🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Đời Vui Quá, Không Buồn Được - Trần Nhã Thụy full mobi pdf epub azw3 [Tản Văn]
Ebooks
Nhóm Zalo
Cuộc đời vui quá,
không buồn được
Trần Nhã Thụy
Making Ebook Project
BOOKAHOLIC CLUB
Trần Nhã Thụy
2
Cuộc đời vui quá, không buồn được
∙ Tên sách: Cuộc đời vui quá, không buồn được
∙ Tác giả: Trần Nhã Thụy
∙ Nhà xuất bản: Phụ Nữ
∙ Năm xuất bản: 2008
∙ Số trang: 220
∙ Giá bìa: 35.000 Đồng
∙ Khổ sách: 12x20 cm
❖ Đánh máy: Thanh Tùng, Minh Chi, Hương Mai, Minh Phương, Phương
❖ Kiểm tra: Thùy Hương
❖ Chế bản ebook: Thảo Đoàn
❖ Ngày thực hiện: 23/11/2010
❖ Making Ebook Project #67 – www.BookaholicClub.com
Trần Nhã Thụy
3
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Bạn đang đọc ebook CUỘC ĐỜI VUI QUÁ, KHÔNG BUỒN ĐƯỢC của tác giả Trần Nhã Thụy do Bookaholic Club chế bản theo Dự án chế bản Ebook (Making Ebook Project).
Mong rằng ebook này sẽ mang đến cho bạn một tác phẩm Văn học hay, giàu giá trị biểu cảm và nhân văn, với chất lượng cao. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến những chế bản ebook tốt nhất, nếu trong quá trình chế bản có lỗi sai sót nào mong bạn góp ý và cho chúng tôi biết những ebook mà đang mong muốn.
Making Ebook Project của Bookaholic Club là một hoạt động phi lợi nhuận, nhằm mục đích mang đến những chế bản ebook hay, có giá trị với chất lượng tốt nhất mà chúng tôi có thể với Cộng đồng đọc - người Việt. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng xin hãy đọc tác phẩm này bằng sách trước hết vì lợi ích cho Nhà xuất bản, bản quyền tác giả và góp phần phát triển xây dựng nền Văn hóa đọc.
Hãy chỉ đọc chế bản này trong điều kiện bạn không thể tìm đến ấn phẩm sách
4
MỤC LỤC
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
GIỚI THIỆU NỘI DUNG TÁC PHẨM Tạp văn của Trần Nhã Thụy:
Những nắm lá thuốc Nam
Cuộc đời vui quá, không buồn được
1. cuộc đời vui quá, không buồn được (!) 2. lối mộng vào đời (!) ...
3. biết ơn hoa
4. đi bộ và chạy
5. phút nói thật của Picasso
6. “hèn đại nhân”
7. “viết một cuốn sách là giết chết một cái cây” 8. người… truyền hình
9. chạy trời không… khỏi nhậu (!)
10. Thầy dạy… Ăn trộm
Ăn… nỗi nhớ
11. Ăn… nỗi nhớ
12. cong lên giữa phố cọng rơm vàng
13. Xóm Gà hôm nay
14. thơ giang hồ,
những ngọn gió không ngừng phiêu lãng (!) 15. tàu qua phố
16. di động và lục bát
5
17. ở làng
18. tết này, đi chợ Bà Hoa (!)
19. buổi chiều Văn Thánh
20. cây bao-báp ở Sài Gòn
21. đi ngắm … hoa mười giờ nở
22. khi con heo đất … cất tiếng kêu (!)
23. những ngày áp thấp
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
24. nhớ những người bạn học cũ ở Qui Nhơn Tiếng khóc và tiếng hát
25. tiếng khóc và tiếng hát
26. chúng ta đang đọc những cuốn sách cũ (!) 27. có một thế giới sách đang bị mất
28. những bài học cũ ở nông thôn
29. thời trang
30. thời xanh
31. thời đại thẻ
32. lấp
33. bốn mùa cưới
34. vẽ trâu từ những giấc mơ mục đồng 35. khi chùa khép cửa
36. khoảng vườn xuân
37. cha và con và đô thị
38. sự che chắn nhỏ bé
39. cuộc đời dài quá
Trần Nhã Thụy
6
Cuộc đời vui quá, không buồn được
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Trần Nhã Thụy
❖ Tên thật: Trần Trung Việt
❖ Sinh năm: 1973
❖ Quê Quảng Ngãi
❖ Từ năm 1991 đến nay sống tại Sài Gòn
Các tác phẩm văn học đã in:
∙ Lặng lẽ rừng mai (Tập truyện ngắn)
∙ Thị trấn có tháp đồng hồ (Truyện dài)
∙ Những bước chậm của thời gian (Tập truyện ngắn)
∙ Gối đầu trên mây (Tập tạp văn)
∙ Sự trở lại của vết xước (Tiểu thuyết)
∙ Chàng trẻ măng ở phố treo đầu (Tập truyện ngắn)
Trần Nhã Thụy
7
Cuộc đời vui quá, không buồn được
GIỚI THIỆU NỘI DUNG TÁC PHẨM
“Cuộc đời vui quá, không buồn được” là một câu do Trần Nhã Thụy mượn từ nhà thơ Tuân Nguyễn để đặt tên cho tập tản văn vừa xuất bản của anh. Cái tên ấy cũng gói ghém trong các bài viết ngắn nhiều nỗi niềm riêng, chung của tác giả trong dòng chảy cuộc sống đô thị ồn ào và hoài niệm về ký ức làng quê.
Nếu ví nôm na các bài viết ngắn trong là những bức ảnh chộp lại nhiều khoảnh khắc đó đây trên bước đường đời rong ruổi của Trần Nhã Thụy, độc giả có thể hình dung người nhiếp ảnh gia này không ngần ngại bày ra những góc đẹp tinh tế lẫn những góc bụi bặm, buồn bã và xù xì của cuộc sống.
Trần Nhã Thụy chia sẻ với độc giả niềm vui khi phát hiện thảm hoa mười giờ đỏ tươi mọc ở một khu gần một đại lộ ầm ĩ xe cộ ngày đêm. "Một đám hoa mười giờ đỏ thắm xuất hiện, như muôn vàn dấu son bất ngờ in xuống", những câu chữ tươi tắn reo trên trang viết như ấp iu giây phút lãng mạn hiếm hoi còn sót lại, không phải ở ngoại cảnh, mà là chính trong tâm hồn con người.
Trên một trang viết, anh dẫn người đọc về miền thơ ấu - thời tuổi trẻ của mình, với tiếng đập vui tai con heo đất no ú mỗi khi xuân về, với món bột mì nhứt chấm mắm nêm ăn xúm xít bên bạn bè thời nghèo khó, với con trâu, cánh đồng, dòng sông, bụi cỏ hoa đượm mùi thơm rơm rạ... Thì cũng thoắt đó, trên trang viết khác, không gian thị thành xô ùa trên con chữ với ngột ngạt, dồn nén, với trăn trở, suy tư. Đến bao giờ để một thành phố ngập lụt vì mưa, đường sá hư hỏng, lô cốt mọc chằng chịt, nơi hàng bao triệu người đang sống và nhiều thế hệ đang lớn lên - đang già đi có thể trở thành một đô thị tinh tươm, ngăn nắp? Tại sao lòng tham, sự hoài nghi và mất lòng tin ở con người vẫn ngang nhiên tồn tại chính ở nơi được xem là thiền tịnh và bao dung như chốn chùa chiền? Nhiều câu hỏi như thế ẩn sau các câu chuyện kể của Trần Nhã Thụy.
Đọc tản văn của Trần Nhã Thụy, vừa hiểu thêm tâm tư của một người cầm bút, vừa thấy yêu thêm cuộc sống, như lời tác giả tâm sự "viết để nhớ lại một thời áo trắng đơn sơ, hồn nhiên mà biết bao nỗi niềm", "cảm nhận niềm vui và nỗi buồn cùng len nhẹ vào hồn mình".
8
Tạp văn của Trần Nhã Thụy:
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Những nắm lá thuốc Nam
Thuở nhỏ đọc văn, tôi hay nghĩ lẩn thẩn rằng đất quê mình khô cằn, người quê mình chân chất, liệu có sản sinh ra được những nhà văn, nhà thơ hay không. Tôi lục tìm trong sách báo, thấy có năm, ba văn nhân thi sĩ gốc Quảng Ngãi, nhưng người đã mất, kẻ lưu lạc nơi xứ khác mới thành sự nghiệp. Rồi tôi tự hỏi vậy ai sẽ tả lại thành thơ mười cảnh đẹp quê mình và ai sẽ kể lại những nỗi đau khổ gần như bất tận của người dân ở đây.
Lần đầu tiên nói chuyện với Trần Nhã Thụy, lúc Thụy đã ra trường và bắt đầu khẳng định mình trong làng văn làng báo, tôi vừa cảm thấy bất ngờ vừa cảm thấy hạnh phúc. Bất ngờ khi biết nhà Thụy ở ngay bên con đường mà tuổi thơ tôi vẫn đi về giữa quê nội và quê ngoại và chúng tôi từng học cùng một ngôi trường huyện lỵ. Hạnh phúc vì thấy một người cùng quê đến với nghiệp văn như một chọn lựa tự nguyện chứ không hề miễn cưỡng như tôi.
Nhiều bạn bè của tôi cũng như của Thụy, mười tám tuổi đã xa nhà vô Nam, lòng vẫn mang nặng ơn nghĩa xóm làng nhưng ít người nghĩ mình sẽ quay trở lại sống cuộc đời bình dị ở quê nhà. Điều khác với chúng tôi là Thụy ra đi khi chiến tranh đã thôi gầm thét, đất nước yên hàn. Dù sao, cái thị trấn Đồng Cát ngày càng nhiều quán xá mà ít dần hiệu sách cũng không còn hấp dẫn chúng tôi như thời thơ dại.
Và như vậy, chúng tôi luôn rơi vào một tâm trạng giằng xé khi viết một cái gì đó gắn với quê nhà. Đôi khi tôi thấy mình như “làm bộ” yêu thương để xóa đi một mặc cảm nào đó. Lại có lúc tôi thấy mình thích đứng ở xa ngoái lại hơn là về gần nơi chôn nhau cắt rún.
Tôi không biết tâm trạng Thụy thế nào, vì những gì mà chúng tôi cảm nhận về nơi chốn đó thật không giống nhau: khi Thụy sinh ra thì tôi đã đi xa rồi. Nhưng từ những truyện ngắn đầu tay cho đến hai tập tạp bút Gối đầu trên mây và Cuộc đời vui quá không buồn được … của Thụy, tôi vẫn thấy nồng đượm hơi thở của cánh đồng, nỗi rụt rè của dòng nước dưới cây cầu nhỏ hay cái xao xác của phiên chợ huyện một ngày cuối đông. Ta nghe ra điều đó dù khi Thụy nói về những câu chuyện khác, ở một nơi nào khác: những cọng rơm vàng lấm bùn đất và vương vết máu của những quả trứng gà ta bày bán trên hè phố, cây bao báp từ châu Phi xa xôi về đứng trên đất lành của Trường Đại học Sư phạm, những
Trần Nhã Thụy
9
Cuộc đời vui quá, không buồn được
vạt hoa mười giờ tô điểm cho mùa hè Thủ Đức, bãi cỏ và ao sen Văn Thánh trong buổi chiều xuống chậm …
Nhưng người ta không thể sống mãi với ngày hôm qua. Phải thích nghi với hiện tại dù có khi phải chống chọi lại thế giới của những “người truyền hình” mà mình có nguy cơ nhập vào. Văn xuôi Trần Nhã Thụy rất nhạy cảm với những được và mất của tâm hồn tuổi trẻ trong guồng máy đô thị. Anh viết: “Có lẽ chưa bao giờ tính chất nước đôi của thời đại lại biểu hiện rõ nét trong đời sống đô thị như thế.” Cái vết xước trở đi trở lại mà nhân vật nhà văn trẻ phải đối mặt trong cuốn tiểu thuyết có tiếng vang của Thụy hẳn nhiên không phải là một ẩn dụ thi vị. Đó là sự tổn thương mà nếu người ta xem thường, không chịu băng bó kịp thời, sẽ có nguy cơ lây lan và trở thành mãn tính.
Mới đây, Rebekah Linh Collins, một nhà nghiên cứu gốc Việt ở lứa tuổi 7x, đã lìa xa Việt Nam sang nước Mỹ khi còn nằm trong nôi, đang làm luận án ở Đại học California về văn học của thế hệ mình, có nhờ tôi kết nối để gặp Trần Nhã Thụy, người mà chị đọc tác phẩm khá kỹ. Linh nói rằng nỗi bơ vơ và trống trải mà chị từng trải nghiệm tuy không có cùng nguồn cơn với những nhân vật của Trần Nhã Thụy, nhưng đọc anh, chị cảm thấy được an ủi rất nhiều.
Tôi chia sẻ cảm nhận đó của Linh. Văn xuôi của Trần Nhã Thụy có thể không có cái dữ dội như trong tác phẩm của một số nhà văn khác, nhưng lại có một sức bền mà ngòi bút của anh muốn nuôi dưỡng để truyền trao đến người đọc, những người cũng mang những vết xước khác nhau và muốn được thuốc thang, chạy chữa kịp thời, không phải bằng những viên kháng sinh liều cao mà bằng những nắm lá thuốc nam hái trên đồng cỏ hay trong rừng vắng. Và đến một lúc nào đó, người ta có thể miễn nhiễm với những vết xước cũng như có đủ nội lực để đương đầu với những trớ trêu của cuộc đời.
Và tôi hình dung Trần Nhã Thụy viết tạp văn cũng như anh trồng những khóm rau, bụi ớt, giàn mướp trong khoảnh vườn nhỏ bên nhà. Anh trồng cho anh mà cũng là cho chúng ta, những người đã có một thời xanh và vẫn muốn sống mãi một thời xanh, dù cho Làng Mai ngày nay bị lấn đất đang phải thu hẹp dần với bao luyến tiếc.
Sài Gòn, 8/2009
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Trần Nhã Thụy
10
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Trần Nhã Thụy
11
Cuộc đời vui quá, không buồn được
cuộc đời vui quá, không buồn được (!)
1. “Cuộc đời vui quá, không buồn được.”
Tôi như bị ám ảnh bởi câu thơ này sau khi đọc xong tập ký Ba phút sự thật của Phùng Quán (NXB Văn nghệ 2006). Và, nếu là người làm công việc tuyển chọn, giới thiệu; tôi sẽ không ngại ngần, đắn đo khi lấy câu thơ ấy đặt tựa cho cuốn sách. Bởi, dù là người suốt đời đi tìm sự thật, coi sự thật còn lớn hơn cả tình yêu; nhưng trong bài viết Ba phút sự thật, Phùng Quán xem đấy là bài học về nghệ thuật sử dụng ngôn từ: “Cả những điều lớn lao nhất như sự thật, như chân lý, đều có thể diễn đạt nó trong vòng 180 giây đồng hồ …”
“Ba phút sự thật” là một cách nói, bởi con đường đi đến sự thật cũng cần có thời gian và lòng dũng cảm. Có khi đi hết cả một cuộc đời mà vẫn chưa chạm được sự thật. Nhưng, thú vị nhất có lẽ là câu thơ … cà rỡn này đây: “Cuộc đời vui quá, không buồn được” (!)
Đây là câu thơ Phùng Quán trích của người bạn cùng tiểu đội, tức nhà thơ Tuân Nguyễn (vốn tên thật là Nguyễn Tuân). Cuộc đời Tuân Nguyễn là một chuỗi những bi hài, cay đắng. Một người say mê văn chương, thần tượng Dostoievsky khủng khiếp, một con người hiền lành trong sáng nhưng lại bị bỏ tù (không biết vì lẽ gì) để rồi phải đành đoạn chịu “tôi là người có lỗi”. Cái chi tiết đắt giá nhất là trước khi bị bắt, Tuân Nguyễn có nhờ Phùng Quán tìm giúp một “đồng tiền vàng” (loại bao cao su có hộp gấp in hình đồng tiền vàng lúc bấy giờ). Phùng Quán không có, bèn giới thiệu sang một người khác. Tuân Nguyễn vốn tò mò muốn biết cái “đồng tiền vàng” ấy như thế nào thôi, để “lấy chất liệu” mà có dịp đưa vào tác phẩm, chứ lúc ấy đâu đã có “đối tượng sử dụng”. Nhưng, oái ăm, khi bị bắt, lệnh buộc phải khám xét. Và, Tuân Nguyễn phải bỏ hết những đồ cá nhân trong người ra, đương nhiên phải tuồn cả “đồng tiền vàng”. Một tình huống bi hài, cười ra nước mắt (!)
Trong Ba phút sự thật của Phùng Quán, ngoài bài viết về Tuân Nguyễn, còn có những bài ký sâu sắc, cảm động về Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Trần Đức Thảo … Những nhân vật mà trong đó, theo tôi vẫn có thể vận đúng câu của Tuân Nguyễn: “Cuộc đời vui quá, không buồn được” (!)
12
2.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Đọc Phùng Quán và mê Tuân Nguyễn, tôi chợt liên tưởng đến một nhân vật khác trong truyện ngắn Người đàn ông sau cánh cửa xanh của Ngô Tự Lập (trong tập Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban – NXB Hội Nhà văn 2005). Đó là Trí, một người đàn ông đam mê sách vở, có trí tuệ uyên bác; rất trong sáng, hiền lành. Nhưng, những người hàng xóm coi Trí “đếch ra gì”, thậm chí còn hùa theo “hạ nhục” anh chàng nếu có dịp. Những gì mà Trí nói ra, cho dù có là chân lý vẫn bị bóp méo, xuyên tạc; biến thành trò cười của đám người thô tục, vô học. Có một chi tiết thú vị là: đầu những năm 1980 Việt Nam nhập về chiếc xe Cúp màu ốc bươu. Ai nấy đều ngợi khen, nhưng anh chàng Trí dễ thương của chúng ta lại bảo: “Này, nhưng tôi thấy bình xăng hơi dở. Theo tôi phải biến cả phần dưới yên thành bình xăng, như thế vừa chứa được nhiều xăng vừa đẹp dáng…”. Lần này nhân vật Tôi ghi nhớ lại lời của “Trí thông tuệ” để có dịp kiểm chứng. Đến cuối những năm 1980, khi những chiếc Su 100 và Rim hai xuất hiện thì quả nhiên lời của Trí tiên liệu như thần. Song, đám “to mồm” kia vẫn có cách “hạ gục” anh chàng Trí dễ thương: “Thì ai bảo bình xe nằm trên yên… Bình xe chẳng ở dưới yên thì ở dưới lồn mẹ thằng ăn mày à!” …
Thế là, dù những tiên đoán của mình là “y chóc”, nhưng oái ăm Trí vẫn bị “đo ván” thêm một lần nữa. Chứng kiến tất cả những điều ấy, nhân vật Tôi cảm thấy mình thật hèn hạ; hèn hạ vì sự câm họng không dám đứng về phía chân lý; hèn hạ vì không dám đối chọi lại đám đông; và: “Vì sự hèn hạ của chính mình mà tôi khóc” (N.T.L).
Từ hai nhân vật của Phùng Quán và Ngô Tự Lập tôi chợt nhận ra rằng mẫu nhân vật “người hiền” này ngày nay quá hiếm hoi, nếu không phải nói là đang có “nguy cơ tuyệt chủng”. Còn như ở lãnh vực văn chương mà nói, thì mẫu nhà văn trí tuệ nhưng trong sáng, hiền lành, yêu văn chương say đắm chân thành; dường như bây giờ đốt đuốc tìm không thấy. Một khi văn chương biến thành hàng hóa, và tên tuổi nhà văn trở thành thương hiệu
, bên cạnh việc can thiệp khủng khiếp của phương thức PR… thì những nhà văn không chỉ còn là tác giả nữa mà trở thành… nhân vật. Những nhân vật to mồm, biết sử dụng mánh khóe, giỏi tiếp thị thì cho dù họ có ít học, không thể viết đúng chính tả, chịu sầu về hệ thống, thể loại văn chương v.v… vẫn trở thành những mẫu nhà văn mới được ưa chuộng.
Trần Nhã Thụy
13
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Nhà văn như một người đi vắng (đi chỗ khác chơi), một người hiền, như cụ Trang Thế Hy là không thể tìm đâu ra trong bối cảnh hiện nay!?
3.
Tương lai nào cho văn học? Rất tình cờ tôi tìm được một cuốn tiểu luận khá hay: Tương lai văn học (Tác giả Frédéric Badré; Đa Huyền – Nguyễn Thanh Xuân dịch; Đoàn Cầm Thi giới thiệu; NXB Đà Nẵng 2006).
Trong cuốn sách này, Frédéric Badré đã phải không ít lần “cay đắng” thừa nhận rằng văn học đã không còn cái thời của nó. “Số phận của những cuốn sách có thể so sánh với số phận các món sữa chua” – Frédéric Badré đã cảm thán như vậy. Và, do thị trường tiêu dùng những “cuốn sách-sữa-chua” đó mà văn học cũng chẳng cần những tài năng xuất chúng, những nhân cách lớn làm gì. Thị trường sách chỉ cần những tác giả thích bung xung, giỏi chơi trò “nổi loạn”, hoặc tầm tầm dễ thương kiểu “bèo dạt mây trôi… a… í… ôi…” Chỉ cần như vậy thì những người làm sách sẽ: “Biến những cuốn sách thành dạng bán chạy nhất (best-seller)”; và chủ yếu là: “tiếp cận với một loại công chúng không phải độc giả bằng một đòn tấn công quảng cáo lạ thường vào chỗ bở này” (Trích theo Tương lai văn học; tr.17).
Với tôi, mỗi khi viết một cái gì đó mang tính chất như là sự đánh giá, nhận định thường lâm vào “hoàn cảnh” rất tội nghiệp là bị câu ngạn ngữ Do Thái: “Chúng ta suy nghĩ còn Thượng Đế thì cười” treo lơ lửng trên đầu. Nhưng Thượng Đế có lẽ ở xa, nếu có cười thì mình cũng chẳng biết, sợ nhất là bị mọi người xung quanh cười vì sự sơ suất, nông cạn của mình. Thật may, bài viết này tôi cũng chỉ “lượm” những ý trong những cuốn sách đã đọc, chứ không hẳn là “ý kiến ý cò” cá nhân. Dù rằng, bản thân tôi, từ lâu cũng muốn “lên tiếng” về những điều này.
Song, giả dụ nếu có Thượng Đế, và để đáp lại nụ cười (nửa miệng) của ngài, thì tôi xin mượn câu thơ của Tuân Nguyễn mà đọc lên: “Cuộc đời vui quá, không buồn được” (!)
Viết ở làng Mai, 2007
14
lối mộng vào đời (!) ...
(Tặng những người ... não phải)
1.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Vị diễn giả đặt ba cuốn sách lên bàn, rồi đưa tay xuống khán phòng với một cử chỉ mời gọi: “Xin mời các bạn hãy lên nhận những cuốn sách của tôi”. Khán phòng đa phần yên vị, một số tỏ ra chần chừ, chỉ có ba người trẻ nhanh chân đi lên để lấy ba cuốn sách. Khi đợi ba nhân vật nhanh nhảu về chỗ ngồi, vị diễn giả liền nở một nụ cười tươi như hoa: “Tôi chỉ
có ba cuốn sách và đã dành trọn nó cho những người biết hành động ngay lập tức . Bạn thấy đó, chỉ cần một chút do dự, bạn đã đánh mất cơ hội của chính mình”.
