🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cơn Cuồng Si - Annie Ernaux & Thu Phương (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
Annie Ernaux, sinh năm 1940 tại Lillebone, lớn lên tại Yvetot, đều thuộc tỉnh Seine Maritime, vùng Normandie, tây bắc nước Pháp. Bà học ngành Văn học hiện đại ở Đại học Rouen, sau đó làm giáo viên ở Annecy, Pontoise rồi Trung tâm giáo dục từ xa quốc gia. Bà là tiến sĩ danh dự của Đại học Cergy-Pontoise.
Năm 1974, bà xuất bản tác phẩm đầu tay Les armoires vides (Những ngăn kéo rỗng) kể về lần phá thai chui của bản thân vào năm 1964. Năm 1983, bà xuất bản Một chỗ trong đời, kể về cuộc đời của cha mình, và cuốn sách đã đoạt giải Renaudot. Năm 2008, bà xuất bản Les années (Những năm tháng), tác phẩm được coi là hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức của thể loại
hồi ức tập thể.
Trong suốt cuộc đời, Annie Ernaux đã được trao rất nhiều giải thưởng: giải Renaudot (1984), giải thưởng về ngôn ngữ Pháp, giải François Mauriac (2008), giải Marguerite Yourcenar (2017)... và đặc biệt với giải Nobel Văn chương (2022) vì "với lòng can đảm cùng sự nhạy bén bên trong, bà đã khám phá ra những cội rễ, những cách biệt và những câu thúc tập thể của hồi ức cá nhân".
Bà hiện sống ở Cergy, vùng Île-de-Fance.
Các tác phẩm của Annie Ernaux xuất bản tại Nhã Nam: - Một chỗ trong đời
- Hồi ức thiếu nữ
- Nỗi nhục
- Cơn cuồng si
- Một người phụ nữ
- Những năm tháng (sắp xuất bản)
Xuất bản tại Pháp năm 1991, Cơn cuồng si đánh dấu sự đoạn tuyệt của tác giả so với năm tác phẩm trước đó bằng việc khai thác chủ để đam mê tình dục, chủ đề mà bà chỉ có thể đề cập trực tiếp sau khi mẹ mình đã qua đời. Trong cuốn sách rất mỏng và khó xếp loại này, bà kể lại cuộc phiêu lưu tình ái ngắn ngủi của mình với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có vợ, một cuộc tình vụng trộm, thoáng qua nhưng mãnh liệt, đầy đam mê và đã để lại cho bà nhiều khổ đau, nhung nhớ.
"Hồi tôi còn bé, sự xa xỉ đối với tôi đó là áo choàng lông thú, các thứ váy dài cùng những biệt thự ven biển. Về sau, tôi đã tưởng ấy là sống một cuộc đời trí thức. Giờ đây, tôi thấy có thể sống trọn cơn cuồng si dành cho một người đàn ông hoặc một phụ nữ cũng chính là xa xỉ."
Tuy nhận về dư luận khá chia rẽ, nhưng Cơn cuồng si đã bán được hơn 200.000 bản ở Pháp, nhiều lần được chuyển soạn thành kịch và gần đây nhất, năm 2020, được chuyển thể thành phim điện ảnh.
Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: PASSION SIMPLE của Annie Ernaux
© Édition Gallimard, Paris, 1991
Annie Ernaux
Cơn Cuồng Si
Dịch giả: THU PHƯƠNG
Phát hành: CTY VH VÀ TT NHÃ NAM Xuất bản: NXB HỘI NHÀ VĂN, 05/2023
@huyetleid0907, 01/2024
Nous deux - tờ tạp chí - bậy bạ hơn Sade. ROLAND BARTHERS
H
|
|
è năm nay, lần đầu tiên tôi xem một bộ phim thuộc loại X trên ti vi, kênh Canal +. Máy truyền hình của tôi không lắp bộ giải mã, hình ảnh trên màn hình mờ mịt, thế chỗ các lời
lẽ là một tràng tiếng ồn lạ thường, kêu rin rít, ì oạp, một dạng ngôn ngữ khác, êm dịu và không ngắt quãng. Có thể thấy bóng một người đàn bà mặc bộ đồ lót một mảnh, đi tất dài, một người đàn ông. Câu chuyện không sao hiểu nổi, không cách nào đoán được trước điều gì, cả ở các động tác cũng như hành động. Người đàn ông tiến lại gần người đàn bà. Cận cảnh, âm hộ của người đàn bà hiện ra, thấy rất rõ trong màn hình chớp giật nháo nhào, rồi dương vật của người đàn ông, cương cứng, chui vào âm hộ người đàn bà. Sau đó là khoảng thời gian rất dài, cảnh thò ra thụt vào được bày ra dưới nhiều góc độ. Dương vật xuất hiện trở lại, trong tay người đàn ông, và tinh dịch trào ra bụng người đàn bà. Chắc chắn người ta phải dần dần mới quen được với cảnh tượng đó, còn lần đầu tiên thì nó gây choáng váng rất nhiều. Hàng thế kỷ và hàng thế kỷ, hàng trăm thế hệ rồi nhưng mãi tận giờ đây người ta mới có thể xem chuyện đó, một âm hộ đàn bà và một dương vật đàn ông hội vào với nhau, tinh dịch - thứ ta từng không thể thấy mà không gần như chết ngất cũng đã trở nên dễ thấy như chứng kiến một cú bắt tay.
Tôi thấy rằng viết hẳn cũng phải hướng đến chỗ ấy, cái ấn tượng mà cảnh làm tình khơi lên, nỗi hoảng sợ đó cùng trạng thái ngây độn đó, đánh giá luân lý đình lại.
8
Page
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
|
K
ể từ tháng Chín năm ngoái, tôi không thể làm được gì khác ngoài việc đợi một người đàn ông: chờ anh gọi điện thoại và chờ anh đến nhà mình. Tôi ra siêu thị, đi rạp chiếu phim,
tôi mang quần áo tới tiệm giặt tự động, tôi đọc sách, tôi sửa bài, tôi hoạt động vẫn y hệt trước kia, nhưng nếu không phải đã quá quen thuộc với những hành động ấy, chắc hẳn điều đó là không thể đối với tôi, trừ phi phải nỗ lực kinh người. Nhất là những lúc phải mở miệng nói, tôi có cảm giác mình đang lấy đà vọt đi. Các từ và các câu, thậm chí cả tiếng cười hình thành trong miệng tôi mà không có sự tham gia thực từ suy nghĩ hay ý chí của tôi. Vả lại tôi chỉ còn một kỷ niệm mơ hồ về những hoạt động tôi đã làm, những bộ phim tôi đã xem, những người tôi đã gặp. Tổng thể hành xử của tôi đầy giả tạo. Tôi chỉ đặt ý chí, ham muốn của mình cùng cái gì đó hẳn chính là trí tuệ con người (dự đoán, cân nhắc được mất, các hệ quả) vào duy những hành động đều có liên quan tới người đàn ông ấy:
đọc các bài báo về đất nước anh (anh là người nước ngoài)
chọn trang phục và đồ trang điểm
viết thư cho anh
thay ga trải giường và cắm hoa trong phòng ngủ
ghi lại những gì tôi không được quên nói với anh vào lần tới, những điều có thể khiến anh quan tâm
mua whisky, hoa quả, nhiều thứ đồ ăn vặt cho buổi tối ở cùng nhau
tưởng tượng xem chúng tôi sẽ làm tình trong phòng nào lúc anh tới.
Trong các cuộc trò chuyện, chỉ những chủ đề có liên quan tới người đàn ông ấy, công việc của anh, đất nước của anh, những nơi anh từng đến, mới có thể xuyên thủng nỗi thờ ơ ở tôi. Người đang nói chuyện với tôi không ngờ rằng nguyên do khiến tôi đột ngột quan tâm mạnh mẽ tới câu chuyện không bắt nguồn từ tài kể chuyện của họ, và chẳng mấy từ bản thân chủ đề câu chuyện, mà là do một hôm, mười năm trước khi tôi gặp anh, A., trên đường đi công tác ở La Habana, có lẽ đã vào đúng câu lạc bộ đêm đó, cái quán "Fiorendito" mà, nhờ sự chú ý của tôi thúc đẩy, được người kia miêu tả hết sức kỹ càng. Tương tự, trong lúc đọc sách, những câu khiến
9 Page
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
tôi dừng lại có liên quan gì đó tới mối quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Tôi thấy dường như chúng cho tôi biết một điều nào đó về A. và mang tới một ý nghĩa nhất định cho những gì mà tôi muốn tin. Chẳng hạn, đọc thấy trong Cuộc đời và số phận của Grossman rằng "khi yêu người ta nhắm mắt những lúc hôn" làm tôi tưởng tượng rằng A. yêu tôi bởi vì anh hôn tôi đúng như vậy. Sau đó, phần còn lại của cuốn sách, lại trở thành tất cả những gì tôi hoạt động trong suốt một năm, một cách thức tiêu cho hết thời gian giữa hai lần gặp.
Tôi không có tương lai nào khác ngoài cú điện thoại sắp tới để ấn định một cuộc hẹn. Tôi gắng ra ngoài càng ít càng tốt ngoại trừ những lần công việc bắt buộc - vốn đã có lịch - vì lúc nào cũng sợ lỡ mất cuộc gọi của anh trong lúc tôi đi vắng. Tôi cũng tránh dùng máy hút bụi hay máy sấy tóc, chúng có thể làm tôi không nghe thấy tiếng chuông điện thoại. Tiếng chuông ấy tàn phá tôi bằng một hy vọng thường chỉ kéo dài bằng đoạn thời gian chầm chậm nhấc ống nghe và nói a lô. Phát hiện ra đó không phải anh, tôi liền rơi vào cơn thất vọng lớn tới mức thấy kinh hãi cái người đang ở đầu dây bên kia. Ngay khi tôi nghe thấy giọng của A., cuộc chờ đợi vô tận, đau khổ, lẽ dĩ nhiên đầy ghen tuông của tôi, tiêu tan nhanh đến nỗi tôi có cảm giác lúc trước mình bị điên và đột nhiên bình thường trở lại. Xét cho cùng, tôi bị choáng váng trước vẻ vô vị của giọng nói ấy và tầm quan trọng vô chừng của nó trong cuộc đời tôi.
Nếu anh thông báo là một tiếng nữa sẽ tới - một "cơ hội", tức là một cái cớ để về nhà muộn mà không khiến vợ anh nảy sinh nghi ngờ -, tôi liền bước vào cuộc chờ đợi mới, không suy nghĩ, thậm chí không cả ham muốn (đến độ tôi tự hỏi mình sẽ sướng được hay chăng), trong lòng chỉ toàn thứ năng lượng bồn chồn đối với các việc mà tôi không sao xếp trật tự cho nổi: tắm, lấy mấy cái cốc ra, đánh móng tay, lau nhà. Tôi không còn biết mình đang đợi ai nữa. Tôi chỉ bị giây phút ấy hớp lấy - việc xích lại gần giây phút ấy luôn ụp xuống tôi nỗi kinh hoàng không tên - vào lúc tôi nghe thấy tiếng xe ô tô phanh lại, cửa xe sập, tiếng bước chân anh trên bệ cửa bê tông.
