🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đại Tướng, Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp – Một Tài Năng Quân Sự Xuất Chúng, Nhà Lãnh Đạo Có Uy Tín Lớn Của Cách Mạng Việt Nam
Ebooks
Nhóm Zalo
BAN CHỈ ĐẠO
Đại tướng PHAN VĂN GIANG Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Trưởng ban
Đại tướng LƯƠNG CƯỜNG Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam - Phó Trưởng ban
NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - Phó Trưởng ban
VŨ ĐẠI THẮNG Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình - Phó Trưởng ban
Thượng tướng NGUYỄN TÂN CƯƠNG Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu
trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng - Phó Trưởng ban thường trực
Thượng tướng VÕ MINH LƯƠNG Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng - Phó Trưởng ban
Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam - Phó Trưởng ban
Trung tướng PHÙNG SĨ TẤN Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội nhân dân Việt Nam - Phó Trưởng ban
Trung tướng NGUYỄN DOÃN ANH Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 4 - Phó Trưởng ban
CAO HUY Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Phó Trưởng ban
TRẦN THẮNG Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình - Phó Trưởng ban
Thiếu tướng NGUYỄN HOjNG NHIÊN Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Phó Trưởng ban
PHAN XUÂN THỦY Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - Phó Trưởng ban
Trung tướng TRẦN DUY GIANG Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Ủy viên Thiếu tướng NGUYỄN VĂN CHÍNH Phó Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng - Ủy viên Thiếu tướng LƯU SỸ QUÝ Cục trưởng Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng - Ủy viên
4
Thiếu tướng NGUYỄN VĂN ĐỨC Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị - Ủy viên
Thiếu tướng NGUYỄN XUÂN KIÊN Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần - Ủy viên
Thiếu tướng NGUYỄN ĐỨC CĂN Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu - Ủy viên
Thiếu tướng NGUYỄN ĐỨC HÓA Phó Chính ủy Quân khu 4 - Ủy viên ĐINH THỊ MAI Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương - Ủy viên
NGUYỄN TUẤN Vụ Nội chính, Văn phòng Chính phủ - Ủy viên CAO VĂN ĐỊNH Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình - Ủy viên
PHAN THANH CƯỜNG Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình - Ủy viên NGUYỄN TRẦN QUANG Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình - Ủy viên
Đại tá NGUYỄN VĂN SÁU Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Ủy viên
Đại tá DƯƠNG HỒNG ANH Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Ủy viên
Đại tá NGUYỄN VĂN LỊCH Chính ủy Cục Hậu cần, Bộ Tổng Tham mưu - Ủy viên
Đại tá ĐINH XUÂN HƯỚNG Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình - Ủy viên
Thượng tá ĐOjN SINH HÒA Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình - Ủy viên
5
BAN NỘI DUNG
Thiếu tướng, TS. NGUYỄN HOjNG NHIÊN Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Trưởng ban
Trung tướng TRẦN VÕ DŨNG Chính ủy Quân khu 4 - Phó Trưởng ban TS. CAO VĂN ĐỊNH Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình - Phó Trưởng ban
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN VĂN SÁU Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Phó Trưởng ban
Đại tá, PGS.TS. DƯƠNG HỒNG ANH Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Phó Trưởng ban
Đại tá, TS. TRƯƠNG MAI HƯƠNG Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Ủy viên
Đại tá, TS. NGUYỄN VĂN LƯỢNG Trưởng phòng Kế hoạch, quản lý khoa học và đào tạo, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam -
Ủy viên
LÊ MINH TUYÊN Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình - Ủy viên
Đại tá, TS. LÊ THANH BjI Trưởng phòng Lịch sử Tư tưởng - Tổ chức quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Ủy viên
Đại tá, ThS. ĐỖ MẠNH CƯỜNG Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Ủy viên
Trung tá, TS. TRẦN ANH TUẤN Trưởng phòng Lịch sử quân sự thế giới, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Ủy viên
Trung tá, TS. LÊ VĂN CỬ Phó Trưởng phòng Lịch sử kháng chiến, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Ủy viên
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
6
Đ
LỜI giới thiệu
ại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là trường hợp hiếm có của Việt Nam và thế giới, một vị tướng không qua một trường lớp quân sự nào, nhưng đã
chỉ huy quân đội xây dựng từ số không, ngày càng lớn mạnh, làm nòng cốt cho toàn dân Việt Nam đánh bại nhiều viên tướng nổi tiếng của các quân đội thực dân xâm lược, từng tốt nghiệp những học viện quân sự lừng danh, giành được những thắng lợi vĩ đại làm thay đổi dòng chảy lịch sử dân tộc và nhân loại. Nhân dân Việt Nam và thế giới còn biết đến, quý trọng ông là một vị tướng tài - đức, văn - võ song toàn, một trong những danh nhân ngời sáng của nền văn hóa Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước. Cả ông nội và ông ngoại của Đại tướng đều tham gia phong trào Cần Vương kháng Pháp. Cha ông - cụ Võ Quang Nghiêm, một hương sư nghèo làm thêm nghề
thuốc, tính cách cương trực, bất khuất, kiên cường, bị thực dân Pháp giam cầm, hy sinh trong nhà lao ở Huế. Dòng họ Võ qua nhiều triều đại đều có các danh tướng như một truyền thống cầm quân, trong số đó đặc biệt có Đô đốc Võ Văn Dũng - danh tướng của nhà Tây Sơn.
Khi còn nhỏ, Võ Nguyên Giáp học ở trường làng, trường huyện rồi ra Đồng Hới học hết bậc tiểu học. Mùa hè năm 1925, ông vào Huế học tại Trường Quốc học, sau này ra Hà Nội học hết trung học, tốt nghiệp đại học ngành Luật. Ông đã dấn thân vào con đường cách mạng từ khi tuổi đời còn rất trẻ dưới sự dìu dắt của các bậc đàn anh và những người thầy ở Trường Quốc học Huế, tham gia các tổ chức yêu nước và cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, trở thành Ủy viên Trung ương dự bị, phụ trách tuyên huấn và giao thông liên lạc của Tổng bộ Tân Việt Cách mạng Đảng. Võ Nguyên Giáp đã góp phần to lớn thúc đẩy tổ chức Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn - là một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã bị thực dân Pháp kết án 2 năm tù vì tham gia ủng hộ phong trào Xôviết Nghệ - Tĩnh.
Thời gian học tập ở Huế, Võ Nguyên Giáp đã tích cực hoạt động báo chí, là biên tập viên báo Tiếng dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Vào nửa cuối những năm 1930,
7
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
ông là giáo viên môn Lịch sử ở Trường tư thục Thăng Long; tích cực hoạt động báo chí bên cạnh đồng chí Trường Chinh - người được Xứ ủy Bắc Kỳ giao trọng trách Trưởng ban của Ủy ban vận động cách mạng nửa hợp pháp, chỉ đạo các hoạt động công khai thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương ở Hà Nội trong những năm 1936-
1939, cùng Trường Chinh viết và xuất bản cuốn sách Vấn đề dân cày, một tác phẩm nổi tiếng về nông thôn, nông dân Việt Nam đương thời.
Tháng 4/1940 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Võ Nguyên Giáp, ông và đồng chí Phạm Văn Đồng được đồng chí Hoàng Văn Thụ - Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp giao nhiệm vụ sang miền Nam Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đầu tháng 6/1940, tại Thúy Hồ - Côn Minh - Vân Nam (Trung Quốc), hai ông được gặp đồng chí Vương (tức lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc). Từ đây, Võ Nguyên Giáp được gần gũi, trở thành người học trò xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Nhận thấy ở Võ Nguyên Giáp có tài năng thiên bẩm về quân sự, cho nên sau thời gian thử thách, rèn luyện, tháng 12/1944, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giao cho Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Kể từ đây, Võ Nguyên Giáp giữ
vai trò người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cương vị đó, đồng chí đã chỉ đạo xây dựng quân đội ngày càng lớn mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập, tự do cho dân tộc, làm nên Cách mạng Tháng Tám thành công, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt là với hai nước bạn Lào và Campuchia, được quân đội và nhân dân ta kính trọng, bạn bè quốc tế ngợi ca, kẻ bại trận khi đối địch với ông phải nể trọng, khâm phục.
Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam từ 34 chiến sĩ đầu tiên trở thành một quân đội cách mạng, “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” như lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có công lao to lớn, mang đậm dấu ấn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam suy tôn ông là người “Anh Cả” của quân đội. Bộ đội do ông lãnh đạo, chỉ huy được nhân dân yêu mến gọi là “Bộ đội Cụ Hồ”, đó là niềm tự hào, là sự kiêu hãnh mà không phải quân đội nào trên thế giới cũng có được.
Sau thắng lợi của Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, tháng 1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL trao cho ông quân hàm Đại tướng như giao phó một trọng trách, một sự tin cậy lớn để ông điều hành, chỉ huy quân đội. Ông đã phấn đấu không mệt mỏi để xứng đáng với trách nhiệm, vinh dự Đảng và Bác Hồ trao.
8
LỜI GIỚI THIỆU
Các tướng lĩnh của Pháp và Mỹ từng bại trận khi đối đầu với ông và cả các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự hàng đầu thế giới đánh giá Võ Nguyên Giáp là vị tướng thiên tài, một trong những nhà cầm quân xuất chúng của mọi thời đại, vị tướng của chiến tranh nhân dân, “đã vạch ra chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật quân sự” giúp đất nước “chiến thắng những kẻ thù mạnh nhất”, là “bậc thầy về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật quân sự”, “sáng tạo một kiểu chiến tranh mà cả Pháp lẫn Mỹ không thể đánh thắng”.
Năm nay, vào những ngày tháng Tám lịch sử này, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta tổ chức trọng thể nhiều hoạt động Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021). Nằm trong các hoạt động kỷ niệm này, Bộ Quốc phòng được Ban Bí thư Trung ương Đảng giao chủ
trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam, để tôn vinh, tưởng niệm ông.
Trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh COVID-19, nhưng với sự ngưỡng mộ và tấm lòng thành kính với Đại tướng, nên sau một thời gian chuẩn bị, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 100 bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học, các nhân chứng trong và ngoài quân đội gửi về tham gia Hội thảo.
Trên cơ sở các bài tham luận, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản thành cuốn sách lớn với tiêu đề mang tên cuộc hội thảo quan trọng này. Cuốn sách được sắp xếp thành ba phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung, gồm tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh lãnh đạo, chỉ huy quân đội,... Nội dung các bài viết khẳng định Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là nhà quân sự văn võ song toàn, người “Anh Cả” của quân đội, là “Tư lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy”, có nhiều đóng góp xuất sắc cho Đảng, cho dân, đặc biệt là trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước. Phần thứ hai: Tài năng quân sự xuất chúng, cống hiến đặc biệt xuất sắc cho cách mạng Việt Nam, là các bài viết của các tướng lĩnh, sĩ quan lãnh đạo, chỉ huy các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, các tổng cục, các cục,... cũng như đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài quân đội. Nội dung chủ đạo của các bài viết ở phần này luận giải, phân tích, đánh giá những đóng góp về nhiều mặt của đồng chí Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là quá trình đồng chí được Trung ương Đảng, Bác Hồ giao trọng trách lãnh đạo, chỉ huy quân đội trên
9
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phần thứ ba: Sáng ngời tấm gương đạo đức cách mạng, các bài viết tập trung luận giải Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một tấm gương đạo đức lớn của cách mạng Việt Nam. Ông có may mắn sớm được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc rồi trở thành người học trò xuất sắc, gần gũi bên Người. Cả đời ông tuân theo chỉ dạy của Bác Hồ về
đạo làm tướng, tận trung với nước, tận hiếu với dân, thương yêu, quý trọng chiến sĩ, được cán bộ, chiến sĩ suy tôn là người “Anh Cả” của quân đội, một vị Tổng Tư lệnh hội tụ đủ các phẩm chất Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung, luôn “Dĩ công vi thượng”, nguyện “Tôi sống ngày nào cũng vì đất nước ngày đó”.
Nội dung các bài viết khá đa dạng, phản ánh tương đối toàn diện và đầy đủ, có hệ thống về những cống hiến của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam. Việc sắp xếp các bài viết vào từng phần chỉ có ý nghĩa tương đối vì mỗi bài viết bao chứa nhiều nội dung khá phong phú, nhiều chiều cạnh về những cống hiến của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Với hơn 100 bài viết trong cuộc Hội thảo cấp quốc gia đầu tiên về Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ở cuốn sách này bước đầu làm sáng tỏ những đóng góp về nhiều mặt đối với cách mạng Việt Nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - niềm tự hào của Đảng ta, quân đội ta và dân tộc ta, sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế. Là nhân vật lịch sử lớn, nghiên cứu về ông đòi hỏi cần có thời gian và sự am hiểu trên nhiều lĩnh vực, không riêng quân sự mà còn là chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,... nên những bài viết trong Hội thảo này mới là bước đầu phân tích, luận giải sự nghiệp, tài năng, nhân cách của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Dù trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã nỗ lực cố gắng, phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Hội thảo, mà trực tiếp là Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức biên tập - xuất bản cuốn sách một cách công phu, nghiêm túc, trang trọng, thể hiện lòng thành kính với Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - một vị tướng tài ba xuất chúng, một nhà lãnh đạo tài năng, mẫu mực, một tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc và mong nhận được ý kiến đóng góp.
Hà Nội, tháng 8 năm 2021
NHj XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
10
PHÁT BIỂU KHAI MẠC
NGUYỄN TRỌNG NGHĨA*
K
ỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), hôm nay, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội thảo khoa học: “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam”.
Thay mặt Ban Chỉ đạo Hội thảo, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các quý vị đại biểu, cùng toàn thể các đồng chí về dự Hội thảo quan trọng này.
Chúc các đồng chí mạnh khỏe và thành đạt; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
Kính thưa các đồng chí,
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp (bí danh Văn), sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho giàu truyền thống yêu nước. Ngay từ khi còn là học sinh, được tiếp thu những tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh Trường Quốc học Huế; tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng - một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản; hăng hái trên mặt trận đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tháng 12/1944, đồng chí được lãnh tụ Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
_______________
* Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
11
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Trên các cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với thắng lợi vĩ đại của 30 năm chiến tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), với cương vị Bí thư Tổng Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy các chiến dịch quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của dân tộc, trong đó Điện Biên Phủ - trận quyết chiến chiến lược đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Từ đây, tên tuổi của Đại tướng đã đi vào lịch sử của dân tộc, trong sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), với trọng trách Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí đã tham gia cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
Với tư duy sắc bén, tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều công lao và đóng góp xuất sắc vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Cùng với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của đất nước,
12
PHÁT BIỂU KHAI MẠC
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương mẫu mực về đạo đức, nhân cách của người chiến sĩ cộng sản, cống hiến hết mình vì nước, vì dân. Đại tướng cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với quê hương Quảng Bình, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu với Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà với mong muốn đưa Quảng Bình thành tỉnh phát triển.
Cuộc đời hơn 80 năm hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với những mốc son lịch sử trọng đại đánh dấu quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Từ một học sinh, nhà báo, nhà giáo, nhà hoạt động cách mạng, ông đã trở thành một vị tướng kiệt xuất; một nhà chiến lược mưu trí, sáng tạo; một vị Tổng Tư lệnh văn võ song toàn; một nhà tổ chức hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Kính thưa các đồng chí,
Hội thảo hôm nay là một trong những hoạt động kỷ niệm lớn, có ý nghĩa thiết thực của đất nước, quân đội trong năm 2021. Kết quả Hội thảo sẽ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào, tự tôn dân tộc; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt cho toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với ý nghĩa sâu sắc đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học: “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam”.
Trân trọng cảm ơn các đồng chí!
