"
Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - Trần Tiến full prc pdf epub azw3 [Biên Khảo]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - Trần Tiến full prc pdf epub azw3 [Biên Khảo]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tên sách : ĐĂNG-KHOA-LỤC SƯU-GIẢNG Tác giả : TRẦN TIẾN
Dịch giả : NGUYỄN-ĐỨC ĐẠM
Nhà xuất bản : BỘ GIÁO-DỤC
Trung-tâm Học-Liệu
Năm xuất bản : 1968
------------------------
Nguồn sách : timsach.com.vn
Đánh máy : Patimiha, thao nguyen, minhf, chip_mars, LiemNT, wonchou, mopie, minhnn.ictc, hhongxuan, princess0917, ngoctinhpham, DKH6789
Kiểm tra chính tả : Quyên Phạm, nhani78 Biên tập chữ Hán – Nôm : Trần Tú Linh
Biên tập ebook : Thư Võ
Ngày hoàn thành : 30/05/2018
Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE-4U.ORG
Cảm ơn tác giả TRẦN TIẾN, dịch giả NGUYỄN-ĐỨC ĐẠM và Trung-tâm Học-Liệu BỘ GIÁO-DỤC đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.
Ghi chú của nhóm làm ebook :
- Các phương ngữ trong sách gốc đều được sao y bản chính.
- Sách gốc thiếu trang 73, được thay bằng ký hiệu (…) và sẽ được bổ sung sau khi tìm được phiên bản sách đầy đủ. Mong bạn đọc thông cảm.
MỤC LỤC
MẤY LỜI NÓI ĐẦU
LỜI TỰA
MỤC LỤC
PHỤ-DẪN
ÔNG MẠC-HIỂN-TÍCH 莫顯蹟公
ÔNG NGUYỄN-HIỀN 阮賢公
ÔNG NGUYỄN-TRUNG-NGẠN 阮忠彥公 ÔNG NGUYỄN-TRÃI 阮薦公
TRẠNG-NGUYÊN TRẦN-VĂN-BẢO 陳文寳公 ÔNG CHU-VĂN-TRINH 朱文貞公
LƯƠNG-THẾ-VINH 梁世榮公
ÔNG NGUYỄN-NHÂN-TIẾP 阮仁浹公 ÔNG THÂN-NHÂN-TRUNG 申仁忠公 ÔNG BÙI-XƯƠNG-TRẠCH 裴昌澤公 NGUYỄN-GIẢN-LIÊM 阮簡廉
DƯƠNG-BANG-BẢN 楊邦本
ĐÀM-THẬN-HUY 譚慎微
ĐỖ-LÝ-ÍCH 杜履益
LÊ-ÍCH-MỘC 微益沭
HỨA-TAM-TỈNH 許三省
NGUYỄN-ĐỨC-LƯỢNG 阮德亮
GIÁP-HẢI 甲海
TRẦN-VĨNH-TUY 陳永綏
NGUYỄN-SẦN 阮侁
ÔNG NGUYỄN-DOÃN-KHÂM 阮允欽
ĐỒNG-HÃNG 同沅
PHẠM-GIA-MÔN 范家門
NGÔ-TRÍ-TRI 吳致智
ÔNG NGUYỄN-CÔNG-THỰC 阮公實
ÔNG NGUYỄN-DUY-THỜI 阮維時
ÔNG NGUYỄN ĐĂNG 阮登
ÔNG NGUYỄN-TRẬT 阮秩
ÔNG NGUYỄN-MINH-TRIẾT 阮明哲
ÔNG HỒ-SỸ-DƯƠNG 胡士陽
ÔNG NGUYỄN-CÔNG-BẬT 阮功弼
NGUYỄN-QUỐC-TRỊNH – NGUYỄN-ĐÌNH-TRỤ 阮囯楨 – 阮廷柱 PHONG THỔ LÀNG MỘ-TRẠCH VÀ ĐẤT VŨ-HỒN ÔNG NINH-ĐẠT 寧達公
ÔNG LÊ-HY 黎僖公
ĐẶNG ĐÌNH TƯƠNG (HIỆU LÀ CHÚC ÔNG) 鄧廷相 ÔNG VŨ THÀNH 武綏公
ÔNG NGÔ TUẤN-DỊ 吳俊異
ÔNG NGUYỄN-MẠI 阮邁
ÔNG PHẠM-KHIÊM-ÍCH (HIỆU LÀ KÍNH-TRAI) 晟劍盜 ÔNG DƯƠNG-NHẬT-CAO 洋日高
ÔNG NGUYỄN-TRỌNG-THƯỜNG 阮仲常
BÙI-SĨ-TRIÊN 暹士裴
NGUYỄN TRÁC LUÂN 阮卓輪
NGUYỄN-TÔN-PHONG 阮宗峯
UÔNG-SĨ-ĐOAN 汪士端
HÀ-TÔN-HUÂN 何宗勳
TRẦN-VĂN-HOÁN 陳文煥
TRẦN-PHỤ-DỰC 陳附翼
NGUYỄN-NGHIỄM 阮儼
NGUYỄN-BÁ-LÂN 阮伯璘
NHỮ-TRỌNG-ĐÀI 汝仲台
TRỊNH-HUỆ 鄭穗
VÕ-ĐÌNH-QUYỀN 武廷權
PHẠM-CÔNG-BẢO 范公寳
PHẠM-ĐÌNH-TRỌNG 范廷重
PHAN-KÍNH 潘敬
TRẦN-VĂN-TRỨ 陳文著
NGUYỄN-HOÀN 阮俒
VŨ-MIÊN 武檰
LÊ QUÍ ĐÔN 黎貴惇
NGUYỄN-XUÂN-HUYÊN 阮春煊
ĐÔNG-BÌNH-CÔNG 東平公
CHÂN QUÂN THẦN PHÚ 真君臣賦
PHẠM-TIẾN 范進
NGÔ TRẦN-THỰC 吳陳植
NGUYỄN HUY-CẬN 阮輝公
ÔNG NGÔ-THỜI-SĨ 吳時仕
LÝ-TRẦN-QUÁN 李陳慣
NGUYỄN-DUY-NGHI 阮惟宜
NGUYỄN-BÁ-DƯƠNG 阮伯揚
BÙI-HUY-BÍCH 裴輝壁
NGUYỄN-ĐÌNH-GIẢN (Hiệu Chuyết-Trai) 阮廷僴 NGÔ-DUY-VIÊN 吳惟袁
NGUYỄN-HỒ-DĨNH 阮胡穎
NHỮ-CÔNG-ĐIỀN 汝公填
NGUYỄN-QUÝNH 阮迴
GIÁC-TRAI 覺齋
LƯU-TIỆP 劉捷
NGÔ-THỜI-NHIỆM 吳時任 NGUYỄN-THẾ-LỊCH 阮世瀝 NGUYỄN-VỆ 阮衛
NGUYỄN-THẾ-BÌNH 阮世評 PHẠM-NGUYỄN-DU 范阮攸 PHẠM-QUÝ-THÍCH 范貴適 HOÀNG-QUỐC-TRÂN 黃國珍 NGÔ-NHẬT-TIÊM 吳日暹
NGUYỄN-TÂN 阮濱
NGUYỄN-DU 阮瑜
NGÔ-NHO 吳儒
TRẦN-BÁ-LÃM 陳伯覽
TRẦN-DANH-ÁN 陳名案
BÙI-HUY-DU 裴煇攸
NGUYỄN-KHUÊ 阮圭
NGUYỄN-LÝ 阮理
ĐỖ-LỆNH-THIỆN 杜令善
NGUYỄN-KỲ 阮棋
ÔNG TIẾN-SĨ (Khuyết danh) 進士 THÁM-HOA Khuyết danh 探花 NGUYỄN-TỰ-CƯỜNG 阮自彊 TIẾN-SĨ (Khuyết danh) 進士 BẨY ĐỜI TIẾN-SĨ 七代進士
TIẾN-SĨ (Khuyết danh) 進士
TIẾN-SĨ (Khuyết danh) 進士
TIẾN-SĨ (Khuyết danh) 進士
TIẾN-SĨ TOẠI 進士遂
THIỀU-QUI-LINH 韶貴靈
LÊ-TUẤN-MẬU 黎俊茂
VÕ-DUỆ 武睿
NGÔ-HOÁN 吳煥
THÁM-HOA (Khuyết danh) 探花
QUAN-VÕ
TIẾN-SĨ (Khuyết danh) 進士
TIẾN-SĨ (Khuyết danh) 進士
DỊCH-ĐÌNH THỪA DƯƠNG-XA PHÚ 掖庭乘洋車賦 PHỤ LỤC
BÀI HÀNH TRÌNH CA
BÀI THƠ ĐÊM ĐI THUYỀN ĐẬU BÊN BỜ Ở SÔNG MỘT NGƯỜI CON GÁI ĐI ĐƯỜNG TRƯỢT CHÂN TỰ VỊNH THƠ HỒ-XUÂN-HƯƠNG VIẾNG ÔNG PHỦ VĨNH-TƯỜNG
QUAN THƯỢNG-THƯ NHÀ LÊ CÓ ĐỀ VÀO TƯỜNG ĐỀN THỜ ÔNG PHẠM-ĐÌNH-TRỌNG MỘT BÀI THƠ
CA TRÙ (HÁT NÓI)
TỦ SÁCH DỊCH-THUẬT
TRẦN TIẾN
登科錄搜講
ĐĂNG-KHOA-LỤC SƯU-GIẢNG
Dịch-giả
NGUYỄN-ĐỨC ĐẠM
tự ĐẠM-NGUYÊN
BỘ GIÁO-DỤC
Trung-tâm Học-Liệu xuất-bản 1968
MẤY LỜI NÓI ĐẦU
Tập « Đăng-Khoa-Lục-Sưu-Giảng » này do một vị Thượng-Thư triều Lê là Trần-Tiến biên soạn nói về căn bản của sự đỗ đạt, và thuật lại, để dẫn chứng, những mẫu chuyện vắn, nhấn-mạnh về phần đạo-đức, những chuyện đã thấy rõ trong mùa thi cử của thời xưa.
Ngoài một vài điểm khuyết-nghi bởi sự truyền khẩu, không có minh văn, cuốn « Đăng-Khoa-Lục-Sưu-Giảng » là một cuốn sách có tính cách triết-lý do người xưa đã dựa theo ĐẠO, ĐỨC mà viết ra để răn đời.
Chẳng những cuốn sách đó, đã có công dụng đặc biệt là trừng thanh, khuyến thiện (khuyên răn những ai chớ cậy có tài mà làm những điều trái với lương-tâm) phải nên gắng sức luyện chí, luôn luôn trông vào Đức và Hạnh, lại còn là một phương-trâm xử-thế dành riêng cho các anh, chị, em học
sinh trong hiện-đại.
Thực vậy ; vì gần đây trong giới nam, nữ học-sinh ; có một số anh, chị, em đã có một ngộ-nhận trong sự thi rớt ; mà oán than, toan làm uổng phí cả một thời xuân, nên cuốn sách này được đem phiên dịch và đưa lên khung ấn-loát, tưởng không phải là vô ích vậy.
Còn nói về phương-diện văn-chương thì : « Nhân tài như bách hoa » đủ các màu sắc. Sự ưa thích từng màu, là do ý riêng của mỗi người. Trong địa-hạt tư tưởng, thường thấy có chỗ dị đồng. Cuốn truyện Thúy-Kiều của Nguyễn-Du, cuốn Le Cid của Corneille, có người cho là hay, có người cho là dở, là
lẽ rất thường.
Lòng thị hiếu của người tuy có khác, nhưng bất luận ở Thời-đại nào, ở xã-hội nào, cuốn sách này vẫn có một giá-trị đặc-biệt đối với Quý-vị Độc-giả muốn thưởng thức cái tinh hoa của Hán-học và khảo cứu cách xử-thế theo tinh thần Đạo
đức và Luân-lý của các bậc Hiền-triết thời xưa.
Vả chăng, những sự trừng thanh, khuyến thiện, duy trì đạo lý, đương được khuyến khích, thì cuốn sách này, có thể ví như ngọn đèn soi sáng, chỉ đường dẫn lối, giúp cho những ai muốn hướng về điều THIỆN.
Đó là mục đích duy nhất của cuốn sách này vậy.
Saigon, ngày trùng cửu năm Nhâm-Dần.
(Tháng 10 năm 1962)
Dịch-giả Đạm-Nguyên
LỜI TỰA
TẬP ĐĂNG-KHOA-LỤC-SƯU-GIẢNG 登科錄搜講 Tên Sách là « SƯU-GIẢNG »1thủ nghĩa gì ? Có nghĩa là : « sự việc tuy ở trong vòng kín đáo, tế-vi, nhưng chính là căn bản của sự thi đỗ », (Đăng Khoa), nên không thể không sưu tầm đến nguồn gốc được. Việc kể ra đây, là để khuyên răn người tương lai, nên không thể không giảng giải ra được.
Tôi nghĩ : Phú quý là điều người ta ham muốn nhất, mà trong vòng phú quý thì khoa danh là trọng hơn cả. Lòng mong muốn của người ta là khoa danh. Trong khoa danh thì nối đời là khó, cho nên người đời mong muốn, tức là việc quý báu của trời đất. Họa và phúc không biết cửa nào mà tìm, mà Trời đất có dành riêng cho ai đâu ?
Thiên hạ biết bao người, (những người theo về nghề thi cử cũng không ít), có người thi đỗ, có người đỗ rồi ra làm quan giỏi giang, có người sự nghiệp tầm thường, có người được trọn đời vinh hiển, có người lại không được lệnh chung (bất đắc kỳ tử) có người thọ, có người yểu2; có nhà đỗ đạt chỉ một hai đời, có nhà đỗ đạt liên tiếp đến ngoại hai mươi đời ; có người đỗ sớm từ 17, 18 tuổi ; Người được hoàn toàn, người bị thiếu thốn, không đều nhau, đó có phải là tự nhiên mà sinh ra thế đâu ?
Theo luật thừa trừ của Tạo-Hóa thì hoặc cho hưởng phúc, hay không cho, đó tất phải có thế nào mới nên nỗi thế ? Có 2 thuyết sau đây :
Cùng là loài cây, mà cây có gốc sâu, thì lá mới tốt, cùng là cái chuông, mà chuông có sức lớn thì tiếng mới vang. Vật đều thế cả, huống chi là người.
Kinh Dịch có câu : 積善之家必有餘慶 « Tích thiện chi gia tất hữu dư khương ». (Nghĩa là nhà nào tích lũy được nhiều thiện, ắt là có phúc để lại về sau). Vua Tống Nhân-Tôn cũng nói : « Phàm người bề tôi nào đã có khoa danh, hưởng phúc lộc, tất nhiên cha mẹ đã tích đức ». (Câu này xuất xứ ở Uyên-Giám). Hãy coi việc Thám-Hoa giáng sinh, (trong truyện Công-Dư-Tiệp-Ký) và coi các điều chép ở Đan-quế Tịch3, thì sẽ thấy sự cảm-ứng giữa trời và người, không phải là ngoa-truyền.
Thế cho nên, nhà nào đời trước có nhiều âm-đức thì sau con cháu tất được hiển vinh. Đường khoa-danh, toàn hay không toàn, bền lâu hay ngắn ngủi, cũng đều tùy theo âm đức dầy hay mỏng…
Vậy thì bảo nguồn gốc khoa cử là ở Thế-Trạch4, là một thuyết.
