" Chuyển Đổi Lớn - Ráp lại thế giới, từ Edison tới Google PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chuyển Đổi Lớn - Ráp lại thế giới, từ Edison tới Google PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo Một số bình luận về cuốn Chuyển Đổi Lớn Carr là một trong những người viết rất thuyết phục về những tác động kinh tế và xã hội của những thay đổi đang diễn ra qua các trung tâm dữ liệu. — Richard Waters, Financial Times Dễ hiểu và dễ tiếp nhận… quan điểm của Carr là quan điểm của một nhà báo uy tín, thay vì của một nhà xã hội học hay một nhà tin học. Bất cứ ai quan tâm tới Mạng Toàn Cầu (World Wide Web) và những tác động của nó tới công nghiệp, việc làm và môi trường thông tin, đều nên đọc cuốn sách của ông. — Times Higher Education Carr luôn là tác giả hấp dẫn. — James V. Delong, Washington Times Trong khi sáng kiến công nghệ đa phần được xem là sản phẩm của các bậc thiên tài với những tầm nhìn lý tưởng đến độ không tưởng, Carr cho thấy nhiều khi nó lại nảy sinh do chính những người đang làm phận sự muốn thay đổi mục đích… Công nghệ có thể là phương tiện cuối cùng hoặc thậm chí là chất men đích thực, nhưng liệu ta có thật sự muốn lệ thuộc hoàn toàn vào những gì mà thực chất ta không làm chủ được? Và liệu ta có chia sẻ với những tầm nhìn không tưởng như vậy?” — Mary Eisenhard, San Francisco Chronicle Đáng suy ngẫm và uyên bác. — Julian Dibbell, The Telegraph Thông tin sinh ra là tự do, nhưng lại được tìm thấy ở mọi nơi trong chuỗi tiếp nối.’ Do vậy với cuốn sách mới nhất của mình, Nicholas Carrđã đưa ra thách thức đầy thú vị đối với cách nghĩ truyền thống về công nghệ, và có thể đã diễn giải được cho Rouseau. — Reed Hundt, Democracy Nick Carr đã viết lên những trầm tư về sự mất mát cái cũ khi tiếp cận cái mới, sự mất mát ưu thế của kẻ đương nhiệm khi lịch sử chuyển dịch bên dưới họ, sự mất khả năng kiểm soát dữ liệu, và sự mất chủ quyền vào tay các công ty và đối tác mà ta không điều khiển được. — Paul W. Taylor, Public CIO Carr gợi mở, thách thức và chiêu đãi chúng ta một cách tuyệt vời. — Information Age Chuyển Đổi Lớn… chắc chắn sẽ tác động tới một số đông đọc giả. Carr đã lý giải một cách thuyết phục rằng chúng ta đang chuyển từ kỷ nguyên máy tính cá nhân sang kỷ nguyên của tiện ích điện toán… Và ông dẫn dắt một cách khéo léo những tương đồng lịch sử, giải thích chi tiết việc điện cung cấp qua mạng lưới đã thay thế các nguồn năng lượng khác nhau được dùng gần suốt thế kỷ XIX ra sao… Tôi cũng có cảm giác ông đúng khi cho rằng trong khoảng một thập kỷ nữa, nhiều thứ chúng ta hiện nghĩ là vĩnh hằng sẽ biến mất. — Mark Williams, Technology Review Một cuốn sách thú vị và kích thích suy nghĩ. — GigaOm Chủ biên Phạm văn Thiều Vũ Công Lập Nguyễn văn Liễn THE BIG SWITCH: REWIRING THE WORLD, FROM EDISON TO GOOGLE Copyright © 2009, 2008 by Nicholas Carr All rights reserved. Copyright arranged with: The Sagalyn Agency through 4922 Fairmont Ave., Suite 200, Bethesda, MD 20814, USA, through Tuttle – Mori Agency Co., Ltd. Bản tiếng Việt © Nhà xuất bản Trẻ, 2010 Mục lục Nhập đề Một hành lang ở Boston 7 Phần I Một Máy Chương 1 Bánh xe của Burden 15 Chương 2 Nhà phát minh và viên thư ký 32 Chương 3 Nhà máy số 54 Chương 4 Xin tạm biệt, ông Gates 72 Chương 5 Thành phố trắng 95 Phần II Sống trong Đám Mây Chương 6 Máy tính toàn cầu 117 Chương 7 Từ nhiều tới ít 138 Chương 8 Sự tách rời kỳ vĩ 161 Chương 9 Cuộc chiến Mạng 182 Chương 10 Một tấm mạng nhện 199 Chương 11 iGod 226 Phần kết Ngọn lửa và dây tóc bóng đèn 248 Phụ lục Đám Mây 20 251 Tài liệu tham khảo 261 Lời cảm tạ 273 Ta chiêm ngưỡng những con người năng động sáng tạo, bởi họ là lực lượng mới, và mang đến cho lịch sử một thời đại mới. Henry Adams 6 chuyển đổi lớn Nhập đề Một hành lang ở Boston Đó là MỘT ngày gió mẠnh tháng MưỜi mỘt, trời lạnh nhưng quang mây, và tôi bị lạc. Bản chỉ đường in ra từ Internet đã không giúp ích gì hơn được cho tôi. Bản đồ đường phố trông thật đơn giản trên màn hình máy tính lại trở nên rắc rối và gây nhầm lẫn trong thế giới thực, bởi những con đường nhỏ cùng những bảng hiệu chỉ đường ngoằn ngoèo tệ hại. Khi chữ số của đồng hồ trên xe nhảy quá giờ hẹn gặp ăn trưa, tôi quyết định tìm kiếm may mắn bằng cách hỏi đường. Dừng lại ở một bãi đỗ đối diện với những bức tường cao xanh của công viên Fenway, bước ra khỏi xe, tôi hỏi một khách bộ hành. Ông chỉ cho tôi một phố kề bên, rồi cuối cùng, theo những con đường và lối rẽ trên tấm bản đồ in từ MapQuest, tôi cũng tới được đúng nơi hẹn: một tòa nhà màu ghi nặng nề ở cuối một phố phụ trải đầy rác. Tối thiểu, tôi nghĩ, nơi đây là đúng chỗ. Tôi tìm công ty tên VeriCenter, nhưng chẳng có tên nào trên tòa nhà, chỉ thấy độc một tấm bảng nhỏ với số nhà treo ở trụ phía trên tấm cửa thép nặng nề. Tôi kiểm tra lại địa chỉ: rõ ràng đúng. Vậy nên tôi đẩy cửa mở ra, rồi bước vào cái lối đi kém mời chào nhất thế giới: không đồ đạc, không cửa sổ, không giám đốc công ty, không có gì cả. Chỉ thấy một điện thoại đen ngòm, không phím bấm trên tường bên cạnh một tấm cửa thép nặng nề khác. 7 Nhập đề Tôi nhấc điện thoại và nghe thấy giọng một người đàn ông. Tôi cho ông biết tên tôi và tên của người mà tôi đến để gặp, và ông ta bấm nút mở cửa cho tôi đi qua, bước vào một lối đi thứ hai, cũng hoang vắng gần giống như lối đi thứ nhất. Người đàn ông, nhân viên bảo vệ, ngồi sau một chiếc bàn sắt. Ông đưa bằng lái xe của tôi vào một chiếc máy quét nhỏ, in ra bức ảnh mờ khuôn mặt của tôi trên một tấm thẻ dành cho khách, rồi bảo tôi ngồi đợi ở chiếc ghế ngay cạnh thang máy. Một phút nữa sẽ có người xuống đón, ông ta nói. Lúc đó, tôi đã bắt đầu ước đáng ra mình phải quyết định từ chối buổi gặp gỡ này. Một cậu thuộc bộ phận quan hệ công chúng của VeriCenter đã gửi nhiều e-mail cho tôi, và tôi đã chăm chỉ tống chúng vào thùng rác điện tử. Nhưng khi cậu ta mày mò gọi được điện thoại cho tôi, tôi đã đầu hàng và đồng ý tới một cuộc gặp mặt. Bây giờ thì tôi đang ở đây, ngồi trên chiếc ghế chẳng mấy thoải mái ở nơi chốn trông giống như một công xưởng xác xơ vào ngày thứ Sáu trước Lễ Tạ Ơn năm 2004. Thành thật mà nói, tôi thấy hơi lạ là dân VeriCenter lại hăm hở gặp gỡ tôi. Tôi chẳng biết gì mấy về VeriCenter – ra đời vào giai đoạn cuối thời kỳ bùng nổ của trào lưu các công ty mạng dotcom, có trụ sở ở Houston – ngoài việc nó hoạt động trong lĩnh vực IT, và hầu hết dân IT đều giữ khoảng cách với tôi. Tôi bị xem là người “IT-không-mấy-có-ý-nghĩa”. Đó là tiêu đề một bài báo tôi viết một năm rưỡi trước đây – tháng Năm năm 2003 – cho tạp chí Harvard Business Review. Tôi đã lý giải rằng mặc dù có nhiều ý kiến về sức mạnh của các hệ thống máy tính doanh nghiệp, thực chất chúng chẳng hề quan trọng mấy đối với sự thành công của công ty. Chúng là cần thiết – doanh nghiệp không thể hoạt động mà thiếu chúng – nhưng hầu hết các hệ thống đó đã trở nên rất phổ thông, không còn khả năng làm cho công ty có lợi thế hơn so với các đối thủ. 8 chuyển đổi lớn Mỗi khi một nơi nào đó làm một điều gì mới mẻ với máy tính, thì lập tức mọi nơi khác cũng làm được theo ngay. Về mặt chiến lược mà nói, công nghệ thông tin đã trở thành trì trệ. Nó đúng chỉ là một thứ chi phí thêm nữa để doanh nghiệp hoạt động. Một phóng viên đã gọi bài báo của tôi là “sự cường điệu tương đương một trái bom thông minh 50 triệu tấn”. Hàng tháng sau đó, những bậc cao lão trong làng công nghệ đã lên tiếng tấn công ý tưởng dị giáo của tôi. Steve Ballmer, giám đốc điều hành của Microsoft, tuyên bố đó là thứ “nước rửa bát vo gạo”. Carly Fiorina, lúc đó là giám đốc Hewlett-Parkard, nói tôi đã “sai lầm chết người”. Phát biểu trong một hội nghị công nghệ lớn, giám đốc điều hành của Intel, Craig Barrett, đã nói oang oang với cử tọa: “IT vô cùng có ý nghĩa!”. Cuộc luận chiến thậm chí đã bước cả vào làng báo đại chúng. Tuần báo Newsweek gán cho tôi cái tên “Kẻ thù chung số 1 của thế giới công nghệ”. Khi Harvard Business School Press xuất bản phiên bản mở rộng của bài báo thành sách, giới công nghiệp lại tiến hành một đợt công kích mới. Vậy nên, như bạn có thể hình dung, thật sự tôi không thường được các công ty máy tính mời đi ăn trưa. Cửa thang máy mở và Jennifer Lozier, giám đốc tiếp thị trong trang phục rất hợp mắt, bước ra. Cô đưa tôi lên phòng họp và giới thiệu tôi với các đồng nghiệp, trong đó có một trong số những người sáng lập VeriCenter, Mike Sullivan. Là một doanh nhân bẩm sinh, Sullivan khó có thể kiềm chế được nhiệt tình của mình. Anh cầm cuốn sách của tôi với vài chục mẩu giấy đánh dấu thòi ra ngoài. “Khi đọc nó”, anh nói, “tôi biết tôi sẽ phải gặp ông. Chúng tôi đang làm đúng những gì mà ông viết”. Anh gõ ngón tay lên bìa sách. “Đó là công việc của chúng tôi”. 9 Nhập đề Tôi thật sự ngạc nhiên. Tại sao một công ty IT lại hồ hởi với ý tưởng rằng IT là không mấy có ý nghĩa? Sullivan giải thích anh đã làm quản lý trưởng cho Microsoft, nhưng năm 1999 anh bỏ Microsoft để giúp lập ra VeriCenter bởi muốn đi tiên phong trên con đường hoàn toàn mới mẻ trong việc cung cấp công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp. Anh bị thuyết phục rằng thay vì phải mua và vận hành các máy tính và phần mềm của riêng mình, trong tương lai, các doanh nghiệp chỉ cần nối vào Internet và sẽ nhận được tất cả các xử lý dữ liệu cần thiết, cung cấp bởi các dịch vụ bên ngoài với khoản tiền phí hàng tháng. Trong cuốn sách của mình, tôi đã so sánh công nghệ thông tin với điện. VeriCenter, Sullivan nói, đã thực hiện bước logic kế tiếp để thực sự cung cấp công nghệ thông tin giống như điện, thông qua một ổ cắm trên tường. Sau bữa ăn trưa nhanh và phần giới thiệu thông lệ bằng PowerPoint về công ty, Sullivan nói anh muốn đưa tôi đi thăm “trung tâm dữ liệu”. Anh dẫn tôi ngược xuống thang máy, dọc hành lang, tới một cửa khác – cánh cửa này làm bằng lưới thép. Nhân viên bảo vệ kiên nhẫn kiểm tra thẻ của chúng tôi trước khi mở cửa với một tấm thẻ từ, móc ở thắt lưng. Anh ta dẫn chúng tôi vào bên trong. Qua cánh cửa này cũng giống như bước vào một thế giới mới. Bên ngoài, tòa nhà có thể trông như một nhà máy cũ, nhưng bên trong ẩn giấu những thứ hoàn toàn khác – những thứ không phải của thời đại công nghiệp quá khứ mà là của kỷ nguyên số tương lai. Trải ra trước mắt tôi là một phòng rộng chứa đầy máy tính, có kích thước bằng vài dãy phố, được thắp sáng rất tinh khiết với hàng ngàn bóng đèn huỳnh quang. Máy tính xếp thành những hàng dài bên trong các buồng khóa kín, mang nhãn hiệu quen thuộc của các công ty như IBM, Sun Microsystems, Dell, 10 chuyển đổi lớn và HP. Hầu như chẳng có ai khác trong phòng, chỉ có máy, những chiếc quạt của chúng chạy ro ro và những diot phát quang màu đỏ và xanh nhấp nháy bền bỉ trong khi hàng tỉ bit dữ liệu được chuyển qua các bộ vi xử lý. Phía trên đầu, những chiếc quạt lớn hút hơi nóng từ các vi mạch ra, trong khi những chiếc quạt khác bơm khí lạnh được lọc từ bên ngoài vào. Sullivan dẫn tôi đi qua những chiếc máy tính để tới hai phòng phụ, mỗi phòng có một máy phát điện chạy bằng dầu diesel khổng lồ của hãng Caterpillar với công suất hai triệu watt. Với dầu trữ ngay cạnh, anh giải thích, các máy phát có thể giữ cho trung tâm hoạt động được hơn ba ngày khi có sự cố mất điện. Anh chỉ cho tôi xem một phòng khác với những chiếc ắc-quy kích thước công nghiệp chất từ sàn lên đến trần, đó là nguồn dự trữ thứ hai cho những lúc mất điện ngắn. Rồi chúng tôi bước đến một góc phòng, nơi có một ống lớn xuyên qua tường. Đó là đường truyền Internet, gồm nhiều cáp sợi quang, nối những chiếc máy tính trong phòng với hàng chục doanh nghiệp có sử dụng trung tâm dữ liệu để chạy các ứng dụng và lưu trữ dữ liệu của họ. Những công ty này không còn phải chứa và bảo hành máy tính hoặc cài đặt và gỡ lỗi các phần mềm của riêng họ nữa. Họ chỉ cần nối văn phòng của họ, qua Internet, với các máy tính trong căn phòng này, và VeriCenter sẽ làm nốt những phần còn lại. Khi đứng đây quan sát trung tâm dữ liệu, tôi có thể trông giống như một nhân vật hoạt hình với một bóng đèn khổng lồ nhấp nháy ở trên đầu. Tôi nhận ra nơi mình đang đứng là nguyên mẫu của một kiểu nhà máy phát năng lượng mới – một nhà máy điện toán sẽ cung cấp năng lượng trong thời đại thông tin của chúng ta theo cách thức mà những nhà máy điện vĩ đại đã cung cấp năng lượng trong thời đại công nghiệp. Kết nối với Mạng, chiếc máy phát hiện đại này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp 11 Nhập đề và các ngôi nhà của chúng ta những lượng lớn thông tin số hóa và năng lực xử lý dữ liệu. Nó sẽ chạy tất cả các chương trình phần mềm phức tạp mà trước đây vẫn phải cài đặt trên những chiếc máy tính nhỏ riêng của chúng ta. Và cũng giống như các máy phát điện trước đây, nó sẽ hoạt động với một hiệu quả chưa từng thấy. Nó sẽ biến điện toán thành một loại hàng hóa rẻ tiền và phổ dụng. “Đó quả thật là một dịch vụ tiện ích”, tôi nói với Sullivan. Anh gật đầu, cười lớn. “Đó là tương lai”. 12 chuyển đổi lớn PHẦN I Một Máy … và tương tự tất cả các bộ phận của hệ thống phải được xây dựng trong tương quan tới tất cả các bộ phận khác, bởi, theo một nghĩa nào đó, tất cả các bộ phận sẽ cấu thành một máy. — Thomas Edison 13 Nhập đề 14 chuyển đổi lớn CHƯƠNG 1 Bánh xe của Burden Năm 1851, trên cánh đỒng cẠnh mỘt xưỞng rèn ở vùng bắc New York, Henry Burden đã chế tạo ra một cỗ máy rất đẹp. Giống như một chiếc bánh xe đạp khổng lồ, với hàng chục nan hoa sắt dày gióng từ trục giữa, chiếc máy của Burden là bánh xe nước công nghiệp lớn nhất trong thế kỷ và có công suất lớn nhất thời đó. Được cấp nước từ dòng chảy mạnh của sông Wynantskill gần đó, chiếc máy kếch xù cao khoảng 18m, nặng 250 tấn có thể phát ra công suất tới 500 mã lực khi quay ở tốc độ tối đa hai vòng rưỡi một phút. Năng lượng được khai thác và cung cấp cho các máy khoan ép, máy mài, búa rèn, và máy tiện do các công nhân của Burden sử dụng thông qua một hệ thống các bánh răng, dây curoa và ròng rọc. Henry Burden là thiên tài phát minh công nghiệp. Là một kỹ sư người Scotland, ông nhập cư vào Mỹ năm 1819 ở tuổi hai mươi tám, để nhận việc tại một xưởng chế tạo nông cụ ở Albany. Chỉ trong vòng vài tháng, ông đã sáng chế ra chiếc máy xới đầu tiên của Mỹ để làm luống gieo hạt và thiết kế một dạng cải tiến của chiếc cày. Ba năm sau, ông chuyển tới thị trấn Troy gần đó để quản lý Nhà máy Sắt và Đinh Troy, cuối cùng mua 15 Bánh xe của Burden nó và đổi tên thành Nhà máy Sắt Burden. Chẳng bao lâu sau, ông đã nhìn thấy lợi ích của nhà máy tại ngay vùng giao của sông Hudson và kênh Erie vừa đào. Nếu tăng được năng suất của nhà máy, ông có thể chuyên chở sản phẩm tới các thị trường mới ở khắp vùng Đông Bắc và Trung Tây. Ông bắt tay vào việc cơ giới hóa những gì hàng thế kỷ nay vẫn được làm bằng tay bởi những người thợ rèn và thợ thủ công. Trong vòng mười hai năm, ông đã chế tạo những chiếc máy để tự động hóa việc sản xuất đinh và chốt đóng đường ray. Năm 1855, ông phát minh ra Máy Móng Ngựa Burden, một thiết bị tài tình biến các thỏi sắt thành các bàn móng ngựa hoàn chỉnh với tốc độ một chiếc mỗi phút. Trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, Burden còn thiết kế được một chiếc tàu hơi nước đi biển lớn, trở thành hình mẫu cho những chiếc phà và tàu biển sau này. Nhưng sáng tạo lớn nhất của Burden, thứ làm cho ông giàu và nổi tiếng, là cỗ bánh xe của ông. Được một thi sĩ địa phương phong cho cái tên “Thác của những Bánh xe Nước”, với kích thước và công suất lớn chưa từng có, cỗ máy đã tạo cho Nhà máy Sắt Burden lợi thế quyết định so với các nhà sản xuất khác. Nhà máy có thể tăng sản lượng và hiệu suất, sản xuất được nhiều hơn móng ngựa, đinh, và các hàng hóa khác, với ít công nhân hơn và tốn ít thời gian hơn so với các đối thủ. Nhà máy của ông đã giành được hợp đồng cung cấp hầu như toàn bộ móng ngựa dùng cho quân đội Liên quân trong suốt cuộc Nội chiến, đồng thời trở thành một trong những nhà cung cấp đinh đóng đường ray chính cho đường sắt Hoa Kỳ khi hệ thống được mở rộng khắp đất nước. Với Burden, việc sản xuất một cách hiệu quả năng lượng cơ học đã trở thành vô cùng quan trọng đối với sự thành công của công ty, giống như tay nghề của những người công nhân và thậm chí như chất lượng sản phẩm. Như những chủ doanh nghiệp khác cùng thời, ông chú tâm 16 chuyển đổi lớn tới việc sản xuất năng lượng cũng giống như chú tâm tới việc sản xuất hàng hóa. Nhưng nếu ai đến thăm Nhà máy Sắt Burden trong những năm đầu của thế kỷ XX sẽ phải thấy ngạc nhiên. Cỗ bánh xe nước lớn đứng nhàn rỗi ở cánh đồng, như được trùm khăn tang và đang lặng lẽ dần mòn rỉ. Sau khi quay không mệt mỏi ròng rã năm mươi năm, bánh xe nước giờ đã bị lãng quên. Các nhà sản xuất không còn phải