🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cơn Mưa Định Mệnh - ThanhThanh full mobi pdf epub azw3 [Hiện Đại] Ebooks Nhóm Zalo Mục lục Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 1 Bà tránh ra! Tránh ra... Nhanh lên.... Tiếng ông Ưng hét lên trong đêm tối. Tôi xin ông đấy, ông có còn tính người nữa không ông Ưng ơi? Bà Ưng đau đớn thể xác, bây giờ lại đau đớn cả tinh thần khi mà ông Ưng bỗng nhiên nổi lên cái tính "thú vật". Gọi là thú vật quả không sai, đời thủa nào bố đẻ đòi ngủ với con gái bao giờ??? Bà đứng không nổi quỳ không xong bởi da bị bỏng, căng rát, chỉ cần cử động là toàn thân bà cảm giác như có ngàn mũi kim đâm vào da thịt, đau đớn vô cùng. Ông Ưng không quan tâm đến sự đau đớn của vợ mình mà hung hăng gạt tay bà ra, trợn mắt giận dữ: Mày có tránh ra không con kia? Tao đang khó chịu đấy nhé, không cút ra tao đạp cho một đạp bây giờ? Từ bao giờ cái loại mày đòi lên tiếng cãi lại lời tao vậy hả?? Bà Ưng nước mắt lưng tròng, mấy ngày nay rồi bà chưa chợp mắt được tí nào cũng là bởi buổi sáng hôm trước bà đi tôi vôi thuê cho người ta. Nhà nghèo, bữa sáng ông Ưng không cho nấu cơm, bà nhịn ăn sáng rồi đi làm, đến nửa buổi, đói quá hoa mắt nên trượt chân ngã xuống hố vôi đang tôi. Phúc lớn mạng lớn là hố vôi đó còn chưa nóng đỉnh điểm, xung quanh có người cùng làm nên kịp thời cứu được bà lên ngay. Nhưng từ gối chân trở xuống bỏng nặng, theo lý thì phải nằm viện để điều trị nhưng ông Ưng không đồng ý. Nói là tốn kém viện phí, mấy đồng lương hưu của ông không đủ để trang trải... Sơ cứu qua loa bà Ưng đòi con gái đưa về nhà... Sống chung với người chồng vũ phu này mấy chục năm trời nên bà hiểu rõ, từ ngày bà bị bỏng, không giúp ông Ưng giải tỏa được cái máu "dê" trong người nên ông ấy mới hằm hè như vậy. Nhưng hỡi ôi, bà tưởng ông chỉ gia trưởng, vũ phu, keo kiệt thôi, nào ngờ ông ấy còn không bằng cả loài cầm thú nữa. Ông Ưng không làm gì được bà Ưng nên lăm le đòi ngủ với cô con gái út mới 15 tuổi là Thúy Hạnh. Bà nói nhẹ không được, nặng không xong, ông ấy nổi cơn thú tính lên lao vào căn buồng rách nát và đòi ngủ với cô con gái. Trong căn buồng tối, Thúy Hạnh nghe thấy tiếng cãi nhau, tiếng đồ đạc đập loảng xoảng nên sợ hãi, cô bé định chạy ra ngoài bênh vực cho mẹ vì mẹ đang bỏng nặng. Nhưng... khi nghe được ông Ưng muốn làm trò đồi bại với mình, Hạnh sợ hãi chốn vào trong góc tường, ngồi thu lu một chỗ, tay cầm cái chổi để phòng thân... Con Hạnh đâu rồi? Con Hạnh đâu? Ông Ưng đi vào trong buồng, tối quá nên ông không nhìn thấy gì, khi nãy còn đang hăng "máu", chưa được giải tỏa nên căng thẳng quá, cãi nhau với bà vợ một trận ông còn thấy khó chịu hơn. Quờ quạng tay trên giường không thấy con gái đâu, ông Ưng điên đú: Cái con đĩ con này nó đi đâu mất rồi? Con cái mất dạy, ba tuổi đầu đã xí xớn đi đêm không về? Cái thứ này không để cho bố mày đ!t thì để làm gì... Cái con mẹ nó chứ? Con mẹ nó đã đeo"" phục vụ được tao thì con đĩ con phải phục vụ bố mày... Mẹ con chúng mày biết chưa... Mẹ cha nhà chúng mày chứ... Ông mày đang nưng"""" kak quá... hừ hừ... Ông Ưng gầm gừ tìm kiếm trong chiếc chăn bông cũ rích, trời rét, chăn gối vứt ngổn ngang trên giường, tìm mãi không thấy con gái đâu ông ta phát điên lên rồi chợt nhớ ra: mình chưa bật đèn sáng lên! Ông Ưng hung hăng bật công tắc đèn lên và rồi ông ấy cười rú lên như một con sói: Hahahaha... Con Hạnh, mày đây rồi! Mày trốn ở đấy làm gì? Đến đây bố bảo. Ông Ưng chìa tay ra phía trước, ở dưới đũng quần, của nợ khốn nạn của ông đang chĩa ra phía trước, hai con mắt ông nhìn rất đáng sợ. Hạnh sợ hãi tới mức tim đập thật nhanh, cả người run rẩy co rúm lại, cô bé hoang mang không biết nên làm gì khi bố đang tiến lại gần. Bờ môi mấp máy không nói thành câu.. Bà Ưng ở ngoài nhà đau khổ gào khóc: Thằng khốn nạn... mày là chó chứ không phải người nữa... Ưng ơi, mày giết tao đi, mày giết tao đi còn hơn chứ mày làm thế này thì trời đất nào tha thứ cho mày được? Nó là con gái mày đấy... thằng khốn nạn kia... Mày thèm thì mày mang tiền đi mà kiếm gái, tại sao mày lại đối xử với con gái tao như vậy... Ưng ơi... Ông Ưng nghe thế thì điên lên, ông giậm chân xuống nền nhà thật mạnh, chỉ tay ra ngoài nhà rồi nói: Con đĩ kia mày im mồm. Con gái mày đã chết đâu mà mày phải khóc? Không im tao ra tao vả cho giờ? Thúy Hạnh mở to mắt, trời mùa đông mà mồ hôi trán vẫn ướt đầm đìa, cô bé còn quá nhỏ để hiểu được những việc sắp tới sẽ kinh khủng như thế nào nếu như người bố- người đàn ông khốn nạn kia tiến đến. Hạnh vẫn cầm cái chổi, hai cánh tay run run... Đến đây bố bảo... đừng sợ, có cái đéo gì mà phải sợ? Rồi thể nào chả phải làm người lớn?? Đến đây... Nhanh lên... Khi ông Ưng đi đến gần Hạnh, ông ta đưa cánh tay lên phía trước định giật cái chổi từ tay HẠNH thì bất ngờ con bé phản đòn. Hạnh vung chổi lên vụt vào tay ông Ưng một cái, bị đánh bất ngờ ông ta rụt tay lại mồm tru tréo lên: Á.... con đĩ con này mày dám đánh bố mày à?? Hả! Hạnh ghê tởm ông ấy đến mức buồn nôn, cô bé chứng kiến hết những nỗi đau mà mẹ phải chịu đựng suốt thời gian qua. Cộng thêm hành động vô liêm sỉ ông ta đang định làm với mình càng làm cho Hạnh thấy hận bố, ghét bố, ghét đến mức muốn ông ấy chết ngay tức khắc. Ông Ưng vung tay tát đốp vào mặt Hạnh, cô bé thấy tai mình ù đi, má đỏ ửng lên, Hạnh nhìn bố bằng ánh mắt căm thù: Ông cút đi... huhu... Nói rồi Hạnh đứng vùng dậy, cô vung chổi liên tiếp đánh trả vào người bố, vừa đánh con bé vừa gào lên: Chết đi! Chết đi! Chết mẹ ông đi.... Ông Ưng không ngờ con gái lại phản ứng như vậy vì ngày thường Hạnh khá hiền và ít nói, nhất thời ngây ra vì hành động của con gái, ông ta không đánh nữa mà lặng thinh suy nghĩ. Phải chi ông đã thức tỉnh rồi? Ông đã biết việc mình làm là trái luân thường đạo lý nên vậy? Nhưng không, không hề có chuyện đó, chỉ là ông ngạc nhiên trước thái độ của Hạnh mà thôi, ông ta định đánh tiếp thì Hạnh nhanh như con sóc vụt cái chổi vào mặt ông ấy thật mạnh rồi chạy ù ra khỏi gian buồng. Hạnh sợ hãi, sợ bố đuổi theo nên cô bé không quay lại nhìn mẹ lấy một cái, cắm đầu cắm cổ chạy trong đêm tối. Bị vụt vào mặt một cái đau điếng người, ông Ưng sa xẩm mặt mày choáng váng ngã phịch xuống đất, hai tay ôm lấy mặt rên rỉ: Cha tiên nhân con đĩ này nó dám đánh ông! Tiên sư chúng mày... con đĩ mẹ lại đẻ ra con đĩ con, ông nuôi chúng mày để chúng mày đối xử với ông thế này đây! Để ông tóm được mày ông giết, con ranh con ạ... á á... đau quá... Ông Ưng ngồi ở dưới nền nhà kêu than, bà Ưng ở bên ngoài thấy mừng thay cho con gái, không biết con bé bỏ chạy đi đâu ngoài trời đêm kia... nhưng thà vậy còn hơn ở nhà để thằng già kia nó giở trò đồi bại. Bà Ưng chắp tay lại khẽ khấn vái mong trời phù hộ cho con gái bà không nghĩ quẩn. Chỉ sợ tâm hồn ngây thơ của nó nghĩ không thông mà làn điều dại dột thì bà không sống nổi nữa. Hạnh ơi, con đừng bỏ mẹ mà đi nhé! Gió bên ngoài trời thổi rất mạnh, lúc đi khỏi nhà Hạnh chạy như bay nên không hề thấy lạnh, thậm chí trong người vừa sợ vừa hận thù nên cô bé quên đi cả cái giá lạnh. Hạnh không biết bản thân mình nên đi đâu, chỉ sợ bố đuổi theo nên cứ cắm đầu chạy. Nếu là bình thường, có lẽ Hạnh không bao giờ có gan đi một mình giữa đêm khuya thế này. Vì cô bé sợ ma, sợ bóng đêm. Nhưng hôm nay, trong lúc chạy được một quãng dài rồi Hạnh mới nhận ra, thì ra bóng tối chẳng có gì đáng sợ cả... Chỉ có lòng dạ con người mới thực sự ghê tởm, Hạnh không ngờ bố mình lại trở nên đê tiện đến như vậy. Ngay từ phút giây nghe thấy bố mình - ông Ưng nói rằng "Mẹ cô không phục vụ được ông ấy chuyện giường chiếu thì Hạnh sẽ phải là người thay thế..." Hạnh đã rất ghét bố, ghê tởm bố và sợ hãi đến mức không muốn nhìn thấy mặt ông ta nữa. Tiếng gió vẫn rít từng cơn, hai má Hạnh lạnh cóng, hai bàn tay nắm tròn thành nắm đấm, Hạnh vẫn cắm đầu cắm cổ chạy. Đến khi mệt quá dừng lại nghỉ chân cô bé mới phát hiện không có ai đuổi theo mình cả, nhìn lên phía trước là một ngôi chùa, nơi đây Hạnh có biết vì thỉnh thoảng dịp lễ đầu năm hoặc có việc gì đó cô bé vẫn theo mẹ lên chùa cầu may. Cây đa trước cổng chùa hứng trận gió đông mạnh nên lá rơi lả tả, cánh cổng chùa đóng im lìm, nhìn qua khe cửa, Hạnh thấy có bóng đèn thắp ở giữa đình để canh kẻ trộm, ngoài ra không thấy bóng dáng một ai. Hạnh không sợ đêm tối nữa, cô bé cũng chẳng sợ ma, chỉ cần nghĩ đến câu chuyện vừa diễn ra khi nãy cũng đủ khiến cô bé rùng mình rồi. Nghỉ ngơi một lát thần trí ổn định Hạnh bắt đầu thấy lạnh, nhiệt độ ban đêm quả nhiên xuống thấp. Hạnh đưa hai bàn tay lên trước mặt, hà hơi mấy cái để kiếm tìm hơi ấm nhưng không ăn thua. Trên người mặc có chiếc áo thu đông bên trong và chiếc áo len bên ngoài, hai manh áo mỏng không đủ để chống chọi với cái khí hậu khắc nghiệt thế này. Cô bé co ro ngồi xuống cạnh cổng chùa, thân hình bé nhỏ lạc lõng giữa đêm tối, thật đáng thương khi có nhà mà lại không dám trở về.... Sáu giờ sáng. Trời mùa đông nên vẫn còn tối, chú tiểu dậy tụng kinh và quét sân chùa, khi mở cánh cổng ra thì chú giật mình chạy biến vào trong nói với sư thầy: Thầy ơi! Thầy ơi! Giọng chú tiểu gấp gáp. Gì mà nghiêm trọng thế? Sư thầy vừa tụng kinh xong đang từ trong đình bước ra, trời rét, thầy mặc chiếc áo khoác rất dài và to, nhìn dáng đi chậm chạp đến sốt ruột. Có người chết ở ngoài cổng thầy ạ! Sao cơ? Sư thầy ngạc nhiên. Con vừa ra mở cổng thấy có một người chết cứng vừa ngã vật xuống đất xong... Mặt chú tiểu cắt không còn giọt máu, sự tình thế nào không ai biết nhưng trời còn tối, hơn nữa rét buốt thế này tự nhiên có người ngã vật xuống đất bất động thì chắc hẳn ai chứng kiến cũng đều sợ hãi như vậy. Đi theo ta! Sư thầy nói xong liền cầm tràng hạt lên trước ngực, vừa đi vừa niệm chú a di đà phật.. Điện sáng được bật lên, đúng là ở giữa cổng có người. Là một cô gái còn rất trẻ. Khoảng lứa tuổi học sinh, thân hình co rúm vì lạnh, môi và mặt tái nhợt, mắt nhắm nghiền nằm co quắp trên nền đất. Sư thầy ngồi xuống đưa tay lên mũi cô bé xem còn thở không, kiểm tra xong thầy nói: Vẫn còn sống! Mau bế con bé vào trong, đốt một chậu than hồng để ở phòng bên trái... khả năng là bị nhiễm lạnh rồi, mặt nóng ran... Chú tiểu hấp tấp đỡ cô bé dậy và bế vào trong nhà, sư thầy chuẩn bị một chậu nước ấm và khăn sạch để lau mặt cho cô. Vào phòng kín có than hồng sưởi ấm, cộng thêm sư thầy lau mặt và chườm khăn ấm nên lát sau cô bé tỉnh dậy. Tuy nhiên, cô không tỉnh táo cho lắm, hai mắt nhìn lên trần nhà như vô hồn, mồm lẩm bẩm giống như mê sảng... Con bé sốt cao lắm, mau lấy thuốc hạ sốt đến đây! Dạ.! Không biết con cái nhà ai đêm đông giá buốt mà không biết đường về nhà là sao? Như này mà không phát hiện sớm là chết đấy.. Sư thầy nghiền nát viên thuốc hạ sốt hòa tan cùng nước và bón cho cô bé từng thìa một. Cơ thể ấm dần lên, thuốc ngấm, chú tiểu nấu một bát cháo loãng và đem lên. Ngủ một giấc đến trưa thì cô tỉnh dậy, đầu óc quay cuồng, nhất thời cô bé ngơ ngác không biết vì sao lại ở đây. Chú tiểu thấy cô tỉnh dậy thì mừng quá, vội chạy đi báo cho sư thầy biết. Con thấy trong người thế nào? Sư thầy nhìn cô bé nói nhẹ nhàng, thoáng nhìn đã thấy có thiện cảm. Thúy Hạnh nhìn thấy vị sư thầy trước mắt lúc này mới nhớ ra chuyện đêm qua ngủ quên trước cổng chùa. Bây giờ nằm ở đây, có lẽ được mọi người đưa vào trong chùa. Hạnh e ngại toan ngồi dậy thì sư thầy vội ngăn lại: Đừng vội... con còn mệt. Cứ nằm nghỉ thêm đi, dậy ngay sẽ chóng mặt đó.. Con cảm ơn thầy! Hạnh nói lí nhí, cô bé thấy đầu mình đau nhức khủng khiếp, cổ họng khô rát khàn cả tiếng, có lẽ cô đã bị nhiễm lạnh bởi cơ thể đã chịu rét cả đêm qua. Nhà con ở đâu? Sư thầy bắt đầu hỏi chuyện, bởi lẽ sư biết được một cô bé bỏ nhà đi đêm không về chắc chắn có nguyên nhân, mà lý do là gì thì người không suy luận ra nổi. Nhìn mặt cô bé cũng sáng sủa, dễ nhìn.. lý nào... Sư thầy trầm ngâm suy nghĩ... Hạnh không nói gì cả, nghe thầy hỏi nhà cô bé òa lên khóc, có phải họ muốn đuổi cô về nhà không nhỉ? Hạnh sợ cái cảnh phải quay về căn nhà đó, nơi đó có một người không bằng cầm thú. Cô không muốn về... Hạnh lắc đầu, cô ấp úng không nói được thành câu, liên tục xua tay... Đừng sợ... đừng sợ... Ta không làm hại con... Bình tĩnh nào, có chuyện gì cứ cứ bình tĩnh rồi hãy nói... Thầy ơi.. con không về nhà đâu, con mà về là ông ấy sẽ hại con đấy... Hạnh khóc tu tu, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Sư thầy kiên nhẫn lắng nghe. Ông ấy là ai? Bố con! Bố con... Ông ấy... ông ấy đòi hại con... hu hu... huhu... bố con là người xấu... hu... hu... Hạnh khóc nấc lên, dù chưa biết đầu đuôi thế nào nhưng sư thầy cũng đoán được rằng con bé bị bố bạo hành. Bàn tay người lại lần tràng hạt, mồm niệm chú a di đà phật, thật không ngờ lại có người cha nhẫn tâm đến như thế. CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 2 Sau khi Hạnh chạy biến ra khỏi nhà, ông Ưng đau đớn vì cú đánh của con gái nên ngồi chết trân một chỗ và chửi bới. Mặt ông đỏ gay, bà Ưng ngồi ở ngoài nhà không ngừng cầu xin trời phật phù hộ để con gái không xảy ra chuyện gì. Bà lẩm rẩm khấn vái suýt xoa, ngồi trong căn buồng ông Ưng nghe thấy rõ từng câu một, bà nói nhiều quá càng làm cho ông ta khó chịu và giở thói