🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Danh Nhân Nguyễn Đình Chiểu Trong Thời Đại Ngày Nay - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế Quyển II Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH TS. VŨ THỊ HƯƠNG TS. NGUYỄN DIỆU LINH NGUYỄN MAI ANH ThS. NGUYỄN THANH HƯƠNG Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: NGUYỄN THỊ HẰNG Sửa bản in: TẠ THU THỦY Đọc sách mẫu: MAI ANH - THANH HƯƠNG 4 TIỂU BAN NỘI DUNG CỦA BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO Căn cứ Kế hoạch số 260/KH-UBND, ngày 13/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; Căn cứ Quyết định số 98/QĐ-UBND, ngày 17/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thành lập Ban Tổ chức, các Tiểu ban Hội thảo khoa học quốc tế về Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; Căn cứ cuộc họp ngày 16/02/2022, thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên (tổ chức, cá nhân), Ban Tổ chức Hội thảo phân công nhiệm vụ Tiểu ban Nội dung như sau: BAN TỔ CHỨC Ông TRẦN NGỌC TAM Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Trưởng ban GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch PGS.TS. PHẠM LAN OANH Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch PGS.TS. NGUYỄN THẾ DŨNG Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông CAO VĂN DŨNG Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre Ông NGUYỄN TRÚC SƠN Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Ông NGUYỄN VĂN BjN Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre Ông NGUYỄN VĂN VƯNG Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre Ông VÕ VĂN BÉ HAI Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre Ông NGÔ VĂN TÁN Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre Ông HUỲNH TRUNG TÍNH Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre Ông HỒ VĂN CAM Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu Bà TRẦN THỊ BÍCH VÂN Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bến Tre (phụ trách công tác đối ngoại) TỔ GIÚP VIỆC TS. PHẠM VĂN LUÂN Trường Cao đẳng Bến Tre ThS. LÊ THỊ KIM NGỌC Chuyên viên Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch N 5 LỜI NHj XUẤT BẢN guyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đã rời bỏ quê mẹ Gia Định để về sống ở quê vợ Cần Giuộc (tỉnh Long An ngày nay), sau đó về Ba Tri (tỉnh Bến Tre) sống 26 năm cho đến khi an nghỉ tại đây. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học bất hủ, tiêu biểu như Lục Vân Tiên; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Dương Từ - Hà Mậu... Tại Kỳ họp lần thứ 41 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) (tháng 11/2021) đã ra Nghị quyết 41C/15 vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu và năm 2022, tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Cụ Đồ Chiểu. Việc ra Nghị quyết UNESCO cùng tổ chức vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định tầm quan trọng và sự công nhận trên bình diện thế giới đối với Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, người đã đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hóa và tăng cường hiểu biết quốc tế, tạo nên sự gần gũi giữa các dân tộc và đóng góp cho hòa bình thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay với mong muốn là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, tiếp tục làm sáng rõ nhiều vấn đề xung quanh thời đại, quê hương và gia đình của Nguyễn Đình Chiểu; vị thế của nhà văn hóa được UNESCO vinh danh và giá trị các tác phẩm,... từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục bảo vệ và phát huy di sản của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. 6 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Hội thảo thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học ở trong và ngoài nước, thể hiện ở số lượng lớn các tham luận gửi về Ban Tổ chức Hội thảo. Để thuận tiện cho bạn đọc theo dõi, chúng tôi trình bày toàn văn Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế thành 2 quyển với số lượng trang phù hợp, được sắp xếp theo các chủ đề mà Ban Tổ chức Hội thảo đã xây dựng. Phần cuối của quyển II, chúng tôi trình bày danh sách tên và tác giả một số tham luận, vì những lý do khách quan và chủ quan, không trình bày toàn văn trong Kỷ yếu. Văn bản tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có khác nhau. Ban Tổ chức Hội thảo và Nhà xuất bản tôn trọng văn bản các tác giả tham luận sử dụng. Các tham luận gửi đến Hội thảo thể hiện quan điểm riêng của các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác nhau xung quanh chủ đề Hội thảo. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trân trọng giới thiệu toàn văn các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế quan trọng này. Tháng 6 năm 2022 NHj XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 7 PHẦN THỨ TƯ NHj VĂN HÓA ĐƯỢC UNESCO GHI DANH 8 9 QUAN ĐIỂM THIỆN - ÁC TRONG TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NHÌN TỪ THUYẾT LỰA CHỌN DUY LÝ TS. LÊ THUÝ AN* Tóm tắt: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Những tác phẩm của ông được nhân dân yêu thích bởi quan điểm tư tưởng rõ ràng, gần gũi, như quan điểm nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, v.v.. Trong đó, có một quan điểm được nhân dân Nam Bộ yêu thích là quan điểm thiện - ác, cái thiện luôn chiến thắng cái ác mang đến các kết thúc có hậu. Bài viết này mong muốn góp thêm một nghiên cứu về quan điểm thiện - ác trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu từ thuyết lựa chọn duy lý để làm rõ hơn vì sao các tác phẩm của tác gia Nguyễn Đình Chiểu đi vào lòng nhân dân Nam Bộ. Từ khóa: Lựa chọn duy lý; Lục Vân Tiên; Nguyễn Đình Chiểu; Quan điểm thiện - ác. GOOD AND EVIL VIEWPOINT IN WORK LỤC VÂN TIÊN OF NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - LOOK FROM THEORY OF RATIONAL SELECTION Abstract: Nguyễn Đình Chiểu is an eminent poet and thinker of Vietnam. His works are loved by the people for clear and close ideological viewpoint such as humanity, patriotism, _______________ * Trường Đại học Trà Vinh. Liên hệ: [email protected] 10 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY tolerance, etc. In particular, the viewpoint of tolerance and intolerance is the most loved by the people of Southern Vietnam in which tolerance always wins and brings about happy endings. This paper provides a further study on the viewpoint of tolerance and intolerance in the works by Nguyễn Đình Chiểu from rational choice theory to better clarify why his works entered the hearts of the people of Southern Vietnam. Keywords: Rational choice; Lục Vân Tiên; Nguyễn Đình Chiểu; Viewpoint of tolerance and intolerance. Toàn văn 1. Đặt vấn đề Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao sáng trên bầu trời thơ văn yêu nước thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu được yêu mến không chỉ bởi giọng thơ khảng khái, hào hùng ý chí chống giặc, kiên cường, bất khuất trước mọi thế lực mà còn được yêu mến bởi đạo lý làm người, tinh thần nhân nghĩa và hơn hết là bày tỏ thái độ rạch ròi, thiện ác phân minh. Sự yêu ghét rõ ràng này khắc họa tính cách văn hóa, bản chất chân thật, khảng khái của người dân Nam Bộ. Người dân Nam Bộ yêu mến những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu bởi nó phản ánh đúng tư tưởng, tinh thần và niềm mơ ước của người dân, đó là tư tưởng nhân đạo, yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu thế khi cần thiết mà không cần đền đáp, tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” và đặc biệt là cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Lục Vân Tiên là một truyện thơ phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa hai loại người chính nghĩa và phi nghĩa. Hai loại người này trong tác phẩm được khắc họa thành hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện. “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 11 2. Nội dung a) Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) xưa nay được nghiên cứu, tiếp cận bởi các nhà kinh tế học, tâm lý học và nhân học. Thuyết lựa chọn duy lý cho rằng con người thực hiện một hành động nào đó thường có chủ đích, có suy nghĩ lựa chọn, sử dụng các nguồn lực duy lý nhằm đạt được một kết quả, một mong muốn nào đó. Khi quyết định thực hiện, lựa chọn một hành động, con người xã hội sẽ có sự cân nhắc giữa cái mình bỏ ra và kết quả thu lại. Nếu cái bỏ ra lớn hơn kết quả thu lại thì con người sẽ không thực hiện và ngược lại. Thuyết lựa chọn duy lý chỉ ra rằng, các cá nhân dựa trên sự cân nhắc lý trí để đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ. Những quyết định này cung cấp cho mọi người lợi ích hoặc sự hài lòng lớn nhất dựa trên những lựa chọn có sẵn - và cũng vì lợi ích cá nhân cao nhất cho họ. Thuyết lựa chọn duy lý cũng cho rằng tất cả các hiện tượng xã hội phức tạp đều được điều khiển bởi các hành động của con người. Một số quan điểm sai lầm đồng nhất thuyết lựa chọn duy lý, sự lựa chọn của con người gần giống với tính ích kỷ hay vị kỷ cá nhân. Điều đó không đúng với quan điểm của thuyết lựa chọn duy lý. Tính lựa chọn duy lý cũng có thể được mang đến từ lòng vị tha và không vụ lợi. Kết quả thu được không chỉ là những dạng vật chất, tiền bạc mà thuyết lựa chọn duy lý còn chỉ ra những cái lợi đến từ mặt nhân văn, xã hội. Kết quả đạt được sau khi cân nhắc, lựa chọn và hành xử, con người có thể đạt được những giá trị về lòng tin, sự thỏa mãn nhu cầu thể hiện cái tôn vinh trong xã hội, sự sĩ diện hay bất kỳ một giá trị về tính nhân văn nào khác. Hướng sử dụng thuyết lựa chọn duy lý để nghiên cứu trường hợp văn học, mà cụ thể là qua tác phẩm của tác gia lớn Nguyễn Đình Chiểu, theo chúng tôi là hoàn toàn mới. Hướng tiếp cận này mong muốn chỉ ra rằng, sự lựa chọn thiện - ác trong quan điểm tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là sự lựa chọn duy lý, nó có ý nghĩa nhất định trong bối cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa Nam Bộ lúc bấy giờ. Sự lựa chọn hành xử nhân văn, lối sống 12 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY hướng thiện, cái thiện luôn chiến thắng cái ác không chỉ là sự lựa chọn của riêng tuyến nhân vật chính diện trong tác phẩm Lục Vân Tiên, sự lựa chọn của tác gia Nguyễn Đình Chiểu mà nó còn là sự lựa chọn chung, tâm lý hướng đến của cư dân Nam Bộ thời bấy giờ. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong bài viết này là phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu cùng với hướng tiếp cận liên ngành văn hóa - văn học. Kết quả nghiên cứu nhằm giải mã tính cách văn hóa, lựa chọn, thói quen văn hóa của con người Nam Bộ thông qua tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, mà cụ thể ở đây là quan điểm thiện - ác. b) Tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện Lục Vân Tiên là nhân vật tiêu biểu cho lý tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân lúc bấy giờ. Chàng học rộng, tài cao, văn võ song toàn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khi gặp hoạn nạn. Lục Vân Tiên thuộc về phe chính diện, là hình tượng kiểu mẫu dùng để giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho nhân dân với lý tưởng: “Trai thời trung hiếu làm đầu”. Vân Tiên là kiểu người bộc trực, thẳng thắn, thấy chuyện bất bình không thể nào làm ngơ: “Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”. Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa thật đẹp, thật anh dũng. Hành động của chàng dứt khoát, nhanh chóng, không chút do dự, đắn đo cho thấy tính hào hiệp, trượng nghĩa của Vân Tiên là bản chất thực trong chính con người chàng. Nó bộc lộ tức thì khi gặp phải cảnh bất bình chứ không hề có sự suy tính hay vụ lợi gì ở đây. Vân Tiên không chỉ chính trực, ra tay nghĩa hiệp để cứu người cô thế, mà còn là người có tính hào hiệp, trượng nghĩa, làm ơn không mong đền đáp: “Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Tính cách “thi ơn bất cầu báo” này của Lục Vân Tiên cũng là tính cách mà người dân Nam Bộ ước mong, mong muốn đạt đến và như một KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 13 tượng đài mang tính giáo dục, răn đe. Khi được Nguyệt Nga có ý tặng trâm bày tỏ lòng biết ơn, Vân Tiên đã thể hiện quan điểm chính trực của mình: “Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài Nào ai chịu lấy của ai làm gì”. Khi cứu giúp Nguyệt Nga, Vân Tiên đã không màng nguy hiểm tính mạng thì đâu cần chi đến vật chất mà cần nàng phải báo đáp. Trong hoàn cảnh Nguyệt Nga cứ khăng khăng nhiều lần ngỏ ý mời Vân Tiên về nhà chơi, hay tặng trâm báo đáp thì Vân Tiên vẫn một mực quyết tâm chối từ. Chàng hoàn toàn có thể nhận báo đáp vì chàng xứng đáng với điều đó nhưng Vân Tiên trước sau như một, kiên quyết với cách sống thanh cao, trượng nghĩa của mình. Trước một cô gái đẹp sẵn sàng dùng mọi cách để trả ơn cho mình thì Vân Tiên chỉ nhận một bài thơ mang giá trị tinh thần nhân văn sâu sắc: “Đưa trâm chàng đã làm ngơ, Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ Vân Tiên ngó lại rằng: “Ừ”, Làm thơ cho kịp bây chừ chớ lâu”. Cách lựa chọn của Vân Tiên càng làm hởi lòng hởi dạ của người dân Nam Bộ vốn trọng lối sống “trọng nghĩa khinh tài”, trọng nghĩa tình, coi khinh tiền tài vật chất. Cùng tuyến nhân vật chính diện với Vân Tiên còn có Hớn Minh. Vốn xuất thân là tầng lớp trên trong xã hội, có lý tưởng, học hành và hơn hết là tính nhân nghĩa và đạo đức, Hớn Minh được miêu tả là một người cương trực, mạnh mẽ, quen dùng hành động để giải quyết vấn đề và có phần nóng tính: “Tôi bèn nổi giận một khi Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò”. Hớn Minh không chút mảy may do dự đã thẳng tay dạy cho Đặng Sinh bài học vì thói ỷ thế ức hiếp người. Cùng tuyến nhân vật chính diện, đại diện cho cái thiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên còn phải kể đến Tử Trực là một nhân vật điển hình 14 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY cho người quân tử, trọng nghĩa tình. Khi đã kết nghĩa với Vân Tiên, Tử Trực giữ lời hứa và xem trọng tình bạn, chàng thẳng thừng từ chối cha con Võ công, Võ Thể Loan: “Vợ Tiên là Trực chị dâu, Chị dâu em bạn dám đâu lỗi nghì Chẳng hay người học sách chi Nói sao những tiếng dị kỳ khó nghe?”