🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Ong Vàng
Ebooks
Nhóm Zalo
Nguồn ebook: tve-4u.org Chuyển text và tạo ebook: Caruri
T
MỞ ĐẦU
ôi là một chú ong bé xíu, thuộc loài ong Mật. Nếu để ý một tý, vào buổi sáng đến trường hay những lúc vui chơi ở vườn hoa, hàng ngay các bạn vẫn thường thấy chúng tôi. Mùa hoa xà cừ, hoa sâu hay hoa cơm nguội nở, anh em chúng tôi bận rộn suốt
ngày trên cành cây cao. Đôi khi tiếng đập cánh rù rì như gió thổi của chúng tôi làmnhiều bạn phải ngạc nhiên ngước mắt lên. Chính từ trong những lùm hoa thơm ngát ấy, tôi vẫn luôn thấy các bạn. Nhiều lúc nghịch ngợm hay thân tình, chúng tôi làm rơi những cánh hoa bé tí xuống đầu, xuống vai các bạn đấy.
Khi đến trường và lúc vui chơi, hàng ngày các bạn gặp biết bao nhiêu loài vật, bao nhiêu cây cỏ từ những giống phải tinh mắt lắm mới nhìn thấy đến loài voi khổng lồ, được thấy bao nhiêu buổi sáng và cũng ngần ấy buổi chiều đến nỗi, chẳng thấy có gì thay đổi. Nhưng nếu có lúc nào đó, các bạn đứng lại để nhìn và lắng nghe. Vâng, một lúc nào đó lòng ta không hờ hững với những gì đang diễn ra xung quanh thì sẽ thấy bao nhiêu âm thanh và sắc màu mới mẻ, sẽ thấy cuộc sống thật là tuyệt vời. Và, những loài vật như loài ong Mật chúng tôi cũng có nhiều chuyện đáng kể lại với mọi người.
Riêng tôi, tôi cũng có chuyện của mình, câu chuyện về cuộc phiêu lưu bắt buộc, một cuộc phiêu lưu mà tôi, chỉ một chút nữa là không bao giờ còn trở về. Nhưng thôi, đó là phần cuối của câu chuyện này…
CHƯƠNG MỘT
AI CŨNG CÓ LÚC BÉ NHẤT NHÀ
Đ
àn của tôi sống trong căn nhà bằng gỗ, dưới gốc cây hoa phượng vĩ cổ thụ. Loài ong vốn thích kín đáo và cũng để chống kẻ thù lọt vào nên tường nhà kín mít, chỉ có một cửa khoét mấy lỗ nhỏ đủ để cho ong ra vào. Khu vườn um tùm tán cây nên lúc nào cũng mát mẻ, dễ chịu. Mùa hè hoa phượng vĩ rụng đỏ rực quanh nhà. Mùa thu lá phượng vĩ vàng tươi, giống những hạt cốm vòng rơi suốt đêm ngày như cơn mưa êmđềm.
Quanh nơi ở của chúng tôi còn có những cây ngọc lan, cây ngâu, cây mộc thay nhau nở hoa thơm ngát. Khu vườn cạnh một hồ nước, phía xa là rừng bạch đàn rộng mênh mông, hoa trắng xóa, đầy ắp mật ngọt.
Nhưng tất cả những điều đó mãi sau này tôi mới biết. Vào cuối mùa hè năm ấy, tôi còn là một chú ong sắp cắn tổ, như các bác ong thợ vẫn gọi, nghĩa là sắp ra đời.
Một buổi sáng, tôi đã cắn thủng lớp kén cứng như gỗ, chỉ cần xoay người nhoai lên, bật lớp sáp nắp tổ chui ra ngoài. Nhưng tôi vốn là chú ong bướng bỉnh ngay từ bé. Tính bướng bỉnh ấy sau này đã gây cho tôi biết bao tai vạ, rồi các bạn sẽ được biết nhiều hơn, nhưng ngay vào lúc này, nó đã làm tôi khổ sở. Ngăn tổ chật chội; ướt át và tối như bưng. Nằm chặt cứng trong kén, tôi nghe tiếng động nhộn nhạo từ những ngăn tổ bên cạnh. Những anh em sinh cùng lứa với tôi đang lần lượt chui ra. Trên nắp tổ của tôi cũng có nhiều tiếng bước chân rậm rịch. Ngoài ấy chắc là đông lắm. Muốn cắn nắp tổ phải vươn cổ ra, lấy răng cậy từng tí một lớp sáp dày và dai. Công việc cũng khá vất vả, nhất là đối với một ong non như tôi. Những bác ong già ở ngoài có thể cắn nắp tổ hộ tôi, như thế có hơn không? Nghĩ như vậy và tôi bắt đầu lấy răng cào vào vách, gọi ầm ĩ.
Tôi hét như sắp bị chết ngạt, vừa hét vừa thở hổn hển. Ong non bị ngạt, chuyện ấy có thể lắm chứ. Hình như tôi đã làm toáng lên ghê lắm, đến nỗi bên ngoài có tiếng chân chạy nhốn nháo. Đội ong cấp cứu đã đến. Họ lục đục đi lại, chạm râu vào nhau thì thầmbàn bạc. Ai đó gõ răng vào ngăn của tôi, băn khoăn nghe ngóng. Tôi phải nín lắm mới khỏi bật cười. Trò đùa tinh quái ấy kéo dài một lúc lâu, đến khi ngoài ngăn tổ chợt imlặng, rồi một giọng trầm trầm lọt vào:
- Có chuyện gì đấy, cháu bé?
Tôi im thin thít. Giọng bên ngoài trở nên lo lắng hơn:
- Cháu có cần các bác giúp gì không?
- Trong này nóng lắm – tôi đáp.
- À! – Có nhiều tiếng đập cánh nhẹ nhõm.
- Không sao cả. Cháu cắn nắp tổ để mở cửa ra cho khí trời lọt vào. Như thế dễ chịu lắm.
- Các bác mở cửa cho cháu.
Bên ngoài lại có tiếng thì thào như bàn bạc rồi vẫn giọng ban nãy:
- Cháu đau ở đâu? Ở răng phải không?
- Không ạ.
- Ở chân à?
- Không ạ?
- Hử, cánh cháu có làm sao không?
- Không – Tôi bắt đầu gắt – Cháu chẳng đau ở đâu cả.
- Thế thì hãy chui ra đi. Ngoài này thích lắm. Nhoai người lên, lấy răng cắn lớp sáp, bắt đầu từ chỗ mọng nhất.
- Cháu chẳng thích. Các bác mở cửa ra cơ!
- À, thế lại là chuyện khác – có tiếng dậm chân tức giận – Cháu bé ạ, cháu phải tự mình chui ra. Các bác chỉ mở cửa giúp các cháu yếu sức. Chẳng ai nhiều thì giờ đâu. Nếu không, cháu đành nằm lại trong đó vậy.
- Không, cháu bé nhất nhà cơ mà!
- Ai cũng từng có lúc là bé nhất nhà. Đừng vòi vĩnh nữa.
Họ bỏ mặc tôi đấy. Những bước chân tản đi xa dần. Tôi lấy chân đập lung tung, dùng răng cào vào vách tổ đến mệt nhoài, nhưng hình như không ai nghe thấy. Tự chui ra thì tôi không muốn. Thử xem các ong khác có thể bỏ mặc tôi nằm đây đến bao giờ. Thì giờ cứ thế chậm chạp trôi qua. Sự thi gan trở nên vô ích. Tiếng của tôi, lúc thì tức giận, lúc rên rỉ hình như không lọt ra ngoài. Tất cả đã quên tôi rồi. Buồn thật, sao họ bỏ rơi một đứa trẻ yếu đuối dễ dàng đến thế. Tôi nằm im lặng lâu lắm, cho đến khi tiếng động bên ngoài lắng hẳn. Bó chặt trong kén chật cứng, tôi mỏi nhừ, thở nặng nhọc. Không thể nằm mãi thế này được, đành chui ra thôi. Tin chắc cả đàn đã ngủ, tôi ghé răng cắn vào lớp sáp, từng tí một, nặng nhọc đưa một chân ra ngoài.
Ngay lúc ấy, tôi bỗng nghe giọng nói trầm trầm hồi chiều.
- Cháu đã tự mở cửa ra, không nhờ vả người khác, thế là tốt.
Tôi im lặng. Vừa buồn vừa giận.
- Cháu tưởng đàn đã quên mình rồi ư? Không, nhà đã cử bác ra trông nom cháu. Bác vẫn đứng đây từ chiều.
- Sao bác không lên tiếng? – Tôi nghi ngờ hỏi.
- Lên tiếng ư? Bác mà dỗ dành, nựng nịu thì cháu chẳng bao giờ tự mở cửa ra – Bác ong thợ cười rung đôi râu – Bác muốn cháu ngay từ bé đã trở thành một ong thợ dũng cảm, tự mình vượt qua mọi trở ngại chứ không phải sống để chờ đợi sự giúp đỡ của các ong khác.
Lời khuyên đầu tiên tôi được nghe như vậy. Tôi không sao quên nó, dù sau này cuộc
sống còn dạy dỗ nhiều điều khác nữa. Bác ong thợ già, về sau tôi quen gọi là bác Mun vì màu da nâu bóng của bác, đỡ tôi ra khỏi tổ và dìu tôi ra phía cửa – Làn gió đêm mát rượi làm tôi khỏe khoắn hẳn. Tôi ngủ thiếp đi bên cạnh bác Mun hiền hậu.
CHƯƠNG HAI
NGÀY LÀM VIỆC ĐẦU TIÊN
R
a khỏi ngăn tổ, tôi được ba ngày liền nghỉ ngơi, rong chơi thỏa thích. Cũng như anh em cùng lứa, tôi có một lớp lông tơ trắng mịn phủ kín mình, đôi cánh mỏng tang, trong suốt, như ánh sáng. Màu da của tôi cũng từ vàng nhợt chuyển sang bóng láng như đồng. Bạn bè gọi tôi là ong Vàng vì thế. Tôi đã là một chú ong trưởng thành.
Cuối vụ hè, hoa bên ngoài đang rộ. Đây cũng là dịp lấy phấn và mật, quạt cho đặc lại, cất vào kho dự trữ cho mùa đông lạnh giá nên trong tổ rất bận rộn. Hàng ngàn ong thợ suốt ngày tíu tít ra vào, bụng tròn căng mật, đầy hai giỏ phấn, phải lê đi mới lên nổi mặt tầng.
Sang ngày thứ tư, tôi đang mải mê đi hết tầng nọ sang tầng kia, vừa đi vừa đập cánh vui vẻ thì bác Mun bỗng hiện ra:
- Chơi bời thế đủ rồi. Bây giờ cháu đi với bác.
Bác Mun đi trước, thỉnh thoảng lại chạm râu với các bác ong dọc đường, họ liền tránh sang bên, nhường lối cho hai bác cháu. Tôi đi sau, râu cụp xuống. Đến trước một hòn mật còn loãng, thoảng mùi hoa mới nở, bác bảo:
- Cháu thấy mọi người đang làm việc đấy không? Ở đây vui lắm. Nào, cháu quạt đi.
Theo lời bác, tôi xoay lưng lại phía hòn mật, hấp tấp đập cánh. Nhưng chỉ được một tý, tôi đã mỏi rời, hơn nữa gió cứ như muốn nhấc bổng người lên.
Bác Mun vừa quạt làm mẫu vừa nhắc:
- Ép sát bụng xuống, chân choãi ra sẽ thấy dễ quạt hơn.
Tôi hậm hực lắm nhưng không dám hé lời, vội làm theo nhưng cũng chẳng hơn gì. Đôi cánh tê dại, mắt muốn hoa lên. Nhìn sang bên cạnh, tôi thấy các bạn mình đang hối hả làm việc, cánh đập nhanh đến mức chỉ thấy một vệt trắng mờ, rung rinh rất đẹp. Lạ thật, họ có thể suốt ngày mê mải cái việc vừa nặng nhọc vừa chán ngấy thế này được. Tôi thầm tị với lũ ong non đang được rong chơi như tôi lúc nãy. Chúng tò mò nhìn chúng tôi làm việc có vẻ thán phục ra mặt. Rồi các chú sẽ được biết mùi thôi, đây đâu phải những chuyến bay hút mật vui vẻ. Nghĩ đến đây, tôi vùng vằng bảo bác Mun:
- Cháu không quạt mật nữa đâu!
- Sao thế?
- Việc này chán ngấy lên được.
Nghe đến đấy, hàng trăm con ong xung quanh ngừng đập cánh, ngơ ngác nhìn về phía tôi. Họ chưa nghe ai nói thế bao giờ. Nhưng mặc, tôi cúi gằm xuống, đứng ì ra không nhúc nhích. Nói mãi mà tôi không nghe, bác Mun nghĩ ngợi một tý rồi bảo:
- Thật ít có đứa bé nào ngang ngạnh như cháu. Thôi được, ta đi xuống đáy tổ vậy.
Bác Mun dẫn tôi đến một đám ong khá đông đang hối hả đi lại. Ở chỗ này rất nóng và tối mò. Trong bóng tối, tôi thấy họ dùng hai chân trước quét các hạt phấn rơi vãi và sáp vụn thành đống. Những con khác phun nước vào đống rác rồi vê tròn chúng lại thành từng viên nhỏ, đến lượt những con khác nữa cắp rác bay ra khỏi tổ. Tôi hiểu mình đang đứng trước một đội vệ sinh.
Bác Mun vừa đi khỏi, một cậu bạn đến hích vào tôi:
- Cậu ở nhóm nào đấy?
- Chẳng ở nhóm nào cả.
- Thế thì đi với mình.
Nó dẫn tôi đến chỗ một cục sáp dính bết vào mặt gỗ.
- Gớm, dính chặt quá. Từ sáng đến giờ mình loay hoay với nó mà không cậy lên nổi.
Tôi ghé răng thử. Sáp dính chặt thật và đã có mùi mốc, nhưng rồi tôi cũng làm bật lên một mảng to. Thằng bạn kia đứng ngây ra, nể nang ra mặt. Tôi càng hăng lên, cậy hùng hục. Chẳng mấy lúc, cục sáp đã bật lên hết. Bọn ong xung quanh vội xúm đến, không mấy khi chúng thấy một ong non khỏe đến thế.
Ngay lập tức, tôi thành ong đầu đàn của đội vệ sinh.
Nhưng làm đầu đàn vẫn phải quét rác, mà việc này còn nặng nhọc hơn cả quạt mật. Tuy rất mệt nhưng đứng nghỉ bây giờ thì thật khó coi. Tôi nảy ra một mưu kế và gọi tất cả ong trong đội lại.
- Các cậu có muốn chơi một tý không?
Nghe nói được chơi, cả bọn đều sướng mê. Tôi liền vo một cục sáp thật to làm bóng, chia đám bạn thành hai phe. Thế là trận đấu bóng làm ầm ĩ cả tổ bắt đầu. Luật chơi cho dùng chân gạt, dùng đầu húc bóng. Chúng tôi lăn xả vào quả bóng sáp, vừa đẩy bóng vừa hò hét. Thấy chúng tôi chơi, các đội vệ sinh khác cũng bỏ việc, nhào vào cuộc. Đáy tổ lúc này đông nghịt, ồn ào như muốn vỡ.
Đang chơi, bỗng một con ong cắp quả bóng sáp bay vút lên trên tầng, thế là tất cả bầy ong ào ào đuổi theo. Chúng chen lấn, xô đẩy nhau trên mặt tầng làm phấn, mật văng tung tóe. Bọn ong mới nở bị chúng tôi xô ngã khóc váng nhà. Hàng vạn bác ong thợ đang làm việc hết sức tức giận bay ào lên, làm cả bọn sợ hãi cuống quýt. Tôi nhanh chóng bị vây chặt lại.
Một bác ong già bước ra:
- Ai đầu têu chuyện này?
Tôi run bắn lên, đáp lí nhí:
- Cháu ạ!
- Cháu hãy đi một vòng quanh tầng rồi trở về đây.
Đàn ong rẽ lối cho tôi. Trò đùa thật tai hại: nhiều ngăn tổ mới xây bị dẫm bẹp, phấn lẫn vào với mật, nhiều bồn mật lênh láng. Thấy tôi ủ rũ trở lại, bác ong già ra lệnh:
- Bây giờ thì phải làm việc để bù lại. Cháu đứng vào đây, bên cạnh bác và quạt mật đi.
Lại quạt mật. Tôi xòe cánh ra, xoay người một vòng, lắc đầu. Đám ong thợ nhộn nhạo hẳn lên.
Mặc, tôi nhất định đứng ỳ ra bên bồn mật và định đứng như thế thật lâu, ai muốn nói gì thì nói. Nhưng chỉ một lát sau, tôi hiểu ngay rằng như thế thật không ổn.
Thấy vẻ gan lì, ương bướng của tôi, những bác ong bên cạnh tỏ ý bực bội ghê gớm. Họ đập cánh, chụm đầu thì thầm rồi bắt đầu nối nhau đi vòng tròn. Cái vòng tròn ấy vây quanh tôi và càng về sau càng hẹp dần lại. Tôi chưa kịp hiểu hết cái gì đang chờ mình thì bác Mun đã nhanh nhẹn bay vụt lên rồi đậu xuống giữa đàn ong. Đám đông xúm lại quanh bác, xoay tít như chong chóng, dấu hiệu của sự giận dữ tột độ. Trong lúc lộn xộn, tôi hốt hoảng lánh ra ngoài và cứ thế cắm đầu chạy lên tận nóc tầng.
Lát sau, bác Mun tìm được tôi, giọng bác nghiêm nghị và đượm buồn:
- Nếu không có bác thì cháu biết bây giờ sẽ ra sao không? Các bác ong ấy sẽ thu hẹp vòng tròn lại cho đến lúc cháu không còn lối thoát và họ sẽ túm chặt lấy cháu, khiêng vứt ra ngoài tổ. Trước khi đẩy cháu ra cửa, họ để lại trên người cháu một thứ mùi đặc biệt để đánh dấu. Mang cái mùi đó trên mình thì mãi mãi cháu là một con vật ghê tởm
với cả đàn, không bao giờ còn trở lại tổ được. Đối với loài ong, hình phạt đối với kẻ lười là ghê gớm nhất.
- Họ có tìm bắt cháu nữa không?
