ tự mình nhận ra, nhưng ta đảm bảo rằng con không thể gia nhập một câu lạc bộ nào tốt hơn đâu.” Tôi không còn nhớ chúng tôi đã trở về London kiểu gì nữa. Niềm vui sướng, hân hoan khiến tôi quên cả quãng đường từ Manchester về London, chỉ nhớ rằng chúng tôi phải di chuyển trên con đường khá đông đúc. Tối hôm đó, gần như tôi không thể nghĩ ngợi được bất cứ điều gì khác ngoài chuyến đi tới Manchester. Tôi đang sống trong những ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời mình. Tuy nhiên, thực tế, bản hợp đồng đầu tiên của tôi tại Old Trafford không phải 6 năm, mà là 4 năm. Bởi lẽ, việc một cậu bé đang đi học ký vào bản hợp đồng bóng đá năng khiếu mà lại có các điều khoản chuyên nghiệp là sai quy định: Tôi mới chỉ 13 tuổi và rất nhiều thứ có thể thay đổi cho đến khi tôi bước sang tuổi 18. Quy định này giúp bảo vệ các cầu thủ trẻ tránh rơi vào cái bẫy mà họ không hề muốn. United đã nói với tôi rằng nếu mọi thứ phát triển tốt đẹp, tôi có thể ký tiếp hợp đồng chuyên nghiệp trong khoảng 4 năm rưỡi nữa. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều này là tốt cho tôi và cho tất cả những người khác gia nhập câu lạc bộ cùng thời điểm đó. Tôi biết mình đang được quan tâm. Nhưng tôi sẽ phải chứng minh bản thân trong 4 năm tới. Nếu tham vọng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp ở United đã được xác định bằng giấy trắng mực đen thì ai mà biết được, liệu tôi có đánh mất quyết tâm của mình không chứ? Tôi nghĩ những khát khao có ý nghĩa rất lớn với thành công của tôi và của đội bóng trong những năm qua: Tất cả những đứa trẻ tại câu lạc bộ thời điểm ấy đều hiểu điều này. Ngày tôi đặt bút ký vào bản hợp đồng không giống như ngày mà tôi đạt được điều đó. Những khó khăn phía trước mới chỉ bắt đầu. Tôi muốn một thử thách thực sự và Manchester United là thử thách lớn nhất. Tôi biết mình sẽ được chăm sóc tốt. Thậm chí ngay cả trước khi ký hợp đồng với United, tôi vẫn cảm thấy như mình sắp sửa gia nhập một gia đình mới. Ở đó có những con người tốt bụng có mặt ở khắp nơi tại câu lạc bộ. Không chỉ những người mà ai cũng biết đến như huấn luyện viên trưởng hay các cầu thủ, mà còn cả những người như Kath Phipps, làm việc trong khu Lễ tân của Old Trafford. Tôi vẫn nhớ, khi còn là một cậu nhóc, cứ mỗi lần đến sân xem một trận đấu của United, cô ấy đều đã có mặt sẵn ở đó. Cô cúi người về phía trước, hôn nhẹ lên má và đưa tôi khung chương trình mà cô dành cho tôi. Sau này, Kath cũng thường giúp tôi trả lời email. Cô ấy là một phần của United và đã luôn ở bên cạnh tôi trong suốt sự nghiệp cầu thủ. Mỗi khi xuất hiện tại Manchester để tập luyện hay tham gia một trận đấu nào đó, tôi luôn được Joe và Connie Brown quan tâm, chăm chút cẩn thận. Họ có văn phòng làm việc ngay ở tầng trệt của sân. Họ đưa tôi hoặc cả bố mẹ tôi đi quanh sân Old Trafford, ăn uống một chút gì đó, giới thiệu phòng thay đồ và giới thiệu chúng tôi với các cầu thủ và nhân viên trong đội bóng. Joe và Connie khiến tôi cảm thấy mình thực sự được chào đón tại nơi này. Joe là Giám đốc phát triển đội trẻ tại United. Ông chịu trách nhiệm cho các khoản phí của các cầu thủ trẻ, sắp xếp đi lại và chính điều đó đã kéo ông ấy lại gần với tôi. Connie quan tâm đến mọi thứ xung quanh các cầu thủ trẻ bên ngoài Manchester và gia đình của họ tại câu lạc bộ. Sau nữa, khi nhắc về bóng đá, thì có Nobby Stiles. Tôi đã từng làm việc với Nobby sau khi gia nhập câu lạc bộ nhưng lần đầu tôi gặp ông ấy là tuần mà tôi xuất hiện trong kì tập luyện hè. Ông ấy là huấn luyện viên mà tôi nhớ rõ nhất khi tập luyện lúc đó. Nobby thực sự chăm chỉ, cũng giống như các cầu thủ khác, tôi nghĩ ông ấy luôn chuẩn bị mọi thứ cho các cầu thủ trẻ. Có vẻ không ai trên thế giới hơn ông ấy ở khoản này. Bố biết Nobby từng là một cầu thủ của United và nhà vô địch World Cup cùng với tuyển Anh: ông ấy và bố có mối quan hệ tốt, mặc dù Nobby vẫn thường xuyên tự mình xin lỗi vì lỡ lời khi không thể kiểm soát được sự nóng nảy trong các trận đấu của chúng tôi: “Xin lỗi, ông Beckham. Xin lỗi, bà Beckham.” Và điều đó cũng chẳng có gì khiến bố tôi phải phiền lòng cả: “Không vấn đề gì Nobby. Ông cứ tiếp tục!” Nobby luôn cư xử rất tuyệt vời với tôi và cả bố mẹ tôi nữa. Ông ấy biết mẹ và bố cũng cần được quan tâm chứ không nên xử sự như thể họ đang làm vướng chân. Nếu ai đó đã từng xem những video hay nghe những câu chuyện khi ông còn là cầu thủ, có lẽ bạn chẳng bao giờ tin ông ấy lại là một cậu bé lịch sự, ngoan ngoãn với bố mẹ mình đến thế. Ngoài vẻ bề ngoài không lấy gì làm cường tráng và thường đeo cặp kính khá lớn khi huấn luyện, ông có điều gì đó khiến bạn tôn trọng. 15 năm sau, ông ấy vẫn tiến đến và trao tôi một cái ôm thật chặt như chưa từng có gì thay đổi cả. Kath, Joe và Connie, Nobby Stiles - mỗi người đều có công việc riêng của mình, nhưng tất cả họ đã cùng làm nên một United giống như ngôi nhà thứ hai của nhiều cầu thủ. Lẽ ra tôi đã có thể chuyển đến vài năm trước khi ký hợp đồng theo dạng học viên vào tháng 8/1989 và hoàn thành hai năm học còn lại tại ngôi trường ở Manchester, nhưng cuối cùng chúng tôi đã quyết định ở lại London cho đến khi tôi chính thức trở thành học viên tham gia đào tạo trẻ tại United. Điều này có nghĩa là tôi có thể ở nhà, với bạn bè và gia đình khi bước sang tuổi 14, 15. Và tôi cũng có thể thi đấu cho Ridgeway Rovers, câu lạc bộ sau này được đổi tên thành Brimsdown. United thực sự vui mừng khi biết các cầu thủ trẻ luôn vui vẻ với cuộc sống tại đây và thi đấu cùng đội tại Sunday League cho đến khi họ rời đi. Malcolm Fidgeon thường đến sân và theo dõi tôi thi đấu cho Brimsdown, miễn là tôi cảm thấy thoải mái, yêu thích bóng đá, được thi đấu thường xuyên. Điều đó là quá đủ. Thời gian trước khi chính thức đầu quân cho United vẫn còn một vài năm nữa. Tôi cũng thường xuất hiện tại Manchester 2 hoặc 3 lần một năm để tập luyện khi có kì nghỉ. Vào mùa hè, tôi có mặt ở đó trong 6 tuần liên tiếp. Tôi yêu nơi này và không muốn làm bất cứ điều gì khác trong thời gian tôi nghỉ học ngoại trừ việc thi đấu, tập luyện và sống ở United. Những mùa hè đó thực sự rực rỡ. Những đứa trẻ khác cũng ở đó trong khoảng thời gian 1 hoặc 2 tuần. Mỗi đợt tập trung sẽ có khoảng 30 cầu thủ ở cùng nhau, tất cả đều được Malcolm và các thành viên còn lại của ban huấn luyện chăm sóc. Tôi lại nghĩ về nơi ở của mình ở Barcelona; với ngôi nhà cổ đáng yêu, có núi phía sau lưng. Ở đây thì lại khác, một kiến trúc từ bê tông tại Salford, được đặt trên đỉnh đồi và băng phủ kín cho dù thời tiết có ra sao. Bạn sẽ chia sẻ căn phòng với một cầu thủ trẻ khác, các thiết bị cơ sở vật chất là khá cơ bản nhưng ít nhất cũng có bàn bi-a và một bàn bóng bàn để giải trí mỗi tối. Chúng tôi đến sân tập thứ hai của United tại Lyttleton Road mỗi ngày và tập luyện vào buổi sáng và buổi chiều. Sau đó, vào buổi tối, chúng tôi đi đâu đó chụp ảnh, câu cá hoặc làm vài việc linh tinh khác. Tôi cũng gặp những cậu bé khác đã ký hợp đồng với United cùng thời điểm, như John O’Kane chẳng hạn, người mà tôi đã gắn bó suốt quãng thời gian dài sau đó. John đến từ Nottingham. Anh ấy là một tài năng lớn tại United trong suốt những năm đầu tiên, một cầu thủ thực sự giỏi. Nhưng cũng có lẽ bởi vì quá thoải mái nên anh ấy đã không thể phát huy được hết khả năng của mình tại United. Anh ấy kết thúc cuộc hành trình tại Nhà hát của những giấc mơ bằng việc chuyển đến Everton vào mùa giải mà chúng tôi đã giành cú ăn ba lịch sử và hiện tại anh ấy đang thi đấu cho Blackpool. Trong các chương trình huấn luyện vào kì nghỉ lễ đó, nhiều cầu thủ trẻ từ khắp mọi nơi đều tề tựu về đây. Keith Gillespie, hiện đang đầu quân cho Leicester, đến từ Ireland. Anh ấy là một chàng trai khá đáng yêu, tôi từng rất thân với anh ấy. Colin Murdock đến từ Scotland. Anh ấy mới chuyển từ Preston đến Hibs. Tất cả chúng tôi đều sống xa nhà và đang cùng đi trên con đường sự nghiệp, chính vì vậy, chúng tôi dễ dàng bắt chuyện và làm thân với nhau, cho dù ai cũng hiểu chúng tôi phải cạnh tranh với nhau. Bóng đá là thứ quan trọng hơn tất cả và đó là một trải nghiệm mới, hằng ngày tập luyện và được huấn luyện nhiều kĩ thuật hơn. Chúng khác biệt hoàn toàn với những gì diễn ra tại Sunday League. Trong suốt quãng thời gian thi đấu cùng với Ridgeway, tôi đã cố gắng tưởng tượng ra những điều này và giờ đây tôi đã được trải nghiệm. Bóng đá là công việc, là cuộc sống của tôi. Tôi sẽ không phải làm bất cứ việc gì khác. Tôi có 2 năm để chuẩn bị cho việc chuyển hẳn đến sống ở Manchester. Trước đó, tôi cũng đã có rất nhiều chuyến đi xa cùng với Ridgeway hay những chuyến đi khác. Nhưng tất cả những thứ đó cũng chẳng làm cho chuyến đi lần này của tôi trở nên dễ dàng hơn. Tất nhiên, trong tôi vẫn là cảm giác háo hức, phấn khích và đầy quyết tâm, dẫu vậy, thật khó khăn khi bước chân ra đi. Tôi sợ phải nghĩ về những thứ xuất hiện trong đầu mình. Bố mẹ nói họ sẽ có mặt ở đó vào các ngày cuối tuần để cùng theo dõi tôi thi đấu. Tôi biết họ sẽ giữ lời hứa. Những lời hứa như vậy có ý nghĩa thực sự trong cuộc sống của gia đình tôi. Bây giờ, tôi không dám quên những gì mình đã từng nói với Brooklyn, tôi sẽ giúp nó hoặc làm điều đó cho nó: và nó sẽ nhớ mãi, kể cả nếu tôi có quên. Từ đó về sau, tôi biết mình có thể tin tưởng rằng, bố mẹ sẽ luôn ở đó mỗi khi tôi cần họ. Xa cách họ một tuần hoặc một tháng hoàn toàn khác với việc phải chuyển đi hẳn: Khi ấy tôi mới 15 tuổi rưỡi. Việc làm quen với băng ghế dự bị là điều rất quan trọng, nhất là khi đã cố gắng biết bao nhiêu để có thể bắt đầu cuộc sống tại một câu lạc bộ lớn như Man United. Ở mỗi câu lạc bộ đều có danh sách các cầu thủ thường xuyên sử dụng và tôi thường băn khoăn liệu đó có phải cơ hội hay họ đang cố gắng đưa những chàng trai đó vào đúng vị trí mà họ biết sẽ phù hợp. Nhìn lại, tôi nghĩ mình thật may mắn mặc dù đã có khoảng thời gian khó khăn trước khi tôi coi United thực sự là ngôi nhà thứ hai của mình. Đầu tiên, tôi ở trọ tại một gia đình người Scotland, họ sống ở Bury New Road ngay bên cạnh một đồn chữa cháy. Họ hết sức đáng yêu và rất tốt bụng với chúng tôi. Là những cậu nhóc xa nhà lần đầu, tất cả mọi thứ đều bỡ ngỡ, nhưng chúng tôi rất vui. Có lần chúng tôi đột nhập nhà bếp để tìm snack, hay đại loại như vậy. Đương nhiên, một cậu bé sống xa nhà thì đâu tránh khỏi những câu nói đốp chát, nếp sống “vô tổ chức” chứ. Nhưng cuối cùng tôi phải dọn đi vì một việc chẳng đâu vào đâu cả. Có lần, tôi ra ngoài để mua sôcôla nhưng lại quên mang theo chìa khóa nhà. Khi trở về, tôi phải gõ cửa và khi ấy Pete là người trả lời. Ông ấy hỏi tôi để chìa khóa ở đâu và tôi không nhớ gì cả, tôi nghĩ mình đã để nó ở trên tầng trên, và ông ấy đã cho tôi một cái bạt tai. Tối hôm đó, bố tôi đã gọi điện cho ông ấy. Tôi ở phòng bên cạnh và có thể nghe thấy tiếng la mắng của bố qua điện thoại. Và rồi tôi chuyển đi. Tôi chuyển đến một căn nhà của bà Eve Cody tại Lower Broughton Road. Tôi rất thân với Johnny, con trai bà ấy. Tôi ở cùng phòng với John O’Kane, cậu bé tôi đã rất thân khi còn tham gia trại hè tại United. Tôi phải thừa nhận là khoảng thời gian đó, cả John và tôi từng phải đấu tranh, cố gắng lắm mới có thể đến buổi tập đúng giờ. Lí do không phải vì chúng tôi thức khuya hay ra ngoài muộn vào đêm trước, mà bởi cả hai chúng tôi đều thích ngủ nướng. Thực tế, chúng tôi sống ở một ngôi nhà cách sân tập The Cliff xa hơn so với các cầu thủ khác như Keith Gillespie hay Robbie Savage, hai cầu thủ gần như ở ngay cạnh sân tập. Và chẳng có gì ngạc nhiên khi những đứa trẻ phải đi ở trọ như chúng tôi nảy sinh tình cảm thân thiết với nhau, điều này khác hẳn với những cậu bé Man United khác được sống trong chính căn nhà của mình ở gần đó. Sau đó không lâu, câu lạc bộ đã đổi chỗ cho chúng tôi. Kể từ đó, tôi chuyển đến ở cùng với Ann và Tommy Kay. Tôi đã từng ước mình có thể ở đó ngay từ đầu. Tôi thực sự vẫn còn rất nhớ nhà, nhưng Annie và Tom giống như người bố, người mẹ thứ hai của tôi vậy. Họ rất đáng yêu và ân cần. Những món ăn họ làm cũng thật tuyệt vời. Ngôi nhà gần như đối diện với sân tập, vì thế tôi có thể bước ra khỏi giường và đi bộ tới sân tập chỉ trong vài phút. Đó có vẻ là điều cần thiết nhất đối với mọi đứa trẻ ở tuổi của tôi khi mà việc thức dậy vào buổi sáng giống như một cực hình. Lần này, tôi ở cùng phòng với Craig Dean vừa mới giải nghệ do chấn thương liên quan đến xương sống. Sau vài tháng, Ann cho tôi ở căn phòng cũ của Mark Hughes, cũng nằm ngay cạnh sân tập The Cliff. Tôi thực sự thích căn phòng đó. Cảm giác nó gần giống như phòng của bố mẹ: tủ quần áo lớn vừa vặn với bàn trang điểm và gương, và chiếc giường đôi được áp sát vào bức tường ở góc xa. Tôi mang theo chiếc đài mà bố đã mua cho trước khi chuyển đến Manchester và mua thêm một chiếc ti vi. Tôi nghĩ mình đã có mọi thứ cần thiết. Tôi thực sự hạnh phúc khi ở đây. Nhà Kays khiến tôi có cảm giác như mình cũng là một phần của gia đình họ. Ann và Tom có một người con trai tên là Dave, và có lẽ tôi cũng sẽ là một cậu con trai nữa của họ. Tôi biết Ann vẫn còn giữ lại hộp đồng xu cũ của tôi và những thứ mà tôi đã để lại. Họ vẫn để dành căn phòng đó cho tôi. Tôi luôn cố gắng về thăm họ mỗi lần có dịp qua nơi này. Tôi rất may mắn khi ngay từ lần đầu chuyển đến Manchester, tôi đã quen Deana. Chúng tôi đã gắn bó với nhau suốt 3 năm đầu tiên. Tôi không cố gắng theo đuổi nhiều cô gái như những thanh thiếu niên mới xa nhà. Sự lãng mạn với Deana là điều gì đó giúp tôi cảm thấy bình tâm. Đó thực sự là mối quan hệ đầu tiên của tôi. Chúng tôi đã có rất nhiều niềm vui cùng nhau, cho dù là ra ngoài chơi hay chỉ đơn giản là ở nhà nhau. Đó cũng là lúc mà tôi hiểu được rằng, có nhiều điều đòi hỏi sự đáp ứng khéo léo và tinh tế hơn. Vào một buổi chiều, sau buổi tập, tôi đến câu lạc bộ bi-a cùng với Gary Neville, Keith Gillespie và John O’Kane mặc dù trước đó tôi đã hẹn với Deana. Khi tôi quay lưng về phía cửa ra vào của câu lạc bộ, nhoài người để thực hiện cú đánh của mình thì bất ngờ, tôi liếc thấy John, khuôn mặt cậu ấy nhợt đi. Cậu ấy nhắc tôi quay đầu lại, và tôi thấy Deana ở cửa sau. Hai chúng tôi tới bãi đậu xe để nói chuyện và tôi có thể đưa ra lời xin lỗi với cô ấy. Nhưng quả là sai lầm khi tôi ngước mắt nhìn lên cửa sổ. Tôi thấy Gary, Keith và John đang đứng ở đó, bờ vai lắc lư, vẻ như đang rúc rích cười khi tận mắt thấy vẻ lúng túng của tôi. Không thể nhịn được, tôi cũng bắt đầu bật cười theo. Và rồi, Deana đã nói lời chia tay khiến phần còn lại của ngày hôm đó bỗng chốc thành quãng thời gian dài đằng đẵng, buồn rầu trong cuộc đời của một cậu bé tuổi “teen”. Tôi có rất nhiều kỉ niệm đẹp với Deana và cả với gia đình cô ấy. Họ luôn hoan nghênh và chào đón tôi cứ như thể tôi là hàng xóm nhà cô ấy suốt bao năm rồi. Bầu không khí lúc nào cũng nồng ấm. Bố mẹ của Deana luôn khiến tôi có cảm giác như tôi là một thành viên trong gia đình. Bố cô ấy, Ray, là một fan đích thực của Liverpool. Tôi thường đi cùng ông đến sân Anfield để xem các trận đấu của Lữ đoàn đỏ. Từ khi rời xa vòng tay bố mẹ, có lẽ tôi đã gắn bó với bác Ray hơn bất cứ ai. Thỉnh thoảng ông đưa tôi đến quán rượu. Sau đó, chúng tôi lại lang thang trở về nhà để cùng ăn tối với cả gia đình. Tôi thấy mình đã bắt đầu cuộc sống của một người đàn ông trưởng thành khi cùng ra ngoài với bố của bạn gái. Đó có lẽ là khoảng thời gian đáng yêu nhất trong cuộc đời tôi. Tôi luôn thầm cảm ơn Deana bởi lẽ cô không bao giờ tiết lộ mọi chuyện với bất cứ ai. Tôi biết cô ấy đã nhận được nhiều đề nghị hậu hĩnh nếu kể ra chuyện của chúng tôi, nhưng cô ấy luôn từ chối. Đó là bởi vì tính cách của cô ấy. Đó là thứ khiến cô luôn cảm thấy vui vẻ, giống như tôi mỗi khi nhớ về khoảng thời gian ở bên nhau. Ngoài bóng đá, cuộc sống ở Manchester vẫn là những điều còn mới mẻ với tôi. Đầu tiên là nhóm cầu thủ trong vùng. Gary và Philip Neville, Nicky Butt và Paul Scholes đều sinh sống từ nhỏ tại Manchester, vì thế họ đã tập luyện ở đây từ khi còn là những cậu học sinh. Mặc dù không tham gia các khóa trại hè bóng đá, nhưng họ đã có mặt ở đây từ vài năm trước rồi. Thời điểm ấy, tôi nghĩ họ không biết nhiều về cái tên David: Gary kể lại rằng cả nhóm từng gọi tôi là thằng nhóc London chảnh chọe và nói sẽ sớm hạ bệ tôi. Không phải bởi vì tôi ồn ào hay hỗn hào gì cả, chỉ đơn giản là khi được phát các bộ đồ tập luyện, tôi luôn có bộ đồ đẹp nhất và đôi giày vừa vặn nhất. Tôi tình cờ quen thân với người phụ trách trang phục là ông Norman Davies, và ông ấy luôn chăm chút cho tôi thật cẩn thận. Tôi đã quen Norman từ rất lâu rồi, khi tôi đến đây thi đấu lúc còn nhỏ. Có lẽ đó là phần thưởng xứng đáng cho tôi do trước kia tôi thường giúp ông dọn dẹp phòng thay đồ cho đội 1 giống như ở Upton Park những năm về trước. Tôi đến từ London trong khi những đứa bé khác sinh sống tại nhiều nơi khác nhau ở Manchester nhưng thật bất ngờ khi chúng tôi lại có nhiều điểm chung. Ngoại trừ tình yêu với bóng đá và có cùng mơ ước được thi đấu cho United, có nhiều thứ khác mang chúng tôi lại gần nhau hơn. Chẳng hạn, bố mẹ của Gary và Phil cũng có nhiều điểm tương đồng với bố mẹ tôi. Họ luôn đến sân theo dõi mọi trận đấu của hai cậu nhóc. Tôi nghĩ gia đình Neville và Beckham luôn tồn tại giá trị và những quan niệm, cách nhìn cuộc sống giống nhau. Tôi biết cả bốn người họ đã từng gặp nhau và tôi cá rằng điểm tương đồng giữa họ trong cách giáo dục, nuôi nấng chúng tôi là nguyên nhân khiến Gary và tôi trở nên thân thiết đến thế. Gary, Nicky Butt và Paul Scholes thi đấu cùng đội ở giải Sunday League. Boundary Park chắc hẳn cũng là một phiên bản khác của Ridgeway Rovers. Không chỉ là những đội bóng hết sức thành công, họ giống nhau ở tinh thần và sự trung thành mà họ có như ở Ridgeway. Những đứa trẻ học cách tiếp cận với bóng đá đúng cách, rèn luyện thói quen tốt cùng thời điểm như chúng tôi. Chả vậy mà bầu không khí thân thiết của United đến rất nhanh. Gần như ngay sau khi bắt đầu, chúng tôi xuất phát đến Coleraine ở Bắc Ireland để tham gia Milk Cup. Các đội đến từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau tranh tài và đó là lần đầu tiên nhóm chúng tôi thi đấu với vai trò đại diện cho một câu lạc bộ. Chúng tôi đã có quãng thời gian thực sự tuyệt vời. Trong giải đấu đó, tất cả đều đang ở độ tuổi 16 và bắt đầu làm quen với cuộc sống của những cầu thủ chuyên nghiệp. Trong khi những trận đấu ở Milk Cup diễn ra, cũng có nhiều buổi lễ được tổ chức. Tôi vẫn nhớ mình được diễu hành qua các con phố trong vùng, và cố gắng để trông thật rực rỡ trong bộ trang phục của Manchester United. Nobby Stiles phụ trách chuyến đi, cùng với bác sĩ vật lí trị liệu Jimmy Curran. Nobby biết tôi và luôn tin tưởng tôi. Ông đã trao cho tôi tấm băng đội trưởng ở giải đấu năm đó. Đội hình năm ấy thật hết ý. Có một số cầu thủ đến thời điểm hiện tại vẫn đang còn thi đấu ở Old Trafford và cả các cầu thủ khác vẫn đang có sự nghiệp thành công. Ben Thornley là cầu thủ xuất sắc nhất của chúng tôi ở chuyến du đấu đó và đã nhận được giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu. Anh ấy thi đấu rất tốt kể từ khi rời United mặc dù gặp phải một vài chấn thương khá nghiêm trọng. Với Gary, Phil, Paul Scholes và Nicky Butt và các hảo thủ như Ben, Keith Gillespie, Robbie Savage, Colin Murdock, chúng tôi đã dễ dàng giành được danh hiệu vô địch năm đó. Chúng tôi ở tại khách sạn của ông chủ Harry Gregg, một cựu cầu thủ vĩ đại của United. Ông ấy là một trong số những người sống sót sau thảm họa Munich. Ông dành tình cảm cho các cầu thủ trẻ của United. Milk Cup năm đó