Tôi đang ở ngoài công viên, gió mát lành, cách tôi một khoảng có một cô gái xinh đẹp đang ngồi ngẩn ngơ ngắm trời mây … Tôi đã biến khỏi khán phòng trong khi vị diễn giả kia đang hăng hái nói (sùi bọt mép). Cảm ơn vị diễn giả kia đã cho tôi một “cơ hội” để có mặt ở “ngoài trời” này, vào lúc này (ngoài trời lại có trời). Cảm giác của lúc này là thật nhẹ nhàng và dễ chịu. Tôi trộm nghĩ vị diễn giả kia, chắc cũng không sung sướng gì khi đi khắp thế giới với một mánh khóe cũ rích “ba cuốn sách… cơ hội để trên bàn”.
Nhưng, đấy là theo suy nghĩ chủ quan của tôi mà thôi, chứ trong thực tế, tôi thấy thế giới hôm nay rất thịnh những “khóa học” đại loại: Đừng bỏ qua cơ hội, Hãy tự tin vào chính mình, Làm giàu không khó, Không có ai là thất bại v.v… Luôn hướng đến sự thành công, luôn khẳng định mình là người tài giỏi, luôn tận dụng tất cả mọi cơ hội để trở nên thành đạt v.v… và v.v… là những mẫu người rất thường thấy trong thế giới hôm nay. Dường như, những kẻ khờ khạo, những tâm hồn mộng mơ đang dần bị “tuyệt chủng”?! Tôi luôn thấy sợ, và lạc lỏng, và chán ngắt khi đứng trong đám đông những người thành đạt hoặc làm ra vẻ thành đạt. Thẳng thắn mà nói tư duy của người thành đạt đa phần là tư duy ứng dụng chứ không phải tư duy sáng tạo. Một kẻ đi theo con đường sáng tạo tuyệt đối thì chẳng bao giờ tự nhận mình là thành đạt, mà luôn thấy những thất bại, nỗi cơ đơn và cả
niềm chết (!).
15
2.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
“Tôi tư duy, tôi tồn tại” – tôi đọc trên một tờ báo có một chuyên mục rất hay như thế. “Tôi tư duy, tôi tồn tại” là câu nói rất nổi tiếng của triết gia người Pháp Descartes (có văn bản khác dịch theo sát nghĩa cụm từ La-tinh Cogito ergo sum – Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu, Câu chuyện Triết học; tác giả Bryan Magee; Huỳnh Phan Anh – Mai Sơn dịch, Phạm Viên Phương hiệu đính; NXB Thống kê 2003). Tôi không biết đề dẫn “Tôi tư duy …” trên tờ báo kia mang một hàm nghĩa và hướng đến những phương nghĩa nào. Nhưng câu nói Descartes thực chất là sự hoài nghi về sự tồn tại bản chất tất cả những điều hiện hữu trong ông. Trong mỗi chúng ta luôn có “một cái gì đó”, mà nhiều khi chúng ta không thể giải mã nó được, nhưng rõ ràng là nó đang hiện hữu. Tôi tư duy, tức là tôi đang vận hành khả năng “tự biết” về cái hiện hữu đó. Và, cứ như thế cái “tôi tư duy” đó là không bao giờ dừng lại. Tư duy cho đến … ngủm củ tỏi, thì thôi (!)
Nếu cho tư duy như là sự tính toán và tồn tại như là sự thành công thì hẳn chúng ta đã đi “trật đường ray” so với câu nói bất hủ của Descartes. Nhưng, thực tế tôi thấy hầu hết chúng ta hôm nay đều nhìn nhận câu nói (vấn đề) trên theo phương diện thực dụng như vậy. Một anh đọc nhiều sách lúc nào cũng mang tâm lý dưng dưng tự đắc cho rằng mình đã thâu tóm được tất cả “trí khôn” của nhân loại, y như rằng chỉ có mình là biết tư duy. Thật ra, tư duy theo đúng tinh thần của câu nói “Tôi tư duy, tôi tồn tại” không phải là lối tư duy “ăn theo” để ứng dụng mà là khả năng “tự biết” một cách âm thầm của mỗi người. Tư duy là để soi rọi vào sự hiện hữu bản thể của cá thể con người. Tư duy như thế còn đồng nghĩa với sự cô đơn chứ không phải là nỗi hân hoan thành đạt đám đông. Và, tư duy như thế không phải ai cũng có thể “có mặt điểm tên” vào danh sách. Đương nhiên vắng mặt chính là tôi, một kẻ khoái mộng mơ hơn là tư duy.
3.
Chúng ta đều biết, theo y học thì bộ não con người chia làm hai phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái (tưởng là trái, không thuận) nhưng lại dùng vào việc rất quan trọng, cần thiết cho đời sống là tư duy, tính toán, làm ăn… Còn bán cầu não phải (tưởng như chân phải, nhiều người thuận dùng đá banh) lại dùng vào những việc rất vớ vẩn là: mơ mộng.
Trần Nhã Thụy
16
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Cũng theo sách y học nói thì thực ra không có người nào là dốt hơn người nào cả, mà chẳng qua là người đó đang “xài” phần bán cầu não nào mà thôi. Người khoái xài bán cầu não phải (để mơ mộng) đương nhiên là không thể nào giỏi tính toán, áp phe, vô mánh được. Ở Singapore hiện nay có một nhân vật tuổi trẻ khá nổi tiếng đó là Adam Khoo, người viết cuốn sách best-seller “I am gifted, so are you” (tạm dịch là Tôi tài giỏi, bạn cũng thế). Adam Khoo từng được xem là một đứa trẻ đần độn hết thuốc chữa, nhưng từ khi được đưa vào trường Thiếu Niên Siêu Đẳng (cũng ở Singapore) thì anh trở nên thông minh quá xá nhờ phương pháp “đánh thức sự làm việc” của bán cầu não trái. Trong cuốn sách của mình, Adam Khoo đã tập trung đưa ra tất cả những lý thuyết và phương pháp để chứng minh rằng: “Bạn cũng tài giỏi giống như tôi vậy”. Và, cuốn sách của Adam Khoo đã được Tony Buzan (đã từng đến Việt Nam, người đạt danh hiệu người có trí thông minh sáng tạo nhất thế giới (Creativity IQ), người phát minh sơ đồ tư duy (Mind Mapping ®), Chủ tịch tổ chức về não bộ (Brain Foundation) v.v…) quan tâm “cho vài lời” giới thiệu (có lẽ cũng nhờ ăn theo “thương hiệu” Tony Buzan mà cuốn sách của Adam Khoo bán đắt như tôm tươi!).
Sau khi cuốn sách của Adam Khoo phát hành, có lẽ số người thông minh đã được tăng lên đáng kể. Nhưng, thử giả sử nếu một ngoài toàn nhân loại ai cũng thông minh, tài giỏi, thành đạt hết thì sao nhỉ? Thì… thế giới hẳn sẽ buồn vô cùng. Tôi trộm nghĩ như vậy. Lúc đó loài người sẽ nhớ đến khóc ròng Don Quixote, Hoàng Tử Bé, Thằng Bờm v.v… Có thể
đến một lúc nào đó, con người ta sẽ quên hết các vĩ nhân, thiên tài mà chỉ nhớ và tôn vinh những kẻ khờ khạo, mộng mơ; những người dám sống “ra mình” nhất mà không cần biết mình đang xài phần nào của bộ não.
Nói cho vui vậy thôi chứ tôi biết hiện nay rất hiếm những người vào đời bằng “lối mộng”. Những mộng mơ, vì nhiều lý do, bằng nhiều phương cách đã bị “thủ tiêu” từ trong trứng nước. Có lẽ, những ai đã từng có những năm tháng vào đời bằng “lối mộng” thì đó chính là những năm tháng đẹp đẽ và giá trị nhất (không thể tính được bằng tiền) của đời mình.
17
biết ơn hoa
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Tôi vừa được xem một bộ phim rất thích (không dám nói hay, vì sợ người “sành” phim chê không hay thì sao?), đó là bộ phim Kịch bản phóng tác – Adaptation. Chuyện phim nói về anh chàng làm nghề viết kịch bản phim: Chairlie Kaufman (do Nicolas Cage đóng), muốn tạo dựng tên tuổi của mình ở Hollywood bằng một kịch bản mới lạ chưa từng có: phim về hoa lan, và chỉ thuần túy là câu chuyện hoa thôi, không có tình ái, đánh đấm, đua xe, những tình tiết giật gân, câu khách. Nhưng chỉ để nói về hoa thôi thì thật là quá khó, bởi anh không biết bắt đầu từ đâu, dẫn dắt ra sao và kết thúc như thế nào? Làm sao có thể nói được vẻ đẹp của hoa cũng như sự bí ẩn của nó? Chao ôi, chỉ để viết về hoa mà anh chàng kia đã phải trải qua bao dày vò, đau đớn, bi kịch (chẳng hoa mộng chút nào).
Lại thêm một cuốn sách bàn về hoa, mặc dù chủ đề của nó không “đóng khung” ở đó. Đó là cuốn Thượng đế và khoa học (NXB Đà Nẵng 2002) – một cuốn sách mô tả những cuộc đối thoại hết sức thú vị giữa nhà triết học Jean Guitton với hai anh em nhà vật lý Igor và Grichka Bogdanov bàn về sự tồn tại của Thượng đế cũng như khoa học và niềm tin. Tất nhiên, họ còn bàn đến sự bí ẩn của thiên nhiên và sự sống, Jean Guitton viết: “… Và tôi nhớ lại một cuộc đối thoại khác, kín đáo hơn: tôi đã gặp nhà triết học Đức Heidegger, người có ảnh hưởng lớn đến thời đại này. Với cách nói bằng một tượng trưng, Heidegger đã chỉ cho tôi một chiếc lọ thon nhỏ, trong suốt, có cắm một bông hồng, đặt trên bàn ông, cạnh bức ảnh người mẹ của ông. Trong con mắt ông, bông hồng này biểu hiện sự bí ẩn của tồn tại, sự bí ẩn của Thực thể. Không một lời nào có thể nói lên điều bông hồng ấy đã nói: nó ở đó, giản dị, tinh khiết, yên tĩnh, thinh lặng, tự tin, tóm lại: tự nhiên, như một vật trong các vật, nói lên sự hiện hữu của tinh thần vô hình dưới vật chất rất hữu hình”.
Thế đấy, từ câu chuyện trong phim đến câu chuyện thực ngoài đời, từ anh chàng Chairlie vô danh, tiểu tốt, lòng tràn tâm huyết đến Heidegger nhà triết học vĩ đại không ngừng suy tư cũng không thể nói gì nhiều về hoa. Còn tôi, có thể nói được gì?
Và, dẫu cho chúng ta có nói gì, làm gì, thì ngoài kia hoa vẫn nở, dẫu cho chúng ta có mệt mỏi, ốm đau thì ngoài kia hoa vẫn rực rỡ, đẹp xinh! Hoa là thực nhưng hoa cũng là mộng. Trên tay ta cầm một cành hoa không có nghĩa là ta đã chiếm lĩnh được hoa. Đóa hoa-tâm-tưởng là cái mà ta có thể theo đuổi trong suốt cả cuộc đời. Điều đó cũng lý giải vì
Trần Nhã Thụy
18
Cuộc đời vui quá, không buồn được
sao, ta có thể nhìn ngắm những cánh hoa, trên những dặm đường ta qua, từ tháng năm này qua tháng năm khác cho đến lúc rời khỏi cuộc đời này mà không biết chán, mà luôn thấy mới lạ, ấm và mát lòng. Ôi hoa, ở những nẻo không dấu chân người qua thì hoa vẫn nở, vẫn tự tin và thanh khiết biết dường nào! Thiên nhiên tuyệt vời cũng là ở chỗ đó, ở chỗ nó không bao giờ biết toan tính, trình diễn. Con người đến với thiên nhiên cũng là muốn vứt bỏ sự toan tính của mình. Nhưng nhiều khi chúng ta “thất bại” còn thiên nhiên thì vẫn luôn “chiến thắng” một cách đầy thuyết phục.
*
“Trong nhà nên trồng ít nhất một cây hoa” – một người nào đó đã khuyên tôi như vậy kể từ khi tôi biết “thưởng thức” vẻ đẹp của hoa. Nhưng kể từ hơn mười năm nay, từ khi “tạm vắng” ở quê nhà đến “tạm trú” ở thành phố này, tôi vẫn chưa có lấy một mái nhà để trồng ít nhất một cây hoa mà mình thích. Bao ngõ hẻm trọ qua, bao tháng nắng ngày mưa, bao buồn, vui, đắng cay, hạnh phúc thấm thía qua, tôi vẫn chưa trồng được một cây hoa cho mình. Cứ mãi nhìn ngắm hoa… ở nhà người khác thì đó cũng là giải pháp tình thế. Thế rồi, trong chớm lạnh heo may của một buổi sớm đầu mùa mưa, khi tôi ngồi thừ ở bàn viết, biếng lười nhìn qua cửa sổ thì chợt thấy một cành hoa tứ quý vươn ra từ mé bờ rào nhà trọ. Cây tứ quý đã ẩn mình ở đó bao nhiêu lâu, để hôm nay đột nhiên vươn ra một cành hoa tứ sắc giản dị mà đẹp đẽ thế kia? Hay nó vẫn ở đó lẫn vào những bụi cây khác để rồi hôm nay… bất ngờ hoa?! Tôi không biết, hay tôi đã quá thờ ơ?! Nhưng, thật tình là tôi không ngờ là có một cây hoa “quê mùa” vươn ra từ đó. Tôi rời bàn viết đi ra ngoài hiên. Những bông hoa nhỏ bé nghiêng nghiêng trong nắng sớm chợt rung lên một lượt như giật mình. Trong cử điệu dịu dàng đó như có cả một niềm kiêu hãnh thầm lắng.
Cây tứ quý này có ở quê nhà rất nhiều. Nó thường mọc ven đường bên cạnh những bụi hoa trinh nữ. Với người nhà quê thì cây hoa tứ quý chỉ là một loại hoa dại, nhưng họ vẫn luôn trân trọng nó, bởi đó là một loài cây hữu ích. Những ai không may bị vết đứt chảy máu thì nhanh tay hái nắm lá tứ quý non bỏ vào miệng nhai với vài hột muối rồi rịt vào vết thương thì sẽ cầm máu ngay tức khắc (nếu không có muối sẵn đó thì nhai lá không cũng được). Bài thuốc đó chính tôi đã áp dụng cho riêng mình không biết bao nhiêu lần ở tuổi ấu
Trần Nhã Thụy
19
Cuộc đời vui quá, không buồn được
thơ ưa chạy nhảy, leo trèo, dại nghịch. Giờ đây, ở cái tuổi “tam thập nhi lập”, có lẽ tôi chẳng còn cần những lá tứ quý non cho những vết đứt nữa. Nhưng mà những bông hoa tứ quý kia lại trở thành một “bài thuốc” khác, bài thuốc chữa những ... vết xước trong tâm hồn. Điều thật đó có lẽ không cần phải bàn cãi, lý giải dông dài. Cứ thế, mỗi buổi sớm tôi lại mở cửa bước ra, ngồi bên bụi hoa “quê mùa” đó. Tôi ngồi đó trong sự im lặng bừng mở của “pháp lễ” mà những bông hoa vô ưu kia đang phô diễn để dần cảm nhận được chút niềm vui thanh khiết, nhẹ nhàng.
*
Có những ngày tháng thật sự khó khăn với mình, khó khăn không phải vì thất nghiệp, vì thất tình, vì bệnh tật, vì bị lừa dối v.v... Khó khăn nhất là mình không còn tìm thấy ở mình ý nghĩa để tồn tại. Ai giúp mình đây? Nhà văn được trao giải Nobel Văn học Albert Camus có nói: “Nhận thấy sự phi lý của cuộc đời không thể là cứu cánh mà chỉ là bước đầu để suy tư”. Tôi đã không ngừng suy tư bằng cái khối óc nhỏ bé, nông cạn của mình. Rồi tôi lại đọc thấy một câu ngạn ngữ Do Thái rằng: “Con người suy nghĩ, còn Thượng đế thì cười”. Chao ôi!, tôi chẳng biết phải làm thế nào nữa. Tôi thì thầm trò chuyện với những bông hoa nhỏ bé kia để thấy lòng nhẹ đi đôi chút. Cái mà tôi cần nhất trong lúc này là sự
thanh thản và sự thanh thản đó đã đến khi tôi ngồi bên hoa. Ôi hoa!, nếu phải nói một điều gì trước những bông hoa tứ quý nhỏ bé kia, tôi sẽ nói một câu tự đáy lòng: “Biết ơn hoa!”.
Tân Phú, 8/2003
TB: Đây là cái tạp văn mà tôi viết khi còn ở trọ trong một căn nhà bé nhỏ trên đường Yên Đổ, phường mười bảy, quận Tân Phú. Con đường trước nhà, khi đó hãy còn là con đường đất, có mọc nhiều cây dại, nhưng tôi cũng không ngờ là có một cây tứ quý mọc ở đó. Hoa tứ quý còn có tên gọi là hoa ngũ sắc, lá nhám, khi vò lên có mùi thơm tựa như lá ổi, trái chín màu đen, ăn được, hoa nở khoe ngũ sắc rất đẹp.
Trần Nhã Thụy
20
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Hoa tứ quý bây giờ thấy trồng rất nhiều ở các bồn hoa, hay dải phân cách trong thành phố, nhưng ngồi đọc lại cái tạp văn này, tôi bỗng nhớ tới cây hoa tứ quý trước nhà trọ ngày nào. Cây hoa ấy chắc bây giờ không còn, vì đường đã mở rộng và tráng nhựa. Còn chăng là một hình bóng đôi khi còn gợn lên trong khoảng vắng tâm hồn tôi.
21
đi bộ và chạy
Cần thiết phải khởi động
Giương mặt ngước sáng
dưới bóng mờ hàng cây
Con đường hình vòng cung
Có thể nào vừa chạy
vừa bay lên chấp chới ...
1.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Lâu lắm rồi, trên báo Thanh niên, hình như là Thanh niên bán nguyệt san có đăng truyện ngắn của nhà văn Trần Đức Tiến, có tựa: Đi bộ và chạy. Chuyện về hai gã đàn ông, một làm kinh tế, một dân viết lách, mỗi buổi sáng thường chọn cho mình phương thức tập thể dục là đi bộ và chạy. Đi bộ và chạy là sự phối hợp 2 trong 1. Đi nhẩn nha rồi bất ngờ
vùng chạy. Tăng tốc đến khi mệt đừ rồi đủng đỉnh dạo bộ.
Nhà văn ngày nào cũng ngồi cắm mặt, gò lưng trên bàn viết, nên cái lưng đau trở thành bệnh kinh niên. Đi bộ và chạy là một phương cách trị liệu khả dĩ, không tốn tiền mà hiệu quả. Rồi, trong một buổi sớm nọ, hai gã đàn ông phát hiện có một cô gái xinh đẹp đi về phía hàng dương. Hình như là một ả ca-ve vừa về quê trở lại thành phố biển?! Mà, cũng có thể không. Hay đấy là một cô gái đi lạc đường?! Nhân vật tên nhà văn định hỏi , định chạy theo, nhưng rồi không làm gì cả. Không làm gì cả, nhưng hình ảnh cô gái trong buổi sớm ấy cứ bám riết tâm trí ông.
Chuyện chỉ có thế. Một chuyện không có chuyện; không có cái ầm ĩ, huyên náo để gây sự chú ý nơi bạn đọc. Nhưng, tôi đặc biệt thích cái truyện ấy. Tôi tìm thấy ở đó cái không khí của một buổi sớm vùng biển. Tôi nhận ra nỗi cô đơn và sự yếu đuối của một gã đàn
Trần Nhã Thụy
22
Cuộc đời vui quá, không buồn được
ông. Tuy nhiên, trong bài viết tản mạn này, tôi xin không lạm bàn chuyện văn chương, mà chỉ nói về chuyện ... tập thể dục đối với dân viết lách.
2.
Có lẽ, trong các loại công dân, thì “công dân viết lách” là những người lười biếng tập thể dục vào loại bậc nhất. Khoái thì chơi, sầu thì nhậu, hứng thì viết ... Nào có kể giờ giấc ngày đêm. Thức khuya, dậy muộn. Lấy ngày làm đêm. Với dân viết lách chuyện ấy là bình thường. Sống với một thời khóa biểu khá tùy tiện như thế thì thử hỏi làm sao mà lên lịch tập thể dục?!
Tập thể dục thì lười, nhưng có sức khỏe thì ai cũng muốn. Đó là một nghịch lý mà dân viết lách thường mắc phải. Dường như ai cũng thấy điều ấy, nhưng rồi cứ tặc lưỡi cho qua. Đời người sống thì cứ “không nên hoãn cái sự sung sướng ấy lại”. Mà, tập thể dục đâu phải là sung sướng (?!) Nó là một sự rèn luyện khổ ải. Mà, có mấy ai muốn gánh thêm cái cực trong khi mình đang ... rất khỏe. Nhiều người nghĩ như thế, nhất là đối với những người trẻ. Cho đến khi cơ thể có vấn đề, bác sĩ khuyên nên tập thể dục. “Đi bộ là phương thuốc chữa bệnh, có khả năng giúp bệnh thuyên giảm đến 50%” – bác sĩ bảo thế thì nghe như một chân lý, vì chữa bệnh bằng đi bộ chẳng tốn xu nào. Nhưng dường như con người ta chỉ nhận ra chân lý ấy khi cơ thể thật sự có vấn đề hoặc vào lúc mình “có tuổi”.
Ở Vũng Tàu, chiều nào nhà văn Trần Đức Tiến cũng làm một cuộc đi bộ lên núi khá ... hoành tráng, như là hành quân. Một mình, âm thầm ông bước lên dốc, khi quay xuống chân nhẹ, lòng yên. Trong biết bao những buổi chiều một mình lên núi như thế, ông đã viết được một cái truyện ngắn Mưa núi khá hay. Tiếc rằng truyện này không thuộc loại đăng báo. Ở
Sài Gòn, nhà văn-dịch giả Phạm Viêm Phương đã vứt chiếc xe máy nằm xó nhà. Sáng ra ông đi bộ từ nhà (chợ Vườn Chuối) đến cơ quan (gần Hồ Con Rùa). Khi về cũng đi bộ. Thỉnh thoảng gặp ông đi bộ trên vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu. Ông đi mà không nhìn ai. Mắt mơ màng, dáng nhàn tản như một người đi dạo giữa thiên nhiên. Xem ra kẻ đi bộ
cũng có cái dáng “chảnh” dễ sợ.
Một bữa ngồi cùng nhà thơ Vũ Trọng Quang và họa sĩ Lê Ký Thương ở Cà phê Bông Giấy (53 Trần Quốc Thảo) tình cờ gặp nhà thơ-dịch giả Hoàng Hưng thong dong dạo bộ
Trần Nhã Thụy
23
Cuộc đời vui quá, không buồn được
ngang qua. Ông cho biết, đã bán căn nhà ở đường Hoàng Việt, mua một căn hộ chung cư nằm ở cuối đường Trần Quốc Thảo. Giờ, ông ở Sài Gòn ít lắm, ông có một căn nhà ở ngoại thành Hà Nội. Đó chính là nơi chốn ông hay lui về. Nhà thơ-dịch giả Hoàng Hưng đang trên đường đến một nhà sư. Tôi nói, trong nhiều năm nay, cuốn sách mà tôi yêu thích nhất là cuốn Đồ vật (Les choses) của nhà văn người Pháp Georges Pérec do ông dịch. (Yêu thích bởi tài năng nhà văn. Và, cũng bởi những gì tác giả mô tả trong cuốn sách, ở nước Pháp, những người trẻ thập niên 60 lại quá giống tình trạng của tôi hiện nay.) Hoàng Hưng bảo dịch cuốn ấy thật khó, vì thích quá nên mới làm. Ông còn nói, bây giờ chỉ làm những gì mình thích thôi. Đi bộ cũng là một sự yêu thích.