- Không. Họ mà tìm bắt thì cháu chạy đâu cho thoát. Tuy nghiêm khắc nhưng loài ong cũng dễ tha thứ. Khi bay lên và nhào vào giữa đám đông là bác đã làm cái việc xin mọi người tha thứ cho cháu. Từ nay, cả đàn coi bác là người nhận dạy bảo cháu. Bây giờ, cháu có thể trở về làm việc như thường.
- Cháu làm việc gì ạ?
- Khiêng rác. Khiêng rác được ra ngoài trời, chắc cháu sẽ thích hơn.
CHƯƠNG BA
KHU RỪNG BÍ ẨN
C
òn lâu tôi mới thích khiêng rác. Nhưng tôi đã làm việc này mà không bỏ dở chỉ vì khiêng rác thì được ra ngoài tổ.
Rồi một buổi sáng, bác Mun đến tìm tôi từ lúc mặt trời chưa mọc:
- Thôi, hôm nay cháu không khiêng rác nữa.
Tôi cụp cánh xuống, lo lắng hỏi:
- Cháu sẽ làm gì ạ?
- Bác dạy cháu bay.
- Tập bay! – Tôi run lên vì sung sướng.
- Cháu không thấy mình khôn lớn rồi sao?
Quả thật thế, sau những ngày làm việc vừa qua cánh tôi đã khỏe ra, chân cứng cáp dần. Cùng tập bay với tôi còn có hơn một chục ong non nữa. Chúng tôi xăm xăm bò ra cửa tổ.
Trên đầu, sau vòm lá là bầu trời mênh mông, những đám mây trắng bông đang dềnh dàng bay. Đã có ai bay đến tận cùng xứ sở xanh thẳm ấy chưa? Tôi ngước lên, nôn nóng. Chà, đến bao giờ đủ sức làm việc đó nhỉ?
Đang mải nghĩ, chợt lệnh của bác Mun vang lên. Tôi thót người, nằm ép xuống rồi dùng sức của cả ba cặp chân bay lên.
Vừa lên khỏi ngọn cây hoa phượng, một cơn gió từ đâu xô tới nâng bổng tôi lên. Đôi cánh còn yếu, không chịu nổi sức gió xoắn lại. Tôi chỉ kịp nghe thấy bác Mun quát “cẩn thận nhé” thế rồi mất thăng bằng, xoay tròn như chiếc lá, rơi xuống mặt đất. Tôi vội lồm cồm bò dậy. Nhìn sang bên cạnh, có mấy ong non cũng bị ngã. Một con ong bò đến bên tôi:
- Cậu có bị trẹo cánh không?
- Không – Tôi đáp – Thế còn cậu?
- Cũng không.
Nói thế nhưng tôi thấy một bên cánh cậu ta hơi sã xuống, lết trên mặt đất, có vẻ đau lắm.
- Chúng mình bị ngã vì lái chưa vững – cậu ta bảo – Giờ thì mình bay phía trước cản gió cho cậu. Khi nào mình mệt thì đến lượt cậu nhé.
Hai chúng tôi chẳng kể gì đau, lại bay lên. Việc làm này mãi về sau còn được bác Mun khen.
Từ lúc ấy chúng tôi chia thành từng nhóm, cản gió cho nhau. Nhưng sáng hôm đó gió to nên tôi còn ngã vài lần nữa. Càng những buổi sau, chúng tôi càng bay được cao hơn, xa hơn. Bác Mun dần dần dạy cách lựa hướng gió để nâng cánh lên, cách lấy thân mình làm lái chuyển hướng và giữ thăng bằng. Các bài tập cứ khó dần. Tôi đã biết cách vòng những đường thật hẹp, lộn nhào, vừa lộn nhào vừa chuyển hướng và cả cách giữ mình cố định ở một điểm trên không.
Khi đã bay thành thạo, chúng tôi chuyển sang các bài học về hoa, cách chải phấn, hút mật. Những bài này, tôi cũng làm bác Mun rất vui lòng. Chỉ vài ngày tôi đã phân biệt được loại hoa nào có mật, loại hoa nào chỉ có phấn. Tôi cũng biết cách chải phấn thật gọn, không để dính vào cánh, nhất là không làm sây sát các đài nhị để hoa còn đậu quả. Đó là một kỷ luật rất nghiêm ngặt của loài ong Mật.
Chẳng bao lâu, kỳ thi đã đến. Sau kỳ thi này, chúng tôi sẽ tự mình đi tìm mật, không cần có thầy dạy kèm bên cạnh nữa. Nhiều con ong cùng lứa cũng sẽ làm bài thi như tôi. Sáng đó, chúng tôi được ăn toàn bánh phấn hoa, loại thức ăn rất quý của ong thợ. Mặt trời vừa lên, bác Mun dẫn chúng tôi bay lên ngọn một cây cao ở cạnh tổ. Đàn ong non đậu vòng tròn trên mặt lá.
Bác Mun đi một vòng, thân mật chạm đầu với từng học trò:
- Từ hôm nay các cháu sẽ bay, sẽ làm chủ cuộc đời của mình. Còn bác thì sẽ trở về để dạy lứa ong đàn em của các cháu. Những điều bác dạy vừa qua còn rất ít ỏi so với những bài học các cháu tự tìm được trong đời sống, nhưng đừng bao giờ quên nó. Những bài học đầu tiên sẽ giúp ích rất nhiều cho ta về sau này. Còn đây là bài học cuối cùng trước khi bác cháu mình chia tay…
Bác Mun đến đậu giữa phiến lá, cất lời hát bằng cái giọng trầm trầm hiền hậu. Bài hát như hiện ra trước mắt chúng tôi những rừng hoa bát ngát, ánh mặt trời rực rỡ, sóng nước xôn xao. Bài hát như thì thầm cùng chúng tôi rằng cuộc sống đang trôi đi gấp gáp, đầy niềm vui nhưng cũng không ít mưa gió bão bùng. Bài hát nói rằng cuộc đời một con ong thật ngắn ngủi, khó lòng mà ôm hết các mùa hoa, nhưng cuộc đời của cả đàn ong, của cả loài ong sẽ là mãi mãi và mỗi con ong phải sống vì sự sống mãi mãi ấy. Bài hát nói rằng có nhiều loại cây cỏ, thứ độc thứ lành và chúng tôi phải lấy chính lòng mình ra để gạn chắt phần ngọt ngào cho mai sau…
Bài hát hết rồi mà chúng tôi còn lặng đi. Bác Mun cũng xúc động đến nỗi đôi râu cứ rung lên mãi.
Chúng tôi thuộc bài hát ấy rất nhanh và sau đó bắt đầu cuộc thi. Đàn ong bay một vòng trên tổ để nhớ hướng rồi lao ngược lên trời, bay vút đi.
Rừng hoa trắng xóa, hương thơm ngào ngạt. Từ trên cao, chúng tôi bay từng đường lượn rất rộng mà vẫn thấy khu rừng trải ra mênh mông phía dưới. Gió sớm mai đung đưa những ngọn cây xanh mướt, rì rào như ca hát. Càng bay xa, mật hoa càng nhiều. Chúng tôi say sưa chuyền từ hoa nay sang hoa khác, hút đầy căng thứ mật vàng ánh, sánh như dầu và ngọt lịm. Những đứa bạn xung quanh cũng đang mải mê lấy mật. Mặt trời lên cao dần, ánh sáng vàng rượi luồn qua đám mây như những dải màu lung linh. Từ đâu đó vang lên tiếng hát và chỉ một lát, khu rừng tràn ngập, tíu tít:
Ong dậy trước mặt trời
Ong về khi nắng tắt
Đôi cánh mỏng cần cù
Chắt chiu từng chút mật…
Kỳ thi đã chấm dứt từ lúc nào không rõ. Như bị ánh sáng, hương thơm trong rừng lôi cuốn, chúng tôi reo hát, bay lượn đến gần trưa. Từ nãy, bác Mun vẫn bay bên tôi. Đang say sưa xoài cánh, tôi chợt nghe tiếng bác:
- Ta nghỉ một tý rồi quay lại thôi, ong Vàng ạ.
- Phía trước mặt còn một khu rừng lớn lắm, bác ạ. Bay qua hồ nước là tới thôi. - Không nên bay xa nữa – Bác nghiêm nghị ra lệnh.
Tôi đành nghe lời, cùng bác đậu xuống một cành cây là là sát mặt nước.
- Loài ong chúng ta có lắm bè bạn nhưng cũng lắm kẻ thù. Những loài chuyên ăn thịt chúng ta độc ác vô cùng. Rồi đây có lúc gặp chúng, cháu sẽ hiểu rằng sức mạnh của loài ong là ở chỗ có đàn, có tổ. Đừng bao giờ xa rời đàn của mình.
Thấy tôi im lặng, mắt hướng về phía trước, nơi rừng hoa càng nhìn càng bát ngát, bác Mun tiếp:
- Cháu hãy nhớ đây: không bao giờ được bay quá hồ nước này. Đây là giới hạn đất đai của đàn chúng ta. Phía bên kia là nơi kiếm mật của các tổ ong khác. Nếu cháu sang đấy hút mật tức là lấy trộm của cải của đàn ong bạn, như vậy không tốt đâu. Đấy là chưa kể đến việc bay quá xa, có thể không tìm được đường về. Khi gặp nguy hiểm cũng không còn ai bên cạnh để giúp đỡ cháu được.
Tôi buồn bã bay về tổ, bỏ lại phía sau khu rừng bí ẩn, đầy hấp dẫn bên kia hồ nước. Không, tôi không định sang đấy lấy mật của họ. Tôi chỉ muốn ngao du một chuyến cho biết đây biết đó thôi. Còn kẻ thù ư? Chà, mình nhanh nhẹn, mạnh khỏe thế này, ai làm gì nổi?
Ý
CHƯƠNG BỐN BỊ SĂN ĐUỔI
nghĩ làm một chuyến du lịch tới khu rừng kia ngày càng lớn dần đến nỗi tôi không còn thiết gì đến lấy mật nữa. Mỗi lần đến gần đấy, tôi bỏ việc, bay lang thang trên những ngọn cây, vừa bay vừa ao ước đến lúc từ đó trở về, tôi sẽ được cả đám
vây xung quanh, đầy thán phục. Tôi còn tưởng tượng ra sự ồn ào kinh ngạc của đám bạn khi nghe tôi kể về những con vật hung hãn mình đã gặp trên đường bay, những cuộc đọ sức với chúng trong đó, tôi bao giờ cũng là kẻ chiến thắng.
Tôi mang ý nghĩ này nói với các bạn và rủ họ cùng đi nhưng chẳng ai nghe. Họ còn bảo sang đất của kẻ khác là rất xấu. Cuộc tranh cãi chút nữa thì thành ầm ĩ. Một bác ong thợ già thì khuyên:
- Hãy chờ dịp nào đó, chúng ta cùng sang đấy thăm bạn bè. Họ sẽ đón ta như đón người anh em. Còn bây giờ ong Vàng định sang đó mà không xin phép, họ sẽ coi cháu là kẻ thù. Khi đó sẽ rất phiền, cháu ạ.
Thật là những con ong nhút nhát – Tôi thầm nghĩ – Thôi đành đi một mình vậy. Chỉ cần một dịp thuận tiện là tôi sẽ bắt đầu chuyến đi đầy hấp dẫn của riêng mình.
Dịp ấy đã đến vào một buổi sáng đẹp trời. Tôi nhớ mãi cái giây phút ấy. Khi bụng đã đầy căng mật, lẽ ra phải trở về thì tôi lên cao dần. Phía dưới là hồ nước rộng mênh mông, chói chang ánh nắng, sóng vỗ ì oạp làm nghiêng ngả đám lau sậy ven bờ. Qua khỏi hồ là đến ngay khu rừng. Tôi đập mạnh cánh, lao thẳng về phía ấy, trong tai còn vẳng tiếng gọi hốt hoảng của bè bạn: “Dừng lại, ong Vàng ơi!”. Tôi đã không quay về. Đó là điều tôi sẽ phải ân hận suốt đời.
Qua khỏi hồ nước, gió thổi nhẹ dần. Tôi hạ độ cao, bay xuống đám cây ngoài bìa rừng. Trước mắt tôi là cả một rừng hoa dày đặc, đầy ứ mật. Tôi khoái chí bay dạo trên những chùm hoa, tuy bụng đã no kềnh vẫn nếm thêm một chút mật nữa. Xem thử mật ở đây có ngon hơn ở vùng đất của tổ mình không. Ngon quá. Xung quanh vắng lặng, chỉ có tiếng gió thổi xào xạc. Mật nhiều thế này sao không có ai đến lấy nhỉ. Hay quanh đây không còn đàn ong nào nữa. Đã thế phải trở về báo tin với đàn. Với rừng hoa này, đàn của mình sẽ đủ mật dự trữ cả năm.
Tuy vậy, tôi cũng chỉ loanh quanh bên ngoài, không dám vào sâu hơn trong rừng.
Nhưng kìa, có cái túm gì treo lơ lửng trên cành cây. Một cái nhà được khâu bằng lá bạch đàn. Tôi mon men bay lại gần: tổ chim Vành Khuyên. Có tiếng chim non chí chóe trong tổ. Loài chim vành khuyên không săn ong, chỉ thích tìm sâu bọ. Nhưng đấy là lúc thường, còn bây giờ chim mẹ có thể nghĩ rằng tôi định đốt con của chị ta. Hướng vào mình cơn giận ấy thì khó lòng mà thoát chết. Lẽ ra phải nhanh chóng bay đi mới phải. Nhưng hồi ấy, tôi đâu đã biết điều đó.
Thế là bắt đầu một việc làm dại dột. Tôi lượn lờ trước cửa tổ Vành Khuyên, cố ý để lũ
chim non thò cổ ra cho vui. Chúng nó tuy to xác nhưng còn yếu ớt, lại chưa biết bay, chẳng cần đề phòng gì đâu. Nghe tiếng tôi, chúng nhớn nhác thò cổ ra thật. Tất cả có bốn đứa, đứa bé nhất mới bằng hạt lạc, trụi thùi lụi không một chiếc lông nào. Chúng kiễng người trên đôi chân non bấy, run lẩy bẩy, mồm há ra sợ hãi, hai bên mép còn viền một đường màu vàng, trông đến ngộ. Mỗi lần tôi bay qua, chúng nhắm tít mắt lại, ngã dúi dụi vào nhau hoặc đổ kềnh ra phía sau, gọi mẹ ầm ĩ. Chưa bao giờ tôi được đùa rỡn bọn chim và làm chúng sợ đến thế. Vừa chạm cánh vào đầu chúng thế là cả bốn đứa lăn xuống đáy tổ lót bằng tơ mịn, nằm ngửa ra, chân khua cuống quýt.
Chợt có tiếng đập cánh, sau đấy là chim mẹ gọi con “chíp, chíp” ngay trên đầu. Tôi cuống lên, bay tạt vào một nách lá trước cửa tổ Vành Khuyên. Thấy mẹ về, lũ con kêu khóc ầm lên. Con chim lớn nhất đu người lên cửa tổ chỉ cho mẹ nó chỗ tôi đang nấp. Chim mẹ nổi giận, nó buông ngay con cào cào đang ngậm trên mỏ, vụt bay lên tìm tôi.
May mắn sao, cái mỏ của chim mẹ chưa kịp bổ xuống thì tôi đã vụt bay lên được. Chim mẹ mất một giây tìm kiếm, trong khoảnh khắc ấy, tôi liền chuyển hướng và cứ như vậy, mang hết sức ra bay, mong thoát khỏi nơi nguy hiểm. Nhưng chim mẹ quyết không buông tha. Nó giận dữ xòe lông bám riết phía sau, nhất định mổ bằng được kẻ định hại con mình. Tôi thót người lại, lúc vụt lên, lúc nhào xuống mong thoát chết. Trong giây phút hiểm nghèo, tôi còn đủ tỉnh táo mà chua xót cho cái lối đùa tai hại của mình. Không thể dừng lại phân trần với Vành Khuyên được. Đành phải dọa chị ta. Một ý nghĩ vụt qua, tôi vòng lại, chĩa ngòi nọc ra, nhằm vào mắt chim mẹ mà phóng tới. Bị tấn công bất ngờ, Vành Khuyên vội nghiêng người tránh đòn. Chỉ cần có vậy, tôi vọt lên và bằng một đường bổ nhào rất gấp, lao vút xuống. Mắt tôi tối sầm, chỉ còn nghe tiếng gió rít bên tai, cánh bị vặn xoắn lại. Tôi khép vội cánh và lăn như một hòn sỏi xuống đất.
CHƯƠNG NĂM
ĐÁNH NHAU VỚI NHỆN ĐỘC
C
him mẹ lộn nhào mấy vòng trên không. Đến khi bình tĩnh lại, nó vút lên cao lấy đà rồi khép vòng bay ngay trên đầu tôi, đôi mắt khổng lồ xoi mói. Tôi cố thu nhỏ mình lại và không khỏi rờn rợn mỗi lần bóng đôi cánh to lớn ấy lướt qua. Một đám mây che khuất ánh mặt trời. Chim mẹ hậm hực bay đi. Thế là thoát…
Đến lúc này tôi mới hiểu rằng mình không phải đang nằm ngửa trên mặt đất, mà hình như bị treo lơ lửng trên không. Những con mắt nhỏ phía trái của tôi đã nhận ra màu xanh của đám cỏ phía dưới. Tôi đang nằm xa mặt đất đến hai trăm đoạn. Theo cách tính độ dài của loài ong, mỗi đoạn bằng chiều dài của chính thân thể mình. Như thế là còn khá xa.
Thực ra, với những loài có cánh, mặt đất chẳng có gì hấp dẫn. Không những thế, nó còn đầy rẫy những tai họa bất ngờ. Nhưng trong hoàn cảnh của tôi, mặt đất chính là nơi có thể nghỉ ngơi chốc lát cho lại sức, và tìm lại phương hướng giữa nơi xa lạ này.
Tôi cựa mình. Thật lạ lùng, đôi cánh như bị hút chặt. Càng cố lật mình lại, tôi càng có cảm giác mình bị dán chặt vào một mặt phẳng vô hình phía dưới lưng. Cái mặt phẳng bí ẩn ấy như rung rinh, co giãn theo mỗi lần động cựa của tôi. Một cơn gió nhẹ, tôi như được lật nghiêng lên, nhưng, chân chưa kịp níu lại, thì đã bị hất về tư thế cũ.
