🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Đời Là Một Tiểu Thuyết - Guillaume Musso & Danh Việt (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]
Ebooks
Nhóm Zalo
Dành tặng Nathan
Thứ Bảy ngày 3 tháng Sáu, 10giờ 30 sáng
Căng thẳng. Tôi muốn khởi sự một tiểu thuyết vào chiều nay. Tôi đã chuẩn bị cho việc đó từ hai tuần nay. Mười ngày trở lại đây, tôi sống cùng các nhân vật của mình, giữa bầu khí quyển của họ. Tôi vừa gọt bốn chục cái bút chỉ mới cứng và tay tôi đang run đến mức tôi phải uống nửa viên Belladénal. Liệu tôi có thành công? […] Ngay lúc này, tôi thấy sợ và tôi định, giống như mọi khi, để dành viết sau, hay thậm chí là thôi không viết gì nữa.
Georges SIMENON,
Khi tôi già đi
Flora Conway, nữ tiểu thuyết gia xứWales, giành Giải Franz Kafka.
AFR 20 tháng Mười năm 2009
Nữ tiểu thuyết gia ba mươi chín tuổi với đời sống rất kín đáo vừa được trao giải thưởng cao quý hằng năm vinh danh một tác già vì toàn bộ tác phẩm của mình.
Là người có chứng sợ xã hội, công khai căm ghét đám đông, các chuyến du lịch và giới phóng viên, Flora Conway đã không tới Praha vào tối thứ Ba tuần này, để dự buổi lễ tổ chức bên trong sảnh tòa thị chính.
Biên tập viên của cô, Fantine de Vilatte, là người được ủy thác đến nhận giải, một bức tượng cầm tay bằng đồng có hình Franz Kafka cùng số tiền thưởng 10.000 đô la. “Tôi vừa nói chuyện điện thoại với Flora. Cô ấy gửi lời cảm ơn nồng nhiệt đến quý vị. Cô ấy đặc biệt yêu thích giải thưởng này, bởi tác phẩm của Kafka là nguồn cảm phục, suy tư và cảm hứng vô tận của Flora”, bà De Vilatte khẳng định.
Giải thưởng do Hội Franz Kafka và tòa thị chính Praha đồng bảo trợ, được trao từ năm 2001 bởi một hội đồng giám khảo quốc tế. Trong số những người từng giành giải có Philip Roth, Václav Havel, Peter Handke, và cả Haruki Murakami.
Được phát hành vào năm 2004, cuốn tiểu thuyết đầu tay đầy tham vọng của Flora, Cô gái trong Mê cung, đã đưa cô lên hàng ngũ tên tuổi hàng đầu của văn đàn. Cuốn sách đã được chuyển
ngữ tại hơn hai mươi nước và ngay lập tức được giới phê bình tôn vinh là tác phẩm kinh điển, tác phẩm dàn dựng lại quỹ đạo của nhiều cư dân New York vào hôm trước ngày xảy ra vụ khủng bố Trung tâm Thương mại Thế giới. Tất cả gặp nhau ở Mê Cung, một quán bar trên phố Bowery, nơi chính Flora Conway từng làm phục vụ bàn trước khi xuất bản tiểu thuyết này. Hai cuốn tiếp theo, Cân bằng Nash và Hồi kết của cảm xúc, đã ấn định cô là tiểu thuyết gia quan trọng của đầu thế kỷ 21.
Trong diễn văn cảm tạ, Fantine de Vilatte còn vui mừng thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sắp ra mắt. Tiết lộ này lan nhanh như gió thổi trong giới văn chương, bởi mỗi lần Conway ra tác phẩm mới đều là một sự kiện. Vầng hào quang hãy còn được bao quanh bởi sự bí ẩn nhất định. Mặc dù không che giấu danh tính, nhưng Flora Conway chưa bao giò xuất hiện trên truyền hình, chưa từng tham gia một chương trình phát thanh nào, và nhà xuất bản của cô luôn đưa ra một bức ảnh duy nhất về cô.
Khi mỗi cuốn sách ra mắt, nữ nhà văn chỉ trả lời nhỏ giọt vài bài phỏng vấn qua thư điện tử. Conway nhiều lần tuyên bố muốn giải thoát mình khỏi những gò bó và thói đạo đức giả gắn liền với sự nổi tiếng. Trên các cột báo của tờ The Guardian, cô giải thích mình vừa từ chối tham gia một màn xiếc truyền thông mà cô ghét cay ghét đắng, và nói thêm rằng chính vì muốn “chạy trốn khỏi cái thế giới thừa mứa màn hình nhưng trống rỗng trí tuệ này” mà cô viết tiểu thuyết.
Giải pháp này cũng nằm trong quỹ đạo hoạt động của những nghệ sĩ đương đại khác như Banksy, Invader, nhóm Daft Punk hay cả nữ tiểu thuyết gia người Ý Elena Ferrante, với họ sự ẩn danh là một cách để đưa tác phẩm, chứ không phải bản thân người nghệ sĩ, ra trước công chúng. “Khi đã được phát hành, tự thân cuốn sách của tôi là đủ”, Flora Conway khẳng định.
Hẳn một số nhà quan sát đã hy vọng sự kiện được nhận Giải Katka sẽ thôi thúc nữ văn sĩ rời khỏi nơi trú ẩn ỏ New York. Nhưng hỡi ôi, một lần nữa, họ lại không được toại nguyện. Blandine Samson
CÔ GÁI
TRONG MÊ CUNG
1
Đi trốn
Câu chuyện diễn ra ngay trước mắt chúng ta lẽ ra phải rõ ràng nhất, ấy thế nhưng lại là mù mờ nhất.
Julian BARNES
1.
Brooklyn, mùa thu năm 2010
Sáu tháng trước, ngày 12 tháng Tư năm 2010, con gái ba tuổi của tôi, Carrie Conway, đã bị bắt cóc trong lúc hai mẹ con đang chơi trốn tìm trong căn hộ nhà mình ở Williamsburg.
Chiều hôm đó trời rất đẹp, trong và nhiều nắng, như New York vẫn thường như vậy vào mùa xuân. Theo thói quen, tôi đi bộ đến đón Carrie ở trường con bé, Montessori School ở công viên McCarren Park. Trên đường về, hai mẹ con dừng chân ở tiệm Marcello’s để mua món quả nghiền và một chiếc bánh cannoli chanh, Carrie vừa ăn ngấu nghiến cả hai vừa nhảy nhót vui vẻ bên cạnh xe đẩy.
Khi chúng tôi về đến nhà, ở sảnh tòa nhà Lancaster, số 396 phố Berry, người gác cổng mới, Trevor Fuller Jones - ông mới được tuyển vào làm cách đây chưa đầy ba tuần cho Carrie một chiếc kẹo mút mật ong có vừng và bảo con bé hứa không được ăn nó ngay. Rồi ông nói với Carrie rằng con bé may mắn biết bao vì có mẹ là nhà văn, bởi như vậy mẹ hẳn sẽ kể cho con bé những câu chuyện tuyệt hay khi lên giường đi ngủ buổi tối. Tôi mỉm cười nhắc ông rằng, nói như vậy thì hẳn là ông chưa từng giở xem bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào của tôi, và ông cũng công nhận. “Quả đúng là vậy, tôi không có thời gian để đọc sách, cô Conway ạ”, ông khẳng định với tôi. “Ông không dành thời gian để đọc thôi, Trevor, hai chuyện này không giống nhau đâu”, tôi trả lời ông trong lúc cửa thang máy đóng lại.
Theo đúng nghi thức đã thành nếp của hai mẹ con, tôi nhấc Carrie lên để con bé có thể bấm nút lầu sáu, tầng lầu trên cùng. Buồng thang chuyển động kèm theo tiếng kèn kẹt của kim loại đã từ lâu không còn khiến cả tôi lẫn con bé sợ hãi nữa. Lancaster là tòa nhà cũ kỹ xây bằng gang đang được sửa mới. Một dinh thự lạ lùng với những cửa sổ lớn được bao quanh bằng những chiếc cột kiểu Corinth*. Trước đây nó được dùng làm kho hàng cho một nhà máy sản xuất đồ chơi, nhà máy này đã dừng hoạt động từ đầu những năm 1970. Do quá trình phi công nghiệp hóa, tòa nhà bị bỏ không trong gần ba mươi năm rối mới được cải dụng thành nhà ở khi có mốt đến cư ngụ tại Brooklyn.
Một trong so các kiểu trang trí cột cơ bản của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ, khá cầu kỳ với những đường lá ô rô và đường xoáy
ốc.
Vừa vô đến nhà, Carrie cởi ngay đôi giày thể thao nhỏ xíu để xỏ chân vào đôi dép đi trong nhà màu hồng nhạt có những túm bông trang trí. Con bé đi theo tôi đến tận chỗ máy hát, vừa xem tôi đặt một chiếc đĩa than lên mâm máy - chương hai bản concerto cung sol trưởng của Ravel - vừa vỗ tay chờ đón tiếng nhạc sắp vang lên. Sau đó con bé còn lẵng nhẵng theo tôi vài phút, đợi tôi phơi xong quần áo rồi mới rủ tôi chơi trốn tìm.
Đấy là trò chơi yêu thích của con bé từ lâu. Mỗi khi chơi con bé trông thực sự say mê.
Hồi chưa được một tuổi, trò “trốn tìm” đối với Carrie là úp hai bàn tay nhỏ xinh lên mắt, các ngón tay xòe ra, che một nửa mắt nhìn. Con bé không nhìn tôi vài giây rồi khuôn mặt tôi lại hiện ra như có phép mầu khiến con bé phá lên cười giòn tan. Dần dần, con bé rốt cuộc cũng hiểu ra quy tắc phải đi trốn. Vậy là con bé núp sau rèm cửa hoặc dưới chiếc bàn thấp. Nhưng lúc nào cũng có đầu ngón chân, cùi chỏ hoặc một bên chân không thu vào hết làm con bé bị lộ. Thậm chí có lúc, nếu trò chơi kéo dài quá lâu, Carrie sẽ vẫy vẫy tay về phía tôi để tôi tìm ra con bé nhanh hơn.
Con bé càng lớn, trò chơi càng phức tạp hơn. Carrie nấp cả trong những phòng khác của căn hộ, tìm ra nhiều nơi khác để trốn: ngồi xổm sau cánh cửa, cuộn tròn người trong bồn tắm, nằm dài dưới đống chăn ga, nằm bẹp dưới gầm giường.
Luật chơi cũng thay đổi. Trò chơi trở thành một việc nghiêm túc.
Từ đó trở đi, trước khi bắt đầu tìm con bé, tôi phải quay mặt vào tường, nhắm mắt và đếm số lần lượt đến hai mươi. Và đó chính là điều tôi đã làm, vào buổi chiều ngày 12 tháng Tư đó, khi mặt trời đang tỏa nắng phía sau những tòa nhà chọc trời, nhấn chìm căn hộ nhà tôi trong luồng ánh sáng ấm áp gần như phi thực.
– Mẹ không được ăn gian đâu nhé! con bé hét lên mặc dù tôi hoàn toàn tuân theo nghi thức.
Trong phòng mình, tay úp lên che mắt, tôi bắt đầu đếm to thành tiếng, không quá chậm không quá nhanh. – Một, hai, ba, bốn, năm…
Tôi nhớ rất rõ tiếng động nhẹ của bước chân con bé rón rén trên sàn gỗ. Carrie đã rời khỏi phòng. Tôi nghe thấy con bé đi qua phòng khách, đẩy chiếc ghế bành Eames chễm chệ trước bức vách kính lớn.
– … sáu, bảy, tám, chín, mười…
Thời tiết thật dễ chịu. Tâm trí tôi lang thang đây đó, cuốn theo những nốt nhạc như pha lê vọng đến từ phòng khách. Đã đến đoạn ưa thích của tôi trong khúc adagio* này. Cuộc đối thoại giữa kèn cor Anh và đàn piano.
Thuật ngữ âm nhạc, chỉ tốc độ khoan thai. Bản concerto cung sol trưởng của Ravel có ba chương, chương I: Allegramente (vui tươi), chương II: Adagio (khoan thai), chương III: Presto (rất nhanh). Trong đó, chương II lại có hai nửa, nửa đầu gồm có đàn
piano, sáo flute, kèn oboe, kèn clarinet, nửa sau gồm kèn cor Anh và đàn piano.
– … mười một, mười hai, mười ba, mười bốn, mười lăm… Một câu nhạc dài, trau chuốt, không ngừng tuôn chảy mà một số người đã so sánh khéo léo với một cơn mưa ấm áp, đều đặn và lặng lẽ.
– … mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín, hai mươi. Mở mắt.
2.
Tôi mở mắt và ra khỏi phòng.
– Chú ý, chú ý! Mẹ đang đến đây!
Tôi bắt đầu chơi. Tôi tươi cười sắm cái vai mà con gái mong đợi ở mình. Tôi vừa đi qua từng phòng vừa bình phẩm từng ý đồ của mình bằng giọng trêu đùa:
– Carrie không có dưới đống gối dựa đâu… Carrie không trốn sau trường kỷ đâu…
Các nhà tâm lý khẳng định chơi trốn tìm có lợi ích sư phạm nhất định: trò chơi này là một cách giúp trẻ em trải nghiệm sự chia tách theo cách tích cực. Bằng cách lặp đi lặp lại sự xa cách tạm thời và mang tính sắp đặt này, trẻ em được cho là sẽ cảm nhận thấy sự gắn kết mạnh mẽ giữa mình và cha mẹ. Để tạo hiệu quả, trò chơi cần được thực hiện như một màn kịch thực sự và phải tạo ra, trong khoảng thời gian rất ngắn, nhiều cung bậc
cảm xúc: sự kích thích, chờ đợi và một chút sợ hãi trước khi vỡ òa vì vui sướng khi được tái ngộ.
Để tất cả những cảm xúc đó được bộc lộ thì phải kéo dài sự thích thú một chút và không làm cảm giác hổi hộp hết quá sớm. Đương nhiên, thường thì tôi biết Carrie trốn ở đâu trước cả khi mở mắt ra. Nhưng lần này thì không. Và sau hai hay ba phút diễn trò, tôi quyết định thôi giả vờ và đi tìm con bé. Tìm kiếm thực sự.
Tuy căn hộ nhà tôi cũng rộng - một khối lập phương bằng kính rộng hai trăm mét vuông nằm ở góc Tây tòa nhà nhưng những nơi có thể làm chỗ nấp được thì không phải vô hạn. Tôi mua nhà cách đây vài tháng, dồn vào đó toàn bộ tiền tác quyền kiếm được. Dự án bất động sản cải tạo tòa Lancaster đã được khách hàng tranh nhau mua và dù công trình còn lâu mới hoàn thành thì căn hộ tôi nhắm đến đã là căn cuối cùng chưa có người sở hữu trên thị trường. Tôi thích mê nó ngay lần đầu đến xem, rồi để giành lấy và chuyển đến thật nhanh, tôi đã chấp nhận đưa một khoản lót tay cho bên môi giới. Sau khi có được căn hộ, tối cho đập bỏ toàn bộ các bức tường có thể đập bỏ được để biến căn hộ thành một mặt bằng rộng có sàn gỗ màu vàng óng như mật ong cùng đồ bày biện và phong cách trang trí tối giản. Những lần chúng tôi chơi cùng nhau gần đây, Carrie đã biết tìm ra những chỗ nấp rất khó tin: con bé tinh ranh luồn ra sau máy sấy quần áo hay nấp trong tủ cất dụng cụ vệ sinh.