. Không tiếc lời sỉ vả Thể Loan: “Hổ hang vậy cũng người ta So loài cầm thú vậy mà khác chi”. Để dệt nên cái đẹp cho tác phẩm Lục Vân Tiên, để Lục Vân Tiên xứng đáng là một tấm gương về bài học mang tính giáo dục thì không thể thiếu nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Nàng là một người tài sắc vẹn toàn, người con gái có hiếu với cha, trung trinh với người quân tử đã từng cứu giúp mình. “Làm con đâu dám cãi cha Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành”. Chịu ơn phải trả ơn: “Hà Khê qua đó cũng gần Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng Gặp đây đương lúc giữa đàng Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không”. Điều làm nên nét đặc trưng của tác phẩm Lục Vân Tiên là không chỉ những nhân vật chính, nhân vật khôi ngô, xuất thân gia đình có học vấn hay địa vị được khắc họa là nhân vật mang tính cách thiện mà cả những nhân vật rất đỗi bình dân như ông Ngư, ông Tiều cũng được miêu tả là những con người nhân nghĩa, luôn sẵn sàng chìa tay ra cứu người mà không cần đền đáp. Đầu tiên phải kể đến hành động khẩn trương cứu người của ông Ngư (vớt ngay lên bờ), không vụ lợi, không mảy may tính toán thiệt hơn, còn hối thúc người nhà cùng ra tay giúp người: “Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 15 Ông Ngư còn giữ Vân Tiên ở lại để chăm sóc, sẵn sàng giúp đỡ, làm việc nghĩa không cần trả ơn: “Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ, Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”. Và ông Tiều cũng vậy, cũng không màng ơn nghĩa khi cứu giúp Vân Tiên: “Lão Tiều mới nói: “Thôi thôi, Làm ơn mà lại trông người hay sao”. Nhân vật ông Ngư, ông Tiều là đại diện cho nhân cách cao thượng, sống trong sạch, không màng danh lợi, tiền tài, cuộc sống giản đơn đạm bạc, hòa mình, bầu bạn với thiên nhiên. Ông Ngư là một người lao động chất phác, trọng nghĩa kinh tài, giàu lòng thương người: “Một mình thong thả làm ăn, Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm”. Ông Tiều cũng chọn cách sống hòa mình với thiên nhiên: “Trăng thanh gió mát bạn cùng hươu nai. Và “Công hầu phú quý mặc ai”. Cách chọn cuộc sống thanh bần, hòa mình với thiên nhiên, trọng nhân nghĩa, khinh tiền tài của ông Ngư cũng là cách sống của đại bộ phận dân chúng Nam Bộ. Họ sẵn sàng từ bỏ lợi danh để chọn cuộc sống giản dị mà nhân nghĩa. Họ hoàn toàn có thể mong được trả ơn, được đền đáp nhưng họ không làm vậy. Người Nam Bộ sẵn sàng cứu vớt khi bắt gặp ai đó gặp nạn tai hay chỉ đơn giản cho ở nhờ, cho đi quá giang là điều dễ bắt gặp. Tất cả những điều đó phản ánh khí chất, tính ngay thẳng, trung chính và thật thà của những nhân vật thiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên nói riêng và của cư dân Nam Bộ nói chung. c) Tuyến nhân vật đại diện cho cái ác Truyện thơ Lục Vân Tiên là tác phẩm ngợi ca lòng chung thủy, tính chính nghĩa, hào hiệp, ca ngợi lòng hiếu thảo, tiết hạnh và nổi bật hơn hết là ca ngợi cái đẹp, cái thiện và đạo đức. Để xây dựng và làm nổi bật những nhân vật, những hình tượng cao đẹp đó, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau về tính cách, cách 16 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY hành xử. Đó là nhân vật Trịnh Hâm - một người thuộc tuyến nhân vật đại diện cho sự bất tài, láo xược, cho cái ác, sự xấu xa, tàn nhẫn. Trịnh Hâm được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng là một nhân vật không tài cán gì: “Một người ở quận Phan Dương, Tên Hâm họ Trịnh tầm thường nghề văn”. Hắn còn cho thấy là một kẻ cực kỳ láo xược, khinh người khi lên tiếng với ông Quán: “Hâm rằng: “Lão Quán nói nhăng, Dẫu cho trải việc cũng thằng bán cơm... Gối rơm theo phận gối rơm Có đâu ở thấp mà trèo lên cao”. Trịnh Hâm không chỉ bất tài, láo xược mà còn là một nhân vật mang tính xảo huyệt, đố kỵ với tài năng của người khác: “Kiệm Hâm là đứa so đo, Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng. Khoa này Tiên ắt đầu công, Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi”. Nhận thấy Vân Tiên có tài, Trịnh Hâm đã bộc lộ sự lo lắng nhưng hắn vẫn một mặt thân thiện, ngọt nhạt an ủi Vân Tiên, rồi mặt khác rắp tâm ra tay hãm hại bất ngờ. Ngoài mặt thì hắn: “Hâm rằng: “Anh chớ ưu phiền, Khoa này chẳng gặp, ta nguyền khoa sau”. Nhưng cuối cùng thì chờ khi có dịp, Trịnh Hâm đã nhanh chóng ra tay hãm hại Vân Tiên ngay tức khắc. Trịnh Hâm đã có hành động xấu xa, độc ác là giữa lúc đêm tối, Trịnh Hâm xô Lục Vân Tiên xuống vực. “Trịnh Hâm khi ấy ra tay, Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời”. Hành động này diễn ra nhanh, gọn, tàn nhẫn, không chút đắn đo, lưỡng lự cho thấy cái ác trong Trịnh Hâm rất lớn. Có thể thấy việc hãm hại KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 17 người khác được thực hiện thường xuyên nên rất thuần thục, nhanh, gọn, dứt khoát. Chưa dừng lại ở đó, sau hành động tàn nhẫn, hắn còn kêu trời. Hành động vừa ăn cắp vừa la làng để muốn che đậy tội ác cho thấy sự gian xảo, giả nhân giả nghĩa đến tột cùng: “Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời, Cho người thức dậy lấy lời phôi pha”. Trịnh Hâm là hình tượng nhân nhật được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa tiêu biểu cho những người thuộc nhân cách xấu xa, ghen ghét, đố kỵ với bạn bè, bản chất độc ác, con người tráo trở, lừa lọc, phản bội, bất nhân bất nghĩa. Cùng tuyến nhân vật phản diện đại diện cho cái ác còn có cha con Võ công, Võ Thể Loan. Ban đầu, Võ công cho rằng, Vân Tiên là trạng nguyên tương lai nên đón tiếp ân cần, xem như con rể và dặn con gái ứng xử lễ phép để lấy lòng: “Công rằng: “Ngãi tế mới sang, Muốn lo việc nước, hãy toan việc nhà”. Võ Thể Loan vội vàng hẹn thề, giữ đạo tào khương đợi chờ Vân Tiên trở về: “Chàng dầu cung quế xuyên dương, Thiếp xin hai chữ Tào khương cho bằng”. Lời hứa ngọt ngào chẳng mấy chốc đã thay đổi khi thấy Vân Tiên lâm vào cảnh nạn: bỏ lỡ khoa thi, mắt bị mù thì cả cha lẫn con đều trở mặt, muốn kết sui gia với họ Vương. Người cha còn tìm cách giết Vân Tiên: “Ta dầu muốn kết sui gia/Họ Vương họ Võ một nhà mới xinh”; con thì thẳng thừng chê Vân Tiên là thất phu: “Nỡ đem mình ngọc dựa kề thất phu”. Lợi dụng lúc Vân Tiên mù lòa, họ lừa bỏ chàng vào hang sâu: “Ra đi đương lúc tam canh, Dắt vào hang tối bỏ đành Vân Tiên”. Thông qua tác phẩm Lục Vân Tiên, người đọc dễ dàng nhận thấy, Nguyễn Đình Chiểu đã phân định một cách rạch ròi ranh giới giữa thiện và ác. Trịnh Hâm, Võ công là tiêu biểu cho cái ác, xấu xa, thấp hèn; 18 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY ông Ngư, ông Tiều là đại diện cho cái thiện, cái đẹp, sự cao thượng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập, tương phản nhằm tô đậm hành động bất nhân, bất nghĩa của Trịnh Hâm và ca ngợi, khẳng định hành động cứu người cao đẹp của ông Ngư, ông Tiều. Quan điểm thiện - ác của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ quan điểm nhân nghĩa xuyên suốt trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Ông Ngư, ông Tiều là hiện thân cho vẻ đẹp của quần chúng nhân dân lao động, hiện thân cho vẻ đẹp của chính nghĩa. Hình tượng ông Ngư, ông Tiều chính là kết tinh của lý tưởng nhân nghĩa trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Cái thiện là những việc làm đẹp đẽ, trong sáng, ngay thẳng, minh bạch; còn cái ác là những việc làm phi nghĩa, đen tối. Người sống thiện là người luôn hướng đến những điều tốt đẹp, không trái với đạo đức, giúp đỡ người khác mà không cần đền đáp. Nhưng người sống theo cái ác là người hướng đến những việc làm gian xảo, xấu xa, luôn tìm cách hãm hại người khác để đạt được cái lợi cho bản thân. Người sống ác thường luôn tìm mọi cách che đậy bằng lớp vỏ bề ngoài giả nhân, giả nghĩa. Chúng luôn dùng mọi thủ đoạn độc ác, mọi mưu ma chước quỷ nhằm tấn công cái thiện để tồn tại. Nhưng dường như có một quy luật cuộc sống, qua bao sóng gió gian truân, bị đày đọa, vùi dập, thậm chí phải hy sinh thì cái thiện cuối cùng vẫn chiến thắng cái ác, cái ác luôn phải trả giá bằng chính những hành động của mình. Tác phẩm Lục Vân Tiên của tác gia Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng cho quy luật ấy. Cái ác phải bị trả giá, bị trừng trị, cái thiện luôn chiến thắng vinh quang rạng rỡ và cuối cùng người tốt sẽ có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Kết thúc tác phẩm, tuyến nhân vật thiện được sống hạnh phúc, được hưởng thành quả họ đáng nhận. Nguyệt Nga được giải oan, được sắc phong làm Quận chúa kết duyên cùng Vân Tiên với cái kết viên mãn, hạnh phúc. Kiều công đươc phục chức làm quan Đông Thành. Trong khi đó, tuyến nhân vật ác, nhóm người đại diện cho cái ác trong xã hội phải đền tội. Võ công vì bị Tử Trực sỉ vả đến cảm thấy xấu hổ, nhục nhã mà lâm bệnh chết. Mẹ con Võ Thể Loan bị quả báo nhãn tiền, KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 19 bị cọp tha vào hang đá vùi lấp. Trịnh Hâm vốn dĩ bị chém đầu nhưng với tính cách khoan dung nhân đạo của Vân Tiên, hắn chỉ bị đuổi đi. Nhưng trời cũng không giúp hắn, đi tới Hàn Giang thì sóng thần kéo tới làm lật thuyền và cá nuốt. Bùi Kiệm là một nhân vật không có tội trạng lớn, chỉ mỗi tính “máu dê” nhưng kết cục vẫn cảm thấy tự hổ thẹn, nhục nhã. Kết thúc có hậu là cái kết nhận được sự đồng cảm sâu sắc của nhân dân Nam Bộ. Nam Bộ là một vùng đất tương đối trẻ trong các vùng văn hóa ở Việt Nam. Người dân Nam Bộ đa dạng về tộc người cũng như nguồn gốc di cư. Đây là vùng đất đa dạng văn hóa bởi sự cộng cư của người Việt, Hoa, Khmer, Chăm... Về thành phần xuất thân, họ là những người tứ xứ cùng tụ hội về đây khai hoang, lập làng, làm ăn sinh sống. Từ những ngày đầu tụ cư, các dân tộc phải cùng chung vai đấu cật, nỗ lực chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt hay sự tấn công của cọp, beo, thú dữ. Với thiên nhiên, họ cùng nhau chống lại thiên tai; với xã hội, họ chung nhau chống lại chiến tranh xâm lược, chống lại cái ác, cái xấu luôn chực chờ. Người dân Nam Bộ thuộc rất nhiều tầng lớp khác nhau. Đó là những con người trốn chạy sự phân tranh của triều đình, sự hà khắc, áp bức, bóc lột của các thế lực, họ là những người nghèo, những người có tội hay là những người theo lệnh triều đình đi khai hoang, lập ấp. Họ đa dạng về xuất thân nhưng có một điểm chung là cần sự yên ổn làm ăn nơi vùng đất mới. Thế nhưng, cuộc sống lại có vô vàn hiểm nguy, bất trắc và các thế lực xấu luôn chực chờ để hãm hại, xâu xé nhằm hưởng lợi. Trong hoàn cảnh đó, không còn con đường nào khác, người dân Nam Bộ phải đứng lên đấu tranh, phải chiến đấu để bảo vệ cuộc sống hòa bình, và từ đó, trong những đặc điểm nổi bật của người dân Nam Bộ dần hình thành nên tính cách phân định rạch ròi. Với họ, chỉ có đen và trắng, tốt và xấu, thiện và ác và hơn hết nữa là cái thiện phải luôn luôn thắng cái ác, chính nghĩa phải thắng gian tà. Điều này được bắt gặp trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu rất rõ nét. 20 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Kết luận Quan điểm thiện - ác, cái kết có hậu là quan điểm nghệ thuật xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của tác gia Nguyễn Đình Chiểu. Có thể nói, nguyên nhân khiến những tác phẩm của nhà thơ đi vào lòng người dân Nam Bộ chính là tư tưởng nhân đạo, quan điểm thiện ác phân minh, cái thiện luôn chiến thắng, cái ác phải bị trừng trị và nhân vật chính luôn có được cái kết viên mãn. Tác phẩm Lục Vân Tiên hội đủ tất cả những điều đó, nó làm thỏa lòng mơ ước của các cư dân Nam Bộ. Những người nông dân chân chất dù đứng trước muôn vàn khó khăn nhưng họ thà lựa chọn cuộc sống trọng nhân nghĩa, khinh tiền bạc chứ không xu nịnh, độc ác, hại người. Nghiên cứu này góp phần tô rõ hơn quan điểm nghệ thuật của tác gia Nguyễn Đình Chiểu qua tác phẩm Lục Vân Tiên, đồng thời, nêu lên một đóng góp mới khi dựa trên thuyết lựa chọn duy lý để phân tích, làm rõ hơn quan điểm, tính cách cư dân Nam Bộ qua tác phẩm./. TjI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Chiểu: Lục Vân Tiên, Nxb. Thanh Hóa, 2011. [2] Nhiều tác giả: Giảng văn Văn học Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002. [3] Nhiều tác giả (Bộ sách Phê bình và Bình luận Văn học): Tác giả trong nhà trường - Nguyễn Đình Chiểu, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2006. [4] Bùi Thức Phước (Sưu tầm và biên soạn): Văn học Việt Nam thế kỷ XIX - Nguyễn Đình Chiểu, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015. [5] Nguyễn Bích Thuận (Nghiên cứu và biên soạn): Tác giả, tác phẩm cổ điển Nguyễn Đình Chiểu, Nxb. Thanh Hóa, 2011. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 21 [6] http://nguyendinhchieu.vn/ndc.nsf/gioi-thieu-luc-van-tien.html [7] https://www.vanchuongthanhphohochiminh.vn/tinh-cach-va-tam hon-nguoi-nam-bo-qua-tho-van-nguyen-dinh-chieu [8] http://vannghiep.vn/wp-content/uploads/2020/10/Chuong-3.pdf [9] https://www.investopedia.com/terms/r/rational-choice-theory.asp 22 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NHj THƠ PHỔ TRUYỀN ĐẠO LÝ ThS. BẢO PHÁP LỮ MINH CHÂU* Tóm tắt: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), người được UNESCO tôn vinh và ghi nhận những giá trị di sản văn hóa để lại cho hậu thế. Một trong những giá trị đặc biệt đó chính là vị thế được người dân kính ngưỡng tôn thờ xưa nay: Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ phổ truyền đạo lý. Vấn đề phổ truyền đạo lý đặt ra trong điều kiện giao lưu văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc trước sự suy đồi phong hóa trở nên rất cần thiết và rất hữu ích trong đời sống xã hội hiện nay đang có những biến đổi về mặt đạo đức, nhân luân. Từ khóa: Cụ Đồ Chiểu; Lục Vân Tiên; Phổ truyền đạo lý. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - POET WHO POPULARIZES ETHICS Abstract: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) was honored and recognized by UNESCO for having transmitted his cultural heritage values to the next generations. He has been respected by all as an eminent poet who had transmitted ethics. In the context of exchanging, safeguarding, promoting cultures and _______________ * Cao Đài Ban chỉnh đạo. Liên hệ: [email protected] KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 23 national identities under the risk of cultural and moral decay, the issue of ethical transmission becomes more urgent and useful in the current social life. Keywords: Elderly Đồ Chiểu; Lục Vân Tiên; Ethical transmission. Toàn văn 1. Vài nét về lịch sử Nho giáo Trung Quốc đến Việt Nam - phác thảo hoàn cảnh lịch sử ra đời các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên do một số quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, đặc biệt là Sĩ Nhiếp - người được nhân dân gọi là Sĩ Vương, đã đem Nho giáo vào đời sống người dân Việt. Sĩ Nhiếp còn được hậu học tôn xưng là Nam Giao Học tổ. Trong quá trình giao lưu, tiếp biến giữa Nho giáo và văn hóa dân tộc đã bộc lộ những nét tương đồng và khác biệt. Qua quá trình tiếp thu có chọn lọc từ Nho giáo mà người Việt biết đến lễ nghi, cưới hỏi, Trung y, tiết lịch, tết xuân và hội hè đình đám, thứ bậc gia môn... Từ đó, nước ta tổ chức triều đình, hệ thống pháp luật, hệ thống thi cử, sử dụng Hán văn làm văn tự nhà nước, sau đó là sự sáng tạo ra chữ Nôm để sáng tác văn chương, thi thơ bằng hơi thở ngôn ngữ, âm vực ngũ âm... Chữ Nôm được nâng lên tầm chữ quốc ngữ thời vua Quang Trung, được sử dụng làm văn tự hưng bang. Thời Nguyễn, vua đầu hàng thực dân Pháp, một số sĩ phu tập hợp nhân dân chống giặc, đặt nước trên vua. Truyền thống dân tộc (đồng bào) sâu sắc tạo nên sự khác biệt khi Nho giáo đặt vua ở vị trí tuyệt đối, thì khi tiếp biến văn hóa, Nho giáo tại Việt Nam cũng biến đổi trong quan niệm, do đó Nguyễn Trãi viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Nguyễn Đình Chiểu sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội Nho giáo phong kiến suy vi, xuất thân từ một nho sĩ thuần thành và lại có tấm lòng muốn đem quan điểm sống theo đạo lý của Nho gia áp dụng vào 24 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY xã hội nên quan niệm nghệ thuật của ông trong tác phẩm rõ ràng có phần muốn truyền giảng đạo lý của Nho giáo, nhưng đây là Nho giáo Việt Nam, mà đặc biệt là ở Nam Bộ, hồn cốt chuyển hóa thành đạo đức trong nhân dân. Trong suốt quá trình sáng tác hầu như tư tưởng nhân nghĩa, ái quốc, trung quân lúc nào cũng được ông đề cập; từ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu đến thơ văn yêu nước, ông luôn tỏ ra mình là nho sĩ và tự thấy có trách nhiệm phải bảo giữ đạo lý dân tộc theo kiểu nhà nho. Ông là nhà thơ suốt đời quyết tâm muốn giữ lấy đạo nghĩa và muốn đem cái đạo nghĩa ấy truyền bá cho nhân dân thông qua văn chương của mình. Như trên đã nói, ông sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, lại có điều kiện sống gần gũi nhân dân nên đã thấm nhuần đạo lý dân tộc. Tâm hồn ấy đã cảm nhận Nho giáo, chuyển hóa đạo lý Nho giáo hòa cùng đạo lý nhân dân làm nên một thứ đạo lý đẹp đẽ của riêng ông. Đọc tác phẩm Lục Vân Tiên, ta thấy ông nhắc nhiều đến đạo nghĩa: 6 lần chữ “đạo”, 17 lần chữ “nghĩa”. Dương Từ - Hà Mậu nói đến chữ “đạo” 129 lần. Ở thơ và văn tế, ông nói đến chữ “nghĩa” 6 lần và chữ “đạo” 13 lần. Tác phẩm cuối đời là Ngư Tiều y thuật vấn đáp, ông nói đến chữ “nghĩa” 3 lần và chữ “đạo” 61 lần. Điều đó, cho thấy, ông là nhà thơ suốt đời quyết tâm muốn giữ lấy đạo nghĩa và muốn đem cái đạo nghĩa ấy truyền bá rộng trong nhân dân thông qua việc lấy văn chương làm phương tiện. Thực ra, đạo mà ông muốn truyền bá và gìn giữ, ấy chính là đạo lý mang màu sắc Nho giáo. Có điều Nho giáo ở Nguyễn Đình Chiểu mang sắc thái riêng, đã có màu sắc Nam Bộ, là bản sắc dân tộc Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu kết hợp đạo lý dân tộc và đạo lý Nho giáo thành đạo lý thể hiện trong tác phẩm của mình, một quan niệm đạo lý xuất phát từ những năm tháng sống với nhân dân, biểu cảm như nhân dân, đứng về phía nhân dân mà đấu tranh cho chính nghĩa thắng gian tà thông qua tác phẩm độc đáo Lục Vân Tiên. Tác phẩm Lục Vân Tiên được sáng tác để kể câu chuyện chương hồi bằng lối thơ hơn là để xem, rất bình dị. Hơn nữa, vì chịu ảnh hưởng trực tiếp từ truyện Nôm bình dân và truyền thống qua thơ KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 25 văn, nói vè của dân gian nên những sáng tác của cụ Đồ Chiểu dễ thuộc, dễ nhớ, dễ truyền cảm hứng, được nhiều người biết đến. 2. Giá trị đạo đức qua Lục Vân Tiên Qua truyện thơ Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu muốn truyền tải đến mọi người bằng một câu chuyện đạo lý. Trong đó tinh thần hướng thiện, khuyến khích việc “lành” được ông đặc biệt quan tâm bằng một tuyên ngôn giáo dục về luân lý đạo đức. “Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”. Ông đặt chữ trung thành làm lẽ sống ở đời, sinh ra và lớn lên trong lòng nhân dân, ông lấy yếu tố tích cực của Nho giáo chuyển hóa thành đạo lý của nhân dân nên được nhân dân tiếp nhận, thấm nhuần qua lời ru, điệu nói. Người ta đặt ra lối nói thơ Vân Tiên, rất đặc biệt trong đời sống thường nhật của người dân Nam Bộ và họ thuộc lòng theo lẽ tự nhiên của cha ông họ từ thuở nhỏ qua cách ăn ở, lối sống “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”. Nếu cần bảo vệ đạo lý, nhân nghĩa thì người biết trọng đạo nghĩa sẵn sàng “Quên mình làm nên cho người”. Thế nên, đạo lý ở người nho sĩ này trở thành đạo đức nhân dân là vì vậy. Người Pháp buổi đầu đặt chân lên đất Việt Nam đã quan tâm đến Lục Vân Tiên. Trong số đó có G. Aubaret khi viết lời tựa cho bản sách bằng văn xuôi truyện Lục Vân Tiên của ông có đoạn: “Chúng tôi thú thật (tác phẩm) đã luôn luôn làm chúng tôi say thích. Đọc nó, chúng tôi hiểu sâu những tính cách đại thể của một dân tộc, chúng tôi sống chung lâu năm. Chúng tôi xem nó như một trong những sản phẩm rất hiếm của trí óc nhân loại, có cái hay là phô diễn khéo léo tình cảm của cả một nước”1. Ông Linage, một nhà bán sách ở Sài Gòn, trong bức thư đề nghị Hội đồng trưởng Hội đồng Quản hạt xuất bản truyện Lục Vân Tiên có đoạn: “Quyển Lục Vân Tiên này là một trong những tập thơ được người An Nam _______________ 1. Tuần báo Nam Kỳ, số đặc biệt năm 1943. 