Trên cao, mặt trời như một đám cháy khổng lồ xói thẳng vào thân mình. Các túi hơi dưới lớp áo giáp của tôi được nung nóng căng phồng lên. Trong đầu, biết bao ý nghĩ cũng nóng bỏng. Cái gì đang dính chặt lấy đôi cánh mình đây? Tôi bị giam trong cái thế bất lợi này đến bao giờ? Khi mặt trời lặn, hẳn mình sẽ chết cóng vì sương lạnh ban đêm.
Tôi vội xua đuổi ngay những ý nghĩ u ám đang lởn vởn trong đầu. Phải tìm cách thoát khỏi tình cảnh này ngay, càng sớm càng tốt. Tôi cố xoay đầu ra hai bên. Thật may mắn, nhờ lớp vỏ cứng và trơn, đầu và bụng tôi không bị lớp hồ quái gở kia giam cầm. Đã nhận ra đám lá cây phía trái, bên phải cũng vẫn những lá cây ấy, phía dưới là mặt cỏ. Mình bị treo lơ lửng lưng chừng một bụi cây nhỏ, trên một cái lưới được chăng rất khôn khéo.
Bản năng tự vệ đến rất nhanh khiến tôi rùng mình. Loài ong rất sợ những giống vật biết đan lưới bẫy mồi. Đó là những con vật hung hãn, chuyên ăn thịt sống. Hoàn cảnh đang hết sức nguy hiểm. Nguy hiểm không kém gì lúc còn trong tầm mỏ con chim mẹ khổng lồ, vì giờ đây kẻ thù chưa ló mặt. Tôi chưa biết kẻ giết mình đang ở đâu. Còn hắn, chắc hắn đã nhìn tôi rất kỹ. Hắn sẽ xông ra bất cứ lúc nào…
Tôi không phải đợi lâu. Hắn đã ra kia. Từ trong hốc tối, nơi hai chiếc lá bị kéo vòng lại thành cái tổ vụng về, kẻ ăn thịt tôi ló ra. Đầu tiên là hai mắt nhô hẳn ra phía trước, ngọ nguậy như đôi đèn dò đường. Đôi mắt được gắn vào cái đầu to, xù xì, sặc sỡ như một khối kính nhiều màu, lông lá lởm chởm như chông nhọn. Phía dưới là hàm răng với hai răng cửa to kềnh, đen nhánh. Hai chân trước con vật cử động liên hồi, có thể vơ mọi thứ
ăn được đút vào cái họng khổng lồ.
Con Nhện Độc!
Vâng, đúng là con Nhện Độc, nỗi hãi hùng của loài ong có cánh trong rừng. Nó khỏe hơn cả loài ong Vò Vẽ, chưa nói gì đến loại ong Mật như tôi. Loài nhện này chăng lưới ở những nơi bất ngờ nhất, đón lõng những con mồi khờ khạo. Mồi sa lưới, nó sẽ chích vào con vật khốn khổ ấy một liều thuốc độc. Chỉ ít phút, con mồi sẽ chết, thịt tan rữa thành một thứ cháo hấp dẫn, nhện chỉ việc chích vòi hút cạn. No nê, hắn sẽ cắn đứt tơ, vứt xác mồi khỏi lưới hoặc bỏ đi làm lưới khác. Mỗi ngày, nhện ăn thịt hàng chục con mồi, số lượng thức ăn có thể bằng cả sức nặng của nó. Dù bụng đã căng mọng nhưng gặp thịt tươi, Nhện độc cũng không bao giờ từ chối…
Con nhện dừng lại một lát trước cửa tổ. Cả tám con mắt sáng lấp lánh đăm đăm nhìn về phía tôi. Hình như nó đang cân nhắc, tính toán đến cuộc vật lộn sắp tới. Giá tôi nhỏ như con muỗi hay con ruồi thì khỏi phải nói, hắn đã lao ra từ lâu. Lần này, hắn tỏ ra thận trọng vì trước mắt, đối thủ cũng khá lớn, biết đâu lại có sức khỏe ghê gớm không biết chừng.
Con nhện nhận thấy tôi nằm im, liền lấy chân khều khều sợi tơ, khiến tấm lưới rung lên nhè nhẹ. Hắn thăm dò tôi. A, mày cũng sợ. Tôi thoáng nảy ra ý định… Phải, tôi phải sống. Tôi phải sống để trở về với bè bạn, với bác ong Mun, với bầy em đang đợi tôi cậy nắp hộ. Có chết, tôi cũng không để hắn thịt mình dễ dàng.
- Thằng nhãi kia! – Con nhện nghiến răng ken két. Cái âm thanh từ hàm răng hắn phát ra như hai thanh sắt cọ vào nhau, nghe thật dễ sợ – Thằng nhãi ranh kia!…
Mặc cho hắn hầm hè ra oai, tôi vẫn nằm im. Định rứt mình ra khỏi lưới lúc này là vô ích. Mỗi sợi tơ mỏng mảnh, trong suốt kia đều được gắn vô số những gút, mỗi gút là một bẫy bằng thứ keo dẻo quánh. Cựa quậy bây giờ chỉ kiệt sức và càng làm con nhện hiểu rõ chỗ yếu của mình.
Yên trí rằng con mồi đã chết khiếp vì sợ hãi, nhện độc nhô hẳn người khỏi tổ, ung dung bò ra lưới. Thú thật, nhìn con nhện hung dữ, to khỏe, tôi suýt ngất lịm đi. Nó to gấp ba lần tôi, đầu đen nhánh, góc cạnh như cục thép nguội, mắt lấp lánh như thủy tinh. Tám chân vạm vỡ, kềnh càng vô cùng nhanh nhẹn và lợi hại, có thể bò, nhảy và ghì chặt con mồi. Từng đường kẻ vàng, nâu, đen dọc theo thân trông càng khủng khiếp. Chỉ riêng chiếc bụng bé bằng hạt lạc phủ đầy lông tơ, phập phồng theo nhịp thở là điểm yếu của nó. Chỉ nơi đây, ngòi của tôi mới chích thủng được.
Chẳng cần đề phòng gì nhiều, hắn bò mấy vòng quanh tôi, lấy chân lay lay tôi như muốn đánh giá bữa ăn sẽ ngon đến mức nào. Khi đầu ngòi độc của hắn lướt trên người, thì bất ngờ tôi vùng mạnh dậy, chân đạp lung tung, răng nhe ra, bụng uốn cong, chĩa ra chiếc ngòi đáng sợ.
Hốt hoảng trước vẻ dữ tợn của tôi, con nhện lùi trở lại rồi nhảy chồm từng bước dài quanh tôi. Tôi cũng dùng hết sức xoay ngòi ra bốn phía, sẵn sàng nhằm vào bụng và cổ hắn.
Cứ như thế đến lúc tôi và hắn đều mệt lử. Hắn dừng lại, nghiến răng ken két:
- Hà! Khá đấy. Xem sức mày còn được bao nhiêu.
- Cứ thử xem!
- Thằng nhãi ranh. Thằng ong bắp cày hôm qua còn khỏe hơn mày, tao cũng chỉ ăn có một bữa.
Thấy tôi im lặng, hắn khoái chí.
- Hà! Tao sẽ chăng tơ trói chặt mày lại. Cho mày sống đến sáng mai.
Hắn nói thật. Đang lúc tôi chưa đề phòng, “phốc”, hắn nhảy vọt qua mặt. Từ dưới bụng hắn, một dải lụa trắng như sữa tuôn ra, lừ lừ chụp lên tôi. Nguy hiểm quá!
Tôi vội co người lại, hất chùm tơ xuống phía dưới. Vút một cái, hắn nhảy ngược trở lại, dải lụa lại chăng ngang, lần này có nguy cơ chụp lên đầu. Trong phút tuyệt vọng, tôi dốc toàn lực lao ngòi lên đúng lúc cái bụng của hắn lướt qua. Thấy nguy, hắn nhảy bật ra khỏi lưới, treo mình dưới dải tơ, đung đưa như quả lắc sát mặt đất. Suýt nữa thì không còn đường thoát.
Treo mình như thế khá lâu, con nhện hình như bắt đầu nản. Hắn chậm chạp bò lên, vừa bò vừa lấy chân vo viên dải tơ lúc này đã khô cứng.
Bỗng từ đâu, một đàn mối cánh bay túa lên. Những con mối cánh béo nung núc, cánh mỏng như giấy mềm bay rạt quanh lưới. Con nhện hoạt bát hẳn lên, nhảy từng bước dài về tổ. Tôi càng ra sức giãy giụa, tấm lưới rung lên bần bật, khiến không một con mối ngờ nghệch nào dám bén mảng đến gần. Sợ lỡ bầy mối béo bở, con nhện lao ra, nhưng lần này hắn chạy quanh, vừa chạy vừa rứt đứt khoảng lưới đang giam tôi. Tôi hiểu rồi. Đã thế, lại càng phải giãy giụa mạnh nữa. Khi tôi kiệt sức thì con nhện cũng vừa rứt đứt sợi tơ cuối cùng. Tôi lăn xuống đất, cánh còn bị cùm bởi mớ tơ tai ác.
N
CHƯƠNG SÁU BẠN HAY THÙ
ép mình dưới mặt lá cỏ, tôi thiếp đi cho đến khi mặt trời chiếu vào tận chỗ nằm. Ánh sáng khiến tôi lại sức và nhắc tới những bông hoa thơm nức mật ngọt. Bụng đói cồn cào, không sao có thể nằm yên được.
Tôi xoay lên mặt lá, chậm chạp bò lên. Bốn phía xanh rì một thứ cỏ lạ, không có lấy một loại cây gì khác. Phía trước mặt là dòng nước, nắng lấp lánh trên mặt sông như những vẩy bạc lăn tăn. Gió nhẹ đung đưa đám cỏ tôi đứng, chập chờn như những lớp lụa vô hình trên mặt đất. Loài ong không mấy khi xuống mặt đất, trừ khi phải lấy nước hoặc hút những cặn muối đọng trong các hốc đá, gốc cây. Đời này qua đời khác, các lứa ong đều có thói quen chỉ chọn chỗ cao để làm tổ sinh sống. Bỗng nhiên, tôi thấy sợ hãi. Mặt đất gồ ghề, đầy hốc tối, không khí nặng nề, ẩm ướt. Sau cơn vật lộn với Nhện Độc, tôi mệt rã rời, cánh bị vướng tơ, không sao bay lên được.
Đang nghĩ vẩn vơ, chợt phía dưới có tiếng sột soạt. Một con vật nhỏ bé, có thân hình giống tôi đang ngước nhìn lên. Nhìn đôi mắt trố như hai hột vừng và cặp râu luôn ngọ nguậy của nó, tôi hơi khó chịu. Thêm vào đó, người hắn lòng ngòng, cái bụng to mọng không cân xứng với thân và đầu. Hắn là giống vật gì thế nhỉ?
Có lẽ đoán được ý nghĩ của tôi, hắn lăng xăng mấy vòng, rồi đứng thẳng lên bằng hai chân sau, đôi râu cọ vào nhau rối rít. Một giọng ngọt ngào, hơi the thé cất lên:
- Chào anh ong Mật. Anh có nhận ra em không?
Tôi ngửng đầu, tỏ ý không hiểu.
- Ừ, phải rồi. Anh với em chưa gặp nhau lần nào mà. Nhưng mẹ chúng em và mẹ anh là hai chị em ruột đấy.
A, ra thế. Tôi bắt đầu để ý hắn nói:
- Anh nhìn em đây này. Chúng mình có giống nhau không. Anh chỉ khác em là có cánh, nhưng ở nhà, các anh của em cũng có cánh như anh. Khi ông bà chúng ta sinh ra mẹ em và mẹ anh, các cụ liền chia ra mẹ anh lên cây sống, còn mẹ em xuống đất. Thành ra chúng em không cần có cánh nữa…
Hắn giống tôi quá. Cũng lớp áo giáp màu nâu, đôi răng… Chưa biết chừng là anh emmình thật.
- Anh ong Mật thân yêu. Anh hãy xuống đây với em xem nào. Chao ôi, đôi cánh mới đẹp làm sao!
- Tôi không bay được nữa đâu. Cánh bị vướng tơ nhện rồi.
Con vật bỗng nhiên sững lại suy nghĩ, đột nhiên hắn lại reo lên, mừng rỡ: - Chao ôi! Anh đánh nhau với cả lão Nhện Độc cơ à? Chúng em chỉ mới trông thấy nó
là đã sợ rồi… – Hắn ngọ nguậy tỏ vẻ kính nể – Chắc giờ anh mệt và đói lắm phải không? Em về nhà mang thức ăn cho anh nhé!
- Nhà bạn ở đâu? – Tôi mừng rỡ hỏi.
- Ngay gần đây thôi. Ở đống đất kia kìa!
- Đống đất nào? Bạn ở trong đất à?
Hai cái râu lại xoa vào nhau rối rít:
- Vâng, nhà trong đất nhưng cũng là tạm thôi. Bọn em là Mối mà. Mùa nước chúng em vẫn lên cao ở đấy. Nhà chúng em chứa đầy mật ngọt, phấn hoa, nấm ngọt…
Nghe nó nói, bụng tôi lại quặn lên. Chà, giờ có được ít phấn hoa, ít mật… sẽ lại sức rất nhanh.
- Bạn Mối ơi, nhờ bạn cho một ít mật hoa. Bạn mang ra đây hộ.
- Vâng! Em về rồi ra ngay. Anh chờ em ở đây chứ?
- Tôi sẽ chờ bạn ở đây.
- Anh chờ thật nhé!
Nói xong, nó thoắt biến mất.
Thằng bạn mới quen, đúng là Mối, nhưng là giống mối sừng. Các bạn từng nhìn thấy những con mối thuộc giống Mối nhà chuyên đục phá đồ gỗ, sách vở. Tuy có hại như vậy, nhưng Mối nhà chỉ là những con vật bé nhỏ, yếu ớt, nhút nhát, chưa thấy kẻ thù đã bỏ chạy. Mối Sừng chuyên sống trong rừng thì lại khác. Cũng họ nhà mối nhưng chúng nhanh nhẹn, táo tợn. Da nâu bóng, cặp răng cong vòng sắc như dao, chúng sục sạo, tìmkiếm suốt ngày. Thức ăn của chúng phần nhiều là cây lá mục, xác súc vật chết, nhưng khi cần, chúng tấn công cả các con còn sống, ngay cả hươu nai đau ốm hay bị thương. Chả thế mà thú vật trong rừng không bao giờ tìm chỗ ngủ ở nơi có mùi Mối Sừng.
Con mối tôi vừa gặp là bọn trinh sát của Mối Sừng. Nhưng lúc ấy, tôi nào đã biết. Hơn nữa, vừa đói vừa mệt nên cũng chẳng để ý gì đến giọng nói đắc chí của thằng bạn mới quen. Phải, lát nữa sẽ có thức ăn. Tôi sẽ nhờ thằng bạn này gỡ cho đám tơ còn vướng trên cánh. Tôi sẽ bay đến nhà Mối chơi. Chắc mình sẽ là khách quý của gia đình Mối. Mình sẽ ngủ cho lại sức. À, mà phải chúi vào trong đất. Gay go đấy, nhưng cứ thử xem sao.
Tôi ngủ lơ mơ như thế được một lúc. Bỗng có tiếng động rậm rịch phía dưới, tôi giật mình nhìn xuống. Dưới gốc cỏ giờ đây đang bâu kín hàng ngàn con Mối, trông như một đám cháy đang chuyển động. Bầy Mối la hét, cãi cọ, xô đẩy nhau, răng nhe ra dữ tợn. Ngay sát gốc cỏ, thằng bạn ban nãy đang léo nhéo:
- Xông lên đi! Hắn không bay được nữa đâu. Ha ha, được bữa no nhé. Tôi tỉnh táo hẳn lại. Hắn đã lừa tôi đứng nguyên ở đây để về gọi thêm bạn đến bắt. Vẫn giọng của tên Mối ấy:
- Hắn cứ đợi mình mang thức ăn đến cho. Ha, ha. Chúng tao ăn thịt sống chứ có ăn phấn hoa đâu. Phấn hoa đắng ngòm. Lên đi chúng mày!
Đám Mối bắt đầu bò lên. Con nọ bám vào lưng con kia. Chúng đông quá. Tôi liền ra oai, đôi cánh tuy vướng tơ vẫn đập được, răng nghiến từng hồi đe dọa. Thấy tôi định xông lên, lũ Mối hốt hoảng chạy rạt ra. Nhưng mấy lần tôi chỉ dậm dọa suông, chúng lại cậy đông ào ào lao vào, lần này quyết liệt hơn.
Gốc cỏ đông kín lũ Mối. Một đôi con táo tợn đã chực leo lên chỗ tôi, bị một cú đập cánh như trời giáng lăn lông lốc xuống đất. Nhưng rồi tình thế càng trở nên gay go. Bầy Mối ngày càng đông. Chỉ cần sảy chân, tôi sẽ rơi xuống bọn chúng, và lập tức bị xé thành ngàn mảnh.
Mấy lần xông lên đều bị đánh bật xuống, bầy Mối càng lồng lộn, nhưng chưa hề có ý bỏ cuộc. Bỗng chúng tản mát, từng đôi một cộc đầu vào nhau thầm thì. Chỉ một lát sau, từ trong tổ một bầy Mối già, có đôi răng khổng lồ lục tục kéo ra. Không buồn ngó nghiêng, chúng xăm xăm tới gốc cỏ, ghé răng vào rứt. Chúng định cưa đứt lá cỏ tôi đứng. Trong lúc đó bọn Mối nhỏ dồn ra phía khoảng trống, nơi lá cỏ sẽ đổ xuống, hò reo ầm ĩ.
Lá cỏ rung rinh rồi hạ thấp dần. May cho tôi, vừa kịp níu lấy lá bên cạnh thì chiếc lá vừa đứng cũng rơi xuống đất. Chưng hửng, bầy Mối già xông tới, cưa đứt lá thứ hai. Cũng may, tôi mà đứng ở một cây to, bị vây bốn phía thì khó mà thoát được.
Cứ như thế, tôi nhảy từ lá này sang lá khác, đến sát dòng nước. Đường chạy của tôi được để dấu bằng hàng loạt lá cỏ đổ rạp. Bọn Mối già có sức khỏe ghê gớm. Đến đây, bỗng rơi vào một tình thế hiểm nghèo. Lá cỏ tôi đứng thấp hơn các lá xung quanh. Nhận ra điều đó, lũ Mối Sừng hò nhau xông lên. Tôi bị vây hãm ở cả dưới chân và trên đầu. Bị sức nặng của lũ Mối, các lá cỏ phía trên bắt đầu trĩu xuống. Tôi phải ra sức chống trả với bọn đang nhâu nhâu ở những đầu lá phía trên, phải đề phòng bọn bên dưới.