đay nghiến: Con đĩ già mồm kia.. mày có thôi đi không, tiên sư nhà mày nữa, mày làm hỏng hết chuyện của ông rồi con đĩ ạ, ở đấy mà già mồm.... Bà Ưng phớt lờ câu nói của chồng, nếu chân bà không đau, chắc chắn khi nãy đã cùng Thúy Hạnh bỏ cái nhà này mà đi mất rồi... không còn cách nào khác, bà đành ngồi ở đây và hứng chịu những nỗi sỉ nhục mà người đàn ông kia ban tặng. Đầu ấp tay gối bao nhiêu năm trời, có với nhau năm mặt con để bây giờ già rồi, đau ốm không nhờ vả được chồng mà còn bị sỉ nhục khổ sở thế này.... Thật tức chết chứ không thể sống nổi nữa. Không thấy bà vợ phản ứng gì, ông Ưng lật đật đứng dậy rồi đi ra, trải qua cuộc đôi co cãi lộn nên tạm thời cái máu dê trong người ông ấy đã hãm lại được đôi chút. Bần thần bước ra nhà ngoài, ông Ưng không mảy may quan tâm đến biểu cảm của vợ. Ông ấy lôi chai rượu ngâm chuối mật ra uống, bình thường ngày nào ông cũng uống nhưng không uống ban đêm. Đêm nay bí bách trong người nên phá lệ, ông ta uống liên tiếp hết cả nửa chai sáu nhăm, trời lạnh lạnh. Rượu vào làm hai má ông Ưng đỏ bừng, máu nóng lại sục sôi, ông ta cảm thấy thân dưới bứt rứt lạ kỳ. Thật khốn nạn cho cái kiếp đàn ông, đã sống hơn nửa cuộc đời rồi mà nhiều lúc dục vọng vẫn dâng cao đến như thế... Hơi men tàng tàng, ông Ưng lảo đảo đi đến bên giường vợ như thói quen, ông muốn được thỏa mãn. Rượu vào làm ông nửa tỉnh nửa say, ông quên đi việc bà vợ bị bỏng ở hai cẳng chân đau đớn. Thấy ông ta đến gần, bà Ưng vội chống tay và lết người vào sát bên trong bức tường. Nhường chỗ cho lão chồng biến thái ấy nằm vì bà nghĩ ông ấy đã say. Nhưng không đúng, ông ta không hề có ý nằm ngủ, vừa đặt lưng xuống giường lão đã lao vào ôm bà Ưng tới tấp khiến bà giật mình. Cút ra kia đồ thần kinh này! Á aaaa.... Bà Ưng hét lên vì ông ta đè chân lên hai cẳng chân bỏng rát của bà, mặt bà nhăn nhó đến đáng thương. Ông ta đã say nên không hề chú ý biểu hiện ấy của vợ, hung hăng lật cái chăn bông nặng cộp ra khỏi và nằm đè lên, bà Ưng đau đớn gào khóc... ƯNG ơi, đ!t mẹ mày! Mày giết tao đi... Tao như thế này mà mày cũng không để tao được yên à thằng khốn nạn này? Mày dê cụ thì cũng một vừa hai phải thôi chứ? Mày già rồi chứ còn trẻ trung gì nưaz đâu... Câm mồm! Bốp!!! Ông Ưng bị sỉ nhục thì tức quá quát vợ ầm lên, thẳng tay đánh vào mặt bà một cái như trời giáng. Bà Ưng nổ đom đóm mắt vì cái bạt tai của chồng, bà ngơ người ra vì sức chịu đựng gần như là cạn kiệt. Vùng da ở hai cẳng chân đỏ tấy và bỏng rát vô cùng, không có thuốc giảm đau, cả cơ thể bà phải gồng lên để chịu đựng nỗi đau ấy... giờ lại bị ông chồng khốn nạn giày vò. Bà không chịu nổi nữa, bà dùng hết sức cấu vào cổ ông ta, bị cấu mạnh ông ấy bực tức hất văng bà vào bức tường, hằm hè đe dọa: Ơ... con chó cái này... mày làm sao lại đánh tao? Mày đ!t thằng nào chán rồi mà giờ không cho bố mày động vào? Hả... nói xem? Đi tôi vôi rồi phải lòng thằng chó nào? Khôn hồn thì khai ra không tao giết! Tao giết cả họ nhà mày... Bà Ưng chẳng còn sức nào để đôi co nữa, bà thất thần hai con mắt đờ đẫn nhìn lên trần nhà, ông ta thấy vậy lại tưởng bà vợ ngoại tình thật nên không cãi trả nên càng điên, lao tới túm cổ và bóp chặt: Á à.. Á à... Con điếm này... con đĩ này! Đ!t mẹ mày... ông đối xử với mày thế nào mà mày khốn nạn với ông như thế? Đ!t mẹ này... Vừa nói ông ta vừa siết chặt cổ vợ mình hơn. Bà Ưng bị bóp cổ bất ngờ nên ú ớ giãy giụa. Hai con mắt bà trợn ngược lên trắng nhã, từ từ bà không phản ứng gì nữa rồi lịm dần lịm dần... Thấy vợ buông thõng cánh tay, ông ta sợ hãi quá buông tay ra rồi đứng dậy, nhìn vào hai con ngươi trắng nhã trong hốc mắt, lại thấy bà ấy cứng đơ, ông ta sợ hãi. Chân tay run lẩy bẩy rồi bỏ xuống đất, đi lại xung quanh nhà... hỏng rồi... xảy ra án mạng thật rồi!! Đi đi lại lại trong căn nhà lạnh lẽo, bà Ưng thật sự đã chết, hai con mắt bà vẫn trợn ngược như thế nhìn rất đáng sợ. Bà chết tức tưởi quá, chết trong lúc nhục nhã và khổ sở nhất, không một lời trăn trối, không được gặp các con... Thân hình gầy guộc nằm chỏng trơ trên giường... Gió đêm mỗi lúc thổi mạnh hơn, ngoài bờ chuối, tiêng chó sủa gâu gâu vọng vào, tất cả mọi thứ làm cho ông Ưng sợ hãi đến hoảng loạn. Cái dục vọng trong người đã dập tắt từ khi nào chẳng hay, khi nãy ông ta còn hung hăng, côn đồ là thế. Vậy mà... giờ đây toàn thân run rẩy như cầy sấy, đối diện với xác chết của vợ mà tim ông như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Thì ra người đàn ông này cũng biết sợ cơ đấy! Quá sợ hãi không biết phải làm sao, ông Ưng lại lấy chai rượu ra uống tiếp. Nhưng mà, ngồi bàn ghế mà nhìn thấy xác vợ nằm chỏng trơ thế kia thì rượu nào nuốt nổi? Ông Ưng xách cái chai sáu nhăm xuống bếp, đốt một gốc củi to lấy ánh sáng, nằm đè lên mấy thân củi khô thỉnh thoảng ngửa cổ lên trời tu một hơi. Rượu ngà ngà say, ông không thấy sợ hãi như lúc nãy nữa, lửa ấm, hơi men nồng nàn, ông Ưng dần chìm vào giấc ngủ... Không biết đã ngủ được bao lâu, chỉ nhớ là đang ngủ rất ngon thì ông Ưng bị đánh thức bởi tiếng ồn ào. Lạ nhỉ, sao sáng sớm mà ở đâu lại ồn ào thế nhỉ? Lại còn có tiếng khóc nữa? Ông Ưng dụi dụi mắt rồi ngồi dậy, ơ kìa, tại sao mình lại ngủ ở dưới bếp thế này? Sao mụ vợ lại không cho mình ngủ chung chứ? Nghĩ vậy ông Ưng bực dọc bám vào tường rồi chao đảo đứng dậy, uống rượu nhiều quá nên đầu óc vẫn chưa tỉnh táo lắm, hơn nữa ông ta còn quên mất chuyện đêm qua... cái chết tức tưởi mà bản thân đã gây ra cho bà vợ. Chưa kịp đứng thẳng người để đi lên nhà thì từ đâu chạy đến hai người tóm lấy cổ áo ông lôi lên nhà, ông Ưng điên quá hét lên: Cha tiên nhân chúng mày, đang yên đang lành lại túm cổ túm áo ông làm cái gì? Tiếng khóc ở nhà trên vọng ra: Ôi chị ơi... ôi chị ơi... sao chị lại ra nông nỗi này hả chị ơi... Tỉnh lại đi chị ơi... Ông Ưng há hốc mồm rồi nhớ ra chuyện đêm qua, chột dạ ông lắp bắp: Có chuyện gì vậy? Một người đàn ông trạc 50 tuổi lao ra đấm liên tiếp vào mặt ông Ưng, ngữ khí vô cùng tức giận: Tao đấm chết mày thằng khốn này? Mày đã làm gì chị gái tao? Thì ra đó là em trai ruột của bà Ưng, nghe tin chị gái mất đã kịp thời có mặt. Hàng xóm kéo đến đông đúc để xem nguyên nhân cái chết của bà Ưng, mọi người tốt bụng ai nấy đều vun vén một tay để chuẩn bị làm hậu sự cho bà. Bà Ưng nằm trên giường, hai mắt vẫn chưa nhắm được, có lẽ bà còn muốn gặp các con nên chưa chịu nhắm. Chân tay duỗi thẳng, mọi người giúp bà thay bộ quần áo khác sạch sẽ hơn, nhà trên nhà dưới tấp nập người ra vào để lo tang lễ. Mọi người không ai hiểu chuyện diễn ra từ đêm qua, trong lúc hỗn loạn không ai chú ý đến sự vắng mặt của cô con gái út - Thúy Hạnh. Bốn người con ở xa đều được báo để về lo hậu sự cho mẹ, còn Hạnh là gái út thì ở nhà, nhưng mọi người đều bàng hoàng về cái chết của bà, cộng thêm đông người quá nên nhất thời họ không nghĩ đến Thúy Hạnh. Trên cổ bà Ưng vẫn còn in vết bầm tím do ông Ưng trong lúc tức giận đã gây án, bởi vậy, mọi người đã báo cáo sự việc lên công an xã. Ngay trong đám tang của vợ, ông Ưng bị giải lên xã để lấy lời khai. Ban đầu ông ta còn chối đây đẩy, nhất quyết không nhận là mình làm, sau công an họ dùng hình phạt, trói tay ông lại và đánh, kết quả vừa đánh một gậy ông ta đã la oai oái và khai nhận toàn bộ hành vi và động cơ giết vợ. Tội trạng đã được chỉ ra nhưng cũng đồng thời khiến dư luận dậy sóng bởi ông Ưng đã khai ra rằng: đêm qua vì bà vợ không giúp ông thỏa mãn thú tính nên ông đã đòi làm chuyện đó với con gái là Thúy Hạnh. Con bé không chịu và chạy trốn, vì tức giận nên ông đã đánh vợ... không may xảy ra án mạng... Lúc này mọi người mới nháo nhác đi tìm Thúy Hạnh. Không ngờ ông ta lại khốn nạn vô liêm sỉ đến như thế! Tin lành đồn gần tin dữ đồn xa, Ông Ưng đòi hiếp dâm con gái 15 tuổi và giết vợ bay đi khắp làng. Ai nghe tin cũng đều bàng hoàng và kinh sợ, đó không còn là con ngườii nữa mà là ác thú... Công an bắt giam khẩn cấp ông Ưng, ông ta cầu xin được dự tang lễ của vợ, tiễn vợ lần cuối để hối lỗi nhưng cả thảy 4 đứa con đều không đồng ý, dân làng cũng không đồng ý, thậm chí họ còn xua đuổi tên thú tính ấy nữa. Nếu có Thúy Hạnh ở nhà, chắc chắn cô bé cũng không đồng ý cho ông ta dự tang lễ của mẹ. Bởi, người làm mẹ cô ra nông nỗi này chính là con người súc sinh đó, lão ta không có tư cách để đưa tiễn mẹ cô lần cuối.. ngàn vạn lần đều không xứng đáng! Mọi người biết chuyện Thúy Hạnh là bởi vì bố đòi hãm hiếp nên con bé sợ hãi quá mới bỏ trốn, ai cũng thấy thương cảm và lo lắng cho Hạnh, chỉ sợ cô bé nghĩ quẩn nên chia nhau đi các ngả tìm kiếm. Thậm chí còn đăng tin tìm kiếm lên cả đài phát thanh huyện. Có vị sư ở chùa đi chợ nghe được tin dữ liền về kháo nhau làm xôn xao cả chốn thanh tịnh, ai nghe được cũng phải rùng mình vì tội ác đó. Sư thầy biết chuyện liền đoán ngay, Hạnh chính là nạn nhân của kẻ giết người đó, may mắn là cô bé đã bỏ trốn, nếu không- người nằm trong quan tài ngày hôm nay có lẽ là cô bé rồi. Sư thầy niệm chú a di đà phật rồi đi đến phòng Hạnh đang nghỉ. Cô bé đã giảm được cơn sốt nhưng thần trí vẫn còn hoảng loạn, thỉnh thoảng nhìn ra phía trước mà ánh mắt như không có hồn khí gì, khi bị hỏi đến thì luôn giật mình kinh sợ. Có lẽ chuyện đêm qua mà cô bé chứng kiến rất đáng sợ nên Hạnh mới ám ảnh đến thế. Hạnh này! Sư thầy đến bên Hạnh rồi thủ thỉ. Dạ. Thầy! Con đã biết chuyện gì chưa? Chuyện gì vậy thầy? Nhà con ở cuối làng đúng không? Hạnh giật mình, sao sư thầy lại biết rõ nhà cô ở đâu thế nhỉ? Nhưng Hạnh vội hiểu ngay, người cùng làng cùng xã, ai mà không biết được chứ, chỉ là sớm hay muộn thôi. Dạ. Con không về thăm mẹ à? Mẹ sẽ nhớ con lắm đấy! Sư thầy đã biết tất cả mọi chuyện, người không muốn nói hết ra lúc này bởi sợ cô bé bị sốc không chấp nhận được sự thật. Người nghe được câu chuyện bà Ưng chết không nhắm mắt vì nghĩ thương con nên sư thầy muốn khuyên bảo Hạnh quay về đưa tiễn và gặp mặt mẹ lần cuối, tránh hối hận về sau và cũng là giúp cho nhóm người đang lăn lộn tìm kiếm tung tích của cô bé. Con không về đâu... Thầy cho con ở lại đây được không ạ? Hạnh vẫn còn e dè... Tại sao con lại không muốn về? Con sợ bố con lắm... Đừng sợ... ông ấy đi vắng rồi, không có ở nhà đâu! Sao thầy biết ạ? Chuyện gì ta chẳng biết. Nghe lời ta về thăm mẹ đi, mẹ bị bỏng chắc đau lắm! Hạnh nghĩ tới mẹ, mấy ngày nay chân bà đau đớn không đi lại được, trời rét còn không xỏ được tất vì vùng da bong tróc đỏ rát... Đúng vậy, các anh chị đi vắng hết rồi, chỉ còn Hạnh ở nhà, cô không về ai sẽ nấu cơm cho mẹ ăn đây? Nghĩ vậy Hạnh hỏi sư thầy: Thầy ơi, thầy có chắc là bố con đi vắng không ạ? Chắc! Sáng nay ta gặp ông ấy xách hành lí.... có lẽ là đi xa dài ngày đấy! Con về mà ông ấy đánh thì thầy cho con ở lại đây được chứ? Được. Ta hứa, nếu ông ấy còn đánh thì cứ đến đây tìm ta... Nhìn dáng vẻ trìu mến của sư thầy Hạnh thấy ấm lòng hơn, nỗi sợ hãi cũng bớt đi được phần nào. Hạnh không biết trong lời nói của thầy có chỗ nào đáng tin không, nhưng người ở chốn cửa phật luôn đem lại cho người khác cảm giác an toàn và tin tưởng. Hạnh đắn đo mãi rồi nói: Con cảm ơn thầy! Con về xem mẹ con thế nào kẻo mẹ con lo... Ừ về đi con... Lòng sư thầy trùng xuống, người thấy buồn thật sự vì thương cho cô bé sắp tới về nhà chứng kiến những việc đau thương... sợ là tâm hồn ngây dại ấy sẽ không chịu đựng nổi... adidaphat!!! CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 3 Thấy Hạnh ăn mặc phong phanh, sư thầy khoác cho cô bé thêm chiếc áo rét, gió ngoài trời vẫn thổi mạnh, những tán lá cây nghiêng ngả héo úa vì giá rét. Hạnh đi chậm rãi từng bước một, trong lòng dấy lên nhiều suy nghĩ cực đoan bởi cô rất sợ phải đối mặt với bố mình. Hy vọng lời sư thầy nói là đúng, hy vọng bố đã đi khỏi nhà rồi, người lớn chắc không nói dối đâu! Hạnh tự an ủi mình thế rồi rảo bước đi nhanh hơn, không biết giờ này mẹ đã ăn cái gì chưa nhỉ? Ở làng ở xóm, sống ở đây đã hơn chục năm trời còn ngõ ngách nào Hạnh chưa từng đi qua, những ngày hè theo đám bạn đi chơi rồi những hôm đi học được về sớm, bởi vậy đi từ chùa về đến nhà, Hạnh đi tắt lối cánh đồng, qua một con kênh là về được nhà. Đoạn đường ngắn chỉ khoảng 1km. Bởi vậy mọi người tìm kiếm không phát hiện ra Hạnh đang ở đâu. Khi đi đến gần nhà mình, Hạnh nghe thấy tiếng kèn đám ma, tiếng đàn nhị kéo lên mỗi khúc nghe ai oán mà nẫu ruột làm sao. Hạnh thắc mắc, ở làng lại có ai chết vậy nhỉ? Đi thêm quãng nữa Hạnh mới hoảng hồn vì phía trước nhà, có rất nhiều người đang tấp nập đi lại, sân trước và sân sau căng phông rạp đám ma... hơn nữa, âm thanh đó chính xác là phát ra từ nhà cô bé. Là ai? Ai đã chết? Nhà chỉ có ba người, 4 anh chị lập gia đình và làm ăn xa, chỉ còn Hạnh ở với bố mẹ. Cô bé bỏ đi đêm qua, còn hai bố mẹ... vậy rạp mắc lên thế kia rốt cục là ai đã chết? Chân tay Hạnh run run, cô bé sợ hãi khi đoán già đoán non sự việc. Trong thâm tâm, Hạnh luôn hy vọng người chết chính là bố mình, nghe thì có vẻ bất hiếu và tàn nhẫn nhưng phải đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh của cô bé thì mới hiểu được tại sao Hạnh lại có suy nghĩ tiêu cực như vậy... Lại nữa, khi nãy ở chùa sư thầy có nói bố Hạnh đi xa, không có ở nhà. Lẽ nào... sư thầy đã biết chuyện bố Hạnh chết, tức là ông ấy đi