26 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY thích hơn hết”1. Sở dĩ được như vậy là vì nó vừa có tính bác học, vừa có tính bình dân. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác Lục Vân Tiên bằng lý tưởng thẩm mỹ của Nho giáo nhưng là Nho giáo được chuyển hóa thành đạo đức nhân dân. Ông nêu lý tưởng để thực hiện trong cuộc sống, đồng thời tiến tới xây dựng một xã hội tốt đẹp chứ không xa rời nhân dân mà thực sự hòa hợp với nhân dân một cách bản nhiên vốn có. Tác phẩm Lục Vân Tiên thể hiện tính chiến đấu giữa thiện - ác, chính - tà thông qua hai tuyến nhân vật, với mỗi đoạn đời khác nhau, để cuối cùng thực hiện đạo làm người trong xã hội, trong nội bộ nhân dân. Đặc biệt, vì lẽ chiến đấu có tính chất nội bộ nên không có trả thù. Ngay việc quả báo cũng đúng như quan niệm của nhân dân. Tất cả tình cảm, tư tưởng đạo đức trong tác phẩm được thể hiện xuất phát từ đáy lòng của một nhà thơ mù nhưng có tính chiến đấu như một chiến sĩ đạo đức với lòng quyết tâm bảo vệ đạo lý, bảo vệ Tổ quốc như nhân dân mong muốn. Ông đã đáp ứng được nhu cầu đạo đức và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật nhân dân, bởi tính bình dân trong phong cách của ông. Vì thế, xét một cách phổ quát, ông là nhà thơ của dân tộc trong tinh thần rộng mở vì đạo lý của con người mà viết văn, làm thơ. Ông không có động cơ nào khác. Ông cho đó là thiên chức của người nghệ sĩ. 3. Giá trị đạo đức qua Dương Từ - Hà Mậu Cái gốc của vấn đề là “Đạo nào làm phải làm lành” là hợp với quy luật sẽ giúp con người noi theo đó mà tiến hóa. “Xưa nay chữ đạo là đường, Đường đi nào có một phương hẹp hòi”. Nguyễn Đình Chiểu hiểu được vấn đề có tầm quan trọng nên để tâm viết gần 4.000 câu thơ nhằm hóa giải nó. Ông muốn người theo đạo tự nhận thức lại sau khi tìm lẽ thật của vấn đề rồi quyết định. Tuy là cách _______________ 1. Tuần báo Nam Kỳ, số đặc biệt năm 1943. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 27 giải quyết không hoàn thiện nhưng so với triều đình thì hữu lý hơn: “Theo nghĩa ai đành làm phản nước/Có nhân đâu nỡ phụ tình nhà”. Sau hết, ông kết thúc tác phẩm bằng tiệc cưới vui tươi có chuyện đạo, chuyện đời hòa hợp: Nguyễn Đình Chiểu để cho tín đồ đạo Phật, đạo Thiên Chúa theo gương Dương Từ - Hà Mậu “bỏ vời dị đoan”: “Người lui kẻ tới dầy dầy, Da Tô thầy sãi cũng vầy theo chơi. Cùng nhau bàn luận việc đời, Theo đường nhân nghĩa bỏ vời dị đoan”. Nguyễn Đình Chiểu quan niệm về đạo đức rất rạch ròi, bài Than đạo viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Ông dùng thơ văn để chuyển tải đạo đức theo quan niệm của người xưa. Đầu tiên là đạo đối với nước thì “trung quân ái quốc”, hiếu với mẹ cha, với bạn với thầy thì trọn nghĩa; quan niệm về bình đẳng giới của ông đã có từ rất sớm so với thời đại ngày nay. Nhìn chung, quan niệm đạo đức của cụ Đồ Chiểu tôn trọng người tốt, diệt kẻ ác, kẻ xấu. Đặc biệt, trong tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu, ông phê cách tu của hai vị, nhưng cuối cùng, ông tỏ rõ tình thuận hòa, để cho Hà Mậu, Dương Từ kết nghĩa thông gia, ông nghĩ: “Xưa nay hễ Đạo là đường, Đường đi nào phải một phương hẹp hòi”. 4. Phổ truyền đạo lý qua Ngư Tiều y thuật vấn đáp và các bài thơ yêu nước Khi “tỵ địa” về Ba Tri, Bến Tre sống và sáng tác những câu thơ “thần bí”, viết văn, làm thuốc, làm thầy dạy chữ, dạy người, tích hợp lại ba lĩnh vực ấy chính là Nguyễn Đình Chiểu đã phổ truyền đạo lý - một thứ đạo lý bình dân của người Nam Bộ. Mặc dù “ông Đồ” xa lánh danh lợi thị thành náo nhiệt nhưng khi sáng tác thơ văn có sức ảnh hưởng to lớn thì không phải là việc thường. Người đời sau chỉ cần đọc bài U Yên sấm 28 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY trong tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp đã gợi ra bao điều ẩn ý không thể diễn đạt rành mạch “ý tại ngôn trung” của bài sấm ký này. Không gian nghệ thuật ở Ngư Tiều y thuật vấn đáp là không gian y học của một vùng, một điểm nhỏ ở góc trời Nam do sự tưởng tượng của một danh y với bao nhiêu địa danh khác đời thường như: ải Nhân xu, am Bảo dưỡng, truông Âm chất, bến Ngũ hành, ải Thiên can, non Ngũ vận cộng với các từ thái cực, khí chất, âm dương... toàn là việc trời đất phối hợp với con người pha màu kỳ bí khó hiểu bởi nó hết sức trừu tượng. Nói rõ đó là “thế giới thiên thể” và thế giới của những con người đang sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chuyện đại vũ trụ (trời) và tiểu vũ trụ (người) có sức thống nhất biện chứng đã được đề cập từ xưa, đến thời Nguyễn Đình Chiểu có xu thế mới hơn, “coi chừng trời đất trong hình người ta” là đã nhận ra sự gần gũi hơn trước lắm. Trời có nhật, nguyệt, tinh; đất có thủy, hỏa, phong và người có tinh, khí, thần - hệ thống tam tài này là nhất quán, xuyên suốt. Ông về Ba Tri quy ẩn làm thuốc, làm thơ, làm thầy dạy học tạm qua ngày nhưng đến lúc mất, lòng vẫn không an vì đây là tấm lòng của người có đạo đức, giàu nhân nghĩa, luôn tự thấy có trách nhiệm với nước, với dân. Chuyện y thuật, yêu nước cứ quyện chặt mãi, trị bệnh cho người mà tìm phương trị bệnh cho nước, sau chữ nghĩa hàm ẩn điều ấy. Ông thấy y thuật chỉ có giới hạn cứu một số ít dân, chỉ phần thể xác còn làm thơ, viết văn thì cứu được nhiều hơn, ông kết hợp cả hai phương thức ấy; giữa hai con đường đang đặt ra hợp tác hay bất hợp tác để nuôi chí giữ lòng? Tuy đã yên tiếng súng nhưng không yên đối với ai còn nghĩ đến dân, đến nước, đó là thái độ đạo đức đáng quý nơi cụ Đồ. Trong tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo theo phương pháp truyền thống, tượng trưng nhưng có cách tân qua kết cấu, xây dựng hình tượng độc đáo, từ biện pháp tượng trưng, ước lệ được thay dần bằng hiện thực hóa và không còn khắt khe về khuôn khổ câu đối cũng như bước chuyển hóa trong sáng tác. Thế nên, ta bắt gặp ý thơ rộng mở do cảm hứng sáng tạo thông qua lối diễn đạt hồn nhiên như thực tế cuộc sống người dân Nam Bộ, bộc lộ tâm sự riêng có tính khách KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 29 quan, tâm sự của người quy ẩn bằng giọng thơ trầm hẳn, hơi buồn thế nước lòng dân. Tiều ngâm “Trăm năm ra sự chọn rừng nhu”, Ngư thì “Dù lòng ngao ngán giữ rừng nhu” vì “Lỡ Tiên, lỡ Phật, lỡ nguyền Nho phong” cứ thế uống rượu, ngâm thơ. Người tốt thì vậy, còn kẻ xu thời, cụ Đồ nhận xét họ hết sức mỉa mai: “Thấy nay trong nhóm văn chương, Vóc dê da cọp khôn lường thật hư”. Trong bầu trời đen tối, bi sầu lại sáng lên hình ảnh Kỳ Nhân Sư cùng hai người bạn Hưởng Thanh Phong và Ảnh Minh Nguyệt có nét thoát trần, là người am hiểu việc thịnh suy ở đời. Kỳ Nhân Sư quy ẩn ở Thiên Thai hàm dưỡng chí đợi thời chứ không hề buông xuôi, phó mặc việc đời, khi ông tự xông hai mắt cho mù để không tiếp khách nữa, để khỏi thấy việc bất bình, cụ Đồ nghĩ: “Gặp cơn trời tối thà đui/Khỏi gai con mắt lại nuôi tấm lòng”; còn người ưu thời, chính trực ưu tư việc nước non, khi nghĩ về thân phận mình ông “Cam lỗi với thương sanh”, “Thẹn với non sông”, xúc cảm “Nói ra thì nước mắt trào/Tấm lòng ưu thế biết bao giờ rồi”. Ông nghĩ: “Thời trời đã vậy, thôi thôi nào cầu” tiếp nỗi đau mà giàu bản lĩnh: “Thà cho trước mắt mù mù, Chẳng thà ngồi thấy kẻ thù quân thân. Thà cho trước mắt vô nhân, Chẳng thà ngồi ngó sinh dân nghiêng nghèo. ... Dù đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn có mắt ông cha không thờ”. Trước thực tại một số người sáng mắt đã thỏa ước, hợp tác với giặc đi sai nẻo chánh chơn, cụ Đồ cảnh tỉnh: “Sáng mắt chi đắm sắc tham tài, Lung lòng nhân đục chuốt tay học trời. Sáng chi dua ninh theo đời, Nay vinh, mai nhục, mang lời thị phi”. Cái rộng lớn nằm ở đoạn thơ này, tình người, tình nhân loại mà cụ Đồ đặt ra ở thế kỷ trước, nay đã hiển lộ rõ dần. Đất U Yên thực tế là 30 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY mảnh đất Nam Kỳ lục tỉnh nơi ông sống, sinh ra và chiêm nghiệm “tám câu năm vần” cũng đã sáng tỏ đôi điều rồi. Khi đất nước bị xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu được xem như ngọn cờ đầu chống giặc ngoại xâm, ông tập trung sáng tác theo ý nghĩa: “Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ, Làm người bao nỡ phụ quê hương”. (Ngựa tiêu sương) Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bộc lộ tấm lòng tôn kính các anh hùng vì nước hy sinh oanh liệt. Tuy xuất thân là nông dân áo vải không được rèn luyện nhưng luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước khi có ngoại xâm. Rồi tiếp theo, ông viết Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh tế các nghĩa sĩ ở Nam Kỳ. Ông viết thơ điếu Phan Công Tòng, Trương Công Định ca ngợi tinh thần chống giặc rất dũng cảm của họ. Đặc biệt là hai bài thơ điếu Phan học sĩ với niềm cảm thông sâu sắc! Cụ Đồ cho rằng, cái chết của Phan Tòng, Phan Thanh Giản làm cho trời Ba Tri, ngày xuân mà ủ dột “Gió thảm mưa sầu khá xiết than”, “Chạnh lòng trăm họ khóc quan Phan”. Riêng hai bài thơ viết về Phan Thanh Giản xưa nay có nhiều ý kiến không đồng nhất, xin hãy bình tâm mà nghĩ xem có gì mới chăng so với trước. Tựa đề Điếu Đông các Đại học sĩ Phan Công chi thủ đầy đủ ý nghĩa rất lớn về thái độ. Vấn đề Phan Thanh Giản được bàn luận khá nhiều nhưng chưa có kết luận sau cùng cho đến ngày nay, mở đầu như lời phát vấn: “Non nước tan tành hệ bởi đâu, Dàu dàu mây trắng cõi ngao châu”. “Hệ bởi đâu”, chứ đâu phải chỉ có Phan Công? Dĩ nhiên, non nước tan tành ở đây có phần trách nhiệm của Phan Kinh lược sứ và trách nhiệm ấy phải trả giá bằng cái chết, điều này không thường rồi! Trí giả tự xử rất đáng trọng, đáng quý, mấy ai làm được? Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, giờ đến Phan Thanh Giản đều tự xử như vậy, tuy mỗi người mỗi cảnh khác nhau. Chứng kiến áng mây buồn trùm lên bầu trời Nam Kỳ khi Phan Công tuẫn tiết mà cụ Đồ cảm nhận được, từ mảnh đất Bãi Ngao không khí cũng u buồn, lạnh lẽo. Ông kể về cuộc đời làm quan của KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 31 người tuẫn tiết: “Ba triều công cán đôi hàng sớ”. Nhà nghiên cứu Bùi Trần Phượng giải thích khá rõ sớ ấy là khuyên vua: “Xét đến cùng, nguồn gốc của sự trị loạn, gần gũi người hiền cả trong và ngoài triều, kính cẩn oai trời, vỗ về người cùng khổ, tính trước lo sau, đổi dây thay bánh, thì xét ra thế lực vẫn còn có thể làm được”. Phan Thanh Giản thân trải thờ ba triều, khi đất nước lâm nguy dâng sớ can vua để rồi bị giáng chức, bị cách và bây giờ “Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu”! Tất cả người trung liệt, người tốt lúc này chỉ biết lấy cái chết để tỏ bày khí tiết, bi kịch thời đại đưa đến bi kịch cá nhân. Thúy Kiều, Nguyệt Nga khi vận cùng cũng thế. Cụ Phan chờ viện binh: “Ải Bắc ngày chiều tin điệp vắng!” - chờ tin triều đình nhưng không thấy. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu tuy gặp nhiều trở ngại, nhưng ông đã vượt qua và làm nên nghiệp lớn trên ba mặt: thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ. Ông là người thầy mẫu mực trong đào tạo môn sinh, sống chết theo ý tưởng cao đẹp. Về nghề thầy thuốc, ông phê phán các lang băm và hết lòng chữa trị cho người bệnh: “Thấy người đau tưởng mình đau, Bệnh còn chữa được mau mau trị lành”. Ông là nhà thơ phổ truyền đạo lý, tác phẩm được nhân dân tiếp nhận và làm theo tạo ra sự ảnh hưởng sâu sắc qua nhiều thế hệ. Đối với tác phẩm cuối đời, ông biết thời như vậy mà tự chọn cách quy ẩn với một niềm tin có ngày “Sông trong bể lặng mắt thầy sáng ra”. Sau cùng, ông có cái nhìn rất sâu, rất xa về tương lai đất nước khi có vị Kỳ Nhân Sư xuất hiện. Kết luận Từ khi ra đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã phát huy tác dụng không chỉ đối với người Việt Nam yêu nước, mến chuộng đạo lý mà đối với người Pháp có lương tri cũng xem đó như là những tác phẩm đáng trân trọng, trong đó tiêu biểu là tác phẩm Lục Vân Tiên. Tính phổ quát của văn chương Nguyễn Đình Chiểu đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành một điển hình giáo dục đạo lý 32 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY trong đời sống gia đình qua cấu hình xã hội về trung hiếu, tiết hạnh, nhưng chủ đề chính là đề cao nhân nghĩa. Những năm tháng mù lòa, cụ Đồ Chiểu hiểu sâu hơn về lẽ đời, lẽ đạo, nẻo chánh đường tà nên ông bắt đầu sáng tác với mục đích phổ hóa chân lý đạo, truyền đạo, mà cụ thể là đạo làm người. Công trình của ông chưa kịp in thành sách đã được phổ truyền trong nhân dân bằng ánh sáng đạo đức soi rọi vào một xã hội đầy biến động. Trong điều kiện đất nước đổi mới toàn diện như hiện nay, thông tin đa chiều, giao thông thuận lợi trong nước và quốc tế, vận hội của đất nước đã mở, chúng ta cần suy nghĩ về đạo đức và vấn đề phổ truyền đạo lý, khơi lại nguồn mạch sống đạo cho dân tộc làm nền tảng nhân học. Đối với ông, làm thầy dạy học phải có trách nhiệm, phải gương mẫu, phải có lòng thương lớn, phải học “cho tinh, nghĩ cho chín”. Ông quan niệm viết văn, làm thơ là để nâng cao tư tưởng, tình cảm người đọc, hướng họ tới phục vụ đất nước, nhân dân. Thơ văn ấy phải nói tiếng nói của nhân dân, của dân tộc, tiếng nói đạo lý ở đời. Người cùng thời với ông hầu hết dùng chữ Hán làm phương tiện sáng tác thì ông lại dùng chữ Nôm cuối mùa. Tìm hiểu quan niệm đạo đức của cụ Đồ Chiểu, ta thấy từ tác phẩm đầu tay cho đến tác phẩm cuối đời, ông đều nhất tâm lo phổ truyền đạo lý, quyết tâm bảo vệ đất nước, bảo vệ đạo lý ở đời. Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới, bởi vì suốt đời ông hiến dâng cho đời trí tuệ và tài năng của mình, quan niệm đạo đức của ông trải qua năm tháng vẫn phù hợp với cuộc sống hôm nay và cả trong tương lai./. TjI LIỆU THAM KHẢO [1] Xuân Diệu: Nguyễn Đình Chiểu (các nhà thơ cổ điển Việt Nam tập II), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1982. [2] Bảo Định Giang: Thuyền chở đạo, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 33 [3] Trần Văn Giàu: Kỷ yếu Hội nghị khoa học về Nguyễn Đình Chiểu, 1982. [4] Trần Văn Giàu: Nguyễn Đình Chiểu Đạo làm người, Sở Văn hóa – Thông tin Long An xuất bản, 1983. [5] Dương Quảng Hàm: Việt Nam Văn học sử yếu, Hà Nội, 1941. [6] Nguyễn Văn Hiền: Đạo đức và y đức học Việt Nam, Nxb. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 1992. [7] Phan Văn Hùm: Nỗi lòng Đồ Chiểu, soạn lần 2, Tân Việt, Sài Gòn, 1959. [8] Vũ Khiêu, Nguyễn Đức Sự: Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng của người trí thức Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982. [9] Lạc Thiên (Biên khảo): Lục Vân Tiên, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992. [10] Viện Khoa học xã hội và Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử đạo Thiên Chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam, 1988. [11] Cao Tự Thanh, Huỳnh Ngọc Trảng: Nguyễn Đình Chiểu với văn hóa Việt Nam, Sở Văn hóa - Thông tin Long An, 1983. [12] Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Thạch Giang: Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, t.1, 1980; t.2, 1982. [13] Lê Trí Viễn: Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1982. 