Chợt tôi bị giựt mạnh, trong lúc sơ hở, lũ Mối Sừng từ dưới gốc đã bám được vào đámtơ ở cánh tôi. Tôi càng co níu thì chúng lên càng đông. Ngòi độc của tôi phải lia như ngọn dáo sang hai bên mới tránh được chúng bám vào người. Trong khi ấy, trên đầu, chúng cũng đang cắn đuôi nhau làm thang đổ xuống. Trong cơn nguy ngập, sức khỏe như tăng lên gấp bội, tôi vùng bay lên, đám tơ nhện tuột khỏi cánh, dính lại trên lá cỏ. Sức lúc ấy mạnh đến nỗi tôi lao vọt sang bên kia dòng nước, đầu va xuống đất đau điếng…
Lũ Mối Sừng kinh hoảng đứng sững cả lên, nhiều tên rụng lả tả từ lá cỏ xuống đất. Chúng rầm rập chạy ra mé nước nhìn sang, chửi rủa ầm ĩ. Tôi thấy tên Mối lúc trưa đang chen chúc trong đám ấy, chạm râu xuống dòng nước như thăm dò, vẻ hậm hực. Nhưng bây giờ tôi chẳng cần để ý đến nó làm gì nữa…
CHƯƠNG BẢY
GIỜ NÀY CÁC BẠN Ở ĐÂU?
T
ôi bò lên một bông hoa cỏ đang phất phơ theo chiều gió, chậm rãi đập đôi cánh đã tê dại bởi bị bó trong đám tơ nhện quá lâu. Thật may mắn, cánh tôi vẫn nguyên vẹn, và như thế, vẫn có thể tính đến việc tìm đường trở về.
Nhìn ra xung quanh, chỉ toàn cỏ. Tôi không còn nhận ra được hướng về tổ. Nỗi lo sợ phải lang thang trong đêm tối xâm chiếm tôi khi nhìn lên, ánh mặt trời đã ngả về phía tây. Khi mặt trời lặn, sương xuống và mặt đất sẽ trở nên lạnh giá. Trong cảnh tối tăm ấy, sẽ có bao nhiêu kẻ thù rình mò, những kẻ thù mà khi nằm bên cạnh hàng vạn anh emmình trong tổ ấm, tôi chẳng cần bận tâm. Giờ đây, tôi phải đề phòng, một mình chống lại chúng. Bài học về tình anh em của lũ Mối kia, tôi sẽ còn nhớ mãi…
Tôi buồn bã bay trên đồng cỏ. Vắng vẻ quá. Giờ này các bạn đang làm gì? Liệu bác Mun và đàn có nhớ đến tôi không? Giờ đây tôi mới hiểu rằng khi đã xa đàn, một con ong dù khỏe mạnh đến mức nào cũng sẽ thành yếu ớt, bất kỳ con vật gì cũng có thể tấn công được.
Bụng tôi lúc sáng tròn vo mà giờ đây đã lép kẹp. Phải nhanh chóng tìm cái gì ăn để đủ sức chống chọi với sương lạnh ban đêm. Tôi thử tìm một chút mật trong đám hoa cỏ, nhưng các loại hoa cỏ đều khô khốc. Đành phải bay xa hơn xem sao. Thoáng thấy ở phía xa có những bụi cây lúp xúp, tôi đập mạnh cánh tìm tới. Những cây này không có hoa. May mắn quá, dưới gốc cây có một loại cây leo, lá đầy lông tơ, kẽ lá có những bông hoa màu tím như chiếc loa kèn. Dưới đáy đài hoa, có một chút mật màu trắng. Tôi hút thử. Mật đắng và ngai ngái. Đành ăn tạm! Tuy thế, tôi cũng không dám ăn nhiều. Loài ong chỉ quen ăn một số mật hoa, hơn nữa những mật hoa này cũng đã được hàng ngàn con ong thợ chế biến. Tôi sợ mình bị trúng độc.
Trời đã về chiều, ánh nắng vàng rượi chập chờn trên đồng cỏ. Không mấy khi tôi có dịp nhìn ngắm mặt đất thật kỹ càng. Mặt đất đẹp quá. Bốn phía tràn ngập màu xanh mát của cỏ, màu xanh thẫm của lá cây, điểm vô vàn chấm sáng nhẹ của chồi non. Trên nền xanh ấy, biết bao loài vật đang tung tăng đùa chơi hoặc bận rộn kiếm sống.
Đồng cỏ lúc này đang có hàng vạn con Vờ trắng muốt, cánh mềm như lụa rộn ràng bay lượn. Chúng ca hát. Đời loài Vờ thật ngắn ngủi lại mải chơi bời. Những con Vờ mê hát đến nỗi chẳng còn thì giờ mà ăn uống nữa, nói gì đến làm việc. Bay nhởn nhơ như thế này từ sáng tinh mơ, khi mặt trời lặn cũng là lúc cả đàn kiệt sức, rơi xuống mặt đất mà chết.
Một con Vờ bay đến gần bụi cây rồi đậu xuống mặt lá. Nó nhún nhảy trên những đôi chân mềm oặt, nhõng nhẹo hỏi:
- Anh là loài gì nhỉ? Anh không thích nhảy múa à, mặt trời sắp lặn rồi! - Tôi là Ong Mật. Tôi chỉ biết múa những bài để báo với đàn của mình nơi nào có
nhiều mật thôi. Chúng tôi bận lắm.
- Sống mà bận rộn như thế thì sống làm gì?
Nghe tôi giảng giải, con Vờ cười ngặt nghẽo và hình như những điều ấy làm nó chán ngấy. Thoáng thấy bóng bạn, con Vờ hấp tấp bay lên nhập bọn, một lúc sau đã thấy giọng chua khé của nó ở phía xa.
Tôi cố lắng nghe xem chúng hát bài gì mà rền rĩ thế, nhưng không sao hiểu nổi. Vơ vẩn suốt ngày như lũ Vờ mà chịu được. Ấy thế mà đã có lúc tôi mơ tưởng một cuộc sống như chúng đấy thôi?
Nắng sắp tắt. Hai đầu cánh và các khớp chân đau nhức đến khổ sở. Phải tìm chỗ ngủ cho đêm nay. Có lẽ không còn chỗ nào tốt hơn những bông hoa loa kèn này. Khép chặt cánh lại và tụt dần vào phía đáy hoa, đầu hướng ra ngoài, thế là có một chỗ nằm tạmđược. Nhưng thật đáng buồn, mặt trời nhạt dần cũng là lúc những bông hoa màu tímbắt đầu héo. Đành phải tính cách khác. Loay hoay mãi, tôi nảy ra ý định cắn rách một chiếc nụ của hoa này rồi chui vào. Ngày mai mặt trời mọc, hoa sẽ nở, và lúc ấy tôi chui ra là vừa. Chọn đi chọn lại, tôi tìm được chiếc nụ vừa ý, đúng là sắp nở, dùng răng cắn rách ra, định chui vào.
Vừa lúc ấy, mấy con vật trong nụ hoa nhảy vọt ra. À, mấy anh bạn Kiến Đen đi ăn mật. Chạy được một đoạn, họ dừng lại, đứng thẳng lên bằng hai chân sau lênh khênh, vểnh râu nghe ngóng. Hình như họ cũng nhận ra tôi là ong mật nên không lo ngại gì. Đám Kiến Đen tò mò nhìn tôi đang hì hục đục nụ hoa một lúc lâu. Họ đoán tôi đang tìm
mật, nên vội quay lại.
- Bạn đói lắm phải không?
Tôi im lặng gật đầu.
- Loài Kiến Đen không dự trữ mật trong tổ nhưng gần chỗ chúng tôi có loại hoa nhiều mật. Bạn muốn ăn chúng tôi đưa đến.
Tôi cám ơn các bạn Kiến Đen tốt bụng và kể cho họ nghe cảnh ngộ của mình. Họ liền sốt sắng chụm đầu bàn bạc rồi mời tôi về nhà họ sưởi ấm qua đêm. Kiến Đen là loài vật hiền lành, không có ngòi độc nên rất sợ loài khác đến tổ của mình. Trường hợp của tôi thật rất hiếm. Tôi vui vẻ nhận lời và thế là mấy chúng tôi về tổ Kiến Đen, trên cành cây cao gần đấy.
Thấy khách đến, họ hàng Kiến Đen ùa ra đón, tíu tít dẫn tôi đi uống mật ở ngay cây gần đấy rồi bận rộn thu xếp chỗ ngủ cho khách. Tổ của Kiến Đen rất nhỏ, đắp bằng vụn gỗ trộn với đất, cửa vào lại hẹp, tôi không sao chui lọt nên đành nằm ở một hỏm bên ngoài, có một lá khô che sương. Tuy gọi là nằm ngoài trời nhưng đây rất kín và ấm bởi hơi của hàng vạn con kiến bên trong. Tôi càng yên lòng hơn khi biết các bạn Kiến Đen sẽ thay nhau canh gác suốt đêm cho mình ngủ.
Sáng sớm trở dậy, tôi đã khỏe khoắn hẳn lên. Họ hàng Kiến Đen tụ tập đưa tiễn. Thôi chào các bạn! Chúng ta khác nhau trong đời sống nên tôi không thể nán lại lâu hơn. Nhưng tấm lòng yêu thương của các bạn với kẻ hoạn nạn dù khác giống loài, tôi sẽ không bao giờ quên.
Mặt trời đã mọc, những bông hoa tím hôm qua còn là nụ đã xòe nở! Khắp nơi sực nức hương thơm. Tôi vội tìm những bông hoa đẹp nhất, đầy mật nhất. Một bông hoa như thế ở ngay trước mặt…
Nhưng tôi không kịp uống giọt mật nào vào buổi sớm ấy. Một tai họa khủng khiếp nữa lại ập đến. Đang loay hoay trên bông hoa, bỗng một bóng đen sạt qua đầu và ngay sau đó, tôi thấy mình bị nhấc bổng lên không.
CHƯƠNG TÁM
TÙ BINH CỦA ONG VẰN
T
ôi bị kẹp chặt trong sáu chiếc chân như ba đôi kìm sắt của con vật nọ và đang bị nó tha đi vùn vụt trên không. Mấy lần, tôi xoay đầu định cắn vào chiếc chân ấy mong có thể giằng ra để thoát nạn, nhưng vô ích – Tôi vừa cựa quậy thì những cặp kìm kia lại thít chặt khiến tôi đau điếng. Rõ ràng nó không coi thường sức khỏe của tôi.
Cánh đồng cỏ lùi xa dần, phía dưới là rừng thưa, rồi lại đến một đồng cỏ nữa. Con vật kia bay thấp dần rồi bắt đầu bay vòng, càng về sau vòng bay càng hẹp dần. Thật kỳ lạ, đây chính là thói định hướng tìm tổ của loài ong. Vậy kẻ bắt tôi là một loài ong. Thế thì tôi đang ở vào một hoàn cảnh nguy hiểm vô cùng. Nhưng tại sao tôi chưa bị hắn tiêmthuốc? Kể cũng lạ thật.
Con vật nọ đột ngột khép cánh, cả tôi và nó đều lăn quay trên mặt đất. Nhưng tôi chưa kịp bay lên, nó đã chộp lấy và xung quanh chợt tối sầm lại. Tôi bị kéo xuống một cái hang sâu trong lòng đất.
Con vật nọ bỏ tôi đấy rồi chạy rất nhanh ra phía cửa. Nó thập thò ở cửa hang một lát để xem có bị kẻ nào theo dõi không, sau đó bê một hòn đất bịt kín cửa hang, hộc tốc chạy vào, cắn chặt lưng tôi, cứ thế đẩy xuống đáy hang.
Con vật bắt tôi là Ong Vằn, một loài ong ăn thịt sống. Nơi tôi bị đẩy vào là hang của nó. Vào mùa sinh đẻ, Ong Vằn thường đào hang trong lòng đất, sau đó bắt sâu bọ, côn trùng mang về. Nó tiêm một chất làm chúng không thối rữa được, đẻ trứng vào những con mồi ấy, sau đó nó lấp cửa hang và bỏ đi. Khi trứng nở, sẵn có kho thức ăn dự trữ, ong non cứ thế lớn dần cho đến khi phá cửa chui ra.
Giờ đây, tôi cũng là thức ăn “để dành” cho các trứng sắp nở. Con Ong Vằn xếp tôi vào chỗ các con mồi hắn đã bắt được, rồi lấy râu rờ nắn, rõ ràng để tính xem sau tôi, hắn còn phải bắt thêm bao nhiêu con như vậy nữa. Tôi nằm im, khép chặt chân lại, co quắp như đã bị tê dại. Con Ong Vằn quả nhiên bị lừa, nó yên tâm lộn ra cửa hang.
Lao vào đánh nhau với nó bây giờ chắc là sẽ bị thất bại. Sức tôi yếu hơn hắn rất nhiều và lại không quen chiến đấu trong lòng đất. Cách thoát ra chỉ còn là lừa lúc Ong Vằn ra tìm mồi, nhanh chóng bò được tới cửa hang, mà từ đây tới cửa hang cũng khá xa. Nhưng xem cách này thì tôi là con mồi cuối cùng nó cần tìm. Chỉ lát nữa hắn quay vào đây đẻ trứng và sau đó sẽ gắn chặt cửa bằng một thứ vữa cứng gồm đất trộn với nước bọt. Như vậy là hết. Không còn cách nào thoát được. Tôi sợ hãi nghĩ tới cái chết thê thảm trong hang tối. Sẽ không bao giờ còn gặp lại đàn. Sẽ không bao giờ bè bạn còn biết tôi đã hối hận đến mức nào về chuyện không nghe lời khuyên can của đàn. Sẽ vĩnh viễn không còn được nhìn thấy bầu trời thân yêu…
Nghĩ đến đây lòng tôi như thắt lại. Tôi không thể để cho Ong Vằn biến tôi thành thứ mồi nuôi con hắn. Nếu có chết cũng sẽ chết khi mũi dáo độc nhất của tôi xuyên vào mình nó. Loài Ong chỉ có một ngòi nọc để tự vệ. Khi ngòi đã cắm sâu vào kẻ thù thì cũng
đứt ra, chủ nó sẽ đứt ruột mà chết. Tôi đã chuẩn bị cho mình một cái chết như vậy.
Tôi nhẹ nhàng bò dậy, nhích dần lên nóc hang, chờ khi con Ong Vằn trở vào là từ đấy, sẽ lao xuống bám chặt lấy lưng nó, xuyên ngòi nọc của mình vào giữa những nếp gấp cứng như sắt của con vật khốn kiếp này.
Nhưng chờ đã lâu mà vẫn không thấy nó trở vào, trong khi đó, tiếng ầm ầm ngoài cửa hang mỗi lúc một mạnh hơn. Lát sau, Ong Vằn trở vào với vẻ hoảng hốt ghê gớm. Nó sục vào tất cả các ngách, rồi lại hấp tấp trở ra. Ngoài cửa, tiếng đào đất ngày càng mạnh. Ong Vằn xòe cánh rít lên, lồng lộn trong hang tối.
Một hòn đất to lăn xuống kêu lộc cộc. Ngoài cửa có tiếng vật lộn dữ dội, tiếng răng nghiến ken két. Hình như hang đang bị một kẻ thù khác tấn công.
Tôi men dần ra phía cửa. Đúng là đang có một trận giao chiến, một mất một còn, giữa Ong Vằn và một con vật nào đó chưa biết. Phía cửa hang bỗng sáng lên, Ong Vằn bò trở vào, một bên cánh sã xuống. Nó mệt nhọc bò lên một ngách tổ, nằm nghỉ cho đỡ mệt. Qua tiếng thở hổn hển, tôi biết nó vừa trải qua một cuộc cắn xé ghê gớm.
Lẽ ra, tôi có thể nhẹ nhàng lách ra phía cửa nhưng con Ong Vằn đã nằm chắn ngay trước mặt. Đành nằm im. Một lúc sau, ngoài cửa có tiếng đập cánh vè vè. Con vật kia đã trở lại. Ong Vằn nhanh nhẹn hẳn lên, nó nhe răng chờ đợi. Một cái đầu với hai sợi râu dài thò vào cửa hang. Cái đầu nhỏ tý, màu nâu như gỗ lim, rắn chắc. Miệng con vật là cặp răng đen bóng, sắc như hai cái móc bằng thép. Cái đầu ngọ nguậy một lúc như dò đường, rồi rất nhanh, con vật ấy lao thẳng vào hang. Con Tò Vò đất.
Tôi đoán không lầm, cuộc giao chiến vừa rồi là của Ong Vằn và Tò Vò đất. Tò Vò đất cũng ăn thịt sống và cũng có những thói quen như Ong Vằn. Tìm được tổ của Ong Vằn, nó quyết định tấn công giết chết chủ, ăn trứng của Ong Vằn, và đẻ vào hang trứng của nó.
Tò Vò đất nghĩ rằng Ong Vằn đã bị hắn cắn trọng thương nên chẳng đề phòng gì, cứ thế bò vào phía đáy tổ, cánh quệt loạt soạt vào vách đất. Chỉ đợi có thế, từ trong ngách tối, Ong Vằn lao ra. Không kêu thét, không dậm dọa, chúng túm chặt lấy nhau, lăn tròn trong hang, cả hai con vật hung dữ đều cố luồn răng của mình vào cổ họng kẻ thù. Trong hang vang lên tiếng thở hồng hộc, tiếng chân gãy răng rắc, tiếng cánh rách xoạc. Chúng cắn xé nhau một lúc lâu, bỗng buông nhau ra, cùng chạy ra ngoài cửa hang. Ở đấy cuộc vật lộn chắc còn ghê gớm hơn vì tôi nghe rất rõ tiếng răng chúng nghiến sần sật, tiếng cây cỏ phía ngoài đổ rập, dập nát.
