" Chuyện Tình - Erich Segal full prc pdf epub azw3 [Lãng Mạn] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chuyện Tình - Erich Segal full prc pdf epub azw3 [Lãng Mạn] Ebooks Nhóm Zalo Chuyện Tình (Love Story) Tác giả: Erich Segal Epub (02/2019): @lamtam, tve-4u.org Chương 1 Biết kể gì về một người con gái hai mươi nhăm tuổi khi nàng đã chết? Kể rằng nàng đẹp, và vô cùng thông minh. Nàng yêu Mozart và Bach, yêu nhóm Beatles, và tôi nữa. Một hôm nàng bỏ hẳn tôi vào cùng một rọ với tất cả mấy người ấy và âm nhạc của họ, tôi hỏi nàng xếp bọn tôi theo thứ tự nào. Nàng nhoẻn miệng cười và bảo “Theo thứ tự chữ cái”. Lúc đó, tôi cũng cười theo. Giờ đây, tôi tự hỏi trên bảng danh sách những người nàng yêu, nàng ghi tên tôi theo tên riêng – tức là đứng sau Mozart – hay theo họ của tôi, tức là cho phép tôi được len lỏi vào giữa Bach và nhó Beatles. Dù thế nào đi nữa, tôi cũng không phải là người đứng đầu. Nói ra thì có vẻ ngớ ngẩn, song tôi không thể chịu được ý nghĩ ấy, vì tôi đã lớn lên với ý nghĩ là ở đâu tôi cũng phải đứng đầu. Ở một số dòng họ có những truyền thống như thế. * * * Đầu năm học cuối cùng, tôi thường đến đọc sách tại thư viện trường nữ sinh Radcliffẹ Không phải chỉ vì cảnh vật ở đấy đáng ngắm, dù rằng phải thú thật nó không làm tôi thờ ơ mà ngược lại, còn vì đó là một nơi yên tĩnh, không ai biết đến tôi, và các sách tra cứu lại ít bị mượn. Mai đã là ngày thi sử và tôi vẫn chưa giở trang nào trong số các cuốn sách cần đọc – một bệnh dịch tràn lan ở trường đại học Harvard. Tôi mới đi kiếm tại thư viện Radcliffe một trong những cuốn sách thông thái ấy để nó giúp tôi thoát nạn ngày hôm sau. Ở quầy thủ thư có hai cô gái. Một cô trông như một cái cây xanh tươi được tưới tắm chu đáo, dễ hình dung ra với cái vợt quần cặp bên nách, còn cô kia là một con mèo đeo kính. Tôi chọn con mèo con bốn mắt. Chỗ bạn có cuốn Sự suy tàn của thời kỳ Trung cổ không? Cô nàng ngẩng đầu lên nhìn tôi: – Trường anh không có thư viện à? – Cô bạn ơi, sinh viên trường Harvard có quyền đến đọc sách ở thư viện Harvard cơ mà. – Tôi không nói đến quyền, anh sinh viên Dự bị ạ. Tôi nói đến đạo lý con người. Trường các anh có năm triệu cuốn sách, còn ở đây chúng tôi vỏn vẹn chỉ có vài ba nghìn. May cho tôi chưa, cô nàng thuộc loại đáo để! Loại con gái nghĩ rằng số nữ sinh viên trường Radcliffe chỉ bằng một phần năm số nam sinh viên trường Harvard cho nên họ thông minh gấp năm lần. Nói chung, đó là loại thiếu nữ mà tôi thích xắt ra thành mảnh nhỏ, nhưng trong lúc này tôi cần đến cuốn sách khốn kiếp kia quá đi mất. – Này cô bạn, tôi cần đến cuốn sách khốn kiếp ấy lắm. – Yêu cầu không được nói năng lỗ mãng ở đây, anh Dự bị ạ. – Cái gì mà cô bạn nghĩ tôi đã theo lớp Dự bị. Cô gái bỏ cặp kính xuống rồi mới trả lời: – Anh trông có vẻ giàu và ngốc. – Nhầm rồi – tôi báo lại – sự thật là tôi nghèo và học giỏi. – Ồ, không phải thế đâu, anh Dự bị ạ, tôi mới là học trò nghèo và giỏi. Nàng nhìn thẳng vào đôi mắt tôi với đôi mắt nâu. Tôi có thể có vẻ giàu có, đúng thế, nhưng tôi không chịu để cho một con mèo con Radcliffe coi thường tôi, dù cho con mèo đó có đôi mắt đẹp đi nữa. – Cô giỏi cái gì? – Tôi vặn hỏi. – Giỏi vì tôi sẽ không nhận lời đi uống cà phê với anh. – Nào tôi đã mời đâu. – Ấy đấy, anh đã thấy anh ngốc chưa? * * * Tôi xin giải thích với các bạn tại sao tôi lại mời nàng đi uống cà phê. Nhờ không ngoan biết đầu hàng vào giây phút quyết định – nghĩa là bỗng nhiên làm ra vẻ muốn mời – tôi mượn được cuốn sách cần. Vì nàng không thể bỏ đi trước giờ đóng cửa thư viện nên tôi có đủ thời giờ nhồi nhét vào óc một số câu tủ về thời kỳ ảnh hưởng suy tàn của giới giáo sĩ nhường chỗ cho ảnh hưởng của chính quyền vào cuối thế kỷ mười một. Trong cuộc thi tôi được A trừ, đúng số điểm tôi thầm cho đôi chân của Jenny khi nàng từ sau quầy thủ thư bước ra. Tôi không thể nói là tôi cũng tặng ngần ấy điểm cho cách ăn mặc của nàng, nó hơi quá lôi thôi so với sở thích của tôi. Tôi đặc biệt không ưa cái túi kiểu túi của người da đỏ mà nàng dùng làm ví. May mà tôi không nói ra, vì sau đó tôi phát hiện chính nàng đã tự nghĩ kiểu và may lấy. Hai chúng tôi đến cửa hàng Mitgie cách đó vài bước. Tôi gọi hai tách cà phê và một chiếc bánh kem chocolate (cho nàng). – Tôi tên là Jennifer Cavilleri, gốc Ý. Tôi cũng đoán vậy. – Tôi ở khoa nhạc – nàng nói tiếp. – Còn tôi là Oliver – Tên riêng hay họ? – Nàng hỏi. – Tên riêng – Rồi tôi thú nhận tên gần đầy đủ của tôi (nghĩa là gần như đầy đủ) là Oliver Barrett. – Thế à? – Nàng thốt lên – Viết như nữ thi sĩ Barrett ấy à? – Đúng – Tôi đáp – Nhưng không có họ hàng gì. Trong giây phút im lặng tiếp theo tôi thầm cảm ơn thánh thần là nàng đã không đặt câu hỏi khó chịu quen thuộc: “Viết như hội trường Barrett ấy à?”. Bởi vì làm con cháu của kẻ đã cho xây hội trường Barrett là một nỗi nhục nhằn đeo đẳng của đời tôi. Đó là tòa nhà to lớn nhất và gớm ghiếc nhất ở trường Harvard, một kiến trúc khổng lồ dựng lên để suy tôn tiền bạc, tính hợm hĩnh và sự tôn sùng quá đáng trường Harvard của dòng họ nhà tôi. Nàng vẫn im lặng. Lẽ nào chúng tôi đã không còn gì để nói với nhau? Hay tôi đã làm nàng chưng hửng khi bảo rằng tôi không phải là một người bà con của nữ thi sĩ Barrett? Nàng vẫn ngồi đấy, hơi mỉm cười với tôi một chút, nhưng chỉ có thế thôi. Để khỏi ngồi ngây ra như phỗng, tôi giở mấy quyển vở ghi bài của nàng. Nét chữ của nàng thật kỳ cục, những chữ nhỏ và nhọn, hoàn toàn không có chữ hoa. Và nàng đang theo một số lớp khá chúa: văn học so sánh 103, nhạc lý 150, nhạc lý 201… – Nhạc lý 201? Có phải là lớp cuối khóa không? Nàng gật đầu, không dấu được vẻ hãnh diện: – Giáo trình âm nhạc đa âm của thời kỳ Phục hưng. – Đa âm là cái gì? – Không dính dáng gì đến xác thịt đâu, anh Dự bị ạ. Mãi thế này, thực không thể chịu đựng được! Nàng không đọc từ Crimdon sao? Nàng không biết tôi là ai sao? – Cô bạn ơi, cô bạn không biết tôi là ai à? – Biết chứ – nàng trả lời với vẻ khinh miệt – Anh là kẻ có cái hội trường Barrett chứ gì? Đúng nàng không biết tôi là ai rồi. – Hội trường Barrett không phải là của tôi – tôi chống chế. Chẳng qua là bố của ông nội tôi đã tặng nó cho trường Harvard. – Để cho cháu nội của con trai cụ cầm chắc một chỗ ở đấy phải không? Thật quá lắm. – Jenny này, nếu cô tin chắc tôi là một thằng mẻng như thế rồi, việc quái gì tôi phải đóng kịch để tôi mời cô đi cà phê? Nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, nhoẻn cười. * * * Nghệ thuật giành thắng lợi, đó còn là phải biết chịu thua một cách thoải mái. Không nghịch lý đâu. Và cái giỏi riêng của trường Harvard là nó có thể biến bất kỳ thất bại nào thành chiến thắng. “Không may hả Barrett? Kể ra các cậu đã chơi một trận cũng ra trò đấy chứ?” “Mình rất mừng là các cậu đã thắng. Mình muốn nói là các cậu đang quá cần một trận thắng”. Tất nhiên, thắng lợi tuyệt đối thì tốt hơn. Tôi muốn nói nếu có thể, làm bàn vào phút cuối cùng tôi vẫn chưa hết hy vọng cuối cùng sẽ chinh phục được cô gái học gạo này của trường Radcliffe. – Cô em học gạo này, tối thứ sáu này là trận đấu khúc côn cầu trên băng với đội Dacmao đấy. – Thì sao? – Tôi muốn cô em đến xem. Với niềm tôn trọng thường có của trường Radcliffe đối với thể thao, nàng trả lời: – Tại sao tôi phải làm khổ mình bằng cách đến xem một trận hốc cây mèng cơ chứ? – Vì tôi chơi trong trận ấy – tôi trả lời với giọng hờ hững. Im lặng một vài phút. Tôi tưởng như nghe thấy cả tiếng tuyết rơi. – Chơi cho bên nào? – Nàng hỏi. Chương 2 Oliver Berrett IV Sinh tại: Ipswich, bang Massachusetts Tuổi: 20 Cao: 1,78m, nặng: 83kg Môn học: Xã hội học Bảng danh dự: 1961, 1962, 1963. Nghề nghiệp dự định: Luật Bây giờ hẳn Jenny đã đọc tiểu sử tóm tắt của tôi trong chương trình thi đấu rồi. Tôi đã ba lần nhắc Victor Claman, người phụ trách việc tổ chức thi đấu của đội tôi, là thế nào cũng phải có một vé. – Khốn khổ, Barrett, đây là lần đầu cậu mời bạn gái sao? – Cậu im đi không, Vic. Mình lại cho cậu vẹo quai hàm bây giờ Trên sân băng, trong lúc chúng tôi khởi động, tôi không ra hiệu với nàng (làm như thế thì ngớ ngẩn quá), thậm chí tôi cũng không ngước mắt về phía nàng nữa. Dẫu vậy, hẳn nàng, nghĩ là tôi nhìn nàng. Dù sao, chắc không phải vì tôn trọng lá Quốc kỳ mà nàng bỏ kính khi cử quốc thiều. Vào giữa hiệp hai, đội chúng tôi đang bằng điểm 0-0 với đội Dartmouth. Nói cho đúng hơn là David Johnston và tôi đang sắp sửa chọc thủng lưới đối phương. Họ nhận ra điều ấy và bắt đầu chơi rắn hơn. Họ rất có thể làm chúng tôi phải bươu đầu mẻ trán rồi mới đánh quỵ được họ. Các cổ động viên đã reo hò đòi cắt tiết. Trong môn khúc côn cầu trên băng, điều đó thực sự có nghĩa là có “tiết” hoặc nếu không thì là một bàn. Tiếng tăm đòi hỏi, tôi không bao giờ khước từ họ, cả thứ nọ lẫn thứ kia. On Reding, trung phong đội Dartmouth, lao lên vượt qua vạch xanh bên chúng tôi, thế là tôi xông vào hắn, cướp lấy quả cầu và lướt về phía khung thành đội hắn. Khán giả gào lên. Tôi nhìn thấy David Johnston ở bên trái tôi, nhưng tôi nghĩ có thể làm bàn một mình vì tôi biết thủ thành đối phương là một tay hơi nhát gan mà tôi đã áp đảo ngay từ hồi còn ở lớp Dự bị. Tôi chưa kịp bắn quả cầu thì hai hậu vệ đội Dartmouth đã nhảy bổ vào tôi làm tôi phải đi vòng cầu môn đối phương để vẫn giữ được cầu. Ba người chứ thế khua gậy phang xuống sân, và phang vào người nhau. Những khi tranh cầu hỗn độn thế này, chính sách của tôi bao giờ cũng là ra sức nện càng mạnh càng tốt vào bất cứ cái gì mang màu áo đối phương. Quả cầu nằm ở đâu đó dưới các giày trượt của chúng tôi nhưng hiện tại chúng tôi chủ yếu đang bận vào việc nện vỡ mặt nhau. Trọng tài thổi còi. – Anh kia… hai phút ngồi tù. Tôi ngẩng đầu. Trọng tài chỉ tôi. Tôi à? Tôi phạm lỗi gì mà bị phạt. – Tôi phạm lỗi gì? Trọng tài không muốn tranh luận với tôi. Ông ta vừ hươ tay ra hiệu vừa hét to bảo các trọng tài phụ: “Số 7 hai phút”. Tôi phản đối đôi chút, nhưng vẫn phải tuân lện. Khàn giả bao giờ cũng chờ đợi những lời phản đối, dù cho lỗi to bằng cái đình. Trọng tài ra hiệu bảo tôi ra khỏi sân. Tức tối, tôi trượt về phía nhà tù. Trong khi bước vào khoang ngồi chịu phạt, nện chiếc giày trượt của tôi lên các bậc gỗ, tôi nghe loa phóng thanh loan báo: “Barrett, đội Harvard, phạt hai phút nghỉ đấu”. Khán giả la ó. Nhiều cổ động viên của Harvard tỏ ý hoài nghi sự tinh tường và chính trực của các trọng tài. Tôi ngồi xuống và thở lấy hơi, không thèm ngẩng đầu lên ngay, đủ để nhìn xuống sân nơi đội Dartmouth bây giờ đã mạnh hơn về số lượng. – Anh làm gì đấy trong khi tất cả các bạn anh đang giao đấu? Đó là tiếng Jennỵ Tôi giả vờ không nghe thấy và để hết tâm trí vào việc cổ vũ các đồng đội. – Tiến lên, Harvard, giành lại cầu! – Anh phạm lỗi gì? Tôi quay lại để trả lời nàng. Dù sao tôi là người đã mời nàng đến xem. Tôi đã nện quá tay. Rồi tôi lại dõi mắt nhìn theo các đồng đội đang cố ghìm chân On Retding không để cho hắn làm bàn. – Lỗi có nặng lắm không? – Thôi Jenny, tôi xin cô. Tôi đang còn bận tính đây này. – Tính cái gì? – Tính xem sẽ nghiền nát thằng cha On Retding kia bằng cách nào. Tôi nhìn xuống sân băng để xem lại sự hỗ trợ tinh thần cho đồng đội. – Anh có phải là một cầu thủ chơi dữ không? Tôi đang dán mắt vào cầu môn bên tôi, lúc nhúc cầu thủ đối phương. Tôi chỉ nôn nóng có một điều: Trở lại sân. Jenny cứ hỏi mãi: – Thế anh có định thử nghiền nát tôi không? Không quay đầu lại tôi đáp: – Ngay bây giờ nếu cô không im đi. – Tôi về đây, xin chào. Khi tôi quay lại thì nàng đã đi mất. Tôi vừa mới đứng dậy đưa mắt tìm nàng thì loa báo hai phút phạt của tôi đã hết. Tôi nhảy qua hàng rào vào sân. Khán giả vỗ tay hoan nghênh tôi trở lại sân. Barrett có mặt, mọi chuyện sẽ ổn đối với đội Harvard. Dù có nấp trốn ở chỗ nào, Jenny cũng không thể không nghe thấy những tiếng reo hò nhiệt tình mà riêng sự có mặt của tôi gây ra. Thế thì nàng ở đâu phỏng có gì quan trọng. Nhưng nàng đang ở đâu? On Rading bắn một quả hốc hiểm mà thủ môn đội chúng tôi gạt sang cho Jen Kennouê lại chuyển về phía tôi. Vừa trượt về phía quả cầu tôi tự nhủ mình có một phần giây đồng hồ để ngẩng đầu lên chỗ các hàng ghế tìm Jennỵ Đó là điều mà tôi làm. Tôi nhìn thấy nàng. Nàng đang ở kia kìa. Còn tôi thì ngã bệt xuống sân băng. Hai cầu thủ đối phương đã đến chân tôi và tôi bị ngã bệt xuống sân. Không ai hiểu nỗi tủi nhục đến nhường nào, Barrett đo sân! Vừa trượt đi, tôi vừa nghe thấy các cổ động viên trung thành của Harvard phàn nàn cho tôi và đám cổ động viên khát máu của Dartmouth đồng thanh hô: “Thịt nó đi! Thịt nó đi!” Jenny sẽ nghĩ thế nào đây? Đội Dartmouth đã lại đẩy trái cầu về phía cầu môn đội chúng tôi, và thủ môn của chúng tôi đã gạt được một cú bắn của họ. Kenoue chuyền cho Johnston rồi Johnston lại chuyền cho tôi (trong đó tôi đã đứng dậy). Tiếng khán giả reo hò ào ào nổi lên. Lần này thì nhất quyết phải làm bàn, tôi đón lấy trái cầu, lao hết tốc lực vượt qua vạch xanh của Dartmouth. Hai hậu vệ đối phương xông thẳng về phía tôi. – Nhanh lên, Oliver, nhanh lên! Quật ngã chúng đi! Tôi nghe thấy tiếng lanh lảnh của Jenny vượt lên trên tất cả tiếng hét khác. Nó sao mà dữ dội một cách ngọt ngào. Tôi né tránh một trong hai gã hậu vệ và đâm vào gã kia mạnh đến nỗi hắn đứt hơi xong rồi tôi không nên bắn quả cầu đi trong lúc đang ở tư thế không thăng bằng mà chuyền sang cho David Johnston vừa tiến tới bên phải tôi. David đưa thẳng quả cầu vào lưới đối phương. Harvard ghi bàn thắng! Tức thì tôi, David Johnston và các đồng đội khác, chúng tôi ôm hôn nhau. Bọn chúng tôi ghì lấy nhau, hôn nhau, vỗ vào lưng nhau, nhảy cẫng lên. Khán giả reo hò. Gã cầu thủ đội Dartmouth mà tôi vừ a mới húc xong hãy còn nằm mơ màng. Các cổ động viên quẳng các tờ chương trình xuống sân. Lần này Dartmouth thực sự bị gãy lưng. (Tất nhiên đó là một cách nói ẩn dụ: gã hậu vệ kia đã đứng dậy sau khi đã lấy lại hơi). Chúng tôi cho đội Dartmouth phơi áo 1-0. * * * Nếu tôi là một kẻ đa cảm và nếu tôi gắn bó với Harvard đến mức muốn treo một bức ảnh của trường này trong phòng thì ảnh ấy không phải là ảnh Hội trường Wintherop hay nhà thờ Memphia mà là sân tập Dilan. Nếu tôi có một ngôi nhà tâm linh tại Harvard thì chính là đó. Dù cho tôi có bị tước mất bằng tốt nghiệp vì nói như vậy, tôi vận cứ nói rằng thư viện Oaidono đối với tôi hoàn toàn không quan trọng bằng sân tập Dilan. Trong suốt cả quãng đời của tôi tại trường đại học, chiều nào tôi cũng đặt chân tới đây, chào lũ bạn bè bằng mấy câu tục tĩu thân ái, rũ bỏ mấy đồ trang sức bề ngoài của nền văn minh và biến thành nhà thể thao. Thật là khoan khoái biết bao khi cài đôi ghệt bảo vệ chân, khoác chiếc áo cầu thủ thân thương số 7, xỏ đôi giày trượt và ra sân. Trở về Dilan sau các trận đấu lại càng sung sướng hơn. Cởi bỏ bộ quần áo cầu thủ đẫm mồ hôi, cứ để người trần như nhộng khoan thai ra mượn tấm khăn mặt. – Hôm nay chơi tốt chứ Olie? – Không đến nỗi nào, Risi ạ. Không đến nỗi tồi Jimmy ạ. Rồi thì, dưới vòi hoa sen, nghe bình luận ai đã giáng những đòn gì cho ai và bao nhiêu lần tối thứ bảy trước. “Bọn mình đã làm cho tụi Mao Aida một mẻ, cậu hiểu không?