Khi anh để cho tôi quãng cách dài hơn, ba hay bốn hôm giữa cuộc gọi và thời điểm anh đến, tôi chán nản hình dung ra toàn bộ công việc tôi sẽ phải làm, những bữa ăn với bạn bè mà tôi phải dự, trước khi gặp lại anh. Tôi những muốn chẳng phải làm gì khác ngoài chờ anh. Và tôi sống trong nỗi ám ảnh tăng dần, rằng sẽ xảy ra một chuyện bất kỳ nào đó ngăn cản cuộc hẹn của chúng tôi. Một chiều nọ, trong lúc tôi lái xe về nhà và anh sẽ đến nửa tiếng sau đó, tôi chợt có ý
Page10
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
nghĩ thoáng qua rằng mình có thể bị đụng xe. Ngay tức khắc: "Không biết liệu mình có nên dừng xe lại không1."
Khi đã sẵn sàng, đã trang điểm, chải tóc, dọn dẹp xong nhà cửa, nếu còn thời gian thì tôi cũng không thể đọc sách hay chữa bài. Trong chừng mực nào đó, tôi cũng không muốn lái tâm trí về phía cái gì khác ngoài chờ đợi A.: không làm hỏng sự chờ đợi đó. Thường thì tôi viết lên một tờ giấy ngày, giờ và câu "anh sắp đến" cùng vài câu khác, những nỗi e sợ, rằng anh không đến, rằng anh bớt ham muốn. Buổi tối, tôi lấy tờ giấy ấy ra, "anh đã đến", chép lại hỗn độn những chi tiết của cuộc gặp đó. Rồi, tôi đờ đẫn nhìn tờ giấy bị viết lên chằng chịt, gồm hai đoạn được viết trước và sau, được đọc liền mạch, không ngắt ngang. Giữa chúng, đã có những lời nói, những động tác, những điều biến toàn bộ những gì còn lại trở nên nực cười, kể cả việc viết mà nhờ đó tôi tìm cách cố định chúng lại. Một quãng thời gian được khoanh vùng bởi hai tiếng ồn xe ô tô tạo ra, chiếc R 25 của anh dừng lại, nổ máy đi khỏi, quãng thời gian mà tôi chắc chắn là chưa bao giờ có gì quan trọng hơn trong đời mình, cả việc sinh con, cũng như đỗ các kỳ thi, hay đi xa, ngoài mỗi việc đó, ở trên giường với người đàn ông ấy giữa buổi chiều.
Việc đó chỉ kéo dài vài giờ. Tôi không đeo đồng hồ, tháo nó ra ngay trước khi anh tới. Anh thì vẫn đeo và tôi e ngại khoảnh khắc anh kín đáo liếc nhìn đồng hồ. Lúc đi vào bếp lấy nước đá, tôi ngước mắt nhìn đồng hồ treo tường phía trên cửa, "chỉ còn hai tiếng nữa", "một tiếng", hoặc "một tiếng nữa mình sẽ ở đây còn anh thì đi mất". Tôi đờ ra tự hỏi: "Hiện tại đâu mất rồi?"
Trước lúc đi, anh ung dung mặc lại quần áo. Tôi ngắm anh cài khuy áo sơ mi, đi tất, mặc quần lót, quần dài, quay sang nhìn gương để thắt cà vạt. Khi anh mặc xong áo veston, mọi chuyện sẽ kết thúc. Tôi chỉ còn là thời gian trôi ngang qua mình.
1 Tôi hay có thói quen đặt lên bàn cân một ham muốn và một tai nạn mà tôi có thể gây ra hoặc có thể là nạn nhân, một căn bệnh, một cái gì đó ít nhiều bi thảm. Đó là một cách khá chắc để đo mức độ ham muốn ở tôi - có lẽ cũng để thách thức số phận - để biết xem tôi có chấp nhận trái giá trong tưởng tượng cho nó không: Tôi thấy nhà mình có bị cháy thì cũng chẳng sao hết nếu tôi kết thức được cái đang viết dở ở đây." (các chú thích trong sách đều là của tác giả.)
Page11
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Ngay tức khắc sau khi anh đi, cơn mệt nhoài làm tôi hóa đá. Tôi không dọn dẹp luôn. Tôi ngắm nhìn mấy cái cốc, đống đĩa cùng đồ ăn thừa, cái gạt tàn đầy, các thứ quần áo, những mảnh đồ lót, vứt vương vãi ở hành lang, trong phòng ngủ, chăn rớt dưới thảm. Tôi những muốn lưu giữ nguyên trạng cảnh lộn xộn đó nơi đồ vật nào cũng gợi lên một cử chỉ, một khoảnh khắc, nó cấu thành một bức tranh mà sức mạnh cùng nỗi đau của nó tác động tới tôi hơn mọi bức tranh trong bảo tàng. Lẽ dĩ nhiên, tôi để hôm sau mới tắm nhằm giữ lại tinh dịch của anh.
Tôi tính xem chúng tôi đã làm tình bao nhiêu lần. Tôi có cảm giác ở mỗi lần, lại có thêm một cái gì đó bổ sung vào mối quan hệ của chúng tôi nhưng cũng thấy rằng chính sự tích tụ các động tác và khoái lạc ấy chắc chắn sẽ khiến chúng tôi rời xa nhau. Chúng tôi vét kiệt vốn ham muốn. Những gì kiếm được trong trật tự của cường độ thể chất bị mất đi trong trật tự của thời gian.
Tôi rơi vào giấc ngủ chập chờn trong đó tôi có cảm giác mình đang ngủ trong cơ thể của anh. Ngày hôm sau, tôi sống trong nỗi ngây độn mà ở đó một cái vuốt ve anh đã thực hiện cứ mãi trở đi trở lại, một câu anh đã thốt ra cứ lặp đi lặp lại. Anh không biết những từ tiếng Pháp bậy bạ, hoặc giả anh không muốn dùng chúng bởi vì đối với anh những từ ấy không chất chứa cấm đoán xã hội, những từ cũng trong trắng như những từ khác (như việc các từ bậy trong ngôn ngữ nước anh cũng là như vậy đối với tôi). Trên tàu R.E.R., trong siêu thị, tôi nghe thấy giọng anh thì thào "ngậm của anh vào đi". Một lần, ở bến Opéra, mải đắm chìm vào cơn vơ vẩn, tôi đã để chuyến tàu mà tôi phải lên đi qua mà không hề nhận ra.
Cơn đê mê đó dần dà tan đi, tôi lại bắt đầu chờ một cú điện thoại, ngày tháng của cuộc gặp gần nhất càng xa dần thì nỗi đau khổ và bồn chồn càng lúc càng tăng thêm. Cũng y hệt như sau mỗi bài thi trước kia, ngày thi càng trôi xa thì tôi càng tin chắc mình đã rớt, càng nhiều ngày anh không gọi nối tiếp nhau trôi đi, tôi càng chắc chắn anh đã bỏ tôi.
Những giây phút duy nhất không có anh mà tôi thấy hạnh phúc là những lúc tôi đi mua váy mới, khuyên tai mới, tất mới, rồi thử chúng ở nhà trước gương, vì cái lý tưởng, bất khả thi, vốn dĩ nằm ở chỗ mỗi lần anh lại thấy một phục trang khác. Anh trông thấy cùng lắm là năm phút chiếc áo sơ mi của tôi hoặc đôi giày cao gót mới, rồi chúng sẽ bị quăng quật ở bất kỳ đâu cho tới khi anh đi. Tôi cũng biết sự vô dụng của quần áo trước cái ham muốn mới mà anh có thể có đối với một phụ nữ khác. Nhưng xuất hiện trong bộ đồ anh từng thấy đối với tôi dường như là lỗi lầm, là sự hời hợt trong nỗ lực tiến về một dạng hoàn hảo mà tôi hướng tới trong mối quan hệ với anh.
Page12
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Trong cùng mong muốn hoàn hảo đó, tôi giở xem qua tại một siêu thị lớn Các kỹ thuật của tình yêu thể chất. Bên dưới nhan đề, có thêm "đã bán 700.000 bản".
Thường thì, tôi có cảm giác mình trải qua cơn cuồng si ấy như lúc đang viết một cuốn sách: vẫn cùng cái đòi hỏi phải thành công ở mỗi cảnh, vẫn cùng mối bận lòng về chi tiết. Và cho đến cả ý nghĩ rằng nếu có chết sau khi đi được tới cùng cơn cuồng si ấy - mà không đưa ra nghĩa cụ thể nào cho "đi được tới cùng" - như hẳn tôi có thể chết sau khi viết xong cái này trong vài tháng nữa, thì tôi cũng thây kệ.
Trước những người mà tôi hay gặp, tôi tìm cách không để lộ chút ám ảnh nào của mình trong lời lẽ, dẫu cho điều này đòi hỏi một sự cảnh giác khó lòng lúc nào cũng giữ nổi. Ở hiệu cắt tóc, tôi trông thấy một phụ nữ ăn nói liến thoắng, mà ai cũng đáp lại hết sức bình thường cho tới lúc, đầu ngửa vào bồn gội, cô ta nói "tôi đang điều trị thần kinh". Ngay lập tức, hầu như không thể nhận ra, thợ làm đầu nói chuyện với cô ta với sự dè dặt đầy xa cách, như thể lời thú nhận bột phát đó là chứng cứ cho chứng loạn óc ở cô ta. Tôi sợ mình cũng có vẻ không bình thường như thế nếu nói "tôi đang sống trong một cơn cuồng si". Thế nhưng, những lúc ở cùng các phụ nữ khác, tại quầy thu ngân siêu thị, tại ngân hàng, tôi hay tự hỏi liệu họ có giống như tôi, đầu óc lúc nào cũng vương vấn nghĩ tới một người đàn ông, nếu không, họ làm thế nào để sống như vậy được, tức là - căn cứ theo cuộc sống của tôi trước đó - chỉ biết chờ đợi mỗi cuối tuần, một bữa đi ăn hàng, buổi tập gym hay kết quả học tập của con cái: mọi thứ đó đối với tôi giờ đây hoặc nặng nề hoặc chẳng khiến tôi đoái hoài.
Khi có một lời tâm sự, một người đàn bà hay một người đàn ông thú nhận mình đang trải qua, hay từng trải qua, "một cuộc tình khùng điên với một anh kia" hoặc "một mối quan hệ bạo liệt với ai đó", thỉnh thoảng tôi lại muốn phó mặc mình. Lúc niềm hân hoan của sự đồng lõa tiêu tan, tôi tự trách mình vì đã buông thả, dẫu có ít thế nào. Những cuộc trò chuyện ấy, ở đó tôi cứ liên tục đối đáp với câu chuyện của người kia bằng những câu "tôi cũng thế, đối với tôi cũng vậy, tôi cũng làm y hệt, v.v.", đột nhiên tôi thấy dường như chúng thật xa lạ với thực tại cơn cuồng sỉ của mình, thật vô tích sự. Thậm chí, có điều gì đó mất đi trong cơn dạt dào tình cảm ấy.
