🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đàn Ông Sao Hỏa - Đàn Bà Sao Kim: Tìm Lại Tình Yêu
Ebooks
Nhóm Zalo
Mục lục
Lời giới thiệu
Chuyện đời tôi
PHẦN MỘT - SAO HỎA VÀ SAO KIM - LÀM LẠI TỪ ĐẦU 1. Sao Hỏa và sao Kim - Làm lại từ đầu
2. Trái tim thương tổn
3. Quãng thời gian tình cảm bị gián đoạn
4. Đau lòng vì mất mát tình yêu
5. Giải tỏa cảm xúc
6. Kết thúc thanh thản sẽ dẫn tới một khởi đầu tốt đẹp 7. Hai cách thức tìm lại sự thanh thản cho tâm hồn 8. Tìm sự tha thứ
9. Chia tay trong yêu thương
10. Xóa bỏ cảm giác bị tổn thương
11. Nguyên tắc 90-10
12. Xử lý "Điểm nóng"
13. Tưởng nhớ tình yêu xưa
14. 90 Cách hàn gắn trái tim
PHẦN HAI- SAO KIM - LÀM LẠI TỪ ĐẦU
1. Khắt khe chọn lựa
2. Những áp lực mới của việc hẹn hò
3. Quen nhiều người nhưng không nên sống buông thả
4. Xu hướng ngợi ca quá khứ
5. Sa lầy vào đau khổ
6. Yêu người khác có phải là phản bội?
7. Tình dục và lòng tự trọng
8. Không nên xem tình dục là một bổn phận 9. Đòi hỏi một tình cảm nồng nàn
10. Lý tưởng hóa đời thực vì ảnh hưởng của phim ảnh 11. Bị cảm giác đánh lừa
12. Lãng mạng quá mức
13. Nỗi mong đợi người đàn ông nhạy cảm
14. Sự thiên lệch trong cách nhìn
15. Thái độ bất cần
16. Vị tha đến mức bao đồng
17. Dốc lòng chăm sóc người khác
18. Né tránh tình cảm gần gũi
19. Con cái và những níu kéo trên đường đến với tình cảm mới
20. Phản ứng không chấp nhận của con cái
21. Những biểu hiện cảm xúc sai lầm
22. Lý tưởng hóa cuộc sống đơn thân
23. Không dành thời gian cho tình yêu phát triển PHẦN BA - SAO HỎA - LÀM LẠI TỪ ĐẦU
1. Đối diện với thử thách mới
2. Quan hệ tình dục sau cú sốc tình cảm
3. Những "Chứng nghiện" tích cực
4. Công việc, tiền bạc và tình yêu
5. Chỉ có tình yêu thôi chưa đủ
6. Xem thường những bài học của quá khứ 7. Có nhất thiết phải đoạn tuyệt tình cảm? 8. Tình đơn phương
9. Vướng vít trong chuyện cũ
10. Đừng buộc bạn tâm giao phải là người hoàn hảo 11. Nóng vội
12. Đâu là người bạn tâm giao?
13. Sống trong ảo vọng
14. Đổ lỗi cho người phụ nữ
15. Quá cầu toàn
16. Thái độ dè dặt trong tình cảm
17. Phân vân giữa cho và nhận
18. Quá kỳ vọng vào những điều lớn lao 19. Tìm kiếm sự quân bình
20. Chọn đúng người phụ nữ cho mình 21. Học cách chia tay
22. Những xu hướng tự hủy hoại mình 23. Tìm lại sức mạnh và sự tự tin của bản thân LỜI KẾT - HÃY CHỌN LỰA YÊU THƯƠNG LẦN NỮA
LỜI GIỚI THIỆU
S
ự mất mát, đổ vỡ trong tình yêu có thể lập tức biến đổi cuộc sống chúng ta. Dù biết phải làm lại từ đầu, nhưng việc bỗng nhiên phải đối mặt với sự trống vắng trên
chặng đường sắp tới khiến ta không khỏi hụt hẫng. Ta nhận thấy mình vừa mất đi điều thân quen, thiêng liêng nhất, vừa lúng túng trước tương lai không biết ra sao. Đầu óc hiện ra bao câu hỏi trong khi trái tim chứa đầy khổ đau.
Hãy dành một chút thời gian đồng hành cùng quyển sách này và nhận ra mình cần làm gì để cuộc sống tốt hơn. Những điều tâm huyết trong cuốn Đàn ông Sao Hỏa, Đàn bà Sao Kim – Tìm lại tình yêu được tôi viết ra sau hai mươi tám năm tích lũy kinh nghiệm tư vấn cho nhiều người hàn gắn vết thương lòng sau khi tình yêu đổ vỡ hay mất đi người thân. Dù mỗi người có một cảnh ngộ khác nhau, nhưng họ đều có một điểm chung là bất hạnh trong tình cảm.
Những giải pháp đề cập trong cuốn sách từng đưa lại kết quả tốt đẹp cho nhiều người, trong đó có bản thân tôi. Sau một lần ly dị, tôi đã phải làm lại từ đầu, tiếp đó tôi còn phải đối diện với cái chết đau lòng của cha và em trai. Nhưng nhờ tự chữa lành vết thương, tôi thêm trân trọng hạnh phúc do chính mình xây đắp, đồng thời rộng mở trái tim để có thể nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo hơn. Cuộc đời tôi bước sang trang mới, với nhiều niềm vui và thành công. Từng ngày của hành trình hàn gắn vết thương đều đem đến cho tôi những ý tưởng và khám phá mới. Tôi cảm ơn cuộc sống đã cho tôi cơ hội gặp Bonnie - người bạn đời tâm giao để tôi có thể xây đắp một mái ấm hạnh phúc như hiện tại.
Những trải nghiệm trong cuộc sống giúp tôi làm tốt hơn công việc tư vấn, giảng dạy, và quan trọng hơn – giúp tôi trở thành người chồng, người cha tốt trong mắt các con. Cuối hành trình vượt thoát nỗi đau, tôi nhận ra rằng còn rất nhiều món quà đặc biệt dành cho những ai biết làm lại từ đầu và tìm kiếm tình yêu chân thực.
Giống như để cho ra đời một sự sống mới buộc phải có những cơn đau chuyển dạ, đối diện với những mất mát, bất hạnh trong cuộc sống chính là quãng thời gian thử thách để tìm lại hạnh phúc ở cuối con đường. Vượt qua quá trình này sẽ cho bạn một vốn sống quý giá, một cuộc đời mới. Sau một vài điều chỉnh ban đầu, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, bạn sẽ sớm nhìn lại và thấy rằng tất cả nỗi đau ấy chỉ còn là ký ức.
Cuốn sách này được chia làm ba phần. Phần đầu: Sao Hỏa và Sao Kim - Làm lại từ đầu, đề cập những bước cơ bản trong quá trình hàn gắn vết thương đối với cả hai giới. Phần hai có tựa đề Sao Hỏa và Sao Kim - Làm lại từ đầu nói đến những khó khăn phụ nữ gặp phải trong quá trình xây dựng lại quan hệ tình cảm. Phần cuối là Sao Hỏa – Làm lại từ đầu, trình bày những thử thách nam giới thường phải đối mặt.
Dù quá trình hàn gắn vết thương lòng của chúng ta là như nhau, nhưng mỗi người lại gặp phải những thử thách riêng. Điều này đòi hỏi mỗi người cần có sự nhìn nhận sâu sắc về tình huống của mình, từ đó lựa chọn phương pháp tốt nhất cho bản thân. Cuốn sách này nhằm chỉ dẫn cho bạn cách hàn gắn vết thương lòng, dù bạn gặp phải bất kỳ nỗi mất mát nào. Hãy tin rằng bạn không bao giờ đơn độc, bởi cuộc sống còn bao người rơi vào tình cảnh như bạn nhưng họ đã vượt qua. Họ đã sống để tiếp tục yêu thương. Và bạn cũng sẽ như thế!
Đàn ông Sao Hỏa, Đàn bà Sao Kim – Tìm lại tình yêu là cuốn sách viết nên từ thâm tình và thiện chí, đồng thời cũng là món quà tôi muốn gửi đến cuộc đời. Mong rằng nó sẽ hữu ích trong lúc bạn phải đương đầu với những vất vả của trái tim.
- John Gray, Ph.D.
CHUYỆN ĐỜI TÔI
Nỗi đau mất mát bi thảm nhất cuối cùng cũng qua đi. Đ
ang hưởng tuần trăng mật cùng Bonnie, tôi nhận được một cuộc điện thoại với tin báo khủng khiếp - cha tôi nằm chết trong thùng xe. Ông bị tấn công, bị trói và bỏ
vào cốp, chiếc xe nằm trơ trọi bên lề đường. Sau vài tiếng đồng hồ dưới cái nắng đổ lửa của bầu trời Texas, ông chết vì say nắng. Cũng như cảm giác của bao người khác khi mất người thân, lòng tôi quặn thắt, không muốn tin vào tai mình.
Một thời gian sau đó, tôi sống trong nỗi đau buồn, nhớ thương người cha quá cố. May sao, Bonnie luôn ở bên an ủi, động viên, nhờ đó tôi có được sự hỗ trợ cần thiết để xoa dịu nỗi đau. Giờ đây, mỗi khi nhớ về cha - thay vào cảm giác đau đớn là cảm giác ấm áp, ngọt ngào với những kỷ niệm yêu thương hai cha con từng có với nhau.
Hai năm sau khi cha tôi qua đời, tôi lại nhận một tin báo còn khủng khiếp hơn. Em trai Jimmy vừa tự tử. Thế gian này quá đỗi lạnh lùng và khắc nghiệt đối với tâm hồn nhạy cảm của Jimmy khiến em đành chọn cách từ bỏ mạng sống của mình. Sau khi bị dính vào ma túy và chia tay bạn gái, cuộc sống của Jimmy ngày càng sa sút. Em tôi bị rối loạn thần kinh và phải điều trị bằng thuốc. Thời đó, thuốc men chưa được tốt như bây giờ. Tác dụng phụ khiến cuộc sống em tôi ngày càng khổ sở hơn.
Hồi bé, hai anh em tôi rất thân nhau. Mất đi đứa em trai, với tôi thật kinh khủng. Tôi lại rơi vào cảm giác nghẹn ngào, hụt hẫng
như khi cha qua đời. Không những thế, tôi còn ân hận vì không giúp gì được em. Hàng ngày tôi đã giúp bao nhiêu người khác, nhưng không thể cứu nổi em mình.
Trong sự dằn vặt vì mất mát ấy, tôi học được cách tha thứ bản thân. Tôi quyết tâm tập trung nghiên cứu tâm lý. Thấy những phương pháp truyền thống ít có hiệu quả, tôi nhẫn nại tìm hiểu, mở mang kiến thức về quá trình hàn gắn nỗi đau. Từ mặc cảm có lỗi, xấu hổ vì không cứu được em, nay tôi đã chữa lành trái tim cho mình. Tôi trút bỏ được suy nghĩ phải hoàn hảo mới xứng đáng được yêu thương. Tôi đã phân biệt rõ sự giúp đỡ nhiệt tình trước nhu cầu của người khác và suy nghĩ sai lầm rằng mình phải chịu trách nhiệm với họ. Và món quà quý nhất chính là tôi vẫn có thể tiếp tục cảm nhận tình yêu mình dành cho em trai trong sự thanh thản. Thay vào nỗi dằn vặt, tôi cảm ơn vì em mình không còn phải chịu đau khổ nữa. Dù không thể cứu em, nhưng từ đó đến nay tôi đã dành trọn cuộc sống giúp nhiều người tự cứu mình. Với tôi, em trai luôn sống trong trái tim và là nguồn động lực thôi thúc tôi nỗ lực phấn đấu vì một thế giới tốt đẹp hơn.
- John Gray, Ph.D.
PHẦN MỘT
SAO HỎA VÀ SAO KIM - LÀM LẠI TỪ ĐẦU
1
SAO HỎA VÀ SAO KIM - LÀM LẠI TỪ ĐẦU
T
rở lại cuộc sống độc thân, nam nữ phải đối mặt với nhiều thử thách khác nhau. Thông thường cách tư duy, cảm nhận, giao tiếp giữa hai giới không giống nhau nên phản
ứng của họ trước mất mát tình yêu cũng khác nhau. Khi rơi vào khủng hoảng tình cảm, phản ứng bản năng của phụ nữ không như nam giới. Nhu cầu đôi bên cũng khác biệt, điều người phụ nữ thấy tốt nhưng với đàn ông chưa hẳn đã thế. Sự khác biệt ấy khiến ta cảm tưởng như họ đến từ hai hành tinh xa lạ - sao Hỏa và sao Kim.
Dù cách xử trí khác nhau, nhưng nam nữ có thể cảm nhận nỗi đau như nhau. Xây dựng lại quan hệ tình cảm sau khi hôn nhân đổ vỡ hoặc mất người thân đều là những thử thách lớn nhất trong cuộc đời. Có ở trong tình cảnh ấy ta mới thấy điều này nằm ngoài sự tưởng tượng của mình.
Xây dựng lại quan hệ tình cảm sau khi ly dị, đổ vỡ, hay mất người thân đều là những thử thách lớn nhất trong mỗi cuộc đời.
Trái tim đau đớn, than khóc trong cô đơn và bối rối. Ta sững sờ thấy mình sao quá tuyệt vọng. Ta vật vã tranh đấu với sự bất lực của mình nhằm thay đổi thực tế phũ phàng. Ta như quẫn trí khi ngày càng chìm sâu vào đau khổ, vô vọng. Trong ta là cảm giác
lạc đường, hụt hẫng giữa biển cả hoang vắng, tối tăm. Thời gian chậm lại và từng giây khắc như kéo dài vĩnh viễn.
Sau khi tình cảm mất mát, ta vật vã tranh đấu với sự bất lực của mình nhằm thay đổi thực tế phũ phàng.
Đó chẳng qua là sự vật lộn lấp đầy từng khoảnh khắc trống vắng cho qua ngày. Nỗi đau có khi khiến trái tim ta trở nên tê lặng vô hồn, nhưng chỉ cần ai đó vô tình chạm phải – ngay lập tức trong ta sẽ thức dậy khao khát tình yêu xưa. Chưa bao giờ nhu cầu yêu thương, gắn bó trong ta lại trỗi dậy mạnh mẽ đến khổ sở như thế. Đối mặt với thực tế bất hạnh, ta thấy đời mình như chẳng thể nào sống lại những ngày tươi đẹp như trước. Khi không thể thay đổi chuyện đã xảy ra, chúng ta rất dễ rơi vào tâm trạng buông xuôi cho số phận.
Hãy tin rằng sau bóng tối, ánh bình minh sẽ ló rạng. Dù chưa thể hình dung hết, nhưng cuộc sống sẽ trở lại ý nghĩa bình thường của nó.
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÀN GẮN
Để xoa dịu trái tim tan vỡ, ta cần phải đi hết quá trình hàn gắn vết thương. Điều này cần phải có nhận thức, hiểu biết, nhưng phần lớn mọi người đều chưa rõ điều kiện của nó. Trường học cũng như những kinh nghiệm thực tế cuộc sống đều không dạy ta cách hàn gắn vết thương lòng. Trong cơn tuyệt vọng, yếu đuối, thường ta chỉ biết làm theo lời khuyên của gia đình, bạn bè, hoặc hành xử theo bản năng. Ta dễ lựa chọn sao cho có được sự khuây khỏa, nhưng suy cho cùng, đó chỉ là một giải pháp tạm thời, không thể hỗ trợ hay hoàn thành quá trình hàn gắn một cách hiệu quả.
Trường học không dạy cách hàn gắn vết thương lòng.
Thực tế sau khi tình yêu tan vỡ, một số người vẫn có cuộc sống thành đạt, nhưng đó chỉ là thiểu số. Phần đông, sự tuyệt vọng trong tình cảm luôn kéo theo sự sa sút nhiều mặt trong cuộc sống. Tùy theo mức độ, cách thức khác nhau, họ tiếp tục gánh chịu sự thiệt thòi. Giống như con chim sợ làn cây cong, nỗi đau mất mát khiến họ luôn sống trong sự khép mình, sẵn sàng phòng thủ.
Bên cạnh đó, một số người để tránh cảm giác đau khổ lại gắng tìm cách sống trong thờ ơ, quên lãng. Kết quả chẳng khác nào họ đang vô tình đóng chặt cánh cửa trái tim và làm tê liệt cảm xúc của bản thân. Cuộc đời cứ lặng lẽ trôi đi, hạt mầm yêu thương dần lụi tàn trên mảnh đất tâm hồn cằn cỗi.
Trở lại cuộc sống độc thân luôn là một biến cố lớn. Tuy nhiên biến cố nào cũng vậy, đều tiềm ẩn nguy hiểm và cơ hội. Cơ hội ở đây là khả năng hàn gắn vết thương lòng, tâm trí mạnh mẽ hơn để ta có thể vượt qua sóng gió một cách bình an. Nguy hiểm ở chỗ ta không đủ nghị lực để đi hết quá trình hàn gắn. Chỉ vin vào thời gian không thôi thì không thể nào xoa dịu mọi vết thương. Tất cả phụ thuộc vào cách xử trí của mỗi người trước biến cố ấy.
QUÁ TRÌNH HÀN GẮN VẾT THƯƠNG
Muốn khẳng định đã hoàn tất quá trình này, quan trọng phải hiểu trái tim lành vết như thế nào. Để dễ hình dung, bạn có thể liên tưởng tới khúc xương gãy đang trong quá trình lành trở lại. Điều này sẽ giúp ta nhìn nhận, tôn trọng tiếng nói của trái tim.
Thông thường, cơ thể có khả năng tự chữa lành xương gãy. Chỉ cần tạo điều kiện cho quá trình chữa lành tự nhiên ấy, xương sẽ liền trở lại.
