🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chú đất nung Ebooks Nhóm Zalo NGUYỄN KIÊN CHÚ ĐẤT NUNG (Tập truyện ngắn thiếu nhi) NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG CÙNG MỘT TÁC GIẢ Viết cho thiếu nhi — Những ngày đi lưu động — Truyện đất và cát — Con gái người bán chim — Gia đình thân yêu — Kể chuyện nông thôn — Một bọn trẻ tinh nghịch — Đường ra trận — Chú đất nung — Ếch xanh đi học — Năm tôi mười ba tuổi (Và một số truyện khác...) Viết cho người lớn — Trong làng (tập truyện ngắn) — Lá rụng (truyện vừa) — Đồng tháng năm (tập truyện ngắn) — Vụ mùa chưa gặt (tập truyện ngắn) — Chân sóng (truyện vừa) — Nơi xa (tập truyện ngắn) — Ngày và đêm hậu phương (truyện vừa) — Chuyến xe ra (tập truyện ngắn) — Vùng quê yên tĩnh (tiểu thuyết) — Khuôn mặt (tập truyện ngắn) — Nhìn dưới mặt trời (tiểu thuyết) NHÂN ĐỌC “CHÚ ĐẤT NUNG” Tôi nhớ truyện Chú Đất Nung được in lần đầu tiên vào khoảng năm 1958 hoặc 1959, trên tuần báo Thống Nhất, trong mục nhỏ dành cho thiếu nhi, đặt ở góc cuối trang cuối cùng của tờ báo. Một lần gặp tác giả, tôi hỏi anh: “Vì sao anh viết Chú Đất Nung?” Anh lắc đầu, trả lời tôi: “Thật khó nói cho rõ ràng vì sao tôi lại nghĩ ra câu chuyện như thế. Chỉ có điều [ 5 ] chắc chắn là tôi đã bắt đầu từ một kỷ niệm thời thơ ấu của tôi, từ cái trò chơi trẻ con nặn đất thành... một chú bé đất!” Tôi tin lời anh. Nhưng chú bé đất của anh không phải được nặn ra chỉ để chơi trong chốc lát, chú ta đã bước đi trên con đường dài, qua nắng mưa, sương gió và qua lửa để trở thành Chú Đất Nung. Chuyện đó rất có thể là kỷ niệm sâu xa hơn của một thời niên thiếu của chính tác giả chăng? Nguyễn Kiên sinh ra và lớn lên ở một làng quê. Ngay năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lúc này anh mới mười hai tuổi, anh đã gia nhập đội Tuyên truyền xung phong, đi công tác lưu động suốt trong nhiều năm, từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng lên những vùng rừng núi xa xôi thuộc chiến khu Việt Bắc. Sau này, anh còn trải qua nhiều công tác khác trước khi trở thành nhà văn, và cho đến nay, cùng với hoạt động văn học, anh vẫn hăng hái tham gia các công tác xã hội. Anh hiện là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Nguyễn Kiên viết nhiều và cho in khá đều đặn. Những tập truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết của anh, phần lớn tập trung vào một đề tài quen thuộc là cuộc sống nông thôn chiến đấu và xây dựng. Anh từng gắn bó và yêu cuộc sống này nên đã ghi lại được trên trang sách những cảnh sống hằng ngày, bình thường mà ý nghĩa của một vùng quê vừa xưa cũ vừa luôn luôn mới mẻ đối với chúng ta. Nguyễn Kiên cũng viết nhiều cho thiếu nhi. Anh trò chuyện với các bạn đọc nhỏ tuổi bằng một giọng tâm tình ấm áp, câu chuyện cảm động về một em bé gái nghèo đã nuôi giấu chú cán bộ dưới hầm bí mật đào ngay trong nhà mình, bất chấp sự rình mò của kẻ địch ra sao (Con gái người bán chim). Hoặc là anh thay lời một đội viên thiếu niên du kích kể lại một chặng đường chiến đấu em đã trải qua, với biết bao căm giận và yêu thương như thế nào (Năm tôi mười ba tuổi). [ 6 ] [ 7 ] Tôi biết Nguyễn Kiên từ lâu, có nhiều dịp cùng anh trao đổi công tác và kinh nghiệm nghề nghiệp; tôi có cảm tưởng anh đã gửi gắm không ít suy nghĩ và tình cảm của anh vào những truyện đồng thoại góp thành tập Chú Đất Nung này. Những truyện đồng thoại này được Nhà xuất bản Kim Đồng in lại lần thứ hai và hầu hết đã được dựng thành phim hoạt hình. Những đồng thoại thật ngắn, chẳng có vẻ gì là thực cả, chúng chỉ xảy ra trong trò chơi tưởng tượng của tuổi thơ mà các bạn đọc nhỏ tuổi chắc cũng có lần tưởng tượng ra như thế: nặn một chú bé đất rồi kết bạn với chú ta; thám hiểm vào xứ sở của con ong, cái kiến; theo những bước đường phiêu lưu tai hại của chú ếch con, chú này vì rơi xuống giếng nên nhất định cho rằng trời chỉ bằng cái vung (đúng như câu tục ngữ cha ông ta đã nói) và chú ta đã phải trả giá cho sự ngu dại của mình như thế nào. Những con vật trong truyện vừa sống như trong tự nhiên chúng vẫn sống, ví như trứng bướm nở ra sâu, con gián thường nhấm góc tờ tranh dán hồ, cua sợ ếch, v.v... lại vừa sống cuộc sống giống như của con người. Tôi hy vọng là các em nhỏ có thể tìm thấy ở đây hình ảnh cuộc sống thực, hình ảnh của chính các em, với những điều tốt cũng như chưa tốt và tìm thấy một lời khuyên của tác giả, rằng các em cần phải sống, học tập và rèn luyện như thế nào dể ngày càng tiến bộ. Nhưng hơn cả lời khuyên (và điều tôi nói sau đây có thể khiến chúng ta tha thứ, nếu như ngòi bút của tác giả còn chỗ nào vụng về) ấy là tấm lòng tác giả yêu mến bạn đọc nhỏ của mình, hy vọng và tin tưởng các em sẽ tiếp nối và vượt lên hơn cả lớp cha anh. Nào, các em hãy sang trang, làm quen với những nhân vật mà Nguyễn Kiên mong chúng được kết bạn cùng các em. Tháng 9-1981 Võ Quảng [ 8 ] [ 9 ] Nguyễn Kiên BUỔI SÁNG TRƯỚC SÂN NHÀ BUỔI sáng. Một căn nhà xinh xắn. Trên tường, dán bức tranh một chú bé, nét vẽ nguệch ngoạc của trẻ con. Một em bé gái ngủ trên giường. Một em bé trai đang chuẩn bị sách bút đi học, khẩu súng cao su thò ra ngoài túi quần. Ngoài đường, các chú bộ đội hành quân. Em bé trai chạy ra cửa nhìn. Các chú bộ đội đã đi xa, chỉ còn lại dấu chân hằn trên đường. Em bé trai lần theo dấu chân các chú bộ đội. Em đang tưởng tượng mình cũng đội Buổi sáng trước sân nhà mũ gắn sao, vai đeo súng, rập rờn vòng lá ngụy trang, hệt như các chú bộ đội... Bỗng đâu đó, có tiếng con chim gì vỗ cánh và tiếng gà con kêu. Em bé dừng lại: một con diều hâu từ trong lùm cây bay lên, dưới chân nó cắp một chú gà con. Em bé đuổi theo, băng qua những quãng đường lầy, những bụi gai rậm... Con diều hâu lượn vòng lên cao, sà xuống thấp, rồi lại vòng lên cao. Tiếng gà con vọng xuống... Em bé nấp vào một chỗ kín, khẩu súng cao su trong tay, môi mím chặt, vẻ chờ đợi căng thẳng. Rồi em bắn... Con diều hâu trúng đạn kêu một tiếng lớn. Chú gà con rơi xuống. * Chú gà con rơi xuống ao cạnh nhà. Đàn gà chạy ra. Gà sống “cục tác”, gà mái “cục tác”, gà con nhớn nhác. Em bé gái đang ngủ trên giường, nghe tiếng gà, thức dậy. Em chạy ra cửa, nhìn. Không thấy bé Anh đâu, chỉ thấy những [ 10 ] [ 11 ] Nguyễn Kiên Buổi sáng trước sân nhà dấu chân nhỏ nhắn của bé Anh hằn trên mặt sân đất nện trước nhà. Bé gái Em lần theo dấu chân của bé Anh ra tới bờ ao thì gặp đàn gà nhớn nhác và trông thấy chú gà sắp chìm dưới mặt nước ao. Phải can đảm lắm em bé gái mới lần rá được đầu cầu ao ghép bằng mấy đoạn tre mỏng mảnh. Nhưng em không với tới chỗ chú gà con bị nạn. Em bé gái trở lên bờ, tìm một cây sào dựng ở rặng rào. Bằng cây sào đó, em cố với ra xa, kều chú gà con lại gần bờ. Đàn gà đứng xúm cả trên bờ, hồi hộp theo dõi. Em bé gái cứu được chú gà con bị nạn, liền bị đàn gà quây tròn lấy ngay trên vạt cỏ bờ ao. Em bé gái ngồi áp chú gà con bị nạn trong lòng hai bàn tay, hà hơi cho chú ấm lại. Đàn gà xúm quanh. Chú gà con bị nạn khẽ run rẩy đôi cánh, vươn cổ ra, mắt hé mở. Các chú gà con khác vui tíu tít, gà mái “cục tác”, gà sống nhảy lên cọc rào gáy một hơi dài... [ 12 ] [ 13 ] Nguyễn Kiên Buổi sáng trước sân nhà * Em bé trong tranh nghe tiếng gà gáy, liền cử động và nhảy