Một cách kiên nhẫn, tuy có phần hơi khó chịu, tôi tìm con bé khắp các ngóc ngách xó xỉnh, phía sau từng món đồ đạc. Rồi tôi
lại tìm lần nữa. Trong lúc vội vã, tôi xô đổ chiếc bàn chân quỳ bằng gỗ sồi xếp đống đĩa than và máy hát. Vì cú rơi, kim trên mâm máy bị văng khỏi rãnh đĩa và tiếng nhạc vụt tắt, im lặng tràn ngập căn phòng.
Chính lúc đó một cảm giác lo lắng quặn lên trong bụng tôi. – Được rồi, con yêu, con thắng rồi. Nấp ở đâu thì ra ngay nào!
Tôi chạy vội ra sảnh để kiểm tra cửa ra vào. Cánh cửa bọc thép đã được khóa đủ hai vòng. Chìa khóa cắm ở then trên, móc trong chùm, ngoài tầm với của trẻ.
– Carrie! Ra khỏi chỗ nấp đi, mẹ nói rổi, con thắng rồi! Bằng tất cả lý trí huy động được, tôi cố kìm nén con sóng sợ hãi đang chực xô tới. Carrie nhất định vẫn còn ở trong nhà. Chìa khóa trên cửa, cắm trong ổ, sẽ khiến không ai có thể mở được cửa từ bên ngoài kể cả khi người đó có chìa khác. Còn các cửa sổ, kể từ khi tòa nhà được sửa sang, tất cả đều là cửa sổ khép kín*. Không chỉ Carrie không thể ra khỏi nhà, mà cũng không ai có thể đột nhập vào.
Loại cửa sổ là một tấm kính duy nhất nằm trong khung, chỉ nhìn qua được chứ không mở được.
– Carrie! Trả lời mẹ con đang ở đâu đi.
Tôi thở dốc, như thể vừa chạy qua nửa công viên Central Park. Tôi há cả miệng ra thở nhưng không ích gì, không khí không thể vào đến phổi. Không thể nào. Không ai lại mất tích giữa một cuộc trốn tìm trong một căn hộ. Đây là trò chơi luôn
kết thúc vui vẻ. Sự mất tích chỉ là sắp đặt tượng trưng và tạm thời. Không thể khác đi được. Thậm chí đó là thứ đã ghi trong bản chất của ý tưởng trò chơi này: mọi người chỉ đồng ý chơi vì tin rằng mình sẽ tìm thấy người kia.
– Carrie, giờ thì đủ rồi đấy! Mẹ không vui đâu!
Mẹ không vui, mà mẹ đang thấy rất sợ. Lần thứ ba hay thứ tư, tôi kiểm tra mọi chỗ nấp quen thuộc, rồi tôi xem cả những chỗ ít có khả năng hơn: lồng máy giặt, ống khói lò sưởi - đã bị bịt từ rất lâu rồi. Tôi kéo dịch cái tủ lạnh nặng trịch, thậm chí tôi còn ngắt cầu dao để tháo và mở tấm lợp trần giả, trên đó có các ông dẫn của máy điều hòa.
– CARRIE!
Tiếng kêu gào của tôi vang vọng khắp căn hộ, đến mức làm rung cả các ô cửa kính. Nhưng tiếng vọng tan biến và sự im lặng lại quay trở lại. Bên ngoài, mặt trời đã lặn. Không khí trở lạnh. Như thể mùa đông vừa ập đến không báo trước.
Tôi đứng bất động giây lát, mồ hôi túa ra, nước mắt chảy trên má. Khi dần lấy lại tinh thần tôi mới trông thấy một bên dép của Carrie ngoài hành lang thông ra cửa. Tôi nhặt chiếc dép nhỏ bằng nhung màu hồng nhạt. Đây là chiếc bên chân trái. Tôi tìm chiếc kia, nhưng dường như nó cũng đã biến mất.
Chính khi ấy tôi quyết định gọi cảnh sát.
3.
Viên cảnh sát đầu tiên có mặt ở nhà tôi là thảm tử* Mark Rutelli của Phân khu 90*, đồn cảnh sát phụ trách vùng phía Bắc Williamsburg. Trông ông có lẽ không còn cách tuổi về hưu là bao. Bất chấp dáng vẻ mệt mỏi và đôi mắt đã có bọng, ông hiểu ngay lập tức sự nguy cấp của tình hình và làm việc rất khẩn trương. Sau khi xem xét tỉ mỉ căn hộ, ông yêu cầu tăng viện để lục soát toàn bộ tòa nhà, triệu tập một đội cảnh sát khoa học, cử hai nhân viên đi thu thập lời khai của các cư dân trong tòa Lancaster và đích thân xem kỹ các đoạn băng giám sát cùng đội bảo vệ tòa nhà.
Nguyên vãn bằng tiếng Anh: detective. Trong tiếng Việt, từ “thám tử” thường được hiểu là “thám tử tư”, tức người điều tra độc lập, không thuộc ngành cảnh sát. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, từ “detective” chỉ cả thám tử tư và thám tử thuộc lực lượng cảnh sát. Trong tiểu thuyết này, từ “thám tử” được hiểu theo nghĩa thứ hai.
Nguyên văn: 90th Precinct.
Ngay khi có mặt, ông đã tin rằng chiếc dép bị thiếu là đủ thuyết phục để kích hoạt cơ chế “Báo động bắt cóc”, nhưng cảnh sát bang muốn tập hợp thêm những yếu tố cụ thể khác trước khi cho phép.
Thời gian càng trôi đi, tôi càng bồn chồn lo lắng. Tôi hoàn toàn mất phương hướng, không biết làm thế nào để trợ giúp nhưng lại điên cuồng khao khát mình có thể giúp được. Tôi để lại một tin nhắn trên máy trả lời tự động của biên tập viên của tôi: ‘Tantine, tớ cần sự giúp đỡ của cậu, Carrie đã mất tích, cảnh
sát đang ở đây, tớ không biết phải làm gì, tớ lo lắng đến phát điên, hãy gọi lại cho tớ ngay.”
Chẳng mấy chốc đêm đã buông xuống Brooklyn. Không chỉ có Carrie chưa trở về, mà những điều tra của NYPD* cũng chưa mảy may thấy được một hướng triển khai dù là nhỏ nhất. Con gái tôi dường như đã bốc hơi, đã bị Vua Erl* khát máu, lợi dụng lúc tôi không chú ý, kéo vào bóng tối.
New York Police Department: Sở Cảnh sát New York. Nguyên văn: Roi des Aulnes, tức Erlkönig, vua của các loài yêu tinh, nhân vật trong thơ ca Đức, rất hắc ám và luôn dẫn dụ người ta đến cái chết.
Tám giờ tối, cấp trên của Rutelli, trung úy Frances Richard, xuống xe ở sân trước tòa nhà Lancaster, nơi tôi được đưa xuống trong lúc một đội cảnh sát lục soát kho xép của căn hộ.
– Chúng tôi đã cho theo dõi đường điện thoại của cô, cô ấy vừa dựng cổ áo khoác đi mưa lên vừa cho tôi biết. Con phố đã được phong tỏa và một cơn gió lạnh buốt thổi tràn trên phố Berry.
– Có khả năng kẻ bắt cóc con gái cô sẽ tìm cách liên lạc với cô để đòi tiền chuộc hoặc đưa ra yêu cầu nào đó khác. Nhưng hiện tại, cô cần theo chúng tôi về đồn.
– Vì lý do gì ? Làm sao các vị lại cho là con bé đã bị bắt cóc? Cửa vẫn…
– Đó là điều chúng tôi đang cố tìm ra, thưa cô.
Tôi ngẩng đầu nhìn bóng hình khổng lồ của tòa nhà nổi bật trên nền trời đen thăm thẳm. Có điều gì đó mách bảo tôi rằng Carrie vẫn đang ở trong ấy và rằng nếu tôi đi xa khỏi đây, đó sẽ là một sai lầm. Cố tìm sự trợ giúp, tôi nhìn Rutelli, nhưng ông tán thành với cấp trên:
– Hãy đi cùng chúng tôi, thưa cô. Cô cần trả lời chi tiết hơn nữa một số câu hỏi của chúng tôi.
Trích lời khai của cô Flora Conway
Thực hiện vào thứ Hai ngày 12 tháng Tư năm 2010 bởi thám tử Mark Rutelli và trung úy Frances Richard tại đồn Phân khu 90, số 211 phố Union Ave, Brooklyn, NY11211.
8 giờ 18 phút tối.
Trung úy Richard (đọc lại các ghi chép của mình): Cô nói với chúng tôi bố của Carrie tên là Romeo Filippo Bergomi. Anh ấy là vũ công ở nhà hát Opéra de Paris, có phải vậy không? Flora Conway: Vũ công hạng bốn.
Thám tử Rutelli: Cụ thể hơn thì như thế nghĩa là sao? Flora Conway: Trong thứ bậc của nhà hát, có các vũ công ngôi sao, vũ công hạng hai, vũ công hạng ba và vũ công hạng bốn.
Trung úy Richard: Ý cô anh ấy là kẻ thất bại?
Flora Conway: Không, tôi chỉ trả lời câu hỏi của các vị. Trung úy Richard: Anh Bergomi hiện tại hai mươi sáu tuổi, phải vậy không?
Flora Conway: Tôi cho là các vị đã thẩm tra rồi.
Thám tử Rutelli: Phải, chúng tôi đã liên lạc với anh ấy, việc hẳn là cô cũng nên làm. Chúng tôi thấy anh ấy có vẻ rất lo lắng. Anh ấy đã đặt gấp một chuyến bay. Anh ấy sẽ tới New York trong buổi sáng ngày mai.
Flora Conway: Chắc đây là lần đầu tiên anh ta lo lắng cho con gái. Cho đến hiện tại anh ta chưa bao giờ thực sự bận lòng như vậy.
Thám tử Rutelli. Cô giận anh ấy à?
Flora Conway: Không, tôi thấy rất ổn.
Thám tử Rutelli: Cô có nghĩ anh Bergomi hay những người thân cận của anh ấy có thể gây hại cho Carrie không? Flora Conway: Tôi không nghĩ vậy, nhưng tôi không thể đảm bảo. Tôi không thật sự hiểu anh ta.
Trung úy Richard: Cô không hiểu rõ bố của con gái cô sao?
8 giờ 25 phút tối.
Thám tử Rutelli: Cô có kẻ thù không, cô Conway? Flora Conway: Theo như tôi biết thì không.
Thám tử Rutelli: Vậy những người thù ghét, hẳn là có. Ai đó có thể thù hận một tiểu thuyết gia nổi tiếng như cô? Những đồng nghiệp kém may mắn hơn chăng?
Flora Conway: Tôi không có “đồng nghiệp”. Tôi không đi làm ở nhà máy hay văn phòng.
Thám tử Rutelli: Ý tôi là, cô hiểu điều tôi muốn nói mà. Mọi người ngày càng đọc ít đi, phải không? Cho nên đương nhiên vị thế là thứ trở nên quý giá. Điều đó hẳn tạo ra sự căng thẳng giữa các nhà văn như cô, những mối ghen ghét…
Flora Conway: Có lẽ vậy, nhưng không gì có thể dẫn tới một vụ bắt cóc trẻ con.
Trung úy Richard: Những tiểu thuyết cô viết, chúng thuộc thể loại gì?
Flora Conway: Không phải là thể loại các vị đọc.
Thám tử Rutelli: Còn về phía các độc giả? Cô không phát hiện thấy mình có một fan hâm mộ điên loạn nào như trong truyện, ờ, Misery* ư? Cô không nhận được bức thư hay thư điện tử nào từ những độc giả hơi phiền phức quá?
Tiểu thuyết của nhà văn Stephen King. Trong truyện, một nhà văn gặp một tệ nạn nghiêm trọng và được một người hâm mộ nữ đưa về chăm sóc. Do phát hiện nhà văn này đã giết chết nhân vật ưa thích của mình trong cuốn sách mới, người đàn bà quyết định bắt nhà văn phải cho nhân vật đó sống lại bằng những cách thức hết sức tàn độc.
Flora Conway: Tôi không đọc thư của độc giả, nhưng có lẽ biên tập viên của tôi thì có, hãy hỏi cô ấy.
Thám tử Rutelli: Vì sao cô không đọc thư của họ? Cô không hứng thứ muốn biết họ nghĩ gì về sách của mình ư? Flora Conway: Không.
Trung úy Richard: Vì sao vậy?
Flora Conway: Vì độc giả đọc cuốn sách mà họ muốn đọc, không phải cuốn sách mà ta đã viết.
8 giờ 29 phút tối.
Thám tử Rutelli: Nghề của cô kiếm có khá không, nhà văn? Flora Conway: Cũng tùy lúc.
Thám tử Rutelli: Bởi chúng tôi đã kiểm tra tài khoản ngân hàng của cô và không thể nói là cô nằm trên đống vàng… Flora Conway: Tôi đã dùng toàn bộ tiền tác quyền để mua căn hộ và sửa sang lại nó.
Thám tử Rutelli: Đúng là một căn hộ như vậy thì cũng ngốn khá tiền.
Flora Conway: Nó rất quan trọng với tôi.
Trung ủy Richard: Vì sao vậy?
Flora Conway: Nó có những bức tưởng để bào vệ tôi. Thám tử Rutelli: Bảo vệ cô khỏi ai?
8 giờ 34 phút tối.
Trung úy Richard (phe phẩy mục tin nhanh của AFP trước mắt): Tôi thấy mọi người đang nhắc về cô trên báo. Tôi biết bây giờ không phải lúc, nhưng chúc mừng cô đã giành Giải Kafka. Flora Conway: Quả đúng là không phải lúc…
Trung úy Richard: Vậy là cô không đến nhận giải ở Praha bởi vì, tôi dẫn lời trong bài báo, cô mắc chứng “sợ xã hội”, có phải vậy không?
Flora Conway: …
Thám tử Rutelli: Có phải vậy không, cô Conway?
Flora Conway: Tôi thật sự muốn biết thứ gì đang diễn ra trong đầu các vị mà khiến các vị thà mất thời gian hỏi tôi những loại câu hỏi như thế thay vì…
Trung úy Richard: Tối qua cô ở đâu? Ở trong căn hộ cùng con gái?
Flora Conway: Tối qua, tôi ra ngoài.
Trung ủy Richard: Để đi đâu?
Flora Conway: Đến Bushwick.
Thám tử Rutelli: Bushwick rộng lắm.
Flora Conway: Tới một quán bar ở phố Frederick: quán Boomerang.
Trung úy Richard: Đến quán bar khi mắc chứng sợ xã hội thì quả là lạ nhỉ, phải vậy không?
Flora Conway: OK, câu chuyện mắc chứng sợ xã hội đó là một trò ngu ngốc do Fantine, biên tập viên của tôi, nghĩ ra, để tôi khỏi phải gặp phóng viên và độc giả.
Thám tử Rutelli: Vì sao cô không chịu gặp họ?
Flora Conway: Vì đó không phải việc của tôi.
Thám tử Rutelli: Việc của cô là gì?
Flora Conway: Viết sách, chứ không phải là bán chúng. Trung úy Richard: Được rồi, trở lại với quán bar nào. Khi cô vắng mặt, thường thì ai sẽ trông Carrie?
Flora Conway: Một bảo mẫu, thường thì là thế. Hoặc Fantine, nếu tôi bị kẹt.
Thơm tư Rutelli: Vậy tối qua thì sao? Trong lúc cô ở quan Boomerang?
Flora Conway: Một bảo mẫu.
Thám tử Rutelli: Tên người đó là gì?
Flora Conway: Tôi chẳng biết gì về cô ta hết. Tôi gọi cho một công ty cung cấp dịch vụ trông trẻ, nhưng họ không bao giờ cử đến cùng một người.
8 giờ 35 phút tối.
