🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chủ Nghĩa Tư Bản: Lịch Sử Thăng Trầm 120 Năm (1900-2020)
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4139-2020/CXBIPH/5-337/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5356-QĐ/NXBCTQG, ngày 15/10/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 10 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-6100-7.
5
Lời Nhà xuất bản
Vào khoảng giữa thế kỷ XVI (từ sau cuộc Cách mạng tư sản
Hà Lan năm 1566), mô hình xã hội tư bản chủ nghĩa chính thức được xác lập, loại bỏ dần hình thái nhà nước phong kiến, từng bước chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và lan ra nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Trong lịch sử tồn tại gần năm thế kỷ, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX và hai thập niên đầu thế kỷ XXI đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản đã châm ngòi cho hai cuộc chiến tranh thế giới đến nay là lớn nhất trong lịch sử nhân loại, đồng thời đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, với những đỉnh cao chưa từng thấy cũng như những cuộc khủng hoảng, suy thoái lớn nhất về kinh tế, xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành một trong những chủ thể giữ vị trí then chốt trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản chủ yếu tập trung vào các khía cạnh kinh tế chính trị học hoặc thuần túy về kinh tế. Việc nghiên cứu, xem xét sự thăng trầm của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX và hai thập niên đầu thế kỷ XXI - một bộ phận không thể tách rời trong dòng chảy của lịch sử nhân loại - vẫn còn có khoảng trống. Do vậy, với cách tiếp cận từ lịch sử, cuốn sách Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020) được xuất bản sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống đó và cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu nguồn tư liệu hữu ích,
6 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
cập nhật khi muốn tìm hiểu một cách hệ thống, cơ bản về lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Hướng nghiên cứu chính được tác giả - Giáo sư Sử học Trần Thị Vinh - đề cập trong nội dung cuốn sách bao gồm: lịch sử các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản; quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX và hai thập niên đầu thế kỷ XXI thông qua các giai đoạn phát triển chính; từ đó rút ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại và biểu hiện của nó ở một số nước tư bản chính yếu.
Trong quá trình biên soạn, tác giả có sử dụng một số nguồn tư liệu từ các sách, báo nước ngoài. Để bạn đọc thuận tiện nghiên cứu và theo dõi, chúng tôi giữ nguyên nội dung bản dịch các tư liệu đó (có kèm theo nguồn trích dẫn) và coi đây là quan điểm riêng của tác giả.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
9
Chương I
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, tính từ cuộc
Cách mạng tư sản Hà Lan giữa thế kỷ XVI đến nay đã trải qua gần năm thế kỷ. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều thế hệ các lý thuyết gia trên thế giới. Nhìn lại lịch sử có thể thấy, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự tiến triển của các lý thuyết về chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh những quan điểm tương đồng về sự phát triển kinh tế, quy luật phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản, các quan điểm về quan hệ sản xuất, về bản chất những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản của các nhà nghiên cứu rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Điều đó được lý giải bằng lập trường chính trị giai cấp, bằng phương pháp tiếp cận nghiên cứu đối với chủ nghĩa tư bản. Về cơ bản có thể khái quát một số học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản theo trình tự thời gian như sau:
1. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời vào cuối thế kỷ XVII và phát triển mạnh ở Anh và Pháp. Các nhà kinh tế chính trị học Anh như: William Petty (1623-1687), người sáng lập ra kinh tế chính trị học tư sản cổ điển; Adam Smith (1723-1790),
10 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
nhà kinh tế thời kỳ công trường thủ công và David Ricardo (1772-1823), nhà kinh tế của thời kỳ đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản là những đại diện của học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã áp dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế, từ đó vạch ra bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Họ cho rằng lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận của những người giàu. Các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển nêu lên một cách có hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế của xã hội tư bản như: giá trị, giá cả, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận, lợi tức, tiền lương, tái sản xuất..., đồng thời ủng hộ tự do cạnh tranh theo cơ chế thị trường tự điều chỉnh.
Trong số các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển, Adam Smith được coi là đại diện tiêu biểu của lý thuyết kinh tế học tư sản. Công trình nghiên cứu cơ bản của ông, tác phẩm Tìm hiểu bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc (An inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations), thường được gọi là Sự giàu có của các dân tộc (The Wealth of Nations) xuất bản lần đầu năm 1776, đã đề cập những vấn đề cơ bản của kinh tế học tư sản như: phân công lao động, tự do thương mại, tiền lương, lợi nhuận, động lực cá nhân,... Trên cơ sở phân tích bốn thời kỳ chính trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại (gồm thời kỳ nguyên thủy với hoạt động săn bắt thô sơ, thời kỳ nông nghiệp du mục, thời kỳ canh tác phong kiến và thời kỳ phụ thuộc lẫn nhau về thương mại), Adam Smith cho rằng chủ nghĩa tư bản là hệ thống kinh tế tốt nhất trong việc sử dụng lao động làm thuê để sản xuất ra các sản phẩm và phân phối sản phẩm trong điều kiện tự do kinh doanh và tự do buôn bán.
CHƯƠNG I (Phần I): Sự tiến triển của các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản 1111
Trong khi lý giải nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia, Adam Smith đưa ra lý thuyết “bàn tay vô hình”. Theo lý thuyết này, có một “bàn tay vô hình” dắt dẫn con người trong khi làm việc có lợi cho mình, đồng thời đã đóng góp lợi ích cho xã hội, và do vậy, nếu mỗi người cố gắng làm lợi cho mình một cách đều đặn, không ngừng, thì sẽ dẫn tới sự thịnh vượng của quốc gia. Mặt khác, lý thuyết “bàn tay vô hình” còn được Adam Smith miêu tả như khả năng của thị trường trong việc điều tiết nền kinh tế mà không cần đến sự can thiệp của nhà nước hay bất cứ tổ chức nào khác, mặc dù trên thực tế, ông không dùng đến những thuật ngữ này. Adam Smith đồng tình với quan điểm của Thomas Paine (1737-1809), nhà triết học người Mỹ, khi cho rằng “một chính quyền tốt nhất là chính quyền ít cai trị nhất”1.
Nhìn chung, lý thuyết của Adam Smith và các nhà kinh tế chính trị học cổ điển là tiếng nói của chủ nghĩa tư bản đã trưởng thành đòi hỏi được tự do kinh doanh và thích hợp với chủ nghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do. Đề cao sở hữu cá nhân, tính ích kỷ cá nhân, động lực lợi nhuận, khả năng tự định hướng tổ chức kinh doanh và phân phối của chủ nghĩa tư bản,... là những điểm khác biệt cơ bản của lý thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển so với quan điểm mácxít về chủ nghĩa tư bản. Hạn chế lớn nhất của lý thuyết này là ở chỗ, họ coi quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật tự nhiên, tuyệt đối và vĩnh hằng. Đánh giá chung về kinh tế chính trị tư sản cổ điển, Các Mác cho rằng: “Ricácđô (Ricardo - BT), người đại biểu vĩ đại cuối cùng của nó, rốt cuộc cũng đã lấy một cách có ý thức sự đối lập giữa những lợi ích giai cấp, giữa tiền công và
1. Adam Smith: “Wealth of Nations”, 1776, http://en.wikipedia.org/wiki/ Wealth_of_Nations.
1212 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
lợi nhuận, giữa lợi nhuận và địa tô, làm khởi điểm cho công trình nghiên cứu của mình và ngây thơ cho rằng sự đối lập đó là một quy luật tự nhiên của đời sống xã hội. Với điều đó, khoa học kinh tế tư sản đã đạt tới cái giới hạn cuối cùng không thể vượt qua được của nó”1.
2. Học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa tư bản
Các Mác (1818-1883) là người đặt nền móng cho hệ thống lý luận về chủ nghĩa tư bản trên cơ sở nghiên cứu và quan sát thực tiễn vận động của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XIX. Cùng với Ph. Ăngghen (1820-1895), C. Mác đã xây dựng hệ thống lý luận làm rõ những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở kế thừa và phát triển một cách thiên tài ba trào lưu tư tưởng của thế kỷ XIX: triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội Pháp, C. Mác đã tổng kết tri thức của nhân loại và sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết kinh tế mácxít, chủ nghĩa xã hội khoa học.
Học thuyết của C. Mác về chủ nghĩa tư bản được trình bày trong các tác phẩm như: Sự khốn cùng của triết học (năm 1847), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (năm 1848), Lao động, làm thuê và tư bản (năm 1849) và đặc biệt là bộ sách đồ sộ Tư bản (Das Kapital) được xuất bản trong những năm 1867-1895. Kế thừa có phê phán quan điểm của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển như Adam Smith, David Ricardo..., C. Mác đã đưa ra hàng loạt phê phán về những hạn chế không thể chối bỏ của chủ nghĩa tư bản như: quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thuyết giá trị thặng dư, sự bóc lột lao động làm thuê,
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, t.23, tr.26.
CHƯƠNG I (Phần I): Sự tiến triển của các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản 1313
sự bất bình đẳng xã hội,... Không đi theo bất cứ ai trong số những người đi trước, C. Mác chủ trương giải quyết những mâu thuẫn kinh tế chính trị với cách tiếp cận hoàn toàn khác, chủ yếu bằng con đường đấu tranh giai cấp. Chính vì vậy, học thuyết kinh tế chính trị của C. Mác trở thành một trường phái kinh tế chính trị riêng - kinh tế chính trị mácxít. Sau này, V.I. Lênin đã chỉ ra sự khác biệt giữa Mác với các nhà kinh tế chính trị học tư sản: “Toàn bộ khoa học quan phương và của phái tự do, đều bênh vực bằng cách này hay cách khác chế độ nô lệ làm thuê, còn chủ nghĩa Mác thì tuyên chiến quyết liệt với chế độ nô lệ ấy”1, “Thiên tài của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên đã từ đó rút ra và triệt để cái kết luận do lịch sử toàn thế giới chỉ ra. Kết luận đó là học thuyết đấu tranh giai cấp... Chỉ có học thuyết kinh tế của Mác là đã giải thích được địa vị thực sự của giai cấp vô sản trong toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa”2. Trong khi phân tích quá trình phát triển và phát hiện quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản với những tiến bộ, hạn chế và mâu thuẫn của nó, C. Mác đã đưa ra luận chứng khoa học về tính tất yếu của việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của phương thức sản xuất mới cao hơn, tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
V.I. Lênin (1870-1924) đã vận dụng và phát triển toàn diện học thuyết Mác về chủ nghĩa tư bản. Chứng kiến sự vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã rút ra một kết luận quan trọng: “việc tập trung sản xuất đẻ ra các tổ chức độc quyền” và đó là “một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn phát triển
1, 2. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.23, tr.49, 57-58.
1414 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
hiện nay của chủ nghĩa tư bản”1. V.I. Lênin cho rằng: “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”2, và độc quyền có vai trò quyết định trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, ông đưa ra khái niệm “chủ nghĩa đế quốc” và coi đó là một giai đoạn phát triển đặc biệt của chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm nổi tiếng Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (năm 1916), V.I. Lênin đã phân tích năm đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc, làm rõ hình thái vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện tích tụ và tập trung sản xuất đã đạt đến một trình độ cao.
V.I. Lênin cho rằng ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, sự hình thành các tổ chức độc quyền, sự xuất hiện tư bản tài chính đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, theo sự phân tích của V.I. Lênin, ở giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, sự dư thừa tư bản trong nước có thể được làm dịu bớt phần nào nhờ xuất khẩu tư bản; và một khi xuất khẩu tư bản mang lại lợi nhuận cao cho các độc quyền thì sẽ xuất hiện các cuộc chiến tranh kinh tế nhằm tranh giành thị trường xuất khẩu tư bản và nguồn cung ứng nguyên liệu. Các cuộc chiến tranh này không phải chỉ diễn ra giữa các độc quyền trong một quốc gia mà giữa các độc quyền của các nước với nhau, thậm chí giữa các nước với nhau, bởi lẽ cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế đòi hỏi phải có quân sự và chính trị hỗ trợ. Mâu thuẫn này có thể giải quyết thông qua các cuộc chiến tranh và sự phân chia thế giới giữa các liên minh của các tổ chức độc quyền và các nước đế quốc. Tiên đoán của V.I. Lênin đã được
1, 2. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.27, tr.402.
CHƯƠNG I (Phần I): Sự tiến triển của các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản 1515
minh chứng trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản vào nửa đầu thế kỷ XX.
3. Lý thuyết của John Maynard Keynes về chủ nghĩa tư bản J.M. Keynes (1883-1948) là nhà kinh tế chính trị học người Anh có ảnh hưởng lớn đến kinh tế chính trị học tư sản hiện đại và chính sách kinh tế của các nhà nước tư sản, đồng thời là người đặt nền móng cho hệ thống lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại. Trong tác phẩm chính Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ (The General Theory of Employment, Interest and Money), thường được gọi là Lý thuyết chung (The General), xuất bản năm 1936, Keynes đã đưa ra một loạt lý thuyết mới về nguyên lý cung - cầu hữu hiệu trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở quan sát thực tiễn cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933 của chủ nghĩa tư bản, ông cho rằng vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ là không thể thiếu vì khả năng điều tiết của thị trường không hoàn hảo như các nhà kinh tế học tư sản trước đây quan niệm. Chính vì vậy, mặc dù ủng hộ thị trường tự do nhưng Keynes đề cao vai trò can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm khắc phục những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Ông nhấn mạnh đến các yếu tố điều tiết vĩ mô (thu nhập quốc dân, đầu tư vào hạ tầng cơ sở, việc làm, nhu cầu, tiết kiệm,...) nhằm mục tiêu duy trì “nhu cầu có hiệu quả” và “toàn dụng nhân lực”. Đánh giá cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi, ông cho rằng muốn đẩy mạnh sản xuất phải kích cầu có hiệu quả, do vậy lý thuyết của ông là lý thuyết trọng cầu1.
1 Xem J.M. Keynes: “The General Theory of Employment, Interest and Money”, 1936, http://www.marxist.org/refrence/subject/economics/keynes/general theory/.
1616 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Những năm tiếp theo sau khi tác phẩm Lý thuyết chung của Keynes được công bố, các nhà kinh tế học như John Richard Hick (1904-1989), Roy Forbes Harrod (1900-1978),... đã mô hình hóa các ý tưởng và lý luận của ông. Sau khi ông mất năm 1948, các nhà kinh tế học người Anh đã thành lập Câu lạc bộ Keynes, tập hợp các nhà nghiên cứu đóng góp vào việc phát triển lý thuyết của Keynes, hình thành nên “Trường phái Keynes”.
