"
Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Nhất - Tiếng Gọi Từ Phương Đông PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Nhất - Tiếng Gọi Từ Phương Đông PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
[EBOOK©VCTVEGROUP]
PETER FRANKOPAN
Sinh năm 1971; là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu ở Đại học Oxford; Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Đại học Worcester, Oxford. Trong Cuộc Thập tự chinh thứ nhất, sử gia Peter Frankopan đề
cập đến lịch sử của cuộc Thập tự chinh đầu tiên từ hệ quy chiếu phương Đông, ông khảo sát các yếu tố du hành văn hóa, tôn giáo, cán cân quyền lực giữa Đông - Tây và vùng trung gian, qua đó cũng làm rõ vai trò của Đế quốc Byzantine, nhân tố quan trọng của Byzantium trong những khởi phát và diễn tiến của cuộc Thập tự chinh thứ nhất vào cuối thế kỷ XI.
Thay vì xem cuộc Thập tự chinh thứ nhất đơn thuần là xung đột giữa Kitô giáo và Hồi giáo, cuốn sách tiết lộ mối quan hệ tam giác phức tạp giữa phương Tây, Byzantium và thê giới Hồi giáo; là bằng chứng hoàn toàn mỏi mẻ, thuyết phục về lịch sử Giáo hội và lịch sử toàn cầu hóa trong quá khứ.
Tác phẩm khác của Peter Frankopan do Phanbook ấn hành: Những con đường tơ lụa - Một lịch sử mởi về thế giới (NXB Đà Nẵng, 2019)
Cuộc Thập tự chinh thứ nhất là một trong những sự kiện được biết tới, đề cập nhiều nhất trong lịch sử. Câu chuyện những hiệp sĩ cầm vũ khí và xẻ ngang chầu Âu để giải phóng Ịerusalem làm say đắm các tác giả thời bấy giờ. Một chủ đề đầy tính khơi gợi đối với các sử gia và độc giả. Những câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng tuyệt luân, về những lẩn đụng độ đầu tiên với người Thổ Hồi giáo, khó khăn mà những người hành hương mang vũ khí phải chịu đựng trên hành trình về phương Đông - kết thúc bằng cuộc tàn sát đẫm máu dân chúng Ịerusalem vào năm 1099… tất cả đã vang dội trong văn hóa phương Tây gần một nghìn năm.
Hình ảnh và để tài từ cuộc Thập tự chinh đã sinh sôi nảy nở trong âm nhạc, văn chương và hội họa ở châu Âu. Thậm chí chính từ ‘Thập tự chinh’ - nghĩa đen là con đường của Thập giá - cũng trở nên có nghĩa rộng hơn: một sứ mệnh hiểm nguy nhưng cuối cùng thắng lợi nhờ vào những lực lượng thiện chống ác.
— Peter Frankopan
Dành tặng vợ tôi, Jessica
Những tin tức đáng lo ngại đã khởi đi từ Jerusalem và thành phố Constantinople và giờ liên tục choán hết tâm trí chúng tôi: bọn người Ba Tư, một giống dân xa lạ và bị Chúa Trời từ bỏ… đã xâm lược đất đai của Kitô hữu [và đã] tàn sát và cướp bóc và đốt phá nơi đó.
• Robert xứ Rheims
Một sứ thần của Hoàng đế Constantinople đã tới công đồng và khẩn nài Đức Giáo hoàng và mọi tín hữu Kitô giúp đỡ họ chống lại bọn tà giáo hòng bảo vệ giáo hội chí thánh, lúc bấy giờ gần như bị những kẻ vô đạo tiêu diệt ở vùng đó, những kẻ đã tấn công giáo hội tới tận tường thành Constantinople. Đức Giáo hoàng kêu gọi thật nhiều người hãy phụng sự sứ mệnh này, tuyên thệ sẽ tham dự hành trình tới đó theo thánh ý Chúa và giúp đỡ cho Hoàng đế với lòng trung tín lớn lao nhất, để hết sức mình chống lại bọn vô đạo.
• Bernold xứ Constance
Những người Celt từ khắp nơi tề tựu về, hết người này đến kẻ khác, trên yên ngựa, vũ khí trong tay, và cùng mọi trang bị khác cho chiến tranh. Tràn ngập nhiệt tình và lòng hăng hái, họ tụ tập đông đảo trên mọi con đường cái, và đi cùng những chiến bỉnh là rất nhiêu dân thường, còn nhiều hơn cát trên bờ biển và sao trên trời, mang theo những cành cọ và những cây thập giá trên vai… như những nhánh sông đổ vào con sông lổn từ mọi ngả, tất cả họ đổ về đây.
• Anna Komnene
Về bản chất, Hoàng đế giống như một con bọ cạp; vì lẽ trong khỉ ta chẳng có gì phải sợ nó trưôc mặt, ta phải thật dè chừng nó ở sau lưng.
• William xứ Tyre
LỜI NÓI ĐẦU VÀ LỜI CẢM ƠN
Như hầu hết các sinh viên đại học rồi sẽ hiểu ra trong hành trình học tập của họ, việc phải học một lớp bắt đầu lúc 9 giờ sáng có thể mang lại cảm giác bất công gần như là tàn ác. Tôi còn nhớ mình đã mệt mỏi leo lên những bậc thang của Khoa Lịch sử ở Đại học Cambridge hồi năm 1992, phải tự ngắt nhéo mình hòng tỉnh giấc để nghe bài giảng đầu tiên trong học kỳ về đề tài luận văn mà tôi đã chọn, tựa đề bài giảng đó là ‘Byzantium và các nước láng giềng, 800-1200’ Năm phút sau, tôi bỗng nhiên tỉnh như sáo và chăm chú vô cùng, như thể vừa uống cạn ba ly espresso. Tồi đang được nghe về người du mục thảo nguyên Pecheneg(*) tàn nhẫn và việc họ sẵn sàng làm mọi chuyện để có được hồ tiêu, lụa màu tía và những mảnh da của vùng Trung Đông; tôi tự nhủ tại sao những lãnh tụ người Bulgar ngoại đạo lại lựa chọn trở thành Kitô hữu vào thế kỷ chín; tôi được nghe về Tần La Mã - về kinh đô Constantinople.
Sự háo hức từ bài giảng đầu tiên đó đã gợi lên dam mê cháy bỏng về Đế chế Byzantium và những nước láng giềng. Việc tôi muốn tiếp tục chủ đề ấy trong nghiên cứu cao học của mình trở thành chuyện đương nhiên, và khó khăn duy nhất là lựa chọn một đề tài. Thời cai trị của Hoàng đế Alexios I Komnenos thu hút sự chú ý của tôi, với nguồn tư liệu phong phú tuyệt vời và nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng nhận ra rằng để thực sự hiểu biết về Đế chế Byzantium vào cuối thế kỷ mười một và đầu thế kỷ mười hai, tôi phải hiểu được tư liệu của thời kỳ này, và đặc biệt là cuốn Alexiad(*) rồi các nguồn tư liệu tiếng Hy Lạp và Latin về miền Nam nước Ý; rồi thế giới của các người du mục vùng thảo nguyên; rồi khảo cổ học và văn hóa vật chất của Constantinople, vùng Balkans và Tiểu Á; rồi lịch sử các cuộc Thập tự chinh, định chế Giáo
hoàng thời Trung cổ, sự hình thành các thuộc địa của dân Latin ở Đất Thánh…(*) Điều bắt đầu từ một lớp học vô tư về cuộc Thập tự chinh thứ nhất vào sáng sớm hôm đó đã trở thành niềm dam mê; đôi khi gây choáng ngợp, đôi khi làm nản lòng, nhưng lúc nào cũng đầy háo hức.
Trải bao năm tháng như vậy, có rất nhiều người xứng đáng được cảm ơn vì những sự hỗ trợ và giúp đỡ của họ. Hiệu trưởng và những nhà nghiên cứu ở Đại học Worcester đã cho tôi mái nhà tuyệt vời và đầy tình cảm từ năm 1997, sự hào phóng và rộng lượng trong những yêu cẩu của họ với tôi là không gì sánh được. Tôi mắc nợ Đại học Princeton rất nhiều vì đã trao cho tôi học bổng học giả khách mời Stanley J. Seeger, điều cho phép tôi có cơ hội mở ra những hướng nghiên cứu mới. Tôi mắc nợ những bạn nghiên cứu ở Harvard vì đã cho tôi học bổng hè ở Dumbarton Oaks, nơi một số ý tưởng trong sách này đã định hình nhiều tuần trăng trước. Đội ngũ ở Thư viện Bodleian, trên hết là Phòng đọc Dưới Lầu, và Thư viện Khoa Lịch sử đã kiên nhẫn và cực kỳ vui tính với tôi. Điểu tương tự cũng đúng với các đồng sự của tôi ở Oxíord, nơi tôi có được đặc ân làm việc cùng một số học giả tài giỏi nhất trong lĩnh vực nghiên cứu hậu kỳ cổ đại và Byzantium.
Tôi xin được cảm ơn nhiều đồng sự của tôi ở Oxford, nhưng đặc biệt là Mark Whittow, Catherine Holmes, Cyril và Marlia Mango, Elizabeth và Michael Jeffreys, Marc Lauxtermann và James Howard Johnston, những người đã đầy độ lượng chia sẻ quan điểm của họ về các thế kỷ mười một và mười hai. Tôi đặc biệt biết ơn Ịonathan Shepard, người đứng lớp bài giảng đầu tiên mà tôi đã kể ở Cambridge, vì đã hướng tôi vào nghiên cứu Byzantium và là người ảnh hưởng quan trọng lên tôi kể từ đó. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn với nhiều người khác, từ các sinh viên đại học và cao học cho đến các đồng nghiệp cùng tôi thảo luận về Constantinople, Alexios và những cuộc Thập tự chinh tới tận đêm khuya ở các cuộc hội thảo. Nếu tôi không biết nghe theo lời khuyên quý giá của họ, và của những người khác nữa, thì đó là do lỗi của tôi.
Catherine Clarke đã rất tuyệt vời, khuyến khích tôi kể lại câu chuyện cuộc Thập tự chinh thứ nhất từ đẳu. Cuốn sách này hẳn
không được viết ra nếu không có sự hướng dẫn của cô và sự hỗ trợ xuất sắc từ nhóm của cô ở Felicity Bryan. Will Sulkin ở The Bodley Head và Joyce Seltzer ở Harvard University Press cũng đã độ lượng và giúp đỡ tôi rất nhiều. Tôi xin cảm ơn Jỏrg Hensgen vì đã nêu ra những câu hỏi khó và khiến cuốn sách này hay hơn hẳn. Chloe Campbell đã luôn là một thiên thần bảo hộ, sự kiên nhẫn và lời khuyên của cô thật nhất quán và giá trị. Rất cảm ơn Anthony Hippisley, và cả Martin Lubikowski vì những tấm bản đồ của anh. Tôi biết ơn sâu sắc cha mẹ mình, những người đã truyền cảm hứng cho tôi khi tôi còn là một cậu bé.
Món nợ lớn nhất của tôi là với vợ tôi Jessica, người cũng đã nghe về người du mục, Byzantium và vùng đông Địa Trung Hải cùng một ngày với tôi, khi tôi háo hức kể với nàng về thế giới mới mà tôi bắt gặp buổi sáng hôm đó. Em đã kiên nhẫn lắng nghe khi anh nói với em rằng anh đã tìm được đề tài mơ ước của mình, và khuyến khích anh theo đuổi nó bên rất nhiều ly cappuccino ở tiệm cà phê Clowns; cuốn sách này là dành tặng em.
Peter Frankopan
Tháng 7 năm 2011
GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ
Tôi đã không tuân theo một quy tắc nhất quán khi chuyển tên từ chữ cái Hy Lạp sang chữ Latin, bởi có vẻ xấu tính khi không dùng những cách viết tên riêng đã phổ biến và lầu đời trong tiếng Anh. Dễ hiểu là điều đó dẫn tới một số điều chỉnh do tôi tự thực hiện, mà tôi hy vọng không gây khó chịu. Lấy ví dụ, tôi đã dùng các tên riêng [theo chữ Latin] Constantinople, Nicaea và Cappadocia, trừ Dyrrakhion, Thessaloniki và Nikomedia. Tương tự với tên người, tôi dùng George, Isaac và Constantine, trừ Alexios, Nikephoros, Palaiologos và Komnenos. Tên riêng của phương Tây thì dùng theo kiểu hiện đại, William thay vì Guillermus và Robert thay vì Robertus. Tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thì theo Encyclopaedia of Islam(1)(*).
Khi có thể, tôi sử dụng các bản dịch tiếng Anh cho những nguồn quan trọng, thay vì hướng độc giả tới văn bản gốc. Việc này không phải lúc nào cũng là lý tưởng, do trong một số trường hợp, có những ấn bản phê bình hiện đại xuất sắc theo thời gian sẽ dẫn tới những bản dịch tốt hơn và chuẩn hơn so với một số bản được trích dẫn ở đây. Dẫu vậy, có vẻ là phù hợp hơn khi nhắm tới ít nhiều sự nhất quán trong cách tiếp cận, do đó thay vì sử dụng một số bản dịch hiện đại, tôi dùng bản dịch của chính tôi. Giống như với tên riêng, tôi rất hy vọng điểu đó không làm độc giả bị phần tầm trong việc thưởng thức để tài này.
DẪN NHẬP
Vào ngày 27 tháng 11 năm 1095, ở thị trấn Clermont(*) miền Trung nước Pháp, Giáo hoàng Urban II(*) đã có bài phát biểu vào loại giật gân nhất trong lịch sử. Cả tuần trước đó, ông chủ trì một hội nghị của giáo hội có sự tham gia của mười hai tổng giám mục, tám mươi giám mục và các giáo sĩ cấp cao khác, trước khi tuyên bố ông muốn có bài phát biểu đặc biệt quan trọng với các tín hữu. Thay vì nói từ bục giảng kinh của nhà thờ ở Clermont, Urban quyết định phát biểu ở một cánh đồng bên cạnh để tất cả những ai tụ tập ở đó đều có thể nghe ông nói.
Khung cảnh thật ngoạn mục. Nép mình ở trung tâm một dãy núi lửa không còn hoạt động, hùng vĩ nhất trong những mái vòm dung nham ở đó, mái vòm Puy-de-Dôme, có thể nhìn thấy từ cách năm dặm(*), trở thành bối cảnh ngoạn mục được lựa chọn của Giáo hoàng. Đám đông chen chúc nhau để nghe ông nói khi ông bắt đầu cất tiếng vào một ngày đông lạnh giá: ‘Thưa anh chị em, ông nói, “Tôi, Urban, Giáo hoàng và theo thánh ý Chúa là tổng giám mục của toàn thế giới, đã có mặt ở đây vào lúc cần kíp này với anh chị em, những tôi tớ của Chúa ở những vùng này, để làm người đưa tin một lời trách cứ của Đấng Chí Thánh1.
Giáo hoàng sắp sửa đưa ra một lời hiệu triệu chiến tranh kịch tính, hối thúc những ai có kinh nghiệm quân sự hành quân hàng nghìn dặm tới Thành Thánh Jerusalem. Bài diễn văn có ý đồ cung cấp thông tin và kích động, cổ vũ và chọc giận; tạo ra phản ứng ở quy mô chưa có tiền lệ. Và nó quả đã làm được như vậy. Không đầy bốn năm sau, những hiệp sĩ phương Tây đã cắm trại bên ngoài tường thành của thành phố nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, sắp sửa chiếm Jerusalem nhân danh Chúa. Hàng chục nghìn
người khác rời bỏ nhà cửa và băng qua châu Âu, được khích lệ bởi lời lẽ của Urban ở Clermont, quyết tâm giải phóng Đất Thánh. Chúng tôi muốn anh chị em biết, Giáo hoàng giải thích trong bài phát biểu của ông ở Clermont, lý do đáng buồn nào đã đưa chúng tôi tới đất của anh chị em và những gì khẩn thiết với anh chị em cũng như với tất cả các tín hữu đã khiến chúng tôi tới đây. Ông nói mình đã nhận được tin tức đáng lo ngại, cả từ Jerusalem và thành phố Constantinople: người Hồi giáo, một giống dân ngoại lai và giống dân bị Chúa chối từ, đã xâm chiếm những đất đai thuộc về Kitô hữu, hủy diệt Kitô hữu và cướp bóc dân chúng ở đó. Nhiều người đã bị sát hại dã man; những người khác bị bắt làm tù binh và bị đưa tới những trại giam giữ.2
Giáo hoàng mô tả sinh động những tội ác ở phương Đông của bọn Ba Tư - ý ông là người Thổ(*). ‘Chúng xô đổ bệ thờ, sau khi đã làm ô uế những nơi đó, bắt Kitô hữu cắt bao quy đầu, và đổ máu đó lên bệ thờ hay trong bình rửa tội. Khi chúng định gây ra đau đớn tột cùng cho một người mà chúng giết, chúng rạch bụng họ, lôi ruột ra ngoài, trói họ lên một cây cột và quấn ruột quanh đấy tới khi ruột đã bị kéo hết ra ngoài, và cái xác không hồn rơi xuống đất. Chúng bắn tên vào những người khác bị trói lên cọc; những người khác nữa bị bắt phải vươn cổ ra, còn chúng dùng gươm thách đố nhau xem có thể chặt đứt đầu người đấy bằng một nhát chém hay không. Và tôi còn biết nói gì đây về sự đối xử tàn bạo với phụ nữ, điều mà tốt hơn thì ta nên hiểu trong im lặng thay vì kể ra chi tiết ở đây?’3
Urban không định cung cấp thông tin cho đám đông tập hợp ở đó, mà là kích động họ: ‘Không phải tôi, mà chính Thiên Chúa cổ vũ cho anh chị em là những người đưa tin truyền lệnh của Đức Kitô để không ngừng khích lệ bất kỳ ai, dù là các hiệp sĩ hay binh lính chân đất, dù giàu hay nghèo, hãy mau mau tới tiêu diệt bọn người xấu xa đó, đuổi chúng khỏi đất đai của chúng ta và giúp đỡ những Kitô hữu ở đó cho kịp thời’4.
Các hiệp sĩ châu Âu phải can đảm vùng dậy và tiến lên, như những chiến binh của Chúa Kitô và thật nhanh lên đường để bảo vệ giáo hội phương Đông. Những hiệp sĩ Kitô giáo phải tạo thành hàng
ngũ và hành quân tới Jerusalem, để tống cổ bọn người Thổ. ‘Cầu cho anh chị em cũng thấy rằng được chết cho Đấng Kitô ở thành phố nơi ngài đã chết cho chúng ta là điều thật đẹp đẽ’5. Chúa đã ban phước cho những hiệp sĩ châu Âu để họ có thể chiến đấu một cách phi thường, để có lòng can đảm và sức mạnh vô song. Thời khắc đã điểm, ông nói, để họ sử dụng sức mạnh đó và phục hận cho những khổ đau của Kitô hữu ở phương Đông và đưa Mộ Thánh về lại với những tín hữu của mình6.
Rất nhiều ghi chép khác nhau về những gì Urban đã nói ở Clermont cho thấy chắc chắn bài phát biểu của Giáo hoàng là một bài hùng biện kiệt tác, những lời cổ vũ của ông được cân nhắc cẩn trọng, những ví dụ kinh hoàng của ông về sự đàn áp từ người Thổ được lựa chọn hoàn hảo7. Ông nói tiếp, mô tả phần thưởng đang chờ đợi những ai sẽ lên đường: bất kỳ ai lên đường sang phương Đông sẽ được ban phước đời đời. Tất cả mọi người đều được khuyến khích làm theo. Những kẻ vô lại và trộm cướp được hối thúc trở thành những người lính của Đấng Kito’, trong khi những ai trước đó từng chiến đấu chống lại anh em và đồng bào mình giờ được yêu cầu hợp lực để chiến đấu một cách công chính chống lại bọn dã man. Bất kỳ ai tham gia hành trình bởi lòng kính tin chứ không phải vì ham muốn tiền bạc hay vinh quang, sẽ được xóa mọi tội lỗi. Điều đó, theo lời một người quan sát, không khác gì ‘một cách mới để được cứu chuộc’8.
Bài phát biểu của Urban được hưởng ứng nhiệt liệt. Những tiếng hô vang: ‘Deus vult! Deus vult! Deus vult? - ‘Đó là ý Chúa! Đó là ý Chúa! Đó là ý Chúa!. Đám đông chăm chú lắng nghe xem Giáo hoàng sẽ nói gì tiếp theo. Đó sẽ là lời hô xung trận của anh chị em vì đó là ý Chúa. Khi anh chị em hợp lực đánh bại kẻ thù, lời hô mà Chúa ban cho ta đó sẽ là tiếng hét xung trận cho tất cả anh chị em - “Đó là ý Chúa! Đó là ý Chúa!”’9
Nhiều người đã nghe bài phát biểu của Giáo hoàng tràn đầy nhiệt huyết, vội vã trở về nhà để chuẩn bị lên đường. Các giáo sĩ tỏa đi để truyền đạt lại những lời ấy, trong khi Urban thực hiện một lịch trình dày đặc, đi ngang dọc nước Pháp để hối thúc cuộc viễn chinh,
gửi đi những lá thư đầy kích động tới những vùng mà ông không có thời gian ghé thăm. Không lâu sau, cả nước Pháp sôi sục cơn sốt Thập tự chinh. Những nhà quý tộc và hiệp sĩ lừng lẫy tham gia cuộc viễn chinh. Những người như Raymond xứ Toulouse(*), một trong những nhân vật giàu có và quyền lực nhất châu Âu, đồng ý tham gia, tương tự là Godfrey, Công tước xứ Lorraine(*), người phấn khích tới mức trước khi lên đường, ông đã cho đúc những đồng xu với dòng chữ ‘GODEFRIDUS IEROSOLIMITANUS - ‘Godfrey người hành hương tới Jerusalem10. Tin tức về cuộc viễn chinh tới Jerusalem lan đi nhanh chóng và sôi nổi11. Cuộc Thập tự chinh thứ nhất đã bắt đầu.
Bốn năm sau, vào đầu tháng 7 năm 1099, một lực lượng hiệp sĩ tơi tả, lê lết, nhưng vẫn còn tràn đầy quyết tâm đóng quân bên ngoài tường thành Jerusalem. Nơi thánh thiêng nhất của thế giới Kitô giáo sắp sửa bị tấn công và giành lại từ tay người Hồi giáo. Những cỗ máy công thành đã được chế tạo và sẵn sàng hành động. Những lời cầu nguyện trang nghiêm đã được cất lên. Những hiệp sĩ sắp sửa lập nên kỳ công lớn lao nhất trong lịch sử.
Tham vọng của cuộc Thập tự chinh thứ nhất bắt nguồn một phần từ quy mô của nỗ lực ấy. Trong quá khứ, các đạo quân từng hành quân những chặng đường dài và mở những cuộc chinh phạt dữ dội ngoài mọi dự tính. Chiến dịch của những viên tướng vĩ đại thời cổ đại, như Alexander Đại Đế(*), Julius Caesar(*) và Belisarius(*), cho thấy những khoảng cách địa lý mênh mông có thể được vượt qua thế nào nhờ một đạo quân được chỉ huy tốt, có kỷ luật. Điều khiến cuộc Thập tự chinh khác biệt là lực lượng phương Tây không phải một đạo quân chinh phạt, mà là một đạo quân giải phóng. Ở Clermont, Urban không hối thúc các hiệp sĩ châu Âu chiếm giữ đất đai khi họ hành quân về phương Đông, để thu lợi từ những thành phố và đất đai chinh phục được, mục tiêu là giải phóng Jerusalem - và những nhà thờ ở phương Đông - khỏi sự đàn áp của những kẻ bị coi là ngoại đạo12.
Tuy nhiên, mọi chuyện hóa ra không đơn giản như vậy. Hành trình kéo dài hàng nghìn dặm đã gây ra vô số khổ đau và bất hạnh, khiến không biết bao người phải bỏ mạng và dẫn tới những hy sinh lớn lao. Trong 70.000-80.000 chiến binh Kitô đã đáp lời kêu gọi của Giáo hoàng, không hơn một phần ba tới được Jerusalem. Phái bộ của Urban, đi cùng các thủ lĩnh chính của cuộc Thập tự chinh và viết thư gửi về Rome vào mùa thu năm 1099, nói tỷ lệ người sống sót so với người chết vì chiến trận và bệnh tật còn thấp hơn thế nhiều: không tới mười phần trăm những người đã lên đường thực sự thấy được bức tường Thành Thánh13.
Chẳng hạn, Pontius Rainaud và người em Peter, ‘những vương công cao quý nhất’, đã bị bọn cướp sát hại sau khi họ đi từ Provence(*) qua miền Bắc Ý và xuống bờ biển Dalmatia(*); họ thậm chí chưa đi được nửa đường tới Jerusalem. Walter xứ Verva đã đi được xa hơn đáng kể khi một ngày nọ ông ra ngoài tìm thức ăn cùng nhóm hiệp sĩ đồng bạn gần Sidon(*). Ông không bao giờ trở lại. Có lẽ ông đã bị mai phục và bị giết; có lẽ ông bị bắt làm tù binh và bị đưa sâu vào thế giới Hồi giáo, không bao giờ có ai nghe gì về ông nữa; hay có lẽ kết cục của ông thật ra rất tầm thường: con ngựa chở quá tải ông cưỡi có thể lạc bước ở địa hình vùng núi, dẫn tới cái chết của ông14.