là danh hiệu đầu tiên của chúng tôi trong tư cách là cầu thủ của United. Kể từ đó, mỗi ngày luôn rất thú vị với chúng tôi. Trước khi rời nhà để tập luyện tại Manchester, bố đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. “Con đã ký hợp đồng thi đấu cho Man United, nhưng con đừng nghĩ thế là đã thành công rồi. Đến khi chơi cho đội 1, lúc đó chúng ta mới nói đến những thành quả. Cho đến lúc đó, đừng nghĩ mình đã làm được điều gì to tát.” Bố luôn ở bên cạnh để giữ cho đôi chân của tôi luôn đứng trên mặt đất. Nhưng tôi cũng chưa từng khoe khoang về việc mình đã ký hợp đồng với United. Tôi luôn mong chờ điều đó và không ngừng tập luyện. Tôi luôn hiểu những gì mà bố muốn nhắn nhủ. Tôi đã từng có mặt tại sân tập cũ của United, sân The Cliff, khi còn là một cậu bé đến xem đội 1 luyện tập. Và bây giờ, tôi sẽ ở đó để tập luyện mỗi buổi sáng cùng với các cầu thủ xuất sắc của đội. Cuối cùng, tôi cũng nhận ra, điều quan trọng nhất không phải là việc có mặt tại United. Tôi sẽ phải tập luyện thật tốt, và chăm chỉ, để đảm bảo một vị trí ở đây. Nhưng thực sự, cũng không có cơ hội nào cho sự lười nhác khi làm việc cùng với Eric Harrison. Có ba người ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của tôi trong quá khứ, ngoài bố và huấn luyện viên Alex Ferguson, thi đó tất nhiên là Eric. Thậm chí, cho đến tận bây giờ, đã từ rất lâu rồi kể từ lần gặp đầu tiên, tôi vẫn thường xin ý kiến tư vấn và những lời khuyên từ Eric. Ông ấy sẽ nói điều mà ông suy nghĩ, chứ không phải những thứ mà tôi muốn nghe. Và giống như tất cả các cầu thủ khác mà ông ấy từng làm việc tại United, ông luôn ân cần chăm sóc tôi. Ông đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quãng đường sự nghiệp. Thậm chí, đến giờ tôi vẫn còn cảm giác đó. Mặc dù vậy, Eric rất nghiêm khắc. Chúng tôi đã từng nghe danh của ông trước đó, và ban đầu tôi cũng có một chút lo lắng. Nhưng ngay sau đó, chính tôi cũng nhận ra, ông ấy là một huấn luyện viên thực sự tài năng. Điều đó được thể hiện ở tất cả mọi thứ mà ông làm với chúng tôi: từ những buổi tập, sự chăm chỉ, cách ông thấu hiểu suy nghĩ của các cầu thủ và cả cách ông khiến chúng tôi tự tin vào bản thân. Eric có trong tay một tập thể gồm nhiều tài năng, nhưng chính những ảnh hưởng của ông mới biến chúng tôi thành những cầu thủ thực thụ và xây dựng chúng tôi thành một đội bóng mạnh trong 3 năm liên tiếp. Mỗi khi Eric giận dữ, nhiều người có thể sẽ có những ý nghĩ sai lệch về con người ông. Khi ấy chúng tôi là những người trẻ tuổi hơn, nhưng phải nói thật rằng những cú vô lê của Eric còn đáng sợ hơn các huấn luyện viên chuyên môn. Tôi vẫn nhớ trong các trận đấu tại sân The Cliff, phòng làm việc của ông có một khung cửa sổ lớn nhìn ra sân bóng mà chúng tôi thi đấu. Nếu bạn mắc lỗi hoặc thực hiện động tác màu mè nào đó, bạn có thể nghe rõ mồn một tiếng đập cửa sổ của ông từ xa. Và chẳng ai dám nhìn về hướng đó cả, bởi lẽ mọi người đều biết, đó là phản ứng không hài lòng của thầy Eric. Nếu không thấy ông ấy la hét gì sau cửa sổ, thì rắc rối rồi, ông ấy đang trên đường ra sân. Mỗi khi Eric hài lòng với ai thì người ấy sẽ có cảm giác bay bổng như trên chín tầng mây. Chẳng hạn, mỗi lần nghe ông ấy nói: “Chuyền tốt lắm, David” vào buổi sáng, tôi gần như phấn chấn và lâng lâng trong suốt cả ngày dài. Ngược lại, nếu bị chỉ trích vì điều gì, bạn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều để cố gắng không lặp lại điều đó. Tôi vẫn còn nhớ trong một buổi tập, mỗi lần chạm bóng, tôi luôn cố gắng tìm ai đó để chuyền với cự ly khoảng 50- 60 mét. Vấn đề là, từ khi còn nhỏ, tôi đã có thể nhìn ra những đường chuyền ở cự ly dài và có thể thực hiện chúng tốt, nhưng ngày đặc biệt đó, tôi không có đường chuyền nào ra hồn cả và Eric lại càng không mấy ấn tượng. “Này, David! Con đang làm cái trò gì vậy? Con tính cứ diễn cái bài chuyền kiểu Hollywood suốt cả ngày hay sao?” Những đường chuyền kiểu Hollywood à? Tôi chưa bao giờ nghe về nó. Mặc dù vậy, tôi vẫn có thể hiểu được ý thầy. Có lẽ thầy không muốn thấy những đường chuyền tầm xa như thế. Và cũng từ đó, tôi luôn suy nghĩ và xem xét tình huống mỗi khi tung ra đường chuyền kiểu như thế cho đồng đội. Sự thật là tôi rất thích những đường chuyền dài, có lẽ đó là một phần trong phong cách thi đấu của tôi. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi không thực hiện thành công những đường chuyền dài, tôi luôn cố tưởng tượng hình ảnh ông ấy đang lắc đầu và hét to: “Những đường chuyền kiểu Hollywood”. Có vẻ điều này không giống với Alex Ferguson hay các huấn luyện viên khác mà tôi đã có dịp làm việc cùng. Với thầy Eric, bạn sẽ luôn biết mình đang đứng ở đâu. Khi nổi nóng với bạn, ông ấy sẽ cho bạn hiểu tại sao, luôn cố gắng để giúp bạn nhận ra sai lầm mà không làm bạn nhụt chí. Ông luôn muốn chúng tôi cùng nhau hoàn thiện bản thân xuất sắc nhất có thể và cùng nhau đạt được thành công cả trên phương diện cá nhân lẫn tập thể. Ông luôn yêu cầu sự tôn trọng từ tất cả các cầu thủ trẻ. Một số cầu thủ trẻ ngày nay ký hợp đồng với một câu lạc bộ lớn đột nhiên nghĩ rằng họ đã thành công lớn. Có lẽ điều đó không bao giờ xảy ra với thế hệ của chúng tôi. Và nếu có, Eric sẽ khiến ý nghĩ đó biến mất ngay lập tức. Tôi nghĩ mình là một người may mắn. Ngay từ nhỏ, tôi đã được kèm cặp và đào tạo trong một môi trường rất tốt. Ngay khi đến với United, được làm việc cùng Eric, tôi hiểu mình đã đi đúng hướng và tin tưởng mình sẽ bước lên một đẳng cấp mới. Tôi nhớ ngay từ nhỏ đã nghe thấy những lập luận kiểu như: Hãy bắt đầu trở thành người xuất sắc nhất ở các câu lạc bộ nhỏ trước khi gia nhập, thử sức ở các câu lạc bộ lớn hơn như Manchester United. Và tôi có thể hiểu được điều đó. Mỗi khi bắt đầu tập luyện tại sân The Cliff, tôi nhận ra nếu mọi thứ không thuận buồm xuôi gió, tôi phải ra khỏi đây thì sẽ chỉ có một con đường duy nhất là thất bại. Nhưng cũng từ đó, và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn luôn tin tưởng rằng, nếu được trao cơ hội, chắc chắn tôi sẽ nắm bắt tốt. Mọi thứ ở United luôn rất ổn: từ cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện, điều kiện sân bãi cho đến các cầu thủ. Có ai mà lại không muốn Eric Harrison là huấn luyện viên đội trẻ chứ? Khi là những học viên, Gary và tôi thường quay trở về The Cliff vào hai buổi chiều tối mỗi tuần khi Eric vẫn huấn luyện lứa cầu thủ năng khiếu tại sân bóng lớn trong nhà. Chúng tôi tham gia buổi tập này cốt là để rèn luyện thêm. Phil Neville cũng nằm trong độ tuổi đó, cậu ấy ít hơn tôi và Gary 2 tuổi. Và Dave Gadner cũng vậy. Dave và tôi trở thành bạn bè ngay từ lần đầu gặp gỡ. Cậu ấy là một cầu thủ của học viện cho đến năm 18 tuổi, thời điểm mà tôi đã thường xuyên thi đấu cho đội 1 của United. Sau đó, Dave chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp cho Manchester City và giờ cậu ấy vẫn thi đấu các giải đấu không chuyên cùng với Altrincham. Ở thời điểm hiện tại, cậu ấy đang là giám đốc của một công ty quản lí trong lĩnh vực thể thao và bóng đá chỉ là hoạt động giúp cậu ấy giữ gìn vóc dáng. Trong suốt những năm đầu tại United, Eric luôn cố gắng cho chúng tôi cơ hội đến sân theo dõi các trận đấu của đội 1 tại Old Trafford. Không đơn giản chỉ để xem các trận đấu, mà còn để theo dõi cách thi đấu của từng cầu thủ. Tôi lại bắt đầu nhớ về bố, người đã đưa tôi đến trận chung kết khi tôi vẫn còn là một cậu nhóc. “Đừng để ý đến trận đấu, David. Hãy nhìn Bryan Robson chơi bóng.” Và giờ Eric cũng luôn nói với chúng tôi những điều tương tự: “Hãy theo dõi các cầu thủ thi đấu ra sao ở vị trí của họ. Một ngày nào đó, các cậu sẽ thay thế các cầu thủ trên sân.” Việc được nghe những điều như thế khiến chúng tôi tự tin gấp bội; dẫu lúc đó chúng tôi không biết rằng huấn luyện viên trưởng rồi cũng sẽ sớm biến chúng tôi trở thành một phần trong kế hoạch xây dựng đội hình của ông tại đội 1. Việc có mặt tại các trận đấu ở Old Trafford là một cơ hội để Eric khẳng định tầm quan trọng của các chuẩn mực trong môi trường chuyên nghiệp. Ông luôn bắt chúng tôi xuất hiện trong trang phục vest đồng phục của Manchester United, sơ mi cà vạt chỉnh tề. Điều này khiến tôi nhớ đến Stuart Underwood, người luôn muốn các cầu thủ của Ridgeway xuất hiện thật chuyên nghiệp khi tham gia các trận cầu lớn. Tôi vẫn nghĩ những điều đó đã thực sự tạo ra sự khác biệt. Một vài đội thường xuất hiện ở sân vận động hoặc đi bộ trong sân bay với những bộ đồ thể thao. Thực tế là các cầu thủ của Manchester United luôn đóng bộ vest đồng phục của câu lạc bộ khi di chuyển. Đây được coi là một phần của phong cách chuyên nghiệp. Những điều đó đôi khi cũng nói lên một vài điều về sự tôn trọng dành cho chính chúng tôi và cả câu lạc bộ. Những buổi tập của chúng tôi không chỉ đơn thuần xoay quanh kĩ thuật, chiến thuật hay học các kĩ năng mới. Nếu Eric phát hiện ra điểm hạn chế nào trong các trận đấu, tôi cá là ông ấy sẽ cố gắng thật nhiều để khỏa lấp và kiểm soát những điểm yếu đó. Tôi không biết liệu có phải bài tập đánh đầu được nghĩ ra để đày ải tôi hay không, nhưng đã có những buổi sáng tôi nghĩ đúng là như vậy. Trong vai trò một cầu thủ thi đấu ở vị trí tiền vệ, bạn cần đủ khỏe để cạnh tranh về mặt thể hình trước những hậu vệ cao to hơn. Đánh đầu và tắc bóng có lẽ không phải là điểm mạnh của tôi, đặc biệt là tôi nhỏ con hơn hầu hết những đứa trẻ khác trong đội. “Đánh đầu” là cách của Eric nhằm giúp các cầu thủ trẻ như tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Sẽ có hai đội: tiền vệ và tiền đạo thi đấu với các hậu vệ. Bóng được câu vào khu vực vòng cấm địa và bạn chỉ được phép ghi bàn bằng đầu mà thôi. Mọi thứ có vẻ không ổn lắm nếu các cầu thủ như Gary Neville và Chris Casper lao vào cắt bóng của tôi. Gary là tệ nhất. Cuối cùng, tôi có thể