3.
Đi bộ và chạy. Tôi đã từng khởi động những cuộc chạy tưng bừng. (Cần thiết phải khởi động / Gương mặt ngước sáng dưới bóng mờ hàng cây ...). Đó là những câu thơ ngắn tôi chợt viết ra trong đầu trong nhiều năm trước khi đang chạy đi. Những buổi sớm ngày hè ẩm ướt ở Tân Phú – Thủ Đức, tôi chạy trên con đường đất đỏ cánh cung, chấp chới một bên ruộng đồng xanh mát. Khi ở trọ khu Nguyễn Văn Lạc – Xô Viết Nghệ Tĩnh tôi vẫn thường chạy ra Thảo Cầm Viên vào mỗi buổi sáng. Chạy vào đó là chạy vào một khu vườn. Trong khi tôi chạy, con hổ đang ngủ, con hà mã đang trầm mình dưới nước, chỉ có lũ chim là huyên náo. Khi mệt đứt hơi, tôi không đi bộ mà nằm lăn ra cỏ. Rồi khi chuyển chỗ trọ về đường Yên Đỗ - Tân Phú, buổi sớm tôi thường chạy quanh sân nhà nguyện. Có nhiều người không chạy mà đi chầm chậm trên sân cầu nguyện điều gì. Tôi không cầu xin gì cả. Tôi chạy. Khi mệt thì đi bộ. Đi bộ và chạy. Tôi nhận ra bài phối hợp 2 trong 1 trong truyện ngắn của Trần Đức Tiến.
Lâu lắm rồi, tôi không chạy cũng chẳng đi bộ. Ngày nào cũng chạy xe mãi ngoài đường. Tôi viết cái truyện ngắn Những bước chậm của thời gian cũng bắt đầu từ một cái tứ khi đang chạy xe. (Tôi luôn hình dung mình bước chậm đi khắp trong làng. Bước chậm. (Trong những bước chậm của thời gian). Những bước chậm của thời gian đó là do tôi nghĩ ra, tạo ra, dùng để sử dụng cho riêng tôi, chứ thời gian làm gì có bước nhanh bước chậm. Thời gian vốn mang bản chất của sự trùng phức liên tục mải miết. Nó tạo nên những nếp gấp không thể nào phục hồi...).
Trần Nhã Thụy
24
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Buổi sáng, chạy xe từ Thủ Đức về đến trung tâm, điểm dừng chân là cà phê Bông Giấy. Tôi ngồi đó ngó ra đường. Xe cộ cứ lại qua. Đời sống nhiều khi phiêu hốt đến mức làm cho tôi lạc nẻo trí khôn. Nhìn xe chạy, tôi không hiểu sao cái xe hai bánh mà không bị té ngã! Đêm nằm mơ thấy mình toàn bị ngã xe, hai bánh chổng vó lên trời. Nhưng ngày nào cũng chạy xe đi. Đôi bàn chân sinh lực ngày nào, giờ chỉ mong được duỗi thẳng, nằm im dưới gầm bàn. Nhưng rồi, một sớm mai kia, giở báo ra thấy xăng tăng 11 ngàn đồng/lít chợt giật mình đánh thộp. Giá xăng tăng chóng mặt thế này, có khi mình lại bắt chước Phạm Viêm Phương vứt xe máy xó nhà mà đi bộ. Nhưng nhà xa quá, làm sao mà cuốc bộ cho nổi?! Hay là. Ừ nhỉ, hay là mình lại áp dụng phương cách 2 trong 1 của Trần Đức Tiến: đi bộ và chạy (?!) ...
Làng Mai, 2005
TB: Lúc tôi viết cái tạp văn này giá xăng 11 ngàn đồng/lít, khi tôi ngồi viết ghi chú này thì giá xăng đã ở mức 17 ngàn đồng/lít (tháng 6/2009), chẳng biết giá xăng còn tăng tới bao nhiêu? Và, tất nhiên là ngày nào cũng chồm chồm gắn máy chứ làm gì có chuyện “đi bộ và chạy”. Bài tập này chắc chỉ có thể áp dụng được khi nào ... về vườn mà thôi!
25
phút nói thật của Picasso
(tặng H.H)
1.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Vào năm sáu mươi mốt tuổi, tức đã sống qua cái mí “sáu mươi năm cuộc đời”, danh họa Picasso đã có một cuộc trò chuyện với Giovanni Papini, mà tôi tạm gọi đây là phút nói thật của ông. Picasso đã nói gì? Xin được trích một đoạn hầu bạn đọc: “... Quần chúng hôm nay không còn tìm kiếm một nguồn an ủi, một sự hứng khởi nào nữa; những kẻ sành điệu, những bọn giàu sang, những đứa ăn không ngồi rồi, những hạng cố đấm ăn xôi; thì lại muốn đi tìm cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái quái dị, có khả năng gây xì căng đan. Chính tôi, từ khi vẽ tranh lập thể và ngay cả trước đó nữa, đã làm hài lòng các họa sĩ bậc thầy, các nhà phê bình nghệ thuật, với tất cả những ý tưởng kỳ quặc luôn luôn thay đổi của mình. Vậy mà mình càng không hiểu bao nhiêu, họ càng khâm phục mình bấy nhiêu. Nhờ cứ đùa giỡn mãi với tất cả những trò chơi phù phiếm và tối nghĩa đó mà tôi đã nổi tiếng một cách nhanh chóng. Và, nổi tiếng đối với một họa sĩ có nghĩa là: bán được tranh, kiếm được tiền, trở nên giàu sang. Như anh biết đấy, ngày nay tôi vừa nổi tiếng vừa giàu sang. Nhưng cứ mỗi lần đối mặt với chính mình, tôi lại lấy làm hổ thẹn và không dám tự coi mình là nghệ sĩ với cái nghĩa xưa, cao cả, vĩ đại của nó. Những người như Giotto, Le Titien, Rembrandt, Goya, mới đáng được gọi là nghệ sĩ, tôi chỉ là một thằng hề làm trò vui cho thiên hạ, một đứa khốn nạn hiểu được thời thế và biết khai thác sự ngu dốt, tính kiêu ngạo và lòng tham lam của đồng loại. Lời tôi nói ra đây có vẻ hơi chua chát, đau khổ đấy, nhưng ít nhất nó cũng là lời chân thật phát ra tự đáy lòng”. (Picasso trò chuyện với Giovanni Papini, in trong cuốn Libro Nero, xuất bản ở Roma, 1952, Dẫn theo Văn Ngọc trong cuốn Đi trong thế giới hội họa – Tạp chí Tia sáng – NXB Trẻ 2004; trang 281).
2.
Tôi đã đọc đi đọc lại “phút nói thật” này của Picasso rất nhiều lần. Cũng như họa sĩ Văn Ngọc, tôi tin những lời ấy là của chính Picasso, dù rằng không có điều kiện để kiểm
Trần Nhã Thụy
26
Cuộc đời vui quá, không buồn được
chứng. Tôi tin, bởi khi đã bước qua “Thời kỳ lập thể tổng hợp” (1912-1920) Picasso đã sáng tác thiên về tình cảm nhiều hơn. Càng cuối đời tranh của ông càng gần với thiên nhiên. Dường như, ông đã tìm thấy ở thiên nhiên niềm an ủi để sống và sự hứng khởi để sáng tạo. Nói cho cùng thì người nghệ sĩ thực sự nào màng đến danh lợi hay tiền bạc. Khi còn là một nghệ sĩ trẻ tuổi, một mình lang thang ở Paris, Picasso cũng đã từng sống túng thiếu, thậm chí không đủ tiền để mua màu vẽ. Thế nhưng, nhiều bức vẽ về người lao động nghèo, chỉ với một màu xanh lam, đã đưa Picasso trở thành một họa sĩ tài năng thực sự. Picasso đã là một họa sĩ thực sự trước khi bước vào “Thời kỳ lập thể”, chứ không phải đợi đến lúc ấy. Đợi đến lúc mà người ta ồ lên kinh ngạc trước cái lạ lùng, kỳ quái trong tranh của Picassso. Kỳ thực, Picasso không lừa dối, nhưng đúng là ông “đùa giỡn” hơi lâu. Đùa giỡn để kiếm tiền, điều ấy cũng không đến nỗi tệ. Nhưng cứ “đánh quả” mãi cũng nguy, vì nó sẽ làm mất đi cái thuần nguyên của tình cảm, làm hỏng đi cái tâm thế của sự sáng tạo. Điều này có thể người ngoài không ai biết. Nhưng đã là người nghệ sĩ thì không nên tự gạt mình, không nên lừa dối chính mình. Đọc “phút nói thật” của Picasso mà chợt giật mình!
3.
Lại càng chợt giật mình hơn khi vừa mới đây thôi, tôi gặp một anh bạn họa sĩ trẻ cũng nói những điều tương tự như Picasso đã từng nói. Anh cho biết sẽ đóng cửa “luyện công” ròng rã trong vòng ba tháng để cho ra đời những bức tranh “lạ nhất” cho cuộc triển lãm sắp tới. Anh tâm sự, chẳng thích gì, thậm chí còn muốn “bể cái đầu” khi vẽ mà thiếu vắng tình cảm. Nhưng loạt tranh sắp tới dứt khoát phải lạ, nếu không triển lãm sẽ thất bại, tên tuổi anh có nguy cơ chìm trong bóng tôi (!). “Mình tin là triển lãm thành công. Nhưng, sau “cú chơi dựng đứng” này chắc mình phải đi giang hồ một thời gian. Sống và vẽ. Không cần lạ mà chỉ cần đẹp và có tình cảm ...”.
Giật mình thật đấy. Nhưng cũng không lấy làm quá ngạc nhiên. Làm nghệ thuật, nói theo một khía cạnh nào đó thì cũng như tu tập, theo công án: “Thoạt đầu, thấy núi là núi, mây là mây, gió là gió. Sau nhìn, núi không là núi nữa, mây chẳng là mây, gió đâu là gió. Nhưng, sau cùng thì núi là núi, mây là mây, gió là gió”. Nghệ sĩ mà không có khả năng làm lạ thì “trình độ cơ bản” chắc hẳn hạng xoàng. (Cố nhiên, cũng có những nghệ sĩ trình độ thượng thừa mà chẳng bao giờ bày những trò láu lỉnh cả). Làm lạ cũng hay, nhưng cứ làm lạ riết, “đùa giỡn” miết thì e cũng hỏng. Bởi cái lạ, cái tạo xì căng đan chỉ gây hiện
Trần Nhã Thụy
27
Cuộc đời vui quá, không buồn được
tượng, tạo nhớ một thời điểm, một giai đoạn rồi cũng “tan biến” đi. Cái sự thật, cái tình cảm, cái gần gũi, cái “nghệ thuật vị nghệ thuật” thuần khiết mới là cái còn lại dài lâu. Như người ta vẫn còn nhớ dài lâu bức vẽ Chim bồ câu của Picasso vậy!
Làng Mai, 31/6/2006
28
“hèn đại nhân”
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Lê Đạt vốn được biết đến như một nhà thơ tài năng, một “phu chữ” vạm vỡ của văn chương Việt Nam. Nhưng, với riêng tôi Lê Đạt còn là một cây bút truyện ngắn “thứ dữ”. Cả đời ông dường như chỉ in hai tập truyện ngắn là “Hèn đại nhân” và “Mi là người bình thường” đều ở cùng một nhà xuất bản chuyên lo về chuyện của... chị em là Nhà xuất bản Phụ nữ. Nói vui vậy để thấy, sách hay không tùy thuộc, cũng không cần lấy mác Nhà xuất bản nào. Sách hay là tự thân nó hay. Vậy thôi.
Nhưng đây không phải là câu chuyện nói về sách, hay một bài khen ngợi Lê Đạt. Đây là câu chuyện được gợi nhớ từ một truyện ngắn của Lê Đạt có tự đề “Hèn đại nhân”.
Chuyện về một nhà toán học (tương lai) trẻ tuổi vì nghèo rớt mồng tơi nên bị người tình phụ bỏ, để theo một viên sĩ quan. Trong một lần đụng độ, tức khí chàng trai trẻ thách đọ súng.
Hai mươi ngày sau cuộc đấu súng sẽ diễn ra. Nhưng, éo le thay, trong hai mươi ngày ngắn ngủi đó, những phương trình toán học bỗng mọc lên như nấm trong đầu chàng trai trẻ. Chàng lao vào, say sưa ghi chép. Thời hạn hai mươi ngày đã hết, nhưng công trình toán học vẫn chưa hoàn thành. Không thể bỏ dở công trình toán học, chàng trai xin hủy cuộc đọ
súng.
- “Đồ hèn” (Lâche) - đó là lời cô người yêu cũ dành tặng cho anh.
Nhục nhã ê chề. Lời miệt thị “đồ hèn” khiến chàng trai trẻ gục ngã, tưởng chỉ có thể chết đi. Nhưng, toán học (chứ không phải văn học) đã cứu anh ta trong những ngày tháng đó. Nói theo ngôn ngữ bóng đá là “cứu một bàn thua trông thấy”. Anh chàng lao vào toán học, mặc cho lời thị phi, ruồng bỏ của đồng loại. Cho đến khi công trình toán học hoàn thành, thì “đồ hèn” liền “bùm” một phát vào chính tim mình, bằng chính khẩu súng mà anh đã chuẩn bị cho cuộc đọ súng với tình địch.
Công trình của anh sau đó được một ông thầy tốt bụng lo liệu in ấn. Một ngày nọ, nhà bác học trứ danh A. Einstein tình cờ lượm được cuốn Bàn về toán học vũ trụ trong một nhà sách cũ, ông cầm lên đọc một cách say mê. Nhưng ông vô cùng ngạc nhiên trước một bút
Trần Nhã Thụy
29
Cuộc đời vui quá, không buồn được
danh kỳ cục: Le Lâche (Thằng hèn). Không bằng lòng chút nào, A. Einstein cầm bút lên, nắn nót thêm mấy chữ trên bìa sách: Lâche Le Grand – tức “Hèn đại nhân”.
*
Tôi kể lại câu chuyện xưa cũ này để làm gì? Bởi, khi kể lại câu chuyện này, tôi không hề có ý định khôi phục lại những cuộc đấu súng, hay cổ xúy cho việc giải quyết vấn đề danh dự bằng súng đạn. Điều tôi muốn nói là sự hèn hạ nơi mỗi con người chúng ta!
Hèn ư?! Đã làm người thì tránh sao được những lúc hèn. Nhưng, biết vượt qua cái hèn, không phải ai cũng làm được. Và để được người đời nhìn nhận là “hèn đại nhân” thì không phải ai cũng xứng đáng.
Nhiều người, suốt một đời cứ sợ mình sống hèn, sợ mang tiếng thị phi là hèn mà cứ luôn đối phó, luôn “dĩ hòa vi quý” lấy lòng tất cả mọi người. (Mà làm sao lấy được lòng tất thảy?). Bị một tiếng chê thì “ê ẩm” cả người, bị một lời trách móc thì mất ăn mất ngủ ... Cứ thế, rồi loay hoay trong cõi nhân gian bé mọn, làm một người tốt theo kiểu bé mọn, chẳng bao giờ dám nói lên chính kiến của mình, chẳng bao giờ dám hy sinh một cái gì, chẳng bao giờ dám sống với những thách thức lớn lao ... Rồi, một đời vèo qua, một đời tưởng chừng mình sống thanh thản, vì không mích lòng ai, gặp ai cũng tay bắt mặt mừng ... Nhưng rồi, cuối cùng chợt nhận ra, đó là một đời nhạt. Một đời, có thể gọi là thong dong mà lại không sung sướng, cảm khoái. Một đời tưởng là nhiều bạn, mà lại không có kẻ tri âm. Một đời, đã nhận được nhiều lời khen, mà ngẫm chỉ thấy toàn giao đãi, nhạt nhẽo, bề ngoài ...
Đó là chưa nói đến, có những người vừa bị một cú vấp ngã, đã quỵ mãi mãi không thể đứng lên. Anh cứ bị cái thất bại đó dày vò, rồi sống trong mặc cảm, lo sợ. Anh rút vào cái vỏ ốc của mình. Anh trốn đời, nhắm mắt bịt tay lại với tất cả. Cũng có nhiều người tập thiền, tập đi chậm, nói thầm, cười khẽ ... Nhưng đấy thực chất là cuộc chạy trốn chính mình. Từ cuộc chạy trốn này, vô tình anh đã hủy bỏ bao nhiêu khát khao dự định. Có thể, anh đã sống một đời còn lại trong an toàn, không ai nói với anh một lời nặng nhẹ, không ai kêu anh là “thằng hèn”. Nhưng, rồi anh chợt thấy mình là hèn. Cũng chẳng được là “hèn đại nhân”. Một thằng hèn vô danh. Buồn lắm thay!
Trần Nhã Thụy
30
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Thế mới biết, sống cho mình thì dễ, sống cho đời, cho người mới khó. Mà sống trong đời, sống với muôn người thì làm sao tránh được sự hèn. Vậy, nếu trót hèn thì cứ hèn đi, đừng sợ. Hãy hèn để mưu cầu việc lớn, hèn như Hàn Tín luồn trôn. Thà hèn mà làm được chuyện đại sự, mong ích lợi cho nhiều người, còn hơn là sống một đời bằng an nhạt nhẽo.
Trót hèn, xin nhớ hãy gắng làm “Hèn đại nhân”.
TB: Năm 1994, trong một tiệm sách cũ ở góc đường Mạc Đĩnh Chi – Nguyễn Thị Minh Khai, tôi tình cờ tìm được tập truyện ngắn Hèn đại nhân của Lê Đạt. Thú thật lúc đó tôi không hề biết Lê Đạt là ai. Tôi chọn mua cuốn sách với số tiền còm cỏi của mình vì cái tựa sách nghe khá hấp dẫn: Đọc vào thì sướng, vì gặp được một người viết kỹ lưỡng, văn có phong vị riêng, ý tứ thấm thía. Mãi đến sau này tôi mới biết Lê Đạt là một nhà thơ nổi tiếng với các tập thơ Bóng chữ (1994), Ngó lời (1997) và U75 Từ tình (2007) ...
Với bài tạp văn này, quả thật, trước hết tôi chỉ muốn tự răn và tự khích lệ mình, như tinh thần của truyện ngắn: “Trót hèn, xin nhớ hãy gắng làm ‘Hèn đại nhân’”.
Trần Nhã Thụy
31
Cuộc đời vui quá, không buồn được
“viết một cuốn sách là giết chết một cái cây”
Đó là câu ngạn ngữ phương Tây
Đọc trong cuốn Nghệ thuật ngày thường ( NXB Phụ nữ, 2008) của nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng, thấy ông thường tâm đắc trích dẫn câu này.
Không biết ý nghĩa thâm thúy của câu ngạn ngữ trên là như thế nào. Người hay trích dẫn là Phan Cẩm Thượng cũng không biện giải.
“Viết một cuốn sách là giết chết một cái cây” theo suy đoán thô thiển của tôi thì như thế này: “để in một cuốn sách phải hạ một cái cây làm giấy”. Một cuốn sách- một cái cây là nói theo nghĩa tượng trưng, vì sách có sách dày sách mỏng, cây có cổ thụ có măng non. Nếu nghĩa thực dụng của câu ngạn ngữ là vậy thì hóa ra cách viết lách lâu nay… đốn cây cũng bộn. Nếu đổi một cái cây để có một cuốn sách hay thì coi như cũng được, nhưng thực tế thì sách hay không nhiều. Sách vô thưởng vô phạt thì tràn ngập. Sở dĩ có chuyện như vậy là bởi, hiện nay để in một cuốn sách dường như không khó khăn gì, ai có tiền mua giấy phép, đóng nhà in là xong ngay. Các nhà xuất bản thì nhiều khi chỉ “yêu cầu cao” với loại sách “kế hoạch A”, vì họ tự kinh doanh. Còn sách liên kết thì cứ tạm tạm, sạch nước cản là được.
Nhưng cũng có một thực tế là, hiện nay cứ nhìn vào danh mục sách best- seller các tác phẩm văn học trong nước mà… nhăn mặt. Nói e mích lòng, nhưng đó hầu hết là những tác phẩm câu khách dễ dài, ít thấy sức lao động, tâm huyết của nhà văn. Và, như thế… cây lại tiếp tục bị đốn. Tất nhiên là có rất nhiều cây bị đốn oan bởi đã “ phục vụ cho những cuốn sách không có giá trị gì. Cũng khó mà trách các nhà xuất bản được, vì họ đâu phải cơ quan kiểm lâm là kiểm soát việc.. đốn cây! Với lại, họ cũng cần có tiền để sống. Sách hay mà ế
thì kinh doanh làm gì. Cái thực tế xót xa, hài hước trong xuất bản, làng văn này cũng vừa được đưa lên phim. Đó là bộ phim Vòng nguyệt quế đang phát trên VTV1 (kịch bản của nhà văn trẻ Hà Thủy Nguyên, đạo diễn Mai Hồng Phong) vào lúc tám giờ mười phút mỗi tối. Chuyện có anh chàng thi sĩ trẻ được xem là tài năng của văn đàn, có ông chủ nhà sách trẻ trân trọng in giúp tập thơ. Thế nhưng sách in ra ế chỏng chơ, nằm trơ trong những thùng các-tông ngoài vỉa hè. Trong khi đó, một tập thơ văn 8X nhí nhố gì đấy lại bán chạy như
Trần Nhã Thụy
32
Cuộc đời vui quá, không buồn được
tôm tươi, được nâng niu trìu mến đặt trên giá sách sang trọng. Anh chàng thi sĩ tài năng đau đớn đã đành, ngay cả ông chủ nhà sách cũng xót xa không kém. Xem ra những cuốn sách như thế không chỉ đốn cây mà còn đốn một cái gì đấy trong lòng người. Nhưng, phải thông cảm là kinh doanh không thể đi ngược lại thị trường.
Thị trường giấy đang có những biến động lớn. Giá giấy in báo đầu năm là mười một triệu đồng/tấn, bây giờ đã lên mười bảy triệu đồng/tấn. Còn giấy in sách thì kinh khủng hơn, cách đây ba tháng khoảng mười sáu triệu đồng/tấn, hiện nay là hai mươi ba triệu đồng/ tấn. Dự đoán giá giấy còn tăng cao nữa. Các cơ quan báo chí, nhà xuất bản đang lo sốt vó vì thiếu giấy in, mai mốt có khi sẵn tiền mà không có giấy mua. Nhưng quan sát thì thấy cánh viết lách vẫn không ngừng in sách. Nhiều tác phẩm tung hoành trên mạng, với những đặc thù tưởng chỉ để phục vụ cư dân mạng, giờ lại tiếp tục… đốn cây. Lại nghe nói ở Hải Phòng có mấy thi sĩ sáng kiến ra việc viết thơ trên vách núi. Tôi nghĩ đó là cách hay để khỏi phải.. đốn cây. Nhưng hỏi kỹ ra thì biết các thi sĩ ấy cũng từng hăng hái.. đốn cây, giờ lại làm khổ đá.
