🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chữa Bệnh Cao Huyết Áp Bằng Phương Pháp Dưỡng Sinh
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS. PHẠM VĂN LINH
Phó Chủ tịch Hội đồng
PHẠM CHÍ THÀNH
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Hiện nay số người mắc bệnh cao huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Tác dụng của các loại thuốc đối với căn bệnh này chỉ có thể giải quyết một cách tạm thời những triệu chứng của nó; bệnh vẫn có nguy cơ tiến triển ngày càng nặng và người bệnh luôn trong tình trạng nguy hiểm do những tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy vậy, không phải là chúng ta đã bó tay. Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông có rất nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, nhưng mang lại hiệu quả cao, trong đó dưỡng sinh là phương pháp có tác dụng rất tốt để phòng và chữa trị căn bệnh này.
Để giúp bạn đọc hiểu và tiến hành tập luyện có kết quả, chúng tôi xin giới thiệu một phác đồ điều trị cao huyết áp bằng phương pháp dưỡng sinh đã được áp dụng và đánh giá bằng những số liệu có tính khoa học tại Viện Y học Cổ truyền ở nước ta từ nhiều năm nay. Điều quan trọng khi sử dụng phương pháp này là sự tin tưởng và tập luyện
5
thường xuyên, kiên trì của người bệnh để đạt được những yêu cầu của từng nội dung đối với từng giai đoạn bệnh khác nhau. Mọi bí quyết thành công đều có thể bắt đầu từ những điều đơn giản.
Được xuất bản lần đầu năm 2006, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Thể dục thể thao tái bản cuốn sách này. Chúng tôi tin tưởng rằng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc mắc bệnh cao huyết áp có thêm một phương pháp tốt để giảm bớt bệnh tật, duy trì một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài và hữu ích.
Nhà xuất bản và tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Tháng 7 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6
KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ CAO HUYẾT ÁP
Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic), dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100- 140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Khi đo huyết áp của bệnh nhân bị cao huyết áp thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát chiếm 90 - 95% số ca tăng huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng huyết áp rõ ràng (vô căn). Khoảng 5 - 10% số ca còn lại (tăng huyết áp thứ
7
phát) có nguyên nhân là một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết.
Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên. Ăn kiêng và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu.
Theo khảo sát của Hội Tim mạch Việt Nam, năm 2015 số mắc tăng huyết áp ở Việt Nam chiếm tới trên 47% số người từ 25 tuổi trở lên, tương đương khoảng 20,8 triệu người. Tỷ lệ này khá cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (tỷ lệ chung của thế giới khoảng 40%).
Do tính chất phổ biến của bệnh nên nhiều nước đã tập trung nghiên cứu và đưa ra nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Song song với việc điều trị bằng y học hiện đại, y học cổ truyền cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc giải quyết bệnh này. Ngoài phương pháp dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh là phương pháp điều trị có kết quả cao và ngày càng được nhiều người áp dụng.
8
Sau nhiều năm nghiên cứu phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Viện Y học Cổ truyền Việt Nam do Giáo sư Hoàng Bảo Châu chỉ đạo, bước đầu đã đánh giá phương pháp dưỡng sinh có hiệu quả tốt đối với một số bệnh mạn tính, trong đó hiệu quả rõ rệt đối với bệnh tăng huyết áp.
Khoa Dưỡng sinh Viện Y - Dược học Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức luyện tập dưỡng sinh thăm dò trên 1.000 người tăng huyết áp thể nguyên phát giai đoạn I và giai đoạn II.
Kết quả không chỉ đỡ về mặt lâm sàng mà còn khá ổn định về trị số huyết áp. Viện Y học Cổ truyền Việt Nam cũng đã thường xuyên tổ chức các khoá dưỡng sinh ngoại trú - bệnh nhân được hướng dẫn tập luyện theo chương trình chung, và các khóa dưỡng sinh nội trú với các đối tượng ăn ở, tập luyện tại viện. Các đối tượng tham gia luyện tập dù là ngoại trú hay nội trú ở viện đều được theo dõi, khám sức khỏe trước, trong và sau đợt tập luyện. Sau một thời gian tập luyện, những bệnh nhân này đã cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình: ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tinh thần sảng khoái hơn, bệnh mạn tính giảm và đi vào ổn định. Viện cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu cơ bản để đánh giá giá trị thực tiễn của luyện tập dưỡng sinh đối với việc chữa bệnh cao huyết áp và một số bệnh mãn tính khác bằng các phân tích cận lâm sàng như: điện não đồ, lưu huyết não, phân tích cholesterol... Trên
9
cơ sở đó Viện đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và xây dựng một phác đồ điều trị tăng huyết áp bằng phương pháp dưỡng sinh tương đối hoàn chỉnh và có hiệu quả cao.
Muốn đề phòng và điều trị cao huyết áp cần phải hiểu về nguyên nhân và tiến triển của chứng bệnh này. Ở người lớn huyết áp bình thường nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu 90mmHg. Có tăng huyết áp nếu huyết áp động mạch tối đa trên 160mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu trên 95mmHg. Tăng huyết áp “giới hạn”, nếu huyết áp động mạch tối đa từ 140 - 160mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu từ 90 - 95mmHg. Huyết áp động mạch tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương.
Huyết áp không thường xuyên ổn định mà thay đổi trong ngày (đêm thường thấp hơn ngày), ở người già thường cao hơn người trẻ, nữ thường thấp hơn nam. Và riêng chỉ số huyết áp không đánh giá hoàn toàn mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đặc biệt tăng huyết áp thường gây nhiều tai biến dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề. Những người từ 50 - 60 tuổi với huyết áp tâm trương 85mmHg thì tỷ lệ tử vong khoảng 63%, với huyết áp tâm trương 104 mmHg thì tỷ lệ tử vong là 15,3%. Tăng huyết áp thể nguyên phát là bệnh của thời đại phát triển công nghiệp. Bệnh này có
10
liên quan đến sự phát triển công nghiệp, đô thị và nhịp sống căng thẳng; bệnh cũng thường gặp ở các nước phát triển có đời sống cao, thói quen ăn mặn cũng là một nguyên nhân tăng huyết áp. Các yếu tố tâm lý xã hội gây tình trạng căng thẳng cũng tạo điều kiện cho tăng huyết áp phát triển. Bệnh thường có yếu tố gia đình. Bố mẹ tăng huyết áp, con cũng dễ mắc phải chứng bệnh này.
Triệu chứng cao huyết áp thể hiện theo ba giai đoạn tiến triển của bệnh. Giai đoạn I, bệnh nhân không có dấu hiệu khách quan về tổn thương thực thể. Giai đoạn II, bệnh nhân có ít nhất một trong những dấu hiệu thương tổn sau: Dây thất trái thấy được khi khám lâm sàng hay X-quang, điện tâm đồ, siêu âm tâm đồ, hẹp các động mạch võng mạc lan rộng hay khu trú, protein niệu hoặc creatinin huyết tăng nhẹ.
Giai đoạn III, bệnh đã gây những tổn thương ở tim như suy thất trái; ở não có xuất huyết não; ở đáy mắt có xuất huyết võng mạc và xuất tiết, có thể có hoặc không phù gai thị. Các dấu hiệu này
đặc trưng cho giai đoạn tiến triển nhanh. Ở giai đoạn III, bệnh còn có các biểu hiện khác nhưng không rõ rệt, là những hậu quả trực tiếp của tăng huyết áp: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, ở não có huyết khối động mạch trong sọ.
Ngoài ra, còn có loại huyết áp ác tính không thuộc loại đối tượng điều trị tăng huyết áp bằng phương pháp luyện tập dưỡng sinh.
11
BỆNH CAO HUYẾT ÁP
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo y học cổ truyền không có bệnh danh tăng huyết áp. Y học cổ truyền gọi là chứng “huyễn vựng”.
Huyễn là hoa mắt, vựng là cảm giác tròng trành, ngồi không yên, đứng không vững (chóng mặt), nhức đầu, nặng đầu. Thực chất là rối loạn âm dương, tạng phủ thể hiện là can phong, can dương rối loạn. Nguyên nhân là do mất cân bằng âm dương của gan và thận, ảnh hưởng đến tâm. Để có thể hiểu được căn nguyên rõ ràng về tạng can, tạng thận, tạng tâm cần tìm hiểu về ngũ tạng, lục phủ theo y học cổ truyền.
TẠNG TƯỢNG
Theo lý luận của y học cổ truyền, học thuyết tạng tượng có vai trò quan trọng để chỉ đạo việc chữa bệnh, phòng bệnh hoặc dùng thuốc, luyện tập. Theo nghĩa rộng mà nói, tạng là chỉ vào các tạng khí bên trong cơ thể, tượng là chỉ vào các
12
hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế hai chữ tạng tượng, nói đơn giản, cũng chỉ vào các hiện tượng mà các tạng khí bên trong biểu hiện ra ngoài cơ thể. Nói một cách khác, cũng tức là căn cứ vào đặc điểm của các hiện tượng sinh lý, bệnh lý biểu hiện ở ngoài cơ thể mà quy nạp vào phạm vi chức năng của các tạng khí khác nhau. Trong cơ thể con người, ngoài công năng sinh lý và sự quan hệ lẫn nhau của ngũ tạng và lục phủ, còn có dinh, vệ, khí, huyết, tinh, thần, tân dịch. Trong phần này chúng tôi chủ yếu giới thiệu công năng của tạng phủ nhằm giúp cho người luyện tập có khái niệm về vai trò của tạng phủ, từ đó có cách giữ gìn trong việc luyện tập, sinh hoạt, ăn uống để duy trì sự sống lâu dài khoẻ mạnh.
NGŨ TẠNG
Tâm
Chức năng:
Tâm là chủ thể của hoạt động sinh mệnh trong cơ thể người, đứng hàng đầu trong các tạng phủ. Tất cả tinh thần, ý thức và tư tưởng đều quy nạp vào công năng của tâm, và đó là tính chất trọng yếu của tâm.
Tâm chủ về thần minh. Tâm còn chứa đựng cả thần, nghĩa là có sự hoạt động của tư duy, trí tuệ,
13
khả năng làm việc của trí óc, thông qua đó để lãnh đạo mọi hoạt động của tạng phủ. Do đó, người xưa đặc biệt quan tâm đến công năng của tâm. Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, một khi tâm trạng có bệnh, thường thấy xuất hiện các triệu chứng sau: tim đập nhanh, kinh hãi, mất ngủ, phiền muộn, rối loạn thần kinh. Gây ra các triệu chứng trên có thể do ngoại cảm nhưng thường chủ yếu do nội thương, do tình cảm xúc động thái quá, lo sầu, sợ hãi, giận dữ quá mức mà gây nên. Vì vậy, khi luyện tâm, tinh thần phải trong sáng, phải luôn thanh thản trong lòng. Chính vì tâm là chủ của ngũ tạng, lục phủ nên nó có khả năng thống nhất và lãnh đạo các tạng phủ nhằm phối hợp và điều hoà lẫn nhau giúp cơ thể ổn định.
Tâm chủ về huyết mạch. Tâm là tạng chủ yếu chỉ huy việc tuần hoàn về huyết dịch, do đó các hiện tượng ứ trệ về huyết đều có quan hệ đến tâm. Tâm huyết đầy đủ thì sắc mặt tươi nhuận. Nếu tâm và huyết mạch đều suy yếu thì phản ánh ra sắc mặt xanh nhợt, tâm khí suy kiệt, vận hành của huyết dịch không thể thông suốt được.
Quan hệ của tâm:
Quan hệ giữa tâm và lưỡi. Một số bệnh lý của tâm thường biểu hiện ra lưỡi. Vậy xem lưỡi có thể biết bệnh lý của tâm.
14
Quan hệ biểu lý. Tâm đi với tiểu tràng. Quan hệ của tâm với ngũ hành. Tâm thuộc hành hoả.