…”. Ngoài ra, tôi có đặc quyền được dành riêng một nơi để suy tưởng một mình. Có cái may là bị đau ở đầu gối (may chứ, các bạn đã xem thẻ quân dịch của tôi chưa?) cho nên mỗi lần giao đấu xong là tôi phải chữa đầu gối bằng biện pháp xoa bóp bằng nước một chút. Ngồi xuống, và trong lúc nhìn dòng nước bơm từ vòi ra xoay tròn xung quanh đầu gối, tôi cố thể nhẩm tính các chỗ thâm tím và rách xước trên người. (Nhìn những vết thương ấy mà trong lòng cảm thấy thích thú), rồi nghĩ lan man đến mọi chuyện hoặc chẳng cái gì cả. Tối nay, tôi có thể nghĩ về một quả làm bàn, một quả chuyền khôn khéo và về việc tôi hầu như đã giật giải vô địch Hội Ivy ba năm liền. – Ngâm chân chữa bệnh đấy à? Đó là Jacky Fenn, huấn luyện viên đội chúng tôi và là người tự trao cho mình nhiệm vụ trông nom phần hồn cho chúng tôi. – Chứ anh tưởng tôi vầy nước làm gì, anh Fenn? Jacky Fenn đằng hắng, trên miệng một nụ cười ngốc nghếch: – Cậu có biết chân cậu làm sao không Olier Cậu có biết không? Tôi đã nhờ đến tất cả các bác sĩ chỉnh hình ở miền Đông rồi, nhưng Fenn còn giỏi hơn tất cả. – Cậu không ăn uống cho tử tế. Tôi không hào hứng nghe… – Cậu ăn không đủ muối. Nếu tôi không bảo lại, có lẽ ông ấy sẽ bỏ đi chăng. – Đồng ý, anh Jack ạ. Tôi sẽ ăn thêm muối. Ông ta khoái lắm. Ông ta bỏ đi với vẻ mặt của một người đã hoàn thành nhiệm vụ. Dù sao tôi lại được một mình. Tôi đưa cả người đang đau ê ẩm một cách dễ chịu vào dòng nước xoáy nhắm mắt lại và cứ nằm thế, dìm người đến tận cổ trong làn nước. A a a a. Chết rồi Jenny chắc đang chờ bên ngoài. Dù sao tôi cũng hy vọng như vậy! Tôi nghỉ ngơi khoan khoái ở đây không biết bao nhiêu lâu rồi trong khi nàng thì đứng ở ngoài trời giữa cái rét của Cambridgẻ Tôi lập một kỷ lục về tốc độ mặc quần áo. Người tôi chưa khô hẳn khi tôi đẩy cánh cổng chính của sân tập Dilan. Gió lạnh ập vào người tôi. Trời rét buốt da buốt thịt và tối đen như mực. Thế mà vẫn còn một đám nhỏ cổ động viên lảng vảng bên ngoài. Hầu hết là những cựu cầu thủ trung thành với môn khúc côn cầu, những người về tinh thần mà nói chưa hề bao giờ thực sự cởi bỏ đôi ghệt che chân. Họ là những người như ông già Jordan Jensco trận nào cũng có mặt, dù là diễn ra trên sân nhà hay tại thành phố khác. Làm thế nào mà họ đi xem được đều đặn như vậy? Ý tôi muốn nói dù sao ông Jensco cũng là một chủ ngân hàng. Và họ đi xem như vậy vì lẽ gì? – Oliver, chú mày hôm nay bị một mẻ ra trò nhỉ? – Vâng thưa ông Jensco, chắc ông đã biết bọn kia chơi như thế nào. Tôi tìm Jenny khắp nơi. Lẽ nào nàng đã bỏ đi rồi và về Radcliffe một mình? – Jenny! Tôi rời khỏi đám cổ động viên bước đi vài bước, nhớn nhác tìm. Bỗng nàng từ sau bụi cây hiện ra, khuôn mặt trùm kín trong một tấm khăn dài, chỉ hở có đôi mắt. – Ở đây rét quá anh nhỉ. Thấy nàng, tôi thật là mừng! – Jenny! Hầu như theo bản năng, tôi hôn nhẹ lên trán nàng. – Em đã cho phép anh chưa? – Gì cơ? – Em đã cho phép anh hôn em chưa? – Anh xin lỗi, đầu óc anh để đâu mất. – Em thì không. Bây giờ hầu như chỉ còn mỗi hai chúng tôi, trời tối và rét, và cũng đã khuya rồi. Tôi lại hôn Jenny, nhưng lần này không hôn lên trán và cũng không nhẹ nhàng. Cái đó kéo dài một lúc lâu êm ái. Khi xong Jenny cứ bíu chặt lấy tay áo tôi. – Em không thích thế đâu – nàng nói. – Cái gì cơ? – Cái mà em thích. Hai chúng tôi về bộ, tôi có xe hơi, nhưng Jenny thích đi bộ và suốt dọc đường Jenny cứ nắm lấy tay áo tôi. Không phải là tay tôi mà là tay áo tôi. Đừng yêu cầu tôi giải thích vì sao. Trước cửa nơi nàng ở, tôi không hôn nàng để chia tay tạm biệt. – Jenny này, có thể anh sẽ không gọi dây nói cho em trong mấy tháng đấy. Nàng im lặng một lúc, nhiều lúc, rồi cuối cùng hỏi. – Tại sao? – Nhưng cũng có thể anh sẽ gọi cho em ngay khi về phòng. Tôi quay lưng và bắt đầu bỏ đi. – Nỡm! – Tôi nghe thấy tiếng nàng lẩm bẩm. Tôi quay ngoắt người lại và làm bàn cách xa sáu mét: – Em thấy chưa, Jenny, em chỉ biết ra đòn thôi chứ không biết nhận đòn. Giá mà nhìn thấy vẻ mặt nàng, nhưng những lý do chiến lược không cho phép tôi quay lại. * * * Khi tôi về tới phòng mình, Ray Stratton, anh bạn ở cùng phòng với tôi, đang chơi bài với hai người bạn trong đội bóng. – Xin chào bầy thú. Họ đáp lại bằng những tiếng gầm gừ thích ứng. – Tối nay làm ăn ra sao, Oliẻ – Ray hỏi. – Một quả chuyền quyết định và một bàn thắng – Tôi đáp. – Với Cavilleri? – Điều đó không liên quan gì đến cậu – Tôi sẵng giọng. – Ai thế? – Một trong hai người kia hỏi. – Jenny Cavilleri – Ray trả lời – một cô gái giỏi nhạc. – À, tớ có biết cô ấy – người bạn thứ hai nói. Cô ta khó gần đấy. Không thèm để tâm đến những lời thô bỉ của bọn bậy bạ này, tôi chăm chú gỡ dây điện thoại để đem máy vào gian buồng riêng của tôi. – Cô ta chơi piano tại câu lạc bộ Bach – Straton nói. – Còn với Barrett thì cô ta chơi gì? – Chắc là chơi trò dắt tay nó chứ gì? Những tiếng cười ồn ào và những tiếng gầm gừ: bầy thú bày tỏ sự thích thú. – Thưa các ngài, để khỏi làm phiền các ngài… - Tôi cáo từ bọn họ, rồi đóng cửa phòng tôi lại để bịt đi một đợt âm thanh khác không có mấy tính người. Tôi cởi giày, nằm duỗi lưng trên giường và quay số điện thoại của Jenny. Chúng tôi thì thầm nói chuyện với nhau. – Jenny này… – Hả? – Jenny ơi… em nghĩ thế nào nếu anh nói với em… Tôi ngập ngừng. Nàng chờ đợi. – Rằng anh cho rằng… anh yêu em. Đầu dây bên kia im lặng một lúc. Rồi nàng trả lời, rất dịu dàng: – Em sẽ nghĩ… anh mèng lắm. Nàng dập máy. Tôi không đau khổ mà cũng không ngạc nhiên. Chương 3 Tôi bị thương trong trận đấu với đội trưởng Cornell. Cũng là tại tôi. Đang lúc giao đấu hăng, tôi đã phạm phải sai lầm tai hại là gọi trung phong đội họ là “gái già Canada”. Sai lầm của tôi là quên mất bốn cầu thủ đội họ là người Canada, và cả bốn, tôi nhận ra ngay tức thì, đều là những kẻ cực kỳ yêu nước, thân hình vạm vỡ và không nặng tai chút nào. Ngoài cái đau còn cộng thêm cái nhục nữa là người ta lại phạt tôi cơ chứ. Mà không phải là phạt nhẹ: nghỉ đấu năm phút vì chơi dữ. Phải nghe những lời nhiếc móc của đám cổ động viên đội Conen khi trọng tài loan báo lệnh phát mới biết thế nào là tức. Không có mấy cổ động viên của Harvard đến tận thành phố Ithaca bang New York này, tuy vậy là trận quyết định chức vô địch hội Ivỵ Năm phút treo giò! Lúc bước vào khoang phạt, tôi thấy ông bầu đội tôi vò đầu bứt tai. Jackie Felt chạy lại chỗ tôi. Chỉ đến lúc bấy giờ tôi mới nhận ra là cả bên phải mặt tôi đầy máu. Anh ta cứ vừa lẩm bẩm kêu “Khổ chưa, khổ chưa. Onli” vừa xoa nhẹ chiếc đũa có thuốc se da lên mặt tôi. Tôi không nói gì cả, chỉ nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt. Tôi xấu hổ không dám nhìn xuống sân băng nơi những nỗi lo ngại nặng nề nhất của tôi chẳng mấy chốc trở thành sự thật: dậm chân, reo hò. Thế là hai bên bằng điểm nhau. Đội Cornell rất có thể thắng trận này… và giật mất giải. Bực quá… thời gian bị phạt của tôi chưa được một nửa. Phía bên kia sân băng nhóm cổ động viên của đội Harvard lèo tèo có mấy người thì ỉu xìu và chẳng nói chẳng rằng gì cả. Cổ động viên của cả hai đội đã quên bẵng mất tôi rồi. Chỉ có mỗi một khán giả duy nhất là còn dán mắt nhìn về phía khoang phạt. Phải rồi, ông ta ngồi đây. “Nếu họp xong sớm ba sẽ cố đến Cornell”. Ngồi giữa đám cổ động viên của đội Harvard – nhưng không hò hét gì, cố nhiên rồi – là Oliver Barrett III. Qua sân băng, ông-già-mặt-lạnh lùng và im lặng nhìn những giọt máu cuối cùng khô đi trên gương mặt đứa con trai độc nhất của ông. Ông có thể nghĩ gì khi ấy? Chà, một cái gì đại loại như thế này: “Oliver, nếu con thích đấm đá đến thế, sao không vào một đội quyền anh?” – Ở Exeter không có đội quyền anh, ba ạ. – Có lẽ ba không nên đến xem các trận hockey của con thì hơn. – Ba tưởng con đánh nhau để làm vui lòng ba à? – “Vui lòng” không ba không nghĩ thế. Ai mà có thể kể ra được những gì ông ta nghĩ? Oliver Barrett III là một ngọn núi Rasomo biết đi, năm thì mười họa mới thốt ra thành lời. Một bộ mặt tạc trong đá. Có thể là như mọi khị Ông-già-mặt-đá tự khen mình: hãy nhìn ta đây này, tối nay rất ít khán giả từ Harvard đến đây, thế mà ta đây, ta có mặt. Ta, Oliver Barrett III, một nhân vật cực kỳ bận rộn, phải cai quản mấy cái nhà băng, vân vân, ta đã bỏ thời giờ đến tận Cornell xem một trận hockey mèng. Thế có tuyệt không nào? (Đối với ai mới được cơ chứ?) Khán giả lại hò reo, nhưng lần này thật điên cuồng. Đội Cornell lại ghi thêm một bàn nữa. Tỷ số thế là nghiêng về phía họ. Mà tôi thì vẫn còn hai phút ở tù. Davey Johnston từ bên sân nhà vượt lên, mặt đỏ bừng bừng. Anh ta lướt qua ngay cạnh tôi mà không thèm đưa mắt nhìn tôi. Mà này, có phải mắt anh ta ngấn lệ không? Đúng, tôi biết, trận này quyết định giải về tay ai, nhưng mà dẫu vậy… ai lại khóc! Quả thật David, thủ quân đội tôi, đã có một thành tích không tưởng tượng được nổi: cả ở trường trung học lẫn khi lên đại học. Y như một nhân vật truyền thuyết. Mà năm nay là năm học cuối cùng của anh. Và đây là trận đấu gay go cuối cùng của đội chúng tôi. Kết quả là chúng tôi thua với tỷ số 3-6. Sau trận đấu, phim chụp điện quang xác định tôi không bị gẫy một chiếc xương nào, mà chỉ bị bác sĩ Richard Selzer khâu cho mười hai mũi trên má. Jackie Felt không chịu vắng mặt trong cuộc phẫu thuật và cứ lải nhải với người thầy thuốc trường Cornell là tôi không ăn uống đầy đủ và tất cả những chuyện này lẽ ra đã không xảy ra nếu tôi chịu dùng đủ các viên muối. Sendo để ngoài tai những lời của Jack nghiêm ngặt bảo tôi rằng xuýt nữa tôi làm hỏng “sàn hốc mắt” (thuật ngữ y học nói như vậy) và đối với tôi tốt nhất là nghỉ chơi một tuần. Tôi cảm ơn ông. Ông đi, có Fenn theo chân và miệng không ngừng nói về chế độ ăn. Tôi mừng là được một mình. Tôi mở hoa sen cho nước chảy từ từ lên người, tránh để dây nước vào khuôn mặt đang đau ê ẩm, tác động gây tê của chất novocain yếu dần, nhưng trong thâm tâm tôi có phần vui vui khi cảm thấy đau. Ý tôi muốn nói là chẳng phải chính tôi đã làm hỏng bét mọi chuyện ư? Chúng tôi đã để tuột mất khỏi tay danh hiệu vô địch, cắt ngang cả một chuỗi liên tục các trận thắng. Tất cả các cầu thủ học năm cuối cùng đều là những người chưa hề bị thua trận nào cả và cả chuỗi chiến thắng liên tục của Davey Johnston nữa. Có lẽ không phải là lỗi hoàn toàn ở tôi, nhưng trong lúc này tôi cứ có mặc cảm tôi có lỗi. Phòng thay quần áo không còn một ai. Mọi người hẳng đã về hết khách sạn. Chắc không có ai thấy thích gặp tôi hoặc nói chuyện với tôi. Tôi tự dọn túi đồ của mình rồi ra về, cay đắng đến nỗi đúng như thấy có vị gì đắng đắng trong miệng… Bên ngoài, không còn mấy cổ động viên của trường Harvard trong cảnh hoang vu băng giá của thành phố Ithaca mạn bắc bang New York. – Má của cậu ra sao rồi Barrett? – Tốt thôi, ông Jensco ạ, cảm ơn ông. Một giọng quen thuộc khác cất lên: – Ba nghĩ con nên dùng một khoanh thịt bò nướng. Đó là tiếng Oliver Barrett IIỊ Đúng là chỉ có ông ấy mới đưa ra cách chữa cổ xưa ấy cho một người bị một bên mặt thâm tím sưng vù. – Cảm ơn ba, bác sĩ đã làm tất cả những gì cần thiết – tôi chỉ vào miếng băng phủ lên mười hai mũi khâu của Sendo. – Ba muốn nói về cái dạ dày của con, Oliver. * * * Trong bữa tối hai cha con chúng tôi đã có một buổi nói chuyện như lệ thường tức là không đâu vào đâu cả. Những buổi chuyện trò ấy bao giờ cũng bắt đầu bằng câu hỏi “Thế nào con dạo này ra sao?”. Và kết thúc bằng câu “Con có cần gì không?” – Thế nào con dạo này ra sao? Oliver? – Tốt, ba ạ. – Mặt con có đau không? – Không. Ba ạ. Mặt tôi bắt đầu làm tôi nhức nhói vô cùng. – Ba muốn thứ hai này Jack Wenn đến xem cho con một tí. – Không cần, ba ạ. – Ông ấy là một nhà chuyên môn. – Bác sĩ trường Cornell đâu phải là một viên thú y, - tôi nói, hy vọng làm nguội bớt cái say mê theo thời thượng của cha tôi đối với các nhà chuyên môn, các chuyên gia và tất cả những người “hạng nhất” nói chung. – Qúa tệ, - Oliver Barrett III nhận xét, rồi nói thêm điều mà thoạt tiên tôi nghĩ là một câu hài hước – con đã bị thương tích, thú vậy. – Vâng, đúng thế (tôi có nên cười không nhỉ). Tôi bỗng tự hỏi không biết cái câu hầu như châm biếm kia của cha tôi có phải là ngầm khiển trách cách xử sự của tôi trong trận đấu không. – Phải chăng ba muốn nói trong trận tối nay con đã xử sự như một con vật. Vẻ mặt ông cho thấy ông khá thích thú là tôi đã hỏi ông câu đó, nhưng ông chỉ trả lời: – Chính con đã nói đến thú y. Đến đoạn này, tôi quyết định chúi mũi vào thực đơn. Khi món ăn chính thức được dọn lên thì ông già bắt đầu một trong những bài tiểu thuyết giáo giản lược của ông lần này nói về, nếu như tôi nhớ đúng – mà tôi thì cố làm sao cho khỏi nhớ – về thắng và bại. Ông nhận xét là chúng tôi đã để tuột mất giải (sáng suốt làm sao?) Nhưng xét cho cùng, trong thể thao cái quan trọng không phải là thắng mà là thi đấu. Câu đó làm tôi ngờ ngợ đến phương châm của Đại hội Olempic và tôi cảm thấy rằng những câu tiếp theo sẽ nghiền tan ra như cám những chuyện vặt vãnh như các giải vô địch của Hội Ivy, nhưng tôi không có bụng dạ nào mà cùng với ông lao vào con đường Thế vận đó cho nên tôi dọn cho ông xơi khẩu phần “Vâng, ba ạ” rồi tôi ngậm miệng. Câu chuyện như vậy là diễn ra theo đúng mô hình quen thuộc để dẫn đến cái đề tài không ra đề tài, mà ông già ưa thích, đó là các dự định về tương lai của tôi. – Này Oliver, con có tin gì về trường Luật không? – Thực ra, con chưa dứt khoát quyết định về trường luật, ba ạ. – Điều ba muốn hỏi chỉ là trường luật đã quyết định dứt khoát về con chưa. Đây có phải là một câu châm biếm nữa không? Tôi có nên mỉm cười trước cách chơi chữ thân ái của cha tôi không? – Không, ba ạ. Con không nhận được tin gì của họ. – Ba có thể gọi dây nói cho Price Zimmermann. – Đừng! – Một phản xạ tức thời làm tôi ngắt lời ông – Không cần đâu, ba ạ. Oliver Barrett III nói một cách đạo đức. – Không phải để yêu cầu gì ông ta mà chỉ để hỏi tin. – Con muốn nhận được thư báo cùng một lúc với chúng bạn. Không cần đâu, ba ạ. – Thôi được rồi. – Cám ơn ba. – Với lại, ba thấy không vì lẽ gì mà con lại không được vào học, - Ông nói thêm Tôi, không biết vì lẽ gì, nhưng mà OB. III có tài làm hạ giá trị của tôi, ngay cả khi ông nói với tôi những câu tán dương nhất. Tôi trả lời: – Chưa chắc, vả lại, họ không có đội khúc côn cầu. Tại sao tôi lại nhún mình như vậy? Có lẽ chỉ vì tôi muốn làm ngược lại những điều ông nói. – Con còn có những khả năng khác nữa chứ. – Oliver Barrett III nói, nhưng kể ra những khả năng ấy là gì. (Tôi không chắc ông đã kể ra được). Bữa ăn cũng bị nhạt nhẽo như câu chuyện, trừ có điều là tuy tôi có thể đoán trước được là bánh mì bị ỉu ngay cả trước khi bánh được dọn ra nhưng tôi không bao giờ đoán nổi cha tôi sẽ dọn ra cho tôi xơi vấn đề gì. – Với lại, vẫn còn có đội Hòa Bình – ông nói một cách hoàn toàn không ăn nhập vào đâu cả. – Gì cơ ạ? Tôi hỏi, không biế là ông nêu lên một sự việc hay đặt một câu hỏi. – Ba cho rằng đội Hòa Bình là một nơi rất tốt, con thấy thế nào? – Dù sao thì cũng tốt hơn đội Chiến Tranh. Thế là hòa. Tôi không biết ông định nói gì và ngược lại ông cũng vậy. Hai chúng tôi đã nói xong vấn đề này chưa? Chúng tôi bây giờ sẽ bàn đến thời sự hay chính trị chăng? Không. Tôi đã phút chốc quên mất rằng chủ đề lớn của chúng ta là và hiện vẫn là các dự định về tương lai của tôi. – Chắc chắn là ba không có ý kiến gì phản đối việc con vào đội Hòa Bình, Oliver ạ. – Ngược lại cũng vậy, ba ạ. – tôi trả lời, không muốn chịu thua trước một tấm lòng hào hiệp nhường ấy. Tôi tin chắc bất luận, thế nào ông già không bao giờ để ta nghe tôi nói cho nên tôi không ngạc nhiên là ông đã không phản ứng lại lời châm chọc nhè nhẹ của tôi: – Này con, các bạn con họ nghĩ thế nào? – Gì cơ ạ? – Họ cho rằng đội Hòa Bình thích hợp với cuộc sống của họ không? Tôi chắc rằng cha tôi cần được nghe câu trả lời như con cá cần nước: “Có, ba ạ”. Cả món khoai rán cũng bị ỉu nốt. * * * Khoảng mười một rưỡi đêm, tôi tiễn ông ra xe. – Con có cần gì không, Oliver? – Không ạ. Ba về ạ. Chiếc xe hơi của ông vụt đi. Giữa Boston và Ithaca có thể đi lại bằng máy bay, nhưng Oliver Barrett III thích đi xe hơi và tự mình lái. Không phải vì những giờ ngồi bên tay lái là một biểu hiện của tình cha con, mà đơn giản chỉ là vì cha tôi thích lái xe hơi thế thôi. Mà lái rất nhanh. Vào giờ khuya khoắt này, người ta có thể lái khá nhanh trên một chiếc xe Aston Martin DBS. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng Oliver Barrett III có ý định phá kỷ lục của chính mình về thời gian nối liền hai thành phố Ithaca – Boston mà ông đã lập năm trước sau khi chúng tôi hạ đội Conel và giật giải. Tôi biết như vậy vì thấy ông xem đồng hồ. Tôi trở về khách sạn để gọi dây nói cho Jenny. Đây là giây phút đẹp đẽ duy nhất trong buổi tối này. Tôi kể hết với nàng về trận ẩu đả (lờ đi nguyên nhân thật sự) và cảm thấy nàng rất thích thú. Trong cái nhóm nhỏ các nhạc sĩ ẻo lả của nàng không có mấy ai biết ra đòn hoặc nhận đòn. – Ít ra anh cũng đã nghiền nát gã đã đánh anh chứ? Nàng hỏi. – Đã hẳn. Nát bét ra ấy chứ. – Em tiếc là không được xem. Rồi chắc anh sẽ lại làm như vậy trong trận đấu với đội lên chứ? – Tất nhiên. Tôi mỉm cười. Nàng yêu thích biết bao những điều giản dị mộc mạc trong đời! Chương 4 – Jenny đang nói điện thoại dưới nhà. Cô gái phòng thường trực đã báo ngay cho tôi biết khi tôi chưa kịp xưng tên và nói lý do tôi đến Briggs Hall tối hôm thứ hai ấy. Tôi kết luận ngay đó là dấu hiệu tốt. Rõ ràng cô gái này đã đọc tờ Crimson và biết tôi là ai. Chuyện đó thì đã xảy ra với tôi nhiều lần rồi. Nhưng quan trọng hơn, đó là Jenny đã kể với cô ta tôi là người yêu của nàng. – Xin cảm ơn, - tôi nói – tôi đợi Jenny ở đây. – Bậy quá anh nhỉ, trận ở Cornell ấy. Tờ Crimson nói anh bị bốn đối thủ tiến công. – Đúng. Thế mà tôi lại bị người ta phạt. Phạt năm phút. – Thế à? Sự khác nhau giữa một người bạn gái và một người ngưỡng mộ là với loại người thứ hai, chẳng mấy chốc ta không biết nói gì nữa. – Jenny đã nói xong chưa cô? Cô ta nhìn vào bảng tổng đài điện thoại và trả lời “Chưa”. Ai mà Jenny có thể dành cho từng ấy thời gian xen vào cuộc hẹn hò với tôi? Tôi có biết rằng Martin Davidson, sinh viên năm thứ tư trường Adams House và là chỉ huy dàn nhạc tại Hội nhạc Bach, tự coi mình có những đặc quyền đối với Jennỵ Không phải về mặt thể xác, tất nhiên rồi. Tôi tin chắc rằng anh chàng không biết vung lên cái gì khác ngoài cái đũa chỉ huy của mình. Dù thế nào đi nữa, tôi quyết định không thể dung thứ mãi sự lạm dụng này đối với thời gian của tôi. – Buồng điện thoại ở đâu nhỉ? – Dưới kia kìa. Tôi đi về phía cô ta chỉ. Từ xa tôi thấy Jenny đang cầm máy nói. Nàng để ngõ cửa buồn điện thoại. Tôi bước từ từ, dáng thờ ơ, mong nàng sẽ nhìn thấy tôi – Tôi cùng với những vết thương và những miếng băng – và nàng sẽ bỏ máy nghe đến lao vào tay tôi. Bước lại gần, tôi nghe được lõm bõm những lời nàng nói vào máy điện thoại: – Vâng ạ, được chứ! Nhất định được. Phil yêu quý. Tôi không bước một cách thờ ơ nữa. Nàng nói chuyện với ai vậy? Không phải Davidson tên hắn không có chữ Phil. Tôi đã tìm hiểu về hắn từ lâu trong danh sách lớp hắn: Martin Davidson 70 đường Riverside Drive, New York, sinh viên trường nghệ thuật và âm nhạc Adams Housẹ Tôi cũng đã thấy ảnh hắn rồi, một khuôn mặt tỏ ra có một sự mẫn cảm nhất định, thông minh và một thân hình kém tôi chừng hai mươi lăm kilộ Nhưng rõ ràng đây không phải là Davinston. Hai năm rõ mười là Jenny Cavilleri đã bỏ rơi cả hai đứa chúng tôi vì một kẻ mà ngay lúc này đây, nàng đang hôn gửi qua máy điện thoại (với một vẻ trâng tráo đến thế nào!) Tôi mới vắng mặt chưa đến bốn mươi lăm tiếng đồng hồ thế mà đã có một kẻ tên là Phil nào đó len vào trái tim Jenny rồi. – Vâng, được chứ, Phil yêu quý. Nhất định được mà. Đúng lúc nàng bỏ máy thì nhìn thấy tôi, và chẳng đỏ mặt một tí nào, nàng nhoẻn miệng cười, gửi tôi một cái hôn. Có thể giả dối được đến mức ấy cơ à? Nàng hôn nhẹ lên bên má lành lặn của tôi. – Này anh… trông anh khiếp quá. – Anh bị thương mà, Jenny. – Còn gã kiả Phải nặng hơn chứ? – Nặng hơn, nhất định rồi. Với anh thì địch thủ bao giờ cũng bị nặng hơn. Tôi lấy giọng hết sức hăm dọa mà nói câu này để nàng đồng thời hiểu rằng tôi sẽ loại ngay ra khỏi vòng chiến kẻ nào có ý định lẻn vào trái tim Jenny trong khi tôi xa mặt và tất nhiên là xa lòng nàng. Jenny nắm lấy tay áo tôi và hai chúng tôi bước về phía cửa. Ra ngoài, lúc sắp bước lên xe, tôi hít đầy lồng ngực không khí ban tối rồi cố hết sức lấy giọng thật thản nhiên làm ra vẻ hỏi một cách bâng quơ: – Jenny này. – Gì cơ? – Hừm… Phil là ai thế? Vừa bước lên xe nàng vừa trả lời, bình thản: – Bố em. * * * Tôi đâu tin được chuyện ấy. – Em gọi bố em cộc lốc là Phil thôi à? Tên bố em đấy. Còn bố anh, anh gọi là gì? Có lần Jenny đã kể với tôi cha nàng đâu như làm bánh ngọt tại Cranston, một thị trấn nhỏ ở bang Rhodes Island. Ông đã một mình gà trống nuôi con, mẹ nàng đã qua đời trong một tai nạn xe hơi khi nàng hãy còn nhỏ xíu. Nàng kể chuyện ấy để giải thích tại sao nàng không có bằng lái xe. Về tất cả mọi lĩnh vực khác, cha nàng là một người “rất thông cảm” (đúng như lời nàng nói), nhưng về việc để cho đứa con gái cưng duy nhất của ông được lái xe thì ông rất mê tín không chịu. Điều đó đã làm nàng phải rất vất vả trong năm cuối ở trường trung học khi nàng học thêm dương cầm tại thành phố Providencẹ Nhưng nhờ vậy, nàng đã có dịp đọc hết các tác phẩm của Proust trên những chặng xe buýt dài. – Bố anh, anh gọi là gì? – Nàng hỏi lại. Đầu óc tôi đang để ở đâu đâu. Tôi không nghe rõ câu nàng hỏi. – Em hỏi gỉ nhỉ? – Khi nói về người sinh thành ra anh, anh gọi bằng gì? Tôi trả lời bằng cái từ mà xưa nay tôi vẫn mơ dùng. – Bố khỉ. – Anh nói ngay vào mặt cụ à? – Nàng hỏi. – Anh chưa bao giờ nhìn thấy mặt ông ấy. – Cụ đeo mặt nạ ư? – Phải, theo một nghĩa nào đó. Một cái mặt nạ bằng đá, loại đá rắn nhất. – Thôi đi anh… Chắc cụ phải rất tự hào về anh, niềm vinh dự về thể thao của Harvard. Tôi nhìn nàng, quả thực nàng chưa biết hết. – Ông ấy cũng vậy, Jenny ạ. – Cụ nổi tiếng hơn cả hữu biên đội vô địch Hội All Ivy sao? Tôi hài lòng thấy nàng vui thích với tiếng tăm của tôi trong thể thao. Tôi rất tiếc sẽ phải làm cho tên tuổi mình mờ nhạt đi khi kể ra những thành tích thể thao của cha tôi. – Ông ấy đã đi dự Thế vận hội năm 1928 trong môn đua thuyền. – Ôi chao! Cụ giật giải chứ? – Không! Hẳn nàng phải nhận thấy rằng việc cha tôi chỉ về thứ sáu trong vòng đua chung kết đã an ủi tôi phần nào. Hai chúng tôi không nói gì một lúc. Bây giờ Jeny có lẽ sẽ hiểu được rằng mang cái tên Oliver Barrett IV không phải chỉ có nghĩa là cuộc sống với cái tòa nhà bằng đá xám trong sân trường đại học Harvard mà còn phải thừa hưởng một truyền thống thể thao khá nặng nề, tóm lại là nặng nề đối với tôi. – Nhưng cụ đã làm gì để được mang danh hiệu “Bố khỉ” – Jenny lại hỏi. – Ông ấy áp chế tôi – tôi đáp – Anh muốn nói là bố con anh bất hòa à? Jenny, anh xin em thôi đi, hãy miễn cho anh những chuyện gia đình của anh đã quá đủ đối với anh rồi. – Sao nào, Oliver? Cụ áp chế anh những gì? – Ông ấy bắt anh phải “giỏi” – Ơ kìa, “giỏi” thì có gì xấu đâu? – Nàng hỏi, thích thú với cách nói châm chọc đó. Tôi giải thích cho nàng hiểu tôi ghét cái bị truyền thống của dòng họ Barrett sắp đặt cuộc sống cho mình… Chắc nàng cũng đã đoán ra điều đó khi thấy tôi co vai rụt cổ lúc phải thú nhận tôi mang một số hiệu ở sau tên tôi. Tôi cũng không thích thú gì khi phải bắt buộc chúng ra một con số X thành tích nào đó sau mỗi một quý mà Trời cho tôi sống. – Ờ, mà đúng thật, - Jenny nói, giọng đầy vẻ châm chọc, - em đã nhận thấy anh rất ghét được điểm A, được đứng trong đội giật giải quán quân… – Anh ghét là ghét ông ấy coi những điều đó là đương nhiên. Nói toạc ra như vậy những suy nghĩ vẫn hằng lởn vởn trong đầu tôi (nhưng chưa bao giờ nói ra) khiến tôi vô cùng khó chịu, nhưng bây giờ tôi phải nói cho Jenny hiểu thật hết. – Ông ấy rất tỉnh bơ mỗi khi anh giật được thành tích gì. Ông ấy coi đó là điều đương nhiên, em hiểu không? – Cụ là người bận trăm công nghìn việc. Chẳng phải cụ điều khiển một đống nhà băng và bao nhiêu cơ sở kinh doanh khác nữa sao? – Nhưng mà, hay chưa, em đứng về bên nào thế Jenny? – Sao vậy, chiến tranh à? – Rất đúng. – Anh buồn cười lắm, Oliver ạ. Rõ ràng tôi đã không thuyết phục được nàng. Thế là lần đầu tiên, tôi thoáng nhìn thấy một cái hố ngăn cách hai chúng tôi, một cái hố giữa hai nền văn minh. Cố nhiên, ba năm rưỡi học tại các trường Harvard và Radcliffe đã gần như biến được chúng tôi thành cùng một người trí thức kênh kiệu mà các học đường này thường nảy sinh, nhưng đến việc chấp nhận ý kiến cho rằng cha tôi là người đá thì nàng lại bám chặt lấy quan niệm của người dân Ý và Địa Trung Hải về tình cảm bố thắm thiết, không làm sao cho nàng nghĩ khác đi được. Tôi tìm cách dẫn ra một ví dụ. Tôi kể lại buổi trò chuyện tức cười sau trận đấu ở Cornell. Lần này, tôi thấy rõ tôi đã làm cho nàng kinh ngạc, nhưng lại theo chiều hướng khác. – Cụ đã đến tận Ithaca để xem một trận hockey mèng cơ à? Tôi cố giải thích rằng cha tôi chỉ là một cái mặt nạ che đậy một cái gì trống rỗng. Còn nàng thì đầu óc cứ nghĩ đến việc ông ấy đã đi cả một chặng đường dài bao nhiêu cây số vì một sự kiện thể thao nhỏ mọn (tương đối thôi) đến vậy. – Này Jenny, không nói chuyện khác được à? – Ôi, lạy trời, anh ấm ức về cha anh đấy – nàng trả lời – Điều đó chứng tỏ anh không hoàn hảo. – À ra thế! Em muốn nói rằng em thì hoàn hảo có phải không? – Ồ, không đâu, anh Dự bị ạ. Nếu em mà hoàn hảo thì liệu em có đi chơi với anh không? Lại trở lại chuyện mọi khi. Chương 5 Tôi muốn nói đôi lời về quan hệ gần gũi giữa hai chúng tôi. Trong một thời gian dài kỳ quặc, chúng tôi không có gần gũi xác thịt. Tôi muốn nói là không có một tí nào, ngoại trừ những cái hôn mà tôi đã kể (mà tôi còn nhớ hết trong từng chi tiết). Về phía tôi mà nói, đó không phải là nếp sống thông thường vì tôi là người tính tình có phần nóng vội, thích hành động. Nếu bạn đi nói với bất kỳ cô gái nào trong khoảng hơn một chục cô gái ở Wellesley và là Oliver Barrett IV từ ba tuần nay ngày nào cũng đi chơi với một cô gái thế mà vẫn chưa gần gũi cô ấy, thì các cô kia chắn chắn phá lên cười và thực sự hoài nghi sự quyến rũ của cô gái kể trên. Nhưng cố nhiên vấn đề hoàn toàn không phải là ở chuyện ấy. Sự thực là tôi không biết làm gì. Các bạn chớ có hiểu nhầm hoặc hiểu quá theo nghĩa đen lời tôi. Tôi biết tất cả mọi động tác cần thiết. Điều mà tôi không vượt qua nổi chính là các cảm xúc của tôi khi nghĩ đến việc làm các động tác đó. Jenny tinh ý đến nỗi tôi sợ rằng nàng sẽ cười mũi vào cái mà xưa nay tôi vẫn coi là phong cách dịu dàng, mơ mộng (không ai cưỡng nỗi) của Oliver Barrett IV. Tôi cũng sợ là sẽ bị cự tuyệt, đúng thế. Tôi cũng sợ là mình được chấp nhận vì những lý do không đẹp. Điều mà tôi cố diễn đạt một cách vụng về vừa xong, đó là đối với Jenny không như các cô gái khác, và tôi không biết nói về nàng như thế nào cũng như hỏi ai (“vậy thì hỏi em đây này” – về sau nàng bảo với tôi thế). Tôi chỉ biết là tôi có những cảm xúc ấy, vì nàng, vì tất cả những gì là nàng. – Oliver, anh sẽ thi trượt mất thôi. Jenny và tôi đang ngồi đọc sách tại phòng tôi vào một chiều chủ nhật. – Oliver, nếu anh không làm gì khác mà cứ nhìn em học thì anh sẽ trượt mất thôi. – Anh không nhìn em học mà là anh đang đọc. – Nói vậy, anh nhìn chân em. – Thỉnh thoảng thôi, mỗi khi hết một chương. – Sách của anh có những chương ngắn quá đấy. – Này, cô gái hợm mình ơi, em không chúa lắm đâu. – Em biết. Nhưng em biết thế nào nếu anh coi là chúa. Tôi quăng quyển sách của tôi sang một bên, đi ngang qua gian phòng, đến gần nàng. – Jenny, em bảo anh làm sao mà học được John Stuart Mill khi mà từng giây từng phút anh muốn gần em. Nàng cau mày. – Oliver, không được đâu! Tôi quỳ xuống cạnh nàng. Nàng lại cúi đầu và học. – Jenny… Nàng nhẹ nhàng gập sách lại, đặt xuống bàn rồi quàng hai tay quanh cổ tôi. – Oliver, đừng… Chuyện ấy đến liền ngay tức thì. * * * Sự gần gũi đầu tiên giữa hai chúng tôi trái ngược hoàn toàn với buổi gặp nhau lần đầu. Tất cả đều êm đềm dịu dàng. Tôi chưa hề hiểu ra con người thực của Jenny là như vậy: êm ái, những cử chỉ nhẽ nhàng và thấm đượm tình yêu. Nhưng điều làm tôi thực sự kinh ngạc là cả tôi cũng hiền lành, dịu dàng. Đó có phải là con người Oliver Barrett IV thực hay không? Như tôi đã nói, trước kia tôi chưa bao giờ nhìn thấy Jenny dù chỉ là một cái áo thun hở khuy cổ. Tôi hơi ngạc nhiên khi phát hiện ra ngàng đeo ở ngực một chữ thập nhỏ xíu bằng vàng. Vào một lúc nghỉ ngơi trong buổi kỳ diệu đó, vào một trong những giờ phút mà mọi thứ đều quan trọng và chẳng có gì là quan trọng cả, tôi mân mê cái chữ thập đó và hỏi nàng có hay đi xưng tội không. Nàng trả lời không. Tôi bảo: – Thế em không phải là một cô gái ngoan đạo à? – Em là một cô gái, và em ngoan có đúng không? Nàng tìm sự xác nhận trong đôi mắt và tôi mỉm cười. Nàng cũng mỉm cười và nói tiếp: – Thế là được hai điểm trên ba rồi. Tôi hỏi nàng tại sao lại có chữ thập đó, hơn nữa nó lại được hàng liền vào dây chuyền. Nàng giải thích chữ thập này là của mẹ nàng, nàng đeo vì lý do tình cảm chứ không phải vì tín ngưỡng. Câu chuyện quay trở lại hai chúng tôi. – Oliver này, em đã nói với anh em yêu anh chưa nhỉ? Nàng hỏi. – Chưa, Jen ạ. – Tại sao anh không hỏi em? – Anh sợ. – Bây giờ anh hỏi em đi – Jenny, em có yêu anh không? Nàng nhìn tôi và trả lời, hoàn toàn không phải để lẩn tránh: – Anh có đoán được không? – Có yêu. Anh chắc vậy, có lẽ có. Tôi hôn nàng vào cổ. – Oliver? – Sao em? – Không phải em chỉ yêu anh… – Trời ơi, lại chuyện gì nữa đây? – Mà