13
H
PHÁT BIỂU CHkO MỪNG
VŨ ĐẠI THẮNG*
ôm nay, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội thảo
khoa học cấp quốc gia: “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam”. Hội thảo là một trong những hoạt động lớn, trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đây là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang và những cống hiến to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta nói chung và quê hương Quảng Bình nói riêng.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; đại diện gia đình Đại tướng và toàn thể các đồng chí đại biểu đã về tham dự Hội thảo. Chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
Kính thưa toàn thể các đồng chí,
Miền đất Quảng Bình “gió Lào, cát trắng”, nơi khởi đầu cho công cuộc mở cõi về phương Nam của nước Đại Việt, đã chứng kiến và trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, nơi giao thoa, hội tụ nhiều nền văn hóa lớn của dân tộc. Yếu tố lịch sử cùng với
_______________
* Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình.
14
PHÁT BIỂU CHjO MỪNG
thiên nhiên khắc nghiệt đã rèn đúc con người Quảng Bình đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nại mà bản lĩnh, ngoan cường, kiên trung, thông minh và quyết đoán, giàu chí tiến thủ, giàu lòng nhân ái, yêu nước nồng nàn, lao động sáng tạo. Nơi đây đã sản sinh, nuôi dưỡng và tôi luyện nhiều bậc danh nhân, hào kiệt, trí dũng song toàn làm rạng danh non sông gấm vóc như: Trương Xán, Dương Văn An, Nguyễn Đăng Tuân, Võ Xuân Cẩn, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm,
Lê Trực, Đồng Sỹ Nguyên,... và đặc biệt là Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình; nhà quân sự xuất chúng, nhà báo, nhà khoa học, nhà văn hóa lớn mà tên tuổi và sự
nghiệp được cả thế giới khâm phục và kính trọng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những cống hiến xuất sắc, góp phần vào những thắng lợi quan trọng làm thay đổi lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới; góp phần phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, hình thành học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Đại tướng là tấm gương mẫu mực về
tinh thần “Dĩ công vi thượng”, đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên hết. Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất, nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, suốt đời tận tụy, hy sinh, phấn đấu phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam” được tổ chức trọng thể trên quê hương Quảng Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm làm rõ thêm cuộc đời, sự nghiệp, tài năng, đạo đức của Đại tướng. Cùng với tài năng thiên bẩm, truyền thống của quê hương Quảng Bình đã góp phần vào sự hình thành nhân cách, nâng bước đường hoạt động cách mạng của Đại tướng. Là người con của quê hương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết sức quan tâm đến sự phát triển của tỉnh nhà, kịp thời chỉ đạo, động viên Đảng bộ, chính quyền, quân và dân toàn tỉnh kiên cường chiến đấu, vượt qua thử thách, hy sinh đóng góp cho sự nghiệp
15
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
đấu tranh giải phóng dân tộc; trăn trở để đưa Quảng Bình vượt qua khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên để trở thành tỉnh phát triển. Hội thảo hôm nay là dịp để tiếp thu, khẳng định những cống hiến to lớn của Đại tướng đối với cách mạng Việt Nam nói chung và đối với quê hương Quảng Bình nói riêng. Đồng thời, giáo dục cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong tỉnh nâng cao lòng tự hào về truyền thống quê hương, học tập và làm theo tấm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương Quảng Bình ngày càng giàu đẹp. Tỉnh ủy Quảng Bình xin trân trọng cảm ơn Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội thảo; trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các quý vị đại biểu đã đến với Hội thảo bằng các công trình nghiên cứu, các bài tham luận có ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Một lần nữa, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, quý vị đại biểu, các nhà khoa học, cùng tất cả các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
Trân trọng cảm ơn!
16
H
PHÁT BIỂU CHỈ ĐẠO
Đại tướng, TS. PHAN VĂN GIANG*
ôm nay, tôi tới dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên
Giáp với tình cảm và sự kính trọng sâu sắc. Thay mặt Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tôi xin gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử, các tướng lĩnh, các đồng chí đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Bình và các tỉnh, thành phố; các nhà khoa học cùng toàn thể các vị đại biểu khách quý lời chào mừng nồng nhiệt nhất; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
Thưa các đồng chí,
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Bình giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, thấu hiểu sự nghèo đói, lam lũ của người dân lao động cùng khổ dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, đồng chí đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi 14 tuổi.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước và quân đội tin tưởng giao phó nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt. Trải qua nhiều vị trí, hoạt động trên nhiều cương vị khác nhau, dù ở đâu, thực hiện nhiệm vụ gì, đồng chí Võ Nguyên Giáp luôn là một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cách mạng Việt Nam, một tài năng quân sự xuất chúng, có những công lao to lớn đối với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, chiến thắng oanh liệt của Quân đội nhân dân Việt Nam; tên tuổi của Đại tướng đã gắn liền với những thắng lợi oanh liệt của quân đội, của
_______________
* Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
17
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, góp phần làm thay đổi dòng chảy lịch sử của đất nước và thế giới.
Là vị tướng tài ba, xây dựng quân đội từ con số không, tiến lên ngày càng hùng mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng, Đại tướng còn là nhà lãnh đạo uy tín, có tầm nhìn chiến lược, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Trên cương vị Phó Thủ tướng thường trực, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng đã tham mưu, đóng góp nhiều ý kiến rất quan trọng cho Đảng và Nhà nước trong phát triển khoa học, kỹ thuật, giáo dục, đào tạo; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; khai thác, phát triển bền vững biển, đảo, các địa bàn chiến lược; mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới.
Là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, Đại tướng luôn chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững nguyên tắc Đảng, xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất đi đôi với mở rộng dân chủ trong Đảng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, xa rời quần chúng, chống tham nhũng, lãng phí... để Đảng “là đạo đức, là văn minh” như lời Bác Hồ dạy.
Cuộc đời của Đại tướng là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; một nhân cách lớn với tấm lòng yêu nước thương dân, tầm cao trí tuệ, đạo đức nhân văn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; sống nhân hậu, giản dị, gần gũi, thương yêu, chăm lo cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, được toàn quân và toàn dân tin yêu, mến phục, dành cho Đại tướng những tình cảm tốt đẹp, suy tôn là “Anh Cả” của quân đội, “Đại tướng của nhân dân”, “Vị tướng của phong trào giải phóng dân tộc”.
Với những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Thưa các đồng chí,
Hội thảo khoa học hôm nay là một trong những hoạt động lớn, trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội thảo, tôi mong rằng những tham luận và ý kiến được trình bày tại Hội thảo sẽ góp phần bổ
sung những thông tin, tư liệu để khẳng định sâu sắc cuộc đời, sự nghiệp cách mạng sôi nổi, phong phú của đồng chí Võ Nguyên Giáp; tôn vinh và tri ân
18
PHÁT BIỂU CHỈ ĐẠO
công lao, cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; qua đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ noi gương đồng chí Võ Nguyên Giáp ra sức học tập, lao động và cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Với ý nghĩa, mục đích như vậy, tôi xin nêu lên một số nội dung cần tập trung thảo luận, làm rõ trong cuộc Hội thảo quan trọng này: Thứ nhất, tập trung khẳng định cuộc đời, sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng vẻ vang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đặc biệt là công lao của Đại tướng đối với thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Thứ hai, phân tích và làm sâu sắc hơn những quan điểm, tư tưởng của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựng Quân đội nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam; về xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ ba, kết quả được đúc rút từ Hội thảo là những kinh nghiệm quý báu từ chính cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang, phong phú, sinh động của Đại tướng, cần được vận dụng vào thực tiễn hoạt động của các cơ quan, đơn vị, góp phần vào xây dựng quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp để giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, hun đúc niềm tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Thưa các đồng chí,
Với tình cảm, trách nhiệm và tinh thần khoa học, tôi tin tưởng rằng Hội thảo của chúng ta sẽ hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ nêu trên. Cuối cùng xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các tướng lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, các nhà khoa học cùng toàn thể các vị đại biểu, khách quý mạnh khỏe, hạnh phúc!
Trân trọng cảm ơn!
19
Đ
BÁO CÁO ĐỀ DẪN
Trung tướng TRỊNH VĂN QUYẾT*
ại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người “Anh Cả” của Quân đội
nhân dân Việt Nam, có nhiều công lao to lớn, cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hoàn thành sứ mệnh lịch sử lớn lao trong cuộc trường chinh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với những mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; hình ảnh Đại tướng được khắc sâu trong lòng nhân dân, trong sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế.
Sự nghiệp cách mạng của Đại tướng khởi đầu từ khi còn là học sinh Trường Quốc học Huế, với nhiệt huyết của người thanh niên yêu nước, Võ Nguyên Giáp đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tham gia Đảng Tân Việt Cách mạng Đảng - một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, có nhiều đóng góp trên mặt trận báo chí trong cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm 1936-1939. Năm 1940 là bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng, khi Võ Nguyên Giáp được tổ chức đưa sang Trung Quốc. Tại đây, đồng chí được gặp, hoạt động dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tiếp thu tư tưởng của Người, Võ Nguyên Giáp đã có những cống hiến trong tổ chức, xây dựng lực lượng cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941, sau khi về nước, Võ Nguyên Giáp đã thực hiện chỉ đạo của Trung ương
_______________
* Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
20
BÁO CÁO ĐỀ DẪN
Đảng, tiến hành xây dựng căn cứ địa, lực lượng vũ trang cách mạng. Tháng 12/1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp đã thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên các cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư
lệnh Việt Nam Giải phóng quân, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Trong năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đồng chí đã góp phần xây dựng, tổ chức chính quyền, giữ an ninh, nội trị
trong những ngày tháng đầu tiên khi nước ta mới giành được độc lập. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trên cương vị Bí thư Trung ương Quân ủy, Tổng Chính ủy, Bí thư Tổng Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từng bước lớn mạnh, trưởng thành, phát huy vai trò của quân đội cách mạng, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; phát huy thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, từng bước đánh bại các kế hoạch quân sự của địch. Đại tướng đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng, đánh dấu sự phát triển của cuộc kháng chiến như Biên giới, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào,... Đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, với tư duy quân sự sắc bén, với nhãn quan chiến lược sâu sắc, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đưa Đại tướng vào hàng danh tướng của thế giới. Bằng tài năng và trí tuệ kiệt xuất, bằng kinh nghiệm thực tiễn, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng đã góp phần quan trọng vào xây dựng Nghị quyết Trung ương 15, tạo nên cột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình tìm tòi, xác định con đường cách mạng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên cương vị Phó Thủ tướng, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội, Đại tướng chỉ đạo quân, dân trên cả hai miền Nam, Bắc lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh,
21
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
những cố gắng quân sự cao nhất của Mỹ, ngụy, lập nên những chiến công vang dội, như thắng lợi trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và mùa khô 1966-1967, Chiến dịch đường 9 - Nam Lào năm 1971, cuộc tiến công chiến lược năm 1972, hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, làm nên “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội vào tháng 12/1972. Đặc biệt đại thắng mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã lập nên mốc son chói lọi, kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng, giành lại trọn vẹn độc lập cho dân tộc, thống nhất cho non sông. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại tướng luôn thể hiện sự quyết đoán, sắc bén ở khả năng nắm, tạo và chớp thời cơ, kịp thời đưa ra những mưu kế chiến lược tài tình, những mệnh lệnh, những phương án đặc sắc có tầm chiến lược để chỉ đạo quân và dân ta chiến đấu, giành chiến thắng.
Đất nước hòa bình, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đại tướng chỉ đạo xây dựng quân đội vững mạnh, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững chắc, chỉ đạo chiến đấu bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng. Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng đã có những đóng góp quan trọng cho nền khoa học, giáo dục nước nhà; có nhiều ý kiến quan trọng cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển đất nước. Đại tướng đã góp một phần rất lớn để Đảng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.
Với tư duy quân sự xuất chúng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kế thừa tinh hoa quân sự của thế giới, phát huy cao độ nghệ thuật chiến tranh nhân dân, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, phát huy tư tưởng quân sự và sự chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm nên những chiến thắng vẻ vang, làm rạng danh dân tộc Việt Nam anh hùng. Những chiến thắng vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp góp phần làm nên đã tác động mạnh mẽ vào dòng chảy lịch sử của dân tộc, nâng Đại tướng lên tầm danh tướng của mọi thời đại, để lại dấu son rực rỡ trong lịch sử quân sự không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, góp phần làm phong phú nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh nhân dân độc đáo Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
22
BÁO CÁO ĐỀ DẪN
Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại tấm gương về tinh thần đoàn kết, nhân cách sáng ngời của vị tướng “Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là kết quả của quá trình phấn đấu, rèn luyện của người chiến sĩ
cộng sản luôn lấy “Dĩ công vi thượng” làm đầu, luôn tâm niệm “Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó”. Hình ảnh và những cống hiến to lớn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc sống mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.
Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú cùng những cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là di sản tinh thần quý báu của Đảng, quân đội và nhân dân ta. Việc nghiên cứu, lưu giữ và học tập những di sản vô giá đó là một việc làm cần thiết, góp phần truyền thụ kinh nghiệm và bồi đắp truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Nhằm tiếp tục nghiên cứu và đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn về Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng (25/8/1911 - 25/8/2021), Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam”.
Tại Hội thảo hôm nay, chúng ta tập trung khẳng định và làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục khẳng định Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhân cách, đạo đức trong sáng; người con ưu tú của quê hương Quảng Bình, danh tướng của Việt Nam và thế giới, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Hai là, làm sáng tỏ quá trình hoạt động cách mạng và những đóng góp đặc biệt xuất sắc của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đối với thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Vai trò của Đại tướng với quá trình phát triển đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
23
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Ba là, phân tích và làm sâu sắc hơn những quan điểm của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng và phát triển đất nước.
Bốn là, khẳng định những giá trị tinh thần và bài học kinh nghiệm từ cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp để vận dụng vào quá trình xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam.
Với quan điểm khách quan, khoa học và những tư liệu mới, Ban Chỉ đạo tin tưởng Hội thảo khoa học: “Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Một tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của cách mạng Việt Nam” sẽ thành công tốt đẹp. Kết quả Hội thảo là một hoạt động quan trọng, thiết thực chào mừng Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-2021), cùng nhiều sự kiện trọng đại khác của đất nước trong năm 2021, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trân trọng cảm ơn các đồng chí!
24
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
25
26
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
NGƯỜI “ANH CẢ” CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đại tướng, TS. PHAN VĂN GIANG*
Đ
ại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) là người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trọn cả cuộc đời với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta. Tên tuổi Đại tướng gắn liền với sự ra đời, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; với thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong Thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh Cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của quân đội ta: vì từ ngày thành lập đội Nam tiến đến nay Đảng và Chính phủ đã ủy cho đồng chí Giáp và một số cán bộ phụ trách tổ chức, huấn luyện và lãnh đạo quân đội ta”1. Tài năng và đức độ người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện trên một số dấu ấn nổi bật sau:
_______________
* Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 6, tr. 264.
