🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Hội Thảo - Milan Kundera full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
CUỘC HỘI THẢO
Milan Kundera
www.dtv-ebook.com
Lời Giới Thiệu Của Dịch Giả -
Trong Lời cuốisách của bản tiếng Pháp, François Ricard đề nghị coi kết cấu của bảy truyện trong Những mối tình nực cười là kết cấu đối xứng, trong đó sáu truyện ngắn đối xứng nhau qua tâmđiểmtruyện thứ tư, thành những đường tròn đồng tâm, những cặp tương ứng 1-7 (Sẽ không ai cười và Edouard và Chúa), 2-6 (Quả táo vàng của hammuốn vĩnh cửu và Bác sĩ Havel hai mươi nămsau), 3-5 (Trò chơi xin quá giang và Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới) ; các cặp đó tương đồng cả về hình thức (độ ngắn dài) lẫn các ý tưởng, chủ đề. Đứng ở vị trí trung tâm, Cuộc hội thảo dĩ nhiên có tầmvai trọng đặc biệt và khác vớisáu truyện còn lại. Xét về dung lượng, Cuộc hội thảo có độ dài lớn nhất, đó cũng là truyện duy nhất có kết cấu theo lối kịch 5 màn. Đó là một khảo sát đầy tính châm biếmvề tình thế của Don Juan trong thế giới hiện đại, cái chết của một biểu tượng “cao quý” ; trong thế giới hiện đại Don Juan không còn đất sống, bị rút gọn thành một hình ảnh hài hước và mơ hồ đến thảmhại, từ chỗ Nhà Chinh Phục trở thành Nhà Sưu Tập. Khái niệm tự do cũng được Kundera khai thác, một tự do khác với cách hiểu của Sartre, không phải là điều kiện sẵn có, bị áp đặt từ bên ngoài, mà là một chút không gian để cựa quậy theo ý mình, cáisẽ dần dà bị thu hẹp đến mức khó thở. Nhưng quan trọng hơn cả là Cuộc hội thảo trình bày một suy tư về thân phận con người, về những sự thật nhiều mặt của con người, trong đó nhìn từ khía cạnh nào những sự thật đó cũng đúng đắn, và cùng lúc cũng sai lầm, mất giá một cách trầmtrọng.
T
CUỘC HỘI THẢO
Milan Kundera
www.dtv-ebook.com
Màn Một - Phòng Trực
Phòng trực (tại khoa bất kỳ của một bệnh viện bất kỳ ở một thành phố bất kỳ) tập hợp nămnhân vật và đan kết các hành động và nói năng của họ thành một câu chuyện nực cười, nhưng cũng khá vui.
P
Ở đó có bác sĩ Havel và cô y tá Elisabeth (cả hai thuộc bộ phận trực đêm) và hai bác sĩ khác (một cái cớ vớ vẩn nào đó đã dẫn họ đến đây để chuyện dóc và cạn vài chai rượu cùng nhau): ông giámđốc với cái đầu hói và nữ bác sĩ xinh đẹp trạc ba mươi tuổi, làmviệc ở một bộ phận khác, cả bệnh viện đều biết cô ngủ với ông giámđốc.
(Giámđốc dĩ nhiên đã có vợ và vừa nói xong câu nói yêu thích của mình, câu vừa chứng tỏ óc hài hước vừa cho thấy thamvọng của ông: “Các bạn đồng nghiệp thân mến, bất hạnh lớn nhất của đời người đàn ông là có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Không có chút hy vọng ly dị nào hết.”)
Ngoài bốn nhân vật này còn có một người thứ năm, nhưng nói đúng ra anh ta không có ở đây, vì là người trẻ nhất nên người ta vừa sai anh đi kiếmmột chai rượu mới. Và còn có cái cửa sổ, quan trọng bởi vì nó mở vào màn đêmvà để ánh trăng lọt vào phòng, mang theo mùa hè ấmáp và tỏa hương. Và cuối cùng, còn có tâmtrạng vui vẻ mà cuộc chuyện dóc thú vị là minh chứng; ông giámđốc đặc biệt cao hứng, ông lắng nghe những lời bá láp của chính mình với đôi tai yêu đương.