Quan hệ của tâm với ngũ vị. Vị đắng thuộc về tâm.
Tâm là một tạng trọng yếu trong cơ thể. Để giúp cho tâm được ổn định phải hết sức tránh các xúc động thái quá, phải rèn luyện về mặt tinh thần, luôn luôn điềm đạm.
Can
Chức năng:
Can tàng huyết, khi ngủ khí huyết chạy về can, khi vận động khí huyết đi các kinh, khi tĩnh khí huyết chạy về can. Tạng can có chức năng tàng huyết và điều tiết huyết. Phải chú ý
đến tạng can khi giận dữ thái quá gây ảnh hưởng đến chức năng của gan nghịch lên mà tràn ra ngoài, gây thành bệnh nôn ra máu. Trong cuộc sống con người phải luôn luôn tự kiềm chế, bình thản không được giận dữ thái quá mà sinh bệnh.
Can là chức vụ tướng quân, chủ về mưu. Can ví như tướng là ý nói can có chức năng phòng ngự ngoại xâm, luôn luôn đối phó, chống đỡ bệnh tật, tức là có khả năng giải độc, điều hoà các độc chất đưa vào trong cơ thể. Gân thuộc can. Trong các
15
sách kinh điển thường viết: "can sinh gân", "can hợp với gân", "can là gốc của sự mỏi mệt". Lâm sàng cho thấy những triệu chứng: gân xương đau mỏi, gân co giật; lưỡi rụt thường là do can và gân. Can khí không đầy đủ thì móng tay, móng chân biến ra mềm mỏng, khô héo, trắng nhợt.
Quan hệ của can:
Quan hệ biểu lý. Can đi với đởm. Bệnh của can thường biểu hiện ra mắt.
Quan hệ của can với ngũ hành. Can thuộc mộc.
Quan hệ của can với ngũ vị. Chất chua thường được dẫn vào can do đó trong việc bào chế thuốc người ta thường tẩm dấm sao, với mục đích để thuốc dẫn về can.
Để cho can khí mạnh, trong cuộc sống hằng ngày cần phải ăn uống thanh đạm và tránh giận dữ thái quá.
Tỳ
Chức năng:
Tỳ chủ về vận hóa. Chức năng vận hóa chủ yếu của tỳ là vận hóa tinh chất của đồ ăn uống đưa đi nuôi dưỡng cơ thể. Đồ ăn uống vào vị, tỳ tiêu hóa thành tinh chất đưa lên phế.
16
Tỳ còn có vai trò giúp đỡ vận hành tân dịch. Tinh chất và tân dịch đều là những chất cần thiết để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Nếu công năng của tỳ kém thì không thể vận hóa đem tinh chất của đồ ăn uống đi nuôi dưỡng cơ thể được. Những triệu chứng như bụng đầy, bụng sôi, ỉa phân sống, ăn không tiêu, không muốn ăn uống… làm cho cơ nhục teo đét, tinh thần mệt mỏi đều là do tỳ vận hóa kém.
Về phương diện sinh lý, tỳ có công năng thống nhiếp huyết. Tỳ kém là nguyên nhân gây nên các triệu chứng đái ra máu lâu ngày, đàn bà kinh nguyệt quá nhiều hoặc băng huyết, rong huyết, vì thế y học cổ truyền thường điều trị “bổ tỳ nhiếp huyết”.
Tỳ chủ về cơ nhục. Cơ nhục phát triển chủ yếu dựa vào sự cung cấp của tinh khí, đồ ăn. Nếu chức năng của tỳ kém thì chắc chắn dẫn đến cơ bắp teo nhẽo, tay chân không có sức.
Quan hệ của tỳ:
Quan hệ biểu lý. Tỳ đi với vị.
Quan hệ của tỳ với ngũ hành. Tỳ thuộc thổ. Quan hệ của tỳ với ngũ vị. Chất ngọt thường dẫn vào tỳ.
Trong luyện tập và dùng thuốc người ta thường rất quan tâm đến cách nâng cao chức năng của tỳ khí để giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.
17
Phế
Chức năng:
Phế chủ khí; ở đây có hai ý nghĩa: một là phế có chức năng hô hấp, hai là phế chủ về "chân khí" của con người. Phế là gốc của sinh khí. Chân khí của con người là dạng vật chất rất quan trọng, nó duy trì sinh mạng của con người. Nhờ vào ăn uống kết hợp với hô hấp khí trời mà tạo ra chân khí. Trong lâm sàng những triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đoản hơi tự ra mồ hôi thường có
quan hệ đến phế. Phế còn có quan hệ với tâm tạng, điều tiết sự tuần hoàn huyết dịch trong cơ thể người, làm cho khí huyết và ngũ tạng được điều hoà. Tâm chủ về huyết, phế chủ về khí, quan hệ này rất gắn bó với nhau: khí hành thì huyết hành, huyết đến thì khí đến.
Phế chủ với bì mao. Bì mao là chỉ tầng da, lông ở ngoài phía thân thể. Phế thông qua bì mao giúp cơ thể điều tiết được thân nhiệt để thích nghi với khí hậu, môi trường. Khi phế hư, dương khí cũng hư, khả năng thích nghi của bì phu sẽ giảm rất dễ bị cảm mạo. Mặt khác nếu biểu thực thì phế khí không thông cũng gây ra chứng cảm phong hàn, phong nhiệt, không ra mồ hôi, sốt.
Quan hệ của phế:
Quan hệ biểu lý. Phế đi với đại tràng.
18
Quan hệ của phế với ngũ hành. Phế ứng với hành kim.
Khai khiếu. Phế khai khiếu ở mũi. Phế có quan hệ với họng, hơi thở và tiếng nói.
Quan hệ của phế với ngũ vị. Chất cay dẫn vào phế.
Thận
Chức năng:
Thận chứa tinh, bao gồm tinh của ngũ tạng, lục phủ và tinh của bộ phận sinh dục - tinh di truyền nòi giống. Tinh của ngũ tạng, lục phủ có nguồn gốc ở thủy cốc, là chất dinh dưỡng cơ bản để duy trì hoạt động sinh mệnh của cơ thể. Tinh của bộ phận sinh dục là chất cơ bản nhất khi con người phát triển đến tuổi dậy thì, tinh khí đầy đủ. Tinh này là do tinh khí tiên thiên (do cha mẹ tạo ra) kết hợp với tinh khí ngũ tạng của hậu thiên (do ăn uống và hít thở dưỡng khí tạo ra) chuyển hoá rồi chứa ở thận. Thận còn chủ việc sinh tinh chứa đựng và bài tiết ra. Trên lâm sàng những bệnh di tinh, hoạt tinh hoặc tinh ít không đủ khả năng sinh đẻ đều do thận khí kém, khi điều trị phải điều trị thận.
Quan hệ giữa thận khí và sự sinh trưởng. Thận khí là bẩm thụ tinh khí tiên thiên của cha mẹ. Khi còn thai nghén, nó là cơ sở để xúc tiến sự
19
phát dục trưởng thành của thai nhi. Khi ra đời thận khí được sự dinh dưỡng tinh khí của đồ ăn của hậu thiên mà dần dần đầy đủ.
Thận chủ xương tủy. Sự phát triển của xương tủy đều có quan hệ nhất định với thận. Trong các bệnh về xương tủy như: "cốt nuy", thoái hoá cột sống, loãng xương, còi xương đều là do thận khí suy kém mà sinh ra.
Quan hệ của thận:
Quan hệ biểu lý. Thận quan hệ với hai phủ: tam tiêu và bàng quang.
Thận khai khiếu ra tai, tiền âm (lỗ tiểu và lỗ sinh dục ngoài), hậu âm (hậu môn). Ở bộ phận trên thì thận khai khiếu ra tai, ở bộ phận dưới thì thận khai ra tiền âm, hậu âm. Thận khai khiếu ra tai: thận tốt, thì nghe tốt, thận yếu thường có hiện tượng ù tai, nghe rất kém, khi điều trị thường phải bổ thận. Thận khai ra tiền âm, hậu âm: chủ yếu biểu hiện ở quan hệ của thận với đại, tiểu tiện.
LỤC PHỦ
Đởm
Chức năng:
Đởm giữ chức năng trung chính của việc quyết đoán. Trung chính nghĩa là không thiên lệch, có ý
20
nghĩ chuẩn xác, hành động quyết đoán. Sách còn nói: "Tất cả 11 tạng phủ đều là quyết đoán của đởm". Trong phạm vi hoạt động của cơ thể về tư duy, đởm chiếm một vị trí trọng yếu, khi đởm mạnh thì người có ý chí mạnh mẽ.
Đởm còn là phủ trung tính. Đởm có chức năng điều hoà cân bằng các chất trong cơ thể. Đởm quan hệ mật thiết với can. Can chủ về mưu, đởm chủ về quyết đoán. Người có mưu trí lại dám hành động quyết đoán là một người mạnh mẽ. Có nhiều tác giả nêu rằng trong việc luyện tập, châm cứu, xoa bóp, nếu làm tăng chức năng hoạt động của can, đởm thì chắc chắn sức khoẻ sẽ tốt lên. Khi vui tươi làm cho lợi mật, do đó về tinh thần con người phải luôn luôn vui tươi. Vui tươi là liều thuốc sống.
Vị
Chức năng:
Vị là kho chứa đồ ăn, chủ việc làm chín nhừ thức ăn. Con người nhờ bẩm thu khí tiên thiên mà có thể sinh trứng, phát dục nhưng cũng nhờ vào sự ăn uống để hấp thụ khí hậu thiên để duy trì và phát triển sự sống. Công năng của vị làm cho thức ăn chín nhừ, rồi đưa xuống ruột non hấp thụ cho nên nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
21
Quan hệ của vị:
Quan hệ giữa tỳ và vị. Tỳ có chức năng vận hoá. Thức ăn có tiêu hóa tốt được hay không là nhờ tỳ. Tỳ suy yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị. Vị còn là hậu quả của các sở thích của con người về ăn uống... Ăn uống sinh hoạt không giữ gìn là nguyên nhân gây ra vị thống (đau dạ dày). Trong các bệnh về vị đều phải chữa đến tỳ, nhất là thể tỳ vị hư hàn.
Tiểu tràng
Chức năng:
Tiểu tràng hấp thụ đồ ăn uống được tiêu hoá từ vị đưa xuống. Nó còn có chức năng phân thanh trọc. Chất cặn bã được đưa xuống đại tràng và bài tiết ra ngoài. Chất thủy dịch cũng được phân thanh trọc đưa xuống bàng quang. Về lâm sàng, bệnh của tiểu tràng có quan hệ về đại tiện, tiểu tiện.
Đại tràng
Chức năng:
Đại tràng chủ việc bài tiết cặn bã. Phần cặn bã được đưa xuống đại tràng rồi bài tiết qua hậu môn. Các chất thanh còn lại vẫn có khả năng được hấp thụ, còn đại bội phận được bài tiết ra ngoài, thông qua đại tiện.
22
Với chức năng ấy, đại tràng thường phải tiếp thu các chất có nhiều uế tạp, mặt khác cơ đại tràng rất mỏng dễ bị tổn thương và khi bị tổn thương thì rất khó hồi phục. Đại tràng thường hay bị viêm và trong bệnh này người ta chia ra làm nhiều thể: viêm đại tràng hư, viêm đại tràng thực, viêm đại tràng hàn, viêm đại tràng nhiệt. Tuỳ theo từng thể mà cách chữa khác nhau.
Quan hệ của đại tràng:
Đại tràng quan hệ với tiểu tràng.
Quan hệ giữa phế và đại tràng là quan hệ biểu lý, khi phế khí không thông lợi, thường gây ra chứng đại tiện bí.
