🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Danh Nhân Lịch Sử Việt Nam Việt Nam – Đinh Tiên Hoàng
Ebooks
Nhóm Zalo
Đ A N t ì N ỷ i  N L Ị E t ì s ử
V I Ẹ T N A M
mmV TIÊN ^ ------------------• -
H w m
PHẠKiĩRimieiiHiiiie
IIÌIIÌIÙIIÍIIÌI nõRini
'ãiỉ.
Đ iN tí T Ẻ H m m
mm Mbh sA VIÊTNAM
ĐINH TIÊN
m m Ẽ
PHẠIHĨRIỈỈÍIIGKHIỈIIG
HHÌIVỈĨDỈyiỉllHIÌII-IHlÌIIGIIII
LỜI NÓI ĐẦU
Dân tộc Việt Nam ta có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, có một nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Nen văn hóa đó là do công lao tạo dựng của những con người Việt Nam, cỉia những nhân vật lịch sử cụ thể.
Nằm trong dòng chảy của lịch sử loài người, lịch sử Việt Nam đã trải qua những biến cố thăng trầm, có những năm tháng độc lập, tự do, vươn lên mạnh mẽ với những sự tích anh hùng lẫm liệt, nhưng cũng có những năm tháng loạn ly suy thoái, chìm đắm trong cảnh nước mất nhà tan. Trong bối cảnh lịch sử đó, đã xuất hiện những con người làm thay đổi diện mạo của xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, mở ra một thời kỳ mới cho đất nước, đưa đất nước tiến lên. Chính vì vậy họ được trang trọng ghi tên vào sử sách, được nhân dân quý trọng, đời đời tôn vinh. Nhưng bên cạnh họ, còn có những kẻ yếu hèn đê tiện, gặp khi Tổ quốc lâm nguy đã sẵn sàng bắt tay với giặc, bị nhân dân căm thù lên án. Do đó, một yêu cầu lớn đặt ra cho việc tìm hiểu, học tập lịch sử dân tộc là không phải chỉ hiểu biết về các nhân vật chính diện, mà còn cả về những nhân vật phản diện...., để trên cơ sở đó hiểu được đặc điểm phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp của lịch sử dân tộc, đặng rút ra được những nhận xét, đánh giá, những kinh nghiệm và bài học
lịch sử cần thiết. Bộ sách Danh nhân lịch sử Việt Nam là nhằm mục tiêu phục vụ đông đảo bạn đọc, những người yêu thích lịch sử dân tộc, là theo tinh thần đó.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cha ông chúng ta ở nhiều thế kỷ trước đã có nhiều nhà văn hóa, nhà sử học ghi lại khá đầy đủ công tích của các danh nhân kiệt xuất trong các bộ "chính sử', "dã sử', "dật sử"... Đó là những con người mà sự nghiệp lẫý lừng của họ đã đóng góp cho quê hương đất nước, hoặc tạo nên những thành tích lớn lao, hoặc mở ra hẳn một thời đại mới. Chung quanh các nhân vật này cũng thường có những truyền thuyết, giai thoại, thơ ca hấp dẫn mọi người bằng những nét đẹp trí tuệ và cảm thức thẫm mỹ tuyệt vời mà gần gũi như không có một danh nhân nào đi ra ngoài những nhận xét ấy.
Việc tìm him nghiâi cứu các danh nhân lịch sử vốn là một đề tài hấp dẫn rất nhiều các nhà nghiên cứu và giới thức giả xưa nay. Từ các thời xa xưa đã có nhiều học giả quan tâm thể hiện thành những tác phẩm văn chương kỳ thú. Đến thời cận hiện đại lại có nhiầi hơn các công trình sáng tác, biên khảo các loại truyện ký, tiểu |1 Ạ t fT * __________ ____ rt _____1_ Ỉ T ______ ^ ___ Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Công Trứ... Nhưng đến nay, loại sách này cũng đã trở nên khó tìm. Vả lại, những truyện đó cũng có những điểm hạn chế, bất cập về mặt này mặt khác trong nội dung biầi hiện của nó, và nó đã bị thời đại vượt qua, cần được đính chính lại theo nhận thức mới của thời đại hiện nay.
>í- *
Bộ sách Danh nhân lịch sử Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng và cộng tác của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa học, những người tâm huyết với việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam, mong muốn phổ biến những kiến thức lịch sử giúp cho độc giả gần xa hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về các danh nhân lịch sử.
Tuy cách tiếp cận các nhãn vật lịch sử của các tác giả chưa đạt tới mức độ nghiên cứu chuyên sâu ở mức độ hàn lâm, nhưng cũng đã cố gắng để mang đến những thông tin một cách toàn diện, nhiầi chiều về các nhân vật lịch sử, phổ cập rộng rãi tới đông đảo bạn đọc, giúp họ có thể tiếp thu nội dung một cách dễ dàng thoáng nhẹ, dễ nhớ lâu dài. Nhóm biên soạn cũng đã cố gắng để tránh những sai sót, bất cập, hạn chế của những cuốn sách của các tác giả trước đây, đồng thời còn mang đến những kiến thức mới, những phân tích lý giải rõ ràng, đúng đắn, hợp lôgíc và nhận thức tư duy đổi mới đối với lịch sử và nhân vật lịch sử....
Trong nội dung của các tập sách này, ngoài phần mô tả, kể lại đầy đủ con người, cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân, ở phần lớn các tập sách được ấn hành lần này đều cố thêm phần Phục lục kèm theo, trong đó hàm chứa những trang tư liệu mới ăược bổ sung nhằm thuyết minh rõ thêm để bổ sung cho phần chính văn ở trên. Đó là những văn bản bình luận, nhận định, đánh giá danh nhân đó của những học giả, hoặc các mẩu giai thoại, huyền sử, thơ ca dân gian, hoặc các tư liệu lịch sử vừa mới được phát hiện, khai thác từ các gia phả, thần phả, các tư liệu trong thư tịch cổ Hán Nôm... khá đa dạng phong phú mà từ trước chưa được biết đến. Phần phụ lục này khá quan trọng và mới mẻ, sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc....
Xin mời quý độc giả lần lượt tiếp cận cóc tập sách của bộ sách này. Tuy nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế, xin quý vị rộng lòng lượng thứ. Rất mong nhận được những ý kiến phê bình đóng góp của bạn đọc gần xa để bộ sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Hà Nội, mùa xuân năm Nhâm Thìn 2Ẩ)12
Thay mặt nhóm biên soạn
PGS. TS Sử học Chương Thâu
GIìỉCơiuị Jfô t
cuộc CHIẾN TRONG THUNG LŨNG
Vào ngày rằm tháng hai năm Giáp Thần (924), tại châu Đại Hoàng, sách Đào úc, trong dinh của Đinh Công Trứ, thứ sử Hoan Châu, các gia nhân bận tíu tít, họ vui vẻ khi vợ của ông chủ vừa sinh con trai. Ngay từ lúc đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, bà đỡ đã mỉm cưòi nói với phu nhân Đàm Thị;
- Chúc mừng phu nhân sinh quý tử. Thằng bé này tưóng mạo nom khác thường, mắt nó linh hoạt, chân tay lại dài rộng. Chắc hẳn sau này sẽ làm rạng danh cha họ Đinh.
Đàm Thị nhìn con trai, thấy nó quả có tướng mạo lạ thường. Bà mỉm cười:
- Không rõ phu quân ta đã biết chuyện này chưa? Một thị nữ thưa:
- Bẩm, ông đã nhận được tin báo về việc phu nhân sinh con trai. Chắc ông sắp về đấy ạ.
Thị nữ chưa dứt lời đã thấy E)inh Công vui vẻ bước vào: - Ta rất vui vì nàng đã sinh cho ta một đứa con trai. Đưa thằng bé ra đây cho ta ngắm con trai của ta nào.
Một thị nữ nhanh nhẹn ẵm đứa trẻ mới sinh bước ra. Đinh Công ngắm nhìn đứa bé, cười vui vẻ:
- Chà, trông nó cũng được đấy chứ, khỏe mạnh dài rộng lắm. Ta đặt tên cho con là Đinh Bộ Lĩnh, nàng thấy thế nào?
Đàm Thị nhìn chồng vui vẻ:
- Phu quân đặt cho con cái tên ấy, chắc cũng đã cân nhắc cẩn thận. Thiếp chỉ biết hoan hỉ vâng theo thôi. Mong rằng con trai chúng ta lớn lên khỏe mạnh, giỏi giang, có thể như cha nó là may mắn lắm.
- Sao lại như cha nó, hổ phụ sinh hổ tử, chắc chắn con ta phải hơn cha nó chứ. Đinh Công nhìn vợ vừa cưòi vừa nói: - Thôi nàng nghỉ đi cho khỏe. Ta có việc phải làm. Để ta gọi các gia nhân đến, cần gì nàng cứ nói cho ta biết. Nói xong, Đinh Công vui vẻ bước ra. Đàm Thị là người thiếp yêu của ông. Giờ ông đã cao tuổi mà lại sinh được một bé trai kháu klủnh khỏe mạnh, thật là có phúc. 5f
*
Năm tháng trôi qua, Đinh Bộ Lĩnh ngày càng khôn lớn. Tuy nhiên, cậu không còn nhìn thấy mặt cha bởi cha cậu đã sớm lìa đời. Hàng ngày, cậu theo đàn trâu vào thung lũng chăn thả cùng với các trẻ mục đồng khác. Cha mất sớm, cậu phải nương nhờ người chú là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn, thuộc sách Bông.
Vốn tính hiếu động, Đinh Bộ Lĩnh thường là ngưòi cầm đầu lũ trẻ mục đồng trong các trò chơi ở thung lũng và bao giờ cậu cũng là ngưòi chiến thắng.
Hôm nay cũng vậy, sau khi thả trâu cho gặm cỏ trong 10
thung lũng, đám trẻ quây quần chơi trò vật nhau xem đứa nào khỏe hơn. Chúng vòng trong vòng ngoài hò hét khích lệ hai đứa trẻ đang quần nhau huỳnh huỵch trên đám cỏ. Đứa to cao là thằng đầu chòm của đám mục đồng bên Thung Lá bị một đứa trẻ nhỏ hơn, tóc cắt trái đào đang ngồi lên trên người, hai chân như hai gọng kìm khóa chặt khiến nó không thể nhúc nhích. Nó cố tìm cách bật người, thay đổi tư thế để quật thằng bé đang ngồi trên người nó nhưng không nổi. Mặt nó đỏ tía, nó gắng sức tìm cách lật đối thủ nhưng đành thúc thủ hết cách cựa quậy trong khi đám trẻ Thung Lau ra sức cổ vũ đầu chòm mục đồng của mình. Thằng bé đã thắng chòm mục đồng bên Thung Lá là Đinh Bộ Lĩnh. Dù Đinh Bộ Lĩnh nhỏ người hơn nhưng do nhanh nhẹn và mưu mẹo nên bất cứ keo vật nào, cậu đều tìm được cách thắng đối thủ. Đám trẻ Thung Lau thắng cuộc khiến đàn trâu chúng chăn dắt được thả ở bãi cỏ non hơn, lại gần nguồn nước. Trong thung lũng này, từ xưa tới giờ, đã thành tiền lệ, ngay trong đám trẻ mục đồng cũng luôn có sự cạnh tranh về khu chăn thả. Bãi chăn thả chỉ được xác định khi cuộc tỷ thí giữa hai đầu chòm mục đồng kết thúc, bên nào thua phải đưa đàn gia súc đi chăn thả nơi xa hơn, xa cả nguồn nước.
Trước đây, đám trẻ mục đồng bên Thung Lau thường chịu nước lép bởi đầu chòm mục đồng bên Thung Lá là thằng bé khỏe mạnh, rất giỏi vật, chưa một đứa trẻ nào bên Thung Lau hạ nổi nó cho đến khi Đinh Bộ Lĩnh đưa trâu của người chú đến thung lũng chăn thả. Lúc đầu, thằng bé cầm đầu đám trẻ bên Thung Lá khinh khỉnh khi nhìn thấy Đinh Bộ Lĩnh bước ra xới vật trong tiếng hò reo của đám trẻ bên Thung Lau. Nó không ngờ rằng thằng bé nhỏ
11
người hơn nó lại nhanh nhẹn và có miếng vật hiểm như thế. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh vỗ vào bụng nó 3 cái, nó đành chịu thua, lồm cồm bò dậy cùng đám trẻ Thung Lá dồn trâu về bãi chăn thả phía xa, nghĩ bụng sẽ tìm cách dạy cho thằng bé bên Thung Lau này một bài học.
Khi đám trẻ Thung Lá dồn trâu đi xa, đám trẻ mục đồng Thung Lau liền quây lấy Đinh Bộ Lĩnh. Đứa nắn tay, nắn chân, đứa thì vỗ vào người Đinh Bộ Lĩnh, tranh nhau hỏi Đinh Bộ Lĩnh cách làm thế nào khóa được chòm mục đồng bên Thung Lá. Đinh Bộ Lĩnh hớn hở nói:
- Học là được thôi mà. Từ mai chúng ta được thả ữâu gần đây, không lo bị cọp bắt, nên có thể cùng nhau luyện võ. - Đám trẻ nhao nhao:
- Luyện võ hả, hay quá.
Hôm sau như đã hẹn, đám trẻ Thung Lau rủ nhau luyện vô. Chúng quần nhau huỳnh huỵch trong tiếng cổ vũ của những đứa đứng bên ngoài. Chợt Lưu Cơ - một trẻ mục đồng cũng trạc tuổi Đinh Bộ Lĩnh hớt hải chạy về nói;
- Không ổn rồi, đám trẻ Thung Lá đang chia nhau ra luyện võ, chúng định quyết chiến một trận vói chúng ta để giành lại nơi chăn thả cũ.
Nguyễn Bặc, một trẻ mục đồng ở gần nhà Đinh Dự, chú của Đinh Bộ Lĩnh lên tiếng:
- Không sợ, đánh thì đánh chứ sao.
Đinh Điền lớn tuổi hơn một chút, tỏ vẻ hiểu biết nói: - Đã biết chúng nó đánh chúng ta thế nào chưa? Đinh Bộ Lĩnh gật đầu:
- Đúng thế, phải xem chúng định làm gí chúng ta, thi vật 17
hay ném đá, đánh bằng gậy hoặc quất bằng dây rừng chứ? Trịnh Tú gật đầu:
- Bộ Lĩnh nói phải lắm, để tôi đi thám thính xem thế nào nhé.
Chỉ một lát sau, Trịnh Tú trở về bảo:
- Đám trẻ bên đó chia thành từng đội. Chúng đã phân công một đứa ra khiêu khích trước. Chỉ cần bên ta có người đáp trả là chúng sẽ theo hiệu lệnh của chòm mục đồng, cái thằng hôm trước thua Bộ Lĩnh ấy xông lên. Mỗi đội đều có vũ khí riêng. Chắc chắn là chúng nó quyết đòi bằng được nơi chăn thả mà trước đây chúng đã thả trâu ở đó. Chúng nó không chấp nhận cuộc đấu giữa hai chòm trưởng đâu.
Đinh Bộ Lĩnh gật đầu:
- Thế cũng phải. Đấu lại cho công bằng. Chúng ta cũng chia thành đội. Đội ở giữa là Đinh Điền và Nguyễn Bặc chi huy, hai đội hai bên do Trịnh Tú và Lưu Cơ phụ trách, thế được không?
Đám trẻ nghi hoặc nhìn Bộ Lĩnh:
- Thế còn cậu thì làm gì?
Tớ sẽ ngồi ưên lưng trâu, làm tổng chỉ huy. Các cậu lại cả đây. ' Mấy đứa trẻ chụm đầu lại bàn bạc, có vẻ phấn khích lắm. Đinh Bộ Lĩnh dặn:
- Theo tớ, đây là việc phải hết sức giữ bí mật, nếu không chúng ta sẽ thua đấy.
- Được rồi, đám trẻ đồng thanh nói và giải tán, hẹn sớm mai sẽ quyết chiến với đám trẻ mục đồng bên Thung Lá. Sớm hôm sau, đám trẻ mục đồng tụ tập ở thung lũng từ sớm và đúng như Trịnh Tú nói, một mục đồng bên
13
Thung Lá tự tiện đưa trâu tới chăn thả ở bãi của mục đồng Thung Lau. Hai bên cãi nhau một lúc và theo hiệu lệnh của chòm mục đồng Thung Lá, một đội quân mục đồng đứa thì cầm gậy, đứa thì cầm dây rừng xông vào đàn trâu của mục đồng Thung Lau, ra sức quất gậy và dây rừng vào lưng trâu. Đàn trâu hoảng sợ bắt đầu chạy tán loạn khỏi bãi chăn thả.
Ngay lúc ấy, theo tiếng huýt sáo của Đinh Bộ Lĩnh, mấy cánh quân mục đồng bên Thung Lau từ hai phía và trước mặt tiến lên, tay cũng lăm lăm gậy và dây rừng. Đám hẻ bên Thung Lá không ngờ đám trẻ bên Thung Lau đã phòng vệ trước, bất giác quay đầu bỏ chạy. Nhưng chúng không ngờ, đàn trâu của chúng đang hoảng hốt giẫm đè lên nhau bỏ trốn. Hóa ra, Đinh Bộ Lĩnh đã bí mật cùng mấy mục đồng buộc rơm vào đuôi trâu rồi châm lửa đốt và xua cho chúng chạy. Mấy con trâu kinh hãi vì bị lửa đốt, chạy nhào vào giữa đàn ữâu khiến lũ trâu hoảng hốt giẫm đạp lên nhau, lao về phía bìa rừng. Đám mục đồng Thung Lá sợ hãi, tìm mọi cách giằng những thứ buộc ở đuôi mấy con trâu ra rồi đánh mõ liên tục, xua đàn ữâu về bãi chăn thả cũ.
Thế là cánh quân mục đồng của Đinh Bộ Lĩnh toàn thắng. Sau hôm đó, đám trẻ chăn trâu tôn Đinh Bộ Lĩnh làm chủ tướng. Hàng ngày chúng bẻ bông lau làm cờ, chia thành từng đội để tập trận, lúc tiến lúc lui. Sau buổi tập, chúng lại công kênh Đinh Bộ Lĩnh bằng cách bắt tay như ngai kiệu cho Bộ Lĩnh ngồi.
