🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chơi Đến Cùng - Tình Báo Mỹ Trong Kỷ Nguyên Khủng Bố
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ThS. HOÀNG THỊ THU QUỲNH
NGUYỄN THU HƯỜNG
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ
Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Đọc sách mẫu: NGUYỄN THU HƯỜNG BÍCH LIỄU
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/3-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 415-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6888-4.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam
Hayden, Michael V.
Ch¬i ®Õn cïng - T×nh b¸o Mü trong kû nguyªn khñng bè : S¸ch tham kh¶o / Michael V. Hayden ; §inh Träng Minh dÞch. - XuÊt b¶n lÇn thø 2. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2021. - 640tr. : b¶ng ; 24cm
Tªn s¸ch tiÕng Anh: Playing to the edge
ISBN 9786045767337
1. An ninh quèc gia 2. C¬ quan t×nh b¸o 3. Mü 4. S¸ch tham kh¶o 327.1273 - dc23
CTF0548p-CIP
PLAYING TO THE EDGE
Copyright@2016, Michael Hayden
All rights reserved
CHƠI ĐẾN CÙNG
Bản quyền tiếng Việt năm 2019
của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
Tất cả các quyền đã được bảo hộ.
Gửi vợ yêu, Jeanine,
người luôn đồng hành cùng tôi,
nhưng đã phải chịu hy sinh nhiều hơn trên các chặng đường đó
V
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
ụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 (sau đây gọi tắt là: vụ khủng bố 11/9 hay sự kiện 11/9) vào Tòa tháp đôi
của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) và Lầu Năm Góc của Mỹ được xem là một đòn giáng mạnh mẽ vào một trong những giá trị mà người Mỹ luôn tự hào đứng đầu thế giới - hệ thống phòng thủ. Niềm tin về một đất nước được bảo đảm an toàn đã sụp đổ, người dân Mỹ trở nên hoảng loạn và thiếu niềm tin vào an ninh quốc gia. Chỉ số niềm tin vào chính phủ sụt giảm nhanh chóng, vì thế, Chính phủ Mỹ tuyên bố đất nước bắt đầu bước vào cuộc chiến chống khủng bố.
Chủ nghĩa khủng bố trở thành mục tiêu chính và là chủ đề trung tâm chi phối các vấn đề khác trong chính sách đối ngoại và các chiến lược an ninh suốt hai nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush. Song song với việc truy quét khủng bố là việc tăng cường an ninh quốc gia thông qua nhiều hoạt động, kế hoạch mới nhằm tấn công bộ máy chỉ huy, bộ phận điều khiển, kiểm soát và thông tin liên lạc của tổ chức khủng bố, cũng như ngăn chặn sự ủng hộ vật chất và cung cấp tài chính cho chúng, làm cho chúng mất khả năng lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động khủng bố.
Tướng Michael V. Hayden là người được Tổng thống Bush bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) giai đoạn 1999-2005 và sau đó trở thành Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giai đoạn 2006-2009. Ông được nhiều người công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực thu thập tin tình báo công nghệ. Nổi tiếng nhất là việc ông ủng hộ mạnh mẽ chương trình nghe lén của
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 6
chính quyền Bush và cho rằng chương trình này là công cụ hợp pháp cần thiết để chống các phần tử khủng bố.
Kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tình báo, cũng như lượng thông tin kỳ thú mà Michael V. Hayden nắm được trên cương vị người đứng đầu CIA hay NSA trong giai đoạn cả nước Mỹ bước vào thời kỳ chống khủng bố mạnh mẽ sẽ dần được hé lộ trong cuốn sách Chơi đến cùng - Tình báo Mỹ trong kỷ nguyên khủng bố. Đối với Tướng Michael V. Hayden, “chơi đến cùng” nghĩa là bạn sẽ tiếp tục đến tận giây phút cuối cho dù bạn có thể phải nhận những thất bại. Nếu không bằng cách chơi lại, bạn chỉ có thể tự bảo vệ mình mà không thể bảo vệ nước Mỹ. Và đây vẫn là nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt khi Hayden điều hành NSA và CIA. Đây là một quan điểm của người trong cuộc, người phải đương đầu với những trọng trách to lớn và cao cả vào thời điểm sau vụ tấn công khủng bố 11/9.
Cuốn sách đi sâu vào các vấn đề như tình báo Mỹ đã phản ứng như thế nào trong bối cảnh bị khủng bố - một cuộc chiến lớn và một cuộc cách mạng công nghệ sâu rộng nhất trong 500 năm qua? Trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, NSA làm những gì và sau đó đã thay đổi như thế nào? Tại sao NSA lại bắt đầu chương trình giám sát chống khủng bố gây tranh cãi bao gồm cả việc nghe lén điện thoại cá nhân trong nước? Điều gì khác đã xảy ra trong giai đoạn này tạo thành bối cảnh cho những tiết lộ động trời của cựu điệp viên E. Snowden vào năm 2013?, v.v..
Mục tiêu của Tướng Hayden khi viết cuốn sách này rất đơn giản: không biện minh; không xin lỗi; chỉ đơn giản là kể những gì đã xảy ra; và lý do cho những hành động. Ông viết, “Ở đây có những chuyện đáng được nói, không giấu giếm và không gian dối. Quan điểm của tôi chỉ là của tôi, và những người khác chắc chắn sẽ có những quan điểm khác nhau, nhưng quan điểm này đáng được lên tiếng để viết lên bản lịch sử hoàn thiện trong thời kỳ hỗn loạn này. Tôi muốn đây là một bản lịch sử trung thực và giá trị
LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7
đối với người dân Mỹ, những người vốn phụ thuộc và đánh giá cao những thông tin tình báo, nhưng không có thời gian để tìm hiểu những vấn đề này”.
Nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin chân thực và chính xác nhất các vấn đề liên quan đến hoạt động tình báo, chống khủng bố của Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức biên dịch, hiệu đính và xuất bản cuốn sách Chơi đến cùng - Tình báo Mỹ trong kỷ nguyên khủng bố.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 4 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
M
ichael V. Hayden là vị tướng bốn sao của không quân Mỹ đã nghỉ hưu, nguyên Giám đốc Cơ quan An ninh
quốc gia Mỹ (DIR-NSA), Phó Giám đốc Thường trực Tình báo quốc gia Mỹ (PDDNI) và Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (DIR-CIA). Ông là tư vấn trưởng tại Chertoff Group, một công ty tư vấn an ninh do cựu Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ
Michael Chertoff sáng lập. Hayden cũng là giáo sư thỉnh giảng đặc biệt tại Khoa Sau đại học về chính sách, chính quyền và các vấn đề quốc tế thuộc Đại học George Mason.
MỤC LỤC
Trang
Lời Nhà xuất bản 5 Chú giải thuật ngữ viết tắt 11 Lời mở đầu: Lý do cuốn sách ra đời? 19 Chương I Sập hệ thống
Fort Meade, Maryland, 1999-2000 25 Chương II Một báu vật quốc gia...
Được thêm bao lâu nữa?
Fort Meade, Maryland, 2001-2005 35 Chương III Vào cuộc chiến...
Với sự trợ giúp đắc lực từ những người
bạn của chúng ta
Fort Meade, Maryland, 2001-2003 63 Chương IV Lại vào cuộc chiến...
Hết trận này đến trận khác
Fort Meade, Maryland, 2002-2005 93 Chương V Chương trình Stellarwind
Fort Meade, Maryland, 2001-2003 116 Chương VI Công khai thông tin...
Theo chủ ý và không theo chủ ý
Fort Meade, Maryland, và Washington, D.C.,
2004-2008 155 Chương VII Công chúng có quyền được biết... và được an toàn
Fort Meade, Maryland,
và Langley, Virginia, 1999-2009 184 Chương VIII Cuộc sống trong không gian mạng San Antonio, Texas - Fort Meade, Maryland,
Langley, Virginia, 1996-2010 205
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 10
Chương IX Liệu việc này có thực sự cần thiết? Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia
(ODNI), 2005-2006 và sau đó 242 Chương X “Tôi muốn ông tiếp quản CIA”
Washington, D.C., tháng 5 - tháng 9 năm
2006 280 Chương XI Ba miếng “dễ nuốt”
Baghdad, Islamabad, Kabul, 2006 303 Chương XII Cách nhìn nhận lạ đời
Langley, Virginia, 2007-2008 332 Chương XIII Trở về nhà
Pittsburgh, Pennsylvania, 1945-2014 369 Chương XIV “Họ không có hạt nhân.
Ta không gây chiến”
Al-Kibar, Syria, 2007-2008 386 Chương XV Hoạt động gián điệp, bộ máy cơ quan và cuộc sống gia đình
Langley, Virginia, 2006-2009 408 Chương XVI Iran: Ném bom hay chấp nhận đối mặt với quả bom?
Langley, Virginia, 2007-2009 435 Chương XVII Sứ mệnh toàn cầu
Langley, Virginia, 2007-2009 463 Chương XVIII “Chúng ta sẽ không phải giải trình về hành động thiếu và yếu”
Washington, D.C., 2002-2009 và sau đó 492 Chương XIX Giai đoạn chuyển tiếp
CIA, tháng 11 năm 2008 - tháng 02 năm
2009 525 Chương XX Thưa Đại tướng, họ định công bố Bộ biên bản ghi nhớ
Mclean, Virginia, 2009-2014 559 Chương XXI Khu vực tư nhân
Washington, D.C., 2009-2014 593 Lời cảm ơn 636
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
AIA
Air Intelligence Agency
Cục Tình báo Không quân
AUMF
Authorization for the use of military force (the “declaration of war” against al-Qaeda)
[Quyết định của Quốc hội] Cho phép sử dụng sức mạnh quân sự (“tuyên chiến” với al Qaeda)
CENTCOM
Central Command (US forces in the Middle East and Afghanistan)
Bộ Tư lệnh Trung tâm (chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Trung Đông và Ápganixtan)
CIC
Counterintelligence Center
Trung tâm Phản gián CIA
CIRT
Computer Incident Response Team
Đội Phản ứng sự cố máy tính
CNA
Computer network attack
Tấn công mạng máy tính
CND
Computer network defense
Phòng thủ mạng máy tính
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 12
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
CNE
Computer network exploitation
Khai thác mạng máy tính
CNO
Computer network operations (CNA + CND + CNE)
Hoạt động mạng máy tính (CNA + CND + CNE)
CNs
Congressional
Notifications
Thông báo của Quốc hội
CPAC
Conservative Political Action Conference
Hội nghị Hành động chính trị bảo thủ
CT
Counterterrorism
Hoạt động chống khủng bố
DCI
Director of Central Intelligence (the old head of the American intelligence community; now the DNI)
Giám đốc Tình báo Trung ương (chức danh trước đây của người đứng đầu cộng đồng tình báo Mỹ; giờ đây là Giám đốc Tình báo quốc gia (DNI))
DCIA
Director of the Central Intelligence Agency
Giám đốc Cục Tình báo Trung ương
DGMO
Director general of military operations (Pakistan)
Tổng Chỉ huy các chiến dịch quân sự (Pakixtan)
DI
Directorate of Intelligence (the analytic arm of CIA)
Ban Tình báo (bộ phận phân tích thông tin tình báo của CIA)
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ VIẾT TẮT13
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
DIA
Defense Intelligence Agency
Cục Quân báo
DIRGRAMS
Director’s e-mails at NSA
Email của Giám đốc tại NSA
DIRNSA
Director of the National Security Agency
Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia
DNI
Director of National Intelligence
Giám đốc Tình báo quốc gia
DO
Directorate of Operations (CIA)
Ban Điều hành (CIA)
DOD
Department of Defense
Bộ Quốc phòng
DOJ
Department of Justice
Bộ Tư pháp
DSD
Defense Signals Directorate (Australia)
Cục Tín hiệu quốc phòng (Ôxtrâylia)
EFPs
Explosively formed projectiles
Đầu đạn xuyên phá
EITs
Enhanced
interrogation
techniques
Bộ kỹ thuật thẩm vấn tăng cường
EO
Executive order
Sắc lệnh hành pháp
EXCOM
DNI’s executive committee formed by the heads of all the intelligence agencies
Ban Chấp hành của Giám đốc Tình báo quốc gia (DNI), gồm người đứng đầu của tất cả các cơ quan trong cộng đồng tình báo Mỹ
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 14
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
EXORD
Execute order
Sắc lệnh thực hiện
FATA
Federally
Administered Tribal Areas
Khu vực bộ lạc quản lý liên bang (Khu vực FATA)
FISA
Foreign Intelligence Surveillance Act
Đạo luật Giám sát tình báo nước ngoài
FORNSAT
Foreign satellite
Vệ tinh nước ngoài
FSB
Russian Intelligence Service
Cơ quan tình báo Nga
HPSCI
House Permanent Select Committee on Intelligence
Ủy ban [thường trực đặc biệt] Tình báo Hạ viện
HUMINT
Human intelligence
Thông tin tình báo con người
HVD
High - value detainee
Đối tượng giam giữ quan trọng
IC
Intelligence community
Cộng đồng tình báo
ICRC
International
Committee of the Red Cross
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
IMINT
Imagery intelligence
Thông tin tình báo hình ảnh
INIS
Iraqi National Intelligence Service
Sở Tình báo quốc gia Irắc
INR
Bureau of Intelligence and Research (State Department)
Cục Tình báo và nghiên cứu (Bộ Ngoại giao)
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ VIẾT TẮT15
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
IO
Information
Operations
Điều hành thông tin
IOC
Information
Operations Center (CIA)
Trung tâm Điều hành thông tin (của CIA)
IOD
Iranian Operations Division
Ban chiến dịch Iran
IOTC
Information
Operations Technology Center (NSA)
Trung tâm Công nghệ điều hành thông tin (NSA)
IRGC
Iranian Revolutionary Guard Corps
Quân đội Vệ binh cách mạng Iran
ISI
Inter-Services
Intelligence (Pakistan)
Cơ quan Tình báo liên sở Pakixtan
JFCC-NW
Joint Functional Component Command - Network Warfare
Bộ Tư lệnh Thành phần chức năng hỗn hợp - Chiến tranh mạng
JIC
Joint Inquiry Commission
Ủy ban Thẩm tra hỗn hợp
JSOC
Joint Special Operations Command
Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặc biệt hỗn hợp
MICE
Money, ideology, compromise and ego (techniques to solicit information)
Tiền bạc, ý thức hệ, sự thỏa hiệp và cái tôi (Cơ chế MICE để khai thác thông tin)
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 16
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
MNF-I
Multi-National Force Iraq
Lực lượng đa quốc gia tại Irắc
MOIS
Ministry of Intelligence and Security (Iran)
Bộ Tình báo và An ninh (Iran)
MOU
Memorandum of understanding
Biên bản ghi nhớ
MSS
Ministry of State Security (China)
Bộ An ninh quốc gia (Trung Quốc)
NDS
National Directorate of Security (Afghanistan)
Cục An ninh quốc gia (Ápganixtan)
NGA
National Geospatial Intelligence Agency
Cơ quan Tình báo Địa không gian quốc gia
NIE
National Intelligence Estimate
Đánh giá Tình báo quốc gia
NRO
National
Reconnaissance Office
Cục Trinh sát quốc gia
NSC
National Security Council
Hội đồng An ninh quốc gia
NSOC
National Security Operations Center at NSA
Trung tâm Chiến dịch an ninh quốc gia tại NSA
NTOC
NSA Threat Operations Center
Trung tâm Chiến dịch về các mối đe dọa của NSA
OCR
Optical character recognition
Nhận diện ký tự quang học
ODNI
Office of the Director of National Intelligence
Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ VIẾT TẮT17
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
OSS
Office of Strategic Services
Cơ quan Tình báo chiến lược
PAKMIL
Pakistani military
Quân đội Pakixtan
PDB
President’s Daily Brief
Tường trình hằng ngày dành cho Tổng thống
PDDNI
Principal Deputy Director of National Intelligence
Phó Giám đốc thường trực Tình báo quốc gia
PPP
Pakistani Peoples Party
Đảng Nhân dân Pakixtan
PRB
Publications Review Board
Ban Kiểm duyệt xuất bản phẩm
PSAT
Perimeter Security Anti-Terrorism
Chương trình Chống khủng bố an ninh vòng ngoài
QFRs
Questions for the record
Câu hỏi lấy thông tin lưu hồ sơ
RDI
Rendition, Detention and Interrogation (Program)
Chương trình điều chuyển, giam giữ, thẩm vấn
RTB
Reason to believe
Lý do để tin
S&T
Science and Technology
Khoa học và công nghệ
SIGINT
Signals intelligence
Thông tin tình báo tín hiệu
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 18
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
SOCOM
Special Operations Command (United States)
Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặc biệt (Mỹ)
SOFA
Status of forces agreement
Quy chế thỏa thuận lực lượng
SSCI
Senate Select Committee on Intelligence
Ủy ban đặc biệt Tình báo Thượng viện
SWIFT
Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
TAG
Technical Advisory Group
Nhóm Cố vấn kỹ thuật
TAO
Tailored Access Operations
Kế hoạch Tiếp cận tùy biến
UAV
Unmanned aerial vehicle
Phương tiện bay không người lái
WMD
Weapons of mass destruction
Vũ khí hủy diệt hàng loạt
T
LỜI MỞ ĐẦU: LÝ DO CUỐN SÁCH RA ĐỜI?
ôi vừa mới bước ra ngoài hứng tia sáng chói lọi trong cái nóng oi ả của vùng hoang sâu ở Ôxtrâylia, càng thêm
khó chịu trước ánh sáng bị che lại và màn hình số của phòng điều hành vốn không có cửa sổ mà tôi vừa chui ra từ đó. Tôi đang ở trạm Pine Gap, giữa nơi gần như cảnh vật hư vô. Khi đặt chân xuống sân bay địa phương và đi theo con đường mở
tạm đến đường cao tốc chính, chào đón ta là một biển hiệu giao thông. Thị trấn gần nhất là Alice Springs, nằm cách đó hơn 10 kilômét một chút về phía tay phải. Rẽ trái và cảnh vật quan trọng tiếp theo, gò đá Ayers Rock (Uluru) mang dáng vẻ
thần bí và có ý nghĩa linh thiêng với người địa phương, nằm cách đó 450 kilômét.
Lúc chúng tôi lấy tay che cho nắng khỏi chiếu vào mắt, tôi quay về phía người đồng nhiệm người Ôxtrâylia và hỏi đã bao giờ ông ấy từng muốn giải thích với người dân nước mình, và nhất là với những người chỉ trích mình, về ý nghĩa tốt đẹp của công việc mà chúng tôi vừa mới chứng kiến bên trong cơ sở này. Thực ra tôi đã nói thứ gì đó đại loại như “Ông có muốn là mình có thể nói với người dân chính xác những gì chúng ta làm không?”. Ông ấy lập tức trả lời là có.
Những người chỉ trích, giới quan sát và người dân thường vốn dĩ không biết nhiều về công tác tình báo như mức họ muốn
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 20
biết hoặc cần biết. Một trong những mục tiêu của cuốn sách này là giúp họ giải quyết vấn đề đó.