Lý thuyết của Keynes được vận dụng và phát triển ở Mỹ trong thời kỳ khắc phục những hậu quả của đại suy thoái kinh tế 1929-1933. Chính phủ của Tổng thống F. Roosevelt đã thực hiện Chính sách mới (New Deal) với sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế - xã hội nhằm đưa nước Mỹ thoát ra khỏi khủng hoảng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lý thuyết của Keynes tiếp tục ảnh hưởng đến lý luận và chính sách kinh tế của một số nước tư bản chủ nghĩa phương Tây khác.
4. Trường phái kinh tế Áo và chủ nghĩa tự do mới Các nhà kinh tế học người Áo như: Joseph Schumpeter (1883-1950), Ludwig von Mises (1881-1973) và Friedrich Hayec (1899-1992),... là những đại diện tiêu biểu của trường phái kinh tế học Áo, có ảnh hưởng lớn đến lý thuyết về kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thế kỷ XX. Trường phái này đưa ra lý thuyết về chủ nghĩa tự do mới, trên cơ sở cho rằng thị trường chính là nhân tố hoàn hảo có khả năng điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, do vậy cần thiết phải hạn chế mọi hình thức can thiệp của nhà nước và đặt nền kinh tế dưới sự điều tiết của thị trường tự do.
CHƯƠNG I (Phần I): Sự tiến triển của các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản 1717
Trong khi đề cao chủ nghĩa tư bản tự do, những người theo chủ nghĩa tự do mới chống lại lý thuyết về chủ nghĩa xã hội và tập thể hóa. Họ coi sự bình đẳng về phúc lợi xã hội là có hại cho quyền tự do của công dân, hạn chế sự phát triển tài năng cá nhân và cho rằng sự bất bình đẳng mới là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội tư bản. Trên cơ sở đó, trường phái này phản đối việc tăng quỹ phúc lợi xã hội, không chấp nhận yêu sách tăng lương của công nhân, coi đó là nguyên nhân của việc suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng lạm phát và giảm sút tăng trưởng. Chủ nghĩa tự do mới ra đời từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng cho đến thập niên 1970 vẫn chỉ là lý thuyết, chưa được áp dụng trên thực tế do địa vị chi phối của học thuyết Keynes đối với chính sách kinh tế của các nước tư bản phương Tây. Chỉ đến giữa thập niên 1970, khi chủ nghĩa tư bản suy thoái trầm trọng với hai cơn bạo bệnh: tăng trưởng thấp và lạm phát cao, tình hình đó mới tạo ra cơ hội vàng cho việc hiện thực hóa chủ nghĩa tự do mới. Trong quá trình chuyển từ lý thuyết thành chính sách, chủ nghĩa tự do mới tập trung vào ba lĩnh vực chính: tự do hóa, tư nhân hóa và phi điều tiết hóa, trong đó nhấn mạnh đến việc cắt giảm khu vực kinh tế công, coi đó là mầm mống của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tự do mới có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách kinh tế của Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống R. Reagan, của Anh dưới thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng M. Thatcher, được tiếp tục phát huy trong các chính quyền kế nhiệm và trở thành nền tảng tư tưởng cho các thiết chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),...
Chủ nghĩa tự do mới có cách nhìn tiêu cực đối với vai trò điều tiết của nhà nước, đặc biệt là nhà nước của các quốc gia
1818 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
đang phát triển. Những người theo chủ nghĩa tự do mới cho rằng ở các nước đang phát triển, sự can thiệp quá lớn của nhà nước đã hạn chế vai trò điều tiết của thị trường và ngăn cản các doanh nghiệp làm giàu cho họ và cho xã hội nói chung. Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do mới, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế chỉ nên giới hạn trong việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản, giám sát việc thực thi các dự án, hợp đồng kinh tế và (trong một số trường hợp) đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy những hạn chế và sai lầm của chủ nghĩa tự do mới. Những quốc gia theo chủ nghĩa tự do mới không phải tất cả đều đạt được mức tăng trưởng cao như mong đợi, đặc biệt là những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu diễn ra trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã cho thấy những mặt trái của lý thuyết này. Trong khi đó một số nước có nền kinh tế thị trường với sự kiểm soát của nhà nước lại đạt được chỉ số tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn.
Cùng quan điểm với chủ nghĩa tự do mới cần phải kể đến trường phái Chicago và lý thuyết kinh tế Tân cổ điển (Neoclassical economics), mà một trong những đại diện tiêu biểu là nhà kinh tế học người Mỹ Milton Friedman (1912-
2006). Trên cơ sở nhấn mạnh những ưu thế của thị trường, Friedman cũng có cách nhìn nhận tiêu cực đối với vai trò của nhà nước và cho rằng cần thiết phải giảm bớt sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Friedman đề cao mô hình “trọng tiền”, chủ trương lấy chính sách tiền tệ, sự ổn định tiền tệ làm đòn bẩy kích thích sản xuất, tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Lý thuyết của Friedman có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách kinh tế của các nước tư bản nửa sau thế kỷ XX.
CHƯƠNG I (Phần I): Sự tiến triển của các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản 1919
Nhìn chung, lý thuyết về chủ nghĩa tư bản của các học giả tư sản không ngừng thay đổi theo thời gian cùng với quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản nhằm giải quyết những vấn đề mà quá trình này đặt ra cho sự tồn vong của chính chủ nghĩa tư bản. Mặc dù có những cách nhìn nhận khác nhau về vai trò của nhà nước, của thị trường, của quy luật cung - cầu, của chính sách tài chính, tiền tệ và các chính sách kinh tế - xã hội khác, nhưng các nhà kinh tế chính trị tư sản từ cổ điển đến hiện đại đều có một điểm chung. Đó là sự bênh vực, biện hộ cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản và chủ trương giải quyết các mâu thuẫn trong khuôn khổ những lợi ích của giai cấp tư sản. Họ đề cao các giá trị của chủ nghĩa tư bản như: quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tự do kinh doanh để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh, khai thác giá trị thặng dư từ việc thuê mướn nhân công lao động, duy trì sự bất bình đẳng trong phân phối sản phẩm và của cải vật chất xã hội,... Trong lý thuyết của họ, mọi giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều được định lượng bằng tiền và sự định lượng này hoàn toàn mang tính thị trường.
5. Các mô hình phát triển của chủ nghĩa tư bản
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy, hoàn toàn không có chủ nghĩa tư bản chung chung, trừu tượng mà trên thực tế đã tồn tại những mô hình phát triển khác nhau. Nhà nghiên cứu người Đức Konrad Seitz cho rằng, có ba loại hình chủ nghĩa tư bản khác nhau, đó là chủ nghĩa tư bản Anh - Mỹ (chủ nghĩa tư bản Anglo - Saxon), chủ nghĩa tư bản Đức - châu Âu lục địa và chủ nghĩa tư bản Nhật Bản - Đông Á1. Ba mô hình phát triển này có những đặc trưng riêng biệt.
1. Xem Seitz Konrad: Race in to 21st Century - The future of Europe between American and Asia, Berlin, 1998, p.391.
2020 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
5.1. Chủ nghĩa tư bản Anh - Mỹ (chủ nghĩa tư bản Anglo - Saxon) Chủ nghĩa tư bản Anglo - Saxon, hay còn gọi là “mô hình kinh tế thị trường tự do phi điều tiết”, được Tổng thống Mỹ R. Reagan và Thủ tướng Anh M. Thatcher đề xướng và ủng hộ trong thập niên 80 thế kỷ XX. Trên thực tế, mô hình kinh tế thị trường tự do đã từng xuất hiện ở Anh trong những năm giữa thế kỷ XVIII. Đối với nước Mỹ, vào nửa sau thập niên 1980, Tổng thống R. Reagan quyết định từ bỏ Chính sách mới của F. Roosevelt, với vai trò can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vĩ mô để quay trở lại với mô hình kinh tế thị trường tự do phi điều tiết. Còn ở Anh, Thủ tướng M. Thatcher đã từ bỏ chính sách Nhà nước phúc lợi chung được William Beveridge (1879-1963), nhà kinh tế học và cải cách xã hội người Anh, xây dựng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ cả hai nước này đã đẩy lùi sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, quay trở lại với lý thuyết “nhà nước chỉ nên là tối thiểu, để cho thị trường tự do được hoạt động tối đa theo sự dẫn dắt của
“bàn tay vô hình” của Adam Smith đưa ra từ năm 1776. Nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu Anglo - Saxon được cho là động lực chủ yếu để nước Mỹ vươn lên chiếm vị trí cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới chỉ sau khoảng tám thập niên kể từ sau khi nước Mỹ thành lập năm 1776. Đề cao “sự thần kỳ và sức mạnh toàn năng” của hệ thống thị trường tự do phi điều tiết, nhiều người Mỹ vẫn tin rằng với việc áp dụng triệt để và thực dụng hệ thống này, nước Mỹ đã và sẽ vượt lên trước tất cả các nước khác trên con đường tiến tới một thế giới mới của xã hội thông tin và kiểm soát công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, với tư cách là các ngành công nghệ chính tạo ra sự tăng trưởng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
CHƯƠNG I (Phần I): Sự tiến triển của các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản 2121
mô hình chủ nghĩa tư bản Anh - Mỹ có những điểm yếu tai hại, trong đó phải kể đến tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, nợ nước ngoài ngày càng lớn. Chủ nghĩa tư bản tự do tạo ra một nền kinh tế theo kiểu “Winner-take-all” (kẻ chiến thắng chiếm đoạt tất cả mọi thứ), đó chính là nguyên nhân dẫn tới khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn trong xã hội. Thu nhập của các chủ tịch hội đồng quản trị của 500 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ đã tăng từ gấp 35 lần lên gấp 157 lần mức lương trung bình của công nhân trong những năm 80 thế kỷ XX1. Đồng thời, sự phát triển của một xã hội tiêu dùng thái quá cùng với sự tối thiểu hóa vai trò quản lý của nhà nước đã dẫn tới sự thâm hụt triền miên của cán cân thanh toán và tình trạng nợ nước ngoài gia tăng.
Các cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế bao trùm các nước tư bản phát triển bắt đầu từ cuối năm 2008 đã làm tiêu tan quan điểm cho rằng nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa là phương thức tốt nhất trong các quan hệ kinh tế. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ chủ nghĩa Reagan và lý thuyết về nền kinh tế thị trường tự do phi điều tiết. Để cứu vãn sự sụp đổ của thị trường tài chính, chính phủ các nước Mỹ, Anh đã phải thực hiện những biện pháp can thiệp khẩn cấp, thậm chí Chính phủ Mỹ phải thực hiện kế hoạch khẩn cấp trị giá 700 tỷ USD để cứu trợ hàng loạt ngân hàng và các hãng bảo hiểm lớn. Chính vì vậy, niềm tin vào tính tối ưu, khả năng tự cân bằng và sự ổn định của mô hình kinh tế thị trường tự do phi điều tiết của chủ nghĩa tư bản đang gặp nhiều thách thức và không thể là tuyệt đối.
1. Xem Seitz Konrad: Race into 21 st Century - The future of Europe between American and Asia, Ibid, p.391.
22 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
5.2. Chủ nghĩa tư bản Đức - châu Âu lục địa
Chủ nghĩa tư bản Đức - châu Âu lục địa là mô hình “kinh tế thị trường xã hội”, được Ludwig Erhard (1897-1977), người từng giữ các vị trí Bộ trưởng Bộ Kinh tế (1949-1963), Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức (1963-1966) đề xướng năm 1949. Trong mô hình kinh tế này, sức mạnh của thị trường được bổ sung bởi các hệ thống bảo đảm và điều tiết xã hội nhằm bảo vệ người lao động. Vai trò của nhà nước ở đây được hiểu là nhà nước xã hội bảo vệ và trợ giúp những người thua thiệt trong quá trình thị trường hóa bằng một mạng lưới xã hội, đồng thời ngăn chặn sự hình thành một tầng lớp người nghèo, bị gạt ra ngoài lề xã hội trong cuộc cạnh tranh tự do. Nếu như chủ nghĩa tư bản Anh - Mỹ nhấn mạnh tự do cá nhân, thì chủ nghĩa tư bản Đức - châu Âu lục địa đòi hỏi kết hợp tự do cá nhân và nghĩa vụ xã hội, khuyến khích cạnh tranh nhưng vẫn chú trọng sự hài hòa giữa lợi ích của các tập đoàn, theo đuổi lợi nhuận nhưng vẫn có trách nhiệm cung cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân. Nền kinh tế thị trường xã hội Đức đã trở thành hệ thống của gần như toàn bộ châu Âu lục địa và đó là lý do để một số học giả phương Tây viết về “một chủ nghĩa tư bản vùng sông Ranh”. Theo đó, nguyên tắc “hiệp thương nhất trí thông qua đàm phán” để tìm ra sự thỏa thuận giữa các tập đoàn, các nhóm lợi ích xã hội được đề cao.
Tuy nhiên, cho đến nay, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Konrad Seitz, bên trong mô hình này, nhà nước và các nhóm xã hội vẫn tỏ ra không có năng lực để tiến hành một cuộc cải cách thực sự triệt để, đặc biệt là trong các vấn đề về phúc lợi xã hội. Thực tế cho thấy, từ nhiều năm nay, ở Đức, Pháp, Italia và các nước Tây Bắc Âu khác, nhiều giải pháp về cắt giảm
CHƯƠNG I (Phần I): Sự tiến triển của các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản 23
phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt gánh nặng cho người đóng thuế đã được đưa ra bàn thảo nhưng chưa được thực thi. Một vấn đề khác cũng mang tính phổ biến tại các nước đi theo mô hình này là sự bảo đảm xã hội thái quá cho việc làm và người lao động. Theo đó, các doanh nghiệp phải chịu chi phí quá lớn khi sa thải công nhân, ngay cả khi sự sa thải đó là cần thiết. Đồng thời, sức ép cao về thuế đã làm suy giảm động cơ làm việc, sản xuất, đẩy nạn làm chui, trốn thuế gia tăng, dẫn đến việc một số người có thu nhập cao phải di chuyển đến những nước có mức thuế thấp hơn.