xa? Nghĩ vậy Hạnh chạy nhanh hơn, đến trước ngõ vào nhà mọi người nhìn thấy Hạnh thì mừng rỡ: Con bé này, cháu đi đâu mà mọi người tìm không thấy? Hạnh không trả lời câu hỏi ấy mà nóng lòng muốn biết tại sao nhà lại bày trí phông rạp thế này: Chuyện gì đang diễn ra vậy ạ? Không một ai đáp lại lời Hạnh, cô bé không hỏi nữa từ từ đi vào trong nhà, giữa nhà đặt một ban thờ hương khói nghi ngút, Hạnh rụng rời chân tay khi nhìn lên di ảnh, người đó chính là bà Ưng- mẹ của cô. Không đúng, tại sao lại thế này chứ? Vừa mới đêm qua mẹ còn cãi nhau với bố, không thể như thế được... Hạnh không nói thành lời, cô hướng ánh mắt sang bên cạnh, mẹ cô đang nằm trên chiếc giường, thân hình bất động, vẻ mặt đau đớn vẫn còn đó. Dưới nền nhà các anh các chị đã có mặt đông đủ, ai nấy đều khóc lóc kêu gọi mẹ ơi... Các anh chị đã vuốt mắt cho mẹ mấy lần nhưng mắt bà Ưng mãi không nhắm khít được, vẻ mặt bà vẫn hiện rõ vẻ đau đớn đến đáng thương. Hạnh đau lòng đi đến bên giường của mẹ, lúc này cô mới òa lên khóc. Tiếng khóc thê lương vô cùng, ai cũng chứng kiến cũng phải rơi lệ vì tình cảm Hạnh dành cho mẹ mình. Hạnh là con gái Út của ông bà Ưng, do bà vỡ kế hoạch mà thai to nên không thể bỏ được nữa, bất chấp bị chồng chửi mắng bà Ưng vẫn quyết tâm sinh con bé ra. Khi các anh chị trưởng thành và lập gia đình, chỉ có Hạnh ở bên mẹ những lúc bà đau yếu và kiệt sức. Vì không muốn vợ sinh con do tuổi đã cao nên khi Hạnh chào đời, ông Ưng không yêu quí và đối xử tốt với cô bé bằng 4 anh chị của mình. Thường ngày, nếu phạm lỗi Hạnh sẽ bị bố đánh rất đau, nếu mẹ bênh vực, ông đánh cả hai mẹ con... Tuổi thơ của Hạnh là những trận đòn roi và mắng chửi của bố. Hạnh chưa bao giờ thấy thân thiết và gần gũi với bố mình. Cho đến ngày hôm qua, ông ấy đòi làm chuyện đồi bại với bản thân, Giây phút ấy HẠNH đã khẳng định, đời này cô thà không có bố chứ không thể nào chấp nhận người đàn ông ấy làm bố cùa cô được nữa. Hạnh hết khóc rồi lại ôm chầm lấy mẹ, cô bé sờ nắn những ngón tay gân guốc của mẹ mà rằng: Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ... tại con chưa tốt, con sợ hãi ông ấy đánh con nên đã bỏ mặc mẹ một mình... Mẹ dậy đi, con sẽ không bỏ chạy nữa đâu... huhu... Con đi kiếm cây nha đam về con đắp chân cho mẹ. Chân mẹ còn đau không, còn bỏng rát không,.. hôm qua mẹ bảo cơm gạo khô khó nuốt, hôm nay con sẽ cho gạo vào nồi nấu cháo cho mẹ ăn nhé... Hạnh nhìn khuôn mặt mẹ thật lâu, biết mẹ chờ đợi cô về nên cô bé lặng lẽ đưa tay lên vuốt mắt cho mẹ. Nghe được những lời ấy từ con gái chắc chắn bà Ưng đã cảm động nên từ từ mắt nhắm khít lại, khuôn mặt cũng đỡ cau có hơn trước. Và rồi, khi nhìn xuống dưới cằm mẹ, ở cổ hai vết bầm tím vẫn còn đó, là tay người... Bây giờ HẠNH mới nhớ ra là chưa biết vì sao mẹ lại chết đột ngột như vậy... Và, từ lúc đặt chân vào nhà, Hạnh chưa thấy bố cô xuất hiện. Lẽ nào? Hung thủ gây ra cái chết của mẹ cô là lão khốn nạn ấy? Đồ súc sinh!!!! Aaaaaaaaa! Hạnh bất ngờ gào lớn, cô thương mẹ quá, không ngờ người đàn ông vô nhân tính ấy đã ra tay với mẹ của cô. Tôi sẽ giết chết ônggggg!!!!! Hai mắt Hạnh đỏ rực, gương mặt gầm gừ giận dữ đến kinh sợ. Anh cả thấy vậy chạy đến giữ chặt lấy Hạnh rồi nói: Hạnh! Bình tĩnh nào, không được kích động... nếu không mẹ sẽ không yên lòng mà nhắm mắt được đâu! Đúng đấy... bình tĩnh đi em... Còn có anh chị ở đây mà... Các anh chị khác cũng đồng loạt an ủi cô bé... Hu.. hu...hu.. Anh chị ơi, là ông ấy đã hại chết mẹ... Là tên súc sinh đó... hu..hu...hu.. Anh chị biết cả rồi, em đừng khóc, nghe anh... đừng khóc, anh hiểu mà... Các anh chị làm sao mà hiểu được ông ấy khốn nạn như thế nào? Hạnh gào lên thanh minh. Chị biết mà Hạnh. Chị biết chứ... Mấy chục năm qua bố là người thế nào, đối xử với mẹ ra sao... tại sao anh chị lại không biết? Nhưng chuyện đó tính sau, bây giờ chúng ta phải lo liệu đám tang cho mẹ chu toàn đã, người như ông ấy sẽ bị pháp luật trừng trị... Không đâu... không đâu! Ông ta có chết cũng không hết tội được.. trả lại mẹ cho em... hư hư... hư hư... Mẹ của em làm sao có thể sống lại được nữa... huhuhu... Mẹ ơi... mẹ cho con đi với mẹ cơ... Huhu.... Không ai nói thêm được câu gì nữa, cả thảy lại chìm vào yên lặng nhường chỗ cho những giọt nước mằt... không khí tang thương não nề, ai nấy đều thương xót cho bà Ưng- người phụ nữ bạc mệnh. Cảm thương cho bà bao nhiêu thì nỗi căm phẫn dành cho ông Ưng cũng dâng cao bấy nhiêu, gia đình, con cái, làng xóm không một ai chấp nhận được sự hung bạo và tàn ác của người đàn ông ấy. Đám tang của bà Ưng lấy đi rất nhiều nước mắt của mọi người, vì thương cảm cho bà và cũng là thương cho gái Út Thúy Hạnh, cô bé còn nhỏ tuổi đã mồ côi mẹ, không những thế bố lại ngồi tù. Rồi đây cô bé sẽ phải sống tiếp như thế nào trong căn nhà chứa bao nhiêu ký ức không mấy êm đẹp đó? Cứ nghĩ đến cảnh ông Ưng nổi cơn biến thái là Hạnh lại rùng mình, bất giác quay bên trái bên phải xem ông ấy có ở đâu đó quanh đây không... Hạnh vẫn chưa quen với sự thiếu vắng của mẹ, từ lúc tiễn mẹ trở về với đất trời, với tổ tiên, cô bé cứ im lặng, không khóc lóc cũng không có bất kỳ động thái nào. Nếu như Hạnh gào khóc thì mọi người có thể hiểu được cô đang đau đớn vì nhớ thương mẹ... Nhưng tận cùng của nỗi đau không phải cứ rơi nước mắt mới là đau đớn... mà cảm xúc nó quá chai lỳ, không thể khóc được nữa, nước mắt cũng không thể biểu đạt được nỗi đau, nỗi mất mát và tình cảm của cô bé dành cho mẹ. Hạnh thương mẹ rất nhiều... Các anh chị của Hạnh lo liệu cho đám tang bà Ưng xong xuôi thì ở lại thêm chục ngày để làm việc với bên công an về tội danh giết người của ông Ưng. Cả gia đình, anh em và làng xóm đều thống nhất không xin giảm miễn tội cho người đàn ông máu lạnh đó, hơn nữa vì quá căm phẫn nên từ lúc ông Ưng vào tù, không có ai vào thăm hay động viên điều gì. Sự biến thái và tàn nhẫn của người đàn ông này là không thể dung thứ, nếu để nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, chắc chắn sau này sẽ xuất hiện thêm nhiều nạn nhân vô tội khác của kẻ biến thái này. Các cụ vẫn có câu "Anh cả như cha, chị dâu như mẹ", giờ đây dù Hạnh không muốn ở chung với anh chị nhưng mẹ mất, bố đi tù, cô bé không thể ở lại một mình trong căn nhà đó được. Hơn nữa, các chị gái của Hạnh đều đã đi lấy chồng và phải chịu cảnh làm dâu, chẳng có nhà chồng nào muốn con dâu đem về một đứa em gái cả... dù các chị có thương em gái nhưng cũng hết cách. Hạnh năm ấy đã 15 tuổi, đang theo học lớp 10 ở trường cấp 3 trong huyện, nay theo về nhà anh cả ở nên phải chuyển đến trường học ở gần nhà anh. Nói là gần nhà nhưng quãng đường đến trường cũng dài hơn chục cây số, ngày nào cô bé cũng phải đạp xe đi về rất vất vả. Anh cả thì nghèo, hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống chỉ bám vào mấy sào ruộng trồng lúa và hoa màu, chăn thả lợn bò, thỉnh thoảng anh đi phu hồ phu vữa kiếm thêm thu nhập. Bởi vậy, nuôi 5 miệng ăn giờ thêm cả Hạnh nữa nên chi tiêu rất tằn tiện nếu không nói là tiết kiệm quá mức. Mâm cơm hàng ngày dọn ra không có gì đặc biệt, bởi ngày nào cũng như ngày nào, không cần đoán Hạnh cũng biết đó chính là một nồi cơm be bé, mỗi lần mở hé vung ra là mùi khói bay khắp nhà. Lớp cơm trên cùng bao giờ cũng dính ít trấu và tro bếp. Một bát nước mắm đen đặc và mặn chát, mấy cọng rau và nồi nước luộc rau đầy ắp để chan rồi húp cho qua bữa. Hạnh lớn rồi, cô nghĩ vậy. Trước đây ở với bố mẹ cũng không phải giàu có gì, nhưng thỉnh thoảng mẹ bắt được con tôm con tép ở kênh mương, thỉnh thoảng cũng mua quả trứng thay đổi bữa... chứ như thế này, người lớn còn ăn được chứ ba đứa nhỏ con anh chị làm sao có thể nuốt trôi được. Bữa ăn nào cũng thế, cứ ngồi xuống ăn là y rằng chị dâu sẽ để bên cạnh cái que nhỏ. Chan đều ba bát cơm canh và gõ que xuống đất, hằm hè quát: Đứa nào không ăn tao vụt ngay vào cái mồm! Nói thật, chị dâu làm vậy đến Hạnh còn thấy sợ nữa là ba đứa nhỏ. Bởi vậy, đứa nào đứa nấy im tăm tắp ngồi ngay ngắn xúc cơm đưa lên miệng không dám hé răng nửa lời. Có lẽ bị đòn quen rồi nên chúng rất sợ mẹ, chỉ cần mẹ nhìn liếc mắt là chúng đã sợ rồi. Hạnh thấy thương cháu lắm! Ở nhà với bố mẹ, ông Ưng trước đây luôn khó tính và không ưa Hạnh nhưng bù lại mẹ lại thấy thương cô, ít khi mẹ cáu gắt với cô như chị dâu làm với bọn trẻ. Có thể là Hạnh còn nhỏ tuổi chưa hiểu hết được nỗi lo toan trong cuộc sống, cuộc chiến tranh cơm áo gạo tiền chưa bao giờ dừng lại đối với những người làm cha làm mẹ. Bởi vậy mới nói, cha mẹ giàu có thì cho con ăn ngon mặc đẹp, cha mẹ nghèo túng thì có rau ăn rau, có cháo ăn cháo... Hạnh sống chung với anh chị dần dần cũng bị cuốn vào vòng xoáy ấy, những câu quát tháo, chửi bới của chị dâu mỗi khi nhà hết tiền, cháu ốm đau quấy khóc... làm cho Hạnh dần quên đi những chuyện trước đây, cô bé không còn nhớ mẹ nhiều nữa, nghĩ đến bố cũng vơi đi được nỗi căng thẳng. Chỉ là, nỗi đau này chưa qua được thì nỗi đau khác lại dần xuất hiện. Có vẻ như cuộc sống chưa bao giờ ưu ái đối với cô bé này vậy. CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 4 Thấm thoắt cũng 3 năm trôi qua, kể từ ngày mẹ mất, bố ngồi tù, dù các anh chị đã khuyên bảo nhiều lần nhưng Hạnh vẫn không thể nào tha thứ được cho bố mình, với Hạnh, cả đời này cô hứa sẽ không bao giờ nhìn mặt ông ấy thêm lần nữa. Bởi vậy, thỉnh thoảng gia đình có tổ chức anh em họp bàn để đi thăm bố nhưng Hạnh kiên quyết từ chối và không thamgia. Mỗi lần nhắc đến là Hạnh lảng tránh, trong kí ức của Hạnh, bố là một ký ức vô cùng tồi tệ và xấu xa, cô ước có thể gạt bỏ những vết nhơ ấy đi nhưng không tài nào xóa bỏ được. Ngần ấy thời gian ở chung với anh cả, chị dâu, Hạnh đã quen hẳn, không những thế bây giờ cô cũng trở thành người lao động chính giống như anh chị, làm việc nhà, đồng áng và chăm các cháu không thua gì chị dâu. Chỉ có điều... trước đây khi mới đến, mỗi lần thấy chị dâu quát chồng, mắng con Hạnh còn thông cảm được vì ít nhiều đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho cuộc sống nên chị dâu mới cáu gắt như vậy. Nhưng không đúng, đó chính là bản tính của chị dâu, hễ không vừa ý điều gì, không vui vẻ gì chị ấy đều quăng chày ném chó, chửi bới chồng con rất thậm tệ, dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ anh cả và các con. Nhiều lần thấy chối tai và thương các cháu quá vì bọn chúng hãy còn nhỏ, nghịch ngợm là điều không tránh khỏi, Hạnh đứng ra nói mấy lời bênh vực: Chị à, trẻ con nó hiếu động, có nghịch đất cát một tí chứ không có gì đáng phải chịu đòn...chị đi làm về mệt thì nghỉ ngơi, cháu cứ để em rửa ráy thay tháo quần áo cho.... Không ngần ngại chị dâu bèn trút giận lên Hạnh: Cô thì biết cái gì? Cái gì mà hiếu động với hiếu tĩnh? Nó thì cũng đến giống thằng bố nó là hết cửa chứ làm được cái gì cho cuộc đời đâu? Cô cứ làm tốt việc cô đi, lợn từ sáng đến giờ mới ăn tí rau thôi, cám bã còn chưa đến đâu, ở đấy mà hầu hạ chúng nó thì hết ngày, lấy gì mà đổ vào mồm... Mặt chị dâu sưng sỉa lên, chị ấy ngồi trước cái quạt điện thổi tốc hết cả tóc ra sau và lớn giọng quát. Nói nhẹ chả được, cái nhà này ai cũng nhịn thành ra chị ấy được đà lấn tới, nghĩ không ai dám làm gì mình nên chị ta càng hung hăng, ăn nói ngỗ ngược với chồng, và có phần coi thường anh cả, không coi anh ấy ra gì hết. Thấy Hạnh bỏ đi xuống bếp rồi, chị ta làu bàu khe khẽ nhưng Hạnh vẫn nghe rõ từng câu: Chồng với con? Ngu hết chỗ nói ỐC còn không mang nổi mình ốc còn mang cọc cho rêu... đã nghèo còn sĩ, đéo nuôi nấng được vợ con tử tế lại còn rước thêm của nợ về... đúng là ngu hơn con chó! Hạnh lắc đầu, cô không ngờ chị dâu ngày càng quá quắt như vậy, nghĩ thương anh trai, Hạnh lại nghĩ đến thân mình, vì mình nên đã làm cho anh chị có thêm gánh nặng... Hay là,... Trong đầu Hạnh xuất hiện ý nghĩ... Hay là cô về nhà, không ở đây nữa cho anh chị được thoải mái? Cứ như này, không những anh chị không vui mà Hạnh thực sự cũng thấy không dễ chịu gì. Dù là ở nhà anh chị nhưng chưa bao giờ Hạnh có được phút giây nào rảnh rỗi cả, làm luôn chân luôn tay... Trước đây còn nhỏ tuổi thì còn sợ ở một mình, giờ đây cô đã trưởng thành, tốt nghiệp cấp 3 rồi, không còn bé bỏng gì nữa... hoàn toàn có thể sống được một mình và tự lập được. Một hôm tranh thủ chị dâu vắng nhà, anh cả đi làm về sớm, Hạnh đem chuyện mình toan tính trong đầu ra nói với anh trai: Anh à... em đang tính khi nào giỗ mẹ em về nhà ở hẳn, anh xem có được không? Anh cả nghe vậy thì ngạc nhiên, anh không trả lời ngay mà suy tư một lúc rồi nói: Em bất mãn với chị dâu à? Sao anh lại hỏi thế? Em thấy mình bây giờ cũng đủ trưởng thành, có thể tự lập được rồi anh ạ... hơn nữa, cứ ở nhà anh chị mãi em thấy cũng hơi ngại... Ngại cái gì mà ngại? Nhà anh chứ có phải người ngoài đâu mà ngại? Chị dâu em lại nói cái gì đúng không? Không anh ạ. Chị không nói gì cả, anh đừng nghĩ nhiều... em biết trước đây là do anh chị thương em còn nhỏ nên đón em về ở cùng, sợ em nghĩ quẩn.. Em bây giờ đã nghĩ thông rồi, không còn là cô bé như ngày nào nữa, em có thể tự lo được cho bản thân... huống chi, ở nhà cũng có các bác các chú nữa, có việc gì em sẽ nhờ mọi người giúp đỡ... Không phải giải thích dài dòng, nói anh nghe thì anh biết vậy đã, anh chưa đồng