Bàng quang
Chức năng:
Bàng quang chủ việc tiểu tiện. Sau khi tỳ làm nhiệm vụ vận hoá các chất dinh dưỡng cho toàn thân, các chất còn lại bị thải trừ. Bàng quang chứa chất thải của thủy dịch. Trong quá trình khí hóa, giữa tân dịch, mồ hôi và tiểu tiện có quan hệ mật thiết với nhau: khi mồ hôi ra nhiều, tân dịch bị giảm sút thì số lượng nước tiểu bị giảm sút. Mặt khác, bàng quang cũng là nơi tập trung tạp chất của thủy dịch nên bàng quang có khả năng mắc nhiều bệnh như: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, v.v..
23
Tam tiêu
Chức năng:
Chức năng của tam tiêu gồm ba phương diện: lưu thông khí huyết, tân dịch, góp phần tiêu hoá thức ăn và thông lợi đường nước. Nói cách khác tam tiêu có chức năng khí hoá đường nước trong cơ thể, cân bằng nội môi (môi trường bên trong cơ thể), giúp cho các tạng phủ được tươi nhuận, khí cơ thể được điều hoà.
Tam tiêu gồm 3 phần:
- Thượng tiêu bao gồm tim, phổi. Thượng tiêu phân bổ khí đi khắp cơ thể, nuôi thân thể, làm mượt lông tóc. Thượng tiêu có công năng chủ việc quy nạp.
- Trung tiêu bao gồm tỳ, vị, gan, lá lách, v.v.. Trung tiêu có chức năng vận hoá thủy cốc, vận chuyển khí huyết, tân dịch tạo thành tinh hoa đưa lên phế để hóa thành khí huyết.
- Hạ tiêu bao gồm can, thận, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang, v.v.. Chức năng chủ yếu của hạ tiêu là phân thanh trọc. Chất thanh tiếp tục được hấp thụ đưa vào cơ thể còn chất trọc thải ra ngoài cơ thể.
Như vậy, điều cơ bản trong điều trị là phòng bệnh và luôn luôn giữ cho cân bằng các tạng phủ trong cơ thể, khi có rối loạn chắc chắn sẽ gây ra bệnh tật.
24
Tăng huyết áp chính là sự mất cân bằng âm dương của ba tạng: can, thận, tâm. Can âm suy yếu, gây can dương vượng. Can dương vượng quá lại hại đến can âm. Can âm hư kéo dài gây mất cân bằng của thận. Theo học thuyết ngũ hành, thận thủy là mẹ của can mộc, trên cơ sở đó tăng huyết áp được chia thành các thể sau:
- Thể can dương vượng
Triệu chứng: Đau đầu bứt rứt, thân nhiệt hơi cao, mặt đỏ, lưỡi đỏ, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền khẩn.
- Thể can dương vượng - can âm hư.
Triệu chứng: Chóng mặt, ù tai mất ngủ, rối loạn tinh thần, cảm giác như kiến bò, tê nặng tay chân, lưỡi đổ mạch huyền - tiểu - sác.
- Thể can - thận âm hư
Triệu chứng: Người mệt mỏi chóng mặt, đau lưng, ù tai, chân tay yếu, mất ngủ hay mê hoảng, đái đêm nhiều lần, mạch trầm - tiểu.
- Thể đờm ẩm hay đàm ẩm
Trong cuốn Nội khoa Y học cổ truyền, giáo sư Hoàng Bảo Châu đã nêu chứng đờm ẩm như sau: đờm ẩm là một loại nguyên nhân gây bệnh, chính là thủy đọng lưu lại ở một vị trí trong cơ thể
25
không vận hoá theo quy luật bình thường. Nội kinh gọi là tích ẩm, "kim quỹ” gọi là đờm ẩm. Đờm ẩm thuộc một loại song có nhiều dạng khác nhau, và đều do tân dịch thủy cốc chuyển thành. Đờm thì dính, đặc và đục - thuộc dương, ẩm thì loãng và trong - thuộc âm; nguyên nhân của ẩm là thấp, nguyên nhân của đờm là hỏa.
Đờm vốn không sinh ra bệnh mà bệnh sinh ra đờm. Cho nên chữa bệnh chủ yếu là chữa đờm. Ở những người béo, hoặc trong máu có nhiều cholesterol thường thấy nhức đầu, ít muốn hoạt động, đi lại chậm chạp; huyết áp ở thể này hay có nguy cơ gây ra tai biến.
26
KHẢ NĂNG PHÒNG VÀ
ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH
Khoa học ngày càng phát triển, những thành tựu đột phá trong lĩnh vực y học đã giúp cho con người phòng chống được nhiều bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính. Đặc biệt, y học cổ truyền Á đông đã đóng góp không nhỏ trong việc điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có bệnh cao huyết áp. Rất nhiều người bị bệnh hiểm nghèo vẫn sống khỏe và làm việc tốt, nếu tin tưởng vào nền y học Á đông, tập luyện theo phương pháp Dưỡng sinh.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, năm 29 tuổi bị bệnh lao phổi, 7 lần lên bàn mổ, cắt bỏ 8 xương sườn, toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái. Một giáo sư người Pháp tiên đoán sau 2
năm ông không chết vì bệnh phổi thì cũng sẽ chết vì bệnh tim (tâm phế mãn). Nhờ phương pháp luyện thở Dưỡng sinh, chẳng những bác sĩ sống qua 2 năm mà còn sống thêm trên 50
năm khoẻ mạnh và minh mẫn. Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng - nguyên Viện trưởng Viện Đông y,
27
nguyên Bộ trưởng bộ Y tế - trong những năm làm bộ trưởng bị tai biến mạch máu não. Bác sĩ đã luyện tập, thuốc men, chữa khỏi bệnh. Sau một thời gian bác sĩ Hưởng bị tai biến lần thứ hai, nặng hơn. Với nghị lực và lòng tin vào phương
pháp Dưỡng sinh bác sĩ đã tự chữa khỏi bệnh, đi lại được, khi đã ngoài 90 tuổi vẫn khoẻ mạnh, làm việc được. Một bác sĩ người Mỹ tên là Anthony Satilaro tác giả của cuốn Vui sống tự nhiên, đã dùng phương pháp Thực dưỡng và Tĩnh tâm chữa khỏi bệnh ung thư xương của mình.
Thực tế cho thấy rằng, luyện tập Dưỡng sinh là một phương pháp có hiệu quả cao trong việc chữa trị cao huyết áp và hạn chế đến mức thấp nhất những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, đối với những người tăng huyết áp ở giai đoạn I và II, tập Dưỡng sinh có tác dụng cải thiện tình trạng cơ thể, duy trì và ổn định trị số huyết áp ở mức độ phù hợp trong cuộc sống lâu dài và tránh được những cơn tăng huyết áp đột ngột.
Cần phải nhắc lại rằng thái độ và niềm tin của người bệnh về hiệu quả của phương pháp luyện tập Dưỡng sinh có một vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả chữa trị.
Dưỡng sinh là gì?
Dưỡng sinh là một phương pháp đã có từ lâu đời. Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ
28
đều có các phương pháp tập luyện Dưỡng sinh như Khí công, Yoga,... giúp giữ gìn sức khỏe, tăng tuổi thọ, chống bệnh tật rất có hiệu quả.
Ở nước ta, các danh y như cụ Tuệ Tĩnh, cụ Hải Thượng Lãn Ông cũng đã viết về phương pháp Dưỡng sinh.
Dưỡng sinh là một phương pháp rèn luyện toàn diện nhằm bồi dưỡng sức khỏe và trị bệnh mạn tính. Nó chẳng những giúp chúng ta mạnh về thể xác, vững về tinh thần mà còn giúp chúng ta làm chủ được bản thân. Người yếu đuối muốn tăng cường sức khoẻ, người có tuổi, người có bệnh mạn tính đều nên tập phương pháp này.
Sách Hoàng Đế nội kinh viết:
Thượng cổ thiên chân
Điềm đạm hư vô
Chân khí tòng chi
Tinh thần nội thủ
Bình an tàng lai.
Muốn sống lâu và khoẻ mạnh con người phải biết kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân, tránh xúc động thái quá, sẽ ảnh hưởng đến ngũ tạng. Từ sinh hoạt tinh thần đến hoạt động rèn luyện thể chất, con người phải thuận theo quy luật tự nhiên. Sống điều độ thì sẽ được bình an lâu dài.
Đại danh y Tuệ Tĩnh - ông tổ của ngành dược, người đặt nền móng cho nền y dược cổ truyền
29
Việt Nam, dạy về phép tu dưỡng thân tâm (Dưỡng sinh) như sau:
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình
Có thể tạm dịch là: giữ tinh (tiết chế tình dục); dưỡng khí; bảo tồn thần (không để tinh thần hao tán); giữ cho lòng thanh thản; hạn chế ham muốn, dục vọng; làm điều thiện, sống với lẽ phải; rèn luyện thân thể
- Bế tinh
Tinh ở đây nên hiểu là gồm: tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên. Tinh của tiên thiên là tinh của bố mẹ truyền cho mình. Tinh của đàn ông, trứng của đàn bà, kết hợp lại sinh con để duy trì nòi giống. Tinh khí của bố mẹ không đầy đủ -
“tiên thiên bất túc” thì khả năng thích nghi với cuộc sống của đứa trẻ khi ra đời rất khó khăn - “hậu thiên bất nghi”. Tinh của hậu thiên là chất dinh dưỡng tinh hoa của thức ăn tạo ra sau khi được tiêu hóa. Nó được hấp thụ vào cơ thể và dự trữ trong tất cả các tạng phủ với nhiều hình thức và sẵn sàng biến thành năng lượng để cho cơ thể hoạt động.
Tinh đối với con người rất quan trọng, nhờ có tinh mới có khí. Con người muốn sống lâu khoẻ mạnh cần giữ tinh, không nên sinh hoạt tình dục
30
trác táng, bừa bãi mà nguy hại đến thân thể. Trong quá khứ nhiều vị vua chúa say mê sắc dục nên sức khỏe suy yếu rất nhanh, tuổi thọ giảm, nhiều người trên 40 tuổi đã chết. Thanh niên nếu bị mắc bệnh di hoạt tinh cũng suy sụp một cách nhanh chóng. Vậy bế tinh ở đây có nghĩa là hạn chế sắc dục, tránh dâm dục thái quá gây nên bệnh tật và chết yểu.
- Dưỡng khí
Khí là năng lượng hoạt động của cơ thể, nhờ vào sự kết hợp giữa ôxy với tinh mà thành. Trong cơ thể con người, các tạng phủ đều làm ra chức năng khí, như thận khí, can khí, tỳ khí, phế khí, tâm khí, v.v.. Nếu khí đầy đủ thì tạng phủ khoẻ mạnh. Vậy để có đủ khí, mọi người luyện tập thở tốt, thở đúng để tạo ra khí dồi dào. Muốn cơ thể khoẻ mạnh cường tráng, phải biết cách luyện tập để biến tinh thành khí.
- Tồn thần
Trong cơ thể con người, khí càng đầy đủ bao nhiêu, thì thần càng mạnh bấy nhiêu. Thần nói theo y học hiện đại là chức năng cao cấp của hệ thần kinh trung ương, là cơ quan điều khiển toàn bộ cơ thể. Tinh - khí - thần là 3 vật quý báu nhất của cơ thể, gọi là tam bảo. Chúng ta cần phải tránh các xúc động thái quá, phải làm chủ
31
được bản thân, nếu lo nghĩ, buồn rầu, sợ sệt, hoặc giận dữ quá sẽ hại đến khí của các tạng phủ mà sinh ra bệnh tật. Ăn uống, làm việc cần phải điều độ:
Tự cung thanh đạm, tinh thần sảng.
Tố sự thung dung nhật nguyệt trường. Hai câu thơ trên trích trong bài Thất cửu (Sáu mươi ba tuổi) của Bác Hồ, nghĩa là:
Cách sống thanh đạm, tinh thần sáng suốt Làm việc thong dong, ngày tháng dài.
