🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cuộc Chiến Tương Lai Với Trung Quốc - Richard Bernstein & Ross H. Munro & Nguyên Dĩ (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Phân Tích]
Ebooks
Nhóm Zalo
THE COMING CONFLICt W I T H CHINA
R I C H A R D B E R N S T E I N A N D R O S S H . M U N RO
B Ả N V I Ệ T N G Ữ C Ủ A
DĨ-N G U Y Ê N
FIRST VINTAGE EDITION, FEBRUARY 1998
Copyright © 1997, 1998 by Richard Bernstein and Ross H. Munro
All rights reserved under International and Pan - American Copyright Conventions. Published in the United States of America by Vintage Books, a division of Random House, Inc., New York and simultaneously in Canada by Random House of Canada Limited, Toronto. Originally published in hardcover in the United States, in somewhat differrent form, by Alfred A. Knopf, Inc., New York, in 1997.
Knopf ISBN 0-679-45463-2
Vintage ISBN 0-679-77662-1
Frontispiece map by David Lindroth, Inc.
Book design by Anthea Lingeman
Random House Web address: www.randomhouse.com
Richard Bernstein học lịch sử Trung Quốc dưới hướng dẫn của John K. Fairbank ở Harvard, viết cho Washington Post từ Bắc Kinh, trưởng phòng tin cho Time’s, trưởng phòng tin cho The New York Times hai lần, và hiện là một trong những nhà phê bình sách hằng ngày cho The New York Time’s. Ông sống ở New York.
Ross H. Munro là học giả, nhà báo, và theo dõi tình hình Trung Quốc nhiều năm. Ông là Giám đốc của Nghiên-cứu Á Châu (Di rector of Asian Studies) thuộc Trung-tâm Nghiên-cứu An-ninh (Center for Security Studies) ở Washington D.C. Ông từng là phóng viên kinh tế cho báo Time ở Á châu và là trưởng phòng tin Hồng Kông, Bangkok, và New Delhi. Trước đó, ông là trưởng phòng tin Bắc Kinh cho tờ Toronto Globe and Mail. Email của ông là [email protected].
MỤC LỤC
Lời Ngõ cho Ấn bản của NXB Vintage ii Dẫn Nhập 1 1 Mỹ là Địch 23 2 “Ta Không Mưu Bá Quyền” 56 3 Có Tiếng mà Không Miếng 91 4 Tân Vận động Chính trị của Trung Quốc 115 5 Thâm thủng, Kỹ thuật, và Công ty con Quân Đội 143 6 Điểm nóng: Đài Loan 164 7 Chính sách Nhật Bản của Trung Quốc 184 8 Cuộc chiến Giả tưởng Trung–Mỹ 207 Kết Luận: Đối phó với Trung Quốc 226 Cảm tạ 249 Lời Cuối của Người Dịch 251 Danh Mục 253 Tài liệu trích dẫn 261
Lời Ngõ
cho Ấn bản của
NXB Vintage
TỪ KHI SÁCH ĐƯỢC XUẤT BẢN vào cuối tháng Hai 1997, nhiều diễn biến liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ đã dồn dập xảy đến làm mối quan hệ mang sắc thái của một kính vạn hoa. Sách liên tục bị phản đối mạnh mẽ, truyền thông Trung Quốc không chỉ lên án hai tác giả ngụy tạo bằng cớ mà còn là những kẻ “da trắng thượng đẳng —white supremacists” bằng đủ loại ngôn từ cường điệu vẫn được dùng để công kích những quan điểm khác với chính quyền. Lãnh tụ tối cao như Jiang Zemin, muốn cải thiện không khí quan hệ Trung–Mỹ trước chuyến đi Washington vào mùa thu 1997, cũng lên án cái gọi là “thuyết hiểm họa Trung Quốc.”
Hẳn nhiên một trong những biến chuyển lớn ở Trung Quốc là cái chết của Đặng Tiểu-Bình, đại lãnh tụ đã cải tổ kinh tế thị trường tự do cho đất nước, đưa Trung Quốc lên đường phục hồi phồn vinh và quyền lực. Và việc giao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc sau 158 năm dưới quyền Anh Quốc, là một dịp để cả nước liên hoan trong tình yêu nước, làm tăng vô cùng quyền
iii CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh ở châu Á.
Còn những biến chuyển khác nữa. Đặc biệt ở Hoa Kỳ, tinh thần chống Trung Quốc đã bén rễ trong nhiều khuynh hướng chính trị cực kỳ khác biệt, từ nhân quyền cánh tả quan tâm đến đàn áp tiếp diễn ở Tây Tạng và giam cầm đối lập như Wei Jingsheng, đến bảo thủ Thiên Chúa phía hữu, bực tức vì phá thai và gia tăng bức đạo tín đồ Tin Lành ở Trung Quốc. Quốc Hội lại có vận động thu hồi Tối Huệ Quốc của Trung Quốc mà phần lớn do vì cảm nhận chính quyền Clinton và vận động hành lang của giới doanh nghiệp (Chương Bốn) đã cho Trung Quốc quá nhiều mà không được nhượng bộ nào trả lại. Thâm thủng mậu dịch nhảy vọt từ khoảng $40 tỷ USD đến $53 tỷ USD dự đoán năm 1997, Trưởng Khối Thiểu-số Quốc Hộii Richard Gephardt, cầm đầu tái vận động thu hồi Tối Huệ Quốc (THQ), loan tin sai lạc rằng Trung Quốc có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ nhờ hàng xuất khẩu do hai triệu nhân công tù sản xuất. Tố giác giật gân nhất có lẽ là tin, được FBI xác nhận bằng theo dõi điện tử, Trung Quốc mua ảnh hưởng chính trị qua đóng góp phi pháp vào các quỹ tranh cử ở Mỹ.
Tóm lại, 1997 là năm mà đồng thuận lâu năm ở Hoa Kỳ về Trung Quốc hoàn toàn sụp đổ, một đồng thuận đã hình thành chính sách và lập trường đối với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Từ khi Richard Nixon thiết lập quan hệ với Trung Quốc năm 1972, lãnh đạo Mỹ cho rằng quan hệ thân hữu và hợp tác với Trung Quốc sẽ khuyến khích một nước tân Trung Quốc vươn lên với giá trị và quyền lợi thích hợp với Hoa Kỳ. Diễn biến mấy năm qua đã mang nhiều nghi vấn cho giả định đó, vì thế đây là lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ, người Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ không còn hướng đến hợp tác và
i House Minority Leader
Lời Ngõ cho Ấn bản của NXB Vintage iv
thân hữu nhưng có khả năng đi đến cạnh tranh đầy nguy hiểm trên nhiều mặt. Không cần nói thêm, chúng tôi thuộc nhóm chủ trương tiếp cận Trung Quốc với hoài nghi và thận trọng.
Nói vậy không có nghĩa là chúng tôi đồng ý với mọi báo động về Trung Quốc trong năm qua. Như chúng tôi không tin rằng thặng dư mậu dịch là nhờ công nhân tù; như trình bày trong Chương Năm, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc là do cải tổ
kinh tế, các vùng kinh tế đặc biệt, và những rào cản bất công cho hàng nhập cảng từ Mỹ và các nước khác. Trong sách này, chúng tôi tranh luận ngược lại việc kết nối Tối Huệ Quốc với nhân quyền, chính sách được thực hiện hai năm đầu nhiệm kỳ
thứ nhất của chính quyền Clinton rồi bỏ. Tổng quát, sách tập trung vào những yếu tố chiến lược trong quan hệ Trung–Mỹ hơn là những hiểu lầm nhỏ nhặt, mà hầu như không thể tránh khỏi giữa hai nền văn minh lớn và đầy tự hào như Mỹ và Trung Quốc. Khủng hoảng Eo-biển Đài Loan năm 1996 thúc đẩy chúng tôi viết sách này vì dường như sự vươn lên vị thế siêu cường của Trung Quốc đang hướng đến cạnh tranh mãnh liệt với Hoa Kỳ— một cạnh tranh nếu giải quyết vụng về hoặc thiếu cương quyết, sẽ dẫn hai nước đến chiến tranh. Một tình huống chiến tranh có thể xảy ra, và chọn lựa của Washington trước một cuộc chiến quân sự, được phác thảo trong Chương Tám: “Chiến tranh Giả tưởng Trung–Mỹ.” Chúng tôi đã, và vẫn, giả định rằng mục đích cuối cùng của Trung Quốc là thành hình thế lực thống trị ở châu Á, trực diện đối đầu với mục đích Hoa Kỳ là giữ cân bằng quyền lực Á châu và duy trì ảnh hưởng trên một vùng mênh mông của thế giới mà quân đội Mỹ đã ba lần đến chiến đấu trong nửa thế kỷ qua, luôn luôn để ngăn ngừa một thế lực không thân thiện trở nên quá mạnh đe dọa quyền lợi Hoa Kỳ.
Chưa diễn biến nào trong số những biến chuyển dồn dập đó
v CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
thay đổi quan điểm cơ bản này. Thực vậy, vào tháng Chín 1997, chỉ vài tuần trước cuộc thăm viếng quốc gia của Jiang Zemin ở Washington, quan hệ dịu lại ít căng thẳng hơn một năm rưỡi trước đó, nhưng nỗ lực đạt thống trị Á châu của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Tình trạng đó sẽ biến chuyển, một ngày nào đó báo chí sẽ nói về tình trạng căng thẳng, rồi về mối quan hệ. Thỉnh thoảng lãnh đạo hai nước sẽ cố tạo không khí hợp tác và hài hòa khi tình hình chính trị trong nước đòi hỏi. Nhưng qua những hỗn độn phù phiếm ngày-lại-ngày đó, Trung Quốc vẫn nổi lên là cạnh tranh chính toàn cầu của Hoa Kỳ, và những diễn biến năm ngoái làm tăng, chứ không giảm, khuynh hướng cơ bản đó.
Những diễn biến đó là gì? Hẳn nhiên trước nhất là Hồng Kông trả lại cho Trung Quốc. Những tuần sau ngày giao trả, thế giới theo dõi dấu hiệu cho thực tâm của Trung Quốc về cam kết “một quốc gia, hai hệ thống” cho Hồng Kông. Trước ngày tiếp quản, Trung Quốc bắt đầu nhúng tay vào Hồng Kông, bãi bỏ hội đồng lập pháp được dân bầu để thay bằng hội đồng do Bắc Kinh chỉ định, gồm cả một số nhân vật đã bị thất cử trước đó. Nhiều tin cho thấy làng báo tự kiểm duyệt, các công ty truyền thông lớn bị áp lực bán cho Bắc Kinh với giá rẻ mạt. Như chúng tôi đã tiên đoán trong phần Dẫn Nhập của sách, việc chuyển giao Hồng Kông sang Bắc Kinh diễn ra suông sẻ trong giai đoạn đầu, ngoại trừ một vài dấu hiệu đáng ngại tiên khởi vì dù đã cam kết “một quốc gia hai hệ thống,” Bắc Kinh đã xen vào chính quyền Hồng Kông và luật căn bảnibảo đảm cơ chế chính phủ.” Cảnh sát có quyền cấm biểu tình. “Hội đồng lập pháp lâm thời,” do
i Luật Căn Bản (Basic Law of the Hong Kong Special Administrative Region of the People’s Republic of China) được coi là “Hiến-pháp nhỏ” của Đặc Khu Hành-chánh Hồng Kông.
Lời Ngõ cho Ấn bản của NXB Vintage vi
Bắc Kinh chỉ định, ngưng luật bảo vệ quyền lao động. Trung Quốc bắt đầu ra luật bầu cử thuận lợi cho những nhóm thân Bắc Kinh và bất lợi cho Đảng Dân Chủiđã thắng trong cuộc bầu cử trước chuyển giao. “Mục đích của luật đơn giản là không vì lý tưởng dân chủ,” ông Lau Siukai, một trong những người soạn thảo luật mới, có lẽ vì lỡ lời, đã xác nhận mục tiêu chính trị của luật. “Chúng tôi phải cân nhắc... làm thế nào để giữ quan hệ tốt giữa đại lục và Hồng Kông.”1
Cho dù tình trạng Hồng Kông đi về đâu, tiếp quản một trong những nền kinh tế phồn thịnh và năng động nhất thế giới làm tăng quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc là điểm quan trọng nhất trong quan hệ Trung–Mỹ. Về địa lý, Hồng Kông nằm đầu biển Nam Hải, giữa đường từ Quần-đảo Hoàng Sa (Việt Nam và Trung Quốc giành chủ quyền) đến Đài Loan, vùng đất mà lãnh đạo Bắc Kinh đã công khai đưa việc thu hồi lên mục tiêu khẩn cấp hàng đầu.
Trong khi Bắc Kinh phô diễn cuộc tiếp quản Hồng Kông cho ống kính TV toàn cầu, thế giới quên đi những vùng khác ở Á châu nơi mà quyền lực và ảnh hưởng Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Chỉ năm ngày sau lễ tiếp thu ở Hồng Kông, nền chính trị rối rắm của Cambodia xảy ra một biến chuyển dữ dội đưa ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Nam Á lên đỉnh mới. Hun Sen, Đệ nhị Thủ-tướng của Cambodia, đảo chánh và đàn áp đẫm máu cánh bảo hoàng “đối tác” trong chính phủ liên hiệp, Thủ-tướng thứ nhất là Hoàng-tử Norodom Ranadiddh phải bỏ nước ra đi. Đáng nói là thái độ nhanh nhẩu mà Trung Quốc—trước giờ vẫn ủng hộ cánh bảo hoàng do cha của Ranariddh là Ông Hoàng Si hanouk, người đã gọi Hun Sen là “bù nhìn Việt Nam,” cầm đầu—đã trở mặt ủng hộ kẻ chiến thắng là Hun Sen. Cơ hội để
i Democratic Party
vii CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
tăng ảnh hưởng Trung Quốc ở Cambodia mới là quan trọng. Là nước đầu tiên chấp nhận sự thu tóm quyền lực của Hun Sen ở Phnom Penh, Trung Quốc triệt tiêu nỗ lực của Tây phương và các nước ASEAN áp lực Hun Sen lùi bước. Quả thực, sau này khi phái đoàn các nước đến Cambodia, thay vì hòa dịu, Hun Sen lại lỗ mãng yêu cầu chính quyền họ ngưng can thiệp vào nội tình Cambodia làm họ sửng sốt, một thái độ thách thức ông ta sẽ
không làm nếu không có hậu thuẫn của Trung Quốc. Nhờ nắm bắt cơ hội qua cuộc đảo chánh của Hun Sen, ảnh hưởng Trung Quốc tăng nhanh, gây chú ý đến bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Nhiều năm trước, Trung Quốc hầu như đã cuốn Miến Điện vào vòng ảnh hưởng qua việc hỗ trợ chính quyền quân phiệt Miến đang bị các nước khinh ghét và xa lánh. Gần đây, Trung Quốc cho thấy ý muốn sử dụng sức mạnh kinh tế theo phương cách mới. Sự thật là phát triển kinh tế của Trung Quốc và giành giật thị trường xuất cảng của các quốc gia Á châu khác là trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho kinh tế Đông Nam Á nói chung và khủng hoảng kinh tế toàn bộ ở Thái Lan vào mùa hè 1997. Ảnh hưởng Trung Quốc lên nền kinh tế èo uột của Thái được thể hiện qua hai động thái: các ngân hàng và công ty nhà nước Trung Quốc thăm dò mua số cổ phần quyết định trong lãnh vực tài chính Thái và việc Bắc Kinh quyết định dùng một phần số ngoại tệ khổng lồ (phần lớn thu từ thặng dư mậu dịch khủng khiếp với Hoa Kỳ) vào gói cứu trợ tài chính của Quỹ Tiền-tệ Quốc Tếicho kinh tế Thái. Bắc Kinh góp một tỷ đôla vào nỗ lực này và bật đèn xanh cho vùng mới tiếp quản, Hồng Kông, đóng vào quỹ.
Bàn tay của Trung Quốc còn vươn qua biên giới tây bắc. Non bốn tuần trước khi tiếp quản Hồng Kông, Trung Quốc vượt
iInternational Monetary Fund
Lời Ngõ cho Ấn bản của NXB Vintage viii
hai công ty dầu Mỹ Texaco và Amoco để mua 60% công ty dầu lớn nhất của Kazakhstan. Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư $4 tỷ USD vào những mỏ dầu lớn trong vòng hai mươi năm, và thêm hàng tỷ để xây ống dẫn dầu đến Trung Quốc. Dù quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Kazakhstan vẫn tăng trưởng vững chắc, với ký kết này Trung Quốc nắm vai chính trong tương lai của Ka zakhstan.
Kinh nghiệm của các nước láng giềng Trung Quốc từ Ka zakhstan đến Cambodia có một điểm tương đồng rõ rệt. Các cường quốc, như Hoa Kỳ, không thể ngăn cản Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng và thế lực ở các nước chung hoặc gần biên giới. Với dân số 1.2 tỷ người và kinh tế tăng trưởng 10% mỗi năm trong hai thập niên qua, Trung Quốc trùm lên các lân bang cùng biên giới.
Vì lý do đó chúng tôi tranh cãi lại điều thường được gọi là chính sách “bao vây” Trung Quốc. Thế lực Trung Quốc sẽ bành trướng, và bất cứ chính sách cứng nhắc nào nhằm ngăn cản sự bành trướng khắp nơi đó sẽ đi đến thất bại.
Lẽ ra vấn đề chính của Hoa Kỳ và đồng minh châu Á cùng các nước thân hữu là một nước Trung Quốc ngày càng mạnh sẽ thống trị châu Á như lãnh đạo họ trù tính, hoặc là Hoa Kỳ, chủ yếu là với Nhật Bản, có thể đối trọng lại sự trỗi lên cường quốc
và trở thành siêu cường của Trung Quốc. Vấn đề đó sẽ được giải quyết ở vành đai phía đông—bắt đầu từ vùng Viễn Đông Nga đến bán đảo Đại Hàn, Nhật, và Đài Loan, và có thể cả Philip pines và Indonesia.
Không ai hiểu vấn đề chiến lược này sâu sắc hơn lãnh đạo Trung Quốc và các nhà tư tưởng quân sự và chiến lược cố vấn cho họ. Một ví dụ điển hình là chiến dịch mãnh liệt của Trung Quốc vào mùa hè 1997 phản đối một phát triển nhỏ trong hợp
ix CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
tác an ninh Mỹ–Nhật. Tháng Sáu, hai quốc gia công bố dự thảo chung cho “nguyên tắc phòng thủ” về vai trò lớn hơn của Nhật để hỗ trợ Hoa Kỳ trong những xung đột tương lai trong vùng “lân cận Nhật Bản.” Tokyo cam kết sẽ cung cấp quân đội Hoa Kỳ nhiên liệu và tiếp vận, sửa chữa máy bay và tàu bè, và, nếu cần thiết sẽ gởi tàu dò mìn tiếp tay với Hải-quân Hoa Kỳ. Lực lượng Hoa Kỳ có thể sử dụng phi trường dân sự, hải cảng, và bệnh viện của Nhật trong trường hợp chiến tranh.
Những nguyên tắc chỉ đạo này trên thực tế là một bước nhỏ của Nhật, để giữ trách nhiệm lớn hơn cho an ninh phía tây Thái Bình Dương, đã cảnh giác Trung Quốc vì nhận ra Đài Loan nằm trong vùng “lân cận Nhật Bản.” Trên quan điểm của Hoa Kỳ và Nhật Bản thì đó là điều hợp lý vì phần lớn mậu dịch và năng lượng cung cấp cho Nhật đi qua vùng biển gần Đài Loan. Nhưng Trung Quốc, với lý lẽ riêng, xem đề nghị sửa đổi nguyên tắc an ninh nhỏ nhặt đó là gây khó khăn cho Trung Quốc nếu cần sử dụng giải pháp quân sự với Đài Loan trong tương lai.