Thám tử Rutelli: Vậy ở quán bar Boomerang hôm đó, cô đã làm gì?
Flora Conway: Những gì người ta thưởng làm trong quán bar thôi.
Thám tử Rutelli: Cô uống nhiều rượu?
Trung úy Richard: Cô chèo kéo đàn ông?
Flora Conway: Đó là một phần công việc của tôi.
Thám tử Rutelli: Công việc của cô, là uống nhiều rượu? Trung úy Richard: Và chèo kéo đàn ông?
Flora Conway: Công việc của tôi là đến nhiều nơi để quan sát mọi người, nói chuyện với họ, cố gắng đoán những điều thầm kín và tưởng tượng ra những bí mật của họ. Đó là nhiên liệu cho việc viết lách của tôi.
Trung úy Richard: Tối qua, cô có gặp gỡ mọi người chứ? Flora Conway: Tôi thật chẳng thấy chuyện đó có gì…
Trung úy Richard: Cô rời quán bar cùng một người đàn ông phải không, cô Conway?
Flora Conway: Phải.
Thám tử Rutelli: Anh ta tên là gì?
Flora Conway: Hassan.
Thám tử Rutelli: Cái gì Hassan?
Flora Conway: Tôi không biết.
Thám tử Rutelli: Hai người đã đi đâu?
Flora Conway: Về nhà tôi.
Trung úy Richard: Cô đã quan hệ tình dục với anh ta à? Flora Conway: …
Trung úy Richard: Cô Conway, có phải cô đã quan hệ tình dục với một người lạ mới gặp trước đó vài giờ, trong căn hộ của cô, nơi con gái cô đang ngủ?
8 giờ 46 phút tối.
Thám tử Rutelli: Tôi muốn cô chú tâm xem đoạn video này: đây là những hình ảnh chụp chiều nay từ một camera theo dõi đặt ở hành lang lầu sáu tòa nhà nơi cô sống.
Flora Conway: Tôi không biết có camera ở đó.
Trung úy Richard: Quyết định đã được ban quản trị tòa nhà thông qua cách đây sáu tháng. An ninh của Lancaster đã được tăng cường rất nhiều từ khi có nhiều người giàu mua lại các căn hộ để sửa sang.
Flora Conway: Nghe từ miệng cô, tôi đoán đó là một lời chỉ trích.
Thám tử Rutelli: Chiếc camera cho phép nhìn rõ cửa ra vào căn hộ nhà cô. Từ đây, chúng tôi thấy cô về từ trường cùng Carrie. Hãy nhìn thời gian hiện bên dưới màn hình: 15 giờ 53. Rồi không có gì nữa. Tôi đã xem đoạn băng tua nhanh. Không ai lại gần cửa nhà cô cho tới khi tôi đến lúc 16 giờ 58.
Flora Conway: Đó là điều tôi đã nói với ông!
Trung úy Richard: Câu chuyện này không thuyết phục. Tôi nghĩ cô không nói cho chúng tôi toàn bộ sự thật, cô Conway ạ. Nếu không ai đi vào hay đi ra từ nhà cô, vậy con gái cô vẫn còn ở đó.
Flora Conway: Nếu đúng thế, CÁC VỊ HÃY TÌM RA CON BÉ ĐI!
[Tôi đứng dậy khỏi ghế. Tôi nhìn thẳng vào hình ảnh mà tấm gương phản chiếu trước mắt mình: mặt tái nhợt, tóc vàng búi tó, áo sơ mi trắng, quần jean, áo khoác da. Tôi đứng đó. Và tôi cần tự nhủ mình sẽ tiếp tục trụ vững như thế.]
Trung úy Richard: Ngồi xuống đi, cô Conway! Chúng tôi chưa xong việc. Chúng tôi vẫn còn nhiều câu hỏi cần đặt cho cô. [Trong đầu, tôi lặp đi lặp lại với mình rằng tôi sẽ đối mặt. Rằng tôi đã từng rơi vào nghịch cảnh. Rằng tôi đã sống sót thoát khỏi nó. Và rằng cơn ác mộng này một ngày nào đó sẽ kết thúc. Và rằng…]
Thám tử Rutelli: Xin cô vui lòng ngồi xuống, cô Conway.
Trung úy Richard: Chết tiệt, cô ta ngất rồi. Đừng có ngây ra thế, ông Rutelli! Gọi cấp cứu đi. Lại thêm chuyện này đổ xuống đầu chúng ta nữa. Chết tiệt!
2
Một mớ dối trá
Khi nói chuyện với các nhà văn, bạn phải luôn ghi nhớ rằng họ không phải người bình thường.
Jonathan COE
1.
Sáu tháng trước, ngày 12 tháng Tư năm 2010, con gái ba tuổi của tôi, Carrie Conway, đã bị bắt cóc trong lúc hai mẹ con tôi đang chơi trốn tìm trong căn hộ nhà mình ở Williamsburg.
Sau khi ngất đi trong lúc lấy lời khai ở đồn cảnh sát, tôi tỉnh dậy trong một phòng bệnh ở Trung tâm bệnh viện Brooklyn, nơi tôi ở lại vài giờ dưới sự giám sát của hai nhân viên Cục Điều tra Liên bang FBI. Văn phòng Cục tại thành phố New York đã tiếp quản cuộc điều tra. Một trong hai nhân viên nói với tôi rằng một đội cảnh sát đang “róc xương” căn hộ nhà tôi, và nếu Carrie vẫn ở đó, nhất định họ sẽ tìm ra con bé. Tôi phải chịu đựng cuộc thẩm vấn thứ hai và tôi lại thấy mình bị tấn công bởi ngọn lửa ẩn chứa trong những câu hỏi của họ, cứ như thể vấn đề ở đây chính là tôi. Như thể tôi, chính tôi, có câu trả lời cho bí ẩn này: chuyện gì đã xảy ra với Carrie?
Ngay khi lấy lại đủ sức lực, tôi yêu cầu được ra viện và đến trú nhờ nhà biên tập viên của tôi, Fantine de Vilatte. Tôi ở đó một tuần, trong lúc chờ đợi họ cho tôi quay về Lancaster.
2.
Kể từ ngày hôm đó, cuộc điều tra không tiến triển thêm một li nào.
Từng tháng qua đi, mỗi ngày tôi đều như sống trong một màn sương mịn. Chờ đợi trong tuyệt vọng một điều gì đó sẽ diễn ra: tìm thấy một manh mối, bắt được một kẻ tình nghi, một yêu cầu đòi tiền chuộc. Thậm chí chờ đợi một viên cảnh sát đến nhà thông báo đã tìm thấy thi thể con gái tôi. Gì cũng được, còn hơn là chờ đợi vô vọng như thế này. Bất cứ chuyện gì cũng còn hơn sự hư vô này.
Dưới chân tòa nhà Lancaster, vào bất cứ giờ nào bất kể ngày đêm, luôn có một chiếc máy quay, một thợ ảnh, một hay nhiều phóng viên chờ đợi để gí micro vào mặt tôi. Không còn là đám đông ồn ào như những ngày đầu khi có đến hàng chục người đứng chầu chực nữa, nhưng cũng đủ để khiến tôi không muốn ra ngoài.
Thứ mà họ gọi là “vụ Carrie Conway” đã trở thành một tin vặt “khiến cả nước Mỹ say mê theo dõi”, theo công thức gây sốc của các kênh tin tức. Đủ thể loại được họ đưa ra: “bí ẩn mới trong căn phòng màu vàng”, “bi kịch tầm cỡ Hitchcock” “Agatha Christie phiên bản 2.0”, đấy là chưa kể những viện dẫn đến
Stephen King vì tên của con gái tôi* hay những giả thiết điên khùng nhất nhan nhản trên Reddit.
Nhà văn Stephen King có một tiểu thuyết tên là Carrie. Ngày này qua ngày khác, những người chưa bao giờ nghe nói về tôi, chưa bao giờ đọc một cuốn sách của tôi, thậm chí chưa bao giờ đọc bất cứ cuốn sách nào, bắt đầu moi móc những câu văn có ngầm ý trong các tiểu thuyết cũ của tôi và bóp méo chúng bằng cách dựng lên những giả thiết nực cười. Đời tư của tôi và những người tôi từng gặp bị lột trần bởi những con kền kền đang lùng sục những căn cứ buộc tội. Bởi tôi thừa hiểu họ luôn đi đến kết luận này: chắc chắn tôi là hung thủ gây ra vụ mất tích của con gái tôi.
Và cái hiệu ứng truyền thông đó là viên thẩm phán tệ hại nhất. Nó chẳng bận tâm đến bất kỳ bằng chứng nào, bất kỳ suy ngẫm, bất kỳ sắc thái nào. Nó không tìm kiếm sự thật, mà tìm sự trình diễn. Nó đi tắt, theo kiểu giai thoại, tự nuôi dưỡng bằng sự hấp dẫn dễ dãi của hình ảnh, sự lười biếng của báo chí và những độc giả u mê vì lệ thuộc vào những cú nhấp chuột. Vụ mất tích của con gái tôi, cái thảm kịch tàn phá tôi đối với họ chỉ là một trò tiêu khiển, một màn kịch, một đối tượng để nói lời hay ý đẹp và để cười khẩy. Thật lòng mà nói cách xử sự đó cũng không phải đặc trưng riêng của những tờ báo lá cải hay bình dân. Một số hãng truyền thông khác tự xưng là nghiêm túc cũng hăng hái nhập cuộc. Họ cũng thích lăn lộn dưới bùn cùng lũ lợn như người khác, nhưng lại không hoàn toàn thừa nhận chuyện đó. Vậy là, một cách trơ trẽn, họ khoác lên thói rình mò của mình
tấm áo “điều tra”. Cái từ thần kỳ biện minh cho sự mê hoặc bệnh hoạn và những trò quấy rối của họ.
Sự vây ráp của họ khiến tôi thành tù nhân, ẩn náu suốt cả ngày trong khối lập phương bằng kính trên lầu sáu. Đã nhiều lần Fantine đề nghị tôi đến ở nhà cô ấy, nhưng tôi luôn tự nhủ rằng nếu Carrie trở về, con bé sẽ quay về đây, về nhà chúng tôi, trong căn hộ của chúng tôi.
Lối thoát duy nhất của tôi là mái thượng của tòa nhà: một sân cầu lông cũ quây bằng phên tre có thể nhìn được toàn cảnh 360 độ đường chân trời của Manhattan và Brooklyn. Thành phố trông vừa xa lại vừa gần với những chi tiết nhỏ nhất: những miệng cống khạc ra hơi nước tỏa khắp mọi hướng, những hình ảnh phản chiếu biến đổi trên cửa kính các tòa nhà, thang thoát hiểm bằng gang bám trên những mặt tiền nhà xây bằng sành đỏ.
Mỗi ngày tôi lên đây vài lượt để hít thở. Thậm chí, thỉnh thoảng tôi còn trèo lên cao hơn, bằng chiếc thang sắt gỉ sét dùng để leo lên bể nước ăn của tòa Lancaster. Từ đây, quang cảnh có thể gây chóng mặt. Cả bầu trời và khoảng không đều muốn giành lấy sự chú tâm của bạn. Và khi nhìn xuống, tôi cảm nhận được cái cám dỗ muốn lao mình nhảy xuống, thứ gợi nhắc cho tôi rằng trong suốt cuộc tồn tại của mình, chưa bao giờ tôi tạo dựng được một mối thân tình gia đình hay bè bạn nào dù là nhỏ nhất.
Carrie là sự gắn bó duy nhất của tôi với thế giới. Nếu người ta không tìm thấy con bé, tôi biết một ngày nào đó tôi sẽ lao xuống khoảng không ấy. Điều đó đã được viết, đâu đó trong cuốn sách
của thời gian. Mỗi ngày, tôi đều trèo lên tòa lâu đài nước để xem liệu có phải hôm nay chính là ngày đó không. Trong một thoáng, sợi chỉ hy vọng mong manh ngăn giữ tôi không chuyển sang hành động, nhưng vụ mất tích ngày càng kéo dài và tôi lo sợ mình không thể đối mặt với nó được lâu nữa. Những ý nghĩ cực đoan nhất chen chúc nhau trong tâm trí tôi. Không đêm nào tôi không giật mình tỉnh giấc, người ướt đẫm mồ hôi, hơi thở nghẹn lại, trái tim run rẩy, chệch choạc như sợi dây xích xe đạp. Trong ký ức của tôi, những hình ảnh về Carrie bắt đầu mờ nhạt. Tôi cảm nhận rõ con bé đang rời bỏ tôi. Khuôn mặt con bé nhòe đi, tôi không còn nhớ chính xác những cử chỉ điệu bộ, ánh mắt sắc sảo, ngữ điệu lên xuống trong giọng nói con bé nữa. Do đâu? Rượu? Thuốc chống lo âu? Thuốc chống trầm cảm? Là thứ gì cũng không quan trọng. Cảm giác như tôi đang đánh mất con bé lần thứ hai.
Kỳ lạ thay, người duy nhất lo lắng cho tôi là Mark Rutelli, Viên cảnh sát đã về hưu được ba tháng và kể từ đó, ông ấy tới thăm tôi ít nhất mỗi tuần một lần để báo cho tôi những tin tức mới nhất trong cuộc điều tra lại của ông, hiện vẫn không có tiến triển gì.
Và một người nữa, là biên tập viên của tôi, Fantine.
3.
– Tớ nhắc lại, Flora: cậu nhất định phải rời khỏi nơi này. 4 giờ chiều. Ngồi trên chiếc ghế quầy bar trong bếp, tay cầm tách trà, Fantine de Vilatte thuyết phục tôi chuyển nhà không
biết đã lần thứ bao nhiêu.
– Chỉ khi sống ở một nơi mới, cậu mới hồi phục trở lại được. Cô ta mặc chiếc váy cổ tim in hoa, áo khoác da màu đen và đi đôi bốt da gót cao màu vàng nâu. Mái tóc màu nâu đỏ của cô ta, được búi lên cao, giữ bằng chiếc kẹp tóc lớn đính ngọc trai, ánh lên từng sợi trong ánh sáng mùa thu.
Càng ngắm cô ta, tôi càng có cảm tưởng tôi đang thấy chính mình trong gương. Chỉ trong vài năm, thành công mà nhà xuất bản của Fantine có được đã biến đổi cô ta. Cô ta, trước kia rất dè dặt và vô vị nay đã trở nên tự tin và quyến rũ. Bây giờ, trong những cuộc trò chuyện, cô ta nói nhiều hơn nghe và ngày càng ít kiểm chế hơn khi người ta đi ngược ý muốn của mình. Bằng những nét điểm xuyết nho nhỏ, cô ta trở thành phiên bản khác của tôi. Cô ta ăn mặc giống tôi, phỏng theo điệu bộ của tôi, cách tôi nói đùa, những từ ngữ của tôi, cách tôi vén gọn một lọn tóc ra sau tai. Cô ta còn kín đáo xăm một hình dải Mobius ở bên phải cổ, đúng vị trí hình xăm của tôi. Tôi càng héo úa, cô ta càng tươi tắn; tôi càng ủ dột, cô ta càng rạng rỡ.
Tôi gặp Fantine lần đầu tại Paris cách đây bảy năm, trong hoa viên khách sạn Salomon de Rothschild vào dịp phát hành tại Pháp cuốn tiểu thuyết mới của một ngôi sao văn chương Mỹ.
Hồi đó tôi rời New York vài tháng để dạo một vòng quanh châu Âu và vừa đi tôi vừa làm vài công việc nho nhỏ để trang trải chi phí. Tối hôm đó, tôi làm nhân viên phục vụ sâm banh cho khách mời. Khi ấy, Fantine là trợ lý của trợ lý của giám đốc văn học của một nhà xuất bản lớn. Hay nói cách khác thì chẳng là ai
cả. Fantine trong suốt, mọi người bước qua nhưng chẳng ai thấy cô. Một cô gái giấy bóng kính cảm thấy có lỗi vì sự tồn tại của bản thân và không biết phải làm gì với cơ thể và ánh mắt mình.