Tương tự, nếu ta biết dưỡng nuôi cảm xúc cho trái tim đau khổ, lòng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, phiền muộn rồi sẽ qua đi, tình yêu và hạnh phúc rồi sẽ quay trở lại.
Trái tim tan vỡ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi vết thương được chữa lành.
Để quá trình tự chữa lành của cơ thể có hiệu quả, khúc xương gãy cần được sắp lại, bó bột bảo vệ. Nắn lại xương không đúng sẽ khiến nó bị vênh hoặc cong khi lành; thiếu thời gian bó bột tịnh dưỡng thích hợp, xương sẽ bị yếu. Nhưng nếu cứ khư khư giữ chặt lớp băng bảo vệ, xương cũng không bao giờ có thể cứng cáp trở lại. Quá trình hàn gắn vết thương lòng cũng có sự tương đồng như thế. Không thể chữa lành trái tim phiền muộn khi ta chỉ đinh ninh là mình sẽ vượt qua nỗi đau. Dù quá trình này diễn ra rất tự nhiên, nhưng nếu không hiểu nó khởi đầu và kết thúc ra sao, ta sẽ vô tình can thiệp hoặc gây cản trở. Từ so sánh với đoạn xương gãy tự lành, ta có thể nhận ra ba bước chính giúp hàn gắn trái tim.
Ba bước chữa lành xương gãy là: được giúp đỡ, sắp lại xương và bó bột bảo vệ để xương có thời gian tự liền lại. Tương tự, ba bước hàn gắn trái tim gồm có:
Bước Một: Được giúp đỡ
Bước Hai: Đau buồn vì mất mát
Bước Ba: Trái tim vui trở lại
BA BƯỚC HÀN GẮN TRÁI TIM
Bước Một: Được giúp đỡ
Khi bị gãy xương, đầu tiên ta phải tìm sự trợ giúp. Trong lúc này, bạn luôn cần người khác hỗ trợ, cho dù bạn có là bậc thầy nắn xương đi nữa. Tương tự, khi trái tim đau khổ, bước đầu tiên và quan trọng nhất là được giúp đỡ. Đây không phải là lúc “tự lực cánh sinh” và nghiến răng chịu đau khổ một mình. Nam giới có thể chữa lành vết thương tình cảm nhanh hơn nếu có được sự đồng cảm từ những người cùng cảnh ngộ. Còn với phụ nữ, tốt nhất là có người lắng nghe. Chia sẻ tâm sự với người biết cảm thông chính là tìm đến sự an ủi, động viên cần thiết trong quá trình chữa lành vết thương tình cảm.
Nam giới có thể chữa lành vết thương tình cảm nhanh hơn nếu có được sự đồng cảm từ những người cùng cảnh ngộ, trong khi với phụ nữ, tốt nhất là có người lắng nghe.
Sự hỗ trợ của những người đã lành vết thương tình cảm hay sự giúp đỡ, khuyên bảo của các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có thêm niềm tin vượt qua sóng gió cuộc đời.
Qua quyển sách nhỏ này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân vô tình đẩy đôi bên trở nên xa lạ với tình yêu và sự hỗ trợ cần thiết cho việc hoàn tất quá trình hàn gắn vết thương. Ngoài ra ta sẽ đi sâu vào những chiến lược thực tiễn để có được sự hỗ trợ như mong muốn. Dù không có cách nào giúp nỗi đau biến mất ngay lập tức nhưng ta hoàn toàn có thể làm cho nó nguôi ngoai và chịu đựng nó dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ ấy. Sự giúp đỡ đúng cách và đúng lúc sẽ giải tỏa nỗi đau để tâm hồn rộng mở đón nhận niềm vui và sự thanh thản.
Bước Hai: Đau buồn vì mất mát
Tiếp theo sự hỗ trợ, ở bước này, phải sắp xương lại như trước lúc gãy. Nhờ xếp lại như vậy, xương mới có cơ hội liền thẳng trở lại. Tương tự, trái tim tan vỡ cũng cần phải được trả lại hiện trạng
cũ. Ở giai đoạn hai, ta phải dành thời gian chiêm nghiệm nỗi đau mất mát qua những kỷ niệm về người xưa và tình cảm hai bên từng có.
Khi mất đi người thân, nhớ về quá khứ thường gợi lên cảm giác đau lòng, đồng thời thức dậy tình yêu hai người từng dành cho nhau. Trải nghiệm lại tình yêu đó sẽ giúp lòng bạn được xoa dịu.
Cảm giác biết ơn những khoảnh khắc tốt đẹp và tha thứ cho lỗi lầm của nhau khiến trái tim tràn đầy yêu thương - điều cần thiết giúp vết thương tự lành.
Nếu đang gượng dậy sau cú sốc tình cảm hay ly dị mà lòng đầy cảm giác hụt hẫng vì bị phụ bạc, có thể thay vì cảm giác đau buồn, mất mát, bạn chỉ thấy phẫn nộ mà thôi. Lúc này, nhiệm vụ “sắp lại trái tim” đồng nghĩa với đi tìm sự tha thứ. Sau đó bạn mới có thể sống thật với nỗi đau của mình.
Ngay cả khi vui mừng, nhẹ lòng vì chấm dứt được một mối quan hệ ê chề, cay đắng, bạn vẫn nên hồi tưởng lại những ước mơ tươi đẹp ban đầu hai bên cùng xây dựng. Sau khi chia tay, muốn phục hồi trái tim như hiện trạng ban đầu, ta phải tìm hiểu, nhìn nhận điều tốt đẹp và tha thứ lỗi lầm cho nhau. Quá trình này sẽ giúp ta giải tỏa, thanh thản tiếp tục cuộc sống với trái tim rộng mở cho một tình yêu cao thượng, vững bền.
Trái tim không thể nào rộng mở thực lòng với người khác khi nó hoàn toàn đóng cửa với ai đó trong quá khứ.
Khi quá trình hàn gắn vết thương chưa hoàn tất, đàn ông thường có xu hướng thiếu thiện chí với người khác, còn phụ nữ có cảm giác như không còn biết tin ai. Do vậy, đàn ông có thể có ngay quan hệ tình cảm mới, nhưng khó lòng chung thủy. Trái lại,
người phụ nữ chẳng mấy mặn nồng trong chuyện tình cảm vì lo sợ thêm một lần đau khổ.
Sau màn đêm tăm tối là ánh sáng tràn đầy, tình yêu viên mãn sẽ tràn ngập tim ta một khi ta cảm nhận hết sự trống vắng nội tâm. Các chương sau sẽ trình bày cụ thể giải pháp nên đối mặt với nỗi khổ đau và sự trống vắng tận cùng thế nào để có thể hồi sinh trong tình yêu.
Bước Ba: Vết thương lành
Trong quá trình chữa xương gãy, sau khi đã nắn lại xương, ta phải bó bột bảo vệ và dành thời gian đúng mức để các mô liền lại. Xương lành lặn, khỏe mạnh cũng là lúc tháo bột. Tương tự, với quá trình hàn gắn vết thương lòng, ta cũng nên dành thời gian tĩnh tâm trước khi xây dựng quan hệ tình cảm mới. Ta phải chữa lành đau khổ trong lòng và phục hồi cái tôi mạnh mẽ vốn có rồi mới có thể chia sẻ tình cảm tốt đẹp với người khác. Thời điểm tốt nhất để xây dựng mối quan hệ mới là khi ta thấy tình cảm đến với mình thật tự nhiên, không hề gượng ép. Nói chung, ta phải có được cảm giác toại nguyện và trọn vẹn trước khi bước vào một mối quan hệ thân thiết khác.
Thời điểm tốt nhất để xây dựng mối quan hệ mới là khi ta thấy tình cảm đến với mình thật tự nhiên, không hề gượng ép.
Thường đàn ông rất sớm có quan hệ tình cảm mới, trong khi phụ nữ lại cố tình tránh né, xua đuổi tình yêu. Nếu trước đó không biết dành thời gian cần thiết cho việc hoàn tất quá trình hàn gắn vết thương lòng, người đàn ông dễ bị hạn chế trong khả năng thể hiện tình yêu của mình, phụ nữ sẽ thiệt thòi vì không biết đón nhận tình cảm trọn vẹn.
2
TRÁI TIM THƯƠNG TỔN T
rong mọi mất mát, mất đi tình yêu là điều đau khổ nhất. Dù phải chịu đựng bao nỗi thất vọng và bất công khác, ta vẫn cảm thấy được an ủi và dễ chấp nhận hơn mất đi tình
yêu. Trước những thất bại của cuộc sống, ta vẫn có thể vững tâm nếu biết rằng mình luôn được yêu thương. Nhưng một khi mất đi tình yêu, không có cách nào tìm lại sự khuây khỏa, không gì có thể an ủi hay bảo vệ được ta lúc ấy.
Trước bao nỗi thất vọng, bất công trong đời, tình yêu sẽ an ủi tâm hồn con người, giúp con người vượt qua nỗi đau.
Mất đi suối nguồn yêu thương cũng đồng nghĩa với việc ta đột nhiên mất đi hàng rào bảo vệ, để rồi phải đối diện với nỗi buồn cô lẻ. Khi đó, ta sẽ cảm nhận hết được nỗi buồn, sự trống trải đến tê người. Chia tay với người mình yêu hoặc chứng kiến cái chết thương tâm của người thân đều khiến lòng ta đau nhói. Từ cảm giác sững sờ, ta thấy mình như đột nhiên chết lặng, ngạt thở. Mọi tế bào trong cơ thể như muốn gào thét chối bỏ sự thật. Ta ước gì đó chỉ là một cơn ác mộng. Nhưng rồi chuyện gì xảy ra thì đã xảy ra, ta không thể quay ngược thời gian để thay đổi quá khứ. Khi thừa nhận sự tuyệt vọng của mình cũng là lúc ta bắt đầu thấy cô đơn, cuộc sống nhuốm một màu ảm đạm, lạnh lẽo. Cảm giác chết lặng trong lòng dần tan rã, thay vào đó là nỗi đau ngày một thấm sâu, choán ngợp khắp tâm trí.
Để quên một người mà ta đã từng gắn bó, yêu thương là chuyện không dễ dàng. Muốn khuây khỏa và hàn gắn vết thương lòng, trước tiên ta phải hiểu bản chất tình yêu, sự gắn bó và phụ thuộc giữa đôi bên.
TÌNH YÊU, SỰ PHỤ THUỘC VÀ GẮN BÓ TÌNH CẢM
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, nếu biết rằng có ai đó đang mong chờ ta về nhà, trân trọng giá trị và thành quả ta đạt được, sẽ khiến ta cảm thấy sự hiện diện của mình thật ý nghĩa. Hạnh phúc hơn, đó là khi ta được ai đó chăm sóc, cảm thông và biết rằng mình quan trọng với họ thế nào. Dù có thể tình cảm đôi bên không phải lúc nào cũng êm đẹp, nhưng sự yêu thương, chăm sóc khiến cuộc sống bớt cô đơn, lạc lõng. Thực tế, khi yêu thương ai đó, ta sẽ ngày càng phụ thuộc vào sự hiện diện của người ấy ở nhiều phương diện.
Sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh lên sẽ đưa đến một thay đổi quan trọng. Dần dần, ta không còn cảm nhận nhu cầu yêu và được yêu như ban đầu nữa, thay vào đó là một mong ước cụ thể hơn – nhu cầu yêu thương và được người bạn đời của ta đáp lại. Không còn cảm giác thiếu vắng tình cảm chung chung nữa, mà là một nhu cầu mới: sự khao khát đón nhận yêu thương từ người ấy. Bước thay đổi này chính là sự gắn bó đôi bên.
Trong quan hệ tình cảm, nhu cầu yêu thương được thay bằng sự khao khát đón nhận tình yêu từ bạn đời của mình.
Tình yêu, sự gắn bó với người bạn đời nếu chỉ được người khác trân trọng thôi thì không đủ. Sự trân trọng có ý nghĩa nhất phải đến từ chính người ấy. Trong cuộc sống, ta có thể cho và nhận nhiều cách khác nhau, nhưng trong quan hệ tình yêu, hôn nhân, sự toại nguyện chỉ có được khi ta nhận được sự chia sẻ của người bạn đời.
Mất đi người từng gắn bó tình cảm sâu đậm, ta thường đinh ninh mình sẽ chẳng bao giờ có thể yêu lần nữa. Cuộc sống dường như trở nên vô nghĩa. Cảm giác tuyệt vọng khiến ta càng thêm đau khổ, day dứt khôn nguôi.
Tình cảm càng sâu đậm, nỗi đau càng chất chứa.
Muốn hàn gắn vết thương lòng, cần phải thoát ra khỏi tình cảm quyến luyến xưa, mở rộng tâm hồn để đón nhận những dòng suối yêu thương và tương trợ khác đến với mình. Nếu không, trong ta sẽ chỉ còn sự giày vò đau khổ, cảm xúc dần dần bị tê liệt. Bứt khỏi chiếc bóng của người cũ giúp ta nhìn tình yêu và cuộc sống một cách khách quan hơn, từ đó chờ đón tình yêu để có thể gắn bó trái tim lần nữa.
Có được sự cởi mở ấy là vì ta biết mình xứng đáng được yêu và có thể tìm thấy tình yêu. Ta khám phá ra rằng, tiềm ẩn bên trong bản thân mình là sức mạnh và sự hiểu biết để tìm được cảm giác toại nguyện.
Ẩn sâu bên trong nhu cầu yêu thương của tâm hồn là trực giác và sức mạnh giúp ta tìm thấy sự toại nguyện tình cảm.
Thường thì mức độ tình cảm với người cũ sẽ chi phối nỗi nhớ của ta về người đó. Chỉ khi nào quá trình vun đắp tình yêu dần dần không lệ thuộc vào người xưa nữa, ta mới có thể vơi đi nỗi đau, và sự trống vắng rồi cũng tan biến. Dù tình cảm mới không giống như tình cảm trước kia, ta sẽ tìm được ở đó sự viên mãn như từng có ngày trước.
NGHỆ THUẬT CHO QUA CHUYỆN CŨ
Xây dựng lại quan hệ tình cảm yêu cầu ta phải biết kỹ năng cho qua chuyện ngày xưa. Để tiếp tục sống từng ngày có ý nghĩa, ta
phải một lần nữa cảm nhận được nhu cầu yêu thương thôi thúc dù không được người ấy đáp ứng. Điều này chỉ có thể thành hiện thực khi ta khéo léo vận dụng kỹ năng, nếu không chẳng khác nào ta đang vô tình tự lấy tình cảm trong quá khứ để trói buộc mình.
Xuôi theo dòng chảy cảm xúc chính là bí quyết làm lắng dịu tình cảm xưa. Miễn cưỡng quên chỉ là vô ích mà thôi. Thay vì vậy, hãy gìn giữ và trân trọng tình cảm. Hãy nhớ người đó khi ta cảm thấy khắc khoải, thiếu vắng, hãy biết ơn vì những món quà người xưa trao tặng, và có thể ước trở lại quãng đời tươi đẹp bên người xưa.
Xuôi theo dòng chảy cảm xúc chính là bí quyết làm lắng dịu tình cảm xưa.
Hồi tưởng lại những kỷ niệm về người cũ khiến ta không khỏi buồn đau. Nhưng quá trình hàn gắn cũng bắt đầu từ đó. Thoạt tiên, trong ta là cảm giác mất mát day dứt. Tiếp đó là sự pha trộn rất nhiều cảm xúc khác nhau: tức giận, buồn phiền, sợ hãi và tiếc nuối. Cuối cùng những xúc cảm này dần tan, nỗi đau cũng dần nguôi ngoai mỗi khi nhớ về người cũ. Tình yêu dù đã mất nhưng vẫn để lại dư vị ngọt ngào, làm trái tim ta mạnh mẽ hơn. Khi vết thương lòng hoàn toàn lành lặn, nỗi nhớ không còn dấy lên đau khổ nữa, kỷ niệm sẽ trở thành sợi dây liên hệ chôn giấu trong sâu thẳm đáy lòng. Ta có thể nhắc đến người xưa trong sự yêu thương, thanh thản. Đó là dấu hiệu sẵn sàng vun đắp một tình yêu mới và cũng là nền tảng đảm bảo cho ta hoàn toàn có thể tìm cho mình mối tình bền vững thật sự.
Một trái tim hoàn toàn lành vết khi kỷ niệm xưa chỉ còn gợi lên cảm xúc yêu thương, thanh thản.
Dũng cảm đối mặt với những đớn đau chính là điều đầu tiên ta cần làm khi muốn hàn gắn vết thương lòng. Bước cần thiết tiếp
theo chính là chấp nhận mất mát và để mọi chuyện qua đi, chuẩn bị tinh thần cho một mối quan hệ mới.
Nhiều nền văn hóa cũng như tập tục tôn giáo truyền thống đều có những nghi thức đặc biệt dành riêng cho cảm nhận nỗi đau. Có nhiều cách tưởng niệm. Ví dụ, mặc trang phục màu đen một thời gian dài, thắp nến hoặc nhang liên tục, trồng cây, viếng mộ, giữ lại một kỷ vật nào đó, hoặc vẽ những bức họa đặc biệt. Tuy khác nhau nhưng tất thảy đều có chung một ý nghĩa: dành thời gian nhớ về người xưa là cách tạo cho mình cơ hội hàn gắn vết thương lòng.
TÌM LẠI TÌNH YÊU
Tình cảm không phải là thứ gì đó có thể vứt bỏ trong một sớm một chiều. Bởi vậy, khi mất đi người mình yêu, trái tim yêu thương của ta cũng như ngừng đập. Những gì mình vun đắp bấy lâu bỗng tuột khỏi tầm tay. Cảm giác quá quen thuộc với sự hiện hữu của người ấy lúc này khiến ta rơi vào tâm trạng hụt hẫng, trống vắng. Ta cần một sự đụng chạm dù rất nhỏ, cần một vòng tay ấm áp, một bờ vai để nương tựa nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng khủng khiếp.