Một lúc sau (và chính khi đó câu chuyện của chúng ta bắt đầu), một sự căng thẳng nào đó bắt đầu lộ ra: Elisabeth uống nhiều hơn mức độ một cô y tá đang trực được phép, và thêmvào đó, cô còn điệu đà gạ gẫmbác sĩ Havel làmông phát cáu và khiến ông phải lên tiếng cảnh cáo khá nghiêmkhắc.
CUỘC HỘI THẢO
Milan Kundera
www.dtv-ebook.com
Màn Hai - Chàng Thanh Niên ĐẹpTrai Châm Chọc
Họ trở về phòng bằng lối hành lang dài và giámđốc quàng tay lên vaisinh viên y khoa vẻ thân mật. Chàng sinh viên y khoa chắc mẩmlà lão già đầu hói ghen tuông này đã đoán ra dấu hiệu của nữ bác sĩ và đang trả thù anh bằng vẻ vờ vịt bạn bè! Chắc chắn là anh không thể hất tay giámđốc khỏi vai mình, vì thế anh lại càng tức tối hơn. Chỉ có một điều an ủi được anh: đó là, trong khisôisục vì tức tối, anh nhìn thấy mình trong sự tức tối đó, anh nhìn thấy khuôn mặt chính mình, và anh hài lòng về người thanh niên tức giận đang quay trở về phòng trực, và trong sự ngạc nhiên chung, đột nhiên hiện ra dưới một ánh sáng hoàn toàn khác: châmchọc, mỉa mai, cáu bẳn.
H
Khi họ bước vào phòng trực, Elisabeth đang đứng giữa phòng và lắc hông dữ dội, vừa lắc vừa lầmbầmhát vài câu một điệu nhạc. Bác sĩ Havel cụp mắt xuống, và nữ bác sĩ giải thích để phủ đầu hai người mới tới: “Elisabeth đang nhảy”.
- Cô ấy hơisay rồi, - Havel nói thêm.
Elisabeth không ngừng ngoáy thân và uốn lượn nửa người trên trước khuôn mặt cụp xuống của bác sĩ Havel. “Cô học ở đâu điệu nhảy đẹp đẽ đó thế?”, giámđốc hỏi.
Fleischman, cả người chất chứa sự mỉa mai, phá lên cười châmchọc: “A! a! a! Một điệu nhảy đẹp đẽ! A! a! a!” - Đó là tiết mục tôi đã thấy trong một quán thoát y vũ ở Viên, - Elisabeth trả lời giámđốc.
- Được rồi, được rồi, - giámđốc tức giận một cách dịu dàng. - Từ khi nào các y tá của tôi lại lui tới các quán thoát y vũ thế? - Dù sao cũng không bị cấmmà, sếp ơi! - Elisabeth nói và lắc người đi xung quanh ông.
Sự tức tối chất chứa trong người Fleischman, tìmkiếmmột lối ra: “Cô cần brômuya đấy, - anh nói, - không phải thoát y vũ đâu. Cô sẽ
hiếp chúng tôi mất.”
- Anh thì không việc gì phải lo, nhé. Tôi không khoái bọn con trai thò lò mũi xanh, - Elisabeth ngắt lời và lắc người đi xung quanh bác sĩ Havel.
- Thế cô có thích điệu thoát y vũ này không? - giámđốc thân tình hỏi.
- Còn thế nào nữa! Hômđó có một con bé Thụy Điển vú khổng lồ, nhưng vú tôi còn đẹp hơn, nhé! (vừa nói điều đó cô vừa vuốt ve ngực mình), còn có một con bé làmra vẻ đang tắmxà phòng, trong một cái bồn tắmbằng bìa carton, và một con bé lai thủ dâmtrước mặt khán giả, cái đó thì hay hơn đấy!
- A! a! - Fleischman nói, đưa sự châmchọc quỷ quái lên đến đỉnh điểm. - Thủ dâmchính là cái cần cho cô đấy!
CUỘC HỘI THẢO
Milan Kundera
www.dtv-ebook.com
Màn Ba -
Ai đã nói gì Khi bốn bác sĩ ra khỏi bộ phận cấp cứu và ra đến ngoàisân, họ có vẻ kiệt sức.
