🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Đời Phía Trước - Jiddu Krishnamurti full prc pdf epub azw3 [Triết Học] Ebooks Nhóm Zalo CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT KRISHNAMURTI Lời dịch: ÔNG KHÔNG Giới thiệu Đối với tôi, có vẻ rằng một loại hoàn toàn khác hẳn của luân lý và cư xử, và một hành động bắt nguồn từ sự hiểu rõ toàn tiến hành của sống, đã trở thành một yêu cầu cấp bách, trong thế giới của những vấn đề và những khủng hoảng chồng chất của chúng ta. Chúng ta cố gắng giải quyết những vấn đề này qua những phương pháp thuộc tổ chức và thuộc chính trị, qua sự tái điều chỉnh thuộc kinh tế và vô vàn những đổi mới khác nhau. Tất cả những đổi mới, dù rộng lớn và có vẻ vĩnh viễn, trong chính chúng chỉ gây ra sự hỗn loạn thêm nữa và sự cần thiết phải đổi mới thêm nữa. Nếu không hiểu rõ toàn sự tồn tại phức tạp của con người, thuần túy đổi mới sẽ tạo ra sự đòi hỏi khó hiểu cho những đổi mới thêm nữa. Không có kết thúc cho sự đổi mới; và không có giải pháp cơ bản trong phương cách này. Những cách mạng thuộc chính trị, kinh tế hay xã hội cũng không là giải pháp, bởi vì chúng sản sinh những Chính thể chuyên chế kinh hoàng, hay sự chuyển giao thuần túy của quyền hành và uy quyền vào những bàn tay của một nhóm người khác. Tại bất kỳ thời gian nào, những cách mạng như thế không là phương cách ra khỏi sự hỗn loạn và sự xung đột. Nhưng có một cách mạng hoàn toàn khác hẳn và phải xảy ra nếu chúng ta khao khát thoát khỏi chuỗi vô tận của những lo âu, những xung đột và những thất vọng mà chúng ta bị trói buộc. Cách mạng này phải bắt đầu, không phải bằng lý thuyết và ý tưởng, mà đã chứng tỏ rằng vô ích, nhưng bằng một thay đổi cơ bản trong chính cái trí. Một thay đổi như thế có thể được tạo ra chỉ qua sự giáo dục đúng đắn và sự phát triển tổng thể của con người. Nó là một cách mạng mà phải xảy ra trong tổng thể cái trí và không chỉ trong sự suy nghĩ. Rốt cuộc, sự suy nghĩ chỉ là một kết quả và không là cái nguồn. Phải có một thay đổi cơ bản trong cái nguồn và không phải là sự sửa đổi của kết quả. Hiện nay, chúng ta đang cố gắng cải thiện những kết quả, những triệu chứng. Chúng ta không đang sáng tạo một thay đổi cốt lõi, lật tung những phương cách cũ kỹ của sự suy nghĩ, giải thoát cái trí khỏi những truyền thống và những thói quen. Chính là sự thay đổi cốt lõi này mà chúng ta phải quan tâm và chỉ có sự giáo dục đúng đắn mới thực hiện được điều đó. Tìm hiểu và học hành là chức năng của cái trí. Qua học hành, tôi không có ý sự vun đắp thuần túy của ký ức hay sự tích lũy của hiểu biết, nhưng khả năng để suy nghĩ một cách rõ ràng và thông minh mà không có ảo tưởng, để bắt đầu từ những sự kiện và không phải từ những niềm tin và những lý tưởng. Không có học hành nếu sự suy nghĩ bắt nguồn từ những kết luận. Chỉ thâu lượm thông tin hay hiểu biết, không là học hành. Học hành hàm ý tình yêu của sự hiểu rõ và tình yêu của làm một việc vì chính nó. Học hành chỉ có thể xảy ra khi không có sự ép buộc thuộc bất kỳ loại nào. Và sự ép buộc mang nhiều hình thức, đúng chứ? Có ép buộc qua sự ảnh hưởng, qua sự quyến luyến hay sự đe dọa, qua sự khuyến khích thuyết phục hay những hình thức tinh tế của phần thưởng. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng học hành được khuyến khích qua so sánh, nhưng không so sánh là học hành. Sự so sánh tạo ra thất vọng và chỉ khơi dậy ganh tỵ, mà được gọi là ganh đua. Giống như những hình thức khác của sự thuyết phục, sự so sánh cản trở học hành và nuôi dưỡng sợ hãi. Sự tham vọng cũng nuôi dưỡng sợ hãi. Sự tham vọng, dù là cá nhân hay được đồng hóa cùng tập thể, luôn luôn chống lại xã hội. Trong liên hệ sự tham vọng tạm gọi là cao cả gây thoái hóa ngay tại cơ bản. Rất cần thiết phải khuyến khích sự mở mang một cái trí tốt lành – một cái trí mà có thể giải quyết nhiều vấn đề của sống như một tổng thể, và không cố gắng lẩn tránh chúng và thế là trở nên thất vọng, cay đắng, yếm thế hay tự mâu thuẫn. Và cái trí nhất thiết phải nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của nó, những động cơ và những theo đuổi riêng của nó. Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí, và không chỉ cống hiến thông tin. Trong qui trình của truyền đạt sự hiểu biết, người giáo dục phải mời mọc sự bàn luận và khuyến khích những em học sinh tìm hiểu lẫn suy nghĩ một cách độc lập. Uy quyền, như ‘cái người mà biết’, không có vị trí trong học hành. Cả người giáo dục và em học sinh đều đang học hành qua sự liên hệ lẫn nhau đặc biệt của họ; nhưng điều này không có nghĩa rằng người giáo dục lơ là trật tự của sự suy nghĩ. Trật tự của sự suy nghĩ không được tạo ra bởi kỷ luật trong hình thức của những câu nói khẳng định về hiểu biết; nhưng nó hiện diện một cách tự nhiên khi người giáo dục hiểu rõ rằng trong vun quén sự thông minh phải có một ý thức của tự do. Điều này không có nghĩa tự do để làm bất kỳ việc gì người ta ưa thích, hay chỉ suy nghĩ trong tinh thần của sự mâu thuẫn. Nhờ vào sự tự do nên em học sinh đang được giúp đỡ để nhận biết được những thôi thúc và những động cơ riêng của em, mà được phơi bày cho em qua sự suy nghĩ và hành động hàng ngày của em. Một cái trí kỷ luật không bao giờ là một cái trí tự do, và một cái trí đã kiềm chế sự ham muốn cũng không bao giờ được tự do. Chỉ qua hiểu rõ toàn qui trình của sự ham muốn thì cái trí mới có thể được tự do. Kỷ luật luôn luôn giới hạn cái trí vào một chuyển động bên trong cái khung của một hệ thống suy nghĩ hay tin tưởng riêng biệt, đúng chứ? Và một cái trí như thế không bao giờ được tự do để thông minh. Kỷ luật gây ra sự phục tùng đối với uy quyền. Nó cống hiến khả năng để vận hành bên trong khuôn mẫu của một xã hội mà đòi hỏi năng lực làm việc, nhưng nó không thức dậy sự thông minh mà có khả năng riêng của nó. Cái trí không vun quén điều gì khác ngoại trừ khả năng dựa vào ký ức, giống hệt như cái máy tính hiện đại mà, mặc dầu nó vận hành bằng năng lực và sự chính xác kinh ngạc, vẫn chỉ là một cái máy. Uy quyền có thể thuyết phục cái trí suy nghĩ trong một phương hướng riêng biệt. Nhưng khi bị hướng dẫn để suy nghĩ trong những giới hạn nào đó, hay dựa vào những kết luận được khẳng định trước, không là suy nghĩ gì cả; nó chỉ vận hành giống như một bộ máy người, mà nuôi dưỡng sự bất mãn ích kỷ, mang theo cùng nó sự thất vọng và những đau khổ khác. Chúng ta quan tâm đến sự phát triển tổng thể của mỗi con người, giúp đỡ anh ấy nhận ra khả năng trọn vẹn nhất và tột đỉnh nhất của riêng anh ấy – không phải khả năng tưởng tượng nào đó mà trong quan điểm người giáo dục duy trì như một ý tưởng hay một lý tưởng. Bất kỳ tinh thần nào đó của sự so sánh đều ngăn cản sự nở hoa tổng thể này của cá thể, dù anh ấy là một người khoa học hay một người làm vườn. Khả năng trọn vẹn của người làm vườn cũng giống hệt như khả năng trọn vẹn của người khoa học khi không có sự so sánh; nhưng khi sự so sánh chen vào, vậy thì có sự khinh miệt và những phản ứng ganh tỵ mà tạo ra sự xung đột giữa con người và con người. Giống như đau khổ, tình yêu không có so sánh; nó không thể được so sánh với cái to tát hơn hay cái kém cỏi hơn. Đau khổ là đau khổ, giống như tình yêu là tình yêu, dù nó ở trong những người giàu có hay trong những người nghèo khổ. Sự phát triển trọn vẹn của mỗi cá thể sáng tạo một xã hội của những người bình đẳng. Sự đấu tranh trong xã hội hiện nay để tạo ra sự bình đẳng trên mức độ kinh tế hay trên mức độ tinh thần nào đó đều không có ý nghĩa gì cả. Những đổi mới xã hội vì mục đích thiết lập sự bình đẳng, nuôi dưỡng những hình thức khác của hoạt động chống lại xã hội; nhưng cùng sự giáo dục đúng đắn, không còn nhu cầu phải tìm kiếm sự bình đẳng qua những đổi mới thuộc xã hội hay những đổi mới khác, bởi vì ganh tỵ cùng sự so sánh về những khả năng của nó kết thúc. Ở đây chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa chức năng và địa vị. Địa vị cùng tất cả những ưu thế thuộc thứ bậc và cảm xúc của nó, nảy sinh chỉ qua sự so sánh của những chức năng như những chức năng quan trọng hơn và những chức năng thấp kém hơn. Khi mỗi cá thể đang nở hoa đến khả năng trọn vẹn nhất của anh ấy, lúc đó không còn sự so sánh của những chức năng; chỉ còn lại sự diễn tả của khả năng như một giáo viên, hay một thủ tướng, hay một người làm vườn, và thế là địa vị mất đi sự chua chát của ganh tỵ. Hiện nay khả năng làm việc hay kỹ thuật được công nhận qua có một bằng cấp sau danh tánh của một người; nhưng nếu chúng ta thực sự quan tâm đến sự phát triển tổng thể của con người, sự tiếp cận của chúng ta hoàn toàn khác hẳn. Một cá thể mà có khả năng có lẽ lấy một mảnh bằng và thêm vào những chữ cái đằng sau danh tánh của anh ấy, hay anh ấy có lẽ không, tùy ý anh ấy. Nhưng chính anh ấy, anh ấy sẽ biết những khả năng sâu thẳm riêng của anh ấy, mà sẽ không bị đóng khung bởi một mảnh bằng, và sự diễn tả của anh ấy sẽ không tạo ra sự khẳng định tự cho mình là trung tâm mà khả năng thuần túy thuộc kỹ thuật thường thường nuôi dưỡng. Sự khẳng định như thế là so sánh và thế là chống lại xã hội. Sự so sánh có lẽ tồn tại vì những mục đích chuyên chế; nhưng nó không dành cho người giáo dục khi so sánh những khả năng của những học sinh của anh ấy và đưa ra những đánh giá giỏi giang hơn hay kém cỏi hơn. Bởi vì chúng ta quan tâm đến sự phát triển tổng thể của cá thể, từ khởi đầu học sinh có lẽ không được phép chọn lựa những môn học riêng của em, bởi vì sự chọn lựa của em có lẽ được đặt nền tảng trên những tâm trạng và những thành kiến thoáng chốc, hay trên tìm kiếm những môn học dễ dàng nhất để theo đuổi; hay em có lẽ chọn lựa tùy theo những đòi hỏi tức khắc của một nhu cầu đặc biệt. Nhưng nếu em được giúp đỡ để tự khám phá và vun quén những năng khiếu bẩm sinh của em, vậy thì một cách tự nhiên em sẽ chọn lựa, không phải những môn học dễ dàng nhất, nhưng những môn học mà qua đó em có thể bộc lộ những khả năng của em đến mức độ trọn vẹn nhất và tột đỉnh nhất. Nếu từ ngay khởi đầu học sinh được giúp đỡ để nhìn vào sống như một tổng thể, cùng tất cả những vấn đề thuộc tâm lý, trí năng và cảm xúc của nó, em sẽ không bị kinh hãi bởi nó. Thông minh là khả năng tiếp xúc sự sống như một tổng thể; và đánh giá học sinh bằng những thứ hạng hay điểm số không khẳng định thông minh. Ngược lại, nó hạ thấp phẩm giá của con người. Sự đánh giá so sánh này làm què quặt cái trí – mà không có nghĩa rằng giáo viên không được theo dõi sự tiến bộ của mỗi học sinh và giữ một quyển sổ liên lạc của nó. Những phụ huynh, một cách tự nhiên đều lo lắng muốn biết sự tiến bộ của con cái họ, sẽ cần đến một quyển sổ liên lạc; nhưng nếu, bất hạnh thay, họ không hiểu rõ người giáo dục đang cố gắng làm gì, quyển sổ liên lạc sẽ trở thành một dụng cụ của sự ép buộc để sản sinh những kết quả mà họ ham muốn, và thế là phá hoại công việc của người giáo dục. Những phụ huynh nên hiểu rõ loại giáo dục mà trường học có ý định cống hiến. Thông thường họ đều thỏa mãn khi thấy con cái của họ đang chuẩn bị để kiếm được một mảnh bằng thuộc loại nào đó mà sẽ bảo đảm cho các em học sinh một cuộc sống sung túc. Chẳng có bao nhiêu người quan tâm nhiều hơn thế. Dĩ nhiên, họ ao ước nhìn thấy con cái của họ được hạnh phúc, nhưng ngoại trừ sự ao ước mơ hồ này chẳng có bao nhiều người suy nghĩ sâu sắc về sự phát triển tổng thể của con cái họ. Bởi vì hầu hết những phụ huynh đều có sự ao ước lớn nhất là con cái họ phải có một nghề nghiệp thành công, một cách thương yêu họ dọa nạt và đe dọa các em phải thâu lượm hiểu biết, và thế là quyển sách trở thành quan trọng nhất; và kèm theo nó chỉ có sự vun quén của ký ức, chỉ có sự lặp lại mà không còn chất lượng của sự suy nghĩ thực sự đằng sau nó. Có lẽ sự khó khăn to tát nhất mà người giáo dục phải đối diện là sự dửng dưng của những phụ huynh đối với một giáo dục sâu thẳm hơn và rộng lớn hơn. Hầu hết những phụ huynh đều chỉ quan tâm đến sự vun quén của hiểu biết hời hợt nào đó mà sẽ bảo đảm cho con cái họ những vị trí được kính trọng trong một xã hội thoái hóa. Vì vậy, người giáo dục không những phải giáo dục học sinh trong một phương hướng đúng đắn, nhưng còn phải thấy rằng những phụ huynh không phá hoại bất kỳ sự tốt lành nào có lẽ được thực hiện tại trường học. Thật ra, trường học và gia đình phải là những trung tâm kết hợp của sự giáo dục đúng đắn, và trong bất kỳ phương hướng nào không nên chống đối lẫn nhau, với những phụ huynh ham muốn một việc và người giáo dục đang làm một việc hoàn toàn khác hẳn. Rất quan trọng khi những phụ huynh phải hoàn toàn quen thuộc với việc gì người giáo dục đang thực hiện và phải hoàn toàn quan tâm đến sự phát triển tổng thể của con cái họ. Nó cũng là trách nhiệm lớn lao của những phụ huynh phải thấy rằng loại giáo dục này cần được thực hiện, giống như những người giáo dục, mà trách nhiệm của họ cũng đã quá nặng nề rồi. Một phát triển tổng thể của đứa trẻ có thể được tạo ra chỉ khi nào có sự liên hệ đúng đắn giữa những giáo viên, những học sinh và những phụ huynh. Bởi vì người giáo dục không thể nhượng bộ những ưa thích thoáng chốc và những đòi hỏi ngoan cố của những phụ huynh, họ cần phải hiểu rõ người giáo dục và đồng-hợp tác cùng anh ấy, và không phải tạo ra sự xung đột và sự hoang mang trong con cái của họ. Sự hiếu kỳ tự nhiên của đứa trẻ, sự thôi thúc để học hành từ ngay khởi đầu, và chắc chắn điều này nên được khuyến khích liên tục một cách thông minh, để cho nó duy trì sự sinh động và không có sự biến dạng, và dần dần sẽ dẫn dắt đứa trẻ đến sự học hành nhiều môn học. Nếu sự háo hức để học hành này luôn luôn được khuyến khích trong đứa trẻ vậy thì sự học hành môn toán, địa lý, lịch sử, khoa học hay bất kỳ môn học nào khác, sẽ không còn là một vấn đề cho đứa trẻ hay cho người giáo dục. Học hành được thuận tiện khi có một bầu không khí của thương yêu vui vẻ và chăm sóc chu đáo. Sự nhạy cảm và cởi mở về cảm xúc có thể được vun quén chỉ khi nào học sinh cảm thấy được an toàn trong sự liên hệ của em với những giáo viên. Cảm thấy của an toàn trong sự liên hệ là nhu cầu cơ bản của những đứa trẻ. Có một khác biệt vô cùng giữa cảm thấy của an toàn và cảm thấy của phụ thuộc. Có ý thức hay không ý thức, hầu hết những người giáo dục đều vun quén cảm thấy của phụ thuộc, và thế là một cách tinh tế khuyến khích sự sợ hãi – mà những phụ huynh cũng làm như thế trong cách cư xử thương yêu hay hung hăng riêng của họ. Sự phụ thuộc trong đứa trẻ được tạo ra bởi những khẳng định độc đoán và tùy tiện về phía những phụ huynh và những giáo viên liên quan đến đứa trẻ phải là gì và phải làm gì. Kèm theo sự phụ thuộc, luôn luôn có cái bóng của sự sợ hãi, và sự sợ hãi này xô đẩy đứa trẻ phải vâng lời, phải quy phục, phải chấp nhận một cách không suy nghĩ những mệnh lệnh và những hình phạt của những người lớn. Trong bầu không khí của sự phụ thuộc này, tánh nhạy cảm bị nghiền nát; nhưng khi đứa trẻ nhận biết và cảm thấy rằng em được an toàn, sự nở hoa cảm xúc của em không bị ngăn cản bởi sự sợ hãi. Ý thức của an toàn này trong đứa trẻ không là sự đối nghịch của không-an toàn. Nó là cảm thấy của thật thanh thản, dù tại tổ ấm riêng của em hay tại trường học, cảm thấy rằng em có thể là cái gì em là, mà không bị ép buộc trong bất kỳ phương hướng nào; rằng em có thể leo trèo một cái cây và không bị la mắng nếu em bị ngã. Em có thể có ý thức của an toàn này chỉ khi nào những phụ huynh và những người giáo dục quan tâm sâu thẳm đến sự chăm sóc tổng thể của đứa trẻ. Trong một trường học điều quan trọng là đứa trẻ phải cảm thấy thanh thản, hoàn toàn an toàn từ ngay ngày đầu tiên. Ấn tượng đầu tiên này có sự quan trọng tột đỉnh. Nhưng nếu bằng bất kỳ phương tiện nào và một cách giả tạo những người giáo dục cố gắng đạt được sự tự tin của đứa trẻ và cho phép em làm việc gì em ưa thích, vậy thì người giáo dục đang vun quén sự phụ thuộc; anh ấy không đang trao tặng đứa trẻ cảm thấy của an toàn, cảm thấy rằng em đang ở trong một nơi có những con người quan tâm sâu thẳm đến sự chăm sóc tổng thể của em. Do bởi chính ấn tượng đầu tiên của sự liên hệ này được đặt nền tảng trên sự tự tin, mà đứa trẻ chưa bao giờ cảm thấy trước kia, sẽ trợ giúp hướng về một hiệp thông tự nhiên, mà không có những người trẻ suy nghĩ về những người lớn như một đe dọa phải sợ hãi. Một đứa trẻ cảm thấy được an toàn có những phương cách tự nhiên riêng của em để diễn tả sự kính trọng mà là điều cốt lõi trong học hành. Sự kính trọng này vượt khỏi mọi uy quyền và sự sợ hãi. Khi em có một cảm thấy của an toàn, cách cư xử hay hành vi của đứa trẻ không là cái gì đó bị ép buộc bởi một người lớn, nhưng trở thành bộ phận của toàn tiến hành của học hành. Bởi vì em cảm thấy an toàn trong sự liên hệ của em với giáo viên, tự nhiên đứa trẻ sẽ ý tứ; và do bởi bầu không khí của an toàn này nên tánh nhạy cảm và sự cởi mở có thể nở hoa. Bởi vì thanh thản, bởi vì cảm thấy được an toàn, đứa trẻ sẽ làm việc gì em ưa thích; nhưng trong làm việc gì em ưa thích, em sẽ tìm được điều gì là việc đúng đắn mà em phải làm, và thế là hành vi của em sẽ không phải bởi vì kháng cự, hay bướng bỉnh, hay những cảm thấy bị kiềm chế, hay sự diễn tả thuần túy của một thôi thúc tức khắc. Tánh nhạy cảm có nghĩa nhạy cảm đến mọi thứ chung quanh người ta – đến những cái cây mới mọc, những con thú, những cái cây già cỗi, những bầu trời, những dòng nước của con sông, con chim đang vẫy cánh; và cũng cả đến những tâm trạng của những con người chung quanh người ta, và đến người lạ đang đi ngang qua. Tánh nhạy cảm này sáng tạo một chất lượng của sự phản ứng không ích kỷ, không tính toán, mà là đạo đức và hành vi đúng đắn. Khi có nhạy cảm, trong hành vi của đứa trẻ sẽ khoáng đạt và không lén lút; thế là một gợi ý đơn thuần của giáo viên sẽ được chấp nhận dễ dàng, mà không có sự chống đối hay xung đột. Bởi vì chúng ta quan tâm đến sự phát triển tổng thể của con người, chúng ta phải hiểu rõ những thôi thúc thuộc cảm xúc của em, mà mạnh mẽ nhiều hơn những lý luận thuộc trí năng; chúng ta phải vun quén khả năng thuộc cảm xúc và không giúp đỡ kiềm chế nó. Khi chúng ta hiểu rõ và thế là có thể tiếp xúc những vấn đề thuộc cảm xúc cũng như thuộc trí năng, sẽ không có ý thức của sợ hãi trong tiếp cận chúng. Cho sự phát triển tổng thể của con người, sự cô đơn như một phương tiện của vun quén tánh nhạy cảm trở thành một cần thiết. Người ta phải biết một mình có nghĩa gì, thiền định có nghĩa gì, chết có nghĩa gì; và những hàm ý của cô đơn, của thiền định, của chết có thể biết được chỉ bằng cách tìm ra chúng. Những hàm ý này không thể được giảng dạy, chúng phải được học hành. Người ta có thể giải thích vắn tắt, nhưng học hành dựa vào điều gì được giải thích không là trải nghiệm của cô đơn hay thiền định. Muốn trải nghiệm điều gì là cô đơn và điều gì là thiền định, người ta phải ở trong trạng thái của thâm nhập; chỉ một cái trí ở trong trạng thái của thâm nhập mới có thể học hành. Nhưng khi sự thâm nhập bị kiềm chế bởi hiểu biết có sẵn, hay bởi uy quyền và trải nghiệm của một người khác, vậy thì học hành chỉ thuần túy là sự bắt chước, và sự bắt chước khiến cho một con người chỉ lặp lại điều gì được học hành mà không trải nghiệm nó. Dạy học không chỉ là sự truyền đạt thông tin nhưng còn cả sự vun quén một cái trí đang thâm nhập. Một cái trí như thế sẽ thẩm thấu vào nghi vấn của tôn giáo là gì, và không đơn thuần là chấp nhận những tôn giáo đã được thiết lập cùng những đền chùa và những nghi lễ của chúng. Sự tìm kiếm Thượng đế, hay sự thật, hay bất kỳ từ ngữ nào người ta có lẽ muốn đặt tên nó – và không phải sự chấp nhận đơn thuần của niềm tin hay giáo điều – là tôn giáo thực sự. Giống như em học sinh đánh răng hàng ngày, tắm rửa hàng ngày, học hành những sự việc mới mẻ hàng ngày, vì vậy cũng phải có hành động của ngồi yên lặng cùng những người khác hay một mình em. Cô đơn này không thể được tạo ra bởi sự chỉ dẫn, hay được thúc giục bởi uy quyền phía bên ngoài của truyền thống, hay được thuyết phục bởi sự ảnh hưởng của những người muốn ngồi yên lặng nhưng lại không thể một mình. Sự cô đơn giúp đỡ cái trí tự nhìn thấy chính nó rõ ràng như trong một cái gương, và tự giải thoát chính nó khỏi sự gắng sức hão huyền của tham vọng cùng tất cả những phức tạp, những sợ hãi, và những thất vọng của nó, mà là kết quả của hoạt động tự cho mình là trung tâm. Sự cô đơn trao tặng cái trí một ổn định, một bất biến mà sẽ không bị đo lường theo thời gian. Sự minh bạch như thế của cái trí là cá tính. Không có cá tính là trạng thái của tự-mâu thuẫn. Có nhạy cảm là có tình yêu. Từ ngữ ‘tình yêu’ không là tình yêu. Và tình yêu không bị phân chia như tình yêu Thượng đế và tình yêu con người, nó cũng không bị đo lường như tình yêu một người hay tình yêu nhiều người. Tình yêu tự trao tặng sự giàu có giống như một bông hoa tự tỏa ra hương thơm của nó; nhưng chúng ta luôn luôn đang đo lường tình yêu trong sự liên hệ của chúng ta và thế là đang hủy diệt nó. Tình yêu không là một sản phẩm của người đổi mới hay người công nhân xã hội; nó cũng không là một công cụ thuộc chính trị để sáng chế hành động từ nó. Khi người chính trị và người đổi mới nói về tình yêu, họ đang sử dụng từ ngữ và không tiếp xúc được sự thật của nó; bởi vì tình yêu không thể được sử dụng như một phương tiện dẫn đến một kết thúc, dù trong cái ngay tức khắc hay trong cái tương lai xa xôi. Tình yêu thuộc về toàn quả đất và không thuộc về cánh đồng hay cánh rừng riêng biệt. Tình yêu của sự thật không được hoàn thiện bởi bất kỳ tôn giáo nào; và khi những tôn giáo có tổ chức lợi dụng nó, nó không còn hiện diện. Những xã hội, những tôn giáo có tổ chức và những chính phủ chuyên chế, kiên trì trong những hoạt động khác nhau của chúng, vô tình hủy diệt tình yêu đó mà trở thành sự đam mê trong hành động. Trong sự phát triển tổng thể của con người qua sự giáo dục đúng đắn, chất lượng của tình yêu phải được nuôi dưỡng và được duy trì từ ngay khởi đầu. Tình yêu không là cảm tính, nó cũng không là hiến dâng. Nó mãnh liệt như chết. Tình yêu không thể được mua bán qua sự hiểu biết; và một cái trí đang theo đuổi sự hiểu biết mà không có tình yêu, là một cái trí dính dáng trong sự tàn nhẫn và chỉ hướng về sự hiệu quả. Vì vậy, từ ngay khởi đầu người giáo dục phải quan tâm đến chất lượng của tình yêu này, mà là sự khiêm tốn, sự hòa nhã, sự ân cần và sự lịch sự. Khiêm tốn và lịch sự là bẩm sinh trong con người của sự giáo dục đúng đắn; anh ấy chu đáo với tất cả, kể cả thú vật và cây cối, và điều này được phản ảnh trong cách cư xử và cách nói chuyện của anh ấy. Sự nhấn mạnh vào chất lượng của tình yêu này giải thoát cái trí khỏi sự mê đắm của nó trong