🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Dạt Dào Sông Nước Ebooks Nhóm Zalo T H I Ê N N H I Ê N ĐÂT N ư ỡ c TA NGUYỄN NHƯ MAI - NGUYỄN HUY THANG - NGUYỄN QUỐC TÍN DẠT SÔNC NƯÒC THI EN NHI E N ĐA V A ' f í NGUYỄN NHƯ MAI - NGUYỄN HUY THANG - NGUYỄN QUỐC TÍN DẬT DÀỌ SÔNC NƯÒC NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỐNG Thiên nhiên đất nước ta - Dạt dào sông nước ® Nguyễn Như Mai, Nguyên Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín Xuất bản theo Hợp đóng sử dụng tác phẩm giữa nhóm Tác giả và Nhà xuất bản Kim Đồng, 2015 Bản quyền hình ảnh bìa, minh họa thuộc về Nhà xuất bản Kim Đổng, 2016 Vè bìa và minh họa: Nguyễn Doãn Sơn Trình bày bìa: Tô Hổng Thủy Biin mục trên xuít bin phím cùa Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguyịn Như Mai Dạt dào sông nước/Nguyễn Như Mai, Nguyên HuyThâng, Nguyẻn QuỗcTln. - H .: Kim Đóng, 2016. - 228tr.: tranh vẽ ; 21 cm. - (Thiên nhiên đát nước ta) ISBN 9786042057547 1. Tài nguyên nước 2. Sông 3. Việt Nam 333.916209597 - dc23 KDF0405p-CIP LỜI NÓI ĐẦU Non - Sổng, Đ ất - Nước, Gừmg - Sơn' tổ hợp hai từ ấy, hai yếu tố ấy tạo nên một từ thiêng liêng: T ổ quốc. T ổ quốc không chỉ là khái niệm chung chung, mơ hồ, mà chính là sông là núi, là mảnh đất tổ tiên chúng ta đã tạo dựng nên, đã dùng sức lao động để tô điểm và dùng máu xương để bảo vệ. Càng hiểu và bịết về thiên nhiên đất nước, ta càng thêm yêu, thêm tự hào về T ổ quốc. Đ ể có sự hiếu biết về non nước mình, chúng ta phải học trong nhà trường, đọc trong sách báo và trải nghiệm trong thực tế. Đồng thời, lại phải có ý thức thường xuyên bồi bổ các kiến thức về đm lí, về thiên nhiên rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống và cả trong công việc sau này. Bạn cần biết về cương vực, lãnh thổ đất nước khi muốn di vào nghiệp văn chương, sử học, ngoại giao. Bạn cần thông thuộc đừi hình, đừi mạo khi làm quy hoạch hay kiến trúc. Bạn càng cần nắm rỗ về sông, núi, biển, rừng của T ổ quốc nếu bạn làm nông nghiệp, khai thác tài nguyên hay thương m ại... Khỏi phải nói, trong cuộc sống hằng ngày, những kiấi thức ấy giúp ích thế nào khi bạn đi du lịch khám phá; sự hiểu biết sẽ làm cho bạn có ấn tượng sâu sắc hơn và thu lượm được nhiều điều bổ ích hơn sau mỗi chuyến đi... Bộ sách về thiên nhiên đất nước Việt Nam mà chúng tôi g iă thiệu với bạn đọc, đặc biệt với các bạn trẻ, chính là nhằm đem đến những kiến thức bổ trợ giúp tăng cường vốn hiểu biết về địa lí của bạn, v à ' điều này mới là mục đích chính của bộ sá ch ' nhằm khơi gợi tình yêu của mối người chúng ta đối với non sông đất nước mình, bắt đầu từ ý thức tìm hiểu và nhận biết rõ về sông, núi quê hương, biển, rừng T ổ quốc. Trước mắt, bộ sách sẽ bao gồm bốn cuốn về núi non, sông ngòi, rừng và biển. Mặc dù nhóm biên soạn đã cố gắng sưu tầm tư liệu, cập nhật những thông tin mới và viết sao cho thấu đáo, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, song chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong bạn đọc góp ý bổ khuyết cho bộ sách. Xin chân thành cám ơn! NHÓM BIÊN SOẠN 4 VIỆT NAM: ĐẤT Nước CỦA NHỮNG DÒNG SÔNG TÁN MẠN VỂ GIỌT N ưổc Bạn hãy nhìn một giọt nước long lanh treo trên ngọn cỏ, treo trên mái tranh. Giọt nước nhỏ bé ấy mới đẹp làm sao, nó phản chiếu cả đất trời, lung linh bảy sắc cầu vồng. Giọt nước ấy chứa biết bao điều kì lạ. Chúng ta quen gọi hành tinh của mình là Trái Đất. Nhưng nếu xét tổng thể thì phải gọi là Trái Nước mới đúng. Bạn nhìn trên quả địa cầu mà xem: Hơn ba phần tư bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi đại dương. Địa cầu như một giọt nước khổng lồ bay vòng quanh Mặt Trời, xoay tròn trong không gian vũ trụ. Cái giọt nước có công thức hóa học "Hát Hai Ô" (H p) này thật có nhiều điều lạ. Trông thì trong suốt, lại chẳng có mùi có vị gì. Nhưng chĩ có nó là loại vật chất có thể tồn tại ở cả ba trạng thái: lỏng, rắn và khí. Nước đóng băng ở 0°c, nhưng băng lại nhẹ hơn nước bình thường. Cứ tưởng tượng, nếu băng nặng hơn nước thì tại các đại dương, nhất là ở hai cực, khi nhiệt độ lạnh dưới không độ, băng sẽ chìm xuống đáy, và cứ tích tụ dày lên mãi thì bên dưới biển, dưới hồ chẳng còn cá mú hay sinh vật nào sống được. Tất cả sẽ là những khối hóa thạch băng! Nước luôn chảy xuống chỗ trũng? Không hẳn. Trong các mao mạch nó lại bị hút ngược lên trên. Chính nhờ đó mà thân cây hút được nước và chất khoáng từ rễ lên nuôi sống cây. Cho đến nay, còn nhiều giả thuyết về nguồn gốc sự sống nảy sinh từ đâu, nhưng các nghiên cứu về cổ sinh học cho thấy, sự sống trên Trái Đất đã được hình thành và phát triển từ trong lòng biển cả, rồi sau đó mới tiến lên đất liền. Giáo sư Neil Shubin người Mĩ viết một cuốn sách phổ biến khoa học rất hay, đã được dịch ra tiếng Việt với tiêu đề Tất cả chúng ta đều là cá. Câu chuyện bắt đầu bằng việc phát hiện ra hóa thạch loài cá Tiktaalik sống cách đây Cá Tiktaalik 375 triệu năm. Từ loài cá này, các nhà cổ sinh học đã tìm ra sự khởi đầu của quá trình tiến hóa của bàn tay. Trải qua hàng trăm triệu năm, từ chiếc vây cá Tiktaalikâã phát triển thành bàn chân các loài bò sát như cá sấu, ếch nhái khi bò lên cạn, thành bộ xương cánh chim khi bay lên không và cuối cùng là xương bàn tay có năm ngón của loài người. Cũng như vậy, cái đầu, cái răng, cái tai, đôi mắt của chúng ta cũng đều mang di sản của tổ tiên nguyên thủy sống dưới nước. Cây phả hệ của loài người vốn từ những loài như sứa, rồi đến các loài có cấu tạo cơ thể, tiếp đến có hộp sọ, có bàn tay và bàn chân, có ba xương ở tai giữa, cuối cùng đi bằng hai chân và có bộ não lớn. Như vậy, nếu nói rằng tất cả chúng ta đều "xuất thân" từ loài cá sống dưới nước quả cũng không ngoa. Trong cơ thể con người, nước chiếm tỉ lệ khoảng 60 - 70%, tỉ lệ nước trong bào thai và trẻ sơ sinh còn tới trên 90%! Để sống, con người cần ăn và cần uống. Xem ra chịu đói còn cầm cự được lâu hơn là nhịn khát nhiều. Tất nhiên, con người cũng phải ăn mới sống được. Thức ăn là do cây cỏ và động vật cung cấp. Nguồn thức ăn ấy cũng phải có nước mới được sản sinh ra. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, lấy trồng lúa nước làm chính. Trong quá trình sản xuất, cha ông ta đã đúc rút kinh nghiệm thành bốn chữ "Nước, Phân, cần, Giống", trong đó Nước là yếu tố đứng đầu. TẢN MẠN VỀ CON SỒNG Trong tiếng Việt, mạo từ "con" thường để chỉ các loài vật như con chim, con sâu, con gà, tức là những vật sống, vật chuyển động. "Cái" để chỉ những vật vô sinh, bất động như cái bàn, cái bát, cái nhà. Nhưng đôi khi từ "con" cũng được dùng với những thứ không phải là sinh vật, nhưng luôn có sự chuyển động, như con mắt, con thoi, con thuyền... và con sông. Dòng nước chảy trong con sông giống như mạch máu trong cơ thể con người, luôn chuyển động, luôn thay đổi. Không có nước không thể có sông ngòi. Nơi quy tụ của giọt nước là biển cả mênh mông. Ánh nắng mặt trời chói chang tỏa sức nóng xuống làm mặt nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên trời thành những đám mây bay. Mây gặp lạnh tụ lại thành những giọt nước, đến một lúc nào đó thành mưa rơi xuống. Mưa tí tách, mưa ào ào đổ nước xuống mặt đất, xuống rừng núi, đồng ruộng. Một phần nước ngấm xuống dưới đất, phần lớn trút vào suối, vào sông thành dòng chảy ào ạt trôi trở lại biển cả. Cuộc phiêu lưu của giọt nước cuối cùng lại trở về quê hương. Trong vòng tuần hoàn ấy, sông suối đóng vai trò trung chuyển. Nhờ có sông suối mà cây cối, lúa ngô có nước tưới nhuần, con người và muôn loài có nước để uống, để sinh sống. 8 Ta hãy mường tượng mưa rơi xuống đỉnh núi, những giọt nước mưa không phải lúc nào cũng được đàn đúm bên nhau, mà sẽ phải chia tay nhau, giọt chảy về sườn bên này, giọt chảy xuông sườn bên kia. Nôi liền các đường đỉnh núi lại với nhau, ta có đường phân thủy hay đường chia nước. Nước từ đường chia nước chảy róc rách len lỏi qua những khe rãnh, đào thành các con ngòi, con suô1 nhỏ, dồn nước xuống bồn thu nước. Nhiều con suối hợp nhau lại thành sông nhỏ, nhiều sông nhỏ gặp nhau tạo thành sông lớn. Phần lớn các con sông bắt nguồn từ núi cao. Độ dốc càng lớn thì nước chảy càng mạnh. Phần phía trên của con sông gọi là thượng lưu hay thượng nguồn. Do độ dốc cao nên có thể ví lúc này sông đang ở giai đoạn tuổi trẻ, như chàng trai sung sức phá lối mở đường tả xung hữu đột qua các triền đá hai bên. Dòng sông vượt qua những thác, ghềnh, tung bọt trắng xóa, réo vang như tiếng sấm. Lòng sông có mặt cắt hình chữ V. Thường có vài ba dòng sông nhỏ được gọi là phụ lưu gặp gỡ, hội tụ lại thành dòng sông lớn chảy xuống miền đồi thấp, chảy qua các thung lũng kéo dài. Địa hình bằng phẳng hơn nên dòng sông như bước vào tuổi trung niên, rộng hơn, đĩnh đạc hơn, dòng nước vẫn chảy mạnh mẽ trong "huyết quản", nhưng không hung hăng phá đá nữa mà bắt đầu lắng đọng cát sỏi và phù sa, tạo nên những bãi bồi và bậc thềm. Lòng sông bây giờ có hình chữ u. Dòng sông phía hạ lưu bước vào tuổi già từng trải, tính tình hiền hòa, thong dong chảy (tất nhiên cũng có lúc nổi giận đùng đùng khi có mưa to bão lớn). Dòng sông chở phù sa từ khắp các nẻo đầu nguồn đem về bồi tụ thành đồng bằng màu mỡ. Vì không còn độ dốc đáng kể, nên sông chảy quanh co uốn khúc bên lở bên bồi. Một khi dòng bị uốn cong, sông lại tìm đường đi thẳng, khúc uốn bị tách ra thành ao hồ hình móng ngựa. Để thoát nước, dòng chính lại chia sẻ thành các chi lưu, tìm đường ra biển bằng một hoặc vài ba cửa khác nhau. Đồng bằng do sông tạo ra thường có dạng xòe nan quạt hay dạng tam giác. Người ta gọi đó là châu thổ. "Cuộc đời" của con sông gắn bó với đời sống của xã hội loài người. Từ những đồng bằng phì nhiêu do phù sa bồi đắp, những nền văn minh nổi tiếng của loài người đã ra đời: Văn minh sông Nile ở Bắc Phi; Văn minh Lưỡng Hà ở Cận Đông; Văn minh Sông Ân ở Ân Độ; Văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc... Trên đất nước ta, sông Hồng hình thành nên đồng bằng Bắc Bộ, tạo nên nền Văn minh Sông Hồng có đặc thù của một nền văn minh lúa nước. Sông ngòi cũng là mạng lưới giao thông sẵn có cho con người khi đường bộ chưa phát triển. Chính vì vậy, hầu hết các làng mạc, đô thị thường được hình thành trên các triền sông. Nơi không có sông, người ta phải đào thêm các kênh đào để đưa nước về. 10 Dòng sông