27
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, giáo dục, rèn luyện, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh
Để xây dựng lực lượng vũ trang cho công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên Giáp sớm tổ chức lực lượng vũ trang tập trung. Thực hiện Chỉ thị của Người, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Hoàng Hoa Thám, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, gồm 34 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp phụ trách. Đây là một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự
ra đời của đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay sau đó, đồng chí đã chỉ huy Đội đánh thắng hai trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần, tạo khí thế, tinh thần đấu tranh cách mạng cho lực lượng vũ trang và toàn dân. Trên cương vị là Tư lệnh lực lượng vũ
trang cách mạng, đồng chí lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang phát huy vai trò nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đồng chí đã tham mưu cho Trung ương Đảng phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân (dân quân tự vệ du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực), trong đó đặc biệt chú trọng vai trò của bộ đội chủ lực; đồng thời, trực tiếp tổ chức mở rộng, phát triển lực lượng vũ trang cả về số lượng, chất lượng, quy mô tổ chức, trình độ, khả
năng chiến đấu; chỉ đạo phát triển chiến tranh du kích, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, tiến hành nhiều trận đánh quan trọng quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đại tướng, bộ đội chủ lực không ngừng phát triển, lớn mạnh, thành lập các đại đoàn, phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích, tạo sức mạnh tổng hợp tổ chức các chiến dịch có tính chất quyết định về chiến lược, tiêu hao, tiêu diệt lớn quân địch. Với vai trò là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch, Đại tướng đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy thắng lợi nhiều chiến dịch quan trọng,
28
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
như: Việt Bắc (1947), Biên giới, Trung du (1950), Đồng bằng, Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953) và đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng tham mưu cho Trung ương Đảng và trực tiếp xây dựng, phát triển quân đội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; tổ chức Bộ Tư lệnh Miền, kết hợp thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (chủ lực Miền), bộ đội địa phương với việc đưa các sư đoàn chủ lực miền Bắc cơ động vào tăng cường, chi viện cho chiến trường miền Nam. Đồng thời, Đại tướng trực tiếp kiến nghị với Trung ương và chỉ đạo khẩn trương xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại; gửi cán bộ sang học tập tại Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ
nghĩa anh em nhằm bổ sung lực lượng, nâng cao trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng để chuẩn bị khung cán bộ chỉ huy cấp binh đoàn, quân đoàn; xây dựng các Quân chủng Phòng không - Không quân, Hải quân; Binh chủng Đặc công,... Đặc biệt, gần cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng đề xuất thành lập các quân đoàn chủ lực (1, 2, 3, 4) nhằm tăng cường sức mạnh quân sự đáp ứng yêu cầu tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn, thực hiện những trận đánh quan trọng, chiến dịch quyết chiến chiến lược. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là minh chứng khẳng định đề xuất của Đại tướng là sáng tạo, chính xác, phù hợp yêu cầu chiến trường, đáp ứng đòi hỏi khách quan của quy luật phát triển quân đội thời điểm đó.
Thực tiễn khẳng định, Đại tướng không chỉ giỏi cầm quân mà còn có tài tổ chức quân đội; từ Đội quân chủ lực đầu tiên chỉ với 34 chiến sĩ, vài chục khẩu súng trường, súng kíp thô sơ tiến lên thành những trung đoàn, đại đoàn thiện chiến, các binh đoàn, quân đoàn chủ lực lớn, các quân chủng, binh chủng. Từ lúc chỉ biết sử dụng giáo mác, lựu đạn đến biết sử dụng xe tăng, pháo binh, tên lửa, máy bay; từ nghệ thuật đánh du kích nhỏ lẻ, phát triển lên chiến tranh chính quy, hiện đại, đánh hiệp đồng quân, binh chủng; vận động thần tốc, đánh nhanh, thắng nhanh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Việc chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người trực tiếp tổ
29
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
chức, giáo dục, rèn luyện và xây dựng quân đội thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối, tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự tài năng, xuất chúng, vị tướng mưu lược, quyết đoán
Đánh giá về tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư sử học Georges Boudarel người Pháp đã viết: “GIÁP là nhà quân sự lỗi lạc, vị tướng lĩnh tài ba, nhân vật nổi bật của lịch sử hiện đại Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX... một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và là
một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của các thời đại”1. Ở những thời điểm quan trọng, mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến, Đại tướng luôn đánh giá đúng cục diện chiến trường, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn; đề xuất, chỉ đạo, thực hiện công thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” đập tan cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp lên Việt Bắc (1947); sáng suốt quyết đoán đổi mục tiêu đánh Cao Bằng sang Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới (1950); chủ trương phân tán lực lượng cơ động Pháp ra nhiều hướng trên chiến trường Đông Dương để chúng khó ứng cứu cho chiến trường Điện Biên Phủ trong chiến cuộc Đông - Xuân (1953-1954). Đặc biệt, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Đại tướng hết sức cẩn trọng, so sánh tương quan lực lượng hai bên, táo bạo nhưng không tùy tiện, xác định chắc thắng mới đánh, nên đã đề xuất và quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, đưa chiến dịch đến thắng lợi hoàn toàn.
Ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tướng là một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng khẳng định: “Phải tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng cuộc chống Mỹ, cứu nước để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”2. Sớm nhận ra tầm quan trọng của việc chi viện chiến lược cho cách mạng miền Nam, Đại tướng đề xuất với
_______________
1. Nguyễn Văn Sự: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thế kỷ XX qua tư liệu nước ngoài, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 11.
2. Trần Thái Bình: Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr. 698.
30
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trung ương và trực tiếp chỉ đạo xây dựng, bảo vệ tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, mở Đường Hồ Chí Minh trên biển nhằm tiếp tế hàng quân sự và binh khí kỹ thuật nhanh chóng, kịp thời cho chiến trường miền Nam. Đại tướng đã cùng tập thể Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tham mưu cho Đảng mở Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh để ghìm lực lượng cơ động chiến lược của địch ở Bắc chiến trường miền Nam (tức Trị Thiên), tạo điều kiện thuận lợi để quân, dân miền Nam Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), tiêu diệt địch trên chiến trường trọng điểm Sài Gòn - Gia Định, Huế, Đà Nẵng; chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân xây dựng phương án, tổ chức đánh bại cuộc tiến công đường không chiến lược (1972) của đế quốc Mỹ, bảo vệ
vững chắc bầu trời Hà Nội, Hải Phòng,... giữ vững hậu phương chiến lược chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trong Chiến dịch Tây Nguyên, Đại tướng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Chiến dịch điều Sư đoàn 968 từ Nam Lào về tổ chức nghi binh ở Pleiku (Bắc Tây Nguyên); bí mật cơ động Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320A từ Bắc Tây Nguyên về hướng chính (Nam Tây Nguyên) phối hợp với Sư đoàn 316 thần tốc từ miền Bắc vào bố trí thế trận, bất ngờ đột phá Buôn Ma Thuột mở màn chiến dịch, tổ chức cắt giao thông, sẵn sàng đánh địch phản kích ứng cứu Buôn Ma Thuột, làm cho địch hoảng loạn, buộc phải rút chạy khỏi Tây Nguyên. Đặc biệt, Đại tướng đã nắm chắc thời cơ chiến lược, đề nghị giải phóng sớm miền Nam (1975) so với kế hoạch ban đầu; chỉ đạo giải phóng Huế, Đà Nẵng; giải phóng quần đảo Trường Sa; thành lập cánh quân phía Đông Sài Gòn phối hợp với 4 cánh quân khác và ra mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa,...”, kịp thời xốc tới bao vây, tiến công tiêu diệt sào huyệt cuối cùng của địch tại Sài Gòn, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc đến toàn thắng.
Trong quá trình chỉ đạo tác chiến, Đại tướng luôn cân nhắc kỹ lưỡng, đưa ra những quyết định táo bạo, quyết đoán, sắc sảo, đúng đắn; luôn chủ động “khiển địch, điều địch” buộc chúng bị động thay đổi thế trận, phải đánh theo cách đánh của ta, từng bước lâm vào thế bị động đối phó, bị tiêu hao, tiêu diệt ngày càng lớn và chịu thất bại hoàn toàn. Điều đặc biệt là, Đại tướng chưa từng được đào tạo ở bất kỳ trường lớp quân sự nào, kiến thức và tài năng quân sự của Đại tướng đều do tự học, tự nghiên cứu từ lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam và tinh hoa quân sự thế giới; tiếp thu,
31
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn chỉ đạo chiến đấu. Điều này đã tạo nên sự đặc sắc, độc đáo, khác biệt của Đại tướng khiến thế giới khâm phục, suy tôn Võ Nguyên Giáp là “danh tướng”, một trong những thống soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại, như Đại tướng Mỹ
Westmoreland đã đánh giá Võ Nguyên Giáp là “một thống soái quân sự cỡ lớn”, còn Bernard Fall - sử gia phương Tây khẳng định: “Trong một tương lai có thể thấy trước, phương Tây chưa thể đào tạo được một vị tướng nào có thể so sánh kịp với tướng Giáp”1.
3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người góp phần quan trọng phát triển lý luận quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam
Không chỉ trực tiếp cầm quân đánh bại những danh tướng hàng đầu của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xâm lược, Đại tướng còn có công lao to lớn trong việc hình thành, phát triển lý luận quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đó là đường lối chiến tranh nhân dân “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh”, toàn dân đánh giặc, lực lượng vũ trang làm nòng cốt; đánh địch toàn diện trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực, lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu; phát huy sức mạnh tổng hợp trên cơ sở lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn,... Lý luận quân sự Võ Nguyên Giáp là sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm đấu tranh quân sự của các nước trên thế giới; kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đặc biệt là đúc rút từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc. Đại tướng luôn đề cao công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận khoa học quân sự Việt Nam; chú trọng tìm rõ nguyên nhân thành, bại, rút ra bài học, quy luật trong từng trận đánh, chiến dịch, chiến trường và cả
cuộc chiến tranh. Đại tướng quan niệm: “Tổng kết không phải để phê phán sai lầm và những người mắc sai lầm, mà chủ yếu tìm ra thêm những quy luật của chiến tranh, nhằm tiến tới những thắng lợi to lớn hơn nữa”2.
_______________
1. Trần Trọng Trung: Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 842.
2. Trần Thái Bình: Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ, Sđd, tr. 703.
32
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Đại tướng đã khái quát, viết nhiều tác phẩm, công trình lý luận quân sự giá trị, tìm ra những quy luật cơ bản về xây dựng Quân đội nhân dân, về chiến tranh giải phóng dân tộc, về nghệ thuật quân sự, về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân,... Đây là cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn tăng cường, củng cố nền quốc phòng, an ninh hiện nay.
Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tướng đã chú trọng nghiên cứu và vận dụng thành công chiến tranh du kích; phát triển chiến tranh chính quy, từ đánh nhỏ lên đánh vừa, đánh lớn, từ phục kích lên vận động chiến, trận địa chiến, truy kích địch; phối hợp giữa mặt trận phía trước với lót ổ đánh vùng sau lưng, hậu phương địch với nhiều quy mô, hình thức, trên nhiều loại địa hình (miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị), bằng nhiều binh chủng hợp thành tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng. Tư tưởng, lý luận quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được biểu hiện rõ trong một loạt vấn đề về đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ,... hết sức độc đáo, sáng tạo, hiệu quả; nghệ thuật quân sự “lấy yếu địch mạnh”, “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy chất lượng tinh thắng số lượng đông”; quan hệ giữa tập trung và phân tán; tư duy so sánh tương quan lực lượng hai bên địch, ta; tư tưởng chiến lược tiến công; phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc; lý luận chiến tranh du kích, chiến tranh địa phương; phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân, giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động; chiến đấu dũng cảm, mưu trí, giữ nghiêm kỷ luật, đánh chắc thắng, hạn chế thương vong, đổ máu; giành thắng lợi từng phần tiến lên giành thắng lợi toàn bộ; kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị, ngoại giao, khai thác mâu thuẫn nội bộ
đối phương; vai trò của yếu tố chính trị, tinh thần; xây dựng hậu phương, bảo đảm hậu cần chiến lược,... Những quan điểm, tư tưởng đó tạo nên nét riêng biệt, độc đáo, đặc sắc trong lý luận quân sự Võ Nguyên Giáp, không chỉ góp phần đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc Tổ quốc, mà còn chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, phát triển lý luận quân sự Việt Nam, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
33
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà lãnh đạo, nhà chính trị tài giỏi, mẫu mực về đạo đức cách mạng, có uy tín lớn của quân đội, của Đảng, Nhà nước, nhân dân và bạn bè quốc tế
Trong suốt quá trình tổ chức, chỉ đạo, điều hành quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ là Tổng Tư lệnh, Tổng Chỉ huy, mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, Bí thư Đảng ủy nhiều chiến dịch, thật sự là nhà lãnh đạo, nhà chính trị tài giỏi của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ huy quân đội, đồng chí luôn bám sát đường lối, phương hướng chính trị của Đảng; giữ vững nguyên tắc lãnh đạo, chỉ huy, đề xuất nhiều chủ trương, biện pháp xác đáng, khoa học, phù hợp với yêu cầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khả năng lực lượng vũ trang và tình hình đất nước. Trong “suốt hai cuộc kháng chiến hơn 30 năm, chưa bao giờ
Bộ Chính trị bác bỏ bất cứ một đề xuất chiến lược nào của Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp hoặc của tập thể Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh”1. Trong lãnh đạo quân đội, Đại tướng luôn coi trọng xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, chăm lo giáo dục phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu, chiến thuật quân sự, khả năng tác chiến cho cán bộ, chiến sĩ. Kết hợp chặt chẽ, khéo léo giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, ngoại giao, tư tưởng, binh, địch vận; giữa quốc phòng với kinh tế, an ninh,... để đạt được kết quả toàn diện trên cả hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.
Trong bộ Bách khoa toàn thư Pháp, mục nói về Võ Nguyên Giáp đã viết: “Trong Võ Nguyên Giáp, nhà chính trị đi trước nhà quân sự”2. Đại tướng đã thấm nhuần sâu sắc mối quan hệ giữa chính trị và quân sự: “chính trị đi trước quân sự”; giữa nhân dân và quân đội: “mối quan hệ máu thịt quân dân”; giữa người và súng: “người trước, súng sau”; giữa tinh thần quân đội và trang bị kỹ thuật: hết sức coi trọng yếu tố chính trị, tinh thần, xây dựng quyết tâm chiến đấu; quan hệ giữa người chỉ huy với người chiến sĩ như anh với em; tôn trọng nguyên tắc “Dĩ công vi thượng”, lấy lợi ích chung đặt lên _______________
1, 2. Dẫn theo Trần Thái Bình: Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ, Sđd, tr. 696, 712.
34
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
trên lợi ích riêng, lúc thắng lợi không bao giờ coi đó là thành tích của riêng mình. Đặc biệt, với cương vị là Tổng Tư lệnh - thống soái quân đội, Đại tướng luôn đề cao tính nhân văn, coi trọng tính mạng quân sĩ, đau với từng vết thương của người lính, tiếc từng giọt máu của chiến binh. Nguyên tắc bất di, bất dịch trong quá trình chỉ đạo chiến tranh của Đại tướng là: “Tầm cao của mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số thương binh, tử sĩ
trong chiến thắng ấy... phải giành bằng được chiến thắng ở mức cao nhất đi đôi với việc giảm xuống thấp nhất thương vong của tướng sĩ”1. Đại tướng là tấm gương về “Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung” - sáu đức tính của người làm tướng do Bác Hồ chỉ ra; về sự liêm khiết, giản dị, khoan dung, khiêm tốn, đoàn kết, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Tình yêu thương con người của Đại tướng được hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước, để lại trong cán bộ, chiến sĩ quân đội, nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế hình ảnh về một nhà lãnh đạo, nhà chính trị đức độ, tài năng, một nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời hy sinh vì quân đội, vì đất nước, vì nhân dân.
Với sự hội tụ đầy đủ các tiêu chí: người tổ chức, xây dựng quân đội; người đánh trận giỏi; nhà lý luận quân sự xuất sắc; nhà lãnh đạo, chính trị tài ba, mẫu mực,..., Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhân dân hết lòng kính trọng suy tôn là “Đại tướng của nhân dân”; cán bộ, chiến sĩ quân đội mến phục suy tôn là người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, xứng đáng là “Tư
lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy, Tướng của các tướng và Thầy của các bậc thầy quân sự”.
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc để tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, quân đội ta và phong trào cách mạng thế giới; đồng thời, góp phần tuyên _______________
1. Trần Thái Bình: Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ, Sđd, tr. 692.
35
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
truyền giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, lòng yêu nước, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam. Học tập, noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước tiếp tục phát huy truyền thống quân đội anh hùng, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đặc biệt là tiếp tục phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp góp phần ngăn chặn thành công đại dịch COVID-19, đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân.
