🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chủ Quyền Việt Nam Trên Biển Đông Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu: ThS. PHẠM THỊ THINH TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. BÙI THỊ ÁNH HỒNG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU DUY THÁI PHẠM THU HÀ TRẦN MINH NGỌC BÙI BỘI THU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/3-301/CTQG. Số quyết định xuất bản: 4999-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/6/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-57-5656-0. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam Hµ Minh Hång Chñ quyÒn ViÖt Nam trªn BiÓn §«ng / Hµ Minh Hång ch.b. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2019. - 324tr. ; 21cm 1. Chñ quyÒn quèc gia 2. BiÓn §«ng 3. ViÖt Nam 320.1509597 - dc23 CTL0214p-CIP TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. HÀ MINH HỒNG (Chủ biên) PGS.TS. TRẦN NAM TIẾN TS. NGUYỄN KIM HOÀNG TS. NGÔ HỮU PHƯỚC NHỮNG NGƯỜI THAM GIA PGS.TS. ĐINH ĐỨC ANH VŨ TS. NGUYỄN QUỐC CHÍNH TS. LÊ THỊ KIM THOA TS. LÊ THỊ QUỲNH HÀ PGS.TS. NGUYỄN THÀNH VẤN PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN ThS. NGUYỄN THỊ THU TRANG PGS.TS. BÀNH QUỐC TUẤN PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH ThS. NGUYỄN THANH HẰNG NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG 4 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Biển Đông là cửa ngõ thông ra Thái Bình Dương - đại dương lớn nhất thế giới, là vùng biển có vị trí đặc biệt quan trọng trong giao thông, giao thương quốc tế và an ninh chiến lược, không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực mà cả đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn. Chính vì vậy, nơi đây trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế tại châu Á - Thái Bình Dương. Xuất phát từ vị trí đặc biệt liên quan đến Biển Đông, cùng với lịch sử xác lập chủ quyền quốc gia dân tộc trên vùng biển này, cũng như những căn cứ pháp lý mà Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định, Việt Nam khẳng định đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình theo luật pháp và các công ước quốc tế đối với vùng biển này và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Để khái quát quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo của Việt Nam với đầy đủ cơ sở khoa học và pháp lý, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn sách: Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. 5 Cuốn sách là tài liệu có ý nghĩa, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Dù các tác giả đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, thu thập tư liệu, song cuốn sách khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam là quốc gia ven biển, đứng thứ 27/156 quốc gia có biển trên thế giới. Thứ hạng ấy được xác định bởi chiều dài bờ biển (hơn 3.260 km) và diện tích mặt biển (hơn 1 triệu km2); nhưng hơn thế, biển Việt Nam còn có hàng nghìn đảo gần bờ và xa bờ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên không gian biển, đảo không chỉ được lưu trữ đầy đủ trong tư liệu ở 28 tỉnh, thành phố có biển, mà có ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố và hầu khắp cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu khoa học và văn hóa cả Trung ương và địa phương; không chỉ gần 100 triệu dân trong nước luôn nhắc nhớ, mà hàng triệu đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở hơn 100 quốc gia trên thế giới cũng đều hiểu rõ. Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với biển, đảo phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 và các văn bản pháp lý khác của quốc tế. Trên thực tế, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các quyền của mình đối với biển, đảo. Với mỗi quốc gia, chủ quyền đất nước là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác là tài sản quý giá. Việt Nam có biên giới 7 đất liền tiếp giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và biên giới biển, đảo với 9 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Như vậy, Việt Nam đã và đang đứng giữa một cộng đồng rộng lớn, đang chung sức phát triển trong một khối cố kết lợi ích từ Đông Nam Á nhân rộng ra bốn phương. Trong phần của đại dương và được tạo hóa ban cho, Việt Nam mấy chục năm nay đã quen với niềm tin định hướng quốc gia “mạnh về biển”; đảo Việt Nam đã và đang gắn chặt với phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng của quốc gia, gắn liền với chiến lược phát triển của đất nước cả ở hiện tại và trong tương lai. Ý thức được vị trí và tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn sách Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông làm tài liệu học tập dành cho sinh viên đại học và sau đại học. Hơn nữa đây là “giáo trình mở” cho người giảng dạy, nghiên cứu, học tập, đồng thời là tác giả điều chỉnh, bổ sung, viết tiếp cho cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh hơn. Hy vọng cuốn sách gợi mở cho người đọc, người học, người sử dụng tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và phát triển những nội dung kiến thức mới về vấn đề này, chung với trách nhiệm và niềm tin yêu vào sự nghiệp đào tạo những công dân Việt Nam ái quốc. Trân trọng giới thiệu cuốn sách với cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên và đông đảo bạn đọc. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019 T/M TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. Hà Minh Hồng 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1. Vị trí Biển Đông Biển Đông là tên gọi của người Việt Nam đặt cho vùng biển nằm ở phía tây Thái Bình Dương và phía đông bán đảo Đông Dương. Đây là một vùng biển tương đối kín và là một trong 4 biển lớn nhất thế giới. Chiều dài Biển Đông khoảng 3.000 km, rộng tới 1.000 km; nằm ở vĩ độ 30 vĩ bắc đến 260 vĩ bắc, 1000 kinh đông đến 1210 kinh đông; diện tích khoảng 3,5 triệu km2, độ sâu trung bình khoảng 1.140 m và độ sâu cực đại là 5.016 m. Các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông là: Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan (Trung Quốc). Biển Đông được ví như "ngã ba đường" của thế giới; nối liền hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có khả năng trao đổi nước với các biển và đại dương lân cận qua các eo biển, tạo nên vị trí chiến lược 9 quan trọng trong khu vực: phía tây nam giao với Ấn Độ Dương qua eo biển Karimata và eo biển Malắcca; phía bắc và phía đông trao đổi nước thuận lợi với Thái Bình Dương qua các eo biển sâu và rộng như eo biển Đài Loan và eo biển Bashi. Trên bản đồ giao thông vận tải thế giới, các tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế chủ yếu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều đi qua Biển Đông với khối lượng hàng hoá vận chuyển rất lớn. Tuyến đường hàng hải quốc tế có tính huyết mạch nối liền Tây Âu, qua Trung Đông - Ấn Độ Dương, đến Đông Nam Á qua Biển Đông và đi Đông Bắc Á, với hai hải cảng lớn của thế giới án ngữ hai đầu là cảng Hồng Kông ở phía bắc và cảng Xingapo ở phía nam. Vì vậy, Biển Đông được xem là tuyến giao thông đường biển nhộn nhịp thứ hai thế giới sau Địa Trung Hải. Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á có nền kinh tế phụ thuộc vào các tuyến hàng hải đi qua Biển Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo, Trung Quốc,... Vị trí địa - chính trị của Biển Đông không chỉ quan trọng đối với khu vực mà còn với các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, Biển Đông đã từ lâu luôn là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của một số cường quốc hàng hải trên thế giới, trong đó có Mỹ. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ. Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc của Biển Đông, 10 rộng khoảng 126.250 km2, chiều dài khoảng 403 km, nơi rộng nhất là 320 km. Bờ vịnh khúc khuỷu với khoảng hơn 2.300 hòn đảo lớn nhỏ. Khối nước vịnh Bắc Bộ chủ yếu giao lưu với Biển Đông qua cửa phía nam rộng khoảng 230 km và sâu hơn 100 m; một phần nước được trao đổi qua eo biển hẹp (18 km) và không sâu (20 m) ở Quỳnh Châu. Vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh. Vịnh Thái Lan nằm sâu vào phía bờ tây nam của Biển Đông, có bờ biển chung với Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaixia. Vịnh có diện tích 293.000 km2, chiều dài lớn nhất là khoảng 628 km, rộng khoảng 290 km và là một vịnh nông, nơi sâu nhất là 80 m, trung bình 60 m. Vịnh này không có nhiều đảo, bên phía vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 165 đảo với 613 km2, nhưng có nhiều đảo lớn; đảo Phú Quốc rộng hơn 567 km2 là đảo lớn nhất ven bờ Việt Nam. 2. Vị trí của biển, đảo Việt Nam Điều 1, khoản 1, Luật biển Việt Nam năm 2013 quy định: "Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 11 là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982". Từ Điều 8 đến Điều 21 Luật biển năm 2013 quy định cụ thể về cách xác định và chế độ pháp lý của từng vùng biển: Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Ở những khu vực chưa có đường cơ sở sẽ được Chính phủ xác định và công bố sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép 12 ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m. Biển Việt Nam có khoảng hơn 3.000 đảo, trong đó có 2.773 đảo ven bờ, gồm các tuyến, cụm đảo tập trung ở vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tổng diện tích các đảo khoảng 1.700 km2, trong đó 3 đảo có diện tích hơn 100 km2 là Phú Quốc (Kiên Giang), Cái Bàu (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng). Các đảo của Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng, chủ quyền của đất nước. Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, có nghĩa là Cát vàng hay Bãi cát vàng) có trên 36 đảo đá, cồn san hô, đá ngầm, được chia làm hai nhóm: An Vĩnh ở phía đông và Lưỡi Liềm ở phía tây. Quần đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý (315 km) về phía đông, cách cù lao Ré (đảo Lý Sơn) 120 hải lý (222 km), cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) ở nơi gần nhất khoảng 140 hải lý (259 km). Diện tích phần nổi của 13 quần đảo này khoảng 10 km2 bao gồm 3 nhóm đảo chính: Tuyên Đức (Amphitrite) ở phía bắc, Nguyệt Thiềm hay Lưỡi Liềm (Croissant) ở phía tây nam và Linh Côn ở phía đông nam. Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) là một nhóm gồm khoảng 130 đảo, đá, cồn san hô, bãi ngầm, bãi cát, rạn san hô phân bố trong diện tích khoảng 163.000 km2; chiều dài từ tây sang đông khoảng 800 km, từ bắc xuống nam khoảng 600 km. Quần đảo Trường Sa gồm 8 cụm đảo là: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. Có 9 đảo, bãi quan trọng là: Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Nam Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông, Song Tử Tây và bãi An Nhơn. Tổng diện tích phần đất nổi tự nhiên của quần đảo Trường Sa khoảng 5 km2 nhưng trải trên vùng biển rộng gấp nhiều lần quần đảo Hoàng Sa. Trường Sa Lớn là đảo gần đất liền nhất, cách Cam Ranh 248 hải lý1. II- TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 1. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái biển Vị trí địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho Biển Đông có sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế _______________ 1. Xem Phạm Văn Ninh (Chủ biên): Biển Đông, tập II: Khí tượng thủy văn động lực biển, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2009. 14 giới cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. a) Tài nguyên sinh vật biển Hiện nay, đã phát hiện hơn 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo được biết đến trong các vùng biển, đảo Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và hơn 2.000 loài cá. Có 83 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực). Ngoài ra, còn có nhiều loại động vật quý như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong các vùng biển Việt Nam còn có các hệ sinh thái: rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, v.v.. Trong các hệ sinh thái này, tính đa dạng sinh học rất cao. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trong các vùng cửa sông, đầm, vũng, vịnh và vùng biển ven bờ rất lớn. Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam hiện nay khoảng 2 triệu hécta, bao gồm ba loại hình mặt nước là nước ngọt, nước lợ và nước mặn ven bờ, có thể nuôi trồng tôm, cua, rong câu, cá lồng,... Nuôi trồng sinh vật biển cũng đã đóng góp sản lượng lớn thủy sản cho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu thủ công, mỹ nghệ, v.v. phục vụ cho cuộc sống. Nguồn lợi cá biển Biển Việt Nam có khoảng 2.458 loài cá, đã xác định ở ba vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 110 loài có 15 giá trị kinh tế, trong đó chỉ có 30 loài tập trung ở vùng biển sâu trên 50 m. Tổng trữ lượng cá biển Việt Nam khoảng 5,3 triệu tấn, khả năng khai thác bền vững là 2,3 triệu tấn mỗi năm1. Nguồn lợi cá nổi nhỏ chiếm 51%, cá nổi lớn chiếm 21%, cá đáy chiếm khoảng 27%. Có 15 bãi cá lớn, quan trọng trong đó có 12 bãi cá ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở gò nổi ngoài khơi2. Trong vùng biển ven bờ Việt Nam có các ngư trường truyền thống gồm: Cát Bà, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê - Hòn Mát, Cồn Cỏ (vịnh Bắc Bộ); đầm phá Thừa Thiên Huế, Quy Nhơn, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết và các gò nổi ngoài khơi (vùng biển miền Trung); cù lao Thu, Nam Côn Sơn, cửa sông Cửu Long (vùng biển Nam Trung Bộ); tây nam Phú Quốc (vùng biển Tây Nam Bộ). Nguồn lợi tôm Tôm biển Việt Nam đa dạng về loài, đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới, được coi là loài hải sản có giá trị xuất khẩu hàng đầu hiện nay. Các loài tôm biển có giá trị kinh tế cao gồm có tôm he, tôm hùm, tôm vỗ, tôm moi, tôm bề bề,... Tôm he có khoảng 30 loài sống ở vùng nước nông ven bờ (dưới 50 m) và 10 loài sống ở vùng _______________ 1. https://kinhtetrungương.vn/web/guest/kinh-te-nganh/ 2. Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam dành cho tuổi trẻ, Nxb. Thông tin - Truyền thông, Hà Nội, 2013, tr.56. 16 nước sâu 50 - 200 m. Tôm hùm có 7 loài thường gặp, sống ở vùng nước ven đảo ở độ sâu 10 - 20 m. Trữ lượng tôm và khả năng khai thác ở vùng vịnh Bắc Bộ là 1.408 tấn và 704 tấn; vùng biển miền Trung là 2.300 tấn và 1.150 tấn; vùng biển Đông Nam Bộ là 3.983 tấn và 1.946 tấn; vùng biển Tây Nam Bộ là 3.383 tấn và 1.946 tấn. Về phân bố, tôm xa bờ chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng chưa được khai thác nhiều; vùng biển gần bờ chiếm 19.000 - 24.000 tấn. Ngày nay, tôm được khai thác không chỉ từ biển mà còn được nuôi trong các bãi triều ven biển và cửa sông, cung cấp mỗi năm hàng chục ngàn tấn. Trong sản lượng xuất khẩu, tôm nuôi chiếm tỷ trọng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và sản lượng nuôi tôm lớn nhất1. Nguồn lợi thân mềm Nguồn lợi thân mềm ở vùng biển Việt Nam có khoảng 2.500 loài, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế lớn, ước tính trữ lượng các loài thân mềm ở Việt Nam khoảng 1.000.000 tấn, khả năng khai thác là 500.000 tấn mỗi năm2. Trong đó, các loài mực, trai (43 _______________ 1. Xem Nguyễn Tác An, Hoàng Trung Du: Hóa học biển, năng suất sinh học và các vấn đề môi trường trong vùng biển Việt Nam, Nxb. Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2009. 2. Xem Phạm Văn Linh, Đặng Công Minh (Chủ biên): Việt Nam - Quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. 17 loài), ốc biển (43 loài), hàu và sò được ngư dân ven biển khai thác hằng ngày. Nguồn lợi đặc sản khác Ngoài các nguồn lợi cá, tôm, thân mềm, các loài đặc sản biển có giá trị kinh tế cao như chim yến, cá rạn san hô, động vật đáy, da gai, các loài động vật dược liệu, ở vùng biển này tuy không nhiều song rất đặc trưng của biểu Việt Nam. Cá rạn san hô là nhóm cá biển sống trong hệ sinh thái rạn san hô với 600 loài trong vùng biển Việt Nam, trong đó vùng biển miền Trung là 470 loài, Tây Nam Bộ 120 loài, phía Bắc 50 loài, vùng biển Trường Sa 300 loài. Nhóm cá rạn san hô vãng lai có khoảng 35 loài, có trọng lượng lớn, giá trị cao như cá mú, cá hồng, cá chình,... Nhóm cá cảnh có kích thước nhỏ sống thành đàn, rất đa dạng, nhiều màu sắc, di chuyển nhanh, nổi tiếng như cá mao tiên, cá bướm, cá thia, cá nàng đào,... khoảng 300 loài; riêng khu vực biển rạn san hô miền Trung có 60 loài, hằng năm khai thác 80.000 - 100.000 con. Nguồn dược liệu từ động vật biển ở Biển Đông phong phú, nhiều loài đang là đối tượng tìm kiếm của ngành dược học biển thế giới với số lượng lớn như hải miên, san hô mềm, san hô sừng, giun nhiều tơ, sam biển, rắn biển, cá ngựa,... Nói chung, tiềm năng nguồn lợi hải sản của Việt Nam rất lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế; chỉ 18 mới tập trung khai thác ở ven bờ, gây nên sự mất cân đối làm cho nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt. b) Hệ sinh thái biển Hệ sinh thái rừng ngập mặn Rừng ngập mặn (Mangrove) thường phát triển ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới có thủy triều. Đường bờ biển Việt Nam dài và khúc khuỷu, tạo nên nhiều đầm, phá, vũng, vịnh, có hàng trăm cửa sông đổ ra biển với khối lượng lớn phù sa. Vùng ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng có trên 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long Cát Bà. Vùng ven bờ châu thổ sông Hồng có hệ thống sông Hồng tải ra biển 114 triệu tấn phù sa hằng năm, độ cao thủy triều 2,5 - 4,0 m, thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển. Vùng ven bờ Nam Bộ có hệ thống sông Cửu Long tải ra biển hàng triệu tấn phù sa hằng năm, độ cao thủy triều 2,5 - 3,5 m, quanh năm nắng ấm, nhiệt độ trung bình 26°C, không có mùa đông, rừng ngập mặn cũng phát triển rất thuận lợi. Rừng ngập mặn là nơi cung cấp dinh dưỡng khởi nguồn cho nhiều chuỗi thức ăn, là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và phát tán nguồn gen sinh vật cho biển khơi và lân cận. Hệ sinh thái rừng ngập mặn còn được coi là vùng đệm giữa biển và đất liền. Ở đới gần biển thường phát triển loài mắm đước, tiếp theo về phía lục địa là cây vẹt và bần. Theo thống kê, đến năm 2015 diện tích rừng ngập mặn tự nhiên ở Việt Nam 19.500 ha, rừng ngập mặn 19 trồng là khoảng 37.600 ha1. Từ đó đến nay, diện tích rừng ngập mặn luôn bị thu hẹp và chất lượng rừng bị suy thoái. Hiện tượng phá rừng ngập mặn nuôi tôm, mở đường, mở rộng diện tích trồng lúa nước,... liên tục diễn ra. Vai trò của rừng ngập mặn đối với đời sống dân cư vùng ven biển - Rừng ngập mặn điều hòa không khí trong vùng, làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được ví như là “lá phổi” điều tiết khí hậu Cần Giờ, đem lại cho Thành phố Hồ Chí Minh vùng sinh quyển mới. - Chống xói lở và phát triển bãi bồi ven biển. Khi hệ thực vật ngập mặn phát triển, rừng sẽ là nơi cư trú và phát triển của nhiều loài sinh vật, từ sinh vật phù du, động vật đáy, đến các loài sinh vật trên cạn bậc cao, tạo nên một hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình, đặc trưng nhất là ở Cần Giờ và ven bờ Nam Bộ. Nguồn lợi đem lại từ rừng ngập mặn - Nguồn lợi hải sản: rừng ngập mặn là nguồn cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất vùng ven biển, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng hoặc cư trú lâu dài cho nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá, tôm, cua, sò,... Như vậy, rừng ngập mặn là trung tâm cư trú và phát _______________ 1. Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài Nguyên và Môi trường của nhóm tác giả. 20 tán nhiều loài sinh vật cho các vùng biển lân cận và cũng là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng của tôm, cua và một số loài sò, cá khác. Ở vùng rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long có 69 loài cá, 30 loài tôm, 6 loài lưỡng cư, 34 loài bò sát, 171 loài chim, 28 loài thú1. - Nguồn lợi động vật trên cạn: Nhiều động vật trên cạn có cuộc sống gắn liền với bãi triều, thường xuất hiện đông đúc khi triều xuống. Những lạch triều cạn, những vũng nước sót lại và các bãi bùn,... là nơi tập trung của các loài như gà nước, choi choi, choắt, cà kheo, cò bợ, diệc; sát mép nước là vịt trời, mòng biển, ngỗng trời, rắn biển; cầy, lợn rừng,... từ trên cao cũng xuống bãi kiếm thức ăn. Rừng ngập mặn có tầm quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học cho đới ven bờ và duy trì nguồn lợi sinh vật tiềm tàng như rừng ngập mặn Cà Mau, Lâm Viên ở Cần Giờ. Rừng ngập mặn là nơi cư trú, làm tổ hoặc kiếm thức ăn của hơn 200 loài chim, trong đó có loài quý hiếm như cò lạo xám, cò quắm cánh xanh, sếu cổ trụi khá phổ biến ở Đông Nam Á. Các động vật trên cạn sống trong rừng ngập mặn hằng ngày cung cấp lượng lớn các chất thải là nguồn dinh dưỡng cho cây rừng và sinh vật sống trong các kênh rạch. _______________ 1. Nguyễn Chu Hồi: “Kinh tế biển Việt Nam nhìn từ góc độ tài nguyên môi trường”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5-2013, tr.30-41. 21 - Sản phẩm nông nghiệp: Lá cây ngập mặn nhất là lá mắm có nhiều đạm là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm và cá nuôi lồng, bè. Lá cây rừng ngập mặn có hàm lượng muối và iốt cao; lá một số cây, đặc biệt là lá mắm được làm men ủ tạo nguồn phân xanh cho sản xuất nông nghiệp. Rừng ngập mặn đem lại nguồn mật ong rừng có giá trị kinh tế; có sự quần tụ của nhiều loài sinh vật khác từ những loài động vật không xương sống kích thước nhỏ đến xương sống kích thước lớn, từ những loài sống dưới nước đến sống trên cạn. Rừng ngập mặn vừa là nơi cư trú, nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự tồn tại và phát triển của các quần thể cửa sông ven biển vừa là nơi ươm ấp các cơ thể non trẻ, duy trì đa dạng sinh học biển1. Hệ sinh thái thảm cỏ biển Hệ sinh thái thảm cỏ biển tiếp nối hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đường bờ nhiệt đới. Cỏ biển sống trong môi trường nước biển trong ở độ sâu 3 - 30 m, ít chịu tác động mạnh của sóng gió, bám trên nền đáy là trầm tích bùn mịn và xốp nhẹ. Hệ sinh thái thảm cỏ biển cũng là nơi cư trú, sinh sản và nuôi dưỡng nhiều loài thủy sản. Nhiều loài động vật sử dụng nguồn thức ăn từ hoa cỏ biển và cây cỏ biển khi già đi tự phân hủy thành các chất mùn bã hữu cơ. _______________ 1. Xem Đặng Ngọc Thanh (Chủ biên): Biển Đông, Tập IV: Sinh vật và sinh thái biển, Sđd. 22 Ở Việt Nam, cỏ biển có 15 loài, phân bố từ Bắc vào Nam và ven các đảo. Thảm cỏ biển ở Phú Quốc (Kiên Giang) đa dạng nhất với 9 loài, tổng diện tích phân bố hơn 10.000 ha. Vùng triều ven bờ là môi trường sống thuận lợi cho cỏ biển, thường phát triển thành các bãi rộng hàng trăm hécta và phong phú về thành phần loài. Sống trong hệ sinh thái cỏ biển ở nước ta có 155 loài động vật đáy, 158 loài rong biển. Ở vùng Bắc Bộ đã phát hiện 82 động vật đáy (16 loài giun nhiều tơ, 20 loài ốc, 26 loài trai, 20 loài giáp xác); Nam Trung Bộ có 62 loài động vật đáy (37 loài trai ốc, 8 loài giáp xác, 12 loài da gai); Nam Bộ có 88 loài, trong đó tôm và cá bống trắng có giá trị kinh tế cao chiếm đa số1. Hệ sinh thái rạn san hô2 Ở vùng biển Việt Nam có khoảng 370 loài, 80 giống, 17 họ thuộc nhóm san hô cứng Scleractinia; trong đó, có 355 loài, 74 giống san hô tạo rạn. Trong số 17 họ, họ Acroporidae có số loài tập trung đông nhất (32 loài) chiếm 61% tổng số loài chung. Thành phần giống san hô biển Việt Nam được xem là phong phú trên thế giới, tương đương Inđônêxia (75 giống) và Philíppin (71 giống). Sự phát triển của san hô trong _______________ 1. Theo Nguyễn Văn Tiến: Nguồn lợi thảm cỏ biển Việt Nam, Nxb. Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, 2013. 2. Xem Đặng Ngọc Thanh (Chủ biên): Biển Đông, Tập IV: Sinh vật và sinh thái biển, Sđd. 23 từng vùng biển: Bắc Bộ có 195 loài, 55 giống; miền Trung và Đông Nam Bộ có 320 loài, 73 giống; Tây Nam bộ có 264 loài, 64 giống; quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có 259 loài, 65 giống,... Ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, san hô phát triển đến độ sâu 30 m, có nơi đến 40 - 50 m; độ che phủ san hô sống nhiều nơi đạt 100%. San hô phát triển thành các rạn viền bờ và rạn vòng rất điển hình. Vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: nước ấm quanh năm, nhiệt độ luôn trên 20oC, độ muối cao trên 32‰, độ trong suốt của nước lớn nên san hô có thể phát triển đến độ sâu 15 - 20 m hoặc sâu hơn (Vũng Rô) và phát triển ở các bờ đá ven bờ đảo từ cù lao Chàm đến Côn Đảo. Vùng biển vịnh Bắc Bộ kém thuận lợi hơn, san hô chỉ phát triển ở các tuyến xa bờ của vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, quần đảo Cô Tô, Long Châu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Hải Vân - Sơn Trà. Các rạn san hô vừa ngắn lại hẹp, chỉ có thể đến độ sâu 5 - 7 m; đảo Bạch Long Vĩ có thể tới 20 m. Vùng biển Tây Nam Bộ, các rạn san hô chỉ phát triển ở vùng ven các đảo xa bờ như ở Nam Du, Thổ Chu, Phú Quốc,... thường theo kiểu viền bờ với khoảng 264 loài, 64 giống san hô phân bố ở độ sâu 10 m. Trong hệ sinh thái rạn san hô, có rất nhiều loài cá cảnh nhiều màu sắc và hình thức rất hấp dẫn như cá hải quỳ, cá bướm, cá thần tiên thường có màu sắc sặc sỡ. 24 Trong các rạn san hô thường gặp các loài cá có giá trị thực phẩm cao như cá ngừ, cá hoàng đế, cá hồng, cá mú, cá mó, cá bàng chài. Hệ sinh thái nước trồi Khu vực ven bờ nam Khánh Hòa - Bình Thuận có hệ sinh thái nước trồi xuất hiện theo gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 9, hoạt động mạnh vào tháng 7, nhiệt độ nước tầng mặt dưới 27°C, tại vùng tâm là 24,5 - 25,5°C, nước tầng mặt tại vùng tâm nước trồi mạnh 21,76°C; dị thường nhiệt độ nước mặt là - 4°C và độ mặn là +1,2‰. Trong thời kỳ nước trồi gió mùa, thực vật phù du ở Nam Trung Bộ đạt 375 loài, trong đó ngành tảo Silic chiếm ưu thế. Các loại sinh vật trong khu vực nước trồi gió mùa tây nam gồm có: Động vật phù du xác định được 290 loài, mật độ 161 con/m², sinh vật lượng là 60 mg/m³ đạt giá trị cao nhất của vùng biển. Động vật đáy có 402 loài với 4 nhóm chính: thân mềm, giáp xác, giun nhiều tơ và da gai. Trong đó, nhóm thân mềm (các loài mực, trai, ốc, điệp,...) có số loài nhiều nhất (128 loài), nhóm giáp xác chiếm 28,11% tổng số loài sinh vật đáy và nhóm da gai có số loài ít nhất, 49 loài. Sinh vật lượng của động vật đáy có hàm lượng 19,15 g/m2 và mật độ là 206 con/m²; trong đó da gai chiếm tỷ lệ cao nhất (56,55%). Trong thời kỳ nước trồi gió mùa tây nam, nguồn thức ăn dồi dào đã thu hút các loài cá đến kiếm mồi, 25 vỗ béo và sinh sản. Đây là một ngư trường giàu nguồn lợi hải sản. Bên cạnh đó còn có hệ sinh thái đầm, phá; hệ sinh thái vũng, vịnh; hệ sinh thái cửa sông và bãi triều; hệ sinh thái cồn cát ven biển; hệ sinh thái đáy cứng. 2. Tài nguyên khoáng sản a) Dầu khí Việt Nam có vùng thềm lục địa rộng lớn, từ lâu đã được đánh giá là có triển vọng dầu khí lớn, trữ lượng tiềm năng khoảng 4 - 8 tỉ m3 dầu quy đổi. Dầu khí ở Việt Nam được chia làm 17 lô với nhiều tầng chứa dầu khí khác nhau. Kết quả tìm kiếm và thăm dò đã xác định được 8 bồn trũng có triển vọng dầu khí gồm: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây, Hoàng Sa, Trường Sa, Mã Lai - Thổ Chu; trong đó, các bồn trũng Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu đang khai thác dầu khí, được xác định là các bồn trũng chứa dầu khí với đặc trưng như sau: - Bồn trũng Sông Hồng: Phát hiện chủ yếu là khí, có một mỏ khí đang khai thác, một số phát hiện khác ở phía nam bồn trũng (vùng biển miền Trung) có hàm lượng CO2 cao (60 - 90%). Trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 550 - 700 triệu mét khối quy ra dầu, chủ yếu là khí (khoảng 14% tổng tiềm năng dầu khí Việt Nam). 26 - Bồn trũng Phú Khánh: Ít được nghiên cứu. Mặc dù tầng sinh chưa được xác định nhưng trầm tích trong bồn trũng này có bề dày lớn được đánh giá là có triển vọng dầu khí. Tài nguyên dự báo khoảng 300 - 700 triệu mét khối quy ra dầu (10% tổng tiềm năng dầu khí Việt Nam). - Bồn trũng Cửu Long: Chủ yếu phát hiện dầu, có 4 mỏ đang khai thác, một số phát hiện khác đang được thẩm lượng. Đây là bồn trũng chứa dầu chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam. Trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 700 - 800 triệu mét khối dầu chủ yếu tập trung ở móng bị phong hóa, nứt nẻ. - Bồn trũng Nam Côn Sơn: Đây là bồn trũng chứa dầu và khí đã được nghiên cứu từ trước năm 1975, là vùng có nhiều lỗ khoan thăm dò nhất. Có một mỏ dầu đang khai thác, một số mỏ khí cũng đang được khai thác. Trữ lượng và tài nguyên dự báo 650 - 850 triệu mét khối quy ra dầu (17% tổng tiềm năng dầu khí Việt Nam). - Bồn trũng Mã Lai - Thổ Chu: Phát hiện cả dầu và khí. Phần phía bắc của bồn trũng (giáp với thềm lục địa Thái Lan), chủ yếu phát hiện khí, khí - condensate. Trữ lượng và tài nguyên dự báo có thể đạt 250 - 350 triệu mét khối quy ra dầu (5% tổng tiềm năng dầu khí Việt Nam). Nhìn chung, dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam thường là các mỏ nhiều tầng chứa dầu khí có tuổi khác nhau từ Oligocen đến Pliocen dưới và đá móng bị 27 phong hóa nứt nẻ với cấu trúc địa chất rất phức tạp. Liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí Vietsovpetro phát hiện và khai thác dầu trong đá móng ở mỏ Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long từ tháng 6/1986, không chỉ làm thay đổi phân bố trữ lượng và đối tượng khai thác ở mỏ này, mà còn tạo ra quan điểm địa chất mới cho tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Nhờ đó, đã phát hiện dầu trong đá móng bị phong hóa nứt nẻ ở mỏ Rồng, Hồng Ngọc (Ruby), Rạng Đông, Sư Tử Đen (bồn trũng Cửu Long), B11 (bồn trũng Hà Nội). Đến tháng 10/2017, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã thu gom và xử lý khí đạt 50 tỉ mét khối. Năm 2013, mỏ Sư Tử Trắng và Hải Sư Đen được đưa vào khai thác. Tổng sản lượng khai thác quy đầu năm 2017 đạt 25,41 triệu tấn1. Trong thời gian tới, ngành dầu khí tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên thềm lục địa với mục tiêu vươn xa hơn, xuống sâu hơn và đưa các mỏ mới vào khai thác, tăng cường khâu chế biến dầu khí để tăng giá trị, đưa dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. b) Khoáng sản kim loại Chủ yếu là sa khoáng, ở đới ven biển và biển nông ven bờ 0 - 30 m có các sa khoáng có giá trị kinh tế như: sắt, mangan, titan. _______________ 1. Báo cáo năm 2017 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. 28 Nhiều nơi trong cát ven biển, ilmenit, rutil, zircon, monazit tích tụ cao tạo thành mỏ và biểu hiện khoáng sản “cát đen”. Các sa khoáng này phân bố rải rác từ đầu mút phía bắc (Bình Ngọc, Quảng Ninh) đến Bình Thuận, trong đó tập trung chủ yếu ở đoạn ven biển miền Trung, từ Cửa Hội (Nghệ An) đến Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Các thân quặng đa số đều lộ thiên, số ít bị chôn vùi; dày trung bình 1,0 - 1,8 m, một số ít 0,6 - 0,8 m; có nơi 3 - 4,5 m (mỏ Kẻ Sung, Cát Khánh). Hầu hết các thân quặng đều nằm trong trầm tích biển và trầm tích biển - gió. Trữ lượng sa khoáng titan - zircon trong các thành tạo cát xám vàng ven biển từ Hà Tĩnh đến Vũng Tàu đã thăm dò và đang khai thác. Ngoài ra còn có nhiều mỏ quy mô nhỏ hay các biểu hiện của sa khoáng này. Một số nơi ở vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ và quanh các đảo ở biển Kiên Giang cũng có các tích tụ ilmenit - zircon và một số diện tích có triển vọng thiếc, vàng như Hòn Gốm, Đồng Xuân,... c) Khoáng sản khác Phốt pho: có nguồn gốc thấm đọng từ phân chim trên các đảo ám tiêu san hô vòng, phân bố rải rác trên quần đảo Hoàng Sa tạo thành lớp dày 0,5 - 1,5 m nằm dưới lớp cát sâu 1 - 3 m, có nơi lộ trên mặt. Quặng có 29 dạng kết hạch hoặc phân lớp uốn lượn lẫn trong mảnh san hô, xương cá, mùn hữu cơ bị phân huỷ, có màu nâu bở rời. Hàm lượng P2O5 trung bình 20%. Cát thuỷ tinh: Đây là một trong những khoáng sản chính phân bố dọc bờ biển Việt Nam từ bắc đến nam và hải đảo như Vân Hải (Quảng Ninh), Phú Quốc. Đã có khoảng 49 mỏ được phát hiện, hầu hết các mỏ lớn tập trung từ Cam Ranh đến Bình Châu. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo là 1.275 triệu tấn. Mỏ có quy mô lớn và chất lượng tốt là Thủy Triều (Khánh Hòa) có trữ lượng và tài nguyên 34 triệu tấn, Nam Ô (Đà Nẵng) khoảng 6,4 triệu tấn. San hô đá: Loại san hô đỏ khá đẹp được xếp vào loại nhóm đá bán quý được phát hiện ở khu vực đảo Phan Vinh nhưng chưa rõ quy mô phân bố. Đá vôi sinh vật: Đá vôi có nguồn gốc sinh vật, gồm đá vôi vỏ sò, đá vôi san hô tuổi Đệ tứ phân bố ven biển từ vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà) đến Phan Rang (Ninh Thuận) kéo dài đến Vĩnh Hảo (Bình Thuận). Limonit và glauconit: Ở các vùng biển ven bờ có độ sâu 20 - 30 m tồn tại nhiều vùng có kết vón limonit đi cùng với glauconit phân bố trên diện rộng và có chiều dày đạt 0,2 - 1,5 m. Khoáng sản này chưa được nghiên cứu sâu. Muối biển: Nước biển có độ muối khoảng 32‰ nên Biển Đông có tài nguyên lớn về muối. 30 3. Các tài nguyên khác Các tài nguyên khác trong vùng Biển Đông gồm có các dạng như sau1: Tài nguyên năng lượng Sóng và gió là nguồn năng lượng tái tạo rất có tiềm năng trên các vùng biển đảo Việt Nam. Tiềm năng điện gió ở Việt Nam rất lớn, nhất là ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Một số nơi như Bình Thuận, Bạc Liêu, Trà Vinh đã triển khai điện gió hoà vào mạng lưới điện quốc gia. Di sản địa chất Ven biển Việt Nam có nguồn tài nguyên đặc biệt là di sản địa chất. Di sản địa chất ven biển Việt Nam gồm các loại: - Di sản địa chất đã được Nhà nước và quốc tế công nhận: + Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vịnh Hạ Long tiếp giáp phần ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, rộng 1.553 km2. Trong vịnh có khoảng 1.969 hòn đảo lớn nhỏ (có 989 đảo có tên), thành phần chủ yếu là đá vôi tuổi Paleozoi muộn - Mesozoi sớm. Các đảo phân bố độc lập hoặc tập hợp thành dãy, chùm và thường có vách đứng. Những hình dạng độc đáo của _______________ 1. Xem Trần Văn Trị (Chủ biên): Tài nguyên khoáng sản Việt Nam, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, 2000. 31 các đảo đặc trưng cho cảnh quan vùng địa mạo karst như các cụm đảo hình nón liên kết với nhau hay dạng tháp cao có vách đứng. Trên các đảo có nhiều hang động có nhũ đá đẹp như các hang Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Mê Cung,... Vịnh Hạ Long được xếp hạng Danh thắng cấp quốc gia năm 1962 và được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới năm 1994 theo tiêu chí về cảnh quan và năm 2000 theo tiêu chí về địa chất và địa mạo. + Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà: quần đảo Cát Bà nằm trong quần thể vịnh Hạ Long (Cát Hải, Hải Phòng), có diện tích khoảng 200 km2, gồm các đảo chủ yếu là đá vôi Carbon - Permi. Ở đây có các bãi tắm đẹp như bãi Cát Cò, Cát Vàng,... và nhiều hang động đẹp như: Thiên Long, Trung Trang, Đá Hoa,... Về địa chất và địa mạo, quần đảo Cát Bà có những đặc trưng như vịnh Hạ Long. Đặc biệt, trên quần đảo này rừng nguyên sinh phát triển trên nền địa hình đá vôi có giá trị đa dạng sinh học cao, trong đó, có nhiều loài đặc hữu. Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập năm 1986 với diện tích 15.200 ha, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. - Di sản địa chất tiềm năng: Một số địa hình - địa mạo bờ và đảo cũng như không gian mặt biển có điều kiện tự nhiên không thể đánh giá định lượng nhưng được sử dụng trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Một số cảnh quan địa 32 hình - địa mạo bờ biển và đảo Việt Nam có nhiều giá trị cho nghiên cứu địa chất, khoáng sản và du lịch như: + Cảnh quan địa mạo karst nhiệt đới: Vùng Hà Tiên - Hòn Chông (Kiên Giang). Đây là cảnh quan karst có nhiều hang động thu hút khách du lịch như Chùa Hang, Thạch Động và các đảo tháp, nón như hòn Phu Tử. + Cảnh quan địa mạo do gió: Việt Nam có 2 vùng cát lớn nhất Đông Nam Á là vùng Bình Trị Thiên (khoảng 100.000 ha) và vùng cát đỏ Phan Thiết (khoảng 110.000 ha). Vùng cát đỏ Phan Thiết nằm trong dải ven biển Bình Thuận dài hơn 50 km, rộng khoảng 20 km, cao khoảng 100 - 200 m. Vùng cát đỏ này có nhiều dạng địa hình độc đáo như: các cồn cát hình lưỡi liềm, các vách cát đỏ tươi cao 20 - 30 m, các tháp nhọn cát đỏ nằm trên lớp cát trắng nằm ngang, các thung lũng có suối nước chảy quanh năm cắt sâu vào lớp cát đỏ (suối Hồng), có hồ nước ngọt lớn (bàu Trắng), các trũng lòng chảo kín,... + Cảnh quan địa mạo núi lửa: đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận),... có dấu ấn cảnh quan địa mạo núi lửa độc đáo. Đảo Lý Sơn rộng khoảng 10 km2, có 4 miệng núi lửa dạng phễu gồm: Giếng Tiền, Hòn Sỏi, Thới Lới và Hang Câu. Có 2 chóp núi lửa nhỏ là Hòn Tai và Hòn Vung cao 50 - 80 m, sườn dốc 25 - 300. Cùng với các di tích này, có các cột và khối đá bazan đứng sừng sững trên mặt đảo, tạo nên cảnh quan đa dạng. 33 + Cảnh quan thạch học đá phun trào - ghềnh Đá Đĩa (Tuy An, Phú Yên): Ghềnh này được cấu tạo bởi các bazan dạng cột ngay bờ biển, được sóng biển rửa lũa làm nổi rõ cấu tạo lăng trụ từ dựng đứng đến đỗ nghiêng và đỗ gãy về một hướng, tạo nên các bờ vách lộ rõ khá độc đáo. Không gian mặt biển Biển, đảo Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, quanh năm nước không đóng băng, là điều kiện thuận lợi để giao thông - thương mại phát triển. Biển Đông ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như thế giới, có vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa thương mại phục vụ cho xây dựng nền kinh tế của Việt Nam cũng như các nước quanh bờ Biển Đông. Biển Đông nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malắcca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Bashi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philíppin, Inđônêxia, Xingapo đến Ôxtrâylia và Niu Dilân,... Đây là điều kiện rất thuận lợi cho ngành giao thông vận tải biển Việt Nam phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. 34 III- GIÁ TRỊ VỊ THẾ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM 1. Tổng quan Việt Nam có vị thế đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay và nhất là sự phát triển của nền kinh tế dựa trên nền tảng của lĩnh vực dịch vụ đa ngành đòi hỏi phải phát huy được tiềm năng của vị thế biển. Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia1. Tài nguyên biển gồm bốn nhóm cơ bản: tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên vị thế biển không chỉ là nguồn gốc tự nhiên, mà còn mang các yếu tố tài nguyên nhân văn chứa đựng trong không gian của nó. Đối với biển, tài nguyên vị thế là các yếu tố hình thể và vị trí trong không gian biển bao hàm cả giá trị mang lại của không gian biển trong mối quan hệ về vị trí địa lý của biển với các trung tâm, đầu mối kinh tế, chính trị khu vực, quan hệ với các vành đai, hành lang kinh tế _______________ 1. Trần Đức Thạnh (Chủ biên): Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu, Nxb. Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, 2012. 35 trên biển, ven biển,... Với ý nghĩa đó, vị thế biển Việt Nam là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng. Giá trị vị thế biển Việt Nam được đánh giá theo ba tiêu chí: - Giá trị vị thế tự nhiên là các lợi ích có được từ vị trí không gian; tổng thể các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó; tính ổn định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai. - Giá trị vị thế kinh tế là các lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực. Giá trị địa kinh tế gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh thổ và lãnh hải, từ giao lưu và quan hệ kinh tế, sức hấp dẫn và không gian ảnh hưởng. - Giá trị vị thế chính trị là lợi ích kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế nhất định. Vị thế tự nhiên có tính ổn định khá cao, trong khi vị thế kinh tế có tính ổn định tương đối và vị thế chính trị có tính ổn định thấp, có khả năng tạo cơ hội lớn hoặc thách thức lớn đối với phát triển kinh tế. Vị thế địa tự nhiên có giá trị tiềm năng, vị thế địa kinh tế có giá trị khả kiến và vị thế địa chính trị là giá trị hỗ trợ. Việc sử dụng và phát huy tốt cả ba tiêu chí giá trị này sẽ tạo nên giá trị hiện thực của một thực thể tài nguyên vị thế biển. 36 2. Tiềm năng, vị thế biển Việt Nam Giá trị vị thế biển Việt Nam là các hệ thống thuỷ hệ hay địa hệ có cả ba hợp phần: nền đất ven bờ hoặc đáy biển, nước và không khí nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia, bao gồm các vùng bờ, các đảo và quần đảo, các thuỷ vực ven bờ (vũng vịnh, cửa sông, đầm phá) và các vùng nước ngoài khơi, v.v.. Tài nguyên vị thế biển Việt Nam được phân cấp như sau1: Cấp1: Biển Việt Nam. Cấp 2: Các vùng biển của biển Việt Nam. Có 4 vùng biển theo đới vĩ tuyến: Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ; Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Theo các đới xa bờ, có: dải ven bờ biển, vùng thềm lục địa và vùng biển sâu (ứng với sườn lục địa và lòng chảo nước sâu). Trong một số trường hợp, có thể đánh giá tài nguyên vị thế theo các vùng pháp lý gồm: vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải; hoặc theo các vùng: nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Cấp 3: Các thuỷ hệ - địa hệ nằm trong các vùng biển Việt Nam, tạo thành các hệ thống riêng, đó là hệ thống cửa sông, vũng, vịnh, đầm phá và hải đảo. Các đối tượng cấp 3 tạo ra những đặc thù trong sử dụng theo hệ thống những tổ hợp theo vùng biển để tạo _______________ 1. Trần Đức Thạnh (Chủ biên): Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu, Sđd. 37 các giá trị tổng thể đặc trưng cho mỗi khu vực. Ví dụ: Giá trị vị thế tự nhiên của dải ven bờ biển vịnh Bắc Bộ là tổ hợp các giá trị vị thế của các cửa sông, vũng, vịnh, đầm, phá và hải đảo trong phạm vi dải này,... Tài nguyên vị thế biển Việt Nam có tiềm năng rất lớn đối với kinh tế - xã hội như phát triển giao thông - bến cảng, du lịch và dịch vụ, nghề cá, công nghiệp, hạ tầng cơ sở và đô thị hóa,... Để phát triển, trước hết cần sử dụng yếu tố không gian (đảo, biển, thuỷ vực ven bờ) và yếu tố vị trí địa lý đặc thù; tiếp theo, sử dụng hợp lý các yếu tố tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong không gian phát triển (tự tại) và ngoài không gian phát triển (sức hút). Tài nguyên vị thế biển Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Không gian biển và ven bờ biển được khai thác và sử dụng triệt để trong chiến tranh chống ngoại xâm. Đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là địa hình và vị trí địa lý trước tiên rất có ý nghĩa cho việc bố trí phòng thủ và lập các phương án tác chiến. Các đảo, vùng cửa sông, vịnh biển, vùng thềm lục địa rất có giá trị cho phân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển. Lợi ích và tầm quan trọng của các khu bảo tồn biển rất lớn, bao gồm cả lợi ích kinh tế trực tiếp (du lịch sinh thái, phát triển nguồn lợi ở vùng chuyển tiếp ven bờ), 38 lợi ích gián tiếp (văn hoá, khoa học và giáo dục) và lợi ích lan toả (duy trì nguồn giống cho các ngư trường lân cận, nơi ở cho động vật di trú,...). 3. Định hướng phát huy và phát triển Phát huy tiềm năng tài nguyên vị thế biển góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, sử dụng hợp lý không gian biển. Xây dựng chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên vị thế biển theo định hướng phát triển bền vững nhằm tạo khả năng đột phá về kinh tế - xã hội, trong đó kinh tế dịch vụ là trọng tâm. Xây dựng và hoàn chỉnh thể chế, chính sách, bổ sung các văn bản pháp quy liên quan đến phát triển không gian biển và dải ven bờ. Ngoài việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, Nhà nước phải giữ quyền điều hành và quản lý một số lĩnh vực chủ chốt trong khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế biển. - Quy hoạch không gian lãnh thổ - lãnh hải theo đặc thù vùng, miền, vai trò chủ quyền tương ứng với các vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền và vùng quyền tài phán. Tăng cường hoạt động dịch vụ và trung chuyển trên biển để hỗ trợ phát triển kinh tế đảo và xa bờ. Phát triển mạnh kinh tế hàng hải, hoạt động trung chuyển, du lịch sinh thái và 39 các hoạt động kinh tế dịch vụ biển trở thành mũi nhọn của khai thác tài nguyên vị thế biển. - Ổn định chính trị - xã hội trên biển có vai trò nền tảng đối với khai thác tài nguyên vị thế biển, giải quyết tốt các mâu thuẫn lợi ích sử dụng nảy sinh do tranh chấp không gian và tài nguyên biển. Đẩy mạnh điều tra, đánh giá để hiểu rõ bản chất, giá trị và tiềm năng của tài nguyên vị thế biển, bao gồm cả vùng biển, ven bờ và các đảo. Ưu tiên các hướng khoa học và công nghệ như xây dựng công trình trên biển, dự báo, thăm dò khoáng sản và nguồn lợi nghề cá, nuôi trồng thuỷ sản hiệu suất cao, nước ngọt cho vùng ven biển và các đảo xa bờ, phát triển các nguồn năng lượng sạch nguồn gốc từ biển (gió, sóng, thủy triều, dòng chảy,...), tách chiết các hợp chất thiên nhiên có giá trị cao từ nguồn vật liệu biển và chế biến các sản phẩm biển. - Phát triển các khu bảo tồn biển. Các khu bảo tồn biển ngoài duy trì các giá trị về tự nhiên, đa dạng sinh học và khoa học, còn mang lại những lợi ích kinh tế to lớn nhờ hỗ trợ cho du lịch sinh thái và nghề cá. Tăng cường bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai (sóng, bão, mực biển dâng cao, ngập lụt và xâm nhập mặn ven bờ, xói lở, sa bồi, động đất và cả khả năng sóng thần). - Tăng cường hội nhập quốc tế để trao đổi kinh nghiệm trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên vị 40 thế biển cũng như tạo ra cơ hội cho các dự án đầu tư. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa để hội nhập và thực thi các công ước mà Việt Nam đã ký liên quan đến không gian biển. Thúc đẩy nghiên cứu và đàm phán nhằm sớm hoàn thiện việc xác lập biên giới và chủ quyền hợp pháp trên biển. Phối hợp ứng cứu các sự cố môi trường tại các vùng giáp ranh; tham khảo kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ, khuyến khích hòa nhập các chương trình quốc tế về biển. Mở rộng các hình thức hợp tác về thông tin tư liệu, đào tạo, tham gia các chương trình, dự án khu vực hoặc toàn cầu, phối hợp song phương hoặc đa phương. 