Được thôi. Tuy không thể tiến vào nơi hoang sâu ở Ôxtrâylia, song chúng tôi có thể tiếp cận nơi hoạt động bí mật không ai biết tới. Những trang sách này là nỗ lực cao nhất của tôi nhằm mang đến cho người dân Mỹ sự hiểu biết về những gì các cơ
quan tình báo nước mình đang làm thay mặt cho họ. Dẫu vậy, chẳng có huyền thoại Jack Bauers* hay Jason Bournes** nào ở đây cả. Chỉ có những người Mỹ siêng năng và tận tụy mà mồ hôi, công sức của họ xứng đáng được ghi nhận, hàm ơn song thậm chí đôi khi đã bị đưa ra bình luận. Đây là một hồi ký, vậy nên tôi phải kể câu chuyện theo sự nhìn nhận của mình, song cũng hy vọng những người tôi kể ở đây cũng sẽ nhận ra đó là câu chuyện của họ.
Đương nhiên cũng có những yếu tố hạn chế. Quy định phân loại thông tin và những yêu cầu đại loại như vậy. Thẳng thừng mà nói, có quá nhiều yêu cầu hạn chế và điều đó làm tổn thương cộng đồng dân chúng mà tôi phụng sự và vẫn còn yêu mến, cũng như tổn thương nền cộng hòa mà cộng đồng dân chúng đó phụng sự. Nhưng tôi cũng đặt câu chuyện ở giới hạn của sự cẩn trọng và luật pháp (cũng như Ban Kiểm duyệt xuất bản phẩm - PRB của CIA) cho phép.
Ngay cả khi có những thời điểm làm việc như giảng viên cho ROTC (Chương trình Đào tạo sĩ quan dự bị) và một vài quãng thời gian làm về nghiên cứu chính sách, song để miêu tả một cách đúng đắn nhất về tôi như là một sĩ quan tình báo
______________
*, **: Hai nhân vật điệp viên nổi tiếng trên truyền hình và điện ảnh Mỹ (BT).
LỜI MỞ ĐẦU: LÝ DO CUỐN SÁCH RA ĐỜI? 21
chuyên nghiệp: đọc hình ảnh vệ tinh trong vai trò là một trung úy tại trụ sở chính của Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược Mỹ (SAC); hỗ trợ cho các chiến dịch B.52 ở Đông Nam Á từ căn cứ Guam; phụ trách mảng tình báo của một đơn vị tiêm kích chiến thuật tại Triều Tiên; một người thu thập thông tin tình báo công khai trong vai trò là tùy viên không quân tại Bungari thời Đảng Cộng sản lãnh đạo; phụ trách bộ phận thông tin tình báo cho quân đội Mỹ tại châu Âu trong Chiến tranh Balkan; chỉ huy trưởng đơn vị tình báo của không quân Mỹ đóng tại Texas.
Tôi có hứng thú với từng phút giây làm những công việc này, nhưng cuốn sách này không nói nhiều về những phút giây đó mà tập trung nhiều hơn vào mười năm cuối trong sự nghiệp phụng sự chính phủ của tôi, thập kỷ mà, ở cấp quốc gia, tôi đã đảm nhận các chức vụ Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (DIR-NSA); Phó Giám đốc Thường trực Tình báo quốc gia (PPD-NI) và Giám đốc Cục Tình báo Trung ương (D-CIA)*.
Có rất nhiều vấn đề chính sách và vấn đề quốc tế những năm đó (1999-2009) và đa phần trong số đó đụng chạm và bị đụng chạm bởi hoạt động tình báo. Nhiều vấn đề được kể lại ở đây dựa theo quan điểm mà tôi có khi ở những cương vị đó. Nội dung kể
lại phản ánh mối quan hệ luôn quan trọng, nhưng đôi khi là tế nhị, giữa bên tình báo và giới hoạch định chính sách mà tình báo phục vụ. Cũng có một phần nội dung vừa phải về mối quan hệ
thậm chí là tế nhị hơn với bộ phận giám sát của Quốc hội. ______________
* Khác hoàn toàn với chức danh Giám đốc Tình báo Trung ương (DCI). Trước năm 2005, Giám đốc CIA cũng đồng thời là người đứng đầu cộng đồng tình báo Mỹ và được gọi là Giám đốc Tình báo Trung ương, hay DCI. Tôi chỉ là người từng đứng đầu một cơ quan là Giám đốc CIA.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 22
Có một hoặc ba chương cũng nói về bộ máy quan chức chính quyền. Sau cùng, ngân sách của những cơ quan mà tôi phụ trách được đo bằng con số hàng tỷ đôla, với quân số nhân sự là hàng chục nghìn người, còn phạm vi hiện diện là toàn cầu. Những quyết định về tổ chức, ngân sách và nhân sự có ý nghĩa quan trọng, không phải do những yếu tố quyền năng nội tại của bộ máy này, mà với ý nghĩa thúc đẩy hiệu năng hoạt động và sự thành công của nhiệm vụ. Đưa cả một khối kết cấu đi đúng hướng là mục tiêu theo đuổi của tình báo Mỹ trong hơn một thập kỷ qua.
Bất kỳ ai đang điều hành một tổ chức lớn đều sẽ hiểu những công cụ mà giám đốc điều hành, một tư lệnh hay một giám đốc có trong tay bị hạn chế như thế nào. Người đó có thể làm dịch chuyển tiền tệ (hoặc kiếm nhiều tiền hơn), làm dịch chuyển các khung hộp trên một biểu đồ tổ chức, thay thế nhân sự, hô hào vận động và truyền cảm hứng. Đó là toàn bộ hộp công cụ. Tôi luôn cảm thấy khó khăn trong việc đọc hết một cuốn sách về quản lý hay lãnh đạo, vậy nhưng tôi không ngần ngại trình bày những kinh nghiệm của mình ở đây.
Rồi có cả một mớ chủ đề ma quỷ - nào là hoạt động gián điệp, điệp vụ mật và những thứ tương tự. Có rất nhiều câu chuyện mà cần phải kể thêm về chúng thì bây giờ cũng không được phép. Rất nhiều trong mớ câu chuyện ma quỷ liên quan đến hoạt động khủng bố, nhưng vì NSA và CIA có trách nhiệm toàn cầu, nên những chủ đề khác cũng sẽ được nêu ở đây.
Việc kể chuyện chủ yếu theo thứ tự thời gian, bắt đầu bằng những sự việc tại NSA và tiếp diễn qua Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia (ODNI) và CIA. Dẫu vậy, khi đã chú tâm nói kỹ về một chủ đề, đôi lúc tôi cũng phải nhắc tới và lật lại.
LỜI MỞ ĐẦU: LÝ DO CUỐN SÁCH RA ĐỜI? 23
Chẳng hạn, chương nói về mạng máy tính cố nhiên bắt đầu trong thời gian tôi làm việc tại NSA, nhưng để kể câu chuyện một cách xác đáng thì tôi phải bắt đầu bằng quãng thời gian ở Texas vào thập niên 1990 và kể tiếp qua thời gian tôi làm việc tại CIA và sau đó. Cũng có một số mẩu chuyện liên quan đến các vụ giam giữ và thẩm vấn.
Vì đây là một hồi ký, nội dung trọng tâm là về quá khứ và điều này đòi hỏi phải nói nhiều về những chủ đề như điều chuyển nghi phạm, thẩm vấn, cũng như chương trình “giám sát quốc nội” được đặt tên gây hiểu lầm trầm trọng. Nhưng trong cuốn sách này, tôi ấn tượng trước mức độ trải nghiệm của chính mình đã đẩy tôi về phía tương lai, về phía những lĩnh vực như
mạng máy tính và những thách thức của nó, một lĩnh vực của sự xung đột và hợp tác mà tầm quan trọng của nó dường như tăng lên theo từng giờ đồng hồ.
Và, điều có thể còn quan trọng hơn nữa, tôi bị kéo vào thách thức của mối quan hệ lâu dài giữa hoạt động gián điệp của Mỹ và người dân Mỹ trong một kỷ nguyên mà lòng tin vào chính quyền đang ngày một co ngót, trong khi các mối đe dọa toàn cầu thì ngày một phình ra.
Ai đó có thể buộc tội tôi đề cao công việc của mình, nhưng tôi tin tưởng rằng, dù còn có nhiều thiếu sót, song chúng tôi thực sự giỏi trong vai trò gián điệp này. Chúng tôi cần duy trì vai trò đó, thế giới này chẳng hề an toàn hơn và hoạt động gián điệp vẫn là phòng tuyến đầu tiên của chúng ta.
Độ khó của thách thức đó ngày một tăng đã góp phần cho sự ra đời tên sách Chơi đến cùng (Playing to the Edge). Hàm ý là sử dụng mọi công cụ và mọi thẩm quyền ta có được, kiểu như cách mà một vận động viên điền kinh giỏi tận dụng toàn bộ
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 24
phần sân vận động tiến đến sát vạch giới hạn hai bên đường và vạch đích của vòng chạy.
Trong hoạt động gián điệp, việc đó thường gây nhiều tranh cãi và tôi sợ rằng chúng tôi sẽ không đủ khả năng làm công việc đó trong tương lai nếu công chúng của chúng ta không được trang bị những hiểu biết sâu hơn về tình báo Mỹ là gì và công việc của họ là gì và nếu chúng ta không làm điều mà tôi đã gợi ý cho vị đồng nhiệm người Ôxtrâylia vào cái buổi chiều nắng nôi đó. Vậy nên tôi quyết tâm kể ra câu chuyện này, câu chuyện đã nhận được sự đồng tình của hàng nghìn đồng sự mà tôi đã có dịp cộng tác.
Tóm lại, được là một phần của công việc cao quý đó, tôi thấy vô cùng may mắn trong đời.
C
Chương I
SẬP HỆ THỐNG
Fort Meade, Maryland, 1999-2000
ú điện thoại gọi đến sau bữa tối vào một ngày thứ Hai lạnh giá, khi tôi đang xem tin tức trên tivi tại nhà. Có vấn đề về
máy tính tại cơ quan. Một lỗi phần mềm đã làm sập mạng của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA).
“Nói rõ xem nào!”, tôi hỏi viên sĩ quan trực qua đường dây mật. “Chúng ta đang nói về điều gì vậy?”
“Là toàn bộ hệ thống”.
Hệ quả của sự quá tải. Một trong những kỹ thuật viên của tôi về sau đã miêu tả chúng tôi là nạn nhân của một “cơn bão dữ liệu”. Khối lượng dữ liệu tập hợp tăng đột biến đã làm quá tải khả năng xử lý theo cấu hình thiết kế của hệ thống mạng chúng tôi. Nó chẳng khác nào một cơn bão ở đông bắc tấn công những khu đậu tàu kiên cố, kè chắn sóng và đập ngăn nước biển ngay gần vịnh Chesapeake.
Không hoàn toàn là lỗi của chúng tôi. NSA đã phải trải qua tình trạng trong nhiều năm ngân sách ngày một sụt giảm, quân số ngày một co ngót, cơ sở vật chất lạc hậu lại hầu như không tuyển dụng thêm. Cố “giật gấu vá vai”, chúng tôi đã làm cho mạng này trở nên lộn xộn đến mức dường như chẳng một ai thực sự biết nó hoạt động ra sao. Không hề có một biểu đồ chạy dây theo đúng nghĩa mà bất cứ ai nhìn vào có thể nắm được.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 26
Hình ảnh nhân vật do Darren McGavin thủ vai đang đấm túi bụi cái cây trong bộ phim Câu chuyện Giáng sinh (A Christmas Story) mô tả chính xác tình cảnh của chúng tôi.
Đó là ngày 24 tháng 01 năm 2000. Tôi là tướng không quân ba sao và vừa mới bước qua tháng thứ mười trên cương vị Giám đốc NSA (DIRNSA), cơ quan hoạt động gián điệp lớn nhất và quyền lực nhất của Mỹ. Dù vẫn tương đối lạ lẫm với lĩnh vực này, song tôi không cần viên sĩ quan trực phải giải thích mức độ
hệ trọng của vấn đề.
Tình báo tín hiệu, hay còn gọi là SIGINT, là một quy trình liên tục, một dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực gián điệp theo đó mọi cuộc liên lạc đều được thu thập, xử lý, phân tích và báo cáo liên tục 24/24 giờ. Vào lúc đó, các vệ tinh và điểm thu tín hiệu hướng về trái đất trên khắp thế giới vẫn đang chặn thu các cuộc liên lạc, sản phẩm khổng lồ thu được của chúng là các cuộc điện thoại, fax, tín hiệu radio - vẫn đang đổ xối xả vào các vùng đệm bộ nhớ. Nhưng một mặt, khối dữ liệu này tê liệt. Chúng tôi không thể dịch chuyển nó. Không ai có thể truy cập nó. Không ai có thể phân tích nó. Chẳng mất nhiều thời gian để những khách hàng của thông tin tình báo phát hiện ra có điều gì đó không ổn. Họ có thể nói điều đó khi hệ thống nhận dữ liệu buổi sáng của họ xuất hiện đèn báo hiệu hoặc không xuất hiện thứ gì cả. Về cơ bản mà nói, NSA đã “chết não”.
Tôi lo lắng gọi cho George Tenet, Giám đốc Tình báo Trung ương, theo một đường dây mật và đường đột thông báo tin này cho anh ấy. Cả hai chúng tôi đều chẳng thể làm được gì khác ngoài việc đứng tránh sang một bên để các chuyên gia kỹ thuật cố gắng xác định vấn đề. Là những người giữ bí mật quốc gia, chúng tôi giờ đây có thêm một bí mật nữa cần giữ - một bí mật Saddam Hussein, Osama bin Laden hay bất kỳ kẻ thù nào khác hoàn toàn có thể sử dụng để giành lợi thế lớn.
CHƯƠNG I: SẬP HỆ THỐNG 27
Sáng hôm sau, điều an ủi duy nhất tôi có được là tuyết: một trận bão tuyết kỷ lục đã làm đảo lộn hoạt động tại khu vực Washington và đóng cửa chính quyền liên bang, giúp cho đội quân kỹ sư và kỹ thuật viên máy tính đang tập hợp chỗ chúng tôi có thêm đôi chút thời gian - khi không có nhân viên làm việc bao quanh - để đưa cơ quan này ra khỏi tình trạng “tạm thời tê liệt”. Nhưng bầu không khí thất vọng đã trở nên trầm trọng hơn khi đã hai ngày đêm trôi qua mà chưa có tiến triển gì. Toàn bộ đội ngũ các chuyên gia toán học, chuyên gia ngôn ngữ học và chuyên gia phân tích đã quay trở lại làm việc vào sáng thứ Ba và họ thấy có một tin nhắn viết tay được dán đè vào tất cả các cánh cửa và thiết bị đọc thẻ. Với việc nói giảm một cách đáng ngạc nhiên, chúng tôi đã báo: “Mạng của chúng tôi đang gặp những trục trặc thỉnh thoảng vẫn gặp. Vui lòng hỏi ý kiến cấp trên trước khi đăng nhập hệ thống”.
Vụ sập mạng giờ đây đã biến thành cuộc khủng hoảng an ninh đích thực. Đến trưa, tại một cuộc họp được triệu tập vội, tôi tiến tới bục diễn giả của khán phòng Friedman (được đặt theo tên của cặp vợ chồng William và Elizebeth Friedman, cả
hai đều là những người tiên phong trong lĩnh vực mật mã ở Mỹ) của cơ quan và thông báo với hàng nghìn nhân viên - trực tiếp và thông qua truyền hình nội bộ - chuyện đã xảy ra. “Chúng ta là người giữ bí mật quốc gia”, tôi nói khi kết thúc phần trình bày dữ dội của mình. “Nếu chuyện này bị đồn thổi ra ngoài, chúng ta sẽ làm tăng đáng kể số người dân Mỹ bị tổn thương. Những kẻ có ý đồ gây hại cho đất nước và công dân của chúng ta sẽ thừa cơ lấn tới. Vì vậy, đây không phải là phần nửa sau của câu nói đùn đẩy việc rửa bát đĩa tối nay với phần mào đầu là ‘Em à, em không thể tin nổi điều gì đã xảy ra với anh hôm nay ở chỗ làm đâu’. Đây là một bí mật. Việc này không được lọt ra khỏi tòa nhà này”.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 28
Vụ sập mạng máy tính là phép ẩn dụ hoàn hảo cho một cơ quan đang rất cần thay đổi. Máy tính lỗi thời là một vấn đề. Nhưng hiện trạng thực tế còn tệ hơn nhiều.
NSA thật sự cần một cuộc lột xác. Kế thừa tinh thần hào hùng trong lĩnh vực giải mã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, NSA được Harry Truman bí mật lập ra vào năm 1952. Nhiều người coi thông tin tình báo tín hiệu thậm chí còn giá trị hơn so với tình báo con người hay hình ảnh vệ tinh vì số lượng và chất lượng của sản phẩm thu nhận được thường lớn hơn rất nhiều.
Nhưng thông tin tình báo tín hiệu cũng rất mong manh. Các điệp viên thường cảm thấy khó khăn trong việc truy tầm, nhưng một kẻ đối địch có thể vô hiệu hóa ngay cả một hệ thống thông tin SIGINT được thiết kế kỹ xảo cẩn thận chỉ đơn giản bằng cách gác máy điện thoại. Việc chặn thu các cuộc liên lạc và phá mã đòi hỏi sự bí mật tuyệt đối, vậy nên NSA đã đẩy sự
bí mật lên tới cực điểm. Đa phần người Mỹ không hay biết gì về cơ quan này trong suốt nhiều thập kỷ sau khi nó được thành lập.
Và sau đó, nhiều người trong số họ đã được nghe về cơ quan này theo cách tệ nhất. Năm 1975, một Ủy ban Thượng viện do Thượng nghị sĩ Frank Church đứng đầu tiết lộ rằng, NSA đã vượt quá thẩm quyền hoạt động tình báo ở nước ngoài như
Truman hình dung và quay sang cả hoạt động gián điệp trong nước, nhắm tới những nhân vật như Jane Fonda, Joan Baez và Benjamin Spock.
Những tiết lộ này dẫn đến sự ra đời của những điều luật và quy định hạn chế nghiêm ngặt những việc NSA có thể làm, nhất là khi liên quan đến yếu tố mà cơ quan này gọi là “người Mỹ”; trên thực tế thì thuật ngữ trên có nghĩa là bất kỳ ai đang ở
Mỹ và công dân Mỹ ở bất kỳ nơi đâu. Cơ quan này đã bị ràng buộc
CHƯƠNG I: SẬP HỆ THỐNG 29
với những quy tắc đó, đến mức những năm sau đó còn bị chỉ trích là quá thận trọng.