Người duy nhất nhìn thấy cô, là tôi. Bởi tôi là tiểu thuyết gia từ trong tâm hồn. Vì cái tài của tôi, có lẽ là tài năng duy nhất của tôi, tóm lại là thứ tôi biết làm giỏi hơn những thứ khác: phát hiện thấy ở mọi người thứ gì đó mà tự họ không nhận ra. Cô ta nói được hai thứ tiếng, nên chúng tôi trao đổi qua lại chút ít. Đập vào tôi là thứ cảm xúc nước đôi ở cô ta: sự kinh tởm cái giới nơi cô ta đang làm việc và nỗi khao khát được là một phần của nó bất chấp tất cả. Đồng thời tôi nhận thấy cô ta cũng tìm ra điều gì đó ở tôi và thú thật là tôi thấy dễ chịu khi ở cạnh cô ta. Thế là đủ để tôi nói với cô ta rằng mình đang hoàn thành một cuốn tiêu thuyết. Một câu chuyện về nhiều nhân vật với nhan đề Cô gái trong Mê cung, kể về hành trình của nhiều cư dân New York gặp nhau trong một quán bar trên phố Bowery ngày 10 tháng Chín năm 2001.
– Mê Cung, đó là tên quán bar, tôi giải thích.
– Hãy hứa rằng tôi sẽ là người đầu tiên được gửi cho xem tiểu thuyết của cô!
Vài tuần sau, tôi gửi qua thư điện tử cho cô ta bản thảo tôi đã hoàn thành sau khi trở về New York. Trong mười ngày, tôi không nhận được tin tức hay thông báo đã tiếp nhận nào. Rồi một buổi chiều tháng Chín, Fantine gõ cửa căn hộ của tôi. Khi đó tôi sống trong căn hộ một phòng nhỏ ở Hell’s Kitchen. Một tòa nhà đã xuống cấp ở đại lộ 11, nhưng nhìn ra quang cảnh tuyệt
đẹp của sông Hudson và vùng bờ biển New Jersey. Vẻ ngoài của Fantine ngày hôm đó vẫn in đậm trong tâm trí tôi: chiếc áo khoác đi mưa màu xám nâu nhạt, cặp kính gái ngoan và chiếc cặp của nhân viên ngân hàng. Không vòng vo, Fantine nói cô ta mê mệt Cô gái trong Mê cung và rằng cô ta muốn xuất bản nó, nhưng không phải ở nhà xuất bản nơi cô ta đang làm việc: cô ta muốn thành lập nhà xuất bản của riêng mình, một nơi lý tưởng và vừa vặn để xuất bản tiểu thuyết của tôi. Trong lúc tôi tỏ ra hoài nghi, cô ta lôi từ trong cặp ra một tập hồ sơ bìa cứng, bên trong là một giấy yêu cầu vay tiền ngân hàng vừa có hiệu lực. “Tớ có tiền để làm vụ này, Flora. Và chính câu chuyện của cậu đã cho tớ sức mạnh để làm điều đó.” Rồi ánh mắt ngời sáng, cô ta nói tiếp: “Nếu cậu tin tưởng, tớ sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì cuốn sách của cậu.” Vì tôi luôn có cảm giác cuốn sách của tôi chính là tôi, nên điều tôi nghe được là: “Tớ sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì CẬU.” Đây là lần đầu tiên có người nói như thế với tôi và tôi tin vào sự chân thành của cô ta. Tôi chuyển nhượng tác quyền toàn cầu cuốn tiểu thuyết của tôi cho cô ta.
Fantine giữ lời và dồn toàn bộ sức lực che chở cuốn sách. Chưa đầy một tháng sau, tại hội chợ sách Frankfurt, tác quyền của Cô gái trong Mê cung đã được chuyển nhượng cho hơn hai mươi nước. Tại Mỹ, cuốn sách được nhà xuất bản Knopf phát hành kèm lời giới thiệu của Mario Vargas Llosa đảm bảo rằng cuốn tiểu thuyết “được tạc trên cùng một phiến đá” với kiệt tác của ông, Conversación en la Catedral*. Nhà phê bình thuộc hàng ngôi sao của mục văn chương trên nhật báo The New York Times,
nhân vật đáng gờm Michiko Kakutani, nhận định cuốn tiểu thuyết có “lối viết thô ráp và táo bạo” và đã khắc họa “những mảnh đời tạo nên bức chân dung gây xúc động của một thế giới sắp đi đến hồi kết”.
Trò chuyện trong quán La Catedral.
Guồng máy đã chạy. Cả thế giới đều đọc Cô gái trong Mê cung. Không hẳn đọc vì những lý do chính đáng và thường thì hoàn toàn không nắm được ý tưởng của cuốn sách. Cơ chế gắn liến với thành công.
Một ý tưởng tài tình nữa của Fantine là sắp đặt sự xuất hiện hiếm hoi của tôi trên truyền thông. Thay vì cáo lỗi do tôi từ chối xuất hiện trước công chúng, cô ta lại biến điều đó thành một chiêu trò thương mại, chỉ đưa ra một tấm ảnh duy nhất về tôi - bức ảnh đen trắng có vẻ bí ẩn, trên đó trông tôi giống Veronica Lake*. Tôi trả lời phỏng vấn qua thư điện tử với những phóng viên mà tôi không gặp mặt bao giờ, tôi từ chối các buổi ký tặng ở hiệu sách hay các buổi nói chuyện ở trường đại học và thư viện. Vào cái thời mà rất nhiều nhà văn bắt đầu phô bày đời sống riêng tư hay mải miết với những cuộc tranh luận không hồi kết trên các mạng xã hội, sự khổ hạnh về mặt truyền thông khiến tôi thành kẻ khác người. Trên mọi bài báo, tôi được giới thiệu là cô Flora Conway “rất kín đáo” hay “rất bí ẩn”. Và tôi thấy chuyện đó hợp với mình.
(1922-1973), nữ diễn viên người Mỹ, một trong những minh tinh nổi tiếng nhất Hollywood những năm 1940.
Tôi viết cuốn tiểu thuyết thứ hai, rồi cuốn thứ ba là cuốn mang về cho tôi một giải thưởng văn học. Nhờ thành công này, nhà xuất bản Fantine de Vilatte, đặt tại Paris, giành được uy tín quốc tế. Fantine xuất bản cả các tác giả khác. Một số người cố gắng viết giống Flora Conway và một số khác nhất quyết không viết giống Flora Conway, nhưng cả thế giới rốt cuộc đều đặt mình so với tôi. Và tôi cũng thấy ổn với chuyện đó. Tại Paris, cả giới văn nghệ sĩ ở Saint-Germain-des-Prés* đều yêu quý “Fantine”. Fantine xuất bản thứ “văn học khó tính”, Fantine bảo vệ các hiệu sách nhỏ, Fantine bảo vệ các tác giả của mình. Fantine, Fantine, Fantine…
Saint-Germain-des-Prés là khu phố cổ ở quận VI, Paris. Đây từ lâu đã được coi là trung tâm của văn chương, nghệ thuật ờ Paris, là nơi lui tới thường xuyên của các văn nghệ sĩ.
Có một hiểu lầm lớn giữa chúng tôi: Fantine nghĩ cô ta đã thực sự “phát hiện” ra tôi. Thậm chí cô ta còn nói “những cuốn sách của chúng tôi” khi đề cập đến những tiểu thuyết của tôi. Tôi hình dung lúc này hay lúc khác rồi chúng tôi cũng sẽ đều xuất hiện như thế trước các nhà xuất bản. Nhưng thật lòng mà nói, ai đã trả tiền cho căn hộ của cô ta ở Saint-Germain-des-Prés, cho ngôi nhà nông thôn của cô ta ở Cape Cod, tiền thuê căn hộ của cô ta ở Soho?
Khi tôi mang thai Carrie, lần đầu tiên tôi thấy cuộc sống thú vị hơn việc viết văn. Cảm giác đó còn kéo dài cả sau khi Carrie chào đời. Kể từ đó, “cuộc sống thực” níu giữ tôi nhiều hơn, vì tôi
có một vai tích cực hơn cần phải diễn. Tôi thấy mình bớt đi nhu cầu tách biệt khỏi thực tại.
Khi mừng lễ sinh nhật đầu tiên của Carrie, Fantine kể với tôi nỗi lo của cô ta về tiến độ cuốn sách tiếp theo của tôi. Tôi nói với cô ta không phải là sẽ không bao giờ có những cuốn tiêu thuyết khác nữa, nhưng tôi sẽ tạm dừng một thời gian rất dài.
– Cậu đừng có lãng phí tài năng chỉ vì một con bé con! cô ta nổi cáu.
Tôi đáp lại rằng tôi đã quyết định như vậy. Rằng những ưu tiên trong đời tôi đã thay đổi và rằng tôi muốn dồn sức chăm lo cho con gái tôi thay vì những cuốn sách.
Và điều này, Fantine không ủng hộ.
4.
– Để thoát khỏi cái hố đen này, cậu phải viết trở lại. Fantine đặt tách trà lên bàn và khẽ nhún vai trước khi giải thích những gì mình nói.
– Trong đầu cậu vẫn còn ba hay bốn cuốn sách lớn nữa. Và việc của tớ là giúp cậu lôi chúng ra.
Hoàn toàn vô cảm trước đau khổ của tôi, từ lâu cô ta đã gạt sang bên vụ mất tích của Carrie và thậm chí còn không thèm giả vờ quan tâm.
– Sao cậu có thể muốn tớ viết sách được nhỉ? Tớ chỉ là một vết thương đang há miệng. Mỗi sáng thức dậy tớ đều muốn được chết đi.
Tôi bỏ sang phòng khách, nhưng cô ta đi theo.
– Nói chính xác thì, cậu nên viết về điều đó. Có rất nhiều nghệ sĩ đã đánh mất con của mình, nhưng điều đó không ngăn được họ sáng tác.
Fantine không hiểu. Mất đi một đứa con không phải loại đau khổ mà bạn có thể coi là thử thách sẽ khiến mình mạnh mẽ hơn khi vượt qua được. Nó là thứ đau khổ sẽ bẻ gãy bạn. Và nó sẽ quật ngã bạn trên chiến trường mà không hề có hy vọng vết thương bạn mang một ngày nào đó sẽ lành. Nhưng tôi biết cô ta không muốn nghe điều đó và tôi thích chọn cách nói ngắn gọn.
– Cậu không có con, vậy nên cậu không có quyền nói. – Tớ muốn nói với cậu điều này: tớ thích lời nói của cậu, chứ không phải của tớ. Trong nhiều thể loại rất khác nhau, có những kiệt tác được viết dưới ảnh hưởng của nỗi đau. Ở vị trí ngược sáng, hình bóng cô ta nổi bật trên bức vách kính trong khi cô ta thao thao liệt kê:
– Hugo viết Ngày mai, sau hoàng hôn không lâu sau cái chết của con gái, Duras viết Nỗi đau với những cuốn sổ tay bà đã viết kín trong chiến tranh, Styron viết Trước mặt bóng tối khi đang dần thoát khỏi một cơn trầm cảm kéo dài năm năm, còn…
– Cậu thôi đi!
– Viết là cách giải thoát cuối cùng của cậu, cô ta lý luận. Không có những cuốn sách, cậu sẽ mãi rót rượu cho những tên say xỉn, ở Mê cung hay ở đâu đó. Cậu sẽ vẫn là người phụ nữ như hồi cậu đến tìm tớ: một cô gái nghèo khổ, một cô gái lôi thôi…
– Đừng có xuyên tạc, chính cậu mới là người tìm đến tớ! Tôi biết thủ đoạn của cô ta: tung ra nhiều đòn để khiến một thứ gì đó trong lòng tôi dao động. Cách đó có thể từng hiệu nghiệm, nhưng giờ thì không.
– Flora, nghe tớ này. Cậu đang ở vị thế mà cậu luôn mơ ước có được. Cậu nhớ không, lúc cậu mười bốn tuổi, ở thư viện thành phố Cardiff, cậu đã đọc sách của George Eliot hay Katherine Mansheld. Hồi ấy cậu mơ ước được là người mà giờ cậu đã trở thành: nữ tiểu thuyết gia bí ẩn Flora Conway với những độc giả từ khắp thế giới chờ đợi cuốn sách tiếp theo.
Kiệt sức vì bài diễn văn của cô ta, tôi thả mình xuống trường kỷ. Đứng trước tủ sách của tôi, Fantine lục lọi khắp các ngăn giá. Cuối cùng cô ta cũng tìm thấy thứ muốn tìm: một tờ The New Yorker cũ có đăng một trong số các bài phỏng vấn tôi.
– Chính cậu đã nhắc đi nhắc lại suốt bài phỏng vấn: “Sự hư cấu cho phép giữ khoảng cách với những khổ đau. Nếu không tạo ra được thế giới của riêng mình, chắc chắn tôi sẽ chết trong thế giới của những người khác.”
– Câu này hẳn là tớ mượn trong Nhật ký của Anaäs Nin. – Không quan trọng. Dù muốn hay không, rốt cuộc cậu vẫn sẽ viết trở lại. Vì cậu không thể không làm thế. Cậu sẽ sớm thực hiện trở lại nghi thức nho nhỏ của mình: đóng mọi tấm rèm, hạ nhiệt độ điều hòa đến khi căn phòng lạnh như trong tủ lạnh. Cậu sẽ bật những đĩa nhạc jazz ướt át, sẽ lại bắt đầu rít thuốc như ống bễ rồi…
– Không.
– Nhưng mọi chuyện không diễn ra như vậy, Flora. Chính những cuốn sách quyết định cậu phải viết chúng, chứ không phải ngược lại.
Đôi khi, tôi có cảm tưởng Fantine không thực sự tồn tại. Đó chỉ là một giọng nói trong đầu tôi. Khi là dế Jimmy lúc là ông Hyde* một dòng xoáy những suy nghĩ kích động hoặc trái ngược. Vì tôi không phản ứng, cô ta ra đòn tấn công tiếp:
Dế Jimmy (hay Dế-biết-nói) là nhân vật trong Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio của tác giả Carlo Collodi, được coi như lương tâm của Pinocchio. ông Hyde là nhân cách thứ hai, một nhân cách rất tồi tệ, của bác sĩ Jekyll trong tác phẩm Bác sĩ Jekyll và ông Hyde của tác giả Robert Louis Stevenson.
– Nỗi đau là nhiên liệu tốt nhất cho nhà văn. Biết đâu một ngày nào đó, thậm chí cậu sẽ tự nhủ việc Carrie mất tích lại là một may mắn.
Tôi không ngẩng lên. Tôi đang chết, thậm chí càng lúc tôi càng khó cảm thấy giận dữ. Tất cả những gì tôi có thể nói, đó là: – Tớ muốn cậu đi đi.
– Tớ sẽ đi, nhưng trước hết tớ có một bất ngờ cho cậu. Cô ta lôi từ trong chiếc túi xách Phantom bằng da sần ra một chiếc hộp.
– Cậu có thể giữ nó. Tớ không thích những bất ngờ của cậu. Lờ di lời tôi nói, cô ta đặt món quà lên bàn phòng khách. – Cái gì thế?
– Phần đầu của giải pháp, cô ta trả lời trước khi rời khỏi phòng khách và đóng sập cửa nhà tôi.
3
Tầng hầm thứ ba mươi sáu
Hãy nuôi dưỡng ở bạn niềm say mê viết, và sức mạnh hủy diệt của thực tại sẽ nằm trong tầm tay bạn.