Giámđốc nói: “Elisabeth bé nhỏ làmhỏng cả cuộc hội thảo của chúng ta.”
Nữ bác sĩ nói: “Những người phụ nữ không được thỏa mãn bao giờ cũng mang điềmgở.”
Havel nói: “Lạ thật đấy. Phải đợi đến khi cô ta mở vòi gaz chúng ta mới nhận ra là cô ta thật ngon lành.”
Nghe những lời đó, Fleischman nhìn (thật lâu) Havel và nói: “Tôi không muốn uống hay lên mặt dạy đời nữa. Chào.” Và anh đi ra phía cổng bệnh viện.
CUỘC HỘI THẢO
Milan Kundera
www.dtv-ebook.com
Màn Bốn -
Nữ bác sĩ quay trở lại N
Bác sĩ Havel nằmlên đivăng được một lúc, người đắp một tấmchăn len mỏng, thì nghe tiếng gõ cửa. Ông nhìn thấy khuôn mặt của nữ bác sĩ trong ánh trăng. Ông mở cửa sổ hỏi: “Có chuyện gì thế?”
- Mở cửa cho tôi, - nữ bác sĩ nói và tiến về phía cửa ra vào.
Havel cái áo sơmi, thở dài và ra khỏi phòng.
Khi ông mở cửa, nữ bác sĩ tiến đến không giải thích gì, và khi cô đã ngồi vào một chiếc ghế phôtơi trong phòng trực, trước mặt Havel, cô giải thích mình đã định về nhà thì bỗng cảmthấy rất bồn chồn, không thể ngủ được và bảo Havel nói chuyện thêmmột chút với cô để trấn tĩnh lại.
Havel không tin lời nào mà nữ bác sĩ nói và khá xấc láo (hoặc thiếu thận trọng) nên để lộ điều đó ra.
Chính vì thế nữ bác sĩ nói với ông: “Tất nhiên rồi, anh không hề tin tôi, bởi vì anh cho là tôi chỉ đến đây để ngủ với anh thôi.”
Bác sĩ phác một cử chỉ phản đối, nhưng nữ bác sĩ đã tiếp lời: “Đồ Don Juan phù phiếm! Chắc chắn là thế rồi. Ngay khi một người phụ nữ nhìn thấy anh, cô ta sẽ chỉ nghĩ đến chuyện đó. Còn anh, khó chịu và cămghét, anh hoàn thành cái nhiệmvụ buồn tẻ của mình”.
Havel lại phác một cử chỉ phản đối, nhưng nữ bác sĩ đã châmmột điếu thuốc và uể oải nhả khói rồi nói tiếp: “Don Juan khốn khổ của tôi ơi, đừng sợ gì hết. Tôi không đến để gây khó dễ cho anh đâu. Anh không có gì chung với cái chết cả. Tất cả những cái đó chỉ là những trò nghịch lý của sếp thân mến. Anh không phải là ai cũng vơ lấy, vì lý do không phải tất cả phụ nữ đều sẵn sàng để bị vơ lấy. Chẳng hạn như tôi, tôi muốn đảmbảo với anh điều đó, tôi hoàn toàn miễn nhiễmđối với anh”.
- Đó là điều cô muốn nói à?
- Có thể. Tôi đến để an ủi anh, để nói với anh rằng anh không giống với cái chết. Rằng tôi, tôisẽ không để bị vơ lấy.
Đạo đức của Havel “Cô tốt thật đấy, - Havel nói, - tốt vì không để bị vơ lấy và còn đến để nói với tôi điều đó. Cô có lý, tôi không có gì chung với cái chết hết. Không chỉ tôi không vơ Elisabeth, mà tôi cũng sẽ không vơ cô đâu”.
- Ồ! - nữ bác sĩ nói.
- Tôi không muốn nói là tôi không thích cô. Ngược lại thì đúng hơn.
- Thế cơ đấy, - nữ bác sĩ nói.
- Đúng. Tôi rất thích cô.
- Thế thì tạisao anh lại không vơ lấy tôi? Hay là bởi vì tôi không quan tâmđến anh?
- Không phải, tôi nghĩ là điều đó không có quan hệ gì, - Havel nói.