Sự thành công của cơ quan này trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh chủ yếu nhờ vào nguồn ngân sách khổng lồ, công nghệ ưu việt và sự may mắn chỉ có một kẻ địch duy nhất là Liên Xô, vốn không có được ngân sách dồi dào và công nghệ
cũng không ưu việt hơn. Nhưng bây giờ tất cả những trụ cột đó đang sụp đổ. Dù vẫn là một trong những cơ quan có số lượng nhân viên đông nhất trong tiểu bang Maryland, song NSA đã mất đi 30 phần trăm nguồn ngân sách và một tỷ lệ tương tự về
quân số trong thập niên 1990. Và thay vì trở thành đối thủ lạc hậu, có chế độ chính trị “đầu sỏ”, kém cỏi về công nghệ và chậm chuyển biến, giờ đây cơ quan này đứng trước tình thế phải căng mình đối mặt với các tổ chức khủng bố khó lường, tập đoàn tội phạm buôn ma túy và các quốc gia bất hảo, tất cả
đều sử dụng điện thoại di động, internet và ứng dụng công nghệ liên lạc hiện đại. Và đó là còn chưa nói đến cả một danh sách các mục tiêu truyền thống như Nga, Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Đang có ngày một nhiều cuộc liên lạc được mã hóa bằng công nghệ mã hóa thương mại mới rất tinh vi và hầu như không thể bị bẻ khóa. Tiếp đến, khối lượng các cuộc liên lạc toàn cầu tăng đột biến do ngày càng có nhiều tin nhắn được chuyển đi thông qua hệ thống cáp quang nên khó mà can thiệp vào được. Và cáp quang băng thông rộng đang được lắp đặt trên khắp thế giới với tốc độ truyền hàng trăm dặm mỗi giờ. Luồng dẫn dữ
liệu hiện đại đang đe dọa nhấn chìm NSA trong một biển những ký hiệu 1 và 0.
Trong thế giới mới này, chính giới công nghiệp tư nhân và đầu tư thương mại là động lực thúc đẩy những tiến bộ công nghệ và NSA đã bị chính tinh thần sùng bái bí mật của mình cô lập với sự năng động của thị trường. Năm 1999, Ủy ban
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 30
[thường trực đặc biệt] Tình báo Hạ viện (HPSCI) tuyên bố rằng NSA “đang gặp rắc rối nghiêm trọng” do thiếu hụt ngân sách và vị trí lãnh đạo trầm trọng. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi trên cương vị là Giám đốc NSA với Porter Goss, Chủ tịch Ủy ban nói trên, ông ấy nói rằng: “Anh phải lao được về vị trí sân nhà sau cú vụt gậy đầu tiên của đội mình đấy [bóng chày]”*.
Đồng thời, những người theo thuyết tự do dân sự, nhà hoạt động vì quyền riêng tư và doanh nghiệp trong lĩnh vực mật mã - đấy là còn chưa nói đến Nghị viện châu Âu và hàng nghìn, cũng có thể là hàng triệu người dân thường châu Âu - đã chất vấn về việc có nên tiếp tục cần đến một cơ quan như vậy, miêu tả NSA như một “mối đe dọa tột bậc đối với quyền riêng tư của người dân trên khắp thế giới”, theo cách nói của website Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU).
Năm 1997, hai năm trước khi tôi trở thành Giám đốc NSA, Nghị viện châu Âu đã ủy nhiệm lập một báo cáo về thứ được gọi là Echelon. Báo cáo đó đã kết luận rằng NSA và các đối tác Ănglô-Xắcxông của cơ quan này có thể chặn thu mọi cuộc fax, điện thoại và email ở châu Âu và đang đánh cắp bí mật của các công ty châu Âu rồi chuyển chúng cho đối thủ cạnh tranh của những công ty này.
Vượt ra ngoài khuôn khổ hoạt động gián điệp công nghiệp, người châu Âu cũng lo ngại về quyền riêng tư cá nhân, bởi vì những điều luật và quy định của Mỹ đã ngăn cấm NSA có hành động gián điệp đối với người Mỹ song không hề có những điều khoản bảo vệ tương tự đối với người nước ngoài. Đến năm 1999, cuộc tranh cãi này đã thu hút sự chú ý của những người hoạt động
______________
* Nghĩa là: phải gánh vác một nhiệm vụ trong những hoàn cảnh và/hoặc điều kiện không thể bảo đảm cho sự thành công của nhiệm vụ đó - ND.).
CHƯƠNG I: SẬP HỆ THỐNG 31
tự do dân sự ở Mỹ khi họ lo ngại NSA một lần nữa lại có hoạt động gián điệp nhắm vào người Mỹ.
Sự trớ trêu được thể hiện mạnh mẽ: NSA là cơ quan cùng lúc bị buộc tội là nắm quyền tuyệt đối và thiếu thẩm quyền hoạt động. Cơ quan này đang dần bị điếc và vẫn đang đọc mọi email của bạn.
Vụ sập mạng máy tính vào tháng 01 chỉ càng củng cố thêm những mối lo sợ tồi tệ nhất về công nghệ lỗi thời và bộ máy lãnh đạo quan liêu của cơ quan này. Sau cuộc nói chuyện tại tòa thị chính, tôi đã triệu tập toàn bộ các chuyên gia kỹ thuật và kỹ sư hàng đầu của cơ quan, thông báo với họ vụ sập mạng đã trở nên nghiêm trọng đến mức nào. Bản tường trình hằng ngày (Daily Brief) dành cho Tổng thống đang trở nên rất mỏng.
Trên thực tế, khoảng một phần ba khối lượng dữ liệu SIGINT vẫn đang tiếp tục được chuyển về. Đó là phần dữ liệu do các đồng minh hoặc những trạm thu của Mỹ có khả năng tự xử lý dữ liệu đảm nhận. Nhưng hai phần ba còn lại thì vẫn đang ì ra ở kia, trong các vùng đệm bộ nhớ máy tính của chúng tôi mà chẳng ai làm gì nổi.
Tenet vẫn đang dành cho chúng tôi nhiều không gian để lập ra một giải pháp, nhưng áp lực đang gia tăng ở “trung tâm thủ đô”. Người của NSA hiểu điều này. Là những cựu binh có tình yêu với cơ quan, họ có thể còn hiểu rõ hơn cả tôi nữa.
Mọi chuyện bắt đầu phá vỡ buổi tối thứ Năm. Tình cờ đó lại là dịp kỷ niệm 32 năm ngày cưới của tôi. Tối hôm đó, khi hệ thống có những dấu hiệu hồi sinh nhất định, tôi đưa vợ là Jeanine đến một quán nhỏ nằm ở phía tây Frederick, tên là Stone Manor để dùng bữa tối. Khi đang lái xe trở về nhà, Bob Stevens, Phó Giám đốc phụ trách công nghệ, gọi cho tôi và nói rằng cần nói chuyện “bí mật” với tôi. Tôi gọi lại cho anh ấy bằng một đường dây mật ngay khi về đến nhà.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 32
Hệ thống trục trặc chức năng đã hơn 72 giờ đồng hồ rồi. Theo Stevens, hệ thống đã được khôi phục khoảng 25% lưu lượng hoạt động, nhưng anh ấy không cho là các chuyên gia kỹ thuật đang đi đúng hướng. Có rất nhiều mối giắc cắm, mỗi giắc cắm lại hỗ trợ cho một khách hàng khác nhau. Chúng tôi đang cố gắng khôi phục hệ thống theo từng giắc cắm, ưu tiên những giắc cắm quan trọng nhất. Nhiều phần của mạng đang được khôi phục, nhưng điều này chỉ có được thông qua các phương tiện đặc biệt nhưng không duy trì được lâu. Chúng tôi đang không hướng tới một giải pháp khả thi hoặc ổn định. Mọi thứ
vẫn đang rất mong manh. Chúng tôi đang tăng tốc hướng về cuối con phố cụt.
Bob muốn xin phép cho tắt toàn bộ hệ thống và khởi động mọi thứ lại từ đầu. Anh ấy nói cần hợp lý hóa từng giắc cắm một và làm cho chúng tương thích với nhau, chứ không phải độc lập riêng từng cái nào.
Tôi đồng ý tiến hành theo hướng đó và khi hệ thống được tắt hoàn toàn, anh ấy lắp một ổ cứng lớn rồi nâng cấp phần mềm. Đến sáng thứ Sáu, hệ thống dần hồi sinh.
George Tenet đến xem xét tình hình vào tối thứ Sáu cùng với cấp phó là Tướng John Gordon để đích thân cảm ơn các kỹ sư, những người mà giờ đây có vẻ muốn lòi con ngươi vì quá mệt mỏi. George rất giỏi chuyện này. Anh ấy đích thân đến, bày tỏ sự cảm ơn chân thành với họ. Tiếng cảm ơn lẫn nhau vang râm ran khắp nơi. Nước Mỹ đã quay lại với công việc SIGINT.
Tôi cũng muốn cảm ơn George rất nhiều. Tôi luôn miêu tả những người cấp trên trực tiếp của mình như bộ phát tín hiệu, bộ khuếch đại hay bộ đệm khi họ phải chịu áp lực từ cơ quan. George là một bộ đệm. Anh ấy cũng đã điều máy bay bay qua cơn bão tuyết hồi đầu tuần để mang tới một số thiết bị cần thiết. Chúng tôi gặp khó khăn khi lái xe đến sân bay, vậy mà
CHƯƠNG I: SẬP HỆ THỐNG 33
người của anh ấy đã bay xuyên qua cơn bão. Tôi gặp họ sau đó, họ xứng đáng là những người kế tục sự nghiệp của Air America, lực lượng không quân thời Chiến tranh Việt Nam đầy ngổ ngáo của CIA.
Ngày hôm sau, thứ Bảy, hoạt động thông tin SIGINT toàn cầu của Mỹ vận hành thông qua cơ chế backlog (giải quyết những phần tồn đọng). Không có vùng bao phủ nào bị mất cả; tất cả đều được lưu vào bộ đệm tại điểm thu. Hãy tưởng tượng dung lượng lưu trữ máy tính cần phải có ở các điểm thu thập dữ
liệu nếu chúng tôi thực sự “rút sạch” mọi thứ ngoài kia, như một số người cáo buộc. Chẳng ai phát hiện ra điểm mâu thuẫn cố hữu này.
Tuyết vẫn dày chừng hai feet trên mặt đất, vậy nên tôi quyết định nghỉ ngơi bằng hoạt động trượt tuyết băng đồng trên sân golf 36 hố của Fort Meade với vợ tôi. Trời nhá nhem, lúc chúng tôi đang trượt gần một trong những con đường của trạm, một chiếc xe tuần tra của NSA bắt đầu bám theo chúng tôi, rồi vọt lên phía trước và dừng lại. Một sĩ quan leo ra khỏi buồng lái, nhìn tôi và nói: “Ngài Giám đốc phải không? Tôi cần đưa ngài về trung tâm điều hành”.
Từ hồi khoảng 13 tuổi đến nay, tôi chưa từng bị một chiếc xe tuần tra nào bám theo. Tôi ném bộ đồ trượt tuyết của mình lên thùng xe và để Jeanine tự trượt tuyết về.
John McWethy của hãng tin ABC News đã có bài tường thuật về vụ mạng máy tính của chúng tôi. Thời gian giữ bí mật thật ngắn ngủi. Anh ấy đang định đưa tiếp bài tường thuật vào tối hôm đó và muốn nói chuyện với chúng tôi.
Với sự cho phép miễn cưỡng của Tenet, tôi khẳng định rằng chúng tôi đã bị sập mạng trong 72 tiếng đồng hồ, nhưng giờ đây đã khôi phục được và hệ thống đang hoạt động bình thường.
McWethy hoài nghi: “Nghe thì hay đấy, nhưng làm sao tôi biết có đúng vậy hay không?”
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 34
“Có đời nào tôi chịu nghe điện thoại của anh nếu hệ thống chưa ổn, hay nếu chúng tôi chưa khôi phục được?” “Hay đấy”.
Tôi xem bài tường thuật vào tối hôm đó trong mục bản tin tối. Vụ sập mạng này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về những gì đợi mình phía trước. Tôi đã quá cẩn trọng. NSA là một báu vật quốc gia và nhiệm vụ đầu tiên của tôi là không để tài sản bị phương hại. Giờ đây tôi có thể thấy rõ rằng, không một lối hành động nào mà tôi có thể áp dụng với cơ quan này nguy hiểm hơn việc khoanh tay đứng nhìn.
Giá như biết được những gì đang đợi mình - và nước Mỹ - trong một năm rưỡi tới, có thể tôi sẽ còn mạnh dạn hành động hơn nữa.
Nhưng bài học đến với tôi còn có hàm ý rộng hơn nữa. Thận trọng không phải lúc nào cũng là đức tính tốt. Càng không phải nếu ta thực sự quyết tâm thực hiện bổn phận công việc của mình.
T
Chương II
MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA...
ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA?
Fort Meade, Maryland, 2001-2005
ôi từng có lần miêu tả NSA như “một con tàu lớn với một bánh lái nhỏ”. Giờ có thể tôi còn bổ sung thêm: “Với một
thuyền trưởng tạm thời và một hoa tiêu tạm thời”. Tôi chưa bao giờ tiên liệu cho việc trở thành Giám đốc của Cơ quan An ninh quốc gia (DIRNSA). Năm 1998 tôi ở Hàn Quốc, làm tham mưu phó các lực lượng Mỹ và Liên hợp quốc ở đó theo lệnh chỉ huy từ Cục Tình báo không quân (AIA) ở Texas. Vị trí công tác ở Hàn Quốc không phải là một công việc tình báo. Ở cương vị tham mưu phó, tôi có nhiệm vụ bảo đảm mọi việc suôn sẻ với Chỉ huy Mỹ ở Seoul, giữ liên lạc thông suốt với đồng minh Hàn Quốc, cũng như vai trò của tôi tại Liên hợp quốc là thương lượng với người Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm).
Bước ngoặt đột ngột của cuộc đời tôi bắt đầu vào một sáng mùa Thu rạng rỡ ở Seoul khi tôi đang thư giãn trong phòng tắm thì vợ tôi nói rằng Mike Ryan, tham mưu trưởng không quân, đang chờ nói chuyện điện thoại.
“Mikey này”, ông ấy mở lời, dùng cách xưng hô mà ông ấy bắt đầu áp dụng với tôi một vài năm trước khi tôi phụ trách
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 36
hoạt động tình báo Mỹ ở châu Âu, còn ông ấy đang điều hành hoạt động không chiến trên bầu trời vùng Balkan. “Mikey này, chúng tôi đang định bổ nhiệm anh làm giám đốc NSA. Giờ thì anh chưa vào vị trí đó ngay, nhưng chúng tôi sẽ bố trí để anh về nước, làm loanh quanh một số vị trí, cho đến khi trở thành người thích hợp khi vị trí giám đốc DIA [Cục Quân báo] trống người vào mùa Hè năm tới. Đó là vị trí chúng tôi đang nhắm tới”.
Không hẳn là một kiểu bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng ít nhất vị tham mưu trưởng này cũng quan tâm đến sự nghiệp của tôi và thế là đủ để tôi làm một chuyến về nước. Thực ra đó là một cuộc dịch chuyển lòng vòng. Tôi bay đến Hawaii trình diện ủy ban đề bạt, tiếp tục đến Washington D.C. để phỏng vấn công việc, rồi lại tiếp tục đến Geneva với tư cách là đại diện của Bộ Tư lệnh Mỹ tại Hàn Quốc tham gia cuộc đàm phán bốn bên giữa Trung Quốc, Mỹ và hai phía Triều Tiên trước khi quay trở lại Seoul.
Tôi chỉ tham gia một cuộc phỏng vấn cho vị trí Giám đốc NSA. Đó là với George Tenet tại Trang trại sông Wye, phía Bờ Đông tiểu bang Maryland khi Tenet đang phải chạy hối hả như con thoi qua lại giữa Yasser Arafat và Bibi [Benjamin] Netanyahu trong nỗ lực môi giới một thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông.
Tôi được đón từ nơi đang ở là Căn cứ Không quân Bolling, leo lên khu ghế sau của một trong những chiếc Chevrolet Suburban màu đen to lớn mà dường như xuất hiện trong phần lớn các bộ phim trinh thám. Chúng tôi băng qua cầu Vịnh Chesapeake và chi đội an ninh thả tôi xuống một trong những khu nhà nghỉ dự phòng của Trang trại sông Wye, nơi tôi đợi DCI [Giám đốc Tình báo Trung ương] và tranh thủ lấy lại sức sau chuyến đi xa.
George xuất hiện khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, tràn đầy năng lượng, dường như rất hào hứng nói về chuyện gì đó
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 37
khác ngoài Ixraen và Palextin. Trước đây tôi chưa từng gặp anh ấy, nhưng cuộc trò chuyện diễn ra rất thoải mái. Chúng tôi nói về hoạt động tình báo nói chung và vài điều về NSA nói riêng; vì chưa từng làm việc gì ở đó, tôi phải dựa nhiều vào những gì học được tại bộ phận không quân của NSA là Cục Tình báo không quân (AIA), là bộ phận tôi từng chỉ huy tại Texas những năm 1996-1997.
Khoảng một tháng sau, lúc này là ở Hàn Quốc, tôi nhận thấy rằng mình sắp trở thành giám đốc mới của NSA. Tôi băn khoăn mình có quá lấn át George hay không, nhưng cấp phó mới của anh ấy là Tướng không quân John Gordon, khi John và tôi từng phục vụ trong cùng bộ phận thuộc biên chế của Hội đồng An ninh quốc gia (NSA) thời chính quyền Tổng thống George. H.W. Bush. Những thứ như vậy vẫn thường xảy ra ở Washington.
Trước khi việc bổ nhiệm tôi được công bố chính thức, tôi cùng vợ có buổi đi xem phim tối thứ Sáu tại căn cứ lục quân Yongsan. Rạp đầy ắp lính Mỹ đến xem bộ phim kinh dị được ưa chuộng mang tên Kẻ thù của nước Mỹ (Enemy of the State),
trong đó nhân vật do Will Smith thủ vai đấu tranh chống lại một Cơ quan An ninh quốc gia chuyên chế và hiểm ác. Bộ phim chuyển sang tình tiết một nhân viên dân sự chuyên nghiệp của NSA đang khát khao vị trí phó giám đốc đã ra tay giết một thượng nghị sĩ Mỹ. Tôi co người lại trong ghế ngồi khi vợ tôi nói thầm vào tai: “Anh đã phải làm gì để có được công việc này?”
Tôi đọc tuyên thệ khi chính thức nhận công việc ở NSA vào cuối tháng 3 năm 1999. Một ngày sau lễ tuyên thệ, cơ quan mới bố trí cho tôi ngồi vào một chiếc ghế tựa, đính các thiết bị cảm ứng khắp người tôi, rồi hỏi một loạt những câu hỏi về độ đáng tin cậy của tôi. Tất cả những người ở NSA đều phải trải qua quá trình ghi lại mạch đập. Đó là cái giá của việc được nhận vào đây. Và nếu như một gã Snuffy nào đó phải làm việc
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 38
này, thì giám đốc mới cũng phải như vậy. Rõ ràng tôi đã qua được vòng này.