Ray BRADBURY
1.
Vấn đề hiện tại, đó là, vì Fantine đã tiêm nhiễm cái ý nghĩ chết tiệt về thuốc lá vào đầu tôi, nên tôi lại thèm hút một điếu. Trong bếp, tôi tìm thấy một bao dở mà tôi giấu trên nóc một cái giá, chỉ dành để đối mặt với những thời điểm như lúc này.
Tôi châm lửa và rít ba hơi lo lắng rồi trở ra bàn phòng khách để kiểm tra “món quà” - mà tôi đoán là đã tẩm độc - của Fantine. Đó là một cái hộp gỗ hình vuông màu nâu, cao chừng mười xăng ti mét. Trên bề mặt lấp lánh và lấm chấm đốm với những ánh phản chiếu màu đỏ sống động, trông giống da rắn. Tôi đã đoán ra thứ nằm bên trong trước cả khi mở hộp: một chiếc bút máy hàng hiệu. Fantine có cái nhìn lãng mạn về hành vi viết. Cô ta thật lòng nghĩ rằng tôi viết các bản thảo nháp bằng bút máy Caran d’Ache trong những cuốn sổ Moleskine mua trên phố Christopher. Vì thế cô ta thường tặng tôi những chiếc bút đắt đỏ
để chúc mừng ngày phát hành một cuốn sách hoặc khi có một bản dịch mới.
Không phải thế đâu, bà cô à, mọi chuyện không diễn ra như thế đâu.
Nếu trước khi khởi động viết một cuốn tiểu thuyết mà tôi có viết hàng trăm trang ghi chép, thì chủ yếu cũng chỉ là dùng bút bi Bic Cristal và trên những tập giấy giá 99 xu mua ở cửa hàng tiện lợi gần nhà. Chỉ có trong phim hoặc trên quảng cáo mới có những tiểu thuyết gia viết văn bằng những chiếc bút Montblanc to bằng cẳng tay.
Tôi mở hộp. Bên trong là một chiếc bút máy kiểu cổ điển kèm theo lọ mực. Một mẫu bút rất đẹp của Dunhill Namiki có lẽ đã ra đời từ những năm 1930, với ngòi bằng vàng và thân màu đen sơn mài trang trí các hoa văn kiểu Nhật bằng xà cừ, vàng lá và vỏ trứng. Ở gần ngòi bút là những đường lượn hình sóng biển, khi lan đến ống mực, chúng nhường chỗ cho những cành hoa anh đào xen vào. Những bông hoa sakura nổi tiếng, biểu tượng cho tính chất mong manh trong sự tồn tại của chúng ta.
Tôi lấy chiếc bút ra khỏi hộp. Nó quả là một món đồ tuyệt đẹp - thậm chí, một tác phẩm nghệ thuật đích thực - nhưng thực sự đã lỗi thời. Tôi tưởng tượng ngay cảnh Zelda Fitzgerald hay Colette* vừa viết bằng một chiếc bút tương tự vừa nhấm nháp sô cô la - hay nhiêu khả năng hơn là uống rượu gin hoặc vodka. Trên thân bút có một cần gạt ánh xà cừ. Tôi kéo lưỡi gà và nhúng ngòi bút vào lọ mực để lẩy đầy mực vào ống. Mực có màu nâu đồng và khá đặc.
Zelda Fitzgerald (1900-1948), nhà văn, họa sĩ nổi tiếng người Mỹ, là vợ của nhà văn F. Scott Fitzgerald.
Colette (1873-1954), nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng người Pháp. Tôi mang chiếc bút ra bàn bếp. Trong một thoáng tôi tự nhủ mình sẽ đi pha trà, nhưng tôi biết chắc rốt cuộc mình sẽ đi lấy một trong số những chai vang Meursault đang ngủ yên ở hầm rượu. Tôi rót một ly rồi vừa nhấm nháp từng ngụm nhỏ vừa đi tìm quyển vở học sinh mà - từ cách đây rất lâu - tôi dùng để ghi chép các công thức nấu ăn. Tôi tìm thấy nó được xếp trong đống dụng cụ làm bếp. Khi lật giở cuốn vở, tôi nhận ra ý định bếp núc của mình thời đó chưa hề vượt quá công thức làm bánh kếp Suzette hay món bánh khoai tây vùng Dauphiné. Tôi vặn mở nắp bút và nguệch ngoạc ký lên một trang giấy trắng để thử bút. Ngòi bút trượt trên giấy. Nét chữ rất mềm mại, trơn tru, mực chảy ra không quá chậm, không quá nhanh.
2.
“Tôi căm ghét thứ văn chương an ủi”, tôi đã quen khẳng định như vậy trong các cuộc phỏng vấn. Tôi thường nói thêm rằng: “Tôi chưa bao giờ nghĩ văn chương phải có tác dụng chữa lành hay sửa chữa thế giới. Và tôi viết hoàn toàn không phải để các độc giả của mình cảm thấy khá hơn sau khi đọc sách của tôi.”
Tôi nói như vậy bởi vì đó là điều người ta chờ đợi ở tôi. Hay đúng hơn: đó là điều người ta chờ đợi ở nhân vật Flora Conway mà tôi đã xây dựng cùng Fantine. Đó là điều người ta chờ đợi ở một nhà văn làm ra vẻ nghiêm túc: một người bảo vệ cho thứ
văn chương lý tưởng đầy tính thẩm mỹ, tri thức, không có bất kỳ mục đích nào khác ngoài hình thức. Người tự khoác lên mình lời khẳng định của Oscar Wilde: “Những cuốn sách được viết tốt hay viết dở, chỉ vậy thôi.”
Sự thực là tôi chẳng hề nghĩ đến một từ nào trong những lời đó. Thậm chí tôi luôn nghĩ ngược lại: sức mạnh to lớn của văn chương hư cấu nằm ở quyền năng nó cho phép chúng ta chạy trốn thực tại hay băng bó những vết thương ta phải chịu do bạo lực xung quanh gây ra. Tôi ngắm chiếc bút Dunhill Namiki. Suốt một thời gian dài, tôi có niềm tin sắt đá rằng ngòi bút chính là chiếc đũa thần. Tôi thực sự tin vậy. Không phải giả vờ ngây thơ. Bởi nó đúng là thế đối với tôi. Từ ngữ là những mảnh Lego. Khi ghép chúng lại, tôi kiên nhẫn xây dựng một thế giới thay thế. Khi ở bên bàn làm việc, tôi là nữ hoàng của một thế giới vận hành ít nhiều theo ý chí của tôi. Tôi có quyền sinh quyền sát đối với các nhân vật. Tôi có thể tiêu diệt những kẻ ngu ngốc, ban ơn huệ cho những người xứng đáng hơn, đưa ra các phán xét theo quan điểm đạo đức của mình tại thời điểm đó mà không cần biện minh. Tôi đã xuất bản ba cuốn sách, nhưng tôi có cả chục cuốn đang ấp ủ trong đầu. Chúng vẽ nên một thế giới hư cấu mà thời gian tôi sống trong đó cũng gần bằng thời gian tôi sống ở thế giới thực.
Nhưng thế giới đó hôm nay với tôi lại không thể chạm tới. Chiếc đũa thần chỉ còn là món đồ trang trí không có tác dụng gì trước sự mất tích của một bé gái ba tuổi. Thực tại đã phũ phàng
giành lại quyền lực của nó, để bắt tôi phải trả giá vì những ý định tự giải thoát.
Tôi rót thêm ly rượu nữa rồi lại ly nữa. Rượu và những viên an thần benzo, món cocktail tuyệt nhất để tan biến đi. Sự mệt mỏi và cảm giác tuyệt vọng phủ bóng đen lên tôi. Biết đâu một ngày nào đó, thậm chí cậu sẽ tự nhủ việc Carrie mất tích lại là một may mắn. Những lời bậy bạ của Fantine vang vọng trong đầu tôi. Giờ, khi chỉ còn một mình, tôi không cố kìm nén nước mắt nữa. Cuộc nói chuyện đó đã để lại những dấu vết. Làm sao Fantine dám nghĩ tôi có thể trở lại làm việc chỉ sau một cái búng tay? Lúc này cần phải có nguồn năng lượng vượt mức bình thường mới có thể viết được. Một sức mạnh về cả thể chất và tinh thần. Vậy mà con thuyền của tôi tứ phía đều bị rò nước. Để viết một cuốn tiểu thuyết cần phải đi xuống nơi sâu thẳm trong tâm hồn. Tới một nơi tăm tối mà tôi gọi là tầng hầm thứ ba mươi sáu. Ở đó có những ý tưởng táo bạo nhất, những tia lửa điện, linh hồn của các nhân vật, tia chớp của sáng tạo. Nhưng tầng hầm thứ ba mươi sáu là vùng đất thù địch. Để đối mặt với những kẻ canh giữ nó và trở về nguyên vẹn sau một hành trình như vậy, cần có những nguồn sức mạnh mà hiện giờ chúng đã rời bỏ tôi. Tôi chỉ còn được tưới tắm bằng một nỗi đau dai dẳng thiêu đốt các mạch máu trong người không ngừng nghỉ, từ sáng tới tối. Tôi không thể viết, tôi không muốn viết. Tôi chỉ muốn duy nhất một điều: gặp lại con gái tôi. Kể cả đó có thể là lần cuối cùng.
Và đó là điều tôi viết, như một câu mật chú, bằng chiếc bút máy, vào cuốn vở nhỏ ghi công thức nấu ăn:
Tôi muốn gặp lại Carrie.
Tôi muốn gặp lại Carrie.
Tôi muốn gặp lại Carrie.
Một ly Meursault cuối cùng. Buổi tối hôm nay, hơn hẳn những tối khác, tôi thấy mình hoàn toàn kiệt quệ. Ở bên bờ vực của sự điên rồ và ý định tự sát. Dẫu sao tôi cũng cố lảo đảo trở về phòng ngủ, nhưng rốt cuộc tôi ngã nhào, như bị quật ngã, trên sàn gỗ phòng bếp.
Tôi nhắm mắt và màn đêm cuốn tôi vào vòng xoáy của nó. Tôi trôi trên bầu trời ngả xám. Những đám mây đen dần tan quanh tôi. Rồi khi sương mù tan đi, một ô cửa thang máy hiện ra. Bên trong chỉ có duy nhất một nút bấm. Một điểm đến duy nhất: tầng hầm thứ ba mươi sáu.
3.
Đột ngột, Carrie hiện ra. Vẫn còn sống.
Đó là một ngày mùa đông nhiều nắng trong khu sân chơi trẻ em ở công viên McCarren Park cạnh trường con bé. – Mẹ xem này, con xuống đây! con bé cảnh báo tôi từ trên đỉnh chiếc cầu trượt trước khi trượt xuống máng. Tôi đón con bé trong tay mà lòng quặn thắt. Tôi hít hà mùi thơm trên tóc và hơi ấm trên cổ con bé. Tôi say sưa trong mùi
thơm, trong những tràng cười của Carrie khi tôi ôm con bé trong tay.
– Mẹ mua kem cho con nhé?
– Lạnh lắm mẹ ạ! Con thích ăn bánh mì kẹp xúc xích hơn! – Tùy con vậy.
– Đi nào mẹ! Mình đi thôi! con bé hét vang.
Thật khó hình dung chính xác cảnh tượng này xảy ra vào thời gian nào, nhưng vẫn có thể nhận ra một ít tuyết còn vương trên bãi cỏ trải dài đến trước nhà thờ Chính thống Nga. Có lẽ đó là vào khoảng tháng Một hoặc tháng Hai vừa rồi. Tôi theo sau Carrie đến chỗ chiếc xe bán bánh mì kẹp xúc xích và gọi một chiếc bánh nhỏ, con bé vừa ăn ngấu nghiến vừa đung đưa lắc lư theo nhịp một bài reggae cũ phát ra từ chiếc đài của một nhóm chơi trượt ván đặt trên bậc thềm bê tông. Tôi ngắm con bé nhún nhảy trong chiếc váy ngắn kiểu Scotland, quần tất đen bóng, áo khoác thủy thủ và mũ chullo. Tôi thấy lại được sự vui tươi, năng lượng, niềm vui sống dễ lan truyền của con bé, thứ đã làm thay đổi sự tồn tại của tôi, rồi đến lượt mình tôi lại để cho bản thân cuốn vào vòng xoáy cuộc đời.
4.
Tôi mở mắt thức dậy trước bảy giờ một chút. Trong khi giấc ngủ của tôi hẳn là rất nặng nề và mơ hồ, thì đêm trôi qua như một hơi thở. Một đêm nhẹ nhàng với Carrie hiện ra trong giấc mơ cùng rất nhiều chi tiết, mùi hương và cảm giác.
Thức dậy thật khó khăn. Mặt và nửa người phía trên tôi ướt đẫm mồ hôi, tay chân cứng đơ. Tôi khó nhọc lê bước đến phòng tắm và đứng hồi lâu dưới vòi sen nóng bỏng. Máu dồn lên thái dương. Tôi thở gấp và một đợt trào ngược axit thiêu đốt dạ dày tôi.
Những hình ảnh Carrie rõ ràng đến không ngờ ùa vào trí óc và khiến mắt tôi mờ đi. Chuyện gì đã xảy ra vào đêm qua? Tôi chưa bao giờ có giấc mơ nào giống như vậy. Chỉ có thể là bởi những gì tôi vừa trải qua không phải một giấc mơ. Đó là một thứ khác. Một sự hiện diện trong tâm trí được dệt nên từ những sợi chỉ có thể tái hiện một kỷ niệm đến mức hoàn hảo. Một thực tế còn thực hơn cả hiện thực. Ảo giác đó kéo dài bao lâu? Vài phút hay vài giờ? Phải chăng đó là do chiếc bút Fantine tặng tôi? Thật ra cũng không quan trọng. Điều cốt yếu là trong một thoáng, tôi đã tìm lại được con gái mình. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và không có thật, nhưng nó mang đến cho tôi nhiều hạnh phúc hơn là đau khổ.
Tôi ra khỏi phòng tắm mà răng đánh lập cập. Khắp mình mẩy tôi đau nhức. Hai bên sườn, lưng, đầu. Tôi quay về phòng và nằm trong chăn suốt buổi sáng, hồi tưởng lại đoạn phim ngày hôm qua. Rồi vẫn nằm trên giường, tôi mở máy tính xách tay để tìm kiếm thông tin về chiếc bút.
Được sản xuất tại Nhật Bản, những chiếc bút Namiki được phân phối đến Pháp và Anh trong những năm 1920 bởi Alfred Dunhill. Ông chủ hãng người Anh bị vẻ đẹp những tác phẩm của xưởng sản xuất Nhật Bản lôi cuốn, ý tưởng thiên tài của họ là
khoác len những chiếc bút truyền thống bằng ebonit một lớp sơn mài chiết xuất trên các cây thấp được đốn ngay sau khi thu hoạch để thay thế bằng những cây non mới. Quy trình chế tác thủ công này, kết hợp với sự phức tạp của các lớp trang trí bằng xà cừ và vàng lá, khiến mỗi chiếc bút trở thành “độc nhất và kỳ diệu”, theo các tờ rơi quảng cáo thời đó.