36
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP NGƯỜI BẠN LỚN CỦA ĐẢNG, NHk NƯỚC, QUÂN ĐỘI, NHÂN DÂN LkO
Đại tướng CHĂNSẠMỎN CHĂNNHALẠT*
Đ
ại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, không
chỉ là một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam mà còn nhận được sự yêu mến, ngưỡng mộ, tôn vinh của bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; đế quốc có dã tâm xâm lược Việt Nam phải kính nể. Đại tướng là người bạn lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Lào.
Bằng tài năng, lòng dũng cảm lại được gần gũi, làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhận được chỉ đạo sát sao của Người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân Việt Nam giao phó. Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một Đại tướng đặc biệt nhất vì ông là sĩ quan quân đội có trình độ hàng đầu của thế giới, nhưng chưa đào tạo qua trường lớp quân sự nào, phong quân hàm một lần duy nhất, nhận cấp Đại tướng ngày 28/5/1948, khi mới 37 tuổi.
Mặc dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được đào tạo qua trường quân sự nhưng với tài năng xuất chúng, Đại tướng đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam đánh thắng hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là hai đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ XX bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân, lấy lực lượng ít, trang bị thô sơ đánh thắng lực lượng hùng mạnh, trang bị hiện đại. Đây được coi là chiến thuật tinh hoa của đường lối quân sự
“chiến tranh nhân dân” nổi tiếng.
_______________
* Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
37
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Trong hai cuộc kháng chiến, Đại tướng đã trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo nhiều chiến dịch quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, giành được thắng lợi to lớn, làm cho thế giới phải kinh ngạc, khâm phục như: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), cuộc tiến công chiến lược năm 1972,... và Chiến dịch Hồ
Chí Minh năm 1975, kết thúc thắng lợi 30 năm kháng chiến giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Qua đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi nhận thấy công lao vĩ đại của Đại tướng đối với cách mạng của ba nước Đông Dương nói chung, cách mạng của Lào nói riêng, như: Từ năm 1949, Đại tướng đã giúp Chính phủ Lào kháng chiến xây dựng căn cứ, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, từ 25 đồng chí đầu tiên, từng bước xây dựng lực lượng cách mạng phát triển vững chắc, tiến tới hoàn thành sự nghiệp giải phóng nước Lào vào năm 1975. Ngoài ra, Đại tướng cùng với các nhà lãnh đạo của Lào như
Sổmđêtchậu Suphanuvông và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản chỉ huy chiến đấu, giành thắng lợi trong Chiến dịch Thượng Lào năm 1953, giải phóng miền Bắc nước Lào.
Trong thời kỳ đấu tranh chống lại đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo chuyên gia quân sự và Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục mở các chiến dịch thành công tại miền Bắc Lào như: Chiến dịch giải phóng Luổngnặmthà (1962), Chiến dịch 74A (1964), Chiến dịch giải phóng Nậm Bạc (1968), Chiến dịch giải phóng Mường Sủi (1969), Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (10/1969 - 4/1970), Chiến dịch Mường Sủi - Sa La Phu Khun (1970-1971), Chiến dịch 74B (1971), Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi mùa khô (1971-1972), Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa (1972). Ở miền Trung nước Lào có Chiến dịch giải phóng cao nguyên Nacai (1964), Chiến dịch đường 9 - Nam Lào (1971). Ở miền Nam nước Lào là Chiến dịch giải phóng tỉnh Attapư (3/1970), Chiến dịch giải phóng huyện Xa La Van (6/1970), Chiến dịch giải phóng cao nguyên Bôlôven (1971-1972),...
Năm 1972, Đại tướng đã vượt qua mọi khó khăn, bất chấp sự đánh phá của Mỹ đến vùng giải phóng Sầm Nưa để dự Đại hội lần thứ II Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Đây là niềm cổ vũ động viên to lớn đối với toàn Đảng,
38
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
toàn quân, toàn dân Lào vượt qua mọi khó khăn, vững bước tiến lên để giành thắng lợi trọn vẹn năm 1975.
Trên các cương vị công tác của mình, Đại tướng luôn giúp đỡ cách mạng Lào với tinh thần quốc tế vô sản cao cả, trong sáng, góp phần to lớn xây dựng liên minh chiến đấu Lào - Việt, góp phần xây dựng, vun đắp mối quan hệ đặc biệt giữa quân đội hai nước cũng như giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam ngày càng sâu sắc.
Với những thành tích xuất sắc và công lao vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến cho cách mạng Đông Dương cũng như cách mạng Lào, một lần nữa tôi - Đại tướng Chănsạmỏn Chănnhalạt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn, cá nhân xin khẳng định là: Đại tướng Võ Nguyên Giáp xứng đáng được nhận các danh hiệu như:
1- Là chiến sĩ cách mạng trung thực và kiên trung, học trò xuất sắc và gần gũi nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
2- Là Tổng Tư lệnh vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; 3- Là người có tài năng kiệt xuất về quân sự và cũng là người đã đóng góp công lao vĩ đại vào việc xây dựng và phát triển lý luận quân sự, đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự phong phú của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh;
4- Là nhà văn hóa lớn và là người góp phần quan trọng trên lĩnh vực văn hóa, truyền thống, đối ngoại, lịch sử... và phong trào cách mạng thế giới; 5- Là nhà lãnh đạo mẫu mực về đạo đức cách mạng và là người có ảnh hưởng cao nhất của Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân Việt Nam; người bạn lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân Lào và bạn bè quốc tế; 6- Là Đại tướng có tài năng chỉ huy quân đội, chỉ huy quân sự ở trong nước và chỉ huy lực lượng của mình làm nhiệm vụ quốc tế, cùng với các nước bạn bè, nhất là liên minh chiến đấu với Quân đội nhân dân Lào đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng sống mãi trong tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt hiếm có giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào. Đại tướng là người bạn lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Lào.
39
Đ
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
VỚI LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN Đại tướng, GS.TS. TÔ LÂM*
ồng chí Võ Nguyên Giáp, với tên gọi thân thương Anh Văn, là người cộng sản kiên trung, vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân
Việt Nam, trong quá trình hoạt động cách mạng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó nhiều trọng trách; dù ở cương vị công tác nào cũng luôn thể hiện là một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, “Dĩ công vi thượng”, tận tụy, trung thành, cần, kiệm, liêm, chính, giản dị và gần gũi. Cuộc đời hoạt động cách mạng trong sáng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đối với lực lượng Công an nhân dân, Đại tướng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và dành cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân những tình cảm đặc biệt.
1. Chỉ đạo lực lượng công an đấu tranh chống phản cách mạng thắng lợi, bảo vệ chính quyền non trẻ, đồng thời xây dựng tổ chức và công tác nghiệp vụ những ngày đầu thành lập
Sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách bởi thù trong, giặc ngoài luôn tìm cách chống phá. Yêu cầu cách mạng đặt ra lúc đó là phải nhanh chóng tuyên bố độc lập, tổ chức ra mắt Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam mới, chăm lo đời sống nhân dân, giải quyết nạn đói, chống giặc ngoài, thù trong, bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, chuẩn bị lực lượng để tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Vượt qua mọi khó khăn, thách thức, ngày 27/8/1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa _______________
* Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.
40
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu với cơ cấu gồm 13 bộ. Bộ Nội vụ giữ vai trò quan trọng với nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự trị an, theo dõi, điều hành công tác nội trị... và là đầu mối phối hợp của các bộ. Nha Công an trực thuộc Bộ Nội vụ được giao đảm bảo công tác an ninh, trật tự, trị an của đất nước. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ và Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký ban hành nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết khẩn cấp công việc trên nhiều lĩnh vực của đất nước, trong đó có công tác trị an, như: Sắc lệnh số 03/SL, ngày 1/9/1945 thiết quân luật tại Hà Nội, bảo đảm tình hình an ninh, trật tự
ở Thủ đô Hà Nội và sự an toàn cho ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập; Sắc lệnh số 06/SL, ngày 5/9/1945 nghiêm cấm người dân không được đăng lính, bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp; Sắc lệnh số 07/SL, ngày 5/9/1945 bãi bỏ tất cả thể lệ trước đó về buôn bán, chuyên chở, đầu cơ, tích trữ thóc gạo, quy định việc buôn bán, chuyên chở
thóc gạo ở Bắc Bộ được hoàn toàn tự do; Sắc lệnh số 08/SL, ngày 5/9/1945 giải tán Đại Việt quốc gia xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng vì tư thông với ngoại quốc để mưu tính những việc có hại cho độc lập của nước Việt Nam; Nghị định ngày 24/9/1945 của Bộ Nội vụ cải tổ Ty Liêm phóng theo nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa. Đặc biệt là Nghị định số 14/NĐ, ngày 19/1/1946 quy định tổ chức Bộ Nội vụ, trong đó Nha Công an phụ trách công việc trị an1... Những văn bản đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, bước đầu tạo cơ sở pháp lý để tổ chức bộ máy của chính quyền cách mạng non trẻ lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước theo chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng là cơ sở để lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, trị an của đất nước trong bối cảnh chính quyền cách
mạng non trẻ đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Cùng với việc ký ban hành các văn bản về công tác trị an, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính
_______________
1. Bộ Nội vụ, Viện Khoa học Công an: Những văn bản của Nhà nước về an ninh trật tự (1945-1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 71.
41
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
trị và trật tự xã hội của đất nước trong thời kỳ đầu Chính phủ lâm thời, mà lực lượng công an nằm trong Bộ Nội vụ, lúc đầu do Nha Liêm phóng (sau đổi thành Nha Công an) phụ trách. Đồng chí đã chủ trì xây dựng, trình Chủ tịch nước ký ban hành Sắc lệnh số 23/SL, ngày 21/2/1946 về việc thành lập Việt Nam Công an vụ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo thống nhất tổ chức, nhiệm vụ và bổ sung cán bộ, củng cố lực lượng công an trong cả nước theo Sắc lệnh này. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, lực lượng công an đã được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở và đã đạt được thành quả to lớn trong công tác, trong đấu tranh chống phản cách mạng, “vừa từng bước đấu tranh kiên quyết và khôn khéo, đập tan các âm mưu bắt cóc, ám sát cán bộ, gây bạo loạn lật đổ của nhiều thế lực Việt gian phản động được các thế lực ngoại xâm ủng hộ, vừa đóng vai trò trong việc vận động xây dựng chính quyền, xây dựng cuộc sống mới, bài trừ các tệ nạn xã hội và chống tội phạm hình sự”1, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm chính thức nước Pháp. Tiêu biểu là đập tan âm mưu ám sát và đảo chính của Việt Nam Quốc dân Đảng câu kết với thực dân Pháp trong vụ án phản động xảy ra tại số 7, phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều), Hà Nội, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ trong những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập.
Khi có nguồn tin về âm mưu đảo chính, ngày 11/7/1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp đến Nha Công an nghe báo cáo tình hình và yêu cầu cần giải quyết thận trọng. Cùng ngày, theo lệnh triệu tập của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, các đồng chí Lê Giản, Bùi Đức Minh, Nguyễn Tạo, Lê Hữu Qua đã họp bàn phương án đối phó, “quyết định dùng một lực lượng nhỏ, bằng phương pháp nghiệp vụ, bí mật đột nhập, kiểm tra ngôi nhà 132 Đuyvinhô (nay là phố Bùi Thị Xuân) để tìm ra bằng chứng cụ thể”2. Đúng 2 giờ 30 phút ngày 12/7/1946, một tiểu đội gồm trinh sát và công an xung phong bí mật, bất ngờ đột nhập vào trụ sở 132 Đuyvinhô, toàn bộ bọn phản động ở đây bị bắt gọn, các tài liệu phản động bị tịch thu. Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương và sự “cho phép hành động”3 của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nha Công an đã tổ chức lực lượng tấn công các trụ sở của bọn Quốc dân Đảng ở Hà Nội cùng
_______________
1. Lịch sử Bộ Nội vụ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 48.
2, 3. Tạp chí Công an nhân dân - Chuyên đề Nghiên cứu lịch sử, số 2, năm 2020, tr. 24-25, 25.
42
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
các tỉnh khác, đặc biệt là tại số 7, phố Ôn Như Hầu, bắt gọn các đối tượng phản động, thu nhiều tài liệu, vũ khí, trong đó có Bản kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh. Chỉ đạo sáng suốt của đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã thực hiện đúng lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nếu có xảy ra va chạm giữa ta với quân đội Pháp hoặc với bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách, thì phải giải quyết hết sức thận trọng, việc lớn cần bóp nhỏ lại, việc nhỏ không cho phát triển thành lớn, để địch không thể bới chuyện bé xé ra to”1.
Đồng chí cũng thường xuyên nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo lực lượng công an tiến hành công tác điều tra, khám phá, ngăn chặn kịp thời âm mưu và hành động chống phá chế độ mới, làm phương hại đến độc lập, tự do của Tổ quốc; giải tán các tổ chức phản cách mạng để đảm bảo công tác trị an trong cả nước; bắt giữ và xét xử các đối tượng phản cách mạng, tội phạm làm phương hại đến nền độc lập của đất nước.
2. Quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lượng Công an nhân dân về chính trị, tư tưởng, tổ chức, gắn bó với nhân dân, dựa vào nhân dân để chiến đấu và công tác; thường xuyên chăm lo xây dựng tình đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng chiến đấu giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
Là vị tướng quân đội từng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ, được giao trọng trách lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ thành quả cách mạng mới giành được, Đại tướng rất quan tâm chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng và công tác tổ chức của lực lượng vũ trang, trong đó có Công an nhân dân. Theo Đại tướng: “Công an là công cụ của nhà nước cách mạng để thực hiện chuyên chính cách mạng. Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân, chủ yếu của nhân dân lao động để chuyên chính đối với giai cấp, đối với địch trong nước, ngoài nước. Nhà nước ấy phải có công cụ để thực hiện chuyên chính: Một là quân đội, hai là công an (...); quân đội và công an là lực lượng trực tiếp đương đầu với kẻ địch; nói đến củng cố chế độ cách mạng, củng cố nhà nước của giai cấp cách mạng, mà không nói đến củng cố quân đội
_______________
1. Trần Thái Bình: Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 129.
43
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
và công an thì không thực hiện chuyên chính được”1. Vì vậy, “nếu không củng cố nội bộ, không luôn luôn bồi dưỡng kiểm tra nội bộ làm cho nội bộ trong sạch thì không đánh địch được (...); nếu tinh thần cảnh giác tê liệt, ý chí chiến đấu thiếu bền bỉ thì sẽ ảnh hưởng nhiều cho công tác, mà không chắc làm tròn được nhiệm vụ”2. Trên quan điểm đó, đồng chí chỉ đạo lực lượng công an “cần củng cố tư tưởng lập trường, nắm vững chính sách, phát triển chính sách mới thu được thắng lợi”3 và căn dặn, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ công an bằng tình cảm thương yêu, quý mến: “Phải lấy Sáu điều Bác Hồ dạy làm kim chỉ nam cho mọi hành động, điều nào cũng tốt, cũng quan trọng, nhưng Bác Hồ sắp xếp điều nào trước, điều nào sau là có lý do và rất ý nghĩa (...); báo chí Công an nhân dân nói riêng cần tuyên truyền trong nhân dân, giáo dục thanh niên của ta lòng yêu nước”4.
Với nhận thức “chiến sĩ Công an nhân dân là người đứng ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh chống lại những mưu đồ tinh vi, hiểm độc của kẻ địch”5, Đại tướng nhấn mạnh: “Lực lượng Công an nhân dân phải nâng cao phẩm chất đạo đức. Nâng cao bằng giáo dục, bằng rèn luyện trong công tác thực tế, trong quan hệ với dân, luôn làm việc vì dân, biết dựa vào dân. Công an phải góp phần tích cực thực hiện quyền dân chủ của dân ở cơ sở. Dân chủ có kỷ cương, theo đúng pháp luật. Công an phải nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, luật pháp, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước...”6.
Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc”7, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo: “Trong mọi công tác, cần hết sức chú ý đoàn kết chặt chẽ với nhân dân (...); Công an có được thắng lợi cũng do dựa vào nhân dân, tin tưởng ở nhân dân, đoàn kết với nhân dân”8. Ngày 14/3/1995, phát biểu tại Hội thảo về vụ án Ôn Như Hầu, đồng chí tiếp tục
_______________
1, 2, 3, 8. Bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 10, tháng 1/1956.
4. Dẫn theo Đại tướng Trần Đại Quang: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, bài viết đăng trên báo Nhân dân, ngày 7/10/2013.
5, 6. Tham luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo khoa học “Công an nhân dân thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, ngày 16/5/1998.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr. 498.
44
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
khẳng định: “Làm sao các đồng chí công an, trong đó có phản gián phải thật sự là Công an nhân dân (...); mong rằng, Công an nhân dân luôn là của dân, góp phần vào đoàn kết, đại đoàn kết, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân; Công an nhân dân của ta sẽ mãi mãi là công an của nhân dân”1.
Cùng với chỉ đạo về xây dựng lực lượng, đối với công tác công an, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt quan tâm công tác nắm tình hình và nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của biện pháp vận động quần chúng. Với suy nghĩ: “Phải điều tra nghiên cứu, nhất định là phải điều tra nghiên cứu trên một tinh thần cảnh giác rất cao, lúc nào cũng phải tích cực tìm ra địch mới đánh được địch, mới thực hiện đúng chính sách”2, khi chỉ đạo công tác nghiệp vụ, đặc biệt trong chỉ đạo vụ án Ôn Như Hầu, đồng chí trực tiếp đến Nha Công an nghe báo cáo chi tiết về những tin tức xung quanh âm mưu đảo chính của địch; thường xuyên triệu tập các lãnh đạo của Nha Công an họp và trao đổi trực tiếp để nắm chắc tình hình, hiểu rõ về địch trước khi đưa ra quyết định xử lý. Đối với biện pháp vận động quần chúng, đồng chí chỉ đạo “ta không chỉ dùng vũ lực mà phải vận động, tuyên truyền nhân dân”3, nắm vững chiến lược nhưng phải khôn khéo về sách lược, bảo đảm vừa đúng pháp luật, vừa khéo léo, vừa đoàn kết. Có thể khẳng định, thắng lợi của lực lượng Công an nhân dân trong vụ án phố Ôn Như Hầu ngày 12/7/1946 là một minh chứng tiêu biểu nhất.
Được phân công vừa phụ trách lực lượng công an, vừa phụ trách lực lượng quân đội, ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Công an và quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau”4, Đại tướng luôn chăm lo, củng cố tình đoàn kết, mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.
Với nhận thức “nhà nước cách mạng là nhà nước chuyên chính, có quân đội làm nhiệm vụ quốc phòng và một phần nào bảo vệ trị an cho nhân dân,
_______________
1, 3. Bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo về vụ án phố Ôn Như Hầu, ngày 14/3/1995.
2. Bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 10, tháng 1/1956.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 153.
45
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
có công an làm nhiệm vụ nội phòng”1, tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 10 (1/1956), trên cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí xác định: “Nhiệm vụ của quân đội và công an không thể tách rời nhau vì nó đều có một mục đích chung là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trị an cho nhân dân”. Phân tích về mối quan hệ giữa quân đội và công an, đồng chí không chỉ
nêu rõ chức năng của mỗi lực lượng, mà còn chỉ ra sự bổ khuyết, sự cần thiết phải đoàn kết, phối hợp giữa công an và quân đội là vấn đề có tính nguyên tắc. Bên cạnh đó, với vai trò là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí đã cùng với đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an, chỉ đạo hai lực lượng phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự của đất nước. Đặc biệt, năm 1958, Đại tướng đã thay mặt Đảng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ xây dựng đề án thành lập lực lượng vũ trang bảo vệ nội địa và biên phòng cho Tổng Thanh tra Quân đội - đồng chí Phan Trọng Tuệ; trực tiếp đọc, sửa kỹ từng phần, ghi ý kiến vào trong dự thảo; phối hợp cùng đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn chủ trì cuộc họp giữa Tổng Quân ủy và Đảng đoàn Bộ Công an để tham gia ý kiến vào dự thảo đề án trước khi trình lên Bộ Chính trị. Kết luận của Đại tướng về bản đề án là cơ sở để Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 58/NQ-TW, ngày 19/11/1958 và Chính phủ ra Nghị định số 100-TTg, ngày 3/3/1959 thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) - một trong những kết quả nổi bật về quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.
Trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng đã chỉ đạo lực lượng Quân đội nhân dân đoàn kết chặt chẽ, hợp đồng chiến đấu hiệu quả với lực lượng Công an nhân dân, Công an nhân dân vũ trang trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và cả những năm sau này, nhất là phối hợp trong đấu tranh chống gián điệp, biệt kích. Vì vậy, trải qua các thời kỳ lịch sử, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Công an nhân dân và Quân đội nhân dân luôn kề vai, sát cánh, đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ an ninh, quốc phòng. Mối quan hệ phối hợp, gắn bó giữa hai lực lượng đã trở thành truyền thống vẻ vang, bài học kinh
_______________
1. Bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 10, tháng 1/1956.
46
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
nghiệm quý báu, là nhân tố quan trọng, góp phần làm nên thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Đại tướng luôn dành cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân những tình cảm đặc biệt, luôn quan tâm, gần gũi, động viên, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ giữ gìn phẩm chất đạo đức, danh dự cao quý Công an nhân dân
Suốt cuộc đời cách mạng của mình, với mỗi trọng trách quan trọng từng nắm giữ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều để lại những dấu ấn khó phai mờ. Đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ công an, hình ảnh về vị Đại tướng không chỉ là người lãnh đạo tài ba mà còn là người thầy, người cha, người anh thân thương, bình dị.
Trong thời gian trực tiếp chỉ đạo công việc ở Bộ Nội vụ cũng như trong cuộc sống, bên cạnh việc chỉ đạo xây dựng lực lượng công an về chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức, chỉ đạo về nghiệp vụ, Đại tướng còn có những lời chỉ dạy ân cần, quan tâm đến từng cán bộ trong mỗi lần đến thăm. Tư tưởng cốt lõi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là lực lượng Công an nhân dân phải thấm nhuần sâu sắc, thực hiện nghiêm túc và làm theo những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Công an nhân dân thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy và 108 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Hội thảo khoa học “Công an nhân dân thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Bộ Nội vụ phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 16/5/1998, Đại tướng đã tới dự và có bài phát biểu tâm huyết với chủ đề “Thực hiện tốt Sáu điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là Công an của nhân dân Việt Nam anh hùng”. Trong bài viết, Đại tướng khẳng định: “không có vinh dự nào lớn hơn là vinh dự làm người công an của nhân dân”1; đồng thời căn dặn lực lượng Công an nhân dân phải nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác, phải kính trọng, lễ phép với nhân dân.
_______________
1. Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam: Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 563.
47
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Năm 2007, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân được xuất bản cuốn sách Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh do chính Đại tướng là tác giả. Tài liệu quý và quan trọng này kết hợp với phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân không chỉ giúp cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nghiên cứu, học tập, thấm nhuần sâu sắc hơn nữa tư tưởng của Người, mà còn góp phần đưa phong trào ngày càng phát triển, trở thành phong trào thi đua rộng khắp trong toàn lực lượng.
Cũng như bao chiến sĩ cách mạng khác, với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quê hương là một phần máu thịt, là “nghĩa nặng tình cao”, luôn là điều làm ông suy tư, trăn trở. Bởi vậy, cùng với sự gắn bó, nghĩa tình dành cho lực lượng Công an nhân dân, Đại tướng cũng dành cho Công an Quảng Bình những tình cảm đặc biệt. Mỗi lần về thăm quê hương “chang chang cồn cát”, Đại tướng luôn ân cần thăm hỏi, quan tâm đến từng người, từng cán bộ, chiến sĩ của Công an tỉnh Quảng Bình.
Trong những lần nói chuyện với lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình, bao giờ Đại tướng cũng dặn đầu tiên là hai chữ “Đoàn kết”. Quân đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân; công an cũng vậy nhưng trong thời bình công an phải luôn nêu cao nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Nhân dân là sức mạnh vô địch, dựa vào dân để hoàn thành nhiệm vụ. Ngày 19/8/1999, trong lần đến nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Bình, sau khi thăm nơi ăn, ở của cán bộ, chiến sĩ, Đại tướng ân cần hỏi: “Quảng Bình có tất cả bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ?”, “Đời sống của cán bộ, chiến sĩ thế nào?”, “Những chiến sĩ mới vào ngành được huấn luyện ra sao?”... Đại tướng dặn dò: “Quảng Bình ta nghèo, nghèo từ xưa nhưng rất dũng cảm, anh hùng. Trong chiến tranh, Quảng Bình là hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam. Vì vậy các chú, các cháu phải luôn nỗ lực phấn đấu hết mình để quê hương phát triển. Phải luôn nghĩ đến làm việc tốt, việc tốt làm bao nhiêu cũng không đủ, còn việc xấu phải tránh, vì việc xấu chỉ một lần làm là thừa rồi...”1. Những tình cảm, chỉ bảo ấy là tài sản vô giá của cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Bình nói riêng và lực lượng Công an nhân dân nói chung. Đó là hành
_______________
1. Bài viết “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lực lượng Công an Quảng Bình”, đăng trên trang điện tử baoquangbinh.vn, ngày 23/10/2013.
48
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
trang để lực lượng công an phấn đấu, rèn luyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với niềm mong mỏi của Đại tướng.
Suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, luôn luôn “Dĩ công vi thượng”, coi “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”... Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất, nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, về tính nhân văn, liêm khiết, giản dị, khoan dung, nhân hậu và hết lòng yêu thương đồng chí, đồng bào.
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lực lượng Công an nhân dân luôn ghi nhớ, kính trọng và tôn vinh vị Đại tướng của nhân dân, người “Anh Cả” của lực lượng vũ trang nhân dân, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước, luôn gắn bó, sâu đậm nghĩa tình với lực lượng Công an nhân dân. Hình ảnh và những tình cảm, sự cống hiến của Đại tướng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân luôn sống mãi với non sông, đất nước, sống mãi trong lòng nhân dân nói chung và mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nói riêng.
Hình ảnh thân thương của Đại tướng luôn là nguồn sức mạnh nâng bước cho toàn lực lượng Công an nhân dân trên con đường cách mạng trong mọi thời kỳ. Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lực lượng Công an nhân dân nguyện tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả trong công tác, chiến đấu, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng; cùng với Quân đội nhân dân và các cấp, các ngành kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, dân tộc ta ngày càng cường thịnh, trường tồn.
49
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - TẤM GƯƠNG VỀ NGƯỜI BÍ THƯ QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG MẪU MỰC, NGƯỜI “ANH CẢ” CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đại tướng LƯƠNG CƯỜNG*
Đ
ại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là Đại tướng đầu tiên -
Người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã vâng lệnh Đảng, Bác Hồ lãnh trách nhiệm cầm quân từ lúc sinh thành Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, qua Cách mạng Tháng Tám, đến cuộc trường chinh đánh bại 10 đại tướng của hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã trở thành “huyền thoại” dân tộc.
Với trọng trách cao nhất về lãnh đạo, chỉ huy quân đội, Đại tướng, Tổng Tư lệnh đã nêu tấm gương sáng về người Bí thư Quân ủy Trung ương mẫu mực, được nhân dân yêu quý, ngưỡng mộ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ kính trọng, học tập, noi theo; bạn bè quốc tế hết lòng ca ngợi. Thượng tướng Trần Văn Trà - người cán bộ nhiều năm lăn lộn ở chiến trường Nam Bộ đã nói về Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thấy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy vây hãm và tiến công quân địch”1.
_______________
* Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Trần Trọng Trung: Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 5.
50
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Tấm gương về người Bí thư Quân ủy Trung ương mẫu mực
- Trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên quyết đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Lòng nhiệt thành yêu nước của đồng chí Võ Nguyên Giáp được khai sáng từ năm 1928, khi “Anh bị cuốn hút bởi những bài báo của Nguyễn Ái Quốc, nhất là “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo Người cùng khổ (Le Paria)”1. Đặc biệt từ năm 1940, được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Người trực tiếp dìu dắt, rèn luyện, đồng chí đã giác ngộ cách mạng và thấm nhuần sâu sắc mục tiêu, lý tưởng của Đảng, v.v..
Trên các cương vị công tác khác nhau, Đại tướng luôn tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ huy bộ đội, Đại tướng đã cùng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện hiệu quả những mục tiêu chính trị - quân sự mà Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó.
Lòng trung thành vô hạn với Đảng và sự tận tâm, tận lực phục vụ cách mạng được Đại tướng truyền dạy cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội lúc đương nhiệm cũng như khi trở về sinh hoạt đời thường, đến giờ phút cuối cùng, đúng như điều Đại tướng tâm niệm: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”. Tấm gương mẫu mực về lòng trung thành của Đại tướng sẽ mãi mãi được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội khắc ghi, học tập và noi theo.
- Giữ vững và thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, ngoài việc phải có “một đảng cách mạng chân chính” và “lý luận cách mạng tiền phong” soi sáng, dẫn đường, thực tiễn cách mạng luôn đòi hỏi Đảng phải có đường lối đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Vì vậy, Đảng phải “Tổ chức ra quân đội công nông”2 và thành lập hệ thống tổ chức đảng trong quân đội; phải xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, tiến lên chính quy, hiện đại.
_______________
1. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2011, tr. 6. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 3, tr. 1.
51
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Thực hiện nhiệm vụ đó, trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Đoàn thể lo tổ chức và trực tiếp phụ trách Đội với chức trách phụ trách chung1. Để Đội sớm đi vào nền nếp, hoạt động hiệu quả; bên cạnh người chỉ huy, đồng chí đã kiến nghị với Trung ương Đảng và Bác Hồ thành lập chi bộ đảng đầu tiên (gồm 4 đảng viên) để lãnh đạo Đội. Đồng chí đã giao đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên. Cán bộ phụ trách các nhiệm vụ chính trị giao cho đồng chí Lâm Cẩm Như (Lâm Kính). Đồng thời, đồng chí đã cùng với Đội biên soạn và trực tiếp tuyên đọc 10 lời thề danh dự của quân nhân. Đồng chí nhấn mạnh: Trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân là bổn phận, trách nhiệm của đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 3/1945, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Đội được giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục, động viên bộ đội và nhân dân tổ chức chuẩn bị khởi nghĩa, v.v..
Đây là những việc làm đầu tiên rất cần kíp trong tổ chức quân sự để thực hành sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Đồng chí đã cùng với Quân ủy Trung ương đề xuất với Bộ Chính trị, Trung ương Đảng quyết định những vấn đề quan trọng về nguyên tắc, cơ chế, hình thức bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào, Đại tướng cũng luôn thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội; góp phần xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện; làm tròn bổn phận là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng.
- Chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị làm cơ sở để quân đội tiến lên chính quy, hiện đại
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Trung ương Quân ủy (1946-1948), sau là Tổng Quân ủy (1952-1961), Quân ủy Trung ương (1961-1982), với trọng trách là Bí thư Trung ương Quân ủy (Bí thư Quân ủy Trung ương),
_______________
1. Tổng cục Chính trị: Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2000), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 80.
52
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành các tổ chức chính trị - quân sự trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Với nhãn quan khoa học và tư duy chính trị nhạy bén, sắc sảo, ngay từ ngày đầu thành lập cho đến những bước phát triển, lớn mạnh của quân đội sau này, Đại tướng đều khẳng định sự cần thiết phải có đội ngũ cán bộ ưu tú, cơ
quan, tổ chức và thiết chế phù hợp, đủ mạnh để tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị và tác chiến hiệu quả.
