🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chuyện Kể Về Bác Hồ Qua Các Tài Liệu Và Hiện Vật (Xuất Bản Lần Thứ Hai) Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH NGUYỄN THỊ HƯƠNG ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: NGUYỄN HƯƠNG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/11-347/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5619-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-57-6271-4. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu và hiện vật. - Tái bản lần thứ 2. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 348tr. ; 15cm ĐTTS ghi: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ISBN 9786045759608 1. Hồ Chí Minh, 1890-1969, Lãnh tụ Cách mạng, chính trị gia, Việt Nam 2. Tài liệu 3. Hiện vật 4. Truyện kể 959.704092 - dc23 CTK0269p-CIP TỔ CHỨC BẢN THẢO ĐỖ HOÀNG LINH NGUYỄN VĂN DƯƠNG VŨ THỊ KIM YẾN 5 Lời Nhà xuất bản Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho dân tộc ta, nhân dân ta một sự nghiệp cách mạng vô cùng vẻ vang, một di sản tinh thần to lớn. Đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cách mạng, tượng trưng cho những giá trị cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam. Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, một quần thể di tích lịch sử - văn hóa - danh nhân đã được hình thành trong khu vực Phủ Chủ tịch - nơi gắn bó với cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 12/1954 đến giờ phút Người vĩnh biệt chúng ta: ngày 02/9/1969. 6 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Để góp phần thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng vững chắc của đời sống tinh thần xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tái bản cuốn sách Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu và hiện vật. Thông qua những tài liệu và hiện vật rất gần gũi mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ của dân tộc đã sử dụng, tập thể tác giả của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch muốn chuyển tải tới người đọc, tới nhân dân và những người có dịp đến tham quan tại Khu Di tích hiểu rõ hơn về những hiện vật, tài liệu, cảnh quan nơi đây, không chỉ phản ánh tư tưởng lỗi lạc, tri thức uyên bác, Lời Nhà xuất bản 7 thiên tài lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, mà còn cho chúng ta thấy được những phẩm chất cao quý của đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cùng cuộc sống đời thường vô cùng giản dị, thanh cao của vị Lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 8 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 9 Đôi dép cao su Đôi dép cao su của Bác đã đi vào thơ ca, nhạc, họa, hiện thân trong đời sống nhân dân như một huyền thoại. Đôi dép của Bác được cắt từ chiếc lốp ôtô quân sự, chiến lợi phẩm của trận phục kích địch tại Việt Bắc. Đôi dép được cắt vừa chân Bác, hai quai trước to bản kiểu quai vắt chéo, vừa êm vừa chắc chắn khi lội suối, trèo đèo, vượt đường trơn, dốc cao. Thấy tiện, dễ sử dụng lại hiệu quả, Bác cho phổ biến trong toàn mặt trận, thay thế dần giày vải, dép rơm, dép mo cau... Nhân chuyến hành quân đi chiến dịch, Bác thấy ai cũng đi đôi 10 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. dép cao su vượt suối, băng đèo thoăn thoắt, Bác nói vui: “Như vậy Bác cháu chúng ta có đôi hài cao su vạn dặm, chúng ta muốn đi đâu cũng được”. Khi về Hà Nội, đôi dép Bác dùng lâu ngày vẹt cả đế, quai bị tuột luôn, đóng đinh găm quai nhiều lần mà vẫn tuột. Đôi dép cao su 11 Thấy vậy, các đồng chí phục vụ đề nghị thay đôi dép khác, Bác không chịu. Anh em bàn “kế hoạch” làm một đôi khác thật giống đôi dép Bác đang đi, chỉ có khác là chắc hơn, bền hơn, lợi dụng thời cơ thay vào. Không ngờ sáng hôm sau Bác hỏi tại sao lại đổi dép của Bác, anh em đành thưa thật với Bác. Bác ôn tồn bảo: “Các chú biết lỗi nhận lỗi là tốt, đôi dép cũ của Bác nếu chịu khó sửa vẫn còn dùng được, lần sau mua sắm cái gì cho Bác, các chú phải báo cho Bác biết”. Anh em tưởng Bác nói thế là đã chấp nhận đôi dép, nhưng Bác vẫn giữ đôi dép đó mặc dù đã sửa nhiều lần vì nó là kỷ niệm bên Bác từ những ngày gian khổ. Một lần Bác đến thăm một đơn vị hải quân, các chiến sĩ lần đầu được gặp Bác, ai cũng muốn được gần Bác nên chen chúc 12 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. nhau làm tuột đôi dép của Bác. Bác bảo: Chú nào khéo tay sửa lại cho Bác. Ai cũng muốn giành lấy việc để giúp Bác, thế rồi đôi dép được chuyền tay nhau, nhưng không ai sửa được vì dép quá vẹt mòn, đã đóng đinh mấy lần rồi, xâu vào nó lại tuột ra. Có anh chiến sĩ nhanh chân lấy chiếc búa con, mấy cái đinh sửa lại giúp Bác. Có người yêu cầu Bác đổi dép khác. Bác bảo: “... giờ mua đôi dép khác là không cần thiết, vẫn dùng được sao vất đi, dân ta còn nghèo, mỗi người kể cả Chủ tịch nước cũng phải tiết kiệm”. 13 Chuyện về bộ quần áo kaki của Bác Hồ 14 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Những người thợ may ở Xưởng may 10 Hà Nội mãi mãi ghi sâu kỷ niệm về Bác Hồ kính yêu. Những đồng chí công nhân lớn tuổi ở đây thường kể lại cho lớp thợ trẻ nghe câu chuyện xúc động khi Bác Hồ về thăm Xưởng may. Đó là mùa xuân năm 1959, cách đây hơn 50 năm, ngày 08/01/1959, khi Xưởng may 10 (lúc đó thuộc Cục Quân nhu - Tổng cục Hậu cần) vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Năm đó, Bác đã 69 tuổi nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn. Bác lần lượt đi thăm từng phân xưởng may, thăm các cháu ở nhà trẻ và thăm nhà ăn của công nhân. Bác đi thăm các phân xưởng sản xuất trước. Đi dọc ba phân xưởng may, Bác thấy trên các bàn máy có cắm cờ đỏ, cờ xanh trên các cọc chỉ liền hỏi, thì anh chị em công nhân trả lời: ‘‘Thưa Bác, trong ngày làm việc, ai có Chuyện về bộ quần áo kaki của Bác Hồ 15 năng suất cao thì được tặng cờ đỏ, năng suất thấp thì nhận cờ xanh’’. Bác dừng lại bên bàn máy của một nữ công nhân trẻ có cờ xanh ân cần hỏi kỹ về phong trào thi đua này. Bác tỏ ý vui mừng và căn dặn: “Các cô, các chú phải phấn đấu giành nhiều cờ đỏ, bỏ cờ xanh. Các cô, các chú có làm được không?”