"Đất Gia Định - Bến Nghé Xưa & Người Sài Gòn - Sơn Nam full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đất Gia Định - Bến Nghé Xưa & Người Sài Gòn - Sơn Nam full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo] Ebooks Nhóm Zalo • Đất Gia Định xưa, Sơn Nam - In lần đầu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8-1984 - In lần hai, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7-1993 - In lần ba, NXB Trẻ, tháng 12-1997 • Bến Nghé xưa, Sơn Nam - In lần đầu, NXB Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9-1992 - In lần hai, NXB Trẻ, tháng 9-1997 • Người Sài Gòn, Sơn Nam - In lần đầu, NXB Trẻ, tháng 6-1992 - In lần hai, NXB Trẻ, tháng 12-1997 NHÀ XUẤT BẢN TRẺ GIỮ BẢN QUYỀN Copyright © 2003, 2009 Tre Publishing House Co.Ltd BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Sơn Nam, 1926-2008 Đất Gia Định, Bến Nghé xưa và người Sài Gòn : biên khảo / Sơn Nam. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2013. 516 tr. ; 20 cm. 1. Nam Bộ -- Lịch sử. 2. Gia Định (Việt Nam) -- Lịch sử. 3. Gia Định (Việt Nam) -- Đời sống xã hội và tập quán. 4. Gia Định (Việt Nam) -- Điều kiện xã hội. 5. Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) -- Lịch sử. 1. Vietnam, Southern -- History. 2. Gia Định (Vietnam) --History. 3. Gia Định (Vietnam) -- Social life and customs. 4. Gia Định (Vietnam) -- Social conditions. 5. Ho Chi Minh City (Vietnam) -- History. 959.779 -- dc 22 S698-N17 Tái bản lần thứ 2 SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH - BẾN NGHÉ XƯA & NGƯỜI SÀI GÒN LỜI GIỚI THIỆU Ở tập sách nầy, Nhà xuất bản Trẻ mong muốn giới 7 thiệu đến bạn đọc một cái nhìn khá toàn diện về vùng đất Nam Bộ - với một tên gọi thân thuộc Gia Định. Dù là Gia Định phủ, Gia Định trấn hay Gia Định thành, tên gọi vùng đất ấy – đất Gia Định – cũng gồm cả Nam Bộ, với trung tâm hành chính, quân sự quan trọng là Bến Nghé - Sài Gòn. Từ đất Gia Định xưa, chúng ta tìm hiểu sâu hơn về Bến Nghé - Sài Gòn, vùng lãnh thổ cơ bản đã định hình trong thế kỷ thứ XIX với ba đơn vị hành chính: Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định. Phần lớn vùng đất Bến Nghé - Sài Gòn xưa nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Từ không gian rộng (Đất Gia Định xưa) đến không gian hẹp (Bến Nghé xưa) bạn đọc sẽ có dịp làm quen với Người Sài Gòn – nhưng chủ nhân cũ và mới của vùng đất đã từ lâu trở thành một phần không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Tập sách Đất Gia Định - Bến Nghé xưa và Người Sài Gòn được xuất bản lần nầy nhằm giúp bạn đọc có điều kiện nghiên cứu một cách toàn diện về đất và người Sài Gòn - Gia Định xưa để hiểu hơn về đất và người Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. Cả ba tác phẩm đều được tác giả biên soạn trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, được tái bản nhiều lần trong nhưng năm qua đã minh chứng sức thuyết phục của loại đề tài này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ Đất Gia Định Xưa BIÊN KHẢO 9 SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA LỜI MỞ ĐẦU 11 Chúng ta khó lòng hình dung được hết nỗi khổ của những lớp người đi trước trong cuộc khai hoang vùng đất phía Nam. Phần lớn họ là cư dân miền Trung sống dưới chế độ quân - quyền của chúa Nguyễn tham ô, hà khắc, phải lâm vào cảnh - như Nguyễn Cư Trinh tâu bày - “mười dê đến chín người chăn, nghèo khổ, thất nghiệp rất là đáng thương”, chấp nhận rời bỏ làng quê với những mồ mả tổ tiên để làm những kẻ lang thang, phiêu lưu kiếm sống nơi miền đất lạ. Họ còn là những tù nhân phải tội lưu đày biệt xứ, vĩnh viễn không được quay về nơi đã cắt rốn, chôn nhau, và hẳn đa số là những phần tử bất trị, không chịu sống kiếp khuất phục, ươn hèn trước bọn cường quyền nhũng lạm... Bấy giờ, tiến về phương Nam là muốn giã từ nghèo đói, thoát ly ngục tù của những ràng buộc phong kiến SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA giam hãm đã mấy ngàn năm, vượt khỏi mảnh đất quê nghèo càng ngày càng chật chội hơn về diện tích và nghẹt thở hơn về mặt tinh thần, để mong tìm kiếm một chân trời mới. Nhưng tiến về Nam, cũng là tiến về miền đất hoang vu, đầy những muỗi mòng, rắn rết, đầy những trăn sấu, hùm beo, và trong từng bước khai phá gian nan đương đầu với những bất trắc khôn lường từ phía thiên nhiên và phía con người. Trên vùng đất mới, kể như ổn định, họ vẫn không thoát ra khỏi khổ nạn từ những tranh chấp, phân ly, từ những chiến tranh xâm lược và vẫn chưa thoát hẳn được đói nghèo, luôn phải gồng mình chia phần trách nhiệm khổ đau với toàn dân tộc. Song trên vùng đất “sen tàn hơi ẩm, bần gãy mặt bùn”, những người Việt đã chứng tỏ được mình, tìm gặp lại mình, qua sức chịu đựng trường kỳ trước các thử thách, qua tài sáng tạo trước các tình huống khắc nghiệt, qua sự hòa đồng tuyệt diệu với những con người thuộc các dân tộc khác nhau với những văn hóa khác nhau, để hoàn thành một lãnh thổ khang trang chứa đầy sức sống và giữ vững được tính cách thống nhất nhiệm màu của dân tộc mình. Làm sao hiểu hết cung bậc, nhịp điệu của bản trường ca - đồng thời là bản hùng ca - Nam tiến của dân tộc Việt, nếu không có những công trình ghi lại, dầu là muôn một, những chặng đường đi của các tiền nhân? Rất nhiều bạn trẻ ngày nay cần được quay về nguồn cũ, tìm hiểu về sự hình thành những vùng đất mới, với sự lập ấp dựng làng, với sự đào kinh mở rạch, cùng những thói ăn nết ở và những chiến đấu mọi mặt để tồn tại và vươn lên trên mảnh đất này. Ngày mai được bắt đầu từ ngày hôm nay, và ngày hôm nay được bắt đầu từ ngày hôm qua. Những lớp kế thừa là chúng ta đây không thể có được sức nặng của lòng biết ơn nếu không có sự hiểu biết về những nỗ lực, hi sinh của các tiền nhân. Nhà Xuất bản Trẻ, tái bản quyển Đất Gia Định Xưa của Sơn Nam - một công trình có nội dung hết sức cụ thể được viết từ nguồn tư liệu phong phú của một số nhà nghiên cứu thời qua, cộng với vốn liếng hiểu biết rộng 13 rãi của tác giả về một miền đất mà mình sinh trưởng và đã dày công tìm hiểu là một việc làm thích thời, hữu ích, có nhiều ý nghĩa sâu xa. VŨ HẠNH SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA VÀI NÉT VỀ THIÊN NHIÊN 15 CÓ LẼ QUYỂN SÁCH XƯA NHẤT NÓI VỀ ĐẤT Gia Định xưa mà ta còn biết được là cuốn Chân Lạp Phong Thổ ký của Châu Đạt Quan. Tác giả là người Trung Quốc đời nhà Nguyên, theo chân một phái đoàn ngoại giao Trung Hoa sang Chân Lạp, đến tận thủ đô Ăng-co. Dùng thuyền đi từ biển vào, ngược sông Cửu Long, qua Mỹ Tho, ngang Đồng Tháp Mười, tác giả nhìn lên bờ chỉ thấy “những bụi mây dài, cây to, cát vàng, lau sậy trắng”. Ở mục Núi sông, tác giả ghi lại những chòm cây rậm rạp của khu rừng thấp (rừng Sác), cửa sông quá rộng, cây to và mây dài, tạo bóng mát và chỗ trú cho chim chóc và muông thú, tiếng kêu tiếng hót vang dội. Vào được nửa đường sông, lần đầu tiên tác giả thấy được một cánh đồng lúa bạt ngàn, không một gốc SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA cây to. Trâu rừng hàng ngàn con, họp từng bầy trên đồng cỏ. Dọc bờ sông là rừng tre gai, măng tre có vị đắng. Theo những sử sách của người Việt cũng như người nước ngoài, chủ yếu là của người Pháp, thì miền đất Nam Bộ xưa khi người Việt đặt chân đến hãy còn khá hoang vu. Vào thế kỷ XVI trở về trước, đã có nhiều người nước ngoài qua lại nơi này tìm phương làm ăn buôn bán: người Trung Hoa, người Nhật, người Mã Lai, người Ấn Độ, người phương Tây (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Nhưng hầu hết họ không dừng chân lại đây mà đi xa hơn, lên tận Phnôm Pênh để buôn bán. Người Khơ me tập trung chủ yếu ở vùng đất Lục Chân Lạp (lãnh thổ Campuchia hiện nay), đất cao ráo, dễ làm ăn, nguồn lợi nhiều: tôm cá Biển Hồ. Miền hạ lưu sông Mê Công, nay là Nam Bộ, không có mỏ vàng, mỏ bạc, đậu khấu, trầm hương, tơ lụa, hồ tiêu v.v... để hấp dẫn thương khách. Lúc bấy giờ có một vùng tương đối sung túc, nhiều lúa gạo là Bãi Xàu, gần cửa sông Hậu. Phần lớn đất đai còn rừng rậm hoang vu, nhiều thú dữ, khí hậu ẩm thấp, còn khó làm ăn. Loại mây dài mà Châu Đạt Quan nhắc đến hai lần là mây vóc xanh tươi, mọc hoang ở đất thấp, rủ xuống nước, nay còn để lại dấu ấn ở địa danh: Đường Mây, Xẻo Mây, rạch Chắc Cà Đao (tiếng Khơme, đao là mây). Cây to um tùm, nhiều bóng mát mà ông kể không hẳn là cây sao, câu dầu mọc rải rác ở Nam Bộ mà có thể là cây lâm vồ, cây gừa, cây xộp với mớ rễ phụ thòng xuống bám đất, lâu ngày lớn lên như những cây cột nhà, lá rụng nhiều năm đầy đất, tàng che tối om, nơi cọp làm hang sinh đẻ. Lúa ma, lau trắng, sậy đế và tre mọc dễ dàng trên đất mới bồi. Tre gai thích hợp với đất cao và đất thấp, nước ngập không chết, ở nước lợ cũng như nước ngọt. Tre mọc rất nhiều, sau này còn ghi lại thành nhiều tên đất như Bến Tre, Xéo Tre, Vịnh Tre. Rễ tre giữ được đất bồi như rễ sậy, rễ đước. Cảnh hoang sơ, độc địa đó làm nản lòng nhiều người nhưng không làm thối chí người Việt đi khai hoang, như thực tế đã chứng minh. Vì sao như vậy? Vì những người đã đến đây là không thể trở về, họ đã không thể sống được hoặc không được sống ở quê 17 cha đất tổ ở miền ngoài. Quan trọng hơn là người Việt đi khẩn hoang, mang theo mình nền văn minh lúa nước từ lâu đời của dân tộc, tổ tiên, sống có tổ chức hơn những người đi trước. Bằng chứng là họ đã thấy được miền đất còn hoang vu nhiều đe dọa này tiềm năng lớn về nông nghiệp. Họ đã thấy được “địa cuộc” tốt. Hai chữ địa cuộc do Trịnh Hoài Đức dùng đầu tiên trong Gia Định Thành Thông Chí không có nội dung huyền bí về phong thủy mà chỉ nơi có nhiều thuận lợi để làm lúa nước, được tiêu tưới điều hòa với sông rạch thiên nhiên chằng chịt sức người chỉ cần điều chỉnh thêm sao cho có được nước ngọt uống vào mùa hạn, không bị ngập úng vào mùa lụt, có khả năng lui tới dễ dàng với Bến Nghé, với kinh đô Huế theo đường bộ, đường sông, đường biển... thì có thể ở lại khai thác được. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Sử xưa còn ghi lại chuyện hai viên chức nhà Nguyễn là xá sai (một chức vụ ngành tư pháp) Văn Trinh và tướng thần lại (một chức vụ ngành thuế vụ và phát lương cho lính) Văn Chiêu lãnh nhiệm vụ hướng dẫn nhóm di thần “bài Thanh phục Minh”, người Trung Hoa sang đầu hàng nhà Nguyễn, đến ngay vùng Mỹ Tho để làm ruộng. Đưa đi như vậy đâu phải là chuyện cầu may hay tùy hứng. Vùng Mỹ Tho lúc bấy giờ (và đến bây giờ) là vùng “địa cuộc” tốt trong miền châu thổ phức tạp, rộng lớn mặc dầu theo Trịnh Hoài Đức vùng này hãy còn hoang nhàn với hùm beo qua lại. Người xưa đã nhìn đúng. Vùng Mỹ Tho và phụ cận là nơi thuận lợi cho nông nghiệp. Nói như vậy để thấy rằng ngay từ khi còn làm ruộng ở Bà Rịa, người Việt vẫn tới lui miền châu thổ để săn bắt hoặc khai thác những nguồn lợi thiên nhiên khác, nên đã hiểu khá rành rọt về đất đai, sông rạch bờ biển. Do đó mà đã hướng dẫn người mới vào đúng chỗ có khả năng làm ăn sinh sống. Về đại thể, từ đó đến nay, hình thể đất đai vùng này không thay đổi đáng kể. Mực nước hằng năm của sông Cửu Long có thể dâng cao hơn vì chưa có hệ thống kinh đào đưa nước lụt ra vịnh Thái Lan. Cùng với thời gian, những doi, vịnh, cù lao, sông cái hoặc bị lở hoặc được bồi thêm hàng ki-lô-mét. Mũi Cà Mau cũng được bồi đắp thêm mãi. * * * Người ta thường nói đất này “làm chơi ăn thiệt”, chưa hẳn như vậy. Ảnh hưởng của gió mùa không phải chỉ có một chiều thuận lợi. Diễn biến của thời tiết phức tạp, khó đoán trước được, đã xảy ra thiên tai cho nhiều năm và cho từng vùng. Gió thuận, mưa hòa vẫn là một ước mơ, là “phước trời” cho người khẩn hoang, lập ấp. Ngập lụt, hạn hán xảy ra theo chu kỳ dài ngắn từng mười, mười hai năm hoặc ba, bốn năm. Người làm ruộng bám víu vào kinh nghiệm, dựa theo sự tính toán tuần hoàn can chi của âm lịch, thí dụ như năm Giáp Tý, năm Bính Thìn... thì lũ lụt, mưa sớm, mưa muộn v.v... 19 Đồng bằng sông Cửu Long không ngoài quy luật ấy, tuy có chiều hướng điều hòa hơn những miền khác của đất nước. Miền nhiệt đới thường có nhiều yếu tố không thuận cho canh tác và sức khỏe con người. Nắng lửa mưa dầu. Nắng đổ sao, mưa thúi đất. Như tháng nắng sau Tết, đất ruộng rút lại, nứt nẻ như vết rạn trên đồ gốm xưa, giữa hai cục đất khô có kẽ hở cỡ một phân tây hoặc rộng hơn, góc cạnh khá bén có thể làm đứt chân nếu là đất phèn. Mùa mưa đến với sấm sét, vùng đất khô nẻ trở thành biển nước mênh mông. Cỏ chết vì nắng lửa lại sinh sôi, mạnh khỏe hơn mùa trước, khi đất vừa thắm ướt với trận mưa đầu mùa. Hột tràm nẩy mầm mau lẹ nhờ khi rừng cháy, hột bị thiêu trong lửa ngọn. Cây “lúa ma” mọc hoang, gié nở ra, lúa chín rụng từng hột khi bị ngập, chót đuôi hột lúa dài và nhọn, rụng thì cắm nhanh SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA xuống bùn! Mùa nắng, hột lúa rụng được bảo quản trong đất khô để rồi nẩy mầm, lên mạ non khi nước lụt dâng cao. Mùa lụt, cá nước ngọt trôi theo nước ra khá xa vàm biển. Ngược lại, tới mùa khô, cá biển và cá nước lợ lại theo thủy triều mà vào sâu trong lòng sông. Cá rô với vảy cứng có thể lóc đi trên bùn đất khô. Cá trê, rùa, lươn có thể sống trong bùn mà không ăn uống trong vài ba tháng nắng. Cá sặt đẻ trứng trên khô, mùa nắng trứng bay tung theo gió rồi đáp xuống như hạt bụi để nở ra trong vũng nước đầu tiên của cơn mưa đầu mùa. Con cò quắm, nhan sen, trích ré, trích cồ là chim trời nhưng đậu và ngủ trên bùn. Chim bồ nông, già sói ở Mũi Cà Mau quen bay từng đàn đến tận Biển Hồ đất Campuchia để ăn cá mùa lụt rồi trở về rừng cũ. Muông thú đều phải thích ứng với mùa mưa, mùa nắng, với đất khô và sông rạch ao vũng để sống còn và lớn lên. Người trước kể lại, đến như cọp quen uống nước suối, dạo chơi quanh sườn núi, xuống đây phải làm quen với phong cảnh mới: uống nước bùn, lội bì bõm trên sình lầy, không có hươu nai thì phải ăn cá thòi lòi, ăn cua, bơi lội vụng về như chó từ bờ sông qua cù lao để rình mồi giữa bụi dừa nước ở nước lợ, không được thoải mái như bầy sấu lội rong chơi từ vàm ra biển rồi trở vào vàm sông khác. Thong dong nhất có lẽ là diều quạ, ó biển đáp xuống sông to, rạch nhỏ, ngày ăn cá thừa thãi, đêm đến lại vào rừng cây um tùm nghỉ ngơi. Khi trời “sa mưa giông” đầu mùa là lúc thiên nhiên biểu dương sức mạnh. Bãi sông, đồng cỏ, rừng thưa cùng với nước, mây nối tiếp nhau một màu. Sấm nổ xé lưng trời. Từng mảng đất trên bãi cựa quậy, như người ta nói, con cù tu lâu năm đang trở mình! Thật ra đó là cần đước, ba ba sống lâu năm, nằm im mặc cho đất bùn bao phủ, nay sống dậy hăng hái với thời tiết mới. Sấu bò tới, bò lui trên bãi, há miệng. Con thuồng luồng trong truyền thuyết xa xưa được nhắc lại qua hình ảnh “ông rắn mái gầm, ông mãng xà vương” lớn hơn cái khạp đang di chuyển, làm cỏ ngã xuống, gãy nát theo một đường dài quanh co! Muôn vật đã vậy, con người tinh khôn và có tổ chức, 21 càng phải thích ứng với môi trường mới, để tồn tại và phát triển. * * * Đồng bằng Nam Bộ chia ra hai phần cao thấp rõ rệt. Vùng cao với phù sa cổ, vùng thấp với phù sa mới. Lằn ranh giữa hai vùng ăn theo con đường từ Tây Ninh tới Sài Gòn, xuống phía biển theo hướng Long Điền. Khu vực phía Tây Nam, thường gọi là đồng bằng sông Cửu Long gồm phù sa mới với quá trình bồi tụ - còn gọi là trầm tích - khá phức tạp, không đồng đều, tạo ra những vùng đất cao thấp khác nhau, tuy chỉ chênh lệch đôi ba mét tưởng như không đáng kể nhưng lại rất quan trọng trong khi làm lúa nước theo kỹ thuật cổ truyền với nước trời và chịu ảnh hưởng của thủy triều. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Đã làm ruộng nước thì sự bố trí làng mạc cũng phải thích hợp với cách làm ruộng đó. Nhà ở không thể quá xa thửa ruộng, người phải có đủ nước uống, làng mạc phải nối liền nhau để trao đổi hàng hóa. Thông thường thì nước trong ruộng phải theo sự tăng trưởng của cây lúa, nếu thiếu hoặc thừa cỡ 20 centimét sẽ gây thiệt hại lớn. Đồng bằng đất thấp, gần ven biển, chỉ cao từ 0,5 mét đến 1 mét, vùng cao hơn về phía Bắc, cũng từ 1,5 mét đến 2 mét. Dốc thấp, muốn tìm độ cao 1 mét, bình quân phải đi 100km. Miền đồng bằng này mang đặc tính của một miền chưa cải tạo xong. Sông Tiền là sông già, chảy quanh và lòng sâu, nhận đến hai phần ba lưu lượng nước và phù sa. Sông Hậu là sông trẻ, chảy thẳng, nhận phần còn lại. Phù sa chỉ trầm tích nơi có điều kiện thuận lợi, như ở sông Tiền, sông quanh co, nước chảy gặp bờ. Nơi nhiều nước, phù sa trầm tích dễ dàng ở ven sông, bờ biển. Do đó, ta nhìn bản đồ có nhiều giồng đất cao ráo dọc theo biển từ Cần Giuộc qua Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và nhiều giồng hai bên bờ sông, đặc biệt trên sông Tiền từ Mỹ Tho ra biển, nổi danh nhất là đất Ba Giồng canh tác rất thuận lợi, màu mỡ. Ngoài những vùng ven sông, biển, phần đất còn lại là đất rộng và thấp, thiếu điều kiện cho phù sa trầm tích. Sông Cửu Long thuộc loại sông dài của thế giới (4.220km) mức nước sai biệt giữa mùa hạn và mùa lụt bình quân 4 mét ở đồng bằng Nam Bộ, nhưng mức sai biệt đó không đe dọa cuộc sống dân cư vì phần lớn nước lụt đã rút ngược về cái hồ lớn thiên nhiên là Biển Hồ để rồi từ từ tháo ra. Đồng thấp và những vùng trũng lớn ở Nam Bộ cũng là nơi chứa nước (Đồng Tháp Mười), một phần nước lụt tuôn tràn ra bờ sông Hậu, thoát ra vịnh Thái Lan. Những giồng ở ven sông, ven biển là những điểm tựa quan trọng nhất trong công tác khẩn hoang. Giồng không bị ngập lụt, dễ tìm mạch nước giếng, dễ cất nhà, ăn ở hợp vệ sinh. Giồng ở ven sông, rạch được lợi thế về tiêu tưới nước ngọt, do nước lớn nước ròng. Đồng bào ngày trước gọi đó là phong thủy tốt “thông lưu quán 23 khái”, nôm na nói “sông sâu nước chảy”. Như vậy, ranh giới giữa đất tốt và xấu, ưu đãi và không ưu đãi gần trùng hợp với ranh giới hằng năm lũ lụt của đồng bằng sông Cửu Long, cũng gần trùng hợp với đường Quốc lộ 4(1) từ Sài Gòn đi Tiền Giang. Ảnh hưởng của lũ lụt phía Nam ranh giới này không đáng kể vì đất giồng cao lại gần cửa biển, còn gọi đất cầm thủy. Ở sông rạch, mức nước sai biệt giữa hai mùa không cao lắm, khoảng 2 mét, có thể giải quyết với một hệ thống mương nhỏ, kinh đào. Ở đây cây dừa, cam, quít không bị ngập gốc mùa nước lớn. Trái lại, phía Bắc ranh giới này (vùng Châu Đốc, Tân Châu, Hồng Ngự, Mỹ Đức, kể cả vùng Cù lao Ông Chưởng) tuy có phù sa tốt bồi thêm hàng năm nhưng vì mực nước chênh lệch quá lớn 1 Nay đổi tên thành Quốc lộ 1. (BTV) SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA (non 4 mét) giữa hai mùa nên cây cối xơ xác vì bị khô mùa hạn, bị ngập mùa nước. Ngoài nguồn lợi chính là lúa ruộng, cư dân vùng này không có nguồn lợi từ những vườn cây ăn trái, bù lại được nguồn lợi cá tôm. Phần đất còn lại, xấu hơn, gọi là đất đồng (theo nghĩa rộng mênh mông) quá thấp, bị úng vào mùa lụt, cỏ mọc lan tràn, phèn tích tụ nhiều đời. Có hai loại cỏ tiêu biểu nơi phần đất này là đưng và bàng (người Pháp gọi chung một tiếng là jone). Ngoài ra có cỏ năng, bông sen, bông súng, lúa ma. Rải rác giữa vùng trũng nổi lên vài gò cao, giồng nhỏ chỉ đủ cho một số ít bám trụ làm ruộng ở đó. Vùng trũng to nhất của Nam Bộ là Đồng Tháp Mười, ban đầu tên đất này chỉ dành cho một vùng trũng nhỏ, sau dùng để chỉ luôn cho toàn vùng, dài khoảng 130km, rộng khoảng 30km. Nối tiếp với Đồng Tháp Mười, về phía Hậu Giang là vùng thường được gọi là “tứ giác” giữa các thị xã Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên: đất thấp, tới mùa nước lụt, dãy Bảy Núi trở thành hòn non bộ giữa cái bể cạn, nước ngập sát chân núi. Cây bảy thưa, cây gáo sống mạnh, dầm chân trong biển nước ngọt. Trong vùng đất quá thấp này, cây tràm mọc từng mảng lớn, như một khu rừng trầm thủy, tạo môi trường tốt cho cá, lươn, rùa, ếch, rắn sinh sôi nẩy nở nhanh chóng. Phía vịnh Thái Lan, rừng tràm chạy dài ven biển nối vào rừng đước ở Mũi Cà Mau. Đất đồng, đất trũng ngày trước nhiều cá tôm, củi, mật ong, sáp nhưng đường đi lại khó khăn, có lúc thiếu lúa gạo ăn qua ngày, lại thêm bệnh sốt rét kinh niên, giết chết nhiều người, ít ai dám định cư. Đất Nam Bộ nhiều kinh rạch. Những con rạch nhỏ nối liền bờ sông cái vào cánh đồng. Rạch dẫn nước vào đất trũng, chỗ thấp nhất gọi là lung, bàu, láng, hà lãng, tùy theo chiều sâu và hình dáng. Rạch lại chia thành nhiều nhánh nhóc, nước chảy theo thủy triều, nước lớn từ sông cái vào ngọn, nước ròng từ ngọn rút ra, chớ không chảy theo độ nghiêng của đất. Rạch bắt nguồn từ bờ sông cái để đổ vào ruộng. Tên rạch thường có chữ “cái” đứng đầu, có lẽ do chữ “ngả cái” tức là ngả đổ ra sông cái, nói gọn lại. 25 Theo quy luật trầm tích, bờ rạch nhỏ lần hồi có giồng nổi lên, mỗi năm một cao do nước lụt tràn bờ, lau sậy mọc lên giữ đất phù sa lại. Rạch tạo ra những giao điểm trên bờ sông cái. Người ta thấy từ chợ Long Xuyên lên chợ Thốt Nốt, trên quãng đường chừng 19km có tới 30 con rạch lớn nhỏ cắt ngang bờ sông Hậu, về sau bắc cầu, bề dài những cây cầu này cộng lại 917 mét, bình quân 21 mét đường lộ có 1 mét cầu(1). Theo con đường từ An Hữu lên Cao Lãnh, dọc bờ sông Tiền, trên khoảng đường dài 32km có 24 cây cầu sắt. Ở tỉnh Kiên Giang, xã Vĩnh Hòa Hưng, trên sông Cái Lớn từ Ủy ban xã đến ấp Vĩnh Anh, phải qua 241 cầu lớn, nhỏ, đơn sơ, bắc qua rạch, cống, mương mà mỗi nhà đều đào. Con đường đó quanh co, tính đường chim bay, chỉ là 7km... 1 Xem Monographie de la province de Long Xuyên của Victor Duvernoy Edition du Moniteur de L’Indochine, Hà Nội 1930. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA QUAN LẠI PHONG KIẾN LƯU DÂN VÀ NGƯỜI TÙ ĐÀY 27 NGUYỄN CƯ TRINH, NGƯỜI DÀY CÔNG GẦY dựng đất Gia Định từ buổi đầu gọi nơi đây là “tán hà đái thấp, chiết liễu triêm nê”: sen tàn nơi ẩm thấp, khí hậu độc địa, nhánh thủy liễu (cây bần) gãy rơi xuống bùn. Ông hiểu rõ vùng đất này không thuận lợi mấy cho người đi khẩn hoang, nhưng ông càng hiểu vì sao họ phải đến đây. Từ năm 1751, khi còn làm tuần phủ Quảng Ngãi, ông đã dâng sớ khuyên chúa Nguyễn nên nghĩ đến dân đã quá khổ: “Việc hại dân ngày nay thì cấp lính, nuôi voi, nộp án, ba việc ấy là trước hết, ngoài ra những chi phí quá lệ rất nhiều”. Dân thì một cổ năm bảy tròng: “Dân Quảng Ngãi chịu thống thuộc nhiều nơi, đã chịu lệnh các nha trường sai dư, lại chịu lệnh các nha trường điền tô, lại chịu lệnh các nha tái biệt nạp, lại chịu lệnh các SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA nha sai viên vi tử, lại chịu lệnh các nha sai viên nguyên đầu, lại chịu lệnh bản phủ, lại chịu lệnh quan lại nha môn, lại chịu lệnh các sai nhân, lại chịu lệnh của người đi săn ngang dọc, há không phải mười con dê đến chín người chăn, nghèo khổ thất nghiệp rất là đáng thương”. Ông cho thấy sự khốn khổ của dân xứ Đàng Trong thời ấy. Quan lại thì chỉ trông vào bắt bớ tra hỏi mà lấy lộc, khiến của dân càng hao. Có rất nhiều dân “lậu”, người thì trốn thuế mà phải đi lang thang, người thì vì đói rét mà phải xiêu tán, nhưng chúa Nguyễn cứ ghi vào sổ bắt thu thuế tất cả, dân không chịu nổi.