Đây chính là một cách sống tích cực, điều độ mà chúng ta phải học tập.
Thần còn có ý nghĩa trong việc chẩn đoán chữa bệnh của y học cổ truyền; nhìn vào sắc mặt và con mắt, dựa vào biểu hiện của thần để xác định bệnh nhẹ hay nặng. Cho dù là người già hay người trẻ nếu sắc mặt, con mắt không có thần là bệnh nguy hiểm, khi điều trị phải hết sức cẩn thận.
- Thanh tâm
Thanh tâm là giữ tâm hồn mình trong sạch, sống có đạo lý, biết cách cư xử với mọi người, thật thà chất phác, không lo lắng, sợ sệt, không giận dữ, không buồn phiền... Trong quan hệ giữa người với người phải luôn giúp đỡ lẫn nhau. Khổng Tử, triết gia của Trung Quốc đã viết trong cuốn Đạo đức kinh: “Con người sống có đạo đức sẽ mang lại nhiều điều ích lợi, sẽ sống lâu”. Thanh tâm để tạo
32
cho mình trạng thái thanh thản, ung dung - không bận tâm đến những việc không cần thiết, chỉ nghĩ đến việc làm có ích cho mọi người.
- Quả dục
Quả là hạn chế, dục là dục vọng con người. Con người phải biết hạn chế dục vọng xấu xa, tránh các hoạt động phi pháp, tham ô, hủ hoá, tránh lo nghĩ và đối phó để cho tinh thần được ổn định, bệnh tật không xảy ra.
- Thủ chân
Về mặt y thuật, “thủ chân” nghĩa là giữ gìn chân khí, nguyên khí, là giữ gìn chính sinh mạng của mình. Mặt khác, thủ chân còn là tu dưỡng tư tưởng, hiểu rộng ra là nắm vững chân lý của tự nhiên và xã hội, lấy đó làm niềm tin vững chắc, làm lẽ sống, lý tưởng của mình. Có nắm được chân lý thì mới có lập trường kiên định, không khuất phục trước uy quyền, không bị tiền tài, danh lợi quyến rũ, mới có sức mạnh làm chủ bản thân, làm chủ xã hội.
- Luyện hình
Rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục, thể thao, lao động chân tay, cơ thể luôn luôn vận động, làm cho khí khuyết lưu thông, cơ thể khỏe, đẹp, cường tráng. Người xưa có câu:
33
Nhân thân thường vận động.
Cốc khí tiêu bệnh bất sinh.
Người thường xuyên tập luyện, vận động, ăn uống ngon miệng, bệnh không thể sinh ra được. “Lưu thủy bất sinh hủ”. Con người cũng như các dạng vật chất khác trong vũ trụ đều tồn tại ở dạng vận động, cũng như nước chảy thì không tù
đọng, hôi thối. Y học cổ truyền có câu: "Thống tắc bất thông, thông tắc bất thống". Khí huyết trong người lưu thông tốt thì không gây ra đau nhức, về mặt phong cách sống, người xưa dạy rằng: phải thực hiện thanh hô hấp, thanh ẩm thực, thanh tư tưởng, nghĩa là, hít thở không khí trong lành, ăn uống thanh đạm, đủ chất, tinh thần không nên xúc động thái quá, không làm việc ác, nên làm việc thiện.
34
DƯỠNG SINH ĐỐI VỚI NGƯỜI
BỊ CAO HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp, như trên đã trình bày, là một bệnh khá phổ biến. Ở giai đoạn I nếu được điều trị tích cực có thể hồi phục. Còn ở giai đoạn II thì mục tiêu chủ yếu là điều trị ổn định lâu dài, tránh chuyển sang giai đoạn III. Ở đầu giai đoạn II và trong giai đoạn II, cần tập luyện để huyết áp ổn định ở mức cho phép, kéo dài cuộc sống sinh hoạt, làm việc như bình thường. Phác đồ điều trị tăng huyết áp bằng tập Dưỡng sinh có các nội dung sau:
TỰ XOA BÓP
Tự xoa bóp theo phương pháp y học cổ truyền là xoa bóp cả tạng phủ bên trong và bên ngoài. Xoa bóp tạng phủ bên trong thông qua cách thở sâu, thở cơ hoành. Xoa bóp bên ngoài bao gồm xoa bóp ngũ quan (tai, mắt, mũi, lưỡi, da), tay, chân, thân mình, cả sau lưng nơi mà tay không sờ tới và đáy thân (nơi hậu môn), có nghĩa là tác động tới
35
tất cả các bộ phận của cơ thể để chuyển vận khí huyết đi khắp nơi. Việc xoa bóp ngũ quan là phương pháp được rút ra từ những kinh nghiệm lâu đời để giữ gìn sức khoẻ.
Tự xoa bóp có tác dụng tốt đối với da như: làm sạch da, bóng da, tăng tính đàn hồi của da, kích thích các tuyến ở dưới da, đặc biệt có tác dụng giãn mạch ngoại biên. Đối với tăng huyết áp, giãn mạch có ý nghĩa rất quan trọng làm cho máu trở về tim tốt hơn. Đặc biệt, dưới da có nhiều mút thần kinh, thông qua xoa bóp có thể gây hưng phấn nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu.
Đối với cơ: Tự xoa bóp có thể làm tăng tính đàn hồi của cơ, phục hồi sự mỏi mệt các cơ một cách nhanh chóng, làm tăng sức bền của cơ, làm giãn cơ, máu lưu thông tốt giúp cho sự điều hoà huyết áp, chống co cứng cơ. Mặt khác, tự xoa bóp làm cho máu tới nuôi dưỡng cơ tốt, tránh đau nhức và teo cơ.
Đối với gân và dây chằng, xương khớp: Tự xoa bóp có khả năng làm mềm, giãn dây chằng, làm tăng dinh dưỡng khớp, tăng sự hoạt động của khớp, chống khô khớp, chống thấp khớp. Do đó tự xoa bóp có thể tham gia tích cực vào việc chữa bệnh về khớp. Khớp không đau đi lại vận động tốt sẽ giúp cho hệ thống tuần hoàn làm việc tốt hơn -
giúp cho huyết áp ổn định.
Đối với hệ thần kinh: Tuỳ theo thủ thuật của tự xoa bóp, mạnh, vừa hoặc nhẹ sẽ có ảnh hưởng
36
tới sự hưng phấn hay ức chế của thần kinh. Khi tăng huyết áp nên xoa bóp khắp cơ thể với thủ thuật nhẹ hoặc vừa nhịp nhàng. Như thế có thể chữa được bệnh mất ngủ, hoặc thần kinh hoảng hốt, rối loạn.
Đối với hệ tuần hoàn: Tự xoa bóp có tác dụng làm giãn các mạch máu ngoại biên, do đó máu trở về tim nhanh hơn, giúp cho máu đi nuôi cơ thể tốt hơn. Tăng huyết áp có liên quan mật thiết với trạng thái của mạch: khi co mạch máu thì huyết áp tăng, khi giãn mạch máu thì huyết áp giảm. Vậy tự xoa bóp là cơ sở để điều chỉnh huyết áp. Khi mạch máu giãn sẽ giúp cho tim làm việc nhẹ nhàng hơn.
Đối với hô hấp: Tự xoa bóp giúp kích thích thở sâu hoặc là trong lúc tiến hành tự xoa bóp nên kết hợp thở có nhịp điệu, với động tác xoa bóp theo phương pháp Dưỡng sinh. Khi thở sâu sẽ giúp cho việc chuyển hoá nội tạng bên trong được tốt hơn,
khả năng điều hoà huyết áp tốt hơn.
Tự xoa bóp còn tham gia vào quá trình chống xơ cứng tuổi già. Người trẻ do không bị xơ cứng, nên hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn, hình thể đẹp. Ngược lại người già cơ thể dần xơ cứng nên đi đứng rất khó khăn, lưng còng, tai nghễnh ngãng, mắt mờ, trí nhớ kém, mạch máu cũng bị xơ cứng. Tuổi già là một quá trình xơ cứng - điều đó có ảnh hưởng trực tiếp làm cho huyết áp tăng cao. Tự xoa
37
bóp làm cho khí huyết lưu thông trong ngoài giúp cho việc bồi dưỡng cơ thể; khi khí huyết lưu thông thì cơ thể sẽ không bị đau nhức, tăng cường được khả năng chống đỡ với bệnh tật, nhất là các bệnh về tim mạch, huyết áp.
Xoa bóp ngũ quan
Phản ứng với bên ngoài là nhờ vào các giác quan của ngũ quan. Muốn được nhanh nhẹn, nhất là đối với người già, người bị huyết áp cao cần thường xuyên tập luyện phương pháp này.
Về tư thế. Tư thế ngồi là thuận tiện nhất, có thể ngồi kiểu hoa sen hay ngồi thõng chân để tiến hành xoa bóp (hình 1, 2, 3).
Hình 1 Hình 2 Hình 3
- Gãi đầu
Trước hết phải xoa tay cho nóng, đầu hơi cúi 38
xuống, hai tay đặt dưới trán dùng các ngón tay luồn vào chân tóc vuốt sát da đầu từ trước ra sau, làm như thế 10 lần (hình 4, 5).
Hình 4 Hình 5
- Xoa bóp tai và loa tai
Hai tai có nhiều huyệt châm, các huyệt này có thể trị nhiều bệnh trong cơ thể. Phía trước và phía sau tai có các huyệt chữa điếc tai và ù tai.
Xoa nóng 2 bàn tay, dùng lòng bàn tay xát lên xát xuống 2 bên loa tai làm cho tai nóng lên, làm như thế từ 10 đến 20 lần.
Áp vào màng nhĩ. Úp 2 lòng bàn tay vào 2 lỗ tai, ấn bịt lỗ tai để cho hơi trong lỗ tai áp vào màng nhĩ rồi mở nhanh hai bàn tay ra cùng một lúc để cho màng nhĩ được tác động. Động tác này có tác dụng đến tai giữa và tai trong vì màng nhĩ chuyển rung động đến các phần của tai trong, có tác dụng chống xơ cứng, làm cho khí huyết lưu thông ở tai trong, làm như thế từ 5 đến 10 lần (hình 6, 7).
39
Hình 6 Hình 7
Động tác đánh trống trời. Hai lòng bàn tay áp vào lỗ tai cho kín, các ngón tay đặt phía sau gáy, ngón trỏ đè lên ngón giữa rồi dùng sức bật ngón trỏ xuống đánh nhẹ vào vùng gáy sẽ gây ra tiếng vang, sau đó nhanh chóng đặt ngón trỏ lên ngón giữa tiếp tục bật xuống. Động tác này làm từ 10 đến 20 lần (hình 8, 9).
Hình 8
40
Hình 9
- Xoa mắt
Dùng 2 đầu ngón tay trỏ đặt tại đầu hai lông mày rồi xoa vòng tròn xuôi theo chiều lông mày vòng quanh hố mắt. Nếu muốn mạnh hơn, nắm bàn tay lại dùng phía sau ngón cái đặt vào hai đầu lông mày rồi miết xuôi theo chiều lông mày vòng quanh hố mắt (Động tác này làm từ 10 đến 20 lần).
Vuốt nhẹ mi trên. Mắt nhắm nhẹ, dùng đầu ngón tay vuốt nhẹ từ đầu mắt đến cuối mắt (làm động tác này từ 3 đến 5 lần).
Day vào huyệt tinh minh. Huyệt tinh minh vị trí ở góc trong mắt, sát cánh mũi. Tác động day vào huyệt này có tác dụng làm sáng mắt, nhuận mắt. Dùng ngón tay trỏ day vào huyệt tinh minh
ở hai bên, day khoảng 4 đến 10 phút (hình 10, 11, 12).
