🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Dấu Ấn Võ Văn Kiệt Thời Kỳ Đổi Mới Ebooks Nhóm Zalo Dấu ấn VÕ VĂN KIỆT THỜIKỲĐỔI MỚI (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ) Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. Phạm Minh Tuấn Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. Phạm Thị Thinh Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách m u: . ThS. Bùi Thị Ánh Hồng ThS. Hoàng Thị Thu Hường ThS. Trần Minh Ngọc ThS. Đỗ Phương Mai Phạm Thị Thu Phương Đường Hồng Mai Hoàng Minh Tám Trần Minh Ngọc - Huỳnh Thanh Mộng NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Số 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: 080 49221, Fax: 080 49222, Email: [email protected] Website: www.nxbctqg.org.vn, Sách điện tử: www.stbook.vn, www.thuviencoso.vn 828 CHỊU TRÁCH NHIỆM CÔNG BỐ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Trung tâm Lưu trữ quốc gia III BAN BIÊN SOẠN ĐẶNG THANH TÙNG PHẠM THỊ THINH TRẦN VIỆT HOA BÙI THỊ ÁNH HỒNG HOÀNG THỊ THU HƯỜNG NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP LÊ THỊ LÝ NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH TRẦN THỊ HOÀN TRẦN THỊ NHUNG LƯƠNG THỊ HỒNG MINH NGUYỄN THỊ SON TRẦN THỊ DUNG NGUYỄN THỊ KIM CHI LỜI GIỚI THIỆU Đồng chí Võ Văn Kiệt - người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Gần 70 năm hoạt động cách mạng vô cùng phong phú và sôi nổi, từ khi còn lăn lộn với phong trào cách mạng ở quê hương Vĩnh Long, ở Tây Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định rồi Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến khi giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, cuộc đời của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường đấu tranh hào hùng, oanh liệt, vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, có nhiều đóng góp lớn, cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Với tầm tư duy chiến lược, sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo, với quyết tâm đổi mới, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tác phong sâu sát, gắn bó máu thịt với nhân dân, luôn tìm tòi, trăn trở, bám sát thực tiễn cách mạng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã đóng góp xứng đáng vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Đồng chí đã cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh, không ngừng mở rộng quan hệ Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước ta trên trường quốc tế. Nhiều công trình lớn như Thủy điện Trị An, khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, đường dây tải điện 500 kV Bắc - Nam, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... đã gắn liền với tên tuổi, dấu ấn của đồng chí Võ Văn Kiệt, khẳng định tầm nhìn, bản lĩnh của người lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuất bản cuốn sách Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022) là một việc làm rất có ý nghĩa, góp phần tri ân công lao của đồng chí Võ Văn Kiệt với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Trong cuốn sách này, các bài viết, bài phát biểu, ý kiến chỉ đạo, lãnh đạo, quyết định... của đồng chí Võ Văn Kiệt đều mang đậm dấu ấn của đồng chí đối với các ngành, lĩnh vực, địa phương, lực lượng xã hội, phản ánh tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm của một người lãnh đạo hết lòng vì sự lớn mạnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, cùng tư duy mẫn tiệp, nhạy bén, khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân đồng lòng, chung sức tiến hành công cuộc đổi mới. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý, giúp cho bạn đọc, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ hôm nay thấu hiểu hơn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt - một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2022 VÕ VĂN THƯỞNG Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư LỜI NÓI ĐẦU Đồng chí Võ Văn Kiệt (sinh ngày 23/11/1922, mất ngày 11/6/2008), tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, là một tấm gương mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng, có uy tín lớn của Đảng và Nhà nước ta. Sinh ra trên vùng đất giàu truyền thống của quê hương Vĩnh Long, đồng chí Võ Văn Kiệt sớm tham gia phong trào cách mạng. Năm 17 tuổi, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ, đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Võ Văn Kiệt giữ nhiều cương vị công tác quan trọng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam. Đồng chí luôn thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, năng động và sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng. Đất nước thống nhất, đồng chí Võ Văn Kiệt giữ nhiều trọng trách như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Thủ tướng Chính phủ. Trên những cương vị được giao, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có nhiều đóng góp quan trọng, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện đường lối đổi mới đất nước với những thắng lợi to lớn. Với tầm nhìn xa trông rộng 5 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới và tư duy nhạy bén, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có nhiều quyết sách quan trọng, cùng tập thể lãnh đạo Đảng và Nhà nước đưa đất nước ta vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng và từng bước vươn lên đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tên tuổi của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những công trình, những dự án lớn trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc như thủy điện Trị An, khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, đường dây tải điện 500 kV Bắc - Nam, công trình xa lộ Bắc - Nam, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và phát triển ngành dầu khí, viễn thông, hàng không, các tổng công ty lớn của Nhà nước, các trường đại học quốc gia, các khu công nghệ cao, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam... Trong thời gian đảm nhận trọng trách người đứng đầu Chính phủ, tâm huyết, tài năng và sức lao động của đồng chí Võ Văn Kiệt được phát huy cao độ. Bằng sự mẫn cảm chính trị, tầm tư duy chiến lược, quyết đoán và sự nặng lòng với đất nước, với nhân dân, đồng chí luôn có mặt ở những nơi thực tiễn cuộc sống đòi hỏi; lắng nghe, tìm hiểu thực tiễn từ cơ sở, nắm bắt kịp thời những kinh nghiệm quý báu để tìm ra giải pháp, từng bước tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục hạn chế, mang lại những kết quả nổi bật. Để ghi lại những dấu ấn nổi bật và công lao to lớn của đồng chí Võ Văn Kiệt trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (23/11/1922 - 23/11/2022), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước xuất bản cuốn sách Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ). Cuốn sách tuyển chọn các tài liệu lưu trữ phản ánh những dấu mốc quan trọng từ thực tiễn 6 Lời nói đầu chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao. Các bài viết, bài phát biểu, thư, điện... của đồng chí Võ Văn Kiệt thể hiện rõ tư duy đổi mới cùng những quyết định lớn, những ý kiến chỉ đạo của đồng chí đối với tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, lực lượng xã hội, bao quát hầu như mọi vấn đề cấp thiết của đất nước, phản ánh tầm nhìn chiến lược, tư duy nhạy bén của đồng chí nhằm khơi dậy và phát huy tiềm lực, khả năng của các vùng, miền chung sức, đồng lòng tiến hành công cuộc đổi mới thắng lợi. Cuốn sách là sự tri ân của các thế hệ hiện nay đối với những công lao, đóng góp của đồng chí Võ Văn Kiệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tư duy đổi mới, sáng tạo của thế hệ trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay; giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đúc rút kinh nghiệm, vận dụng vào quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, góp công sức của mình cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III - CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC 7 PHÁT BIỂU KẾT LUẬN HỘI NGHỊ BÀN VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 31/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỚI CÁC TỈNH NAM BỘ Ngày 30, 31 tháng 3 năm 1986 Hội nghị đã nghiên cứu Nghị quyết số 31/HĐBT ngày 28/3/1986 của Hội đồng Bộ trưởng “Về những chủ trương, biện pháp cấp bách để triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị”. Các đồng chí cũng đã nghe ý kiến của các đồng chí lãnh đạo các ngành về các biện pháp cấp bách để phục vụ việc triển khai Nghị quyết: vật tư, lương thực, xây dựng, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông, vật giá, nội thương, ngoại thương,... Điều rất đáng mừng là Hội nghị chúng ta hoàn toàn nhất trí với Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng, nhận thức sâu sắc rằng đây là những chủ trương, biện pháp cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt, khẩn cấp, là trung tâm đột xuất, các việc khác phải kết hợp chặt chẽ với công tác trung tâm đột xuất này. Đây là yêu cầu của Đảng và Nhà nước và cũng là nguyện vọng bức thiết của nhân dân mà chúng ta nhất thiết phải đáp ứng. Tiếp nhận ý kiến của các cuộc họp trưng cầu ý kiến các địa phương về bản dự thảo (tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn và phía Bắc đầu tháng 3 vừa qua), 11 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Nghị quyết số 31/HĐBT ngày 28/3/1986 của Hội đồng Bộ trưởng đã đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm quán triệt đầy đủ Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và vận dụng phù hợp với tình hình đang diễn biến ở các địa phương. Vì vậy, các đồng chí ở các địa phương cũng như các ngành, trong khi phát biểu, đều biểu thị sự nhất trí cao, với quyết tâm thực hiện một cách có trách nhiệm các nghị quyết trên của Bộ Chính trị và của Hội đồng Bộ trưởng. Đó chính là kết quả lớn nhất của Hội nghị chúng ta. Để kết luận hội nghị, tôi xin phát biểu một số ý kiến, nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau đây: 1. Về vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và mua lương thực, nông sản Cũng như trong các cuộc hội nghị trước, chúng ta đã nhấn mạnh: phải coi sản xuất là gốc, giải quyết thật tốt các vật tư cho sản xuất, trước mắt là cho vụ lúa hè thu, đồng thời không chỉ lo vật tư cho cây lương thực mà phải lo cả vật tư cho các cây công nghiệp (ví dụ như mía đường) và cho sản xuất hàng tiêu dùng. Trong khi nguồn vật tư còn rất hạn chế, phải tập trung cao độ cho các nhu cầu cấp bách nhất, đặc biệt là các vật tư (như ximăng, gỗ...) có thể dùng để đưa vào hợp đồng hai chiều phục vụ sản xuất và thu mua lương thực, hàng xuất khẩu. Trung ương đang bàn việc sắp xếp lại xây dựng cơ bản, bảo đảm các công trình trọng điểm, đình, hoãn một số công trình phi sản xuất để dành ra một số vật liệu xây dựng. Ở các địa phương cũng cần làm như vậy, dù rằng một số nơi, cơ quan làm việc, nhà ở của công nhân, viên chức còn quá thiếu thốn; các đồng chí cũng nên ráng chịu khổ thêm 1 - 2 năm nữa, để dồn vật liệu xây dựng cho các nhu cầu bức thiết hiện nay, đó là để 12 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế phục vụ sản xuất nông nghiệp và mua lương thực, nông sản, cây công nghiệp và hàng xuất khẩu. Sau hội nghị này, đề nghị các địa phương soát xét lại việc xây dựng cơ bản của địa phương cho thật chặt chẽ, theo tinh thần đó. Vừa qua, để thực hiện Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định giao cho Bộ Lương thực một quỹ vật tư (mà các đồng chí đã biết, gồm có xăng dầu, ximăng, sắt thép, khung kho, tấm lợp,...) để đưa vào hợp đồng hai chiều thu mua thóc. Quỹ vật tư này được trích: Một là, trong quỹ vật tư dành để thu đổi 2,7 triệu tấn lương thực mà Nhà nước đã phân bổ từ đầu năm cho các địa phương trong kế hoạch năm 1986 (như ximăng, gỗ, dầu lửa, vải...). Hai là, điều động thêm trong quỹ vật tư bán lẻ trước đây định dành ra bán theo giá cao (xăng dầu, tấm lợp, sắt xây dựng...). Bộ Lương thực cần bàn ngay với các bộ có trách nhiệm và Bộ Giao thông vận tải phân bổ ngay và công bố cho các tỉnh biết: số lượng từng loại vật tư, sẽ lấy ở đâu, vào thời gian nào (trong tháng 4/1986 và quý II/1986). Theo tôi, hợp lý nhất là Bộ Lương thực nên nắm kế hoạch phân phối cho thu mua từng nơi thật cụ thể, còn vật tư mua lương thực thì nên giao thẳng cho địa phương tương ứng với số lương thực cần mua. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) chịu trách nhiệm điều hành thực hiện, chịu trách nhiệm quyết toán số vật tư nhận được. Các bộ có trách nhiệm cần chỉ đạo các cơ quan cung ứng vật tư trực thuộc thực hiện nghiêm chỉnh việc cung ứng vật tư theo kế hoạch được phân bổ (kể cả cho sản xuất và mua các loại nông sản, thực phẩm và cây công nghiệp khác). Trên cơ sở đó, các tỉnh ký kết hợp đồng ngay và phân bổ cho các huyện để kịp đưa vào mùa lương thực vụ đông xuân, hè thu và phục vụ vụ mùa tới. 13 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Điều cần nhấn mạnh là chúng ta hết sức cố gắng có vật tư, hàng hóa để mở rộng hợp đồng hai chiều, thu hẹp đến mức thấp nhất diện mua bằng tiền, theo giá thỏa thuận. Tập trung sức giải quyết tốt vấn đề vật tư là một điều kiện cơ bản để nắm hàng vào tay Nhà nước. Đồng ý với đồng chí Phong (Đồng Tháp) là chi tiền mặt để mua thóc thì không sợ lạm phát, nhưng lúc này, số tiền lưu hành ngoài xã hội đã quá lớn, chúng ta giảm bớt phát hành chừng nào càng đỡ khó khăn chừng nấy. Phải rà lại và điều chỉnh kế hoạch phân phối vật tư, lương thực cho một số nơi (như Đồng Nai, Bến Tre...) để bổ sung cho hợp lý hơn. Và phải làm xong sớm các thủ tục giao nhận vật tư (đến 15/4 là cùng), không thể để các tỉnh ngồi chờ các ngành trung ương về ký hợp đồng, gây chậm trễ cho các tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch (Đồng Nai định tuyên bố hoàn thành kế hoạch vào ngày 31/3, nếu như trong 10 ngày nữa các bộ không ký hợp đồng với tỉnh). Tôi đề nghị: Bộ nào ký hợp đồng chậm tháng nào, tỉnh cứ chia ra mà trừ lùi kế hoạch theo thời gian tương ứng, và bộ đó phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng. Tại hội nghị này, các đồng chí lãnh đạo các ngành phụ trách cung ứng vật tư đều hứa hẹn sẽ cố gắng thực hiện cho được “5 đúng”, nếu vì điều kiện nào đó mà chưa thực hiện được điểm nào thì cũng nói rõ với bên hợp đồng. Đây là điều hết sức quan trọng để Nhà nước nắm được lương thực và nông sản - điều kiện tiên quyết để ổn định giá cả, ổn định thị trường. Phải cam kết một cách nghiêm chỉnh, sòng phẳng với dân; kiên quyết khắc phục mọi tiêu cực, trước hết là về giá bán vật tư, nếu làm sai hợp đồng thì phải bồi thường, để người sản xuất yên tâm. Tôi muốn nhắc lại một điều cực kỳ quan trọng: phải đưa vật tư, hàng hóa đến tận người sản xuất, người tiêu dùng. Thông qua 14 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế các hợp tác xã mua bán (cơ cấu tổ chức các hợp tác xã nông - công - thương - tín) mà đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, đó là một biện pháp rất tốt để thực hiện sự liên minh giữa công nhân với nông dân, kể cả trong sản xuất và trong phân phối lưu thông. Điều này đòi hỏi sự chuyển biến rất mạnh mẽ của ngành nội thương, không nên chỉ chăm lo mở các “trung tâm thương nghiệp” lớn, dồn hàng cho các nơi đó mà xem nhẹ đối tượng quan trọng bậc nhất hiện nay là nông dân sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, hàng xuất khẩu... Phải xây dựng cho được quan hệ tin cậy giữa Nhà nước với nông dân, vận dụng linh hoạt các phương thức “mua sau, bán trước” hoặc “mua trước, bán sau”, có thể có bà con nông dân có nhu cầu, nhưng số lương thực, nông sản bán cho Nhà nước khi chưa đủ số tiền để mua, thì ta có thể bán chịu vụ này, vụ sau sẽ trả; hoặc ngược lại, Nhà nước mua chịu của bà con, ghi nợ lại và coi khoản đó như nông dân giữ tiết kiệm, Nhà nước trả lãi theo quy định... Trong khi vật tư, hàng hóa đưa về chưa đủ, chưa kịp, có thể kéo dài thời vụ thu mua, và cần bàn với bà con nông dân giữ nông sản lại để bán cho Nhà nước (không để cho tư thương tranh mua với Nhà nước). Cùng với các biện pháp kinh tế, cần vận dụng đồng bộ các biện pháp giáo dục, và khi cần thiết, phải vận dụng các biện pháp hành chính một cách thích hợp (nhất là đối với lương thực, phải thực hiện việc nhà nước độc quyền kinh doanh). 2. Về giá cả Như nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng đã nhấn mạnh, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là phải bằng mọi biện pháp đấu tranh bình ổn vật giá, kiểm soát và chi phối giá cả thị trường xã hội, lập lại trật tự và đề cao kỷ luật về giá, chặn đứng tình trạng giá lên cao, kéo giá thị trường tự do xuống. 15 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Chúng ta nhận thức rằng giá cả là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng cả về kinh tế và xã hội, song cũng hết sức phức tạp, vì nó thể hiện một cách tổng hợp các mối quan hệ lớn của nền kinh tế, do đó phải tính toán hết sức tỉ mỉ, phù hợp với thực tế của sản xuất và phân phối lưu thông trong từng thời gian, ở từng khu vực, nhằm từng bước hình thành một mặt bằng giá có tác dụng thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông, bảo đảm làm ăn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và từ đó từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Như vậy, việc hình thành một hệ thống các loại giá phù hợp với đặc điểm nước ta phải là một quá trình, không thể giản đơn, nóng vội. Trước mắt, để ổn định giá cả, cần nhấn mạnh một số vấn đề sau đây: a) Về giá cả cung ứng vật tư Yêu cầu hàng đầu hiện nay là giữ cho được giá mua thóc (giá chuẩn), cái khung giá mua thóc ở từng vùng đã quy định. Các đồng chí ở địa phương đều cho rằng hiện nay giá đó được nông dân chấp nhận, với điều kiện là có vật tư. Vì vậy, về vật tư, trước hết, phải theo đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy định và tại địa điểm được ghi trong bản quyết định giá, cụ thể là tại cửa hàng cung ứng vật tư của huyện. Cơ quan vận tải phải cố gắng bảo đảm vận chuyển đến địa điểm, theo hợp đồng đã ký kết, không để các đơn vị tiêu thụ phải đi vận chuyển lấy. Nếu gặp trường hợp khó khăn mà đơn vị tiêu thụ phải đi vận chuyển lấy vật tư thì cơ quan cung ứng phải trừ vào giá giao các chi phí vận chuyển (bao gồm phí bốc xếp, phí vận chuyển, hao hụt...) theo giá cước vận tải Nhà nước quy định. Hoan nghênh đồng chí Khai (Bộ Giao thông vận tải) đã biểu thị quyết tâm của ngành bảo đảm các nhu cầu vận chuyển được phân công với các tỉnh Nam Bộ. Như trên tôi đã nói, thực hiện được đúng giá và đúng theo địa điểm 16 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế giao nhận vật tư cũng đã là điều rất đáng phấn khởi và lấy lại được lòng tin giữa trên dưới và giữa Nhà nước với nông dân - điều mà các ngành trung ương phải nỗ lực rất lớn để thực hiện. Các cơ quan cung ứng vật tư phải đi vào hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Phần vật tư, hàng hóa đưa vào hợp đồng hai chiều phải được bán một giá thống nhất (bao gồm nguồn của Trung ương và nguồn của địa phương). Trường hợp vật tư của địa phương tự nhập phải bán theo giá của Trung ương quy định (là loại vật tư cơ bản, thuộc quyền Trung ương định giá) mà bị lỗ, thì sẽ được bù lại bằng một số biện pháp, trong đó có các biện pháp như: - Quy định tỷ lệ kết toán nội bộ hoặc tỷ lệ giá thanh toán theo từng nhóm hàng cho thích hợp. - Lập quỹ thu bù chênh lệch ngoại thương để bù cho các loại vật tư nhập về mà giá cao hơn giá bán ra trong nước. Ủy ban Vật giá Nhà nước nên nghiên cứu thêm các biện pháp bù lỗ khác một cách nhanh chóng và thích hợp. Riêng đối với thuốc trừ sâu, tốt nhất là mở rộng mạng lưới bảo hiểm cây trồng, vừa sử dụng thuốc một cách hợp lý, đúng theo nhu cầu trừ sâu ở từng vùng, từng thời gian, vừa tiết kiệm được thuốc, song ở nơi chưa có tổ chức bảo hiểm, phải bán trực tiếp cho người có yêu cầu thì phải quản lý chặt chẽ, tránh việc mua đi bán lại, và theo nguyên tắc không bù lỗ. Còn đối với sản phẩm trong hợp đồng hai chiều mà Trung ương điều đi, thì giải quyết như sau: - Phần sản phẩm Trung ương có vật tư, hàng hóa đối lưu, thì Trung ương điều đi theo giá hợp đồng hai chiều. - Ngoài ra, Trung ương điều đi theo giá thỏa thuận. 17 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới b) Về giá bán hàng tiêu dùng và dịch vụ Theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Hội đồng Bộ trưởng, về bán giá lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ có ba loại: - Loại hàng tiêu dùng và dịch vụ theo chính sách, như: thuốc bệnh, giấy viết học sinh, cước vận tải hành khách... đã công bố, nay vẫn giữ giá, không có gì thay đổi. - Loại lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó có những giá thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bộ trưởng quyết định mà chưa quyết định thì nay quyết định và công bố; có một số ít mặt hàng đã quyết định, nhưng nay xét thấy cần điều chỉnh thì điều chỉnh cho hợp lý hơn. Thuộc loại hàng tiêu dùng thiết yếu này, có hàng bán cho công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và người ăn theo, phải bán đúng giá chỉ đạo trong từng khu vực. Mặt hàng bán có định lượng và không định lượng là căn cứ vào nhu cầu và khả năng cung ứng ở mỗi địa phương, do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định cho thích hợp. Đồng thời, Bộ Tài chính và Bộ Nội thương phải nghiên cứu cách bán hàng để bảo đảm đưa hàng hóa đến tay công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang đúng giá quy định, thuận tiện cho người mua và quản lý được người bán, tránh sơ hở lợi dụng. Đối với loại hàng tiêu dùng thiết yếu, đưa vào hợp đồng hai chiều bán theo yêu cầu chính đáng và hợp lý của nông dân: Phải theo giá quy định và nhất là phải đưa đến tận tay người sản xuất có bán nông sản cho Nhà nước và có yêu cầu tiêu dùng loại hàng đó, tránh việc họ tập trung vào yêu cầu những hàng tiêu dùng có giá trị cao để bán lại, ăn chênh lệch giá. Có đồng chí ở Tây Ninh đề nghị xem lại có nên cung ứng mặt hàng thiết yếu theo giá chỉ đạo của Nhà nước cho những người có quan hệ kinh tế với 18 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế Nhà nước không? Phải thấy rằng, đây thực chất là một điều kiện bảo đảm giá thành sản xuất không bị nâng lên, trên cơ sở bảo đảm giá gia công không bị biến động vì giá thị trường tự do tác động vào. Không phải là bao cấp. Một số nơi yêu cầu nhập thêm dầu hôi và bán thêm cho nhân dân, ngoài phần do Trung ương đưa về; đó là rất cần thiết trong sinh hoạt của nhân dân (kèm theo đèn măngxông dùng dầu hôi). - Loại hàng bán theo giá kinh doanh thương nghiệp: căn cứ tình hình cung cầu và giá cả diễn biến trên thị trường để định giá bán lẻ một cách linh hoạt, với tinh thần đấu tranh kéo giá thị trường xuống. c) Về vấn đề một giá và hai giá Căn cứ Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Hội đồng Bộ trưởng, ở những nơi có điều kiện về quỹ hàng hóa, cung cầu không bị mất cân đối lớn, thị trường, giá cả tương đối ổn định, thì thi hành cơ chế một giá theo giá chỉ đạo của Nhà nước. Ở những nơi chưa đủ các điều kiện nói trên thì tạm thời áp dụng cơ chế hai giá. Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định: cung ứng một số ít mặt hàng thiết yếu theo định lượng cho cán bộ và công nhân, viên chức theo giá chỉ đạo của Nhà nước (được giữ ổn định trong từng thời gian, trong từng khu vực), nếu cơ quan thương nghiệp cung ứng các mặt hàng này mà bị lỗ, thì sẽ được ngân sách nhà nước bù lỗ. Còn đối với các đối tượng khác thì bán theo giá kinh doanh thương nghiệp. Đối với lực lượng vũ trang, phải bằng mọi cách bảo đảm cung cấp hiện vật. Tôi nói thêm một chút về vấn đề phân phối hàng hóa trong tình hình hiện nay. Khi cung cầu, tiền hàng mất cân đối, người 19 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới tiêu dùng không muốn giữ tiền... thì chúng ta cần có phương thức phân phối hàng hóa thích hợp, bên cạnh các biện pháp khác (như giá, hợp đồng hai chiều...), cần phải đưa lưu thông hàng hóa vào tổ chức và phân phối hàng hóa thông qua mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán; nhất là trong lúc khó khăn này, phải cố gắng bảo đảm phân phối công bằng, hợp lý. Đồng thời, phải kiên quyết đấu tranh với bọn gom, vét hàng, trừng trị đích đáng bọn đầu cơ, buôn lậu, tăng cường quản lý và thu hẹp dần thị trường tự do. Trên cơ sở đó, Nhà nước làm chủ thị trường, chi phối giá cả. 3. Về xuất, nhập khẩu Chúng ta khuyến khích thật mạnh các ngành, các địa phương, các cơ sở phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, song phải nhận rằng hiện nay tình trạng tranh mua, tranh bán hàng xuất khẩu đã trở nên cực kỳ hỗn loạn, đòi hỏi phải chấm dứt. Dứt khoát phải đi vào trật tự, kỷ cương, không thể vì lợi ích cục bộ, bản vị mà phá giá thu mua, phá giá đồng tiền của ta một cách tệ hại nhất như hiện nay (nhất là đối với một số mặt hàng như tôm, tiêu, cà phê...). Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng đã xác định: địa phương nào sản xuất mặt hàng gì thì có trách nhiệm và quyền quản lý việc tổ chức thu mua và xuất khẩu loại hàng đó; các nơi khác đến, phải có hợp đồng liên kết kinh tế và chịu sự quản lý của địa phương sở tại. Nếu muốn xuất khẩu một mặt hàng không do địa phương mình sản xuất thì phải chứng minh nguồn gốc của hàng đó bằng các văn bản liên kết kinh tế với nơi sản xuất. Điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là các địa phương phải bảo đảm cho được các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh được giao - đó là 20 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế nguồn hàng để Trung ương bảo đảm cam kết với các nước anh em, để có thể nhập khẩu các vật tư, hàng hóa cho nhu cầu chung của cả nước. Bộ Ngoại thương chỉ được cấp giấy phép xuất khẩu cho các tỉnh sản xuất hàng xuất khẩu trên cơ sở cam kết bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ giao sản phẩm cho Trung ương đủ theo chỉ tiêu kế hoạch. Về các mặt hàng xuất khẩu, nhiều địa phương yêu cầu được xuất gạo để có tiền nhập phân bón, thuốc trừ sâu... Tôi nghĩ rằng đã phải xuất đến gạo là sự bất đắc dĩ, là cùng cực, không còn cách nào khác, bởi vì gạo là thứ sản phẩm quý, đất nước ta chưa phải đã dồi dào, mà hiện nay giá gạo trên thị trường quốc tế đang xuống. Nếu các đồng chí có thừa, thì các đồng chí hãy bán thêm cho Trung ương, để Trung ương trang trải cho nhu cầu chung, các đồng chí cần nhập thứ gì thì Trung ương cố gắng đáp ứng. Đối với ngô cũng vậy, nên dành một phần cho chăn nuôi, cho xuất khẩu một phần. Các địa phương có dư ngô (như Đồng Nai) có thể liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ngô cho Thành phố làm thức ăn gia súc và Thành phố đưa lại địa phương những hàng cần thiết. Đối với sắn lát, có thể khuyến khích xuất khẩu, ngoài phần cần thiết dành cho chăn nuôi. Như vậy, mặt hàng cần khuyến khích mạnh xuất khẩu chính là các loại sản phẩm cây công nghiệp, các loại thủy, hải sản. Nếu cần thiết, thậm chí có thể bớt nghĩa vụ về sản phẩm cây công nghiệp đối với Trung ương để xuất khẩu, nhập phân bón, thuốc trừ sâu về phục vụ sản xuất lương thực. Về nhập khẩu, ngoài vật tư cho sản xuất, hướng chung là nhập những loại hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của đông đảo người sản xuất. Nghị quyết 31 của Hội đồng Bộ trưởng đã nâng lên mức tối đa là 30% trong kim ngạch nhập khẩu của 21 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới các địa phương. Vận dụng tinh thần Nghị quyết 9 của Trung ương, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 287 và Nghị quyết này của Hội đồng Bộ trưởng, có thể phân ra mấy loại hàng nhập như sau: Một là, ngừng nhập khẩu các hàng tiêu dùng cao cấp như video, cátxét, tivi màu, xe honđa cúp và nói rõ với những người sản xuất thật sự có yêu cầu tiêu dùng hãy ráng chịu khó một vài năm, khi nào kinh tế ta khá lên thì hãy xài cũng không