sẽ bầm dập khắp người. Tôi khá sợ những buổi tập đó. Nhưng bốn năm sau, khi đang xếp hàng ở giải Ngoại hạng trong những trận đấu với Stuart Pearce và Julian Dicks, tôi mới hiểu mình phải cảm ơn những pha tranh chấp quyết liệt mà các đồng đội trước kia đã “ưu ái” dành tặng cho tôi. Mọi thứ diễn ra trên sân thực sự không giống với những gì mà chúng tôi vẫn thường đối đãi với nhau hằng ngày khi mà Gary và Chris Casper luôn thẳng tay khiến tôi nếm mùi đau khổ. Cả hai người họ rất xông xáo và cần mẫn. Cas khá to lớn và khỏe so với độ tuổi. Bố anh ấy là Frank, người đã từng thi đấu cho Burnley khi họ đang ở đỉnh cao hồi những năm 1960. Chris chắc chắn đã học theo thói quen của bố. Anh ấy có sự trưởng thành và thái độ hết sức chuyên nghiệp. Và khi chúng tôi thi đấu cùng nhau, anh ấy nói liên tục, liên tục trong từng trận đấu. Thỉnh thoảng Cas cũng thi đấu ở hàng phòng ngự trong vai trò của một trung vệ. Ở một vài trận, anh ấy thi đấu ở vị trí tiền vệ trung tâm và ngay cạnh tôi. Anh ấy cũng thường la hét chỉ cho tôi cần chuyền bóng cho ai. Và gần như, không chỉ riêng tôi thấy rằng anh ấy luôn nhiệt huyết nhắc nhở tất cả các đồng đội trên sân. Đôi khi, anh ta còn tự nói chuyện với chính mình. Sau 90 phút thi đấu, đầu tôi gần như nổ tung, thế mà bố tôi lại cho rằng “như vậy là tốt”. “Con cần giống như Cas ấy. Con nên nói chuyện với bố giống như cậu ấy. Thậm chí là phải nhiều hơn nữa.” Tôi nghĩ mình thích sự im lặng. Nhưng khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn và đặc biệt kể từ khi trở thành đội trưởng, tôi đã hiểu tầm quan trọng của việc liên lạc, kết nối với mọi người trên sân. Chắc chắn bạn sẽ phải thông báo cho đồng đội biết liệu có cầu thủ đối phương nào đang áp sát anh ta. Nếu đang thi đấu cho Man United hay tuyển Anh, bạn có cần đồng đội nói với bạn, từng phút, từng phút, rằng bạn đang thi đấu tốt không? Đương nhiên rồi. Tôi nghĩ Cas nói nhiều như vậy là vì lợi ích chung của cả đội. Lắm lúc tôi có cảm giác như mình ra sân với một nhà bình luận thể thao. Anh ấy từng khiến tôi lo lắng mỗi khi thi đấu cùng, nhưng Cas và tôi luôn là những người bạn tốt. Anh ấy là một thành viên trong nhóm nhỏ của chúng tôi, những người thường nghỉ lễ cùng nhau. Mẹ và bố tôi là những người đầu tiên gặp Joe Glanville: Họ lúc nào cũng không hẹn mà gặp khi đến xem các trận đấu. Joe là người Malta và là một fan đích thực của United. Có lần, bố mẹ thông báo chúng tôi sẽ đi nghỉ ở Malta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn từ trước, chúng tôi chỉ việc thu dọn hành lí và đến sân bay đúng giờ. Chúng tôi đã có một kì nghỉ hè thật thú vị. Ở đó, chúng tôi được câu lạc bộ của các fan United do Steve Bruce và Lee Sharpe phụ trách chăm lo chu đáo. Joe và bạn ông ấy thu xếp cho chúng tôi ở một khách sạn thật tuyệt vời. Chúng tôi thức dậy vào buổi sáng và có người đưa chúng tôi đến bất cứ nơi nào chúng tôi muốn: đi chơi bãi biển, vào làng hoặc vòng quanh đảo. Người dân Malta cũng rất yêu bóng đá. Đó dường như là sự sắp đặt hoàn hảo. Mùa hè tiếp theo, tôi trở lại đó cùng với Cas, Gary và Ben Thornley. Đó là kì nghỉ của mấy gã thanh niên - một vài chai bia và chút lãng mạn - nhưng cũng không có gì khiến bạn phải giữ bí mật với mẹ của mình cả. Chúng tôi thống nhất rằng, Joe không cần đặt khách sạn quá sang trọng. Và quả thật đó là sai lầm: Khách sạn không điều hòa và Malta khi ấy là mùa hè, cực kì nóng. Gary và Ben chuyển đến căn phòng của một fan, trong khi Cas và tôi thì mồ hôi đầm đìa từ sáng tới tối. Nhưng đó là khoảng thời gian thực sự đáng nhớ. Tôi yêu nơi đó rất nhiều và tôi đã trở lại thêm sáu mùa hè tiếp nữa. Gary thậm chí còn mua hẳn một chỗ riêng ở đó. Bốn người chúng tôi thường la cà khắp Manchester, cùng với Dave Gardner, dù Dave trẻ hơn chúng tôi nhưng lại là “thổ địa” ở đây. Cậu ta luôn biết rõ nhiều chỗ chơi thú vị. Chúng tôi thường ra ngoài vào thứ Tư hằng tuần, thường đến nơi gọi là Johnsons, nằm ở trung tâm thị trấn nhưng khá khuất nẻo. Chúng tôi vốn là con nhà gia giáo, có ăn có học. Trong đám, có lẽ Ben là người hướng ngoại và phóng túng nhất. Chúng tôi luôn biết khi nào cần dừng lại, phải trở về nhà và khi nào cần rời khỏi những nơi đầy mánh khóe, không đứng đắn như thế. Gary là một trong những thanh niên nghiêm túc nhất mà tôi từng gặp. Thỉnh thoảng anh ấy khiến chúng tôi phát điên. Có lần chúng tôi đi bộ, lúc quay lại phía sau thì thấy Gary đang đứng đờ ra đó: “Không ổn rồi các cậu. Đừng vào. Ở đây, tớ thấy làm sao ấy, không thoải mái lắm. Chúng ta phải đi thôi. Đi thôi.” Ai mà nhìn thấy cảnh đó, chắc sẽ tức cười lắm. Nhưng cũng tốt bởi nhờ thế chúng tôi chẳng bao giờ gặp rắc rối. Sau đó, tất cả chúng tôi về nhà của Ben để ngủ. Anh ấy sống với bố mẹ. Căn phòng của anh ấy nằm trên tầng thượng. Căn phòng khá rộng rãi nhưng lạnh cóng. Tất nhiên, Ben thì thoải mái, ấm áp trên chiếc giường của mình. Tôi, Gary và Cas nằm dưới sàn. Tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm đó. Và đến giờ, chúng tôi chẳng còn cơ hội để có thể cùng trải qua những khoảnh khắc như thế nữa. Giống như tất cả các cầu thủ trẻ, chúng tôi phải làm một vài việc quanh sân tập. Tôi nhớ Cas và tôi được phân công dọn dẹp phòng thay đồ của đội 1. Chúng tôi phải cọ rửa nhà tắm và vòi hoa sen, dọn dẹp phòng thay đồ. Tôi bước vào và nhanh chóng hoàn thành công việc. Tôi mặc chiếc quần soóc ngắn và loay hoay cho đến khi bồn tắm với vòi hoa sen được cọ rửa sạch sẽ. Trong khi đó, Cas lại khá chậm chạp và bị bỏ lại cùng với bãi bùn đất và đống rác trong phòng thay đồ. Cả hai từng cãi nhau về vấn đề đó và đã chọn phương án giải quyết khá đặc biệt. Chúng tôi quấn khăn quanh tay để làm găng đấm bốc và giải quyết các tranh cãi bằng một trận đấu quyền Anh. Để rồi mọi thứ có vẻ trở nên tồi tệ hơn với anh ấy khi chúng tôi quyết định đổi vị trí cho nhau. Tôi sẽ dọn dẹp phòng thay đồ, lau sạch những đôi giày, và sẵn sàng nhận những đồng tiền thưởng của các cầu thủ trong đội 1. Trong khi, Cas không thể nào tin được là tôi lại “nuốt trôi” được việc ấy một cách ngon lành như thế. Điều đáng buồn nhất trong cuộc sống cầu thủ chính là việc bạn gần gũi, kết thân với mọi người nhưng rồi một ngày nào đó, họ chuyển tới một đội bóng khác và bạn sẽ gần như mất liên lạc với họ. Tôi vẫn thường gặp Ben Thornley và tôi biết Gary thỉnh thoảng vẫn nói chuyện với Chris Casper. Nhưng nghĩ lại, khi chúng tôi vẫn còn là thiếu niên, cả bốn chúng tôi luôn ở cạnh nhau cả ngày; khi Ben và Cas rời đi, mọi thứ gần như kết thúc. Nhưng điều quan trọng nhất là tôi phải tập trung vào những người đang ở cùng trong phòng thay đồ vào thời điểm đó. Mặc dù thỉnh thoảng rất nhớ nhà, nhưng cuộc sống khi ấy thật tuyệt. Bố mẹ đến sân để theo dõi tôi thi đấu vào mỗi cuối tuần. Và cuộc sống ngày qua ngày tại United thực sự choán hết tâm trí tôi. Tuy nhiên, không mất quá nhiều thời gian để tôi quen thân với những anh chàng mà tôi đã tập luyện cùng suốt cả tuần và chúng tôi bắt đầu giành được những chiến thắng hủy diệt 5 hoặc 6 bàn. Ban đầu, có lẽ bởi tôi quá nhỏ con nên Keith Gillespie thường được thi đấu ở vị trí của tôi bên hành lang cánh phải. Tôi cũng khá lo lắng khi không được trao cơ hội trong các trận đấu lớn. Ở mùa giải đầu tiên, hầu hết các cầu thủ mà chúng tôi phải đối đầu đều lớn hơn chúng tôi 1-2 tuổi khi cả đội bước vào những trận đấu tại cúp FA lứa tuổi trẻ, Eric thường để tôi ngồi ngoài trong các trận đấu đó. Nhưng cuối cùng tôi cũng đã có cơ hội. Keith Gillespie được chơi cao hơn và vì thế tôi có thể thi đấu rộng bên hành lang phải. Tôi phải cạnh tranh với Robbie Savage cho vị trí này, nhưng Robbie gặp phải chấn thương trong suốt mùa giải đó. Tôi nhận ra United chưa từng giành chức vô địch tại giải trẻ kể từ năm 1964, khi George Best vẫn còn có trong đội hình, vì vậy những gì mà chúng tôi đạt được trong năm 1992 thực sự có ý nghĩa đặc biệt khi đó là mùa giải đầu tiên thế hệ 92 thi đấu tại câu lạc bộ. Mặc dù tại thời điểm đó, không nhiều người trong số chúng tôi ý thức được điều này. Chúng tôi chỉ đơn giản là thi đấu nhiệt huyết và giành chiến thắng cho United. Tôi vẫn nhớ trận đấu đánh bại Spurs tại bán kết giải trẻ năm 1992. Sau đó, tương tự như bán kết, trận chung kết cũng diễn ra theo thể thức lượt đi và về. Chúng tôi đã đánh bại Crystal Palace 3-1 tại London. Ngày hôm đó, trời sầm sì mưa cả ngày và mặt sân bị ngập trong nước. Khi thời tiết chuyển biến đến độ sắp phải dừng trận đấu thì mưa bắt đầu tạnh. Và chúng tôi đã vượt lên dẫn trước. Nicky Butt lập cú đúp và tôi có một bàn từ pha vô lê chân trái từ mép ngoài khu vực 5m50 sau khi Ben Thornley nhả bóng lại ra phía sau. Chúng tôi giành chiến thắng 3-2 trên sân nhà. Sự gắn kết trong toàn đội là hết sức tuyệt vời với Giggs giữ vai trò đội trưởng. Trận đấu lượt về trên sân Old Trafford thực sự để lại trong tôi những hình ảnh rất ấn tượng: có đến 32.000 cổ động viên của United tới sân để theo dõi trận đấu, khiến bầu không khí tại Nhà hát của những giấc mơ tuyệt vời đến nỗi mà chưa ai trong số chúng tôi từng có cơ hội trải nghiệm. Bạn chắc hẳn sẽ luôn muốn các cổ động viên đến sân và theo dõi các tài năng trẻ của đội. Nhưng với con số 32.000 cổ động viên ư? Có thể khẳng định một điều rằng câu lạc bộ đã phát hiện ra một lứa cầu thủ thực sự xuất sắc. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều ý thức được điều gì đang xảy ra, nhưng không ai nhắc đến. Phải đến hai hoặc ba năm sau, Alex Ferguson mới phát biểu: “Nếu không chọn được một cầu thủ nào trong số này lên đội 1, có lẽ tôi nên dọn dẹp đồ đạc và chuẩn bị về vườn là vừa.” Thay vào đó, không ai trong câu lạc bộ nhắc đến điều gì đó đặc biệt đã xảy ra. Mọi sự tập trung đều dồn vào buổi tập luyện hôm đó hoặc trận đấu vào buổi chiều. Chúng tôi cũng tiến đến trận chung kết giải trẻ vào năm sau. Tôi vẫn còn nhớ như in trận đấu bán kết với Millwall. Chúng tôi nghe nói họ chuẩn bị kĩ lưỡng cho trận đấu với United. Họ đã đến sân vào buổi tối trước trận đấu lượt đi tại Old Trafford, và mọi cầu thủ đều cạo trọc đầu. Tôi không chắc có phải điều đó đã khiến chúng tôi đánh mất phong độ không nhưng chúng tôi đã để thua 1-2. Ở trận đấu lượt về, chúng tôi phải làm khách trên sân The Den, sân bóng gần như chật kín cho dù đó chỉ là một trận đấu tại giải trẻ. Cuối cùng, chúng tôi vẫn giành được chiến thắng 2-0 để lọt vào trận chung kết đối đầu với Leeds United. Tuy nhiên, ở cả hai lượt trận chung kết, cho dù có biết bao nhiêu cầu thủ đầy hứa hẹn của đội 1 nhưng chúng tôi lại không thể vượt qua được các chàng trai đến từ Leeds. Ở cả hai trận đấu, chúng tôi đều thi đấu tốt nhưng không thể có được kết quả như mong muốn. Chúng tôi đã để thua 0-2 ngay tại Old Trafford trước khi hành quân đến Elland Road. Chúng tôi lại có hơn 30.000 cổ động viên tại Manchester. Khi được thông báo rằng cổ động viên của Leeds thậm chí còn đông hơn, tôi nghĩ có lẽ chúng tôi đã để thua một bàn ngay khi trận đấu còn chưa bắt đầu. Đám đông cuồng nhiệt của họ luôn đứng bên cạnh và ủng hộ họ. Cuối cùng, họ đánh bại chúng tôi với tỉ số 2-1. Mùa giải đó, chúng tôi đã thi đấu rất nhiều trận. Tôi nhớ cảm giác mệt mỏi nhưng việc để thua trong một trận chung kết còn là điều tồi tệ hơn. Đối với hầu hết chúng tôi, đó có lẽ là nỗi thất vọng đầu tiên trong sự nghiệp bóng đá của mình và có lẽ nó sẽ khiến chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn và có thêm kinh nghiệm thi đấu cùng nhau. Chúng tôi không muốn lặp lại thất bại này một lần nữa và cũng không muốn để Eric Harrison phải phát điên lên giống như cách ông ấy thể hiện trong phòng thay đồ sau trận thua tại Elland Road. Sau đó, ở mùa giải 1992/93, các cầu thủ trong độ tuổi của chúng tôi bắt đầu những bước chạy đầu tiên cùng với đội 1. Đầu tháng 9, tôi được triệu tập lên đội 1, tập luyện cùng với các cầu thủ hàng đầu của đội. Vài ngày sau, huấn luyện viên trưởng Alex Ferguson bảo tôi sẽ cùng toàn đội hành quân tới Brighton để chuẩn bị cho trận đấu tại League Cup. Gary, Nicky Butt và Paul Scholes cũng góp mặt. Chúng tôi di chuyển trên chiếc chuyên cơ nhỏ khoảng 17 chỗ. Đó thực sự là một chuyến bay kinh hoàng. Tiếng ồn kéo dài, chỗ ngồi chật chội khiến chúng tôi có phần bất ngờ. Có lẽ đó là lí do chúng tôi có một đêm thật tuyệt với giấc ngủ sâu sau khi di chuyển đến đây. Tôi thức dậy và đón ngày mới bằng tin cực vui khi biết mình có tên trong danh sách dự bị. Khoảng 20 phút cuối trận, trợ lí nói rằng tôi sẽ vào sân để thay Andrei Kanchelskis. Tôi phấn khích đến nỗi nhảy cẫng khỏi băng ghế dự bị khiến đầu đập mạnh vào phần mái che của hàng ghế: Quả là màn ra mắt đội 1 khá ấn tượng! Huấn luyện viên trưởng muốn xem tôi đá ra sao và tôi nghĩ mình đã chơi tốt. Bố mẹ ở Goldstone và chính họ cũng bất ngờ khi tôi có cơ hội vào sân thi đấu chính thức cho đội 1 của United. Khoảng 17 phút trên sân với tư cách cầu thủ United, nhưng tôi nghĩ mình vẫn còn quá trẻ. Tôi khi ấy mới chỉ 17 tuổi. Tôi thấy cảm giác của cậu bé ngày nào góp mặt trên băng ghế dự bị ở trận đấu với West Ham trong vai trò là một cậu bé làm “bùa cầu may” lại ùa về, hơn là cảm giác của một anh chàng sẵn sàng thi đấu trong đội hình chính của United. Sau đó, huấn luyện viên trưởng lại gần và nhắc nhở tôi trong phòng thay đồ. Tôi thực sự không nhớ mình đã làm gì sai. Có lẽ ông chỉ đang cố gắng đảm bảo rằng tôi không quá nóng vội mỗi khi được ra sân. Phải mất một thời gian dài nữa để tôi có cơ hội tiếp theo. Đội bóng tại giải trẻ Youth Cup được đôn lên thành đội dự bị: Chúng tôi tiếp tục giành giải “A” và sau đó là Central League, chức vô địch lần đầu tiên sau hơn 20 năm. Tôi đã thi đấu một vài trận đấu tại League Cup vào đầu mùa giải 1994/95 khi cầu thủ đóng vai trò là lựa chọn số 1 tại vị trí của tôi được nghỉ ngơi. Trở lại đầu những năm 1990, United vẫn khá chật vật tại đấu trường châu Âu bởi quy định đối với các cầu thủ ngoại, có nghĩa là mỗi câu lạc bộ chỉ được đăng ký 3 cầu thủ nước ngoài trong các trận đấu tại cúp châu Âu. Không phải mùa giải đó chúng tôi không có lực lượng mạnh, nhưng những thay đổi của huấn luyện viên đã làm gián đoạn nhịp thăng hoa của toàn đội. Mùa giải đó, chúng tôi đã bị loại nhưng vẫn còn một trận đấu trên sân nhà tiếp đón Galatasaray. Trận đấu diễn ra vào tháng 12. Ban đầu, tôi đã nhìn thấy khả năng được thi đấu của mình qua các bài viết trên tờ Manchester Evening News khi họ cho rằng ban huấn luyện sẽ trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ để thử sức tại châu Âu. Hôm đó, ông nói chuyện với một vài cầu thủ trong nhóm chúng tôi, rằng chúng tôi sẽ có thể ra sân ngay từ đầu trong trận đấu. Tôi không biết những người khác thì sao nhưng tôi cũng không có cơ sở gì để mong đợi cả. Thế rồi, sau khoảng nửa giờ thi đấu, tôi đã ghi bàn thắng đầu tiên cho đội 1 của Manchester United. Trái bóng cuộn ra trước mặt tôi, ngay trước khán đài Stretford End. Tôi vẫn nhớ ý nghĩ trong đầu khi ấy: mình có thể làm được điều gì đó từ pha bóng này đây? Mặc dù không thực sự là một cú sút hoàn hảo, nhưng bằng cách nào đó, trái bóng lắc lư bay vào lưới và tôi quay ra ăn mừng cùng các đồng đội. Eric Cantona là người đầu tiên bắt được tôi. Tôi phấn khích, la hét quá mức đến nỗi anh ấy phải buông tôi ra. Khi ấy tôi chỉ muốn thoát khỏi anh ấy. Tôi đã ghi bàn và tôi đang ăn mừng cùng với Eric Cantona. Tôi nghĩ Galatasary đã để một số cầu thủ gạo cội của họ nghỉ ngơi và trận đấu không thực sự khó khăn như vốn có. Chúng tôi thi đấu tốt, thực tế là các cầu thủ trẻ thậm chí còn thi đấu xuất sắc hơn. Ngay từ khi bắt đầu trận đấu, sự khác biệt đã được tạo ra. Các cầu thủ có thể cảm nhận được bầu không khí tuyệt vời tại Old Trafford, bầu không khí khác xa so với 17 phút thi đấu mà tôi được trải qua trong trận đấu với Brighton hai năm về trước. Đối với chúng tôi, nó chẳng khác gì một trận chung kết Cúp châu Âu. Đừng bận tâm đến chuyện United có thể bị loại dù kết quả có ra sao. Kết quả là chúng tôi đã giành chiến thắng 4-0. Đây là một kết quả tốt ở Cúp châu Âu cho dù ở hoàn cảnh nào đi nữa. Huấn luyện viên trưởng không nói bất cứ điều gì sau đó. Ông khá thất vọng khi toàn đội đã bị loại, nhưng ông dường như hạnh phúc khi chứng kiến màn trình diễn của lứa cầu thủ trẻ tài năng mà mình đang sở hữu. Tuy vậy, có lẽ những bước khởi đầu tại đấu trường châu Âu chỉ là ngoại lệ đối với tôi. Tôi vẫn còn rất nhiều thứ phải làm, phải luyện tập và cố gắng. Điều giúp United và các cầu thủ của câu lạc bộ luôn tiến bộ chính là suy nghĩ rằng, nếu phong độ của một cầu thủ nào đó xuống dốc, thì sẽ có người khác sẵn sàng thế chỗ ngay lập tức. Ở độ tuổi của một cậu bé, những nghi ngờ về việc tôi có thể trụ lại ở đó một tuần, một tháng hay thậm chí là một năm, luôn thường trực. Mọi thứ trở lại như cũ sau màn khởi đầu của tôi trong trận đấu với Galatasaray. Tôi trở lại băng ghế dự bị. Tôi tiếp tục quanh quẩn với câu hỏi rằng liệu mình có đủ sức cho bước đi tiếp theo: hoàn thiện bản thân ở đội 1 bằng việc được tham gia các trận đấu tại Premier League. Trong cuộc sống, có lẽ bạn luôn luôn phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận và tận dụng bất cứ điều gì sắp xảy đến. Không phải ngày nào sau buổi tập, tôi cũng được gọi lại để gặp huấn luyện viên trưởng trong văn phòng. Hôm đó, tôi được gọi ở lại để gặp ông. “Preston North End đã đề nghị mượn cậu trong vòng một tháng. Tôi nghĩ đó là ý kiến hay đấy.” Ở tuổi 19 như tôi, Nicky Butt và Gary Neville đã bắt đầu được thi đấu thường xuyên hơn. Tôi đã tham gia đội 1 cùng với họ, nhưng có lẽ tôi không tiến bộ nhanh bằng họ. Và có phải United cho rằng tôi không đủ sức khỏe để thi đấu cho họ? Liệu đó có phải là cách để họ đẩy tôi đi? Tôi không thể loại bỏ những ý nghĩ đó ra khỏi đầu. Tôi đã chuẩn bị tâm lí: Họ không đánh giá cao mình. Họ muốn loại bỏ mình. Đó có lẽ là phản ứng thái quá, nhưng đó chính xác là những gì mà tôi cảm nhận khi ấy. Tất nhiên, người đầu tiên nói chuyện với tôi là Eric Harrison và bởi vì cuộc nói chuyện đó, huấn luyện viên trưởng đã gọi tôi trở lại để giải thích rõ hơn. “Chuyến đi lần này không gì khác ngoài việc giúp cậu có được kinh nghiệm thi đấu ở đội 1 của một đội bóng khác, của một giải đấu khác.” Tôi rất vui khi có cơ hội nói chuyện với ông ấy bởi lẽ điều đó có nghĩa là tôi sẽ đến Preston với tâm trạng thoải mái nhất. Tôi lẽ ra có thể ở lại Manchester để tập luyện và chỉ đến Deepdale để thi đấu, nhưng, bởi vì tôi biết United vẫn là một phần trong quá trình phát triển của tôi, vì thế tôi quyết định chuyển đến thi đấu và ở hẳn lại để chơi cho Preston. Khi lần đầu xuất hiện trên sân tập, tôi có một chút lo lắng, sợ sệt. Tôi bước vào phòng thay đồ và tất cả các cầu thủ của Preston đã ngồi sẵn ở đó. Có lẽ họ đang chờ tôi. Tôi không biết họ có đang nghĩ vậy không nữa hay đơn thuần chỉ là tôi tưởng tượng ra vậy. Mọi người xôn xao: Đây là cầu thủ đến từ United và cậu ấy đến từ Đông London. Dù sao đi nữa thì mọi thứ cũng thực sự lạ lẫm. Preston thi đấu tại giải hạng ba của nước Anh. Đó là một thế giới khác xa với cuộc sống mà tôi đã quen ở câu lạc bộ chủ quản khi mọi thứ luôn được chuẩn bị đầy đủ, nơi chỉ có những tiện nghi tốt nhất mới được coi là đủ. Cuối buổi tập đầu tiên cho đội bóng mới, tôi ném bộ áo tập trong phòng thay đồ trước khi vào tắm. “Không phải ném xuống sàn nhà như thế đâu. Cậu đem nó về nhà và tự giặt giũ để chuẩn bị cho ngày mai.” Điều này không làm khó tôi. Chỉ là, tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho những thứ sắp diễn ra tại Deepdale. Huấn luyện viên trưởng khi ấy là ông Gary Peters đã nhanh chóng