Rồi còn có Godevere, một phụ nữ quý tộc đã quyết định đi cùng chồng, Bá tước Baldwin xứ Bouillon(*), trong hành trình về phương Đông. Bà bị bệnh ở gần Marash (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) và yếu đi nhanh chóng, tình trạng của bà xấu đi mỗi ngày trước khi bà gục ngã và qua đời. Nhà quý tộc sinh ở Anh này yên nghỉ ở một ngóc ngách vô danh và lạ lùng của vùng Tiểu Á, cách xa quê nhà, ở nơi mà tổ tiên và họ hàng của bà chưa bao giờ nghe nói tới15.
Rồi còn có những người khác, như Raimbold Cretons, một hiệp sĩ trẻ người Chartres(*), người đã tới được Jerusalem và tham gia cuộc công thành. Ông là hiệp sĩ đầu tiên leo lên thang đặt vào tường, ắt đang muốn chiếm công đầu, là người đầu tiên vào được thành phố. Nhưng khi Raimbold đang leo lên, một lính canh của thành phố đang hăng máu không kém đã nhìn thấy ông, và giáng một đòn chặt đứt
lìa cánh tay ông, trong khi làm cánh tay còn lại gần như gãy nát; Raimbold ít ra đã sống sót để nhìn thấy ngày Jerusalem thất thủ16. Rồi còn có những người mà sứ mệnh đã kết thúc trong vinh quang. Những thủ lĩnh lớn của cuộc Thập tự chinh thứ nhất - Bohemond(*), Raymond xứ Toulouse, Godfrey và Baldwin xứ Bouillon, Tancred(*) và những người khác - những người danh tiếng lừng lẫy khắp châu Âu nhờ việc chiếm được Thành Thánh. Kỳ tích của họ được ghi lại trong vô số sách sử, trong những vần thơ và bài hát, và trong một hình thức văn chương mới: tiểu thuyết Trung cổ. Thành công của họ thiết lập tiêu chuẩn cho tất cả các cuộc Thập tự chinh sau này. Đó là một tiêu chuẩn khó đạt được.
Cuộc Thập tự chinh thứ nhất là một trong những sự kiện được biết tới và viết về nhiều nhất trong lịch sử. Câu chuyện những hiệp sĩ cầm vũ khí và xẻ ngang châu Âu để giải phóng Jerusalem làm say đắm các tác giả thời bấy giờ và đầy khơi gợi cho các sử gia và độc giả kể từ đó. Những câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng tuyệt luân, về những lần đụng độ đầu tiên với người Thổ Hồi giáo, khó khăn mà những người hành hương mang vũ khí phải chịu đựng trên hành trình về phương Đông - kết thúc bằng cuộc tàn sát đẫm máu dân chúng Jerusalem vào năm 1099 - đã vang dội trong văn hóa phương Tây gần một nghìn năm. Hình ảnh và đề tài từ cuộc Thập tự chinh đã sinh sôi nảy nở trong âm nhạc, văn chương và hội họa ở châu Âu. Thậm chí chính từ “Thập tự chinh - nghĩa đen là con đường của Thập giá - cũng trở nên có nghĩa rộng hơn: một sứ mệnh hiểm nguy nhưng cuối cùng thắng lợi nhờ vào những lực lượng thiện chống ác.
Cuộc Thập tự chinh thứ nhất phản ánh trí tưởng tượng phổ biến này vì sự kịch tính và bạo lực của nó. Nhưng nó không chỉ là sân khấu: cuộc viễn chinh ăn sâu bén rễ trong tâm trí phương Tây vì nó định hình nên quá nhiều thứ diễn ra tiếp đó: sự vươn lên của quyền lực Giáo hoàng, cuộc đối đầu giữa Kitô giáo và Hồi giáo, sự thay đổi trong khái niệm thánh chiến, lòng sùng đạo kiểu hiệp sĩ và sự sùng kính tôn giáo, sự nổi lên của các nhà nước hàng hải Ý và sự thành
lập các thuộc địa ở Trung Đông. Tất cả đều có nguồn gốc từ cuộc Thập tự chinh thứ nhất17.
Không có gì ngạc nhiên, tư liệu về đề tài này tiếp tục sinh sôi. Dù nhiều thế hệ sử gia đã viết về cuộc viễn chinh, một lớp học giả hiện đại đã cho ra đời những công trình xuất sắc và nguyên bản chỉ trong vài thập kỷ qua. Những đề tài như tốc độ hành quân của đạo quân Thập tự chinh, việc cung ứng hậu cần và tiền xu mà họ sử dụng đều đã được tìm hiểu chi tiết18. Gần đây, mối tương quan giữa các nguồn tư liệu chính của phương Tây đã được tìm hiểu, một cách đầy thách thức19. Trong vài năm qua, người ta đã chuyển sự chú ý qua tìm hiểu bối cảnh khải huyền của cuộc viễn chinh tới Jerusalem và sang thế giới Trung cổ thời kỳ đầu nói chung20.
Đã có những cách tiếp cận sáng tạo với cuộc Thập tự chinh: những nhà phân tâm học cho rằng các hiệp sĩ tới Jerusalem để tìm nơi giải tỏa căng thẳng tính dục bị dồn nén của họ, trong khi các kinh tế gia tìm hiểu sự mất cân bằng cung/ cầu vào cuối thế kỷ mười một và phân tích cuộc viễn chinh trên khía cạnh phân bổ nguồn lực ở châu Âu và Địa Trung Hải đầu thời Trung cổ21. Giới di truyền học đánh giá các bằng chứng ti thể ở vùng miền Nam Anatolia(*) trong nỗ lực tìm hiểu sự dịch chuyển dân số vào cuối thế kỷ mười một22. Những người khác chỉ ra rằng giai đoạn diễn ra cuộc Thập tự chinh là quãng thời gian duy nhất trước cuối thế kỷ mười hai mà GDP đã tăng nhanh hơn mức tăng dân số, ngụ ý ở đây là có thể tìm thấy những giai đoạn tương đồng giữa thời Trung cổ và sự bùng nổ nhân khẩu học và kinh tế hiện đại23.
Dẫu vậy, bất chấp mối quan tâm xuyên suốt của chúng ta với cuộc Thập tự chinh thứ nhất, rất ít ai chú ý đến nguồn gốc thật sự của nó. Trong gần mười thế kỷ, các tác giả và học giả đã tập trung vào Giáo hoàng Urban II, bài phát biểu kích động của ông ở Clermont và lời hiệu triệu giới hiệp sĩ toàn châu Âu. Tuy nhiên, chất xúc tác cho cuộc viễn chinh tới Jerusalem không phải là Giáo hoàng, mà là một nhân vật hoàn toàn khác: lời kêu gọi cầm vũ khí của Urban là kết quả của một lời kêu gọi cứu viện trực tiếp từ Hoàng đế của Constantinople, Alexios I Komnenos(*), ở phương Đông.
Được thành lập vào thế kỷ thứ tư, là kinh đô thứ hai để Đế chế La Mã cai quản những tỉnh rộng lớn của mình ở đông Địa Trung Hải, Tân La Mã nhanh chóng trở thành thành phố được gọi theo tên người sáng lập ra nó, Hoàng đế Constantine(*). Constantinople, nép mình bên bờ tây eo biển Bosphorus, vươn lên trở thành thành phố lớn nhất ở châu Âu, được tô điểm bằng những khải hoàn môn mái vòm, những cung điện, tượng đài các hoàng đế và vô số nhà thờ và tu viện được xây nên trong những thế kỷ sau khi Constantine theo Kitô giáo.
Đế quốc Đông La Mã tiếp tục thịnh vượng sau khi các tỉnh miền Tây đã suy tàn và “Cựu La Mã” sụp đổ vào thế kỷ năm(*). Tới năm 1025, Đông La Mã kiểm soát phần lớn vùng Balkan, miền Nam Ý, Tiểu Á, cũng như những vùng rộng lớn ở Caucasus và Bắc Syria, đồng thời đã mở rộng tham vọng của mình ở Sicily. Bảy mươi năm sau, bức tranh hoàn toàn khác. Những kẻ cướp người Thổ đã tràn vào Anatolia, cướp bóc một số thành phố quan trọng và đe dọa nghiêm trọng đời sống ở các tỉnh của đế quốc. Vùng Balkans trải qua nhiều thế kỷ bị tấn công gần như liên tục, với những hậu quả tương tự. Trong khi đó, lãnh thổ của đế quốc ở Apulia và Calabria đã mất hoàn toàn vào tay những kẻ phiêu lưu người Norman(*) đã chinh phục miền Nam Ý trong không đầy hai thập kỷ.
Người sẽ cứu vãn hay phải đối mặt với sự sụp đổ của đế chế là Alexios Komnenos. Là một viên tướng trẻ xuất sắc, Alexios không thừa kế ngai vàng, mà cướp được nó trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1081 ở tuổi hai mươi lăm. Những năm đầu cầm quyền của ông không dễ dàng khi ông phải chật vật đối phó những mối đe dọa với Byzantium từ bên ngoài, đồng thời phải xác lập vị thế của mình bên trong đế quốc. Là người nổi loạn, thiếu tính chính danh để nắm quyền qua thừa kế, Alexios có cách tiếp cận thực dụng để đảm bảo vị trí của mình, tập trung quyền lực và đề bạt những đồng minh thân cận và thành viên trong gia đình ông vào những vị trí quan trọng nhất ở Byzantium. Nhưng tới giữa những năm 1090, ông đã mất quyền hành chính trị và Đế chế Byzantium oằn mình bởi xung đột bạo lực khắp nơi.
Vào năm 1095, Alexios cử các phái bộ tới gặp Urban II, kèm theo một thông điệp khẩn cấp. Tìm được Giáo hoàng ở Piacenza, họ ‘khẩn nài ngài và tất cả Kitô hữu trợ giúp chống lại bọn ngoại đạo để bảo vệ hội thánh thiêng liêng, mà giờ đã gần như bị bọn vô đạo xóa sổ, bọn chúng đã tiến xa tới tận tường thành Constantinople’24. Urban phản ứng ngay lập tức, tuyên bố rằng ông sẽ đi về phương Bắc, sang Pháp, để tập hợp lực lượng hỗ trợ cho Hoàng đế. Chính lời kêu gọi của Alexios đã khởi phát cuộc Thập tự chinh thứ nhất.
Dù chuyến thăm của các sứ thần Byzantium thường được ghi lại trong sách sử hiện đại về cuộc Thập tự chinh thứ nhất, những gì Hoàng đế muốn - và tại sao lại như vậy - đã bị bỏ qua. Kết quả là cuộc Thập tự chinh nói chung được nhìn nhận là lời kêu gọi cầm vũ khí của Giáo hoàng; là việc những người lính Kitô giáo chiến đấu để tới được Jerusalem nhân danh Chúa. Câu chuyện hẳn đã trở nên như thế gần như ngay khi các hiệp sĩ đứng trước bức tường thành phố vào năm 1099, và nó đã được chấp nhận gần như đồng loạt bởi các tác giả, nghệ sĩ, đạo diễn phim và những người khác kể từ đó. Nhưng nguồn gốc thực sự của cuộc Thập tự chinh thứ nhất là bởi những gì xảy ra trong và xung quanh Constantinople vào cuối thế kỷ mười một. Cuốn sách này sẽ cho thấy cội rễ của cuộc viễn chinh không phải ở phương Tây mà là ở phương Đông.
Tại sao Alexios lại xin trợ giúp vào năm 1095? Tại sao ông lại kêu gọi Giáo hoàng, một lãnh đạo tôn giáo, người mà bản thân không có nguồn lực quân sự nào đáng kể? Sau cuộc tranh cãi ầm ĩ giữa giáo hội Công giáo La Mã và Chính thống giáo vào năm 1054(*), tại sao Urban lại sẵn lòng hỗ trợ Hoàng đế ngay từ đầu? Tại sao Alexios đợi mãi tới năm 1095 mới xin trợ giúp khi mà người Thổ đã trở thành chủ nhân Tiểu Á từ năm 1071, sau thất bại tai họa của quân đội Byzantium trong trận Manzikert?(*) Tóm lại, tại sao lại có cuộc Thập tự chinh thứ nhất?
Có hai lý do giải thích tại sao lịch sử cuộc Thập tự chinh bị bóp méo như vậy. Thứ nhất, sau khi chiếm được Jerusalem, một trường phái viết sử nhiều quyền lực ở Tây Âu, gần như áp đảo tuyệt đối là các tu sĩ và giáo sĩ, đã rất nỗ lực để nhấn mạnh vai trò trung tâm
của Giáo hoàng trong việc tổ chức cuộc viễn chinh. Điều này lần lượt được củng cố bởi việc thành lập hàng loạt nhà nước Thập tự chinh ở vùng Levant trên cơ sở các thành phố Jerusalem, Edessa, Tripoli, và hơn hết là Antioch(*). Những nhà nước mới này cần các cốt truyện lý giải cho việc chúng rơi vào quyền kiểm soát của các hiệp sĩ phương Tây. Về cả nguồn gốc cuộc Thập tự chinh và những gì diễn ra sau đó, vai trò của Byzantium và Alexios I Komnenos là cực kỳ phiền phức - không chỉ vì rất nhiều thành công của phe Thập tự chinh phải trả giá bằng tổn thất cho Đế quốc Đông La Mã. Nó còn phù hợp với các sử gia phương Tây muốn giải thích cuộc viễn chinh từ quan điểm của Giáo hoàng và giới hiệp sĩ Kitô giáo, và dẹp vị hoàng đế phương Đông sang một bên.
Lý do thứ hai dẫn tới việc tập trung sâu vào phương Tây bắt nguồn từ những vấn đề với sử liệu. Các nguồn tiếng Latin về cuộc Thập tự chinh thứ nhất không những nổi tiếng mà còn sinh động tuyệt vời. Những ghi chép như tài liệu khuyết danh Gesta Francorum một mặt kể lại những câu chuyện một chiều về lòng dũng cảm của các cá nhân như Bohemond anh hùng, mặt khác kể về Hoàng đế Alexios hủ bại và tồi tàn, tìm cách lừa gạt các chiến binh Thập tự bằng sự gian xảo và trí trá của ông. Các tác giả như Raymond xứ Aguilers(*), Albert xứ Aachen(*) và Fulcher xứ Chartres(*) cũng để lại những tư liệu không kém phần sinh động về một cuộc viễn chinh chứng kiến sự đụng độ liên tục giữa những người chỉ huy có cái tôi quá lớn, và sự lừa lọc và phản trắc là chuyện thường tình. Họ ghi lại những cuộc xung đột mà thắng bại chỉ trong gang tấc; họ cho biết tinh thần chiến đấu đã sa sút ra sao khi thủ cấp những hiệp sĩ bị bắt bị bắn ra ngoài bằng máy lăng đá vào doanh trại của phe Thập tự chinh trong những trận hãm thành; họ ghi lại nỗi kinh hoàng trước cảnh tượng các linh mục bị treo ngược trên tường thành và bị đánh đập để kích động phe phương Tây; họ kể về những nhà quý tộc mèo mỡ với phụ nữ trong những vườn cây ăn quả, rồi bị lính trinh sát người Thổ phục kích và hành quyết ghê rợn.
Ngược lại, những nguồn chính yếu của phương Đông phức tạp hơn. Vấn đề không phải là số lượng tài liệu, có rất nhiều ghi chép, thư tín, bài phát biểu, báo cáo và các tư liệu khác viết bằng tiếng Hy
Lạp, Armenia, Syria, Hebrew và A-rập mang lại cái nhìn quý giá về giai đoạn dạo đầu của cuộc Thập tự chinh. Thay vì vậy, vấn đề là những tài liệu này ít được khai thác hơn hẳn so với tài liệu tiếng Latin.
Tài liệu quan trọng và khó khăn nhất trong số này ở phương Đông là cuốn Alexiad. Được viết vào giữa thế kỷ mười hai, tác giả là con gái lớn của Alexios, Anna Komnene, tài liệu ghi chép thời kỳ trị vì của Hoàng đế này vừa bị sử dụng sai, vừa bị hiểu sai. Văn bản, được viết bằng tiếng Hy Lạp hoa mỹ, rất đa dạng về sắc thái, đầy những lời bóng gió, ám chỉ và ẩn ý dễ bị bỏ qua. Đặc biệt, ghi chép biên niên về các sự kiện của tác giả thường không đáng tin cậy: các sự kiện thường được chép sai địa điểm, bị chia ra hoặc chép trùng.
Viết gần năm thập kỷ phỏng theo những tình tiết bà mô tả, Anna Komnene có thể được tha thứ vì thỉnh thoảng nhầm lẫn về thứ tự diễn ra các sự kiện - một điểm mà chính tác giả cũng thừa nhận trong văn bản: ‘Khi tôi viết những dòng này, đã gần tới giờ phải thắp đèn lên; cây bút của tôi sột soạt chậm chạp trên tờ giấy và tôi cảm thấy quá buồn ngủ, khó thể viết thêm gì và từ ngữ cứ trôi tuột đi đâu. Tôi phải sử dụng những cái tên của bọn man rợ và buộc phải mô tả chi tiết rất nhiều sự kiện diễn ra liên tục. Kết quả là phần chính sử và biên niên hẳn sẽ trở nên rời rạc bởi sự đứt quãng. Xin những ai đã đọc sách này lượng thứ cho tôi vì chuyện đấy’25.
Hình ảnh sử gia mò mẫm với ghi chép của mình, làm việc tới tối muộn, thật cảm động và quyến rũ; nhưng chúng ta có ở đây một tư liệu, như lời xin lỗi khéo léo của tác giả về những sai sót của bà, một lời tuyên bố không nhận trách nhiệm tiêu chuẩn mà các tác giả thời cổ đại sử dụng cho tác phẩm của họ và trở thành khuôn mẫu cho cuốn Alexiad. Thật ra, tác phẩm của Anna Komnene được nghiên cứu cực kỳ kỹ lưỡng, dựa trên một thư khố ấn tượng các thư tín, tài liệu chính thức, ghi chép về chiến dịch, lịch sử gia đình, và các tư liệu thành văn khác26.
Trong khi một số vấn đề trong biên niên ký của Alexiad đã được các học giả xác định, còn nhiều điểm vẫn chưa được làm rõ. Kết quả là điều này dẫn đến những sai sót lớn trong chuỗi các sự kiện thường được chấp nhận là đã diễn ra dưới thời cai trị của Alexios I
Komnenos. Mối quan ngại đáng kể nhất ở đây là tình trạng của vùng Tiểu Á ngay trước cuộc Thập tự chinh. Bức tranh được trình bày trong ghi chép của Anna Komnene gây lầm lạc; trên thực tế, việc đánh giá lại cẩn trọng chính cuốn Alexiad - kèm theo các nguồn tư liệu khác - làm phát lộ những kết luận đáng giật mình, trái ngược với quan điểm được xác lập lâu nay.
Trong quá khứ, người ta cho rằng Hoàng đế Byzantium có thể đã viện đến sự trợ giúp từ phương Tây để tiến hành một cuộc tái chiếm nhiều tham vọng và may rủi với vùng Tiểu Á ở thế mạnh. Thực tế rất khác. Lời kêu gọi giúp đỡ của ông là nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của một nhà cai trị mà chế độ và đế chế của ông đang lung lay tới mức bên bờ vực sụp đổ.
Việc tình hình ở Tiểu Á ngay trước cuộc Thập tự chinh thứ nhất không được hiểu chính xác trước đây là cực kỳ quan trọng. Những hiệp sĩ tiến về phương Đông để đối đầu với người Thổ, kẻ thù đáng gờm, những kẻ đã đánh gục Đế chế Byzantium. Ban đầu thuộc một liên hiệp bộ lạc Oguzz mà các sử gia A-rập xác định là ở phía đông biển Caspi, những người Thổ là dân thảo nguyên mà sức mạnh quân sự giúp họ tạo ra ảnh hưởng ngày càng lớn với Đế quốc Hồi giáo ở Baghdad khi đế quốc này tan rã vào cuối thế kỷ mười(*). Từ những năm 1030, không lâu sau khi đón nhận đạo Hồi, những người Thổ là lực lượng áp đảo trong vùng này, không đầy một thế hệ sau, họ trở thành chủ nhân của chính Baghdad và thủ lĩnh của họ, Tughril Beg(*), được caliph phong làm sultan(*) với đầy đủ quyền hạn hành pháp.
Công cuộc Tây tiến của người Thổ là không ngừng nghỉ. Những cuộc cướp phá nhanh chóng bắt đầu ở vùng Caucasus và Tiểu Á, gây ra cảnh hỗn loạn và hoảng loạn trong dân địa phương. Người Thổ di chuyển rất nhanh và gần như không dấu vết trên lưng những con ngựa lùn Trung Á mà sức mạnh và sự bền bỉ của chúng khiến chúng rất hợp với địa hình đồi núi và nhiều thung lũng dốc của vùng này; những con ngựa nhanh như đại bàng, bốn vó cứng như đá, theo một nguồn tư liệu. Các ghi chép nói người Thổ đã tấn công những kẻ họ gặp trên đường như bầy sói ngấu nghiến miếng mồi27.
Tới thời điểm diễn ra bài phát biểu của Urban ở Clermont, người Thổ đã hủy diệt cơ cấu quản lý hành chính và quân sự hàng tỉnh ở Anatolia, vốn đã tồn tại hàng thế kỷ, và chiếm được một số thành phố quan trọng nhất với Kitô giáo thời kỳ đầu: những nơi như Ephesus(*), quê hương của Thánh sử John(*), Nicaea(*), nơi diễn ra công đồng nổi tiếng thời kỳ đầu, và Antioch, giáo phận của chính Thánh Peter(*), đều đã mất vào tay người Thổ trong những năm trước cuộc Thập tự chinh. Do đó, không có gì lạ khi Giáo hoàng kêu gọi cứu viện cho giáo hội phương Đông trong những bài phát biểu và thư tín của ông giữa những năm 1090.
Có thể hiểu bối cảnh của cuộc Thập tự chinh thứ nhất không phải từ dưới chân những ngọn đồi ở Clermont hay ở Vatican, mà là ở Tiểu Á và Constantinople. Trong một thời gian dài, câu chuyện về cuộc Thập tự chinh bị thống trị bởi những tiếng nói phương Tây. Nhưng các hiệp sĩ lên đường với kỳ vọng cao ngút vào năm 1096 thực ra là để phản ứng lại một cuộc khủng hoảng đang tăng tốc ở bên kia Địa Trung Hải. Sự sụp đổ về quân sự, nội chiến và những âm mưu đảo chính đã đẩy Đế quốc Byzantium đến bên bờ vực. Alexios I Komnenos đã buộc phải cầu viện phương Tây, và lời kêu gọi của ông với Giáo hoàng Urban II trở thành chất xúc tác cho tất cả những gì tiếp nối.
CHƯƠNG 1
CHÂU ÂU TRONG KHỦNG HOẢNG
Cuộc thập tự chinh thứ nhất định nghĩa thời Trung cổ. Nó thiết lập một bản sắc chung cho giới hiệp sĩ châu Âu, gắn chặt vào đức tin Kitô giáo. Nó ảnh hưởng lên hành vi, khi sự sùng tín và phụng sự tôn giáo nổi lên là những phẩm chất cá nhân được trọng vọng, được ca tụng trong những vần thơ, đoạn văn, bài hát, và bức tranh. Nó lý tưởng hóa ý niệm người hiệp sĩ kính tín, chiến đấu vì Chúa Trời. Nó xác lập địa vị của Giáo hoàng không chỉ là một thủ lĩnh tinh thần, mà còn là một thủ lĩnh chính trị quan trọng. Nó trao cho những công quốc phương Tây một mục đích chung, tạo ra khuôn khổ mà trong đó việc bảo vệ giáo hội không chỉ là đáng mong muốn, mà còn là một nghĩa vụ. Chính từ cuộc Thập tự chinh thứ nhất đã nổi lên những ý tưởng và cấu trúc định hình châu Âu cho tới thời Kháng cách(*).
Thật trớ trêu, bản thân cuộc Thập tự chinh là sản phẩm của sự bất hòa và chia rẽ, bởi châu Âu đang đầy rạn nứt vì những đảo lộn và khủng hoảng vào nửa sau thế kỷ mười một. Đó là thời điểm của những cuộc chinh phạt và biến động khắp châu lục. Nước Anh đang bị người Norman chiếm đóng, sau khi phải nỗ lực ứng phó với những cuộc tấn công không ngừng nghỉ từ Scandinavia. Apulia, Calabria và Sicily cũng đang trong quá trình thay đổi bởi di dân từ Normandy, đầu tiên là lính đánh thuê, rồi sau đó là những kẻ cơ hội đổ về vì những phần thưởng tiền bạc béo bở ở miền Nam. Tây Ban Nha đang trong quá trình chuyển giao, những người Hồi giáo chiếm đóng đang bị tống khứ ra khỏi hết thành phố này tới thành phố khác sau hơn ba thế kỷ kiểm soát bán đảo. Đức cũng đang đầy biến động, với những cuộc nổi dậy lớn nổ ra thường xuyên chống lại giới
cai trị. Trong khi đó, Đế quốc Byzantium đang chịu sức ép liên tục, biên giới phía bắc, đông và tây của họ đều bị đe dọa, tấn công và tràn ngập bởi những láng giềng ngày càng hung hãn.
