🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Dấu Ấn Văn Hoá Pháp Trong Các Công Trình Kiến Trúc Ở An Giang Cuối Thế Kỷ XIX - Nửa Đầu Thế Kỷ XX Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. HOÀNG THU QUỲNH NGUYỄN THỊ THÀNH GIANG ThS. PHẠM VŨ PHƯƠNG LINH ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ PHẠM DUY THÁI NGUYỄN THANH TẤN KIỆT NGUYỄN THỊ THÀNH GIANG VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/30-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 33-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6518-0. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Võ Văn Thắng Dấu ấn văn hoá Pháp trong các công trình kiến trúc ở An Giang cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX : Sách tham khảo / Võ Văn Thắng, Nguyễn Thị Ngọc Thơ. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 152tr. ; 21cm ISBN 9786045754627 1. Công trình kiến trúc 2. Văn hoá 3. An Giang 4. Sách tham khảo 720.959791 - dc23 CTM0382p-CIP LỜI NHÀ XUẤT BẢN Việt Nam chịu ảnh hưởng không ít của văn hóa Pháp và cho đến nay dấu ấn văn hóa Pháp ở Việt Nam có nhiều điều tốt đẹp, tích cực, làm phong phú thêm cho chính văn hóa dân tộc ta, trong đó có kiến trúc - xây dựng. Văn hóa Pháp đã để lại dấu ấn đậm nét trong kiến trúc ở Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng. Điều này thể hiện rõ nét qua những công trình kiến trúc tôn giáo và dân dụng của Pháp ở An Giang theo các phong cách kiến trúc tiêu biểu như Romance, Gothique, Baroque,... Không ít công trình kiến trúc ở vùng đất An Giang ban đầu chịu sự áp đặt về văn hóa Pháp một phần thông qua kiến trúc du nhập, sau đó là sự biến đổi của kiến trúc Pháp để thích nghi với văn hóa bản địa và cuối cùng là sự tiếp biến, giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, tạo ra những nét độc đáo riêng cho các công trình kiến trúc đặc trưng của Pháp ở An Giang. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của đông đảo bạn đọc cũng như những nhà nghiên cứu về văn hóa, kiến trúc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Dấu ấn văn hóa Pháp trong các công trình kiến trúc ở An Giang cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX của PGS. TS. Võ Văn Thắng và ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thơ. Cuốn sách gồm 3 chương nội dung chính, nêu bật những dấu ấn và ảnh hưởng mà văn hóa Pháp để lại đối với các 6 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... công trình kiến trúc ở An Giang trong suốt gần 80 năm người Pháp hiện diện ở nơi đây. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT MỞ ĐẦU Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam phải đối diện với nhiều giặc ngoại xâm, phải giao lưu, tiếp biến và hội nhập với các nền văn hóa lớn trên thế giới. Mở đầu là thời kỳ tiếp biến, hội nhập văn hóa phương Đông, với Trung Hoa và Ấn Độ. Trong quá trình lịch sử đó, mặc dù các yếu tố văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng khá sâu sắc bởi hai con đường cưỡng bức và hòa bình nhưng Việt Nam vẫn bảo tồn và hình thành được bản sắc, khẳng định được bản lĩnh dân tộc mình. Thời kỳ thứ hai là thời kỳ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, mở đầu là văn hóa Pháp mà có ý kiến cho rằng, đây là cuộc “ép duyên” văn hóa Đông - Tây. Như chúng ta biết, sau khi bình định các phong trào yêu nước, thực dân Pháp ồ ạt du nhập văn hóa nước mình vào Việt Nam với ý đồ có lợi cho chủ nghĩa thực dân. Mặc dù nền văn hóa bản địa đã phản kháng mạnh mẽ, song ở giai đoạn này dân tộc ta đã tiếp thu những tinh hoa của văn hóa Pháp và trên thực tế, nó đã có ảnh hưởng khá sâu rộng đến nước ta. Trong suốt những năm tháng nhân dân Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, rất nhiều công trình được xây dựng ở Việt Nam. Điều mà chúng ta không thể phủ nhận, đó là kiến trúc Pháp với nét đẹp sang trọng trong những công trình xây dựng như là một dấu ấn không thể nhạt phai của văn hóa Pháp ở Việt Nam. 8 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... An Giang không phải là ngoại lệ. Thực dân Pháp chính thức chiếm tỉnh An Giang năm 1867. Theo sau sự xâm lược, Pháp mang theo một nền văn hóa. Trên thực tế, nền văn hóa này đã để lại dấu ấn về nhiều phương diện, trong đó có nền kiến trúc sau thời gian đô hộ tại một vùng đất được mệnh danh là “Địa linh nhân kiệt”. Thật vậy, không khó để nhận ra những nét độc đáo của kiến trúc Pháp ở các công trình quen thuộc như: Nhà thờ Cù lao Giêng (từng được đề cử Top 100 công trình nổi tiếng 100 tuổi ở Việt Nam), Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên, Nhà thờ Giáo xứ Châu Đốc, Nhà thờ Năng Gù,... và một số công trình kiến trúc khác. Trong điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập văn hóa thì việc nghiên cứu, tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nói chung và văn hóa Pháp nói riêng qua các công trình kiến trúc ở nước ta, trong đó có các công trình kiến trúc tiêu biểu ở An Giang cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, để từ đó rút ra giá trị cần kế thừa và phát huy, những bài học kinh nghiệm trong việc ứng xử ở hiện tại và tương lai là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Chương I KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên An Giang có diện tích tự nhiên là 3.536,6685km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 279.966ha, đất lâm nghiệp là 14.826ha. Tỉnh có 2 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện với 156 xã, phường, thị trấn, 888 khóm ấp1. Phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 104km,phía namvàtây namgiáptỉnh Kiên Giang, đường ranh giới dài khoảng 69,789km; phía đông nam giáp tỉnh Cần Thơ, chiều dài đường ranh giới gần 44,734km. An Giang nằm trong khoảng 10-11o vĩ độ Bắc, thời gian mặt trời chiếu sáng dài, chịu ảnh hưởng của hai mùa gió, gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc, cho nên An Giang là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, gồm mùa mưa và mùa khô. Do ở vĩ độ thấp và mùa khô kéo dài nên từ tháng 12 đến tháng 4, An Giang có nắng chói chang, là địa phương có số giờ nắng lớn nhất cả nước, 1. Cục Thống kê tỉnh An Giang: Niên giám thống kê 2014 - Statistical Yearbook of An Giang, An Giang, tháng 7/2015, tr. 7. 10 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... có nhiệt độ cao suốt bốn mùa, nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 27oC; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130mm; độ ẩm trung bình 75-80%. Về cơ bản, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp1. Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đất An Giang xưa là đất Tầm Phong Long, nước Chân Lạp, vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Tên gọi “đạo Châu Đốc” được hình thành sau khi Chúa Nguyễn nhận đất này từ Quốc vương Chân Lạp (năm Đinh Sửu, 1757). Do lúc bấy giờ vùng đất này còn hoang hóa, dân cư thưa thớt nên nhà Nguyễn chủ trương mộ dân đến khai hoang, định cư sinh sống. Có thể nói, nhờ chính sách mới của Chúa Nguyễn mà công cuộc khai hoang mở mang bờ cõi phương Nam ngày càng nhanh chóng. Khi tỉnh An Giang được thành lập, dọc theo phía hữu ngạn sông Tiền, dân cư khá đông đúc, sống tập trung ở Cù lao Ông Chưởng. Riêng Cù lao Giêng có diện tích không lớn, nhưng việc sinh kế khá thuận lợi nên hình thành 4 thôn. Còn phía hữu ngạn sông Hậu, dân cư thưa thớt hơn. Từ biên giới Việt Nam - Campuchia đến thành phố Long Xuyên hiện nay chỉ có các làng Bình Thạnh Tây, Bình Đức và Mỹ Phước. Theo Quốc triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1847 số đinh tỉnh An Giang theo báo cáo của Bộ Hộ có 22.998 người/1.024.388 người trên cả nước. Khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dân số Long Xuyên và Châu Đốc có 550.000 người; trong đó, 1. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, 2013, tr. 133-135. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 11 Long Xuyên là 280.000 người và Châu Đốc là 270.000 người với 20 tổng và 120 làng. Đến năm 1930, các chính sách di dân khẩn hoang vào miền Nam nói chung và An Giang nói riêng kết thúc. Qua số liệu niên giám thống kê của Pháp năm 1921, tổng số dân hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc đứng thứ nhất đồng bằng bằng sông Cửu Long. 2. Dân cư và truyền thống văn hóa Theo thống kê, dân số toàn tỉnh năm 2018 là 2,164 triệu người với 543.764 hộ; có 119.219 người dân tộc thiểu số, với 28.481 hộ, chiếm 5,24% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, còn có 28 dân tộc thiểu số, trong đó, ba dân tộc thiểu số có dân số khá đông là Khmer, Chăm và Hoa. Cụ thể, dân tộc Khmer có 93.717 người (chiếm 4,3% dân số toàn tỉnh); dân tộc Chăm có 15.327 người (chiếm 0,7% dân số toàn tỉnh); dân tộc Hoa có 10.079 người (chiếm 0,47% dân số toàn tỉnh); còn lại là 25 dân tộc thiểu số khác (gồm Mường, Nùng, Tày, Thái, Ê Đê, Raglay, Xtiêng, Cơ Tu,...) sinh sống rải rác trên địa bàn1. An Giang là tỉnh có dân số đông nhất đồng bằng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 6 cả nước. 2.1. Dân tộc Khmer Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh An Giang năm 2018, dân tộc Khmer ở An Giang có 93.717 người, chiếm 4,3% dân số toàn tỉnh. Trước chiến tranh biên giới Tây Nam, An Giang 1. Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang: Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ III năm 2019, Báo cáo số 01/BC-BCĐ.ĐH, ngày 05/11/2019. 12 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... có 68 ngôi chùa Phật giáo Nam Tông của người Khmer, nhưng đến nay, An Giang còn 66 ngôi chùa do có chùa bị tàn phá trong chiến tranh, trong đó 47 chùa phái Mahanikai (bình dân) và 19 chùa Thomadút (Hoàng gia). Theo thống kê năm 1924, cộng đồng Khmer ở Tri Tôn và Tịnh Biên là 36.030 người, chiếm 21,8% số dân tỉnh Châu Đốc1. Năm 1946, cũng tại Châu Đốc, “họ đại diện cho 1/4 số dân, nghĩa là 40.000 người Khmer đối với 168.000 người Việt”2. Đa số người dân Khmer An Giang sống liền kề chân núi hoặc vùng đất giồng, gò cao, tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Một điểm khác biệt của người Khmer ở An Giang là họ sống chủ yếu ở các phum, hiếm thấy ở sóc như người Khmer Tây Nam Bộ khác; họ xây cất nhà chủ yếu theo 3 kiểu: nhà sàn, nhà có gác, nhà đất (phổ biến nhất). Trang phục truyền thống của người Khmer An Giang thường có màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên, hiện nay kiểu trang phục truyền thống này chỉ xuất hiện chủ yếu trong các lễ hội, lễ cưới. Về tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer An Giang khá phong phú. Đồng bào dân tộc Khmer còn lưu truyền một số tín ngưỡng dân gian như thờ vạn vật hữu linh: Thần Ărăt bảo vệ nhà, gia đình, 1. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 833. 2. Louis Malleret, La minorité Cambodgienne de Cochinchine, B.S.E.I, n.s, XXI (1964, Nguyễn Xuân Nghĩa dịch), Bản đánh máy, Trung tâm Nghiên cứu Dân tộc học và Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 3. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 13 dòng tộc,; thần Neak Tà của sóc hay địa phương có quyền cai quản cao, rộng lớn hơn, bảo hộ khu vực cư trú của người dân trong vùng đất An Giang. Hầu hết người Khmer An Giang theo Phật giáo Nam Tông (ở Tây Nam Bộ chiếm khoảng 90%) với ảnh hưởng sâu sắc trên mọi mặt của đời sống, trở thành cấu trúc bên trong, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của người Khmer. Người Khmer có nhiều lễ hội truyền thống và lễ hội tôn giáo: Pithi Chôl Chnăm Thmây (Lễ vào năm mới), Pithi Sene Đônta (Lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (Lễ đút cốm dẹp), Um tuk (Lễ hội đua ghe Ngo), Bon Kâm San Srok (Lễ cầu an); Visak bâu chia (Lễ Phật đản), Chôl Vôsa (Lễ nhập hạ), Chanh Vôsa (Lễ ra hạ), Kathina (Lễ dâng y), Bon Sâyma (Lễ kiết giới Sâyma). Hầu hết các lễ hội của người Khmer đều gắn bó với ngôi chùa. Một giá trị truyền thống khác của đồng bào Khmer ở An Giang cũng như ở đồng bằng bằng sông Cửu Long là làm phước, tích đức, hướng thiện. Họ quan niệm: “Người không được tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong đời sống”, do vậy, cuộc đời của người Khmer gắn liền với ngôi chùa. Điều này lý giải cho triết lý nhân sinh “sống gửi thân, chết gửi cốt” vào chùa của người Khmer. 2.2. Dân tộc Chăm Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh An Giang năm 2019, dân tộc Chăm ở An Giang có 15.327 nhân khẩu, chiếm 0,67% dân số toàn tỉnh. Theo thống kê năm 2019, trong cộng đồng người Chăm ở An Giang có 12 Hakim (giáo cả), 22 Naib (phó giáo cả), 13 Ahly và 116 chức việc, 12 Thánh đường, 16 tiểu Thánh đường và 1 Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh. 14 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Dân tộc Chăm ở An Giang sống tập trung nhiều ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở 2 huyện Châu Phú và Châu Thành. Họ theo đạo Hồi (Islam) và sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, đan dệt, mua bán nhỏ, đánh bắt thủy sản1. Trải qua những biến đổi kinh tế, chính trị, xã hội, người Chăm hòa nhập với cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng chung sống, giao lưu, tiếp biến văn hóa. Mặc dù có những biến đổi nhất định, song nhìn chung, dân tộc Chăm vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của mình. Có thể nhận ra điều này qua hàng loạt lễ hội truyền thống của người Chăm như: Lễ mừng sinh nhật giáo chủ Mohammed, Lễ Ramadan, Lễ hội Roya, Lễ tạ ơn, Lễ cầu an,... Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người Chăm còn tổ chức nhiều lễ hội khác, như: Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm Búng Bình Thiên, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Chăm tỉnh An Giang,... Đời sống sinh hoạt thường ngày của người Chăm ở An Giang mang nét riêng. Thu nhập chính của họ là từ nông nghiệp, sản xuất thủ công (nổi tiếng là dệt thổ cẩm với thương hiệu Lụa Tân Châu được duy trì, phát triển trong sản xuất hàng may mặc, làm quà lưu niệm), đánh bắt thủy sản, một số khác đi làm ăn, buôn bán ở miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh. Những tập quán này của người Chăm có từ rất lâu đời. 1. Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang: Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ III năm 2019, Tlđd. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 15 2.3. Dân tộc Hoa Dân tộc Hoa ở An Giang có 5.233 nhân khẩu, chiếm 0,27% dân số toàn tỉnh1. Người Hoa ở An Giang có 19 miếu, 3 Hội Tương tế ở thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu. Người Hoa đến An Giang có nguồn gốc chủ yếu từ miền Nam Trung Quốc, thuộc 7 phủ của tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, đảo Hải Nam, An Huy. Tuy nhiên, người Hoa vào An Giang bằng hai con đường: một là từ Trung Quốc vào thẳng Việt Nam; hai là từ Campuchia sang, định cư chủ yếu ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên2. Đa số người Hoa có tín ngưỡng dân gian đa thần. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người Hoa ở An Giang một mặt thể hiện nét truyền thống, mặt khác thể hiện tính giao lưu, tiếp biến với văn hóa của người Kinh, Khmer. Người Hoa có nhiều tập tục, lễ hội, tết như: Tết Nguyên Đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh, v.v.. Người Hoa xây nhà với những nét đặc trưng mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, như: chạm khắc họa tiết rất công phu (nếu là gỗ) với ba gian rộng; cửa ra vào thường dán hoặc khắc câu đối bằng chữ Hán; bàn thờ tổ tiên được đặt cao, ở vị trí trang trọng nhất giữa nhà - gian chính. Ngoài việc dán liễn trong ngày Tết Nguyên đán, một đặc trưng văn hóa rất nổi bật khác của người Hoa là múa lân, sư, rồng. Người Hoa 1. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: Báo cáo công tác tổ chức thực hiện và kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh An Giang. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 868. 16 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... ở An Giang có quan niệm giống người Kinh: “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”, nhưng khác ở chỗ, người Hoa không cúng rước, đưa ông bà, ngày cúng ba bữa; khác với người Khmer, đa số người Hoa sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn dân cư kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập cao hơn so với các dân tộc khác. Văn hóa của người Hoa có ảnh hưởng khá nhiều đến dân tộc Kinh và một số dân tộc khác ở An Giang. Tuy nhiên, người Kinh và người Hoa ở An Giang cũng có nhiều điểm tương đồng về nghi thức cũng như quan niệm nhân sinh. Trong quá trình cộng cư lâu dài, giữa người Hoa và người Kinh ở An Giang đã có sự tiếp xúc, tiếp biến và hội nhập văn hóa, song những nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng của họ không bị đánh mất, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung. II. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH Ở AN GIANG 1. Chính sách cai trị của Pháp ở An Giang Trước sự tấn công của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất ngày 05/6/1862 tại Sài Gòn, giao ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Sau khi ổn định việc cai trị ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh Tây Nam Kỳ với lý do triều đình Huế ủng hộ phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ. Năm 1864, Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 17 Thủ khoa Huân từ Mỹ Tho đến Châu Đốc. Thực dân Pháp biết điều này nên mang chiến thuyền uy hiếp, buộc quan giữ thành Châu Đốc giao nộp Thủ khoa Huân với lý do là ông đã chống thực dân Pháp ở Mỹ Tho, nếu không giao, chúng sẽ đánh thành Châu Đốc. Do vậy, quan giữ thành đã phải giao nộp Thủ khoa Huân. Sau đó, Thủ khoa Huân bị đưa về Mỹ Tho với án chung thân ở đảo Cayenne. Chiếm xong Vĩnh Long, thực dân Pháp huy động lực lượng, gồm: Trung tá Hải quân Galey (Giám đốc Nội vụ), Thiếu tá Paul Vial (pháo binh), Thiếu tá Guicfe Boverany (công binh), Thiếu tá Domange (lính thủy đánh bộ) với tàu chiến Le Bien Hoa (Aviso), pháo hạm Le Bourdais, La Fuseé, L’Alarme cùng 1.000 quân... đến Châu Đốc lúc 12 giờ đêm 22/6/1867, giải giáp khí giới quân triều đình, đốt kho lúa gạo, tịch thu 12 súng bắn đá đổ muối vào họng súng rồi đẩy xuống sông. An Giang thất thủ. Ngày 24/6/1867, thực dân Pháp tiếp tục chiếm Hà Tiên. Ngày 26/6/1867, Đô đốc De La Grandière tuyên bố ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ thuộc Pháp1. Sau khi An Giang chính thức rơi vào tay thực dân Pháp, chúng củng cố bộ máy để cai trị, bình định, tạo các tiền đề để khai thác sau này. Chúng bắt đầu xây dựng các ty, cầu đường, kênh, mương, bệnh viện, trường học, v.v.. Do chưa thể có ngân sách từ nơi này nên chi phí đầu tư hầu hết lấy từ Pháp. Ở nông thôn, điền chủ và tư bản Pháp xuất hiện. Họ bắt đầu chiếm đoạt ruộng đất, thực hiện chính sách sưu thuế, 1. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 268-269. 18 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... lao dịch, rồi hạn hán, lũ lụt... làm cho nông dân bấy giờ bị bần cùng hóa, bị mất các quyền quan trọng, đó là mất tự do, độc lập, mất nhân quyền, mất tài sản,... Từ đây, ở An Giang cũng như một số nơi khác ở Nam Kỳ xuất hiện mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân, phong kiến. Do vậy, sau khi Pháp chiếm ba tỉnh Nam Kỳ, nhân dân các tỉnh đồng bằng kéo đến, chọn An Giang làm căn cứ, hy vọng đánh trở lại Mỹ Tho và Sài Gòn. Nói như nhà văn Sơn Nam, “Kinh Vĩnh Tế, Bảy Núi, vùng trũng “Tứ giác” bấy lâu hoang vắng trở nên rộn rịp bất thường”1. Thật vậy, các tổ chức chống Pháp từ Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng... đã đến đây, trong đó có, các con của Phan Thanh Giản cụ Phan Tôn và Phan Liêm. Có thể nói, khi người Pháp đặt chân đến Châu Đốc, họ đã nhận thấy rằng, “Trong nhân dân, người ta mong chờ kháng chiến. Điều chắc là ở giáp biên cảnh, lúc này tinh thần thượng võ lúc nào cũng cao trong thành, người ta luôn luôn luyện tập nhân dân sử dụng vũ khí”2. Lúc bấy giờ, nhiều quân sĩ và nhân dân địa phương yêu nước có phản ứng tích cực, họ không chịu bó tay mà phất cao ngọn cờ khởi nghĩa, kháng chiến chống thực dân Pháp. Thật vậy, ở vùng đất An Giang nói chung, Bình Thạnh Đông và Láng Linh (mệnh danh là vùng “nê địa”) nói riêng, nhân dân đang bước đầu khẩn hoang thì thực dân Pháp xâm chiếm. Quản cơ Trần Văn Thành tập hợp 1. Sơn Nam: Lịch sử An Giang, Nxb. Tổng hợp An Giang, 1988, tr. 185. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 269. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 19 đông đảo khoảng 1.200 người, phần đông là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương ở khắp Nam Kỳ lục tỉnh đến Láng Linh. Khi thực dân Pháp chiếm thành An Giang, ông tập hợp lực lượng vũ trang làm bè ngăn tàu chiến của giặc ở Cồn Nhỏ, đánh phá các đồn; chỉ huy nhân dân vùng Núi Sập đóng cọc cản tàu Pháp trên kênh Thoại Hà, đưa nghĩa quân sang hỗ trợ Nguyễn Trung Trực đánh đồn Rạch Giá (1868). Sau đó, ông cùng gia đình vào Bảy Thưa - Láng Linh khẩn trương khai hoang, xây dựng căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo nhà văn Sơn Nam, “ông là người đầu tiên dám nghĩ đến việc canh tác ở trũng phèn nói trên, làng Thạnh Mỹ Tây”1. Trước tình hình đó, chủ tỉnh Long Xuyên là Emille Puech gửi báo cáo về cơ quan đầu não ở Sài Gòn, trong đó có đoạn: “Ông (tức Trần Văn Thành) lập ra một đạo gọi là “Đạo Lành” trong hầu hết các tỉnh ở Gia Định đều có tín đồ. Tín đồ từ các nơi tới mật khu mang theo lúa gạo, sắt để rèn khí giới. Dân ở làng lân cận bảo vệ căn cứ, giữ mật, không ai đi lọt vào vùng cấm địa”2. Ngoài ra, Ngô Lợi (1831-1890), tên thật là Ngô Viện, còn có tên gọi khác là Ngô Tự Lợi, Giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, lãnh tụ phong trào kháng Pháp tại miền Nam Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đến núi Tượng xây dựng căn cứ kháng Pháp (1870), lập làng An Định, lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, kế thừa truyền thống đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. 1. Sơn Nam: Lịch sử An Giang, Sđd, tr. 68. 2. Dẫn theo Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 270. 20 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Năm 1871, Trần Bá Lộc (1839-1899), một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp, mở trận càn quét vào mật khu Bảy Thưa - Láng Linh, nhưng vì địa hình hiểm trở với sình lầy nê địa, lau sậy mù mịt bốn bề, đồng thời bị đánh du kích nên đành phải rút về. Năm 1872, phát hiện kế hoạch khởi nghĩa của nghĩa quân Trần Văn Thành nên thực dân Pháp tiếp tục tấn công với quy mô lớn vào căn cứ Bảy Thưa (tháng 3/1872), dưới sự chỉ huy của E. Puech và Đại úy Gayen cùng với sự hướng dẫn của Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) và sự giúp sức của Phó quản Hiếm, chúng chiếm lại đồn Giồng Nghệ, đẩy nghĩa quân khỏi đồn Hờ (Cái Dầu, Châu Phú). Ngày 20/3/1873, thực dân Pháp tấn công căn cứ chính Hưng Trung, Trần Văn Thành kiên cường lãnh đạo nghĩa quân chống trả. Trước hỏa lực của giặc, nghĩa quân Trần Văn Thành bị thương vong, một số bị thực dân Pháp bắt, nhiều súng đạn bị thu giữ... Thủ lĩnh Trần Văn Thành hy sinh trong trận chiến ngày 20/3/1873 và cuộc khởi nghĩa thất bại. Từ đây, thực dân Pháp thực hiện chính sách bình định, cai trị chặt chẽ hơn với mục đích đàn áp các phong trào yêu nước ở An Giang. Để làm được điều đó, thực dân Pháp thay đổi Nam Kỳ lục tỉnh và hạt thanh tra thành hạt tham biện, thôn đổi thành làng (Nghị định ngày 05/01/1876, Nam Kỳ chia thành 4 khu vực hành chính, trong đó khu vực Bassac (Hậu Giang) cai quản 6 hạt tham biện). Để quản lý mọi hoạt động Thiên Chúa giáo ở Cao Miên (Campuchia) và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thực dân Pháp còn cho khởi công xây dựng Nhà thờ Cù lao Giêng (1879); mở trường Pháp - Việt ở Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 21 Long Xuyên và Châu Đốc để truyền bá văn hóa Pháp (1886). Song, người Pháp bắt gặp một tinh thần yêu nước mạnh mẽ tiếp tục trỗi dậy. Trước sự theo dõi, bao vây, tìm bắt của thực dân Pháp, Ngô Lợi trở lại núi Tượng dựng chùa Tam Bửu (1884), tổ chức đánh chiếm hai bờ kênh Vĩnh Tế, Tịnh Biên (1885); tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa kết hợp với quân của Hoàng thân Sivôtha nổi dậy. Trước tình hình đó, Đại úy Ferussac đem quân đàn áp và đóng đồn dọc kênh Vĩnh Tế. Năm 1887, với sự hướng dẫn của Việt gian Trần Bá Lộc và Cai tổng Trương Văn Keo, Thiếu tá Peiqnaux ở Châu Đốc chỉ huy quân càn quét làng An Định (Ba Chúc); bắt nhiều người với hy vọng tìm ra Ngô Lợi; đốt sạch chùa chiền, nhà cửa, rồi giải tán làng, nhập vào làng Vĩnh Lạc (Lạc Quới); cấm các hoạt động của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa; cưỡng chế 407 gia đình với 1.994 người bị buộc về quê; đày Lê Văn Nuôi, người nuôi dưỡng phong trào đi Côn Đảo. Năm 1890, Ngô Lợi mất, phong trào kháng Pháp dần tan rã, chỉ còn đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Bên cạnh việc xây dinh tham biện, trường học,... thực dân Pháp còn cho xây cất 2 cây cầu: cầu Henry (cầu Hoàng Diệu, năm 1892) và cầu Levis (cầu Quay, năm 1899; sau năm 1975, cầu này được xây lại và đổi tên thành cầu Nguyễn Trung Trực). Đây là 2 cây cầu nằm trên tuyến quốc lộ Long Xuyên - Châu Đốc mà thực dân Pháp cho làm từ năm 1893 đến năm 1925 mới hoàn thành, có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống giao thông của tỉnh và liên tỉnh lúc bấy giờ cũng như hiện nay. Sau đó, thực dân Pháp còn cho xây Bệnh viện Long Xuyên (năm 1910, nay là Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang). 22 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai, làm thay đổi cơ bản đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Đây cũng là thời gian tư tưởng dân chủ tư sản có ảnh hưởng đến các phong trào Đông Du và Duy Tân của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp cũng có nhiều thay đổi, trong đó có cả hình thức thần bí. Năm 1901, Nguyễn Chánh Sắt lên Sài Gòn cộng tác với tờ Nông cổ mín đàm. Ông được xem là nhà báo đầu tiên của tỉnh An Giang. Năm 1904, Phan Bội Châu vào Sài Gòn, ghé Mỹ Tho rồi qua Cao Lãnh, Sa Đéc, đến Long Xuyên, Châu Đốc, rồi vào Thất Sơn tìm cách liên hệ, kết nối những người “trung quân ái quốc” còn lại ở An Giang. Ở Châu Đốc có tổ chức Hàn Lâm Miếu, tập hợp những người tham gia bàn về thời cuộc chính trị; phong trào Hội kín mang màu sắc “Thiên địa hội” Trung Quốc phát triển. Năm 1909, ở Long Xuyên, thực dân Pháp đưa ra Tòa tiểu hình 309 người để truy tố vì tội “làm loạn”1. Tại Láng Linh, con trưởng của Quản cơ Trần Văn Thành là Trần Văn Nhu chủ trương bất hợp tác với thực dân Pháp, lập trại ruộng, hốt thuốc trị bệnh, phát “Phù điêu”, tập hợp tín đồ lục tỉnh; tổ chức kỷ niệm 40 ngày khởi nghĩa Bảy Thưa (22/02/1913 âm lịch). Quân Pháp từ Châu Đốc kéo vào vây và triệt hạ Bửu Hương Tự, bắt 83 người, nhưng Trần Văn Nhu trốn thoát. Tại Châu Đốc, thực dân Pháp kết án 56 người, trong đó có 20 người bị đày đi Côn Đảo. Tháng 7/1913, Nguyễn Quang Diêu (1880-1936), 1. Xem Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 273. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 23 là nhà thơ, chí sĩ quê ở Cao Lãnh, bị xử 10 năm tù khổ sai và bị đày đi Guyane (Nam Mỹ) vì tội tham gia phong trào Đông Du, xuất dương đi Nhật, nhưng bị bắt ở Trung Quốc. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp không vì thế mà chùn bước. Năm 1914, Hồ Biểu Chánh (1884-1958), ở thời kỳ đầu của văn học chữ Quốc ngữ, là nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam đầu thế kỷ XX, quê ở Gò Công Đông, Tiền Giang đến làm việc tại An Giang và ông để lại hơn 100 tác phẩm, gồm tiểu thuyết, nghiên cứu, phê bình văn học, tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các sáng tác của ông mang đậm nét văn hóa Nam Bộ, cốt truyện đơn giản với triết lý chủ đạo là cái thiện sẽ thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành. Ngày 12/12/1916, Nguyễn Hữu Trí khởi nghĩa phá khám lớn Sài Gòn để giải thoát cho Phan Xích Long nhưng thất bại, nghĩa quân bị đàn áp tàn khốc. Năm 1917, thực dân Pháp đàn áp, khủng bố chùa Phật Lớn, bắt giam Cao Văn Long (Bảy Do), tổ chức “Hội kín” An Giang tan rã. Tháng 01/1918, tờ báo chính thức của Long Xuyên Hội Khuyến học với tên gọi là Đại Việt Tạp chí ra đời, phát hành hằng tháng do Hồ Biểu Chánh, Đặng Thúc Liêng, Lê Thường Tiên phụ trách. Thời gian này, Phạm Quỳnh (1892-1945), quê quán ở Hải Dương là nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn, đến Long Xuyên, tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp để viết lý luận, nghiên cứu, đã chiến đấu không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị 24 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... của Việt Nam, đòi khôi phục quyền của triều đình Huế trên cả ba kỳ, chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết quân chủ lập hiến. Từ năm 1920 đến 1930, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”, “chia để trị” ở An Giang. Về lối sống, chúng bắt đầu dùng thuốc phiện, rượu, các hình thức ăn chơi khác để làm hư hỏng thanh niên. Song, điều đó không ngăn chặn được tinh thần yêu nước của những người tiến bộ, nhận ra được thủ đoạn, âm mưu độc ác của thực dân. Năm 1921, Nguyễn Sinh Sắc qua lại hoạt động ở vùng Long Xuyên, Châu Đốc (đến năm 1929) và một số nơi khác như Mỹ Tho, Tân An, Bến Tre. Năm 1924, Châu Văn Liêm (1902-1930) quê ở Cần Thơ, về dạy học tại Trường Nữ Long Xuyên, tham gia Hội Giáo viên, học sinh yêu nước Long Xuyên (1926), tuyên truyền tinh thần yêu nước. Một sự kiện quan trọng khác là năm 1927, Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên của tỉnh Long Xuyên - Châu Đốc ra đời tại xã Long Điền. Năm 1928, Nguyễn Quang Diêu đến ẩn dật ở núi Sam rồi Tân Châu, tuyên truyền tinh thần yêu nước và gây dựng cơ sở cách mạng tại Tân Châu, mở trường dạy học, hốt thuốc (1930). Ung Văn Khiêm (1910-1991), được mệnh danh là “Đệ nhất Cù lao”, quê ở xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, là nhà cách mạng, nhà chính trị, từng giữ chức vụ cao cấp trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam từ tháng 02/1961 đến tháng 4/1963, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam đến năm 1971. Cha ông là Ung Văn Quản, người từng theo Trương Định Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 25 kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1927, ông gia nhập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Nhóm Đồng tâm, đồng chí tại huyện Chợ Mới. Tháng 02/1928, Long Xuyên lập Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên, gồm các đồng chí Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Nguyễn Văn Cưng, Trần Văn Thạnh,... do đồng chí Châu Văn Liêm làm Bí thư1. Đến cuối năm 1929, các tổ chức, đảng phái với nhiều phong trào yêu nước hoạt động theo các hình thức, nội dung khác nhau đã được hình thành và phát triển ở Nam Kỳ, như: cách mạng - cải lương, dân tộc - đề huề, chính đảng - tôn giáo, bạo động - ôn hòa,... đã ảnh hưởng đến tinh thần yêu nước của người dân tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hạt giống cách mạng được nảy mầm và nhân ra khắp nơi ở Chợ Mới, Tân Châu, Lấp Vò, Long Xuyên,... Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Long Xuyên - Châu Đốc ra đời tại xã Long Điền, gồm 3 đồng chí: Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thủy. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng và giá trị sâu sắc về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới. Cũng tại đây vào năm này, Lê Văn Đỏ, một người dân yêu nước lần đầu tiên đã treo Cờ búa liềm trên cột dây thép do thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX để liên lạc thông tin với Cù lao Giêng. Ngày 09/5/1930, nhân dân Chợ Mới biểu tình với quy mô lớn nhất tính đến thời điểm bấy giờ, với hơn 7.000 người, 1. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 278. 26 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... đòi hoãn thuế thân 3 tháng, giảm thuế công điền, công thổ, không bắt bớ, xét người,... Tình hình này buộc Quận trưởng quận Chợ Mới1 phải điều đình, đề nghị lên Chủ tỉnh, và Chủ tỉnh đã phải báo cáo về Thống đốc Nam Kỳ ngày 10/5/1930: “Đối với Long Xuyên giờ đây dường như hoàn toàn trở lại yên tĩnh, nhưng có thể đó là sự yên tĩnh trước cơn bão táp...”2. Tiếp theo là những phong trào đấu tranh đòi bỏ các loại thuế vô lý, tăng lương cho thợ thuyền, binh lính. Để củng cố tổ chức, tháng 7/1930, Quận ủy lâm thời Chợ Mới được thành lập, do đồng chí Tám Minh làm Bí thư. Đến năm 1931, Đặc ủy Long - Châu - Rạch - Hà hình thành do đồng chí Trịnh Văn Ấn làm Bí thư, gây dựng lại tổ chức đã tan rã, củng cố cấp bộ Đảng, xuất bản báo Cùng khổ (tháng 11/1933 đổi tên thành Lao khổ). Lo sợ trước các phong trào đấu tranh ngày càng lớn mạnh, thực dân Pháp buộc phải tiến hành đàn áp, điên cuồng khủng bố giết chết nhiều người, đày đi tù... trong đó có cán bộ lãnh đạo, đảng viên như Nguyễn Văn Cưng, Mao Văn Gương, Tám Minh,... Để đàn áp phong trào đấu tranh và trấn áp những người yêu nước, thực dân Pháp cho xây một khám lớn ở Châu Đốc. Sau cuộc khủng bố trắng năm 1932, khám này có khoảng 500 tù nhân, trong đó tù chính trị khoảng 200 người cùng với tù thường phạm khoảng 300 người. Đây là nhà tù nổi tiếng ở Nam Kỳ lúc bấy giờ về minh chứng cho sự tàn ác 1. Trước năm 1975 là quận Chợ Mới (BT). 2. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 280. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 27 của thực dân Pháp. Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra sách lược, nhiệm vụ cách mạng mới là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, cơm áo và hòa bình1; ủng hộ Đông Dương Đại hội do Nguyễn An Ninh tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để đề xuất với Chính phủ Pháp. Điều này phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân nên được hưởng ứng tích cực. Các phong trào đấu tranh dân chủ được tổ chức phát động rộng rãi với những đảng viên vừa ra tù như Ung Văn Khiêm, Đinh Trường Sanh, Bùi Trung Phẩm đi đầu cùng với sự ra đời và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của Ủy ban hành động từ thành thị đến nông thôn (1936), hoạt động với nhiều hình thức tố cáo địa chủ và tội ác của thực dân. Có thể nói, phong trào đấu tranh ở Long Xuyên - Châu Đốc lúc bấy giờ đã lan tỏa và ảnh hưởng không chỉ ở khu vực miền Tây mà trong phạm vi cả nước. Để ngăn chặn làn sóng này, tháng 3/1937, phái đoàn Quốc hội Pháp sang thăm Đông Dương, trong đó có Nghị sĩ Maurice Honel, đảng viên có uy tín của Đảng Cộng sản Pháp, đại diện chính thức của người lao động Pháp, thuộc Quốc tế thứ ba đi theo đoàn. Ung Văn Khiêm đại diện nhân dân tố cáo chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp và đưa ra 1.300 thơ dân nguyện đòi các quyền tự do. Tại đây, Nghị sĩ Maurice Honel hứa sẽ trình lên Chính phủ Pháp những yêu sách này. 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 6, tr. 629. 28 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Tháng 4/1938, Chính phủ Mặt trận nhân dân bị lật đổ, Daladier thuộc phái hữu lên nắm chính quyền ở Pháp và ra lệnh hủy bỏ các chính sách của Mặt trận nhân dân, đồng thời Pháp ra lệnh giải tán các ủy ban hành động, công khai đàn áp phong trào cách mạng, cấm hội họp, tịch thu các báo, bắt giam nhiều đảng viên, cán bộ. Ngày 01/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, thực dân Pháp tranh thủ vơ vét tài sản thuộc địa, khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương, liên tục đàn áp phong trào cách mạng, lực lượng cách mạng ở Long Xuyên - Châu Đốc lúc bấy giờ bị tổn thất nhiều, buộc phải lui vào hoạt động bí mật. Ngày 22/6/1940, thực dân Pháp ký thỏa thuận ngừng bắn với Đức Quốc xã, Chính phủ Vichy được thành lập, kế thừa hầu hết các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, trong đó có Đông Dương. Pháp bắt đầu thực hiện chính sách cai trị trong thời kỳ mới, đó là bắt lính thanh niên, đưa họ đi làm bia đỡ đạn tại các chiến trường. Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam Kỳ chuẩn bị lực lượng và ra lệnh khởi nghĩa lúc 12 giờ đêm 22/11/1940, trọng điểm tấn công là Chợ Mới và Tân Châu. Tuy nhiên, đến 0 giờ ngày 02/12/1940 khởi nghĩa mới nổ ra nhưng kế hoạch không thành, do Pháp biết và ngăn chặn. Bí thư Liên Tỉnh ủy (Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Sa Đéc) Lương Văn Cù bị bắt và sau đó bị xử bắn ngày 28/8/1941; Lê Văn Nhung, Bí thư tỉnh Châu Đốc, sau đó là Bí thư tỉnh Cần Thơ bị xử bắn tại Cần Thơ... Để trấn áp phong trào cách mạng, Pháp ra sức đàn áp lực lượng, cướp phá, đốt nhà, bắt giam, đày đi tù và tra tấn dã man những người tham gia kháng chiến (Long Xuyên, Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 29 Châu Đốc bị bắt 315 người). Do vậy, các tổ chức cơ sở đảng tan rã, mất liên lạc. Năm 1941-1943, thực hiện chủ trương của Liên Tỉnh ủy về việc củng cố tổ chức đảng các cấp, Ban Cán sự Long Xuyên và Ban Cán sự Châu Đốc được thành lập. Cuối năm 1944, nhiều chi bộ ra đời, hoạt động công khai và bán công khai dưới nhiều hình thức. Năm 1945, mâu thuẫn Pháp - Nhật ở Đông Dương trở nên gay gắt. Mặt khác, do lo sợ Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương, nên ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Để thực hiện chính sách cai trị của mình, Nhật buộc phải sử dụng viên chức từng làm cho Pháp, đưa lực lượng thân tín lên nắm chính quyền, bởi vì Nhật không thể kịp đào tạo đội ngũ phục vụ cho mình. Bộ mặt cướp nước của Nhật sớm bị phơi bày khi Phó Thống đốc Nam Kỳ đến Long Xuyên tuyên bố: “Nơi đây là thuộc địa Nhật, cũng như thuộc địa của Pháp hồi trước vậy”1. Tuy nhiên, có sự phân hóa diễn ra trong các nhân viên từng làm cho Pháp, họ vẫn ngấm ngầm chống Nhật, thành phần trí thức bất mãn chế độ nên cũng bất hợp tác với Nhật. Tình hình này có lợi cho cách mạng, nhưng trong nội bộ Đảng của Nam Kỳ lúc bấy giờ lại nảy sinh mâu thuẫn, thiếu thống nhất về tổ chức và phương pháp đấu tranh. Mặc dù vậy, họ có cùng một đích đến, đó là xây dựng lực lượng để giành chính quyền. Trước tình hình quân Nhật thất bại nặng nề vào ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố 1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang, Tập I (1927-1954), 2002, tr. 142. 30 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... đầu hàng Liên Xô và Đồng minh vô điều kiện, không khí cách mạng lên cao. Xứ ủy Giải phóng chờ lệnh Trung ương khởi nghĩa, Xứ ủy Tiền phong xây dựng kế hoạch cướp chính quyền Nam Kỳ, chậm nhất là ngày 25/8/1945. Từ ngày 22 đến 28/8/1945, Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi ở các quận rồi đến phạm vi toàn tỉnh. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc nói riêng sau thời gian dài gian khổ đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. 2. Sự thay đổi địa giới hành chính ở An Giang An Giang xưa là đất Tầm Phong Long, nước Chân Lạp. Năm 1757 (Đinh Sửu), sau khi Quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất này cho chúa Nguyễn, chúa Nguyễn đặt tên là đạo Châu Đốc. Vua Gia Long (1762-1820) tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, gọi tắt là Nguyễn Ánh, còn được gọi là Nguyễn Thế Tổ, vị hoàng đế thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, đã chủ trương mộ dân đến nơi đây khai hoang, định cư và gọi là Châu Đốc Tân Cương thuộc trấn Vĩnh Thanh, một trong 5 trấn của thành Gia Định. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng đổi Ngũ trấn thành Lục tỉnh, ông cho lấy đất Châu Đốc Tân Cương hợp thêm với huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long để hình thành tỉnh An Giang, đồng thời chia thành 2 phủ với 4 huyện. Đồng thời, vua Minh Mạng đặt ra chức An - Hà tổng đốc Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 31 thống lĩnh cho hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại tỉnh thành Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang (xem Phụ lục Bản đồ). Lúc bấy giờ, tỉnh An Giang có diện tích rất lớn, kéo dài từ biên giới Tân Châu, Bảy Núi đến Cái Tàu Hạ, Sóc Trăng và Giá Rai. Năm 1833, quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng tỉnh An Giang, nhà Nguyễn điều binh đánh dẹp và ám sát Bùi Văn Lý, lấy lại được tỉnh thành Châu Đốc. Trong khoảng năm 1833-1834, quân đội Xiêm La, theo cầu viện của Lê Văn Khôi, tiến vào An Giang theo đường sông Cửu Long, đánh nhà Nguyễn. Tuy nhiên, dưới sự chỉ huy của Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân của nhà Nguyễn, quân Xiêm đã bị đánh bại trên sông Vàm Nao. Năm 1836, vua Minh Mạng cho lập Địa bạ An Giang. Lúc bấy giờ, An Giang vẫn gồm 2 phủ với 4 huyện. Năm 1839, năm Minh Mạng thứ 20, nhà Nguyễn đặt thêm huyện An Xuyên, tách từ huyện Vĩnh An. Cùng năm này, nhà Nguyễn còn lập hai huyện Hà Dương (bờ nam sông Vĩnh Tế) và Hà Âm (bờ bắc sông Vĩnh Tế) của tỉnh Hà Tiên. Năm 1842, năm Thiệu Trị thứ 2, Thiệu Trị trích phủ Tịnh Biên cùng huyện Hà Dương (Hà Tiên), sáp nhập An Giang. Lúc này, An Giang có 4 phủ, 9 huyện. Năm 1844, trích thêm huyện Hà Âm của tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tịnh Biên, nên An Giang có 4 phủ, 10 huyện. Năm 1850, năm Tự Đức thứ 3, nhà Nguyễn bỏ phủ Tĩnh Biên, nhập 2 huyện Hà Âm và Hà Dương vào phủ Tuy Biên, nên An Giang còn 3 phủ với 10 huyện. Năm 1868, thực dân Pháp chiếm cả 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là An Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên. Thực dân Pháp xóa 32 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... dần tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ, huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra 3 hạt Châu Đốc, Sa Đéc và Ba Xuyên. Theo đó, tỉnh An Giang đổi tên thành tỉnh Châu Đốc. Ngày 05/6/1871, hạt Thanh tra Long Xuyên và hạt Thanh tra Châu Đốc nhận thêm phần đất đai thuộc địa bàn tổng Phong Thạnh, thuộc huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường vào thời nhà Nguyễn độc lập. Theo Nghị định ngày 05/01/1876, thực dân Pháp bỏ hẳn hệ thống Nam Kỳ lục tỉnh thời nhà Nguyễn, đồng thời các hạt thanh tra được thay bằng hạt tham biện, các thôn đổi thành làng. Vùng đất Nam Kỳ lúc này bị chia thành 4 khu vực hành chính do thực dân Pháp đặt ra: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac (Hậu Giang). Trong đó, khu vực Bassac cai quản 6 hạt tham biện: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Ôn và Sóc Trăng. Mặc dù vậy, hạt tham biện Sa Đéc lại thuộc về Vĩnh Long. Ngày 23/02/1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú, một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac. Năm 1882, hạt tham biện Bạc Liêu được thiết lập trên cơ sở tách 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Hưng của hạt tham biện Rạch Giá hợp với 2 tổng Thạnh Hòa và Thạnh Hưng tách từ hạt tham biện Sóc Trăng. Như vậy, địa bàn tỉnh An Giang cũ gồm các hạt tham biện Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu nằm trong 2 khu vực Vĩnh Long và Bassac. Ngày 12/8/1888, hạt tham biện Rạch Giá bị giải thể, nhập vào Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 33 hạt tham biện Long Xuyên. Hà Tiên thuộc hạt tham biện Châu Đốc, nhưng đến cuối năm 1892 lại phục hồi hạt tham biện Hà Tiên. Ngày 27/12/1892, thực dân Pháp tái lập hạt tham biện Rạch Giá. Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc chuyển đổi các hạt tham biện thành tỉnh. Theo đó, kể từ ngày 01/01/1900, chuyển đổi tất cả các hạt ở Nam Kỳ thành tỉnh. Địa bàn tỉnh An Giang cũ được chia thành 6 tỉnh giống như trước đây, gồm Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu, duy trì đến năm 1956. Vào thời Pháp thuộc, vùng đất thuộc tỉnh An Giang ngày nay gồm tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên, trong đó hai tỉnh này lúc bấy giờ bao gồm cả một phần đất thuộc về tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Năm 1903, tỉnh Châu Đốc có 3 quận Tân Châu, Tri Tôn và Tịnh Biên. Năm 1917, tỉnh Châu Đốc thành lập thêm quận Châu Thành. Năm 1919, quận Châu Thành đổi tên thành quận Châu Phú, nhưng đến năm 1939 lại đổi lại thành Châu Thành như cũ. Ngày 19/12/1929, thực dân Pháp lập thêm quận Hồng Ngự, tách ra từ quận Tân Châu. Đến năm 1955, Châu Đốc có 5 quận là Châu Thành, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự. Trong khi đó, năm 1917, thực dân Pháp cho thành lập tại tỉnh Long Xuyên, 3 quận trực thuộc Châu Thành, Chợ Mới và Thốt Nốt. Theo các sắc lệnh ngày 31/01/1935 và 16/12/1938, thị xã Long Xuyên trực thuộc tỉnh Long Xuyên được thành lập bao gồm phần đất nội ô tỉnh lỵ trước đó. 34 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên nằm trong danh sách 21 tỉnh ở Nam Bộ. Lúc này, Ủy ban hành chính Nam Bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận và thay thế bằng huyện. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn dùng từ quận thay vì huyện cho đến năm 1975. Ngày 19/5/1947, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ tự trị thân Pháp tách đất quận Thốt Nốt để lập thêm quận Lấp Vò cùng thuộc tỉnh Long Xuyên. Đến ngày 12/9/1947, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ ban hành Chỉ thị số 50/CT, theo đó cơ cấu hành chính Châu Đốc và Long Xuyên thay đổi, đó là việc thành lập các tỉnh mới mang tên Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Tháng 10/1950, Long Châu Hậu hợp nhất với Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú A, Châu Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu, Phú Quốc. Tháng 7/1951, hợp nhất 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thành huyện Tịnh Biên; 2 huyện Châu Thành, Thoại Sơn thành huyện Châu Thành. Tháng 6/1951, Long Châu Tiền hợp nhất với Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, gồm 7 huyện, trong đó 2 huyện Tân Hồng và Tân Châu vốn là 2 huyện Hồng Ngự và Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền. Cũng trong tháng 7/1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa. Mặc dù vậy, tên các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Hậu, Long Châu Sa và Long Châu Hà không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Ngày Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 35 29/12/1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp công nhận đô thị tỉnh lỵ Long Xuyên trở thành thị xã hỗn hợp, trực thuộc tỉnh Long Xuyên. Năm 1953, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp lại quyết định thành lập thêm tại tỉnh Long Xuyên một quận mới là Núi Sập, do tách tổng Định Phú khỏi quận Châu Thành cùng tỉnh. Năm 1954, chính quyền Việt Minh giải thể các tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà, đồng thời khôi phục lại tỉnh Châu Đốc, tỉnh Long Xuyên, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Hà Tiên như cũ. Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận gồm: Châu Thành, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự, với tổng cộng 70 xã. Tỉnh Long Xuyên có 4 quận gồm: Châu Thành, Chợ Mới, Núi Sập, Thốt Nốt, với tổng cộng 47 xã. Ngày 22/10/1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN về việc thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam Việt Nam. Theo đó, địa giới và địa danh của các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều và một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, Châu Đốc và Long Xuyên được sáp nhập để thành lập tỉnh mới có tên là An Giang. Qua nhiều lần thay đổi, hiện nay tỉnh An Giang có 2 thành phố: Long Xuyên và Châu Đốc, 1 thị xã: Tân Châu, 8 huyện: An Phú, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn1. 1. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 878. 36 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... III. Quá tr ình du nhập văn hóa pháp vào An Giang 1. Văn hóa Pháp du nhập Việt Nam Người châu Âu vào Việt Nam từ thế kỷ XVI. Các giáo sĩ phương Tây đến nước ta để truyền giáo thông qua những chuyến tàu buôn, đồng thời họ cũng mang theo kiến trúc của nhà thờ, tu viện. Thật vậy, bắt đầu từ thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đến nước ta với công việc buôn bán. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan ra đời, bắt đầu buôn bán với phương Đông. Đến năm 1637, người Hà Lan đến Thăng Long, đặt thương điếm ở Hội An. Tuy nhiên, do Công ty Đông Ấn Độ thành lập (1600), người Anh loại dần Bồ Đào Nha, Hà Lan, Gyfford được Lê Gia Tôn tiếp và cho phép mở thương điếm ở Phố Hiến (1673), rồi chuyển sang Hà Nội và bị đóng cửa năm 1697. Người Pháp đến nước ta muộn hơn, lúc đầu với mục đích truyền bá Thiên Chúa giáo hơn là buôn bán. Do vậy, suốt nửa cuối thế kỷ XVII, hoạt động thương nghiệp phụ thuộc vào Hội Thừa sai Paris (Société des Missions Etrangères de Paris - MEP) mà người sáng lập là François Pallu. Và người “đưa đường” cho Pháp được chúa Trịnh tiếp lúc bấy giờ là linh mục dòng Tên Alexandre de Rhodes. Ngay từ thế kỷ XVIII, thông qua các hoạt động truyền giáo và buôn bán, nước ta tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây. Từ nửa sau thế kỷ XIX, xu hướng bành trướng thuộc địa của các nước đế quốc diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Năm 1884 là năm triều đình Huế đầu hàng hoàn toàn trước thực dân Pháp thông qua việc ký Hòa ước Patenôtre Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 37 (Hòa ước Giáp Thân). Theo đó, thực dân Pháp bình định và tiến hành cai trị nước ta trên quy mô rộng lớn và nhanh chóng. Trên phạm vi toàn Đông Dương, Pháp đã áp đặt một chính quyền thống trị chặt chẽ trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục,... nhằm biến Đông Dương thành thuộc địa, bảo đảm siêu lợi nhuận cho chính quốc. Đối với nước ta, Pháp chia thành ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ đặt dưới sự bảo hộ của Pháp và Nam Kỳ là thuộc địa hoàn toàn của thực dân Pháp với chế độ tự trị. Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành chính sách đầu độc, ngu dân. Thực hiện ý đồ đó, Pháp bắt đầu truyền bá văn hóa của mình nhằm nô dịch tinh thần dân tộc ta, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của nền văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc. Nhưng làm thế nào để thực thi một chính sách cai trị như vậy? Trước hết, đó là yếu tố giáo dục. Thật vậy, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc đào tạo một đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa thông qua việc truyền bá tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, đồng thời tìm cách hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán. Để có một đội ngũ phục vụ đắc lực cho công cuộc “khai hóa” thuộc địa, Pháp với tư cách là “thực dân nhà nghề” xác định rằng, một công cụ vô cùng đắc lực và hiệu quả, đó là thực hiện công cuộc truyền bá giáo dục. Từ đây, thực dân Pháp đã tiến hành phát triển giáo dục một 38 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... cách nhanh chóng, du nhập nền văn hóa và giáo dục Pháp vào Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xây dựng hệ thống giáo dục kiểu mới bằng cách mở các trường tiểu học Pháp - Việt. Cấu trúc giáo dục phổ thông lúc bấy giờ gồm 3 bậc học: một là, ấu học - ở xã; hai là, tiểu học - ở phủ và huyện; ba là, trung học - ở tỉnh. Bên cạnh việc học kiến thức khoa học, học sinh phải học tiếng Pháp và văn hóa Pháp. Càng lên bậc học cao, học sinh càng phải học khối lượng kiến thức nhiều hơn về vấn đề này và đây là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra, thực dân Pháp cũng chú trọng việc xây dựng các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, xưởng học nghề, trường kỹ thuật, mỹ thuật1. Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau ban hành Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906. Theo đó, Viện Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) ra đời với 5 trường thành viên: Cao đẳng Luật và pháp chính, Cao đẳng Khoa học, Cao đẳng Y khoa, Cao đẳng Xây dựng dân dụng, Cao đẳng Văn chương (Kèm theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 là bản Nội quy của trường do Tổng Giám đốc Học chính (Directeur général de l’Instruction publique) Gourdon ký ngày 12/10/1907, xác định rõ thành phần sinh viên, đội ngũ giáo viên và chương trình của năm học đầu tiên (1907-1908). Cuối tháng 11/1907, trường tổ chức lễ 1. Trần Thanh Giang: “Chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp và một số trào lưu văn hóa trước năm 1945 ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 2, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, http://huc.edu.vn/vi/spct/id48/Chinh-sach-no-dich-ve-van-hoa-cua thuc-dan-Phap-va-mot-so--trao-luu-van-hoa-truoc-nam-1945-o Viet-Nam. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 39 khai giảng đầu tiên với sự có mặt của 94 sinh viên mới, 62 sinh viên dự thính và 37 sinh viên năm thứ nhất trường Y tham dự một số giờ học môn khoa học của trường, tổng cộng gồm 193 sinh viên. Trong năm học đầu tiên này, một số viên chức các sở chuyên môn tuy không theo học chính thức nhưng cũng được phép tham gia các giờ thực hành tại các trường thuộc Viện Đại học Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi năm học đầu tiên kết thúc, trường đột ngột đóng cửa mà không có một văn bản pháp lý hay lời giải thích của bất cứ một quan chức nào trong bộ máy chính quyền thuộc địa1. Toàn quyền Antony Wladislas Klobukowski cũng cho giải thể Nha Học chính. Mục đích của việc thành lập Viện này là thực dân Pháp muốn hạn chế sự ảnh hưởng của thanh niên đối với Đông Kinh nghĩa thục và tình trạng thanh niên xuất dương sang Nhật theo phong trào Đông Du, đồng thời để cổ động cho thế lực của nước Pháp lúc bấy giờ ở Á Đông. Để tranh giành sự ảnh hưởng mạnh hơn, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực trên nhiều lĩnh vực, phục vụ cho nền thống trị thực dân lúc đó, Pháp cũng thành lập các trường đại học, cao đẳng khác, mở thêm nhiều ngành như: sư phạm, y dược, thương mại, công chính, nông nghiệp,... Đáng chú ý, nội dung chương trình chủ yếu là truyền bá cái gọi là “văn minh đại Pháp”, không đề cập những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Trên thực tế, lúc bấy giờ 1. Đào Thị Diến: “Sự ra đời của Đại học Đông Dương qua tài liệu lưu trữ”, http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/ C1787/2006/03/N7403. 40 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... chỉ có con em các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội mới có điều kiện theo học. Theo số liệu thống kê trước đây, tính đến năm 1930, tổng cộng số học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số, số trẻ em thất học phổ biến trong xã hội1. Phản ánh về chính sách giáo dục của thực dân, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1921-1925), Nguyễn Ái Quốc viết: “Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng... hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường... Chính phủ thuộc địa lại tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp,... “Làm cho dân ngu để dễ trị”, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”2. Song hành với việc thiết kế giáo dục như vậy, Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn ngu dân khác như tìm cách đầu độc người dân, đặc biệt là thanh niên, dung dưỡng, khuyến khích thanh niên dính vào những thói hư tật xấu: mở các sòng bạc, khuyến khích uống rượu, thuốc phiện, dung túng tệ mại dâm,... để đầu độc giới trẻ ở các thành phố lớn bên cạnh những hủ tục về cưới hỏi, ma chay, bói toán, đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng phát triển ở nông thôn. 1. Trần Thanh Giang: “Chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp và một số trào lưu văn hóa trước năm 1945 ở Việt Nam”, Tlđd. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 107-108. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 41 Đặc biệt, khi sang nước ta, thực dân Pháp đã sử dụng tôn giáo và ngôn ngữ như một công cụ đắc lực, thâm độc nhằm thay đổi cả dân tộc. Thật vậy, giám mục Puginier và linh mục Wibaux đã nói rằng: “Như tôi vẫn thường nói, có hai điều đặc biệt làm công cụ tối hảo để thay đổi cả một dân tộc: đó là tôn giáo và ngôn ngữ. Nếu Chính phủ Pháp hiểu biết lợi ích thực sự của mình, thì hãy ủng hộ việc rao giảng tin mừng và dạy bảo ngôn ngữ của chúng ta, tôi xin khẳng định là trước thời hạn 20 năm, chẳng cần phải cưỡng bức ai, xứ sở này sẽ được Kitô hóa và Pháp hóa”1. Có thể nói, từ khi đạo Kitô xâm nhập Việt Nam, thực dân Pháp sử dụng mọi âm mưu và thủ đoạn để đạt mục đích nói trên. Trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII, các linh mục và giáo dân đã dẫn đường cho thực dân Pháp xâm lược, đánh chiếm và áp đặt nền cai trị thuộc địa trên đất nước Việt Nam. Gắn liền với việc truyền giáo là sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Đây là thành quả của tập thể giáo sĩ Bồ Đào Nha, Italia, Pháp,... và những người Việt Nam giúp họ học tiếng Việt. Có thể nói, chữ Quốc ngữ ra đời như là công cụ để các giáo sĩ truyền đạo, nhưng nó lại là một đóng góp lớn lao cho nền văn hóa Việt Nam. Và, chính quyền Pháp sử dụng kiểu chữ này với hai mục đích lớn: phổ biến văn kiện chính thức của chính quyền Pháp trong nhân dân Việt Nam và truyền bá thứ chữ viết dùng mẫu tự Latinh để ghi âm tiếng Việt. Đánh giá về 1. Yoshiharu Tsuboi: Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 78. 42 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... việc dùng chữ Quốc ngữ, GS. Trần Quốc Vượng gọi đây là “bước đột biến của tiến trình văn hóa”1. Sự “đột biến” này còn được chứng minh qua sự chuyển mình của nền văn học nước nhà lúc bấy giờ. Có thể nói, văn học thời này là một thứ vũ khí hữu hiệu của quần chúng chống lại thực dân Pháp xâm lược. Việc sáng tác văn học bằng chữ Quốc ngữ với quan điểm nghệ thuật mới đã trở nên phổ biến và đạt được những thành tựu nhất định. Nguyễn Trọng Quản với tiểu thuyết văn xuôi hiện đại phương Tây đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, đó là truyện Thầy Lazaro Phiền (1887); Trương Duy Toản với tiểu thuyết Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân (1910) đã gây được tiếng vang lớn; Trần Chánh Chiến với Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) gồm 54 trang viết với bút pháp vừa vần vừa đối; Phạm Duy Tốn với Sống chết mặc bay (1918); Tân Dân Tử với Giọt máu chung tình (1926),... đều chịu ảnh hưởng bởi phong cách của phương Tây. Đặc biệt là, trong các thập niên 30, 40 của thế kỷ XX, cùng với truyện ký, tiểu thuyết là phong trào Thơ mới xuất hiện với những tên tuổi như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,... Người ta cho rằng, “đây chính là sự chuyển mình của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại và đó cũng là sự thay thế vẻ vang của văn học bằng chữ Quốc ngữ trong đời sống văn hóa”2. Bối cảnh lịch sử, văn hóa thời kỳ này đã thúc đẩy sự phát triển của bộ phận văn học yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là các nhà thơ - chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, 1, 2. Trần Quốc Vượng (Chủ biên): Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr. 155, 157. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 43 Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Về sau, các nhà hoạt động chính trị như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã dùng ngòi bút của mình tố cáo chế độ thực dân, cổ vũ nhân dân đấu tranh cho độc lập và tiến bộ xã hội. Có thể nói, thông qua việc tiếp xúc với văn hóa Pháp với tư cách đại diện của văn hóa phương Tây, người Việt Nam có dịp tiếp xúc với những tư tưởng cách mạng, dân chủ tư sản..., góp phần phát triển tư duy tổng hợp và sau đó hình thành lối tư duy mới - tư duy phân tích. Về hội họa, người Pháp đã mang đến nước ta một phong cách hội họa mới, chẳng hạn như sự xuất hiện tranh sơn dầu, tranh bột màu với bút pháp tả thực... Bút pháp này xuất hiện trong loại hình kịch nói trên sân khấu. Và tất cả đã tạo ra sự phân hóa trong nghệ thuật cổ truyền: ca, múa, nhạc, kịch,... theo lối tư duy phân tích phương Tây. Đời sống xã hội chứng kiến những thay đổi lớn với những công trình đô thị, công nghiệp, giao thông, kiến trúc,... kiểu phương Tây xuất hiện. Cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam đã có biến đổi mạnh mẽ. Từ mô hình đô thị cổ truyền với chức năng trọng tâm chính trị, giờ đây chuyển sang mô hình đô thị công - thương phương Tây, chú trọng chức năng kinh tế. Hà Nội sầm uất hơn trước, nhiều người buôn bán, tập trung các nhà máy, sở giao dịch,... Hải Phòng là hải cảng lớn thứ hai ở Đông Dương. Sài Gòn, Chợ Lớn trở thành đô thị công - thương nghiệp. Nam Định, Hải Dương, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa,... dần phát triển. Có thể nói, những yếu tố đó là thế mạnh của văn hóa phương Tây hiện đại. Người Pháp đã 44 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... tận dụng thế mạnh này để khai thác thuộc địa. Quá trình đô thị hóa diễn ra đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, xuất hiện nhiều tầng lớp, giai cấp mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân, thị dân,... Cùng với những phát triển về đô thị phải kể đến sự phát triển trong lĩnh vực giao thông. Đã có hàng chục vạn dân phu, hồ Việt Nam được huy động để tạo ra những hệ thống đường bộ, đồn điền, hầm mỏ ở các tỉnh và các vùng xa xôi. Đường sắt, đường thủy, cầu lớn ngày càng được tu bổ, kéo dài,... Cầu Long Biên (cầu Paul Doumer) bắc qua sông Hồng là một biểu tượng của công cuộc chinh phục thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Sự thay đổi và phát triển đô thị nhanh chóng lúc bấy giờ gắn bó chặt chẽ với lĩnh vực kiến trúc, đây là lĩnh vực trọng tâm mà cuốn sách tập trung nghiên cứu sâu. Như một quy luật, khi một chế độ mới với giai cấp cầm quyền mới thống trị, đặc biệt là thực dân đến từ nước ngoài, họ muốn đưa vào một kiến trúc mới với phong cách nhằm thể hiện tinh thần mới của chế độ mình lên cai trị. Và do vậy, trong khi chưa thể đưa ra một kiểu kiến trúc hoàn toàn mới, thì cách tốt nhất là họ đưa vào sử dụng loại hình kiến trúc đã được đánh giá cao. Kết quả là, các công trình ở Việt Nam lúc bấy giờ đều do người Pháp thiết kế từ Pháp trước khi mang sang Việt Nam xây dựng. Đây là thời kỳ chuyển tiếp hết sức quan trọng trong sự phát triển kiến trúc Việt Nam, từ kiến trúc truyền thống chuyển sang kiến trúc hiện đại. Bởi lẽ, cuối thế kỷ XIX trở về trước, kiến trúc Việt Nam chủ yếu là kiến trúc truyền thống và người Pháp đã đưa vào Việt Nam một Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 45 nền kiến trúc mới tương ứng với công nghệ mỹ thuật châu Âu, trong đó có Pháp. Quá trình du nhập này bắt đầu từ thời phong kiến, được gọi là thời kỳ ảnh hưởng, và tiếp theo là thời kỳ Pháp thuộc. Có thể nói, dưới thời phong kiến độc lập, tự chủ, lĩnh vực kiến trúc Việt Nam mới bắt đầu chịu ảnh hưởng về hình thức bên ngoài mà thôi. Chỉ khi thực dân Pháp chính thức biến Việt Nam thành một nước phong kiến nửa thuộc địa thì sự ảnh hưởng của nó mới thực sự mang lại dấu ấn. Thật vậy, người Pháp đã mang những phong cách kiến trúc rất nổi tiếng vào nước ta trong quá trình cai trị của mình. Có thể kể ra những công trình tiêu biểu từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đó là: Dinh Toàn quyền, Dinh phó Toàn quyền (Sài Gòn), Tòa Đốc lý, Tòa án tối cao, Trụ sở Công ty đường Sắt Vân Nam, Ga Xe lửa (Hà Nội), Tòa Công sứ,... Đặc biệt là, các công trình kiến trúc nhà thờ, tu viện đạt đến đỉnh cao ở Việt Nam lúc bấy giờ như Nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn, 1887); Nhà thờ Lớn (Hà Nội, 1884); Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng trong khoảng 30 năm, đến năm 1896 hoàn thành, là sự kết hợp độc đáo kiến trúc Thánh đường châu Âu với kiến trúc Việt Nam. Nhà thờ Cù lao Giêng được Linh mục Gazignol khởi công xây dựng từ năm 1875, dưới triều vua Tự Đức, đến năm 1887, dưới triều vua Đồng Khánh, mới hoàn thành. Công trình được thiết kế theo kiến trúc Romance, là nhà thờ cổ nhất miền Tây. Theo các nhà nghiên cứu kiến trúc Việt Nam, kiến trúc Pháp vào Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn chính: (1) 46 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Giai đoạn 1873-1900: Kiến trúc thuộc địa tiền kỳ; (2) Giai đoạn 1900-1920: Kiến trúc thuộc địa hình thành và phát triển; (3) Giai đoạn 1920-1945: Kiến trúc thuộc địa phát triển và định hình bản sắc1. Có thể nêu một số phong cách kiến trúc tiêu biểu mà trong quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã mang theo, đó là: kiến trúc Rômăng (Romance), kiến trúc Gôtích (Gothique hay Francigenum Opus), kiến trúc Barốc (Baroque), kiến trúc Rôcôcô (Rococo), kiến trúc Tân cổ điển và phong cách cổ điển Pháp, kiến trúc hiện đại (Modern). Nhìn lại chặng đường gần 100 năm dưới sự thống trị của thực dân Pháp, mặc dù muốn dân ta ngu dốt, lạc hậu, nhưng người Pháp cũng mang đến với chúng ta nền văn minh, văn hóa Pháp. Và chính nền văn minh, văn hóa này đã được dân tộc ta tiếp nhận có chọn lọc, góp phần phát triển văn hóa bản địa, làm thay đổi bộ mặt văn hóa - xã hội Việt Nam từ cách ăn, mặc, ở đến các phương tiện sinh hoạt khác như giao thông, đi lại; từ điêu khắc ở đình làng đến tượng đài ngoài trời; từ thơ đường đến thơ mới, từ văn vần đến văn xuôi, tiểu thuyết; từ chữ Hán, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ...2. Tất cả là để văn hóa Việt Nam hội nhập văn hóa hiện đại của thế giới và phát triển với những bản sắc riêng của mình. 1. TS. KTS. Nguyễn Đình Toàn: Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 2014, tr. 172-173. 2. Xem Trần Quốc Vượng (Chủ biên): Cơ sở văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 158. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 47 2. Văn hóa Pháp du nhập Nam Kỳ Sau khi nổ súng đánh Đà Nẵng, thực dân Pháp mang quân vào Nam Bộ, đánh chiếm Gia Định vào năm 1859. Ngày 13/4/1862, triều đình Huế nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) cho Pháp, đến 15/3/1874 lại ký Hiệp ước Giáp Tuất, trong đó công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa sáp nhập Nam Kỳ thuộc Pháp. Tháng 3/1945, Thống sứ Nhật Nishimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ. Ngày 23/9/1945, chưa đầy một tháng sau ngày độc lập, thực dân Pháp nổ súng gây chiến ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ. Thời gian này, văn hóa phương Tây nói chung và văn hóa Pháp nói riêng đã chi phối mạnh mẽ người dân Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là sau năm 1867, khi Nam Kỳ lục tỉnh trở thành thuộc địa của Pháp. Để phục vụ cho chính sách thực dân, người Pháp đã tạo ra một thiết chế văn hóa mới theo kiểu phương Tây với các lĩnh vực giáo dục, ngôn ngữ, truyền thông - báo chí, trang phục, ẩm thực, kiến trúc,... áp đặt lên xã hội đương thời. Về giáo dục, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, ở đây thực hiện nền giáo dục phong kiến Nho giáo dưới triều Nguyễn. Gia Long lên ngôi vua, lập ra triều Nguyễn, sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, ông đã ra sức củng cố vương triều của mình trên mọi lĩnh vực, trong đó có tập trung cho giáo dục và đào tạo nhân tài, đặc biệt là đội ngũ quan lại ở Nam Kỳ để làm chỗ dựa tinh thần. Nhà Nguyễn 48 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... vẫn lấy Nho học làm đạo trị nước, an dân và giáo hóa con người. Tứ Thư, Ngũ Kinh là sách kinh điển được lấy làm nội dung dạy và học. Lối dạy học dựa vào kinh điển là chính đã quy định cách học lúc bấy giờ chủ yếu theo kiểu “tầm chương, trích cú”, học thuộc lòng lời nói thánh hiền, kinh điển. Chính vì vậy, người học thường thụ động, thiếu tinh thần sáng tạo. Dưới triều Nguyễn, việc thi cử giống thời Lê, có 3 kỳ thi chính là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Vua Gia Long mở kỳ thi Hương đầu tiên năm 1813. Nam Kỳ có trường thi Gia Định - một trong những trường thi lớn, tuyển chọn được nhiều nhân tài đất Nam Kỳ cho triều đình Huế. Có thể nói, người Pháp đã biết rõ vai trò quan trọng của giáo dục, vì thế năm 1867, khi chiếm xong Nam Kỳ, người Pháp áp đặt ngay một nền giáo dục phương Tây ở Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Họ sử dụng giáo dục như một công cụ để cai trị, nhằm biến người Nam Kỳ thành người Pháp về mặt văn hóa. Lịch trình Tây hóa ở Nam Kỳ được cụ thể hóa rõ ràng qua hai thời kỳ: một là, từ năm 1861 đến 1916, xây dựng hệ thống giáo dục phương Tây song song nền giáo dục Nho giáo; hai là, từ năm 1917 đến 1945, từng bước hạn chế và đi đến xóa bỏ nền giáo dục Nho giáo ở Nam Kỳ thông qua việc bãi bỏ các khoa thi Hương, thi Hội và thi Đình nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của giáo dục phong kiến, cùng với các Nho sĩ vốn có vai trò quan trọng đối với nền giáo dục này. Để thực hiện công cuộc khai hóa, thực dân Pháp đã sử dụng một thứ vũ khí sắc bén khác, đó là báo chí. Thật vậy, thực dân Pháp đã cho nhiều tờ báo hoạt động, xuất bản với Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 49 nhiều ngôn ngữ khác nhau: chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp, chữ Hán. Có thể kể đến những tờ báo nổi tiếng lúc bấy giờ ở Nam Kỳ: 1) Gia Định báo (1865, tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên, Trương Vĩnh Ký làm chủ biên)1; 2) Phan Yên báo (1868, Diệp Văn Cương làm chủ biên); 3) Nhựt trình Nam Kỳ (1883); 4) Thông loại khóa trình (1888); 5) Nông cổ mín đàm (1901); 6) Nhật báo Tỉnh (1905); 7) Lục tỉnh Tân văn (1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút); 8) Nữ giới chung (1918, Lê Đức chủ nhiệm và Sương Nguyệt Anh làm chủ bút); 9) Công luận báo (1916, Lê Sum làm chủ bút); 10) Trung lập báo (1924, Phi Vân Trần Văn Chim làm chủ bút)2. Đến năm 1913, thực dân Pháp cho ra đời tờ Đông Dương Tạp chí, là chi nhánh đặc biệt của Lục tỉnh Tân văn, xuất bản ở miền Trung và miền Bắc. Tháng 6/1915, “Thư viện truyền bá” được thành lập gồm hai bộ phận: 1) Đông Dương Tạp chí; 2) Trung Bắc Tân văn. Tuy nhiên, tờ Đông Dương Tạp chí bị đình bản sau đó và năm 1916, Pháp thành lập tờ Nam Phong3. Có thể thấy, thực dân Pháp đã sử dụng công cụ báo chí để tuyên truyền tư tưởng văn hóa nô dịch vào Việt Nam, đồng thời cổ động cho chủ nghĩa “Pháp - Việt đề huề”, vận động nhân dân tham gia quân đội Pháp, làm bia đỡ đạn cho chúng; 1. Nguyễn Vy Khanh: “Về một số báo chí Nam Kỳ thời đầu văn học chữ Quốc ngữ”, http://namkyluctinh.org/a-tgtpham/nvkhanh/ nvkhanh-LichSuBaoChiThoiDau.pdf. tr. 4. 