(1) Chúa Nguyễn lại phong kiến hủ bại đến cực đoan: chỉ tin dùng những người thuộc họ mình, huyện mình và xứ mình mà thôi (Họ Nguyễn, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hóa). Chức vụ trọng yếu chỉ giao cho thành phần thân thuộc kể trên. Người quê ở Thuận Hóa, Quảng Nam là dân “trăm họ”, chỉ làm chức vụ nhỏ, con cháu không được miễn thuế, sưu. Việc học hành thi cử không được chú ý. Chiến tranh liên miên giữa Trịnh và Nguyễn làm nhân dân đồ thán. Bọn thống trị quan liêu tha hồ vơ vét đến cùng cực. Quảng Nam được coi là giàu có, thuế đóng nặng hơn vùng Thanh Hóa. Không kể giàu nghèo, ai cũng phải nộp thuế sai dư (thuế thân) và vài món tiền phụ thu như tiền tiết liệu (bắt buộc nộp vào dịp Tết), tiền thường tân (lễ cơm mới), tiền cước mễ (để chở lúa). Lệ sáu năm một 1 Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, NXB. Khoa học xã hội Hà Nội, 1977, tr.200. lần duyệt tuyển lớn, ba năm một lần duyệt tuyển nhỏ để kiểm tra dân số, cứ mỗi lần như vậy thì quan trên xuống tận địa phương làm việc hàng tháng, quy định số thuế phải nộp tùy theo hạng dân, một kiểu đóng thuế khoán cho từng xã. Mỗi lần duyệt tuyển, các xã còn phải đóng thêm các khoản tiền để các quan chia nhau xài: tiền giữ cửa trường, tiền trình diện quan. Khi được bổ dụng, mỗi viên chức lớn nhỏ đều phải nộp lễ thượng tiến (cho chúa), nội lễ (cho nội cung), tiền lãnh bằng, tiền ngụ lộc (cho các quan), tiền đóng ấn, tiền trầu. Đến như người có ruộng, sau khi nộp lúa xong, còn phải góp thêm phên tre làm bồ đựng lúa, số 29 phên được quy định quá cao, ngoài mức cần dùng thực sự. Bởi vậy, có thể nộp tiền mặt thay cho phên để các quan và bộ hạ chia tiền đó theo cấp bậc mà tiêu xài, thay cho tiền lương, lại còn buộc các xã phải nộp tiền khoán khố để sửa kho khi hư hỏng. Luật lệ đời chúa Nguyễn vặt vãnh, nhỏ nhen để vơ vét không chừa một thứ gì dù lớn dù nhỏ, nhiều khi tới mức vô lý, tức cười. Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, dân thêm đông thì diện tích bình quân đầu người lại thâu hẹp, người lao động thiếu đất cày cấy. Lao động làm thuê trong nông nghiệp trở nên rẻ mạt. Việc mua bán trong xứ thêm đình đốn vì chính sách bế quan tỏa cảng, ức thương của chúa Nguyễn. Quan lại bức hiếp, ăn hối lộ của giới chuyên buôn bán ở Hội An, tích lũy để sắm vàng bạc, ngọc ngà, ruộng vườn, hoặc để chôn giấu đem theo dưới mộ khi chết. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Vua chúa thì ăn chơi xa xỉ, đồng thời ngày càng nuôi tham vọng lập thành một nước riêng. Chúa Nguyễn Phúc Chu mời hòa thượng Thích Đại Sán từ Quảng Đông đến, nhờ vận động với nhà Thanh công nhận việc tách xứ Đàng Trong thành một quốc gia phân lập - với tiền hối lộ, tất nhiên - nhưng việc bất thành. Nguyễn Phúc Chu cho đạo Phật phát triển, nhằm gây hậu thuẫn mạnh mẽ cho mình, lại tự xưng là Thiên Túng đạo nhân, làm giáo chủ (vị giáo chủ này sống buông thả, khi chết để lại 146 người con, vừa trai vừa gái). Đến đời Nguyễn Phúc Khoát thì xưng vương, lập triều đình cho một quốc gia riêng bắt dân phải thay đổi y phục cho khác với Đàng Ngoài. Thời các chúa Nguyễn, đã từng có giao thiệp với các thương gia nước ngoài, nhưng các chúa lại khôn vặt. Thương gia Pierre Poivre kể lại lần đó Võ Vương ngỏ ý xem và mua vài món hàng. Các quan đến đông đủ, lựa chọn, một số hàng được chuyền tay nhau xem rồi... mất luôn. Người phương Tây muốn mua ngà voi, trầm hương... phải lo hối lộ các quan, bằng không thì mất tiền hoặc bị thất hứa. Ai đã vào đất Đồng Nai - Gia Định? Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn nói rõ họ Nguyễn chiêu mộ những người dân “có vật lực” ở xứ Quảng Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn đưa đi khẩn hoang. Những người di dân được tự tiện chiếm đất, mở vườn trồng cau, xây cất nhà cửa, lại cho thâu nhận con trai, con gái từ vùng cao, vùng núi mua về làm nô tì. Nô tì được kết hợp thành vợ chồng, cày cấy. Mỗi nhà giàu có điền nô (đầy tớ làm ruộng) đến năm, sáu mươi người, trâu bò đến ba bốn trăm con, cày bừa cấy gặt bận rộn không hở tay. Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức cũng chép các chúa Nguyễn chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chánh trở vô Nam đến ở khắp nơi. Đó là việc các chúa Nguyễn. Trong cuộc phân tranh với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài họ cần mở rộng địa bàn, củng cố thế lực. Đưa dân vào Nam khẩn hoang là nhằm mục đích đó. Nhưng chúng ta được biết rằng trước khi 31 các chúa Nguyễn tổ chức chiêu mộ dân đói khổ đã tự động, lẻ tẻ bỏ quê quán ở miền Trung vào Nam làm ăn đã nhiều, có điều là sống rải rác, ít có tổ chức và ít được bảo vệ. Những người dân đi khẩn hoang vào Nam gặp nhiều khó khăn nơi đất mới, bùn lầy nước đọng, muỗi mòng rắn rết, v.v... nhưng họ không sờn lòng vì dù sao thú dữ trước mặt cũng không ác bằng quan lại, vua chúa nơi quê nhà. Để khuyến khích di dân vào Nam, chúa Nguyễn đề ra luật lệ ban đầu đơn giản, rộng rãi (mà thật ra họ muốn kiểm soát cũng không được). Người khẩn đất vùng Biên Hòa có thể nộp thuế vùng Gia Định, tự mình khai loại ruộng tốt xấu, diện tích cũng căn cứ theo lời khai, không ai đến ruộng xác minh. Đo lường chưa thống nhất, tùy thói quen địa phương. Dụng ý nhà cầm quyền là khuyến khích dân SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA khai khẩn, để lập thôn xã; khi có điều kiện, với năm bảy người chịu đứng đơn, bảo đảm nộp thuế cho cấp trên là được. Thuế điền ở vùng đất mới dễ ẩn lậu, giá biểu cũng rẻ hơn ở Trung Bộ. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh (tên thật là Kính) nhận chức kinh lược vào Nam để sắp xếp về hành chính. Trên dự kiến lớn, đặt ra phủ Gia Định, phủ này chia ra hai huyện là huyện Phước Long gồm Biên Hòa, Bà Rịa sau này và huyện Tân Bình ăn từ sông Sài Gòn về phía Tây Nam, đến sông Cửu Long, tùy khả năng khai khẩn trong tương lai mà định thêm. Do đó, tên đất Gia Định ngày xưa gồm cả Nam Bộ, với trung tâm hành chính, quân sự, quan trọng là Bến Nghé - Sài Gòn. Năm đó, đất đai đã mở rộng 1.000 dặm, dân số khoảng 4 vạn hộ. Khi đi đánh thắng, rút quân về tới giữa chừng, ông mang bệnh rồi chết năm 1700, nơi dừng quân gọi là Cù lao Ông Chưởng (tức Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh) để nhớ ông. Phủ Biên Tạp Lục nói chúa Nguyễn chiêu mộ những người “có vật lực”, ta hiểu đó là những người có tiền bạc, dụng cụ khai khẩn. Muốn khẩn hoang, phải có vốn, thêm nhân công. Vốn để thuê mướn, kể cả mua nô tì và phải dư của để ăn trong những năm đầu chưa thu được hoa lợi từ đất mới khai khẩn. Chẳng những cần vốn còn phải sẵn phương tiện di chuyển (ghe xuồng) để đi lại vận chuyển sản phẩm ở một nơi nhiều sông rạch như Nam Bộ. Những thành phần khác là nô tì, điền nô và lưu dân. Nô tì thường là dân tộc ít người do những người “có vật lực” được phép công khai mua tại chỗ, đem theo vào đất mới để phục dịch. Nam gọi là nô, nữ gọi là tì. Nhưng đông nhất số người đi khai hoang là lưu dân, lúc đầu làm mướn cho điền chủ, điền nô trực tiếp cầm dao búa phá rừng, cầm cày vỡ ruộng. Đó là những người đem sức lao động để bán, ngoài ra không còn gì khác để có thể tự mình làm ăn sinh sống được nơi xa lạ mới đến. Lưu dân là dân lưu tán, bỏ quê quán, bỏ làng xã mà đi làm ăn tha phương, nơi nào thấy được thì ở lại làm ăn ít lâu, không chịu được nữa thì đi nơi khác. Về mặt 33 luật lệ, chúa Nguyễn vẫn phỏng theo nhà Lê, chỉ thay đổi chút ít cho hợp với miền Trung. Dân chia thành hai loại: chánh hộ (gốc ở tại làng) và khách hộ (từ nơi khác đến), dân khách hộ nạp thuế nhẹ hơn dân chánh hộ. Mỗi loại hộ được chia thành tám hạng: tráng, quân, dân (ba hạng đầu này gồm người trẻ, khỏe), lão (già), tật (tàn tật), cố (làm mướn), cùng (nghèo) và đào (trốn). Tám hạng đều chịu đóng thuế đầy đủ. Nếu là thuộc khách hộ thì các hạng tật, cố, cùng, đào được miễn thuế. Đây là sự xếp hạng về nguyên tắc để tính thuế, trong trường hợp làng xã thấy thuế quá cao, dân không đóng nổi thì cho khiếu nại, xin sụt hạng, thí dụ hạng tráng xuống hạng cố, hạng cố xuống hạng cùng, hạng cùng xuống hạng đào! Trong mẫu đơn xin sụt thuế có câu: “Từ năm... đến nay, các hạng nghèo khổ xiêu tán đi biệt, xã tôi nhiều lần phải đền các thuế sai dư cho họ...” SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Đám dân “nghèo khổ xiêu tán đi biệt” nói trong đơn là thành phần đông đảo nhứt vào Đồng Nai - Gia Định, làm điền nô cho những người “có vật lực”. Họ không phải là người tù, tội. Họ chỉ phạm tội vào trốn thuế sai dư (tức thuế thân) mà thôi. Thành phần tù tội bị lưu đày chỉ thấy xuất hiện đông đảo ở Nam Bộ từ đời Gia Long trở về sau, đặc biệt từ đời Minh Mạng, khi tổ chức hành chính, quân sự nhà Nguyễn đã ổn định. Như trên đã nói, nhà Nguyễn theo luật nhà Lê. Bộ Luật Gia Long (gọi Hoàng Việt Luật Lệ)) đúc kết nội dung của luật Hồng Đức nhà Lê và phỏng theo luật nhà Thanh. Để trị người mang tội với triều đình, luật này định ra năm hình phạt (ngũ hình) như sau: Xuy: đánh bằng roi, thường là roi mây, đánh có năm mức 10, 20, 30, 40, 50 roi, từ nhẹ tới nặng. Trượng: đánh bằng gậy, hèo (cây cứng chớ không dẻo như roi mây) tùy nặng nhẹ đánh từ 60, 70, 80, 90, 100. Không được đánh quá 100 trượng, sợ phạm nhân chết. Đồ: giam cầm, bắt làm việc quan từ một năm, một năm rưỡi, hai năm rưỡi, ba năm, chia làm năm bực. Trước khi đưa đi làm việc nặng nhọc (khổ sai) thường là làm trong phạm vi tỉnh nhà, tùy theo bực mà phạm nhân bị đánh thêm 60 trượng nếu tội đồ một năm, 70 trượng nếu tội đồ một năm rưỡi, cuối cùng 100 trượng nếu là ba năm. Công việc nặng nhọc gồm: xay lúa giã gạo, phục dịch ở các trạm, khiêng cán cho quan nằm... Lưu: tức là bị đày, gồm ba bực từ 2.000, 2.500 tới 3.000 dặm, lấy kinh đô làm trung tâm. Tội lưu khác với tội đồ ở chỗ vĩnh viễn không được trở về nguyên quán, vì vậy vợ con ông bà cha mẹ có thể đi theo. Nơi đi đày do quan trên định, thường là những vùng hẻo lánh ma thiêng nước độc. Tử hình: xử tử, có ba bực giảo (thắt cổ), trảm (chặt đầu), lăng trì (phanh thây). Luật lệ cũng cho phép dùng tiền để chuộc tội đối với người già, tàn tật, trẻ con. Quan to, có công, trong một vài tội trạng cũng được dùng tiền chuộc tội. Thể thức dùng tiền chuộc tội tạo cơ hội cho quan lại vo tròn 35 bóp méo, ngụy biện để ăn hối lộ. Tội lưu đày liên quan nhiều nhất đến việc khẩn hoang ở Đồng Nai - Gia Định. Khi lãnh án, phải thi hành trễ nhất là trong vòng hai tháng. Bình thường thi hành ngay trong vòng mười ngày, tội nhân mang gông, xiềng đến nơi chỉ định bị đày, chịu đánh thêm một trăm trượng. Không được đánh trước khi đi, sợ sẽ chết dọc đường. Trên nguyên tắc, người mắc tội đồ chỉ làm khổ sai trong tỉnh, nhưng thực tế phải lưu qua tỉnh khác. Đời Minh Mạng, năm 1836, người mắc tội đồ, dù đã mãn hạn nhưng làng sở tại không chịu bảo lãnh thì lập tức bị phát phối đến tỉnh khác làm lính hoặc phục dịch ở trạm, điếm. Năm Minh Mạng thứ ba (1822) ra lệnh phát phối một số khá đông tù đồ vào Gia Định và ra Bắc thành. Luật lệ phong kiến gắt gao cộng với quan lại ức hiếp đủ điều, khiến cho nhiều người dân lành trở thành tội SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA nhân. Chưa kể trường hợp thù oán cá nhân và vu khống, hoặc quan đòi ăn hối lộ mà người dân không đủ tiền nộp mà thành tội. Ăn trộm vặt cũng bị xử tội đồ hoặc tội lưu. Cũng bị xử tội đồ những ai bán ruộng không do mình sở hữu, những ai làm hư lúa trong kho nhà nước, con đánh cha mẹ, nô tì chửi chủ nhà, vô tình hay cố ý gây hỏa hoạn thiệt hại nhà lân cận... Bị xử tội lưu, những ai đánh đập người thu thuế, chế biến thuốc độc, cất chùa miễu không xin phép, vô tình hay cố ý để phạm nhân trốn, người ở thông dâm vợ chủ nhà... Người hành nghề phù thủy có thể mắc tội đồ hoặc tội lưu nếu xướng ra tà thuyết với ẩn ý chống lại triều đình. Người không có chỗ ở nhất định, không làng nào chịu lãnh, sống bềnh bồng, bị coi là phần tử xấu. Phát viễn sung quân, lưu phát vi quân cũng là một loại hình phạt phổ biến, nằm ngoài phạm vi ngũ hình (xuy, trượng, đồ, lưu, tử hình) kể trên. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Đồ Chiểu ca ngợi những nghĩa sĩ tự nguyện đánh giặc, không phải bị bắt buộc sung quân: “Chẳng phải ăn cướp, án gian đày tới mà vì binh đánh giặc cho cam tâm. Vốn không giữ thành, giữ lũy bỏ đi mà hiệu lực theo quân cho đáng số”. Thời trước, việc cưỡng bách người có tội gia nhập quân đội, xung phong trong trận đánh, chịu làn tên mũi đạn, đóng quân nơi hiểm yếu là việc phổ biến, được xem là sự khoan hồng đối với những người có tội nặng hơn mức lưu, đồ nhưng chưa tới mức tử hình. Kẻ mang tội đồ, khi khổ sai phải mang xiềng nhưng khi vào lính thì được tháo xiềng. Đời Minh Mạng, sử cũ còn ghi nhiều trường hợp: Năm 1826, ra lệnh cho kẻ tội lưu nếu yên nơi thì cho phóng thích, đưa qua ngạch lính để cải hóa. Năm 1834, giao hàng trăm tội đồ được phát phối tới thành Trấn Tây, lệnh cho cởi xiềng, để tướng Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương sai phái dưới cờ. Năm 1836, đặt cho tội quân lưu là mười năm, tội đồ là năm năm và tội phát binh là ba năm. Mãn hạn, được trở về nguyên quán, đóng thuế làm xâu như trước. Đàn bà mắc tội đồ, có thể bị đưa vào đồn lũy nơi biên thùy phục dịch, đồng thời giải trí cho binh sĩ, chờ 37 khi mãn hạn được trở về quê quán. Riêng trong địa phận kinh đô Huế, không chứa chấp thành phần “lưu phát vi quân”, đề phòng phản loạn, binh biến. * * * Cuối đời nhà Trần, chế độ nô tì bị giáng những đòn mạnh mẽ. Nông dân nghèo bán mình làm nô tì trong điền trang thái ấp của quý tộc bỏ trốn với quy mô lớn rồi cùng với nông dân bạo động, khởi nghĩa võ trang. Đời Lê rồi tới đời Nguyễn chế độ này còn rơi rớt vẫn được pháp luật thừa nhận. Ta không nên lầm lẫn nô tì với cố nông là người nghèo túng ở đợ cho điền chủ. Người ở đợ tuy bị đánh đập, hành hạ nhưng nếu mãn hạn, dứt nợ thì trở lại đời sống bình thường. Còn nô tì thì chủ có SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA thể đem mua bán với nhau như người ta mua bán trâu bò, bàn ghế vậy. Loại giấy tờ mua bán nô tì gọi là bạch khế, không có ấn son, chỉ có giấy trắng mực đen mà thôi. Vua chúa có quyền bán người can án nặng cho điền chủ làm nô tì, giấy bán này có ấn son nên gọi là hồng khế. Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn có lúc nói mới khẩn hoang miền Đồng Nai - Gia Định, các điền chủ mua nô tì từ miền rừng núi, có lẽ là ở các dân tộc ít người ở Bắc Bà Rịa - Biên Hòa. Một nhà nghiên cứu cho rằng đa số nô tì thuộc nhóm người Mạ (Châu Mạ). Trong thực tế, những người vùng cao không quen làm ruộng nước, chủ nhà chỉ dùng họ trong những dịch vụ như gánh nước, xay lúa, bửa củi mà thôi. Vì vậy, họ sớm được trả tự do, cưới vợ, cất nhà riêng. Điền chủ thấy nuôi họ lâu, tốn cơm mà không sinh lợi, tập tục lại không hợp, khó quản lý. Họ không quen làm ruộng nước mà quen săn bắt, đốt rừng tỉa lúa và sống lưu động. Người mắc tội lưu, tội đồ bị bắt làm lính lắm lúc trở thành lực lượng đáng kể chống lại triều đình. Vụ khởi binh của Lê Văn Khôi nổ ra và cầm cự được lâu dài vì đó là những người cầm gươm, cầm giáo trong đội quân Bắc Thuận hồi lương đóng tại Bến Nghé lúc bấy giờ xuất thân là nông dân mắc tội đồ, tội lưu. Vụ khởi nghĩa lan tràn tới khắp lục tỉnh, tận An Giang, ra đảo Phú Quốc, cũng vì triều đình bấy giờ gồm một tỷ lệ đáng kể là “án cướp án gian đầy tới mà vi binh đánh giặc” hoặc “giữ thành, giữ lũy bỏ đi mà hiệu lực theo quân”. Xét như vậy ta thấy rõ hơn thành phần phức tạp và chất lượng của quân đội triều Nguyễn và cũng hiểu được lòng yêu nước của họ sau này trước nạn ngoại xâm của thực dân Pháp. * * * Những người điền chủ đi khẩn hoang, đã không bị can án lại có sẵn tiền của, giao thiệp dễ dàng với quan lại địa phương, tự do di chuyển, đủ điều kiện để xin lập làng, trở thành tiền hiền, hậu hiền. Họ đứng ra thuê mướn đám tù lưu, tù đồ đã mãn hạn, phân bố đi khai thác vùng đất mới. 39 Trên nguyên tắc, lưu dân gồm có: Dân lậu là có nhà cửa, có ghi tên trong bộ đinh nhưng trốn thuế. Dân đào là người có nhà cửa, có ghi tên trong bộ đinh nhưng lại bỏ làng đi nơi khác làm ăn. Dân ngụ cũng có nhà cửa, có tên trong bộ đinh ở một làng nhưng đến ngụ cư ở làng khác để làm ăn thuận lợi hơn. Còn lại là những người trong xã hội cũ bị coi như phần tử xấu, bất hảo, không được làng xã thừa nhận, không nhà không cửa, cũng không có tên trong sổ bộ, trôi sông lạc chợ, ăn quán ngủ đình, tứ chiếng giang hồ... Tìm lại nguồn gốc của người tiên phong khẩn hoang, hiện chúng ta còn thiếu tư liệu. Tư liệu tốt nhất là gia phả thì mất mát. Về giai đoạn sau, từ đời Gia Long, Minh Mạng trở đi, còn gặp được một số mồ mả không chính SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA xác về năm xây dựng, tuy còn đứng vững với thời gian do các vật liệu xây dựng vững chắc (ô dước), người địa phương tôn trọng, không phá bỏ với ý nghĩa để người khuất mặt phù hộ làm ăn. Ta còn gặp nhiều tên đất, tên rạch, tên xóm mà không còn ai giải thích nổi với bằng cớ, đủ sức thuyết phục. Phần lớn mồ mả trở thành mả lạn, đá ong không chịu nổi mưa nắng nhiệt đới trong vòng trăm năm, chưa kể trường hợp dòng họ xiêu tán, phần mộ bị bốc lên. Gia phả còn lại thì quá ít, thường ghi theo trí nhớ của người đời sau trong gia đình điền chủ hay quan chức. Ta tạm dựa vào những gia phả của một số nhân vật được nhắc nhớ vào đời Gia Long và đời sau. Ở đời, xấu thì che, tốt thì khoe; ai chịu ghi rằng tổ tiên đời trước là dân lưu đày, dân tội đồ, hay trôi sông lạc chợ, hoặc đã từng theo Tây Sơn, hay từng dính líu xa gần với “loạn” Lê Văn Khôi? Hoặc thời Pháp đến, ai dám kể rằng ông cha mình từng quan hệ với nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực và Thủ khoa Huân? Vì vậy, may ra chúng ta chỉ tìm được gia phả những người có công trạng với triều đình nhà Nguyễn hoặc với thực dân Pháp mà thôi. Lý lịch, gia phả của một số nhân vật cho biết như sau: Ông cố nội của bà Từ Dũ là Phạm Đăng Dinh, từ Quảng Ngãi vào giồng Sơn Qui (Gò Công) lập nghiệp, với nghề nông, phần mộ hãy còn ở Sơn Qui. Cha của Phạm Đăng Dinh là Phạm Đăng Tiên có ăn học, làm chức huấn đạo. Cha làm huấn đạo, con vào Nam làm dân, mang theo chút ít học thức. Nguồn gốc xa xưa nhứt còn ghi chép được của dòng họ này là Phạm Đăng Khoa, đời Hậu Lê, theo Nguyễn Hoàng từ Thanh Hóa vào xứ Thuận Hóa. Khi đến khai thác giồng Sơn Qui, Phạm Đăng Dinh là điền chủ, con là Phạm Đăng Long ở ẩn dạy học, nhờ vậy, cháu nội là Phạm Đăng Hưng mới đỗ đạt tại trường thi Gia Định. Trần Hưng Đạt, cha vợ của Gia Long, có người cha tên Quế, đời Nguyễn Phúc Chu, làm tri phủ ở Thừa Thiên, sau theo quân đội lập công, đã từng làm ký lục ở Trấn Biên và Hà Tiên, gốc gác dòng này ở Thanh Hóa. Ông nội của Lê Văn Duyệt là người Quảng Ngãi vào Định Tường, cư ngụ tại vàm rạch Tà Lọt (nay là xã 41 Hòa Khánh). Ta phỏng đoán đây là những người khẩn hoang đầu tiên. Huỳnh Đức, sau được ăn họ Nguyễn, gọi là Nguyễn Huỳnh Đức, sanh năm 1748 tại giồng Cai Yến (nay nói trại là Cánh Én, tỉnh Long An) là con một vị võ quan triều Lê (cai đội Huỳnh Công Lương) đến đây lập nghiệp khá sớm. Năm 1832, hai viên xã trưởng và lý trưởng ở Chợ Gạo kể rằng ông cố của họ đã từ Quảng Nam vào Chợ Gạo khai phá, lập làng. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) các tổng đốc Vĩnh Long, Định Tường, Gia Định, Biên Hòa và An Giang được lịnh đưa những người nghèo không phải tù ra Côn Đảo lập nghiệp, trên nguyên tắc tự nguyện, người đi được trợ cấp tiền bạc, đất tốt, nông cụ, trâu bò. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA * * * Việc những di thần “bài Mãn phục Thanh” đến xứ Đồng Nai - Gia Định và Hà Tiên đáng xem xét kỹ hơn. Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch đem binh lính và quyến thuộc trên ba ngàn người và năm mươi chiến thuyền, đến Cù lao Phố (Biên Hòa) và Mỹ Tho để khai khẩn. Nhưng cụ thể ra sao? Gia Định Thành Thông Chí ghi rằng nhóm Trần Thắng Tài yểm trợ việc lập chợ buôn bán, giao thông với người Tàu, người Nhật, người Tây dương, Đồ Bà, tụ tập đông đảo ở Cù lao Phố. Lực lượng quân sự của hai nhóm này được nhà Nguyễn cho phép duy trì. Số người tự ý rời quân đội để làm ruộng, rẫy, mua bán nhiều hay ít, ta không biết chắc chắn. Binh sĩ của nhóm Trần Thắng Tài hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của chúa Nguyễn, theo chân Nguyễn Hữu Cảnh (1700) đi đánh trận rồi sau lại tham gia với Nguyễn Cửu Phú (1715). Khi Trần Thắng Tài mất, con là Trần Đại Định được thay cha nhận chức vụ như cũ, chỉ huy luôn các tướng sĩ Long Môn, tức là cánh của Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho còn sót lại. Nhóm Dương Ngạn Địch từ khi xuống Mỹ Tho vẫn giữ tổ chức vũ trang. Trước khi sang Việt Nam, họ Dương một thời nổi tiếng là cướp biển ở phía Nam Trung Hoa, bảo vệ các thương thuyền của Trịnh Thành Công ở Đài Loan. Đến Mỹ Tho được ba năm, một bộ phận của nhóm này lại kéo nhau đi đánh thuê cho một ông hoàng Khơme. Rồi sáu năm sau, viên phó tướng của đạo binh di thần ấy lại giết chủ tướng, tự xưng là “Phấn dõng hổ oai tướng quân”, kéo lên đóng đồn gần đất Campuchia, đúc đại bác để sống với nghề cũ là cướp bóc. Quân nhà Nguyễn đánh giết được viên phó tướng này, đem số quân sĩ còn lại giao cho Trần Thắng Tài thuộc nhóm Cù lao Phố chỉ huy. Trường hợp của Mạc Cửu đến vùng Hà Tiên đơn giản hơn. Họ Mạc xuất thân là chủ thuyền buôn, từng tới lui vùng Philíppin, Inđônêxia, khi thấy Mãn Thanh chiếm Trung Hoa thì bỏ đất tổ đến chiêu mộ dân, mở cảng ở Hà Tiên buôn bán, lập nhiều xã rải rác ở Cong 43 pong-som đến Mũi Cà Mau. Về sau, xin thần phục chúa Nguyễn. Những người Hoa thời ấy sang Việt Nam đại đa số là đàn ông, con trai. Họ cưới hỏi người địa phương, làm ăn, trở thành người Minh Hương (họ tự nhận là con dân nhà Minh). Người Hoa chánh gốc đã không thừa nhận họ, vì coi như đã lai, không còn thuần máu Hán tộc. Chỉ trong một vài thế hệ, họ đã thành người Việt Nam, điển hình là trường hợp Mạc Thiên Tứ, con của Mạc Cửu, lập Chiêu Anh Các, làm thơ chữ Hán, chữ Nôm ca ngợi mười cảnh đẹp Việt Nam ở Hà Tiên. Mẹ Mạc Thiên Tứ (vợ Mạc Cửu) là người Việt, Mạc Thiên Tứ cũng cưới vợ Việt. Theo những sử sách còn lại, trước khi người Việt đến Đồng Nai - Gia Định, những công ty thương mại phương Tây đã dò xét thị trường vùng này khá chu SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA đáo. Người Xiêm cũng thường lui tới rình rập vùng đất tốt, nhất là phía Hà Tiên. Bọn cướp biển bị xua đuổi từ Mã Lai, từ Nam Trung Hoa đến Vịnh Thái Lan, sống nương vào các hải đảo. Lưu dân Trung Hoa tha hồ đi đến, làm mọi dịch vụ, lúc đầu không ai kiểm soát, cũng không cần có sự chấp nhận của quan lại địa phương. Cảng Cù lao Phố và cảng Hà Tiên nhờ đưa ra nước ngoài những đặc sản của Campuchia, rừng Nam Bộ mà phồn thịnh buổi đầu. Cảng Cù lao Phố rộn ràng với việc buôn bán với Đông Nam Á, thời ấy đi lại ngoài biển theo gió mùa. Còn ở Hà Tiên, con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ từng phái sứ giả sang tận Nhật Bổn bàn việc mua bán. Năm 1716, quân Xiêm đánh cảng Hà Tiên, theo lời thuật lại của thuyền trưởng Hamilton, rất nhiều hàng hóa bị thiêu hủy, trong đó có 200 tấn ngà voi. Bá Đa Lộc - về sau đóng vai trò quan trọng trong việc xâm lăng nước ta - từng nương náu, dò xét vùng Hà Tiên, tạo bàn đạp để truyền giáo. Nhiều nhà sư từ Bình Định, từ Quảng Đông, cũng đến đây, được lưu dân nuôi dưỡng, sống thảnh thơi. Thương gia người Anh đã thử chiếm Côn Đảo, lập kho hàng với lính đánh thuê. Việc khẩn hoang rõ ràng là diễn ra rất phức tạp. Người Hoa chiếm ưu thế về thương mại ngay từ đầu với Cù lao Phố và Hà Tiên. Người Việt giữ việc vận tải đường sông, với chợ Cái Bè, theo Tiền Giang lên Campuchia, đi qua Sa Đéc. Nói chung người Việt đã đến xứ này trong hoàn cảnh phức tạp. Họ đón nhận và giúp đỡ những người Trung Hoa sa cơ thất thế tìm chỗ dung thân. Họ tôn trọng những người “khuất mặt” đã tới trước, sẵn sàng tiếp thu kinh nghiệm làm ăn của người Khơme đồng cảnh ngộ. Vùng đất rộng hình chữ V với hai cạnh biển, gần đường xích đạo, nơi gặp gỡ của các luồng văn minh Đông Nam Á. Mặc cho khó khăn, trở ngại, họ bám đất, tin vào sức mình, qua câu ca dao: “Ruộng đồng mặc sức chim bay, biển hồ lai láng cá bầy đua bơi”, hoặc “Ra đi gặp vịt cũng lùa. Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu”. Ít nhất trong thời kỳ đầu, họ thoát khỏi vòng kiềm 45 tỏa của bọn quan lại to nhỏ, không phải bon chen từ lời ăn tiếng nói, lễ nghĩa phong kiến vụn vặt, đến việc kiện tụng dai dẳng, giành ăn trong người thân với nhau để tranh phần gia tài, giành đất hương hỏa, trên thửa ruộng vốn nhỏ bé càng trở nên nhỏ bé vì dân số ngày thêm đông. Họ đã từ giã những cường hào ở quê xứ, những kẻ đã lấy đất công, nói là đất của mình, gạ bán cho dân rồi sau đó trở lại tố cáo người mua, lấy đất lại.(1) Nhưng họ đang gặp gì ở vùng đất mới? 1 Xem Phủ Biên Tạp Lục. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA ĐẤT GIỒNG VÀ CỌP, SẤU 47 ĐẤT GIỒNG LÀ NƠI CANH TÁC LÝ TƯỞNG, chắc ăn nhứt. Giồng gần sông, rạch tiện cho việc tiêu, tưới đồng ruộng, đảm bảo cái thứ nhứt trong bốn yếu tố: nước, phân, cần, giống. Có sông, rạch dễ liên lạc với xóm giềng, lân cận, tối lửa tắt đèn giúp đỡ lẫn nhau. Việc đi lại mua bán cũng dễ dàng. Ở Biên Hòa, đất cao ráo, nhưng nhiều nơi quá cao, chỉ thích hợp với việc trồng hoa màu, cây ăn trái. Ở Sài Gòn, cho tới nay, nếu muốn tìm hiểu những nơi có người định cư, lập làng sớm nhứt thì cứ đến đất giồng, đất gò, đất cù lao, ngã ba sông rạch. Thử kể Giồng Ông Tố, Gò Cẩm Đệm (Phú Thọ), Gò Vấp. Hanh Thông xã Gò Vấp chánh thức thành lập năm Mậu SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Dần (1698). Dĩ nhiên trước đó, nhiều người đã định cư, tạo thành nếp sống tương đối định hình. Nhưng nơi sản xuất lúa gạo của đất Gia Định, để trong bước đầu đã nổi danh là “nhứt thóc, nhì cau”, phải ở nơi rộng hơn ở hai bờ Vàm Cỏ Tây, bờ Tiền Giang, ở cù lao theo các cửa sông Tiền. Khu vực này không bị ngập lụt. Tân An với Giồng Cai Yến (nói trại thành Cánh Én), vùng Ba Giồng lừng danh vừa rộng vừa dài, chạy thẳng tới Cai Lậy (Trấn Định, Thuộc Nhiêu). Và vô số những giồng nhỏ ở Gò Công giáp qua Chợ Gạo, Gò Công với Giồng Sơn Qui, Giồng Ông Huê, Giồng Tháp, Giồng Xe và những Gò Bầu, Gò Găng, Gò Xoài, Gò Tre. Nhờ lúa gạo của những giồng và những gò này, tuy diện tích nhỏ bé không xứng là cò bay thẳng cánh, nhưng đủ sức nuôi hàng ngàn quân sĩ của Võ Tánh trong thời gian dài. Vàm Rạch Gầm, Xoài Hột ở địa thế đất giồng, không bị ngập lụt, nhiều cây trái. Bến Tre nuôi nhiều dân, từ xưa nhờ hai Cù lao Bảo, Cù lao Minh là đất cao với những nếp nhăn chạy song song: giồng theo ven biển, ven sông. “Cứ theo bờ sông mà ở, trên bờ có lúa, dưới sông có cá”, kinh nghiệm người xưa dạy như vậy. Ngay ở ven Đồng Tháp Mười, ven khu Tứ giác, rải rác cũng có nhiều giồng trù mật, không chịu ảnh hưởng ngập lụt tới mức bị thiệt hại, người xưa đã chọn vài vùng “đất phước”, nổi tiếng nhất là Tân Châu, một cù lao lớn, phì nhiêu, khí hậu trong lành. Hoặc vùng Cao Lãnh, ven Đồng Tháp Mười, đủ lúa gạo, cây trái, hoa màu và cá tôm, sử gọi là trường Bả Canh. (Khu vực Bến Tre thì gọi là trường Tân An). Cù lao trên sông là kiểu đất giồng nổi lên mặt nước, phù sa mỗi năm bù đắp, nổi tiếng với Cù lao Tân Huề, Cù lao Giêng, Cù lao Ông Chưởng, Cù lao Mây, Cù lao Năm Thôn... Bên sông Hậu có Cù lao Cát, Cù lao Dung... Nơi nào đất cao ráo, người xưa không bỏ qua. Trong lòng Đồng Tháp Mười, rải rác những gò, quyến rũ người định cư sớm. Phía Hậu Giang qua ven Vịnh Thái Lan, Bảy Núi là điểm cao, không ngập trong một vùng trũng. Từ 49 nhiều thế kỷ, người Khơme canh tác trên những giồng từ Trà Vinh qua Sóc Trăng, vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ vẫn có những xóm hình thành sớm “trời sinh voi trời sinh cỏ”, trong vùng úng thủy bao la, thiên nhiên để lại vài gò cao ráo, nhỏ hẹp nhưng tạm đủ cho vài mươi gia đình. Phía Mũi Cà Mau đất thấp, vẫn thấy nhiều giồng ở bờ sông Cái Lớn, Cái Bé, Gành Hào, Ông Đốc, lưu dân đến rất sớm, sống như một thế giới riêng, mua bán thẳng với ghe buôn từ Hải Nam hoặc từ Xiêm tới. Bảy xã đầu tiên mà Mạc Cửu chiêu mộ lưu dân toàn là nơi cao ráo. Vùng Mũi Cà Mau quy tụ ngư dân và người làm ruộng trên những giồng nhỏ bé, mùa nắng thiếu nước ngọt phải ra Hòn Khoai chở về. Từ thuở ban đầu, nguồn lợi lớn nhứt trên đất giồng là trầu, cau. Vườn cau lập một lần hưởng huê lợi nhiều SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA năm. Ăn trầu là nhu cầu của già trẻ gái trai, mức tiêu thụ rất cao. Mía, dâu, bông vải không quyến rũ người đến bằng nguồn lợi cá, tôm, săn bắt chim, cò, nai, heo rừng, hoặc phiêu lưu hơn, đi tìm kho tàng. Nhưng muốn đánh cá sông, cá biển, săn bắn chim, thú trước tiên phải làm ruộng để giữ căn cơ, với hy vọng lập cơ ngơi lớn nhỏ truyền lại cho con cháu. Muốn lập xóm thì phải tương đối đông dân, các thửa ruộng phải liên lạc nhau để sự phá hoại của chuột và chim chóc bị phân tán. Bước đầu, canh tác trên diện tích càng rộng càng tốt vì mặt đất không bằng phẳng, nơi trũng, nơi cao. Với công sức, vốn liếng có giới hạn, canh tác năm bảy mẫu, tuy làm sơ sài nhưng chắc ăn hơn làm kỹ đôi ba mẫu. Đồng ruộng còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết, đôi ba mẫu dù có làm kỹ, gặp thời tiết xấu thì mất trắng. Phủ Biên Tạp Lục ghi lại tại Cao Lãnh (trường Bả Canh), Mỹ Tho (Tam Lạch), và châu Định Viễn (Cái Bè, Vĩnh Long) cứ bình quân một hộc lúa giống thâu hoạch được ba trăm hộc khi gặt hái, trong khi ở Biên Hòa, Gia Định, một hộc chỉ thâu lại một trăm hộc. Chênh lệch này có thể là quá đáng nhưng sao cũng cho thấy đất giồng bờ sông Tiền và cù lao trên sông Tiền quả là phì nhiêu hơn vùng miền Đông. * * * “Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá”, câu nói khôi hài được người xưa thường nhắc nhở con cháu. Phá sơn lâm là phá rừng, đốn củi, khai hoang. Đâm Hà Bá là làm nghề chài lưới ở sông, biển. Nghề cây củi xưa, đánh cá ngày nay tuy đem lợi tức nhanh chóng nhưng không bền bằng nghề ruộng. Lợi tức từ rừng, sông, biển tùy thuộc vào sự may mắn hơn là chăm chỉ. Khi được tiền, người khai thác nghề này dễ có xu hướng ăn chơi, cờ bạc vì thấy đồng tiền dễ kiếm, gặp lúc suy, trở thành tay trắng. Làm ruộng chắc ăn hơn, sau vài năm trúng mùa dễ tu bổ nhà cửa vườn tược, nhưng cần đến sự kiên nhẫn, nhứt là nơi mới khai phá, nhanh nhứt phải qua ba năm mới tạm ổn. (Vì vậy, ngày xưa bày lệ miễn 51 thuế ba năm cho người mới khẩn hoang). Ba năm đầu còn dọ dẫm về địa chất, mưa nắng, thủy triều, chọn giống lúa, chọn thời điểm gieo cấy. Và, còn phải đối phó với bệnh tật, với thú dữ. Đất giồng còn hoang vu là nơi “xuống sông hốt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp”! “Hùm tha, sấu bắt” là lời nguyền rủa mà cũng là lời thương xót muôn đời, dịp rằm tháng Bảy, những nạn nhân ấy được cúng tế trong thập loại chúng sinh. Ở nước ta, chuyện về cọp dữ nghe vào thời đại xa xưa, từ Lạng Sơn, qua Trường Sơn, tới miền Đông Nam Bộ, tận Mười tám Thôn Vườn Trầu, sát nách chợ Sài Gòn. Điều làm cho nhiều người ngạc nhiên: cọp sống giữa sình lầy nước mặn, ở bãi bùn nước lợ với rặng dừa nước dày bịt, hoặc trên gò đất với vài cây kè, cây gừa giữa cỏ thấp, bên đám tràm lưa thưa. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Đất thấp và trống trải, cọp vẫn có thể tạo căn cứ, kết bầy, sanh con. Hồi thế kỷ XVII và XVIII, Gia Định Thành Thông Chí ghi rằng trẻ con, đàn bà cầm liềm cắt cỏ, cầm đòn xóc cũng chống cự và đuổi được cọp. Thái độ của người dân đối với cọp cũng lạ: vừa kính nể, xem như vị thần nhưng cũng coi thường nếu cần thì rủ nhau đi săn bắt, giết không nương tay. Ở đồng bằng và bờ biển, cọp sống với thức ăn lý tưởng là nai và heo rừng. Hai loại này ăn cỏ, ăn lau sậy, thích nằm vũng cho mát. Cù lao Nai, Cù lao Heo ở gần vàm biển là bằng cớ mức độ heo và nai thời trước khá cao, vì vậy cọp cũng lội qua sông tới cù lao, tuy đất hẹp nhưng dễ sống. Nai thì chịu thua cọp, chỉ biết lẩn tránh, nhưng heo rừng to con, gặp vị trí thuận lợi, có thể chống cự. Đất giồng gần bờ sông, nhiều cây da, cây gừa mọc um tùm. Rừng nào cọp nấy, vì vậy cọp tìm cách bám giữ địa bàn cũ, đổi vùng thì khó giành đối thủ khác. Heo rừng và nai hay bén mảng đến mấy đám rẫy gần nhà. Lúc mới khẩn hoang, nơi nào có cọp, người làm rẫy được yên tâm vì cọp săn bắt heo, nai, gián tiếp bảo vệ nương rẫy. Còn nhiều giai thoại lưu truyền về những “thầy võ cọp” từ Bình Định vào Nam, ra sức giúp đồng bào, vì nghĩa. Ông Tăng Ân và đệ tử là Trí Năng giết cọp vào dịp Tết tại chợ Tân Kiểng (Sài Gòn, năm 1771); ông Tăng Ngộ đuổi cọp để khẩn hoang, đắp đường ở Cần Giuộc. Người từng đánh cọp nắm được quy luật: cọp quỳ chân sau, chống chân trước là đang chờ đợi trước khi vồ mồi, cọp chạy theo thế bò sát rồi phóng tới. Đuôi cọp phe phẩy hoặc để ở phía nào cũng là chỉ dẫn để ta đoán trước hướng tấn công. Người đánh cọp thường dùng cây roi nặng, cứng, chắc. Có chuyện khó tin kể rằng võ sĩ cao cường có thể đánh cọp bằng tay không. Khi cọp nhảy tới, võ sĩ hụp xuống, nắm hai chân trước của cọp rồi dùng đầu mà đội lên, miệng cọp không hả ra được, nanh cọp trở thành vô hiệu! Nhưng theo sự tổng kết có thể tin được, trước khi giết cọp, phải đánh nhừ tử vài hiệp cho nó mệt. Nhiều con cọp, từng đánh nhau với người nên khôn ngoan, dùng thế hiểm độc là nằm ngửa bụng 53 lên, nhìn đối thủ qua hai chân trước và hai chân sau. Với tư thế ấy, cọp dưỡng sức chờ thời cơ. Ai nôn nóng, xốc tới đánh, cọp sẽ chụp roi, giữ chặt, người mạnh khỏe cũng không tài nào dằng ra nổi, cọp thừa cơ mà vồ trong nháy mắt. Buông roi để chạy thì càng mau chết. Miếng võ ấy của cọp gọi là thế “trâu giằn”. Nhiều khi người đi đường gặp cọp lại quá bối rối, chắp tay xá, mặt mày mếu máo, cọp lại hoảng sợ vì thấy chuyện không bình thường, cong đuôi chạy trốn. Ở