kiêm nhiệm thêm chức năng sản xuất ra năng lượng nữa. Họ có thể chạy máy bằng điện sinh ra từ các nhà máy năng lượng ở xa của các công ty dịch vụ tiện ích lớn, được dẫn tới xí nghiệp của họ qua một hệ thống đường dây. Với tốc độ đáng khâm phục, các công ty dịch vụ tiện ích mới đã đảm nhận việc cung cấp năng lượng công nghiệp. Bánh xe của Burden cũng như hàng ngàn bánh xe nước, động cơ hơi nước và máy phát điện tư nhân khác đã trở thành lỗi thời. Những gì đã làm nên các công ty dịch vụ tiện ích điện quy mô lớn là một loạt các phát minh đột phá – trong sản xuất và truyền tải điện cũng như trong thiết kế các động cơ điện – nhưng thứ đảm bảo cho chiến thắng của chúng lại không phải công nghệ mà là tính kinh tế. Bằng việc cung cấp điện cho nhiều người mua từ các trạm phát trung tâm, các dịch vụ tiện ích đã đạt được ưu thế của hiệu quả kinh tế nhờ quy mô trong việc sản xuất năng lượng mà không một nhà máy riêng lẻ nào có thể sánh được. Việc các nhà sản xuất phải kết nối các xí nghiệp của họ vào lưới điện mới để nhận được nguồn năng lượng rẻ tiền hơn đã trở thành một sự cần thiết. Bản thân sự thành công của các dịch vụ tiện ích đã tiếp tục giúp họ duy trì thành công. Ngay khi bắt đầu cung cấp điện cho các xí nghiệp, các dịch vụ tiện ích đã có thể tiếp tục mở rộng hơn nữa khả năng sản xuất và quy mô kinh tế. Giá điện đã giảm nhanh tới mức hầu 17 Bánh xe của Burden hết các doanh nghiệp và gia đình trong cả nước đều có thể sử dụng được nguồn năng lượng điện. Thật khó tách biệt tính thương mại và xã hội của hiện tượng dân chủ hóa do điện mang lại. Ánh sáng điện đã làm thay đổi nhịp điệu cuộc sống, các dây chuyền lắp ráp chạy điện đã xác định lại công nghiệp và lao động, và các thiết bị điện đã mang cuộc Cách mạng Công nghiệp đến từng ngôi nhà. Đó là một thế giới chưa hề tồn tại một trăm năm trước. Chỉ trong một vài thế hệ, nó đã mang lại những biến đổi vô cùng vĩ đại và đầy đủ, tới mức khó có thể hình dung cuộc sống của chúng ta đã ra sao trước khi có điện qua những ổ cắm trên tường. Hôm nay, chúng ta lại đang ở giữa một cuộc chuyển đổi lịch sử khác, và nó cũng đang diễn ra theo quy trình tương tự. Những gì xảy ra cho việc sản xuất năng lượng một thế kỷ trước đây, nay lại đang tái diễn cho việc xử lý thông tin. Những hệ thống máy tính tư nhân, được xây dựng và vận hành bởi các công ty riêng lẻ, đang bị hất cẳng bởi các dịch vụ được các trung tâm xử lý dữ liệu cung cấp qua một mạng lưới chung là Internet. Điện toán trở thành một thứ dịch vụ tiện ích, và một lần nữa các phương trình kinh tế xác định phương thức chúng ta làm việc và sống đang được viết lại. Nửa thế kỷ qua, từ khi chiếc máy mainframe (máy chủ với kích thước lớn) đầu tiên được cài đặt trong trung tâm dữ liệu của công ty, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều ngàn tỉ đôla cho công nghệ thông tin. Họ đã lắp ráp các phần cứng và phần mềm thành những hệ thống ngày càng phức tạp để tự động hóa hầu như mọi hoạt động, từ mua vật liệu tới dự trữ, từ quản lý nhân viên tới cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Họ giữ những hệ thống này tại chỗ, ngay trong các xí nghiệp và văn phòng của 18 chuyển đổi lớn họ, và bảo trì chúng nhờ các kỹ thuật viên của chính họ. Cũng giống như Henry Burden và các nhà sản xuất khác cạnh tranh một phần bằng sự phức tạp của các hệ thống nguồn năng lượng, các công ty hiện đại cạnh tranh nhau trên sự phức tạp của các hệ thống máy tính. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào đi nữa, các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác và đều phải tiến hành công việc xử lý dữ liệu. Cho tới bây giờ. Tận dụng những tiến bộ về sức mạnh của các bộ vi xử lý và dung lượng của các hệ thống lưu trữ dữ liệu, các dịch vụ tiện ích non trẻ đang bắt đầu thiết lập ồ ạt các trung tâm xử lý thông tin, và họ sử dụng mạng Internet băng rộng với hàng triệu dặm cáp sợi quang như mạng lưới toàn cầu để chuyển giao các dịch vụ của họ tới khách hàng. Giống như các dịch vụ tiện ích điện trước đây, các dịch vụ tiện tích điện toán mới đang đạt tới hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, cao hơn nhiều so với những gì các công ty có thể đạt được với các hệ thống điện toán riêng của họ. Thấy được lợi thế kinh tế của mô hình dịch vụ tiện ích, các doanh nghiệp đang xem xét lại cách thức họ mua và sử dụng công nghệ thông tin. Thay vì dành một khoản tiền lớn để mua máy tính và các chương trình phần mềm, họ đang bắt đầu kết nối vào mạng lưới mới. Bước chuyển đổi này hứa hẹn không chỉ làm thay đổi bản sắc bộ phận công nghệ thông tin của doanh nghiệp mà còn cải tổ toàn bộ công nghiệp máy tính. Các hãng công nghệ lớn – Micrsoft, Dell, Oracle, IBM, và tất cả các công ty còn lại – đã kiếm được bộn tiền bằng việc bán cùng các hệ thống cho hàng ngàn công ty khác nhau. Khi điện toán trở nên tập trung hóa cao độ hơn, nhiều khoản doanh thu như vậy sẽ biến mất. Bởi các doanh nghiệp đã chi hơn một ngàn tỉ đôla cho phần cứng và phần mềm mỗi năm, nên những tác động lan tỏa sẽ dễ thấy qua kinh tế toàn cầu. 19 Bánh xe của Burden Nhưng đó không hẳn chỉ là một hiện tượng về thương mại. Nhiều trong số những thí dụ phát triển nhất về điện toán tiện ích lại không nhắm tới các công ty mà lại nhắm vào những người như bạn và tôi. Thí dụ tốt nhất trong tất cả, có lẽ là công cụ tìm kiếm của Google. Hãy nghĩ về công cụ này: Google là gì nếu không phải là một tiện ích thông tin khổng lồ? Khi cần tìm kiếm trên Internet, bạn dùng trình duyệt Web để kết nối với các trung tâm dữ liệu bao la mà Google đã lập nên ở các điểm bí mật khắp thế giới. Bạn gõ vào một từ khóa, và mạng lưới Google, với hàng trăm ngàn máy tính liên kết với nhau, sẽ lựa chọn trong ngân hàng dữ liệu của hàng tỉ trang Web, rút ra vài ngàn trang khớp nhất với từ khóa, sắp xếp chúng theo thứ tự xác đáng, và trả các kết quả qua Internet tới màn hình của bạn – thông thường trong thời gian ngắn hơn một giây. Kỳ công điện toán đáng kinh ngạc này mà Google lặp đi lặp lại hàng trăm triệu lần một ngày không xảy ra bên trong chiếc máy tính cá nhân của bạn. Nó không thể ở bên trong máy tính cá nhân của bạn được. Thay vào đó, nó xảy ra ở nơi cách xa hàng dặm, có thể ở phần bên kia của đất nước, thậm chí có thể ở bên kia quả địa cầu. Vậy chiếc máy tính ở đâu đã xử lý thao tác tìm kiếm lần cuối trên Google của bạn? Bạn không biết, và cũng không quan tâm – cũng giống như bạn không biết và không quan tâm là trạm phát điện nào đã sản xuất ra những kilowatt điện thắp sáng ngọn đèn trên bàn của mình. Tất cả các mô hình và sự tương đồng lịch sử tất nhiên đều có giới hạn của chúng, và công nghệ thông tin khác biệt với điện lực về nhiều phương diện quan trọng. Nhưng ẩn dưới các khác biệt kỹ thuật, điện và điện toán chia sẻ những tương đồng sâu sắc – những tương đồng mà chúng ta hôm nay dễ dàng bỏ qua. Chúng ta xem điện là một tiện ích “đơn giản”, một 20 chuyển đổi lớn dòng điện chuẩn và không ai thấy, tới một cách an toàn và có thể đoán trước được, qua các ổ cắm gắn trên các bức tường của chúng ta. Vô số các máy móc và thiết bị điện, từ tivi và máy giặt tới máy công cụ và dây chuyền lắp ráp, đã trở thành quá phổ biến tới mức ta không còn xem chúng là các phần tử của công nghệ nền tảng nữa – chúng có đời sống tách biệt của riêng mình. Nhưng mọi thứ đã không luôn là như vậy. Khi điện khí hóa mới bắt đầu, nó là một lực lượng không chế ngự được và không lường trước được, đã làm thay đổi mọi thứ nó chạm tới. Các máy móc và thiết bị là một bộ phận của công nghệ, giống như máy phát, đường dây tải, và chính dòng điện. Cũng như với các hệ thống máy tính ngày nay, các công ty đã phải hình dung sử dụng điện như thế nào cho doanh nghiệp của họ, và phải thực hiện những thay đổi lớn về tổ chức và quy trình sản xuất. Khi công nghệ phát triển, họ phải vật lộn với các thiết bị cũ và thường không tương thích – những “hệ thống di sản”, theo cách dùng thuật ngữ máy tính hiện đại, buộc chặt các doanh nghiệp với quá khứ, đồng thời ngăn cản tiến bộ – và họ phải thích nghi với những nhu cầu và kỳ vọng đang thay đổi của khách hàng. Điện khí hóa cũng như tin học hóa đã dẫn tới những thay đổi phức hợp, sâu rộng và thường khốc liệt cho các công ty riêng biệt cũng như toàn bộ các ngành công nghiệp; và cả cho xã hội, khi các gia đình bắt đầu kết nối với mạng. Ở mức độ kinh tế thuần túy, sự tương đồng giữa điện và công nghệ thông tin thậm chí còn sâu sắc hơn. Cả hai đều là thứ mà các nhà kinh tế gọi là các công nghệ phổ dụng. Được sử dụng bởi đủ loại người để làm đủ mọi thứ, chúng thực hiện nhiều chứ không phải chỉ một hoặc vài chức năng. Các công nghệ phổ dụng (GPT), tốt nhất nên được hiểu không phải là các công cụ rời rạc mà là các nền tảng để trên đó nhiều 21 Bánh xe của Burden công cụ hoặc ứng dụng khác nhau có thể phát triển được. Hãy thử so sánh hệ thống điện với hệ thống đường sắt. Một khi hệ thống đường sắt được thiết lập, hầu như ta chỉ có thể làm được một việc với nó: cho các đoàn tàu chạy qua lại chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách. Nhưng một khi đã thiết lập được lưới điện, ta có thể sử dụng nó để cấp nguồn năng lượng cho mọi thứ từ các robot trong nhà máy tới các máy nướng bánh mì trên bàn bếp và những chiếc bóng đèn trong lớp học. Bởi được áp dụng một cách rộng rãi như vậy, GPT mang đến tiềm năng cho hiệu quả kinh tế theo quy mô rất to lớn nếu như khâu cung cấp có thể hợp nhất. Điều này không phải lúc nào cũng có thể làm được. Các động cơ hơi nước và bánh xe nước đã là những công nghệ phổ dụng không thích ứng với sự tập trung hóa. Chúng phải ở kề ngay nơi mà năng lượng của chúng được sử dụng. Do vậy Henry Burden đã phải làm bánh xe nước ngay cạnh nhà máy của ông. Nếu xây cất bánh xe nước cách xa chỉ vài trăm thước, năng lượng do bánh xe sản sinh ra sẽ bị hao tổn vào việc quay các dây curoa dài để chuyển năng lượng tới nhà máy. Và sẽ không còn lại mấy năng lượng để chạy những chiếc máy của công nhân. Nhưng điện và điện toán có chung một điểm làm chúng trở nên đặc biệt ngay cả trong số ít các công nghệ phổ dụng: cả hai đều có thể được chuyển giao hiệu quả từ khoảng cách rất xa qua một mạng lưới. Bởi chúng không cần phải được sản xuất ngay tại chỗ, chúng có thể đạt được quy mô hiệu quả kinh tế của cung cấp tập trung. Những hiệu quả kinh tế này phải cần thời gian mới thấy được hết, và cần nhiều thời gian hơn nữa mới khai thác được hết. Trong giai đoạn đầu sự phát triển của một GPT, khi chỉ có ít chuẩn mực kỹ thuật và không có mạng lưới phân phối rộng lớn, công nghệ không có khả năng cung cấp tập trung. Việc cung cấp cần thiết phải bị phân đoạn. Khi một công ty muốn khai thác sức 22 chuyển đổi lớn mạnh của công nghệ, nó phải mua những thành phần khác nhau, lắp đặt chúng tại chỗ, kết nối chúng thành một hệ thống làm việc, và thuê người để vận hành hệ thống. Trong thời kỳ đầu của điện khí hóa, các nhà máy phải lắp đặt các máy phát riêng nếu họ muốn sử dụng năng lượng điện. – cũng như các công ty ngày nay phải lắp đặt các hệ thống thông tin riêng để sử dụng năng lực điện toán. Sự phân đoạn như vậy là rất lãng phí. Nó đòi hỏi đầu tư lớn và chi phí cố định cao đối với các doanh nghiệp, dẫn tới chi tiêu dư thừa và hiệu quả sử dụng thấp, cả về công nghệ lẫn nhân lực vận hành. Tình trạng này là lý tưởng đối với các nhà cung cấp các phần hợp thành của công nghệ – họ thu được lợi từ đầu tư dư thừa – nhưng không bền vững. Khi có thể cung cấp công nghệ một cách tập trung, các nhà cung cấp tiện ích quy mô lớn sẽ nổi lên thay thế các nhà cung cấp riêng lẻ. Có thể phải cần hàng thập kỷ để các công ty từ bỏ các hoạt động cung cấp riêng lẻ cùng tất cả các khoản đầu tư cho chúng. Nhưng cuối cùng các khoản tiết kiệm do các dịch vụ tiện ích mang lại là quá hấp dẫn để có thể từ chối, kể cả đối với các công ty lớn nhất. Và mạng lưới thắng thế. Tại một hội nghị ở Paris vào mùa hè năm 2004, Apple giới thiệu mẫu cải tiến của chiếc máy tính iMac rất được ưa chuộng. Ngay từ lúc ra đời vào năm 1998, iMac đã rất đặc biệt bởi thiết kế độc đáo của nó, nhưng mẫu mới lại vô cùng nổi bật. Nó trông như một tivi dẹt, một màn hình chữ nhật đóng khung trong một hộp nhựa trắng mỏng và đứng trên một chân đỡ nhôm. Tất cả các bộ phận của máy tính – các vi mạch, cáp dẫn, ổ nối – đều được giấu sau màn hình. Dòng chữ quảng cáo thông minh và hóm hỉnh đoán trước phản ứng của khách hàng tiềm năng: “Máy tính đã đi tới đâu?” 23 Bánh xe của Burden Nhưng câu hỏi này còn hơn cả một cách quảng cáo tinh khôn. Nó là sự thú nhận khôn khéo rằng ý tưởng lâu nay của chúng ta về máy tính đã lỗi thời. Trong khi đa số chúng ta vẫn tiếp tục lệ thuộc vào những chiếc máy tính cá nhân ở nhà và ở công sở, chúng ta đang sử dụng chúng theo một cách thức rất khác so với trước đây. Thay vì dựa vào dữ liệu và phần mềm bên trong máy tính, lưu giữ trên những ổ đĩa cứng riêng, chúng ta ngày càng dựa nhiều hơn vào dữ liệu và phần mềm chảy tới qua mạng Internet công cộng. Những chiếc máy tính cá nhân của chúng ta đang trở thành các thiết bị đầu cuối, phát huy sức mạnh và tính hữu ích không phải từ những gì có bên trong chúng mà từ mạng lưới chúng kết nối tới – và, đặc biệt, từ những máy tính khác cũng kết nối tới mạng lưới này. Sự thay đổi cách thức chúng ta sử dụng máy tính đã không xảy ra qua một đêm. Những hình thái sơ khai của điện toán tập trung hóa đã có từ một thời gian dài trước đây. Giữa những năm 1980, nhiều chủ máy tính cá nhân đã mua các modem để nối máy tính của họ qua đường điện thoại tới các cơ sở dữ liệu trung tâm như CompuServe, Prodigy, và Well – thường được biết tới như những “diễn đàn chuyên đề” (bulletin boards) – nơi họ trao đổi thông tin với các thành viên khác. America Online đã phổ thông hóa dạng cộng đồng trực tuyến này, phát triển sự thu hút của nó với việc bổ sung đồ họa màu sắc cũng như các chat room, trò chơi, thông báo thời tiết, các bài báo và tạp chí, cùng nhiều dịch vụ khác. Thêm nữa, nhiều cơ sở dữ liệu đặc thù đã được thiết lập cho người sử dụng là các học giả, kỹ sư, thủ thư, nhà kế hoạch quân sự, và nhà phân tích kinh doanh. Năm 1991, khi Tim Berners-Lee phát minh ra Mạng Toàn Cầu (World Wide Web,) ông đã đặt nền tảng cho việc thay thế tất cả các kho dữ liệu cá nhân trực tuyến bằng một kho công cộng khổng lồ. Web đã phổ thông hóa mạng Internet, biến nó thành một cửa hàng 24 chuyển đổi lớn toàn cầu để chia sẻ thông tin số. Và khi các trình duyệt dễ sử dụng như Netscape Navigator và Internet Explorer được cấp miễn phí vào giữa thập kỷ 1990, tất cả chúng ta đều đổ lên trực tuyến. Tuy nhiên, trong thập kỷ đầu tồn tại, World Wide Web chỉ là một không gian khá buồn tẻ đối với hầu hết chúng ta. Chúng ta đã dùng nó chủ yếu như một mục lục khổng lồ, một bộ sưu tập của các “trang” được gắn với nhau bằng các siêu liên kết. Chúng ta “đọc” Web, lướt các nội dung của nó theo cách không khác mấy cách chúng ta lật giở qua một đống tạp chí. Khi muốn làm việc thật sự, hoặc thực sự chơi một trò chơi, chúng ta đóng trình duyệt Web lại và chạy một trong những chương trình đã được cài đặt trong đĩa cứng của mình: Microsoft Word, hay Aldus Pagemaker, hay Encarta, hay Myst chẳng hạn. Nhưng bên dưới bề mặt các trang Web là một tập hợp các công nghệ mạnh, bao gồm các thủ tục tinh vi để mô tả và truyền dữ liệu, chúng hứa hẹn không chỉ khuếch đại ích lợi của Internet mà còn làm thay đổi chính quá trình tính toán. Những công nghệ này sẽ cho phép tất cả máy tính kết nối với Mạng để hoạt động thực sự như một máy xử lý thông tin đơn nhất, dễ dàng chia sẻ các bit dữ liệu và các xâu mã phần mềm. Một khi những công nghệ này được khai thác đầy đủ, bạn sẽ có thể sử dụng Internet không chỉ để xem các trang Web riêng lẻ mà còn để chạy các chương trình phần mềm phức hợp, đồng thời lấy thông tin từ nhiều trang và nhiều cơ sở dữ liệu. Bạn sẽ không chỉ có khả năng “đọc” từ Internet mà còn “viết” lên đó nữa – cũng giống như bạn vẫn luôn có thể đọc ra và viết vào đĩa cứng máy tính của bạn. World Wide Web sẽ trở thành chiếc Máy tính Toàn cầu. Chiều kích này của Internet đã được nhìn thấy ngay từ ban đầu, nhưng chỉ rất lờ mờ. Khi thực hiện một phép tìm kiếm dùng công cụ cũ như 25 Bánh xe của Burden AltaVista, bạn chạy một phần mềm qua trình duyệt của bạn. Mã của phần mềm nằm chủ yếu ở máy tính chủ của AltaVista. Khi thực hiện giao dịch ngân hàng trực tuyến, chuyển tiền giữa tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm, bạn cũng dùng một dịch vụ tiện ích, nó chạy trên máy tính của ngân hàng chứ không phải trên máy tính của bạn. Khi dùng trình duyệt để kiểm tra email với Yahoo hoặc Hotmail, hoặc kiểm tra việc chuyển kiện hàng với FedEx, bạn dùng một ứng dụng phức tạp chạy trên một máy chủ ở xa. Ngay khi dùng Amazon.com để đặt sách – hoặc để sau đó ghi phản hồi về cuốn sách trên trang Amazon – bạn đã khai thác tiềm năng ngầm ẩn của Internet. Phần lớn các dịch vụ tiện ích trước kia là sơ đẳng, chỉ liên quan tới việc trao đổi một lượng nhỏ dữ liệu. Nguyên nhân thật đơn giản: các dịch vụ phức tạp hơn, loại có thể thay thế phần mềm trên đĩa cứng của bạn, đòi hỏi khả năng truyền nhanh những khối lượng dữ liệu rất lớn, và đó là điều không thực tế với các liên kết bằng đường điện thoại truyền thống tốc độ chậm. Việc chạy những dịch vụ như vậy sẽ nhanh chóng làm quá tải đường điện thoại hoặc làm tràn modem. Máy tính cá nhân của bạn sẽ phải làm việc cật lực rồi dừng. Trước khi có thể phổ biến các dịch vụ phức hợp, một lượng lớn người sử dụng phải được trang bị kết nối băng rộng tốc độ cao. Điều này chỉ bắt đầu xảy ra vào cuối thập niên 1990 trong thời kỳ bùng nổ đầu tư với các công ty dotcom, khi các công ty điện thoại và cáp vội vàng thay thế hệ thống dây dẫn bằng đồng của họ với sợi quang – những bện sợi thủy tinh mỏng như tóc, tải thông tin dưới dạng các xung ánh sáng thay vì dòng điện – và cập nhật mạng lưới của họ để có thể xử lý những lượng dữ liệu gần như vô hạn. Dấu hiệu rõ ràng đầu tiên cho làn sóng thứ hai của Internet – thứ được đặt tên là Web 2.0 – đột nhiên xuất hiện vào mùa hè năm 1999. Nó đến 26 chuyển đổi lớn dưới dạng một chương trình phần mềm nhỏ, miễn phí gọi là Napster. Được viết trong vài tháng bởi một sinh viên bỏ học mười tám tuổi tên là Shawn Fanning, Napster cho phép người dùng chia sẻ với nhau các bản nhạc qua Internet theo một cách thức hoàn toàn mới mẻ. Nó quét đĩa cứng của bất kỳ ai đã cài đặt chương trình, và sau đó thiết lập trên một máy chủ trung tâm do Fanning vận hành một danh mục thông tin về tất cả các tập tin bài hát tìm thấy, lập mục lục tên bài hát, ban nhạc chơi bài hát, đĩa chứa bài hát, và chất lượng âm thanh của chúng. Người dùng Napster duyệt trên danh mục trung tâm này để tìm bài hát họ muốn, rồi tải bài hát trực tiếp từ máy tính của người dùng khác. Nó dễ dàng, và nhanh nữa, nếu bạn có kết nối băng rộng. Trong vòng vài giờ, bạn có thể tải hàng trăm bài hát. Thật không thậm xưng để nói rằng vào thời kỳ cao điểm của Napster, hầu như mọi tác phẩm âm nhạc thịnh hành từng được số hóa trên CD – và nhiều tác phẩm chưa hề xuất hiện trên CD – đều có thể được tìm và tải miễn phí qua dịch vụ này. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Napster trở thành vô cùng nổi tiếng và được ưa thích, đặc biệt trong các khuôn viên đại học, nơi kết nối mạng băng rộng là phổ biến. Tới đầu năm 2001, theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Media Metrix, hơn 26 triệu người đã sử dụng dịch vụ Napster, và họ dùng hơn 100 triệu giờ một tháng để trao đổi các tập tin nhạc. Phát minh của Shawn Fanning lần đầu tiên đã chỉ cho thế giới biết Internet có thể cho phép nhiều máy tính hoạt động như một máy tính chung đơn nhất như thế nào. Hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người có thể truy nhập tới các nội dung tích hợp của các cơ sở dữ liệu mà trước kia là hoàn toàn riêng lẻ. Mặc dù từng người sử dụng vẫn phải cài đặt một chương trình phần mềm nhỏ trên máy tính cá nhân của họ, sức mạnh thật sự của Napster nằm chính ở mạng lưới – theo cách nó thiết 27 Bánh xe của Burden lập ra một hệ thống trung tâm quản lý tập tin và cách nó cho phép dữ liệu được truyền dễ dàng giữa các máy tính, kể cả khi chúng chạy ở hai nửa địa cầu khác nhau. Chỉ có một vấn đề. Việc này là bất hợp pháp. Phần rất lớn các bài hát được tải qua Napster thuộc sở hữu của các nghệ sĩ và các công ty đĩa hát sản xuất ra chúng. Trao đổi các bài hát mà không được phép hoặc không trả tiền là phạm luật. Sự xuất hiện của Napster đã biến hàng triệu công dân, thường vẫn tôn trọng pháp luật, trở thành những người ăn cắp, tạo ra cuộc hôi của lớn nhất, hoặc tối thiểu là rộng rãi nhất, say sưa nhất trong lịch sử. Các nhạc sĩ và các công ty đĩa hát đã chống lại, đệ đơn kiện công ty của Fanning vi phạm bản quyền. Kết quả là dịch vụ này đã phải đóng cửa vào mùa hè 2001, chỉ hai năm sau khi nó ra đời. Napster chết, nhưng việc kinh doanh cung cấp các dịch vụ điện toán qua mạng Internet đã bùng nổ từ đó. Nhiều người trong chúng ta nay đã dành nhiều thời gian hơn để dùng các dịch vụ Web mới, so với để chạy các phần mềm ứng dụng truyền thống từ đĩa cứng máy tính của mình. Chúng ta dựa vào lưới tiện ích mới để kết nối với bạn bè trong các mạng xã hội như MySpace và Facebook, để làm các bộ sưu tập ảnh trên các trang như Flickr và Photobucket, để tạo những cái tôi trong các thế giới ảo như trò chơi World of Warcraft và Câu lạc bộ Chim cánh cụt của Disney (Disney’s Club Penguin), để xem phim qua các dịch vụ như YouTube và Joost, để viết blog với WordPress hoặc viết sổ ghi nhớ với Google Docs, để theo dõi tin thời sự qua các trang tổng hợp tin như Rojo và Bloglines, và để lưu trữ các tập tin của chúng ta trên các ổ đĩa cứng ảo như Omnidrive và Box. Tất cả những dịch vụ này đều ám chỉ tới tiềm năng cách mạng của dịch vụ tiện ích thông tin. Trong những năm kế tiếp, càng ngày càng nhiều 28 chuyển đổi lớn các công việc xử lý thông tin mà chúng ta cần đến, ở nhà và ở sở, sẽ được thực hiện bởi các trung tâm dữ liệu lớn thiết lập ở xa trên Internet. Bản chất hiệu quả kinh tế của điện toán sẽ thay đổi sâu sắc, giống như bản chất hiệu quả kinh tế của năng lượng cơ học đã thay đổi trong những năm đầu của thiên niên kỷ trước. Những hệ quả xã hội – cho cách chúng ta sống, làm việc, học tập, giao tiếp, giải trí, và ngay cả suy nghĩ – cũng hứa hẹn sẽ sâu sắc như vậy. Nếu máy phát điện đã là chiếc máy tạo thời trang cho xã hội thế kỷ XX – thứ biến chúng ta trở thành như chúng ta hôm nay – thì “máy phát” thông tin là chiếc máy tạo thời trang cho xã hội mới của thế kỷ XXI. Lewis Mumford, trong cuốn sách The Pentagon of Power (Lầu Năm Góc của Sức mạnh) năm 1970 của ông, tập hai của tác phẩm phê bình công nghệ nổi tiếng The Myth of the Machine (Chuyện hoang đường về Cỗ Máy), đã nêu lên một thí dụ hùng hồn phản lại ý tưởng rằng tiến bộ công nghệ định dạng chiều hướng của lịch sử. “Xã hội Tây phương,” ông viết, “đã chấp nhận vô điều kiện mệnh lệnh của công nghệ: không chỉ đơn thuần nuôi dưỡng sáng kiến và liên tục tạo ra cái mới, mà còn phải đầu hàng vô điều kiện những cái mới, không đếm xỉa tới những hệ quả nhân sinh của chúng.” Thay vì bị công nghệ kiểm soát, Mumford ngụ ý, chúng ta có khả năng kiểm soát công nghệ – chỉ chúng ta mới có khả năng hội tụ đủ can đảm để áp đặt hết sức mạnh của ý chí tự do lên những chiếc máy do chính chúng ta chế tạo ra. Đây là một ẩn ý có sức lôi cuốn, ẩn ý mà hầu hết chúng ta muốn chia sẻ, nhưng lại bị nhầm lẫn. Lỗi của Mumford không phải ở chỗ khẳng định rằng với tư cách một xã hội, chúng ta theo đuổi và nắm bắt các tiến bộ công nghệ với rất ít tính bảo tồn. Điều này quả là khó tranh luận. Lỗi 29 Bánh xe của Burden của ông là ở chỗ gợi ý chúng ta có thể làm khác đi. Mệnh lệnh công nghệ, thứ đã làm nên thế giới phương Tây, không phải xuất hiện một cách tùy tiện, và sự đầu hàng của chúng ta trước nó cũng không diễn ra một cách tùy tiện. Sự nuôi dưỡng sáng tạo và chào đón các công nghệ mới không phải là những “bổn phận” mà chúng ta chọn để chấp nhận. Chúng là hệ quả của các lực lượng kinh tế, đa phần nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Khi xét công nghệ một cách tách biệt, Mumford đã không phát hiện được rằng con đường của tiến bộ công nghệ và những hệ quả nhân sinh của nó được xác định không chỉ đơn giản bởi các tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật, mà quan trọng hơn còn bởi ảnh hưởng của công nghệ tới giá thành của sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Một thị trường cạnh tranh sẽ đảm bảo để các phương thức sản xuất và tiêu thụ hiệu quả hơn thắng được các phương thức khác. Do vậy mà Henry Burden đã chế tạo bánh xe của ông, và rồi mấy thập kỷ sau bánh xe đó lại bị để nằm rỉ. Công nghệ định hình nền kinh tế, và nền kinh tế định hình xã hội. Đó là một quá trình hỗn độn – khi kết hợp công nghệ, kinh tế, và bản sắc con người, ta sẽ nhận được rất nhiều biến thể – nhưng nó có một logic không lay chuyển được, kể cả trong trường hợp ta chỉ có thể truy xét ngược sau khi nó đã xảy ra. Là những cá thể, chúng ta có thể nghi ngờ mệnh lệnh công nghệ và thậm chí chống đối nó, nhưng những hành vi như vậy sẽ luôn luôn là đơn độc và cuối cùng sẽ kết thúc vô hiệu. Trong một xã hội bị chi phối bởi thỏa hiệp kinh tế, mệnh lệnh công nghệ chính xác là một mệnh lệnh. Lựa chọn cá nhân có rất ít ý nghĩa. Chúng ta thấy tác động qua lại của công nghệ và kinh tế rõ nhất vào những thời điểm hiếm hoi khi xuất hiện sự thay đổi trong cách thức cung cấp một tài nguyên quan trọng, khi một sản phẩm hay dịch vụ thiết yếu trước đây được cung cấp một cách cục bộ và nay bắt đầu được cung cấp 30 chuyển đổi lớn một cách tập trung, hoặc ngược lại. Văn minh tự nó xuất hiện khi sản xuất thực phẩm, phi tập trung trong các xã hội nguyên thủy dựa vào săn bắn, bắt đầu được tập trung hóa với sự ra đời của các kỹ thuật nông nghiệp. Sự thay đổi trong cung cấp các tài nguyên quan trọng khác – như nước, giao thông, chữ viết, và chính phủ – cũng làm thay đổi các thỏa hiệp kinh tế định hình nên xã hội. Một trăm năm trước đây, chúng ta đạt được thời khắc với các công nghệ mở rộng sức mạnh vật lý của con người. Hôm nay, chúng ta cũng đang ở một thời khắc như vậy, với các công nghệ mở rộng sức mạnh trí tuệ của chúng ta. Sự thay đổi trong cách cung cấp dịch vụ điện toán hứa hẹn sẽ tạo ra những hệ quả vô cùng rộng lớn. Các chương trình phần mềm đã điều khiển hoặc dàn xếp không chỉ công nghiệp và thương mại mà cả giải trí, báo chí, giáo dục, lẫn chính trị và quốc phòng. Sóng xung kích do sự dịch chuyển trong công nghệ điện toán gây ra do vậy sẽ dữ dội và có ảnh hưởng sâu rộng. Chúng ta đã có thể quan sát thấy nhiều tác động ban đầu ở khắp mọi nơi – trong dịch chuyển môi trường từ các tổ chức sang các cá thể, trong cảm nhận ngày càng tăng của mọi người về sự gắn kết với “các cộng đồng ảo” thay vì các cộng đồng thực, trong các tranh luận về sự an toàn của thông tin cá nhân và giá trị của sự riêng tư, trong xuất khẩu các công việc lao động tri thức, thậm chí ngay trong việc tập trung của cải vào tay một phần nhỏ nhân dân. Tất cả những xu thế này hoặc nảy sinh hoặc phát triển bởi sự tăng trưởng của điện toán dựa vào Internet. Khi các dịch vụ tiện ích thông tin lớn mạnh về kích cỡ và độ phức tạp, các thay đổi đối với doanh nghiệp và xã hội – và với chính chúng ta – sẽ chỉ sâu rộng hơn. Và nhịp độ của nó sẽ chỉ gia tăng. Nhiều đặc tính định khuôn xã hội Hoa Kỳ thực chất chỉ mới xuất hiện sau thời kỳ điện khí hóa. Sự nổi lên của tầng lớp trung lưu, sự mở rộng 31 Bánh xe của Burden của giáo dục công, sự đua nở của văn hóa đại chúng, sự di dân ra các vùng ngoại ô, sự chuyển dịch từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ – chẳng điều gì trong số này có thể xảy ra được nếu như không có dòng điện giá rẻ được sản xuất bởi các công ty dịch vụ tiện ích. Ngày nay, chúng ta xem những tiến bộ này là những đặc điểm cố định của xã hội. Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng. Chúng chỉ là những sản phẩm phụ của một tập hợp đặc biệt các thỏa hiệp kinh tế, phản ánh một cách tổng thể các công nghệ của thời đại. Chúng ta có thể sớm nhận thấy rằng những gì đã được giả thiết là nền tảng lâu dài của xã hội lại chỉ là những cấu trúc tạm thời, có thể bị từ bỏ như cỗ bánh xe của Henry Burden. 32 chuyển đổi lớn CHƯƠNG 2 Nhà phát minh và viên thư ký Thomas Edison đã mỆt mỎi. Đó là mùa hè năm 1878, ông vừa dành một năm khó nhọc để hoàn thiện và sau đó để cổ động cho phát minh đáng kinh ngạc nhất của ông, chụp ảnh bằng giấy thiếc. Ông cần được nghỉ ngơi sau thời gian hối hả liên tục với phòng thí nghiệm Menlo Park, để có cơ hội thư giãn trước khi bắt tay vào một cuộc phiêu lưu công nghệ vĩ đại mới. Khi được một nhóm bạn mời tham gia một cuộc cắm trại và đi săn ở miền Tây nước Mỹ, ông nhanh chóng nhận lời. Chuyến đi bắt đầu từ Rawlins, Wyoming, nơi cả nhóm được quan sát nhật thực, rồi tiếp tục tiến về hướng tây qua Utah và Nevada, tới thung lũng Yosemite, và San Francisco. Trong khi đi qua vùng núi Rockies, Edison đến thăm một khu mỏ bên sông Platte. Khi thấy những người công nhân phải vật lộn với những chiếc khoan tay, ông quay lại nói với một người đi cùng: “Tại sao năng lượng của dòng sông ngay đó lại không thể được chuyển cho những người công nhân này bằng điện?” Đó là một ý nghĩ táo bạo – điện lúc đó còn được sản xuất với quy mô rất nhỏ – nhưng với Edison, táo bạo là đồng nghĩa với cảm hứng. Khi quay trở về miền đông vào mùa thu, ông đã bị cuốn hút vào ý tưởng cung cấp điện từ một trạm phát trung tâm qua mạng lưới. Các mối quan tâm của ông đã không còn dừng lại ở việc 33 Nhà phát minh và viên thư ký cung cấp năng lượng cho những chiếc máy khoan của công nhân ở trong rừng. Ông khẩn trương thành lập công ty Ánh sáng Điện Edison để chu cấp kinh phí cho đề án, và ngày 20 tháng Mười, ông tuyên bố với báo chí sẽ sớm cung cấp điện cho những ngôi nhà và văn phòng của thành phố New York. Khi đưa ra một hứa hẹn lớn, tất cả những gì ông và nhóm cộng sự Menlo Park phải làm là hình dung cách thức để hoàn tất nó ra sao. Khác với những nhà phát minh ít danh tiếng, Edison không chỉ chế tạo các sản phẩm riêng lẻ, ông chế tạo toàn bộ hệ thống. Trước tiên ông hình dung cái tổng thể, rồi chế tạo các bộ phận cần thiết, đảm bảo để chúng khớp được trơn tru với nhau. “Không chỉ cần các bóng đèn phải thắp sáng và các máy phải sinh ra dòng điện”, sau này ông viết về kế hoạch cung cấp điện như một dịch vụ tiện ích, “mà các bóng đèn còn phải thích nghi với dòng điện của các máy phát, các máy phát phải được chế tạo để cho ra đặc trưng dòng điện cần thiết cho những chiếc bóng đèn. Và tương tự tất cả các bộ phận của hệ thống phải được chế tạo trong tương quan với các bộ phận khác, bởi, theo một nghĩa nào đó, tất cả các bộ phận sẽ cấu thành một máy.” Thật may mắn cho Edison, ông có một mô hình tốt trong tay. Các hệ thống đèn khí, phát minh vào đầu thế kỷ, đã được lắp đặt ở nhiều thành phố, mang khí tự nhiên từ một nhà máy trung tâm đến các ngôi nhà để làm nhiên liệu cho những chiếc đèn. Ánh sáng, trước đây được cung cấp bởi những cây nến đơn giản và những cây đèn dầu trong nhiều thế kỷ, đã trở thành những dịch vụ tiện ích tập trung. Thách thức cho Edison là việc thay thế các hệ thống đèn khí bằng các hệ thống điện. Về lý thuyết, để thắp sáng thì điện có nhiều ưu thế hơn so với khí đốt. Nó dễ được kiểm soát hơn, và bởi nó thắp sáng mà không cần ngọn lửa, cho nên sạch hơn và an toàn hơn. Đèn khí nguy hiểm hơn và bẩn hơn. Nó tiêu thụ oxy trong phòng, thải khói độc, làm đen tường và làm bẩn rèm cửa, đốt nóng không khí, và có thể gây các vụ nổ lớn chết người rất 34 chuyển đổi lớn đáng sợ. Trong khi đèn khí ban đầu được “ca ngợi là sạch và hiện thân cho sự tinh khiết” như Wolfgang Schivelbusch đã viết trong Disenchanted Night (Đêm giải mê) về các hệ thống đèn khí, những hạn chế càng bị bộc lộ rõ rệt khi nó được sử dụng rộng rãi hơn. Mọi người bắt đầu xem nó là “bẩn và mất vệ sinh” – một thứ chẳng đặng đừng. Bản thân Edison đã loại bỏ đèn khí vì xem nó như một sự “mọi rợ và phí phạm”. Ông gọi nó là “ánh sáng của những thời kỳ đen tối.” Mặc dù sự không hài lòng với các đèn khí gia tăng, các giới hạn về công nghệ đã hạn chế việc dùng điện để thắp sáng vào thời điểm Edison bắt đầu các thí nghiệm của ông. Thêm nữa, bóng đèn nhiệt hiện đại vẫn chưa được phát minh. Ánh sáng điện duy nhất lúc đó là đèn huỳnh quang, làm việc theo nguyên lý phát một dòng điện trần qua khoảng cách giữa hai điện cực bằng sắt. Đèn huỳnh quang cháy với độ sáng mạnh và tỏa nóng tới mức không thể đặt chúng trong các phòng hay bất kỳ không gian kín nào. Chúng chỉ được giới hạn dùng cho các khu công cộng lớn. Một vấn đề nữa là không có cách gì để cung cấp điện cho chúng từ một khu vực tập trung. Mỗi đèn huỳnh quang cần một bộ pin riêng. “Giống như nến và đèn dầu,” Schivelbusch giải thích, “đèn huỳnh quang được vận hành theo nguyên lý tự cung, tiền công nghiệp.” Đèn khí dù kém cỏi ra sao đi nữa thì đèn điện vẫn chưa phải là một lựa chọn. Bởi vậy, để chế tạo “một máy,” Edison đã phải theo đuổi các đột phá công nghệ trong từng thành phần chính của hệ thống. Ông phải đi tiên phong trong việc sản xuất điện khối lượng lớn một cách hiệu quả, trong việc truyền tải điện an toàn tới các ngôi nhà và công sở, trong