41
Hình 10
Hình 11 Hình 12
- Xoa mũi
Nghiêng bàn tay, dùng phía ngón trỏ xoa mũi từ dưới lên, từ trên xuống tốc độ hơi nhanh làm cho cánh mũi nóng lên.
Vị trí xoa: từ huyệt nghênh hương sát chân cánh mũi đến huyệt tinh minh góc trong mắt (hình 13, 14, 15). Vuốt đầu lỗ mũi rồi bẻ lỗ mũi qua lại (hình 17).
42
Hình 13 Hình 14
Hình 15 Hình 16
Dùng ngón tay cái bịt một bên cánh mũi rồi hít thở sâu, sau đó lại chuyển sang cánh mũi bên đối diện cũng hít thở sâu, làm như thế 10 đến 15 lần. Chủ yếu kiểm tra sự thở của hai bên mũi, nếu bị nghẹt thì cần day huyệt nghênh hương.
43
Day huyệt nghênh hương. Dùng hai đầu ngón tay của ngón trỏ day vào huyệt nghênh hương (sát hai bên cánh mũi) có tác dụng trị bệnh ngạt mũi, sổ mũi (hình 16).
- Xoa miệng - gõ răng - đảo lưỡi
Dùng lòng bàn tay bên này sát miệng và má bên kia từ miệng đến tai và từ tai đến miệng. Tác dụng làm giãn mạch máu ở mắt (hình 18, 19).
Hình 17 Hình 18 Hình 19
Gõ răng. Hai bên răng hàm gõ vào nhau 10 lần; răng cửa gõ vào nhau 10 lần có tác dụng làm chắc răng, ăn ngon.
Đảo lưỡi. Dùng đầu lưỡi đảo vòng tròn ngoài lợi kết hợp với đảo mắt theo chiều thuận và ngược kim đồng hồ từ 5 đến 10 lần.
Dùng đầu lưỡi đảo vòng tròn trong lợi cũng 44
từ 5 đến 10 lần, có tác dụng kích thích cảm giác ăn ngon, tăng khả năng vị giác.
Chú ý khi đảo lưỡi nếu không bị sâu răng có thể nuốt nước bọt xuống dạ dày giúp tăng cường tiêu hoá (hình 20, 21).
Hình 20 Hình 21 Hình 22
Tróc lưỡi. Đưa lưỡi vào vòm họng và tróc lưỡi từ 10 đến 20 lần, đưa vào sâu trong họng càng tốt (hình 22).
Xoa cổ. Ngửa đầu ra sau, dùng 2 lòng bàn tay xoa cổ từ trên xuống dưới rồi xoa từ dưới lên trên. Xoa nhẹ nhàng có tác dụng phòng và trị ho, viêm họng.
Chú ý: Chỗ lõm trên xương ức có huyệt thiên đột có thể bấm và day để tăng cường tác dụng phòng các bệnh ở hầu họng (hình 23, 24).
45
Hình 23 Hình 24
Xoa tam tiêu
Tam tiêu có thể tương ứng với 3 vùng của cơ thể: Vùng bụng dưới (hạ tiêu), vùng bụng trên (trung tiêu) và vùng ngực (thượng tiêu). Vùng bụng dưới có bộ phận sinh dục, bọng đái, ruột già, ruột non, đám rối thần kinh.
Vùng bụng trên có
dạ dày, ruột non, tụy,
gan, lá lách, đám rối
thần kinh.
Chú ý: Động tác
xoa bóp phải làm từ
nhẹ đến mạnh để có
tác động ít nhiều đến
các bộ phận ở sâu
trong mỗi vùng. Cần
chọn tư thế phù hợp, Hình 2546
thường ở tư thế ngồi thõng chân, hoặc ngồi xếp bằng. Tùy theo từng vùng có thể nắm tay như khi xoa bóp hạ tiêu hoặc xòe tay như khi xoa bóp trung tiêu hoặc thượng tiêu (hình 25, 26, 27).
Hình 26 Hình 27
- Xoa bóp hạ tiêu.
Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên, để tăng áp lực. Đặt tay ở vùng bàng quang xoa tròn theo chiều kim đồng hồ từ 10 đến 20 lần rồi xoa theo chiều ngược lại từ 10 đến 20 lần. Chữa khỏi đái đêm, đái són, trị viêm bàng quang (hình 28).
- Xoa bóp trung tiêu.
Đặt tay ở trên rốn. Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên xoa thuận và ngược chiều kim đồng hồ vòng quanh bụng trên, từ rốn đến mũi ức. Nếu bụng có nhiều mỡ dày thì dùng các đầu ngón tay
47
bóp da bụng có tác dụng làm tăng tuần hoàn ở vùng bụng. Đối với những người bị huyết áp cao nên tăng cường xoa bóp ở vùng này (hình 29).
- Xoa bóp thượng tiêu.
Một bàn tay xoè ra ốp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên. Xoa vòng tròn vùng ngực thuận và ngược chiều kim đồng hồ từ 10 đến 20 lần hoặc dùng tay xoa vòng số tám tránh đầu vú. Trong quá trình xoa bóp có thể kết hợp với thở sâu (hình 30).
Hình 28 Hình 29 Hình 30
Xoa bóp vùng thận
Vùng thận nằm ở sau lưng và trên thắt lưng. Vùng thận có 2 quả thận và 2 tuyến thượng thận. Đông y gọi là thận thủy, thận hỏa và bắp cơ lưng. Nếu tích cực xoa bóp vùng thận sẽ có tác dụng làm ấm thận, bổ thận, chữa được đau lưng cấp và mãn, điều hòa âm dương của thận.
48
Bàn tay xòe ra ôm lấy vùng thắt lưng rồi xát lên xát xuống cho thật nóng (động tác này nên làm nhịp nhàng). Có thể nắm nhẹ bàn tay rồi xát vào vùng lưng sẽ có tác dụng mạnh hơn. Trong lúc
xoa xát, mỗi tay có thể đưa lên xuống đổi chiều nhau mỗi bên từ 20 đến 40 lần (hình 31).
Hình 31
Xoa bóp tay
Ngồi thõng chân, hoặc ngồi xếp bằng, dùng lòng bàn tay bên này xoa bóp tay kia. Bắt đầu từ phía ngoài vùng vai rồi xoa xuống vùng cánh tay, cẳng tay và bàn tay trong lúc bàn tay để úp, rồi lật ngửa bàn tay, tiếp tục xoa phía trong từ bàn tay lên cẳng tay, cánh tay, vùng vai ngực. Làm như thế từ 10 đến 20 lần, sau đó đổi tay xoa phía tay bên kia.
Bóp tay, dùng lòng bàn tay và các ngón tay bóp theo chiều như khi xoa tăng từ 5 đến 10 lần (hình 32).
49
Hình 32
Xoa bóp chân
Một tay đặt bên mông, một tay đặt trên đùi xoa từ trên xuống dưới, từ phía trước đùi xuống cẳng chân rồi xuống mắt cá chân. Sau đó từ từ nhấc lên, hai tay vòng ra phía sau cổ chân, tiếp tục xoa phía sau từ dưới lên tới đùi. Hạ chân xuống tiếp tục xoa vùng mông từ 10 đến 20 lần. Tiếp đó chuyển sang xoa chân bên kia (hình 33).
Hình 33
50
Xoa lòng bàn chân
Hai lòng bàn chân áp vào nhau rồi chà xát với nhau cho nóng lên (hình 34).
Hình 34
Xoa mu chân, dùng cạnh ngoài bàn chân bên này, xát lên mu bàn chân bên kia, xát lên xuống cho nóng 2 mu bàn chân (hình 35).
Làm như thế này từ 10 đến 20 lần, với mỗi bên chân.
Hình 35
51
LUYỆN THỞ
Luyện thở đối với người bị cao huyết áp có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tiễn nhiều người đã dùng luyện thở để giảm trị số huyết áp. Luyện thở có nhiều phương pháp; người bị cao huyết áp nên chọn cách thở phù hợp.
Tác dụng của luyện thở
Bộ máy hô hấp hoạt động tự động, nhưng vỏ não của con người cũng có khả năng điều khiển và điều hòa hô hấp. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể thở theo ý muốn dưới nhiều hình thức khác nhau để cải thiện chức năng hô hấp, giữ vững và tăng cường hoạt động của bộ máy hô hấp, cụ thể là làm cho đường hô hấp được thông, phổi co giãn được dễ dàng, cơ thể hấp thu đầy đủ ôxy và thải đúng mức khí cacbonic. Về mặt sinh lý, bộ máy hô hấp có quan hệ hữu cơ với các bộ máy thần kinh, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết và vận động, vì vậy rèn luyện thở có ảnh hưởng tốt đến các cơ quan bên trong cơ thể.
Thế nào là thở tốt.
Thở tốt là bảo đảm thở hợp vệ sinh, tốn ít sức mà thông khí phổi đúng với nhu cầu của cơ thể trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Muốn thở tốt,
52
chúng ta phải rèn luyện thở để đạt được các yêu cầu sau đây:
- Yêu cầu trước tiên là thở đúng theo phương pháp vệ sinh, chủ yếu là thở bằng mũi. Hít vào và thở ra đều bằng mũi có tác dụng cản bụi và dễ điều khiển hơi thở. Thở hai lỗ mũi đều nhau. Hằng ngày cần kiểm tra lỗ mũi nào không thông phải chữa ngay.
- Yêu cầu thứ hai là vận dụng kiến thức khoa học để điều khiển các cơ hô hấp. Tuỳ theo yêu cầu của cơ thể về hấp thụ ôxy và thải bỏ khí cacbonic mà vận dụng ít hay nhiều cơ hô hấp, cơ hô hấp nào là chính để vừa tiết kiệm sức vừa đạt hiệu quả cao.
- Yêu cầu thứ ba là điều chỉnh một cách hợp lý nhịp thở và độ sâu hô hấp. Nên thở sâu, dài với nhịp thở chậm, êm dịu. Khi luyện thở ở tư thế tĩnh hay ở tư thế động cần điều hoà nhịp thở cho phù hợp với động tác.
Rèn luyện thở để cải thiện và nâng cao chức năng hô hấp.
Khi rèn luyện thở yêu cầu thở êm, sâu, chậm và đều, các cơ hô hấp nhất là cơ hoành phải được hoạt động mạnh mẽ, thường xuyên, lồng ngực nở rộng và co giãn tốt. Mục đích của luyện thở là phải xây dựng được phản xạ co giãn cơ hoành, để
53
lúc nghỉ ngơi ta cũng có thói quen thở sâu hơn so với khi chưa luyện tập. Khi hít thở sâu, tất cả các phế nang đều được giãn nở do đó hít được nhiều không khí; khi thở ra tất cả các phế nang co lại tống được nhiều thán khí ra ngoài làm cho lượng khí lưu thông tăng rõ rệt. Có người đứng tuổi, lượng khí lưu thông trung bình là 0,5 lít; khi thở sâu lượng khí lưu thông cao hơn rất nhiều, có thể từ 2 đến 3 lít.
Sau một thời gian rèn luyện thở, chức năng hô hấp tăng rõ rệt: dung tích sống, khả năng thông khí phổi tối đa trong một giây, khả năng nín thở khi thở ra đều tăng, nhịp thở trở nên sâu hơn, đều đặn và thong thả, xây dựng được thói quen thở sâu. Những người lớn tuổi bị thiểu năng hô hấp, rối loạn hô hấp, nếu được rèn luyện thở, chức năng hô hấp sẽ được cải thiện dần dần.
Ảnh hưởng của rèn luyện thở đến hệ tuần hoàn.