rừng miền Đông, chủ xe dùng tỏi thoa vào mũi bò, bò không đánh hơi được nên ung dung kéo xe, không dừng từng chập khi nghe mùi cọp trong rừng bay ra. Ở rừng ven biển, người đi đốn cây, thường đem theo đứa bé ngồi trên xuồng, đánh trống nhỏ “tung tung” liên hồi để đuổi cọp. Khi bị giết, bị thương, lắm khi cọp trở lại đông đảo hơn, như khiêu khích, tỏ ý bám giữ địa bàn làm ăn của chúng “rừng nào SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA cọp nấy”. Ở miền Đông, kỹ thuật làm bẫy cọp, săn cọp khá tinh tế, vào thời chưa có súng. Tuần báo Nam Kỳ địa phận (1909) dành để phổ biến giáo lý đạo Thiên Chúa mà còn đăng tải những tin tức về cọp, như là thời sự. Mãi đến sau những năm 1930, cọp vẫn còn lảng vảng ở Rạch Giá, Cà Mau, ở Bảy Núi. Lúc mới khẩn hoang, thầy võ đánh cọp không nhiều, thông thường là đồng bào đứng lên tự vệ, trong gia đình, ở láng giềng, dù có cọp tới lui, giết người, đồng bào vẫn bám đất kiên trì. Cù lao Dung ở ngay vàm sông Hậu, diện tích rộng lớn gồm ba xã, một thời gọi là Hổ Châu vì cọp khá nhiều. Ở Sa Đéc, còn tên đất Hổ cứ. Chuyện “bà mụ cọp” được phổ biến cùng với chuyện nuôi cọp trong nhà, thay chó. Rạch “Ông” ra, Rạch “Ông” rầy... hãy còn, đánh dấu bước đầu gay go mà người khẩn hoang dám đi lẻ tẻ vào đồng cỏ, rừng chồi, phải đối phó ngày đêm với năm, ba con cọp liều lĩnh, tinh khôn đang bám mấy đám cây gừa, cây kè trên vài gò nỗng: cọp “ra” tìm mồi “rầy la” nổi giận. Hoặc còn tổng Ăn Thịt ở vùng Cần Giờ, nơi cọp hay ăn thịt người, phải nói gọn lại vì kiêng cữ là An Thịt. Có người nói ở miền Nam không gọi con đầu lòng là con “cả” vì kiêng ông Hoàng Cả (tức Hoàng tử Cảnh), nhưng giải thích chức vụ đại hương cả trong làng (gọi tắt là ông Cả) ngày xưa dành cho cọp thì dễ thuyết phục hơn. Người ta không dám gọi to, mắng nhiếc hoặc đánh đập “thằng cả”, e động lây. Giai thoại về cọp hằng năm đến miễu ăn đầu heo rồi nhận tờ cử chức đại hương cả còn phổ biến trong dân gian. Sau cọp, phải nhắc đến sấu, phân biệt hai loại sấu cá, và sấu lửa. Sấu cá hiền lành, nhỏ con, thời xưa sống nhung nhúc quanh Biển Hồ và đất trũng bên Campuchia, tràn xuống vùng Láng Linh, Đồng Tháp Mười và rừng tràm Cà Mau. Đến mùa, lái sấu dùng ghe to chở về dự trữ trong vòng rào ở ven sông bán thịt hàng ngày, cắt từng khúc đuôi, từng cái chân nhưng sấu vẫn sống (có rạch Cầu Sấu ở Sài Gòn). Người địa phương đốt đuốc ban đêm, dùng gậy gộc đập xuống nước ven bờ, cả xóm hò hét để đuổi bầy sấu lên đồng cỏ, vào vườn. Trên cạn, sấu trở nên vụng về, dễ bắt. Trong Gia Định Thành 55 Thông Chí, Trịnh Hoài Đức còn mô tả “Con sấu nhỏ tầm thường người ta câu bắt, ở nước thì nuôi trong cái bè, trên đất thì nuôi trong chuồng rồi đem bán cho hàng thịt, da bán phơi khô, răng làm cán đồ dùng”. Sấu lửa cũng được mô tả như loại sấu da màu vàng - đen lớn bằng chiếc ghe, rất dữ tợn, thường lấy đuôi đập cho con người ngã xuống sông để nuốt. Loại sấu này tìm những gốc cây cong và thấp dọc bờ sông để giả khúc cây trôi, nên có người lầm đến gần bị nó cắn, liền khi ấy, nếu bị thương nhẹ thì nạn nhân leo luôn trên cây để tránh khỏi. Ta hiểu thời xưa, nhiều người thích đến những cây bần quỳ ở mé bãi ngồi hóng mát, thường bị sấu táp. Sấu dữ còn gọi là sấu hoa cà vì da có nhiều đốm trắng đen lẫn lộn, thấm chất lân tinh trong nước biển nên đêm thường phát ra từng đốm sáng; thời xưa nghĩ rằng đốm sáng oan hồn người chết còn lẩn quẩn, dẫn đường SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA cho sấu đi. Trịnh Hoài Đức nhắc chuyện con sấu to ở Bến Tre, biệt danh “Ông Luồng” ngang nhiên chặn đón ghe xuồng qua lại. Cũng còn chuyện một thầy câu sấu mà “người ngoại quốc nghe còn khiếp sợ” đã dùng lưỡi câu to, móc con vịt sống vào làm mồi, nối theo lưỡi câu có sợi dây chắc và dài. Thợ câu xuống sông, ôm theo con vịt để nhử. Sấu đến, há miệng, thợ câu ném con vịt vào, sấu táp nhanh nên mắc câu. Dân trên bờ rủ nhau kéo dây đem sấu lên. Dưới nước, sấu không há miệng, không thở được, muốn táp mồi, phải trồi lên tìm không khí. Nắm được quy luật ấy, nhiều thợ câu dạn dĩ, hồi cuối thế kỷ XIX, không cần đến con vịt mồi nữa. Thợ câu dùng thế lội (bơi) đứng - với thế này sấu không táp được - một tay quạt nước, tay kia cầm cái nón lá để che phủ đầu và cái lưỡi câu. Đánh hơi thịt người, sấu ngờ là gặp kẻ sắp chết đuối nên lại gần, thừa lúc ấy, thợ câu rình ném cái lưỡi câu vào miệng sấu. Một kiểu lấy thân mình làm mồi để bắt sấu. Tai nạn cá sấu phổ biến hơn cọp và kéo dài nhiều năm. Năm 1880, trong vòng hai tháng, đồng bào trong rạch Cổ Cò (Sóc Trăng) đã câu 189 con sấu để lãnh thưởng, chánh quyền thực dân phải rút tiền thưởng xuống vì tiền thưởng quá lớn. Sấu thưa dần vì xóm làng đông đúc, ghe thuyền tấp nập vào những năm đầu thế kỷ XX, tàu thủy với chân vịt quạt nước làm náo động. Sấu đẻ trên bãi, mỗi lứa từ 15 đến 20 trứng, từng cặp “đực cái” chiếm lĩnh một khúc sông làm địa bàn riêng, ẩn núp khéo léo ở mé lá dừa, theo vịnh nước sâu. Dùng súng bắn khó thâu kết quả: óc của sấu rất nhỏ, xương sọ lại cứng, đạn dễ trợt, khó lủng. Hồi người Pháp mới đến, ngay trên sông ngoại ô Sài Gòn hãy còn tai nạn sấu. * * * Ca dao: Chiều chiều vịt lội cò bay Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng... Voi được gọi là ông; ông bồ, ông tượng của vùng cao nhưng một thời đã sống khắp đồng bằng sông Cửu Long, 57 tận đất giồng ven biển, ngao du qua đồng cỏ theo định kỳ và theo lộ trình không thay đổi, ăn chưa no thì phá và dậm đạp rẫy mía, rẫy bắp, đủ bản lãnh trở lại nhiều ngày liên tiếp, không sợ tiếng trống, tiếng pháo. Khỏi Sài Gòn, hãy còn tên đất Giồng Tượng. Ở Gò Công, còn Mương Dục (dục: tắm rửa, nơi voi tắm và uống nước), cầu Long Tượng, Giếng Tượng, Lung Tượng, Láng Tượng còn rải rác ở các tỉnh miền Tây. Voi đi từng bầy, dậm đất sình, lâu ngày trở thành đường nước. Voi chuộng nơi lung, bàu vì phải uống nước nhiều hằng ngày. Cuối năm 1865, tại hội chợ Sài Gòn có triển lãm một cặp ngà voi quá mức bình thường, nặng 140 kí-lô-gam, voi ấy bị bắn tại Đồng Tháp Mười. Năm 1903, khi thực dân Pháp cho đào kinh Ngã Bảy (Phụng Hiệp) voi mất môi trường sống nên đi xuống vùng Sóc Trăng, người Pháp nhờ thợ săn chuyên dụ voi từ Campuchia xuống SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA giải quyết. Và theo Nguyễn Liên Phong là người đương thời kể lại, hàng năm đến mùa lụt sông Cửu Long, voi từ sông lớn (Cửu Long) đến cánh đồng lau sậy ở Phụng Hiệp hàng trăm con, sanh đẻ thêm, phá bờ ruộng, đạp lúa, gây thiệt hại đáng kể. Những tay thiện xạ dùng súng bắn được 40 con. Trâu rừng xuất hiện ở rừng Tây Ninh, Đại Nam nhất thống chí ghi ở tỉnh Vĩnh Long cũng có. Trâu rừng thường bị tiêu diệt vì bịnh toi. Mức tàn phá của trâu rừng rất đáng kể, làm hư mùa màng. Hồi Pháp đến, năm 1871, có nghị định thưởng bằng tiền mặt cho người giết được trâu rừng. Nai sống từng bầy, ăn cỏ đồng hoang, phá hoại hoa màu, nhiều đến mức nay hãy còn tên đất: Rạch Cái Nai, Rạch Cái Hươu... Heo rừng gây thiệt hại dai dẳng, không riêng gì miền Đông. Vùng rừng tràm, rừng sác gần biển, nhiều heo rừng. Heo rừng ăn cỏ, thích ăn lau sậy, thợ săn phải dè dặt vì khi bị thương, heo chống trả rất dữ. Cù lao Heo, Vàm Trư (heo), Rạch Dày Heo, không là tên đặt tùy hứng. Rắn thường được nhắc tới, nguy hiểm nhất là rắn hổ đất, rắn mái gầm. Khi ngập lụt, rắn lên ngọn dừa, vào nhà bếp, quấn xà nhà. Giai thoại về rắn to, rắn thần cũng như tài ba của những thầy rắn “sinh nghề tử nghiệp” được kể lại, phổ biến. Ở rừng bần ven sông, ở rừng tràm, các giống khỉ xuất hiện dạn dĩnh, từng bầy kêu hú vang dội khi mặt trời mọc và khi mặt trời lặn, gợi nỗi buồn sâu đậm cho người xa xứ. Chuột xuất hiện đông đảo bất thường, tàn phá ruộng nương một lúc đôi ba xã, như một thứ tai trời ách nước, con người khó chống trả (bài Hịch đuổi chuột của Đồ Chiểu). Miền nhiệt đới là thiên đường của côn trùng (mọt, mối, kiến, rít, ong) và của vi trùng gây những chứng bịnh nhiệt đới. Muỗi, mòng, đĩa, vắt, bốn loại trực tiếp quấy rầy. Ngày trước, bịnh sốt rét hình như không ai thoát khỏi, không nặng thì nhẹ. Tuy không bị ảnh hưởng bất thường của bão lụt, 59 đất Gia Định xưa cũng không thuận tiện lắm cho việc khẩn hoang, vì không có phương tiện cơ giới. Có câu thai đố từ miền Trung một thời phổ biến vào Nam, đến nay còn nhắc nhở, có thể sai lạc vài chữ, chưa có ai giải thích nghe thật ổn: Ba cây mía đóng tía song song, Đèn thương ai đèn tắt? Nước thương ai nước rặc về Đông?(1) Gái có chồng còn thương nhớ, Trai có vợ còn nhớ thương, Nằm trên giường còn thương nhớ, Rớt xuống đất còn nhớ thương. 1 Nước rặc là nước cạn xuống, nước ròng. Về Đông là chảy ra biển Đông. Đóng tía song song là gì? Là ba cái đầu ông Táo chăng? Trai gái đều nhớ thương nó, khi nằm trên giường và khi nó rớt xuống đất vẫn nhặt lên, tâng tiu. Đáp: Hột cơm. Cơm thân thiết với người như máu với thịt, là lẽ sống. Vì muốn cơm dư dả, người xưa đã chấp nhận thử thách ở miền đất mới với bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA BƯỚC ĐẦU LẬP NGHIỆP 61 TRONG PHỦ BIÊN TẠP LỤC, LÊ QUÝ ĐÔN CÒN gợi lại kiểu làm ăn buổi đầu của những người từ miền Trung vào khẩn hoang. Người giàu ở theo từng địa phương hoặc bốn, năm mươi nhà hoặc hai, ba mươi nhà; mỗi nhà điền nô có đến năm, sáu mươi người, trâu bò đến ba, bốn trăm con, cày bừa cấy gặt, rộn ràng không rỗi, hàng năm đến tháng mười một, mười hai thường giã thành gạo, bán lấy tiền ăn Tết chạp. Từ tháng Giêng trở đi là không làm công việc xay giã nữa. Bình thời chỉ đem gạo ra Phú Xuân để đổi lấy hàng Bắc, lụa lãnh trừu đoạn, quần áo tốt đẹp, ít có vải bô. Đất ấy có nhiều ngòi lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ. Người buôn có chở thuyền lớn thì tất đèo theo xuồng nhỏ để đi thông các kinh. Từ cửa biển đến đầu nguồn đi sáu, bảy SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA ngày, hết thảy là đồng ruộng, nhìn thấy bát ngát, rộng phẳng như vậy rất hợp với việc trồng lúa, trồng nếp tẻ, gạo đều trắng dẻo. Ông còn nói thêm: Gia Định rất nhiều cau. Đoạn ghi lại ngắn gọn này cho ta thấy cách khai thác, khu vực canh tác, cách lưu thông hàng hóa sản xuất được. Đó là cách khai thác theo kiểu điền chủ lớn, kiểu nông trại, theo lối quang canh. Khu vực mà ông quan sát được mô tả là ăn thông ra Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại, đất rừng rậm được dọn bằng phẳng, có nhiều rạch nhỏ phải đem theo xuồng mới đi lại được. Ta đoán là vùng Cần Đước, Rạch Kiến, vùng Gò Công, quanh chợ Mỹ Tho. Vùng Cai Lậy mà Gia Định Thành Thông Chí gọi là Ba Lai Bắc, là vùng khá trù mật về nông nghiệp và buôn bán, chiếm vị trí chiến lược quan trọng đến mức đô đốc Trấn của Tây Sơn phải huy động dân binh để đào kinh tắt, cắt ngang vào năm 1785, nối ngọn Rạch Chanh đến ngọn Rạch Ba Rài (viết là Ba Lai) nay là kinh Bà Bèo. Trâu bò nhiều ba, bốn trăm con có lẽ là quá đáng, không thể quản lý nổi - trâu bò thường mắc bịnh toi, vả lại số điền nô để có năm, sáu mươi người; không cần thiết cho việc canh tác, trừ phi nuôi trâu bò để bán lại. Số điền chủ tập trung từ hai đến năm mươi người không quá đáng, nếu ta hiểu đó là một khu vực lớn như một huyện ngày nay. Nên giải thích rõ hai chữ “điền nô”: đây không phải là chế độ nô lệ theo nghĩa cổ điển, mà là những người “ở bạn” (như bạn chèo ghe, bạn ghe chài), một hình thức làm mướn