Trung Quốc cho mời các nhân vật hàng đầu của Nhật đến Bắc Kinh để tuyên bố nguyên tắc chỉ đạo không nên bao gồm Đài Loan. Vào tháng Tám, sau khi một viên chức cao cấp trong chính quyền Thủ-tướng Ryutaro Hashimoto, bằng ngôn ngữ
cương quyết của ngoại giao, đáp trả bằng cách nhắc lại nguyên tắc an ninh bao gồm Đài Loan, chính quyền Trung Quốc giận dữ tuyên bố lập trường đó là “không chấp nhận được.”
Đề tài phức tạp này, hầu như bị lãng quên trong làng báo Mỹ, liên quan đến khả năng phối hợp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản để đối lại một Trung Quốc quyết đoán hơn ngay tại trọng tâm mà một cuộc xung đột, hay biểu dương sức mạnh quân sự, có thể xảy ra. Một phối hợp cần thiết như vậy trở nên quá hiển nhiên qua khủng hoảng Eo-biển Đài Loan đầu năm 1996, khi
Lời Ngõ cho Ấn bản của NXB Vintage x
Trung Quốc bắn tập phi đạn đến gần Đài Loan, và Hoa Kỳ cho hai lực lượng mẫu hạm đặc nhiệm đến để bảo đảm Trung Quốc không biến cuộc diễn tập thành một xâm lăng Đài Loan toàn diện. Từ đó, Trung Quốc bớt đe dọa Đài Loan, dù quân sự vẫn gia tăng ở mức nhanh nhất thế giới. Năm 1997 Trung Quốc tăng số ngân sách quân sự chính thức 12.7 phần trăm so với 1996.2 Trung Quốc bỏ nguyên tắc đã lâu năm là tự lực phát triển vũ khí và dùng trử tệ khổng lồ để mua hệ thống vũ khí tối tân từ ngoại quốc, nhiều nhất là từ Nga, như trong Chương Ba. Sau sự kiện Eo-biển Đài Loan, Trung Quốc ký với Nga để mua hai chiến hạm trang bị phi đạn được các chuyên gia vũ khí cựu Liên-bang Sô Viết thiết kế cho mục đích đánh chìm hàng không mẫu hạm Mỹ.
Tham vọng thấy rõ của Trung Quốc qua phương cách thu mua không nhằm trực tiếp đối đầu hay đe dọa Hoa Kỳ, điều họ không làm được trong thập niên tới hay lâu hơn, nhưng để giảm hoặc loại bỏ khả năng Hoa Kỳ cản trở hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Á châu, đặc biệt là về Đài Loan. Tham vọng đó còn thể hiện qua việc tái kêu gọi chấm dứt hiện diện quân sự Mỹ
ở Á châu. Tham vọng này của Trung Quốc có thể tóm gọn trong khẩu hiệu thường nghe: “An ninh Á châu nên do người Á châu quyết định,” được phát ngôn viên Bộ Ngoại-giao Shen Guiofang lập lại vào tháng Tư 1997. Lập trường Trung Quốc thay đổi lớn. Những năm trước Trung Quốc xem hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á là ổn định và nằm trong quyền lợi Trung Quốc. Quan điểm đó tiếp tục cho đến sau Chiến Tranh Lạnh và sụp đổ
của Liên-bang Sô Viết. Hiện tại thì ngược lại, Trung Quốc thúc đẩy “khái niệm an ninh mới” với mục tiêu tối hậu là hủy bỏ những thỏa hiệp an ninh song phương giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Á châu.
xi CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
Tóm lại, lãnh đạo Trung Quốc kiên định với bốn mục tiêu tương quan cho kế hoạch thống trị Á châu: thứ nhất, là nắm chủ quyền và cai trị Đài Loan; hai là, bành trướng hiện diện quân lực và quyền hành ở biển Nam Hải,iba là đưa đến triệt thoái quân lực Mỹ ở Á châu—có thể trừ lực lượng phòng thủ ở Nhật với mục đích ngăn ngừa Nhật trỗi lên như một sức mạnh quân sự độc lập; bốn là giữ Nhật Bản trong tình trạng lệ thuộc chiến lược vĩnh viễn như trình bày trong Chương Bảy “Chính sách Nhật Bản của Trung Quốc.” Những động thái năm qua của Trung Quốc, từ Kazakhstan đến Nhật đến Cambodia, từng bước tiến dần đến bốn mục tiêu đó. Nếu hoàn thành hết thì Trung Quốc— không bao lâu nữa sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất và là một trong những thế lực quân sự hùng mạnh nhất thế giới—sẽ đẩy cán cân quyền lực Á châu nghiêng về phía Trung Quốc vĩnh viễn. Và đó là dấu hiệu của thay đổi cơ bản cho vị thế dẫn đầu của Hoa Kỳ ở Á châu mà đã giữ hòa bình, đồng thời tạo điều kiện cho thịnh vượng và dân chủ trong vùng, trong năm mươi năm qua.
i Biển Đông Việt Nam.
CUỘC CHIẾN TƯƠNG LAI VỚI TRUNG QUỐC
Dẫn Nhập
[Với Hoa Kỳ] Ta phải tuyệt đối ngậm hờn
trong câm lặng lâu dài... Phải dấu móng vuốt
chờ thời cơ.
—THIẾU TƯỚNG MI ZHENYU,
Chỉ huy Phó, Đại học Khoa học Quân sự,
Bắc Kinh
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC, quốc gia đông dân nhất thế giới, và Hoa Kỳ, quốc gia hùng mạnh nhất hoàn cầu, đã trở thành đối thủ toàn cầu—quan hệ căng thẳng, quyền lợi mâu thuẫn, đối diện với nhiều trắc trở và nguy hiểm về sau. Chỉ mới hơn thập niên trước, thập niên 1980, hai khổng lồ của Thái Bình Dương đã xem nhau như đối tác chiến lược thật sự cho tương lai và lập liên minh cần thiết để chống lại sự khống chế của Liên bang Xô Viết ở Á châu. Nhưng kể từ đầu thập niên 1990, quan hệ đó đã bị mâu thuẫn chi phối. Điển hình là bài viết của Tướng Mi Zhenyu, một chỉ huy cao cấp của quân đội, đăng trên tập san của lãnh đạo Trung Quốc phát hành rộng rãi năm 1996, nói đến phục thù trong một cuộc chiến dai dẳng giành uy thế. Chủ bút tờ tập san giới thiệu “Tác giả là các cấp cao trong ngành phục vụ. Bài họ viết phản ảnh thảo luận sâu rộng trong chính quyền và
Dẫn Nhập 2/294
giới trí thức về một phương thế Trung Quốc cần có để bước vào tân thế kỷ.”1
Nếu Trung Quốc hung hăng mà Hoa Kỳ vẫn vô tâm thì mâu thuẫn chớm nở giữa hai nước có thể dẫn đến đụng độ quân sự. Hoa Kỳ dù sao cũng đã trải qua ba cuộc chiến lớn ở Á châu trong nửa thế kỷ qua nhằm ngăn chận một thế lực duy nhất bao trùm, mà việc Trung Quốc trở thành siêu cường bên kia bờ Thái Bình Dương trong một hoặc hai thập niên tới cũng là điều tất nhiên. Nhưng dù chiến tranh không xảy ra, đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là cạnh tranh chính của toàn cầu trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Vì đối đầu này mà các quốc gia phải
chọn đứng về một phía và nó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua trên mọi mặt: quân sự, kinh tế, ảnh hưởng giữa các quốc gia, ảnh hưởng giữa các giá trị và cách hành xử để được chấp nhận là mẫu mực quốc tế.
Kết luận này của chúng tôi đặt căn bản trên hai luận đề: Một là Trung Quốc sau hơn một thế kỷ thăng trầm đang trở lại vị thế cường quốc mà họ cho đó là vai trò lịch sử. Vài năm nữa, Trung Quốc sẽ có một nền kinh tế lớn nhất thế giới,i một quân đội cũng trên đà lớn mạnh đáng sợ mà hiện giờ sức mạnh và ảnh hưởng của nó đã vượt xa các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương mênh mông, ngoại trừ Hoa Kỳ. Trung Quốc là một cường quốc với tham vọng chưa thành—muốn thống trị châu Á không bằng vũ lực xâm chiếm lân bang, mà bằng cách trở thành đại siêu cường để không việc lớn nhỏ gì có thể xảy ra ở Đông Á nếu không được họ ngầm chấp thuận.
i Khi sách xuất bản năm 1997, kinh tế TQ đứng hàng thứ bảy, tám của thế giới, xấp xỉ với Brazil. Năm 2010, kinh tế TQ vượt Nhật Bản lên hàng thứ hai, chỉ sau Hoa Kỳ. (Người dịch-Nd)
3/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
Sự lớn mạnh và thái độ hung hăng theo đuổi quyền lợi đó không chỉ bắt nguồn từ sự cảm nhận về vai trò lịch sử tự cho nhưng còn từ một đòi hỏi tâm lý sâu xa khác mà lãnh đạo Trung Quốc đang khéo léo khai thác. Tham vọng của Trung Quốc
được hun đúc bởi tinh thần dân tộc của một lịch sử đau thương và vàng son sụp đổ; một loại dân tộc chủ nghĩa xa lạ và vì vậy khó hiểu cho một thế giới Tây phương quá hài lòng và tự mãn. Lãnh đạo Trung Quốc, vì cố gắng duy trì nền chính trị độc tài giữa xu hướng các chế độ độc tài trên thế giới đang bị đào thải, đã khai thác đầu óc bài ngoại để củng cố quyền lực trên một đất nước mà họ cho rằng đang bị vây hãm trong tình trạng khó khăn.
Họ tin rằng khơi dậy lòng ái quốc và nhắc nhở đến sự hiện hữu của Kẻ Đại Thù, trên một thế giới kế thừa những đế quốc mà trước đây đã chà đạp lên sĩ diện và vị thế của Trung Quốc, là cách chắc chắn để được sự ủng hộ của khối quần chúng nhiều
bất mãn với chính sách trong nước. Tinh thần chống Mỹ đã trở thành giá trị quốc gia.
Luận đề thứ hai là Hoa Kỳ, ít nhất trong trăm năm qua, đã kiên định với chính sách không để một cường quốc nào khống chế Á châu. Nhưng đó chính là mục tiêu của Trung Quốc, nên sẽ không khỏi va chạm với quyền lợi của Hoa Kỳ tại một vùng mà tầm quan trọng chiến lược và mức phát triển kinh tế vượt nhanh châu Âu. Kể từ thế kỷ 19, bàn cờ chính trị Đông Á đã đặt trên thế cân bằng quyền lực. Thế cân bằng này đã liên tục từ cuối Thế Chiến II cho đến hiện tại, với sự bảo hộ và giám sát của Hoa Kỳ, và trong suốt thời gian đó Trung Quốc luôn luôn là mầm đe dọa phá vỡ cân bằng đó. Khi Tổng-thống Nixon thăm Bắc Kinh vào tháng Hai 1972, Trung Quốc là mối đe dọa nhưng kinh tế và quân sự nằm trong tình trạng èo uột. Trung Quốc là cọp giấy,
Dẫn Nhập 4/294
như bộ máy tuyên truyền của Mao vẫn gọi Liên-bang Xô Viết— địch thủ của họ thời bấy giờ—đáng sợ, nhưng trên thực tế không đủ khả năng phóng lực ra ngoài lãnh thổ. Điều trớ trêu ở đây là tình trạng đó đang thay đổi mau chóng, phần lớn là vì Trung Quốc đã từ bỏ chính sách Mácxít là cái đã mang lại cho họ hình ảnh ghê sợ cách đây một phần tư thế kỷ.
Cho dù việc tiếp thu Hồng Kông, nơi có nền kinh tế tự-do kinh-doanh laissez-faire nhất trên thế giới, vào guồng máy quan liêu trì trệ được kiểm soát khắt khe của Trung Quốc thành hay bại—chúng tôi tiên đoán là sẽ có nhiều đàn áp chính trị nhưng không ảnh hưởng đến kinh tế, ít nhất là ban đầu—nó sẽ đem về cho Trung Quốc một cảng sâu và phồn thịnh nhất thế giới, một căn cứ hải quân lớn, và một nền kinh tế có mức mậu dịch song phương đứng hàng thứ 13 của Hoa Kỳ với $24 tỷ USD mỗi năm.i
Năm 1999, Bồ Đào Nha sẽ giao trả Macau lại cho Trung Quốc. Đây là sự kiện quan trọng vì Bắc Kinh sẽ nắm chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ lịch sử của Hoa Lục. Tuy nhiên Đài Loan vẫn chưa thu hồi được và đây là mầm mống căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tháng Ba 1996, khi Trung Quốc diễn tập quân sự ở Eo-biển Đài Loan để đe dọa cử tri trong kỳ bầu cử tổng thống Đài Loan, Hoa Kỳ đã đưa hai, xin nhấn mạnh hai, hạm đội hàng không mẫu hạm đến biểu dương lực lượng với Trung Quốc. Sự kiện này đã mau chóng chìm vào quên lãng trong ký ức người Mỹ dù đó là một biến cố quan trọng, một trực diện quân sự lớn nhất ở Thái Bình Dương từ cuối Thế Chiến II, một bằng chứng rõ ràng cho thấy mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có tiềm năng bộc phát. Hai nước không những có mục tiêu đối nghịch trong vùng, mà một ngày nào đó sẽ dùng đến chiến tranh để đạt được mục đích. Cuộc trực diện quân sự
i Đây là dữ kiện năm 1996. (Nd)
5/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
1996 ở Eo-biển Đài Loan báo trước những đụng độ tương lai khi một Trung Quốc dân tộc chủ nghĩa trở nên hùng cường hơn, kiên định hơn, và quyết chiếm lại phần đất họ cho là lãnh thổ quốc gia.
Dù kết quả ra sao, Đài Loan là một vấn đề trong quan hệ Hoa-Mỹ. Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ không còn lựa chọn nào khác: Hoặc bảo vệ Đài Loan hoặc mất hết uy tín với những quốc gia thân hữu quan trọng ở châu Á. Điều đó có nghĩa là chiến tranh sẽ xảy ra với Trung Quốc. Một trường hợp khác, tuy khó xảy ra, là nếu nhân dân Đài Loan chấp nhận thống nhất với Hoa Lục, việc tiếp quản sẽ diễn ra trong hòa bình. Nhưng nếu xảy ra sẽ đem về cho Trung Quốc một phần thưởng kinh tế to lớn, đứng hàng thứ chín trong số những quốc gia mậu dịch quan trọng nhất của Hoa Kỳ, và có dự trữ ngoại tệ lớn nhất trên thế giới. Cạnh đó, Đài Loan nằm giữa hải lộ vận chuyển dầu và nguyên liệu cho Nhật Bản, đồng minh quan trọng số một của Hoa Kỳ ở châu Á. Nói cách khác, một Trung Quốc
hoàn toàn thống nhất thì sức mạnh kinh tế và chiến lược sẽ gia tăng vô hạn và đảo lộn cân bằng quyền lực trong vùng. Những năm đầu sau khi quan hệ Trung–Mỹ vừa được tái lập (1972) là những năm hai bên náo nức tìm hiểu nhau và yên tâm khi thấy lợi ích chung thay dần cho thù nghịch. Nhưng tinh thần đó đã mất từ lâu. Ngày nay người ta không còn nghe đến hợp tác chiến lược giữa hai nước mà chỉ nghe toàn những chỉ trích về bất tín, về mâu thuẫn quyền lợi và mục đích trong quan hệ Trung–Mỹ. Như chuyện Trung Quốc thử hỏa tiễn gần Đài Loan, chuyện hai hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tuần hành trên vùng biển gần Trung Quốc, chuyện Bắc Kinh nghiêm trọng cảnh cáo Washington tránh xa hải phận quốc tế ở Eo-biển Đài Loan. Và một cảnh báo đầy đe dọa của một viên chức Trung
Dẫn Nhập 6/294
Quốc ẩn danh về số hỏa tiễn nguyên tử chỉa hướng về Los An geles. Còn ngược lại là chỉ trích Trung Quốc liên tục vi phạm nhân quyền, việc Trung Quốc bán kỹ thuật hỏa tiễn cho Iran, bán cho Pakistan loại nam châm đặc biệt có thể dùng vào chế tạo vũ khí nguyên tử. Trung Quốc xây những nhà máy nguyên tử bí mật ở Algeria có thể sản xuất plutonium; bán vật liệu chế tạo vũ khí hóa học và nguyên tử cho Libya; cung cấp vũ khí quy ước cho cả Iran và Iraq. Những quân cụ Trung Quốc bán hoặc cung cấp cho các quốc gia thù nghịch Hoa Kỳ gồm có xe tăng, hỏa tiễn chống tăng, giàn phóng hỏa tiễn, máy bay chiến đấu, hỏa tiễn diện-đối-diện—chưa kể trợ giúp kỹ thuật cho các nước khác để sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt.2
Trung Quốc cũng nhấp nhổm như ngồi trên lửa vì những đòn trả đũa hoặc động thái khác từ phía Hoa Kỳ mà báo chí Trung Quốc gọi—nói theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang lên—là xen vào nội bộ như thời đế quốc xâm lược. Việc Washington cản trở Bắc Kinh hăm hở đăng cai tổ chức Olympic 2000; lên án chính sách Tây Tạng của Trung Quốc và tỏ lòng kính ngưỡng Đức Dalai Lama lưu vong; cấp visa cho Tổng
thống Đài Loan Lee Teng-hui vào Hoa Kỳ với tư cách “cá nhân”; hăm dọa trừng phạt Trung Quốc bán vũ khí cho nước khác; trì hoãn Trung Quốc gia nhập Tổ-chức Mậu-dịch Quốc-tếi (WTO). Việc Hoa Kỳ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan và Quốc Hội chấp thuận yểm trợ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Chuyện làng báo Hoa Kỳ thổi lớn một báo cáo của các tổ chức nhân quyền về vụ Trung Quốc cố tình để nhiều trẻ em chết đói trong các viện mồ côi. Tháng Năm 1996, báo The New York Times lên trang nhất việc chính quyền liên bang lục
i World Trade Organization
7/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
soát và bắt giam cán bộ hai công ty vũ khí nhà nước của Trung Quốc “về tội nhập lậu 2000 súng AK-47 tự động vào Hoa Kỳ.3” Trước đó vài ngày, tờ Wall Street Journal đăng một bài dài về nỗ lực đầu tư quy mô của công ty McDonnell Douglas vào Trung Quốc—một nỗ lực không chỉ thất bại về mặt kinh tế mà còn đưa đến cáo buộc của Quốc Hội: vì tư lợi mà công ty đã trao cho Trung Quốc nhiều kỹ thuật quân sự bí mật. Đồng thời thì thâm thủng cán cân mậu dịch hàng năm tăng gần $40 tỷ USD, Trung Quốc sắp vượt Nhật để trở thành quốc gia gây thâm thủng mậu dịch lớn nhất cho Hoa Kỳ.4 Và đây là một Trung Quốc chỉ vừa hồi phục sau hai thế hệ trì trệ dưới một nền kinh tế áp đặt. Một điểm không kém phần quan trọng là khác với Nhật Bản, Trung Quốc không phải là một nước dân chủ hay đồng minh của Hoa Kỳ.
Trong sách này chúng tôi sẽ chứng minh rằng lãnh đạo Trung Quốc sau nhiều thảo luận đã khẳng định Hoa Kỳ là địch thủ số một toàn cầu. Trong thập niên 1960 và 1970, Trung Quốc lên án Liên Xô mưu đồ bá quyền ở châu Á, thì trái lại ngày nay cáo buộc đó lại quay về phía Hoa Kỳ—địch thủ chính—và tái lập quan hệ hữu nghị với cựu thù Xô Viết.