Page13
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Tôi chỉ để lộ cho các con trai, đang là sinh viên và không đều đặn về nhà tôi, chút thực tiễn tối thiểu đủ đảm bảo cho tôi dễ dàng tiếp tục mối quan hệ kia. Vậy là chúng phải gọi điện thoại để biết có thể về nhà hay không và, nếu đang ở nhà thì chúng cần rời đi ngay khi A. thông báo mình sắp tới. Cách sắp xếp đó không gây ra chút khó khăn nào - ít nhất là ở bên ngoài. Nhưng tôi những muốn giữ kín hoàn toàn bí mật này với các con tôi, cũng y như trước kia tôi luôn giấu các cuộc tán tỉnh cùng những phiêu lưu tình ái của tôi với bố mẹ. Chắc hẳn là vì muốn tránh lời phán xét của họ. Cũng vì bố mẹ và con cái là những người cuối cùng có thể thoải mái chấp nhận dục tính của những người gần gũi họ nhất về mặt xác thịt và mãi mãi là những người bị cấm ngặt. Vì rằng con cái luôn chối từ sự hiển nhiên in rõ trong đôi mắt lơ đãng, trong sự im lặng lơ đễnh của mẹ chúng: đối với người mẹ ấy, vào một số thời điểm, chúng không hơn gì đám mèo con đối với một con mèo cái sốt ruột chạy theo đám mèo đực2.
2 Trên tạp chí Mari-Claire, một số thanh niên được phỏng vấn kết án thẳng thừng những mối tình của bà mẹ ly thân hoặc ly hôn của chúng. Một đứa con gái nói, đầy căm hận: "Các tình nhân của mẹ tôi chỉ được mỗi tích sự là làm bà ấy mơ mộng." Còn tích sự nào tốt hơn đây?
Page14
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
|
T
rong quãng thời gian ấy, tôi không một một lần nào nghe nhạc cổ điển, tôi thích các bài hát hơn. Những bài ướt át hơn cả, mà trước đây tôi chẳng hề chú ý, khiến tôi choáng váng.
Chúng nói rất thẳng thắn chẳng chút xa xôi về sự tuyệt đối của dục vọng và cả tính phổ quát của nó. Nghe Sylvie Vartan hát khi ấy "đó là định mệnh, thú vật", tôi chắc chắn mình không phải người duy nhất cảm thấy điều đó. Những bài hát đồng hành và hợp thực hóa những gì tôi đang trải qua.
trên các tờ báo phụ nữ tôi đọc mục cung hoàng đạo trước tiên.
tôi cảm thấy muốn xem ngay lập tức bộ phim nào đó mà tôi tin là có chứa câu chuyện của mình, hết sức thất vọng khi người ta không còn chiếu nó ở đâu nữa bởi nó đã cũ như Vương quốc nhục cảm của Oshima.
tôi vừa cho tiền những người đàn ông, đàn bà ngồi trong hành lang bến tàu điện ngầm vừa thầm ước anh sẽ gọi điện thoại cho tôi vào buổi tối. Tôi hứa sẽ gửi 200 franc cho hội Cứu trợ nhân dân nếu anh tới gặp tôi trước một mốc thời gian mà tôi đã định. Trái ngược với cách sống thường lệ của mình, tôi dễ dàng ném tiền qua cửa sổ. Việc đó đối với tôi dường như là một phần trong sự tiêu tốn chung, cần thiết, không thể tách rời khỏi cơn cuồng si của tôi dành cho A., bao gồm cả sự tiêu tốn thời gian, mà tôi đánh mất vào những mơ mẩn và chờ đợi, và lẽ dĩ nhiên, cả sự tiêu tốn cơ thể: làm tình đến mệt lử, như thể đó là lần cuôi. (Điều gì đảm bảo rằng đó chẳng phải lần cuối?)
một chiều nọ anh đang ở đây, tôi đã đốt ngún tấm thảm phòng khách đến trơ hết cả sợi vì đặt một ấm cà phê nóng bỏng lên đó. Tôi chẳng để tâm. Thậm chí, mỗi lần trông thấy dấu tích đó, tôi lại sung sướng nhớ lại buổi chiều ấy với anh.
những điều phiền toái của cuộc sống thường nhật không kích thích được tôi. Tôi chẳng bận tâm tới cuộc đình công suốt hai tháng trong ngành bưu tá vì A. không gửi thư cho tôi (chắc hẳn do sự thận trọng của người có vợ). Tôi bình thản chờ đợi trong những lúc tắc đường, ở quầy ngân hàng, và không nổi điên trước sự đón tiếp quạu quọ của một nhân viên. Chẳng gì khiến tôi thấy sốt ruột. Tôi cảm thấy đối với mọi người một sự kết hợp của
Page15
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
cảm thông, đau đớn và tình bác ái. Tôi cảm thông với những người sống bên lề nằm vạ vật trên các băng ghế, những vị khách của các cô gái điếm, một nữ du khách vùi đầu vào quyển sách của nhà Harlequin (nhưng hẳn tôi sẽ không nói được có điều gì giống nhau giữa tôi với họ).
một lần, trong lúc trần truồng đi lấy bia ở tủ lạnh, tôi nhớ đến những người phụ nữ, sống một mình hay có chồng, các bà mẹ của gia đình, những người, ở khu phố tuổi thơ tôi, lén lút đón tiếp đàn ông vào buổi chiều (người ta nghe thấy mọi điều - không thể nào tách bạch được rằng hàng xóm chê trách những người ấy vì hạnh kiểm kém hay vì họ dành thời gian trong ngày cho khoái lạc thay vì lau chùi cửa kính). Tôi hài lòng sâu sắc khi nghĩ tới họ.
* * *
Toàn bộ quãng thời gian ấy, tôi có cảm giác trải qua cơn cuồng si ấy theo lối tiểu thuyết, nhưng giờ thì tôi không biết, tôi đang viết nó theo lối nào, lối lời chứng, thậm chí lối tâm sự hệt như cái lối vẫn có trên các tờ báo phụ nữ, lối tuyên ngôn hay biên bản, hay thậm chí của bình luận văn bản.
Tôi đang không kể chuyện về một mối quan hệ, tôi đang không kể một câu chuyện (nó vuột thoát khỏi tôi quá nửa) với niên đại chính xác, "anh đến vào ngày 11 tháng Mười một", hoặc xấp xỉ, "nhiều tuần trôi qua". Đối với tôi, không có cái đó trong mối quan hệ này, tôi chỉ biết có hiện diện hoặc vắng mặt. Tôi chỉ tích cóp các dấu hiệu của một dục vọng, cứ không ngừng chao đảo giữa "luôn luôn" và "một hôm", như thể cái danh sách kiểm kê đó sẽ cho phép tôi đạt tới thực tại của dục vọng ấy. Lẽ dĩ nhiên ở đây, trong việc liệt kê và miêu tả các sự kiện, không có cả mỉa mai lẫn giễu cợt, vốn dĩ là hai cách thức kể lại sự việc cho người khác hay cho chính mình sau khi đã trải qua chúng, chứ không phải cảm thấy chúng vào thời điểm đó.
Về nguồn gốc cơn cuồng si của tôi, tôi không có ý định tìm kiếm nó ở lịch sử xa xôi của mình, cái lịch sử mà hẳn một bác sĩ tâm phân học sẽ bắt tôi tái tạo, hay lịch sử gần đây, tôi cũng không định tìm ở các hình mẫu văn hóa tình cảm từng ảnh hưởng lên tôi từ tuổi thơ (Cuốn theo chiều gió, Phèdre hoặc các bài hát của Piaf cũng có tính quyết định ngang với mặc cảm
Page16
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Oedipus). Tôi không muốn giải thích cơn cuồng si của mình - hẳn điều đó càng đồng nghĩa với việc coi nó là một sai lầm hay một rối loạn cần được bào chữa - mà chỉ đơn giản là bày nó ra.
Có lẽ, những dữ kiện duy nhất cần được coi trọng là những dữ kiện vật chất, là thời gian và tự do mà tôi đã dùng khi trải qua điều đó.
* * *
Anh thích com lê Saint-Laurent, cà vạt Cerruti và những chiếc xe ô tô to. Anh lái nhanh, hay nháy đèn, chẳng nói chẳng rằng, như thể phó mặc hoàn toàn cho cảm giác được tự do, mặc đẹp, ở vị trí thống trị trên một xa lộ nước Pháp, vốn dĩ anh tới từ một nước phía Đông. Anh rất thích khi người ta nói trông anh nhang nhác Alain Delon. Tôi đoán - trong chừng mực ta có thể đoán chính xác khi đó là một người nước ngoài - rằng anh không bị những điều thuộc về tri thức và nghệ thuật thu hút dù chúng khiến anh thích thú. Trên ti vi, anh thích nhất các trò chơi và xê ri phim Santa Barbara. Tất cả những cái đó tôi chẳng quan tâm. Chắc là vì có thể tôi coi các sở thích của A., người nước ngoài, trước hết là khác biệt văn hóa, trong khi nếu một người đàn ông Pháp có cùng những sở thích ấy, hẳn thoạt tiên tôi sẽ thấy đó là khác biệt xã hội. Hoặc, có lẽ, tôi thích tìm lại được ở A. cái phần "hãnh tiến" hơn cả của chính tôi: tôi từng là một đứa con gái thèm khát váy vóc, đĩa nhạc cùng các chuyến đi xa, bị tước mất những thứ tài sản đó ở giữa bọn bạn có chúng - tương ứng hình ảnh của A. "bị tước mất" cùng cả dân tộc anh, chỉ khát khao mỗi chuyện được sở hữu những chiếc sơ mi đẹp và những đầu quay video trong các tủ kính bày hàng ở phương Tây3.
Anh uống rượu nhiều, như thói thường của các nước phía Đông. Điều này làm tôi khiếp hãi do khả năng bị tai nạn trên xa lộ lúc anh rời đi nhưng không khiến tôi thấy chán ghét. Ngay cả
3 Người đàn ông ấy vẫn đang sống ở đâu đó trên thế giới. Tôi không thể miêu tả anh kỹ hơn, cung cấp các dấu hiệu có thể xác định được danh tính của anh. Anh "sống cuộc đời mình" rất kiên định, tức là đối với anh không có tác phẩm nào quan trọng hơn việc sống cuộc đời đó. Việc chuyện rất khác ở tôi không cho phép tôi để lộ anh là ai. Anh không chọn có mặt trong cuốn sách của tôi mà chỉ chọn trong cuộc đời của tôi.
Page17
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
khi nhiều lúc anh chân nam đá chân chiêu, hoặc vừa ợ hơi vừa hôn tôi. Ngược lại, tôi sung sướng vì được nhập vào anh trong một khởi đầu gớm ghiếc.