- Thế thì tạisao?
- Bởi vì cô là tình nhân của sếp.
- Thế thìsao?
- Sếp hay ghen lắm. Đến khổ cho ông ấy.
- Anh cũng cẩn thận thế cơ à? - nữ bác sĩ cười nói.
- Cô cũng biết là tôi có không ít chuyện với phụ nữ trong đời, đến mức tôi coi trọng tình bạn giữa những người đàn ông hơn. Tình bạn đó không bị vấy bẩn vìsự ngu xuẩn của tình dục và là giá trị duy nhất mà trong đời tôi được biết.
- Anh coisếp như một người bạn à?
- Sếp đã làmrất nhiều điều cho tôi.
- Cho tôi còn nhiều hơn, - nữ bác sĩ đáp.
- Cũng có thể, - Havel nói. - Nhưng đó không phải là chuyện hàmơn. Đó là một người bạn, đơn giản có thế thôi. Đó là một tay khá đấy. Và ông ấy gắn bó với cô. Nếu tôi tìmcách chiếmđoạt cô, tôisẽ buộc phải tự coi mình là một thằng khốn nạn.
Giámđốc bị bôi nhọ “Tôi không chờ nghe được từ miệng anh một lời ca tụng tình bạn nhiệt thành như vậy đâu! - nữ bác sĩ nói. - Tôi phát hiện ra anh dưới một vẻ khác, mà với tôi là hoàn toàn mới mẻ và vô cùng bất ngờ, bác sĩ ạ. Trái với người ta chờ đợi, anh không chỉ sở hữu cái khả năng cảmthấy, mà còn biết cách thực hiện cái khả năng đó (và cái đó thật đáng xúc động) đối với một ông già, xámxịt và hói trọc, mà người ta chỉ thấy toàn là điều lố bịch. Vừa nãy anh có quan sát ông ấy không? Anh có thấy ông ấy lúc nào cũng đóng kịch không? Ông ấy luôn muốn chứng minh những điều mà không ai có thể tin được”.
“Trước hết, ông ấy muốn chứng tỏ mình có trí tuệ. Anh đã nghe ông ấy nói rồi đấy. Cả tối ông ấy nói mà chẳng để nói gì, ông ấy làm mọi người vui vẻ, ông ấy làmra vẻ trí tuệ, bác sĩ Havel giống cái chết, ông ấy bịa ra đủ thứ nghịch lý về nỗi bất hạnh vì có một cuộc hôn nhân hạnh phúc (tôi nghe cái bài ca đó đến hàng trămlần rồi!), ông ấy cố tìmcách chơi xấu Fleischman (sao mà trong việc đó ông ấy tỏ ra có trí tuệ đến thế!)
“ Thứ hai, ông ấy muốn được coi là một người rộng lượng. Trên thực tế, ông ấy cămghét tất cả những ai còn tóc trên đầu, nhưng lại cứ làmra vẻ. Ông ấy tán dương anh, tán dương tôi, ông ấy tỏ ra thân ái và dịu dàng với Elisabeth, và nếu ông ấy chơi xấu Fleischman, ông ấy vẫn cố làmsao để Fleischman không nhận ra điều đó.
“Và thứ ba, và là điều nghiêmtrọng nhất, ông ấy muốn chứng tỏ mình là người không ai cưỡng lại nổi. Ông ấy tuyệt vọng cố sức che giấu cái vẻ bề ngoài ngày hômnay đằng sau cái bề ngoài của ngày xưa, nhưng thật bất hạnh là chẳng ai còn nhớ nó thế nào cả. Anh đã thấy ông ấy khéo léo thế nào khi kể cho chúng ta chuyện về cô điếmnhỏ đó, người không muốn ông ấy, chỉ để nhân cơ hội đó gợi lại khuôn mặt của mình hồi xa xưa và làmquên đi cái bệnh hói đầu đáng buồn đó?”