- Thở sâu có tác dụng to lớn trong việc trao đổi khí. Phổi có rất nhiều mạch máu, do đó ở phổi, không khí tiếp xúc với làn máu rất mỏng nhưng rất rộng vì mao mạch nhiều. Người ta ước lượng bề mặt phổi giãn ra chừng 150m² thì làn máu đã chiếm 2/3 bề mặt đó. Sau một thời gian nhất định, ở những người luyện thở, các phế nang đều co giãn tốt, tiếp xúc giữa máu và không khí tăng lên làm cho sự trao đổi khí tăng.
54
- Thở sâu có tác dụng cải tạo trái tim nhỏ yếu. Lồng ngực lép kẹp sẽ ảnh hưởng đến sự thông khí phổi và sự cung cấp đầy đủ ôxy cho cơ thể. Trong lồng ngực lép kẹp, trái tim không thể nở to, nên
nhỏ hẹp và yếu. Lúc nghỉ ngơi trái tim cũng phải co bóp nhanh mới tạm cung cấp đủ máu cho cơ thể. Khi vận động, tim nhỏ và yếu càng không đủ sức cung cấp máu cho cơ thể, nên khả năng vận động bị hạn chế và người chóng mệt mỏi. Rèn luyện thở sâu làm lồng ngực nở nang, tăng cường thông khí phổi, đồng thời có tác dụng làm tim co bóp tốt hơn, động mạch vành giãn nở tốt hơn,
chuyển nhiều máu đến nuôi dưỡng cơ tim, tạo điều kiện cho cơ tim phát triển, trái tim sẽ thay hình đổi dạng sau một thời gian rèn luyện thở sâu, có đủ khả năng thích ứng với vận động.
- Thở sâu giúp cho máu tĩnh mạch trở về tim dễ dàng, do đó làm giảm gánh nặng cho tim. Máu tĩnh mạch về tim được là nhờ nhiều yếu tố giúp cho tuần hoàn tĩnh mạch như: sức bơm của tim, sức hút của tim và lồng ngực, lực co bóp của các cơ khi vận động, sức đẩy của động mạch... Trong các yếu tố đó, yếu tố sức hút của lồng ngực khi giãn nở đáng được chú ý, vì càng thở sâu thì sức hút của lồng ngực càng mạnh. Cơ chế của hiện tượng tăng giảm áp lực trong tĩnh mạch là sự biến đổi áp suất trong lồng ngực. Khi hít vào, các cơ hô hấp làm cho thể tích lồng ngực to ra và áp suất
55
trong lồng ngực hạ thấp (áp suất âm), nhờ đó mà không khí được hút vào phổi. Còn khi thở ra thì ảnh hưởng sẽ ngược lại. Mỗi khi hít vào sâu, tác dụng hút của lồng ngực càng lớn, máu tĩnh mạch được hút về tim càng mạnh. Khi thở ra hết, tác dụng đẩy máu ở tim tăng hơn lúc bình thường. Mặt khác, khi thở sâu có sự tham gia tích cực của cơ hoành là cơ hít vào chính có ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch. Mỗi lần cơ hoành chuyển
động, vòm hoành hạ xuống ép các tạng phủ trong bụng, cùng lúc đó áp suất trong lồng ngực giảm làm cho tuần hoàn tĩnh mạch ổ bụng và ngực được dễ dàng hơn. Ví dụ, trước khi nghỉ ngơi, tim bóp mỗi phút 70 lần, sau một thời gian rèn luyện thở, tần số tim bóp giảm xuống 60 lần trong 1 phút hay ít hơn nhưng sự cung cấp ôxy cho cơ thể vẫn đầy đủ. Nếu mỗi phút tim co bóp giảm hơn trước 10 lần thì mỗi giờ tim co bóp giảm đi khoảng 600 lần và cả ngày giảm đi 14.400 lần. Trái tim co bóp thong thả, có nhiều thời gian nghỉ ngơi bớt tiêu hao năng lượng, vì vậy có thể nói thở sâu vừa có tác dụng làm giảm ứ máu ở các tạng trong bụng, tăng cường lượng máu lưu thông, đồng thời giảm gánh nặng cho tim.
- Thở sâu có tác dụng tăng cường chuyển hoá mỡ trong máu, góp phần phòng bệnh xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch. Điều đó có tác dụng rất tốt giúp cho người cao huyết áp tránh
56
được nguy cơ xuất huyết não. Xơ cứng động mạch có thể do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa mỡ, biểu hiện ở sự tăng cholesterol trong máu. Chất mỡ này (cholesterol) nhiều trong máu sẽ kết lại dưới nội mạc các động mạch lớn và nhỏ gây xơ vữa, xơ cứng động mạch. Các nhà khoa học cho rằng các tế bào trong phổi có khả năng phân huỷ chất mỡ nhờ chức năng phân huỷ mô này như mô phổi ôxy hoá và huỷ tại chỗ một lượng mỡ trong máu. Lượng mỡ huỷ càng cao khi tuần hoàn phổi càng lớn. Do đó, rèn luyện, vận động thân thể phối hợp với thở sâu có tác dụng tăng cường hô hấp, trực tiếp làm giảm tỷ lệ cholesterol trong máu.
Rèn luyện thở sâu có ảnh hưởng tốt đến hệ thần kinh.
- Khi thở sâu việc cung cấp đầy đủ ôxy cho não được bảo đảm giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt. Vai trò của hệ thần kinh trung ương có ảnh hưởng tới sự hoạt động của tất cả các cơ quan điều hoà các quá trình xảy ra trong cơ thể. Nếu thiếu thở vài phút là hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn, sự nuôi dưỡng các tế bào thần kinh bị đe doạ vì hệ thần kinh trung ương có nhu cầu về ôxy rất lớn. Thiếu thở sẽ dẫn đến thiếu ôxy để nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, dẫn đến mắc các bệnh về cơ năng thần kinh. Vì vậy luyện thở sâu đã trở
57
thành một biện pháp quan trọng để phòng bệnh và củng cố sức khỏe đối với những người lớn tuổi, những người bị cao huyết áp, những người có cơ năng thần kinh suy yếu, hoặc bị rối loạn tuần hoàn não.
- Nhịp thở có mối quan hệ chặt chẽ với tinh thần. Chúng ta không thể điều khiển được hoạt động của tim, sự co bóp của dạ dày, ruột, v.v.. nhưng có thể điều chỉnh được nhịp thở, có thể thở chậm 3 thì - 4 thì, có thể vận khí, tức là vận được huyết làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần được thoải mái.
Thở sâu còn giúp cho thư giãn - phép luyện thần gọi là thư giãn phân biệt hay là thư giãn không hoàn toàn. Khi thở sâu có chỉ huy, vỏ não tập trung vào chỉ huy hô hấp (thở theo ý muốn), không suy nghĩ hoặc chú ý đến các vấn đề khác (xóa bỏ tạp niệm), các bộ phận khác của não sẽ được nghỉ ngơi, như vậy đại bộ phận của vỏ não là ức chế chỉ có trung tâm hô hấp là hưng phấn trong quá trình luyện tập. Xu hướng ức chế nhiều thường lan tỏa, có thể dần dần bộ phận hô hấp cũng ức chế theo - người tập sẽ đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng.
Thở sâu có tác dụng xoa bóp nội tạng.
Khi thở sâu, cơ hoành co giãn nhiều, vòm hoành hạ xuống và nâng lên một cách nhịp nhàng
58
có tác dụng xoa bóp các cơ quan trong ổ bụng trong đó có gan, dạ dày, ruột, giúp tăng cường dinh dưỡng, làm lành các vết loét ở dạ dày, chống táo bón, nhu động ruột tốt hơn. Khi dạ dày, gan, ruột được lành mạnh, chức năng tiêu hoá bài tiết sẽ được cải thiện.
Rèn luyện thở sâu ảnh hưởng tốt đến khả năng vận động.
Những người đã có một quá trình rèn luyện thân thể phối hợp với thở sâu, lồng ngực dần sẽ nở nang, thông khí phổi tốt. Thói quen thở sâu, nhịp nhàng, đều đặn giúp cho khi chạy hoặc lao động khẩn trương có thể tránh được hiện tượng thở gấp. Khi vận động mạnh, nếu biết phối hợp với thở sâu và đều thì máu nợ ôxy tương đối nhẹ. Thở sâu còn giúp cho thời gian phục hồi cơ thể sau vận động được nhanh chóng. Những căn cứ khoa học đã nêu trên đây cho chúng ta thấy việc rèn luyện thở là cần thiết không chỉ để nâng cao sức khoẻ mà còn để phòng bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên, việc rèn luyện thở như thế nào, mức độ, thời gian rèn luyện ra sao, cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng người, tùy theo lứa tuổi, sức khỏe, tình trạng bệnh tật...
Việc rèn luyện thở liên quan đến tất cả các phương pháp tập luyện và tùy theo mục đích của phương pháp tập luyện đó. Ví dụ, tập thở theo
59
phương pháp khí công, chủ yếu nhằm mục đích chữa những bệnh mạn tính khó chữa; tập thở trong hoạt động thể dục thể thao với mục đích tăng cường chức năng hoạt động điều hòa của tạng phủ...
Tập thở sâu luôn mang lại lợi ích cho con người đặc biệt đối với người bị bệnh về tim mạch, huyết áp. Riêng đối với người bệnh cao huyết áp, chúng tôi đã nghiên cứu tìm ra phương pháp thở tốt nhất để ổn định được huyết áp. Theo đó muốn đạt được kết quả cần phải biết cách luyện thở đúng.
Cách luyện thở
Thở theo phương pháp khí công
- Kiểu thở. Chủ yếu là thở bụng, thì hít vào, bụng từ từ phình lên, thì thở ra, bụng từ từ xẹp xuống. Đây còn gọi là thở rèn luyện cơ hoành.
- Tính chất thở. Thở êm, dịu, khoan, đều, liền, nhỏ, lắng, sâu, dài. Đây là cách thở phải rèn luyện lâu dài (theo cách thở nhu) mới có được. Khi thở cần chú ý điều khiển hơi thở cho nhẹ nhàng, êm dịu khoan thai - từ từ hít vào, từ từ thở ra, hơi thở phải sâu, dài, không dùng sức quá nhiều để có thể luyện thở được lâu. Trong quá trình luyện thở, hít vào và thở ra đều bằng mũi. Thở bằng mũi có ưu điểm không khí được sưởi ấm, cản được bụi nhờ lông mũi và chất nhầy ở mũi, đồng thời thở bằng mũi dễ điều khiển hơn.
60
- Tư thế. Tư thế đối với rèn luyện thở rất quan trọng, cần giữ cho cơ thể được
thoải mái, đồng thời phải
ngay ngắn, nghiêm túc. Có
thể dùng tư thế ngồi, hoặc
nằm để tập thở.
+ Tư thế ngồi thõng chân
Ngồi ngay ngắn thẳng
thắn, ngực thẳng, không
cong, không ưỡn lưng, mắt
nhắm nhẹ, hai bàn tay để
trên đùi (hình 36).
Có thể ngồi xếp bằng
hoặc ngồi theo kiểu hoa sen
Hình 36
(hình 37, 38).
Hình 37 Hình 38
+ Tư thế nằm
Nằm ngửa, gối đầu vừa phải, 2 tay xuôi theo
61
thân hoặc để 2 bàn tay lên mào chậu (không để lên bụng), mắt nhắm hoặc nhìn vào chóp mũi. Có thể kê gối ở dưới mông.
Nằm nghiêng thì chú ý nên nghiêng về bên phải. Gối đầu vừa phải, chân trên hơi co, chân dưới duỗi tự nhiên, một tay để trên đùi, một tay để trước mặt cách 10 cm (hình 39, 40, 41).
Hình 39
Hình 40
Hình 41
Chuẩn bị. Mắt nhắm, tai như không nghe thấy gì, mắt như không nhìn thấy gì. Chỉ chú ý vào hơi thở (xoá bỏ tạp niệm). Quần áo rộng rãi thoải mái.