5.3. Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản - Đông Á
Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản - Đông Á là mô hình “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo định hướng hành chính”. Có gốc rễ từ thời Minh Trị (năm 1868), chủ nghĩa tư bản Nhật Bản - Đông Á là một loại hình chủ nghĩa tư bản không phải do doanh nghiệp, mà do nhà nước thành lập. Mô hình này mang đậm truyền thống phương Đông, đồng thời kế thừa kinh nghiệm phát triển kinh tế hiện đại của phương Tây. Đối lập với mô hình Anh - Mỹ, trong mô hình Nhật Bản - Đông Á, nhà nước có vai trò chi phối rất mạnh đối với nền kinh tế. Trong cơ chế quản lý, bên cạnh quyền khống chế của giám đốc cấp cao, trong nội bộ các doanh nghiệp còn hình thành “khối cùng chung vận mệnh” độc đáo, thực hiện chế độ thuê mướn nhân công trọn đời, chế độ thứ bậc thâm niên và chế độ công đoàn doanh nghiệp. Chính điều đó đã làm cho các nhà quản lý cũng như người lao động đều coi sự phát triển của công ty, doanh nghiệp là sự nghiệp chung và cùng nhau hợp tác vì sự nghiệp đó.
24 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Với nỗ lực giữ gìn mối liên kết xã hội, mô hình chủ nghĩa tư bản Nhật Bản - Đông Á có những nét tương đồng với mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức - châu Âu lục địa. Trong thời kỳ hưng thịnh vào thập niên 1960, cả hai mô hình này đều tạo ra việc làm cho đại đa số người lao động và tạo dựng được xã hội trung lưu bình đẳng. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản không thực hiện kế hoạch phúc lợi xã hội rộng rãi như các nước châu Âu mà thực hiện các biện pháp, đặc biệt là biện pháp hành chính, để khuyến khích hợp tác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đồng thời bảo hộ và nâng đỡ các doanh nghiệp, nhằm đưa nền kinh tế đạt tới mục tiêu chiến lược nhất định.
Đối lập với việc đề cao chủ nghĩa cá nhân của mô hình Anh - Mỹ, mô hình chủ nghĩa tư bản Nhật Bản - Đông Á gắn với truyền thống và văn hóa dân tộc, đề cao ý thức kinh doanh cộng đồng và tinh thần tự tôn dân tộc trên thương trường quốc tế. Ngay từ thời phong kiến, ở Nhật Bản đã hình hành văn hóa kinh doanh hướng tới tập thể và các nhóm người. Truyền thống này được kế tục trong thời kỳ cận hiện đại, khi hầu hết các công ty của Nhật Bản đều được thành lập từ những cộng đồng có cùng ý chí và tiến vào cuộc cạnh tranh trên thương trường với tư cách một cộng đồng. Điều đó đã tạo ra động lực thúc đẩy Nhật Bản trỗi dậy hết sức nhanh chóng sau thất bại nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Tuy nhiên, mô hình phát triển dựa vào Nhà nước của Nhật Bản đã phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là từ năm 1990 trở đi, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài trong suốt một thập niên. Việc dựa quá nhiều vào các biện pháp mang tính quản lý, sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh đã làm hạn chế chức năng
CHƯƠNG I (Phần I): Sự tiến triển của các học thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản 25
của thị trường, cản trở sự phát triển của các khu vực dịch vụ và giới hạn việc tiến hành những đổi mới cơ bản. Đồng thời, từ một xã hội chú trọng sản xuất, hạn chế tiêu dùng, Nhật Bản phải chuyển sang một xã hội tiêu dùng, trong đó lấy tiêu dùng nội địa làm động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Mặt khác, nếu nhìn sâu vào các chiều cạnh của văn hóa Nhật Bản thì có thể thấy rằng bên cạnh việc tôn thờ tính độc nhất trong văn hóa, cùng với quá trình toàn cầu hóa, người dân Nhật Bản đã từng bước hòa nhập với những nền văn hóa khác trong bối cảnh của xã hội thông tin và toàn cầu hóa.
Những mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa nêu trên đều được hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể và gắn với những đặc điểm lịch sử, văn hóa của từng quốc gia - dân tộc, từng khu vực. Cả ba mô hình trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, từng là nền tảng và động lực phát triển trong nhiều thập niên của những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cùng với thời gian, những trải nghiệm trong lịch sử cho thấy, việc tìm kiếm một mô hình phát triển tối ưu trong thời kỳ mới của xã hội thông tin và toàn cầu hóa vẫn là vấn đề đặt ra cho chủ nghĩa tư bản nói chung.
26
Chương II
TỪ HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
Đối lập với các học thuyết kinh tế chính trị tư sản, học
thuyết Mác - Lênin đã vạch rõ bản chất bóc lột, ích kỷ của chủ nghĩa tư bản cùng với những mâu thuẫn đối kháng của nó. Tuyên chiến quyết liệt với chủ nghĩa tư bản, học thuyết Mác - Lênin chủ trương giải quyết những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản không phải trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản mà bằng con đường đấu tranh giai cấp, con đường thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một phương thức sản xuất cao hơn, tiến bộ hơn. Trên thực tế, những phân tích và luận điểm của học thuyết Mác - Lênin về bản chất của chủ nghĩa tư bản, về quá trình phát triển của xã hội loài người vẫn có giá trị thực tiễn cho đến ngày nay. Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự thay đổi của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và tiến trình toàn cầu hóa, trên cơ sở những tri thức khoa học mới, chúng ta cần nhận thức khách quan, khoa học về những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại trên nền tảng những lý thuyết kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa tư bản.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 27
1. Về giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
1.1. Về giai cấp tư sản
Ngay từ giữa thế kỷ XIX, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã phân tích một cách khách quan vai trò cách mạng và bản chất bóc lột của giai cấp tư sản. Hai ông cho rằng, khi mới ra đời, đại diện cho lực lượng sản xuất đang lên, giai cấp tư sản là lực lượng có vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử. Để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và trao đổi, giai cấp tư sản đã thẳng tay xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, đưa đến sự tập trung về kinh tế chính trị, hình thành một quốc gia - dân tộc thống nhất, phục vụ cho lợi ích của bản thân giai cấp tư sản, đồng thời thiết lập thị trường thế giới. Mác và Ăngghen cũng khẳng định rằng, giai cấp tư sản đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và xóa bỏ tất cả những gì không phù hợp với lợi ích của bản thân giai cấp tư sản; rằng chỉ trong chưa đầy một thế kỷ, giai cấp tư sản đã tạo ra được một lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. Về chính trị, giai cấp tư sản đã thiết lập nền dân chủ tư sản, tuy là nền dân chủ cắt xén nhưng so với chế độ quân chủ chuyên chế thì đó là một tiến bộ trong lịch sử. Theo đánh giá của Mác và Ăngghen: “Chính giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoạt động của loài người có khả năng làm được những gì”1.
Tuy nhiên, Mác và Ăngghen nhấn mạnh rằng, do bản chất vốn có là một giai cấp tư hữu và bóc lột nên vai trò cách mạng
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.600.
28 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
của giai cấp tư sản bị hạn chế ngay từ đầu, rằng “giai cấp tư sản đã đem sự bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị”1, và thực tế đã “không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối “tiền trao cháo múc” không tình không nghĩa”2. Trong khi phân tích bản chất bóc lột và cơ sở tồn tại của giai cấp tư sản, hai ông nhấn mạnh: “Điều kiện căn bản của sự tồn tại và của sự thống trị của giai cấp tư sản là sự tích lũy của cải vào tay những tư nhân, là sự hình thành và tăng thêm tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản là lao động làm thuê”3.
Trên thực tế, lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX cho thấy, những phân tích của Mác và Ăngghen về bản chất bóc lột của giai cấp tư sản vẫn còn nguyên giá trị. Giai cấp tư sản vẫn chiếm địa vị chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, do cấu trúc giai cấp xã hội của xã hội tư bản đã trở nên phức tạp hơn, giai cấp tư sản buộc phải có những điều chỉnh về sở hữu và quyền lực theo hướng nhân nhượng người lao động và các lực lượng xã hội khác nhau để tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản tồn tại và phát triển. Điều này đúng như tiên đoán của Mác từ năm 1848: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ xã hội... Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng trong tất cả những quan hệ xã hội, sự luôn luôn hoài nghi và sự vận động làm cho thời đại tư sản khác với tất cả các thời đại trước”4.
1, 2, 3, 4. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.600, 600, 612, 600-601.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 29
Thực tế cho thấy, trong nội bộ giai cấp tư sản đã diễn ra những thay đổi về quan hệ sở hữu. Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, khái niệm sở hữu không chỉ giới hạn trong việc sở hữu tư liệu sản xuất như trước đây, mà quan trọng là sở hữu giá trị (vốn) dưới những hình thức đa dạng như vốn tự có, vốn cổ phần, vốn cho vay,... Nếu như trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, quyền sở hữu, quyền sử dụng và quản lý thống nhất làm một trong một chủ sở hữu thì cho đến nay, chức năng sở hữu ngày càng tách rời chức năng quản lý. Quản lý trên thực tế đã trở thành một nghề quan trọng trong xã hội tư bản. Đồng thời, ở các nước tư bản đã xuất hiện một tầng lớp kỹ trị chóp bu bao gồm những nhân viên quản lý cấp cao của các công ty lớn và thu nhập của họ một phần đáng kể là do địa vị chủ sở hữu trực tiếp cổ phần của công ty mang lại. Đây là tầng lớp đầu sỏ tài chính mới, có ảnh hưởng lớn về kinh tế, có thế lực về chính trị ở trong nước và trên quy mô toàn cầu.
1.2. Về giai cấp vô sản
Trước hết, Mác và Ăngghen khẳng định rằng, giai cấp vô sản là sản phẩm của nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp. Về nguồn gốc giai cấp, hai ông cho rằng, giai cấp vô sản được tuyển lựa từ tất cả các giai cấp trong dân cư, đồng thời “sự tiến bộ của đại công nghiệp còn đẩy từng bộ phận trong giai cấp thống trị vào hàng ngũ của giai cấp vô sản, bộ phận ấy cũng đem lại cho giai cấp vô sản những yếu tố tiến bộ”. Hơn nữa, khi đấu tranh chống chế độ phong kiến, giai cấp tư sản buộc phải kêu gọi sự giúp đỡ của giai cấp vô sản vào cuộc vận động chính trị, nghĩa là đã cung cấp cho giai cấp vô sản những yếu tố tri thức chính trị
3030 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
phổ thông, những vũ khí mà sau này giai cấp vô sản sẽ sử dụng để chống lại giai cấp tư sản.
Trong khi phân tích bản chất cách mạng của giai cấp vô sản, Mác và Ăngghen cho rằng, vì không có tài sản, phải bán sức lao động cho tư sản và phải chịu mọi sự may rủi của cạnh tranh, sự lên xuống của thị trường, cho nên giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Họ sẽ phá hủy hết thảy những gì từ trước tới nay vẫn bảo đảm và bảo vệ cho giai cấp tư sản. Đoàn kết thống nhất là một thuộc tính cơ bản của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Mác và Ăngghen đồng thời cũng làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản: “Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số”1.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc và toàn diện đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như cơ cấu giai cấp xã hội, đặc biệt là sự hình thành giai cấp công nhân hiện đại. Nếu như giai cấp công nhân truyền thống, theo cách gọi của Mác là “vô sản công nghiệp”, những công nhân đứng máy trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp (factory workers) là hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp, thì giai cấp công nhân hiện đại là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX. Trong bối cảnh vai trò của khoa học - công nghệ, của lao động trí óc đối với sự phát triển
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.611.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 3131
kinh tế - xã hội ngày càng tăng, giai cấp công nhân hiện đại có những đặc điểm mới về kinh tế - xã hội, chính trị khác với giai cấp công nhân truyền thống.
Về kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân hiện đại đã đạt tới trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cao hơn hẳn so với giai cấp công nhân truyền thống, đồng thời mức sống của họ cũng có những thay đổi cơ bản. Do nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế, chính phủ các nước tư bản đã quan tâm hơn đến các yếu tố cấu thành của giá trị hàng hóa sức lao động bằng việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động. Cùng với những điều chỉnh quan trọng về sở hữu, quản lý và phân phối tài sản của chủ nghĩa tư bản, trong cơ cấu giai cấp công nhân đã diễn ra những thay đổi quan trọng. Số lượng công nhân lao động trong các ngành truyền thống như: công nghiệp khai khoáng, chế biến, xây dựng,... ngày càng giảm sút, trong khi công nhân làm việc trong các ngành nghề mới như: dịch vụ, thông tin - truyền thông, công nghệ cao,... tăng lên hết sức nhanh chóng.
Theo các nhà nghiên cứu xã hội học phương Tây, giai cấp công nhân hiện đại trong các nước tư bản phát triển đã phân hóa thành các giai tầng khác nhau như: công nhân cổ trắng (white-collar worker), công nhân cổ vàng (yellow-collar worker), công nhân cổ xanh (blue-collar worker), công nhân cổ tím (pink-collar worker),... Tiêu chí để phân loại được dựa trên trình độ học vấn, kỹ năng, tính chuyên nghiệp, công việc cụ thể mà họ đảm nhận và mức thu nhập hằng năm.
Công nhân cổ trắng (hay còn gọi là công nhân cổ cồn) là thuật ngữ dùng để chỉ những người có trình độ học vấn trên đại học hoặc đại học, có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao như: luật sư, bác sĩ, chuyên gia tài chính, văn phòng,... với
32 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
mức thu nhập trung bình hằng năm trên 100.000 USD/người. Theo số liệu thống kê năm 2017, mức lương trung bình hằng năm của luật sư ở Mỹ là 141.890 USD/người, của chuyên gia tài chính là 121.750 USD/người, của bác sĩ là 208.000 USD/người1. Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, số lượng công nhân cổ trắng ngày càng tăng. Công nhân cổ trắng được xếp vào tầng lớp trung lưu (middle class), trong đó một số người được xếp vào tầng lớp trung lưu bậc cao (upper middle class) với cuộc sống ổn định, khá giả và có sở hữu dưới dạng cổ phiếu.
Công nhân cổ vàng là thuật ngữ dùng để chỉ tầng lớp những người có trình độ đại học, cao đẳng hoặc tốt nghiệp các trường kỹ thuật, dạy nghề,...; có kỹ năng lao động và tay nghề cao với mức thu nhập hằng năm trên 50.000 USD/người. Theo cách xếp loại của các nhà xã hội học người Mỹ thì công nhân cổ vàng bao gồm: điều khiển viên, kỹ thuật viên, kỹ sư cơ khí, điện tử, kỹ thuật viên mạng, máy tính, y sĩ, y tá,... Công nhân cổ vàng được xếp vào tầng lớp trung lưu bậc dưới (lower middle class), có thu nhập và mức sống thấp hơn so với công nhân cổ trắng, nhưng cao hơn công nhân cổ xanh2.
Công nhân cổ xanh là thuật ngữ dùng để chỉ tầng lớp những người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng,... Họ phần lớn là lao động chân tay và được trả lương theo giờ, trong khi công nhân cổ trắng và công nhân cổ vàng được trả lương theo tháng. Đa số công nhân cổ xanh có trình độ văn hóa phổ thông, tốt nghiệp trung học, hoặc các trường
1. Xem Sherrie Scott: “What Is a Blue-Collar Worker and a White-Collar Worker?”, 2018, http://smallbusiness.chron.com/bluecollar-worker-whitecollar worker-11074.html.