việc đo lượng điện mỗi khách hàng sử dụng, và cuối cùng, trong việc biến dòng điện thành nguồn thắp sáng có thể kiểm soát được, thích hợp với các không gian sống bình thường. Và ông phải đảm bảo có thể bán ánh sáng điện với cùng giá như đèn khí mà vẫn có lãi. 35 Nhà phát minh và viên thư ký Đó là một thách thức dễ làm nản lòng, nhưng rồi ông và các cộng sự tại Menlo Park đã thực hiện những công việc đó với tốc độ đáng khâm phục. Trong vòng hai năm, họ đã phát triển được tất cả các thành phần chính yếu của hệ thống. Họ đã phát minh ra bóng đèn Edison nổi tiếng, bọc một dây tóc mỏng bằng đồng bên trong một bóng thủy tinh chân không nhỏ để tạo “một quả cầu ánh sáng mặt trời nhỏ, một chiếc đèn Aladin thật sự” như một nhà báo đã mô tả rất thi vị. Họ thiết kế một máy phát mới rất mạnh, gấp bốn lần máy phát lớn nhất trước đây. (Họ gọi máy phát là Jumbo, theo tên của chú voi xiếc nổi tiếng thời đó). Họ hoàn thiện một mạch song song trên một đường dây đơn giản, cho phép nhiều bóng đèn hoạt động với các công tắc điều khiển riêng biệt. Và họ chế tạo một đồng hồ có thể theo dõi lượng điện khách hàng sử dụng. Năm 1881, Edison tới Paris để trưng bày một mô hình nhỏ có thể hoạt động được của hệ thống tại cuộc Triển lãm Điện Quốc tế, tổ chức tại Champs-Elisées. Ông cũng công bố thiết kế cho trạm phát điện đầu tiên trên thế giới mà ông sẽ xây dựng trong hai nhà kho trên phố Pearl ở phía nam Manhattan. Các kế hoạch cho trạm phát phố Pearl là đầy tham vọng. Bốn nồi hơi to đun bằng than sẽ tạo áp lực hơi nước để chạy sáu động cơ hơi nước, mỗi chiếc có công suất 125 mã lực. Các động cơ này lại cấp lực để chạy sáu máy phát Jumbo của Edison. Điện được truyền qua một lưới gồm các cáp ngầm tới các khu nhà trong phạm vi một dặm vuông xung quanh trạm phát. Mỗi khu nhà được trang bị một đồng hồ đo. Công việc xây dựng được bắt đầu ngay sau Triển lãm Paris, và Edison thường làm việc qua đêm để đôn đốc tiến độ. Hơn một năm sau, trạm phát được dựng lên, hàng dặm cáp được lắp đặt. Đúng 3 giờ chiều ngày 4 tháng Chín năm 1882, Edison ra lệnh cho kỹ sư trưởng John Lieb đóng cầu giao tại trạm phố Pearl, cấp đi dòng điện sinh ra từ một trong những chiếc máy 36 chuyển đổi lớn phát. Như báo New York Herald viết ngày hôm sau, “trong nháy mắt, khu vực bao bọc bởi các phố Spruce, Wall, Nasau và Pearl sáng rực lên.” Tiện ích điện đã tới. Nhưng điều hành một dịch vụ tiện ích không phải là việc Edison thực sự quan tâm. Dưới mắt ông, trạm phát phố Pearl đơn giản chỉ là một bằng chứng cho thấy hệ thống ánh sáng điện như thiết kế đã hoạt động. Loại hình kinh doanh mà Edison thật sự quan tâm là lập mạng lưới hoặc cấp phép sử dụng hệ thống đã sáng chế cho các nhà sản xuất rồi bán cho họ những thành phần cần thiết để lắp đặt và vận hành các nhà máy của họ. Ông tổ chức ra một đế chế để theo đuổi tham vọng kinh doanh của mình. Công ty Ánh sáng Edison bán sáng chế hệ thống điện đi khắp nước Mỹ, trong khi Công ty Đại lục Edison và các chi nhánh của nó tiến hành công việc tương tự ở châu Âu. Xí nghiệp Đèn Edison sản xuất bóng đèn điện. Xí nghiệp Máy Edison chế tạo các máy phát. Công ty Ống điện Edison cung cấp dây điện. Một công ty khác nữa bán các loại phụ tùng khác nhau. Cùng với sự tăng nhu cầu về các hệ thống điện Edison, đế chế bạch tuộc của ông cũng phát triển rất nhanh. Nhưng thành công của kẻ phát minh cũng lại làm ông mù quáng. Mặc dù có tầm nhìn thiên tài, ông đã không vượt được lên khỏi việc cấp phép sử dụng và kinh doanh các thành phần cho hệ thống điện. Ban đầu ông cho rằng các dịch vụ tiện ích điện chỉ đơn giản là một sự thay thế hấp dẫn hơn cho các tiện ích khí đốt: chúng sẽ là những nhà máy đô thị, tương đối nhỏ, phục vụ nhu cầu ánh sáng của các công sở và gia đình ở lân cận. Quả thật, vì các hệ thống của Edison chạy với dòng điện một chiều, không truyền tải được xa, nên chúng không thể phục vụ được các khu vực rộng hơn một dặm vuông. Khi các ứng dụng của điện mở rộng tới các nhà máy và các hệ thống giao thông, Edison vẫn trung thành với niềm tin vào việc sản xuất điện một chiều, quy mô nhỏ. 37 Nhà phát minh và viên thư ký Ông cho rằng các hãng công nghiệp sẽ xây dựng các xưởng riêng với trạm phát và những thành phần hệ thống điện của ông. Niềm kiêu hãnh của Edison về cái ông xem là sự hoàn chỉnh của hệ thống đã củng cố niềm tin này, và các mối quan tâm về kinh tế của ông cũng vậy. Dù sao, càng nhiều các hệ thống nhỏ được lắp đặt, càng nhiều các trạm trung tâm hay các trạm riêng, thì ông càng có thể bán được nhiều sản phẩm. Edison đã phát minh ra dịch vụ tiện ích điện đầu tiên, nhưng ông lại không hình dung ra được bước logic kế tiếp: sự hợp nhất sản xuất điện vào các nhà máy năng lượng khổng lồ và sự thiết lập lưới quốc gia để phân phối năng lượng điện. Hệ thống mà Edison đã hình dung, và sau đó biến thành hiện thực, cuối cùng đã trở thành chiếc cũi giam chính tầm nhìn của ông. Phải cần một người hoàn toàn khác với một tầm nhìn hoàn toàn khác để làm trọn lời hứa hẹn của dịch vụ tiện ích điện. Phải cần một người tài giỏi về hoàn thiện các hiệu quả kinh tế của một hệ thống công nghệ giống như Edison tài giỏi về hoàn thiện tự chính công nghệ. Vào buổi tối ngày 29 tháng Hai năm 1881, chiếc tàu biển City of Chester nhập cảng New York đem theo viên tốc ký người Anh, hai mươi mốt tuổi, mảnh khảnh và cận thị, có tên Samuel Insull. Anh bị say sóng gần suốt chuyến đi, nhưng không hề nản chí khi bước xuống cầu tàu. Anh biết mình sắp thực hiện được giấc mơ: gặp nhà phát minh huyền thoại Thomas Edison. Insull là một thanh niên nghiêm túc và đầy nghị lực. Sinh ra trong một gia đình rất chừng mực, anh đã dành tuổi thơ để nghiền ngẫm những cuốn sách như Lives of the Great Engineers (Cuộc đời của những kỹ sư vĩ đại) và Self-Help (Tự lực). Ngay từ đầu anh đã chứng tỏ, như người viết 38 chuyển đổi lớn tiểu sử của anh Forest McDonald mô tả, “có một bản chất khác thường. Anh luôn dậy sớm, đột ngột, đầy năng lượng, làm việc suốt ngày và tới tận đêm khuya.” Giống như Edison, Insull là người làm việc không biết mệt mỏi, thường độc tưởng – một máy phát bằng xương bằng thịt. Anh có chung với Edison thiên tài về tư duy hệ thống, tuy nhiên kinh doanh chứ không phải các hệ thống máy móc đã cuốn hút đam mê của Insull. “Từ rất sớm,” McDonald viết, “anh học được cách nhìn vào cốt lõi của các mối quan hệ giữa các sự vật, giữa con người với sự vật, và giữa con người với con người, và hiểu thấu những nguyên lý cơ bản tới mức có thể biết cách thức thay đổi chúng và làm cho chúng tương tác tốt hơn.” Mặc dù xem sự trừu tượng của công việc học hành là buồn tẻ, anh có “khuynh hướng thiên bẩm về định lượng và phân tích số, những thứ theo anh nhìn nhận là cách thức của nhà kế toán xem xét các sự vật.” Khi Insull mười bốn tuổi, anh bỏ học để nhận một chân chạy văn phòng tại một nhà bán đấu giá ở London. Anh học tốc ký từ một đồng nghiệp và nhận một công việc thứ hai, làm đêm để ghi tốc ký cho biên tập viên của một tờ báo. Trong thời gian rảnh rỗi, anh tự học kế toán, đi xem ca kịch, và đọc rất nhiều, nhét đủ thứ vào bộ nhớ mênh mông của mình. Năm 1878, khi vừa tròn mười chín tuổi, anh tình cờ thấy một bài tạp chí với một bản vẽ của Thomas Edison. Đó là một sự kiện, như sau này Insull nhớ lại, đã làm thay đổi cuộc đời của anh: Một buổi tối khi đang đi xuống ga điện ngầm ở London trên đường từ nhà tới sở, nơi tôi làm việc ghi tốc ký cho một biên tập viên nổi tiếng ở London, tôi tình cờ mua một tờ nguyệt san Scribner. Trên báo có một bản vẽ phác thảo của Edison trong phòng thí nghiệm ở Menlo Park, nơi ông tiến hành các thí nghiệm ban đầu về ánh sáng điện… Tôi viết cho hội khuyến học, nơi tôi là hội viên, một bài với 39 Nhà phát minh và viên thư ký chủ đề “Nhà phát minh người Mỹ Thomas Alva Edison.” Thật không ngờ, trong khi tìm kiếm thông tin cho bài viết thì sự nghiệp của tôi đã được định đoạt ở nơi cách xa hàng ngàn dặm bởi cái tên của nhà phát minh, người sau này đã trở thành một trong những bạn bè thân cận nhất mà tôi từng có. Không lâu sau khi hoàn tất bài viết, Insull nhận việc làm thư ký riêng cho một chủ ngân hàng nổi tiếng tên George Gouraud. Đó chỉ là một sự đổi việc ngẫu nhiên. Gouraud lại là người trông coi các hoạt động kinh doanh của Edison ở châu Âu. Qua người sếp mới, Insull gặp và kết bạn với người kỹ sư trưởng của Edison tên là Edward Johnson. Johnson rất ấn tượng về trí thông minh và nghị lực của Insull, cũng như những hiểu biết rất tường tận của anh về công việc của Edison, nên ông mau chóng đề nghị Edison đem chàng thanh niên này sang Hoa Kỳ để thuê anh làm thư ký riêng. Khi Insull bước ra khỏi con tàu City of Chester thì Johnson đã đứng đợi để đưa anh về các văn phòng Manhattan của công ty Ánh sáng Điện Edison. Tại đó, Insull đã được giới thiệu với một Edison bận rộn với bộ râu chưa cạo, và ngay lập tức được ông giao việc rà soát lại các thỏa thuận tài chính phức tạp và thiếu vững chắc của công ty. Edison cùng Insull làm việc suốt đêm, và tới rạng đông, Insull đã đưa ra được một kế hoạch sáng tạo để vay thêm tiền bằng cách dùng gói bằng sáng chế tại châu Âu của Edison làm tài sản thế chấp. “Từ thời điểm đó,” McDonald viết, “Insull trở thành người quản lý tài chính của Edison.” Thật ra còn nhiều hơn thế nữa – anh là viên thư ký cho các tác phẩm của nhà phát minh vĩ đại. Insull đã đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho những hoạt động đa dạng và luôn thiếu kinh phí của Edison được trôi chảy khi nhu cầu về điện ngày càng tăng. Anh phụ trách các bộ phận khác nhau của đế chế Edison, tổ chức lại các chức năng tiếp thị và bán hàng, đi khắp nơi để đẩy mạnh công việc xây dựng các trạm điện trung tâm, và đàm phán các hợp 40 chuyển đổi lớn đồng với ngân hàng và các nhà tài chính. Năm 1889, anh trông nom việc hợp nhất các công ty của Edison thành General Electric Edison, và ba năm sau lại đóng vai trò chính trong việc hợp nhất nó với đối thủ cạnh tranh lớn nhất, Thomson-Houston, để thành General Electric. Mặc dù mới chỉ ở tuổi ba mươi hai và đã trở thành một trong những người quản lý cao nhất của một trong những công ty thanh thế nhất thế giới, Insull không hài lòng với vị trí của mình. Anh đã nghiên cứu mọi khía cạnh của công việc kinh doanh năng lượng, từ công nghệ, tài chính tới pháp luật và các quy định, và anh xứng đáng để trở thành thủ lĩnh. Anh không mấy thích làm một công chức trong một tổ chức lớn và ngày càng phức tạp, bất kể ở thang bậc cao thế nào và được hưởng lương cao bao nhiêu. Hơn nữa, suy nghĩ của anh về công nghiệp điện đã khác biệt với suy nghĩ của người thầy anh. Anh tin rằng dù sao, việc vận hành các dịch vụ tiện ích chính là loại hình kinh doanh quan trọng hơn nhiều so với sản xuất các thành phần của hệ thống. Anh theo sát các tiến bộ nhanh chóng trong sản xuất, truyền tải và sử dụng điện, và bắt đầu nhìn thấy sau hệ thống của Edison là mô hình và vai trò hoàn toàn mới mẻ của các trạm trung tâm. Mùa xuân năm 1892, Insull được đề bạt làm chủ tịch Công ty Edison Chicago, một nhà máy nhỏ và độc lập sản xuất điện cho 5.000 khách hàng. Ngay lập tức anh chấp nhận. Việc di chuyển kéo theo cắt giảm lương đáng kể, từ 36.000 xuống 12.000 đôla, nhưng lương bổng không phải là thứ hệ trọng với anh. Anh hướng tới một chân trời xa hơn. Trong bữa tối chia tay ở New York, anh đứng thẳng, và với ánh mắt bốc lửa, nói Edison Chicago sẽ lớn mạnh để vượt General Electric. Lời dự đoán, McDonald viết, “là quá gượng gạo tới mức buồn cười – chỉ có điều khi Samuel Insull nói như vậy thì đã không một ai cười.” Điều Insull nhận thấy, hay tối thiểu cảm thấy, là điện được cung cấp như một dịch vụ tiện tích sẽ có khả năng phục vụ các nhu cầu phong phú 41 Nhà phát minh và viên thư ký và rộng lớn hơn nhiều so với trước đây. Điện có thể trở thành một công nghệ phổ dụng đích thực, được các doanh nghiệp và gia đình sử dụng để chạy đủ các loại máy móc, thiết bị. Nhưng để điện và các dịch vụ tiện ích điện đáp ứng được sứ mạng của chúng thì cách sản xuất, phân phối, và tiêu thụ năng lượng sẽ cần phải thay đổi. Như Edison đã phải vượt qua nhiều thách thức để đan kết nên hệ thống dịch vụ tiện ích của ông, Insull cũng phải làm cùng việc tương tự để tạo lại hệ thống như vậy. Thách thức lớn nhất là phải thuyết phục các doanh nghiệp công nghiệp dừng việc tự sản xuất năng lượng riêng cho họ, và thay vào đó là mua năng lượng như một dịch vụ từ các nhà máy trung tâm. Đây chính là phép thử các năng lực của Insull trong tư cách một nhà doanh nghiệp. Từ khi con người bắt đầu dùng máy móc, họ không có lựa chọn nào khác nên phải tự sản xuất năng lượng cần thiết để chạy chúng. Nguồn năng lượng nguyên thủy là cơ bắp thuần túy. Như Louis C. Hunter viết trong cuốn History of Industrial Power in the United States (Lịch sử Năng lượng Công nghiệp ở Hoa Kỳ), “Trong hàng ngàn năm, cơ bắp của con người và súc vật đã cung cấp chuyển động cần thiết cho những chiếc máy sơ khai – cối xay, mâm quay bàn gốm, máy khoan, ống bễ lò rèn, hay bơm tay.” Ngay cả khi máy móc đã phức tạp hơn, thường cơ bắp vẫn là thứ dùng để vận hành chúng. Dùng sức ngựa kéo là một mốc tiến bộ trong các công việc như xay lúa, cưa cắt gỗ, ép kiện bông, khoan hầm và đào mỏ. “Vô số người và súc vật,” Hunter viết, “đã đóng góp đa phần năng lượng cho các xưởng máy, những thứ tạo nên phần lớn ngành công nghiệp chế tạo thời kỳ trước 1900.” Nhưng dù năng lượng cơ bắp là đủ cho các xưởng máy nhỏ thì chúng không đáp ứng được các xưởng máy lớn hơn. Khi sản xuất hàng hóa bắt 42 chuyển đổi lớn đầu tập trung thành các nhà máy, các nhà sản xuất đòi hỏi phải có nguồn cung cấp năng lượng lớn, ổn định và kiểm soát được để chạy máy móc của họ. Nguồn năng lượng công nghiệp lớn đầu tiên là dòng nước chảy. Các nhà sản xuất đã xây dựng nhà máy của họ bên cạnh các dòng suối và các con sông, tận dụng lực của dòng chảy với các bánh xe nước và biến chúng thành năng lượng cơ học. Dùng nước như một nguồn năng lượng đã có lịch sử lâu đời, từ trước Cách mạng Công nghiệp. Người Hy Lạp và La Mã đã sử dụng bánh xe nước, và những người nông dân Âu châu đã chế tạo những chiếc cối xay bột thô sơ chạy bằng sức nước từ hàng thế kỷ nay. Khi vua William the Conqueror tiến hành khảo sát nước Anh năm 1066 cho cuốn Domesday (Sách Điền thổ), ông đã tìm thấy hàng ngàn cối xay như vậy ở khắp các vùng nông thôn. Trong những năm 1800, các hệ thống dùng sức nước đã phức tạp hơn nhiều, chúng được phát triển để thích nghi với các nhà máy lớn hơn. Các kỹ sư thủy lực đã chế tạo được những bánh xe nước hiệu quả hơn, đưa ra hàng loạt những cải tiến về thiết kế. Thêm vào việc hoàn thiện các bánh xe truyền thống, như cỗ bánh xe khổng lồ của Henry Burden, họ đã phát triển các tuabin thủy lực – những chiếc bánh xe rất mạnh trông giống như những chiếc quạt, đã nhanh chóng được sử rộng rộng rãi. Nhiều tiến bộ đã đạt được trong thiết kế đập nước, cửa cống, và kênh đào để điều hòa dòng nước với mức độ chính xác cần thiết nhằm vận hành những máy móc phức tạp và tinh vi. Trước kia, dùng sức nước đã từng là việc giản đơn. Một người chủ cối xay hợp đồng với một thợ mộc địa phương để làm một bánh xe gỗ với một trục truyền chuyển động, và đặt bánh xe vào một dòng nước chảy xiết. Bây giờ, việc tạo ra năng lượng đã phức tạp và tốn kém – và mỗi ngày lại càng phức tạp và tốn kém hơn. Những người chủ nhà máy hoặc phải học về thủy lực hoặc phải thuê các chuyên gia hiểu biết về khoa học. 43 Nhà phát minh và viên thư ký Họ phải đầu tư vốn đáng kể vào việc xây dựng và bảo trì các hệ thống năng lượng sức nước, và họ phải ra những quyết định phức tạp về việc mua bánh xe nước nào và dùng thiết kế nào để điều khiển các luồng nước. Lựa chọn về cung cấp năng lượng có thể làm một công ty hoặc thành đạt hoặc đổ bể. Bức tranh càng trở nên phức tạp hơn khi xuất hiện thêm công nghệ quan trọng thứ hai về sản sinh năng lượng là động cơ hơi nước. Được phát minh trong thế kỷ XVIII, động cơ hơi nước chuyển nhiệt lượng thành năng lượng cơ học bằng cách đun sôi nước, tạo ra hơi để đẩy một pittông hoặc quay một tuabin. Ưu điểm lớn của động cơ hơi nước là chúng không cần đòi hỏi các dòng nước chảy – chúng giải phóng các nhà sản xuất khỏi việc phải xây dựng nhà máy bên cạnh các con suối và các dòng sông. Nhược điểm lớn của động cơ hơi nước là chi phí để vận hành chúng đắt hơn so với để vận hành các bánh xe nước. Chúng đòi hỏi nhiều nhiên liệu, dạng than hoặc củi, để đun nước. Cũng như các hệ thống thủy lực, công nghệ hơi nước phát triển nhanh, nên các nhà phát minh và các kỹ sư trên khắp thế giới cạnh tranh nhau để chế tạo ra các động cơ hiệu quả và tin cậy hơn. Các tiến bộ trong việc sản sinh năng