Tôi không biết bản chất mối quan hệ của anh với tôi là gì. Hồi đầu, tôi đã suy diễn từ một số manh mối - vẻ sung sướng và thái độ im lặng của anh khi ngắm tôi, nói "anh phóng như điên đến đây đấy", kể cho tôi nghe về tuổi thơ anh - rằng anh cảm thấy cùng cơn cuồng si giống tôi. Sau đó sự chắc chắn ấy đã lung lay. Tôi thấy dường như anh e dè hơn, có xu hướng bớt thổ lộ tâm tình hơn - nhưng chỉ cần anh nhắc với tôi về bố anh, về những quả phúc bồn tử mà anh hái trong rừng năm mười hai tuổi là đủ để tôi đổi ý. Anh không còn tặng tôi gì nữa - những lúc nhận hoa hay một quyển sách từ bạn bè, tôi nghĩ tới những ân cần mà anh cho là không cần phải có đối với tôi, nhưng ngay tức khắc: "Anh tặng cho mình ham muốn của anh." Tôi thèm khát ghi lấy những câu từ mà tôi coi là dấu hiệu ghen tuông ở anh, chứng cứ duy nhất, theo tôi, của tình yêu nơi anh. Sau một thời gian tôi nhận ra rằng "Giáng sinh này em có đi đâu không?" chỉ là một câu hỏi thông thường hay thực tế, nhằm dự tính có hoặc không một cuộc hẹn, chứ chẳng hề là cách thức giả đò nhằm biết xem tôi có định đi trượt tuyết với ai không (có lẽ thậm chí anh còn mong tôi sẽ đi để anh gặp một phụ nữ khác?). Tôi hay tự hỏi những buổi chiều dành cho tình ái ấy có nghĩa gì với anh không. Chắc hẳn không gì khác ngoài chính cái đó, làm tình. Dẫu thế nào, việc tìm các lý do bổ sung cũng ích gì đâu, hẳn tôi sẽ chỉ chắc chắn được vào một điều: anh ham muốn hoặc anh không ham muốn. Sự thật duy nhất không thể chối cãi hiển hiện khi tôi nhìn dương vật của anh.
* * *
Việc anh là người nước ngoài càng khiến cho mọi cách diễn giải về hành xử của anh, vốn dĩ được khuôn theo một nền văn hóa mà tôi chỉ biết mỗi khía cạnh du lịch, những hình ảnh sáo mòn, càng không chắc chắn. Thoạt tiên tôi thấy nản chí trước các giới hạn hiển nhiên đó trong việc thông hiểu lẫn nhau, lại được củng cố thêm bởi chuyện, anh thì nói tiếng Pháp khá giỏi, còn tôi không nói được ngôn ngữ của anh. Rồi tôi chấp nhận rằng tình huống này giúp tôi tránh ảo tưởng tin vào mối giao tiếp hoàn hảo, thậm chí hòa vào nhau, giữa chúng tôi. Trong độ vênh tí chút giữa tiếng Pháp anh dùng so với cách dùng thông thường, trong sự do dự mà thỉnh thoảng tôi cảm thấy ở nghĩa mà anh gán cho một từ, vào mọi giây phút tôi đều đo đếm được độ đại khái
Page18
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
trong những trao đổi lời lẽ. Tôi có đặc quyền được trải nghiệm từ đầu, thường trực, với đầy đủ ý thức, cái mà người ta rốt cuộc luôn phát hiện được trong ngây độn và hoảng loạn: người đàn ông ta yêu là một người nước ngoài.
* * *
Các bó buộc mà hoàn cảnh đàn ông có vợ của anh áp đặt lên tôi - không gọi điện thoại cho anh - không gửi thư cho anh - không tặng anh những món quà mà anh khó giải thích - luôn luôn phụ thuộc vào các cơ hội được tự do của anh - chẳng hề khiến tôi thấy lộn tiết.
tôi đưa anh những bức thư mà tôi đã viết sẵn lúc anh rời khỏi nhà tôi. Ngờ rằng, đọc xong chúng rồi, có lẽ anh sẽ xé nhỏ rồi ném chúng xuống xa lộ, việc ấy không ngăn cản tôi tiếp tục viết cho anh.
tôi cẩn thận không để lại dấu hiệu nào của mình trên quần áo anh và không tạo vết trên da anh. Mong muốn tránh cho anh khỏi mọi cảnh cãi cọ với vợ cũng nhiều như mong muốn không gây cho anh nỗi căm hận hẳn có thể dẫn anh tới chỗ bỏ tôi. Cũng vì cùng lý do đó, tôi tránh gặp anh tại các nơi cô ta đi cùng anh. Tôi sợ để lộ mối liên hệ mà chúng tôi có với nhau trước mặt cô ta, do một cử chỉ bột phát - vuốt ve gáy của A., chỉnh lại một chi tiết trên trang phục của anh. (Tôi cũng không muốn phải đau khổ vô ích vì phải tưởng tượng, như mỗi lần nhìn thấy cô ta, cảnh A. đang làm tình với cô ta - việc tôi đánh giá cô ta chẳng mấy đáng kể, việc anh làm vậy có lẽ vì anh "có sẵn cô ta trong tay" chẳng thể chống lại nỗi dằn vặt từ một cảnh tượng như thế.)
Thậm chí, các bó buộc ấy lại là nguồn gốc của chờ đợi và ham muốn. Vì lúc nào anh cũng gọi cho tôi từ những buồng điện thoại công cộng, vốn hoạt động phập phù, khi tôi nhấc máy thường không có ai ở đầu dây bên kia. Dần dà, tôi biết được rằng cú gọi "giả" đó báo trước một cú gọi thật, muộn nhất là mười lăm phút sau đó, thời gian kịp tìm ra một buồng điện thoại hoạt động bình thường. Cú gọi câm đầu tiên đó là dấu hiệu báo trước giọng anh, một lời hứa hẹn (hiếm hoi) nào đó về hạnh phúc, và cái quãng thời gian phân tách tôi với cú gọi tiếp theo mà khi ấy anh sẽ gọi tên tôi và "ta gặp nhau được chứ?", một trong những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất.
Page19
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Buổi tối, ngồi trước ti vi, tôi tự hỏi anh có đang xem cùng chương trình hay cùng bộ phim với tôi hay chăng, nhất là nếu chủ để là về tình yêu hay tình dục, nếu kịch bản có nết tương đồng với hoàn cảnh của chúng tôi. Lúc đó tôi tưởng tượng anh vừa xem Người phụ nữ nhà bên vừa thay chúng tôi vào chỗ các nhân vật. Nếu anh bảo tôi quả thật anh đã xem bộ phim ấy, tôi có xu hướng nghĩ rằng anh đã chọn nó tối hôm đó là vì chúng tôi và rằng, khi được thể hiện trên màn hình, anh hẳn đã thấy câu chuyện của chúng tôi đẹp hơn, dẫu thế nào nó cũng đã được chứng minh. (Lẽ dĩ nhiên, tôi mau chóng gạt đi cái suy nghĩ theo đó mối quan hệ của chúng tôi có thể, ngược lại, khiến anh thấy nguy hiểm, bởi trong điện ảnh, mọi đam mê ngoài hôn nhân đều kết thúc rất tồi tệ4.)
Thỉnh thoảng, tôi tự nhủ có lẽ anh trải qua cả một ngày chẳng hề nghĩ tới tôi giây nào. Tôi thấy anh thức dậy, uống cà phê, nói chuyện, cười, như thể tôi không tồn tại. Sự chênh lệch với nỗi ám ảnh ở chính tôi ấy khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Làm sao có thể vậy được. Nhưng chính anh hẳn cũng sửng sốt lắm nếu biết anh không rời khỏi đầu óc tôi từ sáng đến tối. Không có lý do nào cho thấy thái độ của tôi hay thái độ của anh đúng đắn hơn. Theo một nghĩa nào đó, tôi may mắn hơn anh nhiều.
Những lúc đi bộ trong Paris, trông thấy trên các đại lộ những chiếc xe ô tô lớn chỉ có mỗi người đàn ông lái xe, mang dáng dấp một cán bộ cao cấp bận rộn lướt qua, tôi lại nhận thấy rằng A. chỉ là một người như họ, không hơn không kém, trước hết lo âu cho sự nghiệp của mình, với những cơn hứng tình, có thể là vì yêu, cứ dăm ba năm một lần, dành cho một phụ nữ mới. Phát hiện đó giải thoát cho tôi. Tôi quyết định không gặp anh nữa. Tôi chắc chắn đối với tôi anh đã trở nên vô danh và chẳng đáng quan tâm giống những kẻ bóng bẩy ngồi trong những chiếc xe BMW hay R 25 kia. Nhưng vừa đi bộ tôi vừa ngắm nhìn, qua những tủ kính bày hàng, váy vóc và đồ lót như đang dự tính cho cuộc hẹn tới.
4 Loulou của Pialat, Trop belle pour toi của Blier, v.v.
Page20
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Những khoảnh khắc tách được mình ra xa ấy, ngắn ngủi, đều xuất phát từ bên ngoài, chứ tôi không kiếm tìm chúng. Ngược lại, tôi tránh các dịp có thể giật tôi khỏi nỗi ám ảnh của mình, đọc sách, đi chơi và mọi hoạt động tôi thích trước đây. Tôi khát khao cảnh vô công rồi nghề hoàn toàn. Tôi dữ dội từ chối một phần việc làm thêm mà giám đốc định bảo tôi làm, gần như thóa mạ
ông qua điện thoại. Tôi thấy dường như mình chính đáng khi chống lại những gì ngăn cản tôi lao thân vô chừng vào các cảm giác và vào những câu chuyện tưởng tượng về cơn cuồng si nơi tôi.
Trên tàu nội vùng R.E.R., trên tàu điện ngầm, trong các phòng chờ, mọi nơi được phép không phải dự vào bất kỳ việc gì, vừa ngồi xuống, tôi liền bước vào cơn mơ mẩn về A. Đúng giây phút tôi rơi vào trạng thái ấy, một cơn co thắt sung sướng diễn ra trong óc tôi. Tôi có cảm giác đang buông mình theo khoái cảm thể chất, như thể bộ não, dưới sự ào tới lặp đi lặp lại của cùng những hình ảnh, cùng những kỷ niệm, có thể sướng, rằng nó cũng là một bộ phận tình dục giống các bộ
phận khác.
* * *
Lẽ dĩ nhiên tôi không cảm thấy chút ngượng ngùng nào khi viết những điều này, do kỳ hạn phân tách thời điểm chúng được viết ra, khi chỉ mình tôi thấy chúng, với thời điểm chúng sẽ được nhiều người đọc và cái thời hạn đó, tôi có cảm giác, sẽ chẳng bao giờ đến. Từ đây tới lúc đó, tôi có thể gặp tai nạn, chết, có thể xảy ra chiến tranh hay cách mạng. Chính do kỳ hạn đó, bây giờ
tôi có thể viết, cũng gần như việc hồi mười sáu tuổi tôi phơi mình dưới nắng rát cả một ngày liền, hai mươi tuổi thì làm tình không dùng biện pháp tránh thai: không hề nghĩ gì đến hậu quả.
(Như vậy, thật sai lầm khi người ta đồng hóa người viết về cuộc đời mình với một kẻ phô bày, bởi vì kẻ phô bày có độc một ham muốn, bày ra và được nhìn thấy cùng lúc.)