xuống nền nhà, như một chú bé thực. Ô, mới sáng tinh mơ, sao cửa nhà vắng vẻ? Bố mẹ chắc đã đi làm. Nhưng còn bé Anh và bé Em, chưa đến giờ đi học, hai bé đi đâu? Bé Anh và bé Em vốn là tác giả bức tranh dán trên tường. Bé Em vẽ, bé Anh tô màu, thành ra bé trong tranh vừa có khuôn mặt ngộ nghĩnh vừa có bộ áo quần màu sắc thật tươi. Bé trong tranh muốn tìm bé Anh và bé Em, rụt rè đi ra cửa. Nhưng phía sau lưng bé, trên tường, một đàn gián từ trong các kẻ vách đã bò ra. Chúng thấy bức tranh bỏ trống, liền xúm vào nhấm hồ ở các góc giấy. Nghe tiếng sột soạt, bé trong tranh quay lại. Bé nhảy vội vào tranh. Đàn gián sợ, biến mất. Bé nhảy ra khỏi tranh. Đàn gián lại xuất hiện. Mắt bé chớp chớp, rồi mở tròn xoe, nhìn lũ gián. A lũ gián khốn kiếp, tao sẽ không tha chúng mày! Bé bóc đường kẻ mực đóng khung bức tranh, tuốt thành [ 14 ] [ 15 ] Nguyễn Kiên Con bướm, con ong và con kiến một cây gậy dài. Bé đánh lũ gián. Những con gián bị vụt trúng, văng ra tận ngoài sân. Trước sân, gà mái mổ gián, nhường cho đàn gà con. Gà con nhường cho chú gà bị nạn… Chú gà con bị nạn được bữa no, đã khỏe hẳn, vỗ cánh chạy vào giữa đàn. * Bây giờ, bé Anh và bé Em dắt tay nhau vào nhà. Bé Anh giơ xác con diều hâu lên, nói: “Anh đem biếu thầy giáo, để thầy giáo nhồi rơm, làm đồ dùng dạy học!” Bé Em cũng nói: “Còn em, em sẽ kể lại với cô giáo, đàn gà biết thương nhau thế nào... Ô kìa anh xem, lạ lùng chưa, con gà con bị diều hâu quắp, lại bị rơi xuống ao, sao nó chóng khỏe thế nhỉ? Nó đã lẫn giữa đàn gà...” Chỉ có bé trong tranh là không nói. Bởi vì, bé đứng ở trong tranh, bé nói làm sao! Đọc truyện này, các em đừng quên nhé khi các em vẽ một chú bé, chú bé ấy sẽ nhìn và biết bắt chước các em...< [ 16 ] CON BƯỚM, CON ONG VÀ CON KIẾN Ở nhà kia có một chú bé lười. Mặt trời đã nhòm qua cửa sổ, chú bé vẫn ngủ say. Gà trống đậu trên nóc đống rơm, vỗ cánh gáy: — Ò ó o... Chú bé nặng nhọc cựa mình. Gà trống nhảy xuống, đậu trên hàng rào, vỗ cánh gáy: — Ò ó o... dậy mau! [ 17 ] Nguyễn Kiên Chú bé giụi mắt, hai con mắt lờ đờ ngái ngủ. Gà trống đậu trên thành cửa sổ, thò hẳn cổ vào trong nhà, vỗ cánh gáy: — Ò ó o... dậy mau, dậy tưới rau! Chú bé miễn cưỡng ngồi dậy. * Ngoài sân, nắng chan hòa. Trời xanh. Vườn rau xanh. Chú bé đi qua vườn rau, tay xách thùng tưới. Chú xuống cầu ao vục thùng nước đầy. Nhưng vừa lên khỏi bậc cầu ao, chú đã uể oải đặt thùng nước xuống. Đàn ong bay qua. Ong quay vù vù quanh chú bé và hát: Đời con ong say mê tìm hoa thơm làm mật ngon. Chú bé nhăn mặt, xua đàn ong. Đạn bướm bay qua. Bướm diện bảnh, Con bướm, con ong và con kiến cánh vỗ lửng lơ, giọng hát cũng lửng lơ: Đời con bướm rong chơi Đi theo bướm, chú mình ơi! Chú bé lười, mê thích tiếng hát của bướm hơn của đàn ong. Chú bé: Làm cách nào đi theo bướm được? Bướm: Dễ lắm. Nhắm mắt lại, chạy quanh thùng nước ba vòng. Nào... Chú bé làm theo lời bướm. Bướm lượn trên đầu chú bé, đếm: “Một, hai, ba... mở mắt ra!” Chú bé mở mắt, thấy mình đã biến thành một chú bé tí hon từ bao giờ. * Bướm cõng chú bé tí hon đi xa, rõ xa... rong chơi thỏa thích. Đến một bụi cây ven đồi, bướm đỗ xuống. Bướm: Đây là giang sơn của loài bướm. [ 18 ] [ 19 ] Nguyễn Kiên Con bướm, con ong và con kiến Bướm đẻ ra sâu. Sâu lại nở thành bướm. Sắp có lứa bướm non, chú mình tha hồ nhiều bạn, tha hồ vui chơi! Eo ôi, bao nhiêu là sâu! Sâu bò nhung nhúc trên lá non, sâu bủa vây chú bé, ngóc đầu nhìn chú, vẻ lạ lùng. Chú bé: Tôi không chơi với sâu! Sâu: Đời sâu thú lắm chứ, sẵn lá non, sâu chỉ việc ăn, sâu không phải làm! Chú bé chạy quanh đám lá, không đâu thoát khỏi lũ sâu. Chợt một chú chim sâu bay đến. Chim sâu xinh xinh, lông vàng óng, đôi mắt chỉ nhỏ như hai hạt cải mà rất tinh. Chim sâu chuyền trên cành cây, cái đầu nghiêng nghiêng, cái đuôi vẫy ngoắt; chim kêu “chách chách, chách chách...” — theo tiếng nói của loài chim, có nghĩa là “lũ sâu phải chết! phải chết!”