2. Xem http://en.wikipedia.org/wiki/American_lower_class.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 3333
dạy nghề, kỹ năng lao động còn hạn chế hoặc không có kỹ năng lao động. Theo số liệu thống kê năm 2016, công nhân cổ xanh có mức thu nhập trung bình hằng năm dưới 50.000 USD và được xếp vào tầng lớp những người lao động (working class). Trong những năm 1970-1980, tỷ lệ công nhân cổ xanh chiếm khoảng trên dưới 30% lực lượng lao động ở Mỹ và các nước tư bản phát triển khác. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, số lượng công nhân cổ xanh trong các nước tư bản phát triển có chiều hướng sụt giảm mạnh. Một ví dụ điển hình là ở Mỹ, theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách Mỹ (CEPR), nếu như năm 1970, số công nhân cổ xanh chiếm 31,2% lực lượng lao động phi nông nghiệp thì đến năm 2016 đã giảm xuống chỉ còn chiếm 13,6%1. Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự giảm sút này là do xu hướng thuê mướn nhân công từ bên ngoài (outsourcing), chủ yếu từ các nước đang phát triển, với giá nhân công rẻ, đang ngày càng trở nên phổ biến đối với các nước tư bản phát triển.
Công nhân cổ tím là thuật ngữ dùng để chỉ tầng lớp những người lao động có trình độ văn hóa thấp, lao động giản đơn, chủ yếu là trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, lau chùi, quét dọn..., những công việc mà theo truyền thống trước đây chỉ dành cho phụ nữ. Theo các nhà xã hội học người Mỹ, công nhân cổ tím bao gồm: người quét dọn, bồi bàn, người trông trẻ, hộ lý, người giúp việc,... Công nhân cổ tím được trả lương theo giờ, có mức thu nhập hằng năm khoảng dưới 16.000 USD/người và được xếp vào tầng lớp dưới đáy của xã hội (lower class) với mức sống thấp, dưới mức nghèo khổ.
1. Xem Center for Economic and Policy Research: “The decline of Blue-collar jobs in Graphs”, 2017, http://cepr.net/blogs/cepr-blog/the-decline-of-blue-collar jobs-in-graphs.
34 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Nhìn chung, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự chuyển đổi từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh tin học, trên thực tế đã diễn ra sự phân tầng trong nội bộ giai cấp công nhân hiện đại. Số lượng công nhân có tri thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn cao (công nhân cổ trắng, công nhân cổ vàng) ngày càng tăng, trong khi số lượng công nhân lao động chân tay, lao động giản đơn (công nhân cổ xanh, công nhân cổ tím) ngày càng giảm. Sự hình thành và phát triển tầng lớp trung lưu mới (công nhân cổ trắng, công nhân cổ vàng) đánh dấu sự biến đổi quan trọng trong thành phần giai cấp công nhân hiện đại. Điều này càng khẳng định giá trị của học thuyết Mác về vai trò của khoa học - công nghệ, tri thức đối với sự phát triển kinh tế. Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đây là cơ sở cho một số nhà lý luận tư sản đưa ra luận điểm “quyền lực thuộc về trí tuệ” để thay đổi bản chất mối quan hệ trong xã hội tư bản. Tuy nhiên, trên thực tế, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sự phân tầng giai cấp công nhân hiện đại cũng không thể làm thay đổi bản chất của giai cấp công nhân cũng như mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân hiện đại vẫn là những người lao động làm thuê, là người làm công ăn lương và bị bóc lột như Mác đã từng khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (năm 1848): “Giai cấp tư sản tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng. Bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê được trả lương của nó”1.
Mặc dù có những thay đổi cùng với sự điều chỉnh và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng xét về phương
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.600.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 3535
diện chính trị - xã hội, giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị. So với các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản truyền thống trước đây, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân hiện đại nhìn chung mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn là mang tính chất chính trị. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân hiện đại trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có những biểu hiện mới, thể hiện ở chỗ: mục tiêu đấu tranh được mở rộng, hòa vào cuộc đấu tranh chung của các tầng lớp trong xã hội, hòa vào dân tộc. Cùng với cuộc đấu tranh nhằm các mục tiêu kinh tế, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hiện đại còn nhằm vào các mục tiêu khác như: bảo vệ dân chủ, nhân quyền, chống phân biệt chủng tộc, chống lại những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường,... Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng đi sâu vào quá trình toàn cầu hóa, phong trào công nhân cũng mang tính toàn cầu, thể hiện trong mục tiêu đấu tranh chống các tập đoàn xuyên quốc gia, các tổ chức và thể chế kinh tế quốc tế, vì lợi ích chung của những người lao động trên toàn thế giới. Về cơ bản, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân hiện đại đều mang tính hợp pháp, diễn ra trong khuôn khổ luật pháp nhằm mục tiêu cải biên chủ nghĩa tư bản và không nhằm mục tiêu thay đổi chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa.
2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
2.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền (monopoly capitalism) Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền được khởi xướng từ học thuyết Mác - Lênin. Ngay từ giữa thế kỷ XIX, trên cơ sở
36 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
quan sát thực tiễn vận động của chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã tiên đoán rằng, với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tự do cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến độc quyền, độc quyền tư nhân tất yếu sẽ chuyển thành độc quyền nhà nước.
Chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và bước chuyển của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, V.I. Lênin đã nghiên cứu và phân tích chủ nghĩa đế quốc bằng quan điểm của Mác. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin đã chứng minh một cách khoa học rằng, chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh đã phát triển sang giai đoạn độc quyền và đưa ra luận điểm “chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền”. V.I. Lênin cho rằng, độc quyền là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc, là hình thái vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện tích tụ, tập trung tư bản và sản xuất đã đạt đến một trình độ cao. Độc quyền có các hình thức như: cácten (cartel), xanhđica (syndicate), tơrớt (trust), cônglômêrát (conglomerate),... thể hiện những nấc thang của sự liên kết, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành.
Với sự hình thành các tổ chức độc quyền, cơ chế tự do cạnh tranh đã từng bước bị phá vỡ và thay vào đó là cơ chế độc quyền. V.I. Lênin đã từng nhận xét rằng, cácten đã trở thành một trong những cơ sở của toàn bộ đời sống kinh tế. Các tổ chức độc quyền thỏa thuận với nhau về số lượng sản xuất, điều kiện mua bán, thị trường tiêu thụ và quy định giá cả,... Trên thực tế, đó không còn là sự tự do cạnh tranh của những người chủ không biết gì về nhau nữa, mà là sự hợp tác để điều tiết quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm theo cơ chế độc quyền. Trong cơ chế độc quyền, các ngân hàng độc quyền
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 3737
đóng vai trò đặc biệt quan trọng, từ chỗ chỉ là khâu trung gian trong thanh toán, ngân hàng độc quyền đã trở thành đầu mối tổ chức, nắm nguồn vốn tư bản và phần lớn tư liệu sản xuất.
Tuy nhiên, trong thời đại thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, cơ chế độc quyền không làm mất đi những đặc tính cơ bản của cơ chế kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà chỉ làm phong phú và phức tạp thêm những gì vốn có của cơ chế kinh tế tư bản chủ nghĩa.
2.2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (state monopoly capitalism)
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khái niệm dùng để chỉ một hình thái vận động của chủ nghĩa tư bản, trong đó thể hiện sự dung hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh nhà nước tư sản thành một cơ chế thống nhất nhằm làm giàu cho các tổ chức độc quyền và tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là kết quả của sự phát triển mang tính lôgích của các độc quyền tư bản trong điều kiện tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng được tăng cường. Chính sự tập trung sản xuất cao độ đã đặt ra những đòi hỏi về sự điều tiết xã hội đối với sản xuất, phân phối cũng như quản lý toàn bộ nền kinh tế. Để làm được điều đó cần có sự liên kết chặt chẽ giữa tư bản độc quyền với nhà nước tư sản trên tất cả các lĩnh vực của quan hệ sản xuất, từ đó tăng cường sức mạnh của độc quyền và mở rộng vai trò kinh tế của nhà nước tư sản, biến nhà nước tư sản thành đại diện tập thể cho giai cấp tư sản. Trên thực tế đã diễn ra sự “phối hợp hai lực lượng
38 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
khổng lồ là chủ nghĩa tư bản và nhà nước thành một bộ máy duy nhất, trong đó hàng chục triệu con người đều là thành viên của một tổ chức, tổ chức của chủ nghĩa tư bản nhà nước”1.
Chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), V.I. Lênin đã phân tích quá trình can thiệp trực tiếp của nhà nước tư sản vào các hoạt động kinh tế, thậm chí là việc nhà nước đứng ra điều hành quá trình quân sự hóa nền kinh tế như ở Đức và một số nước tư bản khác. Trên cơ sở đó, V.I. Lênin khẳng định một cách biện chứng rằng, chiến tranh đã thúc đẩy nhanh chóng, phi thường sự chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Như vậy, xét về mặt lịch sử, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã xuất hiện trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy nhiên nó chỉ thực sự trở thành phổ biến từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền đã đặt ra nhu cầu khách quan đòi hỏi phải điều chỉnh các quan hệ, các mâu thuẫn mới nảy sinh giữa các độc quyền nhằm bảo vệ cho sự tồn tại lâu dài của giai cấp tư sản nói chung. Chỉ có nhà nước tư sản mới có thể và cần phải đảm đương trọng trách này. Bên cạnh đó, sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước còn xuất phát từ những nguyên nhân trực tiếp sau đây:
Một là, cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả trầm trọng của nó đã đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản nói chung. Trong bối cảnh đó, thành công của Chính sách mới do Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.32, tr.106.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 39
F. Roosevelt khởi xướng với sự can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế dựa trên lý thuyết của Keynes, đã trở thành minh chứng thuyết phục cho chức năng điều tiết kinh tế của nhà nước. Cũng từ đây, ngoài “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, theo cách nói của Adam Smith, còn có “bàn tay hữu hình” là sự can thiệp của nhà nước tư sản để giải quyết những vấn đề đặt ra trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Hai là, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, công cuộc khắc phục những hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế ở tất cả các nước tư bản đòi hỏi hơn lúc nào hết sự tham gia và vai trò điều hành của nhà nước, đặc biệt là những nước bại trận như: Đức, Nhật Bản, Italia... Thực tế lịch sử cho thấy, công cuộc khôi phục kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa trong 5 năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc (1945-1950) sẽ không thể đạt được kết quả mong muốn nếu như không có vai trò điều hành của nhà nước.
Ba là, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã cách mạng hóa sâu sắc tất cả những yếu tố của lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất lên một bước. Điều đó đòi hỏi sự can thiệp và vai trò điều hành của nhà nước trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế cũng như đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Vai trò của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được thể hiện ở chức năng quản lý kinh tế và ổn định xã hội. Trước hết, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước tư sản đã được mở rộng chưa từng thấy. Trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhà nước tư sản từng thể hiện chức năng quản lý của mình,
4040 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
nhưng chủ yếu giới hạn trong việc bảo vệ các điều kiện bên ngoài để phát triển kinh tế, không trực tiếp can thiệp vào đời sống kinh tế. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một bộ máy chủ chốt trong việc điều hành hệ thống thiết chế và thể chế kinh tế; điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế và cung cấp hạ tầng cơ sở cho các tổ chức độc quyền hoạt động. Nhà nước thực sự trở thành người đại diện tập thể cho tất cả các tổ chức độc quyền, các nhà tư bản trong xã hội. Đồng thời, nhà nước còn là một chủ sở hữu tư bản với sự phát triển và mở rộng kinh tế tư bản nhà nước và sở hữu nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước với tư cách là một thành phần kinh tế độc lập đã trở thành một công cụ quan trọng giúp cho nhà nước tư sản hướng dẫn, điều chỉnh sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước tư sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạm thời làm dịu đi những mâu thuẫn vốn có trong xã hội tư bản, định hướng cho sự phát triển kinh tế thị trường, phát triển khoa học kỹ thuật không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn phối hợp trên phạm vi quốc tế. Trên thực tế, nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống chính sách kinh tế trên cơ sở sự vận dụng có chọn lọc các học thuyết kinh tế. Trong bối cảnh lực lượng sản xuất đã được xã hội hóa cao độ, nếu không có vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản, chủ nghĩa tư bản sẽ lâm vào khủng hoảng và suy thoái.
Về khả năng ổn định xã hội, do trực tiếp tham gia điều tiết kinh tế và mở rộng kinh tế tư bản nhà nước, nhà nước tư sản có điều kiện vật chất để xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, thực hiện chức năng quản lý và ổn định xã hội. Trong lĩnh vực phân phối, thông qua nguồn thu từ hệ thống thuế, nhà nước tư sản thực hiện chế độ phúc lợi xã hội cho người dân, giảm bớt
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 4141
phần nào khoảng cách giàu nghèo bằng việc tạo điều kiện cho người thu nhập thấp được thụ hưởng các dịch vụ công cộng và có được một mức sống tối thiểu, từ đó làm dịu đi những mâu thuẫn xã hội. Ngoài ra, việc thi hành các chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, ưu đãi cho người già, người khuyết tật, trẻ em,... của nhà nước tư sản cũng góp phần làm giảm bớt những căng thẳng trong xã hội, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản tồn tại và phát triển.
Thông qua chức năng quản lý kinh tế và ổn định xã hội, vai trò của nhà nước tư sản chủ yếu nhằm vào việc giải quyết mâu thuẫn xuyên suốt quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa của quan hệ sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Sự điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội của nhà nước tư sản tuy không xóa bỏ được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản, nhưng trên thực tế đã làm giảm nhẹ tính chất đối kháng giai cấp, hạn chế nguy cơ khủng hoảng kinh tế và khả năng bùng nổ xã hội. Với tiềm năng kinh tế lớn mạnh, đồng thời lại là hiện thân của các thiết chế chính trị, nhà nước tư sản trở thành một trong những nhân tố quyết định quá trình phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều đó cũng cho thấy một thực tế là, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ở giai đoạn phát triển cao là “phòng chờ của chủ nghĩa xã hội”, là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, như nhận xét của V.I. Lênin.