Khoa danh rất trọng, nên phải căn cứ vào phúc-ấm của đời trước. Nhưng cũng phải người có hạnh nghĩa có thể đáng được khoa danh ấy thì Hoàng-Thiên mới giao phó cho.
Kinh thi có câu : 瑟彼玉鑽黄流在中愷悌君子福綠降 « Sắt bĩ ngọc toàn, hoàng lưu lại trung, khởi dễ quân-tử, phúc lộc du giáng »5. Chén ngọc mịn màng trong đựng rượu vàng, (rượu quí) cũng ví như người quân-tử có đức trung hậu, phần được hưởng phúc lộc của trời dành cho6. Rượu vàng là thứ rượu quí, pha uất kim ; chén ngọc là vật quí, để đựng rượu quí7.
Là ý nói : lộc chỉ cho người có đức, mà phúc thì không đến kẻ gian tà. Hãy xem câu chuyện truyền-lô (Xướng danh) của Tiến-Sĩ họ Lưu (Trong truyện Công-Dư Tiệp-Ký), và xem trong Đan-Quế-Tịch đã chép, thì thấy giữa trời và người có cảm-ứng, không sai.
Bởi thế trước lúc thi, trên Thiên-Đình đã cân nhắc đức trạch đời trước của từng nhà, và hạnh-kiểm của từng người, rồi mới tùy theo phúc-trạch dày hay mỏng, mà cho đỗ-đạt hay không, gián hoặc cũng có những người hạnh kiểm khuy khuyết (xút kém) mà cũng được đỗ đạt, đó tất nhiên là nhờ ở đức-trạch của tiền-nhân người ta rất dày ; ngoài ra còn phải giữ gìn hạnh kiểm cho chính đính, rồi mới có thể nói đến đỗ đạt được. Vậy hạnh-kiểm của chính bản-thân cần phải có là một thuyết nữa.
Thế thì nên phải lo sợ, không liên lụy đến âm-đức, mới có thể dành cho con cháu về sau được.
Ai chả mong thân mình được hiển vinh. Theo thuyết đức hạnh, thì mình tất phải lo lắng sợ làm dơ bẩn hạnh kiểm, mới có thể tính đến việc vin bẻ cành Đan-Quế trên cung-trăng.
Ta suy xét kỹ thì thấy khoa danh phải đâu chuyện dễ. Nhân thế mới đem những điều đã được mắt thấy tai nghe ; rồi đem Đăng-Khoa-Lục ra mà tìm tòi, giảng giải, chưa được một phần trăm, nhưng cũng tùy biết được thế nào thì ghi chép thế, và phụ thêm ý kiến của mình, ngõ hầu làm cho di tích của các bậc tiền-bối không bị mai một ; và cho lũ con cháu có chỗ khảo xét ; để khỏi phải dạy bằng miệng đó thôi, đâu dám nói đến chuyện dạy người.
Theo sách Công-Dư Tiệp-Ký : sách này do Ông TRẦN TIẾN, Thượng-Thư đời Lê-Hiến-Tôn, làm ra.
LÊ HIẾN-TÔN TRIỀU
Thượng-Thư Trần-Tiến8 biên-soạn
1) Sưu-giảng là tìm tòi, tra xét và đem giải nghĩa ; 2) Thọ khảo là sống lâu ; yểu vong là chết non ; 3) Đan-Quế : Chỗ Thần Tiên ở ;
4) Thế-Trạch : Ân đức đời đời lưu lại ;
5) Du-giảng : ở câu phúc lộc du-giảng nghĩa là phúc Lộc trời dành cho mãi mãi ;
6) Tổn-thương : Làm hao thiệt, thương hại đến việc gì ;
7) Câu thơ chữ Hán trong bài tựa trên, trích trong Thiên Đại Nhã Kinh Thi ;
8) Trần-Tiến là vị thượng-thư triều vua Lê-Hiến-tôn và là người tỉnh Hải-Dương (Bắc-phần) ;
MỤC LỤC
Cộng 47 Trạng-nguyên
1) Mạc-Hiển-Tích 莫顯績 Trạng-Nguyên 2) Nguyễn-Hiền 阮賢 Trạng-Nguyên 3) Nguyễn-Trung-Ngạn 阮忠彥 Hoàng-Giáp 4) Nguyễn-Trãi 阮豸 Trạng-Nguyên 5) Trần-văn-Bảo 陳文寶 Trạng-Nguyên 6) Chu-văn-Trinh 朱文貞 Tiến-sĩ
7) Lương-Thế-Vinh 梁世榮 Trạng-Nguyên 8) Quách-Đình-Bảo 郭廷寶 Thám-Hoa 9) Nguyễn-Nhân-Tiếp 阮仁浃 Tiến-sĩ 10) Thân-Nhân-Trung 申仁忠 Tiến-sĩ 11) Bùi-Xương-Trạch 裴昌澤 Tiến-sĩ 12) Nguyễn-Giản-Liêm 阮簡廉 Tiến-sĩ 13) Nguyễn-quang-Bật 阮光弼 Trạng-Nguyên 14) Đăng-Tử-Nghi 鄧子儀 Tiến-sĩ
15) Dương-Bang-Bản 楊邦本 Hoàng-Giáp 16) Đàm-Thận-Huy 譚慎徽 Tiến-Sĩ
17) Nghiêm-Viên 嚴援 Tiến-Sĩ
18) Nguyễn-Huân 阮勳 Tiến-Sĩ
19) Triệu-Bảo-Phù 趙寶符 Hoàng-Giáp 20) Đỗ-Lý-Ích 杜履益 Trạng-Nguyên 21) Lê-Ích-Mộc 黎益沐 Trạng-Nguyên 22) Hứa-Tam-Tỉnh 許三省 Bảng nhãn 23) Nguyễn-Giản-Thanh 阮簡清 Trạng-Nguyên 24) Nguyễn-Đức-Lượng 阮德亮 Trạng-Nguyên 25) Giáp-Hải 甲海 Trạng-Nguyên
26) Trần-Vĩnh-Tuy 陳永綏 Thám-Hoa 27) Nguyễn-Sần 阮擐 Tiến-sĩ
28) Nguyễn-Doãn-Khâm 阮允欽 Hoàng-Giáp 29) Đồng-Hãng 同沆 Tiến-sĩ
30) Phạm-Gia-Môn 范家門 Thám-Hoa 31) Ngô-Trí-Tri 呉致知 Hoàng-Giáp 32) Nguyễn-Thực 阮實 Hoàng-Giáp 33) Nguyễn-Duy-Thời 阮維時 Hoàng-Giáp 34) Nguyễn-Đăng 阮豋 Hoàng-Giáp 35) Nguyễn-Trật 阮秩 Tiến-Sĩ
36) Nguyễn-Minh-Triết 阮明晢 Thám-Hoa 37) Hồ-Sĩ-Dương 胡士揚 Tiến-Sĩ
38) Nguyễn-Công-Bật 阮功弼 Tiến-Sĩ 39) Nguyễn-Quốc-Trinh 阮國楨 Trạng-Nguyên 40) Vũ-Cầu-Hối 武求誨 Tiến-Sĩ
41) Ninh-Đạt 寧達 Tiến-Sĩ
42) Lê-Hy 黎僖 Tiến-Sĩ
43) Nguyễn-Nho 阮儒 Tiến-Sĩ
44) Đặng-Đinh-Tương 鄧廷相 Tiến-Sĩ 45) Vũ-Thành 武晟 Tiến-sĩ
46) Ngô-Tuấn-Dị 吳俊異 Tiến-Sĩ
47) Nguyễn-Mại 阮邁 Hoàng-Giáp
48) Phạm-Nguyễn-Ích 范阮益 Thám-Hoa 49) Nguyễn-Trọng-Thường 阮仲常 Tiến-Sĩ 50) Bùi-Sĩ-Tiêm 裴士暹 Hoàng-Giáp 51) Nguyễn-Trác-Luân 阮卓倫 Tiến-Sĩ 52) Nguyễn-Tôn-Phong 阮宗奉 Hoàng-Giáp 53) Uông-Sĩ-Đoan 汪士端 Tiến-Sĩ
54) Hà-Tôn-Huân 何宗勛 Tiến-Sĩ 55) Trần-văn-Hoán 陳文煥 Tiến-Sĩ 56) Trần-Phụ-Dực 陳附翼 Tiến-Sĩ 57) Nguyễn-Nghiễm 阮儼 Hoàng-Giáp 58) Nguyễn-Bá-Lân 阮伯麟 Tiến-Sĩ 59) Trần-văn-Trứ 陳文著 Hoàng-Giáp 60) Nhữ-Trọng-Đài 汝仲台 Hoàng-Giáp 61) Bảng-Nhỡn榜眼 Khuyết-Danh 62) Trịnh-Huệ 鄭橞 Trạng-Nguyên 63) Nguyễn-Trọng-Tân 阮仲賓 Tiến-Sĩ 64) Vũ-Đình-Quyền 武廷權 Tiến-Sĩ 65) Phạm-Công-Bảo 范公寳Hoàng-Giáp 66) Phạm-Đình-Trọng 范廷重 Tiến-Sĩ 67) Phan-Kính 潘敬 Thám-Hoa 68) Tiến-Sĩ 進士 Khuyết danh
69) Nguyễn-Trọng-Hoàn 阮仲環 Tiến-Sĩ 70) Vũ-Miên 武綿 Tiến-Sĩ
71) Lê-Quí-Đôn 黎貴惇 Bảng-Nhỡn 72) Nguyễn-Xuân-Huyên 阮春暄 Tiến-Sĩ 73) Đông-Binh-Công 東平公 Tiến-Sĩ 74) Phạm-Tiến 范進 Tiến-Sĩ
75) Ngô-Trần-Thực 吳陳植 Tiến-Sĩ 76) Nguyễn-Huy-Cận 阮輝瑾 Tiến-Sĩ 77) Ngô-Thời-Sĩ 吳時士 Hoàng-Giáp 78) Lý-Trần-Quán 李陳瑻 Hoàng-Giáp 79) Nguyễn-Duy-Nghi 阮惟宜 Tiến-Sĩ 80) Nguyễn-Bá-Dương 阮伯暘 Tiến-Sĩ 81) Bùi-Huy-Bích 裴輝碧 Hoàng-Giáp
82) Nguyễn-Đình-Giản 阮廷簡 Tiến-Sĩ 83) Ngô-Duy-Viên 吳維垣 Tiến-Sĩ 84) Nguyễn-Hồ-Dĩnh 阮胡穎 Hoàng-Giáp 85) Nguyễn-Công-Điền 汝公填 Hoàng-Giáp 86) Nguyễn-Quýnh 阮絅 Tiến-Sĩ
87) Giác-Trai 覺斎 Tiến-Sĩ
88) Lưu-Tiệp 劉捷 Tiến-Sĩ
89) Ngô-Thời-Nhiệm 吳時任 Tiến-Sĩ 90) Nguyễn-Thế-Lịch 阮世歷 Tiến-Sĩ 91) Nguyễn-Nha 阮衙 Tiến-Sĩ
92) Nguyễn-Thế-Bình 阮世玶 Tiến-Sĩ 93) Phạm-Nguyên-Du 范阮攸 Hoàng-Giáp 94) Phạm-Quý-Thích 范貴適 Tiến-Sĩ 95) Hoàng-Quốc-Trân 黃國珍 Tiến-Sĩ 96) Ngô-Tiêm 吳暹 Tiến-Sĩ
97) Nguyễn-Tân 阮濱 Tiến-Sĩ
98) Nguyễn-Du 阮攸 Hoàng-Giáp 99) Ngô-Nho 吳儒 Tiến-Sĩ
100) Trần-Bá-Lãm 陳伯覽 Tiến-Sĩ 101) Trần-Danh-Án 陳名案 Hoàng-Giáp 102) Lê-Huy-Du 黎輝瑜 Tiến-Sĩ
103) Nguyễn-Khuê 阮奎 Tiến-Sĩ
104) Nguyễn-Lý 阮理 Tiến-Sĩ
105) Đỗ-Lệnh-Thiện 杜令善 Tiến-Sĩ 106) Nguyễn-Kỳ 阮棋 Tiến-Sĩ
107) Tiến-Sĩ 進士 Khuyết-danh
108) Thám-Hoa 探花 Khuyết-danh 109) Nguyễn-Tự-Cường 阮自強 Tiến-Sĩ
110) Tiến-Sĩ進士Khuyết-danh
111) Tiến-Sĩ進士Khuyết-danh
112) Tiến-Sĩ進士Khuyết-danh
113) Danh-Toại名遂Tiến-Sĩ
114) Thiều-Quy-Linh 韶龜齡 Hoàng-Giáp 115) Lê-Tuấn-Mậu 黎俊戊 Hoàng-Giáp
116) Vũ-Duệ武睿Trạng-Nguyên
117) Ngô-Hoán 吳煥 Bảng-Nhỡn
118) Nguyễn-Hữu-Nghiêm 阮有嚴 Thám-Hoa 119) Trần-Bảo-Tín 陳寳信 Bảng-Nhỡn
120) Đỗ-Nhân 杜絪 Hoàng-Giáp
121) Thám-Hoa探花Khuyết-danh
122) Vũ-Thần 武臣 Tiến-Sĩ
123) Tiến-sĩ 進士 Khuyết-danh
124) Tiến-sĩ 進士Khuyết-danh
Còn ba quyển của 3 ông đã trúng lại bị đánh hỏng.
PHỤ-DẪN
Theo điều lệ triều Lê thì « Chính Tiến-Sĩ tức là Hoàng Giáp. Tiến-Sĩ tức là ông Nghè ».
Bài tựa cuốn Đặng-Khoa-Lục nói : Triều nhà Lý và triều nhà Trần mở khoa thi Thái-học-sinh, lấy đỗ tam khôi, tức là khoa này.
Vua Lê-Thánh-Tôn là người yêu chuộng văn học tự mình làm Tao-Đàn đại Nguyên-Soái, kén chọn văn thần 27 người, để cùng nhau xướng họa, gọi là Tao-Đàn nhị thập bát tú, gồm các vị sau :
Thân-Nhân-Trung, Đỗ-Nhuận (Tiến-Sĩ) làm phó Nguyên Soái.
Ngô-Luân (Tiến-Sĩ), Ngô-Hoán (Bảng-Nhãn), Nguyễn Trọng-Ý (Tiến-Sĩ), Lưu-Hưng-Hiểu (Bảng-Nhãn), Nguyễn Quang-Bật (Trạng-Nguyên), Nguyễn-Đức-Huấn (Bảng-Nhãn), Võ-Tứ (Trạng-Nguyên), Ngô-Trẩm (Bảng-Nhãn), Ngô-văn Cảnh (Hoàng-Giáp), Phạm-Trí-Khiêm (Hoàng-Giáp), Lưu Thư-Ngạn (Thám-Hoa), Nguyễn-Nhân-Bị (Tiến-Sĩ), Nguyễn Tôn-Mậu (Tiến-Sĩ), Ngô-Hoan (Hoàng-Giáp), Nguyễn-Bảo Khuê (Hoàng-Giáp), Bùi (khuyết-danh), Dương-Trực-Nguyện
(Hoàng-Giáp), Nguyễn-Hoàn (Hoàng-Giáp), Phạm-Cần-Trực (Tiến-Sĩ), Nguyễn-Ích-Tỗn (Tiến Sĩ), Đỗ-Thuần-Thứ (Tiến Sĩ), Đoàn-Huệ-Nhu (Tiến-Sĩ), Lưu-Trạch (Tiến-Sĩ), Đàm-Thận Huy (Tiến-Sĩ), Phạm-đặc-Phú (Tiến-Sĩ), Chu-Huân (Tiến-Sĩ).