sao. Hai là, có một số mặt hàng xét cần thiết phải nhập khẩu nhưng phải rất hạn chế như bột ngọt (năm 1985 các địa phương nhập tới 12.000 tấn), dùng ngoại tệ để nhập thuốc trừ sâu. Năm nay, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, có thể nhập một số rất hạn chế, nhưng phải tổ chức việc cung ứng đến người sản xuất, không thể bán đi bán lại lấy chênh lệch giá hoặc chạy vào các dịch vụ ăn uống lãng phí, kể cả ăn uống quốc doanh. Ba là, đối với những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, hãy còn dư công suất, thì các tỉnh nên liên kết, liên doanh với Thành phố Hồ Chí Minh, với các bộ, nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng để sản xuất (như quạt máy, bình thủy, rađio,...). Cũng với tinh thần ấy, có thể nhập một số phụ tùng xe để bán cho nhân dân, nhằm duy trì và sử dụng các loại xe đã nhập từ các năm trước. Bốn là, một số có thể nhập của thị trường xã hội chủ nghĩa thì nên nhập ở thị trường này, không nên nhập từ thị trường tư bản, như xe con du lịch, xe vận tải... Ngay sau hội nghị này, Bộ Ngoại thương sẽ xem xét danh mục hàng xuất, nhập của từng địa phương và cho phép xuất nhập theo tinh thần nói trên để các đồng chí kịp thời triển khai cho kịp thời vụ. Tỷ lệ 30% là tính chung cả năm, còn riêng từng chuyến hàng, tỷ lệ này Bộ Ngoại thương sẽ cùng xem xét kỹ với 22 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế từng địa phương. Từ nay, Bộ Ngoại thương cần quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu và khẩn trương giải quyết đề nghị của các địa phương. Hoan nghênh anh Tu (Bộ Ngoại thương) đã hứa trước hội nghị là sẽ trả lời trong 3 ngày. 4. Một số vấn đề khác Trên đây, tôi đã nhấn mạnh và nói rõ thêm một số nội dung của Nghị quyết 31 của Hội đồng Bộ trưởng mà các đồng chí có đề cập khi phát biểu ý kiến. Rồi đây, các ngành trung ương sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa nghị quyết này để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Dưới đây, tôi xin nhắc thêm một số vấn đề khác. a) Về tiền, phải cố gắng đẩy mạnh công cuộc vận động gửi tiền tiết kiệm, tìm mọi biện pháp thu hút tiền về. Đã có sự đổi mới về lãi suất, có mức bảo hiểm... các địa phương tích cực thực hiện theo hướng đó, một cách hết sức sáng tạo trong các biện pháp vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan phải chấp hành nghiêm ngặt chế độ tiền mặt đã quy định. b) Về quan hệ hợp tác giữa các tỉnh trong khu vực và giữa các tỉnh với Thành phố Hồ Chí Minh, như tôi đã nói nhiều lần, mối quan hệ giữa các địa phương trong khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cả trong sản xuất và phân phối lưu thông, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư doanh, quản lý thị trường và giá cả. Phải chặn ngay việc các quận, huyện tùy tiện tranh mua, tranh bán. Mọi việc liên kết đều phải được đưa vào kế hoạch của tỉnh, thành phố; các quận, huyện chỉ là cơ quan thực hiện. Phải nhấn mạnh lại: đây là sự liên kết, hợp tác xã hội chủ nghĩa. Riêng với Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay đang có khó khăn về cung ứng gạo, thịt lợn. Đã đến lúc Thành phố phải nghiên cứu một số chương trình để giải quyết từng mặt hàng thiết yếu một 23 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới cách dài hơi hơn, bảo đảm ổn định, vững chắc. Nên nghiên cứu việc Bộ Lương thực chịu trách nhiệm toàn bộ việc cung ứng lương thực, Bộ Nội thương chịu trách nhiệm cung ứng heo cho Thành phố theo chỉ tiêu kế hoạch, thay vì Thành phố phải tự lo liệu mua từ các tỉnh về như hiện nay. Khả năng sản xuất hàng tiêu dùng của Thành phố còn khá lớn (kể cả các xí nghiệp trung ương). Phải liên kết với các địa phương, tính toán nhu cầu cụ thể của các địa phương cho trước mắt và lâu dài, qua đó mà đặt kế hoạch bổ sung, hoàn chỉnh máy móc, thiết bị; các địa phương nhập các vật tư cần thiết để trao đổi với Thành phố lấy sản phẩm, hoặc dùng liên doanh liên kết để đầu tư mở rộng sản xuất. Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh thêm một ý về công việc của chúng ta trong thời gian này. Tình hình đang rất khẩn trương, phải tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm những công việc cấp bách. Đương nhiên, có nhiều khó khăn, vì vậy phải có tác phong mới, lề lối làm việc mới, phải chịu khó gấp 5 - 10 lần thì mới giải quyết được vấn đề. Cách làm việc của chúng ta nhất thiết phải được đổi mới: tích cực, khẩn trương và năng động hơn. Ngay trong hội nghị này, có một số việc để đã lâu chưa được giải quyết, nay các đồng chí phụ trách ngồi lại với nhau, cùng nhau bàn bạc giải quyết ngay được. Đó là một ví dụ sinh động. Cách làm việc của chúng ta như bình thường đã không phù hợp với tình hình bình thường; nay tình hình không bình thường mà vẫn giữ cách làm việc như bình thường thì lại càng không phù hợp. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hồ sơ số 20. 24 PHÁT BIỂU KẾT LUẬN HỘI NGHỊ BÀN VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 31/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỚI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ Họp tại Hà Nội, ngày 09, 10 tháng 4 năm 1986 Hội nghị họp lần này đã biểu thị sự nhất trí cao đối với Nghị quyết số 31/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, nêu quyết tâm thực hiện thật tốt Nghị quyết này, bảo đảm quán triệt Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị, giải quyết những vấn đề cấp bách về giá, lương, tiền, tạo điều kiện từng bước ổn định tình hình kinh tế và đời sống nhân dân. Các đồng chí đại biểu các tỉnh đã phát biểu ý kiến, nêu lên các việc đã làm, từ sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng, nêu lên kiến nghị với Trung ương. Một số ngành trung ương (nông nghiệp, vật giá, kế hoạch, tài chính, ngân hàng, nội vụ) cũng đã phát biểu ý kiến, giải đáp một số yêu cầu của địa phương. Điều tôi muốn nhấn mạnh là: việc thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước là một sự phấn đấu nỗ lực đặc biệt, đòi hỏi tinh thần và phương pháp đặc biệt, khác ngày thường, chỉ có như vậy mới đáp ứng được đòi hỏi rất cấp bách, khẩn trương của tình hình. 25 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Mong các ngành, các địa phương đều quán triệt tinh thần ấy; đã có chuyển biến, cần chuyển biến hơn nữa theo nhịp độ khẩn trương của công việc. Dưới đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến để kết luận hội nghị. 1. Vấn đề cung ứng vật tư cho sản xuất và thu mua lương thực và nông sản Như nghị quyết của Bộ Chính trị và của Hội đồng Bộ trưởng đã nhấn mạnh, phải đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kể cả nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Một số địa phương có nêu kiến nghị về các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và thu mua (như về lạc, thuốc lá, mía...), Ủy ban Kế hoạch Nhà nước sẽ xem xét và cùng các ngành giải quyết cụ thể; song đây là những cây công nghiệp đặc biệt quan trọng, đề nghị các địa phương cố gắng phấn đấu đến mức cao nhất để bảo đảm diện tích và sản lượng. Nghị quyết số 31/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã nêu ra những biện pháp có tính chất cấp bách để cố gắng tăng thêm vật tư cung ứng cho sản xuất và thu mua lương thực và nông sản. Đề nghị các địa phương cùng các ngành thực hiện với tinh thần khẩn trương nhất. Trong các biện pháp có việc giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đúng đây là hạ sách, như có đồng chí nói, song cũng là một biện pháp cấp bách, đặc biệt phải thực hiện. Trước đây, khi xây dựng kế hoạch năm 1986, yêu cầu của các ngành và các địa phương về đầu tư xây dựng cơ bản công là 54 tỉ đồng, trong đó riêng các địa phương là 19 tỉ đồng; sau đó, cân đối các mặt, chỉ bảo đảm 20 tỉ đồng. Đến nay, phải giảm bớt, để dành một số vật liệu xây dựng trao đổi với nông dân lấy lương thực, nông sản. 26 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế Đề nghị các địa phương soát xét kỹ các công trình, cũng với tinh thần đặc biệt, việc gì chưa thật cấp bách thì cũng nên cố gắng chịu đựng thêm 1 - 2 năm. Về cung ứng vật tư, có một số điểm cần lưu ý: a) Yêu cầu là phải thực hiện 5 đúng: số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian và giá chỉ đạo của Nhà nước. Nếu vì lý do khách quan mà không bảo đảm giao đúng thời gian và số lượng thì cần thông báo kịp thời cho các hộ tiêu thụ để cùng nhau khắc phục. Vật tư phải giao tại địa điểm ghi trong bảng giá. Nếu vì trường hợp các cơ sở phải đi vận chuyển vật tư (được phân phối theo kế hoạch) từ xa về, thì cơ quan cung ứng vật tư phải trừ vào giá giao những chi phí vận chuyển (bao gồm: phí bốc xếp, phí vận chuyển, hao hụt trong vận chuyển...) theo giá cước Nhà nước quy định. Bộ Xây dựng vừa qua đã ban hành quy định tạm thời mức chiết khấu vật tư ximăng bao từ các nhà máy về đến từng tỉnh, thành phố, đặc khu, và được áp dụng từ ngày 01/10/1985, để các địa phương tự vận chuyển ximăng được tính bằng giá bán buôn vật tư trừ lùi chiết khấu đã được quy định. Đối với ximăng rời, Ủy ban Vật giá Nhà nước và Bộ Xây dựng cần tính toán trừ các chi phí về bao, về đóng gói... Đối với vật tư khác, Ủy ban Vật giá Nhà nước và các bộ có trách nhiệm cung ứng vật tư cần tính toán một cách hợp lý về những chi phí cần thiết đối với vật tư mà cơ sở tiêu thụ phải tự đi vận chuyển từ xa về. b) Về mặt bảo đảm giá vật tư - Nếu là loại vật tư cơ bản do Trung ương thống nhất chỉ đạo giá thì bán theo giá Hội đồng Bộ trưởng quy định (dù là các vật tư do địa phương tự nhập bằng nguồn ngoại tệ tự có, hoặc tự sản xuất, khai thác ở trong nước). 27 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Nếu giá vật tư của địa phương nhập hoặc tự khai thác lại cao hơn giá Hội đồng Bộ trưởng quy định, thì được bù lỗ để bảo đảm giữ quan hệ tỷ giá công - nông nghiệp hoặc đã được xác định hợp lý, ổn định giá thành sản xuất; và bảo đảm cho người nhập khẩu, người sản xuất đủ chi phí hợp lý và có lãi thỏa đáng. Cách bù lỗ vật tư do địa phương nhập khẩu: + Xác định tỷ giá kết toán nội bộ, các tỷ giá thanh toán theo nhóm hàng xuất khẩu và nhập khẩu. + Lập quỹ thu bù chênh lệch ngoại thương. + Cũng có thể dùng ngay các vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra hàng hóa, bán lấy một phần lãi, bù vào lỗ này. Bộ Tài chính, Ủy ban Vật giá Nhà nước và các ngành có trách nhiệm cần nghiên cứu sớm các cách bù lỗ khác đối với vật tư do địa phương tự khai thác mà bán theo giá Hội đồng Bộ trưởng quy định. - Nếu là loại vật tư quan trọng nhưng không do Trung ương thống nhất chỉ đạo giá, thì các bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định, đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Ủy ban Vật giá Nhà nước chỉ đạo hướng dẫn khung giá. c) Các bộ phải trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, ký kết hợp đồng ngay với các tỉnh, thành phố. Không nên để địa phương trông chờ. Các tỉnh và thành phố, trên cơ sở hợp đồng ký kết với các bộ, cùng với các vật tư, hàng hóa tự khai thác trong nước hay nhập khẩu, tiến hành ký kết các hợp đồng với các quận, huyện, các cơ sở kinh tế trong tỉnh... d) Một vấn đề rất nhức nhối trong chúng ta là làm sao chống các hiện tượng tiêu cực trong việc cung ứng vật tư. Làm sao giảm được các phí tiêu cực, tiến tới xóa bỏ hẳn phí tiêu cực. 28 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế Đề nghị Ủy ban Thanh tra Nhà nước, Bộ Nội vụ phối hợp với nhau, bàn cách chống các hiện tượng này; ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cũng cần kết hợp chặt chẽ trong công tác này. Đặc biệt là các bộ chủ quản phải chịu trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ các tổ chức cung ứng vật tư của bộ mình. 2. Vấn đề hợp đồng kinh tế hai chiều giữa Nhà nước với nông dân Rất hoan nghênh là các tỉnh, thành phố đều nhất trí phương thức này. Thực tế chứng tỏ đây là phương thức thích hợp, tập trung được càng nhiều vật tư, hàng hóa đưa vào hợp đồng hai chiều, càng tốt; trên cơ sở đó, thu hẹp diện mua theo giá thỏa thuận. Đương nhiên, trong tình hình hàng hóa ít, lại muốn thu hẹp diện tích bằng tiền, đó là khó khăn thật sự, nhưng phải phấn đấu. Trong hoàn cảnh hiện nay, có thể phải áp dụng cả 3 cách như một số tỉnh đã làm: - Ứng vật tư trước, lấy sản phẩm sau. - Đưa vật tư, hàng hóa đến đâu, nhận hàng hóa đến đấy. - Nhận hàng hóa trước, giao vật tư, nguyên liệu sau... Dù cách nào, cơ bản là giữ được sự tin cậy giữa nông dân với Nhà nước, thể hiện tính công bằng trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế, nhưng trách nhiệm trước hết phải là cơ quan nhà nước ký kết hợp đồng, với mục đích chủ yếu là thúc đẩy sản xuất phát triển, nắm chắc nguồn hàng, bình ổn giá cả, đấu tranh cải tạo và quản lý thị trường. Việc mở rộng hợp đồng hai chiều phải dựa chủ yếu vào các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (ở phía Nam là các tập đoàn sản xuất), nhằm bảo đảm: - Không phải là hàng đổi hàng tương ứng một cách máy móc; 29 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới - Không để xảy ra tình trạng người thừa, người thiếu; - Không để người nông dân trở thành người đi buôn, v.v.. Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 187 về hợp đồng kinh tế hai chiều. Trước tình hình mới, các ngành có trách nhiệm cần nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét và quyết định. 3. Vấn đề giá - Nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay là bằng mọi biện pháp đấu tranh bình ổn vật giá, kiểm soát và chi phối giá cả thị trường xã hội, lập lại trật tự và đề cao kỷ luật giá; chặn đứng tình trạng giá lên cao đột biến; kiên quyết đấu tranh kéo giá thị trường tự do xuống, không được bị động chạy theo giá thị trường tự do. Phải hình thành một thế trận liên minh giữa các tỉnh, thành phố trong vùng để giữ giá. - Đồng ý với các đồng chí là phải tập trung để chặn đứng tình trạng giá lên cao đột biến ở các thị trường trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Trước mắt, có vấn đề hết sức cấp bách là các tỉnh cần hết sức giúp đỡ Hà Nội về thịt lợn (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Hải Hưng). - Có chặn đứng được không? Vấn đề cơ bản là cung ứng được vật tư, hàng hóa theo năm; giữ được giá cả các mặt hàng thiết yếu, trước hết là giá lúa. Ở Tiền Giang, vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề nghị nếu đến ngày 05/4/1986 không có vật tư đưa về thì sẽ mua thóc theo giá 5 đồng/kg bằng tiền. Nhưng sau khi các bộ có trách nhiệm cung ứng vật tư, Bộ Ngoại thương làm việc với Tiền Giang, và Tiền Giang đưa một số vật tư, hàng hóa theo đúng giá của Nhà nước quy định (200 tấn dầu lửa, 370 tấn ximăng), thì giá thị trường đã chững lại. Các hợp tác xã mua bán trong tỉnh không chờ giá, 30 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế ghìm hàng nữa, mà tung số hàng trong kho ra bán, nâng doanh số cao hơn tuần trước 50%, thì việc thu mua lương thực, cơm dừa, heo cũng tăng hơn. Tuy chỉ là biến chuyển bước đầu, nhưng từ đây cũng rút ra kinh nghiệm tốt để chúng ta quyết tâm hơn. Vừa qua, mới làm việc một bước với Thành phố Hà Nội. Còn đang gỡ dần dần tiếp. Nếu các tỉnh đều có tinh thần hỗ trợ cho Hà Nội thì Hà Nội có thể bình ổn vật giá, chặn đứng giá lên cao, và tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh. Sắp tới, Hội đồng Bộ trưởng sẽ ban hành một số giá: giá một số tư liệu sản xuất, một số giá bán lẻ... các quyết định về giá này, trước khi ban hành, đã được trao đổi và các địa phương góp ý kiến. Yêu cầu các địa phương nghiêm chỉnh chấp hành các giá Nhà nước đã ban hành. Một vấn đề rất quan trọng nữa để chặn được tình trạng giá lên cao là: Chấm dứt tranh mua, tranh bán trên một địa bàn sản xuất, chấm dứt tình trạng liên kết, liên doanh không theo đúng kế hoạch, đúng nguyên tắc (mà có đồng chí gọi là “một sự buôn chuyến hiện đại”). Nghị quyết số 31/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định: địa phương nào sản xuất loại hàng gì (không chỉ hàng xuất khẩu), thì có trách nhiệm và quyền quản lý việc tổ chức thu mua và giao nộp sản phẩm (theo hợp đồng đã ký kết) các loại hàng đó: các ngành, các địa phương khác có hợp đồng liên kết với địa phương sản xuất hàng đó, nếu đến mua, thì phải chịu sự quản lý và kiểm soát về nguồn hàng, địa bàn mua, giá cả và phương thức mua, bán của chính quyền địa phương sở tại cấp tỉnh và huyện. Trên cơ sở đó mà lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trong phân phối lưu thông: - Chấm dứt các cơ quan không có các chức năng mua bán cũng ra mua bán, kiếm chênh lệch giá. 31 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới - Cơ quan, đơn vị có chức năng kinh doanh, phải chấp hành đúng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Việc liên doanh, liên kết của các địa phương (từ huyện trở lên) và cơ sở phải được đưa vào kế hoạch. Các ủy ban nhân dân tỉnh phải chỉ đạo các huyện, các cơ sở kinh tế trong tỉnh về vấn đề này; chấm dứt tình trạng hàng hóa chạy loanh quanh, làm rối thị trường, có lợi cho bọn đầu cơ, buôn lậu, đồng thời tiếp tục cải tạo thương nghiệp tư doanh và quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu. Về vấn đề này, anh Diệm đã trình bày, đề nghị các đồng chí lưu ý thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra cho thời gian tới. Đó là những biện pháp cần tiến hành đồng bộ để đấu tranh bình ổn giá cả, chặn đứng tình trạng giá lên cao, kéo giá thị trường tự do xuống. Về một số giá: giá mua sản phẩm cây công nghiệp và chính sách đối với cây công nghiệp, Ủy ban Vật giá Nhà nước sẽ ghi nhận ý kiến của các tỉnh trong cuộc họp này, nghiên cứu sớm trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét và quyết định. 4. Về các mặt hàng bán theo định lượng a) Bán mấy mặt hàng (gạo, thịt, đường, chất đốt, hay nước chấm): tùy theo yêu cầu của địa phương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định bán mặt hàng gì và mấy mặt hàng cho phù hợp, đương nhiên, không nên quá nhiều. b) Bán theo giá nào? Bán theo giá Nhà nước chỉ đạo: - Ở nơi nào có điều kiện về quỹ hàng hóa, cung cầu không bị mất cân đối lớn, thị trường, giá cả tương đối ổn định, thì bán một giá theo giá chỉ đạo của Nhà nước. 32 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế - Ở những nơi nào không có các điều kiện như trên thì bán hai giá: + Bán cho các công nhân, viên chức và các đối tượng chính sách đã được quy định, theo giá Nhà nước chỉ đạo. Nếu vì bán theo giá này mà cơ quan kinh doanh các mặt hàng này bị lỗ thì ngân sách nhà nước bù lỗ, theo tinh thần: đối tượng thuộc Trung ương quản lý thì do ngân sách trung ương bù lỗ; đối tượng thuộc địa phương quản lý thì ngân sách địa phương bù lỗ. + Còn các đối tượng khác: bán theo giá kinh doanh thương nghiệp, Ủy ban Vật giá Nhà nước cần nghiên cứu, hướng dẫn khung giá này cho phù hợp với từng khu vực. + Ở nơi nào bán một giá theo giá kinh doanh thương nghiệp theo giá cao, gọi là “bám sát giá thị trường” thì ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) không bù lỗ. Đối với lực lượng vũ trang, bằng mọi cách bảo đảm cung cấp bằng hiện vật. Giá thanh toán là giá Nhà nước chỉ đạo. Về cách thanh toán, theo đề nghị của một số địa phương, bộ (qua Bộ Quốc phòng hay qua địa phương), đề nghị Bộ Tài chính cùng các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu để thuận tiện cho các ngành và địa phương. 5. Về các mặt hàng nhà nước thống nhất quản lý và độc quyền kinh doanh Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị và của Hội đồng Bộ trưởng đều nhấn mạnh Nhà nước phải thống nhất quản lý, độc quyền kinh doanh lương thực, vật tư cơ bản và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Chúng ta cố gắng làm cho được: lương thực (thóc, gạo, bột mì, ngô, sắn lát khô), thịt lợn 33 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới và trâu bò, thuốc lá, rượu, bia, các vật tư chiến lược (xăng dầu, sắt thép, phân đạm, thuốc trừ sâu, hóa chất cơ bản, ximăng...). Nay chỉ còn lại mấy mặt hàng: vải, xe đạp và phụ tùng, một số đồng chí còn băn khoăn. Vậy mức nên là: Về vải: vải nội và quần áo may sẵn: còn một số ít vải ngoại (do những người đi lao động, học tập ở nước ngoài đưa về, thì thương nghiệp quốc doanh cố gắng tổ chức mạng lưới để thu mua hoặc dùng hình thức ký gửi). Không nên để tư thương kinh doanh các mặt hàng này nữa. Về xe đạp và phụ tùng: Vấn đề này gắn liền với việc sắp xếp lại sản xuất ngành xe đạp. Nhưng để bảo đảm việc cung cấp cho nhân dân, thì thương nghiệp quốc doanh cần vươn lên nắm trọn nguồn hàng các phụ tùng chủ yếu: khung, xích, líp, xăm, lốp, vành, bi... không để tư thương buôn bán các loại này, từ đó mà đấu tranh chống đầu cơ, buôn lậu, gắn chặt với chống tiêu cực trong các ngành kinh tế, chống địch phá hoại. 6. Về các vấn đề tài chính, ngân sách, tiền tệ, tín dụng Trước mắt, chấp hành như nghị quyết đã quy định. Các vấn đề các đồng chí đã tham gia, các ngành tiếp nhận và nghiên cứu quy định sớm. Nhân đây, cũng nhắc các bộ, các ngành ở Trung ương cần sớm ra các văn bản hướng dẫn thi hành, không để các địa phương phải trông chờ, rồi vì yêu cầu thúc bách của tình hình, mà địa phương phải tự quy định. Chúng ta phải có tác phong mới, lề lối làm việc mới trong tình hình đặc biệt hiện nay. Sau cuộc họp này, các bộ, nhất là các bộ cung ứng vật tư cần làm việc ngay với các địa phương, các ngành có liên quan với 34 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế nhau để đáp ứng kịp cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Các bộ, các ngành trung ương, các địa phương cần quan tâm đúng mức đối với Thủ đô Hà Nội trong tình hình hiện nay. Hà Nội cũng tự lực vươn lên khắc phục khó khăn, liên kết liên doanh với các tỉnh theo kế hoạch, theo đúng mục đích và nguyên tắc của Trung ương đề ra. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hồ sơ số 20. 35 PHÁT BIỂU KẾT LUẬN HỘI NGHỊ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 31/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG HỌP TẠI NGHĨA BÌNH Ngày 11, 12 tháng 4 năm 1986 I- Thay mặt Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, tôi hoan nghênh các tỉnh đã nhanh chóng triển khai công việc ngay từ sau khi có Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng. Tôi xin nhấn mạnh lại tính chất của các biện pháp đề ra lần này: đây là những biện pháp cấp bách trong tình hình không bình thường. Không thể đòi hỏi giải quyết ngay những vấn đề cơ bản, hoàn chỉnh, vì hai lẽ: Một là, tình hình đang rất cấp bách; phải chặn đứng ngay giá cả đang biến động, thị trường đang rối ren, nhằm mục tiêu cấp bách là ổn định tình hình, tạo một không khí thuận lợi tiến vào Đại hội Đảng - các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ VI. Hai là, những vấn đề cơ bản, hoàn chỉnh, tuy hết sức cần thiết nhưng phải được nghiên cứu một cách thận trọng, không thể nóng vội. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng ổn định tình hình, lập lại một trật tự tương đối hợp lý, để phân phối 36 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế lưu thông tiến hành thuận lợi, trên cơ sở đó, từng bước bố trí lại, thiết kế lại những khâu trong lĩnh vực phân phối lưu thông. II- Sau đây, tôi xin phát biểu một số vấn đề cụ thể với các đồng chí. 1. Đối với sản xuất Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 31/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã đặt rõ vấn đề: bằng mọi cách, huy động tối đa lực lượng vật tư, nguyên liệu hiện có của tất cả các ngành, các địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp. Đặc biệt chú ý đẩy mạnh sản xuất lương thực và những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân. a) Yêu cầu bức xúc hiện nay là cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, ximăng và các vật tư, nguyên liệu khác cho sản xuất. Nhưng nguồn vật tư nhập về trong quý I/1986 lại thấp: sắt thép 20%; xăng dầu 25%; xút, sôđa: chưa có. Hiện còn đọng ở các nước Đông Âu trên vài chục vạn tấn hàng với trị giá khoảng dăm chục triệu rúp, do chưa có ngoại tệ thuê tàu chuyên chở. Ngoại tệ tư bản thiếu, không đủ nhập phân bón, thuốc trừ sâu, nhập bao cho ximăng, cho phân lân... Chúng ta không có dự trữ; tồn kho lại rất mỏng. - Trong tình hình đặc biệt này, để đẩy mạnh sản xuất, một mặt chúng ta phải đẩy mạnh khai thác các vật tư, nguyên liệu trong nước, thay thế các loại phải nhập khẩu, mặt khác chúng ta cũng phải áp dụng các biện pháp đặc biệt cấp bách để bổ sung nguồn cung ứng vật tư: + Rút từ quỹ hàng tiêu dùng đang bán giá cao; + Huy động các loại vật tư tồn đọng chưa dùng đến, đưa vào sản xuất (cả xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương). 37 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Thực hiện tốt các kế hoạch nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, đồng thời tranh thủ xuất nhập khẩu sang thị trường tư bản để nhập bổ sung kịp thời một số phân bón, thuốc trừ sâu... + Sử dụng tốt nguồn ngoại tệ tư bản hiện có của các ngành, các địa phương, đồng thời tìm nguồn vay thêm ngoại tệ. + Các địa phương trên cơ sở cam kết bảo đảm huy động và giao nộp đủ sản phẩm cho Trung ương theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, được xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, hải sản, lâm sản... để nhập vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu cho người sản xuất (tối đa là 30% số ngoại tệ thu được của địa phương). + Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; giảm định mức tiêu hao vật tư trên một đơn vị sản phẩm. + Tiết kiệm một cách nghiêm ngặt đi đôi với kiên quyết đấu tranh chống ăn cắp, mất mát vật tư và các hiện tượng tiêu cực khác trong mọi khâu, mọi lĩnh vực (cung ứng vận chuyển, bảo quản, sản xuất). + Giảm bớt xây dựng cơ bản, giãn, hoãn hoặc đình chỉ thi công các công trình chưa cần thiết, nhất là các công trình phi sản xuất, để rút ra được một số vật liệu xây dựng (ximăng, sắt xây dựng, tấm lợp, gạch ngói...) đưa vào thu mua nông sản. + Giảm tới mức tối thiểu hoặc đình chỉ hẳn trong một, hai năm việc mua sắm trang bị cho cơ quan nhà nước, đoàn thể, để dành số này thu mua nông sản hoặc bán thu tiền về. Ngoài các biện pháp trên, các địa phương các cơ sở còn có thể tìm thêm các biện pháp khác để tạo nguồn bổ sung vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. 38 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế Trong tình hình hiện nay, tìm thêm và đưa thêm được vật tư, nguyên liệu vào sản xuất và thu mua nông sản..., là biện pháp thiết thực để giữ giá thành sản phẩm, giảm khối lượng tiền tung ra thị trường, và giữ hệ thống giá Nhà nước đã quy định. Từ đó, củng cố dần giá trị đồng tiền. Chúng ta cũng có đề xuất với bạn cho chúng ta nhập bổ sung một số hàng tiêu dùng và nguyên liệu để sản xuất hàng tiêu dùng. Nhưng vấn đề này cũng có khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần thông cảm với khó khăn của đất nước lúc này để cùng nhau khắc phục. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cần soát xét lại các nguồn vật tư có thể có trong năm 1986, điều chỉnh việc cung ứng, tập trung cho các sản phẩm chủ yếu, các cơ sở trọng điểm, các địa phương trọng điểm. Nếu địa phương nào có điều kiện tự lo các vật tư, nguyên liệu để tiếp tục sản xuất, thì Trung ương coi như các địa phương cân đối hộ ngành trung ương. Khi Trung ương điều sản phẩm đi, thì phần sản phẩm tương ứng với vật tư, nguyên liệu Trung ương đưa về sẽ tính theo giá giao do Nhà nước chỉ đạo; phần còn lại sẽ tính theo giá thỏa thuận. Các ngành phải cùng địa phương ký ngay hợp đồng. Đối với vật tư đã phân bổ cho ngành mà đến nay ngành chưa phân bổ cho các địa phương, thì Bộ Vật tư, trên cơ sở nắm tình hình nhu cầu của sản xuất và thu mua đối với từng loại cây con, tạm ứng ngay cho các địa phương, để kịp thời vụ, nhất là những nơi sản xuất tập trung. Chủ tịch tỉnh và ủy ban nhân dân phải chịu trách nhiệm cung ứng đúng theo kế hoạch nhà nước. Khó khăn trước mắt đối với chúng ta là thiếu nhiều thuốc trừ sâu, đang ảnh hưởng lớn đến sản xuất lương thực, cây công nghiệp và nông sản xuất khẩu; trước mắt, địa phương nào có 39 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới ngoại tệ, vay được thì chủ động nhập ngay để đảm bảo an toàn cho cây trồng. Trung ương sẽ thanh toán sau cho các đồng chí. b) Về vấn đề “5 đúng” trong cung ứng vật tư: Chúng ta phải gỡ dần và tìm cách thực hiện. Trước mắt, các ngành cung ứng vật tư phải cố gắng phấn đấu bảo đảm hai đúng, ba đúng rồi tiến đến bốn đúng, năm đúng. Các tỉnh Tây Nguyên đang gặp khó khăn lớn trong vấn đề được cung ứng vật tư theo giá Nhà nước quy định, vì địa phương phải tự đi vận chuyển lấy vật tư quá xa. Các ngành cung ứng vật tư cần bàn bạc với Bộ Giao thông vận tải để bảo đảm cung ứng vật tư tại địa điểm quy định trong bảng giá. Nếu để cơ sở phải tự đi vận chuyển từ xa, thì cơ quan cung ứng phải trừ lùi giá giao các chi phí vận tải (bao gồm chi phí bốc xếp, phí vận chuyển, hao hụt trong vận chuyển...) hợp lý và hợp lệ (như đồng chí Phan Văn Tiệm, quyền Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước đã trình bày). Phải chống cho được các hiện tượng tiêu cực, các phí “lót tay”. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cùng các ngành có liên quan nghiên cứu việc tập trung đầu mối quản lý và cung ứng vật tư, hiện đang quá phân tán. c) Đối với loại vật tư do địa phương tự khai thác hoặc nhập khẩu, nếu vì phải bán theo giá của Trung ương quy định mà bị lỗ thì có thể bù lỗ bằng nhiều cách, như đồng chí Phan Văn Tiệm đã trình bày với các đồng chí. Ủy ban Vật giá Nhà nước cần sớm cùng Bộ Tài chính ra văn bản hướng dẫn vấn đề này. 2. Về vấn đề nắm nguồn hàng và phân phối hàng Lực lượng hàng hóa nắm trong tay Nhà nước đang rất mỏng. Phải hết sức quan tâm nắm hàng, cả hàng nông sản (trước hết là lương thực) và hàng công nghiệp. Kết hợp việc giáo dục tinh thần 40 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vận động, thuyết phục, với việc ký kết hợp đồng kinh tế hai chiều với người sản xuất (tập thể và cá thể). Vận dụng linh hoạt các hình thức “bán trước, mua sau” hoặc “mua trước, bán sau”, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ công nông liên minh. Hợp đồng kinh tế hai chiều là một biện pháp vừa thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa lưu thông hàng hóa một cách có kế hoạch, bảo đảm cho người sản xuất yên tâm; không phải là hình thức hàng đổi hàng, cũng không phải là hình thức kê hàng, độn hàng để giữ giá. Cho nên phải mở rộng hợp đồng kinh tế hai chiều, thu hẹp diện mua bán theo giá thỏa thuận bằng tiền. Qua hợp đồng kinh tế hai chiều mà đưa hàng đến tay người tiêu dùng: bán theo yêu cầu chính đáng và hợp lý cho người sản xuất, thông qua mạng lưới hợp tác xã hoặc liên tập đoàn sản xuất với cơ cấu nông, công, thương, tín ở nông thôn. Đối với thành thị, cũng phải tổ chức mạng lưới phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong tình hình hàng hóa có hạn, cần tăng cường tuyên truyền giải thích để mọi người cùng tự giác góp sức với Nhà nước khắc phục các khó khăn. Phải đưa việc liên doanh, liên kết vào kế hoạch. Các quận, huyện đi liên doanh, liên kết với các quận, huyện hoặc địa phương khác ngoài tỉnh, phải được sự đồng ý của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán. Địa phương nào sản xuất loại hàng gì thì có quyền và trách nhiệm quản lý việc tổ chức, thu mua và tiêu thụ sản phẩm đó theo kế hoạch trên giao; các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành muốn được 41 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới nhận hàng hóa trực tiếp tại nơi sản xuất cũng phải có kế hoạch và hợp đồng với địa phương và phải chịu sự quản lý, kiểm soát về nguồn hàng, địa bàn mua, giá cả, phương thức mua bán của chính quyền địa phương sở tại cấp tỉnh và huyện (nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu có giá trị: tiêu, cà phê, tôm, trầm, sắn lát khô...). Các ủy ban nhân dân địa phương phải phát huy và làm tốt chức năng quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ, ngăn chặn những đơn vị địa phương vi phạm kỷ luật về quản lý thị trường, về giá cả, nhất là trong thời vụ thu hoạch sản phẩm xuất khẩu có giá trị, ở một số vùng trọng điểm (vùng sản xuất tập trung hồ tiêu, cà phê, trầm hương...). Phải thống nhất hành động trong khu vực, coi đây là một biện pháp cực kỳ quan trọng để lập lại trật tự về thị trường và giá cả. 3. Về giá cả Vấn đề lớn hiện nay là mặt bằng giá cả đang còn rất gồ ghề và đang biến động. Đúng ra, phải nghiên cứu, điều chỉnh để hình thành một mặt bằng giá mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong chặng đường hiện nay. Song đây là việc phức tạp vì giá cả là một vấn đề tổng hợp, phản ánh các mối quan hệ lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hình thành một mặt bằng giá mới, không thể giản đơn, nóng vội. Trong tình hình trước mắt, không thể để cho giá cả đột biến, mà phải chặn đứng lại, đấu tranh kéo giá thị trường tự do xuống; tiến hành điều chỉnh từng bước một cách hết sức thận trọng, cho phù hợp với tình hình sản xuất và phân phối lưu thông. Chúng ta lấy giá lúa làm chuẩn, tức là lấy đó làm chỗ dựa để sắp đặt các mối quan hệ tỷ giá công - nông theo giá lúa; do đó phải phấn đấu 42 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế giữ cho được giá thu mua lúa do Bộ Chính trị đã quyết định và các khung giá thu mua lúa do Hội đồng Bộ trưởng quyết định cho vụ mùa và vụ đông xuân 1985 - 1986 ở từng khu vực. Đưa vật tư hàng hóa vào hợp đồng hai chiều với một giá mà Nhà nước buộc phải tự ép xuống cũng là nhằm giữ cho được giá lúa. Về một số giá cụ thể, đồng chí Phan Văn Tiệm đã trình bày với các đồng chí, tôi chỉ nói thêm về một số ít mặt hàng thiết yếu bán bảo hiểm theo định lượng để bảo đảm một phần tiền lương thực tế cho công nhân, viên chức, trong lúc này: - Mặt hàng: Tùy theo từng địa phương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định cho thích hợp: gạo, thịt, đường, nước chấm, chất đốt. Có thể là một, hai hay ba mặt hàng, song cũng không nên nhiều quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước nếu phải bù lỗ. Cũng không nhất thiết địa phương nào cũng bán định lượng như nhau và mặt hàng như nhau. Bán theo giá nào? Nghị quyết số 31/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã chỉ rõ: Ở những nơi có điều kiện về quỹ hàng và thị trường tương đối ổn định thì thi hành cơ chế một giá theo giá chỉ đạo của Nhà nước. Ở những nơi mà tình hình cung - cầu đang căng thẳng, giá cả thị trường đang biến động mạnh thì trước mắt tạm thời áp dụng cơ chế hai giá: Giá cung ứng theo định lượng (quy định một cách giản đơn, không phải như chế độ tem phiếu trước kia) cho công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và những người có quan hệ hợp đồng kinh tế với Nhà nước, theo giá chỉ đạo của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương quyết định và được giữ ổn định trong từng thời gian, từng khu vực. Nếu với giá bán này, cơ quan kinh doanh thương nghiệp thực tế bị lỗ, thì sẽ được ngân sách 43 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới nhà nước bù lỗ. Nói một cách cụ thể hơn, ngân sách trung ương bù lỗ cho các đối tượng do Trung ương quản lý; ngân sách địa phương bù lỗ cho các đối tượng do địa phương quản lý. Nếu địa phương nào bán theo giá kinh doanh thương nghiệp thì ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) không bù lỗ. Giá kinh doanh thương nghiệp bán cho các đối tượng khác. Dù bán một giá hay hai giá, cũng phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền. Đối với các lực lượng vũ trang, phải phấn đấu bảo đảm cung cấp hiện vật. 4. Về xuất nhập khẩu a) Chúng ta đều đã rõ ý nghĩa cực kỳ quan trọng của xuất khẩu. Các tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, có những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, có thể xuất thêm, ngoài nghĩa vụ đã giao trong chỉ tiêu kế hoạch. Đề nghị cố gắng giao thêm cho Trung ương để Trung ương có thể bảo đảm thật tốt nghĩa vụ đã cam kết với các nước anh em. Ví dụ: Bình Trị Thiên: kế hoạch giao 150 tấn tiêu, có thể mua thêm 50 tấn nữa. Quảng Nam - Đà Nẵng: kế hoạch giao 300 tấn quế, có thể thêm 50 tấn, kế hoạch giao 5 tấn tơ tằm, nên thêm 10 tấn. Nghĩa Bình: kế hoạch 250 tấn quế, có thể thêm 50 tấn. Ngoài ra, có thể thêm gỗ, xơ dừa; và tổ chức chế biến thịt bò để xuất cho Liên Xô. Phú Khánh: có thể khai thác thêm các loại đặc sản như cá ngựa, cá chình, trầm kỳ... Thuận Hải: có thể thêm hạt điều xuất cho Ấn Độ vì ta cần trả nợ cũ và vay thêm... 44 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế Đắk Lắk, Lâm Đồng đều có thể huy động thêm cà phê (kế hoạch giao Đắk Lắk 4.000 tấn, Lâm Đồng 700 tấn, mới chỉ bằng 70 - 80% sản lượng). b) Về các mặt hàng nhập khẩu, trong lần họp trước, tôi đã nêu lên những nguyên tắc chung, đề nghị các tỉnh làm đơn hàng để Bộ Ngoại thương cấp giấy phép cụ thể. 5. Về tiếp tục cải tạo công thương nghiệp tư doanh và quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu Thời gian gần đây, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa có phần bị buông lơi, nay cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác này, gắn liền với việc chống các hiện tượng tiêu cực trong nội bộ kinh tế xã hội chủ nghĩa với công tác chống địch phá hoại. Chúng ta phải hết sức đề cao cảnh giác; bọn địch đang lợi dụng mọi sơ hở, thiếu sót của ta để tăng cường phá hoại ta. Tiếp tục tổ chức và sắp xếp lại thị trường; thực hiện Nhà nước thống nhất quản lý, độc quyền kinh doanh lương thực, các vật tư chiến lược và hàng tiêu dùng thiết yếu, trước hết là lương thực, thịt, thuốc lá, bia, rượu, tân dược, vải... Phú Khánh có đề nghị lập 1 trạm kiểm soát liên ngành cố định trên đường 21. Các ngành có trách nhiệm (Ban Chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Nội thương...) nghiên cứu và trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định sớm. 6. Các vấn đề khác Tài chính, ngân sách, tiền tệ, tín dụng: các ngành tài chính và ngân hàng tiếp nhận các ý kiến của Hội nghị tham góp nghiên cứu, bổ sung các quy định hiện hành, trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét và quyết định. 45 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Triển khai Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 31/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng là một công tác trung tâm đột xuất trong cả năm 1986, đặc biệt là trong 6 tháng trước mắt. Các đồng chí về báo cáo với Thường vụ Tỉnh ủy, với Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh rồi khẩn trương thực hiện các chủ trương và biện pháp cấp bách đã được quy định trong các nghị quyết trên. Điều quyết định thắng lợi là sự nhất trí cao từ trên xuống dưới. Chúng ta nói và làm theo nghị quyết, các địa phương cần phát huy các thế mạnh của mình, để cùng nhau khắc phục khó khăn, sớm đưa tình hình trở lại bình thường. Chúc các đồng chí đạt nhiều thắng lợi trong việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hồ sơ số 20. 46 PHÁT BIỂU KẾT LUẬN HỘI NGHỊ CÁC TỈNH NAM BỘ BÀN VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngày 01, 02 tháng 5 năm 1986 Hội nghị chúng ta có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong một tháng qua; bàn việc tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Hội nghị đã tiến hành với tinh thần xem xét thực tế, ngoài những việc làm được còn nêu hết các khó khăn tồn tại để bàn các biện pháp khắc phục. Do đó, kết quả lớn của hội nghị là chúng ta đã nắm chắc hơn diễn biến của tình hình, khẳng định các chủ trương của Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng và thống nhất ý kiến về các biện pháp trong thời gian tới. Để kết luận hội nghị, tôi xin phát biểu ý kiến về 3 vấn đề sau đây: 1. Đánh giá tình hình. 2. Một số điểm cần nhấn mạnh thêm về tư tưởng chỉ đạo. 3. Những việc cần làm tiếp. 47 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới I- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG TRONG MỘT THÁNG QUA A. Đối với sản xuất 1. Đã tập trung thêm vật tư đưa vào sản xuất và thu mua a) Ngoài chỉ tiêu về vật tư mà kế hoạch nhà nước đã phân bổ, đã điều động bổ sung một số vật tư, hàng hóa. - Bộ Lâm nghiệp đã cải tiến việc cung ứng, quy định cho những địa phương tiêu thụ được trực tiếp ký kết và nhận gỗ thẳng ở những tỉnh có rừng theo kế hoạch phân bổ; đồng thời tổ chức chiến dịch vận chuyển gỗ, cố gắng xong trước mùa mưa. - Bộ Vật tư quy định một số điểm cải tiến cung ứng vật tư (đơn vị tiêu thụ được chọn đơn vị cung ứng và địa điểm giao); công ty vật tư tỉnh được nhận đại lý mua bán các vật tư khác do tỉnh giao; điều chỉnh lại mức chiết khấu lưu thông vật tư. - Bộ Xây dựng có một số quy định mới về mức chiết khấu lưu thông ximăng đối với từng nơi; quy định chi phí được thanh toán về đóng bao đối với ximăng. b) Bộ Ngoại thương đã tích cực giải quyết các yêu cầu của địa phương tranh thủ nhập khẩu bổ sung vật tư và một số đã về (phân bón, ximăng). c) Một số địa phương giảm, hoãn xây dựng cơ bản, rút ra được một số vật tư... Tuy vậy, triển khai còn chậm, không kịp thời vụ sản xuất và thu mua. - Phân bón và thuốc trừ sâu còn thiếu nhiều (riêng phân bón mới đạt 35% yêu cầu cho vụ hè thu và mùa sớm). 48 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế - Địa phương còn lo ngại thiếu hàng và thực hiện 5 đúng; giá cả chưa bảo đảm đúng; mất mát hư hao trong vận chuyển còn nhiều. 