🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuốn Sách Nhỏ Cho Nhà Lãnh Đạo Lớn - John C. Maxwell full mobi pdf epub azw3 [Quản Trị]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tác giả
John C. Maxwell là chuyên gia hàng đầu thế giới về lãnh đạo, huấn luyện viên và tác giả đã bán được trên 21 triệu cuốn sách. Ông là người sáng lập nên The John Maxwell Company và EQUIP - một
tổ chức phi lợi nhuận đã đào tạo gần 6 triệu lãnh đạo đến từ 177 quốc gia trên toàn thế giới. Mỗi năm, ông đều nói chuyện với các công ty thuộc Top Fortune 500, các nhã lãnh đạo chính phủ và rất nhiều các tổ chức khác như Giải bóng bầu dục quốc gia (NFL), Học viện quân sự West Poin và Liên hợp quốc. Bạn có thể tìm đọc blog của Maxwell tại JohnMaxwellOnLeadership.com. Bạn cũng có thể theo dõi Twitter của ông tại địa chỉ dưới đây:
Twitter.com/JohnCMaxwell.
Sách cùng tác giả:
Mục lục
Tác giả
Lời mở đầu
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Ngày 5
Ngày 6
Ngày 7
Ngày 8
Ngày 9
Ngày 10
Ngày 11
Ngày 12
Ngày 13
Ngày 14
Ngày 15
Ngày 16
Ngày 17
Ngày 18 Ngày 19 Ngày 20 Ngày 21 Ngày 22 Ngày 23 Ngày 24 Ngày 25 Ngày 26 Ngày 27 Ngày 28 Ngày 29 Ngày 30 Ngày 31 Ngày 32 Ngày 33 Ngày 34 Ngày 35 Ngày 36 Ngày 37 Ngày 38
Ngày 39 Ngày 40 Ngày 41 Ngày 42 Ngày 43 Ngày 44 Ngày 45 Ngày 46 Ngày 47 Ngày 48 Ngày 49 Ngày 50 Ngày 51 Ngày 52 Ngày 53 Ngày 54 Ngày 55 Ngày 56 Ngày 57 Ngày 58 Ngày 59
Ngày 60 Ngày 61 Ngày 62 Ngày 63 Ngày 64 Ngày 65 Ngày 66 Ngày 67 Ngày 68 Ngày 69 Ngày 70 Ngày 71 Ngày 72 Ngày 73 Ngày 74 Ngày 75 Ngày 76 Ngày 77 Ngày 78 Ngày 79 Ngày 80
Ngày 81 Ngày 82 Ngày 83 Ngày 84 Ngày 85 Ngày 86 Ngày 87 Ngày 88 Ngày 89 Ngày 90
BLời mở đầu
ạn đang muốn phát triển khả năng lãnh đạo của bản thân? Cho dù bạn đã là một lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm muốn mài dũa thêm các kỹ năng lãnh đạo của mình. Hay bạn đang phải đối
mặt với những thách thức (ở vai trò lãnh đạo trong thời kỳ khó khăn). Hay bạn là một “lính mới” trong một môi trường mới và mong muốn tạo sự khác biệt bằng cách tăng cường tầm ảnh hưởng của mình. Tất cả những mong muốn này đều là những mục tiêu “đáng giá”.
Cho dù lý do của bạn là gì, tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn bản kế hoạch 90 ngày này nhằm giúp cải thiện kỹ năng lãnh đạo của bạn. Vì sao ư? Vì mọi việc thăng trầm đều do sự lãnh đạo. Nếu bạn muốn tạo dựng ảnh hưởng tốt với thế giới, việc học cách lãnh đạo tốt hơn sẽ giúp bạn thực hiện việc này.
Trở thành lãnh đạo là một trong những niềm đam mê của tôi. Tôi đã đi trên hành trình làm lãnh đạo suốt 50 năm qua và sẽ cống hiến cả cuộc đời mình để chia sẻ với mọi người những gì tôi học được về cách lãnh đạo. Tôi đã bắt đầu hành trình của mình với việc đặt ra rất nhiều câu hỏi mà có lẽ bạn cũng đã và đang tự hỏi chính mình:
Thế nào là một nhà lãnh đạo?
Nên định nghĩa khái niệm lãnh đạo như thế nào?
Khả năng lãnh đạo bắt đầu từ đâu?
Mình nên làm gì trước?
Làm thế nào để mình gây ảnh hưởng tới người khác nhiều hơn? Làm thế nào để xây dựng một nhóm làm việc hiệu quả? Làm thế nào để mình trở thành một người lãnh đạo tài ba hơn?
Đôi khi rất khó trả lời các câu hỏi về khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên, đây không hẳn là một vấn đề gây rối trí hay quá cao siêu. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể học cách trở thành nhà lãnh đạo giỏi hơn. Vì sao tôi có thể nói như vậy? Vì khả năng lãnh đạo chính là sức ảnh hưởng. Nếu có thể tạo ra ảnh hưởng đến người khác nhiều hơn, bạn có thể lãnh đạo hiệu quả hơn.
Cho dù bạn đang ở vị trí lãnh đạo nào hoặc phải đối mặt với thử thách nào, bạn đều có thể lựa chọn việc cải thiện khả năng lãnh đạo của mình ngay từ hôm nay. Bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn! Để làm được việc đó, tất cả những gì tôi muốn bạn làm là dành 15 phút mỗi ngày trong 90 ngày tiếp theo để cải thiện khả năng lãnh đạo của mình. Hãy suy nghĩ về những câu trích dẫn đầy cảm hứng, nghiền ngẫm các bài học súc tích, suy ngẫm về câu hỏi trong đó, viết ra câu trả lời hoặc đưa ra hành động phù hợp.
Nếu bạn vẫn chưa nắm giữ một vị trí lãnh đạo nào, cần hiểu rằng việc áp dụng các nguyên tắc tương tự này vào cuộc sống ngay bây giờ sẽ mở ra cánh cửa lãnh đạo cho bạn trong tương lai.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy cùng bắt đầu nào!
Bí quyết thành công trong cuộc sống của một người là luôn sẵn sàng khi cơ hội tới.
Benjamin Disraeli(1)
T
hông thường, khi một người lần đầu đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, những nhà lãnh đạo cấp cao hơn tin rằng người lãnh đạo mới đó có tiềm năng lãnh đạo nhất định. Đây là tin tốt lành. Vì
vậy, nếu bạn đang được đề nghị đảm nhận dẫn dắt một đội nào đó, hãy tin rằng lãnh đạo cấp cao đang tin tưởng vào bạn, và tôi rất vinh hạnh được chào đón bước đi đầu tiên này trong hành trình lãnh đạo của bạn. Bạn đã có một vị trí và sẽ có cơ hội thể hiện ý kiến của bản thân và đưa ra quyết định. Mục tiêu ban đầu của bạn là chứng minh cho lãnh đạo và đội nhóm của bạn thấy rằng bạn xứng đáng với trách nhiệm được giao.
Ai là người đã tạo cơ hội lãnh đạo cho bạn? Bạn có những phẩm chất nào có ảnh hưởng đến quyết định đó?
Vận mệnh không phải là vấn đề về cơ hội. Mà là vấn đề về sự lựa chọn. Vận mệnh không phải là để chờ đợi mà là mục tiêu cần đạt được.
William Jennings Bryan(2)
T
rở thành một nhà lãnh đạo không phải là việc khó. Trên thực tế, ai cũng có thể trở thành lãnh đạo, và đều có tiềm năng trở thành lãnh đạo giỏi hơn. Vậy đâu là tiềm năng lãnh đạo của
bạn? Bạn có khả năng và mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hoặc thậm chí là một nhà lãnh đạo tài ba không? Có một cách để tìm ra câu trả lời. Hãy chấp nhận thử thách làm lãnh đạo ngay bây giờ, nỗ lực để phát triển, và cống hiến hết mình trong vai trò lãnh đạo. Nếu bạn sẵn sàng đón nhận những thử thách, bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc, bởi vì cải thiện khả năng lãnh đạo của bản thân chính là cách tốt nhất để gia tăng sức ảnh hưởng tích cực của bạn đối với thế giới và tăng thêm giá trị cho những người khác.
Hãy nghĩ về những người mà bạn cho là những nhà lãnh đạo tuyệt vời. Phẩm chất nào giúp họ thành công? Bạn ngưỡng mộ họ ở điểm nào với vai trò là những nhà lãnh đạo? Bạn có cho rằng mình có thể trau dồi cho bản thân những phẩm chất này?