Lại thêm hai vị Tao-Đàn Phó-Soái là Lương-Thế-Vinh (Trạng-Nguyên), Thái-Thuận (Tiến-Sĩ), Thái-Thuận tự là
Nghĩa-Hòa người làng Liễu-Lâm, thuộc huyện Siếu-Loại, đỗ Tiến-Sĩ khoa Mậu-Tuất, niên hiệu Hồng-Đức thứ sáu, có tập Lư-Đường di-cảo được lưu hành ở đời vì hiệu ông là Tư Đường.
Mạc-Đăng-Dung cướp ngôi đặt khoa thi, kể từ khoa Kỷ Sửu (niên hiệu Minh-Đức thứ 3) đến khoa Nhâm-Thìn (niên hiệu Hồng-Ninh của Mạc-Mậu-Hợp), tất cả có 21 khoa thi.
Vua Lê-Thái-Tôn, mở khoa thi để tuyển lựa học trò ; cứ 3 năm một lần thi làm thường-lệ, các Sỹ-tử trúng tuyển đều được là Tiến-Sĩ xuất thân cả. Đến năm Giáp-Thìn, niên hiệu Hồng-Đức thứ 35 (triều vua Thánh-Tôn), sai lập bia, đề tên các Tiến-Sĩ ở Quốc-Tử-Giám, kể từ khoa này là đầu. Lúc đó ông Quách-Đình-Bảo xin đổi Trạng-Nguyên, Bảng-Nhãn, Thám-Hoa, là Tiến-Sĩ cập đệ ; chính bảng (Hoàng-Giáp) là Tiến-Sĩ xuất thân ; Phụ-bảng là Đồng Tiến-Sĩ xuất thân, cho hợp chế độ đương thời.
Ông Trạng-Nguyên Trình-Quốc-Công có bài thơ vịnh ông Trạng-Nguyên Tống-Trân như sau : (trích trong Trạng Nguyên Trình-Quốc-Công thi tập).
千古我邦人
宋珍儔與友
八嵗綴儒科
十嵗締鄰好
誠信感虎狼
忠義破吳僚
朝代既云遙
簡編無可考
見說狀元名
百世留人口
見說狀元填
一坵江畔草
笑我同此州
臨風一憑吊
Phiên âm :
Thiên-cổ ngã bang nhân, Tống-Trân trù dữ hữu :
Bát tuế xuyết nho khoa.
Thập tải đề lân hiếu.
Thành tín cảm hổ lang
Trung-nghĩa phá Ngô-lạo. Triều đại ký vân giao
Giản biên vô khả khảo.
Kiến thuyết Trạng-Nguyên danh. Bách Thế lưu nhân khẩu. Kiến thuyết Trạng Nguyên phần. Nhất khâu giang bạn thảo. Tiếu ngã đồng thử châu,
Lâm phong nhất bằng điếu. Dịch-nghĩa :
Ngàn xưa, người nước Việt, Có một Tống-Trân mà ;
Tám tuổi thông nho học,
Mười năm đi sứ Hoa,
Thành tín cảm lang hổ,
Trung-Nghĩa diệt gian-tà.
Trải qua bao triều đại ;
Sự tích chưa tìm ra.
Được nghe tiếng quan Trạng
Muôn thuở miệng người ta
Thầy nói mộ quan Trạng.
Bên sông nấm cỏ hoa
Những cảm tình đồng quận,
Kính viếng lòng xót sa.
Đến đời Hậu-Lê, các ông Nguyễn-Bạt-Tụy, Trịnh-Thiết Trường, Nguyễn-Nguyên-Chấn, Nguyễn-Nhân-Bị, từ chối không nhận đỗ Tiến-Sĩ, để đi thi lại, nhưng lại đỗ Tiến-Sĩ lần nữa.
Các ông Lương-Hữu-Khánh, Lê-Nại, Lê-Như-Hổ (ba người có tiếng ăn khỏe) đều đỗ đại khoa.
Triều-Lê, người nào đỗ khoa Đại-Tị, thì được để tên vào bia đá, dựng ở Quốc-học, Sử-Quán, và được biên tên tuổi quê quán, khoa thi, cấp bậc đỗ, gia thế, hoạn nghiệp chép thành sách (từ khoa Ất-Mão niên hiệu Đại-Ninh thứ tư đến các khoa thi đời Cảnh-Hưng) nhan đề là « Đại-Việt-Lịch-triều Đăng
Khoa-Lục ».
Gồm 3 quyển để khắc bản in (Bản in của nhà Quốc-Tử Giám). Bản này trước kia sao chép nhiều chỗ sai lầm. Đến ngày mạnh-Hạ năm Kỷ-Hợi (niên-hiệu Cảnh-Hưng thứ 4) mới đem bản cũ sửa lại đính chính, và giao cho thợ khắc bản in, để phổ biến và khích-lệ trong dân gian. Sau khi kiếm thêm
những vị đại khoa có sự tích đáng ghi, lần lượt biên chép
thành tập nhan đề là « Đăng-Khoa-Lục Sưu-Giảng ».
Gồm 3 quyển để khắc bản in (Bản in của nhà Quốc-Tử Giám) Bản này trước kia sao chép nhiều chỗ sai lầm. Đếnngày mạnh-Hạ năm Kỷ-Hợi (niên-hiệu Cảnh-Hưng thứ 4) mới đem bản cũ sửa lại đính chính, và giao cho thợ khắc bản in, để phổ biến và khích-lệ trong dân gian. Sau lại kiếm thêm
những vị đại khoa có sự tích đáng ghi, lần lượt biên chép thành tập nhan đề là « Đăng-Khoa-Lục Sưu-Giảng ».
ÔNG MẠC-HIỂN-TÍCH 莫顯蹟公
Người làng Lũng-Động, huyện Chí-Linh, tỉnh Hải-dương, đỗ Trạng-Nguyên khoa Bính-Dần, niên hiệu Quảng-Hựu, triều vua Lý-Nhân-Tôn. Em là ông Kiến-Quan cũng đậu bảng vàng. Cả hai anh em cùng làm quan đến chức Thượng-Thư.
Đến triều nhà Trần, người cháu xa đời của ông là ông Mạc-Đĩnh-Chi lại đỗ Trạng Nguyên khoa Giáp-Thìn, niên hiệu Kiến-Long, triều vua Anh-Tôn nhà Trần, danh tiếng vang lừng hai nước Hoa, Việt. Sau này là ông Tổ của nhà Mạc.
Ôi ? đức trạch sâu xa đến thế nào, mà xứng được với phúc ấy. Tiếc rằng tôi chưa khảo sát được rõ ràng.
ÔNG NGUYỄN-HIỀN 阮賢公
Người làng Dương-A, huyện Thượng-Nguyên, tỉnh Nam Định, Thân-Phụ ông học nghề pháp môn (Phù-Thủy), coi chùa đông-A. ông là người có tài, sinh ra đã biết. Năm 13 tuổi đỗ Trạng-Nguyên khoa Tân-Mùi ; niên hiệu Thiên-Ứng Chính-Bình thứ 16, triều vua Thái-Tôn nhà Trần.
Thấy ông đỗ sớm vua hỏi : « Trạng-Nguyên học ở đâu » ? Ông thưa rằng : « Thần xin tâu Bệ-hạ, thần chỉ học thần… và thỉnh thoảng hỏi sư ông một hai chữ ». Vua cho là chưa biết cách tấu đối, nên hãy cho về học thêm. Không bao lâu ông mất. Khoa ấy thi tuyển tam khoa, ông là người ít tuổi nhất. Ông Lê-Văn-Hưu, người Phủ-Lý, huyện Đông-Sơn, đỗ Bảng Nhãn, mới 18. Ông Đặng-Ma-La (do bà mẹ cảm tinh Ma-La mà sinh ra ông, nên đặt như vậy) đỗ Thám-hoa năm 14 tuổi, thực là xưa nay ít có.
ÔNG NGUYỄN-TRUNG-NGẠN 阮忠彥公
(tự là Bàng-Trực)
Người làng Thổ-Hoàng, huyện Thiện-Thi, tỉnh Hưng-Yên, có tiếng là Thần-Đồng ; 16 tuổi đậu Hoàng-Giáp khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hưng-Long, triều vua Anh-Tôn nhà Trần, phụng mạng đi sứ sang Trung-Hoa (Nhà Nguyên).
Ông làm quan đến chức Đại-Hành-Khiển, được phong là Trung-Quốc-Công thọ ngoài 80 tuổi, là danh-thần triều nhà Trần.
Ông lấy hiệu là Giới-Hiên. Theo Quốc-Sử chép, ông là người có khoa danh và sự nghiệp hoàn toàn, Văn-chương của ông thấy ở bài bia Tương-Dương, lời văn hùng mạnh.
Sau này ông Ảm-Chương có nói9: ông tiếng tăm vang dội thiên cổ, có dư oai của chữ nghiêm nghị như thu sương. Lời đó không phải là quá sai vậy.
Ông làm quan trải năm triều, xưa tên là Cốt, con một nhà đi hát. Lúc còn nhỏ, ông nằm mơ thấy nuốt sao Ngưu vào bụng. Có tiếng là Thần-Đồng.
ÔNG NGUYỄN-TRÃI 阮薦公
Người làng Nhị-Khê, huyện Thượng-Phúc, tỉnh Hà-Nội. Năm 21 tuổi, đỗ Hoàng-Giáp (khoa Giáp Thìn), niên hiệu Thánh-Nguyên, nhà Hồ (tức là niên hiệu của Hồ-Quý-Ly).
Vào cuối đời nhà Hồ, gặp loạn nhà Minh ; ông muốn tìm kiếm một vị chân-nhân, nhưng không biết đi tìm ở đâu liền đến cầu mộng ở đền đức Đổng-Thiên-Vương. Thiên Vương báo mộng rằng : « Việc này không phải công việc của ta, phải hỏi Tử Đồng-Công » (tức là Văn-Xương Đế-Quân nguyên là người Tàu, miếu thờ ở huyện Tử-Đồng. Tại Hà-Nội có Chấn-Vũ-Quán, và ở xã Hoàng-Xá, huyện An-Sơn, tỉnh Sơn
Tây cũng có đền thờ. Nhiều người đã đến cầu mộng tại đó). Ông theo lời đến đền thờ Tử-Đồng Tiên-Nhân cầu mộng. Tiên-Tử báo mộng cho biết là họ Lê đương nổi lên. Ông liền đến Lam-Sơn (nay thuộc tỉnh Thanh-Hóa) để tìm kiếm. Lúc bấy giờ vua Lê-Thái-Tổ còn ẩn náu trong một căn nhà hẻo lánh, tính phép Thái-Ất, không thông tin tức với ngoài. Ông không có cách gì vào yết kiến được, ông lén vào nấp ở nóc nhà. Khi đêm đã yên tiếng người, Vua Thái-Tổ đang ngồi một mình trước đèn. Ông liền từ trên nóc nhà nhảy xuống. Vua Thái-Tổ cầm gươm toan chém. Ông cúi đầu sụp lạy, bầy tỏ chí hướng của mình. Rồi từ đó, rồng mây kết hợp, vua sáng tôi hiền. Ông giúp vua Thái-Tổ bình định thiên hạ, cứu giúp nhân dân thoát cảnh lầm than.
Tương truyền rằng : trước kia, lúc ông đi dạy học tại một nhà, nhà đó có một cái vườn hoang. Ông bảo các học trò : «
Sáng sớm ngày mai, nhờ anh em đến dãy cỏ, sạch sẽ khu vườn đó ». Đến đêm ông nằm mơ thấy một người đàn bà đến nói với ông rằng : « Hiện nay chúng tôi đương kỳ sinh nở ; xin hoãn lại cho ít bữa để chúng tôi dời đi nơi khác ». Khi ông thức dậy, cho là việc lạ, định bảo học trò hãy tạm hoãn lại. Nhưng sớm hôm đó ; học trò đã trót đến vườn đó sửa sang phá vỡ thấy một con rắn lớn, (đẻ con còn non) liền đánh và chém con rắn nọ đứt đuôi chạy mất. Khi ông biết ra thì việc đã lỡ rồi.
Đêm hôm đó, ông ngồi bên đèn xem sách, chợt thấy có ba giọt máu từ trên mái nhà nhỏ xuống sách, Ông biết là điềm không hay (những giọt máu ấy là của con rắn kia nhỏ xuống).
Về sau, con rắn đó hóa làm một người con gái tên là Nguyễn-Thị-Lộ, mà ông lấy làm nàng hầu.
Khi Lê-Thái-Tôn Hoàng-Đế đến chơi nhà ông, nghỉ đêm tại đó, Thị-Lộ bò ra cắn vua, vua mất. Triều-Đình khép vào tội thí nghịch, và yêu cầu ông tự xử tội mình, ông xin cam chịu tội chu di cả họ, rồi ông bị giết. Đó là sự báo oán của con rắn, không biết thuyết đó có đúng không ? Nhưng đương khi giặc Minh tàn ngược, đánh lấy nước ta, mà ông đã giúp được vua Lê-Thái-Tổ dựng nên nghiệp lớn, thì công đức của ông thật là bất hủ. Sau người ta nói : Triều Nguyễn là giòng giống của ông, không biết điều đó có đúng hay không.
Trong đền thờ ông, tại làng Nhị-Khê. Ông Ẩm-Chương có đề câu đối rằng :
英雄靈魂依高廟
翊贊勳勞簡聖朝
Anh hùng linh-phách y cao miếu
Dực tán huân lao giản thánh-Triều
Dịch nghĩa :
Anh hùng phách vấn nương cao miếu
Dực tản công ghi tại Thánh-Triều.
Hai câu này ngụ ý nói việc vua Lê khôi phục, và khen tặng ông.
Ông Lập-Trai cũng có đề câu đối rằng :
功齊藍岳千峰峙
慶及蘇江一水流
Công tề Lam-nhạc thiên phong trí
Khánh cập Tô-giang nhất thủy lưu.
Dịch nghĩa :
Công sánh Lam-Sơn ngàn ngọn núi
Phúc tràn Tô-Lịch một giòng sông.
Sự nghiệp của Ông Nguyễn-Trãi hiện đã ghi chép ở Công Dư-Thư. Nay chép phụ thêm những điều đã được nghe truyền khẩu.
Thân phụ ông là Phi-Khanh có dựng một ngôi nhà trên cái gò ở trong làng. Khi ông mất, người trong làng thấy ông là người văn hay học rộng và là một bực công-thần dựng nước của triều Lê, nên có lập đền thờ tại ngay ngôi nhà đó. Sau vua Thánh-Tôn thương ông bị nỗi oan uổng, cho sưu tầm thơ văn của ông, và lục dụng các con cháu. (Niên hiệu Hồng-Đức
năm đầu ; nhà vua truy phong cho ông tước Tế-Văn-Hầu.
