🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Ebooks Nhóm Zalo QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG WWW.SEASFOUNDATION.ORG MONIQUE CHEMILLIER – GENDREAU CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (SÁCH THAM KHẢO) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội – 1998 Người dịch: Nguyễn Hồng Thao Hiệu đính: Lưu Văn Lợi Lê Minh Nghĩa Tham gia đánh máy: Hoa Phạm, Thảo Uyên, Thanh Tú, Nguyễn Duy Hiếu, Việt Phương, Pikachu, Khôi Nguyễn, Ngọc Thu, Thùy Minh Nguyễn, Lê Hồng Thuận, Lê Trung Bảo, Trần Hoài Vũ, Phan Tuấn Quốc. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 2 WWW.SEASFOUNDATION.ORG MỤC LỤC Trang - Lời Nhà xuất bản___________________________4 - Lời nói đầu ________________________________5 - Chương I__________________________________19 CÁC DỮ KIỆN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯƠNG SA ∙ Các dữ kiện địa lý - Khái quát - Quần đảo Hoàng Sa - Quần đảo Trường Sa ∙ Vấn đề pháp lý - Loại lãnh thổ và xác định tranh chấp - Các quy phạm của pháp luật quốc tế được áp dụng để giải quyết tranh chấp ∙ Đại sự ký - Trước thời kỳ thuộc địa - Thời kỳ xâm chiếm thuộc địa của Pháp cho tới cuối chiến tranh thế giới thứ hai - Thời ký sau chiến tranh thế giới thứ hai - Chương II _________________________________53 VIỆC THỤ ĐẮC DANH NGHĨA BAN ĐẦU ∙ Các quy phạm của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ cho đến nửa cuối của thế kỷ XIX - Tính vật chất của các sữ việc - Yếu tố chủ tâm ∙ Hiểu biết hay phát hiện Tình hình hai quần đảo trước thế kỷ XVIII - Các tài liệu do người Trung Quốc đưa ra - Các tài liệu do người Việt Nam đưa ra ∙ Việc khẳng định chủ quyền (thế kỷ XVIII-XIX) - Các tài liệu Việt Nam thế kỷ XVIII và XIX - Việc hình thành một quyền đối với các đảo và phạm vi của nó - Sự thể hiện có thể có của các quyền mang tính cạnh tranh QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 3 WWW.SEASFOUNDATION.ORG - Chương III ________________________________83 SỰ TIẾN TRIỂN TIẾP THEO CỦA DANH NGHĨA ∙ Hiệp ước Pháp – Trung, ngày 26-6-1887 ∙ Luật áp dụng trong thời kỳ sau 1884 - Các quy tắc liên quan tới chủ quyền trên một lãnh thổ cuối thế kỷ XIX và sau đó - Khái niệm về thừa kế nhà nước hay chính phủ và các hậu quả của nó - Nguyên tắc cấm thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực - Khái niệm thời điểm kết tinh tranh chấp ∙ Số phận các quần đảo trong thời kỳ thuộc địa - Từ thời kỳ của thực dân Pháp tại Đông Dương cho tới chiến tranh thế giới thứ hai - Cuối thời kỳ thuộc địa (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) ∙ Thời kỳ sau giai đoạn thuộc địa - Thời kỳ đất nước Việt Nam bị chia cắt (1956- 1975) - Sự trở lại của một nước Việt Nam thống nhất sau chiến thắng năm 1975 - Chương IV ________________________________136 CÁC KẾT LUẬN VÀ CÁC CƠ SỞ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ∙ Thực chất các quyền đối với các quần đảo - Trường hợp quần đảo Hoàng Sa - Trường hợp quần đảo Trường Sa ∙ Các triển vọng giải quyết - Thư mục _____________________________________145 - Các phụ lục___________________________________158 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 4 WWW.SEASFOUNDATION.ORG LỜI NHÀ XUẤT BẢN Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục và hoà bình; phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế; được nhiều quốc gia, tổ chức và học giả nổi tiếng trên thế giới thừa nhận, ủng hộ. Một trong những học giả nổi tiếng, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở trường đại học Paris- VII – Denis Diderot, nguyên Chủ tịch hội luật gia dân chủ Pháp, hiện là Chủ tịch Hội Luật gia châu Âu, đã viết cuốn sách nhan đề: “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Cuốn sách đã được nhà xuất bản L’Harmattan Paris (Pháp) công bố vào tháng 3-1996. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và độc lập của một học giả nước ngoài. Trong đó, dưới góc độ luật gia quốc tế, tác giả đã phân tích lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo và đưa ra những giải pháp cho vấn đề tranh chấp phức tạp này dựa vào cơ chế giải quyềt tranh chấp luật quốc tế và đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được sự cộng tác nhiệt tình của Ban Biên giới của Chính phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt cuốn: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản dịch đã cố gắng chuyển dịch một cách chính xác ý kiến, lập luận của tác giả: những chỗ cần chú thích theo sự giải thích của người dịch, người dịch cũng đã ghi chú để bạn đọc không nhầm lẫn với chú thích của tác giả cuốn sách. Người dịch và Nhà xuất bản đã làm việc hết sức nghiêm túc và cẩn thận nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi còn có những thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý kiến để đi đến một bản dịch hoàn hảo hơn. Tháng 11 năm 1997 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 5 WWW.SEASFOUNDATION.ORG LỜI NÓI ĐẦU Không gian biển ở Đông Nam châu Á, do Trung Quốc và đảo Hải Nam bao bọc ở phía Bắc, Việt Nam ở phía Tây, Malaixia và Brunây ở phía Nam, Philippin ở phía Đông và Đài Loan ở Đông Bắc, được các nhà địa lý gọi theo truyền thống là biển Nam Trung Hoa, ngày nay người Việt Nam gọi là Biển Đông, có một số quần đảo cằn cỗi nằm rải rác. Trong số đó, hai quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía Bắc và Trường Sa (Spratleys) ở phía Nam hiện nay chế độ pháp lý chưa được xác định rõ, vì nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền đối với chúng 1. Nhưng ở đây liệu có chất liệu cho một cuốn sách không? Phải chăng những đột biến địa chất làm lộ ra trên mặt nước các hạt bụi thể rắn này, không chỉ làm khuấy đảo sự bình yên của môi trường lỏng, dựng đứng lên những hiểm họa cho các nhà hàng hải? Hẳn là khi thay đổi tỷ lệ giữa đất và nước, chúng đóng một vai trò trong việc hình thành các hiện tượng khí tượng đặc thù trong vùng nhiệt đới này và là những vị trí ưu tiên quan trắc việc hình thành các cơn bão. 1. Xem bản đồ Phụ lục 1. Trên thực tế, các thuỷ thủ quan tâm tới hai quần đảo này để tìm cách tránh chúng; các nhà khí tượng suy ngẫm về tác động của chúng trong các hiện tượng nhiễu loạn lớn của trời và biển, người ta hiểu được điều đó. Nhưng sự quan tâm của các luật gia tới các hòn đảo chỉ có chuột, rùa biển và các cơn bão, nơi một phần trong năm nóng cháy da cháy thịt, chỉ có thể hiểu được nếu ta nêu được cái giá chiến lược và kinh tế phi thường của các vùng đất này trong địa lý chính trị mới đây nhất. Được các nhà hàng hải đường dài biết đến từ lâu đời vì họ thường tìm cách tránh chúng, để không bị nguy hiểm, được thăm viếng vài tháng trong năm bởi các thuỷ thủ tài giỏi và các ngư dân của những lục địa kế cận tới đây trú ngụ để đánh cá và thu lượm theo mùa, các nơi không người ở này trước thế kỷ XX không khơi dậy bất kỳ sự thèm muốn nào khác ngoài tham vọng của các hoàng đế An Nam, những người đã tổ chức một cách hợp lý việc đánh cá và thu lượm hoá vật từ các tàu đắm ở đây. Những gì thu lượm tại Hoàng Sa được miêu tả trong các biên niên sử, có hệ thống và chính xác hơn so với Trường Sa, và nó chưa bao giờ gây ra những cạnh tranh có tính chinh phục. Như vậy, do không có tranh chấp, vấn đề chủ quyền trên các đảo nhỏ này không phải là một vấn đề cho tới đầu thế kỷ XX. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 6 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Những đảo lộn do chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương gây ra trong vùng, rồi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kể cả ở châu Á, hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam và cuộc Cách mạng Trung Quốc không thể không gây nên sự quan tâm tới các vùng đất nổi này. Thực dân Pháp đã lên tiếng muộn nhưng dứt khoát, nhất là khi Nhật Bản sắp bước vào chiến tranh và dự tính chiếm miền này làm điểm tựa. Mưu toan của Nhật Bản làm phát sinh những yêu sách đầu tiên của Trung Quốc vào thế kỷ XX cũng như hành động chiếm hữu của Pháp, đã tắt ngấm cùng thất bại của họ trong chiến tranh, nhưng đã để lại đằng sau nó những thèm muốn nhiều bề. Nước Việt Nam phi thực dân hoá, một thời gian dài bị thương tổn và suy yếu, không có khả năng ngăn chặn các cuộc chiếm hữu khác, mặc dù không bao giờ ngừng đòi lại các quyền cũ của mình. Việc chiếm hữu thô bạo nhất là của Trung Quốc. Được tiến hành theo hai giai đoạn đối với Hoàng Sa, ngày nay nó thể hiện như một việc đã rồi mặc dù lúc nào cũng bị tranh cãi. Với Trường Sa, nó đã được phát động năm 1988, nhưng trước đó đã có những nước khác tranh chấp với Việt Nam về quần đảo rộng lớn này. Các sự kiện cho thấy một cách hùng hồn tham vọng không thể dập tắt của Trung Quốc trong khu vực, nhưng cũng cho thấy cả sự bền bỉ của Việt Nam trong việc nhắc lại một danh nghĩa tiền thuộc địa, và quyết tâm của các bên tham gia khác muốn có mặt vào thời điểm giải quyết vấn đề này, nhưng trong lúc này thời điểm đó còn bị đẩy lui. Việc cai trị của các chúa An Nam trên các đảo đã bị gián đoạn vào giữa thế kỷ XIX khi nước Pháp nhảy vào cuộc. Pháp chỉ quan tâm đến các đảo nhỏ và tìm hiểu về các quyền trước đây một cách muộn màng. Sự im lặng của Pháp đã có lợi cho việc thể hiện yêu sách của Trung Quốc. Hoàn cảnh sẽ cho phép họ chuyển sang hành động. Năm 1956, nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa bị người Trung Quốc chiếm đóng, có thể nói là lét lút nhân lúc quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi khu vực, Hải quân Nam Việt Nam lúc này còn giữ phần phía Tây. Nhưng gã khổng lồ Trung Quốc, trong lịch sử nhiều thế kỷ của mình đã xen kẽ các thời kỳ bành trướng ra biển và co cụm về lục địa. Rõ ràng là các tham vọng trên biển của họ, nguôi đi trong suốt thế kỷ XIX và vào đầu thế kỷ XX, ngày nay đã bước vào một thời kỳ tích cực mới. Năm 1970, vào lúc chiến tranh của Mỹ chống Việt Nam đến giai đoạn tột đỉnh, Hải quân của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa đã tiến hành một số hoạt động trên nhóm Amphitrite (An Vĩnh), bộ phận phía Đông quần đảo QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 7 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Hoàng Sa, nhưng một cách ít kín đáo hơn so với các lần trước. Các cơ sở hạ tầng quân sự đã được xây cất vào năm 1971. Trên đảo Phú Lâm đã đào thêm một cảng mới. Đó là bước mở đầu cho việc bành trướng sự kiểm soát của Trung Quốc trong Biển Đông. Vào tháng 1 năm 1974, một hạm đội gồm 8 tàu chiến Trung Quốc mở cuộc chiến chống các tàu Nam Việt Nam và sau một cuộc hải chiến ngắn và dữ dội, đã chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ quần đảo lúc này rơi vào tay Trung Quốc. Việc kiểm soát lãnh thổ của Trung Quốc đã dịch chuyển khoảng 250 km về phía Nam. Kế hoạch đã rõ và các hoàn cảnh đã được khai thác khôn khéo. Hà Nội lúc đó có một kẻ thù trực diện là Hoa Kỳ và hai đồng minh mà họ phải giữ một thế cân bằng không ổn định là Trung Quốc và Liên Xô. Nhưng, một mặt Bắc Kinh đã bắt đầu từ năm 1972 một việc xích lại gần Hoa Kỳ ngay trong khi nước này đang tăng cường ném bom Việt Nam, mặt khác các quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh không ngừng xấu đi. Do đó, sự ủng hộ của Trung Quốc cho người “em nhỏ” là Việt Nam đang oằn mình dưới bom đạn đã trải qua các cuộc khủng hoảng và đầy ẩn ý. Ý tưởng chắc chắn khiến nhà cầm quyền Trung Quốc băn khoăn nhiều là một chiến thắng của Hà Nội dẫn họ đến việc thay thế quân đội Sài Gòn trên các đảo này, trong khi đó sự có mặt của Hải quân Xô Viết đang không ngừng phát triển ở Thái Bình Dương có thể sẽ nhanh chóng đưa đến sự có mặt của Liên Xô ở quần đảo Hoàng Sa, và gây cho Trung Quốc sự lo ngại bị bao vây 1. Đầu năm 1974, trong các lo ngại đó, chưa có gì xảy ra. Đối thủ duy nhất trên các đảo đó là Chính phủ Nam Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ họ trên điểm này. Chính phủ Trung Quốc đã chiếm được một vị trí địa - chiến lược quan yếu mà chẳng tốn kém bao nhiêu qua các sự kiện vũ trang tháng 1 năm 1974. Bị đánh bại về quân sự trên một mặt trận cục bộ, trong khi một thất bại mang tính chất khác đang xuất hiện ở phía trước, Chính phủ Nam Việt Nam phản đối cũng như Chính phủ Cách mạng lâm thời. Còn Chính phủ Hà Nội thì bị đặt trong một tình thế khó xử nhất mà người ta có thể tưởng tượng được. Hà Nội không thể trực diện chống lại việc đã rồi đó, một việc được thực hiện chống lại một chính phủ khác của Việt Nam và liên quan đến phần phía Nam mà Hà Nội không có thẩm quyền. Phải tìm cách không tán thành. Điều đó tạo ra một lập truờng không rõ ràng mà Trung Quốc bây giờ còn tìm cách tận dụng. Việc chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc tiến hành năm 1974 được tiếp tục trong những năm sau bằng 1. Vế các sự kiện này, xem Mawyn S. Samuels: Tranh chấp biển Nam Hải, New York và London, Methuen, 1982; John W. Garver: Trung Quốc náo động Nam Hải: Tương tác giữa các quyền lợi quan liêu và quốc gia, The China Quarterly, 12-1992, số 132, tr. 999 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 8 WWW.SEASFOUNDATION.ORG việc tăng cường đáng kể các cơ sở hạ tầng, việc quản lý hành chính và việc đưa dân đến ở. Công việc này tăng nhanh từ năm 1977-1978: xây dựng một sân bay ở Phú Lâm và lập một đường bay với các chuyến bay hai tuần một lần từ năm 1980, năm 1979 mở rộng cảng ở Phú Lâm xây dựng từ 1971, năm 1982 cấp kinh phí xây dựng các hải đăng, bố trí một cảng mới ở đảo Tri Tôn, cực Nam của quần đảo Hoàng Sa. Nhưng đối với Trung Quốc, nuốt trôi các đảo đó chỉ là món khai vị. Bên cạnh các tham vọng địa chiến lược và chính trị còn có các thèm muốn kinh tế. Xa hơn về phía Nam, một quần đảo khác rộng hơn rất nhiều và còn ít hiếu khách hơn, nằm rải rác trên mặt đại dương. Cũng vào lúc này, luật quốc tế đã xác định rằng các quyền trên mặt đất đem lại các quyền trên tài nguyên biển tiếp giáp với các bờ biển. Đánh cá và dầu khí là hai chuyện được thua có tính quyết định đối với một nước lớn phải nuôi, đồng thời phát triển một số dân chiếm gần một phần tư dân số toàn thế giới. Trong lịch sử Trung Quốc không có một căn cứ nào chứng minh một chính phủ của nước này cho đến giữa thế kỷ XX đã từng tiến hành hành động quyền lực đối với quần đảo Trường Sa, những mảnh đất nằm rải rác trên 160.000 km2trên bề mặt đại dương. Nhưng điều đó có hề gì! Trung Quốc đã viện dẫn những quyền lịch sử nhắm chuẩn bị cơ sở cho việc tiến hành kiểm soát tại chỗ. Tuy nhiên, so với Hoàng Sa thì Trường Sa xa lục địa Trung Quốc hơn nhiều nên không thể nuốt trôi dễ dàng. Các đảo đó đã từng nằm trong khu vực quản lý trên biển của các hoàng đế An Nam trước khi thực dân đến, và thực dân Pháp đã không biết đến nhiều hơn và sớm hơn so với Hoàng Sa. Nhưng việc Trung Quốc hoàn toàn không có yêu sách gì đã khiến cho Chính phủ Pháp tự do hành động hơn trong việc chiếm đóng chúng và khẳng định trước thế giới chủ quyền của mình ngay khi điều đó trở thành một cuộc tranh chấp trước sự đe dọa ngày càng lớn của Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mọi dục vọng đồng loạt thức dậy. Trung Hoa dân quốc, Philippin và gần đây hơn là Brunây và Malaixia bám lấy nước này một đảo san hô, nước kia một mỏm đá hay một bãi cát để khẳng định các quyền mà mỗi nước nới rộng ra là có giá trị đối với toàn bộ quần đảo. Ứng cử viên nghiêm chỉnh nhất giành danh nghĩa trên các đảo này về cả căn cứ lịch sử cổ xưa của họ lẫn cơ chế pháp lý về thừa kế các quyền đã được thực dân khẳng định, đúng là Việt Nam. Nam Việt Nam đến năm 1975 rồi nước Việt Nam tái thống nhất sau đó đã xác định sự có mặt rộng rãi nhất có thể có bằng cách chiếm đóng một số đảonhỏ. Từ năm 1988, những cuộc tranh chấp giữa các nước nhỏ và trung bình ở Đông Nam Á, những nước không có những hạm đội quốc gia mạnh, đã hoàn toàn bị rối loạn vì việc Trung quốc cụ thể hoá các QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 9 WWW.SEASFOUNDATION.ORG tham vọng của họ cho đến lúc đó mới chỉ bằng lời nói. Giống như một con mèo lớn vươn mình trong cuộc tranh chấp giữa những con chuột nhắt, vào thời điểm nói trên Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện phần thứ hai kế hoạch của họ, phần khó nhất, là kiểm soát toàn bộ vùng biển nằm ở sườn phía Nam của mình. Chính phủ Bắc Kinh yêu sách một đường phân định ranh giới đến sát các vùng đất đối diện, biến biển được các nhà địa lý gọi là Nam Hải thành một vũng hồ quốc gia mặc dù đó là một vùng qua đó luân chuyển 70% thương mại hàng hải của Nhật Bản. Điều đó trái ngược không những với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ngày 10-12-1982 quy định việc vạch các ranh giới phân định trên cơ sở một giải pháp công bằng, mà cả đối với các văn bản của Trung Quốc về chiều rộng lãnh hải 1. Cũng không sao. Trung Quốc là nước ký Công ước năm 1982 nhưng cho đến nay vẫn hoãn việc phê chuẩn 2. 1. Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, do Uỷ ban Thường vụ Đại hội đồng nhân dân thông qua ngày 25-2-1992, ấn định lãnh hải là 12 hải lý và nói rõ điều đó áp dụng cho phần lục địa của Trung Quốc và cũng cho các đảo trong đó có các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2. Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước ngày 15-5-1996 (ND) Họ đã cho lưu hành một bản đồ trong đó nêu rất rõ yêu sách của Trung Quốc3. Cụ thể, việc chuyển sang hành động đã xảy ra vào tháng 3 năm 1988. Trong một cuộc đụng độ hải quân ngắn và ác liệt giữa các tàu Trung Quốc và các tàu của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế các đội quân đồn trú đóng trên một số đảo, Việt Nam tổn thất hàng chục người. Một lần nữa việc tiến bước của Trung Quốc đã được tính toán cẩn thận. Chiến tranh lạnh kết thúc là một việc đã rồi; cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô, kết hợp với việc giảm chi phí quân sự của họ, đã bắt đầu giảm sự hiện diện ở Thái Bình Dương. Lo ngại về các cuộc xung đột tiềm ẩn, Chính phủ Manila đã tìm cách để Hoa Kỳ đưa quần đảo Trường Sa vào khu vực phòng thủ chung, nhưng vô hiệu vì Hoa Kỳ hoàn toàn không còn bận tâm đến việc dính líu vào một cuộc xung đột thuộc loại này bằng cách áp dụng một hiệp ước phòng thủ 4. Vì không có chiếc “ô” đa phương nào đến lấp chỗ trống do việc chấm dứt sự cân bằng giữa hai siêu cường 3. Xem các bản đồ số 2 và 2 bis. 4. Michael Bennett: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và việc áp dụng luật quốc tế trong cuộc tranh chấp về quần đảo Trường Sa, Stanford Journal of International Là, 1991-1992, t. 28, tr. 425. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 10 WWW.SEASFOUNDATION.ORG để lại, Trung Quốc càng cảm thấy dễ dàng làm chủ vùng đất mà cuộc chiến tranh lạnh đã có một tiếng vang muộn màng giữ các nước nhỏ của khu vực lúc đó còn đối đầu nhau giữa các nước thuộc ASEAN và những nước thuộc Đông Dương cộng sản trước kia. Từ sau sự kiện đó, các yêu sách của Trung Quốc đã bị kìm lại trong hành động (nhưng không về các ý đồ). Mặc dù từ đó Trung Quốc trong mọi dịp, lặp đi lặp lại rằng Trường Sa là “biên giới chiến lược” của tỉnh Hải Nam và tổ chức đều đặn các cuộc thao diễn tại vùng này, các nhân tố địa lý và tài chính đã trì hoãn việc thực hiện các tham vọng của họ. Vì “biên giới chiến lược” đã vươn ra cách đất Trung Quốc trên 1.000 km, mà bản thân đất đó là đảo Hải Nam chứ không phải lục địa. Giao thông hàng hải ở đó rất nguy hiểm và quân đội Trung Quốc vẫn còn thiếu các phương tiện không quân và hải quân đảm bảo kiểm soát khoảng cách đó. Việc gia tăng rất nhiều ngân sách quân sự của Trung Quốc phục vụ hải quân từ năm 1989 cho thấy khá rõ ý đồ của họ trong tương lai là gì 1. Đối với một nước hết sức năng động, nhưng bị ảnh hưởng bởi những sự mất cân đối, đó là một nỗ lực đầu tư mang lại lợi nhuận không chắc chắn và chậm. Đưa chiến tranh đến vùng Trường Sa, bản thân nó là một cuộc phiêu lưu và những lợi ích rút ra từ các tài nguyên liên 1. Michael Bennett, như trên, tr. 428. quan đến các thế hệ mai sau nhiều hơn là các thế hệ hiện nay đang nắm quyền lãnh đạo. Hiện tại, dù còn cần phải hạn chế, các tham vọng của Trung Quốc không vì thế mà không bộc lộ một cách rõ ràng. Với danh nghĩa xây dựng một trạm quan trắc đại dương, ngay từ năm 1987, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động thanh tra trong vùng. Đầu tiên là đá Chữ Thập (Fiery Cross) bị chiếm đóng, sau đó là một số đảo hay đá khác (đá Thám Hiểm, đá Châu Viên, đá Đông, đá Gạc Ma, đá Xubi, đá Lendao, đá Gaven. Đá Gaven – tên Trung Quốc là Nam Xun Jiao. Tác giả viết Nai Ioujiao – đá Nam - ND). Những công trình quan trọng đã được tiến hành ở đó bắt đầu từ những vụ nổ để đào kênh trong vành đai san hô và những công trình đắp đê để lập các hồ nước mặn. Sự thể hiện các tham vọng đó của Trung Quốc trên quần đảo ảnh hưởng đến lập trường của các nước khác. Tầm quan trọng chính trị của việc Trung Quốc tiến lên phía trước trong khi Hoa Kỳ và Nga giảm mạnh cam kết đối với khu vực, được đo bằng việc các nước Đông Nam Á nhanh chóng xích lại gần nhau. Việc xiết chặt các quan hệ thông qua nền kinh tế thị trường được bổ sung bằng một sự gắn bó tốt hơn trong khu vực với việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Hậu quả quân sự là tăng cường sự có mặt của các nước trong quần đảo. Mỗi nước củng cố QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 11 WWW.SEASFOUNDATION.ORG trước hết cơ sở của việc chiếm đóng của mình bằng việc đổ bê tông, theo nghĩa đen, các nền có thể có, và bố trí ở đó những đội quân đồn trú quan trọng hơn. Xen kẽ với các cuộc thao diễn quân sự của các bên là việc tiến hành các hoạt động quan trắc khoa học, nghiên cứu địa chất và thuỷ văn. Năm 1992, Trung Quốc chiếm thêm một số đá phụ sau khi đã lợi dụng những cơ hội ngoại giao để khẳng định với các nước láng giềng rằng giải pháp tốt nhất là khai thác chung kèm theo việc đông cứng vấn đề chủ quyền. Về phần mình, Việt Nam mở rộng các vị trí, trong khi từng nước, theo khả năng của mình, tìm cách khẳng định các quyền và tăng cường khả năng quân sự của họ. Theo tinh thần đó vào tháng 2 năm 1995, Philippin đã phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng một đảo nhỏ mà Chính phủ Manila yêu sách 1. Có lẽ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở đó, điều mà họ không phủ nhận. Như vậy, các đảo nhỏ nói trên mà quảng đại quần chúng không biết đến, chỉ sau vài năm đã trở thành một vùng bùng nổ tiềm ẩn, nơi dần dần tích tụ mọi thành 1. Xem báo Le Monde ngày 11-1-1995 và Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) ngày 23-2-1995. phần cho một cuộc xung đột quan trọng. Đúng là chuyện được thua là rất lớn, nhất là đối với Trường Sa. Ba kiểu tham vọng hay tranh chấp được thể hiện về mặt pháp lý trong vấn đề phân định ranh giới biển và trong vấn đề danh nghĩa chủ quyền được coi là điều tiên quyết. Sự thèm khát tài nguyên, các cuộc cạnh tranh chiến lược và việc làm chủ đối với việc bảo vệ môi trường nằm ở trung tâm các cuộc tranh chấp đó. Việc kiểm soát đánh cá, hay nói đúng hơn việc đánh cá không kiểm soát, là yếu tố chủ yếu đầu tiên. Điều đó rất dễ hiểu nếu ta xem xét sức ép của dân số lên các vùng duyển hải của cả Trung Quốc, lẫn Việt Nam và Philippin (không kể Indonexia đứng ở phía sau). Việc khai thác tài nguyên hải sản có tính quyết định đầu tiên. Nước nào cũng đòi các quyền đặc quyền và chỉ lo bảo vệ các loài nhằm hạn chế việc đánh bắt của các nước láng giềng. Nhưng tham vọng còn dữ dội hơn đối với tài nguyên dầu khí. Theo các dữ kiện do Trung Quốc đưa ra, vùng Trường Sa có tiềm năng 25 tỷ mét khối khí tự nhiên và 105 tỷ thùng dầu lửa, thêm vào đó là 370.000 tấn phôtpho 2. Nằm hơi chếch về phía Bắc Trường Sa, khu vực các bãi 2. John W. Garver: Trung Quốc náo động Nam Hải: tương tác giữa các quyền lợi quan liêu và quốc gia, tr. 1015. Về các quyền lợi dầu khí QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 12 WWW.SEASFOUNDATION.ORG ngầm James Shoal sẽ là một mỏ có trữ lượng 91 tỷ thùng dầu lửa. Chúng ta hiểu được niềm hy vọng mà một tài nguyên như vậy tạo ra đối với các nhà lãnh đạo có trách nhiệm về sự phát triển của các dân tộc trong khu vực. Tiếp theo tiếng gót giày của Trung Quốc năm 1988, có một đặc nhượng năm 1992, theo đó Chính phủ Bắc Kinh thông qua Công ty dầu lửa ngoài khơi quốc gia Trung Quốc trao cho Công ty dầu lửa Mỹ Crestone (Denver - Colorado) một giấy phép thăm dò trên một diện tích 9.700 hải lý vuông tại vùng Vạn An Bắc nằm giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển Việt Nam. Đó là đặc nhượng đầu tiên được trao ở vùng đó, các cuộc đàm phán về vấn đề này đi kèm với một bài diễn văn của Trung Quốc theo đó Trung Quốc sẽ huy động mọi phương tiện quân sự cần thiết để bảo vệ các hoạt động do công ty này tiến hành. Người ta đã hiểu, làm như vậy để làm yên lòng những người lãnh đạo Crestone thì ít mà để gửi một lời cảnh cáo về phía Việt Nam thì nhiều. Các nhà lãnh đạo của nước này đúng là có lý do để lo ngại rằng Trung Quốc, qua bước tiến táo tợn này, sẽ giành được sự trung lập (thậm chí có thể là tích cực nữa?) Trung Quốc, xem Lỗ Chí Kiên: Lập trường của Trung Quốc đối với các lãnh thổ tranh chấp. Trường hợp các đảo biển Nam Trung Hoa, London Rontledge, 1989, tr. 125 và tiếp. của Hoa Kỳ trong khu vực, vì từ nay các lợi ích lớn của tư nhân Mỹ được đặt dưới chiếc ô của Trung Quốc. Lập trường của Trung Quốc có tính nhất quán theo một lôgich thiên triều khu vực. Bắc Kinh khẳng định là, vì các lý do lịch sử, 80% biển Nam Trung Hoa thuộc chủ quyền Trung Quốc. Và đặc nhượng của Trung Quốc cho Crestone nhằm mục đích cụ thể hoá sự khẳng định đó. Cách bờ biển Việt Nam hơn 250 km một chút, và cách đảo Hải Nam về phía Nam trên 1.000 km, vùng đặc nhượng mà người Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc – 21, và người Việt Nam gọi là khu vực các bãi Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Huyền Trân, nằm trên thềm lục địa mà Việt Nam yêu sách. Nhưng Việt Nam, không để cho sự khiêu khích của Trung Quốc tiến hành mà không có phản ứng, trong cùng thời gian đó đã khôi phục lại một thoả thuận ký với Mobil năm 1975 và thành lập một Tổ hợp (Consortium) thăm dò bao gồm nhiều công ty của Nhật Bản, Một vùng có tên là Thanh Long nằm ở phía Tây vùng đặc nhượng của Crestone được thăm dò với danh nghĩa đó 1. Gần đây, chính phủ Manila cũng gây ra những sự lo ngại mới và các lời phản đối khi Bộ Năng lượng của họ 1. Xem. F.E.E.R, ngày 30-6-1994: Courrier international ngày 25 đến 31-8-1994. số 199, Le Monde ngày 22-4-1994. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 13 WWW.SEASFOUNDATION.ORG trao cho Vaalco Energy (Hoa Kỳ) một giấy phép thăm dò dầu lửa xung quanh các đảo Thị Tứ, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, bộ phận phía Đông của Trường Sa. Một số người coi đó như một bước đi sai lầm 1 của nền ngoại giao Philippin vì nó trái với lập trường theo đó Manila ủng hộ việc thăm dò và khai thác chung tài nguyên dầu khí của khu vực, sự kiện này làm sáng tỏ tính bùng nổ của tình hình. Năm 1994, chỉ có vài tạp chí thạo tin mới ghi nhận được một sự kiện có nhiều ý nghĩa đã xảy ra trong vùng các đặc nhượng dầu khí ở Tây Trường Sa. Tháng 4 năm đó, hải quân Việt Nam hình như đã ra lệnh cho một tầu Trung Quốc (làm nhiệm vụ nghiên cứu) ra khỏi vùng biển Việt Nam và hình như đơn vị Trung Quốc này (có lẽ vì có các nhà nghiên cứu nước ngoài có mặt trên tàu) đã chấp hành2. Cũng như vậy, vẫn còn nằm trong bí mật một số sự kiện xảy ra năm 1991 giữa Philippin và Đài Loan về tranh chấp đánh cá trong quần đảo, vì Đài Loan giữ một đảo nhỏ, đảo quan trọng nhất. Nhưng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong trường hợp này, quên nỗi oán thù đối với nước Cộng hoà Trung Hoa “kia”, đã ủng hộ yêu sách 1. Trong F.E.E.R ngày 30-6-1994. 2. Trong F.E.E. R ngày 13-10-1994. của Đài Loan và lấy đó làm lý do để mở rộng toàn bộ yêu sách của mình. Nhưng người ta tự hỏi, trước bao nhiêu rối loạn đó lại chẳng có một chút ánh sáng nào từ pháp luật đến hay sao? Thực ra, tình hình càng dễ bùng nổ khi các mặt pháp lý có tính chất làm dịu tranh chấp vẫn còn đó từ lâu mà không có giải pháp nào. Vì hiện nay, nhất là đối với Trường Sa, các căng thẳng có liên quan trực tiếp tới tài nguyên nghề cá hay dầu mỏ nên một giải pháp nhất thiết phải đi qua việc phân định ranh giới biển trên toàn bộ vùng này được tất cả các bên chấp nhận. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn pháp lý liên quan đến các việc phân định ranh giới biển vẫn còn thiếu chính xác rất nhiều, cũng như còn thiếu hẳn cơ quan có quyền bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn đó. Mỗi nước, sau khi vạch các đường cơ sở thẳng để sửa lại hình dáng quá phức tạp của bờ biển nước mình, có các quyền có tính chất riêng biệt đối với lãnh hải và vùng tiếp giáp của mình với chiều rộng mỗi vùng là 12 hải lý, và đối với một vùng đặc quyền về kinh tế và một thềm lục địa mở ra khơi tới 200 hải lý hay đôi khi xa hơn nếu địa mạo các đáy biển cho thấy rằng nền đáy biển vượt quá chiều rộng đó. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 14 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Tuỳ theo các nước ở vị trí đối diện nhau hay bên cạnh nhau trên cùng lục địa, các nước đó phải cùng nhau tiến hành một sự phân định ranh giới đối diện hay bên cạnh. Một khó khăn đầu tiên là ở tính không xác định tương đối còn khá lớn về tiêu chuẩn luật thực định để phân chia các khoảng không gian giữa các nước có bờ biển tiếp giáp nhau hoặc đối diện nhau. Sau thời kỳ đầu, thời kỳ các Công ước Geneve 1958, người ta cho là có thể xem phương pháp cách đều là một quy tắc chung (phương pháp cách đều là vạch đường trung tuyến mà tất cả các điểm cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở từ đó đo chiều rộng lãnh hải của từng nước trong hai nước), cho dù thừa nhận rằng ở nơi này hay nơi khác các hoàn cảnh đặc biệt có thể sửa đổi đường đó. Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển (1974- 1982) đã là dịp để làm nổi bật đặc điểm cực kỳ khác nhau của các vị trí địa lý và sự cần thiết từ bỏ nguyên tắc hình học với những kết quả nhiều khi không công bằng. Do đó, Công ước hiện nay là luật thực định, chẳng phải chỉ giữ lại đường trung tuyến cho lãnh hải có chiều rộng giới hạn đến 12 hải lý (điều 15) hay sao. Đối với các vùng biển khác cần phân chia, nó chỉ nói rằng các nước phải đi đến một giải pháp công bằng bằng con đuờng thoả thuận (điều 74 và 83). Khuôn khổ đó vì quá mơ hồ nên có vẻ trống rỗng, dần dần trở nên chính xác hơn qua các giải pháp bằng án lệ hay trọng tài hay qua thực tiễn điều ước của các nước. Hàng loạt các tiêu chuẩn được phối hợp, cân nhắc để đi đến việc vạch một đường nếu được các nước trong cuộc thừa nhận sẽ là ranh giới quyền lực của họ và sẽ chỉ ra các tài nguyên mà họ có thể sử dụng và những tài nguyên mà họ không có quyền tài phán1. Dù sao, vẫn tồn tại nhiều điều không chắc chắn. Khó khăn lớn nhất bao giờ cũng do sự có mặt của các đảo. Một khi quy chế các đảo được biết rõ theo quan điểm chủ quyền, thì chỉ còn khó khăn đối với việc phân định ranh giới. Lúc đó, tuỳ theo khoảng cách giữa đảo hay các đảo đó đối với lãnh thổ của nước mà nó phụ thuộc, phải xem xét trước hết xem đó có phải là những đảo làm thay đổi việc vạch các đường cơ sở thẳng bằng cách sáp nhập vào lãnh thổ đó hay không. Nếu khoảng cách của chúng đến lục địa không cho phép làm việc đó, chúng sẽ được hưởng những không gian biển riêng. Tuy nhiên, tuỳ theo các đảo đó có thể hay không có thể để con người ở được, chúng sẽ là lý do để đưa ra một yêu sách đầy đủ (lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) hay chỉ để đòi có lãnh hải. 1. Xem M. Bedjaoui: Bí ẩn của các nguyên tắc công bằng trong luật phân định ranh giới biển, Revista Espanola de derecho internacional, Madrid 1990, tr. 387. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 15 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Trong mọi trường hợp, các đảo phụ thuộc vào một nước làm thay đổi các điều kiện phân định ranh giới giữa nước đó và các nước làng giềng. Tình hình sẽ phức tạp nếu không gian biển cần phân chia liên quan đến nhiều nước, nước thì tiếp giáp, nước thì đối diện. Mọi việc phân định ranh giới song phương lúc đó cần tính đến các quyền của các nước thứ ba nếu nước đó có cơ sở để muốn tham gia đàm phán. Cho đến nay Trung Quốc đã khước từ không chịu đi theo cách lập luận này. Họ chỉ chấp nhận các cuộc thảo luận song phương và tránh mọi cuộc tranh luận đa phương. Đúng là theo thứ chủ nghĩa song phương đó, tương quan về sức mạnh được đặt dưới một ánh sáng trần trụi. Loại tình hình này kèm theo việc quá tham lam trong ý đồ tiềm ẩn sẽ dẫn đến sự tê liệt các tình thế pháp lý, những chuyện ăn cướp không kiểm soát về đánh cá gây nên nguy cơ làm mất đi một số loài và sự sốt ruột của những người khai thác dầu không muốn huy động những vốn đầu tư lớn vào khai thác ngoài khơi với nguy cơ nằm trong tầm bắn của pháo của hải quân hay không quân của một người láng giềng bất mãn. Các cơ chế pháp lý không thể tự nó tháo gỡ bế tắc trong các cuộc đàm phán. Thực vậy, mặc dầu Công ước về Luật biển, với việc thành lập Toà án Luật biển, đã trù định một thủ tục pháp lý riêng cho việc giải quyết tất cả các cuộc xung đột do việc áp dụng Công ước gây ra, thủ tục đó chỉ liên quan đến các quốc gia thành viên và như vậy không thể áp đặt đối với những quốc gia không phê chuẩn Công ước. Mặt khác, văn bản đó dứt khoát loại bỏ tất cả các vấn đề chủ quyền ra ngoài cách giải quyết các tranh chấp đó 1. Do đó, rõ ràng vấn đề danh nghĩa đối với các vùng đất, nhất là đối với các cấu tạo đảo, dù nhỏ đến đâu về phương diện địa lý vẫn là một vấn đề tiên quyết có tính quyết định đòi hỏi một giải pháp pháp lý. Việt Nam có thể sẵn sàng đưa vấn đề ra trước cơ quan tài phán thích hợp nhất để giải quyết loại tranh chấp này giữa các quốc gia, cụ thể là Toà án pháp lý quốc tế (thường gọi là Toà án quốc tế - ND). Trước đây Pháp đã hai lần, vào năm 1937 và 1947, đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề ra Toà án pháp lý quốc tế hay trọng tài. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm ngơ trước các đề nghị đó. Nếu không có các đảo Trường Sa; đặc nhượng của Trung Quốc có thể coi như nằm trên thếm lục địa của Việt Nam. Nếu các đảo Trường Sa, ít nhất bộ phận phía Tây của quần đảo này được thừa nhận là của Việt Nam, vấn đề sẽ trở nên ít hồ nghi hơn. Nếu một bộ phận của Tây Trường Sa vừa được tuyên bố là của Trung Quốc và được luật quốc tế thừa nhận như vậy, lúc đó sẽ phải, trên 1 Điều 298 của Công ước Montego Bay, ngày 10-12-1982. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 16 WWW.SEASFOUNDATION.ORG cơ sở điều 121 của Công ước, quyết định xem các đảo nhỏ đó chỉ được hưởng một lãnh hải hay chúng mang lại quyền tài phán trên các vùng biển khác. Sẽ cần (tuỳ theo các vấn đề tế nhị này được giải quyết thế nào) phân định ranh giới các quyền của các bên. Nhưng lúc đó, trong việc phân định ranh giới, các quyền của Malaixia, Brunây, Đài Loan, Philippin sẽ tham gia vào. Sẽ khó không tính đến việc một rãnh ngầm quan trọng (sâu trên 2.000 m) tách vùng các đặc nhượng ra khỏi quần đảo Trường Sa. Xa hơn về phía Bắc, trong vùng quần đảo Hoàng Sa, việc phân định ranh giới chỉ liên quan đến hai nước là Việt Nam và Trung Quốc nhưng ở đấy quy chế quốc tế của quần đảo Hoàng Sa cũng là chiếc chìa khóa của việc phân định ranh giới đó. Cuốn sách này muốn đóng góp vào việc làm sáng tỏ vấn đề tiên quyết nói trên. Vấn đề phân định ranh giới không được xem xét ở đây. Khi đã hội đủ các điều kiện để xem xét nó, nghĩa là khi vấn đề danh nghĩa chủ quyền của các đương sự đã được giải quyết, sẽ là lúc tính đến khó khăn riêng vừa nói. Nhưng quy chế lãnh thổ của các đảo nói trên tự nó đã là một vấn đề gai góc về pháp lý. Nhưng đây là một hay hai vấn đề, mỗi vấn đề cho một quần đảo? Về mặt địa lý, đúng là có hai quần đảo theo nghĩa mà Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển dành cho từ ngữ đó: người ta gọi “quần đảo” là một tổng thể các đảo, các vùng nước kề bên và các yếu tố tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức về thực chất tạo thành một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử (điều 46). Nếu mỗi quần đảo trong hai quần đảo đó đúng là tạo thành một thể thống nhất về địa lý, thì hai quần đảo cách xa nhau, không thể coi như chung một cấu tạo. Tuy nhiên trong các yêu sách quan trọng nhất, yêu sách của Trung Quốc và yêu sách của Việt Nam, hai quần đảo đó được đồng hoá với nhau. Do đó, chúng sẽ được xử lý qua cùng một cách phân tích và bằng cách đi theo những giai đoạn lập luận giống nhau, dù các kết luận liên quan đến chúng không hoàn toàn như nhau ở mỗi giai đoạn. Người ta tìm cách làm sáng tỏ tất cả những gì luật quốc tế có thể đem lại để xác định các quyền của mỗi bên. Chúng ta cần khiêm tốn, mặc dầu nơi này nơi khác người ta đề cao giá trị của trật tự pháp lý thế giới mới, bởi vì nói cho đúng, luật gia chỉ có ít công cụ trong tay để có thể làm sáng tỏ loại vấn đề này. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 17 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Khi mà tính chủ quan của các quốc gia đuợc thổi phồng lên, vai trò của luật pháp là mở đường đi tới một chút khách quan. Nhưng trong luật quốc tế chung, không có tiêu chuẩn cụ thể có thể áp dụng máy móc để cho phép nói rằng: lãnh thổ nào đó đúng là thuộc về một quốc gia nào đó. Hiến chương Liên hợp quốc đã đề ra một quy tắc cơ bản là tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và cấm sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn đó. Nhưng muốn đánh tan hoài nghi (khi có hoài nghi), về phạm vi lãnh thổ của một quốc gia vào thời điểm nước đó tham gia LHQ, người ta cần căn cứ vào các danh nghĩa như đã được xác định trong quá khứ. Các quy tắc trong lĩnh vực này không phải bao giờ cũng giống nhau trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Các lãnh thổ được nghiên cứu ở đây đòi hỏi vận dụng các luật của các thời điểm pha trộn trong những sự kiện rối ren không thể tưởng tượng được. Trong chừng mực Trung Quốc và Việt Nam viện dẫn những danh nghĩa rất lâu đời, việc xem xét trước hết phải căn cứ vào sự vững chắc pháp lý của chúng. Trong việc tìm kiếm tính khách quan, luật gia nghiên cứu, thẩm phán hoặc trọng tài phải chú ý đặc biệt đến vấn đề bằng chứng. Nhưng ông ta không được đề cập đến các tư liệu hay chuyện kể từ đời xưa và sử dụng chúng theo cách lập luận pháp lý mà ông có thể làm với các tài liệu hiện đại, vì cần tránh không để cho các khái niệm hiện đại tác động hồi tố một cách không thích đáng. Nếu làm như vậy, người ta sẽ đi đến việc xuyên tạc luật và vai trò của thời gian trong luật. Nếu ta cần đi ngược dòng lịch sử thì chính là để tìm kiếm ở mỗi giai đoạn đâu là tình hình thực về những lãnh thổ đó và ý nghĩa pháp lý của tình hình đó, căn cứ vào các phạm trù pháp lý của thời điểm. Muốn như vậy, ta phải nghiên cứu thời kỳ xa xưa và mối quan hệ mà ta gọi là phong kiến giữa Trung Quốc và An Nam, và phải luôn nhớ rằng Trung Quốc của Khổng giáo không biết đến khái niệm hiện đại về chủ quyền lãnh thổ; ta phải xem xét điều gì đã xẩy ra đối với các đảo thời kỳ thực dân Pháp, phải tìm hiểu các sự kiện xảy ra sau đó giữa những nước theo chủ nghĩa cộng sản, và không quên rằng trong tất cả các chuyện đó có những tranh chấp thuần tuý về quyền lực đã tìm cách lợi dụng nhiều hay ít thiện chí các lập luận pháp lý. Luật, các quy định về quyền được hình thành với thời gian, nhưng cũng biến dạng theo thời gian. Vào thời điểm nào đó, một danh nghĩa được khẳng định và củng cố từ lâu, có thể được tuyên bố là hết giá trị vì quá lâu không được chú ý đến? Sự phối hợp nào của các cách ứng xử dẫn đến việc khẳng định? Hay chểnh mảng? Và trong các cách ứng xử đâu là những cách có ý nghĩa khi QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 18 WWW.SEASFOUNDATION.ORG có nhiều diễn viên chia nhau các vai trò trên sân khấu lịch sử? Ở đây vấn đề nguồn là cơ bản. Vì cuộc tranh luận có tính vừa lịch sử và pháp lý, ta cần kết hợp các đòi hỏi riêng đối với các sử gia về tính xác thực của các nguồn, và các đòi hỏi bằng chứng của các luật gia làm cở sở cho các kết luận của họ. Chắc chắn là việc rà soát các tài liệu lưu trữ của Pháp tạo nên tính chất độc đáo của công trình này so với nhiều công trình khác đã được công bố về vấn đề này1. Bằng cách dựa vào các tài liệu lưu trữ đó và cả các tài liệu pháp lý hiện có, tôi đã đề cập việc nghiên cứu quy chế của các quần đảo nói trên qua bốn chương của cuốn sách này, bao gồm: các dữ kiện chung liên quan đến chúng, việc thụ đắc danh nghĩa ban đầu, sự tiến triển về sau của danh nghĩa và cuối cùng là các triển vọng giải quyết. 1 Xem tr. 153, danh mục sách. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 19 WWW.SEASFOUNDATION.ORG CHƯƠNG I CÁC DỮ KIỆN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA Để làm sáng tỏ vấn đề gai góc của luật pháp quốc tế về quyền lợi của các bên vừa được nêu lên cần phải tiến hành việc mô tả địa lý các lãnh thổ này, chỉ ra các yếu tố của vấn đề pháp lý được đặt ra và vạch lại điểm chủ yếu của khung thời gian các sự kiện mà lập luận pháp lý có thể dựa vào. CÁC DỮ KIỆN ĐỊA LÝ Không phải tất cả các lãnh thổ đảo ở biển Nam Trung Hoa đều liên quan tới những cuộc tranh cãi đang diễn ra. Sự tranh cãi chỉ về hai quần đảo mà hiện nay hoàn toàn có thể xác định được trên các hải đồ. Như đã được nói rõ trong những nhận xét ban đầu của công trình này các dữ kiện cụ thể về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được tập hợp ở đây sẽ được trình bày theo từng quần đảo riêng biệt. Cần phải nói trước là có khó khăn rất lớn trong việc xác định chính xác tất cả các yếu tố của các hình thể địa lý phức tạp này. Ngoài các đảo nhỏ chính, còn có rất nhiều các đá, bãi cát, đảo san hô, đá san hô ngầm đôi khi quá nhỏ. Khoa địa lý gặp khó khăn do sự cùng tồn tại của nhiều hệ thống địa danh khác nhau. Thực vậy, cả một mớ tên Trung Quốc, Philippin, Việt Nam, Pháp và Anh chồng chéo lên nhau, không có sự đối chiếu rõ ràng. Sử dụng hệ thống địa danh nào không phải không có một ý nghĩa tượng trưng. Do vậy, ở đây sẽ sử dụng các tên tiếng Anh có ít nghi vấn hơn bởi vì nó không tương ứng với một yêu sách cụ thể nào. Khái quát Hai quần đảo này nằm trong số bốn nhóm đảo có đặc tính san hô, nằm rải rác trên biển Nam Trung Hoa 1. Hai quần đảo khác (Pratas và Maclesfield) không phải là đối tượng của sự tranh chấp chủ quyền. Các quần đảo này nằm rải rác trên một vùng biển rộng lớn do lãnh thổ các nước nằm xung quanh biển này bao bọc, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Brunei, Philippin. Các lãnh thổ này không được hưởng những thềm lục địa rộng. Trung Quốc là một ngoại lệ và trong mức độ thấp hơn là Việt Nam, nhất là phía Tây – Nam. 1. Việc sử dụng tên gọi này đang được sử dụng một cách rộng rãi trong các sách địa lý và hiện đang bị Biệt Nam không thừa nhận, dĩ nhiên trong cuốn sách này không có dụng ý đứng v62 phía các tham vọng của Trung Quốc đối với vấn đề phân định. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 20 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Tuy nhiên, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài thềm lục địa địa chất, ở trung tâm vùng biển này, nơi độ sâu đạt tới hơn 1.000 m ở gần Hoàng Sa, và khoảng 3.000 m ở Đông - Bắc Trường Sa. Về phương diện pháp lý, các số liệu này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì không có một quốc gia láng giềng nào có thể đòi hỏi các quyền đối với các quần đảo này theo lý lẽ về sự phụ thuộc về địa hình của các quần đảo đối với thềm lục địa nào đó. Hơn nữa, luận cứ này không thích đáng về pháp lý, như chúng ta sẽ thấy trong các phân tích sau này, bởi vì chủ quyền trên một cấu tạo đảo là độc lập với các mối liên hệ giữa cấu tạo này với đáy biển. Từ phương diện địa chính trị hoặc địa chiến lược và do lợi ích của vùng biển này đối với hàng hải quốc tế, đã có một vài nhận xét nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các đảo này. Về phía Tây – Nam, biển Nam Trung Hoa thông với Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca và eo biển Singapore; về phía Đông - Bắc, biển này nối liền với Đông Hải: nó lại thông với biển Nhật Bản qua eo biển Triều Tiên. Không cường quốc biển có tầm cỡ toàn cầu nào có thể thờ ơ với biển Nam Trung Hoa. Việc xem xét bản đồ cho thấy toàn bộ tuyến đường biển quá cảnh qua biển này đề đi qua khoảng giữa hai quần đảo. Do đó, về phương diện này không cần thiết phải nhấn mạnh cũng thấy được tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền, tức là quyền kiểm soát chiến lược các quần đảo này. Cuối cùng, phải ghi nhận rằng đây là các đảo không có người ở. Diện tích các đảo quá nhỏ chưa bao giờ cho phép phát triển đời sống con người. Theo truyền thống, các đảo này được dùng làm các điểm hỗ trợ cho các ngư dân theo mùa và ngoài trường hợp trên, chỉ có những người lính đồn trú, hay rất gần đây đối với Hoàng Sa, một cư dân có nguồn gốc hành chính được đưa đến đây cùng với những cố gắng rất to lớn về cơ sở hạ tầng. Quần đảo Hoàng Sa Quần đảo nằm chủ yếu giữa vĩ độ 160 và 170 Bắc, kinh đô 1110 và 1130 Đông. Nó được hợp thành từ hai nhóm chính: nhóm An Vĩnh (Amphitrite) và nhóm Nguyệt Thiềm (Croissant), khoảng cách giữa chúng khoảng 70 km 1. Thêm vào đó còn có một số đảo và đá nằm tách riêng. 1. Xem bản đồ Phụ lục số 3. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 21 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Về phía Tây có nhóm Nguyệt Thiềm (còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm - ND) gồm năm đảo chính: Hữu Nhật (Robert – 0,32 km2) trên đó có dấu vết của một cầu tàu và một con kênh đào. Đảo Quang Ảnh (Money – 0,5 km2) nằm riệng biệt ở một nơi (cách khoảng 12 km), và xa hơn về phía Nam là đảo Tri Tôn. Mỗi đảo đều có vành đai san hô và các cửa của vành đai cho phép các tàu thuyền đáy nông vào tận bờ biển của đảo. Về phía Đông có nhóm An Vĩnh, bao gồm: đảo Phú Lâm (Wood) 1, đảo Đá (Rocheuse), đảo Nam, đảo Trung (Milieu), đảo Bắc (Nord), đảo Cây (Tree), và ở phía Đông là đảo Linh Côn (Linhcoln). Đảo Phú lâm lớn nhất, dài không quá 4 km và rộng khoảng 2 hoặc 3 km. Toàn bộ quần đảo, ngoài hai nhóm đảo nói trên, còn bao gồm hơn 30 đảo nhỏ, bãi cạn hoặc đá ngầm và chiếm khoảng 15.000 km2 bề mặt đại dương, điều đó nói lên tính chất cực kỳ nguy hiểm cho giao thông đường biển trong vùng biển này theo nhận xét của những người qua lại vùng này dựa trên số lượng xác tàu đắm. “Đó là những xác tàu đắm, chúng được dùng làm vật chuẩn để nhận biết nguy hiểm nhất là những nồi hơi có khả năng chịu đựng một 1. Xem phụ lục 4, danh sách các đảo và đảo nhỏ. thời gian lâu hơn nhờ trọng lượng của chúng và những nồi hơi đó được nhận thấy từ rất xa nhờ thể tích của chúng và gây ra sự ngạc nhiên cho những người không am hiểu, họ không thể lý giải được ngay tính chất của những điểm nhô này trên các bãi đá ngầm” 2. Về phương diện địa chất, các công trình khoa học thực hiện trong thời kỳ thuộc địa của Pháp do tàu hơi nước “De Lanessan” tiến hành và các kết quả của chúng được ghi nhận trong các bài viết được công bố của Tiến sĩ A. Krempf, Giám đốc Viện Hải dương học, cho thấy đáy biển nơi mọc lên các đá ngầm và các đảo nhỏ của quần đảo Hoàng Sa có một độ sâu từ 40 đến 100 m và được bao phủ bởi một lớp vỏ san hô. “Đó là một bề mặt mà dáng vẻ của nó bắt đầu có từ thời kỳ băng hà và nó được bao phủ bằng nước biển sau khi băng tan hoàn toàn, đã không ngừng tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển san hô, nhờ ở xa tất cả các bờ biển. Hiện nay nó được bao phủ đồng đều bằng san hô sống, bằng cát, và bằng sỏi san hô” (Bài viết của Tiến sĩ Krempf). Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. Thường xuyên có sương mù. Các đảo bị gió chà xát (gió lại sinh ra các dòng chảy, làm cản trở giao thông đường biển), và khu vực 2. P.A. Lapique: A propos des iles Paracels (Về các đảo Hoàng Sa), 1929, Les éditions d’Extême Asie, Saigon, tr.3.) QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 22 WWW.SEASFOUNDATION.ORG này thường xuyên có bão. Có cây cối trên tất cả các đảo: cây trên đất phostphorit, các loài cây khác, cỏ dại, bụi cây. Trên một số đảo có nguồn nuớc ngọt. Có vô số chim và rất nhiều rùa. Các nguồn tài nguyên kinh tế có thể được phân thành ba nhóm: - Nguồn tài nguyên tương lai, hiển nhiên là ở tiềm năng về dầu lửa ngoài khơi. Người ta nói đây là một vùng hứa hẹn dù các dữ kiện chính xác về mối hy vọng này chưa được công bố. - Nguồn tài nguyên có từ lâu và vẫn còn được thèm khát, và cũng đã từng là đối tượng khai thác – đó là các mỏ phốt phát. Nó tôn tạo nền đất trên các đảo của quần đảo khá cao so với mực nước biển để cây cối trên đó phát triển được. Các mỏ này được tạo thành từ một chất đất gốc carbonate vôi (tính chất san hô). Đất này được phủ bằng các chất có gốc axit photphoric, do chim mang lại, và các điều kiện khí hậu ẩm ướt đã cho phép nó biến đổi thành phốt phát. Tầng phốt phát có hàm lượng từ 23 đến 25% thậm chí 42%, có độ dày hơn một mét. Các xí nghiệp Nhật Bản đã khai thác phốt phát từ năm 1924 đến năm 1926 (và ở một số nơi, các mỏ đã bị cạn kiệt, ví dụ như ở đảo Hữu Nhật). Các thiệt hại có lẽ là đáng kể (cây cối bị chặt, thảm thực vật bị phá). Năm 1956, chính quyền Sài Gòn cho phép một nhà công nghiệp Việt Nam, ông Lê Văn Cang, khai thác phốt phát tại Hoàng Sa. Công ty phân bón Việt Nam tiến hành khai thác từ năm 1960 đến năm 1963. Các số liệu chi tiết cuối cùng có được trước khi Trung quốc kiểm soát quần đảo này là các tư liệu do kỹ sư Trần Hữu Châu cung cấp (tháng 8 năm 1973) khi thực hiện chuyến công tác của các chuyên gia Nhật và Việt Nam, theo sáng kiến của chính quyền Sài Gòn 1. Chuyến công tác này chỉ tiến hành trên nhóm đảo An Vĩnh (nhóm Nguyệt Thiềm bị Trung Quốc chiếm đóng từ 1956). Họ đã kết luận rằng sự tồn tại của trữ lượng phốt phát còn rất lớn, nhưng các điều kiện khai thác phụ thuộc vào một cuộc khảo sát chính xác hơn trên các mẫu được lấy về. - Nguồn tài nguyên thứ ba – có thể tái sinh (trừ phi bị khai thác không kiểm soát được dẫn tới sự biến mất cục bộ của một số loài) – đó là nguồn động vật biển. Đúng là nhiều hy vọng có ngọc trai từng làm náo động mạnh mẽ hồi trước Chiến tranh thế giới thứ hai dường như không tiến triển. Nghề cá kéo lưới (sản lượng lớn) dường như không có khả năng vì đáy biển nhiều san hô hỗn độn và gồ ghề. Ngược lại, nghề đánh bắt rùa biển đã từ lâu được cả những người đánh cá Trung Quốc từ một số cảng phía Nam đảo Hải Nam đến, và những người đánh cá Việt Nam tiến hành. Tuy nhiên, đó không phải là một hoạt động công nghiệp mà chỉ là hoạt động thủ công và thu 1. Xem báo cáo các chuyến công cán này trong : Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Les archipels Hoang Sa et Truong Sa) QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 23 WWW.SEASFOUNDATION.ORG nhập không cho phép làm gì hơn là nuôi sống các gia đình ngư dân. Từ khi Trung Quốc xâm chiếm bằng quân sự toàn bộ quần đảo và nhất là từ năm 1974, khi Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo (cụm Nguyệt Thiềm), các hoạt động của Trung Quốc tăng mạnh trên toàn bộ quần đảo. Đảo Phú Lâm là đảo duy nhất có diện tích đủ để trở thành một điểm tựa thích hợp cho các cơ sở hạ tầng tốn kém, đã có một sân bay và một cảng mở rộng. Và một cảng nữa cũng đã được hải quân Trung Quốc xây dựng tại đảo Tri Tôn vào năm 1982 1. Quần đảo Trường Sa Nằm giữa biển Nam Trung Hoa, nhưng xa hơn quần đảo Hoàng Sa về phía Nam. Đó là một nền rộng lớn ngầm dưới biển, cách xa tất cả các lãnh thổ lục địa hoặc lãnh thổ đảo quan trọng bởi các đáy biển có độ sâu hàng nghìn mét. 1. Xem Chi Kin Lo, china’s position towards territorial disputes. The case of the South China Sea islands (Lập trường của Trung Quốc đối với các lãnh thổ tranh chấp. Trường hợp các đảo ở biển Nam Trung Hoa), London, Rontledge, 1989, tr. 118. Quần đảo không phải dễ xác định rõ ràng (còn khó hơn so với quần đảo Hoàng Sa) bởi vì khu vực này bao gồm các đảo, đảo nhỏ, bãi cạn và đảo đá nằm cực kỳ rải rác. Người ta tính được hơn 100 đảo, đảo nhỏ, bãi cạn, đảo đá và diện tích toàn bộ quần đảo chiếm gần 160.000 km2 diện tích mặt nước (gấp hơn 10 lân diện tích khu vực quần đảo Hoàng Sa). Ranh giới Bắc của quần đảo là vĩ độ 120. Ranh giới phía Đông là kinh độ 1110. Các tài liệu và các hải đồ khác nhau cho thấy có 26 đảo hoặc đảo nhỏ chính, thêm vào đó là rất nhiều đá ngầm, bãi cát lớn nhỏ khác nhau có tên gọi theo nhiều thứ tiếng 2. Các yêu sách tương ứng sẽ được nghiên cứu và xem xét dưới đây. Ở đây, chúng tôi chỉ ghi nhận rằng không phải tất cả các điểm đều bị chiếm đóng, Philippin, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam chiếm đóng một số điểm. Quần đảo còn bao gồm bảy nhóm đảo đá nhô lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều lên và được xác định trên bản đồ. Các đảo thì nhỏ. Một số đảo hoàn toàn không có thực vật và chỉ được bao phủ bằng cát và phân chim. Các đảo khác có một số bụi cây và một số nhóm cây dừa. Những người quan sát ghi nhận rằng các đảo này giống các quần đảo ở châu Đại Dương hơn là ở miển Đông Á. 2. Xem Phụ lục số 4, danh sách các đảo. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 24 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Vào mùa khô khí hậu nóng như thiêu. Thường xuyên có hai loại gió mùa. Khi đào giếng, có thể tìm thấy nước ngọt, có thể trồng cây hoa màu, tóm lại là các loại cây có thể chịu được độ mặn cao của đất. Báo cáo của đoàn thăm dò của Việt Nam năm 1973 cho biết rằng một số đảo nhung nhúc muỗi và chuột. Nguồn tài nguyên về cá của toàn quần đảo có lẽ là đáng kể. Vị trí cách xa đất liền đã tạo ra các khó khăn khi khai thác với quy mô lớn (các khó khăn đó thực ra không phải là không giải quyết được). Các đảo này không có và không bao giờ có dân bản địa. Ngày nay, tất cả các quốc gia đưa ra yêu sách đều duy trì các trạm đồn trú trên các đảo nhỏ này hay đảo nhỏ khác. Người Pháp trong thời kỳ họ quản lý quần đảo (giữa hai cuộc chiến tranh thế giới) đã nhận thấy sự có mặt không thường xuyên của một số ngư dân từ đảo Hải Nam tới 1. Cũng như quần đảo Hoàng Sa và do cùng lý do, các đảo Trường Sa chứa phân chim – đó là đối tượng của sự thèm khát và khai thác của Nhật Bản trước chiến tranh. Ngày nay, trữ lượng phốt phát ở đây được đánh giá tới 370.000 tấn. Những hứa hẹn về dầu lửa được đề cập đến trong báo chí quốc tế với một sự nhấn mạnh và dường như có 1. Xem Chiếm đóng các đảo nhỏ trên biển Nam trung Hoa trong Châu Á thuộc Pháp, số 313, 1993, tr. 266. một nội dung rất thực tế. Theo nguồn Trung Quốc, vùng quần đảo Trường Sa có một trữ lượng 25 tỷ m3 khí và 105 tỷ thùng dầu 2. Các đảo nổi chính gồm: Cụm Song Tử gồm bốn đảo nhỏ: đá Bắc, đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây và đá Nam trong đó có một đảo dài khoảng 1 km; Bãi Đinh Ba, một bãi cạn nửa nổi nửa chìm khoảng 14-11 km; Bãi Núi Cau, đảo Thị Tứ được tạo bởi hai đảo san hô mà đảo lớn nhất có kích thước 1,5-1 km, tại đó có thực vật và nước ngọt; Đá Xubi là một rạng san hô: Đảo Loai Ta là một đảo nhỏ dài 0,3 km nằm trong một bãi cạn lớn nửa nổi nửa chìm, cụm Nam Yết gồm hai đảo chính và ba đá ngầm, trong đó có đảo Ba Bình có kích thước 1- 0,4 km. Đó là đảo quan trọng nhất của quần đảo do có các giếng được người Nhật xây dựng và thực vật. Đảo Nam Yết dài 0,5 km. Đá Lớn (đá Thám hiểm lớn) là một đá ngầm có hình vành khuyên thường được các ngư dân trong vùng lui tới. Đá Chữ Thập là một bãi cạn nửa nổi nửa chìm dài khoảng 26 km hình thành một hồ nửa kín trong đó có một số đá ngầm nhô cao. Cụm đảo Trường Sa gồm bốn bãi cạn nửa nổi nửa chìm. Đảo Trường Sa là một đảo nhỏ dài 0,75 km, rộng 0,4 km. Ở đây có nước ngọt và thực vật. Đây cũng là một kho phân chim và là nơi đẻ của rùa biển. Đảo An Bang được thực vật và phân chim che phủ. 2. Newsweek ngày 15-5-1978, “Các đảo giầu có” và China Daily ngày 24-12-1989. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 25 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Bãi Vũng Mây là một bãi quan trọng dài 56 km, rộng 24 km, mặc dù thông thường bãi không nổi. Cuối cùng, xa hơn về phía Nam và gần với bờ biển Malaixia, một tập hợp các bãi và đá ngầm dưới tên gọi bãi ngầm Tăng Mẫu nổi tiếng về trữ lượng đáng kể dầu và khí. Trung tâm quần đảo có một vùng nguy hiểm đến mức phần lớn tàu thuyền không dám mạo hiểm qua đây. Các quốc gia đang tranh cãi nhằm chiếm hữu các ụ nổi bé tí này đều đã đặt chân lên đảo này, hay đảo kia. Nhưng có rất ít phần nổi thuận lợi cho việc đặt các công trình. Trên đảo Ba Bình (Itu – Aba), hải quân Đài Loan duy trì một trại đồn trú chừng 1.000 người. Việt Nam kiểm soát đảo Trường Sa làm thành một căn cứ chính trong quần đảo. Philippin có mặt tại đảo làm thành một căn cứ chính trong quần đảo. Philippin có mặt tại đảo Thị Tứ và đảo Loai Ta. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tới quần đảo xa bờ biển của họ này muộn (1988 – 1989), buộc phải cụ thể hóa mưu tính của họ dựa trên các bãi không phải lúc nào cũng nổi khi thủy triều lên. Do đó, đá Chữ Thập đã được chọn và được xây dựng lớn mặc dù mảnh đất cằn cỗi này chìm dưới nước tới 50 cm khi thủy triều lên mạnh. Cầu bến, đường xá, nhà chứa máy bay lên thẳng đã được xây dựng sau khi các cấu tạo san hô này bị tấn công bởi thuốc nổ và nền đất đã được nâng lên cao trên một bề mặt đủ rộng. Căn cứ vào các tài liệu có được, đây là sự phác thảo nhanh bức họa về các quần đảo đang bị tranh chấp và yêu sách mạnh mẽ bởi một số quốc gia. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ Để làm sáng tỏ vấn đề về các danh nghĩa chủ quyền trên hai quần đảo, điều cần thiết phải nêu ra đầu tiên là một loạt câu hỏi liên quan tới bản chất của lãnh thổ đang tranh chấp và bản chất của việc tranh chấp đã phát triển về các lãnh thổ này, sau đó là xác định luật có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp này trên cơ sở thỏa đáng. Loại lãnh thổ và xác định tranh chấp Bản chất của các lãnh thổ đang tranh chấp Nói về bản chất của những lãnh thổ này là mở ra hai câu hỏi: a) Trước tiên đây có phải là đất đai có thể chiếm hữu được không? QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 26 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Câu hỏi càng trở nên thích đáng hơn với các quần đảo được tạo thành như chúng ta đã thấy, bởi vô vàn các bãi cạn, các đảo nhỏ, các đá mà trong số đó có một số đảo thật sự. Cần thiết phải đặt ra câu hỏi trên bởi vì cuộc sống của các đại dương và sự vận động địa chất làm xáo trộn vỏ trái đất dẫn tới những đảo lộn đột ngột hoặc dần dần. Những đảo lộn đó có thể kéo theo sự biến mất của một số lãnh thổ mà cho đến lúc ấy vẫn nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, câu trả lời dường như không có gì nghi ngờ trong trường hợp quần đảo này cũng như quần đảo kia. Khái niệm đất đai có thể chiếm hữu được đã từng được nêu trước Tòa án quốc tế trong vụ đảo Minquiers và Ecréhous1. Tham khảo học thuyết về đề tài này, dường như để có thể chiếm hữu được, thì một vùng đất đảo cần phải nổi trên mặt nước khi thủy triều lên với một bề mặt đủ đảm bảo cho con người có thể ở được trên thực tế. Các tác giả khác còn bổ sung thêm vào đó là sự cần thiết phải thể hiện vùng đất đảo đó trên bản đồ địa lý2. Các 1 Tuyển tập các bản án, ý kiến tư vấn và án lệnh của Tòa án quốc tế, 1953, tr. 49 và 53. 2 Xem Gibert Gidel: “La mer territoriale et la zone contigue” (Lãnh hải và vùng tiếp giáp). Tuyển tập các bài giảng của Viện Luật quốc tế, 1934 II q. 48, trang 137 – 138. cuộc tranh luận tại Hội nghị lần thứ III của Liên hợp quốc về Luật biển đã nói lên tất cả sự phức tạp của vấn đề. Điều 121 của Công ước Montego Bay ngày 10-12-1982 có tính đến tiêu chuẩn địa chất “một vùng đất tự nhiên”. Như vậy các đảo nhân tạo bị loại bỏ. Ngược lại, bản chất của vùng đất nổi này không quan trọng: “Bùn cặn, san hô, cát, san hô tảng, mô đá … tất cả đều có thể tạo thành đảo”3. Tiêu chuẩn địa lý thủy văn, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước, cũng được thêm vào. Điều này phân biệt các đảo với các bãi cạn nửa nổi nửa chìm. Nhưng khó khăn cũng chẳng bớt đi trong việc biết được như thế nào là thủy triều lên cũng như có cần phải gộp vào đó cả các loại thủy triều đặc biệt hay không. Mỗi một trong hai quần đảo ở đây đều bao gồm vô số các đảo cũng như các đảo nhỏ, cồn cát, đá ngầm san hô và đảo đá. Nếu đối với một số khu vực mép ngoài của các quần đảo này, vấn đề về tính chất có thể chiếm hữu được có thể đặt ra thì không có nghi ngờ gì về tính chất này đối với các đảo chính đã được xác định rõ ràng trên các hải đồ. Các khu vực mép ngoài được coi như những phần phụ của các đảo chính này. Vì vậy đối tượng tranh chấp đúng là liên quan tới các vùng đất có thể chiếm hữu. 3 Laurent Lucchini và Michel Voclekel: Luật biển, t.I, Pedone, Paris, 1990, trang 331 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 27 WWW.SEASFOUNDATION.ORG soát các nguồn tài nguyên biển. Sự thèm muốn các lãnh Tuy vậy bản chất của chúng mở ra một câu hỏi thứ hai: b) Các lãnh thổ này có phải là các lãnh thổ đem lại sự quy thuộc các vùng biển rộng lớn cho quốc gia nắm giữ chủ quyền hay không? Đặt ra câu hỏi này là để tự hỏi xem điều 121, khoản 2 của Công ước Luật biển có khả năng áp dụng cho các đảo, đảo nhỏ và đảo đá đó không, nghĩa là tự hỏi xem liệu việc chiếm hữu các quần đảo này có mở ra các đặc quyền đối với các tài nguyên sinh vật hoặc tài nguyên trong lòng đất đáy biển trong giới hạn 200 hải lý bao quanh các vùng đất này hay không? Lời văn của điều khoản này như sau: “Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa?” Đây chính là tâm điểm của cuộc tranh chấp hiện tại trên các quần đảo, mặc dù các bên chủ xướng còn lưỡng lự xem nên chọn thái độ nào là tốt nhất cho lợi ích của họ. Thật vậy, đằng sau chủ đề được xử lý ở đây mà người ta sẽ nắm chặt vấn đề danh nghĩa chủ quyền trên các lãnh thổ này, điều quyết định phải đạt được là sự kiểm thổ biển của các quốc gia lớn dần theo tỷ lệ của vai trò nghề cá trong nền kinh tế của các dân tộc và tầm quan trọng của nguồn dầu khí và các nguồn tài nguyên khoáng sản có thể bị cạn kiệt trong một số ngành công nghiệp chủ chốt. Để phân bổ các lợi ích này trên các vùng biển, luật quốc tế trù định việc phân định giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Nhưng, như đã từng nhấn mạnh, vấn đề chủ quyền là một điều kiện tiên quyết. Trước tiên cần phải xác định chính xác ai có danh nghĩa, để tiếp đó chỉ rõ họ có quyền gì đối với các vùng nước kế cận và việc phân định sẽ tiến hành giữa các quốc gia nào. Các chiến lược đang ngập ngừng. Mỗi quốc gia có ý định chiếm hữu các vùng đất và được sự công nhận quốc tế cái mà họ coi như một danh nghĩa lâu đời. Trong giả định thuận lợi này, mỗi bên đều cố gắng thuyết phục tất cả các bên khác rằng tất cả các đảo đều ở được, điều này làm tăng thêm các bề mặt biển có thể rơi vào sự kiểm soát quốc gia. Nhưng một khi đây là các yêu sách của người khác, sự giải thích thành ngữ “những đảo đá không thích hợp cho con người đến ở” sẽ gây ra rất nhiều sự bắt bẻ nằm giảm QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 28 WWW.SEASFOUNDATION.ORG bớt số lượng các đảo nhỏ có thể kéo theo các quyền rộng lớn trên các vùng nước kế cận. Trong khi chờ đợi lối thoát cho cuộc tranh chấp, chắc còn lâu mới có được do các lập trường bám giữ, một số bên không ngần ngại thay đổi thực tế ban đầu. Nhất là trong trường hợp ở Hoàng Sa, nơi từ khi giành được sự kiểm soát quần đảo này bằng quân sự, người Trung Quốc đã tiến hành các quy hoạch quy mô trên các đảo nhỏ này. Ở nơi mà các nhà hàng hải và địa lý cho đến tận những năm tiếp sau đại chiến thế giới thứ hai, còn miêu tả như các vùng đất không ở được, chỉ có những ngư dân trú ngụ theo mùa, bị bão tố chà xát hay phải chịu đựng cái nóng như thiêu như đốt, nhưng với sự giúp đỡ lớn lao của hậu cần quân đội đã mọc lên các công trình, cảng, sân bay, đường xá và công sự. Chúng đã làm mất đi nghĩa đầu tiên của cụm từ “thích hợp cho con người đến ở”. Các quốc gia chiếm cứ các đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa cũng đổ công sức rất nhiều theo hướng đó. Điều này còn được cổ vũ thêm bởi vì các khoản nói ở trên của Công ước về Luật biển, thành quả của một sự thỏa hiệp phức tạp, vẫn để nguyên vẹn nhiều khó khăn: làm thế nào để có thể phân biệt một đảo với một đá? Và những điều kiện nào cho phép kết luận rằng việc con người đến ở hoặc một đời sống kinh tế riêng là có thể có trên một đảo1. Đoạn cuối của điều 121 mở rộng đáng kể cho việc giải thích vì văn bản không nói đến “các đảo đá không người ở” mà là “các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở”. Nếu tiêu chuẩn con người ở được là tiêu chuẩn có nước ngọt chẳng hạn thì trong quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa, các đảo chính có khả năng có nước ngọt. Nếu tiêu chuẩn là có thực vật, thì con người cũng tìm thấy thực vật trên các quần đảo này. Khi đã có điều kiện trên thì lại mở ra điều kiện về khả năng có một đời sống kinh tế riêng. Nhưng ở đây một lần nữa sự thiếu chính xác là rất lớn2. Đánh cá hay khai thác phân chim có thể là các yếu tố đủ để thỏa mãn điều kiện này không? Điều 121, khoản 3 của Công ước Montego Bay cần phải được giải thích như thế nào để có được câu trả lời cho câu hỏi này. Việc soạn thảo văn bản chỉ ra rằng các kỹ xảo đã bị loại trừ. Các đảo đá cần thích hợp cho con người đến ở, 1 Về vấn đề này, xem J. R. V. Prescott: The maritime politic boundaries of the world (Các đường biên giới chính trị thế giới), Menthuen, London, New York, 1985, trang 72. 2 Xem chú giải ở trên QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 29 WWW.SEASFOUNDATION.ORG điều này loại bỏ giả thiết trang bị cho chúng đạt đến mức chúng có thể phù hợp cho cuộc sống con người. Cũng như vậy, một đời sống kinh tế riêng được tính tới. Do đó, không thể tính đến các trường hợp các đảo được sử dụng như các điểm tựa cho các hoạt động triển khai trên các thực tế từ một lãnh thổ khác. Tóm lại, các vùng đất nổi dù chúng có quá hẹp đi chăng nữa, phải có khả năng đảm bảo một cách tự nhiên cho một cộng đồng người tương đối ổn định1. Ngay từ đầu hai quần đảo đang tranh chấp này có bản chất đó không? Chúng ta cần phải loại bỏ việc tính đến sự hiện diện của các đồn binh chỉ ở được đó nhờ vào hỗ trợ quân sự hoặc tính đến cư dân được duy trì do có các quy hoạch xây dựng và cơ sở hạ tầng tranh chấp hiển nhiên là nhằm mục tiêu làm thay đổi đối tượng tranh chấp. Vậy cần phải quay về trạng thái của các quần đảo như đã được các nhà hàng hải hoặc những ai đã qua lại đây từng miêu tả trước khi sự nảy sinh tranh chấp đưa đến những thay đổi. Không nghi ngờ gì, phần lớn những hạt đất nổi này đều rơi vào phạm vi áp dụng của khoản 3, điều 121. Vài đảo nhỏ lớn hơn một chút còn có thể có tranh luận, nhất 1 Xem Jon M. van Dyke và Dale L. Bennett: Island and the delimitation of ocean space in the South China Sea (Các đảo và việc hoạch định không gian biển trong biển Nam Trung Hoa, ngày 13-3-1989. In ronéo, trang 41. là đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Nếu yếu tố thích hợp cho con người đến trù định trong văn bản này chỉ tính theo mùa thì một số các đảo nhỏ này đã từng được biết trong những thời gian xa xưa việc ngư dân của nhiều nước láng giềng thường xuyên lui tới trong nhiều tháng vào mùa khí hậu tốt. Họ đã từng “sống” ở đó, nhưng không phải đó là nơi cư trú bình thường. Chưa bao giờ có thể có một đời sống kinh tế riêng ở đất này, nghĩa là một đời sống ít nhiều độc lập. Vì thế, chúng ta nhận thấy rằng phần lớn các tác giả nói về vấn đề này đều kết luận các đảo này có khả năng có một lãnh hải nhưng không có quyền có một vùng đặc quyền về kinh tế2. Để phát triển tiếp trên vấn đề chủ chốt, vấn đề hiệu lực của các danh nghĩa yêu sách, cần phải xác định bản chất chính xác của tranh chấp. Bản chất pháp lý của tranh chấp 2 Xem Van Dyke et Bennett, Sdd Jeanette Greensfield cũng có ý kiến tương tự trong: Thực tiễn Luật biển Trung Quốc, Clarendon Press, Oxford, 1992, trang 164. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 30 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Nhiều quốc gia có các lập trường không thể thỏa hiệp về các quần đảo này. Vậy thì nền tảng pháp lý các tham vọng của các chính phủ liên quan này là gì? Một trong số các quốc gia đó có được một danh nghĩa cao hơn so với nước khác hoặc các nước khác cần phải thừa nhận không? Việt Nam khẳng định là có chủ quyền lãnh thổ về mặt nhà nước trên cả hai quần đảo do có danh nghĩa lâu đời và luôn luôn được duy trì. Xin nhắc lại rằng “chủ quyền, trong mối quan hệ giữa các quốc gia, tức là sự độc lập. Sự độc lập đối với một phần trái đất là quyền thực hiện các chức năng nhà nước tại phần trái đất đó, loại trừ mọi quốc gia khác”1. Về quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã đưa ra một yêu sách có lợi cho mình để chống lại đòi hỏi này của Việt Nam. Họ đã hỗ trợ yêu sách bằng việc chiếm cứ quân sự năm 1956 đối với một phần quần đảo và năm 1974 đối với phần còn lại, loại trừ sự có mặt của Việt Nam trước đây. Luật quốc tế hiện đại (Hiến chương Liên hợp quốc, điều 2, khoản 4) cấm dùng vũ lực để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Vì thế, một sự chiếm đóng quân sự khi bị tố cáo như vậy sẽ không bao giờ và bằng 1 Max Huber: Phân quyết đảo Palmas, ngày 4-4-1928. (Tạp chí Tổng quan về Công pháp quốc tế), 1935, trang 163. bất kỳ cách nào có thể chuyển thành một danh nghĩa có giá trị và được công nhận2! Về quần đảo Trường Sa, vấn đề có khác. Nhưng yêu sách và những sự chiếm đóng của Philippin, của Đài Loan và gần đây của Malaixia và Trung Quốc (1988), kèm theo việc chiếm đóng quân sự một số đảo nhỏ sau những đụng độ dữ dội đã chống lại khẳng định chủ quyền của Chính phủ Việt nam (được thực hiện tiếp sau sự khẳng định chủ quyền của Pháp) và sự kiểm soát của họ đối với các đảo chính trong quần đảo. Những dữ kiện này của tình hình dẫn tới việc xem xét bản chất của tranh chấp là gì (điều này càng cần thiết). Về điểm này có hai giả thuyết cần được lần lượt xem xét. Có phải chúng ta đang đứng trước một cuộc tranh chấp về thụ đắc chủ quyền trên một lãnh thổ vô chủ? Hay là một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia đều có tham vọng giành một danh nghĩa chủ quyền? Giả thuyết thứ nhất không thể được ghi nhận. Bởi vì tình hình được nghiên cứu ở đây cho thấy những đặc trưng phần nào tương tự như những đặc trưng của vụ Minquiers và Ecrehous. “Hai bên cho rằng mỗi bên đều có 2 Xem Tulio Treves: “Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc tăng cường hiệu lực của nguyên tắc không sử dụng vũ lực”, Niên giám Luật quốc tế của Pháp, 1987, trang 379. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 31 WWW.SEASFOUNDATION.ORG một danh nghĩa cũ hoặc danh nghĩa ban đầu đối với Minquiers và Ecrehous, danh nghĩa đó luôn luôn được bảo tồn mà không bao giờ mất đi. Do đó vấn đề hiện tại không có đặc trưng của một cuộc tranh chấp về thụ đắc chủ quyền đối với một lãnh thổ vô chủ (terra nullius)”1. Trường hợp này có thể được áp dụng vào vụ các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa. Đây không còn và đã từ lâu không còn là vấn đề quy thuộc chủ quyền một vùng đất vô chủ cho một quốc gia mưu toan giành danh nghĩa ấy nữa. Việc giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa nhiều quốc gia đang hoặc đã chiếm đóng cùng những quần thể các vùng đất vào những thời kỳ rất khác nhau và với những danh nghĩa cũng rất khác nhau. Sau khi đã xác định được bản chất cuộc tranh chấp, đến vấn đề : Luật nào sẽ có thể được áp dụng? Các quy phạm của pháp luật quốc tế được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Chúng ta có thể nghiên cứu một xung đột như thế và có thể kết luận đòi hỏi của bên này chống đòi hỏi của bên kia là có căn cứ bằng bước đi pháp lý nào? Gạt bỏ một luận cứ vào chấp nhận một phương pháp có tính đến 1 Vụ các đảo Minquiers và Ecrhous: Tòa án pháp lý quốc tế, Tuyển tập, 1953, trang 53. nhịp độ thời gian trong mối quan hệ với luật pháp là thích hợp. Luận cứ và sự kế cận địa lý Ở đây, luận cứ này phải loại trừ ngay. Trong lịch sử của các yêu sách về chủ quyền đối với các lãnh thổ đảo, luận cứ về sự kế cận địa lý đã được quốc gia này hay quốc gia khác sử dụng nhiều lần (yêu sách của Arhentina về quần đảo Manvinat chẳng hạn). Tuy vậy, nó không bao giờ được công nhận như bộ phận cấu thành của một quy tắc luật quốc tế cho phép giải quyết xung đột có lợi cho một trong hai quốc gia mà lãnh thổ của quốc gia đó nằm gần những lãnh thổ đảo đang tranh chấp hơn2. Trong vụ đảo Palmas, trọng tài Max Huber đã xem xét rất kỹ luận cứ này. Lập luận của ông đáng được dẫn ra toàn văn: “Cuối cùng, cần xem xét danh nghĩa xuất phát từ sự kế cận. Mặc dù các quốc gia đã bảo vệ, trong một số hoàn cảnh rằng các đảo tương đối gần bờ của họ thuộc về họ căn cứ vào vị trí địa lý của chúng, không thể chứng minh được rằng 2 Vụ đảo Pulama trên bờ biển Tây Phi (trọng tài Ulysses Grant ngày 21-4-1870 không được dùng làm tiền lệ. Ngoài việc cho đó là một trường hợp đặc biệt, trọng tài nhận xét rằng “đảo này kề sát lục địa và gần đến mức các động vật có thể đi qua khi thủy triều xuống thấp”. Ở đây sự kế cận về địa lý thể hiện trong các điều kiện đặc biệt đến nỗi các điều kiện đó là duy nhất. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 32 WWW.SEASFOUNDATION.ORG có một quy tắc của luật quốc tế thực định quy định rằng các đảo nằm ngòai vùng lãnh hải thuộc về một quốc gia chỉ với một lý do là lãnh thổ của quốc gia đó tạo thành terra firma của các đảo đó (lục địa gần nhất hay đảo lớn nằm gần nhất)/ Không phải chỉ vì dường như không có những tiền lệ đủ nhiều và với giá trị đủ chính xác để xác lập một quy tắc như vậy của luật quốc tế, mà là do nguyên tắc được viện ra bản than nó có bản chất không rõ ràng và gây ra nhiều tranh cãi đến nỗi các chính phủ của cùng một quốc gia trong những hoàn cảnh khác nhau đã đưa ra những ý kiến trái ngược nhau về cơ sở vững chắc của nó. Nguyên tắc kế cận, liên quan đến các đảo, có thể có giá trị khi thuộc các đảo vào quốc gia này mà không vào quốc gia khác, hoặc bằng một sự dàn xếp giữa các bên, hoặc bằng một quyết định không nhất thiết phải dựa trên luật, nhưng nếu coi nguyên tắc này như một quy tắc xác lập ipso jure (đương nhiên theo luật) một phỏng sử về chủ quyền cho một quốc gia nào đó thì nguyên tắc này mâu thuẫn với những gì đã trình bày liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và liên quan tới mối quan hệ cần thiết giữa quyền loại trừ các quốc gia khác khỏi một khu vực nào đó và nghĩa vụ thực hiện tại đó các hoạt động nhà nước. Nguyên tắc kế cận địa lý này cũng không thể được chấp nhận như một phương pháp pháp lý để giải quyết các vấn đề lãnh thổ; bởi vì nó thiếu hoàn toàn tính chính xác và sẽ đưa lại, trong sự áp dụng nó, những kết quả độc đoán1”. 1 Max Huber: Phán quyết đảo Palmas, ngày 4-4-1928, tr. 182 Đi ngược lại thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, lời phát biểu này không hề mất đi tính thời sự của nó. Trong trường hợp này, nó cho phép loại trừ ra khỏi phạm vi lập luận một phương tiện không có tư cách pháp lý và chúng ta phải đồng ý với Louis Cavaré rằng: “Không thể chấp nhận rằng tình trạng lân cận có thể dẫn đến việc tạo ra một “quyền đích thực” (droit veritable)2. Chẳng hạn, đối với nhóm đảo tên là Hoàng Sa, điểm gần nhất của nó về phía Việt Nam nằm cách Đà Nẵng 170 hải lý và các bờ biển Hải Nam 156 hải lý, hay những số liệu về khoảng cách điểm gần nhất của Trường Sa đối với bờ biển Việt Nam (Cam Ranh) là 250 hải lý trong khi cũng quần đảo này cách Hải Nam 522 hải lý, tất cả sự việc này không ảnh hưởng tới bản chất của quyền3. Quyền đó phải được đánh giá căn cứ vào tiến trình của sự thụ đắc danh nghĩa và duy trì danh nghĩa, tiến trình đó được tạo thành bằng một cách khác chứ không đơn giản dựa trên những số liệu địa lý. 2 Louis Carave: Công pháp quốc tế thực định, Pédone 1962, Tr. 597. 3 Chúng ta thực sự ngạc nhiên về sự kiên trì của luận thuyết này ở một số hiếm hoi các tác giả như Charles Rousseau: Tạp chí Tổng quan về công pháp quốc tế, 1972, Tr.835. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 33 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Vấn đế các quần đảo này có nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven bờ này hay ven bờ khác của biển này là không xác đáng. Trong luật quốc tế, đây không phải là việc một đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia dẫn đến việc quy thuộc đảo này cho quốc gia này hoặc quốc gia kia, chính là danh nghĩa chủ quyền trên một đảo một khi đã được xác định, sẽ kéo theo, trong một số điều kiện đã được xem xét ở trên, sự quy thuộc cho đảo này một vùng lãnh hải và có thể một vùng đặc quyền về kinh tế và như thế danh nghĩa được công nhận này sẽ có hiệu lực đối với ngay các dữ liệu của việc phân định. Do hiệu lực của khối lục địa của họ, Trung Quốc cũng như Việt Nam đều có thể đòi hỏi, căn cứ vào các điều khoản của Công ước luật biển năm 1982, các quyền tới tận 200 hải lý và về phương diện đó Hoàng Sa nằm trong khu vực chồng lấn lên nhau, các quyền có thể có của hai quốc gia. Chính sự phân định giữa họ sẽ quyết định ranh giới biển của họ. Nhưng chủ yếu đối với các quần đảo không phải được chỉ đạo bởi sự phân định biển đặt quần đảo Hoàng Sa vào vùng kiểm soát của quốc gia này hoặc quốc gia khác trong số hai quốc gia. Trái lại, đây là một vấn đề tiên quyết và độc lập mà kết quả có những tác động đến việc phân định. Ngược lại, xét từ quan điểm này, quần đảo Trường Sa ở vào một vị trí địa lý rất khác bởi vì nó nằm ngoài các vùng biển mà nước này và nước kia (Trung Quốc và Việt Nam) có thể yêu sách như thềm lục địa hoặc vùng đặc quyền về kinh tế. Trái lại, một số các đảo của quần đảo rộng lớn này còn nằm gần Malaysia hoặc Philipin hơn. Các cơ chế của luật theo thời điểm (Droit intertemporel). Trong luật quốc tế, các danh nghĩa thụ đắc một lãnh thổ không có người ở được hình thành bằng cách nào? Các danh nghĩa đó được duy trì ra sao? Câu trả lời được đưa ra liên quan tới lập luận pháp lý tế nhị - gọi là luật theo thời điểm. Luật này có nghĩa là đối chiếu các dữ kiện của hệ thống luật vào các thời kỳ khác nhau trong quá trình phát triển của nó với những dữ kiện cụ thể của hoàn cảnh tạo nên cơ sở của việc tranh cãi. Theo dòng lịch sử của hàng thế kỷ của các xã hội loài người và các lãnh thổ, hệ thống pháp luật đã phát triển. Các quy tắc làm căn cứ cho việc giành một danh nghĩa chủ quyền ở một thời kỳ nào đó đã bị biến đổi. Khi thừa nhận câu ngạn ngữ la tinh ubi societas, ibi jus (ở đâu có xã hội, ở đó có luật pháp), luật đã thích ứng với sự tiến triển của các xã hội và với các giá trị mà giá trị này phát triển. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 34 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Khi trở lại thời kỳ của các phát hiện lớn và chỉ đánh dấu những quãng ngắt lớn (chúng ta tưởng là có ngắt, nhưng thật ra chúng lộ ra dần dần), thì có thể nhận ra ba thời điểm. Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ mà trên các vùng đất gọi là vô chủ, phát hiện mang lại sự thụ đắc một danh nghĩa, với điều kiện nó phải được kèm theo một sự khẳng định chủ quyền. Nhưng đặc điểm của thời kỳ này là chủ quyền quốc gia bao hàm cả quyền chinh phục. Thêm vào đó, học thuyết của các cường quốc đã coi là lãnh thổ vô chủ nhiều vùng đất có các dân tộc sinh sống nhưng họ không biết đến các dân tộc này và các dân tộc này có hệ thống tổ chức xã hội không phải kiểu phương Tây1. Bằng cách quanh co đó và không đếm xỉa gì đến các dân tộc, người ta có thể tiết kiệm không dùng từ xâm chiếm mà nói đơn giản là phát hiện. Hệ thống pháp luật đầu tiên đó chỉ thay đổi dưới tác động của các tranh chấp giữa các cường quốc trong thế kỷ 19. Sự thay đổi của luật được kết tinh vào thời điểm hội nghị Berlin và trong các điều khoản chính xác của Định ước chung (1885). Hai quy tắc mới được các bên ký 1 Về vấn đề này xem: “Terra Nullius”, “Quyền lịch sử và quyền tự quyết”. Mohammed Bedjaoni, La Haye, 1975. Các phát biểu trước Tòa án quốc tế trong vụ Tây Xahara, 14-5, các ngày 14, 15, 16 và ngày 29-7-1975 kết chấp nhận và có phạm vi áp dụng chủ yếu ở Châu Phi. Đó là đòi hỏi phải có một sự chiếm hữu thật sự các vùng đất được coi là đã thụ đắc và phải có một thông báo về sự chiếm hữu thật sự cho các quốc gia khác. Kể từ thời kỳ này, được tiếp sức bằng rất nhiều kết luận trọng tài hoặc phán quyết tòa án, luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ đã được củng cố và khái quát hóa, đặc biệt là qua kết luận bậc thầy của trọng tài Max Huber trong vụ đảo Palmas. Một cuộc xung đột về chủ quyền giữa hai quốc gia được giải quyết bằng việc xác nhận rằng một trong hai quốc gia có liên quan có danh nghĩa cao hơn danh nghĩa của quốc gia kia. Các hành vi tương ứng phải được thực hiện với danh nghĩa chủ quyền, và vì thế chúng không thể là hành vi của các tư nhân hành động vì lợi ích của mình. Sự khác biệt được xác lập giữa việc tạo ra một danh nghĩa trên lãnh thổ và việc duy trì danh nghĩa đó liên tục. Các hiệu lực của một hành vi đã diễn ra như đưa đến một danh nghĩa (chuyển nhượng, chinh phục, phát hiện hoặc chiếm giữ) cần phải được đánh giá trong khuôn khổ pháp luật hiện hành vào thời điểm hành vi đó được thực hiện chứ không phải pháp luật hiện hành vào thời điểm xảy ra sự tranh cãi. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 35 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Tuy nhiên, danh nghĩa ban đầu cần phải được tiếp sức bởi việc thực hiện hòa bình và liên tục quyền lực của quốc gia triển khai trên lãnh thổ đó. Và nếu danh nghĩa ban đầu đã có thể giành được mà không cần có sự triển khai quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ, sự duy trì danh nghĩa chỉ có thể có được do việc phổ cập sự thực thi quyền lực này. Tuy nhiên, người ta công nhận rằng đối với các vùng đất không có người ở, hẻo lánh thì biểu hiện của việc thực hiện quyền lực này có thể đơn giản hơn là trên các vùng đất mà văn minh phát triển hơn. Cuối cùng sự công nhận hoặc chấp nhận của các quốc gia thứ ba không thể dùng làm cơ sở cho chính danh nghĩa đó, nhưng chúng là yếu tố củng cố quốc gia đã có được quyền lực1. Đó là khung pháp lý hoặc trạng thái của luật pháp cuối thế kỷ XIX cho tới nửa đầu của thế kỷ XX. Một số yếu tố có tầm quan trọng cơ bản và đổi mới triệt để đã được đưa vào Hiến chương Liên hợp quốc, bản Hiến chương đã đặt cơ sở cho một trật tự pháp lý quốc tế phổ cập. Quan tâm tới thực hiện mục tiêu gìn giữ hòa bình, các quốc gia sáng lập đã đưa vào một yếu tố cơ 1 Về các điểm này xem Kriangsak Kittichaisaree: “The law of the Sea and Maritime boundary delimitation in Southest Asia (Luật biển và việc phân định biên giới biển tại Đông Nam Á)” Oxford University Press, 1988, tr. 140. bản. Nó là một sự thay đổi thật sự trong luật quốc tế, với việc cấm sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia (điều 2, khoản 4). Chiến tranh chinh phục, nguồn của một chủ quyền mới trên một lãnh thổ, từ nay trở đi bị cấm. Sự chinh phục bằng vũ lực kéo theo một tình trạng chiếm đóng quân sự luôn luôn là trái phép và sự chiếm đóng quân sự này, trừ phi có một thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, không thể tự chuyển thành quyền, dù có thời gian dài. Nhưng Hiến chương Liên hợp quốc cũng chứa đựng một nguyên tắc khác là nguồn gốc gây ra sự đảo lộn đáng kể trong luật quốc tế, đó là nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết (điều 1, khoản 2). Tuy vậy, sự ghi nhận nguyên tắc này trong những gì làm cơ sở cho các mục đích của Liên hợp quốc ngay từ đầu tự nó đã không đủ để đạt được tất cả kết quả mong đợi. Phải đợi đến năm 1960 và sự khởi đầu của thập kỷ lớn phi thực dân hóa thì luật trước mới bị xô đổ. Do đó, quyền của các dân tộc đạt được biểu hiện đầy đủ trong Tuyên bố về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa (Nghị quyết 1514, ngày 14-12-1960, của Đại hội Đồng Liên hợp quốc). Người ta sẽ chú ý đặc biệt hơn tới đoạn 4 của Tuyên bố trong mối liên hệ với các nguyên tắc pháp lý tập hợp ở đây, bởi vì những nguyên tắc đó có ích cho việc làm sáng tỏ trường hợp này: “Tất cả các hành động vũ trang và tất cả QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 36 WWW.SEASFOUNDATION.ORG các biện pháp trấn áp, bất kỳ là loại nào, nhằm chống lại các dân tộc bị lệ thuộc phải được chấm dứt để cho phép các dân tộc đó thực hiện quyền có độc lập hoàn toàn của họ một cách hòa bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của họ sẽ được tôn trọng”. Vế cuối cùng của câu có một tầm quan trọng quyết định. Nó lưu rằng bước chuyển tiếp khó khăn, thường được thực hiện trong những điều kiện chính trị rối loạn và hỗn độn, của một dân tộc thuộc địa sang thành một dân tộc độc lập, không bao giờ được dẫn tới bất kỳ một sự tổn thương nào về lãnh thổ của họ. Cuối cùng, Hiến chương đã được củng cố, cụ thể hóa và phát triển vào năm 1970 bằng một nghị quyết đặc biệt mà đôi khi người ta so sánh nó với một sự đào sâu Hiến chương có tính chất thể chế. Đó là nghị quyết 2625, ngày 24-10-19701. Văn bản nhắc lại việc cấm sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và mọi sự thụ đắc lãnh thổ có được bằng sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp. Tuyên bố Manila ngày 15-11-1982 về việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đã hoàn thiện cơ cấu trên 1 Gọi là Tuyên bố về các nguyên tắc Luật pháp quốc tế liên quan tới các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các Quốc gia theo đúng Hiến chương Liên hợp quốc. và xác định được các nguyên tắc phải được thay thế bạo lực trong tất cả các tình huống2. Đó là toàn bộ các quy tắc qua các thời kỳ nối tiếp đã trở thành cốt lõi của luật quốc tế thực định. Nhưng, những thay đổi không bao giờ xuất hiện đột ngột. Ngay điểm nổi bật nhất trong những thay đổi đó là việc cấm sử dụng vũ lực, đã được chuẩn bị từ các điều khoản, đúng là kém chính xác và kém triệt để hơn, của Hiến ước Hội quốc liên và của Hiệp ước Briand – Kellog. Nhìn tổng thể, việc soạn thảo luật và sự tiến triển biến đổi của nó là những tiến trình chậm chạp, trong đó, bản thân phần tập quán cũng bị tiêm nhiễm từ bước tiến chậm chạp của tư duy, bao bọc lấy văn bản điều ước đã có (nếu có) và san bằng đi những góc cạnh nhất thời bằng cách lồng nó vào trong một khung cảnh ít xác định hơn. Liên hệ với tiến triển lâu dài của các nguyên tắc pháp lý qua ba thời kỳ khác nhau khá rõ rệt để có thể xác định được, lịch sử hai quần đảo phải được xem xét trong mối quan hệ với lịch sử đầy sóng gió của Việt Nam và lịch sử có phần đơn điệu hơn nhưng cũng không kém phần phức tạp của Trung Quốc – những người cạnh tranh chủ yếu với Việt Nam về các mảnh đất này hiện nay. 2 Nghị quyết 3710 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 37 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Một trong những khó khăn chủ yếu của tài liệu này là ở sự cần thiết phải đặt hai nhịp điệu lịch sử hoàn toàn khác nhau trong mối tương quan với nhau. Luật pháp đã biến đổi theo dòng lịch sử hàng thế kỷ, trong khi tiến triển xã hội dẫn dắt từng thời kỳ được coi như một thời kỳ mới sản sinh ra các quy phạm khác nhau mà sự thai nghén đã có thể nhận thấy ngay từ thời kỳ trước đó. Ngay cả trong vài thời điểm xuất hiện, như những đột biến (1885 hoặc 1945), sự vận động của luật pháp được phát triển trong một sự liên tục nhất định. Phải đặt rõ các rạn nứt quan trọng của lịch sử Việt Nam trên cái nền này. Chế độ bảo hộ đầu tiên của nước Pháp đặt lên quốc gia có chủ quyền này (mặc dù quốc gia này có mối quan hệ như chư hầu với Trung Quốc) là từ năm 1874, chế độ bảo hộ thật sự từ năm 1884. Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập từ ngày 2-9-1945. Quốc gia Việt Nam do Pháp thành lập trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp chính thức dựa trên các thỏa thuận ngày 8-3-1949. Tháng 7 năm 1954 chấm dứt chiến sự với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước Pháp đã ký các hiệp định mà kết quả thực tế là tạo ra hai nước Việt Nam. Sự tái thống nhất được diễn ra vào năm 1975 sau các cuộc chiến tranh khác. Như vậy, mặc dù có tinh thần độc lập mãnh liệt và huyền thoại, cả dân tộc Việt Nam vẫn bị phụ thuộc trong những thập kỷ dài của lịch sử của họ. Và, người chủ đích thực về chủ quyền (dân tộc) nhiều lúc bị rơi vào thế kẹt do những người đại diện (porte-paroles) khác nhau, những người mà trong từng trường hợp bị chịu đựng, bị phỉ nhổ, bị đánh bại hay được chấp nhận. Đó là còn chưa tính đến thời kỳ chia cắt đất nước có đại diện hai miền đối kháng nhau. Cũng phải tính đến một số thời kỳ lịch sử của Trung Quốc. Đầu thế kỷ này, Chính phủ Quảng Đông không được Bắc Kinh và các quốc gia thứ ba công nhận. Từ năm 1949 có hai nước Trung Quốc, và tình trạng đó còn tồn tại cho đến ngày nay. Về mặt hồ sơ pháp lý, hậu quả của tình trạng thực tế này là nặng nề. Vào đầu thế kỷ XIX, khi Hoàng Đế An Nam hành động với tư cách người có chủ quyền thì cái gọi là vị thế chư hầu của Việt Nam đối với Trung Quốc chi phối thế nào đối với các hành động đó? Trong khi mà nước Pháp, nước đã xâm lược Việt Nam bằng vũ lực nhưng không hiểu biết mấy lịch sử của dân tộc bị trị này, đã tỏ ra ngập ngừng và không chắc chắn, trong khi mà những người có trách nhiệm của chính quyền thuộc địa Pháp bị chia rẽ trên lập trường đối với các quần đảo, và trong khi mà nước Pháp chậm khẳng định sự kế thừa các quyền của Việt Nam chống lại sự thèm khát của Trung Quốc vốn được tăng cường thêm QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 38 WWW.SEASFOUNDATION.ORG nhiều do mối đe dọa của Nhật Bản trong khu vực, thì các văn thư ngoại giao và chính trị của Pháp có tác động thế nào, và cần phải đánh giá các văn thư đó ra sao? Khi hai miền Bắc và Nam của Việt Nam nằm trong cảnh bị xâu xé bởi một cuộc chiến tranh mà trong đó một siêu cường vào bậc nhất của thế giới đã sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình và của một số nước khác, thì các hành động hoặc tuyên bố do bên này hoặc bên khác đưa ra và đôi khi trái ngược nhau sẽ có giá trị đến đâu? Với một lịch sử từ lâu là hỗn độn, nhiều xung đột và thậm chí bị thảm vong trong cả một giai đoạn dài ở khu vực này, thật khó mà tập trung được các tư liệu không thể tranh cãi để làm chứng cứ và tài liệu, từ đó có thể xác định được quyền. Đặc biệt khó khăn cho các bên yêu sách một danh nghĩa là phải chứng minh tính liên tục hoàn hảo của ý chí quốc gia trong việc thể hiện sự duy trì quyền. Điều đó là khó nhưng không có lẽ không phải là không thể làm được. Đúng là một số tài liệu lưu trữ còn bị thiếu1. Tuy nhiên đó không phải là các tư liệu quyết định của hồ sơ. 1 Điều này cần được đặt trong vấn đề tế nhị về thừa kế các kho lưu trữ trong trường hợp của các quốc gia ra đời từ thời kỳ phi thực dân hóa. Một vài sự kiện hoặc tuyên bố đã được giải thích trong bối cảnh chính trị mà chúng xảy ra. Như vậy, ở đây có chỗ cho một mức độ chủ quan. Nhưng không thể gạt bỏ được tính chủ quan cho dù áp dụng bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Và, tính nghiêm khắc của các luật gia dẫn họ đi đến xây dựng tính khách quan. Như vậy, ở đâu cần phải phân tích một số hồ sơ mà người ta có thể nói về nó như sau: “chỉ có hồ sơ pháp lý về quần đảo Manvinat mới phức tạp hơn hồ sơ pháp lý về quần đảo Hoàng Sa”2. Người ta không thể bắt tay vào nghiên cứu mà không dựng, trước hết, một đại sự ký các sự kiện quan trọng. ĐẠI SỰ KÝ Xác định chính xác tính liên tục của các sự kiện theo thời gian bao giờ cũng cần thiết khi các sự kiện này một số là cũ và nói chung là nhiều. Do vậy, mục đích đơn giản là trình bày và làm sáng tỏ hồ sơ. Nhưng đối với một vấn đề pháp lý, đại sự ký phải tuân thủ một nhu cầu khác: đó là ghi ngày tháng của một số sự kiện theo cách đặt chúng trong quan hệ với nhau và 2 Hervé Couteau – Begarie: Địa chiến lược của Thái Bình Dương, Paris – Economica 1987 tr.229. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 39 WWW.SEASFOUNDATION.ORG xác định sự kiện nào có trước. Thực vậy, tính có trước của một sự kiện có thể có các hậu quả pháp lý quyết định. Cuối cùng, đối với mỗi sự kiện hoặc một nhóm sự kiện, việc xác định ngày tháng chính xác cũng như một trật tự kế tiếp của các sự kiện theo thời gian là cần thiết để có thể chỉ ra được các quy tắc nào của luật quốc tế có thể áp dụng được cho việc đánh giá chúng. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong việc xây dựng một đại sự ký. Để vượt qua những khó khăn đó, trước hết cần lưu tâm tới việc phân biệt rõ tác giả của các sự kiện được nêu. Một số sự kiện đó do các đại diện nhà nước tạo ra, nhưng trong những trường hợp phức tạp của việc chia cắt, chồng chéo lên nhau và có tranh chấp các thẩm quyền nhà nước thì cần phải có sự chính xác cao trong việc xác minh nhà nước liên quan. Các sự kiện khác là các sự kiện của xã hội phát sinh từ các tư nhân hoặc các nhóm dân cư. Chúng có thể có một giá trị nào đó trong việc minh chứng pháp lý, mặc dù chúng không bao giờ có cùng một quyền uy như các sự kiện của nhà nước. Cuối cùng, một thái độ của các quốc gia thứ ba có thể và phải được xem xét đến và do đó cũng được đưa vào đại sự ký. Đại sự ký này đã được xây dựng xung quanh hai biến cố chủ yếu không chỉ liên quan tới một trong số các bên đối kháng mà còn liên quan tới toàn bộ các quốc gia trong khu vực, đó là: sự xuất hiện chế độ thuộc địa và cuộc Chiến tranh thứ giới thứ hai. Trước thời kỳ thuộc địa Trong thời kỳ này, người ta phân biệt các sự kiện phát hiện không có sự chiếm hữu hoặc chiếm đóng đi theo và các sự kiện chiếm đóng. Việc biết đến các quần đảo chắc chắn là đã có từ rất lâu. Nó đã được chứng minh bằng rất nhiều ghi chép trong các tác phẩm lịch sử. Nhưng, sự hiểu biết về các quần đảo này – xuất phát từ sự phát hiện của những người đi biển khác nhau – đã được nêu trong các câu chuyện kể lại về những chuyến đi hoặc xuất phát từ các bản đồ, cho tới tận thế kỷ XVIII, sự biết đến này vẫn không có hoạt động nào có hậu quả pháp lý tiếp theo1. Những người đánh cá từ các quốc gia láng giềng khác nhau thường xuyên lui tới các đảo này trong hàng thế kỷ. Những người đi biển có nguồn gốc xa hơn (người Ấn Độ, 1 Cuộc tranh luận pháp lý từng điểm một về các danh nghĩa của sự phát hiện do các bên đưa ra sẽ được trình bày ở chương sau. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 40 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan) đã biết và nói về các đảo này từ lâu. Trong số đó, có các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 7-3-1568, cùng với các nhà bác học dòng Tên, đi Viễn Đông. Họ đã đến Hoàng Sa1. Quần đảo trở nên nổi tiếng trong các biên niên sử hàng hải đối với vụ đắm tàu “Amphitrite” dưới thời vua Louis XIV trong khi đi từ nước Pháp sang Trung Quốc (1698)2 các văn bản cổ Trung Quốc từ những giai đoạn trước thế kỷ XVIII có nhắc tới sự tồn tại của các đảo mà các thủy thủ Trung Quốc đã biết đến từ lâu. Nhưng cho tới thế kỷ XVIII, dường như không có các sự kiện nổi bật có tác động đến quy chế của các đảo nhỏ này. Dưới triều Nguyễn, các chúa An Nam vào đầu thế kỷ thứ XVIII đã lập ra một Đội đi khai thác và bảo vệ các đảo này. 1 Lê Thành Khê: Vụ các đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước pháp luật quốc tế, Viện quốc tế nghiên cứu và sưu tầm ngoại giao, 1958. 