Biện hộ cho giámđốc “Tất cả những gì cô nói đều gần đúng, quý bà thân mến ạ, - Havel trả lời. - Nhưng tôi chỉ thấy ở đó những lý do phụ, và chính là những lý do để yêu quý sếp, bởi vì tất cả những cái đó làmtôi cảmđộng hơn là cô nghĩ. Sao cô lại muốn tôi chế nhạo sự hói đầu mà tôi cũng sẽ không thể tránh được? Sao cô muốn tôi chế nhạo cái nỗ lực bướng bỉnh của sếp để trở thành một người khác với chính mình?
“Hoặc một ông già chấp nhận là chính mình, nghĩa là cái cặn thừa đáng buồn của bản thân, hoặc ông ta không chấp nhận nó. Nhưng ông ta phải làmgì nếu không chịu chấp nhận? Ông ta chỉ còn cách vờ là người khác với chính mình; ông ta chỉ còn cách tự tái tạo,
bằng một sự vờ vĩnh cẩn thận, cái không còn nữa, cái đã mất đi; phải tạo ra, chơi đùa, bắt chước sự vui vẻ, sức sống, sự thân mật của nó. Làmsống lại cái hình ảnh trẻ trung của mình, gắng sức hòa trộn vào nó và thay thế nó cho bản thân mình. Trong vở hài kịch đó của sếp, tôi nhìn thấy chính tôi, chính là tương lai của tôi. Nếu như tôi còn đủ sức để từ chốisự tức tối thì chắc chắn đó là một điều xấu tệ hơn cả cái vở hài kịch buồn bã đó.
“Có lẽ là cô đã nhìn rõ trò chơi của ông ấy. Nhưng chính vì thế tôi lại càng yêu quý ông ấy hơn, và tôisẽ không bao giờ làmđiều xấu với ông ấy, từ đó có thể kết luận là tôisẽ không bao giờ ngủ với cô.”
Câu trả lời của nữ bác sĩ “Bác sĩ thân mến, - nữ bác sĩ trả lời, - giữa chúng ta có ít khác biệt hơn là anh tưởng đó. Tôi cũng rất yêu quý ông ấy. Tôi cũng thương ông ấy như anh chứ. Và tôi nợ ông ấy nhiều hơn là anh nợ ông ấy. Không có ông ấy, tôi không thể có một vị trí tốt như ngày hômnay. (Anh biết rõ, tất cả mọi người đều biết rõ). Anh nghĩ là tôi muốn làmhại ông ấy à? Là tôi lừa ông ấy? Là tôi có những tình nhân khác? Mọi ngườisẽ vui đến thế nào nếu biết tin ấy! Tôi không muốn làmđiều xấu cho bất kỳ ai, cho ông ấy cũng như cho tôi, và do đó tôi ít tự do hơn là anh tưởng. Tôi hoàn toàn bị phụ thuộc. Nhưng tôi hài lòng vì chúng ta đã hiểu được nhau. Bởi vì anh là người duy nhất mà tôi cho phép mình không chung thủy vớisếp. Thực thế, anh yêu quý ông ấy một cách chân thành và không bao giờ muốn làmđiều xấu cho ông ấy. Anh sẽ kín đáo hết sức. Tôi có thể tin vào anh. Thế nên tôi có thể ngủ với anh…” và cô ngồi lên đầu gối Havel rồi bắt đầu cởi khuy áo anh.
Bác sĩ Havel đã làmgì?
Ông còn có thể làmgì…
MÀN NĂM
Trong một cơn lốc những tình cảmcao quý Sau đêmlà đến sáng và Fleischman đi xuống vườn để hái một bó hoa hồng. Rồi anh đi tàu điện đến bệnh viện.
Elisabeth nằmtrong một phòng riêng ở bộ phận cấp cứu. Fleischman ngồi ở đầu giường cô, đặt bó hoa lên bàn ngủ và cầmtay cô để bắt mạch.
- Cô thấy đỡ chưa? - anh hỏi.
- Rồi, - Elisabeth nói.
Và Fleischman cất giọng đầy tình cảm: “Nhẽ ra cô không nên làmthế, bạn thân mến ạ.”
- Anh nói đúng, - Elisabeth nói, - nhưng tôi đang ngủ mà. Tôi đang đun nước để pha cà phê thì lăn ra ngủ như một con điên.
