"
Cuốn Sách Số 1 Về Tìm Việc PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuốn Sách Số 1 Về Tìm Việc PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1 Điều cần làm trước nhất
Chương 2 Khởi đầu
Chương 3 Kỹ năng mà ai cũng cần
Chương 4 CV
Chương 5 Các vấn đề trong CV
Chương 6 CV và những điều kiện đặc biệt
Chương 7 CV cho một số công việc cụ thể
Chương 8 Mẫu đơn ứng tuy ển
Chương 9 Thư ứng tuy ển
Chương 10 Gọi điện thoại
Chương 1 1 Công cuộc tìm việc
Chương 12 Tìm việc trực tuy ến
Chương 13 Các chiến thuật tìm việc
Chương 14 Phỏng vấn: Tạo ấn tượng xuất sắc
Chương 15 Trả lời câu hỏi phỏng vấn
Chương 16 Hướng dẫn trả lời phỏng vấn cho từng công việc cụ thể Chương 17 Câu hỏi dành cho người vừa tốt nghiệp Chương 18 Phỏng vấn và hơn thế nữa
Chương 19 Lời mời làm việc và lời từ chối
TLỜI MỞ ĐẦU
hay đổi công việc được đánh giá là một trong những trải nghiệm khó khăn nhất của cuộc đời. Tuy nhiên, thực tế có rất ít người trong chúng ta chỉ suốt đời làm một công việc từ lúc tốt nghiệp, vì vậy , dù lúc này hay lúc khác, bất cứ ai cũng phải trải qua việc thay đổi công việc. Vậy làm thế nào để bạn có thể tận dụng tốt nhất khi phải thay đổi công việc trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng này , để đảm bảo bạn sẽ có được công việc bạn y êu thích, chứ không phải chấp nhận bất cứ công việc nào bạn tìm được?
Công việc chiếm một phần ba cuộc đời chúng ta, là thứ chúng ta làm mỗi ngày cho tới lúc nghỉ hưu. Ai lại muốn dành một phần ba ngày của mình một cách không hạnh phúc để làm một công việc khiến bạn chán ghét? Đa số chúng ta không thích sự thay đổi, đặc biệt là thay đổi lớn trong nghề nghiệp, mặc cho việc không hài lòng với công việc hiện tại đang gây ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống, tác động tiêu cực tới quan hệ cá nhân và khiến gia đình chúng ta cũng chịu ảnh hưởng xấu. Không những thế, việc không hài lòng với công việc còn gây tác động xấu tới sức khỏe.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn có được công việc làm bạn mong muốn. Nó sẽ không cung cấp những kỹ năng chuy ên môn cho bạn – điều này bạn nên tìm tới các trường đại học và dạy nghề. Điều cuốn sách đem lại là các kỹ năng hiệu quả giúp công cuộc tìm việc của bạn trở nên nhẹ nhàng và giúp hồ sơ xin việc của bạn nhận được phản hồi tích cực từ nhà tuy ển dụng.
Bất kể khi nền kinh tế gặp khủng hoảng hay hưng thịnh, tìm việc luôn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Điều này đúng kể cả khi tỉ lệ thất nghiệp của nền kinh tế thấp. Thậm chí trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, trung bình cũng thường mất khoảng ba tháng để tìm việc. Việc hiểu rõ quy trình tuy ển dụng, giữ thái độ lạc quan và tự tin trở nên càng quan trọng hơn khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ khó khăn. Nếu so sánh với thời gian làm việc cả đời, thời gian bạn bỏ ra để tìm việc chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Như vậy , đầu tư thời gian và sức lực để tìm việc một cách hiệu quả sẽ giúp nỗ lực của bạn được đền đáp xứng đáng nhiều năm sau đó. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người hiểu rõ và làm tốt khâu tìm việc thường có chỉ số hài lòng với công việc cao hơn, và có thu nhập cao hơn trong sự nghiệp của mình.
Tập trung cho quá trình tìm việc không những giúp cuộc sống thỏa mãn hơn, mà còn thu được mức lương cao hơn. Tuy nhiên, do tìm kiếm công việc không phải điều chúng ta thường xuy ên làm, nên chúng ta không có nhiều kinh nghiệm. Chỉ có một số ít người biết cách viết một bản lý lịch hay , hoặc biết cách tạo ấn tượng trong buổi phỏng vấn. Cuốn
sách này được viết dành cho tất cả những ai đang trải qua quá trình tìm việc, hoặc đang có ý định thay đổi công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội tốt hơn, nếu bạn vừa tốt nghiệp và lần đầu tìm việc, hoặc nếu bạn bị buộc phải tìm việc do cắt giảm nhân sự ở công ty cũ, đây sẽ là cuốn sách hữu ích hướng dẫn bạn trả lời những câu hỏi căn bản nhất để tìm được một công việc tuy ệt vời:
Tôi phải bắt đầu ra sao?
Tôi phải tìm kiếm ở đâu?
Tôi phải làm gì trước tiên?
Và bạn sẽ tìm ra cách để:
Xác định rõ được y êu cầu của công việc;
Viết một bản CV và thư ứng tuy ển thật xuất chúng;
Giải quy ết được các thiếu sót trong CV;
Biết cách sử dụng các biểu mẫu xin việc thành lợi thế của bạn;
Xác định được chiến thuật tìm việc thích hợp nhất cho trường hợp của bạn và biết cách sử dụng chiến thuật đó; Biết tận dụng internet;
Hiểu được các bài kiểm tra năng khiếu và tâm lý ;
Tạo được ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn:
– Biết cách đối phó với các câu hỏi phỏng vấn, đặc biệt là câu hỏi bẫy ;
– Hiểu người phỏng vấn đang hỏi gì và tại sao họ hỏi vậy ;
– Chuẩn bị và ứng dụng các câu hỏi gợi ý trước buổi phỏng vấn.
Đàm phán với các lời mời làm việc;
Cách xử sự khi bị từ chối.
Mỗi chương sách sẽ được đóng lại bằng lời chia sẻ của những người đứng phía bên kia cuộc chiến xin việc. Đó là chia sẻ của nhà tuy ển dụng, là những điều tâm huy ết họ gửi tới các ứng viên. Hãy ghi lại phần chia sẻ của họ, và bạn sẽ nhanh chóng không chỉ trở nên tự tin khi tìm việc, mà còn thực sự nhận được lời mời làm việc cho công việc mơ ước.
N
Chương 1
ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC NHẤT
ghĩ tới việc ứng tuy ển một công việc mới thường khiến chúng ta thấy ngần ngại, nhưng trong thực tế, quy trình ứng tuy ển có thể được chia ra thành các bước dễ dàng. Để có một hồ sơ tốt, thuy ết phục, bạn cần chuẩn bị những điều cơ bản sau:
1 . Tìm hiểu xem công việc bạn định ứng tuy ển có y êu cầu về kỹ năng, trình độ và khả năng như thế nào. 2. Ghép nối những y êu cầu của công việc với khả năng của bản thân.
3. Đưa ra các ví dụ bạn đã ứng dụng những kỹ năng đó trong quá khứ ra sao, thời gian cụ thể và địa điểm. 4. Trình bày những kỹ năng đó một cách rõ ràng, dễ hiểu, tự tin cả bằng lời nói và chữ viết.
5. Thể hiện những tố chất của bản thân phù hợp với y êu cầu qua bài trình bày , vẻ bề ngoài và cả cách cư xử của bạn.
Bất cứ khi nào bạn chuẩn bị kế hoạch nghề nghiệp lâu dài, tìm kiếm công việc đầu tiên, phúc đáp các quảng cáo tìm việc trên báo chí, hay ứng tuy ển công việc thông qua mạng lưới mối quan hệ, thì chu trình ứng tuy ển về cơ bản là không thay đổi. Mục đích của chu trình ứng tuy ển, từ hồ sơ xin việc cho tới phỏng vấn, là để thuy ết phục nhà tuy ển dụng rằng bạn có thể đảm nhiệm tốt công việc. Nếu bạn tuân theo năm điều cơ bản đã nêu ở trên, bất cứ nhà tuy ển dụng nào cũng sẽ thấy ngay rằng bạn hiểu rõ về y êu cầu công việc cũng như bạn có đủ kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc đó.
CHUẨN BỊ TÌM VIỆC
Trong bước này , y êu cầu bạn phải suy nghĩ, lập kế hoạch và xây dựng nền tảng. Điều lợi là thông qua việc chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ có sự tự tin và quy ết tâm lớn. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể bình tĩnh và thể hiện tự tin trước người phỏng vấn sau này .
1. TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ CỦA CÔNG VIỆC
Có một số cách để tìm hiểu xem một công việc đòi hỏi những gì, và bạn càng hiểu rõ về các y êu cầu của công việc càng tốt. Kiến thức là sức mạnh, điều này đặc biệt đúng khi bạn đi xin việc. Bạn có thể tìm thấy tất cả thông tin mình cần từ các nguồn sau đây :
Tin quảng cáo việc làm;
Bản mô tả công việc;
Dựa trên kinh nghiệm bản thân;
Dựa trên kinh nghiệm của những người khác.
TIN QUẢNG CÁO VIỆC LÀM
Một tin quảng cáo việc làm nếu được viết đầy đủ sẽ nói cho bạn những y êu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp của công việc. Hãy đọc các bài quảng cáo cho loại công việc bạn muốn tìm, trên internet, báo hoặc tạp chí. Bằng việc đọc nhiều quảng cáo, bạn sẽ có khái niệm rõ ràng hơn về loại kinh nghiệm và kỹ năng mà công việc bạn muốn đòi hỏi. Bạn cũng sẽ nhận ra những điều khác lạ, và tìm hiểu xem làm sao áp dụng được những kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn vào đó. Hãy đọc càng nhiều quảng cáo càng tốt. Mục đích của bạn ở bước này không phải là xin việc, nên chưa cần xem xét tính thực tiễn của công việc lúc này .
Sử dụng internet để tìm việc làm trên phạm vi toàn quốc, đừng chỉ tìm ở khu vực bạn sống.
Xem những tin tuy ển dụng đã cũ/hết hạn trên các trang web;
Tìm tin tuy ển dụng trên các số báo/tạp chí cũ.
Chọn ra những điểm nổi bật trong quảng cáo, ví dụ.
Các kỹ năng cụ thể;
Các loại bằng cấp;
Các phẩm chất cá nhân;
Phạm vi kiến thức;
Lĩnh vực kinh nghiệm;
Các trách nhiệm đảm nhận;
Các khả năng của ứng viên.
Hãy làm một danh sách các y êu cầu chính và thêm những chi tiết phụ. Ví dụ, nếu quảng cáo có nhắc tới công ty sẽ cung cấp xe hơi cho nhân viên đi lại, thì bạn có thể ngầm hiểu rằng sở hữu bằng lái xe còn hạn là bắt buộc.
Trong quá trình đọc thêm nhiều quảng cáo, hãy thêm các chi tiết bạn tìm thấy vào danh sách. Đánh dấu những y êu cầu thường xuất hiện: đó là những tiêu chí quan trọng mà nhiều nhà tuy ển dụng cùng quan tâm. Bằng cách này , bạn sẽ có một bức tranh rõ ràng, đầy đủ về công việc bạn muốn.
BẢN TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC VÀ BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Bản tiêu chuẩn công việc là một danh sách các y êu cầu đối với ứng viên – các kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân… – mà một công việc cụ thể cần có. Nó thường chứa nhiều thông tin cụ thể hơn so với tin quảng cáo việc làm, và tin quảng cáo thường được viết dựa theo bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Bản mô tả công việc khá giống với bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, và hai từ này có thể dùng thay thế nhau, tuy nhiên bản miêu tả công việc thường cung cấp nhiều thông tin về trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của công việc hơn.
Bạn cũng có thể xin bản mô tả công việc/bản tiêu chuẩn thực hiện công việc từ các công ty , hoặc tìm trên website của công ty hay các trang web việc làm.
Cũng giống như với tin vắn quảng cáo tuy ển dụng, hãy đọc và lọc ra các điểm quan trọng nhất để có được hình dung chi tiết, cụ thể về y êu cầu công việc.
KINH NGHIỆM VÀ KIẾN THỨC BẢN THÂN
Nếu bạn đang làm một công việc tương tự như công việc bạn muốn tìm kiếm, hẳn bạn đã có hiểu biết về y êu cầu cũng như các kỹ năng cần thiết để làm việc. Hãy dựa trên kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ về những việc bạn làm hàng ngày , những khó khăn thử thách bạn phải đối mặt trong quá trình làm việc, và những gì bạn đã đạt được. Hãy ghi chú lại các kỹ năng bạn cần phát triển, và tự viết bản mô tả công việc dựa trên chính hiểu biết của bạn.
KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI KHÁC
Nếu công việc bạn muốn tìm là mới mẻ với bạn – có thể là công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp, hoặc bạn thay đổi định hướng nghề nghiệp – hãy nói chuy ện với người có kinh nghiệm và kiến thức về công việc đó. Họ sẽ cho bạn nhiều thông tin cần thiết, thậm chí cả những nhận xét cá nhân quan trọng.
Thường nếu mọi người không bận rộn, họ sẽ không ngại chia sẻ kinh nghiệm làm việc với bạn, và sẽ thích thú khi được bạn hỏi xin ý kiến, nhất là khi bạn nói rõ bạn hỏi xin lời khuy ên và thông tin, chứ không phải đang nhờ họ xin việc hộ.
Sử dụng những phương pháp nói trên, bạn sẽ xây dựng được một hình ảnh rõ ràng, đầy đủ về điều mà nhà tuy ển dụng tìm kiếm ở ứng viên hoàn hảo. Bước tiếp theo cần làm là đánh giá xem bạn phù hợp với hình mẫu ấy đến mức nào.
2. KẾT HỢP CÁC YÊU CẦU VỚI KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT CỦA BẢN THÂN
Sau khi đã hoàn thành danh sách các y êu cầu của công việc: các kỹ năng, bằng cấp, phẩm chất cần thiết để phù hợp tối đa với công việc, giờ là lúc bạn cần nhìn nhận lại những kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Hãy xem xét tất cả những gì bạn có, bao gồm:
Công việc hiện tại;
Công việc đã làm trong quá khứ;
Các công việc không được trả lương, ví dụ như thực tập, tình nguy ện, các hoạt động cộng đồng; Các sở thích cá nhân, bao gồm việc du lịch;
Đời sống cá nhân.
Hãy lập một danh sách kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm mà bạn có, sau đó ghép cho chúng phù hợp với những y êu cầu của công việc bạn đang tìm kiếm. Xem thêm chương 2, phần “Kết hợp kỹ năng bạn có với kỹ năng nhà tuy ển dụng cần”.
NẾU BẠN KHÔNG CÓ NHỮNG KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM YÊU CẦU?
Hãy kiểm tra tất cả kinh nghiệm bạn đã có. Dù sẽ là lý tưởng nếu bạn có được các kỹ năng này trong quá trình làm việc, nhưng bạn cũng có thể đưa vào danh sách tất cả những gì chứng minh bạn sẽ đạt được các kỹ năng y êu cầu.
Nếu không có chính xác các kỹ năng y êu cầu, liệu bạn có điều gì đó tương tự như vậy không? Các bằng cấp và chương trình đào tạo tuy khác nhau, nhưng có thể có cùng mặt bằng cơ bản, hoặc tuy không có kinh nghiệm, liệu bạn có bằng cấp học vấn phù hợp?
Nếu bạn có kinh nghiệm về một lĩnh vực khác nhưng có liên quan, hãy ghi lại các điểm tương đồng giữa hai lĩnh vực. Hãy hỏi bản thân liệu các kỹ năng thiếu sót có thể bù đắp được thông qua đào tạo hoặc vừa học vừa làm không? Bạn có sẵn sàng tự học trong thời gian riêng, có thể tự bỏ chi phí, hoặc liệu có thể thực hiện đào tạo ngay với công việc hiện tại không? Liệu có khả năng bạn xin nhận thêm việc với công việc hiện tại để thu được kinh nghiệm cần thiết không?
NẾU BẠN CÓ KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM NHƯNG KHÔNG PHÙ HỢP YÊU CẦU?
Liệu bạn có thể khiến kỹ năng trở nên phù hợp với công việc mới không? Làm sao bạn sử dụng được chúng trong công việc mới? Hãy cân nhắc trước khi bạn xóa bỏ những kỹ năng và kinh nghiệm này khỏi CV, rất có thể chúng sẽ được coi là điểm cộng và khiến bạn trở thành một ứng viên triển vọng. Tuy nhiên, tránh tuy ệt đối việc đưa những kỹ năng và kinh nghiệm hoàn toàn không liên quan tới y êu cầu công việc vào hồ sơ xin việc, vì chúng có thể khiến các phần chính của hồ
sơ bị mờ nhạt đi.
3. CHUẨN BỊ CÁC DẪN CHỨNG VỀ VIỆC BẠN ĐÃ ÁP DỤNG CÁC KINH NGHIỆM, KỸ NĂNG
Nghiên cứu danh sách kỹ năng đã lập ở trên và ghi lại cụ thể những trường hợp thực tế mà bạn đã dùng tới chúng trong quá khứ.
Việc ghi lại rất quan trọng. Nếu bạn chỉ nghĩ trong đầu “Tôi đã làm cái này ” hoặc “Tôi có thể làm điều này ”, bạn sẽ rất dễ bỏ sót. Điều bạn cần thể hiện trong CV và tại buổi phỏng vấn là cung cấp bằng chứng cho khả năng làm việc của bạn – nói cách khác, số lần bạn đã sử dụng những kỹ năng mà công việc mới y êu cầu. Đây là nền tảng để viết hồ sơ xin việc.
Hãy chắc chắn bạn có ít nhất một ví dụ tốt cho mỗi kỹ năng y êu cầu.
4. TRÌNH BÀY CÁC KỸ NĂNG, KHẢ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CỦA BẠN THẬT TỰ TIN VÀ RÕ RÀNG
TRÌNH BÀY KỸ NĂNG TRONG CV
Sau khi nghiên cứu kỹ các loại thông tin tuy ển dụng, bạn hẳn đã biết chính xác nhà tuy ển dụng cần gì ở ứng viên. Vì vậy , bạn có thể tập trung làm nổi bật các thông tin quan trọng trong CV của mình, hạn chế những gì không quá quan trọng, để chỉ cần liếc qua, nhà tuy ển dụng có thể thấy bạn là ứng viên phù hợp. Vì bạn đã tìm hiểu công việc kỹ càng, cho nên:
Bạn sẽ biết nên hay không nên đưa thông tin nào vào CV. Hãy đưa vào tất cả các kỹ năng và phẩm chất liên quan tới công việc. Thay vì cung cấp cả núi thông tin không liên quan, hãy tập trung cho nhà tuy ển dụng thấy bạn có khả năng làm công việc đó như thế nào.
Bạn biết phải tập trung vào lĩnh vực kinh nghiệm nào. Trong phần lịch sử kinh nghiệm, bạn tập trung nhất
vào các công việc đã làm mà cần tới những phẩm chất và kinh nghiệm làm việc phù hợp với việc làm bạn đang ứng tuy ển.
Bạn biết thông tin nào là quan trọng. Hãy đưa thông tin nhà tuy ển dụng thấy quan trọng, ví dụ, nếu công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, hãy đưa vào CV những công việc từng làm thể hiện khả năng đó, ví như gặp gỡ khách hàng, thương lượng với nhà cung cấp,…
Bạn biết nên đưa loại hình đào tạo nào vào. Tập trung vào các chương trình đào tạo, chính quy hoặc không chính quy , đã giúp bạn có được những kiến thức chuy ên môn mà công việc mới y êu cầu.
Trong các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích giúp bạn viết một CV thật nổi bật.
TRÌNH BÀY CÁC VÍ DỤ TRONG BUỔI PHỎNG VẤN
Tất cả các nhà tuy ển dụng khi phỏng vấn đều quan tâm tới các kỹ năng và phẩm chất cần có cho công việc đã được đề cập trong quảng cáo tuy ển dụng và bản mô tả công việc. Nhà tuy ển dụng sẽ dựa vào đó để đặt câu hỏi khi phỏng vấn. Hãy chuẩn bị trước để trình bày thời gian, địa điểm và cách bạn đã ứng dụng các kỹ năng đó, kèm theo một ví dụ thật tốt cho mỗi kỹ năng.
Giả sử, nếu công việc y êu cầu “có khả năng làm việc dưới áp lực”, nhà tuy ển dụng hẳn sẽ hỏi ngay xem bạn đối phó với áp lực ra sao. Thay vì nói bạn sẽ cố giải quy ết, hoặc nói bạn nghĩ bạn có khả năng chịu áp lực, hãy đưa một tình huống cụ thể và cách bạn đã giải quy ết công việc một cách hiệu quả dưới áp lực. Ví dụ, có một đơn hàng quan trọng cần được hoàn thành trong thời gian rất ngắn. Hãy đưa ra chi tiết rằng bạn đã bình tĩnh, tổ chức và sắp xếp công việc để hoàn thành đúng hạn, dẫn tới việc khách hàng hài lòng và quy ết định ký các đơn hàng tiếp theo. Hãy chuẩn bị cẩn thận, tập dượt các ví dụ đó cho tới khi bạn hoàn toàn tự tin trình bày chúng.
5. CẦN THỂ HIỆN CÁC PHẨM CHẤT CÁ NHÂN TRONG GIAO TIẾP, ĂN MẶC VÀ HÀNH XỬ
Hãy luôn thể hiện các phẩm chất cá nhân của bạn trong mỗi lần tiếp xúc với nhà tuy ển dụng, dù thông qua CV, thư ứng tuy ển, điện thoại hoặc email. Phẩm chất cá nhân mà nhà tuy ển dụng thường có cảm tình bao gồm:
Tính chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo mọi thứ của bạn – CV, biểu mẫu xin việc, thư ứng tuy ển – đều được trình bày đúng chuẩn: rõ ràng, súc tích và không mắc lỗi chính tả.
Sự nhiệt tình. Hãy thể hiện sự y êu thích không chỉ đối với công việc bạn đang ứng tuy ển, mà cả với công ty tuy ển dụng.
Sự tự tin. Tự tin vào bản thân và giá trị các kỹ năng của bạn là điều tối quan trọng. Nếu bạn không tin bạn có thể làm tốt công việc, liệu nhà tuy ển dụng nào sẽ tin?
Đầy năng lượng. Hãy thể hiện sự nhiệt thành và không ngại thách thức. Nhanh nhẹn khi trả lời điện thoại, nếu nhà tuy ển dụng y êu cầu điều gì, hãy thực hiện ngay , giữ thái độ tích cực khi được y êu cầu gặp mặt, làm thuy ết trình hay phỏng vấn. Xây dựng thái độ chủ động trong mọi tình huống.
Trong phần còn lại của cuốn sách này , chúng ta sẽ tập trung vào các kỹ năng xin việc cụ thể: viết CV, viết thư ứng tuy ển, chuẩn bị cho phỏng vấn, đối phó với các bài kiểm tra tâm lý , và tất cả các thứ khác để đảm bảo bạn sẽ tiếp cận được nhà tuy ển dụng với tư thế tự tin, và cuối cùng có được công việc bạn mong muốn.
H
Chương 2
KHỞI ĐẦU
ồ sơ lý lịch (CV), mẫu xin việc hay thư ứng tuy ển chính là công cụ bạn sử dụng để tiếp xúc lần đầu tiên với nhà tuy ển dụng. Nếu chúng không gây được ấn tượng gì, hẳn đó cũng sẽ trở thành lần tiếp xúc cuối cùng. Vì vậy , bạn luôn luôn phải đảm bảo chúng tạo ra được ấn tượng cần thiết.
Như chương trước, khi ứng tuy ển vào một công việc, bạn cần:
Hiểu các y êu cầu về kỹ năng, bằng cấp, phẩm chất của công việc;
Biết kết hợp những y êu cầu đó với khả năng sẵn có của bạn;
Chuẩn bị các ví dụ về cách bạn đã sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đó trong quá khứ;
Trình bày các phẩm chất, kỹ năng một cách rõ ràng, tự tin, thông qua cả viết và phỏng vấn trực tiếp.
Vậy việc có một CV xuất sắc, hay việc biết điền mẫu xin việc để có thể thu hút được sự chú ý sẽ đem lại lợi ích gì? Phải bắt đầu viết từ đâu? Nơi tốt nhất để bắt đầu chính là những kỹ năng mà bạn đang sử dụng, cũng như các kỹ năng bạn từng dùng trong các công việc khác có liên quan.
Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc của bạn là gì? Bạn biết bạn làm gì, nhưng làm sao bạn có thể giúp nhà tuy ển dụng thấy bức tranh rõ ràng về những gì bạn có?
Hãy bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả nhiệm vụ của công việc bạn đã đảm nhiệm, sau đó viết lại các kỹ năng, kiến thức mà bạn phải sử dụng để hoàn thành mỗi nhiệm vụ ấy . Đừng quên đưa những bằng cấp và chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp, và thêm vào đó những thành tích của bản thân.
Hãy coi nó như bài tập khởi động, dù cho bạn sẽ chỉ đưa những phần quan trọng nhất vào CV hoặc trình bày ở buổi
phỏng vấn. Nhưng nếu bạn biết bạn có kỹ năng gì và cách dùng chúng, sẽ giúp bạn nhận ra những điều chưa nghĩ tới trước đây . Quan trọng nhất, bạn sẽ có một danh sách rất đầy đủ tất cả kỹ năng để từ đó chọn ra cái liên quan nhất tới công việc đang ứng tuy ển. Bạn chỉ cần làm điều này một lần, và có thể bổ sung để sử dụng lại với những lần tìm việc tiếp theo.