Thế kỷ mười một cũng là thời điểm nổ ra tranh chấp dữ dội giữa định chế Giáo hoàng và những nhân vật quyền lực lớn của châu Âu, khi những nhà cai trị bị rút phép thông công một cách đầy kịch tính, rồi đôi khi lại được phục hồi, để rồi lại bị tống cổ ra khỏi giáo đoàn lần nữa. Gần như mọi nhân vật chủ chốt của giai đoạn này - Henry IV của Đức(*), Philip I của Pháp(*), vua Harold của Anh(*), và Hoàng đế Byzantium Alexios I Komnenos và Công tước người Norman Robert Guiscardi(*). đều từng bị Giáo hoàng rút phép thông công ít nhất một lần khi định chế Giáo hoàng tìm cách áp đặt quyền hành lên thế giới thế tục.
Sự chia rẽ lớn tới mức thậm chí bên trong giáo hội vào cuối thế kỷ mười một còn có những Giáo hoàng kình chống nhau, mỗi người đều tự nhận mình là người thừa kế chính thống của ngại Thánh Peter(*) và được ủng hộ bởi những hội đồng giáo sĩ kình địch nhau tự nhận mình mới có quyền bầu cử chính danh. Rồi còn có giáo hội Byzantium, vốn chống đối quyết liệt cách hành đạo và giảng đạo tiêu chuẩn ở phương Tây, và đang trong tình trạng ly giáo với định chế Giáo hoàng. Nhưng tranh chấp độc hại và lâu dài nhất bao phủ cả châu Âu thời kỳ này đe dọa chính sự sinh tồn của giáo hội như một tổng thể: xung đột lớn đã hủy hoại mối quan hệ giữa Giáo hoàng Gregory VII(*) và người quyền lực nhất ở châu Âu, Henry IV của Đức. Những người tiền nhiệm của Henry đã xác lập sự kiểm soát với miền Bắc Ý và tự xưng là Hoàng đế La Mã Thần thánh vào những năm 960; kết quả là họ chú ý sát sao và cẩn trọng tới định chế Giáo hoàng, duy trì quyền được can thiệp vào những cuộc bầu Giáo hoàng. Mối quan hệ giữa Gregory VII và Henry IV bắt đầu trở nên khá hứa hẹn sau việc bổ nhiệm Gregory vào tháng 4 năm 1073, ‘một người sùng đạo, am hiểu kiến thức cả hai bề [đạo và đời], một người bảo vệ lẽ công bằng và công chính ưu việt nhất, mạnh mẽ trong nghịch cảnh… trọng danh dự, khiêm nhường, chín chắn, liêm khiết, dễ mến’1. Giáo hoàng thấy rất được khích lệ từ thông điệp Hoàng đế gửi ông sau khi ông đắc cử. Henry, theo lời thư ông viết
cho một người ủng hộ, đã gửi tới cho chúng ta những lời lẽ dễ chịu và tuân phục, và chúng ta phải nhớ rằng cả ông ấy lẫn những người tiền nhiệm đều chưa bao giờ thư từ gì cho các giám mục Rome’2.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, mối quan hệ bắt đầu xấu đi. Thậm chí từ trước khi trở thành Giáo hoàng, Gregory đã là một người thực dụng với quan điểm mạnh mẽ về việc cải cách giáo hội và tập trung quyền lực vào tay Rome hiệu quả hơn. Điều đặc biệt đáng quan ngại là vấn đề bổ nhiệm các vị trí cấp cao trong giáo hội, nhiều chức vụ đang bị rao bán trong tình trạng gần như là tham nhũng có tổ chức. Một số vị trí cấp cao đi kèm những khoản thu nhập béo bở cũng như ảnh hưởng và quyền lực, khiến chúng rất đáng thèm muốn - là phần thưởng hữu ích trong tay những nhà cai trị hùng mạnh3.
Những cố gắng cải cách của Gregory bằng việc cấm mua bán chức tước trong giáo hội và sự khẳng định rằng chỉ mình ông có quyền bổ nhiệm các vị trí đó khiến ông ắt phải đụng độ với Henry, người rất bực dọc vì sự can thiệp của Giáo hoàng vào các vấn đề của giáo hội Đức. Tới năm 1076, mối quan hệ đã đổ vỡ tới mức Giáo hoàng rút phép thông công của Henry, tuyên bố rằng nhân danh Đức Chúa Toàn năng, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh thần, bởi quyền năng và quyền hành của người, ta chối bỏ vua Henry, con trai của Hoàng đế Henry, kẻ hãnh tiến chưa từng thấy, kẻ chống lại giáo hội của mình, những người cai quản toàn bộ vương quốc của người Đức và người Ý, và ta giải trách nhiệm cho mọi Kitô hữu khỏi mọi ràng buộc qua những thề thốt mà họ từng tuyên thệ, hay sẽ tuyên thệ, với ông ta; và ta cấm đoán bất kỳ kẻ nào phụng sự ông ta như một vị vua4.
Không có gì ngạc nhiên, quyết định đó làm bùng lên căng thẳng, và những người ủng hộ Henry tuyên bố Giáo hoàng là tội đồ và các linh mục trung thành với nhà quân chủ Đức ra tuyên bố rút phép thông công của chính Giáo hoàng5. Dù hai người có giai đoạn hòa giải ngắn vào thời điểm sau những năm 1070, mối quan hệ của họ đổ vỡ một lần nữa và lần này là vĩnh viễn sau khi Giáo hoàng quyết định ủng hộ những kẻ thù hùng mạnh của Hoàng đế ở Đức, những người đang tìm cách lật đổ ông. Sau khi Gregory ủng hộ một địch thủ của Hoàng đế tuyên bố sẽ giành lại ngai vàng, ca ngợi sự khiêm
nhường, tuân phục và tình yêu lẽ công chính của người này trái với sự hãnh tiến, bất tuân và lừa lọc của Henry, Hoàng đế đã có những động thái quyết liệt6.
Các linh mục ở Đức và Bắc Ý được triệu tập tới một công đồng ở Brixen vào tháng 6 năm 1080. Ở đó, công đồng đề xuất phải trục xuất Gregory khỏi Rome bằng vũ lực và thay thế ông bằng một Giáo hoàng ‘chính thống’. Wibert, tổng giám mục Ravenna(*), được đề cử làm Giáo hoàng đắc cử, với lễ tựu nhiệm sẽ diễn ra ở Rome mùa xuân năm sau. Sau khi bị trì hoãn vì những cuộc nổi dậy ở Đức, Henry IV cuối cùng đã hành quân sang Ý, tiến về Rome và chiếm thành phố này vào năm 1084. Wibert ngay lập tức được đưa lên làm Giáo hoàng Clement III ở Vương cung Thánh đường Thánh Peter. Một tuần sau, chính Henry đăng cơ Hoàng đế La Mã Thần thánh. Chúng ta đã được Giáo hoàng Clement tấn phong, ông viết, và đã là đấng Hoàng đế được thánh hóa với sự chấp thuận của toàn dân Rome vào Ngày Thánh của Lễ Phục sinh trong niềm hân hoan của toàn dân Rome’8.
Việc đưa Clement lên làm Giáo hoàng Đối lập, tuyên xưng là người thừa kế đích thực của ngai tòa Thánh Peter và sự ủng hộ của một nhóm lớn các giáo sĩ cấp cao đe dọa chia đôi giáo hội La Mã. Dù bản thân Gregory trốn lánh ở Lateran và cuối cùng thoát được khỏi Rome tới Salerno, nơi ông chết trong cảnh lưu vong vào năm 1085, sự bất trắc và hỗn loạn tiếp tục che phủ định chế Giáo hoàng. Phải mất gần một năm mới có người kế vị thay cho Gregory VII, và ngay cả khi đó, ứng viên được lựa chọn làm Giáo hoàng, Victor III(*), phải ít nhiều được đưa lên bằng vũ lực. Ông qua đời chỉ mười tám tháng sau khi tựu nhiệm, dẫn tới một cuộc bầu cử mới và lại càng gây ra thêm những đảo lộn. Vào tháng 3 năm 1088, Odo, tức hồng y giám mục Ostia, lên làm Giáo hoàng, lấy tên Urban II; nhưng ông không được công nhận ở những vùng đất thuộc quyền Henry IV ở Đức hay Bắc Ý. Giáo hội rơi vào cảnh thất tán.
Sự ly giáo trong giáo hội phương Tây không hề có dấu hiệu giảm xuống trong những năm tiếp theo. Trong thập niên trước hội nghị Clermont vào năm 1095, Clement III - chứ không phải Urban II - mới là người ở vị thế mạnh hơn. Xét cho cùng, Urban II thậm chí
hiếm khi vào được bên trong tường thành Rome trong những năm đầu ông làm Giáo hoàng: ngay cả cuộc bầu cử ông cũng diễn ra ở Terracina, cách rất xa Thành phố Vĩnh Hằng, vốn vẫn nằm chắc trong tay những lực lượng trung thành với Hoàng đế. Dù ông đã vào được Rome một thời gian ngắn năm 1089, và ăn mừng với một cuộc diễu hành, một thánh lễ tựu nhiệm và tuyên bố hiến chế, ông lại nhanh chóng rút lui, không dám ở lại thành phố quá lâu9. Khi trở lại vào Giáng sinh các năm 1091 và 1092, ông buộc phải dựng trại bên ngoài tường thành, không thể thực thi những phận sự cơ bản nhất của Giáo hoàng, bao gồm cử hành thánh lễ ở Vương cung Thánh đường Thánh Peter10.
Ý tưởng Urban có thể lay động và truyền cảm hứng để các hiệp sĩ Kitô giáo châu Âu đồng loạt đứng lên, cầm lấy vũ khí và hành quân về Jerusalem hẳn là nực cười vào lúc ông được bầu lên. Dù Giáo hoàng dõi theo sát sao các diễn biến ở Tây Ban Nha, nơi phe Kitô giáo đang đẩy lui phe Hồi giáo, ông chẳng thể làm gì nhiều ngoài việc gửi đi những lá thư cổ vũ và khuyến khích đầy nhiệt tình11. Nhưng bởi tình trạng gay go của Urban ở ngay thành phố của ông, mối lo lắng của ông về số phận những tín hữu ở phương Đông, trong khi có thể là chân thành, sẽ không có mấy sức nặng và ảnh hưởng trong một thế giới mà ông đang phải chật vật tìm kiếm người ủng hộ thậm chí là ở Rome, chứ đừng nói là ở những nơi khác tại châu Âu.
Trái lại, Clement III không ngừng củng cố vị trí người đứng đầu chính thống Giáo hội Công giáo của ông. Vào cuối những năm 1080, ông gửi hàng loạt thư cho Lanfranc, tổng giám mục Canterbury(*), mời ông này tới Rome, yêu cầu nộp khoản thuế Peter(*) cho ông, và đề nghị can thiệp vào những tranh chấp ở Anh. Ông cũng hối thúc vua Anh và các giám mục hỗ trợ Giáo hội Mẹ12. Clement đã liên lạc với người Serbia, xác nhận việc bổ nhiệm giáo sĩ ở đó và gửi thánh y đặc biệt của giáo hội, một áo bào tổng giám mục, cho tổng giám mục Antivari13. Ông còn liên lạc với người đứng đầu giáo hội ở Kiev, kinh đô của nước Nga Trung cổ, gửi những sứ điệp thiện chí tới cho ông này14. Ông đã hành xử đúng như một Giáo hoàng phải hành xử:
liên lạc, tư vấn và hỗ trợ trực tiếp cho những nhân vật hàng đầu của thế giới Kitô giáo. Chính Clement III, chứ không phải Urban, mới là người có vẻ sẽ có bài phát biểu dẫn tới phản ứng có thể đã hợp nhất giáo hội vào giữa những năm 1090.
Lợi thế thực sự của Urban II so với địch thủ là mối quan hệ của ông với giáo hội phương Đông - dù bản thân điều này không hề dễ dàng. Ban đầu, Rome và Constantinople là hai trong năm tòa giám mục chính yếu của thế giới Kitô giáo, cùng với Antioch, Alexandria và Jerusalem. Sự sụp đổ của ba tòa giám mục sau vì những cuộc chinh phạt của người Hồi giáo vào thế kỷ bảy đã nâng địa vị hai thành phố còn lại lên và biến chúng thành kình địch. Những tranh cãi về tầm quan trọng tương đối của chúng, cũng như về những vấn đề giáo lý và hành đạo, thường xuyên nổ ra, và những trao đổi đầy giận dữ giữa Giáo hoàng Nicholas I(*) và người đứng đầu giáo hội ở Constantinople, Thượng phụ Photios(*), đã khiến mối quan hệ đặc biệt xấu đi vào thế kỷ chín.
Tuy nhiên, thường thì thời gian làm dịu đi căng thẳng và những tranh cãi này lại bị đứt gánh qua các giai đoạn hợp tác kéo dài. Một văn bản viết tay của Byzantium thế kỷ mười cho thấy thư gửi từ Hoàng đế ở Constantinople cho Giáo hoàng phải theo khuôn mẫu thế nào: Nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh thần, Đức Chúa toàn năng và duy nhất của chúng ta. [để trống tên] và [để trống tên], Hoàng đế của người La Mã, người kính tín với Đức Chúa, gửi [để trống tên], Giáo hoàng chí thánh của Rome và đức cha tinh thần của chúng ta. Tương tự, những cụm từ lễ nghi dùng trong thư gửi cho Hoàng đế cũng được các sứ thần từ Rome sử dụng15. Những công thức này cho thấy sự hợp tác giữa phương Đông và phương Tây là điều bình thường chứ không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ mười một, mối quan hệ giữa Rome và Constantinople đổ vỡ. Một sứ bộ do Giáo hoàng Leo IX(*) cử đi vào năm 1054 nhằm tìm hiểu những lợi ích chung ở Ý, nơi Byzantium kiểm soát các vùng Apulia và Calabria, chệch hướng nghiêm trọng. Những cuộc thương lượng bắt đầu đã chệch choạc, khi cuộc thảo luận không hướng tới mối liên minh khả dĩ mà lại nhắm vào các khác
biệt giữa nghi lễ kiểu Latin và Hy Lạp khi tổ chức lễ ban Thánh thể. Như nguồn tư liệu đầy kích động đấy cho thấy, việc dùng bánh mì lên men hay không lên men thay cho mình Chúa trong lễ ban Thánh thể trở thành vấn đề tranh cãi thực sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là việc bổ sung mục filioque vào Kinh Tin Kính Nicea, qua đó tuyên bố Chúa Thánh thần xuất phát không chỉ từ Chúa Cha, mà cả Chúa Con. Ban đầu được đề xuất vào thế kỷ sáu qua một công đồng ở Tây Ban Nha, mà quan trọng là công đồng này không có sự tham dự của nhiều giáo sĩ cấp cao, filioque thậm chí lúc đầu bị chính Giáo hoàng lên án. Tuy nhiên, mục filioque gây tranh cãi đó trở nên ngày càng phổ biến trong một thế giới mà việc hành đạo không phải lúc nào cũng dễ cai quản. Tới đầu thế kỷ mười một, nó được sử dụng rộng rãi tới mức được chấp nhận chính thức là một phần tiêu chuẩn của Kinh Tin Kính Nicea. Việc Rome bổ sung mục này đã gây ra phản ứng giận dữ từ đông Địa Trung Hải, quan trọng nhất là từ Constantinople(*).
Sau khi sứ bộ tới kinh đô của Byzantium, cuộc khủng hoảng nhanh chóng bắt đầu. Vào ngày 16 tháng 7 năm 1054, sứ thần của Giáo hoàng, hồng y Humbert xứ Silva Candida(*), cùng những đại diện khác từ Rome, sải bước trong nhà thờ lớn Hagia Sophia ở Constantinople khi lễ ban Thánh thể đang diễn ra. Trong một khoảnh khắc kịch tính, họ bước thẳng lên phía trước nhà thờ, không dừng lại để cầu nguyện. Trước các giáo sĩ và giáo đoàn, họ lấy ra một tài liệu và ngang nhiên đặt nó lên bệ thờ. Tài liệu đó viết rằng Thượng phụ Constantinople đã lạm dụng địa vị của mình và là kẻ có tội vì nhiều sai sót trong đức tin và việc giảng đạo. Ông bị rút phép thông công ngay lập tức, sẽ phải chịu đau khổ với những kẻ dị giáo tồi tệ nhất trong địa ngục, kèm một danh sách được liệt kê tỉ mỉ. Thượng phụ và những người ủng hộ ông sẽ phải chịu sự kết án đời đời, phải chịu hình của chính Quỷ satan và những bầy tôi của hắn, trừ khi ông ta chịu ăn năn hối lỗi. Amen, Amen, Amen. Sau đó, Humbert quay lưng và bước ra khỏi nhà thờ, chỉ dừng lại để phủi đất trên đôi dép khi ông đã tới cửa Hagia Sophia. Rồi ông quay sang giáo đoàn và tuyên bố nghiêm trang: ‘Hãy để Chúa thấy và phán xử’16.
Đó là cơn bĩ cực trong mối quan hệ giữa Rome và Constantinople, tới ngày nay vẫn được gọi là biến cố Đại Ly giáo. Sự thù địch giữa phương Đông và phương Tây giờ gần như đã được thể chế hóa. Lấy ví dụ, vào năm 1078, Gregory VII ra lệnh rút phép thông công của Nikephoros III Botaneiates(*), dù vị hoàng đế mới chẳng hề có liên lạc gì với Rome; ba năm sau, Giáo hoàng lại làm điều tương tự với Alexios I Komnenos sau khi Alexios I lật đổ Nikephoros”. Cũng khoảng thời gian đó, Giáo hoàng không chỉ chuẩn y một cuộc tấn công Byzantium, mà còn ban cho người chỉ huy cuộc tấn công đó một lá cờ để mang theo trong chiến trận. Ông thậm chí còn đi xa tới mức chuẩn y cho Robert Guiscard, người tổ chức cuộc tấn công, trở thành ứng viên chính danh cho chính ngôi Hoàng đế ở Constantinople, dù nhân vật người Norman không hề có quyền gì với ngôi Hoàng đế, cũng như không thể có khả năng thực tế trở thành Hoàng đế18.
Điều này khiến lời kêu gọi cầm vũ khí của Urban ở Clermont trở nên hết sức rõ ràng. Như các nguồn tư liệu đương thời vào cuối năm 1095 và đầu năm 1096 nói rõ, Giáo hoàng đã tỉ mỉ lôi kéo sự chú ý tới nỗi thống khổ của Kitô hữu ở vùng Tiểu Á và sự truy bức các nhà thờ ở phương Đông - tức các nhà thờ theo nghi lễ kiểu Hy Lạp19. Điều gì đã dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn này trong quan hệ giữa Rome và Constantinople? Lý do dẫn tới sự dịch chuyển phi thường này là ở cuộc tranh đấu giành quyền kiểm soát giáo hội như một tổng thể vào giai đoạn sau thế kỷ mười một và nhất là bởi vị thế yếu ớt của Urban ở phương Tây.
Khi trở thành Giáo hoàng, Urban hiểu rõ ông đang lép vế so với Clement III và người bảo trợ của ông này là Henry IV; ông buộc phải tìm kiếm liên minh ở những nơi mình có thể. Một trong những bước đi đầu tiên của ông là hòa giải với Constantinople. Không lâu sau khi ông được bầu lên vào năm 1088, Giáo hoàng cử một phái bộ nhỏ tới kinh đô đế quốc nhằm thảo luận về những chủ đề nhạy cảm đã dẫn tới sự phân liệt ba thập kỷ trước. Sau khi được Hoàng đế đón tiếp, họ trình bày những vấn đề đó ‘một cách nhẹ nhàng và đầy tình cha con’, theo lời một nhà bình luận đương thời, bao gồm các chủ đề như việc sử dụng bánh mì lên men kiểu Hy Lạp, cũng như
việc loại tên Giáo hoàng khỏi bức khắc song bản ở Constantinople, trên đó có những danh sách các giám mục, dù còn sống hay đã qua đời, được cho là hòa hợp với giáo hội phương Đông20.
Hoàng đế Alexios I là một cựu tướng lĩnh có lối sống thanh đạm và khắt khe về đức tin của mình - một người sẽ thức tới khuya cùng vợ chìm đắm trong việc nghiền ngẫm Thánh Kinh, theo lời kể của người con gái lớn21. Ông lắng nghe những sứ thần của Giáo hoàng và ra lệnh tổ chức một công đồng để thảo luận những bất bình của họ, bao gồm lời khiếu nại rằng các nhà thờ theo nghi lễ kiểu Latin ở kinh đô bị đóng cửa, khiến người phương Tây sống ở thành phố không có chỗ thờ phụng. Đích thân Hoàng đế chủ trì một hội nghị có sự tham gia của các Thượng phụ Constantinople và Antioch, hai tổng giám mục và mười tám giám mục, và yêu cầu được xem các tài liệu liên quan tới quyết định gạch tên Giáo hoàng khỏi bức khắc song bản. Khi được thông báo là không có những tài liệu như thế, và hơn nữa có vẻ như trong kinh sách không có gì là cơ sở cho việc thiếu tên Giáo hoàng trên đó, ông đã ra lệnh ghi tên Giáo hoàng vào lại, theo tập tục truyền thống22.
Alexios còn làm nhiều hơn thế. Qua phái bộ, Hoàng đế hối thúc Giáo hoàng tới Constantinople để chấm dứt những tranh cãi từng gây quá nhiều thiệt hại cho giáo hội trong quá khứ. Trong một tài liệu đóng dấu bằng ấn triện, ông cho rằng cần tổ chức một công đồng đặc biệt, bao gồm các giáo sĩ cấp cao Hy Lạp và Latin, để thảo luận những điểm khác biệt lớn. Về phần mình, Hoàng đế hứa sẽ tuân theo những kết luận đạt được từ công đồng để đạt tới một định nghĩa thống nhất về Giáo hội của Chúa23.
Thượng phụ Constantinople, Nicholas III Grammatikos(*), sau đó viết một lá thư khác cho Giáo hoàng vào tháng 10 năm 1089, bày tỏ vui mừng vì Urban đã nhiệt tình dàn xếp những tranh cãi của giáo hội. Giáo hoàng đã sai, Nicholas viết đầy lịch thiệp, khi nghĩ rằng cá nhân vị Thượng phụ lại đi thù ghét những Kitô hữu Latin. Ông cũng đã lầm khi nghĩ rằng các nhà thờ thực hành nghi lễ kiểu phương Tây ở kinh đô bị đóng cửa; thật ra, người phương Tây sống ở Constantinople được phép hành lễ sử dụng nghi lễ kiểu Latin. ‘Thành
tâm khẩn ý, chúng tôi khát khao sự thống nhất của giáo hội, hơn bất kỳ điều gì khác, Nicholas viết24.
Những động thái này lại mở ra đối thoại với Rome và mở đường cho sự tái tổ chức lớn ở Đế quốc Byzantium ngay trước cuộc Thập tự chinh thứ nhất. Một giáo sĩ Byzantium cấp cao, Theophylact Hephaistos, được giao chuẩn bị một tài liệu chủ ý hạ thấp tầm quan trọng của những khác biệt giữa các tập tục Hy Lạp và Latin và xoa dịu những phản đối ở giáo hội phương Đông. Ông viết rằng nhiều người quá nhỏ nhen. Các linh mục Latin chay tịnh vào thứ Bảy, thay vì vào Chúa nhật; họ ăn chay không đúng vào thời gian Lễ Tro, họ không nghĩ tới việc đeo nhẫn, rồi còn cắt tóc và cạo râu; họ không mặc đồ đen khi làm nghi thức tế lễ mà mặc áo lễ bằng lụa nhiều màu sắc; họ không quỳ gối đúng khi làm lễ; và không giống các tu sĩ Hy Lạp vốn là những người ăn chay ngặt nghèo, các tu sĩ Latin thích ăn mỡ và đủ loại thịt. Tất cả những vấn đề đó đều dễ giải quyết, theo lời vị giáo sĩ, tương tự là câu hỏi về bánh mì lên men sử dụng cho lễ ban Thánh thể25. Ông công nhận việc mục filioque được thêm vào Kinh Tin Kính Nicea là chuyện khác và là vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều, và những ai chấp nhận mục đó sẽ chìm vào lửa địa ngục26. Dẫu vậy, ông vẫn hy vọng rằng mục đó sẽ bị xóa bỏ27.