Fleischman bàng hoàng ngắmnhìn Elisabeth, bởi vì anh không hề chờ đợi cô rộng lượng đến mức ấy: Elisabeth muốn tránh cho anh khỏi những dằn vặt, cô không muốn làmanh bối rối với tình yêu của mình, và cô từ chối tình yêu đó!
Anh vuốt ve má cô, và cảmthấy tình cảmtrào dâng, anh chuyển sang gọi cô theo lối thân mật: “Anh biết tất cả rồi. Emkhông cần phải nói dối đâu. Nhưng anh cũng cámơn emvì lời nói dối đó.”
Anh hiểu là mình không thể tìmđược ở bất kỳ ai khác nhiều phẩmchất cao quý đến thế, dịu dàng và tận tâmđến thế, và anh đã suýt không thoát nổi cámdỗ hỏi cô làmvợ. Nhưng đúng vào lúc cuối cùng thì anh tự chủ được (lúc nào cũng có thời gian để xin cưới một ai đó) và chỉ nói:
“Elisabeth, Elisabeth, emyêu quý. Anh mang hoa hồng này đến cho emđấy.”
Elisabeth kinh ngạc nhìn chằmchằmFleischman và hỏi: “Cho tôi?”
- Đúng, cho em. Bởi vì anh hạnh phúc được ở đây với em. Bởi vì anh hạnh phúc vì emtồn tại, Elisabeth ạ. Có thể là anh yêu em. Có thể là anh rất yêu em. Nhưng chắc chắn đó lại thêmlà một lý do để chúng ta dừng lại ở đây. Anh tin là một người đàn ông và một người phụ nữ càng yêu nhau hơn khi họ không sống cùng nhau và khi họ chỉ biết về nhau đúng một điều, là họ có tồn tại, và khi họ biết ơn nhau vì đã tồn tại và bởi vì họ biết là mình tồn tại. Và thế là đã đủ để hạnh phúc rồi. Anh cámơn em, Elisabeth, anh cámơn emđã tồn tại.
Elisabeth không hiểu gì hết nhưng cũng mỉmcười, nụ cười ngơ ngác, nụ cười ngu ngốc, đầy một vẻ hạnh phúc mơ hồ và một vẻ hy vọng mơ hồ.
Rồi Fleischman đứng lên, lắc lắc vai Elisabeth (dấu hiệu của một tình yêu ngập ngừng và kín đáo), và quay đi.
Tính không chắc chắn của mọi thứ - Cô đồng nghiệp thân mến của chúng ta, ngườisáng nay tỏa ngời tuổi trẻ, chắc là đã tìmđược lời giải thích đúng đắn nhất cho các sự kiện, - giámđốc nói với nữ bác sĩ và Havel, khi cả ba tập trung trong văn phòng khoa. - Elisabeth đã đun nước pha cà phê, và đã ngủ thiếp đi. Ít nhất là cô ấy nói thế.
- Ông thấy không, - nữ bác sĩ nói.
- Tôi không thấy gì hết, - giámđốc trả lời. - Cuối cùng thì không ai biết điều gì đã xảy ra. Có thể là cái nồi đã ở trên bếp. Nếu Elisabeth muốn tự tử bằng khí gaz thì tạisao cô ấy lại bỏ cái nồi ra?
- Nhưng cô ấy đã giải thích tất cả rồi mà! - nữ bác sĩ nhận xét.
- Sau vở hài kịch mà cô ấy đã đóng và nỗisợ hãi mà cô ấy gây ra cho chúng ta, thì đừng ngạc nhiên khi cô ấy cố làmchúng ta tin là tất cả xảy đến vì chuyện một cái nồi. Đừng quên là ở đất nước này tác giả của một ý định tự tử sẽ tức khắc bị gửi đi chữa bệnh ở trại điên. Cái triển vọng đó không mỉmcười với bất kỳ ai.
- Ông thích những câu chuyện tự tử đó à, sếp? - nữ bác sĩ nói.
- Tôi rất muốn Havel phải dằn vặt vì hối hận, dù chỉ là một lần, - giámđốc vừa cười vừa nói.