Tôi rời khỏi giường vào giữa buổi chiều, khi Mark Rutelli đến thăm tôi theo lịch hằng tuần. Cứ đến thứ Hai, chúng tôi có thói quen trò chuyện cùng nhau trong căn bếp nhà tôi và cùng ăn những chiếc bánh blintz khoai tây pho mát mà ông mua ở Hatzlacha, cửa hàng tạp hóa bán thực phẩm koshed* của khu Do Thái tại Williamsburg. Viên cựu cảnh sát đã thực hiện những điều tra tỉ mỉ, nhất là về Hassan, người đàn ông đã ở bên tôi một khoảng thời gian vào cái đêm trước ngày Carrie mất tích, và về Amelita Diaz, cô bảo mẫu người Philippines mà công ty cung cấp dịch vụ trông trẻ cử đến trông con bé. Mặc dù cho đến lúc này các báo cáo từ cuộc điều tra lại của ông đều gây thất vọng, nhưng ít nhất Rutelli cũng có công là đã không từ bỏ, và trái ngược với những điều tra viên khác mà tôi có thể gặp, ông chưa bao giờ tin tôi có một phần trách nhiệm nào trong vụ mất tích của Carrie.
Thực phẩm kosher là những đồ ăn thức uống phù hợp với các quy định về luật ăn uống của người Do Thái gọi là kashrut. Chiếu hôm đó, tôi thấy ngay trên gương mặt ông có điều gì đó mới mẻ. Rutelli ăn mặc lôi thôi, đầu tóc bù xù như thể ông đã ngủ trong ô tô, nhưng đôi mắt thâm quầng rực sáng hơn bình thường.
– Ông đã tìm được gì à, Mark?
– Đừng vội mừng, Flora, ông khuyên nhủ tôi trong lúc ngổi xuống một chiếc ghế đẩu.
Ông ung dung bỏ áo bu dông và tháo bao súng đặt sang bên cạnh trên bàn. Bất chấp những nỗ lực tỏ ra thản nhiên, ông vẫn không giống như mọi lần. Mặc dù hôm nay ông không mang theo những chiếc bánh blintz, nhưng tôi vẫn rót cho ông phần rượu vang còn từ hôm qua rồi mới ngồi xuống bên cạnh ông.
– Tôi sẽ thành thật với cô, ông vừa thông báo vừa mở chiếc cặp bằng da đã mòn. Tôi đã báo cho Perlman, giám sát viên của FBI, về những gì tôi sắp kể với cô.
Một cơn đau nhói xé nát tim tôi, như thể người ta vừa đóng cọc vào nó.
– Ông đã tìm được gì, Rutelli? Nói đi nào, ôi Chúa ơi! Ông lôi từ trong cặp ra một chiếc máy tính xách tay cũ và một tập hồ sơ bọc bìa cứng.
– Cho tôi thời gian để giải thích.
Tôi căng thẳng đến mức phải chộp lấy ly Meursault và uống cạn một nửa. Viên cựu cảnh sát cau mày nhìn tôi rồi lấy ra một xấp ảnh từ trong chiếc túi nhỏ.
– Tôi chưa từng kể chuyện này cho cô, nhưng từ vài tuần nay, tôi đã theo dõi khá sát sao biên tâp viên của cô, ông giải thích và trải ra trước mắt tôi những bức ảnh chụp bằng ống kính tele. – Fantine ư? Tại sao cơ?
– Sao lại không? Cô ta cũng thuộc nhóm những người chân cận với cô và cô ta cũng quen trông nom Carrie… Tôi nhìn những bức ảnh. Fantine trên những con phố ở Greenwich Village, Fantine ra khỏi căn hộ của mình ở Soho, Fantine ở siêu thị ở Union Square, Fantine ngắm những chiếc xắc tay trước cửa hiệu Celine trên phố Prince. Fantine luôn ăn mặc chải chuốt.
– Cuộc theo dõi này cho ông biết điều gì?
– Không nhiều lắm, Rutelli thú thật. Ít nhất là cho đến trưa hôm qua.
Ông chỉ cho tôi hai bức ảnh sau cùng. Trên đó là Fantine, kính râm trễ xuống mũi, mặc quần jean và áo vest, ở sau cửa kính một nơi có vẻ là cửa hàng đồ cổ hoặc tiệm chuyên bán sách cổ.
– Đó là The Writer Shop, một cửa hàng ở East Village. – Tôi chưa bao giờ nghe đến.
– Fantine đã mua một chiếc bút ở đó.
Tôi giải thích với viên cảnh sát có lẽ đó là chiếc Dunhill Namiki mà cô ta tặng tôi hôm qua để thúc giục tôi viết trở lại. Có vẻ rất quan tâm, ông yêu cầu được xem chiếc bút. Tôi cho ông xem nhưng không nói về giấc mơ đêm qua. Tôi không muốn bị coi là đồ điên trước người duy nhất ủng hộ mình.
– Hẳn cô biết điều gì đó về chiếc bút này, viên cảnh sát tiếp tục. Người ta cho rằng nó từng thuộc về Virginia Woolf. – Vậy thì có liên quan gì đến con gái tôi?
– Tôi đã tới đó. The Writer Shop là cửa hàng chuyên bán di vật và đồ dạc cá nhân của các nhà văn nổi tiếng, Rutelli giải thích và kết nối máy tính đến trang web của cửa hàng. Chỉ cần chi những khoản tiền điên rồ, cô có thể sở hữu một trong những chiếc tẩu của Simenon hay khẩu súng mà Hemingway dùng để bắn tung đầu mình.
Tôi nhún vai.
– Thời nay chuyện này cũng điển hình. Ngày càng ít có độc giả thực sự. Người ta không còn quan tâm đến tác phẩm mà chỉ quan tâm đến nghệ sĩ. Cuộc đời, mặt mũi, quá khứ, phiêu lưu tình ái, những thứ ngu ngốc mà người đó đăng trên mạng xã hội. Tất cả mọi thứ trừ việc đọc tác phẩm.
– Cửa hàng này khiến tôi tò mò, viên cảnh sát nói tiếp. Vậy là tôi đã tác nghiệp một chút. Tôi vào cửa hàng và đóng giả làm một nhà sưu tầm, sau đó tôi liên lạc tiếp với họ nhiều lần bằng thư điện tử.
Ông mở phần mềm gửi thư điện tử ra và xoay màn hình về phía tôi.
– Đây là những gì ông chủ cửa hàng trả lời cho tôi.
5.
Từ: The Writer Shop - East Village
Đến: Mark Rutelli
Tiêu đề: Một phần catalog của chúng tôi
Thưa ngài,
Thể theo yêu cầu của ngài, đi kèm thư này là danh sách những vật phẩm đang bán và không có trên trang web của chúng tôi. Tin tưởng sự kín đáo của ngài, tôi rất sẵn lòng khi ngài cần những chỉ dẫn kỹ lưỡng hơn.
Trân trọng,
Shatan Bogat, giám đốc
Donatien Alphonse François de Sade (1740-1814)
Hai bức tranh phong cảnh Ý của họa sĩ Jean-Baptiste Tierce thuộc sở hữu của Hầu tước De Sade, thể hiện bối cảnh đổ nát của một số cảnh truy hoan mô tả trong tác phẩm Chuyện về Juliette, hay sự lên ngôi của trụy lạc*.
Tên gốc tiếng Pháp là Histoire de duliette, ou les Prospérités du Vice.
Honoré de Balzac (1799-1850)
Bình cà phê bằng sứ Limoges có ghi tên viết tắt H.B. thuộc sở hữu của tác giả Tấn trò đời. Bình cà phê này là bạn đồng hành thân thiết nhất của Balzac - nhà văn có thể uống tới 50 tách cà phê mỗi ngày và có khi viết đến hơn 18 tiếng một ngày. Nhưng việc lạm dụng cafein ấy là lý lẽ được nhiều người đưa ra để giải thích cho cái chết đến sớm của nhà văn khi ông mới 51 tuổi.
Knut Hamsun (1859-1952)
Bức ảnh chụp chủ nhân giải Nobel Văn học người Thụy Điển năm 1920 cùng thủ tướng Adolf Hitler*.
Adolf Hilter giữ chức Thủ tướng Đức Quốc xã trước khi làm Quốc trưởng Đức Quốc xã.
Marcel Proust (1871-1922)
Bên phía nhà Swann. Paris, nhà xuất bản Bernard Grasset, 1914.
Bản in đặc biệt (1/5)* trên giấy Nhật từng thuộc về bà Céleste Albaret*.
Trong đợt in đầu tiên, Bên phía nhà Swann có 17 bản đặc biệt, trong đó 5 bản in trên giấy Nhật, 12 bản in trên giấy Hà Lan. Bà là người giúp việc tận tụy của Marcel Proust.
Sách được đóng gáy bằng vải xa tanh màu lam lấy từ ga phủ giường trong căn phòng nơi Marcel Proust đã trải qua phần lớn thời gian lúc cuối đời.
Virginia Woolf (1882-1941)
Bút sơn mài màu đen hiệu Dunhill Namiki trang trí hoa văn Nhật. Được bạn gái-người tình Vita Sackville-West tặng cho nữ tác giả của Bà Dalloway vào năm 1929 kèm lời nhắn viết tay: “Xin chị, trong cuộc đời đảo điên này, hãy luôn là ngôi sao vững chãi và rực rỡ” cùng một lọ đựng “mực thần”. Virginia dùng chiếc bút này khi viết tiểu thuyết Orlando.
James Joyce (1882-1941)
Bản nháp một trong Những lá thư tuc tĩu*, bị kiểm duyệt suốt một thời gian dài, gửi đến vợ của ông, Nora, năm 1909. Tên gốc tiếng Anh là: Dirty Letters.
Albert Cohen (1895-1981)
Áo choàng ngủ bằng lụa đỏ chấm bi đen được mặc trong thời gian ông viết Ôi các anh em con người.*
Tên gốc tiếng Pháp là Ô vous, fères humains.
Vladimir Nabokov (1899-1977)
Ba liều morphine tiêm (20 mg/ml) từng thuộc về ngài Nabokov.
Jean-Paul Sartre (1905-1980)
Bột mescalíne* và ống tiêm. Được nhà triết học Pháp dùng để kích thích trí tưởng tượng khi ông viết vở kịch Những kẻ bị giam cầm ở Altona*.
Một loại thuốc gây ảo giác.
Tên gốc tiếng Pháp là Les Séquestrés d’Altona.
Simone de Beauvoir (1908-1986)
Khăn đội đầu màu lam dệt lẫn màu bằng len lông lạc đà alpaca từng thuộc về Simone de Beauvoir.
William S. Burroughs (1914-1997)
* Súng lục cở .38.
Khẩu súng mà ngày 6 tháng Chín năm 1951 ngài Burroughs đã dùng để bắn chết vợ mình, Joan Vollmer Adams. Trong một đêm tiệc say bí tỉ tại Mêhicô, vì muốn thể hiện tài nghệ bắn súng và tái hiện chiến công của người anh hùng Guillaume Tell, nhà văn người Mỹ đã bảo vợ ông đặt một ly rượu sâm banh lên đầu rồi bắn về hướng đó nhưng trượt mục tiêu.
* Điếu cannabis tìm thấy trong túi áo vest của ngài Burroughs khi ngài qua đời vì nhồi máu cơ tim ngày 2 tháng Tám năm 1997. Roald Dahl (1916-1990)
Thanh sô cô la hiệu Cadbury từng thuộc về ngài Dahl và gợi cảm hứng để ông viết Charlie và nhà máy sô cô la.
Truman Capote (1924-1984)
Bình dựng di cốt chứa tro cốt của tác giả Bữa sáng ở Tiffany’s. George R. R. Martin (1948-)
Chiếc máy tính Osborne có cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản Wordstar, công cụ để ông viết tập đều tiên của Trò chơi vương quyền.
Nathan Fawles (1964-)
Chiếc máy đánh chữ màu xanh quả hạnh bằng nhựa bakelite hiệu Olivetti được dùng để soạn thảo Một thành phố nhỏ ở Mỹ, tiểu thuyết đã giúp Fawles giành giải Pulitzer năm 1995 (bán kèm hai trục lăn mực).
Romain Ozorski (1965-)
Đồng hồ đeo tay Patek Philippe, lịch vạn niên, phiên bản Ref# 3940G do người vợ tặng cho nhà văn Pháp để chúc mừng buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết Người đàn ông mất tích* vào mùa xuân năm 2005. Dòng chữ khắc ở mặt lưng đồng hồ: You are at once both the quiet and the confusion of my heart*.
Tên gốc tiếng Pháp: L’homme qui disparaît.
Tiếng Anh, nghĩa là: Anh vừa là sự tĩnh lặng vừa là sự hỗn loạn của tim em.
Tom Boyd (1970-)
Máy tính xách tay PowerBook 540c do người bạn gái Carole Alvarez tặng nhà văn người California, trên chiếc máy này tác giả đã viết hai cuốn đầu trong bộ ba tập sách Bộ ba Thiên thần. Flora Conway (1971-)
Chiếc dép màu hồng bằng nhung có một túm bông trang trí. Dép bên chân phải. Thuộc về con gái Carrie của nữ nhà văn, mất tích một cách bí ẩn ngày 12 tháng Tư năm 2010.
6.
– Ai là chủ sở hữu cửa hàng này? tôi vừa hỏi vừa ngước mắt khỏi màn hình.
– Một gã tên là Shatan Bogat. Một tên bịp bợm, nhiều lần bị kết án vì buôn bán đồ giả.
– Tôi không ngạc nhiên. Tôi cá với ông phần lớn những món này đều là đồ giả. Và nhất là chiếc dép được gán cho con gái tôi. Toàn bộ chuyện này thật ngớ ngẩn, Rutelli ạ.
– FBI cũng cho là vậy. Nhưng họ sẽ tới thẩm vấn Shatan Bogat để kiểm chứng.
Chỉ trong vòng vài phút, sự phấn khích đã bị thay thế bằng cảm giác chán nản. Thực sự là một quả pháo xịt. Tôi không giấu được vẻ thất vọng và Rutelli cảm nhận được điều đó.
– Tôi sẽ để cô lại một mình, Flora. Xin lỗi vì đã làm cô hy vọng.
Tôi nói không có gì nghiêm trọng và cảm ơn vì ông đã cố gắng. Trước khi đi, ông nài nỉ tôi giao cho ông “chiếc bút của Virginia Woolf ” mà ông muốn “cho người phân tích”.
Còn lại một mình, tôi lại thấy muốn được biến mất. Được tan biến. Được chìm sâu đến mức sẽ không bao giờ có ai đến kéo tôi lên được nữa. Và để thực hiện điều đó, tôi tiến hành nghi thức shutdown giống ngày hôm qua: một chai vang pha với thuốc chống lo âu. Tôi lại lôi quyển vở học sinh ra và thấy hối hận vì đã đưa chiếc bút cho Rutelli, kể cả khi tôi biết rất rõ những gì đang hình thành trong đầu mình chỉ là mối nhử, một vố chơi khăm của tâm trí tôi. Nhưng tôi vẫn còn lọ mực. Mực thần. Tôi mở lọ rồi nhúng ngón trỏ vào thứ chất lỏng ánh màu gỗ gụ. Tôi dùng ngón tay quết nhiều lẩn lên trang giấy đôi một thông điệp với nét chữ nguệch ngoạc.
TÔI MUỐN GẶP LẠI CARRIE MỘT TIẾNG TRƯỚC KHI CON BÉ MẤT TÍCH
Một ý nghĩ thần kỳ xâm chiếm tâm trí tôi: ý nghĩ kỳ cục rằng nghi thức này có thể đưa tôi đến ô cửa nhìn về quá khứ và chiếu lại trước mắt tôi ngày diễn ra vụ mất tích của con gái. Dưới tác dụng của món cocktail thuốc ngủ, tôi dạo quanh căn hộ trước khi thả mình xuống giường. Đêm đã xuống sau những ô kính cửa sổ. Căn phòng và tâm trí tôi cùng vùi dần vào bóng tối. Tôi cảm thấy những ý nghĩ đang quyện vào nhau. Tôi nghĩ vẩn vơ. Thực tại dần méo mó nhường chỗ cho những hình ảnh quái lạ.