Sự tái định vị lập trường này là nhằm thu hẹp khoảng cách giữa Constantinople và Rome, không chỉ trong các vấn đề tôn giáo, mà còn để mở đường cho một liên minh chính trị và thậm chí là quân sự. Đó là cột mốc tối quan trọng khi tìm hiểu căn nguyên của cuộc Thập tự chinh thứ nhất, và là điều kiện tiên quyết cho lời hiệu triệu của Giáo hoàng với giới hiệp sĩ châu Âu, kêu gọi họ hành quân để bảo vệ Byzantium chỉ vài năm sau đó.
Urban phản ứng nhanh chóng với những tín hiệu tích cực từ Constantinople. Ông đi về phương Nam để gặp gỡ một trong số ít những người ủng hộ ông, Bá tước Roger xứ Sicily(*), và muốn được ông nhất trí trong việc cải thiện quan hệ với Byzantium. Roger từ lâu đã lo ngại sự can thiệp hung hăng của Henry IV ở Ý. Vào giữa những năm 1080, một số người ủng hộ Hoàng đế Đức đã kêu gọi Henry tiến về Constantinople và rồi về Jerusalem, nơi những lễ đăng cơ vinh quang đang chờ đợi ông; trên hành trình đó, ông cũng nên
chiếm luôn vùng đất của người Norman bằng cách kiểm soát Apulia và Calabria, những vùng đất của Roger28. Roger đáp lại dứt khoát khi ông nghe lời mời của Alexios về việc tổ chức cộng đồng để sửa chữa mối quan hệ: Giáo hoàng phải tham dự, và chấm dứt cuộc Đại Ly giáo của giáo hội29.
Đó chính xác là những gì Urban muốn nghe: nó cho ông cơ hội đóng vai trò người nhất thống giáo hội. Trong bối cảnh cuộc tranh đấu của ông với Clement III, bước đột phá này của Urban sẽ là vô giá - và Clement biết điều đó. Ông biết được những trao đổi giữa kình địch của ông với Constantinople nhờ Basil xứ Calabria, một giáo sĩ Byzantium có quan điểm cứng rắn đang bất mãn vì bị Urban ngăn trở đảm nhận địa hạt giám mục của ông ở miền Nam Ý. Basil từng có mặt ở Công đồng Melfi vào mùa thu năm 1089 khi kết luận rõ ràng ở đó là ông sẽ được đảm nhiệm vùng Reggio nếu công nhận quyền hành của Giáo hoàng. Khó thể chấp nhận khi hai đồng sự khác của ông đã khuất phục đòi hỏi đó, Basil nổi cơn thịnh nộ30. Trong mắt ông, Urban không xứng đáng với ngôi Giáo hoàng, chẳng khác gì người tiền nhiệm đáng bị nguyền rủa ba lần Gregory VII của ông. Ông viết cho Thượng phụ Constantinople mô tả Giáo hoàng là loài chó sói hèn nhát bỏ chạy khi đối mặt với những câu hỏi cơ bản nhất về giáo lý Kitô. Ông ta cũng là một kẻ dị giáo đã bán những vị trí cấp cao trong giáo hội cho kẻ trả giá cao nhất31.
Những bất bình cá nhân của Basil che giấu thực tế rằng Công đồng Melfi là một thời khắc quan trọng để tái thiết quan hệ giữa Rome và Constantinople. Những gì Basil thấy là sự phục tùng không thể tha thứ của các đồng sự nhằm được đảm nhiệm các địa phận giám mục Rossano và Santa Severina thực ra nhiều khả năng là những trường hợp quan trọng cho thấy sự hợp tác mới giữa Giáo hoàng và Byzantium ở miền Nam Ý32.
Dẫu vậy Basil vẫn quyết định tự mình hành động. Ngay khi biết được những động thái hòa giải ở Constantinople, ông liên lạc với Clement III. Vị Giáo hoàng Đối lập(*) hồi đáp ngay lập tức. ‘Xin hãy gửi ngay cho chúng tôi lá thư từ người huynh đệ Thượng phụ Đại kết thành Constantinople mà ngài đã đề cập’, ý nói những chỉ thị mà
Basil đã nhận được về việc hòa giải với Rome. ‘Chúng tôi phải hồi đáp cho ông ấy về chủ đề này với mối bận tâm lớn như thế; ông ấy phải biết rằng chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng - vì cả chúng tôi nữa, cũng mong muốn, và chào đón hòa bình và nhất thống’33. Clement an ủi Basil về những bất bình của ông, hứa với ông rằng tình hình sẽ nhanh chóng xoay chuyển có lợi cho ông34. Nhưng nếu Clement quả có bắt đầu cuộc đối thoại của chính ông với Constantinople, thì cuộc đối thoại đó không tiến xa. Dù ông đã bày tỏ mối bận tâm về việc xây dựng quan hệ với giáo hội Hy Lạp - ông viết cho John, tổng giám mục của Kiev, và là người sinh ở Byzantium, nêu ra triển vọng về mối quan hệ gần gũi hơn với giáo hội Hy Lạp - lời đề nghị của ông chẳng đi tới đâu. Với Alexios, Urban là một đồng minh hấp dẫn hơn nhân vật được nước Đức ủng hộ35.
Vì một lẽ, Urban vẫn còn nhiều ảnh hưởng ở miền Nam Ý, vùng đã do Byzantium kiểm soát hàng thế kỷ cho tới khi đổi chủ trong những năm 1050 và 1060 vào tay những kẻ chinh phạt người Norman, những kẻ mà quyền lực của họ mở rộng, theo lời Anna Komnene, như chứng hoại thư - ‘như chứng hoại thư, một khi đã bám vào cơ thể, không bao giờ ngừng lại cho tới khi đã xâm nhập và hủy diệt hoàn toàn cơ thể đó’36. Dù việc mất Bari vào tay người Norman vào năm 1071 đã kết thúc nền cai trị của đế quốc ở vùng Apulia và Calabria trong nhục nhã, những tỉnh này vẫn là nơi sinh sống của những người chủ yếu nói tiếng Hy Lạp cố nhiên hướng về Constantinople. Mối quan hệ này giờ lại được kích hoạt sau sự dàn hòa giữa Rome và Constantinople. Kể từ cuộc chinh phạt của người Norman, các bản chúc thư, khế ước mua bán và các tài liệu chính thức khác giờ kèm theo tên của công tước người Norman để ghi nhận ngày tháng. Nhưng từ đầu những năm 1090, tên của Alexios và niên hiệu của ông bắt đầu xuất hiện ngày càng thường xuyên, một dấu hiệu rõ ràng là dân địa phương lại đang hướng tới sự lãnh đạo của Hoàng đế37. Cuộc hòa giải với Byzantium tiến thêm một bước khi Urban dỡ bỏ lệnh rút phép thông công với Alexios, được ban ra năm 108138.
Còn có những dấu hiệu khác về sự trùng khớp lợi ích giữa phương Đông và phương Tây. Vào đầu những năm 1090, tu viện Hy
Lạp San Filippo di Fragalà nhận được nhiều lợi ích đột biến. Một số nhà thờ được đặt dưới quyền tu viện và đất đai được trao cho cộng đồng các tu sĩ ở đó qua Bá tước Roger xứ Sicily, người đã ra một sắc lệnh nói tu viện sẽ không phải chịu sự can thiệp của các giáo sĩ Latin nữa, cũng như của các ‘nam tước, strategoi(*), tử tước cũng như những người khác’39. Và còn có ví dụ về sự hợp tác quan trọng ở những lĩnh vực khác nữa, nhất là các vấn đề quân sự. Đối mặt với một cuộc xâm lăng lớn khắp vùng Balkans vào đầu những năm 1090, Alexios I gửi đi khắp nơi những lời hiệu triệu hỗ trợ lực lượng của ông. Các phái bộ của đế quốc được cử tới gặp Urban xứ Campania, người đã cử viện binh đi vào mùa xuân năm 1091 nhằm giúp Alexios chiến đấu với người du mục thảo nguyên Pecheneg, những người đã mở một cuộc xâm lược lớn từ vùng sông Danube sâu vào Thrace. Trận Lebounion(*) diễn ra sau đó, khi bộ lạc du mục đáng sợ này bị tiêu diệt hoàn toàn, là một trong những trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử đế quốc40.
Do đó, tới năm 1095, nhiều việc đã được thực hiện để sửa chữa mối bất hòa kéo dài giữa Rome và Constantinople. Dù công đồng do Alexios đề xuất vài năm trước vẫn chưa diễn ra, Hoàng đế và Giáo hoàng đã có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp. Thật vậy, nếu có thể tin phần bổ sung vào một tài liệu thế kỷ mười hai, thì họ đã cùng nhau lên một kế hoạch. Các phái bộ được cho là đã tới triều đình của vua Zvonimir của Croatia(*) vào đầu năm 1090, do Urban và Alexios cùng cử đi, kêu gọi các hiệp sĩ hỗ trợ cho giáo hội đang bị bao vây ở Byzantium và chấm dứt sự áp bức của người Hồi giáo ở Jerusalem. Nếu đúng, thì đó là màn diễn tập cho lời kêu gọi của Giáo hoàng ở Clermont: một lời hiệu triệu của Cựu La Mã cứu giúp Tân La Mã; sự hấp dẫn của Jerusalem; và phục vụ trong quân đội như một hành động kính tín. Tuy nhiên, trong trường hợp Zvonimir, nó không tạo ra được hiệu ứng mong đợi: theo đoạn tư liệu bổ sung nói trên, các hiệp sĩ của ông nổi giận vì việc Zvonimir định tham gia một cuộc chiến tranh của kẻ khác tới mức họ đã sát hại ông (dù các nguồn khác nói nhà vua qua đời bình yên vì tuổi già)41.
Bằng cách theo đuổi sự hòa giải với Constantinople, Urban chủ đích định vị ông là người đứng đầu thế giới Kitô giáo, vốn đã bị tàn
phá nhiều năm trời vì sự cạnh tranh, đấu đá và hận thù dữ dội. Như một người chép sử biên niên thời bấy giờ viết, vào cuối thế kỷ mười một, giáo hội đang trong tình trạng hỗn loạn. ‘Khắp châu Âu’, Fulcher xứ Chartres viết, ‘hòa bình, đức hạnh và đức tin đã bị giẫm đạp tàn bạo bởi những kẻ mạnh trước kẻ yếu, bên trong và bên ngoài giáo hội. Cần phải chấm dứt tất cả những điều xấu xa này’42. Nhưng Urban cần một kế hoạch rộng lớn hơn để xác lập mình là nhân vật trung tâm của thế giới Kitô giáo. Những tiến triển ông đạt được trong các thỏa thuận với giáo hội Hy Lạp tự thân chúng không đủ để có một ý nghĩa rộng lớn hơn đặt trong mối quan hệ địch thủ với Clement III ở Rome, chứ đừng nói để củng cố địa vị của ông ở những nơi khác của châu Âu.
Tuy nhiên, vào giữa những năm 1090, tình hình bắt đầu thay đổi. Trước hết, những diễn tiến đột ngột và không ngờ tới ở Đức mở ra cơ hội phi thường để đánh thọc sườn vị Giáo hoàng Đối lập và người ủng hộ chính yếu cho ông ta, Hoàng đế Henry IV. Urban được khích lệ bởi những cuộc rời bỏ hàng ngũ lớn từ phe Henry, do thất vọng với cách đối xử mạnh tay của Hoàng đế. Một bà vợ trẻ đẹp của Henry, người đã tìm đến Giáo hoàng để than phiền rằng bà bị ép phải làm ‘quá nhiều chuyện gian dâm bẩn thỉu kỳ quặc với quá nhiều đàn ông đến mức ngay cả những kẻ thù của bà cũng tha thứ cho bà vì đã bỏ chạy [khỏi Hoàng đế]. Mọi người Công giáo hẳn sẽ cảm thông bởi cách bà bị đối xử’43. Trong một bầu khí phấn chấn khi những người ủng hộ Giáo hoàng nắm lấy bất cứ điều gì có thể làm mất thể diện Hoàng đế, những lời đồn đại nhơ bẩn được loan đi một cách thích thú qua những người viết luận chiến44. Quan trọng hơn nữa là Conrad(*), con trai và người kế vị Henry IV, một thanh niên nghiêm túc quyết định chống lại cha mình và cùng các hầu quốc của mình bày tỏ sự ủng hộ với Urban, do đã mệt mỏi với những tranh cãi không dứt trong giáo hội và bất an vì những hoài nghi về tương lai của bản thân sau các thất bại quân sự của cha ông ở miền Bắc Ý.
Những diễn tiến này là sự khích lệ tức thời và mạnh mẽ với Giáo hoàng. Urban tuyên bố ông sẽ tổ chức cộng đồng vào tháng 3 năm 1095 ở Piacenza, trung tâm của vùng lãnh thổ trước kia trung thành với Henry IV và nằm giữa địa hạt tổng giám mục ban đầu của
Clement III, Ravenna. Với bà vợ bị ruồng bỏ của Henry xuất hiện trong công đồng lên án chồng mình, vị Giáo hoàng Đối lập bị chỉ trích dữ dội, trước khi một lệnh ân xá được đưa ra với mọi giáo sĩ trước đó đã đứng về phe Hoàng đế. Ngay lập tức sau công đồng, Conrad gặp Urban ở Cremona, nơi ông chào đón Giáo hoàng trong vai người coi ngựa, cầm cương ngựa cho Giáo hoàng trong một cử chỉ có tính nghi lễ bày tỏ sự trọng vọng và khiêm nhường công khai45. Ở cuộc gặp thứ hai vài ngày sau đó, Conrad tuyên thệ bảo vệ Giáo hoàng, địa vị và tài sản của ông. Đổi lại, Urban hứa công nhận yêu sách ngai vàng của Conrad46. Ông cũng đề xuất một cuộc hôn nhân giữa đồng minh mới của ông và con gái Bá tước Roger xứ Sicily, người ủng hộ chính yếu của Urban ở Ý. Giáo hoàng viết cho vị bá tước rằng ông sẽ nhận được nhiều vinh dự và lợi lộc trong tương lai nếu thu xếp một cuộc hôn nhân như vậy. Cuộc hôn nhân được hoàn tất chính đáng ở Pisa trong một buổi lễ huy hoàng, và Conrad nhận rất nhiều món quà hậu hĩnh từ người cha vợ giàu có của ông47. Điều này giúp nâng cao đáng kể vị thế của Urban, đưa ông từ một nhân vật đơn độc phải cắm trại bên ngoài tường thành Rome trở thành người có vai trò trung tâm trong nền chính trị châu Âu.
Tuy nhiên, còn một việc khác xảy ra ở Piacenza sẽ thay đổi vĩnh viễn định chế Giáo hoàng. Ở một công đồng để thảo luận các vấn đề giáo hội - định nghĩa về dị giáo, việc rút phép thông công của vua Pháp vì tội ngoại tình, những vấn đề liên quan tới tư cách linh mục - các phái đoàn đã tới từ Constantinople48. Họ mang theo tin tức kinh hoàng: Đế chế Byzantium sắp sụp đổ, và cần sự hỗ trợ khẩn cấp. Urban ngay lập tức hiểu thấu những ngụ ý của điều đó. Đây là cơ hội để nhất thống giáo hội một lần và vĩnh viễn. Ông tuyên bố sẽ đi về phương Bắc - tới Clermont.
Những sử gia về Thập tự chinh - cả thời Trung cổ và hiện đại - đã theo bước ông tới đó. Nhưng những tai họa nào đã xảy ra ở phương Đông? Tại sao lại cần sự hỗ trợ tuyệt vọng như vậy? Đã có gì sai ở Byzantium? Để hiểu được nguồn gốc của cuộc Thập tự chinh, chúng ta không cần hướng về chân đồi ở miền Trung nước Pháp, mà là sang kinh đô Constantinople.
CHƯƠNG 2
SỰ HỒI PHỤC CỦA CONSTANTINOPLE
Constantinople được thiết kế để gợi cảm hứng choáng ngợp. Giống như Cựu La Mã, nó là một thành đô kỳ vĩ. Một vị khách thăm từ phía đất liền đầu tiên sẽ nhìn thấy những bức tường thành khổng lồ và hệ thống cầu máng phục vụ thủy lợi cực lớn mang nước vào trong thành phố. Được bao bọc bởi hệ thống công sự cao tới mười hai mét, những bức tường thành trên bộ này chạy từ tận mũi Sừng Vàng tới biển Marmara(*). Được Hoàng đế Theodosios(*) xây lại vào thế kỷ năm, chúng được thiết kế để cản bước ngay cả những kẻ thù quyết tâm nhất. Dày tới năm mét, các bức tường được bảo vệ bởi chín mươi sáu tòa tháp, từ đó có thể theo dõi được những ai tới gần thành phố từ hướng tây và hướng bắc. Việc ra vào được kiểm soát ở chín cánh cổng canh gác cẩn mật, nhưng những cánh cổng đó mới là đi qua vòng tường bên ngoài. Vị du khách sau đó còn phải băng qua một hào nước sâu và đi qua một vòng tường nữa trước khi tới được những con đường chính dẫn vào trung tâm thành phố.
Lối vào bằng đường biển còn ngoạn mục hơn thế. Constantinople nằm ở bờ bắc biển Marmara ở điểm hẹp nhất chia tách châu Âu và vùng Tiểu Á. Những tượng đài, nhà thờ và cung điện của thành phố, nhìn từ boong tàu, tạo ấn tượng đầu tiên choáng ngợp. Kinh đô trải dài hút tầm mắt, rộng 30.000 héc-ta. Dân số ở đó, lên tới hàng trăm nghìn người, lớn hơn khoảng gấp mười lần so với các đô thị lớn nhất ở châu Âu cùng thời.
Những tòa nhà chính của Constantinople cũng thật kỳ vĩ. Hoành tráng nhất là nhà thờ lộng lẫy Hagia Sophia, do Hoàng đế Justinian(*) xây dựng vào thế kỷ sáu. Mái vòm treo khổng lồ của nhà thờ, rộng hơn ba mươi mét và cao năm mươi lăm mét, có vẻ lơ lửng
trên không trung như ‘một căn lều của thiên đường’. Nó là một kỳ công của nghề xây dựng và vẻ đẹp của nhà thờ thực sự lộng lẫy. Những tranh khảm tường dát vàng lấp lánh, phản chiếu ánh sáng đi xuyên qua những cửa sổ1. Nhưng khắp Constantinople còn rất nhiều công trình ấn tượng xuất sắc khác: hàng trăm nhà thờ và tu viện, một hí trường khổng lồ để đua ngựa và xe ngựa, những nhà tắm công cộng, Cung Điện Lớn và thậm chí cả một sở thú. Một bài thơ tụng ca viết rằng một thời từng có Bảy Kỳ Quan trên thế giới, còn ngày nay có Bảy Kỳ Quan ở Constantinople2.
Một thành phố nhộn nhịp như vậy cần được cung ứng đầy đủ. Các khu chợ được cai quản và giám sát qua văn phòng của vị tổng trấn Constantinople, những quan chức của văn phòng này đảm bảo rằng cân nặng được tiêu chuẩn hóa và duy trì sự kiểm soát để đảm bảo các sản phẩm bán ra đồng nhất về chất lượng. Chất lượng còn được đảm bảo qua một hệ thống phường hội: những người bán tạp hóa và bán cá, thịt và thiết bị cho tàu thuyền, thợ làm thừng và yên ngựa, tất cả đều có quy tắc và tiêu chuẩn hành nghề liên quan tới việc họ được phép bán những gì, và bán ở đâu. Thậm chí còn có cả hướng dẫn về việc định giá, ít ra là với nhu yếu phẩm cơ bản như trái cây và rau củ, sản phẩm từ sữa, thịt và cá, cùng các hàng hóa lạ lùng hơn như gia vị, sáp ong, đồ bạc và lụa - thứ hàng hóa nổi tiếng nhất của Byzantium3.
Một du khách thế kỷ mười một trầm trồ trước dân chúng quốc tế hóa của thành phố và sự huy hoàng của kiến trúc ở đó, đồng thời ghi lại những đám rước tôn giáo kỳ diệu diễn ra khắp kinh đô. Ông đã may mắn được chứng kiến phép lạ từ tượng Đức Mẹ Đồng Trinh trong nhà thờ Theotokos ở Blakhernai, nơi mạng che mặt Đức Mẹ được kéo lên từ từ để lộ khuôn mặt bà, rồi được kéo xuống trở lại4. Một du khách khác vào cuối thế kỷ mười một cũng không kềm được sự ngưỡng mộ: ‘Ôi, Constantinople mới cao quý và đẹp đẽ làm sao! Không biết bao nhiêu là tu viện và cung điện trong đó, xây nên bằng kỹ thuật tuyệt diệu! Không biết bao nhiêu là thứ tuyệt vời mà ta có thể nhìn ngắm từ những đại lộ chính và thậm chí là cả từ những con đường nhỏ hơn! Sẽ nhọc nhằn tới đâu nếu ta ngồi đếm sự giàu có vô biên ở đó, những thứ bằng vàng, bằng bạc, bằng lụa là đủ kiểu,
và biết bao nhiêu thánh tích. Những thương nhân liên tục mang tới thành phố qua những chuyến hành trình thường xuyên của họ đủ thứ cần thiết cho con người. Tôi ước tính có khoảng 20.000 thái giám sống thường trực ở đây’5.
Thành phố từ lâu đã là một thỏi nam châm với giới thương nhân và những kẻ phiêu lưu muốn tìm kiếm danh vọng và của cải. Có rất nhiều người như Bolli Bollason, người đã tới Constantinople từ tận Iceland vào những năm 1020, để tự mình nhìn thấy và trải nghiệm kinh đô. ‘Tôi đã luôn muốn một ngày được đi về những vùng đất phương Nam’, ông nói với những người đồng bạn, ‘bởi một người sẽ bị cho là vô tri nếu anh ta không bao giờ rời đất nước nơi anh ta sinh ra’6. Và ông đã tới tận Constantinople, cách nơi ông sinh ra nhiều nghìn dặm đường. Khi tới Byzantium, Bolli gia nhập đội ngự lâm Varangian, một đội quân lính đánh thuê gồm người Scandinavia, Nga, và tới thế kỷ mười một, người quần đảo Anh, những người hình thành nên đội cấm vệ quân của Hoàng đế. ‘Họ chiến đấu như những kẻ điên, trong cơn cuồng nộ như lửa cháy’, một tác giả thế kỷ mười một viết, họ không tiếc gì mạng sống và không để tâm tới những vết thương’7. Khi Bolli rốt cuộc trở về Iceland, ông tái ngộ quê nhà thật ấn tượng: ‘Ông mang trên người bộ quần áo lông thú mà vua Garth [Hoàng đế Byzantium] đã ban tặng cho ông, và phủ bên ngoài tấm áo choàng màu huyết dụ; và ông có bên mình [một thanh gươm tuyệt diệu], cán gươm bằng vàng lấp lánh, và tay nắm cũng dát vàng; ông đội một chiếc mũ mạ vàng, và mang bên mình chiếc khiên màu đỏ, với hình một hiệp sĩ mạ vàng trên đó. Ông cầm trong tay con dao găm, theo tập tục của những vùng đất xa lạ. Bất cứ nơi nào ông tới, đám đàn bà chẳng để ý tới gì khác ngoài sự huy hoàng của Bolli’8.
Bolli chỉ là một trong rất nhiều người bị thu hút về Constantinople. Harald Hardrada(*), sau này là vua Na Uy, với những kỳ công được chép lại trong cuốn Heimskringla(*), chuyện kể về những nhà cai trị Na Uy, đã tới Byzantium, nơi ông phục vụ trên chiến thuyền ga-lê, làm trinh sát cho cướp biển trên biển Aegea, và tham gia một cuộc đột kích Sicily vào đầu những năm 1040. Trong khi phục vụ Hoàng đế, ông nghĩ ra một loại bom bay tài tình, phủ
kín những con chim nhỏ bằng nhựa thông trộn sáp và lưu huỳnh, đốt lên rồi thả chúng bay vào trong tường thành của thành phố đang bị vây hãm. Việc phục vụ Hoàng đế vĩ đại của Constantinople, hay Miklegarth - tên của thành phố đó bằng tiếng Na Uy cổ - thật kỳ lạ, phấn khích, và tuyệt vời. Đó vừa là một vinh dự vừa là một nghi lễ trưởng thành với nhiều người Scandinavia9.
Rồi còn có những người như Odo xứ Stigand, một người Norman trẻ tuổi được đào tạo làm thầy thuốc và bác sĩ thú y ở Constantinople vào những năm 1050, trong quá trình đó ông đã học được vài ngoại ngữ. Anh trai ông, Robert, cũng có thời gian sống trong thành phố, mang theo vàng, đá quý, và những thánh tích của Thánh Barbara cùng ông về lại quê nhà Normandy10. Các hiệp sĩ có kinh nghiệm quân sự được chào đón ở Byzantium, một số người leo lên những vị trí cao trong quân đội đế chế. Một số chỉ huy người Anglo-Saxon đã chạy khỏi nước Anh sau trận Hastings vào năm 1066 cũng tìm đường tới Byzantium, tìm kiếm một khởi đầu mới sau cuộc chinh phạt của William(*)11.