tham vọng, tham lam, và tham lợi của nó. Tình yêu không sở hữu quanh nó một tinh túy mà tự-diễn tả nó như sự kính trọng và sự thưởng thức tốt lành, hay sao? Liệu nó cũng không sáng tạo sự tinh lọc của cái trí, mà ngược lại có một khuynh hướng để củng cố chính nó trong sự kiêu hãnh, hay sao? Sự tinh lọc trong cách cư xử không là một điều chỉnh tự-áp đặt hay là kết quả của một đòi hỏi bên ngoài; nó hiện diện một cách tự phát cùng chất lượng của tình yêu này. Khi có sự hiểu rõ của tình yêu, vậy thì tình dục và tất cả những phức tạp và những tinh tế của sự liên hệ con người có thể được tiếp cận cùng sự thông minh và không phải bằng sự hưng phấn và sự sợ hãi. Người giáo dục mà sự quan tâm cốt lõi là sự phát triển tổng thể của con người, phải hiểu rõ những gợi ý của sự thôi thúc thuộc tình dục mà có một vai trò quan trọng trong sống của chúng ta, và từ ngay khởi đầu có thể gặp gỡ sự hiếu kỳ tự nhiên của những đứa trẻ mà không khơi dậy một hứng thú không lành mạnh. Chỉ truyền đạt thông tin thuộc sinh học tại tuổi thanh thiếu niên có lẽ dẫn đến sự thèm khát trải nghiệm tình dục nếu chất lượng của tình yêu không được cảm thấy. Tình yêu lau sạch cái trí khỏi sự xấu xa. Về phía người giáo dục, nếu không có tình yêu và hiểu rõ, chỉ tách rời những em trai khỏi những em gái, dù bằng dây kẽm gai hay những mệnh lệnh, chỉ củng cố sự hiếu kỳ của các em và kích thích đam mê đó mà chắc chắn bị thoái hóa thành sự thỏa mãn thuần túy. Vì vậy, những nam sinh và nữ sinh phải được giáo dục cùng nhau một cách đúng đắn là điều rất quan trọng. Chất lượng của tình yêu này cũng phải tự-diễn tả chính nó trong làm những việc bằng hai bàn tay của chúng ta, như làm vườn, thợ mộc, hội họa, thủ công nghệ; và qua những giác quan, như thấy những cái cây, những hòn núi, sự phong phú của quả đất, sự nghèo khó mà con người đã gây ra cho chính họ; và trong lắng nghe âm nhạc, tiếng hót của chim chóc, tiếng thì thầm của những dòng nước đang chảy. Chúng ta quan tâm không chỉ sự vun quén của cái trí và sự thức dậy của tánh nhạy cảm thuộc cảm xúc, nhưng cũng còn cả sự phát triển thể lực đầy đủ, và đối với vấn đề này chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận. Bởi vì nếu thân thể không khỏe mạnh, đầy sức sống, chắc chắn nó sẽ biến dạng sự suy nghĩ và dẫn đến không-nhạy cảm. Điều này quá rõ ràng nên chúng ta không cần thâm nhập vào chi tiết. Rất cần thiết khi thân thể phải ở trong sức khỏe hoàn hảo, nó phải được nuôi dưỡng bởi những loại thức ăn phù hợp và nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu những giác quan không tỉnh táo, thân thể sẽ cản trở sự phát triển tổng thể của con người. Để có sự duyên dáng của chuyển động và sự kiểm soát cân bằng của các cơ bắp, phải có nhiều hình thức của tập luyện, nhảy múa và trò chơi. Một thân thể không được giữ gìn sạch sẽ, không chăm sóc cẩn thận và không có được dáng bộ đúng đắn, không có lợi cho sự nhạy cảm của cái trí và những cảm xúc. Thân thể không là dụng cụ của cái trí; nhưng thân thể, những cảm xúc và cái trí tạo thành con người tổng thể, và nếu chúng không sống hòa hợp cùng nhau, sự xung đột là điều không thể tránh khỏi. Sự xung đột dẫn đến không-nhạy cảm. Cái trí có lẽ chi phối thân thể và kiềm chế những giác quan, và do đó nó khiến cho thân thể không-nhạy cảm; và một thân thể không-nhạy cảm trở thành một cản trở đối với sự sáng tạo trọn vẹn của cái trí. Sự hành hạ thân thể chắc chắn không có lợi cho sự thâm nhập vượt khỏi những tầng sâu thẳm hơn của ý thức; bởi vì điều này có thể xảy ra được chỉ khi nào cái trí, những cảm xúc và thân thể không mâu thuẫn lẫn nhau, nhưng được hòa hợp và trong sự nhất quán, một cách không nỗ lực, mà không bị thúc đẩy bởi bất kỳ ý tưởng, niềm tin hay lý tưởng. Trong sự vun quén của cái trí, sự nhấn mạnh của chúng ta không nên vào tập trung, nhưng vào chú ý. Tập trung là một qui trình của ép buộc cái trí phải thâu hẹp đến một điểm, ngược lại chú ý không có những biên giới. Trong qui trình tập trung đó cái trí luôn luôn bị giới hạn bởi một biên giới hay bởi một lãnh vực, nhưng khi sự quan tâm của chúng ta là hiểu rõ sự tổng thể của cái trí, thuần túy tập trung trở thành một cản trở. Chú ý là không giới hạn, mà không có những biên giới của hiểu biết. Sự hiểu biết hiện diện qua tập trung, và bất kỳ sự mở rộng của hiểu biết vẫn còn trong những biên giới riêng của nó. Trong trạng thái của chú ý, cái trí có thể và có sử dụng sự hiểu biết, mà dứt khoát phải là kết quả của tập trung; nhưng bộ phận không bao giờ là tổng thể, và thêm vào cùng nhau nhiều bộ phận không dẫn đến sự nhận biết của tổng thể. Sự hiểu biết, mà là qui trình thêm vào của tập trung, không sáng tạo sự hiểu rõ về cái không thể đo lường được. Tổng thể không bao giờ ở trong hai dấu ngoặc của một cái trí tập trung. Vì vậy chú ý là quan trọng nhất, nhưng nó không hiện diện qua sự nỗ lực của tập trung. Chú ý là một trạng thái trong đó cái trí luôn luôn đang học hành mà không có một trung tâm để quanh quanh nó sự hiểu biết tập hợp lại như sự trải nghiệm được tích lũy. Một cái trí được tập trung vào chính nó sử dụng sự hiểu biết như một phương tiện của sự bành trướng riêng của nó; và hoạt động như thế trở thành tự-mâu thuẫn và chống-xã hội. Học hành trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ có thể xảy ra chỉ trong trạng thái chú ý đó, mà trong nó không có sự ép buộc bên trong hay bên ngoài. Sự suy nghĩ đúng đắn có thể xảy ra chỉ khi nào cái trí không bị nô lệ bởi truyền thống và ký ức. Do bởi chú ý mới cho phép sự yên lặng ập vào cái trí, mà là mở cánh cửa vào sự sáng tạo. Đó là lý do tại sao chú ý có sự quan trọng tột đỉnh nhất. Sự hiểu biết có cần thiết tại mức độ thuộc chức năng như một phương tiện của vun quén cái trí, và không phải như một kết thúc trong chính nó. Chúng ta quan tâm, không phải đến sự phát triển của chỉ một khả năng, như khả năng của một người toán học, hay một người khoa học, hay một người nhạc sĩ, nhưng đến sự phát triển tổng thể của học sinh như một con người. Trạng thái của chú ý đó được tạo ra như thế nào? Nó không thể được vun quén qua sự thuyết phục, sự so sánh, phần thưởng hay hình phạt, tất cả đều là những hình thức của sự ép buộc. Xóa sạch sợ hãi là khởi đầu của chú ý. Sợ hãi phải tồn tại chừng nào còn có sự thôi thúc để hiện diện hay để trở thành, mà là sự theo đuổi của thành công, cùng tất cả những thất vọng và những mâu thuẫn phức tạp của nó. Bạn có thể giảng dạy sự tập trung, nhưng sự chú ý không thể được giảng dạy, giống như bạn không thể giảng dạy sự tự do khỏi sợ hãi; nhưng chúng ta có thể bắt đầu khám phá những nguyên nhân gây ra sợ hãi, và trong hiểu rõ những nguyên nhân này, có xóa sạch sợ hãi. Vì vậy chú ý nảy sinh một cách tự phát khi chung quanh em học sinh có một bầu không khí của hạnh phúc, khi em có cảm thấy của an toàn, của thanh thản, và nhận biết được hành động không vụ lợi hiện diện cùng tình yêu. Tình yêu không có so sánh và thế là cả sự ganh tỵ lẫn sự hành hạ của ‘trở thành’ kết thúc. Sự bất mãn thông thường mà tất cả chúng ta đều trải nghiệm, dù lớn tuổi hay trẻ thơ, mau chóng tìm được một phương cách dẫn đến sự thỏa mãn, và thế là những cái trí của chúng ta được ru ngủ. Sự bất mãn được đánh thức từ thời gian này sang thời gian khác qua chịu đựng đau khổ, nhưng lại nữa cái trí tìm được một giải pháp gây thỏa mãn. Trong bánh xe của bất mãn và thỏa mãn này cái trí bị trói buộc, và sự thức dậy liên tục qua đau khổ là bộ phận thuộc sự bất mãn của chúng ta. Bất mãn là một phương cách của thâm nhập, nhưng không thể có thâm nhập nếu cái trị bị cột chặt vào truyền thống, vào những lý tưởng. Thâm nhập là ngọn lửa của chú ý. Qua từ ngữ bất mãn tôi có ý một trạng thái mà trong nó cái trí hiểu rõ ‘cái gì là’, cái thực tế, và thâm nhập liên tục để phát hiện sâu thẳm. Bất mãn là chuyển động vượt khỏi những giới hạn của ‘cái gì là’; và nếu bạn tìm được những phương cách và những phương tiện của bóp nghẹt hay khuất phục sự bất mãn, thế là bạn sẽ chấp nhận những giới hạn của hoạt động tự cho mình là trung tâm và của xã hội mà trong đó bạn tự-tìm được cho chính bạn. Bất mãn là ngọn lửa thiêu rụi những cặn bã của thỏa mãn, nhưng hầu hết chúng ta đều tìm kiếm để làm tan biến nó trong vô vàn phương cách khác nhau. Thế là bất mãn của chúng ta trở thành sự theo đuổi của ‘nhiều hơn’, sự ham muốn có một ngôi nhà đẹp đẽ hơn, một chiếc xe sang trọng hơn, và vân vân, tất cả việc đó vẫn còn ở trong phạm vi của sự ganh tỵ; và do bởi sự ganh tỵ mới duy trì sự bất mãn như thế. Nhưng tôi đang nói về một bất mãn trong đó không có ganh tỵ, không tham lam có ‘nhiều hơn’, một bất mãn không bị nuôi dưỡng bởi bất kỳ ham muốn cho thỏa mãn nào. Bất mãn này là một trạng thái vô nhiễm tồn tại trong mỗi người chúng ta, nếu nó không bị dìm chết qua sự giáo dục sai lầm, qua những giải pháp gây thỏa mãn, qua sự tham vọng, hay qua sự theo đuổi một lý tưởng. Khi chúng ta hiểu rõ bản chất của sự bất mãn đúng đắn, chúng ta sẽ thấy rằng chú ý là bộ phận của ngọn lửa bừng bừng này mà thiêu rụi những nhỏ nhen và cho phép cái trí được tự do khỏi những giới hạn của những thoả mãn và những theo đuổi tự khép kín. Thế là chú ý hiện diện chỉ khi nào có sự thâm nhập không bị đặt nền tảng trên sự tiến bộ tự tạo hay sự thỏa mãn. Sự chú ý này phải được vun quén trong đứa trẻ, ngay từ khởi đầu. Bạn sẽ khám phá rằng khi có tình yêu – mà tự diễn tả qua sự khiêm tốn, sự lễ phép, sự kiên nhẫn, sự hòa nhã – bạn đã sẵn sàng được tự do khỏi những rào cản mà không-nhạy cảm thiết lập; và thế là bạn đang giúp đỡ để sáng tạo trong đứa trẻ trạng thái của chú ý này từ một tuổi rất mỏng manh. Chú ý không là điều gì đó để được học hành, nhưng bạn có thể giúp đỡ để thức dậy nó trong em học sinh bằng cách không tạo ra chung quanh em ý thức của sự ép buộc đó mà sinh ra một tồn tại tự-mâu thuẫn. Vậy thì chú ý của em có thể được tập trung tại bất kỳ khoảnh khắc nào vào bất kỳ môn học yêu cầu nào, và nó sẽ không là sự tập trung chật hẹp được tạo ra qua sự thôi thúc ép buộc của kiếm được hay thành tựu. Một thế hệ được giáo dục trong phương cách này sẽ được tự do khỏi những tham lam và sợ hãi, và di sản thuộc tâm lý của phụ huynh các em và của xã hội trong đó các em được sinh ra; và bởi vì các em được giáo dục như thế, chúng sẽ không phụ thuộc vào di sản của đặc điểm thuộc gia đình và xã hội. Vấn đề của thừa kế di sản này hủy hoại sự độc lập thực sự và giới hạn sự thông minh; bởi vì nó nuôi dưỡng một ý thức giả dối của an toàn, tạo ra một tự bảo đảm không có nền tảng và gây ra một tối tăm của cái trí mà trong nó không điều gì mới mẻ có thể nở hoa. Nhưng một thế hệ được giáo dục trong phương cách hoàn toàn khác hẳn mà chúng ta đã và đang quan tâm này sẽ sáng tạo một xã hội mới mẻ mà không bị vây bủa bởi sự sợ hãi. Bởi vì giáo dục là trách nhiệm của những phụ huynh cũng như của những giáo viên, chúng ta phải học hành nghệ thuật của làm việc cùng nhau, và điều này có thể xảy ra được chỉ khi nào mỗi người chúng ta nhận biết được điều gì là đúng thực. Chính là sự nhận biết được sự thật mới mang chúng ta lại cùng nhau, và không phải quan điểm, niềm tin hay lý thuyết. Có một khác biệt vô cùng giữa khái niệm và sự thật. Khái niệm có lẽ mang chúng ta lại cùng nhau một cách nhất thời, nhưng lại sẽ có sự tách rời, nếu cùng nhau làm việc của chúng ta chỉ là một vấn đề của sự tin tưởng. Nếu sự thật được thấy bởi mỗi người chúng ta, có lẽ sẽ có không-đồng ý trong chi tiết nhưng sẽ không có sự thôi thúc để tách rời. Chỉ có những người dốt nát mới cắt đứt bởi vì chi tiết nào đó. Khi sự thật được thấy bởi tất cả, chi tiết không bao giờ có thể trở thành một vấn đề tạo ra sự chia rẽ. Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với cùng nhau làm việc dựa theo những giới hạn của uy quyền đã được thiết lập sẵn nào đó. Chúng ta đến cùng nhau để thực hiện một ý tưởng, hay để thúc đẩy một lý tưởng, và điều này đòi hỏi sự tin tưởng, sự thuyết phục, sự tuyên truyền, và vân vân. Cùng nhau làm việc cho một ý tưởng, cho một lý tưởng như thế, hoàn toàn khác biệt với sự đồng-hợp tác mà hiện diện bởi thấy sự thật và sự cần thiết của đưa sự thật đó vào hành động. Làm việc dưới sự kích thích của uy quyền – dù nó là uy quyền của một lý tưởng, hay uy quyền của một người đại diện cho lý tưởng đó – không là sự đồng-hợp tác thực sự. Một người uy quyền trung tâm mà biết nhiều, hay có một cá tính mạnh mẽ và bị ám ảnh bởi những ý tưởng nào đó, có lẽ ép buộc hay một cách tinh tế thuyết phục những người khác để làm việc cùng anh ấy cho điều gì anh ấy gọi là lý tưởng; nhưng chắc chắn đây không là cùng nhau làm việc của những cá thể sinh động và tỉnh thức. Ngược lại, khi mỗi người chúng ta đều tự-hiểu rõ cho chính anh ấy sự thật của bất kỳ vấn đề nào, vậy thì sự hiểu rõ chung của chúng ta về sự thật đó dẫn đến hành động, và hành động như thế là sự đồng hợp tác. Anh ấy, người mà đồng-hợp tác bởi vì anh ấy thấy sự thật như sự thật, sự giả dối như sự giả dối, và sự thật trong sự giả dối, sẽ cũng biết khi nào không đồng-hợp tác – mà cũng quan trọng bằng nhau. Nếu mỗi người chúng ta đều nhận ra sự cần thiết của một cách mạng cơ bản trong sự giáo dục và nhận biết sự thật của điều gì chúng ta đã và đang suy nghĩ, vậy thì chúng ta sẽ cùng nhau làm việc mà không có bất kỳ hình thức nào của sự thuyết phục. Sự thuyết phục tồn tại chỉ khi nào người nào đó có một quan điểm cố chấp mà anh ấy không sẵn lòng từ bỏ nó. Khi anh ấy chỉ bị thuyết phục về một ý tưởng hay bị bám rễ trong một quan điểm, anh ấy tạo ra sự đối nghịch, và thế là anh ấy hay người khác phải bị thuyết phục, bị tác động hay bị thúc giục để suy nghĩ khác hẳn. Một tình huống như thế sẽ không bao giờ nảy sinh khi mỗi người chúng ta đều tự thấy sự thật của vấn đề cho chính chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không thấy sự thật và hành động trên nền tảng của sự tin tưởng thuần túy bằng từ ngữ hay lý luận thuộc trí năng, vậy thì chắc chắn sẽ có sự tranh luận, đồng ý hay không đồng ý, cùng tất cả sự biến dạng liên đới và sự nỗ lực vô ích. Chúng ta làm việc cùng nhau là điều cốt lõi, và làm việc đó giống như chúng ta đang xây dựng một cái nhà. Nếu vài người chúng ta đang xây dựng và những người khác đang phá hoại, chắc chắn cái nhà sẽ không bao giờ được xây dựng hoàn tất. Vì vậy từng cá thể, chúng ta phải rất rõ ràng rằng chúng ta phải thực sự thấy và hiểu rõ sự cần thiết của sáng tạo loại giáo dục mà sẽ sản sinh một thế hệ mới có khả năng giải quyết những vấn đề của sống như một tổng thể, và không phải như những bộ phận tách rời không liên quan gì đến tổng thể. Muốn có thể cùng nhau làm việc trong cách đồng-hợp tác thực sự này, chúng ta phải gặp gỡ thường xuyên và phải tỉnh táo để không bị ngụp lặn trong chi tiết. Những người chúng ta mà đầy nghiêm túc hiến dâng cho sự sáng tạo loại giáo dục đúng đắn, phải có trách nhiệm không những thực hiện trong hành động tất cả mọi điều mà chúng ta đã hiểu rõ, nhưng còn phải giúp đỡ những người khác nhận được sự hiểu rõ này. Dạy học là nghề nghiệp cao quý nhất – nếu nó có thể được gọi là một nghề nghiệp. Nó là một nghệ thuật mà đòi hỏi, không chỉ kiến thức thuộc trí năng, nhưng còn cả sự kiên nhẫn và tình yêu vô hạn. Được giáo dục đúng đắn là hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với tất cả những sự vật-sự việc – với tiền bạc, với tài sản, với con người, với thiên nhiên – trong cánh đồng bao la của sự tồn tại của chúng ta. Vẻ đẹp là bộ phận của sự hiểu rõ này, nhưng vẻ đẹp không chỉ là vấn đề của sự cân đối, hình dáng, sự thưởng thức và hành vi. Vẻ đẹp là trạng thái đó mà trong nó cái trí trong đam mê của sự mộc mạc đã xóa sạch trung tâm của cái tôi. Mộc mạc không có kết thúc; và có thể có mộc mạc chỉ khi nào có một đơn giản mà không là kết quả của kỷ luật và tự-phủ nhận có tính toán. Mộc mạc này là sự từ bỏ cái tôi, mà tình yêu, một mình nó có thể sáng tạo. Khi chúng ta không có tình yêu, chúng ta tạo ra một văn minh mà trong nó vẻ đẹp của hình dạng được tìm kiếm nhưng không có sức sống bên trong lẫn sự mộc mạc của tự-từ bỏ thuần túy. Không có tự-từ bỏ nếu có một hy sinh của chính người ta trong những công việc tốt lành, trong những lý tưởng, trong những niềm tin. Những hoạt động này có vẻ được tự do khỏi cái tôi, nhưng trong thực tế cái tôi vẫn còn vận hành dưới sự che đậy của những nhãn hiệu khác nhau. Chỉ cái trí hồn nhiên mới có thể thâm nhập vào cái không biết được. Nhưng sự hồn nhiên có tính toán mà có lẽ khoác vào một mảnh vải hay cái áo của một thầy tu không là sự đam mê của tự-từ bỏ cái tôi mà hiện diện từ sự lễ phép, sự hòa nhã, sự khiêm tốn, sự kiên nhẫn – những diễn tả của tình yêu. Hầu hết chúng ta đều biết vẻ đẹp chỉ qua cái đã được sáng chế hay xếp đặt vào chung – vẻ đẹp của một hình dáng con người, hay của một ngôi đền. Chúng ta nói một cái cây, hay một ngôi nhà, hay con sông uốn khúc là đẹp đẽ. Và qua sự so sánh chúng ta biết sự xấu xí là gì – ít nhất chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết. Nhưng liệu vẻ đẹp có thể so sánh được? Liệu vẻ đẹp là cái mà đã được làm cho rõ ràng, hiển nhiên? Chúng ta nghĩ rằng vẻ đẹp là một bức tranh, bài thơ, hay khuôn mặt đặc biệt, bởi vì chúng ta biết sẵn vẻ đẹp là gì từ điều gì chúng ta đã được giáo dục, hay từ điều gì chúng ta đã quen thuộc và dựa vào chúng chúng ta đã hình thành một quan điểm. Nhưng vẻ đẹp không biến mất cùng sự so sánh, hay sao? Liệu vẻ đẹp chỉ là một quen thuộc với cái đã được biết, hay liệu nó là một trạng thái của hiện diện mà trong đó có lẽ có hay có lẽ không có một hình thức đã được sáng chế? Chúng ta luôn luôn đang đuổi theo vẻ đẹp và đang lẩn tránh xấu xí, và sự tìm kiếm của phong phú này qua một cái và lẩn tránh cái còn lại chắc chắn phải nuôi dưỡng không nhạy cảm. Rõ ràng, muốn hiểu rõ hay cảm thấy vẻ đẹp là gì, phải có sự nhạy cảm đối với cả cái tạm gọi là đẹp đẽ lẫn cái tạm gọi là xấu xí. Một cảm thấy không là đẹp đẽ hay xấu xí, nó chỉ là một cảm thấy. Nhưng chúng ta quan sát nó qua tình trạng bị quy định của thuộc xã hội và thuộc tôn giáo của chúng ta và trao cho nó một nhãn hiệu; chúng ta nói nó là một cảm thấy tốt lành hay một cảm thấy xấu xa, và thế là chúng ta biến dạng hay hủy hoại nó. Khi cảm thấy không được trao cho một nhãn hiệu nó vẫn còn y nguyên sự mãnh liệt, và chính là sự mãnh liệt đầy đam mê này mới là điều cốt lõi cho sự hiểu rõ về cái mà cũng không là sự xấu xí hoặc đẹp đẽ được nhìn thấy bên ngoài. Điều gì quan trọng vô cùng là sự cảm thấy được duy trì, sự đam mê đó mà không chỉ là sự thèm khát đơn thuần của tự-thỏa mãn; bởi vì chính là sự đam mê này mới sáng tạo vẻ đẹp và, bởi vì không thể so sánh được, nó không có đối nghịch. Trong tìm kiếm để sáng tạo một phát triển tổng thể của con người, chắc chắn chúng ta phải thâm nhập thấu đáo cả cái trí tầng ý thức bên ngoài cũng như cái trí tầng ý thức bên trong. Chỉ giáo dục cái trí tầng bên ngoài mà không hiểu rõ tầng bên trong, tạo ra tự-mâu thuẫn trong những sống của con người, cùng tất cả những tuyệt vọng và những đau khổ của nó. Cái trí che giấu còn có sức sống mãnh liệt nhiều hơn cái trí bề mặt. Hầu hết những người giáo dục chỉ quan tâm đến nhồi nhét thông tin và hiểu biết cho cái trí bề mặt, đang chuẩn bị cho nó một việc làm và điều chỉnh nó cho phù hợp vào xã hội. Thế là cái trí che giấu không bao giờ được chạm đến. Tất cả mọi việc mà tạm gọi là sự giáo dục đó thực hiện, là áp đặt một tầng của hiểu biết và kỹ thuật, và một khả năng nào đó để thích ứng với môi trường. Cái trí che giấu còn có uy quyền nhiều hơn cái trí bề mặt, dù được giáo dục kỹ càng và có khả năng thích ứng đến chừng nào; và cái trí che giấu không là cái gì đó huyền bí lắm. Cái trí che giấu hay tầng bên trong là kho lưu trữ của những ký ức thuộc chủng tộc. Tôn giáo, mê tín, biểu tượng, những truyền thống đặc trưng của một chủng tộc đặc biệt, sự ảnh hưởng của văn chương cả thiêng liêng lẫn trần tục, sự ảnh hưởng của những hoài bảo, những tuyệt vọng, những kiểu cách, và vô số loại thức ăn thức uống khác nhau – tất cả những điều này bị bám rễ trong cái trí tầng ý thức bên trong. Những ham muốn kín đáo hay lộ liễu cùng những động cơ, những hy vọng và những sợ hãi của chúng, những đau khổ và những vui thú của chúng, và những niềm tin mà được duy trì qua sự thôi thúc cho an toàn đang tự diễn giải nó trong những phương cách khác nhau – những việc này cũng được chứa đựng trong cái trí che giấu, mà không những có khả năng lạ thường này để bám chặt quá khứ cặn bã, nhưng cũng còn cả khả năng để tác động vào tương lai. Những gợi ý của tất cả điều này được chuyển sang cái trí bề mặt qua những giấc mơ và trong vô vàn cách khác nhau khi nó hoàn toàn không bị bận tâm bởi những sự kiện hàng ngày. Cái trí che giấu không là cái gì đó thiêng liêng và cũng không là cái gì đó phải kinh hãi, nó cũng không cần đến một người chuyên môn để phơi bày nó ra cái trí bề mặt. Nhưng bởi vì uy quyền to tát của cái trí che giấu, cái trí bề mặt không thể đối phó với cái trí che giấu như nó thường ao ước. Cái trí bề mặt hoàn toàn bất lực khi giải quyết bộ phận che giấu riêng của nó. Dù có lẽ nó cố gắng để điều phối, định hình, kiểm soát cái trí che giấu nhiều bao nhiêu, bởi vì những đòi hỏi và những theo đuổi tức khắc thuộc xã hội của nó, cái trí bề mặt chỉ có thể cào sướt mặt ngoài của cái trí che giấu; và thế là có một phân chia hay mâu thuẫn giữa hai bộ phận. Chúng ta cố gắng nối liền sự ngăn cách lớn lao này qua kỷ luật, qua vô vàn những luyện tập, những quy định và vân vân; nhưng nó không thể được nối liền. Cái trí bề mặt bị bận tâm bởi cái tức khắc, cái hiện tại bị giới hạn, ngược lại cái trí che giấu phải chịu áp lực của trọng tải những thế kỷ, và không thể bị ngăn cản hay bị chuyển hướng bởi một cần thiết tức khắc. Cái trí che giấu có chất lượng của thời gian sâu thẳm, và cái trí bề mặt, cùng văn hóa mới đây của nó, không thể đối phó với cái trí che giấu tùy theo những khẩn cấp thoáng chốc của nó. Muốn loại bỏ tự-mâu thuẫn, cái trí bề mặt phải hiểu rõ sự kiện này và thụ động – mà không có nghĩa tạo cơ hội cho vô số những thôi thúc của cái trí che giấu. Khi không có sự chống đối giữa cái trí hiển lộ và cái trí che giấu, vậy thì cái trí che giấu, bởi vì nó có sự kiên nhẫn của thời gian, sẽ không xâm phạm cái tức khắc. Cái trí che giấu, không được hiểu rõ và không được thâm nhập, cùng bộ phận bề mặt của nó mà đã được ‘giáo dục’, tiếp xúc cùng những đòi hỏi và những thách thức của hiện tại tức khắc. Cái trí bề mặt có lẽ phản ứng đến sự thách thức một cách thỏa đáng; nhưng bởi vì có một mâu thuẫn giữa cái trí bề mặt và cái