cuồn cuộn chảy cũng là nguồn năng lượng dồi dào để xây dựng những nhà máy thủy điện cung cấp điện năng cho nhu cầu dân sinh. Con sông cũng không tồn tại mãi mãi, có những con sông "bị bệnh" do nước sông ô nhiễm nặng nề, có những con sông bị vùi lấp trở thành sông chết. VIỆT NAM - Xứ SỞ CỦA NHỮNG DÒNG SÔNG Đất nước ta có núi non trập trùng nằm trong miền khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm. Lượng mưa hằng năm đạt bình quân 1.900 mm. Mưa như trút tạo nên những dòng chảy ào ạt, băng qua các triền đá, không sức mạnh nào có thể cản được. Và như thế, các dòng suối, dòng sông tạo nên một mạng lưới chằng chịt trên lãnh thổ nước ta. Con số thống kê cho biết: - Nước ta có 2.360 con sông với chiều dài từ 10 km trở lên. - Trong số đó, có 106 dòng sông chính và 2.254 phụ lưu. - Trung bình cứ 1 km^có 1 km sông suối. Đi trên mặt đất cứ khoảng 600 đến 1.000 m lại gặp một dòng nước chảy qua, thậm chí chỉ khoảng 300 - 500 m ở những nơi có mật độ sông suối dày. - Nước ta có chiều dài bờ biển là 3.260 km, trung bình cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông. - Với hình thể kéo dài, bề ngang hẹp, nên nước ta đa số là sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ. Có đến 91 % sông ngòi 11 chỉ có độ dài từ 10 đến 50 km. Sông có độ dài 50- 100 km chiếm 6%; sông dài trên 100 km chỉ chiếm trên 2%. Các hệ thống sông lớn của nước ta như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long đều bắt nguồn từ lãnh thổ nước ngoài. Với lượng mưa dồi dào, tổng khối lượng nước trên sông ngòi nước ta là một con số khổng lồ: 839.000.000.000 m^ mỗi năm. Tuy nhiên, lượng nước này không phân bố đều trong năm và các vùng miền. Mùa mưa thì nước đổ như trút gây ra lũ cuồn cuộn chảy. Mùa khô thì dòng chảy cạn kiệt không đủ nước đưa vào ruộng đồng. Chuyển động nước trên sông ngòi diễn biến thất thường và phân hóa theo mùa rất rõ từ Bắc vào Nam: Sông ngòi miền Bắc và Nam Bộ có mưa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và lũ cao nhất là tháng 8. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4. Cạn nhất vào tháng 11. Trong khi đó, mùa mưa lũ trên các sông ngòi miền Trung rơi vào tháng 9 đến tháng 12 và mùa cạn nhất là tháng 3. Mức nước chênh lệch giữa các mùa cũng rất khác nhau. Nước sông Hồng mùa lũ thường có lưu lượng lớn gấp 10 lần mùa cạn. Sông ngòi miền Trung có lưu lượng nước mùa lũ lớn gấp 16, 1 7 lần mùa cạn. Trong khi đó, lưu lượng nước sông Cửu Long còn chênh nhau giữa các mùa tới 20 lần. Do cấu tạo địa chất và địa hình, hướng chảy chủ yếu của sông ngòi nước ta là từ tây bắc xuống đông nam và 12 đổ ra biển. Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ, như sông Bằng hợp với sông Kì Cùng chảy ngược sang lãnh thổ Trung Quốc. Một số sông ở dây Trường Sơn chảy sang phía Lào. SÔNG NƯỚC VỚI NGƯỜI VIỆT, NGƯỜI VIỆT VỚI SÔNG NƯỚC Nước - trong từ điển tất cả các nước trên thế giới đều có một nghĩa chung, đó là thứ chất lỏng quan trọng và phổ biến nhất trên Trái Đất. Riêng trong tiếng Việt, nước còn bao hàm một nghĩa rộng lớn hơn như một quốc gia: Nước Việt Nam. Điều đó chứng tỏ người Việt coi trọng vai trò của nước như thế nào. Theo truyền thuyết, tổ tiên của người Việt là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân thuộc nòi Rồng, Âu Cơ là giống Tiên. Hai vị sinh ra 100 người con trai, 50 người theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi. Những người con theo mẹ lập nên "nước" Văn Lang do các vua Hùng làm thủ lĩnh. Ban đầu họ sinh sống chủ yếu ở vùng núi và trung du, sau đó tiến dần xuống khai phá đồng bằng sông Hồng, tạo nên nền văn minh lúa nước nổi tiếng ở Đông Nam Á. Người Việt thuở xa xưa ấy đã là người của sông nước, giỏi bơi lội. Sách Lĩnh Nam chích quái ghi lại sự tích xăm mình của người Việt: Dưới nước có các loài thủy quái gây hại cho dân khi xuống sông bắt cá. Dân bèn tâu lên vua Hùng, vua cho rằng, các loài thủy quái rất ghét kẻ khác loài, 13 Tục săm mình gắn với đời sống gần sông nước. nên lệnh cho mọi người dùng màu xăm lên mình những hình thù giống loài giao long. Tục xăm mình của người Việt có lẽ xuất hiện vào loại sớm nhất trên thế giới. Trên các trống đồng ta thấy khắc hình các con thuyền và nhà có mái hình thuyền, chứng tỏ người Việt cổ đã sớm biết đóng thuyền làm phương tiện đi lại, đánh cá và cả để ở nữa. Trên trống đồng còn có hình ảnh chim bay lượn hay đậu trên cành. Đó là loài chim có mỏ dài, cổ dài và sải cánh rộng. Trước đây một số học giả gọi đó là chim Lạc - một loài chim di cư bay từ phương bắc đến đất nước ta. Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng từ 14 "lạc" là phiên âm sang tiếng Hán của từ "nác" - một từ Việt cổ chỉ "nước". Như vậy chim Lạc tức là "chim nước" và đấy chính là "con cò lặn lội bờ ao", "con cò bay lả bay la" vô cùng quen thuộc trên đồng nước quê hương ta. Trong số các truyền thuyết thời Hùng Vương có hai câu chuyện gắn với sông nước. Vua Hùng có con gái là mị nương Tiên Dung rất thích đi đây đi đó thăm thú các miền đất nước. Trong một cuộc du hành của nàng đã diễn ra mối duyên kì ngộ giữa nàng với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử. Hai vỢ chồng họ cũng là những người đầu tiên dong thuyền ra biển giao thương buôn bán với nước ngoài. Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh kể về cuộc tranh chấp giữa thần núi và thần sông. Truyền thuyết này chứng tỏ ngay từ xa xưa người Việt đã phải chống chọi với lũ lụt do sông ngòi gây ra. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc chiến đấu chinh phục dòng sông còn tiếp tục bằng việc đắp đê sông Hồng dài hàng ngàn cây số. về mặt tâm linh, người Việt còn tôn thờ đạo Mẩu, trong đó có Mẩu Thoải (biến âm từ Thủy), tức Thủy Cung Thánh Mầu - vị nữ thần coi sóc các miền sông nước. Bà được tôn xưng là một bà Mẹ (mẫu) trong "tam tòa thánh mẫu". Mẹ có trong nguồn nước chúng ta uống, cây cối tươi tốt, con người khỏe mạnh đều nhờ nguồn nước mẹ ban. Lũ lụt là thiên tai gắn liền với sông ngòi gây ra cho con người. Nhưng những gì sông ngòi ban tặng cho con người 15 còn to lớn hơn, quan trọng hơn. Dòng sông đã miệt mài chở phù sa đắp bồi nên cả một vùng đồng bằng sông Hồng rộng lớn và màu mỡ. Từ miền trung du, người Việt đã tiến xuống đồng bằng để khai hoang làm ruộng lúa. Bằng sức lao động cần cù và bền bỉ, họ đã tạo dựng nên nền văn minh lúa nước, cũng được gọi là nền văn minh sông Hồng, niềm tự hào của người Việt. Quá trình khai hoang mở cõi sau này còn được cha ông ta thể hiện thành công ở vùng châu thổ sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển khác. Thuở xưa khi chưa có xe cộ, đường sá đi lại còn khó khăn, sông ngòi là con đường giao thông thuận lợi của người Việt. Trên các sông suối miền núi, người ta dùng thuyền độc mộc, bè mảng để đi lại, chở hàng; trên các dòng sông lớn dùng thuyền có một hoặc nhiều mái chèo, thuyền buồm, xuôi ngược đò dọc đò ngang. Thời nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê có cả thuyền ngự, thuyền chiến. Triều Tây Sơn, triều Nguyễn đã có tàu chạy sông, chạy biển... Theo thời gian, tại các vùng đồng bằng, ven sông, làng mạc, phố thị mọc lên ngày càng sầm uất. Cây đa bến đò trở thành hình ảnh quen thuộc của đồng quê Việt Nam. Các thành phố lớn cũng được xây dựng dọc theo ven sông, hay nói một cách khác, mỗi con sông lớn đều có thành phố lớn ở bên: Thăng Long - Hà Nội trên sông Hồng; Vinh trên 16 Sông ngòi là con đường giao thông thuận lợi của người Việt. sông Lam; Huế trên sông Hương; Đà Nắng trên sông Hàn; Quảng Trị trên sông Thạch Hãn; Sài Gòn trên sông Bến Nghé; Long An, Tiền Giang trên sông Tiền; cần Thơ trên sông Hậu... Nhiều dòng sông Việt còn được ghi đậm nét trong các trang sử vàng chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói, lịch sử bốn ngàn năm của nước Việt luôn song hành với các dòng sông. 18 SÔNC HỒNG CHỞ NẶNG PHÙ SA, CÁI NÔI CỦA NỀN VẢN MINH SÔNG HỒNG Sông Hống, con sông chính của miền Bắc Việt Nam Nguồn: Wikipedia, mục Sông Hồng. SÔNG CÁI - DÒNG SỒNG MẸ CỦA NGƯỜI VIỆT Cái tên "sông Hồng", "Hồng Hà" hiện nay được lí giải là dòng nước của sông có màu đỏ do chở nặng phù sa. Sông Hồng còn có nhiều tên gọi. Một trong các tên gọi dân gian 19 là sông Cái. Cái trong tiếng Việt cổ có nghĩa là Mẹ. Sông Cái cũng được nhắc tới khi Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long. Xưa kia, người ta ít có điều kiện đi suốt cả một dòng sông, nên thường lấy tên địa phương dòng sông chảy qua để gọi tên sông. Phía thượng nguồn, con sông này có tên là sông Thao, sông Bạch Hạc, sông Phú Lương... Một cái tên thường được nhắc đến là Nhị Hà: núi Nùng sông Nhị. Thực ra, tên gọi này vốn là Nhĩ Hà, dựa vào hình dáng sông uốn cong như vành tai. Đoạn gần Hà Nội, sông còn có những tên như sông Đại Lan (chảy qua bãi Đại Lan, huyện Thanh Trì), sông Xích Đằng, Thiên Mạc, Mạn Trù (chảy qua tỉnh Hưng Yên). Qua đất Hà Nam sông có tên là sông Nam Sang, chảy vào địa phận Nam Định lại mang tên Hoàng Giang... Điều thú vị là, sông Hồng lại là tên gọi mới mẻ nhất, xuất phát từ... tiếng Pháp. Nguyên do, khi lập bản đồ nước ta, người Pháp thấy dòng sông có màu phíj sa đỏ quạch nên gọi là Fleuve Rouge. Từ này được sử dụng và dịch sang các thứ ngôn ngữ khác trên tất cả các bản đồ thế giới. "Dịch ngược" lại sang tiếng Việt, thành Sông Hồng hay Hồng Hà! BA SÔNG TỤ LẠI... Sông Hồng dài tổng cộng 1.149 km, phần chảy trên lãnh thổ nước ta là 510 km, bắt nguồn từ dãy núi Nguy Sơn cao 1.776 m, thuộc dây Ai Lao Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Lúc này sông có tên là Nguyên Giang, chảy qua 20 huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, người Di, người Cáp Nê. Xưa kia nơi đây từng là vương quốc Nam Chiếu một thời hùng mạnh đóng đô tại Côn Minh. Quân Nam Chiếu đã nhiều lần xâm chiếm An Nam, bấy giờ là đô hộ phủ thuộc nhà Đường. Phải đến năm 866, quân Nam Chiếu mới bị Cao Biền đánh bại, buộc phải rút về nước. Sau khi Nam Chiếu suy tàn, họ Đoàn người dân tộc Bạch nổi dậy thành lập nước Đại Lí. Vương quốc này đã phát triển rực rỡ, trải qua 22 đời vua mới bị đế quốc Nguyên Mông thôn tính. Nguyên Giang chảy vào nước ta tại Lào Cai, hợp lưu với một phụ lưu là sông Nậm Thi. Từ đây chảy về Việt Trì, Phú Thọ được gọi là sông Thao. Sông Hồng không trở thành vĩ đại nếu không có sự hợp lực của "ba anh em": sông Thao, sông Lô và sông Đà, trong đó sông Thao là dòng chính. 