Thật ra thì câu ngạn ngữ trên tuy rất hay nhưng cũng hơi phiền. Trước hết là phiền với chính bản thân tôi, là vì tôi hiện có hai bản thảo chuẩn bị in, nhưng nghĩ văn chương mình làng nhàng, nếu in hai cuốn sách có nghĩa là… đốn hai cái cây. Tiếc quá. Nghĩ vậy nên thôi. Có lẽ phải chờ, ít nhất là khi giá giấy hạ nhiệt trở lại, và bản thảo mình hay dần lên thì mới tính chuyện in (!)
Như thế, câu chuyện “viết một cuốn sách là giết một cái cây” không chỉ là chuyện bảo vệ môi trường tự nhiên, hay là câu chuyện về quốc sách tiết kiệm, mà nó còn là thể hiện tinh thần sống, cách ứng xử đẹp với thiên nhiên, cộng đồng. Hay nói đơn giản hơn đó là sự đòi hỏi một công bằng nho nhỏ: một cuốn sách phải xứng với một cái cây (!)
TB: Bài này được viết vào khoảng tháng 7.2008, thời điểm giá giấy in có những biến động lớn, đây là thời điểm mà nhiều tờ nhật báo tăng giá từ 1500 đồng/tờ lên 3000 đồng/tờ, tức tăng gấp đôi. Chính điều này khiến cho những công dân ghiền báo của Sài Gòn đứng trước sự lựa chọn một, hai tờ báo mình thích chứ không còn thói quen mua một đống báo như trước nữa. Bài viết này được tải lên mạng rất nhiều, và có nhiều bình luận rất vui, đại ý nhà văn cũng đốn cây không kém gì lâm tặc (!)
Trần Nhã Thụy
33
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Trong bài viết có chi tiết liên quan đến bộ phim truyền hình Vòng Nguyệt Quế mà lúc đó dư luận đòi gay gắt ngưng phát sóng. Tôi cũng mạo muội viết một bài Sổ tay in trên báo Tuổi Trẻ (số ra ngày 23/7/2008). Xin được in lại như một chú thích cho bài viết này:
SỰ THẬT NÀO CHO MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Ngay từ những tập dạo đầu, bộ phim truyền hình Vòng Nguyệt Quế ( dài 25 tập, Kịch bản Hà Thủy Nguyên, Đạo diễn Mai Hồng Phong, chiếu trên VTV1 lúc 8h10 từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần) đã nhận được những phản ứng có thể nói và gay gắt của dư luận. Trên một số tờ báo, phản ứng của nhà báo cũng như khán giả dường như đều cùng gặp nhau một điểm: “Phim thiếu tính thực tế”. Cứ theo những phản ánh, mổ xẻ ấy thì “làm gì ngoài đời có chuyện công an yêu cầu thi sĩ đọc thơ mới tha? Có tập thơ mỏng dính nào mà nhuận bút lên tới 11 triệu đồng? Sao giới nhà văn chỉ toàn xấu xa? v..v.. Cho đến nay, phim đã chiếu hơn nửa, thì khán giả vẫn cảm thán như thế. Đại khái chỉ toàn thấy chuyện nhảm, phịa, thiếu thực tế.
Đáp lại dư luận, nhà biên kịch Hà Thủy Nguyên - tác giả kịch bản Vòng nguyệt quế cho rằng: “Xin thưa, tôi cũng mong những điều tôi viết ra trong phim không phải là sự thật lắm. Nhưng rất đáng tiếc là nó được chắt lọc từ rất nhiều sự thật mà tôi được biết” ( Báo Thể thao & Văn hóa ngày 21/7/2008). Một bên thì nói thiếu sự thật, một bên thì cho có
quá nhiều sự thật. Vậy sự thật nằm ở đâu? Có lẽ, khi tham gia vào cuộc tranh luận này, cả hai phía đều đã đi… hơi xa sự thật. Bởi, cái sự thật mà chúng ta đang nói ở đây là sự thật trong phim chứ không phải ngoài đời. Theo đó, điều đáng đưa ra để trao đổi là liệu kịch bản có lô gích không, diễn viên đóng có đạt không, đạo diễn có giỏi không… thì hầu như không thấy đề cập (?!). Sự thật có những mẫu số chung, nhưng sự thật cũng có những cá biệt. Có những sự thật được nhiều người biết theo nghĩa thực tế, cũng có những sự thật chỉ được soi rọi hay va chạm ở số ít. Có sự thật trước mặt và sự thật mang tính dự báo. Những bí ẩn của nội tâm cũng là sự thật. Nhưng, tất cả những cái gọi là sự thật ấy, qua nghệ thuật đều đã được tinh lọc, cấu trúc lại. Cho nên, cái sự thật trong nghệ thuật thực chất là sự hư cấu, là dám sáng tạo trên những điều cá biệt hoặc tưởng tượng. Ví dụ, khi xem phim Titanic (đạo diễn James Cameron) có cảnh ban nhạc vẫn nán lại chơi nối bản nhạc trong
Trần Nhã Thụy
34
Cuộc đời vui quá, không buồn được
khi mọi người hoảng loạn tháo chạy, tàu sắp gãy đôi, hẳn nhiều người sẽ tắc lưỡi kêu xạo. Xem phim Kẻ chuyên nghiệp (đạo diễn Luc Besson) khi thấy gã sát thủ Leon (diễn viên Jean Reno) dịch chuyển đâu, cũng khư khư… ôm một chậu cây xum xuê, hẳn nhiều người sẽ cười, làm gì có sát thủ nào kỳ cục như thế? Hay xem phim Tuyết miền nhiệt đới (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng) nhiều người thấy “dị ứng” khi thấy một cô gái nghèo lại nuôi một chú heo nhỏ làm kiểng. Đó là những chi tiết, nhân vật mà nhiều người thường nói: “Ngoài đời làm gì có”, nhưng lại khiến họ nhớ rất lâu. Cũng như vậy, ở đây, cảnh công an yêu cầu chàng thi sĩ làm thơ và chàng thi sĩ trẻ tuổi “tức cảnh sinh tình” ngay tại trụ sở công an cũng sẽ khiến khán giả nhớ lâu. Dù rằng theo thói quen họ vẫn nói: “Ngoài đời làm gì có chuyện đó”. Vấn đề không nằm ở chuyện đó có thật (ngoài đời) không, mà là tiến triển trong phim có lô gích không, tình huống phim thuyết phục không và diễn xuất của diễn viên đã đạt chưa?...
Nhà biên kịch nhất quyết rằng, phim này được chắt lọc từ rất nhiều sự thật. Song, thiển nghĩ để tạo ra một cảm giác “như thật” trên phim thì cái cần là khả năng sáng tạo chứ không nhất thiết phải vin vào cái sự thật đâu đó ngoài đời. và, đương nhiên là không cần phải phân bua rằng chuyện đó có thật (ngoài đời) hay không. Trên thế giới có những bộ
phim “bịa hoàn toàn” nhưng lại mang đến cho người xem những cảm xúc rất thật. Trong khi đó chúng ta thường được khuyến dụ xem những bộ phim “có rất nhiều sự thật” nhưng lại chẳng để lại dư vị gì. Đó là điều đáng để suy nghĩ cho cả người làm phim lẫn khan giả. Nói rộng ra trong những môn nghệ thuật khác, người thưởng lãm dường như vẫn có thói quen lăm lăm cái kính hoặc thước đo “cái sự thật ngoài đời” trên tay để soi vào một tác phẩm. Còn người làm nghệ thuật thì rất hay mang tâm lý sẽ “đánh úp một mẻ lưới sự thật” mang vào tác phẩm nhằm thuyết phục công chúng. Chính vì quá chăm chú vào những kiểu sự thật như thế mà xảy ra những ngộ nhận cho cả công chúng lẫn nghệ sĩ. Nghệ thuật thật sự phải biết thoát ly tính minh họa, để tìm đến cái sự thật cuối cùng là cái hay lay động của tác phẩm.
35
người… truyền hình
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
“Anh ngồi phái bên tay trái của nhân vật chính/ Sẽ là người phát biểu thứ ba/ Bài phát biểu của anh có thể ngẫu hứng nhưng nhớ không kéo dài quá mười phút/ Cuối bài phát biểu anh cố gắng pha trò để tạo không khí, vì sau đó chương trình sẽ bước vào một tiết mục quan trọng…”
Trước ngày chuẩn bị ra mắt tập thơ của anh bạn, tôi bất ngờ nhận được một email có nội dụng đại khái như vậy. Dù thấy hơi buồn cười những không khỏi bất ngờ, tôi bèn gọi cho anh hỏi xem, sao lại có sự thay đổi lớn như vậy? Bởi theo dự định buổi ra mắt tập thơ sẽ là cuộc gặp gỡ vài “chiến hữu” ở một quán cà phê nho nhỏ, ngồi tán dóc cho vui mà thôi. Không lẽ anh đã tìm được nhà tài trợ, và chương trình sẽ lên truyền hình? Nghe tôi hỏi, anh bạn cười hì hì: “Có truyền hình, tàng hình gì đâu. Nhưng mình vốn lơ ngơ quá, sợ buổi gặp gỡ có sơ sót, anh em trách nên nhờ một cô bạn set-up dùm….”
Té ra là vậy. Cô bạn này tuy không làm bên ngành truyền hình, nhưng có quan hệ mật thiết với truyền hình, và cũng thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, bèn có nói ngay một “kịch bản ra mắt” khá chi tiết cho anh bạn tôi. Thú thật, anh bạn tôi thấy cũng kì kì, nhưng cô ấy bảo, nếu đã nhờ cô làm thì phải làm theo kịch bản, không thì thôi, cô sẽ không làm, vì một khi cô đã làm thì phải chuyên nghiệp đâu ra đó. Anh bạn tôi vốn muốn chu đáo nên cái “kịch bản ra mắt” ấy đã gửi đi đến từng khách mời. Và, đương nhiên theo kịch bản sẽ có “diễn viên chính”, “diễn viên phụ” và có cả “diễn viên quần chúng” nữa…
*
“Người… truyền hình” – đấy không phải là trường hợp đầu tiên tôi gặp. Nhớ cách đây không lâu, trong một chương trình giao lưu nghệ sĩ, dự kiến sẽ có hai MC một nam một nữ cho “đẹp đôi”. Trong đó vai trò của nam MC rất quan trọng, dù anh không phải là MC chuyên nghiệp nhưng là người thân của nghệ sĩ, có thể ứng biến và khai thác nhiều khía cạnh bất ngờ. Nhưng rồi, vào giờ chót người nam MC đó đã không xuất hiện. Không có
Trần Nhã Thụy
36
Cuộc đời vui quá, không buồn được
một lý do chính đáng nào được nêu ra. Mãi sau này, mọi người mới biết sở dĩ đêm đó nam MC kia “lặn” mất tiêu là bởi anh ta biết được chương trình không được quay truyền hình. “Mà không có truyền hình thì… chán” - nam MC đó bảo vậy, thản nhiên và hồn nhiên không thể ngờ.
“Người… truyền hình”. Đã có rất nhiều người khi tham gia các trò chơi truyền hình thổ lộ tâm tư thật thà là chỉ muốn được… lên ti-vi. Đã có rất nhiều nghệ sĩ chịu khó xuất hiện trên truyền hình không phải vì dấn thân nghệ thuật cũng chẳng phải được hậu hĩnh cát- xê mà chủ yếu để “khoe dung nhan” trước khán giả. Trong cuộc sống hôm nay, không ai phủ nhận vai trò của truyền hình cả. Thậm chí truyền hình còn là cả một sức mạnh truyền thông. Truyền hình đã trở thành “ một phần tất yếu của cuộc sống”. Nhưng, ở đó cũng ẩn chứa bao vui buồn. Lên truyền hình cho… Thiên hạ biết mặt, âu cũng là trò vui. Nhưng bằng mọi cách để lên truyền hình, biến mọi giá trị cuộc sống thành “giá trị truyền hình”, biến mọi sự tự nhiên thành “kịch bản”… thì thấy buồn quá, mà cũng cực quá.
Ban đầu, mọi sự “diễn” có lẽ cũng là để cho vui, nhưng rồi “diễn” riết đã trở thành thói quen khó bỏ. Và, ở bất kỳ đâu, chúng ta cũng có thể bắt gặp “người… truyền hình”. Khi họ đi đến đâu, cũng làm như có một cái… camera vô hình đang hướng theo. Và họ diễn: “Nói vài câu/ rồi cười/ pha trò/ ngó sang bên cạnh/ mắt long lanh/ làm như đang lắng nghe… sửa lại tư thế/ nói/ cười/ cười/ nói…”. Ở nhiều nơi đám đông, chúng ta cũng hay gặp cảnh như thế này: tay bắt mặt mừng, cười cười nói nói, trông mặt ai cũng sảng khoái… Nhưng rồi khi ra về, mình không biết người vừa bắt tay tên gì, làm gì, mình không nhớ đã nói cái gì, đã cười vì cái gì?!... Lúc ấy, có lẽ trong mặt mình rất chán. Nhưng rồi, làm như có một cái camera vô hình đang ở đâu đó bên cạnh khiến mình nghĩ nếu đã buồn thì phải làm mặt buồn như thề nào cho… lên hình trông đẹp mà sang trọng?! Cứ như thế mình đã trở thành “người… truyền hình” ở mọi lúc mọi nơi, ở cả những chốn riêng tư nhất không hề có bóng dáng của truyền hình.
Khi tôi đem câu chuyện “người... truyền hình” chia sẽ với một anh bạn vong niên, thì anh cười tủm tỉm rồi bảo: “Có nhiều.. người truyền hình càng tốt chứ sao, vì như vậy ngành điện ảnh, truyền hình nước nhà sẽ có đông đảo người diện giỏi mà không cần phải tốn tiền bạc, công sức đào tạo…” Biết là anh bạn đùa, nhưng quả thật là tôi cười không nổi.
Ôi!, người… truyền hình (!).
37
chạy trời không… khỏi nhậu (!)
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Hẹn hò mãi, cuối cùng đám bạn học cũ thời trường làng cũng gút lại được cuộc đi chơi chung… bỏ quên thành phố sau lưng. Vui vẻ hào hứng vô cùng, mặc dù ai cũng tay xách nách mang khá vất vả. Bởi đây là lần đi chơi chung hiếm hỏi, không chỉ đủ mặt các “chiến hữu” mà còn đầy đủ các bà xã và đám đệ tử đi cùng.
Điểm đến là một khu du lịch ven biển, vắng hiu, nằm khá xa các khu resort xinh đẹp, đông vui. Chọn một nơi khá vắng vẻ, giá cả bình dân, không phải vì các “chiến hữu” thực hiện kế hoạch tiết kiệm, mà bởi đã cùng thống nhất với nhau: đây là chuyến đi thư giãn cho cả gia đình. Gia đình bên nhau thì chỉ cần không gian thoáng đãng, yên bình, cùng vui đùa bên nhau, đêm cùng ngắm trăng lên là vui rồi. Đặc biệt là sẽ không nhậu. Mà, không nhậu thì đâu cần phải ở chỗ sang, mồi ngon (!).
Mọi kế hoạch đều có vẻ “chạy” khá tốt, cho đến sau buổi cơm chiều. Trong khi các “chiến hữu” thanh thản ngồi chờ trăng lên thì ông chủ khu du lịch mến khách cầm ra… một cái chai. Một chai rượu quí, ngâm cái con gì đó, đại loại “ông uống bà khen”. Không có nhiều, mỗi người làm một li cho… ấm bụng. Từ chối, đưa đẩy một hồi, rồi từng người cũng làm “bổn phận” của mình. Mà, phải công nhận, rượu “đã” thiệt. Rồi chợt có ai đó thốt lên: “Uống nhiều… nhem thèm vầy ai mà chịu được ông chủ ơi!”…
Tôi nghe đến đó… bèn trốn. Một vài đứa lảng ra. Nhưng vẫn có hai ba đứa ngồi lại. Biết buổi… ngắm trăng tập thể bất thành, nhưng mấy bà xã không dám cằn nhăn sợ mất cuộc vui lâu lâu mới có, bèn im lặng dắt mấy đệ tử về phòng. Gia đình tôi quyết định ngủ sớm. Thật lòng, tôi thèm ngủ hơn mọi thứ, hơn cả lên cung trăng chứ nói gì ngắm trăng. Nhưng mới chợp mắt được một lúc, đang mơ mơ màng màng thì nghe thấy tiếng gõ cửa khe khẽ, kèm một giọng khe khẽ, mời ra ngoài… làm vài ly. Tôi giả vờ ngủ say. Một chặp, lại gõ cửa, một giọng khác mời ra ngoài… ngồi nói chuyện với anh em cho vui. Tôi không ừ hử gì. Một chặp, lại gõ cửa, giọng người thứ ba hơi lè nhè: “Ngủ sớm vậy cha nội. Ra làm li đi, anh em đang chờ.” . Tôi vẫn nằm im, quyết tâm cố thủ. Nhưng… tôi có thể nằm im, còn bà xã thì đã không chịu nổi. Cứ một chặp lại có người vào gõ cửa kêu nhậu. Tôi đếm đã gần đủ giọng thì bà xã đập mạnh vào người tôi một cái: “Dậy ra nhậu đi, để gõ cửa hoài”…
Trần Nhã Thụy
38
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Vậy là, chạy trời cũng không… khỏi nhậu (!). Thỉnh thoảng, ngồi “kiểm điểm” lại chuyện nhậu nhẹt của mình, tôi thấy nói chung là ân hận. Có dân nhậu nào mà không ân hận?! Nhưng, ân hận rồi lại… cứ nhậu. Không phải là chuyện bông phèng, nhưng từ chối nhậu không phải bao giờ cũng dễ, trong khi cánh đàn ông xứ mình dường như là có “truyền thống” nhậu khá đậm đà. Lên rừng: nhậu, xuống biển: nhậu, về quê: nhậu, đám cưới: nhậu, đám giỗ: nhậu… Đám gì cũng nhậu. Ra đến nước ngoài càng phải nhậu. Cuộc nhậu bữa đó, có một đứa bị tăng xông, nhưng vẫn chơi bạo, một tay cầm ly rượu còn tay kia thủ… cái máy đo huyết áp. Vừa uống vừa đo, như là đang đóng phim hài. Nghĩ lại, thấy sợ.
Bữa nọ, trong bàn nhậu, nghe tin một anh bạn bị ung thư gan, ai nấy đều buồn, có người nói phen này quyết tâm bỏ nhậu. Tôi đến thăm anh bạn, nói lời động viên chia buồn thì anh mỉm cười bắt tôi hứa giữ kín một bí mật. Hóa ra vì anh quá sợ nhậu mà bịa ra bệnh ung thư chứ không phải là bệnh thiệt. “Nhưng mà bỏ luôn cũng sầu, thỉnh thoảng ông tới đây nhậu với tôi cho vui” - nghe lời rủ rê đầy nỗi niềm của anh bạn mà tôi không nhịn được cười.
Nhậu hay không nhậu? Có bỏ nhậu được không? Tại sao không thể bỏ nhậu?… Những câu hỏi xem ra “vớ vẩn” này lại chẳng dễ trả lời chút nào. Chợt nhớ, mấy năm trước tình cờ gặp họa sĩ người Hàn Quốc Choi Byung Soo ở Sài Gòn, tôi hỏi anh có nhậu nhiều như những người Hàn Quốc trên ti- vi không, thì Choi Byung Soo mỉm cười, bảo: “Tôi rất thích rượu. Thích lắm. Nhưng vì quá thích mà mỗi ngày tôi chỉ uống một ly mà thôi. Tôi uống ít vậy là để có thể… uống đến suốt đời”.
Ừ nhỉ, sao mình không bắt chước cách nhậu như họa sĩ Choi Byung Soo?! Nhậu “chung tình” như thế cũng là thể hiện một “văn hóa nhậu” đấy chứ (!)
Sài Gòn, 2008
TB:Về nhậu, có lẽ viết cả cuốn sách nói cùng không hết chuyện. Nói chung ai nhậu cũng đều cảm thấy mình hư, ân hận lắm chứ chẳng phải ngon lành, sung sướng gì. Nhưng vì, “cuộc đời vui quá không buồn được” nên nhậu thôi.
39
Hôm qua đã chết một lần
Hôm nay tỉnh dậy thấy… cần chết thêm
(Nhậu)
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
40
thầy dạy… Ăn trộm
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
- Nè ông, bây giờ không chỉ việc dạy dỗ học trò có nhiều chuyện khác xưa, mà ngay cả việc… dạy ăn trộm cũng áp dụng “giáo trình” mới lắm nghen.
Bên bàn cà phê sớm, sau khi đọc một lượt mấy tờ nhật báo, ông bạn tôi bỗng ngẩng lên nói như vậy. Biết là bạn cà rỡn, nhưng chẳng rõ ngụ ý chuyện gì, nên tôi phải gặng hỏi cho rõ.
- Thầy dạy ăn trộm, nghe như giỡn vậy ông, chuyện này xưa nay làm gì có?
- Chuyện dạy ăn trộm có kể lại nhiều trong sách, tại ông lười đọc nên không biết, ông muốn nghe không tôi kể hầu cho vài chuyện?
- Ông thử kể nghe xem nào.
- Chuyện thứ nhất là chuyện cho dạy con đi ăn trộm. Cha là tên đạo chích “lành nghề”, khi tới tuổi già xế bóng bèn truyền nghề lại cho thằng con. Một đêm hai cha con lẻn vào một nhà giàu. Thấy có chiếc rương to, trộm cha bảo trộm con khuân hết đồ đạc ra, lén đẩy nó vào đó khóa chặt lại, rồi la to: “Trộm… bớ trộm”. Chủ nhà thức giấc vác gậy đuổi tìm trộm khắp nhà mà không thấy. Trong khi đó trộm con nằm chết điếng trong rương, lòng hận cha khôn xiết. Khi chủ nhà đi ngủ trở lại, trộm con bèn giả tiếng chuột rúc trong rương. Chủ nhà lục đục mang đèn đến mở rương thì trộm con phóng ra thổi tắt đèn xô ngã chủ nhà chạy biến. Mọi người xúm đuổi theo. Khi ngang qua một cái giếng, trộm con ném tảng đá xuống đó rồi hô to: “Thằng trộm té xuống giếng rồi… bắt lấy nó”. Thế là mọi người xúm quanh cái giếng. Thằng trộm thoát thân. Về tới nhà, trộm con oán trách cha đủ điều. Nhưng trộm cha điềm tĩnh thong thà hỏi: “Thế con thoát bằng cách nào?” trộm con thuật lại đầu đuôi. Nghe xong trộm cha vỗ đùi đánh đét. “Giỏi. Vậy là con thành nghề rồi”.
- Hà... hà chuyện đúng là vui. Còn chuyện thứ hai?
- Chuyện thứ hai là chuyện thằng ngu đi học ăn trộm. Có một thằng ngu quá không biết làm gì ăn bèn tay nải tìm thầy dạy nghề ăn trộm. Sau khi giảng mấy buổi lý thuyết, đêm nọ thầy dắt trò đi thực hành. Cũng lựa nhà giàu mà trộm. Trước khi cho trò đột nhập thầy dặn:
Trần Nhã Thụy
41
Cuộc đời vui quá, không buồn được
“Nhà này làm qua, giàu lắm, nên vào trong lựa món nào “nặng túi” nhất thì mới lấy nghen”. Trò gật đầu lia lịa. Sau khi khoét vách vào được trong nhà, loay hoay mãi thằng trộm không thấy cái nào “nặng túi” nhất như thầy nói, chỉ có tấm phản gỗ lim xem ra là nặng vô địch. Thế là thằng trộm ghé vai vác tấm phản đi. Tiếng động lớn làm chủ nhà thức giấc hô hoán, thằng trộm chạy ra sân nhưng bị chủ nhà đuổi kịp bắt lại.. Sợ quá, thằng trộm ngỏng cổ ra ngoài kêu cứu thầy: “Thầy ơi… họ bắt được con rồi”. Thầy hé mắt qua bờ rào thấy chủ nhà đang nắm chặt tay đệ tử của mình, bèn hắng giọng nói to: “Cũng may cho mày là họ nắm cái tay, chứ họ nắm lỗ mũi thì tiêu đời”. Chủ nhà nghe vậy bèn nhanh chóng chuyển từ nắm tay sang nắm lỗ mũi. Chỉ chờ có thể thằng trộm bèn lắc nhẹ cái đầu rồi phóng bờ rào thoát thân.