3. Lý luận về khủng hoảng trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
3.1. Khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế - tài chính
Khủng hoảng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa
42 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
tư bản là một vấn đề lý luận quan trọng trong học thuyết mácxít về chủ nghĩa tư bản. Trong các công trình nghiên cứu của mình, Mác cho rằng, khả năng xảy ra khủng hoảng đã xuất hiện từ rất sớm, ngay cả trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, khi quá trình mua và bán xảy ra không trùng nhau về mặt không gian và thời gian. Đối với chủ nghĩa tư bản, khủng hoảng không phải là ngẫu nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội. Theo đó, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của nền sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã tạo ra những giới hạn đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và khủng hoảng là biểu hiện của những giới hạn này. Mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân phối thu nhập không hợp lý và như Mác khẳng định, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc khủng hoảng1. Chính vì vậy, Mác cho rằng, cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản, rằng khủng hoảng là thuộc tính cố hữu của chủ nghĩa tư bản.
Sau Mác, V.I. Lênin đã phân tích những khía cạnh của khủng hoảng trong những điều kiện mới của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cùng với sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt. Mặc dù vậy, V.I. Lênin cho rằng, ở giai đoạn này, xuất khẩu tư bản (khác với xuất khẩu hàng hóa) đã có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có thể làm dịu bớt sự dư thừa tư bản trong nước và đem lại mức lợi nhuận khổng lồ cho các nhà tư bản. Trong bối cảnh đó, sự tranh giành thị trường xuất khẩu tư bản và nguồn cung ứng nguyên liệu
1. Xem C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.26, p.3, tr.111.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 43
đã trở thành tất yếu. Mâu thuẫn này có thể giải quyết thông qua sự phân chia thế giới giữa liên minh của các nhà tư bản và các nước đế quốc. Trên thực tế, quá trình này đã diễn ra sâu rộng trong nửa đầu thế kỷ XX, thông qua hai cuộc chiến tranh thế giới với những hậu quả thảm khốc cho chính chủ nghĩa tư bản và cho toàn nhân loại.
Trong khi phân tích quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin cũng làm rõ sự vận hành đan xen của hai xu thế: xu thế phát triển và xu thế khủng hoảng. Trong hai xu thế này, xu thế chủ yếu là phát triển. Đồng thời, V.I. Lênin cũng chỉ ra rằng, xu thế khủng hoảng tuyệt đối không loại trừ sự phát triển khiến người ta kinh ngạc diễn ra ở cá biệt các ngành công nghiệp, ở cá biệt các quốc gia hoặc ở cá biệt thời kỳ nào đó. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX đã chứng minh tiên đoán này của V.I. Lênin.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin, các nhà lý luận mácxít đã tiếp tục các công trình nghiên cứu về khủng hoảng và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản, trong đó nổi bật là quan điểm về “tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản”. Trên cơ sở tập trung phân tích những mặt trái của chủ nghĩa tư bản với những cuộc khủng hoảng mang tính chất chu kỳ, đồng thời tin tưởng vào sự chín muồi của những tiền đề của chủ nghĩa xã hội, một số nhà lý luận Xôviết, điển hình là J. Staline, đã đưa ra quan điểm về “tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản”. Quan điểm này cho rằng, chủ nghĩa tư bản tuy còn tồn tại nhưng đang ở trong giai đoạn tan rã. Thực tế cho thấy, cách nhìn nhận này đã đánh giá thấp khả năng tự điều chỉnh để thích nghi và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
4444 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Từ đầu thập niên 60 thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu mácxít đã có cách tiếp cận khách quan hơn đối với khả năng thích nghi và điều chỉnh để phát triển của chủ nghĩa tư bản. Theo đó, họ cho rằng, khủng hoảng vẫn là thuộc tính của chủ nghĩa tư bản nhưng có thể phân loại thành khủng hoảng chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng chức năng,... Khủng hoảng chu kỳ là sự suy giảm tạm thời các hoạt động kinh tế, đồng thời tái khởi động cho một quá trình tích tụ tư bản mới. Khủng hoảng chu kỳ bao gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, đình đốn, phục hồi, hưng thịnh. Trong đó, giai đoạn quan trọng nhất là khủng hoảng, bởi lẽ nó tạo nên chu kỳ và là điểm xuất phát của một chu kỳ mới. Khủng hoảng cơ cấu là kết quả của sự mất cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa cung và cầu, thể hiện ở những thay đổi bất thường về giá cả, sự hỗn loạn cơ chế hoạt động của những quan hệ kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Khác với khủng hoảng chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu thường xảy ra ở một số ngành hay một số lĩnh vực nhất định, ví dụ trong các ngành sản xuất vật chất (như: năng lượng, nguyên liệu, lương thực, môi trường,...). Cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 1973-1975 là một ví dụ điển hình. Khủng hoảng chức năng chủ yếu đề cập những bất ổn, suy thoái trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính, tín dụng,... Khủng hoảng chức năng diễn ra khi các thể chế và định chế tài chính, tiền tệ không còn đủ khả năng để thực hiện các chức năng của mình để giữ vững tỷ giá hối đoái, kiềm chế lạm phát, thanh toán các khoản nợ nước ngoài.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX cho thấy, khủng hoảng chu kỳ vẫn là thuộc tính cố hữu và là hình thái biểu hiện điển hình về khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, dưới tác động của sự phát triển như vũ bão
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 45
của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong nửa sau thế kỷ XX, các cuộc khủng hoảng chu kỳ đã có những biểu hiện mới như: sự khác biệt về số lượng và thời điểm diễn ra khủng hoảng ở các nước tư bản, tác động qua lại giữa khủng hoảng chu kỳ và khủng hoảng cơ cấu, những giải pháp đối phó với khủng hoảng chu kỳ ngày càng được quốc tế hóa hơn,...
Trên thực tế, nếu như các cuộc khủng hoảng chu kỳ trong nửa đầu thế kỷ XX thường bao trùm lên hầu hết các nước tư bản, mà biểu hiện điển hình nhất là cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1933, thì tình hình đã diễn biến khác đi vào nửa sau thế kỷ XX. Trong vòng bốn thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, ở Mỹ có 9 cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ, trong khi đó ở Anh có 8, ở Nhật Bản có 7, ở Cộng hòa Liên bang Đức có 6, ở Pháp có 5. Nếu xét trên quy mô rộng thì các nước tư bản chủ nghĩa có khoảng 6 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1957-1958, 1965-1967, 1973-1974, 1979-1982, 1990-1991, 1997-1999), nhưng riêng Mỹ và Nhật Bản không hoàn toàn có chu kỳ trùng với các chu kỳ chung đó. Đặc biệt, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển liên tục, không có sự giảm sút của sản xuất công nghiệp trong suốt hai thập niên 1950, 1960. Còn trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế Mỹ trải qua thời kỳ tăng trưởng liên tục chưa từng có trong vòng 50 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thì Nhật Bản lại trải qua “thập niên mất mát” với sự trì trệ, suy thoái kéo dài của nền kinh tế.
Khủng hoảng trong hệ thống tài chính - tiền tệ cũng là một vấn đề nan giải trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Theo số liệu điều tra của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại trên
4646 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
50 nước trên thế giới, chỉ trong khoảng thời gian hơn 20 năm (1975-1997) đã xảy ra 158 cuộc khủng hoảng tiền tệ và 54 cuộc khủng hoảng ngân hàng, trong đó có 32 cuộc khủng hoảng kép, tức là vừa khủng hoảng ngân hàng vừa khủng hoảng tiền tệ. Những cuộc khủng hoảng này đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, đồng thời nhanh chóng lây lan từ nước này sang nước khác trong hệ thống tài chính toàn cầu như: cuộc khủng hoảng tiền tệ - ngân hàng ở các nước nằm trong hệ thống tiền tệ châu Âu đầu những năm 1990, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Á năm 1997-1998...1.
Về những giải pháp để đối phó với khủng hoảng, nếu như trước đây vai trò của nhà nước trong việc can thiệp vào nền kinh tế được coi như một giải pháp tích cực thì trong những năm gần đây, xu hướng đề cao vai trò của các tổ chức và thiết chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhóm G7,... ngày càng trở nên phổ biến. Đồng thời, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và sự phát triển của công nghệ tin học đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, ngăn chặn và đối phó với khủng hoảng.
3.2. Khủng hoảng trong lĩnh vực chính trị - xã hội
Khủng hoảng trong lĩnh vực chính trị - xã hội có liên quan mật thiết và là hệ quả của khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng chính trị - xã hội được thể hiện ở những vấn đề xã hội bất ổn, sự suy giảm niềm tin của người dân, khủng hoảng chính phủ,... Trong những vấn đề xã hội cần phải kể đến sự bất bình đẳng xã hội, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, những vấn
1. Xem Đỗ Lộc Diệp, Đào Duy Quát, Lê Văn Sang: Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr.377.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 47
đề xã hội nan giải, vấn đề phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực và tội phạm,...
Trước hết, bất bình đẳng xã hội và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn là vấn đề đã và đang đặt ra cho các nước tư bản phát triển, đồng thời cũng là một trong những vấn đề toàn cầu nói chung. Những năm đầu thế kỷ XXI, theo các số liệu thống kê của Liên hợp quốc, tài sản của 225 người giàu nhất thế giới (chủ yếu ở các nước tư bản phát triển) tương đương với thu nhập hằng năm của 2,5 tỷ người nghèo trên thế giới. Riêng ở Mỹ, 1% số người giàu nhất có tài sản lớn hơn tổng số tài sản của 95% số người còn lại. Khoảng cách thu nhập ngày càng tăng khiến cho khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn. Trên thực tế, chủ nghĩa tư bản chủ yếu làm giàu cho những người có của bởi chính thiết chế của nó. Số người nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển - các nước được xếp vào loại giàu nhất thế giới - không ngừng gia tăng. Nếu như năm 2000, ở Mỹ có 31,6 triệu người nghèo, thì đến năm 2005, bất chấp sự tăng trưởng kinh tế, con số này tăng lên 37 triệu người, cao nhất kể từ năm 1975. Những năm đầu thế kỷ XXI, số người nghèo ở Mỹ không hề giảm. Theo số liệu thống kê năm 2016, ở Mỹ có 43,1 triệu người nghèo, chiếm 12,7% số dân1. Ở các nước châu Âu trong những năm gần đây, do việc thực hiện chính sách cắt giảm phúc lợi xã hội, cải cách chế độ thuế có lợi cho người có thu nhập cao nên khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn hơn. Chính sách này đã dẫn đến hiện tượng “bần cùng hóa ở các nước giàu”, làm cho số người nghèo luôn gia tăng trong các nước tư bản phát triển.
1. Xem Center for Poverty Research UC, David: “What is the current poverty rate in the United States?”, 2017, https://poverty.ucdavis.edu/faq/what-current poverty-rate-united-states.
4848 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Một trong những vấn đề xã hội bất ổn và nan giải là tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng trong các nước tư bản. Nạn thất nghiệp vẫn tiếp tục là người bạn đồng hành của chủ nghĩa tư bản, đồng thời thất nghiệp không những mang tính chu kỳ mà còn mang tính cơ cấu. Thông thường, khi lạm phát được khống chế thì tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở một số nước mặc dù lạm phát đã được khống chế nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năm 1996, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 5,4%, lần lượt ở Anh là 7,6%, Pháp là 12,4%, Đức là 10,3%, Italia là 12,2%, Nhật Bản là 3,3%. Những năm đầu thế kỷ XXI, tỷ lệ này có chiều hướng tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp bình quân của các nước EU là 10,1%, Mỹ - trên 5%. Nhật Bản - 4,9%. Nạn thất nghiệp, tình trạng nghèo khổ kéo theo những “sản phẩm phụ” của nó là tỷ lệ tội phạm và bạo lực gia tăng. Bên cạnh đó, hàng loạt các vấn đề xã hội khác được đặt ra như: sự suy giảm các giá trị xã hội thể hiện ở lối sống đề cao chủ nghĩa cá nhân, sự khủng hoảng các giá trị gia đình và cộng đồng, sự xuất hiện các giáo phái cực đoan và tổ chức chống xã hội,...
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX cũng cho thấy, những bất ổn trong hệ thống chính trị tư sản thể hiện ở sự bế tắc trong đường lối, chính sách, sự khủng hoảng chính phủ liên tiếp, sự phân hóa của các đảng phái chính trị và sự suy giảm niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị. Những cuộc vận động tranh cử đầy kịch tính và tốn kém ở Mỹ, thái độ bất mãn của người dân về chính sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ Mỹ, sự xói mòn của nền dân chủ ở Mỹ,... cho thấy những bất cập của thể chế chính trị ở một nước được coi là đứng đầu trong thế giới tư bản. Còn ở Nhật Bản
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 4949
trong thập niên 90 thế kỷ XX đã diễn ra cuộc khủng hoảng của Chính phủ với sự thay đổi liên tục chính quyền và sự phân hóa các đảng phái chính trị. Trong khi đó ở châu Âu, khủng hoảng chính trị thể hiện ở sự bất ổn định của các đảng phái chính trị, sự nổi lên của trào lưu cực hữu, bài ngoại, chủ nghĩa ly khai và những trào lưu có hại cho nền dân chủ và sự thống nhất dân tộc.
Nhìn chung, mặc dù có những biểu hiện và sắc thái mới nhưng khủng hoảng vẫn tiếp tục là thuộc tính cố hữu của chủ nghĩa tư bản, gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Khủng hoảng đã buộc các chính phủ tư sản phải cải tổ, điều chỉnh các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội để thích ứng với điều kiện mới và xu thế phát triển của thế giới.
4. Lý luận của V.I. Lênin về năm đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc
Người đưa ra những phân tích mang tính lý luận đầu tiên về chủ nghĩa đế quốc là John A. Hobson (1858-1940), nhà kinh tế học người Anh. Trong tác phẩm Một nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc (Imperialism: A study) xuất bản ở Anh năm 1902, Hobson cho rằng, chủ nghĩa đế quốc là kết quả trực tiếp của sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa tư bản nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và cơ hội đầu tư tư bản ở nước ngoài. Là người theo trường phái tự do, quan điểm của Hobson là phê phán chủ nghĩa đế quốc và phản đối cuộc chiến tranh giữa Anh và người Boer đang diễn ra vào thời điểm đó. Lý thuyết của Hobson đã có những ảnh hưởng nhất định đến các nhà nghiên cứu sau này về chủ nghĩa đế quốc.
V.I. Lênin là người phân tích và đưa ra những nguyên lý cơ bản, có hệ thống về chủ nghĩa đế quốc bằng quan điểm của
5050 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
chủ nghĩa Mác. Điểm nổi bật và đóng góp lớn nhất của V.I. Lênin đối với học thuyết mácxít là lý luận về chủ nghĩa đế quốc và khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin cho rằng, “chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản”1, là chủ nghĩa tư bản “giãy chết” và là “đêm trước của cách mạng xã hội chủ nghĩa”2. Những luận điểm này của V.I. Lênin đã được thực tế lịch sử kiểm chứng bằng thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 và chủ nghĩa xã hội hiện thực nửa sau thế kỷ XX. Trên thực tế, sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu trong thập niên 90 thế kỷ XX chỉ là sự thất bại của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội mà thôi.
Sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, V.I. Lênin đã phân tích và chỉ ra năm đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc, đó là:
“(1) Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
(2) Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính” đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
(3) Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
(4) Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
1, 2. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.27, tr.489, 385.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 5151
(5) Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới”1.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI cho thấy, về cơ bản các đặc trưng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị nhưng đã có những bước phát triển mới trên nền tảng cũ, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và quá trình toàn cầu hóa.
4.1. Đặc trưng thứ nhất: sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế
Trên thực tế, quá trình tập trung sản xuất và tư bản đã diễn ra không ngừng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho đến nay, như một quy luật phổ biến và cơ bản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các tổ chức độc quyền xuất hiện và ngày càng phát triển về quy mô, cơ cấu, từ sự liên kết ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành đến sự liên kết dọc giữa các ngành khác nhau và liên kết đa ngành, mà điển hình là các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC). TNC chính là các tổ chức độc quyền hiện đại, được hình thành bởi sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn và quá trình phân phối quy mô quốc tế vào trong một công ty đơn nhất, bao gồm cả hoạt động sản xuất công nghiệp lẫn thương mại, dịch vụ, tài chính,... Sự hình thành các TNC gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, làm cho các mối quan hệ kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và mang tính toàn cầu. Vai trò của các TNC ngày càng lớn, chúng thực sự trở thành những
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.27, tr.489-490.
52 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
chủ thể của nền kinh tế toàn cầu, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung, cũng như từng quốc gia nói riêng.
Trên thực tế, các TNC đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhưng số lượng các TNC chỉ thực sự bùng nổ kể từ thập niên 1970 trở lại đây, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Vào thập niên 1990, ở các nước tư bản chủ nghĩa, đi đầu là Mỹ, đã diễn ra ở tất cả các ngành một làn sóng đại sáp nhập các công ty, dẫn tới sự ra đời của các công ty khổng lồ mang tính toàn cầu. Theo thống kê, số vụ sáp nhập (trị giá trên 1 tỷ USD) tăng từ 35 vụ (năm 1995) lên 45 vụ (năm 1996) và 58 vụ (năm 1997) với tổng giá trị lần lượt là 59 tỷ USD, 86 tỷ USD và 161 tỷ USD. Trong ngành tài chính ngân hàng, nổi bật lên là sự sáp nhập của Citibank và Salomon Smith Barney thành Citicorp năm 1998. Sau đó, Citicorp lại sáp nhập với Travelers Group (Mỹ) hình thành nên Citigroup - công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới với tổng giá trị tài sản là 2.200 tỷ USD, doanh số đạt 159,7 tỷ USD năm 2007. Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, năm 1999 đã diễn ra sự sáp nhập của chín tập đoàn hàng đầu thế giới là Ford, GMC, BMW, Volkswagen, Daimler AG, Chrysler, Volvo, Mazda, Toyota, hình thành liên minh sản xuất ô tô khổng lồ. Sự sáp nhập nêu trên là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong điều kiện sự phát triển nhảy vọt của sức sản xuất nói chung. Các công ty khổng lồ này thực sự mang tính toàn cầu, bởi lẽ nó tập hợp các công ty mang các quốc tịch khác nhau, hoạt động như một tổ chức khổng lồ thống nhất, có đủ sức cạnh tranh toàn cầu, có tổng giá trị tài sản và doanh số lớn hơn thu nhập quốc dân của các quốc gia thuộc
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 5353
loại trung bình cộng lại. Theo thống kê, chỉ tính riêng năm 2007, lợi nhuận thu được của 500 công ty toàn cầu lớn nhất thế giới (Fortune Global 500) là 785 tỷ USD. Năm công ty hàng đầu trong số 500 công ty toàn cầu nắm khoảng 70% doanh số của công nghệ giải trí, 60% phần cứng và phần mềm máy tính, khoảng 60% công nghiệp quân sự và vũ trụ, sản xuất ô tô, trên 40% điện thoại đường dài, dầu mỏ, 40% ngành hàng không thế giới,... Tất cả những điều đó cho thấy, quá trình tập tích tụ và tập trung sản xuất vẫn tiếp tục là quy luật phổ biến và cơ bản trong sự phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản.
4.2. Đặc trưng thứ hai: sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính” đó, xuất hiện một số đầu sỏ tài chính
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX đã cho thấy sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa tư bản tài chính ngân hàng với tư bản công nghiệp không những trong từng quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Điều này được thể hiện ngày càng rõ nét thông qua các TNC và các công ty toàn cầu được hình thành từ làn sóng sáp nhập như đã nêu ở trên, trong đó sự hình thành Citigroup là một ví dụ điển hình. Với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đôla Mỹ trong tay cùng với hàng trăm nghìn chi nhánh trải rộng khắp thế giới, các TNC có khả năng thao túng toàn bộ nền tài chính - tiền tệ quốc tế. Phần lớn các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng thị trường chứng khoán cũng như khủng hoảng nợ của các nước đang phát triển đều có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự lũng đoạn của các TNC, đặc biệt là các công ty tài chính toàn cầu. Mặt khác, sự hợp nhất không chỉ diễn ra giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp như Lênin đã chỉ ra, mà còn
54 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
mở rộng với giới quân sự, hình thành nên tổ hợp tài chính - công nghiệp - quân sự, với phạm vi liên kết rộng lớn, thậm chí mang tính toàn cầu. Một số quỹ đầu cơ (hedge fund) với những “đầu sỏ tài chính”, điển hình như George Soros - ông trùm tài chính phố Wall, có khả năng thao túng, khuynh đảo nền tài chính - tiền tệ của các quốc gia hoặc khu vực. George Soros được mệnh danh là nhà quản lý tài chính của thế giới, đã từng làm sụp đổ thị trường tài chính nước Anh năm 1992 bằng việc gây ra sự kiện “Ngày thứ Tư đen tối”. Chỉ trong vòng một tuần lễ, với việc vay hàng tỷ bảng Anh rồi đổi sang mác Đức, sau đó chờ bảng Anh rớt giá, George Soros đã trả nợ và thu lãi 1 tỷ USD. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á năm 1997, George Soros cũng thu lợi hàng tỷ đôla Mỹ bằng việc đầu cơ tài chính.
4.3. Đặc trưng thứ ba: việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt Trên thực tế, xuất khẩu tư bản đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, phạm vi và sự đa dạng hóa về hình thức. Lịch sử phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX cho thấy, xuất khẩu tư bản chính là quá trình di chuyển vốn giữa các nước nhằm tối ưu hóa lợi ích của chủ thể đầu tư trong điều kiện quốc tế hóa về lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Theo thống kê, trong vòng 83 năm (1914-1997), tính chung trên toàn thế giới, tổng số vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 800 lần, trong khi xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 700 lần. Sự gia tăng số lượng và quy mô đầu tư được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt vào nửa sau thế kỷ XX với sự ra đời của các thể chế tài chính - tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 5555
Phát triển châu Á (ADB),... Đầu tư nước ngoài đã không chỉ mang tính song phương giữa các nước với nhau mà còn mang tính đa phương thông qua các tổ chức và thể chế tài chính quốc tế. Các quốc gia xuất khẩu tư bản trong những năm đầu thế kỷ XX như Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản,... không còn giữ địa vị độc tôn như trước, ngày càng có nhiều các nước khác, kể cả các nước đang phát triển, cũng tham gia vào quá trình xuất khẩu tư bản, đầu tư nước ngoài. Về hình thức, đầu tư nước ngoài bao gồm hai hình thức chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Ngoài ra, viện trợ phát triển chính thức (ODA) trên thực tế cũng là một hình thức đầu tư tư bản dài hạn của các nước tư bản phát triển đối với các nước đang phát triển. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vừa thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, vừa đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất, tạo cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế của nhiều nước trong quá trình công nghiệp hóa.
4.4. Đặc trưng thứ tư: sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới
Luận điểm của Lênin xuất phát từ một thực tế là sự phát triển không đồng đều và sự cạnh tranh gay gắt là quy luật phổ biến khách quan của chủ nghĩa tư bản. Lênin đã phân tích mâu thuẫn giữa các nước tư bản dưới tác động của quy luật phát triển không đều trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong điều kiện lịch sử lúc đó, chiến tranh đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Thực tế lịch sử đã chứng minh quan điểm của Lênin. Quá trình phân chia thế giới đã diễn ra sâu rộng trong nửa đầu thế kỷ XX, với sự hình thành các khối liên
56 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
minh đế quốc đối lập gay gắt với nhau về quyền lợi, dẫn tới kết cục là hai cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc đã diễn ra chỉ trong chưa đầy nửa thế kỷ, trong đó Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người, cướp đi sinh mạng của 60 triệu người.
Trong nửa sau thế kỷ XX, những thay đổi về so sánh lực lượng giữa ba trung tâm Mỹ - Nhật Bản - EU diễn ra không ngừng, nhưng trên thực tế, mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản đã không dẫn tới chiến tranh để phân chia thế giới như đã từng xảy ra trước đây. Điều đó được lý giải bằng những chuyển biến của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa, xu hướng thị trường hóa nền kinh tế thế giới và xu hướng liên kết kinh tế khu vực đã dẫn đến một thực tế là tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong quá trình phát triển kinh tế ngày càng tăng. Nếu như trước đây, chủ nghĩa đế quốc lấy sức mạnh quân sự và thực lực kinh tế làm chỗ dựa chủ yếu để tranh giành thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng; thì ngày nay, các nước tư bản phát triển vừa cạnh tranh vừa dung hòa lợi ích với nhau thông qua các cơ chế đa phương, nhóm G7 là một minh chứng. Nhóm G7 thành lập sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, lúc đầu là nhóm G6 bao gồm các nước Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia (năm 1975), sau trở thành nhóm G7 với sự tham gia của Canađa (năm 1976). Từ năm 1994, với sự tham gia của Nga, G7 đã trở thành G7+1 - một tổ chức đa phương bao gồm những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Trên cơ sở những cơ chế đa phương, các cường quốc tư bản tăng cường điều phối, hợp tác, cạnh tranh
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 5757
và kiềm chế lẫn nhau trong các vấn đề chung để phát triển phù hợp với lợi ích chung của họ.
4.5. Đặc trưng thứ năm: việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới
Trên thực tế, trong những năm đầu thế kỷ XX, các cường quốc tư bản đã phân chia nhau kiểm soát khoảng 85% diện tích thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, xóa sạch vết nhơ của chủ nghĩa thực dân như một trong những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đưa ra đầu thế kỷ XX.
Nhìn chung, năm đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà Lênin đưa ra là những đặc trưng có nguồn gốc từ bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Thực tế lịch sử cho thấy, ngoại trừ đặc trưng thứ năm không còn tồn tại, bốn đặc trưng còn lại của chủ nghĩa tư bản về cơ bản vẫn còn giữ nguyên bản chất, những thay đổi nếu có là những biểu hiện mới, những hình thức phát triển mới về quy mô, phạm vi, mức độ,... trên nền tảng cơ sở cũ. Bên cạnh đó, những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới, nhất là sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dẫn tới sự hình thành những đặc trưng mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
5. Những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
58 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Đây là thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản chuyển sang một bước phát triển mới với những đặc trưng mới nếu so sánh với năm đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đưa ra hồi đầu thế kỷ XX. Cụ thể chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhưng đã phát triển lên nấc thang mới, thể hiện ở sự dung hợp sức mạnh kinh tế của tư bản độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản thành một cơ chế thống nhất, dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động, là sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản đối với quá trình tích tụ và tập trung cao của nền sản xuất trong điều kiện sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Về thực chất, chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản độc quyền được phát triển lên nấc thang cao hơn, đó là độc quyền nhà nước và độc quyền xuyên quốc gia. Độc quyền nhà nước biểu hiện sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản trước hết và chủ yếu trong khuôn khổ quốc gia, còn độc quyền xuyên quốc gia là biểu hiện sự thích ứng trên phạm vi quốc tế. Nếu gọi độc quyền trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là độc quyền thế hệ I thì độc quyền nhà nước và độc quyền xuyên quốc gia là độc quyền thế hệ II.
Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, đặc điểm nổi bật là sự mở rộng vai trò kinh tế của nhà nước và hoạt động điều chỉnh kinh tế của nó. Quá trình kết hợp giữa hai khối sức mạnh - tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước - đã tạo ra một cơ chế thống nhất gắn bó cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích chính trị
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 59
của giai cấp tư sản nhằm duy trì và thúc đẩy chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển. Chính sự kết hợp này đã tạo nên thể chế vận hành mới, hình thành đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Hai là, chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao chưa từng thấy trên cơ sở sự chuyển biến từ cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất hoàn toàn mới dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Chính cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với những mũi nhọn là kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học,... đã được chủ nghĩa tư bản sử dụng một cách hiệu quả để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra khối lượng của cải khổng lồ có chất lượng cao.
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước tư bản phát triển từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức với những đặc trưng cơ bản như: chất xám (brainpower), vốn con người (human capital) ngày càng có ý nghĩa quyết định sức mạnh kinh tế; trong sản xuất và trao đổi, phần mềm chiếm vị trí quan trọng; các hoạt động kinh tế được số hóa, thông tin đóng vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế; các quan niệm truyền thống và phương thức sản xuất kinh doanh có nhiều thay đổi, sở hữu trí tuệ được đề cao, quản lý mạng (network) đã thay thế quản lý theo thứ bậc (hierarchy). Tuy nhiên, chính sự phát triển của trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất như đã nêu ở trên lại mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo nên tiền đề vật chất cho một xã hội mới cao hơn chủ nghĩa tư bản.
6060 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Ba là, lực lượng lao động trong xã hội tư bản hiện đại có những biến chuyển quan trọng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa sức lao động nhằm phù hợp với bước phát triển nhảy vọt của tư liệu sản xuất.