ý đâu, em nghĩ sống một mình đơn giản lắm à... chuyện này đến đây thôi nhé! Anh... Anh không đồng ý! Em không biết đâu. Em lớn rồi, em có quyền tự quyết định bản thân sẽ đi đâu, ở đâu và làm gì.. Hạnh cương quyết. Anh cả cũng thấy vậy, con bé này hôm nay lạ thế nhỉ? Thế em không tính thi đại học à? Mới học xong lớp 12, năm nào thành tích học cũng tốt như vậy bỏ dở không thấy tiếc sao? Em có chứ! Có mà về nhà ở một mình thì lấy tiền đâu mà ăn học? Em tự làm thêm kiếm tiền em học. Em lo học đi, làm lụng cái gì được... cứ ở đây với anh chị, đăng ký thi thố ôn luyện đàng hoàng, anh nuôi! Em không cần đâu... anh chị nuôi các cháu đã không dễ dàng rồi. Em ăn học tốn kém... sợ anh sẽ vất vả... Mày lại coi anh như người ngoài đấy à? Đừng có nói nhiều nữa, chuyện này chấm dứt ở đây, đừng để chị dâu mày nghe thấy. Tính nó nóng nảy, lại nghĩ anh chị đối xử bạc bẽo để em bỏ về, nó lại cấu xé anh... mệt lắm... Vâng.... Hạnh nghe lời anh, cô biết chị dâu tính tình thế nào, nghe anh cả nói vậy tức là anh cũng hiểu được tính cách của vợ mình, có thể là anh nhịn để cho gia đình êm ấm? Nhưng Hạnh thấy, anh làm như vậy càng làm cho chị ấy quá quắt hơn mà thôi... Hạnh quyết rồi, dù anh chị không đồng ý thì đông tới, giỗ mẹ cô sẽ về nhà ở hẳn. Nói dối là đăng ký thi đại học chứ Hạnh xác định luôn là cô không thi cử gì nữa. Đại học với cô mà nói sao mà xa vời quá, cuộc sống ăn no ngày ba bữa đã chật vật lắm rồi... huống chi... càng nghĩ Hạnh càng không dám ước tính số tiền hàng tháng ăn học phải chi tiêu. Hạnh không muốn trở thành gánh nặng của các anh chị mình, dẫu sao họ cũng đã có cuộc sống riêng, ai cũng phải lo gánh nặng của bản thân mình,... Hạnh không muốn vì cô mà gia đình của các anh chị trở nên xung đột. Kể từ lần tâm sự với anh trai chuyện Hạnh muốn về nhà ở hẳn, không biết anh chị có trao đổi gì với nhau không nhưng Hạnh thấy thái độ của chị dâu rất khác. Hơn nữa, dạo gần đây anh cả đi làm nhiều hơn, thỉnh thoảng theo công trình đi làm xa nhà, chỉ còn chị dâu, Hạnh và 3 đứa cháu nhỏ. Chị dâu biết thế nên bày tỏ thái độ ghét Hạnh ra mặt, lúc nào cũng sưng sỉa và nạt nộ mấy đứa con, nghĩ thôi Hạnh cũng thấy đau lòng. Anh cả đi làm xa, nghe đâu theo đội thợ xây lên tỉnh làm, xây công trình lớn nên tiền công cũng kha khá, mỗi bận anh về là chị ấy là tươi hơn hớn, gọi anh ngọt lịm... và khi có mặt chồng, chị cũng nhẹ nhàng với Hạnh hơn, chị chị em em nghe mà thấy giả tạo kinh khủng. Biết phận mình nên cô cứ tỏ ra như không có chuyện gì, tránh làm anh khó xử. Dần già, chị dâu học ở đâu thói đua đòi ăn diện. Con nhỏ quần áo rách vá chằng chịt, thế mà chị cứ dăm ba bữa lại may quần áo mới, toàn những loại vải hoa mát lịm và kiểu cách. Không những vậy còn tô son đánh phấn... Những thứ này thì không có gì xấu, nhưng xét về hoàn cảnh, quanh năm chân lấm tay bùn, chồng con lam lũ xách từng xô vữa xô hồ dưới trời nắng gắt như đổ lửa, chị dâu lại dùng số tiền đó để ăn diện thái quá... Và cũng từ ngày ăn diện hơn thì ít khi thấy chị dâu làm việc đồng áng, dần dần là bỏ hẳn, mọi việc đều vào tay Hạnh từ chăn thả bò, nấu cám lợn, cơm nước tắm giặt cho các cháu,... Và tiếp đo là những đêm chị dâu bỏ đi thâu đêm không về nhà, anh cả không biết chuyện này, bởi anh vắng nhà làm sao hiểu được. Thỉnh thoảng anh có về nhưng chỉ về mấy bữa là lại đi luôn, những ngày anh cả ở nhà chị dâu không đi đêm, cũng không tô son đánh phấn nên anh không nghi ngờ gì cả. Hạnh nghĩ tới nghĩ lui xem có nên nói chuyện này cho anh cả biết không, nhưng rốt cục Hạnh lại không nói ra. Vì cô cảm thấy anh cả là người hiểu chuyện, biết phép tắc và lễ nghĩa, yêu vợ và thương con hết mực... nhưng đồng thời vì quá yêu vợ nên anh trở thành người sợ vợ. Không phải ngẫu nhiên mà Hạnh kết luận điều này, ở chung với anh chị 3 năm trời rồi chứ không ít, tính cách chị dâu ra sao, chị ấy đối xử với chồng con thế nào Hạnh không lạ gì nữa... Có thể là trước đây mẹ còn sống, bố chưa đi tù, thỉnh thoảng anh chị cho cháu về chơi, nhưng khi ấy đối mặt với bậc cha chú nên chị dâu lịch sự... bây giờ, không còn kiêng nể ai nên chị ấy mới bộc lộ hết tính xấu của mình. Hạnh giữ kín những điều mình biết, những suy đoán của bản thân ở trong lòng không nói cho ai biết, muốn nhịn đi để cuộc sống của anh chị yên ấm hơn, mỗi lần anh về thăm nhà chị dâu đều không đi đêm, không tô điểm son phấn... tức là chị vẫn còn sợ anh? Hạnh hy vọng chị dâu còn tình còn nghĩa mà sớm ngày thay đổi tính nết. Một ngày nọ trời mưa rất to, những ngày trời mưa thì không thể chăn thả trâu bò được bởi vậy phải nhốt chúng ở nhà và cắt cỏ cho ăn. Hôm ấy mưa to nhưng chị dâu đã đi khỏi nhà từ sáng sớm, bọn trẻ ba đứa bảo nhau chơi đùa trong nhà. Dọn dẹp xong xuôi, Hạnh mặc cái áo mưa, đi đôi ủng và cầm theo cái liềm đi vào trong núi cắt cỏ cho bò. Trước khi ra khỏi nhà cô dặn bọn trẻ: Mấy đứa ở trong nhà chơi ngoan, không được để em ra ngoài trời mưa nhé. Ướt quần áo bẩn về mẹ đánh đấy, cô không bênh được đâu... Vâng! Cô đi đâu vậy cô Hạnh? Trời đang mưa mà? Cô Hạnh ở nhà kể chuyện cho bọn cháu nghe đi... Cô đi vào núi cắt cỏ cho bò, hôm nay mưa quá không thả được, nhốt ở nhà nó đói nó cứ đứng không yên. Nhớ nghe lời nhé. Dạ!!! Cả ba đứa đáp đồng thanh. Hạnh khóa cổng rồi bỏ đi, nước mưa xuống đường kêu lộp độp, nhà anh cả ở gần núi. Xung quanh là những dãy núi trùng trùng điệp điệp, dưới chân núi là một ngôi chùa tọa lạc từ thời xa xưa. Nhìn qua khung cảnh núi non hữu tình lại được điểm tô một chút màu sắc của tâm linh nên nơi đây hay có du khách đến thăm quan. Dù chưa được định hình thành khu du lịch nhưng cảnh đẹp quả thực không chê vào đâu được. Ngày nắng đã đẹp, ngày mưa thế này càng làm cho quang cảnh nơi đây đẹp huyền bí, nhìn giống như mấy cảnh trong phim Trung Quốc thời xưa. Ở trong núi có rất nhiều cây cối, cỏ và hoa dại. Những loại cỏ ở đây mọc cao và rất dài, chỉ cần cắt mấy liềm là đủ một gánh đem về cho bò ăn no cả ngày. Những dãy núi mọc san sát nhau, quây thành vòng tròn, ở giữa là một dòng sông nước trong vắt. Có nhà ở chân núi thả một đàn dê, chúng leo lên những vách đá kiếm ăn và xuống sông uống nước. Vì cảnh đẹp quá nên Hạnh cắt cỏ xong vẫn chưa muốn về, cô lán lại chút để thư giãn tâm hồn. Nhưng trời mưa to quá, đứng mãi ở dưới trời mưa ngắm cảnh thì mất đi sự lãng mạn vốn có này. A! Kia rồi, ở phía trước có một căn chòi lá có lẽ là của bác tiều chăn dê, thỉnh thoảng lên núi lùa dê nên bác đặc biệt làm căn chòi này để trú mưa trú nắng. Hạnh để gánh cỏ vào một bên ngay ngắn rồi tiến đến gần căn chòi. Âm thanh mưa hòa cùng tiếng gió thổi những tán lá cây xôn xao, khi chỉ còn độ 10 bước chân nữa là đến căn chòi, Hạnh nghe có tiếng người nói chuyện. Lạ nhỉ? Chốn núi non sông hồ mưa gió thế này mà ai lại vào đây nhỉ? Hôm nay bác tiều phu cũng không thả dê lên núi? Đúng thật là dở hơi, lọ mọ vào đây thế này... Nếu không phải vì cắt cỏ cho bò, Hạnh cũng không rảnh mà vào, đường đi lấm bẩn mà còn sợ trượt nữa. Hạnh toan quay đầu lại đi về thì dường như nghe tiếng ai đó rất quen: Anhhhh... đừng làm thế... em đau lắm!! Tim Hạnh giật thót, cái giọng này không ai khác chính là của chị dâu!! Trời ơi, sao có thể chứ? Ngày thường chị ấy chua ngoa, giọng lanh lảnh.. hôm nay lại nói ngọt như mía lùi, điệu chảy nước ra. Nhưng mà, chị ấy ở đây với ai? Anh nào chứ?... Anh cả còn đang đi làm xa cơ mà?? CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 5 Hạnh tò mò, cô cả gan bước đến gần xem người đàn ông ở trong căn chòi kia là ai, chị dâu đang làm gì ở trong đó. Lâu nay Hạnh nhịn nhục chị ấy là vì anh cả, thương các cháu, biết chị ấy ăn diện đua đòi đi chơi nhưng cố làm như không thấy, không phải Hạnh không dám nói ra mà vì Hạnh không có chứng cớ. Hôm nay thì hay rồi, để xem chị dâu sẽ biện bạch ra sao? Tấm niếp đan bằng những lá cọ khô thỉnh thoảng có chỗ mục nát, chắc là do phơi sương phơi nắng lâu ngày, mà đây cũng chỉ là chỗ để trú mưa trú nắng của bác tiều chăn dê nên không quá cầu kỳ. Nhìn qua những lỗ hổng, Hạnh ngại ngùng lấy tay che mặt lại vì cảnh tượng hết sức lõa lồ. Chị dâu trong trạng thái không mặc quần áo nằm sấp lên người đàn ông kia. Trời ơi... thật không ngờ chị ấy lại to gan thế này, tại sao chị dâu lại làm chuyện xấu hổ này sau lưng anh cả được chứ? Ánh mắt chị ấy liếc liếc đưa tình, người đàn ông kia cũng không mặc gì, anh ta nằm ngửa trên đống quần áo của cả hai, bộ phận nhạy cảm của anh ta được chị dâu dùng bàn tay khẽ vuốt ve, thỉnh thoảng chị lại cúi xuống và ngậm lấy nó, bú ngon lành... Không thể nào... không thể nào... Hạnh ngồi xuống bịt hai tai lại để không phải chứng kiến cảnh tượng dâm loàn kia, chân tay cô run rẩy sợ hãi và có chút giận dữ. Cô đứng dậy, lén lén đi nhặt một cái que và đẩy tấm niếp ra, phen này phải cho chị dâu và tên khốn nạn kia một trận mới được. Hạnh mở tấm niếp che cửa, hai người bên trong hoảng hốt giật mình vì nghĩ nơi này vắng người, trời lại mưa to nên chắc mẩm không có ai vào đây. Nào ngờ... Chị dâu chột dạ, ngồi dậy và vơ cái áo che lên người, ánh mắt chị ấy cố quan sát xem người bên ngoài là ai. Gã đàn ông kia cũng lấy quần mặc lại nhưng không kịp, Hạnh đã nhìn thấy tất cả. Chị dâu của Hạnh thì Hạnh không cần nhìn, nghe giọng cũng biết là chị ấy. Thế nhưng người đàn ông kia nhất định phải nhìn cho rõ, Hạnh vờ hỏi vu vơ nhưng ánh mắt nhìn chằm chằm xem đó là ai: Hôm nay Mưa mà bác cũng thả dê lên núi à bác Nam ơi? Tên kia lắp bắp: Không... không phải bác Nam đâu... Chị dâu mặt biến sắc khi nghe ra giọng của Hạnh, chị ta ngồi im, không nói được câu nào, Hạnh nghe tên kia nói xong thì biết ngay tên này làm bên xã, vợ đẻ được ba đứa con gái, không có con trai, giờ lén lút đi cặp bồ. Chuyện này cả làng biết nên họ kháo nhau, cô vợ cũng biết chồng gái gú nhưng đành nhẫn nhịn vì hắn ta làm ra nhiều tiền. Nghe hắn nói xong Hạnh nhếch mép: Ơ, anh Thìn à? Mưa gió anh không ở ngoài xã làm việc mà vào đây làm gì? Hạnh hướng mắt nhìn sang chị dâu: Em tưởng chị đi đâu có việc gì, ai ngờ lại vào đây gặp anh Thìn tâm sự. Vậy em về trước đây, em mang cỏ về cho bò ăn, chuẩn bị còn nấu cơm trưa cho mấy đứa nhỏ nữa. Chị liệu mà về sớm nhé! Hạnh lúc trước tức giận bao nhiêu nhưng không hiểu sao lúc ấy lại nói chuyện lịch sự như vậy. Bị bắt gặp tại trận thế này đã là một đòn chí mạng rồi. Nếu có sĩ diện thì có lẽ sẽ nhục nhã suốt cuộc đời chứ đừng nghĩ đến chuyện khác, bởi vậy sự im lặng và thờ ơ của Hạnh có lẽ còn đáng sợ hơn là cô nổi giận. Hạnh đi khỏi, chị dâu liền mặc quần áo vào người, tay chân rụng rời vì lo sợ chuyện này sớm muộn chồng cũng biết. Chị ta quay sang nói với gã Thìn: Anh ơi, con bé là em gái chồng em đấy! Hôm nay nó bắt được thế này... thằng chồng em mà về nó giết em đi! Gã Thìn dường như không mấy sợ hãi, bởi hắn nổi tiếng là tay săn gái ở cái xã này, nghe cô ấy nói vậy hắn liền bảo: Mưa gió này mà nó dám mò vào tận đây để cắt cỏ... con này cũng gớm thật đấy! Bình thường nó vẫn vào đây suốt! Nhưng em nghĩ hôm nay mưa thì nó không vào, ai ngờ... Đừng sợ... em bỏ quách thằng chồng em đi, chỉ cần đẻ cho anh thằng con trai là được, tiền bạc anh không thiếu! Làm vậy sao được... em còn ba đứa con... Chuyện này bây giờ tính sao được anh? Em sợ mọi người biết... Bây giờ thế này, em cứ về nhà đi, anh phải về xã đã, đi lâu mọi người lại ý kiến. Mẹ nó chứ... Đang yên đang lành, hỏng hết cả chuyện của người ta... Nói đoạn gã Thìn đưa tay xuống phía dưới vuốt vuốt mấy cái rồi bảo: Xem này, còn đang cứng ngắc thế này mà không được ăn... điên thế không biết... Gã này không sợ chuyện gì bao giờ, hắn có gan làm nên ít kiêng nể ai. Còn người đàn bà này thì khác, chị ta dù thế nào cũng là đàn bà, vẫn mang nhiều tiếng xấu. Giây phút bị em chồng bắt quả tang tại trận là hồn vía chị ta đã bay đi tứ phía, nhìn thấy cái thứ nhạy cảm kia chị cũng không còn hào hứng gì nữa rồi. Lặng lẽ che ô và theo hắn đi xuống núi.... Thìn trở về xã làm việc còn chị dâu của Hạnh, chị ta không về nhà ngay mà lén đi đâu đó. Có thể là chị ấy còn ngượng ngùng, không dám đối diện với Hạnh vì vừa bị cô bắt quả tang. Tâm trạng Hạnh rối rắm, đầu óc cứ luẩn quẩn hình ảnh dâm đãng khi nãy của chị dâu. Anh cả khổ quá, nhà nghèo, ba đứa con nheo nhóc, anh ấy vất vả là thế, bây giờ biết chuyện liệu có tha thứ cho chị dâu không? Ba đứa nhỏ mà thiếu vắng tình thương của mẹ thì thực sự không nỡ... Nhưng một người phụ nữ đã làm chuyện đó với người đàn ông khác ngoài chồng thì có thể chấp nhận được sao? Người ta vẫn có câu "Ngựa quen đường cũ", hơn nữa, ngày thường chị ấy vẫn luôn coi thường chồng, bây giờ lại được thêm cả cái nết xấu xa này nữa. E là có tiếp tục cũng không được như xưa... Nhưng đó là chuyện của anh cả, chuyện của người lớn Hạnh không có quyền can thiệp, việc của cô là mắt thấy tai nghe, cô có trách nhiệm nói lại chuyện này với anh cả để có hướng giải quyết, cũng như là "dạy lại vợ mình", nếu như chị ấy biết lỗi mà sửa đổi thì coi như là người biết tiếp thu. Hoặc không, đường ai nấy bước thì cũng là do duyên số đứt đoạn. Hạnh không muốn người ngoài biết chuyện này, bởi cô biết tính anh cả, anh ấy rất yêu và nhường nhịn vợ mình. Nếu anh ấy tha thứ và chấp nhận cho vợ có cơ hội