Cùng với đồng chí Cục trưởng Chính trị Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng (1947-1949) và các đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Nguyễn Chí Thanh (1950-1961), Song Hào (1961-1976)... Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng bước định hình và chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức hoạt động chính trị, quân sự của quân đội. Từ Bộ Chính trị (cơ quan chính trị của Ủy ban quân sự
Bắc Kỳ), đến “kiến lập công tác chính trị trong quân đội”, rồi “chỉ định các chính trị ủy viên - người đại diện của Đảng chỉ huy bộ đội và dân quân trong các đơn vị Việt Nam Giải phóng quân (tháng 5 đến tháng 9/1945) hay ở mỗi chiến khu”; sau đó là những Ủy ban Chính trị, Ủy ban Đảng vụ giúp việc cho Trung ương Quân ủy thành lập tháng 1/1946 đều in đậm dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội ta.
“Kể từ đó, hệ thống tổ chức đảng trong quân đội được hình thành ở các cấp, xuống tận đơn vị cơ sở là chi bộ”1. Từ Sắc lệnh số 34, ngày 25/3/1946 lần đầu tiên quy định cụ thể về nhiệm vụ của Chính trị Cục Bộ Quốc phòng, đến Sắc lệnh số 47 quy định về “Tổ chức Bộ Tổng chỉ huy quân đội và dân quân quốc gia”, Sắc lệnh số 60 về “Tổ chức Quân sự ủy viên hội”, Sắc lệnh số 71 quy định “Vệ quốc quân chính thức trở thành Quân đội quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành (5/1946)2, đều có sự tham mưu, đề xuất và trực tiếp triển khai thực hiện của Đại tướng. Nhờ đó, hệ thống tổ chức, cơ quan chính trị - quân sự các cấp đã hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, góp phần đào luyện nên đội ngũ cán bộ
_______________
1, 2. Tổng cục Chính trị: Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2000), Sđd, tr. 119, 120-122.
53
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
quân đội ngày càng vững mạnh, kịp thời cung cấp cán bộ cho các đội, các mặt trận, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh thi đua ái quốc, duy trì nghiêm kỷ luật; giúp Đảng lãnh đạo mọi hoạt động của quân đội. Qua đó, từng bước xác định tiêu chuẩn, tiêu chí, chức trách, nhiệm vụ, tổ chức biên chế thống nhất trong toàn quân từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội ngày càng vững mạnh, hoạt động nền nếp, hiệu quả.
Góp phần động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; đồng thời, phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy quân đội trong giai đoạn chuyển sang phản công, Trung ương Đảng đã thiết lập hệ thống chính ủy trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đứng đầu là Tổng Chính ủy (10/1948 - 5/1952), rồi lập lại Tổng Quân ủy (5/1952 - 1/1961), Quân ủy Trung ương (1961-1982)... Đại tướng là Bí thư Quân ủy Trung ương, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế, quy định về tổ chức quân sự và hoạt động của người chỉ huy; các bí thư đảng ủy, chính ủy, chính trị viên, cán bộ chính trị và cơ quan chính trị các cấp. Có thể khẳng định rằng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa là vị tướng văn võ song toàn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó, vừa là “kiến trúc sư” xuất sắc về xây dựng hệ thống cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội.
- Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc tư tưởng Hồ Chí Minh về “chính trị trọng hơn quân sự”, “lấy chính trị làm gốc” trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ thành lập đội quân chủ lực đầu tiên mang chức năng đội quân giải phóng. Sau khi bàn bạc với các đồng chí Lê Quảng Ba, Vũ Anh, đồng chí đã báo cáo với lãnh tụ Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị và dự kiến lấy tên gọi của Đội là Đội Việt Nam giải phóng quân. Nghe xong báo cáo, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ thị bổ sung thêm hai chữ “tuyên truyền” nhằm nhắc nhở
cán bộ, chiến sĩ ghi nhớ nhiệm vụ chính trị lúc này trọng hơn quân sự, v.v.. Thực hiện lời dạy của Người, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Đội tích cực làm công tác chuẩn bị để ngày tuyên bố thành lập Đội diễn ra đúng kế hoạch. Tại buổi Lễ thành lập Đội, đồng chí đã
54
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
tuyên đọc Chỉ thị thành lập Đội của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”. Đồng thời, đồng chí long trọng đọc Diễn văn thành lập Đội; trong đó xác định: “Nhiệm vụ mà Đảng ủy thác cho chúng ta là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là nhiệm vụ giao thời. Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này”1.
Trong những năm kháng chiến ác liệt, trên bước đường đấu tranh cách mạng đầy cam go, thử thách, Đại tướng đã mưu trí, sáng tạo, quyết đoán chỉ đạo tác chiến với các quy mô lớn nhỏ, nhất là chủ động tác chiến chiến lược. Ở đâu, lúc nào, Đại tướng cũng luôn sâu sát bộ đội, kiểm tra, đôn đốc các cấp lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan chính trị, quân sự thực hiện nghiêm túc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy chính trị làm gốc, lấy công tác chính trị làm nòng cốt, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính trị, quân sự, vũ khí, trang bị, khoa học kỹ thuật quân sự để nâng cao tinh thần, củng cố niềm tin, ý chí quyết chiến, quyết thắng của bộ đội; tuyên truyền, vận động nhân dân, các cấp chính quyền, đoàn thể; tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế... không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, làm cho quân đội ta thực sự trở thành một đội quân cách mạng, quân đội của nhân dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
- Nêu gương sáng về phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; giải quyết hiệu quả, hài hòa mối quan hệ giữa người chỉ huy với người lãnh đạo đơn vị
Là người đảm nhận nhiều trọng trách lớn mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội giao phó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn quán triệt sâu sắc và tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đại tướng luôn giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý đối với người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên trong quân đội.
_______________
1. Võ Nguyên Giáp: “Tiến lên con đường vũ trang đấu tranh!”, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 7, tr. 514.
55
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Trên các cương vị là Bí thư Trung ương Quân ủy, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng... Đại tướng luôn nêu cao tính đảng; lấy nhiệm vụ chính trị, quân sự mà Đảng giao phó làm mục tiêu giải quyết mọi công việc; lấy nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách làm trung tâm để xử lý các mối quan hệ; lấy sự tôn trọng tổ chức, tập thể, lắng nghe ý kiến của cán bộ, chiến sĩ để xem xét và xử lý các nhiệm vụ; lấy tinh thần quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để thực hiện tư tưởng và mục tiêu chiến lược, chiến dịch mà Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã xác định.
Với tầm nhìn chiến lược của người chỉ huy tối cao và ý thức chính trị sắc bén của người lãnh đạo, Đại tướng đã đề xuất với Trung ương Đảng, Bác Hồ xây dựng các đại đoàn chủ lực trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các quân đoàn chủ lực trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cùng với đó là việc quyết định thay đổi cách đánh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; quyết định chọn Nam Tây Nguyên làm hướng tiến công đột phá chiến lược mùa Xuân 1975, v.v.. Đó là những minh chứng điển hình về tài thao lược quân sự và phương pháp xử lý khôn khéo các mối quan hệ công tác, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Trung ương Quân ủy (Quân ủy Trung ương) và trước sự thành bại của sự nghiệp cách mạng; đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
- Đạo đức cách mạng trong sáng, gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng yêu thương cán bộ, chiến sĩ
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là tấm gương mẫu mực, sáng ngời về đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thể hiện đầy đủ những đức tính cao quý của đạo làm tướng do Bác Hồ chỉ ra: “Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung”. Dù giữ cương vị cao, trọng trách lớn, lập nhiều chiến công xuất sắc, được Đảng, Nhà nước vinh danh, tặng nhiều phần thưởng cao quý; nhân dân suy tôn là “Đại tướng của nhân dân”; cán bộ, chiến sĩ mến phục, suy tôn là người “Anh Cả” của quân đội; bạn bè quốc tế thừa nhận là danh tướng của mọi thời đại... nhưng Đại tướng luôn sống bình dị, hiền hậu, tỏa sáng đức nhân văn cao đẹp của người cộng sản.
Đại tướng luôn tự hào là người con của quê hương giàu truyền thống cách mạng, trung dũng, kiên cường. Những lần về thăm quê hương, Đại tướng luôn
56
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
gần gũi, thân thiết với bà con xóm làng, với cấp ủy, chính quyền địa phương, mong mỏi Quảng Bình vượt qua khó khăn, sớm khắc phục hậu quả chiến tranh, trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh; nhân dân có cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.
Là người chỉ huy cao nhất của quân đội, Đại tướng thấu hiểu nỗi đau thương, mất mát của từng người dân đã trao gửi tính mạng con, em mình cho quân đội. Vì thế, trong cuộc sống cũng như trên chiến trường, Đại tướng luôn chỉ đạo các cấp lãnh đạo, chỉ huy phải chăm lo chu đáo đến từng bữa ăn, giấc ngủ, sức khỏe và sự rèn luyện kiên trì, dẻo dai của bộ đội. Đại tướng luôn gần gũi, thân thiết, bao dung với đồng chí, đồng đội. Chính điều này đã đem đến cho bộ đội sự thoải mái, sẵn sàng vâng lệnh, chiến đấu, hy sinh trên chiến trường bằng sức mạnh và uy tín, bằng tấm lòng và sự tin tưởng mà Đại tướng dành cho.
Đại tướng luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ về đạo làm tướng: “Việc binh là việc lớn. Phải xét cho rõ chỗ sống chết, đạo mất còn”. Đại tướng thấu hiểu chiến tranh, trận mạc không phải là điều đơn giản, là việc có thể sửa sai, nhất là khi quyết định tác chiến, không bao giờ được phiêu lưu, mạo hiểm, đánh đổi bằng bất cứ giá nào, nhất là xương máu, tính mạng của bộ đội. Vì vậy, trong những thời khắc quyết định của lịch sử chiến tranh cách mạng, như
trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Bác đã giao: “Trao cho chú toàn quyền” và nhắc nhở: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”. Vì lẽ đó, Đại tướng đã cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng các yếu tố thuận lợi, khó khăn, nhiều đêm mất ngủ, “trên trán vị Đại tướng luôn nóng ran, lúc nào cũng đắp một nắm ngải cứu để giảm bớt các cơn đau đầu”1. Trong những giờ phút khó khăn nhất, Đại tướng đã ra quyết định đúng đắn về thay đổi phương châm tác chiến, đem lại chiến thắng có ý nghĩa quyết định, giảm tổn thất xương máu của bộ
đội và nhân dân trước áp lực phải đập tan một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương và mạnh nhất trong lịch sử quân sự của thực dân Pháp, v.v.. Tuy vậy, trong giờ phút khải hoàn của dân tộc, toàn quân hân hoan truyền tin chiến thắng, Đại tướng lại lặng lẽ ra khỏi hầm chỉ huy mà nước mắt tuôn
_______________
1. Nguyễn Văn Khoan (Chủ biên): Nắm ngải cứu trên đầu Tổng Tư lệnh, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006, tr. 10.
57
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
trào, khóc thương các anh hùng liệt sĩ - những người con yêu quý của Tổ quốc, đồng chí, đồng đội đã ngã xuống trong trận chiến đấu vừa qua. Đằng đẵng 21 năm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng đã cùng Tổng hành dinh chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, nhỏ giành được những thắng lợi vẻ vang. Với Đại tướng, chiến thắng nào cũng thiêng liêng, bởi mỗi chiến thắng đều phải trả bằng xương máu của nhân dân và binh sĩ. Suốt cuộc đời cầm quân, trận mạc, Đại tướng luôn đau đáu suy nghĩ về những hy sinh mất mát đó, xót xa cho những người con đã hiến dâng tuổi xuân, tính mạng cho Tổ quốc. Đại tướng lặng lẽ, trầm ngâm, không nói lên lời khi tiễn các cháu học sinh, sinh viên ưu tú lên đường tham gia cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Dù bận nhiều công việc, nhưng Đại tướng vẫn dành thời gian, sắp xếp công việc để thăm hỏi, động viên thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ; thắp những nén hương thơm cho bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập tự do của dân tộc, v.v.. Đó là tấm lòng nhân ái, tính nhân văn cao cả, sáng ngời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” của người Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Với phẩm chất, nhân cách mẫu mực của một vị tướng hơn 30 năm làm Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng đã được nhiều nhà nghiên cứu gọi là: “Nhà chính trị trong nhà quân sự - văn võ song toàn”. Danh tiếng của Đại tướng thực sự xứng đáng với truyền thống của dòng họ Võ và tên Văn do Bác Hồ đã đặt cho và danh xưng “Đại tướng của nhân dân” - một mẫu hình cao đẹp về người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh Cả. Cách gọi thân ái rất đúng với tinh thần và lịch sử quân đội ta: vì từ ngày thành lập Đội Nam tiến đến nay Đảng và Chính phủ đã ủy cho đồng chí Giáp và một số cán bộ phụ trách tổ chức, huấn luyện và lãnh đạo quân đội ta”1.
Với 103 năm tuổi đời, hơn 70 năm tuổi Đảng và hơn 30 năm là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, “những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng, Đại tướng đã được tặng thưởng _______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 264.
58
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Huân chương Sao Vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh, huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. Cuộc đời cách mạng của đồng chí là tấm gương sáng để đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sĩ cả nước kính trọng, yêu quý, học tập và noi theo”1 - người Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh tài năng xuất chúng nhưng rất bình dị, gần gũi, thân thiết.
2. Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn quân ra sức phấn đấu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thách thức. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định; tác động của mặt trái kinh tế thị trường; các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là thiên tai, dịch bệnh; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch; yêu cầu cao của nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc... đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước và quân đội nhiều vấn đề mới, cấp bách phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, trong đó xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng.
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), cán bộ, chiến sĩ toàn quân không chỉ “khắc cốt, ghi tâm”, tôn vinh những công lao to lớn của người “Anh Cả” - Vị tướng đã cùng với quân đội lập nên những chiến công vang dội trong thế kỷ XX, làm rạng rỡ non sông, đất nước và quân đội ta, mà còn ra sức học tập, noi theo tấm gương người Bí thư
Quân ủy Trung ương mẫu mực - Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Để hoàn thành tâm nguyện của Đại tướng, cán bộ, chiến sĩ toàn quân cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên
_______________
1. Điếu văn do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc tại Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 13/10/2013.
59
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
hiện đại. Đến năm 2025 cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ1. Chú trọng xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ
cán bộ, đảng viên trong quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống2. Điều đó cũng chính là tâm nguyện của Đại tướng Tổng Tư lệnh - Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Cùng với đó, toàn quân tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 513 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ
huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, góp phần xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội, cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương mẫu mực về “Người Chính ủy” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhất là phẩm chất nêu gương của người chủ trì về chính trị trong quân đội. Cùng với đó, xác định rõ hơn trách nhiệm học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược, phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ba là, các cơ quan nghiên cứu, học viện, nhà trường, báo chí, phát thanh, truyền hình quân đội, các đơn vị trong toàn quân cần đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, tuyên truyền về những cống hiến to lớn và tấm gương mẫu
_______________
1, 2. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 158.
60
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
mực của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đối với đất nước và quân đội. Cần tạo phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong toàn quân gắn với việc quán triệt, thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về
tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 855 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh thực hiện “Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới”, v.v.. Qua đó, xây dựng ý chí, quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã đề ra.