Page21
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
|
M
ùa xuân, cảnh chờ đợi của tôi trở nên liên miên. Nắng nóng đã xuất hiện sớm ngay từ đầu tháng Năm. Những vạt váy mùa hè xuất hiện trên phố, hàng hiên quán cà phê kín
người ngồi. Người ta không ngừng nghe thấy một điệu nhảy hương xa, được một giọng phụ nữ nghèn nghẹt lẩm nhẩm, điệu lambada. Toàn bộ đều muốn nói đến các khả thể mới của khoái lạc mà tôi gán cho A. dự định tranh thủ bên ngoài tôi. Tôi thấy vị trí của anh, các chức vụ của anh tại Pháp dường như rất cao, có khả năng thu hút sự ngưỡng mộ của mọi phụ nữ, tôi thì mất giá theo tỉ lệ nghịch, vì không tìm ra lợi ích nào có thể giữ anh lại bên tôi. Những lúc đi Paris, dầu là tới khu phố nào đi nữa, tôi đều trông đợi thấy anh băng ngang qua trên xe ô tô với một phụ nữ ngồi bên. Tôi bước đi thật thẳng, trong tư thế thờ ơ đầy cao ngạo từ trước dành cho cuộc gặp kia. Việc cuộc gặp đó, rất hiển nhiên, không bao giờ diễn ra gần như làm tôi thấy thất vọng hơn: tôi bước đi, mồ hôi toát đầm đìa dưới ánh mắt tưởng tượng của anh, trên đại lộ Italiens trong khi anh ở
nơi khác, không thể nắm bắt. Viễn cảnh thấy anh lái xe, kính hạ, bật đài cát xét hết nấc, hướng về phía công viên Sceaux hoặc rừng Vincennes, cứ thế đeo đuổi tôi.
Một hôm tôi bắt đầu đọc bài phóng sự về một nhóm vũ công từ Cuba sang Paris biểu diễn, trên một tuần báo truyền hình. Tác giả nhấn mạnh vào độ nhục cảm và sự tự do của phụ nữ Cuba. Một bức ảnh chụp nữ vũ công được phỏng vẫn, cao, mái tóc đen, cặp chân dài hở hang. Càng đọc, dự cảm của tôi càng lớn. Đến cuối, tôi chắc chắn là A., vốn dĩ biết Cuba, đã gặp nữ vũ công trong ảnh. Tôi thấy anh cùng cô ta trong phòng khách sạn và vào giây phút ấy hẳn chẳng gì có thể thuyết phục tôi rằng cảnh đó không phải là thật. Ngược lại, tôi thấy chính cái giả thuyết rằng việc ấy không xảy ra mới thật ngu xuẩn và không sao tưởng tượng nổi.
Khi anh gọi điện để hẹn gặp, cú điện thoại vốn được hy vọng cả trăm lần ấy của anh không thay đổi được gì, tôi vẫn ở trong cơn căng thẳng đau đớn hệt như trước đó. Tôi đã bước vào trạng thái mà kể cả giọng nói của anh trong thực tại cũng không làm tôi thấy sung sướng được. Mọi thứ đều là sự thiếu hụt không điểm kết, chỉ trừ khoảnh khắc chúng tôi ở cùng nhau mà làm tình. Và nữa, tôi bị ám ảnh bởi khoảnh khắc tiếp theo sau, lúc anh đã đi khỏi. Tôi trải qua khoái lạc như nỗi đau tương lai.
Page22
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Không ngừng ham muốn cắt đứt, để khỏi phải ở dưới vòng kiềm tỏa của một cú điện thoại, khỏi đau đớn, và tức khắc hình dung những gì mà điều đó giả định vào ngay phút đoạn tuyệt: một chuỗi ngày chẳng trông đợi gì. Tôi thấy thà cứ tiếp tục bằng bất kỳ giá nào - rằng anh có người phụ nữ khác, nhiều người (tức là nỗi đau đớn còn lớn hơn so với nỗi đau đớn khi tôi muốn bỏ
anh). Nhưng bên cạnh hư vô thoáng thấy đó, hoàn cảnh hiện tại của tôi dường như sung sướng, cơn ghen của tôi, một dạng đặc quyền mong manh mà hẳn tôi sẽ phát điên nếu muốn kết thúc, bởi vì điều đó rồi một ngày hẳn sẽ tới dù tôi không muốn, khi anh đi khỏi hoặc khi anh bỏ tôi.
Tôi tránh các dịp gặp anh ở bên ngoài giữa những người khác, vì không chịu nổi chuyện nhìn thấy anh chỉ để nhìn thấy anh. Vậy nên tôi không đến một lễ khai trương mà anh được mời, tuy nhiên cả buổi tối tôi bị ám ảnh với hình ảnh này của anh, tươi cười và xăng xái bên một người đàn bà khác, y như cái cách anh từng thể hiện với tôi khi chúng tôi làm quen với nhau. Sau đó, có người bảo tôi là ở buổi tối hôm ấy có ba người húi cua một cạo trọc. Tôi nhẹ cả người, sung sướng tự nhắc đi nhắc lại với mình cụm từ ấy, như thể có tồn tại mối tương quan giữa bầu không khí một buổi tiếp tân, số lượng phụ nữ được mời và những gì chỉ tùy thuộc vào tình cờ gặp gỡ - khi đó chỉ một phụ nữ là đủ -, vào ham muốn của anh với người đó, hoặc không, ham muốn tán tỉnh cô ta.
Tôi tìm cách biết những trò giải trí của anh cùng các cuộc đi chơi của anh vào cuối tuần. Tôi nghĩ "vào lúc này anh đang ở trong rừng Fontainebleau, anh đang chạy bộ - anh đang trên đường đi Deauville - trên bãi biển, bên cạnh vợ anh", v.v. Nếu biết thì tôi thấy được trấn an, tôi có cảm giác rằng việc có thể định vị anh ở chỗ nào đó, vào thời điểm nào đó, giúp tôi phòng tránh được sự thiếu chung thủy. (Cái lòng tin mà tôi xích lại gần với lòng tin, cũng vô cùng bền bỉ, hòng tưởng tượng rằng biết được nơi tổ chức tiệc hoặc nơi các con trai tôi đi nghỉ là đã đủ đảm bảo giúp chúng thoát khỏi một tai nạn, ma túy hoặc chết đuối.)
* * *
Mùa hè ấy tôi không muốn đi nghỉ, không muốn sáng ra tỉnh dậy trong một căn phòng khách sạn, thấy trước mặt mình một ngày không có cuộc gọi nào của anh để đợi. Nhưng không chịu đi
Page23
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
nghỉ, ấy là thú nhận với anh cơn cuồng si của mình còn rõ ràng hơn cả việc bảo anh "em phát điên vì anh". Một hôm tôi lên cơn muốn đoạn tuyệt, tôi quyết định ngay lập tức đặt vé tàu hỏa và khách sạn cho hai tháng nữa, ở Florence. Tôi hết sức thỏa mãn với hình thức đoạn tuyệt ấy, khi mà tôi không buộc lòng phải bỏ anh. Tôi thấy thời điểm khởi hành dần tới giống thời điểm một bài thi mà tôi đã đăng ký trước đó từ lâu và đã không chuẩn bị gì - với cảm giác bức bối và vô tích sự. Trên giường nằm ở toa tàu, tôi không ngừng hình dung mình trên cùng chuyến tàu ấy nhưng lần này là quay về Paris, tám hôm sau: viễn cảnh về một hạnh phúc phi thường, gần như bất khả (có lẽ tôi sẽ chết ở Florence, tôi sẽ không bao giờ gặp lại anh nữa), càng khiến tôi thêm kinh hãi vì mỗi lúc một rời xa Paris, khiến tôi cảm thấy quãng thời gian ngăn cách giữa đi và về kéo dài vô tận và tàn khốc.
Điều tồi tệ hơn cả là không thể cứ ở trong phòng khách sạn cả ngày, chờ chuyến tàu sẽ đưa tôi về lại Paris. Cần phải biện minh cho chuyến đi bằng cách miệt mài tiến hành các chuyến thăm thú văn hóa, những cuộc dạo chơi mà tôi vốn có thói quen thực hiện vào kỳ nghỉ. Tôi đi bộ hàng tiếng đồng hồ, ở Oltrarno, vườn Bobili, cho tới tận quảng trường San Michelangelo, San Miniato. Tôi vào mọi nhà thờ mở cửa, lẩm nhẩm ba điều ước (do tin rằng một trong ba sẽ được thỏa nguyện - lẽ dĩ nhiên tất cả chúng đều liên quan đến A.), và tôi ngồi nán lại trong không khí mát mẻ và im lặng, theo đuổi một trong vô số kịch bản (một kỳ lưu trú cùng nhau tại Florence, mười năm nữa gặp lại nhau ở một sân bay, v.v.), chúng cứ liên tục tới với tôi, ở khắp mọi nơi, từ sáng đến tối.
Tôi không hiểu được việc người ta cứ tìm trong sách hướng dẫn mốc ngày tháng, lời chú giải cho mỗi bức tranh, tất cả những điều chẳng có chút quan hệ nào với cuộc đời riêng của họ. Tôi chỉ sử dụng các tác phẩm nghệ thuật theo lối đam mê. Tôi quay lại nhà thờ Badia vì chính ở đó Dante đã gặp Beatrice. Những bức tranh tường đã bị xóa đi một phần ở Santa Croce khiến tôi choáng váng do câu chuyện của tôi hẳn rồi một ngày nào đó cũng trở nên giống chúng, các mẩu bợt màu trong ký ức anh và ký ức tôi.
Tại các viện bảo tàng tôi chỉ nhìn thấy những biểu hiện của tình yêu. Tôi bị các bức tượng đàn ông trần truồng thu hút. Ở chúng, tôi thấy lại được hình dáng cặp vai của A., cái bụng của anh, dương vật của anh, và nhất là rãnh nhỏ chạy theo đường cong bên trong hông xuống tới hốm bẹn. Tôi không sao mà đi xa nổi khỏi bức tượng David của Michelangelo, kinh ngạc tới
Page24
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
mức đau đớn vì người đã diễn tả được thật tuyệt vời vẻ đẹp cơ thể đàn ông lại là một người đàn ông chứ không phải đàn bà. Ngay cả khi điều đó được lý giải là bởi hoàn cảnh bị thống trị của phụ nữ, tôi vẫn thấy như thể có điều gì đó đã vĩnh viễn bị thiếu hụt mất5).
Trên tàu, lúc quay về, tôi có cảm giác mình đã viết ra cơn cuồng si của mình theo đúng nghĩa đen ở Florence, bằng cách bước đi trên phố, bằng cách ghé bảo tàng, bị ám ảnh bởi A., thấy mọi thứ với anh, ăn và ngủ cùng anh trong cái khách sạn ồn ào bên bờ sông Arno ấy. Hẳn chỉ cần tôi quay lại để đọc câu chuyện đó, về một người đàn bà yêu một người đàn ông, vốn dĩ là câu chuyện của tôi. Tám ngày một mình ấy, không nói năng, chỉ trừ với người phục vụ quán ăn, bị ám ảnh bởi hình ảnh A. (tới mức sửng sốt khi những kẻ tán tỉnh xáp lại, chẳng lẽ bọn họ không thấy nó hiện rõ mồn một trong cơ thể tôi à?), rốt cuộc với tôi như một thử thách còn làm cho tình yêu trở nên hoàn hảo hơn. Một dạng tiêu tốn bổ trợ, lần này là của trí tưởng tượng và ham muốn trong thiếu vắng.