Căng thẳng giữa hai nước cũng có khi dịu lại như vào tháng Sáu 1996, khi đàm phán viên hai nước thỏa thuận về cuộc thăm viếng của nguyên thủ hai nước, Bill Clinton và Jiang Zemin, năm 1997. Nhưng hòa hoãn của Trung Quốc chỉ là chiến thuật, có thể che dấu nhưng không giải quyết được những bất đồng căn bản đã gây nên căng thẳng. Về phía Hoa Kỳ thì những bất đồng này nổi cộm rõ nét trong Quốc Hội, trên truyền thông và dân chúng. Trung Quốc, một đất nước bao la, có tiềm năng cường quốc, là quốc gia cộng sản to lớn cuối cùng trên trái đất, đang hành xử thù nghịch, ngược lại với giá trị Mỹ. Ông Frank R.
Dẫn Nhập 8/294
Wolf, dân biểu Cộng Hòa bang Virginia, mô tả tình trạng này trong buổi điều trần ở Hạ-viện về vị thế Tối Huệ Quốc của Trung Quốc. Ông dẫn việc các công ty Trung Quốc bán lậu súng AK-47 vào Hoa Kỳ (lời ông Wolf: “Súng có thể giết thanh niên nam nữ Mỹ,”) tin Bắc Kinh mua hỏa tiễn SS-I8 của cựu Liên bang Xô Viết, bức hại tín hữu Tin Lành, đàn áp Tây Tạng, ghép thận và giác mạc lấy từ tử tù bị kết án qua những phiên tòa sơ sài lấy lệ. Ông Wolf tuyên bố: “Tình trạng càng ngày càng tồi tệ trên ba mặt quan tâm là nhân quyền, chạy đua vũ trang, và mậu dịch.” Cáo buộc về thu mua hỏa tiễn SS-I8 vẫn chưa được kiểm chứng dù Bộ-trưởng Quốc-phòng William Perry đã công khai bày tỏ quan ngại về tin Trung Quốc đang tìm mua hỏa tiễn tầm xa ICBM của Nga. Một điều chắc chắn là trong mấy năm qua Trung Quốc đã mua khoảng 4.4 tỷ vũ khí cao cấp của Nga, gồm chiến đấu cơ siêu âm, phi cơ ném bom, tàu ngầm, và hệ thống phòng không.5 Trong hai năm 1994 và 1995, số vũ khí Nga bán sang các nước đang phát triển tăng 62%, vượt xa Hoa Kỳ, mà Trung Quốc là khách hàng lớn nhất.6 Điều đáng nói ở đây là Trung Quốc đang tìm mua loại vũ khí mà cựu Liên-bang Xô Viết đã dùng để thực hiện cái mà trước đây Trung Quốc lên án là tham vọng bá quyền.
Cùng lúc thì bộ máy tuyên truyền Trung Quốc không ngừng tuôn ra những luận điệu chống Mỹ, rằng Hoa Kỳ can thiệp nội bộ, tuyên truyền xấu về Trung Quốc, chỉ trích mọi chính sách của Trung Quốc, nuôi ý tưởng “bao vây Trung Quốc” để cản trở
khát vọng chính đáng là thống nhất Đài Loan và cải tổ kinh tế. “Chúng tôi làm gì các ông cũng không thích, đây là một biện pháp để ngăn chận Trung Quốc thì phải,” một chuyên gia ngoại giao đã nói trong một buổi phỏng vấn ở Bắc Kinh năm 1996. “Vì vậy ở Trung Quốc, nói tốt về Mỹ không hợp thời chút nào mà
9/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
ngược lại, rất hợp khi gọi Mỹ là một siêu cường nham hiểm, một kẻ thù nguy hiểm, một nước lớn hách dịch.”
Ngay sau tin Jiang Zemin được chính thức mời thăm thủ đô Washington, truyền thông và lãnh đạo Trung Quốc vẫn gay gắt lên án Hoa Kỳ là đối thủ toàn cầu chính của Trung Quốc. Điều này dường như gợi ý cho năm trí thức trẻ Trung Quốc—ngược đời là đa số đã tham gia phong trào dân chủ chống chính quyền trước đây—viết cuốn “Trung Quốc Có Thể Từ Chối”icực lực đả kích Hoa Kỳ và trở thành đề tài cho cả nước. Sách đầy những loại cáo buộc như: CIA ủng hộ bọn “ly khai” Đài Loan để “thế
giới lên án những hoạt động của Trung Quốc là đe dọa cho hòa bình trong vùng và thế giới.” Zhang Xiaobo, một trong năm tác giả, được báo The New York Times phỏng vấn ở Bắc Kinh cho biết “Thời sinh viên chúng tôi khao khát đọc tiểu thuyết và xem phim Mỹ. Nhưng ngày nay thì chúng tôi thấy quốc gia đó có phần đáng khinh.”7
Sự lạnh nhạt trong quan hệ với Trung Quốc có phải chỉ tạm thời, một đoạn chùng ngắn ngủi trên biểu đồ đi lên của lịch sử? Hay quan hệ Trung–Mỹ đã chìm sâu vào mâu thuẫn triền miên? Nhiều chuyên gia, cả trong Bộ Ngoại-giao và một số giới chức có ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc của Mỹ, thì cho rằng hai nước có quá nhiều lý do để hợp tác hơn là xung đột, bởi vậy về căn bản mối quan hệ vẫn tốt. Đây là điểm tương đồng giữa các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khuynh hướng này cho rằng những can thiệp có tính đạo đức của Quốc Hội, chính sách bất nhất từ Nhà Trắng, và báo chí giật gân gây trở ngại cho một hợp tác chiến lược. Việc Hoa Kỳ đâm thọt, khiêu khích, chọc
i Tựa đề China Can Say No nhái theo một tác phẩm cũng gây nhiều dư luận trước đây của Nhật Bản trong thập niên 80 là The Japan That Can Say No. (Nd)
Dẫn Nhập 10/294
tức Trung Quốc là những hành động vô ích. Phái này lý luận rằng trên thực tế quân lực của Trung Quốc yếu kém không thể bành trướng sang các nước lân cận hoặc đe dọa Hoa Kỳ được. Trung Quốc có tính thủ thế, dễ bị thương tổn, nên ngôn ngữ thường hung hăng hăm dọa. Nhưng Trung Quốc cần Hoa Kỳ cho mậu dịch và giữ ổn định cho vùng Đông Á. Về lâu về dài,
hợp tác toàn cầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là điều tất yếu, dù có khi căng thẳng như vụ Eo-biển Đài Loan năm 1996. Chúng tôi thì có giả thiết khác. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ quả có nhiều quyền lợi chung, nhất là trong lãnh vực kinh tế. Trung Quốc cần Hoa Kỳ cho mậu dịch, kỹ thuật và để duy trì môi trường hòa bình cho phát triển kinh tế. Dù rằng loại sách như Trung Quốc Có Thể Từ Chối được nhiều người đọc, vẫn còn những tầng lớp trong dân chúng vô cùng ái mộ và thiện cảm với Hoa Kỳ.
Nhưng nhu cầu và thiện cảm này, dù mạnh mẽ, vẫn mâu thuẫn với những nhu cầu và quyền lợi khác mà chúng tôi sẽ trình bày. Chúng tôi sẽ cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế và quân sự, cộng với tham vọng dân tộc và tính bài ngoại bốc đồng sẽ làm Trung Quốc hung hăng thêm chứ không giảm. Điểm quan trọng ở đây là giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ gây chiến với Hoa Kỳ không vì quyền lợi quốc gia mà vì quyền lợi của phe nắm quyền. Nếu kinh tế trì trệ, nếu khoảng cách giữa giàu nghèo gia tăng, nếu tham nhũng làm suy giảm uy tín chính quyền, hoặc giả sử có một phong trào đòi tự do mới, như sinh viên biểu tình năm 1989, được truyền chiếu khắp thế giới, thì chế độ sẽ khoác lên lá cờ ái quốc. Và phương cách hay nhất để thực hiện điều đó là đổ lên đầu ngoại bang, đặc biệt là Hoa Kỳ, cho những vấn nạn của Trung Quốc.
11/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
Chúng tôi lập luận rằng Trung Quốc trong khoảng thập niên qua đã có những mục tiêu hoàn toàn trái nghịch với quyền lợi Hoa Kỳ. Mục tiêu chính của họ là suy giảm ảnh hưởng của Mỹ, hất cẳng Mỹ để trở thành cường quốc số một ở châu Á, ngăn chận Nhật Bản và Hoa Kỳ hình thành thế trận “bao vây Trung Quốc,” và sau cùng là bành trướng thế lực vào vùng biển Nam và Đông Trung Quốciđể kiểm soát những hải lộ trọng yếu. Trung Quốc muốn nắm bá quyền để bảo đảm không một quốc gia nào trong vùng có thể hành xử mà không cân nhắc đến quyền lợi Trung Quốc trước tiên—cho dù đó là việc Nhật Bản tìm dầu trên lãnh hải của họ ở biển Đông hoặc Thái Lan quyết định cho tàu hải quân Hoa Kỳ ghé bến.
Thế bá quyền đó nằm trong một chuẩn bị toàn cầu lớn hơn để từng bước thách thức Tây phương và nhất là ưu thế toàn cầu của Mỹ. Những hợp tác quân sự chặt chẽ với cựu Liên-bang Xô Viết, trợ giúp chính trị và kỹ thuật cho các nước Hồi giáo Trung Á và Bắc Phi, kèm với ưu thế đang lên ở Đông Á đặt Trung Quốc vào trung tâm của một hệ thống không chính thức của những quốc gia mà đa số có mục tiêu và chủ thuyết thù địch với Hoa Kỳ. Nhiều nước trong số này cũng chia sẻ nỗi bất bình của Trung Quốc về ưu thế toàn cầu của Tây phương. Samuel P. Huntington của Harvard cho rằng trật tự mới của thế giới sẽ bị chi phối bởi điều mà ông gọi là va chạm giữa các nền văn minh. Chúng tôi thì nhìn sự việc theo quan điểm kiểu cũ về liên minh chính trị và cân bằng quyền lực. Nhưng dù là nhận định nào, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc cũng sẽ trở thành siêu cường thứ
hai trên thế giới, là một thế lực nổi trội ảnh hưởng đến bàn cờ
i Biển Nam TQ là biển Đông của Việt Nam (gồm các nước Cambodia, Phi, Thái, Malaysia, Indonesia, Brunei…) Biển Đông TQ là vùng biển chung với các nước Nhật, Đài-loan, Đại Hàn, Nga. (Nd)
Dẫn Nhập 12/294
thế giới trong thiên kỷ mới, và, vì vậy, cuối cùng Trung Quốc không còn là người bạn chiến lược của Hoa Kỳ mà là đối thủ đường dài.
MỘT TÁI DIỄN KỲ LẠ CỦA LỊCH SỬ được ghi nhận ở đây. Từ năm 1941 đến 1945, Hoa Kỳ liên minh chiến lược với Liên-bang Xô Viết, một trong những nền độc tài áp bức nhất trong lịch sử nhân loại, vì cần để thắng Phát-xít Đức. Khi chiến tranh kết
thúc, liên minh đó chấm dứt và thay bằng cạnh tranh tất yếu giữa hai cường quốc thế giới.
Trên nhiều khía cạnh, hữu nghị Trung–Mỹ trong thập niên 1980 và 1990 tương tự như quan hệ Nga–Mỹ thời chiến. Cả hai đều là liên minh của những đối nghịch để chống lại hiểm họa chung trước mắt—một để chống lại Phát-xít Đức, một để ngăn
sự bành trướng Xô Viết. Khi hiểm họa chấm dứt, liên minh chiến lược tan rã vì những khác biệt căn bản về giá trị và quyền lợi của hai bên. Cần phải nói thêm ở đây rằng trong suốt thời gian liên minh, nhiều chuyên gia, lý thuyết gia, đặc biệt là báo giới, cả nhân viên chính phủ và chuyên viên Bộ Ngoại-giao, đã nhìn Trung Quốc qua lăng kính màu ảo tưởng như đã nhìn liên minh Nga–Mỹ trong thời chiến.
Đầu thập niên 1940, Joseph Stalin, một trong những tên đồ tể tàn bạo nhất của lịch sử nhân loại, được khoác lên hình ảnh người cha già cương quyết và trầm tĩnh. Đặng Tiểu-Bình, ngoài những đánh giá hào phóng tương tự, còn nhiều lợi điểm khác. Đặng đã bị Mao và phe quá khích thanh trừng hai lần. Vì vậy khi trở lại cầm quyền, ông là hiện thân của một Trung Quốc
chuyển từ một chính sách chống Mỹ cực đoan sang ôn hòa, thân Tây phương. Thứ hai là ông nhìn vô hại vì vóc dáng nhỏ bé chỉ
13/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
5 bộ Anh (1,52 mét). Điều thứ ba, quan trọng nhất, là khác với Stalin trên nhiều khía cạnh, Đặng thật sự là một vĩ nhân đáng nể. Ông không mưu đồ bành trướng Trung Quốc ra ngoài lãnh thổ. Ông bảo hộ cho những chính sách cực kỳ cởi mở so với thời trước. Trong gần hai mươi năm ông trở lại cầm quyền, kể từ kỳ thanh trừng nhục nhã lần thứ hai, Trung Quốc đã đổi thay to lớn. Những bài báo trang nhất trên Times và Newsweek không ngừng nhắc nhở mọi người rằng Trung Quốc đang chuyển sang chủ
nghĩa tư bản. Tiệm gà chiên Kentucky Fried Chicken đông khách nhất thế giới nằm cách lăng Mao Chủ tịch chỉ vài bước. Thị trường chứng khoán được thành lập ở Thượng Hải và các thành phố khác. Chú Chim Lớn—Big Bird—của chương trình TV Sesame Street đi thăm Trung Quốc. Một trăm ngàn sinh viên Hoa Lục du học ở Mỹ. Trong những khu kinh tế đặc biệt của Trung Quốc, thành phố mới mọc lên từ đất hợp tác xã nông nghiệp cũ. Công ty Procter & Gamble bán nhiều xà phòng ở Trung Quốc hơn ở Hoa Kỳ. Hãng Motorola giàu lên nhờ bán điện thoại cầm tay. Mười phần trăm tổng sản lượng của hãng Boeing bán cho thị trường Trung Quốc. Tự do cá nhân, văn hóa và trí thức cũng phát triển mạnh.
Những hình ảnh này biến Trung Quốc từ một đất nước xa lạ ngày càng trở nên gần gũi và đến độ gần như tương đồng với xã hội chúng ta.
Nhưng quan niệm trên đã bỏ sót nhiều điều về Trung Quốc. Trên phương diện quốc gia thì Trung Quốc có rất ít tương đồng với Hoa Kỳ. Một là Mao vẫn nằm trong lăng tẩm kế tiệm ăn Mỹ, vẫn được kính ngưỡng là cha đẻ của Trung Quốc hiện đại. Trung Quốc có lẽ có số tù chính trị đông nhất thế giới—số chính thức là ba ngàn người. Đây là nước đã dùng xe tăng và quân đội giải tán cuộc biểu tình của sinh viên, tàn sát hàng trăm, có thể là
Dẫn Nhập 14/294
hàng ngàn công dân của mình, rồi ngay khi thế giới đang theo dõi cuộc thảm sát trên truyền hình, họ phát động một chiến dịch tuyên truyền lớn, phủ nhận cuộc thảm sát không hề xảy ra. Một trong hai tác giả của sách có mặt tại Bắc Kinh trong vụ Thiên An Môn 1989 chứng kiến cảnh quân đội Trung Quốc đặt vòng hoa ở các góc đường tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh trong chiến dịch chống cái gọi là “bọn lưu manh phản động.” Cơ quan truyền thông nhà nước không hề nhắc đến những sinh viên bị giết. Khi truyền hình Mỹ chiếu cảnh một người Trung Quốc kể lại việc tai nghe mắt thấy ngày thảm sát, diễn tả dáng điệu bộ đội đang xả súng, ông lập tức bị một cuộc săn người toàn quốc truy bắt và lãnh án 10 năm tù vì tội phát tán tuyên truyền phản
cách mạng.
Bản án đó là một nhắc nhở đến bản chất sống còn của Trung Quốc: một là chế độ sẽ dối trá khi bị nguy hiểm; hai là họ sẽ không từ bỏ thủ đoạn nào nếu cảm thấy nền độc tài đang bị đe dọa; ba là không có tiến trình luật pháp công minh; và bốn là đứng sau những nhân viên lịch lãm và lý lẽ của Bộ Ngoại-giao là lớp lãnh đạo sắt máu nắm quyền sinh sát. Rồi chúng ta sẽ thấy thành phần lãnh đạo đó quan niệm rằng giá trị Hoa Kỳ và nếp sống Mỹ là mối đe dọa cho Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng Tây Tạng bằng vũ lực, giới hạn khắc nghiệt sinh hoạt tôn giáo và văn hóa ở đó. Năm 1995, một sự cố xảy ra làm thế giới sửng sốt. Đảng phủ nhận cậu bé 6 tuổi, chọn lựa của giáo quyền Tây Tạng, là tái sinh của Đức Panchen Lama, người được sùng kính chỉ sau Đức Dalai Lama trong Phật giáo Tây Tạng. Trung Quốc triệu tập vài tăng sĩ đến Bắc Kinh và buộc họ phải chọn một cậu bé khác. Cậu bé được chọn đầu tiên, con của một người chăn nuôi, thì bị giam ở một địa điểm bí mật ở Bắc Kinh. Báo chí Trung Quốc bôi bẩn cha
15/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
mẹ cậu là phường lưu manh xảo quyệt. Cả gia đình mất tích và dư luận cho rằng họ đang bị giam cầm.
Vi phạm nhân quyền của Trung Quốc không phải là nguyên nhân chính yếu nhất làm căng thẳng quan hệ Trung–Mỹ. Nhưng nó làm rõ ba mặt của toàn cảnh: Một là, mức độ vi phạm của Trung Quốc hiện nay là thước đo sự sai lầm của chúng ta trước đây khi tự dối mình rằng Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một nước tự do như Hoa Kỳ. Hai là, mặc dầu Trung Quốc đã có nhiều cải tổ quan trọng, nhân quyền vẫn dậm chân tại chỗ trong bản chất chính trị cốt lõi của chế độ. Ba là, việc Trung Quốc cố ý bỏ ngoài tai những kêu gọi, đe dọa, và đòi hỏi về nhân quyền của Hoa Kỳ phản ảnh sự lớn mạnh và lòng tự tín rằng Trung Quốc là biểu hiện của một đường lối khác với Tây phương.
Những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ nuôi hy vọng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở nên dân chủ. Có thể cuối cùng những người lạc quan này sẽ đúng. Sức mạnh vũ bảo của làn sóng dân chủ trên thế giới đang lên và Trung Quốc không thể
tránh né ảnh hưởng của nó mãi được. Nhưng có nhiều lý do cho thấy Trung Quốc sẽ không dân chủ hóa trong một thời gian gần. Lý do thứ nhất là dân chủ đi ngược lại truyền thống chính trị của họ. Hầu hết trong suốt ba ngàn năm lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ có khái niệm về giới hạn chính quyền, bảo vệ quyền cá nhân, hay tính độc lập của truyền thông và ngành tư pháp. Lịch sử Trung Quốc chưa bao giờ được chỉ đạo bởi ý dân hoặc nguyện vọng đa số. Trung Quốc, dưới tay hoàng đế hay tổng bí thư đảng, luôn luôn bị cai trị bởi những bè nhóm tự bầu chọn, tiếp nối vô hạn định, hoạt động bí mật, và xem đối lập là phản quốc.
Dẫn Nhập 16/294
Lý do thứ hai, liên quan đến lý do thứ nhất, là để có cải tổ dân chủ thật sự, những người đang nắm quyền hiện nay phải chịu mất đi một số quyền lực, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng cho điều đó. Theo truyền thống Trung Quốc thì quyền lực chính trị mang đến quyền lợi cá nhân—dù quyền lợi đó là hậu cung (Mao cũng có một hậu cung của thế kỷ hai mươi), người phục dịch do chính phủ cấp, hay xe Mercedes
Benz do thương gia Nhật Bản hối lộ để được giấy phép nhập cảng—bởi vậy giai cấp cầm quyền sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lợi để theo những nguyên tắc dân chủ du nhập từ phương Tây.