lượng đã tương xứng với các tiến bộ trong việc truyền tải năng lượng. Với sản xuất công nghiệp, đã không còn đủ nếu chỉ nối một bánh xe nước hay một động cơ hơi nước với một máy đơn lẻ như một cối xay. Năng lượng cần được phân bổ cho nhiều thiết bị khác nhau trải khắp xí nghiệp hoặc thậm chí trong nhiều tòa nhà. Việc này đòi hỏi phải chế tạo các “máy truyền lực” – tổng thể các bánh răng, trục, dây curoa, và ròng rọc để truyền và điều hòa lực. Cùng với việc mở rộng các nhà máy và các quá trình sản xuất phức tạp hơn, các máy truyền lực cũng tăng đáng kể về độ tinh vi. Các chủ nhà máy phải thuê kiến trúc sư để thiết kế các hệ thống và thuê các kỹ thuật 44 chuyển đổi lớn viên lành nghề để bảo hành chúng. Một khách thăm quan một nhà máy ở Anh vào những năm 1870 kể lại rằng bên trong “trông rất lộn xộn,” với “hàng đống các ròng rọc và dây đai chạy theo đủ mọi hướng; hiển nhiên, dưới con mắt không chuyên, nó là một mớ hỗn độn vô vọng.” Ngoài chi phí cao để chế tạo, dễ hỏng hóc, và hay gây tai nạn, các máy truyền lực còn kém hiệu quả. Ròng rọc và dây curoa thường tiêu hao tới một phần ba hoặc nhiều hơn nữa năng lượng do bánh xe nước hoặc động cơ sản sinh ra. Đó là thế giới mà máy phát điện đã thâm nhập với tư cách là nguồn tạo năng lượng công nghiệp lớn thứ ba. Nó không đòi hỏi máy truyền lực cồng kềnh. Bởi mỗi máy có thể nhận năng lượng một cách riêng biệt, nên các chủ nhà máy có thêm độ linh hoạt để thiết kế quy trình lao động – và mở rộng các hoạt động của họ. Họ không còn bị ràng buộc bởi một đống dây curoa và ròng rọc rất khó thay đổi. Điện cũng sạch hơn và dễ điều khiển hơn là nước hay lực hơi nước. Tuy nhiên, chấp nhận năng lượng điện lại là một điều cấm kỵ. Các nhà sản xuất không những phải hy sinh hầu hết các khoản đầu tư trước đây vào các hệ thống sức nước và hơi nước cùng các máy truyền lực đi kèm, mà còn phải lắp đặt máy phát điện, đi đường dây khắp xí nghiệp, và điều làm nản lòng hơn cả là phải thay đổi máy móc để chúng có thể chạy bằng các động cơ điện. Việc này tốn kém, và bởi năng lượng điện còn mới mẻ và chưa được kiểm nghiệm nên cũng mạo hiểm. Lúc đầu, sự chuyển đổi đã xảy ra khá chậm chạp. Năm 1900, một thập kỷ sau khi các hệ thống điện đã trở thành một chọn lựa thực tế cho các nhà sản xuất, điện chỉ chiếm ít hơn 5 phần trăm tổng năng lượng sử dụng trong các nhà máy. Nhưng những tiến bộ công nghệ của các nhà cung cấp như General Electric và Westinghouse đã làm cho các hệ thống điện ngày càng rẻ hơn và đáng tin cậy hơn, và những chương trình tiếp thị tích cực cũng thúc đẩy sự chấp 45 Nhà phát minh và viên thư ký nhận sử dụng công nghệ điện. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi còn có việc gia tăng số lượng các kỹ sư điện lành nghề, họ là những người cung cấp kinh nghiệm và hiểu biết cần thiết để lắp đặt và điều hành các hệ thống mới. Tới năm 1905, một nhà báo của tạp chí Engineering đã thấy đủ tự tin để tuyên bố “bây giờ không ai còn có thể nghĩ tới việc xây dựng một xí nghiệp mới mà lại không sử dụng năng lượng điện.” Tóm lại, năng lượng điện đã từ thứ ngoại lai trở thành thứ thông dụng. Nhưng có một thứ không đổi. Các nhà máy vẫn tiếp tục xây cất các hệ thống cung cấp năng lượng riêng và ngay tại trụ sở của họ. Rất ít nhà sản xuất xem xét tới việc mua điện từ các trạm phát trung tâm nhỏ, như trạm phát phố Pearl của Edison, mà nay đã mọc lên khắp cả nước. Được thiết kế để cung cấp ánh sáng cho các gia đình và cửa hàng địa phương, các trạm phát trung tâm không đủ kích cỡ cũng như năng lực để phục vụ những nhu cầu của các nhà máy lớn. Và các chủ nhà máy, tới nay luôn tự cung cấp năng lượng cho mình, đã không thích thú trao một chức năng thiết yếu như vậy cho đối tác bên ngoài. Họ biết chỉ một chút sai sót trong việc cung cấp năng lượng đã có thể làm cho hoạt động của họ bị ngừng trệ – và nhiều sai sót như vậy có thể dẫn tới sự phá sản. “Trong những năm đầu,” như Louis Hunter mô tả, “điều giả định vẫn là một nhà sản xuất khi điện khí hóa máy móc thì sẽ dùng trạm phát điện riêng của ông ta.” Điều giả định này là rất rõ trong thống kê. Khi thế kỷ mới bắt đầu, một cuộc điều tra của Cục Điều tra Dân số cho thấy đã có 50.000 trạm phát điện riêng, nhiều hơn hẳn so với con số 3.600 trạm phát trung tâm. Cùng với sự bùng nổ của các hệ thống riêng là sự mở rộng nhanh chóng của công nghiệp cung cấp các thành phần và kinh nghiệm cần thiết để chế tạo và vận hành chúng. General Electric và Westinghouse trở thành những công ty khổng lồ được vây quanh bởi các nhà cung cấp nhỏ hơn. Các nhà cung cấp và các ngân hàng tài trợ rất quan tâm tới 46 chuyển đổi lớn việc tiếp tục phổ biến các hệ thống phát riêng. Vào thời điểm Insull nhận chức chủ tịch Chicago Edison, ý tưởng một chủ nhà máy cần sản xuất năng lượng riêng cho mình đã ăn sâu không chỉ như một di sản của bản thân giới sản xuất mà còn của chính ngành công nghiệp điện đang lớn mạnh, phục vụ các nhà sản xuất và thu lợi khủng khiếp từ các doanh nghiệp của họ. Và người hùng, đồng thời là ông chủ cũ của Insull đang đứng ngay chính giữa trung tâm của ngành công nghiệp này. Ngay khi các chủ xí nghiệp khẩn trương xây cất và mở rộng các trạm phát điện riêng của họ thì hai công nghệ mới đã xuất hiện, biến các trạm phát này trở thành những thứ lỗi thời. Đầu những năm 1880, kỹ sư người Anh Charles Parson đã sáng chế ra tuabin hơi nước rất mạnh, có thể sản xuất điện hiệu quả hơn nhiều so với các động cơ hơi nước truyền thống dùng pittông. Cũng khoảng thời gian đó, nhà sáng chế người Serbie Nikola Tesla đã hoàn thiện một hệ thống để phân phối điện dòng xoay chiều thay vì dòng một chiều. Hai đột phá này đã thay đổi một cách cơ bản hiệu quả kinh tế của quy trình cung cấp năng lượng. Tuabin hơi nước cho phép các trạm phát trung tâm đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô cao hơn rất nhiều trong sản xuất điện và do đó hạ giá thành của từng kilowatt. Dòng điện xoay chiều cho phép được truyền tải trên cự ly xa hơn và phục vụ diện rộng hơn các khách hàng. Ban đầu, các hệ thống điện xoay chiều đã vấp phải những chống đối đáng kể. Bởi hoạt động ở điện thế cao hơn nhiều so với các hệ thống hiện hành, chúng khuấy lên trong công chúng sự sợ hãi về độ an toàn. Edison, vẫn bị thuyết phục bởi tính vượt trội của hệ thống điện một chiều của ông, đã cố gắng tung ra chiến dịch quảng cáo nhằm hạ bệ các hệ thống điện xoay chiều có điện thế cao. Hợp lực với nhà công nghệ điện Harold Brown, Edison đã giúp dàn dựng một loạt màn hành hình súc vật, bao 47 Nhà phát minh và viên thư ký gồm chó, bò, và ngựa, dùng dòng điện từ những máy phát xoay chiều. Ông còn thuyết phục chính quyền New York mua một máy phát điện xoay chiều – của Westinghouse, hãng đã mua bằng sáng chế của Tesla và trở thành người quảng bá lớn nhất cho các hệ thống điện xoay chiều – để dùng vào việc hành hình các tử tù. Ngày 6 tháng Tám năm 1890, William Kemmler, kẻ giết người bằng rìu, đã trở thành phạm nhân đầu tiên bị hành hình với ghế điện của bang New York. Dù tít lớn trên đầu trang báo ngày hôm sau – “Kemmler đã bị Westinghouse xử” – có làm hài lòng Edison, thì cố gắng gây hoang mang lo sợ của ông vẫn thất bại trong việc ngăn chặn sự phổ biến của các hệ thống điện xoay chiều ưu thế hơn nhiều về công nghệ. Trong khi Edison cố gắng một cách vô ích để trì hoãn tiến bộ thì Insull lại hăng hái đầu tư vào đó. Ông là người đầu tiên thấu hiểu rằng với các công nghệ mới, việc cung cấp điện sẽ có thể được hợp nhất trong các trạm phát tập trung khổng lồ, có thể đáp ứng được nhu cầu của cả những khách hàng công nghiệp lớn nhất. Hơn nữa, ưu thế hiệu quả kinh tế nhờ quy mô lớn, kết hợp với khả năng khai thác năng lực hiệu quả hơn do phục vụ nhiều khách hàng khác nhau, sẽ cho phép các dịch vụ tiện ích cung cấp được năng lượng tới các nhà máy với giá rẻ hơn so với những gì các nhà sản xuất có thể đạt được với các máy phát riêng của họ. Đây là một vòng tuần hoàn lý thú: khi dịch vụ tiện ích phục vụ nhiều khách hàng hơn, nó trở nên hiệu quả hơn, cho phép giảm giá hơn, và qua đó lại thu hút nhiều khách hàng hơn. “Cơ hội kinh doanh lớn về năng lượng đã đến ngay nơi ngưỡng cửa của tôi,” Insull nhớ lại trong hồi ký của mình, “và tôi biết, trừ khi xây dựng được nhà máy năng lượng kinh tế nhất, cơ hội này sẽ bị tuột mất.” Insull cấp bách mở rộng năng lực sản xuất của Chicago Edison. Khi ông nhận chức chủ tịch, ngày 1 tháng Bảy năm 1892, công ty chỉ là một trong 48 chuyển đổi lớn số hơn hai mươi dịch vụ tiện ích nhỏ nằm rải rác khắp thành phố, tất cả đều tập trung vào cung cấp điện thắp sáng. Công ty chỉ vận hành hai trạm phát trung tâm nhỏ xíu. Ngay lập tức, Insull bắt tay vào việc xây dựng một nhà máy to hơn rất nhiều trên phố Harrison, gần sông Chicago. Đó là nhà máy đầu tiên được trang bị hai máy phát 2.400 kilowatt, nhưng được thiết kế để có thể sử dụng những động cơ lớn hơn. Không lâu sau khi hoàn tất nhà máy phố Harrison, ông bắt đầu lập kế hoạch xây dựng một nhà máy với nhiều tham vọng hơn trên phố Fisk. Ông muốn lắp đặt tại đây những tuabin hơi nước 5.000 kilowatt, lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ tuabin nào đã được sử dụng từ trước tới nay trên toàn quốc. Nhà cung cấp General Electric ngần ngại trước kế hoạch này, nên đã đề nghị thay vào đó sẽ bán cho ông những máy móc nhỏ hơn. Nhưng Insull không nhụt chí. Khi ông đồng ý chia sẻ rủi ro trong việc thiết lập những chiếc tuabin khổng lồ thì người chủ cũ của ông tán thành. General Electric cung cấp chiếc máy phát 5.000 kilowatt đầu tiên trong năm 1905. Chẳng bao lâu sau, Insull đã bỏ dần những chiếc máy này để lắp đặt những chiếc máy to hơn nữa. Tới năm 1911, nhà máy phát điện phố Fisk vận hành 10 tuabin 12.000 kilowatt. Trong khi tăng cường năng lực sản xuất của mình, Insull cũng tiến hành mua lại các công ty đối thủ. Sau chưa đầy một năm tới Chicago Edison, ông đã mua lại hai đối thủ lớn nhất, Chicago Arc Light and Power và Fort Wayne Electric. Trước đó cho đến năm 1885, ông đã mua lại sáu công ty dịch vụ tiện ích. Kế tiếp, ông mua các trạm phát trung tâm còn lại ở Chicago, chiếm lĩnh độc quyền về cung cấp điện trong toàn thành phố. Ông biết thành quả của mình là dựa vào việc phục vụ nhiều khách hàng nhất có thể, với những trạm phát điện thật hiệu quả. Mục tiêu của ông trong việc thiết lập độc quyền không phải là nâng giá mà là đạt được quy mô cần thiết để có thể cắt giảm giá một cách đáng kể – và như vậy càng bán được nhiều năng lượng cho nhiều khách hàng hơn. 49 Nhà phát minh và viên thư ký Có hai công nghệ nữa cũng góp phần cốt yếu cho các kế hoạch của Insull. Thứ nhất là máy biến điện hồi chuyển. Do Charles Bradley, một cựu kỹ sư của Edison phát minh năm 1888, máy biến điện hồi chuyển là một thiết bị có thể biến đổi dòng điện từ dạng này sang dạng khác. Khi Insull mở rộng các nhà máy của mình và mua lại các nhà máy khác, ông thấy mình sở hữu lẫn lộn các loại máy được chế tạo cho các chuẩn dòng điện khác nhau – dòng một chiều, dòng xoay chiều, và những dòng đặc thù khác – vận hành với những hiệu điện thế, tần số, và pha khác nhau. Với các máy biến điện hồi chuyển và các máy chuyển đổi khác, ông có thể phối hợp tất cả nhà máy của mình thành một hệ thống đơn nhất – theo dạng “một máy” của Edison nhưng với nhiều kỳ vọng hơn hẳn – có thể quản lý được một cách tập trung. Điều này cho phép ông bán điện cho các mục đích sử dụng khác nhau – thắp sáng, chạy máy công nghiệp, thậm chí chạy xe điện – qua chỉ một quy trình hoạt động sản xuất. Máy biến điện hồi chuyển cho phép thiết lập một mạng lưới điện phổ dụng mà không cần phải thay thế tất cả các máy móc, thiết bị cũ. Công nghệ chắp cánh thứ hai là đồng hồ nhu cầu điện mà Insull nhìn thấy lần đầu vào năm 1894 trong kỳ đi nghỉ ở Brighton, Anh. Khác những đồng hồ truyền thống, chỉ đo “tải” của khách hàng (số lượng kilowatt thực sự tiêu thụ), đồng hồ nhu cầu còn đo “hệ số tải” (số kilowatt tiêu thụ đo bằng tỷ lệ phần trăm của tiềm năng mức sử dụng cao điểm). Mức sử dụng cao điểm của khách hàng là một yếu tố quan trọng mà công ty dịch vụ tiện ích cần chú ý, bởi nó phải đảm bảo có đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng. Mức sử dụng cao điểm của khách hàng xác định chi phí cố định của dịch vụ tiện ích – những khoản đầu tư cần thiết để xây dựng và bảo hành nhà máy và thiết bị – trong khi mức sử dụng thực tế của khách hàng xác định chi phí khả biến. Lợi nhuận của công ty dịch vụ tiện ích phụ thuộc vào hệ số tải tổng thể, bởi 50 chuyển đổi lớn nó xác định hiệu quả sử dụng toàn bộ năng lực mà công ty đã thiết lập. Hệ số tải càng cao, công ty càng kiếm được nhiều tiền. Là một thí dụ khá sớm về một thiết bị xử lý thông tin, đồng hồ nhu cầu điện đã mở đường cho một cuộc cách mạng về giá điện. Nó cho phép các công ty dịch vụ tiện ích tính tiền từng khách hàng theo hai khoản riêng biệt: một khoản tiền cố định phản ánh phần chia sẻ của khách hàng đối với tổng chi phí cố định của công ty dịch vụ tiện ích, và một khoản tiền thay đổi phản ánh mức tiêu thụ thực tế của khách hàng. Thay vì tính tiền tất cả người mua năng lượng theo cùng một giá, các công ty dịch vụ tiện ích bây giờ có thể đưa ra các thang giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau, dựa trên hiệu quả kinh tế khi phục vụ họ. Những khách hàng lớn và tương đối hiệu quả, như các nhà máy, có thể được hưởng giá thấp hơn nhiều so với các khách hàng nhỏ, ít hiệu quả hơn. Ngoài ra, với các mức giá khác nhau, các công ty dịch vụ tiện ích khôn khéo có thể thu hút một tập hợp nhiều loại khách hàng với những nhu cầu sử dụng bổ sung cho nhau – thí dụ kết hợp những người dùng nhiều vào ban đêm với những người dùng nhiều vào ban ngày, hay những người dùng nhiều vào mùa hè với những người dùng nhiều vào mùa đông. Bằng việc quản lý kỹ lưỡng yếu tố có thể được gọi là “hệ số đa dạng” này, công ty dịch vụ tiện ích có thể tối ưu hóa hệ số tải và qua đó tối ưu hóa lợi nhuận. Insull đã chứng tỏ là một thiên tài về cân đối tải, và khi thiên niên kỷ mới bắt đầu, ông đã ung dung tiến khá xa trên con đường tinh chỉnh hệ thống dịch vụ tiện ích của ông, trên cả phương diện công nghệ lẫn tài chính. Thành quả của ông về mặt này, theo nhà sử học Thomas P. Hughes, là tương xứng “với những đóng góp mang tính lịch sử về quản trị của các nhà công nghiệp đường sắt trong thế kỷ mười chín.” Nhưng Insull vẫn còn phải thuyết phục các nhà công nghiệp bảo thủ để đóng cửa các trạm phát điện riêng lẻ của họ và mua điện từ dịch vụ tiện ích của ông. 51 Nhà phát minh và viên thư ký Mục tiêu đầu tiên của ông không phải là các nhà sản xuất mà là các “công ty xe kéo” – những công ty vận hành xe điện và tàu điện trên không là những người sử dụng năng lượng điện nhiều nhất vào thời điểm đó trong thành phố. Insull chú ý tới các doanh nghiệp này bởi kiểu tiêu thụ điện của họ. Các công ty vận chuyển đòi hỏi khối lượng năng lượng rất lớn trong những giờ cao điểm vào buổi sáng và buổi chiều, khi công nhân di chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc. Nhu cầu của họ hoàn toàn bổ sung cho nhu cầu của các gia đình (sử dụng nhiều điện vào sáng sớm và tối khuya), và của các văn phòng (sử dụng nhiều điện vào ban ngày). Insull biết nếu thu hút được các công ty vận chuyển, ông có thể cải thiện được đáng kể hệ số đa dạng của mình. Để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh của họ, ông chào giá chưa đến một penny một kilowatt-giờ, thấp hơn nhiều so với giá đang lưu hành mười cent một kilowatt-giờ và cũng thấp hơn nhiều so với chi phí họ phải bỏ ra để tự sản xuất năng lượng riêng. Năm 1902, Lake Street Elevated Railway ký hợp đồng với Chicago Electric. Kế đó, tất cả các công ty xe điện và tàu điện khác cũng làm theo, dỡ bỏ các trạm phát điện riêng của họ và nối vào mạng lưới của Insull. Với việc kinh doanh của các công ty vận chuyển trong tay, Insull đã tiến hành một chiến dịch tiếp thị năng nổ để thu hút các nhà máy. Ông lập ra “Cửa hàng Điện” ở khu thương mại, có bảng quảng cáo những máy công nghiệp đa dạng chạy động cơ điện. Ông đưa quảng cáo trên các báo địa phương, thông tin về từng doanh nghiệp khi họ trở thành khách hàng mới của ông. Ông đã sử dụng ảnh hưởng ngày càng tăng của mình để đăng các bài tán dương trên các ấn phẩm thương mại có uy tín. Và ông chi rất nhiều tiền cho các chương trình quảng cáo và bán hàng hướng tới các nhà sản xuất, mang đến thông điệp là ông có thể cung cấp năng lượng đáng tin cậy và rẻ hơn nhiều so với việc họ tự cung cấp. Insull đã thành công. Các nhà sản xuất ở Chicago đã lần lượt đến với Chicago Electric, công ty được Insull sau đó đổi tên thành Commonwealth 52 chuyển đổi lớn Edison Company. Năm 1908, một nhà báo của tờ Electrical World and Engineer đã nhận xét “mặc dù vẫn còn nhiều xí nghiệp cô lập ở Chicago, nhưng hơn bao giờ hết, họ bị áp lực nặng nề bởi dịch vụ phát điện tập trung… Commonwealth Edison Company đã thu hút khách hàng là những doanh nghiệp trước đây từng được phục vụ bởi những trạm phát riêng lẻ lớn nhất trong thành phố.” Một năm sau, tạp chí Electrical Review and Western Electrician viết: “Khách hàng của Insull bây giờ bao gồm một lượng đáng kể các nhà máy sản xuất và công nghiệp lớn.” Khi nhiều nhà sản xuất hơn gia nhập mạng lưới điện, Insull tiếp tục hạ giá. Lượng điện bán bình quân trên đầu người tăng vọt ở Chicago, từ hơn 10 kilowatt-giờ vào năm 1899 lên gần 450 kilowatt-giờ vào năm 1915. Các nhà sản xuất nhận thấy lợi ích do mua điện từ một công ty dịch vụ tiện ích đâu chỉ đơn giản nằm ở những kilowatt giá rẻ. Do không phải mua thiết bị đắt tiền, họ giảm được chi phí cố định của chính họ và giải phóng được nhiều vốn cho nhiều mục tiêu sản xuất hơn. Họ cũng giảm được lượng nhân viên, bớt đi rủi ro bị lạc hậu và sai sót công nghệ, và giảm gánh nặng cho các nhà quản lý về một công việc khá rối trí. Từ chỗ là thứ không tưởng, việc chấp nhận rộng rãi năng lượng do các dịch vụ tiện ích cung cấp đã trở thành quen thuộc. Khi những nhà điều hành các dịch vụ tiện ích khác cũng theo bước Insull, sự chuyển dịch từ năng lượng riêng sang năng lượng do dịch vụ tiện ích cung cấp đã tiếp diễn vô cùng nhanh chóng. Năm 1907, thị phần của các công ty dịch vụ tiện ích đạt 40% tổng sản lượng điện của Hoa Kỳ. Tới năm 1920, thị phần này tăng lên 70%. Năm 1930 con số là 80%. Rồi rất nhanh nó đạt hơn 90%. Chỉ còn rất ít các nhà sản xuất, chủ yếu điều hành các nhà máy lớn ở các vùng hẻo lánh, là còn tiếp tục sản xuất điện riêng cho họ. Nhờ có Samuel Insull, thời đại trạm phát năng lượng riêng đã kết thúc. Công ty dịch vụ tiện ích đã chiến thắng. 