Ví dụ
NHIỆM VỤ CHÍNH
SOẠN THẢO THƯ
Kỹ năng
Sử dụng bàn phím, sử dụng phần mềm Microsoft Word
Khả năng
Đánh máy nhanh, chính xác
Kiến thức
Ngữ pháp, dữ liệu, dùng mail-merge
Bằng cấp/chứng chỉ
Khóa đào tạo tin học
Thành tựu
Đã thực hiện 200 thư mời tài trợ
Bạn có thể làm bảng tương tự cho bất cứ nhiệm vụ nào đó chính bạn đảm nhiệm. Nếu bạn bị tắc hoặc không tìm ra đủ chi tiết để viết, hãy nghĩ tới những điểm chính sau:
CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH
Khi xác định nhiệm vụ chính của công việc, hãy nghĩ tới tất cả những gì bạn phải giải quy ết, ví dụ như:
Con người:
- Khách hàng;
- Đồng nghiệp;
- Người quản lý ;
- Đồng sự.
Tiền và các chu trình tài chính;
Sản phẩm/hàng hóa;
Chu trình kỹ thuật;
Ý tưởng;
Số liệu/dữ liệu;
Giao tiếp;
Các y êu cầu pháp luật.
KỸ NĂNG, KHẢ NĂNG VÀ KIẾN THỨC
Hãy nghĩ tới tất cả điều bạn cần để thực hiện những nhiệm vụ trên – các kỹ năng và khả năng mà bạn đã tích lũy được, cùng với kiến thức đã thu được. Có kỹ năng đặc biệt nào bạn thu được thông qua đào tạo, và kỹ năng nào bạn thu được thông qua kinh nghiệm làm việc?
Kỹ năng thông qua đào tạo, ví dụ:
- Kỹ năng kỹ thuật;
- Kỹ năng chuy ên nghiệp;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng máy tính.
Các khả năng bẩm sinh:
- Kỹ năng tạo lập quan hệ;
- Sự sáng tạo;
- Khả năng giải quy ết vấn đề và tư duy phân tích.
Kiến thức và kinh nghiệm, ví dụ:
- Cách tổ chức bộ máy ;
- Kiến thức chuy ên ngành;
- Kinh nghiệm đối phó với một số tình huống đặc biệt.
BẰNG CẤP VÀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO
Hãy xem xét tất cả bằng cấp và chương trình đào tạo có liên quan tới công việc đang làm hoặc công việc định ứng tuy ển. Đừng nên chỉ liệt kê ra bằng cấp chính quy , hãy đưa ra tất cả chương trình đào tạo bạn đã tham gia, vừa học vừa làm, các khóa học ngắn, các hội thảo và lớp buổi tối, các khóa học từ xa, các loại chứng chỉ.
Nếu những bằng cấp, chứng chỉ này giúp cải thiện thêm kỹ năng, kiến thức và khả năng của bạn, hãy đưa chúng vào danh sách. Nếu nó không liên quan tới các kỹ năng bạn cần cũng hãy cứ đưa vào.
THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Với mỗi loại nhiệm vụ kể trên, hãy nghĩ tới kết quả và thành tích đã đạt được. Xem xét tất cả tác động tích cực của chúng đối với công việc bạn đang và đã làm rồi đưa vào danh sách:
Tăng lên, ví dụ:
- Lợi nhuận;
- Số việc làm;
- Doanh thu;
- Hiệu quả;
- Sự hài lòng của khách hàng; - Cơ hội thị trường.
Giảm đi, ví dụ:
- Số lượng nhân viên thôi việc; - Rủi ro;
- Khiếu nại;
- Thời gian xử lý vấn đề; - Rắc rối;
- Chi phí;
- Lãng phí.
Được cải thiện, ví dụ:
- Lợi thế cạnh tranh;
- Độ mở thị trường;
- Tổ chức;
- Trao đổi thông tin;
- Hiệu quả làm việc của nhân viên;
- Làm việc nhóm;
- Quan hệ nội bộ và bên ngoài.
Đừng quên bất cứ bằng khen hay giải thưởng nào bạn đã đạt được, bất kể đó là giải cá nhân hay tập thể, và cũng nhớ liệt kê tất cả những lần thăng tiến bạn có được.
Bạn không nhất thiết phải bám chặt vào các nhiệm vụ hay trách nhiệm liên quan tới công việc. Có thể bạn không có kinh nghiệm làm việc – nhất là trường hợp bạn vừa tốt nghiệp và lần đầu tìm việc, hoặc bạn thay đổi định hướng nghề nghiệp, hoặc bạn quay lại thị trường việc làm sau một thời gian dài nghỉ ngơi – bạn hãy tận dụng cả các lĩnh vực khác, ví như công việc tình nguy ện, học tập, du lịch, quản lý gia đình, làm việc nhóm, các sở thích. Với những việc đã nêu, bạn cũng tìm trách nhiệm chính và đưa ra các kỹ năng, kinh nghiệm đã dùng để hoàn thành những trách nhiệm đó.
KẾT HỢP KỸ NĂNG BẠN CÓ VỚI KỸ NĂNG NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN
Sau khi có một danh sách khá chi tiết, đầy đủ tất cả các kỹ năng, khả năng, kiến thức liên quan mà bạn có, hãy dùng chúng để bắt đầu viết CV và thư ứng tuy ển, biến bạn trở thành ứng viên lý tưởng cho công việc bạn định ứng tuy ển.
Hãy kết nối các kỹ năng bạn có với kỹ năng nhà tuy ển dụng cần. Thường rất ít trường hợp nhà tuy ển dụng đọc kỹ đơn xin việc và lý lịch ứng viên, đa phần họ chỉ lướt qua để quy ết định hồ sơ có đáng để xem xét kỹ hay không. Hãy làm hồ sơ của bạn nổi bật trong núi hồ sơ xin việc bằng cách nhấn mạnh các thông tin quan trọng nhất – đó là các kỹ năng mà nhà tuy ển dụng muốn tìm. Đừng làm mờ thông tin quan trọng với những chi tiết không liên quan.
Vậy làm sao để kết hợp một cách tốt nhất giữa điều mà nhà tuy ển dụng muốn với điều bạn có? Hãy tận dụng tối đa tất cả nguồn thông tin:
Tin quảng cáo tuy ển dụng;
Bản miêu tả công việc;
Kiến thức của bạn về công việc;
Kiến thức của những người khác về công việc.
Bạn càng có nhiều thông tin, bạn càng hiểu rõ công việc đòi hỏi điều gì. Hãy sử dụng những thông tin này để phát triển một hồ sơ thông minh, đầy đủ nhằm gây ấn tượng với nhà tuy ển dụng và đưa bạn vào danh sách phỏng vấn.
HÃY SỬ DỤNG THÔNG TIN QUẢNG CÁO ĐỂ CẢI THIỆN CV
Thường quảng cáo tìm việc sẽ chứa rất nhiều thông tin quý báu mà bạn hoàn toàn có thể dùng để làm nổi bật hồ sơ xin việc và tăng cơ hội được phỏng vấn. Quảng cáo sẽ giúp bạn biết cần tập trung viết gì trong hồ sơ, khiến bạn trở thành ứng viên sáng giá phù hợp mà nhà tuy ển dụng tìm kiếm.
ĐỌC QUẢNG CÁO
T UYỂN T RỢ LÝ
Một tổ chức từ thiện nhỏ về môi trường đô thị đang tìm kiếm một trợ lý hành chính có kinh nghiệm và chuy ên nghiệp. Y êu cầu: có khả năng tổ chức tốt, khả năng sử dụng máy tính (thường là Microsoft Office) thành thạo. Kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng trả lời điện thoại chuy ên nghiệp do sẽ thường xuy ên giải đáp các y êu cầu của công chúng. Có kiến thức về sổ sách kiến thức, thành thạo dùng bảng tính excel là một lợi thế. Nhưng sẽ cung cấp đào tạo nếu ứng viên thích hợp. Hiểu biết về các vấn đề môi trường. Làm việc hiệu quả mà không cần giám sát.
Nhà tuy ển dụng muốn:
Kinh nghiệm hành chính và thư ký ;
Kỹ năng máy tính – ưu tiên Microsoft Office;
Thái độ chuy ên nghiệp;
Có khả năng tổ chức;
Kỹ năng giao tiếp tốt;
Kỹ năng trả lời điện thoại;
Có thể làm việc hiệu quả mà không cần giám sát.
Nhà tuy ển dụng ưu tiên:
Có kinh nghiệm về sổ sách kế toán;
Thành thạo dùng bảng tính excel;
Có kinh nghiệm làm việc với công chúng;
Hiểu và quan tâm tới vấn đề môi trường.
Từ kinh nghiệm và kiến thức của bạn về làm việc cho một công ty nhỏ, bạn có thể suy luận thêm rằng họ muốn có một người:
Đáng tin và có tính trợ giúp;
Sẵn sàng học hỏi – họ có nói sẽ cung cấp đào tạo thêm nếu cần;
Linh hoạt và dễ thích nghi;
Hay giúp đỡ;
Làm hiệu quả công việc văn phòng thường ngày nhưng khi cần cũng sẵn sàng nhận thêm trách nhiệm.
Nếu CV của bạn phù hợp với những y êu cầu trên – đừng quên đào xới tất cả kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng của bạn – bạn hẳn sẽ được vào vòng phỏng vấn.
ĐƯA THÔNG TIN VÀO CV CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?
Trước hết, hãy suy nghĩ cách tận dụng những gì tìm hiểu được về nhu cầu của nhà tuy ển dụng để cải thiện CV. Một khi đã biết họ muốn gì, bạn có thể tận dụng thông tin đó bằng cách:
Sử dụng các từ và cụm từ chủ chốt đã xuất hiện trong quảng cáo tuy ển dụng;
Chọn ra trong danh sách kỹ năng của bạn những kỹ năng được đặc biệt nhắc tới trong quảng cáo; Chuẩn bị các ví dụ cho những kỹ năng này ;
Đưa vào CV tất cả bằng cấp và kinh nghiệm liên quan.
Ví dụ một CV
Tên đầy đủ
Địa chỉ
Thông tin liên hệ
Giới thiệu bản thân
Sử dụng các từ khóa xuất hiện trong quảng cáo để viết phần này. Ví dụ:
Kinh nghiệm văn phòng… thư ký… tự tin… trợ giúp… biết tổ chức… chủ động.
Kỹ năng chính
Đưa vào các kỹ năng và bằng cấp của bạn có liên quan tới những yêu cầu kỹ năng trong quảng cáo, ví dụ: Sáu năm kinh nghiệm làm công việc hành chính thư ký ;
Kỹ năng máy tính: Sử dụng thành thạo:
- Word
- Outlook Express
- Excel
- Kinh nghiệm sổ sách kế toán
Kỹ năng giao tiếp tốt;
Kỹ năng trả lời điện thoại chuy ên nghiệp;
Có khả năng chủ động làm việc;
Biết sắp xếp, đánh giá công việc.
Lịch sử việc làm
- Ngày tháng, công ty cũ
- Trợ lý hành chính
Hãy đưa vào các nhiệm vụ và trách nhiệm trong công việc cũ có liên quan tới y êu cầu của công việc mới. Hãy
dùng chúng để làm minh họa cho các kỹ năng chính, ví dụ:
Trợ giúp hành chính thư ký cho bộ phận
Thực hiện các công việc quản lý hành chính chung
Đánh máy thư và báo cáo
Trả lời điện thoại
Giải quy ết các cuộc gọi y êu cầu tới bộ phận
Sắp xếp lưu trữ hồ sơ – sắp xếp và điều phối các cuộc hẹn
Phối hợp với nhân sự trong các bộ phận khác
Nếu bạn có những kinh nghiệm quan trọng liên quan nhưng không đúng loại công việc, xin đừng bỏ qua. Hãy đưa vào hồ sơ, ví dụ:
- Ngày tháng, công ty cũ
- Thủ quỹ cho Hội lịch sử xã hội địa phương (tình nguy ện)
Thực hiện công việc với phần mềm excel
Quản lý tài khoản
Chuẩn bị sổ sách cho việc kiểm toán
-Ngày tháng, công ty cũ
-Trợ lý bán hàng
Đưa ra các thông tin ngắn gọn về công việc và trách nhiệm, tập trung cho những phần có liên quan: Làm việc với khách hàng với thái độ chuy ên nghiệp
-Trả lời y êu cầu/đơn hàng
Tư vấn khách hàng
Bằng cấp và đào tạo
Đưa thông tin cụ thể, ví dụ:
Ngày tháng, tên trường
Thông tin cá nhân
Đưa những thông tin có liên quan, ví dụ:
Sở thích: Thành viên hội Tình nguy ện bảo tồn rừng.