trí che giấu, bất kỳ trải nghiệm nào của cái trí bề mặt chỉ gia tăng sự xung đột giữa chính nó và cái trí che giấu. Điều này vẫn tạo ra trải nghiệm thêm nữa, lại nữa nới rộng sự ngăn cách giữa hiện tại và quá khứ. Cái trí bề mặt, đang trải nghiệm phía bên ngoài mà không hiểu rõ cái bên trong, cái trí che giấu, chỉ tạo ra sự xung đột rộng lớn hơn và sâu thẳm hơn. Trải nghiệm không làm tự do hay làm phong phú cái trí, như chúng ta thường thường nghĩ nó có. Chừng nào trải nghiệm còn củng cố người trải nghiệm, phải có sự xung đột. Trong có những trải nghiệm, một cái trí bị quy định chỉ củng cố tình trạng bị quy định của nó, và thế là tiếp tục sự mâu thuẫn và sự đau khổ. Chỉ cái trí mà có khả năng hiểu rõ toàn bộ những phương cách của chính nó, trải nghiệm mới có thể là một nhân tố gây giải thoát. Khi có sự nhận biết và sự hiểu rõ những quyền hành và những khả năng của nhiều tầng thuộc cái trí che giấu, vậy thì những chi tiết có thể được thâm nhập một cách thông minh và khôn khéo. Điều gì quan trọng là sự hiểu rõ về cái trí che giấu, và không phải là sự giáo dục đơn thuần của cái trí bề mặt để thâu lượm hiểu biết, dù cần thiết đến chừng nào. Sự hiểu rõ này về cái trí che giấu làm tự do toàn bộ cái trí khỏi xung đột, và chỉ lúc đó mới có thông minh. Chúng ta phải thức dậy toàn khả năng của cái trí bề mặt mà sống trong hoạt động hàng ngày, và cũng phải hiểu rõ cái trí che giấu. Trong hiểu rõ về cái trí che giấu có một đang sống trọn vẹn mà trong nó tự-mâu thuẫn, cùng sự luân phiên của đau khổ và hạnh phúc của nó, kết thúc. Quen thuộc với cái trí che giấu và nhận biết được những làm việc của nó là điều cốt lõi; nhưng nó cũng quan trọng không kém khi phải không bị bận tâm bởi nó hay trao cho nó sự quan trọng không chính đáng. Chỉ khi nào cái trí hiểu rõ tầng bề mặt lẫn tầng che giấu thì nó mới có thể vượt khỏi những giới hạn của nó và khám phá hạnh phúc đó mà không thuộc thời gian. PHẦN MỘT CHƯƠNG I Bạn có khi nào suy nghĩ tại sao bạn đang được giáo dục, tại sao bạn đang học lịch sử, toán, địa lý, hay những môn học khác? Bạn có khi nào suy nghĩ tại sao bạn đi đến trường học và đại học? Liệu không quan trọng phải tìm ra tại sao bạn đang được nhồi nhét bởi thông tin, bởi hiểu biết? Tất cả mọi việc mà tạm gọi là giáo dục này là gì? Những phụ huynh của các bạn đã gửi các bạn đến đây, có lẽ bởi vì chính họ đã vượt qua những kỳ thi nào đó và đã có được nhiều bằng cấp. Bạn có khi nào đã tự hỏi tại sao bạn ở đây, và có những giáo viên nào đã từng hỏi tại sao bạn ở đây? Những giáo viên biết được tại sao họ ở đây? Liệu bạn không nên cố gắng tìm ra tất cả sự đấu tranh này là gì – đấu tranh này để học hành, để vượt qua những kỳ thi, để sống trong một nơi nào đó xa nhà và không sợ hãi, chơi đùa vui vẻ và vân vân? Những giáo viên của bạn không nên giúp đỡ bạn tìm hiểu tất cả điều này và không chỉ chuẩn bị cho bạn để vượt qua những kỳ thi, hay sao? Những cậu trai vượt qua những kỳ thi bởi vì họ biết họ sẽ phải có một việc làm, họ sẽ phải kiếm sống. Tại sao những cô gái vượt qua những kỳ thi? Được giáo dục với mục đích để tìm được những người chồng tốt hơn? Đừng cười; chỉ suy nghĩ về điều này. Những phụ huynh của các bạn gửi các bạn đến trường này bởi vì bạn là một người gây phiền toái ở nhà? Bằng cách vượt qua những kỳ thi liệu bạn sẽ hiểu rõ toàn ý nghĩa của sống? Vài người rất khôn khéo vượt qua những kỳ thi, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa rằng họ thông minh. Những người khác mà không biết làm thế nào để vượt qua những kỳ thi có thể còn thông minh nhiều hơn; họ có lẽ có khả năng nhiều hơn bằng hai bàn tay của họ và có lẽ suy nghĩ những sự việc còn sâu sắc hơn cái người mà chỉ nhồi nhét với mục đích vượt qua những kỳ thi. Nhiều cậu trai học hành chỉ để có một việc làm, và đó là nguyên mục đích của cuộc đời họ. Nhưng sau khi có một việc làm, điều gì xảy ra? Họ lập gia đình, họ có con cái – và suốt cuộc đời còn lại của họ, họ bị cột chặt vào bộ máy, đúng chứ? Họ trở thành những thư ký hay những luật sư hay những cảnh sát; họ có một đấu tranh không ngớt với những người vợ của họ, con cái của họ; sống của họ là một đấu tranh liên tục cho đến khi họ chết. Và điều gì xảy ra cho các bạn, những cô gái? Bạn lập gia đình, đó là mục đích của bạn, cũng như đó là sự quan tâm của cha mẹ bạn phải thúc đẩy bạn lập gia đình – và sau đó bạn có con cái. Nếu bạn có chút ít tiền bạc, bạn quan tâm về quần áo của bạn và bạn trông ra sao; bạn lo lắng về những cãi cọ với người chồng của bạn và về điều gì những người khác bàn tán. Bạn thấy tất cả việc này? Liệu bạn nhận biết được việc đó trong gia đình của bạn, trong những người hàng xóm của bạn? Bạn nhận thấy nó luôn luôn tiếp tục như thế nào? Liệu bạn không phải tìm ra ý nghĩa của giáo dục là gì, tại sao bạn muốn được giáo dục, tại sao cha mẹ của bạn muốn bạn được giáo dục, tại sao họ trau chuốt những diễn văn về sự giáo dục được cho là đang làm nên điều gì trong thế giới? Có lẽ bạn có thể đọc những vở kịch của Bernard Shaw, bạn có thể trích dẫn Shakespeare hay Voltaire hay người triết lý mới nào đó; nhưng nếu bạn, trong chính bạn không có sự thông minh, nếu bạn không sáng tạo, sự ích lợi của giáo dục này là gì? Vì vậy, liệu những giáo viên cũng như những học sinh không cần thiết phải tìm ra sống thông minh có nghĩa gì, hay sao? Giáo dục không chỉ nhằm mục đích có thể đọc hay vượt qua những kỳ thi; bất kỳ con người khôn khéo nào cũng có thể làm việc đó. Giáo dục hướng về mục đích vun quén sự thông minh, đúng chứ? Qua từ ngữ thông minh tôi không có ý khéo léo, hay cố gắng được lanh lợi với mục đích giỏi giang hơn người nào đó. Chắc chắn, thông minh là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Có thông minh khi bạn không sợ hãi. Và khi nào bạn sợ hãi? Sợ hãi hiện diện khi bạn suy nghĩ về điều gì người khác có lẽ nói về bạn, hay điều gì cha mẹ của bạn có lẽ nói; bạn sợ hãi bị phê bình, bị trừng phạt, hay không vượt qua một kỳ thi. Khi giáo viên của bạn khiển trách bạn, hay khi bạn không được nhiều người ưa thích trong lớp học của bạn, trong trường học của bạn, trong vùng chung quanh của bạn, sự sợ hãi dần dần len lỏi vào. Rõ ràng, sợ hãi là một trong những cản trở của thông minh, đúng chứ? Và chắc chắn chính là bản thể của sự giáo dục phải giúp đỡ học sinh – bạn và tôi – nhận biết và hiểu rõ những nguyên nhân của sợ hãi, để cho từ niên thiếu trở đi em ấy có thể sống tự do khỏi sợ hãi. Liệu bạn nhận biết được rằng bạn sợ hãi? Bạn có sợ hãi, đúng chứ? Hay bạn được tự do khỏi sợ hãi? Bạn không sợ hãi cha mẹ của bạn, giáo viên của bạn, điều gì những người khác có lẽ suy nghĩ về bạn, hay sao? Giả sử bạn đã làm việc gì đó mà cha mẹ và xã hội của bạn không chấp nhận. Bạn sẽ không sợ hãi, hay sao? Giả sử bạn muốn kết hôn với một người không thuộc giai cấp hay tầng lớp riêng của bạn; bạn sẽ không sợ hãi điều gì những người khác có lẽ nói, hay sao? Nếu người chồng tương lai của bạn không kiếm được đủ tiền đáp ứng cho bạn, hay nếu anh ấy không có địa vị hay thanh danh, bạn sẽ không cảm thấy xấu hổ hay sao? Bạn sẽ không sợ hãi rằng những người bạn của bạn có lẽ không suy nghĩ tốt về bạn hay sao? Và bạn không sợ hãi bệnh tật, chết à? Hầu hết chúng ta đều sợ hãi. Đừng nói ‘không’ quá vội vã. Có lẽ chúng ta đã không suy nghĩ về nó; nhưng nếu chúng ta có suy nghĩ về nó chúng ta sẽ nhận thấy rằng hầu hết mọi người trong thế giới, những người trưởng thành cũng như những em bé, đều có loại sợ hãi nào đó đang gặm nhấm quả tim. Và liệu nó không là chức năng của giáo dục khi phải giúp đỡ mỗi cá thể được tự do khỏi sợ hãi, để cho anh ấy có thể thông minh, hay sao? Đó là điều gì chúng ta nhắm đến trong một ngôi trường – mà có nghĩa rằng chính những giáo viên phải thực sự được tự do khỏi sợ hãi. Có tốt lành gì cho những giáo viên khi đang nói về không-sợ hãi nếu chính họ lại sợ hãi điều gì những người hàng xóm có lẽ nói, sợ hãi người vợ của họ, hay người chồng của họ? Nếu người ta có sợ hãi, không thể có sáng kiến trong ý nghĩa sáng tạo của từ ngữ. Có sáng kiến trong ý nghĩa này là làm việc gì đó đầu tiên, khởi nguồn – làm nó một cách tự phát, một cách tự nhiên, mà không bị hướng dẫn, bị ép buộc, bị kiểm soát. Nó có nghĩa làm việc gì đó mà bạn thương yêu khi làm. Có lẽ bạn thường thấy một cục đá nằm giữa đường, và một chiếc xe chạy ngang qua cán lên nó. Bạn có khi nào nhặt lên hòn đá đó và vất đi? Hay khi đang dạo bộ, bạn có khi nào đã quan sát những người nghèo khổ, những người nhà quê, những dân làng, và đã làm việc gì đó tử tế – làm nó một cách tự phát, tự nhiên, xuất phát từ quả tim riêng của bạn, mà không chờ đợi được chỉ bảo phải làm gì? Bạn thấy, nếu bạn có sợ hãi, vậy thì tất cả việc này đã bị loại trừ khỏi sống của bạn, bạn trở thành vô cảm và không quan sát việc gì đang xảy ra chung quanh bạn. Nếu bạn có sợ hãi, bạn bị trói buộc bởi truyền thống, bạn theo sau người lãnh đạo hay vị đạo sư nào đó. Khi bạn bị trói buộc bởi truyền thống, khi bạn sợ hãi người chồng của bạn hay người vợ của bạn, bạn mất đi sự cao quý của bạn như một con người cá thể. Vì vậy, liệu không là chức năng của giáo dục phải giúp đỡ bạn được tự do khỏi sợ hãi, và không chỉ chuẩn bị cho bạn vượt qua những kỳ thi nào đó, dù việc này có lẽ cần thiết đến chừng nào? Tại cốt lõi, sâu thẳm, đó phải là mục đích tối thượng của giáo dục và của mọi giáo viên: giúp đỡ bạn từ niên thiếu hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi để cho khi bạn ra ngoài vào trong thế giới bạn là một con người thông minh, dư thừa sáng kiến thực sự. Sáng kiến bị hủy hoại khi bạn chỉ đang sao chép, khi bạn bị trói buộc bởi truyền thống, đang tuân theo một người lãnh đạo chính trị hay một người thầy tôn giáo nào đó. Tuân theo bất kỳ người nào chắc chắn đều hủy hoại thông minh. Chính qui trình của tuân theo tạo ra một ý thức của sợ hãi; và sợ hãi ngăn cản sự hiểu rõ về sống cùng tất cả những phức tạp lạ lùng của nó, cùng những đấu tranh của nó, cùng những đau khổ của nó, nghèo khó của nó, giàu có và vẻ đẹp của nó – vẻ đẹp của chim chóc, và của mặt trời hoàng hôn trên dòng nước. Khi bạn sợ hãi, bạn không còn nhạy cảm đối với tất cả những việc này. Liệu tôi được phép đề nghị bạn yêu cầu những giáo viên giải thích cho bạn điều gì chúng ta đang bàn luận. Bạn sẽ thực hiện việc đó? Hãy tìm ra cho chính bạn liệu những giáo viên đã hiểu rõ những điều này – việc đó sẽ trợ giúp họ để giúp đỡ bạn thông minh nhiều hơn, không phải sợ hãi. Trong những vấn đề thuộc loại này chúng ta cần những giáo viên mà rất thông minh – thông minh trong ý nghĩa đúng đắn, không phải trong ý nghĩa của đã vượt qua những kỳ thi cử nhân hay cao học. Nếu bạn quan tâm, hãy xem thử liệu bạn có thể sắp xếp một thời gian trong ngày để bàn luận và nói chuyện về tất cả điều này cùng những giáo viên của bạn. Bởi vì bạn sẽ trưởng thành, bạn sẽ có chồng, có vợ, con cái, và bạn sẽ phải biết sống là gì – sống cùng đấu tranh của nó để kiếm tiền, cùng những đau khổ của nó, cùng vẻ đẹp lạ thường của nó. Bạn sẽ phải biết và hiểu rõ tất cả những điều này; và trường học là nơi để học hành tất cả những điều này. Nếu những giáo viên chỉ dạy bạn môn toán và địa lý, lịch sử và khoa học, chắc chắn từng đó không đầy đủ. Điều quan trọng cho bạn là phải tỉnh táo, chất vấn, tìm ra, để cho khả năng sáng kiến của bạn có lẽ được thức dậy. CHƯƠNG II Chúng ta đã bàn luận vấn đề của sợ hãi. Chúng ta đã thấy rằng hầu hết chúng ta đều sợ hãi, và sợ hãi đó ngăn cản sáng tạo bởi vì nó khiến cho chúng ta bám vào con người và vào những sự việc như một dây leo bám vào một cái cây. Chúng ta bám vào cha mẹ của chúng ta, người chồng của chúng ta, con trai của chúng ta, con gái của chúng ta, người vợ của chúng ta, và những sở hữu của chúng ta. Đó là hình thức bên ngoài của sợ hãi. Bởi vì sợ hãi bên trong, chúng ta sợ hãi đứng một mình. Chúng ta có lẽ có nhiều quần áo, nữ trang hay những tài sản khác; nhưng phía bên trong, thuộc tâm lý, chúng ta rất nghèo khó. Phía bên trong chúng ta càng nghèo khó bao nhiêu, phía bên ngoài chúng ta càng muốn làm phong phú cho chúng ta nhiều bấy nhiêu bằng cách bám vào những người khác, địa vị, tài sản. Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta không những bám vào những sự vật phía bên ngoài, nhưng còn bám vào những sự việc phía bên trong như truyền thống. Đối với hầu hết những người già, và đối với những người mà nghèo khó và trống rỗng phía bên trong, truyền thống quan trọng vô cùng. Bạn có khi nào nhận thấy điều này nơi bạn bè, cha mẹ, và những giáo viên của bạn? Bạn có khi nào nhận thấy nó trong chính bạn? Khoảnh khắc có sợ hãi, sợ hãi phía bên trong, bạn cố gắng che đậy nó bằng sự kính trọng, bằng cách tuân theo một truyền thống; và thế là bạn không còn khả năng sáng tạo. Bởi vì bạn không có khả năng sáng tạo và chỉ đang tuân theo, truyền thống trở thành rất quan trọng – truyền thống của điều gì những người khác nói, truyền thống đã được chuyển sang từ quá khứ, truyền thống mà chết rồi, không có sự đam mê trong sống bởi vì nó đơn thuần chỉ là một lặp lại mà không có ý nghĩa gì cả. Khi người ta sợ hãi, luôn luôn có một khuynh hướng phải bắt chước. Bạn nhận thấy điều đó? Những người sợ hãi bắt chước những người khác; họ bám vào truyền thống, cha mẹ của họ, người vợ của họ, người anh của họ, người chồng của họ. Và sự bắt chước hủy hoại khả năng sáng tạo. Bạn biết, khi bạn phác họa hay vẽ một cái cây, bạn không bắt chước cái cây, bạn không sao chép nó chính xác như nó là, mà sẽ chỉ là một bức ảnh. Muốn được tự do để vẽ một cái cây, hay một bông hoa, hay một hoàng hôn, bạn phải cảm thấy nó chuyển tải sang bạn cái gì, sự quan trọng, ý nghĩa của nó. Điều này rất quan trọng – cố gắng chuyển tải ý nghĩa của cái gì bạn thấy và không chỉ sao chép nó, bởi vì thế là bạn bắt đầu thức dậy sự tiến hành sáng tạo. Nhưng hãy quan sát sống riêng của bạn và những sống quanh bạn, chúng bị bóp nghẹt bởi truyền thống, bởi bắt chước làm sao đâu! Bạn phải bắt chước trong những hình thức nào đó; như trong quần áo bạn mặc, trong những quyển sách bạn đọc, trong ngôn ngữ bạn nói. Đây là tất cả những hình thức của bắt chước. Nhưng rất cần thiết phải vượt khỏi những mức độ này, và cảm thấy được tự do để hiểu rõ những sự việc cho chính bạn để cho bạn không chấp nhận một cách không suy nghĩ điều gì người nào đó nói, không đặt thành vấn đề người đó là ai – một giáo viên trong trường học, một người cha hay người mẹ, hay một trong những người thầy tôn giáo vĩ đại. Hiểu rõ những sự việc cho chính bạn, và không theo sau, là điều rất quan trọng; bởi vì theo sau thể hiện sự sợ hãi, đúng chứ? Khoảnh khắc người nào đó trao tặng cho bạn điều gì bạn ao ước – thiên đàng, hạnh phúc, hay một việc làm tốt – có sợ hãi của không được nó; thế là bạn bắt đầu chấp nhận, theo sau. Chừng nào bạn còn muốn cái gì đó, phải có sợ hãi; và sợ hãi làm què quặt cái trí đến độ bạn không thể được tự do. Bạn có biết một cái trí tự do là gì? Bạn có khi nào đã quan sát cái trí riêng của bạn? Nó không được tự do, đúng chứ? Bạn luôn luôn đang theo dõi để thấy điều gì những người bạn bàn tán về bạn. Cái trí của bạn giống như một ngôi nhà được bao bọc bởi một hàng rào hay bởi dây kẽm gai. Trong trạng thái đó không gì mới mẻ có thể xảy ra. Một sự việc mới mẻ có thể xảy ra chỉ khi nào không có sợ hãi. Và cực kỳ khó khăn cho cái trí được tự do khỏi sợ hãi, bởi vì điều đó hàm ý được tự do thực sự khỏi sự ham muốn để bắt chước, theo sau, được tự do khỏi ham muốn có của cải chồng chất hay để tuân phục vào một truyền thống – mà không có nghĩa rằng bạn làm việc gì đó gây kinh hoàng. Tự do của cái trí hiện diện khi không có sợ hãi, khi cái trí không có sự ham muốn để khoe khoang và không bị kích động vì địa vị hay thanh danh. Vậy thì nó không có ý thức của bắt chước. Và rất quan trọng phải có một cái trí như thế – một cái trí thực sự được tự do khỏi truyền thống, mà là hệ thống máy móc hình thành-thói quen của cái trí. Liệu tất cả việc này quá khó khăn? Tôi không nghĩ nó khó khăn như môn toán hay địa lý của bạn. Nó dễ dàng lắm, chỉ bởi vì bạn chưa bao giờ suy nghĩ về nó. Có lẽ bạn trải qua mười hay mười lăm năm thuộc sống của bạn trong trường học để thâu lượm thông tin, tuy nhiên bạn không bao giờ dành ra thời gian – không một tuần lễ, thậm chí không một ngày – để suy nghĩ kỹ càng, trọn vẹn về bất kỳ một trong những điều này. Đó là lý do tại sao tất cả nó dường như quá khó khăn; nhưng thật ra không khó khăn gì cả. Ngược lại, nếu bạn dành thời gian cho nó bạn có thể tự thấy cho chính bạn cái trí làm việc như thế nào, nó vận hành, phản ứng như thế nào. Và bắt đầu hiểu rõ cái trí riêng của bạn trong khi bạn còn nhỏ là điều rất quan trọng, ngược lại bạn sẽ lớn lên và tuân theo những truyền thống nào đó mà chẳng quan trọng chút nào cả; bạn sẽ bắt chước, mà có nghĩa là tiếp tục vun quén sợ hãi, và thế là bạn sẽ không bao giờ được tự do. Ở Ấn độ này bạn có nhận thấy rằng bạn bị trói buộc trong truyền thống biết chừng nào? Bạn phải kết hôn trong một cách nào đó, cha mẹ của bạn chọn lựa người chồng hay người vợ. Bạn phải thực hiện những nghi thức nào đó; chúng có lẽ không có ý nghĩa gì cả, nhưng bạn phải thực hiện chúng. Bạn có những người lãnh đạo mà bạn phải theo sau. Mọi thứ quanh bạn, nếu bạn đã quan sát nó, phản ảnh một cách sống trong đó uy quyền đã được thiết lập vững chắc. Có uy quyền của vị đạo sư, uy quyền của nhóm chính trị, uy quyền của cha mẹ, và uy quyền của quan điểm quần chúng. Nền văn minh càng cổ lỗ bao nhiêu, trọng lượng của truyền thống cùng hàng loạt những bắt chước của nó càng nặng nề bấy nhiêu; và bởi vì bị chất nặng bởi trọng lượng này, cái trí của bạn không bao giờ được tự do. Bạn có lẽ nói về chính trị hay bất kỳ loại tự do nào, nhưng bạn như một cá thể không bao giờ thực sự được tự do để tìm ra cho chính bạn; luôn luôn bạn đang tuân theo – tuân theo một lý tưởng, tuân theo vị đạo sư hay người thầy nào đó, hay một mê tín vô lý nào đó. Thế là, toàn sống của bạn bị vây bủa, bị giới hạn, bị kiềm hãm trong những ý tưởng nào đó; và sâu thẳm bên trong bạn có sợ hãi. Làm thế nào bạn có thể suy nghĩ một cách tự do nếu có sợ hãi? Đó là lý do tại sao nhận biết được tất cả những việc này là điều rất quan trọng. Nếu bạn thấy một con rắn và biết nó nguy hiểm bạn sẽ nhảy tránh, bạn không đến gần nó. Nhưng bạn không biết rằng bạn bị trói buộc trong một chuỗi của những bắt chước mà ngăn cản sự sáng tạo; bạn bị trói buộc trong chúng một cách không nhận biết được. Nhưng nếu bạn nhận biết được chúng, và nhận biết được chúng kiềm chế bạn như thế nào; nếu bạn nhận biết được sự kiện rằng bạn muốn bắt chước bởi vì bạn sợ hãi điều gì con người có lẽ nói, sợ hãi cha mẹ của bạn hay giáo viên của bạn, vậy thì bạn có thể quan sát những bắt chước này mà trong đó bạn bị trói buộc, bạn có thể thâm nhập chúng, bạn có thể học hành chúng như bạn học hành môn toán hay bất kỳ môn học nào khác. Liệu bạn nhận biết được, ví dụ, tại sao bạn đối xử với phụ nữ khác biệt với đàn ông? Tại sao bạn đối xử với phụ nữ một cách khinh miệt? Ít ra con người thường làm như thế. Tại sao bạn đi đến một ngôi đền, tại sao bạn thực hiện những nghi thức thờ cúng, tại sao bạn theo sau một đạo sư? Bạn biết, đầu tiên bạn phải nhận biết được tất cả những việc này, và sau đó bạn có thể thâm nhập chúng, bạn có thể dò dẫm, học hành chúng; nhưng nếu bạn chấp nhận mọi thứ một cách mù quáng bởi vì suốt ba mươi thế kỷ vừa qua nó đã là như thế, vậy thì nó không có ý nghĩa, đúng chứ? Chắc chắn, trong thế giới điều gì chúng ta cần không phải là nhiều người bắt chước hơn, không phải là nhiều người lãnh đạo hơn và nhiều người theo sau hơn. Lúc này, điều gì chúng ta cần là những cá thể giống như bạn và tôi mà đang bắt đầu thâm nhập tất cả những vấn đề này, không phải một cách hời hợt hay ngẫu nhiên, nhưng thâm nhập sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn để cho cái trí được tự do để sáng tạo, được tự do để suy nghĩ, được tự do để thương yêu. Giáo dục là một cách để khám phá sự liên hệ thực sự của chúng ta với những con người khác, và với thiên nhiên. Nhưng cái trí tạo ra những ý tưởng, và những ý tưởng này trở thành quá mạnh mẽ, quá chi phối, đến độ chúng ngăn cản chúng ta không nhìn vượt khỏi. Chừng nào còn có sợ hãi, vẫn còn có sự tuân theo truyền thống; chừng nào còn có sợ hãi, vẫn còn có bắt chước. Một cái trí chỉ bắt chước là máy móc, đúng chứ? Nó giống như một cái máy trong sự vận hành của nó; nó không là sáng tạo, nó không hiểu rõ những vấn đề. Nó có lẽ tạo ra những hành động nào đó, sản sinh những kết quả nào đó, nhưng nó không là sáng tạo. Lúc này, điều gì tất cả chúng ta nên làm – bạn và tôi cũng như những giáo viên, những hiệu trưởng, những người uy quyền – là cùng nhau thâm nhập vào tất cả những vấn đề này, để cho khi các bạn rời đây các bạn sẽ là những cá thể chín chắn, có thể hiểu rõ những vấn đề cho chính các bạn, và sẽ không phụ thuộc vào sự dốt nát thuộc truyền thống nào đó. Vậy là bạn sẽ có sự cao quý của một con người thực sự tự do. Đó là toàn ý định của giáo dục – không chỉ chuẩn bị cho bạn để vượt qua những kỳ thi nào đó và sau đó chuyển hướng hết phần còn lại thuộc sống của bạn vào cái gì đó mà bạn không thương yêu làm, giống như trở thành một luật sư, hay một thư ký, hay một người nội trợ, hay một cái máy sinh sản. Bạn nên kiên định trong loại giáo dục mà khuyến khích bạn suy nghĩ một cách tự do không sợ hãi, mà giúp đỡ bạn thâm nhập, hiểu rõ; bạn nên đòi hỏi nó từ những giáo viên của bạn. Ngược lại, sống là một lãng phí, đúng chứ? Bạn được ‘giáo dục’, bạn vượt qua những kỳ thi cử nhân hay cao học, bạn có một việc làm mà bạn không ưa thích nhưng bởi vì bạn phải kiếm tiền; bạn lập gia đình và có con cái – và bạn đó kìa, bị kẹt cứng suốt phần còn lại thuộc sống của bạn. Bạn bị đau khổ, không hạnh phúc, cãi cọ; bạn không còn gì để mong ngóng ngoại trừ nhiều con cái hơn, nhiều nghèo khó hơn, nhiều đau khổ hơn. Bạn gọi điều này là giáo dục? Chắc chắn, giáo dục phải giúp đỡ bạn thật thông minh để cho bạn có thể làm việc gì bạn ưa thích làm, và không bị kẹt cứng trong cái gì đó xuẩn ngốc mà khiến cho bạn bị đau khổ suốt phần còn lại thuộc sống của bạn. Vì vậy, trong khi bạn còn trẻ bạn nên thức dậy bên trong chính bạn ngọn lửa của bất mãn; bạn nên ở trong một trạng thái của cách mạng. Đây là thời gian để thâm nhập, để khám phá, để phát triển; vì vậy hãy đòi hỏi cha mẹ và những giáo viên của bạn giáo dục bạn một cách đúng đắn. Đừng thỏa mãn khi chỉ ngồi trong một lớp học ngấu nghiến thông tin về vị vua này hay chiến tranh kia. Hãy bất mãn, gặp gỡ những giáo