là yêu ghê gớm, Oliver. Chương 6 Tôi rất quý Ray Stratton. Anh ta có lẽ cũng chẳng phải là một thiên tài hay một cầu thủ phi thường gì (anh chuyền bóng hơi chậm) nhưng anh luôn luôn là một người bạn cùng phòng trung thành và tốt. Anh đã phải chịu khổ biết bao, người bạn tốt nghiệp ấy, torng gần hết năm học cuối cùng! Anh ta đi học ở đâu khi thấy chiếc cravat móc ở tay nắm cửa phòng hai chúng tôi (dấu hiệu “đang bận”)? Anh ta cũng chẳng học hành gì nhiều cho lắm, đúng vậy, nhưng dù sao đôi khi cũng phải học chứ. Có lẽ anh đến thư viện Lamont hay thậm chí đến câu lạc bộ Pi Etạ Nhưng anh ngủ ở đâu những đêm thứ bảy mà Jenny và tôi quyết định vi phạm nội quỷ Ray đành phải đi tìm một góc nào mà đặt lưng: trên chiếc đi-văng ở các phòng bạn v.v… với điều kiện là người bạn ấy cũng không có chương trình gì. Cũng may là mùa bóng đá kết thúc. Với lại, nếu phải tôi thì tôi cũng làm như thế vì anh. Thế mà Ray đã được đền đáp như thế nào? Hồi trước lập được chiến công nào là tôi kể hết với anh mọi chi tiết tỉ mỉ nhất. Bây giờ, không những anh thấy mình bị tước mất cái quyền bất di bất dịch đó của một người bạn cùng phòng mà thậm chi tôi còn không bao giờ công nhận với anh là tôi với Jenny yêu nhau. Tôi chỉ bảo anh ta là khi nào tôi cần riêng phòng cho mình, vân vân. Tùy anh tự rút ra kết luận. – Mẹ kiếp, Barrett, cậu có “đọc” cô gái ấy hay không thì bảo. – Raymond, với tư cách người bạn, mình yêu cầu cậu đừng hỏi mình. – Nhưng mẹ kiếp, Barrett, các buổi chiều, các tối thứ sáu, tối thứ bảy, hai người có thể làm chuyện gì khác mới được chứ? – Đã biết thế, còn hỏi mình làm gì, Ray? – Thế là không lành mạnh đâu. – Cái gì không lành mạnh. – Toàn bộ chuyện này, Oliver ạ. Cậu chưa bao giờ như thế này đấy. Cậu chưa bao giờ kín miệng đến như vậy với tớ. Tớ nhắc lại, thế là không lành mạnh đâu. Nhưng tóm lại, cái cô con gái ấy, nó có cái gì khác thường nào? – Ray này, trong chuyện tình yêu chín chắn… – Tình yêu? – Đừng có thốt lên như thể đó là một từ tục tĩu. – Tình yêu? Ở tuổi cậu? Mẹ kiếp, tớ lo ngại lắm. – Lo cái gì? Lo cho sự thăng bằng tinh thần của mình ấy à? – Lo cho đời trai độc thân của cậu. Cho tự do của cậu. Cuộc sống của cậu. Tội nghiệp Raỵ Anh ta thực sự nghĩ vậy. – Cậu sợ mất một người bạn cùng phòng hả? – Cậu nói thế nào, tớ được thêm một người bạn cùng phòng thì có. Cô ấy ở đây suốt cả ngày còn gì. Tôi đang mặc quần áo để đi dự một buổi hòa nhạc cho nên cuộc đối thoại giữa hai chúng tôi cũng sắp chấm dứt. – Đừng lo, Raymon, chúng mình rồi sẽ kiếm được căn phòng ấy ở New York, sẽ bạn bè lu bù, mọi chuyện sẽ như đã định. – Đừng có nói là đừng lo, cô gái ấy nắm được cậu rồi. – Mình quả quyết với cậu là vẫn nắm tình thế trong tay – tôi đáp – Thôi, nghỉ đi! Tôi sửa lại cravat và đi ra phía cửa – Stratton vẫn còn băn khoăn. – Này, Oliver, bảo này. – Gì? – Cậu có “đọc” nó chứ, phải không? – Thôi biến đi Stratton. * * * Không phả tôi đưa Jenny đi dự một buổi hòa nhạc mà là tôi đến nghe nàng biểu diễn. Hội nhạc Bach trình diễn bài Concerto Brandenburg số 5 tại nhà hát Dunster House và Jenny chơi phần độc tấu pianọ Cố nhiên, tôi đã nghe nàng biểu diễn cùng một dàn nhạc trước công chúng. Có thể nói là tôi lấy làm tự hào theo sức đánh giá của tôi thì nàng chơi không phạm một lỗi nào. – Anh không thể tưởng tượng em đàn tuyệt vời đến thế – tôi nói với nàng sau buổi biểu diễn. – Điều đó chứng tỏ anh hiểu âm nhạc đến đâu. – Anh cũng hiểu kha khá đấy. Chúng tôi đang đứng trong sân nhà hát Dunster Housẹ Chiều hôm đó là một trong những buổi chiều tháng tư mà người ta có thể nghĩ rằng cuối cùng mùa xuân có thể tới được Cambridgẹ Tất cả các nhạc sĩ đồng nghiệp của Jenny đứng lảng vảng không xa (trong đó có Martin Davidson đang phóng về phía tôi những viên đạn hận thù vô hình), làm tôi không thể tranh luận về kỹ thuật đánh đàn với nàng. Chúng tôi qua đường Memorial Drive để đi dọc bờ sông. – Đừng ngốc nghếch, anh Barrett. Em chơi không tồi, nhưng cũng chẳng ghê gớm gì đâu. Không được là “vô địch Ivy” như anh đâu. Em chơi không đến nỗi tồi thế thôi. Tranh cãi với nàng thế nào được khi mà nàng đã cố nhún mình. – Thôi được, em chơi không tồi. Anh chỉ muốn nói với em là em chớ bỏ kẻo phí đấy. – Ai bảo với anh là em bỏ? Em sẽ theo học Nadia Boulanger chứ. Nàng nói gì thế nhỉ? Thấy nàng bỗng im bặt, tôi cảm thấy đây là một vấn đề nàng không định nói. – Ai thế? – Tôi hỏi. – Nadia Boulanger. Một giáo sư rất nổi tiếng. Tại Paris. Nàng lướt qua khá nhanh mấy từ đó. – Tại Paris à? – Tôi hỏi lại khá chậm. – Bà ấy nhận rất ít học sinh Mỹ. Em may đấy. Lại có một học bổng khá nữa chứ. – Jenny … em đi Paris à? – Em chưa đến châu Âu bao giờ. Em háo hức ghê lắm. Tôi nắm lấy vai nàng, có lẽ hơi quá thô bạo tôi cũng không biết nữa. – Này… em biết tin từ bao giờ? Lần đầu tiên trong đời, Jenny không dám nhìn thẳng vào mặt tôi. – Đừng ngốc anh. Đây là điều không thể tránh khỏi – nàng nói. Cái gì không thể tránh khỏi. – Chúng mình sẽ tốt nghiệp, rồi chúng mình sẽ đi mỗi người một đường. Anh thì vào trường luật… – Gượm hẵng… em định nói gì? Lần này nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, và mặt nàng đượm một vẻ buồn khó tả. – Ollie, anh là một sinh viên triệu phú, còn em về mặt xã hội, em là con số không. Tôi vẫn nắm lấy vai nàng. – Tại sao chuyện ấy lại đẩy chúng mình đi những con đường khác nhau? Chúng mình hiện nay đang sống với nhau và hạnh phúc cơ mà. – Đừng ngốc anh – nàng nhắc lại – Harvard như túi quà của ông già Noel. Ta có thể nhét vào đấy tất cả những thứ đồ chơi gì ta thích. Nhưng Noel xong người ta dốc túi ra… (nàng ngập ngừng). Thế là ai ở đâu về đấy… – Em định bảo em sẽ về làm bánh bích quy tại Cranston, bang Rhodes Island sao? Thất vọng quá, tôi có thể bạ câu gì nói câu ấy. – Làm bánh ngọt, - nàng chữa lại – và đừng có mà chế giễu bố em. – Thế thì, Jenny, vô phép em, đừng có mà xa anh. – Còn học bổng của em thì sao? Và còn Paris nữa, nơi em chưa bao giờ đặt chân tới? – Còn đám cưới chúng mình? Chính tôi đã nói ra câu đó. Trong một phần giây đồng hồ, tôi không hoàn toàn tin chắc chính mình đã nói. – Ai nói đến cưới xin đây nhỉ? – Anh. Bây giờ anh nói đến chuyện ấy đấy. – Anh định lấy em ư? – Ừ. Nàng không mỉm cười, chỉ nghẹo đầu sang một bên và hỏi: – Vì lẽ gì? Tôi nhìn thẳng vào mặt nàng. – Chẳng vì lẽ gì cả. – A! Đó là một lý do rất tốt – nàng nói. Nàng cầm lấy cánh tay tôi (lần này không phải tay áo) và chúng tôi bước đi men theo bờ nước. Không còn gì để nói với nhau nữa, thực vậy. Chương 7 Ipswich, bang Massachusetts, cách cầu Mystic River khoảng bốn mươi phút, cái đó còn tùy ở thời tiết và cách lái. Tôi đã có lần đi chặng đường này trong hai mươi chín phút. Một ông chủ ngân hàng khá tiếng tăm ở Boston khoe là đã đi nhanh hơn nữa, nhưng khi đã nói đến thời gian dưới ba mươi phút để đi từ chiếc cầu ấy đến nhà họ Barrett thì khó lòng phân biệt đâu là thực đâu là hự Về phần mình, tôi cho rằng hai mươi chín phút là giới hạn tuyệt đối. Dù sao không thể không đếm xỉa đến các bảng hướng dẫn giao thông trên quốc lộ số 1. – Anh lái như điên ấy – Jenny bảo tôi. – Chúng mình đang ở Boston. Ở đây, mọi người đều lái như điên cả. Đúng lúc bấy giờ xe chúng tôi phải dừng lại vì đèn đỏ. – Anh sẽ làm anh và em chết cả đôi trước khi bố mẹ anh kịp biết chúng mình. – Em này, Jen, cha mẹ anh là những người rất tử tế, dễ tính. Đèn xanh bật lên. Xe của chúng tôi vụt lên 100km/ giờ trong không đầy mười giây đồng hồ. – Cả bố khỉ nữa chứ? – nàng hỏi. – Ai? – Oliver Barrett III – A! Ông ấy tốt bụng lắm. Em sẽ quý ông ấy cho mà xem. – Sao anh biết? – Mọi người đều quý ông ấy – tôi trả lời. – Sao anh thì không? – Bởi vì mọi người quý ông ấy. Sự thực mà nói, tại sao lại đưa nàng đến gặp cha mẹ tôi? Tôi không th phớt lờ sự ban phúc của Ông già được sao? Thực ra, một phần vì nàng muốn (“lẽ thường phải thế, Oliver ạ”) và một phần vì lý do đơn giản Oliver Barrett III là chủ ngân hàng của tôi, hiểu theo nghĩa sát nhất của từ này, tức là ông ta là người trả tiền học cho tôi. Mà phải là một bữa tối chủ nhật có đúng không. Tôi muốn nói là như thế mới hợp lệ. Chủ nhật, đúng vào cái ngày tất cả những người lái xe mèng để ra chật kín quốc lộ 1 cản đường xe tôi. Tôi rời đường chính chuyển sang đường Gorton, một con đường mà hồi mới mười ba tuổi, tôi đã cho xe chạy hết tốc lực qua cả các chỗ ngoặt. – Ở đây không có nhà nhỉ, chỉ toàn là cây – Jenny nói. – Nhà ở đằng sau các lùm cây. Đi trên đường Gorton, cần phải hết sức chú ý để khỏi đi qua mất chỗ rẽ vào nhà chúng tôi. Chiều hôm đó, tôi đã cho xe quá mất. Tôi hãm xe làm bánh rít trên mặt đường quá chỗ rẽ mất ba trăm mét. – Đã đến chưa anh? – Jenny hỏi. – Đã qua mất rồi, - tôi trả lời, kèm theo mấy câu rủa. Có nên coi việc tôi cho xe lùi ba trăm mét để tới lối rẽ vào dinh cơ nhà chúng tôi là một hình ảnh tượng trưng không? Dù sao đi nữa, từ lúc chúng tôi ở trên khu đất của gia đình Barrett, tôi cho xe đi chậm. Từ đường Gorton đến chính biệt thự Dover House còn ít nhất gần một cây số. Trên đường, xe chúng tôi đi qua… tóm lại qua nhiều tòa nhà khác. Tôi cho rằng ai mới đến lần đầu, cảnh đó gây ấn tượng khá mạnh… – Ui chao! – Jenny thốt lên. – Sao đấy, Jen? Dừng lại đi, Oliver. Em không đùa đâu. Dừng lại đi. Tôi cho xe dừng lại. Jenny thoát lui. – Anh này, em không thể tưởng tượng là như thế này. – Như thế nào? – Giàu quá. Em cam đoan nhà anh có cả sông hỡ chứ không đâu. Tôi muốn đưa tay ra chạm vào người nàng, nhưng bàn tay tôi ướt đẫm mồ hôi (điều không bình thường) nên tôi chỉ dùng lời làm yên lòng nàng. – Không sao đâu, Jenny ạ. Mọi việc sẽ êm đẹp. – Vâng, nhưng sao đột nhiên em muốn tên mình là Abigail Adams hoặc Wendy WASP (ý nói thuộc các gia đình dòng dõi lâu đời ở Mỹ). Chúng tôi im lặng đi nốt đoạn đường còn lại, cất xe và bước lên những bậc đá dẫn đến cổng ra vào. Bấm chuông xong trong khi chờ đợi người ra mở cửa thì đến phút chót Jenny lại hoảng lên một lần nữa. – Ta rút đi thôi, anh ạ – nàng nói. – Cứ ở lại và bước vào cuộc chiến – tôi bảo nàng. Một trong hai chúng tôi khôi hài chăng? Ra mở cửa là Florence, người hầu gái tận tụy lâu năm của gia đình Barrett. Chị reo lên khi nhìn thấy tôi: – A! Cậu chủ Oliver! Sao tôi ghét cái lối gọi tôi như vậy đến thế! Tôi ghét cách gọi phân biệt, hạ phẩm giá ngầm giữa tôi và ông già. Chị Florence cho biết là cha mẹ tôi đợi chúng tôi trong phòng khách. Jenny ngơ ngác trước những bức chân dung treo ở những chỗ chúng tôi đi quạ Không chỉ vì một số bức là tác phẩm của họa sị John Singer Sargent (nhất là bức chân dung Oliver Barrett II, thỉnh thoảng lại được cho mượn để trưng bày tại nhà bảo tàng Boston), mà còn là vì nàng vừa mới nhận ra rằng tổ tiên tôi không phải ai cũng mang tên Barrett. Có những người con gái họ Barrett đã kết hôn được với những nơi tương xứng và đã nuôi dạy những người như Barrett Winthrop Richard, Barrett Sewal v2 cả Abbot Lawrance Lyman là người đã có gan đối chôi với cuộc đời (và trường Harvard) và trở thành một nhà hóa học kiệt xuất mà chẳng có Barrett nào hết trong tên mình. – Ôi chao! Một nửa số tòa nhà Harvard được treo ở đây – Jenny nói. – Toàn là những thứ vớ vẩn – Tôi đáp lại. – Em không biết anh cũng có họ với nhà thủy tạ Sewall. – Có chứ! Anh thuộc một dòng dõi gỗ đá lâu đời mà. Sau dãy dài các bước chân dung và ngay trước khi rẽ vào phòng sách có một tủ kính, bên trong bày những chiến lợi phẩm – những chiến lợi phẩm thể thao. – Chà, lộng lẫy quá – Jenny nói – em chưa bao giờ thấy những thứ có vẻ như vàng bạc thật thế này. – Bằng vàng bạc thật cả đấy. – Ôi chao. Của anh cả đấy à? – Không. Của ông ấy. Một điều không thể tranh cãi là Oliver Barrett III không giật được giải nào tại Thế vận hội Amsterdam. Nhưng cũng rõ ràng không kém là ông đã giành được những thắng lợi đáng kể trong môn đua thuyền ở một vài dịp khác. Tại nhiều dịp, rất nhiều dịp. Jenny nay đã có bằng chứng rực rỡ dưới con mắt choáng ngợp của nàng. – Người ta không tặng những giải như thế này trong môn đánh khăng ở Cranston đâu. Nói đến đây, nàng quẵng cho tôi một cái xương an ủi, có nhẽ thế: – Oliver, thế còn anh, anh cũng có những chiến lợi phẩm chứ? – Có. – Cũng để trong tủ kính chứ? – Để trong phòng anh ở trên gác, dưới gầm giường. Nàng nhìn tôi với một ánh mắt kiểu Jenny và thì thầm: – Ta sẽ lên xem sau nhé, được không anh? Tôi không kịp trả lời, cả không kịp ước đoán xem động cơ thực sự nào đã thúc đẩy Jenny có ý muốn lên thăm buồng tôi, vì có một kẻ cắt ngang: – À, xin chào! Bố khỉ! Đó là Bố khỉ. – Chào bạ Con xin giới thiệu đây là Jenny… – À, xin chào. Ông ấy bắt tay nàng trước khi tôi kịp nói hết tên nàng. Tôi nhìn thấy ông không ăn mặc theo kiểu chủ nhà băng. Hoàn toàn không. Oliver Barrett III mặc một cái áo vét thể thao bằng vải cashmerẹ Ngoài ra một nụ cười nhạt nhẽo đến tận trên nét mặt thường là trơ như đá của ông. – Cháu vào gặp bà Barrett đi. Một sự kiện hiếm có nữa. Thậm chí là có một không hai trong đời, chợ đợi Jenny: Gặp Alison Forbes “Tipsy” Barrett. (Trong những lúc ác cảm, tôi tự hỏi không biết cái bí danh thời ký túc xá của bà sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời bà nếu như bà không trở thành chủ trì các công việc từ thiện và cứu trợ như hiện nay). Sổ sách còn ghi cô gái Tipsy Forbes chưa hề học hết bậc đại học. Với sự ưng thuận của bố mẹ, cô đã thôi học ở trường cao đẳng Smith khi đang học năm thứ hai để làm lễ kết hôn chính thức với Oliver Barrett III. – Đây là nhà tôi, Alison, đây là Jenny… Ông ấy đã tiếm đoạt quyền giới thiệu nàng của tôi rồi. – Cavilleri – Jenny lễ độ sửa lại vì tôi nói sai họ nàng – lần đầu tiên và là lần cuối cùng trong cuộc đời tôi. – Như tên vở Cavalleria Rusticana phải không? – Mẹ tôi hỏi lại, ý chừng để chứng tỏ rằng tuy bà học hành chưa đến nơi đến chốn nhưng không phải không có một nền học vấn nhất định. – Thưa bác, đúng vậy ạ – Jenny vừa nói vừa mỉm cười – nhưng không có họ hàng liên quan gì. – Thế à! – Mẹ tôi nói. – Thế à! – Cha tôi nói. Thấy vậy, trong bụng tôi tự hỏi không biết cha mẹ tôi có hiểu cái ý khôi hài của Jenny không, rồi tôi không thể thêm vào: – Thế à? Mẹ tôi và Jenny bắt tay nhau. Trao đổi những từ khách sáo thông thường xong, chúng tôi ngồi xuống, vì ở nhà tôi sau những lời khách sáo đó người ta không chuyển sang chuyện gì khác nữa. Mọi người đều im lặng. Tôi cố thử linh cảm xem sẽ diễn ra chuyện gì. Chắc chắn là mẹ tôi đang xem xét Jenny, đánh giá cách ăn mặc của nàng (hôm nay lại không có vẻ phóng đãng tí nào), thái độ, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của nàng. Phải thừa nhận cái giọng miền quê Cranston vẫn còn phảng phất ngay cả trong những lúc nàng cư xử lịch thiệp nhất. Có lẽ về phía nàng, Jenny cũng đánh giá lại mẹ tôi. Người ta có bảo với tôi rằng các cô con gái là hay làm thế lắm. Xem chừng việc đó sẽ giúp cho họ hiểu được khá nhiều về người con trai mà họ sẽ lấy làm chồng. Có lẽ nàng cũng xem xét, đánh giá cả Oliver Barrett III nữa. Liệu nàng có nhận ra ông ấy cao hơn tôi không? Liệu nàng có thích cái áo veston bằng vải cashmere của ông ấy không? Còn Oliver III cố nhiên tập trung các phát đạn của ông vào tôi, như mọi khi. – Thế nào, con dạo này ra sao? Đối với một người đã từng được học bổng Grand của ông là một người nói chuyện nghèo nàn. – Tốt, ba ạ. Tốt. Để cân bằng, có lẽ thế, mẹ tôi hỏi chuyện Jenny: – Các con đi đường tốt đẹp cả chứ? – Thưa bác vâng ạ – Jenny trả lời – Thật là thú vị và nhanh lắm. – Oliver lái xe nhanh lắm – ông Già nhận xét. – Chưa nhanh bằng ba, - tôi bẻ lại. Ông ta sẽ đáp lại như thế nào? – Hừm… có lẽ không bằng thật, đúng vậy. Có lẽ cái con khỉ gì nữa! Mẹ tôi, bao giờ cũng đứng về phía ông ấy bất kể trong trường hợp nào, lái câu chuyện sang một đề tài khác chung chung hơn: âm nhạc hay hội họa, hình như vậy. Tôi không chăm chú để tai nghe như cần phải có. Đến một lúc nào đó, tôi tự nhiên thấy mình đang cầm một cái tách trong tay. – Con cám ơn – tôi nói (nối tiếp luôn), - chúng con phải đi ngay bây giờ. – Ơ! Jenny thốt lên. Hình như mọi người đang nói chuyện về nhạc sĩ Puccini hay chuyện gì đó và câu nói xen ngang của tôi bị coi là lạc lõng. Mẹ tôi nhìn tôi (sự kiện hiếm hoi). – Nhưng các con lên đây để ăn bữa tối cơ mà? – Hừm – không thể được, mẹ ạ,.