Hơn nữa lãnh đạo Trung Quốc có lẽ cũng thật lòng tin rằng cải tổ dân chủ đồng nghĩa với xáo trộn xã hội. Trung Quốc đã thành công lớn mang lại cuộc sống sung túc cho hàng chục triệu người nhưng chính trị quốc gia vẫn bấp bênh, chênh lệch giàu nghèo ngày càng cách xa, thất nghiệp và bất ổn tràn lan, người dân mang nhiều ước vọng cao cho đời sống. Dân chúng thỏa mãn vì đời sống vật chất được nâng cao mau lẹ nhưng cũng bất mãn vì tham nhũng, tội ác, nạn cường hào ác bá địa phương, đời sống bấp bênh vì phúc lợi xã hội do chính phủ trợ cấp trước đây không còn nữa. Trước viễn ảnh một xã hội nổi loạn, lãnh đạo Trung Quốc sẽ kêu gọi đoàn kết yêu nước và niềm tin vào lãnh đạo. Vì vậy, không thể nghĩ rằng họ sẽ từ bỏ quyền lực độc tài.
Lý do cuối cùng là nếu chính quyền Trung Quốc lắng nghe ý dân, họ sẽ mất kiểm soát ở những vùng được xem là trọng yếu cho quyền lợi cốt lõi của quốc gia. Một điển hình là nếu Tây Tạng được cai trị bằng nguyên tắc dân chủ thay vì bằng sắc lệnh từ Bắc Kinh, một phong trào đòi độc lập sẽ nổi lên chống lại cai trị của Trung Quốc. Một Trung Quốc dân chủ sẽ áp lực lãnh đạo công nhận quyền tự quyết của nhân dân Đài Loan: Hoặc giữ tình
17/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
trạng độc lập hiện tại, hợp thức hóa nền độc lập, hoặc sát nhập vào Trung Quốc dưới cai trị của Bắc Kinh. Nhưng cho Đài Loan bất cứ lựa chọn nào cũng sẽ dẫn đến hai hậu quả mà Bắc Kinh không thể chấp nhận được: phá vỡ tính kiên định bất-di-bất-dịch về thống nhất, và tạo một tiền lệ xấu cho nhân dân Đại-lục: Nếu người Đài Loan được quyền chọn lựa chế độ chính trị của họ, tại sao dân Đại-lục lại không? Đơn giản là nếu có dân chủ thực sự, uy tín và quyền lực của lãnh đạo Trung Quốc sẽ suy giảm—và đây là điều họ không thể chấp nhận được.
Một ví dụ như khi chuẩn bị tiếp quản Hồng Kông, Trung Quốc tuyên bố giải tán hội đồng lập pháp dân cử Hồng Kông. Có ý kiến cho rằng đây là một quyết định dân chủ vì là của Ủy ban Chuẩn-bị, toàn người Hồng Kông, được Bắc Kinh bổ nhiệm; và chính ủy ban này, chứ không phải Bắc Kinh, đã bỏ phiếu giải tán hội đồng. Một thành viên Ủy-ban là ông Frederick Fung bỏ phiếu chống việc giải tán hội đồng lập pháp. Sau lá phiếu chống duy nhất, ông Fung bị loại ra khỏi Ủy-ban Chuẩn bị và không được tham dự vào những kỳ bỏ phiếu sau. Vì việc tiếp quản Hồng Kông diễn ra trong hài hòa là điều quan trọng cho Trung Quốc nên ai cũng nghĩ rằng họ sẽ hoan nghênh phiếu chống đơn lẻ này, vì ít ra nó cũng cho cảm tưởng rằng người bỏ phiếu có chút tự do chọn lựa.
Nhưng không! Khi chạm đến quyền lực, lãnh đạo Cộng-sản Trung Quốc đòi hỏi sự nhất trí. Trên thực tế nhiều tháng trước khi tiếp quản Hồng Kông, Trung Quốc đã có nhiều thủ đoạn để bảo đảm quyền uy tuyệt đối. Khi ông Jimmy Lai,ichủ những
i Năm 2021, tỷ phú Jimmy Lai, 73 tuổi, bị xử thêm 14 tháng tù qua luật an ninh quốc gia mới vì tội tụ họp bất hợp pháp (tham gia biểu tình) năm 2019. Tổng cộng ông sẽ ngồi tù 20 tháng. Ngày 17 tháng Sáu, 2021, tài sản ông bị phong tỏa; ngày 24 tháng Sáu, báo Apple Daily đình bản vì không tiền trả chi phí và nhân công. Ấn bản Apple Daily Đài Loan, một hợp doanh với
Dẫn Nhập 18/294
cửa hàng quần áo kiêm chủ báo, cho đăng một bài đả kích Trung Quốc trên báo Next của ông, Bắc Kinh lập tức đóng những cửa tiệm của ông ở đại lục để trừng phạt và dằn mặt những người khác. Nhưng năm 1995, khi ông Lai ra nhật báo Apple Daily (phóng viên báo lập tức bị cấm không được săn tin những sinh hoạt do Trung Quốc bảo trợ) thì báo mau chóng đạt số bán chạy thứ hai ở thành phố—một biểu hiện cho thấy người Hồng Kông đã quen với nếp sống tự do hơn Trung Quốc nghĩ. Sau đó, một trong những tranh cãi giữa Trung Quốc và Anh Quốc là vấn đề an ninh trong ngày giao trả Hồng Kông 30 tháng Sáu, 1997. Người Anh tin vào khả năng của cảnh sát Hồng Kông nhưng Trung Quốc đòi phải gởi một lực lượng của Bộ Công-an đến. Lý do không vì an ninh của lãnh đạo có mặt hôm đó nhưng vì e ngại các lực lượng dân chủ có thể biểu tình phản đối cai trị của Trung Quốc.
Nhìn chung đây là điểm quan trọng vì lịch sử hai trăm năm qua đã cho ta thấy một điều là khi quốc gia dân chủ hơn, nội chiến lại càng ít xảy ra. Càng độc tài thì nội chiến lại càng dễ xảy ra. Nếu chính quyền hiện nay của Trung Quốc tiếp tục phiêu lưu quân sự—như vụ Eo-biển Đài Loan năm 1996—thì rủi ro một đụng độ nhỏ trên biển hoặc trên không với Hoa Kỳ có thể
đến. Dù vậy chúng tôi an tâm vì tin rằng rủi ro va chạm quân sự rất nhỏ. Chúng tôi còn những nhận xét khác làm an tâm hơn: Trung Quốc không chủ trương dùng quân sự chiếm đóng các nước lân cận hay tấn công Hoa Kỳ. Không có Khối Đông Âu, không có các quốc gia chư hầu, không có chính quyền bù nhìn, không có xe tăng đồn trú những quốc gia lân cận. Hơn nữa, vì lý
các công ty Đài Loan vẫn còn hoạt động. (“Hong Kong: Jimmy Lai jailed again for pro-democracy protests.” BBC May 28, 2021. Web. Sept. 9 2021. ) [Nd]
19/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
tưởng cộng sản—khác với quyền lực Đảng Cộng-sản—đã chết ở Trung Quốc, họ không còn bị thôi thúc bởi sứ mệnh giải phóng vô sản là cái đã khoác lên Liên-bang Xô Viết hình ảnh đáng sợ trước đây. Trung Quốc cũng không chủ trương truyền bá quan niệm sống của họ sang những nước khác.
Tuy vậy, các cường quốc vẫn thường xung đột hơn là hợp tác. Trung Quốc không thay Liên Xô để đe dọa Hoa Kỳ mà nổi lên như một địch thủ riêng biệt kiểu mới, khó đối phó hơn, vì khác với Xô Viết, sức mạnh quân sự đáng sợ của Trung Quốc
không đặt trên một kinh tế èo uột mà một nền kinh tế hùng mạnh tạo nên một quân lực đáng gờm. Điểm mấu chốt ở đây là Trung Quốc lớn mạnh liên tục không chỉ trong nước mà còn khắp châu Á và trên thế giới. Vai trò toàn cầu mà Trung Quốc
đang nhắm tới và quan hệ đang xây dựng với những quốc gia đối nghịch Tây phương là trái ngược với Hoa Kỳ. Rồi còn vấn đề Đài Loan phức tạp và khó giải quyết, một điểm nóng tiềm ẩn. Hai vấn đề không hòa giải được trong trường hợp Đài Loan: một là nhân dân Đài Loan không muốn bị chính quyền Bắc Kinh
hiện nay cai trị; hai là Bắc Kinh đã đưa việc thống nhất lên một ưu tiên quá cao khó rút lại được. Khi quân lực lớn mạnh mà chế độ lại thiếu kiên nhẫn, khả năng xâm lăng từ phía Trung Quốc— và phản ứng của Hoa Kỳ—lại càng dễ xảy ra.
Việc gì sẽ xảy đến khi Trung Quốc không thể thống nhất với Đài Loan bằng đàm phán và dùng vũ lực xâm chiếm, có thể bằng phong tỏa trên biển hoặc một cuộc tấn công toàn diện? Có thể nào chúng ta khoanh tay nhìn cuộc tấn công xảy ra sau khi đã nhiều năm nghiêm trọng cảnh báo Trung Quốc rằng Hoa Kỳ cực lực ủng hộ một giải pháp hòa bình? Nếu vì Đài Loan mà chúng ta bị lôi kéo vào cuộc xung đột với Trung Quốc thì nên can thiệp ở mức độ nào và đạt kết quả gì? Và nếu Hoa Kỳ
Dẫn Nhập 20/294
khoanh tay khi Đài Loan thất thủ thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của Mỹ ở châu Á và Thái Bình Dương như thế nào? Cán cân quân sự châu Á sẽ đi về đâu sau khi đã mang đến một giai đoạn hòa bình và phát triển kinh tế phi thường từ
Nhật đến Úc, với bảo đảm an ninh quân sự của Hoa Kỳ?
NHỮNG CÂU HỎI ĐÓ ĐANG LÓ DẠNG ở tương lai. Nhưng gần đây, lãnh đạo Trung Quốc ngày càng tỏ một thái độ cáu kỉnh hung hăng đối với Hoa Kỳ và có những hành động khiêu khích làm tăng tình trạng căng thẳng:
▪ Chiếm hòn Mischief Reef, thuộc chủ quyền Phi luật tân, đầu năm 1995.
▪ Bán kỹ thuật vũ khí nguyên tử cho Pakistan và hỏa tiễn cho Iran, một nước thù địch Hoa Kỳ.
▪ Ủng hộ tinh thần, có khi cả vật chất, cho hầu hết các quốc gia có vấn đề với Hoa Kỳ—như Iran, Sudan, Nigeria. ▪ Gởi công hàm ngoại giao cảnh giác các nước lân cận phải đặt quyền lợi Trung Quốc trên quyền lợi của các cường quốc “bên ngoài” như Mỹ.
▪ Ám chỉ vũ khí nguyên tử chỉa hướng về Hoa Kỳ. Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới dàn đặt vũ khí như vậy.
Trong những chương sau chúng ta sẽ thấy sự tự-nhận-thức của Trung Quốc và quan niệm của họ về vai trò Hoa Kỳ ở châu Á đã thay đổi nhiều trong thập niên qua. Tài liệu lưu hành nội bộ lãnh đạo Trung Quốc từ năm 1992 xem Hoa Kỳ là địch thủ
chính. Năm 1995, ngoại trưởng Trung Quốc Qian Qichen tạt nước lạnh vào hội nghị thường niên của Hiệp-hội các Quốc-gia
21/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G QUỐC
Đông Nam Áivới tuyên bố đây là lúc Hoa Kỳ nên ngừng xem mình là vị “cứu tinh của phương Đông.” Qian nói: “Chúng tôi không chấp nhận việc Hoa Kỳ tự cho mình là thế lực gìn giữ hòa bình và ổn định ở châu Á.”8 Tuyên bố đó báo hiệu thay đổi trong suy nghĩ chiến lược của Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc xem hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Á châu là lực lượng ổn định và đối trọng với Liên-bang Xô Viết. Ngày nay Trung Quốc nhận định rằng nếu Hoa Kỳ rút quân, họ sẽ trở thành cường quốc thống trị—và đó chính là điều họ muốn.
Với đà tăng trưởng hải quân, không quân, và lực lượng đổ bộ, Trung Quốc sẽ đủ khả năng chiếm giữ biển Nam Hải thuộc chủ quyền Việt Nam, Mã lai, Brunei, và Phi luật tân. Ít người thấy ra được mục đích Trung Quốc khi chiếm giữ những đảo và hòn phía cực nam này là nhằm đưa sức mạnh Trung Quốc đến sát nách Singapore và Indonesia. Điều đó không những làm lệch thế cân bằng quyền lực ở Á châu mà còn đặt Trung Quốc vào ngay giữa hải lộ quốc tế duy nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chiến hạm và tàu buôn Hoa Kỳ đi qua biển Nam Hải mỗi ngày; đại đa số tàu chở dầu cung cấp cho Nhật Bản
cũng đi qua vùng này.
Xung đột quyết liệt với Trung Quốc không phải không tránh được. Tuy nhiên theo chúng tôi thì xung đột dường như rất có khả năng xảy đến trong tương lai trước mắt. Mục tiêu chung duy nhất và rõ ràng nhất mà Hoa Kỳ và Trung Quốc có ở Á châu là ngăn ngừa chiến tranh Đại Hàn bộc phát toàn diện lần thứ hai. Ngoài ra hai nước còn chung rất nhiều quyền lợi kinh tế, nhưng chúng ta sẽ thấy quan hệ kinh tế này cũng lại đầy mâu thuẫn. Tóm lại Hoa Kỳ và Trung Quốc có rất ít quyền lợi hoặc giá trị chung như giữa Hoa Kỳ và châu Âu hoặc giữa Hoa Kỳ và
i Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)
Dẫn Nhập 22/294
các nước Á châu khác như Nhật Bản, Thái Lan, Phi luật tân, Đài Loan, v.v. Hơn nữa cũng khó mà tiên đoán được chính trị Trung Quốc vì nó luôn luôn có mầm phân hoá và đấu tranh nội bộ, nhất là khi thiếu vắng một lãnh tụ tầm vóc đủ khả năng kết hợp như Đặng Tiểu-Bình nên dễ tạo bất an, hoang tưởng và kiêu căng—dẫn đến những đòn phép khoác lác, hăm dọa, và bài ngoại trong chính sách ngoại giao.
Năm 1995 và 1996 Trung Quốc hành xử như một nước xấu, không theo nguyên tắc ngoại giao ôn hòa, đạp đổ cả những điều họ đã cam kết. Trong một hai thập niên nữa, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới kèm một sức mạnh kinh tế tương đương. Có lẽ điều đáng lo nhất ở đây là muôn vàn dấu hiệu từ phía Trung Quốc cho thấy họ xem Tây phương là địch thủ trên cả tinh thần lẫn thực tế, và trong quan điểm đó thì Hoa Kỳ hay Tây phương cũng chỉ là cá mè một lứa.
CHƯƠNG 1
Mỹ là Địch
Khi Trung Quốc đủ sức đứng vững, họ có thể
bỏ ta. Rồi ngay sau đó, nếu cần, họ có thể trở
mặt vì tư lợi.1
—HENRY KISSINGER
ĐẦU NĂM 1994, đa số cán bộ Đảng từ các tỉnh được triệu tập về họp ở Bắc Kinh. Bí thư, trưởng ban tuyên truyền của toàn bộ 29 cơ sở đảng cấp tỉnh và vùng, đại biểu từ các cơ quan hành chánh trung ương, cấp tỉnh, và các thành phố lớn Trung Quốc đều có mặt. Các đại biểu tụ về Đại Sảnh Nhân Dân, một sơ sở đồ sộ nằm ở phía tây quảng trường Thiên An Môn, được thông báo mục đích. Đại hội khẳng định Hoa Kỳ là địch thủ toàn cầu chính của Trung Quốc và tuyên bố mục tiêu tối hậu: thành lập một “mặt trận đoàn kết toàn thế giới chống chủ nghĩa bá quyền khi thời cơ đến.”
Trong loại ngôn từ được cân nhắc kỹ lưỡng dùng để đả kích thì cụm từ “bọn bá quyền” mang ý nghĩa đặc biệt. Nó ám chỉ một siêu cường châu Á từng đe dọa độc lập và chủ quyền của Trung Quốc. Trong những năm 1960 đến 1980, từ này dành riêng để chỉ Liên-bang Xô Viết, địch thủ chính của Trung Quốc trong
Mỹ là Địch 24/294
những năm đó. Nhưng trong đại hội 1994 này, tất cả đều hiểu “lũ bá quyền” ám chỉ ai. Diễn văn chính của Tổng-tham-mưu Trưởng Zhang Wannian mang tiêu đề “Tăng Cường Quân Lực, Gia Tăng Hiện Đại Hóa Quân Đội, Cương Quyết Chống Can Thiệp Phá Hoại của Chủ Nghĩa Bá Quyền và Bảo Vệ Tổ Quốc.”
Đoạn chính trong bài của Tướng Zang: “Đối diện với bá quyền Mỹ can thiệp nội bộ trắng trợn, công khai ủng hộ hoạt động thù nghịch trong và ngoài nước chống đối và phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải khẩn trương củng cố Quân Lực.”2
Tố cáo của Zang rằng Hoa Kỳ “công khai ủng hộ” lực lượng “thù nghịch” là loại ngôn ngữ cường điệu ít được dùng từ cuối thập niên 1960, khi bộ máy tuyên truyền vẫn ra rả gọi Hoa Kỳ là tên đế quốc đại thù. Loại ngôn từ đó phản ảnh thái độ hung hăng đối với Hoa Kỳ, hoặc để thăm dò quyết tâm của Hoa Kỳ trong vấn đề gia tăng vũ khí, vi phạm chuẩn mực nhân quyền quốc tế, hay tham vọng tăng cường quân lực. Như để chứng tỏ phát biểu của Zhang không phải là một lỡ lời bất ngờ, các diễn giả khác trong đại hội lần lượt lập lại tuyên ngôn chống Mỹ đó. Hu Jintao, ủy viên Ban-thường-trực Bộ Chính-trị,icơ quan tối cao của Đảng, thay mặt Đảng phát biểu. Hu tuyên bố với các đại biểu đảng tham dự đại hội: “Theo chiến lược toàn cầu của bá quyền Mỹ thì Cộng-hòa Nhân-dân Trung Quốc là đối thủ chính của chúng hiện nay. Can thiệp, phá hoại chính quyền, kìm hãm phát triển của Trung Quốc là mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ.”3 Ding Guangen, ủy viên Bộ Chính-trị kiêm trưởng ban tuyên giáo, thuyết trình về những việc cần làm hiện nay cho “công tác tuyên truyền.” Một vài điểm trong bài thuyết trình:
i Politpuro Standing Commitee
25/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
▪ Chiến lược chống Trung Quốc của Hoa Kỳ nhằm mục đích kìm hãm chủ nghĩa xã hội và đặt để Trung Quốc vào tình trạng chư hầu.
▪ Dưới chiêu bài nhân quyền và phê phán ý thức hệ, Hoa Kỳ âm mưu phá hoại Trung Quốc bằng cách can thiệp nội tình Trung Quốc.
▪ Hoa Kỳ ủng hộ và sử dụng những lực lượng và thành phần thù nghịch ở Trung Quốc để thực thi những hoạt động phá hoại và gây rối.4
Can thiệp trắng trợn vào nội tình Trung Quốc? Công khai ủng hộ lực lượng thù nghịch ở Trung Quốc? Kìm hãm phát triển Trung Quốc? Những nhận xét thù địch này đến từ một quốc gia luôn luôn công khai đề cao phát triển quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ. Lý do nào đã đưa đến thù địch này?