TRẠNG-NGUYÊN TRẦN-VĂN-BẢO 陳文寳 公
Người làng Cổ-Chữ, huyện Giao-Thủy, tỉnh Nam-Định, đỗ nhất-Giáp-Khoa Canh-Tuất, niên hiệu Cảnh-Lịch nhà Mạc (Triều vua Lê-Quang-Tôn) Nhà nghèo, thân-mẫu ông phải đi ăn xin, và nằm chết rét trên một cái gò thuộc xã Lạc-Đạo, mối đùn thành mộ. Sau ông đi học, đỗ Trạng-Nguyên, là phát tích ở ngôi đất này. Tôi có đi qua, nhưng không có thì giờ coi kỹ. Chỉ thấy cái gò đó không cao lắm, ở giữa cánh ruộng trũng, nghĩa là kiểu đất « Bình-Dương nhất đột » có một con mốc nằm ngang, và hai ngọn bút thẳng tắp, coi rất ngoạn mục, dẫu đến tranh vẽ cũng không khéo được như thế (Hiện nay ngôi mộ đó hãy còn).
Theo về phong thủy thì ngôi mộ này trước sinh nhân, sau đắt địa, (nghĩa là trước sinh người, sau phát đạt.) Khởi đầu, từ hai ông đậu Trạng-Nguyên và Tiến-Sĩ rồi sau đến 11 ông Hương-Cống đến đời ông Hương-Cống Trần-đình-Cẩn mới thôi. (Truyện này đã ghi rõ trong gia phả họ ông).
Ông Trần-đình-Bảo đỗ nhất giáp, năm 27 tuổi, làm quan đến Thượng-Thư. Sau con ông là Trần-đình-Huyên, 26 tuổi, đỗ Đồng Tiến-Sĩ khoa Bính-tuất, niên hiệu Đoan-Thái nhà Mạc. Đến thời nhà Nguyễn, vào khoảng Hoàng-Triều Tự-Đức, xã này mới lập đền thờ phụng có câu đối rằng :
父子狀元進士
古今天理人心
Phụ-tử Trạng-Nguyên Tiến Sĩ
Cổ Kim thiên-lý nhân tâm.
Dịch nghĩa :
Cha con đều đỗ Trạng-Nguyên Tiến Sĩ Lẽ trời vốn ở lòng người, xưa nay vẫn thế.
ÔNG CHU-VĂN-TRINH 朱文貞公
Hiệu là Tiều-Ẩn, người Thanh-Đàm, đỗ Tiến-Sĩ triều nhà Trần, được bổ chức Quốc-Tử-Tư-Nghiệp, lúc nào cũng lấy đạo lý làm mẫu mực.
Triều vua Chiêu-Tôn, cuối đời nhà Trần, ông dâng thư xin chém bẩy người gian-nịnh, tức là sớ Thất-trảm, nghĩa động đến quỷ thần. Sau ông được thờ trong miếu Tiên-Thánh.
Thanh-Đàm nay đổi là huyện Thanh-Trì, thuộc tỉnh Hà Đông. Có đền thờ ông tại xã Cung-Hoàng thuộc huyện đó.
Ông họ Chu tên là Văn-An, triều vua Nghệ-Tôn, cuối đời nhà Trần, truy xưng là Chu-Văn-Trinh, được thờ cúng trong Văn-Miếu.
Ông dạy được nhiều học trò thành đạt, cảm đến quỷ thần, vua Long-Vương cho con đến học, gặp lúc đại hạn, Tiên-sinh sai làm mưa để cứu dân ; Con vua Long-Vương vâng mệnh lệnh thầy, mà phạm điều luật của trời, nên sau khi làm mưa, Thiên-Tào chiếu luật trảm quyết, đầu và mình từ trên đám mây rơi xuống địa phận làng Quang-Liệt. Tiên
sinh thương xót chôn cất, nay mộ đó hãy còn. Con Long Vương cũng được làm thần.
LƯƠNG-THẾ-VINH 梁世榮公
Ông là người làng Cao-Hương, huyện Thiên-Bản, tỉnh Nam-Định. Đời truyền rằng : Ông đã thác sinh tại một nhà ở huyện Nam-Xương. Lúc 7, 8 tuổi, sang học tại làng bên. Cạnh đường có một con chó đá, mỗi lần ông qua lại đó, chó vẫy đuôi mừng. Ông về nhà nói chuyện, thân phụ bảo rằng : « Nó đã biết mừng, tất nhiên nó có thể nói được, con hãy hỏi nó làm sao mà mừng ». Ông theo lời, rồi một hôm ông qua đó, con cho đá lại chồm dậy mà mừng, Ông liền hỏi : « Làm sao mà mừng ? » Con chó đá nói ra tiếng người đáp rằng : « Ông là Trạng-Nguyên cho nên tôi mừng ». Ông về nói lại với thân phụ ông. Thân-phụ ông từ đó mỗi lần cãi nhau với ai, cũng bảo rằng : « Mai kia, con tao đỗ Trạng-Nguyên, tao sẽ trả thù này. » Ông liền bảo với mẹ rằng : « Mẹ còn có đức, chứ cha con ít đức lắm, con không ở được, từ nay con xin đi. » Bà mẹ cố giữ, ông không chịu ở, Bà mẹ liền khóc bảo ông rằng : « Con đi đâu bảo cho mẹ biết », ông nói : « Con muốn sang nhà ông kia ở làng Cao-Hương huyện Thiện-Bàn. Năm đó tháng đó, mẹ cứ đến chỗ đó là tìm được. » nói rồi liền vứt sách học và bảo rằng : « Mẹ nên giữ gìn cẩn-thận, chớ có xé đi ». Thế rồi ông bị đau một ngày ông mất.
Thời đó, văn vận nước nhà rất thịnh, nên các văn tinh giáng hạ. Người Trung-Hoa coi thiên-văn biết được, nên có một người khách biết ông giáng sinh, liền tìm đến nơi để yểm. Vào lúc ông hãy còn ở Nam-Xương, không ai rõ tông tích chi cả. Khi người khách đến nơi, ông đã thác sinh tự lâu rồi, không biết ông thác sinh làm con nhà ai mà tìm. Người
khách liền đến chỗ con nít chơi đùa, đào một cái lỗ sâu chừng hơn một thước, để vừa lọt quả bưởi xuống đó, rồi bảo lũ trẻ rằng : « Cấm không được lấy que nhọn đâm, đứa nào lập được kế lấy quả bưởi lên thì ta cho tiền thưởng. » Đàn trẻ chưa tìm được kế gì, ông cũng ở đó, nhưng không ra mặt, liền ngầm sui một đứa nhỏ rằng : « Mầy lấy nước đổ đầy lỗ, thì quả bưởi tự khắc bật ra ngoài » Đứa nhỏ theo lời làm thế, quả nhiên lấy được quả bưởi lên. Người khách liền thưởng tiền, và hỏi mẹo đó mày nghĩ ra được, hay ai dạy mày. Đứa nhỏ liền bảo là mẹo của ông. Người khách biết văn-tinh giáng sinh ra ông, đương nghĩ tìm cách để yểm ; thì chợt ông bỏ nơi đó đi. Người khách liền đi theo, đến làng Cao-Hương, nơi đó có con đường trẽ (ngã ba) ông liền biến vào một tảng đá ở đó. Khách liền hỏi người làng mua tảng đá. Tảng đá này nguyên vứt bỏ đi không dùng đến. Nay người làng thấy khách muốn mua, liền nói đùa rằng : « Hòn đá này phải 100 quan tiền mới bán. » Người khách trả đến 70 quan, người chủ không biết thế nào, tưởng họ đến cợt mình, nhứt định không bán, người khách thấy thế giả tảng đi nơi khác. Chợt có người đàn bà ở ngoài đồng đi về, thấy mọi người xúm xít lại quanh người hỏi mua hòn đá, liền giẳm chân vào hòn đó mà nói : « Hòn đá này quí hóa gì mà họ mua đắt đến thế ! »
Không ngờ, ông ở trong hòn đá, liền đầu thai ngay vào người đàn bà ấy. Hôm sau người khách trở lại, toan cố vật nài để mua hòn đá cho bằng được. Người có đá cũng định bán cho, nhưng khi đến nơi, người khách trông hòn đá, biết thần đã xuất mất rồi, mới nói rằng : « Bây giờ một đồng cũng không mua nữa ».
Người khách biết là không thể nào trấn áp được, mới trở về.
Khi Thế-vinh mới sinh ra, ngày đêm chỉ khóc lóc. Cha mẹ và hàng xóm thay nhau ôm ẵm cũng không nín. Một hôm người mẹ trước nhớ lời con dặn, hỏi thăm đến tận làng ấy, nghe có một nhà đẻ con trai, mà chỉ khóc suốt ngày đêm, liền hỏi đến tận nhà vào chơi, xin chủ nhà ẵm dùm đứa bé một tí. Từ đấy đứa bé mới thôi không khóc nữa. Bà kia mới kể chuyện đầu đuôi con mình với chủ nhà, từ đó thường đi lại thăm nom như con mình.
Đến khi Thế-Vinh lớn lên, bảo với bà mẹ trước rằng : « Những sách của tôi thủa trước, và tôi có món tiền chôn ở dưới gốc cây chuối, xin đem đến đây cho tôi ».
Bà kia về đào dưới gốc cây chuối, thì quả nhiên thấy có món tiền, mới đem cả sách và món tiền sang đưa cho Thế Vinh. Cha mẹ đẻ mới tin, nuôi bà kia ở đấy một thể.
Thế-Vinh học đến đâu, như người học ôn lại, đến năm 23 tuổi, thi đỗ Trạng-Nguyên.
Vua Thánh-Tôn thấy Thế-Vinh là người hay chữ, dùng làm chức Hàn-lâm thị-thư chưởng-viện. Bao nhiêu giấy tờ giao thiệp nhà Minh tự tay Thế-Vinh soạn thảo. Người Trung-Hoa phải chịu nước Nam có tay văn-chương giỏi.
Bộ-đại-Thành toán-pháp, là của Thế-Vinh biên soạn.
Thế-Vinh làm quan không được bao lâu thì về trí-sĩ. Tính hay khôi hài, lúc về hưu rồi, thường chỉ mặc cái áo vải, chơi bời với mọi người trong làng.
Một hôm, ông ngồi chơi với vài người làng, thấy có quan huyện đi qua. Quan huyện xưa nay hách dịch đi đến đâu rầm rộ đến đấy. Mấy người ngồi hàng đừng dậy tránh cả, chỉ còn một mình Thế-Vinh ngồi chơi. Khi quan huyện đến, sai linh vào hàng bắt phu khiêng võng. Lính không biết ông ấy là ai, bắt ra khiêng võng. Thế-Vinh cũng ra khiêng.
Đi được một lát, ông ấy gặp người làng nhắn rằng : « Nhờ bác bảo hộ người học trò tôi là Thám-Hoa làng Vân-cát, tên là Trần-công-Bích, bảo hắn ra khiêng đỡ võng quan huyện cho tôi, kẻo tôi mệt quá, không đi được. »
Ông huyện nằm trong võng, nghe câu ấy, chẳng khác gì sét đánh ngang tai, giật mình ngã lăn xuống đất ; rồi đứng dậy lậy van kêu là không biết, xin thứ tội cho.
Thế-Vinh cười bảo rằng : « Ông là quan huyện, bắt tôi khiêng võng, thế là phải, có việc gì mà tạ. »
Ông huyện kia cố năn-nỉ kêu van, Thế-Vinh mới bảo rằng : « Có phải thế, thì rầy chớ nên bắt phu khiêng võng nữa, Bác nhé. »
Ông huyện xin vâng, và xin tự khiêng võng ; rước ngài về nhà, Thế-Vinh không khiến, người trong làng đổ ra đón Thế Vinh về.
Về sau Thế-Vinh mất, được phong làm Thượng-đẳng Phúc-thần. Con là Hiến-Công, có công với nước, cũng được phong làm phúc-thần. Ngôi mộ ông Thế-Vinh đến giờ vẫn còn ở làng Cao-Hương.
Khoa Thế-Vinh đỗ, Nguyễn-Đức-Trinh đỗ Bảng-Nhãn,
Quách-Đình-Bảo đỗ Thám-Hoa, ba người cùng có tiếng hay chữ từ thuở nhỏ. Vua có thêu ba lá cờ, ban cho mỗi người một lá, khi vinh qui.
Trong cờ thêu bốn câu rằng :
狀元梁世榮
榜眼阮德貞
德花郭廷寳
天下共馳名
Trạng-Nguyên Lương-Thế-Vinh,
Bảng-Nhãn Nguyễn-Đức-Trinh,
Thám-Hoa Quách-đình-Bảo,
Thiên-hạ cộng trì danh,
Nghĩa là :
Trạng-Nguyên Lương-Thế-Vinh,
Bảng-Nhãn Nguyễn-Đức-Trinh,
Thám-Hoa Quách-đình-Bảo,
Khắp thiên-hạ lừng danh.
Đời truyền : khi Thế-Vinh còn nhỏ, nghe tiếng Quách đình-Bảo hay chữ, hỏi thăm đến chơi, đến nhà thấy Đình-Bảo đang học ở trong buồng. Thế-Vinh trở ra về ngay, nói rằng : « Anh ấy không đáng sợ », vì kỳ thi sắp đến nơi rồi, mà còn phải học thì hèn lắm. Về sau, Đình-Bảo cũng hỏi thăm đến chơi nhà Thế-Vinh, thấy ông đi thả diều vắng. Đình-Bảo than rằng : « Thi đến nơi rồi, mà không cần gì phải xem sách, đó mới thực là thiên tài ». Đình-Bảo tự biết mình không bằng ông Vinh, xấu hổ trở về.
ÔNG NGUYỄN-NHÂN-TIẾP 阮仁浹公
Ông người làng Kim-Đôi, huyện Võ-Ninh, tỉnh Bắc-Ninh. Nguyên trước ông là người làng Lạc-Thổ, huyện Phụng-Sơn. Năm 15 tuổi, ông đậu Tiến-Sĩ khoa Bính-Tuất, niên-hiệu Quang-Thuận, làm quan đến chức Lại Bộ-Thương-Thư.
Người anh ông là Nguyễn-Nhân-Bị, 19 tuổi, cũng đậu Tiến-Sĩ cùng khoa với ông. Nhưng vì không được dự hàng cập-đệ, nên từ không nhận. Đến khoa Tân-Sửu, lại đỗ Đồng Tiến-Sĩ thứ 7, làm quan đến chức Binh-Bộ-Thượng-Thư, được dự vào Tao-Đàn-Nhị-Thập-Bát-Tú. Người anh trưởng là Trọng-Ý (trước tên là Nhân-Phùng) 19 tuổi, đỗ Đồng-Tiến-Sĩ khoa Kỷ-Sửu, niên hiệu Quang-Thuận, làm quan đến Lễ-Bộ
Tả-Thị-Lang, cũng được dự vào Tao-Đàn-Nhị-Thập-Bát-Tú. Em ông là Nhân-Dư, 17 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ khoa Nhâm-Thìn, niên hiệu Hồng-Đức, làm quan đến chức Hiến-Sát-Sử, người em thứ là ông Nhân-Dịch, 18 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ khoa Ất-Vị niên hiệu Hồng-Đức (triều vua Lê-Thánh-Tôn), được tặng quan hàm Hàn-Lâm-Kiểm-Thảo ; con ông là Hoành-Khoản, 20 tuổi đỗ Tiến-Sĩ khoa Canh-Tuất, niên hiệu Hồng-Đức ; con thứ ông
là Nguyễn-Viên, 21 tuổi, đỗ Bảng-Nhãn, khoa Bính-Thìn, niên-hiện Hồng-Đức. Từ thi Hương đến thi Hội đều đỗ thứ nhất, làm quan đến Lại-Bộ-Thượng-Thư được tặng hàm Thái Bảo. Cùng khoa này, cháu họ của ông là Đạo-Diển, 29 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ, làm quan đến chức Hiến-Sát-Sử, cháu họ là Cũng Thuận, 25 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ, con thứ ông là Nguyễn-Mẫn, 18 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ, hai lần phụng mệnh đi sứ, làm quan tới chức Thượng-Thư. Cháu ông là Nguyễn-Lượng, đỗ Tiến-Sĩ khoa
Bính-Thìn niên hiệu Quang-Bảo, triều nhà Mạc, làm quan tới chức Thượng-Thư. Cháu họ của ông là Nguyễn-Nhượng, 27 tuổi đỗ Hoàng-Giáp khoa Nhâm-Tuất, niên hiệu Quang-Bảo nhà Mạc, phụng mệnh đi sứ, làm quan đến chức Thượng-Thư, cháu xa đời của ông là Quốc-Quang, 25 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ khoa Canh-Dần, niên hiệu Quang-Hòa, làm quan đến chức Tham
Chính.