viên của bạn và thâm nhập, tìm ra. Nếu họ không thông minh, bằng cách thâm nhập bạn sẽ giúp đỡ họ thông minh; và khi bạn rời ngôi trường này bạn sẽ lớn lên trong sự chín chắn, trong tự do thực sự. Vậy là bạn sẽ tiếp tục học hành suốt sống còn lại của bạn cho đến khi bạn chết, và bạn sẽ là một con người thông minh, hạnh phúc. Người hỏi: Làm thế nào chúng tôi có được thói quen của không sợ hãi? Krishnamurti: Hãy quan sát những từ ngữ bạn đã sử dụng. ‘Thói quen’ hàm ý một chuyển động được lặp đi và lặp lại. Nếu bạn làm việc gì đó lặp đi và lặp lại, liệu điều đó đảm bảo bất kỳ điều gì khác ngoại trừ sự đơn điệu? Liệu không-sợ hãi là một thói quen? Chắc chắn, không-sợ hãi chỉ hiện diện khi bạn gặp gỡ những biến cố của sống và hiểu rõ chúng, khi bạn có thể thấy chúng và thâm nhập chúng, nhưng không phải bằng một cái trí kiệt sức mà bị trói buộc trong thói quen. Nếu bạn làm việc gì đó đều đặn, nếu bạn sống trong những thói quen, vậy thì bạn chỉ là một cái máy lặp lại. Thói quen là sự lặp lại, một cách không suy nghĩ đang làm cùng sự việc lặp đi và lặp lại, mà là một qui trình của dựng lên một bức tường quanh chính bạn. Nếu bạn đã dựng lên một bức tường quanh chính bạn qua thói quen nào đó, bạn không được tự do khỏi sợ hãi, và do bởi sống bên trong bức tường mới khiến cho bạn sợ hãi. Khi bạn có thông minh để nhìn ngắm mọi thứ xảy ra trong sống, mà có nghĩa thâm nhập mọi vấn đề, mọi biến cố, mọi suy nghĩ và cảm xúc, mọi phản ứng – chỉ lúc đó mới có tự do khỏi sự sợ hãi. CHƯƠNG III Chúng ta đã nói về sợ hãi và làm thế nào loại bỏ nó, và chúng ta đã thấy làm thế nào sợ hãi biến dạng cái trí đến độ nó không tự do, không sáng tạo, và vì vậy không có chất lượng quan trọng vô cùng của sáng kiến. Tôi nghĩ chúng ta cũng nên hiểu rõ nghi vấn của uy quyền. Bạn biết uy quyền là gì; nhưng liệu bạn biết uy quyền hiện diện bằng cách nào? Chính phủ có uy quyền, đúng chứ? Có uy quyền của Chính thể, của luật pháp, của người cảnh sát và người lính. Cha mẹ của bạn và những giáo viên của bạn có một uy quyền nào đó đối với bạn, họ bắt buộc bạn làm việc gì đó mà họ nghĩ bạn nên làm – đi ngủ tại một giờ nào đó, ăn loại thực phẩm thích hợp, gặp gỡ loại người đúng đắn. Họ kỷ luật bạn, đúng chứ? Tại sao? Họ nói việc đó tốt cho riêng bạn. Thế sao? Chúng ta sẽ thâm nhập điều đó. Nhưng trước hết chúng ta phải hiểu rõ uy quyền nảy sinh như thế nào – uy quyền là sự ép buộc, sự cưỡng bách, quyền hành của một người với một người khác, của một ít người với nhiều người hay nhiều người với một ít người. Bởi vì bạn tình cờ là người cha hay người mẹ của tôi, bạn có một quyền hành với tôi? Quyền hành nào mà bất kỳ người nào có để đối xử với một người khác như rác rưởi? Bạn nghĩ cái gì tạo ra uy quyền? Trước hết, chắc chắn, có một ham muốn về phần mỗi người chúng ta để tìm được một cách an toàn của cư xử; chúng ta muốn được chỉ bảo phải làm gì. Bởi vì bị hoang mang, lo lắng, và không biết phải làm gì, chúng ta đi đến một giáo sĩ, đến một giáo viên, đến một người cha hay người mẹ, hay người nào đó, tìm kiếm một cách thoát khỏi sự hoang mang của chúng ta. Bởi vì chúng ta nghĩ ông ấy biết nhiều hơn chúng ta, chúng ta đi đến vị đạo sư, hay đến một người học rộng nào đó và chúng ta nhờ vả ông ấy chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì. Thế là, do bởi sự ham muốn của chúng ta để tìm ra một phương cách đặc biệt của sống, một phương cách của cư xử mới tạo ra uy quyền, đúng chứ? Ví dụ, tôi đi đến một đạo sư. Tôi đi đến ông ấy bởi vì tôi nghĩ ông ấy là một người vĩ đại mà biết sự thật, mà biết Thượng đế, và vì vậy có thể trao tặng cho tôi sự an bình. Chính tôi không biết gì cả về tất cả điều này, thế là tôi đi đến ông ấy, tôi phủ phục mình, dâng tặng những bông hoa cho ông ấy, tôi hy sinh cho ông ấy. Tôi có sự ham muốn được thanh thản, được chỉ bảo phải làm gì, thế là tôi tạo ra uy quyền. Thật ra uy quyền đó không tồn tại phía bên ngoài của tôi. Trong khi bạn còn trẻ tuổi, người giáo viên có lẽ nói rằng bạn không biết. Nhưng nếu anh ấy có thông minh anh ấy sẽ giúp đỡ bạn cũng có thông minh; anh ấy sẽ giúp đỡ bạn hiểu rõ sự hoang mang của bạn để cho bạn không tìm kiếm uy quyền, uy quyền riêng của anh ấy hay của bất kỳ người nào khác. Có uy quyền phía bên ngoài của Chính thể, của luật pháp, của cảnh sát. Phía bên ngoài chúng ta tạo ra uy quyền này bởi vì chúng ta có tài sản mà chúng ta muốn bảo vệ. Tài sản thuộc về chúng ta và chúng ta không muốn bất kỳ người nào khác có nó, thế là chúng ta tạo ra một chính phủ mà bảo vệ cái gì chúng ta sở hữu. Chính phủ trở thành uy quyền của chúng ta; nó là sự sáng chế của chúng ta, để bảo vệ lối sống của chúng ta, hệ thống suy nghĩ của chúng ta. Dần dần, qua hàng thế kỷ, chúng ta thiết lập một hệ thống của luật pháp, của uy quyền – Chính thể, chính phủ, quân đội – để bảo vệ ‘tôi’ và ‘cái của tôi’. Cũng có uy quyền của lý tưởng, mà không ở phía bên ngoài nhưng ở phía bên trong. Khi chúng ta nói, ‘Tôi phải tốt lành, tôi không được ganh tỵ, tôi phải cảm thấy thân thiện với mọi người,’ chúng ta tạo ra trong những cái trí của chúng ta uy quyền của lý tưởng, đúng chứ? Giả sử tôi mưu mô, độc ác, dốt nát, tôi muốn mọi thứ cho chỉ riêng tôi, tôi muốn quyền hành. Đó là sự kiện, đó là điều gì tôi thực sự là. Nhưng tôi nghĩ tôi phải thân thiện bởi vì những người tôn giáo đã nói như thế, và cũng bởi vì nó thuận tiện, nó có lợi lộc khi nói như thế; thế là tôi sáng chế tình huynh đệ như một lý tưởng. Tôi không thân thiện, nhưng vì nhiều lý luận khác nhau tôi muốn thân thiện, thế là lý tưởng trở thành uy quyền của tôi. Lúc này, với mục đích sống phù hợp vào lý tưởng đó, tôi tự-kỷ luật chính mình. Tôi cảm thấy rất ganh tỵ với bạn bởi vì bạn có một cái áo khoác đắt tiền hơn, hay một bộ quần áo xinh xắn hơn, hay nhiều tước vị hơn; vì vậy tôi nói, ‘Tôi không được có những cảm giác ganh tỵ, tôi phải sống thân thiện.’ Lý tưởng đã trở thành uy quyền của tôi, và tôi cố gắng sống theo uy quyền đó. Thế là, việc gì xảy ra? Sống của tôi trở thành một trận chiến liên tục giữa tôi là gì và tôi nên là gì. Tôi tự-kỷ luật chính mình – và Chính thể cũng kỷ luật tôi. Dù nó là cộng sản, tư bản hay xã hội, Chính thể có những ý tưởng về vấn đề tôi nên cư xử ra sao. Có những người mà nói Chính thể là quan trọng nhất. Nếu tôi sống trong một Chính thể như thế và làm bất kỳ việc gì trái ngược với học thuyết chính thức, tôi bị cưỡng bách bởi Chính thể – đó là bởi một ít người mà kiểm soát Chính thể. Có hai phần của chúng ta, phần nhận biết được và phần không-nhận biết được. Bạn hiểu rõ điều đó có nghĩa gì. Giả sử bạn đang dạo bộ trên con đường, đang nói chuyện cùng một người bạn. Cái trí nhận biết được của bạn bị bận rộn bởi nói chuyện của bạn, nhưng có một phần khác của bạn đang thâu nhận vô số những ấn tượng một cách không nhận biết được – những cái cây, những chiếc lá, những con chim, ánh mặt trời trên dòng nước. Ấn tượng này vào cái trí không-nhận biết được từ phía bên ngoài luôn luôn đang xảy ra, mặc dù cái trí nhận biết được của bạn bận rộn; và điều gì cái trí không-nhận biết được thâu nhận còn quan trọng nhiều hơn điều gì cái trí nhận biết được thâu nhận. Cái trí nhận biết được có thể thâu nhận tương đối một chút ít. Ví dụ, cái trí nhận biết được thâu nhận điều gì được giáo dục trong trường học và việc đó thực sự không nhiều lắm. Nhưng cái trí không-nhận biết được đang liên tục thâu nhận những phản ứng qua lại giữa bạn và giáo viên, giữa bạn và những người bạn của bạn; tất cả điều này đang xảy ra ngấm ngầm, và việc này quan trọng nhiều hơn sự thâu nhận đơn thuần của những sự kiện trên bề mặt. Tương tự, suốt những nói chuyện buổi sáng này cái trí không-nhận biết được luôn luôn đang thâu nhận điều gì đang được nói, và sau đó, suốt ngày hay tuần, bỗng nhiên bạn nhớ lại nó. Việc đó sẽ có ảnh hưởng lớn lao vào bạn hơn là điều gì bạn lắng nghe một cách nhận biết được. Quay lại vấn đề trước: chúng ta tạo ra uy quyền – uy quyền của Chính thể, của cảnh sát, uy quyền của lý tưởng, uy quyền của truyền thống. Bạn muốn làm việc gì đó, nhưng người cha của bạn nói, ‘Đừng làm nó.’ Bạn phải vâng lời ông ấy, nếu không ông ấy sẽ tức giận, và bạn phụ thuộc vào ông ấy cho lương thực của bạn. Ông ấy kiểm soát bạn qua sự sợ hãi của bạn, đúng chứ? Thế là ông ấy trở thành uy quyền của bạn. Tương tự, bạn bị kiểm soát bởi truyền thống – bạn phải làm việc này và không làm việc kia, bạn phải mặc quần áo của bạn trong một cách nào đó, bạn không được nhìn ngắm các cậu trai hay các cô gái. Truyền thống yêu cầu bạn phải làm gì; và rốt cuộc, truyền thống là hiểu biết, đúng chứ? Có những quyển sách bảo bạn phải làm gì, Chính thể bảo bạn phải làm gì, cha mẹ của bạn bảo bạn phải làm gì, xã hội và tôn giáo bảo bạn phải làm gì. Và điều gì xảy ra cho bạn? Bạn bị nghiền nát, bạn bị suy sụp. Bạn không bao giờ suy nghĩ, hành động, sống một cách sinh động, bởi vì bạn sợ hãi tất cả những việc này. Bạn nói rằng bạn phải vâng lời, ngược lại bạn sẽ không được trợ giúp. Mà có nghĩa gì? Rằng bạn tạo ra uy quyền bởi vì bạn đang tìm kiếm một cách an toàn của cư xử, một cách an toàn của sống. Chính sự theo đuổi của an toàn tạo ra uy quyền, và đó là lý do tại sao bạn trở thành một nô lệ thuần túy, một răng cưa trong một cái máy, sống mà không có bất kỳ khả năng nào để suy nghĩ, sáng tạo. Tôi không biết liệu bạn có vẽ tranh. Nếu bạn có, thông thường giáo viên bảo bạn vẽ như thế nào. Bạn thấy một cái cây và bạn sao chép nó. Nhưng vẽ là thấy cái cây và diễn tả trên khung vải hay trên giấy điều gì bạn cảm thấy về cái cây, nó biểu thị điều gì – chuyển động của những chiếc lá cùng tiếng thì thầm của gió lẫn trong chúng. Để làm việc đó, để bắt được chuyển động của ánh sáng và những sắc thái khác nhau của màu sắc, bạn phải rất nhạy cảm. Và làm thế nào bạn có thể nhạy cảm đến bất kỳ thứ gì nếu bạn sợ hãi và luôn luôn đang nói, ‘Tôi phải làm việc này, tôi phải làm việc kia, ngược lại những người khác sẽ nghĩ như thế nào?’ Bất kỳ nhạy cảm nào đến cái đẹp đẽ dần dần bị hủy diệt bởi uy quyền. Vì vậy, vấn đề nảy sinh là liệu trường học thuộc loại này có nên kỷ luật bạn. Hãy thấy những khó khăn với những giáo viên, nếu họ là những giáo viên đúng đắn, phải đối diện. Bạn là một cô gái hay cậu trai hư hỏng; nếu tôi là một giáo viên, liệu tôi nên kỷ luật bạn? Nếu tôi kỷ luật bạn, việc gì xảy ra? Bởi vì to lớn hơn bạn, có nhiều uy quyền hơn và mọi chuyện như thế, và bởi vì tôi được trả tiền để làm những việc nào đó, tôi ép buộc bạn phải vâng lời. Trong đang làm như thế, liệu tôi không đang làm tê liệt cái trí của bạn, hay sao? Nếu tôi ép buộc bạn phải làm một việc bởi vì tôi nghĩ nó là đúng đắn, liệu tôi không đang khiến cho bạn dốt nát, hay sao? Và bạn ưa thích được kỷ luật, được ép buộc để làm mọi việc, mặc dù phía bên ngoài bạn có lẽ phản đối. Nó trao tặng bạn một ý thức của an toàn. Nếu bạn không được ép buộc, bạn nghĩ rằng bạn sẽ rất xấu xa, bạn sẽ làm những việc không đúng đắn; thế là bạn nói, ‘Làm ơn, hãy kỷ luật tôi, hãy giúp đỡ tôi cư xử một cách đúng đắn.’ Bây giờ, liệu tôi nên kỷ luật bạn, hay ngược lại giúp đỡ bạn hiểu rõ tại sao bạn hư hỏng, tại sao bạn làm việc này hay việc kia? Chắc chắn, điều đó có nghĩa rằng như một giáo viên hay một phụ huynh tôi phải không có ý thức của uy quyền. Tôi phải thực sự muốn giúp đỡ bạn hiểu rõ những khó khăn của bạn, tại sao bạn hư hỏng, tại sao bạn trốn học; tôi phải muốn bạn hiểu rõ về chính bạn. Nếu tôi ép buộc bạn, tôi không giúp đỡ bạn. Nếu như một giáo viên, tôi thực sự muốn giúp đỡ bạn hiểu rõ về chính bạn, nó có nghĩa rằng tôi chỉ có thể chăm sóc một vài cậu trai hay cô gái. Tôi không thể có năm mươi em học sinh trong lớp học của tôi. Tôi phải có chỉ một vài em, để cho tôi có thể chú ý đến mỗi em. Vậy thì tôi sẽ không tạo ra uy quyền mà ép buộc bạn phải làm việc gì đó mà bạn sẽ có thể tự làm lấy, ngay khi bạn hiểu rõ về chính bạn. Vì vậy, tôi hy vọng bạn thấy uy quyền hủy hoại thông minh đến chừng nào. Rốt cuộc, thông minh chỉ có thể hiện diện khi có tự do – tự do để suy nghĩ, để cảm thấy, để quan sát, để nghi ngờ. Nhưng nếu tôi ép buộc bạn, tôi cũng khiến cho bạn dốt nát như tôi; và việc này thông thường đều xảy ra trong một ngôi trường. Người giáo viên nghĩ rằng anh ấy biết và bạn không biết. Nhưng người giáo viên biết cái gì? Một chút xíu về môn toán hay địa lý. Anh ấy đã không giải quyết được bất kỳ những vấn đề sống còn nào, anh ấy đã không thâm nhập những vấn đề trọng tâm của sống, và anh ấy la hét ầm ĩ giống như thần Jupiter, hay giống như một thượng sĩ! Vì vậy, trong trường học thuộc loại này, thay vì chỉ đang kỷ luật phải làm việc gì bạn được chỉ bảo, bạn phải được giúp đỡ để hiểu rõ, để thông minh và không sợ hãi, là điều rất quan trọng, bởi vì như thế bạn sẽ có thể gặp gỡ tất cả những khó khăn mà không sợ hãi. Điều này yêu cầu một giáo viên giỏi giang, một giáo viên mà thực sự quan tâm đến bạn, mà không lo âu về tiền bạc, về người vợ và con cái của anh ấy; và chính là trách nhiệm của những học sinh cũng như những giáo viên phải sáng tạo một tình trạng làm việc như thế này. Đừng chỉ vâng lời, nhưng hãy tìm ra làm thế nào để tự hiểu rõ một vấn đề cho chính bạn. Đừng nói, ‘Tôi đang làm việc này bởi vì người cha của tôi muốn tôi làm’, nhưng hãy tìm ra tại sao ông ấy muốn bạn làm nó, tại sao ông ấy suy nghĩ một việc là tốt lành và một việc khác là xấu xa. Hãy chất vấn ông ấy, để cho bạn không những thức dậy thông minh riêng của bạn, nhưng bạn cũng giúp đỡ ông ấy thông minh. Nhưng thông thường điều gì xảy ra khi bạn bắt đầu chất vấn người cha của bạn? Ông ấy thi hành kỷ luật với bạn, đúng chứ? Ông ấy bận tâm bởi công việc của ông ấy và ông ấy không có sự kiên nhẫn, ông ấy không thương yêu để ngồi xuống và nói chuyện cùng bạn về những khó khăn cực kỳ của sự tồn tại, của kiếm sống, của có một người vợ hay một người chồng. Ông ấy không muốn dành ra thời gian để thâm nhập tất cả những việc này; thế là ông ấy xua đuổi bạn đi, hay gửi bạn đến trường học. Và trong vấn đề này giáo viên của bạn cũng giống hệt như người cha của bạn, anh ấy cũng giống hệt như những người khác. Nhưng đó là trách nhiệm của những giáo viên, của những cha mẹ, và của tất cả những học sinh, phải giúp đỡ để sáng tạo thông minh. Người hỏi: Làm thế nào người ta sẽ có thông minh? Krishnamurti: Điều gì được hàm ý trong câu hỏi này? Bạn muốn một phương pháp mà nhờ nó có được thông minh – mà hàm ý bạn biết thông minh là gì. Khi bạn muốn đi nơi nào đó, bạn biết điểm đến của bạn rồi và bạn chỉ cần hỏi phương cách. Tương tự, bạn nghĩ bạn biết thông minh là gì, và bạn muốn một phương pháp mà nhờ nó bạn có thể thông minh. Thông minh là chính sự chất vấn về phương pháp. Sợ hãi hủy diệt thông minh, đúng chứ? Sợ hãi ngăn cản bạn không tìm hiểu, chất vấn, thâm nhập; nó ngăn cản bạn không tìm ra điều gì là sự thật. Có thể bạn sẽ thông minh khi không có sợ hãi. Vì vậy bạn phải thâm nhập vào toàn nghi vấn của sợ hãi, và được tự do khỏi sợ hãi; và sau đó bạn có thể thông minh. Nhưng nếu bạn nói, ‘Làm thế nào tôi sẽ có thông minh?’ Bạn chỉ đang vun quén một phương pháp, và thế là bạn trở thành dốt nát. Người hỏi: Mọi người đều biết tất cả chúng ta sẽ chết. Tại sao chúng ta sợ hãi chết? Krishnamurti: Tại sao bạn sợ hãi chết? Có lẽ bởi vì bạn không biết sống là gì? Nếu bạn biết làm thế nào sống trọn vẹn, liệu bạn sẽ sợ hãi chết? Nếu bạn thương yêu những cái cây, mặt trời hoàng hôn, những con chim, chiếc lá rơi; nếu bạn nhận biết được những người đàn ông và phụ nữ đang rơi nước mắt, những người nghèo khổ, và thực sự cảm thấy tình yêu trong quả tim của bạn, liệu bạn sẽ sợ hãi chết? Liệu bạn sẽ? Đừng bị thuyết phục bởi tôi? Chúng ta hãy cùng nhau thâm nhập nó. Bạn không sống cùng hân hoan, bạn không hạnh phúc, bạn không nhạy cảm đến những sự vật-sự việc; và liệu đó là lý do tại sao bạn hỏi việc gì sẽ xảy ra khi bạn chết? Đối với bạn sống là đau khổ, và thế là bạn quan tâm đến chết. Bạn cảm thấy rằng có lẽ sẽ có hạnh phúc sau khi chết. Nhưng đó là một vấn đề phức tạp, và tôi không hiểu liệu bạn muốn thâm nhập nó. Rốt cuộc, sợ hãi hiện diện tại đáy của tất cả những vấn đề này – sợ hãi của chết, sợ hãi của sống, sợ hãi của đau khổ. Nếu bạn không thể hiểu rõ điều gì gây ra sợ hãi và được tự do khỏi nó, vậy thì nó chẳng đặt thành vấn đề liệu bạn đang sống hay chết. Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể sống hạnh phúc? Krishnamurti: Liệu bạn biết khi nào bạn đang sống hạnh phúc? Bạn biết khi bạn đang đau khổ, khi bạn có đau đớn thân thể. Khi người nào đó đánh bạn hay tức giận bạn, bạn biết đau khổ. Nhưng liệu bạn biết khi bạn hạnh phúc? Liệu bạn nhận biết được thân thể của bạn khi bạn khoẻ mạnh? Chắc chắn, hạnh phúc là một trạng thái mà bạn không nhận biết được, mà bạn không ý thức được. Khoảnh khắc bạn nhận biết rằng bạn hạnh phúc, bạn không còn hạnh phúc, đúng chứ? Nhưng hầu hết các bạn đều đau khổ; và bởi vì nhận biết được đau khổ đó, bạn muốn tẩu thoát khỏi đau khổ đó vào điều gì bạn gọi là hạnh phúc. Bạn muốn hạnh phúc một cách nhận biết được, và khoảnh khắc bạn nhận biết được hạnh phúc, hạnh phúc đã trôi qua rồi. Liệu có khi nào bạn có thể nói bạn hân hoan? Chỉ sau khi đó, một khoảnh khắc hay một tuần lễ sau thì bạn mới nói, ‘Tôi đã hạnh phúc làm sao đâu, tôi đã hân hoan làm sao đâu’. Trong khoảnh khắc thực tế, bạn không nhận biết được hạnh phúc, và đó là vẻ đẹp của nó. CHƯƠNG IV Thật ra, vấn đề của kỷ luật rất phức tạp, bởi vì hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng qua hình thức kỷ luật nào đó, cuối cùng chúng ta sẽ có tự do. Kỷ luật là vun quén sự kháng cự, đúng chứ? Bằng kháng cự, bằng dựng lên một chướng ngại bên trong chính chúng ta để chống lại điều gì đó mà chúng ta nghĩ là xấu xa, chúng ta nghĩ chúng ta có thể hiểu rõ và được tự do để sống trọn vẹn; nhưng đó không là một sự kiện, đúng chứ? Bạn càng kháng cự hay đấu tranh chống lại điều gì đó nhiều bao nhiêu, bạn càng ít hiểu rõ nó bấy nhiêu. Chắc chắn, chỉ khi nào có tự do, tự do thực sự để suy nghĩ, để khám phá – bạn mới có thể tìm ra bất kỳ điều gì. Nhưng chắc chắn, tự do không thể tồn tại trong một cái khung, trong một thế giới bị bao bọc bởi những ý tưởng, đúng chứ? Ví dụ, bạn được dạy bảo bởi cha mẹ của bạn và những giáo viên của bạn điều gì là đúng đắn và điều gì là sai trái, điều gì là xấu xa và điều gì là tốt lành. Bạn biết điều gì người ta nói, điều gì người giáo sĩ nói, điều gì truyền thống nói, và điều gì bạn đã học hành trong trường học. Tất cả những hình thức này tạo ra một loại bao bọc mà trong nó bạn sống; và đang sống trong sự bao bọc đó, bạn nói bạn được tự do. Đúng chứ? Liệu một con người có khi nào được tự do nếu anh ấy sống trong một nhà tù? Vì vậy, người ta phải phá vỡ những bức tường ngục tù của truyền thống, và tìm ra cho chính người ta điều gì là thực sự, điều gì là đúng thật. Người ta phải tự-thử nghiệm và tự-khám phá cho chính người ta, và không chỉ theo sau người nào đó, dù tốt lành, dù cao quý và dù thông minh bao nhiêu, và dù người ta có thể cảm thấy hạnh phúc bao nhiêu trong sự hiện diện của người đó. Điều gì có ý nghĩa là: có thể thâm nhập và không chỉ chấp nhận tất cả những giá trị bị tạo ra bởi truyền thống, tất cả những sự việc mà con người đã nói là tốt lành, xứng đáng, ích lợi. Khoảnh khắc bạn chấp nhận, bạn bắt đầu tuân phục, bắt chước; và tuân phục, bắt chước, theo sau, không bao giờ có thể khiến cho người ta tự do và hạnh phúc. Những người lớn tuổi của chúng ta nói rằng bạn phải được kỷ luật. Kỷ luật được áp đặt vào bạn bởi chính bạn, và bởi những người khác từ bên ngoài. Nhưng điều gì quan trọng là được tự do để suy nghĩ, để thâm nhập, để cho bạn bắt đầu tìm ra cho chính bạn. Bất hạnh thay, hầu hết mọi người đều không muốn suy nghĩ, không muốn tìm ra; họ đã khóa chặt cái trí của họ. Rất khó khăn để suy nghĩ sâu thẳm, để thâm nhập vào những sự việc và khám phá cho chính người ta điều gì là đúng thật; nó đòi hỏi sự nhận biết cảnh giác, sự thâm nhập liên tục, và hầu hết mọi người đều không có khuynh hướng cũng như năng lượng cho việc đó. Họ nói, ‘Ông biết nhiều hơn tôi; ông là đạo sư của tôi, người thầy của tôi, và tôi sẽ theo sau ông.’ Vì vậy, rất quan trọng, từ cái tuổi mỏng manh nhất bạn phải được tự do để tìm ra, và không phải bị bao bọc bởi một bức tường của những làm và những không làm; bởi vì nếu bạn liên tục được chỉ bảo phải làm gì và không làm gì, điều gì sẽ xảy ra cho thông minh của bạn? Bạn chỉ là một thực thể không suy nghĩ mà chỉ tham gia vào nghề nghiệp nào đó, mà được chỉ bảo bởi cha mẹ của bạn phải kết hôn với ai và không kết hôn với ai; và chắc chắn đó không là hành động thông minh. Bạn có lẽ vượt qua những kỳ thi và thành đạt, bạn có lẽ có những bộ quần áo sang trọng và nhiều nữ trang, bạn có lẽ có bạn bè và thanh danh; nhưng chừng nào bạn còn bị trói buộc bởi truyền thống, không thể có thông minh. Chắc chắn, thông minh hiện diện chỉ khi nào bạn được tự do để thâm nhập, được tự do để hiểu rõ và khám phá, để cho cái trí của bạn trở nên rất năng động, rất cảnh giác và minh bạch. Vậy thì bạn là một cá thể hòa hợp trọn vẹn – không là một thực thể sợ hãi mà, không biết phải làm gì, phía bên trong cảm thấy một sự việc và phía bên ngoài tuân theo một sự việc khác hẳn. Thông minh đòi hỏi rằng bạn phải phá vỡ truyền thống và phải sống một mình; nhưng bạn bị bao bọc bởi những ý tưởng của cha mẹ bạn về việc gì bạn nên làm và việc gì bạn không nên làm, và bởi những truyền thống của xã hội. Vậy là có một xung đột đang diễn ra phía bên trong, đúng chứ? Tất cả các bạn đều còn rất trẻ, nhưng tôi không nghĩ các bạn quá trẻ đến độ không nhận biết được điều này. Bạn muốn làm việc gì đó, nhưng cha mẹ và những giáo viên của bạn nói, ‘Đừng làm.’ Vậy là có một đấu tranh phía bên trong đang diễn ra; và chừng nào bạn còn không giải quyết được đấu tranh đó, bạn sẽ tiếp tục bị trói buộc trong xung đột, trong đau khổ, trong phiền muộn, luôn luôn mong muốn làm việc gì đó và bị ngăn cản không được làm nó. Nếu bạn thâm nhập vào nó rất sâu thẳm bạn sẽ thấy rằng kỷ luật và tự do có mâu thuẫn nhau, và trong đang tìm kiếm sự tự do thực sự sẽ hình thành một tiến hành hoàn toàn khác hẳn mà sáng tạo sự rõ ràng riêng của nó để cho bạn không làm những sự việc nào đó. Trong khi bạn còn trẻ, rất quan trọng cho bạn phải được tự do để tìm ra, và được giúp đỡ để tìm ra, việc gì bạn thực sự muốn làm trong sống của bạn. Nếu bạn không tìm được trong khi bạn còn trẻ, bạn sẽ không bao giờ tìm được, bạn sẽ không bao giờ là những cá thể tự do, hạnh phúc. Hạt giống phải được gieo ngay lúc này, để cho ngay lúc này bạn bắt đầu sử dụng sự sáng tạo. Trên con đường bạn thường đi qua những người dân làng đang vác những gánh nặng, đúng chứ? Cảm thấy của bạn về họ là gì? Những người đàn bà nghèo nàn cùng những bộ quần áo dơ bẩn rách nát đó, bữa cơm không đầy đủ, quần quật từ ngày này sang ngày khác để kiếm được những đồng tiền thù lao rẻ mạt – liệu bạn có bất kỳ cảm thấy nào cho họ? Hay bạn quá sợ hãi, quá quan tâm về chính bạn, về những kỳ thi của bạn, về hình dáng của bạn, về quần áo của bạn, đến độ bạn không bao giờ chú ý đến họ? Liệu bạn cảm thấy rằng bạn cao quý nhiều hơn họ, bạn thuộc một giai cấp cao hơn và vì vậy không thèm quan tâm đến họ? Khi bạn thấy họ đi ngang qua, bạn cảm thấy thế nào? Bạn không muốn giúp đỡ họ, hay sao? Không à? Điều đó thể hiện bạn đang suy nghĩ như thế nào. Liệu bạn quá bị dốt nát bởi hàng thế kỷ của truyền thống, bởi điều gì những người cha và người mẹ của bạn dạy bảo, quá ý thức được bạn phụ thuộc vào một giai cấp nào đó, đến độ thậm chí bạn chẳng thèm nhìn những người dân làng? Liệu bạn thực sự quá mù lòa đến độ bạn không biết việc gì đang xảy ra chung quanh bạn? Do bởi sợ hãi – sợ hãi điều gì cha mẹ của bạn sẽ nói, điều gì những giáo viên sẽ nói, sợ hãi truyền thống, sợ hãi sống – đến độ dần dần bạn hủy diệt tánh nhạy cảm, đúng chứ? Bạn biết nhạy cảm là gì? Nhạy cảm là cảm thấy, thâu nhận những ấn tượng, có đồng cảm cho những người đang đau khổ, có thương yêu, nhận biết được những sự việc đang xảy ra chung quanh bạn. Khi chuông chùa đang rung, bạn nhận biết được nó? Bạn lắng nghe âm thanh? Có khi nào bạn thấy ánh sáng mặt trời trên dòng nước? Bạn nhận biết được những người nghèo khổ, những dân làng mà bị sai khiến, bị chà đạp suốt hàng thế kỷ bởi những người bóc lột? Khi bạn thấy một người giúp việc đang mang miếng thảm nặng, liệu bạn giúp anh ấy? Tất cả việc này hàm ý nhạy cảm. Nhưng, bạn thấy, nhạy cảm bị hủy diệt khi người ta bị kỷ luật, khi nguời ta bị sợ hãi hay quan tâm về chính người ta. Quan tâm về hình dáng của người ta, về quần áo của người ta, luôn luôn suy nghĩ về mình – mà hầu hết chúng ta đều làm trong hình thức này hay hình thức khác – là không nhạy cảm, bởi vì lúc đó cái trí và quả tim bị bao bọc và người ta mất đi tất cả sự trân trọng của vẻ đẹp. Được thực sự tự do hàm ý nhạy cảm vô cùng. Không có sự tự do nếu bạn bị vây bủa bởi tánh tư lợi hay bởi nhiều bức tường của kỷ luật. Chừng nào sống của bạn còn là một qui trình của bắt chước, không thể có nhạy cảm, không thể có tự do. Trong khi bạn ở đây, rất quan trọng phải gieo hạt giống của tự do, mà là thức dậy thông minh; bởi vì cùng thông minh đó bạn có thể giải quyết được tất cả những vấn đề của sống. Người hỏi: Liệu trong thực tế con người có thể làm tự do chính anh ấy khỏi tất cả ý thức của sợ hãi và cùng lúc vẫn ở cùng xã hội? Krishnamurti: Xã hội là gì? Một bộ của những giá trị, một bộ của những luật lệ, những quy tắc và những truyền thống, đúng chứ? Bạn thấy những quy định này từ phía bên ngoài và bạn hỏi, ‘Liệu tôi có thể có một liên hệ thực tế cùng tất cả điều đó?’ Tại sao không? Rốt cuộc, nếu bạn chỉ phù hợp vào cái khung của những giá trị đó, liệu bạn được tự do? Và bạn có ý gì qua từ ngữ ‘thực tế’? Bạn có ý kiếm tiền? Có nhiều việc bạn có thể làm để kiếm tiền; và nếu bạn được tự do, liệu bạn không thể chọn lựa việc gì bạn muốn làm? Đó không là thực tế, hay sao? Hay liệu bạn sẽ nghĩ rằng đó là thực tế để quên bẵng sự tự do của bạn và chỉ phù hợp vào cái khung, trở thành một luật sư, một người làm ngân hàng, một người buôn bán, hay một người quét rác? Chắc chắn, nếu bạn được tự do và đã vun quén thông minh của bạn, bạn sẽ tìm ra việc làm nào là tốt nhất cho bạn. Bạn sẽ gạt đi tất cả những truyền thống và làm việc gì đó mà bạn ưa thích, không cần quan tâm liệu cha mẹ của bạn hay xã hội ưng thuận hay không ưng thuận. Bởi vì bạn được tự do, có thông minh, và bạn sẽ làm việc gì đó mà hoàn toàn theo ưa thích riêng của bạn, bạn sẽ hành động như một con người hòa hợp. Người hỏi: Thượng đế là gì? Krishnamurti: Làm thế nào bạn sẽ tìm ra? Liệu bạn sẽ chấp nhận thông tin của người nào đó? Hay liệu bạn sẽ cố gắng khám phá cho chính bạn Thượng đế là gì? Đặt ra những câu hỏi rất dễ dàng, nhưng muốn trải nghiệm sự thật đòi hỏi nhiều thông minh, nhiều tìm hiểu và thâm nhập. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên là, liệu bạn sẽ chấp nhận điều gì người khác nói về Thượng đế? Không đặt thành vấn đề người đó là ai, Krishna, Buddha, hay Christ, bởi vì tất cả họ có lẽ sai lầm – và vì vậy vị đạo sư riêng của bạn có lẽ sai lầm. Chắc chắn, để tìm ra điều gì là đúng thật, cái trí của bạn phải được tự do để thâm nhập, mà có nghĩa rằng nó không thể chỉ chấp nhận hay tin tưởng. Tôi có thể đưa cho bạn một diễn tả về sự thật, nhưng nó sẽ không là cùng sự việc như bạn trải nghiệm về sự thật cho chính bạn. Tất cả những quyển sách thiêng liêng đều diễn tả Thượng đế là gì, nhưng sự diễn tả đó không là Thượng đế. Từ ngữ ‘Thượng đế’ không là Thượng đế, đúng chứ? Muốn tìm ra điều gì là đúng thật bạn phải không bao giờ chấp nhận, bạn phải không bao giờ bị ảnh hưởng bởi điều gì những quyển sách, những người thầy hay bất kỳ người nào khác có lẽ nói. Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi họ, bạn sẽ tìm được chỉ điều gì họ muốn bạn tìm được. Và bạn phải biết rằng cái trí riêng của bạn có thể sáng chế hình ảnh của điều gì nó ao ước; nó có thể tưởng tượng Thượng đế có bộ râu quai nón, hay có một mắt; nó có thể biến ông ấy thành màu xanh hay màu tím. Vì vậy, bạn phải nhận biết được những ham muốn riêng của bạn và không bị lừa gạt bởi những chiếu rọi của những khao khát và những ao ước riêng của bạn. Nếu bạn khao khát thấy Thượng đế trong một hình dạng nào đó, hình ảnh bạn thấy sẽ phụ thuộc vào những khao khát của bạn; và hình ảnh đó sẽ không là Thượng đế, đúng chứ? Nếu bạn đang đau khổ và muốn được thanh thản, hay nếu bạn cảm thấy có tình cảm và lãng mạn trong những khát vọng thuộc tôn giáo của bạn, cuối cùng bạn sẽ sáng chế Thượng đế mà sẽ đáp ứng điều gì bạn thèm khát; nhưng vẫn vậy nó sẽ không là Thượng đế. Vì vậy, cái trí của bạn phải tuyệt đối được tự do, và chỉ như thế bạn mới có thể tìm ra điều gì là đúng thật – không phải do bởi sự chấp nhận của mê tín nào đó, cũng không phải do bởi đọc những quyển sách tạm gọi là thiêng liêng, cũng không phải do bởi theo sau vị đạo sư nào đó. Chỉ khi nào bạn có sự tự do này, sự tự do thực sự này khỏi những ảnh hưởng phía bên ngoài cũng như khỏi những ham muốn và những khao khát riêng của bạn để cho cái trí của bạn rất rõ ràng – chỉ đến lúc đó mới có thể tìm được Thượng đế là gì. Nhưng nếu bạn chỉ ngồi xuống và phỏng đoán, vậy thì những phỏng đoán của bạn cũng giống hệt như những phỏng đoán của vị đạo sư của bạn, và đều có ảo tưởng như nhau. Người hỏi: Liệu chúng ta có thể nhận biết được những ham muốn không-nhận biết được của chúng ta? Krishnamurti: Đầu tiên, liệu bạn nhận biết được những ham muốn bên ngoài của bạn? Bạn biết ham muốn là gì? Liệu bạn nhận biết được rằng thường thường bạn không lắng nghe bất kỳ người nào đang nói điều gì đó trái ngược điều gì bạn tin tưởng? Ham muốn của bạn ngăn cản bạn không lắng nghe. Nếu bạn ham muốn Thượng đế, và người nào đó chỉ ra rằng Thượng đế mà bạn ham muốn là kết quả của những thất vọng và những sợ hãi của bạn, liệu bạn sẽ lắng nghe anh ấy? Dĩ nhiên không. Bạn muốn một việc, và sự thật là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Bạn tự giới hạn mình trong những ham muốn riêng của bạn. Bạn chỉ hơi hơi nhận biết được những ham muốn bên ngoài của bạn? Và khó khăn nhiều lắm để nhận biết được những ham muốn giấu giếm sâu thẳm. Muốn tìm ra điều gì được giấu giếm, muốn khám phá những động cơ riêng của nó là gì, cái trí mà đang tìm kiếm phải rất rõ ràng và tự do. Vì vậy trước hết hãy nhận biết được trọn vẹn những ham muốn bên ngoài của bạn; sau đó, bởi vì bạn đã nhận biết được nhiều điều trên bề mặt, bạn có thể thâm nhập sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn. Người hỏi: Tại sao những người nào đó được sinh ra trong những hoàn cảnh nghèo khổ, trong khi những người khác lại giàu có và hạnh phúc? Krishnamurti: Bạn suy nghĩ thế nào? Thay vì hỏi tôi và chờ đợi đáp án của tôi, tại sao bạn không tìm ra bạn cảm thấy gì về nó? Bạn nghĩ nó là qui trình huyền bí nào đó mà bạn gọi là nghiệp lực? Trong cuộc đời trước, bạn sống cao quý và thế là bây giờ bạn đang được tưởng thưởng bởi của cải và địa vị! Liệu đó là nó? Hay, bởi vì đã hành động rất xấu xa trong một đời trước, bạn đang phải trả nó trong sống này! Bạn thấy, đây thực sự là một vấn đề rất phức tạp. Nghèo khổ là sai lầm của xã hội – một xã hội mà những người tham lam và những người ranh mãnh trục lợi và leo lên đỉnh. Chúng ta cũng muốn cùng sự việc, chúng ta cũng muốn leo lên những nấc thang và leo lên đỉnh. Và khi tất cả chúng ta đều muốn leo lên đỉnh, điều gì xảy ra? Chúng ta giẫm đạp lên người nào đó; và người bị giẫm đạp, người bị hủy diệt hỏi, ‘Tại sao cuộc đời lại không công bằng? Bạn có mọi thứ và tôi không có khả năng, tôi không có gì cả’. Chừng nào chúng ta còn leo lên những bậc thang của thành công, luôn luôn sẽ có những người bị bệnh tật và những người không đủ ăn. Chính là sự ham muốn thành công mới cần được hiểu rõ, và không phải tại sao có những người giàu có và những người nghèo khổ, hay tại sao có những người có tài năng và có những người lại không có. Điều gì phải được thay đổi là ham muốn riêng của chúng ta để leo lên, ham muốn của chúng ta để vĩ đại, để là một thành công. Tất cả chúng ta đều khao khát thành công, đúng chứ? Ở đó có sẵn sai lầm, và không phải trong nghiệp lực hay bất kỳ giải thích nào khác. Sự kiện thực tế là rằng tất cả chúng ta đều muốn ở tại đỉnh – có lẽ không phải ngay tại đỉnh, nhưng ít nhất ở thật cao tại bậc thang đến mức độ chúng ta có thể leo lên được. Chừng nào còn có sự thúc đẩy để vĩ đại này, để là người nào đó trong thế giới, chúng ta sẽ có những người giàu có và những người nghèo khổ, những người bóc lột và những người bị bóc lột. Người hỏi: Thượng đế là một người đàn ông hay một người phụ nữ, hay là cái gì đó hoàn toàn huyền bí? Krishnamurti: Tôi vừa trả lời câu hỏi đó, và tôi e rằng bạn đã không lắng nghe. Quốc gia này bị thống trị bởi đàn ông. Giả sử tôi đã nói rằng Thượng đế là một người phụ nữ, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ khước từ nó bởi vì bạn tràn ngập ý tưởng rằng Thượng đế là một người đàn ông. Vì vậy, bạn phải tự tìm ra cho chính bạn; nhưng muốn tìm ra, bạn phải được tự do khỏi tất cả thành kiến. CHƯƠNG V Chúng ta đã nói chuyện ba hay bốn lần trước đây về sợ hãi; và bởi vì nó là một trong những nguyên nhân cơ bản của sự thoái hóa của chúng ta, tôi nghĩ chúng ta nên thâm nhập nó từ một góc độ khác, một quan điểm khác. Bạn biết, chúng ta luôn luôn được chỉ bảo phải suy nghĩ cái gì và không suy nghĩ cái gì. Những quyển sách, những giáo viên, những cha mẹ, xã hội quanh chúng ta, tất cả đều chỉ bảo chúng ta phải suy nghĩ cái gì, nhưng họ không bao giờ giúp đỡ chúng ta tìm ra suy nghĩ như thế nào. Biết suy nghĩ cái gì là điều tương đối dễ dàng, bởi vì từ thời niên thiếu những cái trí của chúng ta đã bị quy định bởi những từ ngữ, bởi những cụm từ, bởi những thái độ và những thành kiến được thiết lập. Tôi không biết liệu bạn nhận thấy những cái trí của những người lớn tuổi đã bị cố định như thế nào; chúng đã bị kết lại như đất sét trong một cái khuôn, và thật là khó khăn để phá vỡ cái khuôn này. Cái khuôn này của cái trí là tình trạng bị quy định của nó. Ở Ấn độ này, bạn bị quy định để suy nghĩ trong một cách nào đó bởi hàng thế kỷ của truyền thống; tình trạng bị quy định của bạn có những nguyên nhân thuộc kinh tế, thuộc xã hội và thuộc tôn giáo. Ở Châu âu cái trí bị quy định trong một cách hơi hơi khác biệt; và ở nước Nga, từ cuộc cách mạng, những người lãnh đạo chính trị đã bắt đầu quy định cái trí trong một cách hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, khắp mọi nơi cái trí đều đang bị quy định, không chỉ một cách hời hợt, một cách nhận biết được, nhưng cũng còn sâu thẳm. Cái trí bên trong hay cái trí che giấu bị quy định bởi chủng tộc, bởi khí hậu, bởi những bắt chước không từ ngữ và không biểu lộ. Lúc này, cái trí không thể được tự do chừng nào nó vẫn còn bị đúc khuôn hay bị quy định. Và hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bạn không bao giờ có thể làm tự do cái trí khỏi tình trạng bị quy định của nó, rằng nó luôn luôn phải bị quy định. Họ nói rằng bạn không thể ngăn cản để không có những cách suy nghĩ nào đó, những thành kiến nào đó, và rằng không thể có giải thoát, không thể có tự do cho cái trí. Thêm nữa, nền văn minh càng cổ xưa bao nhiêu, trọng lượng của truyền thống, của uy quyền, của kỷ luật mà đè nặng lên cái trí càng khủng khiếp bấy nhiêu. Ví dụ, những con người phụ thuộc vào một chủng tộc cổ xưa, như ở Ấn độ, bị quy định nặng nề hơn những con người sống ở Mỹ, nơi có sự tự do thuộc xã hội và kinh tế nhiều hơn, và nơi những con người vừa mới là những con người khai phá. Một cái trí bị quy định không bao giờ được tự do bởi vì nó không bao giờ có thể vượt khỏi những biên giới riêng của nó, vượt khỏi những rào chắn mà nó đã thiết lập quanh chính nó; điều đó hiển nhiên. Và rất khó khăn cho một cái trí như thế để tự làm tự do chính nó khỏi tình trạng bị quy định của nó và vượt khỏi, bởi vì tình trạng bị quy định này được áp đặt vào nó, không những bởi xã hội, nhưng còn bởi chính nó. Bạn ưa thích tình trạng bị quy định của bạn bởi vì bạn không đủ can đảm vượt khỏi nó. Bạn bị kinh hãi bởi điều gì người cha hay người mẹ của bạn sẽ nói, bởi điều gì xã hội và vị giáo sĩ sẽ nói; thế là bạn giúp đỡ tạo ra những rào chắn mà giam giữ bạn. Đây là ngục tù mà trong nó tất cả chúng ta đều bị trói buộc, và đó là lý do tại sao cha mẹ của bạn luôn luôn đang bảo bạn – như luân phiên bạn sẽ bảo con cái của bạn – làm cái này và không làm cái kia. Điều gì thông thường xảy ra trong một trường học, đặc biệt nếu bạn ưa thích giáo viên của bạn? Nếu bạn ưa thích giáo viên của bạn, bạn muốn theo sau anh ấy, bạn muốn bắt chước anh ấy; thế là tình trạng bị quy định của cái trí của bạn mỗi lúc một trở nên vững chắc, cố định. Ví dụ, bạn ở trong một khu nhà cùng một giáo viên luôn luôn thực hiện nghi thức tôn giáo mỗi ngày. Bạn ưa thích trình diễn của nó, hay vẻ đẹp của nó, thế là bạn cũng bắt đầu thực hiện nó. Nói cách khác, bạn đang bị quy định thêm nữa; và quy định như thế rất hiệu quả, bởi vì khi người ta còn trẻ, người ta rất háo hức, rất dễ bị ảnh hưởng, rất dễ bắt chước. Tôi không biết liệu bạn có sáng tạo – có thể không, bởi vì cha mẹ của bạn sẽ không cho phép bạn vượt khỏi bức tường, họ không muốn bạn quan sát vượt khỏi tình trạng bị quy định của bạn. Vậy là, bạn kết hôn và ra khỏi nhà và bị phù hợp vào một cái khuôn, và ở đó bạn bị cột chặt suốt phần còn lại thuộc sống của bạn. Khi bạn còn trẻ, bạn dễ dàng bị quy định, bị định hình, bị ép buộc vào một khuôn mẫu. Người ta nói rằng nếu một đứa trẻ – một đứa trẻ tỉnh táo, thông minh, tốt lành – được đào tạo bởi một giáo sĩ chỉ trong bảy năm, đứa trẻ sẽ bị quy định sâu thẳm đến độ suốt phần còn lại của cuộc đời cậu ấy, tại cơ bản cậu ấy sẽ tiếp tục trong cùng một cách. Điều đó có thể xảy ra trong một trường học thuộc loại này, nơi chính những giáo viên không được tự do khỏi tình trạng bị quy định. Họ cũng giống như mọi người khác. Họ thực hiện những nghi thức của họ, họ có những sợ hãi của họ, ham muốn theo một đạo sư của họ; và bởi vì bạn được giáo dục bởi họ – và cũng bởi vì bạn có lẽ ưa thích một giáo viên đặc biệt, hay bởi vì bạn trông thấy một nghi thức đẹp đẽ và cũng muốn thực hiện nó – một cách không nhận biết được, bạn bị trói buộc trong sự bắt chước. Tại sao những người lớn tuổi thực hiện những nghi thức? Bởi vì những người cha của họ thực hiện nó trước kia, và cũng bởi vì nó trao tặng họ những cảm thấy, những cảm xúc nào đó, nó khiến cho họ yên lặng phía bên trong. Họ đọc lên những câu kinh kệ nào đó, suy nghĩ rằng nếu họ không thực hiện việc đó mỗi ngày họ có lẽ bị lạc lõng. Và những người trẻ bắt chước họ, thế là sự bắt chước của bạn bắt đầu. Nếu chính giáo viên nghi ngờ tất cả nghi thức này, nếu anh ấy muốn thực sự suy nghĩ về nó – mà chẳng mấy người đã từng thực hiện – nếu anh ấy muốn sử dụng thông minh của anh ấy để thâm nhập nó mà không có thành kiến, chẳng mấy chốc anh ấy sẽ phát giác rằng nó thực sự vô nghĩa. Nhưng để thâm nhập và khám phá sự thật của vấn đề cần đến nhiều tự do. Nếu bạn có sẵn thành kiến trong sự ủng hộ việc gì và sau đó tiến hành để thâm nhập nó, chắc chắn không thể có thâm nhập. Bạn sẽ chỉ củng cố thành kiến của bạn, xu hướng của bạn. Vì vậy, rất quan trọng cho những giáo viên phải khởi sự tự cởi bỏ tình trạng bị quy định của chính họ, và cũng giúp đỡ em học sinh được tự do khỏi tình trạng bị quy định. Bởi vì hiểu rõ sự tác động bị quy định của cha mẹ, của truyền thống, của xã hội, giáo viên phải khuyến khích các em không chấp nhận một cách không suy nghĩ, nhưng chất vấn, thâm nhập. Khi bạn lớn lên nếu bạn quan sát, bạn sẽ bắt đầu thấy vô số những ảnh hưởng đang đúc khuôn bạn như thế nào, bạn không được giúp đỡ để suy nghĩ như thế nào, nhưng lại được dạy bảo phải suy nghĩ cái gì. Rốt cuộc, nếu bạn không phản kháng chống lại qui trình này, bạn trở thành giống như một cái máy tự động, đang vận hành mà không có tánh sáng tạo, mà không có nhiều suy nghĩ khởi nguồn. Bạn sợ hãi rằng nếu bạn không phù hợp vào xã hội, bạn sẽ không thể kiếm sống. Nếu người cha của bạn là một luật sư, bạn nghĩ rằng bạn cũng phải trở thành một luật sư. Nếu bạn là một cô gái, bạn cam chịu bị tống khứ đi lấy chồng. Vì vậy, điều gì xảy ra? Bạn khởi sự như một người trẻ cùng nhiều sức sống, và nhiệt huyết, nhưng dần dần tất cả những điều này bị hủy diệt bởi tác động bị quy định của cha mẹ và những giáo viên của bạn cùng những thành kiến, những sợ hãi và những mê tín. Bạn bị nhét đầy thông tin khi rời trường học và ra ngoài vào trong thế giới, nhưng bạn đã mất đi sinh lực để thâm nhập, sinh lực để phản kháng những dốt nát thuộc truyền thống của xã hội. Bạn ngồi đây đang lắng nghe tất cả điều này – và việc gì sẽ xảy ra khi cuối cùng bạn đã vượt qua những kỳ thi cử nhân và cao học của bạn? Bạn biết rất rõ việc gì sẽ xảy ra. Nếu bạn không phản kháng, bạn sẽ chỉ giống như phần còn lại của thế giới bởi vì bạn không can đảm để làm ngược lại. Bạn sẽ quá bị quy định, quá bị đúc khuôn, đến độ bạn sợ hãi sáng tạo theo phương hướng riêng của bạn. Người chồng của bạn sẽ điều khiển bạn, hay người vợ sẽ điều khiển bạn, và xã hội sẽ chỉ bảo cho bạn việc gì bạn phải làm; vì vậy, thế hệ kế tiếp thế hệ, sự bắt chước tiếp tục. Không có sáng tạo thực sự, không có tự do, không có hạnh phúc; không có gì cả ngoại trừ cái chết dần dần. Ích lợi gì khi được giáo dục, học hành để đọc và viết, nếu bạn sẽ chỉ tiếp tục giống như một cái máy? Nhưng đó là điều gì cha mẹ của bạn mong muốn, và đó là điều gì thế giới mong muốn. Thế giới không muốn bạn suy nghĩ, nó không muốn bạn được tự do để tìm ra, bởi vì sau đó bạn sẽ là một công dân nguy hiểm, bạn sẽ không phù hợp vào khuôn mẫu đã được thiết lập. Một con người tự do không bao giờ có thể cảm thấy anh ấy phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, giai cấp nào, hay loại suy nghĩ nào. Tự do có nghĩa tự do tại mọi mức độ, xuyên suốt, và chỉ suy nghĩ theo một phương hướng đặc biệt không là tự do. Vì vậy trong khi bạn còn trẻ, được tự do là điều rất quan trọng, không chỉ tại mức độ ý thức bên ngoài, nhưng còn sâu thẳm phía bên trong. Điều này có nghĩa bạn phải quan sát về chính bạn, nhận biết được mỗi lúc một nhiều về những ảnh hưởng mà tìm kiếm để kiểm soát và thống trị bạn; điều đó có nghĩa rằng bạn không bao giờ chấp nhận một cách không suy nghĩ, nhưng luôn luôn nghi ngờ, thâm nhập và phản kháng. Người hỏi: Làm thế nào chúng tôi có thể khiến cho cái trí được tự do khi chúng tôi sống trong một xã hội đầy truyền thống? Krishnamurti: Trước hết bạn phải có sự thôi thúc, sự đòi hỏi để được tự do. Nó giống như sự ao ước của con chim để bay được, hay của những dòng nước của con sông để được trôi chảy. Làm thế nào bạn có sự thôi thúc để được tự do này? Nếu bạn có, vậy thì việc gì sẽ xảy ra? Cha mẹ của bạn và xã hội cố gắng ép buộc bạn vào một khuôn mẫu. Liệu bạn có thể kháng cự họ? Bạn sẽ thấy khó khăn lắm, bởi vì bạn sợ hãi. Bạn sợ hãi không có một việc làm, không tìm được người chồng đúng hay người vợ đúng; bạn sợ hãi bạn sẽ chết đói, hay mọi người sẽ nói về bạn. Mặc dù bạn muốn được tự do, bạn sợ hãi, vì vậy bạn sẽ không kháng cự. Sợ hãi của bạn về điều gì người khác có lẽ nói, hay về điều gì cha mẹ của bạn có lẽ làm, khóa chặt bạn, và thế là bạn bị ép buộc vào cái khuôn. Lúc này, liệu bạn có thể nói, ‘Tôi muốn biết, và tôi không lo sợ có bị chết đói hay không. Dù bất kỳ việc gì xảy ra, tôi sẽ đấu tranh chống lại những cản trở của xã hội thối nát này, bởi vì tôi muốn được tự do để tìm ra?’ Liệu bạn có thể nói điều đó? Khi bạn sợ hãi, liệu bạn có thể đương đầu tất cả những cản trở này, tất cả những áp đặt này? Vì vậy, rất quan trọng phải giúp đỡ đứa trẻ từ cái tuổi mỏng manh nhất, thấy những hàm ý của sợ hãi, và được tự do khỏi nó. Khoảnh khắc bạn sợ hãi, có một kết thúc đối với tự do. Người hỏi: Bởi vì chúng ta đã được nuôi nấng trong một xã hội được đặt nền tảng trên sợ hãi, liệu chúng ta có thể được tự do khỏi sợ hãi? Krishnamurti: Liệu bạn nhận biết được rằng bạn sợ hãi? Nếu bạn nhận biết, làm thế nào bạn sẽ được tự do khỏi sợ hãi? Bạn và tôi phải tìm ra, vì vậy làm ơn suy nghĩ nó cùng tôi. Khi bạn nhận biết được rằng bạn sợ hãi, bạn thực sự làm gì? Bạn chạy trốn nó, đúng chứ? Bạn đọc một quyển sách, hay ra ngoài dạo bộ; bạn cố gắng quên nó. Bạn sợ hãi cha mẹ của bạn, sợ hãi xã hội; bạn nhận biết được sợ hãi đó, và bạn không biết làm thế nào để giải quyết được nó. Thậm chí muốn quan sát nó bạn cũng rất sợ hãi, vì vậy bạn chạy trốn nó trong những phương hướng khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn tiếp tục học hành và vượt qua những kỳ thi cho đến khoảnh khắc cuối cùng, khi bạn phải đối diện với sự kiện không thể tránh khỏi đó và hành động. Bạn cố gắng liên tục để tẩu thoát khỏi vấn đề của bạn, nhưng điều đó sẽ không giúp đỡ bạn giải quyết được nó. Bạn phải đối diện nó. Ví dụ, bạn muốn trao sống của bạn cho cái gì đó mà bạn thương yêu thực sự, nhưng cha mẹ của bạn bảo cho bạn rằng bạn không được làm nó và đe dọa bằng việc khủng khiếp nào đó nếu bạn làm. Họ nói họ sẽ không cho bạn bất kỳ đồng bạc nào, và bạn sợ hãi. Bạn sợ hãi đến độ bạn không đủ can đảm để nhìn ngắm sợ hãi của bạn. Thế là bạn nhượng bộ, và sợ hãi tiếp tục. Người hỏi: Tự do thực sự là gì, và làm thế nào người ta tìm được nó? Krishnamurti: Tự do thực sự không là điều gì đó để tìm được, nó là kết quả của thông minh. Bạn không thể ra ngoài và mua tự do trong chợ. Bạn không thể kiếm được nó bằng cách đọc một quyển sách, hay bằng cách lắng nghe người nào đó giảng thuyết. Tự do hiện diện cùng thông minh. Nhưng thông minh là gì? Liệu có thể có thông minh khi có sợ hãi, hay khi cái trí bị quy định? Khi cái trí của bạn có thành kiến, hay khi bạn nghĩ rằng bạn là một con người tuyệt vời, hay khi bạn rất tham vọng và muốn leo lên cái thang của sự thành công, thuộc trần tục hay thuộc tinh thần, liệu có thể có thông minh? Khi bạn quan tâm về chính bạn, khi bạn theo sau hay tôn thờ người nào đó, liệu có thể có thông minh? Chắc chắn, thông minh hiện diện khi bạn hiểu rõ và phá vỡ tất cả dốt nát này. Vì vậy bạn phải bắt đầu nó; và việc đầu tiên là nhận biết rằng cái trí của bạn không được tự do. Bạn phải quan sát cái trí của bạn bị trói buộc trong tất cả những điều này như thế nào, và vậy là có sự khởi đầu của thông minh, mà mang tự do. Bạn phải tìm được đáp án cho chính bạn. Ích lợi gì đâu nếu người nào đó được tự do trong khi bạn lại không, hay ích lợi gì đâu nếu người nào đó có lương thực trong khi bạn đang đói? Để sáng tạo, mà là có sáng kiến khởi đầu thực sự, phải có tự do; và muốn có tự do phải có thông minh. Vì vậy, bạn phải thâm nhập và tìm ra điều gì đang ngăn cản thông minh. Bạn phải thâm nhập sống, bạn phải nghi ngờ những giá trị thuộc xã hội, mọi thứ, và không chấp nhận bất kỳ sự việc gì bởi vì bạn sợ hãi. CHƯƠNG VI Có lẽ chúng ta có thể tiếp cận vấn đề của sợ hãi từ một góc độ khác nữa. Sợ hãi gây ra những sự việc lạ lùng cho hầu hết chúng ta. Nó tạo ra mọi loại những ảo tưởng và những vấn đề. Nếu bạn không thâm nhập vào nó thật sâu thẳm và thực sự hiểu rõ nó, sợ hãi sẽ luôn luôn gây biến dạng những hành động của bạn. Sợ hãi xuyên tạc những ý tưởng của chúng ta và làm quanh co cách sống của chúng ta; nó tạo ra những rào chắn giữa những con người, và chắc chắn nó hủy diệt tình yêu. Thế là, bạn càng thâm nhập vào sợ hãi nhiều bao nhiêu, bạn càng hiểu rõ và thực sự được tự do khỏi nó nhiều bấy nhiêu, sự hiệp thông của chúng ta cùng tất cả những sự vật-sự việc chung quanh chúng ta sẽ càng thăm thẳm bấy nhiêu. Hiện nay những tiếp xúc mãnh liệt cùng sự sống chẳng có bao nhiêu, đúng chứ? Nhưng nếu chúng ta có thể tự làm tự do chính chúng ta khỏi sợ hãi chúng ta sẽ có những tiếp xúc bao la, hiểu rõ thăm thẳm, đồng cảm thực sự, tình yêu, ân cần, và sự mở rộng tầm nhìn của chúng ta sẽ vô giới hạn. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy liệu chúng ta có thể nói chuyện về sợ hãi từ một quan điểm khác. Tôi không hiểu liệu bạn nhận thấy rằng hầu hết chúng ta đều mong muốn loại an toàn thuộc tâm lý nào đó. Chúng ta muốn an toàn, người nào đó mà chúng ta có thể dựa vào. Giống như một đứa trẻ nắm chặt bàn tay của người mẹ, cũng thế chúng ta thèm khát cái gì đó để bám vào; chúng ta ao ước người nào đó thương yêu chúng ta. Nếu không có một ý thức của an toàn, nếu không có một bảo vệ tinh thần, chúng ta cảm thấy lạc lõng, đúng chứ? Chúng ta quen thuộc nương dựa những người khác, hướng về những người khác để chỉ bảo và giúp đỡ chúng ta, và nếu không có sự trợ giúp này chúng ta cảm thấy bị hoang mang, sợ hãi, chúng ta không biết phải suy nghĩ cái gì, phải hành động ra sao. Khoảnh khắc chúng ta bị bỏ lại một mình, chúng ta cảm thấy cô độc, không an toàn, không chắc chắn. Từ việc này nảy sinh sợ hãi, đúng chứ? Vì vậy chúng ta mong muốn cái gì đó để trao tặng chúng ta một ý thức của chắc chắn, và chúng ta có những bảo vệ thuộc nhiều loại khác nhau. Chúng ta có những bảo vệ phía bên ngoài cũng như phía bên trong. Khi chúng ta đóng kín những cửa sổ và cửa ra vào của ngôi nhà chúng ta và ở phía bên trong, chúng ta cảm thấy rất an toàn, chúng ta cảm thấy được bảo đảm, không bị quấy nhiễu. Nhưng sống không như thế. Sống liên tục đang gõ cửa nhà của chúng ta, đang cố gắng giật tung những cửa sổ của chúng ta để cho chúng ta có thể thấy nhiều hơn; và nếu bởi vì sợ hãi chúng ta khóa chặt cửa ra vào, cài then tất cả những cửa sổ, gõ cửa đó chỉ mỗi lúc một ầm ầm thêm. Chúng ta càng bám vào sự an toàn trong bất kỳ hình thức nào chặt chẽ nhiều bao nhiêu, sống càng đến và xô đẩy chúng ta mạnh mẽ hơn bấy nhiêu. Chúng ta càng sợ hãi và khép kín bao nhiêu, chúng ta càng đau khổ bấy nhiêu, bởi vì sống sẽ không cho phép chúng ta được yên ổn một mình. Chúng ta khao khát được an toàn nhưng sống nói rằng chúng ta không thể; và thế là sự đấu tranh của chúng ta bắt đầu. Chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong xã hội, trong truyền thống, trong sự liên hệ của chúng ta với những người cha và những người mẹ của chúng ta, với những người vợ hay những người chồng của chúng ta; nhưng sống luôn luôn đập vỡ những bức tường của sự an toàn của chúng ta. Chúng ta cũng tìm kiếm an toàn và thanh thản trong những ý tưởng, đúng chứ? Liệu bạn đã quan sát những ý tưởng hiện diện như thế nào và cái trí bám vào chúng như thế nào? Bạn có một ý tưởng của cái gì đó đẹp đẽ mà bạn thấy khi ra ngoài dạo bộ, và cái trí của bạn quay lại ý tưởng đó, kỷ niệm đó. Bạn đọc một quyển sách và bạn có được một ý tưởng mà bạn bám vào. Vì vậy chúng ta phải thấy những ý tưởng nảy sinh như thế nào, và làm thế nào chúng trở thành một phương tiện của sự thanh thản, an toàn phía bên trong, cái gì đó mà chúng ta bám vào. Bạn có khi nào suy nghĩ về nghi vấn này của những ý tưởng? Nếu bạn có một ý tưởng và tôi có một ý tưởng, và mỗi người chúng ta suy nghĩ rằng ý tưởng riêng của anh ấy hay ho hơn ý tưởng của người khác, chúng ta đấu tranh, đúng chứ? Tôi cố gắng thuyết phục bạn và bạn cố gắng thuyết phục tôi. Toàn thế giới được thiết lập dựa vào những ý tưởng và sự xung đột giữa chúng; và nếu bạn thâm nhập nó, bạn sẽ phát giác rằng chỉ bám vào một ý tưởng không có ý nghĩa gì cả. Nhưng liệu bạn đã nhận thấy người cha của bạn, người mẹ của bạn, những giáo viên của bạn, những cô dì chú bác của bạn, tất cả đều bám chặt điều gì họ suy nghĩ như thế nào? Lúc này, một ý tưởng hiện diện như thế nào? Bạn có một ý tưởng như thế nào? Ví dụ, khi bạn có một ý tưởng của ra ngoài dạo bộ, nó nảy sinh như thế nào? Tìm ra điều này rất lý thú. Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy một ý tưởng của loại này nảy sinh như thế nào, và cái trí của bạn bám vào nó, gạt đi mọi ý tưởng khác như thế nào. Ý tưởng của ra ngoài dạo bộ là một phản ứng đối với một cảm xúc, đúng chứ? Trước kia bạn đã ra ngoài dạo bộ và nó đã lưu lại một cảm giác hay cảm xúc dễ chịu; bạn muốn thực hiện lại nó, thế là ý tưởng được tạo ra và sau đó được đưa vào hành động. Khi bạn thấy một chiếc xe hơi đẹp, có một cảm xúc, đúng chứ? Cảm xúc hiện diện từ ngay khi thấy chiếc xe. Thấy tạo ra cảm xúc. Từ cảm xúc đó được sinh ra ý tưởng, ‘Tôi muốn chiếc xe đó, nó là chiếc xe của tôi’, và sau đó ý tưởng trở thành rất thống trị. Chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong những sở hữu và những liên hệ phía bên ngoài, và cũng trong những ý tưởng hay những niềm tin phía bên trong. Tôi tin tưởng Thượng đế, những nghi thức, tôi tin tưởng rằng tôi nên kết hôn trong một cách nào đó, tôi tin tưởng sự đầu thai, cuộc đời sau khi chết, và vân vân. Tất cả những niềm tin này được tạo ra bởi những ham muốn của tôi, bởi những thành kiến của tôi, và tôi bám chặt những niềm tin này. Tôi có những an toàn phía bên ngoài, phía bên ngoài làn da như nó đã là, và cũng cả những an toàn phía bên trong; loại bỏ hay nghi ngờ nó, và tôi sợ hãi; tôi sẽ xua đuổi bạn, tôi sẽ đấu tranh với bạn nếu bạn đe dọa sự an toàn của tôi. Lúc này, liệu có bất kỳ sự việc nào như sự an toàn? Bạn hiểu rõ chứ? Chúng ta có những ý tưởng về an toàn. Chúng ta có lẽ cảm thấy an toàn với cha mẹ của chúng ta, hay trong một công việc đặc biệt. Cách chúng ta suy nghĩ, cách chúng ta sống, cách chúng ta quan sát sự vật-sự việc – cùng tất cả điều này chúng ta có lẽ cảm thấy được thỏa mãn. Hầu hết chúng ta đều rất mãn nguyện khi được bao bọc trong những ý tưởng an toàn. Nhưng liệu có khi nào chúng ta có thể được an toàn, liệu có khi nào chúng ta có thể được bảo đảm, dù chúng ta có lẽ có nhiều sự bảo vệ phía bên ngoài và phía bên trong như thế nào? Phía bên ngoài, ngân hàng của người ta có lẽ bị phá sản ngày mai, người cha hay người mẹ của người ta có lẽ chết, có lẽ có một cách mạng. Nhưng liệu có bất kỳ an toàn nào trong những ý tưởng? Chúng ta thích suy nghĩ chúng ta được an toàn trong những ý tưởng của chúng ta, trong những niềm tin của chúng ta, trong những thành kiến của chúng ta; nhưng đúng như thế sao? Chúng là những bức tường mà không là thực sự, chúng chỉ là những quan niệm của chúng ta, những cảm xúc của chúng ta. Chúng ta thích tin tưởng có một Thượng đế đang chăm sóc chúng ta, hay chúng ta sẽ được sinh ra lại giàu có hơn, cao quý hơn chúng ta là hiện nay. Việc đó có lẽ có, hay có lẽ không. Vậy là, chúng ta có thể thấy cho chính chúng ta, nếu chúng ta quan sát cả những an toàn phía bên ngoài và phía bên trong, rằng không có an toàn trong sống gì cả. Nếu bạn hỏi những người tỵ nạn từ Pakistan hay từ Eastern Europe, chắc chắn họ sẽ nói cho bạn biết rằng không có an toàn phía bên ngoài. Nhưng họ lại cảm thấy có an toàn phía bên trong, và họ bám vào ý tưởng đó. Bạn có lẽ không còn sự an toàn phía bên ngoài, nhưng lúc đó bạn lại còn rất hăm hở để xây dựng sự an toàn phía bên trong của bạn, và bạn không muốn buông bỏ nó. Điều này hàm ý sợ hãi hơn. Nếu ngày mai, hay trong thời gian vài năm nữa, cha mẹ của bạn bảo với bạn rằng họ muốn bạn lập gia đình, liệu bạn sẽ sợ hãi? Dĩ nhiên không, bởi vì bạn đã được nuôi nấng để làm chính xác như bạn được dạy bảo; bạn đã được dạy bảo bởi cha mẹ của bạn, bởi vị đạo sư, bởi người giáo sĩ mà suy nghĩ trong những giới hạn nào đó, để hành động trong một cách nào đó, để giữ chặt những niềm tin nào đó. Nhưng nếu bạn được yêu cầu tự quyết định cho chính bạn, liệu bạn sẽ không hoàn toàn bị bối rối hay sao? Nếu cha mẹ bảo bạn kết hôn với người bạn thương yêu, bạn sẽ sợ hãi, đúng chứ? Bởi vì đã bị quy định hoàn toàn bởi truyền thống, bởi những sợ hãi, bạn không muốn bị bỏ lại để tự quyết định mọi việc cho chính bạn. Trong bị bỏ lại một mình có sự nguy hiểm, và bạn không bao giờ muốn bị bỏ lại một mình. Bạn không bao giờ muốn suy nghĩ ra bất kỳ việc gì cho chính bạn. Bạn không bao giờ muốn ra ngoài dạo bộ một mình. Tất cả các bạn muốn đang làm việc gì đó giống như đàn kiến thợ. Bạn sợ hãi suy nghĩ ra bất kỳ vấn đề gì, đương đầu bất kỳ những đòi hỏi nào của sống; và bởi vì sợ hãi, bạn làm những sự việc vô lý và hỗn loạn. Giống như một con người với một cái tô ăn xin, một cách không suy nghĩ bạn chấp nhận bất kỳ thứ gì được cho. Bởi vì thấy tất cả điều này, một con người chín chắn thực sự bắt đầu giải thoát chính anh ấy khỏi mọi loại an toàn, phía bên trong hay phía bên ngoài. Điều này khó khăn cực kỳ, bởi vì nó có nghĩa rằng bạn ở một mình – một mình trong ý nghĩa rằng bạn không phụ thuộc. Khoảnh khắc bạn phụ thuộc, có sợ hãi; và khi có sợ hãi, không có tình yêu. Khi bạn thương yêu, bạn không cô độc. Ý thức của cô độc nảy sinh chỉ khi nào bạn sợ hãi ở một mình và không biết phải làm gì. Khi bạn bị điều khiển bởi những ý tưởng, bị cô lập bởi những niềm tin, vậy thì sợ hãi là điều không thể tránh khỏi; và khi bạn sợ hãi, bạn hoàn toàn mù lòa. Vì vậy, những giáo viên và những phụ huynh phải cùng nhau giải quyết được vấn đề của sợ hãi này. Nhưng bất hạnh thay, cha mẹ của bạn lại sợ hãi về điều gì bạn có lẽ làm nếu bạn không kết hôn, hay nếu bạn không có một việc làm. Họ sợ hãi về sống sai lầm của bạn, hay về điều gì những con người có lẽ nói, và bởi vì sợ hãi này họ muốn ép buộc bạn phải làm những công việc nào đó. Sợ hãi của họ được bao bọc trong điều gì họ gọi là tình yêu. Họ muốn chăm sóc bạn, vì vậy bạn phải làm việc này hay việc kia. Nhưng nếu bạn thâm nhập phía sau bức tường của tình yêu và ân cần của họ, bạn sẽ phát giác rằng có sợ hãi cho sự an toàn của bạn, cho sự kính trọng của bạn; và bạn cũng sợ hãi bởi vì bạn đã phụ thuộc vào những người khác quá lâu rồi. Đó là lý do tại sao rất quan trọng rằng bạn nên, tại cái tuổi mỏng manh nhất, bắt đầu thâm nhập và phá vỡ những cảm thấy của sợ hãi này để cho bạn được tách khỏi chúng, và không bị vây bủa trong những ý tưởng, trong những truyền thống, trong những thói quen, nhưng là một con người tự do cùng sức sáng tạo vô hạn. Người hỏi: Tại sao chúng ta sợ hãi, mặc dù chúng ta biết rằng Thượng đế bảo vệ chúng ta? Krishnamurti: Đó là điều gì bạn đã được dạy bảo. Người cha của bạn, người mẹ của bạn, người anh của bạn, tất cả đều đã nói với bạn rằng Thượng đế bảo vệ bạn; nó là một ý tưởng, mà bạn bám vào, và vẫn còn có sợ hãi. Mặc dù bạn có ý tưởng này, suy nghĩ này, cảm thấy này, rằng Thượng đế bảo vệ bạn, sự kiện là rằng bạn sợ hãi. Sợ hãi của bạn là việc thực sự, không phải ý tưởng của bạn rằng bạn sẽ được bảo vệ bởi Thượng đế bởi vì cha mẹ của bạn và truyền thống của bạn khẳng định rằng bạn sẽ được bảo vệ. Lúc này, việc gì thực sự đang xảy ra? Liệu bạn đang được bảo vệ? Hãy quan sát hàng triệu người không được bảo vệ, mà đang chết đói. Hãy quan sát người dân làng đang mang những gánh nặng, mà đói khát, bẩn thỉu, quần áo rách nát. Họ được bảo vệ bởi Thượng đế? Bởi vì bạn có nhiều tiền bạc hơn những người khác, bởi vì bạn có một địa vị xã hội nào đó, bởi vì người cha của bạn là một viên chức, hay một người thu thuế, hay một người buôn bán mà đã khôn khéo lừa gạt người nào đó, liệu bạn nên được bảo vệ khi hàng triệu người trong thế giới đang sống không có lương thực đầy đủ, không có quần áo và chỗ ở thích hợp? Bạn hy vọng rằng những người nghèo khổ và những người đang chết đói sẽ được bảo vệ bởi Chính thể, bởi những người chủ của họ, bởi xã hội, bởi Thượng đế; nhưng họ sẽ không được bảo vệ. Thực sự, không có sự bảo vệ, mặc dù bạn thích cảm thấy rằng Thượng đế sẽ bảo vệ bạn. Nó chỉ là một ý tưởng hay ho để làm an bình sự sợ hãi của bạn; vì vậy bạn không nghi ngờ bất kỳ điều gì, nhưng chỉ tin tưởngThượng đế. Bắt đầu bằng ý tưởng rằng bạn sẽ được bảo vệ bởi Thượng đế, không có ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu bạn thực sự thâm nhập vào toàn vấn đề của sợ hãi này, vậy thì bạn sẽ tìm ra liệu Thượng đế có bảo vệ bạn hay không. Khi có cảm thấy của thương yêu, không có sợ hãi, không có trục lợi, và thế là không có vấn đề. Người hỏi: Xã hội là gì? Krishnamurti: Xã hội là gì? Và gia đình là gì? Chúng ta hãy tìm ra, từng bước một, xã hội được tạo ra như thế nào, nó hiện diện ra sao. Gia đình là gì? Khi bạn nói, ‘Đây là gia đình của tôi’, bạn có ý gì? Người cha của bạn, người mẹ của bạn, anh chị em của bạn, ý thức của sự gần gũi, sự kiện là các bạn đang cùng nhau sống trong một ngôi nhà, cảm thấy rằng cha mẹ của bạn sẽ bảo vệ bạn, quyền sở hữu của tài sản nào đó, của nữ trang, của quần áo – tất cả điều này là nền tảng của gia đình. Có những gia đình khác giống như gia đình của bạn đang sống trong những ngôi nhà khác, cảm thấy chính xác cùng những sự việc như bạn cảm thấy, có ý thức của ‘người vợ của tôi’, ‘người chồng của tôi’, ‘con cái của tôi’, ‘ngôi nhà của tôi’, ‘quần áo của tôi’, ‘chiếc xe hơi của tôi’; có nhiều gia đình như thế đang sống trên cùng khu vực của quả đất, và từ từ họ có được cảm thấy rằng họ phải không bị xâm lấn bởi những gia đình khác. Vì vậy họ bắt đầu tạo ra những luật lệ. Những gia đình có quyền hành tự thiết lập thành những vị trí cao, họ kiếm được nhiều tài sản hơn, họ có nhiều tiền bạc hơn, nhiều quần áo hơn, nhiều xe hơi hơn; họ tập hợp lại và hình thành cái khung của luật lệ, và ra lệnh phần còn lại của chúng ta phải làm gì. Thế là dần dần hiện diện một xã hội cùng luật pháp, những quy định, cảnh sát, cùng quân đội và hải quân. Cuối cùng, toàn quả đất này bắt đầu có đông người bởi những xã hội thuộc nhiều loại khác nhau. Tiếp theo những con người có những ý tưởng thù hận và muốn lật đổ những con người khác mà được thiết lập trong vị trí cao, mà có tất cả những phương tiện của quyền lực. Họ phá vỡ xã hội đặc biệt đó và hình thành một xã hội khác. Xã hội là sự liên hệ giữa những con người – sự liên hệ giữa một người và một người khác, giữa một gia đình và một gia đình khác, giữa một nhóm và một nhóm khác, và giữa cá thể và nhóm. Sự liên hệ của con người là xã hội, sự liên hệ giữa bạn và tôi. Nếu tôi rất tham lam, rất xảo quyệt, nếu tôi có nhiều khả năng và uy quyền, tôi sẽ dìm bạn xuống; và bạn sẽ cố gắng làm như vậy với tôi. Thế là chúng ta tạo ra những luật lệ. Nhưng những người khác đến và phá vỡ những luật lệ của chúng ta, thiết lập một bộ những luật lệ khác, và điều này luôn luôn xảy ra. Trong xã hội, mà là sự liên hệ của con người, có sự xung đột liên tục. Đây là nền tảng đơn giản của con người, mà trở thành mỗi lúc một phức tạp khi chính những con người trở thành mỗi lúc một phức tạp trong những ý tưởng của họ, trong những mong muốn của họ, trong những học viện và những kỹ nghệ của họ. Người hỏi: Liệu ông có thể được tự do khi đang sống trong xã hội này? Krishnamurti: Nếu tôi phụ thuộc vào xã hội này cho sự thỏa mãn của tôi, cho sự thanh thản của tôi, liệu có khi nào tôi có thể được tự do? Tôi phụ thuộc vào người cha của tôi cho thương yêu, cho tiền bạc, cho những sáng kiến để làm mọi việc, hay nếu trong cách nào đó tôi phụ thuộc vào một đạo sư, tôi không được tự do, đúng chứ? Vì vậy, liệu có thể được tự do nếu tôi còn phụ thuộc theo tâm lý? Chắc chắn, tự do có thể xảy ra được chỉ khi nào tôi có khả năng, có sáng tạo, khi tôi có thể suy nghĩ một cách độc lập, khi tôi không sợ hãi điều gì những người khác nói, khi tôi thực sự muốn tìm ra điều gì là sự thật và không tham lam, ganh tỵ, ghen tuông. Nếu tôi ganh tỵ, tham lam, thuộc tâm lý tôi đang phụ thuộc vào xã hội; và nếu tôi còn phụ thuộc vào xã hội trong cách đó, tôi không được tự do. Nhưng nếu tôi không còn tham lam, tôi được tự do. Người hỏi: Tại sao người ta muốn sống trong xã hội khi người ta có thể sống một mình? Krishnamurti: Bạn có thể sống một mình? Người hỏi: Tôi sống trong xã hội bởi vì người cha và người mẹ của tôi sống trong xã hội. Krishnamurti: Để có một việc làm, kiếm tiền, bạn không sống trong xã hội, hay sao? Bạn có thể sống một mình? Để có lương thực, quần áo, chỗ ở của bạn, bạn phụ thuộc vào xã hội. Bạn không thể sống trong cô lập. Không thực thể nào hoàn toàn một mình. Chỉ trong chết bạn mới có thể một mình. Trong sống bạn luôn luôn có liên quan – liên quan đến người cha của bạn, đến người anh của bạn, đến người ăn xin, đến người sửa đường xá, đến người buôn bán, đến người thu thuế. Bạn luôn luôn có liên hệ; và bởi vì bạn không hiểu rõ sự liên hệ đó, có xung đột. Nhưng nếu bạn hiểu rõ sự liên hệ giữa bạn và một người khác, không có xung đột, và vậy thì câu hỏi của sống một mình không nảy sinh. Người hỏi: Bởi vì chúng ta luôn luôn có liên quan đến một người khác, liệu không đúng rằng chúng ta không bao giờ có thể tuyệt đối được tự do hay sao? Krishnamurti: Chúng ta không hiểu rõ sự liên hệ là gì, sự liên hệ đúng đắn. Giả sử tôi phụ thuộc vào bạn cho sự thỏa mãn của tôi, cho sự thanh thản của tôi, cho ý thức an toàn của tôi; làm thế nào tôi có thể được tự do? Nhưng nếu tôi không phụ thuộc trong cách đó, tôi vẫn còn có liên quan với bạn, đúng chứ? Tôi phụ thuộc vào bạn cho sự thoải mái thuộc trí năng, thuộc cảm xúc hay thuộc thân thể nào đó, vì vậy tôi không được tự do. Tôi bám vào cha mẹ của tôi bởi vì tôi muốn loại an toàn nào đó, mà có nghĩa rằng sự liên hệ của tôi với họ là một liên hệ của phụ thuộc và được đặt nền tảng trên sợ hãi. Vậy thì, làm thế nào có thể có bất kỳ sự liên hệ nào mà được tự do? Có tự do trong liên hệ chỉ khi nào không có sợ hãi. Vì vậy, muốn có sự liên hệ đúng đắn, tôi phải khởi sự làm tự do chính tôi khỏi sự phụ thuộc tâm lý này mà nuôi dưỡng sợ hãi. Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể được tự do khi cha mẹ của chúng ta phụ thuộc vào chúng ta trong tuổi già của họ? Krishnamurti: Bởi vì họ già nua, họ phụ thuộc vào bạn để cấp dưỡng họ. Vì vậy việc gì xảy ra? Họ mong đợi bạn kiếm sống mà có thể cho họ ăn uống và quần áo; và nếu việc gì bạn làm là trở thành một thợ mộc hay một họa sĩ, mặc dù bạn có lẽ không kiếm tiền gì cả, họ sẽ nói rằng bạn không được làm nó bởi vì bạn phải cấp dưỡng họ. Chỉ suy nghĩ về điều đó. Tôi không nói rằng nó tốt lành hay xấu xa. Bằng cách nói nó tốt lành hay xấu xa, chúng ta đã kết thúc suy nghĩ. Đòi hỏi của cha mẹ bạn rằng bạn phải cấp dưỡng cho họ, ngăn cản bạn không theo sống riêng của bạn, và theo sống riêng của bạn được cho rằng ích kỷ; thế là bạn trở thành nô lệ của cha mẹ bạn. Bạn có lẽ nói rằng Chính thể phải chăm sóc những người già nua qua tiền trợ cấp tuổi già và nhiều phương tiện an toàn khác. Nhưng trong một quốc gia nơi có dư thừa dân số, thiếu hụt lợi tức quốc gia, không sản xuất đầy đủ và vân vân, Chính thể không thể chăm sóc những người già nua. Thế là, cha mẹ già nua phụ thuộc vào những người trẻ tuổi, và những người trẻ tuổi luôn luôn phụ thuộc vào khe rãnh của truyền thống và bị hủy diệt. Nhưng đây không là vấn đề phải được bàn luận của tôi. Tất cả các bạn phải suy nghĩ ra và thực hiện nó. Một cách tự nhiên, tôi muốn cấp dưỡng cha mẹ của tôi trong những giới hạn nào đó. Nhưng giả sử tôi cũng muốn làm công việc gì đó mà trả lương tôi rất thấp. Giả sử tôi muốn trở thành một con người tôn giáo và dâng tặng sống của tôi để tìm ra Thượng đế là gì, sự thật là gì. Cách sống đó có lẽ không mang lại cho tôi bất kỳ tiền bạc nào, và nếu tôi theo đuổi nó tôi có lẽ phải từ bỏ gia đình của tôi – mà có nghĩa họ sẽ có thể bị chết đói, giống như hàng triệu con người khác. Tôi sẽ làm gì? Nếu tôi còn sợ hãi điều gì những con người sẽ nói – rằng tôi là người con bất hiếu, rằng tôi là người con không xứng đáng – tôi sẽ không bao giờ là một con người sáng tạo. Để là một con người sáng tạo, hạnh phúc, tôi phải có dư thừa sáng kiến khởi đầu. Người hỏi: Liệu chúng ta sẽ tốt lành khi cho phép cha mẹ của chúng ta bị chết đói? Krishnamurti: Bạn không đang đặt ra câu hỏi trong cách đúng đắn. Giả sử tôi thực sự muốn trở thành một nghệ sĩ, một họa sĩ, và tôi biết nghề hội họa sẽ chẳng mang lại cho tôi bao nhiêu tiền bạc. Tôi phải làm gì? Hy sinh sự thôi thúc sâu thẳm để vẽ của tôi và trở thành một thư ký? Đó là việc gì thường thường xảy ra, đúng chứ? Tôi trở thành một thư ký, và trong suốt phần còn lại thuộc sống của tôi tôi sống trong xung đột vô cùng, tôi sống trong đau khổ; và bởi vì tôi đau khổ, tuyệt vọng, tôi khiến cho sống thành đau khổ đối với người vợ và con cái của tôi. Nhưng nếu, như một họa sĩ trẻ, tôi thấy ý nghĩa của tất cả điều này, tôi nói với cha mẹ của tôi, ‘Con muốn vẽ và con sẽ cho cha mẹ điều gì con có thể từ một chút xíu mà con có thể kiếm được; đó là tất cả mà con có thể’. Các bạn đã đặt ra những câu hỏi nào đó, và tôi đã trả lời chúng. Nhưng nếu các bạn thực sự không hiểu rõ những câu hỏi này, nếu các bạn không thâm nhập vào chúng mỗi lúc một sâu thẳm thêm và tiếp cận chúng từ những góc độ khác hẳn, nhìn ngắm chúng trong những cách khác, vậy thì các bạn sẽ chỉ nói, ‘Điều này là tốt lành và điều kia là xấu xa; điều này là bổn phận và điều kia không là bổn phận; điều này là đúng đắn và điều kia là sai lầm’ – và việc này sẽ không dẫn các bạn đến đâu cả. Ngược lại, nếu các bạn và tôi cùng nhau hiểu rõ tất cả những vấn đề này, và nếu các bạn cùng tất cả những phụ huynh và những giáo viên bàn luận về chúng, thâm nhập vào chúng, vậy là thông minh của các bạn sẽ được thức dậy, và khi những vấn đề này nảy sinh trong sống hàng ngày của các bạn, các bạn sẽ có thể gặp gỡ chúng. Nhưng các bạn sẽ không thể gặp gỡ chúng nếu các bạn chỉ chấp nhận điều gì tôi đang nói. Những câu trả lời của tôi cho những câu hỏi của các bạn chỉ có ý định để thức dậy thông minh của các bạn, để cho các bạn sẽ tự hiểu rõ những vấn đề này cho chính các bạn và thế là có thể gặp gỡ sống một cách đúng đắn. CHƯƠNG VII Bạn biết, tôi đã và đang nói chuyện về sự sợ hãi; và rất quan trọng cho chúng ta phải ý thức và nhận biết được sự sợ hãi. Bạn biết nó hiện diện như thế nào? Khắp thế giới chúng ta có thể thấy rằng con người bị biến dạng bởi sự sợ hãi, bị xuyên tạc trong những ý tưởng của họ, trong những cảm thấy của họ, trong những hoạt động của họ. Vì vậy, chúng ta cần thâm nhập vào vấn đề của sự sợ hãi từ mọi góc độ có thể được, không những từ quan điểm thuộc kinh tế và thuộc luân lý của xã hội, nhưng còn cả từ quan điểm của những đấu tranh thuộc tâm lý, phía bên trong của chúng ta. Như tôi đã vừa nói, sợ hãi cho sự an toàn phía bên ngoài và phía bên trong gây biến dạng cái trí và xuyên tạc sự suy nghĩ của chúng ta. Tôi hy vọng bạn đã suy nghĩ chút ít về điều này, bởi vì bạn càng suy nghĩ về điều này và thấy sự thật của nó rõ ràng nhiều bao nhiêu, bạn sẽ được tự do khỏi tất cả sự phụ thuộc nhiều bấy nhiêu. Những người lớn tuổi đã không tạo ra một xã hội tuyệt vời; những cha mẹ, những bộ trưởng, những giáo viên, những người cai trị, những giáo sĩ đã không tạo ra một thế giới tốt lành. Ngược lại, họ đã tạo ra một thế giới hung tợn, kinh hãi mà trong nó mọi người đang đấu tranh chống lại người nào đó; trong nó một nhóm người đang chống lại một nhóm người khác, một học thuyết hay một bộ của những niềm tin chống lại những đối nghịch. Thế giới mà trong nó bạn đang lớn lên là một thế giới xấu xa, một thế giới đau khổ, nơi những người lớn tuổi đang cố gắng bóp chết bạn bởi những ý tưởng của họ, những niềm tin của họ, sự xấu xa của họ; và nếu bạn chỉ theo sau những khuôn mẫu xấu xa của những người lớn tuổi mà đã tạo ra thế giới quỷ quái này, sự ích lợi của đang được giáo dục là gì, sự ích lợi của đang sống là gì? Nếu bạn quan sát chung quanh, bạn sẽ thấy rằng khắp thế giới có sự hủy diệt kinh hoàng và sự đau khổ của nhân loại. Bạn có lẽ đọc về những chiến tranh trong lịch sử, nhưng bạn không biết thực tế của nó, những thành phố đã hoàn toàn bị hủy diệt như thế nào, những quả bom khinh khí như thế nào, khi được thả xuống một hòn đảo, khiến cho nguyên hòn đảo đó biến mất. Những con tàu bị bỏ bom và chúng văng lên không trung thành những mảnh vụn. Có sự hủy diệt tàn khốc do bởi sự việc tạm gọi là tiến bộ này, và chính là thế giới như thế mà bạn đang lớn lên. Bạn có lẽ trải qua thời gian tuyệt vời khi bạn còn nhỏ, một thời gian hạnh phúc; nhưng khi bạn lớn lên, nếu bạn không tỉnh táo, nhận biết được những suy nghĩ của bạn, những cảm thấy của bạn, bạn sẽ tiếp tục thế giới này của những trận chiến, của những tham vọng tàn nhẫn, một thế giới nơi mỗi người đang ganh đua với một người khác, nơi có đau khổ, chết đói, dư thừa dân số và bệnh tật. Vì vậy, trong khi bạn còn trẻ, liệu không quan trọng cho bạn khi phải được giúp đỡ bởi loại giáo viên đúng đắn để suy nghĩ về tất cả những vấn đề này, và không chỉ được dạy bảo để vượt qua những kỳ thi dốt nát nào đó? Sống là đau khổ, chết chóc, thương yêu, hận thù, tàn ác, bệnh tật, đói khát, và bạn phải bắt đầu suy nghĩ tất cả những điều này. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rất tốt lành rằng bạn và tôi nên cùng nhau thâm nhập những vấn đề này, để cho thông minh của bạn được thức dậy và bạn bắt đầu có cảm thấy thực sự về tất cả những vấn đề này. Vậy thì bạn sẽ không chỉ lớn lên để lập gia đình và trở thành người thư ký không suy nghĩ hay một cái máy sinh sản, tự tan biến trong khuôn mẫu xấu xa này của sống giống như nước trong cát. Một trong những nguyên nhân của sợ hãi là tham vọng, đúng chứ? Và tất cả các bạn không tham vọng, hay sao? Tham vọng của bạn là gì? Vượt qua kỳ thi nào đó? Trở thành một người thống trị? Hay, nếu bạn còn rất trẻ, có lẽ bạn chỉ muốn trở thành một tài xế, lái một chiếc xe qua cầu. Nhưng tại sao bạn có tham vọng? Nó có nghĩa gì? Bạn có khi nào suy nghĩ về nó? Bạn đã nhận thấy những người lớn tuổi, họ tham vọng biết chừng nào? Trong gia đình riêng của bạn, liệu bạn không nghe thấy người cha của bạn hay người chú của bạn nói về có lương cao hơn, hay chiếm địa vị nổi bật nào đó, hay sao? Trong xã hội của chúng ta – và tôi đã giải thích xã hội của chúng ta là gì – mọi người đều đang thực hiện việc đó, đang cố gắng ở trên đỉnh. Tất cả họ đều muốn trở thành người nào đó, đúng chứ? Người thư ký muốn trở thành người giám đốc, người giám đốc muốn trở thành người nào đó cao cấp hơn, và vân vân và vân vân – sự đấu tranh liên tục để trở thành. Nếu tôi là một giáo viên, tôi muốn trở thành hiệu trưởng; nếu tôi là hiệu trưởng, tôi muốn trở thành giám đốc. Nếu bạn xấu xí, bạn muốn được đẹp đẽ. Hay bạn muốn có nhiều tiền hơn, nhiều quần áo hơn, nhiều đồ đạc, nhà cửa, tài sản hơn – nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn. Không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả phía bên trong, trong ý nghĩa tạm gọi là tinh thần, bạn muốn trở thành người nào đó; mặc dù bạn che đậy tham vọng của bạn bằng nhiều từ ngữ hay ho. Bạn không nhận thấy điều này, hay sao? Và bạn nghĩ nó tuyệt đối đúng đắn, đúng chứ? Bạn nghĩ nó tuyệt đối bình thường, hợp lý, chính đáng. Lúc này, tham vọng đã làm gì trong thế giới? Vậy là, chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta đã từng suy nghĩ về nó. Khi bạn thấy một con người đang đấu tranh để thành tựu, để tiến trước người nào đó, có khi nào bạn đã tự hỏi chính mình liệu có gì trong quả tim của anh ấy? Nếu bạn có quan sát quả tim của bạn khi bạn tham vọng, khi bạn đang đấu tranh để trở thành người nào đó, thuộc tinh thần hay trong ý nghĩa trần tục, ở đó bạn sẽ phát giác sự giày vò của sợ hãi. Con người tham vọng là con người sợ hãi nhất trong tất cả mọi loại con người, bởi vì anh ấy sợ hãi để là cái gì anh ấy là. Anh ấy nói, ‘Nếu tôi vẫn còn y nguyên tôi là gì, tôi sẽ không là gì cả, vì vậy tôi phải là người nào đó, tôi phải trở thành một luật sư, một thẩm phán, một bộ trưởng’. Nếu bạn thâm nhập qui trình này rất sâu thẳm, nếu bạn vào phía sau bức màn của những từ ngữ và những ý tưởng, vượt khỏi bức tường của địa vị và thành công, bạn sẽ phát giác rằng có sợ hãi; bởi vì con người tham vọng sợ hãi là cái gì anh ấy là. Anh ấy suy nghĩ rằng cái gì anh ấy là trong chính anh ấy là không quan trọng, nghèo khó, xấu xa; anh ấy cảm thấy cô độc, hoàn toàn trống rỗng, thế là anh ấy nói, ‘Tôi phải đi và đạt được cái gì đó’. Vì vậy hoặc anh ấy theo đuổi điều gì anh ấy gọi là Thượng đế, mà chỉ là hình thức khác của tham vọng, hoặc anh ấy cố gắng để trở thành người nào đó trong thế giới. Trong cách này sự cô độc của anh ấy, ý thức của trống rỗng phía bên trong của anh ấy – mà anh ấy thực sự kinh hãi – được che đậy. Anh ấy chạy trốn nó, và tham vọng trở thành phương tiện qua đó anh ấy có thể chạy trốn. Vì vậy, việc gì đang xảy ra trong thế giới? Mỗi người đang đấu tranh với người nào đó. Một người cảm thấy kém cỏi hơn một người khác và đấu tranh để leo lên đỉnh. Không có tình yêu, không có ân cần, không có suy nghĩ sâu thẳm. Xã hội của chúng ta là một trận chiến liên tục giữa con người và con người. Đấu tranh này được sinh ra từ sự tham vọng để trở thành người nào đó, và những người lớn tuổi khuyến khích bạn có tham vọng. Họ muốn bạn đạt được cái gì đó, kết hôn với một người đàn ông giàu có hay một người phụ nữ giàu có, có những người bạn nổi tiếng. Bởi vì sợ hãi, xấu xa trong những quả tim của họ, họ cố gắng khiến cho bạn giống hệt chính họ; và luân phiên bạn mong muốn giống như họ, bởi vì bạn thấy sự quyến rũ của tất cả nó. Khi vị thống đốc đến, mọi người cúi gập xuống đất để tôn kính ông ấy, họ quàng quanh cổ ông ấy những vòng hoa, đọc diễn văn tôn vinh. Ông ấy ưa thích nó, và bạn cũng ưa thích nó. Bạn cảm thấy được vinh dự nếu bạn quen biết người chú của ông ấy hay người thư ký của ông ấy, và bạn sưởi ấm trong sự chói lọi của tham vọng của ông ấy, những thành tựu của ông ấy. Vì vậy, bạn dễ dàng bị trói buộc trong mạng lưới xấu xa của thế hệ già nua, trong khuôn mẫu của xã hội quỷ quái này. Chỉ khi nào bạn tỉnh táo, cảnh giác liên tục, chỉ khi nào bạn không sợ hãi và không chấp nhận, nhưng luôn luôn chất vấn – chỉ lúc đó bạn sẽ không bị trói buộc, nhưng vượt khỏi và sáng tạo một thế giới khác hẳn. Đó là lý do tại sao rất quan trọng cho bạn phải tìm ra thiên hướng thực sự của bạn. Bạn biết từ ngữ ‘thiên hướng’ có nghĩa gì? Cái gì đó mà bạn ưa thích làm, mà tự nhiên đối với bạn. Rốt cuộc, đó là chức năng của giáo dục – giúp đỡ bạn phát triển một cách độc lập để cho bạn được tự do khỏi tham vọng và có thể tìm ra nghề nghiệp đúng đắn của bạn. Con người tham vọng không bao giờ có thể tìm được nghề nghiệp đúng đắn của anh ấy; nếu anh ấy có, anh ấy sẽ không có tham vọng. Vì vậy đó là trách nhiệm của những giáo viên, của hiệu trưởng, phải giúp đỡ bạn thông minh, không sợ hãi, để cho bạn có thể tìm được nghề nghiệp đúng đắn của bạn, cách sống riêng của bạn, cách thực sự bạn muốn sống và kiếm sống. Điều này hàm ý một cách mạng trong sự suy nghĩ; bởi vì, trong xã hội hiện nay của chúng ta, con người mà có thể nói chuyện, con người mà có thể viết lách, con người mà có thể cai trị, con người mà có một chiếc xe hơi to, được nghĩ là đang ở trong một địa vị tuyệt vời; và con người mà đào bới trong vườn, con người mà nấu nướng, con người mà xây dựng một căn nhà, bị khinh miệt. Liệu bạn nhận biết được những cảm thấy riêng của bạn khi bạn quan sát người thợ hồ, người đàn ông đắp vá con đường, hay lái một chiếc taxi, hay đẩy chiếc xe bán hàng rong? Liệu bạn nhận thấy bạn đã đánh giá anh ấy bằng sự khinh miệt hoàn toàn? Đối với bạn, anh ấy thậm chí không tồn tại. Bạn không lưu tâm đến anh ấy; nhưng khi một người có tước hiệu thuộc loại nào đó, hay một người chủ ngân hàng, một thương gia, một đạo sư, hay một bộ trưởng, ngay tức khắc bạn kính trọng anh ấy. Nhưng nếu bạn thực sự tìm được nghề nghiệp đúng đắn của bạn, bạn sẽ giúp đỡ để phá sập hoàn toàn cơ cấu mục nát này; bởi vì lúc đó, dù bạn là một người làm vườn, hay một người thợ sơn, hay một kỹ sư, bạn sẽ đang làm việc gì đó mà bạn ưa thích bằng toàn thân tâm của bạn; và đó không là tham vọng. Để làm việc gì đó thật khéo léo, để làm nó một cách trọn vẹn, thực sự, tùy theo việc gì bạn suy nghĩ và cảm thấy một cách sâu thẳm – đó không là tham vọng và trong đó không có sợ hãi. Giúp đỡ bạn khám phá nghề nghiệp đúng đắn của bạn là điều rất khó khăn bởi vì nó có nghĩa rằng giáo viên phải trao nhiều chú ý đến mỗi học sinh để tìm ra việc gì em học sinh có khả năng. Anh ấy phải giúp đỡ em học sinh không sợ hãi, nhưng tìm hiểu, thâm nhập. Bạn có lẽ là một người viết văn tiềm năng, hay một người làm thơ, hay một họa sĩ. Dù là bất kỳ nghề nghiệp gì, nếu bạn ưa thích làm nó, bạn không có tham vọng; bởi vì trong tình yêu không có tham vọng. Vì vậy, liệu khi bạn còn trẻ không quan trọng rằng bạn phải được giúp đỡ thức dậy thông minh riêng của bạn và qua đó tìm được nghề nghiệp đúng đắn của bạn, hay sao? Vậy thì, bạn sẽ thương yêu việc gì bạn làm, suốt sống của bạn, mà có nghĩa sẽ không có tham vọng, không ganh đua, không đấu tranh với một người khác cho địa vị, cho thanh danh; và vậy là có lẽ bạn sẽ có thể sáng tạo một thế giới mới mẻ. Trong thế giới mới mẻ đó tất cả những sự việc xấu xa của thế hệ già nua sẽ không còn tồn tại – những chiến tranh của họ, những xảo quyệt của họ, những Thượng đế chia rẽ của họ, những nghi thức tuyệt đối không có ý nghĩa gì của họ, những chính phủ độc tài của họ, những bạo lực của họ. Đó là lý do tại sao trách nhiệm của những giáo viên, và của những học sinh, là vô cùng quan trọng. Người hỏi: Nếu người nào đó có tham vọng để là một kỹ sư, điều đó không có nghĩa rằng anh ấy không quan tâm đến ngành kỹ sư, hay sao? Krishnamurti: Liệu bạn muốn nói rằng quan tâm đến việc gì đó là tham vọng? Chúng ta có thể cho từ ngữ ‘tham vọng’ đó nhiều ý nghĩa khác nhau. Đối với tôi, tham vọng là kết quả của sợ hãi. Nhưng nếu như một cậu trai, tôi quan tâm là một kỹ sư bởi vì tôi muốn xây dựng những cấu trúc đẹp đẽ, những hệ thống dẫn nước tuyệt vời, những con đường rộng lớn, điều đó có nghĩa tôi thương yêu ngành kỹ sư; và đó không là tham vọng. Trong tình yêu không có sợ hãi. Vì vậy, tham vọng và quan tâm là hai sự việc khác biệt, đúng chứ? Nếu tôi thực sự quan tâm hội họa, nếu tôi thương yêu vẽ, vậy thì tôi không ganh đua để là họa sĩ giỏi nhất hay nổi tiếng nhất. Tôi chỉ thương yêu hội họa. Bạn có lẽ vẽ giỏi hơn tôi, nhưng tôi không so sánh tôi với bạn. Khi tôi vẽ, tôi thương yêu việc gì tôi đang làm, và đối với tôi công việc đó đã giàu có trong chính nó. Người hỏi: Cách dễ dàng nhất để tìm được Thượng đế là gì? Krishnamurti: Tôi e rằng không có cách dễ dàng nhất, bởi vì tìm được Thượng đế là công việc khó khăn nhất, một công việc gian nan nhất. Điều gì chúng ta gọi là Thượng đế không là điều gì đó mà cái trí sáng chế, hay sao? Bạn biết cái trí là gì? Cái trí là kết quả của thời gian, và nó có thể sáng chế bất kỳ thứ gì, bất kỳ ảo tưởng nào. Nó có khả năng sáng chế những ý tưởng, tự chiếu rọi chính nó trong những mê đắm nhất thời, trong sự tưởng tượng; nó liên tục đang tích lũy, đang loại bỏ, đang chọn lựa. Bởi vì có thành kiến, chật hẹp, bị giới hạn, cái trí có thể vẽ ra Thượng đế, nó có thể tưởng tượng Thượng đế là gì tùy theo những giới hạn riêng của nó, bởi vì những người thầy, những giáo sĩ, những tạm gọi là đấng cứu rỗi nào đó đã nói rằng có Thượng đế và đã diễn tả ông ấy, cái trí có thể tưởng tượng Thượng đế trong những từ ngữ đó; nhưng hình ảnh đó không là Thượng đế. Thượng đế là cái gì đó không thể tìm được bởi cái trí. Muốn hiểu rõ Thượng đế, bạn phải hiểu rõ cái trí riêng của bạn – mà khó khăn cực kỳ. Cái trí rất phức tạp, và để hiểu rõ nó không dễ dàng gì cả. Nhưng lại rất dễ dàng khi ngồi xuống và chìm đắm trong loại mộng mơ nào đó, có vô số những ảo ảnh, những ảo tưởng, và sau đó nghĩ rằng bạn rất gần gũi Thượng đế. Cái trí có thể tự lừa dối chính nó rất nhiều. Vì vậy, để thực sự trải nghiệm điều mà có lẽ là Thượng đế, bạn phải tuyệt đối yên lặng; và bạn không phát giác điều đó khó khăn như thế nào, hay sao? Liệu bạn không nhận thấy rằng ngay cả những người lớn tuổi cũng không thể ngồi yên lặng, họ cựa quậy như thế nào, họ ngọ nguậy ngón chân của họ và cử động bàn tay của họ như thế nào? Phần thân thể ngồi yên lặng rất khó khăn; và càng khó khăn nhiều hơn cho cái trí yên lặng! Bạn có lẽ theo sau vị đạo sư nào đó và ép buộc cái trí của bạn yên lặng; nhưng cái trí của bạn thực sự không yên lặng. Nó vẫn còn náo động, giống như một đứa trẻ bị phạt phải đứng trong góc nhà. Khiến cho cái trí hoàn toàn yên lặng mà không ép buộc là một nghệ thuật tuyệt vời; và chỉ lúc đó mới có thể trải nghiệm cái mà có lẽ là Thượng đế. Người hỏi: Thượng đế ở khắp mọi nơi? Krishnamurti: Bạn thực sự hứng thú để tìm ra? Bạn đặt ra những câu hỏi, và sau đó lơ là; bạn không lắng nghe. Bạn có nhận thấy những người lớn tuổi hầu như không bao giờ lắng nghe bạn? Họ hiếm khi nào lắng nghe bạn bởi vì họ đã bị bao bọc quá dầy dặc trong những suy nghĩ riêng của họ, trong những cảm xúc riêng của họ, trong những thỏa mãn và những đau khổ riêng của họ. Tôi hy vọng bạn đã nhận thấy điều này. Nếu bạn biết quan sát như thế nào và lắng nghe như thế nào, thực sự lắng nghe, bạn sẽ phát giác nhiều sự việc, không chỉ về con người nhưng còn về thế giới. Ở đây cậu trai này đang hỏi liệu Thượng đế ở khắp mọi nơi. Cậu ấy còn khá trẻ khi đặt ra câu hỏi đó. Cậu ấy không biết nó có nghĩa gì. Cậu ấy có lẽ có một thoáng mơ hồ về điều đó – cảm thấy của vẻ đẹp, một nhận biết được những con chim trong bầu trời, những dòng nước đang chảy, một khuôn mặt đẹp đẽ, tươi cười, một chiếc lá đang nhảy múa trong gió, một phụ nữ đang mang một bó nặng. Và có sự tức giận, ồn ào, đau khổ – tất cả việc đó đang ở trong không khí. Thế là tự nhiên cậu ấy quan tâm và lo lắng muốn tìm được sự sống là gì. Cậu ấy nghe những người lớn tuổi nói về Thượng đế, và cậu ấy hoang mang. Cậu ấy đặt ra một câu hỏi như thế là điều rất quan trọng, đúng chứ? Và tất cả các bạn đều tìm ra đáp án cũng là điều rất quan trọng; bởi vì, như tôi đã nói ngày hôm trước, bạn sẽ bắt đầu bắt gặp ý nghĩa của tất cả điều này ở phía bên trong, không nhận biết được, thăm thẳm; và sau đó, khi bạn lớn lên, bạn sẽ có những hàm ý của những sự việc khác ngoài thế giới xấu xa của đấu tranh này. Thế giới đẹp lắm, quả đất thật phong phú; nhưng chúng ta là những người phá hoại nó. Người hỏi: Mục đích thực sự của sống là gì? Krishnamurti: Trước hết nó là điều gì bạn nghĩ về nó. Nó là điều gì bạn nghĩ về sống. Người hỏi: Đến mức độ mà người ta có thể hiểu về sự thật, nó phải là cái gì khác hẳn. Tôi đặc biệt không hứng thú có một mục đích cá nhân, nhưng tôi muốn biết mục đích cho mọi người là gì? Krishnamurti: Làm thế nào bạn sẽ tìm ra? Ai sẽ giải thích cho bạn? Liệu bạn có thể khám phá nó bằng cách đọc sách? Nếu bạn đọc, một tác giả có lẽ trao cho nó một phương pháp đặc biệt, trong khi một tác giả khác có lẽ giới thiệu một phương pháp hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn đi đến một người đang đau khổ, anh ấy sẽ nói mục đích của sống là hạnh phúc. Nếu bạn đi đến một người đang chết đói, người không có đủ lương thực trong nhiều năm, mục đích của anh ấy sẽ là có một cái bao tử căng phồng. Nếu bạn đi đến một người chính trị, mục đích của anh ấy sẽ là một trong những người điều khiển, một trong những người cai trị của thế giới. Nếu bạn hỏi một phụ nữ trẻ, chị ấy sẽ nói, ‘Mục đích của tôi là có một em bé’. Nếu bạn ghé thăm một khất sĩ, mục đích của anh ấy là tìm ra Thượng đế. Mục đích, ham muốn sâu kín của con người thông thường là tìm ra cái gì đó gây thỏa mãn, gây thanh thản; họ muốn hình thức nào đó của an toàn, bảo đảm, để cho họ sẽ không còn những ngờ vực, không tìm hiểu, không lo âu, không sợ hãi. Hầu hết chúng ta đều muốn cái gì đó vĩnh cửu để chúng ta bám vào, đúng chứ? Vì vậy, đối với con người mục đích thông thường của sống là một loại hy vọng nào đó, một loại an toàn nào đó, một loại thanh thản nào đó. Đừng hỏi, ‘Đó là tất cả hay sao?’ Đó là sự kiện tức khắc, và đầu tiên bạn phải hoàn toàn quen thuộc với điều đó. Bạn phải nghi ngờ tất cả điều đó – mà có nghĩa, bạn phải nghi ngờ về chính bạn. Đối với con người, mục đích thông thường của sống được ghi vào trí nhớ của bạn, bởi vì bạn là bộ phận của tổng thể. Chính bạn muốn an toàn, vĩnh cửu, hạnh phúc, bạn muốn cái gì đó để bám vào. Lúc này, để tìm ra liệu có cái gì đó vượt khỏi, sự thật nào đó mà không thuộc cái trí, tất cả những ảo tưởng của cái trí phải được chấm dứt; đó là, bạn phải hiểu rõ chúng và xóa sạch chúng. Chỉ như thế bạn mới có thể khám phá sự việc thực sự là gì, liệu có một mục đích hay không có. Khẳng định rằng phải có một mục đích, hay tin tưởng rằng có một mục đích, chỉ là một ảo tưởng khác. Nhưng nếu bạn có thể thâm nhập tất cả những xung đột, những đấu tranh, những đau khổ, những kiêu hãnh, những tham vọng, những hy vọng, những sợ hãi của bạn, và xuyên thấu chúng, vượt khỏi và trên chúng, vậy thì bạn sẽ tìm ra. Người hỏi: Nếu tôi phát triển những ảnh hưởng cao hơn, liệu cuối cùng tôi sẽ thấy cái tối thượng? Krishnamurti: Làm thế nào bạn có thể thấy cái tối thượng nếu còn có nhiều chướng ngại giữa bạn và cái đó? Trước hết bạn phải tháo gỡ những chướng ngại. Bạn không thể ngồi trong một căn phòng kín mít và biết không khí trong lành như thế nào. Muốn có không khí trong lành bạn phải mở toang những cửa sổ. Tương tự, bạn phải thấy tất cả những chướng ngại, tất cả những giới hạn và những quy định bên trong bạn; bạn phải hiểu rõ chúng và xóa sạch chúng. Vậy thì, bạn sẽ tìm ra. Nhưng ngồi phía bên này và cố gắng tìm ra cái gì phía bên kia, không có ý nghĩa gì cả. CHƯƠNG VIII Như bạn biết, chúng ta đã và đang nói nhiều về sợ hãi, bởi vì nó là một nhân tố rất mãnh liệt trong những sống của chúng ta. Lúc này chúng ta hãy nói một chút xíu về tình yêu; chúng ta hãy tìm ra liệu phía sau từ ngữ này và cảm thấy này – mà có quá nhiều ý nghĩa đối với tất cả chúng ta – và cũng cả những yếu tố đặc biệt của sợ hãi, của lo âu, cái sự việc mà những người trưởng thành biết đến như sự cô độc. Liệu bạn biết tình yêu là gì? Liệu bạn thương yêu người cha của bạn, người mẹ của bạn, người anh của bạn, người bạn của bạn, giáo viên của bạn? Bạn biết tình yêu có nghĩa gì? Khi bạn nói rằng bạn thương yêu cha mẹ của bạn, nó có nghĩa gì? Bạn cảm thấy an toàn với họ, bạn cảm thấy yên tâm cùng họ. Cha mẹ của bạn đang bảo vệ bạn, họ đang cho bạn tiền bạc, chỗ ở, lương thực và quần áo, và cùng họ bạn cảm thấy một ý thức của sự liên hệ mật thiết, đúng chứ? Bạn cũng cảm thấy rằng bạn có thể tin cậy họ – hay bạn có lẽ không. Có thể bạn không nói chuyện với họ dễ dàng và vui vẻ như với bạn bè riêng của bạn. Nhưng bạn kính trọng họ, bạn được hướng dẫn bởi họ, bạn vâng lời họ, bạn có một ý thức nào đó của trách nhiệm đối với họ, cảm thấy rằng bạn phải cấp dưỡng họ khi họ già nua. Luân phiên họ thương yêu bạn, họ muốn bảo vệ bạn, hướng dẫn bạn, giúp đỡ bạn – ít ra họ nói như thế. Họ muốn tìm một người chồng hay một người vợ cho bạn để cho bạn sẽ theo một sống tạm gọi là có luân lý và không gặp bất kỳ phiền muộn nào, để cho bạn sẽ có một người chồng chăm sóc bạn, hay một người vợ nấu nướng cho bạn và sinh ra những đứa con cho bạn. Tất cả điều này được gọi là tình yêu, đúng chứ? Chúng ta không thể ngay tức khắc nói tình yêu là gì, bởi vì tình yêu không được giải thích bằng những từ ngữ lưu loát. Nó không đến với chúng ta một cách dễ dàng. Tuy nhiên nếu không có tình yêu, sự sống rất trơ trụi; nếu không có tình yêu, cây cối, chim chóc, nụ cười của những người đàn ông hay những người đàn bà, cây cầu vắt ngang dòng sông, người chèo thuyền và thú vật chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu không có tình yêu, sự sống giống như cái ao nông. Trong con sông sâu có sự trù phú và nhiều con cá có thể sống; nhưng cái ao nông chẳng mấy chốc sẽ bị khô cạn bởi mặt trời hừng hực, và không có gì sót lại ngoại trừ bùn lầy và sự dơ bẩn. Đối với hầu hết chúng ta, hiểu rõ tình yêu là một khó khăn lạ thường bởi vì những sống của chúng ta rất nông cạn. Chúng ta muốn được thương yêu, và chúng ta cũng muốn thương yêu, và đằng sau từ ngữ đó có sự sợ hãi rình rập. Vì vậy, liệu không quan trọng cho mỗi người chúng ta phải tìm ra cái sự việc lạ thường này thực sự là gì? Và chúng ta có thể tìm được chỉ khi nào chúng ta nhận biết được chúng ta lưu tâm đến những người khác như thế nào, chúng ta nhìn ngắm cây cối, thú vật, một người lạ, một người đói khát như thế nào. Chúng ta phải nhận biết được chúng ta giao du với bạn bè của chúng ta như thế nào, chúng ta tiếp cận với đạo sư của chúng ta như thế nào, nếu chúng ta có một đạo sư, chúng ta phải nhận biết được chúng ta liên quan với cha mẹ của chúng ta như thế nào. Khi bạn nói, ‘Tôi thương yêu người cha của tôi hay người mẹ của tôi, tôi thương yêu người bảo mẫu của tôi, giáo viên của tôi’, điều đó có nghĩa gì? Khi bạn vô cùng khâm phục người nào đó và kính trọng họ, khi bạn cảm thấy đó là bổn phận của bạn phải vâng lời họ và luân phiên họ chờ đợi sự vâng lời của bạn, liệu đó là tình yêu? Tình yêu là sợ hãi? Chắc chắn, khi bạn tôn kính người nào đó, bạn cũng khinh miệt người nào khác, đúng chứ? Và đó là tình yêu? Trong tình yêu, liệu có bất kỳ ý thức nào của kính trọng hay khinh miệt, bất kỳ ép buộc phải vâng lời một người khác? Khi bạn nói bạn thương yêu người nào đó, phía bên trong liệu bạn không phụ thuộc vào người đó, hay sao? Khi bạn còn là một đứa trẻ, tự nhiên bạn phải phụ thuộc vào người cha của bạn, người mẹ của bạn, người giáo viên của bạn, người bảo mẫu của bạn. Bạn cần được chăm sóc, được cung cấp lương thực, quần áo và chỗ ở. Bạn cần một ý thức của an toàn, cảm thấy rằng người nào đó đang chăm sóc bạn. Nhưng thông thường việc gì xảy ra? Khi chúng ta lớn lên, cảm thấy của sự phụ thuộc này vẫn tiếp tục, đúng chứ? Bạn không nhận thấy nó nơi những người lớn tuổi, cha mẹ của bạn và những giáo viên của bạn, hay sao? Liệu bạn đã không quan sát mức độ họ phụ thuộc một cách cảm xúc vào những người chồng hay những người vợ của họ, vào con cái của họ, vào cha mẹ riêng của họ, hay sao? Khi họ lớn lên, hầu hết mọi người vẫn còn bám vào người nào đó; họ tiếp tục sống phụ thuộc. Nếu không có người nào đó để dựa vào, để trao tặng họ một ý thức của thanh thản và an toàn, họ cảm thấy cô độc, đúng chứ? Họ cảm thấy hụt hẫng. Sự phụ thuộc vào một người khác này được gọi là tình yêu; nhưng nếu bạn thâm nhập nó rất sâu thẳm, bạn sẽ phát giác rằng sự phụ thuộc là sợ hãi, nó không là tình yêu. Hầu hết mọi người đều sợ hãi đứng một mình; họ sợ hãi tự hiểu rõ mọi việc cho chính họ, sợ hãi cảm thấy một cách sâu thẳm, thâm nhập và khám phá toàn ý nghĩa của sống. Thế là, họ nói họ thương yêu Thượng đế, và họ phụ thuộc vào điều gì họ gọi là Thượng đế; nhưng nó không là Thượng đế, cái không biết được, nó là một sự việc được sáng chế bởi cái trí. Chúng ta làm cùng sự việc với một lý tưởng hay một niềm tin. Tôi tin tưởng điều gì đó, hay tôi bám vào một lý tưởng, và việc đó cho tôi sự thanh thản vô cùng; nhưng lột bỏ lý tưởng, lột bỏ niềm tin và tôi bị hụt hẫng. Nó cũng là cùng sự việc với một đạo sư. Tôi phụ thuộc bởi vì tôi muốn nhận được, thế là có sự giày vò của sợ hãi. Lại nữa nó cũng giống hệt khi bạn phụ thuộc vào cha mẹ hay những giáo viên của bạn. Rất tự nhiên và đúng đắn rằng bạn phải làm như thế khi bạn còn trẻ; nhưng nếu bạn tiếp tục phụ thuộc khi bạn lớn lên đến tuổi trưởng thành, điều đó sẽ khiến cho bạn không có khả năng để suy nghĩ một cách độc lập, để được tự do. Nơi nào có sự phụ thuộc nơi đó có sợ hãi, và nơi nào có sợ hãi có uy quyền; không có tình yêu. Khi cha mẹ của bạn nói rằng bạn phải vâng lời, rằng bạn phải tuân theo những truyền thống nào đó, rằng bạn phải chấp nhận một việc làm nào đó hay làm một loại công việc đặc biệt nào đó – trong tất cả điều này không có tình yêu. Và không có tình yêu trong quả tim của bạn khi bạn phụ thuộc vào xã hội trong ý nghĩa rằng bạn chấp nhận cấu trúc của xã hội như nó là, mà không nghi ngờ. Những người đàn ông và phụ nữ tham vọng không biết tình yêu là gì – và chúng ta bị thống trị bởi những người tham vọng. Đó là lý do tại sao không có hạnh phúc trong thế giới, và tại sao rất quan trọng rằng bạn, khi bạn lớn lên, phải thấy và hiểu rõ tất cả điều này, và tìm ra cho chính bạn liệu có thể khám phá tình yêu là gì. Bạn có lẽ có một địa vị tốt, một ngôi nhà rất đẹp, một cái vườn tuyệt vời, quần áo hợp thời trang; bạn có lẽ trở thành thủ tướng; nhưng nếu không có tình yêu; không điều nào có ý nghĩa cả. Vì vậy, ngay lúc này bạn phải tìm ra – không phải chờ đợi cho đến khi bạn già nua, bởi vì lúc đó bạn sẽ không bao giờ có thể tìm ra – bạn thực sự cảm thấy như thế nào trong sự liên hệ của bạn với cha mẹ của bạn, với những giáo viên của bạn, với vị đạo sư. Bạn không thể chỉ chấp nhận từ ngữ ‘tình yêu’ hay bất kỳ từ ngữ nào khác, nhưng phải thâm nhập đằng sau ý nghĩa của những từ ngữ để thấy sự thật là gì – sự thật là điều mà bạn thực sự cảm thấy, không phải điều mà bạn nghĩ rằng bạn cảm thấy. Nếu bạn thực sự cảm thấy ghen tuông, hay tức giận, khi nói, ‘Tôi không được ghen tuông, tôi không được tức giận’ chỉ là một ao ước, nó không có sự thật. Điều gì quan trọng là thấy rất chân thật và rất rõ ràng chính xác cái mà bạn đang cảm thấy tại ngay khoảnh khắc đó, mà không giới thiệu lý tưởng của bạn nên cảm thấy hay sẽ cảm thấy tại ngày tháng tương lai nào đó như thế nào, bởi vì nếu như thế bạn có thể làm điều gì đó về nó. Nhưng để nói, ‘Tôi phải thương yêu cha mẹ của tôi, tôi phải thương yêu những giáo viên của tôi’, không có ý nghĩa gì cả, đúng chứ? Bởi vì cảm thấy thực sự của bạn hoàn toàn khác hẳn, và những từ ngữ đó trở thành một bức màn mà bạn ẩn núp đằng sau nó. Vì vậy, liệu không phải phương cách của thông minh khi nhìn vượt khỏi ý nghĩa được chấp nhận của những từ ngữ, hay sao? Những từ ngữ giống như ‘bổn phận’, ‘trách nhiệm’, ‘Thượng đế’, ‘tình yêu’, đã kiếm được một ý nghĩa thuộc truyền thống; nhưng một con người thông minh, một con người được giáo dục một cách đúng đắn nhìn vượt khỏi ý nghĩa thuộc truyền thống của những từ ngữ như thế. Ví dụ, nếu người nào đó nói cho bạn rằng anh ấy không tin tưởng Thượng đế, bạn sẽ bị choáng váng, đúng chứ? Bạn sẽ nói, ‘Chúa ơi, Kinh hãi quá!’ bởi vì bạn tin tưởng Thượng đế – ít ra bạn nghĩ rằng bạn có tin tưởng. Nhưng tin tưởng và không-tin tưởng chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Đối với bạn, điều gì quan trọng là thâm nhập đằng sau từ ngữ ‘tình yêu’ để thấy liệu bạn thực sự có thương yêu cha mẹ của bạn, và liệu cha mẹ của bạn thực sự có thương yêu bạn. Chắc chắn, nếu bạn và cha mẹ của bạn thực sự có thương yêu lẫn nhau, thế giới sẽ hoàn toàn khác hẳn. Sẽ không có những chiến tranh, không đói khát, không những khác biệt giai cấp. Sẽ không có giàu có cũng như nghèo khổ. Bạn thấy, nếu không có tình yêu chúng ta cố gắng đổi mới xã hội theo kinh tế, chúng ta cố gắng xếp đặt mọi thứ một cách đúng đắn; nhưng nếu chúng ta không có tình yêu trong những quả tim của chúng ta, chúng ta không thể sáng tạo một cấu trúc xã hội được tự do khỏi xung đột và đau khổ. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thâm nhập những vấn đề này rất sâu thẳm; và có lẽ lúc đó chúng ta sẽ tìm được tình yêu là gì. Người hỏi: Tại sao có phiền muộn và đau khổ trong thế giới? Krishnamurti: Tôi không hiểu liệu cậu trai đó biết những từ ngữ đó có ý nghĩa gì? Cậu ấy có lẽ đã thấy một con lừa bị chất nặng và hai chân của nó hầu như bị khụy xuống, hay một cậu bé khác đang khóc lóc, hay một người mẹ đang đánh đập đứa con của bà ấy. Có lẽ, cậu ấy đã thấy những người lớn tuổi đang cãi cọ nhau. Và có chết, thân thể đang được khiêng đi để hỏa thiêu; có người ăn xin; có nghèo khổ, bệnh tật, lão suy; có đau khổ, không chỉ phía bên ngoài mà còn cả phía bên trong chúng ta. Thế là cậu ấy hỏi, ‘Tại sao có đau khổ?’ Bạn cũng không muốn biết, hay sao? Bạn có khi nào thắc mắc về nguyên nhân của đau khổ riêng của bạn? Đau khổ là gì, và tại sao nó tồn tại? Nếu tôi ao ước cái gì đó và không thể có được nó, tôi cảm thấy đau khổ; nếu tôi muốn quần áo nhiều hơn, tiền bạc nhiều hơn, hay nếu tôi muốn đẹp đẽ nhiều hơn, và không thể có được cái gì tôi muốn, tôi cảm thấy đau khổ. Nếu tôi muốn thương yêu một người nào đó và người đó không thương yêu tôi, lại nữa tôi đau khổ. Người cha của tôi chết, và tôi đau khổ. Tại sao? Tại sao tôi cảm thấy đau khổ khi tôi không thể có được cái gì tôi muốn? Tại sao chúng ta cần phải có cái gì chúng ta muốn? Chúng ta nghĩ nó là quyền lợi của chúng ta, đúng chứ? Nhưng liệu chúng ta có khi nào tự hỏi mình tại sao chúng ta phải có cái gì chúng ta mong muốn trong khi hàng triệu người thậm chí không có cái gì họ cần thiết? Và, vả lại, tại sao chúng ta muốn nó? Có sự cần thiết của chúng ta về lương thực, quần áo, và chỗ ở; nhưng chúng ta không thỏa mãn với từng đó. Chúng ta muốn nhiều hơn nữa. Chúng ta muốn thành công, chúng ta muốn được kính trọng, được thương yêu, được khâm phục, chúng ta muốn có quyền hành, chúng ta muốn là những thi sĩ, những vị thánh, những diễn giả nổi tiếng, chúng ta muốn là những thủ tướng, những tổng thống. Tại sao? Bạn có khi nào thâm nhập vào nó? Tại sao chúng ta muốn tất cả điều này? Không phải rằng chúng ta bắt buộc thỏa mãn với cái gì chúng ta là. Tôi không có ý điều đó. Điều đó sẽ là xấu xa, dốt nát. Nhưng tại sao có sự thèm khát liên tục này cho nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn? Thèm khát này chỉ rõ rằng chúng ta không thỏa mãn, không hài lòng; nhưng với cái gì? Với cái gì chúng ta là? Tôi là cái này, tôi không thích nó, và tôi muốn là cái kia. Tôi nghĩ tôi sẽ trông đẹp đẽ hơn trong một cái áo khoác mới hay một bộ quần áo mới, vì vậy tôi muốn nó. Điều này có nghĩa tôi không thỏa mãn với cái gì tôi là, và tôi nghĩ tôi có thể tẩu thoát khỏi sự không thỏa mãn của tôi bằng cách kiếm được quần áo nhiều hơn, quyền hành nhiều hơn, và vân vân. Nhưng sự không thỏa mãn vẫn còn hiện diện ở đó, đúng chứ? Tôi chỉ che đậy nó với quần áo, với quyền hành, với chiếc xe hơi. Vì vậy, chúng ta phải tìm ra làm thế nào để hiểu rõ chúng ta là gì. Chỉ che đậy mình bằng những của cải, bằng quyền hành và địa vị, không có ý nghĩa gì cả, bởi vì chúng ta sẽ vẫn còn cảm thấy không hạnh phúc. Khi thấy điều này, con người không hạnh phúc, con người đang đau khổ, không chạy trốn đến những đạo sư, anh ấy không ẩn náu trong những của cải, trong quyền hành; ngược lại, anh ấy muốn hiểu rõ cái gì ở đằng sau sự đau khổ của anh ấy. Nếu bạn thâm nhập đằng sau sự đau khổ riêng của bạn, bạn sẽ phát giác rằng bạn rất nhỏ nhen, trống rỗng, bị giới hạn, và rằng bạn đang đấu tranh để thành tựu, để trở thành. Chính đấu tranh để thành tựu, để trở thành cái gì đó này, là nguyên nhân của đau khổ. Nhưng nếu bạn bắt đầu hiểu rõ bạn thực sự là gì, thâm nhập sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn vào nó, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng cái gì đó hoàn toàn khác hẳn xảy ra. Người hỏi: Nếu một người đang chết đói và tôi cảm thấy rằng tôi có thể hữu ích cho anh ấy, đây là tham vọng hay tình yêu? Krishnamurti: Tất cả phụ thuộc vào động cơ mà bạn giúp đỡ anh ấy. Bằng cách nói ông ấy được dành riêng cho sự giúp đỡ người nghèo khổ, những người chính trị đến New Delhi, sống trong một ngôi nhà to lớn và phô trương. Đó là tình yêu? Bạn hiểu rõ? Đó là tình yêu? Người hỏi: Nếu tôi làm khuây khỏa anh ấy bằng sự giúp đỡ của tôi, đó không là tình yêu, hay sao? Krishnamurti: Anh ấy đang chết đói và bạn giúp đỡ anh ấy lương thực. Đó là tình yêu? Tại sao bạn muốn giúp đỡ anh ấy? Liệu bạn không có động cơ, không thôi thúc nào khác hơn là sự ham muốn để giúp đỡ anh ấy, hay sao? Bạn không kiếm được bất kỳ lợi lộc nào từ anh ấy, hay sao? Hãy hiểu rõ điều này, đừng nói ‘có’ hay ‘không’. Nếu bạn đang tìm kiếm lợi lộc nào đó từ nó, thuộc chính trị hay cách nào đó, lợi lộc phía bên ngoài hay phía bên trong nào đó, vậy thì bạn không thương yêu anh ấy. Nếu bạn nuôi ăn anh ấy với mục đích để trở nên nổi tiếng, hay trong hy vọng rằng bạn bè của bạn sẽ giúp đỡ bạn đi đến New Delhi, vậy thì đó không là tình yêu, đúng chứ? Nhưng nếu bạn thương yêu anh ấy, bạn sẽ nuôi ăn anh ấy mà không có bất kỳ động cơ lén lút nào, mà không muốn bất kỳ thứ gì bồi hoàn lại. Nếu bạn nuôi ăn anh ấy và anh ấy không biết ơn, liệu bạn cảm thấy bị tổn thương? Nếu như thế, bạn không thương yêu anh ấy. Nếu anh ấy nói cho bạn và những dân làng rằng bạn là một người tuyệt vời, và bạn cảm thấy rất hãnh diện, nó có nghĩa bạn đang suy nghĩ về chính bạn; và chắc chắn đó không là tình yêu. Vì vậy, người ta phải rất tỉnh táo để phát giác liệu người ta đang kiếm được bất kỳ loại lợi lộc nào từ sự giúp đỡ của người ta, và động cơ gì mà dẫn đến việc nuôi ăn những người chết đói. Người hỏi: Giả sử tôi muốn về nhà và hiệu trưởng nói ‘không’. Nếu tôi không vâng lời ông ấy, tôi sẽ phải đối diện với một hình phạt. Nếu tôi vâng lời hiệu trưởng, nó sẽ làm tôi buồn bực. Tôi phải làm gì? Krishnamurti: Bạn có ý rằng bạn không thể nói chuyện về vấn đề đó với hiệu trưởng, rằng bạn không thể thổ lộ chuyện riêng với ông ấy và thưa rõ vấn đề của bạn? Nếu ông ấy là loại hiệu trưởng đúng đắn, bạn có thể tin cậy ông ấy, nói chuyện về vấn đề của bạn với ông ấy. Nếu ông ấy vẫn còn quả quyết bạn không được đi, có thể rằng ông ấy chỉ đang cố chấp, mà có nghĩa có gì đó sai lầm với hiệu trưởng; nhưng ông ấy có lẽ có những lý luận đúng đắn khi nói ‘không’, và bạn phải tìm ra. Vì vậy nó cần đến sự tin cậy lẫn nhau. Bạn phải có sự tin cậy nơi hiệu trưởng, và hiệu trưởng phải có sự tin cậy nơi bạn. Sống không chỉ là một liên hệ một phía. Bạn là một con người; hiệu trưởng cũng là một con người, và ông ấy cũng có lẽ tạo ra những sai lầm. Vì vậy cả hai người phải sẵn lòng nói chuyện về nó. Bạn có lẽ muốn đi về nhà rất nhiều, nhưng từng đó vẫn chưa đủ; cha mẹ của bạn có lẽ đã viết thư cho hiệu trưởng để không cho phép bạn về nhà. Nó phải là một tìm hiểu cùng nhau, đúng chứ? Để cho bạn không bị tổn thương, để cho bạn không cảm thấy bị đối xử hà khắc hay xua đuổi tàn nhẫn; và việc đó xảy ra chỉ khi nào bạn có sự tin cậy nơi hiệu trưởng và hiệu trưởng có sự tin cậy nơi bạn. Nói cách khác, phải có tình yêu thực sự; và môi trường sống như thế là điều gì một ngôi trường phải tạo ra. Người hỏi: Tại sao chúng ta không nên thực hiện nghi thức thờ cúng? Krishnamurti: Bạn không phát giác tại sao những người lớn tuổi thực hiện nghi thức thờ cúng, hay sao? Họ đang bắt chước, đúng chứ? Chúng ta càng không chín chắn nhiều bao nhiêu, chúng ta càng muốn bắt chước nhiều bấy nhiêu. Bạn không nhận thấy con người yêu quý những bộ đồng phục như thế nào, hay sao? Vì vậy, trước khi bạn hỏi tại sao bạn không nên thực hiện nghi thức thờ cúng, hãy hỏi những người lớn tuổi tại sao họ thực hiện nó. Trước hết, họ thực hiện nó bởi vì nó là một truyền thống; ông bà của họ đã thực hiện nó. Tiếp theo, sự lặp lại những từ ngữ trao tặng họ một ý thức nào đó của hòa bình. Bạn hiểu rõ điều này? Những từ ngữ được lặp lại liên tục khiến cho cái trí đờ đẫn, và điều đó trao tặng bạn một ý thức của yên lặng. Những từ ngữ bằng tiếng Phạn đặc biệt có những rung động nào đó mà khiến cho bạn cảm thấy rất yên lặng. Những người lớn tuổi cũng thực hiện nghi thức bởi vì mọi người khác đều đang thực hiện nó; và bạn, vì còn trẻ, muốn bắt chước họ. Bạn muốn thực hiện nghi thức bởi vì người nào đó chỉ bảo cho bạn thực hiện nó là việc làm đúng đắn? Bạn muốn thực hiện nó bởi vì bạn phát giác một ảnh hưởng thôi miên dễ chịu trong lặp lại những từ ngữ nào đó? Trước khi bạn làm bất kỳ việc gì, bạn không nên tìm ra tại sao bạn muốn làm nó, hay sao? Thậm chí nếu hàng triệu người tin tưởng trong việc thực hiện nghi thức, bạn không nên vận dụng cái trí riêng của bạn để khám phá ý nghĩa thực sự của nó, hay sao? Bạn thấy, sự lặp lại đơn thuần của những từ ngữ tiếng Phạn, hay của những cử chỉ nào đó, thực sự sẽ không giúp đỡ bạn tìm được sự thật là gì, Thượng đế là gì. Muốn tìm được điều đó, bạn phải biết làm thế nào để thiền định. Nhưng việc này đòi hỏi một vấn đề hoàn toàn khác hẳn – hoàn toàn khác hẳn với thực hiện nghi thức. Hàng triệu người thực hiện nghi thức; và nó đã tạo ra một thế giới hạnh phúc? Những người như thế có tánh sáng tạo? Để sáng tạo là dư thừa sáng kiến khởi đầu, dư thừa tình yêu, dư thừa rộng lượng, đồng cảm và ân cần. Nếu khi còn là một đứa trẻ bạn bắt đầu thực hiện nghi thức và tiếp tục lặp lại nó, bạn sẽ trở thành giống như một cái máy. Nhưng nếu bạn bắt đầu nghi ngờ, chất vấn, thâm nhập, vậy thì có lẽ bạn sẽ tìm được làm thế nào để thiền định. Và thiền định, nếu bạn biết làm nó đúng cách, là một trong những hạnh phúc vô hạn. CHƯƠNG IX Tôi nghĩ chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề phức tạp của tình yêu chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ vấn đề cũng phức tạp như thế mà chúng ta gọi là cái trí. Bạn đã nhận thấy, khi chúng ta còn rất trẻ, chúng ta hiếu kỳ biết chừng nào? Chúng ta muốn biết, và chúng ta nhìn thấy nhiều sự việc hơn những người lớn tuổi. Nếu chúng ta tỉnh táo, chúng ta dễ dàng quan sát những sự vật-sự việc mà thậm chí những người lớn tuổi cũng không nhận thấy. Cái trí, khi chúng ta còn nhỏ, nhạy bén nhiều hơn, hiếu kỳ nhiều hơn và muốn biết. Đó là lý do tại sao chúng ta học rất dễ dàng môn toán, địa lý hay bất kỳ thứ gì. Khi chúng ta lớn lên, cái trí trở nên mỗi lúc một cố định, chậm lụt, đờ đẫn. Bạn có nhận thấy những người lớn tuổi có thành kiến biết chừng nào? Những cái trí của họ không khoáng đạt, họ tiếp cận mọi thứ từ một quan điểm cứng nhắc. Lúc này bạn còn trẻ, nhưng nếu bạn không tỉnh táo lắm, cái trí của bạn cũng sẽ trở nên giống như thế. Vì vậy, rất quan trọng phải hiểu rõ cái trí và thấy, thay vì dần dần trở nên đờ đẫn, liệu bạn có thể linh hoạt, có thể có những điều chỉnh tức khắc, có thể có những sáng kiến lạ thường, có thể có sự thâm nhập và hiểu rõ sâu thẳm mọi ngõ ngách của sống? Bạn không được biết những phương cách của cái trí để hiểu rõ phương cách của tình yêu, hay sao? Bởi vì chính là cái trí mà hủy diệt tình yêu. Những con người mà chỉ khôn ngoan, xảo quyệt, không biết tình yêu là gì, bởi vì những cái trí của họ, mặc dù nhạy bén, đều rất hời hợt; họ sống trên bề mặt, và tình yêu không là một sự việc tồn tại trên bề mặt. Cái trí là gì? Tôi không có ý nói về bộ não, các cơ quan thân thể mà phản ứng đến một kích thích qua nhiều phản hồi thuộc dây thần kinh khác nhau, và về điều gì bất kỳ người tâm lý nào giải thích cho bạn. Ngược lại, chúng ta sẽ tìm ra cái trí là gì. Cái trí mà nói, ‘tôi suy nghĩ’; ‘nó là cái của tôi’; ‘tôi bị tổn thương’; ‘tôi ghen tuông’; ‘tôi thương yêu’; ‘tôi căm hận’; ‘tôi là một người Ấn độ’; ‘tôi là một người Hồi giáo’; ‘tôi tin tưởng điều này và tôi không tin tưởng điều kia’; ‘tôi biết và bạn không biết’; ‘tôi kính trọng’; ‘tôi khinh miệt’; ‘tôi muốn’; ‘tôi không muốn’ – cái sự việc này là gì? Nếu lúc này bạn không bắt đầu hiểu rõ và làm cho bạn hoàn toàn quen thuộc với toàn qui trình của sự suy nghĩ mà được gọi là cái trí, nếu bạn không hoàn toàn nhận biết được nó trong chính bạn, dần dần bạn sẽ, khi bạn lớn lên, trở nên cằn cỗi, cứng nhắc, đờ đẫn, cố định trong một khuôn mẫu nào đó của sự suy nghĩ. Cái sự việc này mà chúng ta gọi là cái trí là gì? Nó là phương cách của sự suy nghĩ của chúng ta, đúng chứ? Tôi đang nói về cái trí của bạn, không phải cái trí của người nào khác – cách bạn suy nghĩ và cảm thấy, cách bạn nhìn ngắm cây cối, người dân chài, cách bạn nhận xét người dân làng. Cái trí của bạn, khi bạn lớn lên, dần dần trở nên biến dạng hay cố định trong một khuôn mẫu nào đó. Bạn muốn cái gì đó, bạn thèm khát nó, bạn ham muốn để là hay trở thành cái gì đó, và ham muốn này thiết lập một khuôn mẫu; đó là, cái trí của bạn tạo ra một khuôn mẫu và bị trói buộc trong nó. Ham muốn của bạn cố định cái trí của bạn. Ví dụ, bạn muốn là một người rất giàu có. Ham muốn giàu có tạo ra một khuôn mẫu, và vậy là sự suy nghĩ của bạn bị cột chặt trong nó; bạn có thể chỉ suy nghĩ trong những giới hạn đó, và bạn không thể thoát khỏi chúng. Vì vậy, cái trí của bạn dần dần trở nên cố định, nó cứng nhắc, đờ đẫn. Hay, nếu bạn tin tưởng điều gì đó – Thượng đế, cộng sản, một khuôn mẫu thuộc chính trị nào đó – chính tin tưởng đó thiết lập một khuôn mẫu, bởi vì nó là kết quả của sự ham muốn của chúng ta; và ham muốn của bạn củng cố những bức tường của khuôn mẫu. Dần dần, cái trí của bạn trở nên không còn khả năng thích ứng mau lẹ, thâm nhập sâu thẳm, rõ ràng thực sự, bởi vì bạn bị trói buộc trong mạng lưới của những ham muốn riêng của bạn. Vì vậy, nếu chúng ta không bắt đầu thâm nhập qui trình này mà chúng ta gọi là cái trí, nếu chúng ta không quen thuộc và hiểu rõ những phương cách riêng của sự suy nghĩ của chúng ta, chúng ta không thể tìm ra tình yêu là gì. Không thể có tình yêu nếu những cái trí của chúng ta ham muốn những sự việc nào đó của tình yêu, hay đòi hỏi tình yêu phải hành động trong một cách nào đó. Khi chúng ta tưởng tượng tình yêu phải là gì và trao cho nó những động cơ nào đó, chúng ta dần dần tạo ra một khuôn mẫu của hành động liên quan đến tình yêu; nhưng đó không là tình yêu, đó chỉ là ý tưởng của chúng ta về tình yêu nên là gì. Ví dụ, tôi sở hữu người chồng hay người vợ của tôi, như bạn sở hữu một bộ quần áo hay một cái áo khoác. Nếu người nào đó lấy đi cái áo khoác của bạn, bạn sẽ tức giận, bực dọc, lo âu. Tại sao? Bởi vì bạn coi cái áo khoác đó