. Lũ sâu chạy rối loạn. Chim sâu thoăn thoắt mổ từng con, từng con... Chú bé nấp [ 20 ] [ 21 ] Nguyễn Kiên sau kẽ lá, cũng không che được mắt chim. Chim mổ “bốp!” — nguy rồi, chú bé vo tròn thành một cục, rơi tuột xuống gốc cây. * May sao, dưới gốc cây có thảm lá khô. Chú bé khốn khổ của chúng ta nằm chết ngất trên thảm lá. Đàn kiến đi tha mồi trong thảm lá trông thấy chú. Kiến: Con sâu gì to quá, ta khiêng về tổ đi! Nào, dô-ta. Chú bé nghe tiếng hò, hồi tỉnh, hé mắt nhìn, nhưng chú sợ quá, không dám nhúc nhích. Kiến xúm lại, tha chú đi. Kiến cắn chú đau quá. Không chịu nổi, chú liền vùng dậy. Chú bé: Tôi không phải sâu. Tôi là một chú bé. Kiến: Sâu lười, sâu ăn hại. Còn các chú bé biết giúp cha mẹ. Này chú bé, chú biết làm gì? Con bướm, con ong và con kiến Chú bé thực ra chưa biết làm gì nhưng chú sợ mình biến thành sâu, bị kiến cắn, kiến tha đi, liền nói: “Tôi... tôi biết làm như kiến!” Kiến: Thế thì tuyệt. Kiến bận rộn, suốt ngày kiến lam làm, đời kiến vui... Nào, hãy cùng làm với kiến xem chú thực là chú bé hay là con sâu. Đàn kiến tản ra, tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi... Kiến bé tí tẹo nhưng rất khỏe và hăng say. Kiến khuân vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được những vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau, đụng đầu chào, rồi lại vội vàng tíu tít. Kiến đụng đầu chào chú bé. Chú bé cùng kiến làm mọi việc: khuân đất, nhặt lá khô, xén cỏ dại... Lúc đầu chưa quen, đầu choáng mắt hoa, chân tay mỏi rã rời. Dần dân quen đi, càng làm càng dẻo. Mặt trời lên cao, nắng rực rỡ lưng đồi. Bụi cây đơm hoa. Đàn ong bay đến, quay vù vù [ 22 ] [ 23 ] Nguyễn Kiên Con bướm, con ong và con kiến và hát: Đời con ong say mê tìm hoa thơm làm mật ngon. Chú bé: Hay quá, ong đây rồi! Ong ơi! Ong bay trên cành cao, quay vù vù mải miết, ong không nghe tiếng chú bé gọi. Ngọn gió thổi rạp một nhành hoa xuống trước chú bé. Hoa: Ong yêu hoa, thế nào ong cũng đến tìm hoa làm mật. Hoa yêu chú bé biết chăm làm, hoa sẽ giúp chú... Chú bé bíu vào nhành hoa. Nhành hoa đưa chú bé lên cao, gặp ong. Chú bé: Ong ơi, ong có nhận ra tôi không? Ong: Hình như chú là chú bé lười... Chú bé: Không. Bây giờ tôi biết mê tiếng hát của ong. Nhờ ong đưa tôi về nhà. [ 24 ] [ 25 ] Nguyễn Kiên Có một chú chim sâu * Đầu cầu ao nhà, thùng nước tưới rau của chú bé vẫn còn đó. Ong từ trên cao hạ cánh, hệt như máy bay trực thăng hạ cánh. Chú bé nhảy xuống. Ong: Rong chơi thế đã thỏa chí chưa chú mình? Nào bây giờ chú mình lại nhắm mắt lại, chạy quanh thùng nước ba vòng... Chú bé tí hon làm theo lời ong. Khi chú mở mắt ra, chú đã trở lại thành chú bé bình thường. Gà trống đậu trên hàng rào, ngạc nhiên nhìn chú. Gà trống: Oác, chú vừa đi đâu? Chú bé: Chẳng đi đâu!... Đi tưới rau! Chú bé ngượng, không dám nhìn gà trống; chú xách thùng nước, vội vã đi vào vườn.< CÓ MỘT CHÚ CHIM SÂU N GÀY xưa, có một chú chim sâu. Chú chim sâu nhỏ xíu, màu xanh lục, óng mượt, nhẹ nhàng, thấp thoáng trong màu lá non. Chú chim sâu ra đời giữa mùa nắng ấm. Vườn cây đang độ xanh tươi tưng bừng chào đón chú. Những cây bưởi, cây chanh, cây nhãn và đủ thứ cây khác đua nhau đâm chồi, nảy lộc. Những chiếc lá non vui đùa dưới làn mưa bay lất phất, hoặc trong ánh nắng dịu dàng. Ngày nào trời cũng xanh trong, gió đông nam thổi xào xạc khắp vườn. Vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa chanh [ 26 ] [ 27 ] Nguyễn Kiên Có một chú chim sâu lấm tấm. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm... chú chim sâu được cả vườn cây và các loại chim ưa chuộng. Chú xinh đẹp xiết bao và tốt bụng xiết bao. Tổ của chú thực sơ sài, chỉ cần hai phiến lá ngái khâu úp lại, khum khum như ta chụm hai bàn tay. Chú mải miết bắt sâu suốt ngày... cứ thế, chú chim sâu sống qua một mùa nắng ấm. Đến mùa dông. Đây là mùa đông đầu tiên chú phải trải qua trong đời chú. Vườn cây vào đông, lá vàng bay lả tả trên nền đất lạnh. Sương giá quẩn quanh ngọn những cành khô. Đêm xuống, gió bấc thổi hun hút từ xa, nghe sâu thẳm. Chú chim sâu rét. Chú đâm nản lòng. Chú nằm vo tròn trong cái tổ lá ngái treo đu đưa. Mặt trời đã lên cao, chú mới ra khỏi tổ. Dáng chú uể oải thế nào. Chú chẳng kêu “chách chách”... Một buổi sáng, chú chim sâu giật mình thức giấc, bỗng ngỡ ngàng [ 28 ] [ 29 ] Nguyễn Kiên Có một chú chim sâu thấy ngay trước tổ rung rinh một cành hoa trắng. Cành hoa mận. Khắp vườn, chưa cây nào ra hoa. Riêng mận đã ra hoa. Bông hoa trắng xinh, giản dị, hiền lành mà ngời sáng cả bầu trời đông còn giá rét. Chú chim sâu nghiêng đầu, khẽ kêu líu ríu: — Chị Mận ơi, sao chị đã ra hoa? Cành hoa mận trắng xinh khẽ rung rinh như có ý nói: Mùa xuân sắp đến rồi! * Quả nhiên, hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm... Chú chim sâu vui cùng [ 30 ] [ 31 ] Nguyễn Kiên Ếch xanh đi học vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới. Từ đây, chú không ngần ngại, không nản lòng. Cho đến tận hôm nay, chú vẫn như vậy. Các em hãy thử đi tìm gặp chú xem: bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào chú chim sâu vẫn mải mê một việc bắt sâu. Đầu chú nghiêng nghiêng. Mình chú quay ngoắt. Đuôi chú quay ngoắt. Cánh chú thoắt mở ra, thoắt khép vào. Chú ẩn, rồi lại hiện. Tiếng chú kêu “chách chách” nghe trong giòn, bao giờ cũng mau mắn và linh hoạt như tính tình của chú vậy.< [ 32 ] ẾCH XANH ĐI HỌC I N GƯỜI ta gọi chú là Ếch xanh vì lưng chú ánh một vệt xanh. Chú lười học, ham chơi. Một trận mưa rào, chú Ếch xanh bị nước cuốn xuống lòng giềng thon sâu thẳm. Chú thích lắm, vì ở đáy giếng chú không bị mẹ rầy la, cũng không có bạn nào rủ đi học. Chú tha hồ vùng vẫy bơi lội; ngẩng nhìn lên, chỉ thấy một mảnh trời bé xíu, như một cái vung. [ 33 ] Nguyễn Kiên Ếch xanh đi học Một ngày nắng đẹp, mẹ ếch đi gánh nước. Mẹ ếch thả cái bù đài mo cau xuống giếng, vớt được chú Ếch xanh lên. Chú bị ngâm nước lâu ngày, trông nhờn nhợt! Mẹ ếch: Ôi, con yêu quý của tôi, con trốn học, ham chơi mới đến nông nỗi này! Từ nay con phải chăm học. Ếch xanh: Con đã ngồi đáy giếng nhìn trời. Trời chỉ như một cái vung. Con cần gì phải học. Chú Ếch xanh cãi mẹ, mẹ giận và buồn lắm. Mẹ đem chú Ếch xanh đến gửi thầy giáo Cóc. II T HẦY giáo Cóc thông thái nên rất đông học trò. Thầy dạy tận tình, trò học siêng năng. Lớp học của thầy bao giờ cũng vui. Chú Ếch xanh đến lớp vừa đúng lúc thầy giáo Cóc đang giảng bài. [ 34 ] [ 35 ] Nguyễn Kiên Ếch xanh đi học Thầy giáo Cóc: Các em hãy nghe tôi kể: Một năm, trời hạn hán, tôi đã lên trời... Chú Ếch xanh thầm nghĩ: “Lên trời thì có gì lạ!”. Thầy giáo Cóc tiếp tục kể. Kể rằng: Cóc lên kiện trời. Trời thua, phải làm mưa theo lệnh cóc, cho mặt đất tươi xanh... Chú Ếch xanh thầm nghĩ: “Mưa cũng không lạ! Mặt đất tươi xanh lại càng không lạ!”