Đỗ đại khoa xưa nay rất khó, nếu không phải là nhà thế gia, đức trạch sâu xa, thì không đỗ nổi, mà một gia-đình ông nào cha con, anh em, nào ông, cháu, chú, chắt, kế tiếp nhau đỗ được 13 đời, thực là hơn người. Hơn nữa những người khoa giáp đây, toàn là niên thiếu, nên càng được đời quý trọng. Kể từ đời Tiền-Lê, đến cuối đời Hậu-Lê, trâm anh khôi giáp, gần 200 năm, những nhà thế tộc khoa bảng, không phải là ít. Những nhà khoa bảng đời đời nối dõi có thể hơn gia-đình ông, nhưng kể về việc đỗ sớm (thiếu niên đăng khoa) thì không mấy nhà được như nhà ông, nếu không tích đức sao được như thế ! Tiếc rằng tôi chưa khảo sát được kỹ.
Xét huyện Chí-Linh, phủ Nam-Sách, thuộc tỉnh Hải Dương, ở về phía Đông-Nam dưới núi Phao-Sơn cát bồi thành bãi, như hình hai con nhạn, dài mấy ngàn trượng, cao dài chục thước. Đứng gần trông như núi, đứng xa trông như nước. Nhà Phong-thủy (địa-lý) Trung-Hoa có nói : « Bạch nhạn sinh mao, sản tận anh hào » nghĩa là nhạn trắng mọc lông, thì sản xuất được nhiều người anh hào (trong địa-dư chí nói người Tàu có câu bí-quyết như thế, lấy cớ rằng cát không mọc cỏ).
Ngôi mộ họ Nguyễn làng Kim-Đôi, táng trên cái đồi phẳng
ngay dưới chân núi Ngũ-Viên, lấy con nhạn này làm án, nên kế xuất được 13 Tiến-Sĩ. Đến ngày nay mười phần chỉ còn ba, bốn mà thôi.
ÔNG THÂN-NHÂN-TRUNG 申仁忠公
Tên tự là Hậu-Phủ, người làng An-Ninh, huyện An-Dũng, tỉnh Bắc-Ninh, đỗ Tiến-Sĩ Hội-Nguyên khoa Kỷ-Sửu (triều vua Lê-Thánh-Tôn, nhà Tiền-Lê) ; làm quan đến chức Lại-Bộ Thượng-Thư, Chưởng-Lý Hàn-Lâm-Viện, kiêm Đông-Các Đại Học-Sĩ, phụ chính tại nội-điện. Cùng với ông Tiến-Sĩ Đỗ Nhuận người làng Kim-Hoa, đều vào nội-thị, hiệu là Tao-Đàn phó Nguyên-Soái. Nay trong tập thơ Minh-Lương-Cẩm-Tú có chép cả thơ ông. Vua Thánh-Tôn rất yêu mến, trông cậy, vì ông là một bậc danh thần trong đời. Con trai ông là Nhân-Tín và Nhân-Vũ10, đều đỗ Tiến-Sĩ. Người con trai của Nhân-Tín, là Cảnh-Vân, 25 tuổi, đậu Thám-Hoa khoa Đinh-Mùi niên hiệu Hồng-Đức. Ông này đã đỗ trước cha là Nhân-Tín, năm 52 tuổi, đỗ khoa Canh-Tuất, niên hiệu Hồng-Đức.
Vu Lê-Thánh-Tôn có thơ ban khen ông như sau :
十鄭兄弟聯貴顯
二申父子佩恩榮
Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển.
Nhị Thân phục tử bội ân vinh.
Diễn-nghĩa :
Mười anh em họ Trịnh đều quyền quý.
Hai cha con họ Thân được hiển vinh.
ÔNG BÙI-XƯƠNG-TRẠCH 裴昌澤公
Người làng Định-Công, huyện Thanh-Đàm (nay là huyện Thanh-Trì) tỉnh Hà-Nội, nhưng sang ở bên làng Thịnh-Liệt, năm 41 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ, khoa Mậu-Tuất, niên hiệu Hồng-Đức, phụng mệnh đi sứ Trung-Hoa, làm quan đến chức Thượng
Thư và Chưởng-lý công việc lục bộ, kiêm Đô-Ngự-Sử, Quốc Tử-Giám, Tế tửu Tri kinh-diên sự, Thái-Phó Quảng-Quốc Công. Đời truyền : tiên-tổ, ông đỗ Sinh-Đồ, dạy học ở nhà, có biết ít nhiều về Địa-lý, thường để đất cho người ta. Một hôm có người Trung-Hoa mới 13 tuổi, tự nói là « cùng với mấy người Trung-Hoa khác đi Tàu vượt biển, bị gió bão đắm
tàu, lưu lạc, không biết nương tựa vào đâu ». Ông cụ thương tình, bèn nuôi ở nhà. Nguyên người này là con một người địa lý chính tông, bên Trung-Quốc, ngụ ở các tàu buôn, đi xem phong-thủy ở nước ta không may gặp bão đắm tàu, lưu lạc đến đây, giữ bí truyền nghệ-thuật không chịu nói. Được ông cụ coi quý hóa, người này thường theo ông đi làm đất cho người ta. Hễ thấy ông điểm huyệt nào được yên, thì mới ăn cơm nhà đó ; hễ phạm sát một chút, thì nói đau bụng không ăn cơm. Ngày thường ông cụ coi sách địa lý, nhưng trong khi ngủ hay đi chơi, thì y liền lấy sách ra coi, chỗ nào không phải, lấy bút xóa đi, rồi lại để nguyên chỗ cũ. Nhiều lần như thế, ông cụ lấy làm lạ, mà không hiểu là y. Tính cụ rất nghiêm-ngặt, có lúc gắt-gỏng đánh mắng. Duy bà cụ mẹ nuôi, thì coi tử tế, cho y tiền để tiêu xài, y không tiêu một đồng nào, chỉ bỏ vào ống tre. Còn quần áo có rách rưới, bà mẹ nuôi lại khâu vá cho, mình mẩy có dơ bẩn, liền tắm rửa
cho, coi như là con mình.
Được mấy năm sau, họ hàng của y ở bên Trung-Hoa sang tìm kiếm thăm dò, lên bảng chiếu đề. Y nghe thấy, liền nói với ông cụ cho y đến nơi thăm nhận họ hàng y. Người nhà y liền hỏi, lưu lạc ở đâu và khi biết rõ đầu đuôi mọi sự, liền bảo với y rằng người ta hậu đức như vậy, thì đã chọn được ngôi đất tốt, để đáp tạ lại người ta chưa ? Y nói : bà mẹ nuôi có đức, mà bố nuôi thường đánh mắng luôn, không muốn báo đền bằng ngôi đất, chỉ nên báo đáp bằng tiền. Người họ theo lời, đem tiền bạc đến nhà cụ, và nói y sắp từ biệt, gọi là đôi chút tặng đáp. Hai cụ từ chối, nhất định không nhận. Bà cụ ý muốn lưu lại, nhưng không biết làm thế nào, lại tỏ ý quyến luyến không nỡ rời. Y tạm từ biệt ra đi, và nghĩ rằng cũng nên đền ơn lại. Đi được hơn một dặm, bà cụ thấy ống tiền của y hãy còn, liền cầm ống tiền đuổi theo để đưa, y không nhận, họ hàng của y bảo y rằng : tấm lòng tốt của bà mẹ nuôi sao nỡ phụ, nên lựa chọn một ngôi đất để đền đáp lại. Sau này y trở lại và nói cho biết y là môn phái địa-lý chính tông, trước đây những sách địa-lý của cụ bị dập xóa, đều là do y dập xóa cả, và là chỗ đất đã để cho người ta rồi. Vậy khuyên ông cụ không nên khinh-dị trong khi đi làm đất. Chẳng hạn ở những nơi nào, làm đất mà không ăn cơm đều là nơi phạm sát cả. Ông cụ cho là phải, lấy làm cảm phục và hối về những sự khinh thường trước kia. Y liền kiếm giúp cụ một ngôi đất, và dặn rằng : « Đất này tuy phát, mà phát thanh quý và bền lâu. » Trước kia, y theo ông cụ đi du lãm, đã để ý chỗ đất đó, rồi lại lập giúp một ngôi dương cơ (nhà ở) tại xã Thịnh-Liệt và dặn rằng : « Ly tổ mới phát. » Cụ nghe
lời liền thiên cư sang bên này. Người ta còn nói, kiểu đất này, thủy của Minh đường đi rất xa, mộc tinh thụ huyệt, đằng sau có thổ tinh, để làm ngự bình ; phía trước có núi tam thai, ở cách rất xa rộng, nên chỉ có phát quý mà không có phát phú, những kiểu đất lớn, hình thể man-mác rộng-rãi, không phải bọn dung sư (người thường) có thể chủ trương được.
Sau này con cụ là Bùi-Vịnh, 35 tuổi, đỗ Bảng-Nhãn khoa Nhâm-Thìn, niên hiệu Đại-Chính triều nhà Mạc, làm quan đến Lại-Bộ-Tả-Thị-Lang, Mai-Linh-Hầu. Cháu Huyền-Tôn là Bùi Bình-Quân, 40 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ khoa kỷ-vị, niên hiệu Hoàng Định (vua Kính-Tôn nhà Hậu-Lê) làm quan đến chức Phụng Thiên Phủ-Doãn, phụng mệnh đi sứ Trung-Hoa nhưng mất ở đường, được tặng chức Hữu-Thị-Lang. Cháu Diễn-Tôn là Bùi Huy-Bích11, 26 tuổi, đỗ Hoàng-Giáp, Đình-Nguyên, khoa Kỷ Sửu, làm quan đến chức Tham-Tụng, đời đời trâm anh, không thể kể siết, nhưng chỉ đỗ đạt mà nghèo nàn, đúng như lời ghi về kiểu đất. Như ta thường thấy : trời đất đối với người, ai có phận của người nấy, nên thấy nhiều ngôi mộ đã phát phúc, có giàu không có sang, có sang không có giàu, có đất phát mau và bại mau, có đất chậm phát mà lâu dài. Còn những đất phát giàu sang kiêm toàn và lâu dài, thì có ít lắm : Than ôi ! một người Trung-Hoa lưu lạc đến ngụ ở trong nhà để báo ơn, nếu nhà này không có đức trạch, thì sao được như thế ?
Cháu ông là Bùi-Vương-Tự đỗ giải-nguyên kỳ thi Hương và đỗ luôn khoa Sĩ-Vọng và khoa Hoành-Từ (năm Vĩnh-Trị thứ ba, đời vua Lê-Huy-Tôn), làm quan đến chức Tham-Nghị. Ông Bùi-Dung-Tân, vào khoảng năm đầu, niên hiệu Cảnh Hưng ; ẩn cư dạy học, được tập ấm sung chức Giảng-Dụ và
được truy phong, chức Thừa-Chỉ.
NGUYỄN-GIẢN-LIÊM 阮簡廉
Người làng Ông-Mặc, huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh, đỗ Tiến-Sĩ, năm 26 tuổi. Đời truyền : Tiên-Tổ nhà ông là người tích đức, nên được ông Tả-Ao, chọn cho một ngôi đất, ở chỗ hỏa tinh rất lớn, đầu nhọn sinh một thổ tinh, điểm huyệt ở ngay chỗ đầu nhọn. Người họ sợ hãi nói với ông cụ rằng : « Ông để mộ như thế định giết cả họ chúng tôi hay sao ? », ông cụ trả lời : « Đây chính là ngọn bút thiên-tử chấm đầu ». Sau này quả nhiên ông đỗ Tiến-Sĩ khoa Mậu
Tuất, niên hiệu Hồng-Đức (đời vua Lê-Thánh-Tôn). Con ông là Giảng-Thanh, 28 tuổi, đỗ Trạng-Nguyên khoa Mậu-Thìn, niên hiệu Đoan-Khánh (triều vua Uy-Mạc nhà Lê). Tuy đã phát khoa giáp nhưng con cháu vẫn còn lo bị sát hại, nên đến nay, người họ vẫn còn lấy gạch đá, chôn vào chỗ đầu nhọn bắn ra.
Khoa Giáp-Thìn niên hiệu Hồng-Đức (triều vua Lê-Thánh Tôn), nhà vua nằm mộng thấy hai người bầy tôi nhà Đường. Khi yết bảng, thấy có ông Nguyễn-Quang-Bật, 21 tuổi, người làng Bình-Ngô huyện Gia-Định (nay đổi là huyện Gia-Bình, thuộc tỉnh Bắc-Ninh), đỗ Trạng-nguyên, và ông Đặng-Từ-Nghi người làng An-Tập, huyện Đường-Hào, thuộc tỉnh Hải-Dương đỗ Tiến-Sĩ, thật đúng như trong mộng.
DƯƠNG-BANG-BẢN 楊邦本
Người làng An-Cừ, huyện Thanh-Liêm, tỉnh Hà-Nội. Lời truyền : tiên thế nhà ông rất nghèo túng. Lúc đó ông còn nhỏ tuổi, trong làng tổng có một người muốn tìm một ngôi đất. Thầy địa-lý đã điểm huyệt rồi, người ấy nằm mộng thấy thần bảo rằng : « Đất này không thể cho nhà ngươi được, phải để lại cho nhà Bang-Bản ». Người ấy sợ hãi không dám trái lời, đi hỏi dò biết tên ông liền đem lời trong mộng, kể cho nhà ông biết, và hứa sẽ biếu ông ngôi đất ấy. Nhà ông liền đem ngôi mộ tổ đến táng ở đó. Ngôi mộ này trước sinh người, sau được đất. Ông lớn lên đi học, năm 33 tuổi đỗ Hoàng-Giáp, khoa Giáp-Thìn, niên hiện Hồng-Đức, phụng mệnh đi sứ, làm quan đến Thượng-Thư Bộ-Lễ, hàm Thiếu-Bảo. Ông được ban Quốc-tính là họ Lê, đổi tên là Tung, soạn sách Việt-Giám
Tổng-Luận, người ta nói : nhà ông độc đinh. Người con ông đẻ được một con cho người khác nuôi. Người nuôi đó có em gái lấy chồng ở làng Vĩnh-Lại, huyện Thiên-Hàn đẻ được một đứa con cũng thường ẵm lại nhà đó chơi. Hai đứa trẻ đó sinh cùng ngày, mặt mũi giống nhau. Chị em y âm mưu ngầm đổi con cho nhau, không ai biết cả. Người chồng em gái của chị ta làm nghề thuyền chài, người con đổi trộm ngày sau, là Phạm-Đình-Kính, 42 tuổi đỗ Tiến-Sĩ khoa Canh-Dần, niên hiệu Vĩnh-Thịnh (triều vua Hậu-Tôn nhà Hậu-Lê). Làm quan đến chức Tham-Tụng, Thượng-Thư Lại-Quận-Công. Khi về hưu trí được tặng hàm Thiếu-Bảo, tức là cháu ông. Còn đứa con đổi làm giòng dõi nhà ông không học hành gì được, sau cũng lại đời đời kế tiếp làm thuyền chài. Lời truyền đó không
biết có đúng không ? Nhưng đất phát phúc tất nhiên phải đợi người có đức, không phải cầu mà được, không thể lấy trí lực mà mưu cầu được. (Còn như thế-đức nhà ông, tôi cũng chưa khảo sát được).