Hãy suy nghĩ kỹ nếu bạn định đưa thêm chi tiết. Bạn cần cung cấp các dẫn chứng cụ thể cho mỗi công việc, bằng cấp… nhưng phải chắc chắn làm nổi bật các kỹ năng quan trọng. Đừng khiến chúng bị mờ nhạt bởi cả núi chi tiết không liên quan.
Trong phần sau của cuốn sách, chúng ta cũng dùng kỹ thuật này để chuẩn bị thư ứng tuy ển và trả lời câu hỏi phỏng vấn.
CHIA SẺCỦA CHUYÊN GIA
Thứ gì có trong bảng miêu tả công việc cũng cần có trong CV.
MAGGIE FELLOWS – GIÁM ĐỐC DỰ ÁN, TẬP ĐOÀN SOUTH WEST
CHIA SẺCỦA CHUYÊN GIA
Khi nhận được nhiều đơn xin việc cho một vị trí, thường nhân viên trợ lý hành chính sẽ xem các CV qua một lượt trước khi trình lên trên. Nếu họ không tìm được trong CV ít nhất bốn hoặc năm kỹ năng chúng tôi y êu cầu thì CV sẽ không qua được vòng này .
DEBBIE MACEKE – GIÁM ĐỐC TÀI NGUYÊN, TẬP ĐOÀN ROLLS ROYCE
C
Chương 3
KỸ NĂNG MÀ AI CŨNG CẦN
ó một số kỹ năng căn bản mà các nhà tuy ển dụng đòi hỏi cho mọi vị trí công việc. Chúng được gọi là các kỹ năng mềm, và dù thường không được đề cập tới trong bản miêu tả công việc hoặc tin quảng cáo tuy ển dụng, nhưng chúng lại cực kỳ quan trọng.
Đó có thể chính là kỹ năng bạn rất thông thuộc, nhưng chỉ dùng tới khi tình huống đặc biệt xảy ra, vì vậy bạn cần chắc chắn đã đưa các thông tin này vào CV và thư ứng tuy ển, cũng như chuẩn bị câu trả lời khi được phỏng vấn.
Các kỹ năng này bao gồm:
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Ví dụ, bạn đã bao giờ:
Đóng góp vào thành công của nhóm;
Giúp người trong nhóm đạt được mục tiêu;
Giải quy ết các mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhóm.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Kỹ năng giao tiếp là khả năng của bạn trong việc:
Thuy ết phục, động viên người khác;
Đàm phán, thương thảo với người khác;
Tiếp nhận và trình bày thông tin, ý tưởng một cách mạch lạc, rõ ràng.
Ví dụ như, bạn đã bao giờ:
Tiếp nhận khiếu nại hoặc giải quy ết các tình huống tranh chấp?
Lắng nghe các quan ngại của người khác – đồng nghiệp, giám sát, khách hàng… – và trả lời các thông tin đó một cách hiệu quả?
Trình bày thông tin rõ ràng, chính xác cho một nhóm hoặc một cá nhân, bằng cách nói hoặc viết? Thuy ết phục người khác nghe và tán đồng ý kiến của bạn?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ví dụ, bạn đã từng:
Phát hiện một vấn đề và lên phương án giải quy ết?
Nhìn thấy trước một vấn đề tiềm ẩn và đưa ra cách tránh?
Biết cách giải quy ết một vấn đề, thuy ết phục người khác nghe theo và thực hiện các bước cần thiết để giải quy ết vấn đề đó?
PHÂN TÍCH
Ví dụ, bạn đã từng:
Thu thập thông tin về điều gì đó, cân nhắc mặt có lợi và có hại, sau đó đưa ra quy ết định dựa trên kết quả phân tích
của bạn?
Cân nhắc lợi hại của tình hình thực tế và đưa ra phán quy ết hợp lý ?
TỔ CHỨC VÀ LẬP KẾ HOẠCH
Ví dụ, bạn đã từng:
Phân loại, sắp xếp công việc để kịp thời hạn?
Lập kế hoạch cho một dự án từ đầu cho tới lúc hoàn thành?
Tổ chức một sự kiện?
Lập kế hoạch một dự án hoặc sự kiện, sau đó phân nhiệm vụ cho từng người thực hiện?
LINH HOẠT VÀ THÍCH ỨNG NHANH
Bạn có khả năng:
Thích ứng với y êu cầu của công việc?
Thay đổi và phát triển?
Đảm nhận nhiều nhiệm vụ một lúc?
Nhanh chóng thích nghi khi môi trường thay đổi?
Làm quen với nhiệm vụ/kỹ năng mới nhanh chóng và hiệu quả?
Hiểu rõ hơn về công việc?
Đảm nhận đồng thời vài nhiệm vụ một cách hiệu quả?
Phản ứng hiệu quả khi có sự thay đổi không mong muốn xuất hiện?
CÓ ĐỘNG LỰC VÀ QUYẾT TÂM
Ví dụ, bạn đã từng:
Hồi phục sau khi gặp thất bại/thất vọng lớn?
Vượt qua thử thách?
Đạt được kết quả cuối cùng cao hơn mục tiêu đề ra?
Thường thì bất cứ ai cũng từng gặp phải tình huống phải sử dụng tới đa số kỹ năng này , trong công việc hoặc cuộc sống. Nhà tuy ển dụng đánh giá cao các kỹ năng này , vì họ tin người sở hữu chúng sẽ có khả năng giải quy ết các nhiệm vụ đặc biệt mà công việc đòi hỏi. Ví dụ, kỹ năng giao tiếp là khả năng tuân theo chỉ dẫn, kết hợp với người khác, thương thảo các điều kiện, đưa nhận xét và báo cáo – sẽ rất khó để hoàn thành bất cứ công việc gì nếu thiếu nó.
Chương 4
CV
CV của bạn cần:
Thu hút được sự chú ý của nhà tuy ển dụng giữa một núi hồ sơ xin việc;
Tạo ấn tượng tốt, chuy ên nghiệp;
Trình bày được đầy đủ, súc tích về kỹ năng và phẩm chất của bạn.
CV theo tiếng la-tinh là từ viết tắt của curriculum vitate, có nghĩa là con đường của cuộc đời, và trước kia, đó cũng chính là nhiệm vụ của CV: giới thiệu về lịch sử việc làm của một cá nhân, đưa ra tên, địa chỉ và thời gian những nơi từng làm kèm theo chức vụ. Ngày nay , khi viết CV, người ta tập trung nhiều hơn vào việc giới thiệu kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu, nhằm cho nhà tuy ển dụng biết ứng viên có thể làm gì cho công việc tương lai hơn là nói họ đã làm gì trong quá khứ.
THU HÚT SỰ CHÚ Ý
Mục đích chính của CV không phải để giúp bạn kiếm được việc, mà để giúp bạn vào được vòng phỏng vấn việc làm. Đừng cố đưa quá nhiều chi tiết vào trong CV: hãy đưa những gì nhà tuy ển dụng quan tâm và khiến nhà tuy ển dụng muốn biết nhiều hơn về bạn. Thường các nhà tuy ển dụng muốn biết liệu bạn có những điều sau không:
Các kỹ năng cụ thể mà công việc đòi hỏi;
Kinh nghiệm phù hợp;
Hiểu biết về y êu cầu công việc;
Các phẩm chất cá nhân cần thiết cho công việc.
Những tin quảng cáo công việc hấp dẫn thường thu hút được hàng trăm hồ sơ, nhà tuy ển dụng sẽ chỉ dành vài giây để xem lướt các CV. Nếu hồ sơ của bạn làm nổi bật ngay được những điểm chính thì cơ hội được xem xét kỹ sẽ cao hơn.
TẠO ẤN TƯỢNG TỐT
Tạo ấn tượng ban đầu tốt thực ra không khó. Lời khuy ên là hãy làm CV của bạn nhìn thật chuy ên nghiệp: Ngắn gọn: Không nhiều hơn hai trang giấy , chia làm các phần nhỏ, minh họa kinh nghiệm và khả năng của bạn. Dùng giấy màu trắng hoặc màu ngà, khổ A4: Loại giấy chất lượng cao.
Sử dụng mực in màu đen, dùng phông chữ thông dụng, dễ đọc đối với cả bản giấy và màn hình máy tính. Cách dòng lớn, cách lề lớn để tạo cảm giác thông thoáng.
Sử dụng các tựa đề rõ ràng, dễ đọc cho mỗi phần.
Đưa thông tin quan trọng nhất ngay trang đầu tiên. Nếu CV của bạn có hai trang, hãy chắc chắn rằng trang đầu chứa các thông tin quan trọng, thú vị nhất làm nổi bật kỹ năng và thành tựu của bạn.
Kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả, lỗi câu. Hãy kiểm tra thủ công vì đôi khi phần mềm kiểm tra chính tả không phát hiện được lỗi.
Không gập CV, hãy gửi CV bằng phong bì lớn khổ A4.
Gửi kèm thư ứng tuy ển, trong đó làm nổi bật lý do tại sao bạn là ứng viên thích hợp với công việc – Xem thêm Chương 9 “Thư ứng tuy ển”.
Gửi hồ sơ xin việc trước khi hết hạn nộp, viết tên người nhận rõ ràng ngoài phong bì, tránh viết chung chung như “Gửi phòng Nhân sự”.
TRÌNH BÀY CÁC KỸ NĂNG PHÙ HỢP
CV chứa rất nhiều thông tin nên có thể gây rối cho người đọc. Cách đơn giản nhất là trình bày thông tin ngắn gọn, rõ ràng thành các phần để người đọc nhận thấy rõ các điểm chính. Thông thường, CV sẽ chứa các phần sau:
Thông tin liên lạc;
Giới thiệu bản thân;
Kỹ năng;
Lịch sử việc làm;
Bằng cấp/đào tạo;
Thông tin cá nhân.
THÔNG TIN LIÊN LẠC
Đây thường là phần đầu tiên của CV. Nhà tuy ển dụng sẽ muốn biết bạn là ai và cách để liên lạc với bạn. Phần này bao gồm: Tên;
Địa chỉ;
Số điện thoại (nhà);
Số điện thoại di động;
Địa chỉ email.
Ví dụ
JOHN SMIT H
Lầu 1 , Đường X, Quận Y , Thành phố Z
Điện thoại: 00000 000000 Di động: 00000 000000
E-mail: jsmith@any isp.co.uk
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
Lý tưởng nhất là phần giới thiệu bản thân nên dài khoảng vài dòng, đưa ra thông tin cốt y ếu nhất về bản thân bạn. Phần giới thiệu bản thân được viết tốt sẽ là trợ thủ đắc lực chứng minh khả năng làm việc của bạn tới người đọc. Một bản giới thiệu bản thân cẩu thả sẽ khiến người đọc mất đi cảm tình. Để viết phần này hiệu quả, hãy cân nhắc:
Bạn là ai và bạn làm gì;
Kỹ năng và điểm mạnh nổi bật của bạn;
Kinh nghiệm quý báu của bạn;
Phẩm chất cá nhân nổi bật của bạn.
Hãy trả lời mỗi câu hỏi trên bằng một vài từ khóa. Suy nghĩ xem điều gì khiến bạn làm tốt công việc, điểm mạnh của bạn nằm ở đâu? Và nhà tuy ển dụng tương lai sẽ quan tâm tới điều gì nhất?
Ví dụ
Bạn là ai và bạn làm gì: Trợ lý riêng
Kỹ năng và điểm mạnh nổi bật của bạn: Thành thạo tiếng Anh/Pháp; thành thạo phần mềm văn phòng; kỹ năng máy tính
Kinh nghiệm quý báu của bạn: Đã làm việc tại Anh và Pháp
Phẩm chất cá nhân nổi bật của bạn: hiệu quả, giỏi sắp xếp công việc, ngoại hình khá
Bản giới thiệu bản thân hoàn chỉnh sau khi được viết từ các từ khóa trên:
Giới thiệu bản thân:
Trợ lý riêng, có kinh nghiệm và thành thạo tiếng Pháp thương mại, đã từng làm việc tại Alliance UK, chi nhánh Paris, và từng làm tại công ty CBC Quốc tế tại Anh. Khả năng làm việc hiệu quả cao, thành thạo phần mềm văn phòng và máy tính, có khả năng sắp xếp, phân loại công việc, ngoại hình ưa nhìn.
Ví dụ
Bạn là ai và bạn làm gì: Bán hàng thời trang nữ
Kỹ năng và điểm mạnh nổi bật của bạn: Chăm sóc khách hàng; khiếu thẩm mĩ tốt về màu sắc và thiết kế. Kinh nghiệm quý báu của bạn: Làm việc tại nhiều cửa hàng thời trang lớn nhỏ.