sửa sai thì chị dâu vẫn còn thể diện với xóm làng, không ai biết chuyện mà chê cười được cả, cuộc sống vẫn như trước đây. Và Hạnh cũng hy vọng qua chuyện này chị ấy cũng thay đổi được tính nết, bớt cáu kỉnh với chồng con và bỏ thói ăn diện quá chớn ấy đi. Hạnh nấu cơm trưa và dọn ra cho ba đứa cháu ăn, mấy đứa nhỏ rất quý cô vì cô nhẹ nhàng, quan tâm và bênh vực chúng. Ngồi bữa ăn thấy mẹ chưa về thằng Kiên liền hỏi: Cô Hạnh ơi, mẹ cháu dạo này hay đi đâu vậy cô? Nghe cháu hỏi, Hạnh ngập ngừng: À... mẹ bận công việc gì đó... cô cũng không biết. Kệ mẹ, mẹ đi có việc, mấy đứa ở nhà cứ ăn no rồi đi ngủ. Đứa út lại nói: Cô Hạnh... trưa nay cho cháu ngủ với cô nhé! Hôm nay Hoa không thích ngủ với chị Dâu à? Mưa to, cháu sợ sấm lắm, cô cho cháu ngủ với cô nhé. Ừ. Vậy ăn hết bát cơm đi rồi tí cô cho ngủ với cô. Hạnh khẽ vuốt tóc đứa út rồi mỉm cười với nó. Cái Dâu nghe vậy liền nói: Cho cháu ngủ cùng nữa... cháu không ngủ với anh Kiên đâu! Được rồi... ăn cơm đi, lát nữa ba cô cháu mình ngủ với nhau, anh Kiên lớn hơn thì ngủ ở nhà ngoài cũng được. Vâng. Ba cô cháu ăn cơm, không có mẹ ở nhà dường như bọn trẻ rất thích, chúng còn ngây thơ chưa hiểu chuyện gì, chỉ cần mẹ vắng nhà, bữa ăn không phải nghe tiếng roi vọt, mắng chửi của mẹ là chúng thích lắm. Hạnh nuốt không trôi bát cơm, cứ nghĩ đến chuyện của chị dâu, sợ anh cả không tha thứ thì tương lai mấy đứa cháu sẽ bơ vơ không có người chăm sóc. Hạnh thương cháu thật nhưng cô cũng là con gái, đến tuổi thì phải lấy chồng, sao có thể ở bên mà bênh vực mà chăm sóc mãi cho các cháu được? Cơn mưa dai dẳng suốt cả ngày, chị dâu đi đến tối mới mò mặt về, quần áo lấm lem bẩn thỉu. Gương mặt son phấn cũng phai nhòa đi nhiều, nếu như mọi ngày, về đến nhà chị ấy sẽ quát tháo inh ỏi nếu thấy con nghịch ngợm linh tinh. Nhưng hôm nay thì khác, chị dâu không nói câu gì cả, mắng chửi cũng không, mặt lầm lỳ đi vào thay quần áo. Mấy đứa thấy mẹ hiền lạ thường thì lại ngạc nhiên: Mẹ ơi, mẹ mệt à mẹ? Đứa út quan tâm. Ừ. Mẹ không sao, đi ra bảo anh Kiên dọn cơm ăn đi, mưa này ăn sớm kẻo người ta cắt điện không nhìn thấy gì đâu. Vâng. Không khí bữa cơm yên lặng đến đáng sợ. Hai người phụ nữ ngồi đối diện nhau nhưng không trò chuyện với nhau, Hạnh lặng lẽ ăn xong rồi đứng dậy trước, cô không muốn nhìn thấy bộ dạng lúc này của chị dâu. Trái lại, chị ta lại đang thầm tính toán kế hoạch gì đó, không một chút xấu hổ, ngang nhiên ngồi ăn cơm và suy nghĩ. Chị ta không mắng chửi con là bởi vì chị đang nghĩ đến kế hoạch mà lúc chiều đã bàn tính cùng gã Thìn. Đêm nay sẽ thực hiện! Trời mưa từ sáng đến đêm vẫn không ngớt, nghe đài báo là có bão thì phải, mưa hay không thì cũng chẳng sao, đêm đến thì tắt đèn đi ngủ. Thậm chí mưa ngủ càng ngon nữa ấy chứ, Hạnh nghĩ vậy rồi kéo cái chăn đắp lên người, thoáng chốc đã ngủ thật ngon. Khi đang say giấc, Hạnh thấy có người lần mò ở dưới cuối giường, trời tối, nhà lại không có đèn ngủ nên Hạnh ti hí mở mắt ra xem. Không có gì cả, đêm đen vẫn yên tĩnh, ngoài trời tiếng mưa vẫn rả rích rơi trên mái nhà. Một lát Hạnh lại yên chí và quay trở lại giấc ngủ. Và rồi, khi cô vào giấc thật say thì lại giật mình, lần này không phải ảo tưởng nữa mà chính xác là có người. Không đúng, là hai người! Hạnh thấy có người đang cố giữ lấy hai chân cô, dùng dây thừng siết chặt lại, ở trên đầu, một người dùng gối đè lên mặt, Hạnh ngạt thở, cô không vùng vẫy được. Người này dùng lực rất mạnh, Hạnh ư ứ ư ứ ở dưới gối một lúc thì yên lặng, không kháng cự nữa. Hai người lạ mặt trong đêm tối ra ký hiệu cho nhau, trói tay Hạnh lại, nhét vào bao tải lớn và khiêng ra khỏi nhà. Khi nãy bị gối đè nên Hạnh nhất thời thiếu oxy nên ngất đi, lát sau tiếng người nói ồn ào cộng thêm âm thanh của động cơ xe máy làm cô tỉnh giấc. Toàn thân bị trói chặt bởi dây thừng, hơn nữa miệng cũng bị gắn băng keo. Cô không có cách nào để giãy giụa hay trốn thoát được cả, bản thân lại bị nhốt trong cái bao tải đen sì. Toàn thân bất lực, Hạnh tỉnh rồi nhưng cô không phát ra động tĩnh gì, cô biết bản thân đã bị hãm hại. Nhưng người nào hãm hại thì Hạnh chưa xác định được, Hạnh sợ hãi, không hiểu vì sao tự nhiên lại bị bắt đi, tình thế hiện tại khả năng là cô lành ít dữ nhiều rồi! Tiếng gió thổi ù ù, tiếng động cơ xe máy kêu to, có vẻ như xe đang đi lên dốc cao, tiếng trò chuyện lại bắt đầu: Chỉ có thế này mới bịt mồm được nó thôi, như này thì em yên tâm rồi nhé! Tiếng người hòa lẫn tiếng mưa và tiếng gió, nghe ồm ồm. Biết những điều không nên biết, từ nay tránh chị mày ra nghe chưa? Hạnh đã hiểu ra vấn đề, nguyên nhân cô bị bắt đi trong đêm thế này chắc chắn là để bịt miệng cô. Còn có thể là ai được nữa? Người đàn bà này càng lúc càng không kiêng dè điều gì nữa rồi, chị ta không muốn chuyện xấu xa kia bại lộ nên nhẫn tâm ra tay với cả em gái của chồng sao? Hai người này tâm địa cũng độc địa quá rồi! Hạnh rùng mình, nhưng mà họ định làm gì với cô đây?? Đi nhanh lên anh ơi, con em ở nhà nó giật mình dậy khóc tìm mẹ là nguy đấy!! Nó khóc một tí thì chết ai? Đang lên cầu rồi, ném từ trên cao xuống thì nó mới dễ chết! Có chắc là chỗ này vắng người không? Yên tâm đi, mưa bão thế này có đứa nào thần kinh mà đến đây làm gì? Vậy nhanh lên!! Chiếc xe máy được tăng tốc nhưng không ăn thua vì xe chở quá trọng tải, gã Thìn này cao to, chị dâu cũng không phải là nhỏ bé. Chở thêm cả Hạnh nữa, đường lên dốc cầu nên vận tốc không thể nhanh hơn được, gió vẫn thổi ù ù. Nằm trong bao tải, Hạnh lo sợ, với tình thế hiện tại, họ định bán cô? Hay giết cô? Người ướt đầm đìa nước mưa nhưng nghĩ đến chuyện bị giết chết và vứt xác phi tang, Mồ hôi lạnh vã ra làm cô run rẩy. Cuối cùng chiếc xe cũng dừng lại, gã Thìn hấp tấp nói: Chỗ này ok rồi đấy! Nhanh nhanh đặt nó xuống đây kẻo nó tỉnh thì hỏng hết. Tỉnh thì lo gì? Nó bị trói thế này, có tỉnh dậy thì cũng không giải quyết được chuyện gì... Nói nhiều... nhanh giúp anh một tay nào! Nghe gã Thìn cáu, chị dâu Hạnh có chút tức bực, rõ ràng là vì chuyện của hai người mà hắn lại cứ như là đang giúp cho chị ta vậy. Nhưng tình thế gấp gáp, không phải lúc đôi co, chị ta dùng sức cùng gã đặt Hạnh xuống đất. Cầu này là to nhất huyện rồi đấy, chiều cao ở chỗ này so với mực nước sông lên đến 50 mét. Nó mà rơi xuống thì chỉ có chết chứ không thể nào sống được. Gã Thìn quyết đoán. Thật không? Sao lại không thật được, cây cầu này xây cách đây hai năm, nằm trong dự án mở đường của huyện, anh còn lạ gì! Thìn đắc ý vì sự hiểu biết của mình. Vậy mình ném nó xuống sông luôn đi! Ok. Nào 1... 2... 3!! Dùng sức khiêng nó lên... Mẹ khỉ, con này nặng thế... Hạnh bị bịt mồm không nói được, nhưng lúc này cô có giãy giụa thì cũng chẳng giải quyết được chuyện gì, vì tình thế hiện tại hoàn toàn bất lợi đối với cô. Hạnh biết mình chắc chắn sẽ phải chết, nhưng chết như thế này thật không cam tâm chút nào. Cô nhắm mắt và thầm cầu nguyện mẹ ở trên trời phù hộ cho. Khi gã Thìn và chị dâu khiêng được Hạnh lên gần thành cầu, trời bất ngờ nổ sấm đùng đùng, giữa bầu trời xuất hiện một tia sét sáng rực đánh ngang trời. Mưa giông sấm chớp, có lẽ ông trời thấu được tội ác của đôi gian phu dâm phụ nên đã hiển linh, gã Thìn thấy sét đánh thì sợ quá vội buông bao tải đặt xuống đất và nằm rạp xuống cầu. Chị dâu cũng sợ hãi không kém, đêm vắng mà sấm sét thế này, bản lĩnh đến đâu thì cũng vẫn sợ chết. Hơn nữa, bản thân họ đang làm chuyện trái với đạo đức nên thấy sấm sét liền nghĩ tới quả báo, không ai bảo ai, gã Thìn lồm cồm bò dậy trèo lên xe máy, cả hai rồ ga và phóng đi mất. Mưa vẫn mưa, trong đêm tối, Hạnh nằm im trong bao tải, ông trời đã cứu mạng cô rồi. CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 6 Hạnh thầm cảm tạ trời đất, mồm không ngừng niệm chú adidaphat, cô tin rằng ông trời có mắt, ở hiền gặp lành, tính ra thì đến hiện tại, Hạnh đã thoát chết hai lần. Chiếc xe máy đã đi xa không có ý định quay đầu lại, Hạnh vẫn nằm đó, cô bị nhốt trong bao tải, trời lại tối nên không xác định được mình đang ở đâu, cô hoàn toàn mất phương hướng. Khinãy cô nghe lén gã Thìn và chị dâu nói chuyện với nhau, đây là cây cầu cao và dài nhất huyện. Lẽ nào??? Hạnh nhớ ra rồi, dự án của cây cầu này cô có biết, nhưng chưa từng đến đây, ngày thường chỉ đi học rồi về lam lũ việc nhà cửa, đồng áng giúp anh chị. Có mấy khi Hạnh đi đâu khỏi nhà, nhưng cô đoán nơi này có lẽ cách nhà anh cả phải hơn chục km. Hai con người này cũng độc ác quá rồi, đến mức giết người phi tang họ cũng làm ra được thì thật sự không thể coi thường được nữa. Hạnh cố cử động người, toàn thân bị trói chặt chỉ có thể lăn chứ không co duỗi được. Cầu cao nên độ dốc cũng không nhỏ, Hạnh lăn qua lăn lại một lát, theo đà dốc cả người lăn xuống dốc cầu không sao kìm hãm lại được. Nghe đâu chiều dài cây cầu là 500 mét, lăn mãi vẫn chưa thấy dừng lại, Hạnh nằm trong bao tải đầu óc quay cuồng, người ngợm đau nhức nhối. Không biết đã lăn bao nhiêu vòng, đến khi cả người bị va đập mạnh vào một vật gì đó thì dừng lại. Đầu cô đụng đúng cột mốc ở dưới chân cầu, cú va đập khiến Hạnh đau điếng và ngất đi tức thì, toàn thân rơi vào trạng thái mê man bất tỉnh... Cơn bão đã qua đi nhưng hoàn lưu của nó vẫn còn đọng lại, trời vẫn mưa không ngớt từ đêm đến sáng. Hạnh nằm đó, cơ thể cô ngấm kha khá nước mưa, áo quần, đầu tóc... không một chỗ nào khô ráo. 5h sáng, trời mùa hè nhưng do mưa bão nên vẫn còn khá tối, nếu không có việc gấp phải giải quyết có lẽ giờ này Dương vẫn còn say sưa giấc nồng, sao có thể rong ruổi sớm trên con đường mưa bão này được chứ. Đường vắng, Dương đạp chân ga, tay ôm vô lăng cho xe đi với tốc độ rất nhanh vì anh nôn nóng giải quyết công việc sắp tới. Khi phía trước là một cây cầu khá dài và cao, Dương rồ ga để xe lên dốc, lạ thay là tự nhiên xe chết máy. Hay nhỉ? Dương khẽ lẩm bẩm, trong lòng có chút bực tức vì sự cố không mong muốn. Xe đang đi ngon lành như thế mà tự nhiên lại chết máy là thế nào? Grừ... Dương cau có, tay cố gắng điều khiển nhưng xe vẫn không tài nào di chuyển được. Hết cách, anh mở cửa xe và bước ra ngoài, trời còn tối và hãy còn mưa nhưng Dương mặc kệ, anh không đội mũ nón gì, cầm đèn pin và loay hoay tìm hiểu nguyên nhân xe hỏng. Mái tóc vuốt keo tạo kiểu từ lúc ra khỏi nhà bây giờ dính nước mưa ướt nhép rủ xuống trán và mặt, chiếc áo sơ mi kẻ sọc hiệu Gu Chì cũng ướt như chuột lột... Rốt cục, anh vẫn không tìm được nguyên nhân, quay trở lại cửa xe Dương chợt đứng hình mất mấy giây bởi dường như ở phía bên đường có một vật thể gì đó... Một mình một con đường, ngay sát chân cầu, anh phát hiện ra một bao tải khá to và dài, nếu như khô ráo có lẽ cái bao tải sẽ thùng thình hơn, nhìn không đoán được cái gì bên trong. Nhưng trời đang mưa, nước mưa làm cho nó ướt và bám chặt lấy vật thể bên trong... không đúng, là người. Dương mạnh dạn khẳng định, là bởi những bộ phận trên cơ thể người in hằn rõ nét, chỉ là không biết người trong bao tải còn sống hay đã chết. Bình tĩnh nào Dương ơi! Dương tự nói với chính mình, anh phán đoán sự việc ở tình huống xấu nhất, người mà bị nhốt trong bao tải, trong đêm mưa tại con đường vắng thế này... khả năng cao là đã chết rồi! Người bình thường thì không thể nào tự nhốt mình vào bao tải được, trừ những trường hợp có vấn đề thần kinh? Vậy giết người giấu xác thì sao nhỉ? Dương lạnh gáy thật sự. Xe hỏng đúng đoạn đường có xác người thế này... lẽ nào là do người ta cố tình trêu ghẹo anh sao? Dương run rẩy và toát mồ hôi lạnh, anh ngồi vào xe, cả người run lên bần bật... đây là lần đầu tiên anh đi đường vắng mà gặp cảnh tượng thế này. Thật khiến cho người ta sợ quá đi mất. Cô gái ơi, tôi xin cô, tôi không phải người xấu đâu, cô đừng dọa tôi nhé! Tôi còn có việc gấp cần giải quyết... giờ xe hỏng thế này tôi biết phải làm sao đây? Dương chắp tay khấn vái, đây không phải là nghĩa địa nhưng sao lúc này anh có cảm giác giống như đang đứng trước những ngôi mộ cỏ mọc um tùm, phía xa xa thỉnh thoảng lại có tiếng con gì kêu nghe rất ghê tai. Đèn xe ô tô vẫn chiếu rọi về phía trước, chiếc bao tải đen bó chặt lấy thân hình một người phụ nữ. Dương đoán là con gái bởi vì nhìn mông và ngực cô ấy nhô cao thế kia, chắc chắn không thể là đàn ông được rồi! Nhưng nhìn kìa, hình như cô ấy đang động đậy, Dương sợ hãi ngồi thu mình lại trên ghế lái, chăm chú quan sát cái bao tải đang khẽ cử động. Đúng thế, hai chân cô gái đang cố xoay người nhưng không xoay được, còn nữa, cô ấy đang muốn nói gì đó, cổ họng ư ư không nói thành lời. Cô ấy là còn sống, không phải người chết??? Dương mừng rỡ vì ít ra điều này làm anh đỡ sợ hơn là đối diện với một cái xác đã chết. Tuy vậy anh vẫn không có can đảm xuống xe, vẫn lặng lẽ chờ đợi.. và rồi anh chợt hiểu ra: Cái đồ ngốc này nữa, cô gái ấy bị trói chặt thế kia có chờ đến ngày mai cũng chẳng thể nào cử động hơn được nữa? Tính mạng con người là quan trọng.... Nói rồi Dương mạnh dạn bước xuống đi đến gần cái bao tải, ngồi xuống bên cạnh cô gái anh khẽ hỏi: Cô gì ơi! Cô gì ơi! Không có tiếng đáp lại. Dương sợ hãi nhưng vẫn chưa bỏ cuộc. Tôi không hại cô đâu... cô đừng sợ, để tôi cởi trói cho cô nhé! Chiếc bao tải vẫn không nhúc nhích, Dương lần lượt cởi dây thừng ra, miệng bao tải hé mở, khuôn mặt