ĐÀM-THẬN-HUY 譚慎微
Tên hiệu là Mặc-Hiên, người làng ông-Mặc, huyện Đông Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh. Tiền-thế nhà ông, có bà mẹ ở góa thủ tiết, đón Tả-Ao Tiên-sinh về đến làm đất. Nhưng tiên-sinh tính khí khó quá, hay thử thách người ta xem có thành tâm hay không, rồi sau mới để đất. Bà mẹ hết sức chiều theo, dòng dã mấy tháng trời không có nản lòng.
Một hôm, Tiên-sinh đi mua đất đến một quãng đường lội, người theo hầu xin cõng tiên-sinh đi qua. Tiên-sinh không nghe, bảo về nhà gọi bà mẹ ra cõng. Bà mẹ cũng hết lòng chiều đi ra cõng. Tiên-sinh ý muốn chòng ghẹo. Bà mẹ nói rằng : « Tôi đón thầy làm đất, là việc phúc đức, nếu như thế này, thì tiết-nghĩa của tôi còn đâu ! » Tiên-sinh khen ngợi rằng : « Bà muốn tiết-nghĩa thì tôi lấy tiết-nghĩa cho Bà ». Rồi tìm chọn cho một ngôi đất.
Sau này ông đỗ Tiến-Sĩ, khoa Canh-Tuất niên hiệu Hồng Đức (triều vua Lê-Thánh-Tôn) được dự vào Tao-Đàn-Nhị Thập-Bát-Tú, phụng mệnh đi sứ Trung Hoa. Làm quan đến bực Tán-Trị công-thần, hết lòng phò-tá, được phong Thái Bảo. Gặp khi nhà Mạc cướp ngôi, ông đón vua Chiêu-Tôn sang Giang-Bắc khởi binh, bị cô thế, rồi uống thuốc độc chết. Sau nhà Lê-Trung-Hưng ông được phong tiết-nghĩa Đại Vương.
Em ông là Thận-Giản, 34 tuổi, đỗ Hoàng-Giáp khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh-Thống (triều vua Lê-Hiến-Tôn) được tặng Công-Bộ Thượng-Thư, cũng phong Tiết-Nghĩa-Đại-Vương.
Cháu ông là Đàm-Cư, 30 tuổi, cũng đỗ Hoàng-Giáp, khoa Mậu-Tuất (niên hiệu Đại-Chính nhà Mạc), làm quan đến Lục Bộ-Thượng-Thư, Thế-Quận-Công, được tham dự triều-chính, tặng hàm Thiếu-Bảo Tri-Sĩ. Sau này nghe tin con cháu ông, cũng lại có một người được tập ấm làm quan. Gặp hồi ở Vương-phủ, Tiểu-Vương mất, các con tranh nhau làm chúa. Người thì tư tình, người thì sợ thế lực, dây dưa kéo dài không quyết, Hoàng-Thượng liền sai ông cầm cờ tiết đến Vương
phủ, chọn người đề lập. Ông vâng lệnh đến Vương-phủ, triệu tập bá quan và các Vương-tử đến, rồi ông đích thân, quyết đoán chọn lựa lấy, không sợ quyền-thế, không theo tư-tình, xét trong các Vương-Tử, người nào đáng lập thì lập. Một người ái-phi của Tiên Vương ẵm con đến để xin lập. Ông nói rằng : « Giờ phút này đang nghiêm trọng, phải chọn lập người trưởng thành và hiếu thuận mới được ». Các Vương-tử không ai dám tranh. Khi lập xong rồi, liền rước lên phủ đường, đánh ba hồi trống, để nhận lễ chào mừng của bách quan. Hậu-Vương run sợ quá, ông đứng đỡ ở đằng sau nói rằng : « Làm chúa thiên-hạ, còn sợ gì nữa ». Rồi đó, xong việc định-vị. Kể ra những việc khó khăn, như thế mà ông giàn xếp được, thì thực xứng đáng là bực « Thác cô ký mệnh », của triều đình.
Sau ông được phong là Quốc-sư và Tiết-Nghĩa Đại-Vương. Đó là ngôi đất của Tả-Ao Tiên-Sinh để cho. Vì mạch đi có chữ vương. Tiên-thế nhà ông tuy chưa khảo sát được, nhưng khí tiết của bà Tổ-Mẫu như vậy, thì đức cũng hơn người ta nhiều. Con cháu phát phúc kể cũng là đáng.
Khoa Bính-Thìn, niên hiệu Hồng-Đức, (Triều vua Lê-
Thánh-Tôn) có 43 người trúng cách Hội-thí, được vào diện kiến, vua xét dung mạo lấy 30 người. Lúc đó có ông Võ-Văn Uyên, người Võ-Ninh, vào Hội-thí được thứ nhì, đến Đình-thí bị đánh hỏng. Ngày hôm Đình-thí, có ông Nghiêm-Viễn, người ở Bồng-Lai (Quế-Dương) và ông Nguyễn-Viên12, 21 tuổi, hai quyển ngang nhau. Vua nằm chiêm bao thấy hổ ăn
đầu người, liền cho ông Viên đỗ thứ nhứt, được đổi tên là Viện, kết duyên với Công-chúa, vinh quy về nhà, vợ bị thuốc độc chết. Lại có ông Triệu-Bảo, người ở Đức-Hạp, Lập-Thạch, văn đáng đỗ Trạng-Nguyên, bị đánh xuống Hoàng-Giáp. Ôi ! Khoa danh trúng hay không, thứ bực cao hay thấp, phải chăng có tiền định. Như vậy, ta thấy rằng việc phúc đức và hành nghĩa cũng quan-hệ lắm, chứ đừng chỉ cậy là có văn chương và sức học của mình.
ĐỖ-LÝ-ÍCH 杜履益
Người làng Ngoại-Lãng, huyện Thư-Trì, tỉnh Nam-Định. Đời truyền rằng : Làng Nội-Lãng có ngôi đất to, Tả-Ao tiên sinh đến coi, Thần không cho, chỗ này thờ Thần-Bạch-Hạc ; Thần hóa làm con cò trắng, ỉa cứt vào mắt. Ông bị đau mắt phải quay trở lại, thiếu tiền hành lý. Khi đi qua làng Ngoại
Lãng, thấy có một ngôi đất tốt. Tiên-sinh bảo người quanh đó rằng : « Ai giúp cho tôi tiền hành lý, tôi sẽ cho ngôi đất Trạng-Nguyên », mọi người đều cười, cho là nói dối, không ai chịu cho. Bấy giờ bà mẹ ông13, có một căn lều nhỏ ở bên đường bán nước trà, tiên-sinh đi ngang đấy, cũng nói câu đó. Bà mẹ nói rằng : « Nếu nhà tôi có, thì thực không tiếc tiền. Nhưng vốn bán nước trà, chỉ có một quan sáu, để biếu tiên sinh. » ông Tả-Ao thấy thành tâm như thế, liền cho ngôi đất, và hỏi rằng : « Liệu có sắm được áo quan nhỏ hay không ? » Bà thưa rằng : « Nhà nghèo lắm không biết vay mượn vào đâu, không thể sắm sửa được ». Tả-Ao liền nói : « Tôi lấy một quan, còn sáu tiền đây mua cái nồi đất, để hài cụ-tổ vào trong, tôi sẽ táng cho ». Bà mẹ theo lời, sửa soạn rồi ra nói với tiên-sinh để giùm. Bà tưởng chắc sẽ táng chỗ khác, không ngờ tiên-sinh lại táng ngay bên cái quán bán nước trà đó. Nguyên đất này hành long rất xa, đến chỗ quán đây nổi lên một ngọn bút kình thiên, khai oa kết huyệt. Trước oa có một con bút lớn nằm ngang, đinh mạch nhập thủ, nên tiên sinh có dặn rằng : « Ngoại thân cây bút lớn là Trạng-Nguyên, nội Thân cây bút nhỏ là Hội-nguyên. Có hai cây bút, thì trùng khoa trùng bảng. Anh em làm quan cùng triều, chỉ hiềm
ngựa không quay đầu lại, sẽ chết ở làng khác ». Ngựa không quay đầu, không ai hiểu là ý thế nào. Về sau ông đỗ Trạng Nguyên khoa Kỷ-Mùi, niên hiệu Cảnh-Thông (triều vua Lê Thánh-Tôn) làm quan đến Phó-Đô-Ngự-Sử phụng mệnh đi sứ Trung Hoa, rồi mất ở dọc đường vào năm Canh-Ngọ, niên hiệu Hồng-Thuận thứ hai triều vua Tương-Dực-Đế.
Em ông là Đỗ-Oánh, đỗ Tiến-Sĩ, khoa Mậu-Thìn niên hiệu Đoan-Khánh ; (triều vua Uy-Mục-Đế nhà Lê) làm quan đến chức Thượng-Thư, đi đánh giặc bị hại, được phong phúc thần, đúng như lời trong kiểu đất đã nói. Tả-Ao tiên-sinh đến vùng này, chỉ vì tìm đất làng Nội-Lãng, không được vừa lòng, rồi rút cuộc chọn được ngôi đất này. Như vậy, há chẳng phải là do lòng trời xui khiến hay sao ? còn về âm đức thì tôi chưa khảo sát được.
LÊ-ÍCH-MỘC 微益沭
Người làng Thanh-Lãng, huyện Thủy-Đường, tỉnh Hải Dương. Lúc trước làm Đạo-sĩ (thầy chép sách ở trong chùa) xem thêm kinh Phật có hiểu đôi chút. Đến khoa Nhâm-Tuất, niên hiệu Cảnh-Thống (triều vua Lê-Hiến-Tôn), ông 44 tuổi, đỗ Cập-Đệ. Bài thi văn sách hỏi kiêm về kinh-phật có câu : « 18 bộ Kim-Cương thì bộ nào không có câu Nam-Võ, 20 thiên
Luận-Ngữ, thiên nào không có chữ Tử-Viết ? » Văn ông rất đắc-lực, được đỗ Trạng-Nguyên. (Không biết vì sao kì thi ấy lại hỏi như vậy) Tương truyền rằng, nhà vua ngẫu nhiên dở kinh-phật ra coi, rồi sai các quan ra đầu bài, không riêng gì ông, mà có lẽ khoa đó, hai ông Bảng-Nhãn, Thám-Hoa, và Hoàng-Giáp, Tiến-Sĩ, tất cả 24 người thi đậu, đã từng xem kinh-Phật cả chăng ? Như thế đủ thấy rằng vào lúc văn học thịnh hành, có những nhân tài thông-minh uyên bác, xem rộng các sách (không sách gì là không đọc) so với các học
giả đời sau, khác nhau một trời một vực vậy.
Khoa đó, có ông Nguyễn-Văn-Thái, 54 tuổi, người làng Tiền-Liệt, huyện Vĩnh-Lại, đậu Thám-Hoa, sau làm quan nhà Mạc đi sứ Trung-Hoa bị giữ ở lại, lấy vợ người Trung-Hoa, sinh một người con, tên gọi là Ngạn-Xán, theo họ mẹ là họ Trương cũng đỗ Tiến-Sĩ.
HỨA-TAM-TỈNH 許三省
Người làng Như-Nguyệt, huyện Yên-Phong, tỉnh Bắc-Ninh, năm 33 tuổi, đỗ Bảng-Nhãn, khoa Mậu-Thìn, (triều vua Uy Mục nhà Lê). Khoa này ông Nguyễn-Giản-Thanh, người làng Ông-Mặc, huyện Đông-Ngạn, đỗ Trạng-Nguyên. Ông Nguyễn Giản-Thanh mặt mũi xấu xí, còn ông thì mặt-mũi tươi đẹp. Khi vào triều bái sân rồng, vua yêu ông đẹp, nói rằng : « Người này không cho đỗ Trạng ư ? » và cho ông được đỗ trên ông Nguyễn-Giản-Thanh vì thế đời gọi là Mạo-trạng-Nguyên. Trước kia Tả-Ao tiên-sinh có để đất cho ông Nguyễn-Giản Thanh, hứa rằng đất này sẽ đỗ Trạng. Sau Tiên-Sinh lại chu du xem đất, đến xã Như-Nguyệt, thấy mộ tổ nhà ông Hứa lại nói rằng : « Đất này khoa này cũng phát Trạng-Nguyên ». Người ta hỏi rằng : « Lẽ nào một khoa lại có hai Trạng Nguyên ? » Tiên-Sinh nói rằng : « Trạng My đè Trạng Ngọt ». (Làng Ông-Mặc tục gọi là làng Ngọt, làng Như-Nguyệt tục gọi là làng My). Người ta đều không tin, đến lúc đó biết là đúng. 14
NGUYỄN-ĐỨC-LƯỢNG 阮德亮
Người làng Canh-Hoạch, huyện Thanh-Oai, tỉnh Hà-Nội. Đời truyền : khi ông đã luống tuổi rồi, mà chưa đỗ được, có rước một thầy địa-lý Trung-Hoa, về nuôi để nhờ tìm đất. Vừa đúng một năm, mới tìm được một ngôi đất, nhưng chưa tìm được ngày táng nên còn phải đợi. Gần đấy có một cái chợ lớn, có một người điên và cùi, hay ở đó ăn xin. Trước ngày sắp táng nửa tháng, người cùi lại chỗ định huyệt, làm cái lều nhỏ ở đó, đuổi cũng không chịu đi, ông tìm hết cách, cho tiền gạo và dỗ dành, cũng không nghe, ông lại bảo : « Tôi sẽ cho anh ruộng, đất và nhà cửa, để anh đi chỗ khác, chả hơn ở chỗ này đi ăn xin. Và tôi nuôi thầy tìm đất đã hơn một năm, nay sắp táng ở đây, mà anh làm như vậy chả hóa ra thiệt thòi cho tôi lắm sao ? »
Xét ra người ấy tàn tật đau yếu, mà ông không hề lấy thế lực đuổi đi, chỉ một niềm an ủi như thế ?
Không ngờ người ấy có tính cố chấp, khăng khăng một mực, bảo cũng không nghe, ông có một người em gái nhan sắc rất đẹp chưa lấy chồng, còn đóng cửa kén người xứng đôi vừa lứa. Người ở vùng đó ai cũng biết tiếng. Người cùi liền bảo với ông rằng : « Ông có người em gái, nếu cho tôi được giao-hợp một lần, thì không cần phải tiền, tôi sẽ nghe ngay », ông không biết làm thế nào được, mà ngày táng đến rồi. Một đêm khuya, ông liền bảo người em gái rằng : « Nay anh sắp làm ngôi đất này mà thằng cùi ấy cố chấp một mực không đi, muốn chuyện như vậy, thì ý em thế nào ? » Người
em liền nói rằng : « Nếu yên được hồn phách của cha, thành được tiếng của anh, thì anh bảo làm sao, em xin nghe làm vậy. Em quả không dám tiếc gì cái thân này nữa. » Ngày hôm sau, liền tắm rửa sạch-sẽ, chờ đến đêm khuya, liền đi đến chỗ người cùi đó, rồi nằm chung với nhau. Người cùi vừa giao-hợp được một lát, liền chết ngay ở trên bụng. Người em gái sợ quá đẩy luôn xuống đất, rồi về bảo với ông, để ngày mai sẽ đem người nhà đến, khiêng đi chôn chỗ khác, không ngờ đêm hôm ấy, mối đã đùn lên lấp kín.