53 Nhà phát minh và viên thư ký CHƯƠNG 3 Nhà máy số Khi bưỚc sang thẾ kỶ XX, các công ty không chỉ trang bị lại các máy công nghiệp để chạy bằng điện do các dịch vụ công cung cấp. Họ còn bắt đầu cài đặt một loại máy điện rất khác, xử lý thông tin thay vì vật liệu và điều hành bởi các nhân viên văn phòng thay vì bởi các công nhân xí nghiệp. Chiếc máy, gọi là máy lập bảng bìa-đục-lỗ, được một kỹ sư tên là Herman Hollerith phát minh đầu những năm 1880 với mục đích tự động hóa điều tra dân số Hoa Kỳ. Máy làm việc theo một nguyên tắc đơn giản. Bằng việc đục lỗ ở các vị trí nhất định trên một bìa giấy, bạn có thể lưu trữ thông tin. Chẳng hạn một bìa điều tra dân số đơn giản có thể lưu tất cả dữ liệu thu thập về một gia đình. Một lỗ đục tại một vị trí trên bìa cho biết gia đình có ba con, trong khi một lỗ đục tại một vị trí khác cho biết gia đình sống tại một căn hộ. Sau đó, bạn có thể đặt bìa lên một đĩa tích điện trong máy Hollerith rồi hạ một lưới gồm các kim bằng kim loại xuống đó. Tại các vị trí đục lỗ, kim sẽ chui qua, đóng mạch và cho phép dữ liệu trên bìa được lưu trữ trên một đồng hồ đo. Đó là một hệ thống nhị phân – tại một vị trí nhất định, hoặc có lỗ đục hoặc không – tiền thân của những chiếc máy tính kỹ thuật số ngày nay. Hơn thế nữa, cách thức máy lập bảng bìa-đục-lỗ được đem bán và sử dụng đã xác lập mô hình cho toàn bộ lịch sử cận đại của điện toán mang tính thương mại. 54 chuyển đổi lớn Cục Điều tra Dân số đã đưa máy Hollerith vào sử dụng trong cuộc tổng điều tra năm 1890 rất thành công. Các bảng thống kê đã được lập nhanh hơn nhiều so với cuộc tổng điều tra năm 1880, mặc dù dân số cả nước đã tăng thêm khoảng một phần tư trong thời gian đó. Chi phí cho tổng điều tra giảm 5 triệu đôla – một khoản tiết kiệm lớn gấp gần mười lần so với ước lượng của Cục. Do chứng tỏ được giá trị trong việc tăng tốc độ tính toán, máy bìa-đục-lỗ đã thu hút sự chú ý của các chủ doanh nghiệp lớn như đường sắt, đại lý bảo hiểm, ngân hàng, và các nhà sản xuất cho thị trường bán buôn cũng như các nhà bán lẻ. Khi các công ty này mở rộng hoạt động trong buổi đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp, họ thấy cần thiết phải thu thập, lưu trữ, và phân tích khối lượng dữ liệu lớn hơn nhiều trước đây – về khách hàng, tài chính, nhân viên, kho bãi, và nhiều thứ khác. Điện khí hóa lại cho phép các công ty mở rộng thêm nữa, làm tăng thêm lượng thông tin cần phải xử lý. Lao động trí óc cũng trở nên quan trọng và thường nặng nhọc chẳng kém lao động chân tay trong sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ. Máy lập bảng Hollerith cho phép các doanh nghiệp lớn xử lý thông tin nhanh hơn, với ít người hơn và và với độ chính xác cao hơn so với những gì có thể làm trước đây. Thấy được tiềm năng kinh tế của phát minh, Hollerith đã lập Công ty Tabulating Machine để bán máy cho các doanh nghiệp. Công ty phát triển nhanh chóng, đưa ra một loạt sản phẩm liên quan như máy lập bảng theo vần chữ cái, máy sắp xếp bìa, máy sao bìa, máy in, và bán cho rất nhiều khách hàng. Năm 1911, công ty của Hollerith sáp nhập với Computer-Tabulating-Recording, một cơ sở cung cấp máy thương mại lớn hơn. Một nhà quản lý trẻ tuổi tài năng tên Thomas J. Watson được đưa tới để điều hành công việc. Mười ba năm sau, Watson đã đổi cho công ty cái tên nghe ấn tượng hơn – International Business Machines 55 Nhà máy số Corporation (viết tắt là IBM). Những công ty khác, như Burroughs and Remington Rand ở Hoa Kỳ và Bull ở châu Âu, cũng nhanh chóng gia nhập thị trường máy bìa-đục-lỗ đang đâm chồi nảy lộc, cạnh tranh với IBM của Watson. Ngành công nghệ thông tin đã ra đời. Công nghệ bìa-đục-lỗ được nhanh chóng phổ biến khi các chuẩn được thiết lập cho việc thiết kế bìa và vận hành thiết bị, cùng với việc hạ giá thành do các tiến bộ kỹ thuật và sự cạnh tranh. Trong vòng vài thập kỷ, hầu hết các công ty lớn đã xây dựng những phòng bìa-đục-lỗ cho các máy khác nhau dùng để sắp xếp, lập bảng, và lưu trữ thông tin tài chính và thông tin thương mại. Họ đã đầu tư một khoản vốn đáng kể cho máy móc, thuê nhân viên và chuyên viên kỹ thuật để vận hành và bảo quản chúng. Họ cũng phát triển những quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp hệ thống. “Xử lý thông tin với bìa-đục-lỗ đã đi vào thực tiễn doanh nghiệp giữa những năm 1930,” nhà nghiên cứu máy tính Paul Ceruzzi viết, “và được củng cố bằng sự thâm nhập liên tục của những nhân viên bán thiết bị bìa-đục-lỗ vào các văn phòng kế toán tại những công ty khách hàng.” Ngay khi loại bỏ bộ phận sản xuất năng lượng, các công ty đã thiết lập những bộ phận mới dành cho công nghệ xử lý dữ liệu tự động non trẻ. Trong nửa cuối của thế kỷ trước, những bộ phận này đã phát triển mạnh mẽ khi các máy tính điện tử số thay thế các máy bìa-đục-lỗ. Hầu hết các công ty lớn đã lắp đặt các phần cứng và phần mềm máy tính ngày càng phức tạp hơn, chi hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đôla một năm cho các hoạt động tại chỗ về điện toán, và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà cung cấp và tư vấn IT để đảm bảo hoạt động cho các hệ thống của họ. Khi việc xử lý các ký hiệu – chữ, số, ảnh – thay thế việc chế biến các vật liệu, trở thành tâm điểm của doanh nghiệp trong thế giới phát 56 chuyển đổi lớn triển, thì trạm phát năng lượng riêng của thế kỷ XIX đã cho thấy sự lặp lại nơi trạm xử lý dữ liệu riêng của thế kỷ XX. Và giống như trước đây, các công ty cũng phải thừa nhận rằng tình hình không thể khác – việc thực hiện các hoạt động tính toán phức hợp là một phần không thể tách rời của hoạt động kinh doanh. Dù hiện nay quan niệm rằng máy tính đóng vai trò trụ cột cho doanh nghiệp hiện đại là khá hiển nhiên, ban đầu người ta đã rất hoài nghi tính hữu ích của nó. Khi máy tính thương phẩm thật sự đầu tiên, UNIVAC, được chế tạo những năm 1940, rất ít người tin nó sẽ có nhiều triển vọng trong thế giới doanh nghiệp. Vào thời điểm đó, thật khó để hình dung sẽ có nhiều công ty cần tới các tính toán với cường độ lớn đến thế và phải được thực hiện bởi máy tính điện tử. Những chiếc máy lập bảng bìa-đục-lỗ cũ cho thấy là quá đủ để giải quyết các giao dịch và làm sổ kế toán. Howard Aiken, một nhà toán học xuất sắc của Harvard và một thành viên Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ, đã gạt bỏ và xem ý tưởng về một thị trường lớn cho máy tính là một sự ngu xuẩn. Ông tin cả nước sẽ chỉ cần chừng nửa tá máy tính như vậy, chủ yếu dùng cho quân sự và nghiên cứu khoa học. Kể cả Thomas Watson cũng nổi tiếng vì câu nói năm 1943: “Tôi nghĩ sẽ có một thị trường toàn cầu cho khoảng năm chiếc máy tính.” Nhưng những nhà thiết kế của UNIVAC, hai giáo sư của Đại học Pennsylvania là J. Presper Eckert và John Mauchly, đã nhìn mọi việc rất khác. Họ nhận thấy máy tính điện tử có khả năng lưu các lệnh hoạt động vào bộ nhớ, nên nó có thể được lập trình để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Nó không chỉ là một máy tính đẹp đẽ, bị giới hạn bởi các quy trình toán học được định sẵn. Nó sẽ trở thành một công nghệ phổ dụng, một máy-của-mọi-nghề, các công ty có thể ứng dụng không chỉ 57 Nhà máy số cho các công việc kế toán thường ngày mà còn cho vô số các công việc quản lý và phân tích khác. Trong một báo cáo năm 1948, Mauchly đã liệt kê khoảng hai mươi công ty, cơ quan chính phủ và đại học mà theo ông có thể sử dụng chiếc máy UNIVAC rất tốt. Cuối cùng đã rõ, thị trường của máy tính là lớn hơn cả những gì ông trông đợi. Đi đầu trong việc chấp nhận máy tính mạnh và mới lại vẫn là Cục Điều tra Dân số. Ngày 31tháng Ba năm 1951, Cục đã mua chiếc máy UNIVAC đầu tiên, và một năm sau lắp đặt nó tại trụ sở trung ương ở Washington DC. Tới cuối năm 1954, những chiếc máy tính của Eckert và Mauchly đã chạy tại văn phòng của mười doanh nghiệp tư, bao gồm cả General Electric, US Steel, Du Pont, Metropolitan Life, Westinghouse, và Consolidated Edison, hậu duệ của Edison Electric Illuminating Company của Thomas Edison. Những chiếc máy tính UNIVAC đã đảm đương tất cả công việc mà trước đây các hệ thống bìa-đục-lỗ đã thực hiện – làm hóa đơn, thanh toán lương, kế toán giá thành – nhưng chúng cũng còn được dùng cho những công việc phức tạp hơn như dự báo doanh số, lập lịch biểu nhà máy, và quản lý kho. Tóm lại, sự hoài nghi về vai trò của máy tính trong doanh nghiệp đã nhường đường cho sự nhiệt tình và hăng hái. “Mơ tưởng về sản xuất tự động đã trở nên thật sự khả thi,” tờ Harvard Buisiness Review đã tuyên bố như vậy vào mùa hè năm 1954. Sự hăng hái lan truyền tới các nhà sản xuất máy thương mại, bởi họ thấy ở máy tính một thị trường mới rộng lớn và béo bở. Ngay sau khi UNIVAC xuất hiện, IBM đã đưa ra dòng máy tính chủ kích thước lớn (mainframe) riêng của họ, đó là loạt máy 701; và đến năm 1960 thì Honeywell, General Electric, RCA, NCR, Burroughs, và chi nhánh Western Electric của AT&T đều cạnh tranh tung ra bán các thiết bị phụ tùng máy tính. Cả một ngành công nghiệp hoàn toàn mới mẻ – lập trình phần mềm – cũng bắt đầu hình thành. Khoảng bốn mươi công ty 58 chuyển đổi lớn phần mềm nhỏ, với những cái tên như Computer Sciences Corporation, Computer Usage Company, và Computer Application Inc., được thành lập trong thời kỳ cuối những năm 1950 để viết chương trình cho các máy mainframe. Chẳng bao lâu sau, các doanh nghiệp đã bắt đầu cạnh tranh nhau không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về năng lực phần cứng và phần mềm máy tính của họ. Mỗi khi một công ty đưa vào một hệ thống mới để tự động hóa một tác vụ nào đó, các công ty khác do lo ngại sẽ bị đặt vào thế bất lợi nên cũng làm theo. Những cuộc chiến đầu tiên của thứ sẽ trở thành cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu về công nghệ thông tin đã xảy ra trong lĩnh vực hàng không. Năm 1959, Cyrus Rowlett Smith, chủ tịch của American Airlines, đã khởi động một đề án đầy tham vọng để thiết lập hệ thống tự động đặt chỗ và bán vé, hai quá trình đòi hỏi nhiều lao động nhất và là hạt nhân của loại hình kinh doanh này. Được phát triển bởi 200 kỹ thuật viên trong hơn 5 năm, hệ thống đã ra đời với tên gọi Sabre, sử dụng 2 máy chủ mạnh nhất của IBM cùng với 16 thiết bị lưu trữ dữ liệu và hơn 1.000 thiết bị đầu cuối cho các đại lý bán vé. Ngoài việc lắp đặt phần cứng, đề án còn đòi hỏi phải viết khoảng 1 triệu dòng mã phần mềm. Khi được đưa vào vận hành đầy đủ cuối năm 1965, hệ thống có khả năng xử lý 40.000 giao dịch đặt chỗ và bán 20.000 vé một ngày – một kỳ công đáng kinh ngạc lúc đó. Sabre đã tạo ra lợi thế lớn cho American Airlines, giống như bánh xe nước của Burden trước đây đã tạo ra lợi thế lớn cho nhà máy sắt của ông. American Airlines có thể hoạt động với ít nhân viên hơn và với hiệu quả cao hơn so với các hãng hàng không khác khi họ vẫn tiếp tục xử lý đặt chỗ bằng thủ công. Hãng thu được lợi nhuận cao hơn trong phục vụ khách hàng, bởi có thể đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng nhanh hơn nhiều so với các đối thủ. Nó cũng thạo tin hơn, có thể theo 59 Nhà máy số dõi sát nhu cầu cho các tuyến bay khác nhau và điều chỉnh giá vé với độ chính xác cao. Việc lắp đặt và chạy các hệ thống máy tính trở nên thiết yếu đối với thành công của American Airlines, giống như những chiếc máy bay và những hành khách khó tính. Những năm kế tiếp, tất cả các hãng hàng không chủ chốt, bao gồm cả Pan American, Delta, và United đã lắp đặt các hệ thống tương tự. Họ thấy không còn lựa chọn nào khác nếu muốn duy trì khả năng cạnh tranh. Chẳng có gì ngạc nhiên khi họ tìm thấy đối tác nơi các nhà cung cấp máy tính như IBM, Sperry Rand, và Burroughs, những nhà cung cấp đã kiếm được lợi lớn bằng việc nhân bản các hệ thống tương tự cho hết công ty này tới công ty khác. Bank of America cũng khởi đầu một chu kỳ tương tự, đầu tư vào công nghệ ngân hàng, khi công khai chiếc máy tính dùng trong kế toán Electronic Recording Machine Accounting – ERMA vào năm 1960 trong một quảng cáo truyền hình rầm rộ do Ronald Regan chủ trì. Trong vòng 2 năm, Bank of America đã sử dụng 32 máy tính ERMA để xử lý 5 triệu tài khoản mà trước đây vẫn được cập nhật thủ công. Khả năng của máy tính thực hiện các giao dịch với tốc độ và độ chính xác chưa từng có đã thúc ép tất cả các định chế tài chính phải theo bước Bank of America. Hiện tượng tương tự cũng xuất hiện trong mọi ngành công nghiệp khác, khi các công ty đua nhau đầu tư vào các thiết bị máy tính hiện đại nhất. Nhưng kỷ nguyên máy tính mainframe mới chỉ là bước rất ban sơ của thời kỳ bùng nổ mua sắm máy tính của giới kinh doanh. Khi kết thúc thập niên 1960, mỗi công ty trung bình của Mỹ dành chưa đến 10% kinh phí thiết bị cho công nghệ thông tin. Ba mươi năm sau, tỷ lệ này tăng lên hơn bốn lần, đạt 45%, theo thống kê của Bộ Thương mại. Năm 2000, mỗi công ty trung bình của Mỹ đầu tư cho các hệ thống máy tính gần bằng đầu tư cho tất cả các loại thiết bị khác cộng lại. Chi phí riêng cho phần mềm đã tăng hơn một trăm lần cùng thời kỳ, từ 1 tỉ đôla vào năm 1970 60 chuyển đổi lớn lên 138 tỉ đôla vào năm 2000. Tại các nước phát triển khác cũng chứng kiến sự bùng nổ đầu tư tương tự, khi chi phí toàn cầu cho IT từ dưới 100 tỉ đôla một năm vào đầu thập kỷ 1970 lên hơn 1.000 tỉ đôla một năm vào đầu những năm 2000. Điều gì đã xảy ra trong ba mươi năm đó? Kinh doanh đã thay đổi, và máy tính đã thay đổi. Khi kinh tế chuyển sức nặng sang khu vực dịch vụ và giảm thiểu đối với khu vực sản xuất, đầu tư chuyển từ máy móc công nghiệp sang công nghệ thông tin. Đồng thời, các máy tính trở nên nhỏ hơn, rẻ hơn, dễ lập trình hơn, và mạnh hơn, mở rộng đáng kể phạm vi các công việc có thể ứng dụng được. Quan trọng hơn cả, máy tính trở thành máy cá nhân – là những công cụ thông thường, hầu hết các nhân viên văn phòng đều có thể sử dụng được. Trong thời đại máy mainframe thì ngược lại, máy tính là máy cơ quan. Bởi phải tốn rất nhiều kinh phí để mua hoặc thuê một máy tính như thế – tiền thuê một máy tính IBM bình thường là 30.000 đôla một tháng vào giữa những năm 1960 – công ty phải sử dụng máy liên tục nếu muốn khoản chi phí bỏ ra là xứng đáng. Điều đó có nghĩa là bản thân từng nhân viên hầu như không bao giờ được truy nhập trực tiếp tới máy tính. Giống như các máy lập biểu bìa-đục-lỗ trước đây, máy chủ và các thiết bị ngoại vi được đặt tách biệt trong các phòng đặc biệt và được vận hành bởi các các chuyên gia áo trắng đặc biệt – một loại “thầy tu kỹ thuật,” theo ngôn từ của Ceruzzi. Để sử dụng máy, một nhân viên phải lưu chương trình muốn chạy cùng với tất cả dữ liệu cần thiết trên một băng từ dài, hoặc một xấp bìa, và sau đó đưa tác vụ hoặc chuỗi tác vụ vào một hàng đợi cùng với các tác vụ khác của đồng nghiệp. Các kỹ thuật viên sẽ chạy từng tác vụ kế tiếp nhau, in ra chương trình và kết quả để các nhân viên tới nhận và xem lại. Nếu có lỗi, nhân viên phải sửa, nộp lại tác vụ và lại lặp lại toàn bộ quy trình. 