Cứ như thế, cho đến khi tiếng ồn ào chợt lặng hẳn. Từ ngoài cửa, Ong Vằn bò trở vào. Nó lê từng bước chậm chạp trên những cặp chân dập nát. Đến gần chỗ tôi nấp, Ong Vằn đột nhiên cúi xuống, người rung lên bần bật, cánh xòe ra. Nó rít lên những tiếng thảmthiết rồi ngừng cử động. Nó rãy chết…
CHƯƠNG CHÍN
TÌM BẠN TRONG HANG TỐI
T
ôi nằm im một lúc lâu nữa cho đến khi biết chắc rằng con Ong Vằn hung dữ đã chết hẳn. Con Tò Vò Đất cũng không thấy đâu. Nó cũng đã chết hoặc bỏ chạy vì nếu không, nó phải vào hang rồi. Dù sao, cũng phải ra khỏi hang càng nhanh càng tốt.
Tôi ra khỏi chỗ nấp, đi ra phía cửa. Con đường tự do đã mở ra trước mặt. Tôi không ngờ mình lại có được sự tình cờ may mắn đến thế. Nếu không có cuộc tranh giành của hai kẻ thù kia thì có lẽ tôi không bao giờ còn có dịp trở về để kể với các bạn về những giây phút hiểm nghèo của cuộc đời mình.
Nhưng tôi đã dừng bước trước khi ra tới cửa. Ong Vằn bắt tôi thì có thể còn bắt những con Ong Mật khác nữa. Ngoài tôi ra, trong hang còn ai nữa không? Tôi sẽ ân hận vô cùng nếu như còn một người bạn nào đó không được giúp đỡ thoát khỏi cơn hoạn nạn. Tôi quay trở vào hang.
Chật vật lắm, mới men được con đường xuống đáy hang sâu. Đôi râu của tôi dò dẫmtìm đường. Thỉnh thoảng tôi dừng lại nghỉ và rung cánh đánh tiếng. Không có ai đáp lại. Càng xuống sâu, thành hang càng ẩm ướt và hẹp dần, có chỗ phải lách người mới vào được. Đôi râu của tôi chạm phải một vật gì đó. Một con sâu rau cải. Đáy hang đây rồi. Một con sâu nữa đã bị tiêm thuốc. Không có một tiếng động nào để còn tin rằng trong đống xác chết này còn có sự sống. Tôi đập cánh một hồi. Tiếng đập cánh của tôi vọng âmâm trong lòng hang ẩm ướt.
Bỗng nhiên, có tiếng đáp lại vang lên đâu đó. Tôi mừng rỡ đập cánh một lần nữa. Không thể nghe lầm được, rõ ràng có tiếng gọi của loài ong mật. Có thể người bạn ấy đang bị đè chặt dưới bọn sâu rau cải này. Tôi hăm hở lăn những con sâu sang một bên. Chúng nặng ghê gớm. Mỗi lần vần được một con, lại phải nghỉ lấy sức và đập cánh gọi. Đã nghe rõ tiếng kêu cứu yếu ớt. Lại phải vần tiếp một con ruồi trâu nữa sang một bên để lấy lối. Râu của tôi đã chạm được vào đầu con ong bị nạn. Phải nhanh chóng giúp anh bạn này thở được. Vần được một con sâu nữa đang chẹn lấy đầu anh ta thì chính tôi cũng xỉu đi vì mệt.
Không biết tôi đã lịm đi như vậy bao nhiêu lâu. Tỉnh dậy, tôi thấy đứng bên cạnh mình là một con ong, có lẽ ra đời sau tôi một lứa. Đang lo lắng, thấy tôi tỉnh dậy, anh bạn mừng quá.
- Mình ngủ đã lâu chưa? – Tôi hỏi.
- Lâu rồi. Lúc mình chui ra là nửa đêm, mà bây giờ đã gần sáng – Anh bạn tôi trả lời.
Tôi nhướn người dậy, rung cánh một hồi, duỗi các đôi chân và thấy mình khỏe khoắn hẳn lên. Tôi hiểu là khi lách được người ra, thấy tôi đang thiếp đi, anh bạn mới đã lấy cánh ủ ấm cho tôi. Loài ong rất yếu chịu rét, nếu như không có anh ta, có lẽ tôi đã chết vì cóng trong lòng hang giá lạnh này rồi.
Chúng tôi chạm đầu vào nhau ba lần. Đấy là biểu hiện cao nhất sự thân mật của loài ong. Thế là đủ. Đây không phải là nơi trò chuyện. Cần phải thoát nhanh khỏi nơi này.
Chúng tôi dìu nhau lên. Anh bạn mới, như anh tự nói tên là Ong Út, hiện còn rất yếu. Anh bị giam trong hang Ong Vằn đã gần hai ngày nên chân co rút, đi lại rất khó khăn. Đường lên rất dốc lại trơn. Lúc đầu, tôi bò phía sau, đẩy anh lên, nhưng cách này rất mệt và chậm. Cách tốt nhất là anh cắn chặt lấy một chân tôi và tôi lôi anh.
Hì hục mãi mới lên được tới lưng chừng hang thì gặp chuyện không may, ong Út trượt chân và tụt trở lại đáy hang. Phải bắt đầu từ đầu. Tôi khỏe hơn ong Út nên cuối cùng, gần như phải dìu anh lên.
Đến chỗ nấp lúc trước, tôi đặt ong Út xuống rồi trở ra phía cửa. Trở ngại lớn nhất bây giờ là xác con Ong Vằn nằm chắn giữa lối đi. Phải mất rất nhiều sức tôi mới dìu được ong Út trèo được qua xác ong Vằn. Từ đây đến cửa hang chỉ còn có một đoạn ngắn nữa là tới nơi.
CHƯƠNG MƯỜI
ONG ÚT KỂ VỀ MÌNH
T
ôi và ong Út dìu nhau đến cửa hang thì mặt trời đã ló ra ở phía đông. Trước mắt chúng tôi là cảnh tàn phá, bãi cỏ xơ xác, đất cát bị cày xới. Cạnh đấy, xác con Tò Vò Đất nằm co quắp, đã lạnh cứng.
Cả hai con vật đều đã giết được địch thủ của mình trước khi chết.
Chúng tôi lồm cồm bò qua những mô đất tơi như bột, cố gắng tới được một bụi cây nhỏ. Ong Út vẫn còn yếu lắm, thỉnh thoảng lại muốn lịm đi. Lúc này, không gì tốt bằng có một chút thức ăn chuyền cho cậu ta. Tôi bò lên cây. Thật may mắn, cây đầy một thứ hoa nhỏ màu trắng, mọc thành từng chùm, mật tuy ít nhưng rất ngon. Tôi hút thật nhanh và vội trở xuống. Có điều này nữa cần nói với các bạn, loài ong chúng tôi thường ăn bằng cách mớm cho nhau, nói đúng hơn cả đàn ong có chung một dạ dày, dạ dày này chia thành từng đoạn trong mỗi con ong. Có thức ăn gì là cả đàn cùng được ăn. Phải ăn thẳng từ mật hút được trong hoa là chuyện cực chẳng đành mà thôi.
Được ăn một chút, quả nhiên Ong Út lại sức. Tôi dìu cậu ta lên một phiến lá nằm phơi nắng. Được ánh mặt trời sưởi ấm, chúng tôi thấy mình khỏe hẳn lên, có thể bay được rồi. Nhìn xuống phía dưới, thấy rất nhiều những con vật giống như Kiến nhưng màu trắng, nhộn nhịp đi lại. Ong Út bảo đó là một loài chuyên ăn lá cây và gỗ mục, không có gì nguy hiểm cho loài ong. Tuy vậy, tôi cũng nhất định bảo Ong Út bay tới một đám cây khác, phòng những chuyện bất ngờ có thể xảy ra, như chuyện gặp đàn Mối bữa trước.
Càng bay chúng tôi càng gặp nhiều hoa. Đó là thứ hoa hình cái chuông, đủ màu sắc. Chúng tôi tha hồ uống mật no nê, chải đầy hai giỏ phấn đeo dưới chân. Ong Út tỏ ra rất thông thạo vùng này, cậu ta còn bảo có thứ cây nhựa rất ngon, vừa ngọt vừa thơm, không khác gì mật hoa và ở những kẽ đá rải rác trong rừng còn có muối đọng. Có muối trộn vào mật hoa thì sẽ ngon hơn, nhất là để được lâu.
Ong Út quả là biết nhiều thứ. Nhờ cậu ta mà tôi còn biết thêm rằng ăn muối sẽ chống được rét hoặc như cách phân biệt hoa nào đã có ong lấy mật, hoa nào thì chưa, ngay từ xa, lúc đang bay.
Ăn uống đã no nê, chúng tôi liền lên một ngọn cây cao nằm nghỉ ngơi. Tôi kể cho Ong Út nghe vì sao tôi lại tới nơi đây và những tai họa dọc đường, cho đến lúc bị Ong Vằn cầm tù.
Khi tôi nói rằng mình rất ghét việc dọn vệ sinh, cậu ta ngạc nhiên bảo: - Lạ thật!
- Lạ thật là thế nào? – Tôi hơi bực mình – Còn cậu thì sao. Cậu đã đi khuân vác bao giờ chưa?
- Mình không dọn vệ sinh mà làm việc khác; ở đàn của mình, những con ong làm vệ
sinh được cả tổ yêu quý và nhường họ những phần thức ăn ngon nhất.
Tôi lắc đầu tỏ vẻ không tin, Ong Út càng ngạc nhiên, hình như lần đầu tiên cậu ta thấy trong hai người bạn mà người nọ lại không tin người kia.
- Dạo nọ, tổ mình không may bị dịch. Đó là một bệnh dịch rất đáng sợ: ong mới nở tự nhiên bị chết ngay trong lỗ tổ, không làm kén được. Mùi tanh tưởi bốc lên. Số ong trong đàn vơi đi trông thấy. Không còn ai thiết đi lấy mật nữa. Lúc ấy rất nhiều ong thợ đã tự lập ra các đội ong vệ sinh. Họ mang những ấu trùng bị chết ra rồi dọn dẹp lại từng ngăn tổ. Có nhiều bạn trong số này bị lây bệnh và đã chết. Đội vệ sinh là như thế đấy.
- Thế sao cậu không vào đội vệ sinh?
- Mình ở trong đội ong chiến đấu. Ong chiến đấu cũng cần chứ, cần như ong vệ sinh vậy. Mình bị bắt trong một cuộc chiến đấu…
Ong Út bắt đầu kể:
- Đàn của mình đông lắm. Anh em chúng mình sống trong một thân cây rỗng rất to mà vẫn không đủ chỗ. Ngày nóng, ong thợ phải ra cả cửa để mà ngủ, thế mà trên tầng vẫn dày đặc ong non sắp chui ra. Ở chỗ mình thức ăn nhiều đến nỗi phải cơi tầng lên mới đủ chỗ chứa mật. Có lẽ đến hết mùa đông này vẫn chưa hết chỗ mật trong kho. Chúng mình sống rất sung sướng và hòa thuận. Cho đến một hôm, tổ bị một kẻ đến phá, đó chính là con ong vằn. Ong Vằn khỏe đến mức hàng chục ong thợ vẫn không đánh lại được. Là ong ăn thịt nên vũ khí của nó là đôi răng rất khỏe. Nó lao bừa vào tổ, xông lên tầng rồi xé rách các ngăn, lôi ong non ra và cắp đi. Thật không có nơi nào béo bở hơn cho nó nữa. Chỉ trong một ngày, nó đã phá tung hàng chục ngăn tổ, lôi ong non đi trước sự căm giận của cả đàn. Để chống lại Ong Vằn, phải có một đội ong chiến đấu, dàn ra từ cửa, liền đánh nhau với nó. Chỗ yếu nhất của Ong Vằn là cái cổ bé tí, nơi ấy da rất mỏng. Ong Vằn biết vậy nên thường rụt cổ lại và cứ thế, cắn chết những con ong dám xông đến gần. Nhiều anh ong thợ đã chết vì thế.
Đến lượt mình canh cửa tổ, ong Vằn lại đến. Cả đội ong chiến đấu đậu kín cửa tổ, không để cho hắn lách vào được. Mình đứng ngoài cùng, xoay lưng ra ngoài, cứ thế lia ngòi vào nó. Mấy lần đều bị đánh bật ra, Ong Vằn liền xông vào chỗ một cậu ong còn non hơn. Thấy bộ răng ghê gớm của nó đã ngoạm vào lưng bạn, mình lao ra, cứ thế túm
chặt lấy rồi cắn thật mạnh vào cuống cánh nó. Bị đau, Ong Vằn lồng lên, túm lấy mình. Cả hai bay vọt ra bãi đất trước tổ. Chẳng hiểu mình đã vật lộn với nó bao lâu, cho đến lúc đuối sức dần. Có lẽ vì quá tức giận, nó tha luôn mình về tổ.
Ong Út như đang cố nhớ lại phút hiểm nghèo đã qua:
- Hắn nhét mình trong cái hang ghê sợ ấy cùng với bọn sâu rau cải. Loài ong vằn ít khi bắt những con mồi có cánh. Chắc sau khi bắt được mình, hắn mới nảy ra ý định bắt luôn cả cậu. Mình bị lạnh cóng, mãi đến khi nghe tiếng đập cánh của cậu, mới tỉnh lại.
Từ chỗ chúng tôi nhìn ra, những bụi cây nhỏ hoa trắng lao xao trong gió. Ánh nắng ban mai làm rung rinh những giọt sương trong veo trên đầu các phiến lá. Tôi tưởng tượng lúc Ong Út chẳng kể nguy hiểm, lao vào Ong Vằn để cứu bạn. Mãi đến giờ, tôi chưa làm được gì giúp các bạn trong đàn của mình. Tôi mới có một đồng loại gần gũi, đó là bác Mun tốt bụng, nhưng luôn làm bác phải phiền lòng. Chao ôi, sao tôi nhớ đàn, nhớ tổ
của mình đến thế.
Tôi mang ý nghĩ ấy nói với Ong Út, cậu ta liền bàn:
- Cả hai đứa bây giờ đều bị lạc. Nhưng đường về tổ của mình hẳn gần hơn. Mình không để cậu đi một mình đâu. Tốt nhất là mình đưa cậu về nhà rồi lúc ấy hãy hay.
Thế là từ lúc ấy, tôi và Ong Út tìm đường về đàn.
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
XÓM ONG MUỖI
N
hưng rồi vẫn phải chậm mất gần một buổi và chút nữa thì xảy ra lôi thôi to. Câu chuyện là thế này: Đang lúc băn khoăn xem nên bay về hướng nào thì chúng tôi thấy một con ong bé tí bay qua. Mừng quá, Ong Út vội lên tiếng. Thế là chúng tôi liền làm quen với cậu ta.
Ở giữa nơi xa lạ này gặp được bạn cùng loài với mình thì thật may mắn. Trông cậu ta cũng không đến nỗi dữ tợn, hơn thế lại còn vui tính nữa. Cậu ta bé chỉ bằng loài kiến vông trong rừng thôi, toàn thân màu xám nhạt, cái đầu bé tí có đôi râu luôn ngọ nguậy. Từ lúc gặp chúng tôi, cậu ta không lúc nào chịu đứng yên, bốn chân thoăn thoắt, mắt ngó nghiêng như đang mải tìm một miếng mồi bị rơi mất, trong lúc vẫn nói không ngớt:
- Các cậu bị lạc đàn chứ gì? Loài ong muỗi chúng tớ chẳng bay xa bao giờ nên chẳng sợ lạc. Mà lạc cũng chẳng cần. Khoét một lỗ nhỏ vào cây, thế là có ngay một cái nhà mới.
À, ra cậu ta là giống ong muỗi. Cạnh đàn chúng tôi ngày xưa cũng có mấy gia đình ong muỗi nhưng chưa bao giờ chúng tôi đến nhà nhau. Cậu này tính tình cũng hay hay đây. Mình nghe nói gì nhỉ, khoét cây một buổi thế là có nhà mới. Cừ thật. Tôi rụt rè hỏi:
- Một mình cậu có thể làm được nhà?
- Chứ sao! Làm nhà, vui chơi, khi nào đói thì đi kiếm ăn rồi lại chơi. Tùy thích. Nghe nói một hồi, tôi đâm mê:
- Thế đàn của cậu có xa đây không?
Ong Muỗi trố mắt nhìn tôi, thậm chí còn bạo dạn đến gần và sờ râu lên đầu hai đứa chúng tôi. Nhưng rồi, hình như cậu ta cũng yên tâm:
- Đàn là cái gì? Chúng mình không sống theo đàn, nhưng có xóm. Khi nào cần múa hát thì mới gặp nhau thôi. Các cậu đến xóm ong muỗi chơi đi, vui lắm.
Nghe Ong Muỗi nói, tôi và Ong Út hơi băn khoăn. Nhưng cứ đến thử xem sao. Tôi giục Ong Út, rồi cả hai bay theo anh bạn mới.
Ong Muỗi đưa chúng tôi đến một bụi cây sậy mọc giữa đồng, bảo chúng tôi đậu ở một gióng sậy khô. Một lúc sau, đã thấy tiếng cậu ta ầm ĩ khắp bãi sậy, báo tin có khách. Hình như lâu lắm rồi xóm mới lại có một chuyện lạ như vậy, nên nghe Ong Muỗi báo tin, cả xóm bỗng xôn xao lên. Từ trong các đốt sậy rỗng, rất nhiều cái đầu thập thò và chỉ một lúc sau, cả xóm đã ùn ùn kéo ra, đậu chật ních quanh hai đứa tôi.
Ông Ong Muỗi già, một bên cánh đã rách, bước tới và nói rằng ông ta rất vui mừng được đón hai chúng tôi đến thăm xóm ong muỗi. Ông còn bảo đây là lần đầu tiên ông thấy một đàn ong mật chỉ có hai và lại có thì giờ để đi chơi, không giống những ong mật khác mà ông vẫn gặp.
Bài văn chào mừng của ông ta làm hai đứa rơi vào tình trạng thật khó xử. Tất cả những lời ông khen chúng tôi đều là những thói xấu mà loài ong mật rất tránh. Ong Út thì bực bội ra mặt, tôi phải lấy chân giật cánh để cậu ta đừng nói ra những điều hoàn toàn không có ích vào lúc này. May mắn thay, ông Ong Muỗi già đã chuyển sang cái chuyện rất thiết thực là chúng tôi đã ăn gì chưa. Tôi liền lễ phép thưa rằng cả hai đứa rất sung sướng nếu được ăn một chút mật đặc và bánh phấn, vì từ lâu rồi, chưa có gì vào bụng.