... Bỗng chú nghe tiếng thước kẻ gõ “chát!” lên mặt bảng đen. Thầy giáo Cóc đã kể chuyện xong và viết đầu bài lên bảng: “Con cóc là cậu ông trời”. Cả lớp viết theo thầy. Chú Ếch xanh cũng viết, nhưng tay chú cứng đờ. Chú ngó sang vở bạn. Rồi chú thò tay nhón trộm từng chữ bạn vừa viết. Những chữ chú nhón trộm cưỡng lại, không chịu ghép thành vần. Chú Ếch xanh tức, xòe tay ra, xóa nhằng nhịt lên trang vở rồi nhảy vọt qua cửa sổ. Chú đã quen nết, lại trốn học, đi chơi... III CHÚ Ếch xanh lang thang ra đến giữa đồng làng thì gặp hai bác cò. Cò: Sao chú trốn học? Ếch xanh: Học chán lắm. Cháu thích đi chơi hơn. Cò: Chú sai rồi! Ếch xanh: Thầy giáo Cóc kể chuyện thầy đã lên trời. Cháu chưa từng lên trời nhưng cháu thừa biết... Cò: Vậy trời là cái gì? Ếch xanh: Các bác cứ cho cháu đi theo, cháu sẽ chỉ các bác xem và kể các bác nghe một câu chuyện còn hay hơn chuyện của thầy giáo Cóc. Hai bác cò tìm cách mang chú Ếch xanh đi cùng. Họ cắp hai đầu sợi cỏ, bảo Ếch [ 36 ] [ 37 ] Nguyễn Kiên Ếch xanh đi học xanh ngậm quãng giữa và họ bay lên cao vút. Trên cao, chú Ếch xanh nhìn thấy một mảng trời phản chiếu trên mặt đầm nước tròn xoe, nhỏ xíu, tít mù xa. Chú nghĩ: “Kia kìa, trời chỉ là cái vung. Mình chỉ cho các bác cò xem, các bác ấy sẽ tha hồ cho mình rong chơi, mình không phải đi học nữa!”. Ếch xanh (chỉ đầm nước, kêu to): Kia kìa... Tức thì, chú rơi xuống. IV CHÚ Ếch xanh rơi xuống giữa đầm nước. Chú chìm nghỉm tận đáy sâu. May sao, lúc ngoi lên, chú vớ được đám bèo. Chú ngồi trên đám bèo, thở... Các thím cá bơi quanh đám bèo, trông thấy chú Ếch xanh. Cá: Sao chú trốn học? Ếch xanh: Học chán lắm. Cháu thích đi chơi hơn. [ 38 ] [ 39 ] Nguyễn Kiên Ếch xanh đi học Cá: Chú sai rồi! kêu to): Đây này! Ếch xanh: Thầy giáo Cóc kể chuyện thầy đã lên trời. Cháu chưa từng lên trời nhưng cháu thừa biết... Cá: Vậy trời là cái gì? Ếch xanh: Các thím cứ cho cháu đi theo, cháu sẽ chỉ các thím xem và kể các thím nghe một câu chuyện còn hay hơn chuyện của thầy giáo Cóc. Các thím cá tìm cách đưa Ếch xanh đi cùng. Các thím thuộc hết mương máng thủy lợi chằng chịt khắp cánh đồng. Chú Ếch xanh theo đàn cá bơi đi, bơi đi mãi... Đột nhiên, chú trông thấy một miệng cống thủy lợi. Miệng cống khum khum. Mảnh trời tít xa lồng bóng nước, thành một vòng tròn xoe, nhỏ xíu. Chú Ếch xanh nghĩ: “Đây này, trời chỉ là cái vung. Mình chỉ cho các thím cá xem, các thím ấy sẽ tha hồ cho mình rong chơi, mình không phải đi học nữa!”. Ếch xanh (nhảy vào miệng cống thủy lợi, Tức thì, chú bị dòng nước cuốn trôi băng. V CHÚ Ếch xanh bị dòng nước cuốn đi xa lắm. Những xoáy nước nhận chìm chú xuống, tung vọt chú lên... Cuối cùng, sóng nước đánh giạt chú vào một bờ cỏ rậm. Chú nằm chết giấc. Người chú nhẽo nhèo. Đôi mắt chú lồi ra. Trong đám cỏ, có một hang cua. Lão cua kềnh, mai nâu bóng, đôi càng nâu bóng xẻ răng cưa. Xưa nay, cua vốn sự ếch. Nhưng nhân chú Ếch xanh thảm hại, lão cua kềnh chẳng sợ! Cua: Sao chú trốn học? Ếch xanh: Học chán lắm. Cháu thích đi chơi hơn. Cua: Ha ha, đúng quá! Ta phải lôi chú [ 40 ] [ 41 ] Nguyễn Kiên mày vào đáy hang, chú mày sẽ chẳng bị ai quấy rầy, chú mày tha hồ chơi cho thỏa! Nói rồi, cua cắp Ếch xanh, lôi vào hang. Chú Ếch xanh đau quá. Chú càng giãy, càng cua càng cắp chặt, lại càng đau. Ếch xanh (kêu to): Mẹ ơi! Đau quá... Mẹ ơi! Mẹ cứu con! Bấy giờ, mẹ ếch đang buổi làm. Mẹ ếch đeo một cái giỏ ngang lưng. Nghe tiếng chú Ếch xanh kêu to, mẹ ếch vội chạy lại. Mẹ ếch đứng sau cua, vỗ mạnh vào mai cua. Cua sợ, rúm hai càng. Mẹ ếch tóm gọn cua, theo cách ta vẫn thường tóm mà cua không cắp được. Mẹ ếch: Con thấy chưa, cua sợ ếch. Ếch bao giờ cũng bắt được cua! (bỏ cua vào giỏ). Mẹ buồn vì con, xấu hổ vì con! Ếch