61
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP -
NHk CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ XUẤT SẮC CỦA ĐẢNG NGUYỄN TRỌNG NGHĨA*
Đ
ại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà
chỉ huy và nhà lý luận quân sự xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc đời, sự nghiệp, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, trọn đời vì nước, vì dân của Đại tướng đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử của dân tộc. Tấm gương đạo đức cách mạng của Đại tướng có ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Với 103 tuổi đời, hơn 80 năm hoạt động cách mạng, hơn 70 năm tuổi Đảng, tên tuổi Đại tướng gắn liền với thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
1. Đồng chí Võ Nguyên Giáp - nhà chính trị xuất sắc, một lòng vì Đảng, vì nước, vì dân
Đồng chí Võ Nguyên Giáp, sinh ra trong một gia đình nhà Nho, giàu truyền thống yêu nước, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ khi còn nhỏ, trực tiếp chứng kiến cảnh đồng bào bị đàn áp, bóc lột bởi bè lũ thực dân và tay sai, Võ Nguyên Giáp đã sớm nung nấu ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân. Khi học ở Trường Quốc học Huế, ngoài việc học tập chăm chỉ, Võ Nguyên Giáp rất quan tâm đến hoạt động chính trị. Nhất là từ khi tiếp thu được những tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp đã tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền
_______________
* Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
62
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
cách mạng, tham gia các phong trào đấu tranh bãi khóa trong thanh niên, học sinh. Năm 1927, Võ Nguyên Giáp gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng và đến năm 1929 cùng một số đồng chí tiến hành cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, một trong ba tổ chức cộng sản hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Từ năm 1930 đến năm 1940, đồng chí đã tích cực ủng hộ phong trào Xôviết - Nghệ Tĩnh, tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khi tham gia các hoạt động này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã xác định một lòng một dạ theo Đảng, phấn đấu hy sinh vì đất nước, dân tộc và nhân dân.
Bước ngoặt lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Nguyên Giáp là được trực tiếp gặp gỡ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc (6/1940). Kể từ đó, đồng chí đã được Người dìu dắt, tin tưởng, được trao nhiều trọng trách trên các lĩnh vực mà tổ chức phân công... Với bí danh “Văn”, đồng chí đã tích cực hoạt động cách mạng, không ngại hiểm nguy, bám dân, bám địa bàn, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện quân sự, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tại căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. Đặc biệt, những năm 1941-1943, khi được tổ chức phân công phụ trách các đội “Xung phong Nam tiến” tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng nhân dân và nối thông liên lạc giữa Cao - Bắc - Lạng với cơ sở đảng ở miền xuôi, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò sức mạnh của quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng. Từ đó, yếu tố nhân dân càng ăn sâu vào tư duy quân sự cách mạng của Võ Nguyên Giáp, trong con người Võ Nguyên Giáp - nhà chính trị đi trước nhà quân sự, giúp Võ Nguyên Giáp nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa hoạt động quân sự với mục đích chính trị của Đảng, mối quan hệ mật thiết giữa lực lượng vũ trang với quần chúng nhân dân. Tháng 12/1944, đồng chí Võ Nguyên Giáp được lãnh tụ Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ là người trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam, một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Trên các cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành viên Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào quyết sách chiến lược của Đảng, chỉ
63
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
đạo lực lượng vũ trang, cùng toàn thể dân tộc Việt Nam vùng lên đập tan xiềng xích kìm kẹp, áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến; giành lại độc lập, tự do, làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên Hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam, đồng chí đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đưa ra những quyết sách chiến lược, đồng thời trực tiếp hoạch định và tham gia chỉ huy, điều hành nhiều chiến dịch quan trọng, quyết định làm xoay chuyển tình thế cuộc kháng chiến. Sau khi quyết định chuyển phương châm tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, nhận thấy trong cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch vẫn còn những thắc mắc, băn khoăn; cùng với các hoạt động quân sự, Đại tướng đã chỉ đạo mở đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận nhằm quán triệt, thấu suốt tư tưởng “đánh chắc thắng” của Bộ Chính trị, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hay trong đợt 2 chiến dịch này, trước những khó khăn, hy sinh, đã xuất hiện tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực, ngại gian khổ, ngại hy sinh trong một bộ phận tham gia chiến dịch. Đại tướng đã chỉ đạo tiến hành một đợt sinh hoạt, đấu tranh với những tư tưởng đó, nêu cao tư tưởng tiến công, củng cố quyết tâm chiến đấu giành chiến thắng cho chiến dịch lịch sử như lời gửi gắm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi cán bộ và chiến sĩ Mặt trận Điện Biên Phủ trước ngày mở chiến dịch. Đại tướng thực sự vừa là nhà chính trị, vừa là nhà quân sự với phương pháp cách mạng khoa học, biết tạo thời cơ và tận dụng thời cơ để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Sau khi miền Bắc được giải phóng, đồng chí đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đất nước hòa bình, thống nhất, trên các cương vị là Phó Thủ tướng Chính phủ (Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương,
64
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân, toàn quân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Được Đảng, Nhà nước phân công phụ trách khoa học - kỹ thuật, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, dù công việc rất mới mẻ, nhưng Đại tướng đã nêu cao tinh thần “Dĩ công vi thượng” và “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, trực tiếp làm việc với nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các trí thức, văn nghệ sĩ... thành tâm lắng nghe tâm tư nguyện vọng cũng như những đề đạt của họ với Đảng và Nhà nước... Nhờ đó mà Đại tướng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần đưa khoa học, kỹ thuật Việt Nam từng bước sánh kịp trình độ các nước trong khu vực.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, với trách nhiệm và tâm huyết của một lão thành cách mạng đối với sự phát triển của đất nước, bằng khát vọng đưa Việt Nam nhanh chóng phát triển hội nhập với thế giới, Đại tướng đã tham mưu, đóng góp nhiều ý kiến rất quan trọng cho Đảng và Nhà nước. Đại tướng đã trực tiếp chỉ đạo dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên (1980) và dự thảo Chiến lược kinh tế và quốc phòng biển (1985), thể
hiện nhận thức sâu sắc của Đại tướng về yêu cầu đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên và vùng biển nước ta. Đại tướng cũng đã đóng góp ý kiến cho các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học để giúp Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ Về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu như một chương trình tổng thể, một tầm nhìn dài hạn cho vùng châu thổ này.
Đặc biệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, Đại tướng luôn nhấn mạnh trước hết phải chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững nguyên tắc Đảng, xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất đi đôi với mở rộng dân chủ trong Đảng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, xa rời quần chúng, chống tham nhũng, lãng phí... đẩy lùi tệ nạn xã hội, khắc phục nguy cơ “nội xâm”, khiến cho những mưu toan “diễn biến hòa bình” của kẻ thù không thể thực hiện được; Đảng phải xứng đáng là lương tâm, trí tuệ, danh dự của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, là cơ sở để xây dựng, củng cố Nhà nước, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
65
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh, người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà chiến lược, nhà chỉ huy quân sự tài năng xuất chúng
Đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng theo Sắc lệnh số 110/SL ngày 20/1/1948, trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi mới 37 tuổi. Điều đặc biệt là trước khi đảm nhận trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhà giáo, chưa trải qua một học viện hay trường lớp quân sự nào như tướng lĩnh quân đội nhiều nước khác. Đại tướng đã trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc trên lĩnh vực quân sự trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới chống chủ nghĩa thực dân ở thế kỷ XX. Con người Đại tướng là sự tổng hòa giữa tri thức uyên bác, tư duy toàn diện với phương pháp luận biện chứng, khoa học, cụ thể, không một chút gợn duy ý chí; giữa tầm nhìn xa rộng về chiến lược, chiến thuật với lý luận sâu sắc và thực tiễn nhạy bén, phong phú. Cùng với đó, ở Đại tướng còn là sự tổng hòa giữa nghệ thuật quân sự truyền thống của cha ông với tính ưu việt của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và tinh hoa nghệ thuật quân sự thế giới.
Cuối năm 1944, đồng chí Võ Nguyên Giáp được lãnh tụ Hồ Chí Minh giao trọng trách là người tổ chức thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Chỉ với 34 đội viên và vài chục khẩu súng trường, súng kíp thô sơ, đồng chí đã chỉ huy Đội tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trên cơ sở phân tích, đánh giá cục diện chiến trường và tổng quan lực lượng của ta và địch, Đại tướng luôn thể hiện sự mưu lược, quyết đoán, đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng và phương pháp luận Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp hội tụ đầy đủ những đức tính “Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung” của “đạo làm tướng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Những đức tính ấy, nhất là trí và dũng - bộc lộ trong Đại tướng từ rất sớm. Cuộc đấu trí, đấu lực quy mô lớn đầu tiên với quân đội nhà nghề được trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 đã khẳng định tài thao lược xuất chúng của Đại tướng. Đặc biệt, Đại tướng đã đưa ra một quyết định sáng
66
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
suốt đổi mục tiêu tiến công mở đầu chiến dịch từ Cao Bằng sang Đông Khê, làm nên chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950. Năm 1954, trên cương vị Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch Điện Biên Phủ, bằng tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, chấp hành tuyệt đối ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đã đưa ra một quyết định lịch sử, đó là thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Nhờ quyết định bản lĩnh và sáng suốt, đầy trách nhiệm ấy, trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã giành được toàn thắng. Đó là một quyết định lịch sử ở một thời điểm lịch sử trong trận quyết chiến chiến lược. Sau này, Đại tướng cho biết đó là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình. Quyết định đó phản ánh một quá trình tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, sáng tạo của Tư lệnh Chiến dịch trên cơ sở
thấu triệt sâu sắc tư tưởng “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève (21/7/1954), công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam, mà còn là nguồn động viên, cổ vũ nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình và chống đế quốc trên toàn thế giới.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng Tư lệnh đã xây dựng nên một thế trận chiến lược hiểm hóc: Căng địch ra ở hai đầu chiến tuyến. Phía Bắc giữ địch ở mặt trận Huế - Đà Nẵng, phía Nam kìm địch ở Sài Gòn, làm cho địch bộc lộ sơ hở ở
quãng giữa là miền Trung, Tây Nguyên. Khi địch đã rơi vào thế trận do ta sắp đặt, quân ta bất ngờ tiến công “điểm huyệt” Buôn Ma Thuột, phá vỡ Tây Nguyên, tạo ra đột biến về chiến lược. Chớp thời cơ, ta giải phóng Huế, Đà Nẵng đẩy địch vào thế tan rã. Sau đó tập trung lực lượng giải phóng Sài Gòn. Từ sự chỉ đạo sắc bén của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, các cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực chuẩn bị các kế hoạch chiến lược, tham mưu trúng, đúng để Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiều chủ trương, quyết định quan trọng, chính xác, thể hiện khả năng “nắm thời cơ, tạo thời cơ và chớp thời cơ” để chỉ đạo toàn quân đánh những đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại tướng là một vị tướng luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng truyền thống của dân tộc “lấy khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Thực tiễn cho thấy,
67
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Đại tướng là một trong những kiến trúc sư của đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân toàn diện, dựa vào sức mình là chính - một nền chiến tranh nhân dân được xây dựng trên nền tảng “cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”. Trong bối cảnh Việt Nam luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm có tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội hơn hẳn, chúng ta luôn trung thành với tư tưởng “lấy ít địch nhiều” của truyền thống dân tộc. Có thể
nói, với nhãn quan chiến lược về quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kế thừa, phát triển nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc, tinh hoa quân sự của thế giới, quán triệt tư tưởng quân sự và sự chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối quân sự của Đảng để làm nên những chiến thắng vẻ vang, làm rạng danh dân tộc Việt Nam anh hùng. Ông là một nhà quân sự thao lược, đã trực tiếp tổ chức, chỉ huy những trận đánh lớn, đánh bại những danh tướng hàng đầu của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Với tư duy và tài năng quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần xây dựng và phát triển nghệ
thuật quân sự Việt Nam lên một tầm cao mới của thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn phong phú, tầm hiểu biết sâu rộng cả về chính trị, quân sự, Đại tướng đã đúc kết thành những tác phẩm lý luận về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam như: Đội quân giải phóng (1950); Chiến tranh giải phóng và Quân đội nhân dân: Ba giai đoạn chiến lược (1950); Điện Biên Phủ (1964); Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng Quân đội nhân dân (1972); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (2000)... Đây thực sự là những tác phẩm có giá trị về lý luận và thực tiễn được tổng kết, đúc rút từ chính thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ huy của một nhà quân sự kiệt xuất, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong công cuộc xây dựng quân đội, củng cố
tiềm lực quân sự, quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau. Trên cương vị Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn cùng tập thể Quân ủy Trung ương đưa quan hệ quân - dân trở thành một trong những nét đẹp truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân, - quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập,
68
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”... được Đại tướng áp dụng một cách nhuần nhuyễn. Từ đó, đã xây dựng được một Quân đội nhân dân Việt Nam có sức mạnh vô địch, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ
vững độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước.
3. Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
Là vị Tổng Tư lệnh “văn võ song toàn”, một người chỉ huy “đức tài trọn vẹn”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà lý luận quân sự uyên thâm của Việt Nam, xứng đáng là học trò gần gũi và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng đã giành trọn niềm tin yêu, kính trọng của toàn Đảng, của toàn dân, toàn quân ta; của bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, của nguyên thủ nhiều nước và của cả những người trước đây từng là đối thủ của Đại tướng trên chiến trường... Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm và làm theo lời dạy của người thầy vĩ đại mà gần gũi - Chủ tịch Hồ Chí Minh là tinh thần “Dĩ công vi thượng”, “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Với Đại tướng, Tổ quốc, dân tộc và Đảng là trên hết, không gì thiêng liêng, cao cả hơn thế. Trước mọi thử thách, khó khăn trên mặt trận quân sự và cả trong cuộc sống, Đại tướng luôn kiên nhẫn, tỉnh táo, sáng suốt, đặt vận mệnh đất nước, cuộc sống của nhân dân lên trên hết, tìm cách thu hẹp mọi bất đồng, mâu thuẫn; luôn làm theo lời dạy của Bác: việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại đến dân thì hết sức tránh. Đại tướng luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và nơi gửi gắm niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên.
Đại tướng luôn thể hiện tinh thần quyết đoán, song cũng rất dân chủ, nhân văn. Đại tướng cho rằng, những thắng lợi trên chiến trường, xét cho cùng là do những con người trực tiếp chiến đấu quyết định, vì vậy, Đại tướng rất coi trọng phát huy dân chủ, luôn lắng nghe, chọn lọc và trân trọng những sáng kiến, cách đánh hay của cán bộ, chiến sĩ và trong nhân dân, tạo nên một khối đoàn kết vững chắc, một sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh toàn dân. Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ ngày
69
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
26/1/1954 bàn về thay đổi phương châm chiến dịch, 4 người cùng thảo luận dân chủ với mục tiêu cao nhất là chọn cách đánh nào bảo đảm chắc thắng. Bốn người thì ba vẫn giữ ý kiến đánh nhanh. Lúc đó, ý kiến của đồng chí Phạm Kiệt, người được Đại tướng cử đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở hướng đông bắc phát biểu qua điện thoại, trình bày vắn tắt tình hình và là người duy nhất lúc đó đã đề nghị Đại tướng xem xét lại kế hoạch đánh nhanh. Ông đã đến tận nơi, kiểm tra trận địa pháo binh, phát hiện sự
nguy hiểm bố trí pháo binh dã chiến tại một địa bàn tương đối bằng phẳng. Ý kiến thẳng thắn và bản lĩnh của đồng chí Phạm Kiệt đã được Đại tướng tiếp thu, góp phần quan trọng vào quyết định thay đổi phương châm tác chiến đưa đến thắng lợi to lớn của chiến dịch.