Lời yêu cầu của chúng tôi khiến cả đám ong xung quanh bay phá lên vì ngạc nhiên.
Họ rung râu cười ngặt nghẽo và bắt đầu cãi vã nhau ầm ĩ. Tôi bối rối nói lại rằng nếu những thứ đó không có sẵn thì tôi sẵn sàng ăn những thức ăn được mời. Điều này hình như càng làm cho họ buồn cười hơn.
- Mời ăn. Họ làm như chúng mình sẵn thức ăn lắm ấy để mà mời.
Trong lúc cười nhạo chúng tôi, tôi để ý thấy họ cứ lảng dần và cũng đưa mắt đầy ngụ ý với nhau về phía một con ong da dẻ bóng láng nhất xóm. Thấy thế, cậu Ong Muỗi hình như là kẻ có nhiều thức ăn dự trữ nhất xóm liền cáu kỉnh lên tiếng:
- Ai đói thì đi kiếm mà ăn, tôi không lấy của nhà ra cho họ được.
- Chính anh hôm qua đã lấy một miếng kẹo nhựa cây ở tổ của tôi – Một con ong khác sừng sộ với con ong muỗi nói câu vừa rồi.
- Nói láo! Mày ăn trộm thì có.
Câu chuyện liền xoay sang một hướng khác và đám ong xung quanh chúng tôi thi nhau hò hét. moi móc, nói xấu nhau. Trong các ống sậy, nhiều con ong khác cũng bay ra hăng hái xông vào đám cãi vã. Khi đã chán chê, họ tụ lại thành đám, nhìn chúng tôi với vẻ căm ghét. Mãi đến khi ông Ong Muỗi già hét to lên rằng chúng tôi chỉ ăn hoa và phấn thôi thì đám ong kia mới bớt nhộn nhạo.
Tôi lo lắng nhắc lại là loài ong mật chỉ ăn mật và phấn thôi. Chúng tôi không ăn kẹo nhựa cây, vậy mọi người cứ yên lòng.
Đến đây, lẽ ra có thể nhanh chóng rời khỏi cái xóm khó chơi này thì Ong Út liền hỏi: - Vậy các bác ở đây ăn gì ạ?
- Hút nhựa ở các chồi cây và quả non. Chà, ngon lắm – Một con ong muỗi đáp. - Hút nhựa ư? Thế thì quả rụng hết, còn gì?
- Quả rụng thì làm sao kia chứ?
Ong Út liền nổi cáu, cậu ta đi đi lại lại trên ống sậy và nói ra một câu rất nguy hại: - À, ra vậy. Chúng mày là một lũ phá hại.
Đàn ong quanh chúng tôi lặng đi rồi như bị phun khói vào tổ, họ ào lên, dẫm đạp lên nhau, nhiếc móc chế nhạo hai đứa tôi. Đến giờ, chúng tôi mới hiểu rằng loài ong muỗi sống riêng rẽ, mỗi con một tổ. Tuy ở gần nhưng chẳng ai sang tổ của nhau bao giờ. Ngày nào họ đi kiếm ăn cho ngày ấy, và khi no nê bằng cách phá phách quả non rồi họ tụ tập lại chơi bời hoặc cãi vã.
Tuy hung hăng và lắm lời như vậy, nhưng loài ong muỗi rất ngại đánh nhau. Khi thấy chúng tôi châu đầu vào nhau, giương cánh ra, cổ rụt lại, ngòi nọc lia bốn phía thì họ đâm sợ. Đám đông tản mát dần, chỉ còn lại những con ong muỗi lắm lời nhất là còn đứng xỉa xói cái cậu Ong Muỗi đã đưa hai đứa tôi về xóm.
À, cái cậu ấy đâu nhỉ? Chúng tôi nhìn thấy cậu ta đang thò đầu ra khỏi lỗ tổ ở một cây sậy tít trong bụi, rung râu như muốn nói gì, nhưng rồi lại thụt vào. Mấy lần đều như thế. Hẳn cậu ta ngượng, muốn xin lỗi chúng tôi nhưng lại không dám. Thật khốn khổ! Hãy cứ nằm im trong cái ống sậy bé tí ấy đi.
Hai đứa tôi bay trở lại bụi cây ban sáng.
CHƯƠNG MƯỜI HAI
CÁI CHẾT CỦA ONG ÚT
T
rưa hôm ấy, chúng tôi rời khỏi cánh đồng hoa trắng, tìm đường về khu rừng bạch đàn.
Trở ngại lớn nhất vẫn là tôi không còn nhớ gì đường về, và cũng chẳng hiểu hiện giờ mình đang ở đâu. Tôi kể với Ong Út rằng tổ của mình ở gần một hồ nước rộng, bên kia hồ nước là khu rừng bạch đàn mênh mông. Nhưng điều này chẳng giúp được bao nhiêu vì suốt ngày bay lang thang, chúng tôi đã gặp biết bao rừng bạch đàn, rừng nào cũng rộng ngút mắt. Riêng cái hồ nước thì chẳng thấy đâu.
Chán nản, tôi rủ Ong Út đậu xuống một ngọn cây, buồn rầu bảo:
- Chúng mình chia tay nhau thôi, Ong Út ạ. Cậu hãy tìm đường về đi, còn thì mặc mình.
Không ngờ, điều đó làm cậu ta tức giận. Ong Út đập cánh xuống mặt lá, đôi râu dựng lên:
- Bỏ cậu ở đây à? Nói gì lạ thế. Cậu đã thấy loài ong mật chúng ta có ai bỏ bạn giữa đường bao giờ chưa?
- Nhưng cứ thế này cả hai chúng ta sẽ cùng không về được tổ của mình.
Ong Út không nghe tôi nói nữa. Cậu ta bay lên rồi đậu xuống, thỉnh thoảng lại cáu kỉnh đập cánh vào đầu tôi. Phải lâu lắm, cậu ta mới nguôi đi, sau khi tôi hứa đi hứa lại rằng không bao giờ nhắc tới chuyện vớ vẩn ấy nữa.
Đêm ấy, chúng tôi tìm được một hốc nhỏ trên cây. Chỗ nằm khá khô ráo lại kín đáo. Nhưng đến nửa đêm trời trở lạnh, không sao ngủ được. Chúng tôi nép vào nhau và thay phiên nằm ra phía ngoài để chắn gió cho bạn. Gần sáng, trời đổ mưa. Tiếng sấm ầm ì phía xa. Chợt nghĩ ra điều gì, Ong Út lay tôi:
- Cậu có nhớ khi ở tổ, mặt trời mọc phía nào không?
- Nhớ chứ! Mặt trời buổi sáng chiếu thẳng vào tổ.
- Thế từ cửa tổ ra rừng bạch đàn?
Tôi đã hiểu ý cậu ta và tỉnh táo hẳn:
- Rừng bạch đàn chiếu thẳng theo hướng của tổ. Mặt trời mới mọc bao giờ cũng nhô lên sau khu rừng ấy.
- Tuyệt rồi! Thế là từ mai, ta sẽ bay ngược hướng mặt trời mọc.
Ngược hướng mặt trời mọc. Chúng tôi cùng múa lên, sung sướng. Cứ theo hướng này, có thể chỉ ngày mai, sẽ tìm thấy hồ nước.
Niềm vui làm quên cả lạnh giá. Trời chưa sáng hẳn, chúng tôi đã bay ra khỏi hốc cây,
vội vã đi kiếm ăn. Vừa qua cơn mưa, mật hoa vừa nhạt vừa chua, nhưng cả hai đều ăn rất ngon lành. Khi mặt trời mọc, thì bụng đã no căng.
Chúng tôi bay bên nhau theo hướng mặt trời lặn. Lòng tôi tràn ngập sung sướng, vì con đường trở về đang ngắn dần lại, nhưng có lẽ sung sướng hơn cả là tôi đang có Ong Út bên cạnh. Mới quen chưa bao lâu nhưng cả hai đứa giờ đây khó mà rời nhau được. Từ lúc tôi trở lại hang Ong Vằn cứu được cậu ta ra đến giờ thật khó mà biết được ai đã giúp ai nhiều hơn. Mà cả hai đứa cũng chẳng bao giờ nhắc đến chuyện đó. Nếu như chuyến lưu lạc còn mang lại một điều may mắn thì đấy là chúng tôi đã gặp được nhau và sẽ không bao giờ xa nhau nữa. Tôi nghĩ đến lúc cả hai đều về được tổ của mình. Khi ấy, nhất định chúng tôi sẽ tìm gặp lại nhau, mặc cho luật lệ của loài ong không cho kẻ lạ vào đàn. Tôi sẽ kể cho bác Mun và bè bạn trong tổ về sự dũng cảm, về những việc Ong Út đã giúp tôi dọc đường. Tình thương yêu có thể vượt ra những ranh giới thông thường, lúc ấy, Ong Út sẽ được đàn chúng tôi yêu quý.
Đang mải nghĩ, tôi chợt nghe tiếng ong Út: “Hãy cẩn thận đấy, Ong Vàng!” Và ngay sau đó, một làn gió rất mạnh ào đến. Một con chim sẻ đã nhìn thấy chúng tôi và định lao tới nuốt gọn tôi ngay ở trên không. Bắt hụt mồi, con chim khổng lồ ấy liền vòng ngay lại. Rất nhanh, tôi nằm gọn trong tầm lao tới của nó. Con chim sẻ kêu “chiếp” một tiếng khủng khiếp và há cái mỏ đỏ lòm của nó ra. Tôi chỉ kịp chúi xuống thì đã bị luồng gió từ đôi cánh của nó tạt xuống cỏ. Vừa bò dậy, tôi thấy Ong Út đang lượn tròn ngay trên đầu: “Bay vào rừng cây! Bay vào rừng cây!”, vừa nói, cậu ta vừa bay rất nhanh vào đám rừng ngay gần đó. Rừng cây rậm rạp, cành đan ngang dày đặc. Lần thứ hai bị chim săn đuổi, cũng có chút kinh nghiệm, nên tôi khá bình tĩnh. Tôi bay lách giữa các cành cây. Rõ ràng những cành cây nhỏ gây khó khăn cho con chim đói khát. Nó kêu “chiếp, chiếp” liên hồi, cánh đập phành phạch trong đám lá nhưng nhất định không chịu rời tôi. Nhiều lần, bộ lông màu xám của nó như đã trùm lên đầu nhưng chỉ một đường lượn thật gấp, tôi đã bỏ nó lại phía sau. Càng vào sâu trong đám cây, con chim bay càng khó khăn hơn. Không, rõ ràng hắn quyết bắt tôi bằng được để hả giận hơn là vì tham con mồi nhỏ bé. Tôi nghe rõ tiếng thở hổn hển của nó, mỗi lần con chim sẻ bám sát được mình. Bay như thế được khá lâu, rồi tôi thấm mệt, cánh cứng lại, nặng như dính keo. Tôi bắt đầu bay chậm dần, đường bay chuệnh choạng. Có thể lần này sẽ chết. Ý nghĩ ấy làm tôi bàng hoàng. Một mối nguy nữa là rừng cây cứ thưa dần. Kẻ thù bay dễ dàng hơn. Hắn quyết không cho tôi vòng lại đám cây nữa. Mấy lần định đổi hướng, đã thấy hắn chắn trước mặt. Tôi chợt nghe tiếng Ong Út: “Chui vào cỏ! Chui vào cỏ nghỉ lấy sức”. Từ lúc ấy đến giờ, Ong Út chẳng ngại nguy hiểm, luôn bám sát theo tôi. Rõ ràng con chim sẻ cay cú vì không bắt nổi tôi nên không để ý gì đến cậu ta. Cảm ơn Ong Út, tôi thoáng nghĩ như vậy và lao vào đám cỏ rậm rạp.
Tôi bò rất nhanh giữa các gốc cỏ. Con chim sẻ khoái chí, cũng rúc vào trong cỏ tìmtôi. Tôi nghe rõ tiếng chân sột soạt bới cỏ khô ở phía sau. Loài ong vốn bò chậm chạp. Chỉ một chút, những lá cỏ trên đầu bị gạt ra. Tôi phơi mình dưới cái mỏ của con chimsẻ…
Không còn nhớ lúc ấy tôi có nghĩ gì không. Mãi đến lúc con chim sẻ trên đầu bỗng thét lên một tiếng thảm thiết, tôi mới bừng tỉnh và bay lên. Con chim lúc này cũng bay vọt lên cao, xoáy tròn như chong chóng, rồi rơi bộp xuống cỏ. Nó co hai chân đầy móng
sắc lên tận lưng, cào cấu lung tung. Từng đám lông của nó bay lả tả trong cỏ. Nó há hốc mỏ, mắt trợn lên, ngực giật thót từng hồi. Con chim vùng bay lên được một đoạn ngắn rồi lại rơi xuống, cứ như thế bay xa dần.
Một ý nghĩ ập đến khiến tôi hốt hoảng quên hết cả nguy hiểm. Không còn thấy Ong Út đâu nữa. Bầu trời trong vắt, không một gợn mây. Trong rừng cây, chỉ còn tiếng gió rì rào.
Linh tính quả không lầm. Ong Út của tôi đậu trong đám cỏ, đang lịm đi vì đau đớn. Ngòi nọc không còn nữa, nó đã cắm ngập trong thịt con chim sẻ vào lúc con chim định mổ xuống đầu tôi. Tôi đậu xuống bên người bạn trung thành. Giá như loài ong có nước mắt như loài người. Không có nước mắt để khóc bạn mình, nhưng giá có thể đổi được, tôi sẵn sàng đổi tất cả để cứu lấy sự sống của Ong Út. Nhưng giờ đã muộn rồi, khi nọc cắm vào kẻ thù thì không thể rút ra được nữa và cùng với ngòi nọc là cả gan ruột cũng bị rút ra theo.
Nhìn thấy tôi, Ong Út khẽ rung rung đôi râu:
- Nó bay xa rồi chứ?
Tôi lặng lẽ gật đầu. Ong Út khép chặt cánh lại, người rung lên từng hồi, đôi chân sau choãi ra, thở thoi thóp.
- Cậu tìm đường về tổ một mình vậy nhé. Cứ theo hướng chúng mình đã bay.
Tôi đau xót choàng lấy bạn. Ong Út ơi, cậu đã chia sẻ với mình chút mật ngọt lúc đói lòng. Cậu đã ủ ấm cho mình khi rét buốt. Cậu đã nhận về mình mọi hiểm nguy vì bè bạn. Cậu đã mang lại cho mình lòng tin sẽ có ngày trở về được với đàn.
Trong vòng ôm của tôi, Ong Út lả dần. Thế là chẳng bao giờ cậu được về tổ ấm của mình nữa. Chẳng bao giờ mình còn được mời cậu thứ mật hoa bạch đàn đặc quánh, ngọt lịm, phảng phất hương thơm của những buổi sáng trong lành. Chẳng bao giờ còn được bay sóng đôi trên bầu trời như bao lần hai đứa mình ao ước. Rồi mình sẽ phải nói với đàn của cậu ra sao?
Ong Út vặn người, đôi râu run bắn lên, xoắn chặt vào nhau trong cơn vật lộn mong chống lại cái chết. Tôi đau khổ ghé sát vào bạn:
- Ong Út ơi, cậu có nhắn gì về đàn không?
- Không! Cẩn thận kẻo chim sẻ quay lại.
- Nó chạy xa rồi.
- Cẩn thận kẻo chim sẻ…
Ong Út không nghe tiếng tôi nữa. Tôi ghì chặt lấy bạn, cố lay cậu ta tỉnh dậy. Ánh mặt trời ấm áp sưởi ấm tất cả, nhưng chẳng giúp gì được cho bạn tôi.
Ong Út không còn nữa. Thế là hết!
Tôi nặng nhọc bay lên. Bốn phía trống trải, rải rác những bông hoa màu tím hình loa kèn. Phải tìm cho Ong Út nơi yên nghỉ cuối cùng, nơi ấy phải có bầu trời trong xanh, có hương thơm của hoa cỏ, nơi ấy Ong Út sẽ thấy ánh nắng chan hòa vào mỗi buổi sớm.
Tìm mãi mới chọn được một hốc nhỏ trên thân cây bạch đàn. Tôi đưa bạn lên đấy, hướng đầu Ong Út ra phía cửa rồi nói lời từ biệt. Gió chao lắc cành cây như đã từng chao lắc hai đứa tôi, khi Ong Út còn sống.
Trước Ong Út, tôi đã nói về nỗi cô đơn, về niềm hạnh phúc mà có thể suốt đời không còn gặp lại, về cái chết mà từ đó kẻ hy sinh sẽ trở nên sống mãi. Và tôi đã hứa nhiều điều… Nhưng thôi, tôi không muốn bạn đọc phải đau lòng. Còn những lời hứa thì phải chứng minh với các bạn bằng cả cuộc đời mình…
CHƯƠNG MƯỜI BA
ĐẦM CỎ ĐUÔI LƯƠN
T
hế là từ bây giờ, tôi còn lại có một mình. Không còn ai giúp đỡ trong những lúc hiểm nguy. Không còn ai trò chuyện, làm cho niềm hy vọng trở về thôi thúc.
Tôi bay chuyền trên những lùm cây nhưng chẳng thiết gì ăn uống nữa. Lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu rằng không có gì đau đớn hơn là mất những người bạn tốt. Ong Út đã chết để cứu sống tôi. Cái chết của Ong Út làm tôi nhớ tới những người bạn của mình. Vâng, những người bạn mà khi còn trong đàn, tôi ít nghĩ về họ. Bây giờ thì tôi tin rằng, chẳng riêng ai trong số hàng vạn bè bạn ấy, nếu gặp hoàn cảnh như vậy, cũng sẽ lao vào đốt chim sẻ như Ong Út. Khi cần chết vì đàn của mình, loài ong mật không bao giờ ngần ngại.
Cánh rừng này còn kéo dài tới đâu. Bao giờ thì tôi sẽ về được tổ. Chưa bao giờ tôi nhớ đàn bằng lúc này. Tôi nhớ bác Mun, nhớ cậu ong đội trưởng đội vệ sinh, nhớ anh bạn ong non đã cùng tôi tập bay. Tôi nhớ cả những bác ong thợ đã có lần nổi giận với mình. Họ cần thiết với tôi biết chừng nào. Tôi nhất định phải trở về, và mãi mãi ở bên họ. Tôi sẽ cùng làm việc, cùng hân hoan sau một ngày lấy được nhiều mật, sẽ chia sẻ cùng mọi người những giọt mật hiếm hoi trong mùa đông giá. Tôi sẽ xông đến kẻ thù và nếu cần thì chết để bảo vệ đàn, như Ong Út của tôi.