cô gái tái nhợt, tóc tai rũ rượi che gần hết nửa khuôn mặt. Nhìn cảnh tượng ấy Dương giật mình hét lên: Aaaaaa.... Run rẩy một hồi anh lấy can đảm và lay lay vào người cô ấy. Sờ lên mũi thấy vẫn còn thở, may quá, cô ấy chưa chết, Dương nhanh tay gỡ bỏ chiếc bao tải ra khỏi người cô gái, cơ thể ngấm nước mưa nên khá nặng, cả người cô gái nằm sóng soài, không hề biết bản thân đang được giúp đỡ. Khó khăn lắm Dương mới ôm được cô gái lên xe của mình. Dù bây giờ xe đang gặp sự cố nhưng vẫn hơn là để cô ấy nằm dưới đường mà trời lại đang mưa như thế. Dương lấy tạm cái áo khoác trong xe lau qua gương mặt lấm lem nước mưa của cô gái, mái tóc được hất gọn ra sau, lúc này anh mới có dịp quan sát kĩ hơn: Khuôn mặt cũng ưa nhìn đấy chứ! Ăn ở thế nào mà bị người ta nhét vào bao tải thế này? Vừa lau mặt lau tóc cho cô gái Dương vừa tự nói chuyện một mình. Lau đến phần tóc, lúc này anh mới phát hiện ra phía bên trên đỉnh đầu xuất hiện một cái u sưng to, Dương lấy đèn pin soi thì chỗ đó có dính vẩy máu. Lẽ nào cô ấy bị ai đánh đập? Mình bị gì thế này? Dương ngưng hành động lau khô tóc cho cô gái lạ mặt và ngẩn người ra suy nghĩ. Dẫu sao cô ta cũng chỉ là người qua đường, không hề có liên quan gì đến mình. Tự nhiên lôi cô ấy vào xe, lỡ đâu người khác biết được lại nói anh là kẻ xấu hãm hại cô thành ra như này thì sao? Biết cô ấy là người thế nào, có khi cũng là người không ra gì nên mới bị người khác chơi xấu. Hay là đặt cô ấy về chỗ cũ, coi như bản thân không biết gì đi? Nhưng mà không được, tình ngay lý gian, ở đoạn đường này chỉ có mình và cô gái ấy, xe đang hỏng, bản thân không thể chứng minh mình vô tội. Haizzz... ngày gì thế không biết... Dương rầu rĩ với những suy nghĩ của mình. Nước.... nước.... Cô gái khẽ cử động và nói lí nhí trong cổ họng, tuy nhiên hai mắt vẫn nhắm nghiền. Dương mừng rỡ vì thấy cô ta tỉnh. Nước đây... nước đây... Cô gì ơi... nước đây. Cô có ngồi được không hay để tôi đỡ cô dậy? Dương lúng túng. Cô gái lại im lặng không cử động cũng không nói gì thêm. Anh không làm phiền nữa, ôm vô lăng và chờ đợi trời sáng hơn, hy vọng sẽ có xe chạy qua đây để nhờ vả. Cung đường này mới, xung quanh không có nhà dân, hai bên là sông ngòi và những cánh đồng lúa bát ngát... ban đêm thì có phần hẻo lánh nên ít người qua lại. Ma xui quỷ khiến thế nào hôm nay anh lại lái xe đi vào đây, bởi lẽ vắng người thì đi nhanh hơn, rút ngắn được khoảng cách và thời gian.. nào ngờ lại tự mua phiền phức cho chính mình... Trời dần sáng rõ cũng là lúc mưa dứt cơn, Dương uể oải vươn vai và chờ đợi... lạ nhỉ, đường to và rộng thế này tại sao lại ít người qua lại đến thế? Nếu cứ chờ đợi e là không biết bao giờ mới di chuyển khỏi nơi này, anh đấm tay vào vô lăng trút giận, thử khởi động xe một cách tùy ý nào ngờ xe lại nổ máy. Quá phấn khích vì xe không sửa mà lại đi được vẻ mặt Dương tươi tỉnh lên rất nhiều, sự cau có và sợ hãi khi nãy cũng biến mất. Xe chạy được, trời thì sáng rồi, chẳng còn gì để sợ nữa. Chỉ là.... Dương nhìn sang cô gái phía bên cạnh... tự nhiên xuất hiện thêm cô ấy, anh thấy phiền phức quá. Hay là đặt cô ấy xuống đường như lúc trước nhỉ? Dương lại xuất hiện dòng suy nghĩ như ban nãy. Nhưng rồi anh lại gạt đi ngay lập tức, xa xa có mấy chiếc xe máy đang đi đến gần rồi, nếu bây ẳ giờ mình thả cô ấy xuống chẳng phải người ta sẽ định tội anh là kẻ xấu, hiếp dâm hay đại loại thế thì sao?? Không được. Không được... nghĩ thế nào cũng không được. Cuối cùng Dương quyết định lái xe rời đi, chưa biết phải xử trí với cô gái lạ mặt này ra sao, là họa hay là phúc còn chưa biết nhưng cứ rời khỏi nơi này đã. Công việc chưa giải quyết được tâm trạng của anh rối loạn vô cùng, nóng lòng muốn đi ngay. Xe chạy được quãng khá dài, nhìn đồng hồ đã thấy trễ giờ, Dương khẽ lắc đầu nói: Đúng là cái số đen như cờ hó... hễ quyết định làm cái gì ra hồn thì y rằng gặp chuyện!!! Vừa dứt lời điện thoại anh đổ chuông, anh bấm nghe máy, đầu dây bên kia là giọng một người đàn ông nghiêm nghị, ngữ khí vô cùng tức giận: Mày còn định làm cho bố mất mặt đến bao giờ nữa hả con? Hẹn đến như thế rồi mà vẫn không chịu nghe lời là sao? Hả? Cuộc họp ngày hôm nay quan trọng thế nào hả? Dương đoán chắc sẽ nhận được sự chỉ trích này bởi trước nay anh luôn chống đối không chịu nghe lời bố. Mẹ khuyên bảo mãi anh mới xuống nước làm con ngoan, nghe lời bố một lần thì mọi chuyện lại thành ra như này. Thật sự anh cũng không biết giải thích thế nào cho bố hiểu, chuyện đã rồi, nói gì thì nói chắc chắn bố sẽ không tin anh. Con đang về rồi! Mày đi luôn đi, đừng có vác mặt về nữa, uổng công tao nuôi dạy mày!! Nói rồi đầu dây bên kia tắt phụt đi, ngữ khí vô cùng tức giận, Dương vừa lái xe vừa đấm tay vào vô lăng, hai mắt anh đỏ ngầu, rõ là bị hiểu lầm nhưng anh ngang bướng, quyết không mở lời để giải thích. Cuộc họp đã xong xuôi, vậy anh đến cũng coi như là dư thừa. Thôi bỏ đi, trước mắt phải xem xem nên làm gì với cô gái này đã, Dương quay sang nhìn thấy cô ấy vẫn nhắm mắt. Bờ môi khẽ mấp máy như muốn nói gì đó, Dương thắng xe lại hỏi: Cô tỉnh chưa? Cô gái rơi vào trạng thái hôn mê, không biết Dương nói gì, anh khẽ sờ lên má... chuyện gì thế này? Sao cô ấy lại sốt cao như thế? Nhanh chóng đảo tay lái, Dương phi như bay đưa cô đến bệnh viện, vừa lái xe vừa cầu nguyện điều tốt lành cho cô ấy CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 7 Thay bộ quần áo này ra cho cô ấy! Cô y tá nói như ra lệnh, Dương nhìn lại chị ta định cãi nhưng lời chưa kịp phát ra thì chị ấy lại nói: Nhìn cái gì mà nhìn? Hai vợ chồng đi đâu mà cả vợ cả chồng đều ướt cả hôi như chuột thế? Nhìn lại tóc của cậu xem!! Ai là vợ chồng với cô ta? Dương hỏi lại. Thế cậu là gì? Không phải vợ chồng thì cậu đưa cô ấy vào đây làm gì? Tôi làm người tốt cứu người không được sao? Dương lúng túng cãi lý. Thế cô ấy bị làm sao mà cả cậu cả cô ấy đều ướt thế? Chị hỏi buồn cười thật đấy, tôi có thích ướt đâu... Thôi, không đôi co với cậu nữa, tí nữa ra kia kê khai thông tin người bệnh cho tôi, cô ấy không sao cả, sốt cao quá nên mê sảng chút xíu thôi, vết thương trên đầu cũng không nghiêm trọng. Dầm mưa lâu quá... haizzz... các cô các cậu bây giờ còn trẻ mà dại dột quá, mới yêu đương có tí mà đã thích cái trò tự tử rồi dầm mưa thế này... chậc...! Bố mẹ sinh ra mà không biết quý trọng thân thể, vì một đứa không ra gì mà hành hạ bản thân.... Dường như chị y tá đã hiểu vấn đề sang hướng khác, có vẻ như chị ta hơi nhiều lời, Dương thấy bực bội, rõ là anh không quen không biết cô gái này, vô tình gặp rồi giúp đỡ... ấy thế mà bây giờ lại trở thành đề tài cho người ta bàn tán... Thật chẳng ra làm sao. À, chị y tá nói đi kê khai thông tin bệnh nhân, anh có biết cô ấy là ai, tên gì và ở đâu đâu? Nhưng cũng không thể không nghe lời bác sỹ được, đã vào đây là phải tuân thủ nội quy thăm khám và chữa bệnh của bệnh viện. Họ tên cô ấy là gì? Bác sĩ hỏi Dương. Dạ... Dương gãi tai. Em không biết ạ! Sao lại không biết? Bác sĩ thắc mắc. Em vô tình gặp cô ấy ở trên đường, thấy cô ấy không khỏe nên em đưa đến đây! Dương thành thực. Có thật như cậu nói không? Em đùa với bác sỹ làm gì? Nhưng mà thôi, cô ấy là ai không quan trọng, bác sĩ cứ chữa chạy cho cô ấy, chi phí em sẽ chịu tất ạ! Thế mà dám bảo không biết cô ấy là ai, với người lạ cậu hào phóng vậy sao? Không lẽ để ai chịu được ạ? Em đưa cô ấy vào đây thì em giúp, không ít thì nhiều, còn bác sỹ nghĩ sang chuyện gì em cũng chịu thôi! Với thái độ của Dương, bác sĩ không nói nhiều nữa, nhanh chóng thiết lập hồ sơ bệnh nhân, Dương mệt mỏi đi đóng viện phí và quay trở lại phòng bệnh. Nhìn cô gái lạ mặt đang nằm trên giường, tay cắm ống truyền nước, vẻ mặt đã có sức sống hơn chút. Nhưng mà, khi nãy Dương quên chưa thay đồ cho cô ấy, chị y tá nói anh làm việc này vì nghĩ hai người là vợ chồng. Phải làm sao đây? Dương đóng cửa phòng lại, ngồi trên ghế anh vò đầu bứt tai xem nên làm sao, chị y tá thì gắt như thế, không thể nhờ chị ấy được, nhất là khi nãy chị ta còn nghĩ xấu về anh. Nhưng cô gái này không thể mặc mãi một bộ đồ ướt được, vừa hôi vừa nhớp nháp... Tại sao mình phải làm những việc này chứ? Dương tự hỏi chính mình rồi tự trả lời luôn. Đúng thế. Mặc kệ cô ấy đi, mình không có nghĩa vụ phải chăm sóc cho cô ấy. Đưa cô ấy vào đây đã là một việc tốt rồi, không lẽ mình còn hầu hạ cô ấy đến mức nào nữa.. Quyết đoán với suy nghĩ của mình, Dương đứng dậy bỏ đi ra ngoài, để cô gái lạ mặt ấy nằm một mình không ai chăm nom. Đi ra đến cổng bệnh viện, Dương lưỡng lự không đi thêm được bước nào nữa bởi anh thấy áy náy. Cô ấy là anh đưa vào đây, nếu anh bỏ đi thì ai sẽ chăm sóc, rồi bác sỹ hỏi đến thì phải làm sao? Lương tâm cắn rứt không nỡ rời đi, Dương hậm hực quay trở lại, bước vào phòng cô ấy vẫn nằm yên như thế, anh càu nhàu: Cô là ai mà tôi phải áy náy với cô chứ? Sao cô không buông tha cho tôi... cứ đu bám lấy suy nghĩ của tôi là thế nào? Trước nay chưa có ai làm tôi đắn đo điều gì, vậy mà bây giờ cô không nói một lời tôi vẫn phải ở đây để hầu hạ cô. Không biết kiếp trước tôi nợ cô cái gì nữa?? Đặt bộ quần áo trên giường bệnh, Dương đăm chiêu xem nên cởi áo hay cởi quần cho cô gái đó trước. Không được, cô ấy dầm mưa lâu như vậy nên hôi lắm, cởi ra phải lau người đi mới được! Dương không vội cởi đồ cô gái ra ngay mà chạy đi kiếm chậu nhựa, khăn và nước nóng. Thân làm công tử từ nhỏ, vốn chưa phải động tay chuyện gì vậy mà bây giờ anh lại bận rộn giúp đỡ một người hoàn toàn xa lạ. Mình điên thật rồi! Dương thầm nghĩ thế. Khuôn mặt cô gái trẻ được anh lau chùi cẩn thận, hai bàn tay và cánh tay cũng thế, anh đỡ người cô ấy cao lên và bắt đầu cởi giúp áo. Thân thể đàn bà anh không lạ gì cả, nhưng ít ra đó là khi anh gần gũi với người mình có tình cảm. Còn bây giờ... haizzz... có chút không tự nhiên song anh vẫn mạnh dạn cởi chiếc áo cô gái đang mặc ra. Trong giây lát, cô ấy chỉ còn mặc chiếc áo ngực trên người, hô hấp thở đều, Dương run rẩy dừng tay lại. Dương ơi mày điên thật rồi... mày đang làm cái gì vậy? Dương tự chửi rủa chính mình, cô ấy là nạn nhân, là người đáng thương cần được mày giúp, không phải là nhân tình cuốn lấy mày hằng đêm đâu. Người ta đang bị hôn mê như thế mà mày cũng động tình được à? Cái thứ háo sắc này nữa... Anh không làm tiếp được nữa, nhất thời bị da thịt đàn bà khiến cho u mê, Dương không muốn bản thân nảy sinh cảm giác này.. nhưng chính anh lại không kiểm soát được não bộ của mình khiến nó suy nghĩ linh tinh... Tát cho mày tỉnh ra... tỉnh chưa? Tỉnh chưa? Dương tự đánh vào mặt mình bôm bốp, má đau rát sẽ khiến cho dục vọng trong người lắng xuống. Có lẽ, thân là đàn ông nên không tránh khỏi sự ham muốn thể xác này, hơn nữa cô gái trước mặt có vẻ ngoài không tệ, thậm chí gần như nude toàn bộ trước mặt anh... Chiếc khăn ấm khẽ di chuyển lên cổ rồi vai gáy. DƯƠNG tỉ mỉ lau thật sạch nước mưa thấm trên người cô ấy, khi lau gần đến ngực anh phải hít hơi mấy cái lấy can đảm gỡ khuy áo ngực rồi mới dám đặt khăn lên. Nào ngờ, khuy áo vừa bật ra thì cô gái mở mắt nhìn, thấy trước mặt là một người đàn ông cô nhất thời ngơ ngác. Dương cũng giật mình, anh lặng yên quan sát xem cô ấy có biểu hiện ra sao. Cô... cô tỉnh rồi à? Sao tôi lại ở đây? Hạnh cũng ngạc nhiên, cô không biết vì sao mình lại ở đây. Cô còn hỏi nữa à? Thấy cô gặp nạn nên tôi cứu giúp cô về đây đấy, nếu không chắc cô chết rồi! Dương nói không hề giữ ý tứ. Tôi... tôi... Hạnh ấp úng, cô cố nhớ lại sự việc vì đầu vẫn còn quay cuồng và chóng mặt. Khẽ giơ cánh tay lên nhưng cả người không còn chút sức lực nào, Hạnh giật mình vì phát hiện ra bản thân đang ở trần trước mặt người đàn ông lạ mặt. Anh ta tay cầm khăn, còn cô thì nằm yên ở đó... Aaaaa! Hạnh hét lên. Anh định làm gì tôi? Dương giật cả mình, anh buông cái khăn ra vứt tùy ý xuống người Hạnh rồi đứng dậy, vẻ mặt lúng túng: Ai mà thèm làm gì cô? Bác sỹ bảo tôi lau chùi thay quần áo cho cô vì người cô thấm nước mưa hôi rình... Tôi có mượn anh đâu.... đồ xấu xa! Tôi có lòng tốt giúp cô mà cô lại nói tôi thế à? Vì cô mà tôi hỏng hết cả việc đây này... Dương quay ra đổ lỗi cho Hạnh, thực ra anh cũng thấy áy náy vì khi nãy quả thực anh cũng nảy sinh chút ý đồ... Đưa cái áo kia cho tôi! Hạnh ra lệnh. Đây! Dương ngoan ngoãn làm theo không do dự. Hạnh mặc chiếc áo bệnh nhân vào, sợ Dương nhìn thấy hết nên cô rối trí cố mặc cho nhanh, tay run rẩy mãi không cài được cúc áo, cooc-xê cũng quên không mặc vào, thả rông bộ ngực con gái ở bên trong. Bình tĩnh mà mặc, tôi nhìn thấy hết rồi! Có gì mà ngại! Dương châm biếm. Anhhhh... Hạnh tức gần như phát điên. Anh dám nhìn lén tôi à? Ai mà nhìn lén! Tôi nhìn trực diện luôn chứ sao phải lén... Cô chưa có chồng à? Anh bỉ ổi! ... Mà tôi có chồng hay không thì liên quan gì đến anh? Thì vẫn còn hồng hào và săn chắc thế kia... Dương thật thà. Anh im ngay cho tôi! Hạnh khùng lên, không ngờ anh ta lại dám nhận xét cô như vậy. Thì tôi không nói nữa. Cô nằm im kẻo lệch ven truyền đau lắm đấy! Hạnh vẫn chưa hết giận, cô thấy ngại lắm nhưng cố tỏ ra khùng lên để che giấu đi cảm giác ngại ngùng, dẫu sao cô cũng là gái 18, hãy còn trinh trắng và e thẹn. Cô đói không? Tôi mua cho cô cái gì ăn nhé! Cảm ơn anh... nhưng tôi không