Trái tim ta bị nỗi đau khuất phục không phải vì mất mát tình yêu, mà vì cảm xúc yêu thương trong ta tạm thời bị ngưng lại.
Tương lai không u buồn như ta từng nghĩ – đó là điều kỳ diệu ta nhận ra khi thấy trong tim mình cảm xúc yêu thương vẫn tuôn chảy. Ta dần hiểu rằng, mình cần sống để tiếp tục yêu thương, cần sự thanh thản trong tâm hồn để đón nhận những mối quan hệ mới. Ta chấp nhận, chứ không quên đi mất mát. Ta cảm nhận làn gió mát lành nhẹ luồn vào tóc khi chuẩn bị bước vào hành trình mới. Làm lại từ đầu, ta vững tin mình sẽ tìm thấy tình yêu
xứng đáng. Lòng ta dạt dào cảm hứng, muốn có ai đó để chia sẻ với mình ngay lúc này.
3
QUÃNG THỜI GIAN TÌNH CẢM BỊ GIÁN ĐOẠN
L
ý trí muốn khỏa lấp chuyện cũ thật nhanh nhưng con tim vẫn chưa sẵn sàng cho qua tất cả. Tư duy nhanh vốn là chuyện bình thường của lý trí, nhưng không phải là
cách hàn gắn vết thương tình cảm. Lý trí và con tim khác biệt nhau cũng như ánh sáng và âm thanh vậy. Lý trí hoạt động với tốc độ ánh sáng, trong khi đó, tình cảm đi với vận tốc của âm thanh. Đây là một sự khác biệt khá quan trọng.
Thực tế, với việc đo lường một cách cụ thể, người ta có thể nhận biết khách quan sự khác biệt giữa hai loại vận tốc này mà không cần bàn cãi, nhưng với tình cảm lại khác. Dù thông thường không thể thấy hay đo lường được lý trí và con tim, ta vẫn phải xác định sự khác biệt để có thể hàn gắn tổn thương một cách hiệu quả nhất.
Biến chuyển tình cảm đi sau lý trí là chuyện bình thường và thậm chí còn là điều tốt trong quá trình hàn gắn vết thương lòng.
Trước nỗi đau mất mát tình yêu, trái tim cần nhiều thời gian điều chỉnh và gượng dậy hơn lý trí. Lý trí vừa nhắc nhở ta phải quên chuyện cũ và đứng dậy sẵn sàng làm lại từ đầu, nhưng ngay lập tức một đợt sóng cảm xúc đớn đau ập đến. Lúc âm ỉ, khi lại trào dâng không chỉ là đặc điểm tự nhiên của cảm xúc, mà đó
còn là yếu tố cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương. Trái tim không thể nào nói dứt bỏ là dứt bỏ được ngay mọi chuyện, những vướng bận trong lòng cứ đến rồi đi như con nước lên xuống hàng ngày.
Triều thấp cũng giống như khi lòng ta nỗi đau đang vơi dần. Ta nhìn đời bằng đôi mắt lạc quan hơn. Tâm trí thích nghi với sự thiếu vắng, mất mát, ta sẵn sàng đứng lên vì cuộc sống ngày mai. Nhưng cũng giống như con nước lên bất chợt, ta bỗng nhiên bị bủa vây bởi nhiều cảm xúc ngổn ngang. Sự thanh thản, nghị lực vừa mới đây thôi đã bị nỗi muộn phiền, tức giận, e ngại xâm lấn. Điều này là bởi, cũng như ánh sáng và âm thanh song hành với hai vận tốc khác nhau, lý trí và con tim cũng thay đổi, điều chỉnh, thích nghi với mức độ khác biệt. Trong quá trình hàn gắn vết thương lòng, biến chuyển tình cảm đi sau lý trí là chuyện bình thường, thậm chí đó còn là điều tốt.
XU HƯỚNG LẢNG TRÁNH NỖI ĐAU
Đa số chúng ta đều có xu hướng cho qua mọi chuyện thật nhanh khi quá trình chữa lành nỗi đau chưa kết thúc. Suy cho cùng, chẳng ai muốn phải sống trong đau đớn. Quy luật phổ biến trong trong tâm lý con người là lảng tránh những chuyện đau lòng và tìm kiếm niềm vui. Vì thế, khi tâm hồn dấy lên những cảm xúc đau khổ, lý trí sẽ lên tiếng động viên chúng ta phải gượng dậy vượt qua. Ở hoàn cảnh bình thường thì đây là một xu hướng tích cực, nhưng với biến cố tình cảm khiến ta cần hàn gắn nỗi đau của trái tim, nó có thể làm mọi chuyện trầm trọng hơn.
Nếu thiếu sự nhìn nhận thấu suốt cách vượt qua và lệ thuộc vào những cảm xúc tiêu cực trong lòng, đời sống tình cảm có thể trở nên rất khó chịu. Ta muốn trốn khỏi cảm giác mất mát để lòng được thanh thản, nhưng do quá nôn nóng nên vô tình phá hỏng quá trình chữa lành vết thương. Những quyết định, kế hoạch của
ta chỉ có kết quả giải tỏa đau khổ trước mắt mà phản tác dụng về lâu dài. Xu hướng tránh né, kiềm nén cảm xúc đau lòng chính là nguyên nhân của mọi điều phiền muộn về sau.
Tùy theo mức độ, việc kiềm nén cảm xúc đau đớn có thể đem lại phiền muộn về sau.
Kiềm nén những đợt sóng tủi hận, đớn đau, khắc khoải, trống vắng, cô đơn trào dâng trong lòng có thể cho ta chút thanh thản tạm thời, nhưng không thể giúp ta cho qua chuyện cũ được. Không có cái nhìn rõ ràng, tích cực về quá trình hàn gắn vết thương, ta rất dễ chìm sâu vào tuyệt vọng, từ đó càng tìm cách lảng tránh tình cảm thật trong mình. Muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, cần phải dành thời gian cho trái tim liền lặn vết thương.
Cho dù chủ động kết thúc quan hệ tình cảm đi nữa, ta vẫn không tránh khỏi cảm giác đau đớn và mất mát. Đây là chuyện hoàn toàn bình thường. Sau khi chia tay, lý trí có thể an ủi ta rằng, chấm dứt mối quan hệ này cũng tốt, rằng mình sẽ còn những cơ hội khác để gặp người thương yêu mình thực sự. Dù suy nghĩ đúng và lý trí như đã sẵn sàng tiến tới một tình cảm khác, nhưng con tim có thể đi theo chiều hướng ngược lại – buồn vì mặc cảm cô đơn, nghi ngờ rằng mình chẳng thể tìm lại tình yêu và rằng đời mình khó có thể hạnh phúc lần nữa…
CÁCH LẢNG TRÁNH NỖI ĐAU MẤT MÁT Ở NGƯỜI PHỤ NỮ
Thông thường, nữ giới có xu hướng tránh né nỗi đau mất mát và tìm kiếm sự khuây khỏa bằng cách phủ nhận nhu cầu tình cảm của mình. Sau khi trái tim bị tổn thương, họ thường tìm cách tự vệ với quyết định không bao giờ tin tưởng hay lụy vì tình lần nữa. Người sao Kim rất đề cao quan hệ tình cảm, bởi vậy nỗi đau lớn nhất với họ chính là cảm giác bị bỏ rơi. Khi không biết chiêm
nghiệm, lắng nghe tiếng lòng mình để từ đó tìm cách chữa lành vết thương, những người này thường rơi vào hai tình trạng trái ngược nhau. Hoặc họ cố vùi chôn đau khổ bằng cách lấp đầy thời gian rảnh rỗi trong việc phục vụ người khác, hoặc ngược lại, họ né tránh các quan hệ tình cảm thân thiết và tự cô lập mình đến đáng thương.
Phụ nữ có xu hướng tránh né nỗi đau mất mát và tìm kiếm sự khuây khỏa bằng cách gạt bỏ nhu cầu tình cảm của mình.
Công khai thái độ bất cần và tự lập nghĩa là người phụ nữ không cần ai khác cho mình sự an ủi, động viên hay giúp đỡ. Đặc biệt họ rất khó chịu và phản kháng quyết liệt chuyện xây dựng tình cảm riêng tư. Tất nhiên, điều ấy cần phải có thời gian, nhưng vì sợ bị tổn thương, họ đã vô tình đánh giá thấp vai trò của quan hệ tình cảm thân thiết.
Ngược lại, hiến dâng quá nhiều nghĩa là phụ nữ đặt nhu cầu người khác lên trên nhu cầu của bản thân, chẳng hạn: sống hết mình vì con, làm từ thiện, hay xả thân vì một mục đích cao quý nào đó. Đương nhiên phục vụ người khác là việc tốt, nhưng với những phụ nữ bị tổn thương về tình cảm thì đây lại là cách họ trốn chạy, lảng tránh hiện thực.
Người phụ nữ thường có hai xu hướng rũ bỏ đau khổ: hiến dâng cuộc sống của mình cho người khác quá nhiều hoặc né tránh mọi mối quan hệ tình cảm thân thiết.
Giống như người từng bị bỏng, chỉ vừa nghĩ đến lửa đã lo sợ bị bỏng rát lần nữa, khi người phụ nữ bị tổn thương tình cảm, chỉ một ẩn ý gắn bó tình cảm xa xôi cũng có thể khiến tim họ nhói đau. Cương quyết không tin tưởng vào tình cảm của người khác là cách đưa lại cho họ cảm giác an toàn, tránh nguy cơ bị bỏ rơi và phản bội.
Ta sẽ tìm hiểu một số trạng thái cảm xúc của người phụ nữ sau tổn thương tình cảm, đồng thời xem xét phản ứng của lý trí trong họ ra sao. Từ đó có thể thấy rằng, những nỗ lực, quyết tâm của lý trí dù rất hợp lý và có thiện chí nhưng vẫn không thể giúp hàn gắn vết thương tình cảm.
NGÔN NGỮ CỦA LÝ TRÍ VÀ TRÁI TIM TRONG NGƯỜI PHỤ NỮ Cảm xúc trái tim
- Cô đơn khiến cuộc sống của mình thật vô vị. Phải tự làm tất cả. Mình khao khát đón nhận tình yêu và sự giúp đỡ từ ai đó.
- Chán nản biết bao. Dường như chẳng ai hiểu và thực sự quan tâm đến mình. Ước gì có thể quay ngược thời gian.
- E rằng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy tình yêu lần nữa. Không ai khác có thể làm ta hạnh phúc. Trong ta chỉ còn cảm giác bất lực, chẳng thể thay đổi được gì.
- Cảm giác cô đơn, không gia đình khiến ta thật hoang mang. Ta đã làm gì để ra nông nỗi này? Sai lầm có phải từ ta chăng?
- Thật buồn vì mình không có được tình yêu và sự hỗ trợ. Thật bất công. Mình đáng được hưởng nhiều hơn thế. Nếu có tình cảm với nhau mà thế này, thì mình thà không bao giờ yêu lần nữa.
- Tình yêu có lẽ chẳng bao giờ đến với mình lần nữa. Cuộc sống thật trống trải. Trái tim tan nát khó có thể lành trở lại.
- E rằng chuỗi ngày sắp tới mình sẽ sống trong đơn côi mà thôi. Không còn vòng tay ấm áp yêu thương bao bọc ta như xưa nữa.
- Thật đáng tiếc đời mình lại quay ra chiều hướng này. Thật tồi tệ. Giá mà mình có thể làm khác được. Cuộc đời hoang vắng làm
sao.
- Tức thật. Sao chuyện này lại có thể xảy ra nhỉ? Thật không công bằng chút nào. Mình sẽ không để bị đối xử vậy nữa.
- Vì quá tin tưởng tình cảm của anh nên em mới đau đớn và hụt hẫng thế này. Lời thề hứa của anh khi xưa nay đâu? Anh làm em đau lòng lắm, anh có biết không?
- Cảm giác cô đơn thật khủng khiếp. Không biết đời mình rồi sẽ ra sao?
- Cảm giác hổ thẹn làm sao. Lẽ ra đời mình đáng được đón nhận yêu thương hơn nữa. Có lẽ chuyện này sẽ không xảy ra. Mọi việc có thể khác. Sao mình tầm thường thế này.
Lý trí suy luận
- Phải chấp nhận thực tại. Muốn gì thì phải tự làm. Có cần người khác thì cũng vậy thôi.
- Thực ra đâu có cần lụy vì tình đến thế. Đời ta đã cho đi quá nhiều, giờ đến lượt phải hưởng thụ. Cứ chăm sóc cho mình là tốt nhất. Đến lúc phải gượng dậy rồi. Cuộc đời đã sang trang mới.
- Rồi ta sẽ biết cách làm cho mình hạnh phúc. Quá quỵ lụy người khác cũng chẳng hay ho gì. Thử sống vì mọi người xem sao, biết đâu sẽ tìm được niềm vui mới.
- Cứ ngẩng cao đầu mà đi. Cần gì phải thể hiện tình cảm chứ. Không được suy sụp tinh thần. Can đảm lên, ta sẽ không làm gánh nặng cho người khác nữa.
- Mình kỳ vọng cuộc sống quá nhiều đấy. Đời này có gì bất tử đâu. Đến lúc phải cho qua mọi chuyện rồi. Chỉ cần mình biết tự chăm
sóc là đượ c.
- Không nên nói thế. Cứ nhớ lại những kỷ niệm tốt đẹp mà xem. Nghĩ tới những ai luôn yêu quý mình. Cuộc sống rồi sẽ tốt đẹp trở lại thôi.
- Cũng vì thế mà càng phải biết tự lo cho mình hơn. Đừng chờ đợi người khác. Phải mạnh mẽ lên.
- Hãy thử nghĩ về người khác xem, đừng cứ ích kỷ thế nữa. Phải tìm việc gì làm đi chứ. Cứ làm việc rồi sẽ thấy mọi chuyện ổn thỏa ngay thôi.
- Lại kỳ vọng tình cảm quá nhiều rồi. Chỉ cần biết tự lo cho mình là đủ. Không yêu hết mình như thế thì chẳng bao giờ bị tổn thương.
- Mất đi tình yêu cũng đau khổ. Ta phải biết rút kinh nghiệm cẩn thận hơn trước khi gắn bó sâu đậm với ai đó, có vậy mới tránh được tổn thương. Chỉ tiếc cho lòng tin của mình mà thôi.
- Không có người ta, mình vẫn có thể sống được mà. Chuyện đâu đến nỗi tệ. Ít ra mình cũng học được kinh nghiệm để không bị bỏ rơi lần nữ a.
- Nghĩ vậy chẳng tốt cho mình chút nào. Phải làm lại từ đầu và biết yêu thương bản thân, sống cho mình thì tốt hơn. Còn nhiều việc khác cần làm nữa. Khối kẻ còn gặp bất hạnh hơn mình nữa kìa.
Từng ví dụ trên cho thấy, trong khi trái tim vẫn còn cảm giác mất mát, lý trí đã muốn gượng dậy và quên đi mọi chuyện. Đầu óc cương quyết dùng lý lẽ giục giã con tim rũ bỏ muộn phiền. Khi hàn gắn vết thương tình cảm, người phụ nữ nên thận trọng trước xu hướng vội quên chuyện cũ để tâm hồn có thể lập tức
thanh thản. Ngoài ra, cũng không nên né tránh những tình cảm mới nảy sinh. Hãy dành thời gian để cởi mở trái tim, đón nhận và trân trọng sự tương trợ từ người khác.
CÁCH LẢNG TRÁNH NỖI ĐAU MẤT MÁT Ở NAM GIỚI
Người sao Hỏa rất đề cao việc giải quyết vấn đề. Trước nỗi đau, ưu tiên số một của nam giới là làm ngay những gì nằm trong khả năng để loại bỏ cơn đau. Khi không biết rằng trái tim cũng cần thời gian mới có thể liền vết, họ thường rơi vào hai thái cực: làm việc cật lực nhằm né tránh hay xem nhẹ tình cảm lòng mình, hoặc là vội vã lao vào quan hệ tình cảm khác nhằm xoa dịu vết thương tâm hồn.
Vì muốn xúc tiến quá trình hàn gắn vết thương lòng, người đàn ông thường vùi mình vào công việc để khỏa lấp tổn thương tình cảm hoặc vội vã tìm đến một quan hệ tình cảm mới nhằm xoa dịu mất mát.
Điều này lý giải tại sao nhiều người đàn ông lại có thể “nhảy cóc” liên tục trong quan hệ tình cảm. Vì mất tình yêu nên họ giải quyết vấn đề bằng cách tìm lại tình yêu. Vội vã đến với người khác không có nghĩa là họ không yêu người phụ nữ trước đây. Chẳng qua, đó chỉ là cách để họ thoát khỏi nỗi đau mà thôi. Trước mất mát càng lớn, nhiều người đàn ông càng cố tìm đến tình cảm mới thật nhanh. Xu hướng này rất dễ dẫn đến sai lầm về sau.
Việc vội vã lao vào mối tình khác không phản ánh chính xác mức độ tình cảm của nam giới đối với người phụ nữ họ từng yêu trước đây.
Thông thường, đa số nam giới không hiểu cách hàn gắn vết thương lòng. Nguyên tắc sống của người sao Hỏa rất có hiệu quả
trong giải quyết vấn đề, nhưng không thể áp dụng cho trái tim đau đớn vì mất mát. Ít người nào nhận ra rằng sự day dứt của cảm xúc là một yếu tố quan trọng của quá trình hàn gắn. Muốn trái tim mau chóng liền vết, họ phải biết kết hợp bản năng với lý trí, nhận thức và hiểu biết ở mức độ cao hơn. Đặc biệt người đàn ông cần tránh xu hướng lập tức lao vào mối quan hệ mới, bởi sau khi vết thương tạm lành, tình cảm ở họ có thể thay đổi rất nhanh. Để tránh gây hiểu lầm cho một người phụ nữ nào đó, họ nên mở rộng quan hệ tình cảm với hai, ba người cùng lúc vì gắn bó chỉ một người có thể ảnh hưởng không tốt quá trình hàn gắn và cho qua chuyện cũ.