Sự hối hận của Havel Trong lời nhận xét không mấy ý nghĩa của giámđốc, ý thức xấu xa của Havel nhận ra một lời kết tội được mã hóa mà trời cao ngầmgửi đến cho ông: “Sếp có lý, - ông nói. - Đó không nhất thiết là một ý định tự tử, nhưng cũng có thể. Mặt khác, nếu tôi được nói thẳng, tôisẽ không trách gì Elisabeth. Hãy nói cho tôi, liệu trong cuộc đời có tồn tại một giá trị tuyệt đối khiến vụ tự tử bị coi là không thể chấp nhận được về nguyên tắc? Tình yêu? Hay tình bạn? Tôi đảmbảo là tình bạn không kémmong manh hơn tình yêu và người ta không thể xây dựng được gì dựa trên tình bạn hết. Hay chí ít là lòng tự ái? Tôi muốn lắm. Sếp ơi, - Havel nói, gần như say sưa, và điều đó nghe như là một lời hối lỗi, - tôi thề với anh đấy, sếp ạ, tôi không hề yêu bản thân một chút nào đâu.”
- Các anh, - nữ bác sĩ mỉmcười nói, - nếu điều đó làmđẹp thêmcuộc sống, nếu điều đó cứu vãn tâmhồn của các anh, thì hãy quyết định rằng Elisabeth đã thực sự muốn tự tử. Được chưa nào?
Happy end - Đủ rồi đấy, - giámđốc nói. - Đổi chủ đề thôi. Havel, những bài diễn văn của anh tỏa mùi của buổisáng đẹp đẽ hômnay! Tôi hơn anh mười lămtuổi. Tôi có một niềmbất hạnh là quá hạnh phúc trong hôn nhân, nên không thể ly dị được. Và tôi bất hạnh trên tình trường, bởi vì, chà, người phụ nữ mà tôi yêu lại chính là cô bác sĩ đây! Thế nhưng tôi lại hạnh phúc trên trái đất này!
- Tốt, tốt lắm, - nữ bác sĩ nói với giámđốc, với vẻ dịu dàng hiếmthấy và cầmlấy tay ông. - Tôi cũng hạnh phúc trên trái đất này!
Đúng lúc đó, Fleischman gia nhập nhómcủa ba bác sĩ và nói: “Tôi vừa từ phòng Elisabeth ra. Đó quả là một cô gái trung thực đến tuyệt vời. Cô ấy đã chối tất cả. Đã nhận về mình tất cả”.
- Anh thấy chưa, - giámđốc vừa cười vừa nói. - Không ít thì nhiều, Havelsẽ đẩy tất cả chúng ta đến đường tự tử.
- Hẳn rồi, - nữ bác sĩ nói. Và cô tiến lại gần cửa sổ. - Hômnay trời vẫn đẹp lắm. Trời xanh quá. Fleischman, anh có thấy thế không?
Một lúc trước, Fleischman đã tự trách mình hành động quá giả dối và tìmcách thoát ra chuyện rắc rối bằng một bó hoa hồng và vài lời có cánh, nhưng giờ đây anh tự khen mình đã không làmrối tung mọi chuyện. Anh nắmbắt dấu hiệu của nữ bác sĩ và hiểu nó. Sợi dây cuộc phiêu lưu sẽ lại tiếp tục, đúng ở chỗ nó đã kết thúc vào ngày hômtrước, khi mùi gaz đã làmbiến mất cuộc hẹn gặp giữa Fleischman và nữ bác sĩ. Và Fleischman không thể ngăn mình mỉmcười với nữ bác sĩ, ngay dưới cái nhìn đầy ghen tuông của giámđốc.
Câu chuyện tiếp tục ở điểmđã kết thúc ngày hômqua, nhưng Fleischman tin là mình quay lại nó với nhiều tuổi tác hơn và mạnh mẽ hơn. Đằng sau anh là một tình yêu lớn bằng cái chết. Anh cảmthấy một đợt sóng dội lên trong ngực mình, và đó là đợt sóng cao nhất và mạnh nhất mà anh từng biết trong đời. Bởi vì điều làmanh phấn khích một cách thích thú nhất là cái chết: cái chết mà người ta đã tặng cho anh; một cái chết tuyệt đẹp và đầy khích lệ.
Cao Việt Dũng dịch từ bản tiếng Pháp Le colloque