Không ai thực sự trở thành lãnh đạo cho tới khi vai trò đó được thừa nhận trong tâm trí và trái tim của những người xung quanh.
Infantryman’s Journal (1954)(3)
B
ất cứ khi nào một cá nhân được trao trọng trách lãnh đạo, anh ta sẽ nhận được một mức độ thẩm quyền hoặc quyền hạn nào đó. Thông thường, quyền hạn đó ban đầu còn rất hạn chế,
nhưng việc này hoàn toàn chấp nhận được bởi vì phần lớn những nhà lãnh đạo cần chứng tỏ khả năng của mình trước khi có thêm quyền hạn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn phải học cách sử dụng quyền hạn của mình một cách thông minh, để thúc đẩy nhóm của mình và giúp đỡ những người mà bạn dẫn dắt. Khi làm được việc này, chính họ sẽ là người trao cho bạn thêm nhiều quyền hạn hơn. Khi đó, cái mà bạn đạt được chính là khả năng lãnh đạo, chứ không chỉ là một thứ hữu danh vô thực.
Hãy nghĩ về những cá nhân mà bạn có tầm ảnh hưởng đến họ, hãy viết ra một việc mà bạn có thể làm để cải thiện cả nhóm mà các thành viên khác không có khả năng tự thực hiện việc này cho bản thân họ.
Trước khi trở thành nhà lãnh đạo, thành công chỉ là việc phát triển bản thân. Khi trở thành nhà lãnh đạo, thành công là việc phát triển khả năng của những người khác.
Jack Welch(4)
C
on đường lãnh đạo chỉ thành công nếu bạn cống hiến cả cuộc đời mình để không ngừng phát triển kỹ năng lãnh đạo. Để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, bạn phải tin rằng vị trí lãnh
đạo mà bạn được giao phó không đồng nghĩa với việc bạn là một nhà lãnh đạo thực sự, mà đây chỉ là tấm vé cho bạn để đi trên hành trình này. Hãy tận dụng bất kỳ cơ hội lãnh đạo nào mà bạn có được bằng cách phát triển mục tiêu của bạn. Nếu bạn làm được việc này và trở thành một người không ngừng học hỏi, bạn sẽ liên tục mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Và bạn sẽ tận dụng được tiềm năng lãnh đạo của mình một cách tốt nhất, cho dù tiềm năng này ít hay nhiều. Hãy luôn phấn đấu để cải thiện khả năng lãnh đạo của bản thân.
Hãy lập danh sách các lĩnh vực mà bạn cho là thế mạnh của mình. Đánh dấu sao bên cạnh lĩnh vực bạn tỏa sáng nhất. Bạn sẽ phát triển lĩnh vực đó như thế nào?
Nghệ thuật lãnh đạo không nằm ở việc bạn làm gì, mà phụ thuộc vào việc bạn là ai.
Frances Hesselbein(5)
N
ếu bạn mới đảm nhiệm vai trò lãnh đạo – hoặc mới được bổ nhiệm vào một vị trí lãnh đạo – đây là cơ hội tuyệt vời để bạn cân nhắc về phong cách lãnh đạo mà bạn muốn phát triển.
Hành trình lãnh đạo của bạn là hoàn toàn mới và bạn có thể tạo một lối đi riêng cho mình theo bất kỳ cách nào mà bạn muốn. Đừng vội nôn nóng hành động và phát triển phong cách một cách mặc định. Hãy suy nghĩ cẩn trọng về vấn đề đó. Bạn có muốn trở thành một người xây dựng đội nhóm không? Bạn có muốn giúp người khác phát triển không? Bạn có muốn trở thành kiểu mẫu lãnh đạo luôn đặt ra vấn đề trước khi đưa ra giải pháp không? Những lựa chọn của bạn sẽ xác định kiểu mẫu riêng cho bạn. Hãy chọn lựa cách trở thành người lãnh đạo tốt nhất và mang những điều tốt đẹp nhất cho người khác.
Cho dù bạn là một nhà lãnh đạo trẻ hay là một nhà lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, hãy mô tả ước muốn lãnh đạo của bạn. Bạn có tiềm năng phát triển kiểu mẫu lãnh đạo nào?
Kinh nghiệm xương máu đã dạy cho tôi biết rằng để có khả năng lãnh đạo thực sự, đầu tiên cần hiểu chính bản thân mình, sau đó mới sử dụng nó để tạo ra một tổ chức tuyệt vời.
Thuyền trưởng D. Michael Abrashoff(6)
N
hững nhà lãnh đạo giỏi trước tiên phải biết bản thân họ là ai. Những nhà lãnh đạo thành công hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Họ hiểu được tính khí của mình. Họ hiểu
được trải nghiệm cá nhân nào sẽ phục vụ tốt cho họ. Nhờ đó, họ tạo dựng các thói quen làm việc thành công và hiểu được nhịp độ hàng ngày, hàng tháng và theo mùa của mình. Họ luôn có ý thức về việc họ đang đi đâu và họ muốn đạt đến đích đó bằng cách nào. Họ không bao giờ vờ hiểu một việc nào đó họ không biết. Thay vào đó, họ chấp nhận những thiếu sót và tận dụng những thế mạnh của mình. Họ biết họ có khả năng làm việc gì, nhờ đó kỹ năng lãnh đạo của họ sẽ trở nên tốt hơn.
Hiểu được bản thân là một quá trình dài và phức tạp, nhưng đây là bước nền tảng để lãnh đạo thành công. Hãy mô tả hai hoặc ba kinh nghiệm trong quá khứ đã góp phần trang bị khả năng lãnh đạo cho bạn.
Phẩm chất tối quan trọng trong lãnh đạo chính là đức tính ngay thẳng.
Dwight Eisenhower(7)
N
hững nhà lãnh đạo thành công là những người luôn gương mẫu đi đầu, có đạo đức và lý luận rõ ràng. Hãy tập trung vào các giá trị của bạn, vì đây chính là yếu tố cốt lõi trong hành
trình lãnh đạo của bạn, và sẽ quyết định thái độ của bạn. Trước khi bạn có thể phát triển vai trò lãnh đạo, bạn phải hiểu rõ các giá trị của bản thân và cam kết sống theo các giá trị đó. Tôi cho rằng bạn nên xác định hệ tư tưởng riêng của bản thân trong ba khía cạnh chính: giá trị đạo đức, giá trị quan hệ, và giá trị thành công. Nếu bạn cam kết sống theo các giá trị trong ba khía cạnh này, bạn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển đức tính ngay thẳng mà sẽ giúp bạn thu hút các thành viên trong nhóm và khiến họ muốn đi theo sự dẫn dắt của bạn.
Làm điều đúng đắn vì lý do đúng đắn có nghĩa là gì (giá trị đạo đức)? Bạn sẽ xây dựng môi trường tin tưởng và tôn trọng với người khác như thế nào (giá trị quan hệ)? Những mục tiêu nào đáng giá để bạn theo đuổi cả cuộc đời (giá trị thành công)?
Tạo dựng sự khác biệt không phải là việc bạn có thể làm trong chốc lát, mà phải là việc bạn làm hàng ngày.
Jenny Craig(8)
N
ếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi hơn, bạn không chỉ phải hiểu rõ bản thân và xác định các giá trị của mình. Bạn còn phải hiện thực hóa các giá trị này thông qua
việc thường xuyên thực hành các thói quen và phương pháp tốt. Các giá trị của bạn sẽ được phản ánh trong khả năng tự lãnh đạo bản thân, nguyên tắc làm việc, và kiểu mẫu lý tưởng bạn đặt ra. Các giá trị này sẽ thiết lập tiêu chuẩn về cách thức bạn ứng xử với mọi người thông qua lời nói và cử chỉ của bạn. Bạn phải tự mình xác định tiêu chuẩn này cho bản thân. Nếu bạn bắt đầu hình thành các thói quen tốt ngay bây giờ thì khi bạn bắt đầu hành trình lãnh đạo, tiềm năng bạn đạt được càng lớn.
Hãy viết một tuyên bố cam kết thực hiện các giá trị của bản thân và những việc bạn sẽ làm để phát triển vai trò lãnh đạo. Sau đó hãy ký và ghi ngày cho cam kết đó.
Hãy trở thành kiểu mẫu lãnh đạo mà mọi người tự nguyện đi theo; cho dù bạn không có bất kỳ chức danh hoặc vị trí nào.