Một khi lý trí đã xác định rõ ràng, nam giới có thể vô tình không biết mình đang can thiệp vào quá trình tự nhiên chữa lành vết thương tình cảm. Dưới đây tóm lược một vài cảm xúc của trái tim thường bị lý trí loại bỏ hay xem nhẹ. Có thể lời lẽ của lý trí rất hợp lý, nhưng nó lại đẩy lùi và kiềm nén tiếng nói của tâm hồn.
NGÔN NGỮ CỦA LÝ TRÍ VÀ TRÁI TIM TRONG NAM GIỚI Cảm xúc trái tim
- Thất vọng quá. Mình căm ghét chuyện này. Thật đau đớn, khó chịu. Lòng mình trống vắng làm sao.
- Mình thật chán nản, chẳng biết làm gì nữa. Mình muốn từ bỏ tất cả.
- Mình cảm thấy thật bồn chồn, lo lắng. Mọi chuyện thế là tiêu tan, chẳng bao giờ như xưa nữa. Mình chẳng làm nên trò trống gì cả.
- Thật hổ thẹn cho mình. Cuộc đời sao toàn thất bại đắng cay. Làm sao có thể đối diện với mọi người đây? Đã vậy, lại còn cảm
giác trống vắng nữa chứ.
- Chuyện xảy ra thật bực mình. Chẳng đáng chút nào, mình sẽ không cam chịu. Không thể để cơ sự như thế này lần nữa.
- Trái tim cô độc của mình đau đớn như muốn bùng vỡ, Chẳng còn gì có thể làm mình hạnh phúc trở lại.
- Chắc là không bao giờ mình có thể tìm lại cảm giác yêu thương. Mình đã mất mát quá nhiều. Làm lại từ đầu biết đâu tồi tệ hơn nữa thì sao?
- Thật đáng tiếc. Phải chi mình hành động kiểu khác. Ước gì mình có thêm một cơ hội nữa để làm lại.
- Chuyện xảy ra khiến mình thật điên đầu. Mình không thể tin nổi nữa.
- Sao lòng ta đau đớn thế này. Vậy mà em đã hứa với anh. Rằng sẽ luôn yêu anh. Sao em có thể bỏ đi như thế?
- Nỗi sợ hãi, tuyệt vọng và trống trải đang tràn ngập khắp lòng mình. Sẽ chẳng bao giờ mình có được hạnh phúc nữa. Không bao giờ ...
- Thật đáng xấu hổ. Lẽ ra mình không nên để chuyện này xảy ra. Lý trí suy luận
- Ta phải cắn răng mà chịu để tiếp tục cuộc sống nữa chứ. Thế giới vẫn chưa đến ngày tận thế mà.
- Thực tại chẳng thể nào thay đổi được. Phải chấp nhận và tiếp tục sống cho mình mà thôi.
- Có nên quá lo lắng như thế không? Cứ sống từng ngày thật bình thường, tự nhiên và làm những gì cần thiết là được rồi.
- Chuyện này lúc nào mà chẳng xảy ra. Giờ hãy đứng lên và tìm cách thoát khỏi tình cảnh. Mình sẽ có được những gì mình muốn, đúng không nào?
- Cuộc đời không công bằng chút nào. Thôi cứ quên đi là xong. Ta chỉ cần biết tự lo cho mình là đủ rồi. Thiên hạ vẫn còn khối người như mình mà.
- Định gặm nhấm nỗi buồn đến bao lâu nữa đây? Buồn phiền chỉ khiến sự việc nghiêm trọng hơn thôi. Hạnh phúc đời người ngắn ngủi lắm. Phải hưởng thụ chứ.
- Chỉ là chuyện bé xé ra to. Chẳng có gì quan trọng đâu. Cứ cho qua để còn tận hưởng cuộc sống.
- Đời này có ai là hoàn thiện đâu. Giờ sự việc chẳng thể thay đổi được gì. Thôi cứ tạm nghỉ ngơi để còn tiếp tục cuộc sống nữa chứ.
- Vậy thì lo gì nữa chứ? Từ giờ trở đi chỉ cần lo cho thân mình là được rồi. Có ai muốn đau lòng đâu?
- Phải trưởng thành, cứng rắn lên chứ. Mình sẽ vượt qua ngay thôi mà.
- Chuyện đã qua hãy để nó qua đi. Sao có thể ôm khư khư nỗi đau này suốt đời được chứ. Phải biết chấp nhận thôi.
- Canh bạc cuộc đời vẫn thường an bài như thế. Đừng than vãn nữa, phải xắn tay giải quyết đi thôi.
Qua mỗi ví dụ trên, rất dễ thấy lý trí đã vô hiệu hóa cảm xúc trái tim như thế nào. Một số ví dụ có thể đúng với không chỉ suy nghĩ
của bạn, mà còn giống những điều bạn bè thường khuyên nhủ. Họ động lòng trắc ẩn với tình cảnh của bạn, nhưng sau vài tuần chứng kiến sự chịu đựng khổ sở, họ thúc giục bạn phải gượng dậy, cho qua chuyện cũ. Đành rằng điều đó xuất phát từ thiện chí, nhưng lời khuyên của họ có thể phản tác dụng.
Bạn bè có lẽ tội nghiệp cho tình cảnh đau khổ của ta, và sau vài tuần thấy ta chịu đựng đau khổ, họ chỉ muốn ta bỏ qua mọi chuyện thật nhanh.
Cũng như lý trí của bạn, người ngoài cuộc thường cho rằng dành nhiều thời gian hàn gắn vết thương lòng càng khiến tình hình xấu hơn mà thôi. Thậm chí họ có thể nghĩ bạn quá yếu đuối, bởi cứ tiếc nuối một chuyện đã chẳng còn có ích gì. Họ ít khi hiểu được sự day dứt trong tâm hồn là bởi trái tim cũng có những lý lẽ riêng của nó.
Lý trí có thể đã hồi phục, sẵn sàng chấp nhận mất mát để tiếp tục cuộc sống, tuy nhiên trái tim cần ít nhất thêm nhiều tháng nữa mới có thể liền vết thương tình cảm.
Với phương pháp thích hợp và thời gian tương xứng, cuối cùng bạn sẽ xua tan bóng đêm tuyệt vọng, trái tim lại tìm thấy ánh sáng tình yêu và hạnh phúc. Quan trọng là phải nhìn nhận hết mọi hậu quả có thể phát sinh vì không để tổn thương tình cảm có đủ thời gian liền vết. Dù đôi bên không còn yêu thương và tương trợ nhau, nhưng trái tim vẫn cần được xoa dịu khi tình cảm chấm dứt.
4
ĐAU LÒNG VÌ MẤT MÁT TÌNH YÊU
Đ
au lòng vì mất mát tình yêu nghĩa là cảm nhận tất cả để giải tỏa mọi cảm xúc đau khổ trào dâng khi nhìn lại mất mát của mình. Dù là quá trình diễn ra rất tự nhiên,
nhưng nhiều khi ta vô tình can thiệp không đúng lúc. Như chương trước đã giải thích, sai lầm thường mắc phải là chúng ta cố vượt qua biến cố thật nhanh, không cho mình có đủ thời gian bình tâm trở lại. Sai lầm khác nữa là không cho phép bản thân trải nghiệm hết mọi cảm xúc.
Mất đi người thân hay đổ vỡ tình yêu đều để lại trong ta những đau đớn, phiền muộn. Để chấm dứt sự ràng buộc với người xưa hay với tình cảm đã qua, ta phải trải nghiệm mọi cảm xúc của mình mới có thể vơi bớt khổ tâm.
BỐN CẢM XÚC TRONG QUÁ TRÌNH HÀN GẮN VẾT THƯƠNG TÌNH CẢM
Sự day dứt vì kỷ niệm chỉ có thể nguôi ngoai khi ta cảm nhận hết bốn cảm xúc đặc trưng của quá trình hàn gắn vết thương lòng: giận dữ, buồn phiền, sợ hãi và đau khổ. Lòng còn cảm giác giận dữ hay phiền muộn nghĩa là ít nhiều ta vẫn chưa quên được chuyện cũ. Nếu chỉ thấy sợ hãi và đau đớn, tức là ta chưa thực sự cởi mở đón nhận những tình cảm mới đang chờ đợi mình. Từng
cảm xúc này đều có ý nghĩa quan trọng, giúp ta cho qua chuyện cũ để có thể gượng dậy làm lại từ đầu.
Cảm xúc đầu tiên: Giận dữ
Tức giận là cảm xúc đầu tiên khi ta nhìn nhận sự việc xảy ra ngoài ý muốn của mình. Đó là lúc tình cảm trong lòng không được toại nguyện và cũng là dấu hiệu báo động buộc ta phải ngừng lại, điều chỉnh bản thân trước thực tế cuộc sống. Khi mất mát tình cảm, nếu cứ cố nén cơn giận, ta dễ rơi vào trạng thái tê liệt cảm xúc, trở nên vô hồn và lạnh nhạt với tất cả. Giận dữ giúp ta thoát khỏi cảm giác thờ ơ, từ đó có thể kết nối lại cảm xúc nồng nàn với tình yêu và cuộc sống.
Khi cơn giận tan biến, trong ta sống lại những cảm xúc nồng nàn dành cho tình yêu và cuộc sống.
Cơn giận qua rồi, ta lại có thể thoát khỏi mối ràng buộc với những ước muốn quá khứ để bắt đầu nuôi dưỡng những kỳ vọng và ước mơ mới.
Một tâm hồn với bao khao khát tự nhiên, vô tư như vậy mới có thể mở ra cánh cửa mới. Thay vì tìm kiếm trong tuyệt vọng rằng “Mình chỉ cần tình yêu của người ấy mà thôi”, trong ta sẽ ngân vang những tiếng gọi mới “Mình muốn được yêu thương” . Ẩn sau khao khát đó là khả năng nhận biết, trân trọng những tình cảm yêu thương và hỗ trợ mới đang tìm đến ta.
Cảm xúc thứ hai: Buồn phiền
Chuyện xảy ra không như mong muốn khiến ta cảm thấy buồn lòng. Sau tổn thương, nếu không cho phép trái tim có những khoảng lặng phiền muộn, ta sẽ không thể điều chỉnh kỳ vọng đúng theo thực tại của mình. Nỗi buồn liên hệ cảm xúc với khả
năng yêu thương, khiến ta thêm trân trọng và tận hưởng những gì đang có. Trong khi sự giận dữ có tác dụng chầm chậm hồi sinh niềm đam mê cuộc sống trong ta thì nỗi buồn khiến ta có thể mở cửa trái tim đón nhận tình yêu ngọt ngào lần nữa.
Hãy để nỗi buồn tan chảy trong ta để ta lại có thể sống lại những cảm xúc yêu thương ngọt ngào như ngày xưa.
Sau nỗi buồn, ta gạt bỏ sự phản kháng bướng bỉnh trước thực tại và dần dần biết chấp nhận mất mát. Đây là cơ sở để điều chỉnh kỳ vọng bản thân. Biết nhìn lại và cảm nhận những sắc thái mơ ước của mình có ý nghĩa quan trọng với việc xác định lại kỳ vọng. Vị trí “độc tôn” của người xưa giờ đây được thay thế bằng nhu cầu được sống trong yêu thương. Phía sau mong đợi vô tư đó là sự tự tin, quyết đoán giúp ta thực hiện mơ ước lòng mình.
Cảm xúc thứ ba: Sợ hãi
Sợ hãi là cảm giác khi ta nhìn nhận sự việc có thể xảy ra ngoài ý muốn của mình. Cảm giác sợ hãi và khả năng phản kháng khi gặp chuyện không may sẽ giúp ta nhận ra điểm yếu của bản thân. Từ sự thừa nhận, ta nhìn rõ nhu cầu cũng như tiềm lực của mình. Đồng thời có thể cởi mở đón nhận sự hỗ trợ cần thiết để trái tim tràn đầy dũng khí và cảm giác biết ơn.
Lo sợ rồi thanh thản trở lại cho ta khả năng hiểu rõ nhu cầu và tiềm lực của mình.
Khi lòng nguôi ngoai nỗi lo sợ, ta mới có thể thích nghi với nhu cầu thực tế. Thay vì cứ đòi hỏi những gì mãi mãi không thuộc về mình, giờ đây ta nhận ra mình cần được yêu thương và giúp đỡ. Cũng từ đó, ta có thêm quyết tâm và sức mạnh để tìm lại tình yêu.
Cảm xúc thứ tư: Đau khổ
Đau khổ là sự chiêm nghiệm điều không thể xảy ra như ý mình muốn. Đó là sự thừa nhận điều mình ao ước không thể nào thành hiện thực. Cảm giác này rất quan trọng nếu ta muốn thật sự thoát khỏi ràng buộc với chuyện xưa. Đau khổ cũng là cách thừa nhận sự bất lực của bản thân trước những sự việc đã xảy ra. Suy tư về điều không thể sẽ giúp ta chuyển sự tập trung vào những gì nằm trong khả năng của mình. Có như thế ta mới nhận được sự thương cảm cần thiết để hàn gắn vết thương và trái tim sống lại cảm hứng yêu thương. Cuối cùng, sau đau buồn sẽ là cảm giác thanh thản.
Đau khổ rồi nguôi ngoai cho ta khả năng nhìn nhận thực tiễn chính xác hơn.
Phiền muộn qua đi, ta lại có thể rũ bỏ những kỳ vọng xa xưa để trái tim sáng lên tia hy vọng mới- hy vọng được yêu thương. Phía sau mong ước mới mẻ ấy là thiện chí và động lực xây dựng lại quan hệ tình cảm. Khi tia hy vọng hé mở cũng là lúc ta bắt đầu thoát khỏi bóng đêm tuyệt vọng.
Từng cảm xúc trên đây đều có vai trò quan trọng đối với quá trình hàn gắn vết thương lòng. Chúng có tầm quan trọng như nhau và không có trật tự cảm nhận nhất định. Thông thường, sau khi đổ vỡ hay thất vọng chuyện tình cảm, thoạt tiên ta giận, rồi buồn, lo sợ và cuối cùng là đau khổ. Tuy nhiên mỗi người có thể trải nghiệm những cảm xúc này theo một trật tự khác.
Nhận biết các cảm xúc hàn gắn vết thương tâm hồn như trên giúp ta hiểu hết tình cảm bản thân để trái tim thực sự liền vết. Một cảm xúc bị xao lãng, kiềm nén có thể làm chậm lại hoặc gây cản trở quá trình tìm kiếm sự thanh thản của tâm hồn. Đau lòng
vì mất mát đúng nghĩa đòi hỏi lý trí cho phép trái tim cảm nhận trọn vẹn từng cảm xúc trên.
VAI TRÒ CỦA VIỆC TRẢI NGHIỆM BỐN CẢM XÚC TIÊU CỰC
Đang lái xe trên đường, nếu muốn dừng xe và quay lại, ta phải dùng thắng. Cảm nhận bốn cảm xúc trong quá trình hàn gắn vết thương tâm hồn kể trên cũng như thao tác thắng trước khi quay đầu xe vậy. Lý trí phải biết đổi hướng đi còn trái tim có vai trò giữ thắng. Muốn thay đổi quan điểm về tình cảm để có thể yêu thương lần nữa, trước tiên ta phải tạm dừng và cho qua mọi bức xúc trong tim.
Đau buồn vì mất mát là quá trình cho qua chuyện cũ để tâm hồn thảnh thơi chọn lựa phương hướng mới, đồng thời cũng là để nhìn nhận lại nhu cầu và mong đợi của bản thân. Khi không còn lệ thuộc vào tình cảm của người xưa, ta có thể cởi mở đón nhận tình yêu mới đến với mình.
Khi không còn lệ thuộc vào tình cảm của người xưa, trái tim sẽ tự mở cửa đón nhận thực tại đến với mình.
Chỉ có thể giải tỏa sự ràng buộc và cho qua chuyện cũ một khi ta nhận thức điều đó trọn vẹn. Đau đớn tâm hồn là dấu hiệu ta vẫn còn nặng nợ với quá khứ. Cảm nhận nỗi đau gắn liền với từng cảm xúc trên trong quá trình chữa lành vết thương lòng cuối cùng sẽ đem đến cho ta sự giải thoát.
Nếu biết cảm nhận trọn vẹn nỗi đau day dứt lòng mình, chuyện cũ sẽ lặng lẽ trôi qua.
Không trải nghiệm hết bốn cảm xúc như trên, có thể ta sẽ mãi day dứt ở một cung bậc tình cảm bất kỳ. Kết quả, ta chẳng thể nào thanh thản mà thay vào đó ta dễ chìm đắm trong những
cảm xúc tiêu cực: từ im lặng đến thờ ơ, rồi chỉ biết gặm nhấm nỗi đau khổ một mình.
Vì vậy, việc cảm nhận hết từng cảm xúc nói trên là điều cần thiết để ta kết thúc trọn vẹn trải nghiệm nỗi đau. Do không để ý đến cơ chế này nên nhiều người rất khó khăn trong việc chấm dứt dằn vặt nội tâm. Thường khi mất đi tình yêu, chúng ta chỉ trải qua một, hai trong bốn loại cảm xúc trên. Bởi vậy, thay vì cho qua chuyện cũ một cách bình thường, ta lại cứ loay hoay với hoài niệm. Làm thế nào giải tỏa được những cảm xúc ấy để có thể tiếp tục tận hưởng cuộc sống một cách yêu thương, hạnh phúc và thanh thản hơn? Bạn sẽ có được câu trả lời khi đến với phần tiếp theo của cuốn sách.