Câu chuyện của đám ữẻ mục đồng dần dần lan truyền. Dân chúng trong vùng, nhất là các cụ phụ lão nhìn những cảnh ấy đều bảo nhau, chắc sau này Đinh Bộ Lĩnh sẽ có một sự nghiệp phi thường.
14
Bấy giờ bốn phương loạn lạc, thổ hào các vùng đều ra sức tranh bá đồ vương, luôn dùng gươm giáo để đọ sức, đem quân đi gây chiến các nơi khác, cảnh tượng ấy đã tác động tới Đinh Bộ Lĩnh khiến cậu nuôi ước mơ một ngày kia cũng có thể uy nghi ừên ngựa, múa gươm trổ tài với thiên hạ.
Còn ở đây, trong thung lũng này, đám trẻ mục đồng đang bắt chéo tay làm kiệu cho cậu ngồi rước đi quanh cánh đồng. Những cây hoa lau được phất cao lên như cờ nghi vệ của thiên tử. Sau đám cờ lau, kiệu người là hàng chục, hàng trăm các chiến binh nối đuôi nhau hò hét hoan hô thật náo nhiệt. Thế rồi dần dần, bọn trẻ các thôn đều tuân theo mệnh lệnh của Bộ Lĩnh.
Đội quân của Bộ Lĩnh ngày một đông đảo. Lúc này không thể huýt sáo để ra mệnh lệnh, cần có một cái trống trận lớn. Đinh Bộ Lĩnh nghĩ mãi và cậu mỉm cưòi khoái chá. Phải khao quân một bữa, giết trâu rồi lột lấy da làm trống. Nhưng lấy trâu ở đâu? Chỉ có cách xẻ thịt con trâu mộng của chú Đinh Dự. '
Nghĩ là làm, hôm sau Đinh Bộ Lĩnh cho đám trẻ vật con trâu mộng ra làm thịt. Lũ trẻ được một phen ăn uống no say, đứa nào cũng ngồi xoa bụng vì ăn quá no. Trong khi đó, Bộ Lĩnh lấy cái đuôi trâu cắm sâu vào đất ở một cửa hang rồi chạy về làng hớt hải nói:
- Chú ơi, mau lên, không sẽ mất trâu.
Ngưòi chú ngạc nhiên:
- Sao lại mất trâu?
15
- Con trâu nhà ta nó chui xuống một cái hang sâu lắm, chỉ còn cái đuôi nhô lên. Cháu đã cố lôi lên nhưng không được.
Nghe Đinh Bộ Lĩnh nói vậy, người chú hốt hoảng chạy theo cháu ra một cái hang sâu trong thung lũng, ông cố lần xuống miệng hang thì nhìn thấy cái đuôi trâu vắt vẻo. Òng hoảng hốt cầm đuôi trâu lôi mạnh. Cái đuôi bật ra khỏi đất khiến ông ngã đau điếng. Biết bị cháu lừa, ông điên tiết nhổm dậy đuổi Đinh Bộ Lĩnh, định cho thằng cháu bất trị một trận nhớ đời.
Ông vác dao đuổi. Đinh Bộ Lĩnh ba chân bốn cẳng chạy ra phía bờ sông, người chú bực mình càng đuổi gấp. Hoảng quá, Đinh Bộ Lĩnh nhảy đại xuống nước mất tăm. Nước sông tung toé, cao đến hơn đầu người, đúng vào lúc nắng quái chiều hôm chiếu vào thành một chùm hào quang óng ánh, rực rỡ. Người chú nhìn ra có cảm giác như có một cái đầu rồng chúc xuống để cõng thằng bé lên cao. Ồng bất giác tưởng như có rồng vàng hạ xuống đón cháu, vội vàng quì xuống nhắm nghiền mắt lại. Khi mở mắt ra thì mặt sông trở lại bằng phẳng, nắng cũng vừa tàn còn đứa cháu của ông thì chẳng thấy quay lên. ông đành cắm con dao xuống đất, ngồi chờ, vừa chờ vừa lo ngại...
Bọn trẻ chăn trâu cũng đồn đại thêm thắt vào việc này. Chúng đồn rầm lên là Đinh Bộ Lĩnh đã được rồng vàng hạ xuống đưa đi một nơi xa. Tương truyền sau này, chỗ người chú cắm dao được gọi là núi cắm gươm, còn dáng điệu người chú gục đầu thì được cho là noi "chú lạy cháu".
16
Sau lần giết trâu của chú khao quân, uy tín của Đinh Bộ Lĩnh trong đám trẻ chăn trâu ngày càng cao. Năm tháng qua đi, đám trẻ mục đồng Thung Lau giờ đây đã trưởng thành. Trong đám trẻ ấy, Đinh Bộ Lĩnh thực sự gắn bó với Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú. Họ đã cùng lớn lên bên nhau, cùng nuôi mơ ước sau này sẽ trở thành các chiến tướng, tung hoành trên mình ngựa và lập nên các kỳ tích.
Bấy giờ, trong dân gian có lời đồn đại, Ngô Vương đang bệnh nặng. Nhà vua không muốn gặp mặt ai, duy chỉ có Dương Tam Kha là thường xuyên được nhà vua vời vào triều để bàn công việc. Dương Tam Kha được Ngô Vương tin tưởng, đã tìm cách ly gián nhà vua với các ữung thần. Cái thế chia cắt đã manh nha hình thành, vì thế nhiều viên tướng từng một thời theo Ngô Vương tung hoành ngang dọc, nay có ý trở về vùng đất xưa của mình để cố thủ.
Thời gian này, Đinh Bộ Lĩnh nghe nói đến tên tuổi của tướng quân Trần Lãm và nuôi ước mơ một ngày kia sẽ đầu quân theo viên tướng này. Sau khi cân nhắc cẩn thận, Đinh Bộ Lĩnh quyết định ròi nhà ra đi, anh nói với mấy người bạn:
- Tôi quyết định sẽ đầu quân theo Trần Minh Công. Nghe nói, ông ấy không chỉ là viên tướng tài ba, có thực lực mà còn rất trọng những người tài giỏi. Vì thế, chẳng lo không có đất thi thố tài năng. Nếu các cậu cùng đi với tôi thì tốt biết mấy. Chúng ta sẽ cùng sống chết có nhau, nhất định sau này chúng ta sẽ có được vị trí xứng đáng. Ý các cậu thế nào?
Sau một thời gian bàn bạc, cân nhắc, cả bốn người cùng nhau kéo tới đầu quân dưới trướng của Trần Lãm. Đi
17
theo họ là một số thanh niên ở Thung Lá đã từng cùng họ chơi đánh trận giả và tập võ. Mới giáp mặt Đinh Bộ Lĩnh, Trần Minh Công đã có thiện cảm với người thanh niên này. Ông có cảm nhận đây là một người có phẩm chất đặc biệt khác thường. Sau này, điều ông linh cảm đã được chứng minh là đúng, Đinh Bộ Lĩnh luôn tỏ ra can đảm, mưu lược, có ý chí sắt đá trong việc tạo lập công danh.
Trần Minh Công trò chuyện nhiều lần với Đinh Bộ Lĩnh và hiểu rằng đây chính là người ông có thể giao phó cơ nghiệp khi đã già. ông ngày càng gắn bó hơn với Đinh Bộ Lĩnh vấ theo lòi khuyên của một thuộc hạ tin cẩn, ông quyết định nhận Đinh Bộ Lĩnh làm con nuôi.
Từ ngày đầu quân theo Trần Lãm, được gần gũi người chủ tướng quyền uy và mưu mẹo, Đinh Bộ Lĩnh đã dần hiểu ra thế cục đầy phức tạp của đất nước và nhận thấy Trần Minh Công kỳ vọng ở anh rất nhiều khi cái thế chia cắt phân quyền đã ngày càng lộ rõ.
18
ứ/iỉfư/Ịỹ ƯCaỉ
DƯƠNG TAM KHA VÀ 12 sứ QUÂN
Năm 944, Ngô Quyền băng hà. Ngay khi nhà vua vừa qua đòã, trong cung đã có biến. Dưomg Tam Kha, ngưòi được Ngô vương ủy thác phò giúp con côi quyết định ra tay. Dương Tam Kha cho đóng kín các cổng thành, tuyên bố với các quan:
- Trước khi bệ hạ lâm chung, đã ủy thác việc nước cho ta. Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập là các hoàng tử chưa đủ khả năng lo việc nước. Vì vậy tạm thòi ta sẽ điều hành công việc quốc gia. Chờ cho đến khi một trong hai hoàng tử trưởng thành, ta sẽ đưa lên ngôi cũng chưa muộn.
Nghe Dương Tam Kha nói, các quan nhiều người có ý bất mãn nhưng lúc đó thế lực của Dương Tam Kha rất lóm, hơn nữa ông lại đang nắm giữ quân túc vệ nên không ai dám tỏ thái độ gì. Hơn thế, Dương Tam Kha là con của Dương Đình Nghệ, em của Dương hậu Như Ngọc, hoàng hậu của Ngô vương, đã từng nắm giữ nhiều trọng trách, liệu có ai dám can đảm đứng lên chống lại ông ta?
Trước đây, khi Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ, Ngô Quyền,
19
vốn là bộ tướng, đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ đã nổi lên giết Kiều Công Tiễn. Bấy giờ Dương Tam Kha là người theo anh rể làm chỉ huy quân tiên phong tiến ra Đại La diệt Công Tiễn nên được Ngô Quyền tin tưởng lắm, bởi thế nên sau này mới có chuyện phó thác con côi. Nay Dương Tam Kha tự phong vương, không theo di chiếu của Ngô Vương, lấn át quyền của các hoàng tử, khiến các quan trong triều tỏ ý không phục dù họ không dám nói ra.
Vì thế, ngay sau lễ tự tấn phong là Dương Bình Vương của Dương Tam Kha, một số quan lại trung thành đã cùng hoàng tử Ngô Xương Ngập bỏ chạy khỏi kinh thành. Tin hoàng tử trưởng của Ngô Vương bỏ chạy lập tức lan nhanh như gió. Các quan rỉ tai nhau, nào là hoàng tử Ngô Xương Ngập chạy về làng Trà Hương - Nam Sách (Hải Dương), được hào trưởng Phạm Lệnh Công che chở, nào là đã ba lần Dương Tam Kha sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được bởi hào trưởng đã đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn trốn tránh. Không chỉ có thế, dư luận đều cho rằng Dương Tam Kha ỷ thế quốc mẫu, không theo di chúc của tiên đế, cướp ngôi cháu, rồi đây đất nước sẽ loạn lạc, chẳng yên.
Chỉ huy sứ Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc theo lệnh của Dương Tam Kha kéo quân về vùng đất của Phạm Lệnh Công. Quân của Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc rầm rập tiến, vó ngựa phi như bay khiến bụi cát mù mịt. Nhận được tin báo, Phạm Lệnh Công (Phạm Phòng Át) vội cho người đưa thái tử Ngô Xương Ngập đi trốn rồi lập tức cưỡi
20
ngựa, mặc áo giáp dẫn đầu một đội quân tiến ra đối mặt với hai viên tướng của Dương Tam Kha. Nhìn thấy Phạm Lệnh Công, Dương Cát Lợi quát:
- Sao không đem kẻ bỏ trốn, âm mưu làm phản ra đây! Phạm Lệnh Công cưòi nói:
- Tưởng ai, hóa ra là ngài chỉ huy sứ Dương. Ta lại cứ ngỡ có kẻ nào bạo gan dám tiến vào vùng đất này kia đấy. Chẳng hay ngài chỉ huy sứ đến đây vì việc gì mà huy động lắm quân lính thế kia?
- Đừng có giả ngây, đưa Thái tử ra đây!
- Sao ngài lại hỏi tôi về Thái tử nhỉ? Tôi nghe nói Thái tử là người kế vị tiên đế, phải ở triều đình chứ đâu lại ở đất của ta?
Đỗ Cảnh Thạc mềm mỏng;
- Phạm Lệnh Công, ngài chưa rõ đấy thôi. Chúng tôi cứ theọ quân lệnh mà làm. Dương Bình Vương được sự ủy thác của Ngô Vương nên tạm điều hành chính sự. Sau này quyền bính sẽ thuộc về các hoàng tử họ Ngô. Điều này Dương Bình Vương đã tuyên trong triều đình. Thế mà hoàng tử Ngô Xương Ngập lại nghe theo lòi xúi bẩy của mấy tên quan ngu dốt, mang mấy trăm quân trốn khỏi kinh thành, định kích động dân chúng làm loạn. Vì thế chúng tôi có nhiệm vụ đưa hoàng tử trở về kinh thành để lòng dân được yên.
- Lòng dân có yên hay không chắc chỉ huy sứ đã rõ. Còn hoàng tử Ngô Xương Ngập về trú ở đâu tôi không được rõ. Không hiểu vì sao các ngài lại động binh khiến dân chúng phải một phen kinh hãi thế?
Đỗ Cảnh Thạc hạ giọng:
21
- Phạm Lệnh Công, tôi tưởng ngài đã hiểu, xưa Ngô Vương tin tưởng Dương Bình Vương thế nào nên ngài mới phải ra giữ vùng này chứ?
Phạm Lệnh Công hiểu ngay thâm ý của Đỗ Cảnh Thạc. Viên quan họ Đỗ này muốn ông nhớ lại, Ngô Vương xưa rất tin tưởng Dương Tam Kha, không những không nghe lời cảnh tỉnh của ông, phải cảnh giác với họ Dương mà còn bắt ông trấn giữ vùng đất xa kinh thành. Tuy nhiên, ông vẫn một dạ trung thành với Ngô Vương, ông có nghĩa vụ cứu hoàng tử Ngô Xương Ngập, không vì có lúc Ngô Vương không tin tưởng mà nghe theo kẻ phản tặc, làm loạn cướp ngôi kia. Phạm Lệnh Công nói:
- Tôi và các ông đã từng có thời phò Ngô Vương đánh Hoằng Thao, tình xưa nghĩa cũ đâu đã phai nhòa. Giả dụ tôi có giấu hoàng tử thì hai ông liệu có nỡ bắt tội tôi không, khi tôi hết lòng với Ngô Vương. Nếu hai vị cứ cố lập công với Dương Bình Vương thì hãy vào tìm xem!
Nghe Phạm Lệnh Công nói vậy, chỉ huy sứ Dương cảm thấy đôi chút hổ thẹn, liền hạ lệnh lui binh. Khi hai viên tướng trở về triều đình báo tin không tìm thấy Ngô Xương Ngập, Dương Bình Vương vô cùng tức tối:
- Thật không dễ bắt được Ngô Xương Ngập bỏfi Phạm Lệnh Công là con người trí trá. Hắn nói thế mà các ngươi cũng tin. Hoàng tử vẫn ở đấy chứ không đi đâu xa. Từ hôm hoàng tử chạy trốn đến nay mói có mấy ngày. Các lối ra vào ta đã cho ngưòi bịt kín, quân tuần tiễu ngày đêm túc trực. Ngô Xương Ngập có mọc cánh cũng không trốn đâu cho thoát. Hơn thế, theo hoàng tử có vài trăm quân chứ có phải một mình, một ngựa đâu.
22
Hai viên tướng đều im lặng, biết Dương Bình Vương nói có lý nhưng vốn dĩ, cả hai đều nhận thấy việc làm của mình có điều không phải với Ngô Vương, vì thế mới không dám quyết liệt ra tay. Nay Dương Bình Vương lại thúc ép, cố tránh cũng không xong, buộc phải đem quân quay trở lại vùng đất của Phạm Lệnh Công. Tuy nhiên, nhờ tài tiên đoán và cách xử sự khôn khéo của Phạm Lệnh Công, hoàng tử Ngô Xương Ngập vẫn an toàn.
Sau mấy lần lục tìm không có kết quả, Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc bụng vẫn ngờ Phạm Phòng Át đang che giấu hoàng tử nhưng không có chứng cứ, đành rút quân.
Biết chắc Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đã rút quân, Phạm Phòng Át liền mời Ngô Xương Ngập đến, buồn rầu nói:
- Dương Bình Vương là kẻ bụng dạ thâm hiểm, biết cách chiếm được lòng tin của Ngô Vương, lại lợi dụng danh nghĩa em quốc mẫu, bên ngoài thì nói tạm thời cầm quyền nhưng thực tâm là cướp ngôi. Kẻ xảo quyệt ấy biết nếu thái tử còn nương náu ở đây, chắc sẽ không để cho yên. Thái tử mà gặp nạn ở đây thì tội của Phạm Phòng Át này, rửa thế nào cho sạch. Vả lại Nam Sách là'vùng đất trống trải, không có chỗ ẩn náu lâu dài. Nếu kẻ phản loạn kia quyết bắt thái tử, trước sau thế nào cũng đạt được ý đồ của hắn. Xin thái tử hãy đến vùng đất khác, kín đáo, an toàn hơn, rồi mưu tính chuyện thu phục lòng người nhớ đến cơ nghiệp của tiên chúa mà dấy binh trả thù. Chỉ có như thế mới mong qua khỏi kiếp nạn này. Mong thái tử hãy hiểu rõ cho lòng của kẻ hạ thần này.
Ngô Xương Ngập nghe xong, biết Phạm Phòng Át hết lòng với mình nhưng không thể ở lại đây lâu nên nói:
23
- Bụng ông thế nào, ta đã rõ cả. Sau này khôi phục được cơ nghiệp của tiên vương, ơn cứu mạng của ông, ta sẽ ghi nhớ.
Sau đó Phạm Phòng Át cấp lương thực, cấp thuyền rồi thân đem quân hộ tống thái tử Ngô Xương Ngập ra khỏi vùng đất của mình. Theo lời bàn của các thuộc hạ, thái tử Ngô Xương Ngập đem quân đến Giao Thủy, vùng đất do Trần Lãm nắm giữ.