- tôi trả lời. – Vâng ạ – Jenny nói, gần như cùng một lúc với tôi. – Anh phải về, - tôi nói nghiêm chỉnh với Jenny Jenny nhìn tôi như bảo: “Anh lại dở dói gì thế?” Sau đấy, ông Già tuyên bố dứt khoát: – Các con ở lại ăn tối. Đây là mệnh lệnh. Nụ cười giả tạo trên nét mặt ông không làm cho câu nói đó bớt vẻ mệnh lệnh một chút nào. Đó chính là cái kiểu mà tôi không chịu nổi, cho dù ở một người đã từng vào vòng chung kết Thế vận hội. – Chúng con không thể ở lại được, ba ạ, - tôi đáp – Phải ở lại, anh Oliver – Jenny nói. – Vì sao? – Tôi hỏi – Vì em đói rồi * * * Làm theo ý muốn của Oliver III, chúng tôi ngồi vào bàn. Ông cúi đầu. Mẹ tôi và Jenny làm theo. Tôi hơi nghiêng nghiêng cái đầu của tôi. – Xin ban phúc lành cho đồ ăn thức uống của chúng con và cho cả chúng con, xin giúp chúng con bằng quan tâm đến các nhu cầu của kẻ khác. Nhân danh Cha và Con, và Thánh thần, Amen. Tôi đã bị làm nhục! Ông ấy không thể gác lại một lần thói ngoan đạo của mình được sao? Jenny sẽ nghĩ gì đây? Y như bị ném trở lại thời Trung cổ. – Amen – mẹ tôi nói (và Jenny cũng vậy bằng một giọng rất nhẹ) – Và mạnh ai người ấy thắng! – Tôi nói, làm ra vẻ bông phèng. Không ai tỏ ra hưởng ứng. Jenny càng ít hưởng ứng hơn ai hết. Nàng nhìn đi nơi khác. Trái lại Oliver III nhìn tôi qua mặt bàng: – Oliver, thú thực ba muốn thấy con thỉnh thoảng có những nỗ lực theo hướng ấy. Chúng tôi ăn không phải trong một bầu không khí im lặng hoàn toàn nhờ ở năng khiếu khác thường của mẹ tôi về mặt trò chuyện trong phòng khách – ở trường hợp này là trong phòng ăn. – Cháu nói gia đình cháu ở Cranston, hả Jenny? – Nói chung là thế ạ. Mẹ cháu ở Fall River. – Họ Barrett có một số nhà máy ở Fall River – Oliver III nhận xét. – Tại đó họ đã bóc lột những người nghèo khó hết thế hệ này sang thế hệ khác – Oliver IV tiếp lời. – Hồi thế kỷ 19, - Oliver III nói thêm. Mẹ tôi mỉm cười, rõ ràng hài lòng thấy Oliver của bàng thắng hiệp này. Nhưng trận đấu chưa phải đã kết thúc. – Ba có ý kiến gì về các dự án tự động hóa các nhà máy đó? – Tôi phản công. Không khí im lặng một lúc. Tôi chờ đợi quả đập lại. Nhưng lại là Alison Forbes Tipsy Barrett lên tiếng: – Mọi người có ý kiến gì không, nếu ta chuyển sang dùng cà phê? * * * Cả bốn người chúng tôi chuyển sang phòng khách để cho diễn ra cái sẽ là hiệp cuối cùng. Ngày mai, Jenny và tôi có giờ lên lớp, ông Già thì có việc ở ngân hàng và vân vân. Còn Tipsy chắc chắn cũng có một dự án gì đó choán hết tâm trí ngay từ giờ đầu ngày hôm sau. – Con dùng đường chứ, Oliver? – Mẹ tôi hỏi. – Oliver bao giờ cũng dùng đường, mình ạ, - Cha tôi bảo. – Con cảm ơn, tối nay thì không – tôi nói – và không sữa, mẹ ạ. Bây giờ mọi người đã ngồi yên vị, thoải mái, mỗi người một tách, không có gì để nói với nhau, hoàn toàn không có gì. Tôi đành tung ra một đề tài. – Em này, Jenny em nghĩ thế nào về đội Hòa Bình? Nàng chau mày nhìn tôi và không chịu hợp tác. – Ồ! Mình đã kể với các con rồi à? ỌB? – Mẹ tôi hỏi cha tôi. – Bây giờ không phải lúc, mình ạ, - Oliver III trả lời với một vẻ nhún nhường giả tạo, thực ra muốn bảo to lên: “Hỏi đi, hãy hỏi tôi là có chuyện gì đi” Tôi nhượng bộ: – Việc gì hả ba? – Không có gì quan trọng cả đâu, con ạ. – Không hiểu sao mình lại có thể nói là không quan trọng – mẹ tôi bảo, rồi bà quay sang tôi để loan báo, với tất cả sự khoa trương cần thiết (tôi đã nói là bà bao giờ cũng đứng về phía ông ấy mà): – - Ba con sẽ là Giám đốc đội Hòa Bình. – Ồ. Jenny cũng nói “Ồ”, nhưng với một giọng khác, có phần hào hứng hơn. Cha tôi giả vờ ngượng nghịu và mẹ tôi có vẻ chờ đợi tôi nói một vài lời ca ngợi hoặc bày tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ của tôi bằng một lời nào đó. Thôi được, dù sao thì cũng chưa phải là ngoại trưởng. Jenny đi trước, nàng nói: – Cháu xin chúc mừng bác. – Vâng. Con xin chúc mừng ba. Mẹ tôi muốn kể lể lắm đấy. Bà nói: – Mẹ cho rằng, trên phương diện giáo dục, đây sẽ là một kinh nghiệm đặc biệt. – Vâng, đúng thế ạ – Jenny tán thành. – Vâng – tôi nói, giọng thờ ơ – Hừm… Cho con xin tí đường. Chương 8 – Jenny, dẫu sao thì cũng chưa phải là ngoại trưởng. Ơn trời, cuối cùng chúng tôi đã ngồi trên xe về Cambridge. – Oliver, tuy vậy lẽ ra anh vẫn có thể tỏ ra nhiệt tình hơn. – Anh đã nói “chúc mừng ba” rồi còn gì. – Anh quả là cao cả. – Thế em muốn anh nói gi? – Ôi thôi. Em phát ốm lên được. – Không phải chỉ riêng em. Chúng tôi cho xe chạy một lúc lâu không nói gì với nhau. Tuy vậy có một cái gì đó làm tôi băn khoăn. Sau một lúc lâu, tôi hỏi nàng, như vừa chợt nghĩ lại: – Cái gì làm em phải ốm, Jen? – Cách anh xử tệ với cha anh. – Thế còn cách ông ấy xử tệ với anh, em không thấy làm sao à? Tôi đã nhỡ miệng chọc phải một tổ kiến. Thực vậy Jenny bắt đầu một bải thuyết giáo có bài có bản về tình nghĩa cha con, bộc lộ toàn bộ căn bệnh tình cảm đặc thù Y- đại-lợi- Địa Trung Hải. Nói ngắn gọn, tôi là một đứa con trai bất hiếu. Nàng nói: – Anh chỉ khiêu khích cụ, làm trái ý cụ, luôn luôn chọc tức cụ. – Nhẽ nào em không nhận thấy chính là ngược lại hải Jen? – Em cho rằng anh không từ một điều gì để “hạ” Oliver Barrett III. – Người ta không thể “hạ” Oliver Barrett III được đâu. Nàng để cho trôi qua một vài phút im lặng khó hiểu rồi mới trả lời: – Có lẽ trừ phi lấy Jenny Cavilleri làm vợ… Tôi giữ bình tĩnh một lúc khá lâu, đủ thời gian đánh xe vào bãi đỗ của quán ăn hải sản rồi mới quay sang Jenny và thả cho sự giận dữ của tôi bùng ra: – Có thực là em nghĩ thế không? Nàng trả lời rất bình thản: – Em cho rằng có phần như thế đấy. Tôi hét lên: – Jenny, em không tin là anh yêu em à? – Có chứ, - Giọng nàng vẫn bình thản – Nhưng về một mặt nào đó, anh còn yêu cả ở chỗ em là con số không trên phương diện xã hội. Tôi không biết nòi gì ngoài cách trả lời là không phải. Tôi nói như vậy nhiều lần ở nhiều bậc giọng khác nhau. Sự thực, tôi bàng hoàng đến nỗi tôi thậm chí hình dung là có thể có một chút xíu sự thật trong cái điều ghê tởm nàng vừa nói ra. Thực ra, cả nàng cũng không thật bình tĩnh. – Em không dám phán xét, Oliver ạ. Nhưng em nghĩ rằng có phần như thế đấy. Ngay em đây này, em biết em yêu không chỉ riêng bản thân anh. Em còn yêu cả cái tên anh nữa. Nàng quay mặt đi và tôi tưởng có nhẽ nàng sẽ khóc. Nhưng nàng không khóc, nàng nói nốt ý nghĩ của mình. – Vả chăng, tất cả những cái đó cũng là một phần của anh. Tôi nín lặng một lúc, thẫn thờ nhìn tất biển quảng cáo bằng đèn neon nhấp nháy sáng lên rồi tắt đi dòng chữ “Sò tươi”. Điều mà tôi quý biết bao ở Jenny là nàng biết nhìn vào tận đáy tâm hồn tôi, hiểu được những điều không cần đợi tôi nói ra thành lời. Đó chính là điều kiện nàng đang làm. Nhưng liệu tôi có chịu đựng được ý nghĩ tôi không hoàn hảo không? Còn nàng thì đã chấp nhận sự không hoàn hảo của tôi và cả của nàng rồi. Tôi không biết nên nói gì bây giờ. – Em có muốn ăn sò không Jen? – Anh có muốn một quả đấm vào giữa mặt không Oliver? – Có. Nàng nắm tay lại và nhẹ nhàng đặt lên má tôi. Tôi hôn cái nắm tay đó rồi nhích lại gần để ôm nàng, nhưng nàng đã đẩy người tôi ra và quát bằng một giọng đanh lãi như một nữ gangster: – Lo việc lái. Cầm lấy tay lái và nhất ga. Tôi tuân lệnh răm rắp. * * * Điểm chính trong bài diễn thuyết của cha tôi là nói về cái mà ông coi là một sự nhanh chóng thái quá, một sự vội vã, một sự hấp tấp. Tôi quên mất chính xác là những từ gì, nhưng tôi còn nhớ nội dung bài thuyết giáo của ông lúc hai chúng tôi ăn trưa với nhau tại câu lạc bộ Harvard chủ yếu nói đến việc tôi đi quá nhanh. Ông ấy đã nói xa xôi đến điều đó và bảo rằng khi ăn tôi không được chưa nhai đã nuốt. Tôi cũng nói xa xôi một cách lễ độ để ông ấy hiểu rằng, về phần tôi, tôi đã là một người lớn, bởi vậy ông ấy không có quyền sửa – ngay cả bình phẩm – cách cư xử của tôi. Ông ấy lưu ý tôi rằng ngay các nhà lãnh đạo thế giới thỉnh thoảng cũng còn cần đến những lời phê bình xây dựng. Tôi coi đó là một lời ám chỉ khá lộ liễu đến hoạt động của ông ấy tại Washingto dưới thời chính quyền Rudeven nhiệm kỳ đầu. Nhưng tôi không có bụng dạ nào thúc đẩy ông lào vào kể lể những kỷ niệm của ông về Rudeven hoặc vai trò của chính ông trong công cuộc cải cách các ngân hàng ở Mỹ. Vì thế tôi nín thinh. Như tôi đã nói, hai chúng tôi đang ăn trưa (tôi ăn quá nhanh, theo ý kiến của cha tôi) tại câu lạc bộ Harvard ở Boston. Nghĩa là xung quanh chúng tôi toàn là người của ông ấy: bạn học, đồng nghiệp, khách hàng của ông ấy, những người ngưỡng một ông ấy, vân vân. Thật là một vở được dàn dựng tuyệt đẹp. Chịu khó lắng tai một chúg là có thể nghe thấy những tiếng thì thầm như “Oliver Barrett kia kìa” hay “Barrett, nhà thể thao kỳ cựu đấy”. Một lần nữa, chúng tôi lại lao vào một trong những cuộc nói chuyện không ra chuyện thường xảy ra giữa hai cha con chúng tôi. Duy lần này, chính cái cách nói úp mở, mơ hồ của hai cha con chúng tôi đậm nét hơn bao giờ hết và làm cho tôi không chịu nổi. – Ba, ba chưa nói gì với con về Jenny cả. – Con muốn ba nói gì với con. Con đã đặt ba và mẹ trước việc đã rồi, chẳng phải à? – Nhưng ba thấy Jenny thế nào? – Ba thấy cô Jenny thật đáng khâm phục. Một cô gái xuất thân như cô ấy mà vào được trường Radcliffe. Cái thứ thuốc xoa mang tính dễ dãi giả hiệu ấy là cách lẩn tránh vấn đề của ông ấy đấy. – Ba nói vào việc đi. – Việc thì không dính dáng gì đến cô gái kia, mà là dính dáng đến con. – Thế ư? – Tôi nói. – Đó là sự nổi loạn của con, - Ông ấy nói thêm – Mày đang nổi loạn đấy, con ạ. – Ba, con không thấy vì lẽ gì mà việc cưới một cô nữ sinh trường Radcliffe vừa đẹp vừa thông minh lại là một sự nổi loạn. Jenny không phải là một cô gái hippy, cũng không phải đui què sứt mẻ gì… – Ta có thể lập một bảng liệt kê dài những điều cô gái ấy không phải. A! Đến vấn đề rồi đây. – Cái gì làm ba không ưa nhất… Vì Jenny theo đạo Thiên Chúa, hay vì Jenny nghèo? Ông hơi ngả đầu sang phía tôi để có thể nói nhỏ: – Còn mày, cái gì làm mày ưa nhất? Tôi muốn đứng dậy bỏ đi. Tôi bảo với ông ấy thế. Ở lại đây và nói chuyện như một trang nam nhi – ông ấy bảo tôi. Nói như vậy là để đối lập với cái gì? Với một đứa trẻ con? Một đứa con gái? Một con chuột? Bất kể thế nào, tôi ở lại. “Bố khỉ” lấy làm thích thú ghê lắm trước việc tôi ở lại. Tôi thấy rõ ông ta coi đó là thêm một thắng lợi mới sau biết bao thắng lợi khác của ông đối với tôi. Oliver Barrett III nói: – Điều mà ba yêu cầu con chỉ là chờ đợi một chút. – Ba nói rõ “một chút” là thế nào? – Học xong luật đã. Nếu đây là chuyện nghiêm chỉnh thì nó chịu thử thách của thời gian. – Đây là chuyện nghiêm chỉnh, và con không thấy vì lẽ gì con phải tuân theo một sự thử thách độc đoán. Nói thế là đủ rõ rồi, tôi nghĩ vậy. Tôi cưỡng lại ông. Chống lại đòi hỏi của ông muốn áp chế và kiểm soát đời tôi. – Oliver. Ông ấy bắt đầu một hiệp mới. – Có một điều hình như mày quên. – Ba hãy nhắc lại con rõ, - tôi cố gắng lắm mới nói nổi thành lời trong khi cảm thấy cơn giận trong người bừng bừng nổi lên. Mày chưa đến hai mươi tuổi. Về mặt pháp lý, mày chưa đến tuổi trưởng thành. – Cái pháp lý của ba, con cóc cần. Có lẽ một vài người khách ngồi ăn gần đấy có nghe thấy tiếng tôi. Như để bù lại giọng nói oang oang của tôi, Oliver III dằn giọng nói nhỏ: – Mày cứ lấy nó ngay bây giờ đi, nhưng đã vậy đừng có mà đến hỏi tao một cái gì nữa, dù là hỏi giờ. Mặc cho người ngoài có nghe thấy hay không, tôi nói to: – Nhưng ba thì có bao giờ biết giờ đâu. Tôi bước ra khỏi cuộc sống của ông ấy và bắt đầu cuộc sống cho tôi. Chương 9 Bây giờ đến chuyện Cranston, bang Rhodes Island, một thị trấn nhỏ ở về phía nam Boston, so với Ipswich ở về phía Bắt thì xa hơn một chút. Việc giới thiệu Jenny với bố mẹ chồng tương lại của nàng đã thất bại thảm hại, phải nói rằng tôi nghĩ đến việc ra mắt bố nàng trong lòng không tin tưởng cho lắm. Lần này tôi sẽ phải đương đầu với bệnh nồng nhiệi kiểu Y- đại-lợi- Địa Trung Hải cộng thêm khía cạnh là nàng không còn mẹ, do đó các sợi dây tình cảm gắn bó nàng với bố nàng mãnh liệt khác thường. Tôi sẽ phải đương đầu với tất cả các nhân tố tình cảm mạnh mẽ ấy mà người ta thường nói đn trong các cuốn sách tâm lý học. Chưa kể đến cảnh ngộ tôi hiện nay không xu dính túi. Bạn hãy để một phút thử tưởng tượng ra Olivero Barretto, một chàng trai người Ý nhân hậu ở Cranston, bang Rhodes Island, người thợ làm bánh ngọt đáng kính trong vùng, và thưa với ông là: “Xin bác cho cháu cô con gái duy nhất của bác, cô Jenny, về làm vợ”. Người bố sẽ hỏi anh con trai kia điều gì trước nhất? (Ông không hoài nghi mối tình của anh chàng Barretto đâu, vì đã quen biết Jenny tất phải yêu quý nàng rồi, đó là một chân lý phổ biế). Không, ông Cavilleri sẽ nói một câu gì đó đại khái: “Cậu sẽ lo liệu cuộc sống cho con gái tôi như thế nào, cậu Barrettỏ” Bây giờ bạn thử tưởng tượng phản ứng của ông Calliveri trung hậu đó nếu anh chàng Barretto kia thưa với ông là sẽ diễn ra điều ngược lại, ít nhất trong ba năm tới, nghĩa là con gái ông sẽ phải lo liệu cuộc sống cho con rể ông! Ông Cavilleri trung hậu liệu có tống cổ ngay tức khắc anh chàng Barretto kia ra khỏi nhà không, và nếu anh chàng Barretto ấy không cao lớn như tôi thì liệu ông có đập vỡ mặt anh ta không? Cầm chắc là như vậy. Điều đó có lẽ giải thích tại sao hồi chiều chủ nhất tháng năm đó, trên quốc lộ 95 về phía nam, tôi lại chăm chú theo tất cả các bản giới hạn tốc độ trên đường. Cuối cùng đã quen và thích cách lái của tôi rồi. Jenny có lúc phải hỏi sao tôi lại cho xe chạy có sáu mươi cây số một giờ trên khúc đường được phép chạy tới bảy mươi nhăm. Tôi bảo máy đang cần phải chỉnh lại, nhưng nàng không tin. – Kể