2. Tham khảo https://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_báo_chí_ Việt_Nam. 3. Trần Thanh Giang: “Chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp và một số trào lưu văn hóa trước năm 1945 ở Việt Nam”, Tlđd. 50 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... công kích thành tựu của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đả kích phong trào cách mạng ở Pháp và Trung Quốc; ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vũ khí tư tưởng cho công cuộc giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tất cả vì mục đích đẩy dân tộc ta vào vòng ngu dốt, thất học, truỵ lạc về lối sống, bạc nhược về tinh thần, chà đạp lên truyền thống tốt đẹp và tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam. Về văn hóa nghệ thuật, từ xưa dân tộc Việt Nam đã có nhiều hình thức giải trí, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật diễn tuồng, hát xướng dùng để phục vụ trong cung đình, dân gian... Cuối thế kỷ XIX, người dân Nam Bộ có loại hình nghệ thuật dân tộc đặc trưng, đó là đờn ca tài tử, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam bây giờ. Khi người Pháp đến Sài Gòn, nghệ thuật đờn ca tài tử (ra đời khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) trên đường phát triển đến lối ca ra bộ (khoảng 1910) rồi cải lương (chính thức được dùng bản hiệu Gánh hát Tân Thịnh năm 1920). Lúc bấy giờ, trong khi nghệ thuật cải lương phát triển khá rầm rộ, người Pháp cũng đưa sang Việt Nam loại hình nghệ thuật mới, đó là kịch nói. Song hành, để thỏa mãn nhu cầu của sĩ quan, binh lính Pháp và quý tộc thành thị, người Pháp đưa nền điện ảnh vào nước ta để hai loại hình nghệ thuật kịch nói và điện ảnh phát triển phổ biến trong công chúng. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 51 Thế kỷ XIX, Nam Bộ tự hào đã có nhiều trí thức lớn như: Phan Thanh Giản (1796-1867), Bùi Hữu Nghĩa (1807- 1872), Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), Nguyễn Thông (1827-1884), Hồ Huân Nghiệp (1829-1864), Phan Văn Trị (1830-1910), Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Sương Nguyệt Anh (1864-1921), Trần Chánh Chiếu (1868-1919), Hồ Biểu Chánh (1884-1958), v.v.. Họ là những nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu nổi tiếng (Phan Thanh Giản là ông Nghè đầu tiên ở Nam Bộ, là Tổng tài biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục), đã có nhiều đóng góp cho văn hóa như tiểu thuyết, thơ mới, nghệ thuật, giáo dục kiểu phương Tây, Âu phục,... Các công trình được in ấn, xuất bản bằng chữ Quốc ngữ và phổ biến đầu tiên ở Nam Bộ, sau đó mới đến các nơi khác. Về trang phục và ẩm thực, vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khi người Pháp đến Sài Gòn rồi các tỉnh thuộc Nam Kỳ, người dân ở đây dần thay đổi về trang phục và ẩm thực. Người ta thấy những chiếc áo dài, khăn đóng, bộ đồ bà ba đi với đôi guốc mộc, bữa cơm với món ăn truyền thống, cầm đũa, uống trà được thay thế dần bởi áo sơ mi, quần Tây với chiếc mũ trên đầu, chân mang giày hoặc dép lê; trong các nhà hàng bắt đầu xuất hiện bánh mì với tay cầm dao, nĩa, uống cà phê sữa,... Sau đó và cho đến bây giờ, việc tiếp nhận những trang phục kiểu Tây như áo sơ mi, bỏ áo vào quần Tây trở nên khá phổ biến; dùng những món ăn kiểu Tây, như bánh mì patê, ốpla, uống cà phê, rượu vang,... với thói quen dùng dao, nĩa không còn là hiện tượng xa lạ nữa. 52 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Về kiến trúc, người Pháp bắt đầu mang kiến trúc châu Âu và kiến trúc Pháp vào nhiều công trình ở Nam Kỳ, đặc biệt là khi Sài Gòn trở thành thủ phủ (trước đó là Phiên An, sau đổi thành Gia Định); Nam Kỳ lúc bấy giờ gồm 6 tỉnh Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên nên gọi là Nam Kỳ lục tỉnh. Những công trình tiêu biểu mà thực dân Pháp xây dựng sớm nhất là: Nhà thờ Đức Bà (1877), Nhà thờ Tân Định với phong cách Romance, Nhà thờ Cha Tam với phong cách kiến trúc Gothique, Dinh Thống đốc Nam Kỳ (Dinh Phó soái 1885-1890, nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh) với phong cách Cổ điển - Phục hưng, kết hợp Âu - Á, Bưu điện Sài Gòn (1886-1891) với phong cách thời Phục hưng, sử dụng các thức cột Hy Lạp - La Mã, cân đối, giàu nhịp điệu, Dinh Xã Tây (Tòa Đô Chính, nay là Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng năm 1907) với phong cách Baroque, Nhà hát Thành phố (khánh thành ngày 01/01/1900) với phong cách Cổ điển Pháp uy nghi, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1927) với phong cách “Đông Dương cách tân”,... 3. Văn hóa Pháp du nhập An Giang Trước năm 1886, ở Long Xuyên chỉ có những trường làng dạy chữ Nho và trường tổng dạy Quốc ngữ. Người Pháp thành lập trường ở 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc lúc bấy giờ muộn hơn các tỉnh khác ở Nam Kỳ, bởi lẽ họ phải lo dập tắt cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa - Láng Linh do Quản cơ Trần Văn Thành khởi xướng (1873). Do vậy, đến năm 1886, Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 53 ở Long Xuyên và Châu Đốc mới có Trường Tiểu học Pháp - Việt1. Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Long Xuyên lúc đó chỉ có 46 học sinh. Tổng số học sinh ở Long Xuyên và Châu Đốc lúc bấy giờ là 2.508/28.222 học sinh ở toàn Nam Bộ. Năm 1929, Long Xuyên có 27.275 học sinh với 63 trường công. Trong khi đó, ở Châu Đốc số trường ít hơn. Đến năm 1940, Châu Đốc và quận Tân Châu chỉ có trường tiểu học dạy lớp nhì và lớp nhất với khoảng 100 học sinh. Ở Bảy Núi, nơi có nhiều người dân Khmer sinh sống có ít trường học nhất. Thực dân Pháp giữ nguyên trường học - nhà chùa nhưng dạy thêm chương trình sơ học bằng tiếng Khmer2. Đến năm 1930, Long Xuyên và Châu Đốc vẫn chưa có trường dạy bậc trung học. Do vậy, mỗi năm ở hai tỉnh này chỉ có khoảng 100 người có bằng Tiểu học Pháp - Việt. Những người có chí học cao hơn phải đi xa. Lúc bấy giờ, do đặt dưới sự cai trị trực tiếp của thực dân Pháp và ở quá xa Hà Nội, An Giang không có các “nghĩa thục” ảnh hưởng từ cuộc vận động Duy Tân. Mãi đến tháng 8/1944, khi Thống đốc Nam Kỳ cho phép Hội truyền bá Quốc ngữ hoạt động, Chi hội Long Xuyên mới được hình thành3. Ngày 23/9/1945, Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, đến tháng 02/1946 họ mới chiếm được Long Xuyên và Châu Đốc. Người Pháp dựng lên chính quyền gọi là “Xứ Nam Kỳ tự trị”. Để phục vụ chính quyền này, họ mở nhiều 1. Phan Trọng Báu: Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1994, tr.84-134. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chí An Giang, Tlđd, tr. 689. 3. Phan Trọng Báu: Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Sđd, tr. 175. 54 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... trường lớp hơn thời thuộc Pháp trước đây. Ngày 12/11/1948, với sự cho phép của Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Thơ, trường trung học mang tên Collège de Long Xuyên khai giảng khóa đầu tiên, gồm 76 học sinh. Tháng 02/1952, trường được đổi tên thành Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu. Khoảng cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 thế kỷ XX, Long Xuyên có Trường Trung học Tư thục Khuyến học. Ngày 20/7/1951, ở Châu Đốc, Trường Collège de Châu Đốc được thành lập và đến năm 1952, trường đổi tên thành Trường Trung học Thủ khoa Nghĩa. Trong vùng kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phương châm của chúng ta là xây dựng nền văn hóa “dân tộc, khoa học, đại chúng” mà Đề cương Văn hóa năm 1943 đã nêu. Năm 1948, ở hai tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, phong trào học tập được mở rộng khắp nơi trong vùng kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều thanh niên được cử đi đào tạo giáo viên, góp phần đưa An Giang nói riêng và Nam Kỳ nói chung chuẩn bị bước vào thời kỳ mới - thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Về kiến trúc Pháp ở An Giang, số lượng những công trình kiến trúc mà thực dân Pháp xây dựng ở An Giang vào thời điểm đó so với các thành phố lớn khác là không nhiều. Mặc dù vậy, có một số công trình để lại những dấu ấn đáng trân trọng. Đó là các công trình kiến trúc nhà thờ tiêu biểu như Nhà thờ Cù lao Giêng, Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên, Nhà thờ Cần Xây, Nhà thờ Năng Gù, Nhà thờ Cái Chương I: KHÁI QUÁT VỀ AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 55 Đôi,... Các công trình kiến trúc dân dụng do thực dân Pháp xây dựng như Bệnh viện Long Xuyên (1910, nay là Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang), Dinh Tham biện Châu Đốc (1876), Dinh Tham biện Long Xuyên (1878), các biệt thự rải rác trong tỉnh, Trường Tiểu học Pháp - Việt (1886) ở Long Xuyên, Châu Đốc,... Ngoài các công trình kiến trúc nhà thờ và kiến trúc dân dụng, thực dân Pháp còn có kiến trúc cầu đường như cầu Hoàng Diệu (cầu Henry, 1892), cầu Quay (cầu Levis, 1897-1899); chỉnh trang, thông thương các tuyến lộ: Long Xuyên - Chắc Cà Đao (1878), Long Xuyên - Cần Thơ (1912), Long Xuyên - Châu Đốc (1924),... Tóm lại, An Giang chính thức rơi vào tay thực dân Pháp năm 1867. Thực tế là các giáo sĩ truyền giáo đã có mặt ở An Giang từ thế kỷ XVIII. Thực dân Pháp đặt bộ máy cai trị của mình ở vùng đất này với việc xây dựng nhà thờ, trường học, bệnh viện, các ty, cầu đường, v.v.. Chúng bắt đầu chiếm đoạt ruộng đất, thực hiện chính sách sưu thuế, lao dịch, cộng với hạn hán, lũ lụt,... làm cho đời sống nhân dân nói chung, nông dân nói riêng bị bần cùng hóa, bị mất tự do, độc lập, nhân quyền, tài sản,... Từ đây, ở An Giang cũng như một số nơi khác ở Nam Kỳ xuất hiện mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân, phong kiến. Tuy nhiên, theo sau “gót giày” xâm lược, thực dân Pháp cũng để lại nhiều dấu ấn văn hóa của mình ở An Giang, đặc biệt là trong các công trình kiến trúc nơi đây. Chương II NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Trước khi người Pháp đặt chân đến, Việt Nam vẫn là xã hội phong kiến, cấu trúc đô thị điển hình là thành phố nông nghiệp truyền thống Đông Nam Á với “sự hòa trộn giữa làng xã trong không gian đô thị, tính gắn kết cộng đồng trong đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, gặp sự kháng cự quyết liệt của quân dân ở đây, họ kéo vào chiếm thành Gia Định rồi Nam Kỳ lục tỉnh. Sau khi chiếm thành Hà Nội, thực dân Pháp đã đặt ách thống trị lên toàn Đông Dương. Người Pháp bắt đầu sự cai trị của mình không chỉ bằng sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế mà còn thể hiện qua nền văn hóa của mình. Sau đây là một số phong cách kiến trúc tiêu biểu mà trong quá trình xâm lược Việt Nam người Pháp đã mang theo. I. MỘT SỐ PHONG CÁCH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU CỦA PHÁP 1. Kiến trúc Romance Kiến trúc Romance ra đời và phát triển chủ yếu ở các vùng Trung và Tây Âu (Pháp, Anh, Italia, Bỉ, Hà Lan, 1. Trần Quốc Bảo - Nguyễn Văn Đỉnh (Đồng chủ biên) - Nguyễn Thanh Mai - Hồ Nam: Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 2012, tr. 12. Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 57 Tây Ban Nha,...) vào khoảng thế kỷ XI và thế kỷ XII, còn gọi là phong cách Romance. Kiến trúc Romance trải dài trên một bình diện rộng. Vào giai đoạn Romance tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên thời kỳ này không còn để lại nhiều dấu ấn về sau. Loại hình kiến trúc Romance phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện, ngoài ra còn có nhà ở và các công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, nó không đa dạng, hầu hết công trình không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại, mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ. Về kết cấu, kiến trúc Romance có đặc điểm nổi bật là thiết kế nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu. Các mái vòm làm bằng đá. Do kỹ thuật lúc bấy giờ chưa cao nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường có hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ thập Latinh. Những bức tường được xây dày, các cột hình trụ với đầu cột thường có hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc trang trí hình cuộn vào nhau, cũng có khi được trang trí bằng hình ảnh người hay thú. Đối với các nhà thờ theo kiến trúc này, về phía tây thường nổi bật lên bởi hai hay nhiều tháp cao. Những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó, ở phía đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang. Kiến trúc Romance không phát triển cùng một thời điểm ở những vùng khác nhau của Pháp. Cho đến giữa thế kỷ XII, tuy có những tiến bộ nhất định, nhưng kiến trúc Romance vẫn bị đánh giá là thiếu vẻ nhẹ nhàng và kết cấu chưa thuần 58 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... thục. Tuy nhiên, khi vào Việt Nam, kiến trúc Romance thường được đưa vào xây dựng nhà thờ, tu viện, trường dòng,... ở nhiều thành phố, làng xóm trên khắp cả nước. Nhà thờ Đức Bà tại Thành phố Hồ Chí Minh là một công trình theo kiến trúc Romance được cho là đẹp nhất ở Việt Nam, do kiến trúc sư Jules Bourard thiết kế năm 1880. Đến năm 1962, Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn được phong là “Vương cung Thánh đường” (Basilica). Đây là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt của Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính chất cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Roma1. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, kiến trúc Romance mang phong cách kiến trúc của người đương thời hơi giống và muốn tìm đến chút ít phong cách kiến trúc La Mã cổ đại. Mặc dù còn có những hạn chế như thiết kế thi công còn đơn giản, vật liệu có khi được lấy từ những công trình hoang phế của kiến trúc La Mã,... nhưng kiến trúc Romance đã có những bước phát triển nhất định và góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc Gothique sau đó. 2. Kiến trúc Gothique Kiến trúc Gothique có nguồn gốc từ nước Pháp với nhiều công trình tiêu biểu của đạo Gia tô được xây dựng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV, là một phong cách kiến trúc ra đời sau thời kỳ kiến trúc Romance và bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung Cổ ở Tây Âu. Ở thời kỳ Phục hưng, người Italia 1. Tham khảo http://www.nhipsong.com.vn/content/nha-tho duc-ba-tuyet-tac-kien-truc-do-thi-sai-gon. Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 59 gọi gotico là Gothique. Tuy nhiên, người La Mã cho rằng, chữ Gothique xuất phát từ chữ Goth, nó mang ý nghĩa xấu, ám chỉ những kẻ “mọi rợ”, bởi lẽ họ cho rằng, kiến trúc này là sự đoạn tuyệt với kỹ thuật và quan niệm thẩm mỹ của Hy Lạp - La Mã. Nhưng người Pháp cho rằng, phong cách Gothique lúc đầu được lấy tên là Francigenum Opus theo nghĩa là tác phẩm của người Pháp, đồng thời chỉ ra phương pháp xây dựng tại vùng Île-de-France. Người châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothique từ những năm 1200. Kiến trúc Gothique xuất hiện ở vùng Île-de-France và Haute Picardie vào thế kỷ XII và nhanh chóng trở nên phổ biến ở phía bắc sông Loire, rồi phía nam sông Loire, châu Âu cho tới giữa thế kỷ XVI và các quốc gia khác ở thế kỷ XVII. Sự phát triển của phong cách Gothique được chia thành 4 giai đoạn: Gothique sơ kỳ (thế kỷ XII), Gothique cổ điển (1190-1230), Gothique ánh sáng (khoảng 1230-1350) và Gothique rực cháy (thế kỷ XV-XVI). Có ý kiến cho rằng, thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothique là từ giữa thế kỷ XVIII, bắt đầu phát triển mạnh ở Anh rồi lan rộng khắp châu Âu trong suốt thế kỷ XIX và nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với kiến trúc nhà thờ, trường đại học cho đến tận thế kỷ XX. Tuy nhiên, về kỹ thuật và quan niệm thẩm mỹ của kiến trúc Gothique đã được vĩnh cửu hóa trong kiến trúc Pháp thế kỷ XVI ở một số chi tiết và mẫu tái hiện công trình. Sau đó, khi một trào lưu đổi mới ở thế kỷ XIX cho tới đầu thế kỷ XX, phong cách này phát triển thành Néo-Gothique (Tân Gôtích). 60 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Đặc trưng riêng biệt của kiến trúc Gothique là ở chỗ nó mang cả tính triết học cũng như nghệ thuật kiến trúc. Thực tế cho thấy, từ hai phương diện này toát lên sự hoàn thiện nhất về mặt nghệ thuật và triết lý ở thời kỳ Trung Cổ. Có lẽ vì lý do này mà rất nhiều công trình lớn theo phong cách Gothique được xem là những kiệt tác kiến trúc vô giá, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Có thể nói, dấu hiệu nhận ra sự khác biệt giữa hai lối kiến trúc thời kỳ trung cổ bấy giờ là, nếu như kiến trúc Romance kết cấu theo kiểu vòm cong tròn thì kiến trúc Gothique thiết kế theo kiểu vòm nhọn với nhiều cửa sổ và kích thước lớn hơn kiến trúc Romance. Đối với các công trình nhà thờ, để nâng chính đường lên cao hơn, cần phải hoàn thiện kỹ thuật của vòm chống; để tăng ánh sáng và làm rỗng các bức tường, việc sử dụng vòm vuốt nhọn đã được áp dụng tốt hơn. Những cột ghép đã đồng nhất hóa không gian và tạo nên một cảm giác khá hợp lý về mặt thể tích. Những đặc điểm này của kiến trúc Gothique được thể hiện rõ nét và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, các thánh đường và một số công trình dân dụng khác. Thật vậy, nhiều công trình kiến trúc nhà thờ theo phong cách Gothique còn in dấu ấn đậm nét trong lịch sử. Điểm hấp dẫn của những công trình theo phong cách Gothique là bởi tính độc đáo của nó, không có hai công trình nào dù nhỏ mà giống hệt nhau mặc dù cùng theo lối kiến trúc này. Ở nước ta, người Pháp xây dựng nhà thờ lớn nhất theo phong cách Gothique, đó là Nhà thờ Phú Nhai vào năm 1911 tại huyện Xuân Trường, Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 61 tỉnh Nam Định. Thực dân Pháp cũng xây dựng những công trình khác như: trại lính (cuối thế kỷ XIX), nhà của sĩ quan và một số công trình công cộng khác như bệnh viện, trường học,... Tuy nhiên, phong cách Gothique đã được đơn giản hóa một phần bởi quan niệm, một kiểu kiến trúc vùng nhiệt đới. 3. Kiến trúc Baroque Kiến trúc Baroque là một thuật ngữ dùng để mô tả phong cách xây dựng của thời kỳ Baroque, Italia, xuất hiện vào cuối thế kỷ XVI và tồn tại đến thế kỷ XVIII1, tận dụng những ngôn ngữ của kiến trúc Phục hưng theo một cách thức mới mang tính chất hùng biện và phong cách sân khấu; thường dùng để phô trương sức mạnh của nhà thờ và chính quyền chuyên chế. Kiến trúc này tạo nên một khám phá mới về hình dáng, ánh sáng và bóng với cường độ mạnh. Trong kỷ nguyên Baroque, kiến trúc trở nên phức tạp và cầu kỳ hơn. Những công trình lớn làm theo phong cách Baroque không nhiều nhưng lại rất phổ biến trong kiến trúc nhà dân ở đô thị, thậm chí ở ngoại thành của những thành phố lớn. Kiến trúc Baroque có những đặc điểm quan trọng như sử dụng nhiều đường cong (hình oval), chi tiết kiến trúc mang cảm giác mạnh, tương phản về hình khối; sử dụng ánh sáng một cách mạnh mẽ tạo ra hiệu ứng tương phản sáng tối (nhà thờ Weltenburg, Đức) hoặc ánh sáng đồng bộ với một loạt cửa sổ (nhà thờ Weingarten, Đức), thậm chí tạo nên hiệu ứng huyền ảo (như trompe l'oeil) với một 1. TS. KTS. Nguyễn Đình Toàn: Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, Sđd, tr. 197. 62 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... kỹ thuật, nghệ thuật tạo hình gây cảm giác sống động mạnh như không gian 3 chiều, sự pha trộn giữa hội họa và kiến trúc. Kiến trúc Baroque sử dụng phong phú các loại màu sắc và hoa văn trang trí (Putti hoặc hình dáng nhân vật làm bằng gỗ, thường được mạ vàng, thạch cao hoặc vữa, đá cẩm thạch hoặc giả hoàn thiện). Mặt ngoài các công trình kiến trúc Baroque thường được thiết kế với những phần nhô cao hướng tâm. Trong khi đó, nội thất là không gian cho hội họa, điêu khắc và nghệ thuật đắp hình nổi (đặc biệt vào giai đoạn cuối của kỷ nguyên Baroque). 4. Kiến trúc Rococo Thuật ngữ Rococo có gốc từ chữ rocaille (cuộn vỏ sò) trong tiếng Pháp và từ barocco trong tiếng Italia. Khái niệm kiến trúc Rococo đề cập một phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của Pháp được hình thành, phát triển từ trường phái Baroque, trở thành trào lưu tại Pháp vào những năm 1720, sau khi nhà vua Louis XIV mất và được sử dụng phổ biến thời hoàng hậu Marie Antoinette. Kiến trúc Rococo thường giới hạn trong trang trí các mặt đứng, mặt chính bên ngoài, với những đường cong trang trí dạng cuộn vỏ sò và tập trung vào những đường nét họa tiết trang trí bên trong các phòng như một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, với vật dụng trang trí lộng lẫy và thanh tao, những vật phẩm điêu khắc nhỏ, những chiếc gương, thảm thêu, những bức tranh tường tinh tế. Có thể nói, kiến trúc Rococo thể hiện đầy đủ nhất phong cách trang nhã của nó tại những công trình trang trí đồ gỗ, tường nhà của những biệt thự, nhà ở của Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 63 cư dân Paris. Mặc dù ban đầu kiến trúc này được gán cho một ý nghĩa không hay nhưng với sự ảnh hưởng của nó về sau, kiến trúc Rococo được thừa nhận là đã đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của kiến trúc châu Âu. Ở Việt Nam, chỉ có một công trình duy nhất theo phong cách Rococo đã để lại dấu ấn về kiến trúc, đó là Tòa thị chính Sài Gòn, nay là trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, do kiến trúc sư Paul Gardès thiết kế xây dựng vào năm 1907. Tòa nhà được xem là một công trình lộng lẫy, sang trọng với lối trang trí cầu kỳ và là một tài sản quý giá của kho tàng kiến trúc nước ta. 5. Kiến trúc Tân cổ điển và phong cách cổ điển Pháp Kiến trúc Tân cổ điển là một phong cách kiến trúc xuất phát từ phong trào Tân cổ điển giữa thế kỷ XVIII. Phong trào này là một sự phản ứng chống lại kiến trúc Rococo, mang đậm phong cách trang trí tự nhiên. Trong công thức kiến trúc, kiến trúc Tân cổ điển như là một hệ quả tự nhiên của một số tính năng cổ điển hóa cuối Baroque. Ở dạng tinh khiết nhất, nó là một phong cách chủ yếu bắt nguồn từ kiến trúc của Hy Lạp cổ điển và kiểu kiến trúc của kiến trúc sư người Italia Andrea Palladio. Về hình thức, kiến trúc Tân cổ điển nhấn mạnh ở bức tường chứ không phải ở sự phối hợp màu sáng - tối và duy trì bản sắc riêng biệt cho mỗi bộ phận của nó. Phong cách cổ điển có nguồn gốc và phục hồi từ phong cách Hy Lạp, La Mã, Phục hưng, Baroque. Tuy nhiên, nó có nhiều sáng tạo như mái nhà kiểu Mansard, bức tường mộc mạc, huy chương lớn và các vòng hoa. Kiến trúc sư người 64 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Pháp François Mansard ở thế kỷ XVII đã sáng tạo kiểu trang trí diện tích mái như là một nhân tố quan trọng của mặt chính có thể nhìn thấy được. Điều này trở thành đặc trưng nổi bật của trường phái cổ điển Pháp. Theo TS. KTS. Nguyễn Đình Toàn, đặc điểm nổi bật của phong cách cổ điển Pháp là tính đối xứng của mỗi công trình thể hiện một cách nghiêm ngặt từ tổng thể đến chi tiết nhỏ. Ở mặt chính sảnh thường được nhấn mạnh bằng cách xử lý về khối nhô ra hoặc thụt vào hoặc xử lý ở phần mái. Còn các chi tiết ở trục chính được khắc họa gây ấn tượng mạnh bằng các thức, nảy trụ xương tường, phân vị các cửa đặc biệt hơn chỗ khác,... Phủ Toàn quyền Đông Dương, nay là Phủ Chủ tịch, do kiến trúc sư Lichtenfelder thiết kế, được xây dựng từ năm 1902 đến 1906 nằm ở gần Hồ Tây là một trong những minh chứng cho kiến trúc này ở Việt Nam1. 6. Kiến trúc Art Deco Art Deco là một trường phái nghệ thuật đại chúng, mang tính chất chiết trung, bắt đầu tại Paris vào những năm 20 và phát triển ra thế giới đến những năm 30 của thế kỷ XX, mạnh nhất là ở Anh, Pháp, Đức. Phong cách này ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của thiết kế, như: kiến trúc, nội thất, mỹ thuật công nghiệp, hội họa, điện ảnh, thời trang và cả lĩnh vực nghệ thuật thị giác,... Khái niệm “Art Deco” được nhà lịch sử nghệ thuật Bevis Hillier đưa ra trong cuốn sách cùng tên, xuất bản năm 1969. Kiến trúc Art Deco là sự 1. TS. KTS. Nguyễn Đình Toàn: Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, Sđd, tr.199-200. Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 65 kế thừa và phát triển Art Nouveau (Tân nghệ thuật), xuất phát từ ý tưởng hợp khối rất linh hoạt ở phương Tây đầu thế kỷ XX. Cuối những năm 1920, khoảng thời gian 1930-1940 kiểu kiến trúc này bắt đầu phát triển ồ ạt ở Việt Nam. Đặc điểm của kiến trúc này là lấy cảm hứng từ hội họa lập thể và chủ nghĩa kết cấu trong kiến trúc, nó như là sự từ bỏ hệ thống, cách thức cột cổ điển La Mã với thiết kế mới là khối hình kinh điển chắc khỏe trong bố cục không gian, đường nét, tuyến hình đơn giản hơn. Kiến trúc Art Deco chủ trương thể hiện một nghệ thuật thời đại cơ khí với trang trí điêu khắc, sử dụng vật liệu hiện đại như kim loại, kính, được nhấn mạnh kết cấu và vật liệu mới bê tông, cốt thép (xi măng, sắt thép lúc bấy giờ được người Pháp mang sang Việt Nam). Mặt đứng phản ánh khá trung thực cấu trúc mặt bằng, mái dốc lợp ngói hoặc bằng với đường nét kiến trúc ngang bằng xổ thẳng nhấn mạnh những góc vuông; cửa sổ lớn, nhiều kính; ô văng, ban công cửa sổ đưa ra xa hơn...1. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu kiến trúc, đó là bước khởi đầu của chủ nghĩa công năng. Nghệ thuật Art Deco được đánh giá là tiêu biểu bởi tính thanh lịch, quyến rũ, công năng và hiện đại, thoát ly những chi tiết kiến trúc cổ điển. Do vậy, phong cách nghệ thuật này được xem như là sự phản ứng, chống lại cái được cho là yếu mềm, nhu nhược của Art Nouveau2. 1. TS. KTS. Nguyễn Đình Toàn: Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, Sđd, tr. 202. 2. Trần Quốc Bảo - Nguyễn Văn Đỉnh (Đồng chủ biên) - Nguyễn Thanh Mai - Hồ Nam: Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc, Sđd, tr. 83. 