)í-
* *
Nghe tin Ngô Xương Ngập đang chạy đến Giao Thủy, Trần Lãm gọi Đinh Bộ Lĩnh vào nói:
- Chắc con đã biết chuyện Thái tử Ngô Xương Ngập đang chạy đến vùng đất của ta. Ngô Vương là một vị vua tốt, nay thái tử lâm nguy, ta không thể ngồi yên nhìn được. Ta định để thái tử ở đây, ý con thế nào?
Đinh Bộ Lĩnh suy nghĩ hồi lâu rồi lựa lời nói:
- Thưa cha, con rất hiểu tình cảm của cha nhưng con nghĩ, giờ đây tình thế đang rất phức tạp. Thế của Dương Bình Vương đang rất lớn, áp chế được cả triều đình, ông ta còn dám tự tấn ngôi khiến Thái tử Ngô Xưcmg Ngập phải chạy trốn khỏi triều đình. Cha đang muốn gây dựng sự nghiệp, nay lại đón thái tử đang phải trốn tránh, e không có lợi. Nếu Dương Bình Vương biết chuyện, ắt cử quân đến đánh. Lúc này lực lượng của ta còn mỏng, không những không đánh thắng mà còn có thể bị Tam Kha tiêu diệt, hơn thế còn gây nguy hại cho thái tử nữa.
- Vậy chẳng lẽ ta đành ngồi im nhìn mọi việc diễn ra hay sao?
24
- Thưa cha, con nghĩ thế này, tôn phò Ngô Vương thì phải đem quân về đánh Dương Tam Kha, giương cao ngọn cờ chính nghĩa để thiên hạ biết mà cùng theo giúp. Thế nhưng bây giờ lực chưa làm nổi. Dương Tam Kha ngầm mưu cướp ngôi vua từ lâu, những tưởng cứ ở ngôi là làm chủ được thiên hạ, đâu có thấy việc cát cứ phân tranh thế này bởi các chỉ huy sứ của Ngô Vương xưa, ai cũng thích hùng cứ một phương. Người có thể giúp Thái tử Xương Ngập lúc này là Phạm Lệnh Công, thế mà ông ta cũng có phần e ngại. Con nghe nói, ông ta đã cứu mạng thái tử nhưng không đủ lực để giúp thái tử tạo lập lại cơ nghiệp nhà Ngô. Điều này cho thấy, ông ta không những không đủ mạnh để thắng Dương Bình Vương mà còn thể hiện cái ý muốn hùng cứ riêng của ông ta. Cha con ta thế lực đâu bằng Phạm Lệnh Công, nếu bao che cho thái tử, khi Dương Tam Kha cất quân đến đánh, thử hỏi công cha nuôi binh luyện quân còn giữ được không? Hơn nữa, sau này thái tử tụ binh giành lại ngôi vua, nếu cha không theo, sẽ bị thái tử trị tội. Vì thế, che giấu thái tử là điều không có lợi, xin cha hãy nghĩ kỹ trước khi quyết định.
Trần Minh Công vẫn có phần áy náy, ông nối: - Ta đang muốn nêu cao chính nghĩa, chống lại họ Dương, nay lại không cứu thái tử, người đời sẽ nói ta bất trung bất nghĩa, thử hỏi ai còn muốn theo ta nữa? Đinh Bộ Lĩnh vui vẻ:
- Việc này xin cha đừng lo. Con đã có cách.
Trần Minh Công ngạc nhiên:
- Cách ư, con có cách gì, thử nói cha nghe xem? - Cách tốt nhất là để thái tử thấy lực lượng của ta yếu
25
không thể nương nhờ mà tự bỏ đi. Như thế cha sẽ không bị người đòi chê cười lại thoát kliỏi hậu họa.
- Đúng thế, nhưng làm thế nào?
Đinh Bộ Lĩnh tươi cưòi:
- Việc này cha cứ để con lo.
Trần Minh Công suy nghĩ một lát rồi nói:
- Thôi được, việc này cha trông cả vào con đấy. Hôm sau, Đinh Bộ Lĩnh ra mắt thái tử, lạy rồi nói: - Nghe tin thái từ đến, cha tôi sai tôi đến rước thái tử về dinh.
Ngô Xương Ngập nhìn thấy Đinh Bộ Lĩnh ăn mặc nhếch nhác, không có phong thái của con nhà tướng, chợt nghĩ: "Cha đứng đầu một vùng mà con nhếch nhác thế này, chắc đây chẳng thể là chỗ có thể nương tựa lâu dài. Chi bằng phải tìm cách khác thôi".
Ngô Xương Ngập chán nản bảo:
Ta không có ý ở đây lâu. Chút lễ vật này, ta sẽ ghi nhận. Cho ngươi lui.
Ngày hôm sau, Ngô Xương Ngập cho quân ròi đi. Trần Minh Công nghe tin thái tử đã đi khỏi vùng đất của ông, thở phào nhẹ nhõm, rất hài lòng về cách đối đáp và cư xử của Đinh Bộ Lĩnh.
♦
* ♦
Dương Tam Kha im lặng trầm tư ngồi bên án. Đêm đã khuya nhưng ông không sao chợp được mắt. Từ khi tự tấn ngôi là Dương Bình Vương, lòng ông không lúc nào yên. Theo di chúc của Ngô Vương, ông có nhiệm vụ phò Thái
26
tử Ngô Xương Ngập lên ngôi song ông đã không làm theo bởi ông cho rằng Ngô Xương Ngập không đủ sức liên kết các thế lực, các viên chỉ huy sứ từng vào sinh ra tử, cùng Ngô Vương dựng nên triều đình. Dương Bình Vương đã nhận thấy cái thế manh nha chia cắt, mỗi người một khoảnh là điều bất lợi mà người như Ngô Xương Ngập không đủ khả năng và uy thế để liên kết lòng ngưòi. Đó là lý do ông tự tấn ngôi. Khi lên ngôi, ông đã cố gắng làm nhiều việc, giữ chính sự tương đối ổn định, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, nhất là ở các vùng Chương Dương (Hà Nam) và Cổ Lễ (Nam Định). Việc làm này của ông có trời đất chứng giám. Tuy nhiên, việc tự tấn ngôi của ông trong triều đình là điều không thể biện minh khiến lòng người lý tán. Nhiều người không hiểu ông, cho là ông có ý cướp ngôi dù những việc ông làm đều có ích cho dân chúng.
Ông thở dài, trầm ngâm suy nghĩ, những tưởng tự tấn phong, lên ngôi cao thì mọi người phải tuân phục, ai dè lòng người vẫn nghiêng về chúa cũ. Liệu có ai hiểu, hoàng thái tử Ngô Xương Ngập là người không thể đảm đương việc nước, nên ông phải gánh vác thay? Lúc này ông chỉ hi vọng vào Ngô Xương Văn, mong hoàng tử sớm trưởng thành để gánh lấy việc nước, ông đã nhận Ngô Xương Văn làm con nuôi, từng ngày theo dõi bước tiến của hoàng tử, chờ cái ngày hoàng tử có thể đảm đương gánh nặng thay ông. Việc hai viên quan Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lọi không tìm được hoàng tử Ngô Xương Ngập khiến tình thế đã rối càng thêm rối ren. Khắp nơi, các viên chỉ huy sứ đã tự nổi lên, mỗi người hùng cứ một phương khiến đất nước bị chia năm xẻ bảy. Việc lên ngôi của ông đã trở thành ngòi lửa châm bùng lên cái ý định vốn đã manh nha
27
từ trước của các viên chỉ huy ở các vùng. Giờ thì không ai chịu ai, anh hùng nhất khoảnh, cái thế chia cắt phân phong đã hình thành.
Tinh thế lúc này thật khó gỡ nổi, chỉ có cách vời hoàng tử anh về triều. Ngô Xương Văn đã trưởng thành. Phải để hoàng tử em đi dụ hoàng tử anh về rồi sẽ tính. Nếu Ngô Xương Văn đưa được Ngô Xương Ngập về triều, ông sẽ cân nhắc xem trong hai hoàng tử, ai là ngưòi xứng đáng để phò lên ngôi, làm tròn lòi hứa với Ngô Vương lúc lâm chung, giằi thoát cho ông miệng tiếng để đời là cướp ngôi vua của cháu.
Tuy nhiên, mọi toan tính của ông không thành bởi quanh Ngô Xương Văn khi ấy, có rất nhiều viên quan một lòng trung với Ngô Vương. Nghe tin Dương Bình Vương cử Ngô Xương Văn đi tìm hoàng tử anh về triều, họ tìm mọi cách tiếp cận hoàng tử và ra sức thuyết phục Ngô Xương Văn nhân cơ hội này hãy nổi lên phục thù.
♦
Năm 950, Ngô Xương Văn nhận lệnh của Dương Bình Vương cầm quân đánh Thái Bình, nhằm dẹp yên sự cát cứ, thu nhân tâm về một mối. Cùng đi vói Ngô Xương Văn là hai viên tướng Dương Cát Lọi, Đỗ Cảnh Thạc vói một số đông binh lính và một ngàn chiếc thuyền. Nghe tin Ngô Xương Văn kéo quân đến, Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền và Nguyễn Bặc dàn quân giáp chiến.
Thấy cờ xí rợp trời, Ngô Xương Văn vô cùng ngạc nhiên. Ngạc nhiên hơn nữa là viên tướng chỉ huy trận đánh là Đinh Bộ Lĩnh. Nghe tiếng Đinh Bộ Lĩnh và sứ
28
quân Trần Lệnh Công đã lâu, nay thấy cách bày trận của viên tướng này, Ngô Xương Văn, Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc không khỏi ngầm có ý thán phục.
Đinh Bộ Lĩnh cử Đinh Điền, người nổi tiếng có tài thuyết phục một mình tiến lên phía trước. Đinh Điền bình tĩnh một mình một ngựa tiến đến trước hàng quân của Ngô Xương Văn, nói to:
- Chủ tướng Đinh Bộ Lĩnh ủy thác cho tôi đến thương thảo với các vị.
Dương Cát Lợi quát;
- Ngươi muốn gì? Muốn làm phản hay sao?
Đinh Điền đáp:
- Không lẽ chỉ huy sứ chẳng rõ, đại cục đang rối ren, mỗi vùng đều có một viên chỉ huy cai quản hay sao? Đâu có phải riêng vùng đất này của chúng tôi. Hơn nữa, trước đây khi Ngô vương còn sống, lòng người đều quy về một mối. Nay xảy ra chuyện loạn lạc, cát cứ, người trong nước đánh giết lẫn nhau này là do đâu? Còn hoàng tử Ngô Xương Văn nữa, điện hạ chả lẽ không hiểu sao lại xảy ra chuyện cát cứ này? Thái tử Ngô Xương Ngập, anh ruột của điện hạ hiện đang lưu lạc trong dân gian, điện hạ không biết hay sao? Nay Dương Tam Kha làm loạn, cướp ngôi vua, sao điện hạ không thấy đó là mối nguy phải ưừ đi để lòng ngưòi quy về một mối mà lại đem quân thảo phạt chúng tôi?
Thấy Ngô Xương Văn tỏ ý bối rối, Đinh Điền nói tiếp: - Chủ tướng của chúng tôi cho rằng, nếu điện hạ quyết trừng trị chúng tôi, thì sau này, dẹp yên hết các sứ quân, Dương Tam Kha sẽ làm cho điện hạ không còn đất
29
nương thân. Nếu hôm nay điện hạ không nghĩ lại, quyết vì cha nuôi đấu với chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng nghênh chiến.
Những lời nói của Đinh Điền khiến Ngô Xương Văn, Đỗ Cảnh Thạc nhụt chí. Dương Cát Lọi thấy tình thế không lợi, đành hạ lệnh lui binh. Đêm đó, Ngô Xương Văn băn khoăn, đi đi lại lại trong lều trận. Sau đó hoàng tử cho gọi Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc vào nói:
- Ta cầm quân đi đánh Thái Bình, đất của sứ quân Trần Lãm,' không ngờ người ta chạm trán đầu tiên là Đinh Bộ Lĩnh, một người nổi tiếng giỏi võ nghệ. Ta không sợ gì họ Đinh, nhưng nghĩ đến những lời nói của sứ giả hắn hôm nay, ta thấy vô cùng hoang mang, không còn lòng nào giao chiến nữa. Nghĩ lại trước đây, khi cha ta còn sống, nhân tâm quy phục. Chỉ từ khi Dương Bình Vương cầm quyền, lòng người ly tán mới xảy ra chuyện tranh quyền cát cứ thế này. Tuy nhiên, Dương Bình Vương lại là cha nuôi của ta, ta thật băn khoăn, không biết phải xử sự thế nào cho phải nữa.
Ngô Xương Văn im lặng giây lát rồi nói tiếp:
- Trước đây, khi cha ta còn sống, cha ta đối đãi với các ông đều không bạc. Nay cơ nghiệp của họ Ngô có cơ tan thành mây khói, không biết các ông có nghĩ ngợi nhiều không?
Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc nhìn nhau lặng im. Một viên nội quan tin cẩn của Ngô Xương Văn lễ phép nói: - Điện hạ đã có ý trông chờ vào hai tướng quân. Sự nghiệp của nhà Ngô sẽ được cứu vãn nếu các ông một lòng phù trợ điện hạ. Ý các ông thế nào?
30
Thấy hai người có ý chần chừ, viên nội quan nói tiếp: - Đức của Ngô Vương thấna khắp mọi noi. Chính lệnh của Ngô Vương không ai là không theo. Không may, người mất đi, Dương Tam Kha làm việc bất nghĩa, cướp ngôi, tội ấy tròi không dung, đất không tha. Các viên chỉ huy cũ của Ngô Vương không theo, cho Dương Tam Kha là kẻ phản phúc. Vì thế người nào cũng giữ nguyên vùng đất của họ. Nay nếu các ông vâng mệnh đi thu phục, là vô tình tiếp tay cho kẻ ác, chịu tiếng xấu để đời sau mai mỉa! Vì thế, không gì bằng các ông hãy phù điện hạ, đem quân về hỏi tội Tam Kha, lập lại trật tự kỷ cương, rước điện hạ lên ngôi, khôi phục lại giang sơn của họ Ngô, để lại tiếng tốt cho đòi sau, lại tránh cho dân chúng khỏi cảnh loạn lạc, thế không phải là điều hay ư?
Đỗ Cảnh Thạc suy nghĩ một lát rồi nói:
- Kẻ trượng phu sao thấy việc nghĩa lại không làm. Tôi sẽ đem quân đi theo điện hạ.
Dương Cát Lợi cũng gật đầu:
- Xin điện hạ yên tâm, tôi xin một lòng trung thành với Ngô Vương.
Ngay sau đó, Ngô Xương Văn liền kéo quân quay về kinh thành, bắt sống Dưomg Tam Kha. Các tướng và các quan trong triều đều một lòng tôn phù Ngô Xương Văn lên ngôi chúa.
Năm 950, Ngô Xương Văn lên ngôi, xưng là Nam Tấn Vương, giữ nguyên triều nghi như cũ. Ngô Xương Văn còn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập đang trốn ở Nam Sách trở về. Năm 951, Ngô Xương Ngập cũng lên làm vua, tự xưng là Thiên Sách Vương.
31
Lại nói, sau khi hạ bệ Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn vốn cảm cái ơn riêng được Dương Tam Kha dạy dỗ nên không nở giết cha nuôi, đồng thời là cậu ruột của mình, đã viết chiếu giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công, ban cho ông ấp phong ở đó và bức phải lập tức rời khỏi kinh thành.
Đúng như Dương Tam Kha tiên đoán, Ngô Xương Ngập là kẻ, ham danh vọng, từ khi được Ngô Xương Văn đón về triều, liền ỷ thế làm anh, theo di chiếu của tiên đế đáng lẽ phải một mình ở ngôi nên ra sức chèn ép Ngô Xương Văn. Lúc đầu khi nghe tấu, ban lệnh, Ngô Xương Ngập còn hỏi ý em nhưng dần dần, Ngô Xương Ngập tự quyết cả. Vì thế Ngô Xương Văn chỉ ngồi làm vì. Trước tình hình ấy, các tướng Đỗ Cảnh Thạc, Dương Cát Lợi vô cùng bất mãn. Đỗ Cảnh Thạc nghĩ: "Ta phò hậu chủ Ngô Xương Văn lấy lại cơ nghiệp cho họ Ngô là hợp lòng người. Nếu hậu chủ đừng đưa Ngô Xương Ngập về triều mà xuống chiếu vời các tướng giỏi như Phạm Phòng Át, Trần Lãm về triều cùng nhau lo việc nước, thu giang sơn về một mối thì đâu đến nỗi có sự bất ổn, đại loạn như bây giờ. Chắc hẳn cơ nghiệp nhà Ngô đến đây là hết, ý trời là vậy, đâu có thể khác được. Chi bằng lúc này hãy nắm lấy đám quân thân tín, tự vùng vẫy trong một khoảng trời riêng còn hơn ở dưới trướng tên Ngô Xương Ngập ngu ngốc này". Ngay sau đó, Đỗ Cảnh Thạc đem quân rời khỏi triều đình.
32
Ngô Xương Ngập cùng Ngô Xương Văn hội quân đánh Trần Minh Công. Trước khi khởi binh, Ngô Xương Ngập nói:
- Ta cho rằng hiện nay hai viên chỉ huy sứ thế lực nhất là Trần Minh Công và Phạm Lệnh Công. Phạm Phòng Át dẫu sao có thời giúp ta chạy trốn khỏi sự truy đuổi của Dương Tam Kha, vì thế có thể dụ hàng hắn. Riêng Trần Lãm có Đinh Bộ Lĩnh làm cánh tay phải là một thế lực đáng gờm, phải triệt tận nơi mới có thể làm gương cho các chỉ huy sứ khác, để tất cả quy về một mối.
Ngô Xương Văn thấy lời bàn của Ngô Xương Ngập hợp lý, liền quyết định cùng anh động binh. Họ đem quân đột ngột tấn công Đinh Bộ Lĩnh ở Giao Thủy.
Thời gian này, Trần Minh Công ốm nặng, mọi binh quyền đều chuyển giao cho Đinh Bộ Lĩnh. Thấy Trần Minh Công mệt nặng, Đinh Bộ Lĩnh hàng ngày đều tới vấn an cha nuôi, không thể ngờ có cuộc tấn công bất ngờ này.
Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương đánh thẳng vào doanh trại của Bộ Lĩnh, chia cắt không cho quâiĩ của Đinh Điền và Nguyễn Bặc đến cứu. Quân tướng ở Giao Thủy lúng túng không ứng phó nổi.
Đinh Bộ Lĩnh không kịp trở tay, vội đem theo binh thuyền chạy về Hoa Lư cố thủ. Quân của Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn hộc tốc đuổi theo, trùng điệp vây kín, quyết bắt cho được Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Bộ Lĩnh nghĩ; "Nếu Trần Minh Công không ở tình trạng gần đất xa trời, ông phải gần cha nuôi đêm ngày
33
chăm sóc, thì sao có thể bị lâm vào tình cảnh này?" Suy nghĩ cân nhắc cẩn thận, ông quyết định đưa Trần Minh Công về đất cũ Hoa Lư để khôi phục binh lực, làm thế ỷ dốc rồi chờ thời cơ phản công...
Thời gian này, quân triều đình đang chặn hết các ngả vào Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh bị vây hãm, khó có đường thoát. Đêm ấy, ông cùng các tướng bí mật họp bàn. Đinh Điền nói:
- Hiện nay vòng vây của quân ừiều đình ngày càng xiết chặt. Nếu quân triều đình đánh thẳng vào đây, ta không thể gượng nổi. Chi bằng xin chủ tướng chọn lấy một ngàn binh lính giỏi, xem vòng vây chỗ nào yếu nhất, quyết chiến, mở một đường máu, thoát ra rồi sẽ tính.
Nghe Đinh Điền bàn, Đinh Bộ Lĩnh trầm ngâm suy nghĩ. Đinh Điền nói có lý, song lời bàn của Đinh Điền là hạ sách. Lúc này quân của ông cần phải bảo toàn thực lực, nếu chỉ nghĩ cách thoát ra, sau này khó có thể khôi phục. Hơn nữa, Trần Minh Công đã tin tưởng giao phó quân đội cho ông, nếu mở đường máu để thoát thân cũng có khác gì tự sát. Phải tính cách khác. Đinh Bộ Lĩnh cân nhắc và nghĩ: "Ngô Xương Ngập là kẻ ham quyền lực nhưng không có thực tài, Ngô Xương Văn hiếu thuận nhưng lại nhu nhược. Chỉ có hai tướng đáng gờm là Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi, vốn phò Ngô Xương Văn, nay Ngô Xương Ngập về, đã chán nản tự đem quân về cát cứ vùng đất riêng, vì thế kinh thành trống rỗng, rất dễ có nguy cơ bị tấn công. Ngô Xương Ngập vốn đa nghi, rất rõ điều đó, chắc không thể yên vị nếu cứ dằng dai bao vây quân của ta ở đây. Chắc ngày một ngày hai sẽ phải kéo quân về, nếu ta kìm giữ giỏi. Nghĩ vậy, Đinh Bộ Lĩnh nói:
34
- Lời bàn của Đinh Điền có lý nhưng nếu ta mở đường máu, dù có thoát ra được thì sau này, thế yếu của ta cũng chả khác gì tự sát. Bởi vậy, ta quyết định sẽ vẫn cố thủ. Các tướng hãy cho quân chốt các điểm quan trọng, lấy đá chẹn lại, dùng tên tẩm độc bắn khi quân triều đình tấn công. Ngoài ra, cần gấp rút đào các hố bẫy voi, ngựa, quân triều đình liều mạng tiến vào, ắt sẽ sập bẫy. Các tướng nghĩ thế nào?
Sau một hồi cân nhắc, các tướng đều nhất trí với Đinh Bộ Lĩnh, quyết định cố thủ lâu dài. Vòng vây của quân triều đình càng lúc càng thít chặt hom. Đinh Bộ Lĩnh nghĩ kế hoãn binh, ông bàn với Đinh Điền, Nguyễn Bặc, cho ngưòi đưa thư sang phía quân triều đình, cam kết sẽ thần phục nếu hai vương lui binh.
Ngô Xương Ngập nhận được thư, cười khẩy bảo các tướng:
- Đinh Bộ Lĩnh nghĩ ta là trẻ con hay sao mà lại đem bánh nhử ta, cứ rút quân thì sẽ quy thuận. Nghe đây, hãy truyền tin, nếu Đinh Bộ Lĩnh gửi con làm con tin cam kết đầu hàng ta sẽ rút binh.
Đinh Bộ Lĩnh bị vây hãm, quân lính mệt mỏi, thiếu lương thực trong khi quân triều đình vẫn trùng trùng điệp điệp chặn các ngả, tình thế nguy nan như trứng để đầu đẳng, bất quá đành tính đến chuyện đưa con sang làm con tin. Sau khi bàn vói Đinh Điền và Nguyễn Bặc, Đinh Bộ Lĩnh gọi con trai là Đinh Liễn tới nói:
- Con theo cha ở quân ngũ bấy lâu nay. Con biết rõ tình thế lúc này của ta là thế nào. Giờ hai vương đã đưa tối hậu thư, nếu không gửi con sang làm con tin, triều đình sẽ triệt hạ căn cứ này, tiêu diệt toàn bộ binh lính ở đây. Ta
35
nghĩ được thua là chuyện thường tình nhưng ta lo lắng cho biết bao người dưới quyền ta. Họ đều là những người tin tưởng, theo ta vì mong có ngày đổi đời. Nay ta chưa làm được gì cho họ mà lại đẩy họ vào chỗ chết, ta vô cùng chua xót. Nhưng phải gửi con đi làm con tin, lòng ta cũng áy náy không yên.
Đinh Liễn hiểu cha đang mong đợi ở mình điều gì. Đinh Liễn cần phải sang làm con tin để tạm thời cứu nguy cho cha. Vì thế Đinh Liễn nói:
- Thưa cha, con đã hiểu điều cha nói. Con nghĩ cha đã tính toán, lường trước mọi điều rồi. Phận làm con là phải vâng theo ý cha. Hơn thế việc làm này còn cứu được bao người vô tội, thử hỏi sao con không làm. Xin cha yên tâm.
Đinh Bộ Lĩnh gật đầu:
- Đúng là khẩu khí anh hùng. Ta tin là con sẽ nhận làm việc này, quả không sai. Tốt lắm! Thật xứng là một nam nhi. Đinh Bộ Lĩnh im lặng giây lát rồi nói tiếp:
- Theo cha nghĩ, Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương cũng có đôi phần nể ngại ta. Chừng nào ta còn, họ không dám giết con đâu. Nhưng nguy hiểm thì tất không tránh khỏi. Hôm nay con hãy vì ta, vì mọi người ở đây. Ta tin sẽ đón con trở về động Hoa Lư trong một ngày không xa.
Sau đó, Đinh Liễn một mình một ngựa cầm thư của Đinh Bộ Lĩnh sang trại quân của hai vương. Vừa nhìn thấy Đinh Liễn, Ngô Xương Ngập đã chỉ mặt mắng:
- Ông nội mày từng là Thứ sử Hoan Châu. Cha mày quên nghĩa xưa, không chịu thuần phục triều đình. Mày sang đây, không khuyên được cha mày đầu hàng, ta sẽ giết mày ngay lập tức.
36
Đinh Liễn không chút run sợ, đưa bức thư của Đinh Bộ Lĩnh, rồi nói:
- Cha tôi đã gửi tôi sang làm con tin, tức là hy vọng hai vương sẽ giữ lời, tránh cho hai bên đầu roi máu chảy. Nếu hai vương không theo như ước hẹn, cố ý giết tôi thì tôi cũng phải chịu. Cha tôi đã tũi tưcmg ở lòi hứa của hai vương nên mói gửi tôi đến đây. Còn việc cha tôi cầm quân, chiếm giữ một vùng đất là vì kế tục sự nghiệp của Trần Minh Công. Các chỉ huy cũ của Ngô chúa ở các nơi khác cũng vậy. Vì thế, tôi nghĩ mọi việc đều có thể dàn xếp. Còn nếu hai vương vẫn quyết định giết tôi thì tùy hai vương định đoạt.
Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn nghe Đinh Liễn nói, thâm tâm có ý xuôi nhưng Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập chỉ mặt Đinh Liễn quát lớn:
- Thư này chỉ là kế hoãn binh. Hiền đệ không thể tin Đinh Bộ Lĩnh được.
Nói xong, lập tức thúc quân vây ép gắt gao hom. Tin tức đưa về, Đinh Bộ Lĩnh lại họp bàn với các tướng. Nguyễn Bặc dâng kế:
- Vốn Trần Minh Công từ xưa đã có mối liên kết với hai thủ lĩnh thôn Đường và thôn Nguyễn. Bây giờ chủ tướng nên sai người đến thôn Nguyễn và thôn Đường, khuyên hai thủ lĩnh cất quân vào kinh đô quấy rối. Kinh đô xáo động, hai vương nhất định sẽ phải rút quân về.
Nghe lòi bàn của Nguyễn Bặc, chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu, Đinh Bộ Lĩnh vui vẻ:
- Ta nghĩ thế này, nên cho người phao tin Dương Tam Kha đã trở về kinh thành, chắc hẳn hai vưomg sẽ hoảng hốt, tự động lui quân, các tướng thấy thế nào?
37
Lưu Cơ thốt lên:
- Ý ấy thật hay. cần phải gấp rút cho người thực thi ngay. Sau đó, có tin đồn kinh thành bị tấn công, Dương Tana Kha lấy cớ bảo vệ kinh thành đã kéo quân về kinh đô. Tin đồn này nhanh chóng lan ra, Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, vốn tính đa nghi, vội cho người đi dò la nhưng không rõ tin đồn này ở đâu ra. Ngô Xương Ngập nghĩ, chẳng qua đấy là trò bày đặt của Đinh Bộ Lĩnh nhằm giải vây cho Hoa Lư nhưng vẫn cẩn thận phái người về kinh dò ìa xem xét tình hình. Bấy giờ trong kinh thành, nạn trộm cướp nổi lên, dân chúng hoảng sợ, đâu đâu cũng có lời bàn tán về các viên chỉ huy ở các địa phương. Ngưòi được Ngô Xương Ngập cử đi dò la trở về cứ thực tình kể lại mọi diễn biến ở kinh đô, Ngô Xương Ngập ruột nóng như lửa đốt, bảo Ngô Xương Văn:
- Kinh thành bây giờ đang bất ổn. Nếu ta ở đây lâu, không chừng tin đồn thất thiệt kia dễ biến thành sự thật. Bởi thế, phải bằng mọi cách ép Đinh Bộ Lĩnh ra hàng ngay. Ngô Xương Văn hỏi:
- Vậy hiền huynh có cao kế gì không?
Ngô Xương Ngập đáp;
- Ta sẽ đem Đinh Liễn treo lên, hành hạ nó, chắc Đinh Bộ Lĩnh vì thương con phải hạ khí giói đầu hàng. Ngô Xưcmg Văn tươi cưòi;
- Hiền huynh thật tài, đúng là nên làm theo sự sắp đặt của huynh.
Sáng hôm sau, một ngưòi đưa tin hớt hải chạy về thông báo:
38
- Bẩm chủ tướng, Đinh Liễn nguy đến noi rồi. Đang bị quân triều đình hành hình.
Đinh Bộ Lĩnh cùng các tướng vội vã ra khỏi căn cứ và nhìn thấy Đinh Liễn đang bị treo ngược trên một cái cây to. Đã quá trưa, Đinh Liễn bị treo ngược trên cây hoa mắt ù tai, nghĩ cái chết đang đến rất gần. Mỗi lần gió thổi, cành cây đung đưa, Đinh Liễn cảm thấy như sắp rơi xuống, mồ hôi túa ra ròng ròng, người đau nhức, chân tay tê mỏi. Dần dần cảm giác về sự sống như không còn nữa, mắt Đinh Liễn mờ đi. Bỗng tiếng loa vang lên chói tai:
- Đinh Bộ Lĩnh, thấy con ngưoi đang bị ta treo trước thành không. Ngưoi định thế nào?
Đinh Bộ Lĩnh nhìn con trai đang bị treo ngược đung đưa trước gió, lòng đau như đứt từng khúc ruột, ông nhủ thầm: "Con trai, ta biết con đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Ta nhìn con mà lòng đau như cắt nhưng vì đại cục, ta không thể đầu hàng. Con hãy hiểu cho lòng ta".
Rồi ông cao giọng ra lệnh:
- Đại trượng phu chỉ lo lập công danh, há đâu như bọn đàn bà vì con trẻ mà để hỏng việc lớn. Cung thủ đâu, đem cung ra, nhằm Đinh Liễn mà bắn cho ta!
Nghe lời cha nói, Đinh Liễn nghĩ giây phút cuối đời đã đến. Theo như lời hứa với cha, Đinh Liễn ngẩng cao đầu, dù chân tay bị giằng xé đau nhức, cố vươn ngực ra chờ chết.
Các cung thủ nghe lệnh chủ tướng, liền rút tên ra nhằm vào Đinh Liễn. Vài phát tên lao vút ra, bay sạt mang tai Đinh Liễn nhưng Đinh Liễn không hề tỏ ra run sợ. Chứng kiến cảnh này, Ngô Xương Văn lạnh toát người. Ngô Xương Ngập kinh hoàng thốt lên:
39
- Đinh Bộ Lĩnh dám bỏ cho con chết thật ư?
Ngô Xương Văn vốn là người trọng nghĩa khí, biết nếu bức Đinh Bộ Lĩnh thì chỉ chuốc lấy thù oán sâu sắc thêm, liền nói với Ngô Xương Ngập:
- Ta treo con nó lên là muốn để nó dứt ruột, thương xót mà lập tức đầu hàng nào ngờ bụng dạ Đinh Bộ Lĩnh tàn nhẫn, coi con đẻ như người dưng, thì treo mới giết phỏng có ích gì? Hiền huynh nghĩ lại đi, hãy thả Đinh Liễn cho xong, để sau sẽ tính.
Cực chíẳng đã, Ngô Xương Ngập đành phải nghe theo Ngô Xương Văn, đem Đinh Liễn giam lỏng. Thờỉ gian này, kinh thành rối loạn. Tin cấp báo liên tục đưa đến khiến hai vương sợ sinh biến, đành lui quân.
Tròi chẳng chiều lòng người, một thời gian sau, Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập bị bệnh qua đòi. Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, trong một trận giao tranh với đám quân nổi loạn, đã chết trận. Đinh Liễn nhân cơ hội rối ren, tìm cách thoát thân trốn về Hoa Lư.
Bấy giờ lòng ngưòi li tán. Khắp noi, các viên chỉ huy, tướng của Ngô Vương đều nổi dậy, mỗi ngưòi cát cứ một vùng tạo nên 12 vùng chính. Thời kỳ loạn lạc 12 sứ quân bắt đầu.
Từ khi quân triều đình rút đi, thế của Đinh Bộ Lĩnh ngày càng hùng mạnh, ông cho tuyển thêm tráng đinh ở Hoa Lư vào quân ngũ, đóng thêm hàng trăm chiến thuyền
40
và chia quân ra năm người làm một ngũ, có ngũ trưởng chỉ huy, năm ngũ làm một ban, có ban trưởng đứng đầu! Mười ban họp lại làm một đội, có đội trưởng chỉ huy.
Đội quân của ông có sự phân nhiệm rõ ràng, gồm quân chiến và quân thợ. Quân thợ có nhiệm vụ đóng thuyền, rèn vũ khí. Quân chiến gồm quân thủy và quân bộ. Mỗi đội quân bộ lại có một tốp quân kỵ khoảng năm mưoi chiến binh, khi xung trận, thường lao lên trước, giao chiến, mở đường. Khi đánh đường núi thì họp các tốp kỵ binh thành một đội, giao cho một đội trưởng làm thủ lĩnh.
Thời kỳ này, Đinh Bộ Lĩnh giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình). Trong khi đó, ở các noi, các viên chỉ huy sứ cũng ra sức ganh đua, đem quân đánh lẫn nhau. Ngô Xương Xí, con Ngô Xương Ngập khi cha mất, biết thế không thể trụ ở kinh đô, đã đem quân về giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa). Đỗ Cảnh Thạc, viên quan trước phò Ngô Xương Văn, sau khi Ngô Xương Văn đón anh là Ngô Xương Ngập về triều, đã ròi bỏ triều đình, tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội). Ngoài ra, còn có Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc (Việt Trì và Lâm Thao, Phú Thọ), Nguyễm Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), Ngô Nhật Khánh, dòng dõi Ngô Vương, tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh), Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh), Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên), Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội), Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - cẩm Khê (Phú Thọ)
41
và Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên).
Thời ấy, mỗi vùng đất thuộc về một vị chúa riêng cai quản, đất nước bị chia cắt khiến những người thức giả không yên. Những người hiểu biết đã từng chứng kiến Ngô Vương dựng nền độc lập đều cảm thấy đau lòng, họ khát khao chờ đợi một ngưòi anh hùng có thể thống nhất giang sơn về một mối để đất nước thái bình như xưa
Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thực sự nắm quyền. Giờ đây cả các tướng dưới quyền của Trần Minh Công cũng thừa nhận Đinh Bộ Lĩnh xứng đáng là vị chi huy của họ. Việc các sứ quân chiếm giữ từng vùng, thường xuyên động binh khiến dân chúng không thể yên ổn làm ăn. Đinh Bộ Lĩnh đã nhìn thấy rõ điều này và quyết định bằng mọi cách phải xóa đi cái thế cát cứ, đưa non sông về một mối. Việc trước tiên ông nghĩ đến là cần chính danh, xưng tên hiệu và theo lời bàn của các tướng, ông quyết định lấy tên hiệu là Vạn Thắng Vương
Sau lễ lên ngôi, Nguyễn Bặc, Đinh E)iền được phong đại tướng quân, Lưu Cơ, Trịnh Tú và các viên chỉ huy các đạo đều được phong làm tướng quân. Vạn Thắng Vương ban kiểu áo mũ văn võ để phân biệt tước hiệu. Đại tướng quân Đinh Điền chỉ huy quân thủy. Đại tướng quân Nguyễn Bặc chỉ huy quân kỵ và quân bộ. Vương làm lễ tế ữời đất và quyết định ra quân, đánh một trận thật lừng lẫy để gây thanh thế.