dài hạn. Chế độ “ở bạn” vẫn còn duy trì cho đến khi Pháp đến và còn kéo dài ở các tỉnh miền Tây sau này cho đến trước năm 1945, như bóng với hình của chế độ điền chủ lớn. Người ở bạn làm việc theo kiểu cố nông. Trường hợp ở bạn để trừ nợ cũ thì gọi là “ở đợ”. Thời hạn ở bạn được quy định theo thời vụ đồng áng, từ lúc sa mưa bắt đầu cày cấy vào tháng Tư âm lịch cho đến lúc gặt, hái, xay, giã vào dịp Tết. Điền chủ đã tính toán kỹ, nếu mướn người ở bạn cả năm chỉ thêm tốn tiền vì những tháng sau mùa gặt, trời chưa mưa, công việc rất ít, chỉ cần vài gia nhân cũng đủ. Trong những 63 tháng làm mùa, người ở bạn phải thức khuya dậy sớm, đến nhà chủ ăn cơm rồi nhận việc cày ruộng, phát cỏ, gieo mạ, trưa lại về ăn cơm của chủ, nghỉ ngơi đến xế lại ra làm việc vặt vãnh như tu bổ ghe xuồng, nông cụ cho tới cơm chiều rồi về. Người ở bạn được trả công bằng tiền mặt và một số lúa cho vợ con ăn, ngoài ra thêm chút ít quần áo, trầu cau, thuốc hút. Đã vô ở bạn rồi, không được tự ý nghỉ việc hoặc sang làm cho chủ khác. Nhiều người nghèo thích ở bạn, vì tuy cực thân nhưng nhẹ đối phó với quan làng về thuế thân, khỏi vay nợ vụn vặt, khỏi lo mùa màng thất bát. Ngược lại, thường mang tệ cờ bạc rượu chè, nhiều khi do điền chủ bày ra, lắm người ở bạn phải vay thêm nợ mới. Về canh tác, ta sớm biết thích nghi với thời tiết, thổ nhưỡng, tùy theo đất mà cày hoặc không cày. Từ xưa, đã có những vùng làm ruộng cày và những vùng chỉ SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA phát cỏ rồi cấy, chớ không cần cày. Vùng gần Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Soài Rạp phải cày trâu. Hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu nhờ đất mới, làm theo lối phát cỏ rồi cấy, thu hoạch nhiều. Ở buổi đầu, giao thông và thương mại mang nét đặc biệt: lúa gạo tập trung về Chợ Gạo, Định Tường (vì đó mới có tên Chợ Gạo) để ghe từ miền Trung theo đường biển vào ăn lúa dễ dàng hơn. Lúc bấy giờ làm ăn theo lối quảng canh vì đất còn rộng, không cơ giới mà chỉ dùng sức người là chính. Một năm làm ruộng một mùa, không bón phân, cũng không tận dụng đất, nơi nào thuận thì làm, không thuận (đất thấp hoặc quá cao) thì chừa ra, trong thửa ruộng bỏ hoang từng lõm, cũng không cào mặt ruộng cho bằng. Tới mùa gặt, thấy thất bát thì bỏ luôn vì mướn người gặt thêm lỗ vốn. Bỏ công đi mót lúa thì được quá ít, kẻ nghèo chờ ngày làm mướn, tiền công cao hơn. Đất còn hoang hóa, ít người ở nên cá sinh sôi nảy nở rất nhiều, ăn không hết, bắt làm khô, làm mắm để dành ăn những lúc thời vụ mùa màng, không rảnh đi bắt. Gặp vũng nước xa nhà, dù sẵn nhiều cá to nhung nhúc cũng không đi bắt vì tính toán lời lỗ, vì tát vũng, mang cá về, sở phí còn cao hơn tiền cá. Tóm lại, buổi đầu đất rộng, người thưa, thiếu lao động, tiền công cao, làm ăn phải tính toán. Thời xưa, điền chủ lớn không chỉ làm giàu nhờ bóc lột lao động của đám bạn ở mướn mà còn thâu huê lợi rất lớn bằng cách cho vay nặng lãi hoặc bỏ tiền chờ cầm cố đất. Khi con nợ không trả nổi, họ đoạt đất một cách hợp pháp, đây là kiểu kinh doanh đã có từ trước của điền chủ ở miền Trung, mang theo vào Nam, sanh ra nhiều kiện tụng rắc rối, dai dẳng ở nông thôn. Không phải ở đâu cũng thuận lợi như những vùng kể trên. Phía Hà Tiên, ven biển Vịnh Xiêm La, việc khẩn hoang làm ruộng thì phát triển ở vùng gần chợ Rạch Giá và Cà Mau. Chung quanh chợ Hà Tiên, đất xấu, mãi tới đời Gia Long, dân còn phải dời chỗ ở vì khó làm ruộng được. Vùng này, ngày xưa, sống nhờ lúa gạo của hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên (nay là Cà Mau) cấp dưỡng. Trong dịp họa bài thơ của Mạc Thiên 65 Tứ, bài Lộc Trĩ thôn cư (làng ở mũi Nai), Nguyễn Cư Trinh đặt câu thơ đáng chú ý: Cánh vô tô thuế hưu nhàn sự Thái bán nhân xưng cận bách linh. (Không phải đóng tô thuế, ai nấy đều thanh nhàn Người ở nơi đây đều gần trăm tuổi). Không đóng tô thuế nghĩa là người dân ở đây không phải đóng thuế điền cho Nhà nước. Lối kinh doanh của Mạc Cửu với con là Mạc Thiên Tứ là thu mua gạo trong nội địa bán ra nước ngoài, huê lợi lớn hơn thuế điền, nếu có đặt ra. Đất không chịu thuế, đó là để khích lệ nông dân vùng đất xấu. Trong tình hình mới khai thác, ngoài những xã thôn sớm định hình, nhà Nguyễn cho tổ chức những nhóm nhỏ gọi là phường, trại, nậu... có vị trí như thôn, xã. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Nhiều thôn xã họp lại thành tổng. Các phường, trại, nậu hợp lại thành thuộc, với viên cai thuộc đứng đầu lo thâu lúa, thâu thuế. Chế độ “thuộc” được áp dụng những nơi hẻo lánh như rừng núi, bờ biển với những nghề bắt cá, đốn củi, săn bắn, ăn ong, bứt mây rừng khai thác dầu chai trét ghe. Ngày nay khó tìm được dấu vết các thuộc hồi thế kỷ XVIII, họa chăng còn tên đất Thuộc Nhiêu (phải chăng ông cai thuộc tên Nhiêu?) ở Định Tường; thuộc này có lẽ cai quản những người làm cá ở Đồng Tháp Mười. Trại cá ở Gò Công, Ba Tri cá, Ba Tri trại ở Bến Tre. Trong ngôn ngữ dân gian, còn từ “đầu nậu” chỉ người đứng ra thâu mua cá, kiểu cai thầu, đại lý. Chế độ “thuộc” không kéo dài quá bảy năm, sau đó trở thành thôn xã bình thường. * * * Về vị trí tương đối chính xác của những thôn xóm đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở hai bờ sông Tiền và sông Hậu, ta có thể căn cứ vào những nơi đóng quân thời các chúa Nguyễn, so sánh với những tên ghi trong sách sử mà tìm ra như: vàm Rạch Ông Chưởng, Tân Châu, Chợ Thủ (Chiến Sai), Cù lao Tân Dinh (Bà Lúa), Sa Đéc, Vũng Liêm, Láng Thé, Trà Ôn, Tiểu Cần (Cần Chông), Bắc Trang. Một số vị trí khác vì phiên âm không rõ, chúng tôi tìm không ra như Phiếm Bái (Vàm Thuận Vàm Nao?), Cù lao Dao Chiên (Cù lao Giêng?). Vị trí Cường Uy (Long Hậu) dễ xác nhận. Hồng Ngự (Đồng Tháp) là do đội Hùng Ngự, nói trại ra. Năm 1741, từ hữu ngạn sông Tiền qua miền Đông, chúa Nguyễn đặt chín kho để thu thuế. Kho Tân Thạnh, Cảnh Dương, Thiên Mụ ở phía đông ngã ba Nhà Bè. Kho Tam Lạch ở Mỹ Tho. Kho Ba Canh ở Cao Lãnh. Kho Gian Thảo ở Cầu Kho (Sài Gòn). Kho Hoàng Lạp có lẽ ở Biên Hòa để thâu sáp ong. Hai kho Qui An và Qui Hóa chúng tôi không rõ ở đâu. Về sau điều chỉnh lại, toàn Nam Bộ có ba kho: Tân An, Định Viễn và một kho gọi là Trường Tân An, có lẽ ở vùng Bến Tre ngày 67 nay (Vì trước đây Bến Tre là tổng Tân An). Lúa thuế thâu được ở Nam Bộ, ghe chở về Nguyệt Biều (Huế) và Yên Trạch (Quảng Bình). Trước khởi nghĩa Tây Sơn, Sài Gòn - Bến Nghé là hành dinh lớn về quân sự. Để bảo vệ, có lũy Bán Bích do Nguyễn Cửu Đàm đốc suất xây dựng, ăn từ Bà Hom tới ngọn rạch Thị Nghè. Lũy Hoa Phong bảo vệ phía rạch Tham Lương được xây do sáng kiến của Nguyễn Hữu Cảnh. Từ Bến Nghé dễ liên lạc lên Biên Hòa hoặc xuống Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tiền rồi sông Hậu. Ở vịnh Xiêm La, Hà Tiên và Rạch Giá khó thành cảng lớn vì biển cạn, thiếu nguồn hàng, lúc trước sung túc nhờ xuất khẩu hàng của Campuchia. Vịnh này lại không ở trên con đường thuận lợi từ Mã Lai qua Hồng Kông, Trung Hoa, Nhật Bản, Mỹ Tho thì xa biển, cửa Đại khó vào vì bãi bùn. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA Cảng Hà Tiên thời họ Mạc bị giặc Xiêm tàn phá, không khôi phục được vì thiếu cơ sở kinh tế. Cù lao Phố cũng lần hồi mất vị trí vì gạo ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nhiều, đưa theo đường sông từ đồng bằng lên Bến Nghé gần hơn, đi ngược lên Biên Hòa rồi trở xuống sông Lòng Tàu thì không hợp lý. Thế mạnh của Bến Nghé tăng thêm khi Nguyễn Cửu Đàm đốc suất đào kinh Ruột Ngựa, nối liền Rạch Cát và Rạch Lò Gốm. Ngày xưa thuế thâu được ở chợ Rạch Cát, ở bến đò Quan Đế (nay là Đình Ông ở Bình Đông), ở chợ Phú Lâm, ở Chợ Quán, ở Bình An (vùng chợ Hòa Bình) khá nhiều, chứng tỏ rạch vàm Bến Nghé khá thông thương và tấp nập. Chợ Tân Kiểng cũng sung túc, ngày Tết có du tiên, từ trước năm 1770. Chợ Phú Thọ (gọi chợ Nguyễn Thực) do Nguyễn Văn Thực lập năm 1727. Chợ Điều Khiển đánh dấu dinh quan Điều Khiển, lập năm 1731. Chợ Bến Sỏi ở ngã ba rạch Bến Nghé và sông Bến Nghé. * * * Gia Định chịu đựng hai mươi lăm năm chiến tranh ròng rã vì chuyện “Gia Long tẩu quốc” rồi “Gia Long phục quốc”. Những chữ này do bầy tôi của triều Nguyễn sau này đặt ra kể chuyện Gia Long bị quân đội Tây Sơn đánh đuổi rồi rước Pháp trở về xâm chiếm Gia Định. Mười ba năm làm bãi chiến trường, từ miền Cần Giờ đến tận Cà Mau, U Minh, các đảo trên vịnh Xiêm La. Mười hai năm tiếp theo, bị vơ vét nhân, vật, tài lực để Nguyễn Ánh chiếm lại xứ Huế. Nguyễn Huệ đích thân vào Gia Định bốn lần. Lần đầu để truy nã, một lúc giết hai chúa là Thái thượng vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương, kiểm soát toàn bộ đất đai miền Gia Định. Hai lần sau, giành lại vùng Bến Nghé, đánh tan rã quân đội mà Nguyễn Ánh vừa tổ chức lại được. Lần sau chót, đánh quân xâm lược Xiêm ở Rạch Gầm. Xin tạm ghi: Nguyễn Huệ vào Gia Định, 1777. Nguyễn Ánh chiếm lại, 1778-1781. 69 Nguyễn Huệ vào Gia Định lần thứ hai, 1782. Nguyễn Ánh chiếm lại, 1782. Nguyễn Huệ vào Gia Định lần thứ ba, 1783. Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm. Nguyễn Huệ vào đánh Rạch Gầm, 1785. Nguyễn Ánh chiếm Bến Nghé, 1787. Xem đó, ta thấy sinh hoạt của dân bị xáo trộn, thời gian tạm ổn là vài tháng, đôi năm, chưa hẳn là yên tịnh: nào mộ lính, nào thu lương, nào gián điệp tình báo, thanh trừng lẫn nhau ở thôn quê khi quân sĩ hai bên chạy tản lạc, với đám thương binh không người săn sóc. Bị truy đuổi, lắm lúc Nguyễn Ánh và tướng sĩ phải giả làm thường dân, len lỏi vào xóm. Chiến thuyền của Chúa ra tận những hòn đảo cực Tây, giữa vời vịnh Xiêm La: hòn Cổ Tron (Poulo Dama), hòn Thổ Châu (Poulo Panjang) ăn ốc biển, củ chuối rừng mà sống, đào giếng trên sườn SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA đảo tìm nước ngọt. Rải rác cũng còn một số giai thoại về chuyện “Gia Long tẩu quốc” ở miền Nam, tận các hải đảo: Giếng ngự, bãi ngự, mũi Ông Đội, ấp Tây Sơn, xóm Cạnh Đền. Quân sĩ của Tây Sơn và Nguyễn Ánh rượt bắt nhau đến U Minh Thượng, U Minh Hạ, tận rạch Thầy Quơn (sử ghi Sài Quang), rạch Gò Quao, cửa sông Cái Lớn. Quân đội hai bên không thể sản xuất được. Những con kinh, con rạch, cửa biển, chợ phố có vai trò chiến lược đều bị ảnh hưởng nặng: Ngã tư Bình Điền, Bà Cụm, Bến Lức, Rạch Chanh (Tân An), Cai Lậy, vàm Ba Rài, Trà Ôn, Măng Thít, Sa Đéc. Trong lúc xáo trộn, nhiều gia đình Thiên Chúa giáo đã ẩn thân, giữ đạo, góp phần khai khẩn ở Mặc Bắc, ven sông Hậu (1778) và cũng năm này họ đạo Cù lao Giêng thành hình. Năm sau, nhiều gia đình Thiên Chúa giáo từ An Hòa (Long Xuyên) và Ô Môn đến rạch Bò Ót khẩn hoang. Từ năm 1799, Nguyễn Ánh tổ chức lại việc cai trị đất Gia Định, chia làm ba dinh: Trấn Biên (vùng Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định và Định Tường) và Long Hồ (Vĩnh Long và An Giang), chỉnh đốn thuế điền, tích trữ lương thực để chống lại Tây Sơn. Vùng Ba Giồng nhiều lúa gạo và là vị trí chiến lược nên trước gọi là đạo, sau nâng lên làm dinh: dinh Trường Đồn, đến năm 1781 đổi là dinh Trấn Định. Đáng chú ý: Vựa lúa lớn Gò Công - Chợ Gạo là địa bàn cát cứ của Võ Tánh, trước không theo phe nào, tới giờ chót thấy thế cờ chuyển, bèn đem quân theo Nguyễn Ánh. Trong lúc Nguyễn Huệ bận việc lớn là đánh Phú Xuân, tiến ra Thăng Long tiêu diệt tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, thống nhất lãnh thổ, thì đất Gia Định