5
GIẢI TỎA CẢM XÚC H
iểu biết mới về bốn loại cảm xúc đã nói ở trên giúp ta nhận thấy nếu chỉ biết suy ngẫm không thôi, thì không thể nào giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, đôi lúc việc
chìm đắm vào cảm xúc như giăng bẫy trái tim, tâm hồn ta chẳng vơi bớt muộn phiền mà chỉ thấy nặng nề hơn. Cũng như khi sa vào chốn đầm lầy, càng cố vùng vẫy thoát khỏi nỗi đau, ta càng chìm sâu vào nó.
Sau vài lần như thế, ta thường tìm cách lảng tránh những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Trước mắt, có thể ta bớt khổ tâm, nhưng sự thanh thản tạm thời này ẩn giấu trong nó cái giá khá đắt.
Chối bỏ cảm xúc tiêu cực, ta sẽ dần đánh mất khả năng cảm nhận những điều tốt đẹp trong lòng.
Dành thời gian chơi đùa bên trẻ nhỏ giúp ta có được rất nhiều niềm vui. Tâm hồn thơ ngây, trong sáng của chúng sẽ làm sống dậy trong ta những cảm xúc hồn nhiên nhất. Thuở bé, tất cả mọi người đều biết cảm nhận niềm vui một cách trọn vẹn, nhưng lúc trưởng thành ta lại mất đi khả năng ấy theo những mức độ khác nhau. Trước sóng gió và thất bại trong đời, ta có thể rơi vào tình trạng tê liệt cảm xúc. Không còn cảm nhận giận dữ, buồn phiền, sợ hãi, hay đau khổ nữa nên rốt cuộc ta cũng mất khả năng cảm nhận tình yêu, niềm vui, lòng biết ơn và sự thanh thản. Nếu những xúc cảm tiêu cực không được giải tỏa, ta sẽ sống trong tâm trạng lo lắng và sợ bị yếu lòng trước những cảm xúc đó.
Khi cảm xúc tiêu cực không còn bị đè nén trong lòng thì cánh cửa tâm hồn ta sẽ lại rộng mở. Một khi biết cảm nhận trọn vẹn cả bốn loại cảm xúc trên, không những ta có thể chữa lành trái tim rỉ máu, mà còn truyền cho tâm hồn sức sống mới, mạnh mẽ hơn. Có thể bây giờ bạn thấy chuyện này khó hình dung, nhưng sau khi chữa lành vết thương lòng, bạn sẽ có thể yêu thương và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn trước.
CÂN BẰNG CẢM XÚC
Cách đây không lâu, tôi đến rạp chờ xem một bộ phim kinh dị. Thường thì tôi không thích thể loại này, nhưng nghe nói bộ phim mang đậm chất tâm linh nên tôi cũng muốn xem thử. Với tâm trạng hết sức căng thẳng, tôi ngồi đếm từng giây phút chậm chạp trôi qua, bao nỗi sợ hãi mơ hồ dần choáng ngợp tâm trí tôi.
Khi ấy trong rạp, khán giả chỉ có tôi và cô bạn. Ngay trước khi bắt đầu bộ phim, một anh chàng cao lớn với chiếc nón cao bồi vắt vẻo trên đầu chễm chệ ngồi xuống ngay phía trước. Cả rạp vắng ngắt như vậy mà anh ta thật vô ý và chẳng biết điều chút nào, cứ choán hết tầm nhìn của tôi. Tôi thấy giận vô cùng và cũng chẳng nhận ra rằng người đàn ông kia không biết mình đang làm phiền người khác. Cao lớn như anh ta thì có bao giờ biết bị chắn tầm nhìn khi đi xem phim là thế nào đâu.
Thay vì nhắc anh ta chuyển sang một chỗ ngồi khác, tôi cứ im lặng ngồi đó và càng lúc càng tức điên người. Khoảng ba bốn phút sau, tôi quyết định trả đũa. Tôi đứng lên, cùng cô bạn đến ngồi ngay trước mặt anh ta. Rốt cuộc tôi mới thấy anh ta cũng chẳng phiền chút nào. Thậm chí dường như anh còn không quan tâm có chuyện gì xảy ra nữa.
Còn tôi ngồi ung dung tự đắc, sung sướng vì hành động đầy sáng kiến của bản thân. Bất chợt tôi nhận ra bao nhiêu căng thẳng,
băn khoăn về bộ phim lúc đầu đã hoàn toàn biến mất. Cảm giác tức giận đã xua tan nỗi lo lắng, sợ hãi trong tôi.
Có thể thấy, càng kiềm chế sự sợ hãi, nỗi sợ lại ngày càng tăng lên. Để kiểm chứng, bạn có thể thử giận dữ một chút mỗi khi thấy lo lắng, bạn sẽ nhận ra lòng mình nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Khi biết cân bằng sợ hãi với cảm xúc giận dữ, sự lo âu sẽ dần tan biến.
SA LẦY VÀO SỰ GIẬN DỮ TRIỀN MIÊN
Khi không thể cảm nhận nỗi buồn, sợ hãi, hay đau khổ, ta rất dễ bị sa lầy vào trạng thái giận dữ triền miên. Do nếp nghĩ nhiều đời nay trong xã hội, hình ảnh người đàn ông nổi giận vẫn dễ chấp nhận và cảm thông hơn khi họ tỏ ra quá buồn phiền, sợ hãi hay đau khổ. Đây chính là một trong những hạn chế trong quá trình hàn gắn vết thương tình cảm. Do không trải nghiệm ba cảm xúc còn lại nên họ cảm thấy choáng ngợp, mệt mỏi như thể bao đau đớn trong đời tích tụ, dồn vào trái tim cùng lúc. Chỉ khi nào những người đàn ông này biết đi hết hành trình hàn gắn vết thương, tâm hồn họ mới có thể thanh thản, thoát khỏi những ràng buộc do tập quán suy nghĩ xã hội áp đặt.
Cho dù là nam hay nữ, khi không biết sống thật với những xúc cảm của bản thân, họ sẽ dễ mắc phải những hạn chế giữa cho và nhận tình yêu. Người đàn ông gặp đau khổ trong tình cảm nhưng lại không dám thừa nhận sự mềm yếu, nhạy cảm của mình, thì hoặc anh ta sẽ trở nên gia trưởng, hoặc dè dặt, thờ ơ trong chuyện tình cảm về sau. Khi thấy mức độ yêu thương, gắn bó giữa đôi bên bắt đầu mặn nồng hơn, lập tức bao nhiêu cảm xúc buồn phiền, sợ hãi, đau buồn âm ỉ bấy lâu chợt trỗi dậy.
Do không muốn đối mặt với cảm giác dằn vặt ấy thêm lần nữa, người đàn ông thường có khuynh hướng rút lui. Trong anh là cảm giác bất lực vì không thể nào có được điều mình mong
muốn, thêm vào đó là sự bối rối, hoang mang, thậm chí ngờ vực cả mối quan hệ gắn bó lâu nay. Vì cố gắng kiềm chế tình cảm nên tâm hồn anh trở nên ngày càng khắt khe, dè dặt và lạnh lùng hơn.
SA LẦY VÀO CẢM XÚC MỀM YẾU
Tương tự, cố kiềm chế tâm trạng giận dữ, người ta dễ sa lầy vào những cảm xúc sợ hãi và đau buồn. Với nữ giới, ngay từ nhỏ họ đã được uốn nắn để có tính nết nhu mì, dịu dàng và biết chịu đựng. Vì vậy, thái độ cự tuyệt hay giận dữ của người phụ nữ được khuyên là không nên.
Muốn hàn gắn vết thương tình cảm, phụ nữ phải biết vượt qua giới hạn thể hiện cảm xúc đó. Cho phép bản thân nổi giận là điều kiện quan trọng để người phụ nữ gieo lại trong lòng hạt mầm tin cậy vào tình cảm người khác. Nếu không cảm nhận được sự mạnh mẽ, sáng suốt khi cơn giận đã nguôi, họ sẽ thấy dường như bao lo sợ, đau khổ, phiền muộn cứ đè nặng tâm hồn mình đến nghẹt thở.
Nếu không có sự cân bằng giữa các trạng thái cảm xúc thì chỉ cần thoáng nghĩ tới việc gắn bó với ai đó cũng khiến tâm hồn người phụ nữ nhói đau. Họ né tránh tình cảm mới vì không muốn lặp lại đau khổ một lần nữa. Cũng vì không giải tỏa hết nỗi bực tức của bản thân nên thay vì thanh thản, những người phụ nữ này ngày càng thêm phiền muộn, hoài nghi và khắt khe. Có thể nói bản thân họ chính là trở ngại lớn nhất trên con đường tìm lại tình yêu và hạnh phúc cho riêng mình.
CẢM XÚC KHÔNG PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH
Thông thường phụ nữ khó có thể giải tỏa sự khó chịu và giận dữ, còn nam giới khá lúng túng trong việc xử lý những cảm xúc khi
bị tổn thương, nhưng đó không phải là sự khác biệt mang tính bẩm sinh hay giới tính. Đó là do những ảnh hưởng từ bố mẹ, xã hội và cả những kỷ niệm thời thơ ấu của họ.
Dù cuộc sống xã hội đã tập cho người đàn ông quen kiềm chế cảm xúc tổn thương còn phụ nữ hay nén chịu cảm giác “nổi loạn”, nhưng thực tế có nhiều trường hợp ngoại lệ, nhất là khi đổ vỡ tình cảm. Nếu có cơ hội thể hiện, nam giới cũng có thể cảm nhận tổn thương như phụ nữ và phái yếu cũng thể hiện sự bùng nổ cảm xúc như ở nam giới mà thôi.
Hành trình hàn gắn vết thương trái tim chỉ có thể tiến triển tốt khi chúng ta biết tìm hiểu những sắc thái tình cảm bị lý trí che khuất. Thường người ta chỉ có thể giải tỏa trọn vẹn nỗi đau khi dành thời gian nhìn lại những kỷ niệm quá khứ. Một khi đã thể hiện cả bốn trạng thái cảm xúc ấy, họ sẽ thoải mái đón nhận những tình cảm tích cực tiềm ẩn như yêu thương, tha thứ và biết ơn.
Khả năng cảm nhận khác nhau không phải do giới tính quy định mà do những ảnh hưởng từ bố mẹ, xã hội và kỷ niệm thời ấu thơ.
Một ví dụ tiêu biểu
Dưới đây là ví dụ tiêu biểu cho trường hợp sa lầy vào sự phẫn nộ, giận dữ khi tâm hồn không giải tỏa hết bốn trạng thái cảm xúc trong quá trình hàn gắn vết thương.
Trong thời gian tôi làm công việc tư vấn, có một người đàn ông trẻ tuổi tên là Tom tìm đến. Tom cảm thấy bản thân mình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất ổn. Trước tiên, anh tâm sự rằng, anh cảm thấy rất dễ chịu sau khi ly hôn, như thể anh mới được giải thoát và sống trong tự do vậy. Anh nhớ lại: “Tôi không thể nào
chịu đựng được những đòi hỏi quá quắt của vợ mình. Dường như tôi làm cho cô ấy bao nhiêu cũng không đủ. Đời sống hôn nhân khiến tôi thực sự thất vọng”.
Dù bản chất tốt và luôn có thiện chí với vợ mình nhưng Tom vẫn không giấu được vẻ giận dữ khi tâm sự về cuộc sống hôn nhân đã qua. Anh phẫn nộ bởi thấy nỗ lực của mình không được trân trọng. Ngày trước, mỗi khi bực tức, anh chỉ biết trách móc rồi cho qua, tự nhủ mình sẽ không bao giờ dính dáng đến kiểu đàn bà quá quắt như vậy.
Ly dị rồi, anh dần vui vẻ trở lại. Anh nghe loại nhạc ưa thích, làm việc theo giờ giấc riêng, ăn uống, xem phim tùy ý. Anh bắt đầu có những cuộc hẹn mới vui vẻ, nhưng khi những người phụ nữ đó tỏ ý muốn xây dựng tình cảm sâu hơn, anh lập tức có phản ứng đề phòng và đơn phương rút lui. Tom cho rằng người đàn bà nào cũng thế thôi, họ chỉ biết vòi vĩnh, đưa ra hết yêu sách nọ đến yêu sách kia mà chẳng thèm quan tâm đến suy nghĩ của người khác.
Khi được tư vấn, Tom dần nhận ra được rằng cùng một sự việc nhưng cách phản ứng giữa nam và nữ có thể khác nhau, đó là điều bình thường và tất yếu trong quan hệ tình cảm. Cuối cùng, tâm trí anh cũng biết chấp nhận nhu cầu chia sẻ những cảm xúc tiêu cực ở người phụ nữ, nhưng rồi anh vẫn bực mình khi thấy người phụ nữ anh mới quen tỏ vẻ khó chịu.
Tôi chợt hiểu rằng, để Tom có thể điều chỉnh kỳ vọng tình cảm của mình một cách hiệu quả, anh nên hàn gắn trái tim từng tan nát vì mất mát yêu thương. Chúng tôi cùng ngồi lại với nhau, nhìn nhận lại giai đoạn Tom đau khổ vì hôn nhân đầu tiên đổ vỡ và những thất bại nhiều năm trước, đúng là anh thực sự chưa đi hết quá trình để có thể chữa lành vết thương tình cảm.
Chỉ có thể điều chỉnh kỳ vọng tình cảm một khi ta đã hàn gắn vết thương lòng của mình.
Khi ly hôn, Tom chỉ biết rất nhẹ nhõm mà không thấy lòng mình có những nỗi đau cần xoa dịu. Khi tâm sự về chuyện đã qua, lần đầu tiên anh có thể bộc lộ cảm xúc giận dữ, nhưng tuyệt nhiên không thấy một chút đau buồn hay khổ sở gì. Anh chỉ thấy vui vẻ vì mối quan hệ tồi tệ ấy đã chấm dứt. Cuối cùng, Tom nói thật nhiều về cảm xúc của mình khi vợ chồng mới ăn ở với nhau. Thực ra, anh cũng thấy thoáng buồn phiền nhưng xúc cảm đó nhanh chóng bị chặn lại. Còn về cảm giác đau đớn, Tom tâm sự với tôi kỷ niệm buồn khi người bố kính yêu của anh qua đời.
Năm đó, Tom mới mười hai tuổi, một cú sốc quá tàn khốc xảy đến với mẹ con anh _ bố anh qua đời trong một tai nạn xe hơi đột ngột. Trong lễ đưa tang bố, ai đó đã ghé vào tai an ủi và khuyên anh rằng, hãy mạnh mẽ để che chở và là chỗ dựa tinh thần cho mẹ. Bất chợt, Tom đưa tay lau sạch nước mắt. Những tháng ngày sau đó, anh luôn tỏ ra vui vẻ và tìm cách che giấu những mệt mỏi, đau khổ của bản thân.
Đến lúc trưởng thành, Tom không chịu nổi sự buồn phiền, thất vọng đối với người bạn đời vì thực ra trong anh chưa thực sự giải tỏa những cảm xúc này. Chính việc né tránh nỗi buồn, sự phiền muộn khiến anh không thể chịu đựng hay thông cảm với người bạn đời. Kết quả, anh thường lấy sự giận dữ để trút bỏ bức xúc trong mình.
Với Tom, điều quan trọng anh cần làm lúc này là trải nghiệm mọi xúc cảm thiếu hụt trong lòng, qua đó dần dần điều chỉnh kỳ vọng, đồng thời nhìn nhận đúng nhu cầu thể hiện cảm xúc tiêu cực ở người phụ nữ bên anh. Từ sự điều chỉnh ấy, anh sẽ khắc phục được thái độ né tránh, đề phòng và những đòi hỏi phi lý với người mình yêu.
MỞ RỘNG TÂM HỒN ĐÓN NHẬN LẠI TÌNH YÊU
Thông thường, khi lòng cứ mãi day dứt vì một cảm xúc nào đó, tốt nhất ta nên nhớ lại quá khứ, có khi nào ta chưa cảm nhận, chia sẻ, hay để mình trải nghiệm trọn vẹn cảm giác ấy không. Biết đặt câu hỏi cho mình sẽ giúp ta tự nhìn nhận và kiếm tìm những giải pháp thích hợp cho bản thân.
Hãy trải nghiệm mọi cảm xúc thật nhất - đúng với con người mình để tâm hồn thực sự thanh thản. Đó cũng là cách ta tự mở cho mình cánh cửa của niềm tin yêu và hạnh phúc.
6
KẾT THÚC THANH THẢN SẼ DẪN TỚI MỘT KHỞI ĐẦU TỐT ĐẸP
K
hi yêu, chẳng ai lại băn khoăn và dự tính rằng tình yêu của mình có thể tồn tại bao lâu. Ngược lại, chúng ta luôn tin tưởng rằng tình cảm ấy sẽ mãi bền vững. Nhưng hạnh
phúc đâu phải lúc nào cũng trọn vẹn như ta mong muốn. Sự đổ vỡ, mất mát trong tình yêu là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nỗi đau ấy chi phối rất nhiều đến cuộc sống sau này của mỗi người.
Chấm dứt tình cảm gắn bó sâu đậm bấy lâu, trái tim rất cần sự quan tâm và thời gian để trải nghiệm trọn vẹn nỗi đau trước khi bước vào một hành trình mới. Do mỗi người có thể gặp một hoàn cảnh riêng nên quá trình hàn gắn vết thương sẽ có những khó khăn, lúng túng khác nhau. Vì vậy, cần phải hiểu rõ yêu cầu của nó để không vô tình cản trở quá trình tự lành vết thương. Chỉ với một kết thúc thanh thản, ta mới dễ dàng mở ra một khởi đầu tốt đẹp.
ĐAU KHỔ VÌ BI KỊCH
Như tôi từng tâm sự ở đầu sách, ngay trong tuần trăng mật của mình, tôi được tin bố mất. Đúng là trước đó, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được nỗi đau đớn, sửng sốt rồi tức giận, hoảng sợ
trong tôi lại khủng khiếp đến vậy. Nhưng cũng từ trải nghiệm đau buồn ấy, tôi thêm trưởng thành hơn.