Vạn Thắng Vương suy nghĩ cân nhắc thật kỹ về thế và lực của các sứ quân, ông cho rằng, trong các sứ quân, ông
42
không thể coi thường Phạm Phòng Át, vốn là tướng thòi Ngô Vưomg, lại là người có uy đức. Hom thế, vùng đất Phạm Phòng Át chiếm giữ rộng, dân lại đông. Nếu đem quân đánh Phạm Phòng Át, thắng thì uy phong sẽ rất lớn nhưng thua trận này, tinh thần của quân tướng sẽ sa sút. Hơn thế, quân của Phạm Phòng Át được huấn luyện kỹ càng, cách bài binh bố trận, tiến thoái đều đâu vào đấy. Như vậy, gây chiến với Phạm Phòng Át không ổn. Tuy quân đội của Vạn Thắng Vương đã mạnh lên nhiều nhưng xét về chiến lược, một mình ông tự cất quân đi đánh các sứ quân khác, thắng thì đã đành, thua thì sao? ông cần phải vừa hòa vừa chiến, phải liên kết với các sứ quân ở gần ông, lấy đó làm bàn đạp mà đánh rộng ra, thế mới là thượng sách. Ngay cả thời Xuân Thu Chiến Quốc, bài học hợp tung hãy còn đó, liên minh là điều ông cần phải tính thì mới thành công. Xưa nay, vẫn là mạnh lấn yếu, vậy tại sao ông không tìm cách lấn Ngô Nhật Khánh và Ngô Xương Xí. Binh sĩ của Ngô Nhật Khánh vốn đều là gia nhân đầy tớ, nha tướng là quản gia, tổng quản cất nhắc lên. Quân ô hợp vừa mộ đến, chưa được huấn luyện kỹ càng, nếu ông lấn sứ quân này, ông sẽ giành phần thắng. Hơn nữa, Ngô Nhật Khánh là người của dòng họ Ngô Vương, sao ông không khích động tinh thần vì giang sơn của nhà Ngô mà tìm cách chiêu hàng? Ngô Xương Xí cũng vậy. Vùng đất Bình Kiều mà Ngô Xương Xí chiếm giữ là vùng đất nghèo, dân thưa thớt. Hơn nữa Ngô Xương Ngập, cha của Ngô Xương Xí nắm giữ nhiều quân như thế mà không làm gì được Vạn Thắng Vương thì Ngô Xương Xí liệu có thể trụ lại mãi ở vùng đất xa xôi đó không? Ngô Vương thuở xưa có công lớn thống nhất giang sơn, vì sao cháu của ông lại là
43
một trong các sứ quân cát cứ, chia nhỏ giang sơn đó ra chứ? Với hai sứ quân này, chắc chắn nên có cách mềm mỏng để lôi kéo. Như thế, việc hai sứ quân họ Ngô xem ra có thể tạm ổn. Thế còn Phạm Phòng Át? Phạm Phòng Át có đất Hồng Châu, sông đầm dày đặc, địa thế lợi hại. Phạm Phòng Át lại ở gần vùng đất của ông, vì thế, hòa với Phạm Phòng Át là thượng sách hơn là mang quân đánh ông ta. Thế thì sứ quân ông cần đánh đầu tiên là Đỗ Cảnh Thạc chăng? Còn sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt thì sao? Nguyễn Siêu là một sứ quân giỏi, tổ chức bảo vệ phòng thủ vùng đất của ông ta rất chặt chẽ, vậy nên đánh sứ quân nào trước. Suy đi tính lại, Vạn Thắng Vương quyết định đánh Đỗ Cảnh Thạc, xem đó như một món quà ra mắt để hòa hoãn với sứ quân Phạm Phòng Át.
Vạn Thắng Vương liền đem việc này ra bàn với các thuộc hạ tin cẩn. Nghe xong, Đinh Điền lo lắng nói: - Xin Vạn Thắng Vương cân nhắc cẩn thận. Việc này không dễ dàng thế đâu. Ta chưa rõ về con ngưòi Phạm Phòng Át, liệu ông ta có thực bụng muốn hòa hiếu vói ta không? Nhỡ khi ta đi đánh Đỗ Cảnh Thạc, Phạm Phòng Át cất đại quân đi đánh Giao Thủy rồi tiến vào Hoa Lư thì sao? Vạn Thắng Vương đáp:
- Việc này ta đã nghĩ đến rồi. Chắc Phạm Phòng Át không làm thế bởi sứ quân Đỗ Cảnh Thạc gần ông ta. Ta đánh Đỗ Cảnh Thạc, ông ta là người được lợi đầu tiên. Rất có thể ông ta sẽ chấp nhận liên kết vói ta để đánh Đỗ Cảnh Thạc. Hơn thế, gần vùng đất của ông ta có sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt; xa hơn một chút có Lý Lãng Công Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du, chắc ông ta không dám cất quân đánh chúng ta đâu. Tuy nhiên, cũng cần phải
44
phòng bị, để một số quân tinh nhuệ ở lại phòng thủ Giao Thủy và Hoa Lư, việc trước hết cần làm ngay là chiêu hàng Ngô Nhật Khánh và liên kết với Phạm Phòng Át.
Đinh Liễn được cha giao nhiệm vụ mang thư đến xin hòa hoãn với Phạm Phòng Át. Trước khi Đinh Liễn lên đường, Vạn Thắng Vương gọi con trai tới dặn dò:
- Ta gọi con vào vì cần dặn dò mấy điều. Ta muốn thống nhất giang sơn nhưng lực của ta không thể đủ mạnh để áp chế ngay lập tức tất cả các sứ quân. Vì thế, việc liên minh tạm thời là điều cần thiết lúc này. Con phải tìm mọi cách để Phạm Lệnh Công chấp nhận hòa hoãn với ta, nếu ông ấy đồng ý liên minh với ta thì càng tốt. Con đã có danh tiếng sau khi đi làm con tin chỗ Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vưcmg. Sự dũng cảm, liều chết cho sự nghiệp của con ai cũng rõ. Vì thế, việc con đến ra mắt Phạm Lệnh Công sẽ khiến ông ta thêm tin tưởng vào việc tha thiết muốn liên minh của ta.
Đinh Liễn thưa:
- Ý phụ vương con đã rõ, con nhất quyết không phụ lòng tin của phụ vương với con.
Ngay sau đó, Đinh Liễn cùng một số thuộc hạ thân tín đến Đằng Châu. Vừa đặt chân tói vùng đất này, Đinh Liễn đã bị đám quân canh gác ngăn lại. Sau khi xưng danh, Đinh Liễn được các gia thần của Phạm Lệnh Công dẫn đường tiến sâu vào vùng đất Đằng Châu. Chỉ thoáng qua, Đinh Liễn đã nhận thấy sự phòng thủ và địa thế lợi hại của sứ quân vùng này. Đinh Liễn không khỏi thầm thán phục sự tính toán cân nhắc của Vạn Thắng Vương. Quả là không
45
sai. Không dễ gì có thể tấn công vào vùng đất này. Đúng là nếu liên minh được với ông ta thì thật là thượng sách. Có tiếng động nhẹ phía sau, Đinh Liễn quay ngoắt lại thì nhìn thấy một ông già dáng vẻ quắc thước. Đinh Liễn đoán chắc đây là sứ quân Phạm Phòng Át liền chắp tay cúi đầu thi lễ.
Òng già đó đúng là Phạm Lệnh Công. Phạm Lệnh Công tuy tuổi đã cao nhưng nom vẫn có vẻ tráng kiện, người cao lớn, chân tay dài, đầy khí tượng anh hùng. Phạm Lệnh Công nhìn Đinh Liễn và chợt có linh cảm, Đinh Liễn đến vùng đất này của ông theo lệnh Vạn Thắng Vương là một tín hiệu cho thấy sắp có sự đột biến.
Sau khi chủ khách yên vị, Đinh Liễn đứng lên chắp tay nói:
- Tôi đến vùng đất của ngài theo sự ủy nhiệm của cha tôi. Tôi chắc ngài đã phần nào đoán được mục đích chuyến viếng thăm này của tôi.
Phạm Phòng Át gật đầu. Đinh Liễn nói tiếp:
- Chắc ngài đã rõ về đại cục, sau khi hai vương mất đi, đất nước của Ngô Vương bị chia xẻ, các sứ quân cát cứ từng vùng, thường động binh khiến dân chúng sống không yên. ông nội tôi đã từng theo Ngô Vương, cha tôi nối nghiệp rất muốn lại thấy cảnh đất nước thái bình, non sông thống nhất như thời Ngô Vương trước đây. Ngài cũng đã từng là tướng của Ngô Vương. Vì thế chẳng giấu gì ngài, tôi nhận sứ mệnh của cha tôi, đến có lời thưa với ngài, muốn ngài cùng liên minh với cha tôi để thực hiện sứ mệnh cao cả, thống nhất đất nước, đem lại thái bình như Ngô Chúa trước đây đã làm.
46
Phạm Lệnh Công trầm ngâm suy nghĩ rồi đáp: - Ý của Vạn Thắng Vưcmg ta đã rõ. Công tử mói đến đây, hãy nghỉ ngơi đi. Ta xem công tử như khách của ta. Ngày mai, ta sẽ có câu trả lời.
Hôm sau, Phạm Lệnh Công mời Đinh Liễn đến và nói: - Ta cho mời công từ đến để nói rõ ý của ta. Ta theo Ngô Chúa từ xưa, một thời lừng danh thiên hạ. Vùng đất này ta cai quản, dân yên ổn làm ăn. Ta cũng không có ý định động binh, gây hấn với các sứ quân khác để dân tình điêu linh khốn khổ. Nhưng thống nhất đất nước để thiên hạ thái bình là mục đích cao cả mà trước đây Ngô chúa đã làm. Chỉ bởi họ Ngô không được trời ủng hộ nên mới ra nông nỗi này. Ý định của Vạn Thắng Vương thế nào, ta đã hiểu cả. Ta đồng ý lập hòa ước vói Vạn Thắng Vương. Sau đó Phạm Lệnh Công ra lệnh mở tiệc thết đãi Đinh Liễn và gửi quà về biếu Vạn Thắng Vương, cam kết không động binh khi Vạn Thắng Vương đánh Đỗ Cảnh Thạc. Thế là mục đích hòa hoãn với sứ quân có tiềm lực quân sự lớn đã thành công. Nghe tin Đinh Liễn trở về an toàn, Vạn Thắng Vương rất hài lòng, ông cho vời Lưu Cơ và Trịnh Tú vào, hạ lệnh cho hai ngưòi chốt giữ cùng Giao Thủy và Hoa Lư, cử Đinh Điền tới vùng đất của sứ quân Ngô Xương Xí để dụ hàng còn ông dẫn một đạo quân cùng Nguyễn Bặc tiến vào vùng Đường Lâm, Sơn Tây, vùng đất của sứ quân Ngô Nhật Khánh.
Vạn Thắng Vương cho rằng, sứ quân Ngô Nhật Khánh vốn dòng dõi hùng trưởng, thông minh, nhưng ít trải nghiệm, vì thế ông có thể lấn lướt mà không hao tổn binh lực nhiều và thực tế đúng như ông dự đoán.
47
Nghe tin Vạn Thắng Vương kéo quân đến đóng quanh vùng đất của mình, Ngô Nhật Khánh vô cùng tức giận, chưa kịp điều binh thì nhận được tin báo, Vạn Thắng Vương cùng một số tướng lĩnh muốn gặp Ngô Nhật Khánh để thương thuyết. Cực chẳng đã, Ngô Nhật Khánh đành chấp nhận tiếp xúc với Vạn Thắng Vương.
Vừa giáp mặt Vạn Thắng Vương, Ngô Nhật Khánh đã linh cảm không thể đối đầu với con người này. Vạn Thắng Vương có vẻ ngoài đầy quả cảm, uy lực, ánh mắt sắc bén, dáng đi nhanh nhẹn. Theo sau ông là Nguyễn Bặc, một viên tướng nổi tiếng dũng cảm và trung thành. Sau khi yên vị, Vạn Thắng Vương vào đề ngay:
- Ta đem quân đến đây, không nhằm mục đích giao đấu với tướng quân. Ta mới lướt qua đã biết tướng quân tuy chú ý phòng thủ nhưng vẫn sơ hở, quân đội ữang bị đầy đủ nhưng khí thế và tinh thần chiến đấu chưa qua tôi luyện, tướng quân lại thích dùng quân trẻ tướng trẻ, bởi thế, quân đội của tướng quân không thể có khả năng giữ được vùng đất này khi có biến. Không biết tướng quân có thấy như thế không?
Nguyễn Bặc tiếp lời:
- Chắc tướng quân đã nghe nói, Vạn Thắng Vương và Phạm Phòng Át đã lập hòa ước. Phạm Phòng Át là một sứ quân giỏi, đã qua gian khổ, từng cùng Ngô Vương xông pha trận mạc, quân đông, thế đất lại hiểm, có sứ quân nào dám nghĩ đến việc đối đầu với ông ta đâu.
Ngô Nhật Khánh hiểu ngay ý Nguyễn Bặc định nói gì. Quân của Vạn Thắng Vương tinh nhuệ, không chỉ đông mà còn tinh, lại được rèn luyện sau cuộc bao vây của hai
48
vương một thời gian dài. Hơn thế, đằng sau Vạn Thắng Vương là sứ quân Phạm Phòng Át, một liên minh như thế hỏi có gì hơn. Phạm Phòng Át trước là tướng của Ngô Vương mà còn theo Vạn Thắng Vương. Vậy có lý gì Ngô Nhật Khánh, dòng dõi Ngô Vương lại không hiểu ra điều này. Thôi, đó cũng là ý trời. Hơn thế, quân của Vạn Thắng Vương đang bao vây quanh vùng đất này, quả thực, mượn tiếng là viếng thăm, không có ý định giao chiến nhưng nếu trái ý Vạn Thắng Vương, liệu có thể tồn tại được không?
Thấy Ngô Nhật Khánh có ý phân vân, Vạn Thắng Vương lên tiếng:
- Ta biết tướng quân dòng dõi Ngô Vương, vì thòd cuộc mà phải đem quân hùng cứ một phương. Ngô Vương trước đây uy danh lừng lẫy, đánh đuổi Hoằng Thao, dựng nền tự chủ, đem lại thái bình cho dân chúng. Từ khi Ngô Vương qua đời, hậu Ngô Vương không thể duy trì kỷ cương phép nước dẫn đến loạn lạc, cát cứ, dân chúng điêu linh. Cha ta đã từng phò Ngô Vương dựng nền tự chủ. Nay ta nối nghiệp cha, rất mong cùng Ngô tướng quân đồng lòng vì sự nghiệp của Ngô Vương, đem lại thống nhất cho đất nước. Ý tướng quân thế nào?
Không còn cách nào khác, Ngô Nhật Khánh đành phải đầu hàng. Ngay lập tức Vạn Thắng Vương hội quân ở Đường Lâm, ban lệnh, quân sĩ không được xâm phạm đến tài sản của dân chúng. Tất cả quân trang, vũ khí, lương thực đều phải kê khai đầy đủ. Sau đó Vạn Thắng Vương kiểm điểm lại quân của Ngô Nhật Khánh, sung vào các đội thủy, bộ, kỵ binh và hạ lệnh cho Nguyễn Bặc ở lại trấn giữ Đường Lâm còn ông đưa quân về Hoa Lư.
Trong lần tới vùng đất Đường Lâm này, Vạn Thắng 49
Vương đã xiêu lòng trước vẻ đẹp của mẹ Ngô Nhật Khánh và quyết định đưa bà cùng về Hoa Lư. Để tạo mối dây liên kết thân tình, ông đã cho con trai cả là Đinh Liễn kết hôn với em gái của Ngô Nhật Khánh. Riêng vói sứ quân họ Ngô, ông thấy không gì hơn là phải ràng buộc bằng các mối quan hệ họ hàng thân thiết. Vì thế ông quyết định gả công chúa Phất Kim cho Ngô Nhật Khánh và phong Ngô Nhật Khánh là Phò mã đô úy. Sau này có chuyện kể, Ngô Nhật Khánh ngoài mặt phải thần phục Vạn Thắng Vương nhưng trọng lòng rất bất bình nên một hôm đem công chúa đi chơi ở cửa biển Nam Giới rồi lấy gươm rạch má công chúa, kể tội:
- Cha mày lừa dối hiếp chóc mẹ con ta, ta há vì mày mà quên đức tính của cha mày ư?
Nói xong, bỏ công chúa ở lại còn một mình cưỡi thuyền vượt biển vào nước Chiêm Thành. Sau này, khi nghe Vạn Thắng Vương, lúc ấy đã băng hà, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, liền mượn hơn mười ngàn chiến thuyền thủy quân của nước Chiêm, định đánh Trường Yên qua cửa Đại Ác (Đại An) nhưng qua một đêm gặp sóng to gió lớn, thuyền đều chìm.
Đó là câu chuyện xảy ra sau này, còn khi ấy, việc sứ quân Phạm Phòng Át lập hòa ước liên minh với Vạn Thắng Vương, sứ quân Ngô Nhật Khánh thì chấp nhận làm con rể ông đã khiến sứ quân Ngô Xương Xí phải chấp nhận cầu hòa bỏi biết thực lực của mình không thể đối chọi với quân của Vạn Thắng Vương.
50
Nghe tin quân của Vạn Thắng Vương thế như chẻ tre, đã khuất phục một cách nhanh chóng hai sứ quân Ngô Nhật Khánh và Ngô Xương Xí, Ngô Nhật Khánh thậm chí còn trở thành con rể của Vạn Thắng Vương, Phạm Phòng Át tự nhủ: "Quả thật, lập hòa ước với Vạn Thắng Vương là một quyết định sáng suốt. Quân đội của ta dù có hùng mạnh đến đâu, địa thế lợi hại thế nào nhưng cái thế như nước vỡ bờ của Vạn Thắng Vương, dễ gì đương đầu nổi. Vốn ta là tướng của Ngô Vương. Khi Ngô Vương tin Dương Tam Kha, ta phải về trấn vùng đất xa kinh thành, ta đã thề không màng đến chính sự, vậy thì lúc này càng phải làm cách nào đó để tránh loạn lạc trên vùng đất thanh bình của ta. Thế và lực của ta không còn cân bằng với Vạn Thắng Vương nữa nên tốt nhất là chủ động đến gặp Vạn Thắng Vương, đem quân đội về dưới trướng của ông ta, đấy mới là cách làm khôn ngoan nhất".