Thở theo phương pháp khí công cũng có nhiều cách thở khác nhau như "cường tráng công", "nội dưỡng công", "bảo kiện công" hoặc "thanh khí công". Để cho đơn giản dễ làm có thể theo 2 cách sau:
Thở sâu tự nhiên. Hít vào từ từ khoan thai nhẹ nhàng dồn hơi xuống bụng; khi bụng phình
62
lên tối đa thì lại từ từ thở ra nhẹ nhàng êm dịu. Khi hết hơi nghỉ một phút cho thoải mái tự nhiên, rồi lại tiếp tục hít vào như trước.
Chú ý:
+ Lúc bắt đầu tập có thể thở sâu một vài cái, rồi lại thở bình thường để dần dần thích nghi. + Khi dồn hơi cần đẩy hơi xuống bụng dưới gọi là khí "trầm đan điền" mới tốt.
+ Thở sâu có nín thở. Sau một thời gian thở sâu có chỉ huy, ta có thể thở sâu có nín thở, nhằm nâng cao sức khỏe và có tác dụng chữa bệnh. Có hai cách nín thở:
Cách giữ hơi thì hít vào: Hít vào từ từ, khoan thai, nhẹ nhàng, cho đến khi bụng phình lên tối đa, trong khoảng 1/3 thời gian của chu kỳ thở. Dùng các cơ hô hấp, cơ hoành để giữ không khí trong phổi khoảng 1/3 thời gian của chu kỳ thở. Sau đó từ từ thở ra cho đến hết hơi thở trong khoảng 1/3 thời gian còn lại.
Cách thở ra hết, không hít vào ngay: Hít vào từ từ khoan thai, nhẹ nhàng, cho đến khi bụng, phình lên tối đa trong 1/3 thời gian của chu kỳ thở. Không giữ hơi, thở ra ngay từ từ, khoan thai nhẹ nhàng cho đến hết. Không hít vào ngay mà nghỉ. Lúc này toàn bộ cơ thể như chìm xuống chiếu, chân tay thư giãn khoảng 1/3 thời gian của chu kỳ thở. Kiểu thở này rất có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp, thần kinh căng thẳng, mất ngủ.
63
Thở theo phương pháp dưỡng sinh
Trong tác phẩm Dưỡng sinh, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã nêu rất rõ về cách thở; chủ yếu là cách thở 3 thì và 4 thì. Trong đó, thở 4 thì là mục tiêu của người tập để giữ gìn sức khỏe và tăng cường tuổi thọ.
- Kiểu thở. Thở cả ngực và bụng. Thì hít vào ngực, bụng đều phình lên. Thì thở ra ngực, bụng đều xẹp xuống.
- Tính chất. Giống như thở theo phương pháp khí công nhưng có mức độ (không quá khắt khe), cần tập thở êm dịu, khoan, sâu, dài. Trong quá trình luyện thở luôn luôn tùy theo sức của từng người. Bài tập luyện thở có 4 mức thích nghi với tình trạng cơ thể khác nhau.
+ Mức thở bình thường là mức thở tự nhiên, dung tích khoảng 0,5 lít. Trước khi tập nên điều hòa hô hấp vài phút để tĩnh tâm.
+ Mức thở vừa là mức thở hít vào tối đa, thở ra bình thường khi thở ra không kìm, không thúc, để hơi ra tự nhiên. Mức thở này có ưu điểm là hơi thở tự nhiên thoải mái, ít mệt và có thể tập thở được lâu.
+ Mức thở gần tối đa, là mức thở hít vào tối đa, thở ra tự nhiên có kê mông.
Người tập dùng một cái gối kê mông lên cao để các tạng phủ trong ổ bụng như: gan, dạ dày, lá lách, ruột... tự nhiên dồn về phía cơ hoành. Trong
64
tư thế này cố gắng hít hơi vào để đẩy tạng phủ xuống dưới bụng, hít vào tối đa, sau đó thở ra tự nhiên không kìm, không thúc. Cách thở này có ưu điểm luyện cho cơ hoành ngày càng mạnh, nhưng cũng có nhược điểm là khi hít vào phải dùng sức chút ít.
+ Mức tối đa là mức thở hít vào tối đa, thở ra triệt để. Cách này thở được nhiều nhất và có nhiều cơ như cơ hô hấp, cơ hoành, cơ bụng hoạt động để cố ép hết khí dự trữ ra ngoài. Cách thở này tuy có triệt để nhưng rất mau mệt, người mới tập không nên áp dụng ngay.
Bốn mức thở trên đây đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy theo khả năng và theo sức của từng người mà áp dụng. Thông thường nên tập ở mức vừa và mức gần tối đa.
Những người bị cao huyết áp khi tập dưỡng sinh cần tiến hành luyện thở theo các kiểu thở sau.
- Thở 3 thì (kiểu 1)
Hít vào từ từ, bụng, ngực phình lên 1/3 thời gian chu kỳ thở. Thở ra từ từ, bụng, ngực xẹp xuống 1/3 thời gian chu kỳ thở. Nghỉ, không hít vào mà để cơ thể tự nhiên thư giãn, cảm giác nặng ấm tay, chân 1/3 thời gian chu kỳ thở.
Cách luyện thở này thiên về ức chế, làm cho thời gian thở ra kéo dài - áp dụng tốt đối với người cao huyết áp, thần kinh căng thẳng, mất ngủ.
65
- Thở 3 thì (kiểu 2)
Hít vào từ từ, ngực, bụng phình lên 1/3 thời gian chu kỳ thở. Giữ hơi, không thở ra 1/3 thời gian chu kỳ thở. Thở ra từ từ, bụng, ngực xẹp xuống 1/3 thời gian chu kỳ thở.
Kiểu thở này thiên về hưng phấn, có tác dụng nâng dần sức khỏe, hoặc khi làm công việc nặng cần phải nhịn thở thì sức sẽ tăng lên.
- Thở 4 thì
Mục tiêu cơ bản cuối cùng của người tập thở theo phương pháp dưỡng sinh là biết cách thở 4 thì. Thở 4 thì có tác dụng mạnh mẽ để luyện thần kinh và khí huyết, giúp cho thần kinh chủ động về hưng phấn và ức chế; giúp cho khí huyết lưu thông tốt qua đó ăn tốt, ngủ tốt và làm việc tốt.
Tư thế. Nên tập ở tư thế nằm ngửa để tập có hiệu quả hơn.
Thì 1. Hít từ từ hơi vào ngực rồi dồn hơi xuống bụng dưới 1/4 thời gian chu kỳ thở.
Thì 2. Giữ hơi, cơ hoành và các cơ hô hấp kìm giữ hơi ở ngực, bụng 1/4 thời gian chu kỳ thở. Thì 3. Thở ra thoải mái cho hơi ra tự nhiên (không kìm, không thúc) 1/4 thời gian chu kỳ thở. Thì 4. Nghỉ, không hít vào, không thở ra, thư giãn, người như chìm xuống chiếu, cảm giác nặng ấm 1/4 thời gian chu kỳ thở (hình 42).
66
Khí bổ sung
Khí lưu thông
Khí dự trữ
+
+ – –
1
Hít vào
2
Giữ hơi
3
Thở ra
4
Nghỉ
Phần hưng phấn Phần ức chế
Hình 42
Chú ý:
- Khi thở sâu, tất yếu phải thở chậm, dù vậy cơ thể luôn luôn được cung cấp đầy đủ ôxy. Khi thở sâu một chu kỳ thở có thể có tới 2,5 - 3 lít không khí vào phổi. Trong khi đó, khi thở bình thường thì một chu kỳ thở chỉ có 0,5 lít không khí vào phổi.
- Trước khi bắt đầu luyện thở nên có chuẩn bị để tránh kích thích ở bên trong cũng như bên ngoài. + Bên trong, cần phải đại, tiểu tiện trước khi tập, tránh mót đi tiểu trong khi tập. Mặc quần áo phải rộng rãi, thoải mái.
+ Bên ngoài, tránh ruồi, muỗi, và tiếng ồn quá mức.
- Cần chú ý đến phương pháp “nội tam hợp ý - khí - lực”: ý cùng khí hợp, khí cùng lực hợp. Phải luôn luôn lấy ý điều khiển khí, giữa khí và lực kết hợp hài hòa với nhau.
67
- Cần cố gắng dồn hơi xuống bụng dưới, “Khí trầm đan điền” - đan điền là vùng dưới rốn. - Khi luyện thở cần theo dõi cảm giác chủ quan nếu thấy thoải mái sau khi tập là được. Nếu thấy choáng váng, nhức đầu là luyện tập quá mức cần điều chỉnh cho phù hợp với “ngưỡng” của từng người. - Người bị cao huyết áp nên luyện thở theo phương pháp 3 thì thư giãn.
- Có thể đi bộ để tập thở, hoặc thở theo các bài võ dưỡng sinh, thái cực quyền, v.v..
Thời gian luyện thở
Hằng ngày có thể tập từ 1 đến 2 lần, khi thành thạo mỗi lần luyện 30 phút. Cần tăng dần thời gian tập luyện và có thể chia theo tuần như sau: Tuần thứ I: 1 lần luyện thở 5 phút.
Tuần thứ II: 1 lần luyện thở 20 phút.
Tuần thứ III: 1 lần luyện thở 25 phút.
Tuần thứ IV: 1 lần luyện thở 30 phút.
Tuần thứ V: 1 lần luyện thở 35 phút.
Tuần thứ VI: 1 lần luyện thở 40 phút.
Tuần thứ VII: 1 lần luyện thở 45 phút. Từ tuần thứ VIII: mỗi lần luyện chỉ nên 30 phút.
LUYỆN THƯ GIÃN
Đối với người bị cao huyết áp, luyện thư giãn giữ một vai trò rất quan trọng. Ta đã biết huyết
68
áp cao thể nguyên phát chủ yếu là do căng thẳng thần kinh gây nên và thường gọi là tăng huyết áp thể thần kinh. Luyện thư giãn, tức là luyện thần kinh bằng phương pháp thư giãn, bảo vệ vỏ não, giúp cho vỏ não làm việc bớt căng thẳng. Nói một cách khác hãy luyện tập để đưa thần kinh đi vào yên tĩnh.
Lợi ích khi thư giãn cơ thể
Rất nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính như suy nhược thần kinh, cao huyết áp, đau dạ dày... có nguyên nhân liên quan đến hệ thần kinh và thường là do thần kinh quá cẳng thẳng gây nên.
Trong tình trạng thần kinh quá căng thẳng, các cơ vân, cơ trơn đều căng hơn bình thường. Luyện thư giãn có thể giúp cho bệnh nhân chủ động giải tỏa căng thẳng thần kinh, điều khiển các cơ giãn ra để cơ thể thư thái, thoải mái. Việc thư giãn cơ một cách chủ động sẽ tạo ra khả năng nâng cao quá trình ức chế. Quá trình ức chế tốt, nghỉ ngơi, ngủ thoải mái, giúp cho quá trình hưng phấn tốt, làm việc có hiệu quả. Ngược lại, quá trình hưng phấn tốt sẽ giúp cho quá trình ức chế tốt, thần kinh điều hòa từ đó mà cơ thể có khả năng tự điều chỉnh trạng thái bệnh tật. Đó chính là mục tiêu của phương pháp luyện thư giãn.
Muốn luyện thư giãn được tốt, ở gốc tức là các trung tâm ở vỏ não phải thư thái, tránh suy nghĩ
69
căng thẳng, thái quá, ở ngọn tức là hệ cơ: cơ vân (các bắp thịt) và cơ trơn (các cơ dạ dày, ruột...) phải giãn ra, không căng cứng.