2. Các địa phương đều có chú trọng cải tiến quản lý trong các xí nghiệp công nghiệp, giảm bớt số nhân viên gián tiếp. Trung ương đã ban hành nghị quyết (dự thảo) về bảo đảm quyền chủ động sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở. Chắc rằng những việc này sẽ có tác dụng tốt đẩy mạnh sản xuất và phân phối lưu thông trong thời gian tới. B. Về nắm hàng và phân phối hàng 1. Nhìn chung, các tỉnh có tích cực chỉ đạo lập lại trật tự kinh doanh trên thị trường, cố gắng nắm hàng lương thực, nông sản, hàng công nghiệp tiêu dùng, giảm bớt tình trạng tranh mua, tranh bán. Đã cố gắng tập trung lực lượng cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, đưa vào phân phối có tổ chức, theo định lượng. Tuy vậy, nắm hàng tiểu thủ công còn nhiều khó khăn (như Thành phố Hồ Chí Minh, hàng tư sản tự tiêu của tiểu thủ công nghiệp chiếm đến 20 - 30% khối lượng sản xuất). Mức nắm hàng lương thực, thực phẩm còn quá thấp, nổi bật là thóc, thịt heo, đường. Trong việc phân phối hàng công nghiệp về cho nông dân cũng còn những trường hợp hàng chưa đến người tiêu dùng theo giá Nhà nước quy định; nông dân phải mua với giá cao hơn nhiều (kể cả phân bón, thuốc trừ sâu, ximăng, đồ nhôm, v.v.). Quản lý thị trường bị buông lỏng: ở một số nơi, thị trường thịt lợn bị bỏ trống; thương nghiệp xã hội chủ nghĩa không có hàng 49 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới bán tham gia quản lý thị trường; tiểu thương phát triển; buôn lậu, đầu cơ chưa giảm. 2. Về xuất nhập khẩu, đã chấn chỉnh một bước việc mua hàng xuất khẩu, giảm được một phần tranh mua, tranh bán. Giá hàng sản phẩm xuất khẩu (tôm, tiêu...) đã có chiều hướng giảm xuống. Đã nhập khẩu bổ sung một số hàng về và đã đưa một số vào sản xuất, thu mua. 3. Về giá cả, đã một bước kìm được giá trong thị trường có tổ chức, nhờ vậy, đã hạn chế một phần được giá thị trường tự do (ví dụ: giá thị trường tự do còn tăng, nhưng tốc độ chậm lại: trước đây mỗi tháng tăng 25 - 30%, nay tháng 4 so với tháng 3/1986 còn 16%). Nhưng xu hướng giá cả vẫn còn lên; giá một số mặt hàng thiết yếu vẫn lên cao trong tháng 4 như: lương thực, thịt lợn, đường, bột ngọt, ximăng... 4. Về tài chính, ngân hàng: các địa phương đều có ý thức tăng thu, giảm chi, nhưng vẫn còn mất cân đối lớn: thất thu thuế công thương còn nhiều; thu thuế nông nghiệp còn quá chậm (đến 20/4 mới thu được 30% mức thuế vụ đông xuân); thu nợ cũ chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, bội chi ngân sách và tiền mặt đang còn rất lớn: quý I/1986, các tỉnh miền Nam bội chi bằng 62% cả nước. Riêng tháng 4, đã bội chi bằng 75% kế hoạch của cả quý II/1986. Các biện pháp về thu tiền mặt chưa được triển khai mạnh: thu tiền mặt từ bán hàng rất thấp; biện pháp về huy động tiền mặt như bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm mới triển khai, một số địa phương thấy là chưa đủ mức bảo hiểm, chưa mang lại kết quả bao nhiêu; về công trái chưa triển khai; các đơn vị giữ tiền “tọa chi” quá mức (ở Thành phố Hồ Chí Minh, kiểm tra 1.040 đơn vị 50 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế trung ương và địa phương, số tiền mặt do các đơn vị giữ lại để chi lên tới trên 2 tỉ trong tổng số tiền mặt chi ra là trên 3 tỉ); các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng chưa được tích cực áp dụng. Nhìn chung lại, thời gian còn ngắn, cung cách làm việc còn nhiều trục trặc, bộ máy chuyển động chưa đồng bộ, ăn khớp... Chúng ta đạt được một số kết quả bước đầu, đó là điều đáng khích lệ. Hoan nghênh sự cố gắng chung của các địa phương và các ngành; mỗi cố gắng trong lúc này đều rất có ý nghĩa đối với tình hình chung hiện nay. Song, khó khăn còn nhiều; đặc biệt là về giá cả, thị trường đang có những diễn biến phức tạp và chưa ổn định. II- MỘT SỐ ĐIỂM CẦN NHẤN MẠNH THÊM VỀ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO Chúng ta khẳng định Nghị quyết Trung ương 8 cùng với các Nghị quyết số 28-NQ/TW, số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và các nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng đã khẳng định tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong quá trình thực hiện, chúng ta tiếp tục quán triệt thêm từng bước các nghị quyết của Đảng, nhất trí kết luận cuộc hội nghị lần trước (ngày 30 - 31/3/1986, cũng tại đây); đó là sự vận dụng nghị quyết trong tình hình cụ thể. Qua thực tiễn chỉ đạo thực hiện, chúng ta khẳng định 4 điểm: Một là, nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng đã cụ thể hóa nghị quyết của Bộ Chính trị. Hai là, không chủ trương kéo tất cả các giá trở lại giá quy định thi hành từ ngày 01/10/1985, bởi vì lúc đó cũng mới chỉ quy định một số giá, mặt bằng còn rất gồ ghề, tình hình cung cầu ngày nay đã khác lúc đó... 51 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Ba là, tuy vậy, phải phấn đấu giữ một số giá như giá cung ứng vật tư cơ bản, giá mua thóc, bởi vì nếu không neo chặt các loại đó thì các giá khác sẽ bung ra hết. Bốn là, trong thực tế, khi ban hành tiếp các giá thuộc thẩm quyền Hội đồng Bộ trưởng, đã có xem xét tình hình thực tế mà định mức giá một cách thích hợp (ví dụ giá chuẩn của 1 mét vải trước định 9 đồng, trong thực tế các địa phương đều bán 16 đồng, đến 20 đồng, nay quy định 14 đồng, tức là kéo giá đã hình thành xuống một mức). Có một số đồng chí có ý kiến là: đồng ý các quan hệ tỷ giá giữa nông sản phẩm và công nghiệp phẩm và lấy giá mua thóc làm chuẩn, song lại muốn xem lại mức giá mua thóc. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Vừa qua, sở dĩ phải chốt giá mua thóc là vì phải lấy đó là chỗ dựa mà tính toán các tỷ giá, các mức giá khác; nếu giá mua thóc thay đổi, tức là thay đổi toàn bộ mặt bằng giá; điều này cần được bàn kỹ. Tuy vậy, cũng cần có thời gian bình tĩnh lại, tính lại giá thành lúa (cũng như các loại nông sản khác) để xác định một mặt bằng giá mới hợp lý hơn. Việc này cần nghiên cứu một cách thận trọng, toàn diện, vì giá là biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ lớn về kinh tế - xã hội. Về vấn đề này, trong bài kết luận hội nghị ngày 30/3/1985 tại đây, tôi đã có đề cập (bài kết luận này đã gửi đến các đồng chí). Đến nay, qua thực tế, chúng ta tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện đúng đắn Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị là: “đấu tranh bình ổn vật giá, kiểm soát và chi phối giá cả trên thị trường xã hội, chặn đứng tình trạng giá lên cao đột biến, không bị động chạy theo thị trường tự do”. 52 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế Muốn vậy, phải tiếp tục thực hiện các chủ trương và biện pháp đặc biệt, cấp bách như các Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định. Cần nhấn mạnh rằng: trong tình hình hiện nay, phải cố gắng chịu khó, chịu khổ, có những biện pháp giao thời, quá độ. Nếu không chấp nhận những biện pháp cần thiết, song có khó khăn, muốn dùng các biện pháp bình thường, làm ăn thoải mái, dễ dãi, thì không thể ổn định được tình hình. Dưới đây tôi sẽ đi sâu vào một số việc cụ thể cần làm tiếp. III- NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TIẾP A. Đối với sản xuất - Tiếp tục cân đối vật tư trên từng địa bàn; Trung ương và địa phương cùng lo. Các tỉnh ký ngay hợp đồng theo kế hoạch đã phân bổ; trong đó ghi rõ: số lượng, lấy ở đâu, và thời gian lấy. Các ngành trung ương có quỹ vật tư, hàng hóa thu mua lương thực, nông sản, thực phẩm, hàng xuất khẩu, cần tập trung giao cho tỉnh; chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tùy thời vụ của từng loại nông sản mà đưa vật tư vào thu mua, vào đầu tư cho sản xuất. - Tập trung vật tư cho thu mua lương thực, sản phẩm chủ yếu, vùng sản xuất tập trung (qua hợp đồng 2 chiều) trong đó có một phần tiền mặt. - Chú ý cung cấp vật tư cho tiểu, thủ công nghiệp. - Dành một phần vật tư bán lẻ cho nhu cầu của người tiêu dùng theo giá quy định. Trong trường hợp Trung ương lo chưa kịp (ví dụ thuốc trừ sâu) mà địa phương có ngoại tệ, ứng ra nhập để bảo đảm gấp các nhu cầu, thì Trung ương sẽ: 53 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới + Trả lại địa phương sau. + Khi điều hàng đi, thì phần có vật tư của Trung ương, sẽ tính theo giá chỉ đạo; phần còn lại, tính theo giá thỏa thuận. + Hoặc Trung ương xét giảm bớt phần giao nộp sản phẩm của địa phương cho Trung ương. Các địa phương mạnh dạn nhận ứng trước lương thực, nông sản và trả vật tư sau cho nông dân. B. Về nắm hàng và phân phối hàng 1. Cần xử lý linh hoạt các biện pháp để nắm hàng: qua hợp đồng 2 chiều và mua theo giá thỏa thuận. Hợp đồng 2 chiều: có mặt tích cực, nhưng cũng có mặt tiêu cực, như các đồng chí phát biểu. Hợp đồng 2 chiều là một hình thức trao đổi hàng hóa giữa Nhà nước với nông dân một cách có kế hoạch, có tổ chức về sản xuất cũng như về phân phối lưu thông, trước hết là nhằm hướng dẫn, giúp đỡ nông dân sản xuất theo kế hoạch nhà nước. Do đó, hợp đồng hai chiều phải bắt đầu ngay từ khâu sản xuất, không phải là đợi đến khi thu mua mới ký hợp đồng để mua. Cách làm như hiện nay rất dễ dẫn đến hiểu như là “hàng đổi hàng”, “kê giá, độn giá” để mua lương thực và các loại nông sản. Trong thực tế, người nông dân cũng tính toán đến giá cả các loại vật tư, hàng hóa trong hợp đồng để cân nhắc khi bán lương thực, nông sản cho Nhà nước. Đáng chú ý là: - Hàng của ta không đủ. - Vật tư đưa vào hợp đồng 2 chiều tập trung quá mức sẽ ảnh hưởng đến phần vật tư cho sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. 54 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế - Không đủ lượng hàng hóa tiêu dùng để bán bình thường trên thị trường. Do vậy, một mặt tích cực đưa vào hợp đồng, mặt khác mua theo giá thỏa thuận. - Về giá mua lúa: Một số địa phương kiến nghị điều chỉnh lại giá thu mua lúa theo giá thỏa thuận khoảng từ 4 đồng - 4 đồng 50 - 5 đồng. Tôi cho là hợp lý, vì với mức ấy mới bảo đảm được chi phí sản xuất hợp lý và 40% lãi cho người sản xuất. Song hiện nay vẫn phải ráng giữ, đợi xin ý kiến của Bộ Chính trị. Giá mua heo: cần tính toán để vừa mua được heo cho nhu cầu hiện nay vừa phải duy trì đàn heo. Do vậy: - Một mặt, tích cực đầu tư thức ăn, đối lưu vật tư, hàng tiêu dùng. - Mặt khác, mua theo giá thỏa thuận theo các đồng chí tính toán, thì: + Ở các tỉnh sông Hậu, mua 30 - 32 đồng. + Ở các tỉnh vùng giữa, mua 32 - 35 đồng. + Ở các tỉnh sông Tiền, mua 35 - 38 đồng. Như vậy, giá giao về Thành phố Hồ Chí Minh loại 80 kg trở lên sẽ bình quân khoảng 40 đồng/kg. Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa cố gắng tính toán kinh doanh để bù đắp phần bán cho cán bộ, nếu có bị hụt phần nào thì bù (Thành phố hứa sẽ tự bù đắp được, không phải xin ngân sách nhà nước bù). Giá mua đường kết tinh: Đường hiện nay đang rất căng thẳng. Kế hoạch mua 1986 là 4 vạn rưỡi tấn, qua 4 tháng mới mua được 1.600 tấn. Dự tính có thể mua khoảng 1 vạn rưỡi đến 2 vạn tấn nữa (tập trung ở các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh, Bến Tre, Hậu Giang, Tây Ninh). Cũng phải giải quyết bằng hai cách: 55 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới - Một mặt, đối lưu bằng hàng hai chiều: urê, sắt, thép, xăng dầu, dầu hôi, gỗ... - Mặt khác, mua theo giá thỏa thuận. Có thể mua đường kết tinh 28 - 32 đồng/kg (có hỗ trợ một số hàng tiêu dùng). Giá giao sẽ vào khoảng 32 - 34 đồng và khi bán có thể bán 2 giá: cho cán bộ, lực lượng vũ trang 18 đồng/kg và giá kinh doanh thương nghiệp khoảng 40 đồng/kg đường cát kết tinh loại 1. Nếu các đồng chí đồng ý với giá đó thì chúng ta sẽ cùng chịu trách nhiệm tập thể và thực hiện ngay. Điều cần nhấn mạnh là phải quản lý chặt chẽ thị trường, nếu không thì với giá đó cũng khó mua, nhất là đối với mặt hàng thời vụ, như đường. Một số đồng chí lo ngại rằng mua theo giá thỏa thuận, phải phát hành thêm tiền. Không phải, đây là hàng kinh doanh luân chuyển nhanh (kể cả lợn, đường), chi ra và thu tiền về nhanh. Như Tiền Giang đề nghị: đồng ý giao toàn bộ quỹ vật tư, hàng hóa để thu mua cho tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chủ động điều hòa cho việc mua các loại hàng hóa một cách linh hoạt. (Ví dụ: hàng tiêu dùng để mua lợn, có thể bán theo giá kinh doanh, rồi mua lợn theo giá thỏa thuận). Ngoài ra, xin các đồng chí chú ý tích cực chuẩn bị vật tư, hàng hóa cho việc mua các loại đậu, đỗ... trong thời vụ sắp tới. 2. Về phân phối hàng Phân ba quỹ và xác định giá với phương thức bán thích hợp với từng loại quỹ: - Quỹ hàng hóa cho công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang: cố gắng đảm bảo theo định lượng đã công bố, ổn định giá bán lẻ trong một thời gian nhất định, theo giá Nhà nước chỉ đạo. Đối với các lực lượng vũ trang, bảo đảm hiện vật. Đối với lương thực: không nên rút tiêu chuẩn định lượng trong lúc này. Bán hàng bảo hiểm, không phải bao cấp. 56 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế - Quỹ vật tư, hàng hóa cho hợp đồng hai chiều. - Quỹ hàng hóa bán theo giá kinh doanh thương nghiệp: theo giá mua được bán được, đấu tranh kéo giá thị trường tự do rơi xuống. Chú ý thêm hàng cho Vũng Tàu. 3. Về cải tạo và quản lý thị trường - Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này: để bảo đảm tiền lương thực tế cho công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang. - Sông Bé đề nghị lập trạm kiểm soát ở Bù Đăng; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sẽ quyết định cụ thể sau khi Bộ Nội vụ và Ban Quản lý thị trường Trung ương có ý kiến. Cần nói rõ: giảm trạm kiểm soát không cần thiết, song phải tăng cường nghiệp vụ quản lý tận gốc, còn trên đường vận chuyển thì vẫn phải có những biện pháp quản lý chặt, đồng thời tránh gây khó khăn, phiền phức cho lưu thông hàng hóa. C. Về giá 1. Chấp hành các quyết định giá của Trung ương đã ban hành: giữ giá lúa chuẩn do Bộ Chính trị quy định và các khung giá mua lúa trong hợp đồng hai chiều do Hội đồng Bộ trưởng quy định cho từng khu vực. Về giá mua lúa thỏa thuận: các đồng chí đề nghị điều chỉnh; Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sẽ xem xét và có quyết định thích hợp. 2. Thực hiện việc công bố giá theo đúng Chỉ thị số 111/CT ngày 25/4/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 3. Một giá hay hai giá - Nếu bán một giá theo giá kinh doanh thương nghiệp thì phải chỉ đạo cơ quan kinh doanh mặt hàng đó lấy phần chênh 57 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới lệch giữa giá kinh doanh thương nghiệp với giá chỉ đạo nhà nước để bù trực tiếp cho các đối tượng được cung cấp theo định lượng và theo giá chỉ đạo của Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ (kể cả của Trung ương và địa phương), ngân sách nhà nước trung ương và địa phương không cấp bù. - Nơi nào cung cầu còn căng thẳng, giá cả thị trường đang biến động mạnh thì có thể tạm thời áp dụng cơ chế hai giá đối với những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu: + Giá bán theo định lượng cho công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang, những người có quan hệ hợp đồng kinh tế hai chiều với Nhà nước, và các đối tượng chính sách. + Giá kinh doanh thương nghiệp bán cho các đối tượng khác (giá này được định trên cơ sở giá thỏa thuận mua ngoài hợp đồng). 