Nghĩ như vậy nên khi nghe tin Vạn Thắng Vương kéo quân về Hoa Lư, Phạm Phòng Át quyết định đến ra mắt. Phạm Phòng Át cùng các thuộc hạ đem nhiều lễ vật từ Đằng Châu đến, trong đó có ngọc trai, đồi mồi, gạo nếp và trâu bò để khao quân. Vừa giáp mặt Vạn Thắng Vương, Phạm Phòng Át đã cúi đầu thi lễ, nói:
- Vạn Thắng Vương quả là có tài xoay tròi chuyển đất. Phạm Phòng Át này xưng sứ quần một phương chỉ là do tình thế bắt buộc chứ trước sau vẫn muốn giang sơn muôn dặm thu về một mối. Vì thế, khi công tử Đinh Liễn theo sự ủy nhiệm của đại vương đến, Át tôi đã chấp nhận lập hòa ước. Giờ đã thấy được minh chủ để thờ, nay, thân sang mừng chiến thắng của đại vương và xin đem Đằng Châu về dưới trướng của ngài.
51
Vạn Thắng Vương tỏ ra vô cùng cảm kích:
- Phạm Lệnh Công tài trí hơn người mà lại đem quân về hỗ trợ cho ta, hết lòng vì giang sơn, ta sẽ ghi nhận công của tướng quân. Sau này ta hứa phú quý cùng hưởng, đất Đằng Châu vẫn do tướng quân quản hnh. Chỉ cần khi ta ban hiệu lệnh Phạm Lệnh Công hết lòng giúp rập và thi hành là được.
Từ đó, thế lực của Vạn Thắng Vương ngày càng mạnh, ông dần dần thôn tính các vùng đất của các sứ quân khác. Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu, nghe tin đồn về Vạn Thắng Vương liền quyết định đem quân xuống phía Nam hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp (xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) thì bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất.
Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du không chống nổi quân của Vạn Thắng Vương, phải đem quân chạy về cần Hải (Cửa Cờn, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Vạn Thắng Vương và Đinh Liễn, đem binh thuyền xuôi sông Hồng, sông Đuống tiến đánh. Cánh quân của Vạn Thắng Vương hội với cánh quân của Nguyễn Bặc từ Thanh Oai lên, tấn công từ Cổ Loa tiến thẳng vào Tiên Du. Đinh Liễn thì từ sông Hồng, theo sông Nguyệt Đức, vòng theo phía sau lưng, chặn đường không cho quân của Lý Khuê ở Siêu Loại đến tiếp ứng. Thành vỡ, Nguyễn Thủ Tiệp giả làm thầy lang, đeo bọc thuốc chạy trốn, bị bắt ở bến đò No, sau đó bị chém đầu.
Sứ quân Lý Khuê dàn quân đánh nhau với Vạn Thắng Vương, kết cục bị thua và mất ở làng Dương Xá. Nguyễn Khoan vốn là tướng của Ngô Vương, được
52
phân phong trấn thủ vùng Tam Đái. Nguyễn Khoan đã xây dựng thủ phủ trên gò Biện Sơn (Độc Nhĩ Sơn) và đóng đồn ở gò Đồng Đậu, chiêu mộ và huấn luyện dân binh để xây dựng lực lượiig quân sự, tự xưng Nguyễn Thái Bình, tước Quảng Trí Quân. Vạn Thắng Vương dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, đã tử trận.
Các sứ quân khác như Kiều Thuận, Lã Đường nghe tin Vạn Thắng Vương thôn tính hết sứ quân này đến sứ quân khác, hoảng sợ, lực lượng tự tan rã. Giờ đây, Vạn Thắng Vương phải đối đầu với hai sứ quân tương đối mạnh là Đỗ Cảnh Thạc và Nguyễn Siêu.
Vạn Thắng Vương đang nghị bàn cùng các tướng trước khi đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, ông nói: - Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao hào sâu nên các tướng không thể coi thường. Ta nghe nói, Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, vì thế phải bàn mưu tính kế mà đánh. Theo ta nghĩ, phải huy động quân bao vây Cảnh Thạc vào ban đêm, bất ngờ tiến đánh Trại Quèn mói có thể giành thế thắng, cần làm sao chia cắt các đồn của Đỗ Cảnh Thạc, không cho quân tướng ứng cứu với nhau, từ đó chiếm thành luỹ, đồn trại, lương thực, ý các tướng thế nào?
Sau một hồi bàn bạc, Trịnh Tú và Lưu Cơ được giao nhiệm vụ chỉ huy 10 tướng và 500 quân đến đánh úp thành Quèn. Đỗ Cảnh Thạc biết trước âm mưu đó, nền cho quân mai phục ở Quán Xanh (nay thuộc xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà N ội). Quân của Trịnh Tú, Lưu Cơ bị đánh bất ngờ đã thua chạy. Nghe tin này, Vạn Thắng Vương liền
53
sai hai tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền đem theo 20 tướng và 600 quân kéo đến trại hạ tại gò Đống Thịt (xã Quyết Nghĩa, Quốc Oai).
Được cấp báo, Đỗ Cảnh Thạc cho quân ăn no, hạ lệnh phát cho mỗi người một nắm cơm, rồi truyền bảo các tướng: - Các tướng nghe đây, ta đã tính toán cân nhắc cả rồi. Cần phải quyết đánh thắng. Vào giờ Dậu (chiều) hãy cho quân ăn cơm nắm cho chắc dạ, sang giờ Tuất (tối) các tướng từ bốn mặt theo lệnh ta nhất tề xông vào đánh. Chắc chắn, quản của Vạn Thắng Vương sẽ thất bại. Đúng như phán đoán của Đỗ Cảnh Thạc, quân của Nguyễn Bặc, Đinh Điền đi xa, mệt mỏi, bị đánh bất ngờ nên trở tay không kịp, rối loạn giày xéo lên nhau mà chết hàng loạt.
Tin thất trận đưa về khiến Vạn Thắng Vương vô cùng tức giận. Ông quyết định dùng đại quân san phẳng thành Quèn. Vạn Thắng Vương biết thành Quèn là một nơi rất kiên cố, khó có thể hạ được thành. Vì thế, Vạn Thắng Vương đã dùng kế giương đông kích tây, ông cho người phao tin, quân của Vạn Thắng Vương biết không thể đánh được thành Quèn nên sẽ đánh Bảo Đà đồng thời ông phái một viên tướng cố tình khua chiêng gõ mõ, giả đưa quân (thực chất là toàn già yếu) đến cách Bảo Đà 3 dặm thì hạ trại.
Tướng giữ Bảo Đà phi ngựa về Quèn cấp báo, Đỗ Cảnh Thạc liền giao cho các tướng ở lại giữ thành rồi cùng đội kỵ mã đi cứu Bảo Đà. Nhân lúc tròi tối, Vạn Thắng Vương Hền chia quân làm 4 đạo, 4 mặt cùng đánh, 4 tướng là Phạm Hạp, Phi Hùng, Lê Hoàn và Thương Lập, mỗi tướng chỉ huy một đạo (2000 quân) đánh úp thành Quèn.
54
Các đạo từ huyện Yên Lạc, phủ Tam Đái, huyện Bất Bạt, Quảng Oai và huyện Mỹ Lương cùng tiến.
Kết cục, tướng giữ thành Quèn không chống cự được với quân của Vạn Thắng Vương. Thành Quèn thất thủ. Vạn Thắng Vương liền cho quân đốt phá, san phẳng thành Quèn. Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc hay tin, vội kéo quân về thì thành Quèn chỉ còn là một đống đổ nát.
Tuy nhiên, Đỗ Cảnh Thạc vẫn huy động quân khôi phục, sửa chữa lại thành, tiếp tục giằng co với Vạn Thắng Vương gần một năm trời. Trong một trận đánh ở núi Hoàng Xã (nay thuộc thị trấn Quốc Oai), Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên tẩm thuốc độc, chạy được về đến chân núi Sài Sơn (núi Thầy) thì mất.
Nguyễn Siêu vốn là tướng cũ của Ngô Vương. Sau khi có sự tranh quyền và thế cát cứ hình thành, Nguyễn Siêu đóng quân ở Tây Phù Liệt, dưới trướng có tới 8. 000 người, trên 100 ngàn quân. Địa bàn cát cứ của Nguyễn Siêu tương đối lớn, phía tây giáp đất Thanh Oai, đất của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, phía bắc có Ngô Xương Xí và Ngô Nhật Khánh, phía đông và nam là vùng đất cát cứ của Lã Đường ở Văn Giang và Phạm Phòng Át ở Khoái Châu.
Trung tâm căn cứ của Nguyễn Siêu nằm gọn trong vùng Tây Phù Liệt, với các làng vùng Văn Điển, Ngọc Hồi, ba làng Om được xem như một vành đai bảo vệ.
Tại đây, Nguyễn Siêu bố trí lực lượng phòng thủ rất cẩn mật, chặt chẽ. Nguyễn Trí Khả được giao trấn giữ phía bắc đề phòng có sự tấn công từ sông Hồng. Trần cổn giữ
55
cánh trái bao gồm các làng từ Ngọc Hồi tới Phúc Am. Đỗ Cơ giữ Đông Phù Liệt tới Vạn Phúc. Phạm Hiến giữ Tây Phù Liệt, nơi đóng bản doanh của Nguyễn Siêu.
Trận thứ nhất, quân của Vạn Thắng Vương, từ hướng tây bắc đánh vào căn cứ chính của Nguyễn Siêu. Hai bên đánh nhau suốt từ sáng đến tối. Nguyễn Siêu đã có phòng bị trước, cho đào hào đắp lũy từ sông Hồng tới sông Tô Lịch, cho quân bày trận, ban ngày giao chiến, ban đêm canh phòng ráo riết, đóng cửa thành phòng giữ. cổng thành là rạo tre được trồng ken làm nhiều lớp, ngoài ra còn có các mương nước, sông ngòi được xem là các rào cản thiên nhiên. Trong trận này, quân của Vạn Thắng Vương thua, bốn tướng tử trận gồm Nguyễn Bồ chết tại cổ Điển, Nguyễn Phục chết tại Văn Điển, Cao Sơn chết tại Tương Trúc, Đinh Thiết chết tại cầu Thọ Am.
Trận thứ hai Vạn Thắng Vương đốc thúc quân binh, voi ngựa và quân đội khoảng 7- 8 vạn người, đánh vào căn cứ của Nguyễn Siêu từ hướng đông và hướng nam. Quân của Vạn Thắng Vương tập kết tại làng cẩm Cơ trên bờ sông Hồng, phía nam căn cứ. Vạn Thắng Vương bí mật cho quân lẻn vào, phóng lửa đốt căn cứ Tây Phù Liệt, đồng thời phối hợp quân thủy và quân bộ ba mặt giáp công. Trong trận đánh này, quân của Nguyễn Siêu thất bại, Nguyễn Siêu bị tử trận.
Vạn Thắng Vương mở hội khao quân. Khắp nơi đều ữàn ngập không khí hân hoan. Dân chúng ở các vùng bấy lâu sống trong cảnh binh đao liên miên, đã vui vẻ truyền tai nhau, có lẽ thời thái bình thịnh trị đã đến. Xung quanh
56
khu vực Vạn Thắng Vương đóng quân, nhiều người dân đã tình nguyện mang trâu bò, gia súc đến để khao quân. Tiếng rống các con vật bị chọc tiết, các bếp lửa cháy rừng rực, tiếng người vui vẻ trò chuyện huyên náo lẫn với tiếng ca hát khiến không khí thêm sôi động.
Vạn Thắng Vương cùng các tướng vui vẻ nâng chén mừng chiến thắng. Trong khi các tướng nâng cốc chúc tụng sự nghiệp của ông, ông nói:
- Công nghiệp của ta giờ mới bắt đầu. Các tướng đã cùng ta vào sinh ra tử, thống nhất giang sơn về một mối nhưng ta chưa thể kê cao gối để ngủ yên. Việc đầu tiên mà ta nghĩ đến là nơi lập quốc đô. Nhưng hãy để việc đó đến mai, còn hôm nay hãy cùng nâng chén chúc mừng chiến thắng sau bao ngày khó khăn gian khổ.
Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú vui vẻ lắng nghe những điều Vạn Thắng Vương nói, họ hồi tưởng lại những ngày còn thơ ấu, cầm hoa cờ lau rước chủ tướng họ Đinh. Không ngờ, ước mơ lập quốc, thống nhất giang sơn của họ hôm nay đã trở thành sự thật.
Bàn rượu bên kia, Đinh Liễn cùng mấy thuộc hạ cũng đang chén tạc chén thù. Sau bao ngày cam go, gian khổ, có lúc sự sống chỉ còn mong manh, nay thời cơ mới đã đến. Phải uống, uống thật say cho thỏa ước ao.
57
ỨÁíỉư/ìỹ Qằa
HOA Lư THỊ HÁN TRƯỜNG AN
Năm 968, Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế, tức là vua Đinh Tiên Hoàng, lập ra triều đại nhà Đinh, đình thần suy tôn là Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà vua đặt tên nước là Đại cồ Việt, nghĩa là nước Việt lớn. Việc đầu tiên nhà vua nghĩ đến là đất đế đô. Thoạt đầu, Đại Thắng Minh hoàng đế định lấy đất Điềm Dương gọi là Đàm Gia Loan làm quốc đô. Tuy nhiên nhà vua nhận thấy nơi đây bốn bề đều là đồng nước mênh mông lại chật hẹp, lầy lội nên liền quyết định vượt sông Hoàng Long chuyển sang bên kia xây dựng kinh đô Hoa Lư (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình).
Việc chọn đất làm kinh đô được nhà vua cân nhắc sau khi bàn bạc với Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú, những người mà ông đặc biệt tin cẩn. Quả thực, "Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô".
58
Nhà vua ra lệnh xây dựng đô mới, đắp thành đào hào, làm cung điện. Bấy giờ Gia Khánh có một hệ thống núi đá vôi phát triển thành những dải núi hiểm trở bao bọc xung quanh một vùng đất bằng, rộng lớn, ngay bên bờ phía đông nam sông Hoàng Long. Vùng đất này được nhà vua chọn làm khu vực kinh thành Hoa Lư.
Thế đất Hoa Lư tuyệt đẹp. Núi cao bao quanh gần như kín ba mặt tây, nam và đông, tạo nên những bức tường cao vô cùng kiên cố. Phía bắc và phía đông bắc ít núi, lại có con sông Hoàng Long án ngữ như một hào ngoài. Sông Hoàng Long là con sông lớn bắt nguồn từ vùng rừng núi Hòa Bình, Nho Quan chảy ra sông Đáy, lại là con đường giao thông thuận tiện từ kinh thành ra bắc vào nam. Từ Hoa Lư còn có nhiều con đường len lỏi trong vùng, qua những ngách núi cheo leo để đi sâu vào vùng núi hoặc vào phía nam.
Chọn Hoa Lư làm kinh thành, chỉ cần xây nối một số đoạn ngắn các khoảng trống giữa hai quả núi là có một công sự khép kín vô cùng kiên cố mà không phải tốn nhiều công sức. Thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự, lại thêm tính kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh. -
Thành Hoa Lư có rất nhiều cổng bộ để đi vào, bên cạnh đó còn có cổng thủy do sông Sào Khê chảy xuyên qua thành. Mười đoạn tường thành nhân tạo đã nối những ngọn núi, dải núi đá vôi tạo nên hai vòng thành khép kín sát cạnh nhau, được gọi là thành ngoài - thành Đông và thành trong - thành Tây, với diện tích hơn 300 hécta. Thành Đông rộng khoảng 140 ha, nằm ở phía đông có 5 đoạn tường thành nối các dây núi tạo nên vòng thành khép kín.
59
Đoạn 1 nối núi Đầm với núi Thanh Lâu, được gọi là Tường Đông, dài 320m;
Đoạn 2 từ núi Thanh Lâu đến núi Cột Cờ, dài 230m; Đoạn 3 từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ, dài 300m; Đoạn tường này có một con ngòi chảy từ trong thành ra sông Hoàng Long và chảy qua đoạn tường này ở chỗ chân núi Chẽ. Ngòi rộng chừng 40 mét. Ngay sát bờ ngòi bên kia là tường thành đắp thẳng, nối với núi Cột Cờ.
Đoạn 4 từ núi Chẽ đến núi Chợ, dài 300m;
Đoạn 5 từ núi Mã Yên sang một núi hang Quàn, dài 200m, được gọi là Tường vầu.
Khu thành Ngoài là noi làm việc hàng ngày của triều đình. Thành Tây có diện tích tương đương và nằm phía tây thành Đông, thuộc địa phận thôn Chi Phong, cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi.
Đoạn 1 từ núi Hàm Sá đến núi Cánh Hàn, dài lOOm, được gọi là Tường Dền;
Đoạn 2 từ Cánh Hàn đến núi Hang Tó, dài 500m, là đoạn phụ cùng tuyến với Tường Dền;
Đoạn 3 từ núi Quèn Dót sang núi Mồng Mang, được gọi là Tường Bồ, dài 150m;
Đoạn 4 từ núi Mồng Mang đến núi cổ Giải, được gọi là Tường Bìm, dài 65m;
Đoạn 5 đắp ngang thành trong.
Khu thành trong là nơi ở của hoàng tộc và quan lại cao cấp của triều đình. Ngoài vua và số quan lại được quyền cư trú ở đây, thành ngoài và thành trong còn có các doanh trại của 3. 000 quân cấm vệ bảo vệ vua và triều đình; dân chúng chỉ được cư trú ngoài thành.