41 Chương 2 QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ XX I- THỜI KỲ DỰNG NƯỚC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ 1. Bối cảnh lịch sử Khởi đầu của văn minh Việt cổ là từ cuối thời kỳ đá mới đến đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng hơn 5.700 năm TrCN). Đến khoảng 1200 năm TrCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồng trong lưu vực sông Hồng, sông Mã đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn. Đến khoảng thế kỷ VII TrCN, người Lạc Việt - một trong những nhóm tộc Việt ở phương Nam đã thành lập Nhà nước Văn Lang, đứng đầu là vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu (thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngày nay). Đến thế kỷ III TrCN, Thục Phán An Dương Vương sáp nhập Văn Lang vào bộ tộc Âu Việt ở phía Bắc, lập nên Nhà nước Âu Lạc nhằm có đủ sức đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Nhà 42 nước Âu Lạc có phạm vi thuộc vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay, định đô tại Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội ngày nay). Lúc ấy ở duyên hải miền Trung cũng tồn tại những quốc gia cổ như Lâm Ấp, Chămpa có nền văn hóa duyên hải (ven biển) rất phát triển với nền văn hóa Sa Huỳnh. Đồng thời ở phía Nam, các nhà nước cổ đại như Phù Nam, Chân Lạp thay thế nhau phát triển nền văn hóa có nhiều sông biển, để lại nhiều dấu tích trong văn hóa Óc Eo. Như vậy, cùng với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hóa Óc Eo ở phía Nam là ba cái nôi cổ xưa của nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, là nền tảng kiến tạo và hình thành quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa Việt Nam - những vật chứng về cương vực lãnh thổ quốc gia Việt Nam dài từ Bắc vào Nam, rộng từ đất liền ra Biển Đông. Từ năm 179 TrCN, nước Âu Lạc bị mất vào tay Triệu Đà, mở đầu quá trình hơn 1.000 năm các thế lực phong kiến phương Bắc thôn tính, cai trị nước ta. Trong hơn 10 thế kỷ đô hộ, các đế chế phương Bắc luôn dùng sức mạnh quân sự để đàn áp sức kháng cự mãnh liệt của nhân dân nước Việt, chia đất nước của người Việt thành các quận, huyện để dễ bề cai trị; dùng chính sách đồng hóa để áp đặt nền văn hóa đô hộ, hòng xóa bỏ nền văn hóa bản địa. 43 Cuộc thăng trầm lịch sử hơn 1.000 năm ấy, cũng là thời kỳ thăng trầm của chủ quyền của người Việt ở phương Nam cả trên đất liền và biển đảo, đó là cuộc đấu tranh nhằm “dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”. Trong suốt thời Bắc thuộc, với chính sách thống trị tàn bạo và cưỡng bức đồng hóa của phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn không bị Hán hóa, vẫn giữ nguyên được nòi giống, tiếng nói và phong tục tập quán nhờ phát huy bản lĩnh và trí tuệ của mình. Bị bóc lột, vơ vét nhưng kinh tế - xã hội, văn hóa Việt cổ vẫn không ngừng duy trì phát triển: vẫn làm thủy lợi và trồng lúa; vẫn nuôi tằm và dệt tơ lụa, nghề thủ công làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, dệt vải vẫn duy trì; mỏ sắt, đồng, vàng vẫn được khai thác; buôn bán, giao thương trên sông, biển, thủy, bộ vẫn hoạt động,... 2. Cội nguồn lịch sử văn hóa quốc gia có biển, đảo Hầu hết các truyền thuyết về cội nguồn dân tộc, giống nòi, tổ tiên, cương vực lãnh thổ đều có các yếu tố kết hợp rừng với biển, núi non và sông nước, miền ngược với miền xuôi, đất liền - biển đảo. Chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ nói về sự phát tích cội nguồn giống nòi với thủy tổ là Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ) lấy Long Nữ (con gái Thần Long) sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân (giống rồng) lấy Âu Cơ (giống tiên) - Rồng ở biển, Tiên ở núi, sinh ra bọc trăm trứng, 44 nở trăm con, sinh sống từ trên rừng xuống biển, tất cả cùng nguồn cội, anh em, đồng bào. Chuyện Trăm trứng nở trăm con nói về bà Âu Cơ khi lấy Lạc Long Quân sinh ra bọc trăm trứng, trứng nở ra một trăm người con trai; sau đó năm mươi con theo cha về miền biển, năm mươi con theo mẹ lên núi; người con cả chia nhau trị vì các nơi từ trên rừng xuống biển, luôn giúp đỡ tương trợ lẫn nhau. Chuyện Quả dưa hấu nói về Mai An Tiêm chinh phục thiên nhiên ngoài biển, đảo, lao động chăm chỉ, tìm và trồng được loài dưa đỏ lạ và ngon, đem về dâng vua cha, từ đó đất liền có thêm giống dưa hấu. Truyền thuyết An Dương Vương nói về Rùa vàng là thần biển ủng hộ An Dương Vương xây Loa Thành, cho móng vuốt làm lẫy nỏ thần chống giặc ngoại; khi giặc xâm lược truy đuổi, để tránh rơi vào tay giặc An Dương Vương chạy về hướng biển để tự vẫn. Những chứng tích còn lưu lại trong truyền thuyết cho thấy người Việt là cư dân khai thác biển rất sớm và có nhiều hoạt động giao thương trên các vùng biển đảo từ thời xa xưa. Những truyền thuyết ấy gắn với những địa danh đất nước từ thời cổ xưa, gắn liền cả sông núi với rừng biển, nhiều tên đất, tên làng có Sơn (Đồ Sơn, Sầm Sơn...), có Hải (Hải Phòng, Cát Hải, Hải Dương, Tiền Hải...), cửa biển (Cửa Việt, Cửa Ông, Cửa Lò, Cửa Tùng...). Biển trong ca dao, tục ngữ cũng gắn liền với đời 45 sống con người: “Dã tràng xe cát Biển Đông”, công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông”... Từ buổi đầu dựng nước, với phương thức săn bắt và hái lượm, người Việt cổ đã biết khai thác tài nguyên biển vào cuộc sống của mình. Hầu hết những di chỉ khảo cổ như văn hóa Đông Sơn và các di chỉ văn hóa Quỳnh Văn, Bàu Tró, Thạch Lạc, Hạ Long... đều có hiện vật bao gồm cả vỏ sò, sò điệp chứng minh con người trong quá trình lao động mưu sinh và chung sống với thiên nhiên đã khai thác hải sản. Biển chính là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các cộng đồng người Việt cổ ở ven biển Việt Nam. Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã sắp xếp hệ thống văn hóa biển phân bố ở đồng bằng ven biển và hải đảo suốt từ Quảng Ninh đến Kiên Giang gồm ba giai đoạn: giai đoạn hình thành (Cái Bèo - Đa Bút - Quỳnh Văn - Bàu Dũ); giai đoạn phát triển (Hạ Long - Hoa Lộc - Bàu Tró - Xóm Cồn); giai đoạn thuần thục (Tiền Sa Huỳnh - Sa Huỳnh hải đảo từ Cù Lao Chàm - Lý Sơn - Khánh Hòa - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu tới Kiên Giang)1. _______________ 1. Xem Nguyễn Trung Chiến, Nguyễn Khắc Sử: “Đôi nét về hệ thống văn hóa biển Việt Nam từ thời Tiền sử đến Lịch sử”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012. 46 Văn hóa Đông Sơn có trống đồng, thạp đồng, trang trí nhiều hoa văn của cư dân biển, trong đó có hình thuyền biển - loại thuyền lớn dùng để vượt khơi xa. Văn hóa Sa Huỳnh của các tộc người ở miền Trung Việt Nam cách nay khoảng 3.000 năm. Những dấu tích còn lại cho thấy người Sa Huỳnh cổ là những cư dân nông nghiệp và đi biển. Văn hóa Óc Eo để lại nhiều dấu tích của những thương nhân từ Ấn Độ, Mã Lai, Gia va đến buôn bán, trao đổi hàng hóa trên bán đảo này. Lịch sử của vương quốc Chămpa cho thấy, từ thế kỷ III đã có vua Chămpa vượt đại dương qua sông Hằng học đạo; đến thế kỷ VII người Chămpa đã giao lưu với Nhật Bản; thế kỷ X đã có nhiều bộ phận người Chămpa sang cư trú ở Hải Nam; thế kỷ XIV cù lao Chàm đã trở thành thương cảng tầm cỡ trong khu vực,... Người Việt tiếp thu kỹ thuật sử dụng và đóng ghe bầu lớn của người Chămpa để đi biển khơi xa, mở rộng giao thương. Từ thế kỷ XVII, khi cảng thị Hội An thông đường ra biển, thì Đàng Trong đã vươn dài tới Gia Định - Đồng Nai, vươn xa đến những đảo nằm giữa Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa. Các thương cảng, đô thị cổ như Vân Đồn, phố Hiến, Hội An đều hướng ra biển, mở ra cửa biển, vươn ra thế giới bên ngoài và đưa người nước ngoài đến với Việt Nam. 47 Những nghề biển xuất hiện từ thời xa xưa như đóng thuyền, đánh bắt hải sản, làm muối, làm đồ mỹ nghệ... đều lưu lại những dấu tích trong di chỉ khảo cổ và thư tịch, sử sách, truyền thuyết. Văn hóa biển là sản phẩm của quá trình con người chung sống với biển, bao gồm giá trị vật chất và tinh thần mà con người làm ra, sáng tạo nên cùng với biển. Khai thác và làm chủ biển khơi, sử dụng biển để giao thương với bên ngoài đã rất phổ biến từ thời cổ. Đường biển gần như là con đường duy nhất để trống đồng Đông Sơn (trống đồng, thạp đồng) được đưa đến Nhật Bản, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á hải đảo, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Philíppin, Inđônêxia... Ngược lại, giao thương biển cũng là cách duy nhất lý giải việc hàng hóa các nước xung quanh thường xuất hiện ở các vương quốc cổ trên đất nước Việt Nam. 3. Làm chủ biển, đảo trong đấu tranh chống Bắc thuộc Hơn một ngàn năm phương Bắc đô hộ với chính sách đồng hóa để xóa bỏ văn hóa bản địa nhưng nhân dân ta hễ có dịp là vùng lên chống lại ách đô hộ ngoại bang; đồng thời tích tụ cho mình những cái mới có lợi cho sự phát triển, làm cơ sở cho việc giành lại quyền tự chủ sau này. Đầu Công nguyên (năm 40), Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa chống lại lực lượng cai trị nhà 48 Đông Hán. Theo cờ nghĩa của Hai Bà Trưng, tướng quân Lê Chân dùng quân thủy chặn địch ở vùng biển Hải Phòng ngày nay. Trưng Nữ Vương giành và giữ nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc trong gần 3 năm; đó là biểu tượng của ý chí và khí phách quật cường của dân tộc, thể hiện truyền thống yêu nước của phụ nữ Việt Nam “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Năm 248, Triệu Thị Trinh tiếp nối ý chí đấu tranh giành tự chủ của dân Việt: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”1 đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh chống lại quân Đông Ngô. Nhân dân ta còn lưu đến hàng ngàn năm sau vế đối về hình ảnh người nữ anh hùng có uy dũng như thần biển: Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vương, những muốn bon chân về Bắc quốc; Ngồi yên ngựa khách đi hoài cổ, tưởng sự Lạc Hồng nữ tướng, có chăng thẹn mặt đấng nam nhi"2. Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy chống ách đô hộ của nhà Lương. Chỉ trong 3 tháng nghĩa quân chiếm được hầu hết các quận, huyện. Địch phải bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về _______________ 1. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên): Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006, t.1, tr.89. 2. Câu đối nôm khuyết danh. 49 Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt, chuẩn bị lực lượng mai phục đánh tan quân Lương sang phản công chiếm lại. Sau đó (năm 544), Lý Bí tự xưng hoàng đế (Lý Nam Đế), lấy tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên, dựng điện Vạn Thọ, dựng chùa Khai Quốc. Năm 722, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa chống nhà Đường, chiếm giữ Hoan Châu làm căn cứ, mở rộng thế lực ra các châu huyện, rồi tiến công chiếm thành Tống Bình, quan đô hộ hoảng sợ, bỏ thành chạy về nước. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), xây thành Vạn An. Đầu thế kỷ X, họ Khúc giành lấy chức Tiết độ sứ và thiết lập nền tự chủ buộc chính quyền nhà Đường phải công nhận, làm cơ sở cho quá trình giành lại hoàn toàn quyền độc lập của dân tộc. Trong suốt quá trình đấu tranh bền bỉ hàng nghìn năm chống quân đô hộ, người Việt vẫn duy trì và thực thi chủ quyền trong hoạt động khai thác biển, đảo, nhất là ở các miền duyên hải, thủy binh, thuyền chiến xuất hiện trong nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân ta chống ách xâm lược. Nghề chài lưới (cùng với nghề trồng lúa nước và nghề rừng) là một trong những nghề đặc thù và cơ bản của cư dân biển, gắn với những công việc như gõ thuyền, đan lưới, quăng lưới, kéo lưới, phân loại cá... Đó cũng là nghề phụ thuộc vào thiên nhiên và biển cả, vì 50 thế cư dân biển phải sớm có nghi lễ tế trời, tế thủy thần trước khi ra khơi; ngư dân còn xăm những hình thù quái thú lên cánh tay, lên vai, lên ngực, lên chân với mục đích chống lại những quái vật dưới nước. Cư dân miền duyên hải còn có nghề đóng thuyền và giao thương với nhau, với các nước trong khu vực. Nhiều phong tục tập quán thờ thần linh liên quan đến thần biển như gọi cá voi là Cá Ông, ông Nam Hải, ông Chương, ông Lộng, ông Khơi, ông Sứa, ông Tử,... tục thờ Cá Ông có ở hầu hết miền duyên hải biển. Nghề làm muối biển có từ hàng ngàn năm trước. Theo Thiên Nam ngữ lục thì vào thế kỷ VIII, khi nhà Đường đô hộ nước ta, nghề muối đã xuất hiện ở Giao Chỉ (sau này đến thời Lê Sơ nghề muối được chú trọng quản lý, gọi người dân làm muối là diêm dân, người bán muối gọi là diêm hộ)1. Những làng nghề muối truyền thống lâu đời như: làng Mai Phụ (Thạch Hà, Hà Tĩnh), Bạch Long (Nam Định), Long Hải, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Hòn Khói (Khánh Hòa). Lễ hội Bà Chúa Muối được tổ chức ở làng Quang Lang (xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình) diễn ra vào ngày 12 - 14 tháng 4 âm lịch hằng năm. Nghề mò ngọc trai, bắt đồi mồi xuất hiện từ sớm. Khi phong kiến phương Bắc cai trị