Brian Tracy(9)
L
ần đầu tiên trong vai trò lãnh đạo, tôi đã sai lầm khi nghĩ rằng khi được gọi là một nhà lãnh đạo nghĩa là tôi đã trở thành một nhà lãnh đạo thực sự. Hồi đó, tôi định nghĩa lãnh đạo như một
danh từ – nghĩa là vị trí mà tôi được bổ nhiệm, chứ không phải là một động từ – nghĩa là việc mà tôi đang làm lúc đó. Mặc dù tôi được tuyển dụng để trở thành một mục sư cấp cao, tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng nhà lãnh đạo thực sự trong nhà thờ là một người nông dân có tư tưởng thực tế tên là Claude, người có sức ảnh hưởng thông qua những hành động tích cực mà ông ấy đã làm trong nhiều năm. Sau đó, ông đã giải thích cho tôi rằng: “John à, tất cả chữ cái trước và sau một cái tên cũng giống như cái đuôi của một con lợn. Nó sẽ chẳng có chút ảnh hưởng gì tới chất lượng thịt xông khói cả”. Nói cách khác, lãnh đạo là hành động, chứ không phải là một chức danh. Những nhà lãnh đạo luôn dẫn dắt mọi người đến một nơi nào đó. Họ không bao giờ ở yên một chỗ. Nếu không có hành trình nào, sẽ chẳng có sự lãnh đạo nào cả.
Bạn đang xác định khả năng lãnh đạo của mình bằng cách nào? Bằng chức vị hay hành động? Bạn sẽ làm gì để thay đổi?
Chìa khóa cho sự lãnh đạo thành công ngày nay là sức ảnh hưởng, chứ không phải quyền hạn.
Kenneth Blanchard(10)
L
ãnh đạo chính là tạo ra sức ảnh hưởng, và sự lãnh đạo – cho dù là dưới hình thức nào, ở bất kỳ đâu, với bất kỳ mục đích gì – đều cần thời gian và sự nỗ lực để cộng tác tốt với mọi người.
Bạn cần phải nhớ rằng tất cả mọi người đều có hy vọng, mơ ước, mong muốn và mục tiêu của riêng họ. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn phải hòa hợp tầm nhìn của mình với nguyện vọng của người khác theo cách có ích cho tất cả mọi người. Việc này đòi hỏi ở bạn sự thấu hiểu người khác, tin tưởng, và hỗ trợ họ. Hãy coi họ như những tài sản thay vì tiêu sản.
Lãnh đạo chính là cộng tác với mọi người. Hãy liệt kê ba việc bạn có thể làm để cải thiện kỹ năng hợp tác với các thành viên trong nhóm của bạn. Hãy cố gắng làm ít nhất một việc trong tuần này.
Hầu hết mọi người đều có thể đứng vững trước nghịch cảnh, nhưng nếu bạn muốn đo tính cách của một người, hãy trao quyền lực cho anh ta.
Abraham Lincoln(11)
B
ất cứ thời điểm nào khi các nhà lãnh đạo mới nhận được quyền hạn, họ có thể bị cám dỗ với việc sử dụng quyền hạn này vào mục đích tư lợi. Sự thật là quyền lực có thể khiến bạn phấn
chấn, nếu không nói thẳng là khiến bạn say mê. Nhưng hãy nhớ rằng: nếu chỉ vì bạn có quyền làm một số việc nào đó với tư cách một nhà lãnh đạo, điều đó không có nghĩa rằng đây là điều đúng đắn nên làm. Mỗi chúng ta, với vai trò lãnh đạo, phải cố gắng để trưởng thành và phát triển vai trò lãnh đạo mà không phụ thuộc vào các quyền hạn của bản thân hoặc lợi dụng thẩm quyền mình có được. Khi khả năng lãnh đạo của bạn đủ chín chắn, hãy chuyển sự tập trung từ việc hưởng thụ quyền lực cho riêng mình sang sử dụng nó để phục vụ người khác.
Bạn có cần thay đổi khía cạnh nào trong khả năng lãnh đạo hoặc sức ảnh hưởng của mình để thay đổi sự tập trung từ quyền lợi sang trách nhiệm không? Hãy mô tả những thay đổi mà bạn sẽ thực hiện để phục vụ người khác tốt hơn.
Quản lý là việc sắp xếp và thông báo, trong khi lãnh đạo là việc nuôi dưỡng và phát triển.
Tom Peters(12)
B
ạn đã từng nghe câu “Cô đơn trên đỉnh cao” chưa? Cho dù người ta nói với bạn điều gì, hành trình lãnh đạo không phải lúc nào cũng cô đơn. Mọi người tự biến mình thành kẻ độc
hành bởi vì họ hiểu sai về chức năng và mục đích của lãnh đạo. Là một nhà lãnh đạo giỏi không có nghĩa là cố gắng trở thành người có quyền lực nhất, và tự chia tách bản thân mình khỏi mọi người. Đây không phải là văn hóa họ-đối đầu-với-chúng ta, và người lãnh đạo đứng một mình ở trên đỉnh cao. Một người có khả năng lãnh đạo tốt luôn đồng hành cùng với người khác và giúp họ cùng leo lên đỉnh cao. Nếu bạn đứng trên cao một mình, bạn sẽ cảm thấy cô độc. Nhưng nếu bạn luôn sát cánh cùng những người khác, bạn sẽ không còn cảm giác này nữa.
Bạn cảm thấy bản thân mình đồng hành cùng những người khác ở khía cạnh nào, và bạn cảm thấy độc hành trên đỉnh cao quyền lực ở khía cạnh nào? Bạn sẽ thay đổi điều đó ra sao?
Một trong những phép thử về năng lực lãnh đạo là khả năng nhận diện một vấn đề trước khi nó trở nên nguy cấp.
Arnold Glasow(13)
V
ới vai trò một nhà lãnh đạo ở bất kỳ cấp độ nào, bạn phải đối mặt với thực tế rằng mọi tổ chức đều có biến động về nhân sự. Điều này là không thể tránh khỏi. Câu hỏi mà mọi nhà lãnh
đạo cần phải đặt ra là “Ai sẽ là người ra đi?” Liệu những nhân viên làm việc tốt nhất có ra đi hay không? Hay là những nhân viên trung bình hoặc dưới mức trung bình? Nếu những nhân viên giỏi nhất bỏ việc, và những nhân viên có năng lực yếu kém hơn xin vào, bạn cần
phải dừng lại và xem xét lý do. Những nhà lãnh đạo tốt và những nhân viên giỏi phần lớn sẽ bỏ việc khi họ muốn rời xa những nhà lãnh đạo không có năng lực và môi trường làm việc không tốt. Nếu những nhân viên giỏi bỏ việc, khả năng lớn không phải là họ rời bỏ công việc họ đang làm. Thực chất, họ rời bỏ những người mà họ đã làm việc cùng. Họ rời bỏ con người, chứ không phải công ty.
Hãy miêu tả biến động nhân sự trong phạm vi lãnh đạo của bạn. Điều này có nói lên bất kỳ vấn đề nào trong phong cách lãnh đạo của bạn không?
Bạn có thể mua thời gian của một người; bạn có thể mua sự hiện diện của anh ta… Nhưng bạn không thể mua sự nhiệt tình… bạn không thể mua lòng trung thành… bạn không thể mua sự tận tâm trong trái tim, trí óc, hoặc tâm hồn của người đó. Điều bạn cần là sự thu phục.
Clarence Francis(14)
K
hi những người làm việc cùng bạn không bao giờ muốn ngồi lại chỉ một phút sau khi hết giờ làm và họ làm việc chỉ đủ mức – đủ để được trả lương và giữ được công việc – thì chắc chắn
là có vấn đề nào đó đang xảy ra. Những cá nhân “người một nơi, hồn một nẻo” này sẽ ảnh hưởng xấu đến tổ chức của bạn bởi vì thái độ đó dường như sẽ “lây lan” sang những người khác. Để đạt được thành công trên cương vị lãnh đạo, bạn phải làm việc chăm chỉ để “thu phục” được nhiều hơn sự “vừa đủ” từ những người cấp dưới của bạn. Sự thành công đòi hỏi nhiều hơn những gì hầu hết mọi người sẵn sàng cống hiến, nhưng không nằm ngoài khả năng cho đi của họ. Thông thường, điều tạo nên sự khác biệt chính là sự lãnh đạo thành công.