hướng dẫn tôi. Trong ngày đầu tiên, ông gọi tất cả các cầu thủ và tôi lại, xếp thành một vòng tròn. “Đây là David Beckham. Cậu ấy sẽ thi đấu ở đây trong khoảng một tháng. Cậu ấy đến từ Manchester United. Cậu ấy thi đấu tốt, có thể thực hiện tất cả các cú đá phạt và phạt góc. Tức là cậu này, ự ệ p ạ p ạ g ậ y cậu này không phải nghĩ ngợi chuyện đó nữa.” Ông chỉ tay vào những cầu thủ thường đảm nhận những tình huống bóng chết và thậm chí không chờ đợi câu trả lời của họ. Chắc chắn điều này có thể gây một chút khó chịu với một vài cầu thủ. Ban đầu có vẻ còn một chút ngại ngùng, nhưng một khi chúng tôi làm việc cùng và tìm hiểu nhau, tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời với tất cả các chàng trai tại Preston. Chúng tôi thỉnh thoảng lại ra ngoài vào một vài buổi tối trong một tháng có mặt ở đó. Điều đó đã thực sự tạo ra sự khác biệt khi tôi không chỉ xuất hiện ở đó trong các trận đấu. Họ biết tôi sẽ ở lại Preston trong một tháng. Trong số các cầu thủ khi ấy, David Moyes, hiện tại đang dẫn dắt Everton là cầu thủ xuất sắc nhất. Anh ấy là trung vệ và là mẫu cầu thủ luôn lao vào tranh chấp bằng các cú xoạc bóng. Trong vai trò là đội trưởng, anh luôn la hét, động viên mọi người và luôn giữ trong mình nhiệt huyết giành chiến thắng. Bạn có thể nhận ra David hoàn toàn phù hợp với công việc huấn luyện sau này. Anh ấy hiểu rằng tôi sẽ im lặng, giữ mình và chỉ nói chuyện khi cần. Nhưng anh ấy đã cố gắng giúp tôi hòa nhập với cả đội, chăm sóc tôi và điều đó khiến tôi thực sự cảm kích. Gary Peters, huấn luyện viên của đội bóng lúc đó cũng thực sự tuyệt vời. Ông giúp đỡ tôi rất nhiều, có lẽ một phần bởi vì ông cũng là một người London. Ông đã giúp tôi hiểu đội bóng cần tôi và cho tôi sự tự tin. Ông luôn tin tưởng tôi. Chắc hẳn ông ấy cũng đã theo dõi tôi khi tôi còn ngồi dài trên băng ghế dự bị tại United và tôi cũng phát hiện ra lời đề nghị mượn tôi chỉ xuất phát từ một câu nói đùa và ông cũng không nghĩ câu lạc bộ của thành phố Manchester lại đồng ý. Tôi biết Preston thậm chí còn ra giá cho tôi sau bản hợp đồng cho mượn một tháng khi ấy, nhưng Gary biết rằng họ sẽ không có cửa để đạt được điều đó. Mọi thứ diễn ra thật nhanh chóng. Tôi tập luyện cùng với họ từ thứ Hai, sau đó Gary đưa tôi vào băng ghế dự bị vào hôm thứ Tư. Điều này nghe có vẻ hơi kì quặc. Preston đã chơi ở Central League, giống như đội dự bị của United, và trước đó có vẻ như tôi rơi vào thời điểm khó khăn. Nhưng một khi bạn đã ở đó để thi đấu thì hãy quên tất cả đi. Tôi đã thể hiện rất tốt, tham gia một tình huống ghi bàn và tự mình ghi một bàn thắng. Đến thứ Bảy, tôi tiếp tục xuất hiện trên băng ghế dự bị trong trận đấu với Doncaster tại Deepdale. Có một chút bất ngờ khi Ryan Kirby, người mà tôi đã thi đấu cùng trong nhiều năm với Ridgeway, có mặt trong đội hình thi đấu của Donaster. Tất nhiên, bố tôi cũng có mặt trên khán đài. Và bố của Ryan, ông Steve, cũng có mặt ở đó. Ông ấy là người đã hướng dẫn chúng tôi khi chúng tôi còn là những đứa trẻ ngày nào. Tôi và Ryan chào nhau và nhanh chóng bước vào trận đấu. Một thứ mà tôi không thực sự mong đợi là những cú xoạc bóng. Tôi cá rằng một phần lí do huấn luyện viên trưởng cho tôi tới thi đấu theo dạng cho mượn tại Preston là muốn tôi trở nên cứng cáp hơn. Thời điểm ấy, tôi “mỏng cơm” hơn so với bây giờ. Trận đấu đầu tiên đó, tôi ngồi dự bị trong suốt hiệp một, và mỗi cú xoạc bóng trên sân diễn ra, tôi lại co rúm người. Khi tôi vào sân, gần như ngay lập tức, chúng tôi được hưởng một quả phạt góc. Chiều hôm ấy, trời nhiều gió. Tôi nghĩ mình chỉ cần treo bóng vào trong rồi chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Và một bàn thắng. Không phải một khởi đầu quá tệ. Chúng tôi kết thúc trận đấu với kết quả hòa 2-2. Trận đấu tiếp theo là cuộc tiếp đón Fulham, đội bóng sở hữu Terry Hurlock. Tôi biết đến anh ấy qua sự nổi tiếng và cũng có theo dõi anh thi đấu: Terry là mẫu cầu thủ rất thích những cú xoạc bóng và điều này khiến tôi có một chút lo lắng. Rồi tôi sớm nhận ra, khi đang cần điểm, bạn không thể nào tránh khỏi những va chạm. Chúng tôi giành chiến thắng 3-2 và trong trận đấu, tôi đã ghi bàn thắng đầu tiên từ tình huống đá phạt hàng rào. Đó là pha đá phạt từ ngoài vòng cấm và tôi rất thích nó. Gary Peters đã nhường cho tôi thực hiện và cú sút phạt không thể nào hoàn hảo hơn. Khi ấy, tôi thậm chí còn không nhớ kĩ bàn thắng đã diễn ra như thế nào mà chỉ nhớ màn ăn mừng sau đó. Tôi sung sướng chạy trên sân, đôi tay dang rộng. Cầu thủ nào đó của Preston chạy theo túm lấy đầu tôi và giật mạnh đầy phấn khích. Nó khiến tôi gần như chết điếng. Điều đó là chắc chắn nhưng tôi nghĩ không nhiều người nhận ra bàn thắng ấy và kết quả ấy có ý nghĩa lớn lao với chúng tôi như thế nào. Đối với các chàng trai ở các câu lạc bộ như Preston, ngoài việc thi đấu, họ cần phải cố gắng để trang trải cuộc sống như bất kì ai khác - điều đó giúp tôi có những trải nghiệm thật sự mới mẻ. Khi nhìn vào ánh mắt của các cầu thủ, tôi hiểu ước muốn của họ mạnh mẽ, cháy bỏng nhường nào, họ muốn và cần phải giành chiến thắng. Điều này tương tự với đám đông cổ động viên tại Deepdale. Câu lạc bộ là trái tim của cả thị trấn. Nó chứa đựng trong đó cả lịch sử và con người nơi đây. Tôi thật may mắn khi có mặt ở đó. Họ rất tốt và đưa tôi đến những bến bờ cảm xúc thật tuyệt vời. Tôi đã từng trải qua nhiều cảm xúc thú vị, nhưng thực sự, khoảng thời gian một tháng tại Preston có lẽ là một trong những quãng thời gian khiến tôi cảm thấy phấn khích nhất trong toàn bộ sự nghiệp. Tôi vẫn nhớ mình đã nghĩ rằng, nếu huấn luyện viên trưởng để tôi ra đi, tôi thật hạnh phúc khi được chơi bóng dưới màu áo của Preston North End. Cuối cùng, thời điểm kết thúc cũng đến, hợp đồng cho mượn đã hết. Tôi trở về United, nhưng khi ấy có vẻ như tôi lại không muốn đi. Nhớ lại thời điểm trước đó, tôi đã từng lo lắng như thế nào? Đã từng sợ sệt ra sao khi đến Deepdale? Mọi thứ thay đổi nhanh chóng chỉ sau 4 tuần, tôi đã đề nghị huấn luyện viên trưởng xem liệu mình có thể ở lại với Preston thêm một vài tháng nữa không. Câu trả lời là “Không”. Không có bất cứ lời giải thích nào. Nhưng cuối tuần đó, tôi đã hiểu vì sao vị thuyền trưởng của United lại muốn tôi trở lại Old Trafford. Cơn bão chấn thương tại Old Trafford đang hoành hành và danh sách đăng ký thi đấu cho trận đấu với Leeds vào thứ Bảy cũng có tên tôi. Tôi sắp có màn ra mắt tại giải Ngoại hạng trong màu áo của Manchester United ngay tại Old Trafford. Sau 5 trận đấu đầy sức mạnh cho đội 1 của Preston, tôi đã thực sự sẵn sàng cho những bước tiến tiếp theo. Thêm một điểm nữa, sếp cũng đã sẵn sàng cho điều đó. Tôi cá là mình đã chuẩn bị kĩ càng hơn trước đây, hơn các trận đấu với Brighton và Galatasaray. Ít nhất với buổi chiều hôm đó, tôi đã gạt tất cả mọi sự nghi ngờ sang một bên. Sau tất cả, United và Sir Alex nghĩ tôi cần có cơ hội cho riêng mình. Tôi biết, đối với tất cả những phấn khích sau khi giành chiếc cúp FA ở cấp độ trẻ và sau những trận đấu cho United ở giải đấu cúp và Preston tại giải hạng ba, tôi vẫn chưa đạt được bất cứ điều gì. Nhưng chắc chắn đây sẽ là khoảng thời gian để tôi thể hiện năng lực của bản thân. Tất nhiên, đó không phải chỉ riêng tôi. Cũng không phải riêng thế hệ của tôi. Thậm chí đến bây giờ, điều đó vẫn đúng: hãy hỏi Wes Brown hoặc John O’Shea hay Kieran Richardson chẳng hạn. Vị thuyền trưởng của United luôn có niềm tin vào các cầu thủ trẻ “cây nhà lá vườn” do chính câu lạc bộ đào tạo. Một trong những điều tuyệt vời nhất nằm ở việc ban huấn luyện của câu lạc bộ luôn sẵn sàng trao cơ hội thi đấu cho các cầu thủ trẻ, miễn là họ cảm thấy họ đã sẵn sàng để thử lửa. Ông luôn tin tưởng vào các sản phẩm của lò đào tạo câu lạc bộ và hơn hết, có một vài điều mà cả thế hệ cầu thủ của chúng tôi luôn cảm thấy biết ơn huấn luyện viên Alex Ferguson. Tương lai của mỗi cầu thủ không phải là thứ trách nhiệm mà ông có thể giao cho bất kì ai. Khi tôi còn là một cậu bé, ông đã biết David Beckham là ai. Khi tôi đã ký hợp đồng với United, ông luôn theo dõi sự phát triển của tôi - theo dõi các trận đấu, theo sát quá trình tập luyện, trao đổi với Eric và các huấn luyện viên khác về những thứ tôi cần hòa nhập. Khi có màn ra mắt tại giải quốc nội hay thậm chí xuất phát trong một trận đấu cúp cho United, bạn có cảm giác giống như bạn là một phần của đội 1. Điều đó giúp cho các cầu thủ trẻ thư giãn và làm hết sức mình khi có cơ hội. Với tôi, cảm giác giống như tôi đã đạt được điều đó khi còn là một đứa trẻ: khởi động cùng các người hùng tại Upton Park trong vai trò cậu bé đại diện của đội trong suốt cả buổi chiều. Theo thời gian, tôi đã sẵn sàng thi đấu cho United, tôi đã có sự hòa nhập tốt với các cầu thủ kì cựu của đội. Tôi biết tất cả họ và quan trọng hơn là họ cũng đã biết tôi. Nhưng hóa ra, trận đấu ra mắt tại Premier League lại không thực sự như mong đợi. Bầu không khí trong các trận đấu giữa Man United và Leeds luôn tuyệt vời bất kể là diễn ra tại Old Trafford hay Elland Road và mọi thứ trên sân rất náo nhiệt. Trận đấu kết thúc với tỉ số 0-0. Tôi dần tự tin hơn vào bản thân và tôi cũng có cơ hội thi đấu thêm một vài trận đấu nữa trước khi kết thúc mùa giải đó và đến mùa hè, cảm giác như thể, từ từ nhưng chắc chắn, mọi thứ đang bắt đầu với tôi. Điều mà tôi và không ai trong số chúng tôi nhận ra là huấn luyện viên trưởng khi ấy đã chứng kiến đầy đủ màn trình diễn của tôi và đã sẵn sàng cho một bước tiến lớn nhất trong lịch sử. Mùa giải 1995/96 thực sự đã làm nên tên tuổi của tôi. Và đó cũng là mùa giải làm nên thương hiệu của thế hệ chúng tôi. Cảm ơn Sir Alex đã tin tưởng chúng tôi, thậm chí khi chúng tôi còn chưa kịp tin vào bản thân mình. Chương 4 “DB” TRÊN CON ĐƯỜNG TRẢI NHỰA “Giả sử chúng