Những biến đổi trong lực lượng lao động diễn ra ngày càng mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dẫn đến sự hình thành giai cấp công nhân hiện đại với những đặc trưng mới nếu so sánh với giai cấp vô sản công nghiệp những năm đầu thế kỷ XX. Giai cấp công nhân hiện đại là sản phẩm trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản trong mô hình kinh tế thị trường. Trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và chuyên môn của giai cấp công nhân hiện đại trong các nước tư bản phát triển tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ công nhân cổ trắng, công nhân cổ vàng ngày càng tăng cao dẫn đến sự hình thành tầng lớp trung lưu mới trong khi tỷ lệ công nhân cổ xanh, công nhân cổ tím sụt giảm mạnh. Xu hướng “trung lưu hóa” giai cấp công nhân ngày càng gia tăng và được đánh giá là “chiếc neo để bảo đảm sự ổn định xã hội”. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức, theo hướng nguồn nhân lực có tri thức ngày càng đóng vai trò quyết định trong tổng số các nguồn lực.
Bên cạnh đó, chính sách kinh tế và phương pháp quản lý mới của các chính phủ tư sản cũng tác động mạnh đến vị trí xã hội của giai cấp công nhân hiện đại. Với việc thực hiện “hệ thống tham dự mới”, số lượng công nhân có sở hữu cổ phần ngày càng gia tăng trong các nước tư bản phát triển, dẫn đến những biến đổi về chế độ sở hữu, đó là bên cạnh sở hữu truyền thống của tư bản tư nhân đã xuất hiện sở hữu của người lao động trong các doanh nghiệp. Chẳng hạn như ở Mỹ, từ giữa
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 6161
thập niên 1970, với việc thực hiện “Kế hoạch phát triển sở hữu cổ phần của người lao động làm công” (Employee Stock Ownership Plan - ESOP), số lượng công nhân có sở hữu cổ phiếu đã tăng từ 8% lên đến trên 40% vào cuối thập niên 1990.
Sự phát triển của ESOP đã dẫn đến một diện mạo mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong cách thức tổ chức quản lý, đó là sự biến đổi từ chủ nghĩa tư bản tiền công (các chủ doanh nghiệp trả tiền công cho người lao động làm thuê) sang chủ nghĩa tư bản tài sản (người lao động làm thuê trở thành cổ đông bằng việc mua cổ phiếu của doanh nghiệp và đã có tài sản). Tuy nhiên, về thực chất, sự biến đổi đó chủ yếu là sự biến đổi về hình thức, được sử dụng như một công cụ trong quản lý nhằm thu hút sự quan tâm của người lao động vào quá trình sản xuất, chứ hoàn toàn không có nghĩa là công nhân trở thành chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Bởi lẽ, trên thực tế, giá trị cổ phiếu mà họ sở hữu rất thấp (chỉ chiếm khoảng 1-2% tổng giá trị cổ phiếu) so với sở hữu của chủ doanh nghiệp. Công nhân vẫn là người phải bán sức lao động, chứ chưa phải vừa lao động vừa quản lý theo hình thức tiểu chủ. Hơn nữa, nguồn gốc giá trị cổ phiếu mà họ có là do tiền lương tiết kiệm chứ không phải có nguồn gốc từ việc chiếm đoạt lao động của người khác. Mặc dù vậy, sự thay đổi về sở hữu này cũng dẫn đến sự chuyển biến trong nhận thức và tâm lý của người lao động; do tính cộng đồng về lợi ích, họ trở nên quan tâm trực tiếp đến hoạt động quản lý doanh nghiệp. Cơ chế ESOP được coi là một công cụ để phân phối lại sở hữu mà không cần thông qua quốc hữu hóa để duy trì và phát triển chủ nghĩa tư bản.
Bốn là, chủ nghĩa tư bản hiện đại không ngừng tự điều chỉnh và thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới. Những điều chỉnh quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản
62 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
hiện đại được thể hiện trong các lĩnh vực như: điều chỉnh mô hình phát triển nền sản xuất xã hội, các quan hệ kinh tế, hệ thống chính trị và cơ chế vận hành,... Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã diễn ra hai lần điều chỉnh mô hình phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lần thứ nhất là sự chuyển đổi diễn ra vào giữa thập niên 1970, từ mô hình sản xuất hàng loạt quy mô lớn, dựa trên phương pháp dây chuyền Taylor và Ford, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật chưa cao, sản phẩm làm ra có hàm lượng vật tư và năng lượng cao sang mô hình sản xuất tiết kiệm các nguồn vật tư và năng lượng, chủ yếu dựa trên kỹ thuật cơ khí và công nghiệp điện tử. Lần thứ hai là sự chuyển đổi diễn ra vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, từ mô hình sản xuất dựa trên kỹ thuật cơ khí và công nghiệp điện tử sang mô hình sản xuất lấy công nghệ thông tin làm trung tâm khi cuộc cách mạng tin học trở thành trung tâm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Sự chuyển đổi lần thứ hai đã làm cho cấu trúc của nền kinh tế thay đổi một cách căn bản.
Sự chuyển đổi mô hình phát triển nền sản xuất đã dẫn tới sự điều chỉnh các quan hệ kinh tế, thể hiện ở sự phát triển đa dạng chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu của chủ nghĩa tư bản. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, sở hữu không chỉ giới hạn trong việc sở hữu tư liệu sản xuất như quan niệm trước đây mà chủ yếu là sở hữu về mặt giá trị (vốn) dưới nhiều hình thức như: vốn tự có, vốn cổ phần, vốn cho vay,... Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, trên thực tế đã xuất hiện nhiều hình thức sở hữu khác như: sở hữu trí tuệ, sở hữu thông tin, bằng phát minh sáng chế,... Các hình thức sở hữu này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại và đóng vai trò quyết định đối với sự phát
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 63
triển kinh tế. Về chế độ sở hữu, thực tế cho thấy có nhiều chủ thể cùng sở hữu tư liệu sản xuất trong một doanh nghiệp cổ phần với những tỷ lệ khác nhau, bao gồm các nhà tư bản lớn, nhỏ và cả người lao động cũng góp vốn để hưởng lợi tức cổ phần. Chế độ sở hữu hỗn hợp của chủ nghĩa tư bản hiện đại, thể hiện ở hình thái tư bản cổ phần, được phát triển đa dạng và xã hội hóa ở mức cao. Nhưng cũng chính sự phát triển đó, như Mác đã từng chỉ ra rằng, sẽ là điểm xuất phát cần thiết cho sự đảo ngược tư bản thành sở hữu xã hội trực tiếp, là hình thái hoàn thiện nhất dẫn đến chủ nghĩa cộng sản.
Cùng với những điều chỉnh trong nền sản xuất và các quan hệ kinh tế, hệ thống chính trị và cơ chế vận hành của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng có những điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi của lực lượng sản xuất. Trên cơ sở thực hiện chế độ phân chia quyền lực với nhiều kênh khác nhau nhằm tác động vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, có thể thấy quá trình dân chủ hóa trong các nước tư bản cũng được tăng cường từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là từ giữa thập niên 1970 đến nay. Đồng thời, cơ chế vận hành ở cấp vi mô và vĩ mô ở phần lớn các nước tư bản phát triển được hoàn thiện với những điều chỉnh quan trọng nhằm thích ứng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hóa. Sự điều chỉnh này mặc dù đem lại kết quả ở những mức độ khác nhau đối với từng nước, song trên thực tế cũng không thể giải quyết một cách triệt để mọi vấn đề mà chủ nghĩa tư bản phải đối mặt như: làm thế nào để đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, giải quyết vấn đề bình đẳng và công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo,...
6464 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Năm là, chủ nghĩa tư bản hiện đại là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.
Nhìn lại lịch sử, có thể thấy rằng chủ nghĩa tư bản đã mang tính thế giới kể từ sau khi các cuộc cách mạng tư sản hoàn thành và chủ nghĩa tư bản được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ vào nửa sau thế kỷ XIX. Tuy nhiên, chưa bao giờ chủ nghĩa tư bản lại mang tính thế giới đầy đủ và toàn vẹn như ngày nay, khi nó thực sự chi phối và bao trùm lên toàn thế giới, không loại trừ một lục địa nào. Sự phát triển của đặc trưng này diễn ra dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, mà mũi nhọn là công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa. Những điều kiện của quá trình tái sản xuất khiến các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, các khu vực ngày càng được tăng cường.
Về thực chất, toàn cầu hóa không phải là con đẻ của chủ nghĩa tư bản, mà là sản phẩm của sự phát triển khoa học - công nghệ, là sự phát triển tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, do các nước tư bản chủ nghĩa chi phối phần lớn thị trường thế giới, đóng vai trò chủ yếu trong việc tổ chức sản xuất, phân luồng giao lưu hàng hóa và dịch vụ nên toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với toàn cầu hóa thị trường tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, hầu hết hệ thống pháp luật và quy chế kinh tế quốc tế hiện hành đều do các nước tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ, quy định và buộc các nước khác, với các nấc thang phát triển khác nhau phải chấp nhận. Đồng thời, toàn cầu hóa kinh tế còn được thực hiện bằng những công cụ sắc bén do chủ nghĩa tư bản điều khiển thông qua việc thiết lập các tổ chức, thể chế kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế như: WTO, IMF, WB,... Các nước tư bản phát triển, đặc biệt là Mỹ, thao túng các quyết sách đa biên và
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 65
hoạt động của các tổ chức quốc tế nêu trên. Bên cạnh đó, các công ty xuyên quốc gia, phần lớn thuộc về các nước tư bản phát triển, đang là lực lượng đóng vai trò quyết định trong việc vận hành nền kinh tế thế giới. Với phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy, lấy các nước làm phân xưởng của mình, thông qua việc phân công hợp tác quốc tế để lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường các nước, các TNC đã trở thành lực lượng xung kích thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay, về cơ bản toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản hiện đại và chịu sự chi phối của các nước tư bản phát triển.
Nhìn chung, những đặc trưng mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ là sự phát triển kế tiếp những đặc trưng vốn có của nó, hoàn toàn không nằm ngoài khuôn khổ và quỹ đạo phát triển của chủ nghĩa tư bản. Những biến đổi về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là sự điều chỉnh và thích ứng của chủ nghĩa tư bản trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, đồng thời làm dịu bớt những mâu thuẫn vốn có của nó để chủ nghĩa tư bản tiếp tục tồn tại và phát triển.
6. Về triển vọng của chủ nghĩa tư bản
Triển vọng phát triển của chủ nghĩa tư bản tùy thuộc trước hết và chủ yếu vào tiềm năng và giới hạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, cơ sở pháp chế và kinh nghiệm quản lý, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Giới hạn của chủ nghĩa tư bản được biểu hiện
66 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
ở bản chất chế độ, những mâu thuẫn nội tại, những bất ổn, khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội.
6.1. Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản
Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản có thể khái quát ở những nét lớn như sau:
Một là, chủ nghĩa tư bản ngày nay có sức sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỷ của nó. Những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử đã khiến các nước tư bản - trung tâm của cách mạng công nghiệp - trở thành những nước đi đầu trong nền kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy, do chiếm lĩnh được những vị trí then chốt, xây dựng được một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế tổ chức quản lý mà các nước tư bản phát triển luôn là trung tâm của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới. Chủ nghĩa tư bản đã giành được ưu thế trong việc sử dụng “đôi đũa thần” khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay không phải là một ngoại lệ. Các nước tư bản phát triển luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ mới, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với internet kết nối vạn vật, robot cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử,... Trong tương lai, tuy có nhiều dự báo khác nhau, nhưng các dự báo đều có một điểm chung là các nước tư bản phát triển sẽ tiếp tục chiếm lĩnh những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và là những con sếu đầu đàn trong nền kinh tế toàn cầu.
Hai là, chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lý kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 67
vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh. Trên thực tế, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã kế thừa và phát triển hệ thống chính trị, kinh nghiệm và phương pháp quản lý ngày càng thuần thục của toàn bộ lịch sử phát triển chủ nghĩa tư bản nói chung. Điều đó được thể hiện ở việc vận dụng có hiệu quả những mặt tích cực của nền văn hóa chính trị tư bản chủ nghĩa như: tinh thần luật pháp và hệ thống tư pháp độc lập, bộ máy công chức chuyên nghiệp và có hiệu quả, bộ máy cố vấn chính trị có trình độ cao và thu hút được tầng lớp tri thức tinh hoa, quyền tự do ngôn luận và phương tiện thông tin truyền thông được điều hành có định hướng, hệ thống bảo đảm phúc lợi xã hội đa dạng và mở rộng,...
Ba là, chủ nghĩa tư bản đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại, phát triển. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tư cách là một chủ thể điều chỉnh then chốt. Chức năng xã hội chính trị của nhà nước ngày càng phát triển nhằm bảo đảm sự ổn định của các xã hội tư bản. Mặc dù các nước tư bản phát triển đã đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa và phi điều tiết từ thập niên 1970, nhưng vai trò của nhà nước vẫn là nhân tố thường xuyên, vững chắc, không thể thiếu trong việc định hướng cho sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, ổn định xã hội, tạm thời làm dịu đi những mâu thuẫn vốn có trong xã hội tư bản không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng sự phối hợp trên phạm vi quốc tế.
Bốn là, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. Với việc tổ chức và điều hành các công cụ kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, các nước tư bản phát triển
68 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
ngày càng chi phối nhiều mặt tới quá trình toàn cầu hóa, đồng thời biết khai thác lợi thế này một cách hiệu quả. Thông qua mạng lưới toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia (TNC), các nước tư bản phát triển tăng cường quyền kiểm soát nền kinh tế thế giới, thực hiện sự chuyển dịch tư bản và các mâu thuẫn từ “trung tâm” ra vùng “ngoại vi”, mà điển hình là việc chuyển giao cho các nước đang phát triển các ngành sản xuất không còn ưu thế cạnh tranh, hoặc có hại cho môi trường sinh thái. Đồng thời, hệ thống phân công lao động và phân phối toàn cầu của các TNC đã góp phần duy trì và ổn định mối quan hệ “trung tâm” - “ngoại vi” trong nền kinh tế thế giới một cách có lợi nhất cho chủ nghĩa tư bản.
6.2. Giới hạn của chủ nghĩa tư bản
Bên cạnh những tiềm năng nêu trên, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn mang trong mình không ít giới hạn, thể hiện ở những mặt sau đây:
Một là, sự gia tăng bất bình đẳng xã hội ngày càng cao, bất chấp việc chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lý. Mặc dù trình độ phát triển kinh tế ngày một cao hơn nhưng phương thức phân chia thành quả lao động, của cải vật chất của xã hội chưa tạo ra được những chuyển biến căn bản. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), trong những năm đầu thế kỷ XXI, 1 tỷ dân ở những nước giàu, chủ yếu là những nước tư bản phát triển, chiếm tới 76% GDP toàn cầu; trong khi 3 tỷ dân ở các nước trung bình nắm 20,7% GDP toàn cầu và số còn lại, 2,4 tỷ dân ở các nước nghèo chỉ chiếm 3,3% GDP toàn cầu. Đằng sau thế giới văn minh vẫn là thiên tai, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch và nghèo đói. Đằng sau ánh hào quang của mỗi quốc gia
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 69
tư bản phát triển vẫn là những mảng tối. “Chiếc bánh” kinh tế toàn cầu dù đã được nở phồng lên với tỷ lệ chưa từng thấy nhưng những nước giàu, những người giàu đã sử dụng quyền lực của mình để giành lấy phần lớn “chiếc bánh”, trong khi chỉ dành phần rơi vãi cho những người nghèo. Sự phân cực giàu - nghèo đã được quốc tế hóa.