Bạn sẽ làm gì để khuyến khích và tạo động lực cho mọi người trong nhóm để họ thể hiện tốt nhất? Có hành động nào bạn có thể thực hiện ngay hôm nay không? Nếu có, hãy làm luôn. Nếu không phải là hôm nay, hãy ghi rõ thời điểm mà bạn có thể thực hiện, và đánh dấu vào lịch.
Bạn không thể lãnh đạo bằng việc chỉ tay năm ngón, yêu cầu người khác đi đâu hay làm gì. Bạn cần lãnh đạo bằng cách tự mình đi tới đó và trở thành một ví dụ điển hình.
Ken Kesey(15)
N
hững nhà lãnh đạo giỏi thường dựa vào kỹ năng của các thành viên trong nhóm để thực hiện công việc. Họ đối xử với các cá nhân mà họ lãnh đạo theo tình người, chứ không đơn giản chỉ
là cấp dưới. Nếu bạn muốn trở thành một lãnh đạo giỏi, một lãnh đạo hướng đến con người, bạn cần phải ghi nhớ những điều sau:
• Đồng hành – “Hãy làm việc cùng nhau.”
• Chủ động – “Tôi sẽ tới chỗ bạn.”
• Hòa nhập – “Bạn nghĩ thế nào?”
• Hợp tác – “Cùng nhau, chúng ta có thể thành công.” • Phục vụ – “Tôi ở đây là để giúp bạn.”
• Phát triển – “Tôi muốn tạo thêm giá trị cho bạn.”
• Khuyến khích – “Tôi tin bạn có thể làm được việc này!” • Sáng tạo – “Hãy tư duy vượt qua những giới hạn.”
Trong số những phẩm chất này của một nhà lãnh đạo hướng đến con người, hãy viết một bản nhận xét trung thực về những kỹ năng con người của bạn hiện nay.
Lãnh đạo là khả năng biến tầm nhìn thành hiện thực.
Warren Bennis(16)
T
ôi đã hiểu được rằng những nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ xem thường điều gì. Họ hiểu rằng khả năng lãnh đạo là việc cần đạt được và thiết lập. Họ duy trì thái độ không thỏa mãn
theo một cách nào đó, vì điều này là cách định nghĩa súc tích nhất cho khái niệm động lực. Những nhà lãnh đạo giỏi cố gắng thúc đẩy mọi người và tổ chức hoạt động hướng tới tầm nhìn. Họ sẵn sàng từ bỏ những thứ đang có theo trình tự, thủ tục để hướng tới những thứ cao hơn. Hãy để tầm nhìn tạo sự khác biệt trong cuộc sống của những người mà bạn dẫn dắt, nâng đỡ, vượt qua những giới hạn trong công việc và những quy tắc vụn vặt. Đã đến lúc tiến bước – và dẫn dắt những người khác đi cùng bạn.
Hãy viết ra tầm nhìn của tổ chức và cách thức nhóm hoặc bộ phận của bạn sẽ góp phần xây dựng tầm nhìn đó. Sau đó hãy viết ra các cách thức cụ thể để hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện phần việc của họ dễ dàng hơn nhằm hoàn thành tầm nhìn chung này. Hãy bổ sung các mục này vào Danh sách cần làm của bạn.
Để xoay chuyển cả thế giới, một người cần tự xoay chuyển chính mình.
Socrates(17)
N
hững nhà lãnh đạo giỏi hiểu được rằng trách nhiệm của họ là phải luôn hướng tới những người họ dẫn dắt. Nhà lãnh đạo chính là người khởi xướng. Nếu bạn muốn cải thiện khả năng
lãnh đạo, bạn cần vươn ra ngoài “khu vực an toàn” của mình. Bạn cần phải tụt xuống khỏi chiếc ghế cao của mình hoặc rời khỏi văn phòng, và tìm đến mọi người. Bạn phải vượt ra khỏi giới hạn công
việc của mình và “vùng thoải mái” của bản thân, ở cả khía cạnh công việc bạn làm và cách bạn giao tiếp với mọi người. Bạn phải coi việc tìm hiểu những thành viên trong nhóm, việc tìm ra cái mà họ cần và giúp đỡ họ cũng như cả nhóm thành công là trách nhiệm của bạn. Lãnh đạo bao gồm cả việc chấp nhận rủi ro khi bạn gắn bó với mọi người, điều này có thể khiến các nhà lãnh đạo e sợ. Nhưng hãy nhớ rằng: rủi ro cũng đáng giá như phần thưởng.
Bạn biết về những thành viên của nhóm rõ tới mức độ nào? Hãy liệt kê tên các thành viên và viết ra những điều bạn biết về họ: gia đình, nguyện vọng, sở thích, tiểu sử, và mục tiêu. Đối với những người mà bạn không biết rõ, hãy dành thời gian để tìm hiểu về họ. Cố gắng nói chuyện với ít nhất một người trong tuần này.
Bạn không cần một chức danh để trở thành một nhà lãnh đạo.
Nhiều tác giả
M
ặc dù văn hóa của chúng ta coi trọng chức danh, nhưng sự thật là chức danh hoàn toàn không có nghĩa lý gì cả, và bạn phải học cách nhìn nhận theo cách đó. Những người coi việc
đạt được chức danh hoặc vị trí nhất định là mục tiêu sự nghiệp của họ sẽ không thể phát triển bản thân trở thành nhà lãnh đạo tốt nhất mà họ có thể đạt tới. Con người của bạn và công việc bạn làm mới là những yếu tố thực sự. Nếu đó là công việc quan trọng và tăng thêm giá trị cho mọi người, thì một chức danh đi kèm là không cần thiết. Khi bạn nhận thức được rằng chức vụ là cấp độ lãnh đạo thấp nhất, bạn sẽ có một ý thức lành mạnh về sự không thỏa mãn với chức danh cũng như mong muốn phát triển và tạo ra thay đổi tích cực. Một vị trí không phải là một đích đến đáng giá trong cuộc sống của bất kỳ ai; nó chỉ là điểm khởi đầu trên hành trình lãnh đạo của bạn.
Bạn sẽ làm gì để xác định rõ hơn về cách thức bạn đóng góp cho đội nhóm hoặc tổ chức?
Những nhà lãnh đạo xuất sắc luôn nỗ lực hết mình để thúc đẩy lòng tự trọng của những người mà họ dẫn dắt. Khi con người tin vào chính họ, những điều họ làm được sẽ rất đáng kinh ngạc.
Sam Walton(18)
N
ếu bạn muốn trở thành một lãnh đạo giỏi, bạn không nên tập trung vào các quy tắc và quá trình để thực hiện hay duy trì mọi việc. Bạn phải phát triển các mối quan hệ. Vì sao ư? Bởi vì con
người mới thực hiện mọi việc, chứ không phải cuốn cẩm nang mà họ sử dụng. Và bởi vì con người chính là nguồn sức mạnh phía sau bất kỳ tổ chức nào, họ là tài sản có giá trị nhất và đáng coi trọng nhất. Bạn có thể cần thời gian để phát triển các kỹ năng về con người, nhưng sẽ hoàn toàn không tốn chút thời gian nào để cho người khác thấy rằng cá nhân bạn đánh giá cao về họ, thể hiện sự coi trọng và quan tâm đến họ. Đó là sự thay đổi tích cực mà bạn có thể thực hiện nhanh chóng để tạo ra lợi ích trước mắt!
Hãy nghĩ về những người mà bạn đang dẫn dắt. Chọn một người, và trước các thành viên khác trong nhóm, hãy nói về những giá trị mà người đó mang lại. Hãy ghi lại phản ứng của họ xuống phía dưới. Cố gắng phát triển thói quen làm việc này đối với tất cả thành viên trong nhóm của bạn.
Hãy hỏi đội nhóm của bạn – họ sẽ biết câu trả lời.
Chuck Carlson(19)
S
ự thiếu tự tin và chưa chín chắn có thể khiến một nhà lãnh đạo hành động như Người chuyên giải đáp thắc mắc. Tuy nhiên, đây chỉ là lối tư duy về chức vụ. Những nhà lãnh đạo giỏi sẽ nghĩ
khác. Họ biết nhiệm vụ của một lãnh đạo không phải là hiểu biết về mọi thứ mà là thu hút những người hiểu biết về những thứ mà họ không biết. Trong quá trình phát triển khả năng lãnh đạo của mình, tôi đã nhận ra rằng một người không thể thông thái bằng tất cả mọi người, vì thế tôi đã dừng việc tập hợp mọi người lại để đưa cho họ giải pháp và bắt đầu kêu gọi họ hỗ trợ chúng tôi tìm ra câu trả lời. Việc này sẽ giúp thay đổi khả năng lãnh đạo của bạn, không chỉ vì bạn có thể là chính mình và không phải giả vờ rằng bạn biết nhiều hơn những gì bạn thực sự biết, mà còn khai thác được sức mạnh tư duy của tất cả mọi người.