Trên thực tế thì Trung Quốc đã xem Hoa Kỳ như một loại thù địch trong nhiều năm, ngay cả khi họ đang theo đuổi chính sách hiện nay là xây dựng quan hệ hữu nghị. Quả thực, không một quốc gia thân hữu nào đả kích Hoa Kỳ mãnh liệt hay cường điệu hơn Trung Quốc trong suốt phần tư thế kỷ qua sau khi tái lập quan hệ. Nhìn từ phía Hoa Kỳ, sự việc diễn ra như thể có hai Trung Quốc: một nước cởi mở, ôn hòa, thực tế hơn, không giáo điều, xem Hoa Kỳ như người bạn chiến lược và hợp tác về kinh tế và kỹ thuật; còn nước kia thì bài ngoại một cách tính toán, thủ thế, bảo thủ, hằn học và giáo điều hơn, xem Hoa Kỳ là đe dọa cho văn hóa, tinh thần và là vật cản cuối cùng cho khát vọng dân tộc. Hai nước Trung Quốc này thay nhau thể hiện thái độ với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đại hội năm 1994 ở Đại Sảnh Nhân Dân biểu hiện cho một cái gì khác hơn sự trở mặt đó. Khi trưởng Bộ Tham-mưu, ủy viên cao cấp Bộ Chính-trị, và trưởng ban tuyên giáo Đảng, người nắm quyền báo chí và truyền thông, nhấn
Mỹ là Địch 26/294
mạnh với đại biểu đảng toàn quốc rằng Hoa Kỳ là thế lực bá quyền âm mưu gây rối và phá hoại, thì đó là một bước ngoặc mới, một bậc cao hơn độ thù nghịch thường thấy trong những thập niên qua. Hơn nữa, đây là khởi đầu cho một toan tính đã lâu. Nó thể hiện cao điểm của cuộc đấu tranh nội bộ dai dẳng, gần một thập niên qua, trong lãnh đạo Trung Quốc về chính sách Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh này liên quan đến nhiều khuynh hướng tranh đua trong hàng lãnh đạo và khối quân đội nhiều thế
lực chính trị. Từng giai đoạn, ta có thể thấy một Trung Quốc— luôn luôn do dự và nghi ngờ về ảnh hưởng của Hoa Kỳ—xoay từ lập trường thân hữu sang thù địch với siêu cường của Thái Bình Dương, và Hoa Kỳ trở thành đối thủ toàn cầu chính thức của Trung Quốc.
Chuyện bắt đầu từ cuối thập niên 1980 với nhiều chủ đề. Thế giới đã trải qua nhiều thay đổi lớn, mà biến đổi quan trọng nhất là sự sụp đổ của Liên-bang Xô Viết—một biến cố trọng đại mang nhiều hậu ý khó lường cho Trung Quốc. Nhưng chuyện còn liên quan đến cuộc đấu tranh nội bộ, ít người biết, đã xảy ra quanh đại lãnh tụ Đặng Tiểu-Bình, người đưa Trung Quốc đến ngày hôm nay. Chúng ta sẽ thấy Đặng đã thất bại trong việc ngăn cản Trung Quốc trở mặt với Hoa Kỳ. Trên thực tế, khuynh hướng chống Mỹ của đại hội Bắc Kinh, chiến thắng của phái thù nghịch Hoa Kỳ, là dấu hiệu cho thấy Đặng, qua đời năm 1997, đã thua trận cuối trong đời.
MỘT CHÍN CHÍN TƯ là năm Tuất trong lịch Tàu. Trong cái nhìn của Hoa Kỳ thì đây cũng là năm Trung Quốc Xấu, một Trung Quốc khó chịu, quyết đoán, phớt lờ yêu cầu và cảnh cáo của toàn thế giới để tự ý hành xử một cách nguy hiểm. Cái nhìn đó
27/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
không vì những tuyên bố hung hăng chống Mỹ bất ngờ của lãnh đạo Trung Quốc, trên báo chí quốc doanh, hoặc từ phía dân chúng và những nhóm tư nhân vẫn được cho là có cảm tình với Hoa Kỳ. Một phần những biểu lộ giận dữ đó là ảnh hưởng trực tiếp của tình hình. Năm một chín chín tư là năm Hoa Kỳ thảo luận chấm dứt vị thế Tối Huệ Quốci(THQ) mậu dịch của Trung Quốc vì hồ sơ nhân quyền tệ hại. Đồng thời Hoa Kỳ cũng đặc biệt thẳng thắn phê bình Trung Quốc về chính sách cai trị và diệt chủng văn hóa ở Tây Tạng mà, như thường lệ, Trung Quốc cho đó là can thiệp nội bộ trắng trợn. Trung Quốc còn thách đố
những hiệp ước không phổ biến vũ khí—mà họ không ký nhưng cam kết tuân theo—như bán hỏa tiễn và kỹ thuật nguyên tử cho Iran và Pakistan rồi liên tục phủ nhận. Việc Bắc Kinh cung cấp kỹ thuật nguyên tử cho Pakistan trong lúc Pakistan và Ấn Độ
đang chạy đua chế tạo vũ khí nguyên tử đưa đến khả năng chiến tranh nguyên tử bùng nổ cao nhất. Giữa tháng Ba năm 1994, khi Ngoại Trưởng Warren Christopher viếng Bắc Kinh, Trung Quốc đã sỉ nhục ông trong những buổi họp kín, đến độ hai năm rưỡi sau ông không quay lại Bắc Kinh—một điều khác thường cho một người đã từng đến Damacusii hằng chục lần.
Còn vô số những sự kiện nhỏ khác, không mang ý nghĩa lịch sử, nhưng nếu nhìn chung sẽ phô bày mô hình một Trung Quốc cáu kỉnh, thủ thế, lỗ mãng, và thách đố quan điểm của Hoa Kỳ. Tháng Giêng, Trung Quốc bắt giam biệt lập một nhóm nhỏ
tín hữu Tin Lành ngoại quốc vì những “hoạt động tôn giáo phi pháp” không nêu rõ (thật ra là phát tài liệu nhỏ cầm tay) trong bốn ngày (vi phạm qui ước ngoại giao phải thông báo ngay khi bắt giữ công dân ngoại quốc), tước lột toàn bộ sở hữu của họ
i Most Favored Nation
ii Thủ đô Syria, quốc gia thù nghịch Mỹ (Nd)
Mỹ là Địch 28/294
luôn cả số tiền 5000 đôla trước khi trục xuất.5 Tháng Ba, 17 người của những tổ chức không chính thức của Trung Quốc, như Liên Đoàn Bảo Vệ Quyền Công Nhân,ibị bắt giữ hay mất tích đột ngột. Trung Quốc bắt đầu gán cho đối lập chính trị những tội danh thông thường từ gây hoả hoạn đến cản trở lưu thông(!) và xử họ—theo ngôn ngữ của các nhà theo dõi nhân quyền là—“những bản án vô cùng khắc nghiệt.”6 Ngày 1 tháng Tư, 1994, ông Wei Jing-sheng, nhà đối lập dân chủ được nghe tiếng nhiều nhất ở Hoa Kỳ, vừa mãn án 15 năm tù vì kêu gọi dân chủ thời 1978 và 1979, bị giam lại ngay sau khi gặp riêng ông John Shattuck, một viên chức nhân quyền của Hoa Kỳ. Năm đó Trung Quốc ngưng mọi thảo luận với hội Hồng Thập Tự về việc kiểm tra các nhà giam; phá sóng đài VOA, và tiếp tục chính sách thả lỏng vi phạm bản quyền CD và nhu liệu vi tính trị giá hàng chục triệu đôla. Vài tháng sau, Tổng-thống Clinton, trong một nhượng bộ lớn, bỏ điều kiện nhân quyền cho THQ; báo The New York Times viết “điều kiện nhân quyền tiếp tục suy thoái, quan hệ với Washington bị hoen ố vì nghi ngờ và tranh cãi.”7
Năm 1994 đánh dấu trận mèo-vờn-chuột quân sự đầu tiên, dù không nghiêm trọng, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ sau Chiến Tranh Đại Hàn năm 1950–53. Vào ngày 27 và 29 tháng Mười trên Yellow Sea (biển Hoàng Hải), một lực lượng đặc nhiệm hải quân Hoa Kỳ, do mẫu hạm Kitty Hawk dẫn đầu, đang biểu dương thanh thế với Bắc Hàn khi họ từ chối để quốc tế
thanh tra những lò nguyên tử bị nghi dùng vào sản xuất vũ khí. Trung Quốc gởi tàu ngầm nguyên tử hạng-Han dài 110 mét, nặng 5.000 tấn, đến Yellow Sea, có lúc chỉ cách mẫu hạm Kitty Hawk 21 hải lý. Trung Quốc còn cho các phi cơ F-6 bay ngang lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ trước khi cùng tàu ngầm trở về căn
i League for the Protection of the Rights of Working People
29/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
cứ. Sau đó, khi Hoa Kỳ bỏ qua sự kiện này thì báo chí quốc doanh Trung Quốc nặng lời khiển trách Hoa Kỳ đã “quấy rối” làm tàu ngầm “lúng túng một cách vô lý.” Và nêu câu hỏi: Tại sao Hoa Kỳ phải tuần tra biển Hoàng Hải “ngay trước cửa Trung Quốc và rất xa Hoa Kỳ?”8 Hoa Kỳ vẫn bỏ qua, thì một cán bộ Trung Quốc còn đổ dầu vào lửa. Trong một dạ tiệc thân hữu ở Bắc Kinh, viên chức này nói: Nếu việc này còn xảy ra nữa, Trung Quốc sẽ ra lệnh phi công họ “bắn hạ.”9
Quan hệ hai nước thật xấu (và sẽ còn tệ hơn khi Trung Quốc đối đầu Hoa Kỳ trong vụ Đài Loan năm 1996), tuy nhiên nó vẫn không giải thích được lý cớ của đại hội Bắc Kinh năm 1994 hay những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách thù địch nhất với Hoa Kỳ kể từ khi quan hệ trực tiếp giữa hai nước được tái lập năm 1971. Vụ Hoàng Hải xảy ra sau đại hội Bắc Kinh nên dường như hai sự kiện có cùng một nguyên nhân hơn là liên hệ nhân quả. Mâu thuẫn nhân quyền thì còn tệ hơn những năm sau đàn áp dã man cuộc biểu tình dân chủ
của sinh viên năm 1989. Tranh chấp mậu dịch giữa hai nước đến rồi đi, và mặc dù vấn đề Tối Huệ Quốc có làm Trung Quốc rối rắm, tự nó cũng không đủ để giải thích việc lãnh đạo cao cấp họp kín cực lực lên án Hoa Kỳ âm mưu can thiệp và lật đổ chính quyền.
Loại ngôn ngữ hằn học của Trung Quốc và những vụ như Hoàng Hải không phải là phản ứng nhất thời của một tình huống bất ngờ, mà là hệ quả của thay đổi cơ bản trong quan điểm Trung Quốc về Hoa Kỳ. Những từ ngữ như “bá quyền,” “phá hoại,” và “can thiệp” dùng cho Hoa Kỳ phản ảnh sự thay đổi trong suy nghĩ chiến lược Trung Quốc. Trước đây Bắc Kinh xem Hoa Kỳ là lợi thế chiến lược, thì nay họ khẳng định sức mạnh Hoa Kỳ là đe dọa, không chỉ riêng cho an ninh mà còn
Mỹ là Địch 30/294
đến kế hoạch bành trướng để nắm vai trò tối thượng cho mọi việc ở Á châu. Nói tóm lại, Trung Quốc, bất kể đến mậu dịch, quan hệ ngoại giao, chuyển giao kỹ thuật, hằng hà vô số tiệm ăn McDonald’s và Kentucky Fried Chicken ở nước Cộng-hòa Nhân-dân, bất chấp cả những hợp tác giới hạn đang có giữa hai nước, đã khẳng định Hoa Kỳ là đối thủ toàn cầu chính của họ.
Sự chuyển hướng tư tưởng đó là chủ đề của sách này. Trung Quốc, với lối suy nghĩ rất chính-trị-thực-dụng, realpolitik, cho rằng quan hệ giữa các quốc gia dựa trên vùng ảnh hưởng, cân bằng quyền lực, và tranh giành thống trị. Đó là một trong những lý do mà chiến lược gia Trung Quốc luôn luôn tâm đắc với cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, người từng nói rằng chỉ có ba khả năng trong quan hệ quốc tế: cân bằng quyền lực, thống trị bởi một quốc gia mạnh hơn, hoặc hỗn loạn. Đạo đức, thiện chí, và thân hữu không có chỗ đứng, hoặc chỉ đóng một vai trò nhỏ
trong thế giới quan này, mặc dù những mỹ từ đó vẫn thường được dùng để tranh thủ dư luận nhằm ủng hộ hoặc chống đối các chính sách. Và trong quan niệm của Trung Quốc thì cuộc đấu tranh trực diện giữa họ và Hoa Kỳ sẽ định lại bàn cờ thế giới trong những thập niên tới.
VỀ PHÍA MỸ THÌ ÍT NGƯỜI TIN đó là quan niệm của Trung Quốc, và thực tế thì một số chuyên gia về Trung Quốc cũng không tin điều đó. Một trường phái chuyên nghiên cứu về Trung Quốc đã xem nhẹ khái niệm cạnh tranh chiến lược và có khuynh hướng xem khác biệt giữa hai quốc gia là bất thường nhất thời, do áp đặt đạo đức sai chỗ và đầu đuôi bất nhất của Hoa Kỳ; những khác biệt này có thể vượt qua được bằng đường lối ngoại giao khôn khéo, kiên định, và không phán xét đạo đức (trên thực tế
31/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
thì những phương cách này thường không mang lại nhượng bộ nào từ phía Trung Quốc). Nhiều nhà phân tích lý luận rằng những tuyên bố trong đại hội 1994 là phản ứng của suy thoái tạm thời trong quan hệ song phương. Tương tự, họ còn cho rằng loại tuyên bố như của Tổng-tham-mưu Trưởng Zhang Wannian chỉ là một phóng đại đe dọa từ bên ngoài để tăng ngân sách cho quân đội—một việc mà tướng lãnh các nước vẫn thường làm, kể cả ở Hoa Kỳ.
Vấn đề của loại phân tích này là nó bỏ qua những gì lãnh đạo Trung Quốc nói và những gì họ đang làm để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tầm xa với Hoa Kỳ. Một ví dụ: Ít người để ý đến thái độ Trung Quốc biểu lộ ngay trong khi phía Mỹ rầm rộ loan tin cải thiện lớn trong quan hệ hai nước. Tháng Bảy 1996, Anthony Lake, Cố-vấn An-ninh Quốc-giaicủa Tổng-thống Clin ton, đến Bắc Kinh để họp cấp cao với lãnh đạo Trung Quốc, sau đó ông tuyên bố căng thẳng đã giảm nhiều và tương lai sáng lạn hơn. Tổng-thống Trung Quốc Jiang Zemin (kiêm tổng bí thư Đảng và, trên danh nghĩa, là người quyền lực nhất) sẽ thăm Washing-ton; Bill Clinton, nếu tái đắc cử năm 1996, sẽ đi Bắc Kinh. Trong bầu không khí đó, phía Mỹ rất phấn khởi về những phát triển này, xem chúng là một bước ngoặc, một đột phá.
Trung Quốc đã không đáp lại bằng nhiệt tình. Chuyện như đã thành thông lệ trong mấy năm qua, mỗi khi động thái ngoại giao mang tin cải thiện quan hệ trên truyền thông Hoa Kỳ, thì đồng thời báo chí Trung Quốc lại đăng những bài xã luận chống Mỹ với độ thù nghịch thấy rõ. Sau chuyến đi của Lake, phía Mỹ đầy lạc quan thì tờ Nhật Báo Quân Đội Giải Phóng (Liberation Army Daily) của Trung Quốc đưa ra một thông điệp trái ngược
i National Security Adviser
Mỹ là Địch 32/294
đến độc giả Trung Quốc. Từ ngữ trong bài được cân nhắc cẩn thận như lệ thường trên báo chí quốc doanh:
Thúc đẩy bởi tham vọng bá quyền, Hoa Kỳ lại càng phô trương lực lượng hơn nữa. Hoa Kỳ liên tục gây xáo trộn, nhúng tay vào nội tình Trung Quốc, và âm mưu với những thế lực đòi độc lập cho Đài Loan.10
Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, đăng quan điểm sau đây:
“Khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc... mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là thống trị thế giới. Hoa Kỳ sẽ không để một quốc gia châu Á vĩ đại... nổi lên đe dọa quyền thống trị của họ. Vì thế, nếu họ nghĩ rằng một nước có triển vọng trở thành thách thức nghiêm trọng trong trí tưởng tượng, họ sẽ xem quốc gia đó là đối thủ chính.”11
Trong quan điểm của lãnh đạo tối cao Trung Quốc thì cáo buộc đó có phần đúng. Hoa Kỳ trong năm mươi năm qua đã hưởng một ưu thế quân sự vượt trội ở châu Á, hầu như độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới. Với quân đội Nhật Bản bị hiến pháp giới hạn ở mức phòng vệ và Trung Quốc thì nhu nhược và nghèo khó, không ai đủ khả năng thách thức uy thế Hoa Kỳ. Trong vai siêu cường, Hoa Kỳ đã bảo đảm cân bằng quyền lực ở Đông Á không tranh cãi. Ngày nay một Trung Quốc mạnh và khẳng định hơn đe dọa trật tự cũ này, một trật tự đã tạo điều kiện cho đa số các nước Á châu, kể cả Trung Quốc, tập trung
33/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
phát triển kinh tế trong thời gian qua trong khi người thọ thuế Mỹ gánh chịu phần lớn gánh nặng chi phí quân sự này. Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm mà Trung Quốc không phàn nàn gì. Quân lực Hoa Kỳ trong những năm 1993, 1994, hoặc ngay cả 1996, không mạnh hay xông xáo hơn ở Á châu. Hoa Kỳ không mang một đe dọa mới nào đến cho Trung Quốc. Vì vậy thay đổi trong giọng điệu Bắc Kinh chắc chắn phản ảnh một sự thay đổi, không do động thái phía Mỹ, nhưng trong quan điểm của Trung Quốc. Bài xã luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo xác định thay đổi đó: “Sự trỗi dậy của một quốc gia vĩ đại... ở lục địa Á châu đe dọa đến quyền lực thống trị [của Mỹ].” Không thể tìm ra một thông điệp nào rõ ràng hơn đó nữa trên truyền thông quốc doanh Trung Quốc về bản chất mâu thuẫn giữa các cường quốc trong tương lai. Trong quan điểm của Trung Quốc thì thời kỳ thống trị của Mỹ ở châu Á, mà khởi đầu do một ngẫu nhiên ngoài ý muốn, nên chấm dứt. Lãnh đạo Trung Quốc tự hỏi rằng: Tại sao một nước Mỹ xa xôi, đồi trụy, tư lợi, lại làm bá chủ ở phần thế giới mà gần suốt hai thiên kỷ qua ưu thế của Trung Quốc đã bao trùm? Theo chúng tôi biết hiện nay thì toàn thể lãnh đạo ở Bắc Kinh đã bị cuốn hút vào quan điểm nêu ra trong câu hỏi đó. Bất đồng ở Bắc Kinh chỉ là chiến thuật với cánh ôn hòa, nhiều người nằm trong ngành kinh tế và ngoại giao, chủ trương không đương đầu trong thập niên tới để tránh đụng độ quân sự và giữ quan hệ mậu dịch Trung– Mỹ. Cánh diều hâu chống Mỹ, đặc biệt trong khối quân đội và an ninh, tranh cãi cho lập trường chống Mỹ cứng rắn ngay lập tức. Nhưng ngay cả nhóm “bồ câu” Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng ý định hất cẳng Mỹ khỏi châu Á có khả năng dẫn đến xung đột giữa hai nước trong tương lai. Trung Quốc nhận định điều này rõ ràng hơn Mỹ; Hoa Kỳ, vì nhiều lý do mà chúng ta sẽ tìm
Mỹ là Địch 34/294
hiểu, vẫn gắn bó với viễn ảnh đối tác hơn là đối đầu với Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu chiến lược Trung Quốc, được chúng tôi phỏng vấn năm 1996, không ngần ngại bày tỏ quan điểm chung rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đã trở thành đối thủ, và tranh đua sẽ trở nên mãnh liệt khi Trung Quốc mạnh hơn. Một phân tích gia cao cấp của Hội Nghiên-cứu Chiến-lược và Quản-lý Trung Quốci ở Bắc Kinh đã nói: “Trung Quốc trở nên mạnh hơn trên toàn cầu, và điều đó ảnh hưởng đến ưu thế thống trị của Hoa Kỳ... Trong vòng mười lăm năm nữa sẽ không có mâu thuẫn căn bản giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng sau đó thì mâu thuẫn căn bản là điều tất nhiên.” Một học giả khác của Viện Nghiên
cứu Hoa Kỳ,ii một chi nhánh của Viện Nghiên-cứu Khoa-học Xã-hội TQ,iii đã nói: “Tinh thần tự ái dân tộc đang lên ở Trung Quốc. Càng ngày càng có nhiều người ác cảm với Mỹ.”