Phẩm chất cá nhân nổi bật của bạn: Sáng tạo, khéo léo, thông minh.
Bản giới thiệu bản thân hoàn chỉnh
Nhân viên bán hàng thông minh, chuy ên nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là thời trang nữ, nhiều kinh nghiệm, từng làm việc tại nhiều cửa hàng lớn/nhỏ. Sáng tạo, khéo léo và có kỹ năng chăm sóc khách hàng tuy ệt vời, có khiếu thẩm mĩ rất tốt với màu sắc và thiết kế.
CÁC KỸ NĂNG CHÍNH
Phần này sẽ cung cấp các thông tin nổi bật về các kỹ năng của bạn, và là phần quan trọng nhất của CV. Khi lướt qua nó, nhà tuy ển dụng sẽ biết được khả năng của bạn tới đâu. Khi chuẩn bị, hãy luôn nhớ trong đầu các y êu cầu của công việc và dựa vào đó để viết cho hiệu quả.
Ví dụ
Kỹ năng chính:
Giám sát nhân viên
Áp dụng hiệu quả và chính xác quy trình làm việc tiêu chuẩn
Phân loại công việc
Phân tích và khắc phục lỗi sai
Kỹ năng máy tính:
- Microsoft Word
- Excel
- Email và chương trình internet.
Ví dụ
Kỹ năng chính:
Quản lý nhân viên trong môi trường sản xuất năng động;
Cung cấp dịch vụ kỹ thuật hàng đầu cho khách hàng nội bộ và bên ngoài;
5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án;
Chuẩn bị và lập ngân quỹ dự án;
Đào tạo nhân viên.
Tùy tính chất công việc, cũng có thể dùng phần này để làm nổi bật kinh nghiệm, bằng cấp hoặc những thành tựu chủ y ếu của bạn (Xem chương 7 , CV cho một số công việc cụ thể).
Ví dụ
Các bằng cấp chính:
Thạc sĩ tâm lý về giáo dục
Cử nhân tâm lý :
- Thống kê cao cấp
- Kỹ thuật định lượng trong nghiên cứu ứng dụng
- Tâm lý học thực nghiệm
- Tâm lý học giáo dục và phát triển.
Ví dụ
Kinh nghiệm chính:
10 năm làm việc quản lý dự án trong nhiều lĩnh vực Có kiến thức về an toàn lao động, luật lao động
Kiến thức sâu về đào tạo nhân viên
Làm việc tập trung, hướng kết quả
Được ghi nhận đã đưa ra nhiều phương án giải quy ết vấn đề hiệu quả.
Ví dụ
Thành tựu chính:
Tăng 50% dịch vụ chăm sóc hỗ trợ kỹ thuật
Doanh số bán hàng tăng 15% mỗi năm
Lãnh đạo một tập thể bán hàng thành công, giành nhiều giải thưởng
Sở hữu:
- Chứng chỉ Marketing
- Chứng chỉ Tài chính Kế toán
- Chứng chỉ Quản lý .
LỊCH SỬ LÀM VIỆC
Phần này nhằm cung cấp thông tin về công việc hiện tại và công việc trong quá khứ của bạn cho nhà tuy ển dụng. Nhằm tăng tính hữu dụng, tránh chỉ cung cấp tên công ty và chức danh, ngày tháng làm việc. Hãy cung cấp thông tin chi tiết về các nhiệm vụ, trách nhiệm chính bạn đảm nhận, cũng như những thành tích bản thân bạn đã gặt hái được. Hãy bắt đầu bằng câu tóm tắt nhiệm vụ của bạn trong công việc và đưa thêm chi tiết bằng cách sử dụng các gạch đầu dòng (xem ví dụ). Làm nổi bật lợi ích của doanh nghiệp khi tuy ển dụng bạn, và kèm theo đó là một trong các thành tựu sau:
Tăng lên:
- Hiệu suất;
- Doanh số hoặc lợi nhuận;
- Vòng quay hàng hóa;
- Hiệu quả;
- Cơ hội thị trường.
Cải thiện:
- Quan hệ khách hàng;
- Thiết kế sản phẩm;
- Quan hệ nhân viên;
- Hình ảnh công ty ;
- Khả năng tiếp cận thị trường; - Dòng thông tin;
- Hiệu quả làm việc của nhân viên; - Hiệu quả làm việc nhóm.
Giảm:
- Lượng nhân viên thôi việc; - Thời gian thực hiện dịch vụ; - Chi phí;
- Rủi ro;
- Lãng phí.
Sắp xếp theo thứ tự công việc gần nhất và lùi dần về sau. Đưa thông tin cụ thể hơn về những công việc mới làm – hai hoặc ba công việc gần nhất – những công việc đã làm từ lâu thì chỉ nêu tóm tắt.
Ví dụ
Lịch sử việc làm
2008 tới hiện tại: Công ty TNHH ABC
Giám sát hệ thống
Hỗ trợ 200 nhân viên trên sáu cơ sở làm việc khắp miền nam nước Anh, thông qua hệ thống máy tính. Giải đáp thắc mắc về phần mềm và phần cứng.
Sử dụng hệ điều hành để hồi phục dữ liệu bị mất.
Phân tích hoạt động hệ thống, xác định vấn đề và nguy ên nhân trước khi có hành động giải quy ết thích hợp. Ghi nhật ký lỗi của phần cứng và phần mềm, chuy ển tới lập trình viên hoặc kĩ sư phụ trách tương ứng. Giảm thời gian bị mất trung bình của hệ thống từ 24 giờ xuống còn 4 giờ.
Được thăng chức từ Giám sát khiếu nại lên thành Giám sát hệ thống, sau khi hoàn thành văn bằng City & Guilds về Ứng dụng máy tính.
2004 tới 2008: Công ty dịch vụ tài chính XY Z
Giám sát khiếu nại
Nhân viên
Nhận khiếu nại về bảo hiểm hộ gia đình, quản lý nhóm bảy thành viên. Theo dõi hạn thanh toán séc và quản lý hành chính cho cổ phiếu thẻ bảo hiểm.
Ví dụ
Lịch sử việc làm
2008 – nay : Chăm sóc sức khỏe DEF Trust
Đầu bếp
Làm việc trong nhóm thuộc nhà bếp trung tâm, cung cấp dịch vụ bữa ăn cho các trung tâm dịch vụ sức khỏe lớn với 5.000 suất ăn một ngày .
Chuẩn bị bữa ăn theo đặt hàng của các bệnh viện và vườn trẻ.
Giám sát hoạt động xử lý thực phẩm.
Chuẩn bị bữa ăn cho các y êu cầu đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, ví dụ như cho người tiểu đường, kiêng muối, kiêng mỡ, không chứa gluten.
Phụ trách việc xử lý thực phẩm để làm lạnh và phân phối.
Đảm bảo chất lượng về xử lý và trình bày thực phẩm.
Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu ngân sách hàng năm.
Giảm lãng phí khoảng 15%.
2006 – 2008: Công ty GHI
Đầu bếp
Trợ lý đầu bếp
Cung cấp dịch vụ bữa ăn chất lượng cao cho nhân viên và khách tham quan, cho nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn, làm việc cả độc lập lẫn làm nhóm.
Chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa cho khoảng 250 người mỗi ngày .
Phụ trách mảng làm bánh và đồ ngọt.
Cung cấp dịch vụ tiệc ăn với tiêu chuẩn hảo hạng về cả chất lượng và trình bày .
2005 – 2006: Trường JKL
Đầu bếp Căng tin
Thành viên nhóm đầu bếp bốn người, chuẩn bị bữa trưa cho 1 .7 00 học sinh và giáo viên, bao gồm cả suất ăn kiêng đặc biệt.
Ví dụ
Lịch sử việc làm
2010 – hiện tại: Dự án ABC
Huấn luyện viên kịch nói
Làm việc trong nhóm lên kế hoạch và triển khai dự án “Kịch ngoài trường học” cho 7 0 học sinh, từ 8 tới 1 1 tuổi. Dạy kỹ thuật biểu diễn.
Huấn luy ện, đào tạo để đạt chuẩn sản xuất.
Đặt mục tiêu và khuy ến khích các em phát triển.
Giám sát sự tiến bộ của học sinh.
Lưu trữ hồ sơ.
Đã hoàn thành bốn tác phẩm, với gần 100% thành viên tham gia – tất cả đều được khán giả địa phương đón nhận.
BẰNG CẤP VÀ ĐÀO TẠO
Đây là một phần quan trọng, nhất là đối với người vừa tốt nghiệp. Nó sẽ bao gồm thông tin cụ thể các khóa học và kỳ thi đã hoàn thành. Xem thêm Chương 6 “CV và những điều kiện đặc biệt” để biết thêm về cách viết CV cho người vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
Đối với người đã đi làm một vài năm, nhà tuy ển dụng sẽ quan tâm tới thông tin nơi làm việc cũ hơn là kết quả thi cử, vì vậy hãy đưa vào CV cả những chương trình đào tạo bên cạnh những chứng nhận học vấn của bạn.
Bằng cấp: Các loại bằng đại học, cao đẳng;
Chứng nhận nghề nghiệp;
Chứng nhận kỹ thuật;
Các khóa đào tạo nghề;
Các chương trình đào tạo liên quan của công ty cũ;
Kỹ năng công nghệ thông tin;
Kỹ năng ngoại ngữ;
Thông tin là hội viên của các tổ chức nghề nghiệp liên quan.
Hãy bắt đầu với các loại bằng cấp, chứng chỉ mới nhất bạn đạt được và lùi dần về sau. Bằng cấp càng cũ thì bạn càng đưa ít thông tin. Tuy nhiên, nếu là các chứng nhận gần đây và liên quan tới công việc đang ứng tuy ển, hãy đưa ra chi tiết về khóa học và kỹ năng bạn đã nắm bắt được.
Ví dụ
Bằng cấp và đào tạo
2010 – hiện tại: Trường cao đẳng ABC
Chứng chỉ nghề quốc gia cấp độ 3
Khóa học kỹ năng văn phòng tập trung vào quản lý , giám sát. Khóa học nâng cao này nhằm củng cố và cập nhật các kiến thức về quản lý văn phòng và máy tính.
2000 – 2002: Trường cao đẳng DEF
Bằng đào tạo nghề thư ký
1993 – 2000: Trường GHI
Văn bằng A: tiếng Anh, tiếng Pháp, Kinh tế học
Chứng chỉ giáo dục tổng quát: Bảy môn học, bao gồm Toán và tiếng Anh Ví dụ
Bằng cấp và đào tạo
Thành viên của Viện Nhân sự và phát triển
Chứng chỉ về Quản lý Nhân sự
Trường XY Z – 2007
Chứng chỉ về giáo dục
Trường cao đẳng RST – 2000
Các khóa đào tạo chuyên môn:
Kiểm tra tâm lý học
Kiểm tra hành vi
Kỹ năng đánh giá
Đào tạo và hướng dẫn nghề nghiệp.
Ví dụ
Bằng cấp học vấn
Trường cao đẳng ABC – 2006 tới 2008 Bằng cao đẳng báo chí
Trường đại học XY Z – 2000 tới 2003 Cử nhân tiếng Anh và Lịch sử Trường trung học FGH – 1993 tới 2000 Điểm A: Tiếng Anh, Lịch sử, tiếng Pháp
C
Chương 5
CÁC VẤN ĐỀ TRONG CV
huy ện gì sẽ xảy ra nếu lịch sử công việc của bạn không được hoàn hảo? Bạn có thể thấy bị thôi thúc bẻ cong sự thật để làm CV trông đẹp hơn. Hãy cố chống lại cám dỗ đó. Không chỉ bởi vì việc làm đó nguy hiểm, mà nó còn không cần thiết. Thực ra, bạn hoàn toàn có thể khắc phục các y ếu điểm trong CV, bằng cách nhấn mạnh một số phần và làm mờ bớt những phần cần thiết.
Mục đích của CV là giúp đưa bạn vào vòng phỏng vấn. Hãy thực hiện mục tiêu đó bằng cách đưa vào trong CV những điều sẽ giúp bạn đạt mục tiêu, không phải những điều sẽ khiến bạn thất bại. Rất có thể trong vòng phỏng vấn, bạn sẽ bị hỏi các câu hỏi bất lợi về học vấn và kinh nghiệm – Xem thêm chương 15 về “Trả lời câu hỏi phỏng vấn” – nhưng ít nhất, khi trả lời trực tiếp tại buổi phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội được đưa ra giải thích đầy đủ, mặt đối mặt, thay vì việc bị đánh giá trên CV.