lại anh nghe nào, Jen. Kiên nhẫn không phải là một trong những đức tính của Jenny và nàng không chịu lên dây cót tin thần cho tôi bằng cách trả lời tất cả những câu hỏi ngớ ngẩn của tôi. – Kể lại một lần nữa thôi, Jenny, nào. – Em đã gọi dây nói cho bố. Em đã kể với bố. Bố bảo là “được”. Bằng tiếng Anh, bởi vì như em đã nhiều lần nói với anh và cho dù anh có vẻ không tin, bố không lần nói với anh và cho dù anh có vẻ không tin, bố không biết một câu tiếng Ý nào, họa chăng có mấy câu rủa. – Nhưng “được” nghĩa là thế nào? – Có phải anh muốn bảo trường luật Harvard đã nhận một sinh viên không định nghĩa nổi “được” là gì không? Jenny, đấy không phải là một từ luật học. Nàng vịn vào cánh tay tôi. Ơn trời, cái đó thì tôi hiểu được. Dẫu vậy, tôi vẫn cần muốn biết rõ thêm. Tôi muốn biết những gì đang chờ đợi tôi. – “Được” còn có thể có nghĩa là “Thôi đành”, biết làm thế nào. Lòng nàng còn khá đủ thương xót để kể lại với tôi không biết đến lần thứ bao nhiêu cuộc chuyện trò qua điện thoại giữa nàng với bố nàng. Ông rất mừng, mừng thực sự. Khi gửi con gái đến Radcliffe, không đời nào ông mong cô sẽ trở về để lấy con trai một người láng giềng (cũng có một anh con trai như vậy đã hỏi nàng ngay trước lúc lên đường). Thoạt tiên ông không tin khi nàng nói tên vị hôn phu của nàng là Oliver Barrett IV. Rồi ông yêu cầu con gái chớ có phạm vào điều răn thứ mười một. – Điều răn đó là gì? – Tôi hỏi. – Không được lừa dối bố mình – nàng đáp. – À! – Có thế thôi, Oliver ạ, thực tế. – Bố biết anh nghèo chứ. – Biết. – Bố không ngần ngại à? – Dù sao thì như vậy, giữa bố và anh cũng có một cái gì giống nhau. – Nhưng chắc bố sẽ hài lòng hơn nếu anh có một ít tiền chứ? – Còn anh thì không? Tôi không nói gì nữa trong suốt quãng đường còn lại. * * * Phố Jenny ở tên là Hamilton. Đó là một dãy núi những ngôi nhà gồ, đằng trước có nhiều trẻ con và một vài thân cây khẳng khiu. Mới chỉ đi dọc một dãy phố để tìm chỗ đỗ xe, tôi đã cảm thấy như lạc vào một xứ sở xa lạ. Trước hết là vì đông người quá. Ngoài bọn trẻ con đang chơi đùa, có chỗ cả nhà kéo nhau ra ngồi ngoài hàng hiên trước cửa và hình như không có việc gì khác ngoài việc nhìn tôi tìm chỗ đỗ xe. Jenny nhảy ra khỏi xe trước. Tại Cranston, nàng nhanh nhẹn như một con chim sẻ. Khi các khán giả ngoài hàng hiên trước cửa nhà nhận ra người khách đi trên xe tới thì những tiếng reo mừng vang lên khắp nơi. Cô con gái nhà Cavilleri đấy! Nghe những tiếng hoan hô reo hò ấy, tôi gần như không dám xuống xe nữa. Tôi bảo rằng không đời nào mình có thể đóng vai anh chàng Barretto tưởng tượng kia được. Một bà to béo giọng oang oang: – Chào cháu Jenny Jenny đáp lại cùng một giọng: – Chào bác Capodilupo Tôi bước ra khỏi xe, cảm thấy tất cả mọi con mắt đổ dồn về phía mình. Bà Capodilupo từ xa hỏi với: – Này cháu, thằng con trai kia là gì đấy? Không thể bảo rằng người dân phố này là những kẻ ăn nói tế nhị. Jenny đáp. – Không là gì cả! Câu nói đó làm tôi bình tĩnh phát khiếp lên được. Bà Capodilupo nhìn tôi, giọng vẫn cứ oang oang: – Rất có thể lắm! Nhưng cô gái đi cùng với nó là một cái gì đáng kể lắm đấy. Jenny lại đáp: – Cậu ta biết thế! Sau đó, nàng quay sang trả lời những người láng giềng ở bên kia đường. – Cậu ta biết thế! – Nàng bảo với cả một đám đông những người ngưỡng mộ nàng. Nàng cầm lấy tay tôi (tôi là một người khách lạ lạc vào chốn thiên đường) dẫn tôi lên cầu thang gác đến căn hộ 189A, đường Hamilton. Buổi ra mắt ấy quả là một giờ phút lúng túng vụng về. Tôi đứng ngây ra như phỗng trong khi Jenny giới thiệu: “Đây là bố em”. Và Phillip Cavilleri, cao 1,75 mét nặng 75 kí, tuổi xấp xỉ năm mươi, chìa tay ra với tôi. Tôi bắt tay ông và cảm thấy một cái nắm tay rất chặt. – Xin chào ông. – Gọi tôi là bác, - Ông sửa lại – Gọi là bác Phil. – Bác Phil, tôi nhắc lại, tay vẫn còn nắm chặt tay ông. Buổi ra mắt ấy còn là một giờ phút khá thống thiết. Vì vừa buông tay tôi ra xong ông Cavilleri quay ngay sang con gái, rú lên một tiếng không thể tưởng tượng nổi. – Jenny! Trong một phần giây đồng hồ, không xảy ra gì. Rồi hai người ôm choàng lấy nhau, ôm thật chặt, rất chặt, vừa ôm vừa đu đưa người như quả lắc. Ông Cavilleri không nói gì, chỉ lặp đi lặp lại (bây giờ không rú lên nữa) “Jenny! Jenny!” Còn cô con gái ông, cô nữ sinh viên sắp tốt nghiệp trường cao đẳng Radcliffe hạng ưu tú ấy, tất cả những câu mà cô có thể nghĩ ra để đáp lại chỉ là: “Phil! Phil!” Còn tôi? Người ta làm như thể không có tôi ở trên đời. * * * Trong nền giáo dục rất ưu tú mà tôi đã được hấp thụ, có một điều đã giúp tôi nhiều trong buổi chiều hôm ấy. Người ta xưa nay vẫn dạy tôi rằng đang ăn đầy miệng thì không nên nói. Thế mà ông Phil và cô con gái ông hùa nhau đổ đầy cái miệng tôi cho nên tôi không cần phải nói một tiếng nào. Tôi đã phải ngốn một con số kỷ lục những chiếc bánh ngọt làm theo kiểu Ý. Sau đó, tôi dừng lại khá lâu ở những loại bánh mà tôi thích, làm hai cha con ông Cavilleri rất khoái. (Tôi đã ăn mỗi loại ít nhất hai chiếc vì sợ làm mích lòng họ). Ông Phil Cavilleri bảo con gái: – Nó “được” đấy chứ. Thế nghĩa là thế nào? Tôi không cần người ta giải nghĩa cho tôi từ “được” nữa rồi, nhưng điều tôi muốn biết là trong số những cử chỉ ít ỏi và dè dặt của tôi hôm đó, cử chỉ nào đã đem lại cho tôi lời đánh giá quý báu ấy. Có phải vì tôi đã thích đúng những thứ bánh cần thích hay không? Có phải vì cái nắm tay của tôi khá chặt không? Hay vì cái gì? Cô con gái của ông Cavilleri nói: – Con đã bảo với bố anh ấy “được” mà. – Được – người bố nói. – Nhưng cũng phải để tao chính mắt thấy chứ. Bây giờ thì tao thấy rồi. Oliver? Đấy là ông Cavilleri hỏi tôi. – Dạ, thưa ông? – Bác Phil. – Vâng, thưa bác Phil. Bác dạy gì cháu ạ? – Mày “được” đấy. – Cảm ơn bác. Cháu rất mừng được bác đánh giá như vậy. Quả là cháu mừng thực sự. Và thưa bác chắc bác đã biết những tình cảm của cháu đối với Jennỵ Và thưa bác, cả với bác nữa. Jenny ngắt lời tôi: – Oliver, anh có thôi lúng ba lúng búng như một thằng nhóc đi không? Ông Cavilleri nhắt lời con: – Jenny, con có thôi sỗ sàng đi không con? Dù sao thằng nhãi này cũng là khách của chúng ta. * * * Đến bữa tối (rốt cuộc bánh trái mới chỉ là thứ ăn cho vui miệng thôi), ông Phil cố đề cập với tôi một cách nghiêm túc vấn đề gì thì chắc các bạn đã đoán biết. Ông tưởng rằng ông có thể kéo Oliver III và Oliver IV nhích lại gần nhau. Ông yêu cầu tôi: – Để bác gọi dây nói cho cụ nhà, nói chuyện giữa những người bố với nhau. – Xin bác đừng, bác mất thời giờ thôi. – Bác không thể để cho một người bố từ con mà không làm gì. Bác không thể để thế được. – Cháu hiểu, nhưng chính cháu, cháu cũng từ ông ấy. Ông bảo tôi thực sự bị xúc phạm. – Đừng để bác bao giờ phải nghe cháu nói như thế nữa. Tình cha con là một thứ tình cảm hiếm hoi. – Nhất là trong gia đình cháu, - tôi thưa. Jenny lăng xăng chạy đi chạy lại để dọn bữa ăn cho nên nàng không tham gia câu chuyện. Ông Cavilleri lại bảo: – Gọi dây nói cho cụ nhà đi. Bác sẽ dàn xếp cho. – Thôi bác ạ. Đừong dây giữa cha cháu và cháu đã bị cắt đứt rồi. – Này, tao bảo mày, Oliver, rồi cụ nhà sẽ nguôi thôi. Khi tao bảo sẽ nguôi là nguôi, mày cứ tin ở tao. Đến lúc ra nhà thờ… Jenny đang dọn đĩa tráng miệng cho từng người, bỗng gọi giật giọng một tiếng bố đầy ý nghĩa: – Bố! – Gì hả, Jen? – Về chuyện nhà thờ… – Hả? – Hừm… chúng con không thật thích… – Hả? – Ông Cavilleri hỏi, rồi suy luận nhẩm, ông quay sang nói với tôi vẻ như xin lỗi: - Bác… hừm… bác không nói nhất thiết phải là nhà thờ Thiên Chúa giáo, Oliver ạ. Chắc Jenny đã bảo với cháu bác là người đạo Thiên Chúa. Nhưng Oliver này, cử hàng tại nhà thờ của đạo cháu, nếu cháu muốn. Chúa trời sẽ ban phúc cho cuộc hôn phối của hai con tại bất cừ nhà thờ nào, bác bảo đảm với cháu như thế. Tôi nhìn sang Jennỵ Rõ ràng nàng đã không đề cập đến vấn đề trọng yếu này trong cuộc nói chuyện qua điện thoại. Nàng giải thích với tôi: – Oliver, em không đủ can đảm giảng cho bố đòn búa bổ ấy. Ông Vavilleri vẫn giọng hòa nhã: – Gì hả? Cứ nói đi, các con, cứ nện vào bố đi. Bố muốn các con nghĩ gì trong đầu cứ nói thẳng ra với bố. Tại sao đúng lúc ấy mắt tôi lại rơi đúng vào bức tượng Đức Mẹ Maria đồng trinh bằng sứ đặt trên một cái giá trong phòng ăn của gia đình Cavilleri? Jenny nói tiếp, mắt tránh nhìn bố: – Chính là vấn đề ban phúc, bố ạ. – Thế à, Jen, sao nữa? – Ông Cavilleri sợ có chuyện gì ghê gớm hơn. – Hừm… chúng con không thật thích, bố ạ – Jen nói xong, quay sang tôi để tìm kiếm một sự hậu thuẫn … mà con mắt tôi cố đem lại cho nàng. – Không thích Chúa à? Bất kể là Chúa nào? Jenny gật đầu. Tôi nói hộ nàng: – Bác Phil ạ. Cháu xin giải thích… – Ừ nói đi, mày nói đi. – Chúng cháu không tin ở một Chúa trời nào, bác Phil ạ. Và chúng cháu không muốn giả dối. Tôi nghĩ ông đã bỏ qua câu đó là vì do tôi nói ra. Chứ phải là Jenny thì có lẽ ông đã đập cho nàng rồi. Nhưng bây giờ ông hóa ra người bị lẻ loi, đứng ngoài. Ông không dám nhìn chúng tôi nữa, cả tôi lẫn Jennỵ Sau một lúc lâu, ông mới nói: – Thôi được. Thế chúng mày có thể cho tao biết ai sẽ làm lễ được không? – Chúng con – tôi thưa. Ông nhìn con gái tìm lời xác nhận. Nàng gật đầu: những điều tôi nói là đúng. Sau một lúc lâu im lặng nữa, ông nhắc lại: “Thôi được!” rồi, vì tôi là kẻ định đi vào ngành luật, ông hỏi tôi đám cưới như vậy liệu có – nói thế nào đây nhỉ – hợp pháp hay không? Jenny giải thích rằng trong buổi lễ mà chúng tôi dự định tiến hành, cha tuyên úy giáo phái nhất thể sẽ làm chủ lễ (“A! Cha tuyên úy à! – Ông Phil lẩm bẩm) trong khi người vợ và người chồng hứa hẹn với nhau. – Cả người vợ cũng nói? – Ông hỏi với vẻ dường như đây là ngọn đòn chí tử cuối cùng đối với ông. – Bố! – Con gái ông lên tiếng – Bố có thể tưởng tượng có tình huống nào mà con lại chịu câm như hến không? – Ừ, quả thế thật, con gái nhỏ bé của bố, ông đáp với nụ cười yếu ớt. * * * Trong xe trên đường về Cambridge, tôi hỏi Jenny theo ý nàng tình hình như vậy là ra sao. Nàng trả lời – Là được. Chương 10 Ông William F. Thompson, hiệu phó trường luật thuộc Trường Đại học tổng hợp Harvard không tin ở tai mình. – Này, cậu Barrett, có thật cậu nói đúng như tôi đã nghe được đấy không? – Đúng thế ạ, thưa ông hiệu phó. Nói ra lần đầu không phải là dễ, nhắc lại càng không dễ dàng gì hơn. – Tôi muốn xin học bổng cho năm tới, thưa ông. – Thật không? – Tôi đến đây chỉ vì việc ấy, thưa ông. Ông phụ trách việc trợ cấp tài chính, thưa ông hiệu phó, có phải thế không ạ? – Phải, nhưng mà, lạ thật đấy. Cụ thân sinh ra cậu… – Thưa ông, ông ấy không còn dính dáng gì nữa đến chuyện này. – Cậu nói thế nào? – Ông hiệu phó Thompson nhấc kính ra, dùng cravat lau kính. – Cha tôi và tôi bất hòa với nhau, xin cứ coi là như vậy. Ông Thompson lại đeo kính vào và nhìn tôi với một vẻ mặt không diễn cảm gì hết mà chỉ có một ông hiệu phó mới có thể in nổi trên mặt mình. – Cậu Barrett, thật là đáng tiếc. Đáng tiếc cho ai? – tôi chỉ muốn hỏi ông tạ Ông này bắt đầu làm tôi bực mình rồi đây. Tôi liền bảo: – Rất đáng tiếc, thưa ông. Nhưng đó chính là lý do khiến tôi đến gặp ông, thưa ông hiệu phó. Sang tháng tới tôi lập gia đình. Hai vợ chồng tôi sẽ làm việc trong suốt mùa hè. Rồi Jenny – đó là tên vợ tôi – sẽ dạy học ở một trường tư thục. Thế cũng đủ để sống, nhưng không đủ cho khoản tiền học. Tiền học ở đây khá cao, thưa ông hiệu phó Thompson. – Hừm… đúng vậy, - Ông Thompson trả lời. Nhưng ông chỉ trả lời có vậy thôi. Ông không hiểu tí gì những lời tôi nói với ông tả Ông tưởng tôi bỏ công đến phòng làm việc của ông ta để làm cái gì vậy? Tôi nói thẳng thừng (và lần thứ ba): – Thưa ông hiệu phó, tôi xin được cấp học bổng. Tôi không có tài khoản nào ở ngân hàng, mà tôi thì đã được nhập vào học rồi. – À mà này! – Ông Thompson lẩn trốn vào sau các quy tắc – Thời hạn để xin tài trợ đã qua từ lâu rồi. Lão muốn nhận được gì ở tôi, lão già bất lương này? Muốn được nghe những chi tiết thô bỉ chăng? Muốn nghe chuyện tai tiếng chăng? Hay là cái gì? – Thưa ông hiệu phó, lúc nộp đơn xin học, tôi chưa biết sẽ gặp hoàn cảnh này. – Đúng thế, cậu Barrett ạ. Nhưng tôi phải nói với cậu rằng ở đây chúng tôi không có quyền can thiệp vào một cuộc cãi cọ trong gia đình. Đáng tiếc thật, như tôi đã nói. Tôi đứng dậy: – Thôi được, thưa ông hiệu phó. Tôi biết ông định đi đến đâu rối. Ông đừng có mong tôi nịnh hót cha tôi để cho trường luật của ông một ngày nào đó có một hội trường Barrett đâu nhé. Khi ra về, tôi còn nghe thấy ngài hiệu phó Thompson lẩm bẩm “Thật không phải tí nào”. Tôi cũng đồng ý với ông ta, ôi, thật là không phải tí nào. Chương 11 Jenny nhận bằng tốt nghiệp từ hôm thứ tự Đông đủ họ hàng của nàng, từ Cranston, Fall River, đều đến Cambridge dự lễ phát bằng có cả một người cô tận Cleveland cũng đến. Chúng tôi đã thỏa thuận trước với nhau sẽ không giới thiệu tôi là chồng chưa cưới của Jenny và Jenny sẽ không đeo nhẫn đính hôn. Như thế, sẽ không có ai bị mếch lòng (quá sớm) là không được mời đến dự lễ cưới. – Cô Clara ạ – Jenny nói – cháu xin giới thiệu với cô, anh Oliver, bạn cháu. (Rồi nàng không quên nói thêm) anh ấy thì chưa tốt nghiệp. Tôi nhìn thấy rõ mọi người hích nhau, nhỏ to với nhau, và thậm chí đặt ra những câu hỏi thẳng thừng nhưng gia đình Jenny không rút ra được một chi tiết cụ thể ở Jeny hoặc ở tôi… và cả ở Phil cũng vậy. Tôi đoán ông mừng là tránh được chuyện trò bàn bạc về tình yêu của những kẻ vô thần. Đến thứ năm, về mặt học hành mà nói, tôi trở thành bình đẳng với Jenny và nhận bằng tốt nghiệp trường Harvard vào hạng ưu, cũng như nàng. Nhất là tôi được chọn làm người dẫn đầu các sinh viên tốt nghiệp đến ngồi ở chỗ danh dự của mình. Như vậy là tôi đi trước cả những sinh viên tốt nghiệp tối ưu, tứ là những bộ Óc siêu – siêu phàm. Tôi ngứa ngáy muốn nói với những anh chàng đó rằng việc tôi dẫn đầu đoàn đi trước họ dứt khoát chứng tỏ rằng tôi đã có lý khi coi một giờ tại sân tập Dillon bằng hai giờ ở thư viện Wildener. Nhưng tôi ghìm lại được. Hãy để cho tất cả mọi người vui vẻ. Tôi hoàn toàn không biết Oliver III có đến dự hay không. Hơn mười bảy nghìn người chen chúc nhau trong sân trường đại học Harvard sáng hôm lễ trao bằng tốt nghiệp và các bạn hãy tin rằng tôi không lấy ống nhòm ra quan sát các hàng ghế ngồi đâu. Tất nhiên tôi đã dành các giấy mời của tôi cho gia đình mà tôi đã được thu nạp, cho ông Phil và Jennỵ Với tư cách là cựu sinh viên, ông Già cố nhiên vẫn có quyền đến dự và ngồi với đám tốt nghiệp khóa 1926. Nhưng việc gì mà ống ấy phải đến? Vả lại, hôm đó là ngày các ngân hàng mở cửa cơ mà. * * * Lễ thành hôn được tiến hành hôm chủ nhật cùng tuần. Một trong những lý do không mời gia đình Jenny dự là chúng tôi thực sự lo nghĩ việc chúng tôi không “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh thần” sẽ là một đòn quá nặng nề đối với những người ngoan đạo này Lễ thành hôn diễn ra tại Philip Brooks House, một tòa nhà có kính nằm về mé phía bắc trường