1. Sông Thao thao thiết Sông Thao là tên gọi của đoạn sông Hồng chảy từ biên giới đến ngã ba Bạch Hạc, Phú Thọ. Sông Thao chạy gần như song song với dãy núi Con Voi và dãy núi này cũng là đường chia nước giữa sông Thao với sông Lô phía tả ngạn, trong khi Hoàng Liên Sơn là đường chia nước giữa sông Thao và sông Đà. Lưu vực sông Thao rộng tương đương với lưu vực sông Đà. Mặc dù sông Thao đóng vị thế "anh cả" 21 nhưng lượng nước dòng chảy lại kém hai sông kia. Sông Thao thường hiền hòa thơ mộng, nhưng vào mùa lũ nó lồng lên, cuồn cuộn chảy, nước đục ngầu, cuốn phăng đi tất cả, tạo nên những đợt lũ ống kinh hoàng. 2. Sông Lô nao nức Lô Giang dòng nước trong xanh có nhà mái xinh bên đồi núi cao Lô Giang dòng nước êm ru Ánh vàng thắm tươi khi trời cười vui... Lương Ngọc Trác - Lô Giang Sông Lô, đúng như lời bài hát, khi mới chảy vào nước ta ở cửa khẩu Thanh Thủy có dòng "trong xanh" và "êm ru", vì thế mà có tên là Thanh Thủy Giang - sông nước xanh. Nhưng khi hợp dòng với các phụ lưu, vượt qua thác ghềnh mùa lũ thì nước sông trở nên đục ngầu và gầm réo như sấm. Sông Lô có hai phụ lưu chính là sông Chảy và sông Gâm, trong đó sông Gâm lại có các phụ lưu là sông Nho Quế và sông Năng. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m) và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liêu Ti (2.402 m). Theo Lê Quý Đôn, sông Chảy còn có tên là Lôi Hà - nghĩa là Sông sấm! Phần thượng nguồn sông Chảy gần như song song với sông Thao, bị ngăn cách bởi dãy núi Con Voi nằm giữa. Từ Yên Bình về xuôi tàu bè có thể đi lại được, nhưng vẫn còn phải qua thác ông, thác Bà. 22 Thác Bà đã được ngăn lại thành hồ thủy điện đầu tiên của miền Bắc nước ta. Hồ Thác Bà trải dài 80 km. Từ Thác Bà, sông chảy xuôi về Đoan Hùng để hợp lưu với sông Lô. Sông Gâm còn gọi là sông Gầm, chảy theo hướng bắc - nam uốn khúc theo thung lũng của khối núi mang tên Cánh cung Sông Câm. Xuất phát từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sông chảy qua tỉnh Quảng Tây rồi vào Việt Nam ở tỉnh Cao Bằng. Xuôi theo dòng nước tới Na Động thì sông Câm nhận nước cija sông Nho Quế từ Lũng Cú, điểm cực Bắc nước ta, đổ về nới rộng lòng sông. Sông Gâm quanh co chảy qua địa giới tỉnh Hà Giang, rồi đổ nước vào sông Lô ở Bình Ca phía bắc thị xã Tuyên Quang. Sông Nho Quếìà phụ lưu của sông Gâm, bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Trung Quốc), chảy qua điểm cực Bắc cija lãnh thổ Việt Nam, cách cột cờ Lũng Cú khoảng 2 km đường chim bay. Hành trình len lỏi của dòng Nho Quế giữa cao nguyên đá tai mèo, tạo cho ngọn đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang) một vẻ đẹp đầy bí ẩn và hoang dại. Tại Tu Sản, sông cắt xẻ mạch núi tạo nên vực sâu hun hút 700 m, được coi là vực sâu nhất Đông Dương. Sông Năng cũng là một phụ lưu của sông Gâm, bắt nguồn từ các con suối nhỏ ở hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng và huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. Pác Nặm có nghĩa là đầu nguồn nước. 23 Hai bên bờ sông Năng, chủ yếu là địa hình cacxtơ với những núi đá vôi dựng đứng. Có chỗ sông chảy xuyên qua núi đá vôi Lũng Nham, tạo thành một hang động rất lớn và tuyệt đẹp, đó là động Puông. Sông Năng sau khi luồn dưới núi đá vôi chảy đến bản Húa Tạng thì đến thác Đầu Đẳng. Thác cao trên 60 m, chảy dài hơn 1.000 m, tạo thành ba bậc, bậc trên cách bậc dưới từ 3 đến 4 m. Sông Năng đổ nước vào hồ Ba Bể đẹp nổi tiếng. Từ hồ Ba Bể, sông Năng chảy tới Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang để nhập vào dòng sông Gâm. Sông Lô còn có một phụ lưu bên tả ngạn nữa: sông Phó Đáy. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu chảy qua tỉnh Tuyên Quang và nhập vào sông Lô phía trên cầu Việt Trì độ 200 m. Sông Phó Đáy được nhắc đến trong bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy và bài Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh: Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sồng xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Từ ngã ba sông Phó Đáy và sông Lô đi tiếp về phía hạ lưu của sông Lô chưa đến 2 km là tới một ngã ba sông, nơi sông Lô hợp lưu với sông Hồng. Như vậy, sông Chảy "giao duyên" với sông Lô ở Đoan Hùng, Phú Thọ. Sông Câm hợp thủy với sông Lô ở Khe Lau, 24 Tuyên Quang. Sông Lô chảy đến ngã ba Bạch Hạc hợp lưu với sông Hồng. Sông Lô không lớn bằng sông Thao, không dữ dằn như sông Đà, nhưng hội tụ đủ đầy vẻ đẹp giang hồ, bi tráng, kì vĩ của sông nước miền sơn cước. Trên dòng sông Lô còn vang vọng chiến thắng Bình Ca hào hùng trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947. 3. Sông Đà dữ dội và thơ mộng Trong tập kí Sông Đà, Nguyễn Tuân đã mô tả sông Đà đầy vẻ dữ dằn, hung bạo. Đó là những đoạn sông đôi bờ đá dựng đứng thành vách chẹn họng dòng sông. Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Chưa thấy sông, người lái đò đã bị "khủng bố" bởi tiếng thác nước đầy vẻ khiêu khích. Thác đá xếp thành từng tuyến như một thạch trận chăm chăm nuốt chửng con thuyền độc mộc. Nhưng Nguyễn Tuân cũng lại phát hiện ra vẻ hiền hòa nơi con sông ấy: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích". "Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, dầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân...". Mường Tè là nơi đầu tiên sông Đà đổ nước vào nước ta tại xã Ka Lăng. Tại đây nó có tên là Nậm Tè - nậm tức là nước hay sông; hai chữ "nậm tè" theo tiếng Thái - Tày 25 có nghĩa là "sông thật", "nước thật", cũng là "sông mẹ". Quãng sông này có vực sâu hun hút, vào mùa cạn lô nhô những tảng đá, hươu nai có thể nhảy qua để vượt sông. Nhưng mùa mưa thì nước đổ ào ào, kéo trôi vô vàn cây cối theo dòng. Năm 2011, Nhà máy thủy điện Lai Châu được khởi công xây dựng tại xã Nậm Hàng, Mường Tè. Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La. Nhà máy thủy điện Lai Châu gồm ba tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, mỗi năm nhà máy sẽ hòa vào mạng lưới điện quốc gia khoảng 4.670,8 triệu kwh, dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Từ Mường Tè xuôi về Lai Châu, dòng sông chảy qua những vùng thắng cảnh và văn hóa đặc sắc: Đường lên Mường Lễ bao xa Trăm bảy mươi thác trăm ba mươi ghềnh. Tại nơi giao nhau của dòng Nậm Na và sông Đà ở xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ hiện vẫn còn Di tích lịch sử Bia Lê Lợi và Đền thờ vua Lê. Từ Lai Châu, con sông Đà xuôi về qua Điện Biên. Tới đây, nước dòng sông vẫn xiết lắm. Dòng sông cuồn cuộn chảy nhưng trong vắt như mặt gương soi. ở dọc theo đoạn sông này, có người Phù Lá và người Lự, những sắc dân ít người vẫn giữ phong cách sống riêng. 26 Khi xuôi về Sơn La, con sông Đà mới thực sự khoe hết vẻ hùng tráng của nó. Dòng sông ăm ắp nước tạo ra cho nơi đây một tiểu vùng khí hậu tốt lành, cây cối xanh tốt, ruộng nương phì nhiêu. Nhiều bản làng sầm uất mọc lên ở đôi bờ. Nhiều sinh hoạt tín ngưỡng liên quan đến dòng sông tới nay vẫn được bà con gìn giữ. Vào trưa ngày áp Tết, nam nữ người Thái ra sông Đà gội đầu để gột bỏ mọi xui xẻo của năm cũ, đón nhận mọi sự tốt lành mà dòng sông mang tới. Người Dao, người Tày ở Phú Thọ, vào dịp cuối năm mỗi nhà cử ra một đại diện, ra sông Đà múc một bát nước, nhặt một viên đá đem về đặt lên bàn thờ cúng thần sông. Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng tại tỉnh Sơn La, huy động lượng nước của các hồ chứa thuộc địa bàn ba tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La, nơi đã diễn ra một cuộc tái định cư khổng lồ: hơn 20.000 hộ với trên 95.000 nhân khẩu đã dời làng cũ để phục vụ xây dựng công trình. Nhà máy thủy điện Sơn La nằm tại xã ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, được khỏi công ngày 2-12-2005. Sau bảy năm xây dụíig, Thủy điện Sơn La đã được khánh thành ngày 23-12-2012, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cẳ khu vực Đông Nam Á. Nằm ở bậc thang thứ hai trong hệ thếng bậc thang thủy điện trên thượng lưư sông Đà, Thây điện Sơn La là công trinh phát điện có công suất lắp đặt là 2.400 MVV, gồm 6 tổ máy (6 X 400 MW). Sân tượng điện trung bình năm: 10,246 tỉ kwh (trong đó tăng thêm cho thủy điện Hòa Bình 1,267 tỉ kwh). 27 Thung Nai chính là nơi con sông Đà xinh đẹp và hùng vĩ, hiểm trở và khó chinh phục, được chọn làm địa điểm xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đập nước Hòa Bình - "công trình thế kỉ 20" - đã chặn đứng sự hung dữ của dòng sông, bắt sức nước phát điện phục vụ cho phát triển kinh tế nước ta. Nhà máy thủy điện Hoà Bình được xây dựng trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy diện Sơn La khánh thành, dây là nhà máy thủy diện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Công trình khỗi công xây dựng ngày 6-11-1979, khánh thành ngày 20-12-1994. Công suất thiết kế là 1.920 MVV, gồm 8 tể máy, mỗi tể máy có công suất 245.000 KVV. sản lượng điện hằng năm là 8,16 tỉ KVVh. Đập thủy điện Hòa Bình. Từ Hòa Bình, sông Đà uốn theo phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn chảy về miền trung du Phú Thọ. Nguyễn Quang Bích (1832-1890) - lãnh tụ phong trào Cần vương đã cùng thủ lĩnh người các dân tộc Tây Bắc lập căn cứ chống Pháp tại hạ lưu sông Đà. ông cũng là một nhà thơ, tác giả của câu thơ nổi tiếng: "Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưư'. (Mọi dòng sông đều chảy về đông, chỉ có sông Đà theo hướng bắc.) Sông Đà hợp lưu với sông Hồng ở làng Hồng Đà, Phú Thọ. Theo truyền thuyết đây chính là nơi giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Tại đây Thủy Tinh đã chặn đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Nơi hai bên ra lời thách đấu để quyết phân thắng bại có địa danh là Lời, hay còn gọi là thác Lời. Ngã ba Hạc - nơi thủy tụ mở cõi Văn Lang Xinh thay ngã ba Hạc, Lạ thay ngã ba Hạc! Dưới họp một dòng, Trên chia ba ngạc. Ngóc ngách khôn đo rộng hẹp, dòng biếc lẫn dòng đào; Lênh lang dễ biết nông sâu, nước đen pha nước bạc. Đó là những câu mở đầu bài Ngã ba Hạc phú nổi tiếng viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Bá Lân (1701 -1 785) - danh sĩ và đại quan triều Lê Hiển Tông. 29 Ngã