Tôi về cơ quan trong thời điểm đang diễn ra chiến dịch không kích của NATO ở Kosovo. Cơ quan đang thực hiện hỗ trợ trực tiếp và liên tục cho các hoạt động tác chiến, giống như những gì từng làm trong Chiến tranh vùng Vịnh tám năm trước. Không có gì đáng ngạc nhiên ở đó cả. NSA là một báu vật quốc gia. Kể từ ngày được Tổng thống Truman lập ra vào năm 1952, cơ quan này từng được giao nhiệm vụ đại loại như chặn thu các cuộc liên lạc có chứa thông tin giúp người Mỹ được tự do và an toàn, cũng như thúc đẩy những lợi ích an ninh quốc gia sống còn của nước Mỹ. Đó hầu hết là các cuộc liên lạc của các đối thủ, nhưng cũng có cuộc liên lạc của những người không nằm trong diện bảo vệ của Tu chính án thứ tư - Hiến pháp Mỹ (suy cho cùng thì Tu chính án này cũng không phải là một hiệp ước quốc tế), những người tình cờ nói về những chuyện mà chúng ta cần biết. Hãy thử tưởng tượng một nhân viên đại lý lữ hành tình cờ tiết lộ kế hoạch đi lại của một đối tượng khủng bố hay một tay buôn lậu vũ khí.
Đơn vị tương nhiệm thân cận nhất của NSA là Sở Chỉ huy Thông tin chính phủ (Government Communications Headquarters - GCHQ) của Anh, cơ quan có quy mô chỉ bằng 1/5 so với NSA.
Dù vậy, đến năm 1999, NSA gặp một vấn đề, như chúng ta đã thấy. Vấn đề nảy sinh trong một kỷ nguyên mà ở đó cơ quan này phải là người đi tiên phong, hướng tới một loạt những tiến bộ về điện toán và viễn thông. Nhưng thế giới bên ngoài đã vượt mặt NSA trong nhiều lĩnh vực. John Mills, người phụ trách đội ngũ nhân sự Hạ viện chuyên trách giám sát NSA, bình luận rằng “công nghệ từng là người bạn của NSA, nhưng trong bốn hoặc năm năm trở lại đây công nghệ đã chuyển từ bạn sang thù”. Những tập quán văn hóa được hình thành
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 39
trong một thế giới mà điều đáng ngại với hoạt động thông tin SIGINT nằm ở chỗ có quá ít thứ, cũng như quá khó, để thu thập nay đã trở nên phản tác dụng trong một thế giới mà điều đáng ngại chính là có quá nhiều thứ cần phải nắm bắt và quá khó để nắm bắt. NSA bị ám ảnh với yêu cầu bảo mật là đúng, những cánh cổng và bức tường cao giúp bảo đảm an ninh trong thế kỷ XX đã ngăn trở NSA tiếp cận với sự đổi mới khi bước vào thiên niên kỷ mới.
Rồi đến vấn đề vị trí giám đốc, người được một quan chức dân sự cấp cao* (đồng thời cũng là một người bạn) miêu tả như một “sự giúp đỡ Giáng sinh”. Ngay cả trong hoàn cảnh công khai, không có gì là bất thường khi các nhà lãnh đạo NSA gọi nhân vật ngự tại căn phòng tầng tám là “giám đốc hiện thời”. Thật không dễ dàng gì để một sĩ quan quân sự chuyên nghiệp ngồi vào vị trí chỉ huy một đám công chức dân sự, những người biết rằng họ đúng và mọi người khác đều sai, cũng là những người hoàn toàn có khả năng và rất dày dạn kinh nghiệm trong việc chờ cho sự thay đổi mà họ phản đối đi qua. Cách miêu tả đó không phải áp dụng cho mọi trường hợp, nhưng đã áp dụng cho rất nhiều trường hợp.
Cựu giám đốc Bobby Ray Inman là một nhân vật được nể trọng tại NSA. (Tôi đã có lần so sánh địa vị của ông ấy khi nghỉ công tác với địa vị tôn kính ngoài đời thường dành cho Randolph Scott trong phim Cảnh sát trưởng da đen (Blazing Saddles) của đạo diễn Mel Brooks). Ngay từ đầu tôi đã làm một chuyến hành hương đến Austin để xin lời khuyên của Inman.
______________
* Cộng đồng tình báo Mỹ có một mớ rối rắm những từ rút gọn gần như không thể hiểu được để miêu tả những công chức dân sự có cấp bậc ngang hàng với cấp tướng trong các lực lượng vũ trang như: SIS, SES, DISES, DISL. Tất cả những vị trí này được gọi chung là quan chức cấp cao (senior).
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 40
Ông ấy cảnh báo tôi về thế cô lập của văn phòng giám đốc trên tầng tám. “Họ muốn đặt anh lên một chiếc ghế kiệu, kiệu anh đi vòng quanh như kiệu Pharaoh vậy, rồi đẩy anh ra càng xa những quyết định càng tốt”.
Đó còn là nơi tăm tối nữa. Thay vì gọi tên một bộ phận, chẳng hạn như Ban Thu thập thông tin Balkan, đơn vị đó lại được gán một mã hiệu định danh chữ - số gần như không thể hiểu được. Các nhân viên NSA thường trả lời điện thoại bằng bốn chữ số cuối của số văn phòng: “3685 đây. Tôi có thể giúp gì?” Đó là cơ chế an ninh tác chiến rất tốt, nhưng lại khiến nơi này trở nên khó hiểu, ngay cả với người trong cơ quan. Sau này một nhân viên có tâm sự rằng thấy tôi đã cố gắng thấu hiểu đội ngũ làm việc nơi đây giống như cơ quan cố gắng tìm hiểu một mục tiêu vậy. Tôi đã dành một trong những ngày thứ Bảy của mình chỉ để đi qua lại khắp các phòng họp trống người, cố giải đoán những ký hiệu và vị trí văn phòng.
Và cơ quan này có một văn hóa vô cùng bất định. Một nhân viên kỳ cựu ở đây đã so sánh quan điểm phổ biến nơi đây với quan điểm của Tevye trong phim Người chơi vĩ cầm trên mái nhà (Fiddler on the Roof): “Truyền thống!” Đối diện với xu hướng thay đổi và thách thức chưa từng có, truyền thống mang lại cảm giác thoải mái, truyền thống mang lại cảm giác ổn định.
Nhưng giới quan sát bên ngoài lại cho rằng NSA là một nền tảng đang cháy rụi. Một nhóm có tên gọi SSCI TAG (Nhóm Cố vấn kỹ thuật của Ủy ban đặc biệt Tình báo Thượng viện) gồm các chuyên gia hàng đầu về công nghệ cao đã đưa ra cảnh báo rằng chỉ khoảng mười năm tiến bộ công nghệ toàn cầu đã đưa cơ quan này thoát khỏi tình trạng “điếc hoạt động”, trong khi kim đồng hồ vẫn đang chạy.
Đối với một cơ quan tình báo tín hiệu, chúng ta có những hệ thống công nghệ thông tin lỗi thời một cách đáng ngạc nhiên,
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 41
về cả hệ thống phục vụ chúng ta lẫn hệ thống nhắm vào đối thủ. Ngay khi vừa đến nơi tôi đã hỏi: “Làm thế nào để tôi gửi một email cho mọi người?”
Câu trả lời là “Ồ, thực ra thì chúng ta không thể làm việc đó”. “Nhưng chẳng phải chúng ta phát minh ra cái máy tính ở đây hay sao?”
Về mặt nhiệm vụ mà nói, theo một ước tính, 70 phần trăm đến 80 phần trăm lượng báo cáo vẫn được lấy từ các bản chặn thu tiếng truyền thống. Nhưng ngay cả ở đây chúng ta vẫn không bắt kịp xu hướng. Al Qaeda và các mục tiêu khác đang chuyển sang sử dụng một hình thức liên lạc vệ tinh mới. Săn đuổi tín hiệu đòi hỏi một cuộc đầu tư hạ tầng mà NSA từ chối thực hiện, nên CIA đã làm việc đó để phục vụ riêng cho công việc của họ. Khi cơ quan đó báo cáo vắn tắt với tôi về chương trình của họ, tôi có hỏi: “NSA đã gây tội lỗi tày đình gì mà khiến các vị phải phát triển riêng cho mình hệ thống thông tin SIGINT vậy?”
Và điều này xảy ra trong một thế giới mà các hình thức liên lạc số - email và những thứ tương tự - cũng đang phát triển bùng nổ. NSA chủ yếu chỉ bám theo các dữ liệu phi tiếng nói khi dữ liệu được mã hóa (gợi ý về tầm quan trọng của dữ liệu) và ngay cả trong trường hợp đó thì dữ liệu fax và telex vẫn hơn là email.
Trước giai đoạn này, email nói chung là hình thức liên lạc hạn chế, tinh xảo và theo cơ chế điểm nối điểm, được chuyển đến một chương trình được cài đặt trong máy tính của bạn. Nếu không có phần mềm thích hợp, bạn không thể đọc, cũng không thể gửi một tin nhắn. Chúng ta giờ đây đang ở thời kỳ đỉnh điểm của các hệ thống email đi theo website, hứa hẹn mang tới sự tiện lợi hơn nhiều và do đó khối lượng giao tiếp cũng lớn hơn rất nhiều. Chơi đùa với các email điểm nối điểm cũ khiến chúng tôi bị bỏ xa mục tiêu của mình.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 42
Cố gắng thoát khỏi sự chuyên chế về chuyên môn (còn được gọi là cơ cấu tổ chức hiện hành), tôi đã xin ý kiến của một nhóm chuyên gia bên ngoài và một nhóm người trẻ tuổi gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong cơ quan. Họ cho tôi rất nhiều khuyến nghị
và ý kiến nhận xét, đích đáng nhất trong số đó là nhận định rằng cơ quan này không hoàn toàn là sự tổng hòa của các bộ phận cấu thành (họ nhấn mạnh rằng nhiều bộ phận thực sự hoạt động rất hiệu quả).
Nhóm chuyên gia bên ngoài đã phải phá lệ để tỏ ra rộng lượng, bình luận về những năng lực đẳng cấp thế giới của NSA, vai trò xung yếu, khả năng ứng phó trước khủng hoảng và tinh thần tận tụy hết mình của NSA với thể chế và người dân. Sau đó nhóm này liệt kê theo mục những hệ thống yếu kém trong lĩnh vực liên lạc, ra quyết định, quản lý tài chính và nhân sự, xây dựng yêu cầu và quy trình làm việc. Họ tiên đoán về tình trạng lạc hậu công nghệ nhanh chóng, sản phẩm của một văn hóa hướng nội và một đội ngũ lãnh đạo mà ở đó nhiều người (kể cả một số người trong đội ngũ lãnh đạo) cho rằng chưa đủ khả
năng ứng phó với thách thức trên.
Nhóm nội bộ, hay còn gọi là Nhóm New Enterprise, có ý kiến không kém phần gay gắt. Họ khởi đầu báo cáo của mình bằng một đoạn trích dẫn lời của Darwin về mối quan hệ giữa khả năng thích ứng và khả năng sống còn. Sau đó họ chỉ trích kịch liệt thể chế hoạt động và ban lãnh đạo cơ quan này, nói rằng khách hàng của NSA đã bắt đầu tách riêng các sản phẩm và dịch vụ của NSA (những thứ mà họ vẫn đánh giá cao) với thể
chế của NSA, thứ mà giờ đây họ nhìn nhận như một mối đe dọa tới ích lợi liên tục của những sản phẩm và dịch vụ này. Theo họ, đội ngũ nhân sự NSA đang phải cõng cơ quan này trên lưng trong cả thập kỷ nay rồi.
Họ đồng ý rằng chúng tôi thiếu năng lực lãnh đạo, một kế hoạch chiến lược, một quy trình ra quyết định và khả năng
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 43
quản lý nguồn lực. Thứ mà chúng tôi có, như họ chỉ ra, là rất nhiều ủy ban. Một trong những “liệu pháp nhanh” mà họ đề xuất là giải tán tất cả các nhóm công tác và ủy ban ở nơi mà chỉ cần một cá nhân cũng có thể ra các quyết định. Tôi đã dùng lệnh giải tán tất cả chúng và buộc chủ tịch các ủy ban này làm đơn kiến nghị khôi phục lại bộ phận của mình nếu họ vẫn cho rằng bộ phận đó là cần thiết. Khi mọi việc xong xuôi, chúng tôi đã cắt giảm được một phần ba trong tổng số đáng kinh ngạc là hơn 450 bộ phận công tác nội bộ.
Tiếp đến là công việc tổ chức lại là điều không thể tránh được, suy cho cùng thì đó là điều các cơ quan chính phủ vẫn thường làm. Với những quy định hạn chế nhiêu khê đối với ngân sách và nhân sự, thực sự là không có nhiều công cụ khác mà ta có thể lựa chọn.
Tôi đã cố đơn giản hóa mọi thứ trên biểu đồ tổ chức, xác định hai khung hoạt động lớn, một cho hoạt động tấn công (SID - Ban Tình báo tín hiệu) và một cho hoạt động phòng thủ (IAD - Ban Bảo đảm thông tin). Chúng tôi đã kéo những chức năng thi hành - những thứ đại loại như nghiên cứu, công nghệ thông tin, đào tạo, hậu cần, nhân lực - ra khỏi các đơn vị vận hành và chuyển chúng vào các báo cáo trực tiếp dưới quyền giám sát của tôi. Dát mỏng tổ chức theo cách đó giúp tôi kiểm soát được phạm vi rất rộng, đồng thời cũng giúp tôi trực tiếp sử dụng những hoạt động hỗ trợ có phạm vi toàn cơ quan này làm công cụ để tiến hành thay đổi.
Một bộ phận có ý nghĩa quan trọng ở cấp của tôi là Ban Đối ngoại (FAD). Chúng ta có nhiều đối tác, nhưng mối quan hệ với đa phần trong số họ được quản lý ở cấp điều hành tương đối thấp và những quyết định về chúng chủ yếu dựa vào việc liệu bộ phận bị ảnh hưởng của NSA có cảm thấy chúng cần được củng cố theo từng thời điểm hay không. Tôi muốn các mối quan hệ này phải dựa vào những suy xét chiến lược, chứ không chỉ
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 44
dựa vào việc ai có thể hay không thể kiểm soát được các mục tiêu, ngôn ngữ hay tần số phát thanh khác nhau. Toàn bộ việc tái tổ chức này đã mang đến kết quả, nhưng điểm cộng thực sự là cơ hội đặt những nhà lãnh đạo mới vào một loạt những vị trí mới được tạo ra. Chúng tôi đã làm đảo lộn sâu sắc đội ngũ nhân sự, đánh cược rằng phần lớn những “tân binh” đầy hứa hẹn này sẽ học được cách tạo sự thay đổi đột biến nhanh nhất có thể. Và họ đã làm được như thế.
Chúng tôi đã thể chế hóa cách tiếp cận đó, lập ra một bộ phận nhân sự cấp cao chỉ có một người ở cách văn phòng tôi một dãy phòng họp. Các công chức liên bang chỉ chuyên tâm với việc xử lý các vụ đề bạt và giao nhiệm vụ, ủy ban phụ trách ủy ban quyết định ai sẽ được đề bạt, khi nào và vào công việc gì. Cơ chế đó được thiết kế để giảm thiểu việc thiên vị (và kiện tụng) và nâng cao sự ổn định. Chúng tôi không muốn có sự ổn định; chúng tôi muốn có sự xáo trộn, trong khi tôi là người có thiên hướng ủng hộ một số người nhiều hơn những người khác.
Chúng tôi đã lặng lẽ rút cả một thế hệ lãnh đạo khỏi vị trí công việc và “cắt đường nối nhiệm” đối với rất nhiều nhân vật được coi là người nối nhiệm đương nhiên. Đây là những người tốt. Họ không đáng phải gánh chịu điều này. Đôi lúc tôi nghĩ
đến quan điểm nhẫn tâm đã trở thành huyền thoại của Tướng Không quân Curtis LeMay khi đụng chạm đến những thiếu sót. Ông ấy từng nói: “Tôi không thể phân biệt được giữa kẻ thiếu may mắn và kẻ thiếu tay nghề, vì kết quả là giống nhau”. Tôi biết rằng những người này hoàn toàn “có nghề”, chỉ là thiếu may mắn mà thôi. Chính lòng kính trọng dành cho cơ quan này và những cá nhân này mà họ đã xử lý việc này rất lịch sự, dù cho lỗi duy nhất mà họ phạm phải là ở sai vị trí và sai thời điểm.
Lựa chọn mang tính xáo trộn nhất của tôi là vị trí phó giám đốc mới. Barbara McNamara đang giữ vị trí này khi tôi về cơ quan
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 45
và tiếp tục công việc đến tháng 6 năm 2000. Barbara là một nhân viên NSA chuyên nghiệp và yêu mến cơ quan bằng cả trái tim mình. Bà ấy vào cơ quan trong vai trò là một chuyên viên ngôn ngữ và cứ thế thăng tiến dần. Bà ấy cứng rắn và xốc vác trong công việc chẳng kém các đồng nghiệp nam. Chữ cái đầu tiên trong tên đệm của bà ấy là “A” và chữ ký bà ấy để lại trên vô vàn văn bản trong suốt nhiều năm qua khiến mọi người gọi bà ấy đơn giản là BAM.
Barbara bị đối xử tệ trong bài báo được đăng trên tạp chí New Yorker (Người New York) số tháng 11 năm 1999 của Seymour Hersh, nhân vật nổi tiếng nhờ đưa tin phơi bày vụ thảm sát Mỹ Lai và là người theo sát các vụ bê bối có thực cũng như tưởng tượng suốt từ hồi đó. Bài báo dài dằng dặc này là một bản phê bình vô cùng nghiêm khắc đối với vị trí công việc của NSA (khá chính xác), nhưng sau đó đã chỉ đích danh McNamara. Hersh đã dẫn lời một phụ tá của Ủy ban tình báo. “Hayden hiểu điều đó. Nhưng ông ta chỉ là người vừa mới nhảy dù vào cơ quan đó, để rồi phải đối mặt với một vị phó giám đốc mà công việc chính là phá hỏng bất kỳ điều gì vị giám đốc muốn làm”.
Không đúng, nhưng Barbara sẽ không bao giờ là tác nhân thay đổi tiền nhẫn tâm; bà ấy đảm nhiệm công việc được ba năm và với tư cách là một người thân Anh triệt để thì bà ấy rất vui được kết thúc sự nghiệp của mình bằng việc đại diện cho chúng ta tại London để làm việc với đối tác Anh.
Không thiếu gì nhân tài trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao, nhưng chưa có lựa chọn rõ ràng cho vị trí phó giám đốc mới, mà không có ai trong số những người này có khả năng gần với “tay ném bom” mà tôi muốn. Vậy nên tôi đã sục sạo tìm trong hội cựu nhân viên xem có ai vừa mới rời đi và rời đi bằng thái độ giận dữ hay không. Tên của Bill Black nhanh chóng nổi lên.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 46
Bill Black từng là trợ lý đặc biệt chuyên trách chiến tranh thông tin (xem Chương VIII) cho người tiền nhiệm của tôi và đã xin ra khỏi cơ quan ba năm trước. Kể từ khi vào làm việc tại NSA năm 1959, ông ấy đã có vai trò trung tâm trong nhiệm vụ
truyền thống của cơ quan nhắm vào Khối Hiệp ước Vácsava, nhưng rồi ông ấy thấy nản lòng với tốc độ chuyển đổi chậm chạp hướng tới một kỷ nguyên mới. Ông ấy cũng là một đấu sĩ trong bộ máy quan chức; nếu ông ấy làm phó cho tôi, tôi biết ông ấy sẽ
được tôi hậu thuẫn.