Harvard. Timothy Blauvet, cha tuyên úy giáo phái nhất thể của trường làm chủ lễ. Tất nhiên có mặt Ray Stratton. Tôi còn mời cả Jeremy Nahum,một người bạn cũ thời ở trường trung học Exeter. Cậu này thích vào học ở Ameherst hơn là vào Harvard. Jenny thì mời một cô bạn gái đã ở cùng với nhau tại ký túc xá Brick Hall và cô bạn dáng thể thao ở phòng cho mượn sách đọc thêm, có lẽ vì lý do tình cảm. Và đương nhiên có ông Phil. Tôi giao nhiệm vụ cho Ray Stratton lo tiếp ông Phil. Cốt để ông cảm thấy càng tự nhiên càng tốt. Không phải vì Stratton thừa bình tĩnh đâu! Hai người ấy đứng cạnh nhau, dáng ngượng nghịu lúng túng vô cùng, tuy không nói ra nhưng người nọ vẫn cứ củng cố thêm định kiến của người kia cho rằng cái “đám cưới tự lực” này (theo cách gọi của ông Phil) chỉ có thể là một sự “tai hại không thể tưởng tượng được” (như Stratton không ngớt lời tiên đoán. Chỉ vì Jenny và tôi sẽ nói với nhau vài lời trong lễ cưới. Tuy nhiên chúng tôi đã được chứng kiến cô dâu chú rể nói với nhau như thế hồi đầu mùa xuân năm nay khi một cô bạn âm nhạc của Jenny là Marya Randall lấy một anh sinh viên kiến trúc tên là Eric Levenson. Cảnh tượng rất đẹp khiến hai chúng tôi quyết định cũng làm như họ. Ông Blauvet nói, với những người dự: – Thưa các bạn, chúng ta có mặt ở đây để chứng kiến sự hợp nhất của hai cuộc đời bằng hôn nhân. Chúng ta hãy nghe những lời mà họ đã chọn để nói với nhau trong giờ phút thiêng liêng này. Trước hết là cô dâu. Đứng trước mặt tôi. Jenny đọc bài thơ nàng đã chọn. Bài thơ rất cảm động, có lẽ đặc biết đối với tôi, vì đó là một bài của Elizabeth Barrett: Khi hồn đôi ta cùng vươn lên vững chãi Mặt nhìn mặt, lặng lẽ, gần lại nhau Cho đến khi những đôi cánh vươn dài kia rực cháy Liếc mắt, tôi thấy Phillip Calliveri gương mặt nhợt nhạ, miệng há hốc, mắt tròn xoe vì kinh ngạc xen lẫn thán phục. Chúng tôi lắng nghe Jenny đọc hết bài một mằt nào đó nó là một lời cầu mong. Một nơi để sống và để yêu trong một ngày Dù cho bóng tối và thần chết có bủa vây Sau đó, đến lượt tôi. Vất vả lắm tôi mới tìm được những câu thơ tôi có thể đọc to mà không đỏ mặt. Tôi không có khả năng đọc to liền một chuỗi các câu đẹp đẽ bay bứơm, thực sự là không có khả năng. Nhưng một đoạn trong “Bài ca con đường rộng mở” của Witman tuy hơi ngắn, nhưng nói lên đúng những điều mà tôi muốn bộc bạch: – Anh trao cho em bàn tay anh! Trao cho em tình anh quý hơn vàng bạc. Trao cho em con người, trước niềm tin và luật pháp Em có gửi chăng cho anh tấm thân em? Có đi chăng cùng anh trên một nẻo đường Ta ở chăng mãi mãi bên nhau suốt đời Khi tôi dừng lời, cả gian phòng chìm trong một sự im lặng kỳ diệu. Rồi Ray Stratton đưa cho tôi chiếc nhẫn cưới, sau đó Jenny và tôi, tự chúng tôi nghiêm trang nói lên những lời ước nguyện của hôn nhân, chúng tôi lấy nhau kể từ hôm nay để yêu nhau và quý nhau cho đến tận khi cái chết là xa lìa nhau. Với thẩm quyền cộng đồng bang Massachusetts trao cho Timothy Blauvet tuyên bố hai chúng tôi thành vợ thành chồng. * * * Khi nghĩ lại, buổi liên hoan “sau trận đấu” (như Stratton gọi) của chúng tôi đúng là cố làm cho đơn giản, Jenny và tôi kiên quyết gạt bỏ mục chúc rượu sâm banh cổ truyền, và do tất cả bọn chúng tôi chỉ có mấy người, có thể ngồi đủ quanh một chiếc bàn con ở một quán rượu, chúng tôi kéo nhau đi uống bia ở quán – Cronin. Như tôi nhớ thì chính Jim Cronin đã đích thân mời chúng tôi một chầu để mừng (cầu thủ hockey vĩ đại nhất của trường Harvard kể từ thời anh em Oliveri”. Ông Phil đấm mạnh tay xuống bàn, giọng oang oang: – Đằng ấy bảo sao? Nó còn giỏi hơn cả hai anh em Oliveri gộp lại. Qua đó Philip muốn nói – tôi chắc thế, vì ông đã xem đội hockey trường Harvard thi đấu bao giờ đâu – là cả Rofi Clinton lẫn Billy Cliteri đều chưa bao giờ lấy được cô con gái xinh đẹp của ông, cho dù họ có đạt được những thành tích lên đến thế nào đi nữa trên các đôi giày trượt băng của họ. Nhưng vì chúng tôi ai nấy đều đã ngà ngà cho nên đó chỉ là một lý do để chúng tôi uống thêm. Tôi để cho ông Phil trả tiền, quyết định ấy sau đó khiến tôi nhận được một trong những lời khen hiếm hoi của Jenny về sự tế nhị của tôi (Ollie rồi anh xem, một ngày kia anh sẽ trở thành một người con thật sự, được đấy”). Tuy vậy, cuối cùng chúng tôi tiễn ông ra xe thì tình hình chuyển thành hơi sầu bị Mắt ai nấy đều đỏ hoẹ Mắt ông Cavillery, mắt Jennỵ Có lẽ cả mắt tôi nữa. Tôi không còn nhớ gì hết, chỉ biết rằng đó là một giây phút ướt át. Dù sao đi nữa, sau một thôi một hồi chúc tụng nhau và ban phúc, ông Phil lên xe và chúng tôi đứng vẫy tay cho đến khi khuất bóng ông. Đến lúc bấy giờ sự thật đáng sợ bắt đầu xâm chiếm người tôi: – Jeny, chúng mình đã thành vợ chồng trước pháp luật. – Vâng, từ nay, em có thể là một đứa con gái vô tích sự. Chương 12 Nếu có thể chỉ dùng một từ mà mô tả cuộc sống của hai vợ chồng chúng tôi trong ba năm đầu chung sống đó là từ “chắt bóp”. Trong cuộc sống đó, hễ tỉnh dậy là chúng tôi cùng nghĩ đến cách làm sao có đủ tiền để làm những việc mà chúng tôi không thể đừng. Nói chung là cố gắng lắm thì may ra vừa đủ. Cuộc sống đó chẳng có gì là thơ mộng đâu. Chắc các bạn còn nhớ đoạn thơ của Omar Khayyám chứ? Một tập thơ dưới lùm cây, một ổ bánh mì, một vỏ rượu vang, vân vân? Các bạn hãy thay tập thơ bằng cuốn Scott nói về cacdre và thử tưởng tượng cách nhìn nên thơ đó có tác dụng gì đối với cuộc sống của tôi. Thiên đường chăng? Tôi chỉ muốn biết là giá cuốn sách đó bao nhiêu (có thể may ra kiếm được ở một cửa hàng sách cũ nào không) và mua chịu được ở đâu bánh mì và rượu vang “nên thơ” kia không. Rồi sau đó có thể bớt xén được những khoản chỉ tiêu nào để lấy tiền trả nợ. Cuộc sống thay đổi. Có lúc mà những quyết định đơn giản nhất cũng phải đưa ra thông qua Ủy ban ngân sách lúc nào cũng họp thường trực trong đầu chúng tôi. “Anh Oliver này, tối nay đi xem Backhet đị” – Thế là ba đô-la. – Anh bảo sao? – Một đô-la rưỡi cho em và một đô-la rưỡi cho anh. – Có nghĩa là đi hay không nào? – Không có nghĩa là đi hay không. Chỉ có nghĩa là ba đô-la thế thôi”. Chúng tôi hưởng tuần trăng mật trên một chiếc thuyền buồm với hai mươi mốt đứa trẻ. Nói cụ thể hơn là: tôi thì điều khiển một chiếc thuyền buồm Rode dài 11 mét, từ bảy giờ sáng cho đến khi nào các khách đi thuyền của tôi phát chán thì thôi, còn Jenny thì làm cô trông trẻ. Tuần trăng mật đó diễn ra ở một nơi tên là Nhà thuyền Pequod tại Denis Port (không xa Hyannis bao nhiêu). Denis Port là một quần cư gồm một khách sạn lớn, một bến tàu nhỏ xíu và vài chục nếp nhà cho thuệ Bên ngoài một trong những ngôi nhà gỗ nhỏ nhất, tôi treo một tấm biển tưởng tượng: “Ở đây Jenny và Oliver đã chung sống với nhau”. Tôi cho rằng sau suốt một ngày phải ân cần tử tế với các khách hàng nhỏ xíu của tôi, - vì nguồn thu nhập của chúng tôi chủ yếu thuộc vào họ – Jenny và tôi vẫn còn có thể tử tế ân cần được với nhau thì phải nói là giỏi. Tôi chỉ nói “tử tế ân cần” thôi, vì tôi không tìm ra từ ngữ để miêu tả việc yêu Jenny Cavilleri và được nàng yêu lại là như thế nào. Aáy xin lỗi, tôi muốn nói là Jennifer Barrett. Trước khi lên đường đi hưởng tuần trăng mật tại Denis Port chúng tôi đã tìm được một căn nhà rẻ tiền ở Cambridge Bắc tuy rằng về mặt kỹ thuật, địa chỉ thì ghi là khu Somerville và nhà thì nói như Jenny “Ở vào tình trạng không thể sửa chữa được”. Ban đầu nhà này xây cho hai gia đình, nhưng bây giờ thì được chuyển thành bốn căn hộ, với giá cho thuê cắt cổ tuy được gọi là “rẻ”. Nhưng kén chọn thế nào được đối với sinh viên mới ra trường trong khi nhà cho thuê thì ít mà người thuê thì nhiều? – Anh Oliver, tại sao nhà chức trách không đến ra lệnh cấm ở tại căn nhà ọp ẹp này? – Có lẽ vì họ sợ không dám đặt chân đến. – Em cũng thế. – Hồi tháng Sáu em có sợ đâu. (Cuộc đối thoại diễn ra trong tháng Chín, khi chúng tôi đi nghỉ về). – Tháng Sáu em chưa lấy chồng. Nay đã thành người đàn bà có chồng, em coi chỗ này là nguy hiểm. – Thì em định làm gì? – Nói với chồng em, chồng em sẽ lo liệu. – Em nói đi, anh là chồng em đây, - tôi bảo nàng. – Thật không? Anh hãy chứng tỏ anh là chồng em xem nào. – Em bảo sao? – Tôi hỏi trong bụng nghĩ: “Aáy đừng! Đừng ở ngoài phố!” Nàng nói tiếp: Anh hãy bế em qua bậc cửa đi. – Em không tin những trò mê tín vớ vẩn này chứ? – Anh cứ bế em đi, em sẽ quyết định tin hay không sau. Thôi được. Tôi bế nàng, lên năm bậc thềm đến tận cửa: – Sao anh dừng lại! – Nàng hỏi. – Đây chẳng phải là bậc cửa rồi ư? – Không phải, không phải. – Anh thấy tên hai chúng mình ghi bên cạnh nút bấm chuông kia kìa. – Đây chưa phải là bậc cửa chính thức. Bế em lên tầng một, anh lười. Đến chỗ ở “chính thức” của vợ chồng chúng tôi là phải leo hai mươi bốn bậc nữa. Tôi phải dừng lại gần nửa chừng để lấy hơi. Tôi hỏi nàng: – Sao em nặng thế? – Anh không nghĩ là em có thể có thai à, - A ha! Anh sợ, phải không? – Đâu có. – Không dối được em đâu. – Ừ, đúng. Anh có hoảng trong một giây thôi. Tôi bế nàng nốt đoạn đường còn lại. Đó là một trong những giây phút hiếm hoi và quý báu mà tôi nhớ là không dính dáng đến cái từ “chắt bóp”. * * * Cái tên lừng lẫy của tôi cho phép vợ chồng tôi được mua ghi sổ nợ Ở một cửa hàng thực phẩm mà ông chủ thường không bao giờ bán chịu cho sinh viên. Ngược lại, chính cái tên ấy lại hại chúng tôi ở chỗ chúng tôi ít ngờ tới nhất: tại trường Shady Lane nơi mà Jenny sẽ đến đây dạy học, Ann Miller Whitman, bà hiệu trưởng nói với vợ tôi: – Tất nhiên trường Shady Lane chúng tôi không có khả năng trả lương cho các cô giáo như ở các trường công. Rồi bà nói thêm là dù sao cũng không nghĩ những người trong dòng họ Barrett lại quan tâm đến “khía cạnh này” của vấn đề. Jenny cố tìm cách xua tan những ảo tưởng của bà ta, nhưng ngoài ba nghìn năm trăm đô la một năm mà nhà trường đã đề xuất, nàng chỉ nhận được thêm khoảng hai phút “hô, hô, hô” của bà hiệu trưởng. Bà Whitman thấy ý kiến của Jenny nói rằng vợ chồng nhà Barrett phải trả tiền thuê nhà như bất cứ ai thật là khôi hài. Khi Jenny đã kể lại với tôi chuyện ấy, tôi đưa ra một vài gợi ý về những gì mà bà Whitman có thể làm được với ba nghìn năm trăm đô la, hô, hô, hô của bà tạ Thấy thế Jenny hỏi liệu tôi có sẵn sàng bỏ trường luật để kiếm sống nuôi nàng trong khi chờ đợi nàng những kỳ thi cần thiết để vào dạy ở trường công không. Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc trong hai giây đồng hồ về toàn bộ tình hình và đi đến một kết luận vừa ngắn gọn vừa chính xác. – Mẹ kiếp. – Một câu khá hùng hồn – vợ tôi bảo. – Chứ em chờ anh nói gì, Jenny, - Hô, hô, hô à? – Không đâu. Anh thấy chịu khó tập thích món mì ống Ý, thế thôi. * * * Tôi nghe theo lời nàng. Tôi tập ưa thích món mì ống còn Jenny tập làm quen với tất cả những cách nấu nướng có thể tưởng tượng được để làm cho món mì có cái vẻ gì khác chứ không phải là mì suông. Với chút tiền đã kiếm trong kỳ hè cộng với đồng lương của Jenny và khoản thu nhập dự kiến của công việc ban đêm mà tôi tính sổ đến nhận tại bưu điện trong dịp Nôen thứ tư dồn dập, chúng tôi thấy cũng tạm được. Tất nhiên có hàng đống bộ phim mà chúng tôi không đi xem (và hàng đống buổi hòa nhạc mà Jenny cũng bỏ), nhưng dù sao chúng tôi cũng thu xếp cuộc sống được tàm tạm. Nhưng tất nhiên, chúng tôi cố thu xếp tạm tạm được ở mỗi mặt sinh sống thôi. Về mặt xã hội, cuộc sống của hai chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi vẫn ở Cambridge và trên lý thuyết Jeny có thể vẫn cứ tham gia tất cả các hội âm nhạc của nàng. Nhưng nàng không có thời giờ. Ở trường Shađy Lane về là nàng đã mệt nhoài rồi, lại còn phải làm bữa tốt (đi ăn hiệu là điều nằm ngoài khả năng hiện thực). Về phía tôi, các bạn bè tôi cũng tế nhị để chúng tôi yên. Nghĩa là họ không mời mọc gì chúng tôi nữa, cốt để chúng tôi khỏi phải mời mọc lại họ, các bạn có hiểu ý tôi muốn nói gì không? Chúng tôi thậm chí còn bỏ các trận đấu bóng. Với tư cách hội viên câu lạc bộ Varsity, tôi được mua vé ở khu ghế chính giữa, tức là những chỗ rất tốt nhưng cũng rất đắt. Giá mỗi vé là sáu đô la, tổng cộng là mười hai đô lạ Jenny bảo tôi: – Sai rồi, chỉ sáu đô la thôi. Anh có thể đi xem một mình, không có em. Em chẳng hiểu gì về bóng đá với bóng đẩy, ngoài cái điều là có những kẻ la hét ầm ĩ: “Xông lên, xông vào đi!” Mà anh thì lại thích những trò ấy, vì thế, em muốn anh cứ đi xem đi! – Thôi không nói chuyện này nữa – tôi cắt ngang vì dù sao tôi là chồng và là chủ gia đình – Với lại, anh còn dùng thời gian để học. Dẫu vậy, các chiều thứ bảy, tôi không thể không áp chiếc máy thu thanh bán dẫn vào tai, lắng nghe những tiếng reo hò của các cổ động viên. Về mặt địa lý họ chỉ cách tôi không đến một cây số nhưng đối với tôi bây giờ họ như sống trên một hành tinh khác. Tôi dùng các đặc quyền hội viên câu lạc bộ Varsity của tôi để mua vé trận đấu với trường lên cho Robbie Walde, một bạn học ở trường luật. Robbie cảm ơn mãi. Khi anh ta về rồi, Jenny yêu cầu tôi giải thích một lần nữa những ai có quyền ngồi ở khu ghế đặc biệt dành cho câu lạc bộ Varsitỵ Tôi giảng giải lại cho nàng hiểu rằng khu ghế ấy dành cho tất cả những ai bất kể lứa tuổi, tầm vóc cao thấp hoặc vị trí xã hội, đã phục vụ một cách xuất sắc thể thao trường Harvard trong các môn. Nàng hỏi tiếp: – Cả những nhà thể thao trên nước nữa? Một nhà thể thao là một nhà thể thao, dù là không hay ướt. – Trừ anh, Oliver ạ. Anh là một nhà thể thao bị đóng băng rồi. Tôi chuyển sang vấn đề khác, cho rằng đó chỉ là một câu châm chọc thông thường của Jenny chứ tôi không muốn nghĩ là có một ẩn ý gì khác đằng sau câu hỏi của nàng về các truyền thống thể thao của trường Harvard. Như có thể là nàng ám chỉ một cách tế nhị rằng tuy sân vận động Soldier Field có tới 54.000 chỗ, nhưng tất cả những cựu động viên đều sẽ ngồi ở cùng khu chúa sừng, tất cả, già lẫn trẻ, cả những vận động viên ướt, khô hoặc đã đóng băng. Có phải chỉ riêng sáu đô la làm tôi xa sân vận động những chiều thứ bảy hay không? Thôi kệ, nếu Jenny quả thực nghĩ đến chuyện khác trong đầu không nên bàn cãi làm gì. Chương 13 Ông bà Oliver Barrett IV Trân trọng kính mời quý ngài đến dự bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông Barrett vào hồi 19 giờ ngày thứ bảy 6 tháng 8 tại biệt thự Dover House Ipswich bang Massachusetts. X.P.D. Jenny hỏi tôi: – Anh nghĩ sao? – Còn phải hỏi nữa. Tôi đang bận tóm tắt cuốn Nhà nước chống Percival, một tiền lệ thuộc loại quan trọng nhất trong luật hình sự Jenny vung vẩy cái giấy mời trước mắt tôi để chọc tức tôi. Nàng bảo: – Em nghĩ là đã đến lúc rồi đấy, anh Oliver ạ. – Đến lúc gì? – Anh biết quá là gì rồi. Anh còn muốn cụ đến đây hò hét trước mặt anh à? Tôi cứ chúi mũi vào đống sách vở của tôi. – Ollie … cụ đã đi bước trước rồi! – Nhầm to, Jennỵ Mẹ anh dán phong bì đấy mà. Nàng nói to hơn bình thường: – Hình như anh bảo anh chưa sờ đến thư cơ mà! Quả thật, lúc nãy tôi có ngó qua một tí. Có lẽ tôi chóng quên. Dù sao thì tôi cũng đang mải tóm tắt cuốn