ba Hạc, tên đầy đủ là Ngã ba Bạch Hạc, còn có tên Tam Giang, là nơi hội tụ của ba con sông, để từ đây chính thức là sông Cái, sông Hồng của nước Việt. Trong đoạn phú trên, sông Thao có màu nước hồng (đào), sông Lô có màu biếc, sông Đà có màu đen pha nước bạc. Theo truyền thuyết, tại miền đất này thuở xưa có nhiều cây chiên đàn, trên đó rất nhiều chim hạc trắng về đậu. Vì thế mới có tên là Bạch Hạc. Ngã ba Bạch Hạc Đây là miền đất thiêng được các vua Hùng chọn làm kinh đô của nhà nước Văn Lang. Những địa danh hiện còn là chứng tích cho thời xa xưa ấy: Thậm Thình - nơi giã gạo, Minh Nông - nơi vua Hùng dạy dân cấy lúa, Hương Trầm - nơi trồng lúa thơm, Lang Đài - đài luyện võ, Bến Gót - dấu chân vua Hùng... Bạch Hạc còn có nhiều di tích văn hóa lịch sử. Đặc biệt đáng lưư ý là đền Tam Giang thờ đức thánh Hạc (Thổ Lệnh Đại Vương), đức thánh Bà (Quách A Nương), đức ông Sáu (Trần Nhật Duật) - ba vị thần nhân có công cứu giúp dân, đánh giặc giữ nước, và khi thác, hóa thần phù hộ cho quốc thái dân an. Thành phố Việt Trì trên ngã ba sông ngày nay phát triển thành một thành phố công nghiệp. Cây cầu Việt Trì bắc qua sông Lô được xây dựng từ năm 1901 cùng thời với cầu Long Biên, Hà Nội. Cây cầu đã trải qua thời chiến tranh bom đạn và những ngày tháng lao động hăng say khôi phục lại như trong lời ca của nhạc sĩ Hoàng Hà: Ánh đèn sáng trên cầu Việt Trì Trong đêm khuya vẫn còn rọi về Nghe tưng bừng ngày đêm tiếng ca... Bạch Hạc - Việt Trì, nơi hội tụ của ba con sông, là đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Tổ tiên ta dừng chân tại nơi đây để tiến dần về xuôi, khai phá miền đồng bằng Bắc Bộ tạo nên nền văn minh Sông Hồng rực rỡ. 31 HÀ NỘI - THÀNH PHỐ THỦ Đ ô “TRONG SÔNG” Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước. Nhắc đến sông Hồng không thể không nhắc đến Hà Nội; nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến sông Hồng. Hành trình dời đô Sau khi dẹp loạn mười hai sứ quân, xác lập quyền độc lập tự chủ và lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đặt kinh đô ở Hoa Lư. Cùng với sự lớn mạnh của dân tộc, Hoa Lư trở nên nhỏ hẹp, không còn phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước. Lí Thái Tổ đã nhận ra điều đó và tìm nơi xây dựng kinh đô mới. Năm 1010, nhà vua đi thuyền về thăm quê hương cổ Pháp (Bắc Ninh), qua các nẻo sông đều để ý quan sát cảnh vật và dân tình. Đến Đông Bộ Đầu bên sông Hồng, thấy trên bến dưới thuyền tấp nập, bước lên bờ thấy đất đai rộng mở phì nhiêu, nhân dân chăm chỉ làm lụng, nhà vua ưng ý lắm, khi trở về bèn ra chiếu chỉ dời đô. Các nhà nghiên cứư cho rằng cuộc thiên đô vĩ đại ấy chỉ có thể đi theo đường sông. Đoàn thuyền của triều đình nhà Lí xuất phát từ bến Ghềnh Tháp của cố đô Hoa Lư đi vào sông Sào Khê, đến bến Trường Yên thì xuôi theo dòng sông Hoàng Long tới Gián Khẩu. Tại đây thuyền rẽ vào sông Đáy, tiếp đó lại rẽ sang sông Châu Giang. Đến Phủ Lí, thuyền chèo ngược dòng sông Hồng, rồi vào dòng Tô Lịch trước cửa thành Đại La. Vừa lúc trên trời có đám mây hình 32 rồng vàng rực rỡ bay lên, nhà vua cho là điềm trời, bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long. Ngay sau khi dời đô, Lí Thái Tổ gấp rút cho xây dựng thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Kinh thành Thăng Long được thiết kế theo mô hình tam trùng thành quách, với vòng ngoài cùng gọi là Đại La Thành hay Thăng Long Ngoại Thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của ba con sông; sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Sông Hồng với Thăng Long - Hà Nội Địa danh Hà Nội được "diễn Nôm" là thành phố "trong sông", tức là được sông ngòi bao quanh. Song với quy mô Hà Nội mở rộng như hiện nay thì Hà Nội có thể được coi là một thành phố của sông hồ, vốn được dựng lên trên nền bãi sa bồi của sông Hồng, nơi ngã ba sông, địa thế bằng phẳng thoáng đãng, giao thông đi lại bằng đường bộ, đường thủy đều thuận lợi, xứng đáng là miền đất trung tâm tụ hội. Xưa kia sông Hồng là ranh giới bao quanh phía bắc và phía đông Hà Nội, bây giờ khi thủ đô mở rộng, nó hầu như chảy giữa lòng thành phố. Tại đây, sông Hồng vốn có nhiều tên gọi; sông Cái, sông Phú Lương, Nhĩ Hà, sau được đọc chệch đi thành Nhị Hà... Cũng tại Thăng Long - Hà Nội, dòng sông Hồng để lại nhiều dấu ấn văn hóa và lịch sử của Thủ đô. 33 Theo Việt sử thông giám cương mục, năm Nhâm Ngọ (1282) đời Trần Nhân Tông: Tháng tám, mùa thu có cá sấu đến sông Phú Lương (sông Hồng ngày nay). Vua sai quan Hình bộ Thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn thả xuống sông, cá sấu tự nhiên bỏ đi. Nhà vua thấy việc đó giống như việc Hàn Dữ (bên Trung Quốc) làm thơ đuổi cá sấu, bèn cho Nguyễn Thuyên được đổi sang họ Hàn... Cũng vào thời Trần, giặc Nguyên Mông hung hãn đã ba lần tiến đánh nước ta. Cả ba lần chúng đều chiếm được Thăng Long, nhưng cả ba lần đều thất bại thảm hại. Ngoài trận đại thắng trên sông Bạch Đằng, các trận chiến mang tính quyết định đều diễn ra trên sông Hồng, ngay cửa ngõ kinh thành. Lần thứ nhâlt: Tháng 1 năm 1258, từ Đại Lí, quân Mông Cổ và Đại Lí tiến vào Đại Việt. Quân nhà Trần nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên bị thua to. T riầi đình rút lui, để lại Thăng Long '‘'vưỉai không nhà trống" cho quân địch chiếm. NhiAig chf 10 ngày sau, vua Trần và Thái tử dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông cổ trong trận Đông Bộ Đầu trên sông Hổng. Quân Mông cể bỏ thành Thăng Long rút về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Lần thứ hai: 27 năm sau, Hết Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 4 tháng, từ cuâ tháng Chạp năm Giáp Thân đểh cuối tháng Tư năm Ất Dậu (1285). Chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt biên giới, quân Nguyên đã chỉân được thành Thăng Long. Triều đình nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. 34 Khoảng gần 2 tháng sau, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử và bến Chưong Dương, giải phóng Thăng Long. Lần thứ ba: Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên chia làm ba cánh, từ Vân Nam, Quảng Tây và theo đường biển rầm rộ tiến vào Đại Việt. Chúng mau chóng đánh tan quân Đại Vỉệt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưưg lại chịu tển thâ1t quan trọng: Đoàn thuyền chỗ lương thực trên biển bị đội quân của Trần Khánh Dư tấn công ở Vân Dổn, vừa bị chỉm, vâa bị lạc. Quân nhà Trần huy động một lực lượng lớn tấh công cân cứ Vạn Kiếp, đánh vào thủy quân Nguyên. Thủy quân Nguyên đã b{ tiêu diệt hoàn toàn trên sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh lục quân khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn cCing bị quân Đại Việt tấn công dữ dội, đánh cho tan tác. Những địa danh sông nước Hà Nội được khảm chữ vàng trong bài thơ Tòng giá hoàn kinh của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải: Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san Trần Trọng Kim dịch: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. 35 Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu Vào đầu thế kỉ 1 5, sau khi diệt nhà Hồ, quân Minh chiếm đóng nước ta, đổi tên Đông Đô thành Đông Quan. Sau mười năm chiến đấu gian khổ, Lê Lợi kéo quân về bao vây Đông Quan, lập quân doanh ở bến Bồ Đề. Ca dao có câu: Nhong nhong nhong ngựa ông đã về, Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn. Bến Bồ Đề đối diện với thành Đông Quan qua sông Nhị. Tại nơi đây, Lê Lợi sai dựng một lầu cao ngang với tháp Báo Thiên bên kia sông để làm chòi quan sát và chỉ huy. Hằng ngày Lê Lợi lên tầng lầu cao nhất để theo dõi hoạt động của địch trong thành. Tại đại bản doanh này, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ tham mưu nghĩa quân trực tiếp chỉ huy vây hãm thành Đông Quan, buộc Vương Thông phải xin giảng hòa, lập hội thề để rút quân về nước. Tháp Báo Thiên Cuối thời Lê Mạt, Lê Chiêu Thống hèn nhát cõng rắn cắn gà nhà, rước quân Thanh vào xâm lược. Năm 1788, ba đạo quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy ồ ạt tiến vào nước ta. Nghe theo lời khuyên của Ngô Thì Nhậm, tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở cho quân rút lui nhằm bảo toàn lực lượng, để cho quân Thanh tiến vào chiếm Thăng Tôn Sĩ Nghị bố trí đóng ở phía nam tới tây thành Thăng Chòi quan sát trên bến Bổ Để cho đạo quân Lưỡng Quảng đóng hai bên bờ sông Hồng, quân Điền Châu đóng ở Khương Thượng, quân Vân Quý đóng ở Sơn Tây. Từ Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi, đem binh gấp rút tiến ra Bắc. Tại Tam Điệp, ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, hoàng đế Quang Trung phát lệnh tiến quân, hẹn đến ngày mùng 7 sẽ ăn Tết tại Thăng Long. Dưới sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn liên tục hạ các đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi và Đống Đa. Quân Thanh chết như ngả rạ, hốt hoảng chạy trốn và quy hàng. Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín cố chạy thoát thân. Sợ quân Tây Sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu bắc qua sông Hồng, khiến quân Thanh rơi xuống sông chết, làm nghẽn cả dòng chảy. Thời Nguyễn, kinh đô nước ta chuyển về Huế. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Hà Nội trở lại là thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân Pháp trở lại đánh chiếm nước ta. Cuộc toàn quốc kháng chiến bắt đầu. Sau hai tháng chiến đấu cầm chân quân địch, vào một đêm tối trời tháng 2-1947, những người lính Trung đoàn Thủ đô đã bí mật rút qua sông Hồng ngay dưới chân cầu Long Biên bên trên có giặc canh gác, an toàn thoát ra vùng tự do. Chín năm kháng chiến gian khổ làm nên một Điện 38 Biên lẫy lừng, cầu Long Biên cũng chứng kiến cuộc bàn giao lịch sử: bộ đội ta tiếp quản Thủ đô, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Hà Nội. Những cây cầu bắc qua sông Hồng của Hà Nội Sông Hồng là con sông lớn, vào thuở Thăng Long, Đông Đô, chỉ có thể dùng đò qua sông. Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, cầu bắc qua sông vẫn chỉ là một cây cầu phao. Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Paul Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương hồi đó. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì được bắc qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Cho đến khi động thổ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ; "Một con sông rộng như eo biển, sâu đến 20 m nước, míja mưa lũ nước dâng cao hơn 8 m làm vỡ cả đê điều. Lòng sông lại luôn chuyển đổi bên lở bên bồi thì làm sao chế ngự nổi để bắc được cây cầu qua dòng nước hung dữ bất kham ấy!" Người ta phải tuyển mộ hơn 3.000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoảng 40 giám đốc, kĩ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Vật liệu xây cầu đã dùng đến 30.000 m^ đá và kim loại (5.600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp bấy giờ. 39 cầu được khánh thành ngày 28-2-1902, có sự hiện diện của vua Thành Thái và Toàn quyền Paul Doumer. Vào thời điểm bấy giờ, cây cầu này chiếm vị trí dài thứ hai trên thế giới, sau cầu Brooklyn bắc qua sông East - River của Mĩ. Trong chiến tranh, cầu Long Biên bị bắn phá nặng nề. Cầu Long Biên đã hoàn thành sứ mệnh làm "đầu cầu" giao thông nối liền Thủ đô với các tuyến đường lên miền núi phía bắc và miền biển phía đông. Do cầu đã cũ và hỏng, có dự kiến dỡ bỏ cây cầu đi. Nhưng ý định ấy Cầu Long Biên bị dư luận phản đối và hiện cầu Long Biên đang được sửa chữa, bảo tồn, như một kí ức vật thể của lịch sử Hà Nội cần được lưu giữ. Với trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện nay, trong thời gian ngắn, trên sông Hồng đã ra đời một loạt cây cầu hiện đại. Cầu Thăng Long Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng nối trung tâm Hà Nội với đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây được coi là công trình thế kỉ 20, biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Xô viết. Cầu có kết cấu giàn thép, chiều dài hơn 3.250 m, gồm hai tầng, 25 nhịp phần chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường dành cho xe thô sơ. Cầu được khởi công xây dựng năm 1974, khánh thành vào tháng 5-1985. Hiện nay, cầu Thăng Long là một trong những cây cầu sắt dài nhất của Hà Nội, bắt đầu từ địa phận quận Bắc Từ Liêm nối sang địa phận huyện Mê Linh. Cầu Chương Dương Những năm 80 của thế kỉ 20, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên để qua lại sông Hồng. Do làn đường ô tô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra, và cũng vì thế cầu Long Biên được mệnh danh là "cây cầu dài nhất thế giới" do phải mất nhiều tiếng đồng hồ xe cộ mới qua được. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong thì cũng không chia sẻ được nhiều do quá xa trung tâm. Do vậy, chủ trương ban đầu là làm tạm một cầu treo. Nhưng với quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, các kĩ sư và công nhân Việt Nam đã tự thiết kế và xây dựng được một cây cầu sắt đàng hoàng chỉ mất một năm chín tháng, hoàn thành vào ngày 30-6-1985. Cầu Vĩnh Tuy Nằm ở trung tâm Hà Nội, đầu cầu thuộc địa phận 42 phường Vĩnh Tuy, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên. Cây cầu được người dân Hà Nội ví như một dải yếm vắt qua dòng sông Hồng lịch sử. Đây là cầu kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135 m so với cầu Thanh Trì là 130 m). Tổng chiều dài gần 15 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây là cây cầu rộng nhất Việt Nam hiện nay. Cầu Thanh Trì Cầu Thanh Trì là một cầu lớn trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì). Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12 km, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc). Năm 2010 cầu Thanh Trì khánh thành đã góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại phía đông nam thủ đô Hà Nội. Cầu Nhật Tân Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, cầu bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao là xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Mặt cầu rộng 33,2 m chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn 43 cấu Nhật Tân xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách giữa, có đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 4,5 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 1,5 km. Tên gọi Cầu Nhật Tân là không chính xác do không nằm trên xã Nhật Tân bên cạnh, vì thế có ý kiến nên gọi cầu này là "Cầu hữu nghị Việt - Nhật" để kĩ niệm sự đóng góp của Nhật Bản. Cầu Vĩnh Thịnh Cầu Vĩnh Thịnh rộng 16 m, dài 5,4 km, chia làm bốn làn xe. Với phần cầu dài 4,4 km và đường dẫn hai đầu dài 1 km, đây là cây cầu vượt sông Hồng dài nhất (tính đến thời điểm khánh thành, tháng 6/2014). cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng, nối thị xã Sơn Tây của Hà Nội với huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, tạo thành một hệ thống giao 44 thông hoàn chỉnh, kết nối Thủ đô với các tỉnh phía tây bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang. Hà Nội còn những con sông khác Tô Lịch là dòng sông quan trọng thứ hai sau sông Cái của Thăng Long xưa. Đoàn thuyền của Lí Thái Tổ đã qua cửa sông này vào sâu trong đất Rồng Bay. Sông Tô Lịch xưa còn có tên là sông Nghịch Thuỷ, bởi lẽ nước sông Tô chảy theo hai chiều xuôi ngược khác nhau. Sông Tô ăn thông với sông Hồng, lấy nước từ Hồ Tây đổ về cánh đồng chiêm trũng. Vào mùa lũ, nước lại đẩy ngược tràn về Hồ Tây. Vì thế mà dòng chảy của sông mới có hiện tượng này. Địa danh của sông khác với các tên sông khác, đó là tên một nhân thần. Trong Lĩnh Nam chích quái có ghi về sự tích sông Tô Lịch. Cao Biền ià một người có tài phù thủy được nhà Đường cử sang làm Tiết độ sứ ở nưổc Nam. Họ Cao đã xây xong thành Đại La và bày trò yểm huyệt dể ngăn chặn linh khí của nước ta. Một hôm Cao Biền cưdi thuyền nhẹ đi chơi trên sông nhỏ bao quanh, bỗng gặp một cụ già râu trấng bạc phơ, dung mạo kì dị, dang tắm làm tung sóng nước. Hỏi tên, cụ cho biết mình họ Tô tên Lịch; hỏi nhà ỗ đâu, cụ đáp ỗ trong sông này. Nổi xong cụ già biến mẩt. Biết dó là thần, họ Cao bèn đặt tên sông là Tô Lịch. ' '------------------------------------------------------------------------ Xưa kia, Tô Lịch là dòng sông trong mát, người dân thỏa thích bơi lội, tắm táp trong dòng nước. Trên bến dưới 45 thuyền tấp nập, có nhiều chùa chiền được xây dựng trên hai bờ. Nước sông Tô vừa trong vừa mát Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh. Ngày nay, nhiều đoạn sông Tô Lịch đã bị lấp, không còn ăn thông với sông Hồng nữa. Lòng sông bị thu hẹp lại, nước sông ô nhiễm nặng, như một cái cống thu nước thải giữa trung tâm Hà Nội. Mặc dù sông Tô Lịch đã được vét lòng và kè bê tông hai bên bờ, không bị xả rác nữa, nhưng nạn ô nhiễm vẫn chưa giải quyết được. Hi vọng sau này có giải pháp toàn diện cứư sống dòng sông này để nó trở lại là một thắng cảnh của Hà Thành. Sông Kim Ngưu Kim Ngưu (chữ Hán Việt) có nghĩa là Trâu Vàng. Theo truyện cổ dân gian, Trâu Vàng ở bên Tàu khi nghe tiếng chuông đồng đen của thiền sư Nguyễn Minh Không ở nước Nam thì tưởng là tiếng trâu mẹ gọi liền chạy sang. Đường nó chạy lún xuống thành sông Kim Ngưu. Ca dao có câu: Nhị Hà quanh Bắc sang Đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này (Tô Lịch ở phía tây, Kim Ngưu ở phía nam kinh thành). Sông Kim Ngưu xưa là một tuyến giao thông đường thủy, nay nhiều khúc đã bị lấp, không đi thuyền được, chỉ còn lại chức năng là một sông thoát nước cho nội thành Hà Nội. 46 Sông Lừ Sông Lừ cổ là một phân lưu của sông Kim Ngưu, tách khỏi Kim Ngưu ở Phương Liệt, chảy về phía nam Thanh Trì và hợp lưu với Tô Lịch. Khi cải tạo hệ thống thoát nước của Hà Nội vào cuối những năm 1990 đầu 2000, người ta đã nắn dòng cho phần lớn lượng nước sông Lừ đổ vào sông Sét rồi vào hồ điều hòa Yên Sở. Sông Lừ ngày nay chảy qua địa bàn các phường thuộc quận Đống Đa. Đến Phương Liên, sông chia làm hai, một rẽ sang phía đông tới Giáp Bát và hội lưu với sông Sét; một chảy tiếp về phía nam qua Định Công và hội lưu với sông Tô Lịch tại phía bắc khu đô thị Linh Đàm, càng gần đến chỗ hội lưu thì dòng chảy càng bị thu hẹp lại. Sông Sét Sông Sét xUa vốn là một phân lưu của sông Kim NgUu. Sông Sét ngày nay chảy trong địa phận các quận Hai Bà TrUng và Hoàng Mai. Suốt nhiều năm bị bùn bồi lắng và bị các công trình xây dựng lấn bờ, nên bề rộng và độ sâu của sông đã giảm đáng kể. Hiện nay đoạn phía bắc của sông chảy qua khu vực các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội và Đại học Kinh tế Quốc dân đến phố Đại La đã được cống hóa (kè bờ và làm nắp bê tông trên mặt sông thành đường Trần Đại Nghĩa). Đoạn từ phố Đại La đến hồ 47 Yên Sở được kè bờ, nạo vét, làm đường và trồng cây hai bên bờ. Sông Cà Lô Sông Cà Lồ còn gọi là sông Phù Lỗ, là một chi lưu của sông Cầu và từng là một phân lưu của sông Hồng, có chiều dài 89 km. Nó vốn tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Xá, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, đoạn đầu nguồn (chỗ phân lưu khỏi sông Hồng) đã bị bịt vào đầu thế kỉ 20 nên sông Cà Lồ không còn nối với sông Hồng. Hạ lưu sông Cà Lồ (từ Phù Lỗ) có dòng chảy quanh co, hấp dẫn những người thích ngắm cảnh sông, những người làm phim. Hiện đang có ý tưởng nắn dòng Cà Lồ, cắt các đoạn quanh co để có dòng chảy thẳng nhằm giảm lũ và phục vụ du lịch. Sông Nhuệ Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc tây bắc - nam đông nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Xưa kia, sông Nhuệ là ranh giới tự nhiên giữa Thăng Long phía đông và xứ Đoài mênh mông phía tây. Chỉ bước qua con sông đã thấy bao điều kì thú khác biệt. Từ kế sinh nhai đến món ăn thức dụng, từ phương ngữ lạ lùng đến thú chơi dân dã; "Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, 48 Các làng nghề bên sông Nhuệ làng Đăm bơi thuyền"... Ven dòng sông hai bên bờ có nhiều làng cổ đậm chất làng quê Việt, đặc biệt có nhiều làng nghề nổi tiếng, như làng lụa Vạn Phúc, làng rèn Đa Sĩ, làng khảm trai Chuyên Mĩ, làng làm tò he Phượng Dực, làng đan chiếu Phú Túc, làng da giày Giẽ Thượng, Giẽ Hạ... Sông Nhuệ từng được ví như "con đường tơ lụa" và làng Cự Đà là "laến cảng" trung chuyển, tập kết hàng hóa từ tây bắc xuống, hoặc phía nam lên. Hàng hóa từ đây được chở bằng xuồng ra cầu Trắng (Hà Đông) chuyển về bán ở Kinh kì. Dòng sông trong xanh, mùa cạn còn nhìn thấy cá lội tung tăng dưới đáy; đôi bờ san sát vó bè, thuyền chài xuôi ngược trên sông. Nhưng giờ đây dòng nước sông Nhuệ đen đặc, ngập ngụa rác, thoi