Đó là một ngày định mệnh, bố tôi cho một kẻ lạ trên xa lộ quá giang, hắn đã cướp của, rồi trói và bỏ mặc ông trong cốp xe. Sau nhiều giờ liền, bố tôi chết vì say nắng. Khi tang lễ kết thúc, bỗng nhiên tôi muốn gần gũi bố theo một nghĩa nào đó để có thể cùng chia sẻ với người sự đau đớn ấy. Một thôi thúc nảy sinh trong tôi rằng, mình phải cảm nhận những gì bố từng chịu đựng trong những giây phút cuối đời. Có mẹ và mấy anh em xung quanh, tôi chui vào cốp xe và nhờ mọi người đóng nắp lại.
Nằm trong không gian ấy, thật ra nó cũng không quá bó hẹp như tôi tưởng, tôi lờ mờ nhìn thấy những dấu vết bố đã dùng cái tuốc nơ-vít gõ vào nắp thùng xe. Chắc ông hy vọng sẽ có người nghe thấy và tới cứu, nên hẳn ông đã gõ liên hồi như thế. Rồi tôi thấy chỗ bố đã cố hết sức gạy chốt. Chợt tôi phát hiện, ông đã kéo lùi cái chụp đèn chiếu hậu để hớp chút không khí.
Bất giác, tôi thò tay vào cái lỗ ấy một lát. Khi ấy, em trai tôi bên ngoài lớn tiếng bảo: “Thử xem tay anh có chạm vào cái nút bật nắp cốp không nào!” . Tôi bèn duỗi thẳng tay, chạm nút, nhấn khẽ và nắp cốp lập tức bật ra.
Mọi người ở đó đều sững sờ. Giá mà bố tôi nghĩ ra điều này thì người vẫn còn vui sống cùng mẹ con tôi. Thường là thế, khi cố gắng vẫy vùng thoát khỏi chiếc hộp, người ta không nhớ mình đã chui vào thế nào. Chắc chắn trước khi có gợi ý của em trai, tôi đã không nghĩ ra được điều đó. Bố tôi cũng vậy, do quá hoảng hốt nên ông bị mắc kẹt trong cốp đến khi trút hơi thở cuối cùng.
Nhiều tháng sau khi bố mất, tôi sống trong tâm trạng phẫn nộ bởi hành động dã man của kẻ sát nhân, rồi buồn vì không còn bố trên đời. Hàng ngày, những cơn ác mộng rằng mình sẽ bị nhốt và
chết trong chiếc hòm khóa chặt tương tự như bố thường ám ảnh tôi. Không những thế, tôi luôn cảm thấy đau khổ, bất lực vì không thể nào đưa bố trở lại cuộc đời.
Sau khi tâm sự và lắng nghe lời khuyên từ những người từng ở vào hoàn cảnh tương tự, vết thương trong lòng tôi dần dần lắng dịu. Thay vào sự nhói đau trong tim, mỗi kỷ niệm về bố trở nên dễ chịu hơn. Tôi bắt đầu cảm nhận hơi ấm tình yêu bố dành cho tôi khi chúng tôi còn sống bên nhau. Dần dần trong tôi là một cảm giác thương yêu và thanh thản lạ kỳ.
Khi ta có thể hồi tưởng chuyện đã qua và cảm nhận tình yêu trỗi dậy trong lòng không một chút đau đớn nghĩa là quá trình hàn gắn vết thương tình cảm đã thật sự chấm dứt.
Dù phải trải qua bi kịch đầy nước mắt, nhưng tôi cảm thấy mình vẫn còn may mắn hơn 75 ĐÀN ÔNG SAO HỎA, ĐÀN BÀ SAO KIM - TÌM LẠI TÌNH YÊU nhiều người bởi mình đã vượt lên được nỗi đau ấy. Trong cuộc sống, có hàng trăm ngàn người không thể nào gượng dậy sau một mất mát bi thảm. Thay vì tìm thấy sự thanh thản, họ lại sống triền miên trong lặng lẽ, khổ đau và luôn vướng mắc trong sự phiền muộn của bản thân.
MẤT NGƯỜI BẠN ĐỜI
Khi mất người thân trong một tai nạn thảm khốc, ta có thể đau đớn đến bàng hoàng. Nhưng nỗi đau nào rồi cũng qua đi. Điều quan trọng là phải hiểu được cách chữa lành vết thương lòng, không để nhầm lẫn giữa nỗi đau với tình cảm yêu thương dành cho người đã khuất. Giữ mãi trong lòng nỗi đau, không phải là cách tốt để thể hiện tình cảm sâu nặng với người xưa.
Không phân biệt được sự khác nhau ấy, chỉ cần một thoáng thanh thản, vui vẻ lướt qua tâm trí cũng khiến ta tự buộc tội
rằng mình sống vô tình, rằng tại sao mình có thể dễ dàng quên đi nỗi đau mất mát để vui vẻ trở lại như vậy… Ngược lại, nếu lý trí cứ cố tìm niềm vui để khỏa lấp nỗi buồn vắng, cô đơn, thì trái tim cũng không thể thoát khỏi day dứt. Những kiểu suy nghĩ này khiến ta không thể nào nguôi ngoai chuyện cũ.
Để vết thương thực sự lành lặn, ta không chỉ cần chiêm nghiệm những cảm xúc tiêu cực trong lòng, mà còn phải biết cho phép mình bỏ qua chuyện cũ và vui tươi trở lại. Cuối cùng, khi hồi tưởng mất mát, có thể trong ta vẫn dấy lên nỗi buồn và sự thiếu vắng, nhưng hơi ấm tình yêu dành cho người xưa dần ngự trị, lan tỏa khắp tâm hồn – đó là lúc trái tim đã liền vết trở lại. Ta thấy mình thanh thản, luôn được tình yêu chở che, đồng thời có thêm động lực bắt đầu xây dựng lại cuộc đời mới.
Bi thảm hơn cái chết là cứ tiếp tục sống với trái tim tan vỡ.
Đau khổ khôn nguôi không phải là bằng chứng của tình yêu bất diệt, đúng hơn đó là căn bệnh cần chữa trị. Chẳng ai muốn sống một cuộc đời thiếu vắng tình yêu. Thậm chí, sống với một trái tim tan vỡ còn bi thảm, đáng thương hơn cả cái chết. Yêu thương người khác khi bạn đời vĩnh viễn ra đi không có nghĩa là ta đã hết tình cảm với người xưa.
Ngoài ra, nếp sống và suy nghĩ quá khứ khiến ta ngại thể hiện trọn vẹn bốn cảm xúc hàn gắn đó. Vì vậy, tư vấn riêng, nói chuyện chuyên đề hay nhóm hỗ trợ sẽ giúp phá vỡ nề nếp cũ để thực sự chiêm nghiệm những xúc cảm ẩn khuất của bản thân.
NỘI LỰC HÀN GẮN TRÁI TIM
Tìm người tâm sự, chia sẻ là việc làm cần thiết giúp ta giải tỏa những xúc cảm bị kiềm chế trong lòng bấy lâu. Chẳng hạn, khi một người bạn bộc lộ sự giận dữ không chút vướng bận sẽ làm
cơn giận bấy lâu ngủ quên trong ta tự nhiên bừng tỉnh. Ta sẽ thấy lòng mình thoải mái và thanh thản hơn. Điều này cũng giống như những giọt nước mắt mỗi khi gặp chuyện buồn. Đó không hẳn là những giọt lệ tuyệt vọng, làm hạ thấp giá trị bản thân mà đó là những giọt lệ khiến tâm hồn dễ chịu, giúp ta tiếp tục gượng dậy sau mỗi nỗi đau.
Hãy khóc để thấy lòng thanh thản và tiếp tục gượng dậy sau mỗi nỗi đau.
Ngoài ra, việc tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề và nhóm hỗ trợ giúp ta nhìn nhận, điều chỉnh hướng suy nghĩ tiêu cực của mình. Mối quan hệ bền vững với một chuyên gia tư vấn cũng cho ta sự an tâm, tin cậy để có thể cảm nhận trái tim mình sâu hơn. Qua tâm sự với ai đó biết thông cảm với mất mát, ta sẽ thấy an tâm chiêm nghiệm những sắc thái tình cảm còn ẩn khuất trong sâu thẳm tâm hồn. Khi người tư vấn giàu kinh nghiệm biết nêu đúng câu hỏi vào thời điểm thích hợp, những xúc cảm ẩn khuất sẽ tự nhiên thức dậy, lòng ta sẽ trở nên nhẹ nhõm hơn.
Bài tập tự hỗ trợ cũng rất hiệu quả, đặc biệt kết quả được tăng lên đáng kể khi kết hợp với trị liệu tâm lý, tham gia buổi nói chuyện chuyên đề và nhóm hỗ trợ. Tất cả những phương pháp đề xuất ở đây thực ra đều có thể thực hiện một mình, nhưng cũng có thể kết hợp với sự trợ giúp của nhóm hỗ trợ hay của chuyên gia tư vấn. Tốt nhất là nên chia sẻ những cảm xúc đau đớn của mình với người khác, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình hàn gắn vết thương. Khi có được sự chia sẻ, nỗi đau sẽ được giải tỏa và việc hàn gắn sẽ hiệu quả hơn.
NHỮNG THỬ THÁCH TRONG QUÁ TRÌNH HÀN GẮN VẾT THƯƠNG LÒNG
Mọi nỗi mất mát đều ẩn chứa những thử thách riêng. Carol mất Steve trong một tai nạn xe hơi đột ngột, tàn khốc. Trước đó ở nhà, Carol đã nhắc anh phải cài dây an toàn lúc lái xe. Khi nhận tin chồng chết, chị mới biết anh đã không làm theo lời nhắc nhở của chị, bởi vậy lẽ ra chỉ bị thương xoàng, anh phải thiệt mạng. Cùng với sự mất mát ấy là những gánh nặng cuộc sống đổ dồn lên vai chị.
Bao cảm xúc chen lấn trong tâm hồn Carol, vừa đau buồn, vừa giận dữ, lại thêm sợ hãi. Chị buồn vì rất yêu và nhớ chồng, nhưng cũng giận vì Steve không chịu cài dây an toàn, đồng thời còn lo lắng khi phải đối mặt với những khó khăn tài chính trước mắt. Vì không biết phải dành thời gian trải nghiệm và tìm hiểu từng mức độ cảm xúc nên Carol chỉ thấy choáng ngợp, mệt mỏi, tâm trạng lúc nào cũng rối bời.
Trong lễ tang Steve, Carol thấy buồn vô hạn, nhưng sâu thẳm trong lòng chị cũng sục sôi tức giận, trách móc. Càng cố kiềm nén sự giận dữ đó, chị càng khó cảm nhận nỗi buồn thật sự trong lòng. Những giọt nước mắt không giúp Carol thanh thản. Trong chị chỉ thấy một cảm giác chết lặng nhói lòng.
Khi ta cố gắng kiềm chế sự giận dữ trong lòng, nỗi buồn sẽ biến thành cảm giác than thân trách phận.
Khi không thể tâm sự cùng ai đó những cảm xúc rối bời trong lòng, sự trách móc sẽ luôn tồn tại và ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ khác trong cuộc sống chúng ta. Ta cảm tưởng như mình trở thành nạn nhân trong suốt phần đời còn lại. Do sống trong tâm trạng giận dữ, trách móc đó, nên mặc cảm có lỗi trong ta sẽ ngày càng nặng nề thêm.
Qua tư vấn, cuối cùng Carol đã có thể thổ lộ mọi nỗi giận dữ, sợ hãi còn ẩn khuất trong tâm hồn. Từ đó chị mới biết cảm nhận và
giải tỏa buồn phiền và đau khổ. Mặc cảm có lỗi biến mất, chị bắt đầu thấy lạc quan hơn với niềm hy vọng mình sẽ đáp ứng tốt những trách nhiệm trước mắt.
SA LẦY TRONG CẢM GIÁC GIẬN DỮ
Vợ chồng Sharron và Ed lúc nào cũng cãi vã. Tính tình đôi bên quá khác biệt và không thể tiếp tục chung sống nữa. Sau khi ly thân, Sharron thấy lòng mình rối bời cảm xúc. Chủ yếu là sự giận dữ, nhưng sâu xa chính là cảm giác lo sợ. Chị trăn trở với ý nghĩ bé Nathan chín tuổi không được nuôi dạy đúng cách khi về ở với bố. Hẳn chồng chị thế nào cũng làm con hư mà thôi.
Bất đồng nảy sinh khi hai vợ chồng chị, mỗi người muốn dạy dỗ con theo cách riêng. Sharron muốn con hiểu được giá trị của đồng tiền và việc làm ra nó chẳng phải dễ dàng gì; trái lại, Ed rất chiều con, mua mọi thứ bé thích. Sharron muốn dạy con phụ giúp gia đình bằng cách làm việc lặt vặt, nhưng Ed thương hại thằng bé nên lại làm thay. Cứ thế, mâu thuẫn giữa họ lớn dần lên.
Cảm giác lo sợ, đau khổ về đứa con trai thực tế đã tác động đến cơn giận của chị đối với Ed. Ly thân rồi nhưng chị thấy lòng mình vẫn không thoát khỏi bực bội. Những ngày tháng sau đó, bé Nathan gặp nhiều vấn đề ở trường khiến chị càng giận chồng và con trai. Hơn nữa, sau khi ly hôn, Sharron phải đi làm trở lại nên không có nhiều thời gian ở cạnh con. Cảm giác buồn và cắn rứt vì không thể dành nhiều thời gian hơn cho con trai khiến chị càng thấy có lỗi và bực mình nhiều hơn.
Trong cơn giận, ta rất khó động lòng thương xót.
Thực ra Sharron chưa bao giờ dành đủ thời gian cần thiết cho quá trình đau khổ vì hôn nhân tan vỡ. Do vậy, cảm giác thất vọng vì chưa làm tròn trách nhiệm của người mẹ ngày càng đè
nặng trong lòng chị. Chị giận vì mình không thể giải quyết tận gốc những vấn đề của con. Thấy mình gắt gỏng, vô cảm với con, chị càng thấy có tội hơn. Cảm giác này tiếp thêm dầu vào lửa, nỗi giận Ed càng bốc lên ngùn ngụt trong lòng chị.
Từ thời gian cảm nhận nỗi buồn, cuối cùng ta mới cho qua cảm giác giận dữ để có thể tha thứ.
Sau buổi nói chuyện chuyên đề Sao Hỏa – Sao Kim và được biết về bốn cảm xúc hàn gắn vết thương tình cảm, Sharron đã dành thời gian chiêm nghiệm nỗi buồn và đau khổ vì mất mát. Cuối cùng, chị hiểu ra rằng lỗi không phải ở Ed, chẳng qua chỉ vì sự khác nhau trong quan điểm của hai người mà thôi.
Những giọt nước mắt khiến cơn giận của Sharron dịu lại, chị nhìn Ed với thái độ trân trọng hơn. Kỷ niệm tình yêu giúp chị có thể cho qua chuyện cũ trong cảm xúc yêu thương, niềm lạc quan lớn dần trong chị. Sharron từ bỏ suy nghĩ trước đây rằng kết hôn là chuyện điên rồ, từ đó chị lấy lại niềm tin để tìm cho mình một quan hệ tình cảm bền vững trong tương lai.
Sharron nhận ra rằng, trước mặt con trai, chị nên nói những lời tốt đẹp về Ed. Một khi nhận ra những phẩm chất tốt đẹp ở người cha, con trai chị sẽ dễ dung hòa sự khác biệt giữa bố mẹ mình. Điều quan trọng hơn, Sharron nghiệm ra rằng, chị có thể bất hòa với cá tính của Ed nhưng không được quyền hạ thấp giá trị con người anh.
Yêu thương nhau chính là món quà tuyệt vời nhất bố mẹ dành tặng con cái.
Khi chủ động cho phép mình chiêm nghiệm sâu hơn những cảm xúc phiền muộn trong lòng, Sharron có thể giải tỏa cảm xúc giận
dữ để trái tim nhân hậu hơn. Chị hạnh phúc và bé Nathan cũng thế. Niềm tin yêu cuộc sống lại trở về trong tâm hồn họ.
KIỀM NÉN CẢM XÚC
Khi thấy mình đang cố gắng kiềm chế tình cảm vì một lý do nào đó - đó cũng là lúc ta nên tìm kiếm sự giúp đỡ. Có thể ta không an tâm chia sẻ những ý nghĩ giận dữ với gia đình, bè bạn, nên tư vấn ở chuyên gia trị liệu là ý kiến rất hay.
Muốn tìm sự thanh thản, ta nên chủ động tạo không gian thích hợp để có thể bộc bạch những cảm xúc khó chịu, oán hận. Một khi thoải mái nhìn nhận và tâm sự hết nỗi lòng mình, trái tim có thể lành lại vết thương, từ từ mở cửa đón nhận những tình cảm tha thứ, thông cảm, yêu thương và tin cậy.
Người tư vấn giỏi không phán xét cảm nghĩ của khách hàng. Qua thái độ lắng nghe và nêu câu hỏi, họ sẽ khuyến khích ta thể hiện những tình cảm cần được cảm nhận và bộc lộ. Thoải mái tâm sự không lo làm ai đó tổn thương hay trái ngược với bản chất mình cũng góp phần làm lòng ta thanh thản.
Dù hoàn cảnh thế nào đi nữa, nhưng nếu có phương pháp đúng, ta sẽ tìm lại được sự thăng bằng và cảm giác thanh thản trong lòng. Khi biết nỗ lực tạo ra kết thúc tốt đẹp cho mối quan hệ tình cảm giữa đôi bên, chắc chắn ta sẽ có được một khởi đầu tốt đẹp - một tình yêu như ý nguyện và xứng đáng với kỳ vọng của mình.