tôi ra sân và chứng minh tất cả quý vị đã sai thì sao?” Ở cùng vị trí thi đấu, trên khắp các sân cỏ châu Âu không có mấy ai qua mặt được Hughes, Paul Ince và Andrei Kanchelskis, nhưng họ đều đã rời Old Trafford. Suốt mùa hè năm 1995, chúng tôi đọc được nhiều bài báo đại loại như: Alex Ferguson đã quyết định bán ba trong số các ngôi sao lớn nhất của United. Andrei là một cầu thủ tuyệt vời nhưng lại có vấn đề với huấn luyện viên trưởng. Những câu chuyện ngoài sân bóng đã chứng minh Paul hành xử không tốt khi đặt vị thế của mình lên trên câu lạc bộ. Tôi biết “Ông già gân” sẽ không để yên khi biết chuyện này, nhưng tôi cũng chưa từng thấy Incey như thế: Anh ấy là một nhân cách lớn, luôn đốc thúc đồng đội tiến lên giống như Roy Keane hiện tại. Thời điểm đó, phong độ thi đấu của Incey cũng không hề kém cạnh bất cứ ai. Dù Mark Hughes đã bước sang tuổi 30, nhưng đến bây giờ tôi vẫn nghĩ, quả là sai lầm khi để anh ấy ra đi. Hãy hỏi những cổ động viên của Chelsea thì biết. Rời Manchester United, Mark chuyển đến Stamford Bridge. Các cổ động viên của họ sẽ nói cho tất cả biết Mark là cầu thủ tuyệt vời thế nào. Tôi cũng phải thừa nhận mình là người thiên vị. Tôi luôn là một fan cứng của anh ấy. Sau này, anh là huấn luyện viên của xứ Wales. Nếu tôi có quyền quyết định, có lẽ giờ này Mark Hughes sẽ vẫn thi đấu cho Manchester United. Sau Bryan Robson, anh ấy đã thực sự là một người hùng khi tôi vẫn còn là một cậu nhóc và tôi cũng đã có cơ hội được thi đấu cùng anh ấy. Tôi thực sự thất vọng khi anh ấy ra đi. Tôi tự đặt cho mình câu hỏi: Liệu chúng tôi có giành được danh hiệu nào không khi không có Sparky[1] trong đội? [1] Biệt danh của Mark Hughes. Tôi vẫn nhớ cảm giác thất vọng khi biết tin Mark sắp rời câu lạc bộ. Tôi cũng rất bất ngờ: giống như hầu hết các fan hâm mộ của United, phản ứng đầu tiên của tôi là thắc mắc xem huấn luyện viên của đội đã và đang làm gì mà mọi chuyện lại ra nông nỗi này. Bạn biết chắc chắn phải có chuyện gì đó mới khiến cho cầu thủ quan trọng của đội ra đi. Nhưng “boss” khi ấy cũng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Cuối cùng thì, Andrei Kanchelskis đảm nhiệm vị trí cầu thủ tấn công bên cánh phải. Và David Beckham cũng vậy. Eric Harrison thường nói gì với các cầu thủ trẻ trước khi họ ngồi xuống theo dõi các trận đấu của đội 1 United? Hãy quan sát các cầu thủ thi đấu ở vị trí của các cậu. Sau này, các cậu sẽ thay thế vị trí của họ. Khi Andrei rời Old Trafford, tôi bắt đầu suy nghĩ xem không biết mình có đủ sức gánh vác trọng trách thay anh ấy không? Trong quá trình chuẩn bị trước mỗi mùa giải mới, hầu hết cầu thủ trẻ phải chờ đợi xem liệu huấn luyện viên của câu lạc bộ có đem ai khác về để khỏa lấp các vị trị vốn từng thuộc về các cầu thủ mới ra đi hay không. Mấy tháng sau, chúng tôi vẫn nghĩ ông ấy sẽ mang về những cầu thủ mới. Tôi luôn nghĩ thật khó để huấn luyện viên trưởng có thể hoàn toàn tin tưởng và giao trọng trách đó cho những cầu thủ trẻ như chúng tôi. Manchester United là một câu lạc bộ lớn và người hâm mộ đội bóng sẽ luôn luôn kì vọng sự thành công. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn hy vọng sẽ có cơ hội thể hiện. Ngày nay, các cầu thủ trẻ khác xa so với trước kia. Họ tự tin hơn. Đối với trường hợp của chúng tôi, ít ra chúng tôi nên nói thẳng vấn đề đó với huấn luyện viên trưởng. Nhưng chính bản thân tôi, anh em nhà Neville, Nicky Butt và Paul Scholes đều không làm thế. Không ai dám mở lời và Sir Alex cũng không nói ra bất cứ điều gì với chúng tôi. Ông ấy luôn hướng về phía trước và bắt đầu mùa giải mới với một United trẻ trung nhất trong lịch sử đội bóng kể từ sau “những đứa trẻ của Busby” ở thập niên 1950. Trong trận đấu đầu tiên của mùa giải, chuyến làm khách đến sân Aston Villa, chúng tôi liên tục phải chống đỡ những đợt tấn công của đội chủ nhà. Tôi ngồi dự bị trong suốt hiệp 1 và có cơ hội ra sân ở hiệp 2 khi chúng tôi đã bị dẫn trước 3-0. Tôi đã ghi một bàn thắng: Denis Irwin treo bóng vào vòng cấm, hướng đến vị trí của tôi. Tôi khống chế bước một khá tốt, để trái bóng lăn nhẹ về phía trước rồi tung cú sút từ ngoài vòng cấm địa. Mark Bosnich chôn chân nhìn bóng bay vào lưới. Tôi vẫn ăn mừng theo một phong cách đặc biệt cho dù chúng tôi còn kém đội bạn hai bàn. John O’Kane, cầu thủ dự bị trong trận đấu đó, là người duy nhất chạy đến ăn mừng và ôm lấy tôi. Trong suốt cả trận đấu, tôi cố gắng di chuyển khắp mặt sân để cố gắng tạo ra sự khác biệt. Theo cảm nhận chủ quan, tôi khá hài lòng với những gì mình thể hiện trên sân. Nhưng vị huấn luyện viên trưởng thì không. Trong phòng thay đồ, ông tiến thẳng đến chỗ tôi, nói cho tôi hiểu tầm quan trọng của việc phải giữ vị trí thi đấu trên sân, và điều đó có ý nghĩa ra sao với toàn đội. Sau trận thua trên sân Villa Park, giới truyền thông có vẻ đã sẵn sàng viết về mùa giải của United. Khi ấy, Sir Alex đặt hết niềm tin và nhiệt huyết vào nhóm cầu thủ trẻ. Các chuyên gia của đội cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến này, ngoại trừ Alan Hansen khi phát biểu trong chương trình Match of the Day rằng: “Ông ấy sẽ không thể giành được danh hiệu nào với bọn nhóc đó trong đội hình đâu.” Tối đó, tôi cũng ngồi trước màn hình ti vi theo dõi chương trình. Tôi cá là những cầu thủ trẻ khác cũng vậy. Sau khi trở về từ thành phố Birmingham, có lẽ một số người cũng đã nảy ra những ý nghĩ nghi ngờ đối với quyết định của Sir Alex và ban huấn luyện. Chúng tôi đã cùng nhau cố gắng đối mặt và vượt qua mọi thử thách trước mắt. Nhưng trong ban huấn luyện, chắc hẳn cũng đã có một vài người đặt ra những hoài nghi về hiệu quả của việc đôn nhóm cầu thủ trẻ chúng tôi lên thi đấu. Họ đặt ra câu hỏi liệu United có quá vội vã hay không? Có lẽ hàng nghìn cổ động viên - những người ủng hộ United khi chứng kiến trận đấu đó, cũng có những suy nghĩ tương tự. Sau khi trở về nhà và lắng nghe các chuyên gia phân tích về trận đấu hôm đó, tôi cá là không chỉ mình tôi phải nhận những lời chỉ trích. Suy cho cùng, đó cũng chỉ là một trận bóng. Tôi từng nghĩ: Giả sử chúng tôi ra sân và chứng minh rằng tất cả quý vị đã sai thì sao? Trận tiếp theo là cuộc tiếp đón West Ham và bất chấp những nhắc nhở sau trận đấu với Villa, Sir Alex vẫn bố trí tôi thi ngay từ đầu. Rất nhiều thứ xuất hiện trong đầu tôi, đặc biệt, tôi nhận ra, bên phía đội bạn, người sẽ đối đầu với tôi là Julian Dicks. Không biết vì lí do gì nhưng tôi bỗng nhớ đến một cậu bé đã từng rất thân khi còn ở trường trung học Chingford, Danny Fisher, một fan hâm mộ đích thực của West Ham. Mặc dù là một fan ruột của Manchester United nhưng tôi vẫn theo dõi kết quả của The Hammer[2], và cả hai chúng tôi luôn trao đổi rất nhiều về bóng đá mọi lúc. Liệu Danny sẽ nghĩ gì khi thấy tôi xuất hiện trong đội hình của United trong cuộc đối đầu với West Ham và Julian Dicks? Tôi biết anh ta nổi tiếng với lối chơi “chặt đinh chém sắt”. [2] Biệt danh của West Ham. Trong quãng thời gian đầu của sự nghiệp, nhiều người còn nghi ngờ cho rằng tôi sẽ không đủ cứng cáp về mặt thể chất để có thể cạnh trạnh ở đội 1 và thi đấu ở môi trường bóng đá đỉnh cao vốn khắc nghiệt. Khi ở tuổi lên 8, bước ra sân thi đấu ở giải Sunday League, tôi đã nghĩ mình có đủ khả năng để thi đấu cho United. Ngay cả ở tuổi 17, 18, dù chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tôi vẫn nghĩ mình có thể làm điều đó. Tôi nhớ có lần đã từng nói chuyện với bố về giấc mơ đó. Tôi nỗ lực tập tạ để giúp mình “chắc chắn” hơn nhưng việc chiều cao tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn phát triển vẫn khiến tôi trông khá mảnh khảnh. Tuy nhiên, bất chấp ý kiến của mọi người, tôi vẫn không mấy e ngại về thân hình của mình. Tôi quyết tâm sẽ không lùi bước. Tôi thường phải thi đấu với các cầu thủ to lớn hơn và khỏe mạnh hơn gấp nhiều lần. Như Julian Dicks chẳng hạn. Sir Alex nói với tôi trước giờ bóng lăn: “Khi có cơ hội, cậu cứ đi bóng qua người anh ta hoặc thực hiện căng ngang vào trong. Nhưng hãy coi chừng. Nếu có thể, anh ta sẽ vào bóng rất quyết liệt đấy.” Quả đúng như vậy, ngay những phút đầu trận, anh ta đã cho tôi nằm sân ở khu vực góc. Nhưng bóng đá là vậy, dù Dicks có quyết liệt hơn nữa thì tôi vẫn phải tiếp tục cố gắng, và kiên cường hơn nữa. Tối đó, các cổ động viên của United thật tuyệt vời. Có thể họ vẫn còn rất lo lắng khi chứng kiến các ngôi sao của đội đã ra đi vào mùa hè, nhưng tôi nghĩ họ cũng rất hào hứng khi được theo dõi các tài năng trẻ “cây nhà lá vườn” của câu lạc bộ đang thể hiện rất tốt. Gary và Phil Neville, Paul Scholes và Nicky Butt đều là những chàng trai lớn lên dưới mái nhà của Manchester, điều này khiến các fan hâm mộ của United rất đỗi tự hào. Những khán giả tại Nhà hát của những giấc mơ chào đón tôi như cách họ chào đón những người con của thành Manchester, cho dù tôi đến từ London. Tôi nghĩ chúng tôi đã có được điều mình muốn trong cuộc đối đầu với West Ham và trong cả mùa giải đó. Chúng tôi đã giành chiến thắng đầu tiên trên sân nhà của mùa giải với tỉ số 2-1. Và điều quan trọng, tôi nghĩ mình đã vượt qua thử thách là hậu vệ trái của West Ham. Đối với một đội hình trẻ như chúng tôi, mỗi trận đấu là một cơ hội để khám phá thêm về sức mạnh của bản thân, những gì chúng tôi có thể và chưa thể làm được. Chúng tôi luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân; nhưng không đồng nghĩa với việc chúng tôi không phải học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm từ tuần này sang tuần khác. 10 ngày sau khi gặp West Ham, chúng tôi hành quân tới Ewood Park, đến với một trong số những trận cầu đinh của mùa giải. Ba tháng trước đó, Blackburn đã giành danh hiệu Premiership đầu tiên trong lịch sử, kết thúc mùa giải 1994/95 với 1 điểm nhiều hơn United mặc dù để thua trên