giao phó cho Nguyễn Lữ, một người không sáng kiến, thiếu năng lực. Bọn phong kiến xâm lược Xiêm tàn phá, cướp bóc đến nỗi sứ thần của Gia Long cũng phải ghi lại và than thở. Từ Rạch Giá qua Cần Thơ, Trà Ôn, Măng Thít khoảng 40.000 quân Xiêm chiếm đóng, cướp bóc, sau mới bị đạo quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh tan ở Rạch Gầm. 71 Khi đứng vững được ở Gia Định, Nguyễn Ánh, với sự ủng hộ của một số điền chủ phất lên trong buổi đầu khai hoang, dùng nơi đây làm bàn đạp tiến quân ra Bắc. Vì vậy mà khi tạo lập cơ nghiệp, vua tôi nhà Nguyễn mới gọi đất này là đất “hưng long” của triều đại Nguyễn Ánh. Trong thực tế, Nguyễn Ánh ra sức củng cố về quân sự và chánh trị, vơ vét vùng Gia Định gây thực lực để đánh nhau với Tây Sơn. Thành Gia Định có tám góc, nhờ người Pháp vẽ đồ án, như kiểu kinh đô với gác Triều Dương làm nơi ngự triều, nhà sứ quán ở ngoại thành để đón sứ thần các nước (về sau, Nguyễn Ánh mới dời kinh đô về Phú Xuân). Thành bắt đầu xây năm 1790, quy mô khá lớn để đề phòng sự phản công của Tây Sơn. Có tài liệu ghi rằng Nguyễn Ánh đã trưng dụng đến 30.000 dân phu và lính, lại ra lịnh đuổi đây để lấy đất xây thành, khiến SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA một số quan và dân phải dỡ nhà. Dân Bến Nghé toan nổi lên đòi bắt hai tên Pháp vẽ đồ án là Olivier và le Brun. Nhiều cận thần của Nguyễn Ánh ghét đạo, giám mục Bá Đa Lộc đành nhờ sự che chở của Nguyễn Ánh với hai trăm tên lính bảo vệ thường trực. Bá Đa Lộc lại đem hai người Pháp nói trên vào ở trong dinh mình, đề phòng bị ám sát. Bề ngoài, Nguyễn Ánh thực hiện chính sách yên dân, đặt một kiểu thùng thơ dân ý để những người gặp chuyện oan ức có chỗ kêu nài nhưng trong thực tế, Nguyễn Ánh bày ra nhiều cách bóc lột và “mua bán công lý” như ai có tội thì cho chuộc bằng tiền, muốn được kiện thì nộp tiền cho quan v.v... Ngoài việc nhờ bọn đánh thuê Pháp huấn luyện quân sĩ, Nguyễn Ánh còn thâu góp lúa gạo, cau khô chở nhiều chuyến đi Ma Cao, Phi Luật Tân, Mã Lai, đảo Pinăng, đến các thị trấn ở bờ biển Ấn Độ để mua súng nhỏ, thuốc súng, chì, đinh, sắt. Hai tên Barixi và Đayô lãnh trách nhiệm đi mua bán vì chúng rành thủ tục giao thiệp với thương gia và nhà cầm quyền Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh. Nguyễn Ánh ao ước mua được chừng 20.000 súng cầm tay - có lẽ đó là con số của đội quân chủ lực - có tài liệu xác nhận, trong một chuyến đi, Barixi đã mua được 3.000 khẩu. Cũng có tài liệu cho biết Đayô có lần đưa hai tàu đi Ma Cao, chở 3.900 tạ gạo để bán lấy tiền sắm vũ khí. Lúc đó tàu buôn của Tây phương và Trung Hoa đã tấp nập đến Sài Gòn để mua gạo và những sản vật như ngà voi, sừng tê giác, sa nhân, đậu khấu của Campuchia. Nhà Nguyễn chủ trương giảm thuế nhập cảng, dành ưu tiên mua gạo cho tàu nào đem sắt, gang, kẽm, lưu huỳnh đến. Nguyễn Ánh bắt một nửa tráng đinh vào lính, gọi là phủ binh, vừa luyện tập võ nghệ, vừa làm ruộng. Chánh sách đồn điền lại thi hành tích cực, nòng cốt là quân đội với thí điểm thành lập ở vùng Vàm Cỏ (Gò Công). Các cơ quan chính quyền, bất luận hành chánh hay quân sự, đều phải mộ dân lập đồn điền. Người nào làm ruộng năng suất cao, đóng thuế nhiều thì miễn đi lính, miễn làm xâu trong một năm. Việc nông nghiệp giao cho các quan điền tuấn có năng lực đảm nhận (Trịnh Hoài Đức, 73 Ngô Nhơn Tịnh, Ngô Tùng Châu...) Ngoài việc đóng thuế, người dân phải nạp thêm lúa thị túc, căn cứ vào bộ đinh. Nguyễn Ánh lại vơ vét bằng cách thâu thuế ruộng trước một năm. Trong hai năm 1795 - 1796, lúa gạo Gia Định chở ra Diên Khánh (Nha Trang) để tích trữ, làm căn cứ hậu cần. SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA KHAI KHẨN PHÍA TÂY NAM 75 TRONG TÌNH HÌNH NAM BỘ XƯA, SUỐT BA mươi năm mà không gặp chiến tranh là điều chỉ xảy ra một lần, từ khi Gia Long lên ngôi đến cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi năm 1833, và cũng năm ấy, giặc Xiêm đã đánh chiếm chợ Hà Tiên, chợ Châu Đốc gây tàn phá khủng khiếp, tràn đến Vàm Nao nhưng đã bị ngăn chặn và truy nã. Ba mươi năm yên lành ấy giúp ổn định những nơi đã định cư trước và mở mang thêm đất mới. Trước kia, trong buổi đầu, người khẩn hoang chuộng những vùng gần sông Vàm Cỏ (Gò Công), gần vàm sông Tiền (Bến Tre, Mỹ Tho) để tiện liên lạc với Bến Nghé - Sài Gòn hay miền Trung. Khi những vùng nói trên đã đông người ở, người dân mạnh dạn đi qua bên hữu ngạn sông Tiền, SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA qua hai bờ sông Hậu và tiến tới tận bờ biển vịnh Xiêm La, đến các đảo phía Tây Nam. Miền đất phía Tây lúc đầu gộp vào một đơn vị hành chính rộng lớn: trấn Vĩnh Thanh. Trấn này ăn từ biên giới Campuchia, theo sông Tiền, gồm cả tỉnh Bến Tre, bọc qua vịnh Xiêm La. Thóc lúa của dân Hà Tiên, Kiên Giang đóng thuế cũng đưa về trấn này. Về danh nghĩa, lỵ sở của trấn ở chợ Vĩnh Long nhưng mọi hoạt động quân sự tập trung ở tận Châu Đốc. Để khẩn vùng đất phía Tây Nam, người Việt dựa vào những điểm tựa là những điểm khẩn hoang đã thành công từ trước như Bến Tre (đã trở nên trù phú), khu vực chợ Vĩnh Long, vùng chợ Sa Đéc (đông đúc nhờ dịch vụ buôn bán với Campuchia), vùng Cù lao Ông Chưởng, chợ Thủ, Chiến Sai (khẩn hoang từ năm 1700). “Cù lao Ông Chưởng” là tên gọi để nhớ Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh, con của Nguyễn Hữu Dật, mang quân từ Bình Khang (Nha Trang) vào Nam Bộ đánh giặc từ thời đầu của chúa Nguyễn, khi rút quân về nhuốm bịnh tại một cù lao gần Vàm Nao, và dừng quân ở đó, về gần Mỹ Tho thì mất, đem về quàn ở Biên Hòa, sau này còn mộ và đền thờ. Cù lao đó sau dân gọi là Cù lao Ông Chưởng. Những người ở Long Xuyên (tỉnh lỵ An Giang ngày nay) ở theo rạch Ông Chưởng còn được gọi là dân “hai huyện”. Hai huyện là huyện Phước Long và huyện Tân Bình đến đây làm ăn trong đợt đầu tiên chăng? Khi hai bên bờ sông Hậu có đông người Việt đến ở làm ăn, các võ tướng họ Tống được phái vô đây trấn thủ. Đó là Tống Phước Hiệp từng làm lưu thủ dinh Long Hồ (1738), Tống Phước Hòa, làm cai cơ đạo Đông Khẩu (Sa Đéc), Tống Phước Thiêm, lưu ngụ ở An Giang làm cai cơ... Họ là những người gốc Thanh Hóa như các chúa Nguyễn, xưa đã cùng với Nguyễn Hoàng Nam tiến vào Thuận Hóa từ buổi đầu. Phía hữu ngạn sông Tiền sớm trở nên sung túc, dân tiếp tục khai khẩn vàm rạch nhỏ, cù lao. Đời Gia Long, từ biên giới xuống Cái Tàu Thượng lần hồi thành lập được tổng Vĩnh Trinh với hai mươi chín thôn. Vùng Sa Đéc tiếp nối theo đến Cái Vồn, với hai mươi hai thôn, trở thành tổng Vĩnh Trung. 77 Cù lao Giêng không rộng cho lắm nhưng sanh kế dễ dàng, quy tụ được bốn thôn. Cù lao Đài, quê bà Vĩnh Tế (vợ Thoại Ngọc Hầu) cũng gồm năm thôn. Phía sông Tiền, theo rạch Sa Đéc, phong cảnh xinh đẹp, đất tốt, vườn cây ăn trái và đồng ruộng phì nhiêu. Trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức ca ngợi không tiếc lời khung cảnh bãi sông mát mẻ, chim cò bay lượn. Vài con rạch “sông sâu nước chảy”, không tù đọng, nối liền sông Tiền qua sông Hậu, chịu ảnh hưởng nước lớn nước ròng cả hai phía, ghe xuồng qua lại thuận lợi quanh năm: rạch Sa Đéc, rạch Nha Mân, Cái Tàu Hạ, hoặc rạch Lấp Vò, rạch Lai Vung, Long Hậu. Đây là vùng làm ruộng từ xưa đã đạt năng suất cao. Tuy trù phú, nhiều dân cư, nhưng sách đời trước mô tả ruộng hoang còn nhiều, nhà ở bờ sông rạch, theo mô SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA hình “trước vườn, sau ruộng” (tiền viên, hậu điền), sau ruộng lúa còn vùng ngập lụt, huê lợi chánh là cá tôm và tre rừng, chưa làm ruộng sạ vì lúa sạ (lúa nổi) chưa du nhập. Hồi đầu thế kỷ trước, phía sông Hậu, từ Châu Đốc xuống Năng Gù (phía Bắc chợ Long Xuyên ngày nay) dân cư thưa thớt. Sông cái chảy thẳng, không quanh co, thiếu điều kiện cho phù sa lắng đọng, không tạo được giồng cao như sông Tiền. Chỉ có mấy khu vực cao ráo được ưu đãi chút ít: chợ Châu Đốc, Mỹ Đức, Cái Dầu... ở trên vành của cái lòng chảo to lớn, bên kia vành là đồi núi ven vịnh Xiêm La (Ba Hòn, vùng núi vôi Kiên Lương ngày nay). Tuy vậy, lòng chảo vẫn lôi cuốn một số người đến định cư, ở trên sàn nhà, làm hoa màu phụ khi trời sa mưa (đậu, bắp), khai thác cá tại Láng Linh, nhưng vẫn sống nghèo, qua ngày. Vùng Châu Đốc, đầu tiên là khu vực quân sự, triều đình đặt làm một đạo, để ngừa những cuộc xâm lăng của quân Xiêm từ Campuchia đổ xuống. Khi an ninh đã tốt hơn, triều đình khuyến khích dân đến khai khẩn, đặt chức quản đạo, gọi khu vực này “Châu Đốc tân cương”, nằm trong địa phận trấn Vĩnh Thanh. * * * Đào kinh từ hữu ngạn sông Hậu qua vịnh Xiêm La là cần thiết để mở mang ruộng vườn, khuyến khích dân khẩn hoang. Không có kinh, vào mùa lụt, đồng bào quen dùng xuồng nhỏ, thuyền to để vượt cánh đồng vì nước có thể sâu hơn ba mét, gặp nơi cạn thì tránh né hoặc lội xuống mà đẩy. Vào mùa hạn, phải tiếp vận từng chặng đường. Gặp nơi quá cạn thì dùng trâu để kéo loại cộ nhỏ. Vài con rạch thiên nhiên có thể giúp di chuyển quân đội, điều mà quân sĩ của Tây Sơn cũng như của Nguyễn Ánh biết rất rõ. Từ cửa biển Rạch Giá muốn qua sông Hậu, đã có sông Cái Lớn hoặc sông Cái Bé để trổ ra rạch Cần Thơ, theo đường Ba Láng rồi Cái Răng, nhưng khoảng giữa lại rất phức tạp. Mùa mưa, nước tràn vào trũng, ghe thuyền có thể lướt trên cỏ, trên bông súng 79 mà đi, giữa biển nước mênh mông, phải tìm vài cây cổ thụ làm mục tiêu định hướng. Mùa hạn, bùn khô cứng, không đi được. Từ Long Xuyên có thể đến Rạch Giá theo con rạch thiên nhiên, qua núi Sập, nhưng tình trạng cũng như trên. Năm 1817, theo lịnh triều đình, Nguyễn Văn Thoại đốc suất đào kinh Thoại Hà (kinh núi Sập) ăn đến cảng Rạch Giá, công việc không khó vì chỉ đào ở khoảng giữa, nơi đất bùn, nối ngọn hai con rạch, sau này cho đào thêm vùng đất thấp, sát chân núi Ba Thê, nối qua núi Sập. Kinh này đưa nước sông Hậu mùa lũ lụt thoát mau ra biển, tạo điều kiện cho dân khai khẩn hai bên bờ kinh, mở đường giao thông chở hàng hóa (vẫn còn áp dụng trong thời Pháp thuộc). Công trình quan trọng là kinh Vĩnh Tế, cùng một chức năng như kinh Thoại Hà là đưa nước sông Hậu mùa SƠNNAM ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA lũ lụt ra vịnh Xiêm La, nhưng về phía Bắc, sát biên giới. Kinh này đào năm năm ròng (1819-1824) mới xong vì qua vùng núi. Để thưởng công người đốc suất, triều đình cho lấy tên Nguyễn Văn Thoại để đặt cho con kinh thứ nhất (Thoại Hà) và tên vợ ông đặt cho con kinh thứ hai (Vĩnh Tế). Trong việc đào kinh Vĩnh Tế, sức khỏe người dân phu - kể cả phụ nữ - không được bảo đảm; đồng không mông quạnh, ăn uống thiếu thốn, người chết vì bệnh quá cao. Cũng có người chết vì bị sấu ăn thịt. Triều đình phải ra lịnh cải táng, đem chôn tập trung bên sườn núi Sam, lập đàn cúng tế để giải oan. Bài văn tế, không biết do ai soạn, những câu mô tả thảm cảnh người đào kinh: Lúc sanh khi lớn khôn tường Là trai hay gái khó tường họ tên! Hiền hoặc dữ, hư nên nào rõ, Cha anh đâu, còn có cháu con? ... Than ôi! ai cũng người ta, Mà sao người lại thân ra thế này! Sứ triều Nguyễn ghi rõ bài văn tế đó là “Thừa đế lịnh, tế cô hồn Vĩnh Tế tân kinh”, nghĩa là thừa lệnh vua mà làm. Đào kinh xong, lại đắp đường ngắn, nối liền núi Sam ra Châu Đốc, tương đối rộng, ngựa xe qua lại dễ dàng, cao khoảng ba mét, đề phòng nước lụt. Đào xong Nguyễn Văn Thoại cho dựng bia Châu Đốc tân lộ kiều lương (1828). Qua lời văn trên bia, ta biết được rằng """