Bởi thế, tới cuối thế kỷ mười một, có thể gặp những người đủ loại quốc tịch khác nhau ở Constantinople và những nơi khác của đế chế. Người Armenia, Syria, Lombard, người Anh, Hungary, người Frank, người Do Thái, người A-rập và người Thổ đều sinh sống, ghé thăm và buôn bán ở đô thành đó12. Những thương nhân người Amalfi thậm chí còn có một khu của riêng họ ở Constantinople13; một trong số đó được Hoàng đế ưu ái tới mức được ban đặc ân khác thường là tặng cho những cánh cổng bằng đồng đúc ở ngự xưởng để gửi về lại Amalfi, nơi tới ngày nay chúng vẫn còn được treo ở lối vào nhà thờ chánh tòa Thánh Andrew14. Byzantium thật đa dạng, quốc tế hóa, và được kết nối cực tốt: những mạng lưới thương mại và ngoại giao, cũng như sự kết nối của dân chúng nhập cư, đồng nghĩa uy danh đế chế vang dội ở cả những ngõ ngách xa xôi nhất của châu Âu.
Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng người nước ngoài tới thăm và sống ở thành phố một phần là bởi sự phồn thịnh kinh tế gia tăng nhanh chóng của đế quốc sau hàng loạt chiến tích quân sự lớn của
những hoàng đế - tướng lĩnh vĩ đại vào thế kỷ mười. Cướp biển A rập, vốn đã làm gián đoạn hàng hải trên biển Aegea và vùng đông Địa Trung Hải hàng thế kỷ, cuối cùng đã được giải quyết, những căn cứ cướp biển bị xóa sổ một cách có hệ thống. Những đường biên giới cả ở vùng Balkans và phía đông lần đầu tiên trở nên ổn định và được bình định nhờ hàng loạt chỉ huy quân sự tài năng và đầy tham vọng, những người đã báo hiệu một thời đại hoàng kim cho đế chế.
Các dự án kỳ vĩ mới được hoạch định ở Constantinople, bao gồm khu phức hợp Thánh George huy hoàng ở Mangana, trong đó bao gồm một bệnh viện, nhà tế bần cho người cao tuổi và người nghèo, một cung điện xa hoa, và một nhà thờ kèm tu viện nơi Constantine IX(*), vị Hoàng đế đã hạ lệnh xây những công trình đó, sau này được chôn cất. Các trường dạy luật và triết học được mở để phục vụ cho dân chúng ngày càng cơ động về mặt xã hội. Giới thương nhân trở nên giàu có và nhờ vậy mở ra cánh cửa nghị viện cho chính mình. Các cá nhân bắt đầu sử dụng thu nhập dôi dư để đầu tư vào đất đai và đồ vật quý giá. Những người như Eustathios Boilas, một chủ đất ở Cappadocia(*), nhìn thấy sự ổn định và thịnh vượng của đế chế, đã hăng hái phát triển những vùng đất hoang cằn cỗi và không thể quản lý… đầy rắn độc, bò cạp và thú hoang rồi biến chúng thành những cánh đồng nho và những khu vườn, được tưới bằng cối xay nước và hệ thống cầu máng15.
Tuy nhiên, vào khoảng giữa thế kỷ mười một, sự phát triển của Constantinople bắt đầu khựng lại. Lính đánh thuê người Norman, ban đầu được chiêu mộ qua các thành bang miền Trung Ý, bắt đầu nhận ra họ có thể khai thác sự cạnh tranh và chia rẽ giữa Amalfi, Salerno, Capua, Benevento và Naples. Chỉ trong vài thập kỷ, họ đã lợi dụng mối kình địch này một cách hiệu quả để xây dựng cơ sở quyền lực cho riêng mình, và tới giữa những năm 1050, người Norman bắt đầu thách thức các tỉnh của Byzantium - Apulia và Calabria. Đế chế cũng chịu áp lực ở những nơi khác. Constantinople từ lâu đã theo sát diễn biến ở những vùng thảo nguyên phía bắc Hắc Hải. Trong nhiều thế kỷ, vùng đất mênh mông này là nơi cư ngụ của dân du mục đầy biến động và rất nguy hiểm, đòi hỏi sự đối phó cực kỳ cẩn trọng. Một trong những bộ lạc hiếu chiến nhất là người
Pecheneg, rất giỏi việc tập kích những mục tiêu phòng ngự sơ sài. Sống ở bờ bắc sông Danube, người Pecheneg giờ hướng về Byzantium, tăng cường các cuộc tập kích của họ từ những năm 1040 trở đi và tàn phá vùng Balkans.
Ở phía đông, đế quốc bị đe dọa bởi sự lớn mạnh ngoạn mục của người Thổ. Trong khi họ chỉ là sắc dân ở ngoại vi Đế quốc Hồi giáo Baghdad vào đầu thế kỷ mười một, sức mạnh quân sự của họ rất được những phe phái đối địch nhau trong thế giới Hồi giáo coi trọng, và họ nhanh chóng tự mình tham gia vào nền chính trị rối rắm của Baghdad. Vào năm 1055, một thủ lĩnh của bộ lạc này, Tughril Beg, lên ngôi sultan - tức nhà lãnh đạo thế tục trên thực tế của Hồi giáo Sunni ở Trung Đông. Và tham vọng của người Thổ không dừng lại ở đó. Thậm chí trước khi trở thành chủ nhân Baghdad, những nhóm người Thổ đã tiến về phía tây tới rìa Tiểu Á và bắt đầu mở những cuộc tập kích quy mô nhỏ vào nội địa vùng tiểu lục địa của Byzantium.
Đế quốc không chỉ vất vả đối phó với những mối đe dọa ấy: nó còn thất bại trong việc đối phó với chúng cùng lúc. Miền Nam Ý bị bỏ mặc và nhanh chóng rơi vào tay người Norman, những kẻ nhanh chóng hướng sự chú ý sang Sicily Hồi giáo sau khi chiếm được thành phố miền Nam Ý Bari vào năm 1071. Byzantium cũng không làm được gì nhiều để ứng phó với người Pecheneg, khi đế quốc hết lần này tới lần khác phải sử dụng chính sách triều cống để đổi lấy hòa bình. Ở miền Đông, ít ra đế quốc còn tổ chức phòng ngự phần nào, nhưng chỉ sau khi những thành phố lớn như Trebizond, Koloneia và Melitene đã bị tập kích. Vào năm 1067, sau khi một nhóm người Thổ xâm nhập và cướp bóc Kaisereia, mạo phạm đến lăng mộ Thánh Basil và đục cửa nhà thờ, vốn phủ kín vàng, ngọc trai và đá quý, mang đi, yêu cầu phải có hành động quyết liệt mới trở nên rõ ràng. Mọi ánh mắt hướng về Romanos IV Diogenes(*), một viên tướng được lên ngai vàng sau khi kết hôn với bà góa phụ của Hoàng đế tiền nhiệm.
Romanos mở một số chiến dịch tốn kém mà chẳng đạt được gì nhiều. Nhưng lúc bấy giờ, vào mùa hè năm 1071, Hoàng đế cho phép mình thân chinh trong một trận đánh gần pháo đài quan trọng
Manzikert với một lực lượng Thổ mà ông tin là không đáng kể và dễ đánh bại. Thực ra, đó là một nhóm quân Thổ chủ lực, dưới quyền chỉ huy của đích thân sultan Alp Arslan(*). Tin tức tình báo sai lạc, khả năng ra quyết định yếu kém và năng lực lãnh đạo tệ hại đã góp phần vào một thất bại chẳng mấy đáng kể theo quan điểm quân sự, nhưng lại cực kỳ nhục nhã về mặt uy tín. Chính Romanos IV, đầu bù tóc rối và bê bết vì bụi đất chiến trận, bị bắt và bị đưa tới trước vị sultan, người lúc đầu không chịu tin rằng người đứng trước ông thực sự là Hoàng đế Byzantium. Cuộc gặp gỡ, mà Alp Arslan đã hành xử đầy độ lượng và từ tâm trước khi trả tự do cho Diogenes, được các nhà văn và nhà thơ ca tụng không lâu sau đó, nhanh chóng trở thành biến cố định nghĩa lịch sử và bản sắc người Thổ16.
Chiến dịch kết thúc ở Manzikert vào năm 1071 có ý đồ củng cố biên giới phía đông của Byzantium và bảo vệ vùng nội địa Tiểu Á trước những cuộc tập kích tàn phá và làm nhụt tinh thần quân Byzantium. Thất bại của chiến dịch đó - và việc thiếu hành động sửa sai sau đấy - dẫn tới cảm giác hoảng loạn ngày càng lớn. Nhiều người Byzantium rời bỏ vùng đất, chạy tới Constantinople vì lo sợ những cuộc tập kích của người Thổ. Một người trong số đó là vị Thượng phụ tương lai, Nicholas Grammatikos, người đã rời Antioch ở Pisidia(*) để lập một tu viện mới ở kinh đô; một vị phó Thượng phụ người Kaisereia cũng đã quyết định tương tự, gom góp hết kho báu trong nhà thờ của ông ở Cappadocia để chạy về kinh đô an toàn17.
Dòng người di cư đổ về kéo căng nguồn lực của Constantinople. Theo diễn biến tình hình, áp lực lên các tỉnh khiến nền tài chính của đế chế đảo lộn, làm giảm mạnh doanh thu thuế. Thêm vào đó, các chiến dịch quân sự như chiến dịch Manzikert, hay những nỗ lực hạn chế hơn như việc chống lại người Pecheneg, thật tốn kém. Cam kết quân sự tăng lên đồng nghĩa sản xuất nông nghiệp giảm xuống do nguồn nhân lực bị phân tán ra khỏi những cánh đồng với lệnh bắt lính, làm trầm trọng thêm tình trạng giãn dân ở vùng nông thôn do dân số nông thôn chạy nạn về các thành phố.
Những nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng đã bất thành. Chính quyền tìm cách sửa chữa tình trạng mất cân bằng tài khóa bằng cách phá giá tiền xu - giảm hàm lượng
vàng trong khi vẫn duy trì giá trị danh nghĩa. Điều này lẽ ra hiệu quả nếu được quản lý cẩn trọng, nhưng tới những năm 1070, việc phá giá trở nên mất kiểm soát, hàm lượng kim loại quý ngày càng giảm sau mỗi lần ấn hành tiền mới18. Bắt đầu xuất hiện tình trạng sưu cao thuế nặng và lạm phát kinh niên, khi giá lúa mì bị đẩy lên gấp mười tám lần vào giữa những năm 107019.
Sự sụp đổ về kinh tế đi kèm với hỗn loạn chính trị, khi giới quý tộc nổi lên chống lại chính quyền nhằm phản đối những đòi hỏi ngày càng tăng với họ và bởi tình hình ngày càng tồi tệ trong đế quốc. Vào cuối những năm 1070, hết nhà quý tộc lớn này tới nhà quý tộc lớn khác nổi loạn, đẩy Byzantium vào nội chiến. Dù nhiều cuộc nổi loạn nghiêm trọng nhất cuối cùng cũng bị dập tắt, nhưng những hỗn loạn chúng gây ra thật trầm trọng. Và các láng giềng của đế quốc nhanh chóng tận dụng thời cơ. Đã trở thành chủ nhân của miền Nam Ý, người Norman sửa soạn tấn công Epirus(*), cửa ngõ mở vào các tỉnh miền Tây đế quốc. Ở Croatia và Duklja, các triều đại cai trị tìm cách liên minh với Cựu La Mã chứ không phải Constantinople, họ liên lạc với Giáo hoàng để xin sự công nhận cho những người cai trị của họ - một thách thức rõ ràng với tuyên bố chủ quyền vùng này của Byzantium20.
Ở Tiểu Á, cuộc khủng hoảng của đế chế là cơ hội không thể bỏ lỡ. Những nhóm cướp bóc người Thổ tiếp tục thọc sâu vào vùng này, hầu như không gặp phải kháng cự. Lấy ví dụ, vào năm 1080, một số kẻ tấn công đã tiến xa về phía tây tới tận Kyzikos(*), cướp sạch thành phố, và khiến Hoàng đế rơi vào cảnh tuyệt vọng21. Chiến lợi phẩm từ những vụ đột kích chỉ là một trong nhiều điều thu hút người Thổ tới lãnh thổ Byzantium. Một điểm thu hút nữa là tham vọng không thể thỏa mãn của giới quý tộc nổi loạn muốn tìm kiếm sự ủng hộ quân sự. Gần như mọi cuộc nổi loạn trong thời kỳ này đều có sự tham gia của nhân tố hỗ trợ người Thổ, thường là sau những cuộc đấu giá cạnh tranh giữa các phe phái đối lập sử dụng cùng một nhóm lính lánh thuê22. Người Byzantium có vẻ sẵn sàng bắt tay với người Thổ trong những cuộc tranh chấp của họ hơn là bắt tay với nhau23.
Tới năm 1081, tình hình khó có thể tệ hơn được nữa. Vùng Balkans chìm trong biển lửa với những cuộc tập kích của người Pecheneg và cuộc nổi dậy của giới lãnh đạo địa phương chối bỏ sự kiểm soát của đế chế với một số thành phố quan trọng bậc nhất trong vùng. Một cuộc tấn công quy mô lớn của người Norman từ miền Nam Ý cũng đang diễn ra, dưới sự lãnh đạo của Robert Guiscard, một trong những chỉ huy quân sự tàn bạo và thành công nhất đầu thời Trung cổ. Trong khi đó, người Thổ đã tới tận eo biển Bosphorus, những vùng quanh đó hoàn toàn bỏ ngỏ trước các cuộc tập kích. ‘Dân Byzantium vốn trước giờ sống không hề sợ hãi hay bị quấy nhiễu gì ở những ngôi làng nhỏ bé bên bờ biển và trong những tòa nhà thiêng liêng của họ, Anna Komnene chép. ‘Cảnh tượng [người Thổ xuất hiện] khiến họ kinh hoàng tột độ. Họ không biết phải làm gì’24. Đế chế La Mã từng một thời thống trị từ tận eo biển Gibraltar ở phía tây tới Ấn Độ phía đông, từ đảo Anh ở phương Bắc sâu vào châu Phi. Giờ thì chính đế đô cũng gần như chẳng còn lại gì25. Người Thổ đã tàn phá vùng Tiểu Á, Anna viết, hủy diệt những thành phố và khiến máu Kitô hữu ngập cả miền đất đó. Những ai không bị sát hại một cách tàn bạo hay không bị bắt làm tù binh ‘vội vã tìm nơi trốn lánh trước tai họa chực chờ trong những hang động, rừng rú, và trên núi đồi’26.
Với việc các tỉnh miền Đông có vẻ đã mất vào tay người Thổ và đế chế đang khuỵu ngã, Byzantium đã rơi vào khủng hoảng từ rất lâu trước khi phái bộ của đế quốc tới gặp Giáo hoàng Urban ở Piacenza để thỉnh cầu sự hỗ trợ trước mối đe dọa người Thổ. Vậy thì tại sao một lời thỉnh cầu đột ngột, kịch tính lại được gửi đi từ Constantinople vào năm 1095, nếu như vùng Tiểu Á đã sụp đổ gần mười lăm năm trước? Thời điểm của lời khẩn cầu thảm thiết này và lời đáp trả ngoạn mục của Giáo hoàng đều có động cơ chính trị. Thỉnh cầu của Byzantium mang tính chiến lược; lời đáp của Urban có động cơ là lợi ích cá nhân và mong muốn thể hiện ưu thế của mình so với các địch thủ trong giáo hội phương Tây. Bởi thế, ở trung tâm của cuộc Thập tự chinh thứ nhất là câu chuyện nhiều mắt xích về cuộc khủng hoảng và nền chính trị thực dụng bắt nguồn từ vùng Tiểu Á. Và đằng sau mồi lửa làm bùng lên cuộc viễn chinh là một
chàng thanh niên trẻ tuổi sẽ vươn lên trở thành người cai trị Đế chế Byzantium đúng mười năm sau thảm họa ở Manzikert: Alexios Komnenos.
Vào đầu những năm 1080, Constantinople tuyệt vọng cần một con người hành động, một người sẽ đảo ngược sự suy sụp của đế chế. Một số ứng viên tự xưng là cứu tinh cho Tân La Mã: Nikephoros Bryennios, Nikephoros Basilakios, Nikephoros Botaneiates và Nikephoros Melissenos - họ đều có tên giống nhau, nghĩa là ‘người mang lại chiến thắng’, được đặt vào một thời đại khác, khi mà đế chế có thể hướng tới sự thành công và thịnh vượng ở phía trước. Tuy nhiên, tất cả những điều đó không thể mang tới câu trả lời cho Byzantium. Trong khi Alexios Komnenos thực sự khơi lên hy vọng.
Alexios Komnenos xuất thân từ một gia đình được trọng vọng và có quan hệ rộng ở Byzantium. Đó cũng là một gia đình hoàng phái, bởi Isaac Komnenos(*), chú của Alexios, từng ngồi trên ngai vàng trong hai năm, từ 1057 đến 1059, trước khi bị một nhóm các tướng lĩnh cấp cao bất mãn và có tham vọng cá nhân lật đổ. Dù bối cảnh này xác định gia tộc Komnenos là hoàng phái, hẳn không mấy người nghĩ rằng chàng trai trẻ, mà theo một tài liệu, đã nài nỉ để được ra trận chống người Thổ khi chỉ vừa tuổi đội khăn(*), rồi sẽ cai trị đế chế trong ba mươi bảy năm và đặt nền tảng cho một triều đại sẽ trị vì hơn một thế kỷ27.
Tuy nhiên, một người đã có tầm nhìn đó, chính là mẹ Alexios. Là một phụ nữ cứng cỏi, đầy quyết tâm, Anna Dalassene xuất thân từ một trong những gia đình hàng đầu của đế quốc, nhiều thành viên của gia đình này từng nắm giữ các chức vụ cấp cao trong cả ngạch dân sự và quân sự ở Byzantium. Anna có tham vọng lớn lao cho năm người con trai của bà. Cậu con cả, Manuel, nhanh chóng vươn cao trong hàng ngũ quân đội và là một chỉ huy cấp cao trong thời gian cai trị của Hoàng đế xấu số Romanos IV Diogenes, nhưng bỏ mạng trong chiến trận. Sự thăng tiến của hai người con trai khác, Isaac và Alexios, thật sự là bộc phát và gần như không thể ngăn cản.
Khi Byzantium bắt đầu tan rã, một khoảng trống mở ra cho những thanh niên tham vọng, tài giỏi và trung thành. Anh em nhà Komnenos là những người hưởng lợi lớn, người anh trai Isaac đầu tiên được bổ nhiệm chỉ huy quân đội các tỉnh miền Đông, rồi sau đó là tổng đốc thành phố Antioch, trong khi Alexios liên tục thăng tiến vì thành tích bình định quân nổi dậy xuất sắc của ông ở vùng Tiểu Á và Tây Balkans vào những năm 1070.
Tới cuối thập kỷ, tin đồn lan đi ở Constantinople về tham vọng của hai anh em, càng được khích lệ bởi việc họ tranh thủ được sự bảo trợ của cả Hoàng đế Nikephoros III và vợ ông, Công nương Maria. Ở kinh đô lan tin đồn thổi về mối quan hệ giữa Alexios và Maria, được mô tả là một phụ nữ phi thường, rất cao lớn, không khác gì một cây bách, khuôn mặt trái xoan, nước da lấp lánh như sắc hoa xuân hay như một đóa hồng”2. Trong khi đó, Hoàng đế là một ông già lọm khọm say mê quần áo đẹp, chỉ mê đắm những thước vải tuyệt diệu mà Isaac Komnenos mang về cho ông từ Syria29.
Tin đồn về tham vọng của hai anh em hóa ra hoàn toàn chính xác. Vào khoảng cuối năm 1080, họ quyết định đã tới lúc chiếm lấy ngai vàng, do bị thúc đẩy bởi những nhân vật kình địch đã bắt đầu công khai chống lại họ. Họ còn được thúc đẩy bởi hành động của những nhà quý tộc hàng đầu khác như Nikephoros Melissenos, người đã bắt đầu cho đúc tiền xu với hình ông là nhà cai trị và cả một con dấu cùng dòng chữ khắc không thể nhầm lẫn: ‘Nikephoros Melissenos, Hoàng đế La Mã’30. Thế lực của Melissenos lớn tới mức Hoàng đế chính thức công bố ông là người kế vị để xoa dịu ông31.
Isaac và Alexios nhận ra họ phải hành động nhanh chóng. Dù là người nhỏ tuổi hơn, Alexios được xác định là người sẽ lên ngôi nếu cuộc đảo chính thành công, cuộc hôn nhân của ông với một thành viên của gia tộc Doukas hùng mạnh tỏ ra tối quan trọng trong việc giành được sự ủng hộ của một trong những gia đình quyền lực nhất ở Byzantium. Thời khắc quyết định tới khi Constantinople được tin một cuộc tấn công lớn của người Norman đã bắt đầu ở phía tây đế chế tại Epirus. Lần này, Hoàng đế phản ứng cương quyết, giao một lực lượng lớn cho người chỉ huy hàng đầu của ông - Alexios
Komnenos. Nhưng khi đã cùng đạo quân của mình tới Thrace(*), viên tướng trẻ làm điều mà mọi nhà cai trị La Mã đều lo sợ nhất: ông quay đầu để trở về kinh đô32.
Việc phòng ngự cho thành phố rất chắc chắn; Komnenoi khó có triển vọng dùng vũ lực trực diện mà chiếm được nó. Bởi thế ông đã liên lạc với nhóm lính đánh thuê người Đức bảo vệ cổng Kharisios, một trong những lối vào chính ở phía tây thành phố. Sau khi đã thỏa thuận được với viên chỉ huy nhóm lính canh cổng, cánh cổng gỗ khổng lồ mở toang và Komnenoi cùng những người ủng hộ tràn vào thành phố33. Alexios và người của ông nhanh chóng tiến qua thành phố khi sự ủng hộ cho Hoàng đế tan rã. Chỉ gặp phải sự chống cự không đáng kể, đạo quân đã thỏa sức cướp bóc. Ngay cả Anna Komnene cũng không giấu được nỗi kinh hoàng trước cảnh tượng sau khi những người ủng hộ cha bà tràn vào thành phố: ‘Không tác giả nào, dù cho nhiệt tình đến đâu, có thể biện minh được cho nỗi thống khổ mà thành phố phải chịu đựng những ngày đó. Nhà thờ, những nơi thánh thiêng, tài sản cả công và tư đều trở thành nạn nhân của cuộc cướp phá khắp nơi, trong khi những tiếng kêu la thảm thiết vang vọng trong thành phố. Ai nhìn thấy cảnh tượng đó hẳn phải cho rằng một trận động đất vừa xảy ra’34.
Bạo lực đặc biệt nhắm vào giới tinh hoa của kinh đô. Các nghị viên bị lôi xuống từ trên lưng ngựa; một số người bị lột trần truồng và bỏ mặc trong sự sỉ nhục trên đường phố. Bản thân Hoàng đế đầu hàng một cách nhu nhược khi trốn ra khỏi cung điện của mình, bộ hoàng bào bị đám triều thần cướp đi và mặc lên người để chế nhạo ông”. Bị bắt và giao nộp cho Komnenoi, Nikephoros bị giam vào một tu viện, nơi ông sống cuộc đời tu hành và sám hối - dù ông không thích chế độ ăn chay ở đó37.
Không lâu sau khi kiểm soát thành phố, Alexios I Komnenos đăng cơ Hoàng đế La Mã ở Đại Thánh đường Thánh Sophia ở Constantinople. Lễ đăng cơ được tổ chức tỉ mỉ tiếp nối các nghi lễ được kể rõ trong một tài liệu thể kỷ mười, khi Alexios tới nhà thờ Hagia Sophia, đổi sang bộ hoàng bào, rồi bước vào nhà thờ cùng vị Thượng phụ. Sau khi đã được cầu nguyện và tuyên xưng trong tiếng
hô vang ‘Ôi Hoàng đế và nhà cai trị vĩ đại! Mong cho người được vạn niên trường cửu!’, Alexios được đội vương miện, trước khi triều thần bước lên hôn đầu gối vị tân quân38.
Để củng cố vị thế của mình, vị Hoàng đế mới nhanh chóng bổ nhiệm đồng minh vào những vị trí then chốt của đế chế. Một viên tổng tư lệnh mới của các đạo quân miền Tây được bổ nhiệm, và tổng đốc mới được chỉ định ở thành phố Dyrrakhion(*), tâm điểm trong cuộc tấn công của người Norman39. Sự ủng hộ của Nikephoros Melissenos được đảm bảo qua kênh ngoại giao với việc trao cho ông một vai trò trọng yếu, cũng như quyền thu thuế Thessaloniki, một trong những thành phố lớn nhất của đế quốc. Trong khi đó, Isaac Komnenos được bổ nhiệm vào một vai trò mới, đặt ông vào vị trí chỉ sau Hoàng đế trong cơ cấu thứ bậc nhà nước. Nhiều thành viên trong gia đình trực hệ của Hoàng đế cũng được thăng thưởng để xác định địa vị của họ trong triều đại mới40. Điều đó tạo ra một lớp người trung thành mới đảm bảo cơ sở quyền lực cho Alexios hòng đối phó những mối đe dọa bên ngoài, cũng như với sự sụp đổ về mặt kinh tế của đế quốc.