Mặt trời chếch bóng. Tôi lo liệu sao để bay được nhiều đường nhất. Cũng phải tính cả đến việc tìm chỗ ngủ đêm nay. Mới ít ngày xa tổ tôi đã biết thêm được nhiều điều. Sức của tôi cũng tăng lên, do được dầu dãi nắng gió, tuy ăn uống bữa đói bữa no. Da chuyển màu nâu bóng, các bắp thịt gốc cánh vồng lên, hàm răng rắn chắc, có thể cắn đứt một cuộng lá khá dễ dàng. Tôi cũng quen dần với việc bay trong mưa hay ngủ một mình, không được sưởi ấm. Tôi còn nhận ra rằng chui vào trong lá khô mà ngủ thường bị rét hơn là trong các lá đang úa. Ngoài mật và phấn hoa ra tôi biết tìm nhiều loại thức ăn khác, như sữa rệp cây chẳng hạn. Một lần tôi thấy bầy kiến xúm xít quanh những con rệp cây và uống thứ nước do rệp tiết ra. Tôi cũng uống thử, thì ra đó là một loại mật ngọt vô cùng, vừa thơm vừa ngọt hơn mật hoa rất nhiều. Tôi còn biết mối và kiến thích ăn loại nhựa cây tiết ra ở các kẽ lá, chúng còn ăn cả nấm nữa. Nấm thì tôi không ăn nhưng mật nhựa cây thì cũng ngon, song tôi không dám uống nhiều. Được cái, những thức ăn như vậy rất dễ kiếm, nhất là vào buổi sáng, khi mặt trời chưa mọc.
Tôi dừng lại dọc đường, ăn uống một chút rồi tiếp tục bay. Phía dưới ngày càng có những bụi cỏ cao, hoa màu vàng nhạt. Gốc của nó ngập trong lớp đất ẩm ướt. Giống cỏ đuôi lươn này thường mọc ở vùng đầm lầy, hay là đã về gần tới hồ nước? Tôi tăng độ cao, nhìn ra xa hơn. Không, chưa thấy bóng dáng cái hồ đâu cả mà còn có một mối nguy nữa là khác. Vùng này nhiều chuồn chuồn quá. Chuồn chuồn là loài vật rất thích ăn thịt ong mật. Trông có vẻ chậm chạp nhưng khi cần, nó bay cũng khá nhanh. Chộp được mồi, nó nghiến ngấu ăn ngay trong lúc bay, nếu đã rơi vào hàm chuồn chuồn thì khó mà thoát chết. Thường thì chuồn chuồn không đuổi theo mà thích đậu im lìm ở một
chỗ kín đáo nào đó cho khi ruồi, muỗi, ong hay chính con yếu hơn trong loài của nó vô ý bay qua, sẽ bất ngờ xô ra.
Nhưng chuồn chuồn cũng có điểm yếu, đó là lúc con mồi nằm im thì nó khó nhìn thấy. Biết vậy nên tôi nhẹ nhàng đậu xuống một bông cỏ đuôi lươn, chui sâu vào bên trong rồi xoay người nhìn ra. Không ngờ chỗ nằm lại ấm áp và an toàn. Chỉ cần một con vật nhỏ chạm phải thì bông cỏ như chiếc cần câu mỏng mảnh đã rung lên, không khác gì báo động. Tôi quyết định ngủ đêm lại đây, vả lại bay khỏi vùng này vào lúc mặt trời chưa lặn sẽ không khác gì diễu trước mặt lũ chuồn chuồn kia.
Nhìn kỹ, tôi bỗng nhận ra quanh mình còn có rất nhiều chuồn chuồn đậu trên những lá cỏ. Hình như chúng đang có một việc gì quan trọng lắm cần tập trung lại ở đây.
Bay chập chờn trên đầu tôi là đàn chuồn chuồn Ớt, màu đỏ tía. Loại này có cái đầu to tướng nhưng răng lại yếu ớt nên thường chỉ bắt muỗi, ruồi con, tôi không sợ chúng lắm. Cùng với nó còn có chuồn chuồn Kiếm, có cái đuôi nhọn hoắt, toàn thân màu tím, óng ánh. Chuồn chuồn Kiếm cũng thích bay nhởn nhơ suốt ngày, ít chịu săn mồi.
Bay thấp hơn, gần sát mặt cỏ là các loại chuồn chuồn Cơm, màu xanh có sọc xám và anh em nhà chuồn chuồn Kim. Phải nói rằng, chuồn chuồn Kim là giống vật rất đẹp. Có tên như vậy vì đuôi chúng nhỏ và dài như cây kim khâu. Người chúng thật sặc sỡ từ màu xanh lá cây, xanh da trời đến đỏ, tím, vàng, đen. Sự sắp xếp các màu trên người, khiến chúng có bộ cánh duyên dáng mà nhiều loài biết bay khác phải ao ước. Chuồn chuồn Kim bay nhẹ nhàng và thích đậu hơn là bay. Nhờ có màu sắc của thân mình nên khi nó khép cánh lại, phải tinh mắt lắm mới nhìn thấy.
Nhưng kẻ thù của tôi không phải bọn chúng mà là hai loại hung dữ nhất trong họ hàng chuồn chuồn. Ngay trước mặt tôi, chỉ cách một tầm đập cánh có một con như vậy. Con chuồn chuồn Điếu. Chuồn chuồn Điếu có thân hình vằn vện để dễ giấu mình. Trên người hắn, đâu cũng tua tủa những chiếc móc sắc. Hắn có bốn chân dài và khỏe sẵn sàng chộp lấy con mồi, đưa lên miệng có đôi răng đen nhánh, có thể nhai suốt ngày không biết mỏi.
Có thể ăn thịt cả chuồn chuồn Điếu là chuồn chuồn Chúa. Về chuồn chuồn Chúa, sẽ có dịp kể với các bạn ở phần sau. Chỉ biết rằng cái giống vật khổng lồ thích cô độc này là nỗi lo sợ không những của tôi mà còn của cả họ hàng chúng.
Tôi vừa nói rằng, hẳn là chuồn chuồn đang có một chuyện quan trọng gì đây. Tôi đoán không sai. Hàng chục loại chuồn chuồn đã họp bàn về việc di cư tìm nơi ở mới.
Ồn ào nhất là chỗ bọn chuồn chuồn Ớt. Chúng vừa bay vừa ca cẩm về nỗi năm nay ít mưa quá, các đầm ao cạn gần hết, không còn nước uống nữa, nói gì đến việc chuẩn bị cho lứa chuồn chuồn non sắp ra đời vào mùa thu.
Chỗ chuồn chuồn Cơm, chuồn chuồn Mía, chuồn chuồn Kim tiếng than thở còn ầm ĩ hơn. Lũ này có đôi cánh yếu quá, không bay xa được, khó lòng mà đến được các hồ lớn. Mà ở vùng này, chỉ vài hôm nữa là nước sẽ cạn hết.
Thì ra, chúng đang tìm nơi để đẻ trứng. Giống chuồn chuồn tuy sống trên không nhưng lại đẻ trứng dưới nước. Đến kỳ sinh nở, chuồn chuồn mẹ nhấp nhấp mình trên
mặt hồ, ao đẻ trứng. Trứng chìm dần dần xuống đáy và ở đấy, chuồn chuồn non ra đời. Nó ăn thịt cá con mới nở và các giống vật nhỏ dưới nước, lớn nhanh như thổi cho đến khi bò lên bờ, lột xác trở thành chuồn chuồn như chúng ta vẫn thấy.
Lũ chuồn chuồn bàn cãi rất lâu. Chỉ riêng những con chuồn chuồn Chúa là không tham gia gì hết. Vả lại, chúng biết bàn với ai. Chuồn chuồn Chúa không sống thành đàn và mỗi lần thấy bóng nó, các loại em của chúng đều khép nép lảng đi.
Một con chuồn chuồn Chúa bay qua chỗ tôi. Từ trong bông cỏ đuôi lươn kín đáo tôi nhìn thấy nó lừ lừ lượn đi lượn lại, có vẻ nghĩ ngợi. Một ý nghĩ táo bạo vụt qua, tôi vừa mừng vừa lo… Nhưng bây giờ hãy ngủ đi. Ngủ đi để có thêm sức, đợi đến mai sẽ hay.
CHƯƠNG MƯỜI BỐN
TRÊN LƯNG CHUỒN CHUỒN CHÚA
L
úc nhìn thấy con chuồn chuồn Chúa, một ý nghĩ vụt đến rất nhanh làm tôi run lên vì hồi hộp: liệu tôi có thể bắt con vật hung hãn kia đưa mình trở về nhà được không? Tôi rùng mình sợ hãi trước ý nghĩ ấy, nhưng bình tĩnh lại được ngay. Lập tức, tôi hiểu rằng đó là con đường duy nhất giúp mình thoát khỏi hoàn cảnh hiện nay.
Cũng như anh em của nó, chuồn chuồn Chúa không thể sống xa nơi có nước. Bao ngày nay, tôi chưa nhìn thấy cái hồ hay con sông nào, vậy thì hồ nước gần tổ của tôi là cái hồ độc nhất ở vùng này. Xem chừng hồ nước này cũng ở gần đâu đây thôi. Tôi không nhớ nhưng chuồn chuồn Chúa nhất định biết đường tới đó.
Bạn đọc yêu quý, các bạn hiểu rằng đối với chuồn chuồn Chúa, một ong Mật bé nhỏ như tôi thoát được khỏi hàm của nó cũng là điều may mắn, nói chi đến việc bắt nó, rồi buộc nó phải làm theo ý mình. Nhưng tôi đã quyết xông thẳng vào hiểm nguy để tìm lấy đường sống. Không, tôi không liều lĩnh. Tôi cần phải trở về, nên không thể liều lĩnh được. Mọi việc đã được tính toán rất kỹ…
Được lớp bông của hoa cỏ đuôi lươn ủ ấm suốt đêm, tỉnh dậy, tôi thấy mình khỏe mạnh, sảng khoái. Phải xếp sắp lại những suy nghĩ đêm qua, đừng bỏ qua một chuyện gì có thể xảy ra mà không tính đến. Trong cuộc thử thách này, không được sai lầm. Sai lầmmột chút là sẽ rơi vào hàm răng khổng lồ ấy. Tôi kín đáo bò ra khỏi bông cỏ, lặng lẽ bay xa đó một chút. Trời còn sớm, lũ chuồn chuồn đang ngủ chưa dậy. Tôi tìm mật lá cây uống và ăn thêm một ít phấn hoa. Xong xuôi, tôi nhanh chóng ôn lại những động tác bay lắt léo nhất đã học được của bác Mun. Từ dưới đất, bay vụt lên theo phương thẳng đứng rồi lại lao thẳng xuống bằng hết sức mạnh. Đột ngột dừng lại rồi rẽ ngang. Cánh tôi như bị xoắn lại, bụng co thắt như muốn ngất. Tôi đậu lại nghỉ một lát rồi lại tiếp tục ôn đến đường bay xoắn ốc. Đây là lối bay rất khó mà ngay loài ong mật cũng tập rất công phu mới bay được. Từ trên cao, mở hết cánh, lấy hai chân sau làm lái lượn xoáy tròn xuống thấp, càng xuống đường bay càng hẹp dần rồi bất ngờ lao đi. Kẻ thù của tôi dù có ghê gớm đến đâu nếu không được tập luyện cũng sẽ bối rối trước lối chạy trốn hiểm hóc này. Cảm ơn bác Mun, nếu không có những buổi dạy của bác thì giờ đây, tôi khó mà bước vào được thử thách sắp tới.
Xung quanh ấm dần. Những đám mây màu xám rời về phía chân trời. Nắng đã lên. Tôi nhanh nhẹn tìm một bông cỏ cao nhất, nhẹ nhàng chui vào, hồi hộp chờ đợi.
Phía xa đang bay lại một con chuồn chuồn Chúa. Qua bông cỏ tôi đang nấp, nó nghiêng ngó nhìn quanh và lắc đầu, không hiểu vì sao. Nó bay một vòng khá rộng rồi uể oải quay lại. Hai con mắt to thô lỗ, xanh biếc trong đó chứa hàng nghìn mắt nhỏ nữa. Người nó đầy gai và mấu sừng. Đôi hàm cứng như sắt luôn cử động. Bụng nó thở phập phồng, đầy những đường vằn màu đen, màu xanh. Nó hoàn toàn không hay biết gì có kẻ đang sắp tấn công mình.
Bay một vòng nữa như dạo chơi rồi từ từ quay lại con chuồn chuồn Chúa nhấp nhấp chân định đậu vào cuống bông hoa cỏ, rồi lại lắc đầu. Dịp may sắp đến. Hãy dũng cảmlên. Tôi nhủ thầm và thận trọng bò ra. Lần này con chuồn chuồn Chúa như đã chán bay nhởn nhơ, nó quay trở lại và định đậu xuống. Tôi lao vút ra và chưa kịp để nó nhìn thấy, đã bám chặt vào lưng con vật, ở giữa gốc của bốn cái cánh đồ sộ.
Bị bất ngờ, con chuồn chuồn Chúa kinh hoàng co rúm lại, lăn quay xuống đất. “Bay lên! Bay lên!” – Tôi thét lên, ra lệnh. Chưa hiểu tiếng nói từ đâu ra, nó lồm còm bò dậy và nhớn nhác bay lên. Thật khó mà tưởng tượng nổi sức khỏe ghê gớm của nó. Tiếng đập cánh của nó làm tôi choáng váng, chỉ thấy tiếng ù ù dữ dội vây chặt lấy mình và gió xoáy tít như cơn lốc. Tôi dùng cả sáu chân ghì chặt lấy các mấu trên lưng và răng thì cắn chặt lấy khớp sừng gần cổ nó “Bay lên! Bay lên cao nữa!”. Con chuồn chuồn tiếp tục bay lên cao, nhưng bất ngờ, nó cuộn tròn người lại lộn vòng xuống, vừa lộn vừa giãy giụa định hắt văng tôi ra. Tôi cắn cho nó một cú đau điếng, “Bay lên! Giữ thăng bằng” Lần này nó phải nghe tôi. Có thế chứ. Tôi dõng dạc bảo:
- Bay về phía hồ nước!
Con chuồn chuồn qua phút hoảng sợ ban đầu, vừa lượn vòng vừa giận dữ hỏi: - Mày là ai?
Tôi cắn cho nó một cú nữa thay câu trả lời.
Nhưng hình như lần này sức tôi không đủ làm nó đau, nên nó càng gầm lên: - Mày là ai?
Tôi im lặng. Không thể để nó. biết mình ngay được. Trong khoảnh khắc, tôi nghĩ sẽ rất nguy hiểm, nếu như không khuất phục nổi nó. Vũ khí của tôi là ngòi nọc. Tôi lia ngòi trên lớp da cứng của nó và tức thì cắm nhẹ ngòi vào lớp thịt nó. Tôi hơi tê người, tuyến nọc đã hoạt động. Nếm ngón đòn của tôi, Chuồn Chuồn Chúa co rúm lại, toàn thân run rẩy.
- Chà, Ong Mật – Nó hổn hển.
- Phải, Ong Mật – Tôi đắc thắng reo lên – Bay ngay về phía hồ nước!
Nhưng tôi mừng hơi sớm. Con vật đang bay bỗng vặn người, ngoắt đuôi lên lưng, định kéo bật tôi ra. Bằng sức mạnh trong cơn giận dữ điên cuồng, nó nhào lên, chúi xuống rồi bổ nhào ngã ngửa trên mặt đất, đè dí tôi xuống. Bất ngờ nó vùng lên, cứ thế lăn như cái bánh xe. Một chân của tôi đang bám chặt bỗng bật ra và kẹt vào giữa hai cánh của nó. Tôi đau nhói đến mức tê dại. Thân bị quăng quật, nhồi lắc ghê gớm. Tôi mệt rời rã, nhưng Chuồn Chuồn Chúa cũng chẳng hơn gì. Nó nằm đờ ra trên mặt đất, thở hồng hộc, răng nghiến kèn kẹt.
- Chà, Ong Mật ngỗ ngược. Buông ta ra ngay!
Với một con vật như Chuồn Chuồn Chúa, tôi không cần nhiều lời. Thấy tôi càng bámchặt hơn, nó cáu kỉnh hỏi:
- Mày muốn gì?
- Bay về phía hồ nước! – Tôi vẫn chỉ có cái lệnh ngắn gọn ấy – Bay đến đó, tao sẽ thả
mày ra. Nếu không thì…
Nghe giọng tôi, nó biết nếu không theo lệnh thì sẽ ra sao. Qua lần vừa rồi, tôi biết mặc dù Chuồn Chuồn Chúa ăn thịt được chúng tôi, nhưng khi bị đốt, nọc ong vẫn làmnó tê liệt như với mọi con vật khác. Nhưng tôi cũng không dám chích ngòi sâu. Ngòi của chúng tôi có đôi móc như ngạnh lưỡi câu, ngập sâu quá sợ không rút ra được. Hơn nữa, phải dè sẻn số dịch độc, còn nhiều lúc cần đến. Hình như con chuồn chuồn cũng đang nghi ngại. Nó biết mình bị rơi vào tình thế bất lợi, rõ ràng là cứ như thế này, sẽ chẳng làm gì nổi tôi. Mà nó thì không có ai đến cứu. Suốt đời chỉ làm hại những con vật khác thì mong gì có ai đến cứu.
- Thôi anh bạn Ong Mật, hãy bàn bạc với nhau một tý vậy – Nó hạ giọng – Tôi cần ăn một chút.
- Không! – Tôi đáp và nghĩ ngay đến cảnh nó túm lấy một con chuồn chuồn Cơm, xé nhỏ rồi nhai nuốt nhồm nhoàm – Mày có đủ sức bay từ giờ đến trưa. Có bay không?