34 ĐỊA CHÍ TỈNH Vj DANH NHÂN VĂN HÓA PGS.TS. NGUYỄN THẾ DŨNG* Tóm tắt: Từ quan niệm về địa chí, về danh nhân văn hóa, bài viết này nhìn nhận truyền thống biên soạn địa chí của Việt Nam, và phân tích quan hệ giữa địa chí tỉnh và danh nhân sinh ra, gắn bó với tỉnh; từ đó, xem xét các bộ địa chí Bến Tre trong quan hệ với danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và bước đầu đưa ra một số giải pháp để phát huy vai trò của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong địa chí Bến Tre. Từ khóa: Danh nhân văn hóa; Địa chí tỉnh; Nguyễn Đình Chiểu. ADDRESS OF PROVINCE - CULTURAL CELEBRITY Abstract: From the concept of geographical documents and cultural celebrities, the paper discusses the tradition of compilation of geographical documents of Vietnam, and analyzes the relationship between the province’s geographical documents and famous people born in and attached to the province through which, reviews Bến Tre geographical documents in relation to the famous poet Nguyễn Đình Chiểu and initially proposes some solutions to promote his role in Bến Tre geographical documents. Keywords: Cultural celebrity; Provincial geographical document; Nguyễn Đình Chiểu. _______________ * Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Liên hệ: [email protected] KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 35 Toàn văn Mở đầu Địa chí là một thể loại có từ xa xưa, là một thuật ngữ chỉ việc ghi chép về một vùng địa lý nào đó, gồm hai từ “địa” và “chí”. Chí, nghĩa chữ Hán là ghi chép. Chính vì vậy, trong một số cuốn từ điển, từ Địa chí được chú giải là: sách viết về địa dư; phàm là phương vực, sơn xuyên, phong tục, sản vật đều được ghi chép, hay sách miêu thuật tường tận về địa hình, khí hậu, dân cư, chính trị, sản vật, văn hóa của một nước hay một vùng, miền. Có thể một số tác giả dùng chữ lục, hay chữ ký, nhưng đều gắn bó với ghi chép về một vùng đất. Bài viết này, tác giả xuất phát từ quan niệm về sách địa chí tỉnh, để bàn về yêu cầu địa chí tỉnh với danh nhân của tỉnh, từ trường hợp của Nguyễn Đình Chiểu với địa chí tỉnh Bến Tre, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ, nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. 1. Truyền thống biên soạn địa chí và danh nhân trong sách địa chí Cho đến nay, có thể căn cứ vào phạm vi của cuốn địa chí thể hiện để phân loại: địa chí quốc gia, địa chí tỉnh, địa chí huyện, địa chí xã. Về địa chí toàn quốc, có thể kể đến: An Nam chí lược (1339) của Lê Trắc; Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi; Hoàng Việt nhất thống địa dư chí (1806) của Lê Quang Định; Hoàng Việt nhất thống địa dư chí (1833) của Phan Huy Chú; Đại Nam nhất thống chí (1882); Đồng Khánh địa dư chí (1886 - 1888) của Quốc sử quán triều Nguyễn. Về địa chí cấp tỉnh/vùng, có thể kể đến: Hải Đông chí lược (1772) của Ngô Thì Nhậm; Gia Định thành thông chí (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) của Trịnh Hoài Đức; Nghệ An ký (đầu thế kỷ XIX) của Bùi Dương Lịch; Bắc Thành địa dư chí lục (1845) của Lê Chất;... Từ năm 1954 đến năm 1975, ở phía Nam, hầu hết các tỉnh đã có tác phẩm địa chí tỉnh được xuất bản như: Địa phương chí tỉnh Kiên Giang (1958), Địa phương chí tỉnh Phước Long (1960), Địa phương chí tỉnh An Giang (1961, 1963), 36 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Địa phương chí tỉnh Phước Tuy (1961, 1965, 1973), Địa phương chí tỉnh Biên Hòa (1963, 1972, 1974), Địa phương chí tỉnh Bến Tre (1965), Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu (1965, 1974), Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long (1966, 1969),... Đáng lưu ý trước năm 1975, tác giả Huỳnh Minh (quê Bến Tre) đã xuất bản nhiều địa chí tỉnh như: Kiến Hòa xưa và nay (1965), Gia Định xưa và nay (1965, 1973), Gò Công xưa và nay (1966), Cần Thơ xưa và nay (1966), Vĩnh Long xưa và nay (1967), Định Tường xưa và nay (1970), Vũng Tàu xưa và nay (1970), Sa Đéc xưa và nay (1971), Tây Ninh xưa và nay (1972). Sau năm 1975, hầu hết các tỉnh ở Nam Bộ đều đã xuất bản địa chí tỉnh, có thể kể tới Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (1998) do Giáo sư Trần Văn Giàu, tác giả Trần Bạch Đằng đồng chủ biên, Địa chí Bà Rịa - Vũng Tàu do Thạch Phương, Nguyễn Trọng Minh đồng chủ biên, Địa chí Long An (1990) do Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến đồng chủ biên, Địa chí Bến Tre (1991/2001) do Thạch Phương, Đoàn Tứ đồng chủ biên, Địa chí Tiền Giang (nhiều tác giả), v.v.. Về địa chí cấp huyện, có thể kể đến Địa chí huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam, 1992), Địa chí huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa, 1998), Địa chí huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh, 1999), Địa chí huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An, 2003), Địa chí huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa, 2010), Địa chí huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa, 2010), Địa chí huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa, 2010), Địa chí huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa, 2010), Địa chí huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An, 1989), Địa chí văn hóa Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa, 1995), Địa chí văn hóa quận Bình Thạnh (Thành phố Hồ Chí Minh, 1995), Địa chí văn hóa Quận 5 (Thành phố Hồ Chí Minh, 2000), v.v.. Riêng huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre năm 1987 đã tổ chức nghiên cứu và xuất bản Bình Đại địa chí. Ở cấp xã/phường, năm 1961, trong Hội nghị khoa học “Viết lịch sử địa phương” do Viện Sử học tổ chức tại Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đổng Chi (1915 - 1984) đã trình bày bản tham luận “Vấn đề viết xã chí trên toàn miền Bắc”. Bản tham luận gây tiếng vang tại hội thảo và giành được sự KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 37 hưởng ứng cao của các cử tọa. Lúc đó, đại diện các ty văn hóa đương thời tham dự đều đã sao chép bản “Đề án viết xã chí” để tham khảo sử dụng rộng rãi ở địa phương mình. Năm 1986, cuốn địa chí xã đầu tiên trong toàn quốc dựa trên đề án của cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi ra đời, đó là cuốn Địa chí Bảo Ninh của tỉnh Quảng Bình (lúc bấy giờ thuộc tỉnh Bình Trị Thiên) của tác giả Nguyễn Tú cho ra mắt bạn đọc. Như vậy, việc biên soạn địa chí từ cấp quốc gia đến cấp xã là một truyền thống của khoa học xã hội Việt Nam. Thú vị hơn là trong cấu trúc của các sách địa chí, bao giờ cũng có phần viết về các nhân vật lịch sử, văn hóa của vùng đất mà cuốn địa chí thể hiện. Từ xưa, các địa chí do các nhà nho thể hiện đã thực hiện được điều này, chẳng hạn, tác giả Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, sau phần Dư địa chí là phần Nhân vật chí. Với cấp huyện, có huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, đã có một chương Đơn vị anh hùng, gương mặt tiêu biểu. Như thế, việc viết nhân vật chí trong các sách địa chí là đương nhiên. Trong một cuốn sách địa chí, bao giờ cũng có phần viết về con người của vùng đất mà cuốn sách thể hiện. 2. Địa chí Bến Tre và danh nhân Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre là một tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ, từ năm 1900, tỉnh Bến Tre xuất hiện. Theo thư mục chúng tôi tìm hiểu được, không kể trong các sách viết chung, ít nhất đã có những công trình dạng “chí” sau đây: Địa phương chí tỉnh Bến Tre, bản đánh máy của Tòa Hành chính Bến Tre, 1930 (Monographie de la Province de Bến Tre). Năm 1980, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh đã dịch cuốn sách này. Theo lời giới thiệu của bộ phận dịch và hiệu đính, cuốn sách Địa phương chí tỉnh Bến Tre chia làm 4 tập. Tập 1 gồm 4 chương viết về địa lý chung, vị trí của tỉnh, hình thể, địa lý, lịch sử và lịch sử của tỉnh từ năm 1867 đến năm 1930. Tập 2 gồm các chương đề cập tình hình phát triển kinh tế: đất đai, cây cối, các ngành nghề, thương mại và thủ công kỹ nghệ tại địa phương. Tập 3 gồm các chương nói về giáo dục và y tế. Tập 4 ghi chép về vấn đề khai thác giá trị tiềm năng của tỉnh. 38 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Địa dư tỉnh Bến Tre, tác giả Bùi Văn Xuân, Nhà in Van Vo Van Bến Tre, 1930, là cuốn sách viết cho học trò lớp sơ đẳng tiểu học và lớp dự bị nửa năm sau. Cuốn sách có 4 chương: chương I là hình thể, chương II là chính trị, chương II là kinh tế, chương IV là những tỉnh giáp ranh với Bến Tre. Địa dư tỉnh Bến Tre là cuốn sách viết ở dạng phổ thông nên các vấn đề chưa được trình bày sâu sắc. Địa linh nhơn kiệt (Kiến Hòa xưa và nay), tác giả Huỳnh Minh, xuất bản năm 1965. Cuốn sách dày 267 trang gồm các phần sau: Phần một: Kiến Hòa dưới triều đại nhà Nguyễn và lúc giao thời, địa lý, lịch sử, khí hậu; Phần hai: Huyền sử và di tích của Kiến Hòa; Phần ba: Danh nhân; Phần bốn: Kiến Hòa xuyên qua các giáo phái; Phần năm: không có tiêu đề, trình bày một số vấn đề như: cây dừa, những viên tỉnh trưởng, sự phát triển của các bài thơ văn. Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam từ 1757 đến 1945, Nguyễn Duy Oanh, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1971. Trong số các công trình dạng “chí” về Bến Tre xuất bản trước năm 1975, đây là công trình tương đối công phu và nghiêm túc. Tác giả kế thừa tất cả các thành tựu của những người đi trước với một thái độ khoa học, có phê phán. Cuốn sách dày 440 trang, khổ 17 x 25cm, gồm ba phần chính: Phần thứ nhất: Địa lý tỉnh Bến Tre: gồm các chương: Địa lý hình thể và địa lý nhân văn, Địa lý lịch sử và Phần mở đầu; Phần thứ hai: Việc cai trị, hành chính, kinh tế, giáo dục và y tế, gồm ba chương: Hành chính, Kinh tế, Giáo dục và Y tế; Phần thứ ba: Lịch sử văn chương gồm các chương: Lịch sử đấu tranh và di tích lịch sử, Tiểu sử các danh nhân trong tỉnh, Văn chương bình dân. Ngoài ra, còn nhiều phụ bản: các bản đồ sông ngòi, đường lộ, bản đồ tỉnh năm 1903, năm 1941, cùng với các di ảnh, các bia mộ, danh nhân, v.v.. Đến năm 1991, khi công bố Địa chí Bến Tre, hai đồng chủ biên Thạch Phương và Đoàn Tứ đã có những trang viết dành riêng cho danh nhân của tỉnh. Đặc biệt, trong công trình, quan niệm về “danh nhân Bến Tre” đã được mở rộng, đó là những người gắn bó với Bến Tre chứ không nhất thiết là người sinh ra trên đất Bến Tre. Các tác giả đã trình bày KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 39 tương đối kỹ về các danh nhân. Nguyễn Đình Chiểu được giới thiệu từ tác phẩm văn chương đến cuộc đời, cũng như uy tín, đóng góp cho lịch sử quê hương và đất nước. 3. Giới thiệu địa phương qua danh nhân Tiếp nối truyền thống biên soạn địa chí của cha ông, một số địa phương tiếp tục cho nghiên cứu rồi công bố các bộ địa chí của địa phương mình. Khi biên soạn và công bố các bộ địa chí, đương nhiên phải giới thiệu về danh nhân gắn bó với vùng đất. Đến nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hầu hết đã cho nghiên cứu và công bố sách địa chí của tỉnh mình. Những năm gần đây, Chính phủ đã giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xây dựng bộ Quốc chí và đang xây dựng địa chí của từng tỉnh. Tỉnh Bến Tre được Ban chủ nhiệm chương trình Quốc chí Việt Nam lựa chọn làm đầu tiên ở Nam Bộ do hai giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc và Võ Văn Sen đồng chủ biên. Vì vậy, giới thiệu danh nhân của tỉnh Bến Tre là vấn đề rất đáng để quan tâm. Trong các danh nhân của Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu là danh nhân đặc biệt, dù quê nội, quê ngoại của ông không ở Bến Tre, nhưng nơi đây là vùng đất ông sống suốt 26 năm cuối đời và khi mất, ông được an táng tại đây. Như đã phân tích ở trên, các sách địa chí Bến Tre đều dành một vị trí xứng đáng cho danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Tháng 11/2021, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Nghị quyết 41C/15 vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO kỷ niệm lần thứ 200 năm sinh. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng cần quan tâm đến một số giải pháp sau: Tiếp cận từ di sản văn hóa, xem xét việc nghiên cứu, giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu trong địa chí Bến Tre sao cho xứng tầm một trong sáu danh nhân của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Xây dựng một ngân hàng dữ liệu (data bank) về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, với các tác phẩm của ông, các tác phẩm nghiên cứu về ông, các tác phẩm sáng tác về ông. 40 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Quảng bá các tác phẩm của ông, giới thiệu ở nước ngoài bằng tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hàn; giới thiệu Nguyễn Đình Chiểu gắn cùng địa chí Bến Tre. Kết luận Biên soạn địa chí là một truyền thống của khoa học xã hội Việt Nam, có thể là địa chí quốc gia, địa chí tỉnh, địa chí huyện và địa chí xã. Dù rộng hay hẹp về địa giới, nhưng địa chí bao giờ cũng có phần về nhân vật gắn bó với vùng đất ấy. Bởi nói đất là nói người, những con người gắn bó với vùng đất, trưởng thành từ vùng đất và cũng là nhân tố làm rạng danh vùng đất. Bến Tre không phải là quê nội hay quê ngoại của Nguyễn Đình Chiểu nhưng là nơi ông gắn bó 26 năm cuối đời và được an táng tại đây. Vì thế, địa chí Bến Tre không thể không giới thiệu về ông. Những năm qua, các địa chí Bến Tre đã viết về Nguyễn Đình Chiểu, nhưng trong bối cảnh UNESCO đã vinh danh ông, cùng kỷ niệm lần thứ 200 năm sinh của ông và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì cách giới thiệu Nguyễn Đình Chiểu trong địa chí Bến Tre cần được đổi mới mà bài viết này mong muốn đặt ra một số vấn đề, cần được thảo luận thêm./. TjI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch của Tổ phiên dịch Viện Sử học Việt Nam, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1961. [2] Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, t.5. [3] Huỳnh Minh: Địa linh nhân kiệt (Kiến Hòa xưa và nay), tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1965. [4] Monographie de la province de Bến Tre, 1930 (Địa phương chí tỉnh Bến Tre, 1930), bản dịch của Nguyễn Văn Bá, Dương Xuân Định hiệu đính, tài liệu in roneo của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh, 1980. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 41 [5] Nguyễn Duy Oanh: Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam từ 1757 đến 1945, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1971. [6] Thạch Phương, Đoàn Tứ (Chủ biên): Địa chí Bến Tre, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991/2001. [7] Nguyễn Chí Bền: Văn hóa Bến Tre, tập tiểu luận, tái bản lần thứ nhất, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015. [8] Nguyễn Chí Bền: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa kiệt xuất; (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2020; (tiếng Nga, tiếng Việt), Nxb. FEFU, Vladivostok, Liên bang Nga, 2021. 42 NHÂN CÁCH SỐNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY TS. CHỬ THỊ THU Hj∗ Tóm tắt: Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà thơ lớn của thế kỷ XIX, mà còn là một nhà tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hóa thế giới”. Dù cuộc đời gặp nhiều bất hạnh nhưng bằng nghị lực phi thường, tấm lòng tiết nghĩa yêu nước thương nòi, ông đã trở thành tấm gương sáng cho muôn đời sau về những giá trị đạo đức, nhân cách đáng quý. Đồng thời, thông qua các sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nhiều tư tưởng, triết lý sống cao đẹp. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, phẩm cách thanh cao, tấm lòng nhân hậu, sẻ chia với đồng loại, sự hy sinh quên mình vì nghĩa lớn... Đây là những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đáng quý và cần thiết đối với việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam hiện nay theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua phân tích cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu và một số hình tượng nhân vật được phản ánh trong các sáng tác của ông, nội dung bài viết bước đầu tham góp một số ý kiến để vận dụng, phát huy những giá trị tốt đẹp trong nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu đối với xây dựng những giá trị cốt lõi trong nhân cách con người Việt Nam hiện nay. _______________ ∗ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Liên hệ: [email protected] KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 43 Từ khóa: Nhân cách con người Việt Nam hiện nay; Nhân cách Nguyễn Đình Chiểu. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU’S LIFE PERSONALITY WITH BUILDING OF PERSONALITY OF VIETNAMESE HUMANS NOWADAYS Abstract: Nguyễn Đình Chiểu is not only a great poet in the XIX century but also an outstanding thinker and culturer who was acknowledged by UNESCO as a “great cultural personality”. Though his life was full of unfortunates, he overcame them with his extraordinary wills and faithful patriotism and became a bright example for future generations for ethic values and great personalities. It is also found in Nguyễn Đình Chiểu’s works many noble thoughts and living values. Those include passionate patriotism, noble dignity, kindheartedness, sharing, and sacrifice for common values. These ethic values and great personalities are so much valuable and essential for the cause of building noble ethic values and personalities of Vietnamese people following the Resolution of the 9th Session of the Central Committee of the XIth Communist Party of Vietnam. By analyzing the life and the career of Nguyễn Đình Chiểu and some characters in his writings, this paper contributes to bringing about some ideas and proposals to apply and bring into full play great values of Nguyễn Đình Chiểu in building core values in personalities of Vietnamese people in the current time. Keywords: Personalities of Vietnamese people nowadays; Nguyễn Đình Chiểu’s personalities. 