5 Cũng như vậy, tôi thấy tiếc vì không có bức tranh nào, được phụ nữ vẽ, gợi lên nhiều cảm xúc không thể nói ra như bức tranh của Courber cho thấy lồ lộ âm hộ bày ra của một phụ nữ đang nằm, bị khuất mặt, và bức tranh đó mang tên Nguồn gốc thế giới
Page25
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
|
A
nh đã rời Pháp và về nước cách đây sáu tháng. Chắc hẳn tôi sẽ không bao giờ còn gặp lại anh. Hồi đầu, những lúc tỉnh dậy vào hai giờ sáng, sống hay chết tôi thấy chẳng khác gì
nhau. Toàn cơ thể khiến tôi đau. Tôi những muốn giật nỗi đau ra nhưng nó ở khắp chốn. Tôi mong sao có tên trộm nào lẻn vào phòng và giết tôi. Trong ngày, tôi cố sao để lúc nào cũng bận rộn, tránh ngồi không, bằng không thì sẽ tiêu (khi đó là nghĩa mơ hồ của cái từ ấy, chìm vào trầm uất, bắt đầu rượu chè, v.v.). Cùng mục đích ấy, tôi cố công ăn mặc và trang điểm tử tế, đeo kính áp tròng thay vì đeo mắt kính, mặc cho cái thao tác đó đòi hỏi tôi phải rất can đảm. Tôi không thể cả xem ti vi lẫn đọc tạp chí, hết thảy quảng cáo nước hoa hay lò vi sóng đều chỉ cho thấy mỗi điều này: một người đàn bà đang đợi một người đàn ông. Tôi ngoái đầu không nhìn những lúc đi ngang qua cửa hàng bán đồ lót.
Những lúc thực sự quá tệ, tôi cảm thấy ham muốn mãnh liệt đi xem bói bài, tôi thấy dường như đó là điều sống còn duy nhất mình có thể làm. Một hôm, tôi tìm tên các bà thầy bói trên máy tính Minitel. Danh sách rất dài. Một người còn đặc biệt nói rằng mình đã dự đoán được động đất ở San Francisco và cái chết của Dalida. Suốt quãng thời gian tôi dùng để chép những cái tên cùng số điện thoại, tôi sống trong niềm hứng khởi hệt như những khi thử một cái váy mới dành cho A. vào tháng trước đó, như thể tôi vẫn đang làm điều gì đó cho anh. Sau đó, tôi không gọi cho bà thầy bói nào, tôi sợ bà ta sẽ dự đoán cho tôi là anh sẽ không bao giờ quay lại. Tôi nghĩ "thế thì tôi cũng tự biết được", chẳng chút ngạc nhiên. Tôi không thấy được tại sao mình lại không tự biết.
Một đêm, ý muốn đi xét nghiệm HIV lướt qua óc tôi: "Ít nhất thì anh hẳn đã để lại cho mình cái đó."
Tôi muốn dùng hết sức mình nhớ lại cơ thể anh, từ tóc xuống đến các ngón chân. Tôi đã nhìn thấy được, rất cụ thể, cặp mắt màu lục của anh, chuyển động của lọn tóc phía trên vầng trán anh, đường cong đôi vai anh. Tôi cảm nhận được răng của anh, bên trong miệng anh, hình dáng hai đùi, làn da của anh. Tôi nghĩ rằng có rất ít thứ giữa sự tái tạo ấy và ảo giác, giữa ký ức và cơn điên.
Page26
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Một lần, nằm sấp, tôi tự làm mình sướng, tôi thấy như thể đó là anh làm sướng.
Suốt nhiều tuần:
tôi tỉnh dậy giữa đêm, cứ thế nằm tới sáng trong trạng thái mù mờ, tỉnh nhưng không có khả năng suy nghĩ. Tôi muốn vùi mình vào giấc ngủ nhưng nó cứ liên tục như thể ở lại bên dưới tôi.
tôi không thấy muốn dậy. Tôi nhìn thấy cả ngày trước mặt, không dự định. Có cảm giác thời gian chẳng còn dẫn tôi đến điều gì nữa, nó chỉ làm tôi già đi.
ở siêu thị, tôi hay nghĩ, "mình không còn cần mua cái này nữa" (whisky, hạnh nhân, v.v.).
tôi nhìn những cái áo sơ mi, những đôi giày, mà tôi từng mua vì một người đàn ông, giờ trở lại thành thứ trang phục chẳng chút ý nghĩa, chỉ để theo đúng mốt. Liệu có thể ham muốn những thứ này, bất kỳ thứ gì, mà không phải là vì ai đó, vì phục vụ tình yêu hay chăng? Tôi cần một cái khăn san vì trời rất lạnh: "Anh sẽ không thấy nó."
tôi không chịu nổi ai. Những người tôi vẫn còn giao du được là những người tôi quen hồi quan hệ với A. Họ hiện ra trong cơn cuồng si của tôi. Ngay cả nếu họ không tạo cho tôi bất kỳ hứng thú hay chút coi trọng nào, tôi vẫn dành cho họ một sự trìu mến. Nhưng tôi không thể xem trên ti vi một người dẫn chương trình, một diễn viên mà trước đó, ở người này, tôi vốn thích thấy lại dáng điệu, các điệu bộ, đôi mắt của A. Những dấu hiệu ấy của anh ở một người khác, mà vốn tôi chẳng đoái hoài, giống một trò bịp. Tôi căm ghét những kẻ cứ tiếp tục giống A. đó.
tôi ước, nếu anh gọi điện cho tôi trước cuối tháng thì tôi sẽ quyên năm trăm franc cho một tổ chức nhân đạo.
tôi tưởng tượng rằng chúng tôi gặp lại nhau tại một khách sạn, một sân bay, hoặc giả anh gửi cho tôi một búc thư. Tôi đáp lại những lời mà anh đã không nói, những từ mà anh sẽ chẳng bao giờ viết.
nếu trở lại một nơi tôi từng đến hồi năm ngoái khi anh còn ở đây - chỗ nha sĩ hoặc một cuộc họp giáo viên -, tôi sẽ mặc lại bộ đồ khi ấy, tìm cách tự thuyết phục mình rằng cùng
Page27
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
hoàn cảnh hẳn sẽ tạo ra cùng hiệu ứng, rằng hẳn đến tối anh sẽ gọi điện cho tôi. Đi nằm vào quãng nửa đêm, mệt nhoài, tôi nhận thấy suốt cả ngày mình đã thực sự tin sẽ có cú gọi đó.
Trong những cơn mất ngủ, thỉnh thoảng tôi nhớ tới Venise nơi tôi đã nghỉ một tuần ngay trước khi gặp A. Tôi gắng nhớ lại thời gian biểu cùng lộ trình của mình khi ấy, tôi tự dịch chuyển đến Zattere, trên các phố nhỏ ở Giudecca. Tôi tái tạo căn phòng của mình ở khu phụ khách sạn La Calcina, cố công nhớ lại mọi điều, cái giường chật, cửa sổ bị bít nhìn xuống đằng sau quán cà phê Cucciolo, cái bàn phủ khăn trắng trên đó tôi đã đặt mấy quyển sách, tôi liệt kê nhan đề
những cuốn ấy. Tôi lần lượt đếm những thứ có ở đó, tìm cách vét cho kiệt nội dung của một địa điểm nơi tôi đã ở trước khi câu chuyện với A. bắt đầu, cứ như thể một cuộc kiểm kê hoàn hảo sẽ cho phép tôi sống lại câu chuyện ấy. Vẫn với lòng tin y hệt, thỉnh thoảng thực sự tôi có thôi thúc quay lại Venise, tới cùng khách sạn, cùng căn phòng.
Trong giai đoạn đó, mọi ý nghĩ của tôi, tất thảy hành động của tôi đều là sự lặp lại trước đó. Tôi muốn ép hiện tại phải trở lại thành quá khứ mở ra hạnh phúc.
Tôi cứ đếm suốt "anh đi đã hai tuần, năm tuần rồi", và "hồi năm ngoái, đúng ngày này, mình đã ở đây, làm việc này". Về bất kỳ điều gì, một trung tâm thương mại khai trương, Gorbachev thăm Paris, chiến thắng của Chang tại giải Roland-Garros, ngay tức thì tôi bật ra: "Đấy là khi anh còn ở đây." Tôi thấy lại các khoảnh khắc của thời kỳ ấy, vốn dĩ chẳng có gì đặc biệt - tôi đang ở trong phòng tra cứu tài liệu của trường Sorbonne, tôi bước đi trên đại lộ Voltaire, tôi thử chân váy tại một cửa hàng Benetton - với cảm giác mình vẫn còn ở thời kỳ đó mạnh tới nỗi tôi tự hỏi tại sao không thể chuyển vào cái ngày đó, khoảnh khắc đó, theo cùng cách thức khi người ta chuyển từ căn phòng này sang căn phòng khác.
Trong mơ, tôi cũng có ham muốn về thời gian có thể đảo ngược ấy. Tôi nói chuyện và cãi cọ với mẹ tôi (đã qua đời), sống trở lại, nhưng trong mơ tôi biết - và bà cũng thế - là bà đã mất. Chuyện đó chẳng hề có chút tính chất ngoạn mục nào, cái chết đã ở đằng sau lưng bà, như "đã xong việc cần làm", chỉ vậy thôi. (Dường như giấc mơ ấy thường đến với tôi.) Một lần khác, là một bé gái mặc đồ bơi bị mất tích trong một cuộc dã ngoại. Việc tái dựng tội ác đã diễn ra ngay lập tức. Đứa
Page28
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
bé lúc đó sống lại để tự thực hiện lại lộ trình đã dẫn nó tới cái chết. Nhưng đối với vị thẩm phán việc biết sự thật đã phức tạp hóa quá trình tái dựng. Trong các giấc mơ khác, tôi đánh mất túi xách, bị lạc đường, tôi không chuẩn bị kịp va li để lên một chuyến tàu sắp khởi hành. Tôi nhìn thấy lại A. ở giữa nhiều người, anh không nhìn tôi. Chúng tôi ngồi cùng nhau trên taxi, tôi vuốt ve anh, dương vật anh vẫn không phản ứng gì. Sau đó, anh lại xuất hiện với tôi cùng ham muốn của anh. Chúng tôi gặp lại nhau trong nhà vệ sinh một quán cà phê, trên con phố chạy dọc theo một bức tường, anh không nói năng gì mà ôm lấy tôi.
Cuối tuần, tôi ép mình thực hiện một hoạt động thể chất nặng nhọc, dọn dẹp nhà cửa, làm vườn. Tối đến, tôi kiệt sức, chân tay rã rời, giống sau khi A. đã qua buổi chiều ở nhà tôi. Nhưng ở đây, đó là cơn mệt rỗng, không kèm kỷ niệm về một cơ thể khác, và nó làm tôi thấy thật kinh hãi.