60
Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được ưu thế sông Sào Khê chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Một tổng thể kinh thành gồm hai tòa thành riêng biệt, rất thuận tiện cho việc bố trí từng khu triều đình, quan lại hay quân sĩ. Song việc qua lại giữa hai thành không vì vậy mà trở ngại. Thiên nhiên đã khéo bố trí một con đường kín đáo mà thuận tiện, đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. ở mỗi tòa thành còn có một đoạn tường thành ngắn có thể chia làm hai phần, tăng thêm mức độ quanh co hiểm hóc cho công trình.
Kinh đô Hoa Lư đã đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công trình phòng thủ, giống như một căn cứ quân sự.
Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0, 45 m, cao từ 8 - 10 mét. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Gạch xây tường phổ biến có kích thước 30 X 16 X 4 cm, trên có in các dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngoài tường gạch là tường đất đắp rất dày. Móng của thành được xử lý rất tốt để chống lún. Móng tường sâu chừng 2 mét, được làm bằng cách trải lót cành cây lẫn với đất đắp nhiều lớp. Còn có những cọc đóng sâu xuống giữ cho móng không trôi. Có cọc đơn và cọc kép. Cọc kép gồm hai cọc nối nhau bằng đà ngang có lỗ mộng. Trên đà ngang lại xếp nhiều cây gỗ dài.
Khi xây dựng kinh đô, Đại Thắng Minh hoàng đế đã lấy núi Mã Yên, một ngọn núi trông xa có hình yên ngựa
61
làm án. Đứng ở trên đỉnh núi này có thể nhìn rõ toàn cảnh kinh đô.
Phía đông bắc kinh thành có núi Cột Cờ. Phía tây nam có núi Ghềnh tháp là nơi nhà vua duyệt thủy quân, có hang Tiền, hang Muối là nơi cất giữ tài sản quốc gia, động Am Tiên là hang nhốt hổ, báo để xử người có tội; xa hơn là động Thiên Tôn - tiền đồn trình báo vào kinh đô Hoa Lư.
Phía nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô, có nhiều núi non bao bọc.
Trấn giữ ba hướng cửa vào thành ngoài, thành trong và thành nam là nơi thờ các vị thần. Động Thiên Tôn thờ thần Thiên Tôn, vị thiên thần trấn đông hướng mặt trời mọc. Nơi đây là tiền đồn để trình báo khi vào kinh đô Hoa Lư từ phía đông. Trước đây lúc đem quân đi dẹp loạn, nhà vua đã sửa lễ vật vào cầu đảo trong động để mong được thần giúp đỡ. Gần đấy là nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài, nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào bệ kiến nhà vua.
Trấn phía nam là đền thờ thần Quý Minh, một vị thổ thần, trấn phía tây là đền thờ thần Cao Sơn.
Trong kinh thành có rất nhiều cung điện nhà cửa: điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cột dát vàng bạc, là nơi coi chầu; điện Phong Lưu ở phía đông, điện Tử Hoa ở phía tây, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc. Tiếp đó là lầu Đại Vân và điện Trường Xuân, nơi vua nghỉ. Bên cạnh điện Trường Xuân là điện Long Lộc, mái lợp ngói bạc.
Sau này Tống Cảo, sứ thần Trung Quốc đời Tống sang nước ta tới kinh thành Hoa Lư đã thốt lên: Hoa Lư thị Hán
62
Trường An, tức là kinh thành Hoa Lư có thể sánh ngang với kinh đô Trường An đời Hán ở phương Bắc.
Cùng vói việc tìm đất định đô và xây dựng kinh đô, Đại Thắng Minh hoàng đế xét công ban thưởng, định thứ bậc cho các quan văn võ và tăng đạo. Nguyễn Bặc đứng đầu trăm quan, giữ chức Định Quốc Công. Đinh Điền, giữ chức Ngoại giáp, lo việc bên ngoài kinh thành. Lưu Cơ được giao giữ việc hình án trong nước, giữ chức Đô hộ sĩ sư. Tăng thống Ngô Chân Lưu được chọn làm quốc sư, phong là Khuông Việt đại sư.
Tương truyền Ngô Chân Lưu tu ở chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc (nay là Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Sư là ngưòi Cát Lợi, họ Ngô thuộc đòi thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông. Năm 40 tuổi, danh sư vang tới triều đình. Nhà vua đã cho mòi sư đến. Thấy sư đối đáp hiệp chỉ, bèn phong làm Tăng thống. Đây là lần đầu tiên chức Tăng thống được nói đến trong lịch sử Việt Nam. Những buổi đại triều, các quan đều đứng, riêng quốc sư được ngồi ở ghế dưói thềm vua. Nhà vua là người coi trọng đạo Phật nên đã đem vàng ban cho Khuông Việt đại sư để xây chùa lớn ở Hoa Lư. Một lần, nhà vua bảo sư thầy:
- Một nước không có văn hiến không thể dài lâu. Chùa là nơi đào tạo người tài. Con các đại thần, các công chúa, hoàng tử đến tuổi đều phải vào chùa để học chữ và nhuần thấm kinh kệ, sau khi đạt đến bậc trí giả thì triều đình sẽ tùy tài mà trao chức.
Nhân có câu đó của vua, Khuông Việt đại sư đã cho 63
xây các chùa lớn ở Hoa Lư, cột đều bằng đá. Chân cột đều khắc những câu kinh của các vị Phật đã thành chính quả rất tôn nghiêm. Khi chùa khánh thành, nhà vua đă đến nghe giảng kinh một giờ.
Trương Ma Ni, pháp chủ của các đạo quán được nhà vua phong Tăng lục đạo sĩ, Đặng Huyền Quang, giúp Ma Ni, được phong Sùng Chân uy nghi.
Nhà vua vẫn coi việc quân làm hàng đầu. ông chia quân làm mười đạo. Một đạo lại chia ra làm mười lữ. Một lữ gồm mười tốt. Một tốt là mười ngũ. Mỗi ngũ là mười chiến binh. Như vậy quân đội nhà Đinh khi đó có 10 đạo, khoảng 1 triệu người trong khi dân số đất nước khoảng 3 triệu. Vua thực hiện "ngụ binh ư nông", đó là hình thức vũ trang toàn dân, dựa vào nghề nông mà phát triển quân đội. Nhà vua phong cho Lê Hoàn, một viên tướng trẻ có tài làm thập đạo tướng quân.
về kinh tế, nhà vua cho mở các chợ lớn phía ngoài hoàng thành và bến sông Hoàng Giang. Lái buôn các nơi đều đổ về buôn bán. Chẳng mấy chốc Hoa Lư đã trở thành một kinh đô sầm uất, nhà cửa dựng lên san sát, hàng quán đua nhau mọc lên. Bấy giờ, các sản phẩm trên rừng dưới biển vô cùng phong phú. Các lái buôn tận Chà Và, Châu Lý, Châu Khâm, Châu Liêm, đều đem thuyền lớn tận bến Hoàng Giang buôn bán, quang cảnh thật nhộn nhịp, náo nhiệt.
Cùng với việc mở các chợ lớn, nhà vua quyết định đúc một loại tiền mới gọi là Thái Bình Hưng Bảo. Đây là đồng tiền đầu tiên của nước Việt tự chủ. Trước thời nhà Đinh, nước ta bị lệ thuộc Trung Hoa nhiều năm nên các đồng tiền nước này cũng dùng cả ở ta. Sau khi lên ngôi, Đại
64
Thắng Minh hoàng đế liền cho đúc tiền để chi dùng trong dân chúng. Mặt sau đồng tiền có ghi quốc tính của nhà vua, vì đúc lần đầu nên kỹ thuật khá thô sơ. Đồng tiền có hình tròn, đường kính 2, 2 - 2, 35 cm, bên ngoài có riềm tròn rộng, phẳng, chính giữa là lỗ có hình vuông, chữ được viết nổi đối xứng qua lỗ vuông; Thái ừên, Bình dưới, Hưng bên phải, Bảo bên trái, được dân chúng nhiệt tình đón nhận. Hình dáng tiền biểu hiện tư duy cội nguồn về vũ trụ, trời tròn, đất vuông. Tên của đồng tiền: Thái Bình Hứng Bảo với ý nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia - Hưng Bảo là nước Việt hưng thịnh.
Nhà vua không chỉ chú trọng về kinh tế, quân sự, ông còn chú ý đến việc phát triển các nghi thức trong cung đình. Điện nơi vua coi chầu rộng chín gian, chuông đồng khánh đá được treo hai bên để làm hiệu lệnh. Nhà vua còn chọn một ban nhạc để dùng trong việc tiết lễ.
Đất nước vừa trải qua loạn lạc, cát cứ, vì thế nhà vua rất chú ý đến việc thi hành luật pháp, ông muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, nên đã đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, và ban lệnh "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn".
Cũng thời gian này, theo lòi bàn của các triều thần, ông quyết định đặt quan hệ ngoại giao vói nhà Tống. Từ năm 970, việc ngoại giao vód phương Bắc từ đó được duy trì khá đều đặn và hòa bình. Năm 972, E)inh Liễn đi sứ sang Biện Kinh. Năm 973, Đinh Liễn trở về, nhà Tống đã sai sứ sang phong cho nhà vua làm Giao Chỉ quận vương, Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư Tỉnh Hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ. Đầu năm 975, nhà vua lại sai Trịnh Tú đem vàng, lụa, sừng tê, ngà voi sang triều cống nhà Tống. Ngay mùa thu
65
M ặt sau đồng tiền nhà Đinh
năm đó, nhà Tống sai Hổng lô tự khanh Cao Bảo Tự cùng Vương Ngạn Phù sang gia phong cho Nam Việt Vương Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chi quận vương. Từ đó về sau, Đinh Liễn được giao phụ trách việc ngoại giao vói nhà Tống.
Bấy giờ, kinh đô Hoa Lư trở nên nổi tiếng không chỉ vì đây là nơi đóng đô của triều đình mà còn là nơi đô hội, buôn bán sầm uất, trên bến dưới thuyền. Đất nước sau bao năm loạn lạc giờ trở lại thanh bình, yên ả.
Những tưởng triều Đinh tồn tại dài lâu, đâu ngờ vật đổi sao dời, trong ánh hào quang của một triều đại đang lên bỗng chốc tan thành tro bụi. Phải chăng đó là ý trời hay do những quyết định vội vã gây nên?
66
Gỉỉtíư/ìj ỹếần
MỘT KẾT CỤC BI THẢM
Sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Đinh chọn năm người vợ làm hoàng hậu với các tước hiệu: Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Việt và Ca ông. Trong năm hoàng hậu này, ông yêu Ca ông hơn cả. Yêu mẹ nên quý con, ông quyết định chọn hoàng tử Hạng Lang làm thái tử, sau này sẽ kế vị ông bất chấp Đinh Liễn, hoàng tử hưởng là người đã từng theo ông đi đánh trận, lớn lên trong gian nan và cùng ông vào sinh ra tử khi lập nước.
Tin đồn về việc vua cha quyết định phong Hang Lang làm thái tử khiến Đinh Liễn vô cùng sửng sốt. Đinh Liễn nghĩ: "Ta đã từng cùng vua cha trải bao tháng ngày gian khổ, phải đi làm con tin, có lúc tính mạng vô cùng nguy khốn, bấp bênh. Sau chiến thắng, ta vâng lệnh vua cha sang sứ nhà Tống, không chỉ nối được tình giao hảo, khiến nhà Tống công nhận nhà Đinh mà còn thiết lập được quan hệ ngoại giao lâu dài với nước lân bang, chẳng lẽ trong con mắt cha, ta không bằng Hạng Lang sao? Ta đã từng được phong là Nam Việt Vương còn Hạng Lang mói lớn lên, đã có công
67
gì chứ? vẫn biết quyền là ở cha, hoàng hậu Ca ông được vua cha sủng ái, vì yêu mẹ nên quý con, nhưng sao ông không nghĩ đến mẹ ta khi ông còn cơ hàn? Yêu Hạng Lang, ông có thể ban cho tước vương, sao lại đặt Hạng Lang lên trên ta, hoàng tử trưởng có nhiều công lao với triều đình? Làm sao ta có thể chịu được nỗi uất ức này? Ta sống thì Hạng Lang phải chết, không thể có cách nào hơn?"
Theo chính sử, năm 979, Đinh Liễn giết Thái tử Hạng Lang. Sử sách không chép rõ vì sao Đinh Liễn giết Thái tử mà không bị vua Đinh trừng trị? Đó là một tồn nghi mà người đời sau không có lòi giải đáp. Có tài liệu còn chép, để nguôi lòng cha, Đinh Liễn đã dựng nhiều cột viết những bài tụng kinh Phật ở kinh đô Hoa Lư, tỏ ý ân hận vì việc này. Phần lạc khoản trên các cột kinh là những lời sám hối. Lạc khoản có đoạn: "... cơ sự đã đến nông nỗi chém giết nhau này, thật hối hận, bèn xin dựng một trăm tòa kinh báu dâng Phật cầu cho vong hồn em trai đã mất và các vong linh gia tiên được giải thoát khỏi sự bắt bớ tra hỏi nơi địa ngục..."
Tuy nhiên, mọi điều bất hạnh vẫn còn đang chờ ở phía trước. Chính sử chép:
Mùa đông, tháng mưòi năm Kỉ Mão, 979, quan giữ chức Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích giết chết vua (Đại Thắng Minh hoàng đế) ở trong cung.
Đỗ Thích người làng Đại Đê, huyện Thiên Bản, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trước đó, Đỗ Thích từng có lúc làm quan ở Đồng Quan (nay thuộc Ninh Bình). Một hôm, nhân nằm chơi rồi ngủ lại trên cầu, Đỗ Thích mơ thấy có vì tinh tú từ trên trời rơi xuống và hắn đã nuốt được. Đỗ Thích lấy đó làm điềm tốt, bèn nảy ra ý định giết vua. Một hôm, thấy nhà vua dùng yến tiệc vừa xong, say
68
rượu nằm ngủ ngay giữa sân cung đình, Đỗ Thích bèn lẻn vào giết chết vua, lại giết luôn cả Nam Việt Vương Đinh Liễn. Bấy giờ, lệnh lùng bắt thủ phạm rất gấp, Đỗ Thích phải trèo lên nằm trong máng nước ở trong cung suốt ba ngày liền, đói khát lắm. Thế rồi tròi đổ mưa, Đỗ Thích thò tay hứng nước mà uống, cung nữ nhìn thấy liền đi báo. Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc sai người bắt xuống và đem đi chém đầu.
Tuy nhiên, gia phả họ Đỗ ở Đại Đê, huyện Vụ Bản và sự tích đền Thảo Mã (tức đền Gạo ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) lại nói tới việc Đỗ Thích có công cõng Đại Thắng Minh Hoàng đế chạy trốn khi bị Nam Tấn Vương đuổi; Còn theo văn bản Nôm Hoa Lư tự sự phổ biến từ lâu ở Ninh Bình, thì Đỗ Thích bị hàm oan:
Dương Thị Vân phản bội chằng
Từ lâu vốn đã tư thông Lê Hoàn
Đặt mưu hiểm lập chước gian
Đầu độc giết chết Tiền Hoàng cha con
Đỗ Thích tri nội hậu quan
Đi tuần về thấy tâm can hãi hùng
Nhẩy ngay lên mái điện rồng
Bụng đói miệng khát long đong ba ngày
Trời mưa hứng nước giơ tay
Triều đình hô hoán lôi ngay xuống đình
Đổ cho tội thí Đinh Đinh
Để Lê gia xuất thánh minh trị vì.
Xung quanh cái chết của vua Đinh, dân gian còn lưu truyền câu chuyện nhằm giải thích vua Đinh chết là do ý trời. Chuyện kể rằng, Đinh Bộ Lĩnh thuở còn hàn vi thường đi đánh cá ở sông Giao Thủy. Một lần kéo lưới, ông
69
bắt được một viên ngọc khuê to nhưng viên ngọc bị va vào mũi thuyền nên đã sứt một góc. Đêm ấy ông vào ngủ nhờ ở chùa Giao Thủy, giấu viên ngọc dưới đáy giỏ cá. Đêm khuya, viên ngọc bỗng phát sáng khác thường. Nhà sư trụ trì chùa liền đánh thức ông dậy và hỏi nguyên cớ. ông lấy ngọc cho nhà sư xem, xem xong, nhà sư thở dài nói: "Sau này thí chủ quý hiển không thể nói hết, chỉ tiếc phúc chẳng được bền".
Chính sử còn chép, vào năm Thái Bình thứ năm, nhà vua đã được nghe lời sấm:
Đỗ Thích thí Đinh Đinh
Lê gia xuất thánh minh
Cạnh đầu đa hoành nhi
Đạo lộ tuyệt nhân hành
Thập nhị xưng đại vương
Thập ác vô nhất thiện
Thập bát tử đăng tiên
Kế đô thập nhị thiên
Nghĩa là:
Đỗ Thích giết hai Đinh
Nhà Lê sinh thánh minh
Tranh nhau nhiều kẻ ngược
Đường xá người vắng tanh
Mười hai tên xưng vương
Toàn ác không một thiện
Thập bát tử ỉên tiên
Kể hai chục ngày liền
Dầu vì nguyên nhân gì, cái chết của vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vưomg Đinh Liễn vẫn là nguyên nhân ừực tiếp dẫn đến sự kết thúc của nhà Đinh, mở đầu nhà
70
tiền Lê. Tuy nhiên cái chết của cha con vua Đinh vẫn khiến hậu thế tốn rất nhiều giấy mực để bàn luận.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Đế vương dấy nghiệp không ai không nhờ ở trời. Nhưng thánh nhân không cậy có mệnh trời mà làm hết phận sự của mình. Việc đã thành, lại càng lo nghĩ đề phòng. Sửa sang lễ nhạc hình án chính sự là để phòng giữ lòng người. Đặt nhiều lần cửa, đánh hiệu canh là đề phòng kẻ hung bạo. Bởi vì lòng dục không cùng, việc đời không bến, không thể không đề phòng trước... Cho nên Tiên Hoàng không được trọn đời là do chưa làm hết việc người, không phải mệnh trời không giúp. Cũng vì vua không giữ được trọn đời khiến cho cái thuyết sấm đồ đắc thắng, đời sau không thể không bị mê hoặc vì điều đó".