Tôi đã mời Bill dùng bữa trưa tại một nhà hàng Hàn Quốc không mấy đặc trưng phía ngoài cổng sau khu phức hợp Fort Meade. Bên món bulgogi và kimchi, chúng tôi nói về tình hình cơ quan và nghe quan điểm của ông ấy về những việc có thể làm với cơ quan. Ông ấy kiên quyết, nhưng đặc biệt không oán trách gì cơ quan. Cuộc nói chuyện diễn ra suôn sẻ. Trợ lý điều hành của tôi, người cũng ngồi cùng chúng tôi lúc đó, về sau có nói rằng tôi có vẻ mặt thoải mái nhất mà cô ấy từng thấy trong suốt bữa ăn.
Chúng tôi đã chọn nhà hàng Hàn Quốc bên ngoài căn cứ với ý muốn toàn bộ việc này diễn ra lặng lẽ. Nhưng NSA với tính chất là một nhóm xã hội được biết đến khắp miền đông Maryland, nên ngày hôm sau, Bill nhận được email từ một nhân viên đã nghỉ hưu ở California, hỏi về việc dùng bữa trưa với vị giám đốc diễn ra như thế nào.
Tôi đã chọn Bill, nhưng vẫn còn một câu hỏi cuối cùng. Tôi đã mời ông ấy đến trụ sở căn cứ của tôi để dùng bữa tối, chỉ có riêng hai chúng tôi vào Chủ nhật. Vợ tôi đang đi vắng, nên tôi đã chọn món rau củ nướng đơn giản thay cho món couscous*.
______________
* Couscous là một món ăn của vùng Bắc Phi, gồm bột mì nấu với thịt hay nước thịt (BT).
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 47
Tôi nói với Bill rằng tôi muốn ông ấy làm phó cho mình, nhưng còn một điều băn khoăn. Tôi biết rằng ông ấy có thể làm mọi thứ; ông ấy đã khét tiếng về sự tinh thông trong những lĩnh vực cửa sau. Tôi nói: “Nhưng Bill này, chúng ta phải thể chế hóa việc này. Việc này vẫn phải tiến triển trơn tru ngay cả khi tôi và ông không trực tiếp xuất đầu lộ diện”. Ông ấy đồng ý. Chúng tôi đã thỏa thuận được với nhau.
Bill là một lựa chọn tuyệt vời. Ông ấy đảm nhận vị trí công việc tôi mời được sáu năm và làm quyền giám đốc sau khi tôi rời khỏi cơ quan. Tôi phải hàm ơn ông ấy rất nhiều. Dẫu vậy, sau sự kiện 11/9, trong một khoảnh khắc riêng tư, tôi đã thú nhận rằng khi ấy đáng ra tôi phải cảm ơn ông ấy vì đã ở đó. Tôi nói: “Còn bây giờ, ông cần phải cảm ơn tôi”. Ông ấy không tranh luận. Tưởng chừng ông ấy có thể chết vì thất vọng nếu bị đứng ngoài cuộc sau vụ tấn công đó.
Để củng cố cuộc đại cải cách, chúng tôi đã thuê người từ bên ngoài để tạo ra các luồng trái chiều nhau trong văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi xáo trộn một cách có chủ ý. Vào thời điểm đó tôi không nghĩ khu vực tư nhân có đủ năng lực chuyên môn để giao nhiệm vụ cho những người mới đến không thuộc biên chế cơ quan, nên đã không làm việc đó. Điều gần sát nhất với việc đó là quyết định vào năm 2000 khoán ngoài hệ thống công nghệ thông tin của chúng tôi cho một tập đoàn tư nhân trong chương trình Groundbreaker (kéo dài mười năm trị giá 2 tỷ USD của NSA).
Nhìn lại có thể thấy đáng ra tôi đã bỏ lỡ một cơ hội, vì giới công nghiệp Mỹ đang tạo ra bước đột phá mới trong thứ mà tiến tới sẽ được gọi là không gian ảo, trong khi càng tìm hiểu nhiều, tôi càng thấy các yếu tố song hành càng trở nên mạnh mẽ.
Nhưng sự thận trọng của tôi chắc chắn không áp dụng cho một loạt các nhiệm vụ hỗ trợ. Giám đốc Tài chính mới đến từ
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 48
Legg Mason, một công ty đầu tư ở Baltimore. Chúng tôi tuyển mộ tổng thanh tra mới thông qua một quảng cáo trên tờ Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall). Chúng tôi tạo ra chức vụ chuyên gia mua lại cấp cao và đưa vào vị trí đó một cựu phó trợ lý thư ký bộ trưởng hải quân với ba mươi lăm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mua lại. Giám đốc Thông tin đến từ Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và NASA. Giám đốc pháp lý thì
từng là trợ lý điều hành tại Quốc hội trong năm năm. Chúng tôi thậm chí còn hướng ra bên ngoài để thực hiện hỗ trợ nhiệm vụ trực tiếp. Làm việc thông qua một thành viên của ban cố vấn từng giành được Giải thưởng Hàn lâm điện ảnh ở Hollywood, chúng tôi đã tuyển mộ được giám đốc nghiên cứu mới từ bộ phận nghiên cứu & phát triển của Walt Disney Imagineering.
Một thành viên ban cố vấn khác với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông đã móc nối chúng tôi với một nhân vật bên ngoài sành sỏi về công nghệ và kinh doanh, người này đã trở thành giám đốc công nghệ thông tin của chúng tôi. Tôi đã phỏng vấn riêng anh ấy, không trống dong cờ mở, rồi đơn giản giới thiệu anh ấy và nhiệm vụ của anh ấy với những nhân vật cấp cao đang cố gắng giải đoán vụ sập mạng công nghệ thông tin hồi tháng 01 năm 2000.
Việc này diễn ra chẳng dễ dàng gì. Chúng tôi buộc phải thay đổi, nhưng tôi thì không muốn gây chiến với cơ quan và chắc chắn tôi không nghĩ mình là kẻ được xức dầu thánh để đến cơ quan như một Đấng Cứu thế.
Tôi nghĩ mình luôn sẵn sàng nghe lời khuyên, nhưng tôi phải tự mình quyết định. Những người thâm niên cao ở đây rất ngay thẳng và sâu sắc, nhưng trong một tổ chức nhiều bộ phận như NSA, hầu hết mọi người thường nhìn nhận các vấn đề theo thiên kiến của riêng mình chứ không phải là trường quan điểm
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 49
rộng hơn mà tôi có từ vị trí công việc của mình. Tôi đã phải rũ bỏ X của sự thụ động*, việc chờ đợi để xây dựng sự đồng thuận hoặc dung hòa mọi mối quan ngại sẽ là một sai lầm chết người.
Tôi phải thực sự thận trọng với lời lẽ của mình. Tôi mới đến NSA chưa đầy một năm; nhiều người từng ở đó (và không ở nơi nào khác) đến vài chục năm. Tôi luôn sử dụng ngôi thứ nhất số nhiều. “Chúng ta sẽ làm việc đó”, “Chúng ta sẽ thử việc đó”, chứ
không bao giờ sử dụng ngôi thứ nhất số ít. Và không bao giờ, tuyệt đối không bao giờ sử dụng ngôi thứ hai. Việc sử dụng chữ “you” (anh, chị, bạn ở ngôi thứ hai) trong giao tiếp hằng ngày có thể đào sâu thêm hố ngăn cách vốn luôn chực chờ mở thêm
khoảng cách giữa tôi và đội ngũ nhân sự tài năng. Bắt đầu vào tháng 11 năm 1999, tôi đã liên lạc định kỳ bằng một loạt các email của giám đốc mà chúng tôi gọi là DIRGRAM để thông tin và giải thích cho những thay đổi và tạo kênh mở tiếp nhận ý kiến nhận xét và phê bình theo chiều ngược lại. Cho đến thời điểm tôi rời khỏi NSA vào mùa Xuân năm 2005, tôi đã gửi hơn 400 email như thế. Việc này bảo đảm thông điệp được truyền đi ở dạng không sàng lọc và có thể giúp chúng tôi đẩy nhanh tiến độ công việc, nhưng với tư cách là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp, tôi biết rằng việc tôi làm là “nhảy cấp”, liên lạc thẳng với mọi cấp, gây ảnh hưởng đến thẩm quyền thực sự hay dụng ý của các cấp lãnh đạo xen giữa.
*
* *
Không phải tất cả mọi chuyện của chúng tôi đều là vấn đề nội bộ hay vấn đề tự gây ra. Chúng tôi cũng gặp phải vấn đề
______________
* Chữ X trong trường hợp này là điểm yếu bộc lộ tối đa. Một cụm từ phổ thông trong cộng đồng tình báo là “Chúng ta phải rũ bỏ X tại đây”.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 50
quan hệ công chúng đang đe dọa tương lai của mình. Ngay cả khi một số nghị sĩ Quốc hội và chuyên gia bên ngoài đang buộc tội chúng tôi thiếu khả năng hoạt động và đang có xu hướng rơi vào tình trạng điếc, thì một số nhân vật hoạt động tự do dân sự và giới hoạt động nghị trường châu Âu lại cáo buộc chúng tôi là tọc mạch, đánh cắp các bí mật công nghiệp và xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Từ thông dụng cho tất cả chuyện này là Echelon, với người châu Âu là mưu đồ của những Ănglô-Xắcxông đánh cắp thế mạnh kinh tế; với những tổ chức như Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU), thì “Chính phủ đang một lần nữa hướng hoạt động gián điệp vào những cuộc liên lạc riêng tư của người Mỹ”.
Chưa bao giờ được định nghĩa chính thức hay chính xác, khái niệm Echelon là một dạng “ông ba bị” vạn năng và thuận tiện với bất kỳ nhân vật chỉ trích nào muốn ý kiến của mình thu hút được sự chú ý. Những “người chuyên kêu ca” xuyên Đại Tây Dương này dường như đang bổ trợ cho nhau dẫu rằng nội dung những lời kêu ca của họ không hoàn toàn giống nhau.
Những “người chuyên kêu ca” ở Mỹ quan trọng với chúng tôi hơn. Chúng tôi phải đối mặt trực diện với họ. Chúng tôi cần có nhiều tiền hơn, mà điều đó sẽ không có được nếu người dân Mỹ và đại biểu họ bầu ra không tín nhiệm chúng tôi ở một mức nhất định. Tín nhiệm là điều đặc biệt quan trọng, vì chúng tôi sẽ phải nói với những người giám sát mình rằng những tín hiệu mà chúng tôi đang săn đuổi không chỉ giới hạn trong mạng lưới mục tiêu biệt lập, mà ở nhiều mạng lưới quốc tế hòa lẫn với những cuộc liên lạc thông tin bình thường khác, kể cả những cuộc liên lạc của người Mỹ.
Còn những người châu Âu, họ là những kẻ gây phiền toái, lúc nào cũng cho mình đúng. Tôi đã từ chối gặp họ. Họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu về chúng ta hơn là các hệ thống an ninh của chính họ, trên thực tế một vài trong số đó cũng tiến hành
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 51
hoạt động gián điệp kinh tế. Và lý do khiến họ nghiên cứu chúng ta là hoạt động gián điệp của Mỹ minh bạch hơn nhiều so với hoạt động gián điệp của châu Âu. Giống như việc tìm chìa khóa xe của bạn bên dưới chiếc cột đèn. Tôi cho là chúng ta đã có một chút coi thường. Giờ đây nhìn lại, điều đó có vẻ vẫn khá đúng.
Chúng tôi đã thuyết phục Porter Goss, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, mở một buổi điều trần công khai về toàn bộ việc này. Tháng 4 năm 2000, George Tenet và tôi đã làm chứng trước buổi điều trần, cùng với cả Nghị sĩ Bob Barr, một đảng viên Cộng hòa của tiểu bang Georgia tận tụy hết mình với các quyền tự do dân sự.
Trước một dãy hành lang chật kín người, trong suốt hai tiếng đồng hồ, cả George và tôi đều thoải mái thừa nhận rằng chúng tôi đang thu thập thông tin về các hoạt động làm ăn ở nước ngoài khi thông tin liên quan đến những thứ như bán vũ khí, mua bán hóa chất, rửa tiền và buôn lậu ma túy. Nhưng chúng tôi kiên quyết phủ nhận việc NSA hướng hoạt động gián điệp vào các công ty châu Âu để thu thập các bí mật công nghiệp và bán lại cho các công ty Mỹ.
Tôi đã nói về những thách thức mà NSA phải đối mặt do khối lượng và sự đa dạng của các hình thức liên lạc thông tin hiện đại. Tiên đoán về những thách thức thuộc không gian mạng khi đó đang bắt đầu bùng nổ, tôi nói: “Khả năng thu thập của chúng tôi có thể đã tăng lên, nhưng tăng với mức độ chậm hơn và ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với những con số 1 và con số 0 ngoài kia”.
Về quyền riêng tư của người Mỹ, tôi nhấn mạnh chúng tôi hoạt động đúng luật và nhận định rằng nếu Osama bin Laden vượt qua cây cầu bắc qua thác Niagara từ Ontario đến New York, thì các điều khoản của luật pháp Mỹ sẽ nhảy vào cuộc, mang đến cho hắn một cơ chế bảo vệ, và gây ảnh hưởng đến cách chúng ta khống chế hắn. Vào thời điểm nói điều này,
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 52
đây hoàn toàn là một ý kiến giả định. Mười bảy tháng sau, nó là vấn đề sinh tử.
*
* *
Ngay cả khi thành công trong việc xây dựng một mức độ tín nhiệm công chúng nhất định và moi thêm được vài đôla từ Quốc hội, chúng tôi vẫn phải đối mặt với thách thức kỹ thuật của những tín hiệu vốn đang trở nên ngày một phức tạp, ngày một nhiều và ngày càng được mã hóa. Giải quyết bài toán đó như
thế nào đây?
Câu trả lời của chúng tôi là Trailblazer. Nỗ lực bị đả kích nhiều này (không hoàn toàn là bất công) là một quỹ đầu tư mạo hiểm hơn là một chương trình đơn thuần, với việc chúng tôi đầu tư vào một loạt những sáng kiến khác nhau liên quan đến cả
một loạt những nhu cầu. Điều chúng tôi muốn là một cấu trúc phổ biến ở toàn bộ các bộ phận thực hiện sứ mệnh của mình là có khả năng tương tác và mở rộng. Nó liên quan đến việc thu bắt các tín hiệu, xác định và phân loại chúng, lưu trữ những thứ quan trọng, rồi sau đó tìm kiếm nhanh chóng dữ liệu khi có yêu cầu cung cấp.
Và tất cả những việc này phải được thực hiện với tốc độ và khối lượng chưa ai từng thấy trước đây. Một nhân vật vô cùng lão luyện và nổi tiếng trong ngành công nghệ thông tin đã đến gặp tôi tại văn phòng vào một tối nọ và khi chúng tôi giải thích thách thức về khối lượng, ông ấy từ từ thở một hơi thật mạnh trước khi nhận xét rằng thứ chúng tôi đang bàn đến lớn hơn bất cứ thứ gì ông ấy từng gặp phải.
Bất chấp ý kiến thận trọng của ông ấy, chúng tôi vẫn cho rằng điều quan trọng là phải lôi kéo giới công nghiệp vào việc này, dẫu cho việc này buộc giới công nghiệp phải căng mình
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 53
chạy theo những thách thức công nghệ và nhấn mạnh đến khả năng của chúng tôi trong việc quản lý một hợp đồng có nhiều hạng mục phải giao bên ngoài phạm vi của việc đơn thuần là
lập dự toán về thời gian và vật chất cần sử dụng. Văn phòng chương trình của chúng tôi có cách phát triển công việc hợp lôgích trong đầu: bắt đầu bằng giai đoạn định nghĩa khái niệm, rồi chuyển đến nền tảng thuyết minh công nghệ để thể hiện một vài khả năng bước đầu rồi đến nhận định và giảm thiểu rủi ro công nghệ. Sau đó sẽ là sản xuất hạn chế và triển khai theo từng giai đoạn.
Việc này trên giấy tờ có vẻ rất hay và chẳng ai mảy may nghi ngờ việc chúng tôi có được nhiều điều từ nỗ lực này, chứ không đơn thuần chỉ là những sản phẩm ăn theo như Velcro và Tang trong chương trình không gian của NASA. Những tiến bộ của Trailblazer được lồng ghép vào các hệ thống thực hiện sứ mệnh của chúng tôi và chúng vẫn còn đóng góp nhiều cho đến tận ngày nay.
Nhưng cũng chẳng có ai nghi ngờ các kết quả tổng thể là rất đáng thất vọng và mất nhiều thời gian hơn so với những gì chúng tôi mong muốn. Chúng tôi nhận thấy rằng khi hướng tới giới công nghiệp để nhờ họ làm những việc họ đã biết cách làm, chúng tôi nhận được những kết quả ấn tượng. Khi nhờ họ làm những việc chưa ai từng làm, chúng tôi nhận thấy trong trường hợp tốt nhất họ cũng không làm tốt hơn hay nhanh hơn chúng tôi. Và điều đó cũng áp dụng ngay cả với một đội hình gồm toàn những gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng như SAIC, Boeing, CSC, AT&T và Booz Allen Hamilton.
Chúng tôi cũng đang cố gắng làm nhiều, làm nhanh. Trailblazer bao gồm nhiều cuộc phóng tên lửa lên mặt trăng. Vậy là các chương trình của chúng tôi rốt cuộc giống với nhiều chương trình công nghệ thông tin liên bang lớn - như Virtual Case File (Hồ sơ vụ án ảo) của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 54
Navy Marine Corps Intranet (Mạng nội bộ của Thủy quân lục chiến thuộc Hải quân). Chúng tôi đã có thể nhận được sự tham mưu tốt hơn khi lựa chọn những chiến lược thích hợp và tăng dần mức độ công việc, dựa vào mô hình phát triển hình
xoắn ốc để cuối cùng đưa chúng tôi đến nơi mong muốn. Chúng tôi cũng phải giải quyết vấn đề chiến tranh du kích. Có một nhóm kỹ sư công nghệ tài năng trong nội bộ cơ quan đã phát triển một công cụ mang tên Thin Thread để thu thập và phân loại kho siêu dữ liệu (những chi tiết của một cuộc liên lạc như số gọi đi, số gọi đến, thời điểm, độ dài và những thứ tương tự) và sau đó chỉ cho các chuyên gia phân tích hướng tới những mạch giàu chất quặng thông tin SIGINT nằm trong một núi thông tin.
Thin Thread không phải là chương trình ghi lại thông tin khi tôi về cơ quan. Tôi cũng không biến nó thành chương trình ghi lại thông tin trong thời gian làm việc ở đó. Và người kế nhiệm tôi cũng vậy. Đương nhiên tất cả chúng tôi đều có thể
sai, nhưng chúng tôi có lý do của mình.