61 Nhà máy số Xử lý theo chuỗi tác vụ với máy mainframe có một lợi thế: nó đảm bảo máy tính được khai thác hiệu quả. Máy tính không hề nhàn rỗi, hoặc ít ra là không nhàn rỗi lâu. Máy mainframe của các hãng thông thường hoạt động hơn 90 phần trăm công suất. Nhưng xử lý theo chuỗi tác vụ lại có một bất lợi còn lớn hơn: nó làm cho điện toán trở nên không thân thiện. Các rào cản về tổ chức và công nghệ xuất hiện xen giữa nhân viên và máy làm xơ cứng sự tìm tòi và giới hạn khả năng ứng dụng máy tính, trong khi sự chậm trễ nhận kết quả cũng ngăn cản việc dùng máy tính để hỗ trợ nhiều quyết định nhỏ hàng ngày cần thiết để điều hành công ty. Nhưng nhược điểm này đã không tồn tại lâu. Khi các đổi mới công nghệ gia tăng qua những năm 1960 và 1970, máy tính đã được thu nhỏ về kích thước và giá cả. Những chiếc bóng bán dẫn nhỏ xíu đã thay thế các bóng chân không kềnh càng, và các linh kiện chuẩn rẻ tiền đã thay thế các thành phần đắt tiền phải đặt làm riêng, làm xuất hiện những chiếc máy tính nhỏ tương đối rẻ tiền có thể đặt cạnh bàn làm việc. Máy tính nhỏ không hề hất cẳng máy tính lớn; chúng bổ sung cho những chiếc máy lớn hơn, mạnh hơn. Nhưng chúng cũng mở rộng đáng kể việc sử dụng máy tính của các doanh nghiệp. Bởi các máy tính nhỏ gọn có thể được nối với các thiết bị đầu cuối để bàn, chúng cho phép những nhân viên thường được tiếp cận trực tiếp với máy tính để làm rất nhiều việc, từ phân tích các đầu tư của doanh nghiệp, thiết kế các sản phẩm mới, lập lịch biểu cho các dây chuyền sản xuất tới viết thư và báo cáo. Ngôn ngữ để viết chương trình cũng trở nên đơn giản hơn trong thời kỳ này. Lập trình viên có thể viết mã bằng các từ và cú pháp tiếng Anh cơ bản thay vì phải dùng các dòng dài những con số. Điều này đã mở rộng đáng kể ngành lập trình máy tính, tăng nhanh số lượng lập trình viên cũng như loại ứng dụng được họ phát triển. Tới đầu những năm 1970, một công ty 62 chuyển đổi lớn có thể mua một máy tính nhỏ gọn chưa tới 10.000 đôla và nhanh chóng lập trình để thực hiện một công việc đặc thù. Việc kinh doanh máy tính nhỏ rất phát đạt và đã đưa các công ty như Digital Equipment, Wang, Apollo lên hàng đầu của công nghiệp máy tính. Nhưng thời hoàng kim này quá ngắn ngủi. Máy tính nhỏ chỉ là một bước chuyển tiếp. Các đột phá trong thiết kế mạch tích hợp, đặc biệt là việc phát minh ra bộ vi xử lý của các kỹ sư Intel vào năm 1971, đã dẫn tới sự ra đời và phổ biến nhanh chóng của một loại máy hoàn toàn mới – máy vi tính, hay máy tính cá nhân (PC) – còn nhỏ hơn, rẻ hơn, và dễ sử dụng hơn các máy tính được gọi là “nhỏ” của thời trước. Sự xuất hiện của máy vi tính đã làm đảo lộn ngành công nghiệp này, mở ra một thời đại mới trong điện toán mang tính thương mại. Cũng giống như với máy tính lớn, lúc đầu các chuyên gia đã không nhìn thấy hết tiềm năng của máy tính cá nhân. Lần này, sự ngần ngại lại theo một cách rất khác. Những nơi máy tính lớn được xem là quá mạnh cho các ứng dụng thương mại thì các máy cá nhân lại bị xem là quá yếu. Chúng bị gạt bỏ như những thứ đồ vô tích sự, những đồ chơi của dân không chuyên. Các công ty máy tính có ưu thế lúc đó, từ IBM tới Digital, không hề quan tâm tới những chiếc máy mới này. Nhưng một sinh viên bỏ học mang tên Bill Gates – anh cũng là dân nghiệp dư đam mê kỹ thuật – đã nhìn thấy tiềm năng của các máy tính cá nhân trong kinh doanh. Năm 1975, Gates và người bạn học phổ thông Paul Allen đã thành lập một công ty nhỏ mang tên Micro-Soft để viết phần mềm cho những chiếc PC mới phát minh. Gates đã sớm nhận thấy không chỉ PC sẽ tìm được chỗ đứng trong doanh nghiệp, mà còn thay thế các máy tính lớn để trở thành trung tâm điện toán của doanh nghiệp do tính đa năng 63 Nhà máy số và giá rẻ của chúng. Bất kể công ty nào kiểm soát được hệ điều hành của PC, và bàn làm việc ảo do nó tạo ra, công ty đó sẽ trở nên mạnh nhất trong lĩnh vực điện toán mang tính thương mại. Tầm nhìn của Gates đã đưa Microsoft – tên mới của công ty do anh đặt – trở thành đấu thủ nặng ký trong ngành IT và mang lại cho chính Gates của cải lớn không thể tưởng tượng nổi. PC đã dân chủ hóa tin học. Máy tính được giải phóng khỏi các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp và các phòng ban IT để biến thành một công cụ phổ dụng. Trong quá trình phát triển, nó cũng thay đổi cách thức công ty tổ chức hoạt động và các tài nguyên tính toán của họ. Các máy tính cá nhân trên bàn làm việc của nhân viên văn phòng rất nhanh chóng được nối thành mạng cho phép các nhân viên trao đổi tập tin và dùng chung máy in. Các phòng máy mainframe trước đây không mất đi. Chúng được chuyển thành một dạng mới của trung tâm dữ liệu. Như phòng dụng cụ của các doanh nghiệp hiện đại, những trung tâm này có các hệ thống lưu trữ để chứa những dữ liệu quan trọng nhất, cũng như các máy chủ mạnh nhất chạy các ứng dụng để quản lý tài chính và các hoạt động của công ty. Các nhân viên có thể sử dụng PC của họ để chạy các chương trình cá nhân, như Microsoft Word và Excel, nhưng họ cũng có thể dùng chúng để truy nhập các chương trình và dữ liệu trên các máy chủ trung tâm. Bởi các PC đóng vai trò như máy con của các máy chủ chia sẻ, hệ thống như vậy thường được gọi là “hệ thống máy con - máy chủ” (client - server). Nó trở thành mô hình phổ biến cho tới ngày hôm nay. Hệ thống máy con - máy chủ hóa ra lại chính là hình ảnh phản chiếu của hệ thống máy mainframe. Đúng là nó cá nhân hóa việc áp dụng tin học, nhưng nó cũng làm cho điện toán trở thành kém hiệu quả ghê gớm. Các hệ thống điện toán và mạng của doanh nghiệp, “nhà máy số” của các công ty hiện đại, trở nên phức tạp hơn khi các ứng dụng được 64 chuyển đổi lớn nhân lên. Một nguyên nhân chính của sự phức tạp là do lịch sử thiếu các chuẩn về phần cứng và phần mềm máy tính. Các nhà cung cấp có xu hướng quảng bá cho những sản phẩm riêng của họ, những thứ ngay từ khi thiết kế đã không tương thích với những thiết bị của các đối thủ. Kết quả: các chương trình phần mềm của doanh nghiệp thông thường được viết để chạy trên một hệ điều hành đặc thù, một vi mạch đặc thù, một cơ sở dữ liệu đặc thù, và một cấu hình phần cứng đặc thù. Không giống những máy mainframe đa chức năng, hầu hết các máy chủ bình thường phải được sử dụng như những máy một-mục-đích, dành để chạy chỉ một phần mềm ứng dụng hay một cơ sở dữ liệu. Mỗi khi mua hoặc viết một ứng dụng mới, công ty cũng phải mua và lắp đặt những máy tính dành riêng cho nó. Thêm nữa, mỗi chiếc máy tính này phải được cấu hình để đáp ứng được yêu cầu tối đa, theo lý thuyết, của ứng dụng – ngay cả khi tải tối đa rất hiếm khi hay thậm chí không bao giờ đạt tới. Sự phổ biến của các hệ thống một-mục-đích dẫn tới mức khai thác tiềm năng của máy rất thấp. Một nghiên cứu của sáu trung tâm dữ liệu doanh nghiệp cho thấy hầu hết 1.000 máy chủ được sử dụng ít hơn 25% khả năng xử lý sẵn có của chúng. Các nghiên cứu khác cho thấy những hệ thống lưu trữ dữ liệu cũng được sử dụng kém hiệu quả như vậy, bình quân giữa 25 tới 50% công suất. Trước thời đại PC, các chuyên gia xử lý dữ liệu nhìn nhận sự bảo toàn của tài nguyên điện toán không chỉ là một nhu cầu kinh tế mà còn là một đòi hỏi về đạo lý. “Lãng phí một nhịp CPU hay một byte bộ nhớ là một sai sót đáng hổ thẹn,” cây bút khoa học Brian Hayes nhớ lại. “Giải quyết một vấn đề nhỏ bằng một máy tính lớn được coi là khiếm nhã và không xứng đáng, giống như dùng dao phay giết muỗi.” Mô hình máy con - máy chủ đã giết chết đòi hỏi về đạo lý. Sự hoang phí đã thay thế tính căn cơ trong định nghĩa đặc trưng của điện toán thương mại. 65 Nhà máy số Sự phức tạp và không hiệu quả của mô hình máy con - máy chủ đã tích tụ từ hơn một phần tư thế kỷ qua. Khi tiếp tục bổ sung thêm ứng dụng, các công ty phải mở rộng các trung tâm dữ liệu, lắp đặt thêm các máy mới, lập trình lại các máy cũ, và thuê thêm nhiều kỹ thuật viên để đảm bảo cho mọi thứ hoạt động. Nếu tính đến cả việc các doanh nghiệp phải mua thiết bị dự phòng cho trường hợp một máy chủ hay hệ thống lưu trữ bị hỏng thì như các nghiên cứu đã chỉ ra, rất dễ nhận thấy rằng phần lớn số tiền nhiều ngàn tỉ đôla các công ty đầu tư vào công nghệ thông tin là lãng phí. Và còn có thêm các chi phí khác nữa. Khi các trung tâm dữ liệu mở rộng và trở nên lớn hơn, với nhiều máy tính hơn, thì lượng điện tiêu thụ tăng vọt. Theo một nghiên cứu vào tháng Mười Hai năm 2005 của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence tại Berkeley của Bộ Năng Lượng, trung tâm dữ liệu của một tổ chức hiện đại “có thể dùng năng lượng trên một foot vuông (khoảng 0,092 m2) tới 100 lần nhiều hơn so với một tòa nhà văn phòng thông thường.” Các nhà nghiên cứu thấy một công ty có thể chi tới 1 triệu đôla một tháng cho lượng điện cần thiết để chạy một trung tâm dữ liệu. Và hóa đơn tiền điện tiếp tục tăng nhanh khi các máy chủ được phổ biến và các mạch máy tính trở nên mạnh hơn và đói năng lượng hơn. Luiz André Barroso, một kỹ sư máy tính của Google, đã kết luận rằng nếu không có những cải tiến đáng kể về hiệu quả của các máy tính, “trong mấy năm tới đây, chi phí cho năng lượng điện sẽ dễ dàng vượt các chi phí cho phần cứng, có thể là rất xa.” Sự lãng phí cố hữu trong hệ thống máy con - máy chủ là phiền hà đối với từng công ty riêng lẻ. Nhưng bức tranh lại tồi tệ hơn, tồi tệ hơn nhiều, khi xem xét toàn bộ các ngành công nghiệp. Đa số phần mềm và hầu như tất cả phần cứng các công ty sử dụng ngày nay, về cơ bản, giống y như các phần cứng và phần mềm các đối thủ của họ sử dụng. Các máy 66 chuyển đổi lớn tính, các hệ thống lưu trữ, các thiết bị mạng, và hầu hết các ứng dụng được dùng rộng rãi, tất cả đã trở thành hàng hóa theo góc nhìn của các doanh nghiệp mua chúng. Chúng không phân biệt công ty này với công ty khác. Và điều tương tự cũng xảy ra đối với nhân viên các phòng ban IT. Hầu hết đều thực hiện các công việc bảo hành mang tính thủ tục – giống y như những công việc mà các đồng nghiệp của họ phải làm ở các công ty khác. Sự sao chép của hàng chục ngàn trung tâm dữ liệu độc lập, tất cả đều dùng các phần cứng tương tự nhau, chạy các phần mềm tương tự nhau, và thuê các loại nhân viên tương tự nhau, đã gây ra những hình phạt nặng nề đối với nền kinh tế. Nó dẫn tới việc tích tụ quá lớn các tài nguyên IT trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, kiềm hãm mức tăng năng suất có thể thu được nhờ tự động hóa bằng máy tính. Các nhà cung cấp IT hàng đầu đã cưỡi làn sóng đầu tư để trở thành những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất và có lãi nhất. Công ty của Bill Gates là một trường hợp hoàn hảo. Ngày nay hầu như mọi công ty thuộc mọi kích cỡ đều mua các bản Microsoft Windows và Microsoft Office cho các nhân viên văn phòng, cài đặt riêng biệt phần mềm lên từng chiếc PC và nâng cấp các chương trình theo chu kỳ. Hầu hết trong số đó cũng chạy ít nhất một vài máy chủ của mình trên một phiên bản của hệ điều hành Windows và cài đặt các chương trình đắt tiền khác của Microsoft trong các trung tâm dữ liệu của họ, như phần mềm Exchange dùng để quản lý các hệ thống email. Trong ba thập kỷ kể từ ngày thành lập, Microsoft đã phát triển đạt doanh số hàng năm gần 50 tỉ đôla, lãi hàng năm hơn 12 tỉ đôla, và hơn 30 tỉ đôla tiền mặt trong ngân hàng. Và Microsoft có rất nhiều bầu bạn, từ các nhà sản xuất phần mềm như Oracle và SAP tới các nhà cung cấp máy chủ như IBM và Hewlett Packard, hay các nhà cung cấp PC như Dell, hay hàng trăm cơ quan tư 67 Nhà máy số vấn giúp làm giảm độ phức tạp của điện toán trong doanh nghiệp hiện đại. Tất cả đều vui sướng được may mắn đóng vai các nhà cung cấp vũ khí trong cuộc chạy đua vũ trang IT. —————— Tại sao công nghệ máy tính lại phát triển theo cách tỏ ra hỗn độn như vậy? Tạo sao việc cá nhân hóa các máy tính lại kèm theo sự phức tạp và lãng phí như thế? Nguyên nhân khá giản đơn. Nó bao gồm hai định luật. Định luật thứ nhất và nổi tiếng nhất được phát biểu năm 1965 bởi Gordon Moore, một kỹ sư xuất chúng của Intel. Định luật Moore nói rằng sức mạnh của các bộ vi xử lý sẽ tăng gấp đôi sau mỗi một hoặc hai năm. Định luật thứ hai được đưa ra trong những năm 1990 bởi một đồng nghiệp rất sáng giá của Moore tên là Andy Grove. Định luật Grove nói rằng băng thông chỉ tăng gấp đôi sau mỗi thế kỷ. Grove có dụng ý dùng “định luật” này như một sự phê phán cái ông xem là ngành công nghiệp điện thoại đang hấp hối hơn là một phát biểu về một thực tế công nghệ, nhưng nó vẫn thể hiện một sự thật cơ bản: trong suốt lịch sử công nghệ thông tin, sức mạnh tính toán đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với năng suất của các mạng truyền dữ liệu. Sự khác biệt này có nghĩa một công ty chỉ có thể hưởng được ích lợi của các máy tính hiện đại khi họ lắp đặt chúng ngay tại trụ sở và nối chúng vào mạng cục bộ của riêng họ. Giống như thời kỳ của các hệ thống điện một chiều, đã không có cách thức thực tế để chuyên chở sức mạnh tính toán một cách hiệu quả qua những cự ly xa. Như nhận xét của Grove đã thể hiện, sự khan hiếm của băng thông từ lâu đã được nhìn nhận là một rào cản đối với tính toán hiệu quả và năng suất. Người ta đã luôn hiểu rằng về lý thuyết, sức mạnh tính toán, 68 chuyển đổi lớn giống như năng lượng điện, có thể được cung cấp qua một lưới các công ty dịch vụ tiện ích với quy mô lớn – và các máy phát tập trung như vậy sẽ có thể hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn nhiều so với các trung tâm dữ liệu riêng lẻ nằm rải rác khắp nơi. Trở lại năm 1961, khi các nhà khoa học máy tính mới bắt đầu hình dung để các máy tính nói chuyện được với nhau, một chuyên gia trong lĩnh vực mới mẻ về mạng là John McCarthy đã dự đoán “một ngày nào đó, điện toán sẽ được tổ chức như một dịch vụ tiện ích, cũng giống như hệ thống điện thoại đã được tổ chức như vậy.” Mỗi tiến bộ trong lĩnh vực mạng lại mang đến một làn sóng mới các nhà đầu tư hy vọng sẽ biến dịch vụ tiện ích về máy tính thành một ngành kinh doanh lớn. Trong thời đại các máy mainframe, các công ty cho thuê theo ca đã lắp đặt các máy tính trung tâm và cho các doanh nghiệp khác thuê bao, cho phép kết nối trực tiếp qua đường điện thoại. Trong những năm 1970, các công ty như Automated Data Procesing đã bắt đầu cung cấp một số dịch vụ điện toán thông thường – đặc biệt là thanh toán lương – để thu phí. Và trong những năm 1990, một loạt các “nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng” đã nổi lên, với nguồn vốn hậu thuẫn đầu tư đáng kể, với mong muốn cung cấp cho các doanh nghiệp những chương trình phần mềm qua Internet. Nhưng tất cả các nỗ lực cho dịch vụ tiện ích về điện toán đều sụp đổ hoặc què quặt do thiếu băng thông truyền dữ liệu cần thiết. Ngay cả trong những năm cuối 1990 khi công nghệ viễn thông gấp rút hiện đại hóa các mạng lưới, băng thông vẫn vừa đắt vừa không đủ phong phú để các công ty dịch vụ có thể cung cấp các tiện ích điện toán một cách nhanh chóng và đáng tin cậy, như các máy tính cục bộ mà các doanh nghiệp đã rất hứng thú tận hưởng. Và do vậy các công ty vẫn tiếp tục trói buộc bản thân với những nhà máy số của họ, chấp nhận sự phức tạp, thiếu hiệu quả và lãng phí như cái giá phải trả cho việc tự động hóa các hoạt động. 69 Nhà máy số Nhưng rồi cuối cùng mọi việc đã thay đổi. Rào cản về mạng trong mấy năm gần đây đã bắt đầu mất đi. Nhờ có cáp quang do các công ty viễn thông trải khắp nơi trong thời kỳ bùng nổ của dotcom – theo một ước tính thì đủ để bao quanh Trái Đất hơn 11.000 lần – băng thông Internet đã trở thành dư dật và rẻ rúng. Định luật của Grove đã bị hủy bỏ. Và như vậy, tối thiểu là với máy tính, mọi sự đều thay đổi. Bây giờ, dữ liệu có thể truyền qua Internet với tốc độ của ánh sáng, toàn bộ sức mạnh của máy tính cuối cùng có thể được phân phối tới người sử dụng ở rất xa. Không còn quan trọng việc máy chủ chạy chương trình của bạn đặt tại trung tâm dữ liệu ngay cuối dãy nhà hay tại một trung tâm dữ liệu của ai đó ở tận đầu kia của đất nước. Tất cả các máy tính nay được nối với nhau và cùng chia sẻ – chúng là một máy. Như giám đốc điều hành của Google, Eric Schmidt, dự đoán từ năm 1995, khi ông còn là chuyên viên công nghệ trưởng của Sun Microsystems: “Khi mạng trở thành nhanh như bộ xử lý, máy tính sẽ bung ra và phổ biến khắp mạng lưới.” Những gì Internet cáp quang đã giúp cho công nghệ máy tính cũng chính là việc mà lưới xoay chiều đã giúp cho ngành điện: nó đã làm cho vị trí địa lý của thiết bị không còn quan trọng đối với người sử dụng. Và nó còn làm hơn thế nữa. Do Internet được thiết kế để tiếp nhận bất kỳ loại máy tính nào và bất kỳ dạng