4. Ngoài ra, có một số vấn đề cụ thể về giá - Về giá bán lẻ gạo ở Thành phố Hồ Chí Minh: Bộ Lương thực cần giao lương thực cho Thành phố đúng cơ cấu huy động ở các địa phương, để Thành phố có thể bán gạo giá cao ở mức 6 đồng/50kg mà không bị lỗ, xem lại giá bán gạo 8 đồng. - Ủy ban Vật giá Nhà nước nghiên cứu điều chỉnh ngay giá muối ở Vũng Tàu - Côn Đảo. - Ủy ban Vật giá Nhà nước và Bộ Nội thương cần hướng dẫn ngay giá kinh doanh thương nghiệp đối với các mặt hàng. D. Về tài chính, ngân sách - Đẩy mạnh thu thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp. Một số tỉnh đang còn khê đọng thuế nông nghiệp: cần mở một đợt vận động nội thuế cho Nhà nước: - Về 60% thuế điều tiết cho địa phương: đây là phần để lập ngân sách bằng tiền, còn thóc thì phải giao cho Trung ương; địa 58 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế phương không được giữ lại thóc thuế. Hội đồng Bộ trưởng sẽ quy định giá thanh toán cho địa phương. - Bộ Tài chính cần thanh toán cho các lực lượng vũ trang về các khoản nợ đã phát sinh trong 1985 và mới phát sinh theo chế độ trong năm 1986. E. Về ngân hàng, tiền tệ - Các tỉnh cần tự cân đối thu chi tiền mặt; nếu có khó khăn, Trung ương hỗ trợ. - Đối với các địa phương có nhiều hàng hóa cần thu mua, Thành phố Hồ Chí Minh cần nhiều tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước cần bàn bạc với các tỉnh và thành phố để đảm bảo tiền chi lương, chi cho thu mua hàng hóa; đồng thời đẩy mạnh hàng bán ra, thu tiền về. - Tiếp tục nghiên cứu việc bảo hiểm (có hiệu lực) giá trị đồng tiền và lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Lúc này yêu cầu rút tiền mặt, giảm áp lực của đồng tiền đang lưu thông, trở nên hết sức cấp bách. Như các đồng chí Tiền Giang đề nghị, với công nhân, viên chức thì lấy gạo bảo hiểm; đối với nông dân, lấy thóc làm bảo hiểm, đến khi rút tiền ra, cũng phải mua được số lượng thóc như khi gửi. Còn lãi suất sẽ nghiên cứu thêm. - Ngoài ra phải xác định mức tọa chi cho hợp lý, vừa tạo thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, vừa giữ được kỷ luật quản lý tiền mặt. * * * Cuối cùng, xin nhắc thêm một số vấn đề về chỉ đạo thực hiện. - Để kịp thời điều hành việc cung ứng vật tư, hàng hóa cho các tỉnh, như nhiều đồng chí đề nghị, nay xin quyết định rõ thành 59 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới phần tổ chức điều hành gồm có các ngành kế hoạch, vật tư, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, lương thực và Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, do đồng chí Bẩy Máy phụ trách. - Ở các địa phương, cần chỉ đạo một cách tập trung hơn nữa, dồn sức cho các nhiệm vụ chủ yếu. Trước mắt, tập trung mua thóc, thịt lợn, đường. Đề cao kỷ luật giá cả, kỷ luật giao nộp hàng hóa theo kế hoạch. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hồ sơ số 20. 60 PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG 5 NĂM 1986 - 1990 Ngày 15 tháng 12 năm 1986 Thưa các đồng chí, Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội lần thứ VI của Đảng đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý, nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản phẩm xã hội, thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá những thành tựu đạt được trong 5 năm qua, kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế, xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Báo cáo này trình bày những phương hướng và mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm 1986 - 1990, để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 - 1990. 61 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Bước vào 5 năm này, bên cạnh những thành tựu quan trọng về phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật..., tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang còn có khó khăn lớn trên nhiều mặt. Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với yêu cầu và khả năng thực tế. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 không đạt. Hàng triệu lao động chưa có việc làm. Tài nguyên chưa được khai thác tốt. Công suất máy móc, thiết bị sử dụng ở mức thấp. Phân phối, lưu thông rối ren kéo dài, của cải xã hội bị lãng phí nghiêm trọng. Những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chưa giảm bớt, có mặt lại gay gắt hơn. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố. Đời sống công nhân, cán bộ và nhân dân lao động còn nhiều khó khăn. Tiêu cực trong xã hội có những biểu hiện nghiêm trọng. Trong khó khăn chung, đã xuất hiện những nhân tố tích cực mới. Qua thử nghiệm, tìm tòi, ở một số ngành, địa phương và cơ sở đã nảy nở những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khai thác các khả năng để phát triển sản xuất, khắc phục khó khăn trong đời sống. Những mô hình đó được tổng kết sẽ góp phần xác định nội dung cụ thể của phương thức làm ăn mới. Trình độ của đông đảo cán bộ về nhận thức và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, nắm bắt và đi sâu vào thực tiễn được nâng lên. Qua việc lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, lập quy hoạch tổng thể của các huyện, chúng ta hiểu rõ hơn tiềm năng của đất nước để đề ra phương hướng khai thác các tiềm năng đó trong thời gian tới. Hàng trăm công trình lớn, nhiều công trình vừa và nhỏ được xây dựng trong thời gian qua, tuy có những mặt chưa hợp lý, song là những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan trọng. Đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ khoa học kỹ thuật đã được đào tạo không ít. Nhiều kết quả 62 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đã được kết luận. Những cái đó là vốn quý giúp chúng ta giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, xã hội đặt ra trước mắt. Một nhân tố rất quan trọng là chúng ta luôn luôn nhận được sự hợp tác và giúp đỡ to lớn, chí tình, có hiệu quả của Liên Xô và các nước anh em khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, ngày càng đi vào chiều sâu với quy mô sẽ được mở rộng hơn trong 5 năm tới và những năm tiếp theo. Những quan điểm và chủ trương mới về kinh tế - xã hội do Đại hội lần này của Đảng quyết định sẽ chỉ rõ con đường đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khó khăn trước mắt và vững bước tiến lên. Trước những đòi hỏi to lớn, bức xúc của công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế, của đời sống nhân dân, nhất thiết Đảng ta phải vươn lên ngang tầm yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ, thống nhất ý chí và hành động với quyết tâm, nỗ lực và sáng tạo mới. Một mặt, chúng ta phải nhận rõ những nhân tố thuận lợi để phát huy tới mức tối đa; mặt khác, phải thấy hết khó khăn trong những năm trước mắt để xác định các chủ trương và biện pháp phù hợp, bố trí bước đi tích cực nhưng vững chắc. Đất nước ta còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, điều đó đã rõ ràng. Song, muốn khai thác được các tiềm năng đó, ngoài việc xác định đúng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý, phải có vốn đầu tư, vật tư, năng lượng... mà hiện nay và trong thời gian tới vẫn rất có hạn. Việc khắc phục sai lầm về điều chỉnh giá, lương, tiền, việc kiện toàn bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế quản lý mới một cách đồng bộ, tuy cấp bách, nhưng cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Đó là điều cần thấy trước. 63 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Thưa các đồng chí, Báo cáo chính trị đã xác định các mục tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh, tất cả nhằm ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Thực hiện những mục tiêu đó, phải kết hợp đồng bộ cả ba mặt: sắp xếp, cải tạo và phát triển với những nội dung cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng địa phương và cơ sở. Như vậy, ổn định không phải là hạn chế các hoạt động kinh tế, mà là một quá trình vận động tiến lên, vừa phát triển, vừa điều chỉnh các quan hệ tỷ lệ của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề lớn nhất hiện nay là sắp xếp, bố trí lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế phù hợp với phương hướng, mục tiêu của những năm trước mắt, phù hợp với khả năng thực tế của nước ta và sự phân công, hợp tác quốc tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc, với nhịp độ nhanh. Trong những năm tới, chúng ta thật sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Công nghiệp nặng, trong bước này, hướng trước hết và chủ yếu vào phục vụ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ với quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp. Theo hướng đó, nhất thiết phải sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, bố trí hợp lý quan hệ giữa 64 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế tích luỹ và tiêu dùng, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nhằm khai thác mọi khả năng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và mở mang dịch vụ. Chúng ta khẳng định một nhân tố tăng trưởng kinh tế cực kỳ quan trọng là ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật, nhất là những thành tựu về sinh học, về giống cây trồng và vật nuôi, về đổi mới công nghệ và ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, nhằm tiêu hao ít năng lượng, nguyên liệu, tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới từ nguyên liệu trong nước, nâng cao chất lượng sản phẩm... Tiết kiệm là chính sách lớn phải được thực hiện trong tất cả các hoạt động sản xuất, xây dựng và tiêu dùng xã hội. Chống xa hoa lãng phí, phô trương, hình thức trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp và hợp tác xã. Nêu cao lối sống giản dị, lành mạnh, dùng hàng trong nước sản xuất, không chạy theo những thị hiếu tiêu dùng vượt quá khả năng của nền kinh tế. Để tháo gỡ khó khăn, tạo ra động lực mới, phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với nội dung chủ yếu là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, sửa đổi các chính sách đòn bẩy kinh tế, hình thành cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thiết lập trật tự, kỷ cương. Khâu quyết định là bố trí đúng cán bộ, kiện toàn bộ máy quản lý, đổi mới phong cách và lề lối làm việc phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý. Đi đôi với công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế, chúng ta phải triển khai tích cực, kiên quyết và bền bỉ các hoạt động về phát triển xã hội, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, 65 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới chống các hiện tượng tiêu cực, nhất là tệ tham nhũng, hối lộ, đầu cơ, trục lợi, thiết lập công bằng xã hội. Trong khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, chúng ta luôn luôn coi trọng bảo đảm các nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh, trước hết là nhu cầu thường xuyên về đời sống và các hoạt động khác của lực lượng vũ trang; tổ chức tốt hơn hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội, góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng và kinh tế, tự bảo đảm một phần nhu cầu của lực lượng vũ trang, góp thêm hàng hóa cho tiêu dùng xã hội và xuất khẩu. Dưới đây, xin trình bày một số phương hướng và mục tiêu chủ yếu. I- BA CHƯƠNG TRÌNH LỚN: LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM, HÀNG TIÊU DÙNG, HÀNG XUẤT KHẨU Thưa các đồng chí, Báo cáo chính trị đề ra ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau, là cơ sở và tiền đề cho nhau. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng là những điều kiện vật chất quan trọng nhất để ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; xuất khẩu là một yếu tố có ý nghĩa quyết định để thực hiện hai chương trình đó và các hoạt động kinh tế khác. Ba chương trình lớn là cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong 5 năm 1986 - 1990, không những có ý nghĩa sống còn trong tình hình trước mắt, mà còn là những điều kiện ban đầu không thể thiếu được để triển khai công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Để thực hiện ba chương trình đó, cần động viên và tập trung cao độ mọi khả năng của nền 66 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế kinh tế quốc dân. Các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội khác cũng như tất cả các địa phương đều phải dồn mọi lực lượng vật chất, sự lãnh đạo và chỉ đạo trước hết cho ba chương trình này, kiên quyết đình, hoãn những nhu cầu khác chưa thật cấp bách. Phục vụ và bảo đảm thắng lợi cho ba chương trình là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của tất cả các ngành và các địa phương trong cả nước. 1. Lương thực - thực phẩm Trong bước đi hiện nay, nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta chứa đựng những tiềm năng to lớn và có vị trí cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, giải phóng năng lực sản xuất, trước hết và chủ yếu là giải phóng năng lực sản xuất của hàng chục triệu lao động với hàng triệu hécta đất đai trong nền nông nghiệp nhiệt đới này. Những năm qua, nông nghiệp nước ta đã có chuyển biến, đạt được một số thành tựu quan trọng, nhất là về sản xuất lương thực và tạo ra một số vùng chuyên canh cây công nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng lương thực tăng không đều và chưa vững chắc; diện tích cây công nghiệp tăng chậm, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày; chưa gắn việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến; lao động, đất đai, rừng, biển chưa được sử dụng tốt... Đó là do nhận thức về nông nghiệp chưa toàn diện, trong đó lương thực, thực phẩm là trọng tâm số một, chưa được thấu suốt đầy đủ. Đầu tư và nhất là các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp chưa được giải quyết thỏa đáng. Hiện nay, chúng ta còn khoảng 2 triệu hécta đất nông nghiệp chưa được khai thác, hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, 8 triệu hécta đất trống đồi trọc chưa được phủ xanh, hàng chục vạn hécta mặt nước có 67 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới khả năng nuôi trồng thủy sản cùng với vùng biển rộng lớn có tiềm năng kinh tế phong phú, có nhiều ngư trường quan trọng chưa được khai thác tốt, hàng triệu lao động có khả năng mở mang ngành nghề chưa được sử dụng hết. Trong 5 năm 1986 - 1990, chúng ta tập trung cho mục tiêu số một là sản xuất lương thực và thực phẩm, đồng thời ra sức mở mang cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, đi liền với xây dựng đồng bộ công nghiệp chế biến, phát triển mạnh các ngành nghề, gắn lao động với đất đai, rừng, biển, nhằm khai thác đến mức cao nhất những tiềm năng đó. Nhiệm vụ đặt ra là phải đạt cho được mục tiêu bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ. Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện, từ sản xuất, chế biến đến phân phối và tiêu dùng, gắn việc bố trí cơ cấu lương thực với việc cải tiến cơ cấu và nâng cao chất lượng bữa ăn phù hợp với đặc điểm từng vùng. Phải dựa vào việc khai thác thế mạnh của từng địa phương đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển một cách hợp lý nhất, vừa tăng sản xuất lương thực tại chỗ, vừa tạo ra các nguồn sản phẩm khác để trao đổi lấy lương thực, kể cả thông qua xuất nhập khẩu. Gắn với việc giải quyết lương thực, nhất thiết phải giảm mạnh tỷ lệ tăng dân số. Phấn đấu năm 1990 sản xuất 22 - 23 triệu tấn lương thực (quy thóc), bình quân mỗi năm trong 5 năm đạt 20 - 20,5 triệu tấn, tăng 3 - 3,5 triệu tấn so với mức bình quân hằng năm trong 5 năm trước. Hướng chủ yếu đối với lúa là thâm canh, tăng vụ và mở thêm diện tích ở những nơi có điều kiện (nhưng cần chú ý không được phá rừng). Tình hình năng suất không đồng đều giữa các vùng và ngay trong một địa phương nói lên khả năng thâm canh 68 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế còn rất lớn. Vòng quay ruộng đất hiện nay còn quá thấp chứng minh tầm quan trọng, tính bức xúc và hiệu quả của tăng vụ. Trong những năm tới, chúng ta kiên quyết tập trung các điều kiện vật chất cho các vùng trọng điểm về lương thực hàng hóa. Cần xác định rằng đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm lúa hàng hóa lớn nhất của cả nước; đồng bằng sông Hồng là trọng điểm sản xuất lúa của miền Bắc, có ý nghĩa quyết định đáp ứng nhu cầu của khu vực; các vùng khác cũng có những trọng điểm lúa của mình. Nhấn mạnh cây lúa, nhưng tuyệt nhiên chúng ta không coi nhẹ màu. Những năm gần đây, diện tích và sản lượng màu giảm sút là một khuyết điểm cần được khắc phục. Mỗi vùng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình, cần xây dựng một cơ cấu cây màu thích hợp, bao gồm ngô, khoai lang, sắn, khoai tây và các cây có bột khác, trong đó chú trọng cây ngô. Đi đôi với phát triển sản xuất, phải tổ chức tốt việc thu mua và chế biến, dùng màu phổ biến trong cơ cấu bữa ăn. Để thực hiện mục tiêu lương thực nói trên, cần áp dụng hàng loạt biện pháp đồng bộ. Trước hết, phải nói tới ruộng đất. Những năm qua, chúng ta đã để giảm sút hàng chục vạn hécta đất lúa tốt. Đó là một tình hình không thể kéo dài. Phải hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai, làm tốt công tác quản lý ruộng đất, nhất là ở cơ sở và đối với đất lúa. Chú trọng các biện pháp tổng hợp để vừa tăng độ phì của đất, vừa tăng hệ số sử dụng ruộng đất, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long là nơi mà hệ số này còn rất thấp. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu, cần được phát động thành phong trào quần chúng rộng khắp, kết hợp với sự đầu tư đúng mức của Nhà nước. Trong 5 năm này, hoàn thành đồng bộ các công trình thủy lợi, tập trung vào những công trình phát huy 69 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới ngay hiệu quả, nhất là mở mang thủy lợi nhỏ để khai thác tối đa công suất của công trình lớn và vừa đã được xây dựng. Xây dựng mới một số công trình để phục vụ ngay cho việc tăng vụ, chuyển vụ và khai hoang mở rộng diện tích. Ở đồng bằng Bắc Bộ, chú trọng củng cố hệ thống đê, kè, cống; duy trì và phát triển thêm các trạm bơm điện; thu hẹp một phần diện tích thường bị ngập úng của lúa mùa. Ở đồng bằng sông Cửu Long, ngoài các công trình đầu mối, chú trọng củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng. Mở rộng diện tích được tưới, tiêu chủ động, trước hết ở các vùng lúa cao sản. Công tác phòng, chống bão lụt cần được đặc biệt chú ý, để hạn chế các thiệt hại, bảo vệ tốt tính mạng và tài sản của nhân dân. Trong các biện pháp đồng bộ, những năm tới, phân bón nổi lên như là một yếu tố quyết định năng suất và thâm canh, một yêu cầu gay gắt mà chúng ta phải tập trung sức giải quyết. Có chính sách khuyến khích đẩy mạnh phong trào làm phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ khác, bảo đảm một phần đáng kể nhu cầu phân bón. Mở rộng sản xuất phân lân, vôi, phốtphorít. Dành ngoại tệ để nhập đủ phân bón. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón bằng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ là một khả năng thực tế cần được áp dụng rộng rãi. Những năm qua, sâu bệnh đã gây cho sản xuất nông nghiệp không ít tổn thất. Làm tốt công tác dự báo phát hiện sâu bệnh, có biện pháp chủ động phòng trừ tổng hợp, kết hợp biện pháp sinh học với hóa học, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý nông nghiệp và bà con nông dân. Tổ chức tốt dịch vụ bảo hiểm cây trồng trên từng địa bàn; việc nhập đủ và kịp thời thuốc trừ sâu phải được ưu tiên giải quyết. 70 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế Tình trạng thiếu sức kéo, thậm chí phải dùng sức người cuốc đất, đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu bức xúc cần giải quyết, nhất là ở những vùng tăng vụ, mở rộng diện tích. Trước hết, cần khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu, bò cày kéo, mở rộng giao lưu trâu, bò để điều hòa sức kéo giữa các vùng. Đồng thời, cố gắng sản xuất và nhập thêm máy kéo, và quan trọng nhất là cải tiến ngay tổ chức, cơ chế sử dụng máy kéo, có sự điều chỉnh hợp lý để tận dụng máy kéo với công suất cao hơn. Thực hiện việc bán máy kéo nhỏ cho hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp đi đôi với đào tạo thợ, cung ứng phụ tùng sửa chữa. Dứt khoát không để thiếu công cụ thường, công cụ cải tiến với chất lượng tốt trang bị cho lao động nông nghiệp. Thực tiễn ở nhiều vùng cho thấy cơ cấu giống và giống mới đi liền với cơ cấu mùa vụ hợp lý góp phần quan trọng vào năng suất cây trồng và tính ổn định của mùa màng. Vấn đề đặt ra là tổ chức cho được hệ thống giống từ Trung ương đến cơ sở, có chính sách khuyến khích hợp tác xã nhân nhanh giống mới đã được hướng dẫn sử dụng cho từng vùng. Nhằm giảm bớt mức độ hư hao và mất mát lương thực hiện còn rất lớn, giữ gìn phẩm chất và tăng giá trị sản phẩm, cần chú trọng xây dựng đồng bộ hệ thống bảo quản và chế biến, tổ chức vận chuyển kịp thời lương thực. Chấn chỉnh hệ thống cung ứng vật tư và dịch vụ, phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho cơ sở sản xuất, khắc phục mọi sự phiền hà và làm thất thoát vật tư Nhà nước. Thực hiện một hệ thống các chính sách thật sự khuyến khích sản xuất lương thực. Hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Bảo đảm vật tư cần thiết cùng với ổn định mức khoán hợp lý để tạo điều kiện cho người sản xuất nhận khoán và tự đầu tư 71 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới thêm để vượt mức khoán. Miễn thuế nông nghiệp trong một thời gian để khuyến khích những nơi tăng vụ hoặc mở thêm diện tích. Ngoài nghĩa vụ thuế, các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và hợp tác xã đều thông qua các hợp đồng mua và bán do các tổ chức kinh doanh Nhà nước đảm nhiệm theo nguyên tắc bình đẳng, ngang giá. Ngoài phần hợp đồng có vật tư bảo đảm, cần thực hiện mua bán theo giá thật sự thỏa thuận. Nhằm tăng chất lượng bữa ăn hằng ngày và cải tiến dần cơ cấu bữa ăn, việc sản xuất thực phẩm cũng phải được coi trọng như sản xuất lương thực. Chúng ta có nhiều khả năng phát triển toàn diện các nguồn thực phẩm động vật và thực vật phong phú, đa dạng trên khắp các miền đất nước. Trước hết, phải đẩy mạnh chăn nuôi, tăng đáng kể đàn gia súc, gia cầm, chú ý các loại không dùng hoặc ít dùng lương thực. Hết sức khuyến khích chăn nuôi gia đình; khôi phục và phát triển chăn nuôi quốc doanh và tập thể ở những nơi có điều kiện. Muốn vậy, phải giải quyết tốt các khâu giống, thức ăn và phòng chống dịch bệnh. Nhà nước chỉ đạo chặt cả ba khâu này, chú ý tăng nguồn thức ăn gia súc qua chế biến. Chính sách tạo giống cho chăn nuôi cũng phải được coi trọng và khuyến khích đúng mức như tạo giống cho sản xuất lương thực. Rau, đậu các loại, cây có dầu, cây ăn quả là nguồn thực phẩm mà ở đâu cũng có điều kiện phát triển. Xung quanh các thành phố, khu công nghiệp, nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khu mỏ Quảng Ninh, phải tập trung đầu tư đồng bộ để sớm hình thành vành đai thực phẩm, đồng thời khuyến khích các địa phương, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và người sản xuất cá thể đưa rau, quả, thịt, cá... vào bán trong thành phố. Các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội đều phải tổ chức chăn nuôi 72 Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế và trồng cây thực phẩm bằng mọi hình thức để tự giải quyết một phần hoặc toàn bộ nhu cầu tại chỗ. Thủy hải sản là một nguồn thực phẩm không những quan trọng cho nhu cầu tiêu dùng mà còn là một nguồn hàng xuất khẩu lớn rất có giá trị. Đây là một tiềm năng lớn và cũng là một khả năng thực tế. Ở những nơi có mặt nước, phải tổ chức nuôi cá, tôm và các thủy sản khác, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, áp dụng rộng rãi mô hình “vườn - ao - chuồng”, đặc biệt là tôm nuôi mà chúng ta cần đầu tư để tận lực phát triển. Sắp xếp hợp lý lực lượng lao động ngư nghiệp, khuyến khích nhân dân phát triển nuôi, trồng và đánh bắt thủy sản, mở mang ngành nghề vùng ven biển. Nhà nước đầu tư tăng thêm phương tiện, sửa chữa, khôi phục tàu thuyền và công cụ đánh bắt, xây dựng bến bãi và cơ sở hậu cần. Ngư trường vùng biển tây nam nước ta là ngư trường trọng điểm, có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng, an ninh. Nhà nước Trung ương có trách nhiệm đầu tư và tổ chức việc liên kết giữa các địa phương trong việc đánh bắt, nuôi trồng; đồng thời cần có quy chế bảo vệ nguồn lợi hải sản ở vùng này. Các cơ sở quốc doanh làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, chỉ đạo việc chuyển ngư trường theo thời vụ, tổ chức tốt việc thu mua, bảo quản và chế biến thủy sản. Bảo đảm đủ lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu cho ngư dân; định giá mua hợp lý để khuyến khích người lao động sản xuất, chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán thủy sản. Chương trình lương thực - thực phẩm không thể tách rời phát triển nông nghiệp toàn diện. Ngoài những cây, con phục vụ trực tiếp nhu cầu thực phẩm như đã nói trên, chúng ta khuyến khích phát triển mạnh trồng cây công nghiệp, trồng rừng để khai thác những tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới theo thế 73 Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới mạnh của từng vùng, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa để trao đổi lấy lương thực, khắc phục khuynh hướng giải quyết lương thực theo lối khép kín, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhất là tăng nhanh những sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Phát triển cây công nghiệp, bảo vệ vốn rừng và trồng rừng còn là lĩnh vực có khả năng thu hút rất nhiều lao động, giải quyết việc làm trong điều kiện nước ta hiện nay. Những năm tới, bằng việc đổi mới mạnh mẽ các chính sách thu mua, giá cả, cơ chế đầu tư và cung ứng vật tư, lương thực..., chúng ta ưu tiên phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, tập trung vào các cây lạc, đỗ tương, mía, thuốc lá, đay, cói... Chú trọng đầu tư cho các vùng chuyên canh, kể cả hình thức tín dụng cho hợp tác xã và kinh tế gia đình; mở rộng trồng xen, trồng gối vụ, trên cả diện tích cây dài ngày mà khả năng còn rất lớn. Chúng ta còn nhiều đất trồng cây công nghiệp dài ngày, nhất là những cây có giá trị như cà phê, chè, cao su, dừa, hồ tiêu...; đây là một đối tượng thu hút nhiều lao động và mở mang hợp tác quốc tế. Trong các cơ sở quốc doanh, trước hết đầu tư thâm canh những diện tích hiện có, để tăng nhanh sản lượng khai thác. Đối với cây trồng mới, phải lấy chất lượng và sản lượng cuối cùng làm mục tiêu phấn đấu, trồng đến đâu thâm canh đến đó, khắc phục khuynh hướng chạy theo diện tích. Trong tình hình nguồn vốn có hạn, phải tạo vốn bằng phương thức kinh doanh tổng hợp “lấy ngắn nuôi dài”, thực hiện liên kết quốc doanh, tập thể, gia đình, cá thể, tư nhân, nhằm tận dụng lao động và đất đai, khuyến khích kinh tế gia đình trồng các cây có giá trị. Rừng tiếp tục bị tàn phá, tỷ lệ che phủ đã tụt xuống đến mức quá thấp như hiện nay đang là một nguy cơ lớn. Vì vậy, vấn đề lớn nhất của lâm nghiệp là xây dựng và bảo vệ vốn rừng hiện có, 74