Ngay từ đầu, Alexios đã đích thân kiểm soát các vấn đề quân sự, chứ không giao cho triều thần, như hầu hết người tiền nhiệm của ông vẫn làm. Vài tháng sau khi lên ngôi, ông đích thân dẫn quân tới Epirus để đánh người Norman, nhưng rồi hứng chịu một thất bại tai họa dưới tay họ ở Dyrrakhion vào tháng 10 năm 1081. Trong hai năm tiếp đó, khi người Norman thọc sâu vào Macedonia và Thessaly, đích thân Hoàng đế chỉ huy quân đội trong hàng loạt chiến dịch toàn diện cuối cùng dẫn tới việc đạo quân xâm lăng phải rút về lại Ý. Vào năm 1084, khi người Norman mở cuộc xâm lược thứ hai ở phía tây đế quốc, lại đích thân Alexios xuất quân từ Constantinople để dẹp tan cuộc tập kích - và lần này thành công hơn. Sau khi đường tiếp vận và liên lạc của họ bị cắt đứt, người Norman chịu tổn thất lớn vì thiếu lương ăn và bệnh tật, rồi từ từ bị khuất phục. ‘Hy Lạp, đã sạch bóng quân thù, được giải phóng và vui mừng khôn xiết, một người Norman đương thời công nhận41.
Thành công của Alexios là lời xác nhận mạnh mẽ cho kẻ soán ngôi trẻ tuổi. Ông đã cướp lấy ngai vàng với lời hứa về một tương lai mới cho đế chế, và dù nỗ lực chống người Norman của ông không phải là không có những thất bại, ông đã làm được điều mà người Hồi giáo ở Sicily và vua Harold của nước Anh không làm được: đẩy lui được một cuộc xâm lược quy mô lớn của người Norman.
Hoàng đế mới giờ quay sang đối phó với người Pecheneg, những cuộc tập kích của họ vẫn không hề giảm bất chấp thành công lớn của Byzantium nhờ các chỉ huy mới bổ nhiệm của Alexios, vào năm 1083. ‘Tôi tin rằng’, một viên chỉ huy viết sau chiến thắng, ‘nhiều năm nữa sau khi tôi đã chết, hành động phi thường của Đức Chúa Toàn năng ở đây vẫn sẽ không bị lãng quên’42. Ông đã sai: người Pecheneg tiếp tục là một mối đe dọa lớn suốt những năm 1080, thường xuyên tràn vào cướp bóc lãnh thổ Byzantium. ‘Cuộc tấn công của họ không khác gì sấm sét’, một người đương thời viết, ‘cuộc rút lui của họ vừa chậm vừa nhanh - chậm vì sức nặng của chiến lợi phẩm mà họ mang theo, nhanh vì tốc độ của họ… Họ không để lại dấu vết gì cho những kẻ truy đuổi. Ngay cả khi một cây cầu được bắc ngang sông Danube, vẫn không thể đuổi kịp họ’43.
Alexios liên tục phải dẫn quân đi đánh chặn những làn sóng xâm lăng mà không mấy tác dụng. Tới mùa đông năm 1090, mối đe dọa đã trở nên trầm trọng, khi những lực lượng du mục Pecheneg lớn tràn vào và tới tận miền Nam Thrace, với ý đồ ở lại sinh sống lâu dài trên vùng thảo nguyên màu mỡ quanh cửa sông Ainos - và gần một cách nguy hiểm với Constantinople. Hoàng đế gom góp toàn bộ binh lính trong khả năng của ông, đóng trại dưới chân một ngọn đồi tên gọi Lebounion, và chuẩn bị cho trận đánh.
Giao tranh nổ ra vào cuối tháng 4 năm 1091 và đó là một trong những chiến thắng quân sự bất ngờ nhất trong lịch sử Byzantium: Một cảnh tượng ngoạn mục phi thường, Anna Komnene viết. ‘Cả một dân tộc, không chỉ là hàng chục nghìn, mà là vô số, với cả phụ nữ và trẻ em, bị quét sạch trong ngày hôm đó. Đó là ngày 29 tháng 4, một ngày thứ Ba. Nên từ đó về sau có câu nói của người Byzantium: “Tất cả chỉ vì một ngày mà [người Pecheneg] không còn bao giờ được nhìn thấy tháng 5”44. Trên thực tế, người Pecheneg đã bị tiêu
diệt hoàn toàn. Nhiều người sống sót sau trận đánh bị hành hình không lâu sau đó; những người còn lại tản mát khắp vùng Balkans. Họ sẽ không bao giờ có thể đe dọa đế chế được nữa45.
Thập kỷ đầu tiên Alexios cầm quyền do đó có vẻ đã thành công vang dội. Mối đe dọa từ hai láng giềng hiếu chiến và nguy hiểm đã bị đẩy lùi, trong trường hợp người Pecheneg là đẩy lùi vĩnh viễn. Hoàng đế đã chắc chắn ngồi vững trên ngai vàng, quanh ông là những thành viên tin cẩn của hoàng tộc mà lợi ích gắn chặt với lợi ích của ông. Hơn nữa, không có dấu hiệu gì cho thấy có sự chống đối ông trong nước - không có thách thức nào từ những người đã bị tước bỏ quyền lực vào năm 1081, hay những đối thủ khác với ngai vàng. Đấy chắc chắn là kết quả của nhiều biện pháp mà Alexios đã thực thi để kiểm soát giai cấp quý tộc. Những địch thủ hàng đầu phải đi theo các chiến dịch của Hoàng đế, ở gần ông và cách xa Constantinople46. Những khi Alexios vắng mặt, Isaac được trao quyền ở kinh đô với mệnh lệnh không khoan nhượng khi xử lý mọi chỉ trích nhắm vào hoàng tộc47. Nhưng bất chấp nỗi lo lắng về sự chống đối này, Alexios có vẻ là một Hoàng đế rất được lòng dân, sự lãnh đạo của ông mang tới bầu không khí tươi mới cho một đế chế đã rệu rã.
Phong cách cai trị của Hoàng đế chắc chắn không phải là xa hoa hưởng lạc, không giống một số người tiền nhiệm của ông vốn chỉ quan tâm tới những thú vui vật chất: Lấy ví dụ, Constantine VIII(*) (1025-1028) hầu như không dành thời gian cho chính sự, mà suốt ngày ở trong ngự trù phòng để trải nghiệm đủ thứ hương vị và màu sắc món ăn48. Ngược lại, Alexios là một tính cách khác, với thói quen của một quân nhân, có sở thích đơn giản và chối từ cuộc sống xa hoa. Nghiêm túc và khắt khe, ông cũng không có thời gian chuyện vãn và chỉ tin ở bản thân mình49. Con rể ông, phò mã Nikephoros Bryennios, cho biết ông là người không chấp nhận dùng gương lược vì ông tin rằng ‘với một người đàn ông và một chiến binh, vũ khí và một lối sống giản đơn và thuần khiết là thứ trang sức tốt nhất’50. Ông cũng có quan điểm khắt khe như vậy trong việc chép sử. Alexios không lấy làm ấn tượng với việc con gái cả muốn chép lại
thời cai trị của mình, mà khuyến khích bà hãy sáng tác những bi khúc và tang khúc. Lời ông đáp với vợ ông, khi biết bà muốn ban lệnh chép sử về cuộc đời ông cho các thế hệ tương lai, còn phũ phàng hơn nữa: ‘Ông nói tốt hơn là hãy khóc thương cho ông và khinh bỉ những sai lầm của ông’51.
Alexios là một người mộ đạo, mà thú vui chính là nghiên cứu Thánh Kinh. Ông thường thức tới tối muộn để đọc Thánh Kinh trong thinh lặng bên cạnh vợ mình, người cũng có sở thích tương tự52. Ông chia sẻ lòng sùng tín với những thành viên khác trong hoàng tộc; anh trai Isaac của ông rất được giới giáo sĩ ngưỡng mộ vì lòng thành kính53. Và mẹ ông cũng mộ đạo giống như vậy. Là người sáng lập một nhà thờ và tu viện xinh đẹp nhìn xuống mũi Sừng Vàng ở kinh đô, bà ủng hộ mạnh mẽ cho các tu sĩ và giáo sĩ khắp đế quốc, thường can thiệp vào chính sự đại diện cho họ và để họ được miễn thuế. Ấn tín của bà xác định bà không chỉ là thái hậu, mà còn là một nữ tu. Con gái của Hoàng đế cho biết chính Anna Dalassene là người đã truyền cho con trai lòng kính sợ Chúa sâu sắc khi ông còn là một đứa trẻ54.
Dưới sự cai trị của Alexios, Byzantium bước vào một giai đoạn khổ hạnh u ám. Không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 1081, Hoàng đế quyết định sẽ chỉ mặc áo vải thô giống các thầy tu khổ hạnh và ngủ trên nền đá để sám hối cho những gì quân sĩ của ông đã gây ra trong cuộc đảo chính. Ông đã xin các giáo sĩ xá tội vào năm sau đó vì dùng tiền của giáo hội để chi trả cho những nỗ lực quân sự chống người Norman, và thề rằng không bao giờ làm như vậy nữa. Trong hoàng cung, ‘sự sa đọa đáng nguyền rủa’ của những thế hệ trước ông được thay thế bằng tiếng hát thánh ca nghiêm trang và những bữa ăn kham khổ55.
Không chỉ vậy, Alexios còn cương quyết áp đặt quan điểm tôn giáo chính thống của ông. Từ đầu thời cai trị, ông đã rất mạnh tay với những ý kiến và lòng tin bị coi là dị giáo, và ông đích thân thường xuyên chủ trì các phiên xét xử và ban hình phạt với những kẻ mang tội dị giáo. Bảo vệ lợi ích của giáo hội tất nhiên là một
chính sách hoàn toàn hợp lý, nhất là với một kẻ soán ngôi đã giành ngai vàng bằng vũ lực. Nhưng với Alexios, đó là sự thành tâm. Tuy nhiên, Hoàng đế cũng không hề ngần ngại đối đầu với giới giáo sĩ cấp cao: trong ba năm đầu tiên trên ngai vàng, ông đã tổ chức việc thay thế không chỉ một mà là hai Thượng phụ Đại kết của Constantinople, cho tới khi việc bổ nhiệm Nicholas III Grammatikos đưa lên một người sẵn sàng hợp tác với ông. Những giáo sĩ cấp cao khác cũng bị xử lý dứt khoát, chẳng hạn như giám mục Chalcedon, người đã bị mang ra xét xử và bị trục xuất vì chỉ trích Hoàng đế và chính sách của ông. Hơn nữa, như chúng ta đã thấy, Alexios là động lực thúc đẩy sự hòa giải với Rome vào cuối những năm 1080, ông đã tổ chức một công đồng ở kinh đô, và khăng khăng giảng hòa với Giáo hoàng.
Sức mạnh cá tính của Alexios định hình đế chế. Dưới sự lãnh đạo của ông, những giá trị quân sự là đặc điểm của thế kỷ mười đã trở lại, một thời kỳ mà Hoàng đế cũng là chiến tướng, và quân đội là nền tảng của Byzantium. Bản thân Alexios thấy thoải mái nhất trong bộ quân phục, chứ không phải bộ hoàng bào xa hoa, và ông thích ở bên những nhóm cận thần nhỏ gần gũi hơn là những buổi lễ đông đúc xa hoa vốn là đặc trưng của triều đình Constantinople56.
Alexios bãi bỏ chế độ thứ bậc phức tạp quy định vị trí ngồi của mỗi người trong các buổi yến tiệc hoàng cung, lập nên một chế độ mới hoàn toàn, khiêm nhường và giản dị hơn. Hoàng đế thường xuyên mời những người kém may mắn nhất trong xã hội đến ăn cùng ông, ông thường ăn với những người bị động kinh và theo lời kể, nhiệt tình giúp đỡ họ tới mức đôi khi chính ông quên cả ăn57. Ngay cả một người đương thời gần như là thù địch với Alexios cũng bình luận rằng thái độ của ông với người nghèo là khác thường và đáng ca ngợi. Hơn nữa, ông ‘không bao giờ uống rượu, và không thể coi ông là người phàm ăn tục uống’58. Thay vì giao chính sự cho triều thần, ông luôn có mặt để trao đổi những vấn đề cần quan tâm với họ, và với cả những người ngoại quốc; ông sẽ gặp gỡ bất kỳ ai muốn gặp trực tiếp ông, thường xuyên thức tới khuya cho những cuộc gặp gỡ đó59.
Tuy sự kiểm soát chặt chẽ của Alexios với Byzantium thật ấn tượng, nó cũng bóp nghẹt đế quốc. Sự chống đối bằng vũ lực đối với phong cách lãnh đạo của ông đã nổ ra ngay trước cuộc Thập tự chinh, và như chúng ta sẽ thấy, điều này đóng vai trò trọng tâm trong lời hiệu triệu được gửi đi cho Giáo hoàng. Các vấn đề quân sự mang tính áp bức và làm kiệt quệ nguồn lực của đế chế được nhấn mạnh; nghệ thuật, kiến trúc và văn chương tê liệt trong thời cai trị của Alexios. Những sản phẩm văn hóa thị giác ít ỏi được tạo ra đều khắc khổ và ảm đạm: một bức tranh tường vẽ ở Đại điện Blakhernai mô tả Hoàng đế vào thời điểm Phán xét cuối cùng là người đại diện của Chúa Kitô60. Đó là một hình ảnh gợi mở nhiều điều về chính Alexios: bầy tôi kính tín của Chúa vào một thời đại hỗn mang.
Ngoài tiền xu đúc có hình ông, chúng ta chỉ còn lại hai hình ảnh về Hoàng đế, nhưng ta có thể cảm nhận đôi điều qua miêu tả đã được thần tượng hóa của Anna về Alexios trong cuốn Alexiad. Ông có dáng vẻ thật đường bệ, dù nói hơi ngọng: ‘khi nhìn vào ánh mắt nghiêm nghị của ông lúc ông ngồi trên ngai vàng, ông khiến người ta nghĩ tới một cơn bão tố cuồng nộ, hào quang tỏa ra từ bộ râu và sự hiện diện của ông gây choáng ngợp. Cặp chân mày đen cong lên, và bên dưới đó là ánh mắt vừa khủng khiếp vừa nhân từ. Chỉ một cái liếc mắt đấy thôi… [sẽ] khiến người đối diện vừa kính sợ vừa tin tưởng. Đôi vai rộng của ông, đôi tay vạm vỡ và lồng ngực đầy đặn, tất cả tỏa ra khí chất của người anh hùng, luôn luôn khiến tất cả mọi người ngưỡng mộ và mừng vui. Ông tỏa ra vẻ đẹp, nét tao nhã, phẩm giá cùng sự đường bệ không thể tới gần’61.
Đó là người đã khởi phát cuộc Thập tự chinh thứ nhất, một thời khắc ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử và diễn tiến thế giới Trung cổ. Nhưng sau khi đã đẩy lui người Norman và đánh bại hoàn toàn người Pecheneg, vận mệnh của Đế chế Byzantium có vẻ đã đảo chiều. Vậy thì tại sao tới năm 1095, Byzantium lại yêu cầu sự hỗ trợ từ bên ngoài để đối phó với người Thổ?
CHƯƠNG 3
SỰ ỔN ĐỊNH Ở PHƯƠNG ĐÔNG
Đế quốc Byzantium đang chịu áp lực lớn khi Alexios lên ngôi - bị đe dọa bởi những cuộc xâm lấn của các lực lượng thù địch, suy yếu đi vì nền kinh tế đang sụp đổ, và oằn mình trong đấu đá chính trị nội bộ. Nhìn lại qua lăng kính bị bóp méo của cuộc Thập tự chinh thứ nhất, có vẻ thật bình thường khi cho rằng mối đe dọa lớn nhất trong những điều đó là cuộc bành trướng thù địch của người Thổ ở phía đông. Đây chắc chắn là ấn tượng mà Anna Komnene đã tạo ra; lời kể của bà thậm chí cho rằng vùng Tiểu Á về cơ bản đã mất về tay người Thổ trước khi Alexios lên nắm quyền. Thật ra, vùng Tiểu Á tương đối ổn định trong những năm 1080; quả vậy, mối quan hệ giữa Byzantium và người Thổ trong giai đoạn cai trị đầu tiên của Alexios nhìn chung vững chắc và tích cực một cách thực dụng. Chỉ vào đầu những năm 1090, những năm ngay trước khi cuộc Thập tự chinh thứ nhất bắt đầu, mới xuất hiện sự suy yếu nghiêm trọng của Byzantium ở phía đông đế quốc. Nói cách khác, xung đột với thế giới Hồi giáo không hề là điều tất yếu; có vẻ như sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa phe Kitô giáo và Hồi giáo vào cuối thế kỷ mười một là kết quả của một tiến trình chính trị và quân sự dồn dập, chứ không phải là sự xung đột không thể tránh khỏi giữa hai nền văn hóa đối lập. Tuy nhiên, Anna Komnene có lợi trong việc tạo ra ấn tượng về sự đối lập đó; và ấn tượng đó đã được truyền lại suốt nhiều thế kỷ sau này.
Vào đầu thời cai trị của mình, Tân Hoàng đế tập trung sự chú ý của ông chủ yếu vào người Norman và Pecheneg. Vị thế của Byzantium ở vùng Tiểu Á vẫn tương đối vững vàng: nhiều nơi đã tổ chức kháng cự quyết liệt người Thổ trong thập kỷ sau trận
Manzikert, và họ tiếp tục đứng vững sau khi Alexios lên ngôi. Trong nhiều trường hợp, sự chống trả đó là nhờ vào lãnh đạo địa phương hiệu quả, chứ không phải bởi hành động từ Constantinople. Khu vực xung quanh Trebizond và bờ biển phía bắc Tiểu Á chẳng hạn, được Theodore Gabras bảo vệ, ông là con dòng cháu giống của danh gia vọng tộc hàng đầu thành phố đó. Cuộc phòng vệ vùng đó của Gabras quyết liệt tới mức những chiến công và lòng can đảm của ông vẫn còn được người Thổ ghi nhớ đầy ngưỡng mộ một trăm năm sau trong một bài thơ về cuộc chinh phạt Tiểu Á của họ1. Trong khi đó, một vùng quan trọng quanh Amaseia(*) đã được Roussel Balliol phòng thủ hết sức hiệu quả vào những năm 1070, ông là một người Norman ban đầu phục vụ cho hoàng gia trước khi tuyên bố tách ra độc lập với Byzantium do nỗi thất vọng vì không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền trung ương và cả sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng địa phương muốn tấn phong cho ông vì được ông bảo vệ2.
Những chỉ huy quân sự đã đứng vững xa về phía đông tới tận Anatolia, thậm chí vào cả Caucasus. Ba con trai của Mandales, ‘đại thần La Mã’, theo một người chép sử biên niên ở Caucasus, đã chiếm những cứ điểm trong vùng Kaisereia giai đoạn 1080-1081, có lẽ là đại diện cho đế quốc, chứ bản thân họ không phải những kẻ cơ hội tự tấn phong3. Basil Apokapes giữ được thành phố quan trọng Edessa trước và sau cuộc soán ngôi của Alexios, điều có thể thấy qua ấn triện mang tên ông4. Tương tự, việc người tiền nhiệm của Alexios bổ nhiệm một tổng đốc mới cho vùng Lưỡng Hà vào năm 1078 là chỉ dấu cho thấy có những lợi ích quan trọng mà Byzantium thấy đáng phải bảo vệ ở cách Constantinople hàng trăm dặm về phía đông5.
Một số chỉ huy Byzantium thực sự đã thăng quan phát tài ở các tỉnh miền Đông - đáng kể nhất là Philaretos Braakhamios, một viên tướng tài năng mà sự nghiệp gặp phải trở ngại nghiêm trọng sau khi ông từ chối ủng hộ người kế vị của Romanos IV Diogenes, Michael VII Doukas(*), khi Michael lên làm hoàng đế vào năm 1071. Khi đế quốc bùng nổ hết cuộc nổi dậy này tới cuộc nổi dậy khác vào những năm 1070, Philaretos chiếm quyền kiểm soát nhiều thành phố, pháo
đài và lãnh thổ để xây dựng nên cơ sở quyền lực rất đáng kể cho mình. Ông tiếp tục mở rộng sau khi Alexios lên ngôi hoàng đế, và vào đầu những năm 1080 đã nắm giữ các thành phố quan trọng Marash và Melitene cũng như phần lớn Cilicia(*), trước khi trở thành chủ nhân của Edessa vào năm 10836.
Ghi chép toàn diện - và u ám - của cuốn Alexiad về tình hình ở miền Đông đế quốc đã định hình ý kiến hiện đại về tình hình ở Tiểu Á vào thời điểm Alexios soán ngôi. Người ta nhìn chung nhất trí rằng các tỉnh miền Đông bị người Thổ tràn vào đầu những năm 1080. Đồng thời có sự nhất trí rộng khắp, cũng dựa trên ghi chép của Komnene, rằng Byzantium đã hồi phục đáng kể ngay trước cuộc Thập tự chinh thứ nhất, mà nếu kể cả việc sultan Baghdad qua đời vào năm 1092, thì lúc bấy giờ là một cơ hội sáng sủa và đáng ganh tị để đế chế khai thác vùng Tiểu Á7. Nhưng những bình luận của Alexiad cần phải được đọc rất cẩn trọng bởi mục tiêu của tác giả là nhấn mạnh tình trạng thảm thương của đế chế vào năm 1081 nhằm nêu bật những thành tựu của Alexios, để khẳng định rằng ông đã cứu vớt Byzantium từ bờ vực thảm họa. Còn có cả một động cơ đen tối hơn: giải tội cho vị Hoàng đế khỏi trách nhiệm với hàng loạt tai họa lớn xảy ra không phải trước, mà là sau khi ông lên ngôi - và động cơ đó được che giấu rất khôn ngoan trong cuốn sách sử của Anna.
Nhưng ngay cả cuốn Alexiad cũng tình cờ tiết lộ sự vững mạnh của đế quốc vào năm 1081. Khi Hoàng đế mới đang chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lăng của người Norman ở Epirus, ông đã huy động đạo quân lớn nhất có thể, với binh lính từ khắp đế quốc tề tựu về Constantinople. Việc này bao gồm rút quân đồn trú ở vùng Tiểu Á: Alexios ‘nhận ra ông phải nhanh chóng gọi về tất cả các toparkh [sĩ quan cấp cao] ở miền Đông, những người chỉ huy các pháo đài và thành phố đang can đảm chống lại quân Thổ. Ngay lập tức, Hoàng đế ra lệnh cho những chỉ huy đó, ở các tỉnh như Paphlagonia(*) và Cappadocia, đảm bảo an ninh cho những vùng đấy, ‘để lại đủ quân cho mục đích đó, nhưng phần còn lại thì rút về Constantinople, mang theo càng nhiều binh lính đã chiêu mộ còn chiến đấu được càng tốt’8. Có những sĩ quan ở các vùng khác của Tiểu Á cũng đang
chiến đấu chống người Thổ, và cả họ cũng được yêu cầu mang người về cho vị Hoàng đế mới, vốn đang chỉ nghĩ đến việc sẵn sàng một đạo quân lớn nhằm đối phó cuộc tấn công của người Norman9. Việc sử dụng nguồn nhân lực ở Tiểu Á này cho thấy Byzantium đang nắm giữ vùng này khá vững chắc.
Thật ra, không có lý do gì để cho rằng người Thổ là một vấn đề lớn trong giai đoạn này. Còn có các nhóm cướp bóc gây rối, tấn công những mục tiêu dễ dàng như Kyzikos, nơi chỉ được phòng ngự ít ỏi và không chống cự mấy10. Nhưng ngay cả sự hiện diện của những nhóm cướp cơ hội đó cũng chưa chắc là không đáng chào đón: khi một nhà quý tộc gặp một nhóm người Thổ trên đường tham gia cuộc nổi loạn của Alexios và Isaac Komnenos, ông không giao chiến với họ mà còn thuyết phục họ đi theo ông làm lính đánh thuê11.
Những bằng chứng khác cũng cho thấy một bức tranh nhiều sai biệt so với ý tưởng cho rằng miền Đông Byzantium đã sụp đổ vào thời điểm Alexios soán ngôi. Lấy ví dụ, Attaleia(*), một thương cảng và căn cứ hải quân quan trọng ở bờ biển Nam Tiểu Á, được nâng cấp lên thành địa phận tổng giám mục vào đầu những năm 1080, một dấu hiệu cho thấy thành phố này không chỉ vẫn thuộc về Byzantium mà còn có tầm quan trọng lớn hơn12. Phát hiện khảo cổ học cho thấy có rất nhiều giám mục, quan tòa và các quan chức nắm giữ vị trí cao ở nhiều tỉnh và thành phố Tiểu Á ngay trước khi Alexios lên ngôi cũng như sau đó, điều chứng tỏ rằng tổn hại do người Thổ gây ra với việc quản lý các tỉnh trong khoảng thời gian này khó có thể là quá lớn13.