VẤN ĐỀ: CÓ KHOẢNG TRỐNG TRONG LỊCH SỬ LÀM VIỆC
Hãy làm mờ các khoảng trống nhỏ bằng cách làm tròn thời gian, thay vì đưa thời gian gồm ngày , tháng và năm làm việc, hãy đưa năm – ví dụ, từ 2008 – 2009 sẽ tốt hơn là từ 1 1/2008 tới 1/2009. Với những khoảng trống lớn hơn, hãy giải thích bạn đã làm gì và tập trung nói về những kỹ năng và thành tựu bạn đã đạt được. Đó có thể là tham gia khóa học, đào tạo, du lịch nước ngoài, làm công việc tình nguy ện, nuôi dạy con cái, làm việc tự do hoặc thử tự kinh doanh. Nếu bạn cố gắng xem xét kỹ, hẳn bạn sẽ tìm được điều tích cực và có liên quan tới công việc đang ứng tuy ển.
Ví dụ
Lịch sử công việc
2005 – 2006: Đi du lịch châu Âu
Đi du lịch Pháp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ
Học thêm kiến thức và hiểu rõ giá trị của các nền văn hóa khác
Phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác
Cải thiện kỹ năng giải quy ết vấn đề
Phát triển tính độc lập.
VẤN ĐỀ: LỊCH SỬ LÀM VIỆC KHÔNG RÕ RÀNG
Hãy cố làm nó rõ ràng nhất có thể, để nhà tuy ển dụng có thể nhìn thấy khả năng của bạn. Mục đích của bạn là cho nhà tuy ển dụng lý do để tin rằng, với lịch sử làm việc của bạn, bạn là người phù hợp cho công việc. Hãy chọn lọc và sắp xếp thông tin một cách chặt chẽ.
Tóm tắt các điểm chính về kinh nghiệm làm việc trong phần giới thiệu bản thân, luôn nhớ trong đầu về y êu cầu của công việc bạn đang ứng tuy ển.
Chọn lọc khi đưa thông tin vào phần kỹ năng chính. Nếu có nhiều kỹ năng phù hợp, hãy nhóm chúng lại thành các nhóm.
Nếu lịch sử làm việc của bạn đa dạng, hãy chọn lấy những kinh nghiệm phù hợp nhất và chỉ tóm tắt sơ phần còn lại.
Trong trang tiếp theo sẽ có ví dụ về CV của một người ứng tuy ển cho công việc nhân viên kinh doanh, vì vậy anh ta tập trung vào kỹ năng bán hàng. Nếu công việc là quản lý , CV nên tập trung vào kỹ năng quản lý , ví dụ xây dựng nhóm, giải quy ết vấn đề, và quản lý tài chính.
VẤN ĐỀ: KINH NGHIỆM PHÙ HỢP LẠI LÀ TỪ CÔNG VIỆC TÌNH NGUYỆN
Nên nhớ các kỹ năng và kinh nghiệm bạn thu được từ công việc tình nguy ện cũng quý báu và hữu ích tương tự như khi bạn thu được chúng từ công việc trả lương. Xem ví dụ trong chương 2, để biết cách đưa các kinh nghiệm đó vào phần lịch sử làm việc.
VẤN ĐỀ: TÔI CÓ QUÁ NHIỀU CÔNG VIỆC KHÁC NHAU
Lịch sử làm việc của bạn có thể thiếu định hướng. Thật may là, đa số kỹ năng, ngoại trừ các kỹ năng chuy ên môn, đều thuộc dạng có thể chuy ển giao được. Ví dụ như, hầu hết các công việc đều đòi hỏi kỹ năng tương tác hoặc kỹ năng giải quy ết vấn đề. Hãy chọn những kỹ năng có thể chuy ển giao và đưa vào phần kỹ năng chính, sau đó thêm một vài kỹ năng chuy ên môn cụ thể, phù hợp. Tóm tắt lịch sử làm việc và tập trung vào cách sử dụng các kỹ năng này .
Các kỹ năng chuy ển giao hữu ích phổ biến nhất là:
Kỹ năng giao tiếp và tương tác;
Kỹ năng thuy ết phục và đàm phán;
Kỹ năng phân tích;
Kỹ năng quản lý thời gian;
Kỹ năng giải quy ết vấn đề và ra quy ết định;
Kỹ năng đảm nhiệm đa nhiệm vụ;
Kỹ năng kiểm soát tài chính;
Kỹ năng tạo động lực;
Kỹ năng sáng tạo.
Xem thêm chương 3 về những kỹ năng hữu ích mà các nhà tuy ển dụng ưu ái.
Ví dụ CV
Giới thiệu bản thân
Chuy ên viên kinh doanh với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ. Là người đã giúp làm tăng đáng kể doanh số và lợi nhuận cho công ty , trong môi trường cạnh tranh cao, bằng cách sử dụng xuất sắc những kỹ năng của bản thân, cùng lối tiếp cận thị trường thông minh, linh hoạt.
Các kỹ năng chính
Kỹ năng bán hàng
Duy trì và phục vụ các khách hàng sẵn có, trong khi tiếp tục mở rộng hệ thống khách hàng mới, giúp doanh thu bán hàng tăng từ 5% lên 65% trong vòng ba năm
Phối hợp với bộ phận phân phối để đảm bảo dịch vụ khách hàng hiệu quả, giảm thời gian chờ đợi hai tuần Đẩy mạnh kinh doanh bằng việc cung cấp hệ thống hàng hóa đa dạng hơn cho khách hàng hiện có Sử dụng phân tích kinh doanh để xác định khách hàng mục tiêu, tăng lượng bán hàng cho nhóm này lên 23%.
Kỹ năng quản lý
Nhận biết các cơ hội phát triển kinh doanh
Duy trì dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
Nghiên cứu và thiết lập phát triển thị trường mới
Hiểu và xác định được nhu cầu khách hàng.
Lịch sử làm việc
2008 – hiện tại: Công ty quà tặng XY Z
Giám đốc bán lẻ
Quản lý cửa hàng quà tặng nằm trong trung tâm thành phố Chọn lựa và mua hàng để bán trong cửa hàng
Tiến hành các chương trình marketing và khuy ến mại
Phát triển hệ thống khách hàng, tăng lợi nhuận lên 20% so với mục tiêu.
2005 – 2008: Công ty sản xuất cửa sổ ABC
Đại diện kinh doanh
Phát triển thị trường mới trong môi trường cạnh tranh cao Thương thảo và đảm bảo thành công các hợp đồng
Đem lại các lợi ích mới và làm hài lòng đại đa số khách hàng hiện có.
2002 – 2005: Công ty TNHH JKL
Trưởng phòng mua hàng
1999 – 2002: Công ty TNHH TUV
Đại diện bán hàng qua điện thoại
1996 – 1999: Công ty TNHH VWX
Trợ lý kinh doanh
VẤN ĐỀ: CV CỦA TÔI DÀI HƠN HAI TRANG
Một bản CV dài hơn hai trang nhìn sẽ khá luộm thuộm. Hãy tập trung vào các kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm phù hợp với công việc bạn đang ứng tuy ển. Nên nhớ, các công việc càng gần đây thì càng quan trọng, và hãy tóm tắt tất cả những thứ còn lại, chỉ đưa ra các ý chính và nổi bật. Đưa các thông tin quan trọng nhất vào trang đầu của bản CV.
VẤN ĐỀ: HIỆN NAY TÔI ĐANG LÀM NHIỀU CÔNG VIỆC CÙNG LÚC
Thực ra đây không phải là điều hiếm gặp ngày nay , khi nhiều người đảm nhiệm nhiều loại công việc bán thời gian hoặc tự kinh doanh song song với công việc chính thức hiện tại. Nếu công việc đó chỉ là để lấp chỗ trống hay có thêm thu nhập, hãy bỏ qua và tập trung vào những công việc phù hợp. Tuy nhiên, nếu các công việc đều quan trọng như nhau và đều có chứa những kỹ năng quan trọng, hãy đưa cả hai vào phần lịch sử làm việc.
Ví dụ
Lịch sử làm việc
2008 – hiện tại: Hãng sản xuất ABC
Điều phối và đào tạo làm video
Làm việc với một nhóm cộng đồng trẻ
Hỗ trợ nhóm trong việc sản xuất video cộng đồng của riêng họ
Huấn luy ện họ sử dụng các trang thiết bị và các kỹ thuật sản xuất, biên tập cơ bản
Phối hợp kịch bản và nội dung; giúp họ hiện thực hóa ý tưởng.
Đài phát thanh ABC
Nghiên cứu viên và phát thanh viên
Nghiên cứu, lập kế hoạch và đọc bản tin cộng đồng hàng tuần cho đài phát thanh địa phương Viết kịch bản cho các phát thanh viên khác
Chọn lọc, tiếp xúc và phỏng vấn khách mời.
VẤN ĐỀ: TÔI MỚI LÀM MỘT CÔNG VIỆC DUY NHẤT
Kinh nghiệm làm việc của bạn nhìn có vẻ khá khiêm tốn. Vì vậy , hãy tập trung đưa vào CV các kỹ năng bạn đã phát triển và sử dụng trong công việc đó, kèm theo các kiến thức và thành tựu đạt được. Đưa chúng vào phần kỹ năng chính, hoặc vào dưới phần trách nhiệm/nhiệm vụ công việc trong phần lịch sử làm việc. Đừng bỏ qua những kỹ năng và kinh nghiệm bạn thu được bên ngoài công việc hoặc thông qua hoạt động tình nguy ện.
Ví dụ
Giới thiệu bản thân
Trợ lý riêng với tám năm kinh nghiệm và kiến thức sâu về quản lý văn phòng. Chăm chỉ, biết tổ chức công việc, đáng tin cậy , luôn giữ bình tĩnh và có thái độ thân thiện khi làm việc dưới áp lực.
Kỹ năng chính
Chứng chỉ nghề tin học
Chứng chỉ đánh máy trình độ 3 – mức độ 7 0 chữ/phút
Chứng chỉ nghe đánh máy trình độ 2 – mức độ 7 0 chữ/phút
Chứng chỉ tốc ký trình độ 2 – mức độ 120 chữ/phút
Chứng chỉ thư ký .
Lịch sử làm việc
2003 – hiện tại: Công ty TNHH XY Z
Thư ký và trợ lý riêng cho Giám đốc tài chính
Đảm nhiệm các công việc và trách nhiệm của thư ký và hành chính.
Các công việc thư ký
Thư ký và trợ lý riêng cho Giám đốc tài chính.
Thông thạo sử dụng Microsoft
Kỹ năng đánh máy cao cấp
Giải quy ết các y êu cầu trực tiếp hoặc qua điện thoại
Có kinh nghiệm về:
-Lập báo cáo và trả lời thư/công văn
-Ghi tốc ký và lập báo cáo dựa trên tốc ký
-Làm báo cáo cuộc họp
-Làm hạch toán chi tiêu, sử dụng MS Excel.
Công việc hành chính
Giải quy ết các thắc mắc/y êu cầu liên quan tới hành chính của bộ phận Tài chính
Phụ trách các công việc văn phòng hàng ngày của bộ phận
Phụ trách hành chính cho bộ phận gồm bốn nhân viên
Điều phối lịch làm việc của bộ phận
Tổ chức đón tiếp khách và phụ trách các hoạt động ngoại khóa của bộ phận
Đào tạo và giám sát nhân viên mới.
VẤN ĐỀ: RẤT NHIỀU CÔNG VIỆC CỦA TÔI TƯƠNG TỰ NHAU
Nếu các trách nhiệm và nhiệm vụ trong mỗi công việc của bạn đều giống nhau, hãy tập trung vào phần kỹ năng và thành
tựu đạt được, sau đó tóm tắt lịch sử làm việc của bạn.
Ví dụ
Kỹ năng chính
Chăm sóc khách hàng
Thủ quỹ, thu ngân
Kiểm soát hàng tồn, bao gồm việc sử dụng chương trình kiểm soát hàng tồn trên máy tính
Quản lý tài chính, bao gồm các thỏa thuận ghi nợ, tài khoản khách hàng, chứng từ ghi nợ/ghi có và đối chiếu số dư tài khoản ngân hàng
Các công việc hành chính, bao gồm làm báo cáo bán hàng và phản hồi khách hàng.
Các thành tựu nổi bật
Tổ chức và quản lý quầy hàng của công ty tại Hội chợ triển lãm trong ba năm liên tiếp
Sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn để quản lý hàng hóa luân chuy ển giữa năm chi nhánh Lập bảng báo cáo hàng ngày cho tiền gửi và tín dụng tại ngân hàng
Thành viên của nhóm đạt giải thưởng – MicroSpec 2009.