Bạn đã từng không thể trả lời những câu hỏi được đặt ra chưa? Ai là người trong nhóm của bạn có thể giúp đưa ra câu trả lời và thu hút mọi người cùng giải quyết vấn đề? Hãy dành thời gian để gặp gỡ những người này.
Nếu bạn muốn được giúp đỡ, hãy giúp đỡ người khác. Nếu bạn muốn được tin tưởng, hãy tin tưởng người khác. Nếu bạn muốn được yêu thương, hãy trao nó đi. Nếu bạn muốn có bạn bè, hãy là một người bạn. Nếu bạn muốn có một đội nhóm tuyệt vời, hãy là một thành viên tích cực. Đơn giản chỉ thế thôi!
Dan Zadra(20)
Đ
ể cải thiện khả năng lãnh đạo, bạn phải phát triển kỹ năng làm việc với người khác. Lãnh đạo giỏi có nghĩa là kết nối tốt với những người khác. Nó đòi hỏi ở nhà lãnh đạo sự gương mẫu
để những người khác noi theo. Nó thử thách họ trong việc phát triển kỹ năng cho con người. Lãnh đạo giỏi chính là sự hợp tác, hòa nhập và hy sinh những tham vọng ích kỷ của bản thân vì đội nhóm và tầm
nhìn của tổ chức. Nó có nghĩa là bạn cần trở thành một phần của một cơ thể lớn hơn chính bạn. Nó cũng đồng nghĩa với việc bạn cần đặt người khác lên trước bản thân bạn và sẵn sàng đi chậm lại đủ để những người bạn dẫn dắt theo kịp bạn. Một khi bạn quyết định dẫn dắt những người khác đi cùng trong hành trình lãnh đạo của mình, bạn chắc chắn đang đi trên con đường đạt tới sự thành công.
Bạn đã từng hy sinh mối quan hệ tốt đẹp với người khác để được việc cho mình chưa? Nếu có, bạn đang phá hủy con đường lãnh đạo của mình. Bạn sẽ thay đổi như thế nào để tạo thêm giá trị cho người khác và cải thiện mối quan hệ với họ?
Lãnh đạo là cơ hội để phục vụ.
J. Donald Walters(21)
N
hững nhà lãnh đạo thường dành phần lớn nỗ lực của họ vào việc phục vụ bản thân hoặc tổ chức của họ, chỉ có rất ít lãnh đạo quan tâm đến người khác. Những nhà lãnh đạo phát triển
được khi họ chuyển sự tập trung từ tôi sang chúng ta. Họ yêu mến mọi người và đối xử với họ như những cá nhân. Họ phát triển các mối quan hệ và thu phục được người khác nhờ vào sự tương tác thay vì sử dụng quyền lực, chức vụ. Sự chuyển đổi này trong thái độ tạo nên sự thay đổi tích cực trong môi trường làm việc. Nơi làm việc sẽ trở nên thân thiện hơn. Mọi người yêu mến lẫn nhau. Mối quan hệ tốt đẹp bắt đầu được gây dựng trong nhóm. Họ sẽ không còn lối tư duy “phải làm” nữa. Thay vào đó, là suy nghĩ “muốn làm”. Nơi làm việc trở nên thoải mái hơn cho mọi người – kể cả lãnh đạo hay nhân viên.
Bạn sẽ dùng tính từ nào để mô tả về thái độ cư xử và giao tiếp nói chung giữa những người bạn làm việc cùng Khoanh tròn vào những tính từ cũng phù hợp để miêu tả về bạn. Liệu chúng có mang tính tích cực hay không? Bạn cần thay đổi những gì?
Giây phút đáng giá nhất là lúc bạn dành thời gian đầu tư vào con người.
Kenneth Blanchard(22) và Spencer Johnson(23)
V
iệc dành thời gian với người mà tôi yêu mến – dù là trong công việc, khi ở nhà, hay khi vui chơi – là niềm vui lớn nhất đối với tôi, và luôn mang lại năng lượng cho tôi. Bạn thấy đấy,
các mối quan hệ tốt đẹp tạo ra năng lượng và mang lại cảm giác tích cực trong một môi trường. Khi bạn đầu tư thời gian và nỗ lực của mình để hiểu người khác và xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với họ, chúng thực sự sẽ mang lại nguồn năng lượng lớn hơn. Khi mọi người cảm thấy được yêu mến, quan tâm, hòa nhập, coi trọng, và tin tưởng, họ bắt đầu cộng tác với lãnh đạo của mình và những người khác. Trong môi trường tràn đầy năng lượng và tích cực này, mọi người sẵn sàng nỗ lực hết mình bởi vì họ biết rằng nhà lãnh đạo muốn dành điều tốt đẹp nhất cho họ.
Bạn sẽ làm gì để có thể góp sức mình vào cuộc sống của những người bạn dẫn dắt một cách hiệu quả hơn? Bạn sẽ làm gì ngày hôm nay để đảm bảo rằng mọi người sẽ cảm thấy được quan tâm và coi trọng?
Trên tất cả, những nhà lãnh đạo giỏi là những người cởi mở. Họ đi tới, đi lui quanh tổ chức để tiếp cận mọi người. Họ không phụ thuộc vào kênh giao tiếp vốn có. Họ không cầu kỳ, hình thức. Họ thẳng thắn với mọi người. Họ khiến yếu tố sùng bái nằm ngoài tầm với.
Jack Welch
B
ạn có phải là một người giỏi lắng nghe? Mới đây tôi tình cờ đọc được lời giải thích cho Hán tự của động từ “nghe” (聽), từ này được tạo thành từ các ký tự nhỏ hơn, biểu tượng cho Bạn,
Mắt, Trái tim, Tai, và Sự toàn tâm chú ý. Khi tôi phát triển những kênh giao tiếp và thực sự lắng nghe, thì đây là những gì tôi thực sự muốn đem lại cho người khác:
Đôi tai – Tôi lắng nghe điều bạn nói.
Đôi mắt – Tôi thấu hiểu điều bạn nói.
Trái tim – Tôi cảm nhận được điều bạn nói.
Sự toàn tâm chú ý – Tôi coi trọng con người bạn và điều bạn nói.
Chỉ khi làm được những điều này, chúng ta mới có khả năng xây dựng những mối quan hệ tích cực và thuyết phục mọi người đi theo chúng ta.
Kỹ năng lắng nghe của bạn như thế nào? Bạn sẽ làm gì để tạo ra môi trường mà mọi người có thể giao tiếp với bạn và với
người khác một cách cởi mở?
Khi có nguy hiểm, nhà lãnh đạo giỏi sẽ xung phong ra tiền tuyến. Nhưng khi ăn mừng chiến thắng, họ sẽ lui về phía sau. Nếu bạn muốn có được sự hợp tác của mọi người xung quanh, hãy cho họ cảm thấy họ là người quan trọng.
Nelson Mandela(24)
N
hà lãnh đạo giỏi hướng tới các mối quan hệ. Lãnh đạo chỉ hiệu quả khi mọi người tôn trọng và coi trọng nhau. Sẽ khó có thể thân thiết với người khác nếu bạn không tôn trọng họ. Khi
thiếu sự tôn trọng, một mối quan hệ sẽ mờ nhạt dần. Bạn có thể quan tâm tới những người khác mà không lãnh đạo họ, nhưng bạn không thể lãnh đạo người khác hiệu quả nếu không quan tâm đến họ. Với vai trò một nhà lãnh đạo, bạn có thể nâng cao chuẩn giá trị trong lĩnh vực của bạn. Bạn chỉ cần đưa ra quyết định làm như vậy thôi. Bạn cần cho mọi người biết rằng họ quan trọng, rằng bạn coi họ là những cá nhân thực sự, chứ không chỉ là những nhân viên. Thái độ này sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến mọi người, và giúp tăng cường vai trò lãnh đạo của bạn.