7
HAI CÁCH THỨC TÌM LẠI SỰ THANH THẢN CHO TÂM HỒN
VIẾT THƯ THỂ HIỆN TÌNH CẢM
M
ỗi khi cảm thấy đau lòng, bạn hãy dành khoảng hai mươi phút viết ra cảm xúc của mình. Sau đó hãy ngồi yên, nhắm mắt lại nghe lòng mình lên tiếng hoặc cùng
tâm sự với chuyên gia tư vấn hay nhóm hỗ trợ. Kinh nghiệm cho thấy, đây là một biện pháp khá hiệu quả để bạn tìm lại sự cân bằng trong cảm xúc. Bài tập này có ba phần:
1. Bày tỏ bốn cảm xúc hàn gắn vết thương tình cảm cùng với ý muốn, nhu cầu và ước mơ của bản thân.
2. Viết thư trả lời với nội dung thương yêu, thông cảm giống như mình mong đợi được đón nhận.
3. Bày tỏ sự tha thứ, thông cảm, lòng biết ơn và tin cậy. Tiếp theo đây, ta sẽ tìm hiểu từng phần chi tiết hơn. PHẦN MỘT: BÀY TỎ CẢM XÚC LÒNG MÌNH
Trước hết, hãy soạn lá thư cho người đang làm lòng bạn rối bời, mất mát hoặc cũng có thể viết thư cho một người nào đó trong tưởng tượng _ người bạn thân hay một thiên thần chẳng hạn. Nhớ là phải trải lòng cảm nhận từng cảm xúc tự nhiên đang ngự
trị tâm hồn mình, không nhất thiết phải theo thứ tự. Cứ bắt đầu với cảm nghĩ đang chi phối bạn mạnh nhất vào thời điểm ấy. Dành khoảng hai hoặc ba phút cảm nhận từng cảm xúc một.
Khi viết thư, hãy tưởng tượng người ấy đang nghe mọi lời bạn nói và đáp lại bằng ánh mắt cảm thông, thương yêu. Dù trong cuộc sống thực tế người ấy không thể nghe nỗi lòng bạn, nhưng vì mục đích hàn gắn nỗi đau tinh thần, cứ hình dung bạn sẽ có cảm xúc thế nào khi người ấy chăm chú lắng nghe tất cả những gì bạn muốn.
Hình Thức Lá Thư Bày Tỏ Tình Cảm
.....….. thân yêu, Anh/em viết thư tâm sự nỗi đau thế này để có thể tìm lại sự bao dung, tha thứ, và tình yêu.
Lúc này đây, anh/em …
1. Anh/em giận chuyện
Anh/em giận vì
Anh/em giận khi
Anh/em không thích
Anh/em ước gì
2. Anh/em buồn chuyện
Anh/em buồn vì
Anh/em buồn khi
Anh/em muốn
Anh/em mong rằng
3. Anh/em sợ là
Anh/em sợ bởi vì
Anh/em sợ khi
Anh/em không muốn
Anh/em cần
4. Anh/em thấy tiếc chuyện
Anh/em thấy tiếc bởi vì
Anh/em thấy tiếc khi
Anh/em muốn
Anh/em hy vọng
Cảm ơn em/anh đã lắng nghe anh/em.
Yêu em/anh,
Ký tên
PHẦN HAI: VIẾT THƯ HỒI ÂM ĐỘNG VIÊN TINH THẦN
Muốn chủ động hàn gắn nỗi đau trong lòng thay vì phụ thuộc tình cảm và sự hỗ trợ của người ngoài, ta phải học cách tự đáp ứng cho mình. Khả năng này rất dễ. Ta có thể giúp đỡ người đang đau khổ, tương tự, cũng có thể cho mình sự hỗ trợ cần thiết. Sau khi đã xong lá thư đầu tiên bày tỏ nội tâm, bước tiếp theo là viết thư hồi âm với tình cảm rất yêu thương. Ta muốn diễn đạt nỗi
đau thành lời, tương tự, điều quan trọng là nên diễn đạt thành lời sự hỗ trợ cần thiết giúp ta cảm thấy được an ủi, thông cảm và hỗ trợ.
Ở phần hai, ta sẽ viết lá thư gửi cho chính mình. Hãy tưởng tượng ta là người đang được nghe tâm sự và rồi viết thư hồi âm đúng như lòng mình mong đợi. Nếu nghĩ mình đang chia sẻ tình cảm với người bạn hay một thiên thần, hãy viết ra những điều bạn cảm nhận họ sẽ tâm sự cùng mình. Hãy nói bất cứ điều gì đem lại cho bạn cảm giác được lắng nghe và nâng đỡ. Bạn có thể tham khảo hình thức lá thư hồi âm như sau để có thể cho mình câu trả lời hiệu quả nhất.
Hình Thức Lá Thư Hồi Âm …
thân yêu,
1. Cảm ơn anh/em đã...
2. Em/anh hiểu...
3. Em/anh tiếc là...
4. Xin hãy tha thứ em/anh đã...
5. Em/anh muốn anh/em biết rằng...
6. Anh/em xứng đáng...
7. Em/anh muốn...
Những lá thư hồi âm như trên nhiều khi còn có tác dụng mạnh hơn thư bày tỏ cảm xúc. Viết ra những điều ta thực sự muốn và cần được nghe giúp tâm hồn cởi mở hơn để đón nhận sự hỗ trợ
xứng đáng với mình. Khi hình dung có sự hỗ trợ này, tức là ta đang mở cửa trái tim lần nữa để hàn gắn nỗi đau.
PHẦN BA: BÀY TỎ CẢM XÚC TÍCH CỰC
Sau khi lá thư hồi âm đem lại cho ta niềm an ủi, động viên, điều quan trọng là phải thể hiện và khẳng định những cảm xúc tích cực trong lòng mình như sự tha thứ, thông cảm, biết ơn và tin cậy.
Bạn có thể xem qua hình thức lá thư kết thúc bài tập Cho một tâm hồn thanh thản sau đây để thổ lộ những cảm nghĩ phấn chấn của mình một cách hiệu quả hơn.
Hình Thức Lá Thư Bày Tỏ Cảm Xúc Tích Cực
…..................................thân yêu,
1. Cảm ơn em/anh đa...
2. Anh/em hiểu...
3. Anh/em nhận thấy...
4. Anh/em biết…
5. Anh/em tha thứ...
6. Anh/em cảm ơn…
7. Anh/em tin rằng...
8. Ngay giờ phút này trong đời, anh/em đang...
Dành thời gian khẳng định những cảm xúc tích cực như vậy, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Có thể sau khi hoàn thành bài tập, bạn
thấy lòng mình như trống rỗng. Nhưng khi đã thành thạo kỹ năng, kết thúc bài tập sẽ cho bạn cảm giác thoải mái, khoan khoái.
MẪU THƯ BÀY TỎ TÌNH CẢM
Sau đây là ví dụ từ Bill, anh đã áp dụng bài tập Cho một tâm hồn thanh thản để liên hệ bốn cảm xúc hàn gắn vết thương trái tim cho mình.
Anh chỉ dùng từng câu dẫn nhập trên đây để khơi gợi cảm xúc cụ thể trong lòng. Khi vận dụng, bạn có thể dùng một câu dẫn nhập cụ thể nhiều lần tùy thích và sau đó chuyển sang câu khác. Hãy dùng hình thức đã trình bày ở trên làm công cụ hỗ trợ bạn liên hệ và bày tỏ bốn cảm xúc chữa lành vết thương lòng đang ẩn khuất trong tim.
Susan thương yêu,
Anh viết thư tâm sự nỗi đau thế này để có thể tìm lại sự bao dung, tha thứ và tình yêu.
Ngay lúc này anh chỉ thấy cô đơn, hụt hẫng và cảm giác bị phản bội.
1. Anh giận em đã bỏ đi.
Anh giận vì em đã yêu thương kẻ khác.
Anh giận khi nghĩ đến việc hai người bên nhau.
Anh không thích bị hắt hủi.
Anh ước rằng em vẫn còn yêu anh.
2. Anh buồn không có em trong đời mình nữa.
Anh buồn vì không biết ngả rẽ này sẽ tới đâu.
Anh buồn khi thấy mình đã yêu em biết bao nhiêu.
Anh từng muốn chúng mình có cuộc sống hạnh phúc mãi mãi. Anh từng mong đợi tình yêu của em sẽ chỉ luôn dành cho anh. 3. Anh e rằng mình đã quá ngốc nghếch.
Anh lo sợ vì không biết mình đã làm sai điều gì.
Anh lo sợ khi nghĩ chuyện tình cảm của mình phải làm lại từ đầu. Anh không muốn cô đơn.
Anh cần có tình yêu thương và sự thân thiết của em. 4. Anh tiếc chúng mình không còn bên nhau nữa.
Anh tiếc vì mình không thể thay đổi được quyết định của em.
Anh tiếc khi nhớ tình cảm sâu đậm chúng mình từng dành cho nhau.
Anh muốn em yêu thương anh. Anh muốn được kết hôn. Anh hy vọng mình có thể cho qua chuyện cũ.
Cảm ơn em đã lắng nghe anh.
Yêu em,
Bill
MẪU THƯ HỒI ÂM
Billthân yêu,
1. Cảm ơn đã chia sẻ cảm xúc lòng anh với em.
2. Em hiểu mình đã làm tổn thương tình cảm anh rất nhiều.
3. Em tiếc, em rất tiếc mình không còn yêu anh như ngày xưa nữa, em tiếc mọi chuyện đã đổi thay.
4. Xin hãy tha thứ cho em vì em đã rời bỏ, hắt hủi anh.
5. Em muốn anh biết rằng em yêu anh nhưng anh không phải là người thích hợp với em. Em sẽ luôn nâng niu những kỷ niệm chúng ta từng có bên nhau. Thực lòng em rất cảm ơn anh đã dành cho em tình yêu và sự hỗ trợ thực lòng.
6. Anh xứng đáng được người con gái khác yêu thương và có quan hệ tình cảm tốt đẹp.
7. Em muốn anh được hạnh phúc. Em muốn rồi anh sẽ tìm thấy tình yêu đích thực cho mình.
Thân ái,
Susan
MẪU THƯ KẾT THÚC
Susan thân yêu,
1. Cảm ơn tình cảm em dành cho anh. Anh sẽ mãi mãi yêu em.
2. Anh hiểu mình phải cho qua chuyện cũ, và cuối cùng anh sẽ làm được điều đó.
3. Anh thấy chuyện này cũng cần có thời gian. Lòng anh nhói đau và phải có thời gian vết thương mới liền sẹo được.
4. Anh biết em yêu anh theo cách riêng của mình. Anh cũng hiểu mình không bao giờ sở hữu em và em hoàn toàn tự do làm những gì em muốn.
5. Anh tha thứ cho em vì đã không còn thương yêu anh nữa. Anh tha thứ cho em việc đã rời bỏ anh. Anh cũng tha thứ cho em vì không cho anh thêm một cơ hội khác.
6. Anh cảm ơn những năm tháng tốt đẹp chúng mình từng có bên nhau.
7. Anh tin trái tim mình sẽ tìm lại được tình yêu và anh sẽ vượt qua cú sốc này.
8. Ngay giờ phút này trong đời, anh đang bắt đầu bước vào quá trình xây dựng lại tình cảm và cuộc đời mình. Anh sẽ làm những điều cần thiết để tình yêu và hạnh phúc trở lại với con tim. Anh biết mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp hơn.
Thân ái,
Bill
BỐN CÂU HỎI
Một cách khác để liên hệ bốn cảm xúc hàn gắn vết thương tình cảm là tự hỏi mình bốn điều như sau. Thường mới đầu nam giới thấy phương pháp này dễ áp dụng hơn. Khi trả lời những câu hỏi ấy, cảm xúc hàn gắn vết thương lòng tự nhiên trỗi dậy trong ta. Đồng thời khi trả lời, cũng nên cho bản thân tự do cảm nhận sự giận dữ, buồn phiền, lo sợ, đau khổ hay bất kỳ cảm giác tương tự nào khác.
1. Đã có chuyện gì?
2. Chuyện gì không xảy ra?
3. Chuyện gì có thể xảy ra?
4. Chuyện gì không thể xảy ra?
Khi hỏi bốn câu này hoặc thực hành ba phần viết thư giải tỏa cảm xúc như trên, bạn sẽ chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước những đợt sóng cảm xúc vỗ từ nỗi đau mất mát. Nhờ biện pháp này, lòng bạn có thể sống lại ký ức về người ấy mà không còn đau đớn, dằn vặt. Từ nhận thức và khả năng mới ấy, bạn sẽ thấy thoải mái trong đời sống tình cảm của mình và nhờ đó hoàn thành quá trình hàn gắn vết thương trái tim.
8
TÌM SỰ THA THỨ
K
hi đổ lỗi cho người bạn đời về sự bất hạnh của mình là ta đang vô tình cản trở việc giải tỏa những cảm xúc đau đớn. Chỉ biết quy trách nhiệm cho người đó sẽ khiến ta
không bao giờ có thể giải tỏa sự khổ tâm, trừ phi người ấy biết sửa chữa hành vi hay thái độ của mình.
Khi đổ lỗi cho bạn đời về những cảm xúc ta đang phải chịu đựng, tức là ta không thể nguôi ngoai đau khổ trừ phi người ấy biết uốn nắn hành vi hay thái độ của mình.
Trách móc cũng có thể hữu ích trong quá trình hàn gắn vết thương tình cảm nhưng rồi chúng ta vẫn cần sự giải tỏa. Trách móc giúp ta thiết lập ranh giới giữa cái mình thích và không thích. Hơn nữa, nó cũng có tác dụng giúp ta bộc lộ cảm xúc giận dữ và vì thế tránh được xu hướng quy mọi trách nhiệm mất mát là do mình.
Sau khi đã trách móc để giải tỏa cảm giác giận dữ ẩn khuất trong lòng, ta nên cố gắng kết thúc tình trạng đó. Không ai lại không một lần mắc phải lỗi lầm. Tha thứ chính là cách giải tỏa cho người khác nỗi day dứt vì đã làm ta đau khổ. Chỉ có sự tha thứ ấy, ta mới có thể tự do giải thoát hay cho nỗi đau qua đi.
Tha thứ là giải tỏa cho người khác nỗi day dứt vì đã làm ta đau khổ.
Dù thực tế đúng là người bạn đời khiến ta bực mình, nhưng cũng phải thừa nhận việc cho qua nỗi đau hoàn toàn nằm trong khả năng của ta. Trước cảm giác bất lực không thể thay đổi suy nghĩ của mình, ta thường quay sang đổ lỗi cho đối phương thay vì nhìn thẳng vào việc người ấy đã làm hoặc không làm. Khi mãi trách móc người ấy mà không chịu nhìn nhận vấn đề chỉ là do một số lỗi lầm của họ mà thôi, ta sẽ sa lầy vào nỗi đau của chính mình.
Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình trước lời nói, hành động của người bạn đời là việc nên làm. Nhưng bạn không nên nói lời trách móc. Lời nói thể hiện cảm xúc giúp ta kết nối với tình cảm gắn bó, mặn nồng giữa đôi bên trong khi những câu trách móc sẽ để lại trong lòng cảm giác day dứt. Lời nói tình cảm tăng thêm sức mạnh cho ta còn lời nói trách móc khiến ta cảm tưởng mình là nạn nhân. Ta có thể buồn, có thể bực bội, nhưng điều quan trọng là phải biết cho qua chuyện cũ. Cứ buộc người ấy chịu trách nhiệm về cảm nhận của ta, chẳng khác nào ta đang hạ thấp họ lẫn bản thân mình.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ THA THỨ
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần biết cách tha thứ, bởi tha thứ giải thoát ta khỏi nỗi đau đeo bám dai dẳng. Cũng từ đó ta sẽ cải thiện được khả năng đề ra giải pháp cho vấn đề. Việc nhìn nhận cảm xúc trong lòng với mục đích tha 102 PHẦN 1: SAO HỎA VÀ SAO KIM - LÀM LẠI TỪ ĐẦU thứ sẽ giúp ta giảm bớt xu hướng đổ lỗi cho bạn đời của mình. Khi trực tiếp tâm sự với người đó, chúng ta có xu hướng bộc lộ cảm xúc qua những lời trách móc nhiều hơn là trò chuyện một cách tình cảm. Tâm sự với người bạn đời là điều cần thiết, nhưng ta nên chọn thời điểm người ấy chịu lắng nghe và cũng là khi lòng ta đã ít nhiều có cảm giác tha thứ.
Nếu lúc đầu tâm sự với một người thứ ba khách quan, vô tư, ta sẽ thấy dễ tha thứ hơn.
Không nên đặt điều kiện tha thứ dựa vào phản ứng của người ấy. Bởi như vậy chẳng khác nào ta cho rằng sự đau khổ của mình hoàn toàn do người khác gây ra. Ví dụ, khi người vợ không phải lo ngại chịu trách nhiệm trước cảm nghĩ của chồng mình, chị sẽ lắng nghe và phản ứng một cách thiện chí hơn.
Một điều lưu ý là, chúng ta nên cẩn thận trong mỗi lời nói của mình, tránh những câu có hàm ý đổ lỗi. Đây là những câu “nhạy cảm”, có thể vô tình tạo khoảng cách giữa đôi bên. Khi không dùng giọng điệu trách móc, người bạn đời sẽ dễ đón nhận tình cảm của ta hơn. Từ đó vợ chồng có thể chia sẻ mọi cảm xúc, nhu cầu, ước muốn của nhau.
TÂM SỰ KHÔNG HÀM Ý TRÁCH MÓC
So với nam giới, phụ nữ thường thích chia sẻ nỗi lòng mình hơn. Họ cảm thấy khi chia sẻ đau khổ với người đàn ông yêu thương của mình, người ấy sẽ có động lực làm việc gì đó để có thể bảo vệ, hỗ trợ mình về sau.