- Thằng trộm này thuộc bài giỏi như vậy thì đâu có ngu. Xem ra kẻ ngu chính là tay chủ nhà kia.
- Ừ. Nhưng qua hai câu chuyện ông rút ra bài học gì không?
- Tẩu vị thượng sách, đúng không?
- Đúng rồi. Ngày xưa mấy thầy dạy ăn trộm đều truyền cho học trò chước này. Nhưng ngày nay “giáo án” thay đổi rồi.
- Thay đổi sao, ông kể nghe coi?
- Thì đó, mấy bữa nay đọc báo nói về nạn trộm cướp lộng hành. Ăn trộm khi bị chủ nhà phát hiện thì đứng trừng mắt nhìn rồi thong thả bỏ đi, có kẻ trộm bị rượt đuổi thì rượt đuổi ngược trở lại, lại có kẻ trộm gặp phản ứng thì ra tay giết luôn chủ nhà. Xem ra, trộm bây giờ học theo sách khác rồi ông à.
Câu chuyện đến đó thì không còn cười được nữa. Ly cà phê đá đã tan loãng mà sao thấy đắng nghét.
Trên đường từ quán cà phê trở về nhà, và cả suốt mấy ngày sau đó, tôi cứ lẩn thẩn nghĩ tới một chuyện khá buồn cười là: có thầy dạy ăn trộm thật không, hay đó chỉ là những câu chuyện tiếu lâm. Nếu có thầy dạy ăn trộm thật thì khó khăn cỡ nào tôi cũng xin tìm gặp, chẳng phải để làm đệ tử, mà chỉ để hỏi một câu: “Thầy đang dùng sách nào để dạy ăn trộm?”
Trần Nhã Thụy
42
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Sài Gòn, 6/2009
Ăn… nỗi nhớ
43
ăn… nỗi nhớ
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Tôi vẫn thường nghĩ thế này, với những người xa quê lâu, khi ăn một món quê nhà, không phải vì đói vì thèm, mà bởi nhớ. Nhớ một nỗi nhớ. Mà, nỗi nhớ thì dẫu cụ thể thế nào, cũng rất mông lung, trừu tượng.
Đối với tôi, dù ăn món Tàu món Tây, cao lương mỹ vị thế nào, rồi cuối cùng nỗi nhớ vẫn quay về những món ăn miền Trung ngày thơ bé. Tôi nhớ con cá nục hấp nhìn tươi rói. Tôi nhớ cái bánh tráng bột gạo pha thêm chút bột mì vàng rộm. Và, gộp lại, tôi nhớ món bánh tráng cuốn cá nục với rau muống sống quá chừng quá đỗi. Nhưng, nỗi nhớ cũng có cái cắc cớ lạ lùng. Ví như, trong nỗi nhớ vừa liệt kê ra trên, không hiểu sao tôi lại vô tình bỏ sót cái… chén nước nắm. Đó thường là một chén mắm (nước) hay là một chén mắm (cái) có dằm những trái ớt hiểm thơm phức, cay xé lưỡi. Nhưng, khi nói về nắm, tôi lại bỗng dưng nhớ đến một món ăn khác. Đó là món bánh tráng đập, chấm mắm (cái). Bánh trán đập là sao? Là lấy một cái bánh tráng ướt (mỏng) phủ lên cái bánh tráng khô, rồi bẻ
gập… đập một cái. Thế là xong. Nhưng mà chưa xong, nếu như ăn bánh đập mà thiếu mắm (cái) hay còn gọi là mắm nêm thì coi như là… chưa ăn bánh đập. Cho nên, nói ăn bánh tráng đập là… ăn nỗi nhớ mắm nêm cũng không ngoa chút nào.
Ăn… nỗi nhớ, có khi là ăn cả một không gian hoài niệm. Trong những ngày giáp tết se lạnh này, khi còn xa ngút ngát dặm quê, thì lòng tôi bỗng dưng nhớ những dốc chợ. Nhớ những con đường dốc thoai thoải, những hàng cây bạch đàn lả ngọn trong gió. Trên những dốc chợ đó vào chiều hôm chợt le lói ánh lửa. Đó là ánh lửa từ những bếp quán don nhỏ bé, bày biện những mươi ghế ngồi. Chỉ cần ngồi ở đó thôi, chưa ăn đã thấy ngon, chưa về đã thấy nhớ.
Nhưng mà, nãy giờ sao tôi toàn nói đến những món nhà quê? Đành rằng, người nhà quê phải ăn món nhà quê. Nhưng, ngày Tết có món nào “hoành tráng” không? Nghĩ đi nghĩ lại, nhớ tới nhớ lui, thấy món nào cũng đơn sơ đạm bạc. Thôi thì thử giới thiệu thêm ra đây một món, tuy vẫn quê mà có thể coi là lạ miệng, hiện nay đang ngự trong menu của các nhà hàng sang trọng. Là món gì vậy? Xin thưa, đó là món tré, hay có nơi còn gọi là bì. Rất đơn giản thôi, muốn có món tré ngon, tốt nhất bạn nên chọn thịt heo thủ (đầu), sau khi luộc chín thì xắt từng lát nhỏ mỏng, rồi ướp với gia vị gồm: muối, đường, thính, riềng, tiêu,
Trần Nhã Thụy
44
Cuộc đời vui quá, không buồn được
mè… Xong xuôi, bỏ những lát thịt heo đó vào những miếng lá ổi gói lại, rồi gói thêm bên ngoải một lớp lá chuối, chưa xong đâu, quấn thêm một lớp rơm rạ, rồi dùng dây xiết thật chặt. cách gói này thực chất là ủ để cho nguyên liệu… thăng hoa. Sau ba ngày “thăng hoa” thì sẽ có những chiếc tré thật ngon lành, vừa cay vừa chát vừa ngọt vừa bùi… Ngày tết ăn
tré uống bia, hay vít uống rượu cần thì không còn gì thú bằng, cứ gọi là túy lúy.
Ăn… nỗi nhớ. Nếu bạn ăn tết ở Sài Gòn này thì xin hãy ghé chợ Bà Hoa, ở gần ngã tư Võ Thành Trang - Tân Bình. Có nhiều lối vào chợ, nhưng nếu bạn đi từ đường Trường Chinh (Cách Mạng Tháng 8) thì quẹo vào đường Trần Mai Ninh một đoạn là đụng chợ ngay. Chợ Bà Hoa hay còn gọi là chợ Phường 11 (Tân Bình) là một cái chợ quê giữa phố độc đáo vô cùng. Đến đó đi, rất có thể bạn sẽ… quên đường về, hay chính bạn đang tìm về nẻo quê ngay giữa Sài Gòn. Này nhé, bây giờ vế quê chưa chắc bạn đã được ăn bánh đúc chấm với nhân tôm. Về quê chưa chắc bạn đã có thể cầm trên tay cái bánh nổ, bánh thuẫn, bánh in, bánh tổ, bánh giò… Khi đến chợ Bà Hoa, bạn sẽ thấy ăn… nỗi nhớ là hoàn toàn đúng. Nếu như không có những hoài niệm làng quê da diết thì dứt khoát không có một cái chợ như chợ Bà hoa giữa Sài Gòn này.
Theo tôi, ăn… nỗi nhớ, thú vị nhất là bạn tự tay làm những món ăn mình thích. Còn nếu bạn lười hoặc thích… lang thang trong miền ẩm thực miền Trung, thì có thể ghé thâm một địa chỉ nữa đó là khu “Phố 2000” nằm ngay bên chợ Phường 18 - Tân Bình. Phố 2000, không phải mỗi món là … 2000 đồng mà là khu phố ẩm thực này được hình thành từ năm 2000. Thêm một địa chỉ nữa nhé, hơi xa một chút. Đó là khu quán Huế ở làng Đại học Thủ
Đức. Đến đó bạn sẽ được thưởng thức bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc… Đặc biệt là bánh canh cá lóc rất ngon. Ăn xong tô bánh canh cá lóc, uống một ly nước đậu ván thì coi như bạn đã… vế quê ăn tết rồi. Tất nhiên là còn nhiều địa chỉ ẩm thực miền Trung khác nữa ở ngay giữa Sài Gòn, nhưng tôi chỉ xin mạo muội giới thiệu vài điểm mà bạn không thể tìm thấy… trên google.
Ăn… nỗi nhớ. Với tôi, những ngày Tết về giữa phố này, nỗi nhớ cứ… lần lượt bày lên mâm (!)
Sài Gòn, cuối năm 2008
45
cong lên giữa phố cọng rơm vàng
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Không biết từ bao giờ, mình hay rơi vào tình trạng cứ hay đặt ra những nghi vấn trước khi khởi động một hành trình. Nói nôm na dễ hiểu thì thấy việc gì cứ hay hỏi tại/ vì sao?
Tại/ vì sao bào những ngày gần cuối năm Mậu Tý này, trên đường phố Sài Gòn bỗng dưng xuất hiện… những ổ trứng gà ta?! Bên cạnh những quả trứng gà nhỏ bé hay “kỳ gửi” mấy quả trứng ngỗng bự chảng, với tấm bảng giới thiệu: “Trứng gà ta/ trứng ngỗng”. Tại/ vì sao trứng ta thì… phải ta, còn trứng ngỗng… không cần ta? Mình có bao giờ là thằng có ý thức trau dồi một chút kiến thức về “chuyên môn trứng” đâu, nên hỏi là tự hỏi vậy thôi. Rồi cũng tự thử trả lời. có lẽ, trứng ngỗng vốn đã mặc nhiên “của ta”, còn trứng gà thì muôn hình vạn trạng: gà Tây, gà tàu, gà công nghiệp, gà thả vườn v.v… và v.v…
Tuy nhiên, nói đến gà ta ở đây, có lẽ là nói đến gà nuôi tự nhiên và thiên nhiên nhất. Nó cứ mặc nhiên lớn lên rồi cứ đến một ngày đẹp trời nào đó thích thì đẻ trứng, chứ không phải đã được “lập trình” giao phối, ăn uống theo kế hoạch….
Trứng gà ta, theo quan sát của mình, có lẽ cũng có khác với những loại trứng gà… Không ta. Quả trứng nhỏ, thon, màu hồng nhạt… nhìn khá xinh xắn. Đặc biệt, trứng gà ta không sạch phau, mà bao giờ cũng in dấu vết của một cuộc vật lộn sinh nở: lấm lem vết máu, bụi đất, mẩu rạ rơm… Một cuộc sinh nở tự nhiên là quặn đau để rồi thấy nhẹ sướng. Một cuộc sinh nở được can thiệp công nghệ là không đau, nhưng rồi lại cứ âm ỉ đau? Mình nhớ, hồi còn nhỏ, cũng nhiều lần tha thẩn đi theo con gà tìm ổ đẻ. Trước khi đẻ nó cứ túc tác liên hồi, rồi nhảy lên ổ rơm nằm phủ cánh. Mình có muốn dòm xem quả trứng lọt ra thế
nào cũng đành chịu sầu. Nhưng, con gà đẻ xong là kêu tác lên ngay. Có lẽ nó cũng đau, như một ca vật lộn sinh nở của con người.
Nhảy khỏi ổ, vừa đi vừa kêu nghe như bực dọc, nỗi niềm. Trên ổ rơm còn lại quả trứng lấm lem nằm hiền lành. Mình thấy mình như đang dùng dằng, nửa muốn theo con gà, nửa muốn ngồi ngắm quả trứng. Mình thấy tuổi thơ mình dùng dằng giữa khoảng nắng vàng ươm, gió hiu hiu. Khoảng khắc giữa buổi thiu ngủ và mênh mông đến lạ lùng.
46
*
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Ngắm những ổ trứng gà trên phố, chợt dưng mình gặp lại những cọng rơm vàng của đồng quê. Cong lên trên ổ trứng, rơm thơm mùi bùn đất. Có lẽ, những người mang trứng gà ta từ quê lên phố này đã mang cả cái ổ rơm từ đó theo. Những cọng rơm cong cong và run rẩy nhẹ. Những cọng rơm lấm lem bùn đất, vết máu và hơi ấm thiên nhiên. Cong lên một cọng rơm vàng giữa phố, uốn trong lòng mình một nỗi nhớ ruộng đống.
Cứ như thế, mỗi ngày ra phố, hình ảnh những ổ trứng gà ta trở nên gần gũi thân quen như chưa hề có một sự vượt mốc không gian địa lý nào. Nhưng rồi, cái tật hoài nghi vẫn không thể bỏ, đôi khi lại thầm thắc mắc: “Không biết có phải là gà ta thiệt không? Hay là giả gà ta? Giả những vết lấm lem của một cuộc vật lộn thì cũng đâu có gì là khó?…”
Có phải gà ta không? Mình hỏi như thế là đã tự làm khó mình rồi. Nhưng mà thôi, gà ta hay không ta nào có gì quan trọng. Bởi, có thể gà không ta, nhưng những cọng rơm vàng chắc chắn… là ta. Rơm ta, rơm của ruộng đồng ta!
Cong lên một cọng rơm giữa phố, uống trong lòng mình bao nỗi nhớ… Sài Gòn, Mậu Tý
TB: Khi viết bài này, tôi có đặt một nghi vấn về chuyện giả trứng gà ta. Gà ta có thật là ta? Thế rồi, sau đó, trên các báo đồng loạt khởi đăng những phóng sự phanh phui về cái gọi là “công nghệ làm trứng gà ta giả” đại ý là dùng hóa chất tẩy trắng trứng gà. Ở Trung Quốc còn làm giả nguyên cả cái trứng gà. Thật hết biết.
Tình cờ đọc trên mạng thấy có mấy cách bày phân biệt trứng gà ta và… trứng gà đểu (trứng giả Trung QUốc và giả gà ta), xin copy lại nguyên văn sau đây để bạn đọc tham khảo:
Trần Nhã Thụy
47
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Cách 1 : Nếu quan sát bằng mắt thường, trứng thật có màu trắng ngà, sờ nhẵn hơn. Đặc biệt khi soi trứng thật lên ánh sáng đèn hoặc ánh sáng tự nhiên sẽ thấy lòng đỏ rất đều, tròn. Viền của phần lòng đỏ rõ ràng và có một chấm nhỏ ở giữa. Một điểm rất khác là trứng thật có một túi khí ở đầu to của quả trứng ( vì trứng gia cầm thường có đầu to và nhỏ), trong khi trứng giả lại không làm được túi khí này. Khi đập vỡ, trứng thật có mùi tanh tự nhiên. Phần lòng đỏ hình cầu, căng có màu sắc đều nhau... Trong khi đó, trứng giả
có mùi hắc của hóa chất và không có được các điểm như ở trứng thật.
Cách 2: Để phân biệt trứng gà tẩy trắng, theo kinh nghiệm của nhiều người bán trứng là dùng bút bi vẽ lên vỏ trứng, nêu lau sạch ngay thì đó là trứng gà ta, vẫn còn nguyên vết là trứng tẩy trắng.
Xem ra thì cũng không đơn giản nhỉ? Theo tôi, cách hay nhất là… nuôi một con gà mái để lấy trứng là chắc ăn nhất!
48
xóm Gà hôm nay
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Trong những câu chuyện về Sài Gòn xưa, khi nhắc đến địa danh Xóm Gà, người ta thường nhắc đến một mảnh đất của những tay giang hồ khét tiếng. Đặc biệt, cũng tại Xóm Gà ngày ấy có đại ca Ba Giáp sau khi “rửa tay gác kiếm” đã xuống tóc quy y ở chùa Sắc Tứ Tập Phước với pháp danh Thiện Minh. Ngôi chùa này hiện vẫn còn ở đường Phan Văn Trị ( Bình Thạnh) và là một trong ba di tích nghệ thuật của Bình Thạnh cùng với chùa Văn Thánh và Từ đường Tri huyện Trương Văn Lánh.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì địa danh Xóm Gà thuộc xã Bình Hòa, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, cách xa trung tâm Sài Gòn ngót chục cây số (tức thuộc một phần quận Bình Thạnh và Gò Vấp bây giờ). Ở đây đất đất rộng, bỏ hoang nhiều nên thu hút sự lưu trú của dân tứ xứ. Dân ở đây cũng chăn nuôi, trồng trọt không khác gì ở quê, đặc biệt là phát triển nghề nuôi gà, cung cấp gà thịt, gà chọi nổi tiếng. Cái tên Xóm Gà hình thành từ đó.
Xóm Gà không chỉ nổi tiếng về các tay anh chị, mà đây còn xóm trọ của hầu hết các văn nhân đủ miền khi vào tham gia làng báo Sài Gòn. Những tên tuổi lẫy lừng của làng văn, làng báo Việt Nam, như : Tản Đà, Phan Khôi, Lê Cương Phụng, Ngô Tất Tố v.v… cũng từng có thời gian ở trọ tại Xóm Gà. Theo một phân tích đơn giản, sở dĩ các văn nhân chọn Xóm Gà làm nơi cư ngụ là vì ở đây vốn cảnh quê, thoáng rộng, yên tĩnh, mát mẻ… Nhưng điều quan trọng nhất là giá nhà trọ rẻ hơn ở trung tâm và mức chi tiêu sinh hoạt hằng ngày cũng có phần “dễ thở” hơn rất nhiều.
Tôi chưa từng ở trọ Xóm Gà, nhưng mỗi lần đi qua ngã tư Lê Quang Định, Nguyễn Văn Đậu (Bình Thạnh) chợt lơ mơ mường tượng về cái Xóm Gà ngày xưa, băn khoăn tự hỏi chỗ nào là nơi mà các “tiền bối” đã thuê nhà trọ?! Nhưng cảnh xưa giờ đã khác nhiều, còn chăng là dấu vết của những hàng rào cây có hoa dây leo trong những con hẻm nhỏ. Và, đâu đó còn lưu lại cái tên Xóm Gà với một vẻ gần gũi, thân yêu. Trên đường Nguyễn Văn Đậu, tôi thấy có tấm bảng ghi “Bi-a Xóm Gà”, trên đường Lê Quang Định thì còn nhiều quán “Đặc sản Gà ta” ngon có tiếng, và cũng còn thấy một quán “Cháo trắng Xóm gà”.
Trần Nhã Thụy
49
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Về xóm Gà hôm nay, không còn nghe nhắc đến hai chữ “giang hồ” nữa. Hôm nay, Xóm Gà được biết đến như một địa danh có nhiều đình chùa nổi tiếng. Thỉnh thoảng tôi lại ghé vào “trú nắng” ở chùa Già Lam trên đường Lê Quang Định. Chùa Già Lam vốn là một tu viện được xây dựng từ năm 1960, cho đến nay vẫn là nơi tu học của các học tăng cấp đại học. Ngồi trong sân ngôi chùa này, tôi đã gặp nhũng người từ rất xa đến đây nhang đèn, lễ
Phật. Và, cũng có nhiều người từ vùng khác đến những đình, chùa xung quanh Xóm Gà. Hỏi ra mới biết, từ rất lâu rồi, họ đã đến đây, theo lời truyền dặn của ông bà, cha mẹ. Dường như có một không gian tâm linh và thời gian quá khứ truyền nối đến tận hôm nay.
Xóm Gà hôm nay sôi động nhịp sống phố phường. Nhưng trong nhịp sống đua chen đó vẫn chứa đựng một không khí thật bình yên.
50
thơ giang hồ,
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
những ngọn gió không ngừng phiêu lãng (!)
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà
Chẳng cần phải rà soát trong trí nhớ, nhiều người đã bật lên hai câu này mỗi khi chén thù chén tạc, lúc đắc chí vỗ đùi cười rơi nước mắt, khi một mình dạ hành nơi đất khách xa lạ… Thơ của ai? Chẳng biết là thơ của ai. Chỉ biết rằng thơ hay quá, đọc lên nghe đã đời, sảng khoái cả tâm hồn, mà như một lời an ủi, ngọt dịu. Thơ ai vậy ta? Người đinh ninh thơ Nguyễn Bính. Kẻ đồ chừng thơ Nguyễn Duy. Có người lại “chắc cú” rằng thơ của Bùi Chí Vĩnh v.v… Thưa rằng chẳng phải. Người có hai câu thơ rất nổi tiếng trên “giang hồ” mà tên tuổi lại… hơi “mơ hồ” trên văn đàn đó chính là thi sĩ Phạm Hữu Quang sinh năm 1952, từng học Đại học sư phạm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh rồi chuyển về Đại học Cần Thơ. Ra trường, đi dạy vài ba năm rồi chuyển qua làm văn nghệ (Hội Văn học nghệ thuật An Giang). Theo mô tả của nhà thơ Trần Hữu Dũng thì Phạm Hữu Quang có vóc người thấp đậm, râu ria xù xì như con gấu. Con người có bài thơ Giang hồ nghe “dữ dằn” vậy mà hiền khô, lại rất siêng làm thơ thiếu nhi. Bài thơ Giang hồ, Phạm Hữu Quang viết tháng 5/1991. Anh mất ngày 28/4/2000, vừa đúng 49 tuổi (bốn chín chưa qua…).
Sau khi Phạm Hữu Quang mất, bạn bè thi hữu “kẻ góp của, người góp công” đã in cho anh một tập thơ có tên Ngẫu hứng chiều song Hậu. Nói cho đúng, thơ Phạm Hữu Quang không nhiều. Nhưng anh có bài Giang hồ quá xuất thần, dường như ai chỉ cần nghe đọc một lần là cũng có thể thuộc vài câu. Tất nhiên bài Giang hồ không chỉ có hai câu hay, mà còn có nhiều câu thấm thía, ví dụ:
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng…
Ồ!, thì ra xưa nay, người rong ruổi giang hồ cũng không phải là hiếm, nhưng mới đi ba bữa đã sầu một bữa, quặn lòng mình để cho thơ lên ngôi thì cũng chỉ riêng thi sĩ thứ thiệt
Trần Nhã Thụy
51
Cuộc đời vui quá, không buồn được
mới có. Thật ra, giang hồ - xê dịch - rong chơi, nó vừa là hành động vừa là ý niệm của người thơ. Dấn thân để được đi mãi trên đường sang tạo luôn là ước muốn lớn lao của những ai làm nghệ thuật. Nhà thơ Thế Lữ từng viết: ta là một khách chinh phu/ Dấn bước truân chuyên khắp hải hồ. Thấy chưa? Giang hồ, đâu phải chỉ “đã đời sông núi” riêng mình, mà đôi khi nó là sứ mệnh. Bước chân giang hồ, lắm khi cũng là định mệnh của không ít nhà thơ. Thi sĩ Nguyễn Bính có khá nhiều bài thơ thấm đượm cái phong vị của kẻ
giang hồ thứ thiệt. Nhưng, có thể nói bài thơ “Hành phương Nam” của Nguyễn Bính được xem là một bài thơ giang hồ hay nhất, nổi tiếng nhất của ông. Nó như một cuốn “nhật ký” của thi sĩ trên đường lưu lạc vào phương Nam:
…Ta đi nhưng biết về đâu chứ
Đã dấy phong yên khắp bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Ở chợ ĐaKao - Sài Gòn, năm 1943, Nguyễn Bính viết bài thơ này. Bây giờ đọc lại vẫn thấy hay, thấm thía một nỗi buồn. Còn gì buồn hơn là ngồi say giữa chợ? Giữa chốn đông mà nào có ai thân? Có một chi tiết trùng hợp khá thú vị là: Nguyễn Bính cũng mất năm 49 tuổi, bằng số tuổi mà Phạm Hữu Quang “tạm trú” trên cõi đời. Mất ở tuổi ấy, thường coi như là “chết yểu”, nhưng kỳ lạ thay, thơ của họ lại có sức sống vượt thời gian.