. Tất cả mọi người có mặt đồng thanh đáp: ‘‘Thưa Bác, có ạ’’. Sau khi đi thăm xong các phân xưởng, Bác quay về hội trường nói chuyện với cán bộ, công nhân Xưởng may. Bác nhắc nhở nhiệm vụ của Xưởng, của cán bộ, công nhân viên và căn dặn mọi người phải tiết kiệm trong quá trình sản xuất, phải chú ý đến việc cải tiến kỹ thuật. Cuối buổi nói chuyện, Bác trực tiếp phát động phong trào thi đua sản xuất trong toàn Xưởng, đồng thời Người hứa: 16 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. ‘‘Nếu cuối năm đạt thành tích cao báo cáo lên Bác, Bác sẽ thưởng”. Cán bộ, công nhân Xưởng may 10 rất xúc động khi thấy chiếc áo kaki màu đã bạc, sờn tay mà Bác vẫn mặc từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Không ai bảo ai, mọi người có mặt trong buổi đón Bác đều mong muốn được may biếu vị lãnh tụ kính yêu bộ quần áo. Một đồng chí cán bộ lãnh đạo Xưởng may 10 đem ngay ý tưởng đó ra trao đổi với đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác. Suy nghĩ giây lát, đồng chí Vũ Kỳ nói: “Bác sắp đi thăm Inđônêxia nhưng quần áo của Bác đã cũ hết cả rồi. Các cậu có thể may biếu Bác một bộ. Ngày mai tôi sẽ đưa bộ quần áo của Bác xuống làm mẫu”. Hôm sau, nhận được bộ quần áo mẫu (bộ quần áo kaki cũ của Bác) do các đồng chí phục vụ Bác Chuyện về bộ quần áo kaki của Bác Hồ 17 chuyển đến, anh chị em Xưởng may 10 lập tức bắt tay vào việc. Xưởng cử người sang X20 (Cửa hàng may đo lúc đó ở phố Cửa Đông) lấy vải kaki Trung Quốc có màu sắc tương tự như màu áo của Bác. Các ông Trần Văn Quảng, Nguyễn Công Thái và Phạm Huy Tăng là những người thợ lành nghề được giao nhiệm vụ may bộ quần áo này. Điều khó là khi đo cắt vải mới nhưng lại không được tháo rời bộ quần áo mẫu. Những người thợ bèn cắt theo phương pháp quy vuông: Trải vải mới chồng lên bộ cũ. Bộ quần áo kaki dùng làm mẫu là bộ được may từ năm 1945, là bộ Người đã mặc trong buổi lễ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đặc điểm của bộ quần áo này là đường may bị lệch và thân quần một bên to một 18 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. bên bé, khi cắt phải cố gắng thật khéo léo để khắc phục nhược điểm trên. Sau khi cắt nhiều mẫu, cuối cùng các ông chọn lấy hai mẫu giống nhất để may. Sau hơn một tháng, bộ quần áo đã may xong, Xưởng gửi ngay cho đồng chí Vũ Kỳ hai bộ kèm theo một bức thư nói lên tấm lòng của cán bộ, công nhân Xưởng may 10 đối với Bác Hồ. Bức thư có nội dung như sau: “Hà Nội, ngày 23 tháng 2 năm 1959 Kính thưa Bác! Ngày 08/01/1959, Bác về thăm chúng cháu. Chúng cháu coi ngày đó là một ngày lịch sử của Xưởng chúng cháu. Chúng cháu vô cùng cảm động. Nhiều người đã khóc trước sự chăm sóc ân cần của Đảng, của Chính phủ và của Bác. Chúng cháu tự thấy rằng mình còn nhiều khuyết điểm, Chuyện về bộ quần áo kaki của Bác Hồ 19 thành tích đã đạt được chưa xứng đáng với tấm lòng ân cần đó. Chúng cháu làm việc ngày đêm, không kể giờ giấc để nâng cao sản xuất, kèm cặp, giúp đỡ anh chị em thợ mới vào nghề, năng suất của cả thợ mới, thợ cũ đều tăng. Do đó, kế hoạch tháng 01/1959 chúng cháu đã thực hiện được 109%. Về chất lượng, chúng cháu đã đạt được 95,12%. Trong tháng 02/1959 kế hoạch khá nặng nhưng chúng cháu quyết tâm để hoàn thành vượt mức. Kính thưa Bác! Hôm Bác đến chúng cháu chú ý nhìn kỹ thấy quần áo của Bác mặc đã cũ, chúng cháu vô cùng cảm động. Vì vậy chúng cháu không hẹn mà nên, mỗi người một ý bàn với nhau may biếu Bác hai bộ quần áo. Tuy quần áo chúng cháu 20 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. may chưa được đẹp, nhưng đó là cả tấm lòng thành của chúng cháu đối với Bác, mong Bác vui lòng nhận cho chúng cháu. Chúng cháu coi đó là một vinh dự của chúng cháu. Cuối cùng chúng cháu xin kính chúc Bác sống lâu muôn tuổi. Toàn thể công nhân, quân nhân, nhân viên Xưởng may 10 Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần”. Nhớ lại sự kiện này, đồng chí Cù Văn Chước - cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Nhận được thư và quà của Xưởng may 10 gửi biếu Bác, tôi đã chọn một bộ cùng với bức thư để báo cáo với Bác. Sau khi Bác đi ăn cơm trưa về, tôi thưa với Bác: “Thưa Bác, anh chị em công nhân Xưởng may 10 tiết kiệm được vải, Chuyện về bộ quần áo kaki của Bác Hồ 21 may biếu Bác bộ quần áo với tất cả tấm lòng thành, mong Bác vui lòng nhận cho”. Bác Hồ cầm lên xem và khen may đẹp. Sau đó, Bác đánh máy bức thư gửi cán bộ, nhân viên Xưởng may 10, Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần: “Thân ái gửi công nhân, chiến sĩ, nhân viên và cán bộ Xưởng may 10, Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần. Bác rất vui lòng các cô, các chú có tiến bộ khá về: Đoàn kết thân ái, Liên tục thi đua, Cải tiến kỹ thuật, Tăng gia sản xuất, Thực hành tiết kiệm, Quản lý xí nghiệp. Chắc các cô, các chú đã tự thấy rằng: Tư tưởng thông thì công việc tốt. Những 22 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. kinh nghiệm ấy nên phổ biến cho các nhà máy khác. Nhưng các cô, các chú chớ thấy có tiến bộ mà tự mãn, tự kiêu. Trái lại cần phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ mãi. Cảm ơn các cô, các chú đã biếu Bác bộ áo. Bác đã nhận rồi. Nay Bác gửi bộ áo ấy làm giải thưởng cho một đợt thi đua. Khi nào đợt thi đua kết thúc, do các cô, các chú bình nghị, ai khá nhất thì được giải thưởng ấy. Chúc các cô, các chú vui vẻ, mạnh khỏe, đoàn kết, tiến bộ. Ngày 24 tháng 2 năm 1959. Bác Hồ”1. Nhận được thư Bác, một phong trào thi đua mới sôi nổi trong toàn xưởng may. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.88. Chuyện về bộ quần áo kaki của Bác Hồ 23 Anh chị em nào cũng quyết tâm lập thêm nhiều thành tích để đền đáp lại tình cảm của Bác. Ngày nghỉ nhiều công nhân vẫn đứng máy, thực hiện khẩu hiệu: “Ngày không giờ, tuần không thứ”, toàn Xưởng may dấy lên phong trào quyết tâm “Giành cờ đỏ, bỏ cờ xanh”. Nhiều công nhân tăng năng suất tới 200%, hầu hết các đầu máy không còn cờ xanh nữa. Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật quan trọng đã nâng cao được chất lượng và năng suất lao động. Những lời dạy bảo ân cần của Bác trở thành nguồn động viên cán bộ, công nhân, viên chức của Xưởng, ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng Xưởng. Đầu năm 1960, Bác đã tặng cho cán bộ, công nhân Xưởng may 10 lá cờ thêu dòng chữ: ‘‘Đơn vị thi đua khá nhất” dưới là tên Bác: Hồ Chí Minh. 24 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Trong phong trào thi đua đó, nhiều công nhân đạt thành tích cao trong lao động, trong đó có ông Hoàng Nguyên đạt thành tích cao nhất và giành danh hiệu chiến sĩ thi đua. Ban Giám đốc, Đảng ủy, Công đoàn Xưởng may 10 đã tặng cho đồng chí Hoàng Nguyên bộ quần áo kaki mà Bác gửi lại cho Xưởng may. Đồng chí Nguyễn Văn Lợi có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1962). Bộ quần áo ông Hoàng Nguyên được tặng sau đó ông gửi lại Xưởng để trưng bày ở phòng truyền thống. Để góp phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngày 03/5/1977, Xưởng may 10 đã gửi tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh bộ quần áo này. Hiện nay bộ quần áo đang được lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Chuyện về bộ quần áo kaki của Bác Hồ 25 Còn bộ quần áo kaki các đồng chí phục vụ giữ lại, nhiều lần các đồng chí đề nghị Bác dùng bộ quần áo mới nhưng Bác đều từ chối. Cho đến dịp Bác chính thức đi thăm nước Cộng hòa Inđônêxia ngày 27/02/1959, khi lên máy bay Bác vẫn mặc bộ quần áo dạ lễ phục, sang đến Inđônêxia, áo của Bác bị đứt cúc. Lúc đó đồng chí Vũ Kỳ mới đưa bộ quần áo mới của Xưởng may 10 biếu Bác đã chuẩn bị sẵn trong vali, đề nghị Bác mặc với lý do đồng chí không mang theo kim chỉ nên không đính lại cúc áo được. Bác cười và bảo: “Thế là chú cố ép Bác mặc áo mới nhưng chú nên nhớ rằng mình làm sao có thể thi sang với người ta được, mình phải biết tiết kiệm, dân mình đang còn nghèo lắm”. Theo các đồng chí phục vụ Bác Hồ kể lại: Khi Bác tiếp khách thân mật tại Phủ Chủ 26 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. tịch, Bác thường mặc bộ quần áo bà ba màu nâu giản dị như khi làm việc. Hôm nào trời hơi lạnh, Bác khoác thêm áo kaki, lạnh nhiều Bác khoác áo bông. Bộ quần áo kaki do Xưởng may 10 may Bác thường mặc mỗi khi đi thăm các địa phương trong nước, đi thăm các nước anh em, đi dự hội nghị và các cuộc họp của Chính phủ, tiếp khách quốc tế. Ông Tăng không ngờ 10 năm sau, ngày 02/9/1969, ông lại là người được may bộ quần áo cuối cùng cho Bác. Ngày đó những hiệu may nổi tiếng nhất Hà Nội cũng được nhận nhiệm vụ lịch sử này. Song tất cả các sản phẩm đều không được phê duyệt do dùng vải quá sang, không hợp với đức tính giản dị của Bác. Sau khi cân nhắc, nhiệm vụ này được giao cho Xưởng may 10. Ông Tăng và ông Quảng lại được chọn thực hiện việc may áo để Bác mặc trong ngày tang lễ. Chuyện về bộ quần áo kaki của Bác Hồ 27 Họ đã thức trắng đêm, vừa làm vừa khóc vì thương nhớ Bác và sau hai ngày thì công việc hoàn thành. Ông Tăng nhớ lại: “Lúc đó chúng tôi đâu biết rằng chuyên gia Liên Xô và các cán bộ khoa học kỹ thuật chịu trách nhiệm giữ gìn thi hài Bác đã kiểm tra hết sức cẩn thận từng đường kim mũi chỉ, từng sợi vải bằng nhiều loại máy móc hiện đại”. Nhưng mọi thông số kỹ thuật đều đạt yêu cầu. Sản phẩm đã được Bộ Chính trị phê duyệt. Sau ngày miền Nam giải phóng, thể theo nguyện vọng của bảo tàng các tỉnh ở trong Nam, Xưởng may 10 đã tặng cho mỗi tỉnh một bộ quần áo may theo mẫu bộ quần áo của Bác và đều do ông Tăng may. Bộ quần áo đang được trưng bày tại nhà 54 trong Khu Phủ Chủ tịch là bộ quần áo do Xưởng may 10 may trong dịp này. 28 Chiếc xe Peugeot 404 và tấm lòng của Việt kiều Tân Đảo với Bác Hồ Đến thăm khu trưng bày xe ôtô đã được sử dụng để phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, chúng ta thấy 3 chiếc xe: Zit, Pobeda và Peugeot. Zit và Pobeda là dòng xe được sản xuất tại Nga còn Peugeot là dòng xe gia đình được sản xuất tại Pháp. Chiếc xe Peugeot 404, màu ghi có hai đèn pha tròn phía trước, mỗi bóng có đường kính 12cm. Bên cạnh là hai đèn hiệu xin đường có hình dáng gần giống hình chữ nhật Chiếc xe Peugeot 404 và tấm lòng... 29 dài 15cm, rộng 9cm. Ở chính giữa đầu xe có gắn biểu tượng sư tử của hãng Peugeot. Phía sau xe có bốn bóng đèn, hai đèn hiệu bọc kính màu đỏ dài 35cm, rộng 14cm. Phiên bản 404 của hãng Peugeot có một kỷ niệm đặc biệt đối với nhân dân Việt Nam, với Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đó là món quà của Việt kiều Tân Đảo và Tân Thế Giới (tên gọi trước đây của các quần đảo New Caledonia và Vanuatu, 30 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. thuộc châu Đại Dương) kính tặng Bác Hồ và Chính phủ Việt Nam. Họ vốn là những người Việt nghèo khó ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ghi danh đi mộ phu cho người Pháp ở Tân Đảo với ước mơ đổi đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Phần lớn họ đã trở về Việt Nam sau kháng chiến chống Pháp. Nhưng dù trở về hay ở lại, họ đã luôn thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất vốn có, rất đáng tự hào của người Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp suốt 9 năm, Chính phủ kháng chiến Việt Nam đã hơn một lần nhận được sự ủng hộ, đóng góp của người Việt ở Tân Đảo. Khi nhận được lời kêu gọi hồi hương từ Chính phủ Việt Nam, hơn một nửa kiều bào Tân Đảo đã lập tức quay trở về. Chuyến tàu đầu tiên của con tàu “Nữ hoàng Phương Đông” đưa kiều bào Chiếc xe Peugeot 404 và tấm lòng... 31 Tân Đảo về Việt Nam cập bến cảng Hải Phòng vào ngày 12/01/1961 đã được đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đón. Bác Hồ cũng đã tiếp đón trọng thể đoàn kiều bào Tân Đảo đầu tiên hồi hương tại Phủ Chủ tịch. Từ đó đến năm 1964 đã có 11 chuyến tàu đưa hơn 6.000 Việt kiều Tân Đảo trở về. Trong chuyến tàu cuối cùng năm 1964, họ còn mang theo 11 chiếc xe Peugeot 404 các màu được mua bằng số tiền mà toàn bộ Việt kiều sống ở Tân Đảo đóng góp, để mang về tặng cho Chính phủ Việt Nam. Với hành trình từ Tân Đảo về Việt Nam qua đường cảng Hải Phòng, chiếc xe được mệnh danh là chiếc xe vạn dặm. Khác với biệt danh của mình, trong thời kỳ phục vụ tại Phủ Chủ tịch chiếc xe chỉ chạy được 16.575km (trong đó có trên 3.000km đã chạy tại thời điểm nhận xe). 