Thật ra, tình hình ở miền Đông đã cải thiện đáng kể sau khi Alexios lên nắm quyền, khi phần lớn Tiểu Á ổn định trở lại trong nửa đầu những năm 1080. Đây là một thành tựu lớn, nhất là nếu biết chế độ cai trị của Alexios rất mong manh từ lúc bắt đầu: ông đã lo lắng về sự trung thành của chính binh lính mình khi vào Constantinople năm 1081, trong khi một số nhân vật ủng hộ chính yếu đã cân nhắc trở mặt với ông không lâu sau đó. Việc ông không thể để vợ, Eirene, cùng đăng quang ngôi hoàng hậu cạnh mình đã gây ra phản ứng dữ dội từ gia đình đầy quyền lực của bà, vốn đã
bực tức vì Alexios cố tỏ ra là một người hoàn toàn độc lập. Những cảnh báo đầy đe dọa của họ đã có tác dụng như ý: Eirene làm lễ đăng quang một tuần sau đó14. Ngoài ra, tầng lớp giáo sĩ cấp cao của Constantinople đã yêu cầu một lời xin lỗi công khai - cũng như sự tự phạt và hối cải - từ Alexios vì hành vi của binh lính ông sau khi họ cướp bóc thành phố tan hoang trong cuộc đảo chính15. Và như chúng ta đã thấy, miền Tây Đế quốc Byzantium rơi vào hỗn loạn vào đầu những năm 1080 bởi cuộc xâm lược lớn của người Norman đang diễn ra ở Epirus và những cuộc tập kích của người Pecheneg tàn phá vùng Balkans phía bắc.
Khi nói tới vùng Tiểu Á, Hoàng đế ít bận tâm tới người Thổ, mà lo về vấn đề nghiêm trọng hơn từng xảy ra ở vùng này trong thập kỷ trước: những cuộc nổi dậy của giới quý tộc Byzantium. Các tỉnh miền Đông là quê hương của hầu hết các chủ đất lớn tại Byzantium, và tỏ ra là một vùng đất màu mỡ cho những cuộc nổi loạn từ sau trận Manzikert.
Vị Hoàng đế mới lo lắng rằng lại sẽ có nổi dậy kiểu đó khi ông rời Constantinople để chiến đấu chống người Norman và Pecheneg. Bởi thế, trong những tuần lễ cai trị đầu tiên, Alexios đã hướng sự chú ý về miền Đông. Theo cuốn Alexiad, ông đã cử một đạo quân viễn chinh tới Bithynia(*) để đẩy lui người Thổ, đích thân đưa ra chỉ thị chi tiết cho đạo quân đó, bao gồm việc phải rút chèo khỏi mặt nước thật lặng lẽ nhằm đảm bảo yếu tố bất ngờ và hiểu kẻ thù có thể ẩn nấp ở những đảo đá nào, sẵn sàng mai phục họ16.
Để đảm bảo sự ổn định của vùng này, Alexios đã quay sang nhờ cậy một người mà trước đó ông từng phải đối phó. Do lo ngại không muốn tín thác quá nhiều quyền lực quân sự cho một nhà quý tộc Byzantium - ý thức rõ rằng bản thân ông từng đưa đạo quân của đế chế quay đầu về kinh đô khi được giao trọng trách tương tự - Alexios tìm kiếm thỏa thuận với một đồng minh theo cách khác. Sulayman là một thủ lĩnh người Thổ đã vào được Tiểu Á trong những năm 1070 trong cuộc tìm kiếm cơ hội và của cải. Ông nhanh chóng tìm thấy cả hai, được Constantinople nhiều lần chiêu mộ để trấn áp các nhà quý tộc nổi loạn và được tưởng thưởng hậu hĩnh
nhờ đó17. Alexios lần đầu hợp tác với ông khi vị lãnh chúa người Thổ cử người giúp ông dẹp tan một cuộc đảo chính ở Tây Balkans không lâu trước khi cuộc nổi loạn của chính Alexios thành công. Những trợ thủ người Thổ tỏ ra rất trung thành, can đảm và cực kỳ hiệu quả, đóng một vai trò quyết định trong việc dẹp tan quân nổi dậy chống Hoàng đế và thậm chí chịu trách nhiệm vây bắt các thủ lĩnh nổi dậy18.
Thực tế cho thấy việc Alexios dựa vào một người Thổ hoàn toàn có lợi với nhà cai trị mới, người vẫn chưa củng cố được vững chắc địa vị của mình. Việc lựa chọn Sulayman, vốn không thuộc giới tinh hoa Byzantium, làm nhân vật quân sự chủ chốt ở vùng Tiểu Á dù là khác thường nhưng không phải vô lý. Tuy vậy cũng phải nói là Alexios cởi mở hơn nhiều so với những người ở cùng địa vị như ông trong việc sử dụng người ngoài. Người Byzantium nói chung có quan điểm tiêu cực về người nước ngoài, dù gốc gác của họ là từ đâu, coi họ là những lính đánh thuê hữu dụng, nhưng đồng thời là dân mọi rợ, chỉ có những ham muốn thấp hèn và động cơ tiền bạc. Alexios Komnenos không nhìn nhận vấn đề như vậy. Như ông đã rất nhiều lần cho thấy trong thời gian cai trị của mình, Alexios rất sẵn lòng chia sẻ những vấn đề nhạy cảm với người nước ngoài sống ở Byzantium. Thật ra, một tác giả đã bình luận rằng Hoàng đế không thích gì hơn việc vây quanh ông là ‘những kẻ mọi rợ bị bắt làm tù binh’19. Danh tiếng đó lan khắp châu Âu và được ghi chép lại ở những nơi xa xôi như tận Normandy20. Alexios thấy thoải mái với những người như vậy, những người cũng có xuất thân quân sự như ông và đã tới Constantinople để phụng sự. Sắc tộc và tôn giáo không quan trọng lắm với ông, có lẽ là bởi ông đã lớn lên bên cạnh Tatikios, con trai của một tù binh người Thổ mà cha ông bắt được, người sau này sẽ trở thành cận thần tín cẩn nhất của Hoàng đế21.
Bởi thế, sau những chiến dịch hạn chế ở Bithynia, Alexios đã tiếp cận Sulayman vào mùa hè năm 1081 và đạt được một thỏa thuận với ông. Những món quà xa hoa được Hoàng đế ban tặng để thiết lập một đường biên giới ở sông Drakon mà người Thổ không được phép vượt qua. Sulayman trên thực tế được chỉ định làm người đại diện cho Hoàng đế ở Tây Tiểu Á, với nhiệm vụ không chỉ là ngăn
chặn những cuộc xâm nhập đến từ người của ông, mà còn là toàn bộ người Thổ trong vùng này22. Hơn nữa, Alexios còn nhận được cam kết hỗ trợ quân sự ở những nơi và vào những khi ông cần. Khi Hoàng đế phải dàn quân quá mỏng ở gần Larissa vào năm 1083, chật vật phá vây một cuộc hãm thành của người Norman, ‘ông đã cậy tới [Sulayman] cử cho ông viện quân cùng những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Yêu cầu đó đã được đáp ứng lập tức: 7.000 binh lính được gửi đi cùng các sĩ quan dày dạn kinh nghiệm’23. Lực lượng viện binh người Thổ chiến đấu bên cạnh ông chống người Norman và cả những dịp khác vào đầu những năm 1080 rất có thể cũng là người của Sulayman24.
Alexios hưởng lợi không ít từ thỏa thuận đó. Ông được tự do xử lý những rắc rối ở các tỉnh miền Tây do người Norman và Pecheneg gây ra.
Nó cũng giúp ông chắc chắn rằng mình không vô tình trao vào tay một nhà quý tộc Byzantium nhiều tham vọng quyền lực lớn tới mức ông ta có thể thách thức triều đại của ông. Tuy nhiên, trên hết là việc Sulayman tỏ ra là một đồng minh tuyệt vời.
Một mặt, hòa ước được nhất trí vào năm 1081 là cực kỳ hiệu quả. Những cuộc tập kích của người Thổ vào lãnh thổ Byzantium chấm dứt ngay lập tức, và một hòa ước được Sulayman thực thi nghiêm chỉnh. Như một sứ điệp mà sultan Baghdad gửi Hoàng đế cho biết, hiệp ước giữa Alexios và Sulayman còn nguyên hiệu lực cho tới ít ra là giữa năm 1085 và có lẽ cả sau đó nữa25. Nó tạo ra nền tảng cho sự ổn định ở Tiểu Á vào thời điểm mà ở những nơi khác, đế quốc đang bên bờ vực sụp đổ. Thật ra, có vẻ như thỏa thuận đó mang lại những lợi ích to lớn cho Hoàng đế không chỉ hạn chế ở vùng Tiểu Á. Một người chép sử biên niên ở Caucasus ghi nhận rằng không lâu sau thỏa thuận, toàn bộ vùng Cilicia rơi vào quyền kiểm soát của ‘một vị emir(*), Sulayman, con trai của Kutlumush’26. Dựa trên những bình luận của một tác giả khác, viết bằng tiếng Syria, thì sự bành trướng quyền lực của Sulayman là có lợi cho Byzantium. ‘Vào năm 475 [tức 1082]’, ông viết, ‘Sulayman khởi hành từ vùng thuộc Rhomaye [Byzantium] rồi đến và chiếm
được các thành phố bên bờ biển, Antarados và Tarsos’27. Thật dễ bỏ qua những ngụ ý ở đây: Sulayman không tấn công những mục tiêu thuộc về Byzantium; ông đang giành lại những thành phố đã rơi vào tay người Thổ. Nói cách khác, qua hiệp ước được xác lập năm 1081, Sulayman trên thực tế trở thành triều thần của Alexios, đại diện cho Hoàng đế chiếm giữ những địa điểm quan trọng ở Tiểu Á.
Dù việc Hoàng đế dựa vào người Thổ là khác thường nhưng không phải là chưa có tiền lệ nếu nhìn vào chính sách đối ngoại rộng hơn của Byzantium. Như một cuốn sách chỉ dẫn về nghệ thuật ngoại giao thế kỷ mười nêu rõ, đẩy các nước láng giềng đối đầu nhau và chiêu mộ lãnh chúa địa phương để tấn công các kẻ thù ngang ngạnh là cách làm được chấp nhận hòng thiết lập và duy trì sự cân bằng có lợi với những sắc dân sống bên ngoài đế quốc28. Việc Alexios sử dụng Sulayman là can đảm; nhưng không phải là chuyện mang tính cách mạng.
Tuy nhiên, điều đó cũng kèm theo cái giá phải trả: Nicaea. Là một trong những thành phố quan trọng nhất ở Tiểu Á, Nicaea có vị trí đáng ganh tị, được che chắn bởi những bức tường thành và pháo đài rộng lớn, với một hồ nước ở phía tây càng giúp việc phòng thủ thêm chắc chắn. Vị trí đó khiến nó là cửa ngõ mở vào những thung lũng ven sông màu mỡ Lycia và Phrygia và vùng bờ biển tươi tốt phía tây và phía nam, cũng như bình nguyên Anatolia. Đó là một đầu mối mà mọi liên lạc giữa Constantinople và miền Đông Byzantium đều phải đi qua.
Hoàn cảnh dẫn tới việc người Thổ chiếm đóng Nicaea không thật rõ ràng. Người ta vẫn cho rằng thành phố này thất thủ trong cuộc nổi dậy thất bại của Nikephoros Melissenos, vốn diễn ra đồng thời với chính cuộc soán ngôi của Alexios vào năm 1081. Là thành viên một danh gia vọng tộc ở vùng Tiểu Á, Melissenos nhận được sự ủng hộ rộng lớn khi ông tiến về Constantinople: ‘Những cư dân ở các thành phố chào đón ông như thể ông là Hoàng đế của người La Mã và phục tùng ông’, một tác giả viết vài thế kỷ sau đó. ‘Tới lượt mình, ông để người Thổ cai quản họ, kết quả là tất cả các thành phố ở châu Á, Phrygia và Galatia nhanh chóng rơi vào tay người Thổ; [Melissenos] sau đó chiếm Nicaea và Bithynia với một đạo quân lớn,
và từ đó tìm cách chiếm cả đế quốc của người La Mã’29. Như thế có vẻ như Melissenos đã trao Nicaea - cũng như nhiều thành phố khác ở Tiểu Á - vào tay người Thổ. Tuy nhiên, Melissenos là một kẻ phải giơ đầu chịu báng rất thích hợp, không chỉ vì ông sẽ còn gây ra rắc rối lớn cho Alexios sau này trong thời ông cai trị và sẽ sống hết phần đời còn lại trong cảnh lưu vong ở một tu viện30. Lời cáo buộc nhắm vào ông thật ra khá thiếu thuyết phục: cáo buộc đến từ con rể của Alexios, Nikephoros Bryennios, cuốn sử của ông này được chép theo lệnh của hoàng hậu31.
Thật ra, lời giải thích tự nhiên và hợp lý hơn cho việc trao Nicaea vào tay người Thổ là thỏa thuận mà Sulayman và Alexios đạt được vào năm 1081. Như thế, ngay lúc một tân tổng đốc được cử đi Dyrrakhion sau khi Alexios lên nắm quyền, việc bổ nhiệm một người mà Hoàng đế có thể tin tưởng đại diện cho ông ở Nicaea - và một người không thể thách thức ngai vàng - là bước đi rất quan trọng. Việc một người Byzantium không được cử đi ngay lập tức để tiếp quản thành phố đó sau cuộc soán ngôi của Alexios cho thấy đã có những cách sắp xếp khác nhằm đảm bảo giữ được Nicaea - tức giao nó vào tay Sulayman. Không có gì ngạc nhiên khi một số tài liệu gọi nhân vật người Thổ là tổng đốc Nicaea32.
Quyết định tin tưởng trao Nicaea cho Sulayman trở thành một vấn đề nhạy cảm, dù không phải bởi chính sách này phản tác dụng trong ngắn hạn. Vấn đề là từ đầu những năm 1090, Sulayman qua đời và người kế vị ông ‘Abu’l-Kasim’ hóa ra có lập trường hoàn toàn khác. Kết quả là việc làm mờ đi cách thức và thời điểm Nicaea rơi vào tay người Thổ trở nên quan trọng nhằm bảo vệ uy tín của Hoàng đế. Nhưng sự thật là việc mất Nicaea chỉ có thể lần lại về Hoàng đế Alexios I Komnenos hoàn toàn bác bỏ những xác quyết tỉ mỉ và nhắc đi nhắc lại trong cuốn Alexiad rằng toàn bộ vùng Tiểu Á đã thất thủ trước khi Alexios lên nắm quyền.
Nỗ lực che đậy sự thật này dễ hơn bởi việc dù có nhiều sách sử viết ở Byzantium vào các thế kỷ mười một và mười hai - chỉ có hai cuốn không phải là viết trong thời kỳ đó, tất cả đều kết thúc ở thời điểm Alexios soán ngôi hoặc bắt đầu với thời kỳ cai trị của con trai
và người thừa kế của ông, John II(*)33. Thậm chí sau khi ông đã chết, vẫn khó viết về Alexios, và về cơ bản là các sử gia không thử làm vậy. Điều này có nguyên nhân phần lớn bởi những nỗ lực có chủ đích của gia đình Komnenos hòng kiểm soát hình ảnh và uy tín của vị Hoàng đế sáng lập triều đại34.
Dẫu vậy, không thể nào che đậy hoàn toàn vai trò của Alexios, ít ra là với những người phương Tây có hiểu biết. Sử gia biên niên Albert xứ Aachen biết rằng Nicaea đã mất dưới thời Alexios, dù ông không biết chi tiết; ông tin rằng điều đó xảy ra sau khi Hoàng đế bị người Thổ đánh lừa35. Khi Ekkehard xứ Aura được thông báo rằng Hoàng đế đã trao thành phố cho người Thổ, ông đã thất kinh, cáo buộc Alexios phạm phải tội lỗi đáng ghê tởm nhất khi trao đi viên ngọc của Kitô hữu. Tuy nhiên, Ekkehard đã hiểu sai tình hình: ông nghĩ rằng Alexios trao Nicaea vào một thời điểm nào đó sau năm 1097, trong khi trên thực tế Hoàng đế đã đặt nó dưới sự cai trị của người Thổ từ năm 108136.
Tuy nhiên, những trục trặc với đế quốc không phải bắt đầu ở Nicaea hay phía tây Tiểu Á, mà là ở xa hơn nhiều về phía đông - ở Antioch. Những hệ quả thật tồi tệ. Giống như Nicaea, Antioch chiếm vị trí tối quan trọng ở nửa phía đông của Byzantium: một thành phố có tầm quan trọng kinh tế, giá trị chiến lược và uy tín lớn lao, nơi nhà thờ chính do một Thượng phụ cai quản và tổng đốc là một trong những quan chức cấp cao nhất của đế quốc37. Giống như với Nicaea, điều tối quan trọng là Antioch phải do một đại thần trung thành kiểm soát, một người không lợi dụng những bận tâm khác của Alexios để âm mưu chống lại ông. Là một chỉ huy đã chứng tỏ được mình hết lần này tới lần khác ở mặt trận phía đông, Philaretos Braakhamios có vẻ là người phù hợp. Nhưng Philaretos là một nhân vật thất thường và khó tính. Ông là một viên tướng xuất sắc, một sử gia người Byzantium có quen biết ông viết, nhưng cũng là một người không thể kiểm soát và không chịu nhận lệnh từ bất cứ ai38.
Vào thời gian đầu cai trị, Alexios đã rất nỗ lực lôi kéo Philaretos, ban phát cho ông nhiều chức tước và trọng trách39. Nhưng Hoàng đế không phải người duy nhất muốn tranh thủ ông: vào đầu những
năm 1080, Philaretos cũng bắt đầu được thế giới Hồi giáo chèo kéo. Lãnh địa lớn của ông ở phía đông phần châu Á của đế quốc bị người Thổ dòm ngó và Philaretos cuối cùng đã từ bỏ Byzantium cùng Kitô giáo vào khoảng năm 1084 khi ông ‘quyết định về phe bọn chúng và đồng ý cắt bao quy đầu, theo phong tục của chúng. Con trai ông đã phản đối quyết liệt cơn bốc đồng đó, nhưng lời can gián đã không được lắng nghe’40. Một tác giả khác bày tỏ sự căm phẫn thiếu cảm thông hơn: ‘viên thủ lĩnh bất kính với Chúa và gian xảo Philaretos, vốn là dòng giống quỷ Satan… kẻ phản Chúa đáng ghê tởm, hiện thân của quỷ dữ và tội lỗi… đã khởi phát cuộc chiến tranh chống lại đức tin Kitô giáo, vì hắn chỉ là một kẻ mạo xưng Kitô hữu’41.
Với Alexios, đó là một tin tức tai họa. Khả năng Philaretos thừa nhận quyền hành của caliph và sultan là đã đủ lo rồi; chứ đừng nói tới mối đe dọa khi ông ta, với quyền kiểm soát các thành phố Melitene, Edessa và Antioch, có thể dâng những thành phố và tỉnh quan trọng cho người Thổ, làm dấy lên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Alexios phản ứng ngay lập tức, thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm giành lấy các thành phố và vùng mà viên tướng nổi loạn đang kiểm soát và giao chúng lại vào tay những người ủng hộ trung thành với ông. Một nhân vật tên là T’oros, hay Theodore, mà tước hiệu ở triều đình kouropalates cho thấy ông là một cận thần của Hoàng đế, đã giành quyền kiểm soát Edessa42. Cha vợ của ông, Gabriel, thì chiếm Melitene, được phong làm tổng đốc thành phố43. Những lâu đài, pháo đài và các cứ điểm khác trong vùng cũng bị những viên chỉ huy trung thành với Hoàng đế chiếm giữ44.
Nhưng chính Sulayman mới là người Alexios viện đến để chiếm lại Antioch. Theo một tài liệu, viên chỉ huy người Thổ đã đi nhanh tới thành phố này vào năm 1085, bằng một tuyến đường bí mật để không bị phát hiện, có thể là do những người dẫn đường Byzantium chỉ cho ông. Khi tới nơi, ông vào thành phố mà không gây xáo trộn gì, không làm hại ai và đối xử với dân chúng ở đó vô cùng độ lượng: ‘Hòa bình đã được tái lập, mọi người được trở về nhà không thương tổn chút gì’45. Tương tự, các nguồn tiếng A-rập cũng nhận xét về sự nhân từ của Sulayman với dân chúng thành Antioch46.
Cuộc chiếm đóng Antioch hòa bình đối lập mạnh với trải nghiệm của các hiệp sĩ phương Tây, những người cũng tìm cách chiếm thành phố này chỉ vài năm sau đó. Được bảo vệ bởi những phòng tuyến cả tự nhiên và nhân tạo đáng sợ, Antioch gần như là không thể công phá. Nhưng Sulayman không cần dùng vũ lực để kiểm soát thành phố: ông đại diện cho Hoàng đế, nên cư dân trong thành - đa số là người Byzantium nói tiếng Hy Lạp - sẵn sàng để ông vào. Việc Alexios có vẻ không hề phải làm gì để đối phó với mối đe dọa phản loạn từ Philaretos với quân đội của riêng ông hay ngăn cản động thái của Sulayman ở Antioch nói lên nhiều điều. Đó là sự hợp tác, một lần nữa đã đơm hoa kết trái giữa người Thổ và Byzantium.
Những tác giả A-rập sau này đã ca tụng hết lời cuộc chiếm đóng của Sulayman. Như lời một nhà thơ: Ngài đã chiếm Antioch của Byzantium, nơi từng khiến Alexander phải sa lầy/ Những con chiến mã của ngài giày xéo và tung hoành/ Dân con gái mặt trắng vì kinh sợ ngài mà phải sinh non. Tuy nhiên, những lời thơ đó không chỉ có tính nghệ thuật, mà còn để cho thấy Antioch có một thống lĩnh người Hồi giáo. Thật vậy, sau khi chiếm được thành phố, Sulayman ngay lập tức cho thấy những ý định và lòng trung thành của ông khi chấm dứt việc triều cống của Philaretos với một lãnh chúa người Thổ địa phương. Khi được cảnh báo rằng đó là một hành động nguy hiểm chống lại quyền hành của sultan, Sulayman đáp trả đầy giận dữ là ông vẫn trung thành với người cai trị của Baghdad. Ở những lãnh thổ thuộc về sultan, ông đáp, chắc chắn không thể nghi ngờ lòng trung thành của ông; do đó, ngụ ý ở đây là những gì ông làm ở Nicaea và Antioch - những thành phố thuộc về Byzantium - không liên quan gì tới phận sự của ông với sultan48. Cũng với lý lẽ đó, Sulayman xuất phát từ Antioch đi Aleppo vào mùa hè năm 1085, thành phố đã bị người Byzantium san phẳng một thế kỷ trước, yêu cầu tổng đốc người Thổ ở đó giao thành phố cho ông. Đó là một thành phố nữa mà Alexios quyết tâm giành lại49.
Tuy nhiên, Hoàng đế đã quá tin tưởng đồng minh của mình. Các lãnh chúa người Thổ địa phương nhanh chóng nhận ra rằng Sulayman đã quá tải, với nguồn lực bị hạn chế không đủ để giữ những gì ông vừa giành được, chứ đừng nói là mở các cuộc chinh
phạt mới. Vào giữa năm 1085, không lâu sau khi Sulayman chiếm được Antioch, Tutush, người em cùng cha khác mẹ hiếu chiến của vị sultan, hành quân tới thành phố và giao tranh với Sulayman. Đương thời còn có tranh cãi về việc Sulayman tự sát khi rõ ràng là đạo quân của ông đã bị tiêu diệt hoặc bị một mũi tên bắn trúng mặt giết chết. Dù có thế nào, Antioch giờ đã rơi vào tay Tutush50.
Đây là một bước lùi lớn với Byzantium. Đó cũng là một tai họa cho Alexios. Mải tập trung vào mối đe dọa ở các tỉnh miền Tây vào đầu những năm 1080, Hoàng đế chưa từng một lần mở chiến dịch ở Tiểu Á, mà đặt hy vọng vào hai nhân vật thủ lĩnh địa phương, Sulayman và Philaretos. Chỉ trong vài tuần, đường lối đó đã thất bại thảm hại.
Tình hình càng tồi tệ hơn khi tin tức truyền về Constantinople rằng Abu’l-Kasim, người mà Sulayman đã để lại chỉ huy Nicaea, mở hàng loạt các cuộc tập kích vào những thị trấn và làng mạc ở Bithynia. Những chỉ huy người Thổ cơ hội khác cũng lợi dụng tình hình để xây dựng cơ sở quyền lực ở Tiểu Á, chiếm lấy những thành phố và pháo đài trước đó do Sulayman kiểm soát51. Quyền hành của Byzantium ở miền Đông đang bên bờ sup đổ.