Có ít nhất là một trường phái nhiều ảnh hưởng ở Trung Quốc đòi hỏi phải hành động nhanh, lập luận rằng Trung Quốc chỉ có một thời gian ngắn để củng cố thế thống trị Á châu— trước khi bị ngăn chận bởi Hoa Kỳ hoặc bởi một liên minh vùng ra đời để đối phó lại thách thức của Trung Quốc. Đây là chủ đề của tập tài liệu nội bộ dành cho cán bộ cao cấp năm 1993 Quân Đội Trung Quốc Có Thể Thắng Chiến Tranh Kế Tiếp Không?(Can the Chinese Army Win the Next War?) Vì lầm lẫn, sách được phân phối đến một tiệm sách ở Bắc Kinh và được một người Mỹ mua. Sách gồm những lý luận rút tỉa từ các văn bản chính phủ, và mục tiêu ép buộc Hoa Kỳ phải thừa nhận thế
i Chinese Society for Strategy and Management Research
ii Institute of American Studies
iii Chinese Academy of Social Sciences
35/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
thống trị Trung Quốc được trình bày rõ ràng trong tập tài liệu không-dành-cho-quần-chúng này.
Sách cảnh báo “Từ năm 2000 trở đi, vùng châu Á-Thái Bình Dương có triển vọng trở thành ưu tiên chiến lược của Mỹ,” và kết luận là phải hành động ngay khi người Mỹ còn đang bận tay ở những nơi khác. Các tác giả nhận định những năm sau Chiến Tranh Lạnh là “thời kỳ chuyển tiếp” kéo dài một thập niên hoặc hơn. “Nói cách khác thì từ cuối thế kỷ này đến đầu thế kỷ tới, va chạm quân sự trên thế giới sẽ ở cấp địa phương hoặc vùng. Vì thế người nắm chủ động trong thời kỳ chuyển tiếp này sẽ giữ vai trò quyết định trật tự quân sự trong tương lai.” Trên quan niệm chính-trị-thực-dụng của Trung Quốc thì bàn cờ quốc tế là một cuộc đấu tranh liên tục giành ưu thế, và vì Trung Quốc phải dự vào tranh chấp đó, Hoa Kỳ đương nhiên là đối thủ chính.
Sách viết, “Mâu thuẫn quyền lợi chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, bị khuất bóng nhiều năm trong quan hệ “cường quốc tay ba,” đã dần dần lộ dạng sau tan rã của Liên-bang Xô Viết. “Trung Quốc và Hoa Kỳ, vì quyền lợi kinh tế và chính trị
trong vùng châu Á–Thái Bình Dương, sẽ ở trong thế đối địch lâu dài.”12
ÍT KHI TRUNG QUỐC gọi đích danh Hoa Kỳ là địch thủ chiến lược một cách rõ ràng như vậy, nhưng quan niệm Mỹ là địch không phải là điều mới lạ. Nói đúng ra, có khi làng báo Trung Quốc cũng viết tốt về Hoa Kỳ, ví dụ như khi hàng trăm phóng viên Trung Quốc tháp tùng phó thủ tướng Đặng Tiểu-Bình trong chuyến công du lịch sử đến Hoa Kỳ năm 1979. Nhưng Mỹ luôn luôn là vấn nạn cho Trung Quốc, một vấn nạn lớn hơn là người Mỹ nhận biết. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta luôn luôn
Mỹ là Địch 36/294
bị mô tả là gốc nguồn của tư tưởng đồi trụy, nếp sống thác loạn, sách báo khiêu dâm, ma túy, băng hoại xã hội, là mối đe dọa cho cái mà báo chí Trung Quốc thường gọi là “đạo đức xã hội chủ nghĩa.” Nhưng từ giữa thập niên 1990, khi Trung Quốc không những xem Hoa Kỳ là đe dọa tinh thần mà còn là đe dọa chiến lược, một nước thù địch, thì đó là một nấc cao mới của tuyên truyền. Điều đáng chú ý là mức độ mà Hoa Kỳ bị truyền thông của chính quyền Trung Quốc chính thức điểm mặt là đối thủ
toàn cầu. Và chúng ta sẽ mắc phải sai lầm nghiêm trọng nếu không lắng nghe những gì người Trung Quốc đang nói về mình. Dù đôi khi được phóng đại đến mức lố bịch buồn cười, những bình phẩm đó phản ảnh suy nghĩ thật lòng của lãnh đạo Trung Quốc.
Thật vậy, quan điểm đối với Hoa Kỳ lắm khi là cốt lõi trong sinh hoạt chính trị Trung Quốc, một phần tử quyết định của bản sắc quốc gia, và tất nhiên là một yếu tố trong đấu tranh quyền lực thỉnh thoảng lại bùng lên ở Bắc Kinh. Điển hình quan trọng nhất là đầu thập niên 1970, quyết định tái lập quan hệ với Hoa Kỳ của chủ tịch Mao Trạch-Đông liên quan đến cuộc đấu tranh một mất một còn giữa ông và Lin Biao (Lâm Bưu), bộ trưởng quốc phòng, người mà hầu như cả thế giới đều biết là đồng chí thân cận nhất của Mao, người đã biến “Sách Đỏ Nhỏ” của Mao thành biểu tượng quốc gia và đưa “Mao Trạch-Đông Người Cầm Lái Vĩ Đại” lên ngôi thần tượng được tôn sùng ở một mức độ chưa từng thấy sau thời Stalin của Nga. Và trên thực tế, vai trò của Lin trong việc tạo dựng sự sùng bái cá nhân Mao, và trong việc khởi động, rồi dập tắt, cuộc Cách Mạng Văn Hóa hỗn loạn đã cho ông một quyền hành to lớn gần như lấn át cả Mao.
Nhưng Lin là người quá khích về mặt ý thức hệ, nên ông xem Hoa Kỳ là kẻ thù chính của Trung Quốc. Vì vậy, quyết
37/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
định năm 1971 của Mao mở cửa tiếp xúc chính quyền Nixon và mời tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc là một đòn trực tiếp, làm tê liệt Lin. Những gì xảy ra sau đó vẫn còn trong vòng bí mật. Lin Biao được cho là âm mưu lật đổ Mao và khi mưu sự bất thành, ông chết trong tai nạn phi cơ—hay bị bắn hạ—trên đường đào thoát sang Liên-bang Xô Viết. Dù là trường hợp nào, Lin biết bắt tay với Hoa Kỳ là dấu hiệu chấm dứt quyền hành của ông, là kết thúc của một giai đoạn quá khích chống Tây phương trong lịch sử Cộng-sản Trung Quốc.
Tất nhiên Mao cũng là kẻ quá khích, một tín đồ của Chủ nghĩa Cộng-sản, nhưng ông kìm kẹp dân chúng khắc nghiệt hơn bất cứ một lãnh tụ lớn nào trong lịch sử cận đại, kể cả Stalin. Mao giống như một vị Thần sống hơn là một lãnh tụ chính trị, giáo chủ của một quốc giáo mà mọi người phải sùng bái. Dường như ông tin rằng—cho dù ông sai và Lin Biao đúng trong việc này—là có thể vừa dùng Hoa Kỳ làm đối trọng chiến lược với Liên-bang Xô Viết, vừa là một đòn diệt Lin Biao, mà không làm suy yếu niềm tin vào lý tưởng Cộng-sản.
Tuy nhiên, trên thực tế thì thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ đã thay đổi Trung Quốc trên mọi góc cạnh xã hội và đặt chế độ Bắc Kinh vào một tình trạng khó xử. Trung Quốc toan tính trục lợi từ phía Hoa Kỳ nhưng khi thực hành thì trực diện với viễn ảnh quyền hành và thế lực suy yếu. Hiện hữu của Hoa Kỳ không còn là một ý niệm xa vời, mà là một thực thể đối với người dân, là mối đe dọa cho quyền lực cộng sản Trung Quốc. Ở một chừng mực nào đó thì điều này phản ảnh một sự thật đơn giản là Hoa Kỳ có sức thu hút mạnh mẽ ở Trung Quốc, không chỉ với thường dân, mà cả với thành phần ưu tú. Trong ngôn ngữ Trung Quốc, America được dịch là “Mỹ Quốc—Đất Nước Đẹp.” Hàng triệu người Trung Quốc nhìn Hoa Kỳ như vùng đất của cơ hội
Mỹ là Địch 38/294
và trù phú. Đối lập chính trị lấy cảm hứng từ những điển hình Mỹ. Cán bộ chính quyền Trung Quốc làm giàu nhờ giao dịch làm ăn với Mỹ hoặc gởi con cái sang Mỹ du học ngay cả trong thời kỳ mà ảnh hưởng Hoa Kỳ còn bị coi là xấu xa.
Nhưng với nhóm người bí mật, tự bầu bán và nắm quyền quyết định chính sách của Trung Quốc, thì những gì mà quan hệ Trung–Mỹ mang lại như: giá trị tự do Mỹ, giới hạn quyền lực chính phủ, sáng tạo văn hóa không giới hạn, nền pháp quyền, quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị, quan hệ tình dục, âm nhạc, khiêu vũ và phim ảnh sẽ làm suy yếu vị thế và tính hợp pháp của chính quyền Trung Quốc vì nó ngược lại với những giá trị của nước Mỹ—kỷ luật thay vì tự do, kìm kẹp thay vì
quyền cá nhân, truyền thống thay vì sáng tạo. Và đặc biệt là khi nhà nước Trung Quốc phải dựa vào sự lôi cuốn của chủ nghĩa dân tộc để nắm giữ quyền lực, thì đương nhiên Hoa Kỳ tự nhiên là kẻ thù tiện tay nhất.
Bởi vậy ngay khi quan hệ chính thức giữa hai nước đang tốt đẹp, bộ máy tuyên truyền Trung Quốc vẫn xem Hoa Kỳ là một hiểm họa tinh thần. Ví dụ như mùa thu 1979, khi chuyến công du Hoa Kỳ của Đặng Tiểu-Bình đang rộn rã, chính quyền Trung Quốc mở chiến dịch lớn chống ảnh hưởng tinh thần và sách báo Mỹ có tên jing-shen-wu-ran, nghĩa là “tinh thần đồi trụy.” Và có lẽ cũng không phải trùng hợp ngẫu nhiên mà vài tháng sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, phản kháng chính trị đầu tiên xuất hiện ở Bắc Kinh, mở đầu cho những chống đối mãnh liệt sau này. Đó là Phong-trào Bức Tường Dân Chủ,itập trung quanh một đường chính ở Bắc Kinh gần khu Zhongnanhai, nơi các lãnh tụ cao cấp Trung Quốc sống và làm việc. Khẩu hiệu tuyên truyền chính thức bấy giờ kêu gọi dân chúng phấn đấu cho
i Democracy Wall Movement
39/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
Bốn Cải-cách—nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học kỹ thuật, và quân sự. Nhưng ở Bức Tường Dân-chủ, một người thợ điện trẻ tên Wei Jingshengidán bích chương kêu gọi Cải-cách Thứ Năm: dân chủ. Wei lý luận nếu không có dân chủ thì không cải cách nào có thể thành công được. Trong suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung Quốc thì vấn nạn của Bức Tường Dân Chủ bắt nguồn từ
những ảnh hưởng của Mỹ. Theo quan niệm của họ thì Hoa Kỳ không cần phải làm gì đã có tác động nguy hại vào trật tự, ổn định, và thói quen phục tùng quyền thế của người Trung Quốc.
Nhưng những nỗ lực của Trung Quốc để cảnh báo và chống lại ảnh hưởng Hoa Kỳ lại không thể núp bóng dưới chiêu bài chống Mỹ khi hai nước đang có một quan hệ thân thiết. Không thể có những khẩu hiệu loại “Chống ảnh hưởng độc hại của nền dân chủ Mỹ và gương tự do của Mỹ.” Thay vào đó là những thông điệp chống Mỹ được ngụy trang bằng những cảnh báo chống “tinh thần đồi trụy” hoặc “tự do tiểu tư sản” hoặc như truyền thông Trung Quốc gọi gần đây là “Tây phương hóa toàn bộ.” Ở một chừng mực nào đó thì mục tiêu nổi của những phong trào này là sách báo khiêu dâm, tội ác, ma túy, đĩ điếm, và tham nhũng. Mục tiêu ngầm là Hoa Kỳ, là những biểu hiện về Mỹ.
Thật vậy, nếu Trung Quốc phàn nàn rằng truyền thông Hoa Kỳ chỉ loan những tin tiêu cực về họ thì than phiền đó cũng đúng cho tin tức của Trung Quốc về Hoa Kỳ: báo chí đầy những tin vi phạm nhân quyền (ví dụ như người di dân gốc Mễ), băng hoại xã hội, sự nghèo khó của người Mỹ Da Đen và dân gốc châu Mỹ La tinh, mức ly dị cao, những vụ đốt nhà thờ người Da Đen ở miền Nam, và sử dụng ma túy. Một bài điển hình trên báo Anh ngữ China Daily viết “Điều làm cho người ta bất bình hơn là với một hồ sơ nhân quyền tệ hại như vậy, Hoa Kỳ lại trịch
i Hán-Việt: Ngụy Kinh-Sinh
Mỹ là Địch 40/294
thượng phê phán các nước khác.”13 Một bài khác năm 1996 dẫn chứng từ các báo, lên án Hoa Kỳ là “một trong những quốc gia trên thế giới hiện nay dùng con người làm vật thí nghiệm trong những cuộc thử nghiệm rộng lớn vô nhân đạo,” gồm hàng ngàn trẻ em mà hầu hết là Da Đen.14
Ảnh hưởng văn hóa độc hại là một chủ đề khác. Một bài báo điển hình năm 1996 viết, “Các lực lượng thù nghịch Trung Quốc vì những lý do thầm kín đã không ngừng xâm nhập và chia rẽ Trung Quốc,” và nói đến “sự tái xuất hiện của cặn bã văn hóa thực dân.” Bài báo viết “Cần đẩy mạnh văn hóa xã hội chủ nghĩa,” và “giương cao ngọn cờ yêu nước.”15 Một bình luận khác của tờ Nhật Báo Giải Phóng (Liberation Daily) ở Thượng Hải thì tuyên bố Hoa Kỳ đang “trên đà suy thoái, có nhiều vấn đề nội địa nghiêm trọng hơn bao giờ và mất dần khả năng can thiệp vào công việc thế giới.”16 Và bài xã luận của tạp chí Hoa ngữ Đi Tìm Sự Thật (Pursuit of Truth) số tháng Ba 1996 viết về tham vọng kềm giữ Trung Quốc của Mỹ:
Những hoạt động “Tây phương hóa” và “chia rẽ” Trung Quốc của các nước Tây phương, do Hoa Kỳ cầm đầu, sẽ không bao giờ ngừng và bè lũ âm mưu quyền lực đó sẽ không từ bỏ mưu toan kiềm chế Trung Quốc... Chúng đang âm mưu phá vỡ thành trì xã hội chủ nghĩa Trung Quốc và đặt để Trung Quốc vào một thế thấp kém.”17
TA PHẢI NHỚ ĐẾN BẢN CHẤT PHẢN ĐỘNG của ảnh hưởng Hoa Kỳ trong xã hội Trung Quốc khi suy xét sự thay đổi trong quan điểm Trung Quốc về Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1980. Dựa theo tuyên bố của các lãnh tụ cao cấp và nghiên cứu tài liệu trong
41/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
thời gian đó, ta biết được cuộc đấu tranh nội bộ của Trung Quốc về chính sách Hoa Kỳ, và có thể nối kết những giai đoạn tranh chấp đó với các biến chuyển to lớn ở Trung Quốc và những nơi khác.
Yếu tố đầu tiên và rõ ràng nhất trong bức tranh này: với sự sụp đổ của Liên-bang Xô Viết (LBSV), cả Hoa Kỳ và Trung Quốc được rảnh tay hơn để biểu lộ bất đồng. Khi Richard Nixon viếng Bắc Kinh năm 1972, uy thế của LBSV đang lên cực đỉnh, một hiểm họa lớn cho Hoa Kỳ và còn lớn hơn đối với Trung Quốc vì yếu kém, gần Xô Viết hơn, và đã từng chiến tranh với Nga dọc sông Amur giữa vùng Manchuria của Trung Quốc và Siberia của Xô Viết. Tuy nhiên, vào giữa thập niên 1980, khi Nga sa lầy chiến tranh Afghanistan và kinh tế cực kỳ suy thoái, Liên-bang Xô Viết mất đi vẻ đe dọa. Hơn nữa, lãnh tụ Xô Viết Mikhail Gorbachev, trong nỗ lực bất thành để cứu vãn LBSV khỏi sụp đổ, đã có một công bố lịch sử trong chuyến đi Vladivostok năm 1986: Liên-bang Xô Viết trao cho Trung Quốc một cành ôliu.i Sau gần một phần tư thế kỷ thù địch, rạn nứt Trung–Nga, nền móng của quan hệ Trung–Mỹ, đã có dấu hiệu hàn gắn.
Đây là đề tài quan trọng với Trung Quốc mà lúc bấy giờ đang chia làm hai phe: phe cho rằng tương lai Trung Quốc nằm trong hợp tác chặc chẽ với Hoa Kỳ và phe quan niệm Mỹ là cản trở tương lai cho những tham vọng của Trung Quốc. Hai lãnh tụ phái canh tân là Thủ-tướng Zhao Ziyang (Triệu Tử-Dương) và bí thư Đảng Hu Yaobang (Hồ Diệu-Bang) thì thận trọng trong việc xích lại gần với một Liên-bang Xô Viết còn nặng cơ cấu chính quyền và nền kinh tế mà Trung Quốc đang tìm cách thay đổi. Họ lý luận rằng Trung Quốc phải tiếp tục đi với Hoa Kỳ, vì
i“Trao một cành ôliu” nghĩa bóng là muốn giải hòa, muốn hòa bình. (Nd)
Mỹ là Địch 42/294
khác với Xô Viết, Hoa Kỳ có tiền, thị trường, và kỹ thuật để giúp Trung Quốc cải tổ kinh tế.
Đề nghị của Gorbachev hợp ý với đại lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, người chủ trương hòa giải với Liên-bang Xô Viết để giảm chi phí quốc phòng khổng lồ cho biên giới phía bắc phòng chống lại khả năng một cuộc xâm lăng Xô Viết. Năm 1987 Hu Yaobang bị thanh trừng và Zhao Ziyang bị công kích vì định giảm bớt quyền lực Đảng Cộng-sản. Đặng Tiểu-Bình rảnh tay hơn để theo đuổi một chiến lược hàng hai, ông tính toán rằng với chính sách đó Trung Quốc có thể giữ quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ lẫn Xô Viết, đồng thời khích bác họ chống nhau.