32 Chuyện về chiếc xe ôtô Pobeda Phía bên trái ngôi nhà 54 có một gara nhỏ, nơi trưng bày hai chiếc xe ôtô: Pobeda và Peugeot 404. Đây là những chiếc xe đã Chuyện về chiếc xe ôtô Pobeda 33 dùng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người sống và làm việc ở Khu Phủ Chủ tịch. Chiếc Pobeda là một trong những chiếc xe do Chính phủ Liên Xô tặng cho Việt Nam vào năm 1955. Tháng 3/1957, Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao đã chuyển chiếc xe này sang Văn phòng Phủ Chủ tịch. Xe đã phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đó đến năm 1969. Loại xe này gầm cao phù hợp với việc đi đường trường vì vậy thường được Người sử dụng cho những chuyến đi thăm các địa phương xa Hà Nội. Đầu những năm 1960, Chính phủ Liên Xô tặng Chính phủ ta một số xe ôtô hiệu Vonga đẹp hơn về kiểu dáng, tốt hơn về tính năng kỹ thuật so với xe Pobeda. Các đồng chí trong Văn phòng xin phép Chủ tịch Hồ Chí Minh cho sử dụng loại xe mới 34 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. này để phục vụ Người, nhưng Người từ chối vì muốn để dành xe tốt cho các đồng chí làm công tác ngoại giao. Bác hỏi đồng chí lái xe: - Xe của Bác đã hỏng chưa? Đồng chí lái xe thành thật: - Thưa Bác xe chưa hỏng, nhưng chúng cháu muốn đổi xe mới để Bác đi nhanh và êm hơn. Bác cười bảo: - Thế thì chưa đổi... ai thích đi nhanh thì đổi xe mới, còn Bác thì vẫn dùng xe này vì nó chưa hỏng. Một hôm sắp đến giờ Bác đi làm việc mà xe chưa phát máy được. Thấy Bác đứng đợi, đồng chí lái xe rất lo lắng. Đoán xe có sự cố, Bác bước lại gần ân cần bảo đồng chí lái xe: Chuyện về chiếc xe ôtô Pobeda 35 - Máy móc thì có lúc nó trục trặc, chú cứ bình tĩnh mà sửa. Vài phút sau, xe sửa xong, đồng chí lái xe xin lỗi Bác, Bác cười độ lượng: - Thế là xe Bác vẫn còn tốt. Lần sau chú nhớ kiểm tra trước kẻo nhỡ việc của Bác. Thế là Bác vẫn dùng chiếc xe Pobeda cũ kỹ cho đến ngày Bác đi xa. 36 Chiếc máy chữ hiệu Japy Script Chiếc máy chữ hiệu Japy Script 37 Trong quá trình sưu tầm hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 11/2005, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã sưu tầm được một số hiện vật mới, trong đó có chiếc máy chữ hiệu Japy Script, một chiếc huy hiệu có hình cờ hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cùng bốn trang bút tích viết tay bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo lời kể của ông Đoàn Đỗ (tức Đỗ Uông), quê ở phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, đã công tác tại Phủ Chủ tịch thời kỳ ở Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954; giúp việc cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng và làm Bí thư chi bộ của Văn phòng Thủ tướng từ năm 1954 đến năm 1973; làm Phó Viện trưởng, quyền Viện 38 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1973 đến năm 1992: Trong thời gian công tác ở cơ quan Văn phòng Phủ Chủ tịch ông thường được phân công đánh máy trong các phiên họp của Hội đồng Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa. Còn các văn bản, tài liệu khác thì ông không làm mà Bác Hồ tự tay đánh máy tại nơi Người ở và làm việc như nhà 54, nhà BK1 (nhà Bác tiếp khách), nhà sàn... Trong thời gian công tác bên cạnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Đoàn Đỗ được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho chiếc máy chữ hiệu Japy Script mà theo ông là của một Việt kiều ở Đức biếu Bác từ năm 1956. Bác không dùng đến mà giao cho ông giữ để thỉnh thoảng mang sang nhà sàn đánh máy tài liệu do Bác đọc, còn ngày thường ông vẫn làm nhiệm vụ đánh máy ở Văn phòng Chiếc máy chữ hiệu Japy Script 39 Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thời gian này, cơ quan Văn phòng Phủ Chủ tịch rất ít người, chưa có người chuyên đánh máy, mọi tài liệu, công văn giấy tờ đều do cơ quan Văn phòng Phủ Thủ tướng đánh máy, còn Bác tự đánh máy những văn bản của mình bằng chiếc máy chữ Hermes Baby (người dùng từ năm 1938 cho đến năm 1969). Chiếc máy chữ Japy Script được cấu tạo bằng kim loại, máy hình chữ nhật màu xám, phía sau có khe luồn giấy và cần kẹp giấy. Mặt trên có đề chữ Japy Script. Chiều cao: 8cm, chiều rộng: 26cm, chiều dài: 28cm. Có 4 hàng chữ và 1 thanh cách; máy được đựng trong vỏ hộp bằng da, màu nâu nhạt. Hiện giờ chiếc máy đã cũ, một số chỗ bị bong sơn. Thời gian ông Đỗ sang công tác tại Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã đem theo 40 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. chiếc máy chữ này. Khi nghỉ hưu (năm 1992), cơ quan thanh lý chiếc máy chữ đó, ông Đỗ đã xin lại để làm kỷ niệm. Ông giữ gìn cẩn thận từ đó đến tháng 11/2005 thì tặng lại cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để lưu giữ, bảo quản, sử dụng làm hiện vật bảo tàng lâu dài. Như vậy, theo các nhân chứng, thì chiếc máy chữ này cũng đã trực tiếp sử dụng và phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Và nó là một tặng phẩm nước ngoài tặng Bác, Bác trực tiếp giao cho ông Đoàn Đỗ từ năm 1956. Nó còn có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu không chỉ về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn về Thủ tướng Phạm Văn Đồng. 41 Chiếc cốc thủy tinh đựng hoa Trong ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch có nhiều tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời, 42 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. sự nghiệp và những sinh hoạt đời thường của Người. Một trong số đó là chiếc cốc đựng hoa đặt trên bàn làm việc tại tầng 2 nhà sàn gỗ mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng. Qua nghiên cứu, tìm hiểu về hiện vật này, dựa vào nội dung ghi trong Cuốn sổ kiểm kê bước đầu của Khu Di tích Phủ Chủ tịch và lời kể của các nhân chứng là những đồng chí có vinh dự phục vụ trực tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi được biết: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu thiên nhiên và thích nơi ở của mình hòa vào thiên nhiên, Người yêu thích cây xanh và các loại hoa thơm. Trước nhà sàn, Người cho trồng hàng rào râm bụt. Mảnh đất nhỏ trước sân trồng: hoa nhài, hoa mộc, hoa dạ hương, hoa sói... Những bông hoa có hương thơm bình dị và gần gũi này Chiếc cốc thủy tinh đựng hoa 43 thường được ngắt để vào chiếc cốc thủy tinh nhỏ đặt trên bàn làm việc tại tầng 2 nhà sàn gỗ. Hằng ngày, đồng chí được giao nhiệm vụ đọc báo và bản tin cho Bác nghe, khi lên nhà sàn thường đi qua các khóm hoa vườn. Có hôm những bông hoa này vẫn chưa nở, nhưng đồng chí vẫn ngắt mấy bông cho vào túi ngực khi đọc báo cho Bác nghe xong thì hoa để trong túi có nhiệt độ ấm nên đã nở, đồng chí mới lấy ra bỏ vào cốc thủy tinh thay cho những bông hoa được hái từ hôm trước, hoa tỏa hương thơm ngát cả căn phòng. Chiếc cốc đựng hoa này không có ngay từ khi khánh thành ngôi nhà sàn gỗ (ngày 17/5/1958), mà nó chỉ xuất hiện cùng với sự kiện Bác Hồ bỏ thuốc lá. Năm 1966, sức khỏe của Bác đã yếu hơn trước, Bác ho nhiều nên các bác sĩ đã 44 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. đề nghị Người nên bỏ thuốc lá. Bác đồng ý mặc dù Người đã nghiện thuốc từ ngày còn trẻ khi bôn ba nơi đất khách quê người để tìm đường cứu nước, cứu dân, phần vì nhớ nhà, nhớ quê hương, phần vì phải đối phó với mạng lưới mật thám dày đặc ngày đêm bủa vây, bám đuổi theo Người. Để phát hiện ra chúng, nhiều lần Người phải giả vờ dừng lại châm lửa mồi thuốc để có thời gian quay đi quay lại quan sát thật nhanh đối tượng rồi tìm cách cắt đuôi, hút mãi đâm nghiện, nghiện rồi khó bỏ. Sau này về nước công việc nhiều, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến gian khổ, khó khăn Bác phải làm việc thâu đêm nên Bác càng hút thuốc nhiều hơn. Kháng chiến chống thực dân Pháp vừa thắng lợi, đế quốc Mỹ lại nhảy vào xâm lược miền Nam nước ta, Bác Hồ Chiếc cốc thủy tinh đựng hoa 45 đêm ngày nhớ đến miền Nam và ánh đèn ở phòng làm việc nhà sàn lại sáng thâu đêm cùng Bác, trong đêm khuya thanh vắng, bên bàn làm việc Bác chỉ có điếu thuốc làm bạn. Nay bác sĩ khuyên Người bỏ thuốc thật không dễ chút nào, nhưng Bác đã cố gắng thực hiện, Bác nói “Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ, nay đã thành thói quen, bỏ thì tốt, nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này”. Người định ra kế hoạch bỏ thuốc lá, giao thuốc cho đồng chí thư ký quản lý. Trước đây mỗi ngày Bác hút chừng mười điếu, nhiều hôm làm việc căng thẳng Bác hút nhiều hơn, bây giờ mỗi ngày chỉ hút ba lần và hút giảm dần: tuần đầu mỗi lần hút 2/3 điếu thuốc, tuần thứ hai mỗi lần hút 1/2 điếu, tuần thứ ba hút 1/3 điếu và tuần thứ tư Bác chỉ hút có vài hơi rồi bỏ hẳn. 46 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Như vậy chỉ trong vòng hơn một tháng Bác đã bỏ được thuốc lá. Sau khi Bác đã bỏ được thuốc rồi, Bác nói với đồng chí phục vụ cất cái gạt tàn thuốc lá đi và thay vào đó là một cái cốc thủy tinh nhỏ, miệng loe, đây là chiếc cốc được lấy từ dưới nhà bếp trong bộ cốc dùng để ăn kem và tiếp khách của Bác, chiếc cốc này do ông Đinh Văn Hộ (tức ông Đinh Văn Cẩn) nguyên là bếp trưởng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng mua tại chợ Đồng Xuân năm 1957, đến năm 1966 được mang lên nhà sàn dùng đựng những bông hoa hái trong vườn thay vị trí của cái gạt tàn để Bác không nhớ đến thuốc lá nữa. Sau khi Bác qua đời, tất cả tài liệu, hiện vật nơi đây được bảo quản nguyên trạng như cũ. Chiếc cốc đựng hoa ngày xưa Bác Chiếc cốc thủy tinh đựng hoa 47 đã dùng vẫn được đặt trên bàn làm việc tại tầng 2 nhà sàn. Hằng ngày, những cán bộ bảo quản di tích vẫn hái những bông hoa trong vườn để vào trong cốc như những ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc ở nhà sàn, mùi hoa thơm dịu nhẹ bay ra từ căn phòng này làm cho khách tham quan cảm thấy như Người đang còn bận chuyến đi xa và Bác sẽ trở về vì trong tim mỗi người chúng ta luôn có Bác. Vào thăm di tích nhà sàn hôm nay, khách tham quan sẽ thấy mỗi tài liệu, hiện vật ở ngôi nhà này đều gắn liền với những câu chuyện vô cùng cảm động về Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Chiếc cốc đựng hoa mà sinh thời Bác đã dùng không chỉ thể hiện ý chí nghị lực của Bác trong việc bỏ thuốc lá, một thói quen cố hữu từ hồi còn trẻ, mà nó còn thể hiện tinh thần 48 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. trách nhiệm của Bác với dân, với nước. Người đã đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên sở thích của cá nhân mình kiên trì rèn luyện, chống lại tuổi già và bệnh tật để có thêm sức khỏe phục vụ cho sự nghiệp cách mạng được lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa, nhằm thực hiện ham muốn tột bậc của Người là “Làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. 49 Những tấm thiếp chúc Tết của Bác Hồ Trong quá trình sưu tầm tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã được các ông Trần Văn Vượng và ông Đoàn Đỗ (tức Đỗ Uông) tặng bảy tấm thiếp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Trần Văn Vượng sinh năm 1924 tại thành phố Hải Phòng. Tham gia cách mạng từ năm 1941. Sau năm 1945 là cán bộ truyền bá quốc ngữ thành phố Hải Phòng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 50 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Ông tham gia lớp học cơ yếu do Phủ Thủ tướng và Văn phòng Trung ương mở, sau đó làm việc tại Văn phòng Trung ương. Năm 1958, được cử sang làm việc tại Văn phòng Bác Hồ chuyên làm Văn thư - Hành chính, đánh máy các văn bản của Bác, trong đó có khối tài liệu viết tay của Bác được đánh máy lại cho rõ để gửi đăng báo Nhân Dân. Sau ngày Bác mất, ông sang phục vụ ở Văn phòng Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Năm 1980, ông được cử sang làm việc tại Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và nghỉ hưu năm 1990. Tháng 5/2000, ông Trần Văn Vượng đã tặng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ba tấm thiếp chúc mừng năm mới trong đó có hai tấm thiếp năm 1967, một tấm thiếp năm 1969. Trong thời gian công tác tại Văn phòng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Khu Phủ Những tấm thiếp chúc Tết của Bác Hồ 51 Chủ tịch Hà Nội, ông Đoàn Đỗ được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho một số thiếp chúc mừng năm mới, ông còn giữ được bốn chiếc và tháng 3/2007 ông tặng lại cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những tấm thiếp ông Vượng tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch có chiều rộng 10cm, dài 31,5cm và được gập đôi. Mặt trước in hình Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặt trong bên trái tờ thiếp in chữ “Chúc mừng năm mới muôn sự tốt lành”, phía dưới in ngày tháng và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng chữ Hán (tấm thiếp năm 1967), 2 tấm có chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt (một tấm năm 1967; một tấm năm 1969) bên phải in hai bông hồng đỏ, lá xanh. 52 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Thiếp có chữ ký viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chữ Hán bằng mực xanh Cửu Long. Còn những tấm thiếp chúc mừng năm mới của ông Đoàn Đỗ tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch gồm: - Một tấm thiếp chúc Tết năm 1956: Có chiều rộng 11cm, dài 14cm, màu vàng nhạt, bên trái in hoa hồng màu đỏ, lá xanh, ở giữa in bài thơ chúc tết của Người: “Thân ái mấy lời chúc Tết: Toàn dân đoàn kết một lòng, Miền Bắc thi đua xây dựng, Miền Nam giữ vững thành đồng, Quyết chí, bền gan phấn đấu Hòa bình thống nhất thành công. Ngày 1/1/1956 HỒ CHÍ MINH” Những tấm thiếp chúc Tết của Bác Hồ 53 - Một tấm thiếp chúc Tết năm 1957: Thiếp có chiều rộng là 9,8cm, dài 14,8cm, màu vàng nhạt, xung quanh trang trí hoa văn kiểu hoa leo, ở giữa in dòng chữ: “Chúc mừng năm mới”. Phía dưới in dòng chữ Hồ Chí Minh. - Một thiếp chúc mừng năm 1958: Thiếp có chiều rộng 10cm, chiều dài 14cm, màu 54 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. hồng nhạt, ở giữa in dòng chữ: “Chúc mừng năm mới”. Phía dưới in dòng chữ Hồ Chí Minh. - Một tấm thiếp chúc mừng năm mới nhưng không rõ năm nào vì thiếp không đề năm. Thiếp có chiều rộng 6,2cm, dài 9,5cm, màu hồng, mặt trước có chữ: “Kính mừng năm mới”. Mặt sau in ba hàng chữ Hán, có màu đỏ và đen, tạm dịch là: “Cung chúc”, “Tân hỷ”, “Cúc cung” nghĩa là: “Chúc mừng năm mới”. Từ năm 1942, cứ vào dịp năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gửi thư, thơ chúc Tết tới toàn thể nhân dân. Thơ và lời chúc Tết của Người thể hiện được những tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Thơ chúc Tết của Bác Hồ được viết rất đơn giản, nhưng hàm súc đường lối cách mạng, bộc lộ sâu sắc lòng yêu nước, thương dân, tin dân, tin tưởng Những tấm thiếp chúc Tết của Bác Hồ 55 vào sự nghiệp cách mạng, tin vào tương lai của dân tộc. Cứ đến ngày cuối cùng của năm cũ ai nấy đều mong giao thừa đến, để được nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ. Từ sau khi về ở và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, Người có thiếp chúc mừng năm mới gửi đến nguyên thủ các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đặc biệt các nước anh em gần gũi như: Liên Xô, Trung Quốc,... Riêng những tấm thiếp in bằng chữ Trung Quốc có chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng chữ Hán thì được gửi tới các nguyên thủ quốc gia ở một số nước viết chữ tượng hình như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản... Theo lời kể của một số nhân chứng khác như ông Vũ Kỳ - nguyên thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Cù Văn Chước và ông Trần Văn Vượng - nguyên cán bộ 56 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Văn phòng Phủ Chủ tịch, nhân dịp đầu năm mới, dù bận công việc đến đâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nếp đọc thơ, gửi thư và thiếp chúc Tết đến đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào nước ngoài. Người thường gửi thư và đọc thơ chúc Tết qua đài phát thanh, còn những tấm thiếp in bằng chữ Hán được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới nguyên thủ quốc gia các nước anh em trên thế giới. Công việc này được chuẩn bị rất chu đáo. Thường sau khi kỷ niệm Quốc khánh ngày 02/9, Người nhắc ông Vũ Kỳ lo chuẩn bị thiếp chúc Tết để đến tháng 12 đưa Người ký và gửi đi trước lễ Nôen. Thực hiện ý kiến của Người, ông Vũ Kỳ và ông Cù Văn Chước tìm một số mẫu hoa in trên thiếp. Việc chọn mẫu hoa in trên thiếp cũng được ông Vũ Kỳ và anh em trong Văn phòng chọn trước, thường lấy Những tấm thiếp chúc Tết của Bác Hồ 57 ba mẫu hoa nhưng để khỏi làm mất thời gian các đồng chí chỉ đưa lên hai mẫu để Người duyệt. Có lần nhân buổi họp Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo ông Vũ Kỳ đưa việc chọn hoa in trên thiếp ra để hỏi ý kiến tập thể. Đa số chọn mẫu nào là Người duyệt mẫu đó. Để tiết kiệm thời gian của Người, vào tháng 12 hằng năm, trước bữa ăn sáng, các đồng chí phục vụ chuẩn bị để sẵn khoảng từ 10 đến 20 tấm thiếp trên bàn làm việc ở nhà tiếp cán bộ (BK1) rồi ông Cù Văn Chước hoặc ông Trần Văn Vượng lần lượt đặt từng chiếc để Người ký, ký được cái nào các ông lại nhấc ra ngoài để mực không bị nhòe. Trước khi gửi thiếp đi các nước, một số anh em trong Văn phòng Phủ Chủ tịch thường xin giữ lại một vài tấm để làm kỷ niệm. Ông Trần Văn Vượng và ông Đoàn Đỗ 58 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. cũng là một trong số những người xin được thiếp, giữ lại và tặng cho cơ quan như đã nêu trên. Danh sách gửi thiếp bao giờ cũng được duyệt sẵn, cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch cứ theo danh sách đó gửi đi. Riêng thiếp gửi ra nước ngoài thì được đưa sang Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao gửi. Cũng theo các nhân chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc gửi thiếp chúc mừng nên thường hỏi xem anh em đã gửi thiếp đi chưa? Khi các cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch báo cáo lại với Người là đã gửi, bao giờ Người cũng khen “Tốt”. Giấy in thiếp gửi các bộ, ngành trong nước có màu hồng, còn gửi ra nước ngoài có màu trắng vì in hoa dễ nổi và loại giấy này được nhập từ Hồng Kông (thời điểm lúc đó Việt Nam chưa sản xuất được giấy Những tấm thiếp chúc Tết của Bác Hồ 59 loại tốt) và những tấm thiếp này đều được in tại Nhà máy in Tiến Bộ. Những tấm thiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được trân trọng gửi tới các đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước ở Việt Nam. Tấm thiếp chúc Tết như một món quà tinh thần đầu năm để thắt chặt thêm tình hữu nghị thân thiết giữa dân tộc Việt Nam và bè bạn quốc tế. Nhất là vào những năm 1956, 1957, 1958, 1966, 1967, 1969, dân tộc ta đang phải đương đầu với cuộc chiến tranh ác liệt do đế quốc Mỹ gây ra, thì việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước anh em trên thế giới là hết sức cần thiết, để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam, nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi. Như vậy, những tấm thiếp chúc Tết của Bác Hồ chứa đựng tình cảm, 60 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. mong ước hòa bình của Người và của cả dân tộc Việt Nam, nó đóng góp rất lớn trong việc bắc nối những nhịp cầu đối ngoại giữa Việt Nam với thế giới. Những tấm thiếp chúc Tết này là hiện vật có ý nghĩa, cần được đưa vào bảo quản, được nghiên cứu để lập hồ sơ khoa học. Qua những tấm thiếp có thể thấy thêm những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày Người sống và làm việc ở Khu Phủ Chủ tịch và góp phần vào nghiên cứu đường lối đối ngoại của Người, của Việt Nam trong những năm 60 của thế kỷ XX. 61 Chiếc thùng đựng kẹo phục vụ Bác Hồ tiếp khách 9 giờ 30 phút ngày 31/01/2005, ông Lê Hữu Lập, nguyên Trưởng phòng Hành chính - Quản trị Văn phòng Phủ Chủ tịch từ năm 1958 đến năm 1962 đã tặng lại cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch một chiếc thùng, mà theo ông là đã dùng để đựng kẹo phục vụ việc tiếp khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc thùng được làm bằng tôn hoa trắng nhưng do lâu ngày nên đã bị gỉ. Thùng hình trụ vuông, có chiều cao 32cm, cạnh 20 x 20cm, quai xách bằng một sợi tôn dài 49cm. Trên 62 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. miệng thùng có nắp đậy hình tròn đường kính là 12cm, cao 3,5cm, trên nắp có quai cầm. Phía dưới chiếc thùng còn có một ngăn kéo để đựng vôi nhằm chống ẩm dài 5,5cm và cũng có quai để dễ kéo ra kéo vào. Ông Lập đã cho biết về chiếc thùng đựng kẹo như sau: Giữa năm 1958, ông Lê Hữu Lập được tổ chức phân công về công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước. Lúc ông chuyển về, ở Văn phòng Chủ tịch nước có bốn cán bộ: Ông Lê Hữu Lập là Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, ông Cù Văn Chước - Phó Trưởng phòng, ông Vũ Kỳ - Chánh Văn phòng, ông Trần Văn Vượng là người đánh máy. Ngoài ra, còn một số đồng chí phục vụ nấu ăn, cần vụ, lái xe, làm vườn, tất cả chỉ có hơn 10 người. Ông Lê Hữu Lập là Bí thư Chi bộ cơ quan 41 và là người tham gia Chiếc thùng đựng kẹo... 63 đảng ủy đầu tiên của Văn phòng Phủ Thủ tướng, vì lúc đó hai cơ quan sinh hoạt chung một chi bộ, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời mới tách sinh hoạt đảng riêng từng cơ quan. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, mặc dù bận trăm công nghìn việc giải quyết những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn trong lãnh đạo đất nước, nhưng Người vẫn dành thời gian để gặp gỡ, tiếp đón nhiều đoàn khách đến thăm hoặc làm việc với Người tại Phủ Chủ tịch. Họ là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo, đại biểu công nhân, nông dân, tri thức, quân đội, đại biểu của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, đại biểu của các dân tộc thiểu số, đại biểu là Việt kiều từ nước ngoài về thăm Tổ quốc, đại biểu của 64 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Đoàn Thanh niên, của Hội Phụ nữ và Đội Thiếu niên. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi thiếu niên, nhi đồng là mầm non của Tổ quốc, là “búp trên cành”, là “mùa xuân” của xã hội và Người luôn dành cho các em tình cảm đặc biệt. Ngay sau khi về ở và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch tháng 12/1954, đầu năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho các cháu thiếu nhi vào vui chơi ở sân Phủ Chủ tịch và từ đó về sau, cứ vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi các cháu đều được vào đây vui chơi, cắm trại. Mùa hè năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho các cháu tổ chức triển lãm tranh ảnh trong nửa tháng, Người nói: “Sau này khi đất nước có điều kiện, có nơi tiếp khách đàng hoàng thì Phủ Chủ tịch sẽ làm nơi vui chơi cho các cháu”. Chiếc thùng đựng kẹo... 65 66 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Ông Lê Hữu Lập và các nhân chứng khác như ông Vũ Kỳ, ông Cù Văn Chước, ông Trần Văn Vượng đều kể: Hằng tuần vào các buổi tối thứ bảy, Văn phòng Phủ Chủ tịch thường chiếu phim phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi lần xem phim, Người đều cho cán bộ, con cháu của cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch và Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ), anh em phục vụ cùng vào xem. Thỉnh thoảng, các cháu học sinh giỏi, chị em Ái Xuân, Ái Vân con của nghệ sĩ Ái Liên... cũng được vào múa, hát và được xem phim với Người. Các phim được chiếu vào những buổi đó có lúc là phim thiếu nhi, phim truyện, cũng có lúc là phim tài liệu hoặc phim tư liệu từ chiến trường gửi ra... Chiếc thùng đựng kẹo... 67 Cũng theo các nhân chứng, trước mỗi buổi chiếu phim, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đề nghị các cháu thiếu nhi múa hát. Sau mỗi lần hát múa, Người đều thưởng kẹo cho các cháu. Đôi lúc Người nói đùa: “Cô chú nào múa hát thì Bác cũng thưởng kẹo”. Kẹo thưởng cho các cháu thiếu nhi lúc đó là kẹo vừng, kẹo trắng có vani... Các loại kẹo này do Văn phòng Phủ Chủ tịch mua ở cửa hàng cung cấp tại phố Hàng Trống - Hà Nội. Theo các nhân chứng, để có kẹo phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách và thưởng cho các cháu, các đồng chí phục vụ thường mua sẵn vài kilôgam. Vì mua nhiều kẹo một lúc mà để lâu thì dễ bị chảy nên các đồng chí phục vụ ở Văn phòng Phủ Chủ tịch đã đặt làm một chiếc thùng để đựng và cũng để giữ kẹo được lâu, phía dưới thùng 68 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. các đồng chí đã thiết kế một ngăn đựng vôi để chống ẩm (khi để vôi thường là vôi cục, khi nào vôi tan thành bột thì lại thay vôi cục khác). Thùng đựng kẹo được các đồng chí phục vụ đặt làm tại phố Hàng Thiếc - Hà Nội (khoảng năm 1960). Khi thùng làm xong đã có hóa đơn thanh toán, nhưng do không giữ lại được hóa đơn nên đến nay vẫn chưa biết rõ giá tiền của chiếc thùng đựng kẹo là bao nhiêu. Từ năm 1960, chiếc thùng đã được dùng để đựng kẹo phục vụ việc tiếp khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến năm 1969. Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, chiếc thùng đựng kẹo được ông Đinh Văn Cẩn (tức ông Đinh Văn Hộ), nguyên bếp trưởng nhà bếp phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng giữ gìn cẩn thận, sau đó ông Cẩn đã đưa cho Chiếc thùng đựng kẹo... 69 ông Lê Hữu Lập sử dụng. Do đã biết rõ về nguồn gốc và xuất xứ của chiếc thùng này, nên ông Lê Hữu Lập đã cất giữ rất cẩn thận. Đến ngày 31/01/2005 ông đã giao lại cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Chiếc thùng đựng kẹo chỉ là một hiện vật tuy nhỏ, nhưng đã cho thấy sự tận tụy luôn sẵn sàng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh vô điều kiện của các đồng chí cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch và cũng qua đó nói lên tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các ngành, các giới, đặc biệt là sự quan tâm của Người đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Chiếc thùng đã góp phần khắc họa hình ảnh chân thực cuộc sống đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một giai đoạn lịch sử nhất định, giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về phong cách và lối sống giản dị của Bác. 70 Chiếc bể cá cảnh Ở tầng một ngôi nhà sàn trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bên góc phải hành lang phía trước có một chiếc bể kính nuôi cá cảnh. Có chiếc bể này ở đây là theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo tư liệu của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng làm việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách), Bác có ý kiến: Chiếc bể cá cảnh 71 Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy các chú thiết kế cho Bác một bệ xi măng bao quanh. Vâng lời Bác, các đồng chí được giao nhiệm vụ đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu thiếu nhi đến đều quây quần bên 72 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. Bác và được Bác chia bánh kẹo. Rồi Người còn nói với đồng chí giúp việc: “Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một cái bể về nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu”. Đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác cũng kể: “Ở dưới nhà sàn, Bác cho làm thêm những bệ xi măng trên có lát ván như những chiếc ghế để khi các cháu vào gặp Bác có chỗ ngồi”. Bác còn đặt bể cá vàng cạnh nhà để tiếp các “vị khách tí hon”. Thực hiện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Cù Văn Chước - lúc đó là Trưởng phòng Hành chính - Quản trị Văn phòng Phủ Chủ tịch đã cùng đồng chí Ninh (là cán bộ bảo vệ của Văn phòng Phủ Chủ tịch, có biệt danh là Ninh “già”) đã đi mua bể về nuôi cá cảnh. Lúc đầu hai đồng Chiếc bể cá cảnh 73 chí ra chợ Đồng Xuân để mua nhưng thấy giá đắt quá (250 đồng tiền thời đó), nên đã không mua mà về gửi yêu cầu Văn phòng Phủ Thủ tướng để Văn phòng Phủ Thủ tướng đặt làm. (Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi nhu cầu về văn phòng phẩm, các đồ dùng cần cho sinh hoạt và công tác của Văn phòng Phủ Chủ tịch đều do Văn phòng Phủ Thủ tướng cung cấp). Trước yêu cầu của Văn phòng Phủ Chủ tịch, Văn phòng Phủ Thủ tướng đã đặt làm bể cá cảnh tại nhà ông Cát Xương ở số 69B phố Hàng Thiếc - Hà Nội. Bể làm xong, Văn phòng Phủ Thủ tướng lấy về rồi mới giao lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch. Khi đưa bể cá về, đồng chí Cù Văn Chước đã đi nhận 3 con cá vàng ở Công ty Công viên về thả. Theo đồng chí Chước, cá vàng lúc đó do Công ty Công viên đi 74 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. tham quan triển lãm ở Trung Quốc đưa về nhân giống mà có. Bể cá được đặt ở góc phải phía trước nhà sàn, trên một chiếc bàn gỗ. Theo đồng chí Nguyễn Văn Đoàn, nguyên là cán bộ bảo vệ Bác Hồ, nguyên Trưởng Ban Di tích Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, nguyên Đảng ủy viên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kể lại: Chiếc bàn để kê bể cá cảnh là do ông Dưỡng - thợ mộc của Văn phòng Phủ Thủ tướng đóng. Ông Dưỡng cũng là người đóng chiếc hộp gỗ chắn gió cho cá. Bể nuôi cá cảnh có hình chữ nhật, được ghép bằng 5 tấm kính trong suốt. Khối kính này được đặt trong khung sắt để bảo vệ. Tiết diện sắt làm khung là 2,5cm. Các đường nối của các tấm kính được bả ma tít vừa để gắn kết các tấm kính, vừa để nước trong bể không bị rò rỉ ra ngoài. Riêng Chiếc bể cá cảnh 75 tấm kính làm đáy bể có láng xi măng. Bể cá có chiều dài 82,8cm, rộng 25cm và chiều cao 36,1cm. Cùng với chiếc bể nuôi cá cảnh này còn có một hộp gỗ chắn gió. Hộp gỗ này làm bằng gỗ dán, hình khối hộp chữ nhật, có 5 mặt và có thể tích 86 x 29 x 38cm. Mặt trên có 6 lỗ tròn để thông hơi. Chiều cao của hộp đủ để treo một bóng đèn tròn để sưởi ấm cho cá trong những ngày rét đậm. Hộp gỗ để chắn gió và bóng đèn để sưởi cho cá đều được làm và chuẩn bị sẵn theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho các cháu thiếu niên và nhi đồng. Với Người, thiếu niên, nhi đồng là mầm non của Tổ quốc, là “búp trên cành”, là “mùa xuân của xã hội”, cả xã hội phải nâng niu, che chở, 76 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. chăm sóc để chúng được nở hoa, kết trái, tỏa hương cho đời. Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã viết: “... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em...”1. Ngày 01/6/1969, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Thiếu nhi, Người đã có bài báo cuối cùng cho các cháu đăng báo Nhân Dân với nhan đề “Nâng cao trách nhiệm ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.35. Chiếc bể cá cảnh 77 chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” ký bút danh C.B, trong đó Người khẳng định: “Chăm sóc và giáo dục các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”1, và kêu gọi “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc, giáo dục các cháu bé cho tốt”2. Trong bản Di chúc để lại trước lúc đi xa, Người không quên gửi lại “muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”3. Trong những ngày sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), mặc dù bận rộn với biết bao công việc nhưng vào ____________ 1, 2. Xem báo Nhân Dân, số ra ngày 01/6/1969. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.613. 78 Chuyện kể về Bác Hồ qua các tài liệu. và hiện vật.. những ngày Tết Trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Nguyên đán Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đón các cháu thiếu niên và nhi đồng vào vui chơi, cắm trại. Người nói: “Sau này khi đất nước có điều kiện, có nơi tiếp khách đoàng hoàng thì Phủ Chủ tịch sẽ là nơi vui chơi của các cháu”. Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các cháu thiếu niên và nhi đồng là thế nên từ khi có chiếc bể cá vàng, hằng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mỳ làm thức ăn cho cá. Được Người chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển. Mỗi khi đón các cháu vào vui chơi, thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể tung tăng bơi lội, Bác Hồ rất vui. Mùa đông, trời lạnh, Người góp ý phải giữ nhiệt độ đủ ấm cho cá, nên làm một chiếc nắp