Sự phân cực xã hội tiếp tục duy trì và gia tăng ngay cả ở các nước tư bản phát triển được xếp vào hạng giàu nhất thế giới. Chẳng hạn như ở Mỹ, sau 50 năm (kể từ thập niên 1950 đến cuối thế kỷ XX), mức chênh lệch giàu - nghèo ngày càng lớn mặc dù thu nhập quốc dân tăng gấp 3 lần, thị trường chứng khoán tăng gấp 40 lần. Nếu như trước đây, chính sách thuế lũy tiến và phúc lợi xã hội được coi là thiết bị “giảm xóc”, giảm nhẹ sự bất bình đẳng xã hội thì đến nay chỉ còn đóng vai trò là chất xúc tác. Trên thực tế, chỉ thiểu số người dân được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế còn đại bộ phận người lao động có mức thu nhập trung bình và thấp phải gánh chịu sự suy giảm chất lượng cuộc sống và khó có thể thay đổi được thân phận của mình. Chủ nghĩa tư bản đã tối đa hóa lợi nhuận chỉ cho những người giàu bởi chính thiết chế của nó. Hơn nữa, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động ở các nước tư bản phát triển, cùng với đó là sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo giữa những người cung cấp vốn tài chính, tri thức với tầng lớp đông đảo những người lao động. Sự sụt giảm về thu nhập đối với số đông dân cư khi nhu cầu về nhân lực phổ thông giảm sẽ làm sâu sắc hơn tình trạng bất bình đẳng xã hội vốn đã trở thành vấn đề thâm căn cố đế ở các nước tư bản phát triển.
7070 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Hai là, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã và đang đối mặt với những vấn đề chính trị - xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế là nền dân chủ chỉ dành cho thiểu số. Bản thân các nhà nghiên cứu phương Tây cũng phải thừa nhận một sự thật là chủ nghĩa tư bản đã bóp méo nền dân chủ. Điều này xuất phát từ thực tế: nền dân chủ là một hệ thống mở và do vậy, quyền lực kinh tế có thể xâm nhập và làm biến dạng nó. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản là một hệ thống “kín cổng cao tường” mà quần chúng nhân dân khó lòng có thể lọt vào thành lũy ấy. Nhà nghiên cứu người Mỹ Peter Barners cho rằng, sau 200 năm phát triển, chủ nghĩa tư bản Mỹ đã làm biến dạng nền dân chủ nhiều hơn là nền dân chủ làm biến dạng chủ nghĩa tư bản. Trên thực tế, các nhà chính trị và các công ty có mối quan hệ cộng sinh: các nhà chính trị cần tiền còn các công ty cần sự ưu ái để có được những hợp đồng béo bở. Những công dân bình thường thì không có tài sản, không có tổ chức, không có thông tin và không được ngồi dự phần dân chủ1.
Cùng với sự biến dạng của nền dân chủ, hàng loạt những vấn đề xã hội nan giải khác cũng được đặt ra như là những thách thức cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đó là nạn thất nghiệp, sự suy giảm các giá trị xã hội, gia đình, sự đề cao lối sống cá nhân, nạn kỳ thị chủng tộc, tỷ lệ tội phạm và bạo lực gia tăng,... Những vấn đề nêu trên phản ánh những mâu thuẫn tiềm ẩn và giới hạn của chủ nghĩa tư bản trong việc giải quyết những mâu thuẫn đó.
Ba là, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, bất công, mặc dù các hình thức bóc lột luôn được che đậy
1. Xem Peter Barnes: Capitalism 3.0: A Guide to Reclaiming the Commons, Berret-Koehler Publishers, Inc. San Francisco, USA, 2006, pp.35-36.
CHƯƠNG II (Phần I): Từ học thuyết Mác - Lênin đến sự phát triển... 7171
và thay đổi dựa trên việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Sự đổi mới trong phương pháp quản lý đã tạo ra những chuyển biến nhất định trong quan hệ chủ - thợ so với trước đây, nhưng trên thực tế, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi. Đồng thời, sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và được triển khai trên phạm vi quốc tế thông qua các hình thức như: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, đầu tư, săn lùng chất xám và nhân công giá rẻ ở các nước đang phát triển. Sự giàu có của chủ nghĩa tư bản, ở một mức độ nhất định, được xây dựng trên sự kém phát triển của các nước đang phát triển.
Bốn là, chủ nghĩa tư bản hiện đại mặc dù đã đạt đến trình độ phát triển cao nhưng khó có thể loại trừ được nguồn gốc dẫn đến những cuộc khủng hoảng vốn có của nó, đồng thời ngày nay còn phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như: khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường,... Những cuộc khủng hoảng này chẳng những tác động đến các nước bị khủng hoảng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ phần còn lại của thế giới. Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản luôn có xu hướng trút hậu quả của khủng hoảng và suy thoái lên đầu những người lao động trong nước và các nước đang phát triển. Ngày nay, thị trường toàn cầu đang bị chi phối bởi những tập đoàn đa quốc gia, do vậy, các nước giàu có điều kiện để thực hiện công thức “xã hội hóa tổn thất, tư nhân hóa lợi nhuận” ở trong nước và “toàn cầu hóa suy thoái, cục bộ hóa lợi nhuận”, buộc các nước đang phát triển phải chia sẻ gáng nặng khủng hoảng.
Riêng về cuộc khủng hoảng môi trường, trên thực tế, cùng với sự phát triển chưa từng thấy của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX, môi trường sinh thái cũng bị hủy hoại nghiêm trọng
72 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
nhất trong lịch sử nhân loại. Thực ra các nước trên thế giới đều phải chịu một phần trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng môi trường, tuy nhiên ở đây chủ nghĩa tư bản đóng vai trò chính. Ví dụ, nước Mỹ chỉ chiếm 5% số dân thế giới nhưng đã xả ra khoảng 30% lượng khí thải CO2 của toàn thế giới. Nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, các công ty tư bản khi lựa chọn và triển khai công nghệ thường chọn cách có lợi nhất cho đồng vốn bỏ ra chứ không chọn cách gây hại ít nhất cho môi trường và các hệ sinh thái. Đó cũng chính là lý do giải thích vì sao một số quốc gia tư bản phát triển, điển hình là Mỹ, lại từ chối ký vào các văn bản cam kết quốc tế về việc cắt giảm lượng khí thải có hại đối với môi trường sinh thái.
Nhìn chung có thể thấy rằng, mặc dù chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển nhưng không thể tránh khỏi những giới hạn, xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của nó: mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của nền sản xuất với tính chất cá nhân của quan hệ sở hữu. Do vậy, trong thời gian tới, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục có khả năng điều chỉnh trước những biến đổi của tình hình, thế nhưng khả năng thích ứng và tính đàn hồi của nó không phải là không có giới hạn. Một điều không thể nghi ngờ là, cũng như bất kỳ một chế độ xã hội nào đã từng tồn tại trong lịch sử, chế độ tư bản tuyệt đối không thể là vĩnh hằng. Chính sự vận động của những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản sẽ quyết định sự thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng một phương thức sản xuất mới cao hơn, tiến bộ hơn.
Phần thứ hai
SỰ PHÁT TRIỂN THĂNG TRẦM CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (1900-2020)
7575
Chương I
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀO BUỔI BÌNH MINH CỦA THẾ KỶ XX (1900-1918)
Gần hai thập niên đầu thế kỷ XX (1900-1918) là thời
kỳ quá độ giữa hai thời đại - từ thời cận đại chuyển sang thời hiện đại, và diễn ra bước chuyển mang tính lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là làn sóng công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ vào ba thập niên cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản hoàn thành bước chuyển sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa đế quốc, với đặc trưng nổi bật là sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền và việc tăng cường chính sách xâm lược thuộc địa. Hệ lụy của những biến cố này là sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên trong lịch sử nhân loại - Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
1. Chủ nghĩa tư bản những năm đầu thế kỷ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất
1.1. Chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn cuối của “thời kỳ vàng” Khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, sự phát triển và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp trong các nước tư bản phương Tây đã mở ra “thời kỳ vàng” (“The Golden Ages”) trong sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Trong thời
76 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
kỳ này, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển hết sức nhanh chóng do những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và việc sử dụng những nguồn năng lượng mới. Những năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn cuối của “thời kỳ vàng”, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, kéo theo những chuyển biến trong đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của thế giới tư bản chủ nghĩa nói chung và từng nước tư bản nói riêng.
Đối với thế giới tư bản, thế kỷ XX được mở đầu bằng một cuộc triển lãm quốc tế khổng lồ tổ chức ở Paris vào tháng 4/1900 (Paris International Exposition 1900 - PIE 1900) như một sự biểu dương những thành tựu và sức mạnh kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Là triển lãm quốc tế lớn nhất và thành công nhất trong số 7 triển lãm quốc tế được các nước tư bản phương Tây tổ chức kể từ năm 1851, PIE 1900 có sự tham gia của 58 quốc gia trên thế giới và thu hút 50 triệu 860 ngàn lượt người tham gia. Với việc tổ chức PIE 1900, giai cấp tư sản đã khẳng định những bước phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất vật chất thế kỷ trước và sự khởi đầu đầy hứa hẹn cho thế kỷ mới.
Vào buổi bình minh của thế kỷ XX, sự phát triển của sức sản xuất cùng với những chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực giao thông vận tải như: việc mở rộng mạng lưới đường sắt, việc ô tô nhanh chóng trở thành phương tiện giao thông quan trọng, việc trang bị mới tàu biển với trọng tải 30 - 40 ngàn tấn, việc xây dựng công trình kênh đào Suez và Panama nhằm rút ngắn quãng đường vận chuyển trên biển, việc thử nghiệm thành công máy bay năm 1903,... làm cho khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới dường như được thu hẹp lại. Cuộc cách mạng về giao thông vận tải đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và giao thương phát triển; giá cả vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giảm trên 80%, chi phí vận chuyển bằng
CHƯƠNG I (Phần II): Chủ nghĩa tư bản vào buổi bình minh của thế kỷ XX... 77
tàu thủy giảm 70%; đồng thời khả năng chuyên chở hàng hóa trên thế giới trong nửa đầu thế kỷ XX tăng gấp 20 lần so với thế kỷ XIX.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa giữa các nước tư bản phương Tây nhằm phát huy lợi thế của từng nước trong nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển theo hướng chuyên môn hóa của Anh và Đức trong thời kỳ này là những ví dụ điển hình. Với hệ thống thuộc địa rộng lớn, nước Anh tăng cường mở rộng đầu tư nước ngoài, đồng thời phát triển hệ thống tài chính, khuyến khích thương mại tự do, vận tải biển và viễn thông. Nước Đức tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và đứng đầu châu Âu về công nghiệp chế tạo sắt, thép, hóa chất, thiết bị công nghiệp, khai khoáng, xây dựng.
Làn sóng công nghiệp hóa từ chỗ mang tính địa phương và khu vực đã lan tỏa ra phạm vi toàn cầu. Cùng với các thành tựu kỹ thuật mới và hệ thống giao thông vận tải mới, các hoạt động công nghiệp, thương mại, tín dụng ngày càng sôi động. Hàng không, điện thoại, điện tín được đưa vào sử dụng đã thúc đẩy thông tin, truyền thông cùng các hoạt động sản xuất và thương mại phát triển. Các sản phẩm công nghiệp, máy móc, thiết bị, hàng hóa của các nước tư bản châu Âu và Mỹ tràn ngập thị trường thế giới. Do nhu cầu về nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp tăng cao, nên chỉ trong 15 năm đầu thế kỷ XX, sản lượng ngành công nghiệp khai khoáng tính chung trên toàn thế giới tăng gấp 3 lần.
Các nước tư bản châu Âu và Mỹ chiếm giữ vị trí trung tâm trong làn sóng công nghiệp hóa và nắm quyền kiểm soát gần như toàn bộ nền kinh tế thế giới. Năm 1900, các nước châu Âu và Mỹ chiếm trên 90% sản lượng công nghiệp thế giới.
78 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020)
Trong đó, các nước châu Âu chiếm 60% sản lượng công nghiệp thế giới, chỉ riêng ba nước Anh, Đức, Pháp chiếm 40% sản lượng công nghiệp thế giới trong khi chỉ chiếm 10% dân số thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vào những năm cuối thế kỷ XIX, trong tương quan lực lượng giữa các nước đã diễn ra những thay đổi quan trọng.
Từ sau năm 1870, tốc độ phát triển công nghiệp của Anh - nước từng được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” - dần dần chậm lại. Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, Anh mất dần địa vị dẫn đầu thế giới về công nghiệp. Năm 1894, Mỹ đã bứt phá ngoạn mục trong cuộc chạy đua về kinh tế, thay thế Anh trong vị trí bá chủ nền công nghiệp thế giới và giữ vững vị trí này trong suốt thế kỷ XX. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Mỹ năm 1894 là gần 9,5 tỷ USD, chiếm 30,1% sản lượng công nghiệp thế giới, gấp 3,20 lần so với Anh, 3,93 lần so với Đức và 4,28 lần so với Pháp1.
Trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XX, tỷ lệ sản phẩm công nghiệp của Anh giảm sút nhanh chóng: sản lượng than từ chỗ chiếm 29,7% trong toàn bộ sản lượng thế giới giảm xuống còn 21,8%, tương tự như vậy, sản lượng gang giảm từ 22,1% xuống còn 13%. Nếu như năm 1870, sản lượng sắt, thép của Anh gấp hơn 2 lần của Đức và Mỹ cộng lại, thì đến năm 1913 chỉ bằng 1/6 của Đức và Mỹ. Cũng trong thời gian này, Pháp từ vị trí nước công nghiệp tiên tiến thứ hai thế giới đã rớt xuống hàng thứ tư (sau Mỹ, Anh và Đức). Trong khi đó, nước Đức sau khi thống nhất vào năm 1871 lại phát triển hết sức nhanh chóng, chỉ trong một thời gian ngắn, Đức đã vượt Pháp, Anh,
1. Xem “The Rise of Industrial America 1877-1900”, The Gilder Lehrman Institute of American History https://www.gilderlehrman.org/history-now/rise industrial-america-1877-1900.