Bạn có gặp khó khăn khi làm việc với bất kỳ ai không? Hãy suy nghĩ xem đó là do đâu. Bạn sẽ làm gì để cải thiện mối quan hệ đó?
Khi xảy ra khủng hoảng, mọi người sẽ bám vào những người mà họ biết rằng họ có thể tin tưởng – những người không thiên kiến, mà sẽ dành hết tâm trí vào đó.
James Stockdale(25)
C
on đường phát triển khả năng lãnh đạo đòi hỏi nhà lãnh đạo phải ngừng việc cố gắng tạo ấn tượng với người khác để duy trì vị trí của mình; thay vào đó, họ cần bắt đầu gây dựng sự tin
tưởng để duy trì các mối quan hệ. Nếu bạn chính trực trước mọi người, bạn sẽ tạo dựng được sự tin tưởng. Khi bạn có được sự tin tưởng, mối quan hệ càng trở nên khăng khít. Đó là một quá trình xây dựng đòi hỏi nhiều thời gian, tâm sức. Trong những giai đoạn khó khăn, các mối quan hệ chính là một nơi để trú ẩn. Và khi cơ hội đến, các mối quan hệ sẽ là bệ phóng cho bạn. Con người luôn đòi hỏi sự tin tưởng để cảm thấy đủ an toàn để tạo dựng, chia sẻ, đặt câu hỏi, nỗ lực, và mạo hiểm. Không có sự tin tưởng, sự lãnh đạo sẽ trở nên yếu kém và làm việc theo nhóm là điều không thể.
Những thành viên trong nhóm đã tin tưởng bạn đến mức nào? Họ có cảm thấy an toàn để tạo dựng, chia sẻ, đặt câu hỏi, nỗ lực, và chấp nhận rủi ro không? Bạn sẽ làm gì để có được sự tin tưởng nhiều hơn?
Tôi không thể đưa cho bạn công thức thành công, nhưng tôi có thể cho bạn công thức thất bại, đó là: Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.
Herbert Swope(26)
K
hi bắt đầu sự nghiệp lãnh đạo, tôi đã nhanh chóng xây dựng các mối quan hệ với mọi người, nhưng tôi đã rơi vào một cái bẫy là chỉ muốn đưa ra các quyết định được tất cả mọi người
chấp thuận và ủng hộ. Phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng trong sự nghiệp lãnh đạo, tôi mới nhận ra rằng tôi chỉ là kẻ làm hài lòng mọi người. Mục tiêu của tôi là khiến mọi người thấy vui. Đó là một mục tiêu sai lầm. Lẽ ra, với vai trò là một lãnh đạo, tôi nên giúp đỡ mọi người, thay vì chỉ cố làm vui lòng họ. Khi nhận ra điều này, con đường lãnh đạo của tôi đã thay đổi. Lần đầu tiên tôi cảm thấy được giải tỏa. Tôi không còn bị trói buộc bởi quan điểm của người khác mà vốn rất khó để chiều theo. Tôi có thể tập trung làm điều mà tôi tin là tốt nhất cho tổ chức và mọi người. Làm cho tất cả mọi người hài lòng là vô trách nhiệm. Và thậm chí là việc không thể. Nếu bạn cũng như tôi, bạn cần phải “cứng rắn” hơn trong quá trình lãnh đạo để đưa ra các quyết định khó khăn.
Hãy nghĩ về một tình huống khi từ bỏ điều mà bạn nghĩ là tốt nhất để đổi lấy một lựa chọn thông thường. Bạn có thể xử lý tình huống khác đi như thế nào? Bạn có thể áp dụng những điều đã học cho quyết định mà bạn phải đối mặt không?
Trong đời thực, lời khuyên hữu ích nhất cho những nhà lãnh đạo không phải là đối xử với những quân tốt như những quân tốt, hay với những hoàng tử như những hoàng tử, mà là đối xử với tất cả mọi người như những con người.
James Mac Gregor Burns(27)
T
rong một môi trường làm việc khắc nghiệt, đòi hỏi hiệu suất cao, và sự lãnh đạo tập trung, việc lãnh đạo theo cách thân thiện và quan tâm đến mọi người có thể không được đánh giá
cao, đặc biệt nếu bạn vốn dĩ có thiên kiến với hành động (thay vì tình cảm). Vì lý do đó, một số người đã bỏ qua nó. Đây thực sự là một sai lầm – và là thiếu sót trong tiềm năng lãnh đạo của họ. Nếu bạn bắt đầu sự nghiệp lãnh đạo bằng việc coi trọng sự “cứng rắn” trong lãnh đạo, nghĩa là ở khía cạnh năng suất, mà không duy trì các mối quan hệ một cách tốt đẹp, thì bạn có thể đạt được một số cải thiện nho nhỏ tại thời điểm ban đầu, nhưng về lâu dài, bạn sẽ nhanh chóng thất bại vì thờ ơ với đội nhóm hoặc khiến họ bị kiệt sức. Bạn không thể thành công trên hành trình lãnh đạo cho tới khi bạn học được cả hai điều này.
Có phải bạn là người luôn muốn đạt được thành quả và có xu hướng đặt năng suất lên trên con người không? Bạn sẽ thay đổi như thế nào để hướng đến xây dựng các mối quan hệ thân thiện hơn?
Các ngành công nghiệp đang ngổn ngang với những khung xương của các tổ chức mà sự lãnh đạo của các tổ chức này bị phá hoại bởi những kẻ mục nát, những người chỉ cố gắng bòn rút thay vì cho đi… những người không nhận ra rằng tài sản duy nhất không thể thay thế dễ dàng chính là con người.
Le Roy H. Kurtz(28)
N
hững người thành công thường muốn mọi việc được thực hiện và hoàn thành ngay lập tức. Họ thường không muốn bị kéo chậm lại vì bất kỳ điều gì hay bất kỳ ai. Nhưng xây dựng
các mối quan hệ là một quá trình quý giá và cần nhiều thời gian. Nó có thể tiến triển rất chậm. Nếu bạn là người cực kỳ thành công, bạn có thể tự nhủ rằng: Tôi không cần phát triển các mối quan hệ để trở thành một lãnh đạo giỏi. Và câu trả lời của tôi là: Nếu bạn là người
thành công, mọi người sẽ sẵn sàng đi theo bạn – cho dù bạn đối xử hà khắc với họ. Nhưng, khi bạn thôi thúc họ đạt được kết quả mà không đi chậm lại để xây dựng các mối quan hệ, một phần nào đó trong họ sẽ muốn nhìn thấy bạn thất bại. Hãy luôn ghi tâm câu nói sau: Nếu bạn giẫm lên chân người khác lúc leo lên, họ có thể sẽ ngáng chân bạn khi đi xuống.
Bạn cần chậm lại và xây dựng mối quan hệ với thành viên nào trong nhóm và theo cách nào? Bạn sẽ làm gì để cải thiện các mối quan hệ này?
Hãy tin tưởng người khác và họ sẽ thành thật với bạn; hãy đối xử hào phóng với họ, và họ sẽ thể hiện bản thân tuyệt vời đến dường nào.
Ralph Waldo Emerson(29)
K
hi những nhà lãnh đạo thể hiện sự thân thiết, nhân viên cấp dưới sẽ tự nhiên trở nên gần gũi với họ. Việc này đôi khi khiến những người này hiểu nhầm lòng tốt thành điểm yếu. Họ tin
rằng sự khuyến khích nghĩa là họ không cần phải tôn trọng các ranh giới. Họ cho rằng việc trao quyền cho họ đồng nghĩa với việc họ có quyền tự do làm bất kỳ việc gì mà họ muốn. Do đó, họ lợi dụng những nhà lãnh đạo. Cư xử thân thiết là một sự mạo hiểm, nó có thể khiến bạn thất vọng cả đời, nhưng cũng có thể mang lại cho bạn mối quan hệ bằng hữu lâu dài mà bạn sẽ trân trọng sâu sắc. Nó mang lại cho bạn cơ hội có những mối quan hệ lâu bền và xứng đáng, mà sẽ làm phong phú cuộc sống của bạn và những người khác. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn việc xây dựng các mối quan hệ. Tôi đã đưa ra lựa chọn này ngay từ đầu hành trình lãnh đạo của mình, và mặc dù đã bị tổn thương và có đôi lần bị người khác lợi dụng, nhưng tôi vẫn không hối hận về quyết định đó. Hầu hết mọi người đều tôn trọng mối quan hệ, cư xử đúng cách, và tạo thêm giá trị rất lớn cho tôi.