Công nghệ Thin Thread bao gồm các email, mà điều này rất tốt, khi khối lượng email toàn cầu đang trên đà bùng nổ. Nó có một bộ xử lý theo gói rất tốt và điều này có nghĩa là có thể tập hợp các gói dữ liệu riêng có chứa tin nhắn qua email với nhau. Nó còn có cơ chế “tái lập phiên làm việc” (session reconstruction), cho phép đặt những cuộc liên lạc trở lại với nhau từ các gói dữ
liệu riêng rẽ.
Khía cạnh thứ ba của Thin Thread là phần mềm dò tìm phương tiện lưu thông có ý nghĩa thông qua kho siêu dữ liệu của một luồng thông tin liên lạc đồ sộ (email hoặc giọng nói). Bằng việc nghiên cứu phương thức, tần suất và độ dài các cuộc gọi, hệ thống này dự kiến sẽ nhắm tới những cuộc liên lạc có nội dung cần phải nghiên cứu. Đương nhiên, mọi luồng dữ liệu đều khác nhau, vậy nên hệ thống phải được cài đặt trong phạm vi
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 55
luồng dữ liệu cụ thể để nhặt ra những thứ có giá trị từ những thông tin liên lạc thông thường khác.
Chúng tôi muốn áp dụng thử nghiệm thứ này và triển khai một mẫu thử đến Yakima, một trạm thu thập vệ tinh nước ngoài (FORNSAT) ở miền Trung tiểu bang Washington. Cài đặt cho hệ thống nhắm tới mục tiêu duy nhất (trong số khoảng hàng ngàn mục tiêu) mất đến vài tháng, để rồi thứ này chẳng làm tốt hơn là mấy so với những gì một con người có thể làm. Có quá nhiều xác thực sai, chỉ ra thứ có giá trị tình báo nhưng thực tế lại không phải như vậy. Nó cũng đòi hỏi quá nhiều sự can thiệp của con người.
Ở khu vực trạm FORNSAT, Yakima cũng đang xử lý một luồng dữ liệu mà không nơi nào đáp ứng được luồng lưu thông dữ liệu cáp hiện thời. Quy tắc kinh nghiệm hay cho tốc độ FORNSAT là khoảng 150 megabit/giây. Chặn thu vi sóng thì phải trên 600. Chúng tôi dự liệu cáp, thứ mà hầu hết lượng lưu thông dữ liệu đi qua, có nhiều thớ sợi, mỗi thớ sợi truyền tải tối thiểu 10 gigabit/giây, mỗi thớ sợi có tốc độ gấp 70 lần tốc độ FORNSAT. Ngay cả nếu Thin Thread thể hiện được tốt hơn đi chăng nữa, thì những yêu cầu về không gian và điện năng vận hành hệ thống vẫn khiến cho việc áp dụng công nghệ Thin Thread vào các luồng dữ liệu cáp khối lượng lớn trở nên tốn kém đến mức không thể thực hiện được.
Điều tóm lược chuẩn nhất từ những suy nghĩ kỹ thuật khả dĩ nhất của tôi là những khía cạnh của Thin Thread đều rất hay, chỉ là không thể triển khai rộng trên thực tế. NSA có nhiều nhược điểm, nhưng việc chối bỏ các giải pháp công nghệ thông minh thì không phải là một trong những nhược điểm đó. Cuối cùng, các thành phần của Thin Thread được đem kết hợp với các phần của Trailblazer để tạo ra những hệ thống mới phát huy hiệu quả khá tốt và được sử dụng trong nhiều năm.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 56
Nhưng những người phát triển Thin Thread là Bill Binney, Kirk Wiebe và Ed Loomis lại mang quan điểm Đấng Cứu thế trong cách tiếp cận của mình và họ tìm được một đồng minh là Diane Roark, Ủy viên Ủy ban Tình báo Hạ viện (HPSCI), người chuyên trách giám sát hồ sơ hoạt động của NSA. Sau này họ
được sự góp sức của Tom Drake, một nhân vật thuê ngoài có thâm niên cao vào cơ quan gần như cùng thời điểm với sự kiện tòa tháp đôi sụp đổ.
Việc liên minh với Ủy viên HPSCI Roark đã tạo ra một số động lực khác thường. Thực chất vấn đề mà tôi gặp phải là một số kỹ thuật viên của cơ quan vượt khỏi hệ thống chỉ huy để tích cực vận động hành lang một ủy viên thuộc một ủy ban của Quốc hội nhằm đảo ngược những quyết định theo chương trình và ngân sách có tính chất bất lợi đối với họ trong nội bộ cơ quan. Việc đó trái ngược hoàn toàn với kinh nghiệm quân sự của tôi -
nói vậy là còn nhẹ nhàng.
Vào tháng 4 năm 2000, tôi gửi một thông điệp đến toàn thể nhân sự cơ quan, trình bày những suy nghĩ của mình. Tôi cảm thấy giận dữ, đồng thời cũng thấy cần thận trọng. Tôi bắt đầu thông điệp: “Một số cá nhân, trong một phiên họp với những người giám sát ở Quốc hội, đã đặt mình vào thế chống đối trực tiếp chủ trương mà chúng ta đã cùng nhau nhất trí tuân theo. Việc này khiến Quốc hội có cái nhìn sai về đường lối và quyết tâm chung của cơ quan. Quyết định toàn thể được đưa ra sau rất nhiều hoạt động thu thập dữ liệu, phân tích, tranh luận và suy nghĩ. Những hành động trái với những quyết định chung của chúng ta sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nỗ lực của chúng ta trong công cuộc cải tổ NSA và tôi không thể tha thứ
cho những hành động đó”.
Sau khi xác nhận sự tham gia đầy đủ vào quy trình ra quyết định nội bộ của chúng tôi, tôi tiếp tục nói rằng “một khi
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 57
quyết định chung đã được đưa ra, tôi muốn mọi người thi hành quyết định bằng mọi khả năng có thể. Tôi không muốn mọi người miễn cưỡng tuân theo. Tôi muốn những vấn đề cần điều chỉnh về đường lối sẽ được giải quyết trong phạm vi những bức tường này”.
Sau đó tôi nhắc mọi người nhớ rằng “sự thẳng thắn và vô tư là yếu tố sống còn đối với sự thành công trong tương lai của chúng ta và tôi không muốn mọi người tiếp xúc với những người giám sát chúng ta ở Quốc hội bằng tinh thần nào khác ngoài sự trung thực. Hơn nữa, bất kỳ ai nghi ngờ rằng bất kỳ hoạt động nào tại NSA là vi phạm pháp luật, quy định hay đạo đức đều phải bảo đảm có thẩm quyền phù hợp. Tuy nhiên, khi những quyết định về chính sách, nguồn lực hay hoạt động được nhất trí và ban hành một cách đúng đắn theo thẩm quyền của cơ quan, tôi muốn mỗi chúng ta hãy thi hành phận sự của mình trong tổng thể chương trình”.
Bức thông điệp này không phải là tối mật, nên Quốc hội chắc chắn nắm được nội dung. Ngạc nhiên thay, chuông điện thoại không reo. Họ làm việc của họ. Tôi làm việc của tôi.
Đa phần mọi người chưa bao giờ coi toàn bộ cuộc tranh cãi Thin Thread là thứ gì đó khác ngoài tranh luận về kỹ thuật; tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ nhân vật cấp cao nào có suy nghĩ hay hành động khác vậy cả. Nhưng một nhóm nhỏ những người cổ
xúy nhiệt thành Thin Thread đã đẩy vấn đề này leo thang thành một cuộc chơi đạo lý thời kỷ nguyên số.
Trước hết, họ tự cho là có một dạng tương đương trong hoạt động và sau đó so sánh nhãn ghi giá tương đối khiêm tốn trong chương trình của họ với những chi phí khổng lồ của Trailblazer. Ngay cả nếu có khả năng phát triển quy mô lớn, Thin Thread cũng chỉ giải quyết một phần nhỏ những vấn đề mà Trailblazer được thiết kế xử lý. Sự so sánh này chỉ đúng ở bề ngoài.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 58
Kể từ đó, họ cũng đã tranh luận về sự gian lận, lãng phí và lạm dụng, không chỉ đề cập lịch sử thầu mua sắm vô cùng rắc rối của Trailblazer, mà còn cả thực tế rằng SAIC, nơi Bill Black từng làm việc sau khi rời khỏi cơ quan, là nhà thầu chính đối với nền tảng thuyết minh công nghệ của Trailblazer. Đúng SAIC là nơi Bill từng làm việc - và là nơi ông ấy đã rời đi khi tôi mời ông ấy trở về cơ quan làm việc - nhưng việc đó không liên quan gì đến quy trình thầu cả.
Cuối cùng, Binney, Roark, Wiebe, Drake và Loomis đã tuyên bố có vị trí cao hơn về cả đạo lý và pháp lý. Binney đã thẳng thừng buộc tội NSA gian dối. Năm 2012, ông ta đưa ra cáo buộc rằng “George W. Bush, Dick Cheney, Tenet và Hayden đã thông đồng với nhau để lật đổ Hiến pháp, phá vỡ quy trình hợp hiến và một số đạo luật”.
Những bình luận như vậy nhận được xung lượng và mức độ chú ý lớn hơn sau khi NSA nắm giữ kho siêu dữ liệu của Mỹ bị Edward Snowden vạch trần. Thin Thread có thể khiến cho toàn bộ những việc như vậy trở nên không cần thiết, họ
lập luận.
Tôi không thấy có cách nào, ngay cả việc dẹp sang một bên những vấn đề điều hành này. Họ lập luận rằng, Thin Thread có thể thu thập dữ liệu nhưng mã hóa ngay lập tức dữ liệu đó khiến cho chỉ có thể truy cập được thông qua những giao thức thủ tục nghiêm ngặt. Nhưng vấn đề liên quan đến việc NSA nắm giữ những khối lượng khổng lồ siêu dữ liệu của Mỹ không nằm ở việc NSA đã sử dụng sai mục đích, thay vào đó là việc NSA đã có dữ liệu đó, một điều kiện không thể được cải thiện bằng việc mã hóa.
Vào thời điểm trước sự kiện ngày 11 tháng 9 (sự kiện 11/9), những người cổ xúy Thin Thread đã tiếp cận các luật sư đại diện cho NSA. Các luật sư này nói với họ rằng không một hệ thống
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 59
nào có thể làm việc một cách hợp pháp với các dữ liệu của Mỹ như những gì Thin Thread được thiết kế để thực hiện. Thin Thread dựa vào tập hợp siêu dữ liệu rộng lớn cần thu thập bao gồm những cuộc liên lạc giữa các bên nước ngoài với nhau, từ bên ngoài vào Mỹ và ngược lại. Nói cách khác, rất nhiều dữ liệu liên quan đến người Mỹ rơi vào diện thu thập theo thường lệ của NSA.
Nhưng các giao thức thủ tục của NSA yêu cầu rằng thông tin cá nhân của người Mỹ phải được sàng lọc tại mọi bước trong quy trình thu thập thông tin tình báo. Tránh thu thập thông tin dạng này ở mức có thể; nếu đã thu thập rồi thì tránh giữ lại thông tin như vậy, vân vân và vân vân. Thin Thread yêu cầu thu thập, giữ lại và sau đó sử dụng thông tin của Mỹ thì mới bảo đảm thành công.
Binney và đội của mình khăng khăng cho rằng, mã hóa và kiểm soát quyền truy cập dữ liệu của Mỹ đã giải quyết vấn đề này; họ nói với chúng tôi rằng Roark, người giám sát NSA, cũng đã đồng ý với điều này. Các luật sư của NSA thì không. Và khi họ trình bày vấn đề với nhân viên Ủy ban Tình báo Hạ viện, các luật sư đại diện cho cả hai cánh trong Hạ viện đều đứng về phía NSA.
Không phải chúng tôi không nỗ lực. Khi chúng ta chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới, khi năm 1999 sắp chuyển qua năm 2000, tất cả chúng tôi đều quan ngại sâu sắc về khả năng diễn ra một cuộc tấn công khủng bố ở chính nước Mỹ. Mối quan ngại của chúng tôi là có cơ sở; một nhân viên biên phòng cảnh giác về sau có bắt giữ được một đối tượng khủng bố đang cố gắng thâm nhập vào lãnh thổ nội địa Mỹ trên một chuyến phà ở Puget Sound.
Tại NSA, khắp nơi đều vang lên những giọng điệu thống thiết. Người của bộ phận điều hành thì đề xuất một đường lối hành động mới. Giống như tất cả chúng tôi, họ cũng quan ngại
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 60
về những kẻ khủng bố đang thâm nhập hoặc đã ở bên trong nội địa Mỹ. Người đứng đầu bộ phận điều hành muốn thử áp dụng cách tiếp cận Thin Thread, giữ lại kho siêu dữ liệu của Mỹ mà chúng tôi đang thu thập trong các hoạt động tình báo của mình ở nước ngoài, mã hóa nó, hạn chế quyền tiếp cận thông qua một dạng giao thức “hai chìa khóa”, rồi sau đó (khi được chỉ định), chuyển kho siêu dữ liệu này qua những đầu mối khác.
Việc này có vẻ hợp lý về khía cạnh hoạt động, nhưng các luật sư của tôi vẫn rất hồ nghi về tính hợp pháp của nó. Họ đề nghị một cuộc họp với tôi. Sau một buổi họp mặt với cả nhân sự bộ phận điều hành lẫn các tổ công tác pháp lý có mặt, tôi quyết định đẩy mạnh vấn đề. Tôi nói: “Báo cho Bộ Tư pháp đi. Nói với họ chúng ta muốn làm việc này”.
Cho phép tôi được nói rõ. Chính tôi là người vận động sử dụng hạn chế cách tiếp cận Thin Thread trước sự kiện 11/9. Câu trả lời từ Bộ Tư pháp cũng rất rõ ràng: “Ngài biết là ngài không thể làm việc này”. Khi việc đó được báo cáo trở lại Ủy ban Tình báo Hạ viện, Roark đã buộc tội NSA gây áp lực chưa đủ mạnh với Bộ Tư pháp, một cáo buộc của một thành viên Đảng Dân chủ trong ủy ban khiến người ta khó nhịn được cười.
Vậy là Thin Thread không nêu vấn đề cá nhân người Mỹ như một số người sau này đã cáo buộc khi nhắm mũi dùi chỉ trích vào chương trình Stellarwind của Tổng thống Bush (xem Chương V). Vấn đề thông tin cá nhân của người Mỹ chỉ được nêu ra sau khi tổng thống, trong chương trình Stellarwind, đã cho phép NSA thu nhận siêu dữ liệu Mỹ sau vụ tấn công khủng bố 11/9. Đó quả là một quyết định gây tranh cãi (dẫu NSA tiếp tục thu nhận kho siêu dữ liệu Mỹ đến hết mùa Hè năm 2015), nhưng Thin Thread nếu triển khai cũng đòi hỏi sự cho phép tương tự. Theo cách rất khó hiểu (ít ra là với tôi), nhóm vận động
CHƯƠNG II: MỘT BÁU VẬT QUỐC GIA... ĐƯỢC THÊM BAO LÂU NỮA? 61
Thin Thread đã tiếp tục duy trì cách tiếp cận của họ như một phương án thay thế hợp pháp cho chương trình Stellarwind “bất hợp pháp” của tổng thống.
Thẳng thừng mà nói, trước khi Tổng thống Bush cho phép triển khai chương trình Stellarwind, những yêu cầu rắc rối và quy trình của Thin Thread đã không đáp ứng được các yêu cầu của luật pháp Mỹ. Sau khi Stellarwind được triển khai, các vấn đề liên quan đến khả năng triển khai của Thin Thread đơn giản đã khiến chúng tôi quay sang chọn một hệ thống khác.
Những người vận động ủng hộ Thin Thread đã khởi trình một đơn khiếu nại đến Tổng Thanh tra chống lại chương trình Trailblazer năm 2002. Sau khi tôi rời khỏi NSA, vào cuối năm 2005, Siobhan Gorman đã công bố một loạt bài báo trên tờ
Baltimore Sun (Mặt trời Baltimore) với nội dung chỉ trích gay gắt Trailblazer. Sau đó, năm 2005, họ còn tuồn cho Tom Drake, người lúc đó rõ ràng đã mất hết hy vọng, thông tin về việc Giám đốc NSA mới là Keith Alexander sẽ đảo ngược chủ trương liên quan đến Thin Thread. Hoạt động điều tra vụ rò rỉ thông tin của FBI sau đó đã dẫn đến những cuộc đột kích nặng tay vào nhà riêng của hầu hết thành viên trong nhóm vận động Thin Thread. Drake về sau bị buộc tội theo Đạo luật Gián điệp, một công cụ hạng nặng và vô tình, để rồi, không có gì ngạc nhiên, vụ này cuối cùng đã sụp đổ dưới chính sức nặng của nó.
Cần nói rõ là tôi không liên quan đến việc đó. Thậm chí tôi còn không nộp đơn tố cáo để khởi lập vụ điều tra. Drake đã đi quá giới hạn, và những người còn lại trong nhóm là một sự khó chịu không hề nhỏ, nhưng khó có thể coi đó là lý do để hủy hoại cuộc sống. Đây là vấn đề nên được xử lý bằng công cụ hành chính thì tốt hơn, chẳng hạn như thu hồi quyền hoạt động.
Dẫu vậy, những người vận động Thin Thread vẫn chưa ngưng hẳn hoạt động. Khi một nhóm người Mỹ đến Mátxcơva
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 62
năm 2013 để trao cho Edward Snowden Giải thưởng Sam Adams về sự chính trực trong tình báo, Tom Drake cũng có mặt trong nhóm.
Rồi vào mùa Hè năm 2014, Drake và Binney đã xuất đầu lộ diện trước một ủy ban của Hạ viện (Quốc hội Liên bang) Đức chuyên trách giám sát hoạt động của NSA ở đó. Binney khẳng định rằng “Họ [NSA] muốn có thông tin về mọi thứ. Đây thực sự là một cách tiếp cận chuyên chế. Mục tiêu là kiểm soát mọi người”. Sau khi cáo buộc NSA muốn trừng phạt nước Đức vì đã chứa chấp những kẻ không tặc vụ 11/9, Drake nói thêm rằng “chế độ giám sát [của NSA] đã phát triển thành một cơ chế bóp nghẹt cả thế giới”.
Như tôi đã nói, họ thể hiện mình là Đấng Cứu thế. Tôi băn khoăn họ sẽ như thế nào nếu trước đó chúng tôi mua “sản phẩm bảo bối” của họ.
T
Chương III
VÀO CUỘC CHIẾN...
VỚI SỰ TRỢ GIÚP ĐẮC LỰC
TỪ NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA CHÚNG TA Fort Meade, Maryland, 2001-2003
ất cả chúng ta đều nhớ sáng thứ Ba đó, trời trong xanh, không một gợn mây ở vùng Bờ Đông. Ngày 11 tháng 9
năm 2001, ngày tồi tệ nhất với chúng ta. Đêm hôm trước tôi thức khuya để xem chương trình Monday Night Football. Trận đấu diễn ra ở Denver, cũng là buổi khai trương sân vận động mới của đội Denver Broncos, để rồi tôi có mặt ở văn phòng sau khi ngủ được sáu tiếng. Vào khoảng 7h00 sáng, như mọi ngày, tôi bắt đầu bằng việc chạy xuống bộ phận cắt tóc của cơ quan để chỉnh qua râu tóc. Trên đường trở lại văn phòng, tôi dừng lại tại trung tâm điều hành của cơ quan, NSOC, để cập nhật thông tin. Hoàn toàn bình thường. Không có gì đặc biệt sắp diễn ra cả.