Nhưng nhiều sự kiện lớn xảy ra đã cản trở kế hoạch của Đặng và cuối cùng Hoa Kỳ trở thành đối thủ chính của Trung Quốc. Một là cuộc nổi dậy lớn của sinh viên ở Bắc Kinh năm 1989 chống lại chế độ, bị bộ đội và xe tăng của Quân Đội Giải
Phóng Nhân Dân dẹp tan. Hai là Liên-bang Xô Viết sụp đổ và phân hóa. Sự kiện thứ ba là sức mạnh kỹ thuật kinh hoàng của Mỹ phô diễn ra khi đánh bại Iraq trong Chiến Tranh Vùng Vịnh năm 1991. Xét từng sự kiện một:
THIÊN AN MÔN: Sức mạnh và sự kiên trì của phong trào sinh viên chiếm đóng Quảng-trường Thiên An Môn năm 1989 đã làm lãnh đạo Trung Quốc quan ngại sâu sắc và đưa đến nhiều hệ quả. Một là sự hạ bệ Thủ-tướng Zhao Ziyang của phe ôn hoà, người có lẽ là lãnh đạo cao cấp thân Mỹ
nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Thứ hai là phe cứng rắn tin rằng những người biểu tình, có mục tiêu lật đổ Đảng Cộng-sản, lấy cảm hứng một phần từ Hoa Kỳ, và họ không sai về điều này. Hãy nhớ biểu hiệu của phong trào là “Nữ
Thần Dân Chủ” (phỏng theo tượng Nữ Thần Tự Do của
43/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
Mỹ), được sinh viên dựng lên tại quảng trường vài ngày trước khi bị dập tắt. Khi cuộc đàn áp dã man này bị thế giới đồng loạt lên án—chính quyền Bush tuyên bố ngưng mọi tiếp xúc cao cấp với Trung Quốcivà nhận tỵ nạn chính trị
những sinh viên thoát được mạng lưới công an—Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ chỉ đạo những phản ứng quốc tế này.
SỰ SUY THOÁI VÀ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN-BANG XÔ VIẾT: Sự suy thoái của Nga cởi trói Bắc Kinh khỏi những ràng buộc trong quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ, nhưng đồng thời sự sụp đổ của đế quốc cộng sản phương bắc này cũng đem lại một bài học. Mikhail Gorbachev cởi mở chính trị, nhất là chấp thuận thảo luận tự do và giảm quyền lực chuyên chính của
Đảng, đã hoàn toàn gạt Đảng khỏi quyền lực, một hệ quả mà Đảng Cộng-sản Trung Quốc không muốn lập lại. Họ cho rằng mềm yếu, như Gorbachev, là mất quyền lực. Đó là lý do chính sau cuộc thanh trừng Zhao Ziyang thân Mỹ và việc quân đội quyết định dập tắt cuộc biểu tình Thiên An Môn bằng xe tăng và súng. Zhao được xem như một Gor bachev, một người có thể nhân nhượng quá nhiều để rồi bị gạt ra, làm suy sụp cả Đảng. Giới trí thức đã gây phiền nhiễu suốt cả thập niên, từ thời Phong-trào Bức Tường Dân Chủ năm 1979. Hơn nữa, Phong-trào Thiên An Môn chiếm được nhiều cảm tình trong chính quyền và cán bộ đảng— như các phóng viên tờ Nhân Dân Nhật Báo. Vì vậy chế độ muốn giải quyết dứt khoát khuynh hướng bất lợi này, không
i Sự thật được tiết lộ sau này thì ngày kế tiếp, Bush cử hai cố vấn cao cấp là Brent Scowcroft và Lawrence Eagleburger đi Bắc Kinh để giải thích cho lãnh đạo Trung Quốc về phản ứng của Mỹ.
Mỹ là Địch 44/294
để sinh viên bắt tay với các phe nhóm đứng sau những nhân vật như Zhao để đưa ông lên nắm quyền như người biểu tình ở Moscow đã làm để bảo đảm chiến thắng của Boris Yeltsin sau khi ông nắm lấy quyền hành từ Gorbachev.
CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH: Các chuyên gia quân sự và chiến lược trên thế giới nhấn mạnh việc Trung Quốc đánh giá tầm quan trọng của sức mạnh kỹ thuật quân sự kinh hoàng của Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Vùng Vịnh. Trung Quốc biết mình tụt hậu, vũ khí Mỹ sử dụng ở Iraq có thể dùng đối phó với họ nếu đụng độ với Hoa Kỳ, và biết cần phải làm chủ những kỹ thuật như người Mỹ nếu muốn trở thành thế lực đáng nể trong vùng đảo tranh chấp ở Nam Hải hoặc quan trọng hơn, nếu cần “giải phóng” Đài Loan bằng quân sự. Chiến Tranh Vùng Vịnh cho Trung Quốc một chú tâm mới về hiện đại hóa quân sự, như phát triển hỏa tiễn tầm trung chính xác, loại được bắn đến gần Đài Loan vào tháng Ba 1996.
Những sự kiện này, xảy ra cách nhau hai năm một, làm rúng động hàng lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Chế độ Cộng sản Trung Quốc, đã mang lại cho họ những đặc quyền đặc lợi, dường như đang bị vây hãm cả trong lẫn ngoài. Quan trọng nhất là những biến cố lịch sử này đã củng cố các phe nhóm trong hàng ngũ lãnh đạo có lập trường dân tộc chủ nghĩa cực đoan, gần như mù quáng, đối với thế giới. Xu hướng bài ngoại luôn luôn hiện hữu trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt mạnh mẽ trong thành phần mà người Trung Quốc gọi là cựu cách mạng, là lớp cán bộ nguyên thủy đã hy sinh xương máu trong cuộc đấu tranh giành chính quyền của người Cộng-sản,
45/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
thành phần này mất hết tinh thần khi thấy Trung Quốc từ bỏ chủ nghĩa xã hội kiểu Mao để đi theo đường lối ngoại bang. Tầng lớp cựu cách mạng này bắt tay với những thế lực trong quân đội, trong bộ máy an ninh bao la đầy quyền lực, và với những kẻ dễ bị ngọn cờ ái quốc khích động để tập hợp thành một thế lực chính trị cực kỳ đa nghi, hầu như cho tất cả những gì thuộc về ngoại bang hoặc chủ nghĩa tư bản. Những nhóm này được dấu khỏi tầm mắt những phái đoàn ngoại quốc hoặc các công ty đến Bắc Kinh mỗi tuần. Đây là những nhóm mà khi nắm quyền trong quá khứ đã trừng phạt dân chúng vì tiếp xúc với người ngoại quốc, họ tin tưởng sâu xa rằng ngoại nhân chỉ mang đến hủy diệt, đồi trụy tinh thần, chỉ muốn trục lợi và đồng thời kềm giữ Trung Quốc suy nhược và lệ thuộc.
Thế lực này luôn luôn hiện hữu ở Trung Quốc dù khuất mắt người ngoại quốc. Nhưng nó vẫn hiện diện và có nhiều ảnh hưởng trên những vấn đề liên hệ xa gần đến chủ quyền đất nước, thống nhất Đài Loan, hoặc tự hào dân tộc. Tinh thần ái quốc kiểu Trung Quốc, điều mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa dân tộc của đau thương và vàng son sụp đổ, bắt nguồn từ một thế kỷ dài nhục nhã khi các thế lực ngoại bang phân chia vùng ảnh hưởng, bán nha phiến cho quần chúng, được cảnh sát cùng tòa án của họ bảo vệ trong những tô giới trên đất Trung Quốc, và thường xuyên dùng vũ lực xâm lấn Trung Quốc để trừng phạt những hành động trái ý họ. Trung Quốc dễ bị xúc phạm và xem những bất đồng, bình thường đối với các quốc gia khác, là chà đạp lên tự ái dân tộc và cần phải đối phó quyết liệt. Một trường hợp đã khích động chủ nghĩa dân tộc bồng bột của Trung Quốc là quyết định của chính quyền Bush bán 150 phi cơ chiến đấu F-16 cho Đài Loan năm 1992 để hiện đại hóa hệ thống phòng không, nhằm chống trả hữu hiệu không lực Trung Quốc to lớn hơn. Vụ
Mỹ là Địch 46/294
mua bán, thúc đẩy bởi chính trị năm bầu cử (việc làm cho bang Texas) và vì muốn giữ ổn định Á châu, làm Trung Quốc cảm thấy ý niệm quốc gia bị xúc phạm.
Trên nhận thức đó thì quan niệm chiến lược của Trung Quốc về mâu thuẫn với Hoa Kỳ phù hợp với phản kháng bức xúc của dân tộc chủ nghĩa, bị kích thích liên tục bởi những động thái và tuyên bố chạm đến tự ái dân tộc từ phía Mỹ—và bị các phe phái bảo thủ, cựu cách mạng, công an và quân đội khai thác. Ở Hoa Kỳ qua báo chí và truyền hình, những chuỗi sự kiện đáng ngại từ Trung Quốc cũng thay đổi thái độ của dân chúng về Trung Quốc. Trong những ngày đầu của quan hệ Trung–Mỹ khi hai quốc gia còn hợp tác để đương đầu thế lực Xô Viết, người Mỹ nhìn Trung Quốc qua lăng kính đẹp mà điển hình nhất là hình ảnh gấu panda. Như chú gấu, Trung Quốc quyến rũ và hiền lành, hăm hở kết bạn, không đe dọa quân sự, và cởi mở trong giao tiếp hòa bình. Các chương trình truyền hình đặc biệt và phim ảnh đã nuôi dưỡng hình ảnh đó—Từ Mao đến Mozart, với nghệ sĩ vĩ cầm Issac Stern; chương trình đặc biệt của đài truyền hình công cộng về Chú Chim Lớn—Big Bird—đi thăm Trung Quốc; và buổi trình diễn của danh ca Luciano Pavarotti chiếu cảnh khán giả Trung Quốc đứng dậy vỗ tay tán thưởng ôpêra Ý.
Nhưng những năm tháng sau cuộc đàn áp Thiên An Môn, hình ảnh đó được thay bằng một hình ảnh khác: hình một thanh niên đơn độc can đảm đứng trên Đại-lộ Changan trước một hàng xe tăng Trung Quốc vào ngày 4 tháng Bảy 1989. Quốc Hội và những đoàn thể tư nhân lên án vô số những việc xấu và chính sách nguy hiểm của Trung Quốc, từ nhập lậu súng AK-47 vào Hoa Kỳ, có thể vào tay băng đảng và những tay buôn ma túy, cho đến việc Trung Quốc bất tuân hiệp ước không phổ biến vũ khí giết người tập thể.
47/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
Nói cách khác thì phản ứng của thế giới chống lại một vai trò Trung Quốc mạnh bạo và đầy tham vọng, đặc biệt từ Hoa Kỳ, là một phản ứng dưới nhiều hình thức đã chạm đến tự ái dân tộc Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc chắc hẳn phải thầm quan ngại một số điều thường được nói đến ở Hoa Kỳ có khả năng trở thành sự thật. Đa số những người chủ trương chính sách “giao tiếp” hơn là “bao vây” Bắc Kinh tiên đoán một hệ quả mà lãnh đạo Trung Quốc quan ngại nhất: gia tăng giao tiếp giữa hai quốc gia sẽ dẫn đến dân chủ hóa và chấm dứt Đảng Cộng-sản là điều
không thể tránh được. Trên thực tế, đó chính là hậu quả mà tầng lớp cai trị tối cao của Trung Quốc lo sợ nhất, một hậu quả mà họ sẵn sàng tàn sát sinh viên của mình để ngăn chận.
TÓM LẠI: ĐỘNG THÁI CỦA TRUNG QUỐC là hệ quả của những biến chuyển trên thế giới, của nhu cầu đàn áp đối lập và bám giữ quyền lực cho Đảng Cộng-sản, của gia tăng tham vọng vùng, và từ phong cách mạnh bạo, vô nguyên tắc đạo đức của Trung Quốc khi mưu cầu thịnh vượng và quyền lực. Những động thái này gây phản ứng bất lợi ở Hoa Kỳ. Những chỉ trích liên tục từ
phía Hoa Kỳ lại gây nên làn sóng chống Mỹ ở Trung Quốc và một tin tưởng lan tỏa rằng Hoa Kỳ có một lý do thầm kín—để giữ Trung Quốc nhu nhược, nghèo khó, và lệ thuộc.
Đã có thời gian sau Thiên An Môn, tinh thần chống Mỹ bao trùm khắp đảng và chính quyền ở Bắc Kinh. Báo quốc doanh đầy những bài cảnh giác về “diễn biến hòa bình”—một ám ngữ cho cái gọi là âm mưu của Mỹ dùng đa nguyên và tự do của nền kinh tế thị trường đang lớn mạnh của Trung Quốc để lũng đoạn quyền lực Đảng. Những bài viết chống Mỹ kịch liệt được lưu hành nội bộ cán bộ đảng và chính phủ. Điển hình là tập tài liệu
Mỹ là Địch 48/294
mật mười điểm đả kích Hoa Kỳ viết vào cuối năm 1991 với sự hợp tác của ban tuyên giáo Đảng và Bộ Ngoại-vụ. Tài liệu cảnh giác cán bộ Trung Quốc thận trọng trong mọi hình thức giao tiếp với Hoa Kỳ và lên án Hoa Kỳ là theo đuổi bá quyền toàn cầu
bằng cách làm Trung Quốc và các nước khác suy yếu.18 Trước phản ứng giận dữ này, Đặng Tiểu-Bình và những người ủng hộ ông cố xoa dịu tinh thần chống Mỹ trong hàng ngũ lãnh đạo, và lúc bấy giờ thì họ đủ quyền lực để ngăn chận khuynh hướng chống Mỹ chiếm ưu thế. Năm 1992, một sự kiện xảy ra mà nhiều người cho rằng đã cứu vãn chính sách cải tổ kinh tế và mở cửa cho thế giới bên ngoài. Trong chuyến đi mấy tuần xuống miền Nam Trung Quốc được loan báo rầm rộ, Đặng tuyên bố cải tổ kinh tế không những phải được tiếp tục mà cần gấp rút hơn. Suốt năm 1992, ông dùng uy tín vĩ đại của mình để phổ biến viễn kiến trong đảng. Ông thuyết phục lãnh đạo ở Bắc Kinh và các tỉnh rằng phương thức chắc chắn nhất có thể giữ được quyền lực và khỏi rơi vào số phận của Xô Viết là phải nhanh chóng phát triển kinh tế. Và ông lý luận rằng cách duy nhất để có thể đạt được điều đó là chuyển nhanh sang kinh tế thị trường. Nếu điều đó nghĩa là bớt đương đầu với Hoa Kỳ, thị trường xuất cảng lớn nhất của Trung Quốc và cũng là nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật khổng lồ, thì phải chấp nhận. Đầu năm đó Đặng tuyên bố “Trung Quốc và Hoa Kỳ có khác biệt về ý thức hệ, nhưng không mâu thuẫn về quyền lợi cơ bản của hai bên.”19 Đặng thắng nửa trận đầu. Lãnh đạo chính trị và quân đội của Trung Quốc chịu nghe ông để kinh tế phát triển nhanh, nhưng đa số vẫn áp lực cho một chính sách đối đầu với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo quân đội thất vọng khi Đặng không chấp nhận kêu gọi đương đầu toàn diện với Hoa Kỳ vào tháng Tám năm 1992, khi tin bán F-16 cho Đài Loan đến tai Bắc Kinh. Cánh tả cũng
49/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
bực bội vì Đặng không đồng ý tuyên chiến ý thức hệ với Hoa Kỳ sau khi tổng thống tân cử Bill Clinton tuyên bố sẽ dùng mậu dịch làm vũ khí để buộc Trung Quốc phải cải thiện nhân quyền và dân chủ. Bấy giờ lãnh đạo cánh tả và quân đội đã đồng lòng xem Mỹ là địch, không sớm thì muộn, điều đó sẽ trở thành chính sách Trung Quốc dù không ra mặt.
Làn sóng chống Đặng lên cao vào tháng Tư 1993, khi 116 sĩ quan cao cấp của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân viết cho Đặng và bí thư đảng Jiang Zemin yêu cầu ngưng chính sách “chịu đựng, kiên nhẫn, và thoả hiệp với Hoa Kỳ.”20 Lá thư hối tiếc việc Trung Quốc không trả đũa Hoa Kỳ về vụ bán F-16 cho Đài Loan và đe dọa mậu dịch của Clinton. Tối ngày lễ Lao Động Quốc Tế, hàng chục tướng lãnh quân đội đồng ký một thư khác gởi cho Đặng với tựa đề “Hãy Hành Động Chống Trả Hăm Dọa Kinh Tế Chính Trị và Thách Đố Trung Quốc của Lũ Bá Quyền.”21 Một tài liệu giải thích lý do bất mãn của quân đội: “Trung Quốc và Hoa Kỳ có mâu thuẫn lâu đời vì khác biệt về ý thức hệ, cơ cấu xã hội và chính sách đối ngoại, nên cơ bản quan hệ Trung–Mỹ không thể cải thiện được.”22 Vào tháng Mười 1993, guồng máy công an nhập cuộc chống Mỹ bằng cách triệu tập một đại hội chống gián điệp toàn quốc tố cáo bè lũ Hoa Kỳ, Nhật, và Đài Loan đang điều khiển một mạng lưới gián điệp sâu rộng ở Trung Quốc. Bộ Trưởng Bộ An-ninh Jia Chunwang phát biểu trong đại hội “Hoa Kỳ sử dụng thành phần thù nghịch, các nhà giáo dục qua chương trình trao đổi, ngoại giao, và phóng viên cho hoạt động gián điệp.”23
Xu hướng xác định Hoa Kỳ là địch thủ chính của Trung Quốc được đẩy mạnh trong một đại hội kín bất thường ở Bắc Kinh, khai mạc vào ngày 25 tháng 10, 1993. Suốt mười một ngày, các chuyên gia hàng đầu về đối ngoại và quân sự của
Mỹ là Địch 50/294
Đảng và Quân-đội, học giả các viện nghiên cứu, cùng ủy viên cao cấp Trung-ương Đảng họp kín tại Khách-sạn Jingxi để thảo luận chiến lược chung cho Trung Quốc. Một tường thuật chi tiết nhiều kỳ về đại hội, được các phân tích gia Tây phương cho là chính xác, đăng trên tờ Cheng Ming ở Hồng Kông—cơ quan rò rỉ tin không chính thức cho các phe nhóm chính trị Trung Quốc. Bài tường thuật mở đầu: “Ai là kẻ thù quốc tế không đội trời chung của Đảng Cộng-sản Trung Quốc? Đó là Hoa Kỳ.”