Thơ giang hồ, thường là kết quả của những chuyến xê dịch. Sau những cuộc rong ruổi thỏa chí tang bồng là một niềm thương nhớ da diết. Đi chỉ là một phương thức nhằm thay đổi bối cảnh, không gian sống, chứ cũng khó lòng mà thay đổi tâm trạng, số phận. Thi sĩ Vũ Hữu Định có hai câu thơ giang hồ rất tuyệt: Giang hồ nào có ai phong ấn / Mà cũng từ
quan trở lại quê . Và, thi sĩ Linh Phương cũng tưng cho “xuất xưởng” một bài thơ có tựa Giang hồ khá hay:
Giang hồ. Ta giang hồ trăm bận
Vẫn thấy lòng ray rứt ruột đau
Thèm nghe tiếng dế thời thơ ấu
Ngắm cánh diều bay giữa vô cùng
Trần Nhã Thụy
52
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Người ra đi bao giờ cũng mong được quay trở về. Xét cho củng, sự trở về trọn vẹn nhất là trở về với hồn nhiên ấy thơ. Khi hồn ta còn tràn ngập tình thương trong sáng, khi đầu óc ta còn chưa mắc kẹt vào những dự án, toan tính bộn bề, mỏi mệt. Nhưng, làm sao quay được cây kim thời gian? Linh Phương thảng thốt:
Giang hồ. Ta giang hồ trăm bận
Thầm hẹn mai này quy cố hương
Ta về làm bạn cùng chim chóc
Lẫn với muối mòng chín cửa sông.
Có đôi người đọc bài thơ Giang hồ này thích quá, bèn gọi điện thoại hỏi tôi có biết tung tích của thi sĩ? Linh Phương là chị hay anh? Tôi không biết nhiều lắm. Nhưng chắc chắn một điều, thi sĩ Linh Phương đích thị là… đàn ông, hiện sống ở Rạch Giá - Kiên Giang.
Giang hồ. Ừ nhỉ! Tại sao không giang hồ? Có ai cấm ta giang hồ? Dù chỉ là giang hồ vặt. Nhưng nói đến giang hồ thứ thiệt “chính tông” thì phải nói đến thi sĩ Bùi Giáng. Cái giang hồ của Bùi Giáng không chỉ tính ở dặm dài xê dịch mà nó nằm ngay trong bản thể của thi sĩ. Ông “đi vắng” ngay cả khi ông tồn tại. Ông ở đây mà hồn ở đâu. Ông quên lãng ngay chính thể thân, tên tuổi mình:
Hỏi tên rằng biển xanh dâu
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa…
Bùi Giáng rong chơi mải miết, rong chơi đến độ “quên cả đường đi lối về”. Nhưng, trên con đường rong chơi của thi sĩ bao giờ cũng kèm theo một “túi thơ” bên mình :
Rong chơi râu tóc bạc phơ
Còn nghe đắm đuối vần thơ yêu người…
Nói đến chuyện rong chơi của trung niên thi sĩ thì có lẽ còn nói… đến khuya. Người bảo Bùi Giáng điên. Kẻ nói Bùi Giáng nào điên, chỉ giả vờ. Người kêu Bùi Giáng loạn chữ. Kẻ nói Bùi Giáng “múa chữ” như làm xiếc v.v… Mỗi người mỗi ý. Nhưng rốt lại, Bùi
Trần Nhã Thụy
53
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Giáng vẫn là thi sĩ “một trăm phần trăm”. Với thơ, ông chỉ định “đua chơi” một tẹo. Nhưng rồi:
Ta cứ ngỡ đùa vui trong chốc lát
Nào ngờ đâu đùa mãi đến điêu linh.
Thì đấy, “giang hồ muôn nẻo điêu linh”. Giang hồ nào phải dành cho kẻ yếu bóng vía, ngán sóng, sợ gió. Nghe người giang hồ đã mê, đọc thơ giang hồ càng sướng. Thơ giang hồ còn nhiều. Trong một chốc, một lát, một buổi, một ngày không thể nào nhớ hết, liệt kê ra đầy đủ. Đó là chưa kể có nhiều bài thơ giang hồ còn nằm trong “dân gian”.
Thơ giang hồ như những ngọn gió không ngừng phiêu lãng. Thổi phóng túng vào tâm hồn những ai yêu thơ, yêu đời sống thiệt tình!
Sài Gòn, 2007
54
tàu qua phố
(Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ người quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt đời bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang, với… giặt đồ)
1.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Thi sĩ Phạm Hữu Quang quên Bắc Đuông ,Thốt Nốt, Cần Thơ khá nổi tiếng với bài thơi Giang hồ (với đoạn trích trên). Và, không thể không nhắc thêm hai câu nghe quá đỗi thiệt tình mà cũng quá xá đã đời “Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”. Tìm đọc nhiều văn bản bài Giang hồ của Phạm Hữu Quang, thấy dưới bài thơ đều ghi 5.1991. Năm đó, thi sĩ giang hồ vừa ba chín tuổi. Mười năm sau, bốn chín tuổi là một chuyến giang hồ dằng dặc, hết vụn vặt ,chẳng nhớ nhà (!)… Nhưng nhiều người vẫn nhớ Phạm Hữu Quang . Tôi nhớ anh, trong nhiều lần nhớ tiếng cơm sôi bếp củi quê nhà. Rồi chợt dưng, thêm một nỗi nhớ những chuyến tàu: Tàu đi qua phố/ tàu qua phố / Phố là mà quen, ta giang hồ.
Với Phạm Hữu Quang, có thể phục dựng một đoạn phim như thế này: “Một bữa nổi hứng giang hồ nào đó, thi sĩ quảy ba-lô, nhảy xe đò lên Sài Gòn kiếm bạn chơi. Một bữa ngời lai rai với các thi sĩ Trần Hữu Dũng, Bùi Chí Vinh, Vũ Ngọc Giao, Vụ Trọng Quang…ở quán Trống Đồng khi say, chân muốn bước, lại thèm đi, lại quảy ba- lô lên đường. Sân ga Sài Gòn, ta chuyển bánh.Tàu qua phố. Phố lạ mà quen. Chưa tan một cuộc nhậu. Còn nghe vẳng bên tai tiếng cười hào sảng của bạn bè. Ừ nhỉ, phố lạ mà quen. Thôi, ta giang hồ…”.
2.
Trần Nhã Thụy
55
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Chuyến tàu qua phố lạ của Phạm Hữu Quang đó, đối với tôi có thể gọi là phố quen. Quen mỗi ngày nhìn đoàn tàu chạy ngang khi đứng ở chắn barie. Quen mỗi đêm thao thức nằm nghe tiếng còi tàu. Quên những buổi sớm cuối tuần ngồi quán cà phê bên kia đường để ngắm những chuyến tàu qua. Quen những đêm tàu vội vã rời sân ga, tàu qua phố, băng ngang nơi mình ở, lòng chợt bâng khuâng (!)…
Phố quen đấy, Nhưng lắm khi quen mà như lạ. Lạ, một đêm sáng trăng, tàu đang băng vào phố, tàu chạy qua nơi có ngôi nhà tôi ở, tôi nhìn ra cửa sổ thấy anh trăng đầm đìa trên những bụi chuối, bờ lau, vạt nước…Ước chi có thể tự nhiên bước ra, đặt chân nhẹ xướng một nơi nào đó mà đạp cỏ, băng đường đất về nhà (!). Lạ, những buổi sớm cuối tuần, ngồi uống cà phê mà không thấy tàu qua thì như thấy thiếu một cái gì Ai ngồi trên chuyến tàu đó? Ai đi đâu, về đâu? Có người thân nào, có cô em xinh tươi nào, có thi sĩ giang hồ nào vừa đi qua đây? Lạ, bất ngờ chìa ra cửa sổ đoàn tàu một cái vẫy chào (!).
Tàu qua phố. Phố lạ mà quen. Phố quen mà như lạ. Những chuyến tàu mỗi đêm ngày vẫn đi qua. Xê dịch một nhịp điệu, phô diễn một âm thanh, chuyên chở bao tâm trạng... Ứớc chi, một bữa thèm đi, có thể bước thẳng từ nhà lên… đoàn tài đang băng qua (!). Chao ôi, những chuyến giang hồ tưởng tượng, những thêu dệt - mộng mơ , những biến thể phức cảm... vẫn luôn miệt mài chảy trong tôi. Trong tôi hình như cũng rung chuyển một chuyến tàu (!).
3.
- “Ba ơi, ba… dừng lại, tàu qua nè ba!”- Thằng con trai ba tuổi của tôi vẫn thường bi bô sôi nổi như vậy mỗi khi nhìn thấy một đoàn tàu và để đưa tay… vẫy chào đoàn tàu. “Nghi thức” vẫy chào đoàn tàu của thằng con tôi luôn lặp lại,lần nào cũng một vẻ phấn khích, thích thú. Không ai bảo nó điều đó cả, kể cả các cô giáo ở trường. Trường mẫu giáo, nơi con tôi học nằm cách đường ray xe lửa chỉ vài chục mét . Mỗi buổi sớm khi chưa vào lớp, hay mỗi buổi chiều vào giờ tan học, khi thấy một đoàn tàu chạy ngang qua là các cô cậu bé đồng loạt ồ reo và đưa tay vẫy chào...Những bàn tay bé xinh vẫy mãi cho đến khi tàu chạy khuất. Thì ra vậy, trẻ thơ rất thích được ngắm đoàn tàu. Chúng đồng loạt đưa tay vẫy chào như một phản xạ tự nhiên. Với chúng, có lẽ, mỗi chuyến tàu là biểu hiện cho một sự huyên náo, reo vui!.
Trần Nhã Thụy
56
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Tôi đã nhiều lần ngồi một mình trên tàu để đi những chặng đường rất dài, hết ngày, đêm thâu. Tàu dừng lại ở đây, ở đó, ở kia; bước xuống, bước lên, rồi bước xuống…(!) Nói chuyện người này, nhìn người nọ, nhớ hoài đôi mắt đó…(!) Thức ngủ, mệt mỏi, hưng phấn, hiện thực, mộng mơ lẫn lộn (!)…Với tôi, mỗi lần trên những chuyến tàu dài là một dịp để được sống (với những ý nghĩ) trọn vẹn hơn. Và, dù biết là lắm khi trắc trở, mệt mỏi… Nhưng vẫn thèm đi, và nhớ những chuyến tàu.
Tàu qua phố. Tôi ngồi bên phố. Phố quen mà như lạ. Khẽ đưa tay lên vẫy chào. Tôi chào mà như lạ. Khẽ đưa tay lên vẫy chào. Tôi chào đoàn tàu thay cho thằng con ba tuổi của tôi, thay cho tâm hồn thi sĩ trong trẻo của Phạm Hữu Quang. Chào nhé! Hẹn một chuyến giang hồ. Chẳng lẽ…(!)
Làng Mai ,7/2006
57
di động và lục bát
1.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Nói cho đầy đủ, rõ ràng là: điện thoại di động và thơ lục bát. Nhưng mà, di động và lục bát thì có liên quan gì đến nhau? Di động đương nhiên là thuộc về thế giới số, còn lục bát thì hẳn nhiên đã thuộc về…thế giới xưa (!) Bây gờ các thi sĩ mà vần vè lục bát thì không khéo thiên hạ cười cho… thúi đầu, vì cái tội chẳng biết tự do rớt dòng với hậu hiện đại (hậu bàn). May quá, mình chẳng phải thi sĩ, cũng chẳng phải người chuyên ngành thơ. Do vậy mới có cái vụ điện thoại di động và thơ lục bát rất… ngẫu nhiên, tùy hứng lý thú qua cầu!
Chuyện bắt đầu từ bữa nọ, vợ vắng nhà, tôi loanh quanh chợ búa ở một cái chợ nhỏ gần nhà, mua mớ tép, bó rau dền tính về nấu bữa canh. Đi chợ cũng là một cách thư giãn khá thú vị, vì không chỉ được mua, mà còn được nhìn, được ngắm. Đang ngơ ngẩn giữa chợ, chợt thấy một bà cụ già ngồi bán mấy bó lá xông với mấy cây chổi đót. Chợt nhớ, cây chổi ở nhà cũng đã cùn, tôi tiến đến hỏi bà cụ mua một cây chổi. Bà cụ nói giá tám hay mười ngàn gì đó (tôi quên rồi). Rồi một người khác cũng đến hỏi mua bó lá xông. Tôi vãn ra, chẳng biết có nên có mua hay không, chẳng biết giá tiền bây nhiêu là đắt hay rẻ. Định gọi điện hỏi vợ. Nhưng nghĩ gọi một cú điện thoại tốn ít nhất cũng đôi ngàn, chi bằng nhắn tin. Thế là nhắn tin. Nhưng thay vì nhắn tin bình thường thì tôi lại… mần thơ lục bát. Đại khái “Một cây chổi giá 8 ngàn/Hỏi em đắt rẻ, mở hàng được không?”. Tin nhắn đi một chập mới thấy vợ nhắn lại: “Mua cũng được. Nhưng sao thế, đang ở chợ ngắm em nào làm thơ à?”. Lạy trời, có em nào đâu. À, mà có. Có “em già” cũng ngót ngét bảy mươi tuổi đang ngồi bán chổi đấy thôi.
2.
Xài di động, phiền nhất là bị quấy rầy vào những lúc muốn “bình yên”, nhưng có điện thoại mà “tắt nguồn” thì cũng không yên. Lâu lâu không thấy tin nhắn, hay điện thoại réo thì cũng “nghi” cái điện thoại mình hình như... bị hư. Bèn thử, bằng cách… gọi tổng đài
Trần Nhã Thụy
58
Cuộc đời vui quá, không buồn được
hay nhắn tin cho bạn bè. Những kiểu tin nhắn, đại loại như: “Khỏe không?”, “Ê, đang làm gì đó?”v.v… cái bộ xưa quá. Thì thôi, mình chơi thơ lục bát cho vui vậy: “Đi đâu cũng nhớ quên nhà/ Nhưng mà nhớ nhất… ông già người yêu”. Nhắn cho thằng bạn thân thuở chân đất trường làng cái tin như vậy là nó hiểu liền, vì hồi đó hai thằng cùng mê một em mà ông già em đó khó trời sợ, đêm cứ thấy trai lạ vào ngõ làng là... suỵt chó cắn (!) (Chơi vậy thì chơi với ai ? Nói theo ngôn ngữ bạn nhậu là như vậy đó). Bạn nhận tin, liền nhắn lại, hỏi thăm tới tấp. Sẵn đà, cũng mần thơ lục bát cho vui: “Cảm ơn, cũng khỏe bình thường/ Nhưng đêm... làm việc xương sườn hơi đau/ He he…”. Sau những tin nhắn... bằng thơ lục bát là một… chầu nhậu “lục tung quá khứ” với thằng bạn. Cũng vui !
Mình mần thơ lục bát là nhằm thư giãn, giải sầu, nên ngại nhất là “khoe thơ” với các nhà thơ. Và, sợ nhất là bị hiểu nhầm đang… cạnh tranh thơ. May quá, thời buổi này, thơ ế như… khế chợ chiều, nên có lẽ cũng không ai nghĩ mình có “âm mưu nhà thơ”. Thế là cứ yên tâm cuộc chơi “di động và lục bát”. Bữa nọ đang chạy xe ngoài đường thì thi sĩ Lê Minh Quốc nhắn tin: “T. tìm đọc tờ Nhà Văn, mình có bài phát biểu về thơ... đọc được lắm”. Sẵn tiện trên đường đi, tôi ghé liền mấy sạp báo lớn mà không thấy tạp chí Nhà Văn đâu cả, bèn nhắn tin trả lời Lê Minh Quốc: “Tạp chí Nhà Văn mua ở đâu / Loanh quanh chỉ thấy… nắng trên đầu”. Mà nắng thật, giữa trưa nắng chang chang mà đi tìm “nhà văn nhà veo” chán quá (lúc đó chợt nghĩ sao không tờ Nhà hàng nhỉ ?) Lê Minh Quốc nhận tin nhắn, liền gọi lại: “Hà… hà… Thôi, đi uống bia T ơi. Không cần tìm nữa, sẽ gửi mail cho T sau”. Thế là nhờ tin nhắn bằng thơ lục bát (không đúng luật) mà được một… chầu bia giải khát giữa trưa nắng đầm đìa. Lãi to.
Lại một bữa nọ, tình cờ ghét Hội quán PYSA thăm thi sĩ Phan Hoàng, nhưng thi sĩ đang rong chơi ở đâu không rõ. Ngồi uống bia một mình cũng buồn, bèn lấy di động ra… làm thơ: “Bất thường đến quán PySa/ Gặp ba cô gái rất là… Phú Yên”. Chẳng là, quán PYSA là hội quán của các doanh nghiệp trẻ Phú Yên thành lập, nhân viên phục vụ cũng là người Phú Yên. Thi sĩ Phan Hoàng quê Phú Yên, vì quan hệ “văn nghệ văn gừng” nhiều nên được giao phó làm “chủ xị” hội quán. Phan Hoàng không biết đang ở đâu, nhưng thấy tin nhắn bằng thơ liền tức tốc chạy về. Chầu nhậu hôm đó cũng “đậm đà” như giọng nói người Phú Yên vậy!
3.
Trần Nhã Thụy
59
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Từ bấy đến giờ, tôi mần thơ lục bát… trên di động cũng hơi bộn rồi, nhưng nhớ không hết, vì chẳng lưu (save), đó là chẳng kể có những “bài thơ” làm xong phải xóa (delete) liền, chẳng hạn như đi Nha Trang thì có thơ: “Chưa đi chưa biết Nha Trang/ Đi rồi mới biết cũng... hàng miền Tây”. Xóa liền tức khắc vì sợ bị “oan Thị Mầu” nếu vợ… tình cờ khám điện thoại.
Chơi một hồi mới biết, té ra không chỉ tôi khoái cái vụ nhắn tin bằng thơ lục bát ,mà nhiều người khác cũng hào hứng ra trò. Thi sĩ Vương Thuấn bữa nọ ngồi cà phê bông giấy (chỗ anh em chúng tôi hay tụ tập, bù khú), bèn nhắn cho tôi, hình như: “Cà phê bông giấy ban trưa/ Thấy mình ở tuổi như chưa biết buồn”, nhưng mà… buồn ngủ quá, bèn dông xe thẳng về nhà. Trên đường về không quê nhắn tin lại: “Nên ngồi bông giấy buổi chiều/ Để thấy mình ở tuổi yêu… mới tình”. Hình như là vậy, tôi không nhớ chính xác nữa, chỉ nhớ
rằng mỗi tin nhắn lục bát là một niềm vui nhỏ nhỏ khi hơi… tầm ruồng!
Vì sao là thơ lục bát? Thật ra, tôi cũng có máu mê lục bát chút đỉnh. Thích lang thang làng xóm, ruộng vườn. Đi trong chạng vạng, chiều hôm thì nhớ hai câu Nguyễn Bính: “Xóm giềng đã đỏ đèn đâu. Chờ em chừng giập miếng giầu em sang”. Tỏ tình thế thì thắm thiết, lẳng lơ không ai bằng. Lần nọ, đang đi giữa quê, “sướng” hai câu của Nguyễn Bính quá, không biết nhăn cho ai bèn… nhắn đại cho một cô bạn. Hồi lâu sau, có tin nhắn lại: “Cái gì vậy ông nội. Tui không hiểu”.Thơ Nguyễn Bính hay thế mà không thuộc.Thôi, thế
thì thôi.Cụt hứng quá, đành im thin thít luôn.
Cuối năm, vậy là sắp Tết nữa rồi. Một năm với bao nhiêu cuộc gọi, bao nhiêu tin nhắn và mấy dòng thơ lục bát?! Tôi không thể nào nhớ hết được. Một năm bận rộn, lộn xộn thế giới số, thế giới xưa, ngồi uống bia đen nhá xúc xích, nhớ rượu gạo nắm dưa. Hiện tại, quá khứ lẫn lộn. Nhớ và quên. Chợt nhận ra, dù thế giới có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì tôi vẫn là “cái thằng tôi” rất nhà quê, mải mê tìm kiếm, yêu quý những ruột rà! Nơi tôi đang ở đây cũng hệt như nhà quê. Cuối năm, gió se lạnh, nắng hanh hanh. Trời đẹp quá. Tôi đang có một ngày nghỉ, tắt điện thoại, nằm ở nhà.Nhưng rồi lại mở điện thoại ra để… làm thơ: “Bữa nay nắng đẹp như ngày Tết/ Anh dọn mình ra… thết đãi em”. Định nhắn tin này cho vợ đọc vui, nhưng sợ nàng hiểu theo nghĩa “hiện thực xã hội”, hỏi lại: “Bữa nay anh đãi em món gì?” thì… bỏ mẹ! Hoặc nàng vặn vẹo: “Có phải em này, hay đang nhớ em chân dài nào thế? Thì càng lôi thôi, rách việc. Mà, em này là… em chung chung, em trong thơ chứ có phải em cụ thể nào đâu. Nghĩ đến đó lại đâm… hoang mang hơn, vì rất có thể tôi đã
Trần Nhã Thụy
60
Cuộc đời vui quá, không buồn được
tư duy như một nhà thơ và thơ đã vận vào người từ lúc nào rồi chăng? Nếu thật thế, thì gay quá, chả dám. Tôi bèn xóa ngay hai câu thơ vừa viết ra trên màn hình điện thoại.
Ngoài kia, nắng vẫn đẹp. Nắng đẹp như ngày Tết (!).
Làng Mai, cuối năm 2006
TB : Vương Thuấn tức là Thục Linh đặt hàng tôi viết một bài gì đó “dzui dzui” cho tờ Thế Giới Số số Xuân 2007.Nghĩ tới nghĩ lui thấy chẳng có cái gì “dzui dzui” ngoài vụ làm thơ lục bát trên điện thoại di động. Thế là có cái bài này.
Rồi, từ độ ấy đến nay, vẫn cứ di động và lục bát tào lao như thế.Nhưng viết rồi xóa, chẳng nhớ được bao. Chỉ nhớ một hôm cô bạn Linh Thoại nhắn lại cho mấy câu vần vè của chính tôi và bảo rằng mấy câu này làm cô... bị ám ảnh. Mấy câu đó bình như là thế này:
Nhiều khi chẳng biết về đâu
Nhiều khi chỉ biết yêu nhau dè chừng
Nhiều khi sống rất lừng khừng
Nhiều khi đã chết… giữa chừng cuộc vui
Thực ra cái vụ làm thơ lục bát trên di động này hào hứng và khoái trá nhất là những cuộc “đấu thơ” với thi sĩ đất võ Nguyễn Thanh Mừng. Với lục bát trên di động, Nguyễn Thanh Mừng thuộc loại “cao thủ”, còn tôi chỉ là “môn đệ”. Hẹn một dịp khác sẽ viết về lục bát di động của anh. Cũng còn nhiều câu “lục bát lưu lạc” trong số điện thoại của các chiến hữu như Trần Hoàng Nhân, Ngô Liêm Khoan, Lê Vĩnh Tài…
Còn đâu là những mẩu lục bát di động “dzui dzui” còn nhớ của tôi.