thóp và oằn mình gánh chịu rác và nước thải ngày đêm rỉ rả chảy ra từ các làng nghề, các xí nghiệp, khu dân cư dọc hai bên bờ. Con sông bây giờ ô nhiễm quá nặng, bốc mùi như thuốc sâu, cá tôm đều chết hết, không người nào dám xuống rửa chân... Sông Đáy Sông Đáy là một con sông lớn dài khoảng 240 km, là sông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng. Sông Đáy chảy gọn trong các tỉnh thành Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định, gần như song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng. Trước đây sông Đáy còn nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát Giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát Môn, song hiện nay khu vực này đã bị bồi lấp. Theo sách Thiên Nam ngữ lục, mùa xuân năm Canh Tí (năm 40 sau Công nguyên) tại cửa sông Hát, bà Trưng Trắc cùng em gái là Trung Nhị phát động khởi nghĩa nhằm đánh đuổi giặc Đông Hán. Tại đây, Hai Bà dã lập đàn và tuyên đọc lời thề xuất quân: "Một xin rửa sạch quốc thù / Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng...". Sông Hát cũng là nơi Hai Bà gieo mình tự vẫn để bảo toàn khí tiê1t khl bị yếii thế trước quân giặc vào ngày 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công N^yên). Hai Bà Trưng cưỡi voi qua sông. Xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lưu lượng chậm lại nên có thể đi thuyền được. Khúc sông đoạn này men đến vùng chân núi có phong cảnh hữu tình. Đến địa phận huyện Mĩ Đức, sông Đáy tiếp nhận dòng suối Yến (dẫn vào chùa Hương). Tại Phủ Lí, sông Đáy nối với sông Châu hay còn gọi là sông Phủ Lí. Đây chính là con đường thuỷ mà vua Lí Thái Tổ đã đi từ Hoa Lư, qua sông Đáy để ngược sông Hồng về thành Đại La và từ đó có quyết định dời kinh đô về đất Rồng bay năm 1010. Khi chảy đến ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình, dòng sông len lỏi qua Kẽm Trống giữa hai bờ đá vôi hiểm trở. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã "đặc tả"cảnh Kẽm Trống: "Hai bên thì núi, giữa thì sông/Có phải dây là Kẽm Trống khôngỉ / Gió đập cành cây khua lắc cắc / Sóng dồn mặt nước vỗ long bong". Ngã ba Gián Khẩu gần Ninh Bình là nơi sông Hoàng Long đổ nước vào sông Đáy. Sông Đáy chảy ra biển tại Cửa Đáy. Xưa kia, khi đường bộ khó khăn, người Việt thường dùng thuyền qua cửa này để ra biển vào Nam. Cửa Đáy còn lưu lại di tích của vị anh hùng dân tộc Triệu Quang Phục. Năm 571, vì cả nể và cả tin, ông đã để 52 Lí Phật Tử lừa dồn chạy về Cửa Đáy và đã phải tự tử tại đây. Vào thời Lí, cửa sông này còn có tên là cửa Đại Ác luôn bị quân Chiêm kéo ra quấy rối. Vua Lí Thánh Tông đã cùng Lí Thường Kiệt xuất 5 vạn quân vượt biển dẹp loạn. Cửa Đại Ác sau đó được đổi là cửa Đại An. Trước đây, sông Nhuệ, sông Châu, sông Đáy cùng sông Hồng làm nhiệm vụ thoát lũ cho toàn khu vực. Ngoài ra, các sông này còn cung cấp phù sa cho bốn tỉnh và thành phố Hà Nội, đồng thời tạo thuận lợi cho giao thông thủy toàn bộ khu vực mạn phải sông Hồng. Đầu thế kỉ trước, cùng với việc lấp sông và bịt một số cửa sông của Hà Nội, người Pháp đã ngăn ngọn sông Đáy, ngọn sông Nhuệ và đắp đê bịt luôn cửa sông Châu ở Mạc Thượng và Hữu Bị. Người dân gọi hai điểm này là "tắc giang". Năm 1937 một con đập đã được xây tại Phùng, ngăn không cho nước sông Hồng chảy vào sông Đáy. Từ đó đến nay chỉ có bốn lần đập này được mở để thoát lũ sông Hồng lên quá cao, có nguy cơ làm vỡ đê. Đó là các năm 1940, 1945, 1969 và 1971. Hiện nay, sông Đáy chỉ làm nhiệm vụ tiêu nước mưa là chính, đến Ninh Bình nó mới nhận được nước sông Hoàng Long và sông Bôi. Mặt khác, cũng vì sông Đáy bị bịt lại nên giao thông đường thủy trong khu vực kém phát triển, không phục vụ phát triển kinh tế, nhất là tới đây, khi các khu công nghiệp hình thành, nhu cầu này sẽ ngày càng lớn. 53 Sông Đuống Sông Đuống tên chữ là sông Thiên Đức dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Sông Đuống là đường giao thông thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam. Các loại tàu thuyền, xà lan tải trọng từ 100 tấn đến 450 tấn có thể vận tải trên sông trong cả hai mùa. Nhắc đến sông Đuống, hầu như ai cũng thuộc những câu thơ trong bài Bên kia sông Đuốngcủa thi sĩ Hoàng cầm. Sông Đuống không dài, không lớn, nhưng chảy qua một vùng văn hóa đặc sắc của đất nước. Nơi giao nhau giữa sông Đuống và sông Dâu nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất cổ của Lạc Việt. Đạo Phật đã du nhập vào đây từ rất sớm. Năm 187-226, chùa Dâu được xây dựng. Năm 580, thiền sư Ân Độ Tì-ni-đa-lưu-chi đến tu ở chùa Dâu và truyền bá Thiền tông, khai sáng phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi. Thời Bắc thuộc, quận trị của quận Giao Chỉ đặt tại thành Luy Lâu, nay thuộc Thuận Thành. Ven sông Đuống có rất nhiều di tích văn hóa - lịch sử. Tại thôn Á Lữ có ngôi mộ và đền thờ Kinh Dương Vương, được coi là thủy tổ của dân tộc Việt. Tại xã Đình Tổ có chùa Bút Tháp nổi tiếng được xây dựng từ thời vua Trần Thánh Tông. Thiền sư Huyền Quang (Trạng nguyên Lí Đạo Tái) đồng thời là một trong ba vị tam tổ phái Trúc Lâm từng tu ở đây. Xuôi về Hà Nội, bên tả ngạn có làng Phù Đổng, 54 Sông Đuống - nơi tụ của nhiểu ngôi chùa cổ vùng Kinh Bắc. tương truyền là quê hương Thánh Gióng. Tiếp đến là xã Cổ Bi, nơi chúa Trịnh Cương đã xây một hành cung hoành tráng một thời. Dòng sông Đuống cũng "chứng kiến" những vụ án oan khiên nổi tiếng trong lịch sử. Tại làng Bảo Tháp có đền thờ Lê Văn Thịnh - người đỗ đầu trong kì thi "minh kinh bác học" đầu tiên của nUớc ta. Vị thái sU này đã bị vu là hóa hổ âm mUu sát hại vua trên hồ Dâm Đàm. Tại đền thờ ông có một pho tượng đá kì lạ. Đó là một con rồng quằn quại đau đớn tự cắn vào khúc lưng của mình. Cách đền thờ Lê Văn Thịnh chẳng bao xa là "hiện trường" vụ thảm án đâ làm cả gia tộc Nguyễn Trãi, khai 55 quốc công thần triều Lê bị tru di. Tại trại vải nơi đây, vua Lê Thái Tông đã nghỉ lại trong chuyến đi kinh lí có bà Thị Lộ là thiếp yêu của Nguyễn Trãi theo hầu. Đêm ấy nhà vua bị chết đột ngột và triều đình đổ tội cho bà Thị Lộ có liên quan đến cái chết của vua. Giờ đây dấu tích vườn vải thuở Tượng đá bên đền thờ Lê Văn Thịnh xưa không còn nữa. Khu di tích Lệ Chi Viên (xã Đại Lai, Gia Bình) bây giờ là cánh đồng lúa xanh mát. Xuôi dòng đến xã Cao Đức có đến thờ và lăng mộ Cao Lỗ - vị tướng của An Dương Vương, người có công xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ thần liên châu... Bên vùng đất nam Đuống còn tụ hội nhiều làng nghề thủ công truyền thống độc đáo như: nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, tranh tre Xuân Lai, nghề đúc đồng Đại Bái, nghề gốm Luy Lâu... 56 Sông Luộc Cũng như sông Đuống, còn có một con sông nối giữa sông Hồng và sông Thái Bình là sông Luộc. Sông Luộc xưa kia còn có tên chữ là sông Phú Nông. Sông dài 72 km, ngã ba giao với sông Hồng tại Phương Trà, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Đoạn đầu của sông Luộc là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Điểm cuối gặp sông Thái Bình tại xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Đất phù sa sông Luộc bồi đắp nên ruộng đồng màu mỡ, làng mạc xanh tươi, nên dòng sông có tên là "Phú Nông". Các loại tàu thuyền, xà lan có tải trọng dưới 300 tấn đều có thể lưu thông trên sông cả hai mùa. Xưa, theo phong thủy, vùng Hưng Hà, Thái Bình trên bờ sông Luộc (bấy giờ còn có tên là sông Phổ Đà) được coi là đất phát đế vương. Đây chính là nơi khởi phát của 12 đời vua triều Trần. SỒNG THÁI BÌNH “LIÊN MẠNG” VỚI SÔNG HỒNG Lan tỏa khắp đồng bằng Bắc Bộ là mạng lưới của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Sông Cầu Sông Cầu, còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị cầu, sông Nguyệt Đức, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. 57 Sông Cầu dài 246 km, bắt nguồn từ phía nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) từ huyện Chợ Đồn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và Sông Câm qua thị xã Bắc Kạn. Đến Thái Nguyên nó có thêm một số chi lưu, trong đó có sông Công ở Phổ Yên. Sau khi nhận thêm nước của sông Cà Lồ, sông Cầu chảy về Ngã ba Lác (Phả Lại) hợp lưu với sông Thương để tạo thành sông Thái Bình. Năm 1076, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại việt. Lí Thường Kiệt lập phồng tuyến tại sông Như Nguyệt để đánh chặn địch. Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây, quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lí Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ /Vam quốc sơn hà. Tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lí Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bẩt ngờ, phần vì sĩ khí quân Đại Việt đang rất mạnh, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đâ hơn quá nửa. Lí Thường Kiệt cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút về nước, giữ vững bờ cõi nưởc Đại Việt. Bài thơ Nam quốc sơn hà được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 58 Bên dòng Như Nguyệt Sông Thương Sông Thương hay sông Nhật Đức (xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình. Thời phong kiến, lính thú lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn chia tay với gia đình, vợ con tại bến sông này với bao niềm thương nhớ, nên con sông có tên là sông Thương. Sông Thương nước chảy đôi dòng Bên trong bên đục em trông bên nào? Đoạn sông Thương câu ca dao nói tới là đoạn nước đục, nơi nó nhận nước trong xanh của dòng sông Sim từ Hiệp Hòa, Việt Yên chảy vào. Bên bờ hữu cuối dòng Thương là nơi có vực sâu nhất, xưa kia dưới đáy có nhiều ngọc trai. Dân làng Lá (Tiên La) có nghề mò trai ngọc. Nhưng giờ đây cũng như các dòng sông khác, chất thải công nghiệp đã làm trai ngọc biến mất. Sông Lục Nam Sông Lục Nam (còn gọi là sông Lục, sông Minh Đức) là một phụ lưu của hệ thống sông Thái Bình, chảy qua hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Sông dài gần 200 km, bắt nguồn từ víjng núi Kham, Đình Lập (Lạng Sơn). Từ Chũ về 60 đến thị trấn Lục Nam, sông rộng gần 100 m, sâu từ 4 đến 5 m, thuyền lớn hoặc tàu nhỏ có thể qua được. Từ Lục Nam về Phả Lại, sông rộng và sâu hơn, tàu thủy đi lại dễ dàng. Đôi bờ đồng ruộng phì nhiêu, xóm làng trù phú, phong cảnh sơn thủy hữu tình, nên từ thời Pháp thuộc, nhiều tài liệu đã đánh