Nếu không biết cảm nhận của ta, người khác không thể chỉnh sửa hành vi cụ thể hoặc biết ta cần được hỗ trợ như thế nào.
Cách tâm sự của ta sẽ quyết định thái độ lắng nghe của đối phương. Phụ nữ thường dùng những lời trách móc để diễn đạt cảm xúc. Vì vậy, thay vì lắng nghe nỗi khổ tâm của vợ và có động lực làm gì đó hỗ trợ, người chồng trở nên lui vào thế thủ, không còn hứng thú giúp đỡ, thậm chí còn có xu hướng không muốn thay đổi theo ý vợ.
LẬP LẠI QUAN HỆ ĐÔI BÊN SAU KHI LY HÔN
Khi hai người có con với nhau thì dù không còn là vợ chồng, mối quan hệ giữa họ vẫn không thể kết thúc, thực chất đó chỉ là sự thay đổi. Họ còn trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Vì vậy, cả hai vẫn cần liên hệ với nhau sao cho không ai cảm thấy mình có lỗi.
Để xây dựng tình cảm mới sau ly hôn, ta không chỉ cần dẹp bỏ ý nghĩ mình là nạn nhân bất hạnh, mà còn phải điều chỉnh lại những hạn chế trước đây mình mắc phải. Hầu hết vấn đề mà các gia đình “rổ rá cạp lại” mắc phải là do họ hay trách móc, đổ lỗi thay vì bình tĩnh ngồi lại chia sẻ với nhau.
Thực tế vợ chồng thường tranh cãi, xô xát nhau về tiền bạc, trách nhiệm, lòng chung thủy, cách nuôi dạy con, thời gian dành cho gia đình, con cái, v.v. Nhưng lý do thực sự của những cãi vã ấy chính là ở chỗ họ hay dùng ngôn ngữ trách móc để nói với nhau. Vì vậy, chỉ sau một vài “lời qua tiếng lại”, mâu thuẫn giữa họ đã trở nên gay gắt.
Nếu ta biết thể hiện những suy nghĩ, quan điểm khác biệt của mình mà không hàm ý trách móc, người bạn đời sẽ lắng nghe ý kiến của ta tốt hơn. Khi cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng như vậy, vợ chồng sẽ dễ tìm ra giải pháp hiệu quả để giải quyết những khác biệt giữa đôi bên cũng như các vấn đề chung trước mắt. Dù có thể lời lẽ của ta còn những thiếu sót, nhưng với thái độ tha thứ, bạn đời của ta sẽ có những chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
Khi biết vận dụng khả năng thay đổi cảm nghĩ của mình, lòng ta sẽ thấy thoải mái. Nếu không hiểu chính ta là người hoàn toàn có khả năng giải tỏa và biến đổi những cảm xúc tiêu cực trong lòng, ta sẽ mãi đổ lỗi cho người khác. Kết quả là trái tim ta không nguôi day dứt trong đau khổ và phẫn nộ.
Ở chương sau, ta sẽ bàn tới những thử thách khác của quá trình hàn gắn vết thương tình cảm khi bạn biết dành cho mình thời gian và sự hỗ trợ cần thiết để đi hết hành trình ấy.
9
CHIA TAY TRONG YÊU THƯƠNG
K
hi một quan hệ tình cảm chấm dứt, thường có hai con đường cho ta lựa chọn: hoặc ta sẽ chín chắn, trưởng thành hơn; hoặc ta sẽ rơi vào tâm trạng hụt hẫng và ngày
càng suy sụp. Thách thức với những ai xây dựng lại tình cảm của mình là phải giải tỏa nỗi đau trong sự tha thứ, thông cảm, biết ơn và tin cậy. Khi chia tay nhau như thế sẽ để lại trong lòng mỗi người những cảm nhận tốt đẹp về bản thân mình, về tương lai và quá khứ.
Không hiểu rõ những yêu cầu của quá trình hàn gắn vết thương lòng, chúng ta sẽ dễ rơi vào nhiều trạng thái cảm xúc tiêu cực khác nhau. Thường trái tim cứ mãi day dứt trong phẫn nộ, trách móc, thờ ơ, tội lỗi, bất an, tuyệt vọng và ghen tị. Bảy thái độ này tạo thành rào cản ngăn trở ta đón nhận tình yêu mới. Cứ kéo dài những thái độ ấy có nghĩa là ta đã làm hỏng một phần nào đó trong quá trình hàn gắn vết thương tâm hồn.
Bảy thái độ này hoàn toàn trái ngược với bốn cảm xúc hàn gắn trái tim. Mang trong lòng những tâm trạng đó, ta giống như đang sa vào vùng cát lún, càng giãy giụa kháng cự, càng bị thụt xuống sâu hơn.
Mang trong lòng những thái độ tiêu cực, ta như sa vào vùng cát lún, càng giãy giụa kháng cự, càng bị thụt xuống sâu hơn.
Cách duy nhất thoát khỏi sự trói buộc day dứt của bảy thái độ tiêu cực này là phải chú ý đến thông điệp chúng gởi đến ta.
1. VƯỢT QUA CẢM GIÁC PHẪN NỘ
Thái độ thường gặp nhất trong bảy thái độ trên là sự phẫn nộ, nhất là khi ta kết thúc một quan hệ hôn nhân hoặc tình cảm không được như ý muốn. Ta tức giận vì đã lãng phí thời gian, vì bao kỳ vọng trong lòng không được đáp ứng. Không những thế, ta còn thấy dù ta đã sống hết mình, nhưng kết quả nhận được lại không như mong đợi, và dù ta có nỗ lực đến thế nào đi nữa, mọi công sức đều không thể nào thỏa mãn người ấy. Sự phẫn nộ này cũng có lý do, nhưng điều quan trọng là nó cho thấy tâm trạng ta chưa sẵn sàng đón nhận tình cảm mới.
Khi phẫn nộ, thách thức lớn nhất là chia tay người ấy trong sự tha thứ và yêu thương. Dù chúng ta có quyền giận dữ, nhưng vẫn nên hồi tưởng tình yêu giữa đôi bên để rồi tha thứ lỗi lầm cho người ấy. Sau khi đã dành thời gian trải nghiệm trọn vẹn mất mát của mình, nỗi phẫn uất trong ta sẽ được giải tỏa, và ta rộng lòng cầu chúc những điều tốt đẹp đến với người mình từng yêu thương.
Cuối cùng ta cũng có thể giải tỏa bao phẫn uất và cầu chúc những điều tốt đẹp đến với người mình từng yêu thương.
Để đánh thức tình yêu cao thượng ấy, trước tiên ta cần trải nghiệm từng cảm xúc hàn gắn vết thương tình cảm.
1. Ta có thể sẽ giận người ấy vì đã làm lãng phí cuộc đời ta bằng sự phản bội, vì người ấy đã lấy đi tình yêu, sự hỗ trợ xứng đáng với ta.
2. Ta có thể sẽ buồn vì quan hệ tình cảm kết thúc, ta mất đi người yêu thương nhất và công sức vun đắp hạnh phúc từ bao lâu bỗng vụt tan.
3. Ta có thể sẽ lo sợ với cảm giác mình quá khờ dại trong chuyện tình cảm và sau này biết đâu lại bị lừa dối nữa, âu lo chẳng biết làm cách nào để tình cảm đơm hoa kết trái như mong đợi.
4. Ta có thể sẽ đau khổ vì không thể trở lại tình cảm tốt đẹp như xưa, không thể nào bù đắp thời gian đã mất, cũng như không thể lay chuyển quyết định thay đổi của người ấy.
Bày tỏ cảm xúc tha thứ và thông cảm của mình sẽ giúp ta nhớ lại tình yêu ban đầu dành cho nhau. Hồi ức tình cảm ấy rất quan trọng. Bởi vì sự tha thứ chỉ có giá trị thực sự khi tâm hồn ta hồi tưởng những cảm xúc yêu thương tươi đẹp dành cho người ấy.
Ý Nghĩa Của Sự Tha Thứ
Đôi khi ta không thể tha thứ vì không thực sự hiểu ý nghĩa của nó. Ta lo rằng nếu mình tha thứ cho người ấy và trái tim vẫn hướng về họ, tức là sẽ quay lại quan hệ cũ chăng? Không đúng như vậy. Cách kết thúc tốt nhất là chia tay trong yêu thương. Ta yêu thương người ấy, nhưng họ không thích hợp với mình. Hãy vui vẻ chấp nhận sự chia tay. Đừng bao giờ dùng những lời nghiệt ngã để chấm dứt tình cảm bởi điều đó chỉ khiến cả hai bị tổn thương.
Tha thứ cho người yêu khi tình cảm đôi bên chấm dứt không có nghĩa ta phải quay lại quan hệ ấy.
Hãy rộng mở trái tim để nhận ra rằng đâu là người đích thực dành cho cuộc đời mình. Xu hướng chung là chúng ta dễ thu hút và cũng bị hấp dẫn bởi người có thể cho mình sự toại nguyện chứ
không phải cảm giác thất vọng. Khả năng chọn đúng một nửa của đời mình chỉ có ở trái tim chân thành, rộng mở. Đôi khi ta may mắn tìm được người yêu thương mình, nhưng lại không biết trân trọng để rồi khi mất đi, ta mới thấy lòng đầy nuối tiếc.
2. VƯỢT QUA SỰ TRÁCH MÓC
Thường là sau khi chấm dứt quan hệ tình cảm, ta hay đổ lỗi vấn đề cho người tình cũ, cảm thấy vô cùng thoải mái khi thoát được quan hệ ấy và lại bắt đầu với nhiều cơ hội mới. Phản ứng này có những lý do riêng của nó nhưng đồng thời thể hiện rõ ràng lòng ta đang phủ nhận nhiều cảm xúc lẩn khuất khác. Nếu cứ đơn giản cho qua chuyện cũ, chắc chắn ta sẽ có xu hướng gặp người tình mới khơi gợi lại những cảm xúc day dứt ấy.
Nam nữ thường thấy thanh thản khi chấm dứt một quan hệ tình cảm vì nhiều lý do khác nhau. Người đàn ông có cảm giác nhẹ nhõm khi đổ lỗi vấn đề cho bạn đời mình, trái lại, phụ nữ thấy vui vẻ vì không phải dính líu trách nhiệm về quan hệ đôi bên nữa. Cả hai đều thấy nhẹ lòng, nhưng chúng ta cần nhìn nhận sâu hơn để có thể hàn gắn trái tim và sau đó có thể tìm được “một nửa” thực sự của mình.
Nam giới dễ quên chuyện đã qua, nhưng lại không sẵn sàng tha thứ. Giải pháp trước mắt của họ đối với thất bại tình cảm hiện tại là đi tìm người tình khác. Dù trong quan hệ mới, ban đầu thái độ của người đàn ông có thể khá tích cực, nhưng nếu nảy sinh những vấn đề như cũ, họ sẽ nhanh chóng đổ lỗi và rất khó tha thứ cho người phụ nữ ấy.
Để tìm thấy sự tha thứ, người đàn ông cần phải chiêm nghiệm mình đã có lỗi gì trong những vấn đề nảy sinh giữa đôi bên. Càng thấy mình có trách nhiệm với chuyện cũ, họ càng dễ tha thứ hơn. Thái độ tha thứ và có trách nhiệm này giúp người đàn ông
bớt đi sự cầu kỳ khó tính hoặc phản ứng trách móc thái quá ở quan hệ tình cảm sau này.
Để tìm thấy sự tha thứ, người đàn ông cần phải chiêm nghiệm mình đã có lỗi gì trong những vấn đề tình cảm giữa đôi bên.
Với người phụ nữ, cảm giác nhẹ nhõm trước việc chấm dứt tình cảm thường gắn liền với ý thức trách nhiệm. Cụ thể họ thấy thanh thản vì không còn phải chịu trách nhiệm về tình cảm đôi bên, thấy mình hy sinh như vậy là quá đủ. Với tâm trạng này, người phụ nữ không nên tha thứ ngay lập tức, vì có thể sau này họ sẽ day dứt lên án chính mình. Khi quan hệ tình cảm đổ vỡ, nam giới thường tìm cách trách móc, đổ lỗi cho bạn đời, trong khi đó phụ nữ lại hay dằn vặt bởi mặc cảm có lỗi của bản thân.
Để tha thứ và quên đi chuyện cũ, trước tiên người phụ nữ cần tìm hiểu những khúc mắc trong quan hệ tình cảm đôi bên đã tác động đến mình thế nào. Khi cố gắng tha thứ thật nhanh, có thể trong lòng họ vẫn còn lẩn khuất mặc cảm có lỗi hoặc thấy mình không xứng đáng. Nếu biết dành thời gian chiêm nghiệm bốn cảm xúc hàn gắn vết thương tình cảm trước, họ sẽ có thể tha thứ cho bạn đời mà không bị cảm giác có lỗi đeo bám.
Khi quan hệ tình cảm đổ vỡ, nam giới thường tìm cách trách móc, đổ lỗi cho bạn đời, trong khi đó phụ nữ lại hay dằn vặt bởi mặc cảm có lỗi của bản thân.
Khi đã tìm thấy sự tha thứ, người phụ nữ sẽ biết nhìn nhận một cách khách quan về bản thân trước những vấn đề tình cảm đã qua. Với thái độ và tinh thần trách nhiệm ấy, họ mới có thể đủ sức vượt qua đau khổ với sự thanh thản, quyết tâm cần thiết để bắt đầu mối quan hệ mới. Họ sẽ có niềm tin rằng, những gì mình đã chịu đựng vừa qua không nhất thiết sẽ lặp lại trong những quan hệ sau này.
Thái độ có trách nhiệm một cách khách quan sẽ giúp người phụ nữ nhận ra những gì mình đã chịu đựng trong mối quan hệ cũ không nhất thiết sau này sẽ lặp lại.
Nếu người phụ nữ còn cho rằng việc có tình cảm với ai đó đồng nghĩa với sự hy sinh, thì họ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận tình cảm mới. Nếu một người đàn ông vẫn nhớ chuyện cũ với thái độ trách móc, lên án, người đó có thể vẫn có tình cảm với người phụ nữ khác, nhưng rồi họ sẽ nhanh chóng rút lui khi thấy mình phải chấp nhận những hy sinh hay những thỏa hiệp thông thường.
Điều quan trọng cả hai phái cần lưu ý là phải biết nhìn nhận tình cảm thực sự của mình lúc ấy. Thanh thản chủ yếu là vì cuối cùng ta cũng có thể chấm dứt những cảm xúc khó chịu trong lòng. Đương nhiên cũng có lúc chiến thuật này rất hiệu quả, nhưng nếu vận dụng khi chấm dứt một quan hệ tình cảm thân thiết thì không phù hợp chút nào.
Khi dành thời gian chiêm nghiệm những cảm xúc ẩn khuất dưới cảm giác thanh thản, dần dần ta sẽ phát hiện còn biết bao điều khiến lòng mình day dứt. Dù quên đi chuyện cũ và tiếp tục cuộc sống cho ta cảm giác vui vẻ, nhưng tốt hơn ta nên cho phép mình căm phẫn với nỗi đau để cảm nhận trọn vẹn bốn cảm xúc hàn gắn vết thương tình cảm. Khi thấy mình vui vẻ không phải vì đã quên đi quá khứ, nghĩa là ta đã sẵn sàng xây dựng tình cảm mới.
3. VƯỢT QUA CẢM GIÁC THỜ Ơ
Đổ vỡ tình cảm có thể khiến ta có nguy cơ trở nên vô cảm, thờ ơ. Do muốn bảo vệ lý lẽ riêng nên ta cố kiềm nén những cảm xúc mất mát trong lòng, và dần trở nên thờ ơ.
Suy cho cùng, khi chấm dứt quan hệ tình cảm, ai cũng mong đó là quyết định hợp lý, nhưng vấn đề là ta sẽ đối mặt với cảm giác tiếc nuối. Một khi quyết chia tay, ta phải cho phép bản thân cảm nhận những đợt sóng cảm xúc mâu thuẫn dâng trào trong tim. Nếu không, ta sẽ dễ mất đi niềm khao khát yêu thương nơi sâu thẳm đáy lòng.
Có thể khó cảm nhận bốn cảm xúc hàn gắn vết thương lòng khi lý trí cho rằng đôi bên chia tay như thế là giải pháp tốt nhất.
Dù việc chấm dứt quan hệ tình cảm được cả hai bên cho là hợp lý, ta vẫn cần dành thời gian để trái tim có thể điều chỉnh, thích nghi tốt hơn với khoảng trống mới. Cảm giác tiếc nuối và buồn phiền diễn ra sau đó là chuyện bình thường. Nếu không cảm nhận trọn vẹn cảm xúc mất mát này một cách tự nhiên, sau này ta rất dễ rơi vào phiền muộn, đau khổ.
Ta có thể chủ động bắt đầu quá trình ấy bằng những hồi ức về ước mơ của ngày đầu yêu thương nhau. Từ đó, ta dần cảm nhận nỗi buồn khi tình cảm bị đổ vỡ, giận dữ khi chuyện đã xảy ra không như ý muốn và cuối cùng tìm đến sự tha thứ.
Bên cạnh đó, ta cũng phải thành thật nhìn nhận cảm giác lo sợ vì mình có thể đã sai và không thể sữa chữa lỗi lầm ấy. Thỉnh thoảng nỗi khao khát trở lại ngày xưa và rút kinh nghiệm vun đắp tình cảm tốt đẹp hơn cũng là cảm xúc bình thường. Trải qua những trạng thái cảm xúc ấy không có nghĩa là ta đang đi theo tiếng gọi tình cảm để quay lại với người xưa mà đó là điều cần thiết để ta quên đi chuyện cũ.
Hãy tìm hiểu những cảm xúc gắn bó sâu đậm để có thể cho qua chuyện cũ một cách thoải mái, đừng cố thờ ơ, lạnh lùng chôn giấu nỗi lòng mình.