sân Anfield ở trận đấu cuối cùng của mùa giải. Hồi đó, nếu chúng tôi có thể giành chiến thắng trên sân Upton Park, thay vì một kết quả hòa, thì có lẽ chức vô địch đã thuộc về United. Mọi thứ tưởng chừng đã ở rất gần. Họ có một đội hình khá mạnh với Chris Sutton và Alan Shearer ở tuyến trên. Đó thực sự là một trận đấu lớn giữa Đương kim vô địch và Á quân của mùa giải trước. Chúng tôi nghĩ United chắc chắn không thể thua ở trận cầu đinh này. Tôi vẫn nhớ hai tình huống trên sân hôm đó. Ngay đầu trận, tôi đã cố gắng dùng những đường bóng bổng - những đường chuyền kiểu Hollywood theo cách gọi của Eric Harrison, nhưng bóng đi không chính xác. Và gần như ngay lập tức, Roy Keane chạy đến, cằn nhằn với tôi. Trước khi kịp bình tĩnh lại, tôi đã đáp trả anh ấy. Tôi và anh ấy vẫn thường gay gắt với nhau trong những lần như thế. Roy luôn quát tháo tất cả những đồng đội của mình. Với anh ấy, đó là một phần của trận đấu và chúng tôi hiểu rằng không có bất kì động cơ cá nhân nào ở đó cả, chỉ đơn giản là hướng về mục tiêu chiến thắng cho toàn đội. Cho dù Roy đã thi đấu cho United 10 năm hay chỉ mới 10 trận đấu, nếu thấy là cần thiết thì anh ấy không ngại việc la hét, gay gắt với bạn ngay lập tức. Điều đó xuất phát từ khao khát chiến thắng. Đêm đó, tại Ewood Park, lần đầu tiên tôi dứt điểm bằng một cú volley. Ngay lập tức, tôi phải nhận những tiếng la hét, quát tháo từ anh ấy. Nhưng tôi hiểu, anh ấy sẽ chẳng bao giờ làm thế mà không có lí do đâu. Khi tỉ số đang là 1-1, Lee Sharpe đứng trước một cơ hội ở gần vòng cấm. Trái bóng cuốn về phía tôi và tôi xoay người, tung cú sút vào góc phải của khung thành. Đó là bàn thắng ấn định chiến thắng. Bàn thắng và kết quả thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với tôi và cả câu lạc bộ. Trận đấu nằm trong chuỗi năm trận thắng liên tiếp kể từ sau thất bại tại Villa Park. “Không thể làm nên trò trống gì với những thằng nhóc đó” ư? Ít nhất, các cổ động viên của United nên bắt đầu mơ đến viễn cảnh tươi sáng hơn của Quỷ đỏ với những cầu thủ trẻ trong đội hình. Có lẽ không phải ai cũng mê mẩn với bàn thắng của tôi trước Blackburn. Thú thật, tôi vẫn không thể tin mình đang thi đấu cho đội 1 của United. Tôi thực sự phấn khích khi được ra sân thi đấu chứ chưa nói đến việc ghi bàn. Dù là một tập thể với nhiều cầu thủ trẻ, nhưng chúng tôi cũng không nói năng vung vít. Thực tế, phòng thay đồ trong suốt mùa giải vẫn yên tĩnh như bao mùa giải trước đó. Ngoại trừ Gary Neville, không ai trong số chúng tôi nói nhiều trước và sau mỗi trận đấu. Các cầu thủ lớn tuổi hơn thường không thích lớn tiếng ngay cả khi họ muốn bộc lộ những gì họ cần nói. Chỉ có huấn luyện viên trưởng thỉnh thoảng bắt chúng tôi ngồi thẳng lưng, tập trung lắng nghe. Tuy vậy, bầu không khí đã dần thay đổi khi mùa giải trôi qua và chúng tôi dần trở nên tự tin hơn. Cũng như huấn luyện viên, các cầu thủ kì cựu luôn giúp chúng tôi tiến bộ hơn. Giống như Steve Bruce và Gary Pallister đã từng trải qua trước kia. Peter Schmeichel thực sự là một người có tầm ảnh hưởng lớn, ngoại trừ việc anh là thủ môn xuất sắc nhất thế giới thời điểm đó. Peter là mẫu người có thể trao đổi mọi lúc về trận đấu, về đối thủ hoặc những gì sẽ xảy ra trong cuộc đời bạn. Và trong tập luyện, anh cũng luôn cố gắng nỗ lực hết sức mình và không bao giờ chấp nhận sự hời hợt. Nếu có thể đưa bóng vào lưới của Peter thì bạn có thể ghi bàn vào lưới bất kì đội bóng nào cho dù thủ môn của họ là ai. Vào cuối mỗi buổi tập, chúng tôi thường tập căng ngang và đưa bóng vào trong vòng cấm từ hai cánh, điều đó có nghĩa là Gary Neville và tôi sẽ ở bên phải, Ryan Giggs và Denis Irwin sẽ ở bên trái. Peter thường khiến cho Gary phải chật vật. Những đường tạt bóng của Gary không xuất sắc như bây giờ, và rõ ràng, đã có những tiến bộ trông thấy sau chuỗi thời gian tập luyện tương đối dài. Peter sẽ truy cản Gary hết lần này đến lần khác. Gary cúi đầu và cố gắng tập luyện chăm chỉ hơn. Và khi anh ấy đã thực hiện được những cú căng ngang có nét, Peter không tiếc lời khen ngợi. Mọi đội bóng xuất sắc luôn có bóng dáng của một thuyền trưởng có năng lực. Trong quá khứ, chúng tôi từng có Bryan Robson tại United. Hay gần đây, chúng tôi có Roy Keane. Tuy nhiên, mùa giải đó, người đàn ông thực sự tạo động lực cho chúng tôi đã không thể quay trở lại sân cỏ cho đến tận đầu tháng 10. Eric Cantona đã ký hợp đồng với United từ Leeds vào tháng 11/1992 sau khi giành chức vô địch vào mùa giải trước đó. Tôi đã xem anh ấy thi đấu rất nhiều lần. Bạn có thể thấy anh ấy là một cầu thủ giỏi nhưng chỉ khi anh ấy đến Old Trafford, nhiều điều tuyệt diệu hơn nữa mới bắt đầu xảy ra. Eric trở thành mẫu cầu thủ mà các cầu thủ còn lại luôn muốn noi theo. Từ con người anh luôn toát lên một vẻ kì bí nào đó: khi Eric bước vào một căn phòng, mọi thứ ở đó dừng lại để nhường chỗ cho sự xuất hiện của anh. Sang Manchester United, anh vẫn giữ nguyên cá tính và tính cách ấy. Trong suốt quãng thời gian tập luyện và thi đấu cùng nhau, tôi không nghĩ mình đã từng nói chuyện với Eric về bóng đá. Thành thật mà nói, ngoài vài câu chào hỏi, tôi cũng chưa từng trao đổi với anh ấy về bất cứ thứ gì khác. Tôi nghĩ mọi người khác cũng thế, vì anh ấy luôn giữ kín đời tư. Ngay sau khi tập luyện, thi đấu, anh ấy liền biến mất. Chúng tôi chấp nhận rằng anh có cuộc sống riêng và làm mọi thứ theo cách rất riêng. Anh ấy thường lái chiếc Vauxhall Nova nhỏ nhắn đến sân tập, sau đó chỉ có tập luyện và tập luyện. Khi kết thúc buổi tập, anh trở lại xe và rời sân tập. Anh ấy thực sự đã tác động đến không chỉ riêng tôi và các cầu thủ còn lại mà là toàn bộ câu lạc bộ. Chúng tôi không thường xuyên nói chuyện với anh ấy, nhưng lúc nào tên của anh cũng được nhắc đến trong mỗi câu chuyện của cả nhóm. Trong mắt tôi, Eric chẳng có gì lập dị cả. Và tôi nghĩ Sir Alex cũng phần nào phải kiêng nể anh ấy. Một buổi tối, chúng tôi có mặt ở buổi ra mắt bộ phim Batman - Người dơi. Hôm đó, chúng tôi được nhắc nhở phải ăn mặc lịch sự, đeo cà vạt đen. Tuy nhiên, Eric lại xuất hiện trong bộ đồ trắng và đôi giày thể thao Nike đỏ rực. Đến bây giờ, tôi vẫn mỉm cười mỗi khi nghĩ về chuyện đó, nhất là những lời tư vấn dài dằng dặc của vị huấn luyện viên trưởng về trang phục tôi nên chọn để mặc. Eric luôn rất đặc biệt. Huấn luyện viên và các cầu thủ trong đội đều biết điều đó. Tuy vậy, chúng tôi chưa bao giờ ghen ghét hay đố kỵ về cách anh được đối xử khác biệt so với phần còn lại. Eric thực sự ở một đẳng cấp khác. Một lần, vào buổi tối sau trận đấu, chúng tôi sắp xếp “cuộc họp đội”. Chúng tôi đã lên kế hoạch gặp nhau tại Four Seasons vào lúc 6 giờ 45. Nhưng đến 7 giờ, chỉ duy nhất Eric là người vắng mặt. Và rồi, cuối cùng Eric cũng đã xuất hiện. Giggsy chỉ vào đồng hồ, nói: “7 giờ rồi đấy, Eric.” Ryan ra giọng điệu cho thật giống với cách mà huấn luyện viên trưởng nói khi chúng tôi đến tập muộn. Eric nhìn lên và bảo: “6 giờ 45.” Giggsy nhìn đồng hồ, trong khi Eric đã hất tay áo lên và cho chúng tôi xem mặt của chiếc đồng hồ Rolex đẹp nhất mà chưa ai trong chúng tôi từng thấy: Anh cười và khẳng định: “Mới 6 giờ 45 mà.” Câu nói ấy khiến mọi người kết thúc cuộc tranh cãi về giờ giấc. Một chiếc đồng hồ như thế và người chủ nhân đang đeo nó như vậy thì làm sao mà có sự sai lệch về giờ giấc được chứ. Theo dõi Eric cũng là một cách để học thêm về bóng đá, đặc biệt trong cách anh tập luyện. Hằng ngày, sau mỗi buổi tập, anh ấy sẽ ở lại sân The Cliff để thực hiện những bài tập của riêng mình. Anh tự thực hiện những cú đá phạt trực tiếp, những pha đổi hướng và một vài kĩ thuật để đánh lừa đối phương. Nhưng phần lớn thời gian, anh thường tập luyện theo cách thức khá đơn giản. Anh ấy sẽ đá trái bóng lên không trung cao nhất có thể, sau đó cố gắng chạm bóng và kiểm soát bóng trong chân. Hoặc anh ấy sẽ đá bóng vào tường bằng cả chân phải rồi chân trái. Eric là một trong số những cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu và thật bất ngờ, anh ấy cũng tập những bài khá đơn giản như cách mà tôi với bố thường tập tại công viên Chase Lane khi tôi mới 7 tuổi. Một khi bắt đầu chơi bóng chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ phải đầu tư thời gian để chuẩn bị cho hai hoặc ba trận bóng mỗi tuần. Điều đó cũng không khiến tôi quên việc phải tập những bài cơ bản như kiểm soát và sút bóng. Bố luôn cố gắng giúp tôi hiểu rằng kiểm soát bóng là kĩ năng quan trọng nhất. Một pha chạm bóng bước một tốt là điều tối quan trọng. Điều đó cũng giải thích vì sao Eric luôn cố gắng tập luyện từ những thứ đơn giản. Nếu cảm thấy thoải mái sau khi tiếp bóng, bạn sẽ có đủ bình tĩnh để nhận ra những khoảng trống trên sân và chuẩn bị cho những động tác tiếp theo. Huấn luyện viên Sir Alex đã từng kể câu chuyện này về Eric vào khoảnh khắc trong trận chung kết FA Cup năm 1994. Ông đã thấy Eric ở ngoài khách sạn, tự luyện tập thêm. Ông nhận ra Eric là mẫu cầu thủ luôn đặt ra mục tiêu cho chính mình khắc nghiệt hơn người khác. Sir Alex khẳng định, Eric thực sự là một hình mẫu lí tưởng. Điều này không nằm ở chuyện anh có thể tự biến bản thân trở thành một người lãnh đạo. Trước khi anh đến Anh và khi còn thi đấu cho Leeds, tôi không nghĩ phẩm chất đó của Eric lại nổi bật như thế. Nhưng ở United, mọi thứ đã thay đổi. Cứ như thể anh ấy đã tìm ra nơi mà anh ấy thuộc về và sân khấu mà anh xứng đáng. Trong màu áo của United, những điều thú vị mà anh làm được đã bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên. Việc Eric gia nhập United là nhân tố chính quyết định chức vô địch Ngoại hạng của United mùa giải 1992/93 và đặt dấu chấm hết cho quãng thời gian chờ đợi ngôi vương của câu lạc bộ trong suốt nhiều năm. Và mùa giải sau đó, anh đã giúp United giành được cú đúp danh hiệu lần đầu tiên. """