Hoàng đế không đơn độc trong mối lo của ông về những thay đổi đột ngột với tình thế ở Antioch và Nicaea. Sultan của Baghdad, Malik-Shah(*), cũng ngày càng cảnh giác trước diễn tiến tình hình: sự nổi lên của các lãnh chúa địa phương như Abu’l-Kasim và Tutush đe dọa gây bất ổn cho thế giới người Thổ cũng tương đương như cho Byzantium52. Giống như cha ông Alp Arslan, Malik-Shah rất cẩn trọng duy trì sự kiểm soát ở đường biên giới phía tây của ông, thường đích thân mở những cuộc viễn chinh vào các vùng lãnh thổ chống đối này, những vùng không chỉ có tầm quan trọng chiến lược trực tiếp với Baghdad, mà còn với cả chính quyền lực cá nhân của sultan. Những người Thổ đều tự biết việc phải để mắt tới vùng biên viễn này quan trọng ra sao; chỉ vài thập kỷ trước, họ chính là những kẻ lảng vảng ở miền viễn đông của đế quốc Hồi giáo trước khi chiếm được toàn bộ đế quốc.
Bởi vậy, vào khoảng giữa năm 1086, Malik-Shah cử một phái bộ tới Alexios mang theo một lá thư lưu ý về những trục trặc ở miền Tây Tiểu Á. Abu’l-Kasim đã không tôn trọng thỏa thuận giữa vị sultan này với Sulayman vốn được duy trì đã vài năm: ‘Ta có nghe, thưa Hoàng đế, về những rắc rối của ngài. Ta biết ngay từ đầu triều đại, ngài đã gặp phải nhiều khó khăn và gần đây, sau khi ngài xử lý xong sự vụ ở Latin [những vụ tấn công của người Norman giai đoạn 1081-1085], người [Pecheneg] sắp sửa khởi phát chiến tranh với ngài. Cả emir Abu’l-Kasim nữa, cũng đã phá vỡ hiệp ước mà Sulayman ký kết với ngài, tàn phá châu Á tới tận Damalis… Nếu ngài muốn Abu’l-Kasim bị đẩy lui khỏi những quận thành [mà ông ta đã tấn công] và châu Á, cùng với Antioch, thuộc về quyền ngài, hãy gả con gái ngài cho con trai cả của ta. Sau đó thì sẽ không có gì cản trở ngài nữa; ngài sẽ dễ dàng đạt được mọi thứ với sự hỗ trợ của ta, không chỉ ở phía đông, mà thậm chí là xa tới tận Illyrikon và toàn bộ miền Tây. Nhờ những đạo quân mà ta sẽ cử tới cho ngài, từ giờ trở đi sẽ không ai dám chống lại ngài nữa. Malik-Shah cũng hứa sẽ ủng hộ hoàn toàn việc đế quốc giành lại mọi vùng đất đã mất54. Anna Komnene cho biết Hoàng đế thấy lời cầu hôn thật nực cười: ông đã cười vang và lẩm bẩm rằng có lẽ quỷ dữ đã tiêm nhiễm ý tưởng đó vào đầu Malik-Shah. Dẫu vậy, Alexios không hề bác bỏ hoàn toàn chuyện đó, cử một phái bộ đi Baghdad để đề nghị ‘hy vọng hão huyền về một mối liên minh hôn nhân55.
Cuốn Alexiad cho cảm giác là cuộc thương lượng không đi tới đâu. Tuy nhiên, những trao đổi thực ra đã dẫn tới một thỏa thuận rõ ràng vào giữa những năm 1080, như chính Anna Komnene tiết lộ sau đó trong cuốn sách của bà. Viết về sự chuẩn bị của Hoàng đế cho một trận đánh lớn với người Pecheneg, Anna tuyên bố trong những người tới hỗ trợ ông có người Thổ từ phương Đông, do vị sultan cử đến theo một hiệp ước đã được nhất trí trước đó56.
Những điều khoản đại cương của hiệp ước này có thể phục dựng phần nào qua những đoạn khác trong cuốn Alexiad. Tác giả cho biết cha bà đã may mắn lôi kéo được một người Thổ bỏ chạy sang phe Byzantium và giao lại cho Hoàng đế nhiều thành phố ở vùng Tiểu Á vào giữa những năm 1080. Nhưng câu chuyện tốt lành đó khó thể là
thật. Có vẻ như điều thực sự xảy ra là Malik-Shah đồng ý trục xuất những người Thổ đã kiểm soát các thành phố bên bờ biển Tiểu Á và ra lệnh trao lại những nơi đó cho Byzantium, với việc người Thổ rút khỏi Sinope(*) bên bờ Biển Đen chẳng hạn, thậm chí để lại ngân khố thành phố vẫn vẹn nguyên57. Kết quả là khắp vùng này, các thành phố phục tùng Byzantium; đó là kết quả của sự ngoại giao ở cấp cao, chứ không phải như lời Anna Komnene, là sự khéo léo và khôn ngoan của Hoàng đế.
Malik-Shah được đền bù xứng đáng cho sự hỗ trợ tối quan trọng của ông: những món quà xa hoa được phái bộ Hy Lạp mang tới cho vị sultan vào giữa những năm 108058. ‘Những kẻ cai trị Byzantium đến triều cống’, một tác giả người A-rập viết sau khi sultan đã qua đời, lưu ý rằng tên tuổi Malik-Shah vang vọng ‘từ đường biên giới với Trung Quốc tới Syria, và từ những vùng đất Hồi giáo xa xôi ở phương Bắc tới những nơi hẻo lánh của Yemen’59. Điều này ngụ ý sự phân biệt lợi ích rõ ràng: trong khi Tiểu Á thuộc về vùng ảnh hưởng của Byzantium, những vùng xa hơn về phía đông thuộc quyền sultan người Thổ.
Những cảnh báo của vị sultan với các emir địa phương ở Anatolia tiếp nối bằng hành động quyết liệt nhằm áp đặt quyền hành trực tiếp của ông với giới lãnh chúa ở vùng biên viễn của thế giới người Thổ. Một cuộc viễn chinh lớn được mở sâu vào Tiểu Á đánh Nicaea và tổng đốc thành phố này Abu’l-Kasim, kẻ đã mở những cuộc tập kích vào Byzantium gây rất nhiều khó khăn cho Alexios60. Malik-Shah cũng đích thân mở một chiến dịch, hành quân vào Caucasus trước khi quay sang phía nam vào Syria, nơi ông chiếm Aleppo. Sau khi Antioch đã đầu hàng, sultan tiến tới bờ biển Địa Trung Hải, xuống ngựa và bước ra biển, rút gươm chém vào mặt nước ba lần và hét vang: ‘Đấng Tối Cao đã cho ta cai trị những vùng đất từ biển Ba Tư tới biển này’61.
Việc vị sultan này chiếm được Antioch nhiều khả năng là cái giá trả cho sự hợp tác của ông chống Abu’l-Kasim và việc đế quốc lấy lại các thành phố ở Tiểu Á. Thật đáng kinh ngạc khi Malik-Shah được dân Kitô hữu ở nhiều nơi ông đi qua chào đón trong quãng thời gian
này, họ thấy sự can dự của ông vào vùng này là điều kiện tiên quyết để có được sự ổn định, là sự kềm chế các thủ lĩnh người Thổ địa phương. Lấy ví dụ, vị sultan đã không gặp phải sự kháng cự nào ở Caucasus, nơi hồng ân và tình thương như cha với con của ông với Kitô hữu địa phương đã giúp xoa dịu rất nhiều nỗi sợ về những hậu quả của sự cai trị trực tiếp từ Baghdad. Cũng có ích khi Malik-Shah nổi tiếng vì khoan dung với Kitô giáo: chẳng hạn, khoảng đầu năm 1074, không lâu sau khi trở thành sultan nối ngôi cha, ông đã cử một phái bộ tới Constantinople với những câu hỏi chi tiết về giáo lý, đức tin và cách hành đạo Kitô. Thêm nữa, trong chiến dịch của ông giai đoạn 1086-1087, một người quan sát thấy rằng ông có vẻ đã thể hiện quyền hành với chính những thần dân của mình, nhưng không phải với Kitô hữu; dù ông đã vào Edessa và Melitene, ông không bổ nhiệm tổng đốc của ông và cũng không bãi chức những người đang cầm quyền ở các thành phố đó đại diện cho Hoàng đế65.
Hoàng đế cũng có hành động quân sự trong giai đoạn 1086- 1087, tái lập quyền hành của ông với những địa điểm trong vùng chưa đầu hàng theo chỉ thị của vị sultan. Những cuộc tấn công tỏa đi từ Nicaea bị ngăn lại sau các chiến dịch chống Abu’l-Kasim. ‘Những cuộc tập kích đã bị chặn đứng’, Anna Komnene lưu ý, ‘và [Abu’l-Kasim] buộc phải cầu hòa’66. Quân đội đế chế được cử đi chiếm lại Kyzikos và Apollonias và các địa điểm khác ở phía tây Tiểu Á từng là mục tiêu của các thủ lĩnh người Thổ địa phương67. Kyzikos, thất thủ ngay trước cuộc đảo chính của Alexios, trở lại dưới sự kiểm soát của đế quốc vào khoảng giữa năm 1086 và được đặt dưới quyền chỉ huy của Constantine Humbertopoulos, một trong những người ủng hộ thân cận nhất với Hoàng đế, cho tới khi ông được triệu hồi để xử lý một làn sóng tấn công nữa của người Pecheneg68.
Những địa điểm khác được thu hồi sau khi lời hứa về những phần thưởng lớn đã thuyết phục được một số chỉ huy người Thổ phục vụ cho Hoàng đế và cải sang Kitô giáo69. Việc cải đạo được những giáo sĩ ở Constantinople chào đón, họ ca ngợi Alexios vì sự truyền bá Phúc Âm của ông và những nỗ lực thúc đẩy đức tin chân chính của ông70. Hoàng đế vui lòng nhận công trạng đấy, nhưng ông không bị thúc đẩy bởi lòng sùng đạo, mà đang hành xử theo đường
lối ngoại giao kinh điển: ban phát tước vị và tiền bạc cho những thủ lĩnh người Thổ là cách hiệu quả để cho họ thấy lợi ích của việc hợp tác với Byzantium. Đó là cái giá rẻ để thu hồi được những thành phố và vùng đất mất đi trước kia.
Kết quả là trong một bài phát biểu của một giáo sĩ cấp cao trước Hoàng đế và những cận thần của ông ngày 6 tháng 1 năm 1088, ngày Lễ Hiển linh, không thấy nhắc gì mấy tới những biến cố ở miền Đông. Trái với các tỉnh miền Tây liên tục bị người Pecheneg cướp phá, vùng này không còn là một mối lo lớn nữa. Sau khi nói rất nhiều về mối đe dọa của những dân du mục thảo nguyên và ca ngợi Alexios vì một hòa ước với dân du mục không lâu trước đó, Theophylact xứ Ohrid không nói gì về vùng Tiểu Á. Vị giáo sĩ tuyên bố rằng Alexios may mắn có quan hệ tuyệt vời với người Thổ, và trên hết là với sultan. Sự ngưỡng mộ của Malik-Shah với Hoàng đế lớn tới mức ông đã nâng cốc vinh danh bất cứ khi nào nhắc tới tên Hoàng đế. Tin tức về lòng can đảm và vinh quang của Hoàng đế, Theophylact nhất trí, vang dội trên toàn thế giới71.
Đánh giá đầy lạc quan này vào năm 1088 đối lập không thể sâu sắc hơn với quan điểm u ám về tình trạng gay go của đế quốc vào năm 1081 theo ghi chép của Anna Komnene và đã được những nhà bình luận hiện đại chấp nhận rộng rãi. Sự ổn định, chứ không phải sụp đổ, mới là đặc điểm ở các tỉnh miền Đông, ngay cả khi thỉnh thoảng có những thách thức đòi hỏi hành động cương quyết. Tình hình đã được Byzantium kiểm soát - và không cần tới lời thỉnh cầu Giáo hoàng hỗ trợ. Vào cuối những năm 1080, không hề cần một cuộc Thập tự chinh.
CHƯƠNG 4
SỰ SỤP ĐỔ CỦA TIỂU Á
Ngoài chính Nicaea khi Abu’l-Kasim vẫn còn nắm quyền, Byzantium giữ được sự kiểm soát với nhiều phần chính yếu của các tỉnh miền Đông vào cuối những năm 1080, then chốt là các vùng ven biển cực kỳ quan trọng, các thung lũng sông màu mỡ và các đảo trên biển Aegea - tức các vị trí nhạy cảm chiến lược tối quan trọng với mạng lưới thương mại và liên lạc của đế quốc. Có thể thấy bằng chứng cho thấy nhiều vùng ở đây thịnh vượng dưới thời Byzantium qua sự vận động quyết liệt với hoàng thái hậu từ các tu sĩ trên những đảo như Leros và Patmos vào các năm 1088 và 1089. Những tu sĩ này hoạch định một chương trình xây dựng lớn và hy vọng được miễn giảm các khoản thuế giá trị cao1.
Tình hình thay đổi sâu sắc một cách nhanh chóng. Như chúng ta đã thấy, mối đe dọa từ những cuộc tập kích của người Pecheneg ở các tỉnh miền Tây leo thang cấp tập vào năm 1090, khi những cuộc tấn công ngẫu nhiên trước đó được thay bằng việc di cư toàn bộ bộ lạc vào sâu trong vùng Thrace. Áp lực kéo theo mang lại cơ hội hoàn hảo cho các lãnh chúa người Thổ ở miền Đông chuyển sang chống Byzantium.
Abu’l-Kasim chính là một người như thế. Vào khoảng giữa năm 1090, ông bắt đầu chuẩn bị tấn công Nikomedia(*), một thành phố quan trọng phía bắc Nicaea nằm cách Constantinople không đầy năm mươi dặm(*)2.
Alexios tuyệt vọng phòng thủ cho thành phố đó. Năm trăm hiệp sĩ người Flemish - được cử đi theo lệnh Robert, bá tước xứ Flanders(*), người từng gặp Alexios khi ông đang trên đường về nhà
từ cuộc hành hương tới Jerusalem vào cuối năm 1089 - được cho là lực lượng sẽ chống người Pecheneg3. Thay vì thế, khi họ tới Byzantium vào giữa năm sau, họ ngay lập tức được chuyển qua eo biển Bosphorus để chi viện cho Nikomedia. Trong ngắn hạn, sự có mặt của họ tỏ ra là cực kỳ quan trọng, nhưng khi các hiệp sĩ Flemish bị triệu về để đối phó với người Pecheneg ở Lebounion vào mùa xuân năm 10914, một trong những thành phố cổ và nổi tiếng nhất Tiểu Á, vốn từng có một thời gian ngắn là kinh đô miền Đông của Đế chế La Mã vào thế kỷ ba, rơi vào tay Abu’l-Kasim5. Nikomedia thất thủ là một tai họa với Byzantium và đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng giữ được toàn vẹn các tỉnh miền Đông trong dài hạn của Hoàng đế.
Nỗi sợ hãi về tương lai của Byzantium ở Tiểu Á càng trầm trọng hơn bởi việc những lực lượng khác cũng lăm le tận dụng thời cơ là các rắc rối mà đế quốc đang phải đối mặt. Danishmend, một lãnh chúa người Thổ đầy sức hút, mở những cuộc tập kích liều lĩnh từ Đông Tiểu Á sâu vào Cappadocia và vào những thành phố lớn như Sebasteia(*) và Kaisereia6. Rồi còn có Çaka, một nhân vật tham vọng người Thổ chiếm cứ Smyrna(*) ở bờ biển phía tây Tiểu Á và trả tiền cho thợ đóng tàu địa phương để đóng một hạm đội nhằm tấn công hàng loạt các mục tiêu gần căn cứ mới của ông, bao gồm các đảo trên biển Aegea7. Mối đe dọa này nghiêm trọng không kém biến cố thất thủ Nikomedia, bởi hạm đội của Çaka giúp ông có thể mở những cuộc tấn công xa hơn. Nó cũng cho phép ông làm rối loạn vận tải đường biển từ các thành phố và đảo dọc bờ biển, vốn đều hướng tới Constantinople. Vào thời điểm mà việc cung ứng cho kinh đô vốn đã phải chịu áp lực vì mối đe dọa Pecheneg, điều đó gây ra nguy cơ thiếu hụt, lạm phát và bất ổn xã hội. Tình hình thêm tồi tệ do một mùa đông đặc biệt khắc nghiệt năm 1090-1091, mùa đông khắc nghiệt nhất mà người ta còn nhớ, khi tuyết rơi nhiều tới mức rất đông dân chúng không thể ra khỏi nhà8.
Một nhà thơ sống trong thời kỳ này mô tả một phụ nữ ở một tỉnh thuộc vùng Tiểu Á đã đói khát tới mức phải ăn thịt rắn: ‘Bà ăn cả con hay chỉ một phần? Bà có cắt đầu và đuôi không hay bà ăn hết?
Làm sao bà nhai nuốt được thứ thịt đẫm chất độc đấy mà không kết liễu đời mình?. Những hậu quả của một mùa đông kinh hoàng, nạn đói trầm trọng, và tai họa man rợ xâm lăng là như vậy đó9.
Những nỗ lực đối phó với Çaka thất bại thảm hại. Một tổng đốc địa phương đã bỏ chạy mà không hề kháng cự, trong khi lực lượng được tập hợp vội vã do Hoàng đế cử đi để chiếm lại bờ biển phía tây Tiểu Á bị đánh cho tan tác. Hải đội của Byzantium không chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn, mà Çaka còn bắt được vài chiếc ngự thuyền trong trận đánh. Điều đó càng giúp đẩy nhanh cuộc chinh phạt của ông ở những nơi khác10.
Sự lớn mạnh của hạm đội Çaka là một diễn tiến đáng lo ngại còn vì một lý do khác nữa. Constantinople được bảo vệ bởi những bức tường thành, hào nước và các tòa tháp vũ trang hạng nặng bất khả xâm phạm phía đất liền, nhưng dân Byzantium luôn hết sức lo lắng về khả năng bị tấn công bằng đường biển. Một sợi xích chắn ngang biển khổng lồ ở lối vào mũi Sừng Vàng giúp họ yên tâm phần nào, dù trên thực tế kiểu phòng ngự này thường không hiệu quả. Những cuộc tấn công bằng đường biển vào thành phố, thậm chí chỉ với một lượng quân tập kích nhỏ, cũng gây ra hoảng loạn trong dân chúng, như từng thấy vào các thế kỷ chín và mười, khi những lực lượng người Viking và người Nga mở những cuộc tấn công bất ngờ ở vùng ngoại ô, gây ra sự hoảng loạn ghê gớm. Trong trường hợp Çaka, nỗi sợ là người Thổ có thể bắt tay với người Pecheneg và mở một cuộc tấn công phối hợp vào thành phố. Vào mùa xuân năm 1091, tin đồn về sự trao đổi giữa dân du mục và Çaka lan đi, và Çaka đã đồng ý hỗ trợ người du mục chống Byzantium11.
Tâm trạng ở kinh đô bắt đầu chuyển sang u ám và độc hại. Trước sự chứng kiến của Hoàng đế và các triều thần vào mùa xuân năm 1091, Thượng phụ Antioch, John the Oxite, đưa ra một chỉ trích về tình trạng hung hiểm của đế quốc. Sự đối lập với quan điểm lạc quan của Theophylact chưa đầy ba năm trước không thể rõ ràng hơn. Khios(*) đã thất thủ, vị Thượng phụ nói, Mitylene(*) cũng vậy. Tất cả các đảo trên biển Aegea đã mất, trong khi vùng Tiểu Á hoàn toàn rơi vào hỗn loạn; không còn giữ được một tấc đấc nào ở miền
Đông12. Trong khi đó, người Pecheneg đã tới tường thành Constantinople, và những nỗ lực của Alexios hòng đối phó với họ là hoàn toàn không hiệu quả. Nhìn nhận lý do khiến những mối đe dọa trở nên trầm trọng như vậy, John đi tới một kết luận hiển nhiên: Chúa Trời đã không còn bảo vệ Byzantium. Thất bại quân sự và những khó khăn kinh hoàng mà dân chúng đang phải chịu là lỗi của Hoàng đế, vị Thượng phụ tuyên bố. Alexios đã là một viên tướng xuất chúng trước khi trở thành Hoàng đế, nhưng kể từ đó, ông chỉ biết tới thất bại. Khi cướp ngôi vào năm 1081, ông đã khiến Chúa Trời phẫn nộ, và Người đã dùng bọn ngoại đạo để trừng phạt Byzantium. Hoàng đế phải ăn năn hối lỗi lập tức nếu muốn thay đổi tình hình. Phán quyết mang tính hủy hoại này là sự thật trần trụi về mức độ trục trặc mà Byzantium phải đối mặt vào đầu những năm 1990.
Sự suy sụp nhanh chóng ở Tiểu Á được người phương Tây sống ở Byzantium ghi nhận trong kinh hoàng. Người Thổ kết liên minh với rất nhiều sắc dân và xâm phạm những đất đai thuộc quyền của Đế quốc Constantinople, một nhân chứng quê miền Trung nước Pháp viết. ‘Chúng cướp phá những thành phố và lâu đài và nơi định cư của người Byzantium ở khắp nơi; những nhà thờ bị san thành bình địa. Những giáo sĩ và tu sĩ bị chúng bắt giữ, một số bị hành quyết, trong khi số khác bị đối xử với sự tàn bạo không kể xiết, cả các linh mục, bị bỏ mặc trong những giáo phận hoang tàn của họ và những nữ tu - không gì bi thương hơn thế! - trở thành nạn nhân cho dục vọng của chúng. Không khác bầy sói dữ, chúng săn lùng Kitô hữu không chút xót thương, những người mà Chúa đã để rơi vào tay chúng và mặc chúng muốn làm gì thì làm’15.
Tin tức về sự sụp đổ rụng rời ở Tiểu Á nhanh chóng lan khắp châu Âu. Chẳng hạn, những câu chuyện về cướp bóc và đốt phá, bắt cóc và hãm hiếp được kể khắp nước Pháp, qua những lời kể đẫm máu về sự tàn bạo, những màn hành hình và chặt chân tay được các tu sĩ ghi lại trong biên niên ký của họ. Những thông tin kiểu này được người phương Tây đang sinh sống hay tới thăm Constantinople truyền đạt lại vào đầu những năm 1090, chẳng hạn như một tu sĩ người Canterbury đã tới sống ở kinh đô, hay một du khách kinh
hoàng mô tả lại những cảnh tượng ở Constantinople và nhớ lại những cuộc chuyện trò của ông với người dân sống ở đó17. Chính Alexios cũng là nguồn của một số ghi chép mô tả nỗi kinh hoàng mà người Byzantium phải chịu đựng dưới tay người Thổ. Một lá thư được Hoàng đế gửi cho Robert, Bá tước xứ Flanders, vẽ ra bức tranh rụng rời về tình hình Tiểu Á những năm 1090-109118. Bức thư này trước giờ vẫn bị coi là đồ giả, nhiều thế hệ học giả bác bỏ nó trên cơ sở cho rằng các tỉnh miền Đông của Byzantium đã mất vào năm 1081 nên không có thay đổi gì lớn về bối cảnh trong những năm ngay trước cuộc Thập tự chinh thứ nhất. Do đó những ghi nhận về vận rủi kinh hoàng do người Thổ gây ra bị coi là hoang đường, không thuyết phục, và thực tế có nền tảng rất mong manh. Giới học giả đã lập luận dứt khoát rằng lá thư là ngụy tạo để kêu gọi sự ủng hộ nhằm chống lại Byzantium vào đầu thế kỷ mười hai sau khi quan hệ giữa Alexios và một số nhân vật cấp cao tham gia cuộc Thập tự chinh đổ vỡ không thể vãn hồi19.
Ngược lại, giới học giả nói chung thừa nhận rằng một lá thư có lẽ đã được Alexios gửi cho Bá tước Flanders vào đầu những năm 1990, do quan hệ của hai nhân vật này. Như thế, người ta cho rằng hẳn phải có một tài liệu gốc được gửi đi từ Constantinople làm cơ sở cho lá thư còn tồn tại tới ngày nay - dù tài liệu đó có thể đã được dịch, sửa chữa và bổ sung20. Chắc chắn là văn phong và ngôn ngữ trong lá thư mang kiểu Latin, trong khi tư duy ngoại giao và chính trị rõ ràng là kiểu phương Tây, chứ không phải kiểu Byzantium.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa rằng văn bản đó là ngụy tạo. Như chúng ta đã thấy, có nhiều người phương Tây sống ở Constantinople vào cuối thế kỷ mười một, bao gồm không ít người gần gũi với Hoàng đế. Như vậy, cả giọng điệu và những ý tưởng được trình bày trong lá thư có thể đơn giản cho thấy có bàn tay của người nước ngoài viết ra ở kinh thành đế chế, giống như của một tác giả viết sau cuộc Thập tự chinh thứ nhất. Và xét khía cạnh này, điều có lẽ đáng kinh ngạc nhất về lá thư là gần như mọi điều nói trong đó đều khớp với bức tranh mới về Tiểu Á có thể được tái lập từ các tài liệu đương thời khác. Lá thư gửi Robert xứ Flanders cũng cho biết về sự mạo phạm diễn ra ở các nhà thờ vào đầu những năm
"""