Lịch sử làm việc
2009 – hiện tại: Công ty ABC
Quản lý bán hàng
2006 – 2009: Công ty XY Z
Tư vấn bán hàng
2004 – 2006: Công ty EFG
Tư vấn bán hàng
2002 – 2004: Công ty HIJ
Trợ lý bán hàng
VẤN ĐỀ: TÔI ĐÃ BỊ THẤT NGHIỆP HƠN MỘT NĂM
Nếu bạn đã tham gia một khóa đào tạo, làm công việc tình nguy ện, thử bắt đầu tự kinh doanh, hoặc ở nhà để nuôi con trong thời gian đó, thì thực chất bạn đã thu được nhiều kỹ năng hữu ích. Nếu bạn không làm gì cụ thể, hãy ghi danh một khóa học, một chương trình cộng đồng để giúp lấp chỗ trống đó.
Hãy thêm kỹ năng thu được trong thời gian này vào phần kỹ năng chính và thêm thông tin về việc bạn đã làm trong phần lịch sử việc làm.
Ví dụ
Các kỹ năng chính
Quản lý nhân viên trong môi trường sản xuất năng động
Cung cấp dịch vụ kỹ thuật hàng đầu cho nội bộ và khách bên ngoài
Quản lý dự án và lập ngân quỹ
Đào tạo và khuy ến khích nhân viên.
Lịch sử làm việc
2010 – hiện tại: Khóa đào tạo ABC
Quản lý đào tạo
(Vị trí tình nguy ện)
Đào tạo các kỹ năng cơ bản về kỹ thuật cho các tình nguy ện viên dự án cộng đồng thuộc nhiều dự án từ môi trường tới bảo tồn.
2004 – 2010: Công ty kỹ thuật DEF
Kỹ sư công nghiệp
Thực hiện nhiệm vụ của kỹ sư công nghiệp tại nhà máy ở cấp độ phòng ban. Quản lý , điều phối và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật sản xuất với việc tập trung chủ y ếu vào tính giá sản phẩm, định giá kỹ thuật, kỹ thuật trước sản xuất và cải tiến phương pháp. Cung cấp phương tiện đo lường công việc và duy trì chế độ công việc.
VẤN ĐỀ: CÔNG VIỆC HIỆN TẠI KHÔNG LIÊN QUAN TỚI CÔNG VIỆC ỨNG CỬ; CÔNG VIỆC KHÔNG ẤN TƯỢNG; LỊCH SỬ CÔNG VIỆC CÓ BƯỚC LÙI
Hãy tập trung vào kỹ năng liên quan, thay vì tập trung nói về công việc hiện tại. Hãy tập trung vào phần các kỹ năng chính và thêm phần kinh nghiệm chính vào CV, hoặc kết hợp cả hai phần.
Ví dụ
Kỹ năng và kinh nghiệm chính
Nhiều kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý nhân sự, đánh giá và phát triển nhân sự: - Kỹ năng cao cấp về quản lý nhân sự
- Phát triển các chính sách và quy trình về nhân sự cho tập đoàn tài chính
- Cải thiện mức độ hiệu quả của chiến lược phát triển nhân sự
- Phụ trách giới thiệu hệ thống đánh giá hiệu quả công việc
Có hệ thống mạng lưới liên lạc rộng khắp với các tổ chức đào tạo, Hội đồng Đào tạo Doanh nghiệp và các nhà tuy ển dụng.
Có kinh nghiệm và chứng chỉ trong việc sử dụng các dạng bài kiểm tra nhân sự:
- Kiểm tra tâm lý học
- Kiểm tra thái độ
- Đánh giá kỹ năng
- Tư vấn và hướng nghiệp
Có kinh nghiệm trong việc đưa ra, thực hiện và đánh giá các chương trình đào tạo Kiến thức tổng quát về luật lao động.
Lịch sử làm việc
2008 – hiện tại: Công ty ABC
Chuyên viên nhân sự
2003 – 2008: Công ty XY Z
Giám đốc nhân sự
1999 – 2003: Công ty OPQ
Chuyên viên nhân sự
1990 – 1999: Công ty EFG
Trợ lý nhân sự
Nhân viên hành chính
Trợ lý hành chính
VẤN ĐỀ: KHÔNG CÓ NHIỀU KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC MUỐN DỰ TUYỂN
Hãy tận dụng những gì bạn có. Hãy nhìn vào tất cả các kinh nghiệm bạn có: Các loại bằng cấp, chương trình đào tạo, kinh nghiệm từ công việc hiện tại, việc tình nguy ện, các loại kỹ năng chuy ển giao và các phẩm chất cá nhân. Nếu thiếu kinh nghiệm là cản trở lớn cho lĩnh vực bạn định ứng tuy ển, bạn nên quay lại học thêm các khóa đào tạo hoặc tìm cách khác để có được những kỹ năng cần thiết. Ví dụ, làm tình nguy ện, chương trình tập sự, việc làm bán thời gian hoặc tạm thời, thậm chí nếu điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ lùi một bước trên nấc thang sự nghiệp. Điều này dễ khiến bạn nản lòng, nhưng nó là bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai lâu dài.
VẤN ĐỀ: TÔI THỪA TIÊU CHUẨN BẰNG CẤP CHO CÔNG VIỆC
Hãy tập trung vào các kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế mà bạn có thể dùng cho công việc. Đưa chúng vào phần kỹ năng chính và tập trung nói về chúng khi viết phần lịch sử công việc.
Hãy đưa những bằng cấp vượt quá tiêu chuẩn công việc sang trang thứ hai của tờ CV.
VẤN ĐỀ: KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC TIÊU CHUẨN BẰNG CẤP
Nếu bạn nghĩ bạn có đủ kinh nghiệm để làm việc thì nên ứng cử, nếu không thì nên dừng lại. Hãy đưa các kỹ năng chính và kinh nghiệm vào trang đầu của CV. Nếu bạn không có bằng cao đẳng/đại học/đào tạo nghề, hãy đưa vào bất cứ khóa học/chương trình đào tạo nào liên quan mà bạn đã từng có được.
VẤN ĐỀ: TÔI ĐÃ TRÊN 50 TUỔI
Hãy tập trung nhấn mạnh vào các thành tựu và kỹ năng xuất chúng mà bạn có. Hãy đưa thông tin về các khóa đào tạo bạn đã tham gia để chứng minh kiến thức của bạn luôn được cập nhật. Đưa thông tin chi tiết về những công việc gần đây bạn đã đảm nhiệm, và chỉ đưa thông tin tóm tắt về các công việc cũ trong quá khứ.
Ví dụ
Lịch sử làm việc
2006 – hiện tại: Công ty ABC
Giám đốc mỹ thuật
Đưa ra các ý tưởng, giám sát nhân viên thực hiện việc thiết kế cho tác phẩm, chuy ển giao sản phẩm cho bộ phận marketing
Tư vấn với công ty khách hàng về mục tiêu, hình thức và ngân sách
Lên sơ đồ trình bày và ý tưởng thiết kế
Sản xuất, chọn lọc và sắp xếp để có chất liệu phù hợp thực hiện tác phẩm hoặc làm bản minh họa Giám sát nhân viên thực hiện sơ đồ trình bày phục vụ in ấn
Duy ệt sơ đồ trình bày cuối cùng cho sản phẩm trước khi gửi cho khách hàng.
1995 – 2006: Công ty XY Z
Giám sát studio
Trợ lý giám sát studio
Hỗ trợ tổ chức và điều hành studio, cùng với việc sản xuất đồ họa máy tính cho công ty nghe nhìn Sáng tạo đồ họa cho thuy ết trình video và audio
Giám sát việc phân bổ dự án
Quản lý cộng tác viên.
1990 – 1995: Công ty EFG
Nhân viên thiết kế
Sản xuất các chất liệu đồ họa cho tờ bản tin, sách quảng cáo, báo cáo hàng năm và tập san nội bộ của công ty . Trước 1990: Nhiều công ty
Thiết kế và nghệ sĩ cắt dán
Sản xuất đa dạng các loại chất liệu đồ họa cho tạp chí và sách quảng cáo.
VẤN ĐỀ: TÔI DƯỚI 25 TUỔI
Bạn có thể bị nhà tuy ển dụng coi là thiếu kinh nghiệm làm việc. Vì vậy , hãy tận dụng những gì bạn có, làm nổi bật tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan.
Nếu bạn đang ứng tuy ển công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp, hãy xem chương 6 “CV và những điều kiện đặc biệt” để có một vài ý tưởng hoàn thành CV.
CHIA SẺCỦA CHUYÊN GIA
Tránh những khoảng trống trong CV. Nếu bạn dành thời gian đó để đi du lịch, hoặc ở
nhà chăm sóc người thân, thì cũng đưa vào; đừng để trống một khoảng thời gian nào
trong lịch sử làm việc của bạn, nhà tuy ển dụng cần biết lý do cho khoảng trống đó. Nếu
bạn đã phát triển được những kỹ năng hữu ích, dù làm bất cứ việc gì trong thời gian đó,
thì cũng đưa kỹ năng đó vào.
MARK COLTON, NHÓM PHÁT TRIỂN KINH DOANH, CÔNG TY JOBCENTREPLUS
CHIA SẺCỦA CHUYÊN GIA
Chúng tôi thường nhận được những CV dài bảy , tám trang. Nhưng hiếm khi nào chúng
tôi đọc hết bảy , tám trang đó. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, hãy biết tổng hợp, tóm
tắt, chắt lọc những kinh nghiệm phù hợp với công việc bạn ứng tuy ển. Chúng tôi không
quan tâm bạn làm gì cả chục năm trước đó. Phù hợp mới là điều kiện tiên quy ết. Hãy
đưa thông tin về công việc bạn có kinh nghiệm phù hợp nhất, kể cả khi đó không phải công việc gần nhất của bạn.
DAVID GILES, NATALIE WILSHAW VÀ PAUL TURNER, PHÒNG NHÂN SỰ, TẬP ĐOÀN WESTLAND
M
Chương 6
CV VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT
ột số CV không có các “vấn đề”, nhưng lại đòi hỏi bạn phải có những cân nhắc đặc biệt nếu muốn tận dụng được các kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Các loại CV này bao gồm:
Người vừa tốt nghiệp
Người quay lại làm việc sau một thời gian nghỉ
Người muốn thay đổi định hướng nghề nghiệp
CV CHO NGƯỜI VỪA TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HOẶC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
Bạn sẽ viết gì trong CV nếu bạn không có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc? Làm thế nào để nhà tuy ển dụng đánh giá được điểm y ếu/điểm mạnh của bạn? Điều này phụ thuộc một phần vào khả năng đánh giá tiềm năng ứng viên của nhà tuy ển dụng. Tuy nhiên, với một vài thủ thuật, bạn có thể giúp họ nhìn ra các tiềm năng của bạn dễ dàng hơn.
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
Hãy dùng phần này để cho nhà tuy ển dụng thấy những nét tích cực của bạn: Các điểm mạnh, sở thích, phẩm chất cá nhân. Dùng phần này để nêu lên định hướng nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi.
BẰNG CẤP
Ở giai đoạn này , thay vì kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, bằng cấp là tất cả những gì bạn có thể thể hiện với nhà tuy ển dụng, vì vậy , hãy đưa vào các thông tin cụ thể.
THÀNH TÍCH
Viết thành tích thành một phần riêng trong CV để làm nổi bật thành công, những nhiệm vụ và trách nhiệm không thể kể ra ở phần bằng cấp, ví dụ: Lãnh đạo nhóm, các giải thưởng, điều hành một nhóm tình nguy ện…
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
Mặc dù bạn không có lịch sử làm việc, nhưng hãy tận dụng những kinh nghiệm làm việc bạn có. Bất cứ kinh nghiệm nào cũng có ích, thậm chí kinh nghiệm đó không giống với những gì công việc bạn ứng cử y êu cầu. Nó thể hiện rằng bạn quen thuộc với môi trường làm việc và hiểu tầm quan trọng của những điều cơ bản nhất trong công việc như tính kỷ luật, biết tuân theo chỉ dẫn, hòa nhập tốt với đồng nghiệp và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm.
Hãy đưa vào cả những công việc thời vụ bạn từng làm, các chương trình thực tập, các hoạt động tình nguy ện… Ví dụ về CV cho người vừa tốt nghiệp trung học/trung cấp và chưa có kinh nghiệm làm việc
Tên đầy đủ
Số 1 phố X
Thành phố Y
Điện thoại: 0000-000
Email: name@any isp.co.uk
Giới thiệu bản thân
Thân thiện, cởi mở và có kỹ năng giao tiếp tốt, nhờ việc tích cực tham gia nhiều hoạt động tình nguy ện. Có trách nhiệm, có ý thức và làm việc hiệu quả với tư cách thành viên nhóm lẫn cá nhân.