2 Claudius Madrolle: La question de Hainam et des Paracels (Vấn đề Hải Nam và các đảo Hoàng Sa) Revue Politique Entrangère, 1939 Năm 1816, Hoàng đế Gia Long long trọng khẳng định chủ quyền của các vua An Nam trên các quần đảo. Triều Minh Mạng nối ngôi Hoàng đế Gia Long tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của ông. - 1833-1834, Chiếu dụ xây dựng bia và lập bản đồ quần đảo. - 1835-1836, Các công trình trên đảo được tiến hành dưới sự quản lý của nhà vua. -1848-1849, Quản lý hành chánh các đảo được duy trì, nó có mục đích địa lý nhằm có sự hiểu biết tốt nhất các hải trình. Nó cũng có mục đích tài chính để thu thuế ngư dân trong vùng. Thời kỳ xâm chiếm thuộc địa của Pháp cho tới cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai Sự thống trị của Pháp được bắt đầu bằng hiệp ước đầu tiên về chế độ bảo hộ ký tại Sài Gòn ngày 15-3-1874, được xác nhận bằng hiệp ước ấn định dứt khoát chế độ bảo hộ (Hiệp ước Patenôtre) ký tại Huế ngày 6-6-1884 và QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 41 WWW.SEASFOUNDATION.ORG đã mang lại cho nước Pháp những thẩm quyền quan trọng trong một số lớn lĩnh vực. Về phương diện ranh giới lãnh thổ, nước Pháp thực hiện quyền kiểm soát của mình ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Quân đội Pháp có thể lui tới tất cả các nơi trên lãnh thổ của Vương quốc. Ngày 17-10-1887, liên hiệp Đông Dương được thành lập biến thành một chính quyền thuộc địa, nhất là dưới sự thúc đẩy của Toàn quyền Paul Doumer. Quyền lực cơ bản của Hoàng đế từ nay được chuyển vào tay Khâm sứ. Các sự kiện liên quan đến quần đảo này hay quần đảo kia trong thời kỳ này là những sự kiện sau: - 1881-1884. Người Đức tiến hành nghiên cứu có hệ thống tình hình thủy văn của quần đảo Hoàng Sa (như họ đã làm trên toàn bộ biển Trung Hoa) mà không có yêu sách nào về chủ quyền đi theo. - Ngày 26-6-1887 , Pháp và Trung Quốc ký kết Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Văn bản này tuyên bố: “Tại Quảng Đông, hai bên đồng ý rằng những điểm tranh chấp ở phía Đông và Đông Bắc Móng Cái, ở phía bên kia đường biên giới được quy thuộc về Trung Quốc. Những hòn đảo nằm ở phía Đông đường kinh tuyến Paris 105043’ Đông, nghĩa là của đường thẳng Bắc – Nam đi qua mũi phía Đông của đảo Tch’a-Kou Ouanchan (Trà Cổ) và tạo thành biên giới, cũng thuộc về Trung Quốc. Các đảo Cô Tô và những hòn đảo khác ở phía Tây kinh tuyến này thuộc về An Nam”. -1895-1896, Hai vụ đắm tàu xảy ra tại quần đảo Hoàng Sa vào những năm đó đã gây ra sự tranh cãi. Đó là vụ đắm tàu Đức “Bellona” và vụ đắm tàu của Nhật “Imegi Maru”. Hai chiếc tàu vận chuyển đồng này do các công ty Anh bảo hiểm. Không thể cứu được hàng hóa trên tàu. Hàng hóa bị bỏ lại tại chỗ. Những người đánh cá Trung Quốc đã cướp lấy hàng hóa, và dùng thuyền buồm và xuồng vận chuyển hàng hóa đến đảo Hải Nam để bán lại cho các chủ tàu thuyền. Các công ty bảo hiểm tìm cách lên án những người phải chịu trách nhiệm, đã thúc đẩy đại diện nước Anh tại Bắc Kinh và lãnh sự tại Hoihow phản đối. Các quan chức Trung Quốc ở địa phương (Tổng đốc Lưỡng Quảng) đã cãi lại bằng cách trút bỏ mọi trách nhiệm với lý do là quần đảo Hoàng Sa, theo họ là các đảo đã bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc cũng không thuộc về An Nam, và về hành chính các đảo đó không được sáp nhập vào bất cứ một huyện nào của đảo Hải QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 42 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Nam và không có nhà chức trách đặc biệt nào “phụ trách về an ninh trên các đảo đó”1. -1899, Toàn quyền Paul Doumer ra lệnh xây một hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa. Việc nghiên cứu do các cơ quan kỹ thuật của chính quyền thuộc địa tiến hành. Nhưng việc đó không được thực hiện vì thiếu ngân sách2. -Ngày 6-6-1909, Phó vương Tổng đốc Lưỡng Quảng (gồm hai tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông và Quảng Tây) đã phái hai pháo thuyền nhỏ do Thủy sư Đô Đốc Lý Chuẩn chỉ huy, tiến hành một cuộc đổ bộ chớp nhoáng (24 giờ) lên vài đảo của Hoàng Sa. Pháp không có một sự phản kháng nào. -1920- một công ty của Nhật, Mitsui-Bussan Kaisha, sau khi liên hệ hỏi nhà cầm quyền Pháp đã tiến hành khai thác phốt phác trên một số đảo . Từ năm 1920, Pháp thực hiện việc kiểm soát trên biển và kiểm soát hải quan đối với quần đảo Hoàng Sa. -Ngày 30-3-1921, Thống đốc quân sự Quảng Đông cho biết là Chính phủ quân sự Miền Nam đã quyết định sáp nhập về mặt hành chính quần đảo Hoàng Sa vào 1. Báo cáo của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, ngày 20-3-1930, phụ lục số 5. 2(Missing piece) Nhai Huyện (đảo Hải Nam). Nước Pháp không phản đối. (Chính phủ Quảng Đông không được chính quyền trung ương Trung Quốc và các cường quốc công nhận). - Từ năm 1925, việc nghiên cứu khoa học về quần đảo Hoàng Sa do một phái đoàn đứng đầu là tiến sĩ A.Krempf, Giám đốc Viện Hải Dương học lãnh đạo thực hiện trên tàu lưới kéo De Lanessan. Sau đó tàu hải dương học này lại thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của nước Pháp. - 1927, Tổng lãnh sự Nhật Bản, ông Kurosawa, yêu cầu các quan chức Pháp ở Đông Dương cung cấp những thông tin về quy chế lãnh thổ của quần đảo Trường Sa. -Tháng 11 năm 1928, Công ty phốt phát mới của Hoa Kỳ đã xin Thống đốc Nam Kỳ cấp phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa. -Tháng 7 năm 1927, tàu De Lanessan thăm chính thức quần đảo Trường Sa. - Ngày 15 – 6- 1929, Thống đốc Nam Kỳ viết thư cho Đại Tá, Chỉ huy trưởng Hải quân tại Đông Dương, thông báo cho ông ta biết sự mong muốn của Toàn quyền phái một chuyến tàu ra đảo Trường Sa hay Bão Tố, đảo này đã được sáp nhập về mặt hành chính vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ). QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 43 WWW.SEASFOUNDATION.ORG -Ngày 13-4-1930, Toàn quyền Đông Dương đã phái thông báo hạm La Malicieuse tới quần đảo Trường Sa. Các thành viên của tàu đã kéo quốc kỳ Pháp trên một điểm cao. Thông cáo ngày 23-9-1930 đã thông báo cho các cường quốc khác về sự chiếm đóng của Pháp trên quần đảo Trường Sa. -1931, Trung Quốc cho đấu thầu việc khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ Pháp đã gửi thông điệp cho công sứ quán Trung Quốc tại Paris ngày 4-12-1931 về yêu sách các đảo. -Ngày 29-4-1932, Kháng nghị của Chính phủ Pháp nêu rõ các danh nghĩa lịch sử và các bằng chứng về sự chiếm hữu của An Nam, sau đó là của Pháp. Cùng năm này, Pháp đề nghị đưa vụ tranh chấp này ra các tòa án quốc tế và Trung Quốc đã phản đối đề nghị này. -Ngày 13-4-1933, một hạm đội nhỏ thuộc các lực lượng Hải quân Pháp ở Viễn Đông, dưới sự chỉ huy của Trung tá Hải quân De Lattre rời Sài Gòn đến đảo Trường Sa (gồm thông báo hạm La Malicieuse). Sự chiếm hữu tiến hành theo nghi thức cổ xưa – đó là một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản – Mỗi đảo nhận một văn bản, được đóng kín vào trong một cái chai rồi được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một điểm ấn định và cố định trên mặt đất, người ta kéo lên lá cờ tam tài và thổi kèn trên từng hòn đảo. -1933, Theo Nghị định ngày 26-7, Chính phủ Pháp công bố việc chiếm hữu của Hải quân Pháp đối với quần đảo Trường Sa (Từng đảo một được ghi lần lượt). Và theo Nghị định ngày 21-12 của cùng năm đó, Thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer sáp nhập chính thức quần đảo Trường Sa vào Tỉnh Bà Rịa. -1937, Kỹ sư trưởng công chính Gauthier, nhân danh chính quyền thuộc địa Pháp, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khả năng xây dựng các công trình biển và hàng không tại quần đảo Hoàng Sa và xây dựng một hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa. -1938-1939, Kết quả của chuyến nghiên cứu Gauthier được mở rộng. Pháp phái các đơn vị cảnh vệ tới các đảo. Theo Nghị định ngày 15-6-1938. Jules Brévié, Toàn quyền Đông Dương, (sau khi Hoàng đế Bảo Đại ký dụ chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Nam Ngãi sang tỉnh Thừa Thiên). - Ngày 5-5-1939, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié, đã sửa đổi Nghị định trước và thành lập hai đại lý trên quần đảo Hoàng Sa. Một tấm bia được dựng lên trên đảo Hoàng Sa (Pattle) vào năm 1938 với dòng chữ “Cộng hòa Pháp – QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 44 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa – 1816 – Đảo Pattle 1938”. Trên quần đảo Hoàng Sa, có một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến được đặt trên đảo Hoàng Sa. Các công việc đó cũng sẽ được tiến hành đối với quần đảo Trường Sa, trên đảo Ba Bình (Itu Aba). -1939, Ngày 31-3, Chính phủ Nhật Bản (Bộ Ngoại giao) tuyên bố sự kiểm soát của họ trên quần đảo Trường Sa. Thông báo được chuyển tới Đại Sứ quán Pháp bằng một thông điệp khẳng định rằng Nhật Bản là người đầu tiên thám hiểm quần đảo vào năm 1917. Nhật Bản nhận xét là ở đó không có một quyền lực hành chính địa phương nào và cho đó là một tình trạng có hại cho quyền lợi của Nhật Bản. Ngày 4-4 năm đó, nước Pháp đưa ra phản kháng. Trong số các nước thứ ba, phải ghi nhận lập trường của nước Anh, đã được xác định trong cuộc tranh luận ngày 5-4 của Hạ Nghị viện. Đại diện Bộ Ngoại giao Anh lúc đó khẳng định “chủ quyền trọn vẹn của nước Pháp”. -Ngày 1-12-1943, Thông cáo chung của Hội nghị Tam cường Anh – Mỹ - Trung tại Cairo khẳng định ý chí buộc Nhật Bản phải trao trả lại cho Trung Hoa dân quốc các lãnh thổ mà Nhật Bản đã ăn cướp của họ (Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ). -Ngày 9-3-1945, Đơn vị Đông Dương trên quần đảo Hoàng Sa bị hải quân Nhật bắt làm tù binh. Người Nhật chỉ rút khỏi quần đảo Hoàng Sa vào năm 1946. Họ được một phân đội bộ binh Pháp đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza đến thay thế ngay từ tháng 5, nhưng đơn vị này chỉ ở đó vài tháng. Các toán quân của Tưởng Giới Thạch lấy cớ giải giáp quân đội Nhật Bản đã đổ bộ lên Hoàng Sa vào tháng 11- 1946 và lên một đảo của quần đảo Trường Sa vào tháng 12-1946. -Ngày 2-8-1945, Tuyên ngôn Postdam. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. -Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng. Ngày 19-8, Việt Minh giành được chính quyền ở Hà Nội. Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh được thành lập ngày 22-8. Ngày 25-8 Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, ngày 2-9, Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của Việt Nam và lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước Pháp chủ trương giành lại quyền kiểm soát Đông Dương. -Ngày 28-2-1946, Một Hiệp ước Pháp – Trung được ký ở Trùng Khánh cho phép Pháp thay thế quân đội Trung Quốc ở Bắc Kỳ. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 45 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Nhưng Chính phủ Hồ Chí Minh ký với các đại diện Pháp các Hiệp định ngày 6-3-1946. Theo Hiệp định, nước Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa, thành viên của Liên hiệp Pháp. -Việc thi hành các Hiệp định ngày 6-3-1946 gặp vô vàn khó khăn. Từ tháng 12-1946, chiến sự mở rộng ra khắp nơi. Nhưng Pháp đã sử dụng con bài một nhà nước Việt Nam gọi là “Quốc gia”, khuyến khích lập ra một chính phủ Việt Nam thứ hai được hợp thức hóa bởi các Hiệp định ngày 8-3-1949 và các Hiệp định 1954 đã tạo ra sự tồn tại của hai nước Việt Nam với việc chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam lại tiếp diễn cho đến khi thống nhất hai nước Việt Nam vào năm 1975. - Đến 1947, (ngày 7-1, hay 13-1 tùy theo nguồn tin), lợi dụng tình trạng các đảo không có sự chiếm đóng của các nhà chức trách Pháp, Trung Quốc cho quân đội đổ bộ một lần nữa lên đảo Phú Lâm (woody) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ Pháp đã chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp đó là gửi một phân đội lính Pháp và Việt Nam đến đặt một đồn lính ở đảo Hoàng Sa. -Chính phủ Trung Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ 25-2 đến ngày 4-7-1947 ở Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối không chấp nhận việc nhờ trọng tài giải quyết do Pháp đề xuất. Ngày 1-12-1947, Tưởng Giới Thạch ký một sắc lệnh đặt các tên Trung Quốc cho hai quần đảo và đặt chúng thuộc lãnh thổ Trung Quốc. -1948, những sự kiện ở Trung Quốc làm cho người ta chú ý đến tình hình các quần đảo. Việc thiết lập chế độ cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 đã làm thay đổi rất nhiều môi trường quốc tế của cuộc tranh chấp. -Tháng 4-1949, Đổng lý văn phòng của Hoàng Đế Bảo Đại, Hoàng thân Bửu Lộc, tại một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại các quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. -Tháng 4-1950, Đồn lính do Trung Hoa dân quốc đặt trên đảo Phú Lâm đã được rút đi. Đơn vị lính Pháp vẫn được duy trì ở đảo Hoàng Sa. Ngày 14-10, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo. Tổng trấn Trung phần đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa. Lúc đó dường như không có một sự có mặt nào về mặt quân sự ở quần đảo Trường Sa. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 46 WWW.SEASFOUNDATION.ORG -1951, Quần đảo Trường Sa trở thành đối tượng của các yêu sách trên lĩnh vực ngoại giao. Tổng thống Philippin, Quirino, đòi các đảo đó cho Philippin (17-5) với lập luận về tính kế cận. Ngày 24-8, Tân Hoa xã tranh cãi về các quyền của Pháp và những tham vọng của Philippin và những kiên quyết khẳng định quyền của Trung Quốc. Từ mùa hè năm 1951 bắt đầu hình thành bản dự thảo một Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Bản Hiệp ước sẽ được ký vào 8-9-1951. Trong đó, điều 2, đoạn 7 nêu: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với các quần đảo Paracels và Spratleys”. Được thông báo về bản dự thảo Hiệp ước, ngày 15-8- 1951, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chu Ân Lai, ra bản tuyên bố công khai khẳng định tính lâu đời của các quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo. -Tháng 9-1951, Hội nghị San Francisco khai mạc. Trung Quốc đã không có mặt1. 1 Ông Gorse, tại Diễn đàn Hội đồng Liên hiệp Pháp, ngày 23-3- 1952, khẳng định (coi là đáng tiếc) việc vắng mặt của Trung Quốc, cả hai phía Trung Quốc, ở Hội nghị này, J.O Hội đồng Liên hiệp Pháp, ngày 25-3-1952, tr.367. Ông Gromyko trong buổi họp toàn thể ngày 5-9, đưa ra 13 điểm bổ sung. Điểm thứ nhất dự kiến việc Nhật Bản công nhận chủ quyền của cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa “Trên các đảo Paracels và các đảo khác quá về phía Nam”. Điểm này đã bị bác bỏ với 48 phiếu trên 3. Ngày 7-9, Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chính phủ Bảo Đại trịnh trọng tuyên bố hai quần đảo thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Không có đại biểu nào bình luận về bản Tuyên bố này. Không có một sự quy thuộc rõ ràng các đảo được thực hiện bằng thỏa thuận khi kết thúc hội nghị. -1952, Trong một cuộc hội thảo tại Hội đồng Liên hiệp Pháp, khi được yêu cầu cho biết ý kiến về Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, có nhiều tuyên bố đã được đưa ra, song đôi khi chúng mâu thuẫn với nhau: -Ông Nguyễn Khắc Sử, báo cáo viên Ủy ban các quan hệ đối ngoại nhận xét rằng Nhật Bản từ bỏ tất cả mọi quyền đối với các quần đảo nhưng trong văn bản đã chẳng có một chữ nào nói đến sự quy thuộc sau này của chúng. Ông nói thêm “Nhưng các đảo này đã từ lâu là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi dám hy vọng rằng trong các cuộc thương lượng sau này – trong thời gian không xa lắm, QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 47 WWW.SEASFOUNDATION.ORG việc trả lại chúng theo luật sẽ được tiến hành với một tinh thần hiểu biết hữu nghị”. Cũng trong cuộc tranh luận này, ông Gorse nhắc lại việc bản Hiệp ước đã loại Nhật Bản ra ngoài các lãnh thổ này nhưng lại không giải quyết vấn đề dứt khoát chuyển giao chúng về đâu. Và ông Bửu Kính nhắc lại quyền của Việt Nam sau khi Tổng thống ngoại giao Maurice Shuman đã khẳng định: “Hoàn toàn đúng là các quần đảo Paracels và Spratleys thuộc lãnh thổ của Liên hiệp Pháp”. Người ta thấy có sự mâu thuẫn sâu sắc giữa các luận điểm này với các điều nói ra ngày hôm sau, ngày 26-3- 1952, của Maurice Faure, báo cáo viên về luật phê chuẩn Hiệp ước, ông ta coi các đảo đó trở thành terra derelictae (đất đai bị bỏ). -Tháng 10-1955, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế có một cuộc họp ở Manila. Trong Nghị quyết số 24, hình như các nhà chức trách Đài Loan đã được yêu cầu tăng cường các hoạt động quan sát khí tượng trên các đảo ở Nam Sa. Có lẽ đã không có phản đối hay bảo lưu gì (theo nguồn tin của Trung Quốc). -Tháng 4-1956, Đội quân viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương. Chính quyền Nam Việt Nam đưa các lực lượng vũ trang đến thay thế các đơn vị Pháp ở đảo Hoàng Sa. Nhưng, khi đó Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho quân đổ bộ một cách kín đáo, chiếm bộ phận phía Đông của quần đảo Hoàng Sa (cụm An Vĩnh). Như vậy, từ năm 1956, quần đảo Hoàng Sa đã bị quân đội của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm đóng ở phía Đông, và quân đội của chính quyền Nam Việt Nam ở phía Tây là bên đã cho xúc tiến ở đó việc nghiên cứu thủy văn và cho phép khai thác phốt phát. Còn ở Trường Sa, ngày 15-3-1956, Thomas Cloma, một công dân Philippin đã đổ bộ lên một số đảo của quần đảo Trường Sa. Với danh nghĩa tư nhân, cùng với một số bạn, ông có ý đồ chiếm hữu một số hòn đảo và đặt tên là “Đất tự do” bằng lập luận về quyền phát hiện và chiếm cứ. Ngày 15-5, ông ta thông báo cho Bộ trưởng Ngoại giao Philippin. Ông này, trong một cuộc họp báo ở Manila ngày 19-5, lại dựa vào lập luận kế cận để đưa ra ý kiến về các quyền của Philippin trên quần đảo Trường Sa. Nhưng khi Thomas Cloma yêu cầu Chính phủ Philippin ban hành quy chế bảo hộ cho bộ máy quản lý mà ông ta dựng lên, người đại diện của Philippin tuyên bố là trừ bảy hòn đảo QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 48 WWW.SEASFOUNDATION.ORG với tên gọi quốc tế là Spratleys, thì các thành phần khác của quần đảo đều là res nullius (đất vô chủ). Ngày 31-5, Chính phủ Bắc Kinh ra một Thông cáo tuyên bố sẽ không dung thứ bất kỳ một sự xâm phạm nào đến các quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên quần đảo Trường Sa. Nhưng, Đại sứ Đài Loan tại Manila, nhân danh Trung Hoa dân quốc lại khẳng định các quyền của Trung Quốc từ thế kỷ XV. Một đơn vị đồn trú của Trung Hoa dân quốc đã được gửi đến đảo Ba Bình (Itu Aba) và nó được duy trì từ đó đến nay. Ngày 1-6-1956, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính quyền Nam Việt Nam, Vũ Văn Mẫn, khẳng định lại các quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Ngày hôm sau, Pháp nhắc lại với Chính phủ Philippin các quyền mà Pháp đã có từ năm 1933. Ngày 22-8, lực lượng Hải quân Sài Gòn đổ bộ lên đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng một bia và kéo cờ. Tháng 10 năm đó, Hải quân Đài Loan can thiệp tại chỗ, chống lại Thomas Cloma. Ngày 22-10-1956, Nghị định (thực ra là Sắc lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa - ND) của Việt Nam sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Phước Tuy. Tháng 2-1958, Nhiều dân chài Trung Quốc định đến đóng trên phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa nhưng không thành công. Ngày 4-9-1958, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra một bản tuyên bố xác định bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý. Bản tuyên bố nói rõ điều khoản này được áp dụng cho các quần đảo. Bản tin này được công bố ngày 6-9-1958 trên báo Nhân Dân, cơ quan của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam. Nó không bị tranh cãi. Ngày 14-9 cùng năm, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong một công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc đã khẳng định: “ Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thưởng bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó”. -Ngày 9-5-1965, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa khi phản ứng lại quy định của Chính phủ Mỹ về QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 49 WWW.SEASFOUNDATION.ORG “Khu vực tác chiến” của lực lượng vũ trang Mỹ tại Việt Nam, có thể đã tuyên bố: “Tổng thống Mỹ Giônxơn đã ấn định toàn bộ nước Việt Nam và các vùng kế cận rộng khoảng 100 dặm từ bờ biển Việt Nam trở ra và một bộ phận của vùng biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở quần đảo Tây Sa là khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ”(nguồn tin của Trung Quốc). -Ngày 13-9-1969, Báo Nhân Dân của Việt Nam có lẽ đã đăng tin sau: “Ngày 10-5, một máy bay quân sự Mỹ đã xâm phạm vùng trời Trung Quốc, trên đảo Vĩnh Hưng và đảo Đông thuộc quần đảo Tây Sa tỉnh Quảng Đông Trung Quốc” (nguồn tin của Trung Quốc). -Ngày 11-7-1971, Tổng thống Philippin cho biết quân đội Trung hoa dân quốc đã chiếm đóng và củng cố đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) nhưng ông lại không bày tỏ bất cứ yêu sách nào của Philippin về quần đảo này mặc dù quân lính Philippin đã chiếm đóng trên một số đảo nhỏ. Một thông cáo ngày 13-7 cho thấy đang tiếp diễn các cuộc đối thoại giữa Đài Loan và Philippin về vấn đề quần đảo này. Cũng trong ngày đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sài Gòn, Ông Trần Văn Lắm, có mặt ở Manila, nhắc lại yêu sách của Việt Nam và các danh nghĩa làm cơ sở cho yêu sách đó. Ngày 16-7 cùng năm, Tân Hoa Xã lên án Philippin chiếm đóng một số đảo của quần đảo Trường Sa và khẳng định các yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo này. -1973, Trong khi Hội nghị quốc tế Paris đang diễn ra vào tháng 3-1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền Nam Việt Nam, trong ngày 6-9, đã sửa đổi việc sáp nhập hành chính Trường Sa (từ đây thành một bộ phận của tỉnh Phước Tuy) (Nghị định ngày 6-9-1973 sáp nhập các đảo trên quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy - ND) -Ngày 11-1-1974, Bắc Kinh tuyên bố đó là một việc lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc và khẳng định lại các yêu sách của Trung Quốc về hai quần đảo. Ngày 15-1, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân đội đổ bộ lên các đảo phía Tây Hoàng Sa cụm Nguyệt Thiềm (Crescent) mà từ trước vẫn do Việt Nam chiếm đóng, và trong những ngày tiếp theo họ hỗ trợ hành động trên bằng một cuộc triển khai hải quân mạnh mẽ. Ngày 18-1, Đại sứ Đài Loan tại Sài Gòn bằng công hàm ngoại giao đã khẳng định lại yêu sách của Trung Hoa Dân quốc. Ngày 19-1 và 20-1, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bắn phá các đảo và cho quân đổ bộ lên sau các trận đánh ác liệt chống lại lực lượng Việt Nam. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 50 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Quan sát viên của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét vấn đề này. Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam công bố lập trường của mình cho rằng trước sự phức tạp của vấn đề, cần phải xem xét nó trên cơ sở những nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và quan hệ láng giềng tốt và giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng. Lầu Năm Góc, được chính quyền Nam Việt Nam yêu cầu can thiệp, quyết định đứng ngoài cuộc xung đột. Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến tất cả các nước ký các Hiệp định Paris ngày 2-3-1973, chính quyền Nam Việt Nam nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã được công nhận. Chính quyền Nam Việt Nam yêu cầu Hội đồng Bảo an họp một phiên đặc biệt. Ngày 2-7, đoàn đại biểu của Nam Việt Nam ra tuyên bố tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển nhằm khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo. Chính quyền Sài Gòn quyết định tăng cường phòng thủ các đảo ở quần đảo Trường Sa, điều đó đã làm cho phía Philippin phản đối. Ngày 5, 6-5-1975 - Hải quân nhân dân Việt Nam giành lại quyền kiểm soát các đảo ở quần đảo Trường Sa từ quân đội Sài Gòn. Ngày 10-9, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gửi một công hàm cho Việt Nam dân chủ cộng hòa nhấn mạnh rằng hai quần đảo luôn luôn là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Ngày 24-9, nhân cuộc viếng thăm Trung Quốc của một đoàn đại biểu Việt Nam, Đặng Tiểu Bình, Phó thủ tướng Trung Quốc tuyên bố: “Vấn đề tất nhiên sẽ được đưa ra thảo luận trong tương lai”. - Ngày 12-5-1977, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về các vấn đề các quyền trên đảo của mình (lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa). Khoản 5 của Tuyên bố ghi các đảo và quần đảo, là bộ phận lãnh thổ Việt Nam và nằm ngoài lãnh hải, đều có các vùng biển riêng của chúng. -Ngày 2-3-1978b, lực lượng vũ trang Philippin chiếm thêm một đảo (đảo Lan Can) ở quần đảo của Trường Sa, ngoài các đảo đã chiếm từ trước. -1979, Trong một sắc lệnh vào tháng 2, Tổng thống Philippin coi gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 51 WWW.SEASFOUNDATION.ORG chủ quyền của Philippin (ngoại trừ bản thân đảo Trường Sa). -1982, Vào tháng 6, Tân Hoa Xã loan tin thành lập một cảng lớn ở Hoàng Sa. Ngày 12-11, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Tuyên bố này bao gộp các quyền đảo. Ngày 9-12, việc phối hợp về mặt hành chính các quần đảo ở Việt Nam có những thay đổi. -1983, Ngày 23-2, Malaysia nêu lên vấn đề chủ quyền của Malaysia đối với ba hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 25-3, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản kháng mọi quyền của Malaysia đối với các đảo và đảo nhỏ này. Tháng 6 cùng năm, quân đội Malaysia được gửi tới đảo Hoa Lau và tiến hành xây dựng các công trình quan trọng ở đó. Việt Nam đã phản đối hành động này. -1984, Ngày 2-6, Quốc hội Trung Quốc quyết định thành lập một khu vực hành chính đặc biệt gồm đảo Hải Nam và hai quần đảo. Chính phủ Việt Nam đã phản đối. -1988, Vào tháng 2, lần đầu tiên Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gửi quân đội tới một số đảo của quần đảo Trường Sa và thể hiện sự có mặt về quân sự ở đó. Ngày 14-3, một cuộc va chạm hải quân đã xảy ra xung quanh đảo Gạc Ma, đảo Cô Lin và đảo Lan Đao. Nhiều tàu Việt Nam bị hư hại. Các tàu chiến Trung Quốc đã sử dụng pháo hạng nặng, 74 thủy thủ Việt Nam được coi là mất tích. Và các tàu Trung Quốc đã ngăn cản các tàu cứu trợ Việt Nam mang dấu hiệu chữ thập đỏ khi triển khai các hoạt động cứu nạn. Sau các va chạm này, Hải quân Trung Quốc tiếp tục ngăn cản các hoạt động tiếp tế do tàu Việt Nam thực hiện (Nguồn tin của Việt Nam). Bên nào cũng phản đối, nhưng từ thời điểm đó mọi việc vẫn ở trong tình trạng ấy. Cũng trong năm 1988, vào tháng 4, Chính phủ Philippin đã bầu một thị trưởng cho thị trấn được thiết lập trên các đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa mà họ kiểm soát (Thủ phủ là Thị Tứ), đặt một cơ sở hành chính có tổ chức hơn cho yêu sách của họ đối với các đảo. -Tháng 5-1989, Trung Quốc chiếm thêm một đảo nhỏ. Tháng 8-1989, Việt Nam hoàn thành việc xây dựng một cụm dịch vụ - kinh tế - khoa học kỹ thuật trong quần đảo Trường Sa (Theo Công bố của Chính phủ Việt Nam ngày 4-7-1989, cụm dịch vụ - kinh tế kỹ thuật này được QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 52 WWW.SEASFOUNDATION.ORG xây dựng trên thềm lục địa Việt Nam ngoài phạm vi quần đảo Trường Sa – ND). -Tháng 8-1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa. -1991, từ 15 đến 18-7, do sáng kiến của Indonexia, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Bandung giữa các quốc gia trong khu vực về vấn đề quần đảo Trường Sa. Bản thông cáo cuối cùng khuyến khích đối thoại và đàm phán. -1992, ngày 25-2, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thông qua luật mới xác định lãnh hải của họ một cách quá rộng, bao gộp luôn các quần đảo, coi như lãnh thổ Trung Quốc. Tháng 5, Trung Quốc cấp cho công ty Mỹ Crestone Energy đặc nhượng thăm dò dầu biển tại Nam Trung Hoa trong khu vực nằm cách bờ biển Việt Nam 300 km, khu vực mà chính phủ Hà Nội yêu sách như vùng đặc quyền về kinh tế của mình. Ngày 8-7, Trung Quốc chiếm thêm một số đá ngầm tại quần đảo Trường Sa. -1994, trong nhiều dịp, Trung Quốc nhắc lại đề nghị của họ gác tranh chấp, cùng khai thác. Tháng 4-1994, báo chí (Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, ngày 13-10) nói về một cuộc đụng độ trên biển giữa một tàu Trung Quốc đang tiến hành thăm dò địa chấn cho công ty Crestone và các tàu Việt Nam khi họ ra lệnh cho tàu Trung Quốc phải rời khỏi khu vực mà họ coi là thuộc quyền tài phán của Việt Nam. Tàu Trung Quốc có lẽ đã tuân lệnh. -Ngày 23-6-1994, Quốc hội Việt Nam đã cho phép Chính phủ Hà Nội phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển. - 1995, Ngày 9-2, Philippin phản kháng việc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm một đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa (đá Vành Khăn Panganaban) do Chính phủ Manila yêu sách, và đã bắt đầu xây dựng chỗ neo trú cho tàu thuyền tại đó. Vào thời điểm này, năm quốc gia cùng chia sẻ sự chiếm cứ thực sự quần đảo Trường Sa, Trung Quốc là nước duy nhất chiếm đóng Hoàng Sa từ sau các vụ đụng độ quân sự năm 19741. Do đó, cần phải tiến hành phân tích pháp lý các yêu sách khác nhau đối với từng quần đảo một. 1 Xem bản đồ, phụ lục số 6. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 53 WWW.SEASFOUNDATION.ORG QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 54 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Chương II VIỆC THỤ ĐẮC DANH NGHĨA BAN ĐẦU Các quy tắc của luật theo thời điểm (droit intertemporel) đã được nhắc lại trong Chương I, dẫn đến việc xác định quan hệ qua lại giữa các thời kỳ lớn của luật pháp quốc tế (và các quy phạm chi phối việc thụ đắc lãnh thổ của mỗi thời kỳ đó) và các sự kiện có liên quan đến các quần đảo này trong thời kỳ đó. Chúng ta đã nói về cách thức mà một nhà nước cho đến nửa cuối thế kỷ XIX có thể thụ đắc chủ quyền trên một đất không có người ở bằng việc phát hiện ra vùng đất đó có kèm theo việc khẳng định chủ quyền của mình1. Đối với thời kỳ này, và dưới ánh sáng của quy phạm này sẽ được phân tích và nói rõ trước tiên (I), cần phải xem xét kiểm tra việc biết các quần đảo này trong giai đoạn đầu tiên đã diễn ra như thế nào, sự hiểu biết này không kéo theo một sự phát hiện có hiệu lực pháp lý (II). Sau đó cần phải nghiên cứu các hành vi chủ quyền thật sự được các quốc gia khác nhau đưa ra, bằng chứng liên quan và tính có trước của bằng chứng này so với bằng chứng khác (III). 1 Xem Chương I, Tr.33 Bằng việc so sánh yêu sách của các bên tranh chấp, sẽ có thể nói có hay không việc tạo thành một danh nghĩa ban đầu có lợi cho bên này hoặc bên kia giữa những bên đối kháng, nghĩa là một trong số các quốc gia có “Một danh nghĩa cao hơn danh nghĩa mà các quốc gia khác có thể đưa ra đối chọi với họ”2. Trong các phần II và III, việc phân tích sẽ được tiến hành riêng biệt đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. CÁC QUY PHẠM CỦA LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VỀ THỤ ĐẮC LÃNH THỔ CHO ĐẾN NỬA CUỐI CỦA THẾ KỶ XIX Nội dung các quy tắc xem xét ở đây đã được rút ra từ tập quán quốc tế trong suốt nhiều thế kỷ, nhất là từ thời kỳ phát triển của hàng hải và các phát hiện lớn. Có bổ sung thêm một số kết luận của trọng tài hay công trình lý luận, nhưng cho đến khi diễn ra Hội nghị Berlin (1884), nội dung đó không có gì thay đổi lớn. Ở đây, các quy tắc được nêu lại đều là các quy tắc ngày nay được gọi là chung, xuất phát từ một quan niệm rất Châu Âu về các quan hệ quốc tế. Vì vậy, có nên xem xét đặc trưng phổ cập thật sự của chúng hay không, nghĩa là về các quy tắc 2 Max Huber, phán quyết vụ đảo Palmas, Tr.164. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 55 WWW.SEASFOUNDATION.ORG hiện hành ở các thời điểm liên quan tại các bộ phận khác trên thế giới. Trong khuôn khổ luật pháp quốc tế có nguồn gốc phương Tây, nếu đề câp đến vấn đề thụ đắc lãnh thổ, thì đó là nhằm vào hoặc một chủ quyền mới được khẳng định ở nơi chưa có một chủ quyền nào, hoặc một chủ quyền bị sửa đổi do sự thay đổi của người có danh nghĩa chủ quyền. Vụ tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hiện nay hoặc từ nguồn gốc vẫn thuộc về phạm trù củng cố một chủ quyền mới. Đây chính là vấn đề cần được xem xét ở đây, còn vấn đề khả năng có thể xảy ra một sự thay đổi người có danh nghĩa này sẽ xem xét trong chương sau. Người ta biết rằng quyền lực nhà nước (có chủ quyền) thường là kết quả của mối quan hệ tay ba giữa một chính phủ, một lãnh thổ và một cộng đồng dân cư. Trong các cuộc chinh phục thuộc địa (không kể trường hợp đặc biệt là chế độ bảo hộ), dân chúng bản địa đã không được đếm xỉa tới và lãnh thổ được biểu đạt một cách giả định là res nullius (vật vô chủ), thủ đoạn đó cho phép các cường quốc phương Tây tự đặt mình trong giả thuyết khẳng định một chủ quyền mới. Nhưng trong các trường hợp khác, vấn đề cụ thể lại là terra nullius (vùng đất vô chủ) do trên thực tế không có dân chúng định cư (các cuộc lui tới của một số dân hoạt động theo mùa không mang lại tính chất một đất có người ở). Đây là những quy tắc có liên quan đến trường hợp này (hay loạt trường hợp như thế này) cần phải được xác định rõ. Ở đây, nguyên tắc chung hiện nay hay đúng hơn là trước đây, trong thời gian dài đã được nêu ra ở đây là đối với các lãnh thổ không có người ở và cho đến khi đó vẫn còn là lãnh thổ vô chủ, “một yêu sách về chủ quyền được xây dựng không phải dựa trên một chứng thư hay danh nghĩa riêng biệt nào, chẳng hạn như một hiệp ước chuyển nhượng, mà chỉ dựa trên việc thực thi quyền lực liên tục, bao hàm hai thành tố mà sự tồn tại của mỗi thành tố đó phải được chứng minh: ý định và ý chí hành động với tư cách nước có chủ quyền và một vài biểu hiện hay thực hiện thật sự quyền lực đó”1. Như vậy, sự tồn tại của hai yếu tố đó phải được chứng minh thì việc thụ đắc chủ quyền mới được chấp nhận theo luật quốc tế. Có những yếu tố cụ thể - vật chất (le corpus). Chúng là không đủ nếu không có một yếu tố thuộc chủ tâm (l’animus), nghĩa là ý chí thể hiện rõ ràng tư cách người chủ. 1 Tòa án quốc tế thường trực : Ý kiến tư vấn về Đông Groenland, Tuyển tập, 1933, Tr. 45 (lãnh thổ tranh chấp giữa Đan Mạch và Nauy) QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 56 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Thế kỷ XIX đã được đánh dấu bởi những quyết định trọng tài quan trọng, qua đó các trọng tài, hay học thuyết với các bình luận về quyết định này, đã làm cho yêu cầu nói trên trở thành tinh tế hơn. “Việc phát hiện kèm theo một sự khẳng định công khai về chủ quyền chỉ tạo ra một danh nghĩa sơ khởi (inchoate title) có khả năng gạt những người thứ ba ra khỏi vùng lãnh thổ mà ở đó danh nghĩa đã được áp dụng trong một khoảng thời gian cần thiết nhưng không phải là vô hạn để danh nghĩa đó được phát triển bằng việc chiếm hữu, vì khoảng thời gian đó đủ để người có danh nghĩa bổ sung nó bằng việc chiếm hữu thật sự, làm cho danh nghĩa đó không thể bị thay thế. Để hoàn thiện danh nghĩa, làm cho nó thành đầy đủ và chắc chắn, “phải có sự chiếm hữu thật sự kèm theo ý định chiếm lấy lãnh thổ đã được phát hiện, có nghĩa là cần phải đặt vùng đất đó thuộc quyền sử dụng của mình và tiến hành các công việc tạo thành một sự xác lập”1 Đó là học thuyết đã được đưa ra vào giữa thế kỷ trước và đã được xác nhận bằng các án lệ trọng tài và thực tiễn ngoại giao2. 1 Engère Ortolan: Các phương pháp thụ đắc tài sản quốc tế, Paris, 1851, tr. 49. 2 Vụ đảo Aves, Phán quyết ngày 30-6-1965 giữa Hà Lan và Venezuela. A.De la Pradelle et N. Politis, Note doctrinale, Rec. des arbitrages internationaux (ghi chép về học thuyết, Tuyển tập các vụ trọng tài quốc tế), T. II, Tr. 417, 418 . Xem thêm Beatrice Cũng không thiếu những cách diễn đạt khác về việc phân tích này. Đây là một tóm tắt: “sự phát hiện vào thế kỷ XV được tiếp tục với việc khẳng định công khai chủ quyền trong thế kỷ XVII, đã cung cấp một danh nghĩa sơ khởi mà việc chiếm hữu thật sự hòn đảo, ở thế kỷ XIX, đã làm cho danh nghĩa đó trở nên hoàn thiện”3. Như là đã rút ra được hai loại yếu tố xen kẽ: một là yếu tố vật chất: việc phát hiện, sau đó là yếu tố chủ tâm, sự khẳng định công khai cần thiết về chủ quyền; và sau hết là sự tăng cường yếu tố vật chất. Tính vật chất của các sự việc Như vậy, từ nhũng điều trích dẫn trên, các sự việc cụ thể có hai loại: Sự hiểu biết đơn thuần về lãnh thổ Cũng chẳng có gì nói nhiều về sự gặp gỡ đầu tiên giữa con người với mảnh đất chưa được biết đến. Nó đưa tới một loạt huyền thoại về terra incognita (Vùng đất lạ). Orent và Patricia Reinsch: Chủ quyền trên các đảo ở Thái Bình Dương. Tạp chí luật quốc tế Mỹ, 1941, tr. 443 và tiếp theo. 3 Vụ đảo Pulama – Phán quyết ngày 21-4-1870 giữa Anh và Bồ Đào Nha. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 57 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Sự vật thường thô thiển hơn. Ta sẽ có dịp nói lại là tại sao sự lẫn lộn thường xảy ra (và có khi chỉ vì cần thiết cho một mục đích xấu xa) giữa việc biết một lãnh thổ và việc “phát hiện” lãnh thổ đó . Một lãnh thổ, nhất là đảo hay quần đảo, có thể trong một thời gian rất lâu đã được các thủy thủ lui tới vùng này biết đến hay các nhà địa lý biết đến vì họ muốn mở rộng việc nghiên cứu tới tất cả khu vực bất kể chủ nhân của vùng đất đó là ai, trong khi đó lãnh thổ này không phải là đối tượng của một sự “phát hiện” nào có những hiệu lực pháp lý. Sự phát hiện có hiệu lực pháp lý này chỉ có thể siinh ra từ những sự việc có một bản chất nào đó xuất phát từ những quyền lực cụ thể. Nhưng giả sử như điều kiện này vốn thuộc chủ tâm (sẽ được nói ở đoạn sau) được đáp ứng đầy đủ, thì cũng vấn đúng là giai đoạn đầu của sự phát hiện phải được tăng cường sau đó. Khái niệm về việc chiếm hữu Ở đây, không nên nhầm lẫn luật pháp của thời kỳ đang xem xét với luật pháp hiện hành từ sau Hội nghị Berlin. Không thể không biết rằng chỉ từ sau năm 1884- 1885, đòi hỏi thật sự của việc chiếm cứ mới được đặt ra (điều 35, Định ước Berlin) và đòi hỏi đó không có hiệu lực hồi tố, nếu xem xét hiệu lực hồi tố thì sẽ là một sai lầm về luật. “Vì rằng đòi hỏi cho việc thủ đắc chủ quyền bằng chiếm hữu một sự chiếm hữu thật sự, không gián đoạn và thường xuyên có nghĩa là áp dụng cho các sự kiện từ thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX một nguyên tắc luật chỉ được công bố vào năm 1885 tại Hội nghị Berlin; trong khi các tuyên bố của Hội nghị này không thể có hiệu lực hồi tố”1. Tuy nhiên, trước Định ước Berlin, điều đã được yêu cầu và chấp nhận là việc chiếm cứ phải tương ứng một cách cụ thể với những cái không phải là các hành vi tượng trưng: “Chỉ phát hiện không thôi thì không bao giờ tạo được cơ sở đảm bảo cho một yêu sách đối với đất vô chủ (terra nullius)”…. Những lễ nghi tượng trưng thường được bổ sung bằng một số hoạt động thực thi quyền lực hành chính nào đó, chẳng hạn như qua việc cấp giấy phép hay bằng việc cho các công dân tư nhân sinh sống tại đó”2. Còn có cả vấn đề quan hệ pháp lý giữa các quốc gia. Ở thế kỷ XIX, khi đại bộ phận các phần trên trái đất đã thuộc 1P.Fauchille:Cuộc xung đột về ranh giới giữa Braxin và Anh. Tạp chí tổng quan về công pháp quốc tế (RGDIP), Paris, 1905, tr.135. 2 Bétrice Orent và Pauline Reinsch: Chủ quyền trên các đảo trong Thái Bình Dương, American Journal of International Law (Tạp chí luật quốc tế Mỹ), 1941, Tr.443 và tiếp theo. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 58 WWW.SEASFOUNDATION.ORG chủ quyền của các quốc gia thành viên của Cộng đồng các quốc gia, các lãnh thổ vô chủ đã trở nên tương đối hiếm, luật pháp quốc tế đề cao một xu hướng đã tồn tại và đặc biệt phát triển từ giữa thế kỷ XVIII và đã định ra nguyên tắc là việc chiếm hữu để có thể có quyền về chủ quyền lãnh thổ thì phải có hiệu lực, nghĩa là có một số bảo đảm cho các quốc gia khác và các công dân của họ”1. Người ta nhận thấy: -Một mặt, mức độ thật sự của việc chiếm hữu cần có trong thời kỳ này không có sự chặt chẽ và quy mô mà cơ chế Berlin sẽ đòi hỏi với sự chiếm hữu sau này: “Chủ quyền lãnh thổ đã có thể thụ đắc trong quá khứ với những điều kiện mà ngày nay không còn đầy đủ nữa”2. -Mặt khác, đối với mọi thời kỳ đều cần phải làm cho đòi hỏi về tính thật sự (bất kể trình độ pháp lý đã đạt được như thế nào) thích ứng với hoàn cảnh tại chỗ và với địa hình của lãnh thổ. “…Một yêu sách chủ quyền xây dựng trên việc thực thi quyền lực liên tục bao gồm hai thành tố mà sự tồn tại của mỗi thành tố đó phải được chứng minh: ý định và ý chí hành động với tư cách nước có chủ quyền và vài biểu hiện hay việc thực thi thật sự quyền lực đó”. 1 Max Huber: Phán quyết về vụ đảo Palmas. RGDIP, 1932, tr.172 2Paul Reuter: Công pháp quốc tế, Paris, PUF, 1968, tr.117. Quả thật, Tòa án thường trực thừa nhận rằng, trong trường hợp các yêu sách chủ quyền trên các lãnh thổ nằm trong các miền thưa dân hoặc không có người ở, không phải lúc nào cũng cần thiết phải đòi “nhiều biểu hiện của việc thực thi các quyền chủ quyền khi không có một sự cạnh tranh nào”3 Yếu tố chủ tâm Như vậy, tiếp theo việc phát hiện đơn giản (trong hệ thống luật theo thời điểm nêu ra ở đây) phải là các hành vi chiếm hữu đáp ứng sự bắt buộc phải có sự chiếm hữu thật sự. Các hành vi này chỉ có thể đưa lại sự thụ đắc các quyền có thể đối kháng với các quốc gia thứ ba, với điều kiện chúng đã được thực hiện với ý định của bên có chủ quyền (animus). Trên cơ sở đó, các hành động do các tư nhân thực hiện và không có được một sự tiếp sức tức khắc của các nhà chức trách đã bị gạt ra ngoài lập luận này. Cuộc tranh luận về vấn đề này đã có từ lâu. Nó diễn ra giữa các bên trong vụ đảo Aves (Hà Lan chống lại 3 Tòa án pháp lý quốc tế - Tư vấn pháp lý liên quan về vấn đề Sahara, Tuyển tập 1975, tr.42. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 59 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Venezuela). Trọng tài đã kết luận “cho rằng nếu như đúng là các cư dân ở Saint – Eustache (đất thuộc Hà Lan), đến đánh bắt rùa và thu nhặt trứng ở đảo Aves, thì sự việc đó không thể coi là chỗ dựa cho quyền làm chủ ở đây, vì nó chỉ là một sự chiếm đóng hòn đảo nhất thời và hạn chế, vì đây không phải là một đặc quyền mà là hậu quả của việc từ bỏ không đánh bắt của các dân cư vùng lân cận hay của người chủ chính thức của đảo”1. Yếu tố chủ tâm nảy sinh từ chính ngay bản chất của một số sự việc hoặc từ tư cách của người làm các sự việc đó. Vấn đề này là turng tâm điểm trong vụ Minquiers và Écréhous giữa Pháp và Anh. Trong vụ này, chẳng hạn tòa án đã xem xét đến việc các tòa án ở Jersey đã thực hiện tài phán hình sự đối với Écréhous như thế nào, thu các thuế địa phương của Jersey đối với các nhà hay túp lều đã được những người dân Jersey xây dựng trên các đảo écréhous, những dân chài sống và hành nghề ở Écréhous đã đăng ký tàu bè đánh cá ở cảng Jersey, các hợp đồng bán nhà trên các đảo nhỏ của Écréhous đã được chuyển sang Jersey và đăng 1 A de la Pradelle và N.Politis: Tuyển tập các phán quyết trọng tài quốc tế, Paris, Pédone, t. II, 1923, tr.414. ký vào sổ trước bạ của đảo này2. Các sự kiện này đã góp phần chứng minh sự khẳng định về chủ quyền của Anh. Ngược lại, một số sự kiện mà Pháp đưa ra như đặt cọc tiêu xung quanh đá ngầm của nhóm đảo này “đã không thể được coi là chứng cứ đầy đủ về ý định của chính phủ này thực thi với tư cách người có chủ quyền trên các đảo nhỏ này”3. Như vậy, điều mà Tòa yêu cầu, đó là các hành vi có bản chất có thể xem chúng như các biểu hiện quyền lực nhà nước riêng biệt trên lãnh thổ liên quan. Cuối cùng, yếu tố chủ quan “animus”, khác với các sự kiện vật chất, không tự mất đi do thiếu các sự kiện vật chất, đó là một yếu tố quan trọng của chế độ pháp lý có giá trị cho tới cuối thế kỷ XIX. Một lãnh thổ chỉ bị bỏ bởi người chủ của nó (và do đó không thể bị người khác yêu sách) đều thiếu cả hai yếu tố góp phần tạo nên chủ quyền. “Theo luật quốc tế, một lãnh thổ bị bỏ (derelictio) là kết quả của hai yếu tố: trên phương diện vật chất, đó là sự vắng 2 Xem: Tòa án pháp lý quốc tế, Tuyển tập, 1953, tr.65 3Sđd, tr.71 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 60 WWW.SEASFOUNDATION.ORG mặc của một sự quản lý thật sự trên lãnh thổ này; và trên phương diện tâm lý, đó là ý định bỏ lãnh thổ đó”1. Quy tắc này đã cũ nhưng vẫn còn có hiệu lực. Người ta thấy nó được ghi và sử dụng trong nhiều vụ trọng tài. “Từ các tiền đề này có thể rút ra kết luận rằng đảo Clipperton đã thuộc nước Pháp một cách hợp pháp từ ngày 17-11-1858. Không có một lý do nào để cho rằng Pháp sau đó đã mất quyền của họ do đã bỏ (derelictio), bởi vì họ chưa bao giờ có ý định (animus) từ bỏ đảo và việc họ đã không thực thi chủ quyền của họ ở đây một cách tích cực không bao hàm việc từ bỏ một sự thụ đắc đã hoàn thiện dứt khoát”2. Hoặc là: Để chống lại các danh nghĩa thì việc này không thật sự chiếm hữu đảo không chứng minh gì cả, bởi vì để mất chủ quyền, việc bỏ sự hưởng thụ không đủ mà còn cần phải từ bỏ chủ tâm chiếm hữu (animus possidendi)3. Tình trạng luật pháp cho đến 1884 là như vậy. Danh nghĩa chủ quyền chỉ có thể sinh ra từ sự kết hợp mật thiết 1 Gérard Cohen-Jonathan: Các đảo Falkland (Manduines), Niên giám luật quốc tế Pháp (AFDI), CNRS, Paris, 1972, tr. 238. 2 Vụ đảo Clipperton, Phán quyết của vua Victor Emmanuel, Tạp chí khoa học hành chánh, Paris, T.VII, Tr. 1110 và 1111. 3 Vụ đảo Aves, Hà Lan – Venezuela ngày 30-3-1865, Tuyển tập các phán quyết trọng tài, t.II, tr. 406. giữa việc phát hiện có chiếm hữu thật sự đi theo ý chí hành động với tư cách người có chủ quyền. Do đó, hai yếu tố bổ sung cho quy phạm này là: Việc chiếm hữu thật sự phải được đánh giá tùy theo hiện trường; sự gián đoạn các biểu hiện vật chất tự nó không làm gián đoạn chủ quyền nếu như không có một sự từ bỏ chủ quyền rõ ràng nào. Liệu tổng thể các quy phạm này vào thời kỳ đang xem xét ở đây (đến cuối thế kỷ XIX) có cùng một giá trị ở mọi nơi không? Có lẽ ở Châu Á, khái niệm trừu tượng về lãnh thổ của một quốc gia ít gắn bó với một sự xác định về không gian của các thẩm quyền hợp pháp hơn là với sự trung thành của các thần dân và sự tổ chức xã hội, những yếu tố không thể áp dụng đối với các lãnh thổ không người ở4. Tính đặc thù này cần được tính đến trong phân tích. Chúng ta sẽ xem xét, trước hết thời kỳ kéo dài đến thế kỷ XVIII và được đặc trưng bởi sự hiểu biết giản đơn các đảo, sau đó là thời kỳ xuất hiện sự khẳng định chủ quyền bắt đầu từ thế kỷ XVIII. 4 Xem Van Dyke và Bennett: Islands and the delimitation of ocean space in the South China Sea, (Các đảo và việc phân định biển trong biển Nam Trung Hoa) Phát biểu tại Hội nghị Bali (Indonesia) về vấn đề dầu khí ở biển Nam Trung Hoa ngày 13-3- 1989, in roneo tr.11. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 61 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Như dân chài Việt Nam đều luôn hoạt động đánh cá tại đó. Vì các điều kiện khí hậu (nóng như thiêu đốt vào một số mùa và sự hoạt động của bão) đã không có dấu vết của việc chiếm hữu thường xuyên trước khi thiết lập các đồn binh gần đây nhờ có hậu cần quân đội. Trước hết, việc xem xét tài liệu cho phép nhận xét rằng trong thời kỳ đầu và kéo dài, hai quần đảo không được vẽ riêng rẽ. Trung Quốc cũng như Việt Nam dường như cho rằng các chỉ dẫn thường liên quan đến toàn bộ các đảo. Tuy nhiên, từ một số tư liệu của Việt Nam có thể phân biệt hai quần đảo khá chính xác. Về điểm này, các tham khảo do Trung Quốc đưa ra không thật chính xác. Để hiểu được tình trạng lẫn lộn kéo dài này phải xét về mặt lịch sử. Các nhà hàng hải trong khu vực cũng như các nhà hàng hải đầu tiên của phương Tây (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan) đều nghĩ rằng vùng biển này chỉ có một quần đảo. Người Châu Âu gọi nó là Paracel, người Việt Nam gọi là Hoàng Sa, người Trung Quốc đặt cho nó rất nhiều tên. Thật ra, đặc tính khắc nghiệt của vùng biển từng nổi tiếng nguy hiểm này đã không khuyến khích những cuộc khảo sát ở khu vực này. Vào thế kỷ XVIII, đoàn thám hiểm Pháp của Kergariou-Locmaria (1787-1788) đã tiến hành một cuộc khảo sát chính xác hơn để phân biệt một quần đảo vẫn giữ tên là Paracels với “một số lớn các đảo chưa từng được ghi trên bất cứ bản đồ nào, dù cũ hay mới”1. Do vậy, các bản đồ về sau đã chỉ rõ sự tồn tại của một quần đảo rất rộng nằm riêng biệt xa hơn về phía Nam tới 500km và gọi là Spratleys, người Việt Nam gọi là Trường Sa và sau này người Trung Quốc gọi là Nam Sa. Ở đây cũng cần phải nói thêm là trong hàng thế kỷ, dù biển Nam Trung Hoa đã được biết rõ, nhưng biển này nổi tiếng nguy hiểm do có nhiều đảo, bãi cạn và đá ngầm nằm rải rác khắp phần trung tâm khiến những người đi biển lúc nào cũng sử dụng tuyến đường hàng hải chạy dọc bở biển Việt Nam theo hướng đi Singapore hoặc đi vịnh Thái Lan. Kết quả là hiểu biết về Trường Sa kém Hoàng Sa và các quần đảo này đối với các thủy thủ Trung Quốc vẫn là “các cửa của nước Champa”2. Các tài liệu do người Trung Quốc đưa ra 1 Đoạn trích từ bức thư ngày 28-4-1788 của chỉ huy tàu Kekgariou Locmaria (Tầu Calypso). Lưu trữ quốc gia của Hải quân. B.4.278. Phụ lục 7. 2 Marwyn, S.Samuels: Tranh chấp biển Nam Trung Hoa, Mathuen, New York, London, 1982, tr. 23-24. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 62 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Lập luận của Trung Quốc được thể hiện trong các tài liệu của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công bố hoặc trong các ấn phẩm có nguồn gốc từ Chính phủ Trung Quốc như Tập bản tin Trung Quốc học hoặc từ các công trình khác của nhà nghiên cứu Trung Quốc. Có thể tìm thấy ở đây những lời khẳng định khá chung chung kiểu như: “Một số lớn các sách lịch sử và các tài liệu cũng như rất nhiều các di vật khảo cổ khai quật được đều chứng minh rõ rằng các đảo Tây Sa và Nam Sa từ lâu đời đã là lãnh thổ của Trung Quốc”1. Trong khi các lời khẳng định là chính xác hơn thì các luận cứ đi theo hướng của một sự hiểu biết mà các nhà hàng hải Trung Quốc dường như đã có được từ lâu đời về sự tồn tại của các quần đảo này lại bị pha trộn vào những lời quả quyết về chủ quyền của Trung Quốc2. Nhận biết địa lý 1 Bản tin Trung Quốc học, năm 1988, số 7, ngày 20-4-1988. 2Bản tin Trung Quốc học, năm 1988, số 8, đã đăng lại tài liệu của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 30-1-1980 có tên: “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo Tây Sa và Nam Sa”. Trong vài tài liệu của Trung Quốc, các đoạn trích từ các sách địa lý được đem ra để làm điểm tựa cho danh nghĩa của Trung Quốc đối với các đảo. Đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó, nhưng đây lại là các tác phẩm mô tả về các nước nằm ngoài Trung Quốc. Do vậy, chúng không có một giá trị chứng thực. Giống như tất cả các nhà địa lý thu thập các thông tin phổ biến, các nhà địa lý và nhà chép sử Trung Quốc đã quan tâm mô tả về các lãnh thổ nhưng việc mô tả đó không có hiệu lực để đặt chúng dưới chủ quyền của Trung Quốc. 1. Các tác phẩm đó chỉ được xếp vào số các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung các địa điểm chứ không có ích gì cho lập luật pháp lý: - Nam Châu dị vật chí (Những vật lạ ở phương Nam) của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220-265) viết dưới thời triều Hán Vũ Đế. Đó là cuốn sách hướng dẫn hàng hải trong biển Nam Trung Hoa. Chúng ta đọc thấy có đoạn mô tả nước thì nông và có nhiều “từ thạch”. Thuật ngữ thơ mộng này chắc chỉ là các đã và bãi cát, nhưng lại rất không chính xác để có thể dựa vào hình ảnh đó xác minh được quần đảo này và- hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp. Vả lại chính người Trung Quốc cũng thừa nhận là các đảo này đã có “vô số tên gọi hình tượng và sinh động”. Từ đó có sự hoài nghi của các tác giả không phải là người Trung Quốc về QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 63 WWW.SEASFOUNDATION.ORG việc cuốn sách đó lại có liên quan tới Paracels hay Spratley1. - Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ ghi trên nhận ra rằng người ta gặp trong Trướng Hải các đảo san hô, với nền là đá tảng, san hô mọc trên đó. Trong tạp chí Window số 9-1993 phát hành tại Hồng Kông có đăng một bài nghiên cứu của Phan Thạch Anh, chuyên gia của Hội Nghiên cứu quốc tế và chiến lược Bắc Kinh, có trích dẫn tài liệu rất chung chung này của Khang Thái có niên đại từ những thế kỷ đầu sau công nguyên. Tác giả cho rằng đấy là mô tả các đảo Spratlys, thế nhưng đoạn trích không đư3a ra được một mức độ chính xác đủ để khẳng định việc xác minh này. - Dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những “điều lạ” của các xứ nước ngoài. - Lĩnh ngoại đại pháp của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí (ghi chú về nước ngoài) của Triệu Nhữ Quát (đời Tống.1225). Đảo di chí lược (mô tả chung các đảo) của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương khảo (ghi chép về các biển Đông và biển Tây) của Trương Nhiếp (1618). Vũ bị chí (về bảy chuyến đi của Trịnh Hòa), 1405-1433 trong các biển Nam và Ấn Độ 1 Xem Marwyn S.Samuels: Tranh chấp biển Nam Trung Hoa, Mathuen, New York, London, 1982, trang 10. Dương) của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải ngoại quốc vãn kiến lục (các điều tai nghe mắt thấy về các nước hải ngoại) (viết dưới đời Thanh). Hải lục (ghi chép về các chuyến đi biển) của Vương Bình Nam cùng thời kỳ (1820), Hải quốc đồ chí (ghi chép về các nước ngoài và về hàng hải) của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược (Tổng quan địa lý hoàn cầu) của Bành Ôn Chương (1848) tạo thành một tập hợp các tác phẩm liên quân đến các chuyến đi, các chuyến khảo địa lý, sách hàng hải liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc. Một số là tác phẩm của chính những người đi biển hoặc các đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài viết. Số khác như Đông Tây dương khảo kể lại những điều “văn kiến” (nghe và thấy), tác giả đã giải thích rằng ông đã áp dụng phương pháp hỏi những người từ phương xa trở về, thủy thủ hoặc các nhà thám hiểm, đôi khi chỉ gặp họ trên các bến cảng. Phần lớn các sách ghi chép trên đều nói tới các đảo với rất nhiều tên gọi khác nhau, làm cho mọi xác minh không được chắc chắn. Đôi khi, cũng có một số chỉ dẫn về khoảng cách tính từ bờ biển. Chúng không phải lúc nào cũng được xác nhận đó đúng là các đảo Paracels, còn ít hơn nữa đối với các đảo Spratleys ở cách xa bờ biển Trung Quốc hơn rất nhiều. Ví dụ, trong Đông Tây dương khảo nêu trên, có nói đến các đảo nằm cách huyện Văn Xương 100 dặm (50km), điều này không thể phù hợp về mặt địa lý với Paracels QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 64 WWW.SEASFOUNDATION.ORG nằm cách đảo Hải Nam về phía Đông Nam tới 200km. Tên của các đảo rất khác nhau tùy theo sự tưởng tượng. Cửu Nhũ Loa Châu, Vạn Lý Thạch Đường, Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường, Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn. Thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ khăng khăng cho rằng đó chính là Paracels hoặc có lẽ là Spratleys (đôi khi chính họ lại là cho rằng địa danh Vạn Lý Thạch Đường chỉ bốn quần đảo, có nghĩa là chỉ tất cả các đảo trong biển Nam Trung Hoa) hoặc khi họ rút ra từ đó kết luận về một danh nghĩa của Trung Quốc trong khi các tài liệu trên như cuốn Hải ngữ của Hoàng Trung, đời Minh (1536) lại ghi đó là các bãi cát nổi của các nước Man Di phía Tây-Nam, như vậy là nhấn mạnh tới tính chất ngoại quốc của các lãnh thổ này đối với Trung Quốc. Đôi khi, khẳng định theo đó có lẽ tài liệu đã nói về Spratleys lại không khỏi làm sửng sốt, khi đoạn văn này lại được minh họa thêm bởi chú thích đề cập tới Paracels và xác minh rõ chúng nằm ở vĩ độ 17°10’ Bắc. Đây đúng là một sự lẫn lộn nghiêm trọng1, 1 Chu Kiện: Các biên giới của Trung Quốc, Luận án Tiến sĩ trường Đại học Paris X, 1991, tr.330. Tác giả khẳng định “Năm 1873, Quách Tông Đào, đại sứ đầu tiên của Trung Quốc được cử sang Tây phương, trong các nhật ký hành trình của ông đã nhắc đến các đảo Nam Sa (Spratleys) thuộc về Trung Quốc”. Theo ghi chú số 18 thì đoạn trích trên nói về Paracels và có chỉ rõ vĩ độ của nó, điều này tránh khỏi mọi sự mập mờ với Spratleys, nhưng chính nó đã đánh tan luận cứ này. điều này tránh khỏi mọi sự mập mờ với Spratleys, nhưng chính nó đã đánh tan luận cứ này. Sự không chắc chắn về các ý muốn của Trung Quốc Có một số tài liệu Trung Quốc hoặc các công trình của một số tác giả về vấn đề này đã đề cập tới một số tư liệu chính xác hơn2. Có những ví dụ mà người Trung Quốc đưa ra nhằm chứng minh cho một hành vi chủ quyền là việc học khẳng định dưới thời Bắc Tống (thế kỷ X-XII), đã có các cuộc tuần tra quân sự được tổ chức xuất phát từ Quảng Đông đi tới tận Paracels. Vũ Kinh Tổng Yếu (Chương trình chung về quân sự có lời đề tựa của vua Tống Nhân Tông) có nói đến việc đi tuần tới các đảo đó. Nhưng đoạn trích được sử dụng kém chứng giải một khi nó được đặt trong bối cảnh của nó, vì hình như đó không phải là các cuộc tuần tra các vùng đất có thể là của Trung Quốc mà chỉ là một cuộc hành trình dò địa lý cho tới tận Ấn Độ Dương. 2 Xem Tao Cheng: The dispute over the South China sea Island (Tranh chấp các đảo ở Nam Trung Hoa), Texas International Law Journal, 1975, tr.232. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 65 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Như vậy, ở đây xác nhận Trung Quốc có biết đến quần đảo Paracels, nhưng không minh chứng một sự chiếm hữu nào. Cũng như vậy, vào thế kỷ XIII, việc một Hoàng đế nhà Nguyên say mê thiên văn, đã ra lệnh cho một nhà thiên văn học nổi tiếng là Quách Từ Kính đo đạc thiên văn mà một số quan điểm quan trắc đã được thực hiện từ Paracels, cũng không phải là một việc làm có giá trị chứng minh. Các quan trắc đã được tiến hành một phần trên lãnh thổ Trung Quốc và phần khác ngoài lãnh thổ đó, việc một số quan trắc được thực hiện trên các đảo không đủ để cung cấp một bằng chứng về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với các đảo này. Để chứng minh, các tác giả Trung Quốc còn dựa trên một sự kiện khác từ thế kỷ XIII (1293) và được ghi trong Nguyên sử, theo đó một cuộc viễn chinh do Sử Bật dẫn đầu đi đánh Gia Va. Đội quân khoảng 5000 người đi thuyền vượt biển nhằm phía Nam và đã đến đóng trại trên một số đảo. Nhưng tài liệu này không cho phép xác minh rõ đường đi, cũng như các đảo đã gặp. Hơn nữa, tài liệu không thật xác đáng về việc làm chủ các vùng lãnh thổ này vì nó không đưa ra được bằng chứng. Vả lại, các nhà bình luận vẫn còn tự hỏi liệu các đảo được nói đến này có phải là bãi ngầm Macclesfield (Trung Sa) không?1. Sự do dự về điểm này được biện minh rõ hơn khi chúng ta đặt nó vào bối cảnh lịch sử hàng hải của khu vực này của thế giới. Các hải trình được ưu tiên lựa chọn là các tuyến đường ven biển cho phép ghé nghỉ, buôn bán và giao tiếp, vì trong khoảng thời gian dài trước đây giao thông hàng hải chưa đủ đảm bảo an toàn để tránh các vụ đắm tàu trong các vùng bãi cạn nửa nổi nửa chìm nguy hiểm như trong các vùng biển của quần đảo này. Người Trung Quốc còn sử dụng một số các báo cáo khảo cổ để bảo vệ rằng có lẽ trên đảo Hoàng Sa đã từng có một ngôi miếu mà ngày nay đã bị phá hủy, vì thế họ không trực tiếp nhìn thấy nhưng nó đã có thể là một di 1 Đây là quan điểm của Greennevelt, người dịch Sử Bật truyện, theo ông, từ Thất Châu (vùng biển có bảy đảo) là chỉ Paracels và Vạn Lý Thạch Đường để chỉ các bãi Macclesfield (Trung Sa). Nhưng Pierre Yves Manguin trong một cuốn sách do Viện Viễn Đông Bác Cổ xuất bản (Những người Bồ Đào Nha trên bờ biển Việt Nam và Champa, Paris, 1972) đã không chia sẽ với quan điểm của Greennevelt và nghĩ rằng Thất Châu chỉ là Taya và Vạn Lý Thạch Đường chỉ Paracels. Về sự không xác định được các đảo được nhắc đến trong các chuyện kể này thuộc giai đoạn từ thế kỷ XIII, xem M.S.Samuels: Tranh chấp biển nam Trung Hoa, tr.18 và 19 và ông kết luận: “Mặc dù, sự tiếp xúc với biển tăng đáng kể trong thế kỷ 14, và mặc dù hải quân nhà Nguyên có sức mạnh, các đảo trong biển Nam Trung Hoa rõ ràng không được nhập vào Thiên triều hoặc các nước chư hâu”, tr.20 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 66 WWW.SEASFOUNDATION.ORG tích của Trung Quốc. Không thể có một kiểm chứng khoa học nào về khẳng định này. Cuối cùng, các tư liệu Trung Quốc nói đến một cuộc tuần biển muộn hơn bởi vì nó diễn ra trong khoảng các năm 1710 và 1712 dưới triều Thanh, Ngô Thăng, Phó tướng thủy quân Quảng Đông đã chỉ huy chuyến đi tuần biển và hành trình này được nếu với một lời bình luận theo đó Thất Châu Dương (vùng biển bảy đảo) là nơi cuộc tuần biển đi qua tương ứng với các vùng biển Paracels. Tuy nhiên, nếu thử dõi theo hành trình này trên bản đồ, chúng ta không thể không nhận xét rằng đó là một con đường đi vòng quanh đảo Hải Nam chứ không phải là hành trình tới các biển xa. Đoạn văn nêu: “Từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm”. Quỳnh Châu là thủ phủ của Bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là một núi ở mũi Đông Bắc, Thất Châu Dương chỉ nhóm đảo Thất Châu và Tứ Canh Sa là một bãi cát ở phía Tây đảo Hải Nam. Ở đây không có gì đi theo hướng nói rằng đã có một sự kiểm soát các quần đảo. Nó thiếu các dấu hiệu mà luật quốc tế thời đó đòi hỏi. Từ thế kỷ XVI và XVII đã có sự phân biệt giữa phát hiện thám sát (discover) và phát hiện chiếm hữu (to find), và năm 1523 (18-12) vua Charles V đã sử dụng phân biện này trong các chỉ thị mà ông đưa ra cho Đại sứ Juan de Zunigo, nhắc nhở ông này rằng một lãnh thổ mà các tàu thuyền của Quốc vương Bồ Đào Nha gặp trên đường đi của họ thì không thể được coi là đã mang lại cho họ một danh nghĩa trên lãnh thổ đó vì nó thiếu một hành vi chiếm hữu1. Các tham vọng của Trung Quốc còn mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu khác của Trung Quốc. Thật vậy, có nhiều tài liệu địa lý cổ mô tả và phân định rõ lãnh thổ của đế chế Trung Hoa. Khá trùng hợp nhau, các mô tả này đều định rõ lãnh thổ Trung Hoa có điểm tận cùng ở phía Nam là đảo Hải Nam. Theo hướng này, trong số các cuốn sách ở thế kỷ XII, rồi thế kỷ XVII và XVIII, trong đó các cuốn địa chí phủ Quỳnh Châu cũng như cuốn địa chí tỉnh Quảng Đông năm 1731, cuốn sách dâng nộp vua Thanh năm thứ 9 đời Văn Chính (1731). Bản đồ tình Quảng Đông không nói gì đến hai quần đảo. Như vậy, qua việc xem xét kỹ lưỡng các tư liệu do người Trung Quốc nếu ra thì thấy rằng các tài liệu tham khảo này chứng minh sự hiểu biết từ lâu về sự hiện diện của nhiều đảo nhỏ nằm rải rác đó đây trong biển Nam 1Friedrich. A.F. Von Der Heydte: Phát hiện, sáp nhập tượng trưng và nguyên tắc thật sự trong luật pháp quốc tế, Tạp chí Luật quốc tế Mỹ, 1935, tr.449 và tiếp theo. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 67 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Trung Hoa. Nhưng, chúng không cho phép đi xa hơn và không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng Trung Quốc có lẽ là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản hạt haai quần đảo này1. Câu chuyện cũ năm 1754, các thủy thủ Việt Nam bị đắm thuyền gần quần đảo Hoàng Sa và trôi dạt tới bờ biển Trung Quốc, sau khi nhà chức trách Trung Quốc điều tra và đưa họ về quê hương mà không có sự phản kháng nào của Trung Quốc, dẫn tới ý nghĩ rằng lập luận này không có cơ sở2. Đúng là do những nguyên nhân liên quan tới việc bành trướng thương mại của mình, Trung Quốc đã tiến hành, qua các triều đại của Trung Quốc cho đến thế kỷ XV, một chính sách biển tương đối tích cực. Vì thế các sách Trung Quốc có thể đã nói tới các đảo cho dù chúng không đưa ra được các luận cứ có tính chất thuyết phục cho lời khẳng định một danh nghĩa chủ quyền của Trung Quốc. Ngược lại, từ thế kỷ XV… “sự hiện diện của Trung Quốc và việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải trên biển 1 Bản tin Trung Quốc học, năm 1988, số 8, tr.5 2 Lê Quý Đôn, Phủ Biên tạp lục, q.2 Nam Trung Hoa đã rơi vào ký ức”. Do vậy, có lý do để ngạc nhiên khi có rất nhiều tác giả từng viết về đề tài này trong các ấn phẩm khác nhau thường kết luận về tính vững vàng của danh nghĩa lịch sử từ rất lâu đời của Trung Quốc. Nhưng cũng có nhận xét rằng “phần lớn các nghiên cứu đều được tiến hành bởi các Hoa kiều hải ngoại, những người không nhất thiết thoái khỏi sự thiên vị khi lựa chọn các thông tin để xem xét; các luận cứ của Chính phủ Nam Việt Nam thường hay bị gạt bỏ mà không được xem xét thật kỹ càng”3. Một số tài liệu nghiên cứu tinh tế hơn đã đưa ra ý tưởng cho rằng qua các giai đoạn lịch sử này, Trung Quốc có lẽ mới chỉ đạt được một inchoate title (danh nghĩa sơ khởi) nghĩa là một danh nghĩa đang hình thành. Trong luật quốc tế, khái niệm này được chấp nhận. Còn phải dựa trên các cơ sở thực tế đầy đủ. Vào thế kỷ XIX, khi Mehico yêu sách chống lại đòi hỏi của Pháp rằng đảo Clipperton đã thuộc họ từ trước khi Pháp thể hiện các quyền ở đó, trọng tài được chọn để giải quyết vụ án đã không tìm ra quyền nào có thể đã được 3Lỗ Chí Kiên: Lập trường của Trung Quốc về các lãnh thổ tranh chấp, trường hợp các đảo ở biển Nam Trung Hoa, London, Rontledge, 1989, tr.14 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 68 WWW.SEASFOUNDATION.ORG hình thành trên đảo này bởi các nhà hàng hải Tây Ban Nha: “Nói rằng họ đã biết đến các đảo này trước khi nhật kts hàng hải của các tàu Pháp La Princesse và La Découverte năm 1711 xác định và mô tả hòn đảo, là một sự phỏng đoán ít nhiều có thể có, nhưng từ đó không thể rút ra bất kỳ luận cứ nào có tính quyết định”. Và trọng tài nói tiếp: “bằng chứng về một quyền lịch sử của Mehico không dựa vào bất kỳ một biểu hiện chủ quyền nào của họ đối với đảo này”1. Đó là kết luận cho phép gạt bỏ những lời khẳng định rườm rà trong nhiều sách hay bài viết khi xem xét các yếu tố được đưa ra để ủng hộ một danh nghĩa lâu đời có lợi cho Trung Quốc. Liệu trong giai đoạn đầu này (đang được xem xét cho tới thế kỷ XVIII) còn có những biểu hiện có thể có nào của các dân tộc khác quan tâm đến các quần đảo này hay không? Các tài liệu do người Việt Nam đưa ra Các tài liệu này cũng khẳng định sự hiểu biết từ lâu đời đến hai quần đảo. Sự hiểu biết này đã chuyển hóa thành sự chiếm hữu thực sự từ thế kỷ XVIII. 1 Quyết định Trọng tài về đảo Clipperton, Tuyển tập các quyết định trọng tài, t.VII, tr.1109 Sự hiếm hoi các tài liệu chính thức của Việt Nam là do phần lớn chúng đã bị cướp đi, đốt cháy hay phá hũy trong suốt các cuộc chiến tranh từ xa xưa, cho nên nay không thể đi ngược lên xa hơn. Từ những tài liệu hiện có (ít nhất là được nhắc tới) thấy được, giống như trong các sách Trung Quốc, các đảo và quần đảo đã được đề cập từ rất lâu đời. Như các bản đồ có lẽ được lập từ cuối thế kỷ XV (thời vua Lê Trang Tông) và có nói đến quần đảo Hoàng Sa đã được Viện Nghiên cứu lịch sử in lại (Hồng Đức bản đồ- Sài Gòn, 1962, tr 218), tấm bản đồ như vậy cũng có trong các tập Hồng Đức bản đồ được lưu trữ tại Nhật Bản có niên đại từ thế kỷ XVII. Những dấu vết đầu tiên khẳng định về một quyền đã xuất hiện trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, điều này đánh dấu niên đại của những dấu hiệu pháp lý chắc chắn đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Trong tác phẩm của nhà bách khoa với chức vụ Hiệp trấn, các quần đảo đã được mô tả (phải đi ba ngày đêm mới đến được, các quần đảo đã được xác định khá chính xác) và nói đến hoạt động khai thác có tổ chức của các chúa An Nam. Người ra tìm thấy ở đây bản kê khai các tài nguyên thu lượm được việc khai thác này sau khi đã tham khảo các sổ đăng ký của chúa nhà Chúa có ghi ngày: “Tôi từng tra khảo số biên của cai đội Thuyên Đức Hầu ngày trước như sau: QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 69 WWW.SEASFOUNDATION.ORG -Năm Nhâm Ngọ (1702), Đội Hoàng Sa thu lượm được 30 thỏi bạc. -Năm Giáp Thân (1704), thu lượm được 5.100 tấn thiếc. - Năm Ất Dậu (1705), thu lượm được 126 thỏi bạc. Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713), tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần chỉ lượm được mấy cái bát sành và hai khẩu súng đồng1. Cũng tác giả này đã thuật lại những sự kiện trước kia đã từng được các nhà sử học biết đến như một số trận đánh giữa hạm đội Hà Lan và thủy binh của các chúa Nguyễn 1643-1644. Các sự kiện này chứng tỏ các chúa An Nam đã có một lực lượng hải quân có hiệu quả và rất chú ý tới việc kiểm soát trên biển. Điều này liệu có đưa đến việc nghĩ rằng việc khai thác có tổ chức có lẽ đã có từ lâu mà các cuốn sổ ghi chép chính xác này không nói đến? Không thể bảo vệ điều này vì không có đủ các bằng chứng trước đó. Ngược lại, từ đầu thế kỷ XVIII, các bằng chứng về việc cai quản của chúa An Nam đã được xác lập tốt. Như vậy, khi ông Le Fol, Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ viết cho Toàn quyền Đông Dương ngày 22-1-1929, “quần đảo 1 Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục (Paracels) dường như vẫn còn là res nullius (đất vô chủ) cho đến đầu thế kỷ trước” và cho biết trong văn kiện này các chỉ dẫn về hành vi cai quản các đảo được các triều đại trước đây thực hiện từ đầu thế kỷ XIX, luận điểm này là của một con người đang đảm nhiệm chức vụ trong một miền của Việt Nam trực tiếp liên quan đến khía cạnh lịch sử của các vấn đề đó, chắc hẳn là dựa trên sự hiểu biết nhất định về các hồ sơ. Tuy nhiên, ông ta không biết đủ để xác định ngày tháng của các hành vi cai quản của An Nam với tất cả các mức độ chính xác mà việc xem xét đầy đủ hồ sơ cho phép². Đặt mình vào thế kỷ XVIII, người ta có thể bảo vệ được rằng cho tới thời điểm đó, sự tồn tại của các đảo Paracels đã được biết đến một cách rộng rãi, rằng Trung Quốc không thể viện dẫn bất kỳ sự chiếm hữu nào phù hợp với các tiêu chuẩn đã được nêu ở trên, rằng cuốn sách của Lê Quý Đôn ở Việt Nam là tư liệu đầu tiên nêu lên các hành vi tương ứng với một sự quản lý nhất định quần đảo, đó là sự quản lý có niên đại từ những năm đầu của thế kỷ XVIII. Đối với các đảo Trường Sa, sự tồn tại của chúng chắc chắn đã được biết đến cho dù còn chưa xác lập rõ sự khác biệt của chúng với quần đảo Hoàng Sa (trong xác tài liệu được tiếp xúc). Không có gì cho phép khẳng định rằng Trung Quốc đã chiếm hữu các đảo này. Việc quản lý các đảo Trường Sa (Spratleys) đồng thời với các đảo Paracels QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 70 WWW.SEASFOUNDATION.ORG của các chúa Nguyễn từ thế kỷ XVIII là một giả thuyết có thể thừa nhận. Trong hồ sơ không có dấu hiệu về mối quan tâm của Indonesia, Malaisia hay của Philippin đối với quần đảo này trong thời kỳ đó. VIỆC KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN (THẾ KỶ XVIII-XIX) Phần trên đã đưa ra ánh sáng sự hiện diện của một yếu tố đầu tiên. Nó xuất xứ từ một tài liệu naqm 1776 (Phủ biên tạp lục), trong đó tác giả- khi đó đảm nhiệm chức vụ Hiệp trấn hai tỉnh, đã kể lại, có sử dụng các báo cáo có từ đầu thế kỷ XVIII, rằng các chúa Nguyễn đã thành lập ra đội Hoàng Sa, đi tới các đảo vào tháng hai âm lịch và từ đó trở về vào tháng tám âm lịch, để khai thác các sản vật biển và thu lượm hàng hóa từ các tàu bị đắm. Ở đây cần phải nghiêm túc liệu dấu hiệu này tiếp sau đó có được khẳng định không, liệu lúc đó có tạo nên được một quyền trên các đảo có thể đối khác với các quốc gia khác không và phạm vi của nó đến đâu, cuối cùng liệu các quyền cạnh tranh có được thể hiện hay không? Các tài liệu Việt Nam thế kỷ XVIII và XIX Chúng rất nhiều, nói chung là ăn khớp với nhau và được bổ sung bằng các ghi chép của nước ngoài đáng tin cậy và theo chiều hướng khẳng định một danh nghĩa chủ quyền. Nhiều bản đồ, tập địa đồ hây sách địa lý Việt Nam chỉ rõ các quần đảo như một bộ phận của Việt Nam, cụ thể là: - Giáp Ngọ Bình Nam Đồ, 1774 - Đại Nam Nhất Thống toàn đồ, 1838 - Đại Nam Nhất Thống chí, 18821. Sự quản lý thật sự các quần đảo xuất hiện trong nhiều tài liệu khác có sẵn tại Việt Nam. Những tài liệu quan trọng nhất là: - Đại Nam thực lục viết từ 1821, Đại Nam thực lục tiền biên, liên quan đến thời kỳ 1600-1775 và Đại Nam thực lục chính biên về thời kỳ sau; - Đại Nam nhất thống chí viết từ 1865-1882; - Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, 1843-1851 Cũng như một số báo cáo tại cơ quan lưu trữ ở thành phố Hồ Chí Minh. 1 Các dữ liệu này có trong các tài liệu do Bộ Ngoại giao Việt Nam phát hành năm 1981 và có thể tham khảo tại Hà Nội, nhất là tại Viện Lịch sử quốc gia. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 71 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Một số tài liệu này mang dấu ấn của nhà vua hoặc có những lời phê bằng mực son, chứng tỏ đó là bút tích của nhà vua. Từ đó có thể thấy với độ chính xác cao rằng các hoàng đế Việt Nam đã luôn theo đuổi việc tổ chức (đã được nói đến trong cuốn sách năm 1776) một đội khai thác kinh tế biển và thăm dò các quần đảo. Các biện pháp này thuộc một chính sách quốc gia chú trọng tới các lợi ích biển. Do sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới, các đảo nhỏ không thích hợp cho nông nghiệp. Một số đảo có phân chim bao phủ nhưng việc sử dụng nguồn phân này chir bắt đầu từ thế kỷ 20. Các nhà biên niên sử của thế kỷ XIX cho biết các tài nguyên là hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, ba ba và các hàng hóa đồ vật của các tàu bị đắm (Đại Nam nhất thống chí). Ngay từ đầu thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn đã thành lập các đội đi biển có tính nhà nước. Tổ chức và hoạt động của chúng đã được mô tả chi tiết trong cuốn sách của Lê Quý Đôn năm 1776. Các đội này có nhiệm vụ đặc biệt, một số để thu lượm các hải sản tại các đảo gần bờ, số khác để thu lượm các đồ vật hoặc các hóa vật từ các xác tàu đắm trên các đảo ngoài khơi. Lê Quý Đôn còn mô tả các hóa vật thu lượm được như súng trường, kiếm, đại bác, vàng, bạc, chì, thiếc, ngà voi, đồ sứ, vải len, vải bố, sáp ong…Ông cũng mô tả các đội có nhiệm vụ đo đạc hải trình, lập bản đồ dâng lên trình lên các Chúa. Có những chỉ dẫn rất chính xác cho phép biết rằng mỗi đội gồm có 70 người được tuyển mộ tại phủ Bình Sơn, những người tình nguyện được miễn thuế sưu và tiền tuần, đò. Các hình phạt cũng được trù định cho trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, hoàn thành nhiệm vụ xong được lĩnh bằng, hay thưởng vật chất. Thời gian hoạt động từ tháng hai đến tháng tám hàng năm. Đi năm chiếc thuyền và mang theo sáu tháng lương thực1. Giữa năm 1771 và năm 1802, lịch sử Việt Nam được đánh dấu bằng sự đối đầu của các triều đại phong kiến. Khi nhà Nguyễn được khôi phục lại, vua Gia Long đã tiến hành thống kê tất cả đất đai của đất nước. Các đội thủy binh đóng một vai trò quan trọng trong việc thống kê các quần đảo. Các đội này do bốn quan chức lãnh đạo. Năm 1815, vua cử Phạm Quang Ảnh chỉ huy đơn vị hải quân có nhiệm vụ thăm dò các quần đảo và vẽ bản đồ thủy trình tại đó. Theo một số sách chép lại, vào năm 1816, hoàng đế Gia Long có lẽ muốn đích thân ra quần đảo2 để chiếm 1 Lưu Văn Lợi, Phân tích tác phẩm: Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hà Nội, 1994, in Roneo. 2 Xem, Nguyễn Khắc Viện: Việt Nam lịch sử lâu đời, NXB Ngoại Văn, Hà Nội, 1987 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 72 WWW.SEASFOUNDATION.ORG hữu chúng và gắn “nhánh hoa lên vương miện của Ngài”, nhưng thông tin này không được xác nhận vì nhà vua không thể đi xa mà không có nhiều ngàn người đi theo xa giá, điều này gây tranh cãi về chuyến đi của hoàng đế tới các đảo. Đúng hơn là vua đã cử Phạm Quang Ảnh ra đó. Đại Nam thực lục chính biên kể lại năm 1815 và sau đó một lần nữa vào năm 1816, nhà vua đã ra lệnh cho Hoàng Sa ra các đảo để xem xét đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ trình lên nhà vua. Vua Minh Mạng, người kế nghiệp ông, vào năm 1833, đã ra chỉ thị cho Bộ chủ quản phái người tới dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối: “Ngày sau, cây cối to lớn, xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn”. Chỉ thị trên đã được nhắc lại vào năm 1835 vì kế hoạch đã bị hoãn lại do gió và sóng dữ dội. Lúc đó công việc mới được tiến hành và nhà vua đã ra lệnh trọng thưởng cho những người thi hành. Năm 1836, vua Minh Mạng tiếp tục kế hoạch của người tiền nhiệm thực hiện làm địa bạ toàn quốc. Nhiều chỉ thị chính xác hơn cho việc đo đạc đã được đưa ra. “Không cứ là đảo nào, bãi cát nào, phàm khi thuyền đến nơi, tức thì cứ chiếu chỗ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước bốn bên xung quanh nông hay cạn, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thể hiểm trở bình dị thế nào, phải xem xét đo đạc rõ ràng, vẽ thành bản đồ”. Cùng năm đó (1836), vua lệnh cho thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật đưa bình thuyền đi và chuẩn bị mang theo các bài gỗ đến các nơi thanh tra dựng làm dấu. Trên mỗi bài gỗ đều khắc chữ: Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ. Vào năm 1837, Thượng thư Bộ Lại làm một bản tường trình nhà vua về các khoản chi tiêu của đội. Năm 1838, quan tuần phủ tỉnh Quảng Hà đề nghị vua cho bãi các thuế khóa đánh vào các tàu của đội và được vua chấp thuận. Cùng năm đó, Thượng thư Bộ Công làm một bản báo cáo lên nhà vua về các hoạt động của đội. Các đảo Hoàng Sa đã được ghi trong đó. Năm 1847, dưới triều vua Thiệu Trị, Thượng thu Bộ Công đã tâu với vua về việc cần thiết phải hoãn lại các chuyến đi của Đội vì lý do thiếu ngân sách. Năm 1867, năm Tự Đức thứ 20, đối với các thủy binh đã tử vong trong quá trình ra các quần đảo đều được nhà vua tôn vinh là anh hùng. Tất cả các thông tin nói trên đều lấy từ các tư liệu lịch sử của Việt Nam và tính chất chính thức của chúng đã từng được nhiều tác giả nước ngoài thừa nhận. Đó là trường hợp của Chaigneau (Viết về Cochinchine) và của QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 73 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Gutzlaff, (1849, Tạp chí của Hội Địa lý Hoàng gia về Vương quốc Cochinchine). Như vậy, có thể cho phép nghĩ rằng vương quốc An Nam với tư cách là một quốc gia trước thời thuộc địa đã thể hiện mối quan tâm cụ thể tới các quần đảo và đã phát triển các hành vi cai quản ở đó vào thời điểm không có một quốc gia nào có mối quan tâm tới chúng như một quốc gia có chủ quyền1. Việc hình thành một quyền đối với các đảo và phạm vi của nó Các tài liệu đưa ra cho thấy sự hoạt động có tính chất nhà nước của Việt Nam đối với các quần đảo và điều đó đã được lịch sử xác lập. Vấn đề còn lại là vạch ra khu vực hoạt động một cách thận trọng và xác định rõ ràng ngày tháng, cường độ và phạm vi địa lý. Văn bản đầu tiên có giá trị là tác phẩm của Lê Quý Đôn năm 1776. Ông ta đã mô tả tỉ mỉ việc khai thác các quần đảo này từ năm 1702. Như vậy, ý chí về chủ quyền của nhà nước phải chăng là chắc chắn từ đầu thế kỷ XVIII. 1Xem, Dieter Heinzig: Các đảo bị tranh chấp trong biển Nam Trung Hoa, Viện các vấn đề về Châu Á tại Hamburg, Wiesbaden, 1976 Các nhà chức trách Việt Nam khẳng định rằng các đội Hoàng Sa đã hoạt động liên tục từ triều đại đầu tiên của Nhà Nguyễn (1558-1786)2. Đội Hoàng Sa có thể đã tồn tại từ trước năm 1702. Đó là một giả thuyết có thể chấp nhận. Tuy nhiên, các dữ kiện dựa trên các tài liệu lịch sử có thể kiểm tra được không vượt quá những năm đầu của thế kỷ XVIII và không thể ngoại suy một cách chắc chắn được. Dù sao đi nữa, và bắt đầu từ thời điểm này, đã có một ý định thật sự khẳng định chủ quyền đối với các đảo bởi vì đã tìm thấy các loại hành vi được án lệ quốc tế nêu ra để thể hiện ý định này3. Đặc biệt, vấn đề sẽ không dừng lại ở các cuộc thám hiểm nhằm lập các bản đồ hay đo đạc các đường hàng hải. Đó có thể là những công việc của các nhà địa lý, các nhà hàng hải để góp phần vào hiểu biết chung và phổ biến một vùng đất hay biển (tuy rằng Trung Quốc cho 2 Liên hợp quốc, A/43/346, ngày 2-3-1988. Thư ngày 2-5-1988 của Quyền Đại biện lâm thời phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi tổng thư ký Liên hợp quốc. 3 Xem các tranh trên đây, các ví dụ rút ra từ vụ Minquiers và Écréhous. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 74 WWW.SEASFOUNDATION.ORG rằng đã chấm dứt các công cuộc thám sát do người Đức thực hiện trên các đảo này vào năm 1883 với lý do Trung Quốc muốn “chấm dứt các hoạt động này” là để tỏ rõ quyền lực của họ)1. Đã có nhiều hoạt động khác thuộc về cách ứng xử của nhà nước: lập một đội thủy binh riêng, trợ cấp về tài chính cho nó, khai thác nó, quản lý nó, thưởng cho nó, quyết định các công trình xây dựng trên lãnh thổ, muốnlàm cho các công trình đó có tính chất tượng trưng như căm một cái bia hay một cái mốc chủ quyền: đó chính là những hành động mà ta không có gì nhầm lẫn. CÁc nhà chức trách Vương quốc An Nam đã triển khai trên các đảo những hoạt động đó. Ngay cả khi không tính đến cuộc thân chinh trịnh trọng của vua Gia Long năm 1816 do các tác giả Pháp nói đến, thì cũng còn khá đủ các sự kiện trùng hợp và liên kết với nhau để có thể khẳng định rằng các nhà cầm quyền Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến đầu thời kỳ thuộc địa, đã thụ đắc các quyền chủ quyền đối với các quần đảo theo đúng các quy tắc của pháp luật quốc tế áp dụng vào thời điểm đó. 1 Đây là một luận điểm không có tham chiếu cụ thể, Bản tin Trung Quốc học, 1988, số 8, tr.76 Các sự việc đó là thật sự, một tính thật sự thích hợp với yêu cầu của thời đại và với điều kiện địa hình và hình thể các địa điểm không cho phép thực hiện một sự chiếm đóng toàn bộ và thường trực. Đó là những hành vi theo mùa do các đặc điểm địa lý và khí hậu của các đảo. Trong phán quyết trọng tài này 28-1-1931 về các đảo Clipperton giữa Pháp và Mehico, vua Italia, Victor Emmanuuel II đã công nhận hiệu lực của việc chiếm cứ dựa trên các hành vi giám sát2. Đó là những sự kiện được các nhà chức trách nhà nước ở cao nhất đưa ra. Chúng không gây ra một chút nghi ngờ gì về ý định của một sự khẳng định chủ qucyền. Trong khi chúng không bị bất cứ ai phản đối, các sự kiện đó làm thành cái mà người ta có thể gọi là một sự quản lý lãnh thổ một cách hòa bình và không gián đoạn. Điều này cũng phù hợp với lời khẳng định trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ 1843-1851: Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực biển nước ta rất là hiểu yếu. Tuy nhiên, phạm vi địa lý của các quyền đã từng được khẳng định phải được xác định. Chúng ta sẽ kiểm 2 Phán quyết trọng tài Pháp- Mehico trong vụ đảo Clipperton: Tuyển tập các phán quyết trọng tài, q.11, tr.1103. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 75 WWW.SEASFOUNDATION.ORG tra ở đây tất cả thời kỳ từ thời kỳ cổ xưa cho tới thời kỳ bảo hộ của Pháp mà thời điểm củng cố (1884) cũng là thời điểm Hội nghị Berlin mở ra một chương mới của lịch sử luật pháp quốc tế. Sự khẳng định chủ quyền do người Việt Nam đưa ra dường như liên quan tới một vùng rộng lớn hơn vùng chỉ có các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Có hai yếu tố đi theo hướng này. Các nhà địa lý Việt Nam thế kỷ thứ XIX đã thống kê được 130 đảo, có nghĩa là các vùng đất nổi1. Thế mà con số 130 không đúng với quần đảo này hay quần đảo kia trong số hai quần đảo nếu chúng ta xem xét tách chúng ra. Ngược lại, nó phù hợp khá chính xác với tổng số đảo của cả hai quần đảo2. Mặt khác, các biên niên sử An Nam chỉ rõ rằng đã có nhiều đội được phái đến những hướng địa lý khác nhau. “Các đảo Hoàng Sa nằm ở phía Đông đảo Lý, từ bờ biển Sa Kỳ chạy ra khơi, thuận gió ba, bốn ngày đêm có thể đến. Trên đảo có nhiều núi la liệt tất cả hơn 130 ngọn, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài canh giờ. Giữa đảo có bãi cát vàng bề dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Trường Sa, trên 1 Nhất là trong Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, 1821 và Đại Nam nhất thống chí từ 1865 đến 1882 2 Xem phụ lục tên các đảo. bãi có giếng nước ngọt, hải điều tụ tập nhiều, không biết bao nhiêu mà kể, sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, ba ba, các thuyền bị phong nạn cũng tụ tập ở đó…Đầu triều Nguyễn, đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở về cảng Tư Hiền nộp lại. Lại có đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa cai quản đi thu lượm hóa vật ở các đảo Côn Lôn ở Bắc Hải. Phía Đông, các đảo giáp với quận Quỳnh Châu của đảo Hải Nam thuộc vương triều Trung Hoa”3. Một trong các đội được thành lập vào thế kỷ XIX có tên là Bắc Hải, theo tên mà người Việt Nam cũng như người Trung Quốc đặt cho quần đảo Trường Sa. Các chỉ dẫn trên có thể nhằm chứng minh rằng các hoàng đế có quan tâm đến việc khai thác hai quần đảo đã giải quyết vấn đề bằng cách đặt hai đội hoạt động ở các địa điểm khác nhau nhưng dưới một sự chỉ đạo chung. Giả thuyết này được bảo vệ bởi một tấm bản đồ xuất hiện vào năm thứ 14 triều Minh Mạng4. Bản đồ này đã thể hiện rõ một nhóm đảo tách hẳn với các đảo gần bờ. 3 Biên niên sử An Nam, do P.A. Lapieque trích đoạn 4 Xem bản đồ này tại Phụ lục 9. QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 76 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Các đảo này đã được ghi bằng hai tên gọi khác nhau, đó chính là sự phân biệt hai quần đảo. Sự thể hiện có thể có của các quyền mang tính cạnh tranh Một quyền chỉ hình thành nếu sau khi được khẳng định nó vẫn được duy trì trong một số điều kiện nhất định. Đó cũng là điều mà cơ chế luật theo thời điểm mong muốn. Mọi khiếu nại đặt ra từ khi khẳng định quyền, mọi trở ngại cho việc thực hiện quyền đó, đều làm cho quyền này yếu đi và có thể bị bàn cãi. Do vậy, cần phải kiểm tra các thái độ của từng bên tranh chấp có thể có. Trường hợp của Trung Quốc Trường hợp của Trung Quốc cần được nghiên cứu trên cơ sở hai câu hỏi: Có phải Trung Quốc tự họ đã giành được các quyền, cùng cạnh tranh với các quyền của Việt Nam trong thời kỳ này không? Và, có phải Trung Quốc đã giành được các quyền, thông qua các quyền của Việt Nam, theo cơ chế của chế độ chư hầu gần hai nhà nước với nhau hay không? a) Không có một danh nghĩa lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Như đã thấy ở phần trên, các tài liệu của Trung Quốc không cho phép xác định là đã có sự thụ đắc chủ quyền lãnh thổ cho đến đầu thế kỷ thứ XVIII. Từ thời điểm đó, đã có các sự kiện mới xác lập các quyền có lợi chó phía Trung Quốc không? Một cuốn sách do Trung Quốc xuất bản đã kể lại điều này: “Dưới triều Thanh, Quách Tông Đào, Công sứ Trung Quốc được ủy nhiệm ở Anh, trên đường đến nhiệm sở để nhậm chức vào năm 1876, đã viết trong Sứ Tây kỷ trinh (notes sur mon voyage de mission à l’Ouest- Những điều ghi về cuộc hành trình sang phương Tây) như sau: “Con tàu, sau khi đã vượt 813 dặm, đến giữa trưa ngày 24 (tháng 10, năm thứ hai đời Quảng Tự). đã tới một điểm ở 17°.30’ Bắc xích đạo, cách phía Nam Quỳnh Châu 200 đến 300 dặm. Các thủy thủ gọi nơi này là biển Trung Hoa (China sea), nghĩa là biển Trung Quốc…Cách đó không xa, ở bên trái, là các đảo Paracels (các đảo Tây Sa) sản xuất ra hải sâm và cả san hô nhưng không phải là loại tốt. Các đảo này thuộc Trung Quốc”. Tài liệu nói trên không ghi rõ ngày tháng và lời trích dẫn cũng không ghi. Cứ giả thử như nó là xác thực và đã được dịch một cách chính xác, thì đó là một ghi chép của một chuyến đi. Tác giả đã không đứng trên lập trường chính thức và ngay cả khi ông ta là một nhà ngoại giao trên đường đến nhiệm sở tại châu Âu, lời mà ông ta đã ghi thoáng qua về việc các đảo thuộc về Trung Quốc, dù có thú vị thế nào chăng nữa, thì cũng không phải là một QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 77 WWW.SEASFOUNDATION.ORG căn cứ đủ để cho một vài tác giả khẳng định đã từng có một yêu sách của Trung Quốc trong thời kỳ xa xưa1. Trong tất cả các tài liệu Trung Quốc đều nhắc lại rằng các ngư dân Trung Quốc đã đến các đảo vào mọi thời2. Nhưng, như đã biết (xem phần I), đó chỉ là những hành vi cá nhân, không có đặc quyền, không phù hợp với một sự chiếm hữu cũng như với ý định khẳng định chủ quyền bởi vì việc chiếm cứ “do các tư nhân không hành động nhân danh chính phủ của họ mà thực hiện vì một lợi ích cá nhân không tạo thành một sự chiếm hữu”3. Hơn nữa, trong cùng những thời kỳ này, chính các quần đảo đó cùng thường được các dân chài Việt Nam lui tới. 1Xem Jeannete Greenfield: Thực tiễn của Trung Quốc về luật biển, Clarendon Press, Oxford, 1992, tr.154-155. Tác giả trích dẫn các tài liệu Trung Quốc đã phân tích ở trên mà tên tài liệu đã bộ lộ ts nghĩa (như: “Chư Phiên Chí”) trong đó mô tả các đảo nhỏ như là những đảo không phải của Trung Quốc đối với các quần đảo này. 2 Nhất là Tạp chí Window, tr.25 3 Phán quyết ngày 30-6-1865, vụ đảo Aves, Tuyển tập các vụ án trọng tài quốc tế, A.de le Pradelle và N.Politis, quyển 11, tr.413 Trên thực tế, đã không có một chút dấu vết gì là Trung Quốc đã từng phản kháng lại sự khẳng định chủ quyền của Hoàng đế Gia Long và các người kế nhiệm ông trong suốt cả thế kỷ XVIII cũng như thế kỷ XIX, khi các chúa Việt Nam tổ chức việc khai thác các đảo nằm dưới quyền tài phán của họ một cách hành chính hơn. Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn tập lịch sử Trung Quốc những lời xác nhận sự không tồn tại tham vọng của Trung Quốc trong lịch sử. Ví như trong Hải lục, có viết: “Vạn Lý Trường Sa là đất nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên đậu của An Nam”4, điều đó cho phép kết luận rằng “…ở đây, không có bằng chứng nào cho thấy nhà Thanh đã sáp nhập các đảo này vào lãnh thổ của đế chế”5. Từ đó ta thấy rằng Trung Quốc không có các hành vi thực thi chủ quyền mà còn im lặng, họ hình như đã đồng tình với sự chiếm hữu của Việt Nam. 4 Trích dẫn trong t.13, tờ 4, tr.2 của Hải quốc đồ chí viết năm 22 Đạo quang nhà Thanh (1730). In lại trong lưu trữ của Bộ Ngoại giao Pháp. Hộp AS 1840, Trung Quốc 797. 5 M.S. Samuels: Tranh chấp biển Nam Trung Hoa, tr.4 * P.A. Lapieque: Biên niên sử An Nam, tr.4 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 78 WWW.SEASFOUNDATION.ORG Một số sử gia đã đưa ra lời giải thích: “…Từ thời Gia Long xa xưa, những người láng giềng duy nhất có thể chiếm các đảo Hoàng Sa (Paracels) là người Trung Quốc thì đã ở quá xa; việc chiếm đóng Hải Nam lúc đó chỉ là trên danh nghĩa. Cho đến những năm gần đây, người Trung Qốc chỉ chiếm đóng có một vùng hẹp dọc bờ biển phía Bắc đảo và một hay hai cảng ở bờ biển Nam”*. Như vậy, có thể thừa nhận rằng Trung Quốc đã không tha thiết đối với các quần đảo suốt trong thế kỷ XIX (vả lại Trung Quốc cũng chứng tỏ điều ấy trong những năm cuối thế kỷ này). Sự thờ ơ của Trung Qốc đối với các quần đảo trong thời kỳ nàyđã được hai tài liệu xác nhận: bản đồ Trung Hoa của đế chế thống nhất Hoàng triều nhất thống Dư đị tổng đồ, phát hành vào năm 1894, Lãnh thổ Trung Quốc trong đó chỉ mở rộng tới đảo Hải Nam. Ngoài ra, quyển sách “Trung Quốc Địa lý học giáo khoa thư”, phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng “điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18°13’ Bắc”. Các tài liệu có từ cuối thời kỳ đang xem xét ở đây, xác nhận rằng cho đến khi đó (cuối thế kỷ XIX), Trung Quốc chưa thể hiện tham vọng rõ ràng đối với bất kỳ quần đảo nào trong hai quần đảo. Trong luận án bảo vệ tại Đại học Tổng hợp Pháp, Chu Kiện đã ghi trong đại sử ký của ông ta vào thời điểm 1902: “Sự khảo sát đầu tiên của Trung Quốc về các vùng biển quần đảo Tây Sa (Paracels)”1. Điều này cho thấy rõ là không có “sự khảo sát” từ trước thì càng không có sự quản hạt. Tác giả cũng tự mâu thuẫn với chính mình vì ông ta đẫ bảo vệ điều đó trong luận văn này và không chỉ rõ xuất xứ rằng “Chính phủ Trung Quốc của các triều đại liên tiếp đã sáp nhập về mặt hành chính các đảo và đặt chúng dưới quyền tài phán cuẩ các nhà chức trách tỉnh Quảng Đông” (tr.265) Vì thế một số nhà bình luận không tự bằng lòng việc xác nhận các quan điểm đã làm sẵn đó, mà do sự lo lắng về tính khách quan đã buộc phải xem xét từng yếu tố lập luận về tính khách quan đã buộc phải xem xét từng yếu tố lập luận, họ đã đi đến kết luận là không có một danh nghĩa lịch sử lâu đời của Trung Quốc đối với các quần đảo Paracels và Spratleys. Giả thuyết này chỉ có thể đứng vững trên cơ sở các tài liệu chưa công bố so với tất cả những tài liệu mà công trình nghiên cứu này đã dựa vào. Chỉ duy sự có mặt của các ngư dân Trung Quốc theo thời vụ là không bàn cãi. Nhưng cũng có cả những ngư dân từ các vùng khác tới. Và trong luật quốc tế điều này 1 Chu Kiện: Các biên giới biển của Trung Quốc, luận án làm dưới sự hướng dẫn của GS Hubert Thierry, Đại học Paris X, Nanterre, tr.562 QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 79 WWW.SEASFOUNDATION.ORG không phải là cơ sở cho một danh nghĩa pháp lý1. Bởi vì chỉ đơn thuần khẳng định các quyền chủ quyền hoặc ý định thể hiện mong muốn làm cho một sự chiếm hữu thành thật sự là chưa đủ”2. b) Những hậu quả không có của chế độ chư hầu Phải chăng chế độ chư hầu của Trung Quốc đối với Việt Nam đã đưa lại cho Trung Quốc những quyền thông qua hành động của chisnh Việt Nam? Trước sự chính xác của các luận chứng của Việt Nam đã tạo thuận lợi cho họ trong việc thụ đắc chủ quyền bằng những hành vi từ thế kỷ XVIII, Trung Quốc đã phản bác lại là các vua An Nam luôn chỉ hoạt động nhằm phục vụ tôn chủ của họ là hoàng đế Trung Hoa. Các 1 Xem Micheal Bennet: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và việc sử dụng luật quốc tế trong tranh chấp các đảo Spratleys, Stanford Journal of International Law, 1992, tr.434, 435, 436. 2 Phán quyết trọng tài ngày 6-6-1904 của Vua Italia Victor Emmanuel III trong vụ kiện giữa Brazil và Anh: Tạp chí Tổng quan Công pháp quốc tế, 1904, tr.19 hành vi của họ chỉ “xác nhận chủ quyền Trung Quốc đối với các đảo không phải thuộc An Nam”3. Như vậy là phải làm sáng tỏ bản chất của mối quan hệ chư hầu này và những hậu quả mà nó có thể mang lại đối với thẩm quyền về các đảo. Vương quốc Việt Nam (Đại Cồ Việt) được thành lập vào thế kỷ XI bằng việc thiết lập một quyền lực chính trị và một nền cai trị độc lập đối với Trung Quốc, nhưng đồng thời công nhận (khôn ngoan) quyền bá chủ của Trung Quốc. Mối quan hệ chứ hầu này khó xác định theo một quan điểm pháp lý bởi vì nội dung của nó mơ hồ và tăng giảm tùy theo các thời kỳ. Nếu so sánh với phong kiến Châu Âu, một mô hình có cấu trúc chặt chẽ và được các luật gia phương Tây biết đến nhiều hơn, sẽ là một điều khinh suất. Dường như, mối quan hệ ở đây chủ yếu là một sự trung thành có tính tôn giáo đi kèm với sự nộp cống định kỳ thay đổi. “Về giá trị pháp lý của các mối quan hệ này, rõ ràng không thể đánh 3 Xem Jean Pieree Fierrier: Tranh chấp các đảo Hoàng Sa và vấn đề chủ quyền trên các đảo không người ở, Niên giám của Pháp về luật quốc tế, 1960, tr.180 (Tác giả hoàn toàn không đồng tình với luận chứng này của Trung Quốc). QUỸ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG 80 WWW.SEASFOUNDATION.ORG giá chúng theo các quy tắc quốc tế của cộng đồng châu Âu mà với chúng thật khó trùng hợp, nhất là sự khác nhau của thời đại và sự khác biệt giữa các quan niệm ở châu Âu và các quan niệm của xã hội châu Á”1. “Triều đại Việt cần lễ thụ phong của Trung Quốc để được công nhận, giống như mọi quốc gia hiện đại muốn đứng vững thì không thể bỏ qua sự công nhận quốc tế. Vả lại, theo quan điểm Trung Quốc, ý tưởng có hai quốc gia khác biệt nhau là không thích hợp. Đúng hơn, thay vào đó là ý tưởng về hai thế giới kế cận: một thế giới văn minh và một thế giới không văn minh. Thế giới văn minh, nghĩa là thế giới Khổng giáo, phải phục tùng Hoàng đế (mà chúng ta gọi là hoàng đế Trung Quốc); để tham dự vào thế giới này mà nước Đại Việt phụ thuộc, vì nước này sử dụng chữ viết Trung Quốc và tôn trọng các tập tục Trung Hoa, các biểu tượng của văn minh, Đại Việt không còn cách nào khác là chịu làm chư hầu trước Thiên Tử. Có nghĩa là sự cống nạp đó che đậy, về thực chất, một hệ thống quan hệ cực kỳ phức tạp. Đối với Trung Quốc, cống nạp thể hiện sự phụ thuộc tối đa mà họ hy vọng qua đó có thể duy trì một nước Việt mà không gây phản ứng “đế quốc” từ phía Đại Việt. Ngược lại, đối với Đại Việt, cống nạp thể hiện sự độc lập tối đa mà vương quốc này có thể đại tới mà không gây nên 1 Huan-Lai Cho (Phó Lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn): Các nguyên nhân của cuộc xung đột Pháp- Trung về Bắc Kỳ cho tới năm 1883, Nhà in Albert Portrail, Sài Gòn, 1938, tr.82 phản ứng đế quốc từ phía Trung Quốc. Trong trường hợp này cũng như trường hợp kia, có tính Khổng giáo của hai quốc gia, việc triều cống, ít nhất là một phần, chứng tỏ rằng cả hai bên cùng thuộc một hệ thống giá trị”2. Ngay cả Trung Quốc cũng có một khái niệm mơ hồ và mở rộng đến mức mà “Kỷ yếu chính thức của Chính phủ Trung Quốc đã xếp là ở thế kỷ XIX chư hầu của họ bao gồm: An Nam, Miên Điện, Xiêm, Lào, Anh, Hà Lan, Ý, Bồ Đào Nha và Tòa thánh!”3. Đây không phải là một tình trạng pháp lý thuộc như trong một số vụ khác gọi là “bản chủ quyền”. Một nước bản chủ quyền có đặc điểm là năng lực quốc tế của họ không bao giờ được trọn vẹn4. Trong trường hợp như thế có sự từ bỏ một số thẩm quyền quốc tế cho tôn chủ và 2 Francois Joyaux: Trung Quốc việc giải quyết xung đột Đông Dương lần thứ nhất, Geneve, 1954, NXB Sorbonne, 1979, tr.44-45. 3 Trích dẫn của Jean Pierre Ferrier: Tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và vấn đề chủ quyền trên các đảo không người ở, tr.180-181 4 Về điểm này, xem Nguyễn Hữu Trụ: Một số vấn đề về thừa kế nhà nước có liên quan đến Việt Nam, NXB Bruylant, Bruxelles, 1976, tr.26 (đặc biệt là điểm 3) và tr.27.