Tường thuật cuối cùng là chương trình chi tiết của một chiến lược trường kỳ đối với Hoa Kỳ và thế giới. Bài báo viết:
Giai đoạn từ hiện tại cho đến đầu thế kỷ sau, Trung Quốc là mục tiêu chính của bọn bá quyền và quyền lực chính trị Mỹ… Họ sẽ dùng kinh tế và mậu dịch để kiểm soát, ép Trung Quốc phải thay đổi ý thức hệ và ngả về phương Tây; qua giao lưu và tuyên vận, họ gieo rắc ý thức hệ vào thượng tầng xã hội; tài trợ cho các lực lượng thù nghịch trong và ngoài nước chờ thời cơ gây rối; ủng hộ và khuyến khích bè nhóm Tây phương phong tỏa kinh tế Trung Quốc cho mục tiêu chính trị; ngụy tạo hiểm họa Trung Quốc với các nước láng giềng để gây chia rẽ giữa Trung Quốc và các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Mã lai; lôi kéo Nhật Bản và Nam Hàn theo sách lược Trung Quốc của Mỹ.24
Đại-hội đồng quyết nghị Trung Quốc nên tìm cách chống kẻ thù Mỹ bằng cách liên hiệp với các nước trong khối Thế Giới Thứ Ba, đặc biệt là Nga. Tờ Cheng Minh viết hàng tướng lãnh già, mà nhiều người được huấn luyện ở Liên-bang Xô Viết lúc khởi đầu binh nghiệp, hết sức phấn khởi về sự liên kết với Nga. Dù kết quả ra sao, thì Trung Quốc cũng đã theo chiều hướng đó
51/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
trong khi độ thù nghịch với Hoa Kỳ lại càng tăng thấy rõ. Tháng Tư 1996, Boris Yeltsin sang Bắc Kinh, ký thông cáo chung với Jiang Zemin về “hợp tác chiến lược dài hạn” nhằm cân bằng thế toàn cầu với Mỹ. Lúc bấy giờ, Nga đã là nguồn cung cấp chính quân cụ cao cấp và kỹ thuật cho Trung Quốc như hỏa tiễn xuyên lục địa, phi cơ chiến đấu SU-27 tối tân, và tàu ngầm hạng-Kilo. Cạnh đó, hàng ngàn khoa học gia và kỹ thuật gia Nga đang làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho kỹ nghệ quân sự Trung Quốc.
Những tuyên bố của giới chức Trung Quốc trong đại hội kín được lập lại trên báo chí và trong dư luận quần chúng. Trong trận chiến kiểu ăn miếng trả miếng, Mỹ bị đổ cho vô số lỗi lầm. Năm 1996 nhiều báo tố cáo Hoa Kỳ đã đổ rác rến độc hại vào Trung Quốc. (Vô tình hay cố ý, đây là một xuyên tạc về tàu chở giấy thải cung cấp cho các nhà máy tái tạo.) Trong một chiến dịch truyền thông khác về thuốc lá Mỹ xuất cảng sang Trung Quốc, mối hận lịch sử của Trung Quốc lại được nối kết với tinh thần bài ngoại ngày nay. “Quả thật là chúng ta đang trực diện với một cuộc Chiến Tranh Nha Phiến lần thứ hai,” dẫn lời một nhà nghiên cứu mà quên rằng các hãng thuốc lá nhà nước Trung Quốc sản xuất ra hằng chục hiệu khác nhau. “Việc bán thuốc lá phá giá bằng mọi cách, hợp pháp hay phi pháp, của các nước Tây phương vào thị trường Trung Quốc tương tự như việc bán thuốc phiện giữa thế kỷ mười tám. Khác biệt duy nhất là ngày nay dưới chính sách mở cửa của Trung Quốc, cường quốc Tây phương không cần chiến thuyền để phá cổng thành ta.”25
Vào giữa thập niên 1990, bộ máy tuyên truyền và diễn văn của lãnh tụ Trung Quốc cho thấy tinh thần dân tộc chủ nghĩa chống Mỹ đang lên. “Bao vây” là từ ngữ được dùng nhiều nhất để nói về chiến lược Hoa Kỳ có hại cho Trung Quốc, có nghĩa là chính sách nhằm ngăn cản Trung Quốc trở thành cường quốc,
Mỹ là Địch 52/294
giữ Trung Quốc suy nhược, không ảnh hưởng và nghèo khó. Như một học giả Mỹ chỉ ra, hai chữ Hán thường dùng để dịch từ “bao vây”igần với nghĩa “đàn áp” hơn. Trung Quốc dùng từ này để lên án chung chung cho những hoạt động của Hoa Kỳ mà họ không thích. Ví dụ như năm 1996 khi Hoa Kỳ củng cố hợp tác an ninh với Nhật và Úc, báo chí Trung Quốc gọi đó là “bao vây.” Khi Hoa Kỳ cải thiện quan hệ với Việt Nam và Ấn Độ, hoặc khiếu nại Trung Quốc về vi phạm bản quyền nhu liệu vi
tính, cũng bị báo chí Trung Quốc chụp mũ là “bao vây.” Cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu 1996, ngay sau khi Trung Quốc và Hoa Kỳ trực diện tại Eo-biển Đài Loan, cuốn Trung Quốc Có Thể Từ Chối (China Can Say No) trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Theo một số người được chúng tôi phỏng vấn ở Bắc Kinh sau khi sách phát hành, thì cuốn sách dân tộc chủ nghĩa cao độ này, một tuyên ngôn chống Mỹ, phản ảnh suy nghĩ của nhiều giới trẻ Trung Quốc. Trên thực tế thì sách, do một nhóm trí thức trẻ vô danh viết, ra đời trong sự kiểm duyệt chặc chẽ của Bắc Kinh cho thấy chính quyền muốn nó được in ra; mà thực vậy, Chai Zemin đại sứ Trung Quốc đầu tiên ở Washington là người viết giới thiệu. Cuốn sách mô tả Hoa Kỳ là một kẻ thù truyền kiếp hách dịch, và kêu gọi Trung Quốc phải thi hành nhiều điểm, gồm có:
▪ Chống chủ nghĩa đế quốc văn hóa và kinh tế của Mỹ. ▪ Liên minh với Nga chống Mỹ.
▪ Tẩy chay lúa mì Mỹ và các sản phẩm khác.
▪ Yêu cầu Hoa Kỳ trả tiền bản quyền cho thuốc súng, giấy và những phát minh khác của Trung Quốc.
i Containment
53/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
▪ Tuyên bố Trung Quốc không cần Tối Huệ Quốc và đánh thuế nhập cảng nặng lên hàng Mỹ.
Trước nhất trí chống Mỹ từ phía Đảng và tướng lãnh, Đặng, đã già yếu và lu mờ, lui vào hậu trường trong những tháng đầu năm 1994. Đặng tiếp tục kêu nài cho một thái độ ôn hòa với Hoa Kỳ, một thị trường thiết yếu cho mục tiêu chính là phát triển kinh tế của Đặng. Ông muốn Trung Quốc ít nhất cũng chậm rãi trên lập trường chống Mỹ khi còn đang xây dựng sức mạnh quân sự cho những mục tiêu quốc tế.
Một số bình luận gia Mỹ nhận xét là quan điểm đó không khác với những gì mà phe chống Mỹ muốn, mặc dù họ ít thận trọng như Đặng khi biểu lộ bực tức đối với Hoa Kỳ. Như James Woolsey, cựu giám đốc CIA, đã nói với một ký giả Nhật rằng chính quyền Trung Quốc dường như đã rơi vào tay của “những người quyết định muốn gây mâu thuẫn với Hoa Kỳ… Theo tôi thì không còn giải thích hợp lý nào khác.”26 Năm trước đó, học giả về Trung Quốc Orville Schell viết rằng “Vì thiếu tính chính đáng, nhiều lãnh đạo đã trơ trẽn khơi dậy mọi góc cạnh hung hăng của lòng ái quốc và chủ nghĩa dân tộc.”27 Ông Willy Wo lap Lam, một ký giả Hồng Kông chuyên về chính trị Trung Quốc, đã nhận xét: “Khởi đầu của thời kỳ hậu-Đặng, một lãnh đạo thiếu chính đáng và ít được quần chúng ủng hộiđã khai thác “chiêu bài dân tộc chủ nghĩa.” Lam tiếp, chỉ lý do đó mới giải thích được tại sao báo chí Trung Quốc lại ví tranh cãi mậu dịch với Hoa Kỳ với một cuộc chiến “bảo vệ chủ quyền đất nước và lòng tự trọng của dân tộc.”28
Ngay khi chính quyền Clinton trấn an Trung Quốc rằng Hoa Kỳ không còn ràng buộc nhân quyền với Tối Huệ Quốc nữa,
iJiang Zemin (Giang Trạch-Dân) là lãnh đạo sau Đặng (Ng).
Mỹ là Địch 54/294
báo chí vẫn tiếp tục giọng chống Mỹ hằn học. Bỏ qua lời khuyên của Đặng Tiểu-Bình, phe dân tộc chủ nghĩa kiên định rằng Trung Quốc có thể đi hàng hai—vừa chuẩn bị đương đầu với Hoa Kỳ về chính trị và quân sự, vừa có thể hưởng lợi đầu tư và mậu dịch với Mỹ. Chúng ta sẽ thấy đây là một chiến thuật phức tạp và đa diện, gồm vận động hành lang cao độ ở Hoa Kỳ, sử dụng chiến tranh kinh tế, và tự cho mình là một nước Thế Giới Thứ Ba tương đối yếu kém so với nước Mỹ khổng lồ. Bước kế tiếp là công bố trong một đại hội đảng toàn quốc như đại hội ở Bắc Kinh năm 1994. Trung Quốc đang đánh cược rằng họ có thể vừa chuẩn bị đối đầu trong tương lai với Hoa Kỳ, vừa công khai phủ nhận ý đồ tối hậu đó. Và cho đến giờ thì chiến lược đó đã khá thành công.
CHƯƠNG 2
“Ta Không Mưu Bá
Quyền”
Ðánh chiếm không phải là thượng sách;
thượng sách là phá địch mà không cần phải
đánh.
—Binh Pháp TÔN TỬ
MỘT KHẨU HIỆU TỪ THỜI VÀNG SON của Mao Chủ-tịch vẫn còn nghe là “Chúng ta không bao giờ mưu đồ bá quyền.” Khẩu hiệu đó, một minh định về ý nguyện hòa bình trong chính sách ngoại giao Trung Quốc, là một trong số ít khẩu hiệu vẫn còn được dùng qua bao thời kỳ chính trị thăng trầm, từ Mao-ít quá khích đến thời Đặng Tiểu-Bình. Trong suốt thời gian đó, Trung Quốc cố gắng xây dựng một nền kinh tế tầm cỡ thế giới, một quân đội đủ sức tự vệ, và tránh chen vào nội tình nước khác. Suốt ba thập niên, Trung Quốc tuyên bố không tấn công—chỉ phản công nếu bị tấn công; không bao giờ sử dụng vũ khí nguyên tử trước; và tuyên bố mình là một nước Thế Giới Thứ Ba đầy yếu kém không khả năng hay tham vọng siêu cường.
Tôn Tử, nhà chiến lược quân sự cổ đại, tác giả cuốn Binh Pháp lỗi lạc vẫn còn được cấp sĩ quan quân đội và các nhà chiến lược Trung Quốc đọc, đã đặt phủ nhận và dối trá vào trọng tâm
57/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
của mọi chiến thắng trong chiến tranh. Là một Machiavelli của Trung Quốc, Tôn Tử viết: “Khi cường thì giả nhược; khi động thì giả tĩnh.” Hãy xem quan niệm đó có giúp trong việc tìm hiểu mục đích và tham vọng của Trung Quốc, và chúng có mâu thuẫn căn bản với chính sách của Hoa Kỳ không?
Trung Quốc miệt thị những ai cho rằng họ ấp ủ tham vọng bá quyền. Bộ máy tuyên truyền cáo buộc những kẻ không chia sẻ quan điểm Trung Quốc nghèo yếu là thành phần hiểm độc chống Trung Quốc, tìm mọi cách “bao vây Trung Quốc” phi pháp. Báo chí quốc doanh thường xuyên lên án “thuyết hiểm họa Trung Quốc” là “sự phi lý khổng lồ.” Chương trình Tân Hoa Xã phát vào ngày 27 tháng Sáu 1996: “Mục đích ngoại giao và quân sự duy nhất của Trung Quốc là thúc đẩy phát triển và hòa bình thế giới.” Xing Shizhong, chỉ huy trưởng Ðại Học Quốc Phòng của Quân-đội, cũng có một tuyên bố đại loại như vậy trước đó: “Ðặc tính của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc bảo đảm Trung Quốc sẽ không tranh giành bá quyền và kiên quyết theo đuổi chính sách và chiến lược quân sự phòng vệ.”1 Tháng Mười 1995, Jiang Zemin, tổng thống kiêm tổng bí thư đảng Trung Quốc, trấn an quốc hội Nam Hàn: “Suy nghĩ rằng Trung Quốc mạnh hơn sẽ đe dọa các quốc gia khác là vô căn cứ. Trung Quốc sẽ không chạy đua vũ trang, không bành trướng, và không mưu đồ bá quyền.”2 Một cán bộ cao cấp của Viện Quan-hệ Quốc-tế Đương-đại Trung Quốcituyên bố: “Xây dựng kinh tế là ưu tiên hàng đầu của đất nước. Vì vậy, chiến lược an ninh của Trung Quốc là duy trì môi trường thuận lợi cho kinh tế và nỗ lực tối đa để tránh đụng độ quân sự, trong hay ngoài biên giới.”3
Nhiều chuyên gia Hoa Kỳ tin vào những tuyên bố loại đó, lý luận rằng dù lãnh đạo Trung Quốc tham vọng thống trị Á
i China Institute of Contemporary International Relations
“Ta Không Mưu Bá quyền” 58/294
châu, phát triển kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền trong một thời gian dài và “hiểm họa Trung Quốc,” trên thực tế nếu không trên lý thuyết, sẽ chìm xuống. Tuy nhiên có ít nhất ba lý do lớn để nghi ngờ sự lạc quan và quan niệm ngây thơ này. Thứ nhất là Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới, có thể gọi là thời phục hưng sự huy hoàng của dân tộc. Thứ hai, diện tích to lớn và địa lợi sẽ cho Trung Quốc ưu thế trong vùng dù không chủ tâm đặt vào hàng quốc sách. Ðiều thứ ba, và quan trọng nhất, là kế hoạch và mục tiêu chiến lược có hệ thống mà Trung Quốc đang đeo đuổi trái ngược với nhận định mình là một nước Thế Giới Thứ Ba khiêm tốn. Tóm lại, quan niệm lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và dân số, cộng với nhận định quyền lợi dân tộc đưa Trung Quốc đến uy thế bá quyền Á châu là điều hiển nhiên.
CHÚNG TA ĐANG ĐỨNG TRƯỚC MỘT BƯỚC NGOẶC của lịch sử thế giới: thời điểm Trung Quốc bước từ giai đoạn suy thoái dài hai thế kỷ sang giai đoạn phục hưng vị thế quốc tế. Quả thực, Trung Quốc là một con bệnh trầm kha ở Á châu nên nghèo yếu là chuyện đã đành. Nhưng gần suốt dòng lịch sử lập quốc thì Trung Quốc là một trong những quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới. Cũng theo dòng lịch sử thì Trung Quốc đã dùng thịnh vượng và quyền lực làm phương tiện giành ưu thế trong thế giới quan của họ. Trong thế giới quan đó, Trung Quốc là trung tâm (từ Trung Quốc dịch sát nghĩa là “Vương-quốc Trung
tâm”), thuộc quốc phải triều cống cho hoàng đế Trung Quốc, như các chư hầu phải triều cống các lãnh chúa phong kiến châu Âu hoặc Nhật Bản.
59/294 CUỘC CHIẾN TƯƠN G LAI VỚI TRUN G-QUỐC
Nhưng bắt đầu từ cuối thế kỷ mười tám, vì chính quyền trung ương thối nát, tham nhũng và hèn yếu trước những thế lực ngoại bang tương đối hùng mạnh (đế quốc châu Âu), Trung Quốc rơi vào chu kỳ suy thoái như thường lệ, một suy thoái dai dẳng kéo dài gần hai trăm năm qua nhiều giai đoạn thăng trầm.
Ðiều khác biệt giữa triều đại này và những triều đại trước là lần này Trung Quốc đang đứng trước một thế giới mới bị thống trị bởi một châu Âu bành trướng, thực dân, kỹ thuật tối tân hơn. Ðể đối phó với thách thức đó, những người trách nhiệm trong thế kỷ mười chín của Trung Quốc đã cố gắng cải tổ hệ thống vương triều. Một khẩu hiệu mới ra đời trong hoàn cảnh đó— “Tây học cho thực tiễn, Hán học cho bản chất”—Trung Quốc
vay mượn có chọn lọc từ các cường quốc kỹ thuật phương Tây trong khi vẫn duy trì cơ cấu chính quyền và xã hội Khổng giáo. Cố gắng này đã thất bại. Trung Quốc bất lực trước xâm lấn của châu Âu, rồi Nhật Bản. Đến năm 1911, chế độ phong kiến ruỗng mục và thoái hóa bị phong trào chính trị do Tôn Dật Tiên đề
xướng và lãnh đạo lật đổ. Triều đình được thay bằng thể chế cộng hòa, ít nhất là trên danh nghĩa, nhưng chế độ này cũng mau chóng sụp đổ vì phân hóa nội bộ và ngoại xâm Nhật Bản.
Trong một phần tư đầu của thế kỷ hai mươi, những tư tưởng gia hàng đầu của Trung Quốc đau đớn kết luận rằng Trung Quốc (“một mảnh cát rời,” câu nói bất hủ của Tôn Dật Tiên) phải thay đổi tận gốc rễ để có thịnh vượng và hùng cường. Tư tưởng “Hán học cho bản chất” nhường chỗ cho sự xét lại mọi giá trị Trung Quốc, mà giới trí thức cho là khuyến khích tính thụ động, mù quáng phục tùng quyền thế, thiếu khoa học và không dân chủ. Giai đoạn cực kỳ sôi động này tạo điều kiện cho sự ra đời của Ðảng Cộng-sản Trung Quốc năm 1921 với giúp đỡ của Xô Viết. Một tổ chức khác là Kuomintang hay Quốc Dân Ðảng cũng ra
“Ta Không Mưu Bá quyền” 60/294
đời trong giai đoạn này mà nay vẫn còn cai trị Ðài Loan. Kuomintang cũng được Liên-bang Xô Viết yểm trợ trong thập niên 1920 và chỉ mất ủng hộ khi công khai đối đầu Cộng Sản.
Sau Thế Chiến II, Trung Quốc hoàn toàn vắng bóng ngoại xâm Nhật Bản và đế quốc châu Âu, chính quyền Kuomintang (Quốc Dân Đảng), do Tưởng Giới-Thạch lãnh đạo, cố tái lập một loại thể chế độc tài với thị trường tự do để phục hưng đất nước, nhưng nỗ lực đó dở dang vì nội chiến. Ðảng Cộng-sản
chiến thắng năm 1949, toàn thể Trung Quốc nằm dưới một chính quyền thống nhất vững mạnh đầu tiên trong gần nửa thế kỷ, một hệ thống qui hoạch trung ương và kiểm soát ý thức hệ cứng nhắc được áp đặt, đưa Trung Quốc đến thất bại kinh tế kiểu Xô Viết. Chính sách Cộng-sản còn tồi tệ hơn dưới thời Mao Chủ-tịch, người nông dân tỉnh Hồ Nam, kẻ đã phát động cuộc cách mạng vô sản để rồi trở thành một loại hoàng đế, gây xung đột triền miên trong khu Cấm Thành cũ, nơi ông sống với các nịnh thần và hầu thiếp.
Những chiến dịch quá khích gia tăng cường độ được Mao liên tục phát động, để thanh lọc tư tưởng và loại trừ đối thủ chính trị, gây hỗn loạn khắp nước. Nhật báo, tuần báo, phim ảnh, loa phát thanh khắp hang cùng ngõ hẻm tuyên truyền thắng lợi không ngừng: phát triển vượt bực, mùa màng tốt, ngoại giao tốt, làm cả nước hăng say—như câu khẩu hiệu khắp hang cùng ngõ hẻm “Thắng lợi lớn mãi!” Nhưng thực tế là trong suốt ba mươi năm đó, Trung Quốc tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật, quân sự và văn hóa. Trong nửa thế kỷ hỗn loạn vừa qua, nhiều chương trình “tân” Trung Quốc được ra đời, đất nước được tái sinh nhiều lần, nhưng tất cả đều lần lượt thất bại không như hứa hẹn của lãnh đạo. Tuần báo cấp tiến quan trọng nhất trong thập niên 1920 là tờ Tân Thanh-niên. Nỗ lực chính của Kuomitang để