Đất này có một hình hỏa tinh lớn nở miệng, trước mặt có con sông chạc ba, bên kia bờ sông, mà chỗ hỏa-tinh mở miệng, thì mộ của người cùi ở trên trốc oa. Ông nghĩ thầm mạch trời như vậy, không biết làm thế nào ? Thầy Địa-Lý bảo rằng : « Thế thì ở dưới oa, còn có huyệt thừa khí, tôi sẽ táng cho ông ». Nghĩa là một huyệt ở trên oa. Người em gái ông từ đó có thai, sau đẻ được một người con trai ; ông dạy cho học, thấy tính chất thông minh, biết là phát ở ngôi đất này.
Sau này ông đỗ Trạng-Nguyên, khoa Giáp-Thìn, niên hiệu Hồng-Thuận (triều vua Tương-Dực-Đế nhà Lê) mà người con của em gái ông, tức là Nguyễn-Thiện, 38 tuổi, đỗ Trạng Nguyên, khoa Nhâm-Thìn (niên-hiệu Đại-Chính nhà Mạc) người ta gọi là đất Trạng-cậu, Trạng cháu.
Sau con ông là Khuông Lễ, cũng đỗ Tiến-Sĩ. Nhưng xét ông Lượng là con ông Bá-Ký. Ông Ký đỗ Tiến-Sĩ, khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang-Thuận, khoa thứ 4, tức là ông của Khuông-Lễ, là cha của ông Đức-Lượng, thì trước đây cũng là đất phát phúc rồi. Có lẽ ngôi mộ này là đất tiếp phúc chăng ? Mà ông Nguyễn-Thiến là con cháu ông Nguyễn-Doãn-Tịch,
nguyên người ở làng Bộc-Dương đến ở ngụ làng Canh-Hoạch. Ông Doãn-Tịch đỗ Thám-Hoa, khoa Tân-Sửu (niên hiệu Hồng-Đức) cũng đã có đất phát phúc từ trước rồi, có lẽ trung-gian mới lại được thêm ngôi đất này nữa. Điều đó chưa được khảo sát, chỉ được nghe truyền như thế, mà chép vào đây.
GIÁP-HẢI 甲海
Người làng Sính-Kê, huyện Phượng-Nhãn, tỉnh Bắc-Ninh. Năm 32 tuổi, đậu Trạng-Nguyên, khoa Mậu-Tuất, nên hiệu Đại-Chính nhà Mạc (triều vua Lê-Trang-Tôn) phụng mệnh đi sứ, làm quan trải khắp Lục-Bộ-Thượng-Thư, tặng hàm Thái
Bảo, sách phong Quốc-Công, rồi về Trí-Sĩ. Đời truyền : Ông không phải là người làng Sính-Kê, nhưng chưa rõ quê quán ở đâu. Lúc còn nhỏ, cha mất sớm. Bà mẹ làm nghề bán nước chè ở ven sông. Khi ông mới hai tuổi, thường bò chơi ở sân. Một hôm nọ mẹ ông chợt chạy đi đâu. Có chiếc thuyền buôn đi qua đó, thấy trong hàng nước vắng người, lại có một đứa bé bò ở đó. Người lái buôn này không có con cái chi cả, liền bế trộm xuống thuyền đi nơi khác. Khi bà mẹ về không thấy ông đâu, tìm khắp cả mọi nơi không thấy, cho là ngã xuống sông, rồi kêu khóc rất thảm-thiết. Vì nghèo nàn bà cứ vẫn bán nước chè ở đấy. Còn người lái buôn kia là người ở Sính Kế. Sau khi đã bế trộm được ông, liền đem về nuôi làm con nuôi. Khi ông lớn lên, học rất thông minh. Người lái buôn dấu không nói thực, người hàng xóm nói vụng với ông, nhưng cũng không biết người lái buôn bế trộm ở đâu ? Ông cũng tự biết mình không phải con người lái buôn, nhưng cũng không biết mình là con ai. Lâu dần rồi cũng yên trí, nhận người lái buôn kia là cha. Sau khi đỗ rồi, phụng chỉ Triều-đình đi khám xét một việc, ngẫu nhiên đi qua bên bờ sông, vào nghĩ quán bán nước chè của mẹ ông. Dưới bàn chân ông có nốt ruồi đỏ, khi mới sinh ra đã có rồi, bà mẹ còn nhớ. Trong lúc ngồi, ông để thò cái chân ra, bà mẹ trông thấy, không cầm lòng được,
òa khóc nức-nở. Ông lấy làm lạ hỏi, bà sợ không dám nói, chỉ khóc sướt-mướt. Ông liền sinh nghi hỏi đầu đuôi câu chuyện. Bà nọ thưa rằng : « Chúng tôi nói ra sợ có tội với quan lớn, nên không dám nói » Ông nói : « Có việc gì đâu ? Bà cứ nói » Bà mẹ liền thưa rằng : « Chồng thiếp mất sớm, có để lại một đứa con trai, mới lên hai tuổi, dưới chân có nốt ruồi đỏ. Khi tôi ngẫu nhiên chạy đi chỗ khác, không may nó ngã xuống sông chết, còn tôi bơ vơ không nơi nương tựa, nay thấy quan lớn cũng có nốt ruồi đỏ, nên chợt nhớ đến con mà thương nhớ. »
Trước kia, người hàng xóm cũng bảo ông là người lái buôn bế trộm được ông, khi ông mới lên hai tuổi, mà người lái buôn này cũng thường buôn bán qua lại khúc sông đó. Ông nghe bà mẹ nói, mới rõ đầu đuôi, bất giác òa khóc rồi nhận là mẹ, liền tâu lên Triều-đình, bày tỏ đầy đủ chứng cứ của người lân cận, nói người lái buôn là cha nuôi. Ông cũng biết địa-lý, khi đỗ lên đi xem khắp cả mồ mả gia-tiên của người lái buôn, thì không có ngôi mộ nào đáng phát văn học ; và khi nhận được mẹ rồi, mới biết được phát phúc ở ngôi mộ cha. Sau này con ông là Giáp-Lễ, năm 24 tuổi, cũng đỗ khoa Mậu
Thìn, niên hiệu Thuận-Phúc, năm thứ tư nhà Mạc (tức triều vua Anh-Tôn nhà Lê).
TRẦN-VĨNH-TUY 陳永綏
Người làng An-Dật, huyện Thanh-Lâm, tỉnh Hải-Dương. Năm 21 tuổi, đỗ Hội-Nguyên, rồi đậu Thám-Hoa, khoa Quý Sửu niên hiệu Cảnh-Lịch nhà Mạc (triều vua Lê-Trung-Tôn). Trước kia ông được bổ nhiệm chức Thừa-Chánh-sứ-An-Bang. Người nhà Minh viết bức thơ vào lụa, buộc vào đầu ngọn giáo đưa cho, ông lấy cái mộc hứng lấy. Sứ nhà Minh thấy ông là người chế biến tinh nhanh, khen là có tài Tam-Khôi, liền thưởng tiền bạc. Rồi ít lâu sau, ông tiếp chỉ triệu vào triều, làm quan đến Lễ-Bộ-Thị-Lang.
NGUYỄN-SẦN 阮侁
Người làng Thượng-An-Quyết, huyện Từ-Liêm, tỉnh Hà Nội. Hồi đó vua Lê-Trang-Tôn, mới Trung-Hưng ở phía Nam. Năm Giáp-Dần, niên hiệu Thuận-Bính thứ 6, mở khoa thi Chế-Khoa, ông hâm mộ chánh nghĩa ; và xu hướng đường lối sáng sủa, khi thi được kỳ ba rồi, ông mới xin vào thi, làm văn
kiêm cả 4 kỳ làm một, đỗ Nhị-Giáp Tiến-Sĩ. Người ta gọi là Tiến-Sĩ bốn ngày.
Xét rằng mộ tổ nhà ông ở xã Dịch-Vọng, huyện Từ-Liêm, do ông Tả-Ao táng cho. Lúc mới để mộ trông vào một ngọn đồi. Táng được 5, 6 năm, ông vào ứng thí với nhà Mạc, trượt kỳ đệ nhị. Sau nhà Lê Trung-hưng, ông vào Thanh-Hóa ứng thí, mới đỗ, làm quan đến chức Tuyên-Lực-Công-Thần.
ÔNG NGUYỄN-DOÃN-KHÂM 阮允欽
Người làng Kiệt-Đặc, huyện Chí-Linh, tỉnh Hải-Dương. Năm 30 tuổi, đỗ Hoàng-Giáp khoa Kỷ-Mùi, niên hiệu Quang Bảo nhà Mạc (triều vua Lê-Anh-Tôn) ông bản tính nghiêm khắc làm quan đàn hặc, nên người ta gọi ông Xích-Mục-Ngự Sử.
ĐỒNG-HÃNG 同沅
Người làng Chiều-Dương, huyện Chí-Linh, tỉnh Hải Dương, ông luôn luôn gắng sức học hành để thành tài, và thường tin chắc rằng sẽ đỗ đại-khoa. Nhạc-Phụ ông vốn nhà giàu có, vẫn trọng tài học của ông, nên ông muốn gì cũng đều chiều theo. Khi ông đi ứng thí khoa Bính-Thìn (niên hiệu Quang-Bảo nhà Mạc) ông bảo với nhạc-phụ rằng : « Trạng Nguyên đi nộp quyển, nên giết sẵn một con trâu. » Nhạc-Phụ nói rằng : « Đợi khi đỗ rồi hãy giết trâu, cũng chưa muộn, việc gì phải vội vàng như thế. » Ông không bằng lòng, không chịu nộp quyển. Nhạc-phụ bất đắc-dĩ phải giết một con trâu, ông mới chịu nộp quyển vào thi kỳ nhứt, bị đầu bài khó định bỏ ra về. Các anh em bạn cố nài ở lại và nói : « Để chúng tôi đọc cho mà viết, việc gì phải như thế. » Ông nói : « Đã gọi là Trạng-Nguyên thì đâu lại đi học mót của người ta », liền cuốn lều chiếu ra về. Sau ông lại thi khoa Kỷ-Mùi, niên hiệu Quang-Bảo nhà Mạc (triều vua Lê-Anh-Tôn). Lúc sắp đi thi, ông lại bảo với nhạc-phụ giết cho ông một con trâu. Nhạc Phụ bảo rằng : « Trước kia đã như thế, làm người ta chê cười, không nên giết trâu nữa. » ông lại không chịu nộp quyển, Nhạc-phụ ông bất đắc-dĩ, lại giết một con bò. Khoa đó chỉ đậu có Hoàng-Giáp. Vì không đỗ được Trạng-Nguyên, ông lấy làm căm tức, ngày hôm vinh-quy, không đợi đón rước, ông đi bộ về nhà. Em ông là ông Đồng-Đắc tài kém không bằng ông, mới đỗ Cử-Nhân. Khi ông đỗ rồi nhân ngày giỗ tổ, vợ ông Đồng-Đắc với vợ ông ngồi cùng chiếu. Trong họ có người nói rằng : « Vợ ông Cử lại được ngồi ngang hàng với vợ ông
Hoàng-Giáp. » Bà Đồng-Đắc lấy làm xấu hổ, liền không ăn bỏ ra về, bảo với ông Đồng-Đắc rằng : « Ông liệu sức học của ông có đỗ được Tiến-Sĩ, thì thiếp tôi mới có thể kết tóc trọn đời với ông. Nếu không thì thiếp xin chết quách kẻo bị người ta chê cười. » Ông Đồng-Đắc hỏi ra mới biết lý do, bực giận, liền đáp rằng : « Công danh có phận, tôi đâu có thể biết được. » Bà không vui, ông Đồng-Đắc nói : « Để ta nghĩ xem ». Rồi ông Đồng-Đắc liền thừa dịp hỏi ông Hãng rằng : « Tôn-huynh hãy liệu cái tài của đệ có đỗ được Tiến-Sĩ không ? » Ông không hiểu câu chuyện liền nổi giận nói : « Mày thấy tao đỗ lại ghen chăng ! » Ông Đồng-Đắc nói : « Không dám thế », liền thuật lại rõ đầu đuôi câu chuyện của vợ mình và nói rằng : « Tôn-huynh hãy liệu xem sức học của đệ, nếu trúng được thì để tôi bảo cho nó biết. Nếu bằng không thể trúng được, thì tùy ý nó », ông liền nói rằng : « Tiến-Sĩ mà như anh thì ít, còn cả triều đều như chú cả ». Ông Đồng-Đắc mừng lắm, về bảo với vợ. Sau ông Đồng-Đắc cũng đỗ Tiến-Sĩ thứ 10 khoa Mậu-Thìn, niên hiệu Thuận-Phúc nhà Mạc (triều vua Lê-Anh-Tôn).
Tôi thiết nghĩ : học vấn ở người, khoa danh của trời. Ông Chu-Tử có nói : « Người ta nên hết sức ở những điều nên làm, chớ đừng có cầu may ở sự khó khăn. Vả lại trời kia thường ghét những sự kiêu căng, mà ưa chuộng những điều khiêm tốn. Quỉ-thần cũng thường làm hại những kẻ kiêu
căng, và ban phúc lành cho những kẻ khiêm-tốn. Ví bằng có tài đức tốt đẹp như Ông Chu-Công, mà kiêu và lận, thì cũng không đáng khen nữa ». Người xưa có nói : « Chữ tài liền với chữ tai ». Thánh-nhân còn không dám kiêu-căng tự mãn, nữa
là chúng ta lại cậy có tài về văn chương ư ? Người ta theo đuổi học hành, ai là người không có chí về khoa-giáp. Nhưng lập chí thì được, chứ nếu sốt-sắng quá, chỉ những cậy mình mà tỏ ra lời nói khinh thế ngạo vật. Không nên như vậy. Sao ta không nghĩ, trên đầu ta có rừng xanh thăm thẳm làm chúa tể đó ? Đến lúc không được như ý muốn, lại ngậm ngùi uất
hận, nói năng kiêu-căng ngạo-nghễ. Sao chẳng nghĩ đến cái tài của mình, liệu có bổ-ích gì cho quốc-gia không ?