Trở lại văn phòng, lúc tôi đang giải quyết một số cuộc hẹn thường nhật thì trợ lý điều hành của tôi là Cindy Farkus vào và nói: “Một chiếc máy bay đâm vào Trung tâm Thương mại thế giới”. Giống với hầu hết mọi người, tôi nghĩ đó hẳn là một vụ tai nạn, có thể là một chiếc máy bay nhỏ và tôi tiếp tục cuộc họp. Sau đó Cindy lại vào và nói: “Một chiếc máy bay khác đâm vào tòa tháp còn lại”.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 64
“OK, gọi trưởng bộ phận an ninh lên đây”, tôi trả lời và hoãn cuộc họp. Khi Kemp Ensor, trưởng bộ phận an ninh, vừa bước qua cửa phòng tôi thì Cindy lại vào và nói: “Có báo cáo về những vụ nổ khác ở trung tâm mua sắm”, một kiểu nói trại cho ý có chiếc máy bay thứ ba đâm vào Lầu Năm Góc. Ensor vẫn chưa nói được lời nào. Tôi ra lệnh: “Báo cho mọi người, toàn bộ
những người không có phận sự, sơ tán ngay”.
Sau đó tôi chỉ đạo những người còn lại (có thể là hơn năm nghìn người) phải di chuyển khỏi hai tòa nhà cao tầng và dồn vào khu nhà điều hành gốc, một khối công trình ba tầng, thấp và dài, nơi có thể là mục tiêu khó tấn công hơn đối với một chiếc máy bay. Đó là nơi có trung tâm điều hành của tôi nên tôi cũng sang bên đó.
Trợ lý điều hành của tôi cũng đi cùng. Những nhân viên văn phòng còn lại đã sơ tán, nhưng trước khi sơ tán, một trong số họ là Cindy Finifter, người luôn cẩn thận ghi lịch làm việc của tôi, đã nghĩ ra một mục ghi trong nhật ký của cô ấy:
GHI CHÚ: TẤN CÔNG NHẰM VÀO NƯỚC MỸ - GIẢI TÁN SỚM - HOÃN CÁC CUỘC HỌP VỚI TỔNG THỐNG
Tấn công nhằm vào nước Mỹ. Giám đốc Tình báo Trung ương George Tenet gọi cho tôi khi buổi sáng còn chưa kết thúc, hỏi xem chúng tôi có được những gì. Giống như mọi người khác trong cộng đồng tình báo (IC)*, chúng tôi biết đó là al-Qaeda,
______________
* IC - Cộng đồng tình báo (đọc như “eye-see”) chỉ khối liên hiệp mười sáu cơ quan hiện không ít thì nhiều nằm dưới thẩm quyền chỉ đạo của Giám đốc Tình báo quốc gia (DNI). Cộng đồng tình báo bao gồm từ những thành viên nổi tiếng như NSA và CIA đến những thành viên kín tiếng hơn như những đơn vị tình báo nhỏ nằm trong Cơ quan Phòng chống ma túy (DEA) hay Bộ Năng lượng (DOE).
CHƯƠNG III: VÀO CUỘC CHIẾN... VỚI SỰ TRỢ GIÚP ĐẮC LỰC... 65
nhưng tôi cần có bằng chứng thực tế và chỉ có thể báo cáo rằng chúng tôi đang thu được những cuộc liên lạc kiểu như màn nổ súng ăn mừng trong các mạng lưới của al-Qaeda. George đáp lại đầy miễn cưỡng: “À ừ”.
Một nhóm mà chúng tôi không thể chuyển ra khỏi hai khu nhà cao tầng là đội chống khủng bố của chúng tôi. Fort Meade không chỉ là khu liên hợp trụ sở của NSA; đây còn là trạm hoạt động thực tế lớn nhất của cơ quan với tỷ lệ lớn thông tin SIGINT của nước Mỹ được tạo ra ở đây mỗi ngày - bao gồm cả
các bản chặn thu và báo cáo trong hoạt động chống khủng bố của cơ quan, và chúng tôi cũng không thể can thiệp vào công việc của đội chống khủng bố để yêu cầu họ chuyển đến địa điểm an toàn hơn.
Lúc trời chuẩn bị nhá nhem thì tôi lên tới khu văn phòng của họ. Phần lớn thành viên nhóm là người Mỹ gốc Arập, vậy nên sự tổn thất cho quốc gia và nghề nghiệp mà loạt vụ tấn công khủng bố gây ra thậm chí còn có ý nghĩa riêng tư hơn với họ.
Họ miệt mài làm việc. Tôi không làm gián đoạn công việc của họ. Tôi chỉ bước từ trạm này sang trạm khác, thậm chí không dừng lại đủ lâu để họ phải tháo bộ thiết bị liên lạc ra khỏi đầu, vỗ và nắm chặt vào một bên vai, gật đầu, thỉnh thoảng nói câu “cố gắng nhé” hoặc những câu đại loại như thế.
Lúc tôi đang ở đó thì đội bảo trì đang giăng rèm che ánh sáng trên những khung cửa sổ. Một cảm giác kỳ quái. Rèm che ánh sáng ở miền Đông Maryland thế kỷ XXI.
Cuối cùng tôi cũng về đến nhà vào đêm hôm đó, vợ tôi đang đợi và trao cho tôi cái ôm nồng ấm. Chúng tôi cùng gia nhập lễ quốc tang khi nước mắt cứ tuôn trào. Tôi chưa nói thêm gì với cô ấy kể từ cú điện thoại chớp nhoáng vào buổi sáng hôm đó hỏi xem lũ trẻ lớn nhà tôi đang ở đâu. Cô ấy đã nhận được điện thoại từ mẹ cô ấy và anh trai tôi rồi trấn an họ là tôi không có mặt ở Lầu Năm Góc lúc máy bay đâm vào đó.
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 66
Ở đó, tại khu hành lang, Jeanine và tôi thừa nhận rằng ngày mai sẽ là một ngày rất khó khăn.
Đúng vậy. Và cũng đúng vậy với tất cả những ngày tiếp theo đó trong thời gian tôi ở NSA. Một lý do ở đây là với nhiều người hơn và nhiều tiền hơn cũng như với trọng tâm rõ ràng, chúng tôi có thể dồn các nguồn lực của mình vào những điểm quyết định. Ngày 11 tháng 9 chúng tôi có khoảng 250 khu vực tên lửa được yêu cầu kiểm soát. Trong vòng vài tuần sau loạt vụ tấn công và không gặp phải sự phản đối nào, tôi đã đình chỉ
hơn 10 phần trăm trong số này và giáng cấp thêm một phần tư số khu vực nữa. Có thêm nguồn lực và trọng tâm hoạt động cũng cho phép chúng tôi đẩy nhanh công cuộc cải tổ đang được triển khai. Ngay trong tuần xảy ra loạt vụ tấn công, tôi đã triệu tập các nhân vật cấp cao của cơ quan để hỏi họ xem vụ 11/9 sẽ có tác động gì đến chương trình cải tổ của chúng tôi. Quan điểm mấu chốt của họ là: “Không thay đổi gì cả. Chỉ đẩy nhanh mọi việc”.
Có cả sự giận dữ cũng như quyết tâm hành động trong phản ứng của chúng tôi. Trước khi kết thúc tuần lễ xảy ra vụ 11/9, tôi có thể thấy các miếng dán khẩu hiệu ở khắp nơi trong trụ sở CIA với câu nói nổi tiếng cuối cùng của Todd Beamer, một trong những người hùng của Chuyến bay số 93 trên bầu trời Pennsylvania: “Lăn vào thôi” (“Let’s roll”). Jeanine gợi ý áp dụng chủ đề tương tự cho NSA sau khi chúng tôi thức khuya một đêm để xem phần phát lại chương trình hòa nhạc quốc gia tưởng niệm những người thiệt mạng trong sự kiện 11/9. Đó là bài “I Won’t Back Down” (Tôi sẽ không chùn bước) của Tom Petty. Với sự cho phép đầy hào hiệp của Ngài Petty, chúng tôi đã nhồi kín các cơ sở của NSA trên khắp thế giới suy nghĩ này và bản nhạc này trong một vài năm tới.
Về mặt điều hành hoạt động, các trưởng bộ phận liên quan đến chống khủng bố tại NSA đã thu hẹp công việc của họ xuống
CHƯƠNG III: VÀO CUỘC CHIẾN... VỚI SỰ TRỢ GIÚP ĐẮC LỰC... 67
thành ba nhiệm vụ rõ ràng: bám theo tiền (tài trợ khủng bố); bám theo đồ (vũ khí, tiền chất hóa học và những thứ tương tự); và, quan trọng hơn cả, bám theo người.
Thông tin SIGINT có giá trị vô cùng to lớn cho các mục tiêu này. Hết lần này đến lần khác việc chặn thu những cuộc liên lạc cho phép chúng tôi biết những điều cần biết. Xin nêu một ví dụ: “Eliza Manningham-Buller, Giám đốc Tổng cục An ninh MI-5 của Anh, có gọi cho tôi vào tháng 3 năm 2004 sau khi cơ quan bà phối hợp với cảnh sát Anh đột kích hai mươi tư địa điểm, thực hiện tám vụ bắt giữ và thu giữ được nửa tấn nitrat amoni. Bà ấy cảm ơn tôi về thông tin SIGINT mà NSA cung cấp, thứ mà theo bà là “khối cấu kiện vô cùng quan trọng cho toàn bộ
chiến dịch”.
Tôi giao nhiệm vụ đó cho toàn thể đội ngũ nhân sự NSA và đổi lại nhận được một email cảm ơn. Có vẻ như đài phát thanh địa phương ở Maryland đã quá bóng bẩy khi nói về vụ xử lý vấn đề của người Anh, khen nó là trái ngược hoàn toàn với cách làm vụng về của giới tình báo Mỹ. Người viết email đương nhiên cũng thấy chướng tai và nóng lòng muốn biết vai trò của NSA trong việc này. Đó là việc nhắc nhở rằng, trong hoạt động tình báo, ta thường không công khai với mọi người những việc cá nhân ta đã làm.
Để theo đuổi những kẻ khủng bố, chúng tôi cũng phải làm chủ được định vị địa lý và siêu dữ liệu, hơi khác một chút so với chế độ báo cáo truyền thống về nội dung của các cuộc liên lạc khủng bố, ngoại giao hay thậm chí quân sự mục tiêu. Nếu có đủ siêu dữ liệu - cách thức sử dụng lặp đi lặp lại đối với một thiết bị liên lạc (gọi cho ai, ai dùng nó để gọi, khi nào và trong bao lâu) - ta hoàn toàn có thể xác định người sở hữu thiết bị liên lạc chuẩn bị làm gì. Một số mảng của loại dữ liệu này về sau trở thành chủ đề tranh cãi khi vấn đề liên quan đến thu thập siêu dữ liệu của Mỹ, nhưng ở đây nó cho phép NSA
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 68
“mượn tạm thông tin” trên một chiếc điện thoại bẩn và xác định rõ người sử dụng nó và các mối liên lạc của anh ta ngay cả khi nắm được rất ít nội dung. Sau đó, sử dụng mọi công cụ có trong tay, chúng tôi có thể định vị chính xác, biết chiếc điện thoại đó đang nằm ở đâu.
Chúng ta đã từng thực hiện vụ không kích “đánh bừa hóa trúng” trước đây ở Ápganixtan, tiêu diệt một thủ lĩnh al-Qaeda và một số trợ thủ thân tín của hắn khi bọn chúng đang trên đường chạy khỏi Kabul. Cuộc không kích được thực hiện bằng việc kết hợp tín hiệu hình ảnh và tín hiệu chặn thu theo thời gian thực. Sau khi nghe báo cáo vắn tắt về chiến dịch này, tôi có hỏi: “Sao chúng ta không áp dụng cách này trong mọi trường hợp nhỉ?” và lóe lên suy nghĩ vạch ra cách thể chế hóa cách tiếp cận này.
Chúng tôi đã nỗ lực thiết lập một bộ phận mang tên Geocell, đưa vào đó những con người trẻ tuổi thông minh, bố trí để họ phối hợp với các chuyên gia phân tích hình ảnh đến từ Cơ quan Tình báo địa không gian quốc gia (NGA) và sau đó kết nối họ trực tiếp với các đơn vị chiến thuật đang tham gia tác chiến.
Những người làm việc với thông tin SIGINT thuộc thế hệ trước đây sẽ nói rằng, đây chỉ là phiên bản của thứ mà họ vẫn thường gọi là phân tích sự lưu chuyển. Nếu đúng vậy, thì đó là việc phân tích sự lưu chuyển của “vô cùng nhiều thứ”.
Chúng tôi đặt Geocell ở khu tầng hầm, nằm giữa các vòi dẫn nhiệt, thiết bị nâng hạ, nhu yếu phẩm và những vật dụng khác trong cơ sở công nghiệp của chúng tôi. Dẫu vậy, khi người đến thăm bước qua cửa được khóa bằng mã số và bước vào khu làm việc an toàn, họ có thể thấy những màn hình khổng lồ với hình ảnh hiện thời và xem các chuyên gia phân tích của Fort Meade ở nhiều phòng trải khắp vùng chiến sự nói chuyện, tham mưu cho các lực lượng chiến đấu theo thời gian thực và nỗ lực hết mình
CHƯƠNG III: VÀO CUỘC CHIẾN... VỚI SỰ TRỢ GIÚP ĐẮC LỰC... 69
với vai trò tự mô tả của họ: “Chúng tôi lần theo chúng, các anh dần nát chúng” (“We track ‘em, you whack’ em”). Vào đầu tháng 11, bằng một phương tiện bay không người lái dòng Predator, Chính phủ Mỹ đã tấn công vào một khu đồn trú của Taliban ở phía bắc Kabul dựa vào nguồn thông tin đầu vào do Geocell cung cấp. Chúng tôi đã vào cuộc.
Phương thức hoạt động này ban đầu chỉ giới hạn trong vùng chiến sự ở Ápganixtan, nhưng sau đó, bắt đầu vào cuối năm 2002, thông tin SIGINT của NSA được kết hợp với tín hiệu hình ảnh theo thời gian thực và những thông tin tình báo khác đã hỗ
trợ cho các hành động chống lại al-Qaeda ở nhiều nơi khác. Tạp chí Time (Thời đại) tỏ ra hoài nghi. Khi đưa tin bài về những cuộc không kích như vậy, Time nêu ra quan điểm cho rằng “ý tưởng nhắm vào con mồi khủng bố từ những vùng trời nằm cách xa chiến trường mở ở Ápganixtan đương nhiên là việc hoàn toàn khác và việc này ít có khả năng trở thành quy chuẩn”. Sai rồi.
Quanh khoảng thời gian đó, George Tenet và các nhân vật cộm cán trong giới tình báo khác đang ở Fort Meade để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập NSA theo sắc lệnh hành pháp (bí mật) của Tổng thống Truman năm 1952. Họ nói rất nhiều về các chủ đề nguồn gốc và tầm quan trọng của cơ quan. Nó đặt một dấu chấm than đẹp đẽ lên những thành công hiện thời của chúng tôi.
Sự thành công trong hoạt động tác chiến từ việc phối hợp giữa thông tin SIGINT và tín hiệu hình ảnh đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tăng cường số lượng và mức độ các mối liên kết. Jim Clapper là bạn cũ đồng thời cũng là quân sư của tôi, giờ là người đứng đầu NGA, cái tên viết tắt hơi ngớ ngẩn của Cơ quan Tình báo địa không gian quốc gia. NGA đã kết hợp thông tin tình báo hình ảnh (IMINT) với phương pháp lập sơ đồ truyền thống và cố gắng làm tốt phương châm “Hiểu rõ trái đất. Dẫn dắt lối đi”
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 70
(“Know the earth. Show the way”). Hai lĩnh vực chuyên môn của chúng tôi là thông tin SIGINT và thông tin IMINT tồn tại song hành xét theo khía cạnh công nghệ và tốc độ của chúng. Cả hai đều đang thu thập và tạo ra các electron.
Qua thời gian chúng tôi đã kết nối các cơ sở dữ liệu và các hệ thống công nghệ thông tin của hai cơ quan với nhau và chia sẻ những kỹ thuật khai thác thông tin. Mùa Thu năm 2004, Jim và tôi cùng nhau diễn thuyết trong một tiếng đồng hồ tại New Orleans, trình bày sơ lược quan hệ cộng tác giữa chúng tôi trước hàng ngàn người tại trụ sở nhà thầu của chúng tôi. Ai còn nghi ngờ ý nghĩa quan trọng của cảnh tượng đó thì chưa hiểu đầy đủ về văn hóa truyền thống của cộng đồng tình báo Mỹ.
Jim và tôi hợp tác với nhau vì nhận thức rõ rằng, đây là một cuộc chiến do thông tin tình báo chi phối. Đương nhiên là cuộc chiến nào cũng vậy, nhưng cuộc chiến này thì ở mức đặc biệt. Chúng tôi đã dành phần lớn thời gian cho hoạt động chuyên môn của mình trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tình báo hồi đó là công việc khó khăn, nhưng đối thủ của chúng ta cũng gặp khó khăn trong việc che giấu các đoàn xe tăng của Tập đoàn quân Liên Xô tại Đức hay trận địa tên lửa đạn đạo liên lục địa rộng lớn ở Siberia. Kẻ thù như thế rất dễ phát hiện, chỉ khó tiêu diệt mà thôi.
Kẻ thù nay đã khác. Kẻ thù nay tương đối dễ tiêu diệt, chỉ có điều là rất, rất khó tìm ra hắn.
Có vẻ đơn giản, nhưng việc này đòi hỏi đảo lộn rất nhiều khía cạnh trong tư duy truyền thống. Đó là lý do vì sao sau này, khi một số chương trình tình báo gây tranh cãi, tôi đã nhận định rằng việc hạn chế hoạt động tình báo của chúng ta trong nỗ lực hiện nay cũng chẳng khác gì việc đơn phương giải trừ
quân bị ngày trước. Ta tự nguyện từ bỏ những yếu tố then chốt cho sự thành công.
CHƯƠNG III: VÀO CUỘC CHIẾN... VỚI SỰ TRỢ GIÚP ĐẮC LỰC... 71
Yêu cầu hiện nay cũng làm đảo lộn một số khái niệm về điều hành tác chiến. Giới chuyên gia tình báo quen với việc giới điều hành tác chiến đề nghị cung cấp thông tin để họ có thể tiến hành làm những việc quan trọng. Tôi từng dùng bữa tối tại nhà Charlie Holland, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặc biệt (USSOCOM) trong thời gian đầu của cuộc chiến. Charlie là một người bạn tốt. Chúng tôi đã từng làm việc cùng nhau trong cái gọi là CAPSTONE, chương trình hoàn thiện kỹ năng cho các lữ đoàn trưởng mới của Bộ Quốc phòng, và trong thời gian tham gia chuyến hành trình thực tế của chương trình đó chúng tôi đã cùng nhau chạy bộ trên đường phố thủ đô một số nước Mỹ
Latinh. Lúc dùng món tráng miệng, Charlie quay sang tôi, gõ nhẹ tay vào bàn và nói: “Mike này, tôi cần thông tin tình báo dùng được”.