thông tin số nào, nên nó cũng đóng vai trò máy biến điện hồi chuyển của Insull: nó cho phép các máy khác loại và không tương thích hoạt động được cùng với nhau như một hệ thống đơn nhất. Nó tạo nên sự hòa hợp từ mớ hỗn độn. Thông qua việc tạo ra một môi trường phổ quát để truyền và biên dịch dữ liệu, Mạng khích lệ việc hình thành các nhà máy điện toán tập trung có thể phục vụ đồng thời hàng ngàn hay hàng triệu khách hàng. Điều mà các công ty trước đây không có lựa chọn và phải tự cung, thì nay có thể mua như một dịch vụ trả tiền. Và điều đó nghĩa là họ có thể tự giải phóng khỏi nhà máy số. 70 chuyển đổi lớn Còn cần nhiều năm nữa để hệ thống dịch vụ tiện ích về vi tính chín muồi. Giống như Edison và Insull trước đây, những người đi tiên phong của ngành công nghiệp mới sẽ vấp phải những thách thức về kinh doanh và kỹ thuật. Họ sẽ cần phải hình dung ra những cách thức tốt nhất để đo và định giá các loại dịch vụ. Họ sẽ cần trở nên thông thạo hơn về cân bằng tải và quản lý các hệ số đa dạng khi nhu cầu tăng lên. Họ sẽ cần phải làm việc với chính phủ để thiết lập các quy tắc điều chỉnh hiệu quả. Họ cần phải đạt những mức độ mới về an toàn, tin cậy, và hiệu suất. Điều khó khăn nhất là họ phải thuyết phục những công ty lớn từ bỏ các trung tâm dữ liệu đã được đầu tư rất nhiều tiền của. Nhưng những thách thức này sẽ được vượt qua cũng giống như trước đây. Hiệu quả kinh tế của công nghệ máy tính đã thay đổi, và nay nền kinh tế mới đang dẫn dắt sự tiến bộ. Thời đại PC đang nhường bước cho một thời đại mới: thời đại của dịch vụ tiện ích. 71 Nhà máy số CHƯƠNG 4 Xin tạm biệt, ông Gates “CƠN BIẾN ĐỘNG TIẾP THEO SẼ ẬP LÊN CHÚNG TA.” Những từ này xuất hiện trong một bản thông báo rất đặc biệt Bill Gates gửi cho các lãnh đạo và kỹ sư cấp cao của Microsoft vào ngày 30 tháng Mười năm 2005. Chẳng nhẹ nhàng như tiêu đề “Các Dịch vụ Phần mềm Internet” của nó, bản thông báo nhằm gióng tiếng chuông cảnh báo sự nổi lên của dịch vụ công về máy tính đã đe dọa hủy diệt việc kinh doanh truyền thống của công ty. Cái luôn là cốt lõi cho thành công của Microsoft – địa vị thống trị đối với PC – đang dần trở thành không còn quan trọng nữa. Phần mềm, Gates nói với các cộng sự, không còn là thứ mà mọi người cần phải cài đặt trên máy tính riêng biệt của họ. Vi tính đang hướng đến dịch vụ tiện ích cung cấp qua Internet. “Nền tảng rộng lớn và giàu có của Internet sẽ mở ra một ‘làn sóng dịch vụ’ với các ứng dụng và trải nghiệm sẵn có để dùng ngay lúc cần tới,” ông viết với cách dùng biệt ngữ của nhà kỹ nghệ. “Các dịch vụ được thiết kế cho hàng chục hoặc hàng trăm triệu [người dùng] sẽ làm thay đổi một cách mạnh mẽ bản sắc và giá thành của những giải pháp cung cấp cho các công ty hoặc các doanh nghiệp nhỏ.” Không khó để hình dung điều gì đã thúc bách bản thông báo trên. Khi Gates viết nó trong văn phòng của ông tại trụ sở Microsoft ở Redmond, 72 chuyển đổi lớn Washington thì những lo ngại về tương lai của công ty đã định hình rất cụ thể ở nơi cách đó mấy trăm dặm, tại thị trấn heo hút mang tên The Dalles phía bắc bang Oregon. Đầu năm đó, một công ty bí ẩn, được biết dưới cái tên Design LLC, đã lặng lẽ đàm phán với các viên chức địa phương để mua một khu đất rộng 30 mẫu Anh (khoảng 0,4 hecta) của một cơ quan chính phủ. Khu đất, một bộ phận của công viên công nghiệp, nằm dọc bờ sông Columbia. Với hy vọng giữ kín được nội dung đàm phán, công ty đã yêu cầu các viên chức thị trấn, kể cả lãnh đạo thành phố, ký các thỏa thuận mật. Nhưng rất nhanh chóng, những chi tiết của giao dịch trong bóng tối đã bắt đầu rò rỉ. Design LLC hóa ra chỉ là một bình phong. Tập đoàn thực sự quan tâm tới việc mua khu đất không ai khác là Google, công ty thống soái về tìm kiếm trên Internet, đang nhanh chóng trở thành đối thủ nguy hiểm nhất của Microsoft. Tháng Hai năm 2005, Google kết thúc đàm phán, mua khu đất với giá gần 2 triệu đôla sau khi thị trấn chấp nhận yêu cầu miễn thuế cho công ty. Mấy trăm công nhân xây dựng và một đội máy xúc, xe tải, và xe trộn bê tông được chuyển tới để bắt đầu làm việc cho đề án mang mã hiệu “Đề án 2.” Công việc đòi hỏi cái mà Eric Schmidt sau này gọi là một “sự đầu tư đồ sộ.” Khi công việc tiến triển trong năm, quy mô của cơ ngơi đã lộ rõ. Hai nhà kho vĩ đại, không cửa sổ, mỗi chiếc có kích thước của một sân bóng bầu dục (109,7m x 48,8m) ngự trên khu đất. Trên hai nhà kho là bốn tháp làm lạnh, tạo cho khuôn viên một vẻ xấu xí đáng ngại. Một bài viết trên tạp chí International Herald Tribune đã mô tả nó “lù lù như một nhà máy nguyên tử thời đại thông tin.” Đó là một mô tả thích hợp. Cái Google dựng lên là một nhà máy xử lý dữ liệu khổng lồ. Theo tất cả các chuẩn mực, nó là lớn nhất và phức tạp nhất trên hành tinh. Được thiết kế để chứa hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn máy tính, tất cả làm việc cùng nhau như một máy đơn 73 Xin tạm biệt, ông Gates nhất. Quả thực, về xử lý thông tin, nó tương đương với một nhà máy điện hạt nhân, một máy phát dữ liệu với sức mạnh chưa từng có. Có thể trong tương lai, chúng ta sẽ nhìn lại nhà máy The Dalles của Google chỉ như một thí dụ tương đối sớm và đơn sơ của một trạm tính toán trung tâm, giống như cách bây giờ chúng ta nhìn nhà máy điện phố Fisk của Samuel Insull; nhưng hôm nay nó tiêu biểu cho sự hiện đại của dịch vụ về máy tính. Và không nghi ngờ gì nữa, như Gates đã hiểu vào tháng Mười năm 2005, nó biểu trưng cho biến động đang làm thay đổi ngành công nghiệp máy tính – và đẩy tương lai của Microsoft vào bất ổn. Vào thời điểm Google bắt đầu xây dựng nhà máy, công ty đã lắp đặt hàng tá “trại máy chủ” ở những nơi kín đáo trên khắp thế giới. Gộp tất cả lại, Google có tới cả nửa triệu máy tính. Nhưng nhu cầu về sức mạnh tính toán thô vẫn tiếp tục gia tăng. The Dalles, như một tờ báo của Oregon mô tả là “một trạm nghỉ hamburger-và-xăng giữa Portland và Pendleton,” tỏ ra là một vị trí tuyệt hảo đối với trung tâm nhiều tham vọng nhất của Google. Sự hẻo lánh của thị trấn tạo thuận lợi để Google giữ an toàn cho cơ sở, và các nhân viên của họ khó bị các đối thủ thu hút. Quan trọng hơn, thị trấn có sẵn phương tiện tiếp cận hai tài nguyên thiết yếu nhất cho hoạt động hiệu quả của trung tâm dữ liệu: điện giá rẻ và băng thông rộng. Google có thể cấp năng lượng cho các máy tính bằng điện sản xuất bởi các đập thủy điện dọc sông Columbia, đặc biệt là đập The Dalles ngay kề đó với trạm phát 1,8 gigawatt. Nó cũng có thể giảm bớt nhu cầu điện bằng việc dùng nguồn nước sông giá lạnh để làm nguội các máy tính. Về băng thông, thị trấn đã đầu tư xây dựng một mạng lưới dữ liệu sợi-quang lớn với kết nối trực tiếp tới cổng Internet quốc tế ở Harbour Pointe thuộc bang Washington gần đó. Mạng lưới này đã cung cấp kết nối Internet mạnh mẽ mà Google rất cần để phân phối các dịch vụ tới người dùng Web trên khắp thế giới. 74 chuyển đổi lớn Các trung tâm dữ liệu của Google được thiết kế bởi một số trong những bộ óc xuất sắc nhất của ngành khoa học máy tính. Giống như “một máy” của Edison, chúng hoạt động như một hệ thống được điều chỉnh tinh vi – thứ mà nhà thiết kế máy tính huyền thoại Danny Hills gọi là “chiếc máy tính vĩ đại nhất trên hành tinh” – với từng thành phần đều được chế tạo một cách tỉ mỉ kỹ càng để làm việc ăn khớp nhịp nhàng với các thành phần khác. Mỗi trung tâm có một hoặc nhiều “cụm” máy chủ được chế tạo theo đặt hàng riêng. Các máy chủ lớn hơn chút ít so với những chiếc PC tự chế, được lắp từ các bộ vi xử lý thương phẩm rẻ tiền và các ổ đĩa cứng mà Google mua theo lô trực tiếp từ các nhà sản xuất. Thay vì được nối dây cố định trong các vỏ máy, các bộ phận chỉ đơn giản được gắn lên những giá sắt cao tầng của hãng Velcro để dễ thay nếu chúng bị hỏng. Mỗi máy tính nhận điện từ một bộ cấp nguồn do các kỹ sư của Google sáng chế để tiêu thụ năng lượng ít nhất, và các máy đều chạy hệ điều hành miễn phí Linux được chỉnh sửa bởi các lập trình viên của Google. Công ty còn sở hữu hầu hết những cáp sợi quang nối các trung tâm với nhau, cho phép điều khiển chính xác luồng dữ liệu giữa chúng với nhau và giữa chúng với cộng đồng Internet. Nhân tố quan trọng nhất của hệ thống, chất keo liên kết tất cả với nhau, là phần mềm bản quyền do Google viết để điều phối tất cả các máy chủ trong một cụm và, ở mức cao hơn, tất cả các cụm trong tất cả các trung tâm của công ty. Mặc dầu công ty vô cùng bí mật về công nghệ của họ, nhưng chúng ta biết về nguyên tắc phần mềm làm việc như thế nào để thực hiện các tìm kiếm trên Web. Trong các cơ sở dữ liệu của mình, Google bảo quản một bản sao của hầu như toàn bộ Internet, được thu thập và liên tục cập nhật bởi phần mềm “lưới nhện” chui luồn khắp Web, từng đường liên kết một, quét nội dung của hàng tỉ trang nó tìm thấy. Một tập các thuật toán bí mật phân tích tất cả các trang để tạo ra 75 Xin tạm biệt, ông Gates một danh mục toàn diện, trong đó các trang được xếp hạng theo độ thích đáng với các từ khóa riêng biệt. Sau đó danh mục này sẽ được nhân bản trong từng cụm máy. Khi người dùng nhập một từ khóa vào công cụ tìm kiếm Google, phần mềm sẽ chuyển yêu cầu tới một trong các cụm, ở đó nó được xem xét đồng thời bởi hàng trăm hay hàng ngàn máy chủ. Vì mỗi máy chủ chỉ phải so sánh từ khóa với một phần nhỏ của toàn bộ danh mục – thứ mà Google gọi là một “mảnh danh mục” – cách “xử lý song song” này nhanh hơn nhiều so với một máy tính đơn nhất phải so từ khóa với toàn bộ danh mục. Phần mềm thu thập và tổng hợp tất cả các trả lời từ các máy chủ, xếp hạng các trang phù hợp theo mức độ thích đáng, và gửi danh sách kết quả trở lại máy tính của người tìm kiếm. Theo các kỹ sư Google, mặc dù một yêu cầu tìm kiếm điển hình đòi hỏi “hàng ngàn tỉ xung nhịp [của bộ vi xử lý]” và việc đọc “hàng trăm megabytes dữ liệu,” toàn bộ quá trình được hoàn tất chỉ trong một phần của một giây. Đó là do phần mềm điều phối, đóng vai một dạng cảnh sát giao thông, đảm bảo việc xử lý được phân phối cân bằng cho tất cả các cụm và các máy chủ riêng lẻ. Nó giữ cho toàn bộ hệ thống làm việc nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Và khi một máy tính hay một bộ phận bị hỏng, phần mềm chỉ việc phân luồng công việc để bỏ qua chỗ hỏng đó. Bởi hệ thống được xây dựng với nhiều ngàn thành phần nên không có một thành phần nào trong đó là thiết yếu, hệ thống là an toàn với hỏng hóc. Nó không thể bị sụp đổ. Không có hệ thống máy tính doanh nghiệp nào, ngay cả những hệ thống của các tập đoàn rất lớn, có thể sánh được về hiệu quả, tốc độ, và sự linh hoạt với hệ thống Google. Một nhà phân tích ước lượng Google có thể thực hiện cùng một công việc tính toán với chỉ một phần mười chi phí mà một công ty điển hình phải trả. Đó là lý do tại sao Google lại làm cho Bill Gates và các nhà lãnh đạo công nghệ khác phải lo lắng như 76 chuyển đổi lớn vậy. Nó hàm chứa tiềm năng đầy đủ của dịch vụ về máy tính. Nếu các công ty có thể dựa vào các trạm trung tâm như của Google để thỏa mãn tất cả hoặc hầu hết các nhu cầu tính toán, họ sẽ cắt giảm được đáng kể kinh phí chi cho phần cứng và phần mềm riêng – và tất cả những đồng đôla tiết kiệm được đáng lẽ đã chui vào túi của Microsoft và các công ty kỹ nghệ khổng lồ khác. Các nhà cung cấp truyền thống thậm chí cũng không hề được an ủi với hy vọng có thể bán các sản phẩm của họ cho các dịch vụ tiện ích mới. Cuối cùng, Google lắp ráp các máy tính riêng của nó và sử dụng phần mềm nguồn mở miễn phí. Nó chẳng mấy cần tới các nhà cung cấp cổ điển. Khi mở rộng tiện ích công cộng, Google đã nhanh chóng giới thiệu các dịch vụ mới cũng như mua lại các dịch vụ phát triển bởi các công ty khác. Nhiều dịch vụ như vậy, từ công cụ bản đồ Google Earth, trang chia sẻ video YouTube tới công cụ viết blog như Bloger đều chủ yếu nhắm vào người tiêu thụ. Nhưng Google cũng đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường doanh nghiệp. Nó đã tung ra một gói dịch vụ thịnh hành tên là Google Apps, cạnh tranh trực tiếp với một trong những sản phẩm làm ra nhiều tiền nhất của Microsoft, bộ Office. Google Apps bao gồm xử lý văn bản, bảng tính điện tử, email, lịch biểu, nhắn tin trực tuyến, thiết kế và hosting cho trang web. Giá của bộ ứng dụng này chỉ có 50 đôla cho một người một năm; và một phiên bản tiêu chuẩn có kèm quảng cáo thì miễn phí. Để dùng các chương trình này, bạn chỉ cần một PC rẻ tiền và một trình duyệt. Giờ đây hầu hết các nhu cầu tính toán thường ngày của nhiều công ty nhỏ đã được thỏa mãn với phần mềm chạy tại các trung tâm dữ liệu của Google. Khi Google tiếp tục lớn mạnh thêm – năm 2007 nó đã tuyên bố kế hoạch xây dựng các trung tâm mới tại Bắc Carolina, Nam Carolina, Oklahoma, và Iowa – thì càng có nhiều công ty hơn rơi vào nhóm này. 77 Xin tạm biệt, ông Gates Mặc dù có thể là lực lượng lớn nhất trong lĩnh vực điện toán theo yêu cầu ở thời điểm hiện tại, Google không hề là công ty duy nhất đi tiên phong ở lĩnh vực mới này. Các công ty khác, chuyên hơn về “Phần mềm như một dịch vụ” đưa ra các chương trình kinh doanh truyền thống hơn – cho quản lý tài chính, hay điều phối bán hàng và tiếp thị – trên Internet. Và họ xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường các doanh nghiệp. Dẫn đầu trong khu vực này là một công ty tăng trưởng nhanh ở San Francisco mang tên Salesforce.com. Người sáng lập, Marc Benioff, sẽ không bao giờ có thể bị nhầm lẫn với Samuel Insull – bởi đây là một người hướng ngoại, vạm vỡ với tóc xù và bộ râu bờm xờm, và được mệnh danh là “cái mồm to nhất Thung lũng Silicon” – nhưng câu chuyện của ông lại không mấy khác với câu chuyện của Insull. Ông làm việc mười ba năm cho công ty kỹ nghệ khổng lồ Oracle, nơi ông nhận được sự đỡ đầu của Giám đốc Điều hành Larry Ellison. Phần mềm sơ sở dữ liệu quan hệ của Oracle, giống như hệ điều hành và các ứng dụng thương mại của Microsoft, trong những năm 1980 và 1990 đã trở thành một thành phần phổ biến của các hệ thống máy con - máy chủ, đưa công ty lên hàng đầu các doanh nghiệp máy tính và biến Ellison thành một đại tỉ phú. Benioff đã thành đạt tại Oracle, trở thành một trong những nhà quản lý hàng đầu của công ty. Nhưng cũng như Insull trở nên bất đồng với Edison và chiến lược kinh doanh ông theo đuổi tại General Electric, Benioff cũng thành bất kham tại Oracle trong những năm cuối 1990. Mặc dù công ty kiếm bộn tiền vào thời gian đó, nhờ sự phát triển về “thương mại điện tử”, Benioff đã tin rằng toàn bộ công nghiệp phần mềm thương mại đã tận số. Cách thức kinh doanh truyền thống – cài đặt các chương trình lớn, phức tạp trên các máy tính của khách hàng, rồi thu tiền bản quyền và phí bảo hành cao hàng năm – sẽ không thể bền vững lâu được nữa. Benioff nhận thấy 78 chuyển đổi lớn sự lớn mạnh của Internet sẽ sớm giúp các công ty không phải đau đầu bởi các chi phí cao cho việc sở hữu và chạy các ứng dụng của riêng họ. Năm 1999, trong khi tuyên bố “sự tận số của phần mềm” sắp tới với mọi nhà báo chịu lắng nghe, Benioff rời bỏ Oracle và cùng với một kỹ sư phần mềm thiên tài tên Parker Harris sáng lập Salesforce.com. Công ty cung cấp một dạng phổ biến của phần mềm kinh doanh gọi là quản lý quan hệ khách hàng, hay CRM, giúp đội ngũ bán hàng theo dõi các tài khoản của họ. CRM là một thị phần rộng lớn và béo bở của công nghiệp phần mềm, nhưng nó cũng tượng trưng cho tất cả những sai sót của ngành công nghiệp này. Các hệ thống CRM rất khó cài đặt, khó sử dụng, và thường đắt tới hàng trăm ngàn đôla. Những công ty mua hệ thống này hiếm khi thu hồi nổi vốn đầu tư. Nhưng các hãng cung cấp phần mềm, đặc biệt là hãng hàng đầu về hệ thống CRM, Siebel Systems, lại cực kỳ lãi. Sản phẩm Benioff chào mời các công ty là tương đối khác biệt. Họ không cần phải mua bản quyền phần mềm hay các hợp đồng bảo hành. Họ không cần phải đầu tư để mua thêm bất kỳ một máy chủ hay thiết bị mới nào cả. Họ không cần thuê người tư vấn để tích hợp vào hệ thống của mình. Các nhân viên tiếp thị và bán hàng của họ chỉ cần mở trình duyệt Web, vào trang của Salesforce, và bắt đầu làm việc. Tất cả mã phần mềm và tất cả dữ liệu của họ đều nằm trên các máy tính của Salesforce. Khi chương trình cần được nâng cấp thì một phiên bản mới đơn giản sẽ xuất hiện. Giá cả thấp một cách đáng ngạc nhiên so với các hệ thống CRM truyền thống – 50 đôla một người một tháng – và các công ty có thể thử dùng hệ thống miễn phí để bảo đảm nó đáp ứng đúng các nhu cầu của họ. Khi lập ra công ty, Benioff đã vấp phải bức tường của sự hoài nghi. Với những người mua đã thất vọng với các hứa hẹn phô trương của công nghiệp phần mềm thì lời chào mời của Benioff là quá tốt đến mức khó tin. Và những khách hàng tương lai cũng có những lo ngại rất thực tế: 79 Xin tạm biệt, ông Gates """