Đại tướng rất nghiêm minh về kỷ luật nhưng cũng rất bao dung, hiền hòa, luôn xem cán bộ, chiến sĩ như anh em trong một đại gia đình cách mạng, hết lòng yêu thương chiến sĩ và không ít lần lặng người đi trước thương vong của bộ đội, nhân dân trong chiến tranh. Tại một hội nghị trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã phê bình nghiêm khắc một đồng chí trung đoàn trưởng không hoàn thành nhiệm vụ khi được giao tiến công cứ
điểm Đồi A1. Tuy nhiên sau này, khi biết rõ nguyên nhân khiến đơn vị đó không đánh dứt điểm được Đồi A1, Đại tướng đã trực tiếp đến bày tỏ sự thông cảm và chia sẻ với vị chỉ huy đó. Đặc biệt, Đại tướng quý từng giọt máu, từng sinh mạng của người lính, không phiêu lưu, mạo hiểm, không cho phép đánh đổi bằng bất cứ giá nào, quyết đánh thắng kẻ thù nhưng cần phải làm thế nào để ta thương vong thấp nhất, đổ xương máu ít nhất. Vì vậy, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, từ những chiến sĩ bình thường cho đến những vị tướng từng trải với những chiến công lớn vẫn luôn ghi nhớ và mãi mãi tự hào về một người chỉ huy, một vị Tổng Tư lệnh tài năng xuất chúng nhưng rất bình dị, gần gũi, thân thiết.
Học và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng duy trì lối sống giản dị, thanh cao, chan hòa tình cảm với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ. Bản thân Đại tướng là tấm gương sáng về không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống, thực hành nói và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, luôn thể hiện rõ phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sống giản dị, khiêm tốn; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng và nhân dân lên trên
70
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
hết, trước hết. Công lao của Đại tướng vô cùng to lớn, nhưng Đại tướng không nói về mình, luôn đề cao công lao thành tích của nhân dân, quân đội, Đảng và Bác Hồ kính yêu. Và Đại tướng dành nhiều thời gian, dồn công sức, tâm huyết tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần quan trọng làm sáng tỏ cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; “góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, thúc đẩy sự ra đời một bộ môn khoa học mới - Hồ Chí Minh học”1.
Cuộc đời, nhân cách và những cống hiến to lớn của Đại tướng kính yêu luôn in đậm trong lòng dân. Danh hiệu dành cho Đại tướng - “vị tướng của nhân dân” là vô cùng cao quý và không một danh hiệu nào có thể so sánh được, nó sẽ trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại. Thật tự
hào khi hàng triệu con cháu Lạc Hồng chúng ta đang sống trong những ngày tháng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Để tôn vinh và tri ân những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta nguyện mãi mãi kiên định và kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đại tướng và các thế hệ đi trước, ra sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
_______________
1. Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam: Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 629.
71
BIẾT ƠN ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - NGƯỜI “ANH CẢ” CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đại tướng, AHLLVTND. PHÙNG QUANG THANH*
Đ
ại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, bậc tiền bối cách mạng kiên trung, tấm gương trong sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong, được nhân dân kính trọng vinh danh “Vị tướng nhân dân”, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân.
Công lao và những đóng góp đặc biệt xuất sắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho cách mạng, cho đất nước đã trở thành niềm tự hào của dân tộc và sự ngưỡng mộ của thế giới. Di sản Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại cho nhân dân ta, quân đội ta có giá trị lý luận sâu sắc và ý nghĩa thực tiễn to lớn, trên nhiều lĩnh vực, trước hết là đường lối quân sự của Đảng, chiến tranh nhân dân và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Quân đội nhân dân, xây dựng hậu phương - căn cứ địa; củng cố và xây dựng nền quốc phòng toàn dân và cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật,...
Từ một chiến sĩ, binh nhì, trải qua quá trình hơn 50 năm rèn luyện, chiến đấu, học tập, công tác, trưởng thành để được Đảng, Nhà nước giao trọng trách là: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tôi luôn tâm niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những tấm gương lớn để phấn đấu, noi theo. Thực sự, càng quan tâm, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tài năng và đức độ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi càng thêm cảm phục và biết ơn Đại tướng.
_______________
* Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
72
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Khi là học sinh Trường cấp II Phạm Hồng Thái, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Hà Nội), tôi đã được học thuộc lòng những vần thơ trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu: “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp!/Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp!/Vinh quang Tổ quốc chúng ta/Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà/Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi/Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại!/... Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/Chiến sĩ anh hùng/Đầu nung lửa sắt/Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/Máu trộn bùn non/Gan không núng/Chí không mòn!...”. Những vần thơ ấy đã để lại cho tôi cũng như bao học trò khác sự khâm phục về phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ”, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, sự chỉ huy tài ba, thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại.
Tháng 7/1967, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta ở vào giai đoạn gay go, quyết liệt; cùng với thế hệ trẻ cả nước sục sôi, nhiệt huyết tinh thần sẵn sàng chống Mỹ, cứu nước; tôi xung phong nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Sau khi kết thúc chiến dịch đường 9 - Nam Lào, năm 1971, đơn vị chúng tôi được lệnh ra Quảng Bình để củng cố lực lượng, huấn luyện bổ sung chuẩn bị cho những trận chiến đấu mới. Thật bất ngờ, tại đây, chúng tôi vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm, động viên và biểu dương tinh thần chiến đấu.
Đó cũng là lần đầu tiên tôi được gặp Đại tướng. Tình cảm mà cán bộ, chiến sĩ đơn vị chúng tôi dành cho vị Đại tướng, Tổng Tư lệnh thật đặc biệt, là sự yêu mến, kính trọng và niềm tin tuyệt đối. Qua những cử chỉ ân cần, gần gũi, cách trò chuyện thân tình, cởi mở giữa vị Tổng Tư lệnh và các chiến sĩ, chúng tôi cảm nhận được tình thương yêu mà Đại tướng dành cho cán bộ, chiến sĩ thật ấm áp.
Sau này, khi trở thành Tư lệnh Quân khu 1 (1997), tôi nhiều lần vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm. Những lần Đại tướng tới dự gặp mặt Ban Liên lạc chiến sĩ Việt Bắc - Quân khu 1, khu vực Thái Nguyên, thăm các cựu chiến binh của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân; thăm nhân dân vùng An toàn khu... Lần gặp nào, cán bộ, chiến sĩ, các cựu chiến binh và nhân dân địa phương cũng đón tiếp Đại tướng thân tình như ruột thịt.
73
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Mỗi cuộc nói chuyện, Đại tướng thường mở đầu bằng câu nói thật ấn tượng: “Gặp được nhau đây là quý lắm rồi”. Đại tướng ân cần thăm hỏi mọi người về tình hình kinh tế, đời sống, sức khỏe, việc học hành của con em... Đại tướng căn dặn các cựu chiến binh phải giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, tích cực, gương mẫu tham gia các hoạt động tại địa phương... Đại tướng nhắc nhở các cấp ủy đảng, chính quyền phải luôn lắng nghe và tôn trọng nhân dân; cán bộ, đảng viên phải đi đầu, gương mẫu, để nhân dân luôn tin Đảng, ủng hộ và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, của chính quyền các cấp thì sự nghiệp cách mạng mới giành được thắng lợi.
Năm 2001, tôi được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, từ tháng 4/2006 là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào, vừa là trách nhiệm lớn lao trước Đảng, quân đội và nhân dân. Trên cương vị công tác, trước yêu cầu, đòi hỏi của trọng trách được giao, tôi nhận thấy mình cần phải nỗ
lực, cố gắng rất nhiều; tranh thủ học hỏi kinh nghiệm, sự giúp đỡ của các thế hệ đi trước. Tôi thường xuyên ra thăm, báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ dẫn của Đại tướng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng, phát triển Quân đội
nhân dân Việt Nam; kinh nghiệm ứng xử các mối quan hệ quốc tế... Mỗi lần được gặp Đại tướng là một lần mang đến cho tôi cảm xúc sâu sắc, ấn tượng khó quên. Tôi được Đại tướng kể cho nghe câu chuyện về lần Đại tướng gặp Bác Hồ tại Pác Bó (Cao Bằng), Bác đã dặn Đại tướng: “Làm cách mạng là phải “Dĩ công vi thượng”, là phải hết lòng vì nước, vì dân”. Tôi rất tâm đắc với câu chuyện ấy và luôn ghi nhớ, phấn đấu, cố gắng học ở Đại tướng - một người chỉ huy luôn đặt yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng giao phó lên trước hết, trên hết; luôn tôn trọng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, tuyệt đối phục tùng sự phân công của Đảng, được Đảng giao bất cứ nhiệm vụ gì cũng tận tâm hoàn thành tốt.
Trong nhiều năm, mặc dù tuổi cao, sức yếu, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn dõi theo tình hình thế giới và trong nước; căn dặn các đồng chí trong Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện bộ đội giữ vững và phát huy phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân; phải biết thương yêu chiến sĩ, phải biết dựa vào dân, chăm lo phát triển khoa học - kỹ thuật...
74
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Đại tướng thường hỏi thăm về điều kiện ăn, ở, sinh hoạt văn hóa - tinh thần của bộ đội, nhất là những đơn vị ở vùng biên giới, hải đảo. Năm 2009, thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về việc cải tiến quân phục, tôi đã chỉ đạo Cục Quân nhu làm mẫu các loại quân phục, cầu vai, quân hàm và xin ý kiến Đại tướng.
Sau khi xem từng loại mẫu quân phục, Đại tướng đã cho ý kiến: Trước yêu cầu đặc thù của các hoạt động quân sự, quân phục phải phù hợp với thực hiện nhiệm vụ, nay xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và hội nhập quốc tế; việc cải tiến quân phục cho phù hợp là cần thiết. Việc tổ chức phải chặt chẽ, tiết kiệm, có lộ
trình cụ thể, đặc biệt là phải tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của toàn quân,... Thực hiện lời căn dặn, chỉ dẫn của Đại tướng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo tốt việc cải tiến quân phục đúng vào dịp Kỷ
niệm 65 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/2009). Để chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014), tôi đã chủ động đề xuất với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chủ trương nâng cấp và tôn tạo Khu Di tích rừng Trần Hưng Đạo, với các hạng mục cụ thể như: Xây dựng mộ liệt sĩ Hoàng Văn Nhủng (tức Xuân Trường - Đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân) - Liệt sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam; trải nhựa con đường từ thị trấn Nguyên Bình lên xã Tam Kim; xây dựng Nhà khách Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng khang trang để phục vụ chu đáo cán bộ, chiến sĩ và các cựu chiến binh về thăm khu di tích;... chỉ đạo Quân khu 7 hoàn thành việc làm sổ thương binh và xây “Nhà Đồng đội”, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt để tặng đồng chí Tô Đình Cắm - Người đội viên duy nhất trong 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân lúc bấy giờ đang sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng,...
Sau năm 2010, do tuổi cao, sức yếu, Đại tướng vào điều trị tại Khoa Chăm sóc, Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tôi cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã thường xuyên tới thăm. Khi nghe tôi báo cáo về tình hình của toàn quân, Đại tướng biểu thị sự vui mừng, phấn khởi và mong muốn toàn quân tiếp tục phấn đấu, giành nhiều thành tích cao hơn nữa.
Mỗi lần đến thăm, tôi thường căn dặn lãnh đạo Bệnh viện và các thầy thuốc Khoa Chăm sóc, Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương có vinh dự thay
75
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT TjI NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
mặt cán bộ, chiến sĩ toàn quân chăm sóc tận tình, chu đáo đặc biệt, cố gắng để Đại tướng được chứng kiến từng sự kiện lịch sử của đất nước, như: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014); Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014)...
Lần nào vào thăm, tôi cũng đứng nghiêm chào Đại tướng theo đúng điều lệnh. Tuy đang nằm trên giường bệnh, Đại tướng vẫn giơ tay chào đáp lại theo điều lệnh và bắt tay từng người. Khi thấy sức khỏe của Đại tướng yếu dần, tôi yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: “Khi nào Đại tướng sắp về với Bác Hồ” thì báo tin để tôi biết sớm.
Biết rằng, Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng không thể lên thăm Khu Di tích rừng Trần Hưng Đạo - nơi ra đời Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, nên tôi dự định sẽ báo cáo Đại tướng những công việc đã làm để ông yên lòng. Đó cũng là cách để
Đại tướng chung vui với cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong dịp kỷ niệm... Thế nhưng, mong muốn ấy đã không thực hiện được. Tôi đã ở bên cạnh Đại tướng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 4/10/2013. Hơn 3 giờ sau, Đại tướng trút hơi thở cuối cùng, về với Bác Hồ và các vị tiền bối cách mạng, đi vào cõi vĩnh hằng.
Là thế hệ hậu sinh, vinh dự được Đảng và Nhà nước giao đảm nhiệm trọng trách người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ, tôi đã học được ở Đại tướng rất nhiều điều; nhớ lời căn dặn, chỉ dẫn của người “Anh Cả”, tôi đã cùng với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng luôn đoàn kết, làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng. Toàn quân là một khối thống nhất về ý chí và hành động; luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng làm cho bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng được phát huy và tỏa sáng. Quân đội nhân dân cùng với Công an nhân dân và dân quân tự vệ thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng và với nhân dân các nước trên thế giới để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Quân đội phải luôn xứng đáng là lực lượng chính trị, quân sự tuyệt đối tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua thực
76
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Mục tiêu Đại hội XIII đề ra đối với quân đội là: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ1. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta cần tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang theo tư tưởng “người trước súng sau”, “chính trị trọng hơn quân sự” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời nghiên cứu quan điểm, kinh nghiệm của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chỉ đạo tổ
chức, xây dựng quân đội; phát huy nhân tố con người, nhân tố chính trị - tinh thần để xây dựng “lực lượng vũ trang hùng mạnh, một quân đội gang thép của nhân dân đã đánh bại mọi hành động khiêu khích, phá hoại và luôn luôn sẵn sàng đập tan mọi hành động, mọi âm mưu xâm lược”2.
Tôi tin tưởng và mong muốn rằng, quân đội phải thực sự là lực lượng đi đầu trong việc giữ gìn và phát huy thành quả cách mạng mà Đảng, nhân dân, quân đội đã giành được qua các thời kỳ trước đây; kế tục di sản, học tập, noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các bậc tiền bối cách mạng để vận dụng vào việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ và rèn luyện toàn quân; giữ vững bản chất quân đội cách mạng, phẩm chất, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”; luôn đề cao cảnh giác cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trước bất kỳ hành động thù địch, xâm lược nào.
Thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ chiến lược nêu trên chính là biểu hiện tập trung nhất, đúng đắn nhất sự “biết ơn” đối với Đại tướng, Tổng Tư lệnh, người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, vị tướng của nhân dân, một trong những người làm rạng danh dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX.
_______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 157-158.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 140.
77
ĐÓNG GÓP
CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CHO SỰ NGHIỆP ĐẠI ĐOkN KẾT DÂN TỘC
ĐỖ VĂN CHIẾN*
Đ
ại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân
dân mà chiến đấu, lập nên những thắng lợi vang dội, mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam. Ở vị tướng tài ba, không chỉ nổi bật về tài cầm quân, tầm tư duy chiến lược mà còn là hiện thân của tinh thần đại đoàn kết, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không có nhiều tác phẩm, bài viết trực tiếp về vấn đề xây dựng, thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, những hoạt động của Đại tướng, những câu chuyện về ông lại thể hiện rất rõ tư tưởng đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân.
Lúc còn ở tuổi thanh niên, được học ở Trường Quốc học Huế, ông đã tỏ rõ tài năng, lòng yêu nước và ý chí nghị lực mong muốn được giúp dân, giúp nước. Vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, ông tham gia tổ chức chính trị có khuynh hướng tiến bộ là Tân Việt Cách mạng Đảng - về sau trở thành một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do tham gia tích cực vào phong trào thanh niên, học sinh ở Huế, năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giam, kết án tù hai năm. Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, thực dân Pháp ở Đông Dương buộc phải nhượng bộ tha một số tù chính trị trong đó có Võ Nguyên Giáp1. Sau khi ra tù, _______________
* Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 1. Chương trình sưu tầm tư liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam: Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 51, 52.
78