Tôi cam đoan với anh ấy là chúng tôi đang làm hết mình vì điều đó, nhưng sau đó lại nói: “Charlie này, cho phép tôi trình bày một cách suy nghĩ khác về việc này. Nếu anh cho phép tôi có một hành động nhỏ, tôi sẽ cung cấp cho anh nhiều thông tin tình báo hơn rất nhiều”. Nói cách khác, chúng tôi cần những chuyển dịch trong hoạt động để thúc vào kẻ thù, buộc hắn phải dịch chuyển và liên lạc, nhờ đó chúng tôi có thể biết nhiều hơn về hắn. Các hoạt động có thể được thiết kế để tạo phát thông tin. Qua thời gian, chúng tôi ngày càng áp dụng ổn định cách làm này.
*
* *
Sau sự kiện 11/9, nhiều người muốn giúp đỡ chúng tôi, nhất là những người bạn thân cận nhất, những người mà NSA gọi là bên thứ hai - những chế độ dân chủ nói tiếng Anh, thành viên của cộng đồng Five Eyes [Năm Con Mắt] (Ôxtrâylia, Canađa, Niu Dilân, Anh và Mỹ), khối liên minh có nguồn gốc hoạt động
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 72
thông tin SIGINT truy nguyên trở về Bletchley Park và phá được mật mã Enigma của Đức ở châu Âu hay những nỗ lực và địa điểm tương tự ở Thái Bình Dương.
Những mối quan hệ bền chặt này đã bắt rễ sâu. Có một sự đồng thuận chung giữa những người hoạt động thông tin SIGINT của Anh và Mỹ rằng, mối quan hệ chính trị đặc biệt của hai nước bắt đầu tại khu phòng khách của trang viên Bletchley, khi các chuyên gia mật mã người Mỹ đến và được những người đồng nhiệm Anh trình bày những gì họ biết (và không biết) về mật mã Enigma.
Vào ngày 11 tháng 9, một người mới đến thuộc bộ phận liên lạc của Niu Dilân xuất hiện ở văn phòng của anh ấy ở Fort Meade. Anh ấy được yêu cầu phải sơ tán khỏi đó. Anh ấy đã từ chối và tiếp tục cập nhật nguồn thông tin riêng của mình. Sau này anh ấy có nói với tôi: “Bạn bè không ai lại bỏ nhau trong những lúc như thế này”.
Chỉ khoảng vài tiếng đồng hồ sau vụ tấn công, những người đứng đầu các cơ quan tình báo Anh đã sang Mỹ. Họ cần sự cho phép đặc biệt và thậm chí là sự hộ tống đặc biệt để vào không phận Mỹ. Khi máy bay hạ cánh, họ đến Langley, nơi họ hội kiến với George Tenet và những người khác trong nhóm của anh ấy. Chỉ thị từ phía thủ tướng của họ cho các vị khách của chúng ta là rất rõ ràng: giúp đỡ người Mỹ bằng mọi khả năng.
Họ là những khối kết cấu bền vững, tạo thuận lợi cho sự hợp tác này. Hằng năm, các cơ quan tình báo thuộc cộng đồng Five Eyes thường nhóm họp cùng nhau. Đại diện cho Mỹ đến tham dự những cuộc họp này là người đứng đầu CIA, NSA và FBI. Không phải mọi cơ quan đối tác đều có cơ cấu tổ chức giống chúng tôi; thông thường thì có mười ba cơ quan đến tham dự họp, đại diện cho năm quốc gia. Cuộc họp đầu tiên sau sự kiện 11/9 diễn ra vào tháng 3 năm 2002 trên Đảo Nam của Niu Dilân. Việc Niu Dilân đăng cai tổ chức đã được lập kế hoạch từ lâu, nhưng
CHƯƠNG III: VÀO CUỘC CHIẾN... VỚI SỰ TRỢ GIÚP ĐẮC LỰC... 73
thời gian tiến hành hội nghị đã bị hoãn lại và sau đó chương trình nghị sự xã hội bị cắt bỏ rất nhiều. Chúng ta cũng rút gọn số người tham dự. Các yêu cầu về an ninh sẽ rất cao; chúng ta không cần phải biến chúng thành cơn ác mộng.
Chúng tôi đều biết rõ về nhau. Mặc dù có sự khác biệt về ngân sách và quy mô cũng như thẩm quyền giữa các tổ chức chúng tôi, song mối quan hệ cá nhân phản ánh chủ nghĩa quân bình về chuyên môn. Không hề có thái độ bề trên của siêu cường. Ngoại trừ lúc ở sân bay. Những người đứng đầu CIA và FBI đến bằng máy bay riêng của họ, khiến báo chí địa phương đoán già đoán non về việc những gã này là ai và chuyện gì sắp diễn ra.
Chúng tôi nhanh chóng bắt tay vào việc. Làm thế nào để bảo đảm an toàn cao nhất cho công dân nước mình đây? Chắc chắn có những cuộc bàn luận nội dung hoạt động để bảo đảm mọi chuyện, nhưng cũng có những vấn đề khác nữa. Tất cả chúng tôi vừa là người bảo vệ vừa là sản phẩm của các chế độ dân chủ. Eliza Manningham-Buller, khi đó là Phó Giám đốc Tổng cục An ninh MI-5 của Anh với bề dày kinh nghiệm trong đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố của Quân đội Cộng hòa Ailen (IRA), gợi cho chúng tôi nhớ điều đó bằng sự miêu tả không cần giữ ý về thách thức trong khía cạnh hoạt động và liên quan đến Hiến pháp của chúng tôi. Chúng tôi phải làm thế nào để xử lý đối tượng chưa bị tuyên án là có tội đây? Suy cho cùng, chúng tôi đang làm cả công việc ngăn chặn, chứ không chỉ là trừng trị hoạt động khủng bố.
Ẩn ý trong câu hỏi của bà ấy là quan điểm ngoan cố tiềm tàng muốn duy trì sự cân bằng truyền thống giữa quyền tự do và an ninh. Quả thực, tháng 9 năm 2005, sau loạt vụ đánh bom ga tàu điện ngầm London, Eliza Manningham-Buller (lúc này đã là Giám đốc Tổng cục An ninh MI-5) nêu ý kiến cho rằng “cần phải tranh luận xem có cần thiết chấp nhận những quyền tự do công dân mà chúng ta đều trân trọng bị ảnh hưởng phần
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 74
nào để đổi lấy việc cải thiện cơ hội cho những công dân của chúng ta không bị thổi bay khi họ đi lại để làm những công việc thường ngày”.
Về sau tôi nhận ra rằng giới tinh hoa chính trị (ít nhất là ở Mỹ) không thực sự sốt sắng với việc trả lời câu hỏi của Manningham-Buller. Họ chọn cách dễ dàng hơn nhiều: chỉ trích các cơ quan tình báo vì hoạt động chưa đủ mạnh tay khi họ cảm thấy bị đe dọa, trong khi vẫn giữ cho mình quyền chỉ trích những cơ quan đó việc hoạt động thái quá khi họ cảm thấy an toàn trở lại.
Thật đáng tiếc. Việc tránh né những lựa chọn khó khăn thường tạo ra hiệu ứng kéo đẩy, dựa vào những nhận thức về khoảnh khắc hiện thời, rồi cuối cùng là khiến chúng ta bị tổn hại cả quyền tự do lẫn an ninh.
Dù các quốc gia trong cộng đồng Five Eyes có thân cận nhau tới mức nào thì vẫn có những khác biệt. Trên đường từ Queenstown trở về nhà, tôi dừng chân ở Wellington và hội kiến với Thủ tướng Helen Clark. Bà ấy có thái độ lịch thiệp và niềm nở chưa từng có - hơi ngạc nhiên, vì vào thập niên 1980 bà ấy là người chịu trách nhiệm chính cho chính sách phi hạt nhân của Niu Dilân, là chính sách đã khiến liên minh ANZUS (Khối hiệp ước An ninh quân sự Ôxtrâylia - Niu Dilân - Mỹ) suýt đi đến chỗ tan rã. Giờ đây bà ấy có quan điểm ủng hộ, nhưng giữ thái độ quan ngại thận trọng về những diễn biến trong công cuộc chống khủng bố của Mỹ. Bà ấy sợ rằng những động thái quá quyết liệt từ phía chúng ta sẽ ảnh hưởng đến những quy chuẩn và quy trình quốc tế mà những nước nhỏ như Niu Dilân của bà ấy dựa vào. Không có vấn đề cụ thể nào. Chỉ là việc không thoải mái mà thôi. Nhìn lại, chúng tôi đáng ra phải nhạy cảm hơn với những mối quan ngại như vậy.
Về sau chúng tôi đã có cuộc bàn luận ấn tượng hơn, có thể là ấn tượng nhất, với người Anh. Người của Sở Chỉ huy Thông tin
CHƯƠNG III: VÀO CUỘC CHIẾN... VỚI SỰ TRỢ GIÚP ĐẮC LỰC... 75
chính phủ (GCHQ), cơ quan tương ứng với NSA bên phía Anh, có quan điểm mâu thuẫn nhau (cũng như một số người trong đội ngũ nhân sự của NSA) về sự khôn ngoan của việc tiến hành cuộc chiến ở Irắc. Đầu năm 2003, một người trong số họ là Katharine Gun đã để rò rỉ thông tin cho tờ Observer (Người quan sát) có trụ sở ở London về một cuộc trao đổi email giữa NSA và GCHQ kêu gọi mở rộng diện bao phủ thu thập thông tin SIGINT đến các phái đoàn của Liên hợp quốc trước thềm một cuộc bỏ phiếu quan trọng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phê chuẩn tiến hành chiến tranh. Gun nói về mình như một “đứa trẻ thuộc văn hóa thứ ba”, một thuật ngữ miêu tả
những trẻ em được nuôi dạy trong một nền văn hóa khác ngoài văn hóa của cha mẹ chúng trong phần lớn thời gian thuộc giai đoạn phát triển nhân cách. Cô ta coi mình là công dân của thế giới hơn là công dân của Vương quốc Anh sau khi đã trải qua những năm đầu đời sinh sống tại Đài Loan (Trung Quốc). Quả
thực, chính những kỹ năng tiếng Trung của cô ta đã thu hút sự quan tâm của GCHQ.
Katharine Gun nên được coi là một biểu hiện cho sự thay đổi giá trị trong xã hội của chúng ta. Chúng ta đã không có phản ứng gì với điều đó. Một thập kỷ sau, biểu hiện này trở nên rõ ràng hơn rất nhiều với vụ việc của Edward Snowden.
Vụ việc của Gun là một điều gây bực mình hơn là một cuộc khủng hoảng, ít nhất là đối với chúng tôi. Ngay cả nếu những cáo buộc của cô ta là đúng, việc chặn thu những cuộc liên lạc ngoại giao để đạt được mục đích chính trị không phải là chuyện gì đó lạ thường. Ý nghĩ về việc nước Anh sử dụng bức điện của Ngoại trưởng Đức Zimmermann năm 1917 để thúc giục Mỹ
nhảy vào cuộc chiến đã hiện lên trong đầu tôi. Và chúng tôi khó có thể lên án một đối tác nước ngoài vì một cuộc rò rỉ không phải là thường xuyên, cũng không gây khó khăn gì cho chúng tôi trong lĩnh vực đó. (Điều đó có khi còn hay nữa, vì hơn một
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 76
thập kỷ sau một chút, tay Edward Snowden người Mỹ đã tiết lộ cả tấn bí mật của GCHQ ra trước công chúng).
Nhưng năm 2004, người đồng nhiệm với tôi bên phía GCHQ, David Pepper có giãi bày với tôi rằng ông ấy đã đưa một số người ra khỏi phái bộ ở Irắc vì cá nhân họ cảm thấy không thoải mái với phái bộ đó. Ông ấy đề xuất một cuộc bàn luận về
“các giá trị” trong cuộc họp song phương sắp tới.
Tôi nghĩ một người Anh có thể đã miêu tả tôi là kẻ há hốc mồm ngạc nhiên trước quan niệm cho rằng những người làm việc trong cơ quan thông tin SIGINT có thể chọn rời bỏ nhiệm vụ trong thời chiến. Phải thừa nhận rằng chúng tôi có một số chuyên gia ngôn ngữ không muốn xác định bằng giọng nói các mục tiêu của chiến dịch tiêu diệt (xem Chương IV), và GCHQ là một cơ quan dân sự hoàn toàn, trực thuộc Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (tức Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh), trong khi NSA lại có 50 phần trăm thành phần quân sự và là một cơ quan hỗ trợ chiến đấu trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tôi lập tức đồng ý với đề nghị của David, vì tinh thần hữu nghị, cũng như vì tò mò.
Lãnh đạo cấp cao của NSA và GCHQ họp với nhau hằng năm và việc đăng cai tổ chức được luân phiên giữa mỗi bên của Đại Tây Dương. GCHQ thường tìm một khu điền trang gần London và tiếp đón chúng tôi vô cùng lịch thiệp. Sang Mỹ lần này họ may mắn được ở khách sạn Motel 6 ở Glen Burnie, mặc dù có năm chúng tôi ở một khách sạn thuộc chuỗi Sheraton nằm gần sát ngay khu Chiến trường Gettysburg, nơi có cảnh quan đẹp cho cuộc bàn luận của chúng tôi. Tôi vẫn còn nhớ phản ứng của các đối tác của mình khi giáo sư của trường Đại học Lục quân Mỹ, sắp sửa dẫn chúng tôi trở về khoảnh khắc đợt tấn công cuối cùng của Sư đoàn Pickett, lên giọng: “Trong chín mươi phút nữa, ở đây sẽ có nhiều người Mỹ chết hơn cả tại Normandy vào tám mươi mốt năm sau”.
CHƯƠNG III: VÀO CUỘC CHIẾN... VỚI SỰ TRỢ GIÚP ĐẮC LỰC... 77
Cuộc họp năm 2004 của chúng tôi được tổ chức tại Chevening, một khu nhà đồng quê xinh đẹp ở Anh. Benjamin Franklin đã thực sự thích thú với những nét đẹp ở nơi đây. Nói vậy là dựa vào bức thư cảm ơn mà ông gửi cho ban tổ chức nước chủ nhà hiện vẫn đang được trưng bày tại đây. Chúng tôi dành cả ngày cho những cuộc bàn luận hoạt động, kỹ thuật thông thường và sau đó, sau bữa tối, chúng tôi kéo ra thư viện, tay cầm ly rượu mạnh, để tham gia cuộc bàn luận theo yêu cầu của David.
Đây là bầu không khí chân thành giữa những người bạn nhưng, sau khi cân nhắc mọi nhẽ, những người Mỹ chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian để giải thích về bản thân. Ví dụ như chúng tôi giải thích quan điểm của mình về việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đương nhiên là sự khác biệt quan điểm với những người châu Âu lục địa sẽ lớn hơn, nhưng chúng tôi đang đại diện cho một chính phủ và (theo tôi nghĩ) một đất nước có quan điểm thiết thực hơn về tính hữu dụng của vũ lực so với ngay cả những người anh em Anh quốc của chúng tôi.
Một khía cạnh đáng ngạc nhiên của cuộc thảo luận này là các bộ phim, đặc biệt là bộ phim High Noon (Trưa hè nóng bỏng), thường xuyên xuất hiện trong danh sách những tuyệt phẩm điện ảnh của Mỹ. Vai chính trong phim, Cảnh sát trưởng Will Kane (Gary Cooper thủ vai), là một trong số năm người hùng điện ảnh hàng đầu mọi thời đại của Viện Điện ảnh Mỹ (AFI). Dù các đối tác của chúng tôi không biết nhiều về bộ phim này, song bộ phim miền Tây kinh điển này tự nó đã là huyền thoại về nước Mỹ. Đối mặt với một băng côn đồ giết người đang đe dọa tính mạng mình, người vợ mới cưới theo giáo phái Quaker, Kane và cả thị trấn đã cự tuyệt con đường thỏa hiệp hay chạy trốn mà hành động trái với lối suy nghĩ phổ biến của nhiều người là dựa vào bạo lực
CHƠI ĐẾN CÙNG - TÌNH BÁO MỸ TRONG KỶ NGUYÊN KHỦNG BỐ 78
chính đáng để tồn tại. Đây không hẳn là lối hành xử của người châu Âu đương thời.
Gần cuối buổi tối, khi chúng tôi uống gần cạn những ly brandy, tôi trình bày tóm lược một số khác biệt văn hóa trong tình trạng hơi chếnh choáng: “Hầu hết người Mỹ sở hữu súng và hầu hết người Mỹ đến nhà thờ vào Chủ nhật”*.
Đó là một buổi tối tốt lành. Nếu còn bất kỳ vấn đề cấn cá nào cần giải quyết, chúng tôi đã giải quyết hết. Bên cạnh đó, GCHQ cũng đang gặp phải những vấn đề của riêng họ với xu hướng “yếu tố châu Âu” đang ngày một tăng ở nước Anh. Việc đặt Công ước Nhân quyền của châu Âu (ECHR) lên trên luật pháp, chính sách và thông lệ nước Anh là vấn đề bao trùm đối với chính phủ. Đối với GCHQ, điều này có nghĩa là tăng thêm gánh nặng và thủ tục hành chính để thể hiện sự tuân thủ.
Người Ôxtrâylia thì không phải chịu những vướng mắc với yếu tố châu Âu như vậy. Tôi từng đồng ý vô điều kiện với Thủ tướng Rudd rằng đây là mối quan hệ tình báo tốt đẹp nhất mà chúng tôi từng có, không thể nói khác được. Tôi không biết liệu điều đó có phải xuất phát từ lịch sử di cư song trùng, quá trình mở rộng biên cương tương tự hay văn hóa thực dụng chung giữa hai nước. Dù là gì đi nữa thì cũng đều tốt cả. Người Ôxtrâylia
______________
* Vì chúng tôi chưa bao giờ cất súng ở nhà, nên chỉ có chủ đề “đến nhà thờ” là đúng với cá nhân tôi. Chúng tôi gần gũi, thân thiết với nhà thờ đến mức từng mời cha cố của giáo khu mình đi cùng kỳ nghỉ gia đình trong đợt công tác đầu tiên của tôi ở Hàn Quốc. Khi đã nghỉ hưu, tôi từng kết hợp các chủ đề này trong một bài diễn văn tốt nghiệp tại Đại học Franciscan ở Steubenville khi nói về hoạt động bắn tỉa ở Sarajevo. Tôi nói với các sinh viên vừa tốt nghiệp rằng nếu họ có ý muốn ngủ nướng và bỏ
lỡ Lễ Mass vào sáng Chủ nhật, họ nên tự hỏi mình: “Liệu có tay bắn tỉa nào đang trên đường tới nhà thờ không nhỉ?”, “Nếu câu trả lời là không, hãy rời khỏi giường ngay”, tôi nói với họ.