44 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Toàn văn Mở đầu Nhân cách là một từ Hán Việt. Theo học giả Đào Duy Anh, “nhân cách là phẩm cách của con người; cái tính cách riêng của một người; cái tư cách tự chủ độc lập của người ta ở trên pháp luật”1. Cuốn Từ điển tiếng Việt do Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2009 cũng giải nghĩa tương tự: “nhân cách có thể được hiểu là tư cách và phẩm chất con người”2. Một số công trình của các nhà nghiên cứu về sau đã đưa ra cách hiểu cụ thể hơn về nhân cách. Nhóm tác giả Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú cho rằng “nhân cách là các phẩm chất và năng lực của con người được biểu hiện và thể hiện trong một hệ thống ứng xử nhất định đối với thế giới xung quanh và ngay với chính bản thân mình”3. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thức trong bài viết “Xây dựng nhân cách con người Việt Nam” đã đưa ra quan niệm về nhân cách cụ thể hơn nữa. Theo đó “nhân cách là phẩm chất của con người, ở đó thể hiện được giá trị đạo đức, giá trị năng lực và giá trị chung sống đối với xã hội qua hệ thống ứng xử đối với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình”4. Tiếp cận khái niệm nhân cách theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức, bài viết sẽ phân tích một số giá trị tiêu biểu trong nhân cách sống của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu để từ đó tham góp một vài ý kiến nhằm vận dụng, phát huy những giá trị tốt đẹp trong nhân cách sống của Nguyễn Đình Chiểu đối với xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay. _______________ 1. Đào Duy Anh: Hán Việt từ điển, Nxb. Minh Tân, Pari, quyển hạ, tr.60. 2. Trung tâm Từ điển học: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2009, tr.913. 3. Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú: Xây dựng nhân cách văn hóa - Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2012: tr.300. 4. Nguyễn Hữu Thức: “Xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, https://tuyen giao.vn, cập nhật ngày 05/5/2016. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 45 1. Khái quát về một số giá trị nổi bật trong nhân cách sống của Nguyễn Đình Chiểu Là một trong những danh nhân tiêu biểu của Việt Nam thế kỷ XIX, Nguyễn Đình Chiểu để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung bởi những áng thơ văn bất hủ có sức hiệu triệu toàn dân đứng lên đánh giặc và bởi nhân cách sống cao đẹp như tấm gương sáng cho đời. Ở con người ông hội đủ trung, hiếu, tiết, nghĩa - những phẩm cách cao đẹp của con người đương thời. Trong một bài phỏng vấn của phóng viên Nguyệt Ánh (báo Đồng Khởi, tỉnh Bến Tre), GS.TS. Nguyễn Chí Bền - người đã có nhiều năm nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã đưa ra nhận định: “Nguyễn Đình Chiểu có một ý chí, nghị lực phi thường. Ông đã vượt qua những biến cố trong cuộc đời và ngời sáng những giá trị về nhân cách. Điểm nổi bật khác người bình thường khi ông là thầy thuốc, thầy giáo mù lòa nhưng đã vượt lên số mệnh. Ông không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn trong quần chúng nhân dân mà ông đã trở thành nhà thơ lớn, nhà thơ yêu nước với những tác phẩm văn chương bất hủ, những áng hùng văn về anh hùng chống Pháp... Từ đây, lần đầu tiên người nông dân/nghĩa sĩ quanh năm “côi cút làm ăn; chỉ biết ruộng trâu” bước lên vũ đài lịch sử văn chương Việt Nam”1. Ý kiến của GS.TS. Nguyễn Chí Bền đã phản ánh những giá trị nhân cách nổi bật và tầm vóc lớn của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Trong phạm vi có hạn của bài viết, tác giả xin nhấn mạnh vào một số giá trị nhân cách nổi bật của Nguyễn Đình Chiểu, đó là: Một người con trung hiếu và giàu lòng yêu thương đồng loại; một con người nghị lực và nghĩa khí. a) Nguyễn Đình Chiểu - một người con trung hiếu và giàu lòng yêu thương đồng loại Chữ trung hiếu ở đây không chỉ là trung với vua và hiếu với cha mẹ mà còn là sự trung tín, trung thực, trung trực... có nghĩa là tận tâm và _______________ 1. Nguyệt Ánh: “Nhân cách và tầm vóc danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu”, https: baodongkhoi.vn, cập nhật ngày 03/7/2020. 46 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY thành thực trong lòng mình. Hiếu được coi là một trong những đức tính, tình cảm, lễ tiết của con người, là biểu hiện của thiên tính trong đạo sống của con người1. Xuất thân từ “cửa Khổng, sân Trình”, Nguyễn Đình Chiểu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, vì thế trong tư duy và hành động của ông tư tưởng trung hiếu được đề cao và xem là cái gốc của đức nhân. Chữ hiếu được biểu hiện sáng ngời từ chính con người Nguyễn Đình Chiểu. Đối với bậc nam nhi, sự nghiệp công danh có ý nghĩa quan trọng và họ luôn đau đáu phấn đấu vì nó giống như câu thơ trong bài thơ Đi thi tự vịnh của Nguyễn Công Trứ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”. Nhưng vì chữ hiếu, Nguyễn Đình Chiểu sẵn sàng dứt bỏ sự nghiệp công danh đang thuận lợi của mình để bỏ thi về quê chịu tang mẹ. Vì suy nghĩ và thương khóc mẹ nhiều nên sức khỏe không tốt, sau khi lâm bệnh nặng, Nguyễn Đình Chiểu đã mù đôi mắt. Đôi mắt vĩnh viễn không còn ánh sáng nhưng lại bừng sáng lên tấm lòng hiếu nghĩa của người con đối với đấng sinh thành. Sau khi lo tròn chữ hiếu với cha mẹ, Nguyễn Đình Chiểu đã dành trọn cuộc đời mình để phụng sự nhân dân. Nói cách khác, sau khi mẹ mất, chữ hiếu trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu được mở rộng ở tầm lớn lao hơn là chữ hiếu dành cho mẹ quê hương, mẹ Tổ quốc. Chữ hiếu đến lúc này hòa quyện, đồng nhất với chữ trung, trung hiếu với đất nước, với nhân dân. Cá nhân ông và các nhân vật trong sáng tác thơ văn của ông (ông Ngư, ông Tiều, ông Quán, Tử Trực, Hớn Minh, Nguyệt Nga, Kỳ Nhân Sư...) là biểu tượng cao đẹp cho tư tưởng trung hiếu: “Trai thời trung, hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”2. _______________ 1. Nguyễn Thị Ngọc: “Phạm trù “trung”, “hiếu” trong Nho giáo và “trung”, “hiếu” theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, tạp chí Giáo dục và xã hội, tháng 3/2019, tr.342. 2. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Nxb. Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.87. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 47 Trong tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên, nhân vật Lục Vân Tiên mà Nguyễn Đình Chiểu xây dựng luôn coi trung, hiếu là đức mục hàng đầu của đấng nam nhi: “Làm trai ơn nước nợ nhà Thảo cha ngay chúa mới là tài danh”1. Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyễn đã bạc nhược đầu hàng thực dân Pháp, quan điểm về trung quân của ông có sự thay đổi. Chữ “trung” lúc này không bó hẹp phạm vi là trung với một vị vua cụ thể, mà chữ “trung” được mở rộng, đẩy lên ở mức độ cao hơn là trung với đất nước, với nhân dân. Quan điểm và thái độ của ông Quán trong tác phẩm Lục Vân Tiên đối với những vị hôn quân là sự thể hiện gián tiếp quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu đối với những ông vua ươn hèn nhà Nguyễn đã vì quyền lợi riêng của vương triều mà bán rẻ Tổ quốc, đẩy nhân dân vào lầm than, cơ cực: “Quán rằng: ghét việc tầm phào Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang Ghét đời U, Lệ đa đoan Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần Ghét đời Ngũ bá phân vân Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn Ghét đời Thúc quý phân băng Sớm đầu tối đánh lằng nhằng hại dân”2. Rõ ràng, tư tưởng trung quân của Nguyễn Đình Chiểu là trung quân có điều kiện, chỉ làm tôi hiền đối với những vị vua sáng, vị vua vì nước vì dân. Còn đối với những ông vua hại dân, hại nước thì ông kịch liệt phê phán. _______________ 1, 2. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.181, 112. 48 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Không chỉ thể hiện rõ tư tưởng, thái độ đối với hai chữ “trung quân”, Nguyễn Đình Chiểu còn làm thơ văn kêu gọi nhân dân đứng lên chống giặc, cứu nước, ông ca ngợi những người anh hùng dám chống lệnh triều đình để đứng về phía nhân dân đánh giặc như Trương Định: “Giúp đời dốc trọn trang nam tử Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần”1. Và: “Linh hồn nay đã tách theo thần Sáu tỉnh còn noi dấu tướng quân”2. Đối với Phan Tòng, ông cũng dành những lời có cánh để gọi vị lãnh tụ trận Giồng Gạch như “quan Phan”, “người ngọc ở Bình Đông”, “ông hữu đạo”, “người trung nghĩa” và không tiếc lời ngợi ca ông: “Làm người trung nghĩa đáng bia son Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn Cơm áo đền bồi ơn đất nước Râu mày giữ vẹn phận tôi con Tinh thần hai chữ phau sương tuyết Khí phách ngàn thu rỡ núi non”3. Sự hy sinh anh dũng của những người anh hùng như Trương Định, Phan Tòng đã được Nguyễn Đình Chiểu tạc tượng thơ văn cho hậu thế muôn đời. Không chỉ làm văn tế và xây dựng nên tượng đài những tướng sĩ anh hùng như Trương Định, Phan Tòng..., Nguyễn Đình Chiểu còn dùng ngòi bút của mình xây nên tượng đài những người nông dân thân phận thấp kém, ngày thường chỉ biết “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”, nhưng khi cần đã không tiếc máu xương, xả thân bảo vệ quê hương, xứ sở. Qua ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, những người nông dân thấp cổ bé họng, cuộc đời lam lũ, “ngoài cật một _______________ 1, 2, 3. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.562, 576. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 49 manh áo vải”, “trong tay một ngọn tầm vông” lần đầu tiên bước lên vũ đài lịch sử trở thành nghĩa binh nông dân bất khuất, đánh giặc tới cùng: “Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có Kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho mã tà, ma ní hồn kinh”1. Và khi họ ngã xuống, hồn phách anh linh họ vẫn một lòng đánh giặc “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh...”2. Bằng những lời văn bi tráng của mình, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ thể hiện sự tiếc thương, cảm phục trước sự hy sinh của những nghĩa sĩ nông dân vô danh, mà ông còn ngợi ca tấm gương chiến đấu hy sinh của họ như những người anh hùng bất tử và từ đó cổ vũ, thôi thúc những người còn sống tiếp tục đứng lên chiến đấu thay họ đền nợ nước, trả thù nhà. Cá nhân Nguyễn Đình Chiểu, vì mù lòa không thể trực tiếp cầm gươm giáo chiến đấu cùng nhân dân, ông đã chọn đánh giặc theo cách của riêng mình. Trước hết là kiên quyết bất hợp tác với giặc. Khi Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu hưởng ứng phong trào “tị địa” của những người trí thức yêu nước không chịu sống chung với kẻ thù. Dù mắt không nhìn thấy, di chuyển khó khăn, nhưng Đồ Chiểu sẵn sàng ba lần chuyển cư để thể hiện rõ thái độ của mình trước kẻ thù xâm lược. Chỉ đến khi ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, ông mới chấp nhận sống ở Bến Tre cho đến cuối đời. Ông mượn hình ảnh nhân vật Kỳ Nhân Sư trong tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp để nói hộ lòng mình. Cũng như Kỳ Nhân Sư, ông nguyện giữ tiết tháo trong sạch: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương”3. Nhưng cũng như Kỳ Nhân Sư, Nguyễn Đình Chiểu không bàng quan, trốn tránh trách nhiệm của mình với thời cuộc. _______________ 1, 2, 3. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.559, 561, 802. 50 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Ông chọn làm nghề giáo để góp phần nhỏ bé của mình chấn hưng đạo đức, bồi dưỡng nhân tâm và những giá trị nhân bản cao đẹp của dân tộc: “Dù đui mà giữ đạo nhà Còn hơn có mắt ông cha không thờ Dù đui mà khỏi danh nhơ. Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình Dù đui mà đặng trọn mình Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu”1. Ông kiên quyết cự tuyệt với văn minh phương Tây. Ông không cho con cháu học chữ Quốc ngữ vì coi đó là chữ của ngoại bang và kẻ thù đã dùng thứ chữ này để tuyên truyền đạo và xâm chiếm Việt Nam. Qua tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu, ông tỏ thái độ với Công giáo bởi cho rằng thực dân Pháp dùng Công giáo để xâm chiếm nước ta. Từ lòng căm thù giặc sâu sắc, ông căm ghét tất cả những gì thuộc về kẻ thù, thậm chí cả khoa học kỹ thuật của văn minh phương Tây: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”2. Từ sự căm ghét đó, Nguyễn Đình Chiểu cố gắng cổ xúy, tôn vinh giá trị đạo đức truyền thống Nho giáo, phát động phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân. Có thể thấy, quan điểm và thái độ bài ngoại của ông được xuất phát từ lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, yêu đến mức không chấp nhận những gì được cho là của kẻ thù; yêu đến mức cự tuyệt, cấm đoán bởi cho rằng những thứ xa lạ kia sẽ phá vỡ thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Ông lấy chính mình làm tấm gương giáo dục con cháu giữ vững đạo nhà và truyền thống yêu nước. Đạo nhà ở đây là phong tục tập quán, đạo lý làm người của ông cha ta. Noi gương cha, các con của ông như Nguyễn Đình Chiêm, Nguyễn Thị Khuê (hiệu Sương Nguyệt Anh) đã trở thành những cá nhân ưu tú có đóng góp cho nền báo chí và _______________ 1, 2. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.800, 558. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 51 nghệ thuật nước nhà bằng những vần thơ, vở kịch thấm đẫm tinh thần yêu nước. Đồng thời danh thơm của Nguyễn Đình Chiểu cũng lan tỏa khắp Gia Định như một tấm gương sáng về giá trị nhân cách cho người đời noi theo. Với tư cách là nhà thơ, Nguyễn Đình Chiểu dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén tố cáo tội ác của thực dân xâm lược, cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Hai câu thơ cho thấy quan niệm văn chương và sứ mệnh mà ông xác định trước thời cuộc. Mắt ông không sáng nhưng ông nhìn bằng tâm sáng, sức lực không đủ thì ông dùng trí lực và ngòi bút để chiến đấu can trường. Không chỉ tham gia sáng tác, Nguyễn Đình Chiểu còn tích cực đóng góp mưu lược cùng các lãnh tụ nghĩa quân như Đốc binh Là, Trương Định... và ông xứng đáng trở thành một tượng đài nghĩa sĩ trên mặt trận văn thơ yêu nước chống Pháp của dân tộc. Trong bài thơ Chạy giặc, ngòi bút của ông phơi bày thảm kịch nước mất nhà tan và tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp xâm lược: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”1. Ở đây không chỉ là nỗi đau đớn, xót xa vì quê nhà bị tàn phá, mà còn là thái độ căm phẫn, lời tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp xâm lược. Và cuối cùng là tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước cảnh ngộ đất nước bị xâm lược với sự khắc khoải mong chờ, thúc giục những người anh hùng đứng lên cứu dân, cứu nước: “Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng? Ai cứu dân đen khỏi nạn này!”1. _______________ 1. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.554-555. 52 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Ngòi bút của ông có lúc sắc bén tựa gươm đao nhưng có khi nhẹ nhàng, tha thiết như lời khuyên của cha mẹ đối với những đứa con trót lầm đường lạc lối nhằm thức tỉnh chúng quay về với chính nghĩa: “Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn. Sống làm chi ở lính mã tà, ban rượu chát phát bánh mì, thấy càng thêm hổ Chẳng thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; chẳng hơn còn mà chịu tiếng hàng Tây, ở với man di rất khổ”2. Đây là những lời gan ruột từ đáy lòng của một nhà thơ yêu nước thương dân, nó chứa đựng những triết lý nhân sinh quý giá, răn dạy con người sống đúng và xứng đáng với tổ tiên, đất nước. Với vai trò là thầy thuốc, Nguyễn Đình Chiểu hết lòng cứu chữa bệnh nhân bằng tất cả y đức của một lương y chân chính: “Thấy người đau giống mình đau Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành Ăn mày cũng đứa trời sanh Bịnh còn cứu đặng thuốc đành cho không”3. Những câu thơ cho thấy, Nguyễn Đình Chiểu làm nghề y để cứu người, xuất phát từ lòng thương người, chứ không phải vì kiếm lợi trên sự đau bệnh của đồng bào. Ông như tự nhủ, thấy người đau thì giống như mình đau, phải tìm mọi cách để chữa lành cho họ. Những kẻ ăn mày nghèo khó dù không có tiền chữa bệnh nhưng họ cũng là con người nên phải ra tay làm ơn cứu giúp cho họ. Triết lý nhân sinh yêu thương đồng loại của Nguyễn Đình Chiểu được đúc rút trong câu thơ: “Ai ai cũng vốn đồng bào Sanh trong trời đất lẽ nào ghét nhau?”4. Ở bất kỳ vai trò nào, thầy thuốc, thầy giáo hay nhà thơ, chúng ta đều thấy ở ông một trái tim thiết tha yêu thương đồng loại. Vì yêu nên ______________ 1, 2, 3, 4. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.555, 560, 730, 288. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 53 ông mới cảm thấu để diễn tả sinh động nỗi sợ hãi, hoang mang tột độ của những đứa trẻ khi phải chạy trốn khỏi mũi súng quân thù. Vì xúc động và cảm phục mà ông mới viết nên những bài văn tế, thơ điếu đối với những người anh hùng hữu danh hoặc vô danh ai oán và bi hùng, có thể chạm đến trái tim của thế hệ muôn đời. Cũng vì yêu mà ông mới thấu cảm được nỗi đau tột độ của bao người mẹ già ngồi khóc con, bao người vợ góa, bao đứa con thơ côi cút... vĩnh viễn mất đi tình cha: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”1. Vậy đó, một nhà thơ, một nhà giáo, một thầy thuốc mù lòa, số phận đầy éo le, gia cảnh luôn nghèo khó nhưng không một tiếng kêu than cho số phận của riêng mình. Ông đau với nỗi đau của người dân mất nước. Ông khóc thay tiếng khóc của nhân dân. Trái tim đỏ máu luôn thổn thức và quặn thắt cũng vì nỗi xót thương cho đồng loại. Tấm lòng rộng lớn, nhân văn của cụ Đồ Chiểu xứng đáng là tấm gương sáng mãi đến muôn đời. b) Nguyễn Đình Chiểu - một con người nghị lực và nghĩa khí “Phúc bất trùng lai/Họa vô đơn chí” câu nói này thật đúng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu. Ông sinh ra trong thời loạn lạc, gia cảnh nghèo khó sớm chịu cảnh lận đận ngược xuôi. Lớn lên, sự nghiệp công danh chưa thành thì mẹ mất. Vì đường xa cách trở, lại buồn thương khóc mẹ nên ông lâm bệnh mà mù đôi mắt. Chuyện tình duyên từ đó cũng lỡ dở vì bị bội ước... Khó khăn liên tiếp khó khăn, hoạn nạn tiếp nối hoạn nạn. Có lẽ, nhiều người lâm vào cảnh ngộ này thường buông xuôi trước số phận, an phận thủ thường lo dưỡng thân nốt phần đời còn lại. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại khác, không cam chịu số phận an bài, bằng ý chí và nghị lực phi thường, ông đã vượt lên số phận để khẳng định với đời mình tàn nhưng không phế. Ông tự học, tự trau dồi trí tuệ và đạo đức để trở thành thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ giúp người, giúp đời. Hơn thế nữa, _______________ 1. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.560. 54 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY tài năng và nhân cách sống cao đẹp của ông không chỉ được người đương thời mến mộ mà tiếng thơm mãi còn lưu danh hậu thế. Không chỉ là tấm gương về ý chí và nghị lực sống, Nguyễn Đình Chiểu còn là biểu tượng cao đẹp cho khí phách của những nhà Nho chân chính đương thời “Bần hàn bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” (đói rét không thể chuyển lay, giàu sang không thể quyến rũ, đe dọa tra tấn không thể khuất phục). Ông là minh chứng sinh động cho nhân cách sống cao đẹp, không chịu khuất phục bởi hoàn cảnh, đấu tranh không mệt mỏi và không khoan nhượng trước cái ác, cái phi lý, cái xấu xa để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa với quyết tâm “đã vì nước phải đứng về một phía”. Kẻ thù nhiều lần tìm đến mua chuộc ông bằng của cải, chức tước nhưng đều bị ông từ chối. Ông sẵn sàng từ bỏ sự an nhàn, sung túc của cá nhân và gia đình để giữ vững khí tiết thanh bạch của nhà nho và một lòng kiên trung với dân, với nước: “Giúp người chẳng vụ tiếng danh Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghé tài Biết không, không biết mặc ai Chuyên nghề làm phải, chẳng nài thiệt hơn”1. Trong những sáng tác thơ văn của mình, Nguyễn Đình Chiểu thường xuyên xây dựng nhiều hình tượng nhân vật với tấm lòng vì đại nghĩa, vì lẽ phải; trọng tình nghĩa hơn phú quý lợi danh; yêu ghét rõ ràng, chính tà minh bạch. Để làm nổi bật giá trị của những con người chính nghĩa, trong tác phẩm của ông luôn có hai tuyến nhân vật đối lập là chính diện và phản diện để trên cơ sở đó, nhà thơ mù thỏa sức thể hiện quan điểm yêu ghét của mình và nêu bật lên tuyên ngôn chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng phi nghĩa, ở hiền thì gặp lành, ác giả ác báo. _______________ 1. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.730. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 55 Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là truyện thơ Lục Vân Tiên, ông gửi gắm bao hoài bão, khát vọng của mình vào nhân vật và có thể thấy, nhân vật Lục Vân Tiên chính là hình mẫu lý tưởng của Đồ Chiểu về một con người văn võ song toàn, coi trọng nghĩa khí, thích hành hiệp trượng nghĩa và ghét áp bức, bất công: “Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn Nay đà rõ đặng nguồn cơn Nào ai tính thiệt so hơn làm gì Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”1. Hay nhân vật ông Quán, ông Ngư..., họ là những người lao động chất phát, nhân hậu nhưng giàu giá trị đạo đức, nhân văn, yêu ghét rạch ròi, coi thường danh lợi, yêu tự do và sống thanh cao: “Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn Nước trong rửa ruột sạch trơn Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”2. Nguyễn Đình Chiểu không chỉ xây dựng hình tượng trong văn chương, ông còn gián tiếp tham gia nuôi dưỡng, đào tạo nhiều thế hệ môn sinh như Lê Văn Đẩu, Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn... để họ thay thầy thực hiện khát vọng cứu nước, giúp đời. Nói tóm lại, cụ Đồ Chiểu là một con người có nhiều giá trị nhân cách cao đẹp. Một con người trung hiếu, hết lòng vì nước vì dân; một tấm lòng nghĩa khí không màng danh lợi, yêu ghét phân minh và giàu nghị lực sống; một trái tim chan chứa tình thương đồng loại... Những giá trị nhân văn đó được thể hiện rõ nét qua chính cuộc đời nhà thơ và thể hiện sinh động qua những hình tượng nhân vật mà ông khắc họa dưới ngòi bút _______________ 1, 2. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.96, 137. 56 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY “văn dĩ tải đạo” của mình và cho đến nay vẫn sáng ngời giá trị nhân văn cao đẹp. 2. Phát huy giá trị tốt đẹp trong nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay a) Tầm quan trọng của xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay Xây dựng nhân cách con người có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia và ở mọi thời kỳ lịch sử, bởi nhân tố con người có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của chính quốc gia, dân tộc. Một xã hội với những con người có nhân cách tốt, phù hợp với chuẩn mực chung của cộng đồng, hướng tới những mục tiêu tiến bộ của thời đại sẽ tạo nên sức mạnh nội lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển bền vững đi lên. Ngược lại, một dân tộc mà ở đó giá trị đạo đức, nhân cách con người xuống cấp, tha hóa thì giống như khối ung thư trong cơ thể, sớm muộn sẽ đẩy dân tộc đó đến bờ vực thẳm. Chính vì vậy, việc định hướng giá trị nhân cách, xây dựng chuẩn mực trong nhân cách con người Việt Nam hiện nay được Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm trong quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà nhiều giá trị đạo đức, nhân cách con người có những biểu hiện xuống cấp trầm trọng. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Thị Hiền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú cho thấy sự xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay ở mức độ rất nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ cao là những biểu hiện như: tham nhũng (71,5%); bệnh thành tích (62,7%); tệ nạn xã hội gia tăng (mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, ma túy...) (53,2%); lãng phí (50%)... Nhóm tác giả chỉ ra rằng, sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống trong xã hội nước ta hiện nay ngày càng diễn biến phức tạp, được biểu hiện ra dưới nhiều mặt của cuộc sống, có ba môi trường mà ở đó sự KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 57 xuống cấp đạo đức thể hiện rõ rệt nhất là trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội1. Thực trạng đáng lo ngại, xuống cấp về mặt đạo đức, nhân cách của một bộ phận cá nhân trong xã hội hiện nay cũng được Đảng ta thẳng thắn nêu ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI như sau: “môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên”2. Đặc biệt nguy hại là “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”3. Có thể thấy, sự xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay rất nghiêm trọng. Theo nhóm tác giả Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo thì: “Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập như hiện nay, nếu không giải quyết được tình trạng suy thoái đạo đức, rơi vào nguy cơ đánh mất cả một thế hệ thì có thể nói, hậu quả xã hội sẽ là khôn lường đối với sự tồn tại và phát triển của cả một dân tộc. Đây sẽ là sự đánh mất không tính được bằng vật chất, không thể lấy lại được, có thể đẩy dân tộc vào tình trạng tự đánh mất mình, tự hủy hoại đổ vỡ tất cả”4. _______________ 1. Xem Hoàng Tuấn Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú: Sự xuống cấp của đạo đức ở nước ta hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục, Nxb. Văn hóa dân tộc, 2016, tr.94. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.169. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.22. 4. Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo (Chủ biên): Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay: Vấn đề và giải pháp, Nxb. Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2007, tr.100. 58 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Trước thực trạng đó, Đảng ta chủ trương “Xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ”1. Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ra Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xác định: “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”2. Như vậy, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nước ta, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng ta rất quan tâm đến xây dựng nhân cách con người, xác định trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách. b) Khai thác những giá trị cốt lõi trong nhân cách Nguyễn Đình Chiểu với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay Định hướng và xây dựng hệ giá trị chuẩn về nhân cách con người Việt Nam hiện nay đã được Đảng ta xác định là một trong những nhiệm _______________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.126. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.49-50. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 59 vụ trọng tâm. Tuy nhiên, chuẩn mực nhân cách con người ở mỗi thời kỳ lịch sử có sự khác nhau. Nói cách khác, thang giá trị nhân cách con người Việt Nam không phải bất biến mà luôn thay đổi, bổ sung những giá trị mới, phù hợp với bối cảnh của thời đại. Tuy nhiên, những giá trị cốt lõi, cao cả trong nhân cách con người Việt Nam cần được xây dựng và kế thừa từ những giá trị đạo đức, nhân văn của cha ông và có những giá trị nhân cách càng trải qua thời gian càng trường tồn và còn nguyên giá trị trong thời đại mới. Ở thời đại ngày nay, những giá trị đạo đức, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu còn nguyên giá trị to lớn dù cách chúng ta gần hai thế kỷ. Nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn cho rằng: “trừ một đôi tư tưởng đã cũ, văn và người của cụ vẫn là một nguồn suy nghĩ và học tập không bao giờ cạn”1. Việc học tập giá trị nhân cách của cụ Đồ Chiểu, đặc biệt bộ phận văn thơ yêu nước chống Pháp đã được phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta. Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu là Lục Vân Tiên có tác dụng giáo dục mạnh mẽ. Ở một mức độ và khía cạnh nhất định, con người lục tỉnh - nhất là tầng lớp thanh niên, lấy Vân Tiên làm nhân vật lý tưởng, ước mơ làm một Vân Tiên trong cuộc đời, coi mối tình Vân Tiên - Nguyệt Nga là tuyệt đẹp, coi tình bạn giữa Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực là cao quý; hay tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu là một tác phẩm lớn toát ra một tinh thần yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Trước nguy cơ đổ vỡ cả nền tảng đạo đức cố hữu do ý đồ của quân thù xâm lược, Dương Từ - Hà Mậu như là một lời kêu gọi mọi người trở về với chính đạo, đủ tạo ra một sức mạnh chống giặc cứu nguy cho Tổ quốc”2. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước khi xúc động trái tim cả nước đã làm rơi nước mắt đồng bào Cần Giuộc và thúc giục bao trai tráng khác vì xúc động bởi căm thù và yêu _______________ 1. Lê Trí Viễn: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao càng nhìn càng sáng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.218. 2. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.31, 35. 60 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY thương mà hăng hái đầu quân... Từ kháng chiến chống thực dân Pháp trở đi, nhất là trong đấu tranh thống nhất nước nhà và chống Mĩ ngụy, trong dân gian có bao nhiêu chuyện nói lên ảnh hưởng của Lục Vân Tiên, của thơ văn cụ Đồ. Có đồng chí cán bộ kể mình nhờ Lục Vân Tiên mà biết cái nghĩa vì nước và ra đi chiến đấu”1. Rõ ràng, Nguyễn Đình Chiểu là một trong những hình mẫu nhân cách tiêu biểu của con người Việt Nam và ông đã nêu tấm gương sáng cho toàn xã hội, có sức hấp dẫn, lôi cuốn các cá nhân và toàn cộng đồng vươn tới để hoàn thiện nhân cách của mình và qua đó nâng cao các giá trị nhân cách văn hóa của cộng đồng. Trong bối cảnh ngày nay, những giá trị cốt lõi trong nhân cách, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu vẫn có ảnh hưởng tích cực, có tác dụng định hướng trong xây dựng nhân cách, đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Đó là lòng yêu nước, thương nòi, trọng đạo hiếu, sống có tình nghĩa, không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu xa; sống có lý tưởng, có trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho cộng đồng. Đó là nghị lực phi thường vượt qua khó khăn và vượt lên chính mình; tinh thần tự tôn, ý thức giữ gìn những giá trị đạo đức văn hóa cao đẹp của dân tộc... Trước thực trạng những giá trị đạo đức trong gia đình truyền thống và ngoài xã hội bị đảo lộn, xuống cấp, chúng ta thêm trân trọng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình và xã hội mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong tác phẩm của mình về tình cha con, vợ chồng, thầy trò, bạn bè, chủ tớ... Trong bối cảnh nạn tham ô, tham nhũng ngày càng nhức nhối trong đội ngũ cán bộ, đảng viên thì tấm gương giữ trọn tiết tháo, không vì lợi ích cá nhân mà phản bội lại quyền lợi của dân tộc của nhà thơ cần phải được nhân rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, ông cũng là tấm gương sáng, định hướng sáng tác cho đội ngũ trí thức đương thời, đặc biệt giới văn nghệ sĩ để đem hết sức mình đấu tranh vì lẽ phải, dám dùng ngòi bút của mình để “chở đạo”, “trừ gian”. Khi chủ nghĩa cá nhân vị kỷ được đề cao, sự vô cảm của con người đến mức đáng sợ trước _______________ 1. Lê Trí Viễn: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao càng nhìn càng sáng, Sđd, tr.208-209. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 61 nỗi đau đồng loại, ta càng trân quý trái tim nhân văn của nhà thơ mù, quên đi nỗi đau của cá nhân để xót thương cho nỗi đau của đồng loại và trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất, tích cực làm điều thiện để giúp đỡ những số phận bất hạnh hơn mình trong cuộc sống, sẵn sàng giúp người khác trong cơn nguy biến, hoạn nạn, dũng cảm đấu tranh chống cái ác, cái xấu xa, lên án mọi hành vi sai trái, đi ngược lại với đạo lý làm người. Trước thực trạng nhiều thanh niên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, sớm khuất phục trước khó khăn, thử thách, ta lại càng cảm kích trước nghị lực phi thường, lý tưởng và hoài bão lớn của nhà thơ mù “tàn mà không phế”. Trước tâm lý sùng bái nước ngoài, sính ngoại, hám của ngoại, coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chúng ta càng thấy trân trọng tinh thần tự tôn dân tộc và sự tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ văn hóa Việt Nam trước sự xâm lăng của văn hóa ngoại bang của cụ Đồ Chiểu, để từ đó tiếp thu những giá trị tốt đẹp của văn hóa nhân loại trên tinh thần hòa nhập nhưng không hòa tan... Vì lẽ đó, cần thiết phải tuyên truyền, lan tỏa những giá trị nhân cách đạo đức tốt đẹp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu để góp phần giáo dục, xây dựng nhân cách, đạo đức con người Việt Nam. Tuy nhiên, muốn khai thác hiệu quả những giá trị cốt lõi trong nhân cách, đạo đức của cụ Đồ Chiểu thì cần tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân thấy được những giá trị cao đẹp trong nhân cách của ông. Cụ thể đó là những giá trị gì? Những giá trị đó có ý nghĩa gì trong bối cảnh thời cuộc của Nguyễn Đình Chiểu lúc đó? Những giá trị đó có điểm nào còn phù hợp và có ý nghĩa đối với con người Việt Nam hiện nay, để từ đó hình thành ý thức tự giáo dục, tự điều chỉnh nhằm hoàn thiện nhân cách của mỗi người? Để xác định được những giá trị nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu, cần tiếp tục tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học về Nguyễn Đình Chiểu để đúc kết nên những giá trị nhân cách tốt đẹp của cụ nhằm khai thác, học tập và nhân rộng. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, lan tỏa những giá trị nhân cách và đạo đức cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu trong môi trường gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. 62 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Những tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu đã sớm được đưa vào giảng dạy ở các cấp học trong nhà trường, từ cấp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học cho đến đại học. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Văn Hỷ về Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu cho thấy: “Ở bậc học phổ thông, tình hình tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu đang có khó khăn về nhiều phía, chương trình, sách giáo khoa và người học. Trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thuộc một thời đại văn hóa khác, nên gây sự khó khăn nhất định trong tiếp nhận của học sinh. Việc giảng dạy và nghiên cứu tác giả, tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu ở bậc Đại học hiện nay chưa có bước tiến đáng kể so với thế kỷ trước, vì tình trạng thiếu tư liệu gốc. Để việc giảng dạy và nghiên cứu có hiệu quả, cần đầu tư nhiều công sức và kinh phí vào công việc sưu tầm và minh định các văn bản chữ Nôm và cần được các chuyên gia về văn bản học thẩm định lại một cách nghiêm túc, cẩn trọng. Nếu tư liệu gốc không chuẩn xác thì việc nghiên cứu cũng sẽ bế tắc và không có giá trị”1. Vì vậy, cần đổi mới lại cách biên soạn và giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ở cấp học phổ thông, sao cho dễ hiểu, dễ nhớ và kích thích sự tương tác của người học. Các bản dịch từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ nên phù hợp với trình độ nhận thức của người học; những điển tích, điển cố, hình ảnh ẩn dụ hay các phương ngữ Nam Bộ cũng cần chú giải cặn kẽ để phù hợp với trình độ người học và phương ngữ từng vùng miền. Còn ở cấp học đại học, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu các tác phẩm chữ Nôm của nhà thơ để người học phát huy tính chủ động trong tiếp nhận và cảm thụ các tác phẩm của nhà thơ nhằm tiếp tục khám phá giá trị mới, làm phong phú thêm những đóng góp của tác gia Nguyễn Đình Chiểu. Ở lĩnh vực nghệ thuật khác, việc khai thác giá trị và sức sống của các tác phẩm và cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng được đẩy _______________ 1. Lê Văn Hỷ: Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.204, 206. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 63 mạnh. Con người và các nhân vật trong sáng tác của ông là cảm hứng để không ít nhà thơ, nhà văn hôm nay cho ra đời những đứa con tinh thần phong phú thuộc nhiều thể loại như: thơ, truyện ngắn, truyện danh nhân, truyện tranh... Ông và các sáng tác của ông cũng là cảm hứng sáng tác của nhiều hình thức nghệ thuật trình diễn như: sân khấu, cải lương, các bài diễn ca, ca dao, dân ca, câu đối, nói thơ, phim truyền hình... Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của cuộc đời và sự nghiệp cụ Đồ Chiểu rất sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ nói riêng và người dân cả nước nói chung và việc làm này cần tiếp tục được phát huy và mở rộng ở nhiều lĩnh vực hơn nữa. Hậu thế hôm nay mãi ghi nhớ công lao và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu đối với lịch sử dân tộc bằng các việc làm ý nghĩa như xây dựng khu mộ và đền thờ ông; tổ chức kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của ông; tên ông được đặt cho các đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, giải thưởng văn học... Những việc làm thiết thực này cần tiếp tục nhân rộng để những di sản văn hóa quý báu mà Nguyễn Đình Chiểu để lại cho chúng ta được lan tỏa hơn nữa, xứng đáng với tầm vóc của một danh nhân văn hóa thế giới. Việc dịch các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, cũng như những công trình nghiên cứu về ông và các tác phẩm của ông càng nên được khai thác nhiều hơn nữa, bằng nhiều thứ tiếng để quảng bá nhân cách văn hóa Nguyễn Đình Chiểu đối với đông đảo bạn bè trên thế giới. Kết luận Nhân cách mỗi người không phải từ khi sinh ra đã có mà là kết quả của một quá trình thích nghi với môi trường sống, kết quả của sự giáo dục, tự tu dưỡng, trau dồi của mỗi cá nhân. Nhân cách hình thành nên giá trị của con người. Một nhân cách cao đẹp không chỉ được mọi người yêu mến, quý trọng, mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, khơi gợi và cổ vũ những cá nhân khác vươn tới giá trị cao cả, tốt đẹp. 64 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Mỗi dân tộc trong các thời kỳ lịch sử đều sản sinh ra những danh nhân ưu tú với nhân cách lớn có giá trị vượt thời đại. Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu là một trong những danh nhân như vậy. Phân tích những giá trị đạo đức, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ thể hiện lòng tự hào, tri ân của hậu thế đối với những đóng góp to lớn của ông trong lịch sử văn hóa và giáo dục nước nhà, mà nhân cách và tư tưởng nhân văn của ông còn là tấm gương sáng để thế hệ chúng ta ngày hôm nay có thể soi chiếu, sửa mình hoàn thiện hơn. Hội thảo quốc tế “Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay” là dịp để người dân Việt Nam tri ân công lao và những đóng góp của ông trong lịch sử văn học và tư tưởng văn hóa nước nhà, thế giới tri ân ông về những giá trị văn hóa và nhân văn mà ông để lại cho nhân loại; đồng thời tiếp tục khẳng định những giá trị văn hóa, khoa học và lịch sử của ông đối với bạn bè thế giới. Và hơn thế, đây còn là dịp để các nhà khoa học đưa ra những giải pháp thiết thực, hữu hiệu nhằm kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa, nhân văn cao đẹp của ông, góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hôm nay theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Đảng đã đề ra./. TjI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Duy Anh: Hán Việt từ điển, Nxb. Minh Tân, Pari, 1950, quyển hạ. [2] Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú: Xây dựng nhân cách văn hóa - những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2012. [3] Hoàng Tuấn Anh (Chủ biên), Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Thị Hiền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú: Sự xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2016. [4] Nguyệt Ánh: Nhân cách và tầm vóc danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, https:baodongkhoi.vn, ngày 03/7/2020. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 65 [5] Nguyễn Chí Bền: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), nhà thơ lớn, nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2020. [6] Hoàng Thị Cương: “Những hình tượng nhân vật cơ bản trong bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu”, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12/2019, tr.35-43. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. [8] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. [9] Nguyễn Đình Chú: Từ lý tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước - Nguyễn Đình Chiểu về tác giả và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998. [10] Đoàn Lê Giang: “Nguyễn Đình Chiểu - Nhìn từ thế kỷ XXI”, tạp chí Xưa và Nay, số 523 tháng 9/2020, tr.41-45. [11] Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo (Chủ biên): Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay: Vấn đề và giải pháp, Nxb. Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2007. [12] Lê Văn Hỷ: Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016. [13] Nguyễn Thị Ngọc: “Phạm trù “trung”, “hiếu” trong Nho giáo và “trung”, “hiếu” theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 3/2019, tr.341-345. [14] Nguyễn Thanh Tuyền: “Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng nhân văn của nhà nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu”, tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6/2018, tr.151-154. [15] Nguyễn Ngọc Thiện: Nguyễn Đình Chiểu - Về tác giả và tác phẩm (Tuyển tập và giới thiệu), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003. [16] Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn): Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu (tái bản lần thứ 2), Nxb. Văn học, Hà Nội, 2016. 66 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY [17] Nguyễn Hữu Thức: Xây dựng nhân cách con người Việt Nam, http://tuyengiao.vn, ngày 05/5/2016. [18] Nguyễn Thanh Thùy Trang: “Quan niệm về đạo làm người trong tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu”, tạp chí Triết học, số 4/2019. [19] Trung tâm Từ điển học: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2009. [20] Lê Trí Viễn: Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006. 67 ĐỐI SÁNH HÌNH TƯỢNG LỤC VÂN TIÊN DƯỚI NHÃN QUAN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Vj “HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ” Ở VIỆT NAM VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY PGS.TS. ĐINH HỒNG HẢI* TS. PHẠM THỊ THỦY CHUNG** Tóm tắt: Hiệp sĩ (俠士) là người hành động vì nghĩa, chống lại kẻ mạnh giúp người yếu thế. Đây là một danh xưng cổ xưa trong văn hóa Trung Hoa nay chỉ còn sót lại trong truyện kiếm hiệp. Danh từ này tương đương với knight trong tiếng Anh chỉ tước hiệu của người đàn ông được tôn vinh vì có công lớn ở Vương quốc Anh được xếp hạng dưới nam tước (nghĩa 1) hoặc một người đàn ông tận tâm giúp đỡ một phụ nữ lúc hoạn nạn (nghĩa 2). Trong văn hóa phương Tây, hiệp sĩ là người được nguyên thủ quốc gia hoặc giáo hoàng tấn phong để phục vụ nhà vua, nhà thờ hoặc quốc gia trong tư cách những chiến binh xả thân bảo vệ hoàng gia, giáo hoàng hoặc giới quý tộc. Những lý tưởng về tinh thần hiệp sĩ đã được phổ biến trong văn học thời trung cổ ở Trung Hoa và phương Tây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam. Mặc dù trong lịch sử Việt Nam chưa từng ghi nhận tước hiệu này nhưng tinh thần nghĩa hiệp đã được Nguyễn Đình Chiểu biểu tượng hóa thành một nhân vật kiệt xuất có tên Lục Vân Tiên trong tác phẩm _______________ * Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Liên hệ: [email protected] ** Viện Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 68 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY cùng tên. Gần đây, danh từ “hiệp sĩ đường phố” được sử dụng trở lại vừa tạo nên những cảm hứng cho một số người nhưng đồng thời cũng tạo ra phản ứng trái chiều đối với nhiều người khác. Nghiên cứu này sẽ sử dụng hình tượng Lục Vân Tiên để lý giải tinh thần nghĩa hiệp dưới nhãn quan của Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó nhận diện danh xưng “hiệp sĩ đường phố” ở Việt Nam hiện nay đặt trong sự đối sánh với một thuật ngữ tương đương (knight) trong văn hóa phương Tây. Từ khóa: Lục Vân Tiên; Hiệp sĩ đường phố; Knight; Nguyễn Đình Chiểu. COMPARING IMAGE OF LỤC VÂN TIÊN UNDER VIEW OF NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU AND “STREET KNIGHTS” IN VIETNAM WITH WESTERN CULTURE Abstract: The knight is a warrior of the Middle Ages who fought on horseback, served a king, held a special military rank, and swore to behave in a noble way or a man honored for merit by a king or queen of England and ranking below a baronet [Merriam-Webster]. In Vietnam, the term hiệp sĩ (俠) comes from Chinese culture via literature. The knight spirit appears in ancient literature and poem commonly in China and the West. It influences Vietnamese literature in the pre-modern period by a famous writer, Nguyễn Đình Chiểu with his masterpiece Lục Vân Tiên. Recently, a new term “hiệp sĩ đường phố” [street-knight] appear in newspapers making many controversies. The paper focusses on the symbol of Lục Vân Tiên to decode the knight spirit in the vision of Nguyễn Đình Chiểu. Thenceforward, it points out the name “hiệp sĩ đường phố” in present-day Vietnam in comparison with the knight in the Western culture. Keywords: Lục Vân Tiên; Hiệp sĩ đường phố; Knight; Nguyễn Đình Chiểu. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 69 Toàn văn Mở đầu Hiệp sĩ là người hành động vì nghĩa, chống lại kẻ mạnh giúp người yếu thế. Đây là một danh xưng cổ xưa trong văn hóa Trung Hoa nay chỉ còn sót lại trong các tác phẩm kiếm hiệp. Danh từ này tương đương với knight trong tiếng Anh chỉ tước hiệu của người đàn ông được tôn vinh vì có công lớn ở Vương quốc Anh được xếp hạng dưới nam tước (nghĩa 1) hoặc một người đàn ông tận tâm giúp đỡ một phụ nữ lúc hoạn nạn (nghĩa 2). Theo Từ điển Oxford, thời trung cổ, hiệp sĩ là người có địa vị xã hội cao, người có nhiệm vụ chiến đấu cho vị vua của mình. Các hiệp sĩ được thể hiện trong các bức tranh thường cưỡi ngựa và mặc áo giáp. Trong các câu chuyện về những hiệp sĩ thời trung cổ, họ là những con người phiêu lưu với tấm lòng hào hiệp. Trong văn hóa phương Tây, hiệp sĩ là người được nguyên thủ quốc gia hoặc giáo hoàng tấn phong để phục vụ nhà vua, nhà thờ hoặc quốc gia trong tư cách những chiến binh xả thân bảo vệ hoàng gia, giáo hoàng hoặc giới quý tộc. Những lý tưởng về tinh thần hiệp sĩ phổ biến trong văn học thời trung cổ ở Trung Hoa và phương Tây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam. Mặc dù, trong lịch sử Việt Nam chưa từng ghi nhận tước hiệu này, nhưng tinh thần nghĩa hiệp đã được Nguyễn Đình Chiểu biểu tượng hóa thành một nhân vật kiệt xuất có tên Lục Vân Tiên trong tác phẩm cùng tên. Gần đây, danh từ “hiệp sĩ đường phố” được sử dụng trở lại vừa tạo nên những cảm hứng cho một số người, nhưng đồng thời cũng tạo ra phản ứng trái chiều đối với nhiều người khác. Nghiên cứu này sẽ sử dụng hình tượng Lục Vân Tiên để lý giải tinh thần nghĩa hiệp dưới nhãn quan của Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó, nhận diện danh xưng “hiệp sĩ đường phố” ở Việt Nam hiện nay đặt trong sự đối sánh với một thuật ngữ tương đương (knight) trong văn hóa phương Tây. 70 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY Hiệp sĩ trong các nền văn hóa Trong văn hóa phương Tây, nguyên nghĩa từ hiệp sĩ là cniht là một từ ghép của từ tiếng Đức (Knecht: đày tớ, nô lệ, chư hầu) đã thay đổi theo thời gian thành “người bảo hộ” chiến đấu trung thành bên cạnh các lãnh chúa của họ trong văn hóa Anglo - Saxon. Tuy nhiên, cho đến khoảng năm 1300 thì động từ “to knight” (làm cho ai đó trở thành hiệp sĩ) mới xuất hiện như một danh xưng cao quý mang phẩm giá của một hiệp sĩ. Đây là thành viên của tầng lớp xã hội thứ hai trong nền Cộng hòa La Mã và thời kỳ đầu của Đế chế La Mã. Về sau, từ hiệp sĩ là người được các nguyên thủ quốc gia (hoặc Đức giáo hoàng) tấn phong để phục vụ hoàng gia, nhà thờ hoặc quốc gia, đặc biệt là trong tư cách chiến binh. Trong văn hóa phương Đông, hiệp sĩ là những con người hào hiệp có địa vị đặc biệt trong xã hội. Chẳng hạn, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa hiệp sĩ thường được mô tả là một người anh hùng chuyên giúp đỡ người khác, chống lại sự bất công bằng những nghĩa cử hào hiệp. Trên thực tế, mặc dù có nhiều cách khác nhau để đạt được công lý, nhưng kể từ khi hiệp sĩ là một đối tượng ngưỡng mộ trong tâm trí của mọi người, nó trở thành một chủ đề quan trọng trong văn học Trung Quốc và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam giai đoạn trung đại đến nay. Danh từ hiệp sĩ mang nhiều hàm nghĩa khác nhau trong các giai đoạn lịch sử nhưng hàm nghĩa luôn là những người đối đầu với quyền lực, những mô tả về họ trong văn chương luôn là những người lãng mạn, hào hiệp. Thậm chí danh xưng này còn được sánh với “hảo hán” là những con người bị gạt ra bên lề xã hội nhưng có tinh thần dũng cảm, đại nghĩa. Các hiệp sĩ thường dùng sức mạnh cá nhân và tài nghệ võ thuật để hành động. Bản thân họ bất chấp hiểm nguy và không mấy quan tâm đến pháp luật: “Nho thì phạm luật bằng văn, hiệp thì dùng võ là phạm điều cấm” (Hàn Phi). Một hiệp sĩ điển hình trong quan niệm của người Trung Hoa luôn là người văn võ song toàn. Chính tinh thần hiệp sĩ đã thúc đẩy đạo đức của những người luyện tập võ thuật lên mức cao nhất trở thành những người ưu tú nhất trong số những người luyện tập võ thuật. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 71 Có thể tóm lược những đặc trưng của hiệp sĩ là: người hào hiệp, bản lĩnh trong đối nhân xử thế, có tính cách trong sáng, có ý chí kiên cường, có lòng trung thành và luôn cứu giúp người khác, đặc biệt, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Hiệp sĩ có lòng vị tha, không ngại hy sinh thân mình để cứu giúp người đời, họ có thể cướp của người giàu giúp đỡ người nghèo, dám phá bỏ trật tự xã hội và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lẽ sống của họ cũng như các nguyên tắc đạo đức. Bởi vậy, họ không phục tùng các loại uy quyền của kẻ mạnh. Khác với văn hóa phương Tây, trong các nền văn hóa Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, các hiệp sĩ không thuộc về một tầng lớp xã hội cụ thể nào. Điển hình cho tinh thần hiệp sĩ hay hảo hán là “đầu lĩnh” ở Lương Sơn Bạc trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am. Câu chuyện về các hiệp sĩ thường mang đầy màu sắc kịch tính và thường tạo ra nhiều huyền thoại về lòng nghĩa hiệp hơn là khía cạnh công lý hay luật pháp. Vì vậy, trong các tiểu thuyết Trung Quốc, các hiệp sĩ thường không kết hôn hoặc thậm chí không yêu đương để kiềm chế cảm xúc cá nhân làm cản trở tinh thần vị nghĩa của họ. Đến cuối đời nhà Thanh, đặc tính hiệp sĩ được thi vị hóa thành những tiểu thuyết kiếm hiệp trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Đây chính là tiền đề để thể loại phim kiếm hiệp Hồng Kông phát triển mạnh trong nửa đầu thế kỷ XX và tạo nên một trào lưu trong phim truyền hình cổ trang Trung Quốc nửa sau thế kỷ XX. Hình tượng Lục Vân Tiên dưới nhãn quan của Nguyễn Đình Chiểu đã ra đời trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các tác phẩm văn học Trung Quốc giai đoạn này nên cũng mang nhiều đặc trưng của các hiệp sĩ Trung Quốc. Hình tượng Lục Vân Tiên dưới nhãn quan của Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, còn được gọi là Đồ Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, quê ở phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Văn chương của ông thường được dùng chữ Nôm, bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức biểu cảm khiến cho tác phẩm của 72 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY ông có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp người đọc. Hình tượng những người nông dân trong văn thơ của ông mang đậm tính cách Nam Bộ. Những con người dung dị đó, trong công cuộc chống thực dân Pháp đã trở thành những người anh hùng, trượng nghĩa. Thông qua ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, đạo lý và chính nghĩa luôn được tôn vinh, công bằng xã hội luôn được đề cao. Lục Vân Tiên dưới nhãn quan của ông chính là biểu tượng của tinh thần đó. Có thể nói, cuộc đời, con người, quan niệm sáng tác và đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là di sản kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của cha ông chúng ta. Dưới ngòi bút của ông, thơ văn đã trở thành vũ khí chiến đấu mà tác phẩm Lục Vân Tiên chính là thành quả to lớn mà ông đã sáng tạo nên. Lục Vân Tiên tiêu biểu cho tinh thần trượng nghĩa của người quân tử, xông vào chốn hiểm nguy cứu người không chút do dự. Hành động nhổ cây ven đường đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tướng cướp Phong Lai chính là lý tưởng, là một mơ ước về một xã hội công bằng và tràn ngập yêu thương. Hình tượng Lục Vân Tiên qua bút pháp của Nguyễn Đình Chiểu lột tả hình ảnh lý tưởng của người anh hùng cao đẹp nhưng hết sức dung dị bằng thể loại truyện thơ Nôm. Mặc dù tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được lấy cảm hứng từ hình ảnh của các hiệp sĩ Trung Hoa được Việt hóa từ gốc Hán nhưng tác giả đã xây dựng nhân vật này mang đặc trưng của người Việt bằng những từ ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ. Với một ngôn ngữ bình dân sử dụng nhiều phương ngữ như bớ đảng, bức thơ, chi, con này, đà, đàng, mầy, há dễ, lâu la, lũ kiến chòm ong, tiểu thơ, trai gái, tớ - thầy, vi dầu, vầy, vô,... Lối kể chuyện mộc mạc, giản dị, gần gũi với đa số người dân đã khiến cho tác phẩm của ông đến với người đọc Việt Nam một cách hết sức tự nhiên. Nó cũng giúp cho việc sử dụng các từ ngữ và điển cố gốc Hán không lấn át nội dung và hình thức của tác phẩm. Có thể nói, sự kết hợp độc đáo giữa câu truyện dân gian và tự truyện của tác giả đã hòa quyện trong tác phẩm Lục Vân Tiên với một thủ pháp điêu luyện bằng việc vận dụng thành ngữ, ca dao, tục ngữ và điển cố để tạo nên một tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam đầu thế kỷ XX. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 73 Cũng giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên không chỉ tạo nên sức hấp dẫn với người đọc Việt Nam mà tác phẩm này còn hấp dẫn nhiều độc giả nước ngoài. Abel des Michels chính là người đã dịch Lục Vân Tiên sang tiếng Pháp với tên gọi Lục Vân Tiên cổ tích truyện (Histoire de Luc Van Tien) năm 1899. Cuộc đời chìm nổi nhiều gian truân của Nguyễn Đình Chiểu được khắc họa qua nhân vật Lục Vân Tiên hiện ra chân thực giống như lời tự sự của chính tác giả. Nổi bật trong đó là khát vọng hành đạo cứu đời bằng những phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật Lục Vân Tiên như một biểu tượng hiệp sĩ trong văn chương. Vượt lên hết thảy mọi giá trị ngôn từ, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam đương thời. Đúng như lời giới thiệu trong tác phẩm Lục Vân Tiên như đã được khẳng định: “Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên cả một xã hội trong đó những nhân vật chính diện tiêu biểu là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đã tượng trưng cho tài năng, trí tuệ, nhân phẩm của con người. Đó là những con người học rộng, tài cao. Tuy mỗi người mỗi vẻ, mỗi nét mặt khác nhau, nhưng họ đều là những người “cương trực”, “khảng khái”, “vị tha” và “trọng nghĩa hiệp””1. “Hiệp sĩ đường phố” ở Việt Nam trong sự đối sánh với văn hóa phương Tây “Hiệp sĩ đường phố” ở Việt Nam và đặc tính phi chính quy “Hiệp sĩ đường phố” là tên gọi không chính thức các thành viên của các câu lạc bộ phòng, chống tội phạm tại nhiều thành phố ở Việt Nam. Ban đầu, nhóm hiệp sĩ được thành lập ở Bình Dương, sau mở rộng ra các địa bàn khác trên toàn quốc. Năm 1997, câu lạc bộ đầu tiên được thành lập ở phường Phú Hòa hoạt động không lương nhưng được hỗ trợ tiền _______________ 1. Xem: “Giới thiệu Lục Vân Tiên” trong Dự án số hóa thư tịch cổ văn hiến Hán Nôm giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (mã số số hoá: nlvnpf 0059; mã số R.403) http://www.nomfoundation.org/nom-project/Luc-Van-Tien?uiLang=vn, truy cập ngày 21/3/2022. 74 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY xăng, được khen thưởng và điều trị khi bị tai nạn do làm nhiệm vụ. Thậm chí nếu tử vong thì được hưởng chính sách giống như người có công với cách mạng theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ1. Năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 203/2006/QĐ-UBND, ngày 16/8/2006 về “Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Năm 2008, công an Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm săn bắt cướp (SBC). Năm 2010, thành phố Hà Nội triển khai thí điểm mô hình câu lạc bộ này. Như vậy, các “hiệp sĩ đường phố” là thành viên của các câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ở Việt Nam mới được hình thành gần đây. Do không có chức danh và địa vị xã hội cụ thể nên tên gọi “hiệp sĩ đường phố” hoàn toàn là một sản phẩm mang tính văn chương hơn là đời thực. Có thể, danh xưng này được tạo ra như một cách an ủi cho những vất vả, hy sinh của họ. Trên thực tế, các “hiệp sĩ” do không được trang bị các vũ khí quân dụng như những người làm công tác an ninh chuyên nghiệp, do đó đã xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc, thậm chí, họ đã phải hy sinh tính mạng khi truy bắt tội phạm. Sự hy sinh của họ được nhiều người tiếc thương và truyền thông “vinh danh”. Ví dụ, một câu lạc bộ phòng, chống tội phạm có 4 thành viên được tặng Huy chương tuổi trẻ dũng cảm. Đặc biệt, các hiệp sĩ săn bắt cướp còn được báo điện tử Vnexpress vinh danh là nhân vật của năm 2011 và “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải nhận Huân chương Chiến công. Đối sánh với danh xưng hiệp sĩ ở phương Tây Có lẽ, điểm khác biệt lớn nhất giữa “hiệp sĩ đường phố” ở Việt Nam trong sự đối sánh với văn hóa phương Tây chính là danh phận. Vào giai đoạn đầu của thời Trung cổ ở châu Âu, danh xưng hiệp sĩ được phong cho những chiến binh trung thành nhất. Họ trở thành một thành phần thuộc _______________ 1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ về “Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 75 giới thượng lưu, được coi như một giai cấp đứng ngay dưới giới quý tộc. Vào giai đoạn huy hoàng nhất, danh xưng này gắn với lý tưởng của tinh thần hiệp sĩ, một quy tắc ứng xử dành cho các chiến binh hào hiệp, dám xả thân vì việc nghĩa. Trong văn hóa phương Tây, một hiệp sĩ thường là một người trung thành, phục vụ như một vệ sĩ cho các lãnh chúa và giới quý tộc. Vì vậy, họ không chỉ được tấn phong tước hiệu mà còn được ban thưởng đất đai. Các lãnh chúa tin tưởng vào các hiệp sĩ bởi họ là những con người có kỹ năng thiện chiến. Hình ảnh của hiệp sĩ cũng được mô tả như những kỵ sĩ hay kỵ binh oai phong trên lưng ngựa cùng áo giáp và các vũ khí đặc trưng. Những hình ảnh như vậy đã khắc họa những lý tưởng về tinh thần hiệp sĩ đã được phổ biến trong văn học và nghệ thuật thời trung cổ, đặc biệt là ở Pháp và Anh. Ngày nay, di sản của danh xưng hiệp sĩ vẫn tiếp tục tồn tại ở một số quốc gia theo đạo Kitô và các lãnh thổ trước đây của họ trong lịch sử. Cho đến thời hiện đại, danh xưng này thường chỉ tập trung vào các hoạt động từ thiện, cứu trợ và nghĩa vụ công dân mà không còn gắn với các chiến binh nữa. Mỗi danh xưng có các tiêu chí riêng về điều kiện ban tặng nhưng tước hiệp sĩ thường được ban tặng bởi nguyên thủ quốc gia, quốc vương để công nhận những thành tích đáng khen ngợi, như trong hệ thống danh xưng mang tính danh dự của Hoàng gia để phục vụ cho Giáo hội hoặc quốc gia. Dĩ nhiên, danh xưng này thường đi kèm với các phần thưởng xứng đáng. Hiệp sĩ - Từ văn chương đến hiện thực đời sống Trong Truyện Kiều, nhân vật Từ Hải, một con người khao khát tự do và bình đẳng đã có một lời tuyên ngôn bất hủ: “Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha...”. Tinh thần này đã được Nguyễn Đình Chiểu khẳng định lại trong truyện Lục Vân Tiên: 76 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng...”. Hình ảnh nghĩa hiệp của Từ Hải và Lục Vân Tiên trong văn chương là một lý tưởng cao đẹp mà các tác giả nêu trên đã khắc họa trong lịch sử. Thực tế xã hội càng nhiễu nhương bao nhiêu thì người dân càng mơ ước đến một tinh thần nghĩa hiệp của con người bấy nhiêu. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh của những con người nghĩa hiệp như Từ Hải và Lục Vân Tiên mới được điển hình hóa trong đời sống xã hội đương thời của Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu. Từ văn chương đến hiện thực đời sống chính là tấm “kính chiếu yêu” để chúng ta có thể nhận rõ thực trạng xã hội. So sánh với hiện thực đời sống xã hội hiện nay, chúng ta có thể nhận ra danh xưng “hiệp sĩ đường phố” cũng chính là niềm mơ ước của người dân trong một giai đoạn mà “đạo đức xuống cấp” đã trở thành một từ khóa được gần 25 triệu kết quả tìm kiếm trên Google chỉ trong 0,47 giây. Dễ dàng nhận thấy quan niệm về anh hùng luôn mang màu sắc thời đại, “mỗi thời đại lại có một mẫu lý tưởng về anh hùng. Ở Việt Nam, danh xưng “hiệp sĩ đường phố” chưa được đề cập rõ trong bất cứ văn bản pháp luật nào. Pháp luật chỉ cho phép lực lượng công an mới có thẩm quyền điều tra, khám xét và truy bắt các đối tượng phạm tội, trong đó có cướp giật. Đối với người dân cũng như “hiệp sĩ” chỉ có quyền bắt người khi phát hiện và bắt quả tang người có hành vi phạm tội, pháp luật không cho phép họ được quyền trực tiếp bắt người, khám người. Nhà nước đã xây dựng các lực lượng chuyên nghiệp, chuyên trách có bề dày kinh nghiệm trong việc phòng, chống tội phạm như: cảnh sát khu vực, cảnh sát hình sự, đặc nhiệm, dân quân tự vệ, lực lượng phản ứng nhanh, cảnh sát 113,... Còn người dân, “hiệp sĩ” hay lực lượng khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ khi có điều kiện phù hợp, không nên đặt vai trò của “hiệp sĩ” là có trách nhiệm truy bắt cướp bởi trách nhiệm này là của công an”1. _______________ 1. Cao Huân, Trần Vương: “Mô hình “Hiệp sĩ” bắt cướp đường phố: Không nên nhân rộng, khuyến khích”, https://laodong.vn. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 77 Thực tiễn đời sống và xã hội hiện nay cho thấy việc cổ xúy cho tinh thần “hiệp sĩ” nhưng lại không được trang bị bảo hộ và kỹ năng nghề nghiệp đã khiến cho nhiều người có tinh thần nghĩa hiệp thực sự gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng. Cho dù được công nhận liệt sĩ khi hy sinh nhưng sự ra đi của các “hiệp sĩ” như Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi trong vụ bắt băng trộm xe gắn máy SH trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, Quận 3 vào ngày 13/5/2018 chính là một cái giá quá lớn khi chúng ta không phân biệt rõ tinh thần nghĩa hiệp trong văn chương và trong hiện thực đời sống. Đặc biệt, khi vô tình làm bị thương hoặc làm chết tội phạm thì họ không được hưởng quyền miễn trừ. Kết luận Đối sánh hình tượng Lục Vân Tiên dưới nhãn quan của Nguyễn Đình Chiểu và “hiệp sĩ đường phố” ở Việt Nam với văn hóa phương Tây để làm rõ tính chính danh của danh từ này ở Việt Nam là điều hết sức cần thiết hiện nay. Việc nhầm lẫn một yếu tố tinh thần (dũng cảm, nghĩa hiệp,...) với một công việc trong thực tại (bắt cướp) cũng như sự nhầm lẫn giữa văn chương với hiện thực đời sống đã vô tình đẩy những con người nghĩa khí (các “hiệp sĩ đường phố”) đến chỗ nguy hiểm. Sự phân biệt nói trên không chỉ đóng góp về mặt học thuật mà còn là để áp dụng các yếu tố học thuật đó vào đời sống xã hội. Trong Từ điển Lạc Việt, danh từ knight có các nghĩa: hiệp sĩ (thời trung cổ ở châu Âu); người được phong tước hầu (ở Anh); (sử học) nghị sĩ đại diện cho một hạt ở Anh (knight of the shire): kỵ sĩ (trong quân đội cổ La Mã); (đánh cờ) quân cờ “đầu ngựa”; knight bachelor - hiệp sĩ thường (chưa được phong tước); knight commander - hiệp sĩ đã được phong tước; knight of the brush - họa sĩ; knight of the cleaver - người bán thịt; knight of the fortune - kẻ phiêu lưu/mạo hiểm; knight of industry - tay đại bợm; knight of the knife - (từ cổ, nghĩa cổ), (đùa cợt) kẻ cắp; knight of the needle (shears, thimble) (từ cổ, nghĩa cổ) - (đùa cợt) thợ may; knight of 78 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NGjY NAY the pencil (pen, quill) - nhà văn, nhà báo; knight of the pestle - (từ cổ, nghĩa cổ) nhà bào chế, dược sĩ; knight of the post - người sống bằng nghề làm nhân chứng láo; knight of the whip - (đùa cợt) người đánh xe ngựa. Đặc biệt: knight of the road có nghĩa là người đi chào hàng hoặc kẻ cướp đường. Vì vậy, danh xưng ‘hiệp sĩ đường phố” khi dịch ra tiếng Anh rất dễ nhầm lẫn với “knight of the road”. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử nhấn mạnh tính chính danh là để cảnh tỉnh cho con cháu nên làm những công việc có danh phận rõ ràng. Có lẽ, đã đến lúc hãy trả các “hiệp sĩ” về cho văn học và nghệ thuật bởi “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Đừng bắt họ đổi mạng để có một danh xưng không chính thức (hư danh) hoặc nhầm lẫn với “knight of the road”. Bởi trên thực tế, vấn đề đạo đức xã hội không thể chỉ dựa trên “tinh thần nghĩa hiệp” của những con người “tay không tấc sắt” như huyền thoại Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu mà phải bằng việc thể chế hóa danh xưng đi kèm với trách nhiệm xã hội (ví dụ như cảnh sát, lính cứu hỏa...). Có như vậy mới thực sự phù hợp với một xã hội phát triển trong thế kỷ XXI thay vì tiếc nuối một danh xưng trong văn học và trong lịch sử thời trung cổ./. TjI LIỆU THAM KHẢO [1] Anh Thoa: ““Hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải nhận Huân chương Chiến công”, báo Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/hiep-si-nguyen-thanh-hai nhan-huan-chuong-chien-cong-416908.htm, 2010. [2] Bumke, Joachim: Courtly Culture: Literature and Society in the High Middle Ages, University of California Press, Berkeley, US and Los Angeles, US, 1991. [3] Cao Huân, Trần Vương: “Mô hình “Hiệp sĩ” bắt cướp đường phố: Không nên nhân rộng, khuyến khích”, báo Lao động, https://laodong.vn/phap-luat/mo-hinh-hiep-si-bat-cuop-duong-pho khong-nen-nhan-rong-khuyen-khich-855266.ldo, 2020.