Sài Gòn Sài Gòn Sài Gòn
61
Sáng nay phố xá vẫn còn… kẹt xe
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
(Sài Gòn)
Mỗi ngày là một vết thương
Chiều nay ngồi ngắm từng đường dọc ngang
(Mình)
62
ở làng
1.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
“Dạo này ,thỉnh thoảng thấy dưới bài viết của T có đề hai chữ Làng Mai. Làng Mai là ở đâu? Đã lâu lắm rồi, mình nhớ bạn có viết một cái truyện ngắn có tựa Lặng lẽ rừng mai. Không biết giữa “làng mai” này và “rừng mai” kia có mối liên hệ nào không?...”
Nhận được e-mail của bạn, với một câu hỏi “cắc cớ” như vậy, chợt khiến lòng lâng lâng xúc động. Làng Mai ở đâu ư? Chắc bạn đang mường tượng một ngôi làng quạnh vắng nào đó, thậm chí là một cánh rừng xa xôi, những nơi mà nhiều năm trước tôi rất hay lang thang đến đó một mình. Nhưng, lần này thì không phải. Làng Mai ở đâu ư?! Nó cũng gần Sài Gòn đấy thôi, cách cầu Bình Triệu chừng vài cây số, xuôi về hướng cầu Gò Dưa, đi chợ Thủ Đức. Làng Mai là nơi có ngôi nhà nhỏ tôi đang ở, với một chỗ ngồi riêng tư. Đấy là nơi để “nhiều khi muốn quay về, ngồi yên dưới mái nhà” (Trịnh Công Sơn). Nhưng thật lòng mà nói, tôi không yêu nhà của mình bằng những không gian sống xung quanh. Một dòng sông, một vạt đồng, một cây đa cổ thụ bên mái chùa rêu phong, một mảnh vườn hoa bươm bướm, một bờ rào dâm bụt v.v… Và, đương nhiên là không thể thiếu những vườn mai. Thoạt đầu, trong tôi chỉ thuần túy là sự yêu thích không gian yên tĩnh ngoại thành. Nhưng sau hơn một năm sống, đi loanh quanh chỗ này chỗ kia, ngồi nói chuyện với người này người nọ, đặc biệt là với những bậc cao niên, tôi mới chợt nhận ra rằng: “ Hóa ra mình đang ở làng”!
2.
Gọi là làng Mai, vì nơi đây chuyên nghề trồng mai và cung cấp hoa mai chủ yếu cho Sài Gòn vào dịp Tết Nguyên Đán. Nhiều năm trước, khi chưa là dân cư ở đây, vào những chiều cuối năm tôi cũng thường chạy xe ra đường Kha Vạn Cân để xem phiên chợ hoa mai. Những buổi chiều ngoại thành lộng gió, người mua hoa tấp nập những chiếc xe ba gác chở
mai chạy đi,những cành mai vác trên lưng vàng rực trong nắng chiều… Những hình ảnh thật đẹp, khó quên (!)
Trần Nhã Thụy
63
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Làng Mai có từ bao giờ?!. Theo tìm hiểu của tôi thì người dân ở đâu đã trồng mai từ hơn một trăm năm trước.Nhưng tìm đọc trong Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sến, hay Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, và một số sách khảo cứu vùng đất, phong tục Nam Bộ xưa của Sơn Nam… tôi không tìm đâu ra cái tên địa danh làng Mai. Thậm chí chí gần đây tôi còn nhờ một “công cụ tìm kiếm hiệu quả nhất thế giới” tức là vào Google , nhưng cái địa danh làng Mai vẫn quá mơ hồ. Cho đến, một bữa ghé thăm Đình thần Bình Chánh, gặp cụ Ngọc- người lo việc coi sóc ở đây, tôi mới được biết, thực ra cái tên: “làng Mai” chỉ hình thành sau ngày giải phóng (1975). Làng Mai là tên gọi truyền thống để “định danh” một vùng đất chuyên sống bằng nghề trồng mai, chứ trên bản đồ địa chính không có tên làng (cũng như người ta từng gọi Làng Hoa Gò Vấp vậy).
Làng ở phố, ở phố mà gọi tên làng, điều ấy quả thật thú vị. Tất nhiên, điều thú vị ấy không phải chỉ ở cái tên gọi, mà còn những mảnh hồn làng, những tâm thức quê Việt còn lưu dấu lại qua thời gian. Những ngày nghỉ, tôi thường ghé thăm khu vườn của một lương y. Đó là một khu vườn đất rộng, nhưng không “kín cổng cao tường” mà để rất tự nhiên kiểu: “vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”. Người thầy thuốc già chẩn bệnh bốc thuốc như một cách hành hành đạo giữa đời, vẻ chân tình toát lên từ cử chỉ, giọng nói, việc làm. Đấy, những con người “nhà quê”: như thể, bây giờ lại trở thành “hàng hiếm” ngay tại những nơi được gọi là nhà quê .Tôi cũng rất mê một cái chợ nhỏ, đến đó có thể mua được mớ rau dền, rau sam, cá rô đồng, bông thiên lý, mít non v.v… Những thứ ấy được mang đến từ ao ruộng, vườn nhà, nên bao giờ cũng tươi ngon… Ở làng mà như thế, hóa ra cũng là “sướng” (!).
3.
Nhưng liệu làng Mai có bị xóa sổ trước cơn lốc đô thị hóa?!. Từng ngày một, tôi thấy những vườn mai đang bị thu hẹp dần. Theo như lời của những người dân trồng mai ở đây thì hiện nay cả hai phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước chỉ còn chừng 20 héc ta đất trồng mai (so với trước đây cả hàng trăm héc ta). Có một thực tế không thể phủ nhận là hoa mai bây giờ không còn giữ vị trí “độc tôn” trong dịp Tết nữa. Việc trồng và buôn bán hoa mai ngày càng “thất thu”. Cho nên việc phân lô bán đấy để lất tiền đầu tư cho công việc làm ăn mới hiện nay ở làng Mai là khá phổ biến.
Trần Nhã Thụy
64
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Đô thi háo là một quy luật tất yếu. Chỉ trong một hai ngày, một con đường đất đã được đổ bê tông; chỉ trong một hai tuần không quay lại, một mảnh vườn xưa đã dần mọc lên ngôi biệt thự…Tôi không biết làm gì hơn là đi loanh quanh, chụp hình những con đường đất; những ngôi nhà nhỏ có hàng rào cây và hoa; những mảnh vườn mai còn lại; những cái ao bông súng, bông sen…
Có những ngày lang thang giữa làng như đứa trẻ, đi thẩn thơ mới thấy nơi đây còn lưu những “vệt làng” rất đẹp. Làng Mai. Dưới những bài viết của mình, tôi thường ghi chú hai chữ Làng Mai. Bạn hỏi làng Mai ở đâu ư?! Nó ở gần ngay Sài Gòn đấy thôi. Nếu bạn thích, xin mời bạn ở lại chơi đôi ba ngày. Cảnh làng hay nhất là vào dịp cuối năm, xin bạn nhớ dùm nhé (!).
TB: Có một vài kỷ niệm vui với bài tập văn này.Ngay sau khi được in trên báo Người lao động số Xuân 2007 , chị Xuân Hương ( tức Vũ Trà My ) từ bên Mỹ đã email cho tôi với mấy dòng đồng điệu và “khẩn thiết” xin được in lại trên tờ báo mạng www.yahoovan hoaviet.com do chị đảm trách.
Một vài người bạn đã nhắn tin bảo tôi có ý định lập làng Mai để cạnh tranh với làng Mai ủa thiền sư Thích Nhất Hạnh bên Pháp chăng ? Tất nhiên là nhắn chọc chơi. Còn tôi thì vạn lần không dám cạnh tranh mình với ai.
Rồi, một hôm ,có một số điện thoại lạ (số bàn) gọi tới, một giọng nữ có vẻ hiền lành rón rén hỏi: “Có phải anh là TNT không ?”. Tôi bảo, dạ nó đây! Giọng nữ đó tự giới thiệu, mình tên là Th. Hay Kh. gì đó (tôi không còn nhớ chính xác) nhà ở Tân Phú, sắp tới sẽ “ra riêng”; tình cờ đọc báo thấy tôi viết về làng Mai hay quá. Cô Th.( hay cô Kh) rất muốn được tới làng Mai để… thuê nhà ở, và đương nhiên là nhờ tôi dẫn đi tham quan dùm. Tôi không biết cô ấy nói “ra riêng” là sắp lấy chồng phải ra ở riêng hay lớn rồi phải ra tự lập? Nhưng nếu về làng Mai thuê ở thì tôi hoàn toàn hoan nghênh. Tô đáp là sẵn sàng làm hướng dẫn viên.
Sau đó không lâu, vào một buổi chiều muộn,khi tôi đang ngồi lai rai với mấy chiến hữu thì có điện thoại của cô Th (hay cô Kh)cũng gọi từ một số bàn, cô nói bây giờ cô sẽ chạy xe xuống làng Mai và nhờ tôi dẫn đi kiếm nhà thuê. Tôi bảo, em ơi, em muốn đi tham quan,
Trần Nhã Thụy
65
Cuộc đời vui quá, không buồn được
tìm nhà thuê thì phải đi từ sớm, chứ bây giờ em từ Tân Phú chạy xuống Thủ Đức thì tối hù rồi, có thấy gì nữa đâu mà tham quan? Với lại, anh đang đi nhậu, để hôm khác được không em? Cô ấy nhỏ nhẹ, dạ được, rồi cúp máy.
Thế nhưng, sau đó không thấy có một cứ điện thoại nào nữa. Có thể cô đã tự đi xuống làng Mai. Và, cũng có thể hiện đang là công dân của làng Mai. Hay đây chỉ là một trò đùa? Dù sao thì đây cũng là chuyện vui nho nhỏ trong bao nhiêu chuyện về cái làng Mai đang dần mất dấu vết làng.
66
tết này, đi chợ Bà Hoa (!)
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Tôi nói đi chợ Bà Hoa, có người bạn nghe nhầm sang… chợ Bà Hom. Có lẽ, ở Sài Gòn cái tên chợ Bà Hom phổ biến hơn, nhưng chợ Bà Hoa cũng là một cái tên rất gần gũi, ghi nhớ trong tâm trí những người Sài Gòn gốc Quảng, đặc biệt là những người Quảng ở làng dệt Bảy Hiền.
Chợ Bà Hoa, theo như đúng tên gọi của nó là do một người phụ nữ tên Hoa bỏ tiền đứng ra cất chợ vào khoảng 1967. Theo những tư liệu mà tôi đã được đọc, cũng như dựa theo lời kể của những cây bút “chuyên gia” về chợ thì chợ Bà Hoa trước đó là một vùng trũng nước thuộc giáo xứ Đắc Lộ. Bà Hoa không phải người Quảng mà là người miền Nam, bà mua lại mảnh đất trũng này để cất một cái chợ hình chữ nhật bốn cái mặt hướng ra bốn đường để dễ dàng đi lại, buôn bán. Mục đích của bà Hoa là cất cái chợ rồi phân lô cho thuê. Do vùng này có nhiều người Quảng sinh sống nên trở thành một cái chợ chuyên bán các món ăn xứ Quảng. Theo lời kể của một người đã sống gần “một đời chợ” thì chợ Bà Hoa ban đầu có cái tên là chợ Linh Hoa. Linh là tên người chồng của bà Hoa, nhưng sau ông chết, người ta gọi gọn là chợ Bà Hoa. Bà Hoa hiện định cư ở Mỹ, tuổi: thất thập cổ
lai hy”, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn về ghé thăm chợ, trò chuyện với bà con, nhắc bao kỷ niệm một thời (!).
Đi chợ Bà Hoa là đi đến và tìm về một... vùng ẩm thực xứ Quảng. Không chỉ thế, cái chợ này còn dắt ta về thế giới của làng xóm cũ với những món ngon tưởng chừng đã xa lắc lơ. Chỉ nói riêng về bánh thì chợ Bà Hoa hiện nay vẫn bày bán hàng ngày những loại bánh đặc trưng xứ Quảng có từ rất xa xưa như: bánh tổ, bánh thuẫn, bánh rò, bánh in, bánh nổ, bánh tráng v.v... Đứng trước hàng bánh Bà Ngất ở chợ Bà hoa, tôi như… đứng trước tủ
bánh trong ngôi nhà tuổi thơ mình vào Tết. Bởi, chỉ có vào ngày tết ở nhà quê ngày ấy mới làm đầy đủ các loại bánh trên. Đó là những thứ bánh “sang trọng” của một thời, không phải vì tiền, mà vì để làm ra nó cả nhà phải chuẩn bị cả năm trời và phải tự mình làm ra. Và, tôi cũng ngạc nhiên thú vị khi thấy ở chợ Bà Hoa có cả đường bát (đường tán) và khoai lang khô. Khoai lang khô nấu chín, bỏ đường bát vào, thêm chút bột mì hoặc “ghế” thêm đậu phộng thì ngon khỏi chê. Chị T. năm nay mới bốn mốt tuổi nhưng được gọi tên thân mật là
Trần Nhã Thụy
67
Cuộc đời vui quá, không buồn được
“Bà Tám bánh ú” nói giọng Quảng đặc sệt: “Khoai lang nấu đường bát thì ngon lắm đó nghe. Nhưng, nhớ hồi đó ăn khoai lang riết cũng ngán, hỉ!”.
Bánh đập, bánh đúc, mít non trộn, lòng xào nghệ v.v… Đi quanh chợ Bà Hoa thấy món gì cũng thèm. Nhưng có lẽ thèm nhất vẫn là mì Quảng. Theo chỗ tôi biết thì chợ Bà Hoa là nơi cung cấp mì Quảng cho hầu hết các quán mì Quảng ngon có tiếng ở Sài Gòn. Đến chợ Bà Hoa nói mì Quảng Bốn Thường ở khu chợ U đường Phan Sào Nam, hay mì Quảng Thanh Hương nằm ngay trong chợ thì ai cũng biết. Muốn có mì Quảng ngon, trước hết phải có gạo ngon, sau đó phải ngâm vuốt gạo cho thật sạch trong, để khi làm sợi mì thì không còn ra nước gạo nữa. Tô mì Quảng giữ được cái nước nguyên chất là tô mì Quảng ngon nhất. Nhưng không chỉ có vậy, mì Quảng “mê hoặc” hơn nữa là nhờ quết nhẹ một lớp dầu phộng khử củ nén. Đó phải là thứ dầu phộng nguyên nhất có màu vàng chuối (có bán ở chợ Bà Hoa) thì khử củ nén mới thơm ngon. Mới nghe mùi đã thèm… rớt nước miếng, thì khi đã ăn mới “đã đời” làm sao. Chị Thanh Hương, chủ quầy mì Quảng còn bày tôi thêm một món, đó là củ nén chiên cá chuồn (cũng có bán ở đây). Cá chuồn làm sạch, moi bụng bỏ nghệ, ớt; sau đó bó bằng lá chuối tươi; lấy đậu phộng nguyên chất khử mùi củ nén, rồi bỏ cá chuồn vào chiên… Chỉ nghe chị Hương “tả sơ” thôi mà sao thấy “nôn nao” không chịu được. Và, cầm chai dầu phộng màu vàng chuối trên tay, nghe mùi thơm của nó, tôi chợt nhớ xa lắc xa lơ rồi, ở quê các anh chàng cô nàng vò tuổi cặp kê thỉnh thoảng lấy loại dầu phộng này (hoặc dầu dừa) để xức lên đầu, vuốt lên tóc (!)…
Chợ Bà Hoa nhỏ xíu, đi không mỏi chân, nhưng cảm giác đi hoài chưa hết chợ. Theo những người buôn bán ở chợ cho biết thì vào những dịp lễ, ngày Tết chợ rất đông vui. Không chỉ ở khu vực Bảy Hiền mà người miền Trung ở khắp nơi trong thành phố, thậm chí ở các tỉnh lân cận đều về chợ Bà Hoa mua sắm. Người xứ Quảng thích ăn “mặn mòi, cay điềng”, nên món hút hàng nhất là mắm, sau đó đến mì Quảng, bánh tráng v.v… Vào dịp Tết người ta cũng đến chợ để mua lá bài chòi (hiện nay không còn có ở làng quê) để về
chơi, hay mua cát sạch (từ quê mang vào) để thay lư hương v.v … Những người ở phố mà vẫn giữ gốc quê, hồn quê thật đáng trân trọng.
- “Tết này đi chợ Bà Hoa!”. Tôi đi chợ Bà Hoa nhiều lần, nhưng thích nhất là đi chợ Tết. Mua sắm đã đành, nhưng sướng nhất vẫn là được nghe các bà, các dì, các chị… hồn nhiên, đặc sệt giọng Quảng nhưng trong một cái chợ quê. Cuối năm, những chuyện nhà quê còn là những “món nhà quê”, cú râm ran suốt. Vui hỉ!!!
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được Sài Gòn, cuối năm 2007
68
69
buổi chiều Văn Thánh
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Chiều Sài Gòn ngày nào cũng đông đúc, mắc kẹt; đường phố như cứ nóng dần lên, dồn ứ, ngộp thở… Trong lúc chạy xe, tôi thường nghĩ đến một lối thoát. Trước tiên, đương nhiên là mong về nhà. Nhưng nhiều khi cũng muốn chạy đi đâu đó, ngồi xuống chỗ nào đó cho vợi bớt quãng đường xa. Mà, trong tâm cũng tạm gọi là nhà. Nhớ Bạch Cư Dị đã từng có một câu rất hay rằng: “Vô luận hải giác dữ thiên nhai/ Đại để tâm an tức thị gia” (tạm dịch: Vô luận là góc biển hay chân trời, cứ được yên lòng đó là nhà). Cố nhiên, chỗ mà tôi thỉnh thoảng có mặt vào nững buổi chiều chẳng phải là nơi góc biển hay chân trời gì xa xôi cả. Mà, nó ở gần … cầu Văn Thánh đó thôi: khu du lịch Văn Thánh (!).
Văn Thánh rất đẹp vào những buổi sớm; nhưng tôi lại thường có mặt ở đó vào những buổi chiều. Buổi chiều Văn Thánh cũng có những nét đẹp riêng. Tôi thích những buổi chiều không sự kiện. Một mình tôi chậm bước và ngồi xuống. Cỏ xanh êm. Gió nhẹ hơn. Đó là hai “món đặc sản” thiên nhiên lúc nào cũng hào phóng. Văn Thánh - theo một góc nhìn nào đó có thể xem như một “bảo tàng đồng quê” tuyệt vời hiện nay ở Sài Gòn. Trên những bãi cỏ xanh, những lối gạch dẫn đi về những khung cảnh khác nhau. Một cái ảng nước bên cạnh bụi chuối; trên miệng ảng là chiếc gào dừa vắt ngang; và cây chuối đang trổ
bông… Một cọng rơm, cọng vàng thơm, gió thổi loe xoe… Một dãy những lu vại, tỏa mùi đất nung, nắng chiều xiên khoai ánh vàng… Một ao sen, lá xanh ken dày mặt nước, những cánh hoa trắng muốt nhô lên, giỡn gió …
Và, nơi đây, tôi từng ngồi uống những bát nước chè xanh; nước mát mía lau; bắp non… từng ăn món cá lóc nướng trui, món thắng cố… từng nghe những bài vọng cổ Phương Nam, điệu bài chòi xứ Quảng… Nói một cách nào đó, Văn Thánh đã và đang khôi phục những trầm tích văn hóa làng, dẫn dắt nó vào cuộc sống của chúng ta, không phải “gợi nhớ” nữa mà là sống thật với những điều thật của tinh túy, hồn vía làng Việt.
“Có một Văn Thánh khác của bạn”. Tôi không biết Văn Thánh đã “chính thức khác” từ khi nào, chỉ mang máng nhớ ngày trước nơi này đìu hiu và “xấu xí” lắm. Còn bây giờ ai đến đây cũng tấm tắc khen đẹp. Tôi còn nhớ như in hình ảnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng tang đoàn Làng Mai dạo bước ở Văn Thánh vào buổi chiều tháng tư năm nay, trong một chương trình trò chuyện với doanh nhân Sài Gòn. Họ bước qua cây cầu nhỏ, đi quanh
Trần Nhã Thụy
70
Cuộc đời vui quá, không buồn được
ao sen và cứ thế chầm chậm trong chiều… Nhưng ấn tượng nhất trong tôi có lẽ là hình ảnh một nhà tu người Pháp ngồi nói chuyện với một người Việt. Từ chỗ tôi đang ngồi, tôi không thể nghe thấy họ nói chuyện bằng ngôn ngữ nào, nhưng trông cử chỉ thì khác tâm đắc. Hai người ngồi trong mien man, dường như quên cả không gian lẫn thời gian. Hình ảnh đó như gợi chiếu một sự giao thoa giữa Đông và Tây, giữa Đạo và Đời đã diễn ra ở buổi chiều Văn Thánh. Có đứng trong buổi chiều Văn Thánh mới thấy hết cài lung linh, đẹp đẽ của những hình ảnh như thế.
Văn Thánh, không biết có phải xuất phát từ “Văn Thánh miếu” hàm ý chỉ ngôi miếu thờ một vị Thánh văn là Khổng Tử hay không? Tất nhiên là ở đây ngoài nghĩa thờ Khổng Tử còn có nghĩa tôn vinh một nền văn hóa Hán và Nho học. Văn Thánh, theo một cách hiểu khác còn có nghĩa là vùng đất văn vật, tốt lành, linh thiêng.
“Có một Văn Thánh khác của bạn” - phải chăng là điều tốt lành đã được nhân lên?!
“Có một Văn Thánh khác của bạn” - với tôi còn có nghĩa là có những hình ảnh như phiên bản làng trong thế giới nội tâm của một người gốc quê. Nhưng, tôi có những buổi chiều Văn Thánh không chỉ để tìm quê riêng, mà còn tìm nghe bao đồng vọng hiện ẩn của “quê xứ con người”.
Làng Mai, 3/2007
71
cây bao-báp ở Sài Gòn
1.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Rất tình cờ, tôi được biết ở Sài Gòn đang có một cây bao-báp (baobab), loài cây vốn chỉ xuất hiện một số vùng ở châu Phi.
“Chàng khổng lồ” là tên mà người châu Phi thường gọi khi nói đến cây bao-báp, bởi cây thường có chiều cao từ 5-20 mét, đường khính rộng hàng chục người ôm, và đặc biệt có thể sống lâu đến ba nghìn năm, bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt. Với tính chất của một “chàng khổng lồ” như thế, cây bao-báp trở thành biểu tượng sức mạnh của người châu Phi.
Vậy mà, thật kỳ lạ và vô cùng thú vị, khi có một cây bao-báp như thế đang “ngự” tại Sài Gòn, ngay trong khuôn viên trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù nơi thân cây có treo một tấm biển nhỏ “Cây bao-bap”, nhưng hầu như sinh viên ở đây chẳng mấy quan tâm. Được sự giới thiệu của Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn kim Hồng –
Hiệu phó trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được mục kích cây bao báp và có cả một buổi chiều để … ngắm nghía “Chàng khổng lồ” này. Thực ra, nếu so với những cây bao-báp ở châu phi, thì cây bao-báp ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh hãy còn quá khiêm tốn về vóc dáng. Nó chỉ mới cao chừng mưới mét và đường kính khoảng chừng hai người ôm. “Cây bao-báp này sống ở đây đã hơn mười năm rồi đấy” – Thầy Hồng cho biết thêm.