66 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Kiến trúc Art Deco ảnh hưởng đến Việt Nam chủ yếu thông qua các công trình do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Các kiến trúc sư người Pháp dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội đã truyền lại cho sinh viên Việt Nam tư tưởng của trào lưu này. Một số công trình theo kiến trúc Modernism tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến là: Ngân hàng Đông Dương (1930), Trụ sở hãng Shell (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), Nhà thương Rene Robin (1930, nay là Bệnh viện Bạch Mai), Câu lạc bộ Ba Đình, Hà Nội, Khách sạn Cửu Long (Majestic), Sài Gòn,... Ngoài các kiến trúc nói trên, người Pháp sang nước ta còn mang theo các kiến trúc khác mà sự ảnh hưởng “đậm nhạt” tùy thuộc vào chủ nhân của nó - những quan chức và tư sản Pháp làm nhiệm vụ ở Việt Nam. Khi người Pháp xây nhà ở Việt Nam, họ thích xây giống như nhà ở quê hương họ, do vậy, các kiến trúc sư người Pháp như Moncet, Jacques, Lagisquet, Léonard... cùng với kiến trúc sư Việt Nam đã thiết kế nên những ngôi nhà theo yêu cầu của chủ nhân. Chẳng hạn, ở Đà Lạt, những ngôi nhà được thiết kế có lò sưởi, ống khói đưa lên tận trên mái, mái lợp ngói có độ dốc lớn (để tránh tuyết đọng hoặc mái gập đầu ở hồi nhà, một kiểu mái khá đặc trưng của nước Pháp và một vài nước châu Âu khác). Chúng ta còn thấy các biệt thự kiểu Pháp xuất hiện nhiều ở các thành phố, khu nghỉ mát trong thời gian thuộc địa Pháp. Nét độc đáo của các biệt thự này là khó có thể tìm thấy hai ngôi nhà giống hệt nhau. Tuy nhiên, sân vườn, gara ôtô, phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn và các Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 67 công trình tiện nghi khác đều có ở các nhà theo kiến trúc Modernism và kiến trúc địa phương Pháp. II. DẤU ẤN KIẾN TRÚC TÔN GIÁO VÀ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG CỦA PHÁP Ở AN GIANG 1. Dấu ấn kiến trúc tôn giáo của Pháp ở An Giang Kiến trúc tôn giáo của Pháp ở An Giang đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình xây dựng nhà thờ mà tiêu biểu có thể kể đến những công trình sau đây: 1.1. Nhà thờ Cù lao Giêng Cù lao Giêng nằm giữa sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, dài khoảng 12km, rộng 7km, có nhiều tên gọi khác nhau như: Cù lao Đầu Nước, Dinh Châu (theo Gia Định thành thông chí), hay Diên, Riêng, Den, Ven,.... Người Khmer gọi là Koh Teng. Do vậy, người ta giải thích chữ “Giêng” trong “Cù lao Giêng” theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cách giải thích được nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có nhà văn Sơn Nam, tác giả cuốn Lịch sử An Giang chấp nhận, đó là chữ “Giêng” là do chữ “Doanh” (hay “Dinh” với nghĩa là nơi đóng quân) nói trại mà ra. Trong số các tên gọi khác nhau, Nhà thờ hay Giáo xứ Cù lao Giêng còn được gọi là họ Đầu Nước hay họ Đạo Cù lao Giêng. Họ Đầu Nước được thành lập năm 1778. Đầu thế kỷ XVIII, khi nhà Nguyễn ra lệnh cấm Thiên Chúa giáo một cách gắt gao, một số người theo đạo này, trong đó có cả cha cố người Pháp đã đến nơi đây trốn tránh các cuộc ruồng bố đạo 68 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Thiên Chúa của triều đình nhà Nguyễn, lập ra các cơ sở tôn giáo, rồi họ chủ trương xây dựng nhà thờ ở cù lao này. Sau khi Cha sở Maille mất, Cha Augustinus - Baptista Gazignol (thường gọi là Cha Nho, 1843-1917), thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) về quản lý họ Đầu Nước thì các họ xung quanh được thành lập thêm và trở thành họ lẻ của Giáo xứ. Kể từ năm 1927 trở đi, họ Đầu Nước chính thức có Cha sở là người Việt Nam, người đầu tiên là Cha Vân. Nhà thờ còn là cầu nối giữa các cha truyền đạo Cao Miên và Việt Nam, đồng thời cũng là trạm trung chuyển các vật dụng cần thiết cho việc sinh hoạt và truyền đạo bằng ghe đò lên Cao Miên. Một cảm giác ấn tượng khi bất kỳ ai đến với Cù lao Giêng, đó là một cù lao khuất nẻo, hiền hòa nằm giữa dòng sông Tiền mênh mông, với diện tích hơn 80km2, hiện ra trước mắt với những vườn cây trái xanh tươi và thấp thoáng những kiến trúc cổ đặc sắc, đó là Nhà thờ Cù lao Giêng. Nhà thờ mặt hướng về sông Tiền, lưng quay về phía cù lao, nằm trên vùng đất cao mà ngay mùa lũ lớn vẫn không bị ngập. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách chủ đạo là kiến trúc Romance - một phong cách kiến trúc được áp dụng phổ biến cho việc xây dựng các nhà thờ, tu viện không chỉ ở phương Tây mà cả ở Việt Nam lúc bấy giờ, hiện ra trước mắt thật uy nghi, khiến nhiều du khách phải ngạc nhiên và thích thú. Theo tài liệu do các linh mục cung cấp, Nhà thờ Cù lao Giêng được xây dựng năm 1875, dưới triều vua Tự Đức, do Cha Baptista Gazignol khởi công (trước Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn 3 tháng) và 12 năm sau, đến triều vua Đồng Khánh Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 69 mới xây xong (1887). Trong 12 năm đó, công trình phải mất hai năm dành cho việc tô tường trang trí và thiết kế hoa văn. Theo Lược sử họ đạo Cù lao Giêng 1875-2010, công trình này do Cha Guesdon trông coi xây dựng. Chuông được đúc từ Pháp chở sang, do gia đình Phaolô Lê Văn Sang tặng. Năm 1924, Cha sở M. Hion cho nối phía sau nhà thờ làm phòng Thánh. Theo sách Kỷ lục An Giang 2009, đây là nhà thờ cổ nhất không chỉ của tỉnh mà còn của khu vực Tây Nam Bộ, tọa lạc tại ấp Tấn Bình, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, nay thuộc Giáo phận Long Xuyên, tỉnh An Giang. Theo Cha sở Inhaxiô Mai Tấn Kiệt, tính đến nay, họ đạo đã trải qua 18 đời Cha sở, có hơn 4.200 giáo dân. Với một số vật liệu từ Pháp cùng với kỹ thuật xây dựng mới, tính đến nay, trải qua bao thăng trầm, nhà thờ đã gần 140 tuổi nhưng vẫn còn gần như nguyên vẹn. Gần 140 năm trôi qua, người ta thấy những viên gạch lót nền vẫn còn giữ màu sắc, hoa văn thật đẹp. Nhà thờ là một công trình kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc mang đậm phong cách châu Âu. Kiến trúc nhà thờ tuy mang phong cách kiến trúc Romance nhưng có sự kết hợp với phong cách kiến trúc Việt Nam và đặc trưng của vùng Nam Bộ. Do đặc trưng vùng sông nước có khí hậu nóng ẩm nên trong thiết kế có nhiều cửa để lấy ánh sáng và gió tự nhiên; tường xây bằng gạch địa phương nên được trát xi măng và quét vôi để bảo vệ (không giống như Nhà thờ Đức Bà sử dụng gạch xây tường và ngói từ Pháp nên tường không trát xi măng). 70 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Nhà thờ Cù lao Giêng (tháng 4/2015) Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 71 Bên trong Nhà thờ Cù lao Giêng (tháng 02/2015) 72 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Nét kiến trúc nổi bật của Nhà thờ Cù lao Giêng khi đứng từ xa, bên ngoài nhìn vào là tháp chuông cao chót vót (35m) ở vị trí trung tâm mặt đứng, có Thánh giá gắn trên đỉnh tháp như là một điểm nhấn của công trình. Tháp chuông được đỡ bằng hệ thống cột tròn, mặt tiền bố trí các chi tiết theo phương vị đứng, tạo cảm giác cho công trình cao vút, uy nghi, bề thế. Các cột tròn được trang trí hoa văn ở đầu cột làm tăng thêm vẻ đẹp, sang trọng. Đầu tường và cột được trang trí các hoa văn, phù điêu đắp nổi khác nhau nhưng vẫn tương đồng với bố cục chung. Nhà thờ có chiều dài 55m và chiều rộng 18m. Với vật liệu gạch lót nền, sắt thép, chất kết dính... mang từ Pháp sang, cho nên người Pháp sử dụng kiến trúc xây dựng ở đây theo kiểu kiến trúc vòm. Từ tầng trệt lên đến tầng 4, các cửa phía ngoài đều có hình vòm bán cầu. Bên trái nhà thờ là tượng Thánh Giuse, bên phải là đài kỷ niệm Đức mẹ Fatima, giống như cách bố trí “tả thanh long, hữu bạch hổ” trong các kiến trúc đình, chùa Việt Nam. Bên trong nhà thờ được thiết kế đối xứng, hài hòa với các chi tiết tinh tế. Nhà thờ được thiết kế 3 gian, với gian chính ở giữa rộng hơn (thời kỳ này, do hạn chế về mặt vật liệu và kết cấu nên không thể xây dựng 1 gian lớn như ở Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên). Cuối nhà thờ có thang cuốn bằng gỗ mang phong cách châu Âu. Các cột trụ tròn, đầu hình cái đấu ngược được thiết kế liên hoàn, đối xứng vững chắc và được trang trí với các hoa văn độc đáo hình hoa lá, đặc biệt là các đầu cột. Trên các đầu cột là vòm bán nguyệt vừa có tác dụng chịu lực vừa có Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 73 tác dụng trang trí. Cách bố trí kiểu mái vòm trên trần, trên các ô cửa cũng có tác dụng chống dội âm, làm cho âm thanh bên trong nhà thờ khi làm lễ ấm hơn, không bị tiếng vang. Nhà thờ Francisco, Cái Đôi, Năng Gù cũng thiết kế tương tự như vậy. Ngoài ra, các cột được kết hợp với ô cửa, vòm gió, khối nhọn nhỏ hình khối đa giác tạo nên không gian mát mẻ, nét sang trọng đặc trưng. Các hoa văn, đường chỉ của nhà thờ được giới chuyên môn đánh giá là chuẩn và đẹp, đạt giá trị thẩm mỹ cao. Hai bên nhà thờ được kết cấu nhiều cửa sổ. Đầu khung cửa sổ vẫn được thiết kế hình vòm bán cầu. Các cửa bên được thiết kế ở khoảng trống giữa mỗi hai cột, điều này đạt được mục đích rỗng tường như là một trong những đặc điểm của kiến trúc Pháp nói chung, đồng thời tạo nên hiệu ứng ánh sáng và sự thông thoáng tự nhiên rất hiệu quả bên trong nhà thờ. Phía trên Thánh đường còn có các ô cửa giả, hình chữ U ngược, tạo ra không gian hoành tráng, lộng lẫy nhưng rất trang nghiêm. Yếu tố này cho thấy kiến trúc sư thiết kế nhà thờ này đã sử dụng phong cách kiến trúc Romance một cách nhất quán. Với kiến trúc độc đáo của nhà thờ cùng với các hoa văn trang trí, phù điêu tạo nên vẻ đẹp sang trọng, uy nghiêm cho nhà thờ mà khi đứng trong nhà thờ ta có cảm giác như đứng giữa lòng châu Âu. Các bức tường đều được xây dày dặn. Theo người dân địa phương, trong quá trình xây dựng, người Pháp đã tính toán rất kỹ, gạch xây tường được tự chế tại địa phương, 74 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... còn gạch lát thì mang từ Pháp sang. Do vậy, một trong những điểm khác biệt giữa Nhà thờ Cù lao Giêng với Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn là Nhà thờ Cù lao Giêng với tường xây nằm giữa cù lao yên bình, tĩnh lặng, còn Nhà thờ Đức Bà có tường gạch lộ thiên nằm giữa đô thị nhộn nhịp. Giáo xứ Cù lao Giêng hiện tồn tại nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc trưng của thời kỳ Pháp thuộc, tạo nên một quần thể thật đẹp, trong số đó nổi bật là ba công trình dưới đây: Một là, Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng. Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng có diện tích rộng, là dòng nữ tu Providence, do các nữ tu người Pháp lập ra vào năm 1874, trước Nhà thờ Cù lao Giêng. Thời Pháp thuộc, Tu viện này còn là nơi thu nhận trẻ em mồ côi và những người già bệnh tật, neo đơn. Chính vì vậy, các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng đã được nhiều giáo dân ở miền Tây Nam Bộ và kể cả vương quốc Campuchia biết đến. Hiện nay, cơ sở chính của dòng nữ tu trên được đặt tại Cần Thơ, còn cơ sở ở Cù lao Giêng chỉ còn là nơi an dưỡng của các nữ tu già yếu thuộc dòng tu này. Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng cũng được thiết kế theo phong cách Romance. Mặt bằng của Tu viện được thiết kế theo hình chữ U với dãy chính đối diện với mặt đường, hai dãy hai bên vuông góc với mặt đường. Mỗi dãy có tầng trệt và hai lầu. Mái của các dãy Tu viện được lợp bằng ngói trên các cây kèo bằng gỗ. Đặc biệt là, tường của Tu viện được xây dày dặn bằng đá, cho nên bên trong lúc nào cũng có không Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 75 Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng, Cù lao Giêng (tháng 02/2015) gian mát mẻ. Nếu như Nhà thờ Cù lao Giêng gần bên được xây toàn bộ bằng gạch tô thì ở Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng, các ô cửa dày thiết kế theo hình vòm tròn Romance và một số cột được ốp trang trí bằng gạch lộ thiên, tạo ra một hình dáng kiến trúc chắc, khỏe, đẹp. Hai là, nhà thờ cổ dòng tu Phanxicô (Francisco). Tu viện Phanxicô Cù lao Giêng (còn gọi là nhà thờ Thánh Tông) được xây dựng năm 1876 và thành lập ngày 29/02/1957 trên cơ sở Chủng viện Giáo phận Nam Vang (1872-1946) qua văn kiện được ký kết giữa Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình và Cha Pacifique Nguyễn Bình An, bề trên chi tỉnh dòng Phanxicô. Trước đó, cơ sở này là chủng viện của địa 76 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Tu viện Phanxicô (tháng 4/2015) phận Đàng Trong, bao gồm các tỉnh đồng bằng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Sau chiến tranh năm 1945, cơ sở bị đốt cháy, chỉ còn sót lại nhà thờ, nhà bếp và nhà các chú. Khu nhà bị bỏ hoang trong nhiều năm. Ngày 24/9/1957, Cha Bonaventura Trần Văn Mân và 5 anh em dòng Phanxicô đến tiếp nhận cơ sở để lập Tu viện, sửa sang lại và hoạt động: đi giảng, làm tuyên úy cho Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng, dâng lễ cho các họ đạo chung quanh thiếu vắng linh mục. Tu viện là một công trình rất lớn, có diện tích 71.000m2, được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX, gồm ba dãy nhà lầu tạo thành hình chữ U. Chính giữa chữ U là một nhà thờ, phía sau nhà thờ này từ bên tay phải nhìn vào là dãy nhà một tầng lầu, bên trái là nhà sinh hoạt. Chương II: NHỮNG DẤU ẤN KIẾN TRÚC PHÁP Ở AN GIANG CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 77 Trước mặt tiền là hai sân chơi cho giáo dân và người dân địa phương, hai bên có hai mương nước chảy dài đến phía sau ruộng. Nhiều giáo sĩ miền Nam trước đây được đào tạo tại nơi này như: Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình, Cha Diệp ở Tắc Sậy, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn,... Tu viện được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique. Cổng của Tu viện cũng thể hiện rõ nét kiến trúc này, nhưng khác với cổng của Nhà thờ Cù lao Giêng là nó được xây bằng gạch lộ thiên. Nhà thờ cổ dòng tu Phanxicô được thiết kế không có cửa sổ với nhiều cửa bên rộng, tất cả hình vòm nhọn thể hiện một trong những điểm khác biệt giữa kiến trúc Romance với Gothique. Đặc biệt, để lấy gió và ánh sáng, kiến trúc sư đã thiết kế toàn bộ các cửa bên bằng gỗ rộng, có kích cỡ bằng nhau, chân cửa bên chỉ cách mặt đất khoảng hơn 20cm và chiều cao chiếm gần hết mặt tường. Vì chiều cao cửa bên nên nó được chia thành hai phần, ngăn cách bởi thanh gỗ ngang chính giữa. Điều này làm cho không gian bên trong Tu viện tràn ngập ánh sáng và thoáng mát khi mở các cửa bên. Trần của Tu viện được thiết kế vòm nhọn là một khối thống nhất với hệ thống không gian rộng, dùng khung chịu lực, tách biệt rõ rệt giữa những phần chính tính từ mái đổ xuống, đó là vòm mái hình múi có sóng cuộn. Hai hàng cột được bố trí song song tạo sự phân chia ba phần, phần chính rộng ở chính giữa, hai phần biên nhỏ hơn. Giữa các cột nhìn về phía tường là các ô cửa. Các cột và vòm nhọn liên kết 78 DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở AN GIANG... Bên trong nhà thờ Phanxicô (tháng 4/2015) thành hệ thống, chia sẻ tải trọng trần. Các đường nét, họa tiết bên trong nhà thờ trông đơn giản, nhẹ nhàng nhưng sang trọng, sắc sảo. Nét độc đáo của nhà thờ này là trần nhà thờ không sử dụng sắt thép, xi măng, mà được làm bằng vật liệu địa phương với vôi và tre, mái kèo làm bằng gỗ căm xe. Tuy nhiên, nhà thờ này vẫn dùng gạch xây tường tự chế của địa phương thời Pháp thuộc, còn gạch lót nền vẫn được mang từ Pháp sang. Tường được xây dày và trát xi măng không chỉ để chống đỡ các cuốn mà còn làm mát không gian bên trong nhà thờ vào mùa hè nắng nóng và ấm áp vào mùa đông, mặc dù nhà thờ không có máy điều hòa nhiệt độ.