xanh (ôm chầm lấy mẹ ếch): Mẹ ơi, con đau quá! Còn kêu mẹ đến cứu con, vừa kêu vừa ngước nhìn trời rồi lại nhìn mặt đất, mãi chẳng thấy mẹ đâu... Thế rồi con Ếch xanh đi học trông thấy mẹ, mẹ chạy thực nhanh, mà sao con vẫn thấy lâu quá! Đường dài lắm, mặt đất rộng lắm, trời cao lắm, trời không phải là cái vung, phải không mẹ? Mẹ ếch: Con muốn biết trời là cái gì, con phải đi học. Chủ Ếch xanh lủi thủi theo mẹ ếch về trường. Chú không trốn học nữa... Kìa, chú đang ngồi trong lớp của thầy giáo Cóc. Thầy giáo Cóc đứng trên bục, tay cầm thước dài, đang chỉ từng chữ trên bảng: “Con cóc là cậu ông trời”. Cả lớp đọc theo thầy, giọng ếch đồng thanh nghe rất to và rất vang...< [ 42 ] [ 43 ] Nguyễn Kiên Chú đất nung CHÚ ĐẤT NUNG T ẾT Trung thu, cu Chắt được món quà: hai người bột — một chàng kỵ sĩ ăn mặc rất bảnh, cưỡi ngựa bờm đỏ, dây cương vàng, và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong ngôi lầu lợp ngói tía, ngói xanh. Cu Chắt còn một đồ chơi khác: một chú bé bằng đất, do cu Chắt nặn. Ban đêm, cu Chắt cất đồ chơi vào một cái nắp tráp hỏng. Cu Chắt ngủ. Còn hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Chú bé Đất kể chuyện cánh đồng; chàng kỵ sĩ và [ 44 ] [ 45 ] Nguyễn Kiên nàng công chúa kể chuyện nhà người làm bánh và nặn đồ chơi. Chuyện của đứa này lạ lùng đối với đứa kia nên chúng đều thích thú. Nhưng sáng hôm sau, chàng kỵ sĩ bỗng nhăn nhó bảo nàng công chúa: — Cu Đất thật là đoảng, mới chơi vơi nó một tí nó đã làm bẩn hết quần áo đẹp của chúng mình! Cu Chắt không nghe thấy tiếng nói của chàng kỵ sĩ nhưng cu Chắt trông thấy bộ quần áo màu lòe loẹt của hai người bột đều dính đất. Cu Chắt liền lấy mực bôi lên những vết bẩn ấy và bỏ hai người bột vào một cái lọ thủy tinh vẫn dùng đựng kẹo. Thế là chú bé Đất và hai người bột chia tay nhau. Chú bé Đất vốn sinh ra trên một gò cao, ngoài cánh đồng. Cu Chắt đi chăn trâu với các bạn, đã nặn ra chú ở đấy. Chú bé Đất thích cuộc sống nơi chú sinh ra. Ở đấy có Chú đất nung trời xanh, mây trắng, có những đồng nước chảy dào dạt, có đàn trâu chăm chỉ và những chú sáo sậu vui tính. Chú bé Đất tìm đường ra cánh đồng. Đường ra cánh đồng xa lắm. Chú bé Đất cứ đi, đi mãi... chân chú đã mỏi dừ, mới đến được đầu hồi nhà. Chú trông thấy một thím nhái đang nép mình dưới đám thài lài. Mỗi lần thím nhái nhảy ra, đánh lưỡi kêu “tép” là thím quơ được một con muỗi. Chú bé Đất hỏi thăm đường, thím nhái nói: — Chú hãy đi theo đàn kiến; kiến đi khắp nơi tìm mồi, kiến biết đường. Chú bé Đất liền theo các bác kiến. Các bác kiến đáng phục thật: suốt ngày các bác kiến đi tha mồi, bác nào cũng khuân vác rất nặng — nào xác sâu bọ, nào những hạt cơm rơi... vậy mà kiến không hề mệt mỏi. Kiến tha mồi về tổ ở góc bếp. Chú bé Đất [ 46 ] [ 47 ] Nguyễn Kiên Chú đất nung ích... theo các bác kiến về đến đó thì trời đổ mưa to; chú bị ngấm nước mưa, rét quá. Các bác kiến bảo chú bé Đất: — Trong bếp có đống rấm, chú hãy vào cời đống rấm ra mà sưởi. Chú bé Đất làm theo lời kiến. Chú ngồi co ro dưới chân ông Hòn Rấm, sưởi hơi than hồng ủ dưới lớp trấu khô rang. Ban đầu, chú thấy ấm và khoan khoái. Lúc lâu sau, đâm ra nóng, bỏng rát cả chân tay. Chú bé Đất sợ, lùi lại. Ông Hòn Rấm thầy vậy cười bảo chú: — Sao chú mày rát thế? Chú mày là đất kia mà. Lão đây xưa kia cũng là đất. Đất không sợ lửa, đất có thể nung trong lửa... Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi: — Nung à? Ông Hòn Rấm trả lời: — Chứ sao! Đã là người, cần phải cứng rắn, dám xông pha, làm được nhiều việc có Chú bé Đất nghe nói, thích lắm. Chú vui vẻ kêu to: “Nào thì nung đi!”