Sử thần Ngô Thì Sỹ bàn: "Đinh Tiên Hoàng S y lên từ nơi hang động, những người giúp vua lúc ấy như Đinh Điền, Nguyễn Bặc đều là hàng vũ phu cứng nhắc không biết phương pháp trị dân giữ nước, không biết nghiên cứu văn chương nghi lễ
đời xưa, khiến cho vua của họ chết không chính đáng, không có miếu hiệu đẹp.... Không can ngăn việc bỏ con trưởng lập con thứ, không biết mưu tính lo trước phòng xa. Khi cái loạn đã thành thì bề tôi cường quyền cướp ngôi là có nguyên nhân sâu xa từ trước đấy. Lúc mới nảy mầm thì không nhổ (sau lớn rồi) thì rìu búa cũng chẳng làm gì được!..."
Sau khi hai cha con vua Đinh mất, Đinh Toàn được đưa lên ngôi. Vua còn quá nhỏ tuổi mà Hoàng thái hậu Dương Thị không đủ sức nhiếp chính nên Thập đạo tướng quân Lê Hoàn tự xưng là Phó vương, đứng ra nhiếp chính thay vua. Nghe tin này, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Đinh Điền đều có bụng ngờ Lê Hoàn sẽ tiếm ngôi. Nguyễn Bặc nói:
71
- Vua ta còn quá nhỏ tuổi mà Thái hậu Dương Thị thì không đủ sức nhiếp chính, việc này đáng lý phải được các quan đầu triều bàn bạc, thế mà Thập đạo tướng quân lại tự xưng phó vương, ý đồ tiếm ngôi đã quá rõ ràng. Chi bằng chúng ta hãy chia binh làm hai đường thủy bộ đánh úp Lê Hoàn rồi sau đó sẽ tùy cơ ứng biến.
Thái hậu nghe tin sợ hãi, triệu Lê Hoàn vào triều. Lê Hoàn tâu:
- Thần ở chức Phó vương nhiếp chính, dù sống chết sẽ phải gánh vác trách nhiệm, xin Thái hậu yên tâm. Sau đó Lê Hoàn chỉnh đốn quân ngũ, đánh nhau với Nguyễn Bặc và Đinh Điền. Nguyễn Bặc, Đinh Điền thua chạy, Phạm Hạp liền đưa quân thủy ra đánh. Lê Hoàn nhân chiều gió phóng lửa đốt chiến thuyền. Kết cục, Đinh Điền bị chém tại trận, Nguyễn Bặc bị đóng cũi giải về kinh để trị tội, Phạm Hạp sau đó cũng bị bắt sống. Khi ấy triều đình mói tạm yên.
Nghe tin cha con vua Đinh chết, triều đình nhà Đinh rối loạn, vua Tống quyết định đem quân xâm chiếm nước ta. Thái hậu Dương Thị quyết định trao áo hoàng bào cho Lê Hoàn, chuyển giao quyền lực của nhà Đinh sang nhà Lê. Sử sách sau này đều thống nhất nhận định, việc trao áo hoàng bào của Dương Hậu cho Lê Hoàn là thuận với lịch sử, có lợi cho quốc gia nhưng án về Thái hậu vẫn còn tồn nghi.
Theo dã sử ở một số địa phương (như vùng Phú Yên hoặc phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc) nghiêng về phê phán Lê Hoàn và Dương Thị song nhìn chung, quan niệm của dân gian đã tỏ ra độ lượng, bao dung khi nhìn nhận về quan hệ
72
của Thái hậu họ Dương với Lê Hoàn. Vì thế, mới có đền thờ Dương Thị bên cạnh vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng), vua Lê (Lê Hoàn).
Tuy nhiên, các sử gia phong kiến vẫn có cái nhìn nghiêm khắc hơn. Chính sử ghi: "Nhà vua (Lê Hoàn) nhân trong triều xảy ra tai nạn mà lấy được nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm mà vỗ yên nhân dân, trong nước yên ổn, Bắc Nam được vô sự, song đạo tam cương không đúng đắn, quan hệ giữa vợ chồng, cha con, vua tôi đều chẳng ra gì, cho nên con cháu lục đục vói nhau đến nỗi mất nước, đâu phải là chuyện không may".
Hơn thế, nhận định về cái chết của cha con vua Đinh, Ngô Thì Sỹ cho rằng Đỗ Thích không phải là ngưòi gây nên khi ông viết: "Thời xưa binh quyền không để riêng một người nắm.... Việc nước, việc cung cấm nơi khinh nơi trọng chế ngự lẫn nhau. Họ Đinh đặt binh chế chỉ có 10 đạo, trao cả cho Đại Hành. Ngoài 10 đạo ấy ra, hình như không còn toán quân nào nữa. Các người như Đinh Điền, Nguyễn Bặc làm đại thần mà không dự binh quyền, dẫu ôm ấp chí trung thành cũng không sao ngăn được xu hướng của thế lấn ấy. Nhưng vẫn còn tập hợp những người cùng chí hướng, định đưa quân ô hợp chống với quân của thân đạo, có lẽ cũng là để tỏ cái nghĩa khí của mình mà thôi. Lẽ nào không biết việc ấy khó thành mà chỉ thử một lần để cầu may sao? Hơn nữa tôi nghe rằng, danh nghĩa không đúng đắn thì lời nói không xuôi, lòi nói không xuôi thì việc không thành. Bấy giờ Hoàn có ý cướp ngôi vua nhưng hình tích thì chưa lộ, Dương Hậu tuy ngầm cấu kết với Hoàn nhưng tội chưa rõ ràng. Vua nhỏ còn ở ngôi trên, Hoàn đương làm nhiếp chính, bọn Điền,
73
Bặc, Hạp thế lực không địch nổi Hoàn. Tuy lấy tiếng là giết giặc bên cạnh vua nhưng chưa nêu rõ được tội cướp ngôi vua, tư thông vói Thái hậu, cho nên Hoàn được nhờ vào mệnh lệnh của Mấu hậu và vua nhỏ để gán cho các người đối lập cái tội phản nghịch. Lòng ngưòi không cùng với họ thù oán Hoàn, rốt cuộc vì vội vàng dấy quân bị cô lập mà chuốc lấy thất bại".
♦ ♦
Như Vậy, triều Đinh bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn các sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980, khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn.
Tổng cộng nhà Đinh có hai đời nhưng thực chất chỉ có một đời vua Tiên Hoàng. Đây là một triều đại tồn tại trong một thời gian quá ngắn ngủi song vị vua khai sáng triều Đinh đã đóng vai trò rất lớn trong lịch sử Việt Nam. ông là người có công dẹp loạn các sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.
Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Tiên Hoàng được đánh giá là vị vua mở nước, lập đô, dựng nền tự chủ, khẳng định Việt Nam là một nước độc lập, sánh ngang với nước lân bang Thiên triều.
Từ vua Đinh trở về sau, các vua không xưng vưcmg nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Có thể nói, Đinh Tiên Hoàng là vỊ hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu
74
tiên ở Việt Nam, người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Òng đã khéo kết hợp võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân, sớm chấm dứt cát cứ phân tranh, thống nhất quốc gia, khiến nước ta thoát khỏi họa xâm lăng từ phương Bắc khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất phương Nam.
75
^U Ị lục 9 9
1 - DÃ SỬ VỀ VUA ĐINH VÀ TRlỀư ĐINH
Truyền thuyết về núi cổ Ngựa
Xưa, ở làng Đàm Gia, châu Đại Hoàng, có một người tên Đinh Công Trứ, làm nha tướng cho vị đầu mục Dưomg Diên Nghệ, sau giữ chức thứ sử Hoan Châu, về già, ông lui về quê sống cùng người thiếp yêu là Đàm Thị.
Một hôm Đàm Thị đi tắm một mình ở dòng suối gần nhà, để quần áo ở bụi cây, toan bước xuống nước bỗng thấy một con rái cá lớn hiện lên tiến về phía mình. Đàm Thị sợ hãi ngất đi, lúc tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên cỏ, bên cạnh có con rái cá ủ ấp liếm tay bà. Bàng hoàng đứng lên, bà vội mặc quần áo về nhà, không dám kể với chồng việc lạ thường đã xảy ra.
Sau đó ít lâu, Đàm Thị có thai. Đủ ngày đủ tháng, bà sinh được một đứa con trai khỏe mạnh, khôi ngô khác
76
thường. Đứa bé lớn lên có sức khỏe vô địch, thông minh hơn người, giỏi boi lặn, có thể ở lâu dưới nước hàng giờ. Đứa bé ấy tên là Đinh Bộ Lĩnh.
Một hôm có thầy địa lý Tàu đến vùng này tìm đất long mạch để táng cốt cha. Tới gần bờ suối, thầy nhận thấy có ánh hào quang đỏ chiếu thẳng lên sao Thiên Mã. Thầy không biết lặn mới thuê người lặn xuống đáy nước xem sao. Đinh Bộ Lĩnh nhận lời lặn xuống dưới chỗ vực sâu nước chảy mạnh, thấy một con ngựa đá đang trừng mắt há miệng nhìn mình, liền trở lên nói cho thày Tàu hay. Thầy liền bảo Đinh Bộ Lĩnh lấy một nắm cỏ đem xuống cho vào mồm ngựa đá, thì ngựa há miệng ra nuốt ngay.
Khi Đinh Bộ Lĩnh ngoi lên kể lại ngựa đã đớp nắm cỏ, thầy địa lý không giấu được sự vui mừng, thốt lên: "Đúng long mạch rồi!
Thầy liền trao cho Đinh Bộ Lĩnh một gói xương bọc trong cỏ bảo mang xuống cho vào mồm ngựa đá. Đinh Bộ Lĩnh cầm lấy lặn xuống nước, nhét gói xương dưới một khe đá rồi trở lên nói đã cho gói xương vào mồm và ngựa đã nuốt rồi. Thày địa lý mừng rỡ liền thưởng tiền cho Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Bộ Lĩnh chạy về nhà thuật lại việc này cho mẹ nghe rồi hỏi cốt cha ở đâu. Đàm Thị bấy giờ mớỉ nói thật cho con hay, Đinh Công Trứ chỉ là cha nuôi, rồi ữao gói xương rái cá cho Đinh Bộ Lĩnh. Lĩnh lấy cỏ bọc mớ xưomg rồi lặn xuống vực nhét vào mồm ngựa và ngựa đá nuốt luôn...
Tương truyền, sau Đinh Bộ Lĩnh dấy lên ở Hoa Lư, dẹp loạn các sứ quân, đánh đâu thắng đó, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại cồ Việt.
11
Lại nói thầy địa lý Tàu mãi thấy ngựa đá không ứng nghiệm, trở sang đất Việt xem thế nào, đến nơi thấy Đinh Tiên Hoàng dựng xong cơ nghiệp, biết họ Đinh được đất ấy rồi, tức giận bèn lập mưu để hại, liền xin vào triều yết kiến nhà vua và nói;
- Tâu bệ hạ, ngài được ngôi đại địa, cũng bởi phúc trời cho, nhưng có ngựa thì phải có gươm mới tung hoành lâu dài được, vậy ngài nên cho để một thanh gươm trên cổ ngựa mới hay.
Rồi dâng lên vua một thanh gươm trần hai lưỡi rất sắc. Đinh Tiên Hoàng tưởng thật sai lấy thanh gươm buộc trên cổ ngựa, không ngờ lưỡi gươm theo sức nước cuốn dần dần cắm sâu vào cắt lìa cổ. Ngựa đứt đầu cuốn theo sự sụp đổ của Đinh Tiên Hoàng, chấm dứt triều đại ngắn ngủi của nhà Đinh.
Trải bao năm tháng, đầu ngựa trôi theo dòng sông Bôi (nay là sông Hoàng Long) xuống ngã ba sông làng Kênh Gà, dừng lại ở đấy và nổi lên ngọn núi giống hình cổ con ngựa rất oai phong quay về hướng Đông Bắc, dân quanh vùng đó gọi là núi cổ Ngựa.
Truyền thuyết về sông Hoàng Long
Hoàng Long độ - bến Hoàng Long, được viết bằng chữ son thời Đinh Bộ Lĩnh. Đây là bến đò giáp ranh giữa hai huyện; bờ Bắc là huyện Gia Viễn, bờ Nam là huyện Hoa Lư.
Truyền thuyết kể rằng: Đinh Bộ Lĩnh lúc còn để tóc trái đào đã "hạ" một con trâu của chú - ông Đinh Thúc Dự - để khao đám trẻ chăn trâu. Cái đám quân mặc quần cộc, áo rách vai hoặc cởi trần, cầm những bông lau ữắng trên tay vừa chạy nhảy, vừa hò reo khi bước vào những "trận đánh
78
của đám trẻ con" ở Thung Lau, ở cánh đồng Rộc Xéo năm ấy được ăn một bữa tiệc thịt trâu nhớ đời.
Đinh Thúc Dự cầm gươm đuổi đánh cháu vì cái tội đã giết trâu của chú để khao quân. Đinh Bộ Lĩnh chạy một mạch ra cánh đồng Rộc Xéo, đến bờ sông thì hết đường. Bí quá, Đinh Bộ Lĩnh giậm chân trên bờ sông, kêu to:
- Rồng ơi, hãy chở ta qua sông!
Bỗng một khoảng trời lóe sáng, những đám mây đỏ rực xuất hiện, rồng vàng từ tròi cao hạ xuống "cõng" Đinh Bộ Lĩnh bay qua dòng sông rộng, rồi đặt Đinh Bộ Lĩnh sang bờ phía Nam - chỗ chi cách kinh đô Hoa Lư sau này khoảng vài dặm.
Đinh Thúc Dự đuổi đến nơi, thấy rồng cõng cháu qua sông, ông hoảng sợ cắm gươm, sụp xuống lạy: - Đúng là người nhà giời nên mới có rồng đến cứu. Từ đấy, dòng sông quê ấy mang tên Hoàng Long.
Vì sao trong ngày giỗ vua Đỉnh ỉạỉ kiêng ăn lòng lợn. Theo Sách Dã sử và giai thoại ở Hoa Lư, cha con vua Đinh Tiên Hoàng chết vì bị đầu độc. Đỗ Thích vốn là một hoạn quan, xuất thân thấp hèn nhưng vì có công cứu vua thoát nạn trong một trận đánh khi dẹp loạn các sứ quân nên sau khi nên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã cho Đỗ Thích làm Chi hậu nội nhân lo việc phục vụ ăn nghỉ của vua. Vì biết Đinh Tiên Hoàng sinh thời thích ăn lòng Icm nên khi cho rằng thời cơ cướp ngôi đã đến, Đỗ Thích dâng lên vua một đĩa lòng lợn rất ngon có tẩm thuốc độc cực mạnh, vua và Đinh Liễn ăn xong trúng độc đã mất. Từ đó đến nay, tại Hoa Lư, vào ngày giỗ Đinh Tiên
79
Hoàng, khi mổ trâu, bò, dê, lợn làm lễ cúng, tất cả lòng đều bỏ đi, không dùng làm cỗ. Đó là tục kị nhắc đến món lòng tẩm thuốc độc đã làm hại vua.
Chuyện sứ quân Trần Lãm
Đình Lạc Đạo tức Đình Hát còn gọi là Đền Xam nay thuộc xã Hồng Quang, Nam Ninh, thờ Sứ quân Trần Lãm. Thần phả ở đình Hát chép:
"... Khi đã trao binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh, Trần Lãm vẫn ở noi quân ngũ bàn mưu tính kế đánh dẹp các sứ quân lập được nhiều công lớn. Những bài văn trù hát trong những ngày hội có câu:
Trí dũng xuất luân
Trầm cơ tiên vật.
Dực lô kỳ chi khải thủ, giả vi hữu quốc chi cơ quang. Thăng hoà tỉnh dĩ kinh bang, vọng xứng đại quân
chi phu bật.
Tạm dịch:
Huyền vi thông hiểu
Trí dũng có thừa,
Giúp cờ lau phất phới tay cầm dựng nền mở nước
Tới hoè tỉnh'-^^ mưu mồ bụng nghĩ bàn việc phù vua. (Bài văn trù thứ nhất)
Hoè tinh, Hoè hiên, Hoè đinh, chi những viên quan đầu triều có chức vị Tam công, Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Trần Lãm trao binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh nhưng vẫn ờ trong quân ngũ bàn mưu vạch kế trong cuộc đánh dẹp nổi loạn thống nhất đát nước, có thể ông giữ chức Thái sư cho đến khi mất, vua Đinh tôn phong Thượng phụ Quốc công,
80
Hoặc:
Văn vũ thánh thần
Thông minh đặc đạt
Hoa động phù vương ảực vận, phong công trác trác mạc năng danh
Hoà Hiên luân đạo kinh bang, đại tiết nguy nguy
nan khả đoạt.
Tạm dịch:
Rõ bậc thánh thần
Thực tài anh kiệt.
Hoa động phù vua dựng nước vời vợi công danh.
Hoà hiên giúp dập cơ mưu, dương dương lẫm liệt. (Bài văn trù thứ tám)
Sau khi dẹp yên các thổ hào cát cứ trong nước. Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua, tức vua Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, phong Trần Lãm làm Phụ quốc Thượng phụ Quốc công.
Bấy giờ nước nhà độc lập, muôn dân no ấm, cảnh tượng thái bình. Trần Lãm đi chu du thiên hạ để tìm chốn dựng sinh từ, nhằm khi trăm tuổi có ncã hương khói phụng thờ. Một hôm trẩy qua trang Lạc Đạo, thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, dân cư phồn thịnh, Trần Lãm dừng xe tạm nghỉ, nhân dân trang Lạc Đạo kéo nhau ra nghênh tiếp chào mừng. Trần Lãm thấy lòng mình yêu mến, mói truyền quân đóng lại sai quân sĩ cùng dân trang xây dựng hành cung. Sau khi cung sở hoàn thành, Trần Lãm mở tiệc khao thưởng dân trang và xuất 20 hốt vàng cho dân mua ruộng mua ao để làm vốn gốc dùng vào việc hương khói sau này.
81