Đại để tài danh con người ta là do tạo-vật phú cho, xem mình có ích gì cho sinh dân không ? Có hổ thẹn với các bậc hiền triết không ? Có đắc tội với trời đất không ? Tạo-vật vẫn ghét những sự kiêu-căng như thế, là sao ? Nghĩa là trời cho ta cái tài, không phải là để cho mình kheo-khoang, khinh lấn các người khác, thực ra là muốn cho mình giúp nước giúp dân, dạy dỗ người ta ; có lợi cho sự vật, không phụ với cái ý của tạo-vật sinh tài. Cho nên dẫu mình có tài cũng coi như không, thực coi như hư, hơn nhứt là, lại phải giữ-gìn kiềm thúc. Nên biết rằng chúng ta theo đòi văn-học, chẳng qua là mượn cái đó, làm cái dụng-cụ tiến thân mà đến lúc áp-dụng, ra giúp ích cho xã-hội quốc-gia thì lại không ở những điều đó. Tài của mình dù hơn người ta, mà mình không lấy thế mà tự cao, tự mãn. Người khác đã kém cái tài của mình, thì mình càng phải nên xử-đối với họ bằng cách khiêm-nhường. Ngay như khi chưa thành đạt, tuy rằng mình lập chí cao cả, mà không dám tỏ ra cái ý gì là khoe-khoang. May mà thành đạt, thì trời ban cho ta được thế nào, hay thế, chứ không hề oán hận gì cả. Như thế mới không hổ là một kẻ sĩ trong tứ dân, mà không làm cho tạo-vật phải ghét giận mình nữa.
Tôi đã từng đọc các sử sách cổ-kim, thấy các cụ tiền bối nước nhà, vị nào thường cậy tài khoe-khoang, thì phần nhiều không được lệnh-chung, không thành lệnh khí. Những công danh, sự-nghiệp, chói lọi sử-xanh, thì thường dành riêng cho các vị có đức tính khiêm-hòa, nhã-nhặn. Như vậy đủ chứng tỏ rằng những người lượng nhỏ, không thể hưởng thụ những phần lớn lao. Những người hưởng thụ những phần lớn lao, thì thường không có tính khí nhỏ nhen. Tài cao học rộng, tuổi trẻ đăng-khoa, xưa kia, người ta cho là điều bất hạnh, thật đúng lắm thay. Kìa như ông Đồng-Hãng, có chí chăm học, đó là điều đáng để cho người ta noi gương bắt chước, còn đến những điều như : lúc còn đi học khoe-khoang tự phụ là có tài Trạng-Nguyên ; lúc chưa đỗ bảo giết sẵn trâu để ăn mừng ; không được đỗ khôi khoa, thì giận-dỗi đi bộ về nhà, và câu nói ngông rằng : « Tiến-Sĩ như anh thì ít có », những điều như vậy ta không nên bắt chước. (Câu chuyện về ông đã chép rõ-ràng ở trong sách « Công-Dư »). Tôi đã được thầy học của tôi kể chuyện cho nghe, nên ghi chép sơ-lược vào đây. Tôi mong muốn người đời bắt chước cái chí của ông ; mà lại e rằng những người niên thiếu cậy tài, mà bắt chước cái tính kiêu-căng tự phụ của ông, thì có khi chưa chắc đã bằng ông, mà rút cục chỉ là một anh học trò vô hạnh.
Nghe nói ông cùng đồng thời với Hùng-Viên, Phạm-Duy Quyết (ông này 42 tuổi, đỗ Trạng-Nguyên, khoa Nhâm-Tuất, niên hiệu Quang-Bảo thứ 8 nhà Mạc). Thấy tài học của ông hơn ông Phạm-Duy-Quyết, lúc bấy giờ người ta nói : « Đỗ Trạng, phải là ông Hãng, đâu đến ông Quyết ». Thế mà ông chỉ đậu có Hoàng-Giáp, ông Quyết lại đỗ Trạng-Nguyên. Như
vậy biết đâu không phải do sự cậy tài khoe-khoang, mà trời khiển-trách đó ư ? Vậy xin các bậc sĩ-phu, có đôi chút tự-ái, nên coi việc « úc úc tùng chu » trong cuốn « Đan-Quế-Tịch » thì đừng cho rằng việc bình-luận các bậc tiền-tiến là không phải, mà trách đến tôi.
Ngày hôm ông Đồng-Đắc đỗ, có người đỗ đồng bảng là ông Hoàng-Bôi (Ông này đỗ Tiến-Sĩ thứ 8) người làng Hạ-An Quyết, huyện Tứ-Liêm. Vua Mạc-Thái-Tôn thấy các Tiến-Sĩ Tân khoa vào hầu liền cười nói rằng : « Khoa này Hoàng-Bôi thấp bé, Đồng-Đắc một mắt, vận nước suy rồi. » Không bao lâu nhà Mạc mất nước. Như vậy đủ tỏ rằng, nhân tài là nguyên khí của Quốc-Gia, có sự liên-hệ quan-trọng như thế.
Lại xét đến cháu ông là Tồn-Trạch, 30 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ khoa Bính-Tuất, niên-hiệu Phúc-Thái (triều vua Lê-Chân-Tôn). Chắt ông là Bỉnh-Do đỗ Tiến-Sĩ khoa Tân-Mùi, niên hiệu Chính-Hòa (triều vua Lê-Hi-Tôn). Đời đời kế-tiếp đỗ đạt như vậy há chẳng phải là do đức trạch thâm hậu của tổ-tiên đó ư ? Sau lại có ông Đồng-Văn-Giáo, đỗ Tiến-sĩ khoa Đinh-Sửu, niên-hiệu Sùng-Khang nhà Mạc, cũng là họ đồng tông của ông.
Phạm-Công lúc mới đến học quan Thượng-Thư Nguyễn Khắc-Kính. Bà mẹ ông phải giết một con trâu để cúng Tiên sư. (Chuyện này có chép trong sách « Công-Dư-Tiệp-Ký »)
PHẠM-GIA-MÔN 范家門
Người làng Dương-Hồi, huyện Đại-An, tỉnh Nam-Định. Năm 53 tuổi, đỗ Thám-Hoa, khoa Đinh-Sửu, niên-hiệu Sùng Khang nhà Mạc (triều vua Lê-Anh-Tôn) ông phát tích do ngôi mộ tổ, hình mộc tinh lớn, đầu nhọn, (nơi mộc thân nhô ra
hình thủy-tinh, nghịch hồi kết huyệt), hình thể như chữ « Vưu » huyệt ở chỗ nét chấm, có một con bút lớn gài mang tai, như vậy ông đỗ kể cũng là đáng. Còn gia thế thì chưa được rõ.
NGÔ-TRÍ-TRI 吳致智
Người làng Lý-Trai, huyện Đông-Thành, tỉnh Nghệ-An. Trước khoa thi Hội năm Nhâm-Thìn, niên hiệu Quang-Hưng thứ 15 (triều vua Lê-Thế-Tôn). Ông Trịnh-Cảnh-Thụy người làng Chân-Bái, tỉnh Định-An, nằm chiêm-bao, có gặp hai người Trung-Hoa không hiểu là nghĩa làm sao. Đến Kỳ Hội thi vào đệ-tứ trường, thì lều của Trịnh-Công đóng ở giữa, còn lều của ông Ngô đóng ở một bên, lều của con ông là Trí-Hòa đóng ở một bên. Hai ông Ngô ở hai bên. Ông Ngô đã luống tuổi rồi, mà chưa đỗ được, tinh-lực có phần sút kém. Ông Trí Hòa thì tinh nhanh học nhiều, các đề tài đều thuộc lòng, ông Trịnh cũng biết, hai cha con ông Ngô xin đổi lều đóng gần nhau, ông Trịnh không chịu. Ông Trí-Hòa không làm sao được, buộc lòng mỗi khi làm văn được một câu thì phải nhờ ông Trịnh đưa bản ráp sang lều của cha, rồi đưa trả lại cho ông Trí-Hòa, đưa qua đưa lại, ông Trịnh đều xem lược và hiểu ý để làm bài, bởi thế văn của ba ông đều đắc-lực. Khi ra bảng thì cả ba ông đều trúng. Ông Trịnh mới hiểu cái mộng hôm trước. Tên đỗ ở bảng hội thì không ghi rõ thứ mấy, còn thi Đình15, thì ông Trịnh đỗ Đình-Nguyên Hoàng-Giáp, ông Trí
Hòa cũng đỗ Hoàng-Giáp (năm đó 28 tuổi) ông Ngô thì đậu Đồng-Tiến-Sĩ (năm đó 56 tuổi) cha con ông đỗ Đồng-Khoa. Ông làm quan đến chức Ngự-Sử. Ông Trí-Hòa phụng mệnh đi sứ Trung-Hoa làm quan đến chức Tân-Trị-Công-Thần Hộ-Bộ
Thượng-Thư, Tế-Tựu-Thiếu-Bảo tặng Xuân-Quận-Công. Cháu ông là Sĩ-Vinh cũng đỗ Tiến-Sĩ khoa Bính-Tuất, niên hiệu Phúc-Thái (triều vua Lê-Chân-Tôn). Cháu huyền-Tôn, của ông
là Công-Trạc, 33 tuổi, cũng đỗ Tiến-Sĩ Hội-Nguyên, khoa Giáp-Tuất niên hiệu Chính-Hòa (triều vua Hi-Tôn nhà Hậu Lê), làm quan đến chức Hiển-Sát-Sứ, ông Hưng-Giáo, 45 tuổi, cũng đỗ Tiến-Sĩ khoa Canh-Dần, niên-hiệu Vĩnh-Thịnh (triều vua Dụ-Tôn nhà Hậu-Lê), con cháu đời đời đỗ-đạt.
Ông Sĩ-Vinh có hai bài thơ thuật lại và tán dương công đức của Tổ-phụ như sau :
演驩形勝縣名東
秀發英才挺相公
六藝詩書庭謀素
一門父子榜碰同
連斤仕路鈞衡任
持柱皇家柱石功
忠孝兩全勳赫奕
豊碑屹立對蒼穹
Phiên âm :
Diễn, Hoàn hình thắng huyện danh đông
Tú phát anh tài dĩnh tướng công
Lục nghệ thi, thư, đình giảng tổ
Nhất môn phụ, tử, bảng liên-đồng
Liên thăng sĩ lộ quân hành nhiệm
Xanh trụ hoàng gia trụ thạch công
Trung hiếu lưỡng toàn huân hách dịch
Phong bi ngật lập đối thương khung
Dịch nghĩa :
Diễn, Hoan danh thắng nhất miền đông.
Nức tiếng anh tài có Tướng-công
Sáu nghệ thi thư, nền nếp cũ ; Một nhà khoa bảng, bố con chung ! Đường mây thăng tiến nơi quân quốc ; Trụ đá kiên trì với núi sông
Trung hiếu đôi đường công chói lọi, Bia xanh rạng rỡ với thương-khung.16
天開泰運出儒真
科目梯階以進身
潤色命辭疆鄭囯
能容才德保黎民
昴昴節勁挺筠柏
奕奕枝芳碰桂春
忠厚老成朝柱石
用流累世久長仁
Phiên âm :
Thiên-khai Thái-Vận xuất nho chân Khoa mục thế giai dĩ tiến thân Nhuận sắc mệnh từ cường Trịnh Quốc, Năng dùng tài đức bảo lê dân Ngang ngang tiết kính đình quân bách, Dịch dịch chi phương liên quế xuân Trọng hậu lão thành triều trụ thạch, Dụng lưu lủy thế cửu trường nhân.
Dịch nghĩa :
Trời cho gặp vận, nẩy nho-chân, Mượn bước khoa danh để tiến thân. Nhuận sắc văn thơ phù đất nước,
Tín dùng tài đức giúp nhân dân ! Đề cào kính tiết đường quân bách ; Sực nức mùi hương, cội quế xuân. Trọng hậu lão thành tay trụ thạch, Muôn đời còn mãi tấm lòng nhân.
ÔNG NGUYỄN-CÔNG-THỰC 阮公實
Người Làng Vân-Điềm huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh. Đời truyền : Ông Tổ nhà ông nhà nghèo, biết chữ, sống về nghề dậy trẻ học. Gặp năm mất mùa, dân xóm không ai nuôi ông. Ông cùng 2, 3 người làng cũng làm nghề dạy học, đi xa lên mãi Thượng-Đạo, Hưng-Hóa dạy trẻ học. Nơi đây ít người biết chữ, nên rất được trọng đãi. Cứ từ đầu đến cuối năm về nhà một lần, mỗi người đều có một vài hốt bạc tiền công, đem về chi dụng, vợ con ở nhà chỉ trông vào món tiền đó để trang trải công nợ, năm nào cũng thường như thế. Có một năm, gần Tết, ông cùng hai, ba anh em bạn từ Thượng-Đạo trở về, trong túi ông chỉ có một hốt bạc, các anh em ai cũng đều có nhiều hơn. Trong khi đi đường anh em còn ngồi hàng uống nước. Duy mình ông cứ đi trước, đến quán ở bên đường ngồi nghỉ, để đợi anh em.
Nhác thấy trong quán có một người ăn uống, thô-tục, vẻ mặt uất-giận, vừa ăn vừa dức lác rằng : « Ta ăn uống xong, ta sẽ đến nhà mày tự tử, để gieo vạ cho mày ! » Ông hỏi người ấy sao lại nói gở như vậy ?
Người ấy vừa khóc vừa nói : « Tôi có vay nợ nhà giầu kia đã trả tiền lời rồi, còn tiền gốc không trả được, chủ nợ giam giữ mẹ tôi. Nay hết năm rồi, ai cũng vui mừng năm mới, mà tình-cảnh tôi như thế, tôi còn sống làm gì nữa. Tôi định ăn uống no say, rồi đến nhà nó tự-tử gieo án-mạng cho nó. »
Ông liền lấy tình, lý mà khuyên giải rằng : « Nếu chưa trả được nợ, thì nên van khất, có lý nào lại gieo án-mạng cho
người ta, là trái đạo trời đất không nên ! Vả anh có mẹ già mà anh liều chết, thì mẹ anh trông cậy vào ai ? » Người ấy nghe ông nói có lý, liền tỉnh ngộ, khóc và nói rằng : « Ông nói rất phải, nhưng chủ nợ quá nghiệt, tôi đã nhiều lần van xin, mà họ không thương. Ngày nay, nhà nghèo không vay mượn được tiền lấy gì trả nợ, mà mang mẹ về được. Như thế thà chết đi cho xong ! » Nói xong, lại khóc òa lên. Ông thương tình mà hỏi rằng : « Anh nợ bao nhiêu ? » Người ấy trả lời : « 30 Quan tiền. » Ông nói : « Nay thế đã cùng rồi, biết làm sao được. Tôi có hốt bạc đây, tôi cho anh để trả nợ, mà chuộc mẹ về, đừng liều mạng nữa. » Rồi ông móc túi lấy tiền trao cho người ấy. Người ấy nhận bạc lậy rập xuống đất cám ơn, rồi mang bạc đi. Trong khi ấy vì lòng quá thương người, nên cho tiền. Nhưng khi người ấy đi rồi, lại nghĩ : năm cùng, tiền thiếu, vợ con ở nhà ngóng mình về, nay về tay không, lấy gì mà sống, bất giác ngồi ngây người ra đến nửa giờ.
Khi các anh em đi đến, thấy ông ngồi ngây ra không nói, lấy làm lạ, hỏi cớ sao ? Ông liền kể chuyện cho bạc. Anh em đều trách rằng : « Đó là nó thấy mình có bạc, nó bày mưu bịp mình. Nhà nghèo đi dạy học công được mấy tý mà không cẩn-thận. » Ông liền giải thích không phải thế đâu… Chủ quán cũng nói : « Người ấy không phải người lừa gạt đâu, chính ông này thương người mà cho đấy. » Anh em không tin, đều ái ngại cho ông. Ông cũng không biện-bạch nữa, chỉ dặn anh em rằng : « Chuyện đã trót rồi, anh em giữ kín, về nhà đừng nói cho vợ con tôi biết, nó dầy vò tôi » Anh em đồng ý cùng về, đến nhà là ngày gần tết, bà vợ hỏi năm nào
"""