Quá trình thư giãn ở gốc và ngọn có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Khi gốc giãn tốt sẽ tạo điều kiện cho ngọn giãn tốt và ngược lại, nếu ngọn (các cơ) giãn tốt sẽ giúp cho gốc thần kinh nghỉ ngơi tốt. Vậy muốn thư giãn tốt thì các cơ, nhất là các cơ vân không được căng cứng: tay, chân, đầu, cổ, thân mình đều phải buông xuôi... Gương mặt khi luyện thư giãn phải luôn luôn tươi, bình thản như mặt nước hồ.
Y học cổ truyền rất coi trọng đến vấn đề “Thần”, tồn thần, dưỡng khí. Thần còn thì sinh mạng còn, thần tuyệt thì sinh mạng tuyệt. Thư giãn chính là một phương pháp tồn thần tốt nhất.
Cụ Hải Thượng Lãn Ông, trong Vệ sinh yếu quyết có viết:
Nội thương bệnh chứng phát sinh
Thường do xúc động thất tình gây nên
“Thất tình” là chỉ bảy thứ tình chí biến đổi khác nhau là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh, tức là: mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, kinh hoàng. Những trạng thái này là biểu hiện cụ thể của tinh thần, bị ảnh hưởng bởi tác động của những sự vật, hoàn cảnh khác nhau, làm cho tình chí của con người biến đổi từng giờ, từng phút. Cơ thể có khả năng thích nghi với những biến đổi này ở mức độ
70
bình thường, cho nên không trở ngại đến sức khỏe. Nhưng khi mừng, giận, lo, nghĩ thái quá, thần kinh không thể thích nghi được sẽ gây rối loạn sinh lý cơ thể mà phát sinh ra bệnh tật.
Khi giận thì khí bốc lên, mừng thì khí hoãn, buồn thì khí tiêu, sợ thì khí hạ, kinh thì khí loạn, nghĩ thì khí kết... Khí sinh ra do hoạt động của phủ tạng, là năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể. Các trạng thái tình cảm cũng tác động đến hoạt động các tạng phủ: “mừng quá hại tâm, giận quá hại can, nghĩ quá hại tỳ, lo quá hại phế, sợ quá hại thận”. Thất tình thái quá chắc chắn không có lợi đối với nội tạng của cơ thể con người. Thất tình có thể làm cho nội tạng sinh bệnh nhưng quy kết lại thì gốc lại là ở tâm - “Tâm tàng thần”. Tâm là chủ thể của ngũ tạng, lục phủ, thất tình ảnh hưởng đến tất cả các tạng phủ tất nhiên ảnh hưởng đến tâm.
Trong thất tình, cũng nên phân biệt ra trạng thái nào nguy hiểm, nhất là đối với bệnh tăng huyết áp.
- Giận
Người ta khi gặp sự việc không hợp lý, không hợp ý, không thỏa mãn thường thấy tức khí, lửa giận đùng đùng, khí huyết sẽ nghịch lên, làm hao tổn huyết dịch hại đến phần âm. Âm huyết suy kém, thủy không nuôi dưỡng được can, gây nên
71
chứng can hỏa vượng. Chứng “Huyễn vựng” tức là cao huyết áp có thể can hỏa vượng.
Vì vậy người bị tăng huyết áp phải biết cách giữ điềm đạm, tránh giận dữ thái quá rất có thể gây tai biến nguy hiểm.
Trong quá trình theo dõi, điều trị tai biến mạch máu não chúng tôi thấy khá nhiều trường hợp tai biến xảy ra khi giận dữ.
- Lo
Lo âu, sầu muộn là trạng thái trầm lặng uất ức của tình chí. Lo sầu quá độ, rầu rĩ không vui thì khí bị bế tắc không thông. Khi khí đã bị bế tắc thì phế nhân đó cũng bị thương tổn “Lo hại phế”, lo hại đến tỳ. Tỳ chủ về vận hóa, khi vận hóa kém gây suy yếu, bế tắc làm cho tinh thần luôn luôn bi quan, khả năng đấu tranh với bệnh tật kém. Vậy người bị huyết áp không nên lo lắng quá.
- Buồn
Buồn là do thương xót, phiền não, đau khổ mà sinh ra. Về phương diện sinh ra bệnh có khi vì buồn thương mà tổn hại đến nội tạng, cũng có khi vì nội tạng phát sinh biến hóa mà sau đó sinh ra buồn thương. Ví dụ do tâm khí hư thì buồn, nếu buồn quá độ thì có thể ảnh hưởng đến cả tạng phế, tạng can, tạng tâm.
Trong tâm trạng buồn, con người sẽ rất yếu 72
đuối, bi quan không có khả năng đấu tranh với bệnh tật, bệnh sẽ càng ngày càng nặng lên. Trong “thất tình” thì trạng thái buồn là xấu nhất.
Một người khỏe mạnh phải biết làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, đó là con người luôn luôn có ý chí đấu tranh. Trong trường hợp không may bị bệnh, thì đấu tranh với bệnh tật không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ của thầy thuốc mà cơ bản là ở ý chí tinh thần của bản thân người bệnh.
Khoa học ngày một phát triển, tiến bộ của y học đã giúp cho chúng ta rất nhiều về phương diện phòng bệnh cũng như chữa bệnh. Nhờ vào y học hiện đại, kết hợp với y học cổ truyền,
nhiều loại bệnh đã được chữa trị tốt trong đó có bệnh cao huyết áp. Đã có rất nhiều người duy trì, ổn định được cuộc sống, làm việc bình thường hàng mấy chục năm. Nếu có lòng tin và quyết tâm cao cùng với những phương pháp rèn luyện tốt, người bệnh nhất định sẽ khắc phục được những ảnh hưởng xấu của bệnh, tránh được những tai biến hiểm nghèo và duy trì cuộc sống khỏe mạnh.
Để giúp cho bản thân có ý chí, nâng cao bản lĩnh, tránh được những trạng thái giận, buồn, lo, sợ thái quá, chúng ta phải kiên trì tập luyện. Trong đó tập thư giãn có kết quả rất rõ rệt. Trong quá trình nghiên cứu chữa bệnh cao huyết áp, chúng
73
tôi đã đo huyết áp trước và sau một lần tập. Kết quả cho thấy huyết áp giảm rõ rệt và sự khác biệt giữa hai số đo này là có ý nghĩa thống kê.
Bài tập thư giãn
Nên tập trong phòng tương tối yên tĩnh, tốt nhất là nên có phòng riêng để tập.
Tư thế luyện tập. Tốt nhất là tập ở tư thế nằm, nới rộng quần, đầu ngay ngắn, hai tay xuôi theo thân, hai chân mở ra trong tư thế toàn thân thả lỏng.
Cũng có thể tập ở tư thế ngồi. Ngồi trên ghế, hai chân bỏ giày, dép, hai bàn tay để trên đùi, hai cánh tay khép theo thân (hình 43)
Hoặc ngồi thõng hai chân trên ghế, hai tay để dọc thân, hai bàn tay để lên đùi, trong tư thế đầu hơi cúi thả lỏng người (hình 44)
Hình 43 Hình 44
74
Ngoài ra còn có thể tập thư giãn trong tư thế ngả người trên ghế tựa, đầu và lưng ngả ra tựa lên thành ghế, hai tay để xuôi dọc thân và đặt lên tay vịn ghế, hai chân buông thõng, hoàn toàn thư giãn trên ghế
(hình 45).
Tiểu tiện hoặc đại
tiện trước khi tập nếu
cảm thấy mót đi.
Trước khi tập nên có ý
niệm: thư giãn sẽ làm
cho ăn ngon hơn, ngủ
ngon hơn, tinh thần
thoải mái hơn, bệnh
Hình 45
Luyện động
huyết áp chắc chắn sẽ được chữa khỏi.
Hai bàn tay xoa vào nhau cho nóng lên rồi tiếp tục xoa ngũ quan (xem thêm phần xoa bóp ngũ quan).
Dùng 10 ngón tay gãi đầu từ trước ra sau 10 lần.
Dùng 2 lòng bàn tay áp vào trán tách ra 2 bên, ra sau gáy 5 lần.
Xoa mắt. Dùng đầu ngón tay xoa vòng quanh mắt 10 lần.
Day huyệt Tinh minh. Nhắm mắt lại dùng ngón trỏ và ngón giữa vuốt nhẹ từ đầu mắt đến đuôi mắt 5 lần.
75
Xoa tai. Dùng lòng bàn tay chà xát nóng 2 vành tai từ 5 đến 10 lần.
Đảo con ngươi mắt (hình 46).
Hình 46
Áp màng nhĩ. Dùng 2 lòng bàn tay áp vào tai rồi bỏ ra ngay, làm 5 lần.
Gõ trống trời. Bịt hai tai bằng hai lòng bàn tay, lấy ngón tay trỏ phía sau bật vào vùng gáy 5 lần. Xoa mũi. Dùng ngón tay cái xát từ cánh mũi lên mắt, động tác hơi nhanh, từ 10 đến 20 lần. Dùng đầu ngón cái bịt một bên cánh mũi còn bên kia hít vào để kiểm tra mũi. Tiếp tục bịt cánh mũi bên kia. Nếu có nghẹt mũi thì day vào huyệt Nghênh hương.
Xoa miệng - gõ răng - đảo lưỡi. Dùng lòng bàn tay chà xát qua miệng đến má cho tới khi
76
nóng lên. Đảo lưỡi trong lợi và ngoài lợi kết hợp với đảo mắt.
Tróc lưỡi. Đưa lưỡi vào hầu họng rồi tróc lưỡi. Xoa bóp trung tiêu và hạ tiêu.
Dùng lòng bàn tay đặt vào bụng trên, lấy tay kia đè lên rồi xoa vòng quanh bụng theo chiều thuận và ngược chiều kim đồng hồ.
Nắm bàn tay lại, đặt ở bụng dưới, lấy tay kia đè lên rồi day vòng quanh bụng dưới.
Các động tác xoa bóp ngũ quan trên rất cần thiết. Mục đích là làm cho lưu thông khí huyết, ăn ngon, ngủ tốt, đồng thời chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập.
Luyện tĩnh
Chỉnh đốn lại tư thế, khi xoa bóp ngũ quan nên ngồi, nếu muốn nằm phải từ từ nằm xuống, mắt nhắm lại như không nhìn thấy gì, tai như không nghe thấy gì (hình 47).
Hình 47
77
Làm giãn cơ thể. Tập ở tư thế nằm.
Ý niệm. “Để tinh thần bớt căng thẳng bệnh huyết áp sẽ khỏi”.
Hoàn toàn tự nhẩm (tâm niệm), đưa sự tập trung chú ý vào từng bộ phận trong cơ thể. Khi nghĩ đến một vùng nào đó thì hít vào, khi giãn thì thở ra, nhịp thở hơi chậm.
Thứ tự các đường làm giãn như sau:
- Đường làm giãn thứ nhất
Đỉnh đầu (hít vào), giãn (thở ra).
Hai bên mặt (hít vào), giãn (thở ra).
Hai bên cổ (hít vào), giãn (thở ra).
Hai vai (hít vào), giãn (thở ra).
Hai cánh tay (hít vào), giãn (thở ra).
Hai cẳng tay (hít vào), giãn (thở ra).
Hai bàn tay (hít vào), giãn (thở ra).
Các ngón tay (hít vào), giãn (thở ra).
Từ đỉnh đầu đến ngón tay giãn - giãn - giãn. Hãy chú ý giữ cảm giác giãn nhẹ nhàng thoải mái, cảm thấy toàn bộ cánh tay nặng và ấm. Thở đều trong vòng 5 phút; thời gian này là ước lượng không cần phải chính xác. Sau đó chuyển sang đường làm giãn thứ 2.
- Đường làm giãn thứ hai
Đỉnh đầu (hít vào), giãn (thở ra).
Mặt (hít vào), giãn (thở ra).
Cổ (hít vào), giãn (thở ra).
Ngực (hít vào), giãn (thở ra).
78