2.
Thoạt đầu tôi cứ nghĩ, thầy Hồng là “tác giả” của cây bao-báp có nguồn gốc châu Phi này, nhưng không phải. Thầy cũng chỉ là một trong những người “khoái” cây bao-báp, còn người trực tiếp trồng cây bao-báp này là thầy Nguyễn Quý Tuấn, hiện đã nghỉ hưu.
Gặp thầy Tuấn tại nhà riêng, tôi biết thêm thầy nguyên là Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ và sau đại học của Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Khi còn giảng dạy ở khoa Sinh vật trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thầy từng có 5 năm
Trần Nhã Thụy
72
Cuộc đời vui quá, không buồn được
(1988-1993) làm chuyên gia giáo dục giảng dạy đại học ở Angola (châu Phi). Năm 1993 khi về nước, hành trang mà thầy mang theo chỉ có… hai loại hạt là hạt cây bao-báp và hạt chanh dây. Sau biết ở Việt Nam cũng có chanh dây thầy không “mặn mòi” với nó nữa mà chỉ dành sự chăm chút cho những hạt cây bao-báp kia.
Theo thầy Tuấn sở dĩ thầy thích cây bao-báp vì đấy là loại cây nổi tiếng về học thuật kinh điển sinh vật học. Chuyên môn của thầy vốn là ngành động vật chứ không phải thực vật, nhưng thầy mê cây bao-báp bởi hình ảnh rất mạnh mẽ đồng thời rất gần gụi, thân thương. Ở châu Phi cây bao-báp rất dễ trồng, chỉ cần vứt hạt xuống đất, mùa mưa nó sẽ tự
mọc. Cây bao-báp lớn nhanh như thổi. Đến tháng tám cây ra hoa, những bông hoa có cuống dài bằng cánh tay trắng muốt như hoa quỳnh hương và treo lủng lẳng như những quả chuông. Quả bao-báp hình bầu dục, có nhiều hạt to cỡ ngón tay cái, bên trong có bột như bột sắn. “Bột này có vị chua chua, người Phi hay dùng nấu món “ka-lặc”, một món ăn sệt sệt có vị như sữa chua” – thầy Tuấn cho biết thêm. Và, thầy cứ nói về cây bao-báp cùng những kỉ niệm khó quên một thời.
3.
Thầy Tuấn bảo, ban đầu muốn uốn cây bao-báp thành cây bon-sai, nhưng không được, cây cứ lớn vùn vụt. Nhà chật nên thầy phải mang cây vào trường trồng, đến năm thứ mười (2003) thì cây ra hoa. Thầy rất mừng, hồi hộp chờ cây ra trái nhưng chờ mãi vẫn không thấy. Rồi thầy về hưu, rời trường, ít có dịp trở lại. Cây bao-báp vẫn lớn như thổi từng ngày.
Trong một khuôn viên nhỏ chừng mười mét vuông, có lẽ không phải là mảnh đất lý tưởng cho “Chàng khổng lồ”. Tôi thầy một đoạn bờ tường đã bị vỡ toạc ra vì rễ cây bao báp bung ra. Được biết, Thảo Cầm Viên đã từng đến xin cây bao-báp này nhưng nhà trường chưa đồng ý vì đấy cũng là một “vốn quý” của trường. Nhưng nếu không cho “Chàng khổng lồ” về Thảo Cầm Viên thì nhà trường cũng nên tính đến việc dời nó đến một địa điểm thích hợp hơn.
Có một cây bao-báp… ở Sài Gòn, điều ấy hẳn thật thú vị. Hãy chăm sóc cây bao-báp này và theo dõi xem nó “thọ” được bao nhiêu năm? Tôi được biết từ cổ xưa ở Dimbabwe, những người dân thường chui vào trú ngụ trong thân một cây bao-báp rỗng. “Ngôi nhà
Trần Nhã Thụy
73
Cuộc đời vui quá, không buồn được
cây” này có thể chứa đến 20-30 người. Cây bao-báp ở Sài Gòn này rồi cũng sẽ già và rỗng từ bên trong. Nhưng khi đó là chừng nào? Và chừng đó có ai là người sống trong … ngôi nhà cây bao-báp (?!)
Sài Gòn, 2005
TB: Khi đọc lại bài viết này, trước mắt tôi không phải là hình ảnh cây bao-báp độc nhất vô nhị ở Sài Gòn (nghe nói ở Việt Nam chỉ có vài cây bao-báp ở Huế và cây bao-báp này mà thôi), mà hiện lên hình ảnh một người đàn ông ngày nào cũng nằm một mình trong ngôi nhà cũ. Đó là tôi muốn nói đến hình ảnh thầy Nguyễn Quý Tuấn. Lúc đó, để gặp ông, tôi phải năm lần bảy lượt đến đại học sư phạm gặp rất nhiều người, cuối cùng mới tìm được số điện thoại nhà riêng của ông. Nhưng ông ở nhà mà lại … không ở nhà. Tức là, mỗi ngày, ông luôn rời khỏi nhà để đến căn nhà cũ mà ông đã mua từ lâu bên quận 7. Vì vắng người ở đã lâu, nên ngôi nhà này trông như một ngôi nhà hoang, cỏ mọc đầy thềm bè. Bên trong lại có vài chuồng thú, đồ vật thí nghiệm, nên trông ngôi nhà như một “cõi hoang” giữa phố.
Nếu không có việc gì, thì ngày nào thầy Tuấn cũng đến ở đó một mình, đánh trần quần đùi, áo may-ô nằm đọc sách báo, nghe radio đến chiều tối mới về nhà với vợ con. Câu chuyện về cây bao-báp rốt cuộc lại dẫn tới câu chuyện về những người phụ nữ ngực trần ở angola. Lúc đó tôi thấy thầy Tuấn cười rung bụng, ướt mắt. Chẳng biết thời trai tráng ông có mối tình nào ở đó không. Chỉ thấy gương mặt ông như trẻ lại đến vài chục tuổi. Thật lạ
lùng. Bây giờ, khi nhớ về ông, tôi vẫn nhớ về gương mặt trẻ trung đột biến đó.
74
đi ngắm … hoa mười giờ nở
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Thật ra, cài vụ đi ngắm hoa mười giờ nở này là rất ngẫu nhiên, tình cờ. Vào những buổi sớm cuối tuần rảnh rang, tôi thường chạy xe ra làng Đại học Thủ Đức ngồi uống cà phê. Ở đây, có những quán cà phê sân vườn lịch sự, thoáng rộng vào loại bậc nhất thành phố. Cà phê ở đây cũng khá ngon, mà giá chỉ bằng một nửa so với những quán ở khu vực trung tâm.
Sau khi uống cà phê, tôi thường chạy xe chầm chậm trên con đường Nguyễn Văn Bá, rồi quẹo qua đường Đặng Văn Bi ghé thăm chùa Một Cột. Đường Nguyễn Văn Bá là con đường song song với xa lộ Hà Nội chạy từ ngã tư Thủ Đức đến ngã tư cây xăng Phước Bình. Như hai thế giới song hành nhưng đối lập nhau. Ngoài kia, xa lộ Hà Nội ồn ào, bụi bặm, nắng đổ; trong này con đường Nguyễn Văn Bá sạch sẽ, im vắng, rợp mát bóng cây. Từ vài năm nay, khoảng đất trồng cỏ từ xa lộ hà Nội vào đến mép đường Nguyễn Văn Bá đã được trồng cỏ rất đẹp. Và thảm cỏ xanh mơn mởn đó dần chạy dài đến tận Nhà máy Xi
măng Hà Tiên. Đây có lẽ là một “đường băng xanh” đẹp nhất thành phố; bởi được chăm sóc, phun tưới hằng ngày.
Lâu lâu không chạy xe trên con đường Nguyễn Văn Bá, để rồi buổi sáng hôm đó tôi thật sự bất ngờ trước một rừng hoa mười giờ. Trên “đường băng xanh”, một đám hoa mười giờ đỏ thắm xuất hiện, như muôn vàn dấu son bất ngờ in xuống. Nhưng những dấu son này không đứng in mà cứ rung rinh mãi trong nắng gió, rực rỡ dưới ánh mặt trời.
*
Hoa mười giờ không phải là loài hoa lạ. Chúng ta, ai cũng đã từng nhìn thấy hoa mười giờ: cành là nhỏ bé, hoa mỏng manh. Gọi là hoa mười giờ bởi hoa này khoe sắc đẹp nhất đúng vào lúc mười giờ sáng. Hoa mười giờ, nếu đứng riêng lẻ thì không gây ấn tượng, nhưng trồng nhiều cây vào một chậu, hoặc trên một vại đất thì chúng như xoắn vào nhau, thi nhau ra hoa, tương tác sắc màu. Nhưng ngắm hoa mười giờ, thú vị nhất là được ngắm
Trần Nhã Thụy
75
Cuộc đời vui quá, không buồn được
nguyên cả một “cánh đồng hoa” trên nền cỏ xanh như ở Làng Đại học Thủ Đức. Khi đi hết con đường Nguyễn văn bá, rồi thẳng lên đến Nhà máy Xi-măng Hà Tiên, thỉnh thoảng những vạt hoa mười giờ lại xuất hiện; rõ ràng nó đã được dùng làm “décor” cho “đường băng xanh”. Tôi thấy nhiều người đi đường dừng xe, xuống ngắm hoa, chụp hình. Nét mặt người nào cũng lộ vẻ thích thú, tươi vui. Hỏi một chị công nhân đang tưới hoa thì được biết, sở dĩ chọn hoa mười giờ vì hoa này dễ trồng, nhanh phát triển, khi ra hoa đồng loạt thì rất đẹp. Hoa mười giờ cũng giỏi chịu nắng. Nhưng điều quan trọng nhất, đây là loại hoa nở trong mùa hè, nên nó dùng trang trí cho mùa hè này (!)
Một mùa hè đang đến và còn những ngày dài ở phía trước. Tôi còn những buổi sớm cà phê ở Làng Đại học Thủ Đức và đi ngằm hoa mười giờ. Không biết chàng trai trong bài hát “Hoa mười giờ” có yêu loài hoa ấy quá mức hay không mà chọn cái giờ đến thăm người yêu rất trái khoáy: “Khi hoa mười giờ nở, anh sẽ đến thăm em”. Mười giờ thì trời nắng lắm đấy ông nhạc sĩ ạ! Cũng may con đường Nguyễn Văn Bá lúc nào cũng rợp bóng mát. Tôi thích được đi trên con đường đó để ngắm hoa mười giờ … (!)
Sài Gòn, 5/2006
76
khi con heo đất … cất tiếng kêu (!)
1.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Đã là con heo đất thì làm sao có thể cất tiếng kêu?! Đã có một phép màu phù thủy hay đã cài đặt vào đó một ý nghĩa ẩn dụ nào chăng?! Quả tình, tôi không muốn đề cập đến những yếu tố đó mà đơn giản chỉ là một liên tưởng mang tính chất của cái nhìn hồn nhiên tuổi thơ mà thôi.
Vậy thì con heo đất… cất tiếng kêu vào lúc nào?! Đối với tôi, đó là vào dịp mà ngày tết đã đến “sát rạt” một bên. Những ngày dó, đi đâu về cũng “liếc xeo” con heo đất một cái: “Chờ đó nghen, mày!”. Con heo đất vẫn nhìn tôi thản nhiên như không có chuyện gì, như không hề biết là sắp tết. Nó đúng là… đồ heo, chẳng lo toan, bận nghĩ điều gì (!). Ngó nghiêng, ngắm nghía con heo đất, rồi lại đến ôm nó lên, lúc lắc xem… cái bụng nó đã no chưa. Vẳng bên tai âm thanh của những tờ giấy bạc lao xao, những đồng tiền cắc tủng tẻng. Hình như con eho này vẫn chưa được no nê cho lắm. Nếu thực sự no thì khi lắc lên khoing6 nghe thấy cái gì mà chỉ nghe… sự im lặng.muốn cho con heo đất “ních” thêm cho chật bụng, nhưng chẳng biết lấy “lương thực” ở đâu. Ngồi tồn ngần, suy nghĩ thế nào lại chạy đi lấy những tờ lịch cũ xếp lại, nhét vào bụng con heo đất …
Cứ thế, những ngày sắp tết cứ quanh quẩn lo “o bế” con heo đất không ngừng. Cho con heo đất “ăn” thật no nê, để chờ nó cất tiếng kêu. Tất nhiên, tôi có thể làm cho nó “kêu im” bất cứ lúc nào., nhưng không dám mà phải chờ “lệnh” của mẹ. Mãi đến chiều ba mươi tết, mẹ mới bảo: “Đập heo đất đi con, coi thử được bao nhiêu tiền sáng mai mẹ lì xì cho các con đi chơi tết” (!). Chỉ cần đợi thế là tôi chạy u một hơi đến chỗ con heo đất đang nằm để
“ẵm” nó ra. Lựa một chỗ thoáng rộng, phẳng phiu trong nhà, tôi đứng giạng chân, hai tay đưa con heo đất lên cao rồi bất ngờ đập mạnh nó xuống. Đấy, con heo đất … cất tiếng kêu là vào lúc đó. Cùng với tiếng đất nung tung vỡ là vũ điệu lóc xóc, tung teng của những đồng tiền. Khi con heo đất cất tiếng kêu cũng là kết thúc “một vòng sống”, thông thường là một năm. Và, thay chỗ hay tài sinh là một con heo khác, được đặt vào chỗ cũ, chờ đợi “bữa ăn” bằng đồng tiền để dành vào dịp đầu năm (!).
77
2.
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Đối vời người Việt, không biết con heo đất có từ bao giờ?! Tai sao người ta không dùng những con vật khác, như: dê, bò, trâu, ngựa, voi… những con vật có cái bụng chứa lớn để làm dụng cụ cất tiền mà lại dùng con heo?! Phải chăng con heo là biểu tượng cho sự no đủ, đông đúc, vô lo?! Dân gian thường nói, bỏ tiến kiệm hay “bỏ ống heo” đều có nghĩa là chắt chiu, để dành cả. Đối với người Việt, dường như trong nhà nào cũng có ít nhất một con heo đất để làm nhiệm vụ “giữ tiền le” cho gia đình. Mặc dù, cuộc sống ngày càng hiện đại, có lúc người ta làm con heo bằng nhựa, chất dẻo; hoặc thay con heo bằng chú mèo máy Đôrêmon, hoặc hình con cú mèo, chuột túi, chú hề Hugô v.v… Nhưng rồi cuối cùng cũng quay về với con heo đất. Vì sao? Có lẽ vì con heo đất là biểu tượng cho sự no đủ
đồng thời gợi sự gần gũi, than thương. Quả thật, cho dù cuộc sống có hiện đại đến mấy, cho dù ngày nay hầu hết mọi người đều xài thẻ ATM thì “nghi thức” … đập ống heo vào dịp cuối năm vẫn là một điều gì đó thiêng liêng, ấm áp, vui vẻ! Khi con heo đất… cất tiếng kêu, thì củng là lúc từ bỏ cái cũ để chào đón cái mới. Bắt đầu bằng một con heo đất mới và một năm mới đang bước qua ngưỡng cửa mỗi nhà; đang bước vào tuổi tác, sinh mệnh của mỗi người. Dù thế nào thì năm mới vẫn là niềm hân hoan (!)
3.
Đã trải qua hết bao nhiêu năm sống, bàn chân bước đi từ làng quê đến phố thị, dù ở đâu, nơi tôi sống vẫn hiện diện một con heo đất. Biết rằng tiền tiêu pha nhiều chứ tiết kiệm chẳng được bao, nhưng vẫn phải sắm một con heo đất như mong mang phúc lộc vào nhà. Có những con heo đất… bị bỏ đói suốt, nghĩ cũng tội nghiệp. Nhưng, có lẽ tội nghiệp hơn là… chủ của nó (!). Và, như thế là có những con heo đất chẳng bao giờ… cất tiếng kêu, hoặc chỉ kêu… rất khe khẽ, chẳng ra hồn vía, chẳng đúng với “tư cách” một con heo đất chút nào.
Đã sắm khá nhiều con heo đất, nhưng năm nay la lần đầu tiên tôi “đích thân” lặn lội về làng heo đất Lái Thiêu (Bình Dương) để xem người ta mầm heo đất như thế nào. Hóa ra làm heo đất không đơn giản như tôi nghĩ mà đấy là một nghề cơ cực với nhiều công đoạn gian nan. Trước hết, người ta phải xay hồ, sau đó gánh hồ đổ vào khuôn. Đợi hồ trong khuôn khô lại thì gỡ ra, dùng dao gọt “móng tay móng chân” cho chú heo, sau đó mang
Trần Nhã Thụy
78
Cuộc đời vui quá, không buồn được
phơi. Công đoạn này người ta gọi là “heo sống”. Phơi “heo sống” cho khô thì mang vào lò nung, qua một ngày đêm thì thành “heo quay”. Chưa hết, “heo quay” phải mang đi để “làm đẹp”, tức là sơn phết, vẽ hoa văn…
Từ đất, những chú heo đất thô mộc dần “thoát xác” đề biến thành đẹp đẽ, sặc sỡ màu sắc. Đi trong làng, nhìn ngắm những đàn heo đất đang nằm dưới bóng mát sân vườn mà lòng rộn niềm vui. Những con heo đất kia rồi sẽ đến với từng gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ, để chờ một ngày… cất tiếng kêu.
Khi con heo đất… cất tiếng kêu là lúc đất đai đang cất lên bài hát hoan ca đón chào một năm mới. Và, tết đang bước vào ngôi nhà của bạn cùng với bao âm thanh rộn ràng!
Làng Mai, cuối năm 2006
79
những ngày áp thấp
Trần Nhã Thụy
Cuộc đời vui quá, không buồn được
Những ngày áp thấp mưa bay, gió lạnh, chợt chẳng muốn đi đâu, làm gì. Nhưng rồi, buổi sớm cũng phải thức dậy, không đưa con đến trường rồi đến cơ quan. Thường ngày, nếu trời không mưa gió, tôi hay ngồi một quán cóc nào đó, vừa ngó ra đường vừa gặm bánh mì, đọc báo. Nhưng trong những ngày ảnh hưởng áp thấp thì phải trùm áo mưa chạy thẳng đến cơ quan. Cũng định lên căng-tin làm một ly cà phê cho tỉnh táo. Nhưng rồi chợt tặc lưỡi cho qua. Rồi, chợt hỏi, không biết lâu nay mình ghiền cà phê hay là ghiền cái không khí của vỉa hè?! Không ngồi vỉa hè cà phê, không lật giở từng tờ báo thì đọc báo mạng. Tôi mở mạng, đọc lướt vài tờ nhật báo, nhưng chợt thấy không “thu nạp” được gì, bèn đứng lên đi lại phía cửa sổ nhìn xuống đường. Mưa vẫn rơi. Đường trơn ướt. Phố xá muôn màu áo mưa, chen chúc trôi đi.
Một ngày trôi đi nhanh có lẽ vì cảm giác của sắc trời u ám và gió lạnh. Nhưng, với tôi trong những ngày qua, tâm trạng dường như cũng “ướt gió mưa”. Nghĩ về những người thân yêu đang ở xa, nhớ về người quý mến bất ngờ ra đi không trở lại, những căn bệnh hiểm nghèo, những đợt dịch lạ, giá cả leo thang, tai nạn giao thông v.v… Ngày nào dường như chúng ta cũng đối diện với những chuyện ấy. Trong những ngày mưa, tự dưng lòng chợt thấy chùng xuống lạ lùng; không muốn làm gì cả, chỉ mong được trở về nhà. Rồi, chợt thèm hơi ấm của bếp lửa!
Buổi chiều, mưa vẫn rơi, gió chuyển lạnh. Khi chạy xe ngoài phố, tôi chợt nhìn thấy một con bò trắng to đang từ một ngôi nhà chuẩn bị bước ra đường. Tôi giật mình phanh “kít” xe lại. Hóa ra đó không phải là con bò thật, mà là con bò giả bằng xốp hay bằng composite gì đó. Con bò này là hình ảnh quảng cáo cho sữa bò tươi Long Thành (LoThaMilk). Tôi đứng sững ngoài đường nhìn con bò (giả) đang chuẩn bị bước ra. Mưa vẫn rơi. Nhiều người ngoái nhìn tôi. Có lẽ trông tôi còn lạ hơn con bò (!). Tôi cười tôi. Thôi, về nhà thôi!
Quẹo vào con hẻm gần nhà, chợt nghe mùi thơm bánh xèo. Đây là quán bánh xèo miền Trung, mà chủ quán chính là người Quảng Ngãi quê tôi. Ở quán này còn có bán cả rượu gạo nguyên chất rất ngon. Nhưng, dạo này không hiểu sao bỗng sợ rượu bia quá chừng. Tôi ghé mua chục cái bánh xèo. Chợt nhìn qua xe hủ tiếu gõ bên kia đường, thấy dưới tấm
Trần Nhã Thụy
80
Cuộc đời vui quá, không buồn được
áo mưa, có ba bốn cô nuôi dạy trẻ trường mẫu giáo con tôi học đang ngồi ăn mì. Hình ảnh đó sao mà thân thương quá. Ước chi, tôi là một anh chàng độc thân để có thể ghé vào góp chuyện một vài câu. Tôi tự mỉm cười một mình. Về thôi!
Mưa, vẫn mưa. Buổi sáng không cà phê, không báo chí, không hơi thở vỉa hè. Ngày qua nhanh vì cảm giác tối và lạnh. Đêm nằm nghe gió hất lật mái tôn loạt xoạt. Lại nhớ những người thân ở xa, lại buồn người mình yêu quý ra đi đột ngột, lại lo lắng cho công việc ngày mai. Ngày mai, công việc, công việc, rồi lại công việc… Thấy mệt mỏi quá, mà cũng chợt thấy yếu đuối vô cùng. Thôi, ngủ đi, tạm quên đi.
Cuộn người vào trong mền, chỉ mong được ngủ dài đến sáng, khi mở mắt ra là nhìn thấy nắng lên (!)…
Sài Gòn, 7/2007
TB: Tôi viết bài này trong những ngày áp thấp (tháng 7.2007), lòng nhớ rưng rưng về một người anh vừa vĩnh viễn ra đi, đó là nhà báo Quốc Kế-vốn là Thư ký tòa soạn của Sài Gòn tuần san (Sài Gòn Giải Phóng Thứ bảy). Tôi là cộng tác viên của anh đã lâu, từ khi còn là sinh viên. Sau này, tôi là người gần như viết thường xuyên cho mục Nhịp sống Sài Gòn trên Sài Gòn tuần san. Anh Kế là người hiền, tướng tá đẹp trai, hơi có chút mơ màng, nhưng công việc đâu ra đó, máu làm báo “nguyên chất đậm đặc”. Không ai nghĩ anh mất sớm như vậy. Nhưng cuộc đời là như vậy. Mỗi người một định mệnh riêng. Nói theo ngôn ngữ ông bà là “Trời kêu ai nấy dạ”.
Bài viết này sau đó có in trên Sài Gòn Tuần san vẫn ở mục Nhịp sống Sài Gòn (bây giờ chủ biên mới đã bỏ mục này), dù không nói trực tiếp về anh, nhưng những người trong tòa sạn ai cũng biết và có người chợ thấy mắt đỏ hoe.
Hôm in bài này, anh bạn Nguyễn Vĩnh Nguyên có đọc và nhắn một tin chọc vui: “Trông tôi còn lạ hơn con bò!” (Hình như vậy).