giá sông Lục Nam có cảnh quan đẹp nhất Bắc Kì. Sông Lục Nam nối liền đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc. Các tỉnh Thanh, Nghệ đi theo kênh đào nhà Lê, hoặc vượt biển có thể ra đồng bằng Bắc Bộ rất thuận lợi. Từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ theo hệ thống sông ngòi, kênh rạch đều có thể về Phả Lại để ngược sông Lục Nam lên Chũ rất dễ dàng. Do vị trí địa lí quan trọng như vậy, nên dọc theo sông Lục Nam có nhiều làng cổ có niên đại cách nay hơn 1.000 năm. Trong lịch sử nước ta, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt chống giặc ngoại xâm đã diễn ra ở khu vực này. Thời Trần, do đường bộ từ Lạng Sơn về Hà Nội đi lại rất khó khăn nên quân Nguyên Mông đã chọn đường tiến quân từ Lạng Sơn vào Lục Ngạn, theo sông Lục Nam đánh về Phả Lại, hợp với quân thủy từ biển vào để từ đó tiến về Thăng Long. Chúng tràn qua ải Xa Lí đổ vào Lục Ngạn. Quân ta tổ chức đánh chặn ở ải Nội Bàng (Lục Ngạn) rồi theo sông Lục Nam rút về Kiếp Bạc. 61 Đến nay, dọc theo sông Lục Nam còn khá nhiều di tích gắn với thời Lí - Trần. Ngay ngã ba Phượng Nhân có đền thờ vua Trần Minh Tông. Tiếp theo, vẫn bờ bên trái, ta đến chùa Vĩnh Nghiêm, một trong những khởi nguồn của thiền phái Trúc Lâm, nơi thờ Phật và ba vị tam tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Ngược sông một đoạn ta gặp đền Bạc thờ Trần Hưng Đạo, ngay bên bờ sông, tại chân dây Côn Sơn của Chí Linh. Sông Thái Bình Con sông chỉ thực sự mang tên sông Thái Bình khi nó hợp dòng của ba con sông nói trên. Mặc dù tên sông trùng với tên tỉnh Thái Bình, nhưng sông không thực sự chảy qua tỉnh này, mà chỉ chảy bên hai xã Thụy Tân và Thụy Trường thuộc huyện Thái Thụy, Thái Bình với chiều dài gần 5 km; quá ngắn so với chiều dài sông chảy qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng. Sông Thái Bình chia hai phần thượng lưu và hạ lưư rõ rệt. Đoạn sông ở phía thượng lưu có chiều dài khoảng 64 km, bắt đầu từ nơi hợp lưu của hai con sông Cầu và sông Thương (còn có tên gọi là Ngã ba Lác) gần cầu Phả Lại. Qua cầu Phả Lại, sông Thái Bình chảy ngoằn ngoèo làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bắc Ninh và các huyện Chí Linh, Nam Sách của Hải Dương. Tại địa phận 62 thành phố Hải Dương nó nhận thêm nước của sông Sặt, sau đó, tại ngã ba Mũi Gươm nhận nước từ sông Gùa (dài khoảng 4 km, nối sông Thái Bình với sông Văn úc). Đoạn này của sông Thái Bình kết thúc ở ngã ba Mía. Tại đây nó gặp sông Mía (tên gọi của đoạn sông dài khoảng 3 km nối sông Thái Bình với sông Văn úc) và sông cầu Xe. Đoạn sông ở phía hạ lưu cũng có tên gọi là Thái Bình, dài 36 km, bắt đầu từ nơi được tính là điểm cuối của sông Luộc. Sông đổ ra biển Đông tại cửa Thái Bình. Ngày trước, hai đoạn sông Thái Bình ở thượng lưu và hạ lưu đều thông với nhau, về sau, do bị bồi lấp nên dòng chảy thu hẹp lại và không thuận lợi cho giao thông cũng như thoát nước. Đoạn bị bồi lấp này dài khoảng 5 km, hiện đã được kè lại thành một đoạn đập ngăn nước giữa hai đoạn sông Thái Bình. ĐÊ SÔNG HỒNG - CỒNG TRÌNH LAO ĐỘNG vỉ ĐẠI Sông Hồng chở nặng phù sa đắp bồi nên đồng bằng châu thổ sớm tạo điều kiện cho sự xuất hiện một nền văn minh lúa nước - Văn minh sông Hồng. Tuy nhiên, dòng sông này không hề yên ả, hằng năm đều có những trận lũ lụt tràn ngập xóm làng, cuốn trôi nhà cửa, nhấn chìm mùa màng. Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh cho thấy ngay từ thuở vua Hùng dựng nước, đã diễn ra cuộc chiến đấu của con người chống lại lũ lụt như thế nào. 63 Ban đầu, dọc theo các triền sông lớn, người ta đắp những bờ bao, bờ vùng để chắn nước cục bộ trong phạm vi hẹp của các bộ tộc, bộ lạc. Dưới thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ đã manh nha xây dựng hệ thống đê quanh các trị sở ở Liên Lâu, Long Biên. Năm 1010, Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, hiên ngang đứng bên dòng sông Hồng vĩ đại, giữa đồng bằng bao la. Sau khi xây dựng Hoàng thành, nhà Lí bắt tay vào thiết lập hệ thống đê điều quy mô lớn. Năm 1077, nhà Lí cho đắp đê sông Như Nguyệt. Tháng Ba năm Mậu Tí (1108), con đê đầu tiên của sông Hồng được đắp ở phường Cơ Xá, có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Thăng Long. Thời Trần, thời Lê thường xảy ra lũ lụt nên việc đắp đê luôn được đặt lên hàng đầu. Dưới triều Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Huế, nhưng việc đắp đê sông Hồng vẫn không bị lơ là. Nhà vua cử các đại thần đặc trách về đê điều, có những năm huy động hàng vạn lính và dân phu đắp thêm đê mới. Thời Pháp thuộc, nạn vỡ đê liên tiếp xảy ra, nhất là dọc tuyến đê sông Hồng. (Riêng ở Hà Nội, từ năm 1905 đến 1945 đã xảy ra vỡ đê 10 lần, có 25 đoạn đê bị vỡ.) Từ 1908 - 1913, chính quyền Pháp cũng đã tổ chức đắp đê 64 rất quy mô. Tại Hà Nội, năm 1926 đã xây dựng công trình phân lũ đập Đáy I. Cho đến nay, hệ thống đê hầu như đã bao quanh khắp đôi bờ sông Hồng và các triền sông khác như một mạng mê cung chằng chịt lan tỏa khắp đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều nơi mặt đê đã được phủ nhựa hoặc bê tông hóa. Mặt đê rộng rãi trở thành đường giao thông song song với đường sông. Triền đê dọc sông Hồng dài 1.314 km. Mặc dù chưa thống kê được chiều dài của toàn hệ thống đê sông Hồng và sông Thái Bình, nhưng chắc chắn phải hàng ngàn kilômét nữa. Riêng quanh Hà Nội đã có 20 con đê với chiều dài 800 km, trong đó có 38 km đê cấp đặc biệt bảo vệ thành phố. Sườn đê ven nội thành được các họa sĩ trang trí thành "con đường gốm sứ" dài 3,87 km. Nhìn chung, các con đê có mặt cắt hình thang, chân đê rộng từ 30 đến 50 m. ở Việt Trì thân đê cao 1 7,8 m; ở Hà Nội đê cao trên 14 m; càng về phía biển độ cao của đê càng thấp, nhưng vẫn trên 2,5 m. Khối lượng đất dùng để đắp đê có thể lên tới nhiều triệu mét khối. Đó quả là một kì công, được làm hầu như chỉ bằng sức người, hết thế hệ này đến thế hệ khác. Tuy nhiên, việc đắp đê như vậy là một sự "cưỡng bức" tự nhiên, nên cũng gây ra những hệ quả không mong muốn. 65 Nhà địa lí Pháp Pierre Gourou vào đầu thế kỉ 20 từng viết: “ Châu thổ sông Hồng đã bị chết trong tuổi vị thành niên của nó". Có thể nói từ thời Lê, đồng bằng châu thổ sông Hồng đã chấm dứt giai đoạn phát triển tự nhiên của mình. Châu thổ sông Hồng chưa được bồi tụ đầy đủ, nhiều nơi còn bị cách li thành những ô trũng "chiêm khê mùa thối". Lòng sông bị cát bùn bồi lấp ngày càng cao, đê cũng theo đó được đắp cao lên, thành ra trong đồng nội mái nhà còn thấp hơn lòng sông, luôn bị nước lũ uy hiếp. Bị kìm kẹp giữa hai thân đê, sông Hồng càng trở nên hung dữ, luôn "giây giụa", bứt phá, gây ngập lụt triền miên. Từ thời nhà Nguyễn đã có nhiều ý kiến về việc bỏ hay giữ đê. Hệ thống đê điều hiện nay còn nhiều bất cập. Nhà nước đã đề ra luật đê điều, nhưng đê điều thường xuyên bị xâm hại, như nạn khai thác cát làm sụt lở bờ sông, nạn lấn chiếm chân đê, thân đê để dựng lều, lán, thậm chí xây nhà!... Việc tìm ra giải pháp lâu dài còn cần được nghiên cứu, chẳng hạn như nắn dòng, khai thông, bỏ đê từng đoạn để cho dòng chảy được thuận theo tự nhiên. ĐÒNG BẰNG SÔNG HÔNG NƠI CỬA SÔNG Đồng bằng sông Hồng chính là cái nôi của nền văn 66 minh lúa nước. Từ cổ Loa thời An Dương Vương, đến Luy Lâu, Long Biên trong thời kì Bắc thuộc, từ Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê, đến Thăng Long của kỉ nguyên Đại Việt, vùng này đã trở thành trung tâm phát triển của đất nước. Bên cạnh nền nông nghiệp truyền thống, dọc theo chiều dài con sông cũng mọc lên các đô thị lớn, như Hà Nội, Phủ Lí, Nam Định, Ninh Bình... Đồng bằng sông Hồng mở rộng dần về ven biển, hình thành nên một dải đất mới. v ề mặt địa lí, người ta gọi đó là "tiểu vùng duyên hải". Đây là phần châu thổ mới tạo thành, phần lớn chỉ cao dưới 1 m so với mực nước biển, nơi thủy triều và nước mặn có thể tràn ngập đất đai nếu không có đê ngăn chặn. Quá trình hình thành đồng bằng trong khu vực vẫn đang tiếp diễn nhờ vào việc bồi tụ phù sa của sông Hồng và các chi lưu chuyển ra biển. ở đây có sự khác biệt tương đối rõ rệt giữa cửa sông Thái Bình và cửa sông Hồng. Do dòng chảy của sông Thái Bình yếu, lượng phù sa ít nên ảnh hưởng của biển tương đối mạnh, đường bờ biển hầu như không bị quá trình trầm tích phù sa đẩy lùi nên tương đối ổn định. Còn cửa sông Hồng, do dòng chảy mạnh, lượng phù sa lớn nên cửa sông tiến nhanh ra biển. Trên cơ sở đó, người nông dân đồng bằng Sông Hồng tích cực quai đê lấn biển để khai phá vùng cửa sông. Hệ thống đê ở đây có chức năng chống ngập mặn 67 nhiều hơn là chống lũ. Tuy nhiên, so với các vùng ven biển khác, ảnh hưởng của thủy triều và biển ở vùng này yếu hơn so với ảnh hưởng của sông, nước mặn vào không sâu, dòng chảy ngược kém... Đây là khu vực được khai phá muộn nhất trong cả vùng đồng bằng sông Hồng. Từ thời nhà Trần, nhất là từ thời Lê, cư dân đồng bằng sông Hồng bắt đầu có xu hướng chuyển dịch ra phía biển để khai phá mảnh đất đầy tiềm năng này. Đặc biệt là những bãi triều như Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) mới được khai phá cách đây khoảng 200 năm (vào những năm 1820), nhờ sáng kiến của Nguyễn Công Trứ, một nhà thơ, một vị quan có tâm và có tài đã Rừng ngập mặn Xuân Thủy - Nam Định 68 đứng ra chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp. Những cư dân đến khai phá vùng đất này chủ yếu là từ miền trung du hoặc vùng châu thổ trung tâm. Cũng có một bộ phận nhỏ là từ các miền Bắc Trung Bộ, như Thanh Hóa chẳng hạn. Ngoài cây lúa, vùng này còn có nghề sản xuất muối, trồng cói, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Khu vực châu thổ sông Hồng gồm các vùng đất phía nam duyên hải Bắc Bộ ở cửa sông Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là một vùng đất ngập nước ven biển chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu. Nơi đây có 12 kiểu sinh cảnh chủ yếu, gồm bãi bùn, bãi cát ngập triều, trảng cỏ, sậy, rừng ngập mặn cùng các cồn cát phi lao... Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có hai vùng lõi, là Vườn Quốc gia Xuân Thủy và Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Đây cũng là một địa chỉ du lịch khám phá để tìm hiểu thiên nhiên qua các lạch nước, các bãi rừng sú vẹt, thăm các đảo nhỏ và ngọn hải đăng, quan sát các loài chim nước, chim di cư bay rợp trời... 69 c ủ u LONC CHÍN RỒNC QUẪY SÓNC Sông Mêkông dài 4.880 km, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Tính theo độ dài, sông Mêkông dứng thứ 12, còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới. MÊKÔNG TRƯỚC KHI “HÓA RỒNG” Trước khi đổ vào nước ta với tên gọi sông Cửu Long, dòng Mêkông đã chảy qua năm quốc gia láng giềng. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng - nóc nhà của thế giới. Tại đây nó có nhánh tây bắc và nhánh bắc chảy về. Trước đây người Tây Tạng biết rõ hơn về nhánh tây bắc chảy gần đèo Lungmug và coi đây là nhánh sông chính. Mãi đến cuối thế kỉ 20, các nhà khoa học Trung Quốc, Pháp, Mĩ, Nhật... qua nhiều lần khảo sát đã xác nhận, nhánh phía bắc mới là ngọn nguồn của dòng sông. Nhánh này bắt nguồn từ rặng núi Guosongmucha có độ cao 5.224 m. 70 Gần nnột nửa chiều dài sông chảy qua Tây Tạng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. ở đoạn đầu nguồn nó được gọi bằng tiếng Tây Tạng là Dza Chu, tức Trát Khúc. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc ở gần trấn Qamdo (Xương Đô), khu tự trị Tây Tạng để thành sông Lan Thương. Lan Thương Giang - tiếng Hán có nghĩa là "con sông cuộn sóng" - chảy qua tỉnh Vân Nam. Phần thượng lưu sông chảy qua các hẻm núi sâu, và khi ra khỏi Trung Quốc thì độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển. Sông Mêkông chảy theo biên giới Myanmar và Lào dài khoảng 200 km. Chảy hết đường biên giới hai nước, sông Mêkông gặp sông Sop Ruak tạo thành một ngã ba sông, đồng thời là ngã ba biên giới ba nước Myanmar - Lào - Thái. Đó là nơi có cái tên nổi tiếng: Tam giác Vàng. Sự độc đáo của văn hóa từng nước có lẽ được thể hiện mạnh nhất ở đây: Thái Lan nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu, Lào trầm lắng, cổ kính và Myanmar yên ắng, bí ẩn. Thật kì lạ, đây là địa bàn nổi tiếng thế giới về buôn bán, nhưng lại có rất nhiều ngôi chùa cổ. Thị trấn Mae Sai thuộc tỉnh Chiang Rai bên bờ sông là điểm cực bắc của Thái Lan. Bắt đầu từ hạ lưu, dòng sông từ biệt đất nước Myanmar để trở thành biên giới tự nhiên giữa hai nước Lào và Thái Lan. 71 Tên Mêkông thực ra bắt nguồn từ tiếng Lào và Thái là Mènam Khong {Mènam nghĩa là "sông"). Sử cũ nước ta gọi sông này là Sông Khung. Hết biên giới hai nước, sông chuyển dòng theo hướng tây - đông vào sâu hẳn nước Lào, đến tận Luang Prabang. Một điều lí thú là còn có một nhánh nhỏ của thượng lưu sông Mêkông bắt nguồn từ Điện Biên chảy xuống. Đó là sông Pa Thơm do sông Nậm Rốm chảy qua thung lũng Mường Thanh và sông Nậm Lúa nhập làm một, khi sang đất Lào nó gặp nhánh sông Mêkông ở Ban Chum. Như vậy, có một phần nước của người Tây Bắc nước ta cũng theo dòng Mêkông gửi vào miền Nam thương yêu. Khoảng sông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, có nơi rộng tới 4 km và sâu tới 100 m, mặc dù có sự chênh lệch lớn giữa các mùa. Do vậy từ đây tàu bè có thể xuôi ngược dễ dàng theo dòng sông. Luang Prabang (theo tiếng Lào là Luổng Phạ Bang) là kinh đô cổ của vương quốc Lan Xang (vương quốc Triệu Voi). Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Từ Luang Prabang, xuôi theo dòng về hướng nam khoảng 450 km là tới thủ đô Viêng Chăn. Vìêng Chăn trong tiếng Lào có nghĩa là "Thành phố Trăng", theo tên cổ tiếng Pali còn có nghĩa là "Thành phố 72 Đàn hương"; trước đây cũng từng phiên sang tiếng Việt là Vạn Tượng. Bên kia bờ là tỉnh Nong Khai của Thái Lan. Tại khúc sông này, năm 1994 cầu Hữu Nghị nối hai bờ Lào - Thái đã được xây dựng với chiều dài 1.240 m. Sông Mêkông tiếp tục là ranh giới tự nhiên giữa Lào và Thái. Trên chặng này có con sông nhánh Mènam Mun (sông Mun) dài gần 700 km từ cao nguyên Khorat chảy đến hợp dòng với Mêkông tại Khong Chiam, tạo nên vùng ngã ba Thái - Lào - Campuchia. Vùng này được mệnh danh là "Tam giác Ngọc", tương ứng với "Tam giác Vàng" phía bắc. Dòng sông mở rộng nhất khi chảy vào tỉnh Champasak ở Hạ Lào, mùa mưa rộng mênh mang tới 14 km, ôm ấp vùng Siphandon với bốn ngàn hòn đảo nhỏ. Đây được coi là "thiên đường du lịch" dành cho du khách đi thuyền kayak thăm thú thiên nhiên hoang dã, dân tình mộc mạc, ngắm các chú cá heo Irravvady đặc hữu của dòng Mêkông bơi lội. Cá heo lrrawady 73 Thác Khôn với vẻ hùng vĩ được mệnh danh là "Niagara châu Á", "Hòn ngọc của sông Mêkông". Thác Khôn nằm trong tỉnh Champasak giáp vổi tỉnh Stung Treng, Campuchia. Thác có dộ cao 21 m, trải dài trên 10 km. Vào mùa mưã thác chảy cuồn cuộn, hơi nước bếc lên mù mịt như khối tôa khắp bầu trời, nên còn dược du khách đặt tên ià "Thác Khói". Vào cuốỉ thế kỉ 19, khi thành lập Liên bang Đông Dương, người Pháp có ý định dùng dòng Mêkông làm con dường thủy nốỉ liền ba nước, từ Nam Kì, qua Campuchia dến Lào. Bị thác Khôn ngăn cản, họ dã xây dựng một con đường sắt lách giữa hai đảo lớn để chuyển tiếp cho tàu thuyền hai dầu thác. Sông Mêkông chảy sang Campuchia lại mang thêm tên là Tônglê Thơm, theo tiếng Khơme có nghĩa là "sông Lớn". Tại khu vực tỉnh Stung Treng, sông Mêkông được bổ sung thêm hai nguồn nước đáng kể từ Tây Nguyên nước ta. Đó là sông Xrê Pôk bắt nguồn từ Đăk Lăk và sông Xê Xan bắt nguồn từ Gia Lai, Kon Tum. Xrê Pôk và Xê Xan Xrê Pôk chảy trên đất Tây Nguyên, qua mỗi vùng miền lại mang tên gọi khác nhau. Sông dài 315 km, bắt nguồn từ cao nguyên Đăk Lăk với tên gọi là Krông Buk chảy theo hướng bắc - nam; sau khi hợp luu với sông Krông Pach thì chuyển sang hướng dông - tây chảy 74 qua hồ Lăk và mang tên Krông Ana; sau đố lại nhận nước từ sông Krông Kno từ Lang Biang chảy xuống theo hướng đông nam - tây bắc, từ đây sông mang tên Xrê Pôk để chảy vào sông Mêkông ở Campuchia. Sông Xê Xan dài 210 km, xuẩt phát từ Kon Tum với tên gọi Krông Pôcô, sang Campuchia nhập với sông Mêkông. Lòng sông Xê Xan nhiều thác ghềnh, trong dó có thác Yaly cao tới 40 m. Tại đây đã xây dựkig nhà máy thủy diện lởn mang tên thác - Nhà máy thủy điện Yaly. Dòng Mêkông càng thêm dồi dào nước, chảy đến thủ đô Phnôm Pênh, thì hợp lưu với sông Tônglê Sap từ bên hữu ngạn chảy tới. Tônglê Sap vừa là sông, vừa là hồ, thường được gọi là Biển Hồ. Biển Hồ Thường thì vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 5 hổ khá hẹp và nông, dộ sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 km^ Vào mùa mưa bắt dầu từ tháng 6, lẽ ra sông Tônglê Sap rút nước từ hồ ra sông Mêkông thì ngược lại, sông chảy ngược dòng, tiếp nưđc vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ lên tới 16.000 km^. Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rùtig. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lí tưỏng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến tháng 10 thì nước lại rút theo sông Tônglê Sap ra sông Mêkông. Nhờ có hồ Tônglê Sap điều tiết nước mà hạ lưu sông Mêkông bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa, và ngược lại vào mùa khô khoảng 50% lượng nước sông ở châu thổ sông Cửu Long là do hồ Tônglê Sap bù vào. Từ Phnôm Pênh, sông Mêkông chia thành hai nhánh chảy vào Nam Bộ nước ta. Nhánh bên trái phía trên khi ấy vẫn gọi là Mêkông, vào Việt Nam là dòng Tiền Giang. 76 Bắt cá hô ở Biển Hó sông Mêkông Nhánh bên phải phía dưới là sông Ba Thắc (Bassac), vào Việt Nam là dòng Hậu Giang. HÀNH TRÌNH SỒNG TIỀN VÀ SÔNG HẬU Mêkông chảy vào Việt Nam mang tên là sông Cửư Long, có nghĩa là Chín Rồng, vì hai sông này đổ ra biển bằng chín cửa (mặc dù bây giờ hai cửa đã bị lấp). Hai con sông Tiền và sông Hậu có chiều dài xấp xỉ nhau từ 245 đến 250 km. Sông Tiền Sông Tiền là nhánh phía bắc của dòng Mêkông đổ nước vào Việt Nam tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. 77 Tại đây có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương. Với lợi thế giao thông thủy, đây là con đường buôn bán và du lịch thuận tiện giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Tân Châu từ xưa có thương hiệu lụa nổi tiếng nhuộm đen bóng từ lá mặc nưa. Sông Tiền trở thành ranh giới giữa hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, chảy qua thị trấn Hồng Ngự xuôi về Cao Lãnh, Sa Đéc, hai đô thị của tỉnh Đồng Tháp. Sông chảy qua vùng Đồng Tháp Mười mênh mông rừng tràm, chằng chịt kênh rạch. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ phù sa, là vựa lúa lớn của miền Tây Nam Bộ. Tại đây còn có những giống lúa nổi tự nhiên theo nước ngập, gọi là lúa trời không phải gieo cấy, mọc từ tháng 4 đến tháng 10 không mất công chăm bón. Cao Lãnh là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp, từ xa xưa đã là một đô thị sầm uất. Sông Cao Lãnh là một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra, sau 15 km lại quay trở về sông Tiền. Cầu M ĩ Thuận bắc qua sông Tiền cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km là cây cầu dây văng đầu tiên của nước ta. Cầu dài 1.535 m, nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang. Qua khỏi cầu Mĩ Thuận, dòng sông Tiền chia làm ba nhánh chảy ra biển. Chúng ta sẽ lần lượt xuôi theo các 78 nhánh sông này để tìm ra chín cửa sông - chín con rồng "Cửu Long Giang". Sau khi tách dòng c ổ Chiên và Hàm Luông, sông Tiền vẫn được mang tên chính của nó. Ngoài ra, do chảy qua thành phố Mĩ Tho, nó còn có tên là sông Mĩ Tho. Qua khỏi cầu Mĩ Thuận, sông chảy đến thị trấn Cái Bè có chợ nổi đặc trưng cho sinh hoạt văn hóa miền Tây Nam Bộ. Tiếp đến, là khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, nơi diễn ra trận đánh lịch sử vang dội chiến công của quân Tây Sơn. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút Năm 1784, vua Xiêm cử hai đạo quân thủy lục sang giúp chúa Nguyễn Ánh chếng lại quân Tây Sơn. Liên quân Xiêm - Nguyễn gồm 2 vạn quân và 300 chiến thuyền đóng căn cứ tại Sa Đéc, Trà Tân (Cai Lậy). Nhà Tây Sơn cử Nguyễn Huệ áến trực tiếp chỉ huy. ông chọn khúc sông Mĩ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, cách Mĩ Tho khoảng 12 km, làm trận địa quyết chiên. Đêm 18-1 -1785 (ngày 8 thắng Chạp năm Giáp Thìn), 1^ dụng con nước đang xuôi, cả hai dạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công. Đến khoảng đầu canh năm ngày 19-1, đoàn thuyền chiến của địch lọt vào trận địa mai phục cửa quân Tây Sơn ồ Rạch Gầm - Xoài Mút. Mở đầu trận đánh, hai đội thủy bính Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn 79