có tiền... Giờ này cô còn nói tiền à? Để cô nằm ở đây tôi đã phải đóng một số tiền rồi đó... đừng có tỏ vẻ thanh cao, sĩ diện nữa, ngoan ngoãn nằm đấy tôi đi một lát rồi về ngay! Dương nói rồi dứt khoát bỏ ra ngoài, thú thực tim anh vẫn còn đập nhanh vì giây phút ấy chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp cơ thể của cô gái lạ mặt. Hơn nữa, tính cách cô ta cũng thú vị thật... Anh chàng lạ mặt kia vừa đi khỏi Hạnh liền thở phào nhẹ nhõm, may quá không cần phải gồng mình lên nữa.. Cô nằm và nhớ lại mọi chuyện ngày hôm qua, thì ra cô đã thoát chết một cách hy hữu. Các cụ vẫn bảo "gặp nạn mà không chết sau này ắt sẽ có phúc"... Không biết phúc ở đâu, trước mắt Hạnh chỉ thấy tương lai mù mịt, hiện tại đang ở chỗ nào cô cũng không rõ, tại sao ngườii đàn ông kia lại gặp và đưa cô đến đây.... mọi chuyện còn mơ hồ quá. Cả người đau mỏi ê nhức vì bị trói chặt suốt đêm, hơn nữa cú va đầu vào cột mốc suýt nữa lấy đi tính mạng làm Hạnh choáng váng. Hạnh hận chị dâu, nếu không nói là ghét cay ghét đắng, chị ta có ơn cưu mang Hạnh những tháng ngày qua cô quả thực cũng biết ơn và cảm kích. Bù lại Hạnh cũng đâu phải đứa chỉ biết ăn không ngồi rồi và ỷ lại vào anh chị, mọi việc lớn bé trong nhà đều đến tay cô làm... Nhưng, cái sai của Hạnh chính là cô đã tận mắt chứng kiến cảnh chị dâu gần gũi với người đàn ông khác. Bởi vậy, cô cay đắng nhận được kết cục ngày hôm nay, lẽ ra cô đã mất mạng rồi, đêm qua vào thời khắc quan trọng, giây phút mà họ định ném cô xuống sông lớn... e là xác đã bị cá lớn rỉa thịt rồi. Đúng là ông trời thương xót, không nỡ lấy đi mạng sống của cô. Hạnh luôn muốn rời khỏi nhà anh cả để về sống một mình cho thoải mái nhưng chưa được anh chấp nhận. Giờ thì hay rồi, cô có lý do để về nhà một cách chính đáng, hơn nữa, cũng có lý do để khuyên nhủ anh trai nên cắt đứt duyên nợ với người đàn bà kia đi. Nếu như chị ta phạm sai lầm và biết sửa lỗi thì vẫn còn có thể giơ cao đánh khẽ... Nhưng, một người đàn bà vừa dâm đãng và tính tình lại tàn độc như vậy thì thật không thể dung túng thêm được. Miên man với những suy nghĩ của mình, Dương ra ngoài rồi vào phòng lúc nào Hạnh cũng không biết. Thấy cô ngẩn người, Dương khẽ khua tay: Này! Cô sao thế? Anh không nhìn thấy à? Tôi có làm sao đâu? Thì tại cô im lặng quá nên tôi tưởng cô bị sao.. Nói rồi Dương đặt một tô cháo nóng hổi trước mặt Hạnh, anh nói tiếp: Cháo chim câu đấy, cô ăn đi cho nóng, ăn vào sẽ thấy người khỏe hơn. Cảm ơn... anh ăn gì chưa? Tôi ăn rồi mới đem về đây cho cô, quán ăn ở đây làm dở quá, tôi không nuốt trôi. Hạnh định hỏi tại sao anh ấy lại gặp và đưa cô đến đây, anh ấy là ai... nhiều điều muốn hỏi nên cô ngập ngừng, Dương nhanh mồm: Cứ ăn trước đi rồi muốn hỏi cái gì tôi sẽ nói cho cô nghe... Mà tôi cũng muốn biết nhiều điều về cô lắm, ăn đi lấy sức mà nói chuyện. Xem mặt cô kìa, chả có tí sức sống nào... Tôi... Ăn đi. Tôi gọt trái cây cho cô! Dương quay người ra phía cửa sổ, vụng về cầm con dao và gọt quả táo, Hạnh không khách sáo nữa, quả thực cô đói bụng lắm rồi, bưng tô cháo để trước mặt lên cô ăn ngon lành. Vừa gọt táo, Dương thầm nghĩ bản thân thật nực cười, để bố tức điên trước cuộc họp, còn anh ở đây phục dịch một cô gái lạ hoắc lạ hơ, đã thế còn làm những việc không phận sự đến mình nữa. Đúng là không hiểu nổi đầu óc có vấn đề gì mà? Anh tên gì thế? Dương! Nghe tên đã thấy anh dê rồi! Cô? Dương tức điên khi nghe Hạnh nhận xét tên mình. Có ai mà lại nói chuyện với ân nhân kiểu đấy không hả cô kia? Tôi có bảo anh cứu tôi đâu? Sao anh không để tôi chết đi! Đúng vậy. Tôi hận vì đã cứu cô về đây đấy, đúng là không biết điều... Dương hậm hực. Mà tại sao cô lại bảo tôi dê? Tôi đã làm gì cô đâu mà nói thế? ẳ Anh tên Dương... mà Dương trong tiếng Hán chẳng là Dê thì là gì? À... vậy thì cô phải nói là tôi giống con dê... à không đúng... cô ghê thật, nói thế nào thì cũng là ý không tốt đẹp... Hạnh mỉm cười trước sự ngây ngô phân tích của Dương. Cô cười cái gì? Thế còn tên của cô? Tôi tên Hạnh. Hạnh à? Nhìn cô cũng còn khá trẻ, chắc thua tôi nhiều... xem ra nãy giờ cô nói trống không với bề trên hơi nhiều đó. Nói xem năm nay bao nhiêu tuổi... mà đắc tội với ai lại bị người ta trói chân trói tay ghê thế? Em 18! Hạnh thật thà, quả thực anh chàng này lớn tuổi hơn cô, tuy lạ mặt nhưng xem ra cũng là người tốt, chỉ là... không biết có nên nói thật cho anh ta biết chuyện của bản thân mình không... 18 à? Thể nào hồng hào thế? Anh lại thế nữa à? Hạnh bực tức. À... anh xin lỗi.. Dương rối rít nói câu xin lỗi rồi tự nghĩ trong đầu, đúng là cái thứ chuyên nghĩ chuyện không đâu, nhưng mà... khi ấy lau người cho Hạnh, anh trót nhìn rồi và cũng phán đoán không ít. Ai ngờ Hạnh lại 18 tuổi vừa xinh.!! CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 8 Hạnh bối rối cúi mặt xuống khi nhắc đến mấy chuyện tế nhị, Dương thầm nghĩ trong đầu, bây giờ anh sẽ chú ý hơn, cố gắng không nói ra mấy câu vô duyên đại ý như thế nữa. Anh năm nay 27 rồi, em thua anh 9 tuổi! Dương nói thêm. Vâng. Anh Dương. Hạnh đáp. Ừ, anh hỏi thật, tại sao em lại bị trói khắp người như thế? Đêm qua mưa gió như vậy, dầm mình lâu dưới mưa em còn khỏe được như này là khá lắm đấy! Em con nhà nông, chắc lao lực quen rồi nên chịu được anh ạ. Thế chuyện như nào? Dương tò mò muốn biết. Em không muốn nhắc lại nữa... may mắn được sống sót đã là quý rồi, nghĩ đến chỉ thêm nặng đầu óc thôi.! Em không muốn nói thì thôi anh không hỏi nữa, nhưng từ giờ phải chú ý, sinh mạng quý trọng biết bao, tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ đến chuyện tự tử hay đại loại thế. Hơn nữa, càng không nên để người khác ức hiếp hay đe dọa sinh mạng của mình... em hiểu không? Cảm ơn anh! Không cần cảm ơn... anh chỉ nói đúng sự thật thôi.. Anh tốt bụng quá! Em nhầm rồi, anh không tốt như em nghĩ đâu! Anh cứu em là tốt bụng rồi! Hạnh nhìn Dương bằng ánh mắt biết ơn. Sao khi nãy còn nói cứu em làm gì cơ mà... giờ lại bảo anh tốt bụng? Hihi.. Hạnh cười cười, dù đang buồn nhưng có người trò chuyện làm cô thấy lạc quan hơn. Đấy là do em may mắn thôi, dù anh có ý muốn giúp nhưng nếu em gặp phải chuyện tồi tệ hơn thì sau đó anh không dám chắc... bởi vậy đừng nói anh tốt bụng. Dù sao cũng cảm ơn anh! Được rồi... nghỉ ngơi đi em vẫn chưa khỏe hẳn đâu... Vângg.. Dương bỏ đi ra ngoài, anh không nói là đi đâu, Hạnh cũng không có ý muốn hỏi, dù là lạ mặt nhưng khi tiếp xúc cô thấy anh ấy dễ gần và rất nhiệt tình. Ngay cả khi cô chẳng có gì trong người, không biết lai lịch gốc gác ra sap nhưng Dương vẫn đứng ra giúp đỡ. Ân tình này nhất định cô sẽ đền đáp trong tương lai, chỉ là chưa biết bao giờ mà thôi... Hạnh ngậm ngùi suy nghĩ, mai đây sức khỏe khá hơn cô sẽ chủ động đi kiếm việc làm, số phận đã đưa đẩy cô đến đây thì thôi cũng tìm cách an phận tại nơi này, tạm thời quên đi những chuyện không vui đã qua. Nhưng mà, nếu cô không về thì các cháu sẽ bị mẹ đối xử thế nào? Chị dâu còn lừa dối anh cả đến bao giờ nữa? Không có Hạnh, chị ấy sẽ làm ra những chuyện xấy xa gì nữa đây? Hạnh muốn quên đi những chuyện trước đây nhưng bản thân lại không làm được... càng nghĩ đến thì nỗi căm hận lại càng dâng cao. Nghĩ đi nghĩ lại, cô lại quyết định không về nữa, người xưa vẫn nói "Hổ dữ không ăn thịt con", chị dâu có độc ác nhưng chắc chắn sẽ không làm hại con mình, các cháu không được yêu thương, chăm sóc tử tế... Còn với anh cả, cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra, chuyện chị dâu vụng trộm sau lưng anh sẽ có ngày tự bản thân anh phát giác ra được, bởi là vợ chồng, đầu ấp tay gối, tình cảm của đối phương thay đổi thì chắc chắn sẽ không che giấu được mãi. Không có duyên với người này thì sẽ đến bên người khác, trái đất này rộng lớn lắm. Đau khổ một chút nhưng rồi tương lai sẽ khá hơn... Với mấy đứa cháu nhỏ, cô thương chúng lắm nhưng Hạnh không thể ở vậy cả đời mà chăm sóc chúng được. Mỗi người đều có phận riêng của mình, phải chấp nhận để mà sống và lớn lên.. giống như cô ngày nào... Biết đâu Hạnh về, chị dâu chột dạ lại diệt cỏ tận gốc thì hỏng, chị ta đã có gan làm một lần thì chắc chắn không ngại ra tay lần thứ hai đâu. Hạnh nghĩ đến mà lại rùng mình... chuyện vừa mới xảy ra đêm qua thôi chứ có xa xôi gì? Và cô quyết định ở lại! Hạnh không phải người nhụt chí, bản thân bị hãm hại là ngoài ý muốn, bởi vậy dù nằm nghỉ tại phòng bệnh nhưng đầu óc vẫn luôn suy tính xem bước đầu sẽ kiếm việc ở nơi nào? Bằng cấp không có, tốt nghiệp phổ thông như cô thì có thể làm gì? Có lẽ những công việc như chạy bàn, rửa bát, bưng bê cũng không phải là khó làm, ngày mai cô sẽ xin ra viện luôn... Cả buổi chiều không thấy Dương quay lại, Hạnh còn tưởng anh ấy đã đi rồi vì dẫu sao hai người hoàn toàn xa lạ với nhau, anh ấy không có trách nhiệm phải ở bên và chăm sóc cô nên Hạnh ko dám hy vọng gì cả. Tiền không có, một bộ quần áo cũng không, trên bàn còn mấy quả táo và chùm nho Dương mua vào từ lúc trưa, xem ra tối nay Hạnh ăn tạm cho đỡ đói vậy. Trưa nay ăn được bát cháo nên người cũng khỏe lên nhiều, đến đêm mà không thấy đầu óc choáng váng nữa cô sẽ tìm cách bỏ trốn khỏi đây vì Hạnh không có tiền, sợ ở lâu viện phí tăng cao cô không chi trả được, hơn nữa tiền không có... ở lại sẽ chết đói mất. Hạnh lên kế hoạch như thế, cô xuống giường ngồi ăn trái cây, chờ đêm xuống để bỏ trốn. Thời tiết sau cơn bão luôn là những cơn mưa rả rích, trời rất nhanh tối, Hạnh ngồi thu lu trên giường bệnh nhìn ngắm những hạt mưa mà lòng nặng trĩu. Những tháng ngày sau này cô biết phải đối diện ra sao? Ngoài kia lại đang mưa như thế, đêm nay mà bỏ trốn thì lại ướt hết... Em ăn gì chưa? Tiếng Dương làm Hạnh giật mình quay lại, cô tưởng anh sẽ không đến đây nữa, ai ngờ.... Trên tay xách mấy túi đồ to nhỏ lủng củng, không đoán cũng biết anh ấy đem đồ ăn đến cho cô, mùi thơm tỏa ra làm Hạnh đói meo. Em... em ăn rồi! Hạnh ngập ngừng nói dối! Anh còn đến đây làm gì nữa? Thì mang cơm đến cho em đây, mất công làm người tốt thì phải làm cho đến nơi đến chốn chứ? Cũng muộn rồi, anh có tí việc nên giờ mới qua được. Em ăn cái này đi, cháo sườn số 1 thành phố này đấy! Hạnh ngửi mùi thơm đã thấy hấp dẫn, nghe Dương miêu tả càng làm cô thấy thèm, chắc chắn là không tệ rồi. Nhưng, khi nãy cô trót nói dối là đã ăn, bây giờ mặt mũi nào mà ăn cháo nữa? Em ăn no rồi... anh đem về đi! Nói dối cũng phải có kỹ thuật một tí chứ? Anh còn đang nghe thấy bụng em reo ầm ĩ lên kia kìa... Không phải ngại đâu, cứ ăn đi, sau anh ghi sổ trả nợ dần, chạy đi đâu mà thiệt! Anhhh... Hạnh định cãi lại nhưng quả thực mùi sườn non thơm quá, cô không cưỡng lại được.. Thôi, anh mất công đem đến thì em ăn vậy, bỏ đi thì phí lắm! Bỏ thế nào được... em không ăn thì để đấy anh ăn cho! Dương dọa dẫm và quan sát biểu hiện của Hạnh. Ấy... cháo cho bệnh nhân anh ăn làm gì... để em ăn! Hạnh ăn ngon lành, Dương đắc ý cười mỉm. Ngoài anh ra, anh dám khẳng định là em không quen biết ai ở cái đất này luôn, người em thì có cái gì quí giá đâu, có bộ quần áo ướt nhép anh cũng vứt đi rồi... tiền đâu mà mua cơm... Nói dối cũng không biết lượng sức! Dương lại phân tích. Hạnh phì cười, không ngờ lại bị Dương nắm được điểm yếu. Sao anh tốt với em vậy? Biết đâu em là người xấu thì sao? Một đứa con gái 18 tuổi như em thì làm được cái gì mà xấu? Cùng lắm thì... Dương ngập ngừng không nói hết câu. Cùng lắm thì sao? Thôi... bỏ đi, anh không nói đâu. Nhưng em muốn biết! Anh tốn tiền với em như thế, lỡ như em ăn quỵt thì thế nào? Hoặc... em hại anh chẳng hạn... Tiền bạc với anh không thành vấn đề, nhưng em thì hại anh được chuyện gì chứ? Cùng lắm là mê hoặc anh... may ra anh còn bị dụ dỗ... Nhưng mà anh đoán em không phải kiểu người đó đâu! Sao anh lại dám khẳng định chắc chắn thế? Thì còn phải nói nữa à? Lúc anh giúp em thay đồ đó, nếu như em có ý muốn chài anh thì em đã để anh nhìn lâu hơn rồi... hoặc đại loại thế.... việc gì phải giãy nảy lên, hơn nữa... của em cũng còn hồng hào lắm! Dương lại thật thà phân tích. Trời ơi... anh đang nói cái gì vậy? Hạnh suýt nữa phì miếng cháo ra khỏi miệng. Thì em cứ muốn hỏi nên anh phải trả lời chứ? Đấy. Nên là anh biết em không phải người xấu, anh cũng tò mò vì sao em bị người ta hại, nhưng em không muốn nói thì anh tôn trọng em. Còn anh, anh không phải người tốt gì đâu... Kể cả anh không xấu đi nữa, nhưng nếu ở gần một cô gái trẻ đẹp như em thì anh không chắc là mình có thể tốt được mãi không.... Vậy là anh vừa tốt vừa xấu à? Ừ Ừ. Cứ cho là vậy đi, con người mà, có ai hoàn hảo đâu? Vừa có cái tốt mà vừa có cái xấu... Nói rồi Dương quăng vào lòng Hạnh mấy túi đồ. Em mặc thử xem có vừa không? Cái gì vậy ạ? Quần áo chứ gì? Em có cái gì để mặc đâu? Không lẽ cứ mặc mãi cái bộ đồ bệnh viện đó? Đây đúng là vấn đề Hạnh lo lắng, bởi thực sự cô chả có gì để mặc cả... chà chà, anh chàng này cũng tâm lý ghê. Hạnh mở ra xem, có mấy bộ liền, toàn đồ đẹp mà trước giờ Hạnh chưa nghĩ bản thân có cơ hội được mặc chúng. Còn nữa, Dương còn mua cả đồ lót cho cô? Dương nhìn Hạnh gãi đầu: Anh không biết size em mặc là bao nhiêu, nhưng nhìn sơ qua thì chắc cỡ ấy là vừa! Hạnh đỏ mặt không nói được câu gì, Dương lạnh lùng quay mặt đi chỗ khác, đầu thầm nghĩ bản thân chưa