Bạn đã bao giờ cảm thấy người khác lợi dụng bạn vì mối quan hệ của bạn với người đó chưa? Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào? Bạn sẽ cư xử khác đi như thế nào nếu gặp tình huống tương tự hôm nay?
Đức tính quan trọng nhất của nhà lãnh đạo không phải sự hoàn hảo mà là sự tín nhiệm. Bạn phải có được sự tin tưởng thực sự của mọi người.
Rick Warren(30)
H
ầu hết mọi người đều không muốn thừa nhận những sai lầm, thú nhận những tội lỗi, và đối mặt với những thiếu sót của bản thân. Họ không dám chia sẻ quá nhiều với người khác vì
sợ bị phát hiện. Và khi đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, họ càng bị thôi thúc giấu đi những điểm yếu của mình. Hầu hết mọi người tin rằng họ phải thể hiện điểm mạnh nhiều hơn khi họ làm lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu những nhà lãnh đạo cố gắng duy trì lớp vỏ bọc bề ngoài này với những người mà họ dẫn dắt, họ không thể xây dựng được mối quan hệ thực sự. Tác giả, mục sư Rick Warren nhận định rằng “Bạn có thể tạo ấn tượng với người khác từ xa, nhưng để tạo sức ảnh hưởng, bạn phải tới gần họ”. Để xây dựng mối quan hệ có sức ảnh hưởng thực sự, những nhà lãnh đạo cần phải là người đáng tin cậy. Họ cần biết thừa nhận những sai lầm và thiếu sót của mình. Nói cách khác, họ cần ứng xử chân thật. Đây chính là điểm dễ tổn thương đối với một nhà lãnh đạo.
Bạn đã bao giờ lo sợ bị nhóm của bạn làm tổn thương chưa? Bạn thấy đâu là những điểm dễ tổn thương của bản thân? Bạn sẽ xây dựng thêm độ tin cậy với các thành viên trong nhóm như thế nào?
Sự lãnh đạo không phụ thuộc quá nhiều vào lời nói mà ở thái độ và hành động.
Harold S. Geneen(31)
C
ó thể bạn không được trời phú cho khả năng làm việc với mọi người. Trên thực tế, có thể bạn phải cố gắng tỏ ra yêu mến một số người đủ để duy trì hứng thú nhằm tạo ra mối quan hệ tốt
đẹp với họ. Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy làm như sau: Lựa chọn việc quan tâm tới người khác. Việc yêu mến và quan tâm tới người khác là một lựa chọn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Nếu bạn chưa từng đưa ra lựa chọn này, hãy thực hiện việc đó. Hãy tìm một điểm gì đó đáng mến về những người bạn gặp và sau đó thể hiện sự yêu mến của bạn với người đó, đặc biệt là đối với các thành viên trong nhóm.
Hãy lập danh sách tất cả thành viên trong nhóm và liệt kê tất những phẩm chất mà bạn ngưỡng mộ ở từng người. Những phẩm chất của họ có giá trị như thế nào đối với nhóm của bạn?
Tại sao tôi luôn phải tiếp nhận toàn bộ một con người trong khi thứ tôi thực sự cần chỉ là đôi bàn tay của anh ta?
Henry Ford(32)
H
ãy suy ngẫm về việc này: Các mối quan hệ là một mớ hỗn độn. Nhiều nhà lãnh đạo chỉ muốn giao thiệp với người khác trong giới hạn quan hệ công việc. Nhưng trên thực tế, khi bạn lãnh
đạo ai đó, bạn sẽ tương tác với toàn bộ con người họ – bao gồm những mối quan hệ rắc rối, cuộc sống gia đình, các vấn đề về sức khỏe và những thói quen. Sự phức tạp trong các vấn đề về con người có thể khiến bạn vỡ mộng, chán nản và khiến việc lãnh đạo trở nên khó khăn. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo giỏi sẽ hiểu được rằng trọng tâm lãnh đạo nằm ở việc ứng xử với người khác và xử trí được cả mặt xấu lẫn mặt tốt ở mỗi người. Họ có thể nhìn vào thực tại khó khăn, thấy được sai sót của người khác, đối mặt với sự thật, và lãnh đạo với tinh thần chân thực và sẵn lòng. Họ không né tránh vấn đề, mà sẽ giải quyết chúng. Các nhà lãnh đạo khi xây dựng các mối quan hệ sẽ hiểu được rằng mâu thuẫn chính là một phần của tiến bộ. Thậm chí nó còn mang tính xây dựng.
Có khi nào bạn né tránh những vấn đề nảy sinh với các thành viên trong nhóm thay vì giải quyết chúng không? Hãy chỉ ra một vấn đề mà bạn sẽ giải quyết ngày hôm nay và cách thức bạn tiếp cận vấn đề đó.
Khi nhìn lại, cuộc đời tôi dường như là một cuộc vượt chướng ngại vật lớn, còn tôi chính là chướng ngại vật lớn nhất.
Jack Paar(33)
M
ột trong những bí quyết giao tiếp với mọi người và xây dựng mối quan hệ là hiểu và yêu mến bản thân. Trong cuốn sách Winning with People (Đắc nhân tâm) của mình, tôi đã gọi
đây là Nguyên tắc Phản chiếu, trong đó có nêu: “Người đầu tiên chúng ta cần hiểu chính là bản thân mình”. Việc xây dựng mối quan hệ luôn phải bắt đầu từ chính bản thân bạn. Nói cách khác, bạn phải hiểu chính mình. Hãy tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Hiểu được cách bạn nghĩ, cảm nhận, và hành động trong mọi tình huống. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải trung thực với chính mình và chịu trách nhiệm làm những việc sẽ giúp cuộc sống của bạn tốt hơn. Sau khi hiểu được mình là ai, hãy quên bản thân đi và dành sự tập trung vào người khác. Bạn có thể hiểu và cảm thông với người khác từ vị thế của người có sức mạnh.
Hãy viết một bản đánh giá trung thực về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Bạn sẽ thay đổi khía cạnh nào để sống tốt hơn? Bạn sẽ làm gì và khi nào?
Lãnh đạo và học hỏi là hai quá trình không thể tách rời nhau.
John Fitzgerald Kennedy(34)
N
gười biết lãnh đạo hiệu quả là người không phụ thuộc vào các quy tắc hay hệ thống. Họ xem xét cảm xúc của người khác. Họ suy nghĩ về năng lực của con người hơn là các quy định. Họ
suy nghĩ về sự đồng thuận hơn là các quy trình. Và họ không bao giờ cố gắng lãnh đạo bằng khuôn phép. (Bất kỳ ai cũng cần hiểu rằng mọi khuôn phép cuối cùng đều bị phá bỏ). Thay vào đó, họ ứng xử thân tình bất cứ khi nào họ giao thiệp với mọi người. Họ lắng nghe, tìm hiểu, và sau đó là lãnh đạo. Họ phát triển các mối quan hệ. Họ có nhiều hơn một chính sách mở cửa – họ biết rằng cánh cửa có thể mở theo cả hai hướng. Họ đi qua cánh cửa đó và kết nối với những người theo họ.
Cách “ứng xử thân tình” của bạn đối với những người trong nhóm là như thế nào? Hãy liệt kê ba việc bạn làm để giao tiếp với những người trong nhóm của bạn ngày hôm nay.
Lãnh đạo một tổ chức là việc liên quan tới linh hồn cũng như hệ thống. Sự lãnh đạo hiệu quả khởi nguồn từ sự hiểu biết.
Herb Kelleher(35)
Đ
ể đạt được sự tiến bộ, những nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ bỏ qua yếu tố con người khi xem xét bất kỳ việc gì mà họ làm. Những nhà lãnh đạo này luôn nghĩ đến nhân viên khi cân
nhắc mọi việc – vị trí của họ, điều họ tin tưởng, cảm giác của họ. Mọi câu hỏi mà họ đặt ra luôn xoay quanh nhân viên. Biết được những việc cần làm là chưa đủ để giúp một người trở thành nhà lãnh đạo giỏi. Một việc làm mang tính đúng đắn không đồng nghĩa với việc người khác sẽ để bạn làm việc đó. Những nhà lãnh đạo giỏi sẽ xem xét việc này, sau đó họ sẽ suy nghĩ và lập kế hoạch theo đó. Và để thực hiện việc này, bạn cần có tâm trạng ổn định, duy trì thái độ lạc quan, có một đôi tai biết lắng nghe, và thể hiện cho người khác thấy tính cách chân thực của bạn.