. Trong khi đó, hai người bột vẫn ở trong lọ thủy tinh. Ở trong lọ thủy tinh êm đềm thật, chẳng nóng mà cũng chẳng lạnh, chẳng nắng mà cũng chẳng mưa. Chàng kỵ sĩ cưỡi ngựa chạy quanh lầu của nàng công chúa, còn nàng công chúa thì đứng tựa cửa lầu nhìn chàng kỵ sĩ. Ngày này qua ngày khác chỉ có thế, không hiểu sao họ không thấy chán nhau! Nhưng rồi một đêm kia, bỗng có con gì mõm hôi hôi mò đến, cạy nắp lọ ra, tha nàng công chúa và cả cái lầu đi mất. Nàng công chúa hét lên, chàng kỵ sĩ sợ quá, vội thúc ngựa nhảy vọt qua lọ thủy tinh... Lúc lâu sau, chàng kỵ sĩ bình tĩnh lại, thấy mình đứng bơ vơ trong đêm tối, chung quanh chỉ có tiếng muỗi quay vo vo. Muỗi [ 48 ] [ 49 ] Nguyễn Kiên Chú đất nung mách cho chàng kỵ sĩ biết nàng công chúa đã bị tha vào đáy một cái cống phía sau nhà. Chàng kỵ sĩ phi ngựa thẳng tới miệng cống, định bụng sẽ thóc ngựa lao ngay vào. Nhưng từ trong cống xông ra một luồng hơi hôi thối nồng nặc khiến ngựa của chàng chùn lại. Chàng kỵ sĩ loay hoay xuống ngựa và đứng ngây ra... Trong cống có một con chuột cống già. Nó già lắm, lông đã trụi cả nhưng nó rất giảo quyệt. Nó lừ lừ tiến đến gần chàng kỵ sĩ khờ khạo, làm ra bộ hiền lành, bảo chàng gửi ngựa lại, nó sẽ cho chàng mượn chiếc thuyền làm bằng một que đóm cắt vát đuôi, đuôi thuyền gắn mẩu xà phòng — chiếc thuyền này, chuột cũng tha trộm của cu Chắt, vì chuột thèm ăn cả xà phòng nhưng chàng kỵ sĩ không biết. Chàng kỵ sĩ gửi ngựa bột lại cho con chuột già rồi xuống thuyền, chiếc thuyền que đóm gắn xà phòng lao nhanh theo dòng nước vào sâu trong cống. [ 50 ] [ 51 ] Nguyễn Kiên Chàng kỵ sĩ tìm thấy nàng công chúa bị nhốt trong một ngách hang tối om. Chàng hỏi: — Kẻ nào đã bắt nàng vào đây? — Chuột... nó hôi lắm! — Lầu vàng của nàng đâu? — Chuột ăn rồi! Nàng công chúa khóc hu hu. Chàng kỵ sĩ hu hu khóc theo: — Ôi giời ơi, thế thì tôi cũng bị chuột lừa, chuột ăn mất ngựa của tôi rồi! Rồi nó sẽ mò vào đây nó đợi chúng mình lả đi, nó ăn tuốt cả hai chúng mình! Hai người bột sợ cuống cuồng, liền dìu nhau nhảy xuống thuyền, chạy trốn. Chiếc thuyền theo dòng nước đen ngòm trôi nhanh qua cửa cống phía bên kia. Dòng nước cống chảy ra đến đầu xóm thì đổ xuống một con ngòi. Ngòi nước cuồn cuộn chảy ra tận giữa đồng xa. Hai người Chú đất nung bột ngồi trên thuyền sợ quá, run lẩy bẩy, mắt nhắm nghiền, không còn biết gì nữa. Gặp chỗ nước xoáy, chiếc thuyền quay tròn rồi chìm nghỉm. Hai người bột bị ngâm nước, chỉ lúc sau đã nhũn hết cả chân tay... Chú bé Đất bấy giờ đã trở thành CHÚ ĐẤT NUNG. Đất Nung đang đi dọc bờ ngòi, trông thấy hai người bột bị nạn, chú liền nhảy xuống nước, vớt họ lên. Đất Nung đặt hai người bột trên bờ cỏ, phơi nắng cho bột se lại. Hai người bột tỉnh dần, nhận ra người bạn cũ thì lạ quá, kêu lên: — Giời ơi, chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư? Dạo này trông anh khác quá! Đất Nung cười: — Có gì đâu, tại tớ nung trong lửa! — Sao anh lại ở đây? — Tớ nung trong lửa đống rấm, giữa bếp gio. Người ta gánh gio ra bón ruộng mạ, thế [ 52 ] [ 53 ] Nguyễn Kiên Chú đất nung là tớ được trở về quê hương của tớ... Bây giờ, tớ chẳng sợ gì nữa, tớ có thể phơi nắng hàng đời người, hoặc ngâm nước hàng đời người! Nàng công chúa nghe nói, phục quá, thì thào với chàng kỵ sĩ: — Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra! Đất Nung đánh một câu cộc tuếch: — Vì các đằng ấy ở trong lọ thủy tinh mà!< [ 54 ] [ 55 ] MỤC LỤC 1- Nhân đọc “Chú đất nung” 5 2- Buổi sáng trước sân nhà 10 3- Con bướm, con ong và con kiến 17 4- Có một chú chim sâu 27 5- Ếch xanh đi học 33 6- Chú đất nung 44