* * *
Tôi bắt đầu kể "từ tháng Chín tôi đã chẳng làm gì ngoài đợi một người đàn ông", v.v., khoảng hai tháng sau khi A. rời đi, tôi không biết là ngày nào nữa. Trong khi tôi có thể nhớ được chính xác mọi điều dính líu tới mối quan hệ của tôi với A., những cuộc bạo loạn hồi tháng Mười ở Algérie, cái nóng bức và bầu trời phủ đầy mây hôm 14 tháng Bảy năm 1989, thậm chí những chi tiết nhỏ nhặt hơn cả, như là mua một bộ xử lý âm thanh vào tháng Sáu, hôm trước một cuộc hẹn, tôi lại không thể móc nối việc viết một trang cụ thể vào với một trận mưa như trút hay với một trong các sự kiện xảy ra trên thế giới suốt năm tháng qua, bức tường Berlin sụp đổ và cuộc hành hình Ceauşescu. Thời gian của việc viết chẳng có gì chung với thời gian của cơn cuồng si.
Thế nhưng, khi tôi bắt đầu viết, thì đấy là nhằm ở lại trong thời gian đó, khi mọi thứ đều đi theo cùng một hướng, từ việc chọn một bộ phim cho đến chọn một thỏi son, hướng về phía ai đó. Thì quá khứ chưa hoàn thành mà tôi bột phát dùng ngay từ những dòng đầu tiên là thì của quãng thời gian mà tôi không muốn kết thức, thì của "vào thời ấy cuộc sống tươi đẹp hơn", thì của chuỗi lặp lại vĩnh cửu. Đó cũng là nhằm tạo ra một nỗi đau thay thế cho sự chờ đợi lúc trước, những cú điện thoại cùng các cuộc hẹn. (Tận giờ đây, việc đọc lại những dòng đầu tiên ấy cũng khiến tôi đau đớn giống như khi nhìn và chạm vào cái áo choàng tắm vải bông mà anh hay mặc lúc đến nhà tôi và cởi ra khi mặc lại quần áo để rời đi. Khác ở chỗ: những trang viết ấy sẽ luôn
Page29
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
luôn giữ ý nghĩa đối với tôi, có lẽ đối với cả một số người khác, trong khi cái áo choàng tắm - vốn dĩ chỉ có nghĩa đối với tôi - rồi một ngày sẽ không còn gợi lên gì nữa và rồi tôi sẽ nhét nó vào một thùng đựng quần áo cũ. Tôi phải tìm cách cứu cả cái áo choàng tắm, bằng cách viết ra điều ấy.)
Nhưng tôi vẫn sống tiếp. Tức là vào giây phút tôi ngừng lại, viết không ngăn cản tôi cảm thấy thiếu vắng người đàn ông mà tôi không còn nghe được giọng nói anh, cái âm sắc nước ngoài, không còn chạm được vào da anh, người đang có cuộc sinh tồn mà tôi không sao hình dung nổi ở một đô thành lạnh lẽo - người đàn ông thực, ngoài tầm với hơn so với người đàn ông được viết ra, được chỉ định bằng chữ viết tắt A. Vậy là tôi tiếp tục sử dụng mọi phương cách hòng chịu được nỗi sầu muộn, nuôi niềm hy vọng khi về lý mà nói, chẳng hề có hy vọng: chơi trò xếp bài trên máy tính, để mười franc vào cốc của một người ăn xin ở Auber kèm lời ước, "anh sẽ gọi điện, anh sẽ quay lại", v.v. (Và có lẽ, xét cho cùng, viết là một trong các cách đó.)
Bất chấp nỗi chán nản không muốn gặp người khác, tôi nhận lời tham gia hội thảo tại Copenhagen vì đó sẽ là dịp để gửi cho anh một dấu hiệu sống kín đáo, một bưu thiếp mà tôi tin nhất định anh sẽ hồi đáp. Ngay khi tới Copenhagen, tôi chỉ nghĩ đến mỗi việc ấy, mua bưu thiếp, chép lại lên đó vài câu mà tôi đã hết sức cẩn thận nghĩ ra từ trước khi đi, tìm một hòm thư. Trên máy bay quay về, tôi tự nhủ mình đến Đan Mạch chỉ để gửi bưu thiếp cho một người đàn ông.
Tôi muốn đọc lại cuốn này hay cuốn kia trong số những cuốn mà tôi đã đọc hết sức mơ hồ khi A. vẫn còn ở đây. Có cảm giác cảnh chờ đợi, những giấc mơ của quãng thời gian ấy đã được đặt vào đó và hẳn tôi sẽ tìm lại được cơn cuồng si của mình hệt như những gì tôi trải qua khi ấy. Thế nhưng tôi không sao quyết làm việc đó được, cứ mê muội lùi mãi lại khoảnh khắc mở chúng ra, như thể Anna Karenina là một trong những tác phẩm huyền bí bị yểm bùa, rằng người ta không được lật trang này bằng không sẽ gặp bất hạnh.
Một lần, tôi nảy ra ham muốn mãnh liệt đi tới ngõ Cardinet, quận 17, nơi tôi đã lén lút phá thai cách đây hai mươi năm. Tôi cảm thấy dường như mình nhất định phải nhìn thấy lại con phố ấy, tòa nhà ấy, leo lên căn hộ nơi chuyện đó đã diễn ra. Như thể hy vọng mờ mịt rằng một nỗi đau cũ có thể hóa giải nỗi đau hiện tại.
Page30
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Tôi xuống ở bến Malesherbes trên một quảng trường mà cái tên chắc hẳn mới đặt không gợi cho tôi điều gì. Tôi phải hỏi đường một ông bán rau. Tấm biển viết ngõ Cardinet đã bị xóa đi một phần. Các mặt tiền nhà được trát lại, màu trắng. Tôi đi đến số nhà mà tôi còn nhớ và đẩy cửa, một trong những cửa hiếm hoi không gắn hệ thống số bấm điện tử. Trên tường có tấm bảng viết tên các chủ nhà. Bà già hộ lý đã chết, hoặc đã đến ở một nhà dưỡng lão ngoài ngoại ô, giờ những người ở tầng lớp cao hơn sống tại phố này. Trong lúc bước về phía bến tàu điện ngầm Pont
Cardinet, tôi nhìn thấy lại cảnh mình đi bên cạnh người phụ nữ đó, bà ta nằng nặc đòi đưa tôi ra ga gần đó, chắc là để đảm bảo tôi không ngã gục trước nhà bà ta với que dò trong bụng. Tôi nghĩ "mình từng ở đây một ngày nọ." Tôi tìm khác biệt giữa thực tại đã qua ấy và một hư cấu, có lẽ chỉ đơn giản là cảm giác nghi ngại đó, rằng tôi từng ở nơi này một ngày nọ, vì hẳn tôi sẽ không cảm nhận được điều ấy với một nhân vật tiểu thuyết.
Tôi lại lên tàu điện ngầm tại bến Malesherbes. Chuyến đi đó chẳng thay đổi được gì nhưng tôi hài lòng vì đã làm xong, đã nối lại với một nỗi cô quạnh cũng có nguồn gốc từ một người đàn ông.
(Có phải chỉ một mình tôi là quay lại nơi mình từng phá thai? Tôi tự hỏi phải chăng mình viết ra nhằm biết xem người khác có làm hay cảm thấy những điều giống thế, nếu không thì để họ thấy rằng cảm thấy như vậy là bình thường. Thậm chí, để họ, khi đến lượt, trải qua chúng trong lúc quên mất mình từng đọc chúng ở đâu đó vào một hôm nào đó.)
* * *
Giờ đang là tháng Tư. Buổi sáng, có những khi tôi tỉnh dậy mà ý nghĩ về A. không tới với tôi ngay lập tức. Cái ý tưởng lại tận hưởng "những thú vui nho nhỏ của cuộc đời" - nói chuyện với bạn bè, đi xem phím ngoài rạp, ăn tối thật ngon - khiến tôi ít hãi hùng hơn. Tôi vẫn ở trong thời
Page31
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
gian của cơn cuồng si (vì rồi một ngày tôi sẽ không còn nhận ra là mình không nghĩ đến A. lúc tỉnh dậy) nhưng không còn như trước nữa, nó đã thôi liên tục6.
Các chi tiết về anh, những lời anh từng nói với tôi, đột nhiên quay trở lại. Như là, anh từng đến rạp xiếc Moscow và rằng người huấn luyện mèo "không thể tin nổi". Trong thoáng chốc, tôi thấy trong lòng bình thản vô cùng, tương tự như sự bình thản tôi cảm thấy khi ra khỏi một giấc mơ, ở đó tôi vừa nhìn thấy anh mà không biết khi ấy mình đang mơ. Có cảm giác mọi thứ đã quay trở lại đúng trật tự, rằng "giờ thì tốt rồi". Rồi tôi ước chừng những lời đó được quy chiếu vào thứ gì đó đã xa xôi, một mùa đông nữa đã qua, người huấn luyện mèo có lẽ đã rời khỏi rạp xiếc, "ông ta thật không thể tin nổi" thuộc về một thời sự đã lỗi thời.
Trong một cuộc trò chuyện, đột nhiên tôi nghĩ mình hiểu ra một thái độ của A. hoặc phát hiện được một khía cạnh trong mối quan hệ của chúng tôi mà trước đó tôi không hình dung ra. Một đồng nghiệp uống cà phê cùng tôi tâm sự rằng anh đã có mối quan hệ rất thiên về thể xác với một phụ nữ có chồng nhiều tuổi hơn anh: "Những lúc rời khỏi nhà cô ấy vào buổi tối, tôi vừa hít thở không khí ngoài phố vừa có một cảm giác nam tính thật tuyệt." Tôi nghĩ có lẽ A. cũng từng có cảm giác giống như vậy. Tôi sung sướng với khám phá đó, tuy nhiên không thể xác nhận, như thể tôi đã nắm bắt được, điều mà những kỷ niệm không mang lại cho tôi, một cái gì đó bất diệt.
Tối nay, trên tàu R.E.R., hai đứa con gái nói chuyện trước mặt tôi. Tôi nghe thấy câu "họ sống ở nhà riêng tại Barbizon". Tôi tìm xem cái tên ấy nhắc cho tôi điều gì và nhớ ra, sau vài phút, rằng A. từng nói với tôi là có một Chủ nhật anh đã đến đó cùng vợ. Ấy là một kỷ niệm cũng tương tự như một kỷ niệm khác, chẳng hạn cái kỷ niệm mà hẳn cái tên Brunoy sẽ gợi lên cho tôi, một người bạn gái đã không gặp từ lâu sống ở đó. Vậy là, thế giới lại bắt đầu có ý nghĩa ở bên ngoài A.? Người huấn luyện mèo ở rạp xiếc Moscow, cái áo choàng tắm vải bông, Barbizon, toàn bộ
6 Tôi chuyển từ thì quá khứ chưa hoàn thành, những gì từng - nhưng cho tới lúc nào? - sang thì hiện tại - nhưng từ khi nào? - vì không có giải pháp nào tốt hơn. Bởi tôi không thể nhận thức được sự chuyển hóa chính xác của cơn cuồng si tôi dành cho A., ngày qua ngày, chỉ dừng lại ở những hình ảnh, tách biệt các dấu hiệu của một thực tại mà mốc thời gian xuất hiện - như trong lịch sử chung - không khống thể xác định chắc chắn.