Một nhân viên phục vụ thang máy như người ta thường thấy ngày xưa ở những khách sạn lớn đột nhiên hiện ra trong giấc mơ. Khoác trên người chiếc áo vest đỏ son thêu các dải trang trí và cúc áo mạ vàng, ông ta có cái đầu đáng sợ, dài đến mức thái quá, hai cái tai dị dạng và những chiếc răng to cộ khiến ông ta trông giống một con thỏ.
– Cô biết đấy, cho dù có làm gì cô cũng sẽ không thay đổi được kết cục câu chuyện, ông ta cảnh báo tôi trong lúc mở cánh cửa lưới sắt của thang máy.
– Tôi là nhà văn, tôi vừa trả lời vừa bước vào buồng thang. Chính tôi là người quyết định kết cục của câu chuyện. – Trong những cuốn tiểu thuyết của cô thì có thể, còn trong đời thực thì không. Các nhà văn luôn tìm cách điều khiến thế giới, nhưng đôi khi thế giới sẽ không cam chịu.
– Chúng ta vẫn đi xuống chứ, thưa ông?
– Tầng hầm thứ ba mươi sáu, phải không? ông ta hỏi và đóng cửa thang máy lại.
4
Khẩu súng của Tchekhov
Mọi thứ trên đời đều có giá, chỉ cái chết là miễn phí, nhưng dẫu vậy, nó cũng có giả bằng chính mạng sống của bạn.
Elfriede JELINEK
1.
Đó là một buổi chiều trời đẹp, trong và nhiều nắng, như New York vẫn thường như vậy vào mùa xuân. Tiền sảnh trường Montessori School ở công viên McCarren Park ngập tràn ánh nắng. Vài vị phụ huynh đang kiên nhẫn chờ trong hành lang đều đeo kính râm. Bỗng một cánh cửa mở ra và chừng hai chục đứa trẻ từ ba đến sáu tuổi chạy ùa ra khỏi lớp và cười đùa huyên náo. Tôi bắt trúng Carrie đang lao ra rồi chúng tôi đi xuống phố. Con bé rất vui vẻ, nhưng không chịu ngồi vào xe đẩy và khăng khăng đòi đi bộ cạnh tôi. Carrie cứ đi được ba bước lại dừng lại, nên chúng tôi mất gần nửa giờ mới đến được tiệm Marcello’s ở góc đường Broadway. Carne tỉ mẩn chọn món quả nghiền và bánh cannoli, con bé ngấu nghiến hốt cả hai món đó trước cả khi chúng tôi về đến tòa Lancaster.
– Ta có cái này cho cháu, cô bé xinh đẹp, Trevor Fuller Jones, người gác cổng mới của chúng tôi nói với con bé, khi chúng tôi bước vào hành lang.
Ông ta chìa cho Carrie một chiếc kẹo mút mật ong có vừng và bảo con bé hứa không được ăn nó ngay. Sau đó ông ta bảo con bé may mắn biết bao khi có mẹ là một nhà văn, người sẽ kể cho con bé những câu chuyện tuyệt hay khi lên giường đi ngủ buổi tối.
– Nói như vậy, hẳn là ông chưa từng giở xem bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào của tôi.
– Quả đúng là vậy, Trevor thú nhận, với công việc của mình, tôi không có thời gian đọc sách.
– Ông không dành thời gian để đọc thôi, hai chuyện này không giống nhau đâu, tôi trả lời ông ta trong lúc cửa thang máy đóng lại.
Theo nghi thức đã thành nếp của hai mẹ con, tôi nhấc Carrie lên để con bé có thể ấn nút lầu sáu, tầng lầu cao nhất. Buồng thang chuyển động kèm theo tiếng kèn kẹt kim loại đã từ lâu không còn khiên cả tôi hay con bé sợ hãi nữa.
Vừa về đến nhà, theo đúng thói quen, Carrie cởi ngay đôi giày thể thao để xỏ chân vào đôi dép đi trong nhà màu hồng nhạt có những túm bông trang trí. Con bé đi theo tôi đến tận chỗ mấy hát, vừa xem tôi đặt một chiếc đĩa than lên mâm máy - chương hai bản concerto cung sol trưởng của Ravel - vừa vỗ tay chờ đón tiếng nhạc sắp vang lên. Sau đó con bé còn lẵng nhẵng theo tôi vài phút, đợi tôi phơi xong quần áo rồi rủ tôi chơi trốn tìm.
[Tôi thấy bồn chồn. Tôi cảm thấy khe nứt thời gian này còn mong manh hơn cả bong bóng xà phòng. Và tôi sợ rằng ô cửa nhìn về quá khứ sẽ đột ngột khép lại trước khi tôi kịp hiểu thêm điều gì.]
– Đồng ý, con yêu.
– Mẹ về phòng và đếm đến hai mươi đi!
Carrie theo tôi về tận phòng để kiểm tra xem tôi đã thực sự úp mặt vào tường và nhắm mắt chưa.
– Mẹ không được ăn gian nhé! con bé hét lên trước khi chạy đi trốn.
Hai tay bịt mắt, tôi bắt đầu đếm to.
– Một, hai, ba…
Tôi nghe thấy tiếng bước chân rất êm của Carrie trên sàn gỗ. Con bé vừa rời khỏi phòng. Trái tim tôi thắt lại.
– … bốn, năm, sáu…
Giữa những nốt nhạc như pha lê của bản adagio, tôi nghe thấy tiếng con bé đi qua phòng khách, đẩy chiếc ghế bành Eames chễm chệ trước bức vách kính lớn. Uể oải, mênh mang, bản nhạc như thôi miên rất dễ đưa bạn vào trạng thái mơ hồ.
– … bảy, tám, chín…
Tôi mở mắt.
Tôi ngó vào phòng khách đúng lúc Carrie ngoặt sang hành lang. Tôi không được để con bé rời khỏi tầm mắt. Để không làm con bé nghi ngờ, tôi tiếp tục đếm.
– … mười, mười một, mười hai, mười ba…
Đến lượt mình, tôi đi qua phòng khách. Mặt trời sau những tòa nhà chọc trời tỏa ra thứ ánh sáng phi thực. Một tấm màn ánh sáng tràn ngập khắp căn hộ. Tôi đánh liều liếc vào hành lang mà không để mình bị phát hiện.
– … mười bốn, mười lăm, mười sáu…
Với đôi tay nhỏ xíu, Carrie đã mở chiếc tủ cất dụng cụ vệ sinh. Tôi thấy con bé luồn người vào bên trong. Nhưng chuyện này là không thể! Tôi đã xem xét cái tủ đáng nguyền rủa đó hai chục lần.
– … mười bảy, mười tám, mười chín…
Tôi tiến vào hành lang. Ánh sáng ngập tràn không gian. Tôi nheo mắt. Tim đập rộn. Sự thật đang ở đây, ngay trong tầm tay. Ngay gần bên.
– Hai mươi.
Khi tôi mở cửa tủ, một bức màn bụi vàng cuộn xoáy trước mắt tôi. Một đám mây màu hổ phách, dày đặc, mù mịt, trên đó hiện ra hình bóng một tên người-thỏ khoác bộ đồ của nhân viên khách sạn. Khi hắn mở cái miệng gớm ghiếc ra, ấy là để cảnh báo tôi:
– Dù có làm gì, cô cũng sẽ KHÔNG BAO GIỜ thay đổi được kết cục câu chuyện!
Trước khi bỏ đi trong tiếng cười phá lên hung ác. 2.
Tôi giật mình tỉnh giấc, hãi hùng, người nằm vắt ngang giường. Căn phòng nóng hầm hập. Tôi dậy để tắt quạt gió của máy sưởi, sau đó đi nằm lại luôn. Họng tôi khô khốc, mí mắt phổng lên và hai thái dương đau như bị kẹp bằng ê tô. Còn thực hơn cả thực, cơn ác mộng khiến tôi hoảng hốt và thở dốc, cứ như thể tôi vừa chạy một mạch suốt đêm. Tôi nằm bẹp suốt mười lăm phút, nhưng cơn đau đầu không những không thuyền giảm mà càng lúc càng tăng dần đến mức không thể chịu nổi. Tôi gắng gượng ngồi dậy để vào nhà tắm và chộp lấy hai viên giảm đau Diclofénac rồi uống cùng vài cốc nước. Cổ họng tôi tê liệt và một thứ gì đó giống như chứng viêm khớp lan khắp các ngón tay khi tôi chà hai lòng bàn tay vào nhau. Mọi chuyện không thể cứ tiếp tục như thế.
Tiếng kêu liên hồi của chuông cửa có hình khoan xoáy vào màng nhĩ tôi. Khi bấm nút nghe, tôi thấy hiện ra trên màn hình khuôn mặt của Trevor, người gác cổng ở Lancaster.
– Đám phóng viên đang quay lại, thưa cô Conway. Vậy là những chuyện bực mình không bao giờ chấm dứt. – Phóng viên nào cơ?
– Cô sẽ biết ngay thôi.
Tôi day day hai thái dương để làm dịu bớt cơn đau bập bùng khắp trong sọ.
– Họ muốn một phản ứng từ phía cô. Tôi nên trả lời họ thế nào?
– Là hãy cút đi.
Tôi ngắt liên lạc rồi quay ra tìm chiếc kính trong phòng khách trước khi nhìn xuống qua cửa sổ.
Trevor nói đúng. Một đám đông chừng hai mươi người đang đứng chầu chực trước Lancaster từ vỉa hè đối diện. Lũ động vật ăn xác thối, lũ chuột, lũ kền kền: luôn luôn là thứ quái vật kinh tởm đó trở đi trở lại đều đặn để đánh chén no nê từ vụ mất tích đứa con gái bé nhỏ của tôi. Tôi tự hỏi sao người ta lại ra nông nỗi này trong cuộc hành trình riêng. Làm sao người ta rốt cuộc cứ làm cái công việc này ngày này qua ngày khác, họ sẽ khiến bản thân tin tưởng vào điều gì để tự cho rằng mình có lương tâm hoặc những gã này sẽ kể chuyện gì cho con cái nghe vào mỗi tối để giải thích về một ngày của mình.
Vì sao họ trở lại ồ ạt như vậy vào đúng hôm nay?
Tôi tìm điện thoại để xem có tin nhắn không, nhưng nó đã hết pin. Trong lúc cắm sạc, tôi phát hiện Rutelli để quên trên quầy bếp khẩu súng vẫn nguyên trong bao. Tôi ngoảnh mặt khỏi khẩu Glock - những món vũ khí luôn làm tôi khiếp sợ - và bật ti vi để xem qua các kênh tin tức.
Và tối không phải tìm kiếm lâu:
Những tin tức mới trong vụ cô bé Carrie Conway mất tích. Người đàn ông tuổi chừng năm mươi bị thẩm vấn đêm qua vừa được trả tự do và không bị cáo buộc bất cứ tội danh nào. Shatan Bogat, chủ một cửa hàng đồ cổ ở khu East Vìllage, đã rao bán trong cửa hàng của mình một chiếc dép mạo xưng là được Carrie Conway đi vào ngày cô bé mất tích. Món đồ được phát hiện là giả và ông
Bogat biện hộ rằng đó là một trò đùa vô duyên. Vậy là cuộc điều tra vẫn giậm chân tại chỗ…
Tôi tắt ti vi. Tôi ngồi yên chừng hai phút. Dẫu sao tôi cũng chưa từng tin vào manh mối tầm phào này. Khi bật lai điện thoại, tôi thấy máy tràn ngập tin nhắn của Rutelli bảo tôi gọi lại cho ông ấy.
– Chào ông, Mark.
– Cô Flora à? Họ đã thả Shatan Bogat!
– Tôi biết, tôi trả lời trong tiếng thở dài. Tôi vừa nghe tin tức. Ông có biết là ông để quên súng ở nhà tôi không? Rutelli không để ý lời nhắc của tôi:
– Họ đã nhầm to, cô Flora ạ! Chiếc bút đó!
– Chiếc bút đó làm sao ?
– Tôi đã cho phân tích chiếc bút cô đưa ở một phòng thí nghiệm tư nhân.
– Ông đã làm rồi à! Vậy kết quả thế nào ?
– Chiếc bút không phải là thứ có vấn đề…
Tôi biết điều ông ấy định nói tiếp: mà là mực.
– Mà là mực, ông khẳng định. Thành phần của thứ mực đó. – Thứ gì có vấn đề vậy?
Lúc này, tôi chờ đợi mọi khả năng.
– Họ tìm thấy trong đó có nước, chất tạo màu, ethylene glycol, và cả… máu.
– Máu người ư?
– Phòng thí nghiệm khẳng định dứt khoát, Flora ạ: đó là máu của con gái cô.
3.
Một cơn chóng mặt.
Một khớp nối với những bánh răng không ngừng nghiến lên tôi.
Tôi gác máy. Toàn thân co quắp. Tôi thấy khó thở. Tôi muốn mở cửa sổ, nhưng chúng đã được bịt kín. Toàn bộ những chuyện này phải dừng lại. Sự gặm nhấm tinh thần, lang thang vô định, những pha kịch tính khó lường. Những cú lượn siêu tốc của cảm xúc.
Tôi vụng về lôi khẩu súng lục của Rutelli ra khỏi bao và kiểm tra xem nó đã được nạp đạn chưa. Rất nhiều tiểu thuyết gia biết điều này: có một thủ pháp xây dựng tình tiết trong văn học hư cấu được biết đến với tên gọi khẩu súng của Tchekhov. “Nếu ở màn thứ nhất các bạn nói có một khẩu súng treo trên tường, nhà soạn kịch người Nga nói, vậy chắc chắn phải có một phát đạn được bắn vào màn hai hoặc màn ba.” Và đó chính xác là điều tôi đang cảm nhận thấy lúc này: cảm giác rằng một ai đó đã để khẩu súng này ở đây để nó sẽ lọt vào tay tôi.
Khẩu Glock trong tay, tôi trèo lên nóc tòa nhà, chào đón tôi là một luồng gió mạnh và tiếng lao xao của thành phố vang lên đến tận trời. Tôi tiến vài bước trên rooftop. Lớp phủ bằng vật liệu
tổng hợp của sân cầu lông cũ đang bong tróc. Những thùng đất nơi tôi và Carrie trồng rau đã ngập đầy cỏ dại.
Nhưng không khí thoáng mát đã giải tỏa bớt đầu óc và giúp tôi có thể suy nghĩ sáng suốt hơn. Lúc này tôi cần gạt cảm xúc và sự yếu đuối sang một bên và hoàn toàn chỉ dùng đến lý trí. Ngay từ đầu, đã có gì đó chệch choạc. Nếu căn hộ được khóa từ bên trong, thì thật vô cùng phi lý khi họ không tìm thấy Carrie. Chuyện đó thực sự là không thể.
Tôi nghĩ đến lời khẳng định của Conan Doyle: khi bạn đã loại bỏ tình huống không thể xảy ra, thì thứ còn lại, dù có khó tin đến mức nào, cũng chắc chắn là sự thật. Nhưng vậy lời giải thích ở đây là thế nào? Có thể tôi đang mắc một chứng bệnh tâm thần, có thể tôi đang bơi trong ảo giác do thuốc hoặc một cơn hôn mê sau một trải nghiệm cận tử. Có thể tôi đã bị mất trí nhớ hoặc đang chớm mắc alzheimer. Tôi sẵn sàng không loại bỏ bất kỳ một giả định nào, nhưng tôi cảm thấy rất rõ là mọi chuyện không phải như vậy.
Trời tối sầm, các đám mây dồn lại. Một đợt gió lớn thổi liên tiếp làm hàng rào phên tre bao quanh sân thượng rung lên bần bật.