từng mua sắm những thứ này của phụ nữ. Cảm giác giống như mua đồ cho người yêu vậy? Không đúng, tính anh đào hoa. Ít khi đến bên ai và ở lâu với họ bằng tình cảm, chỉ là những nhu cầu bản năng mà thôi, bởi vậy việc mua đồ thế này là chưa từng làm. Mà sao mặt anh lại thâm tím thế kia? Hạnh đang ngại ngùng nhưng vô tình cô nhìn lên thấy mặt anh có chỗ sưng sưng. À... không sao.. Thấy Hạnh hỏi, Dương đưa tay lên che chỗ mặt bị sưng đỏ. Lúc chiều về nhà anh có lời qua tiếng lại với ông già, nói hơi trái ý nên bị ông ấy nện cho một cú vào mặt. Dương nói với vẻ không vui. Đúng thế, nghĩ đến lại thấy tức, chuyện ngày hôm nay hoàn toàn không phải anh cố ý, xe hỏng ngoài ý muốn... haizz... Đã không kịp xuất hiện rồi thì thôi, nhưng khổ nỗi anh được cái tính hiếu thắng giống hệt bố, không ai chịu nhường ai. Kết quả bị ông ấy tung cước cho một cú đau điếng... Tuy nhiều tuổi rồi nhưng không phủ nhận bố Dương vẫn rất bản lĩnh, nếu không thì sao có thể điều hành được nhà máy tốt như vậy? Lớn vậy mà còn bị bố đánh? Em lạ lắm à? Bố đánh con thì có gì lạ? Chỉ là... nhìn anh cũng không đến mức không hiểu chuyện, thể mà cũng bị bố đánh! Em hiểu làm sao được... anh là con ông ấy anh còn không hiểu được nữa là em... Ông ấy hơi nóng tính. Động tí là đòi đánh anh... Anh có sai thì bố mới đánh chứ? Anh không sai... chỉ là không thích nghe lời ông ấy thôi... Đáng đời... Em còn chế giễu cả ân nhân của mình à? Việc nào ra việc đó chứ, anh cứu em thì em sẽ phải phục tùng anh sao? Đúng thế! Lý sự chẳng giống ai... Thôi đừng nhắc nữa... chuyện cũng qua rồi. Em ăn rồi nghỉ sớm đi, cứ yên tâm ở đây cho khỏe hẳn rồi tính tiếp. Dương đứng dậy nói mấy câu và có ý muốn đi về. Vâng.. anh đi cẩn thận. Ừ.. Dương đi khỏi căn phòng lại yên tĩnh như trước, Hạnh lục lại mấy túi đồ, anh chàng này cũng hào phóng thật, mua một lượt mấy bộ đồ kèm theo cả đồ lót nữa. Đợi lát nữa vắng người cô sẽ thay đồ và đi khỏi đây, còn với Dương, cô biết anh tốt bụng muốn giúp đỡ nhưng nếu cứ ở lại, e rằng cô sẽ còn ỷ lại vào anh rất nhiều. Ơn cứu mạng ngày hôm nay cô chắc chắn sẽ đền đáp lại anh ấy! CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 9 Nơi thị thành xa hoa này thật khiến cho người ta cảm thấy lạc lõng, đêm đã khuya, phố phường yên tĩnh thỉnh thoảng có quán bar, nhà hàng vẫn còn nhộn nhịp, đèn đường sáng lấp lánh. Hạnh lủi thủi đi dưới mưa, đầu vẫn còn hơi đau nhức nhưng cô gan lỳ không chịu ở lại phòng bệnh, sợ rằng nhận ân huệ của người ta quá nhiều cô sẽ không đền đáp lại được. Cầm túi quần áo thật chặt, Hạnh ôm khư khư vào lòng vì sợ mưa làm ướt hết chúng... thật ngốc mà, cả người đang dầm mưa mà đi tiếc mấy bộ quần áo? Rời khỏi bệnh viện, không biết Hạnh đã đi được bao xa, các cung đường, các ngõ phố cứ loằng ngoằng giống như một ma trận, cô cứ đi mãi chẳng biết đã đi qua những nơi nào. Mưa rong bão thật kinh khủng, mưa mấy ngày liền không dứt, Hạnh đang đi thì trời lại mưa to hơn, cô tìm chỗ để trú mưa. Loay hoay thế nào Hạnh đứng ngay ở vỉa hè một quán ăn đêm, người thấm nước mưa nên mỗi lúc cô càng thấy lạnh, đã thế ở trong quán người ta xào nấu thơm quá, ngửi mùi Hạnh lại thấy đói, hai mắt mờ đi. Đứng mãi thì mỏi chân, mà đi nhiều cũng không được, người cô hãy còn yếu, Hạnh ngồi xuống co ro trông thật tội nghiệp, trong túi vải có mấy bộ quần áo Dương mua cho chứ ngoài ra không có tiền bạc gì quý giá... vậy mà Hạnh ôm như báu vật. Mệt quá, đói quá Hạnh lả đi rồi nằm vật xuống vỉa hè lúc nào chẳng hay. Này! Cô em! Đi chơi với bọn anh không? Này... ơ kìa, sao lại ngủ say thế? Một đám người ở trong quán ăn đêm đi ra, thấy trên vỉa hè có cô gái nằm co quắp nên nổi hứng trêu đùa, trong người bọn họ đã uống không ít rượu bia. Nhìn xinh xắn thế này mà ngủ vật vờ ở đây à? Anh thương quá cơ! Cô em? Dậy đi, vào phòng lạnh với anh mà nằm cho nó sướng, nằm đây cho nó phí cái thân xác ấy đi à? Một người khác phụ họa. Hạnh vẫn nằm im không động đậy, có vẻ như cô mệt quá nên ngủ rất say. Một tên ngồi xuống bên cạnh lay lay Hạnh dậy: Này! Dậy đê! Gớm, các anh mày hỏi mà cứ cành cao mãi? Đêm hôm ế ẩm chứ gì? Như nào? Giá bao nhiêu thì được? Mưa gió này mà phải nằm đây thì biết rồi đấy? Hết tiền đúng không? Chắc thế chứ cái mẹ gì nữa? Một tên khác say mềm nói giọng lè nhè. Xem có chiều được mấy người bọn anh không? 1 củ đêm nay thì chơi! Cái gì? 1 củ á? Mày điên à? Mày vứt tiền đi à? Chơi có tí mà 1 củ? 5 thằng mình mà không cho nó được 1 củ à? Bình thường mày chẳng mất 4 5 lít là ít... Nhưng đấy là ôm ấp đê mê một người.. đây 5 thằng chơi có một mình nó... mày....?? Hạnh vẫn không có động tĩnh gì, đám người kia tưởng cô kiêu ngạo chê ít nên đổi ý: Mẹ kiếp! Mày tưởng mày ngon lắm à mà bày đặt kiêu căng? Cũng chỉ là một con đĩ thôi chứ làm cái đeo"x gì cho đời? Vui thì đến với nhau mà dở thì biến... không đi được thì cũng nói với bọn đây một câu!! Nói đoạn tên kia ngồi xuống sờ sờ má Hạnh xem cô ngủ thật hay giả vờ, đúng là da thịt đàn bà, sờ vào thấy mát lịm cả tay, không thấy Hạnh phản ứng, hắn tiện tay cấu cấu vào ngực cô một cái đầy thích thú: Bỏ mẹ thật, ngực con này ngon vãi chúng mày ạ! Mẹ sư nhà nó con gái con lứa cứ ngủ khì khì ra thế này, nằm phơi ra có chết không có chứ? Đâu đâu... tao thử tí! Thì đấy, tao vừa nắn nắn mà thấy phê lắm... xem bộ vẫn còn trẻ, hàng còn ngon... Hay là... tao có ý này? Ý gì đấy? Cả đám tụm lại thì thầm to nhỏ. Mẹ nó, nó ngủ say đeo"x biết cái gì đâu, hay là gọi xe đưa đến nhà nghỉ nào đấy rồi anh em mình tranh thủ... lúc ấy xong rồi mình trả bao nhiêu thì trả, không trả thì nó làm gì được mình??? Ờ... vui nhỉ? Mẹ..vừa được chơi lại không mất tiền... Quyết không? Chơi luôn.... Đám người hí hửng gọi taxi, đêm mưa nên hơi ít xe, chờ mãi mới thấy một xe chạy đến. Nhóm người hì hục bế Hạnh ngồi lên taxi mà cô vẫn không hay biết gì, anh lái xe lặng lẽ chờ đợi, quan sát sơ sơ anh ấy đoán được rằng đám người này chuẩn bị đưa gái đi nhà nghỉ. Và chắc chắn sắp có màn quan hệ tập thể diễn ra, bởi anh chạy xe ở khu vực này nhiều năm rồi. Những chuyện như vậy chứng kiến không ít, việc của anh là kiếm tiền nên không quan tâm họ đang làm gì. Cả bọn gọi một căn phòng rồi bế Hạnh lên, vào phòng kín chúng nhanh chóng cởi áo ra vì uống rượu bia vào người nóng phừng phừng. Thêm nữa là cảm giác sắp được đắm đuối trong dục vọng nên chúng càng hứng chí. Xem bộ quần áo Hạnh đang mặc, cộng thêm túi đồ cô xách theo, một tên nói: Con này làm đĩ mà đầu tư phết chúng mày ạ! Chơi toàn hàng hiệu thế này... Đâu? Ờ nhỉ. Này chắc toàn đi khách ngon, nhiều tiền đấyy.... Thì cũng chỉ là cái lon... thôi.. hôm nay thử xem hàng miễn phí thì cảm giác sẽ như nào... Cởi quần áo nó ra đi... À,, có cần tắm cho nó không nhỉ? Nó nằm dưới đất người ướt lắm! Đúng đấy, vậy tắm qua cho nó tí, thơm tho thì đè nó mới đã.... xem cái mồm nó kìa, chúm chím ra phết, nhét k.u. vào chắc sướng lắm... Mẹ... mày chỉ có vậy là nhanh... Bọn chúng nhanh chóng cởi quần áo trên người Hạnh ra, mà lạ thay cô vẫn chẳng hay biết gì, chúng đặt cô vào bồn tắm xả nước rồi thoa sữa tắm. Cả bọn nâng niu như nâng trứng, không đứa nào nói ra nhưng ai cũng thầm thừa nhận con bé này nhìn ngon, ngực mông đầy đặn... mà có vẻ hàng này còn chơi ít nên trông chắc chắn, không sồ sề như những đứa khác. Xem ra đêm nay cả bọn quá hời rồi!! Tắm táp xong chúng đặt Hạnh xuống giường, lấy khăn tắm lau người cho cô, cả bọn tranh thủ nắn bóp mông ngực Hạnh, rồi bất ngờ có thằng nói: Chúng mày không thấy lạ à? Lạ cái gì? Nó để yên cho mà tắm, thích làm gì thì làm thế này... liệu có phải nó bị phê thuốc không? Điên à... phê cái gì mà phê? Xem này, người nó nóng lắm.. như kiểu bị sốt ý... đéo ai lại để cho người khác giày vò thế mà ko biết gì? Hay nó chết mẹ rồi đấy? Thằng ngu.. gở mồm! Chết mà người còn ấm như này à? Đúng thế... à,... ừ hay nó bị sao ý, làm gì có ai ngủ say thế? Hay nó bị làm sao rồi, người nóng bừng ra... Thôi... thôi! Tao sợ lắm, chả chịch choạc gì nữa đâu, chẳng may... Một tên nhát gan bàn lùi. Chẳng may làm sao hả thằng kia? Chẳng may con này nó bị làm sao, dính phải thì có mà hốc c**t cả đời... thôi, đeo""x chơi đâu. Không nên vì một phút bốc đồng mà cả đời ăn c*c... Mẹ... thằng này nhát vãi... Vào nhà nghỉ còn sợ gái thì tao cũng chịu thua mày đấy! Kệ tao... Tụt quần mày ra tao xem nào? Mày điên à? Ngáo à tự nhiên bắt tao tụt quần? Thì cứ tụt ra, chịch gái mà mặc quần thì khác nào thủ dâm... Tao rút lui, kệ chúng mày! Chắc chim to bằng ngón tay cái!!! Tên kia khiêu khích bạn. Bằng cái gì cũng được nhưng thôi, vụ này tao đeo""x chơi đâu... tự nhiên cứ thấy thế nào ấy... Nếu như nó tỉnh táo, nó sợ hãi van xin này nọ có khi tao còn hứng... đằng này, cứ như khúc gỗ. Người thì nóng như hòn than, chả biết là bị cái gì, sợ chết bỏ mẹ... Đi với mày chán vãi ra... đeo""x chơi thì cút về đi... Ok tao về đây! 5 người, 1 người bỏ cuộc ra về trước, còn 4 tên ở lại, bọn chúng ai nấy đều trần truồng vây quanh cô gái trẻ đem về từ vỉa hè, nhìn cơ thể mỹ miều ấy cả thảy bốn thằng đều đưa tay sờ nắn con ciu của chính mình, thỉnh thoảng khẽ vuốt vuốt để kích thích cảm giác. Một tên cúi xuống định hôn lên ngực Hạnh thì bất ngờ cô nói mê: Chết!! Chết!! Không chết! Giết chết! Có lẽ do ám ảnh với chuyện bị chị dâu và gã Thìn hãm hại vào đêm mưa hôm trước nên thần trí của Hạnh vẫn chưa hết sợ hãi, ngay cả trong lúc hôn mê cảnh tượng ấy vẫn gợi về. 4 người nghe thấy Hạnh nói vậy thì sợ hãi, con ciu đang cương cứng bỗng chốc thu nhỏ lại vì tò mò quan sát xem cô gái này nói cái gì. Nghĩ lại lời của người bạn bỏ cuộc khi nãy, cùng với câu nói mê lúc này của Hạnh bọn chúng bắt đầu chùn bước. Này! Có khi con này nó ngáo hoặc bị gì ấy... ghê bỏ mẹ, đang định hiếp nó một cái mà cứ chết chóc thế này... nghĩ kinh vãi... Ông lại sợ đấy à? Không sợ không được ý... xem này, người nó nóng lắm... Hay là thôi đi, đeo""x vào nữa, chẳng may xảy ra chuyện gì thì chúng mình đeo""x gánh được đâu... Vậy bây giờ như nào? Mặc quần áo vào cho nó, coi như chưa có chuyện gì xảy ra rồi anh em mình lượn thôi... Vậy nó thì sao? Kệ mẹ nó! Mình đã làm gì nó đâu? Ờ vậy nhanh đi. 4 người nhanh chóng mặc quần áo lại, lần lượt từng người bỏ đi xuống dưới, cố gắng không gây ồn ào nhất có thể. Cả thảy đều thấy bất an, không ngờ được hôm đi chơi gái tưởng đâu là ngon... ai dè... sợ quá chạy mất dép thế này? Hạnh nằm đó. Cô lên cơn sốt mê man. Có lẽ là cơ thể chưa được phục hồi sau trận dầm mưa đêm hôm trước, lại bị nhiễm lạnh, điều trị chưa dứt điểm. Đêm nay lại tiếp tục dầm mưa. Thân thể nữ nhi yếu đuối sao có thể gồng lên mạnh mẽ mãi được? Gần sáng, lễ tân dẫn khách lên phòng nghỉ, khi đi qua phòng Hạnh thấy cô nằm ở giường. Cửa phòng không đóng nên đi vào nhắc nhở: Em ơi, ngủ thì nên đóng cửa lại đề phòng mất cắp cái gì nhà chị không chịu trách nhiệm đâu! Hạnh không đáp, Cô vẫn nhắm mắt như đang ngủ say. Cô lễ tân thấy vậy liền giở thói tắt mắt, trên giường có túi đồ đựng quần áo, thoáng nhìn đã biết đồ hiệu nên cô ta tranh thủ "ẵm" luôn cái túi rồi nhanh chóng đi ra ngoài đóng cửa lại như chưa hề xảy ra chuyện gì. Trời mưa nên khách vào nghỉ khá đông. Lát sau lại có người vào nhưng phòng đã kín hết. Chủ nhà nghỉ kiểm kê lại danh sách xem ai vào thuê theo giờ, ai thuê qua đêm để giục khách nhanh chóng rời đi, lấy phòng cho người mới vào. Điểm qua một lượt thì có phòng Hạnh đang nằm thuê theo giờ. Theo lý mà nói, đám người đưa Hạnh vào thuê 3 giờ đồng hồ, bây giờ cũng vừa lúc hết thời gian, họ lên phòng và đề nghị khách chuẩn bị rời đi. Gõ cửa một hai lần, ba lần rồi bốn lần khách bên trong vẫn không mở cửa. Khó chịu vì thái độ không hợp tác này, anh chủ nhà nghỉ vặn cửa và đi vào, bên trong không có ai khác ngoài Hạnh. Em ơi, hết giờ rồi! Em dậy đi để nhường phòng cho người khác! Hạnh không đáp, sợ cô ngủ say, anh chủ còn cẩn thận đến bên cạnh tát nhẹ mấy cái vào chân nói tiếp: Dậy đi em ơi.. hết giờ rồi. Hạnh vẫn không có biểu hiện gì, lúc này anh chủ mới bực lên: Này! Đừng có như thế! Đây không phải nhà cô đâu, thích ngủ thì về nhà mà ngủ! Nói rồi anh ta quay lại phía sau ra lệnh: Dìu cho nó dậy! Tống xuống dưới nhà, nhanh lên! Vâng. Úi anh ơi, cô em này người mềm oặt ra như bún anh ạ. Thế à? Chắc chơi đồ rồi, không biết giời đâu đất đâu thế này, kinh thật đấy.. Mang nó xuống dưới, dọn dẹp nhanh lên cho khách người ta vào,... à, thay cái ga trải giường đi! CƠN MƯA ĐỊNH MỆNH ThanhThanh dtv-ebook.com Chương 10 Đám nhân viên đặt Hạnh nằm sóng soài dưới nền nhà, cô vẫn mê man bất động, ai nấy nhìn thấy cũng thì thầm bàn tán to nhỏ, phần đông thì bảo do Hạnh phê thuốc, chơi quá liều nên kiệt sức. Cho đến khi... Nước... nước... Khát quá... nước... nước... Hạnh nói trong cơn mê, anh chủ nhà liền bảo: Rót cho nó cốc nước xem nào! Một đứa con trai rót nước và đem đến, có chút sợ hãi, sợ Hạnh phê đồ làm càn nên đứa đó không dám đứng gần. Nó mê mệt như vậy không giống kiểu đập phá đâu, mày lấy nước đem đến mà không nói thì làm sao nó biết mà uống? Anh chủ cáu lên. Em ơi... dậy uống nước này! Đứa con trai kia gọi Hạnh dây, nó lấy tay sờ sờ vào tay Hạnh lay cô dậy nhưng rồi nó giật mình: Anh ơi, con này nó sốt cao lắm! Sốt à? Vâng. Anh sờ thử xem..