Page32
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
văn bản được phác thảo trong óc tôi ngày qua ngày kể từ đêm đầu tiên, với các hình ảnh, cử chỉ, lời lẽ - tổng thể những ký hiệu dựng nên cuốn tiểu thuyết không viết ra của một cơn cuồng si bắt đầu rã tan. Từ văn bản sống ấy, văn bản này chỉ là cặn, dấu vết nhỏ nhoi. Giống văn bản kia, rồi một ngày, nó sẽ chẳng là gì đối với tôi.
Thế nhưng, tôi không sao rời khỏi nó được, không khác gì việc tôi từng không rời bỏ được A. hồi năm ngoái, vào mùa xuân, khi sự chờ đợi và nỗi khát khao anh trong tôi không gián đoạn. Dẫu biết rằng trái ngược với cuộc đời, tôi không có gì để hy vọng từ việc viết, nơi chỉ xảy ra những gì người ta đặt vào đó. Tiếp tục, cũng chính là đẩy lui nỗi hoảng sợ phải đưa cái này cho những người khác đọc. Chừng nào còn nhất thiết phải viết, chừng ấy tôi không bận lòng đến khả
năng ấy. Giờ đây khi tôi đã đi đến cùng sự nhất thiết đó, tôi vừa nhìn những trang đã viết, đầy kinh ngạc và có gì đó như nỗi xấu hổ, thứ tôi vốn chưa từng cảm thấy - ngược lại - vừa cảm nhận cơn cuồng si của mình, không hơn so với trong lúc thuật lại nó. Với viễn cảnh sẽ được xuất bản, các phán xét, các giá trị "bình thường" của thế giới tiến lại gần. (Có khả năng cái bổn phận phải trả lời các câu hỏi thuộc dạng "đây có phải là tự truyện?", phải biện minh điều này điều kia, ngăn cản mọi loại sách được ra đời, không thì phải dưới hình thức tiểu thuyết, vốn có vẻ ngoài được bảo toàn.)
Cả ở đây, trước các trang giấy phủ đầy chữ viết gạch xóa chi chít, không ai ngoài tôi đọc nổi, tôi có thể tin rằng đây là một cái gì đó riêng tư, gần như trẻ con, không gây hậu họa - giống các lời tỏ tình và những câu bậy bạ tôi viết vào mặt trong các tờ giấy bọc vở, ở trên lớp, cùng tất cả những gì người ta có thể bình thản viết, không bị trừng phạt, chừng nào còn chắc chắn là sẽ chẳng ai thấy. Khi tôi bắt đầu gõ văn bản này trên máy, lúc nó hiện ra trước mắt tôi dưới dạng các ký tự công cộng, sự trong trắng của tôi sẽ kết thúc.
Page33
H
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
tháng Hai năm 1991
|
ẳn tôi có thể dừng lại ở câu trước và làm như thể chẳng gì trong số những điều đang diễn ra trên thế giới và trong cuộc đời tôi còn có thể can thiệp vào văn bản này được nữa. Coi
như nó đã ra khỏi thời gian, nhìn chung là sẵn sàng để đọc. Nhưng chừng nào những trang này vẫn còn thuộc cá nhân, còn trong tầm tay như chúng hiện tại, ngày hôm nay, chừng ấy việc viết vẫn luôn để ngỏ. Tôi thấy dường như bổ sung những gì thực tại đã mang tới còn quan trọng hơn là thay đổi vị trí một tính từ.
Giữa khoảnh khắc tôi ngừng viết, hồi tháng Năm năm ngoái, và giờ đây, ngày 6 tháng Hai năm 1991, cuộc xung đột được dự đoán giữa Iraq và liên quân phương Tây đã bùng nổ. Một cuộc chiến tranh "sạch sẽ" theo lời tuyên truyền, dẫu cho số bom đã ném xuống Iraq "nhiều hơn cả số bom ném xuống nước Đức trong suốt Thế chiến thứ hai" (Le Monde số ra tối nay) và dẫu nhiều nhân chứng nói đã nhìn thấy trẻ con ở Baghda, bị điếc đặc bởi bom nổ, bước đi trên đường phố như kẻ say xỉn. Người ta chỉ đợi những sự kiện đã được loan báo nhưng không xảy tới, cuộc tấn công trên mặt đất của các "đồng minh", một cuộc tấn công hóa học của Saddam Hussein, một vụ tấn công vào Galeries Lafayette. Vẫn nỗi hoảng sợ ấy, vẫn ham muốn ấy - và sự bất khả - khi biết sự thật, như cái thời của cơn cuồng si. Điểm giống nhau dừng ở đó. Không còn ở bất kỳ đâu, cả giấc mơ lẫn trí tưởng tượng.
Chủ nhật đầu tiên của cuộc chiến đó, vào buổi tối, điện thoại đổ chuông. Giọng của A. Trong vòng vài giây, tôi thấy kinh hoàng. Tôi nhắc lại tên anh, vừa nói vừa khóc. Anh thì nói, "anh đây, anh đây", thật chậm. Anh muốn gặp tôi ngay, anh sẽ đi taxi đến. Trong nửa tiếng đồng hồ còn lại cho tôi trước khi anh tới nơi, tôi trang điểm, sửa soạn trong cơn điên rồ. Sau đó tôi đợi ở hành
Page34
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
lang, quấn quanh mình cái khăn san anh chưa nhìn thấy bao giờ. Tôi ngây ra nhìn cánh cửa. Anh bước vào mà không gõ cửa, như trước kia. Chắc anh đã uống rất nhiều, anh lảo đảo bước đến ôm chầm lấy tôi và đi ngật ngưỡng leo cầu thang dẫn lên phòng ngủ.
Sau đó, anh chỉ muốn uống cà phê. Cuộc đời anh, ở vẻ ngoài, không thay đổi, vẫn cùng công việc ấy ở phía Đông như hồi ở Pháp, không có con mặc dù vợ anh muốn có một đứa. Anh vẫn có dáng vẻ trẻ trung ở tuổi ba mươi tám, với chút gì đó nhậu nhĩ hơn trên khuôn mặt. Móng tay của anh không sạch sẽ như trước, bàn tay ráp hơn, chắc hẳn do cái lạnh ở quê hương. Anh cười rất nhiều khi tôi trách anh không gửi cho tôi dấu hiệu sống nào kể từ lúc rời đi: "Thế tức là anh sẽ gọi điện cho em, chào, khỏe không. Rồi gì nữa?" Anh đã không nhận được tấm bưu thiếp tôi gửi cho anh từ Đan Mạch tới địa chỉ cơ quan cũ của anh ở Paris. Chúng tôi mặc lại quần áo nằm hỗn độn trộn lẫn vào với nhau trên sàn nhà và tôi tiễn anh về khách sạn, gần quảng trường Ngôi Sao. Tại những chỗ dừng đèn đỏ, từ Nanterre tới Pont-de-Neuilly, chúng tôi hôn nhau và vuốt ve nhau.
Dưới hầm ngầm La Défense, lúc quay về, tôi nghĩ, "câu chuyện của mình đâu rồi?". Rồi, "mình chẳng còn chờ gì nữa".
Ba hôm sau anh đi, chúng tôi không gặp lại lần nào nữa trong quãng thời gian ấy. Trên điện thoại, trước khi đi, anh bảo tôi "anh sẽ gọi cho em". Tôi không biết điều đó muốn nói anh sẽ gọi điện thoại cho tôi từ đất nước anh hay từ Paris khi nào anh có dịp quay lại đây. Tôi đã không hỏi anh.
Tôi có cảm giác cuộc trở lại đó đã không xảy ra. Nó không ở đầu trong thời gian câu chuyện của chúng tôi, chỉ là một mốc ngày tháng, 20 tháng Một. Người đàn ông trở lại buổi tối hôm đó cũng không phải cái người tôi mang trong mình suốt cả năm anh ở đây, sau đó khi tôi viết. Người đàn ông ấy tôi sẽ không bao giờ còn gặp lại nữa. Thế nhưng, chính cuộc trở lại đó, phi thực, gần như không tồn tại, thứ đã khiến cơn cuồng si của tôi có đầy đủ ý nghĩa, tức là không có nghĩa, lại là thực tại mãnh liệt nhất và khó lý giải hơn cả trong suốt hai năm.
Page35
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
* * *
Trên bức ảnh này, bức ảnh duy nhất chụp anh mà tôi có, hơi mờ, tôi thấy một người đàn ông cao, tóc vàng, nhang nhác Alain Delon. Mọi điều của anh đều từng quý giá đối với tôi, cặp mắt của anh, cái miệng của anh, dương vật của anh, các kỷ niệm tuổi thơ của anh, cái cách đột ngột cầm lấy thứ gì đó của anh, giọng nói của anh.
Tôi đã muốn học ngôn ngữ nước anh. Tôi đã giữ lại, không rửa một cái cốc anh từng uống.
Tôi đã muốn máy bay đưa tôi từ Copenhagen về bị rơi nếu không bao giờ còn gặp lại anh nữa.
Hồi mùa hè năm ngoái, tại Padoue, tôi đã áp bức ảnh này lên vách ngôi mộ Thánh Antoine - cùng những người áp khăn mùi soa, tờ giấy viết lời cầu xin của họ được gập vào - để anh quay lại.
Việc anh "xứng đáng" với điều đó hay không hiển nhiên đâu có nghĩa gì. Và việc toàn bộ chuyện này bắt đầu trở nên xa lạ đối với tôi như thể đó là về một phụ nữ khác không thay đổi gì ở điều sau đây: nhờ anh, tôi đã tiến lại gần ranh giới phân tách tôi với người khác, đến độ đôi khi tưởng tượng là mình vượt được qua nó.
Tôi đã đo thời gian theo cách khác, bằng toàn bộ cơ thể mình.
Tôi đã phát hiện được người ta có khả năng làm những gì, tức là mọi thứ. Những ham muốn tuyệt đỉnh hay chết người, không có phẩm giá, những niềm tin cùng hành xử mà tôi từng thấy ngớ ngẩn ở những người khác chừng nào chính tôi còn chưa viện đến chúng. Anh đã nối tôi vào với thế giới nhiều hơn, dẫu anh không hề biết.
Anh từng bảo tôi "em đừng viết sách về anh đấy nhé". Nhưng tôi không viết một cuốn sách về anh, thậm chí cũng không viết về tôi. Tôi chỉ đưa ra thành từ ngữ - mà chắc hắn anh sẽ không đọc, những từ vốn dĩ không dành cho anh - những gì mà sự tồn tại của anh, chỉ riêng nó thôi, đã mang đến cho tôi. Một dạng báo đáp.
Page36
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Hồi tôi còn bé, sự xa xỉ đối với tôi đó là áo choàng lông thú, các thứ váy dài cùng những biệt thự ven biển. Về sau, tôi đã tưởng ấy là sống một cuộc đời trí thức. Giờ đây tôi thấy có thể sống trọn cơn cuồng si dành cho một người đàn ông hoặc một người đàn bà cũng chính là xa xỉ.
Page37
Cơn Cuồng Si | Annie Ernaux
Mục Lục
Bắt đầu ....................................................................................................................6 Nội dung truyện ......................................................................................................8 Hè năm nay ..................................................................................................8
Kể từ tháng ..................................................................................................9
Trong quãng thời .......................................................................................15
Mùa xuân, cảnh .........................................................................................22
Anh đã rời .................................................................................................26
Hẳn tôi có ..................................................................................................34
Page38