Thấy đầu nhọn ngòi nọc của tôi gại trên lưng, nó hốt hoảng nín thở. Nó sợ đến thế. Tôi liền thả lỏng các bắp thịt, nghỉ ngơi một tý. Từ nãy, phải gắng bám thật chặt, các chân của tôi, nhất là hàm răng đã mỏi cứng. Cái chân bên trái càng đau nhức hơn. Bây giờ tôi mới biết, nó đã gãy một đốt. Với loài ong, cặp chân ấy không cần thiết bằng hai cặp kia. Có điều từ nay đi lại và cả khi bay nữa sẽ khó khăn hơn. Tôi giơ thử cái chân gãy lên. Đau quá. Không ngờ, Chuồn Chuồn Chúa từ nãy vẫn theo rõi tôi. Vừa lúc tôi mải nhìn vết thương, nó đập cánh thật mạnh, tung người lên rồi cứ như thế vừa lăn lộn, vừa gầm ghè, đe dọa. Trong lúc không đề phòng, một tý nữa là tôi văng khỏi lưng nó. “Tao không chịu cõng mày đâu. Tao sẽ giết, sẽ giết…” Nó vừa xoay tròn như chong chóng trên mặt cỏ vừa gào thét. Tôi hoa mắt lên. Một lần nữa, phải chích ngòi nọc vào thịt nó. Con vật đờ người ra giây lát rồi lật người lại, khẽ rên rỉ:
- Dừng lại! Tao sẽ bay.
- Không lừa nổi tao đâu.
- Tao sẽ bay! – Nó cuống quýt đáp – Tao sẽ bay đến đấy.
- Có xa không?
- Xa! Tao sẽ bay – Chuồn Chuồn Chúa vội vàng nhắc lại.
Tôi mừng quá. Nó không cần hỏi bay tới hồ nào, nghĩa là vùng này chỉ có một cái hồ ấy thôi.
- Nào, bay lên!
Lần này phải nghe theo lệnh tôi, nó mệt nhọc lết người lên một cuộng cỏ, ì ạch cất cánh.
- Lên cao nữa! – Tôi sợ rằng thấy con vật đang phải cõng theo tôi, một con chuồn chuồn Chúa nào đó sẽ tấn công nó. Mặt đất lui dần xuống phía dưới. Với loài ong thì độ cao này chẳng có gì là ghê lắm và bay thế này còn là chậm nữa. Kể ra, phải mang trên lưng một con ong như tôi cũng là quá nặng đối với nó. Chuồn Chuồn Chúa ra sức đập cánh và lấy đuôi lái nhưng vẫn chuệnh choạng. Từ trên cao, nó tụt hẫng xuống rồi lại
vội vã ngóc dần lên. Tôi nghe tiếng nó thở ầm ầm, cái bụng phồng lên, xẹp xuống hết cỡ.
Con Chuồn Chuồn Chúa đã thấm mệt, đuôi nó sã xuống, cánh đập rối loạn. Thỉnh thoảng, nó phải bay lên thật cao rồi lượn dần xuống cho hai đôi cánh được nghỉ ngơi chốc lát. Có lẽ tôi phải giúp nó một chút. Tôi bắt đầu đập cánh. Quả thật, có thêm sức tôi, nó bay nhanh hẳn lên. Chắc là nó đang căm giận tôi vô cùng.
Loài chuồn chuồn Chúa vốn ít chuyện, nhưng tôi muốn biết nó nghĩ gì lúc này. Tôi hỏi bâng quơ:
- Còn những cơn mưa cuối hè nữa không?
Nó im lặng, lắc đầu.
- Thế sao mày không đến hồ nước, còn quanh quẩn ở trong đồng cỏ làm gì? Tôi nghe giọng khàn khàn của nó:
- Ở đấy đang còn nhiều mồi. Hồ nước bây giờ chưa có loài nào di cư đến. Tôi hơi rùng mình, nhưng nó không biết.
- Sau đây, mày có về chỗ ở cũ nữa không?
Nó nghiến răng, rõ ràng là muốn nén cơn giận ghê gớm xuống:
- Không. Sẽ tìm nơi khác.
- Mày vừa nói chỗ ấy còn nhiều mồi?
- Này, Ong Mật! Mày hãy nghe tao nói. Mày thật gan góc. Nhưng không vì thế mà tao tha thứ việc mày bắt tao cõng đến hồ nước. Tao biết mày bị lạc và đang tìm đường về. Đúng là quanh hồ nước có nhiều đàn ong, tao sinh ra ở đấy, tao biết. Mày có thể về được nhà, nhưng rồi đợi đấy. Tao sẽ tìm mày ở mọi nơi. Mày biết không, ngay lúc này ở xứ chuồn chuồn, chắc lũ nhãi nhép đang bàn tán ầm lên là tao đã bị một con ong mật bắt sống. Chúng nó không còn sợ oai của tao nữa. Loài chuồn chuồn Chúa chỉ sống được trong sự sợ hãi của những kẻ yếu ớt.
Tôi sững sờ trước cái lý lẽ ghê tởm của nó. Giá có Ong Út bây giờ hẳn cậu ta sẽ giết chết ngay con vật hung ác này. Không, không có gì phải thương hại. Không bao giờ chúng tôi có thể hòa hợp với kẻ chuyên sống bằng cái chết của kẻ khác. Tôi không muốn trò chuyện với nó nữa. Vả lại, hồ nước đã kia rồi.
CHƯƠNG MƯỜI LĂM
BÀI HÁT THÂN YÊU
T
hật không sao nói hết niềm sung sướng khi nhìn thấy hồ nước quen thuộc. Kia là rừng bạch đàn, nơi từ đó tôi đã bắt đầu chuyến lưu lạc. Kia là đám lau sậy lúc nào cũng nghiêng ngả trong gió. Còn kia, ở phía xa kia, trong cái biển cây màu xanh êm đềmấy là tổ của tôi.
Con Chuồn Chuồn Chúa như đoán được ý nghĩ của tôi nên cũng bay chậm dần. Nó đang mưu tính. Không thể chờ đợi vào một cuộc chia tay bịn rịn với nó. Trước tiên, tôi phải nghĩ đến cách thoát ngay bây giờ. Đó là thử thách cuối cùng của cả chuyến đi. Tôi im lặng bám chặt lấy lưng nó. Tốt nhất là đừng để Chuồn Chuồn Chúa đoán biết mình sẽ làm gì.
Một vòng lượn quanh hồ. Rồi một vòng nữa. Tôi chờ một cơn gió mạnh và khi cơn gió mong đợi thổi đến, con chuồn chuồn mang hết sức ra lấy thăng bằng, người đảo nghiêng như muốn lật, lo sợ cong đuôi lại để lái. Tôi vụt bay lên…
Đột ngột được giải thoát, con Chuồn Chuồn Chúa chao người. Nó đã hiểu cái gì vừa xảy ra, bắt đầu lao vun vút theo hút tôi. Đã đến lúc quyết liệt, tôi lao lên cao và liền dùng bài học bay hóc hiểm nhất, bay xoáy trôn ốc. Tôi nghe gió rít bên tai rồi choáng váng, không hay biết gì nữa…
Tôi tỉnh dậy trên một chùm hoa bạch đàn. Đầu tiên tôi thấy màu trắng lấp lóa của cánh hoa. Những hình dạng xung quanh rõ nét dần, đã thấy những chấm đen cử động. Một con ong mật. Không phải một, cả một đám rất đông ong mật đang đứng xung quanh, ủ ấm cho mình…
Tôi nhớ lại tất cả những gì đã xảy ra và không tài nào cắt nghĩa nổi. Vì sao tôi không bị chết chìm dưới mặt nước hồ hay nằm gọn trong bụng một con cá nào đó mà lại nằmtrên chùm hoa? Những giọng dịu dàng vang ở đâu đó:
- Một chú bé bị nạn.
- Không biết từ đâu bay tới?
- Thân mình ướt như bị ngâm nước. Nhưng sao lại nằm được trên hoa? - Biết đâu Ong Vàng của chúng ta bây giờ cũng như thế này?
Tôi run lên. Đúng là đàn của mình. Thế là hết những ngày nhịn đói, nhịn khát. Hết những nguy hiểm rình mò. Thế là tôi đã trở về trong đàn thân yêu để cùng ca hát, cùng làm việc. Chao ôi, các bạn thân yêu…
Tôi hét to, điên lên vì sung sướng:
- Tôi đây mà, Ong Vàng đây.
Nhưng không như tôi chờ đợi, nghe tôi nói, đám ong đậu xung quanh ngờ vực nhìn
nhau, cụng đầu bàn bạc. Họ lắc đầu và mặc dù vẫn sưởi ấm cho tôi, nhưng không ai nói gì. Tôi tủi thân quá, đôi cánh rũ xuống, hai chân sau choãi dài ra. Không ai còn nhận ra mình nữa. Chẳng lẽ mình thảm hại, gầy đói quá rồi chăng?
Một bác ong thợ già bước ra, xoa râu lên đầu tôi, và bảo đứng dậy:
- Cháu nói mình là Ong Vàng. Đúng, Ong Vàng đã mất tích được hàng chục lần mặt trời mọc rồi. Chính các bạn và anh em đứng ở đây là đội quân đi tìm Ong Vàng. Tất cả đều sẵn sàng vượt qua mọi đe dọa cứu Ong Vàng trở về. Nhưng đến giờ cuộc tìm kiếmvẫn chưa có kết quả. Thật chẳng có gì vui hơn nếu cháu đúng là Ong Vàng.
- Thì chính cháu đây – Tôi hồi hộp nói.
- Không có gì làm chứng cho lời cháu nói. Ong Vàng khi đi khỏe mạnh, da vàng sáng. Cháu da màu nâu, một chân không còn. Giọng Ong Vàng lanh lảnh, giọng cháu trầm…
- Cháu biết đường về tổ của chúng ta. Cháu biết bác ong Mun.
Đám đông xôn xao, hướng cả về tôi.
- Vẫn không đủ cháu ạ. Cũng có nhiều con ong biết kỹ những tổ khác. Đã vậy cháu còn biết gì hơn nữa không?
Đến lúc này thì tôi đã hiểu ra, mỗi đàn ong có một bài hát riêng để hát trong lúc làmviệc. Cái bài hát tôi đã hát cùng bè bạn khi còn ở nhà. Đó cũng là tín hiệu để nhận đàn. Nếu không còn nhớ bài ca lao động ấy thì dù quen thuộc đến đâu cũng không thể được đàn chấp nhận.
Tôi bình tĩnh lại, đứng thật nghiêm chỉnh, và cất tiếng:
Ong dậy trước mặt trời
Ong về khi nắng tắt
Đôi cánh mỏng cần cù
Chắt chiu từng chút mật
Mới hát đến đấy thì tất cả ào tới, ôm chặt lấy tôi, vần tôi xoay tròn trên mặt lá. Tất cả tranh nhau nói, tranh nhau vuốt ve, thăm hỏi tôi. Nếu như ai bảo hãy kể lại một lần hạnh phúc nhất trong cả cuộc đời thì tôi không do dự gì khi kể về những giây phút kỳ diệu ấy. Giây phút mà một kẻ lưu lạc tìm lại được tổ ấm. Một kẻ lầm lỗi tìm được con đường đi tới. Một kẻ cô đơn tìm được kẻ thân thiết của mình.
CHƯƠNG MƯỜI SÁU
ĐƯỢC CỨU SỐNG TRÊN HỒ
G
iờ đây, tôi đã sống một mùa đông trong đàn của mình. Tôi đã làm quá nhiều việc từ lấy mật, chải phấn đến giúp đỡ ong non, canh gác bảo vệ tổ. Bác Mun không còn nữa. Khi tôi trở lại tổ thì bác đã mất. Bác mất đi mà vẫn canh cánh nỗi buồn bởi tôi chưa trở về. Vì nhớ tôi, nhưng cũng còn vì bác chưa làm tròn phần việc dạy dỗ tôi mà cả tổ đã giao cho. Tôi đau khổ vì không còn gặp người thầy của mình nữa. Để bù lại, tôi mang những điều bác đã dạy bảo mình truyền cho lớp ong non.
Tôi cũng đã tìm đến đàn của Ong Út. Mọi người trong đàn của cậu ấy đã đón tôi thật thân thương. Tôi còn qua lại đấy nhiều lần nữa và đã trở thành bạn của cả đàn ong ấy.
Hẳn các bạn cũng muốn biết vì sao tôi lại nằm ngất trên chùm hoa bạch đàn. Vâng, chuyện đó cũng làm chính tôi phải băn khoăn suy nghĩ trong một thời gian dài và mãi về sau này mới biết.
Một lần kiếm mật, tôi bay đến ngôi trường ấy. Đang buổi trưa các lớp học đều khép cửa, chắc mọi người đã ra về. Tôi bay xuống luống hoa trồng giữa sân trường. Từ ngày trở về tổ, nhiều lần bay qua đấy, tôi đã từng gặp các bạn khi thì đến lớp, khi thì vui đùa trong lúc nghỉ giữa giờ. Nhìn các bạn, tôi cứ nghĩ rằng loài người xinh đẹp, vui vẻ thế kia, nhất định sẽ có người rất tốt. Cứ nghĩ như thế là tôi lại ao ước có lúc nào đó, được làm thân với các bạn. Nhưng mãi đến lần này, mới có dịp được dạo quanh đây đó nhìn một chút những phòng học xinh xắn hay bay trên mặt chiếc trống treo trước dãy nhà. Bay trên mặt trống sẽ nghe tiếng đập cánh của mình to hơn lúc thường nhiều lần, cứ u u âm âm như tiếng gió thổi.
Khi bay vào một gian phòng, tôi thấy trên tường treo rất nhiều tranh về hoa, trong số ấy nhiều giống hoa tôi cũng biết. Có cả hình vẽ chúng tôi nữa. Các bạn cũng vẽ cả chúng tôi ư? Quanh quẩn ở đây khá lâu, tôi chợt nghe như có tiếng người. Đúng rồi, sau cửa sổ khép kín, có ba người đang nói chuyện. Vô tình thôi, nghe tiếng hỏi:
- Con ong mật hôm ấy, liệu sống không nhỉ?
- Sống chứ! Ong đã qua mùa đông, có thể sống hàng năm.
- Không, mình nói là liệu nó có bị ngạt mà chết không?
Ho nói về mình. Tôi nhẹ nhàng đậu xuống cửa sổ. Không phải vì tò mò đâu, các bạn hiểu cho, chính tôi cũng cần biết ai đã đưa mình lên cây ấy?
- Không hiểu sao nó gặp tai nạn như thế nhỉ?
- Cậu không đọc trong sách à? Có thể nó bị gió cuốn hay bị săn đuổi chẳng hạn.
Thì ra đây là hai người đã cứu tôi. Tôi muốn kêu lên rằng đó là lúc tôi tìm cách thoát khỏi con chuồn chuồn nhưng lao xuống mạnh quá nên lỡ đà. Nhưng tôi không sao nói với họ được. Tiếng tôi bé quá và loài người thì lại không hiểu hết được tiếng loài vật.
- Các cậu nói chuyện gì thế? – Tiếng một người thứ ba hỏi.
- Chúng mình đã cứu sống một con ong rơi xuống hồ, hôm đi lấy mẫu sinh vật. - Kể cho mình nghe với chứ!
- Ừ, thì kể. Hôm ấy, hai đứa mình chèo thuyền đi sưu tầm các con vật có cánh sống dưới nước về cho tổ sinh vật. Chèo một lúc thì thuyền ra khỏi đám sậy. Chúng mình đang loay hoay với mấy con niềng niễng và cà cuống mới bắt được thì chợt nghe “vút”, rồi một con ong lao từ trên trời xuống. Nó lao mạnh đến nỗi cắm đầu xuống nước rồi mất hút. Cậu đã thấy ong lao xuống nước như thế bao giờ chưa? Lạ lắm cơ. Cậu Tuấn nhà ta liền kêu lên:
- Ong bắt cá.
- Làm gì có chuyện lạ thế?
- Cậu chờ đấy mà xem, nó lên bây giờ đấy.
- Mình không tin, nhưng rồi cũng nhoài ra mũi thuyền cùng với Tuấn. May quá, một lúc sau con ong ấy nổi lên thật, nhưng không phải tha theo một con tép hay con tôm mà hình như nó đã chết. Nó nằm úp trên mặt nước, lềnh bềnh theo sóng. Cậu Tuấn nhanh nhẹn nhảy vào thuyền vớ lấy chiếc vợt bắt bướm. Thật vừa kịp, vợt vừa nhấc lên thì một đàn cá mương đã lao nhao xô tới. Chúng mình để con ong trên sạp thuyền. Trông nó gầy tóp, đen sạm và lại chỉ có năm chân.
- Chà ôi, tưởng gì! – Tuấn chép miệng – Con ong muỗi. Cái giống chuyên môn phá hại đấy mà!
- Ong muỗi đâu – Mình vội chữa – Ong mật chứ!
- Xì! Thế mà định làm “nhà sinh vật”.
- Cậu cứ mang kính ra đây xem nào – May mắn là trong túi áo Tuấn luôn có chiếc kính phóng đại loại bỏ túi, bố cậu ta vừa ở Đà Lạt gửi về cho. Mình liền soi kính chỉ cho cậu ta hai giỏ đựng phấn ở chân sau con ong. Thế là cậu ta chịu, rồi đâm thương con vật:
- Khổ, suốt đời đi thụ phấn cho cây thế mà lại bị chết.
- Chết ở đâu nào. Cậu nhìn lại xem.
Mình bắt Tuấn nhìn thật kỹ. Vừa lúc ấy, con ong thoi thóp thở. Cậu ta liền bàn: - Mình cứu nó chứ?
- Biết tổ nó ở đâu mà cứu. Cậu vẽ chuyện.
- Vẽ chuyện là thế nào. Đây là con ong mật, chứ không phải là ong muỗi, cậu hiểu chưa. Nhất định là tớ cứu nó. Mang lên bờ rồi đặt vào một chùm hoa bạch đàn, để cho mặt trời sưởi ấm. Mới lại, khi tỉnh dậy là nó có cái ăn ngay.
Nghe Tuấn nói cũng phải, mình cập thuyền vào bờ. Tuấn lấy chiếc lá làm phễu đặt con ong vào rồi trèo lên ngọn bạch đàn cao tít, đặt nó lên chùm hoa mới nở. Chúng mình không biết về sau nó có về được tổ không?
Người kể chuyện dừng lại ở đây. Còn tôi, tôi biết phần sau của việc làm đẹp đẽ ấy là
thế nào. Tôi muốn bay vào phòng, dù không biết nói tiếng người, tôi cũng sẽ tìm mọi cách để cám ơn hai người bạn quý ấy.
Hà nội 9-1978
9-1980
HẾT