Thành tựu
Thành viên đội bơi và điền kinh của trường đi thi đấu
Tham gia chương trình Chạy vì Cuộc sống 201 1
Thư ký cho nhóm vận động viên dưới 18 tuổi của thành phố
Được bầu là đội trưởng tham gia giải đấu liên trường
Bằng cấp học vấn
2005 – hiện tại: Trường XY Z
Các chứng chỉ: Tiếng Anh, tiếng Pháp, Khoa học cơ sở, Công nghệ thông tin
Kinh nghiệm làm việc tình nguyện
Làm việc với người già
Thường xuy ên thăm nom bốn cư dân cao tuổi của nhà dưỡng lão, giúp họ mua sắm và làm các công việc hàng ngày .
Chương trình trại hè
Làm việc với trẻ 7 – 9 tuổi trong các dự án cho trẻ nhỏ của trại hè, từ đào mương tới giúp lập trại kiến. Các chương trình thể thao mùa hè
Huấn luy ện nhóm gồm bốn, năm em nhỏ 1 1 tuổi chơi, cầu lông và tennis trong mùa hè và các dịp lễ. Thông tin cá nhân
Ngày sinh: 8 tháng 9 năm 1993
Có bằng lái xe tiêu chuẩn Anh
Không hút thuốc.
Ví dụ về CV cho người vừa tốt nghiệp trung học/trung cấp nhưng có kinh nghiệm làm việc
Tên đầy đủ
Số 1 phố X
Thành phố Y
Điện thoại: 0000-000
Email: name@any isp.co.uk
Giới thiệu bản thân
Tốt nghiệp trung cấp, vui vẻ, thân thiện, có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ. Đáng tin cậy , trung thực và có trách nhiệm với khách hàng. Đặc biệt y êu thích lĩnh vực bán lẻ, kinh doanh hoặc marketing.
Kinh nghiệm làm việc
2009 – hiện tại: Hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi ABC
Trợ lý bán hàng
Trợ giúp và phục vụ khách hàng
Giải quy ết khiếu nại
Thu ngân
Quản lý , kiểm kê hàng rượu, thuốc lá và vé xổ số theo đúng luật ban hành
Làm ca tối, làm thay cho nhân viên nghỉ ốm, hoặc khi nhân viên vắng mặt vào các buổi tối hoặc cuối tuần.
Hè 2009: Công ty trang trí nội thất DEF
Trợ lý bán hàng
Giải quy ết y êu cầu của khách
Lấy thông tin đơn hàng cụ thể từ khách hàng
Sắp xếp việc giao hàng
Giữ gìn khu trưng bày sản phẩm.
Bằng cấp và đào tạo
2004 – hiện tại: Trường trung cấp XY Z
Chứng chỉ môn Kinh doanh và Truyền thông
Điểm A: Các môn tiếng Anh, tiếng Đức, Công nghệ thông tin
Điểm B: Các môn Toán, Kinh tế học, Nghệ thuật, Khoa học cơ sở
Kỹ năng máy tính
Thành thạo phần mềm văn phòng và sử dụng internet. Biết sử dụng bảng tính kế toán cơ bản. Thông tin cá nhân
Ngày sinh: 16 tháng 2 năm 1993
Sở thích: Chơi kèn Clarinet, thành viên của dàn nhạc giao hưởng tuổi trẻ.
Ví dụ về CV cho người vừa tốt nghiệp đại học
Tên đầy đủ
Số 1 phố X
Thành phố Y
Điện thoại: 0000-000
Email: name@any isp.co.uk
Giới thiệu bản thân
Cử nhân chuy ên ngành Khoa học Máy tính, tốt nghiệp từ trường đại học hàng đầu, tìm kiếm một công việc đem lại cơ hội để tiếp tục bồi dưỡng và phát triển các kinh nghiệm chuy ên môn trong ngành.
Bằng cấp và đào tạo
2009 – hiện tại: Đại học XY Z
Bằng cử nhân Khoa học Máy tính
Lĩnh vực chuy ên môn
Hệ thống mạng và Công nghệ thông tin
Khóa học cung cấp kiến thức về tất cả các phương diện của máy tính như: Hệ thống máy tính
Công nghệ giao tiếp
Phương pháp tính toán
Phát triển phần mềm
Thực hành chương trình
Thiết kế và quản trị mạng
2002 – 2009: Trung học ABC
Điểm A các môn Kỹ thuật, Toán
Kinh nghiệm làm việc
2009 – hiện tại: Cửa hàng EFG
Trợ lý bán hàng (ca tối)
Trợ giúp và phục vụ khách hàng
Giải quy ết khiếu nại
Thu ngân
2010 – hiện tại: Đại học XY Z
Trợ lý hành chính (làm bán thời gian)
Sắp xếp và quản lý hồ sơ
In ấn, photocopy tài liệu cho nhân viên hoặc sinh viên
Thực hiện các công việc hành chính thường nhật
Thông tin cá nhân
Ngày sinh: 9 tháng 4 năm 1991
Sở thích: Đọc sách, bơi lội, game máy tính; Gần đây là thiết kế và thiết lập trang web cho nhóm y êu thích game Có bằng lái xe tiêu chuẩn Anh
CV CHO NGƯỜI ĐI LÀM LẠI SAU MỘT THỜI GIAN NGHỈ
Có rất nhiều lí do của việc tạm dừng nghề nghiệp. Lí do thường thấy nhất là để nuôi dạy con cái, nhưng cũng có những lí do khác như chăm sóc cha mẹ già ốm, đi du lịch, phát triển bản thân, bị tinh giảm biên chế hoặc thất nghiệp. Đừng bao giờ đánh giá thấp những gì bạn học được trong thời gian tạm dừng làm việc, đặc biệt là những kỹ năng chuy ển giao. Hãy xem Chương 3 để biết những kỹ năng hữu ích nào mà nhà tuy ển dụng đánh giá cao. Tuy nhiên, sẽ là một ý hay nếu bạn tham gia một khóa học ngắn để cập nhật lại kiến thức, đặc biệt khi bạn muốn quay trở lại làm việc sau một vài năm nghỉ ở nhà.
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
Việc bạn cần làm là kết nối được ba giai đoạn trong sự nghiệp của bạn một cách logic và hợp lý : Bạn đã làm gì trước khi nghỉ, bạn đã làm gì trong khi nghỉ và bạn dự định làm gì trong tương lai.
KỸ NĂNG CHÍNH
Bao gồm:
Các kỹ năng và kinh nghiệm mới bạn đã thu được trong thời gian nghỉ
Bất cứ điều gì bạn đã làm/đã học để nâng cao và cập nhật các kỹ năng/bằng cấp/kiến thức của bạn Bạn đã làm cách nào để luôn theo sát sự phát triển trong ngành
Những thay đổi tích cực của bản thân – ví dụ, thêm chín chắn, thêm trách nhiệm, thêm cảm thông, thêm tự tin hoặc linh hoạt.
LỊCH SỬ LÀM VIỆC
Hãy đưa cả thời gian nghỉ việc vào, nhưng hãy tỏ ra tích cực với những gì bạn đã thu được trong thời gian này , đưa vào đó các nhiệm vụ/trách nhiệm liên quan giống như bạn làm với mọi công việc khác. Nếu bạn làm tình nguy ện hoặc bán thời gian trong thời gian này , hãy đưa vào.
Ví dụ về CV của một người trở lại làm việc sau một thời gian nghỉ
Tên đầy đủ
Số 1 phố X
Thành phố Y
Điện thoại: 0000-000
Email: name@any isp.co.uk
Giới thiệu bản thân
Chuy ên viên hành chính nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị hồ sơ y tế, với kiến thức sâu rộng về xác minh, lưu trữ và truy xuất hồ sơ cả dạng dữ liệu và dạng tài liệu. Trở lại thị trường việc làm với các kĩ năng được cập nhật, tìm kiếm một vị trí làm toàn thời gian.
Kỹ năng chính
Hiện đang lấy chứng chỉ nghề cấp 4 về quản lý hành chính
Bảo quản, lập và quản trị hồ sơ y tế và hệ thống dữ liệu
Thu thập, lưu trữ và truy xuất dữ liệu người bệnh
Xây dựng chiến lược để kiểm soát hệ thống hồ sơ
Áp dụng hiệu quả quy trình lưu trữ và truy xuất hồ sơ
Quản lý nhân viên trong việc nhập và biên tập thông tin hồ sơ, lưu trữ tài liệu
Xây dựng phương pháp làm việc thân thiện, hiệu quả
Chuẩn bị và cung cấp thông tin cho các bộ phận theo y êu cầu.
Lịch sử làm việc
2006 – nay : Dành toàn thời gian chăm sóc hai con, hiện đã tới tuổi đi học Trưởng hội phụ huynh
Trưởng nhóm gây quỹ cho chương trình hoạt động của trẻ em
Thủ quỹ cho nhóm bảo tồn của địa phương. Nhiệm vụ bao gồm:
- Giữ sổ sách
- Sử dụng Microsoft Excel để quản lý tài chính
- Chuẩn bị chứng từ để kiểm toán.
1999 – 2006: Bệnh viện XY Z
Quản lý hồ sơ
Chịu trách nhiệm tất cả các mặt bao gồm nhận, lưu trữ, truy xuất và cung cấp thông tin. Quản lý 10 nhân viên
Bảo quản và cập nhật hồ sơ
Quản lý hồ sơ ra vào
Ghi chú các bất cập trong hồ sơ và giải quy ết
Chịu trách nhiệm cả hồ sơ giấy và hồ sơ dữ liệu trong máy tính.
1996 – 1999: Trung tâm y tế ABC
Trợ lý hành chính
Hỗ trợ hành chính cho Trung tâm quản trị.
Lưu giữ và cập nhật hồ sơ
Nhập và truy xuất dữ liệu các thông tin thống kê
Điều phối giữa nhân viên, bệnh viện và người bệnh
Theo dõi lượng tiêu thụ thuốc.
Bằng cấp và đào tạo
Trường cao đẳng thành phố
Chứng chỉ nghề.
Kỹ năng máy tính
Sử dụng phần mềm văn phòng, bao gồm Excel, Word, Office Outlook và Explorer. Hệ thống hồ sơ và dữ liệu:
- Truy nhập dữ liệu
- D-base 3
- Phần mềm thống kê y tế MediTech.
CV CHO NGƯỜI THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Trong cuốn sách này , chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của việc làm cho CV của bạn trở nên phù hợp với công việc ứng tuy ển. Đừng bắt nhà tuy ển dụng phải tự lọc ra các điểm chính: Hãy đưa tất cả những điểm chính lên trang đầu của CV.
Trong trường hợp thay đổi định hướng nghề nghiệp, bạn cần phải biết điều gì là phù hợp. Bạn hãy thu thập tất cả các thông tin có thể để có tư liệu viết một bản CV đầy đủ và thông minh. Bạn cũng phải biết cách liên kết các kỹ năng và kinh nghiệm đã có với các kỹ năng và kinh nghiệm bạn cần cho công việc mới. Bạn phải tự tạo ra liên kết ấy và nhấn mạnh trong CV của mình, đừng mong nhà tuy ển dụng sẽ làm điều đó thay bạn.
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
Hãy sử dụng phần này để tạo liên kết thật hợp lý , thuy ết phục, giữa nghề nghiệp cũ, lý do bạn muốn thay đổi và nghề nghiệp tương lai, làm rõ định hướng nghề nghiệp của bạn.
CÁC KỸ NĂNG CHÍNH
Hãy nhặt ra các kỹ năng, phẩm chất, thành tựu phù hợp với nghề nghiệp mới. Bao gồm:
Các kỹ năng và kinh nghiệm hữu ích cho nghề nghiệp mới, bao gồm kỹ năng chuy ển giao, hữu dụng cho nhiều loại công việc;
Các kỹ năng và bằng cấp mới;
Các phẩm chất cá nhân khiến bạn phù hợp với công việc.
LỊCH SỬ LÀM VIỆC
Chọn những nhiệm vụ, trách nhiệm phù hợp với công việc mới, đặc biệt là các kỹ năng chuy ển giao và kỹ năng mềm, ví dụ như cộng tác với người khác, giải quy ết vấn đề, ra quy ết định… Xem chương 3 để biết nhà tuy ển dụng thường ưu ái các kỹ
năng nào.
Ví dụ về CV cho người chuyển lĩnh vực nghề nghiệp
Tên đầy đủ
Số 1 phố X
Thành phố Y
Điện thoại: 0000-000
Email: name@any isp.co.uk
Giới thiệu bản thân
Tư vấn viên có chứng chỉ và kinh nghiệm trong lĩnh vực tình nguy ện, tìm kiếm cơ hội để phát triển hơn nữa các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức làm việc với cộng đồng đã có, trong một môi trường đầy thử thách và kích thích.
Kỹ năng chính
Chứng chỉ tư vấn thực hành (AEB)
Chứng chỉ tư vấn lý thuy ết (AEB)
Tư vấn cho rất nhiều bạn trẻ về các vấn đề khác nhau
Cộng tác với tổ chức Dịch vụ xã hội
Đã thực hiện một số lượng vụ việc lớn
"""