Có thứ gì đó tôi chưa nhìn ra. Không, không phải một chi tiết. Một thứ gì đó mang tính mấu chốt hơn. Như thể, ngay từ đầu, một bức màn khói đã ngăn cản tôi nhìn trực diện vào sự thật. Ngay từ đầu, không phải là hoang tưởng, tôi đã thường xuyên có cảm giác khó chịu rằng ai đó đang quan sát mình, thậm chí là định đoạt các hành vi của tôi thay cho tôi. Cảm giác này rất
khó diễn tả cho hợp lý, nhưng lần đầu tiên tôi cảm thấy mình vừa mở ra một khe hở trên bề mặt mọi chuyện.
Tôi cố xác định cảm giác của mình. Từ đâu mà có cảm giác câu chuyện này đã được viết sẵn? Tôi đã không nắm bắt được điều gì ở thực tại quanh mình? Và nhất là ai là người giật dây và thao túng tôi như một con rối? Vậy đấy, tôi đã bị thao túng.
Nhưng bởi ai?
Một cảm giác khác vẫn đè nặng trong tâm trí tôi và không ngừng lớn dần qua từng ngày: cảm giác tôi là một tù nhân. Đã bao nhiêu tháng tôi không ra khỏi nhà? Lý do tôi đưa ra là tôi muốn trốn khỏi cuộc bao vây của đám phóng viên và có mặt ở nhà nếu nhỡ Carrie xuất hiện trở lại, nhưng cái cớ này không phải là thật lòng. Điều gì thực sự ngăn cản tôi ra ngoài ?
Một hình ảnh in đậm trong tâm trí tôi: ngụ ngôn về cái hang của Plato. Thân phận con người khiến chúng ta sống trong sự thiếu hiểu biết, là tù nhân của những ý nghĩ sai lầm, bị nhốt trong một cái hang, mù dở trước thủ đoạn của những kẻ xảo quyệt, chúng phóng chiếu ra những cái bóng ảo mà ta lại cho đó là sự thật.
Giống những con người mà Plato mô tả, bị cầm tù sâu trong cái hang của họ, tôi bị xích vào căn hộ của mình. Và, cũng giống họ, tôi không nhìn thấy thế giới với bản chất thật của nó. Tôi chỉ nhìn thấy những cái bóng di chuyển nổi bật lên nhờ mặt trời dối lừa. Những mẩu nhỏ, những tiếng vọng.
Vậy đấy, mình đã mù lòa.
Tôi bám rịt lấy ý nghĩ này: một thứ gì hay một ai đó đã cố ý khiến tôi nhìn nhận thế giới theo cách sai lệch. Thực tế khác với những gì tôi đã tin và cho tới lúc này, tôi đã sống trong dối trá.
Dù cái giá phải trả là gì, tôi cũng phải xé tan tấm màn ngăn tôi nhìn ra sự thật.
Những tiếng ồn của thành phố vang đến tai tôi mỗi lúc một to. Tiếng còi ô tô, tiếng xe cảnh sát hú, tiếng cần cẩu ầm ầm và tiếng búa khoan của các công nhân đang làm việc trên công trường của một tòa nhà bên cạnh. Một sự đe dọa bao trùm trong không khí. Tôi thấy sợ những gì tôi có thể khám phá ra. Nỗi sợ của những người bị giam khi được ra khỏi hang, khi họ nhận ra bóng tối thật dễ chịu và ánh sáng khiến họ đau khổ.
Lúc này, tôi không còn chắc chắn về điều gì nữa. “Không ai có thể biết thế giới là ảo hay thực, và liệu giữa mơ và sống có gì khác nhau không.” Câu nói của Borges hiện ra trong trí nhớ và làm bùng lên trong tôi cảm giác rằng thực tại chỉ là một lớp sơn véc ni.
Một lần nữa, tôi lại cảm thấy một sự hiện diện rất rõ ràng ở quanh mình, mặc dù tôi biết rõ thực tế chỉ có mình tôi trên mái nhà. Sự chi phối vô hình, do một Người Khác gây ra. Một kẻ điều khiển con rối.
Một kẻ thù.
Một tên khốn.
Một tiểu thuyết gia.
Xung quanh tôi, khung cảnh quen thuộc chợt thoáng rung chuyển. Rồi mọi thứ đứng yên trở lại và hiện ra trước mắt tôi sắc nét hơn trước rất nhiều: những kho bãi của xưởng đóng tàu, ống khói cao bằng gạch đỏ của nhà máy tinh luyện đường cũ, cây cầu thép Williamsburg oai vệ bắc qua sông Đông*.
East River ở New York. Phân biệt với tên gọi “sông Đông” khác trong tiếng Việt để chỉ một con sông ở Nga.
Sự hiển nhiên từ từ bộc lộ rõ. Tôi là món đồ chơi của một tay nhà văn. Tôi là nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết. Đằng sau chiếc máy chữ, hay đúng hơn là đằng sau màn hình của chương trình soạn thảo văn bản, một ai đó đang chơi đùa với cuộc đời tôi.
Tôi đã lùa được kẻ thù ra. Tôi biết rõ những mánh của hắn, vì tôi cũng làm cùng nghề với hắn. Điều này cho tôi một niềm tin chắc chắn: tôi vừa phá hỏng kế hoạch của hắn. Tên điều khiển con rối không ngờ mình bị lật mặt nạ và hắn đang làm rối tung các sợi chỉ nối với tay cầm điều khiển hình chữ thập.
Một ô cửa phóng* bất ngờ vừa được mở ra. Ô cửa hội tụ mọi khả năng: nó cho phép thay đổi kết cục câu chuyện. Tôi cần tìm ra cách để lật ngược tình thế. Và để thoát khỏi sự điều khiển của hắn, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài cách lôi hắn vào cuộc chơi.
Nguyên văn: une fenêtre de tir, từ thường được dùng trong ngành hàng không vũ trụ, mang ý nghĩa chỉ khoảng thời gian tập hợp đủ mọi điều kiện để phóng tên lừa, nếu qua thời điểm này, cần phải chờ đến lần tiếp theo mới có thể phóng.
Tôi rút khẩu súng của Rutelli từ túi áo bu dông ra. Lần đầu tiên kể từ rất lâu rồi tôi mới có cảm giác mình đã giành được chút ít tự do. Tôi cảm nhận thấy rõ kẻ ngồi sau màn hình kia không ngờ tôi sẽ làm vậy. Dù có nói gì đi nữa, các tiểu thuyết gia cũng không hề thích bị nhân vật của mình kề dao vào cổ.
Tôi áp nòng khẩu Glock vào thái dương.
Một lần nữa, những hình ảnh giật giật lại nhảy nhót trước mắt tôi, như thể quang cảnh quanh tôi đang dần méo đi. Trước khi nó biến mất hoàn toàn, tôi đặt ngón tay lên cò súng và hét gọi kẻ ngồi sau màn hình:
– TA CHO MI BA GIÂY ĐỂ NGĂN TA LÀM CHUYỆN NÀY: MỘT, HAI, B…
MỘT NHÂN VẬT CỦA
ROMA(I)N*
Tác giả chơi chữ giữa tên nhà văn Romain và từ Roman (nghĩa là Tiểu thuyết).
5
Ăn khớp về thời gian
Viết một cuốn tiểu thuyết không phải việc quá khó […] Điều gian nan thực sự là viết liên tục nhiều cuốn tiểu thuyết. […] Cần phải có một năng lực đặc biệt, thứ năng lực chắc chắn có phần hơi khác với tài năng đơn thuần.
Haruki MURAKAMI
Tôi áp nòng khẩu Glock vào thái dương.
Một lần nữa, những hình ảnh giật giật lại nhảy nhót trước mắt tôi, như thể quang cảnh quanh tôi đang dần méo đi. Trước khi nó biến mất hoàn toàn, tôi đặt ngón tay lên cò súng và hét gọi kẻ ngồi sau màn hình:
– TA CHO MI BA GIÂY ĐỂ NGĂN TA LÀM CHUYỆN NÀY: MỘT, HAI, B…
1.
Paris, thứ Hai ngày 11 tháng Mười năm 2010
Hoảng hốt, tôi gập màn hình máy tính xuống làm phát ra một tiếng cạch cộc lốc. Ngồi trên ghế, trán nóng bừng cảm giác rùng mình chạy khắp châu thân. Mắt tôi cay cay và một cơn đau buốt khiến vai và cổ tôi tê cứng.
Chết tiệt, đây là lần đầu tiên một nhân vật gọi tôi trực tiếp giũa lúc tôi đang viết một cuốn tiểu thuyết!
Tôi tên là Romain Ozorski. Tôi bốn mươi lăm tuổi. Tôi viết từ rất lâu rồi. Bản thảo đầu tiên của tôi, Những người truyền tin, được xuất bản khi tôi hai mươi mốt tuổi và đang là sinh viên ngành y. Kể từ đó tôi đã viết thêm mười tám tiểu thuyết và tất cả đều trở thành best-seller. Từ hơn hai mươi năm nay, sáng nào tôi cũng bật máy tính, mở chương trình soạn thảo văn bản rồi rời bỏ sự tầm thường của thế giới để trốn vào những cuộc đời song song của mình. Viết chưa bao giờ là thú vui với tôi. Đây là một sự cam kết trọn vẹn. “Một phương cách sống đặc biệt”, Flaubert nói; “Một thứ ma túy”, Lobo Antunes nâng tầm: “Khi mới bắt đầu, nó là niềm vui, nhưng rồi ta sắp xếp đời mình quanh cái thói tật đó.”
Và tôi làm việc ngày này qua ngày khác, từ sáng đến tối, không chờ đợi một “cảm hứng” bất chợt để bắt đầu công việc.
Thậm chí là ngược lại: chính bởi tôi làm việc mà thông thường cảm hứng rốt cuộc sẽ tới. Tôi yêu sự kỷ luật, ngoan cố, khắt khe này. Không có gì là dễ dàng, không có gì là hiển nhiên. Cám dỗ luôn chực chờ: bạn không bao giờ có thể biết việc viết sẽ đưa bạn đến đâu.
Với sáu giờ viết mỗi ngày - đây là nhịp độ thấp - tôi đã vượt xa mốc bốn mươi lăm nghìn giờ làm việc. Bốn mươi lăm nghìn giờ sống giữa những nhân vật trên giấy. Điều đó có lẽ đã khiến tôi trở thành một người “không thích nghi được với đời sống thực” (theo lời người vợ sắp cũ của tôi), nhưng cũng giúp tôi thành người có thể khoe là mình sành sỏi trong lĩnh vực truyện hư cấu. Và điều vừa diễn ra chưa từng xảy đến với tôi. Mặc dù luôn nhắc đi nhắc lại trong các bài phỏng vấn rằng khoảnh khắc phấn khích nhất khi viết là lúc nhân vật của bạn trở nên tự chủ và bắt đầu muốn làm những việc mà bạn không sắp đặt sẵn cho họ, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ có ngày mình lại ở trong hoàn cảnh đó.
Quyết tâm không chịu thất bại, tôi mở lại chương trình soạn thảo văn bản và thử viết tiếp câu chuyện lần nữa. Trước khi nó biến mất hoàn toàn, tôi đặt ngón tay lên cò súng và hét gọi kẻ ngồi sau màn hình:
– TA CHO MI BA GIÂY ĐỂ NGĂN TA LÀM CHUYỆN NÀY: MỘT, HAI, B…
Tôi cố bắt lại mạch câu chuyện, nhưng mỗi cú nháy của con trỏ trên màn hình là một vết khía nhỏ vào con ngươi mắt tôi. Tôi đờ đẫn, không thể đối mặt với tình huống này.
Có hai cách chính để viết một tiểu thuyết. Suốt một thời gian dài, tôi dùng cách an toàn. Như người thợ đồng hồ, tôi bỏ ra nhiều tháng để xây dựng một dàn ý thật đầy đủ. Tôi viết kín những cuốn sổ từng chi tiết tỉ mỉ: cốt truyện, các bước ngoặt bất ngờ, lý lịch các nhân vật, tư liệu. Kết thúc phần việc chuẩn bị này, tôi chỉ còn phải tập hợp các cuốn sổ lại và đi theo sát tiến trình câu chuyện. Như Giono từng nói: “Cuốn sách gần như đã thực hiện xong, chỉ còn phải viết nó ra.” Nhưng viết một câu chuyện đã biết trước kết cục thì có gì thú vị? Theo năm tháng, cách làm việc của tôi thay đổi. Từ đó trở đi, tôi tìm cách làm mình bất ngờ bằng cách kể câu chuyện cho chính mình theo quá trình viết. Tôi thích cái ý tưởng dấn thân vào mà không biết kết cục của cốt truyện. Đây là “phương pháp Stephen King”, ông cho rằng các câu chuyện tự chúng đã tồn tại từ trước. Chúng như những hóa thạch trong lòng đất và người viết tiểu thuyết phải đào bới theo mạch viết mà không biết đó là một bộ xương khủng long hay xương một con gấu mèo.
Đó là phương pháp tôi chọn cho cuốn tiểu thuyết mới có tên tạm đặt Mặt thứ ba của tấm gương. Tôi khởi đầu từ một tình huống đơn giản (vụ mất tích của một bé gái) sau đó để mình đón nhận những gợi ý từ các nhân vật. Họ ứng xử hoàn toàn không giống nhau. Một số người ngay từ đấu đã lười biếng, những diễn viên ngôi sao bằng lòng với việc chỉ đọc lời thoại của mình mà không buồn động tay giúp đỡ bạn chút nào. Một số khác, ngược lại, cố chiếm quyền kiểm soát và khiến bạn đi trệch khỏi quỹ
đạo. Nhưng lần này, mọi chuyện đã đi quá xa. Flora Conway không chỉ nổi loạn, cô ta còn vạch trần tôi.
Những giọt mưa rơi xuống cửa kính tạo thành tiếng ồn như địa ngục. Ba ngày nay, một trận cúm nặng làm tôi mụ mị, với những đợt sốt cao và ho khiến tôi muốn khạc ra cả phổi. Suốt nhiều ngày tôi cuộn mình trong chiếc khăn choàng lông lạc đà vợ tôi để quên khi cô ta rời bỏ tôi, luân phiên giữa trường kỷ trong phòng khách và trước máy tính, giữa thuốc Doliprane và vitamin C. Suốt mười lăm phút, tôi ngồi lả đi trên ghế nhìn chằm chằm màn hình và suy nghĩ về bốn chương vừa viết, nhưng càng cố nghĩ, nỗi lo lẳng càng dâng lên trong lòng. Hình ảnh Flora Conway và khẩu súng khiến tôi sợ hãi đến mức tôi phải từ bỏ và đứng dậy đi pha một cốc cà phê.
2.
Liếc nhìn đồng hồ treo tường. Sắp bốn giờ chiều. Phải chú ý để không lỡ giờ tan học của Théo. Trong lúc bình cà phê nóng dần, tôi nhìn ra cuối vườn từ cửa sổ. Bầu trời đen kịt. Mưa rất to suốt từ sáng sớm. Một mùa thu Paris kinh tởm.
Như chưa đủ tồi tệ, nồi hơi* còn bị hỏng và phòng khách lạnh toát. Một dòng nước lớn từ mái nhà cùng hệ thống cầu chì ngày nào cũng nhảy khiến tôi cảm tưởng mình đang sống trong một căn nhà ổ chuột. Ấy vậy mà tôi đã mua căn nhà này với giá bằng cả một gia tài từ một đôi vợ chồng già đã trải qua sáu mươi năm chung sống bên nhau tại đây. Những tưởng đây là ngôi nhà tràn đầy yêu thương như tôi hằng mong ước có được để nuôi