Nhà nước chống Percival và đang bị kỳ thi ám ảnh. Điều tôi mong là Jenny đừng quấy rầy tôi nữa. Nhưng nàng lại nói, giọng nay đã chuyển sang gần như cầu khẩn: – Anh nghĩ lại xem, Olliẹ Cụ đã sáu mươi rồi, không có gì đảm bảo là cụ sẽ còn sống khi cuối cùng anh quyết định hòa giải với cụ. Bằng những lời lẽ thật giản dị, tôi nói với Jenny là sẽ không bao giờ có chuyện hòa giải, và nàng hãy làm ơn để tôi tiếp tục việc học của tôi. Nàng lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế đệm thấp mà tôi đang gác chân. Nàng không nói một lời nào, nhưng tôi nhanh chóng cảm thấy hình như nàng nhìn tôi rất tha thiết. Tôi ngước mắt lên khi nàng bảo: – Sẽ có ngày, Oliver V sẽ khiêu khích hành hạ anh cho mà xem… Tôi bảo lại ngay: – Nó sẽ không mang tên Oliver, em có thể tin chắc điều đó. Nàng không nói to, tuy nàng thường cũng to giọng những khi tôi nói to: – Ollie, em bảo này, dù cho chúng mình có đặt tên nó là Bozo thằng hề thì nó cũng ấm ức anh vì anh đã liệt vào hàng những nhà thể thao lớn của Harvard. Với lại, khi nó vào năm thứ nhất đại học thì có lẽ anh đã lên tới Tòa án tối cao rồi! Tôi bảo với nàng là dứt khoát không có vấn đề con trai tôi ấm ức tôi. Nàng hỏi tôi làm sao có thể nói chắc được. Tôi không đưa ra được lý lẽ nào. Tôi chỉ biết con trai tôi sẽ không oán, tức tôi, nhưng tôi không thể giải thích nổi cụ th vì sao, Jenny bỗng nhận xét, chẳng ăn nhập vào đâu. – Bố anh cũng yêu quý anh đấy, anh Oliver ạ. Bố yêu quý anh như anh sẽ yêu quý thằng Bozo con trai anh vậy. Nhưng những người trong họ Barrett nhà anh đều quá kiêu ngạo và luôn luôn bị ý nghĩ cạnh tranh ganh đua ám ảnh đến nỗi suốt đời các người cứ tưởng các người thù ghét nhau. Tôi giễu cợt: – May mà có em ở đây. – Đúng thế. – Thôi, không nói chuyện này nữa – tôi ra lệnh, vì dù sao, tôi là chồng và là chủ gia đình. Tôi trở lại với Nhà Nước chống Percival và Jenny đứng dậy. Nhưng bỗng nhiên nàng nảy ra một ý: – Nhưng còn chữ “Xin phúc đáp “ ở dưới nữa. Tôi nói xa xôi rằng một nữ sinh viên khoa nhạc trường cao đẳng Radcliffe chắc lá có khả năng thảo ra một vài lời phúc đáp từ chối mà không cần phải có ai chỉ dẫn. – Oliver, em bảo này. Trong đời em, có thể em đã có làm ăn gian hoặc nói dối, nhưng em chưa hề bao giờ cố ý làm khổ tâm một ai. Em nghĩ em không thể trả lời như anh nói được đâu. Thực ra, trong lúc nàng chỉ làm khổ có mình tôi thôi, cho nên tôi mới lịch sự yêu cầu nàng tùy ý muốn viết thế nào thì viết, miễn là về cơ bản nói rằng chúng tôi sẽ không đến dù trời sụp. Sau đó, một lần nữa tôi quay lại với Nhà nước chống Percival. – Anh ơi, số dây nói của các cụ là bao nhiêu nhỉ? Tôi nghe thấy nàng nói rất nhẹ. Nàng đang cầm điện thoại. – Em viết vài chữ không được à? – Em sắp mất bình tĩnh rồi đây này. Số dây nói của các cụ là bao nhiêu, anh? Tôi nói cho nàng số dây nói rồi quay ngay sang lời biện hộ của Percival trước Tòa án tối cao, không để tai nghe Jenny hay nói đúng hơn, cố không nghe nàng nói. Bở lẽ nàng đang ở trong cùng một gian phòng với tôi. – O … cháu chào bác. Chính ông Già trả lời điện thoại à? Ông ấy không phải đang ở Washington ư? Tôi đã đọc tin nói như vậy trong một bài báo viết về ông trên tờ Thời báo New York cơ mà? Đúng là nghề báo chí bây giờ sa sút quá lắm. Phải mất bao nhiêu thời gian mới nói được chữ “không” thế này? Hình như Jenny đã dùng nhiều thời gian hơn mức cần thiết để phát âm cái từ đơn giản đó. – Anh Oliver ơi? Nàng bịt tay lên máy nói. – Anh Oliver ơi, có nhất thiết là không không? Tôi gật đầu để bảo rằng nhất thiết phải là như vậy và xua tay bảo nàng nói nhanh lên cho xong. – Cháu rất tiếc – nàng nói vào máy điện thoại – Thưa bác, chúng cháu rất tiếc… Chúng cháu? Sao lại dính tôi vào? Và nhất là, sao không nói thẳng vào việc đi rồi bỏ máy? – Anh Oliver? Nàng lại đặt tay lên ống nói và nói rất to: – Anh Oliver, anh làm khổ tâm cụ. Lẽ nào anh cứ để mặc cha anh đau khổ mà ngồi mãi đấy sao? Nếu nàng không xúc động đến vậy thì tôi đã một lần nữa giải thích cho nàng hiểu đá không biết đau khổ là gì, còn nàng thì không nên phóng những quan niệm sai lầm kiểu Sao lại dính tôi vào? Và nhất là, sao không nói thẳng vào việc đi rồi bỏ máy? – Anh Oliver? Nàng lại đặt tay lên ống nói và nói rất to: – Anh Oliver, anh làm khổ tâm cụ. Lẽ nào anh cứ để mặc cha anh đau khổ mà ngồi mãi đấy sao? Nếu nàng không xúc động đến vậy thì tôi đã một lần nữa giải thích cho nàng hiểu đá không biết đau khổ là gì, còn nàng thì không nên phóng những quan niệm sai lầm kiểu Ý- đại-lợi- Địa-Trung-Hải của nàng lên tận các đỉnh núi Rasomo lởm chởm làm gì mà hoài công. Nhưng xem chừng nàng rất xúc động, và điều đó làm tôi không bình tĩnh chút nào. Nàng lại nài xin tôi: – Anh Oliver, anh ra nói với cụ chỉ một câu thôi được không? Nói với ông ấy ư? Lạy trời, nàng điên rồi chăng? – Chỉ nói một câu chào thôi. Nàng chìa máy nói về phía tôi và cố ghìm mình không khóc. Tôi trả lời giọng hoàn toàn bình tĩnh: – Anh không bao giờ nói với ông ấy. Không bao giờ. Bây giờ thì Jenny khóc. Khóc không thành tiếng, nhưng nước mắt giàn giụa trên mặt. Rồi nàng… nàng cầu xin: – Hãy vì em, anh Oliver. Em đã có bao giờ xin anh đâu. Lần này, em van xin anh. Ở đây có ba người (vì không hiểu tại sao tôi nghĩ cha tôi cũng có mặt tại đây), cả ba người cùng chờ đợi, chờ đợi cái gì? Tôi ư? Tôi thì không thể được. Jenny không hiểu là nàng đòi hỏi ở tôi điều không thể làm được à? Không hiểu là tôi có thể làm tất cả mọi chuyện vì nàng, chỉ trừ có chuyện ấy thôi à? Thấy tôi cứ cúi gằm mặt, lắc đầu, vẻ mặt tỏ ra kiên quyết từ chối đồng thơi cực kỳ khó chịu, Jenny nói qua kẽ răng với một giọng giận dữ chưa bao giờ thấy ở nàng: – Anh là một kẻ nhẫn tâm khốn kiếp. Sau đó, nàng kết thúc câu chuyện với cha tôi bằng câu: – Thưa bác, anh Oliver muốn nói với bác là… Nàng dừng lại để lấy hơi. Nàng vừa nói vừa tấm tức khóc cho nên lấy hơi không phải dễ. Còn tôi, tôi kinh ngạc đến sững sờ, không thể làm gì khác là chờ đợi phần cuối của cái mà người ta bảo là ý kiến của tôi. Nàng nói tiếp: – … anh Oliver rất yêu quý bác, theo cách của anh ấy. Rồi nàng dập máy thật nhanh. Không có lời giải thích hợp lý nào về hành động tiếp liền ngay sau đấy của tôi. Tôi đổ lỗi cho sự mất trí chốc lát của tôi. Hay nói cho đúng hơn tôi không đổ lỗi cho cái gì cả. Hành động của tôi liền ngay sau đấy là điều không bao giờ tha thứ được. Tôi giằng lấy chiếc máy điện thoại từ tay Jenny, giật ra khỏi tường… ném mạnh về cuối phòng. – Mẹ kiếp, không thể chịu được! Jenny, xin em hãy cút đi cho đời anh được nhờ. Tôi đứng ngây người ra, thở hổn hển như một con vật mà tôi vừa bỗng trở thành. Lạy Chúa! Sao tôi lại thế? Tôi quay lại để nhìn Jenny. Nhưng nàng đã bỏ đi rồi. – Nàng đã đi xa hẳn rồi vì không còn nghe thấy tiếng chân nàng ngoài cầu thang. Có lẽ nàng đã vùng bỏ đi ngay lúc tôi giằng lấy chiếc máy điện thoại. Aùo khoác và khăn quàng của nàng hãy còn đây. Nỗi đau khổ không biết làm gì bây giờ chỉ kém có nỗi đau khổ không biết mình đã làm gì vừa xong. Tôi đi tìm nàng khắp nơi. Tại thư viện trường luật, tôi đi qua tất cả các dãy sinh viên đang cặm cụi ngồi học, nhìn vào mặt từng người. Tôi đi vòng đi vòng lại ít nhất năm sáu lần. Tuy tôi không thốt ra lời nào, nhưng tôi biết rằng con mắt tôi nhìn quá chăm chú, nét mặt tôi quá căng thẳng đến nỗi làm cả phòng đọc của thư viện hoảng lên. Mặ. Nhưng không có Jenny ở thư viện. Sau đó lùng sục khắp câu lạc bộ Harkness Commons, cả khu nghỉ giải lao, cả khu giải khát. Rồi chạy tưởng đến đứt hơi đến tận hội trường Agassiz trong khu trường Radcliffẹ Nàng cũng không có ở đấy nốt. Đến bây giờ thì tôi chạy lung tung khắp nơi, đôi chân tôi cố đuổi kịp nhịp đập của tim tôi. Hay là ở câu lạc bộ Paine chăng? (Có những tên như vậy đấy!) Ở tầng dưới, có những phòng tập pianọ Tôi biết Jenny khi nổi cáu lên là nàng nện vào phím đàn. Đúng. Nhưng khi sợ hết hồn thì nàng làm gì? Đi dọc cái hành lang với hai dãy phòng tập hai bên thật đến phát điên lên được. Thôi thì đủ thứ nhạc Mozart và Bartók, Bach và Brahms luồn qua khe cửa lọt ra ngoài hòa trộn với nhau thành một thứ tiếng ồn ào khó tả và thật không chịu nổi. Jenny chắc phải ở đây! Linh cảm bảo tôi dừng lại trước một cánh cửa mà tôi nghe thấy bên trong có người đang nện (một cách giận dữ chăng?) một khúc dạo đầu của Chopin. Tôi đứng sững một giây. Kỹ thuật chơi cũng khá tồi… đang đánh dừng lại nghỉ, rồi đánh lại và rất nhiều lỗi. Vào một lúc nghỉ, tôi nghe thấy một giọng con gái lẩm bẩm: “Mẹ kiếp!”. Thôi đúng Jenny rồi, không sai. Tôi mở toang cửa. Ngồi bên chiếc đàn piano là một cô nữ sinh của trường Radcliffe người to kềnh. Cô ta ngẩng lên, bộ mặt khônt thể thương được thế mà quần áo lại còn hippi nữa. Cô ta bực mình vì sự đột nhập của tôi, sẵng giọng hỏi: – Sao, ngứa ngáy chân tay à? – Không, không – Tôi trả lời và đóng cửa lại. Sau đó, tôi thử đến quảng trường Harvard, quán cà phê Pamplona, quán Tommy và cả quán Hayes Bick… nơi giới nghệ sĩ thường lui tới, đều không có. Jenny có thể đi đâu? Vào giờ này, xe điện ngầm đã nghỉ, nhưng nếu nàng đi thẳng ra ga thì nàng có thể đã kịp chuyến tàu đi Boston rồi. * * * Trời đã gần một giờ sáng khi tôi bỏ một đồng 25 xu và hai đồng 10 xu vào khe máy điện thoại tự động. Tôi đang đứng trong một buồng điện thoại gần quán sách ở quảng trường Harvard. – Alô, tôi xin hỏi ông Phil. – Phil đây, ai đấy? – Ông trả lời bằng một giọng ngái ngủ. – Con đấy ạ… Oliver – Oliver! (Ông sợ) Jenny làm sao? – Ông vội hỏi ngay. Nếu ông hổi tôi, vậy là nàng đã không về chỗ ông. – Dạ… không ạ. Thưa bố, không ạ. – Lạy Chúa! Mạnh khỏe cả chứ. Oliver? Yên tâm về con gái mình rồi, ông tỏ ra thân mật và vui vẻ như thể không phải đang ngủ bị tôi lôi dậy. – Dạ mạnh khỏe ạ. À mà này, bố ơi, bố vẫn thường nhận được tin Jenny chứ? Ông trả lời bằng một giọng bình tĩnh lạ lùng: – Kể cũng khó nói. – Sao ạ? – Sao nó không thể năng gọi dây nói cho tao hơn? Tao có phải là người lạ đâu. Tôi không tin là con người ta lại có thể đồng thời vừa hoảng hốt vừa yên tâm, song tâm trạng của tôi lúc này đúng là như vậy. Ông hỏi tôi: – Nó đang ở cạnh mày đấy à, con? – Dạ? – Chuyển cho tao nói với Jenny, ta sẽ sửa cho nó, một chập. – Dạ, không được, bố ạ. – À, nó đang ngủ à? Thôi, nếu nó ngủ thì đừng đánh thức nó dậy. – Vâng ạ. – Này, tao bảo chúng mày này. – Dạ. – Cranston có xa lắm đâu mà vợ chồng chúng mày không đến chơi với tao, vào một chiều chủ nhật nào đó. Được chứ? Nếu không thì tao dẫn xác đến chúng mày vậy. – Aáy – thôi, bố ạ. Để chúng con đến. – Bao giờ? – Vào một chiều chủ nhật nào đấy ạ. – “Một chiều chủ nhật nào đấy” là thế nào? Một thằng con không được nói “một chiều chủ nhật nào đấy” mà là “chủ nhật này” Oliver nghe không? – Vâng ạ. Chủ nhật này ạ. – Bốn giờ chiều nhé. Mà này, lái xe cẩn thận đấy. Nhớ chưa? – Dạ, con nhớ rồi ạ. – Và lần sau thì gọi vào ban ngày nhé. Ông bỏ máy. Tôi đứng trơ ra đó, giữa màn đêm và cảnh hiu quạnh vắng lặng ở quảng trường Harvard, không biết đi đâu và làm gì. Một thằng bé da màu săn đến gần hỏi tôi có cần một liều ma túy không. Tô lơ đãng trả lời: “Dạ, thưa ông, không ạ”. Tôi không chạy nữa. Tôi vội vã làm gì để mà trở về với căn nhà trống không. Đêm đã rất khuya và tôi tê dại cả người… vì sợ hơn vì lạnh (mà trời có ấm áp gì đâu). Cách nhà vài bước, tôi ngỡ thấy có ai đó ngồi ở bậc thềm trên cùng. Có lẽ tôi hoa mắt hay sao, vì bóng người ấy ngồi yên không nhúc nhích, im phăng phắc. Nhưng đấy là Jenny. Nàng ngồi ở bậc trên cùng. Tôi quá mệt không hoảng lên nổi và nỗi khắc khoải bỗng vợi hẳn đi quá nhiều khiến tôi không nói nổi lời nào. Trong thâm tâm, tôi mong nàng có một cái gậy nào thật nặng để hang lên người tôi. – Em? – Anh? Hai chúng tôi đều nói nhỏ đến nỗi không thể suy ra được cảm nghĩ của mỗi người. – Em quên chìa khóa – Jenny nói. Tôi đứng đó, chỗ bậc thềm dưới cùng, không dám hỏi nàng ngồi đấy tự bao giờ, chỉ nhận thức được rằng mình đã cư xử cực kỳ tồi tệ với nàng. – Jenny, anh ân hận… – Im đi anh. Nàng cắt ngang lời tôi rồi nói rất từ tốn: – Yêu là không bao giờ để mình phải nói câu ân hận. Tôi bước lên chỗ nàng. – Em muốn đi ngủ… Được không, - nàng nói. – Được, chứ em. Chúng tôi cùng lên cầu thang đến gian phòng chúng tôi ở. Trong lúc chúng tôi thay quần áo, Jenny nhìn tôi với đôi mắt làm tôi yên lòng. – Em nghĩ như em nói đấy, Oliver ạ, và tất cả chỉ có thế thôi. Chương 14 Thư đến vào tháng Bảy. Thư được chuyển tiếp từ Cambridge đến Denis Port thành ra tôi nhận tin có lẽ chậm mất một ngày. Tôi chạy vội đến chỗ Jenny đang đứng trông mấy đứa trẻ đang đá bóng (hay đá nhau), và bằng một giọng hệt tài tử Boga, tôi gọi: – Này em, lại đây. – Gì đấy? – Lại đây em – tôi nhắc lại với một vẻ hách dịch làm nàng phải đi theo tôi. – Gì đấy, Oliver? Có nói đi không nào? Tôi cứ tiếp tục bước, oai nghiêm và lạnh lùng. – Lên thuyền, - tôi giơ tay chỉ chiếc thuyền, bằng đúng bàn tay đang cầm bức thư mà nàng vẫn chưa nhận ra. – Oliver, em còn phải trông bọn trẻ, - nàng phản kháng nhưhg vẫn ngoan ngoãn nghe lời. * * * – Oliver, cuối cùng anh có kể là có việc gì đi không nào? Bây giờ thuyền chúng tôi đã cách xa bờ khoảng một trăm mét. Tôi tuyên bố: – Anh muốn báo với em tin này. – Không nói được trên bờ à? Hả nỡm? – nàng thét lên. – Không! Không nói được! – Tôi cũng hét lên. (Hai chúng tôi không ai nổi cáu gì đâu, nhưng vì gió thổi khá mạnh nên chúng tôi buộc phải hét lên mới nghe được nhau). Anh chỉ muốn có riêng mình anh với em. Này, nhìn xem anh nhận được cái gì đây này. Tôi giơ ra bức thự Nàng nhận ra ngay nơi gửi in ngoài phong bì. – A… trường luật Harvard. Họ tống cổ anh à? – Lạc quan quá nhỉ. Thử đoán lại xem nào, - tôi gào lên: – Anh nhất lớp à? – Nàng đoán. Tôi bỗng thấy gần như hổ thẹn! – Không hẳn vậy. Thứ ba. Ê! Thứ ba thôi à? – Nghe này… như vậy cũng có nghĩa là anh sẽ được cộng tác với Tạp chí luật học Vẻ mặt nàng hoàn toàn không bộc lộ một cảm nghĩ gì. – Nhưng mà, Jenny – giọng tôi gần như rên rỉ – em nói một câu gì đi chứ? – Chưa nói chừng nào em chưa gặp mặt người nhất và người nhì. Tôi nhìn nàng, mong thấy xuất hiện trên gương mặt nàng cái nụ cười mà tôi biết nàng đang ghim lại. – Jenny này… - tôi van vỉ. – Em đi đây. Xin chào. Nói xong, nàng nhảy ngay xuống nước. Tôi nhào người xuống theo và một giây sau, hai chúng tôi cùng bám lấy thành thuyền, cười như nắc nẻ. Tôi giở giọng triết lý: – Em thấy không, dù sao em đã phải nhảy xuống nước để chúc mừng anh. – Đừng lên mặt quá, anh ơi. Thứ ba thì bao giờ vẫn chỉ là thứ ba thôi. – Này em, ngốc ơi, - tôi bảo. – Gì vậy hả ngốc? – nàng đáp. – Công em rất nhiều, - tôi nói, giọng thành thực. – Sai rồi, ngốc ạ, sai rồi. – Sai? Tôi hỏi lại, hơi ngạc nhiên. Công em tất cả. Tối hôm đó, chúng tôi bỏ ra hai mươi ba đôla cho một bữa tôm hùm tại một tiệm ăn cực sang ở Yarmouth. Jenny vẫn chưa chịu phát biểu điều gì cho đến khi biết thêm về hai anh chàng, nói như nàng, đã “hạ” tôi. * * * """