Hãy mô tả điều mà từng thành viên trong nhóm coi trọng và mong muốn hoặc hy vọng trong cuộc sống của họ. Nếu bạn không biết, hãy tìm hiểu – đây là yếu tố sống còn để xây dựng mối quan hệ.
Bất kể bạn muốn người khác làm gì cho mình, hãy làm điều tương tự cho họ.
Jesus Christ
T
rong khi bạn luôn muốn tạo động lực cho người khác, có một ranh giới mong manh giữa việc thao túng người khác để đạt được mục đích cá nhân và thúc đẩy họ vì lợi ích chung. Những
nhà lãnh đạo giỏi có thể giữ xu hướng đó trong tầm kiểm soát và để không vượt qua ranh giới từ thúc đẩy sang thao túng bằng cách tuân thủ nguyên tắc vàng: “Đối xử với người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình”. Nguyên tắc đơn giản này có thể được hiểu và tuân thủ một cách rộng rãi và là hướng dẫn đơn giản, sâu sắc, tích cực nhất trong cuộc sống. Thực hành nguyên tắc vàng này trong quá trình lãnh đạo sẽ giúp mọi người cảm thấy được tôn trọng. Điều đó thay đổi toàn bộ môi trường của một phòng ban hoặc một tổ chức. Khi những nhà lãnh đạo chuyển hướng từ việc ra lệnh nhân viên sang tôn trọng họ, thì nhân viên của họ sẽ thay đổi từ cảm giác giống như một cổ phần sang cảm giác giống như một cổ đông.
Hãy liệt kê ba việc mà bạn sẽ làm ngay ngày hôm nay để đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn.
Những lời nói tốt đẹp có thể ngắn gọn và dễ nói, nhưng âm vang của chúng là vô tận.
Mẹ Teresa
M
ột ngày, Truett Cathy, nhà sáng lập Chick-fil-A, đã nói với tôi: “Bạn có biết cách tôi xác định người cần sự khuyến khích không? Nếu người đó đang thở, họ cần sự vỗ về nhẹ vào
lưng!” Tôi chưa từng gặp người nào mà không thích và được lợi từ sự khuyến khích. Với vai trò lãnh đạo, bạn có nhiều khả năng để nâng đỡ người khác thông qua sự khuyến khích. Những câu nói như “Tôi rất vui vì được làm việc với bạn; bạn đã tạo thêm giá trị rất lớn cho nhóm của chúng ta” có ý nghĩa rất lớn khi xuất phát từ những người hết sức quan tâm đến lợi ích của đội nhóm, phòng ban, hoặc tổ chức. Nếu bạn muốn mọi người trở nên tích cực và vui vẻ khi thấy bạn đến, hãy khuyến khích họ. Nếu bạn trở thành nguồn khích lệ chính đối với những thành viên trong nhóm, họ sẽ làm việc chăm chỉ và cố gắng để đạt được những kỳ vọng tích cực của bạn.
Hãy viết ra một điều tích cực mà bạn có thể chân thành nói về từng người trong nhóm của bạn. Sau đó hãy dành thời gian trong tuần tiếp theo này để khen ngợi từng người một về điểm tích cực của họ.
Sự lãnh đạo hiệu quả không phải là việc đưa ra những bài diễn thuyết, hay được mọi người yêu mến; nó được xác định bằng kết quả chứ không phải bằng thuộc tính.
Peter Drucker(36)
M
ột số người cho rằng để xây dựng được mối quan hệ vững chắc, họ cần đối xử với những thành viên trong nhóm như những thành viên trong gia đình. Những người khác lại nghĩ
rằng trở thành một lãnh đạo biết quan tâm nghĩa là cho phép những thành viên trong nhóm làm bất cứ việc gì họ muốn. Cả hai lối suy nghĩ này đều sai. Không ai cư xử thực dụng với gia đình của họ. Tôi cũng không. Tôi tận tâm với gia đình ở mức độ sâu sắc hơn đối với bất kỳ người nào khác. Bất kể họ làm gì, tôi đều sẵn sàng yêu thương họ không điều kiện. Họ có đặc quyền mà tôi không thể trao cho bất kỳ người nào khác. Và sự nhân nhượng luôn là điều không đổi. Điều khiến gia đình trở nên tuyệt vời lại không thể tạo ra một đội nhóm hoàn hảo. Gia đình coi trọng tính kết nối hơn là sự đóng góp. Các công ty lại coi trọng sự đóng góp hơn là tính kết nối. Những nhóm giỏi nhất luôn cố gắng đạt được sự cân bằng của hai điều này.
Có thành viên nào trong nhóm của bạn luôn muốn được đối xử như một “thành viên trong gia đình” không? Bạn sẽ nói gì với người đó để cân bằng giữa sự đóng góp và tinh thần kết nối của người này?
Mục tiêu tốt đẹp của sự lãnh đạo chính là giúp những người yếu kém làm việc tốt hơn và giúp đỡ những người làm tốt có thể làm tốt hơn nữa.
Jim Rohn(37)
M
ọi người đều gặp vấn đề riêng và phạm sai lầm trong công việc. Mọi người đều cần cải thiện và cần ai đó có thể ở bên để giúp họ cải thiện. Với vai trò một nhà lãnh đạo, trách
nhiệm và cũng là đặc quyền của bạn chính là trở thành người giúp đỡ họ trở nên tốt hơn. Tôi tin rằng mọi người đều có thể thay đổi thái độ và cải thiện khả năng của mình. Và bởi vì tôi thực sự tin như vậy, tôi nói với họ về những điểm mà họ làm chưa tốt. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo và bạn muốn giúp đỡ mọi người, bạn luôn phải sẵn sàng trò chuyện một cách cứng rắn và thẳng thắn với họ. Vậy, làm thế nào để một nhà lãnh đạo vừa có thể cư xử một cách thân thiện, vừa có thể giúp người khác phát triển hơn? Câu trả lời nằm ở việc cân bằng giữa sự quan tâm và sự thẳng thắn. Sự quan tâm mà không có sự thẳng thắn tạo nên mối quan hệ bất bình thường. Sự thẳng thắn nhưng thiếu sự quan tâm tạo nên mối quan hệ xa cách. Nhưng nếu cân bằng được hai yếu tố này, mối quan hệ sẽ ngày càng khăng khít.
Khi một người trong lĩnh vực bạn phụ trách gặp vấn đề, bạn có khuynh hướng thể hiện sự quan tâm mà không có sự thẳng thắn hoặc ngược lại, có sự thẳng thắn mà không có sự quan
tâm hay không? Bạn sẽ làm gì để cân bằng được hai yếu tố này?
Trung thực là sự tổn thương do một người bạn gây ra, nhưng dối trá là nụ hôn của một kẻ thù.
Sách Châm ngôn
Đ
ể lãnh đạo thành công, điều quan trọng là phải coi trọng con người. Đó là cơ sở cho mối quan hệ vững chắc. Quan tâm tới người khác chứng tỏ bạn coi trọng họ. Tuy nhiên, nếu bạn
muốn giúp họ tiến bộ hơn, bạn cần phải nói thật về những điểm họ cần cải thiện. Việc đó thể hiện rằng bạn coi trọng tiềm năng của người đó, và đòi hỏi bạn phải thẳng thắn. Một trong những bí quyết để thẳng thắn là suy nghĩ, phát ngôn, và hành động theo hình mẫu mà người đó có tiềm năng trở thành và suy nghĩ về cách thức bạn có thể giúp đỡ anh ta trở thành mẫu người đó. Thẳng thắn không hề có hại. Nó được ví như công việc của một bác sỹ phẫu thuật. Phẫu thuật có thể gây ra sự đau đớn, nhưng nó mang ý nghĩa giúp đỡ và không hề có hại. Với vai trò một nhà lãnh đạo, bạn phải sẵn sàng và có khả năng làm việc đó. Nếu không, bạn sẽ không thể giúp đỡ những thành viên trong nhóm phát triển và thay đổi.
Hãy xem xét một cuộc trò chuyện thẳng thắn mà bạn đã từng trao đổi nhưng không mang lại kết quả tích cực. Nếu có thể trao đổi lại một lần nữa, bạn sẽ nói điều gì khác đi để nhấn mạnh tiềm năng của người trò chuyện với bạn và bạn sẽ làm gì để giúp anh ta đạt được tiềm năng đó?