nước ta, chúng bắt _______________ 1. Theo Nguyễn Thanh Lợi: "Muối Việt xưa và nay", nguồn: http://www.phatgiaobaclieu.com/content/view/2386/ 51 nhân dân ta phải xuống biển mò ngọc trai, đồi mồi để cống nạp. Ngọc trai có chủ yếu ở các vùng có thủy triều lên xuống, trai bám vào các tảng đá lớn, rạn san hô nằm sâu dưới mặt biển, có khi sâu đến 20 m. Đồi mồi là một loại động vật bò sát sinh sống tại các vùng biển nhiệt đới. Nghề này đòi hỏi người dân phải sống quen với biển đảo, không sợ gian nguy, nhưng để tìm được sản vật quý vẫn phải đánh đổi cả tính mạng. Cùng với các tộc người Việt bị phương Bắc đô hộ, các vương quốc cổ ở miền duyên hải cũng chịu ảnh hưởng của các cuộc khởi nghĩa và sự cai trị của các đế chế phương Bắc. Ở Nam Trung Bộ của Việt Nam vào đầu Công nguyên đã có hai cộng đồng lớn: cộng đồng người Chămpa với ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Malay - Polynesia cư trú vùng ven biển và cộng đồng Mạ, Cơ Ho, M’Nông (ngữ hệ Môn - Khmer), cư trú vùng núi và Tây Nguyên. Người Chămpa khai thác trầm hương, quế, ngà voi, sừng tê, dầu rái trên núi, hồ tiêu trên đồi, biết làm ruộng hai mùa ở đồng bằng hẹp Minh Kinh và Ô Chân, quanh nhà thì trồng cau, dừa và trồng dâu nuôi tằm. Người Chăm biết đóng thuyền các loại để đánh cá biển và buôn bán đường biển trên vùng Đông Nam Á, từ ven biển Trung Quốc xuống tới Ấn Độ Dương. Các cảng Cửa Việt, Cửa Tùng đã từng là hải cảng quốc tế từ thời Lâm Ấp phồn thịnh cho đến thời vương quốc Chămpa 52 phát triển. Cư dân Chămpa ở Trung Bộ Việt Nam đã vượt biển đến các quốc gia trong khu vực và sang tận Trung Đông để trao đổi hàng hóa. Ngược lại, cũng có nhiều quốc gia biết đến biển Chămpa; các đảo gần bờ và xa bờ của vùng biển Chămpa đều được tìm hiểu rõ thuộc tính để tránh khi gió bão hoặc được cứu giúp khi hoạn nạn. Những di chỉ khảo cổ dọc bờ biển phía Nam có niên đại khoảng thế kỷ I - VI cho thấy cư dân Óc Eo có nhiều sản phẩm đem trao đổi giữa các cảng biển từ Ấn Độ đến nam Trung Hoa; các cảng thị của Óc Eo nối với con đường tơ lụa trên biển Đông Nam Á, tạo thành hệ thống giao thương rộng mở giữa các quốc gia, vào sâu trong đất liền vùng nam bán đảo Trung Ấn. Đường bộ, đường sông và đường biển tạo thành hệ thống giao thông thuận lợi và đồng bộ trên vùng đất văn hóa Óc Eo. II- THỜI KỲ ĐẦU PHONG KIẾN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (THẾ KỶ X - XVI) 1. Bối cảnh lịch sử Từ thế kỷ X trở đi, cùng với việc giành lại độc lập, nền văn hóa của người Việt cũng bước vào kỷ nguyên độc lập. Thời kỳ đầu, các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê đặt nền móng, từ thế kỷ XI các vương triều Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, sau những cuộc kháng chiến chống 53 quân Hán, Tống, Mông - Nguyên Minh xâm lược và đô hộ, nhà nước Đại Việt khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc của mình như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã ghi: “Cõi bờ sông núi đã riêng, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương”1. Cương vực lãnh thổ Đại Việt kéo dài vào phía Nam, từ đất liền đến tất cả các hải đảo ven bờ bao gồm hàng nghìn hòn đảo trên vịnh Bắc Bộ trở xuống. Nền văn hiến qua các triều đại càng được phong phú thêm, có nhiều vương triều kéo dài hàng trăm năm, đưa nền văn minh Đại Việt phát triển. Công thương nghiệp cũng được chú trọng, từng bước thiết lập những tuyến giao thương từ nội địa đến các nước lân cận. Hoạt động buôn bán, trao đổi với các nước qua đường bộ, đường sông, đường biển ngày càng mở rộng. Cửa biển Vân Đồn sớm trở thành trung tâm giao thương lớn nhất cả nước. Cùng với giao thương, nhiều loại hình nghệ thuật mang đặc trưng tính cách Việt phát triển đồng đều và tạo thành những chuẩn mực mới. Các tôn giáo và các _______________ 1. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t.II, tr.282. 54 dòng tư tưởng khác nhau được tự do phát triển, cả 3 tôn giáo lớn là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều có cơ hội phát triển trong quốc gia Đại Việt, trong đó Nho giáo đến thế kỷ XV ảnh hưởng mạnh nhất. Việc giữ gìn chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ quyền lực trung ương của các triều đại trong giai đoạn này cũng đạt hiệu quả cao nhất. 2. Thực thi chủ quyền biển, đảo trong thế kỷ X Sau hơn một ngàn năm đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đô hộ, đến đầu thế kỷ X nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ, cai quản vùng đất phía nam. Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay. Từ năm 907, ta đã giành lại nền tự chủ của dân tộc, nhưng trên danh nghĩa vẫn còn phụ thuộc nhà Đường. Đặc biệt là khi nhà Hán lên thay thì nguy cơ xác lập lại chế độ cai trị của nhà Hán là rất gần. Năm 938, vua Hán sai Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân sang xâm lược Đại Việt, cho thủy quân tiến vào cửa sông Bạch Đằng, hòng lập lại chính quyền đô hộ. Sông Bạch Đằng có địa thế rất hiểm yếu. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo tướng tá rằng: "Họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ 55 nhân khi nước triều lên tiến vào trong hàng cọc, bấy giờ ta dễ bề chế ngự. Không kế gì hơn kế ấy cả”1. Ngô Quyền mang thủy quân vượt biển, xây đồn trại ở vùng Lương Xâm (nay thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng) bài binh bố trận trên sông Bạch Đằng rồi khiêu chiến dụ địch vào trận địa cọc. Hoằng Tháo quả nhiên trúng kế, khi nước triều rút, bãi cọc nhô lên, quân ta từ các phía ồ ạt tấn công làm cho địch hoảng hốt, bỏ chạy; chiến thuyền quân Hán “đều vướng vào cọc mà đắm, rối rít tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Quyền thừa thắng đuổi theo đánh, bắt được Hoằng Tháo”2. Trận chiến chỉ trong ngày thủy triều đã toàn thắng. Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã mở đầu nền độc lập tự chủ hoàn toàn của nước ta sau hàng ngàn năm Bắc thuộc. Các cửa biển, lạch sông ngoài việc góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm còn là nơi sinh cơ lập nghiệp của cư dân với nghề đánh bắt, khai thác thủy, hải sản như làm muối, làm mắm, đi câu... Cư dân sống trên miền duyên hải, cửa sông, cửa biển quen với sóng, gió, bão, thủy triều, đảo gần, đảo xa, bãi ngầm, bãi cạn..., nắm rõ quy luật của sông, biển không chỉ phục vụ mưu sinh, mà còn sử dụng bờ biển và đảo làm nơi che chắn cho con người, góp phần bảo vệ quê hương đất nước, nhất là khi _______________ 1, 2. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2009, tr. 119. 56 có nạn xâm lăng, vùng đất này lại giúp bày binh bố trận, đánh tan tàu thuyền của quân xâm lược... 3. Thực thi chủ quyền biển, đảo trong các thế kỷ XI - XVI Trong khoảng 5 thế kỷ đầu của thời kỳ độc lập tự chủ, các vương triều phong kiến Đại Việt chú trọng đến kinh tế biển, chủ yếu là khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa để phục vụ thương mại và sử dụng các điều kiện tự nhiên của biển trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Về kinh tế - xã hội, bắt đầu từ triều Lý, kinh tế biển gắn với hoạt động thương mại được chú ý, biểu hiện qua một giai đoạn hưng thịnh của thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh). Thời Lý đã thiết lập trang, thời Trần thiết lập trấn, thời Lê đặt tuần kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, đảo,... để quản lý biển, thu thuế của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển. Những năm 1171 - 1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi xem xét biên cương, vùng biển phía Nam, phía Bắc. Thời kỳ này đã xuất hiện tác phẩm Nam Bắc phân giới địa đồ ghi chép về hình thế núi sông, cương vực đất nước. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia đã được các vua Lý chú trọng cả trên biên cương và các vùng biển, đảo. Nhà Trần rất quan tâm đến việc khai thác các sản vật của biển để phục vụ đời sống, nhất là nghề làm 57 muối, đặt ra danh hiệu quan trông coi nghề muối và phong thưởng đất để làm muối. Tương truyền bà Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh, phi tần của vua Trần Anh Tông vốn là một con gái của một gia đình làm muối, sau khi mất được phong đất ở khu vực Diêm Điền (Thái Bình) và được nhân dân tôn là Bà Chúa Muối là minh chứng ngành nghề gắn với biển đã phát triển ở Đại Việt từ những thế kỷ đầu thời độc lập tự chủ. Cũng trong thời Lý - Trần, công cuộc khẩn hoang đất ven biển được quan tâm. Để quản lý tốt hơn hải phận của mình, nhà Trần chia miền ven biển Đại Việt thành hai khu vực là Hải Đông và Hải Tây. Các sản vật khác được khai thác từ biển như đánh bắt cá và làm nước mắm, khai thác tổ yến và một số loài thân mềm có giá trị (như ốc hương, ốc xà cừ, ốc tai tượng, v.v.) có truyền thống lâu đời vẫn tiếp tục phát triển. Nhà Trần giao nhiệm vụ bảo vệ các vùng biên giới cho các trọng thần. Trần Hưng Đạo phụ trách hướng Lạng Sơn; Trần Nhật Duật phụ trách hướng Tuyên Quang; Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, bảo vệ hướng biển đông bắc. Năm 1349, nhà Trần nâng vị thế trang Vân Đồn lên thành một trấn trực thuộc triều đình với nhiệm vụ tổ chức bảo vệ vùng biển đông bắc và quản lý việc thông thương với nước ngoài. Trong đánh giặc giữ nước, nhà Trần ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, trong đó có 58 chiến thắng trên cửa sông Bạch Đằng năm 1288. Khi đạo quân thủy do Ô Mã Nhi thống lĩnh rút về qua sông Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo quyết định áp dụng kế sách của Ngô Quyền năm xưa để tiêu diệt quân xâm lược. Nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của sông Bạch Đằng để vạch ra thế trận cọc và bố trí mai phục quân Nguyên, Trần Hưng Đạo đã nhử thủy quân của giặc vào trận địa, khi nước triều rút, quân Trần tiến hành truy kích dồn địch vào bãi cọc và tiêu diệt quân xâm lược. Thời Lê Sơ, nhất là dưới thời Lê Thánh Tông, đến nửa sau thế kỷ XV, nhà nước phong kiến Đại Việt phát triển thịnh vượng. Cương vực lãnh thổ quốc gia Đại Việt được đề cao trong chính sách của vương triều, các vấn đề liên quan đến biển đảo được chú trọng. Các vua Lê rất chú trọng đến thương mại, thể hiện qua việc định lệ cho người nước ngoài được đến buôn bán ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Cần Hải, Hội Trào, Hội Thống, Thông Lĩnh, Phú Lương, Tam Kỳ, Trúc Hòa. Các cảng thị như Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn... đã trở thành những nơi trung chuyển hàng hóa trong vùng biển tây nam Thái Bình Dương, là mắt xích quan trọng trong mạng lưới hải thương từ Á sang Âu và ngược lại1. _______________ 1. Trần Đức Anh Sơn: "Biển đảo là không gian sinh tồn, là hành lang văn hóa của người Việt", http://hoangsa.danang.gov.vn/ index.php/ 2012-09-05.04-20-02/ 59 Song song với việc khai thác các nguồn lợi biển phục vụ cho vương triều, các vua Lê cũng luôn quan tâm đến việc củng cố an ninh quốc gia, trong đó bộ Quốc Triều hình luật thời Hồng Đức được xem như là bộ luật tổng hợp được áp dụng trên nhiều lĩnh vực, kể cả đối với những quan chức làm việc ở các cửa khẩu, các xứ. Việc liên quan nhiều nhất đến chủ quyền quốc gia Đại Việt trên đất liền cũng như trên biển được vương triều chỉ dụ và các địa phương phải tuân theo; từ đó việc vẽ bản đồ thể hiện ruộng đất, hình thể, đường sá các địa phương đã được chú trọng. Năm 1469, nhà Lê Sơ xác lập bản đồ các phủ, huyện, châu thuộc 12 thừa tuyên và phủ Trung Đô. Vua Lê Thánh Tông ra chỉ dụ soạn vẽ Hồng Đức bản đồ từ những năm 1460, đến năm Hồng Đức 21 (năm 1490), Lê Thánh Tông ban hành Bản đồ Thiên hạ (Bản đồ Hồng Đức) trên cơ sở bản đồ do các thừa tuyên gửi về. Bản đồ Hồng Đức gồm 15 tấm (1 bản đồ cả nước, 1 bản đồ phủ Trung Đô, 13 bản đồ các thừa tuyên với 52 phủ, 178 huyện, 50 châu). Trên bản đồ vẽ hình thế núi sông tổng quát, vị trí các phủ, huyện, châu, danh lam thắng cảnh, ngoài phần vẽ còn có thuyết minh và chú giải bản đồ. Đây là bộ bản đồ địa lý đầu tiên của nhà nước phong kiến Đại Việt, làm cơ sở cho các thời kỳ sau tiếp tục vẽ bản đồ từng địa phương. Trong bộ Bản đồ Hồng Đức, trên bản đồ thừa tuyên Thuận Hóa và thừa tuyên 60 Quảng Nam có ghi tên gọi Biển Đông; bản đồ thừa tuyên Quảng Nam ở ngoài khơi có ghi “Bãi Cát Vàng” tức Hoàng Sa, Trường Sa - lần đầu tiên có tên quần đảo trong quốc đồ - khẳng định chủ quyền Đại Việt đối với toàn bộ vùng biên cương hải đảo. Nghề cá tiếp tục phát triển ở những nơi mà hoạt động của con người gắn với các hệ sinh thái và các tài nguyên biển. Các làng chài, làng cá, làng mắm phát triển dọc bờ biển miền duyên hải Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, là những hoạt động sản xuất tự nhiên của cư dân miền biển, đồng thời khẳng định sự hiện diện của cư dân Đại Việt, khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia Đại Việt. Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi: nước mắm là vật cống của Đại Việt sang triều Tống dưới thời Lê Hoàn1. Thực tế từ thế kỷ XV, nghề làm nước mắm đã rất phổ biến, kỹ thuật chế biến đã phát triển và được hoàn thiện về chất lượng. Nước mắm làm từ cá biển, là một loại gia vị, đồng thời cũng là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình cư dân Việt. Sản vật biển, đảo luôn là sản vật quý hiếm, phải dày công sức mới có được, thậm chí phải hiểm nguy đến tính mạng ngoài khơi xa mới đem về được. Tuy không phải là _______________ 1. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, t.1, tr.177. 61 nghề mưu sinh, nhưng để có sản vật quý từ biển, đảo tiến vua, ngư dân thời Ðại Việt phải làm chủ được biển, đảo, nắm bắt được nguồn sản vật biển và cả những thuận lợi khó khăn của những hải trình. III- THỜI KỲ TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH, (THẾ KỶ XVII - XVIII) 1. Bối cảnh lịch sử Giữa thế kỷ XVI (năm 1558), Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, mở mang xứ Đàng Trong, dần tạo thành thế đối trọng với Đàng Ngoài, làm cho cương vực quốc gia Đại Việt được hoàn thiện. Cũng từ đó, cuộc Nam tiến mở mang bờ cõi thế kỷ XVII đã giúp cho người Việt thực sự nhìn xa ra biển, phát hiện thêm những vùng biển mới, nhận ra không gian sống mới. Vương triều Lê - Trịnh thực thi nhiều chính sách trong các thế kỷ giao thời này, trong đó đất nước hơn 200 năm không có giặc ngoại xâm, với thể chế độc đáo: song song tồn tại bộ máy quyền lực của vua và chúa; đồng thời tạo ra thế đối lập (cũng đồng thời tạo tính cạnh tranh) để phát triển ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vừa lo chống lại những cuộc chinh phạt của Lê - Trịnh từ Đàng Ngoài, vừa củng cố quyền lực và mở nước về phương Nam. Đặc biệt là những người kế vị ông, từ Nguyễn Phúc Nguyên trở 62 đi, đã có tầm nhìn hướng biển mang tính chiến lược. Từ năm 1630, Lũy Thầy hệ thống thành lũy được xây dựng kiên cố, vững chắc, dựa vào địa thế hiểm trở của tự nhiên, trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ để ngăn chặn quân Trịnh từ phía Bắc, làm chỗ dựa mở đất về phương Nam cho đến tận vùng cực nam Trung Bộ hiện nay. Việc vươn ra biển, xác lập chủ quyền của mình ở những đảo ven bờ và xa bờ (trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông) trở nên quan trọng và tất yếu. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, ở tận cùng Đàng Trong lại có Mạc Cửu dâng mảnh đất Hà Tiên mà ông có công khai phá, nộp cho chúa Nguyễn (tháng Tám năm Mậu Tý, 1708) và ông được chúa Nguyễn trọng dụng, phong cho làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Các chúa Nguyễn mở đất và phát triển kinh tế Đàng Trong (1558 - 1775) đúng vào lúc các nước tư bản phương Tây đang khao khát tìm kiếm thị trường và tranh chấp thuộc địa. Đó là một thời cơ lớn nhưng cũng là một thách thức nghiệt ngã đối với vận mệnh dân tộc trước họa ngoại xâm mới từ phương Tây. 2. Xác lập trong thực tế chủ quyền Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa, Trường Sa) Ở Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn và chúa Trịnh đều chú trọng giao thương với nước ngoài, tàu thuyền các nước Trung Hoa, Nhật Bản, 63 Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha,... đến các thương cảng của Việt Nam để trao đổi, mua bán hàng hóa, tránh bão, tiếp thêm nước ngọt... Người Việt thời chúa Nguyễn còn đóng tàu bán cho người Hoa, người Xiêm để buôn bán và cả thuyền chiến. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đưa dân đi mở mang, khai phá các vùng đất mới, xác lập và thực thi quản lý nhà nước đối với các vùng đất Đàng Trong từ đất liền đến hải đảo. Các chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần từ năm 1635 đã rất quan tâm đến việc tổ chức các đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác nguồn lợi thiên nhiên ở quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Căn dưới triều vua Lê Hy Tông lệnh cho nho sinh Đỗ Bá Công Đạo soạn Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (năm 1686) gồm 4 quyển vẽ hình thế núi sông, đường bờ biển và các đảo, trong đó lần đầu tiên thể hiện lộ đồ từ Thăng Long đến Chiêm Thành. Sách lúc đầu có tên là Tứ chí lộ đồ - bản đồ vẽ đường đi bốn phía, gồm 4 quyển, mỗi quyển gồm các bản đồ kèm theo chú dẫn: quyển 1 là Tự Thăng Long chí Chiêm Thành quốc gồm bản đồ và chỉ dẫn đường đi từ kinh đô Thăng Long đến nước Chiêm Thành; lời chú về Hoàng Sa nằm trong quyển này; quyển 2 là Kinh kỳ chí Khâm châu, Niệm châu ghi chép về đường đi từ kinh đô Thăng Long đến châu Khâm và châu Niệm ở Quảng Đông (Trung Quốc); 64 quyển 3 là Tự Phụng Thiên chí Quảng Tây, Vân Nam ghi chép về đường đi từ phủ Phụng Thiên (Việt Nam) đến Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc); quyển 4 là Tự kinh thành chí Bắc quan môn ghi chép về đường đi từ Thăng Long đến ải Bắc (Lạng Sơn). Trong quyển 1 có vẽ hình dải cát ở giữa biển nằm ở ngoài khơi phủ Quảng Nghĩa, ngang với cửa Đại Chiêm (cửa Đại) ở phía bắc, cửa Sa Kỳ ở phía nam, với tên Nôm là Bãi Cát Vàng. Lời chú giải trên bản đồ ghi rõ: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển,...”1. Địa danh Bãi Cát Vàng xuất hiện tiếp theo trên Giáp Ngọ Bình Nam đồ do Đoan Quận công Bùi Thế Đạt vẽ dâng chúa Trịnh năm Giáp Ngọ (năm 1774) khi ông giữ chức Đốc trấn Nghệ An, phục vụ cho cuộc Nam tiến của chúa Trịnh năm đó. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ tượng trưng bằng hình bầu dục nằm giữa cù lao Chàm và cù lao Ré (được vẽ dưới dạng những quả núi) bên ngoài bờ biển huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa (nay là tỉnh Quảng Ngãi). Địa danh Bãi Cát Vàng xuất hiện lần thứ ba trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (năm 1776). Lê Quý Đôn mô tả về quần đảo san hô gọi là Đại Trường Sa, trong _______________ 1, 2. Theo Trần Đức Anh Sơn (Chủ biên): Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr.74, 73. 65 đó có ghi: “Trong các đảo có bãi cát vàng, dài khoảng hơn 30 dặm rộng lớn bằng phẳng, nước trong vắt nhìn tận đáy”1. Lê Quý Đôn ghi chép khá đầy đủ trong Phủ biên tạp lục về việc xác lập và thực thi chủ quyền của các chúa Nguyễn đối với biển đảo, đặc biệt là những mô tả về các hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động quản lý và khai thác vùng biển từ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho đến toàn bộ vùng biển phía Nam tới Bình Thuận, Côn Lôn, Hà Tiên... Phủ biên tạp lục cho biết, từ thế kỷ XVII: “Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiết, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiêm, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo (Thuận An), đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về... Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao _______________ 1. Theo Trần Đức Anh Sơn (Chủ biên): Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Sđd, tr.78 66 nhiêu suất... Lệnh cho đi chiếc thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên... ”1. Từ khi thành lập đội Hoàng Sa, hằng năm người của đảo Lý Sơn được tuyển mộ làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Mỗi cuộc đi ra biển vô cùng khó khăn, nhất là ra đảo ngoài khơi xa như Hoàng Sa. Tương truyền, mỗi người lính trong đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ phải chuẩn bị cho mình một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây để nếu không may xấu số bỏ mạng trên biển thì sẽ dùng để bó xác thả xuống biển. Nghi lễ “cúng thế lính” được tổ chức theo quan niệm của người dân là làm những hình người bằng giấy hoặc bằng bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền kia sẽ chịu mọi rủi ro thay cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin cho người lính làm hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua, mong muốn họ được bình an trở về quê hương, bản quán. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ hội diễn ra vào tháng hai và tháng ba âm lịch. Nghi lễ có 3 ban thờ đặt _______________ 1. Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.155. 67 đồ tế như thịt heo, gà, muối, bánh khô, bài vị các cai đội và chiến sĩ Hoàng Sa; trước các ban thờ là 5 mô hình thuyền câu (loại thuyền đội Hoàng Sa dùng đi biển). Ban tế tự đình làng tổ chức lễ tế thần vào đêm trước và tổ chức lễ cầu an cho vong linh các chiến sĩ đội Hoàng Sa. Lễ được tổ chức ngoài sân đình, trước Âm Linh tự, do các tộc họ cùng thầy pháp thực hiện nghi thức bắt ấn trừ tà, làm phép để an vị các vong linh chiến sĩ Hoàng Sa, sau đó đọc văn tế. Tiếp theo nghi thức tế tại sân đình là nghi thức thả thuyền tế trôi ra biển, cầu cho vong linh những người lính trong đội Hoàng Sa xưa được siêu thoát và cầu mong cuộc sống yên bình cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức kết hợp với các sinh hoạt văn hóa như: hội hoa đăng, hát bội, múa lân, lễ rước và lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống. Vào những ngày này, người dân địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ gió của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (mộ được đắp bằng đất sét giả cốt người để con cháu thờ cúng tưởng nhớ) và truyền cho nhau câu ca: “Hoàng Sa trời nước mênh mông, Người đi thì có mà không thấy về. Hoàng Sa mây nước bốn bề, Tháng hai - ba khao lề thế lính Hoàng Sa”. 68 3. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Năm 1585, bọn cướp biển Hiển Quý đi năm chiếc thuyền lớn đến đậu ở Cửa Việt (Quảng Trị) để cướp bóc ven biển. Chúa Tiên sai hoàng tử thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên chỉ huy mười chiếc thuyền con thẳng đến Cửa Việt đánh tan hai chiếc. Bọn Hiển Quý sợ hãi tháo chạy. Từ đó giặc biển im hơi1. Thế kỷ XVI, XVII và những năm đầu thế kỷ XVIII, thủy quân nhà Nguyễn cũng đánh thắng hạm đội của thực dân Tây Ban Nha, Hà Lan. Trong trận thủy chiến ngày 07/7/1643, chúa Nguyễn Phúc Lan và Thái tử Nguyễn Phúc Tần dẫn 50 thuyền chiến tiến thẳng ra cảng Eo, Thừa Thiên. Ngay khi nghênh chiến, thủy binh của chúa Nguyễn lao thẳng vào tấn công. Bằng số lượng vượt trội, chiến thuyền của chúa Nguyễn bao vây các pháo hạm Hà Lan, quân chúa Nguyễn tràn lên boong chiến hạm Hà Lan bẻ bánh lái, chặt gẫy cột buồm, khiến chiến hạm này bị tê liệt, dồn địch vào đường cùng phải cho châm lửa đốt kho thuốc súng, khiến tàu nổ tung, hai chiến hạm khác bỏ chạy và bị truy đuổi khiến 1 chiếc đâm vào đá ngầm chìm nghỉm. Cuộc chiến đấu chống tàu thuyền nước ngoài xâm lấn, cướp bóc ven biển xứ Đàng Trong từ thời các chúa _______________ 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002, t.1, tr.123. 69 Nguyễn đến thời các vua Nguyễn sử sách ghi lại khá nhiều, trong đó có trận đánh phá giặc Ô Lan (tức Hà Lan) diễn ra vào năm 1644 tại Cửa Eo (cửa Thuận An ngày nay) của Nguyễn Phúc Tần. Sự kiện ấy được ghi chép trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục viết: “Bấy giờ giặc Ô Lan đậu thuyền ngoài biển cướp bóc lái buôn. Quan quân biển báo tin. Chúa Thượng đang bàn kế đánh dẹp. Thế tử Nguyễn Phúc Tần mật báo với Chưởng cơ Tôn Thất Trung ước đưa thủy quân ra đánh, Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh nên ngần ngừ chưa quyết. Thế tử đốc xuất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra, Trung bất đắc dĩ cũng đốc xuất binh thuyền theo đi. Đến cửa biển thì binh thuyền của Thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại nhưng Thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhắm thẳng phía đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắn. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự đốt chết. Thế tử bèn thu quân về. Chúa mới nghe tin Thế tử đi có một mình cả sợ, bèn đốc xuất đại binh tiếp ứng. Vừa tới cửa biển, xa trông khói đen bốc mù trời kíp ra lệnh cho các quan trên tiến lên. Tới khi được tin thắng trận Chúa mừng lắm, kéo quân về hải đình để chờ. Thế tử đến bái yết, Chúa giận trách rằng: “Con làm Thế tử sao con không giữ mình?”. 70 Lại thiết trách Trung về tội không bẩm mệnh. Trung cúi đầu tạ tội hồi lâu; rồi nhân khen ngợi oai phong anh dũng của Thế tử không ai kịp được. Chúa cười nói rằng: “Trước kia tiên quân ta [tức chúa Tiên] đã từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế ta không lo gì nữa. Bèn trọng thưởng cho, rồi khiến xa giá về cung” [lúc ấy ở Kim Long]1. Tập san Sử Địa số 29, “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa”, xuất bản ở Sài Gòn tháng 1, 2, 3 năm 1975 trích một đoạn nhật ký của Jean Gobyn - một thủy thủ người Hà Lan có tham gia và chết hụt trong trận này cho biết: “Ngay từ đầu chiếc tàu chỉ huy đã bị trúng đạn, bốc cháy, chiếc thứ hai bỏ chạy va phải đá ngầm chìm nốt, chiếc còn lại chạy thoát về đảo Perles (?)”2. Tiếng vang của trận đánh giặc Hà Lan còn vọng mãi đến mấy chục năm sau. Trong hồi ký của linh mục Vachet - người đến Đàng Trong 30 năm sau đó, có đoạn viết: “Các tàu Hà Lan bị tiến công bởi 30 hoặc 60 tàu Đàng Trong ở cửa Song Giang [Sông Hương?] dưới sự chỉ huy của Thái tử Đàng Trong. Vì không có gió, Hà Lan gặp bất hạnh, tàu lớn nhất cháy, nổ tung, chiếc thứ hai tự vỡ vì va vào đá. Chỉ có chiếc nhỏ nhất là chạy thoát”3. _______________ 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Sđd, t.2. 2. Tập san Sử Địa, số 29, Sài Gòn, 1975, tr.48. 3. G. Taboulet: La Geste Francaie en Indochine, Tome I, Paris, 1955. 71 Thương nhân Anh quốc sau nhiều lần thăm dò thị trường Đàng Trong đều thấy bất lợi vì sự cạnh tranh của Hoa thương, nên quyết định dùng vũ lực để đánh chiếm. Năm 1702, đem hơn 200 quân đánh chiếm Côn Đảo nhằm đặt cơ sở quân sự và thương mại ở vùng Biển Đông để gây ảnh hưởng lâu dài. Nhưng quân đội của chúa Nguyễn đánh tan các thuyền chiến của Anh, ngăn chặn được sự chiếm đóng của người Anh ở Côn Đảo. Thời kỳ Tây Sơn (thế kỷ XVIII), Nguyễn Huệ đã tổ chức phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng được một đội quân thủy hùng mạnh vào bậc nhất ở Đông Nam Á. Quân thủy Tây Sơn đã nhiều lần vào Nam ra Bắc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh (Đàng Trong) và chúa Nguyễn (Đàng Ngoài). Chính quyền Tây Sơn tiếp tục thực thi chủ quyền và vai trò nhà nước trong quản lý quốc gia lãnh thổ. Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, năm 1786 đã phái Hội Đức Hầu là cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền câu vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra còn có các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba cũng được giao nhiệm vụ hoạt động trong Biển Đông. Chính quyền Tây Sơn yêu cầu các thuyền của đội Hoàng Sa phải mang biển hiệu thủy quân và nhắc nhở không được lấy danh nghĩa thủy quân mà làm càn, bắt nạt dân làm muối và đánh cá1. _______________ 1. Xem Trần Công Trục: Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2012. 72 IV- THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX) 1. Bối cảnh lịch sử Từ lâu các thương nhân, giáo sĩ phương Tây, trong đó có thương nhân và giáo sĩ người Pháp, đã có mặt ở Việt Nam để tìm kiếm thị trường và vùng đất mới để truyền đạo. Sau khi bị đẩy ra khỏi thuộc địa chung với Anh ở Ấn Độ, tư bản Pháp đã ra sức tìm kiếm thuộc địa mới ở miền Viễn Đông. Năm 1769, Hội Truyền giáo của Pháp ở nước ngoài được thành lập. Tư bản Pháp cấu kết với Giáo hội để tiến hành tìm kiếm thị trường và thuộc địa các quốc gia phong kiến phương Đông, trong đó có Việt Nam. Năm 1802, nhà Nguyễn được thiết lập. Nửa đầu thế kỷ XIX, các vương triều Nguyễn từ đời Gia Long đến đời Minh Mạng, Thiệu Trị và những năm đầu thời Tự Đức đã cho thi hành nhiều chính sách đối nội và đối ngoại nhằm củng cố, phát triển quốc gia về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng. Trong lúc đó, thực dân Pháp tìm đủ mọi cách để mở cửa Việt Nam, từng bước can thiệp vào nội tình đất nước, khiêu khích bằng quân sự, đưa ra yêu sách tự do truyền đạo, tự do buôn bán, đưa ra chiêu bài ngoại giao hữu hảo, tìm nguyên cớ cho cuộc chiến tranh thôn tính Việt Nam. 73 2. Nhà Nguyễn thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Trong nửa đầu thế kỷ XIX, các vua Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã củng cố nền thống nhất quốc gia nước Đại Nam, thực hiện nền hành chính mới quy củ trên toàn bộ đất nước từ Bắc vào Nam, kể cả các vùng hải phận, đảo gần, đảo xa. Việc quản lý hành chính các địa phương, nhất là các vùng biển, đảo được duy trì thường xuyên, liên tục và ổn định trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX, nhằm đo đạc các hải trình, thu thuế trong vùng. Việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân thực hiện. Quốc sử quán triều Nguyễn tổ chức biên soạn nhiều công trình lịch sử, địa lý như: Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam nhất thống toàn đồ,... Triều Nguyễn thời Minh Mạng còn đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng ven biển. Theo chính sách của triều đình, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong những năm 1828 - 1829 đã chiêu mộ dân để tổ chức đắp đê, lấn biển, lập ấp khai sinh các vùng đất mới như Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) và một số vùng đất khác ở Nam Định. Năm 1837, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho bộ Công: “Cửa bể Thuận An là nơi thiết yếu vùng bể, ở ngay nách 74 Kinh đô. Trước đây thuyền bè ra vào phải căn cứ vào văn thư của đồn canh tại cửa bể ấy để báo lên thời không phải chậm trễ, nay thuận cho mé trước Kinh thành theo bờ biển đến thành Trấn Hải phải tùy chỗ mà đặt “Vọng lâu” (lầu trông xa), may cho cờ hiệu để thứ đệ truyền báo nơi nọ đến nơi kia, mỗi lầu phải đặt chức Suất đội, chức Thơ lại và binh lính đều ở trên lầu trông đi xa. Nếu thấy lầu ở dưới báo cờ hiệu sắc gì thời trên lầu kéo ngay hiệu cờ cũng theo màu sắc ấy, để tin được nhanh chóng, vậy Binh bộ và Công bộ phải bàn điều lệ để tâu lên”1. Về đối ngoại, ngay khi lên ngôi (năm 1802), vua Gia Long đã chọn Đà Nẵng làm nơi đón tiếp các sứ thần đến quan hệ ngoại giao, thương mại,... Từ đây, cảng Đà Nẵng trở thành hải cảng chính thức và duy nhất thực thi chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước đến quan hệ qua đường biển. Nhà Nguyễn có quan hệ thân thiện, hữu nghị với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn chỉ cho tiếp tại Đà Nẵng với những điều kiện hết sức chặt chẽ, khắt khe tùy theo mối quan hệ, mà nguyên nhân của chính sách này là do hoạt động do _______________ 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Minh Mệnh chính yếu, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1994, t.III, tr.264. 75 thám của tàu thuyền các nước phương Tây và các giáo sĩ ở nước ta. Năm 1835, vua Minh Mạng ra đạo dụ kiên quyết chỉ cho tàu phương Tây đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được vào. Các sứ thần phương Tây đến Đà Nẵng phải có đủ hai điều kiện, đó là phải có quốc thư của nước xin giao thương và lễ vật mới được đón tiếp. Năm 1837, vua Minh Mạng ban dụ: “Tấn Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam là nơi bờ bể quan trọng ở gần kinh kỳ, tàu thuyền nước ngoài qua lại, quan hệ không phải là nhỏ. Vậy chuẩn định: Từ nay phàm tàu thuyền nước ngoài bất kỳ đến khu tấn Đà Nẵng mà đậu nhờ, thì không kể là dấu hiệu nước nào và là kiểu thuyền gì, viên tấn thủ ấy phải tự đến hỏi rõ tình hình. Nếu là việc quan trọng lập tức làm tờ tâu do đường trạm phi ngựa dâng lên, hoặc do lệ tối khẩn phát trạm đưa vào tâu. Còn các công việc tầm thường, cũng lập tức kể đủ duyên do tư vào bộ để chuyển tâu, khiến Trẫm sớm biết hết tình trạng, điều ấy rất là quan trọng. Cần phải hết lòng cẩn thận, nếu vẫn sơ suất như cũ và tâu báo chậm trễ, thì tất phải can vào quan lại nghị tội, hoặc nhân báo chậm mà đến nỗi làm lỡ công việc, thì phải trị tội thêm bậc không tha”1. _______________ 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1993, t.9, tr.666-667. 76 Đà Nẵng được chú trọng trong công tác tổ chức phòng thủ hơn là chú trọng trong công tác ngoại thương. Chủ trương và biện pháp giao thương chặt chẽ còn biểu hiện trong hoạt động ngoại giao diễn ra tại Đà Nẵng. Thông thường, tàu thuyền của sứ thần các nước đến cảng Đà Nẵng, có quốc thư và lễ vật xin đệ trình lên vua và các quan sở tại họ sẽ được cập cảng sau khi đã qua khám xét, được phép cử người lên bờ có sự giám sát của quan binh địa phương để mua những nhu yếu phẩm cần thiết như thực phẩm, nước uống, than củi,... những người còn lại phải ở trên tàu chờ các quan địa phương viết báo cáo xin ý kiến của nhà vua. Chỉ thị của vua thường đến sau 10 đến 15 ngày tính từ khi tàu cập cảng. Với nước Anh, lần đầu tiên vào năm 1803, một phái đoàn Anh do Roberts với đủ điều kiện xin bang giao và xin nhượng đất ở Sơn Trà để lập phố buôn bán nhưng vua Gia Long không tiếp. Năm sau, Roberts trở lại lần thứ hai nhưng vẫn không đạt được mục đích. Đến lần thứ ba năm 1822, Crawfurd là thống đốc Xingapo được Toàn quyền Ấn Độ cử sang Việt Nam làm nhiệm vụ bang giao. Lần này mục đích của người Anh khiêm tốn hơn nhiều, chỉ xin được buôn bán như các nước khác chứ không đòi đất lập phố xá hay kho hàng nữa. Năm 1847, lợi dụng triều Nguyễn phẫn nộ về hai tàu chiến Pháp bắn phá Đà Nẵng, Thống đốc Anh ở Hồng Kông là Davis mang quốc thư của Nữ hoàng Anh Victoria gửi 77 Hoàng đế Việt Nam xin triều kiến để bàn việc ký một liên minh quân sự giúp Việt Nam chống Pháp tấn công xâm lược, phía Việt Nam nhượng cho Anh một pháo đài ở cảng Đà Nẵng để phòng vệ và trên pháo đài dựng cờ hai nước. Vua Thiệu Trị đã khước từ đề nghị này. Với Pháp, năm 1817 đại tá Kergariou nhận lệnh của vua Louis XVIII đến Việt Nam xin được tái bang giao sau một thời gian dài gián đoạn do khó khăn của nước Pháp. Khi cập cảng Đà Nẵng, đoàn được chào mừng long trọng bằng 21 loạt đại bác nhưng do không mang quốc thư nên không được tiếp. Năm 1822, nước Pháp lại cử tàu Clêopâtre đến Việt Nam nhưng vẫn không được triều Nguyễn đón tiếp mặc dù có sự vận động tích cực của hai quan người Pháp là Chaigneau và Vannier được vua Gia Long tin dùng trong triều chính và đặt tên Việt là Nguyễn Văn Chấn và Nguyễn Văn Thắng. Năm 1824, nước Pháp lại cử đại tá Bougainville chỉ huy tàu chiến Thétis được trang bị vũ khí hùng hậu, có sự hộ tống của tàu chiến Espérance do trung tá hải quân Paul Nourguer de Camper đến Đà Nẵng với quyết tâm đạt được quan hệ thương mại. Tuy nhiên, do nước Pháp và nước Anh có quan hệ không tốt, năm trước nhà Nguyễn đã khước từ không tiếp sứ thần nước Anh cho nên nhà Nguyễn cũng khéo léo khước từ không tiếp người Pháp. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã ra chỉ dụ cho quan binh Đà Nẵng đón tiếp phái đoàn theo nghi lễ quốc gia, chu đáo, trọng thị. Tuy quyết tâm rất cao nhưng sứ mạng 78